Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:38 20/08/2024
13. Cầu nguyện và giữ gìn hy vọng nhé ! Bởi vì Thiên Chúa là Đấng nhân từ.
(Thánh Pi-ô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:42 20/08/2024
38. DIỆU PHÁP TRỊ MUỖI
Có một người thường hay bị muỗi đốt trong mùa hè thì rất khó chịu mà không biết làm sao cả.
Bạn bè hiến kế:
- “Anh thử lấy vải thô trùm trên người anh, rất linh đấy nhé”.
Hỏi: “Tại sao?”
Trả lời:
- “Đợi khi muỗi bay đến đốt, thì anh đột nhiên kéo rớt xuống, đó chính là làm cho miệng của chúng nó bị vẹo, tụi muỗi bị thương ở nơi xương, chí ít là nghỉ ngơi hơn một trăm ngày thì cái miệng đốt người ấy mới lành lại, đến lúc đó thì thời tiết cũng có gió mát rồi !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 38:
Có những người làm việc gì cũng cho là diệu pháp, tức là cho cách mình làm là hay là giỏi, nhưng thực tế thì là không đạt được kết quả gì hoặc đạt rất ít hiệu quả, bởi vì họ không “mở mắt” để nhìn cho xa, nói cách khác, họ không đặt tầm nhìn ra khỏi bản thân và những hiểu biết của mình.
Đem vải thô trùm lên người để làm cho muỗi méo miệng gãy xương thì chẳng khác chi lấy lưới bắt cá để ngăn muỗi, đây là phương pháp của những người thích đùa giỡn chứ không phải là diệu pháp.
Có những người đạo dòng (đạo gốc) chỉ dẫn cho người khác rằng: cứ đem tiền đến đưa cho cha sở nhờ ngài làm lễ cầu nguyện, gọi là “xin lễ đời đời” thì khỏi lo chuyện mất linh hồn, thế là họ “an tâm” chửi rủa con cái bất hiếu, họ không cần phải đọc kinh nhiều, họ không cần phải đến nhà thờ, vì đã có “đặt cọc” tiền “xin lễ đời đời” nơi cha sở rồi...
Diệu pháp “xin lễ đời đời” này và diệu pháp lấy vải thô trùm lên người để trị muỗi thì giống nhau, bởi vì nếu một người Ki-tô hữu hiểu được giáo lý của Giáo Hội thì sẽ không có chuyện đem tiền đến cha sở để “xin lễ đời đời”...
Diệu pháp lấy vải thô trùm trên người để trị muỗi chỉ là đùa giỡn thôi, nhưng “xin lễ đời đời” thì là có thật đối với những người đức tin yếu kém và thiếu căn bản giáo lý của Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người thường hay bị muỗi đốt trong mùa hè thì rất khó chịu mà không biết làm sao cả.
Bạn bè hiến kế:
- “Anh thử lấy vải thô trùm trên người anh, rất linh đấy nhé”.
Hỏi: “Tại sao?”
Trả lời:
- “Đợi khi muỗi bay đến đốt, thì anh đột nhiên kéo rớt xuống, đó chính là làm cho miệng của chúng nó bị vẹo, tụi muỗi bị thương ở nơi xương, chí ít là nghỉ ngơi hơn một trăm ngày thì cái miệng đốt người ấy mới lành lại, đến lúc đó thì thời tiết cũng có gió mát rồi !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 38:
Có những người làm việc gì cũng cho là diệu pháp, tức là cho cách mình làm là hay là giỏi, nhưng thực tế thì là không đạt được kết quả gì hoặc đạt rất ít hiệu quả, bởi vì họ không “mở mắt” để nhìn cho xa, nói cách khác, họ không đặt tầm nhìn ra khỏi bản thân và những hiểu biết của mình.
Đem vải thô trùm lên người để làm cho muỗi méo miệng gãy xương thì chẳng khác chi lấy lưới bắt cá để ngăn muỗi, đây là phương pháp của những người thích đùa giỡn chứ không phải là diệu pháp.
Có những người đạo dòng (đạo gốc) chỉ dẫn cho người khác rằng: cứ đem tiền đến đưa cho cha sở nhờ ngài làm lễ cầu nguyện, gọi là “xin lễ đời đời” thì khỏi lo chuyện mất linh hồn, thế là họ “an tâm” chửi rủa con cái bất hiếu, họ không cần phải đọc kinh nhiều, họ không cần phải đến nhà thờ, vì đã có “đặt cọc” tiền “xin lễ đời đời” nơi cha sở rồi...
Diệu pháp “xin lễ đời đời” này và diệu pháp lấy vải thô trùm lên người để trị muỗi thì giống nhau, bởi vì nếu một người Ki-tô hữu hiểu được giáo lý của Giáo Hội thì sẽ không có chuyện đem tiền đến cha sở để “xin lễ đời đời”...
Diệu pháp lấy vải thô trùm trên người để trị muỗi chỉ là đùa giỡn thôi, nhưng “xin lễ đời đời” thì là có thật đối với những người đức tin yếu kém và thiếu căn bản giáo lý của Giáo Hội.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 21/08: Người sau chót vào giờ sau hết – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:12 20/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện chủ nhà kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thoả thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.’ Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: ‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?’ Họ đáp: ‘Vì không ai mướn chúng tôi.’ Ông bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!’ Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: ‘Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất.’ Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn chủ nhà: ‘Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt.’ Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: ‘Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tuỳ ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?’ 16a Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.”
Đó là lời Chúa
Chọn lựa theo Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:58 20/08/2024
CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN
Gs 24,1a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.61-70
CHỌN LỰA THEO CHÚA
Trong những Chúa Nhật qua, chúng ta đã tìm hiểu về Thánh Thể, là bí tích gắn liền với đời sống Kitô hữu mỗi ngày. Hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề “chọn lựa để theo Chúa” xuyên qua các bài đọc, đặc biệt qua câu nói “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai?” Đây là xác tín của thánh Phêrô đại diện cho Giáo Hội và cho mỗi Kitô hữu mọi thời khi đối diện với những khó khăn, thử thách của niềm tin vào Chúa Giêsu.
1. Thách đố lòng tin của dân riêng
Trong bài đọc I, sau khi đã gần như hoàn tất sứ vụ của mình, Giosuê nhắc nhở dân Ítraen rằng Đức Chúa đã trung thành và nhân hậu đối với họ như thế nào. Rồi ông thách thức họ:
“Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ, Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia sông Cả…” (Gs 24,15).
Họ liền đáp lại một cách mau mắn và tích cực:
“Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Aicập…” (Gs 24,16-17).
Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu người khác, họ đã nói rất hay, họ đã hứa rất mạnh. Nhưng thật buồn thay, sau đó họ không tuân giữ lời hứa. Khi Giosuê vừa lìa trần (x. Tl 1-12), họ đã đi thờ các thần khác. Nên tác giả sách Thánh Vịnh nói:
“Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ, vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo” (Tv 16,3-4).
Quả thế, lịch sử cho thấy khi họ quyết định từ bỏ Đức Chúa mà chạy theo các thần ngoại giáo, khi họ lãng quên những ân huệ và phép lạ Thiên Chúa thực hiện, họ đã gặp biết bao nỗi truân chuyên và tai họa trong cuộc sống. Điều này minh chứng rằng khi con người từ bỏ Thiên Chúa cũng là lúc con người vong thân, vong ngã. Nên lời mời gọi chúng ta hôm nay ở đây là chúng ta hãy chọn lựa đi theo Chúa và nhớ lại những gì tốt lành Người đã làm cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể được nâng đỡ để theo Chúa và phụng thờ Người trên hết mọi sự.
2. Chúa Kitô, mô mẫu lòng trung thành
Trong bài đọc II, thánh Phaolô dùng hình ảnh về hôn phối để diễn tả và nhắc nhở chúng ta về một dạng thức tương quan mật thiết phải có giữa Chúa Kitô và chúng ta, xét như là những môn đệ của Người. Thánh Tông Đồ diễn tả tương quan này như một mầu nhiệm cao quý với rất nhiều áp dụng. Đó là tương quan được xây dựng trên tình yêu hỗ tương đối với nhau, tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh như tương quan giữa vợ với chồng. Một tương quan như thế hoàn toàn không có sự giả dối. Hơn thế, nó được xây dựng trên chân lý, sự thật và tình yêu hiến mình cho nhau.
Đó là một tương quan luôn vững bền trước mọi khó khăn, thử thách của thời gian. Nó rất khác với những gì mà ngày hôm nay chúng ta chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình trong xã hội hiện đại. Nơi đó, có những người kết hôn buổi sáng nhưng buổi chiều họ ly dị nhau. Có những đám cưới được tổ chức rất hoành tráng tháng trước, nhưng ít tháng sau, người hàng xóm phải chứng kiến cảnh vợ chồng đánh nhau. Chỉ vì thiếu tình yêu, lòng trung thành, sự tôn trọng và chấp nhận nhau. Bởi thế, tình yêu hiến mình của Chúa Kitô đối với Hội Thánh là kiểu mẫu lý tưởng cho các đôi vợ chồng noi gương. Nhờ đó, khi biết gắn bó với Chúa Kitô, họ cũng biết trung thành và yêu thương nhau.
Trong bài Tin Mừng, sau khi nghe Chúa Giêsu trình bày diễn từ về Bánh hằng sống với những điều mới mẻ, nhiều môn đệ của Chúa đã thất vọng. Họ liền nói:
“Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6,60).
Điều mà họ nghe không phải là điều mà họ chờ đợi được nghe từ Chúa Giêsu. “Lời Ngài không thể chấp nhận được! Ngài đang làm phức tạp hóa cuộc đời chúng tôi.” Vì lý do này, nhiều người trong họ đã quyết định rút lui, không còn đi theo Chúa nữa.
Khi thấy thế, Chúa Giêsu quay lại hỏi các môn đệ mình:
“Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67).
Câu hỏi này của Chúa Giêsu giống với câu hỏi của Giosuê. Nó cho phép một người chọn lựa theo ý muốn của mình để trung thành ở lại hay là bỏ Chúa mà đi trong những lúc khó khăn của cuộc sống. Nó cũng tương tự như nói rằng: nếu bạn cảm thấy không được thuyết phục và không thoải mái với chân lý này, bạn có thể rút lui.
3. Bài học và mẫu gương
Có rất nhiều bài học dành cho chúng ta hôm nay. Nhiều người trong chúng ta đến với Chúa Giêsu khi nghĩ rằng mọi sự phải dễ dàng; theo Chúa cuộc đời tôi sẽ hết cảnh khổ đau, thất nghiệp, hết bệnh tật… Nhiều người đến với Chúa với một đức tin rất hời hợt nông cạn. Vâng, nhiều người đến với Chúa với những toan tính và những mong chờ định sẵn, chúng ta chỉ muốn nghe những gì chúng ta thích nghe thôi. Và khi những mong chờ của chúng ta không thỏa mãn, chúng ta bỏ chạy, và chào tạm biệt Chúa! Vì thế, chúng ta phải tự hỏi mình hôm nay. Cũng như dân Do Thái và các môn đệ Chúa Giêsu, có biết bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ Chúa và Giáo Hội khi chúng ta gặp những khó khăn và thử thách trong cuộc sống? Chúng ta biết rằng bước theo Chúa không có nghĩa là được miễn trừ mọi khó khăn đau khổ. Nhưng tin vào Chúa để có sức mạnh vượt qua mọi đau khổ thử thách.
Cuối cùng, nếu chúng ta có gặp thử thách trăm chiều, thật ý nghĩa để nhớ lại lời của thánh Phêrô nhắc nhở:
“Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế,… đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1 Pr 1,7).
Những lúc khó khăn thức thách, chỉ những môn đệ đích thực sẽ đứng vững với Chúa Kitô để nói rằng:
“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69).
Hay giống như Giôsuê nói:
“Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15).
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy luôn trung thành với Chúa Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa; đặc biệt khi gặp gian nan thử thách trong cuộc sống, hay khi không biết phải đi con đường nào, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trung thành với Chúa Giêsu để có những quyết định và chọn lựa đúng đắn, nhằm kiến tạo một tương lai tốt đẹp.
Thánh Mônica và thánh Augustinô là hai vị thánh mà Giáo Hội kính nhớ ở cuối tháng 8 như là hai mẫu gương tuyệt hảo về lòng trung thành bước theo Chúa. Thánh Mônica là người mẹ đã phải đau khổ và khóc lóc suốt mười tám năm trời khi thấy người con trai mình bỏ Chúa mà chạy theo những ngẫu tượng thế gian. Nhờ lời cầu nguyện và sự kiên trì của người mẹ, Augustinô được ơn trở lại. Cuối cùng, cả hai trở thành những vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội. Các ngài là những mẫu gương cụ thể và sống động trong việc chọn lựa theo Chúa cho mỗi người chúng ta hôm nay. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Gs 24,1a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.61-70
CHỌN LỰA THEO CHÚA
Trong những Chúa Nhật qua, chúng ta đã tìm hiểu về Thánh Thể, là bí tích gắn liền với đời sống Kitô hữu mỗi ngày. Hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề “chọn lựa để theo Chúa” xuyên qua các bài đọc, đặc biệt qua câu nói “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai?” Đây là xác tín của thánh Phêrô đại diện cho Giáo Hội và cho mỗi Kitô hữu mọi thời khi đối diện với những khó khăn, thử thách của niềm tin vào Chúa Giêsu.
1. Thách đố lòng tin của dân riêng
Trong bài đọc I, sau khi đã gần như hoàn tất sứ vụ của mình, Giosuê nhắc nhở dân Ítraen rằng Đức Chúa đã trung thành và nhân hậu đối với họ như thế nào. Rồi ông thách thức họ:
“Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ, Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia sông Cả…” (Gs 24,15).
Họ liền đáp lại một cách mau mắn và tích cực:
“Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Aicập…” (Gs 24,16-17).
Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu người khác, họ đã nói rất hay, họ đã hứa rất mạnh. Nhưng thật buồn thay, sau đó họ không tuân giữ lời hứa. Khi Giosuê vừa lìa trần (x. Tl 1-12), họ đã đi thờ các thần khác. Nên tác giả sách Thánh Vịnh nói:
“Còn thần ngoại xứ này, những thần linh xưa con sùng mộ, vẫn gia tăng tàn phá, và thiên hạ tới tấp chạy theo” (Tv 16,3-4).
Quả thế, lịch sử cho thấy khi họ quyết định từ bỏ Đức Chúa mà chạy theo các thần ngoại giáo, khi họ lãng quên những ân huệ và phép lạ Thiên Chúa thực hiện, họ đã gặp biết bao nỗi truân chuyên và tai họa trong cuộc sống. Điều này minh chứng rằng khi con người từ bỏ Thiên Chúa cũng là lúc con người vong thân, vong ngã. Nên lời mời gọi chúng ta hôm nay ở đây là chúng ta hãy chọn lựa đi theo Chúa và nhớ lại những gì tốt lành Người đã làm cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể được nâng đỡ để theo Chúa và phụng thờ Người trên hết mọi sự.
2. Chúa Kitô, mô mẫu lòng trung thành
Trong bài đọc II, thánh Phaolô dùng hình ảnh về hôn phối để diễn tả và nhắc nhở chúng ta về một dạng thức tương quan mật thiết phải có giữa Chúa Kitô và chúng ta, xét như là những môn đệ của Người. Thánh Tông Đồ diễn tả tương quan này như một mầu nhiệm cao quý với rất nhiều áp dụng. Đó là tương quan được xây dựng trên tình yêu hỗ tương đối với nhau, tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh như tương quan giữa vợ với chồng. Một tương quan như thế hoàn toàn không có sự giả dối. Hơn thế, nó được xây dựng trên chân lý, sự thật và tình yêu hiến mình cho nhau.
Đó là một tương quan luôn vững bền trước mọi khó khăn, thử thách của thời gian. Nó rất khác với những gì mà ngày hôm nay chúng ta chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình trong xã hội hiện đại. Nơi đó, có những người kết hôn buổi sáng nhưng buổi chiều họ ly dị nhau. Có những đám cưới được tổ chức rất hoành tráng tháng trước, nhưng ít tháng sau, người hàng xóm phải chứng kiến cảnh vợ chồng đánh nhau. Chỉ vì thiếu tình yêu, lòng trung thành, sự tôn trọng và chấp nhận nhau. Bởi thế, tình yêu hiến mình của Chúa Kitô đối với Hội Thánh là kiểu mẫu lý tưởng cho các đôi vợ chồng noi gương. Nhờ đó, khi biết gắn bó với Chúa Kitô, họ cũng biết trung thành và yêu thương nhau.
Trong bài Tin Mừng, sau khi nghe Chúa Giêsu trình bày diễn từ về Bánh hằng sống với những điều mới mẻ, nhiều môn đệ của Chúa đã thất vọng. Họ liền nói:
“Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6,60).
Điều mà họ nghe không phải là điều mà họ chờ đợi được nghe từ Chúa Giêsu. “Lời Ngài không thể chấp nhận được! Ngài đang làm phức tạp hóa cuộc đời chúng tôi.” Vì lý do này, nhiều người trong họ đã quyết định rút lui, không còn đi theo Chúa nữa.
Khi thấy thế, Chúa Giêsu quay lại hỏi các môn đệ mình:
“Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67).
Câu hỏi này của Chúa Giêsu giống với câu hỏi của Giosuê. Nó cho phép một người chọn lựa theo ý muốn của mình để trung thành ở lại hay là bỏ Chúa mà đi trong những lúc khó khăn của cuộc sống. Nó cũng tương tự như nói rằng: nếu bạn cảm thấy không được thuyết phục và không thoải mái với chân lý này, bạn có thể rút lui.
3. Bài học và mẫu gương
Có rất nhiều bài học dành cho chúng ta hôm nay. Nhiều người trong chúng ta đến với Chúa Giêsu khi nghĩ rằng mọi sự phải dễ dàng; theo Chúa cuộc đời tôi sẽ hết cảnh khổ đau, thất nghiệp, hết bệnh tật… Nhiều người đến với Chúa với một đức tin rất hời hợt nông cạn. Vâng, nhiều người đến với Chúa với những toan tính và những mong chờ định sẵn, chúng ta chỉ muốn nghe những gì chúng ta thích nghe thôi. Và khi những mong chờ của chúng ta không thỏa mãn, chúng ta bỏ chạy, và chào tạm biệt Chúa! Vì thế, chúng ta phải tự hỏi mình hôm nay. Cũng như dân Do Thái và các môn đệ Chúa Giêsu, có biết bao nhiêu lần chúng ta đã bỏ Chúa và Giáo Hội khi chúng ta gặp những khó khăn và thử thách trong cuộc sống? Chúng ta biết rằng bước theo Chúa không có nghĩa là được miễn trừ mọi khó khăn đau khổ. Nhưng tin vào Chúa để có sức mạnh vượt qua mọi đau khổ thử thách.
Cuối cùng, nếu chúng ta có gặp thử thách trăm chiều, thật ý nghĩa để nhớ lại lời của thánh Phêrô nhắc nhở:
“Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế,… đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1 Pr 1,7).
Những lúc khó khăn thức thách, chỉ những môn đệ đích thực sẽ đứng vững với Chúa Kitô để nói rằng:
“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69).
Hay giống như Giôsuê nói:
“Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15).
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy luôn trung thành với Chúa Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa; đặc biệt khi gặp gian nan thử thách trong cuộc sống, hay khi không biết phải đi con đường nào, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trung thành với Chúa Giêsu để có những quyết định và chọn lựa đúng đắn, nhằm kiến tạo một tương lai tốt đẹp.
Thánh Mônica và thánh Augustinô là hai vị thánh mà Giáo Hội kính nhớ ở cuối tháng 8 như là hai mẫu gương tuyệt hảo về lòng trung thành bước theo Chúa. Thánh Mônica là người mẹ đã phải đau khổ và khóc lóc suốt mười tám năm trời khi thấy người con trai mình bỏ Chúa mà chạy theo những ngẫu tượng thế gian. Nhờ lời cầu nguyện và sự kiên trì của người mẹ, Augustinô được ơn trở lại. Cuối cùng, cả hai trở thành những vị thánh vĩ đại trong Giáo Hội. Các ngài là những mẫu gương cụ thể và sống động trong việc chọn lựa theo Chúa cho mỗi người chúng ta hôm nay. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ân sủng
Lm. Minh Anh
18:03 20/08/2024
ÂN SỦNG
“Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót!”.
“Bi kịch của một cuộc đời không phải là nó kết thúc quá sớm, mà là chúng ta chờ đợi quá lâu để bắt đầu! Và Thiên Chúa vẫn hằng chờ đợi cái bắt đầu đó nơi mỗi người. Với ân sủng của Ngài, sớm muộn, không thành vấn đề!” - Richard L. Evans.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Evans được gặp lại qua dụ ngôn “Thợ Làm Vườn Nho” trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta có thể thiên về những người cằn nhằn, vì xem ra khá bất công khi những người chỉ làm một giờ lại nhận tiền công - ‘ân sủng’ - như những người làm từ sáng sớm. Với Chủ Vườn, dường như kẻ vào trước, người vào sau không là vấn đề!
Dụ ngôn phản ánh tình hình Giáo Hội sơ khai. Các Kitô hữu đầu tiên là những người thuộc về một dân tộc có lịch sử tôn giáo hàng nghìn năm, họ là dân riêng của Chúa. Sau đó, những lương dân từ các môi trường ngoại giáo bắt đầu được nhận vào; có thể họ đã sống một cuộc sống rất vô luân. Tuy nhiên, một khi chịu phép Rửa tội, họ được hưởng nhận mọi ‘ân sủng’ như bao Kitô hữu khác. Cách nào đó, có vẻ không công bằng! Thực tế, những người chỉ làm một giờ không khiến cho ‘nhu cầu của họ’ kém hơn những người đến sớm. Công bằng của Chúa được đo bằng nhu cầu của con người chứ không bằng nhân chia toán học. Với Ngài, sớm muộn, không quan trọng.
Những gì mỗi người nhận được là ‘một biểu tượng’ tình yêu của Chủ Vườn. Người sớm, kẻ muộn nhận được như nhau. Tình yêu Chúa không có mức độ; nó luôn là 100 phần trăm. Thiên Chúa là Tình Yêu ‘không thể không yêu’, cũng ‘không thể không yêu toàn bộ!’. Đây là điều có thể đã xảy ra với bạn và tôi. Bao nhiêu lần, chúng ta ‘đến muộn!’. Quên điều đó, chúng ta có thể rời xa Chúa. Tôi có thể đi lạc thăm thẳm; nhưng bất cứ lúc nào tôi quay về, có thể là giờ thứ 11, Ngài vẫn dang rộng tay ôm lấy tôi! Thánh Vịnh đáp ca và bài đọc Êzêkiel có chung một tâm tình, “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì!”. Tình yêu Chúa thật lạ lùng, Ngài tìm kiếm và chờ đợi từng con chiên, giành lại từng con, để không con nào phải thiếu thốn một ‘ân sủng’ nào.
Anh Chị em,
“Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”. Chúa không nhìn vào thời gian và kết quả, Ngài nhìn vào cái sẵn có, lòng quảng đại của chúng ta. Cách Ngài hành động còn hơn cả công bằng - vượt công lý - thể hiện trong ‘ân sủng’. Mọi thứ đều là ‘ân sủng’, sự cứu rỗi của chúng ta là ‘ân sủng’, sự thánh thiện của chúng ta là ‘ân sủng’. Khi ban ‘ân sủng’, Chúa ban nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng. Ai lý luận bằng logic của con người, logic của công trạng thông qua ‘sự vĩ đại’ của chính mình - tôi đã làm rất nhiều trong Giáo Hội, tôi đã giúp đỡ rất nhiều - từ việc là người đứng đầu, sẽ thấy mình xuống hàng chót. Ai là vị thánh đầu tiên được phong thánh của Giáo Hội? - Anh Trộm Lành. Anh đã ‘cuỗm’ thiên đàng vào phút cuối, và đây là ‘ân sủng!’. Ai nghĩ đến công trạng của mình, sẽ thất bại; ai khiêm nhường phó thác cho lòng thương xót của Chúa, thay vì là người đứng chót - như anh trộm lành - sẽ thấy mình lên hàng đầu!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘ân sủng’ Chúa “định đoạt” dẫy đầy trên con. Cho con biết bắt đầu lại ngay hôm nay, đừng để Chúa đợi con lâu và cuộc đời con sẽ không là một bi kịch!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót!”.
“Bi kịch của một cuộc đời không phải là nó kết thúc quá sớm, mà là chúng ta chờ đợi quá lâu để bắt đầu! Và Thiên Chúa vẫn hằng chờ đợi cái bắt đầu đó nơi mỗi người. Với ân sủng của Ngài, sớm muộn, không thành vấn đề!” - Richard L. Evans.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của Evans được gặp lại qua dụ ngôn “Thợ Làm Vườn Nho” trong Tin Mừng hôm nay. Chúng ta có thể thiên về những người cằn nhằn, vì xem ra khá bất công khi những người chỉ làm một giờ lại nhận tiền công - ‘ân sủng’ - như những người làm từ sáng sớm. Với Chủ Vườn, dường như kẻ vào trước, người vào sau không là vấn đề!
Dụ ngôn phản ánh tình hình Giáo Hội sơ khai. Các Kitô hữu đầu tiên là những người thuộc về một dân tộc có lịch sử tôn giáo hàng nghìn năm, họ là dân riêng của Chúa. Sau đó, những lương dân từ các môi trường ngoại giáo bắt đầu được nhận vào; có thể họ đã sống một cuộc sống rất vô luân. Tuy nhiên, một khi chịu phép Rửa tội, họ được hưởng nhận mọi ‘ân sủng’ như bao Kitô hữu khác. Cách nào đó, có vẻ không công bằng! Thực tế, những người chỉ làm một giờ không khiến cho ‘nhu cầu của họ’ kém hơn những người đến sớm. Công bằng của Chúa được đo bằng nhu cầu của con người chứ không bằng nhân chia toán học. Với Ngài, sớm muộn, không quan trọng.
Những gì mỗi người nhận được là ‘một biểu tượng’ tình yêu của Chủ Vườn. Người sớm, kẻ muộn nhận được như nhau. Tình yêu Chúa không có mức độ; nó luôn là 100 phần trăm. Thiên Chúa là Tình Yêu ‘không thể không yêu’, cũng ‘không thể không yêu toàn bộ!’. Đây là điều có thể đã xảy ra với bạn và tôi. Bao nhiêu lần, chúng ta ‘đến muộn!’. Quên điều đó, chúng ta có thể rời xa Chúa. Tôi có thể đi lạc thăm thẳm; nhưng bất cứ lúc nào tôi quay về, có thể là giờ thứ 11, Ngài vẫn dang rộng tay ôm lấy tôi! Thánh Vịnh đáp ca và bài đọc Êzêkiel có chung một tâm tình, “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì!”. Tình yêu Chúa thật lạ lùng, Ngài tìm kiếm và chờ đợi từng con chiên, giành lại từng con, để không con nào phải thiếu thốn một ‘ân sủng’ nào.
Anh Chị em,
“Những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!”. Chúa không nhìn vào thời gian và kết quả, Ngài nhìn vào cái sẵn có, lòng quảng đại của chúng ta. Cách Ngài hành động còn hơn cả công bằng - vượt công lý - thể hiện trong ‘ân sủng’. Mọi thứ đều là ‘ân sủng’, sự cứu rỗi của chúng ta là ‘ân sủng’, sự thánh thiện của chúng ta là ‘ân sủng’. Khi ban ‘ân sủng’, Chúa ban nhiều hơn những gì chúng ta xứng đáng. Ai lý luận bằng logic của con người, logic của công trạng thông qua ‘sự vĩ đại’ của chính mình - tôi đã làm rất nhiều trong Giáo Hội, tôi đã giúp đỡ rất nhiều - từ việc là người đứng đầu, sẽ thấy mình xuống hàng chót. Ai là vị thánh đầu tiên được phong thánh của Giáo Hội? - Anh Trộm Lành. Anh đã ‘cuỗm’ thiên đàng vào phút cuối, và đây là ‘ân sủng!’. Ai nghĩ đến công trạng của mình, sẽ thất bại; ai khiêm nhường phó thác cho lòng thương xót của Chúa, thay vì là người đứng chót - như anh trộm lành - sẽ thấy mình lên hàng đầu!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘ân sủng’ Chúa “định đoạt” dẫy đầy trên con. Cho con biết bắt đầu lại ngay hôm nay, đừng để Chúa đợi con lâu và cuộc đời con sẽ không là một bi kịch!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sự Thật
Lm Vũđình Tường
22:13 20/08/2024
Sau lần được ăn bánh no nê, đám đông đi theo Đức Kitô hy vọng được Đức Kitô nuôi ăn. Lần này Ngài nói về bánh trường sinh. Giáo lí mới mẻ, họ không hiểu. Dù không hiểu nhưng vẫn xin. Đức Kitô tuyên bố,
'Chính tôi là bánh trường sinh' (Gn 6:35).
Hai nguyên nhân chính dẫn đến hiểu sai giáo lí Đức Kitô. Thứ nhất, Đức Kitô nói về bánh trường sinh. Bánh ban xuống bởi trời; ngược lại đám đông lại hiểu Đức Kitô nói về cơm bánh thường ngày. Thứ hai, Đức Kitô nói Ngài là Con của Chúa Cha. Đám đông nói Đức Kitô là con ông bà Giuse- Maria. Khác biệt căn bản này dẫn đến cách nhìn và hiểu sai về Đức Kitô. Coi Đức Kitô là con ông bà Giuse-Maria nên không chấp nhận câu nói,
'Thịt ta thật là của ăn, máu ta thật là của uống (Gn 6:55).
Lời Đức Kitô đến từ trời, từ Chúa Cha. Đám đông hiểu giáo lí của Đức Kitô là của con người, con ông bà Giuse-Maria. Đức Kitô vạch rõ sự khác biệt này; họ vẫn không nhận ra,
'Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống' (Gn 6:63)
Đức Kitô xuống trần gian để thực hiện í Chúa Cha là ban bánh và sự sống trường sinh cho nhân loại. Đám đông xì xầm, bàn tán về con ông bà Giuse - Maria. Đức Kitô giải thích rõ hơn,
'Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.....Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi để cho thế gian được sống (Gn 6:51).
Bàn tán, lớn tiếng tranh luận, đến gay gắt. Đức Kitô giải thích sự sống Ngài mang đến là quà tặng Chúa Cha ban. Khối óc dù thông minh vẫn có giới hạn; ngôn ngữ con người có giới hạn. Chính bản thân mình cũng có giới hạn. Ta không thể trực tiếp đón nhận sự sống trường sinh, mà chỉ có thể nhận sự sống đó qua Đức Kitô, vì thế Ngài nói,
'Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy' (Gn 6:57).
Câu trên đám đông phẫn nộ, từ chối thẳng.
'Lời này chói tai quá, ai mà nghe được' (Gn 6:60).
Ngay từ đầu Đức Kitô biết đám đông sẽ phản đối bởi họ không có niềm tin. Không tin giáo lí Ngài và không tin Ngài đến từ Chúa Cha.
'Các ông đã thấy tôi mà không tin' (Gn 6:35)
Không niềm tin, không thể đón nhận Đức Kitô. Lời Đức Kitô là Thần Khí nên không thể dùng lí luận để hiểu mà chỉ có thể đón nhận bằng niềm tin.
'Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống' (Gn 6:63).
Đức Kitô quay sang nhóm mười hai. Phêrô đại diện anh em lên tiếng,
'Bỏ Thầy, thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và nhận biết chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa' (Gn 6:69).
Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô không cần khuyến khích, cổ võ. Là con ông bà Gius-Maria, câu trả lời của Phêrô mang lại cho Đức Kitô nhiều an ủi, khích lệ. Phêrô trả lời vắn gọn nhưng biểu lộ tấm lòng chân thành, tâm tình yêu mến, đức tin đơn sơ, chân thành. Những môn đệ còn lưu lại với Đức Kitô cũng nhận được an ủi khi nghe Phêrô trả lời. Họ tự tin hơn với quyết định tin theo Đức Kitô.
Phêrô can đảm nói lên sự thật. Nghe Đức Kitô giảng, không hiểu nhưng tin. Thứ hai, tin vì yêu mến Đức Kitô. Tin Đức Kitô đến từ Chúa Cha. Thứ ba, Phêrô công khai tự thú, ông bơ vơ, lạc lõng. Đức Kitô là Đấng duy nhất ông tin theo. Bỏ Ngài con biết theo ai? Thứ tư, tin Đức Kitô đến từ Chúa Cha, nên Lời của Ngài là Lời hằng sống, Thần Khí, Sự Thật.
Môn đệ nhận biết cuộc sống tạm bợ trần gian có ngày tàn lụi. Các ông đi tìm sự sống vĩnh cửu, và tin Đức Kitô là Đấng duy nhất có sự sống bất diệt dành cho ai yêu mến, tin vào Ngài. Gặp Đức Kitô, các ông tin vào Ngài. Có lần Phêrô hỏi Đức Kitô. Chúng con bỏ mọi sự để theo Thầy, chúng con sẽ nhận lại được gì. Đức Kitô đáp,
'Nhận được sự sống vĩnh cửu ở đời sau' (Macô 10:30).
Đa số hay thiểu số không ban đức tin. Tiếng nói con tim đáng tin hơn cả. Xin ơn can đảm để nói lên sự thật và chấp nhận sự thật.
TiengChuong.org
'Chính tôi là bánh trường sinh' (Gn 6:35).
Hai nguyên nhân chính dẫn đến hiểu sai giáo lí Đức Kitô. Thứ nhất, Đức Kitô nói về bánh trường sinh. Bánh ban xuống bởi trời; ngược lại đám đông lại hiểu Đức Kitô nói về cơm bánh thường ngày. Thứ hai, Đức Kitô nói Ngài là Con của Chúa Cha. Đám đông nói Đức Kitô là con ông bà Giuse- Maria. Khác biệt căn bản này dẫn đến cách nhìn và hiểu sai về Đức Kitô. Coi Đức Kitô là con ông bà Giuse-Maria nên không chấp nhận câu nói,
'Thịt ta thật là của ăn, máu ta thật là của uống (Gn 6:55).
Lời Đức Kitô đến từ trời, từ Chúa Cha. Đám đông hiểu giáo lí của Đức Kitô là của con người, con ông bà Giuse-Maria. Đức Kitô vạch rõ sự khác biệt này; họ vẫn không nhận ra,
'Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống' (Gn 6:63)
Đức Kitô xuống trần gian để thực hiện í Chúa Cha là ban bánh và sự sống trường sinh cho nhân loại. Đám đông xì xầm, bàn tán về con ông bà Giuse - Maria. Đức Kitô giải thích rõ hơn,
'Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.....Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi để cho thế gian được sống (Gn 6:51).
Bàn tán, lớn tiếng tranh luận, đến gay gắt. Đức Kitô giải thích sự sống Ngài mang đến là quà tặng Chúa Cha ban. Khối óc dù thông minh vẫn có giới hạn; ngôn ngữ con người có giới hạn. Chính bản thân mình cũng có giới hạn. Ta không thể trực tiếp đón nhận sự sống trường sinh, mà chỉ có thể nhận sự sống đó qua Đức Kitô, vì thế Ngài nói,
'Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy' (Gn 6:57).
Câu trên đám đông phẫn nộ, từ chối thẳng.
'Lời này chói tai quá, ai mà nghe được' (Gn 6:60).
Ngay từ đầu Đức Kitô biết đám đông sẽ phản đối bởi họ không có niềm tin. Không tin giáo lí Ngài và không tin Ngài đến từ Chúa Cha.
'Các ông đã thấy tôi mà không tin' (Gn 6:35)
Không niềm tin, không thể đón nhận Đức Kitô. Lời Đức Kitô là Thần Khí nên không thể dùng lí luận để hiểu mà chỉ có thể đón nhận bằng niềm tin.
'Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống' (Gn 6:63).
Đức Kitô quay sang nhóm mười hai. Phêrô đại diện anh em lên tiếng,
'Bỏ Thầy, thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và nhận biết chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa' (Gn 6:69).
Là Con Thiên Chúa, Đức Kitô không cần khuyến khích, cổ võ. Là con ông bà Gius-Maria, câu trả lời của Phêrô mang lại cho Đức Kitô nhiều an ủi, khích lệ. Phêrô trả lời vắn gọn nhưng biểu lộ tấm lòng chân thành, tâm tình yêu mến, đức tin đơn sơ, chân thành. Những môn đệ còn lưu lại với Đức Kitô cũng nhận được an ủi khi nghe Phêrô trả lời. Họ tự tin hơn với quyết định tin theo Đức Kitô.
Phêrô can đảm nói lên sự thật. Nghe Đức Kitô giảng, không hiểu nhưng tin. Thứ hai, tin vì yêu mến Đức Kitô. Tin Đức Kitô đến từ Chúa Cha. Thứ ba, Phêrô công khai tự thú, ông bơ vơ, lạc lõng. Đức Kitô là Đấng duy nhất ông tin theo. Bỏ Ngài con biết theo ai? Thứ tư, tin Đức Kitô đến từ Chúa Cha, nên Lời của Ngài là Lời hằng sống, Thần Khí, Sự Thật.
Môn đệ nhận biết cuộc sống tạm bợ trần gian có ngày tàn lụi. Các ông đi tìm sự sống vĩnh cửu, và tin Đức Kitô là Đấng duy nhất có sự sống bất diệt dành cho ai yêu mến, tin vào Ngài. Gặp Đức Kitô, các ông tin vào Ngài. Có lần Phêrô hỏi Đức Kitô. Chúng con bỏ mọi sự để theo Thầy, chúng con sẽ nhận lại được gì. Đức Kitô đáp,
'Nhận được sự sống vĩnh cửu ở đời sau' (Macô 10:30).
Đa số hay thiểu số không ban đức tin. Tiếng nói con tim đáng tin hơn cả. Xin ơn can đảm để nói lên sự thật và chấp nhận sự thật.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân Tổng giám mục Boston: Hoạt động gây quỹ cho Walz vi phạm sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước
Vũ Văn An
13:33 20/08/2024
Lance Reynolds của Boston Herald, ngày 17 tháng 8 năm 2024, cho hay: Quyết định cho thuê không gian cho đảng Dân chủ Rhode Island của Salve Regina đã "làm ngạc nhiên và thất vọng" Giáo phận Providence, nơi gọi hoạt động gây quỹ là "sự kiện chính trị đảng phái".
Thực vậy, một trường đại học Công Giáo ở Rhode Island đang bị Giáo phận Providence - do Tổng giám mục Boston mới nhậm chức đứng đầu - chỉ trích vì đã tổ chức một hoạt động gây quỹ thu về ít nhất 600,000 đô la cho chiến dịch Harris-Walz.
Ủy ban Đảng Dân chủ Rhode Island đã tổ chức sự kiện tại Đại học Salve Regina vào thứ năm, chào đón ứng cử viên Phó Tổng thống Tim Walz đến với cơ sở rộng 80 mẫu Anh tại Newport.
Hơn 300 nhà tài trợ Dân chủ đã đến Ochre Court, tòa nhà hành chính chính của trường đại học dọc theo Cliff Walk mang tính biểu tượng của Newport, và đóng góp ít nhất 1,000 đô la cho Walz, thống đốc hiện tại của Minnesota.
Quyết định cho thuê không gian cho đảng Dân chủ Rhode Island của Salve Regina đã "làm ngạc nhiên và thất vọng" Giáo phận Providence, nơi gọi buổi gây quỹ là "sự kiện chính trị đảng phái".
Giám mục Richard Henning, người lãnh đạo giáo phận, sẽ trở thành giám mục thứ mười và tổng giám mục thứ bảy của Tổng giáo phận Boston vào tháng 10, sau khi nhận được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào đầu tháng này.
Đức Cha Henning đã trở về sau chuyến tĩnh tâm vào thứ Sáu, nhưng văn phòng của ngai đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ Giáo phận Providence "không cho phép các tổ chức Công Giáo ở Rhode Island ủng hộ các ứng cử viên cho chức vụ hoặc thậm chí đưa ra việc dường như ủng hộ như vậy".
"Vai trò của Giáo hội trong các vấn đề chính trị trước hết là đào tạo lương tâm của các tín hữu giáo dân", người phát ngôn của giáo phận Michael Kieloch cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi rất ngạc nhiên và thất vọng trước quyết định của Đại học Salve Regina cho thuê không gian để tổ chức sự kiện chính trị và gây quỹ của đảng phái và chúng tôi đã nhận được một số thông điệp từ những người Công Giáo trên khắp Rhode Island bày tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng tương tự”.
Một phát ngôn viên của Salve Regina nói với trang tin tức kỹ thuật số RINewsToday rằng Ủy ban Đảng Dân chủ Rhode Island đã chọn Ochre Court “dựa trên tình trạng sẵn có cho ngày, giờ đã chọn và sức chứa dự kiến”, lưu ý rằng trường đại học “thường xuyên cho thuê cơ sở trong khuôn viên trường để tổ chức các sự kiện riêng tư”.
“Là một tổ chức học thuật, trường đại học hoàn toàn ủng hộ quyền tự do ngôn luận như một nền tảng của nền dân chủ”, người phát ngôn cho biết. “Như sứ mệnh của chúng tôi kêu gọi, chúng tôi ủng hộ đối thoại có hiệu quả và có ý nghĩa giữa những khác biệt của chúng tôi khi chúng tôi hướng tới một thế giới hài hòa, công bằng và nhân đạo hơn”.
Đảng Dân chủ Rhode Island “đã trả mức giá tiêu chuẩn cho việc thuê không gian” – 10,000 đô la cho những người không liên kết và 7,500 đô la cho những người liên kết với Salve Regina – “đã làm việc với văn phòng Dịch vụ Hội nghị và Sự kiện của trường đại học và là đơn vị duy nhất tổ chức sự kiện”, người phát ngôn nói thêm.
Theo Văn phòng Sự kiện và Dịch vụ Hội nghị của Đại học Regina, tất cả các sự kiện riêng tư, bao gồm cả gây quỹ, đều "được kỳ vọng sẽ bổ sung cho bản sắc và sứ mệnh" của định chế.
Sứ mệnh của trường đại học cho biết trường "chào đón mọi người thuộc mọi tín ngưỡng" và "tìm kiếm sự khôn ngoan và thúc đẩy công lý hoàn cầu".
"Thông qua các chương trình nghệ thuật tự do và chuyên nghiệp, sinh viên phát triển khả năng suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, nâng cao khả năng phán đoán hợp lý và chuẩn bị cho thử thách học tập trong suốt cuộc đời", một phần của sứ mệnh nêu rõ.
Người phát ngôn của trường đại học đã không trả lời yêu cầu bình luận của Herald về sự thất vọng của Giáo phận Providence.
Chủ tịch Đảng Dân chủ Rhode Island Liz Beretta-Perik nói với Providence Journal rằng hoạt động gây quỹ, với mức phí tham gia tối thiểu là 1,000 đô la cho mỗi người, đã ghi nhận được ít nhất 600,000 đô la cho chiến dịch Harris-Walz.
Hoạt động gây quỹ ở Newport diễn ra một ngày sau khi Walz ghé thăm một buổi dạ tiệc xa hoa tại The Newbury Boston. Khoảng 50 đảng viên Dân chủ Massachusetts đã đổ xô đến khách sạn cao cấp ở trung tâm thành phố, quyên góp được hơn 1.2 triệu đô la với số tiền quyên góp được đề xuất là 100,000 đô la.
Tại sự kiện diễn ra vào thứ năm, ProJo đã nêu bật cách Walz gọi những đối thủ Cộng Hòa của mình là "kỳ cục" - câu tấn công đặc trưng của ông - và mô tả tầm nhìn của họ là "phản địa đàng" trong "bài phát biểu dài 17 phút không cần máy nhắc chữ và ghi chú".
"Những kẻ này đang cổ vũ cho sự thất bại", Walz nói "Điều đó không truyền cảm hứng cho mọi người. Và trò lừa bịp duy nhất của họ là nỗi sợ hãi và 'đất nước thật tồi tệ', và toàn bộ tầm nhìn phản địa đàng này về mọi thứ - điều đó sẽ biến mất khi nó chạm đến khuôn mặt của sự lạc quan của người Mỹ".
Việc Salve Regina dành chỗ cho Walz cũng không hề dễ dàng với Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng Hòa ở Rhode Island, Sue Cienki, người gọi quyết định này là "đáng xấu hổ".
Đức cha Henning, 59 tuổi, sẽ thay thế Đức Hồng Y Sean O'Malley, 80 tuổi, lãnh đạo Tổng giáo phận Boston. Với tư cách là người đứng đầu Giáo phận Providence trong hơn một năm, Đức Cha Henning đã thừa nhận vào đầu tháng này rằng việc bổ nhiệm ngài có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, “cũng như (ngài).”
Đức Cha Henning đã nói về một số vấn đề trong phạm vi của nhà thờ, bao gồm hậu quả của lạm dụng tình dục, cuộc khủng hoảng di cư địa phương và phá thai.
“Tôi thừa nhận rằng tôi không biết mình đã từng là một nhà tranh đấu,” ngài nói. “Tôi không phấn khích đến thế. Và lập trường của tôi ở Providence là tôi là một mục tử chứ không phải là một chính trị gia.”
Nguồn gốc Công Giáo của Tim Walz
Vũ Văn An
13:45 20/08/2024
Matthew McDonald của hãng tin CNA, ngày 19 tháng 8 năm 2024 cho hay Tim Walz tự nhận mình là “người Lutheran Minnesota”. Nhưng trước đó rất lâu, ông là người Công Giáo Nebraska.
Walz, 60 tuổi, không nói nhiều về tôn giáo trước công chúng, mặc dù ông nói rằng ông đã trở thành người Lutheran sau khi kết hôn vào năm 1994.
Ông đã mô tả gia đình mình là những người theo Đảng Dân chủ New Deal. Tờ Minneapolis Star Tribune mô tả Walz vào tháng 10 năm 2018 là “người thấm nhuần truyền thống công lý xã hội Công Giáo của cha mẹ ông”.
“Lớn lên trong môi trường Công Giáo, chúng tôi có những kỷ vật của John Kennedy trong nhà”, Walz nói với Đài phát thanh công cộng Minnesota, theo tờ The Independent. Ông lưu ý rằng mẹ ông đã mang thai ông khi Kennedy bị ám sát vào tháng 11 năm 1963, “và tôi đoán là đã có một cuộc tranh luận về việc gọi tôi là 'John' khi bà ấy chọn tên”.
Thay vào đó, họ đặt tên cho ông là Timothy James. Ông sinh vào tháng 4 năm 1964 tại West Point, Nebraska, là đứa con thứ ba trong bốn người con.
Cha mẹ ông, Jim và Darlene, đã gặp nhau tại ngôi làng nhỏ Butte ở đông bắc Nebraska, nơi gia đình Darlene đã sinh sống hơn một thế kỷ và nơi Jim dạy toán và huấn luyện thể thao. Họ đã chuyển nhà nhiều lần sau khi kết hôn vào năm 1955, sau sự nghiệp giáo dục công của Jim.
Walz lớn lên chủ yếu đến hai nhà thờ Công Giáo — Nhà thờ St. Nicholas ở Valentine, Nebraska, một cộng đồng đẹp như tranh vẽ với 2,600 người tự gọi mình là “Thành phố trái tim của nước Mỹ”; và Nhà thờ St. Peter và Paul ở Butte, nơi gia đình ông trở về sau khi cha ông bị ung thư phổi. (Ông mất năm 1984.) Họ mua một ngôi nhà nông trại và chuyển vào thị trấn và cải tạo lại, một người bạn của gia đình kể với Register. Tim là một trong 23 học sinh tốt nghiệp năm 1982 tại Trường trung học Butte, nơi cha anh làm hiệu trưởng.
Walz đã tiến xa kể từ đó — về mặt địa lý, tôn giáo và nghề nghiệp. Sau hai thập niên làm giáo viên trường công, ông đã tranh cử vào Quốc hội năm 2006 ở tuổi 42 và giành chiến thắng. Năm 2018, ông tranh cử thống đốc Minnesota và giành chiến thắng, sau đó tái đắc cử vào năm 2022. Hiện tại, ông là bạn đồng hành của Kamala Harris.
Trong diễn trình, Walz đã thu thập một hồ sơ chính trị về chính sách xã hội mà những người theo đảng Dân chủ Kennedy của những năm 1960 sẽ không quen thuộc.
Hội đồng Công Giáo Minnesota, đại diện cho các giám mục giáo phận của tiểu bang về các vấn đề chính sách công, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 6 tháng 8, nêu rõ các lĩnh vực đồng thuận với Walz về tín dụng thuế trẻ em và người nhập cư và "các lĩnh vực bất đồng quan điểm mạnh mẽ, bao gồm bảo vệ trẻ em chưa sinh vô tội khỏi phá thai, bảo vệ trẻ em khỏi các biểu hiện của hệ tư tưởng giới tính và tầm quan trọng của quyền của cha mẹ trong giáo dục".
Tâm điểm của Nước Mỹ
Butte (dân số 286) là quận lỵ của Quận Boyd (dân số 1,810) ở phía bắc Nebraska, cách Omaha khoảng bốn giờ lái xe và cách biên giới Nam Dakota khoảng 6 dặm về phía nam. Đây là vùng nông thôn. Nông dân chủ yếu trồng ngô và đậu nành và họ chăn nuôi gia súc.
Butte được định nghĩa trong luật pháp Nebraska là một ngôi làng vì dân số ít. Nó được đặt tên theo những ngọn đồi nhỏ bên ngoài khu vực trung tâm thị trấn, phần lớn là bằng phẳng và (theo Google Maps) có bảy con phố chạy theo hướng bắc-nam qua toàn bộ ngôi làng và năm con phố chạy theo hướng đông-tây qua đó, với một số con phố ngắn hơn ở giữa. Theo lịch sử trực tuyến của quận, nơi đây được đặt tên là quận lỵ vào năm 1891 khi Quận Boyd được thành lập.
Dân số của Butte đã giảm đều đặn kể từ đỉnh điểm là 623 người vào năm 1940. Một cư dân lâu năm nói với Register rằng trung tâm thị trấn có một ngân hàng, một quán cà phê, một cửa hàng thời trang, một công ty vận tải, một công ty tư vấn rủi ro nông nghiệp, một trạm xăng và một quán bar. Có thể tham quan nhà tù cũ của quận, một tòa nhà bằng gạch được xây dựng vào khoảng năm 1915, theo lịch hẹn.
Ngoài Tim Walz, cư dân nổi tiếng nhất của Butte là George Wagner (1915-1963), một đô vật chuyên nghiệp được gọi là "Gorgeous George", người sinh ra ở đó.
David Derickson, một thành viên của hội đồng giám sát được bầu của quận và là cảnh sát trưởng quận đã nghỉ hưu, mô tả Butte là nơi thân thiện nhưng không quá thịnh vượng.
"Tôi cho rằng Butte là một cộng đồng chào đón. Họ đang cố gắng tồn tại giống như mọi cộng đồng nhỏ khác", Derickson cho biết. “Không có nhiều tiền, nhưng họ vẫn sẽ cố gắng làm những gì có thể cho ai đó.”
Năm 2020, Donald Trump đã giành chiến thắng ở Nebraska với 19 điểm, nhưng ông đã giành chiến thắng ở Quận Boyd với số phiếu nhiều hơn thế — 87% so với 12%.
Một ngày sau khi Walz được công bố là ứng cử viên phó tổng thống của Harris, một cột cờ đã được dựng lên trên một lô đất thương mại bỏ trống ở Butte, nơi một tòa nhà vừa bị phá dỡ.
“Chúng tôi là một cộng đồng bảo thủ, phần lớn là vậy. Hầu hết chúng tôi đều được nuôi dạy theo cùng một cách: Chúa, gia đình, đất nước,” Marge Nolan, giám đốc văn phòng tại Nhà thờ St. Peter và Paul ở Butte, cho biết. “Bạn làm việc. Bạn chăm sóc gia đình. Bạn ủng hộ Nhà thờ. Bạn được giáo dục.”
Tổ tiên Công Giáo
Walz xuất thân từ một dòng dõi Công Giáo lâu đời.
Hầu hết tổ tiên của ông là người nói tiếng Đức với họ Đức, đến từ nhiều vùng khác nhau của Trung Âu. Tổ tiên nói tiếng Đức của ông đến từ miền Tây nước Đức; từ Bavaria; từ vùng Alsace hiện thuộc Pháp; và từ miền bắc Luxembourg. Tất cả họ dường như đều là người Công Giáo, theo hồ sơ kết hôn, hồ sơ rửa tội và các dữ liệu khác có sẵn thông qua các nguồn phả hệ trực tuyến.
Walz có một phần tám dòng máu Ireland. Những tổ tiên đó cũng là người Công Giáo.
Ông cũng có một phần tư dòng máu Thụy Điển, thông qua mẹ của cha mình. Những tổ tiên đó là người Luther. Nhưng cha của Walz được nuôi dạy theo đạo Công Giáo và xác định theo cách đó trong suốt quãng đời còn lại. Trên trang kỷ yếu trường đại học của mình, ông đã liệt kê "Câu lạc bộ Newman" — là nhóm Công Giáo được đặt theo tên của Thánh John Henry Newman được biết đến ở nhiều trường đại học — là hoạt động của mình.
Các nguồn phả hệ trực tuyến đưa ra những gợi ý về tầm quan trọng của Công Giáo đối với tổ tiên của Walz. Một cáo phó trên trang nhất vào tháng 3 năm 1915 của ông cố nội của Tim Walz, Sebastian Walz, người Đức, đã cung cấp thông tin chi tiết về Thánh lễ tang của ông đồng thời cũng đưa ra cảm nhận về đức tin của ông.
"Ông Walz là một người đàn ông đối mặt với những nhu cầu cấp thiết của cuộc sống bằng trái tim mạnh mẽ và lòng dũng cảm", The Lawrence Locomotive of Lawrence, Nebraska, cho biết. "Khi đến lúc phải chết, ông đã chào đón cái kết, hoàn toàn tin tưởng vào hy vọng về cuộc sống sắp tới và cảm thấy rằng công việc của mình trên trái đất, cũng như bổn phận của mình với tư cách là một người cha và người chồng, đã được thực hiện theo chỉ dẫn của Chúa, để đạt được vinh quang trọn vẹn và phục vụ gia đình và đồng loại một cách trọn vẹn".
Cáo phó tiếp tục, "Ông Walz đại diện cho dòng dõi người Đức kiên cường mà ông xuất thân. Ông sở hữu đức tính danh dự ở mức độ cao và trong mọi cách ứng xử, ông luôn hết sức cẩn thận để mọi người đều nhận được những gì thuộc về mình".
Giáo hội của Tim Walz
Gần đây, Walz thỉnh thoảng nhận diện Nhà thờ Lutheran Pilgrim ở St. Paul, Minnesota là giáo xứ của mình. Đây là một phần của Giáo hội Lutheran Tin lành Hoa Kỳ, nơi đã tấn phong một giám mục tự nhận là người chuyển giới vào năm 2021.
Trong một buổi lễ tại nhà thờ Pilgrim vào Chủ Nhật, ngày 11 tháng 8, tài liệu viết đã mời các giáo dân "đọc lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta", bắt đầu Kinh Lạy Cha bằng "Đấng Bảo vệ, Mẹ chúng ta, Cha chúng ta ở trên trời..." (Lời cầu nguyện bắt đầu từ phút 35:40 của video trên trang web của nhà thờ.)
Walz vẫn gần gũi với mẹ mình, người đã đến thăm ông ở Minnesota. Nolan nói với Register rằng Darlene Walz, 89 tuổi, thường xuyên đi lễ vào các ngày Chúa Nhật và thường tham dự các buổi họp nhóm cầu nguyện Mân côi của nhà thờ và các sự kiện khác.
____________________________________________________________
(*)McDonald là phóng viên biên tập của The National Catholic Register và là biên tập viên của New Boston Post. Ông sống ở Massachusetts.
Cuộc tấn công của Tim Walz vào Tự do ngôn luận
Vũ Văn An
13:58 20/08/2024
Tờ National Catholic Register, ngày 15 tháng 8 năm 2024, có bài xã luận cho rằng Các mối đe dọa đối với tự do ngôn luận ngày nay trên khắp phương Tây, đặc biệt liên quan đến các chân lý Ki-tô giáo được đức tin tiết lộ và khoa học khám phá, nằm bên dưới tính dễ bị tổn thương của Giáo Hội Công Giáo ngày nay.
Trong cuốn sách mang tính bước ngoặt năm 2021 của mình, Từ Kitô giáo đến Sứ mệnh Tông đồ, Đức ông James Shea, chủ tịch Đại học Mary, đã lập luận một cách thuyết phục rằng nền văn minh phương Tây không còn hoạt động theo tầm nhìn và câu chuyện giàu trí tưởng tượng của Ki-tô giáo nữa. Do đó, ngài lập luận rằng chúng ta đã đến một "thời đại tông đồ mới" trong đó nền văn hóa hiện tại giống với thời kỳ tiền Ki-tô giáo hơn là nước Mỹ thế kỷ 20.
Thật vậy, sự thù địch mà người Công Giáo gặp phải mỗi ngày là minh chứng cho phân tích của Đức ông Shea.
Trong mọi thời đại, nhưng đặc biệt là thời đại mà Giáo hội có ít ảnh hưởng về mặt văn hóa, quyền tự do ngôn luận là điều không thể thiếu đối với sứ mệnh truyền bá Tin Mừng đến mọi ngóc ngách của Trái đất — và đối với sự sống còn của Giáo hội. Thật vậy, một Giáo hội bị chính phủ đàn áp và bị các tập đoàn khổng lồ kiểm duyệt đang bị đe dọa; hãy hỏi doanh nhân người Hồng Kông bị cầm tù Jimmy Lai. Các mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận ngày nay trên khắp phương Tây, đặc biệt liên quan đến các chân lý Kitô giáo được đức tin tiết lộ và khoa học khám phá, nằm dưới tính dễ bị tổn thương của Giáo hội ngày nay.
Thật là một tình huống bấp bênh khi ứng cử viên phó tổng thống của một đảng lớn tuyên bố công khai rằng quyền tự do ngôn luận có thể thay đổi được. Đó chính là những gì Thống đốc Tim Walz đã làm vào tuần trước khi ông xuất hiện trên MSNBC, nói về Hiến pháp, "Không có gì đảm bảo cho quyền tự do ngôn luận về thông tin sai lệch hoặc ngôn từ kích động thù địch, và đặc biệt là xung quanh nền dân chủ của chúng ta."
Ngoài việc sai về bản chất — Tòa án Tối cao từ lâu đã duy trì quan điểm rằng ngôn từ bị coi là "gây thù hận" được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất — những tuyên bố như vậy khiến công chúng tin vào những điều sai trái nói về các quyền của họ. Bản thân bình luận của Walz là một ví dụ nguy hiểm — và mỉa mai — về "thông tin sai lệch".
Người Công Giáo nên phản đối các nỗ lực pháp lý nhằm hạn chế ngôn từ, bất kể có thái quá hay đáng phản đối đến đâu. Như đã thấy trong những năm gần đây, định nghĩa của các từ như "hận thù" và "bạo lực" đã phình to để bao gồm các niềm tin thường được duy trì trong nhiều thiên niên kỷ. Những gì hiện cấu thành "hận thù" trên khắp cuộc sống rộng lớn của người Mỹ đã trở thành bất cứ điều gì không đồng tình với các nguyên lý xã hội của chủ nghĩa tiến bộ và không gì hơn thế nữa.
Các đồng minh dân chủ và văn hóa của Hoa Kỳ ở Châu Âu đã đi trước một bước (hoặc chậm hơn, như vậy) trong việc hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tuần trước, chính phủ Vương quốc Anh đã phát hành một video kỳ lạ trên "X" cảnh báo người dùng Anh về những rủi ro pháp lý khi đăng "bài phát biểu gây thù hận" và "hãy suy nghĩ trước khi đăng" nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị truy tố. Việc này được thực hiện để khôi phục lại sự bình tĩnh sau một tuần bạo loạn bùng phát do vụ đâm dao hàng loạt tại một lớp học khiêu vũ theo chủ đề Taylor Swift.
Thay vì khuyến khích đối thoại để đạt được sự đồng thuận mới về cuộc khủng hoảng nhập cư của đất nước, chính phủ Anh đã quyết định rằng cần ít lời nói hơn, chứ không phải nhiều hơn. Nhiều người đã mô tả một cách chính đáng những nỗ lực này là theo kiểu Orwellian về cả thực hành và hàm ý.
Diễn biến này diễn ra sau nhiều năm căng thẳng gia tăng về quyền tự do ngôn luận ở Vương quốc Anh. Tuần trước, nhà sinh vật học tiến hóa và nhà tư tưởng vô thần nổi tiếng Richard Dawkins tuyên bố tài khoản Facebook của ông đã bị đình chỉ vì một bài đăng về những người có nhiễm sắc thể XY thi đấu với tư cách là phụ nữ tại Thế vận hội. Tác giả Harry Potter người Anh J.K. Rowling đã phải đối đầu với sự đàn áp tương tự vì thừa nhận sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ và ủng hộ quyền của phụ nữ.
Và vào tháng 4, Quốc hội Scotland đã thông qua luật mới quy định "lời nói kích động thù địch" có thể bị phạt tới bảy năm tù. Đạo luật Tội ác thù hận và Trật tự công cộng cấm phát ngôn "đe dọa hoặc lăng mạ" liên quan đến các đặc điểm cá nhân như tuổi tác, khuyết tật, tôn giáo, khuynh hướng tình dục và bản dạng chuyển giới. Rowling, người sống ở Scotland, gọi luật này là "vô lý", lưu ý rằng luật không liệt kê "phụ nữ" vào nhóm được bảo vệ. Chính phủ Scotland tuyên bố một luật riêng chống lại sự kỳ thị phụ nữ sắp được ban hành.
Những hàm ý về các hạn chế phát ngôn tương tự đối với người Công Giáo Hoa Kỳ thực sự rất nghiêm trọng. Không cần phải tưởng tượng quá nhiều để thấy trước thời điểm mà lời tuyên bố rằng Chúa Kitô là Chúa - vốn là một cụm từ loại trừ - được coi là không đủ "bao hàm" và thậm chí là đáng ghét.
"Ủy ban quản lý thông tin sai lệch" của Hoa Kỳ, do Tổng thống Joe Biden thành lập vào tháng 4 năm 2022, đã bị giải thể sau tiếng kêu cứu của công chúng. Chúng ta chỉ có thể suy đoán một cách lo lắng về những hạn chế mà người kế nhiệm Ủy ban quản lý thông tin sai lệch có thể áp đặt trong những năm tới. Một phiên bản mạnh mẽ hơn của Ủy ban quản lý thông tin sai lệch sẽ đặt số phận của quyền tự do ngôn luận ở phương Tây chủ yếu nằm trên vai Elon Musk, người sở hữu X. Ông xứng đáng được khen ngợi nhiều hơn là một lời khen ngợi cho cam kết của mình đối với quyền tự do ngôn luận, nhưng không thể để một người gánh vác trách nhiệm này.
Trong một bước ngoặt trớ trêu của số phận, những người Công Giáo và các nhà khoa học vô thần như Dawkins giờ đây phải liên kết với nhau để đẩy lùi các thế lực kiểm duyệt. Hai phe đối lập dữ dội trên nhiều mặt trận, nhưng niềm tin chung của họ vào sự tồn tại của chân lý khách quan đã đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh để giữ cho quyền tự do ngôn luận ở phương Tây.
Nếu sự thật hiện hữu trong trái tim chúng ta, trên bàn thờ và dưới kính hiển vi của chúng ta, chúng ta phải được phép tìm kiếm nó một cách công khai và không bị cản trở. Bất cứ điều gì ít hơn đều không thể chấp nhận được đối với phẩm giá của chúng ta với tư cách là con người.
Năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy đã nói, “Tự do thông tin là quyền cơ bản của con người. … Chúng tôi hoan nghênh quan điểm của người khác. Chúng tôi tìm kiếm một luồng thông tin tự do vượt qua ranh giới quốc gia và đại dương, vượt qua những bức màn sắt và bức tường đá. Chúng tôi không ngại giao phó cho người dân Mỹ những sự thật khó chịu. … Một quốc gia sợ để người dân phán xét sự thật và sự dối trá trên thị trường mở là một quốc gia sợ chính người dân của mình.”
Hy vọng người dân sẽ chiến thắng.
Linh mục Ôn Châu công khai chống lại quyết định của Ban Tôn giáo
Đặng Tự Do
21:41 20/08/2024
Một linh mục Công Giáo Trung Quốc đã ghi danh với các cơ quan chính thức đã viết một bức thư ngỏ gửi tới những nhà lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh Chiết Giang để phản đối tình hình ở giáo phận Ôn Châu.
Trong văn bản đề ngày 16 tháng 8 và được giới Công Giáo địa phương lưu hành, Cha Kim Mộng Tú (Jin Mengxiu, 金梦秀) tố cáo cuộc đột kích của các công an viên mặc đồng phục vào Chúa Nhật, ngày 11 tháng 8, vào một nhà thờ bị bỏ hoang không được chăm sóc mục vụ theo kế hoạch thiết kế lại giáo xứ đã được một linh mục tiếm quyền Giám Mục quyết định vài tháng trước. Cha Mã Hiền Sĩ ( Ma Xianshi, 马贤士) là vị linh mục “yêu nước”, đang là người thực sự lãnh đạo Giáo Hội địa phương này.
Giáo phận Ôn Châu là trung tâm của tình trạng đau thương đối với người Công Giáo Trung Quốc trong nhiều năm. Trên thực tế, theo giáo luật, giáo phận có giám mục riêng, là Đức Cha Thánh Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 61 tuổi, được Tòa Thánh tấn phong làm giám mục phó vào năm 2011 và do đó ngài đương nhiên đã kế vị người tiền nhiệm là Đức Cha Vinh Sơn Chu Vệ Phương sau khi ngài qua đời tháng 9 năm 2016.
Tuy nhiên, vì từ chối tham gia các cơ quan “chính thức” do chính quyền Bắc Kinh áp đặt đối với người Công Giáo Trung Quốc, ngài chưa bao giờ nhận được sự công nhận từ các cơ quan chức năng coi giáo phận này là “trống tòa” và đã giao phó quyền quản lý trên thực tế của cộng đồng Công Giáo địa phương cho Cha Mã Hiền Sĩ.
Đây là lý do tại sao Đức Giám Mục “hầm trú” Thiệu Chúc Mẫn đã bị bắt nhiều lần trong những năm gần đây, đặc biệt trùng với các lễ trọng, nhằm ngăn cản giáo dân tham dự các nghi lễ do ngài chủ trì. Tuy nhiên, vụ bắt giữ cuối cùng của ngài là vào Tháng Giêng năm ngoái và – như AsiaNews đã đưa tin - có liên quan chính xác đến việc ngài phản đối việc tổ chức lại các giáo xứ do Cha Mã quyết định.
Trong thư ngỏ gửi Ban Tôn giáo, Cha Kim Mộng Tú không đề cập đến Đức Cha Thiệu, nhưng vấn đề mà ngài nêu ra hoàn toàn giống nhau: đó là thẩm quyền mà Cha Mã quyết định các vấn đề liên quan đến giáo xứ và giáo sĩ trong giáo phận.
Cha Kim Mộng Tú là một linh mục đang nghỉ việc, không có nhiệm vụ mục vụ - lập luận rằng việc xác định lại địa lý của các giáo xứ bởi một linh mục không phải là giám mục (xảy ra sau lễ khánh thành một nhà thờ mới ở Long Giang năm ngoái tại giáo phận Ôn Châu). với sự cho phép của chính quyền địa phương ) đã tạo ra sự hoang mang trong lòng các tín hữu.
Và vì điều này, ngài cảm thấy nhiệm vụ của mình là cử hành các bí tích trong nhà thờ không có linh mục, bất chấp áp lực ngược lại từ các cơ quan chính thức. Ngài tự bảo vệ mình bằng cách nói rằng mục đích của ngài chỉ là ngăn chặn cộng đồng tín hữu mất đi sự giúp đỡ về mặt tinh thần, gây thêm hỗn loạn trong Giáo Hội địa phương và do đó làm tổn hại đến sự hòa hợp của xã hội.
“Theo giáo luật, chỉ có giám mục mới có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các giáo xứ”. Ngài lưu ý rằng điều này chưa từng xảy ra ở các giáo phận khác của tỉnh Chiết Giang và “ngay cả ở Thượng Hải (nơi vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có giám mục) trước khi Giám mục Thẩm Bân đến”.
Ngài lập luận rằng sự can thiệp của công an để hỗ trợ những quyết định của Cha Mã không giúp thúc đẩy sự hòa hợp giữa chính trị và tôn giáo mà trái lại sẽ chỉ làm dấy lên thêm những mâu thuẫn và xung đột. Cha Kim Mộng Tú cũng đặt câu hỏi về các quy định mang tính tôn giáo của tỉnh Chiết Giang và của Cha Mã. Nếu một linh mục hành động bằng cách từ bỏ các quy tắc của Giáo hội đã nuôi dưỡng và hỗ trợ ông ta bấy lâu nay, thì “lòng yêu nước” của ông ta sẽ đáng tin đến mức nào?
Văn bản kết thúc bằng lời kêu gọi các lãnh đạo Sở Tôn giáo cấp tỉnh kêu gọi họ “sửa chữa những sai sót trong việc thực thi pháp luật” và bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội trong giáo phận Ôn Châu.
Source:Asia NewsWenzhou priest appeals to Religious Affairs Department against 'patriotic' Fr. Ma
Trong văn bản đề ngày 16 tháng 8 và được giới Công Giáo địa phương lưu hành, Cha Kim Mộng Tú (Jin Mengxiu, 金梦秀) tố cáo cuộc đột kích của các công an viên mặc đồng phục vào Chúa Nhật, ngày 11 tháng 8, vào một nhà thờ bị bỏ hoang không được chăm sóc mục vụ theo kế hoạch thiết kế lại giáo xứ đã được một linh mục tiếm quyền Giám Mục quyết định vài tháng trước. Cha Mã Hiền Sĩ ( Ma Xianshi, 马贤士) là vị linh mục “yêu nước”, đang là người thực sự lãnh đạo Giáo Hội địa phương này.
Giáo phận Ôn Châu là trung tâm của tình trạng đau thương đối với người Công Giáo Trung Quốc trong nhiều năm. Trên thực tế, theo giáo luật, giáo phận có giám mục riêng, là Đức Cha Thánh Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 61 tuổi, được Tòa Thánh tấn phong làm giám mục phó vào năm 2011 và do đó ngài đương nhiên đã kế vị người tiền nhiệm là Đức Cha Vinh Sơn Chu Vệ Phương sau khi ngài qua đời tháng 9 năm 2016.
Tuy nhiên, vì từ chối tham gia các cơ quan “chính thức” do chính quyền Bắc Kinh áp đặt đối với người Công Giáo Trung Quốc, ngài chưa bao giờ nhận được sự công nhận từ các cơ quan chức năng coi giáo phận này là “trống tòa” và đã giao phó quyền quản lý trên thực tế của cộng đồng Công Giáo địa phương cho Cha Mã Hiền Sĩ.
Đây là lý do tại sao Đức Giám Mục “hầm trú” Thiệu Chúc Mẫn đã bị bắt nhiều lần trong những năm gần đây, đặc biệt trùng với các lễ trọng, nhằm ngăn cản giáo dân tham dự các nghi lễ do ngài chủ trì. Tuy nhiên, vụ bắt giữ cuối cùng của ngài là vào Tháng Giêng năm ngoái và – như AsiaNews đã đưa tin - có liên quan chính xác đến việc ngài phản đối việc tổ chức lại các giáo xứ do Cha Mã quyết định.
Trong thư ngỏ gửi Ban Tôn giáo, Cha Kim Mộng Tú không đề cập đến Đức Cha Thiệu, nhưng vấn đề mà ngài nêu ra hoàn toàn giống nhau: đó là thẩm quyền mà Cha Mã quyết định các vấn đề liên quan đến giáo xứ và giáo sĩ trong giáo phận.
Cha Kim Mộng Tú là một linh mục đang nghỉ việc, không có nhiệm vụ mục vụ - lập luận rằng việc xác định lại địa lý của các giáo xứ bởi một linh mục không phải là giám mục (xảy ra sau lễ khánh thành một nhà thờ mới ở Long Giang năm ngoái tại giáo phận Ôn Châu). với sự cho phép của chính quyền địa phương ) đã tạo ra sự hoang mang trong lòng các tín hữu.
Và vì điều này, ngài cảm thấy nhiệm vụ của mình là cử hành các bí tích trong nhà thờ không có linh mục, bất chấp áp lực ngược lại từ các cơ quan chính thức. Ngài tự bảo vệ mình bằng cách nói rằng mục đích của ngài chỉ là ngăn chặn cộng đồng tín hữu mất đi sự giúp đỡ về mặt tinh thần, gây thêm hỗn loạn trong Giáo Hội địa phương và do đó làm tổn hại đến sự hòa hợp của xã hội.
“Theo giáo luật, chỉ có giám mục mới có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các giáo xứ”. Ngài lưu ý rằng điều này chưa từng xảy ra ở các giáo phận khác của tỉnh Chiết Giang và “ngay cả ở Thượng Hải (nơi vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có giám mục) trước khi Giám mục Thẩm Bân đến”.
Ngài lập luận rằng sự can thiệp của công an để hỗ trợ những quyết định của Cha Mã không giúp thúc đẩy sự hòa hợp giữa chính trị và tôn giáo mà trái lại sẽ chỉ làm dấy lên thêm những mâu thuẫn và xung đột. Cha Kim Mộng Tú cũng đặt câu hỏi về các quy định mang tính tôn giáo của tỉnh Chiết Giang và của Cha Mã. Nếu một linh mục hành động bằng cách từ bỏ các quy tắc của Giáo hội đã nuôi dưỡng và hỗ trợ ông ta bấy lâu nay, thì “lòng yêu nước” của ông ta sẽ đáng tin đến mức nào?
Văn bản kết thúc bằng lời kêu gọi các lãnh đạo Sở Tôn giáo cấp tỉnh kêu gọi họ “sửa chữa những sai sót trong việc thực thi pháp luật” và bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội trong giáo phận Ôn Châu.
Source:Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
VietCatholic TV
TT Zelensky: 92 thị trấn Nga thất thủ. Cầu sập lính Nga bị vây. Tướng Chechen: Đừng để phụ nữ bắn hạ
VietCatholic Media
04:06 20/08/2024
1. Hàng trăm binh sĩ Nga đối mặt nguy cơ bị cắt đứt trong cuộc tấn công Kursk
Theo các báo cáo mới, quân đội Nga có thể bị cắt nguồn cung cấp và quân tiếp viện ở tỉnh Kursk sau khi lực lượng Ukraine nhắm vào các cây cầu quan trọng.
Các blogger quân sự có liên hệ với Điện Cẩm Linh và các phương tiện truyền thông độc lập của Nga hôm thứ Hai đưa tin rằng Kyiv đã phá hủy cây cầu thứ ba bắc qua sông Seym ở Kursk, một trong những cửa khẩu quan trọng của Mạc Tư Khoa được sử dụng để hỗ trợ hậu cần của Nga và cung cấp cho quân đội của họ đang chiến đấu với cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào Nga.
Gần hai tuần sau khi Ukraine tiến vào Kursk, trọng tâm chính là làm gián đoạn các tuyến đường tiếp vận và hậu cần của Nga, đồng thời thông điệp từ Kyiv cho thấy Ukraine đang tập trung vào việc ngăn chặn lực lượng Nga tấn công lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết “nhiệm vụ chính” của Ukraine là “tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt” và thiết lập vùng đệm ở Kursk.
Hãng tin NEXTA của Belarus và một số nguồn tin của Nga đưa tin rằng cây cầu thứ ba nằm ở quận Karyzh. Trong những ngày gần đây, Ukraine đã dỡ bỏ một cây cầu trên sông Seym gần làng biên giới Glushkovsky, sau đó là cây cầu thứ hai gần làng Zvannoye lân cận vào Chúa Nhật.
Karyzh nằm ở phía tây của cả Zvannoye và Glushkovsky. Hôm Chúa Nhật, chỉ huy lực lượng không quân Ukraine cho biết việc phá hủy một cây cầu khác ở Kursk đang giúp “tước đoạt khả năng hậu cần của đối phương”.
Khi được tiếp cận hôm thứ Hai về thông tin có mục tiêu nhắm vào cây cầu thứ ba, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine đã từ chối bình luận với Newsweek. Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận qua email.
NEXTA đưa tin, nếu việc phá hủy cây cầu thứ ba bắc qua sông Seym được xác nhận, các lực lượng Nga chống lại sự xâm nhập của Ukraine gần biên giới sẽ phải đối mặt với “những vấn đề nghiêm trọng” trong việc tiếp nhận quân nhu và quân tiếp viện.
Nhà quan sát quân sự Ukraine Vasyl Pekhnio nói với The New Voice of Ukraine hôm Chúa Nhật: “Nếu tất cả các cây cầu trên Seym bị phá hủy, để người Nga không thể di chuyển qua nó và trốn thoát, thì đó sẽ là một tình huống bi thảm cho quân nhân Nga”. Hãng tin độc lập Astra của Nga hôm thứ Hai đưa tin rằng các lực lượng Nga đã bị “cắt đứt” khỏi các tuyến đường tiếp tế gần Glushkovsky.
Một số tài khoản trong cộng đồng blogger quân sự có ảnh hưởng của Nga—thường được sử dụng làm nguồn thông tin thay cho bình luận chính thức từ Điện Cẩm Linh—đưa tin về việc mất cây cầu thứ ba bắc qua sông Seym ở Kursk, mặc dù có những báo cáo trái ngược nhau về mức độ ảnh hưởng của việc này đối với hậu cần của người Nga.
Một blogger nổi tiếng cho biết hôm thứ Hai rằng mặc dù đã mất “cây cầu cố định cuối cùng” bắc qua sông, lực lượng của Mạc Tư Khoa vẫn tiếp cận được các cầu phao “khá đủ để tiến hành các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công” từ quân đội Ukraine. Tuy nhiên, thực tế là di chuyển bằng cầu phao là một hoạt động đầy rủi ro trong chiến tranh.
[Newsweek: Hundreds of Russian Troops Face Being Cut Off in Kursk Offensive]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới ngày 19/8/2024
3. Chỉ huy Chechen nói lính nghĩa vụ Nga phải chiến đấu ở Kursk, hứa hẹn 'thiên đường' cho những người thiệt mạng miễn là đừng để phụ nữ bắn trúng
Trong một video được công bố hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Apti Alaudinov, chỉ huy Trung đoàn Chechen Akhmat chiến đấu cho Nga, cho biết lính nghĩa vụ Nga nên ra mặt trận, và những ai thiệt mạng ở Kursk “sẽ được lên thiên đường”.
Bản thân Alaudinov không chiến đấu ở mặt trận.
Kyiv đã phát động cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có vào ngày 6 tháng 8, cho biết họ đã chiếm được hơn 1.200 km2 và 92 thị trấn của Nga kể từ đó.
Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, Putin tuyên bố rằng lính nghĩa vụ Nga sẽ không tham gia vào cuộc chiến. Khi cuộc chiến tổng lực bước sang năm thứ ba, Putin đã ký một sắc lệnh nhằm bắt 150.000 công dân tham gia chiến dịch tòng quân mùa xuân thường xuyên diễn ra.
Theo nhiều báo cáo, một số lính nghĩa vụ đã được gửi đến tỉnh Kursk và khoảng 250 người trong số họ đã bị lực lượng Ukraine bắt giữ, tờ Washington Post đưa tin hôm 16 Tháng Tám, dẫn lời một lãnh đạo nhà tù giấu tên nơi họ bị giam giữ.
Các bà mẹ của những người lính nghĩa vụ đã kêu gọi Putin rút họ khỏi Kursk, tờ Mạc Tư Khoa Times viết vào ngày 12 tháng 8. Bản kiến nghị được cho là đã thu thập được hơn 5.000 chữ ký.
Trong phát biểu dành cho cha mẹ của những người lính nghĩa vụ, Alaudinov nói rằng Nga hiện đang “bị kẻ thù tấn công” và mọi người phải “đứng vững”.
“Nếu những đứa con 18 tuổi của bạn, đã làm việc trong Bộ Quốc phòng, là quân nhân, mà các bạn lại cho rằng họ không nên bảo vệ quê hương, ngay cả khi bị đối phương tấn công và khi đối phương đang ở trên đất của chúng ta, thì tôi có một câu hỏi dành cho bạn: tại sao đất nước này lại cần các bạn và con các bạn?” Alaudinov, một đồng minh thân cận của lãnh chúa Chechnya Ramzan Kadyrov và một quan chức của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết trong một video.
“Không ai sẽ chết nếu chưa tới số. Nhưng nếu bạn chết để bảo vệ quê hương, bạn sẽ được lên thiên đàng”, ông nói thêm.
Alaudinov bảo đảm rằng các tử sĩ chắc chắn sẽ được lên thiên đường trong trường hợp bị quân Ukraine sát hại. Nhưng ông cũng cẩn thận cảnh báo rằng cần phải tránh trường hợp bi thảm là chết vì bị một phụ nữ bắn trúng. Có một lực lượng đáng kể các phụ nữ Ukraine tham gia chiến đấu trong cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga.
Alaudinov nói rằng ông chỉ “hiểu” vấn đề là những bậc cha mẹ không hài lòng với việc trả tiền cho lính nghĩa vụ; và đề nghị họ ký hợp đồng nếu muốn tăng tiền lên.
Ít nhất 159 lính nghĩa vụ Nga đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, ban tiếng Nga của BBC đưa tin vào đầu tháng 8.
Khi Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ trong khu vực, các lực lượng Ukraine được tường trình đã phá hủy cây cầu thứ ba ở tỉnh Kursk, càng cản trở khả năng tiếp tế của Nga cho quân đội với hy vọng chống lại sự xâm nhập của Ukraine.
[Kyiv Independent: Chechen commander says Russian conscripts must fight in Kursk Oblast, promises 'heaven' for killed]
4. Theo báo cáo của tờ Economist, Tướng Syrskyi đã xem xét một số kịch bản cho cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga
Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi đã xem xét một cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Bryansk của Nga như một giải pháp thay thế cho cuộc xâm nhập Kursk, The Economist đưa tin hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, dẫn các nguồn tin quân sự.
Kyiv đã phát động cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có vào ngày 6 tháng 8, cho biết họ đã chiếm được hơn 1.185 km vuông và ít nhất 82 khu định cư của Nga kể từ đó.
Theo những người lính Ukraine và những người thân cận với Syrskyi được The Economist phỏng vấn, vị tổng tư lệnh chỉ chia sẻ kế hoạch của mình với một số quan chức quân sự và an ninh được chọn, đồng thời thảo luận chúng với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trong các cuộc gặp riêng để duy trì tối đa bí mật của cuộc hành quân.
Syrskyi được tường trình đã xem xét một số kịch bản để đánh vào điểm yếu của Nga. Tờ Economist viết rằng một cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Bryansk — nằm ở phía tây tỉnh Kursk, phía bắc các tỉnh Chernihiv và Sumy của Ukraine, và phía đông biên giới Belarus — cũng đã được xem xét.
Một cuộc tấn công tổng hợp nhằm vào các tỉnh Kursk và Bryansk cũng đã được thảo luận, hãng tin này viết mà không tiết lộ thêm thông tin chi tiết.
Tờ The Economist viết rằng mục tiêu chính của chiến dịch này là củng cố vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán tiềm năng và rút quân Nga khỏi Donbas. Điều này phù hợp với nhiều tuyên bố của các quan chức Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy cũng nói rằng Ukraine muốn tạo ra một “vùng đệm” trên lãnh thổ Nga. Bộ Ngoại giao cũng lưu ý rằng hoạt động này được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới của Nga.
Theo nguồn tin của The Economist, các đối tác phương Tây đã không được thông báo trước về kế hoạch để tránh bị rò rỉ hoặc gián đoạn. Mặc dù vậy, các đối tác đã không phản đối cuộc tấn công sau khi nó được phát động, thậm chí còn ca ngợi thành tích của nó.
Việc lên kế hoạch tỉ mỉ, chiến thuật thông minh và giữ bí mật đã giúp Ukraine nhanh chóng đạt được thành công về mặt chiến thuật trong những ngày đầu tiên.
Nhiều báo cáo từ các phương tiện truyền thông và tuyên bố của các quan chức cho biết Nga đang điều động quân đội khỏi tiền tuyến Ukraine hoặc các khu vực khác của Nga.
Quân đội Ukraine đưa tin, trong khi số vụ tấn công của Nga ở khu vực Donbas đã giảm, Nga vẫn tiếp tục tiến tới Pokrovsk, một trung tâm hậu cần quan trọng trong khu vực.
[Kyiv Independent: Syrskyi considered several scenarios for Russia incursion, Economist reports]
5. Kyiv tuyên bố Ukraine chiếm được 92 thị trấn ở tỉnh Kursk của Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 19 Tháng Tám cho biết lực lượng Ukraine đang kiểm soát 92 thị trấn và hơn 1.250 km2 khu vực Kursk ở Nga khi cuộc xâm nhập vào khu vực này vẫn tiếp tục.
Hoạt động chưa từng có của Kyiv đang diễn ra trong hai tuần, với việc quân đội Ukraine chiếm được thành phố Sudzha ở tỉnh Kursk và được tường trình đã phá hủy cả ba cây cầu bắc qua sông Seim gần biên giới.
Lực lượng Ukraine đã tấn công cây cầu thứ ba bắc qua sông Seim ở tỉnh Kursk của Nga, một quan chức của Ủy ban Điều tra Nga tuyên bố trong một video công bố ngày 19 Tháng Tám.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là cuộc tấn công thành công nhằm vào cây cầu cố định cuối cùng bắc qua sông ở quận Glushkovsky, nằm gần biên giới với tỉnh Sumy của Ukraine.
Lực lượng Không quân từ chối bình luận về các báo cáo. Trước đó, Tư lệnh Không quân Mykola Oleschchuk cho biết, hai cây cầu ở tỉnh Kursk đã bị Ukraine phá hủy, cản trở khả năng Nga tiếp tế cho quân đội chống lại cuộc tấn công xuyên biên giới. Hai cây cầu còn lại nằm gần làng Zvannoye và thị trấn Glushkovo.
Phát biểu tại cuộc họp ở thành phố Dnipro, tổng thống cho biết Ukraine tiếp tục củng cố các vị thế của mình, ổn định “một số khu vực nhất định” và tiếp tục bắt binh lính Nga làm tù binh.
“Hoạt động này đã trở thành khoản đầu tư lớn nhất của chúng tôi trong quá trình giải phóng người Ukraine khỏi sự giam giữ của Nga. Chúng tôi đã bắt được số lượng tù nhân Nga lớn nhất trong một chiến dịch”, ông nói mà không nói thêm chi tiết.
Ukraine từ chối cung cấp đầy đủ số lượng tù nhân Nga bị bắt trong cuộc xâm nhập Kursk theo yêu cầu của Kyiv Independent.
Zelenskiy nói rằng “hàng ngàn” binh sĩ Nga đã bị bắt tính đến ngày 13 tháng 8, trong khi một đại tá Ukraine giấu tên nói với hãng tin The Independent rằng con số có thể lên tới 2.000.
Biên giới Nga gần tỉnh Sumy của Ukraine đã “dọn sạch phần lớn” binh lính Nga, điều mà Zelenskiy gọi là một trong những mục tiêu chiến thuật trong cuộc tấn công của Kyiv.
[Kyiv Independent: Ukraine war latest: Ukraine captures 92 settlements in Russia's Kursk Oblast, Kyiv claims]
6. Luân Đôn nói rằng sự hỗ trợ của Anh dành cho Ukraine là 'không lay chuyển', sau khi Zelenskiy cáo buộc viện trợ đã bị chậm lại
Sau những phát biểu gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết hôm 19 Tháng Tám rằng sự ủng hộ của Luân Đôn dành cho Ukraine vẫn “không lay chuyển”.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Zelenskiy đề xuất trong bài phát biểu tối ngày 17 tháng 8 rằng “sự lãnh đạo thực sự” của Vương quốc Anh về vũ khí và chính trị đã “chậm lại” trong bối cảnh Luân Đôn do dự cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow chống lại các mục tiêu trên đất Nga.
“Nhưng đáng tiếc là bây giờ tình hình đã chậm lại. Chúng tôi sẽ thảo luận cách khắc phục điều này. Bởi vì khả năng tầm xa là vấn đề nguyên tắc đối với chúng tôi. Và cả thế giới thấy người Ukraine - cả đất nước chúng ta - đã bảo vệ nền độc lập của mình hiệu quả như thế nào”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Bất chấp những tuyên bố trước đó của các quan chức Anh hiện tại và trước đây, Luân Đôn vẫn chưa cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn có tầm bắn lên tới 250 km để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Kyiv được cho là đã sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow nhằm vào các vị trí của Nga trên các lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm, bao gồm cả Crimea.
Phát ngôn nhân của thủ tướng Anh cho biết quan điểm của chính phủ về việc sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow không thay đổi, theo Guardian.
“Chúng tôi vẫn kiên quyết tuyệt đối ủng hộ Ukraine. Về mặt hỗ trợ của chúng tôi, một lần nữa, nó không hề lay chuyển”, Thủ tướng Anh nói.
Việc cho phép sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga có thể giúp quân đội Ukraine tiến hành tấn công vào Kursk kể từ ngày 6 Tháng Tám.
Các báo cáo truyền thông trước đó chỉ ra rằng động thái như vậy không chỉ phụ thuộc vào Luân Đôn. Các nguồn tin chính thức của Anh nói với Telegraph vào tháng 7 rằng việc cấp phép sẽ cần có sự thỏa thuận giữa ba quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh.
Tờ Times ngày 16 Tháng Tám dẫn nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết, hơn một tháng trước, chính phủ Anh đã yêu cầu Mỹ cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh bên trong lãnh thổ Nga nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi tích cực.
Một quan chức giấu tên trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bác bỏ thông tin cho rằng Washington đang ngăn chặn yêu cầu của Luân Đôn về việc Kyiv sử dụng hỏa tiễn, The Telegraph đưa tin ngày 18 Tháng Tám.
[Kyiv Independent: London says UK support for Ukraine 'unwavering,' after Zelenskiy alleged it slowed]
7. Tổng thống Zelenskiy nói Kyiv không tiết lộ sự chuẩn bị cho chiến dịch Kursk vì phương Tây lo ngại về 'lằn ranh đỏ' của Nga
Hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine không tiết lộ việc chuẩn bị cho một hoạt động ở tỉnh Kursk của Nga cho các đồng minh của Kyiv vì thế giới có thể coi việc này vượt qua “ranh giới đỏ nghiêm ngặt nhất của Nga”.
Hai tuần sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine ở Kursk, quân đội Ukraine kiểm soát hơn 1.250 km2 lãnh thổ Nga và 92 trong khu vực, đồng thời tiếp tục củng cố các vị trí của họ, Zelenskiy tuyên bố.
Theo tổng thống, khái niệm về cái gọi là ranh giới đỏ của Nga, “vốn chi phối đánh giá của một số đối tác về cuộc chiến,” đã sụp đổ “ở đâu đó gần Sudzha”.
“Chỉ vài tháng trước, nhiều người trên khắp thế giới, nếu họ nghe nói rằng chúng ta đang lên kế hoạch cho một hoạt động giống như ở Kursk, họ sẽ nói rằng điều đó là không thể và nó sẽ vượt qua mọi giới hạn nghiêm ngặt nhất, mọi lằn ranh đỏ mà Nga có”, Zelenskiy nói.
“Đó thực sự là lý do tại sao không ai biết về sự chuẩn bị của chúng ta”, tổng thống nói trong chuyến thăm thành phố Dnipro.
Tờ The Economist dẫn các nguồn tin quân sự cho biết, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đang xem xét một số kịch bản cho một cuộc xâm nhập vào lãnh thổ của Nga. Các nguồn tin của hãng tin này cho biết vị tướng này chỉ chia sẻ kế hoạch của mình với một số quan chức quân sự và an ninh được chọn và thảo luận chúng với Zelenskiy trong các cuộc gặp riêng để duy trì bí mật hoạt động tối đa.
Bất chấp giao tranh đang diễn ra, Kyiv vẫn duy trì chính sách im lặng về cuộc tấn công trong vài ngày sau khi chiến dịch bắt đầu.
“Khi những người bảo vệ Ukraine của chúng ta hành động theo cách này, mạnh mẽ, dũng cảm và khi chiến dịch được chuẩn bị thực sự kỹ lưỡng, Putin không có gì phải làm”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Và bây giờ thế giới thấy rằng điều này là đúng, nó thực sự có hiệu quả - không chỉ trên lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm của đất nước chúng ta mà còn trên lãnh thổ của chính nước Nga”.
Zelenskiy kêu gọi các đối tác phương Tây “đồng bộ” với Ukraine trong quyết tâm buộc Nga đạt được hòa bình chính đáng.
Kyiv cho biết thay vì chiếm lãnh thổ Nga, cuộc tấn công nhằm mục đích bảo vệ sinh mạng người Ukraine bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới và chuyển hướng quân tiếp viện của Nga.
Bất chấp nhiều thông tin cho rằng Nga đang điều động ít nhất một số lực lượng tới khu vực này, quân đội Kyiv ở phía đông Ukraine cho biết tình hình ở đó vẫn rất nghiêm trọng khi Mạc Tư Khoa tiếp tục tiến quân gần Pokrovsk và Toretsk.
[Kyiv Independent: Kyiv didn't disclose preparations for Kursk operation because of West's fear of Russian 'red lines,' Zelenskiy says]
8. Elon Musk phủ nhận việc tặng lãnh chúa Chechnya một chiếc xe tải Tesla
Elon Musk hôm thứ Hai phủ nhận việc ông tặng nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Chechnya Ramzan Kadyrov một chiếc Cybertruck.
“Bạn có thực sự chậm phát triển đến mức nghĩ rằng tôi đã tặng một chiếc Cybertruck cho một vị tướng Nga không?” Musk đã viết trên nền tảng truyền thông xã hội của mình, X.
“ Một ví dụ khác về mức độ dối trá của các phương tiện truyền thông độc tài”.
Kadyrov hôm thứ Bảy đã đăng một đoạn video trên Telegram quay cảnh anh ngồi sau tay lái của chiếc xe Tesla, chiếc xe dường như được gắn một tháp súng và cảm ơn Musk đã gửi nó.
“Elon, cảm ơn bạn! Hãy đến Grozny, tôi sẽ đón tiếp bạn như một vị khách thân yêu nhất của tôi!”
Kadyrov, một đồng minh trung thành của Putin, người đang chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu, cho biết. Ông nói thêm rằng ông sẽ gửi Cybertruck đến chiến trường ở Ukraine, nơi Nga tiếp tục cuộc tấn công toàn diện.
Tesla đã không trả lời yêu cầu bình luận của POLITICO.
[Politico: Elon Musk denies gifting Chechen warlord a Tesla truck]
9. Zelenskiy thảo luận về việc tạo 'vùng đệm' ở Kursk khi Ukraine phá hủy cây cầu
Hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói về cuộc tấn công đang diễn ra của quân đội ông vào tỉnh Kursk của Nga, đồng thời cho biết lực lượng của ông đang nỗ lực tạo ra “vùng đệm trên lãnh thổ Nga”.
Bình luận của ông được đưa ra sau các báo cáo trước đó cho biết lực lượng Ukraine đã phá hủy cây cầu thứ ba ở khu vực Kursk.
Vụ phá hủy cây cầu bắc qua sông Seym gần Zvannoye xảy ra chỉ hai ngày sau khi Ukraine được cho là đã phá hủy một cây cầu khác bắc qua sông Seym ở quận Glushkovsky của Kursk. Các vụ phá hủy 2 cây cầu này được đích thân Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, xác nhận.
Cây cầu thứ ba tọa lạc tại quận Karyzh được phía Nga loan báo. Hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết cây cầu cuối cùng bắc qua sông Seym đã bị Ukraine đánh sập vào chiều tối Chúa Nhật, 18 Tháng Tám.
Hôm thứ Ba 6 Tháng Tám, Ukraine đã phát động chiến dịch tấn công ở Kursk khi chiến tranh tiếp tục nổ ra giữa hai quốc gia kể từ khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Hàng ngàn người Nga đã được di tản khỏi cả Kursk và các khu vực xung quanh, trong khi các cuộc đụng độ vũ trang gia tăng trên khắp vùng Tây Nam nước Nga sau cuộc đột kích xuyên biên giới bất ngờ của Ukraine.
“Bây giờ, nhiệm vụ chính của chúng tôi trong các hoạt động phòng thủ nói chung là tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt,” Tổng thống Zelenskiy nói trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Hai, 19 Tháng Tám.
Ông nói thêm, “Đặc biệt, đây là việc tạo ra một vùng đệm trên lãnh thổ của kẻ xâm lược— đó là mục đích chính trong hoạt động của chúng tôi ở tỉnh Kursk.”
Trong bài phát biểu một ngày trước đó, Tổng thống Zelenskiy nói về việc đạt được “kết quả tốt và rất cần thiết trong việc phá hủy thiết bị của Nga gần Toretsk”, một khu định cư ở tỉnh Donetsk của Ukraine, nơi quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công dữ dội trong những tuần gần đây.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết “những tuần tới sẽ rất quan trọng đối với những nỗ lực ngoại giao của chúng tôi với nhiều đối tác khác nhau ở Âu Châu, Mỹ Châu và Nam bán cầu”.
“Chúng tôi đã mở rộng và sẽ tiếp tục mở rộng vòng tròn của những người ủng hộ việc chấm dứt cuộc chiến này một cách chính đáng,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Điều quan trọng là Ukraine bước vào mùa thu này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước”.
Việc phá hủy cây cầu gần Zvannoye phục vụ mục tiêu của Zelenskiy là tác động đến khả năng hậu cần của Nga. Kênh truyền thông Telegram của Nga Mash đưa tin, cuộc tấn công của Kyiv vào cây cầu được thực hiện bằng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ cung cấp.
Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleschuk thông báo về cuộc tấn công vào cây cầu kèm theo một đoạn video đăng lên Telegram cho thấy một đám khói bốc lên từ cây cầu.
“Bớt đi một cây cầu nữa!” Tướng Oleschuk nói. “HLực lượng không quân tiếp tục tước đi khả năng hậu cần của đối phương bằng các cuộc tấn công chính xác từ trên không, điều này ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến chiến sự! Một lần nữa xin cảm ơn các phi công vì sự chuyên nghiệp và kết quả của họ!”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email vào Chúa Nhật để bình luận.
[Newsweek: Zelenskiy Talks Creating 'Buffer Zone' in Kursk as Ukraine Destroys Bridge]
10. Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự trị giá 115 triệu Mỹ Kim, cho biết thiết bị được cung cấp có thể được sử dụng ở tỉnh Kursk
Chính phủ Đan Mạch hôm 19 Tháng Tám công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 115 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.
Gói này nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng ngắn hạn và dài hạn của Ukraine. Số tiền này sẽ được sử dụng để mua thiết bị quân sự mới từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine và các đối tác quốc tế của nước này.
Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đang tiến thêm một bước nữa với gói viện trợ quân sự thứ 20, sẽ cung cấp cho Ukraine các thiết bị quân sự rất cần thiết nhằm tạo ra sự khác biệt trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga”.
Vì lý do vận hành và bảo mật, chi tiết về gói viện trợ chưa được tiết lộ.
Rasmussen ngày 19 Tháng Tám cho biết Đan Mạch không phản đối việc sử dụng thiết bị quân sự do Đan Mạch cung cấp trong cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga.
Ông nhấn mạnh rằng Đan Mạch coi các hoạt động quân sự của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga là một phần trong chiến lược phòng thủ của Ukraine. “Tự vệ có thể liên quan đến việc xâm nhập vào lãnh thổ của kẻ xâm lược. Ông nói: “Nếu, như một phần của việc này, bạn tấn công vào cơ sở hạ tầng hoặc cơ sở quân sự của bên tấn công thì điều này hoàn toàn phù hợp với các quy tắc của chiến tranh”.
Đan Mạch là một trong những đồng minh kiên định nhất của Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện với Nga.
Trước đó, Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên tặng 18 khẩu pháo Bohdana do Ukraine sản xuất cho Ukraine bằng cách mua trực tiếp từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, giải quyết những hạn chế về ngân sách quốc phòng của Kyiv.
[Kyiv Independent: Denmark announces $115 million military aid package, says supplied equipment can be used in Kursk Oblast]
11. Lithuania bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự cho quân đội Đức gần biên giới Nga
Hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Lithuania đã bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự chứa tới 4.000 quân Đức sẵn sàng chiến đấu, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027. Đây là lần triển khai quân đội thường trực ra nước ngoài đầu tiên của quân đội Đức kể từ Thế chiến thứ hai. Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Raimundas Vaiksnora cho biết như trên hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
Đức đã cam kết đóng quân ở Lithuania, một thành viên NATO và Liên minh Âu Châu giáp với Nga, vào năm 2023. Lithuania có chung đường biên giới dài 227 km với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ví quyết định này với việc triển khai lực lượng đồng minh ở Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh, nhằm bảo vệ Tây Âu trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Liên Xô.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania ước tính nước này sẽ đầu tư hơn 1 tỷ euro trong 3 năm tới để phát triển căn cứ quân sự, đánh dấu một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử Lithuania, theo Reuters.
Vaiksnoras mô tả đây là “một khoản đầu tư khổng lồ” đối với một quốc gia 2,9 triệu dân với nền kinh tế chỉ bằng 1 phần 10 quy mô của Đức. Phát biểu tại lễ ra mắt, ông nói rằng “lữ đoàn sẽ đóng vai trò bảo đảm cho người dân của chúng ta và là lực lượng ngăn chặn nhằm đẩy người Nga ra ngoài.”
Căn cứ ở Rudninkai, nằm gần thủ đô Vilnius và chỉ cách Belarus 20 km, sẽ chứa tới 4.000 quân, với các cơ sở bảo quản và bảo dưỡng xe tăng cũng như các trường bắn với nhiều kích cỡ khác nhau. Ngoài ra, khoảng 1.000 nhân viên quân sự và nhà thầu dân sự Đức sẽ đóng quân tại các địa điểm khác ở Lithuania.
Lithuania đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay. Để hỗ trợ các nhu cầu quốc phòng đang diễn ra, bao gồm cả việc xây dựng căn cứ, chính phủ của Thủ tướng Ingrida Simonyte đã tăng thuế trong những năm tới.
[Kyiv Independent: Lithuania starts construction of military base for German troops near Russian border]
12. Đức cung cấp hệ thống phòng không IRIS-T SLS và các viện trợ khác cho Ukraine
Chính phủ Đức ngày 19 Tháng Tám cho biết, Đức đã cung cấp hệ thống phòng không IRIS-T SLS mới, 14.000 viên đạn 155 ly, 10 thuyền điều khiển từ xa của hải quân và các thiết bị khác trong đợt viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine.
Đây là bệ phóng IRIS-T SLS thứ ba mà Đức đã giao cho Ukraine. SLS là biến thể tầm ngắn với phạm vi hoạt động 12 km.
Berlin cũng cho biết họ đã cung cấp 4 phiên bản IRIS-T SLM tầm trung, có thể bắn hỏa tiễn xa tới 40 km.
Lô hàng mới nhất còn bao gồm 26 máy bay điều khiển từ xa trinh sát Vector cùng các phụ tùng thay thế, 6 máy xúc kỹ thuật có tính cơ động cao, một xe sửa chữa và phục hồi bọc thép Bergepanzer 2 cùng các phụ tùng thay thế, vật liệu giải quyết vật liệu nổ, 55.000 bộ dụng cụ sơ cứu, 700 súng trường tấn công MK 556, 10 HLR. 338 súng trường có độ chính xác cao kèm đạn và 50 súng trường CR 308.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, Đức đã cung cấp hoặc cam kết hỗ trợ quân sự trong những năm tới trị giá khoảng 28 tỷ euro hay 31 tỷ Mỹ Kim.
Ban đầu là một đối tác do dự, Berlin đã trở thành nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ, mặc dù Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn miễn cưỡng cung cấp một số năng lực quan trọng, cụ thể là hỏa tiễn tầm xa Taurus.
Các phương tiện truyền thông gần đây đưa tin Bộ Tài chính Đức không có kế hoạch phê duyệt viện trợ bổ sung cho Ukraine như một phần tiết kiệm ngân sách trong năm nay. Cả Kyiv và Berlin đều bác bỏ việc Đức sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine và cáo buộc thông tin này là do Nga thao túng.
[Kyiv Independent: Germany delivers IRIS-T SLS air defense system, other aid to Ukraine]
Giờ chót: Lính Dù hạ gục lính Không Gian Nga, áp sát TP Kursk. Anh: Nhiều nhóm muốn lấy mạng Putin.
VietCatholic Media
15:31 20/08/2024
1. Bản đồ Kursk cho thấy vùng đất Kursk đang bị đe dọa bởi bước tiến của Kyiv
Một bản đồ cho thấy các khu vực rộng lớn ở khu vực Kursk mà Ukraine có thể giành quyền kiểm soát khi ba cây cầu dùng để hỗ trợ hậu cần quân sự của Nga đã bị phá hủy.
Kyiv đã tấn công cây cầu thứ ba bắc qua sông Seym ở Kursk, Điện Cẩm Linh cho biết hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, sau khi lực lượng không quân Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết họ đã phá hủy hai cây cầu.
Cây cầu mới nhất được cho là bị sập, toạ lạc ở Karyzh, phía tây Glushkovsky và Zvannoye, có thể là giọt nước tràn ly ngăn cản việc cung cấp quân và hậu cần cho khu vực.
Các chuyên gia quân sự được cơ quan điều tra độc lập của Nga Agentstvo dẫn lời cho biết điều này có thể buộc binh sĩ Nga phải rời khỏi lãnh thổ này, dẫn đến việc Quân đội Ukraine giành được quyền kiểm soát thêm gần 700 km2.
Theo cơ quan truyền thông Ukraine Inform của chính phủ, Ukraine đã phá hủy cây cầu thứ 3 và cũng là cây cầu cuối cùng bắc qua sông Seym nối lực lượng Nga với Quận Glushkovsky, của tỉnh Kursk
Diễn biến này xảy ra sau khi cuối tuần này chứng kiến một cây cầu bắc qua sông Seym, gần làng Zvannoye, bị phá hủy bằng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ cung cấp, theo kênh tin tức Telegram Mash của Nga.
Và điều này xảy ra chỉ hai ngày sau khi lực lượng Ukraine được tường trình đã phá hủy một cây cầu khác bắc qua sông Seym ở quận Glushkovsky, cách thành phố Sudzha 68 km về phía tây bắc.
“Chỉ còn lại một cây cầu ở quận gần làng Glushkovsky,” Mash đưa tin hôm Chúa Nhật, trước khi có báo cáo về vụ tấn công cây cầu thứ ba vào hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám.
Glushkovsky đã được di tản vào thứ Tư tuần trước, sau khi binh lính Ukraine được quay phim gỡ cờ Nga khỏi các tòa nhà.
Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, cho biết vào thời điểm đó rằng 121.000 người đã rời khỏi Kursk và chính quyền sẽ di tản tổng cộng 180.000 người khỏi khu vực.
Ukraine trước đây cho biết họ không có kế hoạch giữ lãnh thổ giành được ở Kursk mà hy vọng sẽ thúc đẩy nỗ lực chiến tranh ở tiền tuyến bằng cách cắt đứt nguồn hậu cần của Nga.
Kyiv bất ngờ tiến hành cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga vào ngày 6 tháng 8, gửi hàng ngàn binh sĩ qua biên giới. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết tính đến thứ Năm tuần trước, Ukraine đã kiểm soát ít nhất 82 thị trấn ở Kursk.
Ông cũng nói rằng “hàng trăm quân nhân Nga” đã bị bắt, bổ sung thêm vào “quỹ trao đổi” tù binh chiến tranh của đất nước.
Mạc Tư Khoa đã triển khai cái gọi là “quân đội không gian” để đẩy lùi lực lượng Ukraine ở Kursk, hãng tin điều tra độc lập của Nga Những câu chuyện quan trọng đưa tin hôm Chúa Nhật.
Những chiến binh này thuộc một trung đoàn của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bao gồm nhân viên từ các công ty an ninh và hậu cần, kỹ sư, thợ cơ khí, một số sĩ quan và quân nhân từ một phi trường vũ trụ của Nga.
[Newsweek: Kursk Map Shows Swathes of Kursk Under Threat of Kyiv's Advances]
2. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nói rằng cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk có thể 'thay đổi tình thế' đối với Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Face the Nation của CBS hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Thượng nghị sĩ Mỹ Mark Kelly nói rằng việc Ukraine tiến vào Kursk có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho đất nước này.
Đề cập đến việc Ukraine xâm nhập vào tỉnh Kursk, Kelly nói rằng ông tin rằng “người Ukraine đã làm điều gì đó không thể lường trước được và có thể thực sự thay đổi cục diện cuộc xung đột này sẽ diễn ra như thế nào,” đồng thời lưu ý rằng hơn 180.000 người Nga đã buộc phải di tản khỏi các khu vực gần biên giới.
Khi được hỏi liệu Thượng nghị sĩ Arizona có “thoải mái” với việc Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp ở Kursk hay không, Kelly trả lời: “Tôi thấy thoải mái ở thời điểm này”.
“Người Ukraine đã bị Vladimir Putin tấn công bất hợp pháp... Cuộc xâm nhập này, và tôi sẽ tạm mô tả nó theo cách đó. Tôi không nghĩ người Ukraine muốn cố tình nắm giữ lãnh thổ Nga trong thời gian dài, nhưng điều này thực sự khiến Putin phải lùi bước”, Kelly nói.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ thứ ba công khai lên tiếng ủng hộ việc Ukraine tiến vào Kursk. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham và Richard Blumenthal đều lên tiếng ủng hộ việc Ukraine tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk của Nga trong chuyến thăm Kyiv ngày 12 Tháng Tám.
“Tôi nghĩ gì về cuộc tấn công xuyên biên giới Kursk? Táo bạo, rực rỡ, xinh đẹp. Hãy tiếp tục như vậy,” Graham nói với các phóng viên ở Kyiv vào thời điểm đó. “Hãy để người Ukraine chiến đấu. Hãy cung cấp cho họ những vũ khí họ cần để giành chiến thắng trong cuộc chiến mà họ không thể thua.”
Khi được hỏi hôm Chúa Nhật liệu Kelly có ủng hộ việc dỡ bỏ thêm hạn chế sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga hay không, Thượng nghị sĩ nói rằng ông tin rằng việc tiếp tục xem xét nhu cầu của Ukraine là “thích hợp”.
CNN hôm 16 Tháng Tám dẫn lời các quan chức chính phủ cho biết Mỹ cho đến nay vẫn miễn cưỡng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa bên trong Kursk “không phải vì nguy cơ leo thang mà vì Mỹ chỉ có nguồn cung hạn chế”.
Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden cho biết vào ngày 13 tháng 8 rằng cuộc xâm nhập của Ukraine tạo ra “tình thế tiến thoái lưỡng nan thực sự đối với Putin”, đồng thời nói thêm, “đó là tất cả những gì tôi sẽ nói về cuộc tấn công xuyên biên giới khi nó đang diễn ra”.
Chiến dịch chưa từng có của Ukraine đánh dấu mốc 10 ngày vào ngày 15 tháng 8, với việc Kyiv tuyên bố đã chiếm giữ 1.185 km2 lãnh thổ Nga và 82 thị trấn, bao gồm cả thành phố Sudzha.
Khi Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ trong khu vực, các lực lượng Ukraine được cho là đã phá hủy cây cầu quan trọng thứ hai ở tỉnh Kursk vào hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, cản trở thêm khả năng của Nga trong việc tiếp tế cho quân đội với hy vọng chống lại sự xâm nhập của Ukraine.
[Kyiv Independent: Incursion into Kursk Oblast could 'change the tide' for Ukraine, US Senator says]
3. Vệ binh Không quân Mỹ gia nhập quân đội của Putin
Theo các quan chức, một cựu thành viên Không quân Mỹ hiện đang làm công việc điều hành máy bay điều khiển từ xa ở Nga.
Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một đoạn video lên Telegram hôm thứ Hai, trong đó một người đàn ông có vẻ là Wilmer Puello-Mota nói: “Tôi không coi mình là kẻ phản bội” và “Tôi yêu những người này” khi nói về những người lính Nga mà anh ta đang phục vụ cùng.
Puello-Mota, người đã phục vụ 10 năm trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, được cho là đã đào ngũ vào tháng Giêng và trốn sang Nga sau khi bị cáo buộc phạm tội hình sự liên quan đến một cáo buộc cưỡng hiếp trẻ vị thành niên. Theo bài đăng trên Telegram, “Một cựu công dân Mỹ, hiện là quân nhân Nga với biệt danh “Boston”, đang làm người điều khiển máy bay điều khiển từ xa trinh sát trong một trung đội máy bay điều khiển từ xa.” Bài đăng cũng gọi anh ta là “Will”.
Bài đăng trên Telegram kể chi tiết rằng, “Sau khi nghiên cứu sâu hơn về chính trị quốc tế, anh ta quyết định đến thăm Nga và sau một thời gian quyết định gia nhập Quân đội Nga và ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga. Bây giờ Will là người điều khiển máy bay điều khiển từ xa trinh sát. Đội đã chấp nhận anh ta và giao cho anh ta những nhiệm vụ chiến đấu khó khăn nhất “.
Trước đây bị buộc tội tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em và cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, Puello-Mota đã trốn khỏi Mỹ vào Tháng Giêng năm 2024 trước khi hầu tòa. Truyền thông Nga đưa tin ông đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga và tham gia các hoạt động quân sự ở Ukraine. Chính quyền Hoa Kỳ vào thời điểm đó không chắc chắn liệu các báo cáo này là thật hay chỉ là một mưu mẹo phức tạp để trốn tránh bị truy tố. Nếu bị kết án, Puello-Mota phải đối mặt với mức án tối thiểu 5 năm tù.
Trong video, cựu quân nhân Mỹ chỉ trích chính phủ Mỹ, cho rằng “Mỹ đã làm những việc rất khiêu khích”
“Nó đã can dự vào chính trị của nước khác, lợi ích của các quốc gia khác. Không nên làm như vậy.” Ông nói tiếp rằng, “Đất nước Hoa Kỳ chúng ta đang nợ hàng ngàn tỷ đô la, đất nước chúng ta đang sụp đổ, nó đang tan rã.”
“Tôi nghĩ rằng những người gây ra chuyện này ở đất nước tôi phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm,” ông nói.
Đoạn video được xuất bản khi cuộc xâm nhập Kursk vẫn tiếp tục và đã hai tuần kể từ khi Ukraine phát động cuộc tấn công vào Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết “nhiệm vụ chính” của Ukraine là “tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt” và thiết lập vùng đệm ở Kursk.
Cựu vệ binh của USAF mô tả cuộc tấn công là một “cuộc tấn công khủng bố” và nói “Điều này không thể hiện lợi ích thực sự của người dân Mỹ”.
[Newsweek: Disgraced US Air Force Guardsman Joins Putin's Military: Video]
4. Ukraine bắt giữ cảnh sát bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SSU, đã bắt giữ một sĩ quan cảnh sát bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết SSU đã triệt phá một mạng lưới tình báo Nga đang hoạt động ở khu vực Mykolaiv, theo một bài đăng trên Telegram.
Hai thành viên của nhóm gián điệp đã bị các quan chức Ukraine bắt giữ sau cuộc điều tra.
Mạng lưới gián điệp đang làm việc cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, và cơ quan tình báo quân sự GRU của Ukraine và đang hoạt động ở các khu vực Dnipropetrovsk và Ivano-Frankivsk.
Các quan chức Ukraine cho biết nghi phạm đã tuyển mộ cha mình, một cựu sĩ quan cảnh sát, cho “các hoạt động trinh sát và lật đổ”.
Theo chỉ thị của một nhóm tình báo Nga, các đặc vụ ở Mykolaiv được giao nhiệm vụ thu thập dữ liệu về địa điểm và hoạt động di chuyển của quân đội Ukraine hoạt động trong khu vực cũng như các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Theo SSU, nghi phạm đã sử dụng chức vụ cảnh sát chính thức của mình để thu thập thông tin và moi thông tin tình báo từ các đồng nghiệp tại nơi làm việc “dưới chiêu bài trò chuyện thân thiện”.
Cơ quan phản gián của SSU đã bắt được nghi phạm khi anh ta cố gắng trốn tránh chính quyền và chạy trốn đến Crimea bị Nga tạm chiếm.
Một bức ảnh đăng trên Telegram cho thấy nghi phạm nằm trên mặt đất khi bị chính quyền Ukraine bắt giữ.
Các quan chức tình báo Ukraine cũng công bố hình ảnh những chiếc điện thoại được sử dụng để thực hiện các hoạt động gián điệp và tiền Nga cho thấy viên cảnh sát này đã liên lạc với nhà lãnh đạo chi nhánh tình báo Nga, Andriy Shevchenko, kể từ năm 2015.
“Theo chỉ đạo của Shevchenko, người đại diện của ông ta ở Mykolaiv đã thu thập dữ liệu về vị trí và hoạt động di chuyển của các đơn vị Quân đội trong khu vực. Bị cáo cũng cố gắng thiết lập địa điểm của các doanh nghiệp chiến lược của ngành công nghiệp quốc phòng và báo cáo cho quân xâm lược Nga về các quyết định nhân sự trong các cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine”, Đại Úy Yusov cho biết.
Theo tuyên bố của SSU, các lực lượng Nga được cho là đã pháo kích các cơ sở năng lượng ở Prykarpattia dựa trên thông tin tình báo của nghi phạm gián điệp.
Nhân viên tình báo này cũng được giao nhiệm vụ tuyển dụng những ứng viên tiềm năng cho các hoạt động gián điệp. Anh ta đã cố gắng chiêu mộ các quan chức thực thi pháp luật và quân nhân cũ và hiện tại ở Mykolaiv vào mạng lưới tình báo.
Nhà chức trách đã phát hiện ra bằng chứng sau khi thu giữ các thiết bị điện tử từ các nghi phạm, đồng thời tìm thấy các biểu tượng và đồng rúp của Nga.
Những người bị bắt hiện đang bị giam giữ và có thể phải đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.
Elena Grossfeld, nhà nghiên cứu tiến sĩ của Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn nói với Newsweek: “FSB đã tuyển dụng các đặc vụ và người cung cấp thông tin cả trước và kể từ cuộc xâm lược.
“Điều này nguy hiểm cho cả dân thường và quân đội Ukraine khi các đặc vụ báo cáo về vị trí của quân đội, mục tiêu tấn công và các chi tiết khác có thể hữu ích cho quân đội Nga.”
Vụ bắt giữ xảy ra trong bối cảnh Kyiv đang tiến hành một cuộc đột nhập xuyên biên giới lớn trong một cuộc tấn công bất ngờ.
Đầu tháng này, một điệp viên bị nghi ngờ là điệp viên Nga đã bị SSU bắt giữ ở tỉnh Donetsk vì bị cáo buộc thu thập thông tin tình báo về các hoạt động quân sự của Ukraine.
Trong khi đó, Putin đã mất 2 phần 3 số quân mà ông có trước khi xâm lược Ukraine, theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, cơ quan đăng tải các ước tính về tổn thất về quân đội và thiết bị của Nga hàng ngày.
Cập nhật mới nhất cho biết Nga đã mất 1.120 binh sĩ trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 600.470.
[Newsweek: Ukraine Detains Policeman Accused Of Spying For Russia]
5. Nga đưa ra cảnh báo nghiêm khắc tới đồng minh NATO của Ukraine
Nga hôm thứ Hai đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với Ba Lan về việc thành viên NATO liên tục đề xuất hạ hỏa tiễn của Nga trên bầu trời Ukraine bằng hệ thống phòng không của nước này.
Kể từ tháng 3, Warsaw đã cân nhắc việc đánh chặn hỏa tiễn của Nga đi gần biên giới của mình trong cuộc chiến ở Ukraine. Căng thẳng đã gia tăng giữa Nga và Ba Lan trong suốt cuộc xung đột, và Warsaw đã buộc phải điều động các chiến đấu cơ để bảo vệ không phận của mình trong các cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn của Nga vào quốc gia láng giềng bị chiến tranh tàn phá này.
Ba Lan cho biết hỏa tiễn Nga bắn vào miền Tây Ukraine đã nhiều lần đi vào không phận của mình, trong khi Nga cho biết các cuộc xâm nhập là vô tình.
Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski hồi tháng 7 cho biết đề xuất bắn hạ hỏa tiễn của Nga trên bầu trời Ukraine lần đầu tiên được Kyiv đưa ra và nó đang được xem xét như một phần của thỏa thuận phòng thủ chung được hai bên ký kết. “Ở giai đoạn này, đây là một ý tưởng. Thỏa thuận của chúng tôi nói lên rằng chúng tôi sẽ khám phá ý tưởng này”, ông nói bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO.
Ba Lan là thành viên của liên minh quân sự NATO từ năm 2004.
Oleg Tyapkin, nhà lãnh đạo Vụ Âu Châu thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đã cảnh báo về phản ứng của nước này nếu Ba Lan cố gắng đánh chặn hỏa tiễn bay qua Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin.
Tyapkin cho biết: “Nếu Ba Lan “không chịu nổi một xung lực mạo hiểm và quyết định cố gắng đánh chặn vũ khí tầm xa được quân đội của chúng tôi sử dụng hợp pháp để vô hiệu hóa các mối đe dọa quân sự phát ra từ lãnh thổ Ukraine đến Nga, thì phản ứng đối với chúng sẽ đầy đủ và khá cụ thể”..
Ngoại trưởng Sikorski nói với hãng tin Ukraine Ukrinform vào cuối tháng 5 rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này đã bắt đầu ở Warsaw sau khi một hỏa tiễn của Nga bắn vào Ukraine hồi tháng 3 đã bay vào không phận nước này. Hỏa tiễn Nga, đang di chuyển với tốc độ khoảng 500 dặm một giờ ở độ cao 366m, đã đi vào không phận Ba Lan trong 39 giây gần làng Oserdow.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao loại trừ khả năng Ba Lan gửi hệ thống phòng không cho Ukraine.
“Không có cuộc thảo luận nào về vấn đề này ở Ba Lan cả. Không có khả năng hệ thống phòng không của Ba Lan nằm ngoài biên giới đất nước”, Ngoại trưởng Sikorski nói vào thời điểm đó.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng trước dường như đã ra tín hiệu rằng liên minh quân sự cuối cùng sẽ phản đối việc Ba Lan đánh chặn hỏa tiễn của Nga trên bầu trời Ukraine.
“NATO sẽ hỗ trợ Ukraine và hiện chúng tôi đã tăng cường hỗ trợ...Nhưng chính sách của NATO không thay đổi - chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc xung đột này”, Ukrainska Pravda đưa tin.
[Newsweek: Russia Issues Stark Warning to Ukraine's NATO Ally]
6. KẾT THÚC của Vladimir Putin. Cuộc xâm lược của Ukraine có thể ký lệnh tử hình Putin – Cựu Đại Tá Anh cảnh báo các đối thủ sẽ đầu độc ông nếu ông không nắm được tình hình
Một cựu sĩ quan quân đội Anh đã cảnh báo rằng “những người bạn xã hội đen” của VLADIMIR Putin sẽ xếp hàng để đầu độc tên bạo chúa trừ khi ông ta có thể đương đầu với cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ của Ukraine.
Khi Ukraine đưa cuộc chiến đến trước cửa nhà Putin, Đại tá Hamish de Bretton-Gordon nói rằng nhà độc tài Nga cần phải hành động “rất nhanh chóng” để duy trì quyền lực sắt đá của mình.
Chỉ còn vài tháng nữa là đến cuộc bầu cử Mỹ, cuộc tấn công vào Kursk gửi một thông điệp từ Kyiv tới Mỹ rằng “Nga rất dễ bị đánh bại, nhưng chúng tôi cần được trang bị”, Đại tá de Bretton-Gordon nói.
Ông nói với The Sun: “Trước cuộc tấn công xuyên biên giới này nhiều người đã mất niềm tin vào những gì quân đội Ukraine có thể làm”.
“Đây thực sự là một minh chứng cho thấy họ thực sự có thể giành được chiến thắng. Và nếu bạn giúp họ, họ có thể kết thúc cuộc chiến trong vinh quang”.
“Đây dường như là một cơ hội thực sự mà phương Tây phải nắm bắt”.
Kể từ khi phát động cuộc xâm lược táo bạo qua biên giới phía Tây nước Nga vào ngày 6 Tháng Tám, Kyiv đã chiếm giữ ít nhất 82 thị trấn ở Kursk và chiếm được hơn 1.185 km2 đất đai.
Trong một đòn giáng nhục nhã vào Putin, vô số binh lính Nga đã đầu hàng, hàng ngàn tù binh chiến tranh bị bắt và hàng chục ngàn thường dân phải di tản.
Đại tá de Bretton-Gordon cho biết, tên bạo chúa này chắc hẳn đang nhìn quanh các đồng minh thân cận nhất của mình ở Điện Cẩm Linh và tự hỏi liệu họ có thể phản bội ông ta nhanh đến mức nào.
Ông nói: “Mặc dù Putin có bàn tay sắt, nhưng thực tế là có rất nhiều người đang nói và hiểu những gì đang xảy ra, ông ấy phải giải quyết vấn đề này rất nhanh chóng”.
“Nếu ông ta không làm như vậy, sẽ có rất nhiều bạn bè xã hội đen của ông ta sẽ vui vẻ bỏ thứ gì đó vào trà của ông ta và thay thế ông ta.
“Putin đang ở trên băng mỏng và nhiệt độ ngày càng nóng hơn”
Nói về các trận chiến trong Thế chiến thứ 2 ở Kursk năm 1943, Đại tá de Bretton-Gordon kể về việc chúng đánh dấu “sự khởi đầu cho sự kết thúc của Đức Quốc xã” như thế nào.
Nếu cuộc xâm nhập Kursk hiện tại tiếp tục thành công, ông nói: “Không quá một hoặc hai năm nữa, chúng ta có thể nói rằng Kursk một lần nữa đã có tác động đáng kể.
“Người Ukraine đã chứng minh rằng trên thực tế, họ có thể chiếm lãnh thổ Nga.
“Chúng ta sẽ sớm đạt được vị trí mà họ có thể tiến tới một cuộc đàm phán nào đó làm hài lòng cả hai bên.”
Đại tá de Bretton-Gordon cho biết, hoạt động gây “ấn tượng mạnh” của Ukraine trên vùng biên giới là kết quả của nhiều năm chuẩn bị.
Cựu chỉ huy xe tăng cho biết trung đoàn của ông sẽ mất khoảng hai năm để huấn luyện cho một nhiệm vụ tương đương.
Mặc dù đây chỉ là một “trận chiến nhỏ, mang tính chiến thuật”, ông tin rằng tác động đối với “quân đội thất bại” của Nga là rất đáng kể.
Và quân đội của Putin là “những lính nghĩa vụ chưa được huấn luyện đầu hàng hàng loạt”, đã “hoàn toàn nhượng bộ” trước cuộc tấn công của Ukraine.
Putin già, 71 tuổi, đã triệu tập vô số cuộc họp an ninh để cố gắng giải quyết vụ tấn công xuyên biên giới vào Kursk kể từ khi Ukraine xâm nhập vào Nga.
Đại tá de Bretton-Gordon giải thích phản ứng hoảng loạn của Putin trước những thắng lợi của Kyiv có thể là khởi đầu cho sự thất bại của ông ta.
“Putin đang hoảng loạn. Ông ấy là tổng thống Nga nhưng lại tham gia vào những trận chiến nhỏ mọn, điều đó không bao giờ tốt”, cựu Đại Tá quân đội nói.
“ Đó là sự sụp đổ của Hitler khi ông ta dính líu vào việc đó.”
Đoạn phim được cho là ghi lại vài giờ đầu tiên của cuộc tấn công bất ngờ cho thấy một số đặc vụ FSB tinh nhuệ của Putin bị buộc phải vẫy cờ trắng và đầu hàng trên đất Nga.
Hôm thứ Sáu, Ukraine giáng thêm một đòn chí mạng vào lực lượng địch ở Kursk khi họ phá hủy một cây cầu quan trọng dùng để vận chuyển hàng hóa quân đội qua sông Seym. Chưa hết, hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, cây cầu thứ hai của Putin cũng tan tành.
Ngay cả đài truyền hình nhà nước - thường nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Điện Cẩm Linh như một phần trong cỗ máy chiến tranh tuyên truyền của Putin - cũng đã bắt đầu tách ra khỏi đường lối của đảng.
Nhà làm phim và con rối của Điện Cẩm Linh Karen Shakhnazarov lan man trên sóng: “Tôi tin rằng chúng ta nên luôn tiến hành trên cơ sở rằng chúng ta có thể thua.
“Chúng ta có thể thua nếu những sai lầm ngớ ngẩn như vậy tiếp tục. Đó chỉ đơn giản là sự hiểu biết rõ ràng về cái giá mà chúng ta và quê hương chúng ta sẽ phải trả.”
Và tuần này, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko - đồng minh lâu năm của Putin - người đã từng lên tiếng ủng hộ cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga, đã nài nỉ: “Chúng ta hãy ngồi vào bàn đàm phán và chấm dứt cuộc ẩu đả này.
“Cả người dân Ukraine, người Nga và người Belarus đều không cần nó. Chỉ có phương Tây là cần nó.”
Putin được cho là đang cân nhắc xem ai trong số những nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh sẽ mất việc vì thất bại quân sự khổng lồ, các vụ án hình sự đang được chuẩn bị cho một số quan chức quân đội cao cấp.
Chỉ vài ngày sau khi nhà độc tài đánh dấu 25 năm cai trị tàn bạo, ông ta đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh nhằm dập tắt ngọn lửa đang ngày càng đe dọa chiến dịch tàn bạo của mình.
[The Sun: VLAD’S END Ukraine’s invasion may sign Putin’s death warrant – rivals will poison him if he doesn’t get grip, warns Brit ex-colonel]
7. Kyiv xác nhận chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Modi tới Ukraine
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Văn phòng Tổng thống Ukraine xác nhận chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Narendra Modi tới Ukraine.
Tuyên bố cho biết sự xuất hiện của ông Modi sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 8. Chuyến thăm, được truyền thông Ấn Độ thông báo lần đầu tiên vào tháng 7, sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ tới Ukraine trong lịch sử quan hệ song phương giữa hai nước.
Ông Modi sẽ hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy để thảo luận về hợp tác song phương và đa phương. Văn phòng tổng thống cho biết, một số văn bản cũng dự kiến sẽ được ký kết giữa Kyiv và New Delhi.
Tháng trước, ông Modi đã đến thăm Nga và hội đàm với nhà độc tài Vladimir Putin, một cuộc gặp bao gồm cả cái ôm bị chỉ trích rộng rãi.
Vào tháng 6, ông Modi đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Ý trong hội nghị thượng đỉnh G7. Họ thảo luận về tình hình đang diễn ra ở Ukraine, trong đó ông Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của “đối thoại và ngoại giao”. Ông nhắc lại rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ một giải pháp hòa bình, theo tài liệu chính thức của cuộc họp.
New Delhi đã kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine nhưng đồng thời thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ với Mạc Tư Khoa. Ấn Độ trở thành một trong những khách hàng mua dầu chính của Nga sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, mặc dù áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ ngày càng đe dọa hoạt động thương mại này.
Trong khi Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine vào tháng 6, ông Modi đã không đích thân tham dự và đại diện của Ấn Độ cuối cùng cũng không ký vào thông cáo chung.
Modi cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ chúc mừng Putin tái đắc cử vào tháng 3 sau cuộc bỏ phiếu được nhiều người coi là không tự do và công bằng.
Sau khi quân Ukraine mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga, các quan chức ngoại giao Ấn Độ đã đề cập đến yêu cầu của Modi về việc quân Ukraine ngưng tấn công tại Nga. Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ đề nghị này.
[Kyiv Independent: Kyiv confirms Modi's upcoming visit to Ukraine]
8. Putin bất ngờ lo lắng về tham nhũng ở Nga
Theo phân tích của Verstka, một hãng tin độc lập của Nga, việc Putin thanh trừng guồng máy chiến tranh gần đây của các quan chức quân sự và quốc phòng hàng đầu của ông là một phần trong sự gia tăng các vụ tham nhũng và hối lộ đang diễn ra ở nước này trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.
Verstka, được thành lập ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, cho biết trong bài phân tích công bố ngày 13 Tháng Tám rằng số vụ hối lộ ở Nga đã tăng gấp rưỡi kể từ trước khi xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022.
Cơ quan này cho biết đã có 3.202 trường hợp hối lộ được ghi nhận ở Nga trong nửa đầu năm 2021, trong khi 4.958 trường hợp được ghi danh từ Tháng Giêng đến tháng 6 năm nay, đánh dấu mức tăng 55%.
Verstka nhận thấy: “Quân đội và tổ hợp công nghiệp-quân sự vẫn là nguyên nhân dẫn đến các hành vi tham nhũng do họ thiếu minh bạch”.
Một số quan chức quân sự nổi tiếng đã bị bắt giữ trong những tháng gần đây, trong đó có cựu Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov, người bị bắt hôm 23 Tháng Tư vì tình nghi nhận hối lộ.
Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng lâu năm của Nga, cũng đột ngột bị cách chức hồi tháng 5. Putin đã thay thế ông bằng nhà kinh tế Andrei Belousov.
Các vụ bắt giữ nổi bật khác bao gồm việc giam giữ Vladimir Verteletsky, một quan chức Bộ Quốc phòng, vào tháng 5. Ủy ban Điều tra Nga cho biết ông bị buộc tội nhận hối lộ liên quan đến “công việc không được thực hiện” theo hợp đồng với chính phủ vào năm 2022.
Tờ Kommersant của Nga đưa tin, Vadim Shamarin, Phó Tổng Tham mưu trưởng Nga, cũng bị bắt giữ hồi tháng 5 “vì liên quan đến cáo buộc lừa đảo”. Shamarin được cho là trợ lý hàng đầu của tướng hàng đầu Nga, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, đồng thời giữ chức phó tổng tham mưu trưởng Nga từ năm 2021.
Yury Kuznetsov, nhà lãnh đạo cơ quan nhân sự của Bộ Quốc phòng Nga, cũng bị bắt giữ vào tháng 5 vì nghi ngờ nhận hối lộ, trong khi Thiếu tướng Ivan Popov, nhà lãnh đạo Quân đoàn 58 của Nga, bị “bắt vì nghi ngờ gian lận”, hãng thông tấn nhà nước Nga cho biết. Tass đưa tin vào ngày 21 tháng 5.
Và vào cuối tháng 7, Andrei Belkov, giám đốc Công ty Xây dựng Quân sự của Bộ Quốc phòng, bị cáo buộc lạm dụng quyền lực trong việc thực thi mệnh lệnh quốc phòng nhà nước, Kommersant đưa tin, dẫn nguồn tin từ cơ quan an ninh. Anh ta bị giam vì mua máy chụp cắt lớp với giá quá cao khi đang là nhà lãnh đạo một tổ chức quân sự khác trực thuộc Bộ quốc phòng - Tổng cục Xây dựng Quân sự Chính cho các Cơ sở Đặc biệt.
Andrei Soldatov và Irina Borogan, các chuyên gia hàng đầu về cơ quan an ninh Nga, cho biết một số vụ bắt giữ đã trở thành “cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào quân đội Nga” trong gần 25 năm cầm quyền của Putin.
“Từng người một, các quan chức quân đội đang bị tống vào tù. Với tình hình trên chiến trường Ukraine có vẻ thuận lợi hơn cho Điện Cẩm Linh trong một thời gian, Putin dường như nghĩ đây là thời điểm thích hợp để trừng phạt quân đội vì những thất bại năm 2022”, Soldatov và Borogan cho biết trong phân tích của Trung tâm Chính sách Âu Châu. Phân tích (CEPA) vào tháng 5.
Soldatov nói với Newsweek rằng các vụ bắt giữ có thể do chính Putin ra lệnh.
Soldatov nói: “FSB và Ủy ban Điều tra không khởi xướng các cuộc điều tra/đàn áp như vậy - nó được thực hiện theo lệnh từ cao cấp nhất, tức là chính quyền của tổng thống”.
Ông nói: “Vai trò của FSB là cung cấp tài liệu gây tổn hại và thu hút nhiều hơn từ những người bị bắt trong quá trình thẩm vấn của họ,” ông nói và cho biết thêm rằng Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) “hành động theo 'nguyên tắc khách quan'.”
Điều này có nghĩa là các quan chức FSB “làm việc tỉ mỉ đối với đối tượng cần được làm sạch hoặc kiểm soát”, Soldatov nói.
“Đó có thể là một khu vực, hoặc một bộ, như Bộ Quốc phòng Nga – thông thường, họ bắt giữ một trong số cấp phó, để họ có thể bị thẩm vấn về cấp trên và đồng nghiệp của mình – người ta tin rằng, điều đó bảo đảm rằng “Đối tượng” chắc chắn nằm dưới sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh”, Soldatov nói thêm.
“Có một cuộc dọn dẹp quyết liệt đang được tiến hành”, một nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh và Bộ Quốc phòng nói với hãng tin độc lập Moscow Times vào tháng 5. “Vẫn còn một chặng đường dài trước khi cuộc thanh trừng kết thúc. Nhiều vụ bắt giữ khác đang chờ chúng tôi.”
Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã viết trên X, rằng các nguồn tin Nga cho biết “các vụ án hình sự đang được chuẩn bị cho các tướng Nga do hệ thống phòng thủ khu vực Kursk thất bại”, ám chỉ việc Ukraine bất ngờ xâm nhập vào khu vực Kursk. khu vực vào ngày 6 tháng 8.
Lực lượng Ukraine cho đến nay đã giành quyền kiểm soát 1.185 km vuông lãnh thổ Nga và 82 thị trấn ở Kursk, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Oleksandr Syrsky, cho biết hôm 15 Tháng Tám.
“Việc 'thanh lọc' Bộ Quốc phòng Nga, bắt đầu sau khi Sergei Shoigu bị sa thải, có thể tiếp tục với một loạt vụ bắt giữ mới những người thực thi pháp luật cao cấp đã thất bại trong việc bảo vệ khu vực Kursk, ông Gerashchenko cho biết vào tháng 8 16.
[Newsweek: Putin's Suddenly Worried About Corruption in Russia]
Người Ukraine có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Số tín hữu hành hương kỷ lục tại Czestochowa
VietCatholic Media
18:08 20/08/2024
1. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời lên trời trong thầm lặng tại Ukraine
Người dân Ukraine có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Hàng năm, dân chúng trong các tranh phục truyền thống tuôn đến các nhà thờ mừng kính lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời của Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng. Tuy nhiên, trong năm nay khung cảnh tại đây vắng vẻ. Chiến tranh chắc chắn là một lý do. Nhưng lý do chính là bản thân ngôi thánh đường này đã bị quân Nga ném bom, chưa thể trùng tu được.
Đề cập đến diễn biến này Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói:
Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom của Nga vào các thành phố của Ukraine là một lời thú nhận rằng họ không thể làm gì đáng kể trên đất liền. Tất cả các tuyến phòng thủ của chúng ta được bảo toàn. Địch không thành công trên bất kỳ hướng chiến lược nào. Họ mất tinh thần. Họ đã đi vào con đường diệt vong. Kiev đã sống sót hết đêm này sang đêm khác và chịu được các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom. Phòng không của chúng ta đã hoạt động. Kherson, Izyum, tất cả các thành phố khác, nơi những kẻ xâm lược tiến hành các cuộc tấn công từ trên không, đã không từ bỏ bất cứ điều gì. Chernihiv, Sumy, Mykolaiv vẫn đứng vững. Họ cũng muốn tiêu diệt Odesa. Nhưng họ sẽ chỉ nhìn thấy đáy của Biển Đen. Mục tiêu của Nga là nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Kharkiv. Một trong những di tích Chính thống giáo lâu đời nhất của thành phố, di tích của Ukraine. Trong chiến tranh, thánh đường là nơi trú ẩn của cư dân Kharkiv. Nơi trú ẩn cho tất cả mọi người: các tín hữu và cả những người ngoại đạo. Vì mọi người đều bình đẳng trong khu vực linh thánh. Bây giờ ngôi thánh đường bị hư hại bởi chiến tranh. Họ thậm chí không sợ điều đó! Họ thích thú với việc Thiên Chúa không phản ứng ngay lập tức. Nhưng Chúa thấy mọi sự. Và Ngài đáp lại. Ngài đưa ra các câu trả lời để bạn không thể trốn vào đâu được. Không có hầm trú ẩn nào để trốn chạy trước phản ứng của Thiên Chúa. Và chúng tôi sẽ trùng tu nhà thờ để không còn dấu vết chiến tranh. Và ngay cả khi bạn phá hủy tất cả các thánh đường và nhà thờ của chúng tôi, bạn sẽ không phá hủy được niềm tin chân thành của chúng tôi ở Ukraine vào Chúa. Niềm tin vào con người. Chúng tôi sẽ khôi phục lại mọi ngôi nhà, mọi đường phố, mọi thành phố. Và chúng tôi nói với người Nga: hãy học những từ “bồi thường” và “đóng góp”. Bạn sẽ phải trả lại tất cả những gì bạn đã làm chống lại Ukraine. Và chúng tôi sẽ không quên những người đã chết, và Chúa sẽ không quên.
Bạn đã đến để phá hủy các thành phố của chúng tôi. Tiêu diệt người của chúng tôi. Lấy đi của chúng tôi tất cả những gì thân yêu đối với chúng tôi. Bạn đã cắt điện, nước và hệ thống sưởi đối với dân thường ở Ukraine. Bạn bỏ lại mọi người mà không có thức ăn và thuốc men. Bạn đang pháo kích các tuyến đường có thể di tản. Không có vũ khí nào mà bạn không sử dụng để chống lại chúng tôi, chống lại những công dân tự do của Ukraine. Và bây giờ bạn đang nói với những người tuyên truyền của bạn rằng bạn sẽ gửi cái gọi là viện trợ nhân đạo đến Ukraine... Hãy nhớ rằng, những kẻ vô thần: khi hàng triệu người nguyền rủa bạn, bạn không có gì để cứu chính mình.
Chúng tôi đã sống sót trong lịch sử và trên đất của chúng tôi qua hai cuộc chiến tranh thế giới, ba cuộc Holodomors, Holocaust, Babyn Yar, Great Terror, vụ nổ Chornobyl, sự chiếm đóng Crimea và cuộc chiến ở phía đông. Chúng tôi không có một lãnh thổ rộng lớn - từ đại dương này sang đại dương khác, chúng tôi không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi không lấp đầy thị trường thế giới bằng dầu và khí đốt. Nhưng chúng tôi có con người và đất đai của chúng tôi. Và đối với chúng tôi - đó là vàng. Đó là những gì chúng tôi đang đấu tranh cho. Chúng tôi không có gì để mất ngoài tự do và phẩm giá của chính mình. Đối với chúng tôi, đây là kho báu lớn nhất. Họ đã muốn tiêu diệt chúng tôi rất nhiều lần. Họ đã thất bại. Họ muốn xóa sạch mặt đất của chúng tôi. Họ đã thất bại. Họ đã đâm sau lưng chúng tôi. Và chúng tôi đang đứng trên đôi chân của mình. Họ muốn chúng tôi im lặng. Nhưng cả thế giới đã nghe thấy chúng tôi. Chúng tôi đã trải qua rất nhiều! Và nếu ai đó nghĩ rằng, sau khi vượt qua tất cả những điều này, người Ukraine - tất cả chúng ta - đều sợ hãi, suy sụp hoặc sẽ đầu hàng, thì người ấy không biết gì về Ukraine. Putin không có gì để làm ở Ukraine. Về nhà đi. Hãy bảo vệ những người nói tiếng Nga, không phải trên toàn thế giới. Ở quốc gia của bạn. Có gần 150 triệu đó. Và đây Vinh quang cho Ukraine!
2. Số tín hữu hành hương kỷ lục tại Đền thánh Đức Mẹ Đen ở Ba Lan
Con số các tín hữu hành hương năm nay tại Đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra ở Czestochowa, Ba Lan, năm nay lên tới mức kỷ lục.
Trước thời đại dịch Covid-19, mỗi năm có bốn triệu rưỡi tín hữu đến hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ vừa nói, nhưng trong thời đại dịch giảm xuống dưới một triệu. Từ năm 2020, con số bắt đầu gia tăng trở lại: hai triệu rưỡi trong năm 2022, và 3,6 triệu trong năm ngoái.
Theo hãng tin Công Giáo Kai của Ba Lan, con số tín hữu hành hương năm nay sẽ đạt kỷ lục mới.
Văn phòng báo chí của Đền thánh cho biết mùa hành hương, bắt đầu hồi tháng Năm vừa rồi, có 112 nhóm tín hữu hành hương đi bộ, gồm mười bốn ngàn tín hữu đến kính viếng ảnh Đức Mẹ Đen. Hơn 160 nhóm tín hữu đi hành hương bằng xe đạp, với sáu ngàn tín hữu.
Các nhóm hành hương đi bộ từ các nơi ở Ba Lan sẽ tựu về Đền thánh Czestochowa, nhân Đại lễ Đức Mẹ Hồn xác Lên trời, ngày 15 tháng Tám. Một số tín hữu đi bộ hơn 600 cây số trong nhiều tuần lễ, họ ngủ lều trong cuộc hành hương.
Ngoài các nhóm trên đây, còn có những nhóm hành hương bằng giày trượt, hoặc đi ngựa, hay chạy bộ.
Jasna Góra có nghĩa là Minh Sơn, hay Núi sáng, là một nơi hành hương quan trọng nhất tại Ba Lan. Tại đây, có ảnh Đức Mẹ Đen, bồng Chúa Hài Đồng, tương truyền do thánh Luca họa và được coi là ảnh Đức Mẹ làm phép lạ. Ở má bên phải của Đức Mẹ, có hai vết sẹo do những người Hussite, một phái Tin lành đầu tiên ở Cộng hòa Tiệp, gây ra. Họ toan tính đánh cắp ảnh này hồi năm 1430. Khi nhóm cướp đó mang ảnh lên xe, thì những con ngựa kéo xe không chịu đi. Cuối cùng, họ buộc lòng phải bỏ ảnh lại.
Đan viện Jasna Góra cũng gắn liền với lịch sử quốc gia Ba Lan. Trong thời kỳ quân Thụy Điển vây hãm Ba Lan hồi năm 1655, Đan viện do các Đan sĩ Dòng thánh Phaolô coi sóc, đã là thành trì duy nhất mà quân xâm lăng không chiếm được. Biến cố này được coi là phép lạ của ảnh Đức Mẹ Đen.
Ba Lan hiện nay có 38 triệu dân cư và có 1.050 Đền thánh, trong đó có 793 Đền thánh Đức Mẹ, người được tôn là Nữ Vương Ba Lan.
Sau Đền thánh Đức Mẹ Jasna Góra, là Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót ở Lagiewniki, gắn liền với thánh nữ Faustina Kowalska.
3. Nicaragua thu hồi tư cách pháp nhân của Caritas Matagalpa
Trong một biện pháp được chính thức công bố vào hôm Thứ Năm, 15 Tháng Tám, Bộ Nội vụ Nicaragua đã thu hồi tư cách pháp nhân của tổ chức Caritas giáo phận Matagalpa và 14 tổ chức phi chính phủ khác trong giáo phận vốn đã chứng kiến hàng loạt những vụ bắt giữ và trục xuất các linh mục trong những ngày gần đây. Tài sản của tổ chức bị chuyển giao cho Nhà nước.
Bộ Nội vụ Nicaragua đã thu hồi tư cách pháp nhân của Hiệp hội Matagalpa, một trong tám chi nhánh của Caritas de Nicaragua; và 14 tổ chức phi chính phủ khác, trong đó có 9 tổ chức tự nguyện giải thể. Biện pháp này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ, María Amelia Coronel phê duyệt tại Managua, theo hai thỏa thuận cấp bộ được công bố trên Gaceta, là công báo chính thức của Nicaragua.
Caritas Matagalpa hoạt động như một trung tâm phúc lợi xã hội do Giáo Hội Công Giáo quản lý. Được ghi danh vào ngày 26 tháng 3 năm 2009, trong những năm gần đây, tổ chức này đã thúc đẩy “sự phát triển của các cộng đồng xa xôi nhất ở tỉnh Matagalpa, ưu tiên cho những bộ phận dân cư nghèo nhất và những người thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản: y tế và giáo dục,” như đã nêu trên trang xã hội chính thức của tổ chức.
Việc hủy bỏ Caritas diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Matagalpa, nơi hàng loạt vụ bắt giữ và trục xuất các linh mục đã được ghi nhận trong những tuần gần đây.
Theo Bộ Nội vụ nước này, biện pháp chống lại Caritas được thúc đẩy bởi sự “không tuân thủ” do tổ chức này không nộp báo cáo tài chính trong giai đoạn 2020-2023 và Hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ vào ngày 27 tháng 9 năm 2022.
Tài sản của Caritas và các tổ chức khác giờ đây sẽ bị chuyển cho Nhà nước Nicaragua; Bộ chỉ ra rằng Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp sẽ chịu trách nhiệm chuyển nhượng các tài sản.
Với việc hủy bỏ tư cách pháp nhân của Caritas và các tổ chức phi chính phủ khác, số lượng tổ chức phi chính phủ bị bọn độc tài Nicaragua cấm kể từ tháng 12 năm 2018 đã tăng lên hơn 3.600, với phần lớn tài sản của họ được chuyển giao cho Nhà nước.
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Nicaragua cũng đưa tin về một hoạt động được cho là của cảnh sát tại Nhà thờ Matagalpa: các đặc vụ mặc thường phục được cho là đã vào nhà thờ, bắt giữ các nhân viên hành chính và đe dọa trục xuất các giáo sĩ khỏi đất nước.
Source:Vatican News
4. Kết thúc cuộc điều tra kéo dài hàng thập niên, Vatican trục xuất người sáng lập khỏi phong trào đầy tai tiếng
Kết thúc chu kỳ cáo buộc và điều tra kéo dài hàng thập niên, các giám mục Peru hôm thứ Tư tuyên bố rằng giáo dân Luis Fernando Figari, người sáng lập một phong trào đầy tai tiếng có tên là Sodalitium Christianae Vitae hay Hiệp Hội Đời Sống Kitô, đã bị trục xuất khỏi nhóm vì cáo buộc lạm dụng.
Trong thông báo ngày 14 tháng 8, các giám mục Peru cho biết: “Thông qua một thông cáo báo chí, Hội đồng Giám mục Peru công bố sắc lệnh do Bộ Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông đồ của Tòa thánh ban hành, phù hợp với sắc lệnh mà Hội đồng Giám mục Peru ban hành chiếu theo điều 746 của Bộ Giáo luật, về việc trục xuất ông Luis Fernando Figari Rodrigo, khỏi tu đoàn tông đồ Đời Sống Kitô, gọi tắt là SCV.”
Được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 6 tháng 8, sắc lệnh do các giám mục Peru công bố cho biết Figari đã bị trục xuất khỏi SCV vì hành vi “không thể chấp nhận được với tư cách là thành viên của một tổ chức của Giáo hội, cũng như vì là nguyên nhân gây ra vụ tai tiếng và gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức Giáo hội và thiện ích của mỗi tín hữu.”
Figari đã bị Vatican trừng phạt vào năm 2017, bao gồm cả việc bị cấm có bất kỳ liên hệ nào với nhóm, không được đưa ra các tuyên bố công khai và không được quay trở lại Peru. Các cáo buộc chống lại người đàn ông hiện 77 tuổi này bao gồm nhiều hình thức lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý.
Ngoài Figari, Vatican đầu năm nay đã gửi thư trừng phạt tới một số thành viên hàng đầu khác của nhóm như một phần của cuộc điều tra đang diễn ra đối với SCV, bao gồm ba người đàn ông có quan hệ với nhà cộng đồng và giáo xứ có trụ sở tại Denver của SCV, là nhà thờ Holy Name ở Englewood, Colorado.
Hiệp Hội Đời Sống Kitô là phong trào giáo dân lớn nhất ở Peru, được Figari thành lập vào năm 1971.
Sinh ra ở Lima vào năm 1947, Figari ngoài SCV còn là người sáng lập cộng đồng giáo dân nữ, Cộng đồng Thánh Mẫu Hòa giải; một cộng đồng nữ tu, những Tôi tớ của Kế hoạch Thiên Chúa; và một phong trào của giáo hội, được gọi là “Phong trào Đời sống Kitô giáo”, tất cả đều có chung một linh đạo.
Là một nhóm có sức lôi cuốn với sở trường thu hút giới trẻ, SCV đã thu hút rất nhiều ơn gọi và đặc biệt nổi tiếng trong giới trẻ, bị thu hút bởi cuộc sống khổ hạnh nghiêm ngặt, đào tạo trí tuệ và chiến đấu tinh thần, đôi khi mô tả lời kêu gọi của họ dưới góc độ chiến đấu như những người lính ưu tú trong Đội quân của Chúa.
Figari đã từ chức lãnh đạo của SCV vì lý do sức khoẻ vào năm 2010. Sau đó các báo cáo về hành vi sai trái bị cáo buộc đã bắt đầu xuất hiện.
Một cuộc điều tra đầy đủ về các khiếu nại chống lại Figari đã không được mở cho đến năm 2015, ngay sau khi các nhà báo người Peru Pedro Salinas, cựu thành viên của SCV, và Paola Ugaz xuất bản cuốn sách Half Monks, Half Soldiers ghi lại nhiều năm bị cáo buộc lạm dụng tình dục, thể chất và tâm lý bởi các thành viên của SCV.
Source:Crux