Ngày 19-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chìa khóa và đá tảng
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
03:02 19/08/2020
CHÌA KHÓA VÀ ĐÁ TẢNG
Chúa Nhật 21 Thường Niên A

Trang Tin mừng hôm nay, Chúa trao cho thánh Phêrô hai sứ vụ quan trọng là “Chìa Khóa” và là “Đá Tảng”: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời”; "Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”.

1. Chìa Khóa

Bài đọc 1, Thiên Chúa phán về ông Engiakim con của Khinkigiahu: “Chìa khóa nhà Đavit, Ta sẽ đặt lên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được” (Is 22, 22). Chúa Giêsu không nói về chìa khóa nhà Đavit mà mà chìa khóa Nước Trời. Sau khi thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, ngài đã được Chúa trao “Chìa Khóa Nước Trời", đó là quyền lãnh đạo Dân Chúa, quyền đóng mở và bảo quản kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Lời Chúa, các Bí tích. Sau này khi Phục Sinh, bên bờ hồ Tibêria, Chúa trao quyền mục tử quản trị “Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy” (Ga 21, 17).

Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa tin tưởng thánh Phêrô, trao cho ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Hội Thánh trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa Nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. “Trên trời và dưới đất”, “tháo cởi và cầm buộc”, Chúa Giêsu là dòng dõi Đavit, không phải để kế thừa vương quốc trần gian mà là vương quốc vĩnh cửu của Nước Trời. Quyền “cầm buộc và tháo cởi” là hai hành động diễn tả việc giảng dạy và áp dụng Luật Môsê do các thầy dạy (Rapbi) của Itraen, điều đó cũng có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh.
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ.Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị Nhà thờ trên toàn Giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ này.

Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua ngài, qua Hội Thánh, hết thảy mọi tín hữu cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Quyền làm con Thiên Chúa chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích.

Nói đến chìa khóa là phải nghĩ đến ổ khóa. Ổ khóa là để thực thi chức năng bảo vệ những gì được xem là quý giá mà có thể bị mất vì kẻ trộm, kẻ cướp. Chúa Giêsu nói là trao chìa khóa cho Phêrô, thế thì Người trao cho ông khi nào? Có thể khẳng định là Người đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô trong lần hiện ra tại bờ hồ Tibêria khi Người từ cõi chết sống lại. “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy…Hãy chăn dắt chiên của Thầy…”. Nhận lấy chìa khóa là nhận lấy trách vụ bảo vệ. Để có thể chu toàn trách vụ bảo vệ thì trước hết cần phải trân quý cái mình bảo vệ đồng thời nhận rõ các nguy cơ khiến có thể mất nó. Chúa đã trao cho Phêrô chìa khóa để bảo vệ đoàn chiên. Chúa cũng đã trao chìa khóa cho các giám mục để chăm sóc, bảo vệ đặc biệt đoàn chiên trong các Hội Thánh địa phương.

Chúa Giêsu đã trao chìa khóa Nước Trời cho Phêrô, nhưng ngài không cầm chìa khóa bằng sắt thép hay kỹ thuật số, mà chìa khóa ấy chính là bí tích hòa giải. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: Quyền “trói và cởi” là quyền tha thứ các tội lỗi, công bố những phán đoán về giáo lý và đưa ra những quyết định có tính kỷ luật trong Giáo hội (x. số 553).

2. Đá Tảng

Sau khi Phêrô và các môn đệ biết nguồn gốc lời tuyên xưng của Phêrô là do Cha trên trời mạc khải, Chúa Giêsu công bố và thiết lập Hội Thánh, cộng đoàn của Giao Ước Mới: “Thầy báo con biết: con là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy”. Với lời này, Chúa Giêsu chính thức thiết lập Hội Thánh. Chúa xây dựng Hội Thánh của Chúa trên đá tảng Phêrô. Xây trên đá có nghĩa là xây trên một nền tảng vững chắc, vững chắc đến mức độ sức mạnh của hoả ngục cũng không thắng nổi: "trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”. Cuối bài giảng trên núi, Chúa đã nói ví dụ xây nhà “xây nhà trên cát” thì sẽ bị nước cuốn đi, “xây nhà trên đá” thì “mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào nhà ấy cũng không sụp đỗ”. Bây giờ Chúa đã có được nền đá để xây ngôi nhà là Hội Thánh của Chúa. Việc Cha mạc khải cho Phêrô biết và tuyên xưng Chúa Giêsu là ai, là tín hiệu của Chúa Cha cho Chúa Giêsu thấy Tảng Đá tuyển chọn. Ở cái miền đất “đá nhiều hơn đất” này, núi đá trơ trọi và những tảng đá trơn trượt cao sừng sững, hay hốc đá…là những nơi an toàn. Ngôn sứ Isaia diễn tả sự an toàn của những người theo đường chính trực : “Người như thế sẽ được ở trên núi cao, có đồn trên núi đá làm nơi trú ẩn. Bánh ăn sẽ được luôn cung cấp, nước uống chẳng lo thiếu bao giờ” (Is 33, 16). Các Thánh Vịnh nhiều lần ví Thiên Chúa lá núi đá, là tảng đá. Thậm chí sách Xuất Hành đẩy đến cùng ý nghĩa cứu độ này, khi kể rằng lúc dân Itraen không có nước uống, họ kêu trách ông Môsê, ông Môsê kêu lên Đức Chúa thì Đức Chúa truyền: “Ngươi hãy đi lên phía trước dân, đem theo một số kỳ mục dân Itraen, cầm lấy cây gậy ngươi đã dùng để đập xuống sông Nin, và đi đi. Còn Ta, Ta sẽ đứng ở đàng kia trước mặt mọi người, trên tảng đá núi Khorep. Ngươi sẽ đập vào tảng đá, từ tảng đá nước sẽ chảy ra cho dân uống” (Xh 17, 1-7). Sách Dân số kể chuyện tương tự ở một giai đoạn sau, Thiên Chúa bảo ông Môsê cầm gậy, triệu tập cộng đồng Itraen trước tảng đá rồi “nói với tảng đá” và “từ tảng đá ngươi sẽ làm cho nước chảy ra cho chúng uống”. Nhưng trong cơn tức giận vì sự cứng lòng của dân, ông Môsê đã cầm gậy “đập vào tảng đá hai lần”, “nước trào ra lai láng cho dân và súc vật uống” (Ds 20, 1-11). Nhưng Đức Chúa thịnh nộ với ông Môsê vì đã không tôn vinh Danh Chúa khi trái lệnh: thay vì nói với tảng đá, ông lại đập và đập tới hai lần!

Quyền lực và thù nghịch của Thiên Chúa và loài người từ ban đầu là cái chết do Satan cầm đầu và đưa vào trần gian (x.Kn 1, 13;2,24). Chúa đã thắng cả cái chết, nên ngôi nhà Hội Thánh Chúa xây lên thì quyền lực Tử Thần sẽ không làm gì được. Tất cả những kẻ đã làm tay chân cho tử thần để tìm cách tiêu diệt Hội Thánh của Chúa, từ bên ngoài cũng như từ bên trong Hội Thánh đều đã được tử thần đón về dinh để tưởng thưởng; còn Hội Thánh vẫn sống động và tiếp tục lan rộng đến tận cùng thế giới. “Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Cái đêm đen tối nhất của lịch sử Hội Thánh đã xảy ra rồi: mười hai ông tông đồ Chúa đã chọn, thì ông thủ quỹ Giuđa bán Chúa; tảng đá Phêrô mới chỉ bị một con hầu giữ cổng “rờ gáy” đã chối Chúa nhanh hơn gà gáy, mười ông kia bỏ trốn ngay khi Chúa bị bắt, còn Chúa thì vào âm phủ, ngôi mộ bị niêm phong với lính gác. Đó chính là cái đêm Hội Thánh sinh ra (x.Ga 16, 20-22) (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Matthêu, Lm Nguyễn Công Đoan SJ).

Nếu Phêrô có quyền giáo huấn, quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh, thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa. Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử. Không chỉ những cuộc bách hại đẫm máu, mà còn có những chia rẽ, tranh chấp nội bộ, những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian. Chúa Giêsu gọi Simon là Phêrô, nghĩa là Đá. Điều này diễn tả sự chia sẻ quyền lực của Thiên Chúa cho người đại diện Chúa nơi trần gian là Phêrô và các Đấng kế vị ngài. Chúng ta tin vào sự vững bền của Hội Thánh vì chính Chúa là Nền Tảng đã đặt ngai tòa Phêrô như Đá vững chắc cho ngôi nhà Hội Thánh. Sức mạnh của Đấng Phục Sinh là cơ sở cho niềm tin và bình an khi chúng ta sống trong Hội Thánh của Chúa.

Chìa Khoá mở lối vào Thiên Quốc Vĩnh Hằng có độ rắn của lòng trung thành, liên lỉ trong cầu nguyện; có độ bền của sự hiền hậu, khiêm nhường; có cấu trúc đẹp của lòng bao dung, tha thứ. Nó không làm bằng kim loại vật chất của trần gian, mà được đúc kết bằng hợp kim của niềm tin tâm linh và tính thánh thiêng. Nó có thể mở được tất cả các cánh cổng của những vấn nạn nghiêm trọng trong cuộc sống, và của mỗi thân phận con người.

Tảng Đá, tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho Phêrô. Trên Táng Đá này, Chúa xây Hội Thánh vững bền. Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẻ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta? ’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “Chìa Khóa Nước Trời”.

Lời hứa của Chúa Giêsu với Phêrô đã trở thành hiện thực khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh hơn hai ngàn năm qua. Phêrô là Đá Tảng nhưng chính Chúa làm cho Đá Tảng vững bền. Phêrô giữ chìa khóa nhưng chính Chúa gìn giữ tòa nhà. Dẫu Hội Thánh trải qua nhiều sóng gió nhưng vẫn luôn luôn đứng vững trên nền tảng của Thánh Phêrô. Vị Giáo hoàng tiên khởi và các đấng kế vị luôn đóng trọn vai trò “Đá Tảng”, luôn chu toàn chức vụ “cầm chìa khóa nước trời” để “trói và cởi”. Nhờ đó, nhân loại đón nhận biết bao ơn lành từ Thiên Chúa qua Hội Thánh.

Tạ ơn Chúa đã lập nên Hội Thánh. Hội Thánh trở thành mẹ của mỗi tín hữu trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (x. LG 6.14.15.41.42). Vì thế, bổn phận của chúng ta đối với Hội Thánh là biết ơn, vâng lời và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên Ðền thờ thiêng liêng.” (1 Pr 2, 5)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 19/08/2020

4. Ma quỷ sợ nhất là những người khổ công thực hành “gác đêm (tỉnh thức), cầu nguyện, giữ chay, sống nghèo".

(Thánh Antôn)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 19/08/2020
10. AN LẠC ĐỊA PHỦ

Thời nam Tống Thạch thừa tướng Diệp Hoành sau khi bị bãi chức nên uất ức mà sinh bệnh, ông ta nằm trên giường hỏi:

- “Sau khi ta chết đến âm tào địa phủ, không biết có được dễ chịu không? ”.

Có một thư sinh cố ý nói:

- “Rất dễ chịu, dễ chịu.”

Diệp Hoành hỏi:

- “Làm sao ông biết được? ”

Thư sinh cười và trả lời:

- “Con người sau khi chết nếu đến âm tào địa phủ mà không dễ chịu, thì người chết phải nhảy trở lại. Nhưng nếu người chết đi mà không trở lại thì biết rằng ở đó rất dễ chịu.”

(Nhã Ngược)

Suy tư 10:

Cách trả lời của anh thư sinh rất tiếu lâm và xem ra coi thường thừa tướng Diệp Hoành, bởi vì ông ta cứ tưởng sống ở trần gian và sự chết trong hỏa ngục giống nhau.

Những người theo tín ngưỡng nhân gian thì niềm tin của họ có khi rất mạnh, mạnh đến cuồng tín, vì họ tin rằng xuống âm phủ thì cũng ăn uống, mặc áo mặc quần, cũng chạy xe hơi, xe cúp, xe SH xe đời mới.v.v... nên đã mua áo quần, xe cộ, xe hơi bằng giấy để đốt và gởi xuống âm phủ cho người chết, và đốt luôn mấy tỷ tiền giấy để âm hồn có mà xài và để hối lộ diêm vương quỷ sứ...

Người Ki-tô hữu thì lại khác, họ tin rằng có đời sau, đời sau được hạnh phúc với Thiên Chúa và đời sau bị đọa đày trong hỏa ngục với ma quỷ, đó là đức tin. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu đức tin không mạnh và giáo lý không nắm vững, nên cũng đã nghe lời chồng, nghe lời vợ, và nghe lời những người không công giáo bái lạy cúng quảy và đốt đồ hàng mã như những người không tin có Thiên Chúa...

Trong hỏa ngục chắc chắn là không vui chút nào, bởi vì không một ai ở trong lửa mà ca hát đàn địch, ở đó chỉ có nghiến răng và khóc lóc mà thôi, nhưng để tránh lửa hỏa ngục thì cuộc sống đời này của chúng ta phải sống như lời của Chúa dạy: kính mến Thiên Chúa và yêu tha nhân như chính mình.

Ai có tai hãy nghe.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXI Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
21:36 19/08/2020

Chúa Nhật XXI Thường Niên (A)
Isaia 22: 19-23; Tvịnh 137; Rôma 11: 33-36; Mátthêu 16: 13-20

Trong nếp sống hằng ngày của chúng ta thường có đầy những câu hỏi. Ngay cả trong những thời khắc khó khăn hiện nay; chúng ta thường có thói quen hỏi "Tối nay ăn gì? ". "Con đã gọi cho mẹ con chưa? ". Còn trong những lúc này, chúng ta lại có những câu hỏi khác như "Mấy đứa nhỏ đã đi học chưa? " "Bạn có đeo khẩu trang khi đi cửa hàng tạp hóa không? " Chúng không phải là những câu mà chúng ta thường hỏi trước kia. Nhưng bây giờ, hình như đó là những câu nói thường hằng ngày trong thói quen đã được cập nhật hiện nay.

Rồi sau này, lại còn có những câu hỏi khó khăn hơn nữa trong những ngày sắp tới như "Bao giờ chúng ta sẽ được tiêm thuốc chủng ngừa bệnh covid? " “Bạn có nghĩ là Frank sẽ chừng nào thoát khỏi phải mang máy thở? ". Những câu hỏi này sẽ luôn đeo sát chúng ta trong một vài năm tháng hiện nay, Đó lại là những nhu cầu cấp thiết hiện nay. Điều đó phản ánh sự bất bình đẳng và căng thẳng trong xã hội của chúng ta với đầy những khác biệt. "Nếu không phải bây giờ... thì khi nào? " “Nếu không có ở đây... thì ở đâu? " "Chúng ta sẽ phải đợi bao lâu? "

Một vài câu hỏi đơn giản không có những hậu quả nghiêm trọng như "Bạn có muốn uống cà phê với đường không? ". Có những câu hỏi khác đòi hỏi sự cam kết dài lâu như "Bạn có muốn nên nghĩa vợ-chồng với tôi không? " Đây là câu hỏi đưa ra những thách thức trong sự quyết định. Sau khi tôi tốt nghiệp cấp 3 trường Amityville, cô giáo Monica một nữ tu dòng Đaminh sau thánh lễ ngày Chúa nhật đến gặp và hỏi tôi "Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai? " Tôi rất vui vì đã có câu trả lời cho cô giáo Monica chứ không như trước lúc tôi còn nhỏ. Tôi trả lời "Em sẽ gia nhập và sinh hoạt cùng với cộng đoàn dòng Đaminh".

Hôm nay chúng ta đọc chương 16 trong Phúc âm thánh Mátthêu. Chúa Giêsu quyết định hỏi các môn đệ một câu hỏi quan trọng "Người ta nói Con Người là ai? ". Các môn đệ đã trả lời cho thầy của mình về phản ánh lời nói của dân chúng; họ biết Ngài quan trọng thế nào: "kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay là một trong các vị ngôn sứ nòa khác" Rồi Chúa Giêsu hỏi một câu còn rõ ràng hơn "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Đây không còn là lời người khác nói về Chúa Giêsu nữa, nhưng là chính các môn đệ đã nói gì? Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống".

Nội dung các dụ ngôn trong Phúc âm, địa điểm xuất phát sự kiện rất quan trọng. Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi một quảng đường hơn 40 cây số đến Cêdarê Philipphê. Đây là một thành phố được xây dựng trên một phiến đá cao 30, 5m và 152, 5m rộng. Trên đó có dựng nên một ngôi đền bằng đá cẩm thạch để tôn vinh vua Cêsa; người đã tự nhận mình là Chúa. Trong suốt nhiều năm, hàng trăm công nhân đã đào các hang động trong núi đá để đặt các tượng thần mà họ tôn kính. Trước một tảng đá lớn; thể hiện sức mạnh của đế chế, có các tượng thần với đầy uy quyền của triều đại. Chúa Giêsu nói với các ông câu hỏi đó tại đây, Nơi Ngài đặt một tảng quyền lực khác.

Chúng ta, là môn đệ của Chúa Giêsu ý thức rằng câu hỏi mà Chúa Giêsu hỏi các môn đệ cũng là câu Ngài sẽ hỏi chúng ta. Ngài không chỉ một lần mà thôi; nhưng còn nhiều lần nữa sẽ được đặt ra trong đời sống chúng ta. "Còn con, con bảo Thầy là ai? " Câu trả lời của chúng ta sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào những giai đoạn của cuộci sống và hoàn cảnh đẫy đưa vào từng thời điểm. Câu trả lời không chỉ bằng lời nói nhưng phải bằng hành động nữa. Như, trong lúc này chúng ta được thách thức để trả lời về những vấn đề phân biệt chủng tộc có hệ thống, không chỉ bằng lời nói nhưng phải thay đổi được cách suy nghĩ và thái độ của chúng ta. Hay, nói một cách khác, Chúa Giêsu lại hỏi cộng đoàn tín hữu của Ngài "còn anh em, anh em... ngay hôm nay... nghĩ Thầy là ai? ".

Câu mà Chúa Giêsu hỏi nơi mổi người chúng ta khiến tất cả những người khác, dầu biết là quan trọng, họ vẫn coi như là chưa nghe thấy. Câu trả lời thường điều không rõ ràng mấy. Có thể chỉ là câu từ mượn của người khác hay trích từ trong sách. Bạn thử trả lời câu hỏi ấy theo cách của bạn xem nào, còn tôi khi được hỏi “Người ta nói Thầy là ai? ”. Tôi sẽ trả lời theo cách của tôi. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải tùy theo hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo tại nơi mà chúng ta sinh sống. Cũng như các môn đệ khi cùng với Chúa Giêsu đứng trước tảng đá vĩ đại của đế quốc La mã. Câu trả lời của chúng ta mặc thị với Chúa Giêsu, nó xác định màu sắc và hình dạng có tính định hướng đời sống chúng ta trong cách chúng ta sống trong xã hội.

Chúng ta được khuyến khích bởi câu trả lời của thánh Phêrô hôm nay. Cũng như chúng ta, ông Phêrô không phải lúc nào cũng làm đúng mọi việc. Phêrô đã từng chống lại lời tiên đoán của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Và vì vậy, ông đã bị Chúa Giêsu quở rằng "Xatan, hãy lui lại đằng sau Thầy". Sau khi Chúa Giêsu bị bắt, có người hỏi Phêrô có phải là môn đệ của Chúa Giêsu hay không. Ông ta phủ nhận là không biết Chúa Giêsu.

Không phải chỉ là một câu hỏi về Chúa Giêsu phải không? Đó cũng là câu hỏi về chúng ta. Tôi là ai? Tôi tin gì? Tôi chọn đứng trên tảng đá nào? Không phải Phêrô lúc nào cũng trả lời đúng cả. Tảng đá mà trên đó Chúa Giêsu sẽ xây dựng hội thánh của Ngài không phải là Phêrô; mà đó là đức tin của Phêrô được thể hiện trong lời chứng cho Ngài. Đức tin là nền tảng của Giáo hội. (Có một giải thích khác cho rằng khi Chúa Giêsu nói "Trên viên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy". Có nghĩa Chúa Giêsu chính là viên đá bị thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá góc tường cho căn nhà Giáo hội).

Chúa Giêsu không cần biết ông Phêrô đã học hành như thế nào, hay Ngài củng chẳng có một phỏng vấn Phêrô trước khi Ngài chọn ông làm môn đệ. Sơ yếu lý lịch của Phêrô là sự hiểu biết về Chúa Giêsu của ông và cách đáp lời của Chúa Giêsu. Ông được chọn vì sự giúp đở và lòng trung thành thương yêu và phục vụ của ông. Đó cũng chính là điều mà Chúa Giêsu sẽ làm cho chúng ta. Chúa Giêsu chọn bạn nhưng thật ra lại là một cộng đoàn bạn - là Hội Thánh, để yêu mến Ngài và phục vụ những người Ngài gởi đến để chúng ta giúp.

Từ "EKKLESIA" (Hội Thánh) chỉ được tìm thấy trong Phúc âm thánh Mátthêu, nghĩa đen là "kêu gọi tập họp lại". Từ "cộng đoàn" đã được Chúa Giêsu thiết lập từ khi Ngài còn ở trần gian để mọi người tiếp tục công việc của Ngài. Từ Ekklesia chú trọng đến bản tính và quyền năng của Chúa Giêsu chứ không phải của Phêrô. Hội Thánh không phải là thế giới của tương lai, nhưng là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Triều Đại trong hiện tại và bây giờ. Như Chúa Giêsu đã nói "Triều Đại Thiên Quốc đã hiện diện". Chúa Giêsu hỏi "còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " sẽ xác định tôi là ai, Tôi sống như thế nào, tôi làm gì, Người mà tôi sẽ trở thành trong đời sống của mình.

Thật ra, câu trả lời riêng của chúng ta sẽ liên kết chúng ta chặc chẻ hơn với Chúa Giêsu, và sẽ liên kết chúng ta gần gủi hơn với nhau dể chúng ta không phải là từng cá nhân mà là một cộng đoàn chứng nhân cho Chúa Kitô. Vì chúng ta là Ekklesia "Hội Thánh" được gọi để phục vụ một cách hiệu quả cho thế giới, để những người khác có thể được thúc đẩy để hỏi chúng ta những câu hỏi quan trọng như "bạn bảo Chúa Giêsu là ai? Ngài có ý nghĩa gì với bạn? ".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


21st SUNDAY (A)
Isaiah 22: 19-23; Psalm 138; Romans 11: 33-36; Matthew 16: 13-20

Our days are filled with questions. Even during these very trying times most are part of our daily routine. "What’s for supper? " "Have you called your mother? " These times require we ask a new category of questions. "Did the kids attend their Zoom class today? " "Did you wear your mask when you went to the grocers? " They are not the questions we would have asked at a previous time, but now they seem to have become part of our routine as well.

Then there are even bigger questions that carry the extra weight of the times that we are now living in: "When will we finally get a vaccine? " "Do you think Frank will ever get off the ventilator? " These questions, which have been with us for a some years, are now being asked with extra urgency. They reflect our social inequalities and tensions. "If not now… When? " "If not here… Where? " "How long must we wait? "

Some questions carry little weight or consequence. "Do you want sugar in your coffee? " Others require a lasting commitment: "Will you marry me? " Some challenge us to make a decision. After I graduated from college my seventh grade Amityville Dominican teacher, Sister Monica, came up to me after Sunday Mass and said, "What are you going to do with the rest of your life? " I’m glad I had an answer for her, which I didn’t always have to the questions she asked when I was a kid in her class. "I’m going to join the same Order you belong to, the Dominicans."

We are in chapter 16 of Matthew’s Gospel today and Jesus decides it is the time to ask a very important question. "Who do people say that the Son of Man is? " The disciples give him answers that reflect how important people thought he was. "Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah, or one of the prophets." Then he asks a more pointed question, "But who do you say that I? " It is not what other people say about Jesus, it is what we say. Peter is the one who replies, "You are the Christ, the Son of the living God."

Place is important in gospel stories. Jesus had taken his disciples 25 miles out of their way, all on foot to Caesarea Philippi. That is where he asks his question. It was a city on a massive wall of rock, 100 feet high and 500 feet wide. On top of the rock was a marble temple erected to honor Caesar, who considered himself a god. Over the years hundreds of people carved out niches into the stone wall and placed statues of their gods in them and worshiped them. Before the massive rock that exhibited the power of the Empire and beliefs and forms of worship of so many people, Jesus names another rock.

We disciples of Jesus are aware that the question Jesus put to the disciples is also asked of us, not just once, but throughout our lives: "But who do you say that I am? " Our answer to that question takes different shades, depending on the stage of our lives and our circumstances at the time. An answer to that question comes not only in words, but also in our actions. So, for example, these days we are challenged to respond to the realities of systemic racism, not only by words, but by changing out thinking and behaving. Or, to put it another way, Jesus is again asking his community of believers, "But who do you say...now....that I am? "

The question Jesus puts to us makes all others, as significant as they may be, pale. The answers to his question are hard earned. They cannot be begged, borrowed, stolen from others, or taken from a book. You answer that question in your way, I answer it in mine. The answer to, "But who do you say that I am? " must be worked out in the social, political, economic and religious world in which we live. Like the disciples standing before the great rock of the Empire, the answer to Jesus’ challenge colors, shapes and directs the responses we make to all the other significant questions life puts to us.

We are encouraged by Peter’s example for us today. Like us, he did not always get things right. He resisted Jesus’ prediction of his passion. And so he heard Jesus tell him, "Get behind me Satan." After Jesus’ arrest, when Peter was asked if he were a disciple of Jesus, he denied knowing him.

It is not just a question about Jesus, is it? It’s also about us: Who Am I? What do I believe? On what rock have I chosen to stand? Peter did not always get it right. The rock Jesus will build his church on isn’t Peter, it is his faith expressed in his testimony. Faith is the foundation of the Church. (Another interpretation has it that when Jesus said, "Upon this rock I will build my church, " he was referring to himself. Jesus is the stone rejected by the builders that has become the cornerstone.)

Jesus did not require a curriculum vitae from Peter. Nor was there a job interview. Peter’s curriculum vitae was his knowledge of Jesus and his response. He was enlisted for his help and loyalty, for his love and service to a friend. Which is what Jesus does with us. He enlists a friend – actually a community of friends, the church, to love him and serve those to whom he sends us.

Only in Matthew’s Gospel is the word "ekklesia" found. It literally means the "called-out gathering." The "called community" was formed by the earthly Jesus to continue his work. The "ekklesia" focuses on Jesus’ identity and authority, not on Peter’s. The church is not simply about a future world, but about being signs of the kingdom’s presence here and now. As Jesus proclaimed, "The kingdom of heaven is at hand." Jesus’ question: "Who do you say that I am? " will define who I am; how I live; what I do; whom I become in my life."

Our individual responses will, of course, bind us more profoundly to Jesus. They will, in turn, bind us more closely to one another so that we will not only give an individual, but also a communal witness to Christ – for we are the "ekklesia, " "the called out gathering, " called to effectively impact our world, so that others might be stirred to ask us important questions too, like: "Who do you say Jesus is? " "What does he mean to you? "
 
Chìa khoá Trường Sinh
Lm Vũđình Tường
22:50 19/08/2020
Từ ngàn xưa, công sở cũng như nhà tư, ổ khoá được dùng để bảo vệ nhà cửa, của cải vật chất. Ổ khoá cũng được chế tạo chắc chắn hơn, tinh sảo hơn và phẩm chất cũng tốt hơn. Ngày nay một số ổ khoá không cần chìa khoá, chúng được thay bằng mật mã. Do kết hợp giữa mẫu tự và số tạo thành mật mã riêng cho cá nhân, nên mật mã có thể thay đổi tuỳ í riêng. Người này chế ra được thì kẻ khác có thể phá huỷ được. Đức Kitô trao cho Phêrô chìa khoá nước trời. Chìa khoá này không ai phá huỷ được và cũng không ai ăn cắp được. Bí mật của mật mã số và chữ ẩn nấp nơi chữ và số. Bí mật của chìa khoá nước trời không cất giữ ở nơi chìa khoá, hay ổ khoá mà nằm sâu trong tim mỗi người, vì thế không ai có thể lấy. Bí mật đó chính là tình yêu cá nhân dành cho Đức Kitô. Người ta thường nhận biết Đức Kitô qua một sứ vụ rao giảng của Ngài. Phêrô là người duy nhất nhận biết toàn thể sứ vụ Đức Kitô khi tuyên xưng, 'Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' Mat 16, 17. Đức Kitô ban cho Phêrô một tên mới, 'Đá Tảng'. Tên mà Đức Kitô thiết lập Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Tên 'Đá Tảng' cũng thể hiện tình yêu bền chặt 'sắt đá' Phêrô dành cho Đức Kitô. Phêrô là vị Giáo Hoàng tiên khởi coi sóc Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Bởi không thế lực thù dịch nào ăn cắp được 'Chìa Khoá Trường Sinh' nên các thế lực thù địch quay sang đánh phá Giáo Hội. Đức kitô cũng cho biết Phêrô biết rõ về gốc tích Đức Kitô là do Chúa Cha mặc khải cho. Những ai chia sẻ điều Phêrô tuyên xưng được chia sẻ 'Chìa Khoá Trường Sinh'. Không phải chia sẻ quyền lãnh đạo, hướng dẫn Giáo Hội mà chính là chia sẻ cuộc sống mới Chúa ban, và nhận ơn lành đặc biệt thành con Thiên Chúa. Điều này thể hiện qua việc thay đổi lối sống. Nhận đời sống mới từ Đức Kitô, học và thực thi giáo huấn của Ngài. Người đó đổi mới trở thành khí cụ tình yêu, hoà bình cho Đức Kitô. Người đó đổi mới sống cho Đức Kitô, chết trong Đức Kitô, và chia sẻ cuộc sống trường sinh Đức Kitô ban. Có kiến thức về Đức Kitô mà không yêu mến Ngài, không tin theo Đức Kitô là những triết gia tôn giáo. Nói về Chúa, giải thích về đạo thuần theo lí trí con người, bởi trong họ thiếu tình yêu Chúa nên không có 'Chìa Khoá Trường Sinh', bởi thiếu điều kiện duy nhất cần thiết, đó là tình yêu Chúa. Yêu Chúa là chìa khoá cần thiết để thay đổi lối sống. Ai yêu mến Đức Kitô người đó trở thành con cái Chúa. Yêu Chúa bằng trọn trái tim, trọn tâm hồn. Đức Kitô là đầu Giáo Hội, những kẻ kế vị thánh Phêrô là quản gia Giáo Hội Chúa. Các vị này luôn trung thành với Đầu là Đức Kitô và có trách nhiệm yêu mến các chi thể trong thân thể Giáo Hội. Sau khi về trời, Đức Kitô ban Ngôi Ba, Thánh Thần Thiên Chúa xuống hướng dẫn Giáo Hội. Dấu chỉ của thời đại có chứa điều bí ẩn. Dựa vào hướng dẫn của Thánh thần Chúa qua cầu nguyện, các vị trong Công Đồng đưa ra những hướng dẫn cho Giáo Hội. Từ đó tạo ra nhiều nhóm với í kiến khác nhau. Có nhóm không đồng í với hướng dẫn của Công Đồng nên đưa ra chỉ trích, phê bình, tạo ra nứt rẽ trong Giáo Hội. Số khác không đồng í với cách tổ chức, điều hành của Giáo Hội. Số khác nữa không tin vào quyền Giáo Huấn của Công Đồng và đòi đổi mới hơn nữa. Tất cả những biến chuyển trong lòng Giáo Hội, cũng như thế lực bên ngoài xã hội đều là những cơn sóng to, nhỏ, gió cuốn, bão tố làm cho con thuyền Giáo Hội lay chuyển. Đức Kitô biết trước việc đó nên Ngài nói, Giáo Hội Chúa luôn đứng vững trước các thử thách, trước phong ba, bão táp gây nên. Đừng quên, 'Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi' c.18. Giáo Hội đứng vững bởi Giáo Hội tồn tại không phải do con người, thế lực trần gian, nhưng do Sức Mạnh Chúa- Xây trên 'Đá Tảng' của Đức Kitô, xây trên tình yêu Ngài. Giáo Hội lệ thuộc vào hướng dẫn của Thánh Thần Chúa, tìm hiểu và giải thích những dấu chỉ của thời đại. Chúng được xem như là những dụ ngôn trong thời đại mới, trong đó ngầm chứa những bí ẩn về nước trời. Ai cũng nhận biết dấu chỉ, ai cũng quan tâm đến dấu chỉ, nhưng giải thích chúng cách mạch lạc không phải là điều ai cũng có thể làm. Công đồng làm việc chung với nhau qua liên lỉ cầu nguyện, và thành tâm nhận định, lựa chọn đưa ra hướng dẫn cho Giáo Hội. Những kết luận của Công Đồng chắc chắn có sự hoạt động của Thánh Thần Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho những vị có trách nhiệm lãnh đạo Dân Chúa.

TiengChuong.org

Eternal Key

Locks play a security role in both public and private premises. The lock has evolved from visible to invisible. Today some locks are known as keyless. A password, or personal voice, or finger prints replace a key. A password is an individual self- made key formed by making the combination of letters and numbers. This self- made password can be changed at will. Jesus gave Peter the key to secure the heavenly treasures. The secret of the keyless lock is the password itself; the secret of the eternal key is not on the password, but is deeply buried in the hearts of Jesus' disciples. It is the love that one has for Jesus. People often identified Jesus in one of His roles. Peter alone was able to identify the whole person of Jesus when he responded, 'You are the Christ, the Son of the living God', Mat 16, 17. Jesus rewarded Peter with a new name. A name which Jesus built His Church on. This new name revealed Peter's heart, his love 'Rock Solid' for Jesus. Jesus gave him the eternal key to lead God's Church on earth. Peter identified Jesus as 'Son of the living God' and Jesus identified Peter as 'The Rock' of God's Church. 'The Rock' was so firm and solid that even the power of the underworld struggled hard to overcome it in vain. Peter's confession of Jesus as, 'Son of the living God' is God's self- revelation to Peter. Those who make that confession share God's blessings, and become Jesus' disciples. They embrace a new life in Christ. It means a new identity- son or daughter of God. It means a new mission- being an instrument of God's love for others. It means a new future - to live with and for Jesus. People who study about God, but do not love God, are philosophers of religion. Loving God is the key to changing one's life based on the foundation of Jesus' teachings, His death and His resurrection. An eternal key is given to that person and s/he becomes Jesus' disciple. Jesus saves us not because we deserve to be saved, but it is our sincere response to His love, that makes us become God's children. Jesus is the Head of the Church; the Pope and his successors are the custodians of God's Church. Bound by God's love he strive to be most faithful to God, and to serve God's people with a sincere heart. After the Ascension, the Church is guided by the invisible, Third Person of the One Godhead, the Holy Spirit. Communal consensus in reading the signs of the times with constant prayers and discernment helps the Church to move forward. Some are unhappy about it, and have left the Church. Others are unhappy about the government structures of the Church, and again others are demanding drastic change. The Church has constantly experienced both external and internal forces. Chaos after chaos, and yet the Church stands firm as Jesus had predicted. The Church stands firm because it has its foundation not on human wisdom, but on God's love. The universal Church depends on the guidance of the Holy Spirit on her journey. Signs of the times are visible and close to everyone. Everyone shows concern about signs of the times, and yet decoding the hidden heavenly message is a real challenge. Signs of the times are the parables for the modern world. Whatever the communal consensus agreed upon in prayers and discernment, is considered the Spirit working through them. We pray for the custodian of the eternal key.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc triều yết của Đức Thánh Cha: Chữa lành thế giới là cơ hội thể hiện và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Thanh Quảng sdb
06:05 19/08/2020
Cuộc triều yết của Đức Thánh Cha: Chữa lành thế giới là cơ hội thể hiện và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Trong buổi triều yết thứ Tư (19/8/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy diệt trừ “vi-rút” bất công xã hội, bất bình đẳng, gạt bỏ tha nhân ra ngoài lề xã hội và không bảo vệ những người cô thế cô thân.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Triều yết hôm thứ Tư cho hay: Đại dịch coronavirus đang diễn ra không chỉ “phơi bày thảm cảnh của người nghèo và sự bất bình đẳng nghiêm trọng đang bao trùm thế giới, ” mà nó còn làm cho chúng thêm trầm trọng!

Tiếp tục loạt bài giáo lý “Chữa lành Thế giới”, Đức Thánh Cha nói, phản ứng của chúng ta đối với đại dịch phải có hai chiều: “tìm ra phương thuốc chữa trị loại vi rút nhỏ, vô hình khủng khiếp này, ” nhưng cũng còn “một loại vi rút lớn hơn, đó là sự bất công xã hội, bất bình đẳng về cơ hội, bị gạt ra ngoài lề xã hội và thiếu sự bảo vệ những người cô thế cô thân.”

ĐTC nói, khi đối diện với thách đố này, chúng ta phải nhớ sự “lựa chọn ưu tiên người nghèo”. ĐTC nói, đây không phải là một lựa chọn chính trị, ý thức hệ hay đảng phái. Mà đúng hơn, "sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo là trung tâm điểm của Tin Mừng."

Gần gũi với người nghèo

Theo gương Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nói, các Kitô hữu “được nhận diện vì sự gần gũi của họ với những người nghèo, những người bé nhỏ, những người bệnh tật và bị giam cầm, những người bị loại trừ và bị lãng quên, những người không có cơm ăn áo mặc”. ĐTC nói điều này “là một chuẩn mực quan trọng của tính xác thực Kitô giáo.” Và ngài nhấn mạnh đó không phải là nhiệm vụ của một số ít người, mà là của mọi Kitô hữu: “Đó là sứ mệnh của toàn thể Giáo hội”.

Sự ưu tiên dành cho người nghèo bắt nguồn từ các nhân đức tin, cậy mến... Nó vượt lên cả những nhu cầu thiết yếu trần gian, “nó sánh đôi cùng nhau, cho chúng ta được truyền bá phúc âm cho người nghèo, nhận biết Chúa Kitô chịu đau khổ, để ban cho chúng ta cảm nghiệm được ơn cứu rỗi, sự khôn ngoan và sáng tạo.”

Đi đến các vùng ngoại vi

Đức Thánh Cha Phanxicô nói sự gần gũi với người nghèo cũng bao gồm các công việc vượt lên trên “cơ cấu xã hội không lành mạnh”, khi chúng ta cố gắng trở lại cuộc sống bình thường sau cơn đại dịch.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: “cuộc sống bình thường” này không nên quay về lại với “những bất công xã hội và sự hủy hoại môi trường” mà xã hội đương đại đã vướng mắc! ĐTC lấy làm hối tiếc cho một nền kinh tế tập trung vào lợi nhuận hơn là vào con người, thay vì “ưu tiên lựa chọn người nghèo, nhu cầu đạo đức - xã hội xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa, thôi thúc chúng ta hình thành và thiết lập một nền kinh tế dành cho mọi người, đặc biệt hường về người nghèo và đặt trọng tâm vào con người..."

Ưu tiên cho những người có nhu cầu nhất

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Tương tự, như phương pháp trị liệu coronavirus bình thường trong xã hội là ưu tiên cho những người có nhu cầu cần thiết hơn là những người giầu. “Thật đáng buồn biết bao nếu dành thuốc vắc-xin Covid-19, ưu tiên cho những người giàu trước!”

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại các “vụ bê bối” kinh tế trong thời đại dịch, chủ yếu ưu tiên cho “công nghiệp chứ không màng tới người nghèo, bị loại trừ, công ích hoặc chữa trị…!” ĐTC đề ra bốn tiêu chuẩn: người nghèo, người bị loại trừ, công ích và chữa trị… để xác định những gì cần được ưu tiên trợ giúp...

Thay đổi thế giới

Nhìn về tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “nếu virus lại bùng phát lại vì thế giới bất công đối với người nghèo và dễ bị tổn thương, thì chúng ta phải thay đổi thế giới”.

ĐTC tập trung vào gương Chúa Giêsu, vị “lương y của tình yêu thiêng liêng toàn vẹn”, Đức Thánh Cha nói “chúng ta phải hành động ngay bây giờ, để chữa lành các bệnh dịch do con vi rút cực nhỏ, vô hình gây ra, và chữa lành những cơn bệnh nghiêm trọng và hữu hình do xã hội đẻ ra.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị thực hiện việc này “bằng bắt đầu từ tình yêu Thiên Chúa, đặt những vùng ngoại vi vào trung tâm và những người kém cỏi nhất vào vị trí ưu tiên”.

"Nếu bắt đầu từ tình yêu được neo trong hy vọng và được tạo dựng trong niềm tin, thì một thế giới lành mạnh hơn sẽ được chào đời..."
 
Cái mớ bòng bong cuả thoả thuận Vatican - Trung quốc: Thêm một giám mục được bổ nhiêm ở Chiết Giang
Trần Mạnh Trác
11:14 19/08/2020
(UCA News, Ngày 19 tháng 8 năm 2020) Các quan chức của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) và Hội đồng Giám mục Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc (BCCCC) đã chủ toạ một buổi lễ bổ nhiệm Giám mục Jin Yangke (Kim dương khoa) của Giáo phận Ningbo (Ninh ba) ở tỉnh Zhejiang (Chiết Giang, ) miền đông Trung Quốc vào ngày 18 tháng 8.

Như vậy thì kể từ khi có thỏa thuận giữa Vatican và Trung hoa thì Giám mục Kim dương khoa là vị giám mục thứ sáu được bổ nhiệm.

"Buổi lễ được kiểm soát rất nghiêm ngặt, chỉ có linh mục, nữ tu, quan chức và người thân của giám mục được vào bên trong", một người Công Giáo đứng đợi bên ngoài nhà thờ cho biết.

Tất cả khoảng 150 người được phép đi vào tham dự buổi lễ, gồm có 30 linh mục và 30 nữ tu.

Giám mục (quốc doanh) Joseph Ma Yinglin (Mã anh lâm) của Kunming (Côn Minh, ) với tư cách là chủ tịch BCCCC và phó chủ tịch CCPA, là người chủ toạ buổi lễ.

Việc bổ nhiệm giám mục 62 tuổi Kim dương khoa là kết quả của các cuộc đàm phán kể từ khi hiệp ước giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết vào tháng 9/2018.

Giám mục Kim dương khoa nguyên là một linh mục quốc doanh, nhưng được cố giám mục cuả Ninh Ba lúc đó là Đức Giám Mục Mathew Hu Xiande (Hồ tiên đức, do Vatican bổ nhiệm) bí mật tấn phong ông làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2012.

Giám mục Hồ tiên đức lúc đó đã tổ chức lễ tấn phong một cách bí mật vì ngài không muốn buổi lễ tấn phong bị "ô nhiễm" bởi sự hiện diện của bất kỳ giám mục quốc doanh "bất hợp pháp" nào, theo một nguồn tin ần danh trong hàng giáo phẩm nói với UCA News.

Khi Đức cha Hồ tiên đức qua đời vào năm 2017, giám mục Kim dương khoa đã tiếp quản giáo phận mặc dù ngài không được tấn phong công khai hoặc có lệnh bổ nhiệm công khai.

Nguồn tin trên cho biết, việc sắp đặt mới này đã được nhà nước Trung Quốc và Vatican đồng chấp thuận.

Theo các quan sát viên thì từ khi có thoả thuận Vatican-Trung quốc, đã có những bổ nhiệm công khai cho ít nhất là ba loại giám mục khác nhau, giống như một mớ bòng bong như sau.

Nhóm thứ nhật là các giám mục ngầm được bổ nhiệm làm giám mục của một giáo phận quốc doanh sau khi được chính quyền phê duyệt.

Nhóm thứ hai bao gồm các linh mục ngầm đã đi theo phe quốc doanh, nhưng sau đó được phong chức với sự chấp thuận của Vatican.

Nhóm thứ ba là các linh mục quốc doanh, nhưng được phong chức giám mục bí mật với sự ủy nhiệm của Vatican.

Trường hợp của Giám mục Kim dương khoa là một ví dụ của loại thứ ba. Ngài đã là một linh mục và giám mục của một nhà thờ quốc doanh, đứng đầu một giáo phận mà không có phong chức hay bổ nhiệm công khai nào.

Buổi lễ bổ nhiệm này xác nhận chức vụ của ngài một cách công khai.

Theo các quan sát viên thì cả ba nhóm giám mục nói trên đều có một điểm chung là "Họ đều được bí mật bổ nhiệm và phong chức với sự ủy nhiệm của Vatican trước khi có thỏa thuận."

Tại buổi lễ, thư bổ nhiệm đã được linh mục Yang Yu (Dương du, ) phó tổng thư ký của BCCCC và CCPA đọc.

Giám mục Kim dương khoa đã long trọng tuyên thệ sẽ lãnh đạo giáo phận tuân thủ hiến pháp của Trung Quốc, duy trì sự đoàn kết của quê hương và hòa hợp xã hội, cũng như tình yêu đất nước và Giáo hội.

Ngài cũng tuyên thệ sẽ kiên định quyền tự trị của Giáo hội, tuân theo sự chỉ đạo của Công Giáo Trung Quốc ở Trung Quốc, và đóng góp vào việc hiện thực hóa "giấc mơ Trung Quốc là sự trẻ trung hóa vĩ đại của dân tộc Trung Quốc."

Sinh năm 1958, Giám mục Kim dương khoa tốt nghiệp Đại chủng viện Sheshan (Xà sơn) ở Thượng Hải và đã phục vụ Giáo phận Ninh Ba kể từ khi được thụ phong linh mục vào năm 1990.

Ngài được bổ nhiệm làm phó giám đốc Ủy ban các vấn đề Giáo hội của tỉnh Chiết Giang vào năm 2014 và là giám đốc CCPA của Ninh Ba ba năm sau đó.
 
Nhà sập nhưng tượng Đức Mẹ còn nguyên, mọi thứ trên bàn thờ còn nguyên
Đặng Tự Do
16:14 19/08/2020


Hôm 4 tháng 8, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra ở Beirut khiến 172 người thiệt mạng, 6, 000 người bị thương và phá hủy phần lớn thành phố. Nó cũng khiến hơn 300, 000 người mất nhà cửa trong tích tắc.

Tuy nhiên, Church Pop tường thuật rằng một tòa nhà đã dựng một hang đá kính Đức Mẹ bên hông nhà mình để hàng xóm ai ra vào con hẻm đó có thể kính chào Đức Mẹ khi bắt đầu một ngày làm việc hay khi kết thúc một ngày bôn ba kiếm sống. Tượng Đức Mẹ và cả hang đá cũng như căn nhà đó còn nguyên trong khi phía sau hang đá Đức Mẹ là một đống đổ nát.

Trong một diễn biến khác, Cha Youil Nassif đã rời nhà thờ Thánh Dimitrios hôm thứ Ba 4 tháng 8 chỉ 12 phút trước khi vụ nổ cảng Beirut san bằng một khu vực rộng lớn của thủ đô Li Băng.

Ngài đã bị sốc khi trở về và phát hiện ra rằng ngôi nhà thờ nghi lễ Đông phương của ngài đã bị phá hủy trong vụ nổ.

Bước qua lớp kính vỡ và các băng ghế bị xô đổ, Cha Nassif bước vào khu vực bàn thờ, nơi ngài lại ngạc nhiên thêm một lần nữa.

Cha Nassif nói: “Khi tôi bước vào bàn thờ, tôi rất ngạc nhiên vì bàn thờ vẫn còn nguyên vẹn. Bạn có thể thấy cuốn Kinh thánh còn nguyên; ngọn đèn dầu không di chuyển. Bạn có thể nhìn thấy thánh tích của các vị thánh.... ngay cả tấm kính cũng không bị vỡ.

Theo cha Nassif đó là như một dấu chỉ từ Thiên Chúa


Source:Global News

 
Thống đốc Nebraska ký ban hành luật cấm phá thai bằng phương pháp D&E
Đặng Tự Do
16:16 19/08/2020


Thống đốc Pete Ricketts của Nebraska đã ký lệnh cấm phá thai bằng phương pháp nong và hút, thường được gọi tắt là D&E, sau khi dự luật được thông qua tại Quốc Hội tiểu bang.

Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nebraska, một trong những tổ chức chính ủng hộ đạo luật này, đã lên tiếng hoan nghênh diễn biến này, đặc biệt là buổi lễ ký kết đã diễn ra chỉ 2 ngày sau khi dự luật được thông qua và diễn ra đúng ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15 tháng 8.

Lauren Garcia, chuyên gia truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nebraska, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các Giám Mục rất vui vì thống đốc Ricketts đã ký dự luật này ngay lập tức và trong bối cảnh công khai.

“Ông ấy có thể đã làm điều gì đó riêng tư, và chúng ta chỉ nghe về việc ký kết này sau đó, nhưng ông ấy đã muốn biến điều này thành một lễ kỷ niệm, bởi vì đây là đạo luật quan trọng nhất về sự sống đã được thông qua kể từ lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi đã đạt được cách đây 10 năm”, Garcia nói với CNA.

Phá thai bằng phương pháp D&E, thường được gọi là phá thai bằng phương pháp nong và hút, thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Thượng nghị sĩ bang Suzanne Geist đã giới thiệu LB814 vào tháng Giêng. 21 thượng nghị sĩ tiểu bang đã tham gia luật với tư cách đồng bảo trợ khi được giới thiệu, với bốn người khác tham gia sau đó.

Thống đốc Ricketts đã ủng hộ mạnh mẽ dự luật này khi được giới thiệu.

“Thủ đoạn man rợ này thực sự xé xác một đứa trẻ sơ sinh, từng mảnh, để hủy hoại sự sống của đứa bé. Tôi kêu gọi các Thượng nghị sĩ hành động nhanh chóng để chấm dứt hình thức phá thai kinh khủng này”, Thống đốc Ricketts nói.

“Bảo vệ phẩm giá cuộc sống đã, đang, và sẽ vẫn là giá trị cốt lõi của việc trở thành người dân Nebraska. Tôi mời các bạn tham gia cùng chúng tôi để khẳng định sự quý giá của sự sống chưa được sinh ra và phản đối các phương thức tàn bạo được sử dụng để chấm dứt nó, ” ông nói.

Những người phản đối dự luật Nebraska cho rằng các tòa án có thể sẽ coi đạo luật này là vi hiến đối với phán quyết Roe chống Wade.

Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, người vừa được chọn làm ứng viên phó tổng thống của Joe Biden, là một người khét tiếng phò phá thai và bài Công Giáo, cho biết bà sẽ làm mọi cách để bác bỏ luật của tiểu bang Nebraska.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúng tôi chỉ có ý muốn loan báo Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng tôi không có ý định làm chính trị đảng phái. Chúng tôi cũng không có quyền yêu cầu quý vị và anh chị em đừng bỏ phiếu cho liên danh Joe Biden, Kamala Harris; và dồn phiếu cho Tổng thống Trump. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhắc nhở quý vị và anh chị em nào muốn bỏ phiếu cho liên danh Joe Biden, Kamala Harris, quý vị và anh chị em hãy chuẩn bị câu trả lời trước mặt Chúa về quyết định của mình.


Source:Catholic News Agency
 
Tình hình Belarus nghiêm trọng: hàng giáo phẩm Công Giáo kêu gọi chính quyền cho linh mục đến thăm tù nhân.
Trần Mạnh Trác
16:58 19/08/2020
(Tổng hợp, ngày 19 tháng 8 năm 2020) Hôm thứ Ba vừa qua, vị chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Belarus là Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz đã gửi lời kêu gọi tới ông bộ trưởng Nội vụ Yuri Karaev cuả Belarus, yêu cầu cho các linh mục được đến thăm những người biểu tình đang bị giam giữ.

Diễn biến

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi ông tổng thống đương nhiệm Alexander Lukashenko tuyên bố ông là người chiến thắng với 80% phiếu bầu.

Các quan chức bầu cử cũng cho biết, ứng cử viên đối lập, bà Sviatlana Tsikhanouskaya, chỉ giành được có 10% phiếu bầu. Bà đã khiếu nại với ủy ban bầu cử và bị giam giữ trong vài giờ, sau đó bà đã trốn sang Lithuania.

Nhắc lại, không ai biết được kết quả thực sự của cuộc bầu cử hôm Chủ nhật, nhưng có vẻ như ông Lukashenko không giành được một đa số lớn, và chắc chắn không phải là 80% như đã tuyên bố, một con số lố bịch đã dấy lên tâm trạng phản đối và khiến hàng nghìn người đổ xuống đường.

Chính quyền đã đáp trả bằng vũ lực một cách hung hãn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại của châu Âu. Vào tối Chủ nhật sau khi công bố kết quả và trọn ngày thứ Hai, cảnh sát chống bạo động đã truy lùng khắp mọi ngã ngách cuả thủ đô Minsk như thể họ đang chơi một trò chơi máy tính, bắt giữ bất kỳ ai đeo dải băng biểu tình, bất kỳ ai hô hào và bất kỳ ai dù là người ngoài cuộc đang đứng nhìn.

Những thí dụ bạo hành thì đầy dẫy và dã man. Thí dụ một phóng viên 51 tuổi ở thành phố Grodno, dù ông ta đã hét lên “tôi là nhà báo” và vẫy thẻ Báo Chí trên tay, ông ta vẫn bị đá vào mặt làm rụng bốn chiếc răng, rồi bị giam và phạt tiền. Một video chiếu cảnh một người đàn ông bị cảnh sát kéo đi, ông ta hét lên: "Tôi bỏ phiếu cho Lukashenko mà” rồi khi biết mình không thoát, anh ta chỉ còn biết chửi ruả “Cái thằng Lukashenko chết tiệt!"

Tâm điểm của sự kinh hoàng là nhà tù Okrestina ở ngoại ô Minsk: hai tòa nhà sừng sững, một màu trắng và một đất nung ở đằng sau những bức tường cao có hàng rào thép gai.

Trong những cảnh video được loan đi, một hàng dài vô tận cuả những người thân đang khóc lóc đứng bên ngoài, tuyệt vọng không biết tung tích con cái, anh chị em hoặc chồng bị mất tích.

Vào ban ngày, lính vũ trang tuần tra trên mái nhà, giao tiếp với những người mặc thường phục ngụy trang giữa hàng dài đám đông. Vào ban đêm, những tiếng kêu đau đớn thống khổ có thể nghe thấy từ phía sau những bức tường.

Thỉnh thoảng, xe cấp cứu đến để chở đi những người bị nguy kịch. Các thẩm phán được xe buýt chở tới để thực hiện việc xử tội ngay bên trong nhà tù.

Sau này nhiều người bị giam giữ nói rằng họ bị buộc phải ký vào giấy tờ với thông tin bịa đặt về địa điểm, thời gian và cách thức họ bị giam giữ.

Đến sáng thứ Tư, có vẻ như mọi biến động đã bị dập tắt một cách dứt khoát. Internet, đã bị tắt một cách thô bạo trên toàn quốc ngay sau cuộc bỏ phiếu, được tái lập như là một dấu hiệu nhà chức trách đã kiểm soát tình hình.

Cảnh sát cho biết đã bắt giữ trên 5 ngàn người (sau này đổi lại là hơn 7 ngàn) khi họ xuống đường đòi kiểm phiếu, và đã tha bổng cho 2 ngàn người.

Nhưng khi các tù nhân được thả ra, thì hàng chục video cũng tiết lộ ra những vết thương ghê tởm trên thân thể với những lời chia sẻ đầy phẫn nộ trên các mục nhắn tin. Cái quy mô và sự trơ trẽn của sự lạm dụng từ chính quyền đã làm thay đổi tâm trạng cuả một nước.

Cho nên dù cho một chiến dịch trấn áp rộng lớn như trên, vào ngày thứ Tư (tuần trước) đó, vài trăm phụ nữ mặc áo trắng đã cầm hoa đi diễu hành để đòi hỏi được biết thêm tin tức về những người thân chưa được thả ra. Và bắt đầu từ đó, đến chiều thứ Tư, người ta đã thấy đâu đâu cũng xuất hiện những hàng dài phụ nữ vẫy hoa trên các đại lộ ở thủ đô Minsk, tuy cười đuà một cách an hoà, nhưng cương quyết đòi hỏi phải có một sự thay đổi chính trị.

Tới chiều thứ Sáu thì phong trào biểu tình ‘hoa hồng’ mới này đã thu hút được hàng chục ngàn người đổ xuống công trường quốc hội đòi hỏi ông Lukashenko phải ra đi.

Các cuộc biểu tình có dấu hiệu mở rộng, hàng nghìn công nhân nhà máy tuyên bố nghỉ việc để tham gia biểu tình, những cảnh sát không nâng thuẫn lên mà đã bắt tay với người biểu tình và nhiều giới quân nhân đã lên tiếng kết án những hành động võ biền cuả chính quyền là xấu hổ. Những phản ứng đã khiến cho Lukashenko kinh ngạc và vào ngày thứ Hai thì ông ta đã vội đi tới một nhà máy sản xuất kéo để nói chuyện với công nhân, nhưng tại đây ông được chào đón bằng những tiếng la ó đòi ông ta nên ‘cút đi’, ông đã giận dữ hét lại rằng “chỉ có giết tôi thì tôi mới đi”.

Vào ngày hôm qua thứ Ba, công nhân từ nhiều công ty và nhà máy do nhà nước kiểm soát cũng đã tham gia biểu tình, bao gồm Belaruskali, là nhà máy sản xuất 1/5 lượng phân kali trên thế giới.

"Chính quyền nên hiểu rằng họ đang mất kiểm soát", Yuri Zakharov, người đứng đầu hiệp hội thợ mỏ độc lập, nói với Associated Press. "Chỉ có sự từ chức của Lukashenko và trừng phạt những người phụ trách bầu cử gian lận và cảnh sát đánh đập những người biểu tình mới có thể giúp chúng tôi bình tĩnh."

Phản ứng Thế giới

Trong khi đó, Nga, đồng minh thân cận và quan trọng nhất của Belarus, đã đề nghị hỗ trợ an ninh và tạo ảnh hưởng ngoại giao nhằm giảm áp lực quốc tế đối với ông Lukashenko.

Một tuyên bố hôm thứ Ba của Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm riêng biệt với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để thông báo rằng việc gây áp lực lên chính phủ ở Minsk là không thể chấp nhận được.

Nhưng bà Merkel cho biết bà đã nói với Putin rằng quyền tự do biểu tình ở Belarus phải được đảm bảo.

Theo nhiều video chụp được và truyền đi từ Nga thì có nhiều dấu hiệu Nga đã triền khai quân đội tới sát biên giới Belarus dùng những xe vận tải ngụy trang và không biền số.

Trong một động thái khiêu khích, hôm thứ Ba, ông Lukashenko cũng thông báo rằng ông ra lệnh cho quân đội triển khai đến các địa điểm dọc theo biên giới phía tây của đất nước.

Ở phía tây là biên giới giáp với Ba Lan, Litva và Latvia - cả ba thành viên NATO đều bày tỏ lo ngại về tình hình xấu đi ở nước Belarus bên cạnh.

Tuần trước, Ba Lan kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu về tình hình Belarus, và trong một cuộc phỏng vấn, bộ trưởng Tài chính Lithuania cho biết việc bất động trước một tình hình "đáng than thở" cuả Belarus thì "không phải là một lựa chọn." Quốc hội Latvia hôm thứ Ba đã thông qua một tuyên bố kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử mới, được quốc tế giám sát ở Belarus.

Về việc Nga và Belarus đang chuyển quân, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông không lo ngại về những việc chuyển quân đó.

Ông nói: “Đó là một phần của các hành động thông thường, chúng tôi đang xem xét những gì đang xảy ra ở phía bên kia biên giới và hiện tại không có lý do gì để lo ngại”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Ba cũng cho biết ông sẽ nói chuyện với Nga "vào một thời điểm thích hợp" về các cuộc biểu tình chống Alexander Lukashenko. Ông Trump nói rằng những cuộc biểu tình ấy hầu như có vẻ ôn hòa.

Ông Trump nói thêm rằng dường như không có nhiều dân chủ ở Belarus. "Tôi thích nhìn thấy dân chủ, " ông nói với các phóng viên. "Nó không có vẻ như ở Belarus có quá nhiều dân chủ."

"Đó chắc chắn là một cuộc tuần hành rất lớn, và nó có vẻ là một cuộc tuần hành hòa bình, " ông nói thêm.

Liên minh châu Âu hôm nay (thứ Tư) cho biết họ không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 9 tháng 8 của Belarus, gọi cuộc bầu cử là gian lận và hứa sẽ trừng phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về bạo lực xảy ra sau đó.

Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về Belarus: "Các cuộc bầu cử này không tự do cũng không công bằng và không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế".

Ông nói: "EU sẽ sớm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số lượng đáng kể các cá nhân chịu trách nhiệm về bạo lực, đàn áp và gian lận bầu cử".

Ông nói: “Các cuộc biểu tình ở Belarus không phải là về địa chính trị. "Đây ngay từ đầu là một cuộc khủng hoảng quốc gia. Đây là quyền của người dân được tự do bầu chọn ban lãnh đạo của họ."

"Chúng tôi kiên quyết ủng hộ quyền của người dân Belarus tự quyết định số phận của mình", ông nói thêm.

"Người dân Belarus muốn thay đổi và họ muốn nó ngay bây giờ", Chủ tịch Ủy ban EU là bà Ursula von der Leyen cho biết.

Bà nói: "Chúng tôi rất khâm phục lòng dũng cảm của người dân Belarus. Trong đúng 10 ngày kể từ khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra, người dân Belarus đã xuống đường với số lượng chưa từng có".
 
Giảng không quá năm phút: Giáo phận Santa Fe Hoa Kỳ cảnh báo về việc đình chỉ các bài giảng qúa năn phút!
Thanh Quảng sdb
19:16 19/08/2020
Giảng không quá năm phút: Giáo phận “Santa Fe” Hoa Kỳ cảnh báo về việc đình chỉ các bài giảng qúa năn phút!
Đức Tổng Giám Mục John Wester, Tổng Giáo phận Santa Fe

(CNA - Ed Condon)

Tin từ tòa soạn báo ở Washington D.C., ngày 18 tháng 8 năm 2020 (CNA) cho hay: Các linh mục trong Tổng giáo phận Santa Fe được cảnh báo, họ có thể bị rút năng quyền thuyết giảng, nếu họ giảng lễ lâu hơn năm phút. Tổng giáo phận nói với CNA rằng hạn chế này là một phần trong phản ứng của tổng giáo phận trong thời đại dịch coronavirus.

Trong bản tin của giáo phận gửi ra ngày 31 tháng 7, cha tổng đại diện là linh mục Glennon Jones cho hay cha chưởng ấn của tổng giáo phận đã “nhận được báo cáo về một số bài giảng trong các thánh lễ đã vượt quá giới hạn 5 phút mà Đức Tổng Giám Mục đã qui định.”

“Điều này không chỉ làm tăng thời gian tiếp xúc coronavirus cho người khác, mà còn làm tăng sự bất mãn của nhiều cộng đoàn, khiến họ không đi tham dự Thánh lễ nữa.”

Cha Tổng đại diện Jones cho hay: “Nếu những việc này vẫn tiếp tục xảy ra, Đức Tổng Giám Mục John Wester sẽ cứu xét các trường hợp một cách khắt khe đối với các linh mục nỗi luật, ” và cha Jones viết, “có thể cha đó sẽ bị cảnh báo và ngưng quyền giảng.”

Cảnh báo này là một phần của một loạt "thông tin liên lạc định kỳ" từ văn phòng chưởng ấn của giáo phận liên quan đến mục vụ và bí tích của tổng giáo phận Santa Fe trong cơn đại dịch coronavirus.

Kể từ ngày 16-17 tháng 5, các nhà thờ trong tổng giáo phận được phép mở cửa trở lại để cử hành thánh lễ theo đúng các hướng dẫn của thống đốc, cho phép số người tham dự ở mức 10% diện tích của tòa nhà.

Theo hướng dẫn được đăng trên trang mạng của tổng giáo phận thì nhiều hạn chế khác trong việc cử hành phụng vụ vẫn được áp dụng, bao gồm cả việc cấm ca đoàn.

Giới hạn cho các bài giảng là năm phút được công bố trong bản tin ngày 31 tháng 7, đã được nới lỏng theo như qui định trước đây nêu rõ là các bài giảng phải “rất ngắn gọn” và “tối đa là ba phút”.

Các hạn chế và chỉ thị khác được giáo phận công bố nhằm đảm bảo rằng Thánh lễ được gói ghém trong vòng “30-40 phút”.

Bản Tin ngày 31 tháng 7 cũng nhấn mạnh cho các linh mục rằng trong bối cảnh của đại dịch coronavirus, những người tham dự lễ có thể ra về ngay sau khi rước Thánh Thể.

CNA yêu cầu tổng giáo phận cho biết ý kiến liệu những chỉ thị liên quan đến thời hạn trong việc cử hành các thánh lễ tôn nghiêm như vậy có phù hợp với giáo luật không hầu điều chỉnh các đòi buộc trước khi thực thi chúng không.

Một phát ngôn viên của tổng giáo phận nói với CNA rằng mục đích của các qui định và chính sách, nhằm đảm bảo rằng các linh mục trong giáo phận thực thi tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết chống lại sự lây lan của cơn dịch coronavirus.

Người phát ngôn cho biết: “Mục đích trong bản tin của Cha Tổng đại diện Glenn Jones, để nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của cơn đại dịch, mối quan tâm lớn của Đức Tổng Giám Mục đối với cuộc sống cũng như sức khỏe và sự an nguy của giáo dân trong giáo phận”.

“Các giáo dân của Tổng giáo phận cũng được thông báo về các qui định của tổng giáo phận và các mối quan tâm của họ cũng được xem xét. Vì vậy, các linh mục của giáo phận được nhắc nhở tuân thủ quy định chỉ chia sẻ bài giảng ngắn gọn khoảng 3-5 phút trong giai đoạn đại dịch này.”

Các giáo phận khác ở tiểu bang New Mexico, Gallup hoặc Las Cruces, đã không ban hành các giới hạn về thời gian cho các thánh lễ kể từ khi các thánh đường được mở cửa công khai.

Hướng dẫn Chung của Sách Lễ Rôma không quy định thời gian cụ thể cho các bài giảng. Nhưng lưu ý rằng bài giảng “cần thiết cho việc nuôi dưỡng đời sống các Kitô hữu. Nó phải được trình bày một số khía cạnh của các bài đọc từ Sách Thánh hoặc từ một giáo huấn khác của Đấng bản Quyền hoặc những tin thích hợp cho Thánh lễ trong ngày và việc cử hành mầu nhiệm thánh và nhu cầu cụ thể của cộng đoàn. ”

“Phải có bài giảng vào các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, và trong tất cả các Thánh lễ được cử hành với sự tham gia của dân chúng; có thể không giảng khi có lý do nghiêm trọng. Bài giảng cũng được khuyên nên có trong một số ngày, đặc biệt trong Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục sinh, cũng như những ngày lễ và dịp lễ có đông dân chúng tham dự”.

Trong một buổi tiếp kiến năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích các linh mục phải chu toàn trách nhiệm lo cho các thánh lễ các ngài cử hành được chuẩn bị chu đáo và quan tâm đến cộng đoàn. ĐTC khuyên các bài giảng không nên quá 10 phút. Tuy nhiên, tại các buổi cử hành Thánh lễ vào Chủ nhật, Đức Thánh Cha đã giảng lâu hơn thời lượng Ngài đề nghị, chính ĐTC cũng không đưa ra một quy định chính thức nào về thời gian cho các bài giảng.

Trong tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii gaudium) phát hành năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các bài giảng.

“Bài giảng có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh thánh lễ của nó: bài giảng vượt lên trên hình thức giáo lý, vì đó là thời đỉnh điểm của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Người, dẫn đến sự hiệp thông bí tích. Cho nên bài giảng tái hiện lại cuộc đối thoại Chúa đã thiết lập với dân Ngài."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng linh mục phải suy tư trong lúc cầu nguyện, và qua sự hiểu biết của mình về dân chúng xem cách nào tốt nhất để truyền giảng cho họ. “Người rao giảng phải biết tâm tư của cộng đồng mình, để khám phá ra nỗi niềm khao khát Thiên Chúa đang sống động và nồng nhiệt, cũng như trong cuộc đối thoại, một khoảng khắc yêu thương, mà đã bị soi mòn và lạnh giá theo thời gian...”
 
Đức Phanxicô gửi thông điệp cho Cuộc Gặp Gỡ Rimini hàng năm
Vũ Văn An
19:39 19/08/2020

Nhân dịp Cuộc Gặp Gỡ “Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc” Hàng Năm thường được tổ chức tại Rimini nhưng năm nay vì đại dịch Covid-19, nên phải tổ chức trực tuyến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, đã gửi tới Đức Giám Mục Rimini, Francesco Lambiasi, một thông điệp, được hãng tin Zenit dịch sang tiếng Anh với nội dung như sau:



Thưa Đức Cha,

Qua Đức Cha, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ những lời chúc tốt đẹp của ngài cho kết quả tốt đẹp của “Cuộc Gặp gỡ Tình Hữu nghị giữa Các Dân tộc”, lần thứ 41 sẽ được tổ chức chủ yếu dưới hình thức kỹ thuật số. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đoan hứa sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài với những người tổ chức và tất cả những người tham gia.

Ai không thấy mình hợp nhất với người khác do trải nghiệm đại dịch đầy bi đát? Chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang cùng ở trong một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng. Bão tố làm lộ ra tính dễ bị thương tổn của chúng ta và nhiều an toàn giả tạo và vô dụng mà chúng ta đã dùng để xây dựng các nghị trình, dự án, thói quen và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã để cho những gì nuôi dưỡng, hỗ trợ và mang lại sức mạnh cho cuộc sống của chúng ta thiếp ngủ và bị bỏ rơi như thế nào” (Đức Phanxicô, Khoảnh khắc cầu nguyện ngoại thường, tại sân Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ngày 27 tháng 3 năm 2020).

Tiêu đề năm nay, "Không có sự Ngạc nhiên, Chúng ta Mãi Điếc Với Thể Siêu phàm” (A.J. Heschel, God in Search of Man, Turin, 1969, 274), mang lại một đóng góp quý giá và độc đáo vào thời điểm đầy biến động của lịch sử. Trong việc tìm kiếm hàng hóa hơn là điều tốt đẹp, nhiều người hoàn toàn dựa vào sức lực của mình, vào khả năng sản xuất và kiếm tiền, từ bỏ thái độ thường khiến đứa trẻ dán mắt vào thực tại: ngạc nhiên. Về mối liên kết này, G.K. Chesterton từng viết: “Các trường phái và các nhà hiền triết bí truyền nhất chưa bao giờ có được lực hấp dẫn vốn nằm trong đôi mắt trẻ thơ ba tháng. Lực hấp dẫn của em là lực hấp dẫn ngạc nhiên khi đối diện với vũ trụ, và sự ngạc nhiên này không phải là huyền nhiệm học mà đúng hơn là cảm thức tốt về thể siêu việt” (L’Imputato, Turin, 2011, 113).

Người ta nghĩ đến lời mời gọi của Chúa Giêsu trở nên giống như trẻ em (xem Mt 18: 3), nhưng cũng là sự ngạc nhiên đứng trước hiện hữu, vốn tạo nên nguyên lý Triết học ở Hy Lạp cổ đại. Chính sự ngạc nhiên này đã thiết lập và tái khởi động sự sống, giúp nó khả năng bắt đầu lại trong bất cứ hoàn cảnh nào. “Đó là thái độ cần có vì sự sống là một quà phúc đem lại cho chúng ta khả thể luôn luôn bắt đầu lại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như thế, nhấn mạnh việc cần phải tái sở đắc sự ngạc nhiên để có thể sống còn. “Sự sống mà không có sự ngạc nhiên sẽ trở nên xám xịt, thông lệ; đức tin cũng vậy. Và Giáo Hội cũng có nhu cầu đổi mới sự ngạc nhiên được làm nơi cư ngụ của Thiên Chúa hằng sống, làm Hiền thê của Chúa, làm Mẹ sinh ra nhiều con cái” (Bài giảng ngày 01/01/2019).

Trong những tháng qua, chúng ta đã trải nghiệm được chiều kích ấy của sự ngạc nhiên, một chiều kích vốn mang hình thức cảm thương trước đau khổ, mong manh, sợi dây đàn ngạc nhiên. Làm thế nào người ta lại có thể không trải nghiệm cảm quan độc đáo về sự bấp bênh của việc chúng ta hiện hữu? Cảm quan nhân bản cao quí này từng thúc đẩy các bác sĩ và y tá đương đầu với thử thách nghiêm trọng của Coronavirus bằng sự tận tụy hết mình và cam kết đầy yêu thương. Cũng chính cảm quan dạt dào yêu thương dành cho các học sinh của mình này đã khiến nhiều thầy cô chấp nhận nỗ lực học tập từ xa, bảo đảm kết thúc cho năm học. Và nó cũng giúp nhiều người khả năng tái khám phá sức mạnh đương đầu với các khó khăn và gian khổ nơi khuôn mặt và sự hiện diện của các thành viên trong gia đình.

Trong mối liên kết này, chủ đề của Cuộc gặp gỡ sắp tới là một lời kêu gọi mạnh mẽ đi vào các lớp lang sâu thẳm của trái tim con người qua sợi dây đàn ngạc nhiên. Làm thế nào người ta lại có thể không cảm nghiệm được cảm quan ngạc nhiên độc đáo trước cảnh tượng núi non trùng điệp, nghe nhạc rung động tâm hồn, hay chỉ cần trước sự hiện hữu của người thân yêu hay hồng phúc sáng thế? Ngạc nhiên thực sự là cách để tiếp nhận các dấu hiệu của thể siêu phàm, tức là, của Mầu Nhiệm vốn tạo nên gốc rễ và nền tảng của vạn vật. Thực thế, “không những chỉ có trái tim con người được trình bày như một dấu hiệu, mà cả toàn bộ thực tại. Tự vấn khi đứng trước các dấu hiệu và khả năng cực kỳ nhân bản là điều cần thiết, điều đầu tiên chúng ta có trong tư cách đàn ông đàn bà: ngạc nhiên, khả năng có thể thán phục, như Giussani từng gọi. Chỉ một mình sự ngạc nhiên mới nhận thức” (J.M. Bergoglio, trong A. Savorana, Vita di Don Giussani, Milan, 2014, 1034). Vì vậy, J.L. Borges đã có thể nói: “Mọi cảm xúc đều trôi qua, chỉ còn lại sự ngạc nhiên” (The Desert and the Labyrinth).

Nếu cái nhìn này không được trau dồi, người ta sẽ trở nên mù lòa khi khi đứng trước hiện hữu: khép kín trong chính mình, người ta mãi mãi bị thu hút bởi những điều phù du và không còn tra vấn thực tại. Ngay trong sa mạc đại dịch, những câu hỏi âm ỉ tái xuất hiện: đâu là ý nghĩa của cuộc sống, của đau đớn, của cái chết? “Con người không thể bằng lòng với những câu trả lời bị cắt giảm hoặc phiến diện, tự buộc mình phải bác bỏ hoặc quên đi một số khía cạnh của thực tại. Nơi họ, có một niềm khao khát đối với thể vô hạn, một nỗi buồn vô hạn, một nỗi nhớ nhung chỉ được dập tắt bằng một câu trả lời vô hạn không kém. Cuộc sống sẽ là một mong muốn phi lý nếu câu trả lời này không có” (J.M. Bergoglio, trong Vita di Don Giussani, cit., 1034).

Những người khác nhau được thúc đẩy tìm kiếm câu trả lời hoặc thậm chí các câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, mà tất cả chúng ta đều khao khát, ngay cả khi không nhận thức được điều này. Vì vậy, một điều gì đó đã xảy ra dường như là nghịch lý: thay vì làm giảm cơn khát rõ rệt nhất, việc cấm cửa lại đánh thức nơi một số người khả năng ngạc nhiên khi đối diện với những con người và sự kiện thoạt đầu vẫn được coi là đương nhiên. Một hoàn cảnh cảm kích như thế đã khôi phục lại, ít là một chút, cách chân chính hơn để đánh giá hiện hữu, mà không có cái phức hợp sao lãng và định kiến vốn gây ô nhiễm cho đôi mắt, làm mờ nhạt sự vật, hư vô hóa sự ngạc nhiên và quên khuấy việc tự hỏi chúng ta là ai.

Ở cao điểm của tình trạng khẩn cấp y tế, Đức Giáo Hoàng đã nhận được một lá thư, có chữ ký của một số nghệ sĩ; họ cảm ơn ngài đã cầu nguyện cho họ trong một thánh lễ tại Nhà Thánh Martha. Trong dịp đó, ngài đã nói: “Các nghệ sĩ làm cho chúng ta hiểu cái đẹp là gì, và không có cái đẹp thì không thể hiểu được Tin Mừng” (Suy Niệm Buổi Sáng, ngày 7 tháng Năm, 2020). Việc trải nghiệm cái đẹp có tính quyết định ra sao trong việc đạt tới sự thật đã được nhà thần học Hans Urs von Balthasar, trong số nhiều người khác, chứng minh: “Trong một thế giới không có cái đẹp, sự thiện cũng mất đi sức hấp dẫn của nó, bằng chứng về việc nó cần phải được hoàn thành; và con người mãi bối rối khi đối diện với điều đó và tự hỏi tại sao, đúng hơn, họ không nên thích cái ác hơn. Điều này cũng tạo nên một khả thể, thậm chí còn thú vị hơn nhiều. Trong một thế giới tin rằng mình không còn khả năng khẳng định cái đẹp, các lý lẽ ủng hộ chân lý cũng mất hết sức mạnh của một kết luận hợp luận lý: diễn trình dẫn đến kết luận là một cơ chế không còn liên quan đến bất cứ ai, và bản thân kết luận cũng không còn kết luận gì được nữa” (Gloria I, Milan, 2005, 11).

Do đó, chủ đề đặc trưng của Cuộc Gặp gỡ đặt ra một thách thức quyết định đối với các Kitô hữu, được kêu gọi làm chứng cho sức hấp dẫn sâu sắc mà đức tin vốn mãi thực hiện bằng chính vẻ đẹp của nó: “sức hấp dẫn của Chúa Giêsu, ” theo cách diễn tả thân thương của Tôi tớ Chúa Luigi Giussani. Liên quan đến việc giáo dục đức tin, Đức Thánh Cha đã viết về điều đó trong điều được coi như văn kiện lên chương trình cho triều giáo hoàng của ngài: “Mọi phát biểu của cái đẹp chân chính đều có thể được công nhận như con đường giúp ta gặp gỡ Chúa Giêsu. Nếu, như Thánh Augustinô khẳng định, chúng ta chỉ yêu những gì đẹp đẽ, thì Chúa Con làm người, mặc khải cái đẹp vô hạn, là Đấng đáng yêu vô cùng, và Người thu hút chúng ta đến với Người bằng những dây liên kết yêu thương. Do đó, điều cần thiết là việc đào tạo trong via pulchritudinis (nẻo đường cái đẹp) phải được lồng vào việc lưu truyền đức tin” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 167).

Do đó, Đức Giáo Hoàng mời gọi các bạn tiếp tục cộng tác với ngài trong việc làm chứng cho cảm nghiệm cái đẹp của Thiên Chúa, Đấng đã tự làm Người trở thành Xác Phàm để đôi mắt chúng ta phải sửng sốt khi nhìn thấy thánh nhan Người và đôi mắt chúng ta nhìn thấy nơi Người sự kỳ diệu của sự sống. Đó là điều, một ngày kia, Thánh Gioan Phaolô II, đấng mà lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh chúng ta đã cử hành cách đây không lâu, đã nói: “được làm người, thật đáng giá, vì lạy Chúa Giêsu, Chúa đã làm người” (Bài giảng ngày 15 tháng 4 năm 1984). Há đó không phải là khám phá sửng sốt, là đóng góp lớn lao nhất mà các Kitô hữu có thể cung cấp để nâng đỡ lòng hy vọng của con người hay sao? Đây là một nhiệm vụ mà chúng ta không thể miễn chước cho chính mình, nhất là trong bước ngoặt chữ chi của lịch sử này. Đây là lời kêu gọi trở nên những kính ảnh phim đèn chiếu (transparencies) của cái đẹp từng thay đổi cuộc sống, trở nên các nhân chứng cụ thể của tình yêu cứu rỗi, nhất là đối với tất cả những người hiện chủ yếu đang đau khổ.

Với những tâm tình này, Đức Thánh Cha gửi lời chúc phúc chân thành đến Đức Cha và toàn thể cộng đồng Gặp Gỡ, yêu cầu họ tiếp tục nhớ đến ngài trong lời cầu nguyện của họ. Tôi hợp nhất lời chào thân ái của tôi với lời chào của ngài, trong khi tự xác nhận, bằng những tâm tình tôn trọng đặc biệt đối với Đức Cha,

Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao giáo xứ Thị Nghè lên tiếng về chủ quyền trường Phù Đổng ?
Nhóm PV Vietcatholic
10:45 19/08/2020
Tại sao giáo xứ Thị Nghè lên tiếng về chủ quyền trường Phù Đổng (Phước An)?

Cách đây một tuần, Vietcatholic có đăng bài SOS Giáo xứ Thị Nghè Sàigon bị nhà cầm quyền chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi đã tìm hiểu thêm và nghiên cứu các giấy tờ chứng minh chủ quyền hợp pháp của trường Phù Đổng (Phước An cũ) là thuộc về giáo xứ, nhận thấy sự sai trái của nhà cầm quyền khi giả mạo giấy tờ và cấp chủ quyền sai pháp luật cho trường Phù Đổng hiện nay.

Nay chúng tôi xin được trình bày thêm một số giấy tờ chủ quyền của trường Phước An để mọi người thấy rõ việc cấp “Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất và Quyền Sở Hữu Nhà Ở và Tài Sản Khác Gắn Liền với Đất” cho Trường Phù Đổng (cơ sở 1 và 2) thuộc UBND Quận Bình Thạnh là sai trái, chà đạp pháp luật và quyền sở hữu hợp pháp của người dân, cũng như coi thường tự do tôn giáo, coi thường các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

Xem hồ sơ chủ quyền trường Phù Đổng (Phước An)

Sự sai trái ấy dẫn đến việc Giáo xứ Thị Nghè bị mất trắng hai cơ sở cho mượn. Cũng xin nhắc lại là hai cơ sở cho mượn ấy vẫn thuộc quyền sở hữu của Giáo hội. Dĩ nhiên Giáo hội không bám vào đất đai tài sản để sống, nhưng Giáo hội cần được thừa nhận hai điều: có cơ sở hợp pháp để hoạt động tôn giáo và sự thật được tôn trọng.

Người ngoài có thể không hiểu tại sao Giáo xứ Thị Nghè cần nhà cầm quyền tôn trọng tài sản của Giáo xứ. Xin lấy một ví dụ đơn giản:

Ngày 19/6/2020, Bộ Công an VN đã ban hành thông tư 65 kể từ ngày 5/8 qui định: trong trường hợp cấp bách, CSGT được quyền huy động phương tiện giao thông của cá nhân đang tham gia giao thông tại thời điểm đó. Nếu bạn là người có xe Honda được huy động để CSGT làm nhiệm vụ, xong việc rồi người ta cấp chủ quyền xe của bạn cho cảnh sát kia, thì bạn nghĩ gì? Đây là một ví dụ cho thấy thế nào là “quyền sở hữu” và “cho mượn sử dụng”.

Trường Phước An là chiếc xe ấy của Giáo xứ mà nhà cầm quyền mượn từ mấy chục năm nay.

Câu hỏi mà người ngoài Giáo xứ có thể nghĩ đến là: trên cả nước VN nói chung và ở Tổng Giáo phận Sài Gòn nói riêng, còn rất nhiều cơ sở của Giáo hội (nhà nguyện, trường học, bệnh viện, tu viện v.v…) được nhà nước sử dụng, sao không thấy nơi nào lên tiếng?

Câu trả lời đơn giản: Tại các giáo xứ khác, Giáo phận cho mượn và vẫn là cho mượn, chưa bị nhà cầm quyền cấp quyền sở hữu cho cơ quan khác. Hoặc nếu có nơi đã bị cấp như vậy thì có thể người ta chưa phát hiện. Một khi phát hiện sai trái, chắc chắc Giáo xứ hay Dòng tu sẽ lên tiếng như Thị Nghè. Nay Giáo xứ Thị Nghè bị chính quyền cướp tài sản công khai, qua việc cấp giấy chủ quyền cho trường Phù Đổng (mới) và Quận Bình Thạnh. Vì thế, việc giáo xứ Thị Nghè lên tiếng phản đối và đấu tranh đòi công lý cho đến kỳ cùng, đó là vì bổn phận, vì lương tâm và vì trách nhiệm đối với tiền nhân cũng như con cháu sau này và đúng theo quy định của Giáo luật 1983 và theo Bản Quy chế Hội đồng Giáo xứ do Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã ban hành.

Chúng tôi cũng xin khẳng định không thể lấp liếm chuyện ở Giáo xứ Thị Nghè. Không thể cào bằng, đánh đồng trường hợp của giáo xứ Thị Nghè, qua việc bị nhà nước chiếm đoạt bằng việc cấp giấy chủ quyền cho trường phù đổng, với các nơi khác trong giáo phận Sài Gòn. Bởi vì, nếu một vài hôm nữa, khi không sử dụng cho mục đích giáo dục, chính quyền có thể bán, cho thuê, hay cho xây khách sạn, vũ trường, quán bar, tụ điểm ăn chơi, hay trụ sở công an ngay trên khu đất, trong khuôn viên nhà thờ Thị Nghè, khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm? Vì thế, toàn thể giáo dân Thị Nghè không thể để cho tài sản Giáo hội, do mồ hôi nước mắt và cả máu của cha ông đã đổ xuống nơi đây trở thành bất chính.

Nhượng bộ chuyện Thị Nghè, cũng đồng nghĩa với chuyện cho không nhiều tài sản các nơi khác cho những kẻ có mưu đồ cướp phá tài sản Giáo hội. Điều này giáo dân bây giờ và con cháu họ nhiều đời sau sẽ không dung túng được.

Đính kèm bài viết này là các bản sao chụp một số giấy tờ chứng minh chủ quyền của Giáo xứ Thị Nghè đối với trường Phù Đổng (Phước An).

Giáo xứ Thị Nghè xin gởi lời thăm và tri ân cha Giám đốc Vietcatholic, Ban Biên Tập và Quý độc giả đã và đang ủng hộ, cầu nguyện, đồng hành và nâng đỡ Giáo xứ trong lúc khó khăn này. Xin tiếp tục cầu nguyện, lên tiếng, chia sẻ thông tin để công lý được bảo vệ và Dân Chúa được bênh đỡ.

Nhóm PV Vietcatholic

NB: Cũng nhân sự kiện này, nhóm phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA) cũng đồng hành với giáo xứ Thị nghè qua loạt phóng sự video: https://www.youtube.com/watch? v=4vOZCs9nNx4&feature=youtu.be
 
Việt Nam thanh minh không bài Trung, thân Mỹ
Phạm Trần
21:05 19/08/2020
Việt Nam thanh minh không “bài Trung, thân Mỹ”. Từ Quốc phòng 4 “không” sang 8 “không” để làm gì?

“Bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta.”

Đó là xác quyết của Việt Nam được phổ biến trên báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 3/8/2020, dường như để hóa giải đe dọa của Trung Cộng nói rằng Việt Nam sẽ bị trừng phạt nặng nề, nếu “đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông”.

Đáng chú ý là ít lâu nay, khi cần bắn tiếng thăm dò phản ứng, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không sử dụng cổng thông tin chính thức qua Tuyên bố hay người phát ngôn để tránh gây ra hệ lụy ngoại giao mà đã dùng một số báo để phổ biến.

Bằng chứng khi Việt Nam muốn Mỹ nhảy vào giải quyết xung đột ở Biển Đông, thì ngày 17/7/2020 báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao đăng bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình thuộc Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao. Ông Lại Thái Bình đã đề nghị 2 khả năng hợp tác, chưa từng được nêu lên trước đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là:

1.- “ Việt Nam và Mỹ cũng có thể cùng các quốc gia khu vực và trên thế giới tạo dựng một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan Biển Đông.”

2.- “Hai nước cũng có thể thúc đẩy những hợp tác liên quan việc tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, diễn tập chung, trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông, hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển, cứu trợ thiên tai…”

Lập trường của Việt Nam được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo, trong tuyên bố ngày 13/07/2020, gọi hành động đe dọa các nước nhỏ để chiếm đoạt và mưu toan cướp chủ quyền nguồn tài nguyên ở phần lớn Biển Đông của Trung Quốc là “phi pháp”.

Chưa đầy tháng sau, báo Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an được sử dụng để bắn tiếng thanh minh với Trung Cộng rằng Việt Nam “không bài Trung” để ngả theo Mỹ.

VIỆT NAM ĐỨNG Ở ĐÂU?

CAND viết:” Trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên có các hành động xâm phạm quyền, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương giải quyết thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển. (CAND, ngày 3/08/2020)

Quan điểm này không mới. Bài báo chỉ lập lại lập trường cố hữu của Việt Nam, nhưng Trung Cộng thì không giảm tốc độ đe dọa quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Bằng chứng lính và tầu Hải giám Trung Cộng vẫn không ngừng đe dọa, tấn công và bắt giữ ngư dân Việt Nam hành nghề đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 2-4 (2020), tầu Trung Cộng đâm chìm một tàu cá của Quảng Ngãi ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, vào ngày 23-3, Trung Cộng xây dựng "hai trạm nghiên cứu" tại khu vực đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Vào trung tuần tháng 4/2019, Trung Cộng đã cho tầu khảo sát Hải Dương-8 (HD-8), có tầu Hải quân hộ tống, xâm nhập sâu trong hải phận miền Trung Việt Nam để thăm dò dầu khí. Song song với hoạt động của HD-8, tầu Hải quân Trung Cộng đã đe dọa công tác khoan dầu của Việt Nam ở vùng bãi Tư Chính. Sau đó, HD-8 rút về nghỉ ngơi và lấy tiếp liệu ở bãi Chữ Thập, chiếm của Việt Nam năm 1988, phía bắc Tư Chính, rồi quay lại khảo sát tiếp. Có lúc HD-8 và các tầu Trung Cộng đã đi sâu vào vùng biển của Việt Nam, chỉ cách Bình Thuận 180 cây số.

Nên biết Trung Cộng cũng đã áp lực buộc Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều Đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).

Ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.

Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tầu 160 hải lý (370 cây số) hướng Đông-Nam. Trung Cộng tự coi bãi Tư Chính nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.

MỸ-VIỆT NAM-TRUNG CỘNG

Lập trường cứng rắn nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với hành động và chủ trương chiếm độc quyền Biển Đông của Trung Cộng, do Ngoại trường Mike Pompeo đưa ra hôm 13/07/2020, đã được cộng đồng các nước trong khối Á Châu-Thái Bình Dương hoan nghênh.

Nhưng người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ dám nói chung chung rằng:”Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế….

“…Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.” (Tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 15/07/2020)

Hà Nội đã không dám mừng rỡ thái qúa trước tuyên bố cứng rắn với Trung Cộng của ông Pompeo vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Nhưng nhiều cựu đảng viên cao cấp và trí thức trong nước đã khuyến cáo đảng và nhà nước không nên bỏ lỡ cơ hội bằng vàng, sau tuyên bố chống Tầu mạnh mẽ của Mỹ, để xích lại gần Hoa Thịnh Đốn hơn để được giúp đỡ khi cần.

Nhưng, báo CAND lại phản ứng đề phòng và cảnh giác dư luận hãy coi chừng đề xướng của các nhân sỹ, trí thức. CAND viết:”Đối với vấn đề tranh chấp trên Biển Ðông hiện nay cũng vậy, chúng ta phải đặc biệt tỉnh táo trước chiêu bài của các phần tử thù địch, phản động. Cảnh giác không thể trở thành con bài chính trị, nhất là của các nước lớn, điều đó sẽ hết sức nguy hiểm cho lợi ích quốc gia, dân tộc.”

Do đó, tuy thừa nhận áp lực của Trung Cộng đối với Việt Nam ở Biển Đông không nhỏ, nhưng nhà nước lại không dám có động thái “thoát Trung”.

Bài báo viết nước đôi:”Âm mưu và hành động độc chiếm Biển Ðông của Trung Quốc là hết sức rõ ràng, đòi hỏi chúng ta phải luôn đấu tranh mạnh mẽ, bền bỉ, không khoan nhượng, sử dụng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, giữ vững mối đoàn kết, bang giao với tất cả các nước; không để xảy ra xung đột, chiến tranh.”

TỪ 4 LÊN 8 “KHÔNG”

Rõ ràng, với quan điểm không dám đối đầu với Trung Cộng ở Biển Đông, Việt Nam đã mau chóng thay đổi chính sách quốc phòng để được Bắc Kinh bảo hộ.

Trong nhiều năm, Việt Nam Cộng sản chủ trương 3 “không” gồm : (1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác.

Sau đó, khi công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2019, Việt Nam đã thêm vào điểm thứ 4, đó là : (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

Giờ đây, theo báo CAND ngày 3/8/2020, Việt Nam Cộng sản lại thêm 4 “không” khác, đó là:

-1) Không để lệ thuộc về kinh tế;

(2) Không để bị cô lập, chi phối về chính trị;

(3) Không để bị lôi kéo đi theo nước này để chống lại nước khác;

(4) Không để đối đầu về quân sự.

Với chính sách 8 “không”, báo CAND kết luận:”Chúng ta kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích; kiềm chế, không để nước ngoài lấn chiếm và tránh không để xảy ra xung đột, đụng độ. Vì vậy, quan điểm “bài Trung, thân Mỹ” hoàn toàn không có trong đường lối đối ngoại hay trong quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta.”

VƯƠNG NGHỊ-THỜI BÁO HOÀN CẦU?

Đáng chú ý là bài viết của báo CAND xuất hiện sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc đưa ra tuyên bố cảnh cáo Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ngày 21/07 (2020).

Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020) :”Về vấn đề Nam Hải, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết, Nam Hải là quê nhà chung của chúng ta, Trung Quốc và ASEAN vĩnh viễn là láng giềng, tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy phát triển là nguyện vọng chung của chúng ta. Chính sách Nam Hải của Trung Quốc không thay đổi, giữ bền vững.”

Vương Nghị nói thêm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam:”Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea )., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”

Trước đó, ngày 16/07/2020, tờ Thời báo Hoàn cầu thuộc hệ thống báo Nhân Dân của đảng Cộng sản Trung Cộng đã có bài cảnh cáo Việt Nam sẽ bị trừng phạt nếu ngả theo Mỹ ở Biển Đông.

Theo VOA Tiếng Việt thì :” Bài báo có tựa “Hoa Kỳ và Việt Nam thân cỡ nào? ” của tác giả Li Jiangang thuộc Viện nghiên cứu Nam và Đông Nam Á và Châu Đại Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, tố cáo rằng Washington “không quan tâm đến đạo đức và công lý, ” và đã can thiệp vào các vấn đề của các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.”

Sau khi nói rằng: “Việt Nam từ lâu đã là một quốc gia mà Hoa Kỳ muốn tận dụng để ngăn chặn địa chính trị Trung Quốc, ” hai Tác giả đã sỗ sàng cảnh cáo Việt Nam:”Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông. Đây là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam đưa ra trước nhu cầu về sức mạnh quốc gia và tình hình khu vực. Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được.”

Vẫn theo VOA Tiếng Việt thì Tờ Thời báo Hoàn cầu còn nhắc đểu với Hà Nội rằng:”Việt Nam đã “quá quen” với các “thủ đoạn” của Mỹ, cho rằng Washington chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực thúc đẩy “các cuộc cách mạng màu” tại Hà Nội, hay “lợi dụng”các vấn đề xã hội khác nhau như dân chủ và nhân quyền, để “khuấy động mạnh mẽ các cuộc xung đột tại Việt Nam.”

Như vậy, sự kiện báo CAND thanh minh không có chuyện “bài Trung thân Mỹ” trong ngoại giao và cách giải quyết xung đột Việt-Trung đã mang thông điệp gì vào lúc này?

Phải chăng là phía Việt Nam muốn bắn tiếng với Trung Cộng rằng chúng em không có lòng dạ nào dám thoát Trung để chạy theo Mỹ. Chúng em luôn luôn trung thành với phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Và chúng ta vẫn mãi mãi là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”? -/-

Phạm Trần

(08/020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Góp ý về nghi thức ngũ bái trong tế lễ cổ truyền Việt Nam
Nguyễn Văn Nghệ
08:40 19/08/2020
Tôi có dịp xem youtube “Vũ khúc ngũ bái” của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, của Giới người cha giáo xứ Ngọc Quang…Trên hai tay mỗi vũ công của Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cầm một cây hương, còn trên hai tay mỗi vũ công giới người cha giáo xứ Ngọc Quang cầm hai cây hương

Sau khi xem xong vũ khúc, tôi xin có những góp ý:

Ngũ bái dành cho ai?

Theo nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, chỉ có lạy Trời và nhà vua mới dùng “ngũ bái” (năm lạy) mà thôi. Ngoài ra lạy thần thánh, người quá cố chỉ có “tứ bái” (bốn lạy) mà thôi.

Nếu nói đến “bái” thì hai tay không cầm nén hương nào cả. Lúc quỳ xuống, hai bàn tay úp xuống mặt đất, đầu cúi xuống chạm mặt đất (cử chỉ này đọc theo âm Hán Việt là “khể thủ” có nghĩa là lạy rập đầu sát đất).

Trong nghi thức tế lễ cổ truyền, sau khi viên chánh tế thực hiện nghi thức “quán tẩy” và “thuế cân” (rửa tay và lau tay) hoàn tất thì vị chưởng nghi xướng: Phục vị. Viên chánh tế trở về vị trí cũ trước án thờ. Chưởng nghi xướng: Quỵ. (Viên chánh tế quỳ xuống). Chưởng nghi xướng: Phần hương (đốt hương), liền khi ấy viên thị lập (còn gọi là dự án) đứng trực bên án thờ đốt ba cây hương trao cho viên chánh tế. Chưởng nghi xướng: Niệm hương. Viên chánh tế hai tay cầm ba cây hương kính cẩn đưa lên ngang trán thay dân làng khấn vái cho mưa thuận gió hòa, xóm làng bình yên. Sau khi khấn xong, viên chánh tế hay tay vẫn cầm ba cây hương xá ba xá. Chưởng nghi xướng: Thượng hương. Viên chánh tế trao ba cây hương cho viên thị lập cắm vào lư hương trên án thờ. Tiếp đến chưởng nghi xướng: Phủ phục-Hưng-Bình thân. Viên chánh tế đặt hai tay xuống chiếu và cúi đầu lạy sát đất, sau đó đứng thẳng người lên. Sau đó chưởng nghi xướng: Nghinh thần cúc cung bái (đón thần cúi mình lạy). Khi ấy chánh tế đang tư thế đứng. Chưởng nghi xướng: Bái. Chánh tế quỳ xuống cúi đầu lạy sát đất. Chưởng nghi xướng: Hưng- chánh tế đứng thẳng người lên và sau đó chưởng nghi bốn lần xướng : Bái- Hưng. Viên chánh tế 4 lần đứng lên quỳ xuống đầu bái sát đất

Sau khi nghi thức tế lễ sắp kết thúc, chưởng nghi xướng: Tạ thần cúc cung bái và chưởng nghi cũng 4 lần xướng : Bái –Hưng. Viên chánh tế cũng 4 lần đứng lên quỳ lạy rập đầu sát đất.

Xem “Vũ khúc ngũ bái” tập thể của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ dâng hoa kính Đức Mẹ thì cách bái lạy trong “ngũ bái” của giáo xứ Cồn Thoi và giáo xứ Tân Mỹ được nghiên cứu có bài bản hơn. Có nhiều vũ công tuổi thiếu nhi nhưng khi bái lạy rất là thuần thục.

Trong nghi thức tế lễ cổ truyền Việt Nam, điều tối kỵ là khi di chuyển không được xoay lưng vào chính diện bàn thờ. Những điệu múa, điệu hát cửa đình của dân tộc là khuôn phép để chúng ta học hỏi, áp dụng vào những vũ khúc nhà đạo cho có bài bản và hài hòa với nghi thức tế lễ cổ truyền của dân tộc.

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Nhỏ Buổi Sáng Dịu Dàng
Nguyễn Đức Cung
14:58 19/08/2020
CHIM NHỎ BUỔI SÁNG DỊU DÀNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Sáng nay lòng thấy nhẹ nhàng
Ngắm con chim nhỏ dịu dàng dễ thương
(nđc)
 
VietCatholic TV
Đức Hồng Y George Pell: Thánh giá Chúa Kitô cứu tôi khỏi nỗi cay đắng vì bị tù oan
Giáo Hội Năm Châu
07:17 19/08/2020


Theo tuần báo Công Giáo The Catholic Weekly của tổng giáo phận Sydney, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây, Đức Hồng Y George Pell đã chia sẻ nhiều chi tiết về thời gian ngồi tù của ngài và các lý do khiến ngài duy trì được niềm hy vọng.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ngài cho hay Ủy Ban Sự Thật, Công Lý và Hàn Gắn do Giáo Hội Công Giáo Úc thiết lập lúc khởi đầu Ủy Ban Hoàng Gia điều tra việc lạm dụng của các định chế năm 2013, đã không nghiêm túc làm nổi bật thành tích nổi bật của Giáo Hội trong việc chống trả tội ác lạm dụng tại đất nước này cách nay một phần tư thế kỷ.

Ngài phát biểu các điều trên trong một cuộc phỏng vấn thu hình sẵn về nhiều chủ đề và được trình chiếu tại một hội nghị Công Giáo tại Hoa Kỳ ngày 16 tháng 8.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Pell đã thảo luận về đời sống cầu nguyện của mình ở trong tù và cách ngài có thể tập chú về phương diện thiêng liêng dù biết mình vô tội, sự hỗ trợ mà ngài nhận được qua thư từ của người Công Giáo bình thường trên khắp thế giới, tình hình tài chính của Vatican và vấn đề liên hệ là việc tham nhũng trong các định chế chủ chốt.

Ngài cũng tiết lộ mối quan tâm của mình về các khía cạnh của Thượng hội đồng về vùng Amazon được tiến hành vào tháng 10 năm ngoái và thảo luận các dấu hiệu đổi mới trong Giáo hội - bao gồm các thực tại mới của Giáo hội như Opus Dei và Neocatechumenal Way - và tầm quan trọng của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đối với tương lai của Đạo Công Giáo trên toàn thế giới.

Ngài nói: “Các tên gian lận” phần lớn đã bị loại khỏi các định chế tài chính của Vatican hoặc bị cấm tiếp cận chúng nhưng cần phải cảnh giác để ngăn chặn tham nhũng và sự thiếu hiệu năng vốn cố hữu trong quá khứ.

'Lỗi lầm nghiêm trọng' của Hội đồng Sự thật, Công lý và Hàn gắn

Về Hội Đồng Sự thật, Công lý và Hàn gắn, ngài cho biết họ đã “mắc một lỗi lầm nghiêm trọng khi không giải thích cho người ta - điều đó có thể không được lòng dân - rằng quả thực, Giáo hội 'cũ', từ giữa thập niên 90, đã hành động một cách kiên quyết và hữu hiệu, để ngăn chặn bệnh dịch này, để ngăn chặn các hành vi vi phạm vẫn đang tiếp diễn”. Ngài nói như thế trong cuộc phỏng vấn dài 30 phút được thực hiện tại Sydney cho một hội nghị do Viện NAPA, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại California tập chú vào Giáo Hội Công Giáo, tổ chức.

Ngài nói, không thể phủ nhận việc các tội ác đã diễn ra, chúng khét tiếng và đã được Giáo quyền xử lý kém, “nhưng ở Úc, chúng tôi đã phá vỡ phần khó nhất của việc vi phạm vào giữa thập niên 90”, một sự thật thậm chí đã được luật sư phụ tá Ủy ban Hoàng gia thừa nhận trong cuộc điều trần của họ.

Ngài nói, người Công Giáo ngạc nhiên khi biết rất ít về việc vi phạm đã thực sự xảy ra trong những thập niên gần đây.

Ngài nói với nhà báo Monica Doumit giữ chuyên mục của The Catholic Weekly: “Tôi nghe nói về một cuộc hội họp công khai trong đó một người bạn của tôi thực sự biết chuyện gì đang xảy ra đã hỏi giáo quyền trong giáo phận đó rằng ‘ngài có bao nhiêu vụ vi phạm trong giáo phận ngài, trong các định chế Công Giáo, ở thế kỷ này? ’Và [vị này trả lời] không có hoặc hầu như không có vụ vi phạm nào. Khiến khán giả Công Giáo ở đó sững sờ”.

Đối phó với nhà tù

Ngài nói, sự thay đổi lớn trong đời sống thiêng liêng của ngài là không thể cử hành Bí tích Thánh Thể mỗi ngày. Không thể dâng Thánh lễ theo ý định của người khác như ngài thường làm, thay vào đó, ngài đọc kinh Hãy Nhớ (Memorare), một kinh nguyện xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, theo yêu cầu cá nhân được gửi đến ngài.

Ngài nói, “Trong tù, bạn không thể bào chữa là bạn quá bận rộn đến không thể cầu nguyện được. Tôi có thói quen thường xuyên hàng ngày đọc Sách Nguyện, suy niệm và đọc sách thiêng liêng. Và vào Chúa Nhật, tôi xem Thánh Lễ Cho Các Bạn Ở Nhà vào khung giờ không thể tưởng tượng được là sáu giờ sáng.

“Sau đó, tôi theo dõi các nhà truyền giảng Tin Mừng người Mỹ Joseph Prince từ California và Joel Osteen từ Texas. Và trong nhật ký của mình, tôi phê bình các cố gắng của họ về thần học - nhưng cả hai đều là những nhà thuyết giáo rất giỏi và họ đã có nhiều người theo dõi”.

Hỗ trợ từ khắp nơi trên thế giới

Ngài ước tính ngài đã nhận được khoảng 4, 000 lá thư lúc ở trong tù nhưng hầu như chỉ giới hạn vào việc trả lời các bạn tù – ngược với lời khuyên pháp lý. Ngài nói Ngài làm thế vì Ngài cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình trong tư cách một linh mục.

Mọi người từ khắp nơi trên thế giới và thuộc mọi bối cảnh của cuộc sống đã viết thư cho ngài trong thời gian ngồi tù, trong đó có hai phụ nữ ở Texas. Ngài cho biết các bức thư của họ là “những bức thư rất khuyến khích và đẹp đẽ, thú vị. Chúng đã cho tôi một thứ gì đó để ‘ngẫm nghĩ’ về mặt thần học và tâm linh”.

Ngài theo sát các sự kiện thế giới thông qua việc đọc báo Melbourne ba lần một tuần và xem tin tức thế giới của đài SBS được phát sóng vào mỗi buổi tối.

Ngài nói, “Vì vậy, tôi đã theo khá sát mọi chuyện và người ta gửi cho tôi nhiều bài cắt từ báo chí. Bạn bè đã gửi cho tôi vô số bài báo”.

Nhật ký gần như không viết

Ngài cũng tập chú vào việc ghi lại những suy nghĩ hàng ngày của mình nhưng trước đó gần như không làm điều này vì thoạt đầu cho rằng mình sẽ không ngồi tù lâu.

“Tôi luôn làm mình bận rộn nên đã viết nhật ký. Tôi nghĩ mình sẽ ở trong này ba tháng hoặc gần như thế nên tôi viết ba trang mỗi ngày; điều này, theo ước tính, sẽ cho tôi một cuốn sách dầy 250 trang. Nhưng tôi đã ở đó 13 tháng! Tôi gần như không muốn viết, nhưng rất vui là đã viết. Đó là một trị liệu pháp rất tốt và [tôi nghĩ] tôi có thể nói một điều gì đó có thể giúp ích cho người ta”.

Tập đầu tiên của cuốn hồi ký trong tù của Đức Hồng Y Pell sẽ được nhà Ignatius Press xuất bản năm 2021.

Mối quan tâm về Thượng Hội Đồng Amazon

Ngài thừa nhận ngài lo ngại về Thượng hội đồng Amazon được tổ chức tại Vatican vào tháng 10 năm ngoái nhưng không có nhiều thiệt hại xảy ra như ngài lo ngại.

Ngài nói “Tôi không chắc mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào và cuối cùng thì kết quả không quá tệ”.

“Tôi cảm thấy một số người được trao quyền lãnh đạo trong việc chuẩn bị Thượng Hội đồng - một giám mục chưa bao giờ làm cho một cư dân địa phương trở lại trong suốt nhiều thập niên làm nhà truyền giáo - tôi thấy một hoặc hai điều đó khá đáng chú ý. Nhưng kết quả cuối cùng, theo như tôi thấy, không có quá nhiều thiệt hại”.

Các vấn đề tài chính của Vatican

Về tình hình tài chính hiện nay của Vatican và vấn đề tham nhũng đang hoành hành, ngài cho biết đại dịch coronavirus đã làm trầm trọng thêm một vấn đề tài chính vốn đã nghiêm trọng.

Người kế nhiệm của ngài tại Văn Phòng Kinh tế của Vatican đã nói với ngài rằng Vatican đang mất 70 triệu đô la Úc một năm trước khi đại dịch xảy ra. Trong khi đó, các Bảo tàng Vatican hiện đã đóng cửa kể từ khi đại dịch xảy ra ở Ý, thông thường mang lại doanh thu 80-100 triệu đô la Úc một năm.

Ngài nói thêm “Bây giờ điều đó gần như đã biến mất hoàn toàn, hơi minh họa quá đáng một chút khi nói rằng Vatican sắp khánh kiệt, bởi vì nó không phải vậy. Nó vốn có... không phải một di sản lớn... còn kém hơn một số trường đại học lớn của Mỹ, kém hơn một cách đáng kể như một di sản. Nhưng bạn không thể tiếp tục mất tiền theo tốc độ như hiện tại mãi mãi… Đó là thực tại rất căn bản”.

Trong khi đó, ngài nói, công chúng biết rằng Vatican đang có “một khoản thâm hụt rất đáng kể trong quỹ hưu trí - và gần như mọi quốc gia khác ở châu Âu cũng thế - nhưng điều đó không mấy an ủi”.

Ngài nói “Bây giờ tôi đã hiểu rõ điều đó, tôi chậm hơn hai hoặc ba năm so với những gì người ta đang nghĩ, nhưng ít nhất về mặt công chúng, tôi chưa thấy bất cứ gợi ý nào thực sự giải quyết được thách thức tài chính đáng kể”.

Đối phó với tham nhũng và sự thiếu hiệu năng

Ngài nói rằng không nghi ngờ gì nữa, Vatican đã “bị điêu đứng trong nhiều năm qua bởi sự thiếu hiệu năng và tham nhũng. Vụ bất động sản ở London có lẽ là một điển hình của cả hai, chắc chắn là một điển hình về thiếu hiệu năng, nếu nói cho nhẹ”.

Vụ được ngài nói đến hiện đang được các nhà chức trách Vatican điều tra xem Phủ Quốc Vụ Khanh của Vatican đã sử dụng khoảng 270 triệu đô la Úc ra sao để tài trợ một dự án phát triển bất động sản ở quận Chelsea của London năm 2014.

Nhưng “vì Giáo hội không phải là một doanh nghiệp, điều này không có nghĩa là có bất kỳ lý do nào biện minh cho việc Giáo hội hoạt động thiếu hiệu năng hoặc không nên mạnh mẽ và cảnh giác chống lại tham nhũng”.

Ngài nói ngài tin rằng “hầu hết những kẻ gian lận đã bị loại ra ngoài hệ thống [mặc dù] bạn không bao giờ có thể hoàn toàn chắc chắn. Nhưng tất nhiên bạn phải hết sức cảnh giác. Vì vậy, tôi rất tin tưởng vào người kế nhiệm của tôi. Họ đang đi đúng hướng, nhưng lời hứa đó phải mang lại thành quả.

“Họ vừa bổ nhiệm một Hội đồng Tài chính mới - một nửa số người được bổ nhiệm, gần như vậy, là các phụ nữ có trình độ cao - vì vậy tôi lạc quan rằng họ sẽ có một cái nhìn tốt về tình hình và có lập trường rất vững chắc về việc đâu là những vấn đề căn bản, và không bị phân tâm vào việc nêu lý thuyết hoặc các an ủi ngắn hạn. Vì vậy, tôi có một sự lạc quan có cơ sở”.

Các thách thức nghiêm trọng - nhưng có dấu hiệu đổi mới

Ngài cho biết chắc chắn Giáo hội ở khắp thế giới phương Tây đang đối diện với tình hình nghiêm trọng về mặt nhân khẩu học và chính trị, nhưng ngài vẫn lạc quan và nhận thấy nhiều dấu hiệu đổi mới, nhất là trong các thực tại Giáo hội mới như Opus Dei và Neocatechumenal Way.

Opus Dei, được thành lập vào thời hậu Nội chiến Tây Ban Nha bởi Thánh Josemaria Escriva, tập chú vào việc giúp người trẻ và người lớn khám phá ra và sống sự thánh thiện thông qua tình bạn với Thiên Chúa. Neocatechumenal Way, cũng được thành lập ở Tây Ban Nha vào năm 1968, tập chú vào việc xây dựng các cộng đồng nhỏ theo con đường đào tạo hướng tới một đức tin trưởng thành, với việc hết sức nhấn mạnh tới việc hiểu biết Lời Chúa và các chủ đề có liên quan với Lời Chúa trong Kinh thánh.

Đức Hồng Y Pell nói, “Ở nhiều nơi trên thế giới - chẳng hạn như ở Châu Phi - Giáo hội đang tiến tới”. Nhưng chúng ta đang phải chịu áp lực ở nhiều nơi, nhất là ở thế giới phương Tây. Có một sự xói mòn nhất định ở đó, nhưng nếu đó là cái giá chúng ta phải trả để duy trì sự tinh ròng của Tin Mừng trong giáo huấn của chúng ta, thì chúng ta sẵn sàng để trả.

Con đường dẫn đến tình trạng mất đi tính liên quan

Ngài nói, con đường dẫn đến tình trạng mất đi tính liên quan cho Giáo hội đã quá rõ ràng.

“Điều nghịch lý là - và nó được chứng minh trong thế giới Tin lành cấp tiến, nó được chứng minh trong thế giới Công Giáo, ở Bỉ, Hà Lan, Quebec và đến một mức độ nào đó ở Thụy Sĩ và Áo - càng thích nghi với thế giới thì Giáo Hội Công Giáo càng mất nhanh hoạt động của mình”.

Tuy nhiên, ngài nói, nếu Giáo hội vẫn trung thành với Chúa Kitô, thì luôn có cơ may các lực lượng đổi mới và lãnh đạo mới sẽ xuất hiện.

“Tôi nghĩ rằng điều này đã xảy ra trong thế kỷ trước qua Opus Dei, Neocatechumenal Way, cũng giống như nó đã xảy ra vào Thế kỷ 16 với các tu sĩ Dòng Tên, với các tu sĩ Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô thế kỷ 13, và trước đó với các tu sĩ Dòng Biển Đức. Ngài cho hay, Thiên Chúa ở cùng chúng ta và ơn quan phòng của Chúa đang hoạt động và điều đó có nhiều khả năng hữu hiệu hơn nếu chúng ta phấn đấu làm những gì Người muốn”.

Đau khổ trở thành các mục tiêu cao hơn

Suy tư về trải nghiệm hơn 400 ngày ở trong tù vì một tội ác mà ngài chưa từng phạm, ngài cho biết chính đức tin và việc đào tạo Kitô giáo đã ngăn ngài khỏi bị khuất phục trước sự cay đắng.

“Tôi rất tin tưởng rằng các đau khổ nhỏ nhoi của tôi - và chúng quả không to lớn - là một điều có thể được cống hiến, cùng với đau khổ của Chúa Kitô, vì lợi ích của Giáo hội”.

Ngài cũng nhận được sự hỗ trợ từ các giới bất ngờ. Ngài nói “Tôi nhận được một lá thư từ một tù nhân dài hạn; người này nói rằng 'sự đồng thuận giữa các tội phạm chuyên nghiệp là bạn đã bị thêu dệt, tất nhiên là bạn vô tội!' Và ông ta nói 'há không lạ lùng sao khi phạm nhân nhìn thấy điều này nhưng các thẩm phán lại không nhìn ra? ’ Tôi hiểu điều đó”.

Khi được hỏi điều gì đã khiến ngài không trở nên cay đắng trước sự bất công mà ngài phải chịu, ngài nói cả đức tin của ngài lẫn giáo huấn Kitô giáo “và có lẽ sự thừa nhận rằng theo cả quan điểm nhân bản thế tục, sự cay đắng vẫn có tính xâm thực và gây tổn hại”.

Ngài cho biết, “Không cay đắng hơi giống đức tin một chút. Nó không phải là thứ bạn có thể bỏ vào túi và ở đó mãi mãi. Bạn phải tiếp tục cầu nguyện để đức tin của bạn luôn vững mạnh và bạn phải cầu nguyện và cảnh giác để không rơi vào sự cay đắng tự lấy mình làm trung tâm và trở nên thù địch và cáu giận điều này điều nọ. Nhưng trên hết, chính giáo huấn Kitô giáo của tôi đã thôi thúc tôi đi đúng hướng trong những vấn đề này”.

Giáo hội Hoa Kỳ, chìa khóa mở cửa tương lai

Ngài nói ngài muốn nhắc nhở khán giả Hoa Kỳ của ngài rằng Giáo hội ở Hoa Kỳ quan trọng xiết bao đối với Đạo Công Giáo thế giới và nền văn minh phương Tây.

Bất chấp các tai tiếng trong giới lãnh đạo Giáo hội, các tai tiếng vốn đã “gây thương tích sâu xa”, nhiều bộ phận của Giáo hội ở Hoa Kỳ đang cung ứng một con đường tiến lên trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngài nêu tên các giám mục Hoa Kỳ như Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York và cựu Hồng Y Tổng Giám mục Chicago, Francis George OMI, người đã qua đời vào năm 2015, như những tấm gương xuất sắc về khả năng lãnh đạo và tầm nhìn Giáo hội trong thời đại hiện nay.

Tự mô tả mình như một người bạn và đồng minh lớn của Hoa Kỳ nhưng không phải là một nhà quan sát thiếu phê phán, ngài nhắc khán giả của ngài nhớ vị trí trung tâm và sức sống của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đối với thế giới phương Tây.

Ngài nói, “Đạo Công Giáo Hoa Kỳ cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi ở các nước nhỏ hơn, chúng tôi dựa vào các bạn vì tư cách bác học của các bạn, khả năng lãnh đạo của các bạn… các chiến lược mục vụ mà các bạn thực thi và chứng minh là thành công sẽ được chúng tôi theo dõi và bắt chước”.
 
Phi thường: Vụ nổ Beirut tàn phá kinh hoàng, nhưng tượng Đức Mẹ, bàn thờ, và cung thánh còn nguyên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 19/08/2020


1. Nhà sập nhưng tượng Đức Mẹ còn nguyên, mọi thứ trên bàn thờ còn nguyên

Hôm 4 tháng 8, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra ở Beirut khiến 172 người thiệt mạng, 6, 000 người bị thương và phá hủy phần lớn thành phố. Nó cũng khiến hơn 300, 000 người mất nhà cửa trong tích tắc.

Tuy nhiên, Church Pop tường thuật rằng một tòa nhà đã dựng một hang đá kính Đức Mẹ bên hông nhà mình để hàng xóm ai ra vào con hẻm đó có thể kính chào Đức Mẹ khi bắt đầu một ngày làm việc hay khi kết thúc một ngày bôn ba kiếm sống. Tượng Đức Mẹ và cả hang đá cũng như căn nhà đó còn nguyên trong khi phía sau hang đá Đức Mẹ là một đống đổ nát.

Trong một diễn biến khác, Cha Youil Nassif đã rời nhà thờ Thánh Dimitrios hôm thứ Ba 4 tháng 8 chỉ 12 phút trước khi vụ nổ cảng Beirut san bằng một khu vực rộng lớn của thủ đô Li Băng.

Ngài đã bị sốc khi trở về và phát hiện ra rằng ngôi nhà thờ nghi lễ Đông phương của ngài đã bị phá hủy trong vụ nổ.

Bước qua lớp kính vỡ và các băng ghế bị xô đổ, Cha Nassif bước vào khu vực bàn thờ, nơi ngài lại ngạc nhiên thêm một lần nữa.

Cha Nassif nói: “Khi tôi bước vào bàn thờ, tôi rất ngạc nhiên vì bàn thờ vẫn còn nguyên vẹn. Bạn có thể thấy cuốn Kinh thánh còn nguyên; ngọn đèn dầu không di chuyển. Bạn có thể nhìn thấy thánh tích của các vị thánh.... ngay cả tấm kính cũng không bị vỡ.

Theo cha Nassif đó là như một dấu chỉ từ Thiên Chúa


Source:Global News

2. Câu chuyện: Đàn ngang cung của nhân viên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Kamala Harris, người vừa được chọn làm ứng viên phó tổng thống của Joe Biden, là một người khét tiếng phò phá thai và bài Công Giáo.

Trong tư cách là Bộ trưởng Tư Pháp California, bà Kamala Harris đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ Hội Đồng Giám Mục tiểu bang khi tài trợ cho một dự luật buộc các trung tâm trợ giúp các phụ nữ mang thai phải quảng cáo các dịch vụ phá thai “miễn phí hoặc chi phí thấp” cho khách hàng của họ. Luật đó đã bị Tòa án Tối cao lật lại vào năm 2018.

Bà Kamala Harris là một người có khuynh hướng bài Công Giáo rất quyết liệt. Trong suốt thời gian hoạt động tại Thượng Viện Hoa Kỳ, bà ta đã tìm mọi cách bác bỏ các bổ nhiệm của tổng thống Donald Trump liên quan đến người Công Giáo.

Ngày 10 tháng 10, 2018, Tổng thống Trump đề cử ông Brian Buescher, một hiệp sĩ Kha Luân Bố là thẩm phán tòa án quận hạt Nebraska. Vào ngày 13 tháng 11 cùng năm, việc bổ nhiệm này được đưa ra xem xét tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Bà Harris đã tra vấn liệu Buescher có biết rằng Hiệp sĩ Đoàn Kha Luân Bố “phản đối quyền lựa chọn của phụ nữ” và chống lại “quyền bình đẳng trong hôn nhân” khi ông tham gia vào tổ chức Công Giáo này không.

Những nhận xét này của bà Harris đã bị chỉ trích là bài Công Giáo và Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, đã mô tả những chỉ trích ấy là “quá quắt”.

Trường hợp của ông Brian Buescher chỉ là một thí dụ điển hình. Thực tế là tất cả các bổ nhiệm liên quan đến người Công Giáo của Tổng thống Trump khi đưa ra Thượng Viện Hoa Kỳ đều bị bà ta phản đối rất quyết liệt như thể người Công Giáo có vấn đề và không có khả năng đảm nhận các chức vụ dân cử tại Hoa Kỳ.

Hôm 12 tháng 8, phát biểu với Catholic News Service, gọi tắt là CNS, dịch vụ tin tức chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Donna Grimes, phó giám đốc phụ trách các vấn đề người Mỹ gốc Phi trong Ủy Ban Đa Văn hóa trong Giáo Hội của các Giám Mục Mỹ, cho biết cô “hồ hởi phấn khởi” trước việc ông Joe Biden chọn bà Kamala Harris làm ứng cử viên phó tổng thống. Sự “hồ hởi phấn khởi” của Donna Grimes trước một nhân vật phò phá thai và bài Công Giáo quyết liệt như thế làm nhiều tín hữu Công Giáo Mỹ ngã lòng.

Cô Donna Grimes nói với CNS rằng Harris không phải là lựa chọn đầu tiên của cô để liên danh với Biden, nhưng “thực sự xứng đáng và mang lại nhiều điều đáng bàn”.

“Tôi đã rất hồ hởi phấn khởi. Cộng đồng chúng ta, cần những tin tốt lành và điều này thật tuyệt vời”.

Cô cho biết cô tin rằng Biden và Harris sẽ đưa ra “chính sách có lợi cho những người bên lề xã hội” và nói rằng cô hy vọng rằng nếu được bầu, họ sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến cải cách chăm sóc sức khỏe và quyền bầu cử.

Grimes không đề cập đến những vấn đề mà Biden và Harris đã xung đột với các Giám Mục Hoa Kỳ, trong số đó có sự bảo vệ lương tâm trong chính sách chăm sóc sức khỏe, hôn nhân đồng tính và thường xuyên nhất là phá thai. Biden và Harris đã cam kết khôi phục nguồn tài trợ hiện đang bị hạn chế của liên bang cho việc phá thai. Harris trước đây đã cam kết sử dụng luật liên bang để hạn chế luật của các tiểu bang cấm hoặc hạn chế phá thai.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi phá thai là một hành động “vô nhân đạo”, thúc giục việc xóa bỏ nó, và nói rằng những đứa trẻ chưa sinh nằm trong số những người bị gạt ra ngoài lề “những vùng ngoại vi hiện sinh, ” mà Giáo hội phải có sự chăm sóc đặc biệt.

Donna Grimes đã cố ý lờ đi những vấn đề đó.

Năm ngoái, phát ngôn viên của USCCB, là cô Judy Keane, đã phải rời khỏi văn phòng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sau khi các phương tiện truyền thông báo cáo rằng cô đã tweet ủng hộ Tổng thống Trump và phản đối đảng Dân chủ từ tài khoản Twitter cá nhân của riêng mình.

Trong số các dòng tweet của Keane có một bài chỉ trích Harris, khi đó đang vận động để đảng Dân Chủ cử mình ra tranh cử tổng thống. Trả lời một bản tin nói rằng Harris, hứa sẽ tăng lương cho giáo viên, Keane viết “Cô ấy sẽ hứa đủ thứ để được bầu. Sau đó, cô ấy sẽ tăng thuế để những người Mỹ làm việc chăm chỉ phải trả cho tất cả. Không, cám ơn.”

Sau khi dòng tweet của Keane lần đầu tiên được chú ý, nữ phát ngôn viên đã bị cho nghỉ phép, và ngay sau đó bị buộc phải rời khỏi USCCB. Theo Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đến giờ này không ai biết cô ấy bị sa thải hay tự nguyện xin nghỉ.

Nhiều người đề nghị rằng, để cho công bằng, Donna Grimes cũng nên biến đi cho.


Source:Catholic News Agency

3. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục về câu chuyện hồ hởi phấn khởi đối với nữ tướng phò phá thai Kamala Harris

James Rogers, Giám đốc truyền thông của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra tuyên bố sau:

“Đầu ngày hôm nay, Dịch vụ Tin tức Công Giáo, gọi tắt là CNS, đã đưa ra lời giải thích về câu chuyện ngày 12 tháng 8 của mình, trong đó một thành viên của Hội Đồng Giám Mục đã được phỏng vấn để cho ý kiến về một ứng cử viên phó tổng thống Hoa Kỳ. CNS làm rõ rằng các trích dẫn được đưa ra với tư cách cá nhân chứ không phải với tư cách đại diện cho Hội đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ.

Tại mọi thời điểm, nhân viên của Hội đồng không được phép phát biểu thay mặt cho các Giám Mục trong việc ủng hộ hoặc phản đối các ứng cử viên cho chức vụ dân cử. Vì những bình luận được đề cập có thể đã dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các tín hữu, hãy để tôi nói rõ: Là người Công Giáo, mỗi người chúng ta được kêu gọi đánh giá các ứng cử viên cho chức vụ công quyền bằng cách đánh giá xem các chính sách của họ có phù hợp chặt chẽ với các nguyên tắc Phúc âm, như đã được các Giám Mục Hoa Kỳ giải thích trong Tài Liệu có tựa đề Hình thành Lương tâm cho các Công dân Tín hữu.”

Dưới đây là tuyên bố của Dịch vụ Tin tức Công Giáo CNS:

“Trong câu chuyện ngày 12 tháng 8 về việc chọn Kamala Harris làm ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ, Catholic News Service đã phỏng vấn Donna Grimes với tư cách là một trong số những người Công Giáo da đen về phản ứng của cô. Grimes đã không được yêu cầu phát biểu thay mặt cho Hội đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, cô ấy cũng không nói rằng cô ấy đang phát biểu thay mặt cho Hội Đồng.”


Source:USCCB

4. Thống đốc Nebraska ký ban hành luật cấm phá thai bằng phương pháp D&E

Thống đốc Pete Ricketts của Nebraska đã ký lệnh cấm phá thai bằng phương pháp nong và hút, thường được gọi tắt là D&E, sau khi dự luật được thông qua tại Quốc Hội tiểu bang.

Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nebraska, một trong những tổ chức chính ủng hộ đạo luật này, đã lên tiếng hoan nghênh diễn biến này, đặc biệt là buổi lễ ký kết đã diễn ra chỉ 2 ngày sau khi dự luật được thông qua và diễn ra đúng ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15 tháng 8.

Lauren Garcia, chuyên gia truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nebraska, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các Giám Mục rất vui vì thống đốc Ricketts đã ký dự luật này ngay lập tức và trong bối cảnh công khai.

“Ông ấy có thể đã làm điều gì đó riêng tư, và chúng ta chỉ nghe về việc ký kết này sau đó, nhưng ông ấy đã muốn biến điều này thành một lễ kỷ niệm, bởi vì đây là đạo luật quan trọng nhất về sự sống đã được thông qua kể từ lệnh cấm phá thai sau 20 tuần tuổi đã đạt được cách đây 10 năm”, Garcia nói với CNA.

Phá thai bằng phương pháp D&E, thường được gọi là phá thai bằng phương pháp nong và hút, thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Thượng nghị sĩ bang Suzanne Geist đã giới thiệu LB814 vào tháng Giêng. 21 thượng nghị sĩ tiểu bang đã tham gia luật với tư cách đồng bảo trợ khi được giới thiệu, với bốn người khác tham gia sau đó.

Thống đốc Ricketts đã ủng hộ mạnh mẽ dự luật này khi được giới thiệu.

“Thủ đoạn man rợ này thực sự xé xác một đứa trẻ sơ sinh, từng mảnh, để hủy hoại sự sống của đứa bé. Tôi kêu gọi các Thượng nghị sĩ hành động nhanh chóng để chấm dứt hình thức phá thai kinh khủng này”, Thống đốc Ricketts nói.

“Bảo vệ phẩm giá cuộc sống đã, đang, và sẽ vẫn là giá trị cốt lõi của việc trở thành người dân Nebraska. Tôi mời các bạn tham gia cùng chúng tôi để khẳng định sự quý giá của sự sống chưa được sinh ra và phản đối các phương thức tàn bạo được sử dụng để chấm dứt nó, ” ông nói.

Những người phản đối dự luật Nebraska cho rằng các tòa án có thể sẽ coi đạo luật này là vi hiến đối với phán quyết Roe chống Wade.

Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, người vừa được chọn làm ứng viên phó tổng thống của Joe Biden, là một người khét tiếng phò phá thai và bài Công Giáo, cho biết bà sẽ làm mọi cách để bác bỏ luật của tiểu bang Nebraska.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúng tôi chỉ có ý muốn loan báo Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng tôi không có ý định làm chính trị đảng phái. Chúng tôi cũng không có quyền yêu cầu quý vị và anh chị em đừng bỏ phiếu cho liên danh Joe Biden, Kamala Harris; và dồn phiếu cho Tổng thống Trump. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhắc nhơ quý vị và anh chị em nào muốn bỏ phiếu cho liên danh Joe Biden, Kamala Harris, quý vị và anh chị em hãy chuẩn bị câu trả lời trước mặt Chúa về quyết định của mình.


Source:Catholic News Agency

5. Đại dịch coronavirus tái phát tại Nam Hàn, bùng phát mạnh trong một giáo phái chống chính quyền

Nhà lãnh đạo một giáo phái ở Nam Hàn, là người thường chỉ trích tổng thống Văn Tại Dần hay còn gọi là Moon Jae-in, một cách gay gắt, đã xét nghiệm dương tính với coronavirus, hai ngày sau khi ông tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành chống chính phủ ở Hán Thành.

Đã có hơn 300 trường hợp nhiễm coronavirus trong số 4, 000 tín đồ cuả giáo phái Tát Lãng-Gia Nhĩ của ông Tuấn Quang Huân.

Người ta đang lo ngại về một đợt bùng phát lớn ở thủ đô. Sự lây lan của virus có thể trở nên tồi tệ hơn vì hàng ngàn thành viên của giáo phái Tát Lãng-Gia Nhĩ đã tuần hành và tương tác với hàng chục nghìn người ở trung tâm thành phố Hán Thành vào hôm thứ Bảy bất chấp lời cảnh báo từ các quan chức là phải ở nhà.

Ông Tuấn Quang Huân, được biết đến trong quá khứ qua những lời phát biểu khiêu khích và kỳ quái, cho biết vụ bùng phát trong giáo phái của ông là kết quả của một cuộc tấn công do một đối thủ “nào đó” đã “đổ” virus vào các nơi tụ họp của giáo phái.

Ông Tuấn Quang Huân đã từng bị truy tố vào tháng 3 với tội danh vi phạm luật bầu cử trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4. Ông đã tổ chức biểu tình chống lại đảng của tổng thống Văn Tại Dần một các bất hợp pháp vì thời gian vận động chính thức chưa bắt đầu. Ông Tuấn sau đó được tại ngoại với điều kiện ông sẽ không tham gia các cuộc biểu tình có thể liên quan đến vụ án đang chờ xét xử.

Cho đến nay Hàn Quốc đã có 15, 318 người nhiễm bệnh và 305 người chết.

Bộ trưởng Y tế Kim Lợi Phổ đã đưa ra lời kêu gọi tất cả các thành viên của giáo phái phải trải qua các cuộc thử nghiệm.


Source:KBS News