Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh nữ Monica
LM Anphong Trần Đức Phương
06:17 23/08/2011
THÁNH NỮ MONICA (331-387)
Người phụ nữ luôn kiên vững trong Niềm Tin vào Chúa và liên lỉ cầu nguyện giữa bao gian truân khốn khó trong đời sống Gia Đình.
Thánh Nữ Monica sinh năm 331 tại thành phố Tagaste, Phi Châu (bây giờ thuộc nước Algeria), trong một gia đình Công Giáo. Khi cò là một thiếu nữ, vâng lời cha mẹ, Monica lập gia đình với Ông Patricius, một người không công giáo. Ông Patricius là một viên chức hành chánh ở Tagaste. Monica sống với chồng và mẹ chồng. Ông Patricius hơn Thánh nữ nhiều tuổi. Hai ông bà sinh được ba người con: Augustinô, Navigio, và Perpetua. Mặc dầu thánh nữ muốn các con được chịu phép Thánh Tẩy theo lễ nghi Công Giáo, nhưng Patricius nhất định không chịu. Ông là một người tốt bụng, nhưng tính tình nóng nảy và thích sống đời sống ăn chơi phóng khoáng. Vì thế, mặc dầu vẫn kính nể đời sống tốt lành của Monica, những lại không thích lối sống mà ông cho là quá đạo đức, nhiệm nhạt. Hơn nữa mẹ của Patricius cũng bênh vực chủ trương không tôn giáo và đời sống phóng khoáng, tự do của Patricius, con bà. Vì những lý do đó, cuộc sống gia đình của Monica gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ. Tuy nhiên, vì có đời sống đức tin vững mạnh và luôn sống theo tinh thần Phúc Âm theo tình thương của Chúa Kitô, Monica vẫn kiên trì chịu đựng mọi sự khó hằng ngày theo thánh ý Chúa. Monica vẫn một lòng yêu mến và kính trọng chồng và mẹ chồng; trong cách sống bà luôn nêu gương sáng cho các con và giáo dục các con theo tinh thần Phúc Âm của Chúa, dậy các con biết làm Dấu Thánh Giá, đọc kinh và cầu nguyện. Vì có lòng thương người và hay giúp đõ những nười nghèo khó, Monica được mọi người trong vùng yêu mến; hơn nữa, mọi người lại nể phục Monica như một người vợ và người mẹ rất gương mẫu.
Monica phải sống những chuỗi ngày trong đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác, trong nước mắt và cầu nguyện tha thiết với Chúa. Sau cùng, chính Ông Patricius và bà mẹ chồng cũng ăn năn hối hận và xin lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trở nên người Công Giáo vào năm 371. Ít lâu sau trong năm 371, ông Patricius qua đời trong niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Hai người con là Navigio và Perpetua cũng xin chịu phép Thanh Tẩy và gia nhập giáo hội Chúa. Sau này cả hai đã đi tu dòng.
Nhưng Chúa vẫn để Monica tiếp tục vác Thánh Giá theo chân Chúa. Thánh Giá đó là chính người con trưởng của bà, ông Augustinô. Augustinô là một người rất thông minh, lanh lợi và hoạt bát, lại thích giao du bạn bè và thích sống đời sống tự do, phóng khoáng như người bố trước đó. Vì thế, dù mẹ nói mấy mặc lòng, Augustinô nhất định không chịu gia nhập đạo thánh Chúa, vì ông không thích lối sống theo lề luật của Chúa và Giáo Hội. Trái lại ông thích sống theo các quan niệm của các triết thuyết và giáo phái có quan điểm sống tự do và buông thả hơn.
Sau khi học xong, Augustinô trở nên một Giáo Sư và càng ngày càng nổi tiếng tại quê hương Tagaste của ông. Sau một thời gian Augustinô di chuyển đến thành phố phồn thịch là Carthage ở Bắc Phi, cũng là nơi Augustinô đã theo học trước đó (Carthage là phần đất gần thủ đô Tunis của nước Tunnisia bấy giờ).
Thế rồi vào năm 383, lúc Augustinô 29 tuổi, vì muốn bay nhảy cho “thỏa chí tang bồng”, muốn thăng tiến đường công danh sự nghiệp, muốn nghiên cứu và học hỏi thêm, lại muốn xa cách người mẹ cúc lúc nào cũng theo sát bên mình khuyên nhủ, Augustinô quyết định rời bỏ quê hương Phi Châu để đi Rôma (thủ đô của Đế Quốc Rôma thời đó, cũng là trong tâm văn minh của thế giới đương thời).
Nhưng dù đi đâu xa xôi mặc lòng, Augustinô cũng không thể xa được người mẹ quyết tâm đi theo con mình đến bất cứ chân trời góc biển nào. Vừa đi theo tìm con, vừa khóc lóc, cầu xin Chúa cho con mình hồi tâm ăn năn trở về với chúa và Giáo Hội.
Khi Augustinô rời bỏ Rôma để đến Milan (ở miền Bắc nước Ý và là một Thành Phố cũng nổi tiếng thời đó về văn chương và nghệ thuật), Monica cũng đi theo.
Trên đường đi theo con, Monica thường đến gặp các linh mục và tu sĩ, và bất cứ ở đâu cũng xin các Ngài cầu nguyện người con “cứng lòng” của mình. Nhiều người lúc đó quen biết tính tình của Augustinô, thì coi như đã “hết thuốc chữa”. Nhưng bà Monica thì không bao giờ thất vọng, luôn vững tin rằng Chúa sẽ cứu vớt con mình. Một ngày kia, Bà gặp một linh mục để xin cầu nguyện. Cha này đã nói với Monica: “Không thể nào có một ngưòi con mà bà mẹ đã đổ ra bao nước mắt để khóc thương và cầu nguyện cho, lại có thể hư mất được!” Nhờ lời khuyến khích của vị linh mục này mà Monica càng vững lòng trông cậy nơi Chúa và cứ tiếp tục cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện với nước mắt và hy sinh hãm mình.
Cuối cùng sau 17 năm trường, sống trong khóc lóc, hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái và cầu nguyện nhiệt tình với Chúa, Monica đã cứu được người con “vô hy vọng” của mình. Vào năm 386, lúc 33 tuổi, Augustinô đã nhận ra “chân lý vĩnh cửu” và tin vào Phúc Âm tình thương của Chúa là chân thật và là con đường cứu rỗi.
Augustino đã từ bỏ tất cả chủ trương sai lạc, quyết tâm gia nhập Giáo Hội Chúa và xin chịu phép Thánh Tẩy do chính tay Đức Tổng Giám Mục thành Milan lúc đó là Ambrosio, cũng là một người gia nhập đạo Thánh Chúa lúc 34 tuổi, ngay khi đươc bầu lên làm Tổng Giám Mục Milan và là Thánh Ambrosio, một vị Thánh Giáo Phụ thời danh của Giáo Hội, mà chúng ta mừng kính Ngài vào ngày 7 tháng 12.
Sau khi gia nhập Giáo Hội Chúa, Augustinô đã từ bỏ mọi tham vọng và vui thú trần gian, trở về quê hương Phi Châu, bước vào cuộc đời tu trì khổ hạnh, rồi được chọn làm Giám Mục thành phố Hippo. Sau 34 năm tận tụy chăn dắt đòan chiên Chúa, Ngài đã được Chúa gọi về Nước Chúa vào năm 430, lúc Ngài 76 tuổi.
Thánh Augustinô viết nhiều tác phẩm về thần học và triết học. Ngài được kính như một Thánh Giáo Phụ thời danh và là Thánh Tiến Sĩ trong Giáo Hội. Chúng ta kính lễ Ngài vào ngày 28 tháng 8 hằng năm (ngay sau lễ kính Thánh Monica 27 tháng 8). Thánh Augustinô cũng nổi danh là nhà triết học nhân bản, các tác phẩm có tính cách triết học của Ngài vẫn được các Giáo sư và sinh viên trong các trường đại học ngày nay trên thế giới nghiên cứu. Ôi sự kỳ diệu của ơn Thánh Chúa!
Riêng Monica, sau khi con mình trở về với Chúa và Giáo Hội, bà vô cùng vui mừng tạ ơn Chúa và đã cùng các con trở về Phi Châu. Nhưng thánh ý Chúa nhiệm mầu, trên đường trở về quê hương, Chúa đã cất Monica về với Chúa tại Ostia, một hải cảng gần cửa sông Tibre ở Roma, vào năm 387, hưởng thọ 56 tuổi.
Thánh Nữ Monica đã được Chúa thương thực hiện những gì bà cầu xin, mà nhiều người cứ cho là vô vọng. Bà thật là một tấm gương tuyệt diệu cho mọi người chúng ta, nhất là các Bà Mẹ Công Giáo, để tất cả chúng ta luôn biết kiên trì hãm mình cầu nguyện trong niềm tin tưởng và tuyệt đối phó thác mọi sự trong tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa là Cha nhân từ của mọi người chúng ta.
Người phụ nữ luôn kiên vững trong Niềm Tin vào Chúa và liên lỉ cầu nguyện giữa bao gian truân khốn khó trong đời sống Gia Đình.
Thánh Nữ Monica sinh năm 331 tại thành phố Tagaste, Phi Châu (bây giờ thuộc nước Algeria), trong một gia đình Công Giáo. Khi cò là một thiếu nữ, vâng lời cha mẹ, Monica lập gia đình với Ông Patricius, một người không công giáo. Ông Patricius là một viên chức hành chánh ở Tagaste. Monica sống với chồng và mẹ chồng. Ông Patricius hơn Thánh nữ nhiều tuổi. Hai ông bà sinh được ba người con: Augustinô, Navigio, và Perpetua. Mặc dầu thánh nữ muốn các con được chịu phép Thánh Tẩy theo lễ nghi Công Giáo, nhưng Patricius nhất định không chịu. Ông là một người tốt bụng, nhưng tính tình nóng nảy và thích sống đời sống ăn chơi phóng khoáng. Vì thế, mặc dầu vẫn kính nể đời sống tốt lành của Monica, những lại không thích lối sống mà ông cho là quá đạo đức, nhiệm nhạt. Hơn nữa mẹ của Patricius cũng bênh vực chủ trương không tôn giáo và đời sống phóng khoáng, tự do của Patricius, con bà. Vì những lý do đó, cuộc sống gia đình của Monica gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ. Tuy nhiên, vì có đời sống đức tin vững mạnh và luôn sống theo tinh thần Phúc Âm theo tình thương của Chúa Kitô, Monica vẫn kiên trì chịu đựng mọi sự khó hằng ngày theo thánh ý Chúa. Monica vẫn một lòng yêu mến và kính trọng chồng và mẹ chồng; trong cách sống bà luôn nêu gương sáng cho các con và giáo dục các con theo tinh thần Phúc Âm của Chúa, dậy các con biết làm Dấu Thánh Giá, đọc kinh và cầu nguyện. Vì có lòng thương người và hay giúp đõ những nười nghèo khó, Monica được mọi người trong vùng yêu mến; hơn nữa, mọi người lại nể phục Monica như một người vợ và người mẹ rất gương mẫu.
Monica phải sống những chuỗi ngày trong đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác, trong nước mắt và cầu nguyện tha thiết với Chúa. Sau cùng, chính Ông Patricius và bà mẹ chồng cũng ăn năn hối hận và xin lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy và trở nên người Công Giáo vào năm 371. Ít lâu sau trong năm 371, ông Patricius qua đời trong niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Hai người con là Navigio và Perpetua cũng xin chịu phép Thanh Tẩy và gia nhập giáo hội Chúa. Sau này cả hai đã đi tu dòng.
Nhưng Chúa vẫn để Monica tiếp tục vác Thánh Giá theo chân Chúa. Thánh Giá đó là chính người con trưởng của bà, ông Augustinô. Augustinô là một người rất thông minh, lanh lợi và hoạt bát, lại thích giao du bạn bè và thích sống đời sống tự do, phóng khoáng như người bố trước đó. Vì thế, dù mẹ nói mấy mặc lòng, Augustinô nhất định không chịu gia nhập đạo thánh Chúa, vì ông không thích lối sống theo lề luật của Chúa và Giáo Hội. Trái lại ông thích sống theo các quan niệm của các triết thuyết và giáo phái có quan điểm sống tự do và buông thả hơn.
Sau khi học xong, Augustinô trở nên một Giáo Sư và càng ngày càng nổi tiếng tại quê hương Tagaste của ông. Sau một thời gian Augustinô di chuyển đến thành phố phồn thịch là Carthage ở Bắc Phi, cũng là nơi Augustinô đã theo học trước đó (Carthage là phần đất gần thủ đô Tunis của nước Tunnisia bấy giờ).
Thế rồi vào năm 383, lúc Augustinô 29 tuổi, vì muốn bay nhảy cho “thỏa chí tang bồng”, muốn thăng tiến đường công danh sự nghiệp, muốn nghiên cứu và học hỏi thêm, lại muốn xa cách người mẹ cúc lúc nào cũng theo sát bên mình khuyên nhủ, Augustinô quyết định rời bỏ quê hương Phi Châu để đi Rôma (thủ đô của Đế Quốc Rôma thời đó, cũng là trong tâm văn minh của thế giới đương thời).
Nhưng dù đi đâu xa xôi mặc lòng, Augustinô cũng không thể xa được người mẹ quyết tâm đi theo con mình đến bất cứ chân trời góc biển nào. Vừa đi theo tìm con, vừa khóc lóc, cầu xin Chúa cho con mình hồi tâm ăn năn trở về với chúa và Giáo Hội.
Khi Augustinô rời bỏ Rôma để đến Milan (ở miền Bắc nước Ý và là một Thành Phố cũng nổi tiếng thời đó về văn chương và nghệ thuật), Monica cũng đi theo.
Trên đường đi theo con, Monica thường đến gặp các linh mục và tu sĩ, và bất cứ ở đâu cũng xin các Ngài cầu nguyện người con “cứng lòng” của mình. Nhiều người lúc đó quen biết tính tình của Augustinô, thì coi như đã “hết thuốc chữa”. Nhưng bà Monica thì không bao giờ thất vọng, luôn vững tin rằng Chúa sẽ cứu vớt con mình. Một ngày kia, Bà gặp một linh mục để xin cầu nguyện. Cha này đã nói với Monica: “Không thể nào có một ngưòi con mà bà mẹ đã đổ ra bao nước mắt để khóc thương và cầu nguyện cho, lại có thể hư mất được!” Nhờ lời khuyến khích của vị linh mục này mà Monica càng vững lòng trông cậy nơi Chúa và cứ tiếp tục cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện với nước mắt và hy sinh hãm mình.
Cuối cùng sau 17 năm trường, sống trong khóc lóc, hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái và cầu nguyện nhiệt tình với Chúa, Monica đã cứu được người con “vô hy vọng” của mình. Vào năm 386, lúc 33 tuổi, Augustinô đã nhận ra “chân lý vĩnh cửu” và tin vào Phúc Âm tình thương của Chúa là chân thật và là con đường cứu rỗi.
Augustino đã từ bỏ tất cả chủ trương sai lạc, quyết tâm gia nhập Giáo Hội Chúa và xin chịu phép Thánh Tẩy do chính tay Đức Tổng Giám Mục thành Milan lúc đó là Ambrosio, cũng là một người gia nhập đạo Thánh Chúa lúc 34 tuổi, ngay khi đươc bầu lên làm Tổng Giám Mục Milan và là Thánh Ambrosio, một vị Thánh Giáo Phụ thời danh của Giáo Hội, mà chúng ta mừng kính Ngài vào ngày 7 tháng 12.
Sau khi gia nhập Giáo Hội Chúa, Augustinô đã từ bỏ mọi tham vọng và vui thú trần gian, trở về quê hương Phi Châu, bước vào cuộc đời tu trì khổ hạnh, rồi được chọn làm Giám Mục thành phố Hippo. Sau 34 năm tận tụy chăn dắt đòan chiên Chúa, Ngài đã được Chúa gọi về Nước Chúa vào năm 430, lúc Ngài 76 tuổi.
Thánh Augustinô viết nhiều tác phẩm về thần học và triết học. Ngài được kính như một Thánh Giáo Phụ thời danh và là Thánh Tiến Sĩ trong Giáo Hội. Chúng ta kính lễ Ngài vào ngày 28 tháng 8 hằng năm (ngay sau lễ kính Thánh Monica 27 tháng 8). Thánh Augustinô cũng nổi danh là nhà triết học nhân bản, các tác phẩm có tính cách triết học của Ngài vẫn được các Giáo sư và sinh viên trong các trường đại học ngày nay trên thế giới nghiên cứu. Ôi sự kỳ diệu của ơn Thánh Chúa!
Riêng Monica, sau khi con mình trở về với Chúa và Giáo Hội, bà vô cùng vui mừng tạ ơn Chúa và đã cùng các con trở về Phi Châu. Nhưng thánh ý Chúa nhiệm mầu, trên đường trở về quê hương, Chúa đã cất Monica về với Chúa tại Ostia, một hải cảng gần cửa sông Tibre ở Roma, vào năm 387, hưởng thọ 56 tuổi.
Thánh Nữ Monica đã được Chúa thương thực hiện những gì bà cầu xin, mà nhiều người cứ cho là vô vọng. Bà thật là một tấm gương tuyệt diệu cho mọi người chúng ta, nhất là các Bà Mẹ Công Giáo, để tất cả chúng ta luôn biết kiên trì hãm mình cầu nguyện trong niềm tin tưởng và tuyệt đối phó thác mọi sự trong tình thương và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa là Cha nhân từ của mọi người chúng ta.
Nguyên cớ
Lm Vũđình Tường
06:36 23/08/2011
Chúa Nhật 22 thường niên, năm A
Mat 16,21-27
Nguyên cớ gây nên bất bình đến từ nhiều nguồn khác nhau. Có cái nhìn gây hấn. Có cách đứng làm người khinh chê. Có thế ngồi làm mất danh giá. Có kiểu ăn làm người cười. Có kiểu cười gây bất mãn. Có cách đi tạo ngờ vực. Có cách nằm gây tai vạ. Có câu nói gây nên bất bình.
Lời nói đóng vai trò khá quan trọng trong việc kết thân hay gây oán thù. Lời nói khôn ngoan đến từ trời, Phêrô đại diện anh em trả lời được Đức Kitô khen thưởng. Cũng Phêrô đại diện anh em khuyên Đức Kitô đừng để cho bị bắt, bị hành hình và chết trên thập giá lại là nguyên cớ cho chê trách. Khi Phêrô lên tiếng cầu mong những tiên đoán về cuộc tử nạn sẽ không xẩy ra cho Đức Kitô hẳn Phêrô có ý tốt, ý ngay lành. Phêrô nói hoàn toàn với lòng thành. Không muốn Thầy bị bắt, khổ hình và chết trên thập tự. Phêrô và các môn đệ mặc dù theo Thầy đã lâu vẫn không hiểu được việc Đức Kitô chịu khổ hình thập giá, chịu đóng đinh, và sau ba ngày sẽ sống lại là một phần trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nếu hiểu được điều đó Phêrô đã hành động khác hơn.
Đức Kitô giải thích cho việc hiểu sai lầm là vì ông xét sự việc theo thói thường của thế gian. Dùng hiểu biết thế gian để phán đoán việc làm của Thiên Chúa sẽ không bao giờ đúng với ý định của Thiên Chúa. Không thể suy bụng ta ra bụng Chúa được. Con đường của Chúa là con đường tình yêu. Mọi lời nói, việc làm đều qui hướng về tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đức Kitô chết vì yêu nhân loại. Đức Kitô xuống thế cũng vì yêu nhân loại. Đức Kitô về trời cũng vì yêu nhân loại. Tất cả đều nhìn trong con mắt tin yêu. Ngoài con mắt đó ra mọi cách nhìn khác đều lệch lạc.
Tiên tri Giêrêmia loan báo hãy thống hối để hưởng thái bình nếu không Chúa sẽ để mặc cho hung bạo và điêu tàn tàn phá. Người ta đã không đón nhận, trái lại còn nhạo báng, chê cười khiến ông phải than lên,
Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày Gr 20,8
Dù nhục nhã tiên tri vẫn kiên trì kêu gọi thống hối vì ông biết ý định của Thiên Chúa là yêu thương, muốn kẻ có tội khỏi chết.
Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 12,1-2 dậy cách học biết ý định của Thiên Chúa. Muốn biết ý Chúa cần phải canh tân lòng trí. Nhờ canh tân lòng trí mà biết được đâu là ý Chúa, đâu là ý riêng, ý thế gian. Căn bản của ý Chúa là yêu thương, tốt lành và trọn hảo bởi vì ý đó được thần trí hướng dẫn. Thần trí luôn sống động và ban sự sống nên lời của Chúa ban sự sống trường sinh.
Làm thế nào để canh tân lòng trí? Đức Kitô dậy rất rõ ràng giúp chúng ta thực hiện trong cuộc sống. Muốn canh tân lòng trí việc đầu tiên là phải từ bỏ ý riêng để sống theo ý Chúa. Ngay cả trường hợp ý riêng xem ra có vẻ tốt lành như trường hợp Phêrô. Ý riêng dù có tốt lành mấy cũng không thể tốt lành hơn ý Chúa. Chọn sống theo ý riêng, ngay cả ý tốt lành cũng là chọn sống hạng nhì. Nếu không muốn nói là hạng thứ. Ý của Thiên Chúa tốt lành trên hết mọi tốt lành ta có thể tưởng tượng ra được. Vì ý của Thiên Chúa cao siêu vượt trên trí hiểu. Vì thế chọn sống theo ý Chúa là cách chọn lựa khôn ngoan và tốt lành hơn cả. Sống theo ý Chúa là cách canh tân lòng trí. Nhờ lòng trí canh tân mà chúng ta trở thành chứng nhân đích thực cho Đức Kitô. Sống, thực thi giáo huấn Ngài dậy. Chính Đức Kitô xác nhận,
Ai nghe và giữ Lời Ta thì như người khôn xây nhà trên đá, mưa sa, bão táp nhà đó không sụp đổ, nhà đó vẫn đứng yên vì xây nhà trên nền đá. Mat 7,21-29.
Sống thực thi ý Chúa rất có thể sẽ gặp phải chống đối, chê trách như trường hợp của tiên tri Giêrêmia. Đừng để ý kiến đám đông, đại đa số làm nguyên cớ ngăn cản ta đến gần Chúa. Đừng bao giờ lí luận là đại đa số luôn đúng, thiểu số luôn sai. Kinh Thánh ghi lại nhiều trường hợp đại đa số, đám đông, sai lầm về đức tin, về giáo huấn Đức Kitô dậy. Đừng để truyền thống, phong tục trái tinh thần yêu thương cản trở ta đến gần Chúa.
Giáo huấn của Chúa tóm gọn trong giới răn mến Chúa yêu người. Để mến Chúa yêu người thì hãy gạt bỏ tự ái cá nhân, gạt bỏ sở thích cá nhân. Mến Chúa bằng cách thu góp những gì thuộc về Chúa. Yêu người bằng cách cho kẻ đói ăn, khát uống, thăm người đau yếu, bệnh tật. Dùng của cải, vật chất thế gian để làm giầu cuộc sống nội tâm. Hãy sống để mang lại sự sống cho người khác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 16,21-27
Nguyên cớ gây nên bất bình đến từ nhiều nguồn khác nhau. Có cái nhìn gây hấn. Có cách đứng làm người khinh chê. Có thế ngồi làm mất danh giá. Có kiểu ăn làm người cười. Có kiểu cười gây bất mãn. Có cách đi tạo ngờ vực. Có cách nằm gây tai vạ. Có câu nói gây nên bất bình.
Lời nói đóng vai trò khá quan trọng trong việc kết thân hay gây oán thù. Lời nói khôn ngoan đến từ trời, Phêrô đại diện anh em trả lời được Đức Kitô khen thưởng. Cũng Phêrô đại diện anh em khuyên Đức Kitô đừng để cho bị bắt, bị hành hình và chết trên thập giá lại là nguyên cớ cho chê trách. Khi Phêrô lên tiếng cầu mong những tiên đoán về cuộc tử nạn sẽ không xẩy ra cho Đức Kitô hẳn Phêrô có ý tốt, ý ngay lành. Phêrô nói hoàn toàn với lòng thành. Không muốn Thầy bị bắt, khổ hình và chết trên thập tự. Phêrô và các môn đệ mặc dù theo Thầy đã lâu vẫn không hiểu được việc Đức Kitô chịu khổ hình thập giá, chịu đóng đinh, và sau ba ngày sẽ sống lại là một phần trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nếu hiểu được điều đó Phêrô đã hành động khác hơn.
Đức Kitô giải thích cho việc hiểu sai lầm là vì ông xét sự việc theo thói thường của thế gian. Dùng hiểu biết thế gian để phán đoán việc làm của Thiên Chúa sẽ không bao giờ đúng với ý định của Thiên Chúa. Không thể suy bụng ta ra bụng Chúa được. Con đường của Chúa là con đường tình yêu. Mọi lời nói, việc làm đều qui hướng về tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Đức Kitô chết vì yêu nhân loại. Đức Kitô xuống thế cũng vì yêu nhân loại. Đức Kitô về trời cũng vì yêu nhân loại. Tất cả đều nhìn trong con mắt tin yêu. Ngoài con mắt đó ra mọi cách nhìn khác đều lệch lạc.
Tiên tri Giêrêmia loan báo hãy thống hối để hưởng thái bình nếu không Chúa sẽ để mặc cho hung bạo và điêu tàn tàn phá. Người ta đã không đón nhận, trái lại còn nhạo báng, chê cười khiến ông phải than lên,
Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày Gr 20,8
Dù nhục nhã tiên tri vẫn kiên trì kêu gọi thống hối vì ông biết ý định của Thiên Chúa là yêu thương, muốn kẻ có tội khỏi chết.
Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 12,1-2 dậy cách học biết ý định của Thiên Chúa. Muốn biết ý Chúa cần phải canh tân lòng trí. Nhờ canh tân lòng trí mà biết được đâu là ý Chúa, đâu là ý riêng, ý thế gian. Căn bản của ý Chúa là yêu thương, tốt lành và trọn hảo bởi vì ý đó được thần trí hướng dẫn. Thần trí luôn sống động và ban sự sống nên lời của Chúa ban sự sống trường sinh.
Làm thế nào để canh tân lòng trí? Đức Kitô dậy rất rõ ràng giúp chúng ta thực hiện trong cuộc sống. Muốn canh tân lòng trí việc đầu tiên là phải từ bỏ ý riêng để sống theo ý Chúa. Ngay cả trường hợp ý riêng xem ra có vẻ tốt lành như trường hợp Phêrô. Ý riêng dù có tốt lành mấy cũng không thể tốt lành hơn ý Chúa. Chọn sống theo ý riêng, ngay cả ý tốt lành cũng là chọn sống hạng nhì. Nếu không muốn nói là hạng thứ. Ý của Thiên Chúa tốt lành trên hết mọi tốt lành ta có thể tưởng tượng ra được. Vì ý của Thiên Chúa cao siêu vượt trên trí hiểu. Vì thế chọn sống theo ý Chúa là cách chọn lựa khôn ngoan và tốt lành hơn cả. Sống theo ý Chúa là cách canh tân lòng trí. Nhờ lòng trí canh tân mà chúng ta trở thành chứng nhân đích thực cho Đức Kitô. Sống, thực thi giáo huấn Ngài dậy. Chính Đức Kitô xác nhận,
Ai nghe và giữ Lời Ta thì như người khôn xây nhà trên đá, mưa sa, bão táp nhà đó không sụp đổ, nhà đó vẫn đứng yên vì xây nhà trên nền đá. Mat 7,21-29.
Sống thực thi ý Chúa rất có thể sẽ gặp phải chống đối, chê trách như trường hợp của tiên tri Giêrêmia. Đừng để ý kiến đám đông, đại đa số làm nguyên cớ ngăn cản ta đến gần Chúa. Đừng bao giờ lí luận là đại đa số luôn đúng, thiểu số luôn sai. Kinh Thánh ghi lại nhiều trường hợp đại đa số, đám đông, sai lầm về đức tin, về giáo huấn Đức Kitô dậy. Đừng để truyền thống, phong tục trái tinh thần yêu thương cản trở ta đến gần Chúa.
Giáo huấn của Chúa tóm gọn trong giới răn mến Chúa yêu người. Để mến Chúa yêu người thì hãy gạt bỏ tự ái cá nhân, gạt bỏ sở thích cá nhân. Mến Chúa bằng cách thu góp những gì thuộc về Chúa. Yêu người bằng cách cho kẻ đói ăn, khát uống, thăm người đau yếu, bệnh tật. Dùng của cải, vật chất thế gian để làm giầu cuộc sống nội tâm. Hãy sống để mang lại sự sống cho người khác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đức Maria, gương mẫu của mọi thế hệ phụ nữ (6)
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
07:06 23/08/2011
LTG: Viết về những gương mẫu của Ðức Mẹ đối với phụ nữ, dù là một Linh Mục vẫn có thể vấp lỗi chủ quan, vì vậy chúng tôi xin mượn ngòi bút của nữ tiến sĩ Anne Carson Daly để làm công việc này. Tiến sĩ Daly là giáo sư phụ khảo môn văn chương Anh tại đại học Notre Dame, Indiana. Trong nguyệt san Homiletic & Pastoral Review, số tháng 5/1986, bà đã viết bài “A woman for all ages” (Một phụ nữ cho mọi thời đại). Bài này không mang tính cách một suy tư thần học, nhưng là tâm tình chân thành của một phụ nữ thời đại muốn chia sẻ với các bạn cùng phái. Trước những lý luận nhố nhăng của một số kẻ (cả nam lẫn nữ), tự cho là thông hiểu thần học, thông hiểu về vai trò của Ðức Maria trong đời sống phụ nữ hôm nay, bài báo trên của bà Daly đã cho họ thấy, dù không học thần học nhiều nhưng bà và các bạn cùng tâm tình không dễ gì bị lôi cuốn vào đám hỏa mù do những người đó gây nên. Chúng tôi phiên dịch bài này để trình bày với bạn đọc quan niệm của một nhà trí thức nữ giới về vai trò và những gương mẫu của Ðức Mẹ đối với phụ nữ trong lịch sử nhân loại, và cho thấy rằng những gương mẫu ấy vẫn luôn phù hợp với mọi thế hệ.
Theo dòng lịch sử giáo hội, người phụ nữ luôn luôn được mời gọi và khuyến khích noi theo các nhân đức của Ðức Trinh Nữ Maria, một gương mẫu hoàn hảo của nữ tính, nữ giới, phụ đạo và mẫu nghi. Nhưng từ hậu bán thập niên 1960's, nhất là trong các xã hội Âu, Mỹ, lời mời gọi và khuyến khích đó đã không còn được hưởng ứng nồng nhiệt nữa. Ngay cả những người còn tâm huyết, muốn làm việc sùng kính Ðức Mẹ cũng luôn luôn phải đương đầu với những chống đối hoặc nhạo báng. Người ta đã đơn giản nghĩ rằng những gương mẫu của Ðức Mẹ không còn thích hợp với vai trò của người phụ nữ hôm nay. Lý luận thường được trình bày trong hiện tại là những nhân đức được gắn liền với Ðức Mẹ như Thanh Sạch, Khiêm Cung, Nhẫn Nhục, và hoàn toàn chấp nhận Thánh Ý Chúa, đã không còn phù hợp vì người phụ nữ hôm nay, đã vào đời và nhận nhiều trách niệm trong xã hội không khác gì nam giới.
Nhưng không ai có thể che đậy sự thật, là một người nữ hoàn hảo đã được tạo dựng trong một trường hợp đặc biệt nhất, trở nên hiền thê của Thiên Chúa và là mẹ của con trai duy nhất của Ngài, Ðức Maria đã chiếm một vị trí độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại và phải được tất cả chúng ta, trong mọi thời đại, để ý và tìm hiểu cách sâu xa hơn. Không phải chúng ta tìm hiểu cách tò mò nhưng là để thấu hiểu rằng Ðức Mẹ đã có rất nhiều điều để cống hiến cho mọi người phụ nữ, ngay cả những người phụ nữ của thế kỷ XXI, của đệ tam thiên kỷ.
Ðức Maria trước nhất, không những là nữ tì của Thiên Chúa, hiền thê của Thánh Giuse, mẹ của Ðức Kitô nhập thể, (và của tất cả chúng ta nữa), nhưng Ðức Mẹ còn khác xa cái thực thể nhợt nhạt, khó hiểu và không thể xác nhận mà nhiều kẻ ưa dèm pha đã trình bày về Ngài. Hơn nữa trong thập niên 50's và ngay cả đầu thập niên 60's, Ðức Maria vẫn còn được mô tả như một nhân vật của tập quán, là một người thụ động, thinh lặng, âm thầm chấp nhận đau khổ. Nhưng những cá tính đó nói với chúng ta nhiều hơn về những người đã muốn noi theo, thay vì nói về chính Ðức Mẹ.
Nếu chúng ta thực sự muốn tìm hiểu Tân Ước đã nói gì về Ðức Mẹ, thay vì những tư tưởng mà một số tâm hồn đạo đức đã cố tình gán ép cho Ðức Mẹ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng Ðức Mẹ đã không thụ động chút nào hết. Thực sự Ðức Mẹ đã đi trước thời đại, quá xa đến độ Mẹ đã đem vào thời đại mới sự cứu độ cho một thế giới đã sa ngã. Nếu chúng ta để ý đến những sự kiện hiển nhiên trong đời sống của Ðức Mẹ, chúng ta sẽ nhận ra tức khắc một gương mẫu tốt đẹp hơn cho những người can đảm, năng hoạt động, nhiều sáng kiến, thay vì cho những ai không dám bước ra ngoài cái vỏ khuôn mẫu cứng nhắc.
Khi Ðức Maria đối diện với Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, Mẹ đã không phản ứng cách hết sức phụ nữ, “như mọi người phụ nữ,” chẳng hạn như hét lên kinh sợ, té xỉu hoặc hoảng hốt như người mất hồn. Nhưng ngược lại, Ðức Mẹ đã chất vấn thiên thần về ý nghĩa lời chào, và sau khi thấu hiểu, Mẹ đã mạnh dạn thưa “fiat” (xin vâng). Phản ứng đó không phải là phản ứng của một kẻ yếu ớt, thụ động.
Từ sau giây phút truyền tin, cuộc đời của Ðức Mẹ đã luôn luôn hoạt động và đối diện với bao thử thách cam go. Mẹ có thể không có một “job” (nghề) như những người nữ đương thời, nhưng chắc chắn Ðức Mẹ đã có một “ơn gọi” để đối đầu với những thử thách đó. Thoạt tiên là việc phải đương đầu với vị hôn phu, thánh Giuse, người không thể hiểu được việc Ðức Mẹ, dù “không biết đến người nam” lại có thể thụ thai bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần? Nhưng Ðức Mẹ đã hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa và đã để cho Ngài “giải thích” việc này với thánh Giuse, qua một giấc mộng. Kế đó Ðức Mẹ đã thực hiện một cuộc hành trình, một mình, đầy nguy hiểm và mệt nhọc để đến Ein Karem, giúp đỡ người chị họ, Elizabeth, đang mang thai. Hành động này càng không phải là của một người thụ động.
VAI TRÒ ÐỘC ÐÁO CỦA ÐỨC MẸ
Những thử thách lớn lao khác của Ðức Mẹ, thực sự đã đến sau khi Mẹ thành hôn với Thánh Giuse. Dù đã gần đến ngày sinh nở, Mẹ vẫn phải hành trình đến Jerusalem, và hạ sinh Ðức Giêsu trong một hoàn cảnh hoàn toàn thiếu thốn, xa cách gia đình, bạn bè, xa cách ngay cả những phong cảnh hoang dại nhất. Kế đến, Ðức Mẹ đã phải đương đầu với sự phản trắc của vua Hêrôđê, và thay vì được trở về quê hương thì lại phải lên đường lánh nạn sang đất Ai Cập xa xôi, với người chồng mới và hài nhi sơ sinh. Dù Kinh Thánh không ghi rõ thánh gia đã lưu lại Ai Cập bao nhiêu lâu, nhưng chắc chắn cuộc sống không dễ dàng đối với Ðức Mẹ, trên một miền đất ngoại lai, xa hẳn bà con xóm giềng, cắt đứt khỏi những gì Mẹ yêu quí nhất.
Lần kế, khi Kinh Thánh nhắc đến Ðức Mẹ là lúc Mẹ đã cùng Thánh Giuse lo lắng tìm kiếm Chúa Giêsu, bị thất lạc ở Jerusalem. Một lần nữa chúng ta lại thấy Ðức Mẹ đang trong một cuộc hành trình. Trước hết, hành trình đến Jerusalem cho những ngày lễ cả (Vượt Qua), rồi đến lúc phải quay lại thành thánh tìm kiếm Ðấng Thiên Sai. Cuối cùng khi các Ngài tìm thấy con trai, Ðức Mẹ đã hỏi Chúa một câu hỏi thông thường của tất cả các bà mẹ, “Này con, tại sao còn làm thế? Cha con và mẹ đã phải đau khổ tìm con!” Chúa Giêsu, dĩ nhiên, đã trả lời Ðức Mẹ bằng một câu nói mà ý nghĩa đã lập lại nhiều lần trong cuộc đời và sự rao giảng của Ngài sau này, “Tại sao phải tìm con? Cha Mẹ không biết con phải lo việc của Cha con sao?” Thật dễ hiểu khi thánh sử Luca viết tiếp, “Nhưng Ông Bà đã không hiểu lời Ngài nói với họ.”
ÐỨC MARIA, GƯƠNG MẪU CỦA LÒNG CAN ÐẢM
Ðó không phải là lần cuối cùng Ðức Maria hành trình theo đuổi Con Trai, để bảo vệ và giúp đỡ Ngài. Trong cuội rao giảng của Ngài, Ðức Mẹ đã phải chấp nhận trong nhiều lần rằng Ngài là anh em của tất cả nam nhân cũng như nữ giới, và công việc của Cha Ngài ở trên trời sẽ luôn luôn hướng về những lưu tâm cộng đồng. Nói một cách nhân loại, thật là khổ tâm khi Ðức Mẹ muốn gặp Con Trai lại bị chào đón với những lời nguội lạnh, “Ai là mẹ Ta và anh em Ta? Là những người nghe và giữ lời của Cha Ta.” Một cách tương tự, Ðức Maria phải chịu từ bỏ con mình không những cho Cha Ngài ở trên trời, nhưng còn cho công việc rao giảng của Ngài dưới thế nữa. Chính Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ điều đó khi Ngài trả lời một phụ nữ nói rằng “Phúc thay chiếc bụng đã cưu mang Ngài, và vú đã cho ngài bú sữa,” “Ðúng hơn, phúc cho những ai nghe và giữ lời của Chúa.” Ðó không phải là những lời nói có thể làm vừa lòng người mẹ muốn bảo vệ con, hoặc người đặt gía trị quan hệ giữa bà và người con trọng hơn quan hệ của người con đối với bà, hay quan hệ giữa bà và Thiên Chúa Cha.
Ðức Maria đã phải học bài học đắt gía là từ bỏ những gì tưởng như thông thường nhất: hôn nhân tự nhiên với Thánh Giuse, sinh con ở nhà - giữa các thân nhân, bạn bè - cơ hội sống những ngày đầu làm mẹ ở quê hương, hi vọng nhìn thấy con trẻ lớn lên ở Nazareth. Ðó là bài học mà Ðức Maria phải kiện toàn như những lời của Mẹ mà Phúc Âm đã nhắc đến lần cuối cùng. Ðức Mẹ đã nói những lời này trong bữa tiệc cưới ở Cana, khi Ðức Kitô bắt đầu cuộc rao giảng của Ngài. Như mọi người còn nhớ, Ðức Mẹ đã nói với Chúa Giêsu rằng chủ nhà đã hết rượu và xin Ngài giúp giải quyết. Thoạt tiên, dường như Chúa đã trách Ðức Mẹ, khi Ngài trả lời, “Này Bà, việc ấy có can hệ gì đến tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thực ra, trong một ý nghĩa nào đó, chính lời yêu cầu của Ðức Mẹ đã đánh dấu thời điểm rao truyền Tin Mừng của Chúa, vì ở đây Chúa đã làm phép lạ đầu tiên. Thích thú hơn nữa là lời cuối cùng Ðức Mẹ bảo các đầy tớ trong bữa tiệc cưới, cũng là lời khuyên cuối cùng của Mẹ đối với chúng ta, mà chính Ðức Mẹ đã thực hành, “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài bảo.”
Phần còn lại trong cuộc đời của Ðức Mẹ, Mẹ đã làm điều mà Chúa Giêsu đã nói với Mẹ khi xưa ở Jerusalem, bận rộn với công việc của Thiên Chúa Cha. Ðiều này đòi hỏi du hành và cố gắng nhiều hơn. Không như những phụ nữ cùng hoàn cảnh thời ấy, Ðức Maria đã không chịu ngồi yên một chỗ, nhưng du hành luôn luôn để tìm kiếm Chúa và ở bên cạnh Chúa trong những ngày sau cùng. Mẹ đã can đảm theo Chúa trên đường Thương Khó, noi theo bước của Chúa đến tận đỉnh đồi Canvê, và cuối cùng đứng dưới chân thập tự trong khi hầu hết những kẻ theo Ngài đã bỏ chạy. Khi mọi sự đã hoàn tất, Ðức Mẹ nhận lãnh tấm thân xác bất động của Chúa, nâng niu và cuốn vào tấm khăn niệm. Nhưng ngay cả khi đó, Ðức Maria đã không chịu đau khổ trong cô đơn, và trách nhiệm của Mẹ cũng vẫn chưa kết thúc. Lúc còn trên thập gía, Chúa đã trao cho Ðức Mẹ một trọng trách nữa, “Này là con Bà,” ám chỉ Thánh Gioan đại diện cả nhân loại.
Chính vì vậy, Ðức Maria đã mang một trọng trách mà không một phụ nữ nào khác có được - là Mẹ của cả nhân loại - nhìn thấy tất cả nhân loại là những Ðức Kitô khác, cầu nguyện cho họ, đau khổ với họ, an ủi họ, chất vấn họ, dấn thân hội nhập hoàn toàn với họ. Chưa hề có một phụ nữ nào đã là Vợ, là Mẹ như vậy, và chưa bao giờ có một phụ nữ khác được trao Ơn Gọi, hay nếu bạn muốn, một “job” (nghề) như thế. Không ai khác trong lịch sử nhân loại đã có vai trò như Ðức Maria và không người nào có ảnh hưởng liên tục trên toàn nhân loại như Mẹ.
ÐỨC MARIA ÐI TRƯỚC THỜI ÐẠI
Những kẻ đã gán cho Ðức Maria chỉ một chức Tử Ðạo, đã không nghiêm chỉnh đối với Mẹ. Ðức Mẹ thật sự và vẫn luôn là một Ðấng Tử Ðạo, qua tình yêu trao ban cho Chúa Giêsu và cho chúng ta, nhưng Mẹ còn là một người nữ căn bản cho mọi thế hệ. Mẹ chính đáng nhất đối với chúng ta, vì Mẹ là Mẹ của mỗi chúng ta, Mẹ còn là mô phạm cho mọi phụ nữ có khả năng, cho những phụ nữ luôn biết sẵn sàng khi cần đến, không bao giờ thất bại, luôn luôn lên tiếng hoặc giữ thinh lặng đúng nơi và đúng lúc. Mẹ trầm tư khi cần thinh lặng và năng động khi cần hoạt động.
Những kẻ cho rằng vai trò của Ðức Maria không còn “hợp thời” nữa, thực ra họ đã không nhận biết Mẹ là ai, Mẹ làm gì và những điều Mẹ đã và đang cống hiến cho tất cả chúng ta. Họ đã để cho nỗi sợ hãi của chính họ về những vai trò cứng nhắc của phụ nữ làm cho họ tưởng rằng Ðức Maria không còn chính đáng, thay vì tự đọc Kinh Thánh để có thể nhận thấy Ðức Maria luôn luôn là mẫu mực căn bản cho tất cả phụ nữ trong mọi thế hệ.
(Xin tạm kết thúc loại bài về Đức Mẹ Maria)
Theo dòng lịch sử giáo hội, người phụ nữ luôn luôn được mời gọi và khuyến khích noi theo các nhân đức của Ðức Trinh Nữ Maria, một gương mẫu hoàn hảo của nữ tính, nữ giới, phụ đạo và mẫu nghi. Nhưng từ hậu bán thập niên 1960's, nhất là trong các xã hội Âu, Mỹ, lời mời gọi và khuyến khích đó đã không còn được hưởng ứng nồng nhiệt nữa. Ngay cả những người còn tâm huyết, muốn làm việc sùng kính Ðức Mẹ cũng luôn luôn phải đương đầu với những chống đối hoặc nhạo báng. Người ta đã đơn giản nghĩ rằng những gương mẫu của Ðức Mẹ không còn thích hợp với vai trò của người phụ nữ hôm nay. Lý luận thường được trình bày trong hiện tại là những nhân đức được gắn liền với Ðức Mẹ như Thanh Sạch, Khiêm Cung, Nhẫn Nhục, và hoàn toàn chấp nhận Thánh Ý Chúa, đã không còn phù hợp vì người phụ nữ hôm nay, đã vào đời và nhận nhiều trách niệm trong xã hội không khác gì nam giới.
Nhưng không ai có thể che đậy sự thật, là một người nữ hoàn hảo đã được tạo dựng trong một trường hợp đặc biệt nhất, trở nên hiền thê của Thiên Chúa và là mẹ của con trai duy nhất của Ngài, Ðức Maria đã chiếm một vị trí độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại và phải được tất cả chúng ta, trong mọi thời đại, để ý và tìm hiểu cách sâu xa hơn. Không phải chúng ta tìm hiểu cách tò mò nhưng là để thấu hiểu rằng Ðức Mẹ đã có rất nhiều điều để cống hiến cho mọi người phụ nữ, ngay cả những người phụ nữ của thế kỷ XXI, của đệ tam thiên kỷ.
Ðức Maria trước nhất, không những là nữ tì của Thiên Chúa, hiền thê của Thánh Giuse, mẹ của Ðức Kitô nhập thể, (và của tất cả chúng ta nữa), nhưng Ðức Mẹ còn khác xa cái thực thể nhợt nhạt, khó hiểu và không thể xác nhận mà nhiều kẻ ưa dèm pha đã trình bày về Ngài. Hơn nữa trong thập niên 50's và ngay cả đầu thập niên 60's, Ðức Maria vẫn còn được mô tả như một nhân vật của tập quán, là một người thụ động, thinh lặng, âm thầm chấp nhận đau khổ. Nhưng những cá tính đó nói với chúng ta nhiều hơn về những người đã muốn noi theo, thay vì nói về chính Ðức Mẹ.
Nếu chúng ta thực sự muốn tìm hiểu Tân Ước đã nói gì về Ðức Mẹ, thay vì những tư tưởng mà một số tâm hồn đạo đức đã cố tình gán ép cho Ðức Mẹ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra rằng Ðức Mẹ đã không thụ động chút nào hết. Thực sự Ðức Mẹ đã đi trước thời đại, quá xa đến độ Mẹ đã đem vào thời đại mới sự cứu độ cho một thế giới đã sa ngã. Nếu chúng ta để ý đến những sự kiện hiển nhiên trong đời sống của Ðức Mẹ, chúng ta sẽ nhận ra tức khắc một gương mẫu tốt đẹp hơn cho những người can đảm, năng hoạt động, nhiều sáng kiến, thay vì cho những ai không dám bước ra ngoài cái vỏ khuôn mẫu cứng nhắc.
Khi Ðức Maria đối diện với Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel, Mẹ đã không phản ứng cách hết sức phụ nữ, “như mọi người phụ nữ,” chẳng hạn như hét lên kinh sợ, té xỉu hoặc hoảng hốt như người mất hồn. Nhưng ngược lại, Ðức Mẹ đã chất vấn thiên thần về ý nghĩa lời chào, và sau khi thấu hiểu, Mẹ đã mạnh dạn thưa “fiat” (xin vâng). Phản ứng đó không phải là phản ứng của một kẻ yếu ớt, thụ động.
Từ sau giây phút truyền tin, cuộc đời của Ðức Mẹ đã luôn luôn hoạt động và đối diện với bao thử thách cam go. Mẹ có thể không có một “job” (nghề) như những người nữ đương thời, nhưng chắc chắn Ðức Mẹ đã có một “ơn gọi” để đối đầu với những thử thách đó. Thoạt tiên là việc phải đương đầu với vị hôn phu, thánh Giuse, người không thể hiểu được việc Ðức Mẹ, dù “không biết đến người nam” lại có thể thụ thai bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần? Nhưng Ðức Mẹ đã hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa và đã để cho Ngài “giải thích” việc này với thánh Giuse, qua một giấc mộng. Kế đó Ðức Mẹ đã thực hiện một cuộc hành trình, một mình, đầy nguy hiểm và mệt nhọc để đến Ein Karem, giúp đỡ người chị họ, Elizabeth, đang mang thai. Hành động này càng không phải là của một người thụ động.
VAI TRÒ ÐỘC ÐÁO CỦA ÐỨC MẸ
Những thử thách lớn lao khác của Ðức Mẹ, thực sự đã đến sau khi Mẹ thành hôn với Thánh Giuse. Dù đã gần đến ngày sinh nở, Mẹ vẫn phải hành trình đến Jerusalem, và hạ sinh Ðức Giêsu trong một hoàn cảnh hoàn toàn thiếu thốn, xa cách gia đình, bạn bè, xa cách ngay cả những phong cảnh hoang dại nhất. Kế đến, Ðức Mẹ đã phải đương đầu với sự phản trắc của vua Hêrôđê, và thay vì được trở về quê hương thì lại phải lên đường lánh nạn sang đất Ai Cập xa xôi, với người chồng mới và hài nhi sơ sinh. Dù Kinh Thánh không ghi rõ thánh gia đã lưu lại Ai Cập bao nhiêu lâu, nhưng chắc chắn cuộc sống không dễ dàng đối với Ðức Mẹ, trên một miền đất ngoại lai, xa hẳn bà con xóm giềng, cắt đứt khỏi những gì Mẹ yêu quí nhất.
Lần kế, khi Kinh Thánh nhắc đến Ðức Mẹ là lúc Mẹ đã cùng Thánh Giuse lo lắng tìm kiếm Chúa Giêsu, bị thất lạc ở Jerusalem. Một lần nữa chúng ta lại thấy Ðức Mẹ đang trong một cuộc hành trình. Trước hết, hành trình đến Jerusalem cho những ngày lễ cả (Vượt Qua), rồi đến lúc phải quay lại thành thánh tìm kiếm Ðấng Thiên Sai. Cuối cùng khi các Ngài tìm thấy con trai, Ðức Mẹ đã hỏi Chúa một câu hỏi thông thường của tất cả các bà mẹ, “Này con, tại sao còn làm thế? Cha con và mẹ đã phải đau khổ tìm con!” Chúa Giêsu, dĩ nhiên, đã trả lời Ðức Mẹ bằng một câu nói mà ý nghĩa đã lập lại nhiều lần trong cuộc đời và sự rao giảng của Ngài sau này, “Tại sao phải tìm con? Cha Mẹ không biết con phải lo việc của Cha con sao?” Thật dễ hiểu khi thánh sử Luca viết tiếp, “Nhưng Ông Bà đã không hiểu lời Ngài nói với họ.”
ÐỨC MARIA, GƯƠNG MẪU CỦA LÒNG CAN ÐẢM
Ðó không phải là lần cuối cùng Ðức Maria hành trình theo đuổi Con Trai, để bảo vệ và giúp đỡ Ngài. Trong cuội rao giảng của Ngài, Ðức Mẹ đã phải chấp nhận trong nhiều lần rằng Ngài là anh em của tất cả nam nhân cũng như nữ giới, và công việc của Cha Ngài ở trên trời sẽ luôn luôn hướng về những lưu tâm cộng đồng. Nói một cách nhân loại, thật là khổ tâm khi Ðức Mẹ muốn gặp Con Trai lại bị chào đón với những lời nguội lạnh, “Ai là mẹ Ta và anh em Ta? Là những người nghe và giữ lời của Cha Ta.” Một cách tương tự, Ðức Maria phải chịu từ bỏ con mình không những cho Cha Ngài ở trên trời, nhưng còn cho công việc rao giảng của Ngài dưới thế nữa. Chính Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ điều đó khi Ngài trả lời một phụ nữ nói rằng “Phúc thay chiếc bụng đã cưu mang Ngài, và vú đã cho ngài bú sữa,” “Ðúng hơn, phúc cho những ai nghe và giữ lời của Chúa.” Ðó không phải là những lời nói có thể làm vừa lòng người mẹ muốn bảo vệ con, hoặc người đặt gía trị quan hệ giữa bà và người con trọng hơn quan hệ của người con đối với bà, hay quan hệ giữa bà và Thiên Chúa Cha.
Ðức Maria đã phải học bài học đắt gía là từ bỏ những gì tưởng như thông thường nhất: hôn nhân tự nhiên với Thánh Giuse, sinh con ở nhà - giữa các thân nhân, bạn bè - cơ hội sống những ngày đầu làm mẹ ở quê hương, hi vọng nhìn thấy con trẻ lớn lên ở Nazareth. Ðó là bài học mà Ðức Maria phải kiện toàn như những lời của Mẹ mà Phúc Âm đã nhắc đến lần cuối cùng. Ðức Mẹ đã nói những lời này trong bữa tiệc cưới ở Cana, khi Ðức Kitô bắt đầu cuộc rao giảng của Ngài. Như mọi người còn nhớ, Ðức Mẹ đã nói với Chúa Giêsu rằng chủ nhà đã hết rượu và xin Ngài giúp giải quyết. Thoạt tiên, dường như Chúa đã trách Ðức Mẹ, khi Ngài trả lời, “Này Bà, việc ấy có can hệ gì đến tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thực ra, trong một ý nghĩa nào đó, chính lời yêu cầu của Ðức Mẹ đã đánh dấu thời điểm rao truyền Tin Mừng của Chúa, vì ở đây Chúa đã làm phép lạ đầu tiên. Thích thú hơn nữa là lời cuối cùng Ðức Mẹ bảo các đầy tớ trong bữa tiệc cưới, cũng là lời khuyên cuối cùng của Mẹ đối với chúng ta, mà chính Ðức Mẹ đã thực hành, “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài bảo.”
Phần còn lại trong cuộc đời của Ðức Mẹ, Mẹ đã làm điều mà Chúa Giêsu đã nói với Mẹ khi xưa ở Jerusalem, bận rộn với công việc của Thiên Chúa Cha. Ðiều này đòi hỏi du hành và cố gắng nhiều hơn. Không như những phụ nữ cùng hoàn cảnh thời ấy, Ðức Maria đã không chịu ngồi yên một chỗ, nhưng du hành luôn luôn để tìm kiếm Chúa và ở bên cạnh Chúa trong những ngày sau cùng. Mẹ đã can đảm theo Chúa trên đường Thương Khó, noi theo bước của Chúa đến tận đỉnh đồi Canvê, và cuối cùng đứng dưới chân thập tự trong khi hầu hết những kẻ theo Ngài đã bỏ chạy. Khi mọi sự đã hoàn tất, Ðức Mẹ nhận lãnh tấm thân xác bất động của Chúa, nâng niu và cuốn vào tấm khăn niệm. Nhưng ngay cả khi đó, Ðức Maria đã không chịu đau khổ trong cô đơn, và trách nhiệm của Mẹ cũng vẫn chưa kết thúc. Lúc còn trên thập gía, Chúa đã trao cho Ðức Mẹ một trọng trách nữa, “Này là con Bà,” ám chỉ Thánh Gioan đại diện cả nhân loại.
Chính vì vậy, Ðức Maria đã mang một trọng trách mà không một phụ nữ nào khác có được - là Mẹ của cả nhân loại - nhìn thấy tất cả nhân loại là những Ðức Kitô khác, cầu nguyện cho họ, đau khổ với họ, an ủi họ, chất vấn họ, dấn thân hội nhập hoàn toàn với họ. Chưa hề có một phụ nữ nào đã là Vợ, là Mẹ như vậy, và chưa bao giờ có một phụ nữ khác được trao Ơn Gọi, hay nếu bạn muốn, một “job” (nghề) như thế. Không ai khác trong lịch sử nhân loại đã có vai trò như Ðức Maria và không người nào có ảnh hưởng liên tục trên toàn nhân loại như Mẹ.
ÐỨC MARIA ÐI TRƯỚC THỜI ÐẠI
Những kẻ đã gán cho Ðức Maria chỉ một chức Tử Ðạo, đã không nghiêm chỉnh đối với Mẹ. Ðức Mẹ thật sự và vẫn luôn là một Ðấng Tử Ðạo, qua tình yêu trao ban cho Chúa Giêsu và cho chúng ta, nhưng Mẹ còn là một người nữ căn bản cho mọi thế hệ. Mẹ chính đáng nhất đối với chúng ta, vì Mẹ là Mẹ của mỗi chúng ta, Mẹ còn là mô phạm cho mọi phụ nữ có khả năng, cho những phụ nữ luôn biết sẵn sàng khi cần đến, không bao giờ thất bại, luôn luôn lên tiếng hoặc giữ thinh lặng đúng nơi và đúng lúc. Mẹ trầm tư khi cần thinh lặng và năng động khi cần hoạt động.
Những kẻ cho rằng vai trò của Ðức Maria không còn “hợp thời” nữa, thực ra họ đã không nhận biết Mẹ là ai, Mẹ làm gì và những điều Mẹ đã và đang cống hiến cho tất cả chúng ta. Họ đã để cho nỗi sợ hãi của chính họ về những vai trò cứng nhắc của phụ nữ làm cho họ tưởng rằng Ðức Maria không còn chính đáng, thay vì tự đọc Kinh Thánh để có thể nhận thấy Ðức Maria luôn luôn là mẫu mực căn bản cho tất cả phụ nữ trong mọi thế hệ.
(Xin tạm kết thúc loại bài về Đức Mẹ Maria)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 23/08/2011
LO HAI TRĂM TUỔI
Có một ông lão phú quý đều có, con cháu đông đúc, khi ông ta mừng sinh nhật thứ một trăm, khách khứa đến chúc mừng với nhiều quà tặng rất là náo nhiệt, nhưng ông ta lại ủ rủ không vui, giống như có tâm sự trong lòng vậy. Mọi người đều hỏi ông ta:
- Có ai giống như ông không, phú quý đều có, ông còn lo buồn gì nữa chứ ?”
Ông lão nói:
- “Ta cái gì cũng không lo, chỉ lo sau này khi mừng sinh nhật lần thứ hai trăm, khách khứa đến chúc mừng có thể vài ngàn, làm sao ta có thể nhớ được từng người chứ ?”
Suy tư:
Con người ta ở đời phú quý thì sinh lễ nghĩa, khi bần hàn mong có bữa cơm tươm tất cũng không có, khi lắm tiền nhiều của thì hết mừng tiệc sinh nhật đến mừng tiệc bổn mạng, hết mừng tiệc bổn mạng thì đến mừng tiệc kỷ niệm ngày hôn phối, lại có người mừng tiệc lễ bạc lễ vàng ngày chịu chức linh mục thật trọng thể linh đình.v.v…
Ăn mừng những ngày quan trọng trong cuộc đời của mình là điều không chê trách, nhưng tổ chức quá xa hoa, khoe khoang, nổi đình nổi đám bên ngoài thì không nên, nhất là những người đã dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa, bởi vì đối với họ mọi ngày trong cuộc đời mình đều là hồng ân Chúa ban cho rồi, cho nên qua mỗi cái “mốc” quan trọng của cuộc đời thì càng nên cảm tạ hồng ân của Chúa hơn nữa mà thôi.
Con người ta mạnh khỏe chăng cũng trong ngoài bảy mươi tuổi, thọ lắm thì hơn trăm tuổi là cùng, mừng sinh nhật thứ một trăm là hạnh phúc lắm rồi, thọ lắm rồi, còn mong gì đến sinh nhật lần thứ hai trăm chứ ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một ông lão phú quý đều có, con cháu đông đúc, khi ông ta mừng sinh nhật thứ một trăm, khách khứa đến chúc mừng với nhiều quà tặng rất là náo nhiệt, nhưng ông ta lại ủ rủ không vui, giống như có tâm sự trong lòng vậy. Mọi người đều hỏi ông ta:
- Có ai giống như ông không, phú quý đều có, ông còn lo buồn gì nữa chứ ?”
Ông lão nói:
- “Ta cái gì cũng không lo, chỉ lo sau này khi mừng sinh nhật lần thứ hai trăm, khách khứa đến chúc mừng có thể vài ngàn, làm sao ta có thể nhớ được từng người chứ ?”
Suy tư:
Con người ta ở đời phú quý thì sinh lễ nghĩa, khi bần hàn mong có bữa cơm tươm tất cũng không có, khi lắm tiền nhiều của thì hết mừng tiệc sinh nhật đến mừng tiệc bổn mạng, hết mừng tiệc bổn mạng thì đến mừng tiệc kỷ niệm ngày hôn phối, lại có người mừng tiệc lễ bạc lễ vàng ngày chịu chức linh mục thật trọng thể linh đình.v.v…
Ăn mừng những ngày quan trọng trong cuộc đời của mình là điều không chê trách, nhưng tổ chức quá xa hoa, khoe khoang, nổi đình nổi đám bên ngoài thì không nên, nhất là những người đã dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa, bởi vì đối với họ mọi ngày trong cuộc đời mình đều là hồng ân Chúa ban cho rồi, cho nên qua mỗi cái “mốc” quan trọng của cuộc đời thì càng nên cảm tạ hồng ân của Chúa hơn nữa mà thôi.
Con người ta mạnh khỏe chăng cũng trong ngoài bảy mươi tuổi, thọ lắm thì hơn trăm tuổi là cùng, mừng sinh nhật thứ một trăm là hạnh phúc lắm rồi, thọ lắm rồi, còn mong gì đến sinh nhật lần thứ hai trăm chứ ?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 23/08/2011
N2T |
14. Linh hồn ai không yêu mến Thiên Chúa cứu chuộc, thì không thể tự cho mình là bạn với Chúa Giê-su.
(Thánh Francis of Assisi)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày thứ sáu tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
00:54 23/08/2011
Đức Giáo Hoàng phái hơn một triệu rưỡi người trẻ đi truyền giáo
Tại căn cứ không quân Cuantro Vientos sáng Chúa Nhật 21 tháng 8, Đức Bênêđíctô XVI đã chủ tọa Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011. Dịp này, ngài đã phái hơn một triệu rưỡi người trẻ lên đường truyền giáo khắp thế giới. Sau đây là bài tường thuật của các phóng viên nhật báo La Croix.
08 giờ h35. Mặt trời đã mọc trên căn cứ không quân Cuantro Vientos. Hàng trăm nghìn người hành hương đã tỉnh dậy. Một số đã không chợp mắt cả đêm. Khuôn mặt nào trông cũng có vẻ mệt mỏi, nhưng hân hoan. Kinh sáng sắp khai diễn dưới bầu trời đã bắt đầu nóng. Theo ước lượng của cảnh sát và đài truyền hình Tây Ban Nha, khoảng từ 1 triệu rưỡi tới 2 triệu người trẻ đã tham dự đêm canh thức hôm qua.
08 giờ 53. Kinh sáng đã được cử hành theo phụng vụ các giờ kinh mà các cộng đoàn tu sĩ quen thực hành. Các nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội Chiên Lành hát giờ kinh này. Người ta dự tính rằng xe chở Đức Bênêđíctô XVI sẽ chạy qua các lối đi có khách hành hương tụ tập.
09 giờ 09. Đức Bênêđictô XVI tới địa điểm hành lễ. Giáo hoàng xa của ngài được các hộ vệ viên bảo vệ chung quanh, giữa làn mây mù bụi đất.
09 giờ 16. Ban tổ chức thông báo có thể sẽ không có đủ bánh thánh cho mọi người. Một số người hành hương có thể không được rước lễ.
09 giờ 25. Sau cơn giông đêm qua, các nhà nguyện để chầu Thánh Thể đặt phía sau địa điểm đã được đóng lại. Một trong các nhà nguyện ấy đã bị sập một phần, nhưng không ai bị thương. Có lẽ vì vậy mà số bánh thánh đã bị giảm đi.
09 giờ 29. Đức Giáo Hoàng chào vua Juan Carlos và hoàng hậu Sophie, cả hai cùng hiện diện để tham dự Thánh Lễ. Đêm qua, hoàng tử Philippe và công chúa Laetitia đã đại diện hoàng gia.
09 giờ 40. Đức Giáo Hoàng lên khán đài cử hành Thánh Lễ sai đi. Ngài vận áo lễ mầu vàng. Thánh Lễ này đánh dấu việc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.
09 giờ 48. Đức Hồng Y Rouce Varela, Tổng GM Madrid, người sẽ mừng 75 tuổi vào một vài ngày tới, chào mừng Đức Giáo Hoàng.
09 giờ 56. Một số vị giám mục, đầu đội nón trắng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, đã thực hiện nghi thức rẩy nước thánh. Nghi thức này được kết thúc với lời cầu nguyện của Đức Bênêđíctô XVI. Ca đoàn hát kinh Kyrie eleison (Thương Xót), tiếp theo là kinh Gloria (Vinh Danh).
10 giờ 05. Bài đọc thứ nhất bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhắc người ta nhớ đến việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới kỳ tới tại Ba Tây vào năm 2013, một việc sẽ được Đức Thánh Cha công bố chính thức vào cuối Thánh Lễ này.
10 giờ 12. Bài đọc thứ hai bằng tiếng Pháp, do một thiếu nữ Tây Ban Nha đọc.
10 giờ 17 . Đức Giáo Hoàng bắt đầu bài giảng lễ. Ngài nói : « Chúng ta đã tới thời điểm cao độ nhất của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Được thấy chúng con đến đây đông đảo như thế này, (...) tâm hồn cha hết sức hân hoan »
10 giờ 20. Đức Giáo Hoàng nói tiếp : "đức tin không phải là hoa trái của cố gắng con người, của lý trí họ, mà là một tặng phẩm của Thiên Chúa (...) Nó phát xuất từ sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng mạc khải cho ta tình âu yếm của Người và mời gọi ta dự phần vào chính sự sống thần linh của Người... Đức tin và việc bước chân theo Chúa Kitô có liên hệ mật thiết với nhau. Giáo Hội không phải chỉ là một định chế nhân bản như bất cứ định chế nào khác. Mà còn là một định chế hợp nhất chặt chẽ với Thiên Chúa ». Ngài nhấn mạnh rằng : « Người ta không thể phân rẽ Chúa Kitô khỏi Giáo Hội, cũng như họ không thể phân rẽ đầu và thân mình... Bước chân theo Chúa Giêsu trong đức tin là cùng đi với Người trong hiệp thông với Giáo Hội ».
10 giờ 35. Ý đầu tiên trong lời nguyện chung do một thiếu nữ Trung Hoa đọc. Sau đó, một thiếu nữ khác đọc bằng tiếng Ả Rập, rồi một thanh niên đọc bằng tiếng Ba Lan.
10 giờ 44. Ý sau cùng được đọc bằng tiếng Đức : « Cho mọi người đang tụ tập tại đây. Để khi đã hợp nhất với Chúa Kitô, đời sống chúng ta có thể đâm rễ trong đời sống của Người ».
10 giờ 50. Bàn thờ và bánh thánh được xông hương. Phụng vụ Thánh Thể.
10 giờ 53. Ca đoàn gồm 5,000 ca viên đảm trách các bài ca trong Thánh Lễ bao gồm nhiều ca đoàn giới trẻ khắp thế giới, trong đó, có những ca viên Pháp thuộc nhóm Sarcelles-Garges-lès-Gonesses.
11giờ 05. Các khách hành hương được mời gọi trao đổi dấu bình an của Chúa Kitô. Nắm tay nhau, ôm nhau giữa hơn 1 triệu rưỡi người trẻ trên khắp thế giới.
11 giờ 12. Cùng với nhiều giám mục, Đức Giáo Hoàng cho khách hành hương rước lễ trên khán đài Cuantro Vientos.
11 giờ 15. Trong đám đông, nghi thức rước lễ kết thúc. Chỉ một số người trẻ được tham dự. Bầu không khí rất nghiêm trang.
11giờ 23. Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đọc diễn văn. Ngài hướng về Đức Giáo Hoàng để cám ơn ngài. Đức HY thưa : «vâng, giới trẻ hiện diện ở đây chính là giới trẻ của Đức Giáo Hoàng ». Các người hành hương, vốn từng hát câu đó trong những Ngày Giới Trẻ này : Esta es, la juventud del papa ! (Giới trẻ đây chính là giới trẻ của Đức Giáo Hoàng), giờ đây vỗ tay vang dội.
11 giờ 31. Thánh giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới, từng được chuyển giao giữa người trẻ thế giới suốt 25 năm qua, giờ đây được giới trẻ Tây Ban Nha hạ xuống, và sẽ được chuyển giao cho các đại diện của nước sẽ đứng ra tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
11 giờ 37. Đức Giáo Hoàng lên tiếng: « Giờ đây, các con sắp sửa trở về nơi cư ngụ quen thuộc. Bạn bè các con đang mong được biết các con thay đổi ra sao sau khi đã hiện diện tại thành phố lịch thiệp này với Đức Giáo Hoàng và hàng trăm nghìn người trẻ khắp thế giới : Các con sẽ trả lời họ ra sao ? Cha mời gọi các con hãy đem tới cho họ chứng từ can đảm của đời sống Kitô hữu. Như thế, các con sẽ là men cho các kitô hữu mới để Giáo Hội được phát sinh một cách đầy sinh lực trong tâm hồn nhiều người ». « Giờ đây, trao phó mọi người trẻ của thế giới, nhất là các con, những người trẻ thân yêu, cho sự cầu bầu từ mẫu của Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Sao Sáng của việc tân phúc âm hóa và là Mẹ giới trẻ, chúng ta hãy kính chào ngài với cùng lời lẽ mà sứ thần Thiên Chúa đã thưa với ngài ».
11 giờ 38. Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố chính thức thời điểm và nơi tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới kỳ tới, dự trù sẽ là Rio de Janeiro vào năm 2013. Các bạn trẻ hành hương của Ba Tây nhẩy múa reo hò trong đám đông. Trên khán đài, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới được trao cho các đại diện trẻ của Ba Tây mình mặc mầu vàng và mầu xanh.
11 giờ 42. Đức Bênêđíctô XVI chào giới trẻ bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan: « các bạn trẻ nói tiếng Pháp thân mến, hôm nay, Chúa Kitô xin các bạn hãy đâm rễ trong Người và xây đắp đời các bạn cùng với Người trên đá tảng là chính Người. Người sai các bạn đi làm chứng nhân can đảm và không hề mặc cảm, những chứng nhân chân chính và đầy khả tín ! Các bạn đừng sợ làm người Công Giáo, hãy luôn làm chứng cho điều đó chung quanh các bạn với một lòng đơn sơ và thành thực ! Giáo Hội rất mong tìm được nơi các bạn và nơi tuổi trẻ các bạn những nhà truyền giáo hân hoan của Tin Mừng ! ».
11 giờ 50. Giới trẻ sẵn sàng để được chúc lành. Đức Giáo Hoàng chúc lành cho họ, trước khi rời khán đài.
11 giờ 56. Hơn 1 triệu rưỡi người trẻ đại diện cho 193 quốc gia, 800 vị giám mục và hồng y, 14 000 linh mục đã tham dự Thánh Lễ vĩ đại đánh dấu việc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011. Nghi lễ kết thúc giữa điệu nhạc Tây Ban Nha sốt sắng.
Tại căn cứ không quân Cuantro Vientos sáng Chúa Nhật 21 tháng 8, Đức Bênêđíctô XVI đã chủ tọa Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011. Dịp này, ngài đã phái hơn một triệu rưỡi người trẻ lên đường truyền giáo khắp thế giới. Sau đây là bài tường thuật của các phóng viên nhật báo La Croix.
08 giờ h35. Mặt trời đã mọc trên căn cứ không quân Cuantro Vientos. Hàng trăm nghìn người hành hương đã tỉnh dậy. Một số đã không chợp mắt cả đêm. Khuôn mặt nào trông cũng có vẻ mệt mỏi, nhưng hân hoan. Kinh sáng sắp khai diễn dưới bầu trời đã bắt đầu nóng. Theo ước lượng của cảnh sát và đài truyền hình Tây Ban Nha, khoảng từ 1 triệu rưỡi tới 2 triệu người trẻ đã tham dự đêm canh thức hôm qua.
08 giờ 53. Kinh sáng đã được cử hành theo phụng vụ các giờ kinh mà các cộng đoàn tu sĩ quen thực hành. Các nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội Chiên Lành hát giờ kinh này. Người ta dự tính rằng xe chở Đức Bênêđíctô XVI sẽ chạy qua các lối đi có khách hành hương tụ tập.
09 giờ 09. Đức Bênêđictô XVI tới địa điểm hành lễ. Giáo hoàng xa của ngài được các hộ vệ viên bảo vệ chung quanh, giữa làn mây mù bụi đất.
09 giờ 16. Ban tổ chức thông báo có thể sẽ không có đủ bánh thánh cho mọi người. Một số người hành hương có thể không được rước lễ.
09 giờ 25. Sau cơn giông đêm qua, các nhà nguyện để chầu Thánh Thể đặt phía sau địa điểm đã được đóng lại. Một trong các nhà nguyện ấy đã bị sập một phần, nhưng không ai bị thương. Có lẽ vì vậy mà số bánh thánh đã bị giảm đi.
09 giờ 29. Đức Giáo Hoàng chào vua Juan Carlos và hoàng hậu Sophie, cả hai cùng hiện diện để tham dự Thánh Lễ. Đêm qua, hoàng tử Philippe và công chúa Laetitia đã đại diện hoàng gia.
09 giờ 40. Đức Giáo Hoàng lên khán đài cử hành Thánh Lễ sai đi. Ngài vận áo lễ mầu vàng. Thánh Lễ này đánh dấu việc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid.
09 giờ 48. Đức Hồng Y Rouce Varela, Tổng GM Madrid, người sẽ mừng 75 tuổi vào một vài ngày tới, chào mừng Đức Giáo Hoàng.
09 giờ 56. Một số vị giám mục, đầu đội nón trắng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới, đã thực hiện nghi thức rẩy nước thánh. Nghi thức này được kết thúc với lời cầu nguyện của Đức Bênêđíctô XVI. Ca đoàn hát kinh Kyrie eleison (Thương Xót), tiếp theo là kinh Gloria (Vinh Danh).
10 giờ 05. Bài đọc thứ nhất bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhắc người ta nhớ đến việc tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới kỳ tới tại Ba Tây vào năm 2013, một việc sẽ được Đức Thánh Cha công bố chính thức vào cuối Thánh Lễ này.
10 giờ 12. Bài đọc thứ hai bằng tiếng Pháp, do một thiếu nữ Tây Ban Nha đọc.
10 giờ 17 . Đức Giáo Hoàng bắt đầu bài giảng lễ. Ngài nói : « Chúng ta đã tới thời điểm cao độ nhất của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Được thấy chúng con đến đây đông đảo như thế này, (...) tâm hồn cha hết sức hân hoan »
10 giờ 20. Đức Giáo Hoàng nói tiếp : "đức tin không phải là hoa trái của cố gắng con người, của lý trí họ, mà là một tặng phẩm của Thiên Chúa (...) Nó phát xuất từ sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng mạc khải cho ta tình âu yếm của Người và mời gọi ta dự phần vào chính sự sống thần linh của Người... Đức tin và việc bước chân theo Chúa Kitô có liên hệ mật thiết với nhau. Giáo Hội không phải chỉ là một định chế nhân bản như bất cứ định chế nào khác. Mà còn là một định chế hợp nhất chặt chẽ với Thiên Chúa ». Ngài nhấn mạnh rằng : « Người ta không thể phân rẽ Chúa Kitô khỏi Giáo Hội, cũng như họ không thể phân rẽ đầu và thân mình... Bước chân theo Chúa Giêsu trong đức tin là cùng đi với Người trong hiệp thông với Giáo Hội ».
10 giờ 35. Ý đầu tiên trong lời nguyện chung do một thiếu nữ Trung Hoa đọc. Sau đó, một thiếu nữ khác đọc bằng tiếng Ả Rập, rồi một thanh niên đọc bằng tiếng Ba Lan.
10 giờ 44. Ý sau cùng được đọc bằng tiếng Đức : « Cho mọi người đang tụ tập tại đây. Để khi đã hợp nhất với Chúa Kitô, đời sống chúng ta có thể đâm rễ trong đời sống của Người ».
10 giờ 50. Bàn thờ và bánh thánh được xông hương. Phụng vụ Thánh Thể.
10 giờ 53. Ca đoàn gồm 5,000 ca viên đảm trách các bài ca trong Thánh Lễ bao gồm nhiều ca đoàn giới trẻ khắp thế giới, trong đó, có những ca viên Pháp thuộc nhóm Sarcelles-Garges-lès-Gonesses.
11giờ 05. Các khách hành hương được mời gọi trao đổi dấu bình an của Chúa Kitô. Nắm tay nhau, ôm nhau giữa hơn 1 triệu rưỡi người trẻ trên khắp thế giới.
11 giờ 12. Cùng với nhiều giám mục, Đức Giáo Hoàng cho khách hành hương rước lễ trên khán đài Cuantro Vientos.
11 giờ 15. Trong đám đông, nghi thức rước lễ kết thúc. Chỉ một số người trẻ được tham dự. Bầu không khí rất nghiêm trang.
11giờ 23. Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đọc diễn văn. Ngài hướng về Đức Giáo Hoàng để cám ơn ngài. Đức HY thưa : «vâng, giới trẻ hiện diện ở đây chính là giới trẻ của Đức Giáo Hoàng ». Các người hành hương, vốn từng hát câu đó trong những Ngày Giới Trẻ này : Esta es, la juventud del papa ! (Giới trẻ đây chính là giới trẻ của Đức Giáo Hoàng), giờ đây vỗ tay vang dội.
11 giờ 31. Thánh giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới, từng được chuyển giao giữa người trẻ thế giới suốt 25 năm qua, giờ đây được giới trẻ Tây Ban Nha hạ xuống, và sẽ được chuyển giao cho các đại diện của nước sẽ đứng ra tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
11 giờ 37. Đức Giáo Hoàng lên tiếng: « Giờ đây, các con sắp sửa trở về nơi cư ngụ quen thuộc. Bạn bè các con đang mong được biết các con thay đổi ra sao sau khi đã hiện diện tại thành phố lịch thiệp này với Đức Giáo Hoàng và hàng trăm nghìn người trẻ khắp thế giới : Các con sẽ trả lời họ ra sao ? Cha mời gọi các con hãy đem tới cho họ chứng từ can đảm của đời sống Kitô hữu. Như thế, các con sẽ là men cho các kitô hữu mới để Giáo Hội được phát sinh một cách đầy sinh lực trong tâm hồn nhiều người ». « Giờ đây, trao phó mọi người trẻ của thế giới, nhất là các con, những người trẻ thân yêu, cho sự cầu bầu từ mẫu của Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Sao Sáng của việc tân phúc âm hóa và là Mẹ giới trẻ, chúng ta hãy kính chào ngài với cùng lời lẽ mà sứ thần Thiên Chúa đã thưa với ngài ».
11 giờ 38. Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố chính thức thời điểm và nơi tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới kỳ tới, dự trù sẽ là Rio de Janeiro vào năm 2013. Các bạn trẻ hành hương của Ba Tây nhẩy múa reo hò trong đám đông. Trên khán đài, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới được trao cho các đại diện trẻ của Ba Tây mình mặc mầu vàng và mầu xanh.
11 giờ 42. Đức Bênêđíctô XVI chào giới trẻ bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ba Lan: « các bạn trẻ nói tiếng Pháp thân mến, hôm nay, Chúa Kitô xin các bạn hãy đâm rễ trong Người và xây đắp đời các bạn cùng với Người trên đá tảng là chính Người. Người sai các bạn đi làm chứng nhân can đảm và không hề mặc cảm, những chứng nhân chân chính và đầy khả tín ! Các bạn đừng sợ làm người Công Giáo, hãy luôn làm chứng cho điều đó chung quanh các bạn với một lòng đơn sơ và thành thực ! Giáo Hội rất mong tìm được nơi các bạn và nơi tuổi trẻ các bạn những nhà truyền giáo hân hoan của Tin Mừng ! ».
11 giờ 50. Giới trẻ sẵn sàng để được chúc lành. Đức Giáo Hoàng chúc lành cho họ, trước khi rời khán đài.
11 giờ 56. Hơn 1 triệu rưỡi người trẻ đại diện cho 193 quốc gia, 800 vị giám mục và hồng y, 14 000 linh mục đã tham dự Thánh Lễ vĩ đại đánh dấu việc kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011. Nghi lễ kết thúc giữa điệu nhạc Tây Ban Nha sốt sắng.
Hồng y Rouco: ĐTC Biển Đức XVI cảm động gần khóc tại Đại hội Giới trẻ Thế Giới
Nguyễn Trọng Đa
06:17 23/08/2011
Madrid - Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám mục tổng giáo phận Madrid, Tây Ban Nha, nhắc lại rằng ĐTC Biển Đức XVI đã "cảm động nhiều lần, đến gần khóc”, tại Đại hội Giới trẻ Thế Giới 2011.
Đức Hồng Y nói rằng ĐTC Biển Đức XVI đã đặc biệt xúc động bởi sự trình diễn như sân khấu của buổi Đi Đàng Thánh giá, mà lúc ban đầu Ngài không có kế hoạch tham dự.
Phát biểu với các mạng phát thanh COPE ngày 22-8, Đức Hồng Y Rouco cho biết ĐTC Biển Đức XVI đã đổi ý, khi Ngài biết rằng buổi Đi Đàng Thánh giá sẽ diễn ra theo truyền thống tuần thánh ở Tây Ban Nha, bằng cách sử dụng phối hợp thánh ca và cầu nguyện.
Đức Hồng Y cũng khuyến khích người Công giáo hãy đọc lại các bài phát biểu và bài giảng vừa qua của ĐTC Biển Đức XVI, mà Hồng y gọi là một kho tàng "về rao giảng, công bố lời Chúa và cách giải thích cho giới trẻ", dựa vào các bài Tin mừng và chủ đề Đại hội Giới trẻ Thế giới năm nay. Chủ đề này là: “Bénrễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô, vững vàng dựa vào đức tin”, trích từ thư củaThánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê (Cl 2,7).
Hồng Y nói thêm: "Đó là chủ đề chung ở tất cả các bài giảng, bài phát biểu và lời nhận xét của ĐTC Biển Đức XVI”. (CNA 22-8-2011)
Đức Hồng Y nói rằng ĐTC Biển Đức XVI đã đặc biệt xúc động bởi sự trình diễn như sân khấu của buổi Đi Đàng Thánh giá, mà lúc ban đầu Ngài không có kế hoạch tham dự.
Phát biểu với các mạng phát thanh COPE ngày 22-8, Đức Hồng Y Rouco cho biết ĐTC Biển Đức XVI đã đổi ý, khi Ngài biết rằng buổi Đi Đàng Thánh giá sẽ diễn ra theo truyền thống tuần thánh ở Tây Ban Nha, bằng cách sử dụng phối hợp thánh ca và cầu nguyện.
Đức Hồng Y cũng khuyến khích người Công giáo hãy đọc lại các bài phát biểu và bài giảng vừa qua của ĐTC Biển Đức XVI, mà Hồng y gọi là một kho tàng "về rao giảng, công bố lời Chúa và cách giải thích cho giới trẻ", dựa vào các bài Tin mừng và chủ đề Đại hội Giới trẻ Thế giới năm nay. Chủ đề này là: “Bénrễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô, vững vàng dựa vào đức tin”, trích từ thư củaThánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê (Cl 2,7).
Hồng Y nói thêm: "Đó là chủ đề chung ở tất cả các bài giảng, bài phát biểu và lời nhận xét của ĐTC Biển Đức XVI”. (CNA 22-8-2011)
Ban Tổ chức khen ngợi cách hành xử tốt của người dự Đại hội Giới Trẻ Thế Giới
Phạm Kim An
06:20 23/08/2011
Madrid – Ban Tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới 2011cho biết họ "tự hào" về các người trẻ tham dự sự kiện tại Madrid mới đây.
Giám đốc truyền thông của Đại hội Giới Trẻ Thế Giới, Marieta Jaureguizar, nói với hãng tin Europa ngày 22-8 rằng Ban Tổ chức lấy làm “kinh ngạc” khi thấy đại hội diễn ra mà không có sự cố nào, và rằng nhiều người trẻ trẻ từ khắp nơi trên thế giới biểu thị hành vi cư xử gương mẫu như vậy.
Bà Jauraguizar nói: "Chúng tôi hy vọng rằng họ rất thích thú với Đại hội, và đó là một kinh nghiệm quan trọng cho mỗi một người". Bà nói thêm rằng sự kiện này cũng là một “kinh nghiệm chuyên môn tuyệt vời nhưng khó khăn, và một kinh nghiệm cá nhân” cho các người tổ chức.
Ủy ban tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới nói rằng sự kiện "vượt quá mọi sự chờ đợi", và Ủy ban bày tỏ lời cảm ơn đến các quan chức dân sự và các bạn trẻ đã tham dự Đại hội này”. (CNA 22-8-2011)
Bà Jauraguizar nói: "Chúng tôi hy vọng rằng họ rất thích thú với Đại hội, và đó là một kinh nghiệm quan trọng cho mỗi một người". Bà nói thêm rằng sự kiện này cũng là một “kinh nghiệm chuyên môn tuyệt vời nhưng khó khăn, và một kinh nghiệm cá nhân” cho các người tổ chức.
Ủy ban tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế Giới nói rằng sự kiện "vượt quá mọi sự chờ đợi", và Ủy ban bày tỏ lời cảm ơn đến các quan chức dân sự và các bạn trẻ đã tham dự Đại hội này”. (CNA 22-8-2011)
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Linh mục Lombardi có sự đánh giá rất tích cực
Nguyễn Trọng Đa
06:21 23/08/2011
Cha Lombardi phát biểu trên Đài phát thanh Vatican
ROMA – Trong khi Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa kết thúc, linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí của Tòa Thánh, nêu ra “một sự đánh giá rất tích cực" cho Đại hội ở Madrid.
Cha khẳng định trên Đài phát thanh Vatican: “Bây giờ chúng ta phải nghĩ về tương lai, bằng cách mời gọi các người trẻ được ĐTC Biển Đức XVI sai đi truyền giáo hãy dấn thân một cách cụ thể”.
Cha nói trong chương trình tiếng Pháp của Đài phát thanh Vatican: "Lẽ tất nhiên đây là một sự đánh giá rất tích cực, bởi vì số người tham dự Đại hội là quá đông. Chúng ta không chỉ nghĩ đến bốn ngày có sự tham dự của ĐTC Biển Đức XVI, chúng ta cũng đã nghĩ đến sự chuẩn bị, vào thời gian kết nghĩa liên giáo phận, cho sự hiện diện của các bạn trẻ trong các giáo phận khác nhau của Tây Ban Nha, trước khi họ đến Madrid. Và chúng ta cũng nên gợi ra tương lai, và sự dấn thân, bởi vì ĐTC Biển Đức XVI đã giao một nhiệm vụ cho giới trẻ".
Như ĐTC Biển Đức XVI phát biểu trong chuyến bay đưa Ngài đến Madrid, các Đại hội Giới trẻ Thế giới là "một chặng trên con đường dài", mà "Chúa Giêsu Kitô là gốc rễ, nền tảng của đức tin chúng ta, của chứng tá Kitô hữu”.
Bây giờ chúng ta phải nhìn về tương lai: "Người ta đã nhận một ân sủng, đã có một kinh nghiệm, đã có sự hỗ trợ của các bạn trẻ đã tin hoặc cố gắng để tin thực sự. Người ta đã có sự hỗ trợ của Đức Giáo hoàng, hàng trăm Giám mục, rất đông linh mục, bạn bè trong đức tin, và đó là cái gì đã đánh dấu một kinh nghiệm sâu sắc của một cuộc sống trẻ trung".
Cha nói thêm: "Giờ đây, mỗi người cần tìm ra ơn gọi của mình, sự dấn thân Kitô giáo của mình, theo hoàn cảnh của mình. ĐTC Biển Đức XVI đã đưa ra nguyên tắc định hướng chung. Còn việc cụ thể hóa chúng hàng ngày, là phần chúng ta cần tìm ra”.
Cuối cùng nhắc đến bốn ngày ở Madrid của ĐTC Biển Đức XVI, Cha Lombardi cho rằng thời gian chầu Thánh Thể trong buổi canh thức đêm thứ bảy 20-8 là sự kiện đánh động nhất đối với ĐTC Biển Đức XVI.
Cha kể lại: “Khoảnh khắc của sự thinh lặng sâu thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể: là một khoảnh khắc khá ấn tượng. Người ta vừa trải qua một thời điểm khó khăn của bão và gió. Và trong một thời gian rất ngắn, người ta đã tìm thấy sự tập trung để cầu nguyện và chầu Thánh thể. Tìm lại sự thinh lặng này, sự thanh thản và bình yên này của tâm hồn trong việc cầu nguyện giữa một cộng đồng lớn của người trẻ, đó là một thời điểm khá đặc biệt cho ĐTC Biển Đức XVI". (Zenit.org 22-8-2011)
ROMA – Trong khi Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa kết thúc, linh mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí của Tòa Thánh, nêu ra “một sự đánh giá rất tích cực" cho Đại hội ở Madrid.
Cha khẳng định trên Đài phát thanh Vatican: “Bây giờ chúng ta phải nghĩ về tương lai, bằng cách mời gọi các người trẻ được ĐTC Biển Đức XVI sai đi truyền giáo hãy dấn thân một cách cụ thể”.
Cha nói trong chương trình tiếng Pháp của Đài phát thanh Vatican: "Lẽ tất nhiên đây là một sự đánh giá rất tích cực, bởi vì số người tham dự Đại hội là quá đông. Chúng ta không chỉ nghĩ đến bốn ngày có sự tham dự của ĐTC Biển Đức XVI, chúng ta cũng đã nghĩ đến sự chuẩn bị, vào thời gian kết nghĩa liên giáo phận, cho sự hiện diện của các bạn trẻ trong các giáo phận khác nhau của Tây Ban Nha, trước khi họ đến Madrid. Và chúng ta cũng nên gợi ra tương lai, và sự dấn thân, bởi vì ĐTC Biển Đức XVI đã giao một nhiệm vụ cho giới trẻ".
Như ĐTC Biển Đức XVI phát biểu trong chuyến bay đưa Ngài đến Madrid, các Đại hội Giới trẻ Thế giới là "một chặng trên con đường dài", mà "Chúa Giêsu Kitô là gốc rễ, nền tảng của đức tin chúng ta, của chứng tá Kitô hữu”.
Bây giờ chúng ta phải nhìn về tương lai: "Người ta đã nhận một ân sủng, đã có một kinh nghiệm, đã có sự hỗ trợ của các bạn trẻ đã tin hoặc cố gắng để tin thực sự. Người ta đã có sự hỗ trợ của Đức Giáo hoàng, hàng trăm Giám mục, rất đông linh mục, bạn bè trong đức tin, và đó là cái gì đã đánh dấu một kinh nghiệm sâu sắc của một cuộc sống trẻ trung".
Cha nói thêm: "Giờ đây, mỗi người cần tìm ra ơn gọi của mình, sự dấn thân Kitô giáo của mình, theo hoàn cảnh của mình. ĐTC Biển Đức XVI đã đưa ra nguyên tắc định hướng chung. Còn việc cụ thể hóa chúng hàng ngày, là phần chúng ta cần tìm ra”.
Cuối cùng nhắc đến bốn ngày ở Madrid của ĐTC Biển Đức XVI, Cha Lombardi cho rằng thời gian chầu Thánh Thể trong buổi canh thức đêm thứ bảy 20-8 là sự kiện đánh động nhất đối với ĐTC Biển Đức XVI.
Cha kể lại: “Khoảnh khắc của sự thinh lặng sâu thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể: là một khoảnh khắc khá ấn tượng. Người ta vừa trải qua một thời điểm khó khăn của bão và gió. Và trong một thời gian rất ngắn, người ta đã tìm thấy sự tập trung để cầu nguyện và chầu Thánh thể. Tìm lại sự thinh lặng này, sự thanh thản và bình yên này của tâm hồn trong việc cầu nguyện giữa một cộng đồng lớn của người trẻ, đó là một thời điểm khá đặc biệt cho ĐTC Biển Đức XVI". (Zenit.org 22-8-2011)
Top Stories
L'Osservatore Director's Reflection on World Youth Day - ''The Search for Truth Involves Everyone and Is Inexhaustible''
Zenit
14:56 23/08/2011
VATICAN CITY, AUG. 22, 2011 .- Here is an editorial signed by Gian Maria Vian, director of the Vatican's semi-official daily newspaper, L'Osservatore Romano, that appeared over the weekend. The director offers a commentary on Benedict XVI's words to the youth participating in World Youth Day, which ended Sunday.
In the middle of the second day of the papal visit – in a Madrid peacefully invaded by an impressive number of boys and girls from every part of the world – Benedict XVI cited Plato in the Basilica of the Escorial, "Seek truth while you are young, for if you do not, it will later escape your grasp" (Parmenides, 135d). The invitation of the philosopher who lived before Christ, in antiquity evoked by Hebrews and Christians to support biblical revelation, sums up well the sense of the presence of the successor of Peter at World Youth Day.
As a University professor, for some sixty years Joseph Ratzinger has been used to dialogue with new generations and understands their concerns. This is why the Pope wanted to dedicate a talk to the crucial question of the search for truth when he met young professors – a few days after the World Congress of Catholic Universities in Avila, city of St. Teresa of Jesus, whom Paul VI proclaimed Doctor of the Church: a new event in the history of World Youth Days, as the Cardinal Archbishop of Madrid recalled in his greeting.
The meeting was not a last-minute addition to the papal itinerary, nor was his encounter with young religious women, who welcomed Benedict XVI with enthusiastic and moving affection. In both moments – against the splendid backdrop of the monastery of San Lorenzo of Escorial, created under Philip II, the sovereign who amidst shadows and light perhaps most represents the Spanish Catholic Monarchy – the Pope continued his reasoning with youth, and not only with those who belong to the Church.
The search for truth involves everyone and is inexhaustible, Benedict XVI explained, in the heart of these days which are revealing themselves to be an event of great magnitude. And the international media are awakening to it, albeit with some exceptions, due to prejudice or a logic which does not respect the most elementary hierarchy of news. Such as a program of the BBC which gave air time to truly minor protests at the expense of information about the Madrid event, and caused even the Guardian to complain.
But there is news, and many are becoming aware of it. The Pope has been able to unite young people from all over the world in Madrid to encourage them in the faith, in the hopes of also touching the hearts of those who are far away or are far from the Church. In an anxious society that is searching for solid foundations that are certainly not to be found in the apparently dominant mediocrity and utilitarianism. But a sure reference point exists, and it is in the person of Christ, intuited by Plato according to the Fathers of the Church: the only friend who doesn’t disappoint and whom Benedict XVI never tires to indicate.
In the middle of the second day of the papal visit – in a Madrid peacefully invaded by an impressive number of boys and girls from every part of the world – Benedict XVI cited Plato in the Basilica of the Escorial, "Seek truth while you are young, for if you do not, it will later escape your grasp" (Parmenides, 135d). The invitation of the philosopher who lived before Christ, in antiquity evoked by Hebrews and Christians to support biblical revelation, sums up well the sense of the presence of the successor of Peter at World Youth Day.
As a University professor, for some sixty years Joseph Ratzinger has been used to dialogue with new generations and understands their concerns. This is why the Pope wanted to dedicate a talk to the crucial question of the search for truth when he met young professors – a few days after the World Congress of Catholic Universities in Avila, city of St. Teresa of Jesus, whom Paul VI proclaimed Doctor of the Church: a new event in the history of World Youth Days, as the Cardinal Archbishop of Madrid recalled in his greeting.
The meeting was not a last-minute addition to the papal itinerary, nor was his encounter with young religious women, who welcomed Benedict XVI with enthusiastic and moving affection. In both moments – against the splendid backdrop of the monastery of San Lorenzo of Escorial, created under Philip II, the sovereign who amidst shadows and light perhaps most represents the Spanish Catholic Monarchy – the Pope continued his reasoning with youth, and not only with those who belong to the Church.
The search for truth involves everyone and is inexhaustible, Benedict XVI explained, in the heart of these days which are revealing themselves to be an event of great magnitude. And the international media are awakening to it, albeit with some exceptions, due to prejudice or a logic which does not respect the most elementary hierarchy of news. Such as a program of the BBC which gave air time to truly minor protests at the expense of information about the Madrid event, and caused even the Guardian to complain.
But there is news, and many are becoming aware of it. The Pope has been able to unite young people from all over the world in Madrid to encourage them in the faith, in the hopes of also touching the hearts of those who are far away or are far from the Church. In an anxious society that is searching for solid foundations that are certainly not to be found in the apparently dominant mediocrity and utilitarianism. But a sure reference point exists, and it is in the person of Christ, intuited by Plato according to the Fathers of the Church: the only friend who doesn’t disappoint and whom Benedict XVI never tires to indicate.
Letter of Encouragement to Rectors of Shrines - "A Great Treasure in the Life of the Church"
+ Cardinal Mauro Piacenza
15:01 23/08/2011
VATICAN CITY, AUG. 22, 2011.- Here is the letter of encouragement sent Aug. 15 by the Congregation for Clergy to the rectors of shrines. The letter is signed by Cardinal Mauro Piacenza and Archbishop Celso Morga Iruzubieta, the dicastery's prefect and secretary, respectively.
To the Most Eminent and Most Excellent
Diocesan Ordinaries At Their Sees
Reverend and Dear Rector,
I would like to convey my cordial greetings to each one of you, which I willingly extend to all those who assist you in the pastoral care of Shrines, along with an expression of my sincere gratitude for the attentive dedication with which you come to the assistance of the pastoral needs of the pilgrims who approach the places of Worship entrusted to your care in ever greater numbers from every part of the world.
With this letter I allow myself to reflect above all on the sentiments of the Holy Father Pope Benedict XVI, who considers the presence of Shrines to be of great importance and to be a great treasure in the life of the Church. This is so because, as places of pilgrimage, they "summon and bring together a growing number of pilgrims and religious tourists, some of whom are in complicated human and spiritual situations, somewhat distant from living the faith and with a weak ecclesial affiliation" (Letter on the Occasion of the II World Congress on the Pastoral care of Pilgrims and Sanctuaries, Santiago di Compostella, 27-30 September 2010). Blessed John Paul II declares, "Christian Sanctuaries have always and everywhere have been or have sought to be signs of God, of his entering into human history" (Allocution to Rectors of Sanctuaries, 22 January 1981). Shrines are then "a sign of the living Christ among us, they recognize in this sign the initiative of the love of the living God for mankind" (Pontifical Council for the Pastoral care of Migrants and Itinerant Peoples, The Sanctuary, Memory, Presence and Prophecy of the Living God, 8 May 1999, n.5).
Conscious, therefore, of the particular value that Shrines hold in the experience of faith of every Christian, the Congregation for the Clergy, competent in the material (cf. John Paul II, Apostolic Constitution Pastor Bonus, 28 June 1988, art. 97, 1°) would like to offer for your consideration some reflections directed towards renewal and a more effective motivation of the ordinary activities of the pastoral work that is carried out there.
In a climate of widespread secularism, the Shrine continues to be, even to our day, a privileged place in which the human person, a pilgrim here on earth, experiences the loving and saving presence of God. He finds there a fruitful space, away from daily distractions, where he can recollect himself, gather his thoughts and reacquire the spiritual health to re-embark upon the journey of faith with greater ardour. It is there too that he can find space to seek, find and love Christ in his ordinary life, in the midst of the world.
What is the heart of the pastoral activity of Shrines? The canonical rule with regard to these places of worship sees, with great theological wisdom and ecclesial experience, that in them, "the means of salvation are to be supplied more abundantly to the faithful by the diligent proclamation of the word of God, the suitable promotion of liturgical life especially through the celebration of the Eucharist and of penance, and the cultivation of approved forms of popular piety. can. 1234, §1 CIC). The canonical norms trace a valuable synthesis of the pastoral undertaking particular to Shrines and provides an interesting point of departure to reflect briefly on some fundamental elements that characterise the office that the Church has entrusted to you.
1. The Proclamation of the Word, Prayer and Popular Piety.
The Sanctuary is a place in which the Word of God resounds with unique power. The Holy Father Benedict XVI, in his Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini (30 September 2010) underlines that "the Church is built upon the Word of God; she is born from and lives by that Word" (n.3). She is the house" (cf. Ibidem, n.52) in which the divine Word is heard, meditated upon, announced and celebrated (cf. Ibidem, n. 121).
What the Pontiff says about the Church can be said, by way of analogy, also of Shrines. The proclamation of the Word has an essential role in the pastoral life of Shrines. The sacred pastors have the task of preparing such a proclamation, in prayer and in meditation, filtering the content of that proclamation through the help of spiritual theology at the school of the Magisterium and the saints. The principle source for the proclamation will be, of course, the Sacred Scriptures and the Liturgy (cf. Second Vatican Council Constitution Sacrosanctum Concilium, 4 December 1963, n.35), to which is joined the greatly valued Catechism of the Catholic Church and its Compendium. The ministry of the Word, exercised in various forms in accord with the revealed Deposit, will be all the more effective and close to the soul the more it is born from the heart in prayer and expressed in a language which is at once beautiful and accessible that is capable of showing the perennial immediacy of the eternal Word.
Prayer is the human response to a fruitful proclamation of the Word of God: "For pilgrims seeking living water, shrines are special places for living the forms of Christian prayer "in Church." (Catechism of the Catholic Church [CCC], 11 October 1992, n. 2691). The life of prayer develops in various ways, amongst which we find forms of popular piety that always "give due space to the proclamation and hearing of God’s word; "popular piety can find in the word of God an inexhaustible source of inspiration, insuperable models of prayer and fruitful points for reflection" (Verbum Domini, n. 65).
The Directory for Popular Piety and Liturgy (Congregation for Divine Worship and Discipline of the Sacraments, 9 April 2002) dedicates an entire chapter to Shrines and pilgrimages, where it augurs "a correct relationship between liturgical action and pious practices" (. 261). Popular piety is of great importance for the faith, culture and Christian identity of many peoples. It is the expression of the faith of the people, a "true treasure of the People of God" (Ibidem, n.9) in and for the Church. To appreciate this one has only to imagine the great poverty that would result for the history of the Christian spirituality of the West were it to lack the Rosary, the Via Crucis and processions. These are but three examples but sufficient to show the invaluable contribution of such practices.
In carrying out your ministry in the Shrine you often have the opportunity to observe the pious gestures, as particular as they are expressive, with which the pilgrims visibly express the faith that gives them life. The multiple and varied forms of devotion, frequently deriving from intense feeling and cultural traditions, bear witness to a fervent intensity of the spiritual life nourished by constant prayer and the intimate desire to belong ever more closely to Christ.
The Church, always conscious of the intimate meaning of such religious manifestations in the spiritual life of the faithful, has always recognised their value and has respected the genuine expression of them. Indeed, through the teachings of the Roman Pontiffs and the Councils, She has recommended and favoured them. At the same time, however, wherever She has noticed attitudes and ways of thinking that are not consistent with a sound religious sense, She has found the need to intervene, purifying such acts from unwanted elements and providing timely reflections, courses and lessons. In fact only if it is rooted in a Christian tradition for its origin can popular piety be a locus fidei, a fruitful instrument of evangelisation and a place in which elements of the indigenous cultural environment can be welcomed and find their dignity in a consistent manner.
You have then the task, as those responsible for the pastoral care of Shrines, to instruct pilgrims of the absolutely preeminent character that the liturgical celebration must assume in the life of every believer. The personal practice of expressions of popular piety is in no way to be absolutely rejected or hindered, indeed it is to be encouraged, but it cannot replace participation in liturgical worship. Such expressions of faith instead of contrasting with the centrality of the sacred liturgy must be placed alongside it and be always oriented to it. The celebration of the liturgy of the Sacred Mysteries expresses the common faith of the whole Church.
2. The Mercy of God in the Sacrament of Penance
Remembering the love of God, which is rendered present in preeminent fashion at Shrines, leads to the seeking of pardon for sins and a desire to implore the gift of fidelity to the deposit of faith. The Shine is the place of the permanent actualisation of the mercy of God. It is an hospitable place in which to have a real encounter with Christ, experiencing the truth of his teaching and his pardon so as to draw close in a dignified and fruitful way to the Eucharist.
To this end it is necessary to bring about and to intensify, where possible, the constant presence of priests who, with a humble and welcoming soul, give themselves generously to the hearing of sacramental confessions. In administering the sacrament of Pardon and Reconciliation, let confessors, who act as "the sign and the instrument of God's merciful love for the sinner" (CCC, n.1465), help penitents to experience the tenderness of God, to perceive the beauty and greatness of His goodness and to rediscover in their own hearts the intimate desire for sanctity, the universal vocation and ultimate goal for every believer (cf. Congregation for the Clergy, The Priest, Minister of Divine Mercy, 9 March 2011, n.22).
Let confessors, by enlightening the conscience of penitents, make clear as well the strict bond that ties sacramental confession with a new way of existence, oriented towards a definitive conversion. Let them exhort the faithful, then, to approach this sacrament with frequency, regularity and fervent devotion, sustained by the grace it bestows, they may constantly nourish their faithful undertaking of belonging to Christ, progressing thus in evangelical perfection.
Let ministers of Penance be available and willing, cultivating within themselves an attitude that is understanding, welcoming and encouraging (cf. The Priest Minister of Divine Mercy, n. 51-57). In order to respect the freedom of every member of the faithful and also to allow for their complete and sincere honesty in the sacramental forum, it is suitable that there be confessionals with a fixed grille found in suitable places (such as, for example, a Chapel of Reconciliation). As Blessed Pope John Paul II says in his Apostolic Letter Misericordia Dei (7 April 2002): "confessionals are regulated by the norms issued by the respective Episcopal Conferences, who shall ensure that confessionals are located "in an open area" and have "a fixed grille", so as to permit the faithful and confessors themselves who may wish to make use of them to do so freely" (n. 9b; cf. Can. 964, §2; Pontifical Council for the Interpretation of Legislative Texts, Responsa ad propositum Dubium: de loco excipiendi sacramentales confessiones [7 July 1998]: AAS 80 [1998] 711; The Priest, Minister of Divine Mercy, n.41).
Let ministers also take care to bring about an understanding of the spiritual fruits that flow from the remission of sins. The sacrament of Penitence, in fact, "brings about a true "spiritual resurrection," restoration of the dignity and blessings of the life of the children of God, of which the most precious is friendship with God" (CCC, n.1468). Considering the fact that Shrines are places of true conversion, it would be opportune to see attention given to the formation of confessors for the pastoral care of those who have not respected human life from conception to its natural end.
Priests, in dispensing divine mercy, should conscientiously carry out this special ministry by adhering with fidelity to the authentic teaching of the Church. Let them be well formed in doctrine and let them not neglect to bring themselves up to date every so often concerning those questions that pertain especially to the sphere of morals and bioethics (cf. 5 CCC, n. 1466). In the matrimonial area too let them respect what the ecclesial Magisterium teaches authoritatively. Let them avoid setting out private doctrines in the sacramental seat - personal opinions and arbitrary estimations that do not conform to that which the Church believes and teaches. It will be useful for their ongoing formation to encourage them to tale part in specialised courses, such as those that might be organised, for example, by the Apostolic Penitentiary and by some Pontifical Universities (cf. The Priest, Minister of Divine Mercy, n. 63).
3. The Eucharist, Source and Summit of the Christian Life.
The Word of God and the celebration of Penance and intimately united to the Holy Eucharist, the central mystery in which, "contains the entire spiritual boon of the Church, that is, Christ himself, our Pasch" (Second Vatican Council, Decree Presbyterorum Ordinis, 7 December 1965, n.5). The Eucharistic celebration constitutes the heart of the sacramental life of the Shrine. In it the Lord gives himself to us. Pilgrims who come to the Shrines ought to be made aware that, if they trustingly welcome the Eucharistic Christ in their most intimate being, He offers them the possibility of a real transformation of their entire existence.
The dignity of the Eucharistic celebration ought also to be placed in evidence by the use of Gregorian chant, polyphony and popular sacred music (cf. Sacrosanctum Concilium, nn. 116 & 118). This is also achieved by selecting adequately both the most noble musical instruments (pipe organs and the like, cf. ibidem, n. 120), and the vestments that are worn by the sacred ministers as also by the sacred utensils and furnishings employed in the sacred Liturgy. They should be marked by reference to the rules of nobility and sacredness. In the case of concelebration, care should be taken to provide a Master of Ceremonies, who is not one of the concelebrants, and every effort should be made so that each celebrant might wear a chasuble as the proper vestment of a priest who celebrates the divine mysteries.
The Holy Father Pope Benedict XVI wrote in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Sacramentum Caritatis (22 February 2007) that "the best catechesis on the Eucharist is the Eucharist itself, celebrated well" (n.64). In Holy Mass, then, let the ministers faithfully respect all that has been established by the norms of the Liturgical Books. The rubrics are not, in fact, discretionary suggestions for the celebrant but rather obligatory prescriptions that he must observe accurately and with fidelity in each gesture and sign.
There is a underlying theological meaning, in fact, to each norm that cannot be dismissed or misunderstood. A style of celebrating that introduces arbitrary liturgical innovations other than generating confusion and division amongst the faithful harms the venerable Tradition and the very authority of the Church, as it does also ecclesial unity. The priest who presides at the Eucharist is not, however, the mere executor of ritual rubrics. Rather, the intense and devout interior participation with which he will celebrate the divine mysteries, accompanied by an appropriate evaluation of the established liturgical signs and gestures, will transform not only his praying soul but will also show itself to be fruitful for the Eucharistic faith of the believers who take part in the celebration with their actuosa participatio (cf. Sacrosanctum Concilium, n.14).
As a fruit of His gift in the Eucharist, Jesus Christ remains under the sign of bread. Celebrations in the form of Eucharistic Adoration outside of Holy Mass, by the exposition and benediction of the Most Blessed Sacrament, manifest that which is at the heart of the celebration: Adoration, or union with Christ the Host. Pope Benedict XVI teaches in this regard that "in the Eucharist, the Son of God comes to meet us and desires to become one with us; Eucharistic adoration is simply the natural consequence of the eucharistic celebration, which is itself the Church's supreme act of adoration (Sacramentum Caritatis, n.66), further adding, "the act of adoration outside Mass prolongs and intensifies all that takes place during the liturgical celebration itself" (ivi).
Accordingly, let there be notable importance given to the place of the tabernacle in the sanctuary (or also in a chapel set aside exclusively for the adoration of the Blessed Sacrament) because in itself this is a beckoning, invitation and stimulus to prayer, adoration, meditation and intimacy with the Lord. The Supreme Pontiff in the aforementioned Apostolic Exhortation underlines that "the correct positioning of the tabernacle contributes to the recognition of Christ's real presence in the Blessed Sacrament. Therefore, the place where the Eucharistic species are reserved, marked by a sanctuary lamp, should be readily visible to everyone entering the church" (ibidem, n.69).
Let the tabernacle, the Eucharistic treasury, occupy a preeminent place in the sanctuary, and in the same fashion, calling to mind the relationship between art, faith and celebration, let there be attention given to "the unity of the furnishings of the sanctuary, such as the altar, the crucifix, the tabernacle, the ambo and the celebrant's chair" (ibidem, n.41). The correct positioning of these eloquent signs of our faith, in the architecture of the places of worship, undoubtedly fosters, especially in Shrines, the correct priority that is to be given to Christ, the living stone, prior to any salutation directed to the Virgin or to the Saints who are quite properly venerated in those places, thus giving the opportunity to popular piety to show its truly Eucharistic and Christian roots.
4. A new Dynamism for Evangelisation.
Finally, it gives me great pleasure to note how even today Shrines maintain an extraordinary attraction for the faithful, shown by the growing number of pilgrims that go to them. Frequently one finds men and women of every age and condition, with complex human and spiritual situations, sometimes removed from a sound life of faith or with a
fragile sense of ecclesial belonging. To visit a Shrine can be for them a valuable opportunity to encounter Christ or to rediscover their sense of baptismal vocation and to hear its saving call. I exhort each of you to direct your sights to these persons in a particularly welcoming and attentive manner. Even in this regard nothing should be taken for granted.
With evangelical wisdom and with a generous sensitivity, it would serve as an example to make oneself the companion the journey with pilgrims and visitors, seeking to identify the reasons of the heart and the expectations of the spirit that have brought them there. In giving this service the collaboration of people with specific abilities, characterised by a welcoming humanity, spiritual insightfulness and theological intelligence, will help in introducing the pilgrims to the Shrine as an event of grace, a place of religious experience and of rediscovered joy. In this context it would be opportune to consider the possibility of facilitating spiritual appointments in the evening or at night as well (nocturnal adoration, prayer vigils etc.) wherever the flow of pilgrims shows itself to be considerable or permanent.
Your pastoral charity will be able to build a provident opportunity and a strong stimulus so that in their heart the desire to set out upon a serious and intense journey of faith may take the first steps. Through the various forms of catechesis you can bring them to understand that the faith, far from being a vague and abstract religious sentiment, is concretely tangible and expresses itself always in love and justice between one another.
Thus, in Shrines the teaching of the Word of God and of the doctrine of the Church through preaching, catechesis, spiritual direction and retreats constitutes an excellent opportunity to welcome God’s pardon in the Sacrament of Penance and the active and fruitful participation in the celebration of the Sacrifice of the Altar.
Eucharistic Adoration, the pious practice of the Way of the Cross and the christological and marian prayer of the Holy Rosary will be, along with sacramentals, votive blessings, will be examples of human piety and walking with Jesus towards the merciful love of the Father in the Spirit. In this way too the pastoral work of the family will be reinvigorated and the prayer of the Church will be richly fruitful that "the Lord of the Harvest send labourers into his harvest" (Mt 9, 38): numerous and holy vocations to the priesthood and to special forms of consecration.
Moreover, let Shrines not forget, faithful to their glorious tradition, to be engaged in works of charity and assistance, human development, protecting the rights of the human person, the challenge of justice, all according to the social doctrine of the Church. It would also be good if there developed around them cultural initiatives, such as congresses, seminars, exhibitions, exhibitions, shows, and artistic events on religious themes. In this way Shrines will also become promoters of culture, both high and popular, contributing to the cultural project directed in the Church’s Christian understanding.
In this way the Church, under the direction of the Blessed Virgin Mary, Star of the New Evangelisation, through whom Grace itself communicates itself to humanity in need of redemption, prepares herself in every part of the world for the coming of the Saviour. Shrines, those places where we go to seek, to hear, to pray will becomes mysteriously places in which we will really be touched by God through His Word, the sacraments of Reconciliation and of the Eucharist, the intercession of the Mother of God and of the saints.
Only in this manner, moving through the swells and tempests of history, challenging the pervasive sense of relativism that currently reigns, will Shrines become places that facilitate a renewed dynamism directed towards the greatly desired new evangelisation.
In thanking each Rector once more for the dedication and pastoral charity with which they carry out their ministry, so that each Sanctuary may become an ever more loving sign of the presence of the Incarnate Word, may you be assured of the most cordial closeness of the Lord, under the gaze of the Blessed Virgin Mary.
From the Vatican, 15 August 2011
Feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary
Mauro Card. Piacenza
Prefect
Celso Morga Iruzubieta
Titular Archbishop of Alba marittima
Secretary
To the Most Eminent and Most Excellent
Diocesan Ordinaries At Their Sees
Reverend and Dear Rector,
I would like to convey my cordial greetings to each one of you, which I willingly extend to all those who assist you in the pastoral care of Shrines, along with an expression of my sincere gratitude for the attentive dedication with which you come to the assistance of the pastoral needs of the pilgrims who approach the places of Worship entrusted to your care in ever greater numbers from every part of the world.
With this letter I allow myself to reflect above all on the sentiments of the Holy Father Pope Benedict XVI, who considers the presence of Shrines to be of great importance and to be a great treasure in the life of the Church. This is so because, as places of pilgrimage, they "summon and bring together a growing number of pilgrims and religious tourists, some of whom are in complicated human and spiritual situations, somewhat distant from living the faith and with a weak ecclesial affiliation" (Letter on the Occasion of the II World Congress on the Pastoral care of Pilgrims and Sanctuaries, Santiago di Compostella, 27-30 September 2010). Blessed John Paul II declares, "Christian Sanctuaries have always and everywhere have been or have sought to be signs of God, of his entering into human history" (Allocution to Rectors of Sanctuaries, 22 January 1981). Shrines are then "a sign of the living Christ among us, they recognize in this sign the initiative of the love of the living God for mankind" (Pontifical Council for the Pastoral care of Migrants and Itinerant Peoples, The Sanctuary, Memory, Presence and Prophecy of the Living God, 8 May 1999, n.5).
Conscious, therefore, of the particular value that Shrines hold in the experience of faith of every Christian, the Congregation for the Clergy, competent in the material (cf. John Paul II, Apostolic Constitution Pastor Bonus, 28 June 1988, art. 97, 1°) would like to offer for your consideration some reflections directed towards renewal and a more effective motivation of the ordinary activities of the pastoral work that is carried out there.
In a climate of widespread secularism, the Shrine continues to be, even to our day, a privileged place in which the human person, a pilgrim here on earth, experiences the loving and saving presence of God. He finds there a fruitful space, away from daily distractions, where he can recollect himself, gather his thoughts and reacquire the spiritual health to re-embark upon the journey of faith with greater ardour. It is there too that he can find space to seek, find and love Christ in his ordinary life, in the midst of the world.
What is the heart of the pastoral activity of Shrines? The canonical rule with regard to these places of worship sees, with great theological wisdom and ecclesial experience, that in them, "the means of salvation are to be supplied more abundantly to the faithful by the diligent proclamation of the word of God, the suitable promotion of liturgical life especially through the celebration of the Eucharist and of penance, and the cultivation of approved forms of popular piety. can. 1234, §1 CIC). The canonical norms trace a valuable synthesis of the pastoral undertaking particular to Shrines and provides an interesting point of departure to reflect briefly on some fundamental elements that characterise the office that the Church has entrusted to you.
1. The Proclamation of the Word, Prayer and Popular Piety.
The Sanctuary is a place in which the Word of God resounds with unique power. The Holy Father Benedict XVI, in his Post-Synodal Apostolic Exhortation Verbum Domini (30 September 2010) underlines that "the Church is built upon the Word of God; she is born from and lives by that Word" (n.3). She is the house" (cf. Ibidem, n.52) in which the divine Word is heard, meditated upon, announced and celebrated (cf. Ibidem, n. 121).
What the Pontiff says about the Church can be said, by way of analogy, also of Shrines. The proclamation of the Word has an essential role in the pastoral life of Shrines. The sacred pastors have the task of preparing such a proclamation, in prayer and in meditation, filtering the content of that proclamation through the help of spiritual theology at the school of the Magisterium and the saints. The principle source for the proclamation will be, of course, the Sacred Scriptures and the Liturgy (cf. Second Vatican Council Constitution Sacrosanctum Concilium, 4 December 1963, n.35), to which is joined the greatly valued Catechism of the Catholic Church and its Compendium. The ministry of the Word, exercised in various forms in accord with the revealed Deposit, will be all the more effective and close to the soul the more it is born from the heart in prayer and expressed in a language which is at once beautiful and accessible that is capable of showing the perennial immediacy of the eternal Word.
Prayer is the human response to a fruitful proclamation of the Word of God: "For pilgrims seeking living water, shrines are special places for living the forms of Christian prayer "in Church." (Catechism of the Catholic Church [CCC], 11 October 1992, n. 2691). The life of prayer develops in various ways, amongst which we find forms of popular piety that always "give due space to the proclamation and hearing of God’s word; "popular piety can find in the word of God an inexhaustible source of inspiration, insuperable models of prayer and fruitful points for reflection" (Verbum Domini, n. 65).
The Directory for Popular Piety and Liturgy (Congregation for Divine Worship and Discipline of the Sacraments, 9 April 2002) dedicates an entire chapter to Shrines and pilgrimages, where it augurs "a correct relationship between liturgical action and pious practices" (. 261). Popular piety is of great importance for the faith, culture and Christian identity of many peoples. It is the expression of the faith of the people, a "true treasure of the People of God" (Ibidem, n.9) in and for the Church. To appreciate this one has only to imagine the great poverty that would result for the history of the Christian spirituality of the West were it to lack the Rosary, the Via Crucis and processions. These are but three examples but sufficient to show the invaluable contribution of such practices.
In carrying out your ministry in the Shrine you often have the opportunity to observe the pious gestures, as particular as they are expressive, with which the pilgrims visibly express the faith that gives them life. The multiple and varied forms of devotion, frequently deriving from intense feeling and cultural traditions, bear witness to a fervent intensity of the spiritual life nourished by constant prayer and the intimate desire to belong ever more closely to Christ.
The Church, always conscious of the intimate meaning of such religious manifestations in the spiritual life of the faithful, has always recognised their value and has respected the genuine expression of them. Indeed, through the teachings of the Roman Pontiffs and the Councils, She has recommended and favoured them. At the same time, however, wherever She has noticed attitudes and ways of thinking that are not consistent with a sound religious sense, She has found the need to intervene, purifying such acts from unwanted elements and providing timely reflections, courses and lessons. In fact only if it is rooted in a Christian tradition for its origin can popular piety be a locus fidei, a fruitful instrument of evangelisation and a place in which elements of the indigenous cultural environment can be welcomed and find their dignity in a consistent manner.
You have then the task, as those responsible for the pastoral care of Shrines, to instruct pilgrims of the absolutely preeminent character that the liturgical celebration must assume in the life of every believer. The personal practice of expressions of popular piety is in no way to be absolutely rejected or hindered, indeed it is to be encouraged, but it cannot replace participation in liturgical worship. Such expressions of faith instead of contrasting with the centrality of the sacred liturgy must be placed alongside it and be always oriented to it. The celebration of the liturgy of the Sacred Mysteries expresses the common faith of the whole Church.
2. The Mercy of God in the Sacrament of Penance
Remembering the love of God, which is rendered present in preeminent fashion at Shrines, leads to the seeking of pardon for sins and a desire to implore the gift of fidelity to the deposit of faith. The Shine is the place of the permanent actualisation of the mercy of God. It is an hospitable place in which to have a real encounter with Christ, experiencing the truth of his teaching and his pardon so as to draw close in a dignified and fruitful way to the Eucharist.
To this end it is necessary to bring about and to intensify, where possible, the constant presence of priests who, with a humble and welcoming soul, give themselves generously to the hearing of sacramental confessions. In administering the sacrament of Pardon and Reconciliation, let confessors, who act as "the sign and the instrument of God's merciful love for the sinner" (CCC, n.1465), help penitents to experience the tenderness of God, to perceive the beauty and greatness of His goodness and to rediscover in their own hearts the intimate desire for sanctity, the universal vocation and ultimate goal for every believer (cf. Congregation for the Clergy, The Priest, Minister of Divine Mercy, 9 March 2011, n.22).
Let confessors, by enlightening the conscience of penitents, make clear as well the strict bond that ties sacramental confession with a new way of existence, oriented towards a definitive conversion. Let them exhort the faithful, then, to approach this sacrament with frequency, regularity and fervent devotion, sustained by the grace it bestows, they may constantly nourish their faithful undertaking of belonging to Christ, progressing thus in evangelical perfection.
Let ministers of Penance be available and willing, cultivating within themselves an attitude that is understanding, welcoming and encouraging (cf. The Priest Minister of Divine Mercy, n. 51-57). In order to respect the freedom of every member of the faithful and also to allow for their complete and sincere honesty in the sacramental forum, it is suitable that there be confessionals with a fixed grille found in suitable places (such as, for example, a Chapel of Reconciliation). As Blessed Pope John Paul II says in his Apostolic Letter Misericordia Dei (7 April 2002): "confessionals are regulated by the norms issued by the respective Episcopal Conferences, who shall ensure that confessionals are located "in an open area" and have "a fixed grille", so as to permit the faithful and confessors themselves who may wish to make use of them to do so freely" (n. 9b; cf. Can. 964, §2; Pontifical Council for the Interpretation of Legislative Texts, Responsa ad propositum Dubium: de loco excipiendi sacramentales confessiones [7 July 1998]: AAS 80 [1998] 711; The Priest, Minister of Divine Mercy, n.41).
Let ministers also take care to bring about an understanding of the spiritual fruits that flow from the remission of sins. The sacrament of Penitence, in fact, "brings about a true "spiritual resurrection," restoration of the dignity and blessings of the life of the children of God, of which the most precious is friendship with God" (CCC, n.1468). Considering the fact that Shrines are places of true conversion, it would be opportune to see attention given to the formation of confessors for the pastoral care of those who have not respected human life from conception to its natural end.
Priests, in dispensing divine mercy, should conscientiously carry out this special ministry by adhering with fidelity to the authentic teaching of the Church. Let them be well formed in doctrine and let them not neglect to bring themselves up to date every so often concerning those questions that pertain especially to the sphere of morals and bioethics (cf. 5 CCC, n. 1466). In the matrimonial area too let them respect what the ecclesial Magisterium teaches authoritatively. Let them avoid setting out private doctrines in the sacramental seat - personal opinions and arbitrary estimations that do not conform to that which the Church believes and teaches. It will be useful for their ongoing formation to encourage them to tale part in specialised courses, such as those that might be organised, for example, by the Apostolic Penitentiary and by some Pontifical Universities (cf. The Priest, Minister of Divine Mercy, n. 63).
3. The Eucharist, Source and Summit of the Christian Life.
The Word of God and the celebration of Penance and intimately united to the Holy Eucharist, the central mystery in which, "contains the entire spiritual boon of the Church, that is, Christ himself, our Pasch" (Second Vatican Council, Decree Presbyterorum Ordinis, 7 December 1965, n.5). The Eucharistic celebration constitutes the heart of the sacramental life of the Shrine. In it the Lord gives himself to us. Pilgrims who come to the Shrines ought to be made aware that, if they trustingly welcome the Eucharistic Christ in their most intimate being, He offers them the possibility of a real transformation of their entire existence.
The dignity of the Eucharistic celebration ought also to be placed in evidence by the use of Gregorian chant, polyphony and popular sacred music (cf. Sacrosanctum Concilium, nn. 116 & 118). This is also achieved by selecting adequately both the most noble musical instruments (pipe organs and the like, cf. ibidem, n. 120), and the vestments that are worn by the sacred ministers as also by the sacred utensils and furnishings employed in the sacred Liturgy. They should be marked by reference to the rules of nobility and sacredness. In the case of concelebration, care should be taken to provide a Master of Ceremonies, who is not one of the concelebrants, and every effort should be made so that each celebrant might wear a chasuble as the proper vestment of a priest who celebrates the divine mysteries.
The Holy Father Pope Benedict XVI wrote in the Post-Synodal Apostolic Exhortation Sacramentum Caritatis (22 February 2007) that "the best catechesis on the Eucharist is the Eucharist itself, celebrated well" (n.64). In Holy Mass, then, let the ministers faithfully respect all that has been established by the norms of the Liturgical Books. The rubrics are not, in fact, discretionary suggestions for the celebrant but rather obligatory prescriptions that he must observe accurately and with fidelity in each gesture and sign.
There is a underlying theological meaning, in fact, to each norm that cannot be dismissed or misunderstood. A style of celebrating that introduces arbitrary liturgical innovations other than generating confusion and division amongst the faithful harms the venerable Tradition and the very authority of the Church, as it does also ecclesial unity. The priest who presides at the Eucharist is not, however, the mere executor of ritual rubrics. Rather, the intense and devout interior participation with which he will celebrate the divine mysteries, accompanied by an appropriate evaluation of the established liturgical signs and gestures, will transform not only his praying soul but will also show itself to be fruitful for the Eucharistic faith of the believers who take part in the celebration with their actuosa participatio (cf. Sacrosanctum Concilium, n.14).
As a fruit of His gift in the Eucharist, Jesus Christ remains under the sign of bread. Celebrations in the form of Eucharistic Adoration outside of Holy Mass, by the exposition and benediction of the Most Blessed Sacrament, manifest that which is at the heart of the celebration: Adoration, or union with Christ the Host. Pope Benedict XVI teaches in this regard that "in the Eucharist, the Son of God comes to meet us and desires to become one with us; Eucharistic adoration is simply the natural consequence of the eucharistic celebration, which is itself the Church's supreme act of adoration (Sacramentum Caritatis, n.66), further adding, "the act of adoration outside Mass prolongs and intensifies all that takes place during the liturgical celebration itself" (ivi).
Accordingly, let there be notable importance given to the place of the tabernacle in the sanctuary (or also in a chapel set aside exclusively for the adoration of the Blessed Sacrament) because in itself this is a beckoning, invitation and stimulus to prayer, adoration, meditation and intimacy with the Lord. The Supreme Pontiff in the aforementioned Apostolic Exhortation underlines that "the correct positioning of the tabernacle contributes to the recognition of Christ's real presence in the Blessed Sacrament. Therefore, the place where the Eucharistic species are reserved, marked by a sanctuary lamp, should be readily visible to everyone entering the church" (ibidem, n.69).
Let the tabernacle, the Eucharistic treasury, occupy a preeminent place in the sanctuary, and in the same fashion, calling to mind the relationship between art, faith and celebration, let there be attention given to "the unity of the furnishings of the sanctuary, such as the altar, the crucifix, the tabernacle, the ambo and the celebrant's chair" (ibidem, n.41). The correct positioning of these eloquent signs of our faith, in the architecture of the places of worship, undoubtedly fosters, especially in Shrines, the correct priority that is to be given to Christ, the living stone, prior to any salutation directed to the Virgin or to the Saints who are quite properly venerated in those places, thus giving the opportunity to popular piety to show its truly Eucharistic and Christian roots.
4. A new Dynamism for Evangelisation.
Finally, it gives me great pleasure to note how even today Shrines maintain an extraordinary attraction for the faithful, shown by the growing number of pilgrims that go to them. Frequently one finds men and women of every age and condition, with complex human and spiritual situations, sometimes removed from a sound life of faith or with a
fragile sense of ecclesial belonging. To visit a Shrine can be for them a valuable opportunity to encounter Christ or to rediscover their sense of baptismal vocation and to hear its saving call. I exhort each of you to direct your sights to these persons in a particularly welcoming and attentive manner. Even in this regard nothing should be taken for granted.
With evangelical wisdom and with a generous sensitivity, it would serve as an example to make oneself the companion the journey with pilgrims and visitors, seeking to identify the reasons of the heart and the expectations of the spirit that have brought them there. In giving this service the collaboration of people with specific abilities, characterised by a welcoming humanity, spiritual insightfulness and theological intelligence, will help in introducing the pilgrims to the Shrine as an event of grace, a place of religious experience and of rediscovered joy. In this context it would be opportune to consider the possibility of facilitating spiritual appointments in the evening or at night as well (nocturnal adoration, prayer vigils etc.) wherever the flow of pilgrims shows itself to be considerable or permanent.
Your pastoral charity will be able to build a provident opportunity and a strong stimulus so that in their heart the desire to set out upon a serious and intense journey of faith may take the first steps. Through the various forms of catechesis you can bring them to understand that the faith, far from being a vague and abstract religious sentiment, is concretely tangible and expresses itself always in love and justice between one another.
Thus, in Shrines the teaching of the Word of God and of the doctrine of the Church through preaching, catechesis, spiritual direction and retreats constitutes an excellent opportunity to welcome God’s pardon in the Sacrament of Penance and the active and fruitful participation in the celebration of the Sacrifice of the Altar.
Eucharistic Adoration, the pious practice of the Way of the Cross and the christological and marian prayer of the Holy Rosary will be, along with sacramentals, votive blessings, will be examples of human piety and walking with Jesus towards the merciful love of the Father in the Spirit. In this way too the pastoral work of the family will be reinvigorated and the prayer of the Church will be richly fruitful that "the Lord of the Harvest send labourers into his harvest" (Mt 9, 38): numerous and holy vocations to the priesthood and to special forms of consecration.
Moreover, let Shrines not forget, faithful to their glorious tradition, to be engaged in works of charity and assistance, human development, protecting the rights of the human person, the challenge of justice, all according to the social doctrine of the Church. It would also be good if there developed around them cultural initiatives, such as congresses, seminars, exhibitions, exhibitions, shows, and artistic events on religious themes. In this way Shrines will also become promoters of culture, both high and popular, contributing to the cultural project directed in the Church’s Christian understanding.
In this way the Church, under the direction of the Blessed Virgin Mary, Star of the New Evangelisation, through whom Grace itself communicates itself to humanity in need of redemption, prepares herself in every part of the world for the coming of the Saviour. Shrines, those places where we go to seek, to hear, to pray will becomes mysteriously places in which we will really be touched by God through His Word, the sacraments of Reconciliation and of the Eucharist, the intercession of the Mother of God and of the saints.
Only in this manner, moving through the swells and tempests of history, challenging the pervasive sense of relativism that currently reigns, will Shrines become places that facilitate a renewed dynamism directed towards the greatly desired new evangelisation.
In thanking each Rector once more for the dedication and pastoral charity with which they carry out their ministry, so that each Sanctuary may become an ever more loving sign of the presence of the Incarnate Word, may you be assured of the most cordial closeness of the Lord, under the gaze of the Blessed Virgin Mary.
From the Vatican, 15 August 2011
Feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary
Mauro Card. Piacenza
Prefect
Celso Morga Iruzubieta
Titular Archbishop of Alba marittima
Secretary
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thực hiện di chúc của một Linh mục cho người nghèo
PM. Cao Huy Hoàng
06:39 23/08/2011
Được biết, theo chương trình của Linh mục Phêrô Trần Anh Tráng, nghĩa tử của cố Lm Giuse, thì hôm nay, 20-8-2011 Bác Sĩ Toàn và Sr Maria Ngoan cùng với 40 anh chị em trong nhóm phục vụ bữa cơm từ thiện tại Trự sở Phát Diệm lên đường thực hiện di chúc của cố Lm nghĩa phụ tại Lâm Đồng với một số tiền mặt, và quà tặng, mà những ngày cuối đời Cha chưa thực hiện được.
5g30 sáng, đoàn đến Trại Phong Di Linh 1, có 16 sơ đang phụ trách cho 360 bệnh nhân phong thường trú ở đây, cũng là 360 bệnh nhân đã từng được cố Lm Giuse bắt tay, hỏi han, trao quà. Mọi người tiếp đón đoàn “thực hiện di chúc” không với nụ cười mừng rỡ như những ngày trước, nhưng với nét u buồn không tả nổi, vì biết “ông cố nghèo đã ra đi”.
Sau mấy lời chào hỏi, chúng tôi thấy quí Sơ đã sắp sẵn di ảnh của Cố Linh Mục Giuse Đinh Huy Hưởng trước tiền sảnh và mọi người quây quần chung quanh di ảnh của Cha. Phút tưởng niệm của những người nghèo chỉ với một cây hương thầm lặng cháy, nhưng họ không dấu nỗi niềm mến yêu thương tiếc, khi có người khóc òa trước di ảnh cha. Người không còn ngón tay nào để cầm hương, kẹp cây hương vào hai khuỷu tay thành kính, và nói gì với cha, không ai nghe rõ.
Các phần quà hiện vật gồm thịt, tiền, bánh, quần áo, mì, dầu ăn, bột ngọt… được quí anh chị phục vụ tận tình trao tận tay cho những người bất hạnh. Cả người trao lẫn người nhận đều chan hòa nước mắt.
Sau đó, đoàn đã trao cho quí sơ số tiền gồm 5000 USD, trong đó, trại 1, Sr Tiến phụ trách là 2000 USD và trại 2, Sr Mậu phụ trách là 3000 USD. Được biết, Sr Mậu và một số thiện nguyện đang khai hoang và xây dựng cộng đoàn mới gọi là trại 2, cách Di Linh 150 cây số và chắc chắn đang cần đến sự chia sẻ của nhiều người cho những bệnh nhân phong có thêm một cơ sở đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, đầy lòng bác ái của tình người.
Chia tay với bệnh nhân phong, 9h00 đoàn rời Di Linh 1 để đến cộng đoàn Thánh Gia do Phan Sinh, Sr Alexia M’Lon (Phan sinh), ở Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng và đã trao cho cộng đoàn dân tộc ở đây 1000 USD và kèm theo quà tặng.
11g30 đoàn đến cộng đoàn dân tộc ở Đức Trọng do các Sơ Mến Thánh Giá Phát Diệm Gò Vấp đảm nhiệm. Đoàn đã trao số tiền là 1000USD, quà và một số tiền mọn bồi dưỡng 16 Sr.
Ở mỗi nơi đến, anh chị em trong đoàn có thời gian để sinh hoạt với mọi người. Thăm viếng, hỏi han, ủi an những người chỉ được nằm một chỗ và sinh hoạt kể chuyện hát múa những bệnh nhân còn đi lại được. Họ cũng mang theo cả dụng cụ hớt tóc cho nam và làm đẹp cho chị em nữa. Thật cảm động.
Linh Mục Giuse Đinh Huy Hưởng đã qua đời, khi tấm lòng Ngài vẫn còn vời vợi những ước mơ phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật. Những người đi thực hiện di chúc của ngài hôm nay, đang trên đường trở về Trự sở Phát Diệm, đã thấm mệt, nhưng vui vì lòng ho đang thấm đẫm những ánh mắt tri ân, những giọt lệ thương tiếc, những làn hương khói thành kính của bao bệnh nhân như lời nguyện chân thành dâng lên Thiên Chúa, cho “ông cố nghèo” sớm hưởng nhan Thánh Ngài.
Trở về Trụ Sở Phát Diệm lúc 20g30, ngày 20-8-2011, mọi người tạ ơn Chúa vì một ngày tràn đầy yêu thương của Chúa và của tấm lòng mục tử vì đàn chiên nghèo.
Gặp mặt anh chị em Hội Têrêxa hài Đồng Giêsu giáo phận Vinh
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
14:54 23/08/2011
Theo cuộc họp giữa Tổng hội Têrêxa HĐ Giêsu Việt Nam nhất trí hè năm nay anh chị em phụ trách tổng hội sẻ đi thăm một vòng tại các chi hội trên khắp giáo phận. Chúng tôi đã xếp lịch từ trước đó và gửi về cho các chi hội các giáo xứ và những ngày cuối tháng 7 anh em bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm.
Xem hình ảnh
Điểm đầu tiên là các chi hội thuộc phân hội Cửa Lò nằm bên bãi biển khu du lịch Cửa Lò nước biển xanh trong sạch và đẹp là điểm đến đầu tiên, chúng tôi sinh hoạt và tĩnh tâm trong nhà thờ giáo họ Yên Trạch, phân hội Cửa Lò gồm các chi hội Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên Trạch, Làng Anh, Bố Sơn, Thượng Lộc. Sau khi đến và thăm hỏi động viên anh chị em Tân Lộc, chúng tôi về xứ Bố Sơn cha linh giám các chi hội Bố Sơn và Thượng Lộc là cha Giuse Nguyễn Viết Nam, ngài luôn đồng hành và linh hướng cho anh chị em các chi hội của hai giáo xứ. Rời giáo xứ Bố Sơn chúng tôi về gặp anh chị em các chi hội giáo xứ Làng Anh, Cha Phanxicô Nguyễn Tất Đạt dòng Ngôi Lời được Đức Giám Mục đặt phụ trách giáo xứ, sau khi sinh hoạt cùng với anh chị em Ban phụ trách Tổng hội đã xin ngài làm linh giám cho các chi hội giáo xứ Làng Anh và ngài đã nhất trí trong thời gian ngài coi sóc xứ.
Sau hai ngày đến với anh chị em Phân hội Cửa Lò, chúng tôi lên đường vào thăm anh chị em phân hội tỉnh Hà Tĩnh . Giáo xứ Mỹ Hoà nằm bên vùng biễn bãi ngang gần lạch Nhượng Bạn tỉnh Hà Tĩnh là điểm đến của anh chị em trong các xứ đạo của tỉnh Hà Tĩnh. Trong tinh thần yêu mến huynh đệ, hơn 800 hội viên tề tịu trong thánh đường giáo xứ Mỹ Hoà, một ngôi thánh đường nguy nga chưa được khánh thành, một ngày gặp mặt tĩnh tâm và làm việc trong tinh thần huynh đệ, anh chị em được hiểu thêm về vai trò của anh chị em Ban điều hành, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi hội viên. Thánh lễ tạ ơn được Cha Linh Giám hội Têrêxa giáo phận Vinh cùng Quý cha đồng tế cầu nguyện cho toàn Hội và cũng là thánh lễ công nhận chi hội Têrêxa Mỹ Hoà sau 2 năm tìm hiểu. Trong bài giảng lễ cha Linh Giám Hội đã nhấn mạnh về mục đích hội, ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ trong các chi hội và đặc biệt là anh chị em hăng say làm việc tông đồ, như vệ sinh thôn xóm, thâu gom rác vệ sinh, thăm người ốm đau, đọc kinh cho người mới qua đời, cắt tóc miễn phí, lao động để góp quỵ, quyên kín qua mỗi lần tiết kiệm để làm quỵ tình thương. Trước lễ cha Giuse Hoàng Đức Nhân nói “Mỹ Hoà từ ngày hình thành hội Têrêxa đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp”, ngài nói vui giáo xứ Mỹ Hoà chắc nhắn từ nay “cháy rác thải và ve chai” tôi nhớ mãi ngài kể chuyện ra làng thăm giáo dân, vào một buổi chiều ngài thăm bà cụ già sống một mình, thấy tóc cụ hôm nay có nhiều vành sóng như ruộng bậc thang, ngài hỏi, “ai cắt tóc cho cụ mà đẹp vậy? bà cụ trả lời “các em Têrêxa tổ chức cắt cho cụ đó cha”. Sau thánh lễ anh chị em tổ chức cho các hội viên ăn cơm theo nhóm, và khoảng 19g đêm canh thức văn nghệ; chủ đề về ca ngợi Thiên Chúa và mẹ Maria, được triển khai bên bãi biển Mỹ Hoà, những bài ca, những vũ điệu, những đoạn ca kịch nói lên tinh thần hội được anh chị em các chi hội trong các giáo xứ góp phần làm cho đêm canh thức mãi tận khuya.
Chia tay với anh chị em Hà Tĩnh chúng tôi về với các chi hội tỉnh Quảng Bình, Giáo xứ Cồn Sẻ nằm giữa mênh mông nước vây quanh, trông xa như một hòn đảo nhỏ cọng trên lưng mình ngôi nhà thờ đồ sộ cùng toàn thể giáo dân ngư nghiệp hiền lành chất phác. Buổi gặp mặt và trao đổi ân tình với hơn 300 hội viên từ 18 đến hơn 80 tuổi, anh chị em được đốt thêm gọn lửa tông đồ, được hiểu thêm vai trò phận vụ của mình để từ đó anh chị em sống bổn phận người hội viên một cách trọn vẹn, nhiều ông, nhiều bà đã cảm nhận và phát biểu “ nhờ những buổi như thế này mà chúng em hiểu biết ra nhiều và quyết tâm sống theo linh đạo chị thánh”. Rời Cồn Sẻ chúng tôi qua các chi hội giáo xứ Vĩnh Phước Cha J.B Nguyễn Minh Dương đã sinh hoạt với các anh chị em của hội trước đó để chờ đón chúng tôi, vì thời gian ít ỏi nên chúng tôi đã bước ngay vào buổi sinh hoạt, anh chị em hội Têrêxa Vĩnh Phước đại đa số là giới trẻ, vì vậy các em cũng chưa trưởng thành lắm, song qua buổi sinh hoạt cho chúng tôi thấy lòng nhiệt huyết tông đồ nơi các em thật cao, các em đã tập cho mình sống tình huynh đệ anh em, tập sống quảng đại tha thứ, làm những việc tông đồ nhỏ bế nhưng vì mến Chúa yêu người, có em phát biểu ngày trước chưa vào hội Têrêxa đi học hơi chút là đánh nhau, bàng quang với chung quanh, nhưng từ ngày vào Hội được sinh hoạt một tuần một lần, được các anh chị Ban điều hành hướng dẫn nay đã nhường nhịn nhau hơn, có em bảo đi học giữa đường thấy cục đá năm chềnh ềnh ra đó em đã xuống xe và bê vào trong, hỏi tại sao em làm như vậy thì em bảo “sợ các bạn hoặc người đi sau vấp ngã tại nạn thì tội nghiệp”. Vâng những việc nhỏ bé thôi mà các anh chị em hội Têrêxa HĐGS đã và đang làm là học hỏi ở tinh thần chị thánh vị quan thầy của hội làm kim chỉ nam cho mỗi thành viên.
Rời Vĩnh Phước và Cồn Sẻ Quảng Bình chúng tôi hẹn nhau đến với anh chị em các chi hội giáo xứ Đông Tháp phía bắc giáo phận Vinh, chiều ngày 19/8 chúng tôi đến với anh chị em các chi hội giáo xứ Bến Đén và Vạn Phần thuộc hạt Đông Tháp, cũng như các khu vực anh chị em hồ hởi trong một nũ cười trẻ xinh tràn đầy chất Têrêxa, buổi gặp mặt trong tình huynh đệ anh em, mọi người được nghe báo cáo việc tông đồ của 6 tháng mà các hội viên đã làm và anh chị em cũng được chia sẻ thêm về tinh thần của hội. Rời hai chi hội Bến Đén và Vạn Phần chúng tôi tiến về miền tây của hạt Đông Tháp để đến với các chi hội giáo xứ Đức Lân của vùng sơn cước huyện Yên Thành. Cha quản xứ đón tiếp chúng tôi là cha Gioan Nguyễn văn Hoan, người to, cao khoẻ, nhiệt tình cùng trăn trở đồng hành với hội. Khoảng 20g chúng tôi bước vào buổi sinh hoạt, giáo xứ Đức Lân gồm 5 chi hội trong đó có một chi hội phải đi qua đồi vượt 10 km đường ban đêm, thế mà mọi người đều có mặt đông đủ, với tâm tình huynh đệ anh em cùng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm sống, những việc tồng đồ từ nhỏ xíu đến vừa vừa, với một tinh thần bác ái yêu thương đặc biệt là những người kém may mắn, khoảng 22g anh em chia tay sau những phút thinh lặng nguyện cầu chung quanh Thánh Thể Chúa, trời mưa nặng hạt từ lúc sinh hoạt cho đến giờ chót rồi tạnh hẳn, cám ơn Chúa dã cho một ngày bình an và trời tạnh mưa để anh em chi hội cách đây 10km về trong đêm an toàn. Chúng tôi một số nghỉ đêm tại giáo xứ Phi Lộc Diễn Châu để sáng ngày mai ngày 20/8 đi về thăm anh em các chi hội giáo xứ Yên Lý.
Phải nói giáo hạt Đông Tháp là giáo hạt phát triển mạnh về Hội Têrêxa, hơn 1000 hội viên từ 13 đến 90 tuổi, được quý cha các giáo xứ luôn động viên là nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt nhất là cha linh giám Phân hội giáo hạt Phêrô Trần Đình Lai to con, trẻ khoẻ nhiệt tình, ngài luôn đồng hành với anh chị em và luôn hướng cho hội vào chiều sâu phát triển về nhân bản, tình huynh đệ với nhau, giúp cho anh chị em sống đời sống đức tin ngày một trưởng thành hơn. Sáng Chúa Nhật chúng tôi đến với anh chị em giáo xứ Yên Lý, một ngôi thánh đường đồ sộ nguy nga theo phong cách cổ á đông đập vào mắt mọi người. Anh chị em các chi hội giáo xứ Yên Lý đã tề tịu sẵn trong nhà thờ, bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu hy sinh cóp nhặt qua những việc tông đồ chung và riêng được các anh chị em Ban điều hành báo cáo lên cho mọi người, qua đó chúng tôi sẻ biết tinh thần của hội, anh chị em cũng được các anh chị trong Ban phụ trách Tổng hội chia sẻ về những phận vụ của mỗi hội viên và ca ngợi động viên tinh thần của anh chị em, noi gương chị thánh để làm việc tông đồ tuỳ vào khả năng, môi trường và cảnh của mình nhưng tịu trung tất cả vì lòng mến Chúa và yêu người.
Rời Yên Lý chúng tôi đến với 5 chi hội giáo xứ Kẻ Dừa và chi hội Phú Vinh, anh chị em đã sẵn sàng trong thánh đường để sinh hoạt, sau khi vào cha xứ Phêrô Nguyễn văn Hà, ngài cho biết từ ngày cha về đây hội Têrêxa HĐGS được thăng tiến và phát triển. Chiều nay khoảng 15g30 có thánh lễ nên chúng tôi phải vào làm việc ngay, cũng như các chi hội bạn, anh chị em Ban điều hành chi hội lên cáo cáo việc tông đồ, qua đó mọi người được chia sẻ với nhau trong tinh thần của hội, Ban Tổng hội động viên khích lệ anh chị em noi gương chị thánh và theo sát thủ bản linh đạo của hội để thánh hoá bản thân mỗi ngày. Khoảng 16g chúng tôi về các chi hội giáo xứ Đông Tháp, một giáo xứ mẹ có bề dày về giáo lý, nhiều năm liền được giải nhất, nhì, ba, tư của giáo phận. Sau thánh lễ anh chị em đã tập trung trong thánh đường đông đủ, với sức trẻ deo dai, lòng nhiệt tình làm việc tông đồ, tập sống tình huynh đệ với nhau, yêu mến những người đau khổ, nghèo đói tập và làm nhiều việc tông đồ trong tinh thần bác ái Kytô giáo, anh chị em đã thu gặt được nhiều công phúc dâng lên Chúa qua chị thánh chuyển về Cha, như đọc kinh cho người qua đời, người ốm đau, mua quà và gói bánh chưng thăm viếng người nghèo khổ trong dịp lễ tết, dọn về sinh và thu gom rác thải chung quanh xóm làng v.v. Sau mỗi buỏi sinh hoạt tại các giáo xứ chúng tôi vây quanh bàn thờ trên cung thánh bên lòng Chúa để tạ ơn Ngài và dâng tất cả anh chị em hội để Ngài nâng đỡ vỗ về và để ca tụng Chúa vì đã giúp chúng con làm nhiều việc tông đồ, tuy là nhỏ bé song xuất phát vì lòng mến Chúa và yêu tha nhân như chị thánh.
Rời giáo xứ Đông Tháp chúng tôi về hai Chi Hội giáo xứ Phi Lộc và Nghi Lộc thuộc Diễn Châu và Yên Thành, nhà trường của giáo xứ Nghi Lộc là nơi chúng tôi hội tụ tất cả anh em, phải nói hội Têrêxa HĐGS tại giáo xứ Nghi Lộc được kể đến là có từ lâu và đầu tiên của giáo phận Vinh, sau khi ăn cơm tối xong cùng cha quản xứ Giuse Nguyễn Đăng Điền chúng tôi bước vào sinh hoạt ngay. Anh chị em hai chi hội hầu hết là những thanh thiếu niên sắp trưởng thành, nhưng anh chị em nơi đây có bề dày làm việc tông đồ bác ái, ngoài những công việc tông đồ chung và riêng như dọn vệ sinh chung quanh nhà thờ và thôn xóm, thăm viếng người ốm đau và đọc kinh cho người qua đời, chăn nuôi cá gây quỹ tình thương, anh chị em đã nuôi một bà già không con cháu mà một hôm đi thất thưởi ngoài chợ không nhà không cửa, anh chị em Têrêxa Nghi Lộc đã đưa về nuôi thay phiên nhau chăm sóc nhiều năm và nay đã qua đời. Nay lại cưu mang một gia đình nghèo và tàn tật, chăm sóc một người nhiệm HIV, các em đã thay phiên nhau tận tuỵ chăm sóc như tắm rửa, giặt giũ, kiếm lương thực nấu nướng cho ăn uống. Khi được hỏi trong các việc tông đồ các em cho biết công việc nào để lại ấn tượng trong các em nhiều nhất, thì các em bảo ấn tượng nhất, thương nhất là chăm sóc người bệnh, lau và tắm trên người bệnh như thấy lau cho Chúa Giêsu sao mà lở nhiều thế…, tình cảm yêu thương huynh đệ, bác ái Kytô giáo đã lan toả vào huyết mạch trong các anh chị em hội Têrêxa giữa một xã hội mà mọi người đang thờ ơ lạnh đạm với xung quanh nhất là những thành phần đau khổ và kém may mắn. Trong buổi tối sinh hoạt hôm nay chúng tôi được hai thầy Đại chủng viện Vinh Thanh năm cuối là thầy Dũng và Thầy Tuấn cùng tham gia, anh chị em được thầy Tuấn tâm sự và nói lên tinh thần và những tâm huyết của người hội viên Têrêxa, cũng như giúp các em làm sao để trau dồi cho mình một kiến thức giáo lý thật vững chắc hầu nhờ đó sống đức tin giữa thời đại hôm nay. Trước giờ kết thúc chia tay anh chị em hai Chi Hội tất cả đã ra ngoài sân trường trong đêm yên ắng, tay nắm tay nối kết vòng tròn và thắp nến bao quanh thánh giá để cầu nguyện tạ ơn Chúa, xin ngài ban thêm sức mạnh để mỗi một anh chị em Hội Têrêxa rao giảng Tin Mừng bằng đời sống đạo và những việc tông đồ đơn sơ nhỏ bé. Giờ phút thật linh thiêng, tâm tình sốt mến với một cung giọng trầm bổng của anh Hoàng Anh, thành viên trong nhóm Lửa Hồng đưa tâm hồn mỗi người về bên lòng Chúa. Cảm tạ tri ân Chúa dã tạo điều kiện để Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu giáo phận Vinh được có những ngày gặp mặt nhau trong tình yêu huynh đệ, xin đốt lửa mến yêu trong tâm hồn mỗi người, để chúng con là những bông hồng nhỏ dâng lên Chúa mỗi ngày.
Xem hình ảnh
Điểm đầu tiên là các chi hội thuộc phân hội Cửa Lò nằm bên bãi biển khu du lịch Cửa Lò nước biển xanh trong sạch và đẹp là điểm đến đầu tiên, chúng tôi sinh hoạt và tĩnh tâm trong nhà thờ giáo họ Yên Trạch, phân hội Cửa Lò gồm các chi hội Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên Trạch, Làng Anh, Bố Sơn, Thượng Lộc. Sau khi đến và thăm hỏi động viên anh chị em Tân Lộc, chúng tôi về xứ Bố Sơn cha linh giám các chi hội Bố Sơn và Thượng Lộc là cha Giuse Nguyễn Viết Nam, ngài luôn đồng hành và linh hướng cho anh chị em các chi hội của hai giáo xứ. Rời giáo xứ Bố Sơn chúng tôi về gặp anh chị em các chi hội giáo xứ Làng Anh, Cha Phanxicô Nguyễn Tất Đạt dòng Ngôi Lời được Đức Giám Mục đặt phụ trách giáo xứ, sau khi sinh hoạt cùng với anh chị em Ban phụ trách Tổng hội đã xin ngài làm linh giám cho các chi hội giáo xứ Làng Anh và ngài đã nhất trí trong thời gian ngài coi sóc xứ.
Sau hai ngày đến với anh chị em Phân hội Cửa Lò, chúng tôi lên đường vào thăm anh chị em phân hội tỉnh Hà Tĩnh . Giáo xứ Mỹ Hoà nằm bên vùng biễn bãi ngang gần lạch Nhượng Bạn tỉnh Hà Tĩnh là điểm đến của anh chị em trong các xứ đạo của tỉnh Hà Tĩnh. Trong tinh thần yêu mến huynh đệ, hơn 800 hội viên tề tịu trong thánh đường giáo xứ Mỹ Hoà, một ngôi thánh đường nguy nga chưa được khánh thành, một ngày gặp mặt tĩnh tâm và làm việc trong tinh thần huynh đệ, anh chị em được hiểu thêm về vai trò của anh chị em Ban điều hành, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi hội viên. Thánh lễ tạ ơn được Cha Linh Giám hội Têrêxa giáo phận Vinh cùng Quý cha đồng tế cầu nguyện cho toàn Hội và cũng là thánh lễ công nhận chi hội Têrêxa Mỹ Hoà sau 2 năm tìm hiểu. Trong bài giảng lễ cha Linh Giám Hội đã nhấn mạnh về mục đích hội, ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ trong các chi hội và đặc biệt là anh chị em hăng say làm việc tông đồ, như vệ sinh thôn xóm, thâu gom rác vệ sinh, thăm người ốm đau, đọc kinh cho người mới qua đời, cắt tóc miễn phí, lao động để góp quỵ, quyên kín qua mỗi lần tiết kiệm để làm quỵ tình thương. Trước lễ cha Giuse Hoàng Đức Nhân nói “Mỹ Hoà từ ngày hình thành hội Têrêxa đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp”, ngài nói vui giáo xứ Mỹ Hoà chắc nhắn từ nay “cháy rác thải và ve chai” tôi nhớ mãi ngài kể chuyện ra làng thăm giáo dân, vào một buổi chiều ngài thăm bà cụ già sống một mình, thấy tóc cụ hôm nay có nhiều vành sóng như ruộng bậc thang, ngài hỏi, “ai cắt tóc cho cụ mà đẹp vậy? bà cụ trả lời “các em Têrêxa tổ chức cắt cho cụ đó cha”. Sau thánh lễ anh chị em tổ chức cho các hội viên ăn cơm theo nhóm, và khoảng 19g đêm canh thức văn nghệ; chủ đề về ca ngợi Thiên Chúa và mẹ Maria, được triển khai bên bãi biển Mỹ Hoà, những bài ca, những vũ điệu, những đoạn ca kịch nói lên tinh thần hội được anh chị em các chi hội trong các giáo xứ góp phần làm cho đêm canh thức mãi tận khuya.
Chia tay với anh chị em Hà Tĩnh chúng tôi về với các chi hội tỉnh Quảng Bình, Giáo xứ Cồn Sẻ nằm giữa mênh mông nước vây quanh, trông xa như một hòn đảo nhỏ cọng trên lưng mình ngôi nhà thờ đồ sộ cùng toàn thể giáo dân ngư nghiệp hiền lành chất phác. Buổi gặp mặt và trao đổi ân tình với hơn 300 hội viên từ 18 đến hơn 80 tuổi, anh chị em được đốt thêm gọn lửa tông đồ, được hiểu thêm vai trò phận vụ của mình để từ đó anh chị em sống bổn phận người hội viên một cách trọn vẹn, nhiều ông, nhiều bà đã cảm nhận và phát biểu “ nhờ những buổi như thế này mà chúng em hiểu biết ra nhiều và quyết tâm sống theo linh đạo chị thánh”. Rời Cồn Sẻ chúng tôi qua các chi hội giáo xứ Vĩnh Phước Cha J.B Nguyễn Minh Dương đã sinh hoạt với các anh chị em của hội trước đó để chờ đón chúng tôi, vì thời gian ít ỏi nên chúng tôi đã bước ngay vào buổi sinh hoạt, anh chị em hội Têrêxa Vĩnh Phước đại đa số là giới trẻ, vì vậy các em cũng chưa trưởng thành lắm, song qua buổi sinh hoạt cho chúng tôi thấy lòng nhiệt huyết tông đồ nơi các em thật cao, các em đã tập cho mình sống tình huynh đệ anh em, tập sống quảng đại tha thứ, làm những việc tông đồ nhỏ bế nhưng vì mến Chúa yêu người, có em phát biểu ngày trước chưa vào hội Têrêxa đi học hơi chút là đánh nhau, bàng quang với chung quanh, nhưng từ ngày vào Hội được sinh hoạt một tuần một lần, được các anh chị Ban điều hành hướng dẫn nay đã nhường nhịn nhau hơn, có em bảo đi học giữa đường thấy cục đá năm chềnh ềnh ra đó em đã xuống xe và bê vào trong, hỏi tại sao em làm như vậy thì em bảo “sợ các bạn hoặc người đi sau vấp ngã tại nạn thì tội nghiệp”. Vâng những việc nhỏ bé thôi mà các anh chị em hội Têrêxa HĐGS đã và đang làm là học hỏi ở tinh thần chị thánh vị quan thầy của hội làm kim chỉ nam cho mỗi thành viên.
Rời Vĩnh Phước và Cồn Sẻ Quảng Bình chúng tôi hẹn nhau đến với anh chị em các chi hội giáo xứ Đông Tháp phía bắc giáo phận Vinh, chiều ngày 19/8 chúng tôi đến với anh chị em các chi hội giáo xứ Bến Đén và Vạn Phần thuộc hạt Đông Tháp, cũng như các khu vực anh chị em hồ hởi trong một nũ cười trẻ xinh tràn đầy chất Têrêxa, buổi gặp mặt trong tình huynh đệ anh em, mọi người được nghe báo cáo việc tông đồ của 6 tháng mà các hội viên đã làm và anh chị em cũng được chia sẻ thêm về tinh thần của hội. Rời hai chi hội Bến Đén và Vạn Phần chúng tôi tiến về miền tây của hạt Đông Tháp để đến với các chi hội giáo xứ Đức Lân của vùng sơn cước huyện Yên Thành. Cha quản xứ đón tiếp chúng tôi là cha Gioan Nguyễn văn Hoan, người to, cao khoẻ, nhiệt tình cùng trăn trở đồng hành với hội. Khoảng 20g chúng tôi bước vào buổi sinh hoạt, giáo xứ Đức Lân gồm 5 chi hội trong đó có một chi hội phải đi qua đồi vượt 10 km đường ban đêm, thế mà mọi người đều có mặt đông đủ, với tâm tình huynh đệ anh em cùng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm sống, những việc tồng đồ từ nhỏ xíu đến vừa vừa, với một tinh thần bác ái yêu thương đặc biệt là những người kém may mắn, khoảng 22g anh em chia tay sau những phút thinh lặng nguyện cầu chung quanh Thánh Thể Chúa, trời mưa nặng hạt từ lúc sinh hoạt cho đến giờ chót rồi tạnh hẳn, cám ơn Chúa dã cho một ngày bình an và trời tạnh mưa để anh em chi hội cách đây 10km về trong đêm an toàn. Chúng tôi một số nghỉ đêm tại giáo xứ Phi Lộc Diễn Châu để sáng ngày mai ngày 20/8 đi về thăm anh em các chi hội giáo xứ Yên Lý.
Phải nói giáo hạt Đông Tháp là giáo hạt phát triển mạnh về Hội Têrêxa, hơn 1000 hội viên từ 13 đến 90 tuổi, được quý cha các giáo xứ luôn động viên là nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt nhất là cha linh giám Phân hội giáo hạt Phêrô Trần Đình Lai to con, trẻ khoẻ nhiệt tình, ngài luôn đồng hành với anh chị em và luôn hướng cho hội vào chiều sâu phát triển về nhân bản, tình huynh đệ với nhau, giúp cho anh chị em sống đời sống đức tin ngày một trưởng thành hơn. Sáng Chúa Nhật chúng tôi đến với anh chị em giáo xứ Yên Lý, một ngôi thánh đường đồ sộ nguy nga theo phong cách cổ á đông đập vào mắt mọi người. Anh chị em các chi hội giáo xứ Yên Lý đã tề tịu sẵn trong nhà thờ, bao nhiêu tâm tình, bao nhiêu hy sinh cóp nhặt qua những việc tông đồ chung và riêng được các anh chị em Ban điều hành báo cáo lên cho mọi người, qua đó chúng tôi sẻ biết tinh thần của hội, anh chị em cũng được các anh chị trong Ban phụ trách Tổng hội chia sẻ về những phận vụ của mỗi hội viên và ca ngợi động viên tinh thần của anh chị em, noi gương chị thánh để làm việc tông đồ tuỳ vào khả năng, môi trường và cảnh của mình nhưng tịu trung tất cả vì lòng mến Chúa và yêu người.
Rời Yên Lý chúng tôi đến với 5 chi hội giáo xứ Kẻ Dừa và chi hội Phú Vinh, anh chị em đã sẵn sàng trong thánh đường để sinh hoạt, sau khi vào cha xứ Phêrô Nguyễn văn Hà, ngài cho biết từ ngày cha về đây hội Têrêxa HĐGS được thăng tiến và phát triển. Chiều nay khoảng 15g30 có thánh lễ nên chúng tôi phải vào làm việc ngay, cũng như các chi hội bạn, anh chị em Ban điều hành chi hội lên cáo cáo việc tông đồ, qua đó mọi người được chia sẻ với nhau trong tinh thần của hội, Ban Tổng hội động viên khích lệ anh chị em noi gương chị thánh và theo sát thủ bản linh đạo của hội để thánh hoá bản thân mỗi ngày. Khoảng 16g chúng tôi về các chi hội giáo xứ Đông Tháp, một giáo xứ mẹ có bề dày về giáo lý, nhiều năm liền được giải nhất, nhì, ba, tư của giáo phận. Sau thánh lễ anh chị em đã tập trung trong thánh đường đông đủ, với sức trẻ deo dai, lòng nhiệt tình làm việc tông đồ, tập sống tình huynh đệ với nhau, yêu mến những người đau khổ, nghèo đói tập và làm nhiều việc tông đồ trong tinh thần bác ái Kytô giáo, anh chị em đã thu gặt được nhiều công phúc dâng lên Chúa qua chị thánh chuyển về Cha, như đọc kinh cho người qua đời, người ốm đau, mua quà và gói bánh chưng thăm viếng người nghèo khổ trong dịp lễ tết, dọn về sinh và thu gom rác thải chung quanh xóm làng v.v. Sau mỗi buỏi sinh hoạt tại các giáo xứ chúng tôi vây quanh bàn thờ trên cung thánh bên lòng Chúa để tạ ơn Ngài và dâng tất cả anh chị em hội để Ngài nâng đỡ vỗ về và để ca tụng Chúa vì đã giúp chúng con làm nhiều việc tông đồ, tuy là nhỏ bé song xuất phát vì lòng mến Chúa và yêu tha nhân như chị thánh.
Rời giáo xứ Đông Tháp chúng tôi về hai Chi Hội giáo xứ Phi Lộc và Nghi Lộc thuộc Diễn Châu và Yên Thành, nhà trường của giáo xứ Nghi Lộc là nơi chúng tôi hội tụ tất cả anh em, phải nói hội Têrêxa HĐGS tại giáo xứ Nghi Lộc được kể đến là có từ lâu và đầu tiên của giáo phận Vinh, sau khi ăn cơm tối xong cùng cha quản xứ Giuse Nguyễn Đăng Điền chúng tôi bước vào sinh hoạt ngay. Anh chị em hai chi hội hầu hết là những thanh thiếu niên sắp trưởng thành, nhưng anh chị em nơi đây có bề dày làm việc tông đồ bác ái, ngoài những công việc tông đồ chung và riêng như dọn vệ sinh chung quanh nhà thờ và thôn xóm, thăm viếng người ốm đau và đọc kinh cho người qua đời, chăn nuôi cá gây quỹ tình thương, anh chị em đã nuôi một bà già không con cháu mà một hôm đi thất thưởi ngoài chợ không nhà không cửa, anh chị em Têrêxa Nghi Lộc đã đưa về nuôi thay phiên nhau chăm sóc nhiều năm và nay đã qua đời. Nay lại cưu mang một gia đình nghèo và tàn tật, chăm sóc một người nhiệm HIV, các em đã thay phiên nhau tận tuỵ chăm sóc như tắm rửa, giặt giũ, kiếm lương thực nấu nướng cho ăn uống. Khi được hỏi trong các việc tông đồ các em cho biết công việc nào để lại ấn tượng trong các em nhiều nhất, thì các em bảo ấn tượng nhất, thương nhất là chăm sóc người bệnh, lau và tắm trên người bệnh như thấy lau cho Chúa Giêsu sao mà lở nhiều thế…, tình cảm yêu thương huynh đệ, bác ái Kytô giáo đã lan toả vào huyết mạch trong các anh chị em hội Têrêxa giữa một xã hội mà mọi người đang thờ ơ lạnh đạm với xung quanh nhất là những thành phần đau khổ và kém may mắn. Trong buổi tối sinh hoạt hôm nay chúng tôi được hai thầy Đại chủng viện Vinh Thanh năm cuối là thầy Dũng và Thầy Tuấn cùng tham gia, anh chị em được thầy Tuấn tâm sự và nói lên tinh thần và những tâm huyết của người hội viên Têrêxa, cũng như giúp các em làm sao để trau dồi cho mình một kiến thức giáo lý thật vững chắc hầu nhờ đó sống đức tin giữa thời đại hôm nay. Trước giờ kết thúc chia tay anh chị em hai Chi Hội tất cả đã ra ngoài sân trường trong đêm yên ắng, tay nắm tay nối kết vòng tròn và thắp nến bao quanh thánh giá để cầu nguyện tạ ơn Chúa, xin ngài ban thêm sức mạnh để mỗi một anh chị em Hội Têrêxa rao giảng Tin Mừng bằng đời sống đạo và những việc tông đồ đơn sơ nhỏ bé. Giờ phút thật linh thiêng, tâm tình sốt mến với một cung giọng trầm bổng của anh Hoàng Anh, thành viên trong nhóm Lửa Hồng đưa tâm hồn mỗi người về bên lòng Chúa. Cảm tạ tri ân Chúa dã tạo điều kiện để Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu giáo phận Vinh được có những ngày gặp mặt nhau trong tình yêu huynh đệ, xin đốt lửa mến yêu trong tâm hồn mỗi người, để chúng con là những bông hồng nhỏ dâng lên Chúa mỗi ngày.
Thông Báo
Phân Ưu: Bà Cố của LM Peter Sơn Võ, vừa tạ thế tại Nam Cali
Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm
07:19 23/08/2011
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tin:
Bà Cố Anna Ngô Thị Hiền
Sinh ngày 8 tháng 12 năm 1925 tại Giáo Xứ An Sơn, Giáo Phận Đà Nẵng
được Chúa gọi về lúc 6:13 phút sáng Thứ Năm ngày 18 tháng 8 năm 2011
tại Bệnh Viện Anaheim, California.
Được Chúa gọi về lúc 6:13 sáng, ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Thành Phố Anaheim, California
Nhằm ngày 19 tháng 7 năm Tân Mão
Hưởng thọ 85 tuổi
Bà cố Anna là thân mẫu Linh mục Peter Sơn Võ,
Quản Nhiệm Cộng Đoàn St. Anthony, Giáo Phận Oakland, California.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ & THĂM VIẾNG
Thánh Lễ Đưa Chân:
Lúc 7:00 tối, Thứ Ba ngày 23 tháng 8 năm 2011, tại Thánh Đường St. Boniface, 120 N. Janss St,
Anaheim, California; Điện thoại: 714-956-3110
Nghi Thức Phát Tang, Làm Phép Xác, Thăm Viếng, Cầu Nguyện, Thánh Lễ:
Thứ Tư, ngày 24 tháng 8, từ 3:00 chiều-7:00 tối, tại St. Patrick Chapel, 7820 Bolsa Ave, Midway City (Đối diện Peek Funeral Home); Điện thoại: 714-897-8181
Thăm Viếng, Thánh Lễ, Cầu Nguyện:
Thứ Năm, ngày 25 tháng 8, từ 3:00 chiều -7:00 tối, tại St. Patrik Chapel,7820 Bolsa Ave, Midway City
Thánh Lễ An Táng:
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 8, Lúc 9:00 sáng, tại Thánh Đường St. Boniface, Anaheim. Sau Thánh Lễ,
Di Quan và An Táng tại Nghĩa Trang Công Giáo Holy Sepulcher, 7845 East Santiago Canyon Road, Orange, CA 92869; Điện thoại: 714-532-6551
Xin thành kính phân ưu với Cha Peter Sơn Võ và quý tang quyến.
Nguyện xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Bà Cố Anna về hưởng Thánh Nhan Chúa.
Thành kính phân ưu
Chủ tịch LĐCGVNHK
Tin Đáng Chú Ý
Long trọng tưởng niệm các nạn nhân 11/9/2009 tại Đài Kỷ Niệm Ngũ Giác Đài
Bùi Hữu Thư
06:43 23/08/2011
Đài Kỷ Niệm Ngũ Giác Đài |
Nơi đây khác với các điạ điểm khác của vụ quân khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9: cánh đồng tại Shanksville, Pennsylvania, hay khoảng trống nơi hai ngọn tháp của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế đã đứng sừng sững trước đây tại Nữu Ước.
Đài Kỷ Niệm Ngũ Giác Đài (The Pentagon Memorial,) được khánh thành năm 2008, nằm kế bên cơ sở vĩ đại của Bộ Quốc Phòng với 26.000 nhân viên. Nơi đây nằm dọc theo một xa lộ bận rộn của Hoa Thịnh Đốn và dưới đường bay của phi trường Reagan National Air Port gần bên.
Xe hơi, xe vận tải hầu như luôn luôn chạy vùn vụt qua, hay bò thật chậm tùy theo những giờ trong ngày, và cứ khoảng vài phút lại có một phi cơ bay ngang.
Nơi đây không có điểm Zero (Ground Zero) và cảm giác là có một cái gì đã mất đi, vì phần bên phía Tây Bắc của Ngũ Giác Đài đã được sửa chữa xong trong vòng một năm, và không có cảm tưởng là bị cô lập ra khỏi tất cả những gì còn lại của thế giới, như khung cảnh miền quê tại Shanksville.
Vào một buổi chiều khoảng gần một tháng trước ngày kỷ niệm 10 năm của vụ tấn công của quân khủng bố, một công nhân đang cào đá xanh dưới chân một trong những ghế dài bằng thép không rỉ, biểu tượng cho những người đã chết khi chuyến bay 77 của hãng hàng không American đâm vào mặt phía Tây Bắc của Ngũ Giác Đài.
Nyeanati Y Smith, một công nhân gốc xứ Liberia, 65 tuổi đã làm việc tại Đài Kỷ Niệm Ngũ Giác Đài mỗi tuần vài đêm trong ba năm qua nói: "Thật là khó khi phải làm việc tại đây. Tôi luôn luôn cảm thấy rất buồn."
Phận sự của ông là làm sạch sẽ khuôn viên, lo cho nước chẩy trong các giếng nước dưới mỗi ghế dài, và các ngọn dèn dưới ghế được thắp sáng.
Đài kỷ niệm được mở 24 tiếng mỗi ngày, và ông Smith nói các thân nhân và bạn bè của các nạn nhân thường viếng thăm nơi này vào ban đêm. Thấy họ ôm nhau âu sầu là điều làm cho ông xúc động.
Chỉ vào các ghế dài, được sắp xếp theo thứ tự về ngày sanh của các nạn nhân, từ 3 tuổi đến 71 tuổi, ông Smith nói ông thường nghĩ đến quang cảnh của những người này khi họ mới đến sở làm tại đây hay leo lên chiếc máy bay ngày hôm đó và "họ không dự trù sẽ phải chết. Những người ấy không đáng phải chịu thảm họa này."
Chính sách duyệt xét việc trục xuất có thể cho phép một số di dân được ở lại Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
06:43 23/08/2011
Bà Tổng Trưởng Bộ An Ninh Quốc Nội Napolitano |
Chính sách mới được phổ biến trong một lá thư gửi cho các thượng nghị sĩ ngày 18 tháng 8 có nghĩa là một số người sắp bị trục xuất sẽ được phép ở lại Hoa Kỳ và được cấp giấy phép hành nghề.
Đây là một phát triển được Đức Giám Mục John C. Wester thuộc Giáo Phận Salt Lake City, Chủ Tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Dồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh. Ngài nói trong một tuyên cáo: "Điều này có thể giúp cho các gia đình không bị phân ly và đem lại niềm hy vọng cho những người trẻ đã sanh tại đây và chỉ biết nước Mỹ là quê hương của họ."
Nhiều người khác cũng bầy tỏ sự ủng hộ chính sách này, nhưng cũng như Đức Giám Mục Wester, họ cũng nói thêm rằng một sự cải tổ toàn diện chính sách di dân sẽ là đường lối tốt nhất để phục hồi chính sách di dân của quốc gia này đã bị đổ vỡ.
Dân biểu Luis Gutierrez, thuộc Đảng Dân Chủ, tiều bang Illinois, một nhân vật nổi nhất trong số những người bênh vực cho việc cải tổ toàn diện chính sách di dân, ghi nhận là ông đã là một người lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Tổng Thống Barack Obama về việc gia tăng con số những người bị trục xuất trong thời gian ông cầm quyền.
Dân biểu Luis Gutierrez tiếp: "Đây là ông Barack Obama tôi vẫn hằng mong đợi, các cử tri người Mễ và những người di cư đã giúp cho ông đắc cử là để ông tranh đấu cho những chính sách di dân hợp lý hơn.
Chú tâm sử dụng các tài nguyên khan hiếm vào việc trục xuất những phạm nhân mắc các tội trầm trọng, những nhóm băng đảng, và những tên buôn ma túy và bỏ qua một bên những người không phạm tội đã sống lâu trên đất Hoa Kỳ, cho đến khi Quốc Hội điều chỉnh lại các đạo luật quốc gia là điều rất đúng, và tôi rất hãnh diện về Tổng Thống và bà Janet Napolitano, Bộ Trưởng Anh Ninh Quốc Nội (Homeland Security Secretary Janet) vì đã khởi xướng một đường lối tiếp cận hợp lý để tăng cường các đạo luật di dân hiện hành."
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ruộng Đồng Miền Nam
Tâm Duy, Lm
22:01 23/08/2011
RUỘNG ĐỒNG MIỀN NAM
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Bầu không gió mát nên thơ
Màu xanh trong trẻo sương mơ nhẹ nhàng
Cánh đồng cỏ mạ thênh thang
Thiên nhiên là cả tim vàng miền quê.
(Trích thơ của Đặng Xuân Linh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Bầu không gió mát nên thơ
Màu xanh trong trẻo sương mơ nhẹ nhàng
Cánh đồng cỏ mạ thênh thang
Thiên nhiên là cả tim vàng miền quê.
(Trích thơ của Đặng Xuân Linh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền