Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/08: Người giàu có khó vào nước Thiên Chúa không? – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:22 19/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: “Thế thì ai có thể được cứu?” Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được.”
Bấy giờ ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự toà vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en. Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.
“Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:36 19/08/2024
12. Cầu cứu các thánh thì có ích, bởi vì có lúc lời cầu nguyện của một người không đạt được, nhưng nhờ lời cầu nguyện của nhiều người thì có thể đạt được.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:42 19/08/2024
37. NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG
Có một người ở miền quê thường ăn chay trường, ngẫu nhiên đi lên phố huyện có chút việc, nhìn thấy trụ cột bên cổng gác có dán tờ cáo thị:
- “Vu cáo thì tăng thêm ba lần tội, tố tụng vượt mức (越訴) (1) thì đánh năm mươi hèo”.
Người ăn chay trường sau khi về tới nhà thì vừa run vừa sợ, nói với người khác rằng:
- “Trên huyện dán tờ cáo thị, ăn chay trường một tháng (月素) (2) thì bị đánh năm mươi hèo, nếu mà họ biết được tôi ăn chay trường, thì có thể đánh chết tôi sao?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 37:
Có người ăn chay trường là vì thích làm theo phật pháp; có người ăn chay trường là vì để chữa bệnh; có người ăn chay trường là vì đã thề hứa với thần với thánh; và có người ăn chay trường là vì muốn đạt thành chánh quả, cho nên, có thể nói, ăn chay trường là một phương pháp dưỡng sinh làm cho thân thể khỏe mạnh.
Ăn chay trường không phải là tội lớn, bởi vì thời nay người ta cũng khuyên mọi người...ăn chay để hãm mình tiết dục, nhưng nếu ăn chay trường niệm Phật mà vẫn cứ chửi tục, nói hành nói xấu, mưu mô hại người thì đó là cái tội to lớn cần phải phạt.
Không ai ghét bỏ người ăn chay trường, nhưng nếu ăn chay trường mà bị đánh là vì có người lấy chuyện ăn chay để làm bình phong hại người, đây là cách hại người kiểu “ném đá giấu tay” mà chỉ có những người xấu chuyên nghiệp mới dùng mà thôi. Hãy coi chừng !
(1} 越訴phát âm là yue-su, nghĩa là tố tụng vượt mức.
(2) 月素phát âm cũng là yue-su, nghĩa là ăn chay trường một tháng. Đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người ở miền quê thường ăn chay trường, ngẫu nhiên đi lên phố huyện có chút việc, nhìn thấy trụ cột bên cổng gác có dán tờ cáo thị:
- “Vu cáo thì tăng thêm ba lần tội, tố tụng vượt mức (越訴) (1) thì đánh năm mươi hèo”.
Người ăn chay trường sau khi về tới nhà thì vừa run vừa sợ, nói với người khác rằng:
- “Trên huyện dán tờ cáo thị, ăn chay trường một tháng (月素) (2) thì bị đánh năm mươi hèo, nếu mà họ biết được tôi ăn chay trường, thì có thể đánh chết tôi sao?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 37:
Có người ăn chay trường là vì thích làm theo phật pháp; có người ăn chay trường là vì để chữa bệnh; có người ăn chay trường là vì đã thề hứa với thần với thánh; và có người ăn chay trường là vì muốn đạt thành chánh quả, cho nên, có thể nói, ăn chay trường là một phương pháp dưỡng sinh làm cho thân thể khỏe mạnh.
Ăn chay trường không phải là tội lớn, bởi vì thời nay người ta cũng khuyên mọi người...ăn chay để hãm mình tiết dục, nhưng nếu ăn chay trường niệm Phật mà vẫn cứ chửi tục, nói hành nói xấu, mưu mô hại người thì đó là cái tội to lớn cần phải phạt.
Không ai ghét bỏ người ăn chay trường, nhưng nếu ăn chay trường mà bị đánh là vì có người lấy chuyện ăn chay để làm bình phong hại người, đây là cách hại người kiểu “ném đá giấu tay” mà chỉ có những người xấu chuyên nghiệp mới dùng mà thôi. Hãy coi chừng !
(1} 越訴phát âm là yue-su, nghĩa là tố tụng vượt mức.
(2) 月素phát âm cũng là yue-su, nghĩa là ăn chay trường một tháng. Đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Nổi tiếng
Lm. Minh Anh
15:44 19/08/2024
NỔI TIẾNG
“Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”.
Trong “Let Us Live!” - một trong những bài thơ nổi tiếng của sử thi thế giới - Latin Catullus viết, “Hãy sống, hãy yêu, hãy xét lại mọi lời đồn thổi của những con người đứng tuổi đi trước mà giá trị chỉ đáng một xu! Mặt trời có thể lặn rồi mọc; nhưng với con người, khi ánh sáng ngắn ngủi chìm xuống, chúng ta phải ngủ một đêm dài vĩnh viễn bất tận!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mọi lời đồn thổi, huyễn danh hay ‘nổi tiếng’ của một người rồi cũng chỉ đáng một xu! Thật thú vị, ý tưởng của nhà thơ La Mã cổ đại được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay! Cả hai bài đọc nói đến sự ‘nổi tiếng’; ‘nổi tiếng thế gian’, ‘nổi tiếng thiên đàng!’.
Trước hết, ‘nổi tiếng thế gian!’. Tia, một vị vua giàu có, “sinh lòng tự cao vì lắm của”; tự cho mình là thần. Và Chúa đã để ngoại bang đánh vua tơi bời đến nỗi phải chết thê thảm giữa trùng khơi - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Chúa phán, Ta cầm quyền sinh tử!”. Tiếp đến, ‘nổi tiếng thiên đàng!’. Sau câu hỏi của Phêrô, “Vậy chúng con sẽ được gì?”; Chúa Giêsu nói, “Đến thời tái sinh, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel”. Và Ngài kết luận, “Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”.
“Kẻ đứng đầu”, họ là ai? Để hiểu điều này, cần lưu ý quan niệm khác nhau về “đứng đầu” của “thế gian” và của “thiên đàng!”. Thế gian luôn đề cao “kẻ đứng đầu”: ‘nổi tiếng!’, thành danh, uy tín và các thứ tương tự. Thật ra, ‘nổi tiếng’ tự nó chẳng có gì xấu, nhưng ai say mê nó đến độ đánh đổi tất cả, thì đó là cạm bẫy. Đương thời, Chúa Giêsu rất ‘nổi tiếng’; từ khắp nơi, người ta tuôn đến với Ngài, thậm chí muốn tôn Ngài làm vua. Ma quỷ cũng muốn điều đó! Một khi mắc mưu nó, chúng ta để mình bị lôi kéo đến mụ mị lao vào việc tìm kiếm loại ‘nổi tiếng’ giá rẻ này; và khuynh hướng chung, ai cũng thích. Chúa Giêsu tiết lộ, ai bị cuốn vào lối sống này, sẽ là người “sau hết” trong Nước Trời!
Tương phản với hạng “sau hết” là những kẻ “trước hết” trong Nước Trời. Đó là những tâm hồn thánh thiện vốn có thể được tôn vinh hoặc không được tôn vinh; một số có thể được thế giới nhìn nhận và tôn vinh - chẳng hạn, Mẹ Têrêxa. Nhưng thông thường, không ai biết đến họ, những con người vô danh. Vậy tại sao bạn và tôi không bắt chước Chúa Giêsu và những tâm hồn này để làm người ‘nổi tiếng’ trong việc yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân? Thật ra, người ‘nổi tiếng’ theo cách này thì lặng lẽ, khiêm tốn. Với thế gian, họ là những kẻ “sau hết”; nhưng với Chúa, họ thuộc hạng “trước hết!”.
Anh Chị em,
“Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”. Điều này hoàn toàn đúng nơi Chúa Giêsu - “Phiến đá thợ xây loại bỏ đã trở nên đá tảng góc tường” - Đấng “không ai thèm để mắt” lại là Đấng đánh bại thần chết và phục hồi sự sống cho nhân loại. Vậy với bạn, điều nào quan trọng? Yêu quý một điều gì đó đời đời hay quý chuộng những gì một xu? Ước chi những ước muốn thế tục không thống trị hoặc ngăn cản bạn hướng mắt đến sự ‘nổi tiếng trên cao’, ‘nổi tiếng của trời!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con phấp phỏng, hoài công khi chạy theo những ‘nổi tiếng một xu’; dạy con thao thức cho sự ‘nổi tiếng hơn cả ngàn xu’, ‘nổi tiếng thiên đàng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”.
Trong “Let Us Live!” - một trong những bài thơ nổi tiếng của sử thi thế giới - Latin Catullus viết, “Hãy sống, hãy yêu, hãy xét lại mọi lời đồn thổi của những con người đứng tuổi đi trước mà giá trị chỉ đáng một xu! Mặt trời có thể lặn rồi mọc; nhưng với con người, khi ánh sáng ngắn ngủi chìm xuống, chúng ta phải ngủ một đêm dài vĩnh viễn bất tận!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mọi lời đồn thổi, huyễn danh hay ‘nổi tiếng’ của một người rồi cũng chỉ đáng một xu! Thật thú vị, ý tưởng của nhà thơ La Mã cổ đại được gặp lại trong Lời Chúa hôm nay! Cả hai bài đọc nói đến sự ‘nổi tiếng’; ‘nổi tiếng thế gian’, ‘nổi tiếng thiên đàng!’.
Trước hết, ‘nổi tiếng thế gian!’. Tia, một vị vua giàu có, “sinh lòng tự cao vì lắm của”; tự cho mình là thần. Và Chúa đã để ngoại bang đánh vua tơi bời đến nỗi phải chết thê thảm giữa trùng khơi - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Chúa phán, Ta cầm quyền sinh tử!”. Tiếp đến, ‘nổi tiếng thiên đàng!’. Sau câu hỏi của Phêrô, “Vậy chúng con sẽ được gì?”; Chúa Giêsu nói, “Đến thời tái sinh, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel”. Và Ngài kết luận, “Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”.
“Kẻ đứng đầu”, họ là ai? Để hiểu điều này, cần lưu ý quan niệm khác nhau về “đứng đầu” của “thế gian” và của “thiên đàng!”. Thế gian luôn đề cao “kẻ đứng đầu”: ‘nổi tiếng!’, thành danh, uy tín và các thứ tương tự. Thật ra, ‘nổi tiếng’ tự nó chẳng có gì xấu, nhưng ai say mê nó đến độ đánh đổi tất cả, thì đó là cạm bẫy. Đương thời, Chúa Giêsu rất ‘nổi tiếng’; từ khắp nơi, người ta tuôn đến với Ngài, thậm chí muốn tôn Ngài làm vua. Ma quỷ cũng muốn điều đó! Một khi mắc mưu nó, chúng ta để mình bị lôi kéo đến mụ mị lao vào việc tìm kiếm loại ‘nổi tiếng’ giá rẻ này; và khuynh hướng chung, ai cũng thích. Chúa Giêsu tiết lộ, ai bị cuốn vào lối sống này, sẽ là người “sau hết” trong Nước Trời!
Tương phản với hạng “sau hết” là những kẻ “trước hết” trong Nước Trời. Đó là những tâm hồn thánh thiện vốn có thể được tôn vinh hoặc không được tôn vinh; một số có thể được thế giới nhìn nhận và tôn vinh - chẳng hạn, Mẹ Têrêxa. Nhưng thông thường, không ai biết đến họ, những con người vô danh. Vậy tại sao bạn và tôi không bắt chước Chúa Giêsu và những tâm hồn này để làm người ‘nổi tiếng’ trong việc yêu mến Chúa và phục vụ tha nhân? Thật ra, người ‘nổi tiếng’ theo cách này thì lặng lẽ, khiêm tốn. Với thế gian, họ là những kẻ “sau hết”; nhưng với Chúa, họ thuộc hạng “trước hết!”.
Anh Chị em,
“Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”. Điều này hoàn toàn đúng nơi Chúa Giêsu - “Phiến đá thợ xây loại bỏ đã trở nên đá tảng góc tường” - Đấng “không ai thèm để mắt” lại là Đấng đánh bại thần chết và phục hồi sự sống cho nhân loại. Vậy với bạn, điều nào quan trọng? Yêu quý một điều gì đó đời đời hay quý chuộng những gì một xu? Ước chi những ước muốn thế tục không thống trị hoặc ngăn cản bạn hướng mắt đến sự ‘nổi tiếng trên cao’, ‘nổi tiếng của trời!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con phấp phỏng, hoài công khi chạy theo những ‘nổi tiếng một xu’; dạy con thao thức cho sự ‘nổi tiếng hơn cả ngàn xu’, ‘nổi tiếng thiên đàng!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Chúng con không biết đến với ai?
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
23:21 19/08/2024
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM B : GA 6,54a.60-69
54a Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã tuyên bố : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. 60 Nghe vậy, nhiều môn đệ của Người liền nói : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?” 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? 62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. 64 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp : “Vì thế, Thầy đã bảo anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”.
66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. 67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” 68 Ông Si-môn Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69 Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”
CHÚNG CON BIẾT ĐẾN VỚI AI?
Diễn từ về Bánh sự sống là nguồn gốc một cuộc khủng hoảng sứ vụ tại Ga-li-lê. Tin Mừng Nhất lãm cũng nhận rằng một khủng hoảng như thế đã được khai mào tại quê hương Đức Giê-su ngay giữa bà con Người, sau khi Người giảng dạy trong hội đường của họ (x. Mt 13,54; Mc 6,1; Lc 4,15). Riêng Gio-an đã mô tả khủng hoảng này cho đến cao điểm của nó. Luôn đi trước trình thuật, ông rút ra từ hoàn cảnh đang mô tả những triệu chứng của việc Đức Giê-su bị dân chúng bỏ rơi, Giu-đa bội phản và thủ lãnh Do-thái mưu hại lúc đến “giờ” của Người. Việc một số môn đệ từ bỏ Thầy hôm nay tiên báo sự từ bỏ (hầu như của tất cả) khi Đức Giê-su bị treo trên thập giá. Thái độ phủ nhận mạc khải về Bánh hằng sống tiên báo quyết định thủ tiêu con người sẽ tự xưng là “sự sống lại và là sự sống” đang khi thực hiện một cuộc hồi sinh lừng lẫy (x. Ga 11). Tất cả chỉ vì đã nghe Đức Giê-su cách quá “xác thịt”.
1. Chính Thần khí mới tác sinh
Noi theo đại diện nổi tiếng của mình là Ni-cô-đê-mô, những người Do-thái đã bực tức trước đây và đám môn đệ đang khó chịu lúc này chỉ xét mọi sự dưới khía cạnh phàm tục. Khi phê phán các lời của Đức Giê-su trong ý nghĩa nguyên thủy của chúng cũng như trong lối giải thích của Gio-an trên những nền tảng nhân loại, thì các lời ấy là phi lý quá rõ. Nhưng đọc những lời nói đến sự sống vĩnh cửu trong một viễn tượng nhân loại thì lại còn phi lý hơn.
Họ từ chối, hoặc đối với vài kẻ, chưa đến giờ tin, tất cả là vì không hiểu lời Đức Giê-su trong Thần khí. Họ chẳng chịu vượt qua lối hiểu biết vật chất và “xác thịt” về những lời của Người. Xác thịt đây, theo nghĩa Thánh Kinh, là bản tính loài người, một bản tính bất lực trong việc cứu rỗi chính mình cũng như đón nhận ơn cứu rỗi và sự thật do Đức Giê-su mang đến (x. Mt 16,17). Tại sao họ không chịu vượt? Vì tâm trí họ đóng kín trước điều mới mẻ, tâm hồn họ chẳng sẵn sàng đón tiếp. Họ giam mình trong thế giới vật chất mà họ coi là dễ chấp nhận hơn và dễ kiểm chứng hơn, Những gì Đức Giê-su nói không thể nào có được xét theo loài người, thành thử phải bị loại bỏ. Ở đây, họ tỏ ra thiển cận, chỉ muốn phê phán điều có thể và không có thể; họ chẳng có ý định đi tìm quan điểm mà từ đó một số tâm hồn đơn sơ (nghĩa là không thành kiến) tự nhiên thấy được lối vào trong thực tại vô biên, thực tại của Thiên Chúa. Chúng ta đang đứng trước một trường hợp điển hình của sự tự mãn ngoan cố và hẹp hòi của trí tuệ con người chỉ muốn phủ nhận cái bên kia những chân trời của nó, thứ trí tuệ từng bị Pascal quở trách : “Đồ ngu dại, hãy im đi !”
Các tay duy vật tân thời dựa trên khoa học để bác bỏ Thiên Chúa cũng thuộc nòi giống này. Họ tiên thiên cho rằng những gì mắt thấy tai nghe, kiểm chứng đo lường được bằng phương tiện khoa học thì mới là thực tại. Tệ hơn nữa, họ còn có thể dùng những biện pháp hành chánh, giáo dục nhồi sọ hay vũ lực nếu cần để bắt người ta thừa nhận điều đó.
Nhưng mối nguy ấy, chính các Ki-tô hữu vẫn có thể gặp. Mất tiếp xúc với Thánh Thể, rồi mất tiếp xúc với Tin Mừng, đức tin chúng ta sẽ không được Thần Khí soi sáng và sẽ dần dần tiêu tan. Thình lình, thánh lễ làm ta chán ngán, một nhà giảng thuyết làm ta tổn thương, cái chết của một kẻ vô tội làm ta công phẫn, Giáo Hội hay đơn giản là ông cha xứ làm ta thất vọng vào chính lúc ta sắp sửa mất thăng bằng, khiến bắt chước “nhiều môn đệ rút lui, ta không còn đi theo Đức Giê-su nữa”.
2. Thầy mới có những lời ban sự sống
Thực hiện một nỗ lực vào lúc đó để nhìn Đức Giê-su, và rốt cục nói với Người : “Con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban lại sự sống vĩnh cửu”, có lẽ là một phản ứng cứu thoát ta. Như các Tông đồ đã có được một phản xạ giải thoát họ. Nhờ ân sủng bên trong của Thần khí trợ giúp, họ đã vượt thắng sự khó hiểu bằng cách trung thành với Đức Giê-su chỉ vì Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chắc chắn họ đã chẳng hiểu hết những gì Đức Giê-su đã cố gắng mạc khải về bản thân Người và về sự kết hợp có thể thiết lập giữa Người với chúng ta, nhưng họ đã nắm được cái cốt yếu : chính Thầy mới có thể cho chúng con sự sống vĩnh cửu.
Bị dồn vào chân tường bởi câu Thầy hỏi “Anh em cũng bỏ Thầy chứ?”, nhóm Mười Hai đã biết dán mắt vào Đức Giê-su. Những lời Người nói ra không hề khiến họ chao đảo. Lâm cảnh tiến thối lưỡng nan, họ vẫn tin tưởng vững chắc vào bản thân Người, vào những câu tuyên phán của Người, đang khi nhóm môn đệ nói trên đã làm trái ngược. Họ chỉ biết chú tâm vào vấn đề của mình, thắc mắc của mình : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt của ông?”
Thái độ chú tâm vào Đức Giê-su như thế chính là đức tin, một điều được nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng đang thấy. Đức Giê-su ta gặp trong bản văn hôm nay không có dịu dàng. Người phản ứng như đã luôn phản ứng khi chạm trán với những kẻ bỏ cuộc. Người chẳng còn nói đến tình yêu nhưng đến đức tin, vì “Người biết” trong số các môn đệ, “kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người”. Nhưng đức tin đó, tiếng kêu tin mến đó không phải chúng ta sẽ tự rứt khỏi lòng mình, mà cần phải cầu xin : “Thầy đã bảo anh em, không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban cho ơn ấy”. Lời này xem ra cũng gây kinh ngạc, ta không mấy thích vì khiến ta lúng túng. Chúng ta được yêu cầu phản ứng, làm một cái gì ! Nhưng làm gì nếu người ta lại nói đến một ơn huệ nhiệm mầu mà chúng ta chỉ có việc đón nhận? Dĩ nhiên chúng ta cần làm một cái gì đó, nhưng không phải bằng cách hỏi Thiên Chúa về các lựa chọn của Người, mà bằng cách hết sức nhận lấy cái Người đã quyết định ban cho chúng ta.
Thay vì tưởng tượng quá nhanh rằng mình đã đến với Đức Ki-tô, mình muốn đến với Đức Ki-tô và sẽ làm mọi sự vì điều nầy, hãy bắt đầu bằng cách khiêm tốn chấp nhận rằng tất cả tùy thuộc Chúa Cha. Điều đó trước hết sẽ thúc đẩy chúng ta van xin Người cách say mê hơn nữa cái ân huệ được lôi kéo đến với Con của Người. Và chúng ta cũng sẽ quyết tâm hơn trong việc khai thác tối đa sự lôi kéo ấy, mà thánh Gio-an gọi là “tin” theo nghĩa gắn bó tối đa toàn thể con người mình.
Tiếng “tin” rất mạnh nầy đúng ra là tất cả Tin Mừng của ông. Chẳng có vấn đề tỉnh thức, đau khổ, bố thí v.v… như trong Nhất lãm. Nơi Gio-an, tất cả quy về đức tin. Cái mà ta phải làm sẽ nảy sinh cách bình thường từ việc bám rễ vào Đức Ki-tô như thế. Sở dĩ ta có thể nói như Phê-rô : “Chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đó là vì Chúa Cha lôi kéo ta và vì ta không ngừng củng cố sự lôi kéo ấy; câu ta nói “chúng con biết đến với ai?” sẽ chẳng phải là tiếng thở than trước cơ hội cuối cùng hay chút gắn bó tình cảm còn sót lại với một Đức Giê-su thời ta còn nhỏ. Trong nước mắt và nụ cười của lòng tin-mến nơi ta, câu đó sẽ như lời thách thức mà thánh Phao-lô đã từng đưa ra : “Hãy nói cho biết ai có thể tách tôi khỏi Đức Ki-tô được?” (x. Rm 8,39).
— Tên anh ta là Claude. Mới sinh thì cha mất, mẹ phải gởi viện mồ côi. Mẹ lấy chồng mới, lại về với mẹ. Cha ghẻ, mẹ ruột không thương. Là sĩ quan quân đội, cha ghẻ trị con bằng roi vọt. Lớn lên 9 tuổi Claude đã đi ăn trộm, rồi trở thành một tay anh chị nổi tiếng, vào tù ra khám như cơm bữa. Vượt ngục 10 lần. Bị hành hạ tra tấn càng lì lợm. Lần nọ, anh ta vào ăn trộm nhà một bà góa, giết bà chết. Bị bắt, án tử hình giam hậu. Ở được 10 năm, hôm nọ xin cha tuyên úy cho mượn ít sách để đọc. Bị đánh động bởi hạnh thánh Phao-lô, một tù nhân bị án tử như mình. Muốn viết lại hạnh đó vì có nhiều chỗ thiếu sót. Cha tuyên úy mời một số số chuyên viên Kinh Thánh đến trình bày cho anh. Viết sách, được in. Tổng thống ân xá. Ra tù Claude bắt đầu đi học, lấy cử nhân rồi tiến sĩ, chuyên về tội phạm học. Xác tín : có phạm nhân là do thiếu tình thương và học hành. Trong tù phải yêu thương, giáo dục họ, nhất là cho họ một niềm tin tôn giáo.
54a Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã tuyên bố : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. 60 Nghe vậy, nhiều môn đệ của Người liền nói : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi?” 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? 62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. 64 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp : “Vì thế, Thầy đã bảo anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”.
66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. 67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” 68 Ông Si-môn Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69 Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”
CHÚNG CON BIẾT ĐẾN VỚI AI?
Diễn từ về Bánh sự sống là nguồn gốc một cuộc khủng hoảng sứ vụ tại Ga-li-lê. Tin Mừng Nhất lãm cũng nhận rằng một khủng hoảng như thế đã được khai mào tại quê hương Đức Giê-su ngay giữa bà con Người, sau khi Người giảng dạy trong hội đường của họ (x. Mt 13,54; Mc 6,1; Lc 4,15). Riêng Gio-an đã mô tả khủng hoảng này cho đến cao điểm của nó. Luôn đi trước trình thuật, ông rút ra từ hoàn cảnh đang mô tả những triệu chứng của việc Đức Giê-su bị dân chúng bỏ rơi, Giu-đa bội phản và thủ lãnh Do-thái mưu hại lúc đến “giờ” của Người. Việc một số môn đệ từ bỏ Thầy hôm nay tiên báo sự từ bỏ (hầu như của tất cả) khi Đức Giê-su bị treo trên thập giá. Thái độ phủ nhận mạc khải về Bánh hằng sống tiên báo quyết định thủ tiêu con người sẽ tự xưng là “sự sống lại và là sự sống” đang khi thực hiện một cuộc hồi sinh lừng lẫy (x. Ga 11). Tất cả chỉ vì đã nghe Đức Giê-su cách quá “xác thịt”.
1. Chính Thần khí mới tác sinh
Noi theo đại diện nổi tiếng của mình là Ni-cô-đê-mô, những người Do-thái đã bực tức trước đây và đám môn đệ đang khó chịu lúc này chỉ xét mọi sự dưới khía cạnh phàm tục. Khi phê phán các lời của Đức Giê-su trong ý nghĩa nguyên thủy của chúng cũng như trong lối giải thích của Gio-an trên những nền tảng nhân loại, thì các lời ấy là phi lý quá rõ. Nhưng đọc những lời nói đến sự sống vĩnh cửu trong một viễn tượng nhân loại thì lại còn phi lý hơn.
Họ từ chối, hoặc đối với vài kẻ, chưa đến giờ tin, tất cả là vì không hiểu lời Đức Giê-su trong Thần khí. Họ chẳng chịu vượt qua lối hiểu biết vật chất và “xác thịt” về những lời của Người. Xác thịt đây, theo nghĩa Thánh Kinh, là bản tính loài người, một bản tính bất lực trong việc cứu rỗi chính mình cũng như đón nhận ơn cứu rỗi và sự thật do Đức Giê-su mang đến (x. Mt 16,17). Tại sao họ không chịu vượt? Vì tâm trí họ đóng kín trước điều mới mẻ, tâm hồn họ chẳng sẵn sàng đón tiếp. Họ giam mình trong thế giới vật chất mà họ coi là dễ chấp nhận hơn và dễ kiểm chứng hơn, Những gì Đức Giê-su nói không thể nào có được xét theo loài người, thành thử phải bị loại bỏ. Ở đây, họ tỏ ra thiển cận, chỉ muốn phê phán điều có thể và không có thể; họ chẳng có ý định đi tìm quan điểm mà từ đó một số tâm hồn đơn sơ (nghĩa là không thành kiến) tự nhiên thấy được lối vào trong thực tại vô biên, thực tại của Thiên Chúa. Chúng ta đang đứng trước một trường hợp điển hình của sự tự mãn ngoan cố và hẹp hòi của trí tuệ con người chỉ muốn phủ nhận cái bên kia những chân trời của nó, thứ trí tuệ từng bị Pascal quở trách : “Đồ ngu dại, hãy im đi !”
Các tay duy vật tân thời dựa trên khoa học để bác bỏ Thiên Chúa cũng thuộc nòi giống này. Họ tiên thiên cho rằng những gì mắt thấy tai nghe, kiểm chứng đo lường được bằng phương tiện khoa học thì mới là thực tại. Tệ hơn nữa, họ còn có thể dùng những biện pháp hành chánh, giáo dục nhồi sọ hay vũ lực nếu cần để bắt người ta thừa nhận điều đó.
Nhưng mối nguy ấy, chính các Ki-tô hữu vẫn có thể gặp. Mất tiếp xúc với Thánh Thể, rồi mất tiếp xúc với Tin Mừng, đức tin chúng ta sẽ không được Thần Khí soi sáng và sẽ dần dần tiêu tan. Thình lình, thánh lễ làm ta chán ngán, một nhà giảng thuyết làm ta tổn thương, cái chết của một kẻ vô tội làm ta công phẫn, Giáo Hội hay đơn giản là ông cha xứ làm ta thất vọng vào chính lúc ta sắp sửa mất thăng bằng, khiến bắt chước “nhiều môn đệ rút lui, ta không còn đi theo Đức Giê-su nữa”.
2. Thầy mới có những lời ban sự sống
Thực hiện một nỗ lực vào lúc đó để nhìn Đức Giê-su, và rốt cục nói với Người : “Con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban lại sự sống vĩnh cửu”, có lẽ là một phản ứng cứu thoát ta. Như các Tông đồ đã có được một phản xạ giải thoát họ. Nhờ ân sủng bên trong của Thần khí trợ giúp, họ đã vượt thắng sự khó hiểu bằng cách trung thành với Đức Giê-su chỉ vì Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chắc chắn họ đã chẳng hiểu hết những gì Đức Giê-su đã cố gắng mạc khải về bản thân Người và về sự kết hợp có thể thiết lập giữa Người với chúng ta, nhưng họ đã nắm được cái cốt yếu : chính Thầy mới có thể cho chúng con sự sống vĩnh cửu.
Bị dồn vào chân tường bởi câu Thầy hỏi “Anh em cũng bỏ Thầy chứ?”, nhóm Mười Hai đã biết dán mắt vào Đức Giê-su. Những lời Người nói ra không hề khiến họ chao đảo. Lâm cảnh tiến thối lưỡng nan, họ vẫn tin tưởng vững chắc vào bản thân Người, vào những câu tuyên phán của Người, đang khi nhóm môn đệ nói trên đã làm trái ngược. Họ chỉ biết chú tâm vào vấn đề của mình, thắc mắc của mình : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt của ông?”
Thái độ chú tâm vào Đức Giê-su như thế chính là đức tin, một điều được nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng đang thấy. Đức Giê-su ta gặp trong bản văn hôm nay không có dịu dàng. Người phản ứng như đã luôn phản ứng khi chạm trán với những kẻ bỏ cuộc. Người chẳng còn nói đến tình yêu nhưng đến đức tin, vì “Người biết” trong số các môn đệ, “kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người”. Nhưng đức tin đó, tiếng kêu tin mến đó không phải chúng ta sẽ tự rứt khỏi lòng mình, mà cần phải cầu xin : “Thầy đã bảo anh em, không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban cho ơn ấy”. Lời này xem ra cũng gây kinh ngạc, ta không mấy thích vì khiến ta lúng túng. Chúng ta được yêu cầu phản ứng, làm một cái gì ! Nhưng làm gì nếu người ta lại nói đến một ơn huệ nhiệm mầu mà chúng ta chỉ có việc đón nhận? Dĩ nhiên chúng ta cần làm một cái gì đó, nhưng không phải bằng cách hỏi Thiên Chúa về các lựa chọn của Người, mà bằng cách hết sức nhận lấy cái Người đã quyết định ban cho chúng ta.
Thay vì tưởng tượng quá nhanh rằng mình đã đến với Đức Ki-tô, mình muốn đến với Đức Ki-tô và sẽ làm mọi sự vì điều nầy, hãy bắt đầu bằng cách khiêm tốn chấp nhận rằng tất cả tùy thuộc Chúa Cha. Điều đó trước hết sẽ thúc đẩy chúng ta van xin Người cách say mê hơn nữa cái ân huệ được lôi kéo đến với Con của Người. Và chúng ta cũng sẽ quyết tâm hơn trong việc khai thác tối đa sự lôi kéo ấy, mà thánh Gio-an gọi là “tin” theo nghĩa gắn bó tối đa toàn thể con người mình.
Tiếng “tin” rất mạnh nầy đúng ra là tất cả Tin Mừng của ông. Chẳng có vấn đề tỉnh thức, đau khổ, bố thí v.v… như trong Nhất lãm. Nơi Gio-an, tất cả quy về đức tin. Cái mà ta phải làm sẽ nảy sinh cách bình thường từ việc bám rễ vào Đức Ki-tô như thế. Sở dĩ ta có thể nói như Phê-rô : “Chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đó là vì Chúa Cha lôi kéo ta và vì ta không ngừng củng cố sự lôi kéo ấy; câu ta nói “chúng con biết đến với ai?” sẽ chẳng phải là tiếng thở than trước cơ hội cuối cùng hay chút gắn bó tình cảm còn sót lại với một Đức Giê-su thời ta còn nhỏ. Trong nước mắt và nụ cười của lòng tin-mến nơi ta, câu đó sẽ như lời thách thức mà thánh Phao-lô đã từng đưa ra : “Hãy nói cho biết ai có thể tách tôi khỏi Đức Ki-tô được?” (x. Rm 8,39).
— Tên anh ta là Claude. Mới sinh thì cha mất, mẹ phải gởi viện mồ côi. Mẹ lấy chồng mới, lại về với mẹ. Cha ghẻ, mẹ ruột không thương. Là sĩ quan quân đội, cha ghẻ trị con bằng roi vọt. Lớn lên 9 tuổi Claude đã đi ăn trộm, rồi trở thành một tay anh chị nổi tiếng, vào tù ra khám như cơm bữa. Vượt ngục 10 lần. Bị hành hạ tra tấn càng lì lợm. Lần nọ, anh ta vào ăn trộm nhà một bà góa, giết bà chết. Bị bắt, án tử hình giam hậu. Ở được 10 năm, hôm nọ xin cha tuyên úy cho mượn ít sách để đọc. Bị đánh động bởi hạnh thánh Phao-lô, một tù nhân bị án tử như mình. Muốn viết lại hạnh đó vì có nhiều chỗ thiếu sót. Cha tuyên úy mời một số số chuyên viên Kinh Thánh đến trình bày cho anh. Viết sách, được in. Tổng thống ân xá. Ra tù Claude bắt đầu đi học, lấy cử nhân rồi tiến sĩ, chuyên về tội phạm học. Xác tín : có phạm nhân là do thiếu tình thương và học hành. Trong tù phải yêu thương, giáo dục họ, nhất là cho họ một niềm tin tôn giáo.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Do Thái Mỹ đối đầu với vấn đề Công Giáo
Vũ Văn An
14:14 19/08/2024
John M. Grondelski (*), trên The Catholic Thing, ngày 19 tháng 8 năm 2024 cho rằng Quyết định của Kamala Harris chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz thay vì Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro làm ứng cử viên phó tổng thống là một dấu hiệu cho thấy những thử thách về tôn giáo và bán tôn giáo đang diễn ra trong Đảng Dân chủ ngày nay. Có thể nói Shapiro đã đưa Pennsylvania, một tiểu bang dao động, vào phe của Kamala nhưng phải trả giá bằng việc có thể làm mất lòng những cử tri ủng hộ Palestine ở tiểu bang dao động Michigan. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và sự ủng hộ dành cho Israel của Shapiro dường như là một bước đi quá xa: "Ứng cử viên sẽ được lợi gì khi giành được Pennsylvania và mất Quận Wayne (và do đó là Michigan)?"
Cá nhân tôi thì không buồn. Khi người Mỹ thấy Tim Walz cực đoan như thế nào, đặc biệt là trong việc ủng hộ việc cắt xén bộ phận sinh dục của trẻ vị thành niên, tôi nghĩ rằng ông ta sẽ chẳng còn mấy thời gian nữa. Nhưng tôi không thể không nhìn vào bức tranh toàn cảnh: Những người theo đạo Do Thái Dân chủ dường như đang ở trong tình thế tương tự như những người theo đạo Công Giáo Dân chủ đã phải đối mặt cách đây 50 năm.
Sau khi ban đầu e thẹn nhảy múa quanh Roe, những người theo đảng Dân chủ dưới thời Jimmy Carter – và kể từ đó – ngày càng ủng hộ phá thai theo yêu cầu. Họ đã đi từ "không thấy điều ác/không làm điều tốt/không nói gì" (Pete Rodino, khi chức chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện của ông có ý nghĩa quan trọng) đến "cá nhân phản đối" (Mario Cuomo) đến "lãnh thổ thánh thiêng" (Nancy Pelosi).
Việc thúc đẩy phá thai của Chính quyền Carter quan trọng đến mức, vào đầu những năm 1980, đó là phép thử để tiến lên trong chính trường Dân chủ quốc gia. Khi Walter Mondale, một người cấp tiến khác của Minnesota ("ôn hòa" theo tiêu chuẩn của phe cánh tả ngày nay), thực hiện hình thức chính trị bản sắc của mình bằng cách khăng khăng đòi một phó tổng thống là nữ vào năm 1984, người ta nói rằng có hai ứng cử viên: Lindy Boggs của Louisiana và Gerry Ferraro của New York.
Boggs, người đã đến Quốc hội sau cái chết của chồng bà là Hale (một người Công Giáo, là Lãnh đạo phe đa số của Đảng Dân chủ tại Hạ viện), là persona non grata [người không được chào đón] đối với những người có ảnh hưởng của Đảng Dân chủ vì bà không chỉ bỏ phiếu chống phá thai mà còn đồng tài trợ cho Tu chính án về Sự sống của Con người. Mặt khác, Ferraro là một "Roman Cuomo" của New York, tức là, phản đối cá nhân nhưng cam kết chính trị trong việc thúc đẩy phá thai. May mắn thay, vào năm 1984, với hòa bình và thịnh vượng ở nước Mỹ của Ronald Reagan và sự rõ ràng về mặt giáo lý trong Tổng giáo phận New York của Hồng Y John O'Connor, Ferraro đã thua cuộc trong cuộc bầu cử Đại cử tri đoàn lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ.
Điều đó không khiến Đảng Dân chủ quốc gia phải dừng lại - khiến họ đặt câu hỏi liệu "sự đa dạng trông giống hệt nước Mỹ" của họ có bao gồm những người Dân chủ ủng hộ sự sống hay không. Không, những người Công Giáo trung thành ngày càng bị gạt ra ngoài lề trong đảng, trong khi những nhà triết học và thần học giả mạo như Mario Cuomo và những người khác đã đưa ra những lý lẽ hợp lý về lý do tại sao một người nên là một đảng viên Dân chủ tốt nhưng lại là một người Công Giáo tồi.
Quá trình này đã hoàn tất vào năm 2010, khi Bart Stupak đổi phiếu bầu ủng hộ sự sống lấy cam kết trên giấy tờ về Obamacare, và đã được niêm phong vào năm 2020 khi đảng Dân chủ loại một trong những người đương nhiệm của họ, Dan Lipinski, ra khỏi Quốc hội vì ủng hộ sự sống.
Josh Shapiro hiện đại diện cho một điều gì đó tương tự. Ngay cả những người ủng hộ Harris cũng thừa nhận điều đó, theo tờ New York Times.
Shapiro có thể bị coi là một gánh nặng vì Chủ nghĩa phục quốc Do Thái của ông. Bây giờ, Chủ nghĩa phục quốc Do Thái khó có thể là một giáo lý tôn giáo hay đạo đức như, chẳng hạn, bảo vệ quyền sống của người vô tội. Điều đó nói lên rằng, "đất đai" chiếm một phần không nhỏ trong ý thức của Do Thái giáo. Nó nổi bật trong giao ước của Cựu Ước với Israel. Xuất hành không chỉ là một cuộc trốn thoát khỏi Ai Cập; đó là một hành trình đến Đất Hứa.
Việc mất đi Vùng đất đó trong thời kỳ Lưu đày là một cú sốc sâu xa. Và mặc dù Chủ nghĩa phục quốc Do Thái hiện đại không thể liên kết trực tiếp với Cựu Ước hay Nhà nước Israel ngày nay với Israel trong Cựu Ước, nhưng vẫn có những điểm tương đồng.
Đối với nhiều người Do Thái hiện đại, người ta nói rằng Chủ nghĩa phục quốc Do Thái theo một số cách đã đạt được vị thế gần như tôn giáo. Do đó, tuyên bố rằng người Palestine có một số "quyền" đối với vùng đất này, nhưng người Do Thái thì không, mặc dù những tuyên bố của họ đã cũ hơn nhiều và có thể ghi chép lại trong lịch sử - vì chúng dựa trên một văn bản tôn giáo - là chủ nghĩa xét lại có chọn lọc, một "quảng trường công cộng trần trụi" trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, đây chính xác là những gì Josh Shapiro đã được nói cho biết. Cũng giống như Đảng đã từng nói với những người Công Giáo ở Hoa Kỳ rằng họ cần phải quyết định xem họ là người Công Giáo hay Dân chủ, thì giờ đây họ lại nói với những người Do Thái ở Mỹ hãy quyết định: bạn là người Do Thái hay Dân chủ? Bạn là người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái hay "người tiến bộ?"
Năm 2000, Đảng Dân chủ đã đề cử một người Do Thái, Thượng nghị sĩ Connecticut Joe Lieberman, làm ứng cử viên phó tổng thống. Lieberman là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái tận tụy. Lieberman qua đời vào ngày 27 tháng 3 và Thủ tướng Israel Netanyahu đã ca ngợi ông trong chuyến thăm Washington gần đây của ông.
Liệu Lieberman có thể được đề cử vào Đảng Dân chủ ngày nay không? Hay ông sẽ bị bỏ qua một cách thầm lặng, “ký ức của ông [không] là một phước lành?” Ông có phải là một hộp lịch sử đáng tự hào đã từng được kiểm tra mà không thể xảy ra bây giờ không?
Một lần nữa, Đảng Dân chủ dường như đang yêu cầu điều này: các khía cạnh tôn giáo hoặc bán tôn giáo trong bản sắc của một người bị xóa bỏ nhân danh những lợi ích đảng phái được mong đợi. Thật không may, quá nhiều đảng viên Dân chủ Công Giáo đã quyết định đổi quyền bẩm sinh của họ để lấy một món súp đậu lăng hữu cơ, thân thiện với khí hậu.
Kết quả là những người Công Giáo thực hành không muốn tham gia vào một quảng trường công cộng trần trụi không có chỗ đứng trong Đảng Dân chủ mà còn phải chịu đựng khi bị đảng Cộng hòa coi thường. (“Họ sẽ đi theo ai?” – John 6:68, đã sửa đổi).
Câu hỏi đối với người Do Thái bây giờ là: Quo vadis? Bạn có đi theo con đường Công Giáo và loại bỏ những người cùng đức tin khỏi việc thiết lập chính sách của đảng không? Bạn có ở lại và chiến đấu, khăng khăng rằng không có bài kiểm tra tôn giáo cấp thấp nào hướng dẫn việc hoạch định chính sách của đảng và lựa chọn ứng cử viên không? Bạn có đoàn kết xung quanh Israel, ít nhất là như hiện tại không?
Hay bạn sẽ chia thành các giáo phái: Chính thống giáo và các biến thể của nó bị gạt ra ngoài lề về mặt chính trị hoặc, giống như những người Công Giáo thực hành, phần lớn là Cộng hòa; Cải cách cho phép tự do thể hiện sở thích chính trị của họ; và những người Bảo thủ đóng vai trò cân bằng giữa việc “phản đối cá nhân” nhưng có thể cam kết về mặt chính trị?
Theo nhiều cách, đây là một thời khắc mang tính bước ngoặt: một ứng cử viên tổng thống không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ nào lại chọn một người bạn đồng hành trong một quá trình được cho là ít nhất cũng bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bài Do Thái. Chúng ta rất có thể sẽ thấy sự căng thẳng này nổi lên – và không phải theo cách “chủ yếu là hòa bình” – tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ tuần này. Những hàm ý về văn hóa và chính trị của nó có thể sẽ còn vang vọng xa hơn cuộc bầu cử năm 2024.
__________________________
(*) John Grondelski (Tiến sĩ, Fordham) là cựu phó khoa Thần học, Đại học Seton Hall, South Orange, New Jersey.
Planned Parenthood huy động cho đại hội đảng Dân chủ tại Chicago
Vũ Văn An
14:34 19/08/2024
Daniel Payne (*) của CNA, ngày 19 tháng 8 năm 2024, tường trình rằng Planned Parenthood đang cung cấp dịch vụ phá thai và cắt ống dẫn tinh miễn phí cho cư dân và du khách tại Chicago khi Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) năm 2024 khai mạc tại trung tâm thành phố.
Planned Parenthood Great Rivers, đơn vị cung cấp dịch vụ phá thai và tránh thai ở miền nam Illinois, đã tuyên bố trên phương tiện truyền thông xã hội vào tuần trước rằng họ sẽ đến Chicago và thực hiện các thủ thuật phá thai và triệt sản miễn phí trên một chiếc xe tải lưu động.
“Chúng tôi đến đây, Chicago! Phòng khám sức khỏe lưu động của chúng tôi sẽ có mặt tại West Loop cùng với [Quỹ phá thai Chicago] và [Wieners Circle] vào ngày 19-20 tháng 8, cung cấp dịch vụ cắt ống dẫn tinh và phá thai bằng thuốc MIỄN PHÍ", đơn vị cung cấp dịch vụ phá thai đăng trên X.
Tổ chức này cho biết "thuốc tránh thai khẩn cấp cũng sẽ được cung cấp miễn phí mà không cần đặt lịch hẹn".
Khu phố West Loop chỉ cách Trung tâm United vài phút, nơi sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ vào tuần này. Trong khi đó, Wieners Circle là một nhà hàng xúc xích lâu đời tại Chicago đã lên tiếng ủng hộ phá thai trên mạng xã hội.
Phản ứng đối với dịch vụ phá thai và triệt sản miễn phí rõ ràng là rất lớn. Vào thứ Bảy, chi nhánh của Planned Parenthood đã đăng trên Twitter rằng "tất cả các dịch vụ cắt ống dẫn tinh và phá thai bằng thuốc miễn phí đều đã kín chỗ tại phòng khám sức khỏe lưu động của chúng tôi tại Chicago".
Là một phần quan trọng trong cương lãnh của Đảng Dân chủ, năm nay Đảng Dân chủ đã biến việc ủng hộ phá thai thành vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử. Đây sẽ là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi Roe kiện Wade bị bãi bỏ vào năm 2022.
Đầu năm nay, Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ đã cam kết dành hơn 8 triệu đô la để thúc đẩy phá thai trong chu kỳ bầu cử này, tuyên bố sẽ chi "hàng triệu đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước và giúp bầu cho đảng Dân chủ từ trên xuống dưới" để bảo vệ phá thai.
Cũng trong mùa hè này, đảng Dân chủ đã ra tín hiệu về ý định bãi bỏ Luật Comstock đã tồn tại 150 năm, luật này cấm gửi thuốc phá thai qua Bưu điện Hoa Kỳ.
Luật đó thực tế đã không được thực thi trong khoảng 50 năm sau phán quyết Roe năm 1973, nhưng đảng Dân chủ đã bày tỏ lo ngại rằng Nhà Trắng của đảng Cộng hòa có thể sử dụng luật này để hạn chế thuốc phá thai được gửi qua đường bưu điện sau Roe.
Trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Tim Walz là người ủng hộ mạnh mẽ việc phá thai, ông đã ký một đạo luật với tư cách là thống đốc Minnesota để biến thành luật "quyền cơ bản" đối với việc phá thai trong tiểu bang, ngay cả đối với trẻ vị thành niên.
Thống đốc Minnesota cũng đã ký luật thu hẹp phạm vi bảo vệ pháp lý đối với trẻ sơ sinh được sinh ra sau một nỗ lực phá thai không thành công tại tiểu bang đó.
________________________
(*) Daniel Payne là biên tập viên cao cấp tại Catholic News Agency. Trước đây, ông từng làm việc tại College Fix và Just the News. Ông sống tại Virginia cùng gia đình.
Các biện pháp bảo vệ bản dạng phái tính theo Đạo luật IX của Biden đã bị chặn ở 26 tiểu bang: Những điều cần biết
Vũ Văn An
15:02 19/08/2024
Peter Pinedo của CNA, ngày 19 tháng 8 năm 2024, cho hay: Việc chính phủ Biden mở rộng các quy định theo Đạo luật IX để bảo vệ những người chuyển giới trong các môn thể thao dành cho phụ nữ, các chương trình giáo dục và phòng vệ sinh trường học đã bị chặn ở một nửa số tiểu bang trên cả nước.
Quy định mới hiện đang bị chặn ở 26 tiểu bang khi liên minh các tiểu bang và nhóm bảo thủ đang đấu tranh chống lại quy định này tại tòa án.
Tuy nhiên, đối với nhiều tiểu bang đông dân nhất của đất nước — chẳng hạn như California, New York, Illinois và Pennsylvania — quy định này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8. Điều này có nghĩa là biện pháp này đang tác động đến người Mỹ ở nhiều trung tâm dân số lớn nhất của đất nước.
Christiana Kiefer, cố vấn cấp cao tại một trong những nhóm này, Liên minh Bảo vệ Tự do, nói với CNA rằng "nỗ lực cấp tiến của chính quyền Biden-Harris nhằm định nghĩa lại giới tính trong Đạo luật IX đã quay ngược thời gian về các cơ hội của phụ nữ, làm xói mòn quyền riêng tư của sinh viên và đe dọa đến thể thao của phụ nữ".
"Các chính sách phủ nhận sự thật về mặt sinh học tạo ra những nạn nhân thực sự - đặc biệt là ảnh hưởng đến phẩm giá và sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái", Kiefer cho biết. "Chúng tôi hy vọng rằng tòa án cuối cùng sẽ ra phán quyết để bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn, quyền tự do ngôn luận và sự công bằng trong thể thao".
Quy định mới là gì?
Vào tháng 4, Bộ Giáo dục Biden đã định nghĩa lại lệnh cấm phân biệt đối xử về giới tính trong giáo dục, được ghi trong các điều khoản Đạo luật IX năm 1972, bao gồm cả hành vi phân biệt đối xử dựa trên "bản dạng phái tính" của một người.
Các hướng dẫn mới cấm bất cứ chính sách và thực hành nào "ngăn cản một người tham gia vào chương trình giáo dục hoặc hoạt động phù hợp với bản dạng phái tính của họ". Các trường không tuân thủ có nguy cơ bị cắt nguồn tài trợ liên bang.
Theo May Mailman, giám đốc Trung tâm Luật Phụ nữ Độc lập (IWLC), quy định này có nghĩa là bất cứ nam giới nào hiện có thể khẳng định rằng mình đã bị phân biệt đối xử dựa trên bản dạng phái tínhvà yêu cầu quyền sử dụng không gian dành cho phụ nữ.
Là giám đốc IWLC, Mailman cho biết bà đã thấy tác động cá nhân của việc buộc các trường học cho phép nam giới sinh học vào các môn thể thao và không gian riêng tư của phụ nữ đối với phụ nữ trẻ. Cuối cùng, bà tin rằng quy định mới này tương đương với "việc loại bỏ không gian dành cho phụ nữ".
"Bạn có Paula Scanlan, một đại sứ của IWF [Diễn đàn Phụ nữ Độc lập], cô ấy đã bị buộc phải cởi đồ trước một người đàn ông hoàn toàn nguyên vẹn 18 lần một tuần. Và cô ấy đã phải chịu đựng điều đó, nhưng có bao nhiêu phụ nữ sẽ làm như vậy? Chắc chắn không phải tất cả. Vì vậy, phụ nữ sẽ tự loại mình khỏi những hoàn cảnh đòi hỏi họ phải khỏa thân hoặc thực hiện các hoạt động thực sự riêng tư như đi tiểu trước mặt nam giới", Mailman giải thích.
Scanlan là một nhà hoạt động thể thao nữ và là cựu đồng đội của vận động viên chuyển giới Lia Thomas trong đội bơi nữ của Đại học Pennsylvania. Ban đầu chỉ nói ẩn danh, Scanlan đã công khai về tác động về mặt cảm xúc khi phải chia sẻ phòng thay đồ với một người đàn ông sinh học đối với cô với tư cách là nạn nhân của tấn công tình dục.
"Điều đó trái ngược với mục đích mà Đạo luật IX được tạo ra, đó là trao cơ hội cho phụ nữ. Vì vậy, những gì bạn sẽ thấy là Đạo luật IX thực sự bị đảo lộn. Phụ nữ sẽ tự loại mình khỏi các chương trình giáo dục như thể thao vì nó đòi hỏi sự khiếm nhã như vậy."
Quy định này có hiệu lực ở chỗ nào?
Một loạt các tiểu bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thách thức quy định này tại tòa án, nhiều người cho rằng nó vi phạm luật của tiểu bang họ. Do đó, những thay đổi của chính quyền Biden hiện đang bị chặn ở 26 tiểu bang.
Diễn đàn Phụ nữ Độc lập đã công bố một bản đồ tương tác cho thấy những tiểu bang nào đã chặn thành công quy định này và hiện đang áp dụng ở những tiểu bang nào.
Các thay đổi của Đạo luật IX của Biden hiện đang bị chặn ở hầu hết các vùng Nam và Trung Tây, bao gồm Texas, Florida và Ohio. Do một vụ kiện ở Kansas có sự tham gia của một số tiểu bang và tổ chức bảo thủ khác, nên quy định này đã bị chặn ở hơn 3,800 trường học riêng lẻ trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, các lệnh chặn ở các tiểu bang này chỉ được coi là "lệnh tạm thời", nghĩa là chúng chỉ là tạm thời, đang chờ tòa án xem xét thêm. Vì lý do này, quy định này cuối cùng có thể có hiệu lực ở bất cứ tiểu bang nào trong số 26 tiểu bang hiện đang bị chặn.
Thay đổi Đạo luật IX của chính phủ Biden đã có hiệu lực ở 24 tiểu bang, chủ yếu là các tiểu bang ven biển phía Tây và Đông Bắc, cũng như khu vực Ngũ Đại Hồ.
"Có vẻ như là một nửa đất nước, nhưng thực tế là hơn một nửa đất nước vì nếu bạn nghĩ về dân số, đây là California, đây là New York, vì vậy đối với một bộ phận lớn dân số, họ hiện đang nằm dưới chế độ Biden, nơi không gian dành cho nam và nữ không còn được bảo vệ trong các chương trình giáo dục nữa”, Mailman cho biết.
“Trong những trường học đó, chính phủ Biden hoàn toàn có thể truy tố một trường nếu trường đó không kiểm soát cách dùng các đại từ, nếu trường đó có phòng thay đồ dành cho nam và nữ, nếu trường đó có phòng vệ sinh dành cho nam và nữ, nếu trường đó có học bổng dành cho nam và nữ… điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chương trình giáo dục chấp nhận tiền của liên bang”.
Tiếp theo sẽ ra sao?
Vào thứ sáu, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã nhất trí bác bỏ yêu cầu của chính phủ Biden về việc thực thi một phần quy định mới tại một số tiểu bang nơi quy định này đã bị chặn. Mailman giải thích trong một video được đăng lên mạng xã hội rằng mặc dù quyết định này hiện không thay đổi nhiều nhưng nó báo hiệu rằng Tòa án Tối cao có thể đồng ý rằng những thay đổi của Biden đối với Đạo luật IX là vi hiến.
Cuối cùng, Mailman tin rằng số phận của quy định này phụ thuộc phần lớn vào cuộc bầu cử tổng thống. Nếu được bầu vào Nhà Trắng, Mailman cho biết chính quyền Kamala Harris “chắc chắn sẽ đưa vấn đề này đi xa hơn”.
“Thẩm phán là người mà tổng thống có tiếng nói rất lớn vì họ đề cử họ. Bạn không thể là thẩm phán nếu bạn không có tổng thống,” bà nói. “Vì vậy, các loại thẩm phán mà Kamala Harris sẽ đưa vào tòa án là các loại thẩm phán sẽ nói rằng chắc chắn, Đạo luật IX là một số luật về bản dạng phái tính, mặc dù nó không phải vậy.”
_____________________________
(*) Peter Pinedo là Phóng viên DC của CNA. Tốt nghiệp Đại học Franciscan, Peter trước đây đã làm việc cho Texas Right to Life. Anh là trung úy trong Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi thông điệp đến những tham dự viên Hội nghị Hữu nghị giữa các dân tộc năm 2024, thường được gọi là Hội nghị Rimini
Thanh Quảng sdb
17:36 19/08/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi thông điệp đến những tham dự viên Hội nghị Hữu nghị giữa các dân tộc năm 2024, thường được gọi là Hội nghị Rimini.
Hàng năm, các chính trị gia, doanh nhân, đại diện tôn giáo và văn hóa, trí thức, nghệ sĩ, vận động viên và những người nổi tiếng quy tụ lại tại thành phố Rimini của Ý để thảo luận về văn hóa "được vun trồng bằng những mong muốn khám phá vẻ đẹp của thực tế".
Trong lá thư được công bố vào thứ Hai (19/8/2024) và được Đức Hồng Y Pietro Parolin ấn ký, với chủ đề của Hội nghị năm nay là - "Nếu chúng ta không theo đuổi điều cốt yếu, thì chúng ta theo đuổi điều gì?" - được nêu bật
Nhiệm vụ tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống
Bức thư lưu ý rằng “việc tìm kiếm những gì cấu thành cốt lõi của sự huyền bí của cuộc sống và thực tại có tầm quan trọng sống còn” trong bối cảnh những thách thức của thời đại, và đưa ra lời động viên cho “nỗ lực tìm kiếm... những gì mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống”.
Đức Thánh Cha thúc giục những tham dự viên hãy nhìn nhận, trong những cuộc đấu tranh của cuộc sống hiện đại, “một lời kêu gọi suy ngẫm” nhằm mở rộng trái tim để gặp gỡ Thiên Chúa và nuôi dưỡng trong mỗi người nhận thức về bản thân, về người lân cận và về thực tại.
Đến lượt mình, điều này cho thấy rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là của cải vật chất hay thành công, mà là “mối quan hệ nâng đỡ chúng ta, bắt rễ hành trình của chúng ta trong sự tin tưởng và hy vọng" - tức là tình bạn với Thiên Chúa, sau đó được phản ánh trong mối quan hệ của ta với người khác.
Điều thiết yếu nhất: đức tin vào Chúa Giêsu Kitô
Thông điệp nhắc lại bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng trước Bộ Giáo lý Đức tin vào đầu năm nay: “Điều thiết yếu, đẹp đẽ nhất, hấp dẫn nhất; đồng thời thiết yếu nhất đối với chúng ta là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô".
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn và sự ủng hộ của mình đối với Hội nghị Rimini, và khuyến khích mọi người trở thành “những người chủ động có trách nhiệm cho sự thay đổi, tích cực hợp tác trong sứ mệnh của Giáo hội để mang lại sức sống cho những nơi mà sự hiện diện của Chúa Kitô được thể hiện và đụng chạm đến”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng hội nghị Rimini năm 2024 “có thể truyền cảm hứng cho nhiều người trở thành những người tìm kiếm điều cốt yếu, và làm cho niềm đam mê loan báo Tin Mừng – nguồn giải thoát khỏi mọi chế độ nô lệ và là sức mạnh chữa lành và biến đổi nhân loại – được nở rộ trong trái tim họ”.
Đọc toàn văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha tại đây.
Hàng năm, các chính trị gia, doanh nhân, đại diện tôn giáo và văn hóa, trí thức, nghệ sĩ, vận động viên và những người nổi tiếng quy tụ lại tại thành phố Rimini của Ý để thảo luận về văn hóa "được vun trồng bằng những mong muốn khám phá vẻ đẹp của thực tế".
Trong lá thư được công bố vào thứ Hai (19/8/2024) và được Đức Hồng Y Pietro Parolin ấn ký, với chủ đề của Hội nghị năm nay là - "Nếu chúng ta không theo đuổi điều cốt yếu, thì chúng ta theo đuổi điều gì?" - được nêu bật
Nhiệm vụ tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống
Bức thư lưu ý rằng “việc tìm kiếm những gì cấu thành cốt lõi của sự huyền bí của cuộc sống và thực tại có tầm quan trọng sống còn” trong bối cảnh những thách thức của thời đại, và đưa ra lời động viên cho “nỗ lực tìm kiếm... những gì mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống”.
Đức Thánh Cha thúc giục những tham dự viên hãy nhìn nhận, trong những cuộc đấu tranh của cuộc sống hiện đại, “một lời kêu gọi suy ngẫm” nhằm mở rộng trái tim để gặp gỡ Thiên Chúa và nuôi dưỡng trong mỗi người nhận thức về bản thân, về người lân cận và về thực tại.
Đến lượt mình, điều này cho thấy rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là của cải vật chất hay thành công, mà là “mối quan hệ nâng đỡ chúng ta, bắt rễ hành trình của chúng ta trong sự tin tưởng và hy vọng" - tức là tình bạn với Thiên Chúa, sau đó được phản ánh trong mối quan hệ của ta với người khác.
Điều thiết yếu nhất: đức tin vào Chúa Giêsu Kitô
Thông điệp nhắc lại bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng trước Bộ Giáo lý Đức tin vào đầu năm nay: “Điều thiết yếu, đẹp đẽ nhất, hấp dẫn nhất; đồng thời thiết yếu nhất đối với chúng ta là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô".
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn và sự ủng hộ của mình đối với Hội nghị Rimini, và khuyến khích mọi người trở thành “những người chủ động có trách nhiệm cho sự thay đổi, tích cực hợp tác trong sứ mệnh của Giáo hội để mang lại sức sống cho những nơi mà sự hiện diện của Chúa Kitô được thể hiện và đụng chạm đến”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng hội nghị Rimini năm 2024 “có thể truyền cảm hứng cho nhiều người trở thành những người tìm kiếm điều cốt yếu, và làm cho niềm đam mê loan báo Tin Mừng – nguồn giải thoát khỏi mọi chế độ nô lệ và là sức mạnh chữa lành và biến đổi nhân loại – được nở rộ trong trái tim họ”.
Đọc toàn văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha tại đây.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời- Bổn Mạng Giáo Phận Vinh tại Melbourne
Sr Teresa Phùng Thị Yến và Hình Nam Võ
06:24 19/08/2024
Melbourne, vào lúc 15 giờ chiều Chúa Nhật Ngày 18/8/2024. Đồng hương Nghệ Tĩnh Bình đã tổ chức buổi lễ mừng bổn mạng thật trọng thể tại Nhà thờ Resurrection Vùng Kings Park, Melbourne.
Xem hình
Nhờ vào thời tiết cuối Đông, nhưng có nắng đẹp làm ấm áp lòng mọi người và làm cho ngày lễ nhộn nhịp và sốt sắng hơn. Đây là lần đầu tiên thánh lễ được tổ chức lễ tại giáo xứ Resurrection vùng Kings Park, nơi có ngôi thánh đường rộng, đẹp, khang trang và thuận lợi.
Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh chủ tế cùng với các cha đồng tế đã diễn ra rất nghiêm trang và thánh thiện với sự tiếc nuối đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn không thể hiện diện được.
Sau thánh lễ mọi người vừa được thưởng thức những món ăn rất ngon và rất phong phú do ban tổ chức và các nhà hảo tâm tài trợ, vừa được những tiết mục văn nghệ vui vẻ trẻ trung. Thật là một ngày lễ đầy ý nghĩa và đầy ơn thánh của Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria khi mọi người cười nói vui vẻ, chia sẻ sự hiệp thông và tình bác ái với nhau.
Ngày lễ truyền thống của Hội Ái Hữu Nghệ- Tĩnh- Bình không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần là xin Mẹ Maria bầu cử, bảo vệ, chở che và ban bình an cho mỗi người, nhưng còn là nhịp cầu, là cơ hội để mọi người gặp gỡ, chia sẻ và nối kết tình thân trong phận đời xa quê, lìa xứ.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria xin cho Hội Hữu Ái Nghệ- Tĩnh- Bình luôn bền vững, hiệp nhất, thánh thiện và phát triển. Xin mẹ gìn giữ và ban muôn ơn lành cho mỗi người chúng ta để chúng ta sống xứng đáng là con cái mẹ và làm vinh danh Chúa trong việc làm và trong cuộc sống.
Xem hình
Nhờ vào thời tiết cuối Đông, nhưng có nắng đẹp làm ấm áp lòng mọi người và làm cho ngày lễ nhộn nhịp và sốt sắng hơn. Đây là lần đầu tiên thánh lễ được tổ chức lễ tại giáo xứ Resurrection vùng Kings Park, nơi có ngôi thánh đường rộng, đẹp, khang trang và thuận lợi.
Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh chủ tế cùng với các cha đồng tế đã diễn ra rất nghiêm trang và thánh thiện với sự tiếc nuối đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn không thể hiện diện được.
Sau thánh lễ mọi người vừa được thưởng thức những món ăn rất ngon và rất phong phú do ban tổ chức và các nhà hảo tâm tài trợ, vừa được những tiết mục văn nghệ vui vẻ trẻ trung. Thật là một ngày lễ đầy ý nghĩa và đầy ơn thánh của Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria khi mọi người cười nói vui vẻ, chia sẻ sự hiệp thông và tình bác ái với nhau.
Ngày lễ truyền thống của Hội Ái Hữu Nghệ- Tĩnh- Bình không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần là xin Mẹ Maria bầu cử, bảo vệ, chở che và ban bình an cho mỗi người, nhưng còn là nhịp cầu, là cơ hội để mọi người gặp gỡ, chia sẻ và nối kết tình thân trong phận đời xa quê, lìa xứ.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria xin cho Hội Hữu Ái Nghệ- Tĩnh- Bình luôn bền vững, hiệp nhất, thánh thiện và phát triển. Xin mẹ gìn giữ và ban muôn ơn lành cho mỗi người chúng ta để chúng ta sống xứng đáng là con cái mẹ và làm vinh danh Chúa trong việc làm và trong cuộc sống.
VietCatholic TV
Nga: Hai thị trấn trọng yếu thất thủ, cây cầu và kho dầu nổ tung. Ukraine phóng ATACMS hạ cầu Kerch?
VietCatholic Media
03:07 19/08/2024
1. Bản đồ cuộc tấn công Kursk cho thấy những bước tiến của Ukraine ở những địa điểm mới
Tờ Newsweek cho biết một bản đồ mới cho thấy Ukraine đã tiến lên ở một số điểm trong khu vực Kursk của Nga, khi Mạc Tư Khoa vật lộn với việc ngăn chặn cuộc tấn công xuyên biên giới của Kyiv gần hai tuần sau khi nó được phát động.
Các lực lượng Ukraine đã chiếm giữ các thị trấn Apanaskovka và Byakhovo, một nguồn tin của Nga cho biết hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW có trụ sở tại Hoa Kỳ. Các khu định cư này nằm ở phía nam Korenovo, một thị trấn quan yếu của Nga, nơi xung quanh đã xảy ra các cuộc đụng độ nặng nề trong hơn một tuần rưỡi.
Đoạn phim được định vị địa lý cũng cho thấy quân đội Kyiv đã tiến vào phía tây nam thị trấn Russkoye Porechnoye, tổ chức nghiên cứu này đã ghi chú trong bản đồ mới nhất về cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine.
Hàng ngàn binh sĩ Ukraine đã tiến vào Kursk hồi đầu tháng này, mở đầu cuộc tiến công đáng kể nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện gần hai năm rưỡi trước.
Mạc Tư Khoa gặp khó khăn trong việc đáp trả khi các chiến binh của Kyiv nhanh chóng tiến lên, với các khu vực xung quanh thành phố Sudzha và Korenevo là những mục tiêu đầu tiên. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tuần cho biết Kyiv đã chiếm được Sudzha, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đang giành được nhiều lãnh thổ trong khu vực.
“Chiến dịch đang diễn ra đúng như chúng tôi mong đợi,” Zelenskiy sau đó nói trong bài phát biểu buổi tối hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám. “Bây giờ chúng ta đang củng cố vị trí của mình. Chỗ đứng hiện diện của chúng ta ngày càng vững chắc hơn.”
Các quan chức cao cấp của Nga đã nhiều lần nói rằng quân đội của họ, trong một “chiến dịch chống khủng bố” do cơ quan an ninh liên bang, FSB chỉ huy, đã ngăn chặn những thắng lợi của Ukraine. Câu chuyện này đã bị phản bác bởi một số blogger quân sự có ảnh hưởng của Nga, các nguồn tin Ukraine và phân tích của phương Tây, khi Mạc Tư Khoa chuyển quân tiếp viện đến biên giới.
Một blogger quân sự nổi tiếng của Nga hôm Chúa Nhật cho biết Mạc Tư Khoa đã “chuyển quân dự bị đến đó và đưa vào một số đơn vị giàu kinh nghiệm nhất từ các khu vực khác của mặt trận Ukraine vào cứu nguy cho tỉnh Kursk”. Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, tài khoản này mô tả các “cuộc giao tranh ác liệt” ở Kursk, trong đó Ukraine đưa thêm “lực lượng dự trữ mới”.
Vùng Belgorod giáp với Kursk cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên bang vào hôm thứ Năm và Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga gần đây đã báo cáo hàng ngàn người rời khỏi Kursk mỗi ngày.
ISW đánh giá hôm thứ Bảy rằng lực lượng của Kyiv đã tiến sâu tới 28 km vào Kursk, trải rộng trên chiều rộng khoảng 56 km.
Ukraine cho biết họ không muốn giữ lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Kursk, nhưng hy vọng sẽ cắt đứt nguồn hậu cần của Nga nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh ở những nơi khác dọc chiến tuyến và bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi các cuộc tấn công trên không có sức tàn phá cao.
Lực lượng không quân Kyiv hôm Chúa Nhật cho biết họ đã phá hủy cây cầu thứ hai ở Kursk, thắt chặt sự kiểm soát của Ukraine đối với khả năng hậu cần của Nga.
Một kênh Telegram của Nga đã đưa tin về cuộc tấn công vào cây cầu ở thị trấn Zvannoye ở Kursk là HIMARS, hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, do Mỹ cung cấp. Tài khoản này viết hôm Chúa Nhật “chỉ còn lại một cây cầu trong quận”.
Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Sáu cho biết Ukraine đã “phá hủy hoàn toàn” một cây cầu khác bắc qua sông Seym gần làng biên giới Kursk của Glushkovo bằng “vũ khí do phương Tây sản xuất, có thể là HIMARS của Mỹ”.
Chính quyền khu vực Nga đã ra lệnh di tản quận Glushkovo, phía tây nam Korenovo, vào đầu tuần này. Một blogger quân sự Nga hôm thứ Bảy cho biết “tình hình hậu cần tiếp tục xấu đi” xung quanh Glushkovo, trong đó Ukraine “tấn công vào những cây cầu còn lại bắc qua sông Seym, nhưng quân đội Nga đã xây dựng cầu phao vượt sông”.
Cuộc tấn công vào Kursk diễn ra sau nhiều tháng Nga giành được những thắng lợi ở miền đông Ukraine, sau khi chiếm được thành phố chiến lược Avdiivka của Donetsk và tiếp tục tiến về phía tây tới Pokrovsk. Thành phố này là mắt xích quan trọng trong chuỗi phòng thủ phía đông Ukraine và là trung tâm hậu cần quan trọng.
Cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk nâng cao tinh thần của quân dân Ukraine, làm cản trở những lợi ích lâu dài của Nga. Zelenskiy hôm thứ Bảy cho biết lực lượng Nga đã tấn công các vị trí của Ukraine gần Pokrovsk và Toretsk, một thành phố khác của Donetsk bị tấn công nặng nề, “hàng chục” lần trong 24 giờ trước đó.
ISW cho biết, việc tiến về Pokrovsk, trong khi chống lại sự xâm nhập của Ukraine vào Kursk, sẽ gây “căng thẳng lớn hơn” cho Nga và có thể làm giảm khả năng của Mạc Tư Khoa trong việc duy trì áp lực lên Ukraine dọc theo hàng trăm dặm tiền tuyến.
[Newsweek: Kursk Invasion Map Shows Ukrainian Advances in New Locations]
2. Hình ảnh mới nhất cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào Nga
3. Máy bay điều khiển từ xa tấn công kho dầu ở tỉnh Rostov của Nga
Thống đốc Vasily Golubev và các kênh tin tức Telegram của Nga đưa tin, một đám cháy đã bùng phát tại một kho dầu ở thành phố Proletarsk thuộc tỉnh Rostov của Nga sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa qua đêm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
Theo chính quyền địa phương, tỉnh Rostov giáp các tỉnh Donetsk và Luhansk của Ukraine và là mục tiêu thường xuyên bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Theo Golubev, các đơn vị phòng không Nga đã đẩy lùi cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, nhưng các mảnh vỡ rơi trúng một nhà kho công nghiệp và gây cháy nhiên liệu diesel.
Golubev cho biết nỗ lực chữa cháy đã bị gián đoạn bởi các cuộc tấn công liên tục. Không có thương vong nào được báo cáo.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, xác nhận vụ tấn công và cho biết thêm rằng:
“Dầu và các sản phẩm dầu mỏ cung cấp cho quân đội xâm lược của Nga đều được lưu trữ ở đây”
Lực lượng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Nga, nhắm vào các tài sản quân sự, nhà máy lọc dầu và cơ sở công nghiệp.
[Kyiv Independent: Drone hits oil depot in Russia's Rostov ]
4. Nga cho rằng Cầu Crimea đã bị Ukraine tấn công bằng ATACMS nhưng thất bại
Hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám, hãng thông tấn RIA Novosti cho biết Ukraine đã tấn công cây cầu nối Crimea với Nga bằng 12 hỏa tiễn ATACMS. RIA cho biết, các loại vũ khí này đã được phóng vào cầu Crimea còn được gọi là cầu Kerch vào đêm 15 rạng sáng 16 Tháng Tám. Hãng tin này nói rằng tất cả 12 hỏa tiễn ATACMS đã bị bắn hạ và rơi xuống biển.
Theo kênh Telegram địa phương Crimea Wind, giao thông đã phải tạm dừng trên cầu xe hơi và cầu hỏa xa từ 3 giờ sáng đến 7 giờ sáng.
Nga đã xây dựng cây cầu bắc qua eo biển Kerch từ năm 2016 đến 2018, sau khi sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.
Ukraine từ lâu đã coi cây cầu này là mục tiêu hợp pháp, khi Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố khi khai trương: “Việc xây dựng cầu Kerch là một hành động bất hợp pháp khác của Liên bang Nga nhằm củng cố việc xâm lược bất hợp pháp Cộng hòa tự trị Crimea”.
Ukraine cũng được cho là đã tấn công cây cầu thứ hai ở khu vực Kursk khi nước này tiếp tục cuộc tấn công quân sự xuyên biên giới.
Mạc Tư Khoa tin rằng vũ khí mà Ukraine sử dụng cho cuộc tấn công có thể được cung cấp bởi Mỹ. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, cho biết: “Lần đầu tiên, khu vực Kursk bị tấn công bởi hỏa tiễn do phương Tây sản xuất, có thể là HIMARS của Mỹ.
“Hậu quả của cuộc tấn công vào cây cầu bắc qua sông Seim ở quận Glushkovsky, là nó đã bị phá hủy hoàn toàn và những tình nguyện viên hỗ trợ dân thường di tản đã thiệt mạng.”
Chỉ huy Lực lượng Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã chia sẻ một đoạn clip trên kênh Telegram của mình về một cây cầu đang bị các phi công Ukraine nhắm tới bằng cách sử dụng “các cuộc tấn công có độ chính xác cao nhằm vào các thành trì của đối phương”.
Đoạn clip ấn tượng cho thấy một phần của cây cầu phát nổ trước khi một cột khói dày đặc bốc lên không trung và tan đi để lộ một khoảng trống lớn trên cây cầu.
Ukraine bất ngờ tấn công lãnh thổ Nga vào ngày 6 Tháng Tám, đánh dấu lần đầu tiên Nga bị một nước khác xâm chiếm kể từ Thế chiến II.
Hôm thứ Ba, Tướng Christopher Cavoli, hiện là Tư lệnh Đồng minh Tối cao Âu Châu, cho biết Nga đã có “phản ứng khá chậm và rải rác” trước cuộc tấn công.
Ông phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tổ chức: “Nga không xác định ai có thẩm quyền. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự bên trong Ukraine, nhưng không phải bên trong Nga, hay sao?”
Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tuyên bố thành lập một “hội đồng điều phối” trong Bộ Quốc phòng Nga cho các vùng Belgorod, Bryansk và Kursk.
Bộ trưởng cho biết điều này sẽ “tăng hiệu quả hỗ trợ toàn diện cho các nhóm quân đang giải quyết các nhiệm vụ bao trùm biên giới quốc gia và bảo vệ lãnh thổ cũng như dân số trong khu vực”.
[Crimea Bridge Targeted in ATACMS Strike: Russia]
5. Mạc Tư Khoa tố hỏa tiễn Mỹ dùng để phá hủy cây cầu ở Kursk
Cho đến hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, hai cây cầu quan trọng đã bị phá hủy ở vùng Kursk của Nga trên sông Seym.
Trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Mạc Tư Khoa cho biết họ tin rằng Ukraine có thể đã sử dụng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp.
Maria Zakharova, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga, cho biết:
Lần đầu tiên khu vực Kursk bị tấn công bởi các bệ phóng hỏa tiễn do phương Tây sản xuất, có thể là HIMARS của Mỹ.
Hậu quả của cuộc tấn công vào cây cầu bắc qua sông Seym ở quận Glushkovo, nó đã bị phá hủy hoàn toàn và những tình nguyện viên đang hỗ trợ dân thường di tản đã thiệt mạng.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết, Mỹ không thể cho phép Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến mà ông phát động vào tháng 2 năm 2022. Ông khẳng định rằng Hoa Kỳ coi cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ của Ukraine là một động thái tự vệ hoàn toàn có thể biện minh được cho việc sử dụng vũ khí của Mỹ.
6. Đồng minh của Putin tuyên bố gần 1 phần 3 quân đội của ông đã được triển khai tới biên giới Ukraine
Tờ Newsweek cho biết nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko loan báo ông đã triển khai gần 1 phần 3 quân đội của Belarus tới biên giới với Ukraine vào đầu mùa hè này sau khi Kyiv tăng cường quân đội.
Lukashenko, một đồng minh trung thành của Putin, cho biết Ukraine duy trì hơn 120.000 binh sĩ ở biên giới phía bắc với Belarus vì họ tin rằng “Putin sẽ tấn công lần nữa từ lãnh thổ Belarus”.
“Thấy được những chính sách hung hăng của họ, chúng tôi đã giới thiệu và bố trí lực lượng của mình dọc theo toàn bộ biên giới tại các điểm chiến lược để bảo vệ trong trường hợp xảy ra chiến tranh”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya TV, theo hãng thông tấn nhà nước Belarus BelTA.
“Hơn nữa, các đơn vị lực lượng đặc biệt như Alpha, Almaz và những đơn vị khác—được đào tạo bài bản nhất—đang hoạt động ở đó và thực hiện công việc của họ.”
Lukashenko tuyên bố rằng căng thẳng leo thang vào cuối tháng 6 khi công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Ngày Độc lập của Belarus tại thủ đô Minsk đang được tiến hành. Một số lượng lớn máy bay, thiết bị quân sự và quân đội đã được chuyển đến Belarus và từ Nga.
“Rõ ràng là họ đã nhìn thấy các hành động từ phía chúng tôi và người Mỹ đã cung cấp cho họ tất cả thông tin. Và họ nghĩ rằng, như họ đã nói, 'Putin sẽ tấn công một lần nữa từ lãnh thổ Belarus', từ Gomel, giống như khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Và họ bắt đầu điều động 120.000 quân nhân,” ông nói.
“ Để đáp lại, tôi buộc phải điều động gần một phần ba quân số để tăng cường những gì ở đó.”
Ông nói thêm rằng Belarus đã cố gắng giảm leo thang tình hình sau khi thảo luận vấn đề này thông qua kênh liên lạc mà nước này duy trì với các cơ quan đặc biệt của Ukraine. “Chúng tôi hỏi: 'Tại sao bạn lại làm điều này?' Họ thành thật nói với chúng tôi: 'Các bạn sẽ tấn công chúng tôi cùng với quân Nga gần Gomel.' Chúng tôi không có ý định tấn công Belarus.”
Ông nói rằng một số quân nhất định đã được rút đi ở cả hai bên, nhưng nói thêm rằng binh lính Belarus sẽ vẫn ở dọc biên giới với Ukraine. “Việc rút quân khỏi biên giới với Ukraine giống như cái chết đối với chúng tôi. Cuộc chiến đang diễn ra”, ông nói.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, báo cáo rằng quân đội và thiết bị của Belarus chưa bao giờ được tăng cường gần biên giới.
“Tình hình ở biên giới với Cộng hòa Belarus vẫn không thay đổi. Như các bạn có thể thấy, lời lẽ khoa trương của Lukashenko là nhất quán, thường xuyên làm trầm trọng thêm tình hình để xoa dịu quốc gia khủng bố”, ông nói trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
“Chúng tôi chưa thấy sự gia tăng về trang bị hoặc nhân lực của các đơn vị Belarus gần biên giới của chúng tôi.”
Riêng biệt, Lukashenko cũng nói trong cuộc phỏng vấn rằng “không có ranh giới đỏ” trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân. “Belarus sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu đối phương vượt qua biên giới của quốc gia liên minh. Sẽ không có ranh giới đỏ, câu trả lời sẽ có ngay lập tức”, ông nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Lukashenko đưa ra lời đe dọa kiểu này. Trước đó, ông tuyên bố rằng ông “không có ranh giới đỏ” vào tháng 7 năm nay, trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng dọc biên giới Ukraine với Belarus.
Phát biểu sau đó, ông nói: “Tôi bảo đảm rằng chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ cuộc đụng độ nào ở biên giới với Ukraine. Sẽ không có, chúng tôi không cần chúng. Nhưng Ukraine thậm chí còn không cần họ hơn nữa vì những sự kiện đang diễn ra trên chiến trường của họ.”
Mikhail Khodorkovsky, nhà hoạt động đối lập người Nga, giải thích rằng nhà độc tài Lukashenko liên tục bị Vladimir Putin áp lực phải đưa quân áp sát biên giới để Ukraine phải triển khai một lực lượng tương ứng. Tuy nhiên, Lukashenko không muốn làm như thế vì quân Ukraine, một khi đã tập trung ở biên giới có thể bất ngờ mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào Belarus. Nếu họ đã dám tấn công Nga thì không có lý do gì để tin rằng họ không dám tấn công Belarus. Thành ra, Lukashenko chỉ triển khai lực lượng trên miệng lưỡi để xoa dịu Putin.
Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
[Newsweek: Putin Ally Claims Third of His Army Was Deployed to Ukraine's Border]
7. Dân Nga phẫn nộ nói 'Chúng tôi đã từng chắc chắn quân đội Nga sẽ bảo vệ chúng tôi' nhưng hóa ra không phải như thế
Lần cuối Lyubov Antipova nói chuyện với cha mẹ già của mình là gần hai tuần trước, khi cô lần đầu tiên nghe tin đồn về một cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine và cầu xin họ rời khỏi thị trấn của họ ở vùng Kursk của Nga.
Mối đe dọa dường như không thực tế - đất Nga chưa từng chứng kiến các lực lượng xâm lược kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai - và truyền thông nhà nước Nga ban đầu bác bỏ cuộc xâm lược như một “cố gắng xâm nhập” chỉ một vài giờ, vì vậy cha mẹ của Antipova, những người nuôi gà và lợn trên một mảnh đất nhỏ, quyết định ở lại Zaoleshenka.
Ngày hôm sau, Antipova nhìn thấy trên mạng những bức ảnh chụp các binh sĩ Ukraine đang tạo dáng bên cạnh một siêu thị và văn phòng của một công ty gas. Cô nhận ra ngay nơi đó: bố mẹ cô sống cách đó khoảng 50 mét.
“Trong suốt những năm đó, cha mẹ tôi không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng,” Antipova nói với tờ Observer qua điện thoại từ Kursk, cẩn thận tránh sử dụng từ “chiến tranh”, vốn đã chính thức bị đặt ngoài vòng pháp luật ở Nga. “Chúng tôi chắc chắn rằng quân đội Nga sẽ bảo vệ chúng tôi. Tôi ngạc nhiên về tốc độ tiến quân của quân Ukraine”.
Việc Ukraine xâm nhập vào Nga đã bộc lộ sự tự mãn rõ ràng của các quan chức Nga phụ trách biên giới. Nhiều người dân địa phương cáo buộc chính phủ đã hạ thấp cuộc tấn công của Ukraine hoặc đưa ra thông tin sai lệch cho họ về mối nguy hiểm.
8. Chính quyền thành phố cho biết Kyiv đẩy lùi cuộc tấn công trên không của Nga, vũ khí đạn đạo của Bắc Hàn được sử dụng trong cuộc tấn công
Kyiv đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga vào rạng sáng Chúa Nhật, 18 Tháng Tám. Chính quyền thành phố cho biết vũ khí đạn đạo của Bắc Hàn đã được sử dụng trong cuộc tấn công.
Không có thiệt hại hoặc thương vong nào được báo cáo ở thủ đô.Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết như trên, và nhấn mạnh rằng “Đây là cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo thứ ba vào thủ đô trong tháng 8, với khoảng thời gian rõ ràng là sáu ngày giữa các cuộc tấn công”.
Tướng Popko nói thêm rằng theo thông tin sơ bộ, lực lượng Nga “rất có thể đã sử dụng KN-23, hỏa tiễn đạn đạo do Bắc Hàn sản xuất”.
Thông tin do Không quân Ukraine công bố sau đó cho biết một hỏa tiễn đạn đạo của Nga và hai hỏa tiễn đạn đạo cũng như 5 hỏa tiễn hành trình và 8 máy bay điều khiển từ xa cảm tử đã được sử dụng trong cuộc tấn công.
Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, nói thêm rằng hai hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn, ba hỏa tiễn hành trình và tất cả tám máy bay điều khiển từ xa cảm tử kamikaze đã bị lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn.
Những chiếc khác “không đạt được mục tiêu mong muốn” mặc dù không có thêm thông tin nào được đưa ra.
Còi báo động không kích đã vang lên ở Kyiv hai lần trong đêm. Tướng Popko cho biết tất cả hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn rơi trên đường tới thủ đô nên người dân trong thành phố không nghe thấy tiếng nổ nào.
Chiều Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine đã công bố những bức ảnh về các tòa nhà dân cư bị hư hại ở khu vực xung quanh Kyiv và cho biết lực lượng cấp cứu đang hỗ trợ người dân nhưng không đề cập đến bất kỳ thương vong nào.
Bắc Hàn từ lâu đã trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Nga, được cho là đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa các gói quân sự phong phú, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hơn 3 triệu quả đạn pháo.
Tuy nhiên, phẩm chất vũ khí của Bắc Hàn vẫn còn nhiều nghi vấn - khoảng một nửa số hỏa tiễn do Nga bắn vào Ukraine đã gặp trục trặc và phát nổ giữa không trung, Reuters đưa tin hôm 7 Tháng Năm, dẫn lời Văn phòng Tổng công tố Ukraine.
Theo Cục Quản lý Quân sự Thành phố Kyiv, lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào Kyiv vào mùa hè năm 2024. Cuộc tấn công hàng loạt bằng máy bay điều khiển từ xa diễn ra vào ngày 31 Tháng Bẩy là cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nặng nề nhất vào thủ đô kể từ đầu năm.
Nga cũng nhắm vào Kyiv trong vụ tấn công hỏa tiễn hôm 8 Tháng Bẩy nhằm vào một bệnh viện nhi, khiến 2 người thiệt mạng và 32 người khác bị thương.
[Kyiv Independent: Kyiv repels Russian aerial attack, North Korean ballistic weapons used in strike, city authorities say]
9. Thủ lĩnh mạnh mẽ của Chechnya khoe khoang chiếc Cybertruck của Tesla với tháp súng
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov có một phương tiện giao thông mới – đó là một chiếc Cybertruck hay xe tải không gian của hãng Tesla với một sự thay đổi.
“Chúng tôi đã nhận được một chiếc Cybertruck của Tesla từ Elon Musk đáng kính,” Kadyrov tuyên bố hôm Thứ Bẩy, 17 Tháng Tám.
“Tôi rất vui khi được thử nghiệm công nghệ mới và cá nhân tôi thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà nó được gọi là 'Cyberbeast' hay ‘quái thú không gian’. Đó là một loài động vật thực sự bất khả xâm phạm và nhanh nhẹn,” ông nói thêm.
Lãnh chúa Chechnya - đồng minh của Putin - đã đăng một đoạn video quay cảnh ông lái chiếc xe được gắn tháp pháo, đi quanh khuôn viên dinh tổng thống của ông.
Tại một thời điểm trong video, Kadyrov đang cười toe toét, đội mũ trùm đầu màu đen và đeo đai đạn, đứng sau tháp súng được gắn vào nóc xe.
Ông cho biết chiếc xe sẽ “sớm được đưa” tới chiến trường Ukraine. Kadyrov nói thêm: “Tôi chắc chắn rằng 'quái vật' này sẽ có ích rất nhiều cho binh lính của chúng ta.
Kadyrov cảm ơn ông chủ Tesla Musk và gửi lời mời tỷ phú tới Nga.
“Elon, cảm ơn bạn! Hãy đến Grozny, tôi sẽ đón tiếp bạn như một vị khách thân yêu nhất của tôi! Hung thần của Chechnya nói.
POLITICO đã liên hệ với Tesla để xin bình luận.
[Chechnya’s strongman leader shows off Tesla Cybertruck with gun turret]
10. Putin đề bạt người bà con trong Bộ Quốc phòng Nga
Putin đã bổ nhiệm bà Anna Tsivilyova làm thứ trưởng thứ nhất trong vai trò Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng Nga theo một sắc lệnh của tổng thống được ký ngày 17 Tháng Tám và được công bố hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám.
Vào tháng 6, Putin đã bổ nhiệm Tsivilyova làm thứ trưởng quốc phòng, sau khi Andrey Belousov tiếp quản bộ này từ Sergei Shoigu.
Tsyvilova chịu trách nhiệm tổ chức hỗ trợ xã hội và nhà ở cho quân nhân. Bà ta cũng điều hành quỹ “Những người bảo vệ Tổ quốc” của nhà nước, là quỹ hỗ trợ những người tham gia cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Tsyvilova đã bị cả Vương quốc Anh và Liên minh Âu Châu trừng phạt vì mối quan hệ của bà với Putin và sự ủng hộ của bà đối với cuộc xâm lược Ukraine.
Putin đã khởi xướng một cuộc cải tổ bất ngờ trong bộ máy an ninh và quốc phòng Nga vào mùa xuân năm 2024, bổ nhiệm Belousov, người trung thành với ông, làm bộ trưởng quốc phòng và sa thải 4 cấp phó. Tsyvilova được bổ nhiệm vào một trong những chỗ trống.
[Kyiv Independent: Putin gives relative promotion in Russian Defense Ministry]
11. Chuyên gia Nga kêu gọi tấn công hạt nhân vào New York và Luân Đôn
Tờ Newsweek cho biết trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, chuyên gia Nga Stanislav Krapivnik gần đây cho biết Mạc Tư Khoa “đã có chiến tranh với” Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đồng thời nói thêm rằng nước này nên trả đũa bằng cách tấn công các thành phố như New York và Luân Đôn bằng vũ khí hạt nhân.
Krapivnik, một người Mỹ gốc Nga và là cựu sĩ quan Quân đội Mỹ đã đào tẩu sang Nga vào những năm 90, sau khi phạm tội hiếp dâm và bị FBI truy nã. Ông ta đã nhiều lần gọi Mỹ là kẻ thù của Nga, cáo buộc nước này muốn “tiêu diệt nhân dân Nga” khi xuất hiện trên một chương trình truyền thông Nga được tổ chức bởi Roman Guz.
Hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russian Media Monitor, đã chia sẻ một đoạn clip với X, về bài nói chuyện của Krapivnik, trong đó anh ta liên tục hạ nhục người Mỹ và nói, “Dân Mỹ không phải là người, họ là động vật.” Russian Media Monitor đã cung cấp chú thích tiếng Anh cho cuộc phỏng vấn bằng tiếng Nga.
Cuộc tấn công quân sự của Putin vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã tạo ra xung đột quân sự lớn nhất và cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai. Mỹ, Anh và các thành viên NATO khác đã mở rộng viện trợ quân sự và hỗ trợ ngoại giao cho Ukraine.
“Nếu chúng ta muốn kết thúc cuộc chiến này, chúng ta cần phải tiêu diệt hoàn toàn Quân đội Ukraine. Không phải chỉ là các thất bại quân sự mà là sự hủy diệt hoàn toàn. Không bắt họ làm tù binh. Chắc chắn sẽ có xác chết, hàng núi xác chết!” Krapivnik nói.
Ông nói thêm rằng Nga “đã có chiến tranh với NATO... nhưng cứ tiếp tục để họ tấn công.”
Ngày 6 Tháng Tám, lực lượng Ukraine phát động cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga, áp sát thành công khu vực Kursk và Belgorod trong hai tuần qua, đánh dấu cuộc tấn công lớn nhất trên đất Nga kể từ Thế chiến II.
Khu vực này là nơi có Nhà máy điện hạt nhân Kursk, là nhà sản xuất điện lớn của Nga. Hôm thứ Bảy, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc lực lượng Ukraine đang chuẩn bị tấn công cơ sở này.
Các quan chức Ukraine phủ nhận cáo buộc với Reuters, coi đó là tuyên truyền “điên rồ”.
Tuy nhiên, Krapivnik nhắc lại ý kiến đó và cho biết: “Đây là cuộc tấn công bằng vật liệu hạt nhân, cố gắng gây ra vụ nổ hạt nhân của lò phản ứng trên lãnh thổ Nga”. Ông nói thêm rằng “đây là một hành động khiêu khích trực tiếp có thể khiến Kyiv biến mất khỏi bề mặt Trái đất”.
“Điều này thực sự vượt qua giới hạn của vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đây là một cuộc chiến tranh mở rộng và để đáp trả, một thành phố của Mỹ sẽ bị xóa sổ khỏi bề mặt Trái đất hoặc sẽ có một cuộc tấn công vào Luân Đôn, tùy thuộc vào việc ai trang bị vũ khí cho họ”, Krapivnik nói, đồng thời gợi ý rằng “sẽ có một vụ nổ, và New York sẽ biến mất và Washington sẽ là nơi tiếp theo.”
Để tóm tắt nhận xét của Krapivnik, một vị khách hỏi, “Về cơ bản, cần có một mối đe dọa trực tiếp, trực tiếp từ Tổng thống Putin, rằng nếu có chuyện gì xảy ra, hỏa tiễn hạt nhân sẽ bay tới Washington và Luân Đôn. Tôi có hiểu đúng không?”
Krapivnik trả lời: “Hoàn toàn đúng như thế”, và tái khẳng định vũ khí hạt nhân nên nhắm vào Mỹ và Anh
Chiến tranh Nga-Ukraine đã làm gia tăng lo ngại toàn cầu về một cuộc xung đột hạt nhân tiềm ẩn, sau nhiều tháng căng thẳng gia tăng và nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ và các nước NATO.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trước đó Putin đã phê duyệt các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật và trước đó vào tháng 8, Nga đã tiến tới giai đoạn thứ ba, nhằm “chuẩn bị cho các đơn vị của Quân đội Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược trong chiến đấu”.
Vào đầu năm nay, Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử, một tổ chức phi lợi nhuận do các nhà lãnh đạo rủi ro hạt nhân đứng đầu, “một lần nữa đặt Đồng hồ Ngày tận thế ở 90 giây đến nửa đêm vì nhân loại tiếp tục phải đối mặt với mức độ nguy hiểm chưa từng có”.
Nga ước tính có khoảng 5.580 đầu đạn hạt nhân, theo báo cáo năm 2024 của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, trong đó cho biết Mỹ có 5.044 đầu đạn.
[Newsweek: Russian Pundit Urges Nuclear Strikes on New York and London]
12. Hạm đội dầu ngầm của Nga tài trợ cho cuộc chiến của Putin
Theo nghiên cứu vừa được một tổ chức tư vấn Ukraine công bố, Mạc Tư Khoa đang né tránh các biện pháp trừng phạt dầu mỏ bằng cách sử dụng “hạm đội bóng tối” gồm 45 tàu chở dầu mà phương Tây nên nhắm tới nếu nghiêm chỉnh trong việc cắt giảm doanh thu của cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.
Là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của đất nước, dầu mỏ là động lực chính của nền kinh tế Nga và kể từ khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, dầu mỏ đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt quốc tế, trong đó mức giá trần, là 60 Mỹ Kim cho một thùng dầu thô, vận chuyển bằng đường biển của Nga đã được áp dụng bởi G7, Liên Hiệp Âu Châu và Úc từ tháng 12 năm 2022.
Nhưng Nga đã phá vỡ các lệnh trừng phạt bằng một đội tàu ngầm được tổ chức lại quyền sở hữu để che đậy mối liên hệ với Mạc Tư Khoa. Một tàu không được sở hữu, quản lý hoặc bảo hiểm bởi một thực thể trong liên minh trừng phạt có nghĩa là tránh được giá trần.
Các tàu chở dầu có xu hướng cũ hơn, gây ra lo ngại rằng chúng gây rủi ro cho môi trường và không mua bảo hiểm tràn dầu từ Tập đoàn Quốc tế IG.
Một báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế Kyiv, là Viện KSE, phát hiện ra rằng 307 tàu chở dầu bóng tối đã chở dầu thô của Nga trong ít nhất một trong sáu quý từ Tháng Giêng năm 2023 đến tháng 6 năm 2024. Trong số đó, 45 tàu được coi là một phần của hạm đội bóng tối “cốt lõi”.
Benjamin Hilgenstock, nhà kinh tế cao cấp của Viện KSE và đồng tác giả của báo cáo, cho biết: “Không phải tất cả các tàu chở dầu trong bóng tối đều như nhau”.
Ông nói với Newsweek: “Nếu cộng đồng quốc tế nghiêm chỉnh về vấn đề này, thì các biện pháp trừng phạt đối với những con tàu được sử dụng liên tục trong suốt một năm rưỡi qua có lẽ sẽ có tác động mạnh nhất”.
Báo cáo mà nhóm của ông sẽ chia sẻ với các cơ quan trừng phạt ở các nước đối tác cũng cho thấy rằng trong cùng khung thời gian, 432 tàu chở dầu bóng tối đã chở các sản phẩm dầu của Nga. Một lần nữa, chỉ một tập hợp con của nhóm này, hay 41 tàu, tham gia vào mỗi quý trong số sáu quý vừa qua.
Trong số 45 tàu chở dầu thô và 41 tàu chở sản phẩm dầu thuộc hạm đội bóng tối “cốt lõi” này của Nga, chỉ có 8 tàu bị Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Anh trừng phạt. 6 tàu chở dầu và 2 tàu chở sản phẩm dầu.
Giới hạn giá không làm tổn hại đến doanh thu từ dầu mỏ mà Nga đang sử dụng để tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của mình, với con số lên đến 90% khối lượng dầu thô của Nga vẫn được vận chuyển bởi đội tàu bóng tối.
“Họ không nhắm vào đủ số tàu. Chúng tôi cho rằng điều này rất hiệu quả và thực sự đã đưa những tàu chở dầu này ra khỏi hoạt động thương mại, nhưng Hoa Kỳ đã tạm dừng chiến dịch chỉ định vào mùa thu,” Hilgenstock nói.
Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã thảo luận về việc giải quyết hạm đội bóng tối của Nga trong cuộc gặp ở Luân Đôn vào tháng 7.
Viện KSE cho biết, 28 trong số 45 tàu chở dầu “cốt lõi” vận chuyển dầu thô được quản lý tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất và ban đầu đến từ công ty vận tải lớn nhất Nga Sovcomflot. Reuters đưa tin vào tháng 10 năm ngoái rằng Sovcomflot đã chuyển 45 tàu chở dầu cho một công ty có trụ sở tại Dubai, theo dữ liệu trên cơ sở dữ liệu thông tin hàng hải công cộng Equasis.
Hilgenstock cho biết việc di chuyển tàu giữa các thực thể dễ dàng đang cho phép Nga vượt qua chế độ trừng phạt.
Báo cáo của Viện KSE cũng lưu ý cách Nga tìm cách bổ sung các tàu mới vào đội tàu bóng tối trong nửa đầu năm 2024 khi Mạc Tư Khoa tiếp tục cố gắng bù đắp tổn thất từ thị trường G7 và Liên Hiệp Âu Châu, với những người mua dầu thô lớn nhất của họ hiện nay là Ấn Độ và Trung Quốc..
Báo cáo kêu gọi các chính phủ chỉ định thêm các tàu của hạm đội bóng tối vì vi phạm các biện pháp trừng phạt, bắt đầu từ các đội tàu bóng tối “cốt lõi”.
Điều này sẽ dẫn đến chi phí chìm đáng kể, đồng thời buộc Nga phải phụ thuộc nhiều hơn vào các tàu chở dầu chính thống của hạm đội, vốn nằm trong mức giá trần. Việc mua tàu chở dầu mới cũng sẽ khiến nước này phải phụ thuộc vào thị trường thứ cấp, nơi mối quan hệ với các khu vực pháp lý của G7 bị tước bỏ - một cam kết tốn kém đối với Nga.
“ Nếu chúng ta muốn tác động đến thu nhập từ xuất khẩu dầu của Nga và nếu chúng ta muốn đẩy lùi đội tàu ngầm thì chúng ta phải đẩy mạnh đáng kể chiến dịch chỉ định bắt đầu từ những tàu được sử dụng thường xuyên”.
Vào Tháng Giêng năm 2023, một tháng sau khi chế độ trần giá có hiệu lực, mức chiết khấu đối với Urals—là cơ sở để định giá hỗn hợp dầu xuất khẩu của Nga—là gần 40 Mỹ Kim, điều này có tác động ngay lập tức đến doanh thu.
“Bây giờ chúng tôi đang ở mức 12 đến 13 đô la,” Hilgenstock nói. “Để hạn chế số tiền mà Nga kiếm được từ xuất khẩu dầu, chúng tôi sẽ phải tăng cường đáng kể chỉ định mở rộng chiết khấu một lần nữa và lấy đi khoản thu nhập xuất khẩu bổ sung này khỏi Nga mà nước này hiện đang tạo ra”.
[Russia's Shadow Oil Fleet Funding Putin's War Laid Bare]
Nga kiệt quệ, Ukraine nổ tung cây cầu thứ 3, tận dụng thời cơ tung thêm TQLC. Sĩ quan FSB đầu hàng
VietCatholic Media
15:59 19/08/2024
1. Nga tuyên bố Ukraine tấn công cây cầu thứ 3 ở tỉnh Kursk
Lực lượng Ukraine đã tấn công cây cầu thứ ba bắc qua sông Seim ở tỉnh Kursk của Nga, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết như trên hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám.
Tướng Krasnov cho biết cây cầu đã bị phá hủy vào chiều tối hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, trong khi cây cầu thứ hai bị phá hủy vào rạng sáng cùng ngày.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là cuộc tấn công thành công nhằm vào cây cầu cố định cuối cùng của tỉnh Kursk tọa lạc tại quận Karyzh.
Những tuyên bố tương tự cũng được đưa ra bởi các blogger quân sự người Nga Vladimir Romanov và Yury Podolyaka; và đang tạo ra một làn sóng phẫn nộ của người Nga đối với chính quyền. Vladimir Romanov rên rỉ thật thê lương: “Tại sao chuyện này lại có thể xảy ra?”
Trong khi đó, Yury Podolyaka bày tỏ âu lo về số phận của các đơn vị Nga còn mắc kẹt lại không thể vượt sông để thoát thân.
Nhà tuyên truyền Nga Vladimir Solovyov cũng nghiến răng tuyên bố rằng Ukraine đã tấn công cây cầu thứ ba bằng hỏa tiễn và pháo binh ở quận Karyzh, và đổ lỗi cho Hoa Kỳ và phương Tây tập thể gây ra thảm họa này.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, đã từ chối bình luận về các báo cáo. Trước đó, vào hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Tư lệnh Không quân Mykola Oleschchuk cho biết, hai cây cầu ở tỉnh Kursk đã bị Ukraine phá hủy, cản trở khả năng Nga tiếp tế cho quân đội chống lại cuộc tấn công xuyên biên giới. Hai cây cầu vừa nêu nằm gần quận Zvannoye và quận Glushkovsky.
Một số các blogger Nga lạc quan tin rằng việc phá hủy cây cầu sẽ không có tác động đáng kể vì lực lượng Nga có thể vượt sông bằng cầu phao.
Ngược lại, hãng tin Ukraine Censor.net viết rằng nếu được xác nhận, việc phá hủy cây cầu có thể khiến quân đội Nga ở phía nam sông rơi vào tình thế khó khăn. Trong thực tế, vượt sông bằng cầu phao trong chiến tranh có thể gặp rủi ro rất đáng kể. Chỉ cần một vài máy bay điều khiển từ xa có khả năng mang một khối lượng chất nổ lớn cũng có thể đánh sập một cầu phao, hay ít nhất chia nó thành nhiều đoạn tách biệt.
Sông Seim dài khoảng 748 km và chảy từ Nga đến Ukraine qua tỉnh Kursk, chia khu vực này của Nga thành hai phần.
Cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có đã diễn ra kể từ ngày 6 tháng 8. Lực lượng Ukraine đã tiến quân nhanh chóng và được cho là đã chiếm được khoảng 1.185 km2 và hơn 82 khu định cư, bao gồm cả thành phố Sudzha.
Nhiều báo cáo gần đây cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng khi Nga đang rút quân tiếp viện từ Ukraine.
Kyiv cho biết mục đích của họ là tạo ra một “vùng đệm” trên lãnh thổ Nga, chuyển hướng lực lượng Nga khỏi chiến trường Ukraine và ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới.
[Kyiv Independent: Ukraine hits 3rd bridge in Kursk Oblast, Russia claims]
2. Tổng thống Zelenskiy nói Nga đã sử dụng hơn 40 hỏa tiễn, 750 quả bom dẫn đường chống lại Ukraine trong tuần này
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 18 Tháng Tám cho biết Nga đã phóng 40 hỏa tiễn, 750 quả bom dẫn đường và 200 máy bay điều khiển từ xa chiến đấu nhằm vào các thành phố và làng mạc của Ukraine trong tuần qua.
Điều này bao gồm một cuộc tấn công kết hợp bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào Kyiv vào sáng sớm ngày 18 tháng 8, liên quan đến vũ khí đạn đạo của Bắc Hàn, theo báo cáo của Cục Quản lý Quân sự Thành phố Kyiv. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi mà không có thương vong.
“Nga luôn biết hỏa tiễn và bom của mình bắn trúng đâu – đây là hành vi khủng bố có chủ ý, có chủ đích”, Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
Bom dẫn đường trên không tuy có tầm bắn ngắn hơn hỏa tiễn nhưng lại được sản xuất rẻ hơn và được phóng từ máy bay trong lãnh thổ Nga, ngoài tầm bắn của phòng không Ukraine.
Những quả bom này đã có sức tàn phá khủng khiếp trên cả chiến trường và khu dân cư, làm hư hại các vị trí tiền tuyến của Ukraine và hỗ trợ bước tiến của Nga trong cuộc tấn công Kharkiv vào tháng 5 năm 2024.
Thương vong dân sự do các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường thường xuyên được báo cáo ở các khu vực gần biên giới Nga, chẳng hạn như các tỉnh Kharkiv, Donetsk và Sumy.
Kể từ khi Ukraine xâm nhập vào tỉnh Kursk của Nga vào ngày 6 tháng 8, báo động về cuộc không kích ở tỉnh Sumy đã tăng cao, với việc Không quân đưa ra 12 cảnh báo ném bom trên không trong tuần qua.
Cơ quan quản lý quân sự tỉnh Sumy báo cáo vào hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, rằng một cuộc tấn công bằng bom dẫn đường của Nga vào Bilopillia đã giết chết một người và làm bị thương một người khác, nhiều người có khả năng bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
[Kyiv Independent: Russia used over 40 missiles, 750 guided bombs against Ukraine this week, Zelensky says]
3. Một tiểu đoàn thủy quân lục chiến nổi tiếng đã tham gia cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga
Một đơn vị khác của Ukraine đã tham gia cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga. Hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 501 của thủy quân lục chiến Ukraine đã thông báo về sự hiện diện của họ ở Kursk—trong một đoạn video mô tả cảnh Thủy Quân Lục Chiến xé bỏ lá cờ Nga “tại một trong những thị trấn của Kursk”.
Đơn vị này cho biết khoảng 400 Thủy Quân Lục Chiến của tiểu đoàn “đi đầu trong các nhiệm vụ chiến đấu”.
Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 501 là một phần của đơn vị đồn trú Ukraine ở Crimea khi quân đội Nga xâm chiếm bán đảo chiến lược này vào năm 2014.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã xây dựng lại Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 501. Tám năm sau, trong những tháng đầu của cuộc xâm lược Ukraine rộng rãi hơn của Nga, tiểu đoàn đã gia nhập lực lượng đồn trú ở Mariupol trên bờ Hắc Hải.
Quân đội Nga đã bao vây Mariupol, bỏ đói một cách tàn nhẫn và ném bom các đơn vị đồn trú cũng như dân thường của thành phố. Lực lượng đồn trú chính — hơn 2.000 quân — đã cầm cự được trong ba tháng, cuối cùng rút lui về nhà máy thép Azovstal trước khi đầu hàng vào cuối tháng 5 năm 2022 khi cạn kiệt lương thực, đạn dược và thuốc men.
Tiểu đoàn 501 Thủy quân lục chiến không nằm trong số những lực lượng cuối cùng. Thay vào đó, nó đã từ bỏ sáu tuần trước đó trong tuần đầu tiên của tháng Tư.
Bị tàn phá ở Mariupol, Tiểu đoàn 501 Thủy quân lục chiến phải được xây dựng lại. Được tái lập với các sĩ quan mới và tân binh, đơn vị này tái tham chiến vào năm 2023—ban đầu là chiến đấu ở Kherson, miền nam Ukraine. Vào mùa hè này, đơn vị này đã có mặt ở tỉnh Kharkiv ở phía bắc, bảo vệ thị trấn Vovchansk khỏi một cuộc xâm lược lớn—và đang diễn ra—của Nga.
Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 501 rõ ràng đã đi 160 km giữa Vovchansk và Kursk vào tuần trước, khi quân đoàn tấn công xuyên biên giới Ukraine đang mở rộng quyền kiểm soát của họ qua thành phố Sudzha.
Với sự xuất hiện của tiểu đoàn, lực lượng tấn công xuyên biên giới hiện bao gồm các đơn vị lục quân, lực lượng Dù, lực lượng Địa Phương Quân và thủy quân lục chiến.
[Forbes: A Notorious Marine Battalion Has Joined Ukraine’s Invasion Of Russia]
[07-PT19]
4. Khoảnh khắc đáng kinh ngạc Ukraine bắn rơi trực thăng tấn công Ka-52 trị giá 15 triệu bảng Anh của Nga khỏi bầu trời khi trận chiến diễn ra ác liệt ở Kursk
Hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, quân đội Ukraine đã bắn hạ trực thăng tấn công Ka-52 trị giá 15 triệu bảng Anh của Nga trên bầu trời giữa cuộc bao vây Kursk táo bạo của Kyiv.
Đoạn phim ấn tượng cho thấy chiếc trực thăng quân sự “cá sấu” bốc cháy sau khi bị hệ thống hỏa tiễn phòng không của Kyiv bắn hạ.
Một hỏa tiễn đất đối không di động vác trên vai đã được sử dụng để hạ gục chiếc trực thăng nhắm vào quân đội Ukraine trong cuộc tấn công xuyên biên giới bắt đầu vào ngày 6 tháng 8 vừa qua.
Chiếc trực thăng sau đó lao xuống đất trong một vụ va chạm tạo thành một quả cầu lửa bên trong Kursk gần thị trấn Oleshnya.
Khoảng 40 chiếc trực thăng Ka-52 đã bị loại khỏi kho vũ khí của Putin kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine.
Trực thăng quân sự Ka-52 chủ yếu được sử dụng để tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, như xe thiết giáp, công sự của đối phương và các vị trí bộ binh.
Trong khi đó, một đoạn phim khác ghi lại khoảnh khắc lực lượng Kyiv phá hủy một cây cầu quan trọng ở Kursk trong một đòn giáng mạnh vào đường tiếp tế chiến tranh của Putin. Đó là cây cầu thứ hai của tỉnh Kursk bị phá hủy trong vài ngày qua.
Cây cầu bắc qua sông Seym bốc cháy sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn trước khi sụp đổ.
Các kênh Telegram của Nga cho rằng nó đã bị hỏa tiễn HIMARS do Mỹ cung cấp tấn công.
Cây cầu là tuyến đường tiếp tế quan trọng đối với Putin vì nó nằm gần biên giới Ukraine và bắc qua sông Seym, cạnh thị trấn trọng điểm Glushkovsko.
Sự tàn phá của nó đã “cắt đứt” quân đội của Putin trong nước họ và đe dọa một chiến thắng quan trọng của Ukraine khi quân đội của họ tiến lên.
Ukraine đã nhiều lần tấn công vào các cây cầu khi họ phản ứng trước cuộc xâm lược của Nga và tìm cách cắt đứt đường tiếp tế.
Vào tối thứ Năm, Ukraine đã bắn một loạt hỏa tiễn vào các mục tiêu gần cây cầu nối Crimea với Nga.
Ukraine được cho là đang tìm cách dọn đường cho một cuộc tấn công trực tiếp vào cầu Kerch quan trọng, và Nga củng cố khu vực.
Cây cầu trị giá 3 tỷ bảng nối Crimea với đất liền Nga và từng bị Ukraine tấn công trước đó.
Cây cầu, một kỳ công kỹ thuật lớn, là dự án hàng đầu của Putin và nhà độc tài đã khánh thành cây cầu vượt biển vào năm 2018.
Ukraine đã mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga từ ngày 6 tháng 8 và kể từ đó đã chiếm được ít nhất 82 thị trấn và chiếm được 1.185 km2 lãnh thổ, trong khi các Thống đốc hai tỉnh Kursk và Belgorod liên tục kêu gọi dân Nga di tản khẩn cấp.
Theo các blogger quân sự Nga, Quân đội Ukraine đã tiến tới 35km bên trong lãnh thổ Nga sau cuộc đột phá bất ngờ và đang tiếp tục tiến về phía trước.
Putin đã bị sỉ nhục bởi cuộc tấn công xuyên biên giới, chiếm được một lượng đất đai trong 8 ngày tương đương với lượng đất mà Nga đã đạt được trong suốt 12 tháng qua.
Nó xảy ra khi các sĩ quan FSB “ưu tú” của Putin được nhìn thấy vẫy cờ trắng trên đất Nga.
Đoạn phim do lực lượng Ukraine công bố bắt đầu với cảnh hai sĩ quan được cho là FSB điên cuồng vẫy cờ trắng trong nỗ lực tuyệt vọng để tự cứu lấy mạng sống của mình.
Đoạn clip sau đó quay cho thấy một người đàn ông khác cầm một cây gậy dài có gắn cờ trắng trên đó.
Sau đó, người ta có thể nhìn thấy thêm nhiều binh sĩ Nga bước ra từ một tòa nhà - được cho là bị tấn công chớp nhoáng bởi cuộc tấn công của Ukraine - cầu xin sự thương xót.
Cảnh quay trên không do máy bay điều khiển từ xa ghi lại sau đó cho thấy hàng chục người của Putin giơ tay lên trời và đầu hàng trước mặt người Ukraine.
FSB của Nga là cơ quan dịch vụ an ninh lớn nhất trên toàn Âu Châu.
Tuyên bố kế thừa di sản của KGB ưu tú từ thời Xô Viết, các sĩ quan của lực lượng này được coi là có khả năng phản gián cực kỳ hiệu quả.
Hành động đầu hàng của họ là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Putin.
Cuộc bao vây Kursk táo bạo của Kyiv cho đến nay đã chứng kiến hàng trăm binh sĩ Nga đầu hàng trên lãnh thổ của họ khi Putin đang nổi cơn thịnh nộ trong cố gắng bảo vệ sân nhà.
[The Sun: CRASH AND BURN Incredible moment Ukraine blasts £15million Russian Ka-52 attack helicopter out of the sky as battles rage in Kursk]
5. Putin đến Azerbaijan trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu
Putin đã đến Baku vào ngày 18 tháng 8 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày để hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev. Chuyến đi đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của Putin tới thủ đô này kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Điện Cẩm Linh cho biết các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào “các vấn đề quốc tế và khu vực”, có thể sẽ chủ yếu tập trung vào việc tăng cường quan hệ với quốc gia giàu dầu mỏ này, cũng như tăng cường hợp tác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Nga đang xấu đi. Armenia.
Trước sự thất vọng của Nga, Azerbaijan, quốc gia có lịch sử liên kết với Nga, đã ký một thỏa thuận với Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen vào tháng 7 năm 2022 để đưa lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Azeri lên “ít nhất” 20 tỷ mét khối mỗi năm vào năm 2027.
Kể từ năm 2022, Azerbaijan tiếp tục mở rộng xuất khẩu dầu sang các nước Âu Châu. Slovenia bắt đầu nhận khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan vào ngày 1 tháng 8, khi các nước Âu Châu đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu cũng đã tiếp cận Azerbaijan để thảo luận về việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho Âu Châu thông qua Ukraine sau khi hợp đồng hiện có với Nga hết hạn vào cuối năm 2024.
Ngoài các cuộc đàm phán dự kiến về hợp tác mới trong vận chuyển dầu, Putin cũng dự kiến sẽ sử dụng cuộc gặp với Aliyev để giải quyết những lo ngại về sự đoàn kết trong CSTO do Nga lãnh đạo khi quan hệ với Armenia tiếp tục suy giảm.
Armenia, vốn cũng thân thiết với Nga từ lâu, hiện đang tìm cách tạo khoảng cách, liên tục cáo buộc Mạc Tư Khoa là đối tác không đáng tin cậy.
Mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục trở nên căng thẳng sau khi “lực lượng gìn giữ hòa bình” của Nga từ chối hành động trong các cuộc xung đột giữa Nagorno-Karabakh, một thực thể được Armenia hậu thuẫn trên lãnh thổ Azeri được quốc tế công nhận và Azerbaijan, từ năm 2020 đến năm 2023.
Nagorno-Karabakh được tái hòa nhập vào Azerbaijan sau chiến thắng cuối cùng của Baku vào năm 2023. Sau đó, Yerevan liên tục dọa rời CSTO.
Vào tháng 3, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan tiết lộ rằng nước này đang xem xét việc ghi danh trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu, nhằm tăng cường quan hệ với phương Tây.
Armenia cũng tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với Hoa Kỳ vào giữa tháng 7 khi mối quan hệ trở nên xấu đi.
Bất chấp cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Azerbaijan vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine. Theo chính phủ Azerbaijan, Baku đã cung cấp ít nhất 15 triệu euro (16,5 triệu Mỹ Kim) viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Tuy nhiên, Azerbaijan, quốc gia có chung đường biên giới với Nga, cũng đã ký thỏa thuận hữu nghị chính trị và quân sự với Nga chỉ hai ngày trước cuộc xâm lược.
[Kyiv Independent: Putin arrives in Azerbaijan for first state visit since full-scale invasion began]
6. Quan chức Ukraine cho biết hơn 150 tù binh Nga bị bắt trong một số ngày
Ukraine đã bắt giữ hơn 150 tù binh chiến tranh Nga trong một số ngày trong chiến dịch quân sự xuyên biên giới mà một quan chức dân sự chủ chốt cho biết là bước đầu tiên trong “một số giai đoạn” trong cuộc chiến chống lại Mạc Tư Khoa.
Oleksii Drozdenko, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự ở thành phố Sumy của Ukraine, nói thêm rằng cuộc tấn công đã diễn ra tốt hơn dự kiến và chỉ có 15 người bị thương cần điều trị tại bệnh viện trong ngày đầu tiên.
Drozdenko nói: “Đôi khi có hơn 100 hoặc 150 tù binh chiến tranh mỗi ngày. Nhiều binh sĩ Nga canh gác biên giới là lính nghĩa vụ trẻ. Ông nói thêm: “Họ không muốn chiến đấu với chúng tôi”.
Một số video đã được lan truyền quay cảnh người Ukraine bắt giữ tù binh chiến tranh, bao gồm cả ở biên giới trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công vào lãnh thổ Kursk của Nga vào thứ Ba ngày 6 tháng 8. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết Kyiv đang tăng “quỹ trao đổi” để đổi lấy PoW do Nga nắm giữ.
Sumy là thành phố Ukraine gần nơi xảy ra vụ tấn công nhất và Drozdenko cho biết ông đã tham gia chặt chẽ vào kế hoạch của nó nhưng đã tuyên thệ giữ bí mật, mím môi để mô tả tầm quan trọng của an ninh hoạt động trước cuộc tấn công bất ngờ.
Các lãnh đạo dân sự địa phương khác, đặc biệt là thống đốc vùng Sumy, Volodymyr Artyukh, cho biết họ không được cảnh báo trước, cho thấy Drozdenko nằm trong một nhóm đáng tin cậy.
[The Guardian: More than 150 Russian PoWs captured on some days, says Ukrainian official]
7. Zelenskiy loan báo những phát triển 'làm sạch Hắc Hải'
Tờ Newsweek cho biết Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã trình bày sự phát triển trên biển, trên bộ và trên không nhằm “làm sạch Hắc Hải” và “hủy diệt tiềm năng của Nga”.
Tổng thống Ukraine đã đăng một video trên X,, trong đó có cảnh các tàu quân sự, vũ khí, máy bay phản lực, xe tăng và xe tải, đang hoạt động trên thực địa.
Trong video, người kể chuyện nói: “Sức mạnh mà chúng ta tiếp thêm cho Ukraine mỗi ngày, về số lượng, phẩm chất, phạm vi. Khả năng của ngành công nghiệp dày đặc của chúng tôi giờ đây đã khác biệt và lớn hơn đáng kể.”
Đoạn clip tiếp tục chiếu cảnh “hỏa tiễn Neptune đã đưa Moskva xuống đáy”, “lựu pháo tự hành Bohdana, hệ thống hỏa tiễn Stugna, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga, các phi trường Savaskeika, Engels và Olenya, hàng chục phi trường khác.”
Người kể chuyện tiếp tục: “Sea Babies và Maguras đang dọn sạch Hắc Hải và hạn chế quyền lực của nhà nước khủng bố.
“Người Ukraine đã chứng minh rằng chúng ta có thể tự phát triển, sản xuất và cải tiến vũ khí và chúng ta có thứ gì đó để cung cấp cho các nước khác.
“Chúng ta là đối tác đáng tin cậy để đầu tư và hợp tác, đồng thời chúng ta đã thành lập các doanh nghiệp quốc phòng chung với các nhà sản xuất phương Tây. Vinh quang cho Ukraine”
Chú thích của Zelenskiy cho biết: “Trên biển: Neptune, Sea Baby, MAGURA V5. Trên đất liền: Bohdana, Stugna, Corsar. Trên không: Bober, Morok, Liutyi.
“Đây là những bước phát triển ở Ukraine của chúng ta, nhằm làm sạch Hắc Hải, tiếp thêm sức mạnh cho đất nước chúng ta và phá hủy tiềm năng của Nga. Vinh quang cho Ukraine!”
Diễn biến này xảy ra chỉ hơn 10 ngày sau khi Kyiv phát động chiến dịch tấn công bất ngờ ở khu vực Kursk của Nga.
Tổng thống Zelenskiy nói rằng lực lượng của Kyiv hiện đang kiểm soát hơn 80 khu định cư trên lãnh thổ Nga và “hàng trăm quân nhân Nga” đã bị bắt, bổ sung vào “quỹ trao đổi” tù binh chiến tranh của đất nước.
Trong khi đó, Ukraine đã chính thức bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận 100 năm với Vương quốc Anh, “về việc ký kết một thỏa thuận song phương về việc chuyển đổi sang quan hệ đối tác mạnh mẽ và sâu sắc hơn”, ông Zelenskiy nói.
Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn người dân, Chính phủ và Quốc hội của các bạn vì sự giúp đỡ và lãnh đạo mà chúng tôi đã nhận được kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công toàn diện của Nga. Vương quốc Anh là nước đầu tiên ký thỏa thuận an ninh với Ukraine và hiện là nước đầu tiên thực hiện văn kiện lịch sử về 100 năm quan hệ đối tác. “
Chính phủ Anh cho rằng: “Rõ ràng cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh sản xuất công nghiệp. Chính phủ và ngành công nghiệp thống nhất trong cam kết chung của chúng ta với Ukraine và bằng cách hợp tác cùng nhau, chúng ta đang đặt nền móng cho mối quan hệ đối tác 100 năm của mình.”
Mối quan hệ đối tác này sẽ dựa trên Thỏa thuận hợp tác chính trị, thương mại tự do và đối tác chiến lược năm 2020 của cặp đôi và Thỏa thuận hợp tác an ninh năm 2024.
[Newsweek: Zelensky Shows Off Developments That 'Clear the Black Sea']
8. Nga phủ nhận các cuộc đàm phán gián tiếp với Ukraine để ngăn chặn các cuộc tấn công năng lượng
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 18 Tháng Tám phủ nhận thông tin cho rằng nước này đang tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp với Ukraine ở Qatar về việc hai bên cùng ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.
Tờ Washington Post hôm 17 Tháng Tám đưa tin, dẫn các nguồn tin chính thức giấu tên, cho biết Nga đang chuẩn bị tham gia các cuộc đàm phán gián tiếp bí mật với Ukraine - do Qatar tạo điều kiện - để cùng nhau ngăn chặn các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Theo tờ Washington Post, việc Ukraine xâm nhập vào Nga đã bẻ gẫy kế hoạch cho các cuộc đàm phán gián tiếp đó.
Đáp lại báo cáo, Zakharova khẳng định rằng “không ai bẻ gẫy bất cứ thứ gì vì không có gì để bẻ gẫy”.
“Chưa có cuộc đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp nào giữa Nga và chế độ Kiev về sự an toàn của các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng”.
Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Nga đã phát động một chiến dịch lớn bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong vài tháng đầu năm 2024, phá hủy hoặc vô hiệu hóa các nhà máy điện và buộc phải cắt điện luân phiên trên khắp đất nước.
Đổi lại, Ukraine đã tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa nhằm làm suy yếu doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch của Mạc Tư Khoa, một trong những nguồn thu nhập chính của nước này.
Theo tờ Washington Post, một nguồn tin ngoại giao giấu tên được cho là đã nói với hãng tin này rằng các quan chức Nga đã hoãn cuộc gặp với các quan chức Qatar sau vụ xâm nhập xuyên biên giới của Ukraine bắt đầu vào tuần trước.
Hai nguồn tin cũng nói với tờ Washington Post rằng các quan chức cao cấp của Ukraine đã nghi ngờ về thỏa thuận này ngay cả trước khi bắt đầu cuộc tấn công xuyên biên giới, cho rằng cơ hội thành công của nó là 20% hoặc thấp hơn vì họ nghi ngờ sự chân thành của Nga. Các quan chức khác đang hy vọng rằng đây có thể là bước đầu tiên hướng tới một thỏa thuận hòa bình toàn diện hơn, tờ báo này viết.
Nga không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng 6, nhưng Kyiv cho biết họ muốn mời một đại diện của Nga tới một hội nghị tiếp theo. Ukraine hy vọng sẽ trình bày với Mạc Tư Khoa một kế hoạch hòa bình do các bên tham gia hội nghị thượng đỉnh cùng phát triển.
Kế hoạch hòa bình dựa trên công thức hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, với một trong những điều khoản tập trung vào an ninh năng lượng.
[Kyiv Independent: Russia denies reported indirect negotiations with Ukraine to halt energy strikes]
9. Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine đặt mục tiêu tạo vùng đệm ở Kursk, tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đề cập đến cuộc tấn công đang diễn ra của Ukraine ở tỉnh Kursk và lực lượng phòng thủ của đất nước gần Toretsk ở tỉnh Donetsk.
“Hôm nay, chúng ta đã đạt được kết quả tốt và rất cần thiết trong việc phá hủy thiết bị của Nga gần Toretsk. Nhiệm vụ chính hiện nay của chúng ta trong các hoạt động phòng thủ nói chung là tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt”.
“Đặc biệt, đây là việc tạo ra một vùng đệm trên lãnh thổ của kẻ xâm lược – đó là mục tiêu của hoạt động ở tỉnh Kursk.”
Trong bài phát biểu của mình, Zelenskiy cũng nói rằng “những tuần tới sẽ rất quan trọng đối với những nỗ lực ngoại giao của chúng ta với nhiều đối tác khác nhau ở Âu Châu, Mỹ Châu và Nam bán cầu”.
“Chúng ta đã mở rộng và sẽ tiếp tục mở rộng vòng tròn của những người ủng hộ việc chấm dứt cuộc chiến này một cách chính đáng. Điều quan trọng là Ukraine bước vào mùa thu này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước”.
Lời kêu gọi của Tổng thống Zelenskiy được đưa ra trong khi quân đội Nga tiếp tục tiến công gần Pokrovsk và Toretsk ở tỉnh Donetsk. Binh sĩ Ukraine trên thực địa cho biết họ đang thiếu nhân lực, đạn dược và thiết bị quân sự trầm trọng, khiến việc bảo vệ các thành phố do Ukraine nắm giữ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Trước đó vào ngày 11 Tháng Tám, Bộ trưởng Tài chính Serhiy Marchenko cho biết sự chậm trễ trong viện trợ quân sự của Mỹ đã góp phần khiến thâm hụt ngân sách của Ukraine tăng vọt trong năm nay. Ông cũng kêu gọi các đồng minh phương Tây đẩy nhanh việc giải ngân khoản vay 50 tỷ Mỹ Kim để tài trợ cho chi tiêu quân sự.
Lãnh đạo nhóm bẩy cường quốc trên thế giới, thường được gọi là G7, ngày 13 Tháng Sáu xác nhận thỏa thuận về kế hoạch cấp cho Ukraine khoản vay 50 tỷ Mỹ Kim vào cuối năm nay. Khoản vay này sẽ được hoàn trả bằng tiền lãi từ khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản bị đóng băng của Nga.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Zelenskiy cũng cho biết Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đã báo cáo với ông trước đó trong ngày về việc các tù nhân chiến tranh Nga bị bắt, cũng như việc trang bị cho các lữ đoàn và quân dự bị Ukraine.
Theo quân đội Ukraine, chưa đầy hai tuần sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine ở tỉnh Kursk của Nga, quân đội Ukraine kiểm soát khoảng 1.185 km2 lãnh thổ Nga và hơn 82 thị trấn trong khu vực trong khi tiếp tục tiến lên.
Vào ngày 17 tháng 8, Tướng Syrskyi báo cáo với Zelenskiy rằng các lực lượng Ukraine đã “củng cố” các vị trí của họ ở tỉnh Kursk.
[Kyiv Independent: Ukraine aims to create buffer zone in Kursk Oblast, destroy as much Russian war potential as possible, Zelensky says]
10. Cầu Kursk bị phá hủy trong cuộc tấn công HIMARS chính xác
Tờ Newsweek cho biết các lực lượng Ukraine đã phá hủy một cây cầu khác ở Vùng Kursk của Nga, theo đoạn video về vụ tấn công cây cầu này, đã được Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleschuk đăng lên Telegram vào Chúa Nhật,
“Bớt đi một cây cầu nữa!” ông nói. “Lực lượng không quân tiếp tục tước đi khả năng hậu cần của đối phương bằng các cuộc tấn công chính xác từ trên không, điều này ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến chiến sự! Một lần nữa xin cảm ơn các phi công vì sự chuyên nghiệp và kết quả của họ!”
Kênh tin tức Telegram Mash của Nga hôm Chúa Nhật đưa tin rằng cuộc tấn công được thực hiện bằng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ cung cấp và nhằm vào một cây cầu bắc qua sông Seym gần thị trấn Zvannoye.
Việc phá hủy cây cầu gần Zvannoye xảy ra chỉ hai ngày sau khi lực lượng Ukraine đã phá hủy một cây cầu khác bắc qua sông Seym ở quận Glushkovsky của Kursk, cách biên giới Ukraine 19 km và cách thành phố Sudzha 68 km về phía tây bắc.
Các nguồn tin Nga cho biết cuộc tấn công vào cây cầu hôm thứ Sáu cũng được thực hiện bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
“Chỉ còn lại một cây cầu ở quận gần thị trấn Glushkovo,” Mash đưa tin hôm Chúa Nhật.
Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, đã ra lệnh di tản các cư dân Glushkovo, nơi binh sĩ Ukraine được quay phim gỡ cờ Nga khỏi các tòa nhà.
Starovoyt cho biết trong tuần này rằng 121.000 người đã rời khỏi Kursk và chính quyền sẽ di tản tổng cộng 180.000 người khỏi khu vực.
Việc phá hủy các cây cầu và di tản là một phần trong chiến dịch xâm nhập rộng hơn của Ukraine vào Kursk, được phát động vào ngày 6 tháng 8.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng lực lượng của Kyiv hiện đang kiểm soát hơn 80 thị trấn trên lãnh thổ Nga và “hàng trăm quân nhân Nga” đã bị bắt, bổ sung thêm vào “quỹ trao đổi tù binh” của Ukraine.
Tướng Christopher Cavoli, người giữ chức tư lệnh đồng minh tối cao của NATO ở Âu Châu, gần đây đã lên tiếng về cuộc tấn công của Ukraine ở Kursk và chỉ trích phản ứng của Nga.
“ Nga vẫn đang chuẩn bị các phản ứng trước cuộc tấn công của Ukraine. Cho đến nay, đó chỉ là một phản ứng khá chậm và rải rác”, ông nói trong một sự kiện do Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tổ chức.
“Nga không xác định ai có thẩm quyền. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự bên trong Ukraine, nhưng không phải bên trong Nga sao?”, Tướng Cavoli nói thêm.
[Newsweek: Kursk Bridge Destroyed in Precision HIMARS Strike]
ĐHY Newark: Người Công Giáo và đời sống chính trị. Những ổ gà trên đường đến Thượng Hội Đồng 2024
VietCatholic Media
16:57 19/08/2024
1. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh điện đàm với tân Tổng thống Iran
Sáng Chúa nhật, ngày 11 tháng Tám vừa qua, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã điện đàm với tân Tổng thống Iran, ông Masoud Pezeshkian, và bày tỏ lo âu của Tòa Thánh về nguy cơ leo thang chiến tranh tại Trung Đông, đồng thời nhấn mạnh về đối thoại, thương thuyết và hòa bình.
Nguồn tin từ Mỹ cho rằng Iran có thể tấn công Israel trong vòng 48 tiếng đồng hồ để trả thù về vụ sát hại lãnh tụ Hamas Ismail Haniyeh, vào ngày 31 tháng Bảy vừa qua, nhân dịp ông đến Iran để dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran.
Trong bối cảnh đó, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Hồng Y Parolin đã gọi điện trao đổi với Tổng thống Pezeshkian để nói về sự đối thoại, thương thuyết và hòa bình, không mở rộng một cuộc xung đột, vốn đã ở mức độ rất trầm trọng rồi.
Đức Hồng Y cũng chúc mừng tân Tổng thống đắc cử hồi tháng Bảy vừa qua, và đã nhậm chức ngày 28 tháng Bảy, đồng thời bày tỏ lo âu của Tòa Thánh vì những gì đang xảy ra tại Trung Đông và tái khẳng định sự cần thiết phải tránh bằng mọi cách sự lan rộng xung đột.
Trong những ngày qua, Iran đã nhiều lần tuyên bố sẽ tấn công Israel để trả thù. Hồi tháng Tư năm nay, Iran đã tấn công trả thù Israel bằng hàng chục máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn: một số đã bị bắn hạ trên vùng trời của Giordani và Syria, không gây thiệt hại lớn về vật chất và nhân mạng. Vụ tấn công xảy ra, sau khi Israel giết hại Tướng Lữ đoàn trưởng Mohammed Reza Zahedi, Chỉ huy lực lượng Quds, thuộc đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo.
Lần này, nguy cơ trầm trọng hơn và từ cộng đồng quốc tế, nhiều lãnh tụ đồng thanh kêu gọi Iran tránh một cuộc tấn công có thể đảo lộn sự ổn định của toàn vùng Trung Đông.
Cả Đức Thánh Cha, vào cuối buổi Tiếp kiến chung, hôm thứ Tư, ngày 07 tháng Tám vừa qua, đã nói rằng: “Tôi tiếp tục rất lo âu theo dõi tình hình tại Trung Đông. Tôi lặp lại lời kêu gọi tất cả các phe liên hệ để cuộc xung đột đừng lan rộng và ngưng chiến ngay tức khắc trên mọi mặt trận, bắt đầu từ Gaza, nơi mà tình trạng nhân đạo rất trầm trọng, không thể chịu nổi. Tôi cầu nguyện để sự chân thành tìm kiếm hòa bình dập tắt những tranh chấp, tình thương chiến thắng oán ghét và sự trả thù bị tha thứ giải giáp”.
2. Tổng giám mục Newark cho biết tất cả công dân phải tham gia vào tiến trình chính trị
“Trong thời điểm bất ổn chính trị này, thật dễ dàng để hoài nghi về động cơ và chiến thuật của các chính trị gia và muốn tách khỏi chính trị, nhưng bất chấp những gì mọi người thường nói, 'chính trị' không phải là một từ bẩn thỉu”, Đức Hồng Y Tobin cho biết. “Trên thực tế, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mạnh mẽ nhắc nhở chúng ta, các Kitô hữu tận tụy và những công dân trung thành cần phải tích cực tham gia vào chính trị để bảo đảm lợi ích chung”.
Đức Hồng Y Tobin, tổng giám mục của Newark, New Jersey, đã đưa ra những bình luận trong một lá thư gần đây gửi cho các tín hữu. Trong lá thư, ngài thừa nhận những mối đe dọa mà nước Mỹ và thế giới phải đối mặt, và đặt ra câu hỏi: Liệu đất nước có thực sự có thể tồn tại như một xã hội tự do “bảo đảm tự do, công lý và bình đẳng cho tất cả mọi người không?”
“Tôi tin rằng câu trả lời là “Có!” Đức Hồng Y Tobin đã viết trong lá thư được công bố vào ngày 9 tháng 8. “Nhưng để thành công, tất cả công dân phải có sự tin tưởng hợp lý vào khả năng lãnh đạo chính trị của mình và họ phải tham gia vào tiến trình chính trị theo những cách có ý nghĩa”.
Các số liệu thăm dò mới nhất của New York Times/Siena College cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris đã vượt qua cựu tổng thống Donald Trump để giành được chức tổng thống vào tháng 11, mặc dù vẫn còn sớm. Mặc dù không có lập trường chính sách nào của họ hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Giáo hội, Đức Hồng Y Tobin đã nhấn mạnh rằng mọi người cần phải bỏ phiếu theo hoàn cảnh của riêng mình.
“Chúng ta có nhiệm vụ tham gia tích cực vào tiến trình chính trị phù hợp với hoàn cảnh sống của mình”, Đức Hồng Y Tobin cho biết. “Điều này bao gồm việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên và chính sách mà chúng ta thực sự tin tưởng, với lương tâm trong sáng, đại diện cho những gì tốt nhất cho quốc gia, cho người dân và cho mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia khác và cộng đồng hoàn cầu nói chung”.
“Điều đó luôn có nghĩa là làm việc vì hòa bình, công lý và bình đẳng trong cộng đồng địa phương của chúng ta và trong các vấn đề quốc gia và quốc tế”, Đức Hồng Y Tobin nói thêm.
Trong bức thư, Đức Hồng Y Tobin cũng trích dẫn một tuyên bố năm 2023 của các giám mục Hoa Kỳ nêu rõ các ưu tiên bỏ phiếu của Giáo hội. Phần tuyên bố có tựa đề Vai trò của Giáo hội trong Đời sống Chính trị Hoa Kỳ mà Đức Hồng Y Tobin trích dẫn nêu bật rằng “những sự thật hướng dẫn đời sống công chúng có thể được lý trí tự nhiên biết đến”.
“Những sự thật hướng dẫn đời sống công chúng có thể được lý trí tự nhiên biết đến”, tuyên bố viết. “Tính thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá bình đẳng của mọi cá nhân, nghĩa vụ bảo vệ những người dễ bị tổn thương, bản chất và mục đích của tình dục, hôn nhân và gia đình—đây không phải là những chân lý ‘tôn giáo’ độc quyền, mà là những chân lý mà tất cả mọi người thiện chí đều có thể biết mà không cần sự trợ giúp của mặc khải. Đức tin Công Giáo của chúng ta soi sáng những chân lý này, vì vậy chúng ta có nhiệm vụ mang ánh sáng đó đến với quốc gia của mình.”
Đức Hồng Y Tobin cũng trích dẫn một phần trong thông điệp Fratelli Tutti của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chia sẻ một thông điệp tương tự rằng “nếu xã hội muốn có tương lai, thì xã hội phải tôn trọng chân lý về phẩm giá con người của chúng ta và tuân theo chân lý đó… Một xã hội cao quý và đàng hoàng, không chỉ vì sự ủng hộ của nó đối với việc theo đuổi chân lý và sự tuân thủ chân lý cơ bản nhất.”
Lá thư của Đức Hồng Y Tobin cũng phù hợp với ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 8, đó là dành cho các nhà lãnh đạo chính trị.
“Chúng ta cầu nguyện để các nhà lãnh đạo chính trị phục vụ người dân của họ, làm việc vì sự phát triển toàn diện của con người và vì lợi ích chung, đặc biệt là chăm sóc người nghèo và những người đã mất việc làm,” ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng 8 có đoạn như vậy.
Lá thư của Đức Hồng Y Tobin kết thúc bằng một lời nhắc nhở thêm rằng những công dân trung thành phải tham gia vào tiến trình chính trị, cũng như lên án mọi hình thức bạo lực chính trị và bạo lực súng đạn và những lời lẽ kích động bạo lực. Ông kêu gọi cộng đồng Công Giáo cầu nguyện cho đất nước và tự mình cầu nguyện.
“Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng thắp sáng trái tim của dân Chúa bằng lòng can đảm, sự khôn ngoan và ân sủng, trao quyền cho tất cả chúng ta để tham gia đầy đủ vào chính trị thời đại của chúng ta, và nguyện xin chúng ta hành động theo lương tâm trong sáng vì sự cải thiện của tất cả mọi người”, Đức Hồng Y Tobin nói.
3. Những ổ gà trên đường đến Thượng hội đồng 2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Potholes on the Road to Synod 2024”, nghĩa là “Những ổ gà trên đường đến Thượng hội đồng 2024”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cỗ máy tuyên truyền của giáo hội được tạo ra cho Thượng hội đồng vào tháng 10 năm ngoái về tính đồng nghị cho một Giáo hội đồng nghị vẫn đang hoạt động, và nó đang trở nên vừa mệt mỏi vừa đáng lo ngại.
Về sự mệt mỏi: Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Tổng tường trình viên của Thượng hội đồng 2023 và 2024, đã thông báo với chúng ta trong một bản tin ngày 14 tháng 6 từ văn phòng Thượng hội đồng của Vatican rằng “Dân thánh của Chúa đã được đưa vào hoạt động cho sứ mệnh nhờ vào kinh nghiệm đồng nghị”. Dạ, không, thưa Đức Hồng Y, điều đó không hoàn toàn đúng.
Dân thánh của Thiên Chúa đã được Chúa Giêsu khởi xướng cho sứ mệnh cách đây hai thiên niên kỷ, khi nhóm tông đồ được chỉ thị “Vậy hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần…” (Mt 28:19). Các tông đồ đã được xác nhận trong sứ mệnh đó bằng sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần được ghi lại trong Công vụ 3, và Giáo hội đã tiếp tục sứ mệnh kể từ đó. Bản chất và phạm vi của sứ mệnh thế kỷ 21 của Giáo hội đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II xác định trong thông điệp năm 1990, Redemptoris Missio (Sứ mệnh của Đấng Cứu Chuộc), trong đó dạy rằng mọi người Công Giáo đều được rửa tội để trở thành một ơn gọi truyền giáo và mọi nơi đều là lãnh thổ truyền giáo. Những nơi sống động và sôi động của Giáo hội thế giới đã tiếp thu lời dạy đó và đang sống theo lời dạy đó ngày nay.
Do đó, quan niệm cho rằng “trải nghiệm đồng nghị” đã khởi xướng Giáo hội cho sứ mệnh là vô lý trong lịch sử. Đây cũng là một hoạt động tuyên truyền cho một thao tác cho đến nay vẫn bị sa lầy trong việc tự nhìn nhận mình là giáo sĩ mà Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ, đã cảnh báo trong bài phát biểu trước mật nghị trước Tổng hội Hồng Y đã giúp đưa ngài lên tòa Phêrô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại lời khuyên đó về việc tự tham chiếu của giáo hội trong bài giảng một ngày sau khi đắc cử.
Còn đối với Thượng hội đồng 2023, nó không giống với Lễ Hiện xuống đầu tiên của Kitô giáo. Vì sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống, những Kitô hữu đầu tiên đã không ngồi lại thành một nhóm nhỏ trong Phòng Tiệc ly và nói rằng, “Ồ. Thật tuyệt. Chúng ta hãy nói về điều đó.”
Không, họ đã đi thẳng ra đường để truyền giáo, “và có khoảng ba ngàn linh hồn được thêm vào ngày hôm đó” (Công vụ 3:41). Không có gì giống như vậy sau nhóm nhỏ tẻ nhạt và bị thao túng “Những cuộc trò chuyện trong Chúa Thánh Thần” tại Thượng hội đồng 2024.
Liệu mọi thứ có thay đổi vào tháng 10 tại Thượng hội đồng 2024 không? Có lý do để hoài nghi.
Từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 6, một nhóm các nhà thần học đã làm việc - những ngón tay vụng về của tôi gần như gõ “thức dậy!” - để giúp chuẩn bị tài liệu làm việc của Thượng hội đồng 2024, dựa trên các báo cáo sau Thượng hội đồng 2023 mà Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng đã nhận được. Các nhà thần học được mời dường như phản ảnh mối quan tâm về Đa dạng, công bằng và bao gồm [DEI = Diversity, equity, Inclusion] của văn phòng Thượng hội đồng, mặc dù sự đa dạng của họ không phải là đáng kể về mặt thần học. Thần học Công Giáo tại Hoa Kỳ và các nhà thần học người Mỹ làm việc ở nước ngoài (trong một số trường hợp, cách văn phòng Thượng hội đồng mười phút đi taxi) nằm trong số những nhà tư tưởng sáng tạo nhất của Giáo hội ngày nay. Tuy nhiên, bạn sẽ khó (và không thành công) để tìm thấy các thành viên của Viện Thần học Công Giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ hoặc Dự án Sacra Doctrina có trụ sở tại Hoa Kỳ nổi bật trong số những người được triệu tập đến Rôma để tham gia cuộc tham vấn kéo dài mười ngày này - và điều này bất chấp thực tế là các thành viên của các tổ chức đó đánh dấu tất cả các ô dân tộc, chủng tộc và “giới tính” có vẻ như bắt buộc. Có sự thiên vị ngầm nào tại văn phòng Thượng hội đồng, theo đó sự chính thống năng động không cần phải áp dụng?
Đức Hồng Y Hollerich không phải là thành viên duy nhất của Hồng Y đoàn đang thêu dệt những câu chuyện về “quy trình đồng nghị” làm dấy lên mối quan ngại về Thượng hội đồng 2024. Tổng thư ký của Thượng hội đồng, Đức Hồng Y Mario Grech, đã đi khắp thế giới kể từ Thượng hội đồng 2023, về những gì một số giáo sĩ coi là chiến dịch tranh cử giáo hoàng, hoặc ít nhất là chiến dịch trở thành Đại cử tri trong mật nghị tiếp theo. Dù sao đi nữa, cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y vào tháng 3 năm ngoái với một tờ báo Thụy Sĩ đã gióng lên một số hồi chuông cảnh báo.
Đầu tiên, Đức Hồng Y thừa nhận rằng “khi chúng ta nói về sự hiệp nhất, về sự hiệp thông, chúng ta không đề cập đến sự hiệp nhất về tư tưởng”. Thật vậy sao? Chúng ta không ở trong sự hiệp thông của niềm tin thống nhất khi chúng ta cùng nhau đọc Kinh Tin Kính Nixêa sao? Kinh Tin Kính của các Tông đồ sao? Liệu Công Giáo tùy chọn địa phương – loại Công Giáo trong đó, tội lỗi nghiêm trọng ở Ba Lan là nguồn ân sủng cách xa mười dặm, ở phía bên kia biên giới Ba Lan-Đức – có thực sự là Công Giáo (sau cùng, có nghĩa là “phổ quát”)?
Sau đó, Đức Hồng Y nói rằng ngài tưởng tượng Giáo hội “như một cầu vồng”. Một hình ảnh thú vị, hình ảnh đó. Grech là người Malta, có nghĩa là tiếng Anh hoàn toàn quen thuộc với ngài. Vì vậy, không thể không hiểu được việc nhắc đến “Giáo hội cầu vồng” báo hiệu điều gì trong nền văn hóa hoàn cầu hóa ngày nay.
Tháng Mười ở Rôma hứa hẹn sẽ là một tháng đáng lưu ý.