Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 22 mùa Thường niên năm A 31-8-2014
Mai Tá
17:23 22/08/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 22 mùa Thường niên năm A 31-8-2014
“Mới hay hương vị nhiệm màu,”
Môi chưa nhắp cạn, mạch sầu đã tuôn.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 16: 21-27
Hương vị nhiệm màu lâu nay, vẫn là vị hương sầu buồn, với người đời. Hương vị nhiệm màu ở nhà Đạo, mai ngày sẽ là vị hương vinh phúc thánh-sử tỏ bày ở trình-thuật vào ngày của Chúa, rất hôm nay
Trình thuật Lời Chúa hôm nay, thánh-sử Mát-thêu lại cũng đề-cập đến vinh/nhục – hoạ/phúc là do con người có biết hiện-thực lời Chúa dạy hay không, mà thôi.
Vinh/Nhục - Họa/Phúc: bốn ý từ, một thực tại. Thứ thực tại lưỡng nguyên, luôn diễn tả hai mặt đối xứng của cuộc đời. Một đời người có thể bắt đầu bằng Họa để rồi khết thúc bằng Phúc. Hoặc ngược lại. Nếp sống người đời vẫn cứ thế diễn tiến bằng những giờ phút thăng trầm, nhục/vinh – vinh/nhục.
Vào buổi kiểm trại ở Dã Châu, viên cai ngục phát giác ra có đến 6 phạm nhân vượt trại bị bắt và nhốt vào khu biệt giam, chờ ngày lãnh án hành hình. Đào thoát vượt trại, là vi phạm nặng nội quy; nên, hình phạt sẽ sớm được công bố và xử lý bằng những biện pháp tàn bạo.
Người ta bốc thăm tên tuổi nạn nhân, cùng lúc với các tử tù khác, đem đi hành tội. Đã có 12 người bị đưa đi xử lý bằng biện pháp phơi nắng, bắn bỏ. Đứng quan sát 12 bạn đồng cảnh đang hổn hển thở dốc, có tiếng nhỏ nhẹ, nhưng cũng đã lọt tai những người đang sống thân phận hiu hẩm. “Trời đâu, nay có thấu?”
Ai cũng nghe tiếng thở dài, nhưng không một ai có câu đáp trả. Vạn vật rơi vào chốm im ắng, lặng thinh. 12 xác phàm bắt đầu nổi cơn kinh giật, dãy dụa. Tìm khí trời hít thở. Lúc ấy, người bàng quan tiếp tục thị sát. Một lần nữa, lại có tiếng thở dài, lần này gấp hơn: “Trời đâu, nay có thấu?” Và, một câu khác phụ họa: “Ôi Lạy Chúa! Nay Ngài ở đâu?... Rõ ràng Ngài có mặt, ở đây mà!...”
Tiếng thở dài đây, chính là niềm tin mà Tin Mừng hôm nay đề cập đến. Đạo của Chúa là Đạo duy nhất trên thế giới, mang niềm xác tín tin rằng: Đức Chúa là Đấng mặc xác phàm loài người, có xương có thịt. Ngài chấp nhận khổ đau như người thường. Thậm chí, Ngài còn nối tiếp con Đường Ngài đi, bằng cách chấp nhận cái chết khổ nhục, là để vực dậy cuộc sống.
Quả là, con người đã thuần hóa mặt xấu của thập giá ngay khi biện luận rằng: hôm nay, tiếng xấu ấy vẫn dai dẳng trên thân xác người phàm. Cũng có lúc con người tự hỏi: giả như Giê-su Đức Chúa phải ngồi ghế điện chịu cuộc hành hình, thì ta có dám đeo mang hình thù ghế điện quanh cổ, hay không?
Nhưng, khi ta tìm cách thuần hóa thực chất của cuộc hành hình, mà Đức Kitô cam chịu tại Giêrusalem, thì bản chất của khổ đau nơi cuộc sống mỗi người, không thể bị thương-mại-hóa một cách trần tục và nhẹ nhàng, như thế được.
Tín hữu Đức Kitô, không thể đồng một ý nghĩa với các kẻ khổ dâm, mặt mày vẫn mỉm cười trơ trẽn, như thế được. Chúng ta không thể bị coi như đồng nghĩa với kẻ say sưa, yêu thích sự đau khổ. Trái lại, chúng ta là người chấp nhận khổ đau vì lý tưởng cao cả, mà thôi.
Ta được Đức Chúa mời gọi nhìn nhận các khổ đau của cuộc sống, như cơ hội, để một lòng trung kiên theo gương Ngài, mà đưa vai gánh chịu. Khổ và nhục, còn là cơ hội để ta đồng cảm với những người đang sống đau buồn, cùng một thế giới với ta. Điều này, nói dễ hơn làm.
Khi ta đồng cam chịu cực trong cuộc sống của riêng mình, thì lúc ấy, không dễ gì ta nhớ đến người khác, dù chỉ trong tư tưởng hay trong đầu, thôi. Tuy nhiên, nếu đặt đau khổ và cực hình vào bối cảnh chung của cuộc sống, để biết rằng ta không chỉ đau khổ một mình, thì bấy nhiêu thôi cũng đủ giúp ta nguôi ngoai, an ủi.
Đã từ lâu, ta được khuyến khích để hiểu rằng mọi đau khổ, cực hình vẫn có thể là cơ hội tốt, giúp ta trưởng thành trong yêu thương, đùm bọc. Nếu hiểu thập giá ta đang gánh vác, như trường lớp dạy ta biết về lòng yêu thương mặn nồng, thì như thế, là ta đã học được nhiều điều bổ ích về chính con người mình; và về Đức Chúa. Có như thế, ta mới có thể giúp kẻ khác gánh vác thập tự, họ đeo mang.
Tuy thế, gánh vác thập giá cùng khổ đau, không chỉ là mang lấy cho mình những đớn đau thể xác, khổ nhục cá nhân, dục tính hoặc cực hình, tinh thần hoặc cảm xúc, mà thôi. Đó có thể, là tự mình xẻ bớt các quà tặng cũng như tài năng mình vẫn có. San sẻ, cả tình yêu riêng biệt lẫn những xót thương hiền hòa.
Mỗi khi có quà tặng, ta luôn thấy có kèm theo đó, những gánh nặng và trọng trách phải thực hiện. Rập theo khuôn mẫu Đức Kitô đã làm, chúng ta được mời đến, để chia xớt những món quà trời cho, mà mình đang có, hầu san xẻ một cách dũng cảm với những ai đang cần hơn ta; dù cho có phải chia sẻ đến phút cuối, cuộc đời mình.
Ngày nay, nhiều người vẫn cứ than: hình ảnh về Chúa Mẹ của ta, thường bị bóp méo được đem ra như miếng kẹo dẻo rất ngọt, dễ ăn và dễ nuốt. Nhưng, Tin Mừng hôm nay cho thấy: mọi việc đều không phải như thế.
Bước theo vết chân mòn làm đồ đệ của Đức Chúa, không có nghĩa là chuyện ngon ăn, nhưng vẫn là “lưỡi dao” sắc cạnh, gây khổ đau, không ít.
Thế giới hôm nay, hẳn không có ơn gọi nào mang tính mời mọc khẩn thiết hơn, là lời mời chấp nhận khổ đau trong hành trình tin tưởng, trung kiên yêu thương và từ bỏ chính con người mình.
Trong lúc ta đón nhận vác khổ giá và theo chân Đức Chúa, ta không làm việc ấy một mình. Nếu để ý, sẽ thấy ngay việc đó và sẽ khiêm tốn đủ, để chấp nhận một cách đúng đắn rằng, Đức Kitô đang quanh quẩn bên ta. Ngài sẽ cùng với ta bước từng bước chân dù đi vào đường mòn khổ đau như ta. Có như thế, ta mới cảm thấy dễ chấp nhận khổ giá của mình.
Trong cảm-nghiệm những điều như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ đã ngâm dở, mà rằng:
“Mới hay phong-vị nhiềm-màu,
Môi chưa nhấp cạn, mạch sầu đã tuôn.
Ớ Địch ơi, lệ có nguồn,
Hãy chia bớt nửa nỗi buồn sang tôi.”
(Hàn Mặc Tử - Bến Hàn Giang)
Nhà thơ những muốn san sẻ nỗi buồn của người đời sang với mình. Sầu buồn sẻ san như thế, đã chắc gì làm vơi đi nỗi buồn sầu của người khác. Có sẻ san chăng, cũng nên san sẻ không chỉ nỗi buồn, mà cả niềm vui có Chúa dẫn dắt, có bạn đạo thân thương cùng trải-nghiệm đỡ nâng, mới thật đúng.
Mong rằng Vinh/nhục – Hoạ/Phúc ở đời, sẽ là cơ-duyên để mọi người sẻ san mãi khôn nguôi, suốt đời người. Thế mới đúng.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
“Mới hay hương vị nhiệm màu,”
Môi chưa nhắp cạn, mạch sầu đã tuôn.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 16: 21-27
Hương vị nhiệm màu lâu nay, vẫn là vị hương sầu buồn, với người đời. Hương vị nhiệm màu ở nhà Đạo, mai ngày sẽ là vị hương vinh phúc thánh-sử tỏ bày ở trình-thuật vào ngày của Chúa, rất hôm nay
Trình thuật Lời Chúa hôm nay, thánh-sử Mát-thêu lại cũng đề-cập đến vinh/nhục – hoạ/phúc là do con người có biết hiện-thực lời Chúa dạy hay không, mà thôi.
Vinh/Nhục - Họa/Phúc: bốn ý từ, một thực tại. Thứ thực tại lưỡng nguyên, luôn diễn tả hai mặt đối xứng của cuộc đời. Một đời người có thể bắt đầu bằng Họa để rồi khết thúc bằng Phúc. Hoặc ngược lại. Nếp sống người đời vẫn cứ thế diễn tiến bằng những giờ phút thăng trầm, nhục/vinh – vinh/nhục.
Vào buổi kiểm trại ở Dã Châu, viên cai ngục phát giác ra có đến 6 phạm nhân vượt trại bị bắt và nhốt vào khu biệt giam, chờ ngày lãnh án hành hình. Đào thoát vượt trại, là vi phạm nặng nội quy; nên, hình phạt sẽ sớm được công bố và xử lý bằng những biện pháp tàn bạo.
Người ta bốc thăm tên tuổi nạn nhân, cùng lúc với các tử tù khác, đem đi hành tội. Đã có 12 người bị đưa đi xử lý bằng biện pháp phơi nắng, bắn bỏ. Đứng quan sát 12 bạn đồng cảnh đang hổn hển thở dốc, có tiếng nhỏ nhẹ, nhưng cũng đã lọt tai những người đang sống thân phận hiu hẩm. “Trời đâu, nay có thấu?”
Ai cũng nghe tiếng thở dài, nhưng không một ai có câu đáp trả. Vạn vật rơi vào chốm im ắng, lặng thinh. 12 xác phàm bắt đầu nổi cơn kinh giật, dãy dụa. Tìm khí trời hít thở. Lúc ấy, người bàng quan tiếp tục thị sát. Một lần nữa, lại có tiếng thở dài, lần này gấp hơn: “Trời đâu, nay có thấu?” Và, một câu khác phụ họa: “Ôi Lạy Chúa! Nay Ngài ở đâu?... Rõ ràng Ngài có mặt, ở đây mà!...”
Tiếng thở dài đây, chính là niềm tin mà Tin Mừng hôm nay đề cập đến. Đạo của Chúa là Đạo duy nhất trên thế giới, mang niềm xác tín tin rằng: Đức Chúa là Đấng mặc xác phàm loài người, có xương có thịt. Ngài chấp nhận khổ đau như người thường. Thậm chí, Ngài còn nối tiếp con Đường Ngài đi, bằng cách chấp nhận cái chết khổ nhục, là để vực dậy cuộc sống.
Quả là, con người đã thuần hóa mặt xấu của thập giá ngay khi biện luận rằng: hôm nay, tiếng xấu ấy vẫn dai dẳng trên thân xác người phàm. Cũng có lúc con người tự hỏi: giả như Giê-su Đức Chúa phải ngồi ghế điện chịu cuộc hành hình, thì ta có dám đeo mang hình thù ghế điện quanh cổ, hay không?
Nhưng, khi ta tìm cách thuần hóa thực chất của cuộc hành hình, mà Đức Kitô cam chịu tại Giêrusalem, thì bản chất của khổ đau nơi cuộc sống mỗi người, không thể bị thương-mại-hóa một cách trần tục và nhẹ nhàng, như thế được.
Tín hữu Đức Kitô, không thể đồng một ý nghĩa với các kẻ khổ dâm, mặt mày vẫn mỉm cười trơ trẽn, như thế được. Chúng ta không thể bị coi như đồng nghĩa với kẻ say sưa, yêu thích sự đau khổ. Trái lại, chúng ta là người chấp nhận khổ đau vì lý tưởng cao cả, mà thôi.
Ta được Đức Chúa mời gọi nhìn nhận các khổ đau của cuộc sống, như cơ hội, để một lòng trung kiên theo gương Ngài, mà đưa vai gánh chịu. Khổ và nhục, còn là cơ hội để ta đồng cảm với những người đang sống đau buồn, cùng một thế giới với ta. Điều này, nói dễ hơn làm.
Khi ta đồng cam chịu cực trong cuộc sống của riêng mình, thì lúc ấy, không dễ gì ta nhớ đến người khác, dù chỉ trong tư tưởng hay trong đầu, thôi. Tuy nhiên, nếu đặt đau khổ và cực hình vào bối cảnh chung của cuộc sống, để biết rằng ta không chỉ đau khổ một mình, thì bấy nhiêu thôi cũng đủ giúp ta nguôi ngoai, an ủi.
Đã từ lâu, ta được khuyến khích để hiểu rằng mọi đau khổ, cực hình vẫn có thể là cơ hội tốt, giúp ta trưởng thành trong yêu thương, đùm bọc. Nếu hiểu thập giá ta đang gánh vác, như trường lớp dạy ta biết về lòng yêu thương mặn nồng, thì như thế, là ta đã học được nhiều điều bổ ích về chính con người mình; và về Đức Chúa. Có như thế, ta mới có thể giúp kẻ khác gánh vác thập tự, họ đeo mang.
Tuy thế, gánh vác thập giá cùng khổ đau, không chỉ là mang lấy cho mình những đớn đau thể xác, khổ nhục cá nhân, dục tính hoặc cực hình, tinh thần hoặc cảm xúc, mà thôi. Đó có thể, là tự mình xẻ bớt các quà tặng cũng như tài năng mình vẫn có. San sẻ, cả tình yêu riêng biệt lẫn những xót thương hiền hòa.
Mỗi khi có quà tặng, ta luôn thấy có kèm theo đó, những gánh nặng và trọng trách phải thực hiện. Rập theo khuôn mẫu Đức Kitô đã làm, chúng ta được mời đến, để chia xớt những món quà trời cho, mà mình đang có, hầu san xẻ một cách dũng cảm với những ai đang cần hơn ta; dù cho có phải chia sẻ đến phút cuối, cuộc đời mình.
Ngày nay, nhiều người vẫn cứ than: hình ảnh về Chúa Mẹ của ta, thường bị bóp méo được đem ra như miếng kẹo dẻo rất ngọt, dễ ăn và dễ nuốt. Nhưng, Tin Mừng hôm nay cho thấy: mọi việc đều không phải như thế.
Bước theo vết chân mòn làm đồ đệ của Đức Chúa, không có nghĩa là chuyện ngon ăn, nhưng vẫn là “lưỡi dao” sắc cạnh, gây khổ đau, không ít.
Thế giới hôm nay, hẳn không có ơn gọi nào mang tính mời mọc khẩn thiết hơn, là lời mời chấp nhận khổ đau trong hành trình tin tưởng, trung kiên yêu thương và từ bỏ chính con người mình.
Trong lúc ta đón nhận vác khổ giá và theo chân Đức Chúa, ta không làm việc ấy một mình. Nếu để ý, sẽ thấy ngay việc đó và sẽ khiêm tốn đủ, để chấp nhận một cách đúng đắn rằng, Đức Kitô đang quanh quẩn bên ta. Ngài sẽ cùng với ta bước từng bước chân dù đi vào đường mòn khổ đau như ta. Có như thế, ta mới cảm thấy dễ chấp nhận khổ giá của mình.
Trong cảm-nghiệm những điều như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ đã ngâm dở, mà rằng:
“Mới hay phong-vị nhiềm-màu,
Môi chưa nhấp cạn, mạch sầu đã tuôn.
Ớ Địch ơi, lệ có nguồn,
Hãy chia bớt nửa nỗi buồn sang tôi.”
(Hàn Mặc Tử - Bến Hàn Giang)
Nhà thơ những muốn san sẻ nỗi buồn của người đời sang với mình. Sầu buồn sẻ san như thế, đã chắc gì làm vơi đi nỗi buồn sầu của người khác. Có sẻ san chăng, cũng nên san sẻ không chỉ nỗi buồn, mà cả niềm vui có Chúa dẫn dắt, có bạn đạo thân thương cùng trải-nghiệm đỡ nâng, mới thật đúng.
Mong rằng Vinh/nhục – Hoạ/Phúc ở đời, sẽ là cơ-duyên để mọi người sẻ san mãi khôn nguôi, suốt đời người. Thế mới đúng.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị Giáo Hoàng của những cái nhất
Vũ Văn An
17:02 22/08/2014
Lễ Thánh Piô X năm nay, 21 tháng Tám, có điều đặc biệt, vì năm nay kỷ niệm đúng 100 năm ngày sinh vào nước trời của ngài.
Thực vậy, ngài qua đời vì nhồi máu cơ tim vào ngày 20 tháng Tám, năm 1914, đúng một trăm năm nay. Ngày ngài qua đời cũng là ngày quân đội Đức tiến vào Bỉ, khởi đầu cho một thế chiến đẫm máu với 9 triệu binh sĩ thiệt mạng và hơn 7 triệu thường dân chết oan. Thực ra cuộc chiến tranh này đã bắt đầu trước đó với việc người thanh niên tên Princip của Sarajevo ám sát đại quân công Ferdinand của Áo ngày 28 tháng Bẩy.
Có thể nói Đức Piô X là vị giáo hoàng đầu tiên đau cái đau của một thế chiến. Nhiều người cho rằng dù đang bệnh nặng, ngài cũng đã hết sức cố gắng vận động để thế chiến đừng xẩy ra. Việc này đã gia tốc cơn bệnh hiểm nghèo mà ngài mắc phải hôm 15 tháng Tám, năm 1914 khiến ngài lên cơn nhồi máu cơ tim và qua đời rất nhanh sau đó mấy ngày.
Có lẽ cảm nhận được cái đau này, vị kế nhiệm và là người vốn phục vụ dưới triều đại ngài là Đức Piô XII, một giáo hoàng khác của thế chiến, Thế Chiến thứ II, đã hết sức đẩy nhanh diễn trình phong chân phúc cho ngài năm 1951 và 3 năm sau, phong hiển thánh cho ngài năm 1954, biến ngài thành vị giáo hoàng thứ nhất của thế kỷ 20 và cũng là vị giáo hoàng thứ nhất được phong hiển thánh kể từ Thánh Giáo Hoàng Piô V năm 1712. Không may mắn như ngài, vị kế nhiệm sau này, tức đức Piô XII, vướng phải một thế lực kinh tài khủng khiếp nhất thế giới nên cho đến nay vẫn chưa được phong chân phúc, dù hết sức xứng đáng.
Ngoài cái nhất trên đây, Đức Piô X còn có nhiều cái nhất khác. Nhiều người cho rằng Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên từ khước không đeo thánh giá ngực bằng vàng dù là trong lễ đăng quang. Điều này không đúng, vinh dự đó là của Đức Piô X. Thực vậy, ngày đăng quang, ngài vẫn đeo cây thánh giá ngực bằng kim loại mạ vàng hết sức tầm thường. Bị các phụ tá phản đối, ngài bảo đó là cây thánh giá ngài vẫn mang từ lúc còn ở Mantua, giáo phận đầu tiên của ngài, ngài không có cây thánh giá nào khác. Câu ngài thường nói với mọi người: "tôi sinh ra nghèo, tôi sống nghèo và tôi sẽ chết nghèo" được ngài thi hành hoàn toàn theo nghĩa đen.
Và ngài giữ trọn sự thật của câu nói ấy bằng cách để lại di chúc nói rằng ngài có sao, chôn ngài như vậy, như một người nghèo, không moi ruột, không ướp xác như thói quen của các vua chúa, giáo hoàng sang trọng xưa nay. Ngài là vị giáo hoàng thứ nhất được chôn xác theo kiểu này.
Ngài cũng là vị giáo hoàng thứ nhất bãi bỏ quyền phủ quyết của thế quyền đối với việc bầu giáo hoàng. Óai oăm một điều: bản thân ngài nhờ cái quyền phủ quyết này mà được bầu làm giáo hoàng. Thực thế, khi Đức Lêô XIII qua đời năm 1903, ai cũng tin chắc quốc vụ khanh của ngài là Đức Hồng Rampolla sẽ được bầu kế vị. Mà đúng vậy, vòng phiếu đầu vị này được 24 phiếu, trong khi Đức HY Sarto thân yêu của chúng ta, dù cũng rất nổi tiếng về đạo đức và tài huớng dẫn mục vụ, chỉ được 5 phiếu, 17 phiếu kia là của một vị Hồng Y khác. Thấy thế, Đức HY Kosielsko của Ba Lan, nhân danh hoàng đế Franz-Joseph của đế quốc Áo Hung, đã phủ quyết số phiếu này.
Việc phủ quyết trên làm các Hồng Y cử tri “bừng tỉnh” cơn mê chính trị, vốn khá nặng dưới thời Đức Lêô XIII, để “sentire cum ecclesia”, cùng cảm thức với Giáo Hội lúc ấy muốn có một vị giáo hoàng mục vụ, biết chăm lo cuộc sống bên trong cho Giáo Hội. Ta thấy bầu khí ấy sao giống bầu khí của ta bây giờ đến thế, vì năm 2013, khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, cảm thức của Giáo Hội cũng y hệt như vậy và ta có Đức Phanxicô. Tạ ơn Chúa! Vị Hồng Y ăn khớp với cảm thức lúc ấy không ai khác ngoài thượng phụ Venise, tức đức Hồng Y Sarto của chúng ta. Đến vòng phiếu thứ 5, ngài được 50 phiếu, quá đủ để lên ngôi giáo hoàng, lấy hiệu Piô X.
Ngài không làm Giáo Hội thất vọng. Việc đầu tiên là ngài bãi bỏ quyền phủ quyết của thế quyền trong việc bầu giáo hoàng, để giáo hoàng từ nay là của riêng Giáo Hội. Bởi Giáo Hội mới là mục tiêu phuc vụ của giáo hoàng.
Với khẩu hiệu Khôi Phục Mọi Sự Trong Chúa Kitô, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên lo soạn thảo Bộ Giáo Luật cho toàn thể Giáo Hội, bộ giáo luật thứ nhất, bằng cách thiết lập một ủy ban soạn thảo, thu thập mọi khoản luật vốn rải rác trong Giáo Hội từ bao thế kỷ trước. Bộ Giáo Luật này mãi năm 1917 mới được Đức Bênêđíctô XV công bố. Nhưng vị giáo hoàng này và vị kế nhiệm sau đó là Piô XII vốn là thành viên của Ủy Ban soạn thảo kia.
Đức Piô X cũng là vị giáo hoàng thứ nhất sống hòa mình với người chung quanh. Đức Phanxicô thường được người ta coi là vị giáo hoàng đầu tiên dùng bữa hàng ngày với bằng hữu và người hợp tác gần gũi. Nhưng thực ra, một lần nữa, cái vinh dự này là của Đức Piô X: ngài không chịu dùng bữa một mình, luôn có bạn hữu cùng dùng.
Nhưng có lẽ cái nhất đáng lưu ý nhất của ngài là đã thay đổi toàn diện quan điểm của Giáo Hội về Thánh Thể. Chính vì thế, khi phong chân phúc cho ngài, Đức Piô XII gọi ngài là Giáo Hoàng của Thánh Thể. Thực vậy, ngài là vị giáo hoàng thứ nhất cổ vũ việc năng rước lễ và rước lễ hàng ngày và ngài là vị giáo hoàng thứ nhất hạ thấp tuổi rước lễ lần đầu cho trẻ em xuống 7 tuổi. Đối với ngài, rước lễ không phải là phần thưởng chỉ dành cho những người thánh thiện mà là của nuôi dưỡng cho tất cả những ai đang đấu tranh sống cuộc sống Kitô hữu của mình. Điều này rất có vang dội vào lúc này, ở thời ta, lúc Giáo Hội đang tìm cách giúp những người Công Giáo ly dị và tái hôn có thể được rước lễ: Giáo Hội hết còn coi họ là những kẻ tội lỗi cần trừng phạt mà là những nạn nhân đáng thương.
Trong những cái đáng thương nhất của họ là không được rước lễ. Chúng ta vừa được nghe nguyện vọng tha thiết của cha Miguel F. d’Escoto Brockmann, cựu bộ trưởng ngoại giao Nicaragua, và từng là chủ tịch Đại Hội Đồng LHQ khóa họp năm 2008: chính vì tham gia chính trị, cha bị huyền chức không được cử hành thánh lễ cả 30 năm nay. Nay đã 80 tuổi, gần đất xa trời, nguyện vọng duy nhất của ngài là được cử hành Thánh Lễ trước khi chết. Trước nguyện vọng tha thiết đó, Đức Phanxicô đã tha vạ cho ngài! Ngài tha thiết cử hành thánh lễ thế nào, thì những người Công Giáo ly dị và tái hôn cũng tha thiết được rước lễ như thế vì đó là của nuôi dưỡng giúp họ chiến đấu sống cuộc sống Kitô hữu của họ. Nguyện vọng tha thiết này đang là một trong các chủ đề nóng bỏng nhất của THĐ giám mục bất thường sắp tới cũng như của THĐ giám mục bình thường năm tới.
Quan điểm coi Thánh Thể như của nuôi dưỡng này cũng đã mở đường cho cái hiểu Thánh Lễ như một bữa ăn chung sẽ được Vatican II khai triển sau này với cuộc canh tân Phụng Vụ xây dựng trên hai ý niệm nền tảng: bàn ăn Thánh Thể và Bàn ăn Lời Chúa.
Đức Piô X, tóm lại, là một vị Giáo Hoàng đi tiên phong trong rất nhiều phương diện. Nói tới Giáo Hội Việt Nam, ngài là vị giáo hoàng thứ hai (vị thứ nhất là Đức Lêô XIII, năm 1900) đặt Giáo Hội này lên bản đồ thế giới Công Giáo hai lần nữa: năm 1906, ngài phong chân phúc cho 8 vị tử đạo Việt Nam và năm 1909, ngài phong thêm 20 vị nữa, trong đó có hai chân phúc Anrê Nam Thuông (hay Anrê Nguyễn Kim Thông) và Annê Đê (hay Annê Lê Thị Thành).
Trước khi kết thúc, thiết tưởng nên nói mấy lời về một khía cạnh gây tranh cãi của Thánh Piô X, nhất là đối với thời nay. Đó là công trình diệt trừ thuyết duy hiện đại của ngài. Công trình này được ngài dồn hết tâm trí vào thực hiện với một lòng say mê đến độ theo sách tiên tri Malaki, tên của ngài là Ignis Ardens: ngọn lửa bừng bừng! Sự bừng bừng này khiến ngài dùng mọi phương thế có thể có để loại bỏ học thuyết này: không những ngài dùng các phương thế quen dùng của một vị giáo hoàng là ban hành hàng chục văn kiện nhất là sắc chỉ Lamentabili Sane Exitu (xin tạm dịch: quả là một lệch lạc đáng trách) chính thức kết án 65 đề xuất duy hiện đại hay duy tương đối liên quan tới bản chất Giáo Hội, mạc khải, giải thích Thánh Kinh, các bí tích và thần tính Chúa Kitô. Và thông điệp Pascendi Dominici Gregis (Nuôi Dưỡng Đoàn Chiên của Chúa) trong đó ngài gọi thuyết duy hiện đại là “tổng hợp mọi lạc giáo”. Ngài còn bắt các giáo sĩ tuyên lời thề chống lại thuyết này và nhất là ngài dùng cả một phương pháp không chính thống chút nào đối với một vị giáo hoàng là khuyến khích việc thành lập và các cố gắng của Liên Đoàn Piô V (Sodalium Pianum), một hệ thống thực sự nhằm mách lẻo những người theo thuyết duy hiện đại, chuyên rình mò nhằm kết án họ lạc giáo dựa trên những chứng cớ yếu ớt nhất.
Chiến dịch chống thuyết duy hiện đại trên do Đức Cha Umberto Benigni thuộc Phân Bộ Bất Thường Sự Vụ của Phủ Quốc Vụ Khanh phụ trách, chuyên phân phối các ấn phẩm tuyên truyền chống duy hiện đại và thu thập tin tức “các tội phạm”. Đức Cha Benigni hoạt động dưới mật danh, chính Đức Piô X cũng được họ gọi là Mama.
Điều ấy cho thấy thái độ của Đức Piô X đối với thuyết duy hiện đại là bất khoan nhượng. Ngài có tiếng là người nhân ái, nhưng, theo một tác giả, khi có người khuyên ngài nên cảm thương các tội phạm duy hiện đại, ngài trả lời: “họ muốn được đối đãi với dầu thơm, xà bông và mơn trớn. Nhưng họ nên được đánh bằng những cú đấm. Trong một cuộc đấu tay đôi, bạn không đếm hay đo các cú đấm, bạn chỉ đánh bao nhiêu có thể”.
Thời ta, tác phong trên của Thánh Piô X khó có thể được chấp nhận. Nhưng người thời ngài, không ai nặng lời phê phán. Trái lại, lòng sùng kính ngài chỉ có tăng sau ngày ngài băng hà. Thực vậy, ngay năm 1916, đã có người gọi ngài là “Thánh cả”, khách hành hương đứng chật lối vào hầm mộ ngài đến nỗi phải đặt một cây thánh giá nhỏ bằng kim loại ở nền nhà thờ Thánh Phêrô với hàng chữ ghi: Đức GH Piô X, để tín hữu qùy ngay phía trên mộ ngài. Các thánh lễ liên tục được cử hành tại mộ ngài cho tới năm 1930. Năm 1923, một đài kỷ niệm ngài đã được dựng trong Nhà Thờ Thánh Phêrô. Năm 1944, quan tài của ngài được khai quật, ai cũng ngạc nhiên khi thấy xác ngài vẫn còn tươm tất dù không được ướp như các vị giáo hoàng khác. Do đó, đã được trưng bày cho tín hữu kính viếng trong 45 ngày, sau đó mới đặt lại vào mộ. Rất nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của Đức Piô X cả trước và sau khi ngài đã được phong thánh.
Điều ấy khiến ta nghĩ rằng lòng đạo đức bản thân của Đức Piô X đã đền bù mọi thiếu sót có thể có của ngài. Một đấng thánh vẫn có thể có sai lầm, nhưng nếu là đấng thánh thật, thì sai lầm ấy được người ta dành cho thứ mà người Anh vốn gọi là benefit of doubt, điều mà Đức Phanxicô hiện nay đang được hưởng ê hề. Benefit of doubt là không kết tội ai vì thiếu bằng chứng, vì không bắt được quả tang hay đơn thuần vì tin thế giá của người này và nhận là mình hoài nghi chứ không phải vị này đáng hoài nghi.
Xa hơn chút nữa, ta có thể cho rằng tác phong của Thánh Piô X phản ảnh “sensus fidei” hay cảm thức đức tin thời ngài. Như tài liệu của Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế gần đây, đã được chuyển sang tiếng Việt và đăng tải trên Vietcatholic, cảm thức giống như một bản năng, không hẳn lấy luận lý mà giải thích được, nó là thứ tri giác nguyên khởi khi ta đụng tới một đối tượng, chưa bị lệch lạc bởi phán đoán (tri thức là một phán đoán). Nói cách khác, nó là một trực giác, một cảm nghiệm trực tiếp cận kề, thấy mà như không thấy, không hiểu, không diễn tả được, nhưng nó vẫn có đó, có thực. Bản thân người viết thích nghe bài hát của Trịnh Lam gần đây, có câu khởi đầu là “Maria Mẹ, Mẹ Đang Ở Đâu…” bằng tiếng Việt nhưng duyên dáng ở chỗ nối hai vần “ng” của chữ “đang” qua chữ “ở” thành “ngở đâu”, đúng điệu thế hệ thứ hai người Việt trên đất Mỹ. Và Trịnh Lam rất tự nhiên nhẩy từ tiếng Việt qua tiếng Anh không một chút sượng sùng do dự, tự nhiên như một nối dài giữa hai nền văn hóa quen thuộc, để trả lời một cách xác tín bằng tiếng Anh rằng: “Somehow I know you are still there” (Dẫu sao con biết Mẹ vẫn ở quanh đâu đây). Chữ “Somehow” (dẫu sao) này chính là cảm thức đức tin. Anh ta không thể nói được bằng lời làm sao anh biết được như vậy. Có thể đó cũng là cái “somehow” của Đức Piô X và người đồng thời của ngài.
Chỉ mong sao chúng ta luôn “sentire cum Ecclesia”: luận lý không nhất thiết nói hết được đức tin của ta. Đừng ngại ngần khi đứng về phía Giáo Hội. Vì như Đức Phanxicô nhấn mạnh và được mục sư Traettino, vị mục sư nổi tiếng ở Caserta Ý Đại Lợi, nhắc lại, sự thật của ta không phải là sự thật luận lý, triết học, siêu hình, kinh tế, xã hội hay chính trị gì cả, sự thật của ta là một con người, đó là Chúa Kitô. Điều gì dẫn tới Chúa Kitô, điều ấy là sự thật. Còn có định chế nào dẫn ta tới Chúa Kitô bằng Giáo Hội?
Thực vậy, ngài qua đời vì nhồi máu cơ tim vào ngày 20 tháng Tám, năm 1914, đúng một trăm năm nay. Ngày ngài qua đời cũng là ngày quân đội Đức tiến vào Bỉ, khởi đầu cho một thế chiến đẫm máu với 9 triệu binh sĩ thiệt mạng và hơn 7 triệu thường dân chết oan. Thực ra cuộc chiến tranh này đã bắt đầu trước đó với việc người thanh niên tên Princip của Sarajevo ám sát đại quân công Ferdinand của Áo ngày 28 tháng Bẩy.
Có thể nói Đức Piô X là vị giáo hoàng đầu tiên đau cái đau của một thế chiến. Nhiều người cho rằng dù đang bệnh nặng, ngài cũng đã hết sức cố gắng vận động để thế chiến đừng xẩy ra. Việc này đã gia tốc cơn bệnh hiểm nghèo mà ngài mắc phải hôm 15 tháng Tám, năm 1914 khiến ngài lên cơn nhồi máu cơ tim và qua đời rất nhanh sau đó mấy ngày.
Có lẽ cảm nhận được cái đau này, vị kế nhiệm và là người vốn phục vụ dưới triều đại ngài là Đức Piô XII, một giáo hoàng khác của thế chiến, Thế Chiến thứ II, đã hết sức đẩy nhanh diễn trình phong chân phúc cho ngài năm 1951 và 3 năm sau, phong hiển thánh cho ngài năm 1954, biến ngài thành vị giáo hoàng thứ nhất của thế kỷ 20 và cũng là vị giáo hoàng thứ nhất được phong hiển thánh kể từ Thánh Giáo Hoàng Piô V năm 1712. Không may mắn như ngài, vị kế nhiệm sau này, tức đức Piô XII, vướng phải một thế lực kinh tài khủng khiếp nhất thế giới nên cho đến nay vẫn chưa được phong chân phúc, dù hết sức xứng đáng.
Ngoài cái nhất trên đây, Đức Piô X còn có nhiều cái nhất khác. Nhiều người cho rằng Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên từ khước không đeo thánh giá ngực bằng vàng dù là trong lễ đăng quang. Điều này không đúng, vinh dự đó là của Đức Piô X. Thực vậy, ngày đăng quang, ngài vẫn đeo cây thánh giá ngực bằng kim loại mạ vàng hết sức tầm thường. Bị các phụ tá phản đối, ngài bảo đó là cây thánh giá ngài vẫn mang từ lúc còn ở Mantua, giáo phận đầu tiên của ngài, ngài không có cây thánh giá nào khác. Câu ngài thường nói với mọi người: "tôi sinh ra nghèo, tôi sống nghèo và tôi sẽ chết nghèo" được ngài thi hành hoàn toàn theo nghĩa đen.
Và ngài giữ trọn sự thật của câu nói ấy bằng cách để lại di chúc nói rằng ngài có sao, chôn ngài như vậy, như một người nghèo, không moi ruột, không ướp xác như thói quen của các vua chúa, giáo hoàng sang trọng xưa nay. Ngài là vị giáo hoàng thứ nhất được chôn xác theo kiểu này.
Ngài cũng là vị giáo hoàng thứ nhất bãi bỏ quyền phủ quyết của thế quyền đối với việc bầu giáo hoàng. Óai oăm một điều: bản thân ngài nhờ cái quyền phủ quyết này mà được bầu làm giáo hoàng. Thực thế, khi Đức Lêô XIII qua đời năm 1903, ai cũng tin chắc quốc vụ khanh của ngài là Đức Hồng Rampolla sẽ được bầu kế vị. Mà đúng vậy, vòng phiếu đầu vị này được 24 phiếu, trong khi Đức HY Sarto thân yêu của chúng ta, dù cũng rất nổi tiếng về đạo đức và tài huớng dẫn mục vụ, chỉ được 5 phiếu, 17 phiếu kia là của một vị Hồng Y khác. Thấy thế, Đức HY Kosielsko của Ba Lan, nhân danh hoàng đế Franz-Joseph của đế quốc Áo Hung, đã phủ quyết số phiếu này.
Việc phủ quyết trên làm các Hồng Y cử tri “bừng tỉnh” cơn mê chính trị, vốn khá nặng dưới thời Đức Lêô XIII, để “sentire cum ecclesia”, cùng cảm thức với Giáo Hội lúc ấy muốn có một vị giáo hoàng mục vụ, biết chăm lo cuộc sống bên trong cho Giáo Hội. Ta thấy bầu khí ấy sao giống bầu khí của ta bây giờ đến thế, vì năm 2013, khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, cảm thức của Giáo Hội cũng y hệt như vậy và ta có Đức Phanxicô. Tạ ơn Chúa! Vị Hồng Y ăn khớp với cảm thức lúc ấy không ai khác ngoài thượng phụ Venise, tức đức Hồng Y Sarto của chúng ta. Đến vòng phiếu thứ 5, ngài được 50 phiếu, quá đủ để lên ngôi giáo hoàng, lấy hiệu Piô X.
Ngài không làm Giáo Hội thất vọng. Việc đầu tiên là ngài bãi bỏ quyền phủ quyết của thế quyền trong việc bầu giáo hoàng, để giáo hoàng từ nay là của riêng Giáo Hội. Bởi Giáo Hội mới là mục tiêu phuc vụ của giáo hoàng.
Với khẩu hiệu Khôi Phục Mọi Sự Trong Chúa Kitô, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên lo soạn thảo Bộ Giáo Luật cho toàn thể Giáo Hội, bộ giáo luật thứ nhất, bằng cách thiết lập một ủy ban soạn thảo, thu thập mọi khoản luật vốn rải rác trong Giáo Hội từ bao thế kỷ trước. Bộ Giáo Luật này mãi năm 1917 mới được Đức Bênêđíctô XV công bố. Nhưng vị giáo hoàng này và vị kế nhiệm sau đó là Piô XII vốn là thành viên của Ủy Ban soạn thảo kia.
Đức Piô X cũng là vị giáo hoàng thứ nhất sống hòa mình với người chung quanh. Đức Phanxicô thường được người ta coi là vị giáo hoàng đầu tiên dùng bữa hàng ngày với bằng hữu và người hợp tác gần gũi. Nhưng thực ra, một lần nữa, cái vinh dự này là của Đức Piô X: ngài không chịu dùng bữa một mình, luôn có bạn hữu cùng dùng.
Nhưng có lẽ cái nhất đáng lưu ý nhất của ngài là đã thay đổi toàn diện quan điểm của Giáo Hội về Thánh Thể. Chính vì thế, khi phong chân phúc cho ngài, Đức Piô XII gọi ngài là Giáo Hoàng của Thánh Thể. Thực vậy, ngài là vị giáo hoàng thứ nhất cổ vũ việc năng rước lễ và rước lễ hàng ngày và ngài là vị giáo hoàng thứ nhất hạ thấp tuổi rước lễ lần đầu cho trẻ em xuống 7 tuổi. Đối với ngài, rước lễ không phải là phần thưởng chỉ dành cho những người thánh thiện mà là của nuôi dưỡng cho tất cả những ai đang đấu tranh sống cuộc sống Kitô hữu của mình. Điều này rất có vang dội vào lúc này, ở thời ta, lúc Giáo Hội đang tìm cách giúp những người Công Giáo ly dị và tái hôn có thể được rước lễ: Giáo Hội hết còn coi họ là những kẻ tội lỗi cần trừng phạt mà là những nạn nhân đáng thương.
Trong những cái đáng thương nhất của họ là không được rước lễ. Chúng ta vừa được nghe nguyện vọng tha thiết của cha Miguel F. d’Escoto Brockmann, cựu bộ trưởng ngoại giao Nicaragua, và từng là chủ tịch Đại Hội Đồng LHQ khóa họp năm 2008: chính vì tham gia chính trị, cha bị huyền chức không được cử hành thánh lễ cả 30 năm nay. Nay đã 80 tuổi, gần đất xa trời, nguyện vọng duy nhất của ngài là được cử hành Thánh Lễ trước khi chết. Trước nguyện vọng tha thiết đó, Đức Phanxicô đã tha vạ cho ngài! Ngài tha thiết cử hành thánh lễ thế nào, thì những người Công Giáo ly dị và tái hôn cũng tha thiết được rước lễ như thế vì đó là của nuôi dưỡng giúp họ chiến đấu sống cuộc sống Kitô hữu của họ. Nguyện vọng tha thiết này đang là một trong các chủ đề nóng bỏng nhất của THĐ giám mục bất thường sắp tới cũng như của THĐ giám mục bình thường năm tới.
Quan điểm coi Thánh Thể như của nuôi dưỡng này cũng đã mở đường cho cái hiểu Thánh Lễ như một bữa ăn chung sẽ được Vatican II khai triển sau này với cuộc canh tân Phụng Vụ xây dựng trên hai ý niệm nền tảng: bàn ăn Thánh Thể và Bàn ăn Lời Chúa.
Đức Piô X, tóm lại, là một vị Giáo Hoàng đi tiên phong trong rất nhiều phương diện. Nói tới Giáo Hội Việt Nam, ngài là vị giáo hoàng thứ hai (vị thứ nhất là Đức Lêô XIII, năm 1900) đặt Giáo Hội này lên bản đồ thế giới Công Giáo hai lần nữa: năm 1906, ngài phong chân phúc cho 8 vị tử đạo Việt Nam và năm 1909, ngài phong thêm 20 vị nữa, trong đó có hai chân phúc Anrê Nam Thuông (hay Anrê Nguyễn Kim Thông) và Annê Đê (hay Annê Lê Thị Thành).
Trước khi kết thúc, thiết tưởng nên nói mấy lời về một khía cạnh gây tranh cãi của Thánh Piô X, nhất là đối với thời nay. Đó là công trình diệt trừ thuyết duy hiện đại của ngài. Công trình này được ngài dồn hết tâm trí vào thực hiện với một lòng say mê đến độ theo sách tiên tri Malaki, tên của ngài là Ignis Ardens: ngọn lửa bừng bừng! Sự bừng bừng này khiến ngài dùng mọi phương thế có thể có để loại bỏ học thuyết này: không những ngài dùng các phương thế quen dùng của một vị giáo hoàng là ban hành hàng chục văn kiện nhất là sắc chỉ Lamentabili Sane Exitu (xin tạm dịch: quả là một lệch lạc đáng trách) chính thức kết án 65 đề xuất duy hiện đại hay duy tương đối liên quan tới bản chất Giáo Hội, mạc khải, giải thích Thánh Kinh, các bí tích và thần tính Chúa Kitô. Và thông điệp Pascendi Dominici Gregis (Nuôi Dưỡng Đoàn Chiên của Chúa) trong đó ngài gọi thuyết duy hiện đại là “tổng hợp mọi lạc giáo”. Ngài còn bắt các giáo sĩ tuyên lời thề chống lại thuyết này và nhất là ngài dùng cả một phương pháp không chính thống chút nào đối với một vị giáo hoàng là khuyến khích việc thành lập và các cố gắng của Liên Đoàn Piô V (Sodalium Pianum), một hệ thống thực sự nhằm mách lẻo những người theo thuyết duy hiện đại, chuyên rình mò nhằm kết án họ lạc giáo dựa trên những chứng cớ yếu ớt nhất.
Chiến dịch chống thuyết duy hiện đại trên do Đức Cha Umberto Benigni thuộc Phân Bộ Bất Thường Sự Vụ của Phủ Quốc Vụ Khanh phụ trách, chuyên phân phối các ấn phẩm tuyên truyền chống duy hiện đại và thu thập tin tức “các tội phạm”. Đức Cha Benigni hoạt động dưới mật danh, chính Đức Piô X cũng được họ gọi là Mama.
Điều ấy cho thấy thái độ của Đức Piô X đối với thuyết duy hiện đại là bất khoan nhượng. Ngài có tiếng là người nhân ái, nhưng, theo một tác giả, khi có người khuyên ngài nên cảm thương các tội phạm duy hiện đại, ngài trả lời: “họ muốn được đối đãi với dầu thơm, xà bông và mơn trớn. Nhưng họ nên được đánh bằng những cú đấm. Trong một cuộc đấu tay đôi, bạn không đếm hay đo các cú đấm, bạn chỉ đánh bao nhiêu có thể”.
Thời ta, tác phong trên của Thánh Piô X khó có thể được chấp nhận. Nhưng người thời ngài, không ai nặng lời phê phán. Trái lại, lòng sùng kính ngài chỉ có tăng sau ngày ngài băng hà. Thực vậy, ngay năm 1916, đã có người gọi ngài là “Thánh cả”, khách hành hương đứng chật lối vào hầm mộ ngài đến nỗi phải đặt một cây thánh giá nhỏ bằng kim loại ở nền nhà thờ Thánh Phêrô với hàng chữ ghi: Đức GH Piô X, để tín hữu qùy ngay phía trên mộ ngài. Các thánh lễ liên tục được cử hành tại mộ ngài cho tới năm 1930. Năm 1923, một đài kỷ niệm ngài đã được dựng trong Nhà Thờ Thánh Phêrô. Năm 1944, quan tài của ngài được khai quật, ai cũng ngạc nhiên khi thấy xác ngài vẫn còn tươm tất dù không được ướp như các vị giáo hoàng khác. Do đó, đã được trưng bày cho tín hữu kính viếng trong 45 ngày, sau đó mới đặt lại vào mộ. Rất nhiều phép lạ đã diễn ra nhờ lời chuyển cầu của Đức Piô X cả trước và sau khi ngài đã được phong thánh.
Điều ấy khiến ta nghĩ rằng lòng đạo đức bản thân của Đức Piô X đã đền bù mọi thiếu sót có thể có của ngài. Một đấng thánh vẫn có thể có sai lầm, nhưng nếu là đấng thánh thật, thì sai lầm ấy được người ta dành cho thứ mà người Anh vốn gọi là benefit of doubt, điều mà Đức Phanxicô hiện nay đang được hưởng ê hề. Benefit of doubt là không kết tội ai vì thiếu bằng chứng, vì không bắt được quả tang hay đơn thuần vì tin thế giá của người này và nhận là mình hoài nghi chứ không phải vị này đáng hoài nghi.
Xa hơn chút nữa, ta có thể cho rằng tác phong của Thánh Piô X phản ảnh “sensus fidei” hay cảm thức đức tin thời ngài. Như tài liệu của Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế gần đây, đã được chuyển sang tiếng Việt và đăng tải trên Vietcatholic, cảm thức giống như một bản năng, không hẳn lấy luận lý mà giải thích được, nó là thứ tri giác nguyên khởi khi ta đụng tới một đối tượng, chưa bị lệch lạc bởi phán đoán (tri thức là một phán đoán). Nói cách khác, nó là một trực giác, một cảm nghiệm trực tiếp cận kề, thấy mà như không thấy, không hiểu, không diễn tả được, nhưng nó vẫn có đó, có thực. Bản thân người viết thích nghe bài hát của Trịnh Lam gần đây, có câu khởi đầu là “Maria Mẹ, Mẹ Đang Ở Đâu…” bằng tiếng Việt nhưng duyên dáng ở chỗ nối hai vần “ng” của chữ “đang” qua chữ “ở” thành “ngở đâu”, đúng điệu thế hệ thứ hai người Việt trên đất Mỹ. Và Trịnh Lam rất tự nhiên nhẩy từ tiếng Việt qua tiếng Anh không một chút sượng sùng do dự, tự nhiên như một nối dài giữa hai nền văn hóa quen thuộc, để trả lời một cách xác tín bằng tiếng Anh rằng: “Somehow I know you are still there” (Dẫu sao con biết Mẹ vẫn ở quanh đâu đây). Chữ “Somehow” (dẫu sao) này chính là cảm thức đức tin. Anh ta không thể nói được bằng lời làm sao anh biết được như vậy. Có thể đó cũng là cái “somehow” của Đức Piô X và người đồng thời của ngài.
Chỉ mong sao chúng ta luôn “sentire cum Ecclesia”: luận lý không nhất thiết nói hết được đức tin của ta. Đừng ngại ngần khi đứng về phía Giáo Hội. Vì như Đức Phanxicô nhấn mạnh và được mục sư Traettino, vị mục sư nổi tiếng ở Caserta Ý Đại Lợi, nhắc lại, sự thật của ta không phải là sự thật luận lý, triết học, siêu hình, kinh tế, xã hội hay chính trị gì cả, sự thật của ta là một con người, đó là Chúa Kitô. Điều gì dẫn tới Chúa Kitô, điều ấy là sự thật. Còn có định chế nào dẫn ta tới Chúa Kitô bằng Giáo Hội?
Mười triệu Mỹ Kim cho ai bắt được Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ
Đặng Tự Do
17:31 22/08/2014
Với những lời lẽ mạnh nhất, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kêu gọi “một nỗ lực chung để loại bỏ cái ‘ung thư’ khủng bố thánh chiến ở Iraq và Syria” trong thông điệp gởi quốc dân Hoa Kỳ lúc 12:45 trưa thứ Tư 20 tháng 8. Ông hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ làm hết mọi khả năng để đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý. Đó là phản ứng của nhà lãnh đạo Mỹ sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu ký giả Công Giáo người Mỹ James Foley.
Tưởng cũng nên nhắc lại là chỉ 4 tuần trước đó, nhà tranh đấu nhân quyền của Iraq là bà Pascale Warda đã từ Baghdad tới Hoa Thịnh Đốn để báo động với Bộ Ngoại Giao và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà được tháp tùng bởi Đức Cha Yousif Habash, Giám Mục giáo phận Qaraqosh, một thị trấn cách Mosul 15 dặm, vừa bị bọn khủng bố IS tràn ngập. Chuyến đi của Đức Cha Habash và bà Pascale Warda thất bại hoàn toàn. Hoa Kỳ, và hầu hết các nước dửng dưng và tỉnh bơ trước những tiếng kêu tuyệt vọng của các tín hữu Kitô Iraq.
Thái độ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chỉ thay đổi vào hôm thứ Năm 7 tháng 8 vừa qua sau khi một đại thảm hoạ nhân đạo đã diễn ra khi hàng trăm ngàn người thuộc cộng đồng người Yazidi gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em phải chạy trốn trên núi Sinjar lang thang trong tuyệt vọng giữa cái nóng 45 độ của mùa hè Iraq; và thành phố Erbil nơi đặt tòa lãnh sự Hoa Kỳ có nguy cơ thất thủ.
Lập trường chao đảo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây đối với tên trùm khủng bố al-Baghdadi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi đát hiện nay.
Ngày 04 Tháng 10 năm 2011, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt kê al-Baghdadi vào hàng những tên khủng bố toàn cầu nguy hiểm và công bố một phần thưởng lên đến 10 triệu Mỹ Kim cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc giết chết tên khủng bố này.
Tuy nhiên, sau đó vì muốn hạ bệ tổng thống Bashar al-Assad của Syria bằng mọi giá, các cường quốc trên thế giới, dẫn đầu là nước Pháp, đã không ngần ngại cung cấp vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Cùng với những nguồn tài trợ khổng lồ cả người lẫn của từ các nước Hồi Giáo khác trong vùng, bọn khủng bố Hồi Giáo này đã lớn mạnh đến mức đánh bại những sư đoàn quân Iraq và Syria, bá chiếm được 40% lãnh thổ Iraq và 30% lãnh thổ Syria. Quân số của bọn khủng bố Hồi Giáo IS này hiện nay là bao nhiêu khó lòng có con số chính xác nhưng với khả năng đánh bại được những sư đoàn quân Iraq và Syria và khả năng giữ được các vùng đất đã chiếm được, quy mô của bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực sự đã vượt xa tít tắp nhóm khủng bố al Qaeda của tên trùm Osama bin Laden.
Tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi (أبو بكر البغدادي) sinh năm 1971 ở Samarra, Iraq, được gọi với nhiều tên khác nhau và từ ngày 29 tháng 6 sau khi tự xức dầu “cù là” tấn phong cho chính mình thành “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” kế tục Muhammad đã đổi tên thành Ibrahim.
Theo tiểu sử đăng trên các diễn đàn thánh chiến vào tháng Bảy năm 2013 - vô phương kiểm chứng được là đúng hay sai - tên khủng bố này đã giành được bằng thạc sĩ và tiến sĩ về Hồi giáo học của Đại học Hồi giáo Baghdad. Khi Mỹ tấn công vào Iraq năm 2003, y đang là một giáo sĩ tại nhà thờ Hồi giáo Ahmad ibn Hanbal ở Samarra.
Sau cuộc tấn công của Mỹ, al-Baghdadi thành lập nhóm chiến binh thánh chiến Jamaat Jaysh Ahl al-Sunnah wa-l-Jamaah, trong đó y giữ chức chủ tịch Ủy ban về luật Sharia. Năm 2006, nhóm này tham gia vào Hội đồng Shura Mujahideen, trong đó y là thành viên của ủy ban Sharia. Trong cùng năm đó, Hội đồng Shura Mujahideen được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI), và al-Baghdadi trở thành tổng giám sát Ủy ban Sharia và là thành viên của Hội đồng tư vấn cấp cao.
Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, al-Baghdadi đã từng bị bắt giam tại trại Bucca, là một trại giam dân sự của lực lượng Mỹ-Iraq từ tháng Hai năm 2004. Có lẽ vì y là một giáo sĩ Hồi Giáo, nên tháng 12 năm 2004, các thành viên người Iraq trong ủy ban tái xét và trả tự do đã đề nghị trả tự do vô điều kiện cho tên này.
Ngày 29 tháng Hai năm 2008, Đức Tổng Giám mục Rahho của tổng giáo phận Mosul đã bị bọn khủng bố ISI bắt cóc từ xe hơi của mình ở quận Al-Nur ngay giữa thành phố. Bọn khủng bố sau khi bắt Đức Tổng Giám Mục đã nhả đạn như mưa vào chiếc xe của ngài giết chết hai vệ sĩ và người lái xe sau khi đẩy Đức Tổng Giám Mục vào cốp xe của chúng. Trong bóng tối, ngài vẫn bình tĩnh rút điện thoại di động gọi về Tòa Giám Mục ra lệnh cho các linh mục không được trả tiền chuộc mạng cho mình.
Ngày 13 Tháng Ba năm 2008, người ta tìm thấy thi thể của Đức Tổng Giám Mục được vùi sơ sài gần Mosul.
Al-Baghdadi lên lãnh đạo ISI vào ngày 16 Tháng 5 năm 2010, sau cái chết của người tiền nhiệm là tên khủng bố Abu Omar al-Baghdadi, bị giết trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ một tháng trước đó.
Trong vai trò lãnh đạo ISI, al-Baghdadi đã chỉ đạo những hoạt động khủng bố với quy mô lớn hơn như cuộc tấn công ngày 28 tháng 8 năm 2011 vào nhà thờ Hồi giáo Umm al-Qura ở ngay thủ đô Baghdad, giết chết nhà lập pháp Khalid al-Fahdawi thuộc Hồi Giáo Sunni; và hàng loạt những cuộc tấn công khác đặc biệt nhắm vào các nhà thờ Kitô Giáo với ý đồ trục xuất các tín hữu Kitô ra khỏi nước này.
Chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ hoàn tất việc rút quân khỏi Iraq vào cuối tháng 12 năm 2011, bọn khủng bố Hồi Giáo ISI mở hàng loạt các vụ đánh bom bằng xe hơi trên khắp Baghdad, giết chết ít nhất 63 người và làm bị thương 180 người khác.
Ngày 15 tháng 3 năm 2011, Syria rơi vào cảnh nội chiến. ISI lập tức mở rộng phạm vi hoạt động sang cả nước lân bang. Sau một thời gian hoạt động tại Syria và được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước Hồi Giáo Sunnni và các cường quốc Tây phương, ngày 8 tháng 4 năm 2013, al-Baghdadi công bố sự hình thành của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL). Levant là từ chỉ vùng phía Đông Điạ Trung Hải bao gồm Cyprus, Israel, Palestine, Jordan, Lebanon, và Syria. Trong thực tế, hoạt động của bọn khủng bố này chỉ giới hạn tại Iraq và Syria, cho nên từ ngữ thường được dùng hơn là ISIS, nghĩa là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Khi công bố sự hình thành của ISIS, al-Baghdadi nói rõ rằng mặt trận al-Nusra, là tổ chức đã được Liên Hiệp Quốc liệt vào danh sách khủng bố quốc tế, đã được sáp nhập vào ISIS. Bất chấp điều đó, các nước phương Tây vẫn tiếp tục nhắm mắt ủng hộ và cung cấp khí giới cho bọn ISIS chống lại tổng thống Bashar al-Assad của Syria.
Ngày 29 tháng 6 năm 2014, sau khi đã chiếm được Mosul và uy hiếp thủ đô Baghdad, al-Baghdadi tự xưng là khalip, là Đấng Thống Lĩnh các tín đồ Hồi Giáo trên toàn thế giới, kế tục tiên tri Muhammad.
Trong một video thu hình tại đại đền thờ Hồi Giáo al-Nuri ở Mosul ngày 5 tháng 7 vừa qua, al-Baghdadi tuyên bố mình là người lãnh đạo toàn thế giới Hồi Giáo và kêu gọi người Hồi Giáo khắp nơi trung thành với hắn và hỗ trợ hắn về tài chính để tiến hành thánh chiến. Hắn hứa hẹn rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS sẽ diễu hành ở Rôma trên con đường thiết lập một nhà nước Hồi giáo từ Trung Đông đến khắp toàn cõi châu Âu, chinh phục cả Rôma và tái lập Tây Ban Nha thành một nước Hồi Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại là chỉ 4 tuần trước đó, nhà tranh đấu nhân quyền của Iraq là bà Pascale Warda đã từ Baghdad tới Hoa Thịnh Đốn để báo động với Bộ Ngoại Giao và các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ. Bà được tháp tùng bởi Đức Cha Yousif Habash, Giám Mục giáo phận Qaraqosh, một thị trấn cách Mosul 15 dặm, vừa bị bọn khủng bố IS tràn ngập. Chuyến đi của Đức Cha Habash và bà Pascale Warda thất bại hoàn toàn. Hoa Kỳ, và hầu hết các nước dửng dưng và tỉnh bơ trước những tiếng kêu tuyệt vọng của các tín hữu Kitô Iraq.
Thái độ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chỉ thay đổi vào hôm thứ Năm 7 tháng 8 vừa qua sau khi một đại thảm hoạ nhân đạo đã diễn ra khi hàng trăm ngàn người thuộc cộng đồng người Yazidi gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em phải chạy trốn trên núi Sinjar lang thang trong tuyệt vọng giữa cái nóng 45 độ của mùa hè Iraq; và thành phố Erbil nơi đặt tòa lãnh sự Hoa Kỳ có nguy cơ thất thủ.
Lập trường chao đảo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây đối với tên trùm khủng bố al-Baghdadi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi đát hiện nay.
Ngày 04 Tháng 10 năm 2011, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt kê al-Baghdadi vào hàng những tên khủng bố toàn cầu nguy hiểm và công bố một phần thưởng lên đến 10 triệu Mỹ Kim cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc giết chết tên khủng bố này.
Tuy nhiên, sau đó vì muốn hạ bệ tổng thống Bashar al-Assad của Syria bằng mọi giá, các cường quốc trên thế giới, dẫn đầu là nước Pháp, đã không ngần ngại cung cấp vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Cùng với những nguồn tài trợ khổng lồ cả người lẫn của từ các nước Hồi Giáo khác trong vùng, bọn khủng bố Hồi Giáo này đã lớn mạnh đến mức đánh bại những sư đoàn quân Iraq và Syria, bá chiếm được 40% lãnh thổ Iraq và 30% lãnh thổ Syria. Quân số của bọn khủng bố Hồi Giáo IS này hiện nay là bao nhiêu khó lòng có con số chính xác nhưng với khả năng đánh bại được những sư đoàn quân Iraq và Syria và khả năng giữ được các vùng đất đã chiếm được, quy mô của bọn khủng bố Hồi Giáo IS thực sự đã vượt xa tít tắp nhóm khủng bố al Qaeda của tên trùm Osama bin Laden.
Tên trùm khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi (أبو بكر البغدادي) sinh năm 1971 ở Samarra, Iraq, được gọi với nhiều tên khác nhau và từ ngày 29 tháng 6 sau khi tự xức dầu “cù là” tấn phong cho chính mình thành “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” kế tục Muhammad đã đổi tên thành Ibrahim.
Theo tiểu sử đăng trên các diễn đàn thánh chiến vào tháng Bảy năm 2013 - vô phương kiểm chứng được là đúng hay sai - tên khủng bố này đã giành được bằng thạc sĩ và tiến sĩ về Hồi giáo học của Đại học Hồi giáo Baghdad. Khi Mỹ tấn công vào Iraq năm 2003, y đang là một giáo sĩ tại nhà thờ Hồi giáo Ahmad ibn Hanbal ở Samarra.
Sau cuộc tấn công của Mỹ, al-Baghdadi thành lập nhóm chiến binh thánh chiến Jamaat Jaysh Ahl al-Sunnah wa-l-Jamaah, trong đó y giữ chức chủ tịch Ủy ban về luật Sharia. Năm 2006, nhóm này tham gia vào Hội đồng Shura Mujahideen, trong đó y là thành viên của ủy ban Sharia. Trong cùng năm đó, Hội đồng Shura Mujahideen được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI), và al-Baghdadi trở thành tổng giám sát Ủy ban Sharia và là thành viên của Hội đồng tư vấn cấp cao.
Theo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, al-Baghdadi đã từng bị bắt giam tại trại Bucca, là một trại giam dân sự của lực lượng Mỹ-Iraq từ tháng Hai năm 2004. Có lẽ vì y là một giáo sĩ Hồi Giáo, nên tháng 12 năm 2004, các thành viên người Iraq trong ủy ban tái xét và trả tự do đã đề nghị trả tự do vô điều kiện cho tên này.
Ngày 29 tháng Hai năm 2008, Đức Tổng Giám mục Rahho của tổng giáo phận Mosul đã bị bọn khủng bố ISI bắt cóc từ xe hơi của mình ở quận Al-Nur ngay giữa thành phố. Bọn khủng bố sau khi bắt Đức Tổng Giám Mục đã nhả đạn như mưa vào chiếc xe của ngài giết chết hai vệ sĩ và người lái xe sau khi đẩy Đức Tổng Giám Mục vào cốp xe của chúng. Trong bóng tối, ngài vẫn bình tĩnh rút điện thoại di động gọi về Tòa Giám Mục ra lệnh cho các linh mục không được trả tiền chuộc mạng cho mình.
Ngày 13 Tháng Ba năm 2008, người ta tìm thấy thi thể của Đức Tổng Giám Mục được vùi sơ sài gần Mosul.
Al-Baghdadi lên lãnh đạo ISI vào ngày 16 Tháng 5 năm 2010, sau cái chết của người tiền nhiệm là tên khủng bố Abu Omar al-Baghdadi, bị giết trong một cuộc tấn công của Hoa Kỳ một tháng trước đó.
Trong vai trò lãnh đạo ISI, al-Baghdadi đã chỉ đạo những hoạt động khủng bố với quy mô lớn hơn như cuộc tấn công ngày 28 tháng 8 năm 2011 vào nhà thờ Hồi giáo Umm al-Qura ở ngay thủ đô Baghdad, giết chết nhà lập pháp Khalid al-Fahdawi thuộc Hồi Giáo Sunni; và hàng loạt những cuộc tấn công khác đặc biệt nhắm vào các nhà thờ Kitô Giáo với ý đồ trục xuất các tín hữu Kitô ra khỏi nước này.
Chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ hoàn tất việc rút quân khỏi Iraq vào cuối tháng 12 năm 2011, bọn khủng bố Hồi Giáo ISI mở hàng loạt các vụ đánh bom bằng xe hơi trên khắp Baghdad, giết chết ít nhất 63 người và làm bị thương 180 người khác.
Ngày 15 tháng 3 năm 2011, Syria rơi vào cảnh nội chiến. ISI lập tức mở rộng phạm vi hoạt động sang cả nước lân bang. Sau một thời gian hoạt động tại Syria và được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước Hồi Giáo Sunnni và các cường quốc Tây phương, ngày 8 tháng 4 năm 2013, al-Baghdadi công bố sự hình thành của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL). Levant là từ chỉ vùng phía Đông Điạ Trung Hải bao gồm Cyprus, Israel, Palestine, Jordan, Lebanon, và Syria. Trong thực tế, hoạt động của bọn khủng bố này chỉ giới hạn tại Iraq và Syria, cho nên từ ngữ thường được dùng hơn là ISIS, nghĩa là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Khi công bố sự hình thành của ISIS, al-Baghdadi nói rõ rằng mặt trận al-Nusra, là tổ chức đã được Liên Hiệp Quốc liệt vào danh sách khủng bố quốc tế, đã được sáp nhập vào ISIS. Bất chấp điều đó, các nước phương Tây vẫn tiếp tục nhắm mắt ủng hộ và cung cấp khí giới cho bọn ISIS chống lại tổng thống Bashar al-Assad của Syria.
Ngày 29 tháng 6 năm 2014, sau khi đã chiếm được Mosul và uy hiếp thủ đô Baghdad, al-Baghdadi tự xưng là khalip, là Đấng Thống Lĩnh các tín đồ Hồi Giáo trên toàn thế giới, kế tục tiên tri Muhammad.
Trong một video thu hình tại đại đền thờ Hồi Giáo al-Nuri ở Mosul ngày 5 tháng 7 vừa qua, al-Baghdadi tuyên bố mình là người lãnh đạo toàn thế giới Hồi Giáo và kêu gọi người Hồi Giáo khắp nơi trung thành với hắn và hỗ trợ hắn về tài chính để tiến hành thánh chiến. Hắn hứa hẹn rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS sẽ diễu hành ở Rôma trên con đường thiết lập một nhà nước Hồi giáo từ Trung Đông đến khắp toàn cõi châu Âu, chinh phục cả Rôma và tái lập Tây Ban Nha thành một nước Hồi Giáo.
Hãy cầu nguyện với Chúa Kitô trước khi nghiên cứu về Người .
Pt Huỳnh Mai Trác
09:10 22/08/2014
Cầu nguyện, dâng lễ, noi gương Chúa Giêsu : đó là ba cánh cửa được mở ra để tìm kiếm con đường đi đến sự thật và sự sống”. Đừng ngồi nơi bàn giấy mà nghiên cứu về Chúa Giêsu, nếu làm như vậy thì dể đi đến lạc đạo . Trái lại, luôn luôn tự chất vấn là làm thế nào để cuộc đời của chúng ta là lời cầu nguyện, dâng hiến tế lễ và luôn noi theo gương Chúa Giêsu .
Đức Giáo Hòang nói : “Hãy suy nghĩ về ba cánh cửa đó và nó sẽ giúp cho chúng được mọi điều tốt lành, bắt đầu là đọc sách Tin Mừng, thường chúng ta chẳng hề ngó tới . Hãy cầm lên mở ra và chúng ta sẽ tìm thấy được Chúa Giêsu” .
“Đời sống của người Công Giáo là luôn tiến bước trên đường và không đi một mình, luôn tiến bước trong Giáo Hội, với dân của Chúa” . Trong những bài đọc trong ngày, chính Chúa Giêsu nói với chúng ta, Chúa là đường : Ta là đường, là sự thật và là sự sống . Là tất cả .
“Ta ban cho ngươi sự sống, Ta thể hiện sự thật và nếu ngươi đến với Ta, Ta chính là đường”. Đó chính là tìm được Đấng thể hiện “đường, sự thật và sự sống”, vậy chúng ta hãy “tiến bước lên đường”.
“Nhận biết được Chúa Giêsu chính là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta”. Bởi vì nếu nhận biết được Chúa Giêsu là chúng ta cũng nhận biết được Đức Chúa Cha . Nhưng phải làm thế nào để nhận biết được Chúa Giêsu ?”.
“Chúng ta phải học hỏi thật nhiều, học giáo lý : Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo : Đó là một quyển sách rất hay, chúng ta cần phải học hỏi . Nhưng chúng ta đừng nên giới hạn là chỉ nghiên cứu và học hỏi mà thôi mà chúng ta có thể đạt đến nhận biết Chúa Giêsu . Vâng, có một số người có quan niệm lạ lùng như vậy là với những ý tưởng mà thôi họ cũng đạt đến nhận biết Chúa Giêsu” .
“Thật vậy có những Kitô hữu thời sơ khai cũng có ý nghĩ như vậy và cuối cùng họ đã lầm lẫn trong ý tưởng của họ . Bởi những ý tưởng suông không mang lại sự sống, người nào đi theo con đường đó rốt cuộc thì đi vào trong vòng lẫn quẫn không lối thóat . Chính như vậy mà thời Giáo Hội sơ khai có những nhà thần học “lạc đạo”, họ đi tìm hiểu Chúa Giêsu với ý tưởng suy luận .
“Một đại văn hào người Anh, Gilbert Keith Chesterton, định nghĩa lạc đạo (heresie) là ý tưởng trở thành điên rồ . Đúng vậy khi chỉ dùng ý tưởng mà thôi thì những ý tưởng đó trở thành điên rồ” .
Như vậy dấu chỉ nào về ba cánh cửa được mở ra để nhận biết Chúa Giêsu . “Nghiên cứu mà không cầu nguyện thì cũng bằng thừa . Các nhà đại thần học đều quỳ gối để suy luận về thần học . Nếu sự học hỏi nghiên cứu đem chúng ta lại gần Chúa Giêsu một chút, nhưng nếu không cầu nguyện thì chẳng bao giờ tiến tới nhận biết được Chúa Giêsu .
“Cánh cửa thứ hai , là dâng hiến tế lễ, cầu nguyện cũng chưa đủ, niềm vui trong việc tế lễ rất cần thiết: tế lễ Chúa Giêsu trong các phép Bí Tích, bởi vì các Bí Tích ban cho chúng ta sự sống, ban cho chúng ta sức mạnh, ban cho chúng ta của ăn nuôi sống, ban cho chúng ta niềm an ủi, ban cho chúng ta sự hiệp thông, ban cho chúng ta một sứ mệnh .
“Nếu không có cử hành các Bí Tích, chúng ta không thể đạt đến nhận biết Chúa Giêsu . Và đây là công việc của Giáo Hội” .
Cuối cùng là mở ra cánh cửa thứ ba, noi gương Chúa Giêsu (imitatio Christi), là hãy mở Sách Tin Mừng ra để tìm hiểu những gì Chúa đã làm, Chúa đã sống như thế nào, Chúa đã nói gì, Chúa đã giảng dạy như thế nào ? Đó là những gì chúng ta cần noi theo gương của Chúa”.
Vượt qua ba cánh cửa đó thì vào được trong sự mầu nhiêm của Chúa Giêsu”. Đúng vậy, chúng ta không thể nhận biết Chúa Giêsu, nếu chúng ta không đi vào trong mầu nhiệm của Chúa Giêsu”.Và chúng ta đừng bao giờ sợ hãi thực hiện ước mơ của chúng ta .
Chúng ta được mời gọi suy tư trong ngày là làm sao để đi đến cánh cửa cầu nguyện trong cuộc sống của chúng ta : lời cầu nguyện chân thật, lời cầu nguyện phát xuất từ trái tim” .(Nguồn Tin: News.va) .
Công bố chủ đề Ngày Hòa Bình Thế Giới 2015
Lm. Trần Đức Anh OP
10:22 22/08/2014
VATICAN. ĐTC đã chọn chủ đề cho Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 48 cử hành ngày 1-1 năm 2015 là ”Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”.
Trong thông cáo hôm 21-8-2014 để công bố chủ đề do ĐTC chọn, Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình giải thích rằng người ta thường nghĩ nạn nô lệ là một điều thuộc về quá khứ, trong thực tế tệ đoan này vẫn nhan nhản trong xã hội ngày này.
Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 1-1 năm 2014 đã bàn về ”Tình huynh đệ, nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình”. Sự kiện tất cả là con cái Thiên Chúa làm cho mọi người trở thành anh chị em với nhau, có phẩm giá bình đẳng. Nạn nô lệ giết chết tình huynh đệ đại đồng ấy, và do đó nó cũng giết chết hòa bình. Thực vậy, chỉ có hòa bình khi con người nhìn nhận tha nhân là anh chị em có cùng phẩm giá.
Trên thế giới, nạn nô lệ có nhiều bộ mặt kinh tởm khác nhau, như nạn buôn người, buôn bán những người di dân, nạn mại dâm, bó buộc lao động như nô lệ, người bóc lột người, não trạng đối xử với phụ nữ và trẻ em như nô lệ.
Hội đồng Công lý và hòa bình cũng tố giác rằng có nhiều cá nhân và nhóm đầu cơ nô lệ một cách ô nhục, họ lợi dụng bao nhiêu cuộc xung đột hiện nay trên thế giới, bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tham ô hối lộ. Nạn nô lệ thực là một vết thương kinh khủng trong xã hội hiện nay và là một vết thương rất trầm trọng trong thân mình của Chúa Kitô!”
Để ngăn chặn hữu hiệu nạn nô lệ, trước tiên cần nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người, và kiên trì tham chiếu tình huynh đệ, vượt thắng sự chênh lệch có thể làm cho người này trở thành nô lệ cho người khác.
Đối tượng cần nhắm tới là xây dựng một nền văn minh dựa trên phẩm giá bình đẳng của mọi người, không phân biệt ai. Để được vậy cần dấn thân thông tin, huấn luyện, xây dựng một nền văn hóa cổ võ một xã hội được đổi mới và thấm đượm tinh thần tự do, công lý và hòa bình.
Ngày Hòa bình thế giới do Đức Phaolô 6 thiết lập và cử hành vào ngày 1 tháng giêng mỗi năm. Sứ điệp của của các vị Giáo Hoàng nhân ngày này được gửi đến các chính phủ trên thế giới và cũng cho thấy hướng đi ngoại giao của Tòa Thánh trong năm mới bắt đầu (SD 21-8-2014)
Trong thông cáo hôm 21-8-2014 để công bố chủ đề do ĐTC chọn, Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình giải thích rằng người ta thường nghĩ nạn nô lệ là một điều thuộc về quá khứ, trong thực tế tệ đoan này vẫn nhan nhản trong xã hội ngày này.
Sứ điệp Ngày Hòa Bình thế giới 1-1 năm 2014 đã bàn về ”Tình huynh đệ, nền tảng và là con đường dẫn đến hòa bình”. Sự kiện tất cả là con cái Thiên Chúa làm cho mọi người trở thành anh chị em với nhau, có phẩm giá bình đẳng. Nạn nô lệ giết chết tình huynh đệ đại đồng ấy, và do đó nó cũng giết chết hòa bình. Thực vậy, chỉ có hòa bình khi con người nhìn nhận tha nhân là anh chị em có cùng phẩm giá.
Trên thế giới, nạn nô lệ có nhiều bộ mặt kinh tởm khác nhau, như nạn buôn người, buôn bán những người di dân, nạn mại dâm, bó buộc lao động như nô lệ, người bóc lột người, não trạng đối xử với phụ nữ và trẻ em như nô lệ.
Hội đồng Công lý và hòa bình cũng tố giác rằng có nhiều cá nhân và nhóm đầu cơ nô lệ một cách ô nhục, họ lợi dụng bao nhiêu cuộc xung đột hiện nay trên thế giới, bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tham ô hối lộ. Nạn nô lệ thực là một vết thương kinh khủng trong xã hội hiện nay và là một vết thương rất trầm trọng trong thân mình của Chúa Kitô!”
Để ngăn chặn hữu hiệu nạn nô lệ, trước tiên cần nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi người, và kiên trì tham chiếu tình huynh đệ, vượt thắng sự chênh lệch có thể làm cho người này trở thành nô lệ cho người khác.
Đối tượng cần nhắm tới là xây dựng một nền văn minh dựa trên phẩm giá bình đẳng của mọi người, không phân biệt ai. Để được vậy cần dấn thân thông tin, huấn luyện, xây dựng một nền văn hóa cổ võ một xã hội được đổi mới và thấm đượm tinh thần tự do, công lý và hòa bình.
Ngày Hòa bình thế giới do Đức Phaolô 6 thiết lập và cử hành vào ngày 1 tháng giêng mỗi năm. Sứ điệp của của các vị Giáo Hoàng nhân ngày này được gửi đến các chính phủ trên thế giới và cũng cho thấy hướng đi ngoại giao của Tòa Thánh trong năm mới bắt đầu (SD 21-8-2014)
Hoa Kỳ: Giáo Hội cảnh báo về chiến dịch ''thách thức xô nước đá''
Tiền Hô
11:36 22/08/2014
Các nhà giáo dục Công Giáo ở Cincinnati và Chicago đã đưa ra lời khuyến nghị cho các vị hiệu trưởng trường Công Giáo là đừng hợp tác với chiến dịch "thách thức xô nước đá" (The Ice Bucket Challenge) - một chiến dịch cổ động trên internet quyên góp hơn 40 triệu Mỹ Kim cho việc nghiên cứu chống lại bệnh teo liệt tế bào thần kinh (amyotrophic lateral sclerosis - ALS), thường được gọi là bệnh "Lou Gehrig".
Mặc dù đánh giá cao những nỗ lực để chống lại bệnh tật nhưng phát ngôn viên của Giáo Hội - Sơ Mary Paul McCaughey - bày tỏ mối quan ngại về việc đóng góp tiền cho Hiệp hội ALS. Sơ cho biết rằng Hiệp hội ALS "sử dụng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu".
Giáo Hội vốn có lập trường phản đối việc sử dụng tế bào gốc phôi thai.
Một số viên chức Công Giáo đề nghị rằng các sinh viên trong giáo xứ hoặc trường học Công Giáo thay vì tham gia vào "thách thức xô nước đá" thì họ nên gửi khoản đóng góp của mình cho Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Gioan Phaolô II (John Paul II Medical Research Center), bởi vì trung tâm này cũng nghiên cứu về bệnh ALS nhưng lại không sử dụng tế bào gốc.
Một người Công Giáo tên là John Frates ở Boston hưởng ứng chiến dịch "thách thức xô nước đá" vì cậu con trai của ông là Peter bị mắc bệnh ALS. Ông này nói rằng ông biết lý do vì sao các vị lãnh đạo của Giáo Hội đang quan ngại về chiến dịch này. Phát biểu trên tờ báo Boston Herald, ông nói: "Tôi hiểu những tín điều Công Giáo. Tôi đang đi ngược với giáo lý. Tôi cũng đang đấu tranh với chuyện này. Tôi chỉ muốn con trai tôi khỏi bệnh mà thôi." (CatholicCulture)
Mặc dù đánh giá cao những nỗ lực để chống lại bệnh tật nhưng phát ngôn viên của Giáo Hội - Sơ Mary Paul McCaughey - bày tỏ mối quan ngại về việc đóng góp tiền cho Hiệp hội ALS. Sơ cho biết rằng Hiệp hội ALS "sử dụng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu".
Giáo Hội vốn có lập trường phản đối việc sử dụng tế bào gốc phôi thai.
Một số viên chức Công Giáo đề nghị rằng các sinh viên trong giáo xứ hoặc trường học Công Giáo thay vì tham gia vào "thách thức xô nước đá" thì họ nên gửi khoản đóng góp của mình cho Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Gioan Phaolô II (John Paul II Medical Research Center), bởi vì trung tâm này cũng nghiên cứu về bệnh ALS nhưng lại không sử dụng tế bào gốc.
Một người Công Giáo tên là John Frates ở Boston hưởng ứng chiến dịch "thách thức xô nước đá" vì cậu con trai của ông là Peter bị mắc bệnh ALS. Ông này nói rằng ông biết lý do vì sao các vị lãnh đạo của Giáo Hội đang quan ngại về chiến dịch này. Phát biểu trên tờ báo Boston Herald, ông nói: "Tôi hiểu những tín điều Công Giáo. Tôi đang đi ngược với giáo lý. Tôi cũng đang đấu tranh với chuyện này. Tôi chỉ muốn con trai tôi khỏi bệnh mà thôi." (CatholicCulture)
Hội Caritas Jordan đón nhận các Kitô hữu chạy trốn khỏi Iraq
Dũng Huy
12:32 22/08/2014
Hội Caritas Jordan đón nhận các Kitô hữu Iraq chạy trốn
Thứ Sáu, 22/08/2014 - Gần một ngàn Kitô hữu chạy trốn khỏi miền Bắc Iraq khi phải đối mặt với các chiến binh thánh chiến của lực lượng dân quân Nhà nước Hồi giáo, sẽ được chào đón tại Jordan trong vài ngày tới nhờ vào sự giúp đỡ của Hội Caritas Jordan.
Giám đốc Hội Caritas Jordan, ông Suleiman cho biết ''Cho đến nay có hơn 300 Kitô hữu đã đến Amman sau khi thoát khỏi Mosul và những ngôi làng của đồng bằng Nineveh. Trong tuần tới số lượng sẽ tăng lên bảy trăm. Trong những ngày tiếp
theo chúng tôi sẽ tiếp nhận với con số một nghìn Kitô Hữu "
Đa số các Kitô hữu Iraq đến Hashemite Vương quốc Jordan đã tìm được nơi ở đến nay trong bốn giáo xứ Công Giáo, được chăm sóc y tế, bữa ăn hàng ngày và các nhu cầu cần thiết. Giáo xứ và tu viện khác đã sẵn sàng để tiếp tục đón nhận các Kitô hữu di dời trong những ngày tới.
Nhờ có một thỏa thuận với hãng hàng không Royal Jordanian Airlines, các Kitô hữu được đi chuyến bằng máy bay từ Erbil đến thủ đô Amman và chi phí vé được chi trả bởi Caritas Jordan, Hội cũng luôn luôn có nhiệm vụ tiếp nhận những người tị nạn tại các trung tâm khác nhau.
Thứ Sáu, 22/08/2014 - Gần một ngàn Kitô hữu chạy trốn khỏi miền Bắc Iraq khi phải đối mặt với các chiến binh thánh chiến của lực lượng dân quân Nhà nước Hồi giáo, sẽ được chào đón tại Jordan trong vài ngày tới nhờ vào sự giúp đỡ của Hội Caritas Jordan.
Giám đốc Hội Caritas Jordan, ông Suleiman cho biết ''Cho đến nay có hơn 300 Kitô hữu đã đến Amman sau khi thoát khỏi Mosul và những ngôi làng của đồng bằng Nineveh. Trong tuần tới số lượng sẽ tăng lên bảy trăm. Trong những ngày tiếp
theo chúng tôi sẽ tiếp nhận với con số một nghìn Kitô Hữu "
Đa số các Kitô hữu Iraq đến Hashemite Vương quốc Jordan đã tìm được nơi ở đến nay trong bốn giáo xứ Công Giáo, được chăm sóc y tế, bữa ăn hàng ngày và các nhu cầu cần thiết. Giáo xứ và tu viện khác đã sẵn sàng để tiếp tục đón nhận các Kitô hữu di dời trong những ngày tới.
Nhờ có một thỏa thuận với hãng hàng không Royal Jordanian Airlines, các Kitô hữu được đi chuyến bằng máy bay từ Erbil đến thủ đô Amman và chi phí vé được chi trả bởi Caritas Jordan, Hội cũng luôn luôn có nhiệm vụ tiếp nhận những người tị nạn tại các trung tâm khác nhau.
Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông Phương kêu cứu
Đặng Tự Do
18:28 22/08/2014
Trong một lá thư gởi Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục và các nhà lãnh đạo chính trị trên toàn thế giới, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine nói rằng Giáo Hội Công Giáo đang bị bách hại ở miền đông Ukraine.
Trong lá thư đề ngày 21 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết:
"Trong chín tháng qua, Ukraine đã tiến bước trên một cuộc hành hương gian khổ để thoát ra khỏi nỗi sợ hãi của thời hậu Xô Viết và vươn tới tự do và phẩm giá được Thiên Chúa ban cho. Với sự kiên nhẫn, sức chịu đựng và sự hy sinh tuyệt vời, người dân Ukraine đã vượt qua được chế độ tàn bạo của Viktor Yanukovych vào tháng Hai năm nay. Chiến thắng cao cả này đã bị Nga đáp lại bằng việc thôn tính lãnh thổ Crimea hồi tháng Ba. Trong nhiều tháng sau đó, đất nước đã phải chịu đựng những bất ổn, chủ nghĩa ly khai, và các hoạt động khủng bố tại Donetsk và Miền Luhansk do nước ngoài xúi giục. "
"Tất cả các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo của Ukraine cùng đứng chung với nhau trong chiến tuyến chống lại bạo lực của chế độ Yanukovych, sự sáp nhập của Crimea, và các bộ phận khác của đất nước. Trong vùng đất Crimea đã bị thôn tính và trong nhiều khu vực chiến tranh ở miền Đông, một số các nhà thờ và các cộng đồng tôn giáo đã là mục tiêu của phân biệt đối xử, hay thậm chí đã phải chịu đựng bạo lực thẳng tay. Tại Crimea, những người bị bách hại trầm trọng là người Hồi giáo Tatars. Các giáo xứ Công Giáo Đông Phương, Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo Kiev, và cộng đồng Do Thái ở Crimea cũng đã bị đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau. "
“Tại phần phía Đông Ukraine, giữa những kinh hoàng của chiến tranh đang diễn ra, các cộng đoàn thiểu số thuộc Công Giáo Đông Phương và Rôma đã bị áp bức tàn bạo trong các vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi những kẻ chủ trương ly khai. Đơn cử là ba linh mục Công Giáo đã bị bắt cóc là các cha Pawel Witek và Wiktor Wosowicz (Công Giáo Rôma), Tykhon Kulbaka (Công Giáo Đông phương). Đặc biệt, cha Tykhon Kulbaka bị nhốt trong 10 ngày qua và không được uống những thuốc men cần thiết. Tòa giám mục Công Giáo Đông phương ở Donetsk đã bị cướp và bị niêm phong, tất cả các tài liệu bị đốt phá. Nhà thờ Chánh Tòa Donetsk bị trúng hỏa tiễn của những kẻ ly khai đã hư hỏng nặng. Các cửa sổ còn ghi dấu tích với đầy những mảnh đạn. Các giám mục và hầu hết tất cả các linh mục Công Giáo Đông phương đã bị buộc phải rời khỏi Donetsk và vùng ven. Ở những nơi khác, những người đại diện cho quân vũ trang ly khai bước vào nhà thờ và làm ô uế cung thánh. Họ ‘cho phép’ các linh mục ở lại và thực hiện các công việc mục vụ nhưng đặt ra những hạn chế về đi lại. Bọn khủng bố còn tống tiền các giáo sĩ bằng cách đe dọa gây hại cho giáo dân.”
“Gần đây nhất, vào ngày thứ Bảy, 16 tháng 8, tu viện nhỏ của dòng Nữ Tì Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Donetsk đã bị chiếm. Các chị em quảng đại và khiêm tốn phục vụ cộng đồng đang trong một kỳ tĩnh tâm mùa hè hay đang tham dự trại hè với trẻ em bên ngoài Donetsk có thể không bao giờ có thể quay trở lại nhà của họ hiện đang bị chiếm đoạt sử dụng bởi các thành phần ly khai.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nhân dịp này chỉ trích các báo cáo từ các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính thống Nga. Ngài nhận xét rằng "những tuyên bố của lãnh đạo Chính thống giáo ở Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên tương tự như những luận điệu tuyên truyền của các cơ quan chính trị và các phương tiện truyền thông của Nga."
Đức Tổng Giám Mục kết luận bức thư với lời khẩn thiết kêu gọi “sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng Kitô hữu toàn cầu và hỗ trợ của tất cả mọi người thiện chí. Trong bối cảnh đầy rẫy những phương tiện truyền thông tuyên truyền gian trá, chúng tôi yêu cầu quý vị và anh chị em đánh giá thông tin một cách nghiêm túc. Chúng tôi cần lời cầu nguyện của quý vị và anh chị em, sự nhận định ngay chính, lời nói tốt của quý vị và anh chị em cùng những hành động hiệu quả. Im lặng và không hành động sẽ dẫn đến những bi kịch trầm trọng hơn nữa. Số phận của chuyến bay M17 của hãng hàng không Malaysia là một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu các hoạt động khủng bố được cho phép tiếp tục."
Trong lá thư đề ngày 21 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk cho biết:
"Trong chín tháng qua, Ukraine đã tiến bước trên một cuộc hành hương gian khổ để thoát ra khỏi nỗi sợ hãi của thời hậu Xô Viết và vươn tới tự do và phẩm giá được Thiên Chúa ban cho. Với sự kiên nhẫn, sức chịu đựng và sự hy sinh tuyệt vời, người dân Ukraine đã vượt qua được chế độ tàn bạo của Viktor Yanukovych vào tháng Hai năm nay. Chiến thắng cao cả này đã bị Nga đáp lại bằng việc thôn tính lãnh thổ Crimea hồi tháng Ba. Trong nhiều tháng sau đó, đất nước đã phải chịu đựng những bất ổn, chủ nghĩa ly khai, và các hoạt động khủng bố tại Donetsk và Miền Luhansk do nước ngoài xúi giục. "
"Tất cả các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo của Ukraine cùng đứng chung với nhau trong chiến tuyến chống lại bạo lực của chế độ Yanukovych, sự sáp nhập của Crimea, và các bộ phận khác của đất nước. Trong vùng đất Crimea đã bị thôn tính và trong nhiều khu vực chiến tranh ở miền Đông, một số các nhà thờ và các cộng đồng tôn giáo đã là mục tiêu của phân biệt đối xử, hay thậm chí đã phải chịu đựng bạo lực thẳng tay. Tại Crimea, những người bị bách hại trầm trọng là người Hồi giáo Tatars. Các giáo xứ Công Giáo Đông Phương, Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo Kiev, và cộng đồng Do Thái ở Crimea cũng đã bị đe dọa dưới nhiều hình thức khác nhau. "
“Tại phần phía Đông Ukraine, giữa những kinh hoàng của chiến tranh đang diễn ra, các cộng đoàn thiểu số thuộc Công Giáo Đông Phương và Rôma đã bị áp bức tàn bạo trong các vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi những kẻ chủ trương ly khai. Đơn cử là ba linh mục Công Giáo đã bị bắt cóc là các cha Pawel Witek và Wiktor Wosowicz (Công Giáo Rôma), Tykhon Kulbaka (Công Giáo Đông phương). Đặc biệt, cha Tykhon Kulbaka bị nhốt trong 10 ngày qua và không được uống những thuốc men cần thiết. Tòa giám mục Công Giáo Đông phương ở Donetsk đã bị cướp và bị niêm phong, tất cả các tài liệu bị đốt phá. Nhà thờ Chánh Tòa Donetsk bị trúng hỏa tiễn của những kẻ ly khai đã hư hỏng nặng. Các cửa sổ còn ghi dấu tích với đầy những mảnh đạn. Các giám mục và hầu hết tất cả các linh mục Công Giáo Đông phương đã bị buộc phải rời khỏi Donetsk và vùng ven. Ở những nơi khác, những người đại diện cho quân vũ trang ly khai bước vào nhà thờ và làm ô uế cung thánh. Họ ‘cho phép’ các linh mục ở lại và thực hiện các công việc mục vụ nhưng đặt ra những hạn chế về đi lại. Bọn khủng bố còn tống tiền các giáo sĩ bằng cách đe dọa gây hại cho giáo dân.”
“Gần đây nhất, vào ngày thứ Bảy, 16 tháng 8, tu viện nhỏ của dòng Nữ Tì Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Donetsk đã bị chiếm. Các chị em quảng đại và khiêm tốn phục vụ cộng đồng đang trong một kỳ tĩnh tâm mùa hè hay đang tham dự trại hè với trẻ em bên ngoài Donetsk có thể không bao giờ có thể quay trở lại nhà của họ hiện đang bị chiếm đoạt sử dụng bởi các thành phần ly khai.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nhân dịp này chỉ trích các báo cáo từ các nhà lãnh đạo của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính thống Nga. Ngài nhận xét rằng "những tuyên bố của lãnh đạo Chính thống giáo ở Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên tương tự như những luận điệu tuyên truyền của các cơ quan chính trị và các phương tiện truyền thông của Nga."
Đức Tổng Giám Mục kết luận bức thư với lời khẩn thiết kêu gọi “sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng Kitô hữu toàn cầu và hỗ trợ của tất cả mọi người thiện chí. Trong bối cảnh đầy rẫy những phương tiện truyền thông tuyên truyền gian trá, chúng tôi yêu cầu quý vị và anh chị em đánh giá thông tin một cách nghiêm túc. Chúng tôi cần lời cầu nguyện của quý vị và anh chị em, sự nhận định ngay chính, lời nói tốt của quý vị và anh chị em cùng những hành động hiệu quả. Im lặng và không hành động sẽ dẫn đến những bi kịch trầm trọng hơn nữa. Số phận của chuyến bay M17 của hãng hàng không Malaysia là một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu các hoạt động khủng bố được cho phép tiếp tục."
Các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 hy vọng ngài tham dự buổi họp mặt thường niên
Đặng Tự Do
18:46 22/08/2014
Trong kỳ họp thần học thường niên năm nay kéo dài từ 21 đến 24 tháng 8 tại Castel Gandolfo, các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bày tỏ hy vọng rằng ngài có thể đến tham dự với họ.
Cha Stephan Otto Horn, Điều Hợp Viên của nhóm cho biết:
"Chúng tôi hy vọng ngài đến năm nay, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào sức khỏe của ngài. Chúng tôi gần như giống như một gia đình. Ngài rất gần gũi với chúng tôi."
Kể từ khi thoái vị vào tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã không tham dự các cuộc họp hàng năm với các sinh viên cũ của mình. Nhưng ngài đã cử hành Thánh Lễ với các vị tại Vatican.
Cha Stephan Otto Horn nhận xét:
"Ngài trông giống như một người đàn ông trong độ tuổi của mình: không còn khoẻ mạnh, nhưng ngài khá sáng suốt. Trí óc ngài vẫn còn mạnh mẽ, ngài nhớ tất cả mọi thứ."
Nhóm Ratzinger Schülerkreis được thành lập bởi các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Họ có chung một tâm nguyện là tiếp tục nghiên cứu thần học dưới ánh sáng của những tác phẩm và giáo huấn của Ngài. Mỗi năm họ tổ chức một buổi họp mặt với một chủ đề cụ thể. Chủ đề năm nay là Thần học của Thánh Giá.
Gần đây nhất, một số thành viên mới được nhận vào nhóm. Họ chưa bao giờ tham dự một lớp học của giáo sư Joseph Ratzinger, nhưng cũng giống như hàng ngàn người khác, họ đã nghiên cứu những tác phẩm và giáo huấn của Ngài và cảm thấy bị hấp dẫn trước những thách đố và những phân tích gây rung động lòng người của giáo sư Joseph Ratzinger và Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Cha Stephan Otto Horn, Điều Hợp Viên của nhóm cho biết:
"Chúng tôi hy vọng ngài đến năm nay, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào sức khỏe của ngài. Chúng tôi gần như giống như một gia đình. Ngài rất gần gũi với chúng tôi."
Kể từ khi thoái vị vào tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã không tham dự các cuộc họp hàng năm với các sinh viên cũ của mình. Nhưng ngài đã cử hành Thánh Lễ với các vị tại Vatican.
Cha Stephan Otto Horn nhận xét:
"Ngài trông giống như một người đàn ông trong độ tuổi của mình: không còn khoẻ mạnh, nhưng ngài khá sáng suốt. Trí óc ngài vẫn còn mạnh mẽ, ngài nhớ tất cả mọi thứ."
Nhóm Ratzinger Schülerkreis được thành lập bởi các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Họ có chung một tâm nguyện là tiếp tục nghiên cứu thần học dưới ánh sáng của những tác phẩm và giáo huấn của Ngài. Mỗi năm họ tổ chức một buổi họp mặt với một chủ đề cụ thể. Chủ đề năm nay là Thần học của Thánh Giá.
Gần đây nhất, một số thành viên mới được nhận vào nhóm. Họ chưa bao giờ tham dự một lớp học của giáo sư Joseph Ratzinger, nhưng cũng giống như hàng ngàn người khác, họ đã nghiên cứu những tác phẩm và giáo huấn của Ngài và cảm thấy bị hấp dẫn trước những thách đố và những phân tích gây rung động lòng người của giáo sư Joseph Ratzinger và Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Thách thức quốc gia Hồi Giáo trị
Vũ Văn An
20:19 22/08/2014
Vào ngày 29 tháng 6 năm nay, trùng với ngày đầu tiên của tháng ăn chay Ramadan, Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) đã tuyên bố phục hồi chế độ nhà nước Hồi Giáo Trị (caliphate). Abu Bakr al-Baghdadi, một nhân vật trong bóng tối, với giá 10 triệu đôla nếu ai bắt được, đã được tuyên bố là vị tân giáo trưởng cai trị quốc gia (caliph). Trong cố gắng làm sống lại chế độ giáo trưởng cai trị quốc gia này, ISIS muốn phục sinh hoàng kim thời đại bành trướng và thống trị của Hồi Giáo. Đối với phần đông người Tây Phương, quốc gia Hồi Giáo Trị là một điều lạ lẫm, ít nghe, giống như câu truyện Ngàn Lẻ Một Đêm… Tuy nhiên ISIS và cái quốc gia hồi giáo trị mới được công bố đã chiếm đóng nhiều khu vực lớn ở đông bắc Syria và ở Iraq, trong đó có Mosul, thành phố lớn thứ hai trong nước. Với hiệu năng và tàn ác, ISIS đã và đang khủng bố toàn dân Iraq, gây náo loạn cho quân đội và đang tiến về Baghdad nơi nó đe dọa sẽ thảm sát người Hồi Giáo Shi'ites hàng loạt.
Rõ ràng chế độ Hồi Giáo trị đang xuất hiện trở lại trên vũ đài quốc tế. Tin tức hiện thời về chế độ Hồi Giáo trị, qua trung gian truyền thông Tây Phương, là một pha trộn điều ISIS nghĩ về chế độ này và một vài phản ảnh lịch sử. Giống như nhiều tái dựng quá khứ do động lực ý thức hệ khác, quốc gia Hồi Giáo trị của ISIS dựa trên một quá khứ được lý tưởng hóa, một quá khứ, nếu có, cũng chỉ hiện hữu một thời gian không dài lắm. Dù công bằng mà nói, chế độ Hồi Giáo trị bắt đầu với cái chết của Tiên Tri Muhammad vào tháng Sáu năm 632 CN và tiếp diễn cho tới ngày bị Ataturk hủy bỏ năm 1924, hình thức, thẩm quyền và thành công của nó rất khác nhau tùy theo nơi và tùy theo thời.
Cuộc khủng hoảng kế thừa
Khởi thủy được tạo ra để duy trì sự thống nhất và lòng tín trung của cộng đồng Hồi Giáo, quốc gia Hồi Giáo trị đã là nguyên nhân gây chia rẽ ngay từ đầu. Khi Tiên Tri Muhammad chết, ngài không để lại bất cứ chỉ thị nào rõ ràng về người thừa nhiệm. Cũng không có chỉ thị nào về người thừa nhiệm trong kinh Kôrăng. Mọi người đều thấy rõ: không ai nối nhiệm ngài trong vai trò Sứ Giả của Thiên Chúa hết. Tuy nhiên, ngài cũng là nhà cai trị thế tục của Medina và của cộng đồng Hồi Giáo mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Cả người Sunni lẫn người Shi’ite đều có truyền thống về việc lúc sinh thời, Tiên Tri đã có ý định ai sẽ là người nối nhiệm ngài trong chức năng cai trị. Tuy nhiên, các truyền thống này đôi lúc mâu thuẫn nhau và được các truyền thống sau này thêm thắt rất nhiều.
Ngay sau cái chết của Tiên Tri Muhammad, có cuộc họp trong đó Umar, một đồng chí nổi bật của Tiên Tri, tuyên bố rằng Abu Bakr, nhạc phụ của Tiên Tri và là một trong số những người ủng hộ Tiên Tri sớm sủa nhất, sẽ lãnh trọng trách cai trị cộng đồng. Đa số đồng ý và các người Hồi Giáo chủ chốt tại cuộc họp này tuyên lời thề bayʽa hay lời thề trung thành với Abu Bakr. Tuy nhiên, ngay trong thời này, có những người Hồi Giáo tại Medina tin rằng Ali ibn Abi Talib, em họ và là con rể của Tiên Tri, mới là nhà lãnh đạo của cộng đồng. Việc chia rẽ này sau đó phát triển thành một chia rẽ lớn trong Hồi Giáo: Sunni và Shi’ite.
Khởi đi từ Abu Bakr, có một loạt 4 nhà cai trị Hồi Giáo, dưới danh hiệu Rashidun hay “Người Được Hướng Dẫn Đúng”. Abu Bakr cai trị từ 632 tới 634. Ông cử Umar ibn al-Khattab làm người nối nhiệm. Sau cái chết của Abu Bakr, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo thề trung thành với Umar. Dưới thời Umar, các đạo quân Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm Ai Cập và Bắc Phi, Lưỡng Hà, Ba Tư và Đông Địa Trung Hải, trong đó, có Giêrusalem. Ông bị ám sát năm 644 sau khi đã thiết lập một ủy ban gồm 6 người Hồi Giáo có nhiệm vụ chọn người kế nhiệm ông. Họ chọn Uthman ibn Affan, một lãnh tụ có óc chia rẽ; năm 656, ông này bị ám sát bởi những người Hồi Giáo thấy mình bị các chính sách của ông đối xử bất công.
Uthman được Ali ibn Abi Talib nối nghiệp, là người mà nhiều người nghĩ nên làm nhà cai trị ngay từ đầu. Nhưng ngay khi mới nhậm chức, Ali đã gặp chống đối. Gia đình Uthman tố cáo Ali âm mưu ám sát, một tố cáo bị Ali cực lực bác bỏ. Ali phải đấu tranh quân sự với Muʽawiyya, một thân nhân của Uthman. Dù có hiệp ước đình chiến giữa đôi bên, phe phái ủng hộ Ali không mấy hài lòng. Cuối cùng, một người trong số này, thuộc phái Khariiji, ám sát Ali vào tháng Giêng, năm 661.
Hệ luận là sau đó, sự việc cứ thế đi xuống hoài. Điều này lại càng gia trọng do sự kiện: hai tư tưởng gia vĩ đại nhất của Hồi Giáo là Ibn Khaldun và ibn Taymiyya chủ trương rằng chế độ Hồi Giáo trị chấm dứt với cái chết của Ali.
Một vài điều cần ghi nhận về chế độ Hồi Giáo trị của Người Được Hướng Dẫn Đúng. Thứ nhất, mỗi nhà cai trị được chọn một cách khác: bằng tung hô, bằng chỉ định, bằng ủy ban, bằng phiếu toàn dân. Thứ hai, lời thề trung thành xem ra là chủ yếu cho tính thành sự. Thứ ba, không nhà cai trị nào được sự ủng hộ hoàn toàn. Sau cùng, 3 trong 4 vị đều đã bị ám sát và ít nhất hai, nếu không là ba vị, chết thảm vì chính người Hồi Giáo khác. Dù rõ ràng nhà cai trị Hồi Giáo không phải là Sứ Giả của Thiên Chúa, vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của ông không được mô tả rõ ràng. Cũng không rõ con người của ông là thánh thiêng.
Thăng trầm của đế quốc Hồi Giáo
Sau cái chết của Ali, quốc gia Hồi Giáo trị vào tay Mu’awiyya thuộc gia đình Umayyad. Triều đại này đặt thủ đô tại Damascus và tiếp tục các cuộc xâm chiếm của Hồi Giáo. Dưới thời Nhà Umayyad, Đế Quốc Hồi Giáo trở thành đế quốc thứ năm lớn nhất thế giới xưa nay. Và cũng như từ trước, mỗi nhà cai trị của nó chứng tỏ một mức độ sùng đạo khác nhau. Trong khi có những ông vua đạo hạnh, biết quan tâm tới tôn giáo, thì nhiều ông vua khác sa đọa và bất cần để ý tới luật lệ sống của Hồi Giáo. Quốc gia Hồi Giáo trị từng bước trở thành một nền quân chủ tuyệt đối và các người đứng đầu càng ngày càng tự mặc cho mình những tước hiệu vênh vang như Cái Bóng Của Thiên Chúa, và thậm chí còn là Quyền Lực Của Thiên Chúa Ở Trên Đất nữa. Damascus dưới thời các ông vua của nhà Umayyad rất khác với Medina dưới quyền lãnh đạo của Muhammad.
Năm 750, có một cuộc nổi loạn đẫm máu của nhà Abbas chống lại nhà Umayyad. Nhà Abbas này có một vài lý lẽ khi cho rằng mình có nhiều liên hệ gần gũi hơn với Tiên Tri. Quốc Gia Hồi Giáo trị Abbasid kéo dài từ năm 750 tới khi bị người Mông Cổ tiêu diệt năm 1258. Cũng nên để ý một điều, vào lúc này còn có thêm hai quốc gia hồi giáo trị khác tranh đua nhau nữa: Quốc Gia Hồi Giáo Trị Umayyad tại al-Andalus (Andalusia ở Tây Ban Nha) và Quốc Gia Hồi Giáo Trị Fatimid (Shi’ite) tại Ai Cập. Hai thế kỷ đầu của nhà Abbasid là hoàng kim thời đại đối với học thuật, nghệ thuật và văn chương. Sự giầu có của Quốc Gia Hồi Giáo Trị trở thành huyền thoại và có rất nhiều ông vua xuất chúng.
Tuy nhiên qua thế kỷ thứ 9, chức vụ tể tướng (vizier) bắt đầu xuất hiện và các ông vua Hồi Giáo Trị càng ngày càng lui vào hậu trường cho tới giữa thế kỷ thứ 10, thì vua Hồi Giáo Trị không còn thi hành một chút thực quyền nào nữa. Trong các thế kỷ sau cùng của Quốc Gia Hồi Giáo Trị Abbasid, các tể tướng và các ông hoàng (sultan) thuộc nhiều gia đình và nhóm sắc tộc khác nhau như Buyids và Seljuk Turks mới là những người nắm thực quyền sau lưng ngôi báu. Cuối cùng, người Mông Cổ dưới quyền Húc Liệt Ngột (Hulagu) đã càn quét khắp vùng và bao vây Baghdad, có người cho rằng, họ đã sát hại 800,000 dân cư. Sợ trời trừng phạt vì đã đổ máu dòng dõi Tiên Tri, Hốt Liệt Ngột đã cho bó vua Hồi vào một tấm thảm để ngựa dẫm đá cho tới chết vào ngày 20 tháng Hai năm 1258, đem Quốc Gia Hồi Giáo Trị Abbasid đến hồi kết liễu.
Đế Quốc Ottoman bắt đầu thời Osman I (1258-1326) và kết thúc với việc tuyên bố thành lập Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29 tháng Mười năm 1923. Đế quốc này chiếm Constantinople năm 1453 và chiếm miền Balkan, nhiều phần của Trung Âu cũng như Trung Đông và Bắc Phi. Nên nhớ nhà cai trị của Đế Quốc Ottoman được gọi là Ông Hoàng (Sultan). Các tước hiệu cổ truyền như “caliph” hay “Đấng Chỉ Huy Tín Hữu” không còn xuất hiện trên các văn kiện chính thức, trên đồng tiền hay trên các văn bia của ĐQ Ottoman nữa. Có một lý do cho việc này. Các nhà Umayyads, Abbasids và Shiʽites luôn tranh cãi nhau về việc gia tộc nào gần gũi nhất với Tiên Tri. Huyết hệ đối với Tiên Tri dĩ nhiên là điều quan trọng và ngày nay vẫn còn quan trọng đối với người Hồi Giáo. Nhưng đàng khác, Dòng Ottomans là người Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là người Ả Rập, nên dòng dõi của Tiên Tri không phải là điều họ dám nhận cho mình.
Ấy thế nhưng, trong mối liên hệ với thế giới không Hồi Giáo, Đế Quốc Ottoman vẫn muốn mô tả Ông Hoàng của họ như là một Vua Hồi Giáo Trị (caliph). Điều này thường thấy rõ nhất khi nhắc tới các người Hồi Giáo sống trong các lãnh thổ Kitô Giáo. “Caliph” trở hành một loại lãnh đạo tinh thần của người Hồi Giáo không sống dưới quyền hành chính trị của ông. Đây quả là một khai triển hoàn toàn mới, bắt đầu xuất hiện năm 1774, trong một hiệp ước giữa người Ottoman và người Nga. Khi Đế Quốc càng ngày càng suy tàn, Ông Hoàng Abdul Hamid II tự tuyên bố mình là “caliph” vào khoảng năm 1880.
Sau sự thất bại của Đế Quốc Ottoman trong Thế Chiến I, Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã được tuyên bố ngày 29 tháng Mười, 1923, và chế độ hồi giáo trị bị hiến pháp hủy bỏ ngày 3 tháng Ba, 1924. Việc hủy bỏ này khiến nhiều người Hồi Giáo vội tìm hiểu bản chất và sự cần thiết của định chế này. Tìm hiểu căn để nhất là của Aly Abd al-Raziq với cuốn Islam and the Foundations of Government (Hồi Giáo và Các Nền Tảng Cai Trị) (1925) trong đó, ông cho rằng Hồi Giáo không ủng hộ bất cứ hình thức cai trị đặc thù nào và chế độ hồi giáo trị không phải là thành phần trong thế giới quan của Kôrăng. Công trình của Al-Raziq bị nhiều người lên án, tuy nhiên, không bao giờ bị bác bỏ theo lối học thuật uyên bác cả.
Ngày trở lại của Hồi Giáo Trị?
Với việc nổi lên của phong trào thánh chiến Hồi Giáo (jihad) và các biến động do cái gọi là “Mùa Xuân Ả Rập” tạo ra, người ta càng ngày càng chú ý nhiều hơn tới chế độ Hồi Giáo trị. Những lời hô hào phục hồi chế độ này đã được nhiều nhóm khác nhau đưa ra, họ từ Syria và nay từ Iraq. Như với hầu hết các khẩu hiệu tuyên truyền, những lời hô hào này rất thiếu sự sâu sắc về lịch sử. Quốc gia Hồi Giáo trị không phải là một hạn từ đơn nghĩa. Quốc gia Hồi Giáo trị của Người Được Hướng Dẫn Đúng chẳng có gì là y hệt như các quốc gia Hồi Giáo trị của nhà Umayyad, Abbasid hay Ottoman, ấy là chưa nói tới quốc gia Hồi Giáo trị của nhà Shi’ite Fatimid. Quốc gia Hồi Giáo trị không phát triển theo một qũy đạo nào rõ ràng trong các thế kỷ qua và chưa bao giờ người ta được thấy rõ đâu là chức năng và thẩm quyền của đấng “caliph” cả. Dù có những thời kỳ thịnh vượng, học thuật và vinh quang lớn lao trong các triều đại lớn của Hồi Giáo trị, mỗi triều, cuối cùng, đều phải chứng kiến vị “caliph” của họ bị dồn vào thế gần như vô quyền, cả chính trị lẫn tôn giáo.
Ngày nay, hiện không ai rõ người Hồi Giáo có thứ ủng hộ nào đối với quốc gia Hồi Giáo trị. Hầu như từ đầu, chế độ Hồi Giáo trị vốn là một định chế của phái Sunni. Sau cái chết của Hussein ibn Ali vào năm 680, người Shi’ites đã bác bỏ tính hợp pháp của quốc gia Hồi Giáo trị. Do đó, người Shi’ites, hiện chiếm khoảng 15% Hồi Giáo thế giới, chống lại chế độ này, nhất là thứ do người thánh chiến Sunni đưa ra. Mà xét cho cùng, ngay cả nơi người Sunni, tình thế cũng phức tạp hơn người ta tưởng lúc ban đầu. Người ta có quyền cho rằng một số người Sunni sẽ công khai chống đối ý niệm về một quốc gia Hồi Giáo trị, và sẽ ủng hộ các xã hội hợp hiến và hợp dân chủ hơn.
Điều lý thú đáng lưu ý là sự biến hóa trong các tên và tước hiệu được Abu Bakr al-Baghdadi sử dụng từ trước đến nay trong việc “lên ngôi” thống lãnh tối cao của Hồi Giáo trị. Tên của hắn là Ibrahim Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarra’i. Abu Bakr al-Baghdadi là tên chiến đấu (nom de guerre), phỏng theo tên của Người Được Hướng Dẫn đầu tiên. Gần đây, hắn còn thêm vào tên chiến đấu này mấy chữ thành Abu Bakr al-Baghdadi al Husseini al-Qurayshi, trong cố gắng liên kết dòng dõi hắn với dòng dõi của Tiên Tri và chi tộc Quraysh của ngài. Gần đây nhất hắn còn sử dụng tước hiệu Đấng Thống Lãnh Tín Đồ Caliph Ibrahim, là tước hiệu truyền thống và xưa nhất của “caliph”.
Có lẽ ta cần phân biệt giữa ISIS và quốc gia Hồi Giáo trị vừa được phục hồi. ISIS vẫn là một lưc lượng tàn bạo và mạnh mẽ tại Đông Bắc Syria và Bắc Iraq. Việc nó liên kết với các bất bình của người Sunni Iraq, về một vài khía cạnh nào đó, có thể được biện minh. Và do đó, chắc chắn nó được một số người Iraq ủng hộ chỉ vì nó là lực lượng hữu hiệu nhất chống lại chính phủ Baghdad. Việc người ta sử dụng sự ủng hộ của người Sunnis Iraq đối với ISIS như là phe đối lập của Chính Phủ Baghdad để biện minh cho chế độ Hồi Giáo trị vừa được phục hồi hình như vào lúc này không thể được biện minh.
Theo Elias D. Mallon, S.A., phụ trách ngoại vụ của Hiệp Hội An Sinh Công Giáo Cận Đông.
Rõ ràng chế độ Hồi Giáo trị đang xuất hiện trở lại trên vũ đài quốc tế. Tin tức hiện thời về chế độ Hồi Giáo trị, qua trung gian truyền thông Tây Phương, là một pha trộn điều ISIS nghĩ về chế độ này và một vài phản ảnh lịch sử. Giống như nhiều tái dựng quá khứ do động lực ý thức hệ khác, quốc gia Hồi Giáo trị của ISIS dựa trên một quá khứ được lý tưởng hóa, một quá khứ, nếu có, cũng chỉ hiện hữu một thời gian không dài lắm. Dù công bằng mà nói, chế độ Hồi Giáo trị bắt đầu với cái chết của Tiên Tri Muhammad vào tháng Sáu năm 632 CN và tiếp diễn cho tới ngày bị Ataturk hủy bỏ năm 1924, hình thức, thẩm quyền và thành công của nó rất khác nhau tùy theo nơi và tùy theo thời.
Cuộc khủng hoảng kế thừa
Khởi thủy được tạo ra để duy trì sự thống nhất và lòng tín trung của cộng đồng Hồi Giáo, quốc gia Hồi Giáo trị đã là nguyên nhân gây chia rẽ ngay từ đầu. Khi Tiên Tri Muhammad chết, ngài không để lại bất cứ chỉ thị nào rõ ràng về người thừa nhiệm. Cũng không có chỉ thị nào về người thừa nhiệm trong kinh Kôrăng. Mọi người đều thấy rõ: không ai nối nhiệm ngài trong vai trò Sứ Giả của Thiên Chúa hết. Tuy nhiên, ngài cũng là nhà cai trị thế tục của Medina và của cộng đồng Hồi Giáo mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Cả người Sunni lẫn người Shi’ite đều có truyền thống về việc lúc sinh thời, Tiên Tri đã có ý định ai sẽ là người nối nhiệm ngài trong chức năng cai trị. Tuy nhiên, các truyền thống này đôi lúc mâu thuẫn nhau và được các truyền thống sau này thêm thắt rất nhiều.
Ngay sau cái chết của Tiên Tri Muhammad, có cuộc họp trong đó Umar, một đồng chí nổi bật của Tiên Tri, tuyên bố rằng Abu Bakr, nhạc phụ của Tiên Tri và là một trong số những người ủng hộ Tiên Tri sớm sủa nhất, sẽ lãnh trọng trách cai trị cộng đồng. Đa số đồng ý và các người Hồi Giáo chủ chốt tại cuộc họp này tuyên lời thề bayʽa hay lời thề trung thành với Abu Bakr. Tuy nhiên, ngay trong thời này, có những người Hồi Giáo tại Medina tin rằng Ali ibn Abi Talib, em họ và là con rể của Tiên Tri, mới là nhà lãnh đạo của cộng đồng. Việc chia rẽ này sau đó phát triển thành một chia rẽ lớn trong Hồi Giáo: Sunni và Shi’ite.
Khởi đi từ Abu Bakr, có một loạt 4 nhà cai trị Hồi Giáo, dưới danh hiệu Rashidun hay “Người Được Hướng Dẫn Đúng”. Abu Bakr cai trị từ 632 tới 634. Ông cử Umar ibn al-Khattab làm người nối nhiệm. Sau cái chết của Abu Bakr, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo thề trung thành với Umar. Dưới thời Umar, các đạo quân Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm Ai Cập và Bắc Phi, Lưỡng Hà, Ba Tư và Đông Địa Trung Hải, trong đó, có Giêrusalem. Ông bị ám sát năm 644 sau khi đã thiết lập một ủy ban gồm 6 người Hồi Giáo có nhiệm vụ chọn người kế nhiệm ông. Họ chọn Uthman ibn Affan, một lãnh tụ có óc chia rẽ; năm 656, ông này bị ám sát bởi những người Hồi Giáo thấy mình bị các chính sách của ông đối xử bất công.
Uthman được Ali ibn Abi Talib nối nghiệp, là người mà nhiều người nghĩ nên làm nhà cai trị ngay từ đầu. Nhưng ngay khi mới nhậm chức, Ali đã gặp chống đối. Gia đình Uthman tố cáo Ali âm mưu ám sát, một tố cáo bị Ali cực lực bác bỏ. Ali phải đấu tranh quân sự với Muʽawiyya, một thân nhân của Uthman. Dù có hiệp ước đình chiến giữa đôi bên, phe phái ủng hộ Ali không mấy hài lòng. Cuối cùng, một người trong số này, thuộc phái Khariiji, ám sát Ali vào tháng Giêng, năm 661.
Hệ luận là sau đó, sự việc cứ thế đi xuống hoài. Điều này lại càng gia trọng do sự kiện: hai tư tưởng gia vĩ đại nhất của Hồi Giáo là Ibn Khaldun và ibn Taymiyya chủ trương rằng chế độ Hồi Giáo trị chấm dứt với cái chết của Ali.
Một vài điều cần ghi nhận về chế độ Hồi Giáo trị của Người Được Hướng Dẫn Đúng. Thứ nhất, mỗi nhà cai trị được chọn một cách khác: bằng tung hô, bằng chỉ định, bằng ủy ban, bằng phiếu toàn dân. Thứ hai, lời thề trung thành xem ra là chủ yếu cho tính thành sự. Thứ ba, không nhà cai trị nào được sự ủng hộ hoàn toàn. Sau cùng, 3 trong 4 vị đều đã bị ám sát và ít nhất hai, nếu không là ba vị, chết thảm vì chính người Hồi Giáo khác. Dù rõ ràng nhà cai trị Hồi Giáo không phải là Sứ Giả của Thiên Chúa, vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của ông không được mô tả rõ ràng. Cũng không rõ con người của ông là thánh thiêng.
Thăng trầm của đế quốc Hồi Giáo
Sau cái chết của Ali, quốc gia Hồi Giáo trị vào tay Mu’awiyya thuộc gia đình Umayyad. Triều đại này đặt thủ đô tại Damascus và tiếp tục các cuộc xâm chiếm của Hồi Giáo. Dưới thời Nhà Umayyad, Đế Quốc Hồi Giáo trở thành đế quốc thứ năm lớn nhất thế giới xưa nay. Và cũng như từ trước, mỗi nhà cai trị của nó chứng tỏ một mức độ sùng đạo khác nhau. Trong khi có những ông vua đạo hạnh, biết quan tâm tới tôn giáo, thì nhiều ông vua khác sa đọa và bất cần để ý tới luật lệ sống của Hồi Giáo. Quốc gia Hồi Giáo trị từng bước trở thành một nền quân chủ tuyệt đối và các người đứng đầu càng ngày càng tự mặc cho mình những tước hiệu vênh vang như Cái Bóng Của Thiên Chúa, và thậm chí còn là Quyền Lực Của Thiên Chúa Ở Trên Đất nữa. Damascus dưới thời các ông vua của nhà Umayyad rất khác với Medina dưới quyền lãnh đạo của Muhammad.
Năm 750, có một cuộc nổi loạn đẫm máu của nhà Abbas chống lại nhà Umayyad. Nhà Abbas này có một vài lý lẽ khi cho rằng mình có nhiều liên hệ gần gũi hơn với Tiên Tri. Quốc Gia Hồi Giáo trị Abbasid kéo dài từ năm 750 tới khi bị người Mông Cổ tiêu diệt năm 1258. Cũng nên để ý một điều, vào lúc này còn có thêm hai quốc gia hồi giáo trị khác tranh đua nhau nữa: Quốc Gia Hồi Giáo Trị Umayyad tại al-Andalus (Andalusia ở Tây Ban Nha) và Quốc Gia Hồi Giáo Trị Fatimid (Shi’ite) tại Ai Cập. Hai thế kỷ đầu của nhà Abbasid là hoàng kim thời đại đối với học thuật, nghệ thuật và văn chương. Sự giầu có của Quốc Gia Hồi Giáo Trị trở thành huyền thoại và có rất nhiều ông vua xuất chúng.
Tuy nhiên qua thế kỷ thứ 9, chức vụ tể tướng (vizier) bắt đầu xuất hiện và các ông vua Hồi Giáo Trị càng ngày càng lui vào hậu trường cho tới giữa thế kỷ thứ 10, thì vua Hồi Giáo Trị không còn thi hành một chút thực quyền nào nữa. Trong các thế kỷ sau cùng của Quốc Gia Hồi Giáo Trị Abbasid, các tể tướng và các ông hoàng (sultan) thuộc nhiều gia đình và nhóm sắc tộc khác nhau như Buyids và Seljuk Turks mới là những người nắm thực quyền sau lưng ngôi báu. Cuối cùng, người Mông Cổ dưới quyền Húc Liệt Ngột (Hulagu) đã càn quét khắp vùng và bao vây Baghdad, có người cho rằng, họ đã sát hại 800,000 dân cư. Sợ trời trừng phạt vì đã đổ máu dòng dõi Tiên Tri, Hốt Liệt Ngột đã cho bó vua Hồi vào một tấm thảm để ngựa dẫm đá cho tới chết vào ngày 20 tháng Hai năm 1258, đem Quốc Gia Hồi Giáo Trị Abbasid đến hồi kết liễu.
Đế Quốc Ottoman bắt đầu thời Osman I (1258-1326) và kết thúc với việc tuyên bố thành lập Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29 tháng Mười năm 1923. Đế quốc này chiếm Constantinople năm 1453 và chiếm miền Balkan, nhiều phần của Trung Âu cũng như Trung Đông và Bắc Phi. Nên nhớ nhà cai trị của Đế Quốc Ottoman được gọi là Ông Hoàng (Sultan). Các tước hiệu cổ truyền như “caliph” hay “Đấng Chỉ Huy Tín Hữu” không còn xuất hiện trên các văn kiện chính thức, trên đồng tiền hay trên các văn bia của ĐQ Ottoman nữa. Có một lý do cho việc này. Các nhà Umayyads, Abbasids và Shiʽites luôn tranh cãi nhau về việc gia tộc nào gần gũi nhất với Tiên Tri. Huyết hệ đối với Tiên Tri dĩ nhiên là điều quan trọng và ngày nay vẫn còn quan trọng đối với người Hồi Giáo. Nhưng đàng khác, Dòng Ottomans là người Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là người Ả Rập, nên dòng dõi của Tiên Tri không phải là điều họ dám nhận cho mình.
Ấy thế nhưng, trong mối liên hệ với thế giới không Hồi Giáo, Đế Quốc Ottoman vẫn muốn mô tả Ông Hoàng của họ như là một Vua Hồi Giáo Trị (caliph). Điều này thường thấy rõ nhất khi nhắc tới các người Hồi Giáo sống trong các lãnh thổ Kitô Giáo. “Caliph” trở hành một loại lãnh đạo tinh thần của người Hồi Giáo không sống dưới quyền hành chính trị của ông. Đây quả là một khai triển hoàn toàn mới, bắt đầu xuất hiện năm 1774, trong một hiệp ước giữa người Ottoman và người Nga. Khi Đế Quốc càng ngày càng suy tàn, Ông Hoàng Abdul Hamid II tự tuyên bố mình là “caliph” vào khoảng năm 1880.
Sau sự thất bại của Đế Quốc Ottoman trong Thế Chiến I, Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã được tuyên bố ngày 29 tháng Mười, 1923, và chế độ hồi giáo trị bị hiến pháp hủy bỏ ngày 3 tháng Ba, 1924. Việc hủy bỏ này khiến nhiều người Hồi Giáo vội tìm hiểu bản chất và sự cần thiết của định chế này. Tìm hiểu căn để nhất là của Aly Abd al-Raziq với cuốn Islam and the Foundations of Government (Hồi Giáo và Các Nền Tảng Cai Trị) (1925) trong đó, ông cho rằng Hồi Giáo không ủng hộ bất cứ hình thức cai trị đặc thù nào và chế độ hồi giáo trị không phải là thành phần trong thế giới quan của Kôrăng. Công trình của Al-Raziq bị nhiều người lên án, tuy nhiên, không bao giờ bị bác bỏ theo lối học thuật uyên bác cả.
Ngày trở lại của Hồi Giáo Trị?
Với việc nổi lên của phong trào thánh chiến Hồi Giáo (jihad) và các biến động do cái gọi là “Mùa Xuân Ả Rập” tạo ra, người ta càng ngày càng chú ý nhiều hơn tới chế độ Hồi Giáo trị. Những lời hô hào phục hồi chế độ này đã được nhiều nhóm khác nhau đưa ra, họ từ Syria và nay từ Iraq. Như với hầu hết các khẩu hiệu tuyên truyền, những lời hô hào này rất thiếu sự sâu sắc về lịch sử. Quốc gia Hồi Giáo trị không phải là một hạn từ đơn nghĩa. Quốc gia Hồi Giáo trị của Người Được Hướng Dẫn Đúng chẳng có gì là y hệt như các quốc gia Hồi Giáo trị của nhà Umayyad, Abbasid hay Ottoman, ấy là chưa nói tới quốc gia Hồi Giáo trị của nhà Shi’ite Fatimid. Quốc gia Hồi Giáo trị không phát triển theo một qũy đạo nào rõ ràng trong các thế kỷ qua và chưa bao giờ người ta được thấy rõ đâu là chức năng và thẩm quyền của đấng “caliph” cả. Dù có những thời kỳ thịnh vượng, học thuật và vinh quang lớn lao trong các triều đại lớn của Hồi Giáo trị, mỗi triều, cuối cùng, đều phải chứng kiến vị “caliph” của họ bị dồn vào thế gần như vô quyền, cả chính trị lẫn tôn giáo.
Ngày nay, hiện không ai rõ người Hồi Giáo có thứ ủng hộ nào đối với quốc gia Hồi Giáo trị. Hầu như từ đầu, chế độ Hồi Giáo trị vốn là một định chế của phái Sunni. Sau cái chết của Hussein ibn Ali vào năm 680, người Shi’ites đã bác bỏ tính hợp pháp của quốc gia Hồi Giáo trị. Do đó, người Shi’ites, hiện chiếm khoảng 15% Hồi Giáo thế giới, chống lại chế độ này, nhất là thứ do người thánh chiến Sunni đưa ra. Mà xét cho cùng, ngay cả nơi người Sunni, tình thế cũng phức tạp hơn người ta tưởng lúc ban đầu. Người ta có quyền cho rằng một số người Sunni sẽ công khai chống đối ý niệm về một quốc gia Hồi Giáo trị, và sẽ ủng hộ các xã hội hợp hiến và hợp dân chủ hơn.
Điều lý thú đáng lưu ý là sự biến hóa trong các tên và tước hiệu được Abu Bakr al-Baghdadi sử dụng từ trước đến nay trong việc “lên ngôi” thống lãnh tối cao của Hồi Giáo trị. Tên của hắn là Ibrahim Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarra’i. Abu Bakr al-Baghdadi là tên chiến đấu (nom de guerre), phỏng theo tên của Người Được Hướng Dẫn đầu tiên. Gần đây, hắn còn thêm vào tên chiến đấu này mấy chữ thành Abu Bakr al-Baghdadi al Husseini al-Qurayshi, trong cố gắng liên kết dòng dõi hắn với dòng dõi của Tiên Tri và chi tộc Quraysh của ngài. Gần đây nhất hắn còn sử dụng tước hiệu Đấng Thống Lãnh Tín Đồ Caliph Ibrahim, là tước hiệu truyền thống và xưa nhất của “caliph”.
Có lẽ ta cần phân biệt giữa ISIS và quốc gia Hồi Giáo trị vừa được phục hồi. ISIS vẫn là một lưc lượng tàn bạo và mạnh mẽ tại Đông Bắc Syria và Bắc Iraq. Việc nó liên kết với các bất bình của người Sunni Iraq, về một vài khía cạnh nào đó, có thể được biện minh. Và do đó, chắc chắn nó được một số người Iraq ủng hộ chỉ vì nó là lực lượng hữu hiệu nhất chống lại chính phủ Baghdad. Việc người ta sử dụng sự ủng hộ của người Sunnis Iraq đối với ISIS như là phe đối lập của Chính Phủ Baghdad để biện minh cho chế độ Hồi Giáo trị vừa được phục hồi hình như vào lúc này không thể được biện minh.
Theo Elias D. Mallon, S.A., phụ trách ngoại vụ của Hiệp Hội An Sinh Công Giáo Cận Đông.
Top Stories
Décès de Mgr Paul Nguyên Thanh Hoan, évêque émérite de Phan Thiêt, apôtre des pauvres
Eglises d'Asie, le 22 août 2014
09:49 22/08/2014
Dans la matinée du 21 août 2014, les obsèques de Mgr Paul Nguyên Thanh Hoan, évêque émérite du diocèse de Phan Thiêt, ont été célébrées dans la chapelle de l’institut séculier « La Charité sociale », une communauté religieuse fondée il y a quelques années par le défunt. C’est dans cet institut que l’évêque avait passé les derniers jours de sa vie jusqu’à sa mort, survenue dans la nuit du 17 au 18 août dernier. Il avait lui-même formulé le vœu d’être inhumé en ce lieu.
L’évêque actuel du diocèse de Phan Thiêt, Mgr Joseph Vu Duy Thông, a présidé la cérémonie. Quinze évêques, plusieurs centaines de prêtres étaient à ses côtés pour concélébrer l’eucharistie à laquelle participait une foule nombreuse. L’homélie de l’évêque de Phan Thiêt a rappelé quelle avait été la grande inspiration de sa vie, à savoir la réalisation pratique de la béatitude évangélique : « bienheureux les pauvres en esprit ». Au début de la cérémonie, de très nombreux témoignages ont été lus, venant du monde entier, de la secrétairerie d’Etat du Vatican, des archevêques et évêques vietnamiens, de supérieurs de congrégation absents à la cérémonie.
Paul Nguyên Thanh Hoang est né le 11 novembre 1932 dans la paroisse de Phu Lôc, du diocèse de Vinh, dans le Centre Vietnam. L’exode des chrétiens du Nord-Vietnam vers le sud, en 1954, le trouve au petit séminaire où il a commencé sa formation sacerdotale. Avec l’ensemble du corps enseignant et ses camarades, il vient s’établir dans le sud où il achèvera ses études secondaires. Après six années d’études au grand séminaire sulpicien, il est ordonné prêtre le 19 avril 1965 en la cathédrale Notre-Dame de Saigon.
Il est alors nommé vicaire, tout près du 17e parallèle, à Dông Ha, dont le curé est le P. Jean-Baptiste Etcharren, qui sera plus tard supérieur général de la société des Missions étrangères de Paris. Dès cette époque, son orientation vers les plus pauvres se manifeste sans ambiguïté. Il ne tardera pas à fonder un orphelinat et une école privée pour accueillir les orphelins de la région, petites victimes de la guerre qui sévit à l’époque. En 1972, l’offensive du Nord-Vietnam sur la province de Quang tri l’oblige à évacuer ses 202 orphelins vers la province qui s’appelait alors Binh Tuy et qui est, aujourd’hui, le district de Ham Tân. Il y fonde le village d’enfants des « Colombes blanches ».
Ces établissements caritatifs sont confisqués par l’Etat après le changement de régime de 1975. En 1978, le P. Hoang est chargé de paroisse, puis devient doyen pour l’ensemble du district de Ham Tân. A ce poste, il continue d’intégrer l’action sociale à son ministère pastoral.
En juillet 2001, Jean-Paul II le nomme évêque coadjuteur du diocèse de Phan Thiêt. Dans son homélie (1), Mgr Thông a rappelé que la béatitude évangélique « Bienheureux les pauvres » qui depuis toujours inspirait sa vie était devenue alors sa devise épiscopale sous la forme : « La bonne nouvelle pour les pauvres ». Même si, devenu évêque, il ne pouvait vivre aussi proche des pauvres qu’autrefois, il avait la possibilité de lancer des projets de développement au profit de la population aussi bien chrétienne que non chrétienne. Il est à l’origine d’un barrage destiné à irriguer la région de Tân Ha, de multiples projets d’élevage de bétail qui ont amélioré, quelquefois enrichi la vie des paysans locaux.
En 2004, alors qu’il était responsable pour la deuxième fois de la Commission épiscopale pour l’Action sociale, il fonda l’institut séculier « Bac Ai Xa Hôi » (‘Charité sociale’), qui était aussi le nom de la commission épiscopale il présidait. La mission de la nouvelle communauté est l’annonce de l’Evangile au moyen de la charité. Ces membres devaient devenir eux-mêmes « la bonne nouvelle pour les pauvres », en se mettant au service des pauvres de diverses manières. C’est dans cet institut que l’évêque a vécu ses dernières années. (eda/jm)
(1) Voir VietCatholic News, le 21 août 2014.
(source: Eglises d'Asie, le 22 août 2014)
L’évêque actuel du diocèse de Phan Thiêt, Mgr Joseph Vu Duy Thông, a présidé la cérémonie. Quinze évêques, plusieurs centaines de prêtres étaient à ses côtés pour concélébrer l’eucharistie à laquelle participait une foule nombreuse. L’homélie de l’évêque de Phan Thiêt a rappelé quelle avait été la grande inspiration de sa vie, à savoir la réalisation pratique de la béatitude évangélique : « bienheureux les pauvres en esprit ». Au début de la cérémonie, de très nombreux témoignages ont été lus, venant du monde entier, de la secrétairerie d’Etat du Vatican, des archevêques et évêques vietnamiens, de supérieurs de congrégation absents à la cérémonie.
Paul Nguyên Thanh Hoang est né le 11 novembre 1932 dans la paroisse de Phu Lôc, du diocèse de Vinh, dans le Centre Vietnam. L’exode des chrétiens du Nord-Vietnam vers le sud, en 1954, le trouve au petit séminaire où il a commencé sa formation sacerdotale. Avec l’ensemble du corps enseignant et ses camarades, il vient s’établir dans le sud où il achèvera ses études secondaires. Après six années d’études au grand séminaire sulpicien, il est ordonné prêtre le 19 avril 1965 en la cathédrale Notre-Dame de Saigon.
Il est alors nommé vicaire, tout près du 17e parallèle, à Dông Ha, dont le curé est le P. Jean-Baptiste Etcharren, qui sera plus tard supérieur général de la société des Missions étrangères de Paris. Dès cette époque, son orientation vers les plus pauvres se manifeste sans ambiguïté. Il ne tardera pas à fonder un orphelinat et une école privée pour accueillir les orphelins de la région, petites victimes de la guerre qui sévit à l’époque. En 1972, l’offensive du Nord-Vietnam sur la province de Quang tri l’oblige à évacuer ses 202 orphelins vers la province qui s’appelait alors Binh Tuy et qui est, aujourd’hui, le district de Ham Tân. Il y fonde le village d’enfants des « Colombes blanches ».
Ces établissements caritatifs sont confisqués par l’Etat après le changement de régime de 1975. En 1978, le P. Hoang est chargé de paroisse, puis devient doyen pour l’ensemble du district de Ham Tân. A ce poste, il continue d’intégrer l’action sociale à son ministère pastoral.
En juillet 2001, Jean-Paul II le nomme évêque coadjuteur du diocèse de Phan Thiêt. Dans son homélie (1), Mgr Thông a rappelé que la béatitude évangélique « Bienheureux les pauvres » qui depuis toujours inspirait sa vie était devenue alors sa devise épiscopale sous la forme : « La bonne nouvelle pour les pauvres ». Même si, devenu évêque, il ne pouvait vivre aussi proche des pauvres qu’autrefois, il avait la possibilité de lancer des projets de développement au profit de la population aussi bien chrétienne que non chrétienne. Il est à l’origine d’un barrage destiné à irriguer la région de Tân Ha, de multiples projets d’élevage de bétail qui ont amélioré, quelquefois enrichi la vie des paysans locaux.
En 2004, alors qu’il était responsable pour la deuxième fois de la Commission épiscopale pour l’Action sociale, il fonda l’institut séculier « Bac Ai Xa Hôi » (‘Charité sociale’), qui était aussi le nom de la commission épiscopale il présidait. La mission de la nouvelle communauté est l’annonce de l’Evangile au moyen de la charité. Ces membres devaient devenir eux-mêmes « la bonne nouvelle pour les pauvres », en se mettant au service des pauvres de diverses manières. C’est dans cet institut que l’évêque a vécu ses dernières années. (eda/jm)
(1) Voir VietCatholic News, le 21 août 2014.
(source: Eglises d'Asie, le 22 août 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Hưng Hóa tổ chức khóa tập huấn: ''Gia đình Công giáo sống Đức Tin và thi hành Đức Ái''
Caritas Hưng Hóa
07:30 22/08/2014
HƯNG HÓA - Trong tinh thần của năm “ Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình”, từ ngày 18 đến 21/8/2014, Caritas Hưng Hóa tổ chức khóa tập huấn cho các Cộng tác viên Caritas giáo phận và các Ủy viên phụ trách bác ái xã hội thuộc Hội đồng Giáo xứ với chủ đề: “Gia đình sống đức tin và thi hành đức bác ái”, tại Trung Tâm Mục vụ của Giáo phận, tọa lạc ở khu 4, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ.
Hình ảnh
Khóa tập huấn quy tụ 62 thành viên đến từ các giáo xứ trong giáo phận, xa nhất là quý tham dự viên đến từ Sơn La và Lai Châu, hơn 400 km. Đồng hành trong khóa tập huấn có cha Giám đốc, 02 cha phó giám đốc Caritas và quý Dì văn phòng Caritas giáo phận. Ban BAXH- Caritas giáo phận đã mời Cha Phêrô Phan Kim Huấn, Trưởng ban Mục vụ Gia đình và quý Dì trong ban giúp cho khóa tập huấn này.
Khóa tập huấn diễn ra trong 3 ngày nhằm giúp các học viên hiểu được vai trò quan trọng của gia đình Công Giáo trong đời sống đức tin, từ đó hướng đến thực thi đời sống bác ái. Đồng thời quý Cha giảng viên cũng cung cấp cho các tham dự viên những kỹ năng thực hành bác ái trong đời sống gia đình và xã hội.
Trong giờ chia sẻ các học viên chăm chú lắng nghe và trao đổi, phát biểu thật sôi nổi, đặc biệt trong các giờ thảo luận nhóm. Chị Trần Thị Gấm nói: “ Qua sự chia sẻ con hiểu được làm bác ái không chỉ là những việc làm lớn lao, đi đây đi đó…mà còn là những việc nhỏ bé trong gia đình và trong môi trường sống”.
Kết thúc khóa học Cha Giám đốc có lời cám ơn quý Cha, quý Dì trong Ban Mục vụ Gia đình, quý Cha phó giám đốc Caritas đã hy sinh thời gian để đồng hành với các học viên trong suốt khóa học. Ngài cũng cám ơn sự hiện diện nhiệt tình của các học viên, mặc dù bận rộn với công việc của gia đình và giáo xứ nhưng đã gác lại để về tham dự khóa học.
Khóa tập huấn diễn ra rất tốt đẹp và ý nghĩa, trong thời tiết mát mẻ, và mọi người ai cũng phấn khởi, nhất là lần đầu tiên được mặc áo đồng phục Caritas Hưng Hóa.
Hình ảnh
Khóa tập huấn quy tụ 62 thành viên đến từ các giáo xứ trong giáo phận, xa nhất là quý tham dự viên đến từ Sơn La và Lai Châu, hơn 400 km. Đồng hành trong khóa tập huấn có cha Giám đốc, 02 cha phó giám đốc Caritas và quý Dì văn phòng Caritas giáo phận. Ban BAXH- Caritas giáo phận đã mời Cha Phêrô Phan Kim Huấn, Trưởng ban Mục vụ Gia đình và quý Dì trong ban giúp cho khóa tập huấn này.
Khóa tập huấn diễn ra trong 3 ngày nhằm giúp các học viên hiểu được vai trò quan trọng của gia đình Công Giáo trong đời sống đức tin, từ đó hướng đến thực thi đời sống bác ái. Đồng thời quý Cha giảng viên cũng cung cấp cho các tham dự viên những kỹ năng thực hành bác ái trong đời sống gia đình và xã hội.
Trong giờ chia sẻ các học viên chăm chú lắng nghe và trao đổi, phát biểu thật sôi nổi, đặc biệt trong các giờ thảo luận nhóm. Chị Trần Thị Gấm nói: “ Qua sự chia sẻ con hiểu được làm bác ái không chỉ là những việc làm lớn lao, đi đây đi đó…mà còn là những việc nhỏ bé trong gia đình và trong môi trường sống”.
Kết thúc khóa học Cha Giám đốc có lời cám ơn quý Cha, quý Dì trong Ban Mục vụ Gia đình, quý Cha phó giám đốc Caritas đã hy sinh thời gian để đồng hành với các học viên trong suốt khóa học. Ngài cũng cám ơn sự hiện diện nhiệt tình của các học viên, mặc dù bận rộn với công việc của gia đình và giáo xứ nhưng đã gác lại để về tham dự khóa học.
Khóa tập huấn diễn ra rất tốt đẹp và ý nghĩa, trong thời tiết mát mẻ, và mọi người ai cũng phấn khởi, nhất là lần đầu tiên được mặc áo đồng phục Caritas Hưng Hóa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
Mai Tá
17:22 22/08/2014
Chương Năm: Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 29)
Phần 7:
Suy thế nào
về tội nguyên tổ?
Tôi vẫn chắc một điều, là: anh em mình đây cũng đã từng gặp nhiều người cứ đến nói với mình hoặc với nhau đôi ba chuyện, rồi đưa ra câu hỏi thoạt nghe đã thấy khó, như thể bảo: “Tôi đây, nào đã làm gì nên tội để phải chịu cảnh-tượng như thế này đây?” Hỏi thế, tức khẳng-định: có bất-hạnh nào đó, lại đã trờ đến với họ. Gặp lúc khổ đau như các vị từng chịu, ta thật chẳng biết làm gì khác hơn là cũng hỏi: “Tại sao? Tại sao thế?” Và hỏi rồi, ta cũng chẳng làm sao có trong đầu, lời biện-giải này khác về chuyện ấy. Ta cũng chẳng thể nào giúp mình/giúp người có được lời giải-thích thoả-đáng về chuyện ấy; hoặc, về các vấn-nạn dù hợp lý, cũng đành chịu.
Thông thường thì, lời diễn-giải từ nơi ta vẫn có chút gì đó liên-quan đến chuyện như: ta nên nhìn Chúa theo cách nào? Nói khác đi, có thể là: ta hoặc ai đó, thường vẫn nghĩ: chính Chúa là Đấng gửi đến mỗi người và mọi người nhiều bất-hạnh khác nhau. Như thể, chỉ nghe mỗi câu nói từ ai đó thốt lên, như: “Ôi lạy Chúa! Sao lại thế được?”
Giả như, vào một ngày êm ả như hôm nay, anh em ta dừng lại ở đây đôi phút, để xem có cách nào khác giúp giải-thích những gì trước đây anh em từng làm, để bàn về nỗi bất-hạnh mà ta cứ gán-ghép cho Chúa, là thủ-phạm(?). Lại nữa, vào những ngày có xáo-trộn về nhiều chuyện, thật cũng khó. Khó là bởi: ta thật sự không muốn trách-móc hoặc đổ lỗi cho Chúa về nỗi bất-hạnh nào ta gặp phải.
Bởi lẽ, có làm thế cũng không phải. Vì thế, ta thường hay đưa các bất-hạnh mình gặp vào bàn-thảo, cãi vã và tranh-luận. Có khi, ta hoặc người khác còn suy-đoán, đến bảo rằng: Chúa là Đấng gửi đến cho ta những nỗi bất-hạnh, cũng đáng đời(!). Hệt như thế, trình-thuật Tin Mừng lại cũng có những câu hỏi-han, than-vãn và đổ lỗi, như: “Tội này do lỗi của ai? Của hắn hay cha mẹ hắn?
Theo cách nào đó, có người lại cứ bảo: có lẽ, Chúa cũng giống như các nhân-viên ngân-hàng là những người cầm-chắc trong tay mọi “tài-khoản linh-đạo” của người gửi. Nên, khi đến đó, muốn rút ra một vài thứ thuộc về ta, thì: theo lệ thường, trước đó ta cũng phải gửi vào tài-khoản của mình một số lượng ta từng góp vào đó, khi trước. Vì, tính công-minh của ngân-hàng, là: tạo kết-số-dư cho thật rõ, và có lợi.
Lại cũng vào một ngày đẹp trời nào đó giống như hôm nay, ta cũng sẽ dừng lại đôi ba phút, để rồi đưa ra nhận-định bảo rằng: thái-độ “ăn-miếng-trả-miếng” như trên thật nhỏ nhặt! Bởi, thật ra, Chúa đâu can-dự vào những chuyện như thế. Tuy nhiên, nếu vào những ngày ta gặp khủng-hoảng đến tồi-tệ, thì: làm sao ta tỉnh trí nổi để nói lên nhận-định vừa rồi?
Theo lý-thuyết, ai cũng nói: chắc người nào đó từng làm điều xấu, nên mới chịu thảm-cảnh ra như thế? Tuy nhiên, có điều là: ta chẳng làm sao biết điều mình làm không xứng-hợp lắm nên mới gặp hậu-quả tồi-tệ đành phải gánh chịu như thế. Nhiều lúc, trong chúng ta, lại có vị từng gặp người nào đó mang trong đầu, cùng ý-nghĩ tương-tự, nên mới bảo: “Tôi thật không hiểu là tôi đã làm gì nên tội, nên phải chịu thế!”
Nói đến đây, xin cho phép tôi được mượn câu chuyện của một người mà tôi từng gặp và nghe kể, để san-sẻ với anh em ở đây, hầu minh-hoạ cho việc ta đang bàn. Chuyện ở đây, là do từ một linh-mục tuyên-úy lo về linh-đạo ở một bệnh-viện nọ, kể về sự việc xảy ra ở bệnh viện này.
Hôm đó, có bà mẹ trẻ mang thai gần đến ngày sinh, được chuyển gấp đến phòng cấp-cứu, vì một ca rất khó sinh. Sự thể là, nửa đêm hôm ấy, tự dưng tim của thai-nhi đột nhiên ngừng đập, và thai-nhi đã chết trong bụng mẹ chẳng biết vì lý-do gì. Vị linh-mục, khi ấy, không biết làm sao để an ủi bà mẹ trẻ này cho phải phép. Rachel, tên người mẹ trẻ đáng thương kia, vẫn khóc hàng giờ vì con của chị nay đã chết mà chẳng ai cứu được. Chị khước-từ mọi ủi-an bất kể từ đâu đến, vì có an-ủi cho nhiều, thì con chị cũng đã chết.
Sau một hồi lâu, chị thốt lên một câu, đại ý bảo: “Tôi chỉ muốn nói một điều, là: tôi không thể nào hình-dung được là tôi đã làm gì để Chúa bắt tôi phải chịu cảnh thế này đây!” Khi ấy, vị linh-mục nói: “Không! Không phải thế đâu. Chị đâu đã làm điều gì xấu, đến thế đâu!” Nhưng, chị vẫn tiếp-tục phân-trần: “Điều, con muốn nói là: lâu nay con có chưa làm điều gì thất-đức cả, mà sao Chúa trừng-phạt con đến như thế?”
Thế rồi, vị linh-mục như nhận được ơn lành-thánh/hiếm có, mới nói: “Phải chăng, đó là điều mà chị hằng tin-tưởng? Chị nói thế, phải chăng có ý bảo: chính Chúa đã giết con chị, để trừng-phạt? Chị đáp:“Không! Ý con không nói như thế. Nhưng, phải có lý-do gì đó Chúa mới bắt con chịu thế này, chứ?”
Về lý do hoặc lý-lẽ, cũng chẳng có lý/có sự nào xứng-hợp với Chúa, hết. Chỉ một lý-lẽ xuất từ sự đau-đớn/khốn-khổ mà người mẹ trẻ kia phải chịu khiến chị nổi-giận và khóc-than, thôi. Một thứ lý-lẽ hoặc lý-sự nằm đằng sau mọi sự, mà chị vẫn giấu kín.
Và đây, là điểm chính-yếu tôi muốn là anh em mình nên dừng lại trong phút chốc, để suy-tư và bàn-bạc, xem sao. Lý-do hoặc lý-lẽ, do bởi sự việc mà người mẹ trẻ kia lâu nay tìm cách chôn kín nỗi khổ-đau cùng cảm-xúc không đúng-đắn của chị. Đến đây, tôi lại xin phép được trở về với trình-thuật ta đọc ở Tin Mừng thánh Gioan mà, với tôi, cũng na-ná giống như thế.
Đó là, truyện-kể về cái chết của Lazarô, nhất thứ ở câu: “Nếu Thày có ở đây, thì em con đã không chết!” Và, cảnh Maria khóc sướt-mướt, qua đó bản tiếng Anh thường dịch là: “Ngài thấy xốn xang trong lòng không ít và đã động lòng trắc-ẩn”. Bản Hy-Lạp viết mạnh hơn, khi đề-cập ý-nghĩ bảo rằng: Đức Giêsu tỏ ra giận-dữ và Ngài nổi cơn thịnh-nộ trong lòng. Cơn thịnh-nộ trong lòng ư? Vâng. Đúng thế. Ngay đến Đức Giêsu cũng xử-sự như thế. Ngài nổi cơn giận-dữ đến mức cuồng- nộ trước khi Ngài đi vào cõi chết.
Bởi, Ngài đến với thế-gian, là để mang lại sự sống cho người khác. Bản thân Ngài, cũng đã chấp-nhận nỗi chết rất khổ-nhục. Và, Ngài cũng đã khóc rất nhiều. Ngài khóc bằng nước mắt của sự căm-phẫn, rất nổi giận. Ngài cũng xúc-động quá mức giống như Maria, Martha và nhiều người. Ngài biết khá nhiều và khá đủ về những thứ và những sự thuộc về loài người như sự việc không tìm ra cách diễn-giải những điều đã xảy ra, để những người có mặt hôm đó hiểu được lý-do, hoặc lý-sự này khác.
Đức Giêsu đã để cho những người có mặt hôm đó chôn kín các xúc-cảm của họ và của Ngài, nơi mộ phần. Ngài đặt để các thương-tổn cũng như nỗi buồn-đau của họ vào trong mộ phần, cùng với Lazarô. Và, những người có mặt hôm ấy cũng đã lăn hòn đá tảng lấp mồ khá nặng mà họ thấy và rồi “khoá-chặt” anh trong đó.
Và nỗi buồn-đau, có thể sẽ ở tình-thế rất “khoá-chặt”, suốt ngày này qua tháng nọ. Mọi thương-tổn được chôn-kín sẽ không động đậy, nhưng vẫn ở tình-trạng đó mãi sau này. Và rồi, có thể là: mọi người cũng sẽ quên đi những chuyện tương-tự. Có thể là như thế. Nhưng, mãi mãi ở trong đó vẫn có các thương-tổn từng được chôn-kín, mãi về sau.
Liền sau đó, Đức Giêsu đứng dậy rồi nói: “Hãy lăn đá-tảng lấp mồ đi nơi khác!” Câu này như có nghĩa: “Hãy để mọi thứ như thế, ra bên ngoài chốn mở ngỏ. Bởi, sự thể không tệ như anh em nghĩ đâu. Anh em vẫn có thể đối đầu với nó được. Nhưng, đừng để cho niềm thương-nhớ bị “khoá chặt” trong mộ phần. Hãy để nó sống-động trong cuộc sống của anh em, để rồi cùng với anh em sẽ sống mãi, rất vững mạnh.
Sự sống, lúc nào cũng lớn-lao hơn mọi thứ. Đừng “khoá-chặt” nỗi buồn-đau đằng sau hòn đá tảng lấp mồ. Nhưng, hãy mở rộng cửa lòng mình xuống tận phần đất ở bên dưới. Bởi, nơi đó nay đã khác. Và, ở đây nữa, các nhà thần-học hôm ấy cũng có mặt ở quanh đó nhưng vẫn đứng xa xa. Các ngài cố tìm cho ra lý lẽ và lý-sự của mọi việc nên vẫn hỏi những câu tương-tự như: sao lại như thế? Các ngài tuy có hỏi, nhưng lại tìm không ra thứ lý-lẽ nào cho phải phép, đúng ý mình.
Một lần nữa, ta hãy mượn tiếp một truyện-kể khác cũng từ vị linh-mục tuyên-úy bệnh-viện nói trên. Hôm ấy, vị linh-mục nói ở trên, đã đi thăm cụ bà trọng tuổi nọ ở bệnh-viện; cụ đang gặp chuyện bực-bội cách bất-thường, nhưng không phải chuyện đớn-đau/bệnh-tật mà cụ đang mắc phải. Nhưng, là sự việc: cụ vừa nghe tin con trai cụ bị ám sát, nay đã chết. Linh-mục hôm ấy yêu cầu cụ kể cho ông nghe đôi chút về người con của cụ. Thế là, tự dưng cụ bật lên thành tiếng khóc nức-nở đến nửa tiếng đồng-hồ, khi cụ kể về thời thơ-ấu an-lành của người con, cùng bạn bè và công việc anh đang làm, nhưng phần chính là cụ rất tự-hào về người con mà cụ từng thương-yêu hết mực.
Khi cụ kết thúc câu truyện về người con trai ấy, thì linh-mục thấy mình chẳng làm được gì cho cụ, ấy thế mà cụ vẫn bảo: “Cảm ơn Cha. Chắc cha cũng biết là tôi không cần phải kể về chuyện ấy nhiều đến thế?” Cụ đã thực-sự chôn-vùi nỗi nhớ của cụ nơi mộ-phần rồi. Và, cụ cũng đã lăn hòn đá-tảng-lấp-mồ đi nơi khác. Và, ký ức của cụ không còn bị chôn-kín ở nơi nào nữa. Cụ cũng biến nỗi nhớ về người con của mình, để nó nên thành-phần cuộc sống của cụ, rất thật sự.
Nhưng, vấn-đề là: làm sao ta nối-kết sự việc này vào ý-tưởng về ‘tội nguyên-tổ’ đây?
Thật ra thì, suy cho kỹ, cũng có vài điểm để ta nối-kết với nối khổ-đau, bất-hạnh hoặc cực-hình mình đã chịu; và trong đó; có khi còn thấy cả nỗi chết, nữa. Đã là con người, ai cũng hỏi: “Bọn tôi đã làm gì nên tội, để phải gánh chịu cực hình như thế?” Và, nhiều người vẫn cứ phân-vân không ít, cốt ý bảo rằng: nếu Chúa có làm thế thì Ngài cũng sẽ bị vấy bẩn giống như ta và cùng với ta, khi Ngài đem điều khổ-hạnh đó đến cho ta, chứ?
Và con người, không dám có ý-nghĩ như thế vì thấy nó không xứng-hợp với Ngài, nên mới bảo: mọi chuyện xấu-xa là do ta mà ra, thôi. Cá-nhân con người, không thể nói một cách đúng-đắn với lương-tâm mình, rằng: có chăng, thì việc trừng-phạt như thế hẳn cũng rất xấu. Thế nên, ta chỉ có thể trách-cứ bản thân mình để bảo rằng: thực sự, ta đã không hành-xử xấu-xa đến độ phải gánh chịu những gì xảy đến với mình và với người, cách cực hình như vậy. Chính vì thế, con người mới tự nhủ: phải chăng có người nào hoặc cặp phối-ngẫu nào, thời xưa, từng làm điều gì khủng khiếp đến độ Chúa phải để cho sự dữ/xấu xa truyền từ đời trước tới đời sau đến với ta; và từ đó, ta cứ bị ghi dấu trên người mình, mãi đến giờ.
Nếu cứ suy-nghĩ như thế, hẳn là: chính ta cũng đã làm những việc tương tự. Và, hỏi rằng: xưa nay, gia-đình ta có làm điều gì xấu xa đến thế không? Phải chăng, đó cũng là lý-do khiến khổ đau, bất-hạnh và cả đến nỗi chết cũng xảy ra cùng một lúc? Có chăng, lý-do nào đó thực sự gây ra những chuyện như thế, để rồi người người gọi đó là “tội nguyên-tổ”? Và, sự việc như thế có nằm trong lý-lịch của ta hoặc ở mãi trong ta, không?
Anh em đây, có thấy: đó chính là nỗi khổ-đau, là cơn thịnh-nộ và cảm xúc vô lý-lẽ của con người mà ta đang bàn đây, không? Anh em có thấy, là: “tội nguyên-tổ” –từ lý-thuyết, cho đến thần-học, tín-lý hoặc tín-điều- cũng chỉ như hòn-đá-tảng nằm sau những gì mình từng chôn-kín và đặt sâu nơi mộ-phần các xúc-cảm về tính tiêu-cực của sự sống, không? Anh em có nghe Đức Giêsu từng nói: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác!”, không? Thật dễ hiểu, khi ta bảo: bà con mình, chắc cũng thiết-dựng nên cái-gọi-là truyền-thuyết rất như thế? Và, hẳn là ta cũng từng có cảm-nghiệm ra như thế? Và rồi, ta cũng muốn chôn-kín nó ở sau đó, phía sau truyền-thuyết giống như thế, chứ?
Bao thế-kỷ qua, từ ngày thánh Augustinô có ý-tưởng tương-tự cho đến giờ, ta vẫn không đưa ra đường-lối nào khác để thay thế. Nhưng, thời Đức Giêsu sống, những việc như thế đều không cần-thiết. Bởi thế nên, Chúa mới bảo: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác”. Hãy lăn “đá-tảng” đầy thuyết-lý về “Tội Nguyên-tổ” đi nơi khác đi! Và, hãy lấy khỏi nơi ta, những tư-tưởng bày ra như thế. Hãy để những cảm-xúc tiêu-cực về ta được cảm-nghiệm lại.
Bởi, cảm-xúc và cảm-nghiệm, dù có thế, vẫn có thể được chữa-lành như thường. Chúng tháp-nhập vào sự sống mà Đức Giêsu cũng từng sống. Ngài sống cuộc sống như thế trong ta. Và Ngài còn lớn hơn cả những gì gây đớn-đau, sầu buồn; và cả những gì tạo lý-lẽ, lý sự ở đời thường. Ngài luôn ở với ta, ngay giữa đám bụi-sương mù-mịt của mọi sự việc, cũng như thế.
Cũng hệt thế, đó không chỉ là ‘Tội Nguyên-tổ’ mà thôi. Như người Châu Á thường hay nói về “nghiệp xấu xa”, là nói thế. Các nhà phân-tâm-học cũng từng nói về bản-năng, hoặc thứ bóng râm khoả-lấp/che khuất con người mình, là như thế. Đó, còn là những đá tảng đang lăn tròn, ra đấy. Người đời vẫn thường bày chuyện và dựng chuyện về lý-lịch giòng giống (dù đúng/sai) để “giải-thích/diễn-nghĩa những gì là sai trái. Đó, cũng là đá-tảng đang lăn tròn, ở trên đất. Nay, ta hãy để cho cảm-xúc của mình ra khỏi nơi đó, sẽ thấy nhẹ.
Những chuyện như thế, đích-thực đã can-dự vào cuộc bàn-luận của ta, về xúc-cảm. Nhưng, làm như thế, vẫn có hai phương-cách. Một cách rất hữu-dụng. Còn cách kia, thì: theo tôi, chẳng giúp ích gì cho ta hết. Nay, ta hãy nói về cách thứ hai, trước đã.
Nhiều năm về trước, ngành điện-ảnh ở phương Tây có cho ra một cuốn phim mang tựa-đề, là “Sự Im Lặng của Loài Chiên Nhỏ”. Kịch-bản của phim-truyện này, là kể về một vị Bác sĩ mang tên Lecter tuy bị giam trong tù nhưng vẫn liên-hệ được với viên-chức FBI nọ mới ra trường, nhưng cô đã bị ám-ảnh về quá-trình lý-lịch của mình.
Hai người cùng nhau sắp xếp một thoả-thuận. Bs Lecter sẽ đem đến cho cô thông-tin về mọi việc cô cần đến; để rồi, cô cũng sẽ bộc-lộ ký-ức về thời thơ-ấu nhiều khổ-ải của cô. Nhưng, cô phải cho ông biết ký-ức nào khủng-khiếp nhất của cô. Đó, lại là những ức-chế về việc hạ-sát các chú chiên con đang chạy nhảy. Thế rồi, cô bật lên thành tiếng khóc nức-nở. Và, cô đã cởi bỏ, mở tung hết tất cả. Bs Lecter bèn đập nát ký-ức này theo cách nào đó ngang qua lời tự-thú của cô. Đó, là việc “đổi-chác” lấy cái này thay cái khác. Còn tệ hơn cả sự việc đã bắt đầu mọi sự từng diễn ra như thế. Tự-thú với Quyền Năng cũng tựa như thế. Ta chỉ có thể đập-nát hết mọi người. Sự việc này, lại cũng có nghĩa đã cất đi thứ “đá-tảng” từng bảo-vệ ta, nhưng lại không để cho cảm-xúc của mình tháp-nhập vào cuộc sống rất lớn lao. Ở nơi đó, sẽ không có Cứu-chuộc và cũng chẳng có Phục sinh.
Cách thứ nhất, vẫn có loại-hình Thiên-Chúa rất khác hẳn. Lại cũng có một Đức Giêsu thật rất khác. Ngài chính là Đấng, tự mình, từng ở trong mộ phần của đớn-đau, cực hình và cả đến nỗi chết. Ngài là Đấng, từng biết thế nào là cảm xúc có từ phía trong mộ-phần, tận đằng sau đá-tảng-lấp-mồ, ấy. Ngài là Đấng, vốn ra khỏi nơi đó và đã sống lại.Nay, ta có thể nói với Ngài, vì Ngài đã từng hiện-diện trong đó. Và, Ngài hiểu biết hết mọi sự. Khi làm thế, tức là ta đã có Phục sinh. Phục sinh đây, không chỉ riêng cho mình Ngài, mà thôi. Nhưng, cho cả ta nữa. Và, sự việc này không chỉ đi vào cuộc sống của ta thôi, nhưng còn đi vào chính Ngài nữa.
Có thể, ta sẽ tự do. Thứ tự-do, đủ để am-hiểu tại sao ta mơ-ước có được thuyết-lý về “Tội Nguyên-tổ” hầu chôn-kín và đậy che nỗi khốn-khổ của ta! Có thể, ta cũng sẽ có tự-do. Tự-do đủ, để ta cũng nói như thể điều ấy đã ra đi về nơi nào khác, hệt như thể hòn đá-tảng-lấp-kín thật lớn mà ta cũng đã lăn nó đi thật xa, đến nơi nào khác rồi.
Điểm chính-yếu đích-thực của “Tội Nguyên-tổ”, là để nói cho ta biết rằng: ta bị xúc-phạm biết chừng nào do bởi những gì là tiêu-cực trong cuộc sống. Và, ta cũng đang đóng góp quá nhiều vào các tiêu-cực ấy và cũng thông-đồng với các tiêu-cực như thế ấy. Và điểm chính-yếu đích-thực hơn cả, đáng để ta biết là: có Đấng còn lớn-lao hơn mọi thứ như thế. Và rằng: Ngài đang sống với ta và ta có thể sống cuộc sống phục-sinh của Ngài nữa.
Ở đây, tôi lại cũng xin ghi thêm một đôi ý, để bảo là: Phúc Âm không kể cho ta biết là cuối cùng đá-tảng-lấp-mồ kia đã lăn về đâu? Phải chăng, nó đã và đang lăn vào “hộp” lớn gọi là Tập Cẩm Nang Thần-học của ta chăng?
Cuối cùng thì, ta cũng có thể trở về với vấn-đề được đặt ra cách rất thực, tức: về với chỉ mỗi tình Thương-yêu của Thiên-Chúa đối với các mẩu vụn cuộc đời của ta, của chính ta, mà thôi.
-------------------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 29)
Phần 7:
Suy thế nào
về tội nguyên tổ?
Tôi vẫn chắc một điều, là: anh em mình đây cũng đã từng gặp nhiều người cứ đến nói với mình hoặc với nhau đôi ba chuyện, rồi đưa ra câu hỏi thoạt nghe đã thấy khó, như thể bảo: “Tôi đây, nào đã làm gì nên tội để phải chịu cảnh-tượng như thế này đây?” Hỏi thế, tức khẳng-định: có bất-hạnh nào đó, lại đã trờ đến với họ. Gặp lúc khổ đau như các vị từng chịu, ta thật chẳng biết làm gì khác hơn là cũng hỏi: “Tại sao? Tại sao thế?” Và hỏi rồi, ta cũng chẳng làm sao có trong đầu, lời biện-giải này khác về chuyện ấy. Ta cũng chẳng thể nào giúp mình/giúp người có được lời giải-thích thoả-đáng về chuyện ấy; hoặc, về các vấn-nạn dù hợp lý, cũng đành chịu.
Thông thường thì, lời diễn-giải từ nơi ta vẫn có chút gì đó liên-quan đến chuyện như: ta nên nhìn Chúa theo cách nào? Nói khác đi, có thể là: ta hoặc ai đó, thường vẫn nghĩ: chính Chúa là Đấng gửi đến mỗi người và mọi người nhiều bất-hạnh khác nhau. Như thể, chỉ nghe mỗi câu nói từ ai đó thốt lên, như: “Ôi lạy Chúa! Sao lại thế được?”
Giả như, vào một ngày êm ả như hôm nay, anh em ta dừng lại ở đây đôi phút, để xem có cách nào khác giúp giải-thích những gì trước đây anh em từng làm, để bàn về nỗi bất-hạnh mà ta cứ gán-ghép cho Chúa, là thủ-phạm(?). Lại nữa, vào những ngày có xáo-trộn về nhiều chuyện, thật cũng khó. Khó là bởi: ta thật sự không muốn trách-móc hoặc đổ lỗi cho Chúa về nỗi bất-hạnh nào ta gặp phải.
Bởi lẽ, có làm thế cũng không phải. Vì thế, ta thường hay đưa các bất-hạnh mình gặp vào bàn-thảo, cãi vã và tranh-luận. Có khi, ta hoặc người khác còn suy-đoán, đến bảo rằng: Chúa là Đấng gửi đến cho ta những nỗi bất-hạnh, cũng đáng đời(!). Hệt như thế, trình-thuật Tin Mừng lại cũng có những câu hỏi-han, than-vãn và đổ lỗi, như: “Tội này do lỗi của ai? Của hắn hay cha mẹ hắn?
Theo cách nào đó, có người lại cứ bảo: có lẽ, Chúa cũng giống như các nhân-viên ngân-hàng là những người cầm-chắc trong tay mọi “tài-khoản linh-đạo” của người gửi. Nên, khi đến đó, muốn rút ra một vài thứ thuộc về ta, thì: theo lệ thường, trước đó ta cũng phải gửi vào tài-khoản của mình một số lượng ta từng góp vào đó, khi trước. Vì, tính công-minh của ngân-hàng, là: tạo kết-số-dư cho thật rõ, và có lợi.
Lại cũng vào một ngày đẹp trời nào đó giống như hôm nay, ta cũng sẽ dừng lại đôi ba phút, để rồi đưa ra nhận-định bảo rằng: thái-độ “ăn-miếng-trả-miếng” như trên thật nhỏ nhặt! Bởi, thật ra, Chúa đâu can-dự vào những chuyện như thế. Tuy nhiên, nếu vào những ngày ta gặp khủng-hoảng đến tồi-tệ, thì: làm sao ta tỉnh trí nổi để nói lên nhận-định vừa rồi?
Theo lý-thuyết, ai cũng nói: chắc người nào đó từng làm điều xấu, nên mới chịu thảm-cảnh ra như thế? Tuy nhiên, có điều là: ta chẳng làm sao biết điều mình làm không xứng-hợp lắm nên mới gặp hậu-quả tồi-tệ đành phải gánh chịu như thế. Nhiều lúc, trong chúng ta, lại có vị từng gặp người nào đó mang trong đầu, cùng ý-nghĩ tương-tự, nên mới bảo: “Tôi thật không hiểu là tôi đã làm gì nên tội, nên phải chịu thế!”
Nói đến đây, xin cho phép tôi được mượn câu chuyện của một người mà tôi từng gặp và nghe kể, để san-sẻ với anh em ở đây, hầu minh-hoạ cho việc ta đang bàn. Chuyện ở đây, là do từ một linh-mục tuyên-úy lo về linh-đạo ở một bệnh-viện nọ, kể về sự việc xảy ra ở bệnh viện này.
Hôm đó, có bà mẹ trẻ mang thai gần đến ngày sinh, được chuyển gấp đến phòng cấp-cứu, vì một ca rất khó sinh. Sự thể là, nửa đêm hôm ấy, tự dưng tim của thai-nhi đột nhiên ngừng đập, và thai-nhi đã chết trong bụng mẹ chẳng biết vì lý-do gì. Vị linh-mục, khi ấy, không biết làm sao để an ủi bà mẹ trẻ này cho phải phép. Rachel, tên người mẹ trẻ đáng thương kia, vẫn khóc hàng giờ vì con của chị nay đã chết mà chẳng ai cứu được. Chị khước-từ mọi ủi-an bất kể từ đâu đến, vì có an-ủi cho nhiều, thì con chị cũng đã chết.
Sau một hồi lâu, chị thốt lên một câu, đại ý bảo: “Tôi chỉ muốn nói một điều, là: tôi không thể nào hình-dung được là tôi đã làm gì để Chúa bắt tôi phải chịu cảnh thế này đây!” Khi ấy, vị linh-mục nói: “Không! Không phải thế đâu. Chị đâu đã làm điều gì xấu, đến thế đâu!” Nhưng, chị vẫn tiếp-tục phân-trần: “Điều, con muốn nói là: lâu nay con có chưa làm điều gì thất-đức cả, mà sao Chúa trừng-phạt con đến như thế?”
Thế rồi, vị linh-mục như nhận được ơn lành-thánh/hiếm có, mới nói: “Phải chăng, đó là điều mà chị hằng tin-tưởng? Chị nói thế, phải chăng có ý bảo: chính Chúa đã giết con chị, để trừng-phạt? Chị đáp:“Không! Ý con không nói như thế. Nhưng, phải có lý-do gì đó Chúa mới bắt con chịu thế này, chứ?”
Về lý do hoặc lý-lẽ, cũng chẳng có lý/có sự nào xứng-hợp với Chúa, hết. Chỉ một lý-lẽ xuất từ sự đau-đớn/khốn-khổ mà người mẹ trẻ kia phải chịu khiến chị nổi-giận và khóc-than, thôi. Một thứ lý-lẽ hoặc lý-sự nằm đằng sau mọi sự, mà chị vẫn giấu kín.
Và đây, là điểm chính-yếu tôi muốn là anh em mình nên dừng lại trong phút chốc, để suy-tư và bàn-bạc, xem sao. Lý-do hoặc lý-lẽ, do bởi sự việc mà người mẹ trẻ kia lâu nay tìm cách chôn kín nỗi khổ-đau cùng cảm-xúc không đúng-đắn của chị. Đến đây, tôi lại xin phép được trở về với trình-thuật ta đọc ở Tin Mừng thánh Gioan mà, với tôi, cũng na-ná giống như thế.
Đó là, truyện-kể về cái chết của Lazarô, nhất thứ ở câu: “Nếu Thày có ở đây, thì em con đã không chết!” Và, cảnh Maria khóc sướt-mướt, qua đó bản tiếng Anh thường dịch là: “Ngài thấy xốn xang trong lòng không ít và đã động lòng trắc-ẩn”. Bản Hy-Lạp viết mạnh hơn, khi đề-cập ý-nghĩ bảo rằng: Đức Giêsu tỏ ra giận-dữ và Ngài nổi cơn thịnh-nộ trong lòng. Cơn thịnh-nộ trong lòng ư? Vâng. Đúng thế. Ngay đến Đức Giêsu cũng xử-sự như thế. Ngài nổi cơn giận-dữ đến mức cuồng- nộ trước khi Ngài đi vào cõi chết.
Bởi, Ngài đến với thế-gian, là để mang lại sự sống cho người khác. Bản thân Ngài, cũng đã chấp-nhận nỗi chết rất khổ-nhục. Và, Ngài cũng đã khóc rất nhiều. Ngài khóc bằng nước mắt của sự căm-phẫn, rất nổi giận. Ngài cũng xúc-động quá mức giống như Maria, Martha và nhiều người. Ngài biết khá nhiều và khá đủ về những thứ và những sự thuộc về loài người như sự việc không tìm ra cách diễn-giải những điều đã xảy ra, để những người có mặt hôm đó hiểu được lý-do, hoặc lý-sự này khác.
Đức Giêsu đã để cho những người có mặt hôm đó chôn kín các xúc-cảm của họ và của Ngài, nơi mộ phần. Ngài đặt để các thương-tổn cũng như nỗi buồn-đau của họ vào trong mộ phần, cùng với Lazarô. Và, những người có mặt hôm ấy cũng đã lăn hòn đá tảng lấp mồ khá nặng mà họ thấy và rồi “khoá-chặt” anh trong đó.
Và nỗi buồn-đau, có thể sẽ ở tình-thế rất “khoá-chặt”, suốt ngày này qua tháng nọ. Mọi thương-tổn được chôn-kín sẽ không động đậy, nhưng vẫn ở tình-trạng đó mãi sau này. Và rồi, có thể là: mọi người cũng sẽ quên đi những chuyện tương-tự. Có thể là như thế. Nhưng, mãi mãi ở trong đó vẫn có các thương-tổn từng được chôn-kín, mãi về sau.
Liền sau đó, Đức Giêsu đứng dậy rồi nói: “Hãy lăn đá-tảng lấp mồ đi nơi khác!” Câu này như có nghĩa: “Hãy để mọi thứ như thế, ra bên ngoài chốn mở ngỏ. Bởi, sự thể không tệ như anh em nghĩ đâu. Anh em vẫn có thể đối đầu với nó được. Nhưng, đừng để cho niềm thương-nhớ bị “khoá chặt” trong mộ phần. Hãy để nó sống-động trong cuộc sống của anh em, để rồi cùng với anh em sẽ sống mãi, rất vững mạnh.
Sự sống, lúc nào cũng lớn-lao hơn mọi thứ. Đừng “khoá-chặt” nỗi buồn-đau đằng sau hòn đá tảng lấp mồ. Nhưng, hãy mở rộng cửa lòng mình xuống tận phần đất ở bên dưới. Bởi, nơi đó nay đã khác. Và, ở đây nữa, các nhà thần-học hôm ấy cũng có mặt ở quanh đó nhưng vẫn đứng xa xa. Các ngài cố tìm cho ra lý lẽ và lý-sự của mọi việc nên vẫn hỏi những câu tương-tự như: sao lại như thế? Các ngài tuy có hỏi, nhưng lại tìm không ra thứ lý-lẽ nào cho phải phép, đúng ý mình.
Một lần nữa, ta hãy mượn tiếp một truyện-kể khác cũng từ vị linh-mục tuyên-úy bệnh-viện nói trên. Hôm ấy, vị linh-mục nói ở trên, đã đi thăm cụ bà trọng tuổi nọ ở bệnh-viện; cụ đang gặp chuyện bực-bội cách bất-thường, nhưng không phải chuyện đớn-đau/bệnh-tật mà cụ đang mắc phải. Nhưng, là sự việc: cụ vừa nghe tin con trai cụ bị ám sát, nay đã chết. Linh-mục hôm ấy yêu cầu cụ kể cho ông nghe đôi chút về người con của cụ. Thế là, tự dưng cụ bật lên thành tiếng khóc nức-nở đến nửa tiếng đồng-hồ, khi cụ kể về thời thơ-ấu an-lành của người con, cùng bạn bè và công việc anh đang làm, nhưng phần chính là cụ rất tự-hào về người con mà cụ từng thương-yêu hết mực.
Khi cụ kết thúc câu truyện về người con trai ấy, thì linh-mục thấy mình chẳng làm được gì cho cụ, ấy thế mà cụ vẫn bảo: “Cảm ơn Cha. Chắc cha cũng biết là tôi không cần phải kể về chuyện ấy nhiều đến thế?” Cụ đã thực-sự chôn-vùi nỗi nhớ của cụ nơi mộ-phần rồi. Và, cụ cũng đã lăn hòn đá-tảng-lấp-mồ đi nơi khác. Và, ký ức của cụ không còn bị chôn-kín ở nơi nào nữa. Cụ cũng biến nỗi nhớ về người con của mình, để nó nên thành-phần cuộc sống của cụ, rất thật sự.
Nhưng, vấn-đề là: làm sao ta nối-kết sự việc này vào ý-tưởng về ‘tội nguyên-tổ’ đây?
Thật ra thì, suy cho kỹ, cũng có vài điểm để ta nối-kết với nối khổ-đau, bất-hạnh hoặc cực-hình mình đã chịu; và trong đó; có khi còn thấy cả nỗi chết, nữa. Đã là con người, ai cũng hỏi: “Bọn tôi đã làm gì nên tội, để phải gánh chịu cực hình như thế?” Và, nhiều người vẫn cứ phân-vân không ít, cốt ý bảo rằng: nếu Chúa có làm thế thì Ngài cũng sẽ bị vấy bẩn giống như ta và cùng với ta, khi Ngài đem điều khổ-hạnh đó đến cho ta, chứ?
Và con người, không dám có ý-nghĩ như thế vì thấy nó không xứng-hợp với Ngài, nên mới bảo: mọi chuyện xấu-xa là do ta mà ra, thôi. Cá-nhân con người, không thể nói một cách đúng-đắn với lương-tâm mình, rằng: có chăng, thì việc trừng-phạt như thế hẳn cũng rất xấu. Thế nên, ta chỉ có thể trách-cứ bản thân mình để bảo rằng: thực sự, ta đã không hành-xử xấu-xa đến độ phải gánh chịu những gì xảy đến với mình và với người, cách cực hình như vậy. Chính vì thế, con người mới tự nhủ: phải chăng có người nào hoặc cặp phối-ngẫu nào, thời xưa, từng làm điều gì khủng khiếp đến độ Chúa phải để cho sự dữ/xấu xa truyền từ đời trước tới đời sau đến với ta; và từ đó, ta cứ bị ghi dấu trên người mình, mãi đến giờ.
Nếu cứ suy-nghĩ như thế, hẳn là: chính ta cũng đã làm những việc tương tự. Và, hỏi rằng: xưa nay, gia-đình ta có làm điều gì xấu xa đến thế không? Phải chăng, đó cũng là lý-do khiến khổ đau, bất-hạnh và cả đến nỗi chết cũng xảy ra cùng một lúc? Có chăng, lý-do nào đó thực sự gây ra những chuyện như thế, để rồi người người gọi đó là “tội nguyên-tổ”? Và, sự việc như thế có nằm trong lý-lịch của ta hoặc ở mãi trong ta, không?
Anh em đây, có thấy: đó chính là nỗi khổ-đau, là cơn thịnh-nộ và cảm xúc vô lý-lẽ của con người mà ta đang bàn đây, không? Anh em có thấy, là: “tội nguyên-tổ” –từ lý-thuyết, cho đến thần-học, tín-lý hoặc tín-điều- cũng chỉ như hòn-đá-tảng nằm sau những gì mình từng chôn-kín và đặt sâu nơi mộ-phần các xúc-cảm về tính tiêu-cực của sự sống, không? Anh em có nghe Đức Giêsu từng nói: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác!”, không? Thật dễ hiểu, khi ta bảo: bà con mình, chắc cũng thiết-dựng nên cái-gọi-là truyền-thuyết rất như thế? Và, hẳn là ta cũng từng có cảm-nghiệm ra như thế? Và rồi, ta cũng muốn chôn-kín nó ở sau đó, phía sau truyền-thuyết giống như thế, chứ?
Bao thế-kỷ qua, từ ngày thánh Augustinô có ý-tưởng tương-tự cho đến giờ, ta vẫn không đưa ra đường-lối nào khác để thay thế. Nhưng, thời Đức Giêsu sống, những việc như thế đều không cần-thiết. Bởi thế nên, Chúa mới bảo: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác”. Hãy lăn “đá-tảng” đầy thuyết-lý về “Tội Nguyên-tổ” đi nơi khác đi! Và, hãy lấy khỏi nơi ta, những tư-tưởng bày ra như thế. Hãy để những cảm-xúc tiêu-cực về ta được cảm-nghiệm lại.
Bởi, cảm-xúc và cảm-nghiệm, dù có thế, vẫn có thể được chữa-lành như thường. Chúng tháp-nhập vào sự sống mà Đức Giêsu cũng từng sống. Ngài sống cuộc sống như thế trong ta. Và Ngài còn lớn hơn cả những gì gây đớn-đau, sầu buồn; và cả những gì tạo lý-lẽ, lý sự ở đời thường. Ngài luôn ở với ta, ngay giữa đám bụi-sương mù-mịt của mọi sự việc, cũng như thế.
Cũng hệt thế, đó không chỉ là ‘Tội Nguyên-tổ’ mà thôi. Như người Châu Á thường hay nói về “nghiệp xấu xa”, là nói thế. Các nhà phân-tâm-học cũng từng nói về bản-năng, hoặc thứ bóng râm khoả-lấp/che khuất con người mình, là như thế. Đó, còn là những đá tảng đang lăn tròn, ra đấy. Người đời vẫn thường bày chuyện và dựng chuyện về lý-lịch giòng giống (dù đúng/sai) để “giải-thích/diễn-nghĩa những gì là sai trái. Đó, cũng là đá-tảng đang lăn tròn, ở trên đất. Nay, ta hãy để cho cảm-xúc của mình ra khỏi nơi đó, sẽ thấy nhẹ.
Những chuyện như thế, đích-thực đã can-dự vào cuộc bàn-luận của ta, về xúc-cảm. Nhưng, làm như thế, vẫn có hai phương-cách. Một cách rất hữu-dụng. Còn cách kia, thì: theo tôi, chẳng giúp ích gì cho ta hết. Nay, ta hãy nói về cách thứ hai, trước đã.
Nhiều năm về trước, ngành điện-ảnh ở phương Tây có cho ra một cuốn phim mang tựa-đề, là “Sự Im Lặng của Loài Chiên Nhỏ”. Kịch-bản của phim-truyện này, là kể về một vị Bác sĩ mang tên Lecter tuy bị giam trong tù nhưng vẫn liên-hệ được với viên-chức FBI nọ mới ra trường, nhưng cô đã bị ám-ảnh về quá-trình lý-lịch của mình.
Hai người cùng nhau sắp xếp một thoả-thuận. Bs Lecter sẽ đem đến cho cô thông-tin về mọi việc cô cần đến; để rồi, cô cũng sẽ bộc-lộ ký-ức về thời thơ-ấu nhiều khổ-ải của cô. Nhưng, cô phải cho ông biết ký-ức nào khủng-khiếp nhất của cô. Đó, lại là những ức-chế về việc hạ-sát các chú chiên con đang chạy nhảy. Thế rồi, cô bật lên thành tiếng khóc nức-nở. Và, cô đã cởi bỏ, mở tung hết tất cả. Bs Lecter bèn đập nát ký-ức này theo cách nào đó ngang qua lời tự-thú của cô. Đó, là việc “đổi-chác” lấy cái này thay cái khác. Còn tệ hơn cả sự việc đã bắt đầu mọi sự từng diễn ra như thế. Tự-thú với Quyền Năng cũng tựa như thế. Ta chỉ có thể đập-nát hết mọi người. Sự việc này, lại cũng có nghĩa đã cất đi thứ “đá-tảng” từng bảo-vệ ta, nhưng lại không để cho cảm-xúc của mình tháp-nhập vào cuộc sống rất lớn lao. Ở nơi đó, sẽ không có Cứu-chuộc và cũng chẳng có Phục sinh.
Cách thứ nhất, vẫn có loại-hình Thiên-Chúa rất khác hẳn. Lại cũng có một Đức Giêsu thật rất khác. Ngài chính là Đấng, tự mình, từng ở trong mộ phần của đớn-đau, cực hình và cả đến nỗi chết. Ngài là Đấng, từng biết thế nào là cảm xúc có từ phía trong mộ-phần, tận đằng sau đá-tảng-lấp-mồ, ấy. Ngài là Đấng, vốn ra khỏi nơi đó và đã sống lại.Nay, ta có thể nói với Ngài, vì Ngài đã từng hiện-diện trong đó. Và, Ngài hiểu biết hết mọi sự. Khi làm thế, tức là ta đã có Phục sinh. Phục sinh đây, không chỉ riêng cho mình Ngài, mà thôi. Nhưng, cho cả ta nữa. Và, sự việc này không chỉ đi vào cuộc sống của ta thôi, nhưng còn đi vào chính Ngài nữa.
Có thể, ta sẽ tự do. Thứ tự-do, đủ để am-hiểu tại sao ta mơ-ước có được thuyết-lý về “Tội Nguyên-tổ” hầu chôn-kín và đậy che nỗi khốn-khổ của ta! Có thể, ta cũng sẽ có tự-do. Tự-do đủ, để ta cũng nói như thể điều ấy đã ra đi về nơi nào khác, hệt như thể hòn đá-tảng-lấp-kín thật lớn mà ta cũng đã lăn nó đi thật xa, đến nơi nào khác rồi.
Điểm chính-yếu đích-thực của “Tội Nguyên-tổ”, là để nói cho ta biết rằng: ta bị xúc-phạm biết chừng nào do bởi những gì là tiêu-cực trong cuộc sống. Và, ta cũng đang đóng góp quá nhiều vào các tiêu-cực ấy và cũng thông-đồng với các tiêu-cực như thế ấy. Và điểm chính-yếu đích-thực hơn cả, đáng để ta biết là: có Đấng còn lớn-lao hơn mọi thứ như thế. Và rằng: Ngài đang sống với ta và ta có thể sống cuộc sống phục-sinh của Ngài nữa.
Ở đây, tôi lại cũng xin ghi thêm một đôi ý, để bảo là: Phúc Âm không kể cho ta biết là cuối cùng đá-tảng-lấp-mồ kia đã lăn về đâu? Phải chăng, nó đã và đang lăn vào “hộp” lớn gọi là Tập Cẩm Nang Thần-học của ta chăng?
Cuối cùng thì, ta cũng có thể trở về với vấn-đề được đặt ra cách rất thực, tức: về với chỉ mỗi tình Thương-yêu của Thiên-Chúa đối với các mẩu vụn cuộc đời của ta, của chính ta, mà thôi.
-------------------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Cầu Nguyện Thánh Mẫu
Dominic Đức Nguyễn
21:08 22/08/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2014 Carthage, MO. Hoa Kỳ)
Lời nguyện cầu vương vấn cả không gian,
Vượt thời gian những lời thơ vinh hiển:
Ave Maria, Amen.
(Trích thơ của Jos. Tú Nạc , NMS)