Ngày 23-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:42 23/08/2014
CHUỘT TÚI VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT
N2T

Trong rừng sâu xuất hiện một người hành khất, hình dung tiều tụy, áo quần rách bươm, toàn thân còn toả ra một mùi khác lạ, mọi người thấy nó mà phát ghét, chỉ sợ tránh không kịp, nhưng nếu tránh không kịp thì buộc lòng phải cho nó vài đồng để nó cút cho mau.
Lúc người hành khất đến trước mặt chuột túi, chuột túi lục… túi khắp cả người, sau đó áy náy nói:
- “Này bạn, xin lỗi ạ, tôi cũng nghèo như bạn vậy”.
Chẳng ngờ, người hành khất xiết chặt tay của nó, liên tục nói tiếng cám ơn.
Chuột túi không hiểu, bèn hỏi Đấng tạo hóa:
- “Quái lạ, con không cho anh ta cái gì cả, mà anh ta lại còn cảm ơn con!”
- “Không phải đâu bé con”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Con đã cho ông ta cái tốt nhất: tình bạn và sự cao quý.”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Con người ta, cao quý nhất là tấm lòng, đem tấm lòng biếu tặng người khác đó là món quà vô giá.
Thánh Mác-ti-nô giám mục đã cắt tấm áo choàng của mình để đắp cho người hành khất đang lạnh cóng, Thiên Chúa đã hiện ra và cám ơn ngài.
Có nhiều người nói: tôi muốn giúp đỡ người khác lắm, nhưng tôi cũng nghèo như họ. Bạn không thể nghèo túng đến nỗi một nụ cười cũng không có ? Bạn có thể không có một đồng xu dính túi, nhưng cái bắt tay, một lời hỏi han mà cũng không có nữa hay sao?
Có một giáo dân trong xứ tôi bị bệnh, các đoàn thể rủ nhau đi thăm, có một ca viên vì bận học hành không cùng đi được, tối lại, anh ta rủ thêm vài cô cậu học trò đến thăm, anh ta xin lỗi vì không cùng đi với đoàn thể được, bệnh nhân nói: “Khỏi lỗi với phải, nghe tiếng mày cười là vui lắm rồi”.
Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, thế thì tại sao ta không đem “mười thang thuốc bổ” ấy tặng cho tha nhân? Suy xa hơn một chút, thang thuốc bổ thì chỉ có bệnh nhân là có lợi, còn tiếng cười thì cả bệnh nhân, người coi bệnh nhân, và những ngừơi chung quanh đều có lợi: họ vui vẻ thoải mái.
Vậy thì, đừng nói là tôi không có gì để tặng cho tha nhân, chúng ta không có tiền bạc vật chất, nhưng nụ cười, cái bắt tay, lời thăm hỏi.v.v… thì chúng ta không thiếu, phải không các bạn?
Đó là những món quà của tình người rất cao quý hơn cả bạc vàng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:44 23/08/2014
Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mt 16, 13-20.
“Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.


Anh chị em thân mến,
Nếu có người hỏi chúng ta: “Đức Chúa Giê-su mà anh chị đang tin đó là ai ?” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào đây ? Có lẽ sẽ có người trả lời: “Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa” hoặc là “Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ trần gian”.v.v...đó là những câu trả lời rất đúng, nhưng đúng với những người Ki-tô hữu mà thôi, còn những người không phải là Ki-tô hữu chắc chắn là rất ngạc nhiên vì họ không hiểu chúng ta nói gì !

1. Tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa mà thôi cũng chưa đủ, bởi vì trên thế gian có rất nhiều người Ki-tô hữu tuyên xưng Ngài là Cứu Chúa của mình, nhưng lại không hề tuân giữ lời của Ngài dạy; bởi vì có rất nhiều người vỗ ngực xưng mình là người tin vào Đức Chúa Giê-su, nhưng cuộc sống của họ thật trái với lời dạy của Ngài và giáo huấn Hội Thánh của Ngài dạy, đó là vấn nạn lớn nhất mà những người không cùng niềm tin với chúng ta, đã không nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta- người Ki-tô hữu .

Lời tuyên xưng vào Đức Chúa Giê-su cần phải có hành động cụ thể vào niềm tin của mình, mà hành động cụ thể nhất chính là thực hành lời của Ngài dạy trong cuộc sống. Nói cho người khác nghe về Đức Chúa Giê-su (tuyên xưng) thì cũng phải làm cho họ thấy rằng, Ngài đang hiện diện thật sự trong cuộc sống (hành động) của chúng ta bất cứ nơi đâu.

2. “Dưới đất anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Như thế là đã rõ ràng quyền tha tội và trói buộc đã được Đức Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh qua các tông đồ, và những người kế vị các ngài trong thiên chức giám mục và linh mục. Nhưng trước hết, điều này dạy mỗi người chúng ta rằng, bất kỳ ai cũng đều có thể và có bổn phận tha thứ cho người khác chứ không trói buộc họ, bởi vì khi chúng ta không tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta, và khi chúng ta bỏ qua những lỗi lầm của tha nhân thì Cha trên trời sẽ tha thứ cho chúng ta.

Tha thứ là điều kiện phải có để tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng Ki-tô, nó (tha thứ) cũng là động cơ kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên chúng ta, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho người khác tin tưởng và thấy Chúa đang hiện diện trong con người và trong cuộc sống của chúng ta vậy.

Anh chị em thân mến,
Mỗi ngày chúng ta đều có tham dự thánh lễ hoặc ít là ngày Chúa Nhật, đó là lúc mà chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc nhân loại, và nếu mỗi ngày chúng ta thực hiện một hành vi bác ái, thì lời và việc làm tuyên xưng ấy của chúng ta sẽ rất có hiệu quả, mà hiệu quả lớn nhất chính là chúng ta đã thực sự trở nên con cái của Chúa vậy...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:48 23/08/2014
N2T

47. Tôi tự nguyện vì tình yêu mà chịu đau khổ, và cũng tự nguyện vì tình yêu mà hưởng hạnh phúc.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:50 23/08/2014
LÀM VIỆC THIỆN
Cha sở cùng với giáo dân ngồi xe taxi đi bệnh viện xức dầu bệnh nhân, ngài thấy giáo dân trả tiền nhiều hơn giá mà không lấy tiền thối lại. Khi xuống xe ngài hỏi:
- “Sao ông trả tiền nhiều thế, lại không lấy tiền thối lại ?”
Người giáo dân cười trả lời:
- “Thưa cha, ngày hôm nay con chưa làm được việc thiện nào cả...”
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kitô hữu Syria tại Aleppo âu lo trước nguy cơ căn cứ không quân Tabqa thất thủ
Đặng Tự Do
20:21 23/08/2014
Bản đồ Syria
Bọn khủng bố tấn công bằng xe tăng Mỹ
Quân khủng bố Hồi Giáo bất ngờ chuyển quân từ Iraq sang Syria bao vây một căn cứ căn cứ không quân của quân chính phủ, và đe dọa chia cắt nước này thành hai phần tách biệt.

Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã bao vây khoảng 800 đến 1,000 binh sĩ Syria trong căn cứ không quân Tabqa ở tỉnh Raqqa từ mọi phía. Căn cứ không quân này đã là bàn đạp cho các phi công tấn công các nhóm nổi dậy ở phía Bắc Syria trong hai năm qua.

Quân tiếp viện của Syria đã đổ xô đến bảo vệ Tabqa, nhưng cuộc hành quân tiếp cứu gặp rất nhiều khó khăn vì các căn cứ quân sự ở miền đông Syria đều đã bị lọt vào tay quân khủng bố trong một năm qua. Syria có rất ít cơ may giữ được Tabqa trừ khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Nếu Tabqa thất thủ, quân khủng bố Hồi Giáo IS chắc chắn sẽ chiếm được thành phố lớn thứ tư của Syria là Hama, khoảng 300 dặm về phía tây. Hama được coi là hành lang nối Damascus với thành phố ven biển Latakia và Tartous.

Số phận của thành phố thứ hai của Syria là Aleppo, nơi tập trung đông đảo các tín hữu Kitô, cũng bị đe dọa. Nhờ một chiến dịch ném bom không ngừng nghỉ, quân chính phủ Syria đã đẩy lui được quân thánh chiến Hồi Giáo ra khỏi thành phố này vào tháng Hai năm nay. Nếu căn cứ không quân Tabqa thất thủ, khả năng yểm trợ thành phố này bằng không quân gần như bị triệt tiêu.

Chưa đầy ba tháng sau khi chiếm được hai thành phố lớn thứ hai và thứ tư của Iraq, tỉnh Anbar và biên giới Syria, quân khủng bố Hồi Giáo đang lớn mạnh với tốc độ phi thường và trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh trong khu vực, có tầm ảnh hưởng quyết định đến số phận của cả hai nước Iraq và Syria. Các chuyên gia quân sự lo ngại rằng ở Trung Đông không có thế lực quân sự nào trong khu vực có thể làm chậm đà tiến của bọn khủng bố.

Quân khủng bố Hồi Giáo IS hiện kiểm soát một vùng đất rộng lớn hơn Vương quốc Anh một chút.

"Quân khủng bố Hồi Giáo IS bây giờ là một thế lực quân sự có khả năng nhất ở Trung Đông chỉ sau Israel," một nhà ngoại giao cấp cao của khu vực cho biết hôm thứ Sáu. "Chúng có thể đạt được những kết quả trong một vài ngày mà quân nổi dậy Syria phải mất hai năm mới đạt được. Trái lại, quân chính phủ Syria, không thể chiến đấu trên nhiều mặt trận cùng một lúc và phải chiến đấu cam go chật vật mới đạt được thành công.”

"Trong hai tháng đầu tiên từ sau khi thành lập cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã đạt được những thắng lợi vang dội. Đó là nhờ quá trình chuẩn bị cho sự phát triển tài chính, quân sự và chính trị đáng kể. Chúng là bọn khủng bố được trang bị tốt nhất và có khả năng nhất trên thế giới. Chúng không giống như bất cứ thứ khủng bố nào chúng tôi đã từng thấy."
 
Cái chết của ký giả James Foley làm Hoa Kỳ bừng tỉnh
Đặng Tự Do
08:02 23/08/2014
Thiên chức của một ký giả là trình bày sự thật và lôi cuốn dư luận chú ý đến những thực tại đáng quan ngại đang diễn ra. Ký giả Công Giáo James Foley đã làm được điều đó trong một cách thế bi đát nhất là chính qua cái chết của mình.

Thật vậy, sau thời gian im lặng, dửng dưng và tỉnh bơ trước những đau khổ kinh hoàng của các tín hữu Kitô tại Iraq và Syria, giờ đây các quan chức tại Toà Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài bừng tỉnh, nhận ra rằng quân Hồi Giáo IS là bọn khủng bố “tàn hại” nhất đặt ra một "mối đe dọa trực tiếp" cho an ninh thế giới.

Tướng Martin Dempsey, tham mưu trưởng liên quân, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo của Ngũ Giác Đài hôm thứ Năm 21 tháng 8 rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS phải bị đánh bại, và Hoa Kỳ phải tập trung vào việc xây dựng các đồng minh trong khu vực để chống lại bọn khủng bố nguy hiểm này.

Trước sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, tướng Dempsey nói: "Chúng có thể bị khống chế, nhưng không phải là vĩnh viễn. Đây là một tổ chức có một tầm nhìn chiến lược về huỷ diệt mà cuối cùng phải bị đánh bại ".

Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel nói thêm:

"Khi chúng ta nhìn vào những gì họ đã đối xử với ông Foley, những gì họ đe dọa sẽ làm phương hại đến tất cả người Mỹ và người châu Âu, tôi không biết cách nào khác để mô tả những điều họ đang làm ngoài từ man rợ. Họ là một mối đe dọa mà mỗi người chúng ta dù là ở Iraq hoặc bất cứ nơi nào khác phải quan tâm,."

"Bọn khủng bố Hồi Giáo IS là một tổ chức tinh vi và có nguồn tài trợ mạnh mẽ hơn bất cứ nhóm nào mà chúng ta đã từng thấy. Chúng vượt xa tầm vóc của một nhóm khủng bố. Chúng biết cách kết hợp ý thức hệ, với một sự tinh tế về chiến lược và chiến thuật quân sự, chúng có được những nguồn tài trợ khổng lồ. Điều này vượt quá bất cứ những gì chúng ta đã từng thấy, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị cho mọi tình huống".

Ý kiến của Dempsey đã được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo IS "phải bị tiêu diệt" sau vụ sát hại Foley, nhà báo người Mỹ. Tổng thống Obama cũng đã đề cập đến tổ chức này như một thứ "ung thư". Nhận xét của họ khiến nhiều người tin rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến rộng lớn hơn nhằm mục đích tiêu diệt bọn khủng bố Hồi Giáo IS, chứ không phải dừng lại ở việc chặn đứng đà tiến của chúng ở Iraq.

Giữa những thảo luận của các quan chức Hoa Kỳ về sách lược đối phó với bọn khủng bố Hồi Giáo, người ta thấy rõ khuynh hướng đang tách dần khỏi chính sách không kích hạn chế được phát động từ ngày 08 tháng 8 vừa qua. Một kế hoạch quân sự quy mô hơn có thể đang được hình thành.

John Allen, tướng Thủy Quân Lục Chiến, người đã từng chỉ huy cuộc chiến tranh Afghanistan từ 2011 đến 2013, nay về hưu, đã kêu gọi tổng thống Barack Obama ra lệnh tiêu diệt quân khủng bố IS. Trong một bài xã luận đăng trên web Defense One, ông kêu gọi tổng thống phải "nhanh chóng tạo áp lực lên toàn bộ hệ thần kinh của tổ chức khủng bố, phá vỡ nó, và tiêu diệt mọi thành phần của nó".

Hôm thứ Tư, sáu cuộc không kích đã nhắm vào các vị trí bọn khủng bố Hồi Giáo IS gần đập thủy điện Mosul, ba ngày sau khi Tổng thống Obama tuyên bố rằng đập thủy điện này đã không còn dưới sự kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Gần hai phần ba trong số 90 cuộc không kích của Hoa Kỳ từ ngày 08 tháng 8 đã diễn ra xung quanh đập thủy điện quan trọng này.

Hôm Chúa Nhật 17 tháng 8, các lực lượng người Kurd đã tái chiếm được nhiều phần của con đập lớn nhất Iraq chưa đầy hai tuần sau khi những địa điểm này bị lọt vào tay quân khủng bố.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes, nói rằng Mỹ không nên giới hạn các phản ứng quân sự của mình bởi những "ranh giới địa lý", trong khi tướng Dempsey đánh giá rằng hành động xuyên biên giới là cần thiết để đánh bại bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Mansoor, một giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học bang Ohio, cho biết ông đồng ý với Dempsey rằng để đánh bại bọn khủng bố Hồi Giáo IS cần phải yêu cầu người Hồi Giáo Sunni ở Iraq và Syria tách biệt khỏi bọn chúng, nhưng "bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chứng minh cho thấy chúng quá mạnh, quá nguy hiểm và quá tàn bạo khiến cho người dân địa phương không dám chống lại chúng nếu không có sự giúp đỡ đáng kể từ bên ngoài.”

"Các quốc gia châu Âu đang yêu cầu Hoa Kỳ lãnh đạo trong việc phát triển một kế hoạch để đánh bại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và chính quyền này thật là thất bại trong nhiệm vụ của mình nếu không bảo vệ được người dân Mỹ, nếu không tạo ra được một liên minh có khả năng khống chế và tiêu diệt bọn khủng bố Hồi Giáo IS "
 
Đức Thánh Cha giúp 1 triệu mỹ kim cho người tị nạn Iraq
Lm. Trần Đức Anh OP
09:29 23/08/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô đã giúp 1 triệu mỹ kim để góp phần cứu trợ các tín hữu Kitô và những người tị nạn khác ở Irak.

Số tiền này được chính ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đặc sứ của ĐTC, mang tới cho dân tị nạn trong cuộc viếng thăm của ngài tại thành phố Erbil ở miền bắc Irak từ ngày 12 đến 20-8 vừa qua.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ, ĐHY Filoni cho biết 75% ngân khoản được trao cho các tín hữu Công Giáo và 25% dành cho cộng đoàn người Yézidi theo một tôn giáo hỗn hợp gồm Hồi giáo và các yếu tố tôn giáo truyền thống địa phương. ĐHY cũng nói: ”ĐTC sai tôi đi thực hiện một sứ vụ nhân đạo chứ không phải sứ vụ ngoại giao. Đó cũng là điều tôi nhấn mạnh với các vị lãnh đạo chính quyền”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho 3 tờ báo ở Italia (Corriere della sera, Avvenire và La Repubblica), ĐHY đề nghị LHQ tổ chức một đội quân mũ xanh để bảo vệ các tín hữu Kitô bị quân Hồi giáo ISIS trục xuất khỏi gia cư vì không chịu trở lại Hồi giáo. ĐHY cũng nói đến các nhóm khủng bố Hồi giáo: ”Các nhóm này hoạt động mạnh, với võ khí đầy đủ và tối tân, và nhiều tiền bạc. Người ta đặt câu hỏi: làm sao việc chuyển những số tiền và các võ khí như thế có thể chuyển giao mà những người có nhiệm vụ kiểm soát lại không làm gì?” (Ansa 23-8-2014)
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi các tham dự viên của cuộc Gặp gỡ Hữu nghị giữa các Dân tộc
Đặng Tự Do
19:58 23/08/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp đến các tham dự viên của cuộc Gặp gỡ Hữu nghị giữa các Dân tộc tại Rimini từ 24 tháng 8 đến 30 tháng 8. Trong một bức thư gửi Đức Giám Mục Rimini, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin đã truyền đạt mong muốn và những lời cầu chúc tốt nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô đến cuộc gặp gỡ này. Đây là cuộc gặp gỡ thường niên do phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng tổ chức. Chủ đề của cuộc gặp gỡ năm nay là "Hướng đến những nơi tận cùng của Trái đất và tận cùng của Hiện sinh. Số phận không để ai cô đơn. "

Trong thư, Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha rất biết ơn các nhà lãnh đạo của Đại hội "đã lắng nghe và truyền bá lời mời của ngài" để đi đến những vùng ngoại vi. Ngài lưu ý rằng phần thứ hai của chủ đề xuất phát từ Tôi Tớ Chúa là Don Luigi Giussani, người đã nhắc nhở chúng ta rằng "Chúa đã không bỏ rơi chúng ta, đã không quên chúng ta."

Đức Hồng Y Parolin nhận định rằng người Kitô hữu "không sợ bị phân rẽ, không sợ đi đến những vùng ngoại vi, vì chúng ta biết hướng về Chúa Giêsu."

Đức Thánh Cha đã yêu cầu các nhà lãnh đạo và những người tham gia cuộc gặp gỡ hãy tập trung sự chú ý vào hai điểm đặc biệt. Đầu tiên, ngài mời gọi tất cả mọi người "không bao giờ mất liên lạc với thực tại; nhưng phải là những người biết yêu mến thực tại. Trong một nền văn hóa đề cao niềm tự hào của vẻ hào nhoáng bề ngoài, thách thức đối với chúng ta là biết lựa chọn và yêu mến những gì là chân thật.”

Điểm thứ hai là phải luôn luôn hướng về những gì là thiết yếu. "Những vấn đề nghiêm trọng nhất xảy ra khi thông điệp Kitô giáo bị đồng hóa với các khía cạnh thứ cấp khiến cho trọng tâm của việc rao giảng Tin Mừng không được thể hiện.”

Đức Hồng Y Parolin nói rằng Đức Thánh Cha "đưa ra những suy tư trên như là một đóng góp cho tuần lễ suy tư của Đại hội, cho tất cả những người tham dự, và đặc biệt là cho các nhà lãnh đạo, các nhà tổ chức, các diễn giả đến từ những vùng ngoại vi của thế giới và hiện sinh để làm chứng rằng Chúa Cha không để con cái Ngài lẻ loi. Đức Thánh Cha hy vọng rằng nhiều người có thể sống lại kinh nghiệm của các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, là những người đã gặp gỡ Ngài trên bờ sông Jordan, đã nghe câu hỏi: 'Anh em tìm kiếm ai?' Cầu mong câu hỏi này của Chúa Giêsu luôn luôn tháp tùng trong cuộc hành trình của những ai đến với cuộc Gặp gỡ Hữu nghị giữa các Dân tộc”
 
Top Stories
En tournée à Macao, Hongkong et Taipei, le Chœur de la Chapelle Sixtine n’ira pas à Pékin
Eglises d'Asie
08:41 23/08/2014
Jeudi 21 août, s’est ouvert à Hongkong la vente au public des billets pour le concert que donnera, au Centre culturel de Tsim Sha Tsui, le Chœur de la chapelle Sixtine. L’événement exceptionnel – c’est la première fois dans l’histoire que se produira à Hongkong ce chœur qui figure au nombre des plus anciennes chorales religieuses du monde – fait partie d’une tournée de cinq jours que les chanteurs, qui accompagnent normalement les célébrations liturgiques du pape, effectueront le 19 septembre prochain à Macao, le 21 à Hongkong et le 23 à Taipei (Taiwan).

L’information principale de cette actualité culturelle ne réside toutefois pas dans le fait que les chanteurs feront escale à Macao, Hongkong et Taipei. Selon nos informations, il était en effet initialement prévu que le chœur se produise à Pékin et sans doute dans d’autres villes du pays. Des négociations en ce sens entre le Saint-Siège et le gouvernement chinois avaient été menées ces derniers temps et devaient aboutir à ce qui aurait alors été présenté comme un geste diplomatique et culturel majeur. A l’évidence, ces négociations n’ont pas abouti.

Le projet de tournée du Chœur de la chapelle Sixtine s’inscrivait à la suite du concert exceptionnel – c’était, là aussi, une première – donné, le 7 mai 2008, dans la salle Paul VI du Vatican par l’Orchestre philarmonique de Chine et le Chœur de l’opéra de Shanghai. A l’issue du concert, le pape Benoît XVI avait salué les officiels chinois présents et déclaré qu’un tel événement témoignait qu’il « était possible, dans des environnements culturels différents, d’apprécier les manifestations sublimes de l’esprit ». Dans l’esprit des hauts responsables du Vatican, la mise en place d’une « diplomatie culturelle » entre le Saint-Siège et la Chine faisait écho à « la diplomatie du ping-pong », qui, en avril 1971, avait précédé l’établissement de relations diplomatiques entre les Etats-Unis du président Nixon et la Chine populaire de Mao Zedong.

On peut noter qu’afin de placer la tournée du Chœur de la chapelle Sixtine sous une dimension strictement culturelle – et non religieuse –, le comité organisateur avait pris soin d’annoncer la visite du Chœur dès la mi-juillet, soit bien avant la visite du pape en Corée (1).

Selon les observateurs, même si elle a échoué, la tentative de faire résonner le Chœur de la chapelle Sixtine dans la capitale chinoise s’inscrit dans les manifestations de bonne volonté que le Saint-Siège a multipliées ces derniers temps à destination de Pékin. A l’occasion de son récent voyage en Corée du Sud, le pape François a amplement souligné la disposition du Saint-Siège à négocier avec Pékin. « Le Saint-Siège est toujours ouvert aux contacts, parce qu’il a une véritable estime pour le peuple chinois », affirmait ainsi le pape en réponse aux questions des journalistes dans l’avion qui le ramenait de Séoul à Rome.

A l’aller comme au retour, l’avion papal avait reçu des autorités chinoises l’autorisation de survol du territoire chinois, là où, vingt-cinq ans plus tôt, l’avion de Jean-Paul II se l’était vu refuser. Toujours dans l’avion du retour, le pape avait dit sa volonté à se rendre en Chine, « dès demain ! » si possible, précisant toutefois : « Nous respectons le peuple chinois, l’Eglise demande seulement la liberté de faire son métier, son travail, aucune autre condition. »

Toujours selon nos informations, une session de négociations a effectivement eu lieu à Rome au mois de juin dernier entre des représentants des autorités chinoises et des responsables du Saint-Siège, mais rien n’a filtré quant à son contenu ou son aboutissement.

Du côté chinois, les signaux envoyés par Pékin sont délicats à interpréter. L’autorisation de survol accordée à l’avion papal peut signifier que les autorités chinoises « souhaitent la détente » avec Rome, analyse Wang Meixiu, chercheur à l’Académie chinoise des sciences sociales, dont les propos sont cités dans un article du Global Times, journal appartenant au groupe éditant le Quotidien du peuple. Et, le jour de l’atterrissage du pape à Séoul, le ministère chinois des Affaires étrangères a dit « la volonté » de la Chine de « continuer à travailler avec le Vatican à travers un dialogue constructif afin de promouvoir les relations bilatérales ».

Face à ces signaux plutôt positifs, d’autres le sont moins. Ainsi, si une soixantaine de jeunes catholiques et des prêtres chinois ont pu prendre part aux VIèmes Journées asiatiques de la jeunesse, organisées en même temps que le voyage du pape en Corée du Sud, d’autres (presqu’autant) n’ont pas pu ou oser venir, suite aux nombreuses pressions exercées en Chine par les officiels locaux. Par ailleurs, fin juillet à Pékin, le Bureau des Affaires religieuses a organisé une session de formation à l’attention des évêques « officiels » et il a fait en sorte que les évêques en communion avec Rome se retrouvent à concélébrer la messe à la cathédrale aux côtés des quelques évêques qui ne sont pas en communion avec le pape et qui se trouvent en situation d’excommunication. Enfin, dans la province du Zhejiang, la campagne en cours visant les temples protestants ainsi que les églises catholiques ne semble pas devoir prendre fin ; les destructions de lieux de culte se poursuivent.

Quel serait l’intérêt pour la Chine d’aboutir à un accord avec le Saint-Siège, peut-on alors s’interroger. En mai 2008, lorsque l’Orchestre philarmonique de Chine se produisait devant Benoît XVI, la Chine s’apprêtait à ouvrir les XXIXèmes Olympiades de l’ère moderne et le régime chinois cherchait alors à présenter un visage avenant. Aujourd’hui, la montée en puissance de la Chine est perçue comme potentiellement menaçante par nombre de ses voisins immédiats et plus lointains. En termes d’image, une normalisation des relations avec le Saint-Siège viendrait donc adoucir cette image, en présentant le visage d’une Chine « souriante ». Sur le fond, demeure toutefois une incertitude quant à l’attitude que souhaitent adopter le président Xi Jinping et les six autres membres du Comité permanent du Bureau politique du PCC. A ce jour, les sept dirigeants chinois n’ont pas montré de désir d’amender la politique exercée envers les religions : la tendance semble au contraire aller dans le sens d’un contrôle renforcé.

Quant au pape François, toujours dans l’avion du retour qui le ramenait de Séoul à Rome, il s’est référé à « la lettre essentielle adressée aux Chinois par le pape Benoît XVI [le 30 juin 2007]. Cette Lettre reste d’actualité. Cela fait du bien de la relire ». A la fin du chapitre 4 de cette lettre, Benoît XVI assurait de la disponibilité du Saint-Siège à dialoguer avec les autorités civiles de la Chine et rappelait la position de l’Eglise sur la liberté religieuse : « (…), la solution des problèmes existants ne peut être recherchée à travers un conflit permanent avec les Autorités civiles légitimes ; dans le même temps, une complaisance envers ces mêmes Autorités n’est cependant pas acceptable quand ces dernières interfèrent de manière indue dans des matières qui concernent la foi et la discipline de l’Eglise. » (eda/ra)

(1) On peut noter que, si le comité d’organisation de la visite se présente comme étant de nature culturelle, son comité de direction compte un pasteur protestant et un prêtre catholique. De plus, lors de l’étape hongkongaise, le 21 septembre, il est prévu qu’outre le récital à Tsim Sha Tsoi, le Chœur de la chapelle Sixtine soit présent à la messe célébrée ce soir-là à la cathédrale, où il donnera ensuite un récital.

(Source: Eglises d'Asie, le 23 août 2014)
 
Pope's Message to the Meeting for Friendship among Peoples
Vatican Radio
09:47 23/08/2014
Vatican - Pope Francis has sent a message to the Meeting for Friendship among Peoples gathering in Rimini from August 24-30. In a letter addressed to the Bishop of Rimini, the Secretary of State, Cardinal Pietro Parolin, conveyed Pope Francis’ best wishes and blessings for the annual Meeting, which this year has for its theme “To the Ends of the Earth and of Existence. Destiny Has Not Left Man Alone.”

In the letter, Cardinal Parolin said the Holy Father was grateful that the leaders of the Meeting “have heard and spread his invitation” to go to the peripheries. He noted that the second part of the theme comes from the Servant of God Don Luigi Giussani, who reminds us that “the Lord has not abandoned us, has not forgotten us.”

The Christian, Cardinal Parolin said, “is not afraid to decentralize, to go toward the peripheries, because he is centred on Jesus.”

The Holy Father has asked the leaders and participants in the Meeting to focus their attention on two particular points, according to the Cardinal. First, Pope Francis invites everyone “to never lose contact with reality; or rather, to be lovers of reality.” In a culture that gives pride of place to appearance, “the challenge is to choose and to love” what is real.

The second point is to always keep their gaze fixed on the essentials. “The most serious problems arise when the Christian message comes to be identified with secondary aspects that do not express the heart of the proclamation” of the Gospel.

Cardinal Parolin said that the Holy Father “offers these reflections as a contribution to the week of the Meeting, to all the participants, and especially to the leaders, the organizers, the presenters who come from the peripheries of the world and of existence to testify that God the Father does not leave his children alone. The Pope hopes that many can relive the experience of the first disciples of Jesus, who, meeting Him on the bank of the Jordan, heard the question: ‘Whom do you seek?’ May this question of Jesus always accompany the journey of those who come to the Meeting for Friendship among Peoples.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ truyền chức Linh mục tại Dòng Tên Việt Nam
Chỉnh Trần, S.J.
09:24 23/08/2014
Thánh Lễ truyền chức Linh mục tại Dòng Tên Việt Nam 21.08.2014

Tiết trời đẹp và trong xanh hôm nay như muốn hòa chung niềm vui có thêm 9 tân linh mục của Dòng Tên Việt Nam – Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê, dẫu cho đất Sài Gòn đang bước vào mùa mưa bão. Bầu không khí tĩnh mịch thường ngày của Học viện thánh Giuse – nơi “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị cho sứ vụ tương lai của các thầy học viên Dòng Tên, cũng trở nên nộn ràng và náo nhiệt hơn khi dòng người từ khắp bốn phương quy tụ về, để hiệp thông cầu nguyện và chia vui với Dòng Tên.

Xem Hình

Sau khi hoàn tất tiến trình huấn luyện cơ bản trong Dòng gồm: 2 năm nhà tập, 3 năm triết học, 2 năm thực tập tông đồ và 4 năm thần học, 9 thầy phó tế gồm:

Thầy Giuse Maria Cao Gia An, S.J.

Thầy Đaminh Vũ Duy Cường, S.J.

Thầy Phanxicô Giuse Nguyễn Mai Kha, S.J.

Thầy Martinô Nguyễn Đình Khải, S.J.

Thầy Phêrô Nguyễn Đình Khánh, S.J.

Thầy Giuse Bùi Quang Minh, S.J.

Thầy Micae Bùi Hà Ngân, S.J.

Thầy Giuse Vũ Uyên Thi, S.J.

Thầy Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J.


đã được Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn truyền chức linh mục trong Thánh Lễ được cử hành vào lúc 6 giờ sáng ngày 21.08.2014 tại Học viện thánh Giuse – Dòng Tên Việt Nam (19 đường 5, KP 2, P Linh Trung, Q Thủ Đức, TPHCM). Cùng cử hành Thánh Lễ với Đức Tổng Phaolô có cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam; quý cha Dòng Tên đến từ Ý, Úc, Anh, Đài Loan và Pháp; anh em Dòng Tên Việt Nam, quý cha khách; quý tu sĩ nam nữ; quý tôn giáo bạn, quý thân nhân, ân nhân, bạn hữu, cộng tác viên Dòng và đông đảo anh chị em tín hữu.

Mở đầu Thánh Lễ Đức Tổng Phaolô ngỏ lời chúc mừng cha Giám tỉnh và Dòng Tên Việt Nam nhân dịp có thêm 9 thầy phó tế sẽ được truyền chức linh mục. Ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện và xin Chúa Thánh Thần ban ơn của Ngài xuống trên 9 tiến chức linh mục để các ngài chu toàn sứ mạng được Chúa trao phó trong chức linh mục.

Ngay sau phần công bố Tin Mừng, nghi thức truyền chức linh mục được bắt đầu với 3 phần: Tuyển chọn, Phong chức và Diễn nghĩa.

Trong nghi thức tuyển chọn, cha Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam giới thiệu và chứng nhận với Đức Cha chủ sự 9 tiến chức được coi là xứng đáng lãnh nhận chức thánh Linh mục. Sau lời tuyên bố chấp thuận truyền chức linh mục cho các tiến chức của Đức Tổng Phaolô, cộng đoàn Dân Chúa cùng tung hô lời tạ ơn Chúa và dành cho các tân linh mục tràng pháo tay chúc mừng nồng nhiệt.

Trong phần huấn dụ, Đức Tổng Giám mục Phaolô một lần nữa chia vui với Dòng Tên vì “được mùa” ơn gọi và mời gọi cộng đoàn cầu nguyện để xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các tân chức. Thứ đến, dựa vào bài Tin Mừng hôm nay, ngài chia sẻ tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội từ thời các tông đồ cho đến hôm nay.

“Sứ vụ tông đồ đích thực của Giáo Hội bắt đầu từ sự gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Từ sự gặp gỡ đó, các tông đồ mới lãnh nhận được Chúa Thánh Thần là ân sủng không thể thiếu cho việc thi hành sứ vụ. Chúa Thánh Thần là hơi thở của Chúa Phục Sinh, là Thần Khí cần cho sự sống của Giáo Hội và mỗi người Kitô hữu […] Giáo Hội chỉ có thể thi hành sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu khi Giáo Hội có Chúa Thánh Thần. Quyền bính của Giáo Hội phải luôn luôn được thi hành trong Chúa Thánh Thần là quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. ” Đức Tổng Phaolô nói.IMG_1209 (Copy)

Đức Tổng Phaolô cũng nhấn mạnh rằng chức linh mục trong Hội Thánh được sinh ra từ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô; thế nên linh mục là“con người Vượt qua cùng với Đức Kitô Vượt Qua, rao giảng và cử hành mầu nhiệm Vượt qua, là tư tế cử hành hy tế Thập giá, là ngôn sứ loan báo sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa Giêsu để làm vinh danh Thiên Chúa và mang lại ơn cứu rỗi cho mọi người.”

Từ kinh nghiệm cảm thấy bất xứng của tiên tri Giêrêmia khi được Chúa kêu gọi thi hành sứ mạng, Đức Tổng Phaolô khuyên nhủ các tiến chức linh mục hãy “có tâm hồn khiêm nhường và sẵn sàng lắng nghe và vâng phục Thánh Ý Thiên Chúa” để được Ngài “đặt Lời trên môi miệng” mình. Ngài nhắc đến việc truyền thống Giáo Hội (trong thư của Thánh Phaolô) xem các linh mục là những “trưởng lão”, tức những người “vững vàng, có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn và chăm sóc Dân Chúa.” Đồng thời, dựa vào lời của thánh Phaolô, ngài khuyên các tiến chức hãy trở nên giương sáng trong lòng Giáo Hội: anh em “hãy nên gương mẫu cho các tín hữu về lời ăn tiếng nói, về cách cư xử, về đức ái, đức tin và lòng trong sạch.” Vị cha chung của Tổng Giáo phận cũng mời gọi 9 tiến chức linh mục “hãy nuôi dưỡng và làm cho sinh động đặc sủng linh mục” đã nhận được từ việc đặt tay và xức dầu thánh hiến của Giám Mục.”

Sau cùng, ngài mời gọi các tiến chức linh mục sống đặc sủng của mình qua “việc phân định Thần Khí: đâu là Thần Khí của Thiên Chúa, đâu là hoạt động của thần dữ,” để mưu ích cho Dân Chúa, cho xã hội và thế giới, “để làm vinh danh Chúa hơn – Ad Majorem Dei Gloriam.”

Sau phần huấn dụ của Đức Tổng Giám mục chủ tế, nghi thức truyền chức được tiếp tục với Kinh Cầu Các Thánh, nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức.

Sau đó, Đức Tổng Giám mục và quý cha đồng tế thinh lặng đặt tay trên đầu các tân linh mục. Kế đến, các tân linh mục nhận phẩm phục từ tay thân mẫu của mình và được quý cha trong Dòng giúp mặc phẩm phục.

Phần tiếp theo là nghi thức xức dầu Thánh, từng vị lần lượt quỳ trước Đức Tổng Giám mục và được ngài xức dầu Thánh. Nhờ việc xức dầu này, từ nay đôi bàn tay của mỗi tân linh mục sẽ chúc lành và thánh hóa, nâng dậy những ai khổ đau, vấp ngã, bệnh tật, và dâng lễ tế mỗi ngày cầu cho nhân loại. Đức Cha Phaolô cũng trao chén thánh cho các 9 tân linh mục nhằm diễn tả rằng đời Linh mục gắn liền với việc dâng lễ trên bàn thờ, với hy tế thập giá của Chúa Giêsu, với chén đắng mà Ngài chia sẻ.

Nghi thức phong chức phó tế và linh mục kết thúc. Thánh Lễ diễn ra như bình thường với phần phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên, đại diện anh em Dòng Tên Việt Nam cám ơn Đức Tổng Phaolô, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và cộng đoàn phụng vụ đã đến hiệp dâng Thánh Lễ, cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các tân chức linh mục.

Thánh Lễ truyền chức khép lại với giai điệu hùng tráng của bài ca “Nghìn trùng biển khơi”. Bài hát nói về hành trình truyền giáo của Thánh Phanxicô Xaviê, một người bạn của thánh Inhaxiô và là người đồng sáng lập Dòng Tên, đã vượt nghìn trùng biển khơi để mang hạt giống Lời Chúa đến cho muôn dân nước.

Xin tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho anh em Dòng Tên Việt Nam. Xin tri ân Đức Tổng Phaolô, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và bạn hữu xa gần đã đến hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các tân chức, cũng như đã chung tay góp sức với nhà Dòng trong việc đào tạo ơn gọi.

Xin cho các tân linh mục hôm nay cũng biết noi gương thánh Phanxicô Xaviê sẵn sàng hiến dâng trọn con người và cuộc đời của mình cho Chúa, để được Ngài sai đến với mọi biên cương và để “từ một ngọn lửa thắp lên muôn vàn ngọn lửa” (Sắc lệnh Tổng Hội 35)

Hẹn gặp lại quý vị trong Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên loan báo Tin Mừng tại Việt Nam 18/01/2015!
 
Tĩnh tâm Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney
Diệp Hải Dung
08:54 23/08/2014
Chiều thứ Sáu 22/08/2014anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “ Nên Thánh Trong Phục Vụ”

Hình ảnh

Sau khi ghi danh, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Tuyên Úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm chào mừng moị người và đồng thời Cha giới Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu Giám Mục Phụ tá TGP Toronta Canada đã ưu ái thương mến Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney đến giúp giảng tĩnh tâm cho các anh chị em.

Đức Giám Mục ngỏ lời chào mừng qúy Cha và tất cà mọi người và Ngài thuyết giảng đề tài “ Đáp Lời Mời Gọi” (trích Phúc Âm Mt.4 18 – 22) Ngài nhắc nhở mọi người biết làm môn đệ Đức Giêsu KiTô căn bản cần phải có 6 đức tính tốt: Kiên nhẫn, Bền Chí, Lòng dũng Cảm, Có lòng nhận thức tinh tường, Biết chọn lựa phân tích và đức tính cuối cùng là phải biết ẩn mình đi. Người môn đệ đi rao giảng không phải cho chính mình mà rao giảng cho chính Chúa Giêsu KiTô, sau khi đã đưa người ta đến với Chúa, người môn đệ của Chúa phải biết âm thầm lui lại đàng sau ẩn mình đi để người ta có được giây phút gặp gỡ tâm tình với Thiên Chúa….

Chấm dứt giờ thuyết giảng. Mọi người cùng quỳ quây quần bên Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô, Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm hướng dẫn giờ Chầu Thánh Thể Chúa rất sốt sắng. và đặc biệt các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, Trung Tâm Bringelly, Ban Thường Vụ và Ban Tuyên Úy dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, và sau đó là giờ nghỉ đêm tại Trung Tâm.

Sáng thứ Bảy 23/08/2014 mọi người cùng thức dậy tham dự Thánh lễ do Đức Giám Mục quý Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Hòang Dương cùng hiệp dâng Thánh lễ và sau giờ điểm tâm Đức Giám Mục thuyết giảng đề tài”Sống Tình Hiệp Nhất” giúp các anh chị em trong Bam Mục Vụ nên luôn yêu thương nhau để cùng nhau phục vụ. Sau đó anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái thương mến anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Sydney đến giảng thuyết tĩnh tâm, giúp cho các anh chị em thêm phần ý thức trong công tác phục vụ cho Cộng Đồng và tha nhân.

Sau giờ nghỉ giải lao anh chị em tham dự buổi họp Hội Đồng Mục Vụ, Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng những năm tháng vừa qua và những sinh hoạt sắp tới. Đặc biết là tháng 10/2014 Cộng Đồng Cống Giáo Việt Nam TGP Sydney sẽ tổ chức 2 ngày Thánh Mẫu tại Trung Tâm và anh cũng đề nghị các Giáo Đoàn nên làm kiệu Hoa cho Ngày Đại Hội Thánh Mẫu sắp tới được thêm khởi sắc và long trọng. Kế tiếp là phần anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Ban Tuyên úy và Ban Thường Vụ giải đáp thỏa đáng. Buổi tĩnh tâm và họp Đại Hội Đồng Mục Vụ TGP kết thúc thốt đẹp, mội người cùng ở lại ăn bữa cơm trưa thân mật và chia tay ra về trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô.
 
Lễ mừng Kim khánh, Ngân khánh và Vĩnh khấn Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang
Hồng Hương
09:00 23/08/2014
Sáng ngày 22-8-2014, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa, Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Giáo phận Nha Trang hân hoan mừng Lễ Vĩnh Khấn của 14 nữ tu lớp Quyên, Kim khánh khấn dòng của 2 nữ tu lớp Ngọc và Ngân khánh khấn dòng 5 nữ tu lớp Khánh. Thánh lễ trọng thể diễn ra tại Thánh đường Giáo xứ Bình Cang do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận Nha Trang, chủ sự.

Hình ảnh

Cùng đồng tế có sự hiện diện trân quý của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Nguyên Giám mục Nha Trang, Đức Giám Mục giáo phận Naha (Nhật Bản), Cha Tổng Đại diện, quý đức ông, quý cha đại diện Giám mục, quý cha trong và ngoài Giáo phận. Sự hiện diện của quý tu sĩ, quý phụ huynh, quý ân - thân nhân trong ngày vui như một khích lệ và nâng đỡ cho các nữ tu trên hành trình tận hiến.

Với nến sáng trên tay và một trái tim dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, các nữ tu tiến vào nguyện đường như những trinh nữ khôn ngoan hân hoan tiến vào tiệc cưới Nước Trời. Hôm nay đây, với các chị Vĩnh khấn, sau 6 năm sống giao ước thánh hiến, cảm nghiệm được đủ niềm hạnh phúc và những thách thức trong đời sống tu trì, các chị vẫn can đảm và quyết tâm tuyên khấn trọn đời sống tuân giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo và Vâng Phục. Một lần nữa, quý phụ huynh lại quy tụ về để cùng Hội dòng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Chúa đã ban cho ái nữ yêu quý của mình. Với các chị mừng 50 năm và 25 năm khấn dòng, thì hôm nay là ngày đại tạ ơn vì một hành trình dài được Chúa yêu thương và tận hiến phục vụ Giáo Hội.

Thánh lễ khấn trọn diễn ra gồm các phần: Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Nghi thức tuyên khấn trọn đời, Phụng vụ Thánh Thể và phần kết lễ.

Điều 53 trong Hiến pháp Dòng ghi rõ: “Tuyên khấn là một hành vi phụng tự, niêm ấn tình yêu thánh hiến của chúng ta, đứa chúng ta vào tương quan giao ước với Thiên Chúa, trong Đức Kitô.” Nghi thức tuyên khấn được khởi đầu bằng việc các ứng sinh tiến lên trước cung thánh dâng thỉnh nguyện lên Chị Tổng Phụ trách xin khấn trọn đời giữ 3 lời khuyên Phúc Âm theo hiến pháp của Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.

Tiếp đến là huấn từ của Đức Cha Giuse. Với giọng trìu mến của người cha, ngài chúc mừng các chị em với hồng ân được lãnh nhận hôm nay do tình thương của Thiên Chúa. Ngài nhắn nhủ các chị khi đã chọn Chúa làm đối tượng duy nhất của mình thì phải biết dứt khoát từ bỏ mọi điều không xứng hợp với bậc sống của mình để luôn giữ một trái tim tinh tuyền, vẹn sạch xứng đáng thuộc về Chúa theo gương Đức Mẹ Maria. Chị nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ phải có “trái tim bình an” và “trái tim vui tươi” vì đây là dấu chỉ của người thuộc về và sống cho Chúa Kitô. Đức Cha cũng cầu chúc cho các ứng sinh vĩnh khấn luôn tìm ra được niềm hạnh phúc đích thực trong suốt cuộc đời thánh hiến của mình.

Phần đọc lời Tuyên khấn của từng nữ tu được xem là phần trọng tâm của nghi lễ khấn hôm nay. Từng ứng sinh tiến lên mồi lửa từ nến Phục Sinh, đến quỳ đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách của Hội dòng đọc lời tuyên khấn trọn đời. Sau khi các ứng sinh tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đọc lời nguyện thánh hiến. Tiếp đến, đại diện cho Đức Kitô Lang Quân, Đức Cha trao nhẫn giao ước vào tay các tân vĩnh khấn. Chị Tổng Phụ trách tuyên bố sáp nhập các tân vĩnh khấn làm thành viên vĩnh viễn của Hội dòng. Nghi thức tuyên khấn kết thúc bằng việc trao hôn bình an của Chị Tổng thay mặt chị em trong dòng.

Tiếp sau đó, các chị lớp Khánh và lớp Ngọc tiến lên trước bàn thờ, lặp lại lời khấn dòng sau ½ thế kỉ và ¼ thế kỉ đã sống và thực thi lời mời gọi bước theo sát dấu chân Chúa Kitô trong linh đạo Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.

Sau phần hiệp lễ, Chị Tổng Phụ trách Imelda Thanh Bình, thay mặt Hội dòng dâng lời tri ân Quý Đức Cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ, quý phụ huynh và cộng đoàn. Đại diện phụ huynh của các chị khấn hôm nay đã cám ơn cách đặc biệt Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đã đón nhận và huấn luyện để các nữ tu là thân nhân của họ có được niềm vui mừng hôm nay.

Hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ là một hội dòng Giáo phận thuộc Giáo phận Nha Trang được Đức Cha Marcelô Piquet Lợi, Giám mục tiên khởi GP. Nha Trang, thành lập vào ngày 15-9-1958. Ngài đã chọn Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria làm Tước hiệu, Bổn mạng và Linh đạo của Hội dòng. Hội dòng hiện gồm 338 nữ tu phục vụ trong 59 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn và một số chị đang tu học - truyền giáo tại hải ngoại.
 
Thánh lễ mừng bổn mạng Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Canada
Dominic David Trần
09:56 23/08/2014
Thánh lễ mừng bổn mạng Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Canada

HAMILTON, Ontario, Canada: Sáng Chúa Nhật 17/8/2014 mây trời xanh ngát, sương mờ buổi sớm lan tỏa trên mặt hồ Ontario và thành phố Hamilton vẫn đang êm đềm trong giấc ngủ. Hamilton là trung tâm kỹ nghệ, khoa học, môi trường và kinh tế của cả Tỉnh Bang Ontario và Canada. Đây cũng là thành phố quê hương của cà phê Tim Hortons, Hockey Copps Colossium Arena, đại công ty luyện cán thép Canadian Dofasco và Tập đoàn USSC (United States Steel Corporation at Canada); Royal Botany Gardens (Vườn Thượng Uyển do giáo sư và sinh viên Viện Đại học Mac Master giúp sức chăm sóc).Trên mặt hồ Ontario tại Hamilton, những thương thuyền và xà lan chất đầy sản phẩm than thép, nông phẩm êm đềm qua lại. Những cánh chim hải âu chao lượn ríu rít trên hồ. Thật êm đềm và thanh bình biết bao!

Xem Hình

Thế nhưng ở Xa lộ 401- Hamilton chỗ exit vào Tim Hortons Way đến địa chỉ số 1393 Cannon Street East, Hamilton thì lại khác: người Canada và người Việt Nam tụ tập về đây: The Holy Family Parish- Our Lady of Viet Nam Parish.Vâng, hôm nay là ngày mừng Lễ bổn mạng của Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Hamilton, Ontario. Holy Family Parish là Giáo xứ tòng thổ (Territorial Parish) và Our Lady of Viet Nam Parish là Giáo Xứ tòng nhân (Personal Parish) của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam-Canada tại Giáo phận Hamilton và Các vùng lân cận.

Nếu trên trời mây xanh màu thiên thanh thì chung quanh Giáo Xứ này màu xanh lam, xanh lơ của quốc phục áo dài khăn đóng của các cháu thiếu nhi dâng hoa,khiêng kiệu nổi bật giữa đông đảo cộng đoàn.

Các hiệp sỹ Knight of Columbus council 1460 Hamilton trong lễ phục trang trọng hòa với Đội Trống dân tộc Việt Nam và các bà các cô trong áo dài Việt Nam đã thể hiện sự trân trọng bản sắc đa văn hóa của Canada tại Giáo phận Hamilton.

Vào đúng 10:30AM, Đức Cha Douglas Crosby, OMI, D.D, Giám Mục Chính Tòa, Đấng Bản quyền của Giáo Phận (the Ordinary of Catholic Hamilton Diocese) đã long trọng làm phép kiệu Đức Mẹ Việt Nam để khai mạc ngày Đại Lễ hôm nay.

Theo sau các cụ cao niên Kitchener trong quốc phục Việt Nam cung nghinh Thánh giá nến cao là Đội trống dân tộc, các em thiếu nhi tung hoa, hòa với tiếng trống vang lừng là lời ca nhịp nhàng của các Ca Đoàn Holy Family Parish tiếng Anh,

Ca Đoàn Thánh Linh của Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton và Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của Cộng Đoàn Truyền Giáo Việt Nam Kitchener. Đội hình cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Việt Nam và Đoàn đồng tế đã rước kiệu chung quanh khuôn viên Nhà Thờ.

Đúng 11:00 sáng, Đức Cha Douglas Crosby, OMI, D.D. Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Hamilton chủ tế Thánh Lễ đại trào kính mừng bổn mạng Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam với lời chào mừng bằng tiếng Việt Nam rất rõ ràng và nồng ấm; " Kính chào qúy anh chị em ".

Cùng đồng tế với Đức Giám Mục chủ tế là Đức Ông Murray J. Kroestch Chưởng Ấn Giáo phận Hamilton kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc của Hội Đồng Giám Mục Canada, Đức Ông Edward Sheridan, nguyên Cha Sở Our Lady of Lourdes Parish nơi có Cộng Đoàn Truyền giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Kitchener, các LM Peter Trần Văn Hạnh OMI, Quản Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Joseph Phạm Quốc Thông OP, Francis Xavier Trần Công Phán SDB, các Phó Tế Giuse Hoàng Thanh Phong và Joseph, Sơ Rose Trần Thị Hải,CSJB Dòng thánh Gioan Tẩy Giả Hamilton và các nữ tu sỹ khác.

Đông đảo bà con giáo dân Công Giáo của Giáo Xứ Holy Family Parish người bản xứ cùng hiệp thông với Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Cộng đoàn truyền giáo Các Thánh Tử Đạo Viêt Nam Kitchener, Guelph, Waterloo, và các cộng đoàn đến từ các vùng phụ cận Oakville, London, Cambridge. Phụng vụ Thánh Lễ là sự cộng tác tốt đẹp với phần dâng hoa của các em thiếu nhi, bài đọc 1 và Phụng vụ dâng nến của đại diện cộng đoàn Kitchener, bài đọc 2 tiếng Anh của đại diện Giáo Xứ Holy Family Parish, Lời nguyện giáo dân của Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, dâng của lễ của đại diện 3 cộng đoàn. Thừa lệnh của Đức Cha chủ tế, Phó Tế Giuse Hoàng Thanh Phong đã tuyên đọc Tin Mừng Phúc Âm theo Thánh Luca.

Trong bài thuyết giảng của ngài, Đức Cha chủ tế Douglas Crosby đại ý nhắc lại bài Thánh ca Tin Mừng Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria nhân ngày đến thăm người chị họ là bà Elizabeth (tiếng Việt quen gọi là bà thánh Isave), lời đáp Xin Vâng và lời tạ ơn Thiên Chúa đã đoái nhìn đến thân phận khiêm nhường, ban hồng ân và sức mạnh đến cho những người nghèo khó, đói khát. Cả hai bà Maria và Isave cảm nghiệm và biết rõ Thiên Chúa thực hiện thánh ý trong hai bà và qua hai bà như chúng ta đã thấy qua sự mặc khải Ngôi Lời nhập thể làm người và mầu nhiệm Phục Sinh của Con Thiên Chúa. Ngày hôm nay trong thanh bình và tự do kính thờ Thiên Chúa, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa thương xót cho Giáo Hội Công Giáo và anh chị em tín hữu ở Iraq và các vùng khác đang bị bách hại vì Đức Tin Công Giáo.

Đức Cha Douglas Crosby nhắc lại vào năm 1979, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Canada và bà Marion Bell Dewar, CM, cố Thị Trưởng thủ đô Ottawa trong Project 4000, tham gia bảo trợ 4000 thuyền nhân Việt Nam và Đông Dương đến Ottawa, Giáo phận Hamilton đã bảo lãnh ngay một gia đình thuyền nhân Việt Nam đến Hamilton. Tôi vẫn còn nhớ mãi tên của gia đình Việt Nam ấy.

Và anh chị em thân mến; bằng những việc làm hy sinh nhỏ bé với cố gắng lớn Thiên Chúa đã thương xót chúc phúc cho chúng ta; ngày nay chúng ta có cả một Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam và các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam chung quanh Hamilton. Vì tình thương cao cả của Thiên Chúa mà chúng ta lớn lên, trong đất nước tự do và thanh bình này, chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn Đức Mẹ Việt Nam, Đức Mẹ La Vang.

Anh chị em thân mến, xin hãy nhớ lại xem mình từ đâu đến, hãy tự hào về Đức Tin và là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Lạy Mẹ Maria La Vang xin phù trợ cho tất cả chúng con.

Ca đoàn tổng hợp Việt Nam hợp xướng "Lạy Mẹ yêu mến của con" rất nhịp nhàng và dạt dào tình cảm và Ca Đoàn Giáo Xứ Holy Family Parish hợp xướng thánh ca Take And Eat tiếng Anh và solo Ave Maria tiếng Latin của Schubert thật hay.

Kết lễ sau phần tặng hoa và ban phép lành của Đức Cha Crosby cả cộng đoàn cùng xuống basement để cùng tham dự tiệc mừng. Đức Cha Crosby chúc lành bữa tiệc và đi từng bàn tiệc bắt tay thăm hỏi hết mọi người tham dự với nụ cười nhân hậu và ấm áp khiến cho bà con rất cảm động như đang ở trong tiệc cưới.

Qúy anh Alfonso Phạm Hoàng Đạo, Chủ Tịch HĐGX Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Giuse Nguyễn Trọng, Chủ Tịch Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Kitchener cùng với các Ban Ngành Đoàn thể và thiện nguyện viên đã cộng tác chân tình trong đoàn kết. Các em thiếu nhi và các ca đoàn tổng hợp và Đội trống dân tộc đã phục vụ chương trình văn nghệ thật vui và hào hứng.

Đức Cha Crosby cùng cộng đoàn cùng thưởng thức bánh mì bò kho, chả giò, xôi gấc, gỏi tôm, heo quay bánh hỏi và các món ăn dân tộc truyền thống của Việt Nam thật vui vẻ và tận tình.

Đức Cha Crosby đã nhắn nhủ, vì tình thương mà chúng ta lớn lên. Kính chúc cộng đoàn Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton, Kitchener và các vùng phụ cân luôn luôn chân thành đoàn kết cộng tác đế cùng lớn lên trong ân sủng của Thiên Chúa và nhờ lời cầu bầu Đức Mẹ Việt Nam: Đức Mẹ La Vang.

Dominic David Trần
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Sách Tin Mừng được đặt trang trọng ở đâu?
Nguyễn Trọng Đa
09:33 23/08/2014
Giải đáp phụng vụ: Sách Tin Mừng được đặt trang trọng ở đâu?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, con muốn hỏi một câu liên quan đến việc sử dụng sách Tin mừng. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 117, nói: "Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ" (Bản dịch Việt ngữ của cha Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang). Liệu có thể trong một số trường hợp, người ta chuẩn bị sách Tin Mừng trên một giá đọc sách, từ đầu Thánh lễ, tại một số phần khác của nhà thờ - chẳng hạn một nhà thờ cạnh, cửa chính vào nhà thờ hoặc tại trung tâm của lòng chính nhà thờ - và rước sách Tin mừng từ nơi này đến giảng đài vào lúc tung hô câu Alleluia được không? – G. N., Napoli, Ý.


Đáp: Ngoài số 117 đã nêu ra trên đây, Sách Tin mừng được đề cập trong nhiều số khác của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nữa. Các số chính yếu là:

"44. Trong các cử chỉ cũng phải kể đến các hành động và đi rước, như việc vị tư tế cùng với phó tế và các thừa tác viên tiến tới bàn thờ, việc phó tế cầm sách Tin Mừng đi đến giảng đài trước khi công bố Tin Mừng…”

"60. Bài Tin Mừng là cao điểm của phụng vụ Lời Chúa. Chính phụng vụ dạy ta phải hết lòng tôn kính bài đọc Tin Mừng, vì phụng vụ đặc biệt đề cao bài Tin Mừng hơn các bài đọc khác, phần thì về phía thừa tác viên được cử ra đọc và dọn mình đọc nhờ phép lành hay lời cầu nguyện, phần thì, về phía giáo dân, họ tung hô để nhìn nhận và tuyên xưng Ðức Kitô đang hiện diện và nói với họ, và họ đứng để nghe Tin Mừng, phần thì do những dấu tỏ lòng trọng kính đối với sách Tin Mừng”.

"119. [...] Khi có rước lúc nhập lễ, phải chuẩn bị sách Tin Mừng… ”

"120. Khi giáo dân đã tập hợp, vị tư tế và các thừa tác viên mặc phẩm phục tiến tới bàn thờ theo thứ tự sau đây: […] Thầy đọc sách, [hoặc phó tế nếu có, GIRM, số 172] thầy này có thể mang sách Tin Mừng, chứ không phải sách Bài Ðọc, nâng cao lên một chút " [Xem thêm GIRM, các số 194-195].

"122. [...] Tập tục đáng ca ngợi là sách Tin Mừng được đặt trên bàn thờ”.

"133. Rồi, vị tư tế cầm lấy sách Tin Mừng, nâng lên một chút, nếu sách đó đặt trên bàn thờ, tiến đến giảng đài, có những thừa tác viên đi trước. Những người này có thể mang bình hương và nến, đứng hướng về giảng đài, tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với Tin Mừng Chúa Kitô”.

"173. Khi đến bàn thờ, nếu mang sách Tin Mừng, thầy phó tế không bái kính, bước lên bàn thờ. Thật là đặc biệt thích hợp khi thầy đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ, rồi cùng với vị tư tế hôn kính bàn thờ. Nếu không mang sách Tin Mừng, thầy cúi mình sâu chào bàn thờ cùng với vị tư tế, và cùng với ngài hôn kính bàn thờ”.

"175. [...] Rồi sau khi đã chào kính bàn thờ, thầy lấy sách Tin Mừng trên bàn thờ, nếu sách để trên đó, đoạn tay nâng sách lên một chút tiến tới giảng đài, cùng với các người cầm hương, cầm nến đi trước, nếu có. […] Khi thầy phó tế giúp Giám Mục, thầy đưa sách cho ngài hôn hay chính thầy vừa hôn sách vừa đọc thầm: "Nhờ những lời Tin Mừng vừa đọc". Trong các buổi cử hành long trọng, Giám Mục có thể ban phép lành cho dân chúng với sách Tin Mừng. Sau đó thầy đưa sách Tin Mừng về bàn phụ hay một nơi thích hợp và xứng đáng khác” (Tất cả các số đều thuộc bản dịch như trên).

Các số 273 và 277 của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về việc tôn kính đặc biệt sách Tin Mừng bằng cách hôn và xông hương sách Tin Mừng.

Từ các văn bản đó, thật rõ ràng rằng tình hình mà độc giả của chúng tôi nhắm tới không được tiên liệu trong các sách phụng vụ. Đúng là các qui định nói rằng việc đặt cuốn sách Tin Mừng trên bàn thờ là "đáng ca ngợi" hoặc là "đặc biệt thích hợp", vốn không phải là ngôn ngữ của luật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do các qui định không nêu ra địa điểm tùy chọn nào khác, thì không nơi nào khác ngoài chính giảng đài, để đặt sách Tin Mừng, và sự chọn lựa thay thế này bao hàm rằng không còn việc rước sách Tin Mừng nữa.

Thật vậy, đáng chú ý là việc rước duy nhất được nhắm tới là việc rước sách Tin Mừng từ bàn thờ đi. Không việc rước nào khác xem ra là thích hợp cả.

Có lẽ thật là đáng suy nghĩ về ý nghĩa của việc đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ.

Trong nghi lễ Latinh, bàn thờ là trung tâm chính và là điểm tập chú của việc cử hành hy lễ tạ ơn. Thực sự theo quy định trong Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 306, bàn thờ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt:

"306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế" (Bản dịch như trên).

Vì vậy, trong bối cảnh Thánh lễ, việc đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ là một dấu hiệu của sự tôn kính cao nhất. Ngay cả khi cuốn sách đã được đặt nơi khác, trên một giá đọc sách đặc biệt như độc giả của chúng tôi gợi ý, việc ấy sẽ thực sự làm giảm, hơn là tăng cường sự tôn kính phải có cho Sách thánh.

Việc rước Sách, từ một địa điểm tùy chọn khác đến giảng đài, một cách nào đó làm giảm và làm suy yếu tương quan thân mật giữa Tin Mừng và Hy tế tạ ơn, vốn được biểu tượng bằng cách đặt sách Tin Mừng trên bàn thờ, và mang sách từ bàn thờ đến giảng đài.

Vì vậy, tôi không tin rằng sự gợi ý của độc giả, về việc đặt sách Tin Mừng ở một nơi có thể nhìn thấy trước Thánh lễ, là có thể chấp nhận được về mặt phụng vụ.

Nói như thế, tôi thấy rằng nó không đi trái với các qui định là phải có một vị trí “thích hợp và xứng đáng" cho sách Tin Mừng, sau khi việc công bố Lời Chúa đã xong. Điều này có thể được thực hiện một cách tôn kính, nhưng không cần thêm sự trang trọng quá đáng nào.

Cuối cùng, trong một số nhà thờ, người ta thường thiết lập một nơi thường xuyên để tôn kính Lời Chúa, hoặc sách Tin Mừng hoặc toàn bộ cuốn Kinh Thánh. Mặc dù tập tục này có nguồn gốc từ Tin Lành, nó vẫn được chọn trong các nhà thờ Công Giáo, như là một phương cách cổ vũ việc đọc và suy niệm theo Sách thánh.

Thật vậy, người Công Giáo chọn điều tốt đẹp nhất của hai thế giới. Chúng ta đọc Sách thánh, rồi đi tới nhà tạm để trò chuyện với chính Tác giả Sách thách. (Zenit.org 20-8-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Thông báo: LM Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình đã từ trần tại Hố Nai
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:10 23/08/2014
HỐ NAI- Lúc 5 giờ chiều thứ Bảy 23.8.2014, Cha xứ, Cha phó, Thầy phó tế, quý Dì Mến Thánh Giá Xuân Lộc, quý chức ban hành giáo tân cựu, các đoàn hội và một số đông bà con giáo dân Bắc Hải đến kính viếng linh cữu Cha Cố Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình, Chánh xứ Hòa Hiệp, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, cũng như chia buồn với Cha nghĩa tử, quý gia đình huyết tộc, linh tông, cộng đoàn giáo xứ Hòa Hiệp. Tiếp đến, mọi người sốt sắng dâng lễ cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Gioan Baotixita.

Đôi dòng tiểu sử
Cha cố Gioan Bt. Nguyễn Văn Bình sinh ngày 07.8.1947 tại Hà Tĩnh
Chịu chức linh mục ngày 15.4.1975 tại Sài Gòn
1975 – 1976: Phó xứ Kim Bích
1976 – 1988: Chánh xứ Kim Bích
1988 – 2008: Chánh xứ Suối Nho
2008 – 2013: Chánh xứ Phú Sơn
2013 – 2014: Chánh xứ Hòa Hiệp
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 18g00 ngày 21 tháng 8 năm 2014 tại giáo xứ Hòa Hiệp.
Hưởng thọ 67 tuổi, 40 năm Linh mục.

Chương trình lễ an táng
Nghi thức Nhập Quan lúc 15g00 ngày 22.8.2014
Linh cữu Cha Cố được quàn tại Hội Trường Giáo Xứ Hòa Hiệp
Di quan lên Thánh Đường lúc 16g00 ngày Chúa Nhật 24.8.2014
Thánh lễ an táng do Đức Cha Giáo Phận Xuân Lộc chủ tế lúc 8g30 sáng thứ Hai ngày 25.8.2014 sau đó, an táng tại khuôn viên Thánh Đường Giáo Xứ Hòa Hiệp.
Kính xin quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu sĩ và mọi người tiếp tục thương cầu nguyện cho Cha Cố Gioan Baotixita sớm hưởng phúc thiên đàng.