Ngày 20-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 20/08/2014
CHIM ƯNG CÔ ĐỘC
N2T

Chim ưng kể lể nó không có bạn bè.
- “Hừm, chúng nó ghét tôi mới đánh tôi và xa lánh tôi…”
Đấng tạo hóa nhắc nhở nó:
- “Bé con, con có nghĩ tới điều này chăng, nếu con cảm thấy bạn bè không tốt, có lẽ bản thân con cũng chưa đủ tốt. Nếu con đủ tốt thì bạn bè của con đã không tỏ ra quá xấu”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Có người sống chết với bạn bè, bởi vậy họ có rất nhiều bạn tốt.
Có người lợi dụng tình bạn để làm lợi cho mình, cho nên bạn bè dần dần xa lánh họ.
Người quen biết thì nhiều, nhưng kiếm cho được bạn tri kỷ thì thật rất khó. Có được người bạn tốt, thì như kiếm được viên ngọc quý giá, nó làm tăng lên giá trị của con người mình.
“Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ”
- Lấy lòng tự trọng mà đối đãi với bạn bè, thì bạn bè sẽ tôn trọng mình.
- Lấy sự tin tưởng mà trò chuyện với bạn bè, thì bạn bè sẽ tin phục mình.
- Lấy yêu thương để giao kết với bạn bè, thì bạn bè sẽ chết sống vì ta.
Đừng lấy bụng dạ hẹp hòi mà đối đãi với bạn bè thì lo gì mà không có bạn tốt bạn tri kỷ chứ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:38 20/08/2014
N2T

46. Ai vì yêu Đức Chúa Giê-su mà nhặt một cái đinh, thì cũng đủ để cứu một linh hồn.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúa Kitô không loại bỏ các nền văn hóa nhưng đưa chúng tới chỗ thành toàn
Linh Tiến Khải
11:02 20/08/2014
Trong lịch sử đức tin tại Đại Hàn người ta thấy Chúa Kitô không hủy bỏ các nền văn hóa, không xóa bỏ con đường của các dân tộc, qua các thế kỷ và các kỷ nguyên tìm kiếm sự thật và thực thi tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Chúa Kitô không loại bỏ điều tốt lành, nhưng làm cho nó tiến tới và đưa nó tới chỗ thành toàn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương tham dự buoi tiếp kiến sáng thứ tư 20-8-2014 trong đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vaticăng.

Như qúy vị và các bạn biết, Đức Thánh Cha vừa mới công du Nam Hàn về, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu kinh nghiệm và một số cảm tưởng của ngài. Đức Thánh Cha nói: Trong những ngày vừa qua tôi đã hoàn thành chuyến tông du bên Đại Hàn, và hôm nay cùng anh chị em tôi cảm tạ Thiên Chúa vì ơn trọng đại này. Tôi đã có thể viếng thăm một Giáo Hội trẻ trung và năng động, được xây dựng trên chứng tá của các vị tử đạo và được linh hoạt bởi tinh thần truyền giáo, trong một đất nước, nơi các nền văn hóa á châu và sự mới mẻ trường tồn của Tin Mừng gặp gỡ nhau.

Tôi muốn một lần nữa bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các anh em Giám Mục thân mến của Đại Hàn, với bà tổng thống Cộng hòa, các giới chức lãnh đạo và tất cả những ai đã cộng tác vào chuyến viếng thăm này.

Ý nghĩa của chuyến tông du có thể được cô đọng trong ba từ: ký ức, hy vọng và chứng tá. Cộng Hòa Đại Hàn là một quốc gia đã có một sự phát triển kinh tế đáng kể và nhanh chóng. Dân chúng là những người làm việc chăm chỉ, có kỷ luật, trật tự và phải duy trì sức mạnh đã thừa hưởng của cha ông.

Trong tình trạng này Giáo Hội là người giữ gìn ký ức và niềm hy vọng: đó là một gia đình thiêng liêng trong đó người lớn thông truyền cho giới trẻ ngọn đuốc đức tin đã nhận được từ người già; ký ức của các chứng nhân trong hiện tại và niềm hy vọng trong tương lai. Trong viễn tượng này có thể đọc hai biến cố chính của chuyến viếng thăm: việc phong chân phước cho 124 vị Tử Đạo Đại Hàn, thêm vào số các vị đã được phong hiển Thánh cách đậy 30 năm bởi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II; và cuộc gặp gỡ với giới trẻ nhân Ngày giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6.

Người trẻ luôn luôn là một con người tìm kiếm cái gì đáng để sống, và vị Tử đạo làm chứng tá cho cái gì đó, còn hơn thế nữa cho Một Ai Đó, đáng để hiến mạng sống mình cho Vị ấy. Thực tại này là Tình Yêu của Thiên Chúa, đã nhập thể nơi Đức Giêsu, Chứng Nhân của Thiên Chúa Cha. Trong hai thời điểm của chuyến viếng thăm dành cho giới trẻ Thần Khí của Đấng Phục Sinh đã làm cho chúng tôi tràn ngập niềm vui và niềm hy vọng, mà các người trẻ sẽ đem theo về trong các quốc gia khác nhau, và nó sẽ sinh biết bao thiện ích!

Giáo Hội tại Đại Hàn cũng giữ gìn ký ức và vai trò ưu tiên, mà các giáo dân đã có ngay từ thời bắt đầu của đức tin, cũng như trong công tác rao truyền Tin Mừng. Thật thế, trên phần đất này cộng đoàn kitô đã không được thành lập bởi các thừa sai, nhưng bởi một nhóm người trẻ đại hàn thuộc hậu bán thế kỷ 18. Họ bị hấp dẫn bởi vài văn bản kitô, họ học hiểu chúng và chọn chúng làm luật sống. Một người trong nhóm họ đã được gửi sang Bắc Kinh để lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và rồi, tới lượt mình, giáo dân đó đã rửa tội cho các bạn. Từ hạt nhân đầu tiên đó đã phát triển một cộng đoàn lớn, ngay từ ban đầu và trong khoảng một thế kỷ đã chịu các bắt bớ tàn bạo, với hàng ngàn vị tử đạo. Như vậy Giáo Hội tại Đại Hàn đã được xây dựng trên đức tin, trên dấn thân truyền giáo và sự tử đạo của các giáo dân trung thành.

Các kitô hữu đại hàn đầu tiên lấy cộng đoàn kitô tiên khởi Giêrusalem thời các tông đồ làm mô thức, bằng cách thực thi tình yêu thương huynh đệ vượt mọi khác biệt xã hội. Vì thế tôi đã khích lê các kitô hữu ngày nay quảng đại trong việc chia sẻ với các anh chị em nghèo túng và các người bị gạt bỏ, theo Tin Mừng thánh Mátthêu chương 25: ”Tất cả những gì các ngươi đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta, là đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Anh chị em thân mến, trong lịch sử đức tin tại Đại Hàn người ta thấy Chúa Kitô không hủy bỏ các nền văn hóa, không xóa bỏ con đường của các dân tộc, qua các thế kỷ và các kỷ nguyên tìm kiếm sự thật và thực thi tình yêu thương đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Chúa Kitô không loại bỏ điều tốt lành, nhưng làm cho nó tiến tới và đưa nó tới chỗ thành toàn.

Trái lại, điều mà Chúa chiến đấu và đánh bại là kẽ dữ, kẻ gieo cỏ lùng giữa con người với nhau, giữa các dân tộc với nhau. Nó gieo thuốc độc của hư vô trong trái tim người trẻ. Điều này thì Chúa Giêsu Kitô đã chiến đấu và đã thắng với Hy tế tình yêu của Người. Và nếu chúng ta ở trong Người, trong tình yêu của Người, thì cả chúng ta nữa, như các vị Tử Đạo, chúng ta có thể sống và làm chứng cho chiến thắng của Người. Với niềm tin này chúng tôi đã cầu nguyện và giờ đây chúng tôi cũng cầu nguyện để mọi con cái của đất nước Đại Hàn, đang chịu đau khổ vì các hậu qủa của chiến tranh và chia rẽ, có thể hoàn thành con đường của tình huynh đệ và sự hòa giải.

Chuyến công du này đã được soi sáng bởi lễ Đức Maria hồn xác lên trời. Từ trên cao, nơi Mẹ hiển trị với Chúa Kitô, Mẹ Giáo Hội đồng hành với lộ trình của dân Chúa, nâng đỡ các bước chân mệt mỏi nhất, an ủi những người đang sống trong thử thách, và giữ gìn cho chân trời của niềm hy vọng được rộng mở. Nhờ lời bầu cử hiền mẫu của Mẹ, xin Chúa luôn chúc lành cho dân tôc Đại Hàn, ban cho họ bòa bình và thịnh vượng, và xin Chúa chúc lành cho Giáo Hôi sống trên vùng đất này, để Giáo Hội luôn luôn phong phú và tràn đầy niềm vui của Phúc Âm.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện. Chào các nhóm nói tiếng Pháp ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho toàn Giáo Hôi và các cộng đoàn Á châu, cũng như cho tất cả các kitô hữu bị bách hại trên thế giới, cách riêng các kitô hữu tại Irak, cũng như cho các nhóm tôn giáo thiểu số không kitô nhưng cũng bi bách hại. Ngài chào một gia đình Pháp về Roma hành hương với 6 người con và hai con lừa.

Đức Thánh Cha cũng chào các trẻ em giúp lễ đảo Malta và cám ơn các em đã giúp lễ tại đền thờ Thánh Phêrô trong tháng vừa qua. Ngỏ lời với các đoàn hành hương nói tiếng Đức ngài chào các anh chị em Đại Hàn sống tại Đức, Áo và Thụy Sĩ về hành hương Roma. Ước chi chúng ta có thể học từ nhau và nâng đỡ nhau trong đức tin. Chúng ta hãy tin tưởng cầu xin Thiên Chúa để nhân dân Đại Hàn khổ đau vì các hậu qủa của chiến tranh và chia rẽ có thể hoàn thành con đường hòa giải trọn vẹn.

Chào các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha nói ngài hướng tới Ngày quốc tế giới trẻ tại Cracovia, và cầu xin cho các chuẩn bị là dịp cho tất cả mọi người đào sâu đức tin, đức cậy và đức mến. Ngài đặc biệt cám ơn các bạn trẻ đã tham dự các buổi tĩnh tâm hay hành hương trong mùa hè để bầy tỏ lòng yêu mến và cầu nguyện theo các ý chỉ của ngài.

Chào các tín hữu Italia Đức Thánh Cha ca ngợi lòng can đảm của các tham dự viên hành hương bằng canô từ Loreto về Roma, cũng như đoàn hành hương Pháp đi lừa về Roma. Bên cạnh đó là các tham dự viên cuộc hành hương Phanxicô cho hóa bình đi bộ từ đảo Siclila về Assisi. Ngài cầu chúc các sáng kiến này thúc đẩy mọi người dấn thân cho hòa bình trên thế giời.

Ngài cũng cám ơn tín hữu về các lời chia buồn vì tai nạn xe hơi xảy ra cho gia đình ngài bên Argentina, khiến cho vợ và hai con của môt người cháu ruột tử nạn. Ngài nói: Đức Giáo Hoàng cũng có một gia đình. Chúng tôi gồm 5 anh em, tôi có 16 đứa cháu, và một trong các người cháu này đã bị tai nạn xe hơi. Vợ và hai con nhỏ một tuổi và mấy tháng bị chết, còn anh ta đang trong tình trạng nguy kịch ở nhà thương. Tôi xin cám ơn anh chị em rất nhiều về các lời chia buồn và cầu nguyện.

Chào các bạn trẻ Đức Thánh Cha mời gọi họ luôn học nhìn lên Mẹ Maria và khẩn cầu Mẹ để đừng bị tội lỗi chiến thắng, và có thể sống các hoa trái của ơn thánh mà Chúa Giêsu Con Mẹ đem đến cho chúng ta.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Lịch sử Giáo Hội Đại Hàn với năm thời điểm quan trọng.
Pt Huỳnh Mai Trác
13:10 20/08/2014
Lịch sử Đạo Công Giáo ở Đại Hàn là trường hợp duy nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo . Khác biệt với những xứ truyền giáo khác, chính là người Đại Hàn tự động theo đạo và xin Tòa Thánh gởi các linh mục đến chăm sóc giáo dân .

Nhưng khi họ chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm viếng, họ cũng là một Giáo Hội có một lịch sử với những đau buồn thảm cảnh bị bách hại.
Năm 1784 : Một người Đại Hàn đầu tiên được chịu Phép Rửa Tội .

Câu chuyện bắt đầu từ một nho sinh thông thái tên là Hong Yu-han . Vào cuối thế kỷ XVIII, với vài người bạn, ông đã tìm đọc được vài quyển sách viết về Đạo Công Giáo xưa hơn hai trăm năm , từ thời nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci đến rao giảng Tin Mừng ở Trung quốc . Người thanh niên này đã trở lại theo như ý nghĩ của chúng ta vì ông đã giữ đạo theo như ông am hiểu trong những quyển sách này . Nhưng ông đã thực hành bằng cách cầu nguyện và hàng tuần dành một ngày thờ phượng Chúa “như Ngày của Chúa” .

Hong Yu-han có người bạn đồng môn là Lee Byeok, thuyết phục một người bạn khác trở lại đạo Công Giáo . Người bạn này là Lee Seung-hun, là thành phần trong phái đòan đi sứ mà Hàn quốc hàng năm phái đến Trung quốc tham kiến Hòang đế để tỏ lòng trung thành như một chư hầu và nhận lãnh Lịch Tông Miếu .

Lee Seung-hun, một khi đến Bắc Kinh thì tìm mọi cách để liên lạc với các cha Dòng Tên, thì gặp được Cha Grammont, người Pháp và sau đó xin được chịu Phép Rửa Tội. Hai người cùng không nói được ngôn ngữ nhưng trao đổi với nhau bằng bút đàm chữ Hán. Dù vậy Cha Grammont cũng dạy cho Lee một nền giáo lý căn bản và còn sát hạch như một tân tòng .

Với sự đồng ý của thân phụ và của vị quan sứ thần, cha Grammont đã rửa tội cho Lee Seung-hun vào tháng giêng năm 1784, và đặt cho một tên Công Giáo là Phêrô Lee, khi nhớ đến thánh Phêrô mà Chúa Giêsu đã giao phó trọng trách xây dựng Giáo Hội. Phêrô Lee trở về Hàn quốc với một mớ sách vở tôn giáo và được thúc đẩy với tinh thần truyền giáo, đã rao giảng Tin Mừng và bắt đầu làm phép rửa cho đồng bào của mình.
Năm 1794 : vị linh mục đầu tiên đến Hàn quốc .

Mười năm sau khi Phêrô Lee được chịu Phép Rửa Tội, thì có một linh mục người Trung Hoa, là Giacôbê Ju, lén lút bí mật vào Hàn quốc . Ngài được Đức Giám Mục Bắc Kinh gởi đến theo lời cầu xin của cọng đồng Công Giáo Hàn quốc . Cọng đồng này đã gia tăng nhiều trên nhiều ngàn người, họ cần có linh mục dù họ đã nhiều lần bầu người trong cọng đòan đãm trách phần vụ này .

Linh mục Giacôbê phải sống lẩn trốn vì chính quyền đương thời tỏ ra ghét thù đạo Công Giáo : một giáo dân tên là Thomas Kim, thường tụ họp giáo dân tại nhà mình, đã bi bắt nhốt và bị lưu đày vài năm sau đó . Nhưng linh mục Giacôbê vẫn cương quyết đi rao giảng Tin Mừng và ban các Phép Bí Tích . Trong sáu năm làm việc không hề biết mệt mỏi, cọng đòan Công Giáo đã gia tăng từ 4000 đến 10,000 ngàn người .

Nhưng đến năm 1801, Cha Giacôbê biết có nhiều giáo dân bị bắt bớ và tra khảo vì không chịu tố cáo chổ ẩn núp của ngài . Ngài tự động đến trình diện với chính quyền Ngài liền bị bắt giam, bị tra tấn dã man và bị kết án tử hình ngay vào năm ấy sau sáu năm bốn tháng thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng .
Người giáo dân Đại Hàn quyết đinh gởi đơn cầu xin Đức Giáo Hòang gởi đến cho họ các linh muc. Nhưng lá thư đầu tiên bị bại lộ và tác giả đã bị kết án tử hình . Lá thư thứ hai đã đến được Rôma, nhưng vào thời kỳ Đức Giáo Hòang Pius VII, lúc ngài bị Napoleon Bonaparte giam giữ tại Fontainebleau . Lá thư thứ ba được gởi đi vào năm 1820 đã đến được Rôma và Đức Giáo Hòang Leon XII đã chấp thuận .

Năm 1845 : phong chức linh mục đầu tiên cho Andrê Kim, người linh mục đầu tiên .

Đúng chin năm nhà truyền giáo Phêrô Maubant, đến Hàn quốc với hai đồng bạn là Cha Chastan và Laurent Imbert. Các ngài thuộc Dòng Truyền giáo Paris (MEP) mà Đức Giáo Hòang giao trách nhiệm tuyển chọn các linh mục để gởi đi truyền giáo ở Hàn quốc .

Đời sống của các vị truyền giáo rất là vất vả và nguy hiểm, nhưng công việc truyền giáo mang lại kết quả rất tốt đẹp: các người trở lại đạo rất là đông đúc . Vào năm 1839, có ba linh mục bị hành quyết .Nhưng Cha Maubant cũng gởi được ba thanh niên Hàn quốc sang học chủng viện ở Trung quốc .Có hai người được phong chức Phó Tế bởi Đức Giám Mục Jean Ferréol .Và ngài đã ra lệnh cho thầy Andrê Kim trở về Hàn quốc bằng mọi phương tiện. Ngài đã về được Hàn quốc bằng đường biển trên một con tàu nhỏ với một chiếc địa bàn đơn sơ với một nhóm thủy thủ chưa hề có kinh nghiệm đi biển !

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1845 , Thầy Andrê Kim được thụ phong linh mục ở Thượng hải . Đó là vị linh mục Đại Hàn đầu tiên . Ngài đã cùng Đức Giám Mục Jean Ferréol, cùng cha Antoine Daveluy, lại trở về lại Hàn quốc qua biển Hòang Hà . Mười ba tháng , sau khi ngài tiếp xúc với những người đánh cá Trung quốc thì ngài bị chính quyền bắt giam . Sau một năm chịu chức, ngài mới 25 tuổi, bị chính quyền đem đi xử trảm . Ngài đã được Đức Giáo Hòang Gioan Phao lồ II phong hiển thánh vào ngày 6 tháng 5 năm 1984 .

Năm 1866 : Một cuộc bách hại lớn lao chống Đạo Công Giáo .

Hòan cảnh chính trị bên ngòai như đổ thêm dầu vào lửa : đó là thời kỳ “có những hiệp ước bất công”có những căng thẳng giữa các nước Á Châu và Tây Phương như các nước Anh, Pháp và Nga . Đạo Công Giáo được xem như là một mối đe dọa cho trật tự xã hội bây giờ, lại nữa đây là một tôn giáo đến từ Tây phương và các người làm nghề đánh cá và các giáo dân được xem như là những kẻ do thám cho giặc .
Những cuộc bách hại và giết chóc . Những giáo dân bị giết chết khỏang trên mười ngàn người . . .

Các nhà truyền giáo cũng bị cùng chung số phận như giáo dân .Chín vị trong số 12 vị đã bị hành quyết chặt đầu . Ba vị sống sót, Cha Ridel, Calais và Feron đã phải trốn qua Trung quốc .

Các cuộc áp lực của quốc tế đòi hỏi Hàn quốc chấm dứt các cuộc bách hại các Kitô hữu .Pháp quốc đã gởi những tàu chiến đến Hàn quốc . Họ đã đánh chiếm thành phố Ganghwa và tịch thu các văn khố của nhà vua và họ mới trả lại cho Hàn quốc vào năm 2011 !

Năm 1888 : Nhũng nữ tu đầu tiên của Hàn quốc .

Mặc dù có những áp lực quốc tế nhưng Giáo Hội Đại Hàn luôn luôn sống động dù bị bách hại. Vào năm 1877, Cha Ridel, một nhà truyền giáo khác trở thành giám mục ở Hàn quốc . Ngài bị bắt cầm tù nhưng khác với các đấng tiền nhiệm là ngài được thả ra và bị trục xuất khỏi Hàn quốc .
Vào năm 1886, một hiệp ước được ký kết giữa Pháp và Đại Hàn gồm có điều khỏan tự do tôn giáo . Nhưng chính quyền trung ương không loan báo cho các địa phương. Lúc này tòan tòan thể giáo dân có khỏang 20,000 người và sống rải rác trong xứ .Lúc bây giờ có 12 linh mục của Dòng Thừa Sai Paris, nhưng không có linh mục bản xứ .

Những giáo dân sống sót lại bắt đầu họat động và dần dần họ được xã hội chấp nhận . Họ bắt đầu mở Nhà In vào năm 1886 và năm kế tiếp họ bắt đầu xây dựng Nhà thờ Chánh Tòa Hán Thành (Seoul) .

Vào năm 1888, Giáo Hội Hàn quốc có vẻ vững mạnh và Hội Thừa Sai Paris đã gởi đến các Nữ Tu Dòng Saint Paul de Chatrtres. Đây thật là một cuộc thay đổi lớn lao vì phụ nữ Đại Hàn chỉ chăm lo công việc nội trợ mà thôi .

Mười hai năm sau, tổng số người Công Giáo tăng gấp đôi: đầu thế kỷ XX có chừng khỏang 40,000 người . Và sau một thế kỷ, đã có khỏang năm triệu người Công Giáo chào đón Đức Giáo Hòang Phanxicô đến tông du . . .(Trích dịch từ báo La Croix).
 
Người Công Giáo bị ISIS chặt đầu
Vũ Văn An
21:18 20/08/2014
Tin tức dồn dập được loan về số phận Kitô hữu trong vùng chiếm đóng của ISIS. CWN, ngày 20 tháng Tám, dựa vào bản tin của Fides, cho hay chủ tịch vùng tự trị của người Kurd tại Bắc Iraq, ông Massud Barzani, tuyên bố chính phủ ông đã cung cấp vũ khí cho các chí nguyện quân Kitô Giáo để họ tự vệ chống lại ISIS. Ông cam kết “làm mọi điều có thể làm” để bảo vệ người tỵ nạn Kitô Giáo. Ông mong họ đừng di cư, đừng rời xứ sở; một là vì “khủng bố chỉ tạm thời, chúng sẽ bị đánh bại” hai là vì Kitô hữu vốn là “một phần của nền văn hóa và truyền thống lâu đời nhất của xứ sở” như lời ông nói với Đức HY Filoni.

Trong khi ấy, theo tin Zenit, Đức HY Filoni lên tiếng báo động: các nhóm thiểu số tại Iraq đang đối diện với nạn diệt chủng. Vì “khi mọi người đàn ông bị bắt đi và bị giết, khi phụ nữ bị cưỡng hiếp, bị bắt đi, phẩm giá của họ bị vi phạm một cách phi nhân nhất rồi bị bán đi, thì bạn quả đang hủy diệt những dân tộc này, vì biết chắc trong hoàn cảnh này, họ không còn một tương lai nào cả”.

Ngài cũng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, cho rằng hành động quân sự là điều cần thiết nhưng phải trên căn bản đa phương. Cộng đồng quốc tế “phải can thiệp để lãnh trách nhiệm đối với tình thế chứ không chỉ trên bình diện tinh thần”.

Giữa lúc đó, tin CWN cho hay một số tỵ nạn Kitô Giáo có “nguy cơ lớn” bị giết chết vì đói, vì khát, vì thiếu nơi cư ngụ, nhất là những người chạy tới Dohuk vì nơi này “không có đủ hạ tầng cơ sở để trợ giúp người tỵ nạn”. Hiện ISIS đã kiểm soát được gần 1/3 Syria và Iraq; bọn chúng tiếp tục cướp bóc nhà cửa người tỵ nạn bỏ lại.

Cựu cố vấn an ninh của TT Clinton vừa nhận định trên CNN/TV rằng với việc ra đi của cựu thủ tướng Iraq, tình hình có thể khả quan hơn. Tuy nhiên, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa lên tiếng thúc giục TT Obama phải làm nhiều hơn nữa.

Trong một văn thư gửi TT Obama ngày 14 tháng Tám, Đức TGM Joseph Kurtz nói với TT rằng “cần phải làm nhiều hơn nữa” đồng nhịp với cộng đồng quốc tế. Theo ngài, “chúng tôi biết rõ: tấn công vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo là tấn công vào sự lành mạnh của toàn bộ xã hội. Bạo lực có thể khởi đầu chống lại các nhóm thiểu số, nhưng nó không chấm dứt ở đấy. Quyền lợi của mọi người Iraq đang lâm nguy từ tình thế hiện nay”.

Bi thảm nhất là bản tin sáng nay về cái chết của ký giả James Foley, một người Công Giáo, từng là sinh viên của ĐH Marquette ở Milkwaukee, nơi linh mục John Baptist Nguyễn Thanh Hùng từng du học thời thập nên 1950-1960. Bản tin cho hay anh bị ISIS hành quyết dã man bằng cách chặt đầu, không những thế, còn chiếu cảnh chặt đầu này trên mạng hoàn cầu nữa.

James Foley bị lực lượng ISIS bắt tại Syria hồi tháng 11 năm 2012. Trước đó, anh từng bị bắt ở Lybia năm 2011, nhưng sau 45 ngày được thả tự do. Dịp đó, anh có viết cho tờ nội san của hội cựu sinh viên Marquette, trường cũ của anh, một lá thư kể lại kinh nghiệm vụ bắt này: anh đã đọc kinh Mân Côi ra sao trong thời gian bị giam giữ. Lá thư nguyên văn như sau:

“Đại Học Marquette luôn là người bạn của tôi. Lọai bạn thách đố bạn làm nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa và cuối cùng lên khuôn mẫu người bạn sẽ trở thành.

Với Marquette, tôi đã thực hiện một số chuyến đi thiện nguyện tới Nam Dakota và Mississippi để biết rằng tôi là đứa trẻ được che chở trong khi thế giới đầy vấn nạn. Sau đó, tôi đã thiện nguyện tại một trung học đệ nhất cấp ở Milkwaukee trên một con phố không xa Đại Học và đã được gợi hứng để trở thành một thầy giáo nội thành. Nhưng có lẽ không bao giờ Marquette là người bạn lớn hơn đối với tôi cho bằng lúc tôi bị giam trong tư cách nhà báo.

Tôi và các đồng nghiệp của tôi đã bị bắt và bị giam giữ tại một trung tâm giam giữ của quân đội ở Tripoli. Mỗi ngày mỗi đem tới lo lắng lớn hơn, chỉ sợ mẹ chúng tôi bắt đầu hoảng loạn. Đồng nghiệp Clare của tôi giả thiết phải gọi cho mẹ cô vào ngày sinh nhật của bà, rơi vào ngày sau khi chúng tôi đã bị bắt. Tôi vẫn chưa chịu thừa nhận hoàn toàn rằng mẹ tôi biết rõ những gì đã xẩy ra. Nhưng tôi cứ nói với Clare rằng mẹ tôi có một đức tin rất mạnh.

Tôi cầu xin cho bà được bình an. Tôi cầu xin mình có thể thông đạt được với mẹ bằng một cánh tay vươn ra khắp vũ trụ.

Tôi bắt đầu đọc kinh Mân Côi. Đó là điều mẹ tôi và bà tôi vẫn thường làm. Tôi đọc 10 Kinh Kính Mừng giữa mỗi Kinh Lạy Cha. Phải mất gần một tiến đồng hồ tôi mới đếm hết 100 Kinh Kính Mừng trên cỗ tràng hạt của mình. Và việc này giữ cho tâm trí tôi luôn tập chú.

Clare và tôi cùng đọc to với nhau. Quả là điều lên sinh lực khi chúng tôi nói cho nhau các yếu đuối và các hy vọng của mình, như thể đang chuyện trò với Thiên Chúa, hơn là trong thinh lặng và làm một mình.

Sau đó, chúng tôi bị đưa tới một nhà tù khác nơi chế độ cai trị đang giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Tôi mau chóng được các tù nhân khác tiếp đón và cư xử tốt.

Một đêm, lúc đã bị giam 18 ngày, một số vệ binh đưa tôi ra khỏi phòng giam. Ở hội trường, tôi được gặp Manu, một đồng nghiệp khác, lần đầu tiên sau một tuần. Chúng tôi hốc hác nhưng vô cùng hân hoan được thấy nhau. Trên lầu văn phòng trưởng trại, một người đàn ông đạo mạo mặc đồ vét đứng sẵn nói với chúng tôi “Chúng tôi thấy hình như các anh muốn gọi cho gia đình”.

Tôi đọc câu kinh cuối cùng rồi quay số. Mẹ tôi trả lời điện thoại. “Má, má, con đây, Jim đây”.

“Ôi Jimmy, con đang ở đâu?”

“Con vẫn còn ở Lybia, má ạ. Con xin lỗi má về chuyện này. Con rất hối hận”.
“Con đừng có hối hận, Jimmy ạ”. Mẹ tôi năn nỉ. “Ôi tiếc thay ba con vừa ra khỏi nhà. Ôi… ba con rất muốn nói chuyện với con. Con có khoẻ không, Jimmy?”.

Tôi cho mẹ hay tôi được ăn uống đàng hoàng, được chiếc giường tốt nhất và được đối đãi như một thượng khác.

“Có phải họ có bắt con nói những điều này hay không, Jimmy?”

“Không, người Lybia là những người rất tốt”. Tôi nói với mẹ như thế. “Con vẫn cầu nguyện để mẹ biết rằng con bằng an. Mẹ có cảm nhận được lời cầu của con không?

“Ôi Jimmy, rất nhiều người cầu nguyện cho con. Tất cả bạn bè của con, Donnie, Michael Joyce, Dan Hanrahan, Suree, Tom Durkin, Sarah Fang có gọi tới. Anh Michael của con rất thương con”. Mẹ bắt đầu khóc. “Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng gặp con và cả Human Rights Watch nữa. Con đã gặp họ chưa?”. Tôi thưa tôi chưa gặp họ.

“Họ đang tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện cho con tại ĐH Marquette”. Mẹ hỏi tôi “Con không cảm thấy lời cầu nguyện của chúng ta sao?”.

“Có, má ạ, con có cảm thấy” và tôi nghĩ tới điều này trong một giây. Có lẽ chính các lời cầu nguyện này đã đem sức mạnh lại cho tôi, giữ tôi trồi lên. “Má ạ, con mạnh khỏe, con O.K. mà. Con sẽ về nhà kịp dự lễ tốt nghiệp của Katie” sẽ diễn ra sau đó một tháng.

“Chúng ta yêu con nhiều!” mẹ nói thế rồi gác máy.

Tôi cho diễn đi diễn lại trong đầu cả hàng trăm lần cú điện đàm đó, giọng nói của mẹ, tên các bạn bè, việc mẹ hiểu tình hình, niềm tin tuyệt đối của mẹ vào sức mạnh của cầu nguyện. Mẹ tôi cho biết các bạn bè tôi họp nhau lại để làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ tôi. Tôi biết tôi không cô đơn.

Đêm cuối cùng ở Tripoli, lần đầu tiên trong 44 này, tôi được nối liên mạng và có thể lắng nghe bài diễn văn của Tom Durkin ngỏ với tôi trong đêm canh thức ở Marquette. Đối với một Giáo Hội đầy bằng hữu, đầy cựu sinh viên, đầy sinh viên vá các khoa, tôi đã được nghe một bài diễn văn hay nhất mà một người anh em có thể tặng cho một người anh em khác. Tôi cảm thấy nó vừa là bài nói của chàng phụ rể vừa là một điếu văn cùng một lúc. Nó bày tỏ một tấm lòng bao la và là một thoáng nhìn cho thấy các cố gắng và lời cầu nguyện tuôn trào của mọi người. Ít nhất, lời cầu nguyện cũng là chất keo giúp cho tôi được tự do, tự do trong nội tâm trước nhất rồi sau đó là phép lạ được ra khỏi tù trong một cuộc chiến tranh trong đó chế độ này không có bất cứ động lực thực sự nào để trả tự do cho chúng tôi. Việc này không giải thích được, nhưng đức tin giải thích được”.

Đức tin lần này chắc chắn đã giải thích cách khác và anh đã trả một giá bản thân khá cao cho thứ tự do mà anh hoàn toàn tranh đấu cho nhưng chính bản thân anh thì bị từ khước. Nhưng có ai từ khước được thứ tự do nội tâm, thứ tự do đã thúc đẩy anh trở lại Trung Đông lần thứ hai?

Lời ca ngợi Foley hay nhất cho tới nay là lời ca ngợi của Bà Diane Foley, người mẹ thân yêu của anh. Bà viết trên trang Facebook “Free James Foley”: “Chúng tôi khẩn cầu những người bắt cóc tha mạng sống cho các con tin còn lại. Giống Jimmy, họ là những người vô tội. Họ không có bất cứ quyền kiểm soát nào đối với chính sách của chính phủ Hoa Kỳ tại Iraq, tại Syria hay bất cứ tại nơi nào trên thế giới.

“Chúng tôi cám ơn Jimmy về mọi niềm vui con dành cho chúng tôi. Jimmy là một con trai, một người anh, một nhà báo và là một con người ngoại hạng”.
 
Top Stories
Vietnam: Le pèlerinage de La Vang, un « événement-témoin » de la vie de l’Eglise du Vietnam
Eglises d'Asie
09:57 20/08/2014
Une fois de plus, pendant trois jours (du 13 au 15 août), la communauté catholique du Vietnam est venue se recueillir au sanctuaire de Notre-Dame de La Vang, conformément à une longue tradition. Ce pèlerinage est en effet le plus ancien rassemblement marial du Vietnam. La tradition orale fait remonter les premières rassemblements autour de la Vierge de La Vang à l’époque des Tay Son, en 1798, à savoir 183 ans après l’arrivée des premiers missionnaires jésuites à Hôi An (1615) et quelque 70 ans avant le début de la période coloniale française.

Depuis le début, ce rassemblement a été un « événement-témoin » indiquant avec une assez grande précision le degré de ferveur religieuse du catholicisme vietnamien et l’ampleur de la liberté religieuse qui lui est attribuée. A la poignée de fidèles persécutés venus implorer la protection de la Vierge, aux premiers temps, se sont peu à peu substituées les grandes foules des temps modernes, surtout après la fin des persécutions et le traité de 1872. Les années où les pèlerins ne sont pas venus au sanctuaire de La Vang ou n’y ont eu accès qu’en tout petit nombre sont, la plupart du temps, des années où les entraves apportées à la liberté religieuse ont été les plus lourdes. Ce fut en particulier le cas dans les années qui ont suivi l’unification du Vietnam de 1975. Les pèlerinages ne reprirent que grâce au courage héroïque de certains responsables religieux comme l’archevêque de Huê, Mgr Nguyên Kim Diên (1921-1988).

Ces temps derniers, la moyenne des pèlerins recensés lors des congrès marials (qui ont lieu tous les trois ans) s’établissait à un peu au-dessous d’un demi-million pour l’ensemble des trois jours. C’est en quelque sorte une démarche commune de l’Eglise du Vietnam.

Ce pèlerinage n’est en effet pas formé par un ensemble de déplacements individuels. C’est le déplacement collectif de la communauté catholique du Vietnam. On peut y voir l’Eglise du Vietnam représentée tout entière, pour ainsi dire, en corps constitué… On y trouvait, cette année, une bonne partie de la Conférence épiscopale, de très nombreux membres du clergé, des représentants des multiples congrégations religieuses, des diocèses, des paroisses… On y a même rappelé, dès le premier jour, l’orientation spirituelle de l’Eglise pour cette année : « L’évangélisation de la vie familiale », comme pour bien marquer le caractère ecclésial de ce rassemblement.

Comme c’est souvent le cas au Vietnam, la hiérarchie était à la première place. Dès le premier jour, le président et vice-président la Conférence épiscopale, ainsi que cinq autres évêques, participaient à la cérémonie d’ouverture. Ils étaient quinze archevêques et évêques, le lendemain, pour la messe de la vigile, présidée par le représentant non résident du Saint-Siège, Mgr Leopoldo Girelli. La Conférence était presque au complet pour le dernier jour.

Mais ce sont les laïcs qui ont formé l’essentiel de la foule rassemblée à La Vang. Ils étaient, pour la plupart, venus de leurs diocèses, de leurs paroisses, en délégation nombreuse. Le premier jour, 50 000 fidèles étaient déjà présents bien avant le début de la cérémonie d’ouverture de ce 30e congrès marial. Pour les deux autres jours, le comité d’organisation a fait connaître ses estimations obtenues grâce à une technique de comptage tenant compte de la superficie couverte par la foule, à savoir quatre personnes pour un mètre carré (1).

Dans l’après-midi du 14 août, lors de la messe présidée par Mgr Leopoldo Girelli et concélébrée par quinze évêques vietnamiens, la foule des participants s’étendait sur 5 ha de terrain. Ce qui correspondait, à environ 200 000 personnes. Le lendemain, à la cérémonie du matin, l’espace couvert par les fidèles étant de 7 ha, le nombre de fidèles était estimé aux alentours de 280 000 - 300 000. (eda/jm)

(1) Vietcatholic News, le 16 août 2014.
(Source: Eglises d'Asie, le 20 août 2014
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lớp tập huấn về đề tài: nâng cao nhận thức phòng ngừa nạn buôn bán người tại Phú Cường
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
05:57 20/08/2014
Trong ba Chúa Nhật liên tiếp của tháng 8, Caritas Việt Nam phối hợp với Caritas Phú Cường đã mở lớp tập huấn cho các tham dự viên tại Gp. Phú Cường với đề tài: nâng cao nhận thức phòng ngừa nạn buôn bán người.

Hình ảnh

Nghe qua đề tài có vẻ “ khô khan”, mang tính vĩ mô, có vẻ “ hầm hố”, nhưng thực ra trải qua ba ngày tập huấn, gần 40 tham dự viên đều cảm thấy thoải mái khi được học về chính bản thân mình, khám phá tôi là ai và những điểm mạnh và yếu của tôi để phát triển mình. Các bạn cũng được học về phương pháp làm việc nhóm, cách giải quyết vấn đề và việc truyền thông, giao tiếp. Trong khóa học, thuyết trình viên lồng vào những câu chuyện của những anh chị em bị người khác lừa gạt đi xuất khẩu lao động nhưng thực chất bị bán cho người khác để lao động suốt đời.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Lượng di dân đổ về các thành phố ngày càng tăng và nhiều vấn đề cần được xem xét và giải quyết. Đã có những trường hợp vì chưa hiểu biết đầy đủ đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người mà báo chí đã nói nhiều trước đây. Trước thực trạng ấy, Caritas Việt Nam đã thành lập ban Bác Ái cho người Di Dân và ban AT ( Anti Traficking) để góp tay tìm những hướng tích cực giúp cho đời sống anh chị em di dân ổn định và nhất là không bị trở thành nạn nhân của những tổ chức buôn bán người.

Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp lớn trong cả nước và lượng di dân đổ về rất đông, chính vì thế Caritas Việt Nam đã chọn Gp. Phú Cường làm điểm đầu tiên cho chương trình này. Khóa học này nhằm giúp cho anh chị em di dân hiểu và nhận thức được nạn buôn bán người. Và các anh chị em học viên này trở thành những người có thể chia sẻ những hiểu biết ấy cho cộng đồng di dân.

Các tham dự viên hầu hết là anh chị em di dân từ khắp nơi đang học, làm việc và sinh sống tại Gp. Phú Cường. Bạn Matta Nguyễn Thị Quang chia sẻ: “trước khi đi học thì em nghĩ nó quá đơn giản, nhưng khi học qua rồi em thấy nó rất quan trọng và mọi người cần được biết để ngăn ngừa cho mình và bảo vệ cho những người khác nữa”.

Các tham dự viên rất phấn khởi, tích cực xây dựng bài trong những ngày tập huấn. Các bạn tranh nhau trả lời, giúp nhau giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và cùng chơi, vẽ tranh, làm bích báo, thuyết trình và cùng đóng kịch cho những đề tài được tập huấn dưới sự dẫn dắt khéo léo của thuyết tình viên Maria Phạm Thị Đan Linh- điều phối viên chuyên môn của tổ chức Alliance Anti Traficking in Person - Tổ chức liên minh chống buôn người- Cô Đan Linh đã dùng phương pháp tập huấn lấy tham dự viên làm trung tâm, nên lớp học rất sinh động, sáng tạo và được các tham dự viên học một cách “ cháy” hết mình. Quả là nhiệt huyết của người trẻ !

Bạn Uyên Giang ở Gx. Lộc Sơn chia sẻ: ngày hôm nay cả gia đình bạn đi hành hương, bạn rất muốn cùng đi với gia đình, nhưng khóa học quá lôi cuốn, bạn ở nhà. Bạn Phượng - Gx.Bà Trà-sau ngày đầu tiên đi học đã kéo thêm bạn mới đi thêm. Quả là tinh thần ham học hỏi của các bạn trẻ Gp. Phú Cường.

Ba ngày học cũng trôi qua nhanh chóng, những bài học đã khơi lên trong lòng các tham dự viên tinh thần học hỏi, khơi dậy lên tinh thần phục vụ qua phiếu đánh giá nhanh: Rất nhiều bạn mong mỏi có thêm những khóa tập huấn khác. Sau khi học xong, các bạn ghi danh xin làm tình nguyện viên nhóm Di dân của Gp. Phú Cường.

Liên lạc với nhau qua Facebook, các bạn hỏi nhau: bao giờ có lớp tập huấn tiếp nhỉ và email cho chị Thanh Tuyền phó giám đốc Caritas Phú Cường rằng: lần sau có lớp học, nhớ kêu em đi nghen !

Tạ ơn Chúa với các bạn trẻ có tinh thần phục vụ. Quả là niềm vui lớn cho cha Micae Lê Văn Khâm, Giám đốc Caritas Phú Cường vì cha có các bạn trẻ nòng cốt giúp cho anh chị em di dân trong giáo phận.

Toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp, tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 khu công nghiệp đi vào hoạt động, trên 1.200 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. [1]

Theo việt Báo, công nhân Tỉnh Bình Dương hiện có tới 300.000 CN đang làm việc tại 3.000 doanh nghiệp. [2].

Như vậy, cánh đồng phục vụ cho người di dân là rất lớn tại giáo phận Phú Cường. Ước mong những tấm lòng nhiệt huyết của các bạn trẻ, của các giáo xứ luôn là cầu nối cho anh chị em xa quê có một cuộc sống bình an, hạnh phúc và vững đức tin trên những địa bàn mà anh chị em di dân đang trú ngụ.

[1] http://www.iavietnam.net/detailnews/M59/N636/binh-duong-lap-dat-he-thong-quan-trac-nuoc-thai-tu-dong.htm
[2] http://vietbao.vn/Nha-dat/Nha-cho-cong-nhan-cac-KCN-KCX-Nhieu-du-an-it-cho-o/45136761/511/
 
Giáo xứ Nam Định chầu Thánh Thể
Giáo xứ Nam Định
05:59 20/08/2014
NAM ĐỊNH - ngày 17 tháng 8 năm 2014, tức Chúa Nhật XX thường niên, giáo xứ Nam Định thuộc, Tổng Giáo phận Hà Nội được vinh dự chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận.

Hình ảnh

Để chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (thứ Sáu, ngày 15 tháng 8) và ngày chầu lượt của giáo xứ, ngay từ những ngày đầu tuần, cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, quản hạt hạt Nam Định, cùng với cha phó Phanxicô Xavier Trần Truyền Giáo và cha Gioan Nguyễn Mạnh Hùng đã lần lượt chia sẻ, giảng tĩnh tâm và giải tội cho cộng đoàn dân Chúa. Có rất đông các tín hữu chạy đến với tòa Giải tội để được ơn tha thứ hầu lãnh nhận được nhiều ân sủng của Chúa trong hai dịp lễ trọng đại này.

Ngày chầu Thánh Thể của giáo xứ được khởi đầu với Thánh lễ lúc 5h30, do cha Gioan cử hành. Sau đó, ngài đặt Mình Thánh để cộng đoàn dân Chúa tôn thờ Thánh Thể. Đến 10h00, Đức Cha Laurenxô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội chủ sự Thánh lễ đồng tế cùng với cha quản hạt hạt và 16 quý cha trong và ngoài Giáo phận. Trong bài giảng Đức Cha Laurenxô quảng diễn chủ đề “Tình yêu” của Đức Kitô, một tình yêu tự hiến đến tận cùng trên thập giá. Tình yêu ấy giờ đây được tái diễn trên bàn thờ này. Ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ hãy tin và đón nhận tình yêu của Đức Kitô; đồng thời biết trao ban tình yêu ấy cho tha nhân và đồng loại, theo gương của người phụ nữ trong bài Tin mừng của ngày Chúa Nhật hôm nay.

Kết thúc Thánh lễ đồng tế, cộng đoàn tiếp tục chầu Mình Thánh Chúa cho đến 17h00, cha phó Phanxicô Xavier dâng Thánh lễ cùng với cộng đoàn dân Chúa. Sau đó, cha xứ Giuse Maria chủ sự cuộc rước kiệu tôn vinh Thánh Thể xung quanh quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương hòa bình và dâng Thánh lễ tạ ơn lúc 19h00, khép lại ngày chầu Thánh Thể thay mặt Giáo phận của giáo xứ Nam Định. Ngài nhấn mạnh rằng “Tin yêu và phó thác chính là chìa khóa vạn năng mở được mọi cánh cửa, cách riêng là cánh cửa thiên đàng”. Ngài mời gọi cộng đoàn hãy noi gương nhân đức của người phụ nữ ngoại giáo trong bài Tin mừng biết khôn ngoan chạy đến cùng Chúa, đặt trọn niềm tin tưởng và cậy trông hoàn toàn vào Người. Ngài nói tiếp: “Chúng ta tạ ơn Chúa vì hồng ân Thánh Thể mà chúng ta tôn thờ suốt ngày hôm nay. Bí tích Thánh Thể chính là bí tích tình yêu. Sống bí tích Thánh Thể là sống tình yêu. Chúa đã chia sẻ tình yêu cho chúng ta thì chúng ta cũng phải biết chia sẻ tình yêu ấy cho hết thảy mọi người”. Điều đặc biệt là đầu Thánh lễ, trong bài giảng và cuối Thánh lễ, cha xứ Giuse Maria đều ngỏ lời với những người thuộc các tôn giáo bạn vừa tham dự cuộc rước kiệu và đang hiện diện tại quảng trường. Ngài nói với họ: “Lời của Chúa hôm nay cũng dành cho quí ông bà và anh chị em. Chúa muốn ngỏ lời với anh chị em. Ngài muốn chia sẻ tình yêu, ơn bình an và phúc lành của Ngài cho quí ông bà và anh chị em. Vậy, hãy chạy đến với Ngài cũng như chạy đến với Đức Maria Nữ Vương hòa bình với niềm tin yêu phó thác để được các Ngài ban ơn và chúc phúc”.

Kết thúc Thánh lễ, tất cả cộng đoàn phụng vụ cùng vang lên tiếng hát tri ân Đức Mẹ và ra về lòng tràn đầy niềm vui, bình an và ân sủng của Chúa Kitô Thánh Thể.
 
Lễ khấn tại Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu.
Ban truyền thông Dòng Mân Côi
08:44 20/08/2014
Bùi Chu 20/8/2014.- 9h00 sáng ngày 20 tháng 08 năm 2014, tại Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh- Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu - Giám mục Giáo Phận đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng hồng ân thánh hiến cho: 20 em Tiên khấn, 8 chị em Vĩnh khấn, 4 chị mừng kỷ niệm ngân khánh và kim khánh khấn dòng thuộc Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu.

Xem Hình

Thánh Lễ có gần 100 Linh mục, phó tế, đông đảo tu sĩ, chủng sinh và hàng ngàn anh chị em giáo dân tham dự, cầu nguyện cách đặc biệt cho các khấn sinh và Hội Dòng.

Từ đêm ngày 20 trời đã bắt đầu đổ mưa không ngừng như lời bài hát « hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man » trong bài Bao la tình Chúa của Giang Ân. Dù cho mưa rơi, từ sáng sớm các chị em Mân Côi vẫn hân hoan, vui vẻ, y phục chỉnh tề, cầm ô đứng từ ngoài cổng vào để chào đón quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, quý Khách xa gần tới chung vui với Hội Dòng. Đúng 8h30’ đoàn đồng tế tiến ra nhà thờ xứ Trung Linh trong lời ca tiếng hát của ca đoàn nhà dòng: « Tình Yêu Chúa đã dẫn con đi làm nhân chứng Nước Trời thúc bách con làm muối men ươm nồng thế giới làm đuốc sáng chiếu soi mọi nơi » (25 năm hồng ân của Ngọc Linh).

Đi trong đoàn rước có các em Tập sinh, các chị em khấn, tiếp theo là cha mẹ của các khấn sinh, sau đó là các chị em tuyên khấn, chị Giáo và chị Tổng phụ trách cùng đồng hành với các chị em. Một hình ảnh làm cho chúng ta liên tưởng đến Mẹ Maria và cha Thánh Giuse đã dẫn đưa Giêsu lên đền thờ Giêrusalem. Hôm nay đây, không chỉ có cha mẹ các khấn sinh dẫn con bước lên thánh hiến cho Chúa mà còn có các chị em đã sống và đồng hành với các chị em trong những năm qua.

Đức Cha Tôma giảng lễ, suy niệm Tin mừng Lc 1, 39 – 45. Trong bài chia sẻ, Ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ, cách riêng các khấn sinh theo gương mẹ Maria, bước theo Mẹ sống đức tin dấn thân, phục vụ loan báo Tin Mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người. Và sống sao cho xứng đáng với hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho người Chúa gọi và chọn.

Vâng, ơn gọi là một hồng ân. Hôm nay đây, để đáp lại tiếng gọi mời đó, các chị đã tự nguyện dâng hiến cho Thiên Chúa để trở nên « đồng hình đồng dạng » với Người, chấp nhận để Chúa làm chủ đời sống và hướng dẫn đi trên con đường hẹp. Các chị em đã mau mắn đáp lại « Dạ, con đây » như Samuel xưa đã đáp lại tiếng Chúa gọi giữa đêm khuya, sau khi nghe chị Phụ trách Tập viện xướng tên mình. Các chị em lần lượt tiến liên cung thánh, trước sự chứng kiến của Đấng bản quyền – Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, trong tay chị Tổng phụ trách Maria-Ignatio Nguyễn Thị Nga và cộng đoàn, các chị hân hoan đọc lời tuyên khấn một cách rõ ràng và dứt khoát. Sau đó, từng chị ký vào bản khấn, trao lại cho chị Tổng. Tiếp theo, các chị đón nhận lúp mới như dấu chỉ « hoàn toàn tùng phục Chúa Kitô và hiến thân phục vụ Hội Thánh » (x. Nghi thức khấn dòng).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước khởi đầu trên đường « bước theo sát Chúa hơn », hành trình ơn gọi của các chị sẽ còn nhiều chông gai, thử thách và cám dỗ. Chính vì thế, không phải ai cũng đi đến cùng con đường đó mà chỉ những ai thực sự có ơn « bền chí đến cùng ». Trải qua những chặng đường đầy gian lao và thử thánh, một lần nữa các chị xác tín chắc chắn rằng có được ngày hạnh phúc hôm nay là nhờ ơn Chúa và nhờ việc tuân giữ Luật Dòng và thực thi ý Chúa trong mọi cảnh huống của đời tu: thử thách, thanh luyện chỉ làm cho các chị kiên tâm, can đảm hơn. Hôm nay đây, với lời Vĩnh khấn, các chị lãnh nhận vòng hoa và chiếc nhẫn là lãnh nhận và ký ước một đời trung tín thuộc trọn về Chúa. Các chị đã can đảm xác quyết lại: « một lần đã dâng hiến thì trọn đời Chúa ơi, con sẽ không bao giờ đổi thay ».

25 năm, 50 năm sống đời thánh hiến là mốc thời gian quan trọng để các chị nhìn lại hành trình đã qua. Một dịp để xác định lại:

Tình Chúa yêu con thật bao la

Mãi ngàn đời con xin được tụng ca.

Những dịp kỷ niệm này giúp các chị luôn cảm nghiệm được ơn Chúa trao ban cho các chị trong suốt thời gian đã qua. Với nghi thức lập lại lời khấn hôm nay, các Chị muốn xác quyết rằng lời « Xin vâng » mà các chị đã sống. Cùng với Tình yêu và niềm vui trong đời dâng hiến, các chị dám thân thưa với Chúa rằng:

Dù cho ngày tháng phôi pha,

Dù cho chân mỏi gối chùn,

Dù cho da mồi tóc bạc,

Nhưng vẫn sắc son một lòng.

Trọn tình chỉ sống cho Chúa,

Dâng mình là lễ toàn thiêu.

Sau Thánh lễ, chị Bề trên tổng quyền Maria Ignatio Nguyễn Thị Nga thay mặt Hội Dòng dâng lời tri ân quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ, quý Ân thân nhân và Cộng đoàn, đặc biệt quý phụ huynh các Tân khấn sinh đã quảng đại dâng hiến những người con thân yêu của mình cho Chúa trong ơn gọi Dòng Mân Côi. Xin cảm ơn quý ân thân nhân, quý bạn hữu xa gần và toàn thể cộng đoàn đã thành tâm cầu nguyện và nhiệt tình cộng tác với nhà Dòng trong việc huấn luyện ơn gọi. Xin Thiên Chúa ban cho quý vị luôn được hồn an xác mạnh và luôn được sống trong tình yêu, bình an và ân sủng của Ngài.

Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu được được được Đức Cha Dominico Maria Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946 tại thôn Trung Linh, Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định. Mục đích riêng của Dòng là tham gia vào việc truyền giáo bằng việc: Giáo dục, từ thiện và xã hội. Hiện tại các nữ tu Mân Côi đang tham gia phục vụ tại bệnh xá của Hội Dòng, trại phong Văn Môn – Thái Bình, trại mù Hải Hậu, các cơ sở giáo dục của Hội Dòng, các Giáo xứ cũng như một số công việc khác trong Giáo Phận theo tinh thần và đặc sủng riêng của Dòng.

Ban truyền thông Dòng Mân Côi
 
Lễ thêm sức tại giáo xứ Xuân Bảo, hạt Xuân Lộc
Lộc Xuân
09:06 20/08/2014
Đức Cha ĐAMINH THĂM MỤC VỤ VÀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ XUÂN BẢO, HẠT XUÂN LỘC.

Xuân Lộc- Sáng 20-8- 2014, trong niềm hân hoan tạ ơn, đại gia đình giáo xứ Xuân Bảo (hạt Xuân Lộc) mừng đón Đức Cha Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc về thăm Mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho con em thuộc giáo xứ. Cùng đồng tế có cha Quản hạt, quý cha trong hạt.

Xem Hình

Trong tâm tình hiền phụ, trước khi cử hành Thánh lễ Tạ ơn, Đức Cha Đaminh đã thăm hỏi mục vụ và lắng nghe ban hành giáo, quý chức đại diện các ban ngành đoàn thể.

8 giờ 30, đoàn đồng tế gồm Đức Cha Đaminh, cha Quản hạt, cha xứ, con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức, quý chức đại diện tiến ra Nhà thờ.

Mở đầu Thánh lễ Đức Cha Đaminh bày tỏ niềm mừng vui khi được về Giáo xứ Xuân Bảo thăm mục vụ và Ban Bí tích Thêm sức. Ngài mời gọi toàn thể dân Chúa hiện diện, trong hiệp thông và yêu thương dâng lên Chúa tâm Tình Tạ ơn bởi biết bao ơn lành Chúa đã ban cho giáo xứ, cách riêng hồng ân 71 con em hôm nay được lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đặc biệt, xin cầu cho con em Thêm sức hôm nay luôn được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, trở thành những nhà Thừa sai của Chúa Giêsu – Kitô tại môi trường mình sống

Trong bài giảng, Đức Cha Đaminh khởi đi từ thông tin thời sự cuộc thăm viếng và tham dự Đại hội giớ trẻ Châu á của Đức Thánh Cha Phanxico tại Nam Hàn vừa qua (Giáo phận Xuân Lộc cùng với đoàn Giới trẻ đên từ VN có đại diện tham dự). Đức Cha nhấn mạnh lời kêu mời của người cha chung Giáo Hội, mỗi người trẻ, mỗi người Kitô hữu hãy trở thành Nhà Thừa Sai của Tin Mừng hy vọng tại môi trường mình sống. Đức Cha cũng nhắc lại chủ đề truyền giáo “Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ” (Mt 28,19) của Quốc tế Giới trẻ lần thứ 28 tại Braxin. Đây là lệnh truyền mang tính bản chất của Giáo Hội của chính Chúa Giêsu, trước khi Người về Trời.

Hẳn nhiên, để trở nên nhà Thừa sai, và để công cuộc Truyền giáo gặt hái nhiều hoa trái cần phải có ơn Chúa Thánh Thần. Đức Cha nêu bật tầm quan trọng của Bí tích Thêm sức- kiện toàn Bí tích Rửa tội, nhất là sống Bảy ơn Chúa Thánh Thần.

Hướng đến thực hành, Đức Cha lưu tâm đến việc canh tân đời sống Đức tin, trở nên Chứng nhân trong việc loan báo Tin Mừng. Ngài kêu mời mỗi gia đình Công Giáo hay mạnh dạn và trở nên người thân quen với một gia đình Lương dân, để qua đời sống chứng tá Tin Mừng của mình, trong lời nói và việc làm anh chị em Lương dân có cảm tình với Đạo, tìm hiểu Đạo và nhờ ơn Chúa họ theo Đạo.

Ngỏ lời riêng ‘các con” được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, Đức Cha đặt niềm hy vọng và tin tưởng các con, sau khi lãnh nhận trọn vẹn ơn Chúa Thánh Thần sẽ trở thành những nhà Thừa sai của Chúa Giêsu nơi mình sống: Gia đình – giáo xứ - trường học. Đức Cha cho biết, mọi người rất yêu quý các con. Cụ thể, sự hiện diện của cha Quản hạt, quý cha trong hạt dù các cha rất bận rộn, song vì yêu thương các các con đã hiện diện; đặc biệt để có Thánh lễ Thêm sức trang trọng hôm nay, phải kể đến công sức của cha xứ, quý dì, anh chị em Giáo lý viên, cách riêng là cha mẹ. Nhắc lại những cố gắng hy sinh trong yêu thương ấy, Đức Cha muốn hướng các em Thêm sức biết sống tâm tình biết ơn trong việc sống chứng tá Tin Mừng.

Cuối cùng, Đức Cha ‘xin’ các các con Thêm sức cầu nguyện cho Giáo phận nhất là năm trong năm Truyền giáo- Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng này (trong chương trình Ngũ niên mừng Kim Khánh Giáo phận, 1965-1015).

Trước khi kết lễ, ông Trưởng Ban hành giáo giáo xứ đại diện cộng đoàn giáo xứ, trong tâm tình thảo hiếu dâng lời cám ơn Đức Cha, cha Quản hạt, quý cha… đã thương hiện diện nơi xứ Đạo nhỏ bé và nghèo khó này. Cộng đoàn Giáo xứ xin ghi khắc và cố gắng thự hiện những lời chỉ dạy của Đức Cha…

Tất cả niềm tri ân trọng kính được gói trọn trong lãng hoa tươi xinh kính dâng nên Đức Cha và cha Quản hạt.

Đáp từ, trong tâm tình Hiền phụ Đức Cha tỏ bày niềm vui, hạnh phúc khi được về giáo xứ Xuân Bảo. Đức Cha cho biết, trước kia ngài đi khảo trên máy bay trực thăng, Đức Cha đã thấy mảnh đất này đầy hứa hẹn trở thành cách đồng Truyền giáo. Đức Cha kêu mời mỗi người hãy tích cực trở thành nhà Thừa sai, nhất là trong Năm Truyền giáo của Giáo phận.

Đức Cha lấy lại “định nghĩa’ của Chúa Giêsu về người Môn đệ là Muối- Men ướp đời, là Ánh sáng soi trần gian. Với hơn một ngàn dân xứ, trong một địa bàn còn nhiều hơn anh chị em Lương dân, nếu ai cũng ý thức mình là Muối- Men- Ánh sáng chắc chắc chắn đây sẽ là một giáo điểm Truyền giáo năng động.

Lần nữa Đức Cha kêu mời, mỗi gia đình Công Giáo hãy trở thành người bạn thân thiết với một gia đình Lương dân…

Đức Cha cảm ơn cha xứ, thầy xứ, quý dì, qúy Giáo lý viên, những người cha người mẹ đã cho Đức Cha một món quà cao quý là 71 con em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức… Ngài cũng nhắn nhủ con em Thêm sức hôm nay biết nhớ Chúa Thánh Thần trong cầu nguyện nguyện, và biết lắng nghe đáp trả ơn soi sáng của Ngài để cùng với gia đình tích cực sống và Loan báo Tin Mừng.

Xin cầu nguyện cho gia đình Giáo xứ Xuân Bảo nói riêng và cho đại gia đình Giáo phận Xuân Lộc ngày càng có thêm nhiều chứng nhân hăng say Loan báo Tin Mừng.

Tin, ảnh: Lộc Xuân
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh đạo hôn phối : Bí tích Thánh Thể , mầu nhiệm hôn nhân
AC. Vũ Khiêm Đào
08:55 20/08/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến :

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014

3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014

4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.

5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.

6. Hạnh phúc hôn nhân của AC Phạm Hòa Hiệp, ngày 22.05.2014

7. Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc của ÔB Phan Hữu Lộc, ngày 05.06.2014

8. Trưởng thành của tình yêu của AC Nguyễn Long Hằng, ngày 12.06.2014

9. Niềm vui trao ban của AC Đoàn Quốc Khánh, ngày 19.06.2014

10. Tình yêu vợ chồng : một bài phụng ca của Gs Trần Văn Cảnh, ngày 26.06.2014

11. Thánh giá và khổ cực của đời sống gia đình của Ls Lê Đình Thông, ngày 14.08.2014

12. Hôm nay, ngày 19.08.2014, xin giới thiệu bài 12 « Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm hôn nhân » của AC Vũ Khiêm Đào.


BÍ TÍCH THÁNH THỂ, MẦU NHIỆM HÔN NHÂN

"Bí tích Thánh Thể chính là nguồn mạch của hôn nhân Kitô giáo... Chính trong hy lễ của Giao ước mới và vĩnh cửu ấy mà các đôi bạn Kitô hữu tìm được nguồn mạch tuôn trào làm cho giao ước hôn nhân của họ được khuôn đúc từ bên trong và được sinh động bền bỉ".

ĐGH Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio, n° 57

1. Hai thời điểm quan trọng: 'tiệc cưới Cana' và 'Bữa tiệc ly'.

Toàn bộ Tin Mừng của Thánh Gioan, vị tông đồ của tình yêu, bằng cách nào đó được đóng khung bởi hai thời điểm quan trọng, đó là hai bữa tiệc biểu lộ một sự thật hết sức thiêng liêng mà các đôi vợ chồng được mời gọi đến thưởng thức, suy gẫm và để chiêm ngưỡng ngay cả trong sự kết hợp mật thiết của họ: “Tiệc Cưới Cana” và “Bữa Tiệc Ly”.

Không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã chọn để bắt đầu cuộc đời công khai của mình bằng một phép lạ trong tiệc cưới Cana, miền Galilê. Theo yêu cầu của Đức Trinh Nữ Maria: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2,3), Chúa Giêsu đưa ra một câu trả lời dường như kỳ lạ, theo bản kinh thánh bằng tiếng La tinh của Thánh Giêrômi: “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến bà và con?” (Ga 2,4). Trong chú giải về Phúc Âm, Dom Delatte cho ta thấy một sự giải thích đúng đắn của câu trả lời đó, sau khi loại trừ tất cả những giải thích có xu hướng nhìn thấy trong đoạn văn này ý Chúa Giêsu muốn thiết lập một khoảng cách với mẹ của mình. Chúng ta có thể hiểu đúng được những lời trìu mến sau đây của Chúa Giêsu muốn nói với mẹ Ngài: "Chưa, hãy để con, hãy chờ đợi, giờ của con chưa đến".

Giờ mà Chúa Giêsu gợi lên là giờ của cuộc Tử Nạn của mình, được bắt đầu với những lời sau đây: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha” (Ga 17,1). Hai khoảnh khắc phù hợp với nhau, khi bắt đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu và trước khi Ngài chết trên thập giá, trong cả hai trường hợp Chúa Giêsu gọi mẹ của Ngài: "Bà", “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga 19,26), qua đó nói lên ý nghĩa làm mẹ phổ quát của Mẹ Maria. Nhưng cần lưu ý rằng: lời cầu nguyện trọng thể của Chúa Giêsu trước khi bước vào cuộc Tử Nạn, diễn ra sau khi đã cử hành lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ. Chính trong Bữa Tiệc Ly này, Chúa Giêsu đã lập ra bí tích Thánh Thể, ban ơn cứu chuộc cho Giáo Hội của Ngài, nhờ sự dâng hiến chính Mình và Máu Ngài cho đến tận cùng. “Tiệc Cưới Cana” và “Bữa Tiệc Ly”, hai điểm đầu và cuối trong Tin Mừng của Thánh Gioan, là hai bữa tiệc cưới...

Bí tích Thánh Thể là một bữa tiệc cưới của Chúa Kitô-Hôn Phu và Giáo Hội-Hiền Thê. Tại tiệc cưới Cana, tuy giờ của Chúa Giêsu chưa đến, nhưng Ngài loan báo trước giờ lễ cưới của Hôn Phu với Giáo Hội-Hiền Thê và bí tích Thánh Thể là một tặng phẩm của quà cưới. Trong bữa tiệc Thánh Thể Chúa Giêsu tự hiến mình, trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng Hội Thánh của Ngài. Sự dâng hiến đến tận cùng của Thiên Chúa làm người để nhân loại được sống và sống dồi dào. Đó là tình yêu Thánh Thể. Đức Gioan Phaolô II đã nói: "Sự tự hiến đó cho Chúa Cha, bằng cách vâng phục cho đến chết, cũng đồng thời vì ‘Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh’ (Ep 5,25). Trong sự biểu hiện này, tình yêu cứu chuộc biến thành tình yêu phu thê, Đức Kitô, trong khi tự hiến mình cho Hội Thánh, cũng qua hành động cứu chuộc ấy, Ngài kết hợp mãi mãi với Hội Thánh, như Hôn Phu kết hợp với Hôn Thê, như chồng với vợ, bằng sự hiến thân trọn vẹn cho Hội Thánh một lần cho tất cả". (Tiếp kiến chung ngày 18/08/1982)

Bản tính sâu xa nhất của nền tảng hôn nhân Kitô giáo, chính là hình ảnh cuộc hôn nhân nhiệm mầu của Đức Kitô với Hội Thánh. Thư gửi tín hữu Êphêsô của Thánh Phaolô (Ep 5,22-33) mạc khải cho chúng ta sự thật cốt yếu về hôn nhân, từng là bức thư được đọc trong các lễ cưới. Một đàng, nó giúp ta hiểu rõ hơn mầu nhiệm hôn nhân giữa Đức Kitô và Hội Thánh, “Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,32). Đàng khác, nó giúp ta đi sâu vào bản chất của hôn nhân. Hôn nhân là ơn gọi cao quý của các đôi bạn Kitô hữu được mời gọi để sống. Họ chỉ tìm thấy được ý nghĩa hôn nhân đích thực khi nào nó phản ảnh được tình yêu của Đức Kitô-Hôn Phu hiến ban mình cho Hội Thánh-Hiền Thê của Ngài. Phần Giáo Hội, nhận biết mình được Chúa Kitô yêu thương và cứu chuộc, trọn vẹn thuộc về Ngài, nên Giáo Hội đã hoàn toàn và luôn luôn “tùng phục Chúa Kitô... trong hết mọi sự” (Ep 5,24). Tình yêu ấy là hình ảnh và là mẫu mực cho tình yêu vợ chồng trong đời hôn nhân, khi cả hai người tùng phục lẫn nhau “Vì lòng kính sợ Đức Kitô” (Ep 5,21).

Nhờ bí tích Hôn Phối, đôi vợ chồng trở thành hình ảnh sống động của sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Chính vì thế mà hôn nhân Kitô giáo mang tính bất khả phân ly. Do đó, vợ chồng được mời gọi hiến thân cho nhau cho đến tận cùng. Đó là lý do tại sao "bí tích Hôn Phối phải cử hành trong Thánh Lễ" (Sacrosanctum Concilium, 78), giữa phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Vị trí này dành cho việc cử hành hôn lễ, qua nghi thức đó vợ chồng trao tặng cho nhau, tận hiến cho nhau. Một lần trao tặng cho nhau rồi, họ kết hợp với nhau ngay trong hy tế Thánh Thể của Chúa Kitô: họ kết hợp món quà cưới của họ cùng với món quà cưới của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh.

Để được toàn vẹn, món quà cưới của họ đòi hỏi phải có sự ưng thuận bằng lời thề hứa, được khẳng định qua sự hiến thân và đó là lý do tại sao việc cử hành bí tích Hôn Nhân không kết thúc trong khi cử hành bí tích công khai, nó chỉ được hoàn tất trong phòng tân hôn, hành động hiến thân là một phần trong việc cử hành phụng vụ hôn nhân. Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh: "Là một bí tích, lễ cưới được thực hiện qua những lời thề hứa, là một dấu chỉ của bí tích qua nội dung của nó: ‘Tôi nhận bạn làm vợ tôi - làm chồng tôi’ […] Tuy nhiên, lời thề hứa trong bí tích này, chỉ là dấu hiệu cuộc hôn nhân đã được thực hiện. Và sự thành hình của cuộc hôn nhân không đi ngoài sự động phòng, đến nỗi, nếu có chứng cớ rằng: một cuộc hôn nhân đã được thiết lập về mặt giáo luật nhưng không có sự động phòng thì cuộc hôn nhân đó sẽ không thành tựu. Thật vậy, những lời thề hứa: ‘Tôi nhận bạn làm vợ tôi - làm chồng tôi’ […] chỉ có thể được hoàn tất qua sự kết hợp thân xác của vợ chồng" (Tiếp kiến chung ngày 05/01/1983).

Vì thế, sự ưng thuận tự hiến mình của Chúa Kitô cho Giáo Hội qua phép Thánh Thể, đòi hỏi phải được xác nhận bằng sự hiến thân cứu chuộc của Ngài trên Thập Giá. Sự hy sinh cứu độ của Ngài trên cây Thập Giá đạt đến đỉnh cao của sự dâng hiến, khi Chúa Giêsu nói lời cuối cùng, theo bản kinh thánh bằng tiếng La tinh của Thánh Giêrômi: “Consummatum est”, thường được dịch: “Thế là đã hoàn tất!” (Ga 19,30). Toàn bộ công trình cứu chuộc lúc bấy giờ được hoàn tất, là công trình hiến thân của Chúa Giêsu-Hôn Phu cho Hội Thánh-Hiền Thê của Ngài. Chính lúc Chúa Giêsu ban tặng cho Giáo Hội hơi thở cuối cùng của mình trên Thập Giá, lúc đó quà cưới trao tặng cho Hội Thánh-Hiền Thê của Ngài đã được hoàn toàn thực hiện vì Ngài đã hiến dâng trọn vẹn.

Chính vì vậy, hình ảnh của sự kết hôn cho phép chúng ta hiểu được sự cao cả của các bí tích đến từ công trình cứu độ. Công trình cứu độ được kết thúc và hoàn tất trong quà cưới của Chúa Kitô trao ban cho Giáo Hội. Từ đó, tất cả các bí tích của Giáo Hội biểu lộ tràn đầy công trình cứu chuộc, mang chiều kích hôn nhân và chứng minh thành quả của sự kết hợp nhiệm mầu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Đây là lý do mà đức Gioan Phaolô II, đặt nền móng cho một sự đổi mới hoàn toàn của thần học bí tích, và không ngần ngại nói rằng "tất cả các bí tích của Giao Ước Mới, trong một ý nghĩa nào đó tìm thấy được nguyên mẫu của nó trong bí tích hôn nhân như là bí tích nguyên thủy" (Tiếp kiến chung ngày 20/10/1982). Khi trao ban cho nhau trong hôn nhân, bằng cách khắc ghi sự kết hợp của họ vào trong các dấu chỉ cứu chuộc của cuộc hôn nhân nhiệm mầu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, hành động đó mang tính cách tiên tri: "Căn cứ vào phép tiên tri về thân xác, các thừa tác viên của bí tích Hôn Nhân hoàn tất một hành động có tính cách tiên tri. Qua cử chỉ này, họ xác nhận nhiệm vụ tham gia vào trong sứ mệnh loan báo mà Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo Hội" Đức Gioan Phaolô II (Tiếp kiến chung ngày 19/01/1983).

2. Sự mật thiết vợ chồng và tính sâu kín Thánh Thể

Thánh Thể, được coi là bí tích biểu lộ tính hôn nhân nhiều nhất. Bằng bí tích này, Chúa Kitô-Hôn Phu hình thành món quà hiến tế để nuôi dưỡng Hội Thánh-Hiền Thê bằng chính Mình và Máu của Ngài. Rước Mình Thánh Chúa Kitô không chỉ là cơ hội cho một cuộc gặp gở "chân thành" với Chúa Giêsu, nó cũng là - theo ý nghĩa phù hợp nhất - diễn tả "sự kết hợp với Thân Thể Chúa Kitô" của mỗi người chúng ta, là một thành viên của Giáo Hội-Hiền Thê. "Bánh Thánh Thể làm cho những phần tử khác nhau của cộng đồng gia đình trở nên một thân thể duy nhất, một hình ảnh diễn tả và một sự tham dự vào Thân mình “bị phó nộp” và vào Máu “đã đổ ra” của Đức Kitô sẽ trở nên một nguồn mạch bất tận cho gia đình Kitô hữu đến múc lấy năng lực cho hoạt động thừa sai và tông đồ". (Familiaris Consortio, n° 57).

Tất cả các bí tích của Giao Ước Mới, bằng cách nào đó, đều được xây dựng từ "nguyên mẫu" của hôn nhân, Thánh Thể thực hiện đầy đủ chiều kích hôn nhân đó, đồng thời được biểu lộ trong mỗi bí tích của Giáo Hội, như sự tuôn đổ của công trình cứu chuộc và hôn nhân nhiệm mầu thực hiện bởi Chúa Kitô. Nếu Thánh Thể là "nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu", (Lumen Gentium, n°11), hoàn thành sự viên mãn cuộc kết hợp hôn phối của Đức Kitô với Hội Thánh của Ngài. Các đôi vợ chồng chỉ có thể hoàn toàn hiệp nhất với nhau qua sự kết hợp với bí tích Thánh Thể và là nơi họ hiến trao cho nhau, cùng hiệp thông với tất cả các phần tử khác của Giáo Hội, với vị Hôn phu duy nhất. Đó là lý do tại sao bí tích Thánh Thể là một cơ hội để đôi vợ chồng được vĩnh viễn tái sinh đời sống hôn nhân của họ. Thánh Thể không chỉ là bí tích mà các đôi vợ chồng đến tìm lại sức mạnh để sống những đòi hỏi trong cuộc sống hôn nhân của họ. Bí tích Thánh Thể còn hoàn tất đầy đủ tất cả những gì họ được mời gọi để sống, giúp họ đạt tới sự thánh thiện trong việc tận hiến cho nhau.

Chúng ta hiểu được rằng khi đôi vợ chồng sống xa bí tích Thánh Thể, với lý do vì đời sống xác thịt của họ không có sự trong sạch đầy đủ để lãnh nhận Thánh Thể một cách xứng đáng. Chúng ta cũng hiểu được khi đức Gioan Phaolô II chỉ trích mãnh liệt Ma Ni giáo dưới mọi hình thức của nó, đôi khi mang tính chất đề cao về sự trinh tiết và đời sống độc thân đối với đời sống hôn nhân. Đức Gioan Phaolô II rất rõ ràng ở điểm này: "Những lời của Chúa Kitô […] không có một căn bản nào để có thể cho rằng đời sống hôn nhân thấp kém hơn, hoặc sự trinh tiết, hoặc đời sống độc thân là cao cả hơn, để từ đó chúng ta có thể viện lý do, đi tới không còn kết hợp thân xác trong đời sống vợ chồng […] Việc kết hôn và sự tiết dục không trái ngược với nhau, không tự phân chia cộng đồng nhân loại và Kitô giáo ra thành hai phe, khi nói: đó là hoàn hảo vì sự tiết dục và ít hoàn hảo hay không hoàn hảo vì thực tế của cuộc sống hôn nhân của họ" (Tiếp kiến chung ngày 14/04/1982).

Chắc chắn có những lỗi lầm mà vợ chồng có thể vấp phạm và thậm chí có thể dẫn họ tới việc không tham dự bí tích Thánh Thể khi họ chưa nhận được sự tha thứ của bí tích Hòa Giải. Không có gì trái ngược giữa đời sống xác thịt trong Hôn Nhân và Thánh Thể. Ngược lại, mối tương quan giữa hai bí tích Thánh Thể và Hôn Nhân có những thuận lợi nội tại, một sự tương ứng sâu sắc. "Nếu người ta muốn hiểu và sống sâu đậm các ân sủng và trách nhiệm của hôn nhân và gia đình Kitô hữu, thì tuyệt đối cần phải khám phá và đào sâu tương quan ấy". (Familiaris Consortio, n° 57). Ma Ni giáo là một chất độc thực sự, luôn tìm cách xâm nhập vào Giáo Hội và đối với Giáo Hội đã luôn cố gắng chiến đấu cho sự thật của Tin Mừng. Đức Gioan Phaolô II quyết định cuối cùng về vấn đề này: "khuynh hướng Ma Ni giáo chủ yếu đánh giá thân xác và tình dục của con người luôn luôn đi ngược lại với Tin Mừng" (Tiếp kiến chung ngày 22/10/1980).

Ngay cả trong tình trạng bị tổn thương do tội nguyên tổ, nhờ công trình cứu chuộc được thánh hóa qua bí tích Hôn Nhân, cùng được thanh tẩy bởi máu của Con Chiên, nên sự hiến thân có thể trãi qua ở nguyên vẹn ý nghĩa của nó. Đức Gioan Phaolô II: "Ngay cả trong trạng thái này, - tức là tình trạng tội lỗi của con người do tội nguyên tổ - hôn nhân vẫn không ngừng là hình ảnh của bí tích mà tác giả của thư gửi tín hữu Êphêsô đề cao ‘mầu nhiệm cao cả’" (Tiếp kiến chung ngày 13/10/1982). Đời sống Kitô hữu đích thực, là sống trong sự năng động của ân sủng, là một đời sống hiệp nhất. Sự hợp nhất của thân xác và linh hồn chúng ta cũng như là sự hợp nhất của đôi vợ chồng trong Thánh Thể, phải là những dấu hiệu rạng rỡ của đời sống Kitô giáo thực sự. Đây là kết quả của sự chiến đấu, sự thanh lọc, sự hy sinh, nỗ lực không ngừng uốn nắn lại trái tim của chúng ta, để xứng đáng đón nhận ân sủng, nhưng chủ yếu là nhờ vào công trình cứu chuộc của Chúa Kitô cho chúng ta.

3. Tiệc cưới Con Chiên

Phần Chúa Kitô, sự hy sinh cao cả của Ngài cho Giáo Hội là toàn hảo. Việc Ngài chết trên thập giá là lúc hoàn toàn dâng hiến chính Ngài. Sự đáp trả tình yêu của Giáo Hội cho tình yêu phu thê của Chúa Kitô phải được hoàn hảo hơn, để sự hiệp nhất của Chúa Giêsu và Giáo Hội một ngày nào đó sẽ hoàn toàn được thực hiện. Giáo Hội, nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải sẵn sàng đón nhận, được xem như là Hiền Thê của Chúa Kitô-Hôn Phu, để đạt đến sự viên mãn của bản thân món quà. Để được như vậy, Giáo Hội phải được thánh hoá hết tội lỗi, vì nó làm cản trở sự dâng hiến hoàn toàn của mình. Vào ngày sau hết, Chúa Kitô trở lại trong vinh quang để đón nhận sự dâng hiến trọn vẹn của Giáo Hội cho Ngài, Hiền Thê sẽ hoàn toàn sẵn sàng để chào đón Hôn Phu của mình như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan đã mạc khải: “vì nay đã tới ngày cử hành hôn lễ Con Chiên, và Hiền Thê của Người đã trang điểm sẵn sàng, nàng đã được mặc áo vải gai sáng chói và tinh tuyền” (Kh 19,7). Đó cũng là mỗi lần chúng ta được chuẩn bị cho bí tích Thánh Thể "mà Chúa Kitô trong tình yêu phu thê của Ngài, đã nuôi dưỡng Giáo Hội" Đức Gioan Phaolô II (Tiếp kiến chung ngày 01/09/1982).

“Hạnh phúc thay kẻ được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên!” (Kh 19,9), lời mời dự tiệc do vị chủ tế nhân danh Chúa Kitô cử hành trong nghi thức hiệp lễ. Theo lời mời này, Giáo Hội-Hiền Thê, qua mỗi người chúng ta chỉ có thể đáp lại với sự khiêm nhường và niềm hy vọng: "Dominus, non sum dignus - lạy Chúa, con không xứng đáng với bữa tiệc cưới này. Hiền Thê Ngài không xứng đáng, trái tim con vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận món quà cao quý của Ngài, nhưng hãy đến, lạy Chúa, chữa lành trái tim của con, đến dưỡng nuôi con, đến gợi lên trong con sự khát khao tận hiến cho Ngài". Lời khao khát thể hiện lòng mong muốn mình được biến đổi để có một ngày, được đón nhận Hôn Phu một cách trọn vẹn, Giáo Hội sẽ không ngừng và sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại lời này, cho đến khi sẵn sàng đón nhận quà tặng của Hôn Phu cho mình, lúc Ngài trở lại trong vinh quang. Ngày đó Giáo Hội sẽ đến trước mặt Hôn Phu “xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền”. (Ep 5,27).

Vinh quang của Chúa Kitô khi Ngài trở lại vào ngày sau hết sẽ là vinh quang của Hôn Phu được Hiền thê chào đón. Chính lúc đó, Giáo Hội-Hiền thê, cuối cùng có thể nói với Hôn Phu những lời mà bất kỳ người vợ nào cũng thì thầm với chồng khi cô cảm thấy sẵn sàng để đón nhận món quà hiến thân của chàng: "Hãy đến! - Maranatha, hãy đến, Chúa Giêsu!" Sự hiến thân của Hôn Phu đối với Hôn Thê, cuối cùng sẽ được hoàn toàn đáp trả từ Hôn Thê cho Hôn Phu. Cuộc hôn nhân của họ sẽ được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn trong một nghi lễ đời đời, hiệp thông vào bàn tiệc Thánh Thể vĩnh cửu, và sự khao khát hiệp thông được khắc ghi trong trái tim của người nam và người nữ ngay từ thuở ban đầu bởi Đấng Tạo Hóa sẽ hoàn toàn thoả mãn. Qua bữa tiệc cưới vĩnh cửu đó, công trình cứu chuộc nhân loại chúng ta cuối cùng sẽ được hoàn tất. Các đôi vợ chồng Kitô hữu nhờ ân sủng của bí tích hôn nhân, họ được mời gọi làm sứ giả loan báo từ ngày hôm nay và cho đến ngày sau hết.

Suy gẫm việc kết hôn nhiệm mầu giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh qua chương 5 của thư gửi Tín hữu Êphêsô, dẫn chúng ta vào trọng tâm của thực tại và cùng đích của hôn nhân, và đồng thời là một sự thật toàn thiện. Đức Gioan Phaolô II đã nói: "Bản văn này, cho chúng ta thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ của thân xác vì nó có thể được gọi là ‘huyền nhiệm’. Thực sự, hôn nhân là một ‘mầu nhiệm cao cả’ […] Mặc dù mầu nhiệm này đã hoàn tất trong hôn nhân của Chúa Kitô-Đấng Cứu Chuộc với Giáo Hội và Giáo Hội-Hiền thê với Chúa Kitô, và mầu nhiệm đó thật sự sẽ được thực hiện vĩnh viễn trong thời tận thế […] tác giả của bức thư gửi tín hữu Êphêsô không ngần ngại, tuy nhiên, để mở rộng sự so sánh hôn ước của Chúa Kitô và Giáo Hội trong tình yêu phu thê […] dấu chỉ bí tích của giao ước hôn nhân của người nam và người nữ" (Tiếp kiến chung ngày 04/07/1984).

Bản văn này thuộc kho tàng vĩ đại của Giáo Hội, kho tàng này tiếp tục đào sâu và không ngừng gia tăng sự ngưỡng mộ về tình yêu muôn thuở của Thiên Chúa yêu thương loài người. Mỗi ngày kho tàng giúp Giáo Hội hiểu thêm hơn về con người trong tất cả sự thật và hiểu được tầm quan trọng ơn gọi cao quý của mình, đồng thời là một mầu nhiệm mà "chỉ được soi sáng thực sự trong mầu nhiệm Nhập Thể" (Gaudium et Spes, n°22). Mầu nhiệm Nhập Thể, tức Mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ mình ra, “Thiên Chúa ở giữa chúng ta” (Mt 1,23), nên hôn nhân gia đình chính là cung thánh linh thiêng Thiên Chúa ngự trị và tỏ mình ra, qua những thăng trầm của cuộc sống vợ chồng, để cuộc sống hôn nhân gia đình của họ trở thành một Tin Mừng. Đức Gioan Phaolô II nói tiếp: "Chúng ta phải thừa nhận, bản văn tuyệt vời này đã hoàn toàn giải phóng suy nghĩ của chúng ta về các khuynh hướng Ma Ni giáo hoặc nhận xét không nhân vị của thân xác, và đồng thời làm cho ngôn ngữ của thân xác nằm trong dấu chỉ bí tích hôn nhân gần gũi hơn với sự thánh thiện thực sự".

Bản văn này cũng cho thấy sứ mệnh đặc biệt của các đôi vợ chồng trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội: suốt cuộc đời của các đôi vợ chồng trong Giáo Hội, mỗi cử chỉ của họ phải thể hiện một tình yêu chân thật như sự tận hiến chính mình, cho thấy toàn bộ ý nghĩa dấu chỉ bí tích của hôn nhân. Rằng cuộc hôn nhân nhiệm mầu của Chúa Kitô và Giáo Hội, tiệc cưới sẽ được hoàn thành vào ngày sau hết, lúc Chúa Kitô-Hôn Phu trở lại trong vinh quang để đón nhận món quà cưới của Hiền Thê Ngài. Và đó là lý do tại sao Đức Gioan Phaolô II đã kết luận: "Trong dấu chỉ này - thông qua ngôn ngữ của thân xác - người nam và người nữ sẽ tiến tới ‘mầu nhiệm cao cả’ để chuyển ánh sáng của mầu nhiệm này - ánh sáng của sự thật và nét đẹp thánh thiện, biểu lộ bằng ngôn ngữ phụng vụ - ngôn ngữ của thân xác, tức là trong ngôn ngữ truyền thống của tình yêu".
 
Thông Báo
Phân Ưu: Cụ Bà Anna Trần thị Xuân Trà là thân mẫu của Chị Hồng Trang đã đã từ trần
LM Trần Công Nghị và toàn Ban Giám Đốc
13:46 20/08/2014
PHÂN ƯU
"Ta là Đường, sự Thật và sự Sống, ai tin Ta đẫu có chết cũng sẽ sống muôn đời".
Chúng tôi được tin

Cụ Bà Quả Phụ Phạm Quang Nghiệp
Khuê danh Anna Trần Thị Xuân Trà
đã được Chúa gọi về vào lúc 11 giờ 53 phút, đêm Thứ Năm 14 tháng 8, 2014
tại bệnh viện Garden Grove, California, Hoa Kỳ
hưởng thọ 89 tuổi.

Linh cữu được quàn tại Nhà Quàn Peek Funeral Home (Phòng số 1)
số 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683
Lễ phát tang được cử hành vào lúc 9 giờ sáng đến10 giờ sáng,
thứ Sáu ngày 22 tháng 8, 2014;
Giờ thăm viếng và cầu nguyện:
Từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối cùng ngày.
Thánh Lễ an táng được cử hành vào lúc 7 giờ 15 sáng, thứ Bảy ngày 23 tháng 8, 2014
do Đức Ông Phạm Quốc Tuấn chủ tế,tại nhà thờ Holy Spirit (Thánh Linh): 17270 Ward St., Fountain Valley, CA 92708.

Xin thành kính phân ưu cùng anh Quyên Di, chị Hồng Trang, Hồng Thanh và Gia quyến về sự ra đi của Cụ Bà Anna.
Bà Cụ Anna là thân mẫu của Hồng Trang và Hồng Thanh.
Anh Quyên Di, Chị Hồng Trang và Hồng Thanh là những cộng tác viên VietCatholic trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Cụ Anna về hưởng nhan thánh Chúa trên Quê Trời.

LM Trần Công Nghị và toàn Ban Giám Đốc
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngắm Trăng
Đặng Đức Cương
21:34 20/08/2014
NGẮM TRĂNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Bao nhiêu khuôn mặt ngắm trăng
chẳng khuôn nào sánh chị Hằng nga kia!
(Trích thơ của Basho Gs. LVVịnh phóng ngữ)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 14-20/08/2014 - Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:12 20/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại giáo phận Đại Điền

Tại Sân bóng đá thế giới ở Đại Điền vào lúc gần 10 giờ sáng giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, đặc biệt trong số này có khoảng 40 thân nhân của các nạn nhân bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16 tháng 4 năm nay.

Trong bài giảng bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói:

“Hiệp với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cử hành Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, trong vinh quang Thiên Chúa. Lễ Đức Maria lên trời tỏ cho chúng ta thấy vận mạng của chúng ta trong tư cách là dưỡng tử của Thiên Chúa và là chi thể của Thân Mình Chúa Kitô. Như Mẹ Maria Mẹ chúng ta, chúng ta được mời gọi tham dự trọn vẹn vào chiến thắng của Chúa trên tội lỗi và sự chết. Ngoài ra lễ này cũng mời gọi chúng ta ý thức về tương lai mà Chúa Phục Sinh đang mở ra cho chúng ta.

Tại Hàn quốc, lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời trùng vào lễ quốc khánh, kỷ niệm Hàn quốc được giải phóng khỏi sự đô hộ của Nhật Bản. Đức Thánh Cha nhận xét rằng người Đại Hàn theo truyền thống thường cử hành lễ này dưới ánh sáng kinh nghiệm lịch sử của mình, nhìn nhận sự chuyển cầu yêu thương của Mẹ Maria luôn hoạt động trong lịch sử quốc gia và đời sống dân tộc. Ngài nói:

“Ngày hôm nay, chúng ta hướng về Mẹ là Mẹ của Giáo Hội tại Hàn Quốc. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ giúp chúng ta trung thành với tự do chúng ta đã lãnh nhận trong ngày chịu phép rửa tội, xin Mẹ hướng dẫn những cố gắng của chúng ta trong việc biến đổi thế giới này theo kế hoạch của Thiên Chúa và làm cho Giáo Hội tại đất nước này có khả năng ngày càng trở thành men của Nước Chúa giữa lòng xã hội Hàn Quốc.

Đức Thánh Cha nói: “Ước gì các tín hữu Kitô tại đất nước này là một sức mạnh quảng đại canh tân tinh thần trong mọi lãnh vực của xã hội. Chiến đấu chống sự cám dỗ của chủ nghĩa duy vật bóp nghẹt những giá trị tinh thần và văn hóa, cũng như tinh thần cạnh tranh thái quá, sinh ra ích kỷ và xung đột. Ngoài ra, cần loại trừ những kiểu mẫu kinh tế vô nhân đạo đang tạo nên những hình thức nghèo đói mới, gạt các công nhân ra ngoài lề, và chống lại nền văn hóa chết chóc hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa của sự sống và vi phạm phẩm giá của mỗi người nam nữ và trẻ em.

Cũng trong bài giảng, Đức Thánh Cha khẳng định rằng:

“Trong tư cách là tín hữu Công Giáo Hàn quốc, anh chị em được mời gọi đề cao giá trị gia sản đã nhận lãnh và thông truyền cho các thế hệ tương lai. Điều này có nghĩa là mỗi người phải canh tân sự trở về cùng Lời Chúa và gia tăng sự quan tâm ân cần đối với người nghèo, những người túng thiếu và yếu thế giữa chúng ta. Niềm hy vọng do Tin Mừng cống hiến cho chúng ta là phương dược chống lại tinh thần tuyệt vọng dường như đang gia tăng thành một thứ ung thư giữa lòng xã hội, bề ngoài có vẻ giàu sang, nhưng thường cảm thấy cay đắng và trống rỗng trong nội tâm. Sự tuyệt vọng ấy đã làm cho bao nhiêu người trẻ phải trả giá!”

2. Ai muốn theo Thầy hãy vác thánh giá mình mà theo theo Thầy

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Bài Phúc âm Chúa Nhật Thứ Hai Mươi Mốt Mùa Thường Niên được cử hành trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 24 tháng 8 mời gọi chúng ta suy tư về những câu hỏi then chốt trong đời sống đức tin. Đó là Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta, và theo Chúa Giêsu nghĩa là gì?

Trong chương trình hôm nay, Như Ý xin thuật hầu với quý vị và anh chị em và anh chị em câu chuyện Chúa Giêsu hỏi các môn đệ xem các ông nghĩ Người là ai và tiên báo cuộc khổ nạn Người sẽ phải chịu.

Ông Phêrô tuyên xưng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa

Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ". Ðức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simon Phêrô thưa: "Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Ðức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy". Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Ðấng Kitô.

Ðức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất

Từ lúc đó, Ðức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Nhưng Ðức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người".

Ðiều kiện phải có để theo Ðức Giêsu

Rồi Ðức Giêsu nói với các môn đệ: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

"Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm. Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị".

Trong thánh lễ sáng thứ Năm 20 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta với các Hồng Y đang tham dự Công Nghị Hồng Y Ngoại Thường và đặc biệt với sự tham dự của nữ tu Candida Bellotti, người nữ tu già nhất thế giới được mời tham dự thánh lễ nhân ngày sinh nhật thứ 107 của bà, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về bài Tin Mừng thuật lại tình cảnh bẽ bàng của thánh Phêrô.

Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan ! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". (Mc 8: 27-33).

Đức Thánh Cha nói:

"Trước câu hỏi vang lên từ con tim chúng ta: ‘Chúa Giêsu là ai đối với chúng ta?’, những điều chúng ta đã biết, những điều chúng ta đã học xem ra là chưa đủ. Học hỏi và hiểu biết là điều quan trọng, nhưng nó chưa đủ. Để biết Chúa Giêsu điều cần thiết là phải trải qua cuộc hành trình của Thánh Phêrô: sau chuyện bẽ bàng đó, Thánh Phêrô đã trưởng thành hơn với Chúa Giêsu, đã nhìn thấy những phép lạ Ngài làm, đã thấy quyền năng của Ngài. Rồi thánh nhân cũng nộp thuế như Chúa Giêsu đã truyền cho ngài là bắt một con cá, lấy ra một đồng xu để nộp thuế. Thánh nhân đã thấy nhiều phép lạ như thế. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, chính Phêrô lại đã chối Chúa, đã phản bội Thầy mình, và ngài học được bài học gay go nhất ấy - vượt xa mọi thông hiểu – bằng nước mắt, và than khóc."

"Câu hỏi đầu tiên dành cho Thánh Phêrô - ' Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?' chỉ có thể hiểu được sau một hành trình, một hành trình rất dài, hành trình của ân sủng và tội lỗi, hành trình của một môn đệ. Chúa Giêsu đã không nói với Phêrô và các Thánh Tông Đồ ‘Hãy biết Ta!’; nhưng Ngài nói: ‘Hãy theo Ta!’ Và việc theo Chúa Giêsu này làm cho chúng ta biết Ngài. Chúng ta theo Chúa Giêsu với sức mạnh của chúng ta, và cả với tội lỗi chúng ta, nhưng luôn luôn theo Chúa. Điều cần thiết không phải chỉ là học biết điều này điều nọ, nhưng là sống cuộc sống của một môn đệ Người. "

"Biết Chúa Giêsu là một ân sủng của Chúa Cha, chính Ngài là Đấng làm cho chúng ta biết Chúa Giêsu. Đó là một tác động của Chúa Thánh Thần, là một người thợ vĩ đại, không phải là một ‘đoàn viên công đoàn’ - Ngài là một người thợ tuyệt vời luôn làm việc trong chúng ta. Ngài giải thích những mầu nhiệm về Chúa Giêsu, và đem đến cho chúng ta nhận thức về Chúa Giêsu. Chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu, Thánh Phêrô, và các Thánh Tông Đồ, và chúng ta nghe vang vọng trong lòng mình câu hỏi ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Cũng như các Thánh Tông Đồ, chúng ta hãy xin cùng Chúa Cha ban cho chúng ta được biết Chúa Kitô từ Thánh Thần, Đấng sẽ giải thích cho ta mầu nhiệm này”

3. Tình cảnh người tị nạn Iraq

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo đã đến Baghdad sáng thứ Ba 19 tháng 8 sau khi đã đến thăm các thành phố Duhop và Erbil.

Đức Hồng Y Filoni cùng với Đức Thượng Phụ Louis Sako, đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hành động cụ thể để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và cộng đồng người Yazedi. Trong tâm tình hiệp thông với các ngài và Giáo Hội tại Iraq và đồng thời nhân ngày quốc tế nhân đạo 19 tháng 8, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một vài hình ảnh thương tâm của người tị nạn Iraq.

Hàng trăm ngàn người đã phải bỏ nhà bỏ cửa trốn chạy quân khủng bố Hồi Giáo IS. Nhiều người đến nơi mệt nhoài. Nhiều người khác tan nát tân hồn và ngất đi khi biết chồng con mình đã bị bọn khủng bố giết chết trên đường tìm tự do.

Chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi chết vì đói khát. Chẳng có thứ gì ở đó. Chúng tôi đã đi bộ suốt 12 ngày. Nhiều người chết và chúng tôi vô cùng hoang mang.

Rất khó lòng kiếm được một gia đình còn nguyên vẹn như người tị nạn may mắn này.

Tôi may mắn là gia đình tôi không ai bị giiết nhưng những người bạn thân của tôi đều chịu cảnh gia đình tan nát. Toàn bộ gia đình họ chết hết, không còn một ai sống sót, bị giết chết hết.

Sau những chặng đường dài mệt nhọc giờ đây những người tị nạn đến được nơi an toàn nhưng khó khăn vẫn còn chồng chất. Gay go trước mắt là kiếm chỗ nào tá túc đây?

Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc phối hợp với các tổ chức bác ái dựng tạm những căn lều cho người tị nạn.

Một người tị nạn cho biết: “Chúng tôi chỉ có một chai nước và chia cho nhau. Chỉ có một chai thôi. Môi người nhấm một chút từ cái nắp để khỏi chết. Chỉ có như vậy để mà sống được”.

Thức ăn và nước uống được cung cấp cho những người tị nạn nhưng không thấm vào đây với con số người càng lúc càng đông đảo.

“Tôi không biết là tôi sẽ có ngày nào trở lại nữa không. Chúng tôi không muốn quay lại Sinjar nữa. Nếu cứ như thế này chúng tôi không muốn quay lại. Nếu tôi trở về đó hôm nay, ngày mai tôi sẽ chết”.

Nhiều người cũng nói như vậy. Kinh nghiệm họ vừa trải qua thật là một cơn ác mộng.