Ngày 25-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Thánh giữa đời
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
00:17 25/08/2010
Lễ kính Thánh Mônica

Có bao nhiêu vị thánh mà cả mẹ lẫn con đều được tuyên phong là thánh ? Trong lịch sử Giáo hội, con số này rất ít, có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay…. Tuy nhiên, mẫu số chung nơi tất cả các vị thánh đó là các ngài đều có những người mẹ đạo hạnh thánh đức. Quả đúng như vậy. Mẹ hiền mới có con thảo. Mẹ lành mới có con thánh. Nhờ người mẹ thánh thiện Mônica hôm nay, mà Giáo hội có vị đại thánh Augustinô ngày mai. Thế nhưng thử hỏi Mônica đã nên thánh như thế nào ?

- Trước hết, Mônica đã nên thánh nhờ sự hiền hoà nhẫn nhục

Năm 22 tuổi, Monica vâng lời cha mẹ kết hôn với Patricius, một người ngoại đạo dòng dõi quý phái, nhưng tính tình ngang tàng độc ác, và tuổi tác lại gấp đôi Mônica! Với tính hiền lành và nhẫn nhục, Monica đã biến cuộc hôn nhân "khập khễnh" của mình thành êm đềm. Thánh nữ đã đối xử tốt đẹp với cả chồng lẫn mẹ chồng, khiến sau một thời gian ngài đã hoàn toàn chinh phục được chồng lẫn mẹ chồng và các em của chồng. Lý do khiến người chồng không mạnh tay với thánh nữ vì ngài đã giữ không bao giờ mạnh miệng với chồng. Và nhất là không bao giờ bà nóng giận hay mất kiên nhẫn với chồng và với đứa con hư hỏng là Augustinô, kể cả khi bị Augustinô. lừa dối và làm tổn thương.

- Thứ đến, Mônica đã nên thánh nhờ sự kiên tâm cầu nguyện

Không phải chỉ cầu nguyện một năm, hai măm mà cầu nguyện liên lỉ suốt một đời, cầu nguyện trong nước mắt, trong đau khổ. Khi thấy con mình mất đức tin, theo lạc giáo chống lại Thiên Chúa, chống lại Giáo hội, và ngày càng dấn sâu trên con đường tội lỗi, thì Mônica càng tha thiết cầu nguyện, càng cậy trông vào Chúa. Đêm đêm trước bàn thờ Chúa, ngài vẫn sốt sắng cầu nguyện cho chồng, cho con. Cầu nguyện kiên trì, cầu nguyện liên lỉ.

- Sau nữa, Mônica đã nên thánh nhờ sự âm thầm hy sinh

Không lúc nào không nghĩ đến con, lo lắng cho con, và tìm mọi cách để đưa con về đời sống tốt lành. Chính vì thế, bà đã không hề lùi bước trước bất kỳ một hy sinh nào, chỉ để mong con quay về với Chúa. Hy sinh trong kinh nguyện, trong hãm mình, trong chay tịnh; hy sinh trong đau khổ, trong nước mắt. Bà đã khóc nhiều, đến nỗi người ta nói rằng bà không còn nước mắt để khóc nữa. Thánh Amrôsiô đã an ủi bà: “Nước mắt bà sẽ không vô ích đâu, bà hãy cứ vững lòng trông cậy. Augustinô con bà sẽ trở lại”.

Chính tình yêu hải hà đối với chồng, đặc biệt đối với con, là Augustinô, đã khiến thánh Mônica trở nên hiền hoà nhẫn nhục, kiên tâm cầu nguyện, âm thầm hy sinh. Và phần thưởng Chúa ban cho thánh Mônica là gì ?

Phần thưởng Chúa ban cho thánh Mônica còn hơn cả những gì mà ngài cầu mong và ước nguyện. Chồng của Mônica đã trở lại cùng Chúa, đã chịu phép rửa và đã được chết trong ân nghĩa của Chúa. Còn đối với Augustinô, con mình, Mônica chỉ xin cho được ơn trở lại làm Kitô hữu, làm con cái Chúa. Thế nhưng, Chúa đã ban cho ngài nhiều hơn thế. Augustinô chẳng những trở thành một Kitô hữu chân chính, mà còn trở thành một linh mục. Không chỉ dừng lại ở đó, ngài còn trở thành một giám mục tài đức và hơn nữa còn là một trong bốn vị đại tiến sĩ lừng danh của Hội Thánh.

Tuy nhiên, phần thưởng mà Chúa ban cho thánh Mônica trên trời còn lớn lao và bội hậu gấp ngàn lần. Đúng như lời Thánh vịnh: “Gieo trong nước mắt, gặt trong vui cười”. Sau khi đã chinh phục được chồng, và đưa được người con về với Chúa, thánh nữ Monica đã hân hoan giã từ cõi đời khi mới có 56 tuổi đời: “Con ơi, phần mẹ, mẹ không còn thấy vui sướng vì bất cứ điều gì ở đời này nữa. Chỉ có một điều mẹ ao ước là được thấy con trở thành người công giáo trước khi mẹ lìa đời. Thiên Chúa cho mẹ được toại nguyện ”.

Xin Chúa ban cho các bà mẹ trên thế giới, cách riêng cho các bà mẹ trong giáo xứ luôn biết sống theo gương thánh nữ Mônica để nhờ đó gia đình được hạnh phúc và yên vui. Amen.

LỜI NGUYỆN CHUNG

Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một vị thánh gương mẫu tuyệt vời về sự kiên trì cầu nguyện và tận tụy hy sinh lo cho đời sống đức tin của gia đình và hạnh phúc của chồng con. Trong tâm tình tri ân và cảm tạ, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời nguyện xin:

1. Giáo Hội là Mẹ Thiêng Liêng của tất cả các Kitô hữu chúng ta. Chúng ta cùng cầu xin cho Giáo Hội được luôn hết lòng hăng say trong việc truyền thông sự sống và trao ban ơn cứu độ cho hết mọi người trên thế giới.

2. Chúng ta cùng cầu xin cho các bà mẹ đang gặp đau khổ trong đời sống gia đình và thử thách trong việc giáo dục con cái. Xin cho họ luôn biết nhìn lên thánh nữ Mônica, và biết biến đau khổ và nước mắt thành những lời kinh nguyện tha thiết nhất dâng lên Chúa, hầu được Người ban thêm sức mạnh và niềm cậy trông.

3. Trong ngày mừng lễ Bổn Mạng hôm nay, chúng ta đặc biệt cầu xin cho các Bà Mẹ Công Giáo trong giáo xứ chúng ta hằng biết noi gương bắt chước thánh nữ Mônica, dùng đời sống đạo hạnh làm phương thế hữu hiệu hầu thánh hóa gia đình và biến đổi chồng con mình nên những người hữu ích cho xã hội và Giáo Hội.

Chủ tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng, hôm nay chúng con hân hoan mừng kính thánh Mônica là vị thánh đã nêu gương đời sống thánh thiện cho các Bà Mẹ Công Giáo. Xin Chúa thương nhận lời thánh nữ cầu thay nguyện giúp mà cho tất cả các Bà Mẹ Công Giáo cũng biết ăn ở đạo hạnh, ngỏ hầu trở nên những người vợ hiền đức, những người mẹ mẫu mực trong gia đình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tranh luận về linh đạo giới trẻ
Vũ Văn An
01:19 25/08/2010
Trên “Blog” của hãng tin CathNews gần đây có cuộc tranh luận về linh đạo giới trẻ, hay chính xác hơn, về linh đạo Thế Hệ Y. Đây là thế hệ những người sinh khoảng từ giữa thập niên 1970 tới đầu thập niên 2000. Người ta còn gọi họ là Thế Hệ Thiên Niên Kỷ, Thế Hệ Tiếp Theo, hay Thế Hệ Liên Mạng. Khỏi nói, thế hệ này hiện là “mối lo” của các bậc phụ huynh nói riêng và của cả xã hội nói chung. Giáo Hội cũng cùng chung một mối lo ấy. Rất nhiều phong trào trong Giáo Hội đã được liên tiếp tổ chức làm môi trường sống đạo, thực hành đạo và cả truyền đạo cho giới trẻ. Nhất là dưới thời Đức Gioan Phaolô II, linh đạo giới trẻ đã được đặt lên hàng đầu, với sáng kiến lịch sử bắt đầu từ năm 1985: Ngày Giới Trẻ Thế Giới, được gợi hứng bởi Năm Tuổi Trẻ Quốc Tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức vào năm 1985.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới

Thực ra, ý niệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới có nguồn gốc trước đó nhiều, ít nhất cũng từ ngày vị linh mục trẻ Woityla, lúc còn là tuyên úy tại Krakow, Ba Lan, tụ họp bạn bè của mình thành nhóm Srodowisko để khai phá các động lực bản thân và ơn gọi của tuổi thiếu niên và đầu đời trưởng thành. Hạn từ Srodowisko là do chính cha Wojtyla sáng chế, được nhiều người cho là rất khó phiên dịch. Có người dịch là “môi trường” nhưng bản thân Đức Gioan Phaolô II thích dịch là “lãnh vực” (milieu) vì có nghĩa nhân bản hơn. Nó là sự kết hợp của một số tổ chức được cha Wojtyla thành lập cho giới trẻ và những người mới lập gia đình. Hai trong số những tổ chức đầu tiên này mang tên Rodzinka, hay “tiểu gia đình”, và Paczka, hay “gói” hoặc “lô”. Hình thức Srodowisko nghiêng về những cuộc thảo luận trí thức. Giới trẻ và các nhà trí thức được mời gọi tham dự những cuộc đi chơi xa. Nhiều người nhất trí rằng chính kinh nghiệm này đã lên khuôn các ý niệm và thừa tác vụ của Karol Wojtyla lúc còn là linh mục, rồi giám mục và sau cùng giáo hoàng.

Ngài đã diễn dịch thừa tác vụ ấy một cách công khai nhân dịp gặp gỡ giới trẻ vào ngày Lễ Lá năm 1985 tại Rôma qua tông thư “Gửi Giới Trẻ Thế Giới”, một tông thư pha trộn cả hoài niệm và bảo khuyên lẫn phương thức hiện tượng luận mà ngài nắm rất vững đối với bất cứ điều gì nhân bản. Người ta vẫn coi cuộc gặp gỡ giới trẻ năm 1985, qui tụ 300,000 người, là Ngày Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên. Kể từ ngày ấy cho tới năm 2008 là năm có Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Úc, gần 14 triệu bạn trẻ khắp thế giới đã tìm về gặp gỡ nhau gần một tuần lễ để ca hát, cầu nguyện, kết tình thân ái, củng cố và làm chứng cho đức tin Công Giáo. Nếu tính cả con số các bạn trẻ tham gia các ngày giới trẻ hàng năm tại các giáo phận khắp thế giới, và các bạn trẻ khắp thế giới “thông công” với các bạn trẻ đích thân tìm về gặp gỡ nhau nhân các Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thì con số kia hẳn phải lên rất cao. “Con đường dài nội ngoại tâm” này, như kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI, hẳn đã và đang đưa nhiều người trẻ tìm về với Giáo Hội và giúp họ lên đường truyền bá Tin Mừng, ít nhất cho Thế Hệ Y mà phần lớn họ thuộc về.

Tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố lớn có tầm quốc tế và do đó khá hao tốn nhân lực và vật lực, nếu không nhằm ích lợi về lâu về dài, các vị lãnh đạo Giáo Hội, cả trung ương lẫn địa phương, chắc chắn không bao giờ nghĩ tới. Thành quả của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 đã được nhiều người nhìn nhận. Tuy nhiên, trước Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid, có người lên tiếng cho rằng hình như Giáo Hội quá chú trọng tới giới trẻ mà quên mất các giới khác.

Quá phí phạm vào tuổi trẻ

Mark Johnson, hiện đang giảng dạy môn Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Sydney (1), chẳng hạn, ngày 6 tháng 4 vừa qua, có viết một bài tựa là “Chủ nghĩa Phúc Âm bị phí phạm vào giới trẻ” (Evangelism wasted on the young). Johnson bảo ông lo ngại trước hiện tượng người ta đang quá nhấn mạnh đến việc lôi cuốn ‘giới trẻ’ tới nhà thờ mà quên mất những người ‘có tuổi’ vốn siêng năng giữ việc thờ phượng. Ông tự hỏi có phải chúng ta đang bị lôi cuốn vào cái thứ triết lý sống của thị trường trong đó, chỉ có ‘tuổi trẻ’ mới lôi cuốn mà thôi, còn người ‘có tuổi’ thì cho ra bên lề, chỉ có ‘tuổi trẻ’ mới nói lên sinh khí của định chế, chứ người ‘có tuổi’ chỉ là dấu chỉ sự mục rữa của định chế. Phải chăng chúng ta đang bị rù quyến vào việc đi tìm cái thứ hấp dẫn của văn hóa đại chúng trong tất cả những nét hời hợt và tàn bạo của nó, như thể mình chỉ còn là những thiếu niên bị đầu độc đến tin rằng tìm sự nổi tiếng bằng bất cứ giá nào chính là lý do duy nhất cho cuộc hiện sinh của mình? Người ta lo lắng tự hỏi: không biết sứ điệp của mình có “sexy” (thu hút giới tính) đủ chưa?

Theo Johnson, những câu hỏi như thế cần được sáng suốt giải đáp. Ông bảo: song song với giới trẻ, các nhóm người khác, những người không mấy trẻ trung, những người 30, 40 hay 50 tuổi, cũng cần được phúc âm hóa bằng cùng một chiến thuật như đã được dùng trong việc khám phá ra nguồi suốn tươi trẻ của định chế.

Về Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Johnson hỏi: tại sao lại không có những biến cố tương tự như Ngày Người Có Tuổi Thế Giới? Ngày Người Trung Niên Thế Giới? Ngay cả Ngày Thế Giới Những Người Do Dự Không Muốn Nói Tuổi Thực Của Mình? Ông cho hay: ngoài nguy cơ triết lý sống thị trường nói trên, còn có hai lý do khiến người ta ít chú ý tới việc phúc âm hóa những người trên 30 tuổi, chứ đừng nói những người trên 60 tuổi. Lý do thứ nhất là sự phức tạp trong việc phúc âm hóa những người đã có tư tưởng chín muồi rồi. Điều này không có nghĩa: người lớn tuổi nhất thiết là người khôn ngoan, nhưng chỉ muốn nói rằng kinh nghiệm sống đã khiến họ có những cái nhìn chín muồi hơn. Nhiều vấn đề trước đây dễ dàng giải quyết hay dễ bỏ qua nay được xét lại, nhiều chủ trương cũ bây giờ thành không thoả đáng. Sự chín muồi không cần đến quảng cáo rùm beng hay hứng khởi nhất thời để giải quyết các bất ổn trong đời. Nếu chỉ cần đến quảng cáo rùm beng thì nguyên nền văn hóa chuộng nổi tiếng cũng đã quá đủ để thỏa mãn các nhu cầu vô bổ ấy rồi. Liệu sự toàn vẹn của Phúc Âm có còn đó không nếu bắt chước là đặc điểm trong các cố gắng phúc âm hóa của ta? Chín muồi đòi hỏi ý nghĩa, chứ không hẳn chỉ là những điều chắc nịch hai chiều ráp sẵn và những cái ôm hôn tập thể.

Ý nghĩa ấy đòi có sự mềm dẻo dễ uốn trong phương thức, đòi ta phải chân nhận rằng không thể có thứ một cỡ hay một kích thước mà lại vừa cho mọi người được. Johnson cho rằng cái khuôn mẫu một cỡ vừa cho mọi người ấy rất thích hợp với những khung cảnh hoành tráng như Ngày Giới Trẻ Thế Giới, trong đó ‘người hành hương’ mới được coi là xứng hợp, nghĩa là chỉ những ai xét ra rút được phúc lợi từ việc tham dự này mới được dành cho danh xưng chính thức là ‘người hành hương’. Những tham dự viên được chọn lựa ấy mới phù hợp với khuôn mẫu một cỡ vừa cho mọi người mà họ từng được huấn giáo. Nhưng thử hỏi, khuôn mẫu ấy áp dụng được cho bao nhiêu người trưởng thành? Bao nhiêu người trưởng thành sẵn sàng để mình được lùa (corralled) vào cái vòng khép kín ấy? Cái khuôn mẫu thiếu mềm dẻo ấy không thể đương đầu được với tính đa dạng của người trưởng thành. Dựa vào tính đồng dạng và hoành tráng là giải pháp dễ dãi. Người trưởng thành thật sự không dễ bảo một cách nhất dạng như vậy.

Lý do thứ hai khiến cho người trưởng thành với các đặc tính đa dạng và chín muồi của họ không phải là tập chú của việc phúc âm hóa là: há chúng ta không bị vứt bỏ, như người ta vứt bỏ đồ hàng để cứu con tầu sắp chìm, chỉ vì sự phức tạp, nhu cầu cần sắc thái, khả năng người trưởng thành không hài lòng với những câu trả lời giáo điều kiểu một cỡ vừa với mọi người đó sao? Há ‘tuổi trẻ’ không những là khuôn mặt lôi cuốn giới tính và sôi nổi của một Kitô Giáo có thể tiếp thị được và đã trở thành hàng hóa mà còn là phương thế để những điều xưa coi là chắc nịch nay có thể đóng gói lại cho bóng bẩy sáng loáng đó sao? Những lời xưa cũ được những người trẻ xinh tươi nói ra? Johnson bảo: nếu việc tập chú vào ‘tuổi trẻ’ hiện nay là triệu chứng của việc cả định chế bác bỏ những điều đã gầy dựng, coi chúng như lạc hướng, bất chính thống thì điều này cần phải được thách thức. Đơn giản, không những vì những người bị làm ngơ và vứt bỏ kia vẫn là thành viên của Dân Chúa giống hệt các khuôn mẫu sáng chói mới đang được đẩy lên sân khấu chính, mà còn vì chính ‘tuổi trẻ’ cũng không được nhìn trong sự phức tạp riêng của họ, trong cái giá trị và đa dạng nội tại có tính cá thể của họ. Họ chỉ là một phương tiện để cổ vũ quan điểm của một ai đó.

Johnson cho rằng các Phúc Âm cho ta một Chúa Giêsu luôn tích cực cam kết với từng người, với tính đa dạng của từng người. Phúc Âm Gioan công bố rằng: trong nhà Chúa Cha, có rất nhiều chỗ ở, chứ không phải chỉ có một nơi đóng kín. Mỗi người chúng ta, già hay trẻ, đều có giá trị riêng. Tính toàn vẹn của việc phúc âm hóa đòi phải nhìn nhận giá trị từng người và tìm cách nói về nó.

Phản bác

Nhận định trên đây của Johnson về Ngày Giới Trẻ Thế Giới rõ ràng có tính cường điệu, nếu không muốn nói là sai lầm. Một độc giả từ Warrnambool, thuộc tiểu bang Victoria cho biết: tuổi được khuyến cáo tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới là từ 15 tới 35, nhưng có những cụ già 80 tuổi, những em bé sơ sinh và người trung niên, cũng đã hăng hái tham dự. Mặt khác, Giáo Hội không tìm người trẻ để “thu hút giới tính”, nhưng vì họ là thành phần “sinh tử” của cộng đồng Kitô Giáo, giống bất cứ thành viên nào thuộc bất cứ lớp tuổi nào. Chính nghĩa của những người từ 30 tuổi trở lên dĩ nhiên không được lãng quên, nhưng lấy đó làm cớ để công kích diễn trình phúc âm hóa là điều không nên.

John Lim ở Canberra thì cho rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố có tính hoàn cầu tương tự như Giải Túc Cầu Thế Giới và Thế Vận Hội. Tuy không tham dự, nhưng ông ý thức rõ về nó. Tuy không về Sydney để chào đón Đức Giáo Hoàng, nhưng, giống như mọi người ‘có tuổi’ khác trong giáo xứ, ông vui hưởng các biến cố chuẩn bị cho ngày đó. Cảm nghiệm được ‘tái phúc âm hóa’ của ông đã đến nhờ cái năng lực trẻ trung và đức tin nồng ấm được hàng trăm nghìn khách hành hương phát biểu khi được chào đón tại cộng đoàn giáo xứ. Theo ông, vứt bỏ cái não trạng “còn tôi thì sao?” phải là bước đầu tiên hướng tới diễn trình phúc âm hóa. Thay vào đó, hãy hân hoan với những người mừng vui trong Chúa và chúc phúc cho hạnh phúc của họ cũng như biết ơn vì những phúc lành nhận được! Ông Lim cũng cho rằng vẫn có những sinh hoạt dành sẵn cho những người ‘có tư tưởng chín muồi’ như các buổi cấm phòng có hướng dẫn, phong trào Cursillo, Gặp Gỡ Hôn Nhân (Marriage Encounter) và nhiều phong trào khác. Không hoành tráng như Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nhưng cũng hữu hiệu và phong phú không kém.

Một người từ Melbourne, ký tên Mikayla, cho rằng Johnson tố cáo tuổi trẻ thiếu sắc thái trí thức vì họ thiếu kinh nghiệm của người lớn tuổi. Đã đành kinh nghiệm là thầy dạy vĩ đại, nhưng điều ấy không nhất thiết có nghĩa là tuổi trẻ nông cạn, hời hợt, thiếu cái sâu sắc trí thức. Theo Mikayla, Giáo Hội đúng khi tăng cường năng lực vào việc phúc âm hóa tuổi trẻ, vì những người này thường là những người hay bị lãng quên nhất bởi chính những người đáng lý ra phải là các các nhà lãnh đạo thiêng liêng của họ, ông muốn nói tới các bậc cha mẹ. Khá nhiều người Công Giáo có tuổi đã xa rời việc sống đạo hay hướng dẫn đức tin cho con cái mình. Kết quả là hiện nay một tỷ số khá cao các thiếu niên không coi mình thuộc bất cứ tôn giáo nào, mà chỉ là những người đi tìm chân lý và một điều gì đó để tin. Đó quả là một lãnh vực hàng đầu để ta tập chú việc phúc âm hóa vào, nhất nữa vì tuổi trẻ thường còn là nạn nhân của ảnh hưởng tai hại do chủ nghĩa thế tục hiện đại tạo ra. Những người lớn lạc xa Giáo Hội không hẳn bị lãng quên. Các chiến dịch như “ Đem Người Công Giáo Trở Về ” (Catholics Come Home) là để dành cho họ, đây là một phong trào lớn trên truyền thông Mỹ (2) và cả Úc nữa.

Mikayla nhận xét thêm: điều kỳ cục là Johnson cho rằng người trẻ bị sử dụng để lôi cuốn tính đáng tin (cred), nhưng lại cho hay: họ thường là nạn nhân của những câu trả lời giáo điều ngây thơ. Vậy họ là những nhà cực cấp tiến hay cực bảo thủ đây? Đàng khác, sau khi dành nhiều thì giờ chỉ trích giới trẻ, Johnson quay qua chỉ trích Giáo Hội định chế, đã thất bại không nhận thức được tính đa dạng và tính cá thể của tuổi trẻ.

Mikayla cho hay đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới và nhóm của ông (bà?) gồm bất cứ ai muốn tham dự, bất kể là người năng dự Thánh Lễ, người không tham dự Thánh Lễ hay người ngoài Công Giáo. Trong nhóm, có học sinh trung học, sinh viên đại học, sinh viên chuẩn bị tiến sĩ, một giáo sư tiến sĩ, một số công nhân, một tu sĩ Phansinh khổ tu, và một linh mục Dòng Đa Minh. Mỗi người tự chọn các buổi nói chuyện, cũng như các buổi cầu nguyện mình ưa thích. Có người tham dự các buổi Thần Học Thân Xác của Đức Gioan Phaolô II. Có người tham dự các buổi nói chuyện về đặc sủng của Viện Siena. Có người im lặng cảm nghiệm việc tôn thờ Thánh Thể. Không hề có chuyện “một cỡ vừa cho hết mọi người”, mà là phản ảnh lịch sử và sự đa dạng phong phú của Giáo Hội, trong đó có cả nghi lễ Đông Phương. Xem ra, Johnson không hề tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, nên không thấy thực tại của ngày đó. Thành thực mà nói, các vị giám mục, linh mục và nữ tu, mà Mikayla từng gặp, luôn thừa nhận, công bố và bênh vực giá trị và phẩm giá nội tại của ông (bà?). Các vị hết sức kính trọng việc tìm kiếm chân lý của Mikayla, không bao giờ “ban phát” những câu trả lời hai chiều có sẵn và những cái ôm hôn tập thể, trái lại cung cấp cho Mikayla đủ các nguồn bác học và lịch sử khác nhau, nếu cần để nghiên cứu thêm.

Một độc giả khác từ Budgevoi, Tiểu Bang New South Wales, thì nhắc Johnson nhớ lại lịch sử… Trước Thế Chiến II, một trong những tên độc tài tồi tệ nhất từng đưa ra nguyên tắc này: “Ai nắm được tuổi trẻ là nắm được tương lai”. Hắn đã theo đuổi một cách thành công nguyên tắc này với kết quả thảm khốc cho nhân loại: Thế Chiến II. Giáo Hội Công Giáo, nhờ áp dụng nguyên tắc trên tại Âu Châu, nên đang sinh động trở lại tại đó.

Charles Rodrigues, ở Hadfield, Melbourne, thuật lại kinh nghiệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008: các nhóm người trẻ được mời và ngụ tại các nhà trong giáo xứ của chúng tôi trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Úc quả là một làn gió mát mẻ. Họ đến từ Spain, Barbados, Germany và Dubai. Quyền lực Chúa Thánh Thần thấy rất rõ trong cách phát biểu niềm tin của họ ra bên ngoài nhất là trong cách họ cầu nguyện, thông đạt với nhau và tỏ tình yêu cho nhau.

(Còn một kỳ)

(1) Xem VietcatholicNews 18/08/2010, Cuộc Bầu Cử Liên Bang Úc dưới cái nhìn thần học

(2) Xem VietCatholicNews 15/06/2010, Chiến dịch đem Người Công Giáo Trở Về
 
Đối với Đức Thánh Cha: Đức Ái phải là dấu hiệu đặc thù của Kitô hữu
Bùi Hữu Thư
10:52 25/08/2010
Rôma, Thứ Tư 25 tháng 8, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Các Kitô hữu được mời gọi để “yêu thương tất cả mọi người bằng tình yêu Chúa yêu thương chúng ta, do đó biểu hiệu được rằng đức ái phải là dấu hiệu đặc thù của đời sống họ.” Đây là điều Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc nhớ cho các tín hữu Á Căn Đình trong một điện văn được gửi đi nhân dịp kỷ niệm năm thứ 41 chiến dịch quyên góp toàn quốc Más por menos (Những ai có nhiều, cho những kẻ có ít.)

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, đã nhân danh Đức Thánh Cha Benedict XVI, gửi điện văn này cho Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adriano Bernardini. Báo L'Osservatore Romano cho hay điện văn được gửi cho toàn thể dân chúng, Đức Thánh Cha kêu gọi lòng hảo tâm của họ và nhắc rằng nỗ lực này là “một công trình đáng ngợi khen vì tìm cách giúp đỡ những kẻ thiếu may mắn và kêu gọi tình liên đới.”

Trong khi công nhận rằng thời điểm hiện tại “không thiếu những khó khăn”, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu “hàng ngày trau dồi việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện liên lỷ, tham dự thường xuyên vào các phép bí tích, và gia tăng tình hiệp nhất huynh đệ như của nuôi của một Đức Ái ngày càng mật thiết hơn, hầu có thể tạo dựng một sức sống mới cho những giá trị hoàn vũ của đời sống công cộng.”

Đức Thánh Cha cuối cùng đã dâng chiến dịch này lên Đức Mẹ Luján, là thánh bổn mạng người Á Căn Đình, xin Mẹ che chở cho “tất cả những ai tham gia vào chiến dịch này bằng những đáp ứng cụ thể và hữu hiệu” và Đức Thánh Cha cũng ban phép lành Tòa Thánh cho họ.

Theo báo L'Osservatore Romano, chiến dịch quyên góp Más por menos được một Ủy Ban Giám Mục tổ chức để trợ giúp các vùng nghèo khó nhất tại Á Căn Đình. Năm nay có chủ đề “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một lịch sử không từ bỏ một ai” và sẽ được thực hiện trong hai ngày 11 và 12 tháng 9 tại tất cả các giáo xứ trên quốc gia này.

Tiền quyên góp được sẽ được phân phối cho 25 giáo xứ Á Căn Đình nghèo khó nhất. Ưu tiên dành cho lãnh vực thiếu nhi, đặc biệt cho việc xây cất các chung cư và phạn xá, và giúp đỡ cho việc phát triển các tiểu doanh nghiệp đem lại nhiều công ăn việc làm cho giới trẻ.

Đối với Đức Giám Mục Ricardo Oscar Faifer thành Goya, thành viên của Uỷ Ban Giám Mục trợ giúp các miền nghèo khó nhất, kết quả của các lần quyên góp trước đây “chứng tỏ rằng thảm trạng của sự nghèo khó đã đánh động trái tim và chạm đến hầu bao của các tin hữu.” Ngài đã nói là năm ngoái chiến dịch đã ghi nhận một sự gia tăng gần 35% các quà tặng, với tổng số lên tới 1 triệu 700 ngàn Euros được phân phối cho 25 giáo xứ đang gặp khó khăn.
 
Đừng sợ hãi Chân Lý và đừng bao giờ ngưng kiếm tìm sự thật
Linh Tiến Khải
13:05 25/08/2010
"Đừng sợ hãi Chân Lý và đừng bao giờ gián đoạn con đường dẫn tới Chân Lý, cũng như đừng bao giờ ngưng kiếm tìm sự thật sâu thẳm về chính mình và về sự vật với con mắt nội tại của con tim".

Đó là lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi 2.000 tín hữu hiện diện tại buổi tiếp kiến chung trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thứ tư 25-8-2010. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, trong cuộc sống của mỗi người chúng ta có rất nhiều người thân mà chúng ta cảm thấy đặc biệt gần gũi. Một số người đã ở trong vòng tay của Thiên Chúa, những người khác còn chia sẻ với chúng ta con đường cuộc sống: đó là cha mẹ, bà con thân thuộc và các người giáo dục chúng ta, những người chúng ta đã làm điều tốt lành cho họ và đã nhận được từ họ điều tốt lành, và chúng ta biết có thể tin cậy nơi họ. Tuy nhiên, cũng cần có các bạn đồng hành trên con đường cuộc sống kitô nữa: tôi nghĩ tới Cha linh hướng, Cha giải tội, những người mà chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm đức tin. Tôi cũng nghĩ tới Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh. Mỗi người phải có một vài vị Thánh nào đó để cảm thấy gần gũi trong lời cầu nguyện và sự bầu cử, nhưng cũng để noi gương bắt chước. Vì thế tôi muốn mời gọi anh chị em hiểu biết các Thánh nhiều hơn, hiểu biết vị Thánh bổn mạng của anh chị em và đọc cuộc đời cũng như các bút tích của các vị. Hãy tin chắc rằng các vị sẽ trở thành các người dẫn đường tốt giúp chúng ta yêu mến Chúa nhiều hơn, và trợ giúp chúng ta lớn lên hữu hiệu trong cuôc sống nhân bản và kitô.

Tiếp đến Đức Thánh Cha cho biết ngài cũng gắn bó với vài vị Thánh, trong đó có thánh Giuse và thánh Biển Đức mà ngài mang tên, và nhiều Thánh khác trong đó có thánh Agostino, mà ngài đã hiểu biết rõ ràng hơn qua việc học hỏi nghiên cứu và cầu nguyện. Và thánh Agostino đã trở thành một ”người bạn đường” tốt trong cuộc sống và sứ vụ của ngài. Do đó, một lần nữa, Đức Thánh Cha muốn nêu bật một khía cạnh quan trọng của kinh nghiệm nhân bản và kitô trong cuộc đời thánh nhân. Nó cũng vẫn thời sự trong thời đại ngày nay, trong đó chủ thuyết duy tương đối một cách mâu thuẫn xem ra là ”chân lý” phải hướng dẫn tư tưởng, các lựa chọn và cung cách hành xử của con người. Đề cập đến thánh Agostino Đức Thánh Cha nói:

Thánh Agostino là một người đã không bao giờ sống hời hợt: nỗi khát khao, sự lo lắng thường xuyên kiếm tìm Chân Lý là một trong các đặc tính nền tảng trong cuộc sống của người. Nhưng thánh nhân không tìm kiếm các chân lý giả, không có khả năng trao ban bình an lâu bền cho tâm hồn, mà là Chân Lý trao ban ý nghĩa cho cuộc sống và là nơi ở trong đó con tim tìm thấy sự thanh thản và niềm vui. Chúng ta biết là con đường đời của thánh nhân đã không phải là con đường dễ dàng. Người nghĩ đã găp gỡ được Chân Lý trong uy tín, trong danh vọng, trong việc chiếm hữu sự vật, trong các tiếng nói hứa hẹn hạnh phúc tức khắc. Người đã phạm các sai lầm, đã trải qua các buồn phiền, đã đối diện với các thất bại, nhưng thánh nhân đã không bao giờ dừng lại, đã không bao giờ hài lòng với điều chỉ trao ban cho người một chút ánh sáng. Thánh nhân đã biết nhìn vào tận sâu thẳm trong chính mình và nhận ra như người đã viết trong cuốn Xưng Thú, rằng Chân Lý,

Thiên Chúa mà người kiếm tìm với tất cả sức lực, gần gũi và thân thiết với người hơn chính người. Thiên Chúa luôn luôn ở bên cạnh, đã không bao giờ bỏ rơi thánh nhân, và đã chờ đợi để vĩnh viễn bước vào trong cuộc sống của thánh nhân (x. III,6,11; X,37,38).

Như tôi đã nói khi bình luận cuốn phim mới đây về cuộc đời của người, trong cuộc tìm kiếm khắc khoải đó thánh Agostino đã hiểu rằng không phải mình tìm ra Chân Lý, nhưng chính Chân Lý là Thiên Chúa đã chạy tới và đã tìm ra thánh nhân (x. Osservatore Romano 4-9-2009, tr. 8). Khi bình luận về một đoạn trong chương III của cuốn Xưng Thú, Romano Guardini khẳng định rằng thánh Agostino đã hiểu rằng Thiên Chúa là ”vinh quang khiến cho chúng ta phải qùy gối xuống, là thức uống thỏa mãn cơn khát của chúng ta, là kho tàng khiến cho chúng ta được hạnh phúc... và thánh nhân đã có được sự chắc chắn bình an của người sau cùng đã hiểu biết, nhưng cũng có được cái phúc tình yêu của người biết: Điều này là tất cả và đủ cho tôi rồi” (Pensieri religiosi, Brescia 2001, tr.177).

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: trong cuốn Xưng Thú chương X thánh Agostino kể lại cuộc đàm thoại của người với thân mẫu là thánh nữ Monica, mà chúng ta sẽ kính nhớ vào thứ sáu tới này. Đó là một cảnh rất đẹp: thánh nhân và mẹ người đang ở Ostia, trong một khách sạn; và từ cửa sổ hai người trông thấy trời và biển và vượt cao hơn chúng để trong một chốc lát đụng tới Thiên Chúa trong cái thinh lặng của các tạo vật. Và ở đây xuất hiện một tư tưởng nền tảng trên con đường hướng về Chân Lý: các thụ tạo phải im tiếng, nếu sự im lặng bước vào, trong đó Thiên Chúa có thể lên tiếng nói với con người. Đây cũng luôn là điều đúng, cả trong thời đại của chúng ta ngày nay nữa: nhiều khi chúng ta sợ hãi sự thinh lặng, sợ hãi việc cầm trí, sợ hãi suy nghĩ về các hành động của chúng ta, về ý nghĩa cuộc sống của chính mình, thường khi chúng ta chỉ thích sống, bởi vì giây phút trốn chạy đó xem ra dễ dàng hơn, và chúng ta có ảo tưởng rằng nó đem lại hạnh phúc lâu dài. Chúng ta thích sống hời hợt, không suy tư; chúng ta sợ tìm kiếm Chân Lý hay có lẽ người ta sợ rằng Chân Lý tìm thấy chúng ta, nắm bắt chúng ta và thay đổi cuộc sống chúng ta, như đã xảy ra cho thánh Agostino. Và Đức Thánh Cha mời gọi mọi người như sau:

Anh chi em thân mến, tôi muốn nói với tất cả mọi người, cả với người đang gặp khó khăn trên con đường đức tin, với người ít tham dự vào cuộc sống của Giáo Hội hay với người sống ”như thể là Thiên Chúa không hiện hữu”, tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng đừng sợ hãi Chân Lý, đừng bao giờ gián đoạn con đường hướng về Chân Lý, đừng bao giờ ngưng kiếm tìm sự thật sâu thẳm trong chính mình và về sự vật với con mắt nội tại của con tim. Thiên Chúa sẽ ban Ánh Sáng giúp trông thấy và sẽ ban Hơi Ấm giúp con tim cảm thấy rằng Ngài yêu thương chúng ta và muốn được yêu thương. Xin sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, của thánh Agostino và thánh nữ Monica đồng hành với chúng ta trên con đường tìm kiếm này.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Slovac, Croat và Ý. Ngài đặc biệt chào nhóm các đại chủng sinh ý đến từ nhiều miền khác nhau, cũng như các tín hữu nhiều giáo xứ được các cha xứ tháp tùng hành hương Roma và tham dự buổi tiếp kiến chung. Đức Thánh Cha cầu chúc cuộc gặp g]ơ này củng cố lòng trung thánh của họ đối với Chúa Kitô và chứng tá kitô. Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vơ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắn nhủ họ hãy tìm thấy nơi Chúa Kitô lý do hy vọng. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Top Stories
Vietnam: Quelque 40 paroissiens de Côn Dâu ont fui le Vietnam pour demander asile en Thaïlande.
Eglises d'Asie
08:33 25/08/2010
Des reporters de Radio Free Asia viennent de prendre contact à Bangkok avec un groupe de catholiques vietnamiens venant de la paroisse de Côn Dâu dans le diocèse de Da Nang (1). Au nombre de quarante environ, ils n’ont pu supporter davantage le climat de terreur qui s’est installé dans le village après les événements du 4 mai dernier. Ce jour là, des agents de la sécurité avaient, avec une grande violence, interdit l’accès du cimetière à un convoi funéraire et s’étaient emparés du cercueil contenant le corps d’une habitante du village, Maria Tan. Un grand nombre de participants du cortège avaient été blessés. De nombreux autres avaient été arrêtés dont huit sont encore internés. Plusieurs des accompagnateurs du convoi funéraire avaient été soumis par la police à des interrogatoires accompagnés de mauvais traitements. Selon les informations recueillies par les journalistes, le groupe a quitté clandestinement la paroisse durant le mois de mai pour se réfugier en Thaïlande.

Parmi ces demandeurs d’asile, on trouve des hommes, des femmes ainsi que des enfants. La personne la plus âgée a 70 ans et l’enfant le plus jeune est en âge de fréquenter l’école maternelle. Certains sont venus accompagnés de membres de leur famille, d’autres seuls. Par crainte de la police, les réfugiés de Côn Dâu vivent pour l’instant quasi clandestinement, dans des chambres louées. À cause de leur manque de moyens et de leur ignorance de la langue, leur existence est aujourd’hui très précaire. Tous cherchent à rencontrer des représentants du Haut Commissariat des Nations Unies aux Réfugiés (UNHCR) afin de solliciter le droit d’asile et essaient également d’attirer l’attention de diverses associations humanitaires internationales sur leur cas particulier. Les réfugiés, qui n’ont pas révélé leur identité pour ne pas nuire à leurs parents encore sur place, ont déclaré aux journalistes que leur seul objectif était de trouver un pays qui leur accorde la résidence et leur permettent d’exercer leurs droits à la liberté, plus particulièrement religieuse.

Depuis l’année dernière, la paroisse de Côn Dau, ses habitations, ses terrains cultivés – une centaine d’hectares au total -, font partie d’un territoire sur lequel la municipalité de Da Nang a décidé de créer une vaste zone de constructions nouvelles financées par des investissements étrangers. Malgré les pressions exercées sur elle depuis janvier dernier, la majorité de la population de la paroisse s’est refusée à quitter ce lieu conquis sur la nature par ses ancêtres.

La situation s’était notablement aggravée le 4 mars dernier, après la charge de police contre le convoi funéraire de Maria Tan. Le climat n’avait cessé ensuite de se détériorer. Le 3 juillet dernier, en début d’après-midi, un des membres du service d’organisation des funérailles du 4 mars, Nguyên Thanh Nam, avait perdu la vie à la suite d’un matraquage infligé par un milicien, alors qu’il tentait de s’échapper. Dans les jours qui avaient précédé, il avait été plusieurs fois interrogé et tabassé par la police (2). Après sa mort, la pression policière s’était faite encore plus forte et la population avait été empêchée de participer aux funérailles qui avaient eu lieu dans la plus grande discrétion.

(1) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/con-dau-defectors-speak-out%20-08232010073312.html
(2) Sur l’affaire de la paroisse de Côn Dâu, voir EDA 523, 525, 527, 528, 529, 530, 533

(Source: Eglises d'Asie, 25 août 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày làm việc thứ hai của Đại Hội Caritas Hà Nội
Gioan Đình Sơn
07:57 25/08/2010
Mặc dù thời tiết mưa nhiều khiến việc đi lại không hề dễ dàng, song với tinh thần Caritas mà tất cả các tham dự viên đại hội Caritas lần này vẫn hăng say làm việc và đúng giờ.

Sau khi thức dạy, ăn sáng và làm công tác vệ sinh là mọi người chuẩn bị cho giờ họp đầu tiên trong ngày. Đúng 7 giờ ngày 25 tháng 8, ngày làm việc thứ hai của đại hội Caritas Hà Nội bắt đầu với phần thuyết trình của cha Phaolô Nguyễn Văn Châu và các nhóm ve chai.

Trong phần này, ba nhóm ve chai: Nam Định, Phú Ốc và Hàm Long lần lượt trình bày về lịch sử hình thành của nhóm. Ngoài ra, các anh chị cũng chia sẻ công việc trong thời gian qua, lượm các đồ phế thải ở mọi nơi để xây dựng quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh nhân trong các bệnh viện phong và giúp đỡ những người khuyết tật…

Nếu ai dự đại hội Caritas lần này chắc hẳn khó quên một giọng hát ngọt ngào và mềm mại của một bạn nữ đến từ giáo xứ Hàm Long. Song Nga là người khiếm thị và cũng là người theo đạo Công giáo duy nhất trong gia đình. Chị tâm sự: Từ khi biết đến đạo Công giáo là lòng chị luôn ao ước được tìm hiểu và học hỏi. Chị đã xin phép mẹ cho chị đi học giáo lý và chị đã trở thành một tín hữu. Chị cảm thấy cảm phục tinh thần phục vụ quên mình của những người Công giáo, đặc biệt là các anh chị trong những nhóm công tác từ thiện, chị Nga nói.

Sau ít phút nghỉ giải lao, công việc của đại hội tiếp tục với phần giới thiệu cha đặc trách ve chai Caritas Hà Nội- cha Phaolô Nguyễn Văn Đoàn của cha giám đốc Caritas Hà Nội- Bruno Phạm Bá Quế.

Kế đến là bài thuyết trình của cha Gioan. B Phan Ngọc Pháp- cha đặc trách BAXH hạt Thanh Oai. Đến với đại hội lần này, cha trình bày về việc thành lập Caritas giáo xứ và cơ cấu tổ chức cũng như đường hướng hoạt động của những nhóm này.

Phần đặc biệt của đại hội Caritas lần này là chương trình thảo luận nhóm. Tất cả các tham dự viên được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm đều có các cha, các sơ điều hành và chia sẻ. Những phút được ngồi với nhau, được giới thiệu về nhau và được chia sẻ với nhau như thế này chắc hẳn sẽ để lại trong lòng mỗi người những kỉ niệm đẹp về nhau và kỉ niệm về đại hội…

Cuối cùng, cha Bruno Phạm Bá Quế- Giám đốc Caritas Hà Nội đúc kết toàn bộ quá trình đại hội. Trong diễn văn bế mạc, cha có lời cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Phêrô, quý Đức Cha và toàn thể mọi người đã góp công để đại hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất được diễn ra tốt đẹp.
 
Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Caritas Hà Nội lần thứ nhất
Gioan Đình Sơn
08:09 25/08/2010
Đỉnh cao ngày bế mạc đại hội Caritas là Thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Phó chủ tịch UBBAXH- Caritas Việt Nam Chủ tế. Cùng đồng tế Thánh lễ có cha Giám đốc Caritas VN- Ant Nguyễn Ngọc Sơn, cha Giám đốc Caritas HN- Bruno Phạm Bá Quế, quý cha và toàn thể tham dự viên đại hội.

Trước Thánh lễ, Đức Cha Chủ tế nói: sau hai ngày làm việc của đại hội Caritas, chúng ta đã được trao đổi và học hỏi với nhau rất nhiều; về tôn chỉ, mục đích hoạt động của Caritas. Nếu chúng ta hiểu rõ động cơ và mục đích của công việc thì thành công đến với chúng ta dễ dàng hơn. Ngài nhắc lại lời khuyên của Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã nói trong buổi khai mạc: Công việc bác ái chúng ta làm dưới ánh sáng của Chúa Kitô, làm với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô…

Đến phần giảng lễ, Đức Cha Giuse nói đến việc Chúa Giêsu lên án những công việc đạo đức giả hình của những kinh sư và người Pharisêu (Mt 23, 27- 32). Ngài nhấn mạnh đến việc giả hình và gian dối, đó là điều mà chính Chúa Giêsu cần chúng ta loại bỏ. Chúng ta là những người làm công việc bác ái, từ thiện- Caritas vậy chúng ta hãy nghe lời Chúa nói với chúng ta ngày hôm nay mà nhìn lại những lời nói, việc làm của chúng ta xem có giả dối không. Chúng ta phải cẩn thận vì sự giả dối có thể núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kế đến, ngài nhấn mạnh đến Lời Chúa nhắc chúng ta đừng xét đoán người khác, chúng ta làm sao có thể xét đoán người khác khi chỉ nhìn thấy bề ngoài của họ!

Đức Cha Giuse tiếp, qua hai ngày làm việc mệt miệt của anh chị em, tôi thấy một hình ảnh truyền giáo sống động nơi mỗi người. Chúng ta là con cái Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là tình yêu thì không lẽ nào chúng ta lại không sống yêu thương được. Vậy ước mong chúng ta luôn sống trong tình yêu chân thật với Chúa và tha nhân, để những công việc bác ái của anh chị em được đẹp lòng Chúa và mọi người. Hãy yêu như Chúa đã yêu và yêu người như thể yêu Chúa, Đức Cha Giuse nói.

Thật là ý nghĩa khi Lời Chúa trong Thánh lễ bế giảng đại hội Caritas lại là hình ảnh những kinh sư và người Pharisêu giả hình. Phải chăng đây là một thách đố cho mọi hoạt động từ thiện, bác ái của Caritas nói chung và Caritas HN nói riêng.

Nguyện chúc Caritas Hà Nội thăng tiến về mọi mặt và tinh thần Caritas tại các giáo xứ được đâm chồi nảy lộc như lời của cha Giám đốc Caritas HN đã nói trong diễn văn bế mạc.
 
Nếp sống người Công giáo: Sự giao thoa giữa đức tin và văn hoá dân tộc
Phạm Huy Thông
08:56 25/08/2010
Chúng tôi muốn dùng khái niệm “Nếp sống người Công giáo” (La Catholicité vie), chứ không muốn dùng khái niệm “Lối sống” (Style of living) vì “ nếp sống” mang tính ổn định, ít biến đổi hơn. Có thể khẳng định ngay rằng, nếp sống của người Công giáo Việt Nam được hình thành là sự giao thoa giữa đức tin tôn giáo và văn hoá dân tộc. Nếp sống đó được thể hiện trên cả ba cấp độ: cá nhân, gia đình và cộng đoàn người Công giáo.

1- Nếp sống cá nhân

Nếu nhìn hình thức bên ngoài, thật khó mà phân biệt được người Công giáo và người không Công giáo nhất là những người trẻ tuổi. Mặc dù cũng có người nhận xét rằng: mắt con gái xứ đạo đẹp hơn! Điều này nếu có thật cũng duy vật chứ chẳng phải duy tâm vì hiện nay các bác sĩ vẫn tư vấn cho các bà mẹ khi mang thai nên ngắm nhìn các bức ảnh đẹp. Còn bà mẹ Công giáo thì đã biết bao lần chiêm ngắm dung nhan Đức Mẹ trong nhà thờ hay trên bàn thờ nhà mình.

Nhưng dù nhìn qua bên ngòai khó phát hiện ra sự khác nhau giữa người Công giáo và các giới khác song nếu tìm hiểu sâu hơn nếp sống cá nhân sẽ thấy rất nhiều điều khác biệt.

Người Công giáo có đời sống tôn giáo đậm nét và xuyên suốt cuộc đời mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay lìa giã cõi đời. Sinh ra trong gia đình Công giáo, đứa trẻ được coi là đương nhiên sẽ trở thành người Công giáo. Việc đưa đứa bé đến nhà thờ chịu Bí tích Rửa tội ít ngày sau đó chỉ là thủ tục để chính thức hoá cho bé gia nhập đạo mà thôi. Rồi bé sẽ theo mẹ, theo anh chị đi nhà thờ hàng ngày, hàng tuần. Lớn lên chút nữa em đi học kinh bổn giáo lý để xưng tội, rước lễ lần đầu, rồi chịu phép Thêm sức. Đến tuổi thành niên, phải lo thu xếp học giáo lý hôn nhân để lấy vợ, lấy chồng và đến khi về già, lại lo chuẩn bị dọn mình chịu Bí tích lần cuối là “Xức dầu thánh”.

Đạo Công giáo có nhiều hội đoàn. Lứa tuổi nào, giới nào, nghề nghiệp gì cũng có hội đoàn riêng của mình. Nào là hội Nghĩa binh, hội Trung binh, hội dòng Ba, hội bà thánh Anna, hội ông thánh Giuse, hội gia trưởng, hội Con Đức mẹ, hội bà mẹ Công giáo, hội sinh viên, hội giáo chức Công giáo… Đấy là chưa kể các hội đoàn có tính mùa vụ như hội hoa, hội giúp lễ, hội tiến nến, ca đoàn, hội kèn, trống… Có lẽ chẳng người Công giáo nào không là thành viên của vài hội đoàn. Mà đã là hội viên phải tuân thủ quy định, điều lệ của hội. Có những hội có điều lệ rất nghiêm ngặt như hội Con Đức Mẹ, hội dòng Ba. Hội viên phải tự kiểm điểm, xét mình hàng ngày trước khi đi ngủ. Cho nên cá nhân người Công giáo có tính gắn kết với cộng đoàn của mình rất sớm và chặt chẽ.

Đức tin của người Công giáo được củng cố thường xuyên qua các lớp giáo lý, qua các buổi lễ, kinh nguyện hàng ngày nên niềm tin tôn giáo của họ khá chắc chắn và bền vững. Họ luôn canh cánh nỗi lo mất linh hồn, sa hoả ngục và thường tính toán: "được cả thế gian mà mất linh hồn thì ích lợi gì?" Niềm tin này chi phối mọi suy nghĩ, hành động của họ trong cuộc đời. Từ việc chọn bạn để chơi, tìm trường để học, kén người phối ngẫu đến kiếm nơi làm nhà, làm việc, chôn táng… Yếu tố tôn giáo luôn được đặt lên vị trí quan trọng, thậm chí là yếu tố hàng đầu.

Trước đây, người Công giáo không dám cho con đi học nhất là học lên cao vì sợ khi phải học các tác phẩm “Ruồi trâu”, “Bão biển”, “Đất mặn” hay triết học Mác xít. Nam nữ yêu nhau đến mấy mà không cùng tôn giáo thì cũng đành ngậm ngùi, than vãn:

Amen! Lạy Đức Chúa trời
Cầu cho bên đạo, bên đời lấy nhau.


Bây giờ theo tinh thần Công đồng Vatican 2, người khác tôn giáo đã được kết hôn với nhau nhưng người ta vẫn mong muốn kết hôn với người đồng đạo hoặc người khác đạo phải trở lại đạo Công giáo.

Đức tin tôn giáo chi phối nhân cách của người Công giáo. Họ thường sống vị tha, cư xử với nhau ôn hoà, mau mắn giúp đỡ, khuyên bảo người hoạn nạn. Họ ăn mặc kín đáo, ưa kiểu truyền thống. Họ nói năng dịu dàng, ít nói tục, kể chuyện tục và ít cả xem phim ảnh, sân khấu vì sợ thấy những “cảnh tội lỗi”. Người đứng tuổi cứ mở miệng là nói: Tạ ơn Chúa (Tạ ơn Chúa, nhà em hiếm hoi được có 7 cháu; Tạ ơn Chúa, lứa lợn này em cũng thu được dăm triệu ạ). Người trẻ thì e ngại nói ra tôn giáo của mình, có đeo ảnh, Thánh giá cũng coi như là trang sức nhưng người có tuổi thì đeo ảnh tượng, tràng hạt cả ngày đêm như là bằng chứng về niềm tin. Người Công giáo cũng ít tin và tham dự vào các hành vi mê tín như bói toán, lên đồng, cầu tự, chọn đất chôn táng, chọn ngày cưới xin, làm nhà…vì đó là tội lỗi theo giáo lý Công giáo.

Người Công giáo đặc biệt kính trọng các đấng bậc. Họ coi đó là người thay mặt Chúa. (Trong lễ đón các vị chức sắc vẫn thường có khẩu hiệu: “Chúc tụng đấng nhân danh Chúa mà đến”). Vì vậy, khi có trái mít đầu vụ, chục trứng gà so hay “cỗ lòng chay”, họ dành để biếu các cha. Dĩ nhiên, vị chức sắc nào không còn giữ được ba lời khấn thì họ tẩy chay ngay. Thậm chí có thể đi xa mấy chục cây số để dự lễ chứ không dự lễ của những vị này chủ sự.

Đức tin của người Công giáo cũng tạo ra những lối sống đẹp trong cộng đồng. Ngày nay, kiểu sống thử ở thanh niên không lạ nhưng với người Công giáo vẫn là điều cấm kỵ. Họ thề hứa:

Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết, đợi chờ lấy nhau.


Vì hôn nhân công giáo không thể chia ly nên số người Công giáo bỏ nhau ít hơn các nhóm người khác. Một báo cáo ở Hà Nội cho biết, mỗi năm thành phố có 20.000 vụ kết hôn thì có 4500 vụ ly hôn. Còn ở cả nước năm 1985 có 27.000 vụ ly hôn. Năm 1986 tăng lên 29.717 vụ. Trong khi đó, ở x• Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định có 6000 dân từ năm 1980 đến năm 2000 chỉ có 2 đôi bỏ nhau. Xứ Sở Hạ ( Hà Nội) có 1500 giáo dân mà từ năm 1945 đến nay chỉ có 1 đôi ly thân. Chính điều này cũng hấp dẫn người không Công giáo muốn trở lại đạo để kết hôn với người Công giáo. Theo thống kê của giáo hội năm 2007 có 67.780 người khác đạo đ• gia nhập đạo Công giáo do kết hôn với người Công giáo.

2- Nếp sống gia đình

Gia đình Công giáo cũng như các gia đình khác ở Việt Nam bao gồm các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết tộc. Giáo hội Công giáo đặc biệt coi trọng gia đình, coi đó là “Hội thánh tại gia”. Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 tuyên bố trong Đại hội các gia đình thế giới lần thứ IV tại Manila năm 2003: “Tương lai của nhân loại đi ngang qua gia đình” (Familiaris Consortio, số 86). Gia đình Công giáo xây dựng trên cơ sở hôn nhân với hai mục đích: sinh sản con cái để thờ phượng Chúa và yêu thương chăm sóc nhau. Vì vậy, Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm 2003 đã đưa ra 4 nhiệm vụ cho gia đình Công giáo là: Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị; Phục vụ sự sống; Tham dự vào việc phát triển xã hội và Tham dự vào đời sống và sứ mạng của giáo hội. Nếu tôn giáo xuyên suốt đời sống các nhân thì niềm tin tôn giáo cũng dẫn dắt các gia đình Công giáo từ ngày khởi lập là ngày đôi bạn trẻ nhận phép Hôn phối và nhận sổ gia đình cho đến suốt quá trình sinh sôi chi nhánh của gia đình sau này.

Người Công giáo coi con cái là hồng ân Chúa ban nên gia đình nào nhiều con cháu cũng được coi là đại phúc. Những năm gần đây, giáo hội cũng kêu gọi “sinh sản có trách nhiệm” trước áp lực dân số nhưng không cho phép dùng các biện pháp ngừa thai nhân tạo nên việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình rất khó khăn. Đây cũng là lý do giải thích vì sao ở vùng giáo, dân số tăng nhanh. Họ không được phép phá thai thậm chí điều hoà kinh nguyệt cũng coi là đồng nghĩa với tội giết người. Nếu gặp ai có ý muốn phá thai, người Công giáo sẵn sàng giúp đỡ mọi cách để “ mẹ tròn con vuông”. Vì vậy đã có nhiều cá nhân như vợ chồng anh Tống Phước Phúc ở Nha Trang hay các ngôi nhà “ tình thương” của dòng Bác ái Vinh sơn (Saigòn) đứng ra bảo trợ cho các bà mẹ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Điều lo lắng và quan tâm nhất của bố mẹ là cho con cái giữ đạo nên thông qua các buổi kinh nguyện hàng ngày ở đình cũng như ở nhà thờ. Khi con cái được chịu lễ lần đầu hay chịu phép Thêm sức, gia đình coi đó là niềm vui lớn nên thường tổ chức tiệc mừng. Nếu con cái trưởng thành lấy vợ lấy chồng mà không có phép đạo thì đó là nỗi buồn phiền nhất của bố mẹ. Họ không dám đi xưng tội, rước lễ thậm chí không dám ra ngoài đường vì tự coi mình đã mất sự hiệp thông với giáo hội và đau khổ, xấu hổ đến lúc chết.

Các gia đình Công giáo sống hoà thuận, gắn kết với nhau qua từng bữa ăn, từng buổi cầu nguyện hàng ngày. Một số gia đình có lời nguyện ngẫu hứng do các thành viên lần lượt phụ trách nhưng có ý nghĩa xây dựng tình liên đới rất hay. Họ không chỉ cám ơn Chúa cho của ăn mà còn cầu xin cho bố mẹ, ông bà mạnh khoẻ, xin cho những người nghèo khổ cũng có của ăn như họ… Những lời kinh họ đọc tối, sáng, trưa cũng mang ý nghĩa như vậy.

Trong các gia đình Công giáo, người vợ phải phục tùng người chồng chứ không phải vợ chồng ngang hàng nhưng bù lại người chồng phải thương yêu vợ “như Chúa Giêsu yêu Giáo hội”. Con cháu phải thảo hiếu với cha mẹ, ông bà và đấy là điều răn thứ tư trong Thập giới. Còn cha mẹ, ông bà cũng phải có bổn phận nuôi dạy con cháu theo giáo luật (khoản 226, mục 2). Cho nên rất hiếm những gia đình Công giáo nào sùng đạo mà cha mẹ, ông bà bị ngược đãi hay con cái hư hỏng, phạm tội hình sự. Tuy nhiên, do giáo lý Công giáo không trùng với luật pháp của xã hội nên cũng gây khó xử hoặc tạo ra những bi kịch cho người có đạo. Chẳng hạn vấn đề thờ cúng tổ tiên trước đây hay kế hoạch hoá gia đình ngày nay. Giáo lý cấm bê tha rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện nhưng không cấm buôn lậu hàng cấm nên đã có những trùm buôn lậu thuốc phiện là người Công giáo như Nguyễn Văn Tám ở Kiên Lao (Nam Định) năm 2005.

Cũng như nhiều gia đình ở Việt Nam, trước đây người Công giáo không tổ chức ngày sinh nhật nhưng ngày mất của cha mẹ, ông bà lại được tổ chức rất trọng thể hàng năm với nhiều thủ tục từ việc xin lễ cầu nguyện, đọc kinh ở nhà thờ đến mời anh em, hàng xóm tới dự tiệc giỗ ở nhà để đọc kinh, viếng mộ. Ngòai ra, theo lịch Phụng vụ, người Công giáo còn có ngày 2-11, ngày mùng 3 Tết là để cầu nguyện cho tổ tiên. Người Công giáo không có từ đường của gia đình, dòng họ riêng. Việc giỗ chạp thường tổ chức ở ngôi nhà mà trước đây cha mẹ, ông bà đ• sinh sống. Những dịp giỗ chạp là dịp thuận lợi để gắn kết các thành viên dòng họ lại với nhau.

Lễ cưới hay lễ an táng của người Công giáo ngoài các thủ tục truyền thống của người Việt thì có nhiều điểm khác về nghi lễ tôn giáo. Lễ cưới ở nhà thờ trang trọng và nghi thức cũng ý nghĩa với những lời tuyên hứa của đôi bạn trước vị linh mục chủ sự và cộng đoàn và đương sự khó có thể quên. Người Công giáo coi việc an ủi người ốm liệt và chôn táng người chết là bổn phận tốt lành nên đám tang người Công giáo thường đông người, hội đoàn tham dự. Nhiều nơi có thói quen đến đọc kinh ba tối tại nhà người quá cố không chỉ làm tang gia vơi đi sự mất mát mà còn củng cố tình làng, nghĩa xóm. Đối với việc chôn cất, người Công giáo thường ưa “đào sâu, chôn chặt”, ít cải mộ và quen địa táng hơn mặc dù hoả táng cũng không bị cấm. Gần đây, ở khu vực thành phố do đất nghĩa trang thiếu nên số hoả táng nhiều hơn và ở phía Nam, một số nhà thờ cũng lập nhà quàn tro cốt cho người quá cố.

Vào gia đình Công giáo đễ nhận ra ngay tôn giáo của họ qua bàn thờ thường được bài trí ngay gian giữa ngay lối cửa ra vào hay ở một phía tường nhà. Nhà nghèo thì bàn thờ đơn sơ. Nhưng nhà khá giả bàn thờ rất sang trọng, cũng sơn son thiếp vàng, chạm trổ cầu kỳ, tượng ảnh quý giá. Có nhà còn làm hang đá hay đặt tượng lớn trước sân hay trên mái thượng. Gia đình Công giáo thường đông thành viên hơn các kiểu gia đình khác vì ai cũng có thêm 1 hay 2 bố mẹ đỡ đầu ( bố mẹ thiêng liêng) khi Rửa tội hay chịu phép Thêm sức. Mà quan hệ này cũng gắn bó, ràng buộc như bố mẹ đẻ vì cũng bị cấm kết hôn theo giáo luật.

Các gia đình Công giáo luôn chọn mô hình “Thánh gia” là hình mẫu lý tưởng sống. Có nghĩa là mội thành viên trong gia đình đều trở thành thánh. Giáo hội cũng coi người sống bậc gia đình là một ơn gọi và có nhiều nghi lễ cổ vũ ơn gọi gia đình như lễ bạc, lễ vàng, lễ kim cương cho các đôi sống hoà thuận với nhau tròn 25, 50, 60 năm. Giành một ngày lễ chủ nhật sau Giáng sinh gọi là lễ “Gia thất” để cầu nguyện cho các gia đình. Đấy là chưa kể ngày lễ cầu cho các gia trưởng, cho các bà mẹ, cho người làm cha… Nhiều giáo sĩ, nhà thơ Công giáo đ• viết nhiều tác phẩm để giáo huấn các thành viên trong gia đình như linh mục Trần Lục sáng tác “Hiếu tự ca” để truyền khẩu trong giáo dân. Ví dụ nói về việc dạy vợ:

Ai hay đâu cứ nghe lời vợ
Giữ chằng chằng mà gỡ không ra
Làm giai nghe liệu mà nghe
Nhiều khi phải nẹt, phải đe mới vừa
Bắt đầu từ lúc mai xưa
Dạy vợ kính thờ nội ngoại, tổ tiên…


Các gia đình Công giáo hầu như đều có mong muốn cho con cái theo bậc tu trì. Lý do là ở Việt Nam, con cái đông và các nhà tu hành được đặc biệt trọng vọng quý mến nhất là hàng ngũ giám mục, linh mục. Đây cũng là điều khác với ngay nhiều nước Âu- Mỹ. Vì vậy, giáo hội nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ đã đề nghị Việt Nam gửi chủng sinh hay linh mục sang giúp đỡ.

3- Nếp sống cộng đoàn

Có thể nói nếp sống cộng đoàn là đặc tính của giáo hội Công giáo. Ngay từ thời nguyên thuỷ những người cùng niềm tin đã tự nguyện góp của cải và sống chung với nhau thành cộng đoàn “không ai có vật gì là của riêng mình” (Cv 4, 32). Khái niệm đạo Công giáo cũng bắt nguồn từ đó. Công đồng Vaticanô 2 cũng nhiều lần khẳng định tính cách cộng đoàn và huynh đệ của dân Chúa: “Ngay từ đầu của lịch sử cứu rỗi, chính Ngài đã chọn con người không phải với tư cách như những cá nhân mà như những phần tử của cộng đoàn…Trong khi rao giảng, Ngài truyền dạy rõ ràng cho con cái Thiên Chúa phải cư xử với nhau như anh em” (GH số 9). Khi những người Công giáo đầu tiên ở kinh thành Thăng Long đầu thế kỷ XVII đối xử với nhau đã làm ngạc nhiên không ít người bấy giờ. Họ gọi “ đó là đạo của những người yêu nhau” (1).

Như vậy, khi gia nhập đạo Công giáo, người ta đ• gia nhập cộng đoàn giáo hội toàn cầu và có trách nhiệm hiệp thông, liên đới với các thành viên cả khi sống và khi chết. Điều lo lắng nhất của người tín hữu khi bị phạt vạ tuyệt thông chính là mất đi sự hiệp thông đó.

Theo tổ chức của giáo hội, giáo dân cũng được quy tụ theo các cấp hành chính là giáo phận, giáo xứ. Nhưng ở Việt Nam giáo dân còn quy tụ với nhau ở nhiều cấp nhỏ hơn như giáo họ, giáo dâu, giáo khu, giáo xóm. Đó là những người Công giáo sinh sống với nhau tại một khu vực dân cư (thôn, làng, xóm). Tuỳ theo số lượng tín hữu mà giáo hội cộng nhận là giáo xứ, giáo họ hay các đơn vị nhỏ hơn. ở đây chúng tôi trình bày nếp sống cộng đoàn ở qui mô giáo xứ hay giáo họ.

Hầu như đến bất cứ xứ, họ nào ở Việt Nam, điều dễ nhận ra là ở nơi đó đều có một nhà thờ dù to hay nhỏ. Cũng lạ, đạo Công giáo là đạo chung mà tín hữu ở hai làng thậm chí hai xóm cạnh nhau cũng không muốn đọc kinh chung ở một nhà thờ nên có tình trạng ở Bùi Chu, Phát Diệm nhà thờ san sát, bóng tháp chuông nhà thờ giáo xứ nọ đổ bóng sang tháp chuông nhà thờ kia. Người Công giáo trong xứ và cả dân trong vùng quen lấy tiếng chuông nhà thờ làm hiệu lệnh thức dậy, đi học, nghỉ ngơi và cả giờ ăn uống. Mỗi xứ họ đều có một thánh quan thày bảo trợ. Ngày lễ quan thày hoặc các ngày lễ trọng trong năm như Giáng sinh, chầu lượt cũng được coi như ngày hội làng. Cũng cờ hoa, lễ hội và tổ chức liên hoan ở cả xứ, họ hay từng gia đình riêng. Mà khách là bạn bè anh em ở khu vực khác, kể cả những người khác tôn giáo.

Do trải qua lịch sử đầy biến động, thăng trầm nên ở Việt Nam không có những làng Công giáo cổ xưa mà chỉ mới hình thành trên dưới thế kỷ. Nhưng các cộng đoàn ở mỗi xứ họ cũng xây dựng cho mình những tổ chức, quy tắc khá chặt chẽ. Xứ họ nào cũng có Ban hành giáo ( Ban mục vụ, Ban Trùm trưởng…). Những thành viên được bầu là những người được cộng đoàn trọng vọng. Chức vụ của họ được nhắc đến trong mọi giao tiếp hàng ngày (ông Ký, ông Chánh, bà Quản…). Họ không chỉ giúp việc cho các linh mục mà còn lo điều hành công việc chung của cộng đoàn từ trang trí nhà thờ, sửa đường rước kiệu, quét dọn nghĩa trang đến báo cho mọi người thăm kẻ ốm đau hay đưa xác người chết…Mỗi cộng đoàn Công giáo cũng có những sinh hoạt chung không chỉ kinh, lễ hàng ngày mà cả những chuyến hành hương đến các Đền thánh ở nơi khác. Họ tạo lập một nét văn hoá riêng mang dấu ấn Công giáo khá đậm nét từ lễ hội, cách sinh hoạt lễ, Tết, các tục lệ cưới xin, ma chay đến cả những đúc kết kinh nghiệm sản xuất qua ca dao, tục ngữ. Ví dụ:

- Lễ Rosa (7-10) thì tra hạt bí
- Lễ Các thánh (1-11) thì đánh bí ra
- Lễ Các thánh gánh mạ đi gieo
- Lễ Sinh nhật (25-12) giật mạ lên cấy…


Hoặc những nhận xét khá sắc sảo về đặc điểm những vùng, miền Công giáo như:

- Cha Phú Nhai, khoai Chợ Chùa
(Phú Nhai ở Xuân Trường, Nam Định là quê hương của 5 Giám mục và hàng trăm linh mục. Còn khoai Chợ Chùa, Nam Trực ngon có tiếng).

Các cộng đoàn Công giáo ở xứ họ ngoài việc tuân giữ giáo lý, giáo luật họ cũng tự xây dựng các quy tắc riêng làm cơ sở cho việc điều hành các quan hệ dân sự. Nhiều hương ước ở vùng Công giáo trước đây như hương ước làng Vĩnh Trị, Trà Lũ, Phú Nhai quy định khá chặt chẽ việc thưởng phạt những sai phạm của người trong làng liên quan đến phong hoá, đạo đức. Ví dụ điều 99 hương ước làng Vĩnh Trị viết: “ Em đánh anh chị, cháu chửi chú bác, cô dì đều phải truất ngôi thứ trong làng từ 1 đến 3 năm. Tái phạm phải phạt gấp bội ngày trước. Học trò đánh chửi thày dạy cũng bị phạt từ 0đ.50 đến 1đ.00. Trong thời kỳ người bị truất ngôi trong làng, nhà nào có tiệc hội gì sẽ cho gọi ra trứơc mặt một phiên hội đồng để bảo cho biết không được mời những người bị truất kia, nếu không sẽ bị phạt từ 0đ.50 đến 1đ.00” (2).

Tập tục ở vùng giáo cũng có những nét khác biệt. Ngày Tết, nhà người đi đạo cũng dựng cây nêu nhưng trên ngọn có treo Thánh giá. Cổng vào nhà cũng treo hay vẽ Thánh giá và người ta vẩy “nước Phép” xung quanh nhà ba ngày Tết. Tối 30, mọi người cũng tắm rửa sạch sẽ để đón năm mới và giao thừa xong là đi viếng nhà thờ để chúc tuổi Đức Mẹ. Sáng mùng 1, mọi người đi lễ đầu năm rồi vào chúc tuổi linh mục: “ Mùng 1 tết Cha”. Mồ mả ông bà đã được tôn tạo, vệ sinh trước tết, để mùng 3 con cháu ra viếng rồi về nhà cầu nguyện theo dòng họ. Có nhiều nhà tổ chức đọc kinh “ liên gia” tức là một số nhà cùng đọc kinh với nhau lần lượt mỗi tối ở một nhà.

Sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đoàn xứ họ khá chặt chẽ. Người ta có thể không nhớ tên xã nhưng tên xứ thì không quên. Nếu có vì lý do phải di cư, người ta cũng quy tụ lại với nhau lập một giáo xứ mới nhưng giữ nguyên tên xứ cũ. Vì vậy, chúng ta bắt gặp các xứ Bùi Chu, Ngọc Cục, Kiên Lao, Cầu Cổ ở vùng lấn biển Nghĩa Hưng ( Nam Định) và cũng gặp tên các xứ Bùi Phát, Thái Bình, Hà Nội… ở vùng di cư ở miền Nam.

4- Mấy nhận xét

1. Có thể khẳng định rằng, nếp sống của người Công giáo dù thể hiện thông qua cá nhân, gia đình hay cộng đoàn xứ họ cũng là một nét riêng đặc sắc đóng góp vào đời sống văn hoá phong phú của người Việt. Nếu giữa vă hoá Việt và giáo lý Công giáo có điểm tương đồng ( mà tương đồng nhiều lắm) thì nó được cộng hưởng và phát huy rất tích cực. Ví dụ, người Việt vẫn có lòng bác ái “Thương người như thể thương thân” thì đạo Công giáo cũng dạy: “ Kính Chúa, yêu người”. Vì vậy, có rất nhiều tấm gương phục vụ bệnh nhân phong cùi, HIV/AIDS, trẻ mồ côi, người bị chất độc da cam là người Công giáo đã được xã hội tôn vinh như nữ tu Nguyễn Thị Mậu 40 năm gắn bó với người bệnh phong Di Linh, được phong anh hùng lao động năm 2006. Nếu có điểm không tương hợp giữa niềm tin tôn giáo và phong tục tập quán dân tộc thì người Công giáo cũng có cách thể hiện riêng như treo Thánh giá lên ngọn cây nêu hay đặt di ảnh người quá cố dưới bàn thờ Chúa. Họ cũng thắp hương, đặt hoa quả ( không có thức ăn nấu, nướng) trước bàn thờ ông bà…Điều nay làm cho đạo Công giáo trở nên không xa lạ với người Việt.

2. Nếp sống người Công giáo là kết qủa của sự giao thoa giữa niềm tin tôn giáo và văn hoá dân tộc. Bất cứ hành vi nào của người Công giáo cũng thấy sự giao thoa đó. Chẳng hạn, theo giáo lý Công giáo, đôi bạn trẻ chỉ cần làm phép cưới ở nhà thờ là hợp pháp về đạo nhưng người ta vẫn theo đủ thủ tục từ dạm ngõ, đặt trầu đến xin cưới hỏi. Có thêm là thêm “lễ xin vào cha” để làm thủ tục học kinh bổn và xin làm phép cưới. Người Việt có tâm linh đa thần, thờ mẫu và cũng ảnh hưởng ngay đến người Công giáo. Vẫn có không ít người Công giáo đi bói toán và Đức Mẹ được đặc biệt sùng kính. Nếu nơi nào Đức Mẹ “ thiêng” như La Vang, Trà Kiệu, Thái Hà…hay có linh mục nào có khả năng “ kêu cầu” như linh mục T. ( dòng Biển Đức, T.pHCM ) thì số người đổ về xin rất đông.

3. Mặc dù người Công giáo vẫn nói: tin đạo chứ không tin kẻ có đạo nhưng họ vẫn đặc biệt tin và nghe sự hướng dẫn của các vị chức sắc. Hơn nữa do có tính cộng đoàn, hiệp thông nên sự liên kết giữa những người Công giáo trong nước và cả trên thế giới luôn luôn mật thiết. Vì vậy trong việc ứng xử với các tôn giáo phải mềm dẻo, mà phải hết sức tranh thủ lôi kéo họ vì tranh thủ được một chức sắc là tập hợp được cả vạn giáo dân. Kinh nghiệm của Hồ Chí Minh, dù biết rõ lập trường của Giám mục Lê Hữu Từ hồi đầu cách mạng nhưng vẫn bổ nhiệm là cố vấn tối cao của Chính phủ. Khi 7 giáo dân ở Văn Hải chống chính quyền bị bắt hồi đầu năm 1947, Giám mục Lê Hữu Từ gửi thư cho Hồ Chí Minh xin bảo lãnh. Ông Hồ đã đáp ứng ngay và đã thả 7 giáo dân này (3).

Chú thích:
1- Theo Gaspar d’ Amaral gửi cho Andre Palmeiro ở Ma Cao ngày 31-12-1632. Dẫn theo Đỗ Quang Chính: Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2004, tr.146
2- Dẫn theo Nguyễn Hồng Dương, sdd, tr.68
3- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG 2002, tr.87
 
Đức giám mục Bắc Ninh viếng thăm mục vụ giáo xứ Đồng Chương và Yên Thịnh
Giuse Đinh Ngôn
09:38 25/08/2010
BẮC NINH - Ngày 20.08.2010, Đức giám mục Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt đã tới thăm và làm phép nhà thờ Vân Thành, giáo xứ Đồng Chương, tỉnh Tuyên Quang, cách tòa giám mục 150 km về hướng tây bắc. Một ngôi nhà thờ khang trang được xây dựng nhờ sự đóng góp tài chính và công sức của quí vị ân nhân, thân nhân và cộng đoàn tín hữu địa phương. Thật là một niềm vui lớn cho dân họ Vân Thành bởi vì ngôi nhà thờ chính là thành quả của ơn Chúa, của bao tấm lòng quảng đại cộng với bao công lao vất vả của tất cả anh chị em đã hy sinh cộng góp. Thiên Chúa đã thực hiện một ơn ban kì diệu qua cha xứ, qua ân nhân và qua tất cả anh chị em để ngôi nhà thờ mới trở thành điểm hẹn tâm linh cho mọi tín hữu đến cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa và nhất là cử hành các bí tích Kitô giáo. Xin Chúa cho tất cả mọi người sẽ trở nên ngọn đèn luôn thắp sáng tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho mọi người! Sau thánh lễ là buổi chung vui bữa tiệc vật chất với dân họ Vân Thành.

Hình ảnh chuyến thăm viếng

Ngày hôm sau 21.08.2010, giáo xứ Đồng Chương tổ chức ngày hội trại cho giới trẻ và các em thiếu nhi. Tất cả các em đều mặc những chiếc áo màu vàng in dòng chữ chủ đề hội trại “Tin yêu Đức Ki-tô” làm cho khung cảnh ngày hội thật rực rỡ. Các em đã có cơ hội để thi đua, vui chơi và gặp gỡ nhau trong suốt một ngày trong tình thân ái và tình yêu thương của Chúa. Họ đạo cũng đều có những sáng kiến để làm nên những trại ngoài trời thật là đẹp và đầy ý nghĩa.

Vào lúc 09 giờ, Đức cha đã long trọng cử hành thánh lễ ban bí tích Thêm sức cho hơn 100 em. Các em vui mừng được lãnh nhận Chúa Thánh Thần làm tăng thêm sức mạnh trong đời sống đức tin và thánh hóa các em.

Ngày 22.08.2010, ngày kính nhớ Đức Maria Nữ Vương, cũng là bổn mạng của giáo họ Nông Tiến, thuộc giáo xứ Yên Thịnh, do cha xứ Giuse Trần Văn Chỉnh coi sóc. Giáo họ hân hoan chào đón Đức cha tới thăm và dâng thánh lễ. Nông Tiến có 97 gia đình với hơn 300 tín hữu Công giáo.

Trong bài giảng lễ, Đức cha chia sẻ những điều làm cho Ngài ngạc nhiên và bất ngờ. Bất ngờ thứ nhất là Nông Tiến đã có một quá trình phát triển đức tin hơn 100 năm nay! Nơi đây, trong qua khứ, giáo dân đã có các linh mục thuộc giáo phận Hưng Hóa tới giúp đỡ, đặc biệt là cha Cử. Gần đây, đã có cha quản hạt Giuse Hoàng Trọng Lịch và hôm nay đã có cha xứ coi sóc cho nên mọi sự đã có những đổi thay rõ rệt. Bất ngờ thứ hai là chính quyền ở nơi đây đã hiểu đạo hơn, đã tạo điều kiện để cho bà con giáo dân phát triển cả về tinh thần cũng như vật chất. Một khi đời sống của tất cả bà con giáo dân khi đã tốt đạo đẹp đời thì mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp hơn nữa! Qua đó, chúng ta nhìn thấy bàn tay yêu thương của Thiên Chúa quan phòng.

Nhìn về một tương lai gần, Đức cha động viên các tín hữu biết đâu 10 năm nữa giáo họ Nông Tiến có thể trở thành một giáo xứ mạnh, có cha xứ ở cùng và mọi thành phần dân Chúa được tiến triển tốt đẹp hơn cả về đời sống đức tin và đời sống vật chất. Hy vọng về một Nông Tiến khác hơn, tốt hơn ngày hôm nay!

Những ngày Đức cha thăm viếng mục vụ hai giáo xứ miền núi cách xa tòa giám mục hàng trăm cây số đã chứng tỏ rằng: Đức cha và con chiên của ngài chỉ cách xa nhau về khoảng cách không gian địa lý, nhưng về tâm linh và tâm hồn thì lại không hề xa cách nhau, mà rất gắn bó với nhau, rất gần nhau đến độ không còn khoảng cách.
 
Bế mạc Đại hội Caritas TGP Hà Nội
Lm Bruno Phạm Bá Quế
09:43 25/08/2010
DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI CARITAS HÀ NỘI LẦN THỨ NHẤT

Trọng Kính Đức Cha Giuse, Phó Chủ Tịch UBBAXH – Caritas Việt Nam.
Kính thưa quý cha Giám đốc Caritas trong Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Kính thưa quý cha, quý sơ, quý ân nhân và anh chị em trong gia đình Caritas Hà Nội.

Thay mặt Ban bác ái xã hội- Caritas Tổng Giáo phận Hà Nội, trước hết, chúng con xin bày tỏ lòng biết ơn của chúng con tới Đức Cha Giuse, Ngài đã hết sức quan tâm và tạo mọi điều kiện để Ban BAXH- Caritas được thành lập. Với phương châm: “Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”, ngài đã luôn động viên và hướng dẫn Ban BAXH ngay từ những bước chập chững đầu tiên.

Chúng con xin cám ơn Đức Tổng Phêrô, dù bận rất nhiều công viêc, nhưng đã sẵn sàng dành thời gian hiện diện và ban huấn từ cho đại hội cũng như những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của BBAXH. Chúng con xin ghi nhớ lời Đức Tổng Giám mục và xin ngài tiếp tục quan tâm và hướng dẫn để hoạt động BBAXH của Tổng Giáo Phận mỗi ngày một tốt hơn. Chúng con cũng không quên sự khích lệ động viên và hướng dẫn của Đức Cha Phụ Tá Lôrensô và sự cộng tác tích cực của các cha và các thày trong hoạt động bác ái xã hội của Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Lời cám ơn của chúng con xin được bày tỏ với Đức Cha Giuse, với cương vị phó chủ tịch UBBAXH- Caritas VN. Ngài đã quan tâm đến hoạt động và đồng hành cùng Caritas Hà Nội. Đặc biệt, ngài đã hiện diện và đưa ra chỉ dẫn giúp chúng con nhìn rõ hơn những vấn đề nóng hổi trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay.

Lời cám ơn chân thành chúng con xin gửi tới cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn. Dù đang bận cho khóa tập huấn và những công việc bề bộn của văn phòng Caritas Việt Nam, nhưng ngài vẫn dành sự ưu ái đặc biệt cho Caritas Hà Nội bằng sự hiện diện và chia sẻ, giúp chúng con hiểu rõ hơn về hoạt động của Caritas trung ương cũng như của mỗi thành viên của Caritas.

Chúng con không quên cám ơn sự hiện diện đầy khích lệ của quý cha Giám đốc, các cha trưởng ban Caritas của 5 giáo hạt, quý cha đồng hành với các nhóm, đại diện của các dòng tu nam nữ. Sự hiện diện của quý cha, quý sơ là sự khích lệ mạnh mẽ cho hoạt động tông đồ của chúng con.

Chúng con cám ơn sự hiện diện của các ân nhân, các vị không chỉ chia sẻ với chúng con những vấn nạn tài chính mà chúng con luôn quan tâm.

Con xin cám ơn các cha trong giáo phận đã động viên khích lệ và gửi các đại biểu tới tham dự đại hội hôm nay.

Đặc biệt chúng con cám ơn sự hiện diện của các vị đại biểu, đại diện 144 giáo xứ, đại diện các nhóm trong gia đình Caritas của Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Chúng con không quên cám ơn Đại Chủng Viện Hà Nội đã sẵn sàng đón tiếp chúng con và tạo mọi điều kiện để đại hội được tốt đẹp.

Lời cám ơn sâu xa chúng con xin gửi đến tất cả mọi người đã nhiệt thành cộng tác với chúng con trong việc chuẩn bị đại hội này.

Kính thưa anh chị em
“Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40); đó là lời mời gọi chúng ta dấn thân hơn nữa cho hoạt động của ban BAXH. Hãy đồng hành cùng Giêsu, Đấng vẫn đang hiện diện giữa chúng ta trong hình hài của những người đau khổ. Đó là những bước chân mà anh chị em vẫn đang âm thầm ra đi. Tôi nhớ đến những bước chân của anh chị em trong nhóm Emmau khi thấy những hình ảnh của các chị đi chăm sóc các bệnh nhân, lau rửa vết thương cho họ và thậm chí an táng cho họ nữa. Tôi không quên những bước chân âm thầm của các anh chị em trong nhóm bảo vệ sự sống, những người đã đồng hành cùng những cô gái lỡ lầm để mong đem lại cho họ sự ủi an và nâng đỡ, những người đã chẳng ngại khó khăn để đồng hành và đem lại một chút ủi an cho những em bé chưa được làm người mà đã bị lấy ra khỏi lòng mẹ, những bước chân âm thầm giữa đêm khuya bồng ẵm những hài nhi vô tội về nhà mình. Chúa Giêsu nói: các con đã làm cho chính Ta (Mt 25, 40).

Tôi nghĩ đến những anh chị em trong các nhóm ve chai, những người đã đồng hành với những thân phận đang kiếm ăn bằng cách bới các đống rác để tìm sự sống. Đó là bài học đi tìm những giá trị từ những cái mà người ta cho rằng đã bị bỏ đi. Tôi muốn những người làm ve chai không chỉ dừng lại ở việc thu nhặt những phế liệu. Các bạn hãy đi xa hơn nữa trong việc đồng hành, gặp gỡ và chia sẻ với những mảnh đời lang thang. Hơn nữa, các bạn hãy gặp gỡ những người mà bị coi là tội lỗi, là vô giá trị, vì không ai vô giá trị trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta luôn nhớ rằng: trong tất cả mọi sự tồi tệ nhất, vẫn có một giá trị không bao giờ mất đó là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngài đã từng nói: các bạn làm việc đó là làm cho chính Ta.

Kính thưa anh chị em!
Hai ngày chúng ta quy tụ nơi đây nhằm chuẩn bị cho việc thiết lập mạng lưới Caritas tại các Giáo xứ trong Tổng Giáo Phận. Con ước mong tinh thần Caritas được đâm chồi nảy lộc qua sự hiện diện quý cha, quý sơ và của anh chị em.

Một lần nữa con xin cám ơn sự hiện diện của Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Sơ, Quý vị đại biểu.

Thay mặt ban BAXH con xin tuyên bố bế mạc đại hội ban BAXH – Caritas Hà Nội lần thứ nhất.

Giám đốc Caritas Hà Nội
 
Lễ vĩnh khấn Tu đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:48 25/08/2010
PHAN THIẾT - Cuốn sách “Dấu ấn 350 Năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam”, do Ủy ban Văn hóa thuộc HĐGMVN xuất bản năm 2010, có viết về Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chua Cứu Thế như sau:

Ngày 24.4.2004, Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc ban hành sắc lệnh chính thức thiết lập hai Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế Nam và Nữ. Đây là các Tu đoàn do cha Phanxicô Maria Nguyễn Viết Linh thành lập từ năm 1991 tại GP Phan Thiết. Cha mong ước các thành viên của tu đoàn tham gia công tác mục vụ tại các giáo xứ, cùng các hoạt động truyền giáo, từ thiện bác ái tại các giáo điểm.

Hình ảnh lễ khấn

Linh đạo: đón nhận đoàn sủng thừa sai, các thành viên của Tu Đoàn được mời gọi noi gương mẹ Maria để nhờ Mẹ và với Mẹ đón nhận Chúa Thánh Thần. Các thành viên Tu đoàn cố gắng sống như Đức Kitô, mong kết hợp với Cha trên trời trong tình hiếu kính thẳm sâu, kết hợp với anh chị em trong tình bác ái huynh đệ nồng nàn, và với mọi người trong tinh thần bác ái tông đồ phổ quát. Tất cả để đem Tin Mừng cứu độ tới muôn người.

Hoạt động: cả hai tu đoàn đang phục vụ tại nhiều giáo phận. Các thành viên công tác trong việc giảng dạy giáo lý, công tác mục vụ, săn sóc người nghèo và người vùng xa xôi hẻ lánh.

Nhân sự: hiện nay, Tu đoàn Nam có 100 anh em và Tu đoàn Nữ có 70 chị em.

Ngày 24.8.2010, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự lễ Khấn Trọn Đời cho 17 Tân Khấn Sinh của Tu Hội, tại Nhà Thờ Thánh Tâm Giáo Phận Phan Thiết. Cùng đồng tế có 30 linh mục, lời cầu nguyện sốt mến của đông đảo tu sĩ nam nữ cùng thân nhân ân nhân của các tân khấn sinh và cộng đoàn Dân Chúa xứ Thánh Tâm.

Đức cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin mừng Tám mối Phúc thật.

Trang Tin mừng vừa nghe hướng người ta về một niềm hạnh phúc với những nét khá khác biệt. Hôm nay xin được chia sẻ về những nét khác biệt trong cùng một niềm hạnh phúc.

1. Hạnh phúc đời dâng hiến là hạnh phúc mang màu tế hiến.

Thường thì trong đời sống bình thường, người ta ai cũng có một cảm xúc nào đó về hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc gần gũi với đời sống cũng như ước vọng của con người. Ngày xưa ở nhà quê vùng Trà tân này thì ước mơ có một căn nhà ngói đã là một thể hiện niềm hạnh phúc dư vị đời thường. Nhưng ngày nay nếu như có cật vấn những người trẻ, xem quan điểm của họ thế nào về hạnh phúc, thì có lẽ người ta cũng gặp được nhiều điều bất ngờ. Chẳng hạn như có lần nhà báo hỏi một nhóm bạn trẻ trong đó có cả nam lẫn nữ rằng họ quan niệm thế nào về hạnh phúc? Có một quan điểm, một cái nhìn thật lạ về hạnh phúc được nhà báo gọi tên là hạnh phúc 1-2-3-4. 1 vợ và 1 chồng, 2 con, 3 lầu, 4 bánh. Quả là một ước mơ khá cao. Ngày xưa người ta chẳng dám mơ như vậy đâu. Nhưng bây giờ là thế. Không biết là các khấn sinh đây nếu được trắc nghiệm về hạnh phúc, các chị sẽ cho biết quan niệm của mình như thế nào. Nhưng cứ nhìn vào bầu khí của thánh lễ cùng với bước chân dứt khoát của các chị hôm nay cũng thấy được rằng các chị đã chọn riêng một con đường, chọn đến với một niềm hạnh phúc nhiều khác biệt. Đó là các chị sẵn sàng bỏ lại sau lưng mình sự tự do, bỏ lại tất cả. Các chị em tiến lên con đường mới. Con đường ấy nhiều khi người ta gọi là con đường không mấy ai đi, bởi vì nhiều khi nó vừa chật vừa hẹp, vừa lầy lội. Thế nhưng các chị cũng chọn niềm hạnh phúc với những nét khác biệt ấy để diễn tả tâm tình của mình. Các chị muốn diễn tả tình yêu của mình đối với Đức Kitô một cách rõ nét hơn, muốn trở thành Kitô hữu cách rõ hơn nữa qua lời tuyên khấn và qua lời dâng hiến của mình.

Trong Tám Mối Phúc Thật, mối phúc thứ nhất viết rằng: ai có tinh thần nghèo khó thì có hạnh phúc. 17 khấn sinh cảm nhận được niềm hạnh phúc trong những cái bình dị, trong những cái xem ra nghèo hèn trước mặt người đời. Trong mối phúc thứ tám, phúc cho những ai bị bách hại, trong những phút cùng cực, trong những lúc cùng khốn, người ta vẫn cảm nghiệm được ở đó những nẻo đường Chúa mời gọi mình đi vào. Và chỉ khi nào sống ở trong nẻo đường ấy với tất cả tâm tình của mình, người ta mới cảm nghiệm được niềm hạnh phúc.

2. Hạnh phúc đời dâng hiến là dấu chỉ Nước Trời.

Tất cả những động từ trong bài Tin Mừng hầu như đều ở thì tương lai. Ai hiền lành sẽ được đất hứa làm gia nghiệp… “Sẽ được”, tất cả ở thì tương lai, có thể là một tương lai rất xa của cuộc sống mai hậu. Nhưng đối với những người dấn thân vào kinh Tám mối phúc thật, họ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc này là một niềm hạnh phúc khiến họ sẵn sàng đánh đổi những gì hôm nay mình có để thủ đắc cho được. Nhiều khi tôi vẫn cảm nghĩ rằng, niềm hạnh phúc của người Công Giáo chúng ta cũng giống như niềm hạnh phúc của người thả hồn bắt bóng vậy. Những cái gì trong tầm tay là sẵn sàng gạt qua một bên, còn những cái gì về cuộc sống mai sau, hôm nay mình chưa biết rõ như thế nào thì mình lại gắn bó, lại sẵn sàng đầu tư, lại sẵn sàng đánh đổi cuộc đời. Thế nhưng, rõ ràng là niềm hạnh phúc sáng rõ để dẫn đưa 17 khấn sinh đến với lời tuyên khấn. Tương lai phó dâng cho Chúa, trước mắt các chị sẵn sàng đánh đổi đời sống của mình hôm nay để rồi dấn thân vào một con đường nhiều khi các chị em chưa được tường hết những khó khăn mình sẽ phải đối mặt, hay là những bước vất vả mà mình sẽ phải đối đầu. Nhưng tất cả sẽ phải một lần tuyên khấn là suốt đời mình cam kết một cách trung thành. Lý tưởng của niềm hạnh phúc. Lý tưởng này không phải chỉ là một lý thuyết để dọi cho chúng ta đi theo mà chính là khuôn mặt, khuôn mặt ấy một khi mình đã hiện diện được rồi thì sẵn sàng đáp trả, cam kết cho cuộc đời của mình để mà gắn bó. Người ta vẫn gọi các Nữ Tu là những người theo chân Chúa Kitô, là bước chân mình trong bước chân của Đức Kitô. Vì thế cuộc đời họ một khi đã có người bạn trăm năm là Đức Kitô thì họ sẵn sàng đánh đổi những gì thiết thân, thiết thực và thiết yếu nhất trong đời của một người để đi theo Đấng đã kêu gọi cũng như đã đón nhận và thánh hiến họ. Đó thiết nghĩ cũng là một nét khá khác biệt, bởi vì xét cho cùng những gì chị em giữ hôm nay như lời khấn khiết tịnh sẽ là dấu chỉ mở về nước thiên đàng, cho dẫu ngày hôm nay các chị phải vất vả để chiến đấu với chính bản thân của mình, những cơn cám dỗ, những nghịch cảnh trong cuộc sống thường nhật.

3. Hạnh phúc đời dâng hiến là tinh thần truyền giáo.

Trang Tin mừng cho thấy trước khi Chúa Giêsu giảng bài Kinh Tám mối phúc thật, Ngài thấy đám đông bao quanh mình, Ngài lên núi, các môn đệ làm thành vòng tròn cận kề Ngài, sau đó mới đến dân chúng. Tại sao Chúa Giêsu không giảng trực tiếp cho dân chúng mà lại phải thông qua vòng tròn của nhóm 12? Tại sao Chúa Giêsu không gởi chân lý của mình, niềm hạnh phúc của mình trực tiếp cho những người đói khát chân lý mà lại mời gọi sự cộng tác của những tông đồ? Chúng ta gặp thấy ở đây là cả một tinh thần truyền giáo. Tất nhiên bằng quyền năng và khả năng Chúa Giêsu có thể làm một mình, nhưng Ngài không thích thế. Ngài mời gọi sự cộng tác của những người gần gũi Ngài để thông qua các vị ấy, tin mừng cứu rỗi có thể đến với nhiều người dân, đến vùng sâu của tâm hồn, và vùng xa về địa lý để mọi người có thể được quy tụ về trong cùng một niềm hạnh phúc duy nhất. Điều này cho thấy các Nữ Tu không phải dấn bước vào cuộc đời dâng hiến là chỉ lo thánh hóa bản thân của mình thôi, mà còn được chọn mời dấn bước đến với tất cả anh chị em được trao gởi đến với mình, và những người đang đói khát chân lý, đang đói khát ơn cứu độ, cũng như đang đói khát Đấng cứu thế để sẵn sàng bằng cuộc đời của mình, bằng khả năng của mình sẻ chia cho họ những gì mình đã đón nhận. Đó chính là truyền giáo. Biết rằng Tu Hội có chữ Thừa Sai khởi đầu có nghĩa là đã có hướng đi truyền giáo dành cho tất cả mọi người dấn bước trong tu hội này. Thiết nghĩ đây cũng là một nét đẹp minh họa thêm cho kinh Tám mối phúc thật, cho bầu khí của những người sống niềm hạnh phúc nước trời để rồi mời gọi tất cả mỗi người dấn bước trong đời sống trọn đời cũng sẽ canh cánh bên lòng, vừa là ước mơ, vừa là thiện chí để luyện được đến tất cả những nơi được gởi đến để chia sẻ niềm hạnh phúc của Đấng cứu thế cho tất cả những người có mặt tại nơi đó. Và cũng biết rằng Tu Hội cũng gắn bó với Đức Trinh nữ Maria. Mẹ là người ngày xưa đã nâng đỡ bước chân truyền giáo của các tông đồ. Mẹ hôm nay cũng vẫn luôn đồng hành với những người đi trên đường sứ mạng Giáo Hội. Truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Vì vậy, tất cả những ai đang yêu mến tinh thần truyền giáo cũng là những người vốn thể hiện bản chất của giáo hội một cách rõ nét hơn bằng chính đời sống của mình.

Thánh lễ Khấn Dòng cũng là thánh lễ Tạ Ơn. Sau nhiều tháng năm sống âm thầm, nay Tu hội Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế xuất hiện trước Giáo hội địa phương trong phong thái đĩnh đạc. Các Tu sĩ lần đầu tiên xuất hiện dưới dáng dấp tu phục. 17 Tân Khấn Sinh là những của lễ đầu mùa tiến dâng lên Chúa trong tâm tình tạ ơn.

Xin hiệp ý tạ ơn và hòa chung niềm vui với Tu hội. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh luôn mãi hạnh phúc suốt đời hiến dâng.
 
Khóa bồi dưỡng Thừa Tác Viên Thánh Thể tại Bắc Ninh
Bắc Ninh
09:53 25/08/2010
BẮC NINH: Từ ngày 22/08 - 25/08/2010, bốn mươi học viên tuổi từ 40 đến 80 từ một số xứ họ trong giáo phận Bắc ninh tập trung về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Bắc ninh tham gia khóa học: Thừa Tác Viên Trao Ban Thánh Thể.

Hình ảnh khóa bồi dưỡng

Có thể nói các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể là những chứng nhân đức tin thực thụ trong suốt thời kỳ khó khăn thiếu vắng linh mục của giáo phận Bắc ninh. Họ là những người nhiệt tình sốt sáng tham gia vào nhiều công việc chung của xứ họ: hàng tuần phải lén lút đi về tòa giám mục hay một vài nơi có linh mục để thay Mình Thánh Chúa, chủ sự giờ Chầu Thánh Thể hàng tuần, đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, cử hành nghi thức suy tôn Lời Chúa các ngày Chúa Nhật và lễ trọng….

Ngày nay, nhiều giáo xứ trong giáo phận đã có linh mục coi sóc. Tuy nhiên, các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể vẫn không thể thiếu được. Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của Thừa Tác Viên Thánh Thể trong đời sống và sứ vụ của Giáo hội, Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Bắc ninh đã mở khóa bồi dưỡng để các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể có thể nắm bắt và hiểu biết được những kiến thức cơ bản và vai trò của mình.

Trong khóa bồi dưỡng này, cha giáo Cosma Hoàng Thanh Quốc, OP. đã giúp cho các học viên những kiến thức cơ bản về phụng vụ Thánh Thể, nghi thức chầu Thánh Thể, nghi thức cho rước lễ ngoài Thánh Lễ, nghi thức thăm viếng bệnh nhân và đưa Mình Thánh cho bệnh nhân. Đặc biệt vào các buổi tối, các học viên được đến các xứ họ có Thánh Lễ ở xung quanh Trung Tâm Mục Vụ thực hành những kiến thức lý thuyết đã học được ở trên lớp.

Ngày cuối cùng sau Thánh lễ bế giảng, các học viên ngậm ngùi chia tay Trung Tâm Mục Vụ, chia tay cha giáo và chia tay nhau sau 3 ngày học ngắn ngủi. Tuy nhiên, các kiến thức mà cha giáo đã truyền đạt cho các học viên sẽ rất bổ ích để các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể hiểu biết hơn về ý nghĩa và vai trò của Thừa Tác Viên trong đời sống cũng như sứ vụ của Giáo hội trong thế giới ngày nay.
 
Lời chủ chăn: ''Nên người công giáo tốt và công dân tốt''
+ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
15:15 25/08/2010
Lời chủ chăn: "Nên người công giáo tốt và công dân tốt"

Kính gửi: Linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh chị em rất thân mến,

1. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI có lời nhắn nhủ dân Chúa Việt Nam "hãy nên người công giáo tốt và công dân tốt". Cùng chung lời cầu nguyện hằng ngày cho người cha chung trong ngôi nhà Giáo Hội công giáo, và với tình huynh đệ hiệp thông và hiệp nhất trong gia đình Giáo Hội tại Việt Nam, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em vài suy nghĩ về nội dung ý nghĩa và cách thực hành lời khuyên nhủ này trong đời sống xã hội hôm nay, nhằm cùng nhau tham gia xây dựng và canh tân ngôi nhà Việt Nam theo như lòng Chúa mong muốn và lòng người mong đợi.

2. Người công giáo tốt, trước tiên và căn bản, là người sống niềm tin công giáo của mình.

- Tin vững vàng Thiên Chúa là cội nguồn và là cùng đích của muôn loài muôn vật, là Người Cha ngỏ Lời yêu thương và thông ban nguồn ơn cứu độ cho gia đình nhân loại.

- Tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người để cứu độ nhân loại. Tin Người là Lời yêu thương mang lấy phận người, dấn thân phục vụ cho sự sống con người, hy sinh mạng sống nhằm đổi mới mọi sự, đổi mới sự sống cùng phận người, đổi mới tâm trí cùng lòng dạ con người. Tin Người là Đường, là Đạo yêu thương cứu nhân độ thế.

- Tin vào Chúa Thánh Thần được Chúa Cha yêu thương gửi đến cho loài người như nguồn lực đổi mới, như sức mạnh hiệp nhất mọi người trong lòng Giáo Hội cũng như trong xã hội, nhằm trợ lực cho mọi người bước theo Đấng cứu độ trên đường kiến tạo "trời mới đất mới", một ngôi nhà mới cho gia đình nhân loại.

- Tin vào Lời Chúa là ánh sáng chân lý trường tồn, là ánh sáng và sức sống mới cho muôn dân. Lời Chúa được ghi trong Sách Thánh. Và ở đỉnh cao của lịch sử cứu độ, Lời đã nhập thể làm người, hiện diện hữu hình và cụ thể trong lịch sử cùng trong cuộc sống nhân loại. Lời Chúa được triển khai trong giáo huấn của Giáo Hội công giáo, đồng thời Lời như hạt giống được gieo vào truyền thống đạo lý và văn hoá các dân tộc.

- Tin vào Hội Thánh công giáo và tông truyền là dấu chỉ và khí cụ của Đức Giêsu Đấng cứu độ đang đồng hành với dân Người trên đường yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống con người, xây ngôi nhà mới cho loài người.

3. Trong cuộc sống hằng ngày, người công giáo tốt là người ý thức và có quyết tâm tiến bước trong ánh sáng chân lý và tình thương của Đức Giêsu Đấng cứu độ, luôn sống theo ơn soi sáng và ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần (x. Eph 4,22-24; Gal 5,16-26),

- để được ngày càng lớn lên về mọi phương diện theo hình mẫu của Người là Chân Lý tròn đầy và là Lời yêu thương cứu độ (x. Eph 4,15);

- để tích cực tham gia tiếp nối công trình xây ngôi nhà Giáo Hội công giáo theo như Lời Chúa dạy, xây trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x. Mt 7,24-25), và trên bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (x. TV 85,11; Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý");

- để mọi lời nói và việc làm của mình trổ hoa bình an và hoan lạc, hoa từ bi và bác ái, hoa hiệp thông và hiệp nhất, cho đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội, nhờ đó không có những lời lẽ và những việc làm gây chia rẽ và chống đối, đưa đến loại trừ nhau;

- để khi gặp cản trở, gian truân thử thách, vẫn trung thành tiến bước trong đường lối yêu thương phục vụ của Chúa, nhờ đó không để cho lòng tham sân si lôi cuốn mình đi vào con đường khôn khéo của thế gian với những thủ đoạn đối phó tình thế, dễ đưa đến hận thù và bạo lực trong gia đình cũng như trong xã hội;

- để nhờ đó, trở nên men muối, ánh sáng và chứng nhân Tin Mừng Đức Giêsu Đấng cứu độ trong xã hội hôm nay (x. Mt 5,13-16).

4. Từ đó, trong đời sống xã hội, dù gặp hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi, người công giáo tốt và công dân tốt là người luôn ý thức sống những giá trị đạo đức xã hội theo như giáo huấn của Giáo Hội công giáo dạy, và theo truyền thống đạo lý cùng văn hoá dân tộc lưu lại. Sống những giá trị xã hội đó đồng nghĩa với việc tham gia cùng mọi người thành tâm thiện chí kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho xã hội đất nước hôm nay, góp phần xây ngôi nhà mới cho cộng đồng dân tộc.

5. Người công giáo tốt và công dân tốt còn là người vững bước theo Chúa Kitô trên đường yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền của xã hội đất nước cùng thế giới hôm nay. Con đường phục vụ theo như Lời Chúa dạy đồng nghĩa với việc cùng mọi người xây ngôi nhà chung trên nền đá vững chắc với bốn trụ cột vững bền, chung sức kiến tạo một cộng đồng nhân loại mới chung một cuộc sống chan hoà ánh sáng chân lý và tình thương, hoà bình và công lý.

6. Cuối cùng, người công giáo tốt và công dân tốt là người biết dựa vào sức mạnh của niềm tin công giáo cũng như tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa anh em đồng bào và đồng loại, liên kết nhà nhà lại với nhau, nhà giáo và nhà trường, nhà văn và nhà báo, nhà thầy thuốc và nhà thương, nhà nông và nhà buôn, nhà giàu và nhà nghèo, nhà thờ và nhà chùa, nhà khoa học và nhà xã hội, nhà kinh tế và nhà tài chính, nhà chính trị và nhà nước...Liên kết nhà nhà hợp lực tu bổ, gia cố, phục chế ngôi nhà Việt Nam ở thành thị và nông thôn trên khắp đất nước. Liên kết lại với nhau nhằm chung sức xây ngôi nhà chung trên nền đá vững chắc với bốn trụ cột vững bền, vì sự sống và sự phát triển của đất nước, vì sự an bình thịnh vượng của người Việt Nam trong cộng đồng thế giới hôm nay.

7. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hãy hiệp ý khẩn xin Chúa thương ban cho người người và nhà nhà ơn soi sáng và ơn sức mạnh giúp mọi người chung sức thực hành lời khuyên bảo của người cha chung trong cuộc sống hôm nay, nhằm xây những mái nhà tình thương, mái nhà an bình và hạnh phúc lâu bền cho mọi gia đình, mọi tổ chức trong xã hội đất nước hôm nay.
 
Thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành Nhà nguyện & Hướng nghiệp CĐ Phao Lô Võng Phan, GP Thái Bình
Trường Giang
17:02 25/08/2010
Sáng nay, 25/08/2010, tại cộng đoàn Phao lô Võng Phan, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành nhà nguyện, nhà ở, và nhà hướng nghiệp, với sự tham dự của nhiều linh mục, nhiều nam nữ tu sĩ, quan khách trong và ngoài giáo phận.

Đôi nét lược sử

Năm 1883 từ tỉnh dòng Sài Gòn, 6 nữ tu Phao lô đáp tàu ra miền Bắc. Các chị phục vụ trong những bệnh xá đầy ắp thương binh được đưa về từ những vùng khói lửa chiến tranh…

Để đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng tăng, chị em dòng thánh Phao lô phát triển nhanh chóng về nhân sự cũng như số lượng cộng đoàn, hội dòng mẹ tại Chartres đã quyết định thiết lập tỉnh dòng Hà Nội.

Năm 1937, tỉnh dòng Hà Nội đã đào tạo được 140 nữ tu người địa phương cùng phục vụ với 70 chị người châu Âu, lúc này tỉnh dòng Hà Nội có 30 cở sở giáo dục, y tế, cứu tế xã hội được thiết lập tại 22 điểm truyền giáo của tỉnh dòng rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, cộng đoàn Phao lô Thái Bình là một trong những cơ sở phục vụ lớn của chị em dòng thánh Phao lô miền Bắc lúc bấy giờ.

Được thành lập năm 1900, cộng đoàn Phao lô Thái Bình là nơi tiếp đón, dưỡng nuôi, chăm sóc trẻ mồ côi, người già cả, neo đơn không nơi nương tựa. Cộng đoàn lúc ấy có 13 nữ tu phục vụ, tọa lạc ở khu vực nhà chung, nay là Tu Xá Đa Minh, phố Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình. Chứng tích duy nhất còn để lại là một ngôi nhà nguyện thánh Giuse nằm trong khu vực này.

Ngày 20/7/1954 với hiệp định Genève chia đôi đất nước, một số đông chị em của các cộng đoàn miền Bắc, vì vâng lời đã phải bỏ lại cơ sở, di cư vào Nam, trong số đó có cộng đoàn Phao lô Thái Bình.

50 năm hiện diện với người cùng khổ và làm chứng cho Tin Mừng, sứ mạng truyền giáo của chị em dòng thánh Phao lô Thái Bình kết thúc từ đây, 3 nữ tu cũng được chôn vùi nơi mảnh đất Thái Bình, đó là những hạt giống đã được chôn vùi trong lòng đất vẫn âm thầm mục nát chờ ngày nảy mầm và vươn lên:“Quá khứ còn in sâu trong hiện tại, tương lai nương tựa vào quá khứ”.

Cộng đoàn Phao lô Võng Phan

Cộng đoàn Phao lô Võng Phan, tọa lạc tại giáo xứ Võng Phan, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

Lễ khánh nhật truyền giáo, ngày 22/10/2006, cộng đoàn Phao lô Võng Phan được thành lập, đánh dấu một mốc lịch sử, tái lập sau 52 năm (1954-2006). Hạt giống gieo vào lòng đất nay một mầm non được trổ sinh. Cộng đoàn Phao lô được thành lập theo đúng giáo luật, với bài sai: “Chị em làm tông đồ bằng cả đời sống, mỗi người làm chứng cho Đức Ki tô qua bản thân mình”.

Cộng đoàn được thành lập do lời mời của cha chánh xứ Võng Phan Đa Minh Bùi Ngọc Hải. Một con người thao thức với Giáo Hội, nhạy cảm trước những nhu cầu vật chất và tinh thần của người lương giáo trong vùng, và nhận ra khả năng giới hạn không thể một mình đáp ứng….

Sau bao khó khăn, vất vả và đầy quyết tâm, được sự đồng ý của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, Giám mục giáo phận Thái Bình, cha đã làm đơn và cùng ban hội đồng mục vụ vào Đã Nẵng xin Tỉnh Dòng cùng cộng tác với cha trong cánh đồng truyền giáo Võng Phan.

Gần bốn năm chị em sống giữa lương và giáo, tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa quan phòng. Chị em tham gia các hoạt động của giáo xứ: Dạy giáo lý, tập hát, thăm viếng, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo trong và ngoài giáo xứ được đến trường.

Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Nhà Dòng, các ân nhân xa gần, cộng đoàn đã hoàn thành công trình gồm: Nhà nguyện, nhà ở của các nữ tu và nhà hướng nghiệp, ước mong ngôi nhà này sẽ là nơi tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại được tỏ bày.

Nghi thức cắt băng khánh thành, thánh lễ tạ ơn

9 giờ, Đức cha Phê rô Đệ, cha Đaminh Bùi Ngọc Hải, nguyên chánh xứ Võng Phan, cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư, quản xứ Võng Phan và hai sơ đại diện hội dòng thánh Phao lô cắt băng khánh thành toàn bộ công trình: Nhà nguyện, nhà ở, nhà hướng nghiệp của cộng đoàn này. Kế đến, Đức giám mục rảy nước thánh toàn bộ khu vực từ tầng trệt lên tầng hai, nơi đây có ngôi nhà nguyện nhỏ nhưng thoáng mát và đẹp đẽ. Sau khi Đức giám mục làm phép xong, cộng đoàn cùng tạ ơn Thiên Chúa trong bài hát “tán tụng hồng ân”, và cộng đoàn cùng tiến ra thánh đường giáo xứ Võng Phan, cùng với Đức cha chủ tễ dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho Giáo Hội nói chung, cách riêng giáo phận Thái Bình có thêm một cơ sở, nơi hội tụ những chứng nhân của Chúa, ngày đêm sẵn sàng dấn thân phục vụ Giáo Hội bằng những việc làm cụ thể, giúp ích cho các linh hồn và đồng bào của mình, không phân biệt lương giáo. Đức cha rất vui mừng và ngài ngỏ lời chúc mừng sơ bề trên cũng như cộng đoàn Phao lô Võng Phan. Trong bài giảng Đức cha quảng diễn sứ mệnh và ơn gọi của dòng thánh Phao lô, đồng thời ngài liệt kê số tu sĩ của cả hội dòng Phao lô trên toàn thế giới có khoảng hơn 4000 tu sĩ, riêng ở Việt Nam khoảng 1000 tu sĩ.

Kết thúc thánh lễ, một sơ đại diện cộng đoàn Phao lô Võng Phan cám ơn sự hiện diện và quan tâm của Đức cha, quý cha, quý anh chị em tu sĩ, cũng như quý khách xa gần trong ngày trọng đại hôm nay của cộng đoàn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các bài tham luận: Đề tài 2: Tổng quan bối cảnh Tin Mừng đến Đàng Trong hồi thế kỷ 17
Lm. Gioan Võ Đình Đệ
08:18 25/08/2010
Các bài tham luận tọa đàm về" Dấu Ấn Lịch Sử Phú Yên Tuy Hòa"

Đề Tài II: TỔNG QUAN BỐI CẢNH TIN MỪNG ĐẾN ĐÀNG TRONG HỒI THẾ KỶ 17



Kính thưa quý vị,

Giáo xứ Tuy Hòa mừng kỷ niệm 50 năm xây dựng nhà thờ Tuy Hòa trong bầu khí Giáo hội Việt Nam cử hành Năm Thánh kỷ niệm 350 thành lập hai giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thiết lập phẩm trật Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam.

Một trong các mục đích mà Nội qui cử hành Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt nam xác định: “Nhìn lại lịch sử nhằm mời gọi cộng đồng Dân Chúa Việt Nam cùng chung lòng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Dân Người được hình thành, tồn tại và phát triển qua những thăng trầm của lịch sử, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với Toà Thánh và các bậc tiền nhân đã góp phần tích cực vào việc loan Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội trên đất nước Việt Nam. Nhìn lại lịch sử cùng với những thẩm định về đời sống Giáo Hội nhằm rút ra những bài học lịch sử cho việc thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Kitô, trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới hôm nay”.

Trong cộng đồng dân tộc, Giáo xứ Tuy Hòa mừng kỷ niệm 50 năm xây dựng nhà thờ Tuy Hòa trong không khí sôi nổi của những hoạt động hướng về ngày kỷ niệm 400 năm Phú Yên.

Với những ý nghĩa nêu trên như những lý do phát xuất đề tài: “TỔNG QUAN BỐI CẢNH TIN MỪNG ĐẾN ĐÀNG TRONG HỒI THẾ KỶ 17” trong buổi tọa đàm hôm nay. Trong khả năng hạn hẹp của mình, tôi xin trình bày đề tài với những nội dung chính sau đây:

1. Bối cảnh Kitô giáo xung quanh Việt Nam trước khi các thừa sai dòng Tên đến Đàng Trong

2. Bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ 17

3. Thừa sai Dòng Tên đến Đàng Trong loan báo Tin Mừng

4. Thành lập hai giáo phận Tông Tòa tại Việt nam

5. Các nhóm thừa sai khác nhau đến Đàng Trong

6. Đúc kết: Soi gương người xưa



1. BỐI CẢNH KITÔ GIÁO XUNG QUANH VIỆT NAM TRƯỚC KHI CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN ĐẾN ĐÀNG TRONG

Nước Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ và có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong phạm vi bài nầy, xin được dùng Việt Nam thay cho những cách gọi khác nhau trong các thời kỳ lịch sử.

1.1. HOÀN CẢNH: - Do vị trí thiên nhiên, Bồ Đào Nha phát triển mạnh về hàng hải. Có được thế mạnh đó cùng với lòng nhiệt tâm truyền giáo, năm 1430, Đức Giáo Hoàng Martinô V trao cho Bồ Đào Nha quyền bảo trợ truyền giáo chư dân. Năm 1452, Đức Giáo Hoàng Nicôla V trao cho Bồ Đào Nha thêm cả quyền tài phán trên hai lĩnh vực vật chất và tinh thần.

Vào ngày 04.5.1493, một văn kiện ‘ba mặt một lời’[1] được ký để phân chia quyền bảo trợ truyền giáo cho hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đường ranh giới là kinh tuyến 30 từ Bắc cực xuống Nam cực. Tây kinh tuyến thuộc Tây Ban Nha, Đông kinh tuyến thuộc Bồ Đào Nha, gồm Phi châu và Á châu.

1.2. CÁC GIÁO PHẬN TRUYỀN GIÁO ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI Á CHÂU:

- Ngày 03.11.1534: Thành lập giáo phận Goa từ mũi Hảo Vọng đến trọn Trung Quốc ( cả vùng Nam Á Châu).

- Ngày 04.02.1557: Thành lập giáo phận Malacca từ hải khẩu phía Tây Malaysia đến hết Nhật Bản (Đông Dương, Indonesia, Triều Tiên, Áo Môn…)

- Ngày 23.01.1576: Thành lập giáo phận Áo Môn ( Macao) bao gồm Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

- Ngày 22.6.1622, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XV thành lập Bộ Truyền Bá Đức Tin. Sắc chỉ thành lập xác định: Tòa Thánh có sứ mạng trực tiếp lo việc truyền giáo. Thánh Bộ nầy đại diện Tòa Thánh trong mọi việc liên quan đến đức tin công giáo trên khắp hoàn cầu.

2. BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ 17

Nhắc nhở lại công cuộc loan báo Tin Mừng của tiền nhân, chúng ta cũng cần nhận định và xếp đặt nó trong khung cảnh và tình trạng của thời đó.

2.1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê lập ra nhà Mạc. Từ ấy, nhà Mạc phải đối phó với nhóm phò Lê mà chủ công là Nguyễn Kim và và người con rễ là Trịnh Kiểm. Trong lúc ‘phò Lê diệt Mạc’, bà con nhà Trịnh-Nguyễn phát sinh tranh giành quyền lực. Năm 1600, nhân nhà Mạc nổi dậy, Nguyễn Hoàng lấy cớ đi dẹp. Nguyễn Hoàng chạy thoát về Nam. Như thế, năm Canh Tý, 1600, Nguyễn Hoàng dứt khoát bỏ miền Bắc, đặt Thuận Quảng (Thuận Hóa-Quảng Nam) vào thế đứng biệt lập với Thăng Long.

Từ năm 1627 đến năm 1672, trong 45 năm ròng rã, hai bên Trịnh - Nguyễn đánh nhau dưới khẩu hiệu “Phò Lê”, hai bên không thể tiêu diệt được nhau nên phải chấp nhận chia cắt lãnh thổ. Sông Gianh – Nguồn Son, còn gọi là Linh Giang, trở thành ranh giới chia nước Việt Nam thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Lúc bấy giờ Phú Yên là biên giới cực Nam của Đàng Trong, cũng là cực nam của đất Việt. Theo kết luận cuộc hội thảo về niên đại tỉnh Phú Yên vào ngày 29/4/2003 tại Tuy Hoà, năm 1611 là thời điểm Phú Yên được chính thức ghi danh vào bản đồ đất Việt. Năm 1629, dinh Trấn Biên được chúa Nguyễn thành lập tại Phú Yên. Với việc thành lập nầy, Phú Yên đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phòng thủ chốn biên thùy của nước Việt.

Vào cuối thế kỷ XVI, tại Đàng Trong, đã ra đời các đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại như phố cảng Hội An (Quảng nam), phố cảng Thanh Hà (Huế), phố cảng Nước Mặn (Qui Nhơn). Các phố cảng nầy chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ ngoại thương của các chúa Nguyễn. Đặc biệt Hội An và Nước Mặn là hai phố cảng gắn liền với lịch sử loan báo Tin Mừng ở Đàng Trong.

2.2. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO-TÍN NGƯỠNG.

Đàng Trong là một vùng đất mới, được hình thành bởi chủ trương Nam tiến của vua Lê Thánh Tông cũng như chủ trương “Nam tiến, Bắc cự” của các chúa Nguyễn. Trong tiến trình tạo lập xứ Đàng Trong cũng là tiến trình liên tục di dân lập ấp, tổ chức khẩn hoang.

Với tâm đạo của mình, năm 1601, chúa Tiên-Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Thiên Mụ. Năm 1607, chúa lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu Quảng Nam. Năm 1609, chúa lập chùa Kính Thiên ở xã Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy- Quảng Bình. Năm 1677, Thiền sư Nguyên Thiều từ Quảng Đông đến lập chùa Thập Tháp, nay thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đó là những ngôi chùa được lập sớm nhất tại Đàng Trong vào thế kỷ 17.

Như thế điều kiện ‘cửa Khổng sân Trình’ và tổ chức tôn giáo ở Đàng Trong đầu thế kỷ 17 chưa chặt chẽ và ổn định như ở Đàng Ngoài. Đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân phổ biến nhất là việc thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên là việc thờ cúng các vị thành hoàng và các vị nhiên thần.

2.3. NGƯỜI DÂN VIỆT.

Chúng ta đọc lại chứng từ của một người đương thời xã hội Việt Nam đầu thể kỷ 17, Linh mục Christophe Borri, một thừa sai Dòng Tên đến ở Đàng Trong từ năm 1618 đến năm 1622: “ Tất cả các nước phương Đông đều cho người Châu Âu là những kẻ xa lạ và dĩ nhiên họ ghét mặt đến nỗi khi chúng ta vào lãnh thổ họ thì tất cả đều bỏ trốn. Thế nhưng trái lại ở xứ Đàng Trong, họ đua nhau đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta trăm nghìn thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họ…… có lần có mấy người ngoại quốc bị đắm tàu và được cứu tại một cảng Đàng Trong. Họ không biết tiếng để xin người ta cho thức ăn để sống, họ chỉ cần học một chữ thôi cũng đủ, đó là chữ đói, có nghĩa là tôi đói. Bởi vì vừa nghe thấy người ngoại quốc than thở như vậy và đi qua các cửa nhà người dân mà kêu đói, thì tất cả đều động lòng thương và cho họ ăn, đến nỗi chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ thu được rất nhiều thức ăn dự trữ” [2]. Còn cha Đắc Lộ nhận xét: “ Số dân cũng rất đông, tính tình hòa nhã. Họ có lòng sùng kính nhà vua. Họ cũng có những tiến sĩ như người Tàu và đối với họ, hàng quan lại rất có thế giá. Tuy nhiên, tôi thấy họ không kiêu căng như người Tàu, dễ giao thiệp và là những binh sĩ rất lành nghề ”[3].

3. THỪA SAI DÒNG TÊN ĐẾN ĐÀNG TRONG

Trước khi các thừa sai Dòng Tên đến Đàng Trong, một số Linh mục dòng Đa Minh làm tuyên úy cho các thủy thủ trên các thương thuyền đã đến Quảng Nam và Thuận Hóa. Các Linh mục tuyên úy nầy làm nhiệm vụ tuyên úy là chính. Việc loan báo Tin Mừng chưa có tổ chức quy mô.

Sang đầu thế kỷ XVII, với các thừa sai Dòng Tên, từ năm 1615, công cuộc truyền giáo được tổ chức đầy đủ và liên tục, các bản tường trình về khu truyền giáo được ghi ký rõ ràng. Nhờ đó, chúng ta có được những tài liệu chắc chắn và đầy đủ hơn.

3.1. BÁCH HẠI Ở NHẬT, CƠ HỘI TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM.

Năm 1614, Daifusama, hoàng đế Nhật ra chỉ trục xuất tất cả thừa sai ngoại quốc. Thừa sai Dòng Tên ở Nhật về Áo Môn. Chính sách bế quan tỏa cảng của hoàng đế Nhật mỗi ngày một chặt chẽ. Không hy vọng có thể lẩn lút vào đất Nhật một cách dễ dàng.

Giữa lúc đó thì ông Ferdinand Costa, thuyền trưởng có tên tuổi vùng Đông Ấn đến gặp các cha. Ông vừa ở cảng của chúa Nguyễn về Áo Môn. Ông trình bày những hy vọng đầy phấn khởi của một cuộc truyền giáo rất có thể ở xứ đó. Chính chúa xứ đó cũng uỷ nhiệm cho ông khi trở về Áo môn, tìm cách dẫn các thừa sai đến Đàng Trong và ông cũng yêu cầu các cha đừng từ chối lời yêu cầu chính đáng đó. Với ông, nên lợi dụng thời cơ thuận tiện làm ích cho các linh hồn. Ông cũng không quên nhấn mạnh về tính dễ dãi, hiền hòa của cư dân Đàng Trong.

Dạo đó, tại cửa Hội An, việc thương mại giữa Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản đã rất sầm uất. Người Trung Hoa và Nhật Bản được qui tụ làm hai khu riêng biệt theo luật lệ và phong tục của mỗi nước.

Nghe biết câu chuyện, cha Buzomi, người thành Napoli nước Ý, liền tình nguyện đến mở đầu công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong.

3.2. ĐOÀN THỪA SAI DÒNG TÊN ĐẦU TIÊN ĐẾN ĐÀNG TRONG:

Nhờ thương thuyền ông Ferdinand Costa, ngày 6.2.1615, cha Francesco Buzomi (Ý), cha Diego Carvalho (BĐN) và thầy Antonio Diaz (BĐN), rời cảng Áo Môn. Ngày 18.1.1615, đoàn truyền giáo tới Cửa Hàn ( Đà Nẵng).

Sau khi tới Cửa Hàn, lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, phải qua thông dịch viên hạng ‘i-tờ’. Công việc đầu tiên của cha Buzomi là cất tạm một nhà nguyện cho giáo dân Nhật ở đó và cho người Bồ trong thời gian đến buôn bán.

3.3. THÀNH LẬP CƯ SỞ TẠI HỘI AN, QUẢNG NAM:

Đến Cửa Hàn trước nhưng các thừa sai lập cư sở đầu tiên của mình tại Hội An. Trong các báo cáo thường niên, các thừa sai luôn luôn dùng từ cư sở Hội An ( Residentia Fayfo) [4]

Được biết công cuộc truyền giáo Đàng Trong được nhiều kết quả và hứa hẹn, năm 1617, bề trên dòng ở Áo môn sai thêm cha Francisco de Pina, người Ý và cha Manuel Barreto, người Bồ đến góp công góp sức với phái đoàn cha Buzomi.

Nhưng công cuộc loan báo Tin Mừng bao giờ cũng tiến theo con đường thập giá. Năm 1617 trời hạn hán, không có nước làm mùa, nạn đói đe dọa. Dân chúng cho rằng trời hạn hán là vì các thần nổi giận thấy dân chúng bỏ theo đạo mới để miếu mạo hoang vu, muốn cho các thần nguôi đi chỉ có cách là đuổi các đạo sư tây dương ra khỏi nước. Dân chúng yêu cầu chúa Nguyễn trục xuất các thừa sai. Một đàng muốn giữ các thừa sai lại để bảo đảm việc liên lạc thương mại với người Bồ, một đàng cần lấy lòng dân chúng. Sãi Vương cho mời các cha đến và thông báo cho các cha hay, mình vẫn một lòng quí mến các cha và mong muốn các cha ở lại Đàng Trong, nhưng để làm dịu quần chúng, nhà chúa yêu cầu các cha tự ý rời Đàng Trong một thời gian, sau đó sẽ trở lại.

Theo ý Sãi Vương, các cha gạt nước mắt ra đi, để lại một giáo đoàn mới chớm nở. Thuê được một chiếc thuyền để ra khơi về Áo môn, nhưng trái gió đành phải trở lại sống lẩn lút ở một khu rừng hoang bên bãi biển. Không chịu được cảnh bùn lầy nước đọng. Cha Buzomi ngã bệnh.

3.4. THÀNH LẬP CƯ SỞ TẠI NƯỚC MẶN, QUI NHƠN [5].

Trong rừng hoang nước độc, bệnh tình của cha Buzomi mỗi ngày mỗi nặng, cha chỉ còn biết trông cậy ơn Chúa giúp, Chúa đã dùng ông Trần Đức Hòa, quan Tuần phủ Qui Nhơn [6] để cứu cha.

Đây là lời tường thuật của cha Borri, người trong cuộc: “Cha Buzomi, cha De Pina và tôi, chúng tôi bỏ Hội An để đi Qui Nhơn theo quan trấn thủ của tỉnh đó. Ông dành một chiếc thuyền để phục dịch riêng cho một mình chúng tôi và các người thông ngôn, không muốn cho chúng tôi để đồ đạc ở đó, vì đã có một thuyền khác dành riêng cho việc này. Chúng tôi trẩy đi suốt mười hai ngày với đầy đủ tiện nghi, sáng chiều đậu bến ….. tới đâu ông cũng cho tổ chức trò chơi và hội hè cho dân chúng, khi thì cho đấu chiến thuyền, lúc thì cho đua thuyền, đặt giải thưởng cho thuyền nào thắng cuộc…. Cứ thế, rồi chúng tôi tới tỉnh Qui Nhơn. Nhưng chúng tôi còn phải đi mấy ngày đường nữa mới về được tới dinh quan trấn thủ. Ông muốn cho chúng tôi đi đường bộ để được thoải mái và vui thú. Thế là ông truyền đưa bảy cỗ voi tới, tất cả đều đã sẵn sàng. Vì cuộc hành trình này chỉ là để tiêu khiển, nên chúng tôi đi mất tám ngày, tới đâu cũng được tiếp đón và đối xử như một ông hoàng, nhất là ở nhà một bà chị của ông, người ta tiếp chúng tôi rất long trọng trong một bữa tiệc rất linh đình. Rồi sau cùng, chúng tôi tới tư dinh…. Chính ông, bà vợ và con cái ông săn sóc chúng tôi, ăn chung với chúng tôi, làm cho cả dinh đều bỡ ngỡ. Quan trấn đã vui lòng giữ chúng tôi ở lại với ông vì rất quý chuộng chúng tôi, và ông đã buồn phiền khi phải xa chúng tôi. Thế nhưng vì trọng công ích hơn tư lợi nên ông nghe theo điều chúng tôi sở nguyện và tức khắc truyền cho người ta chọn cho chúng tôi một địa điểm rất tiện để làm nhà cho chúng tôi ở, trong vùng gọi là Nước Mặn, một địa điểm dài chừng hai dặm và rộng tới một dặm rưỡi. Ngày hôm sau, ông thân hành đến thăm chúng tôi và kiểm tra xem người ta có sửa soạn nhà chúng tôi tươm tất và thuận tiện không. Ông còn nói với chúng tôi rằng chúng tôi là người ngoại quốc không có nhiều tiền bạc, không có nhiều của cải, không có đủ sự cần dùng, nên ông nhận cung cấp cho chúng tôi mọi sự cần thiết …” [7]. Sự kiện nầy, tháng 7 năm 1618, cho thấy tình yêu quan phòng của Cha trên trời thật mãnh liệt. Thật vậy “ một sợi tóc trên đầu các con cũng được đếm cả rồi” ( Mt 10, 30).

3.5. THÀNH LẬP CƯ SỞ TẠI THÀNH CHIÊM, QUẢNG NAM

Từ năm 1618 đến năm 1622, số thừa sai hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong: cha Buzomi, cha De Pina, cha Borri với hai thầy Diaz và Agostinô ở Nước Mặn, còn cha Pedre Maquez và hai thầy người Nhật ở Hội An.

Cha De Pina, sau khi đã thông thạo tiếng nói và phong tục dân xứ, năm 1623, cha được phái đến hoạt động truyền giáo ở Thành Chiêm, Quảng Nam. Trong thư cha Pina viết cho bề trên ở Áo Môn tường trình năm 1622-1623, trong đó có nói đến cư sở nầy: “ …thưa cha đáng kính, con đã mua hai nhà của mẹ bà Gioanna tại Cacham, mỗi nhà gồm ba gian, một nhà dành cho chúng ta ở, nhà kia làm nhà nguyện…” [8]

4. THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN TÔNG TÒA TẠI VIỆT NAM

Sau 44 năm hiện diện loan báo Tin Mừng tại Đàng Trong và 32 năm tại Đàng Ngoài, các thế hệ thừa sai Dòng Tên đã xây dựng nền móng cho Giáo hội Việt nam, nhờ đó ngày 09/09/1659, Đức Giáo hoàng Alexandre VII ký sắc chỉ Super Cathedram thành lập hai giáo phận Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong.

Sau 12 năm nhận lãnh sứ mạng mục tử, Đức Cha Lambert de la Motte mới có thể đến giáo phận Đàng Trong của ngài. Ngày 01-09-1671, Đức cha Lambert đã có mặt ở Nha Trang, thăm họ Lâm Tuyền (Chợ Mới), Nha Rou (Ninh Hòa), Phú Yên, Nước Mặn rồi đi Quảng Ngãi. Tháng 12-1671, Đức cha Lambert lập dòng Mến Thánh Giá tại An Chỉ, một họ đạo ở phía Nam Quảng Ngãi, ngày nay thuộc giáo xứ Châu Me. Bề trên nhà là chị Lucie, em gái cha Giuse Trang. Cha Giuse Trang và cha Luca Bền là hai linh mục tiên khởi người Việt được Đức cha Lambert de la Motte truyền chức tại Juthia, Thái Lan vào ngày 31 tháng 3 năm 1668.

Như thế, lúc bấy giờ đã có Linh mục và Nữ tu người Việt tiếp sức vào công cuộc loan báo Tin Mừng với các thừa sai. Tuy nhiên, đó là những tiếp sức còn nhỏ lẻ vì con số Linh mục và Nữ tu chưa có nhiều. Tông đồ giáo dân vẫn là lợi thế trong việc loan báo Tin Mừng.

5. CÁC NHÓM THỪA SAI KHÁC NHAU ĐẾN ĐÀNG TRONG

Thời điểm năm 1623, các thừa sai Dòng Tên đã có 03 cư sở: Hội An, Nước Mặn và Thành Chiêm. Từ ba cư sở nầy, các thừa sai Dòng Tên đã mở rộng công cuộc loan báo Tin Mừng cho cả Đàng Trong. Tại Phú Yên, sau khi bà Ngọc Liên công chúa, vợ quan trấn thủ Dinh Trấn Biên, lãnh nhận bí tích Thánh tẩy năm 1636, bà đã lập một nhà nguyện tại Dinh Trấn. Đây là ngôi nhà nguyện đầu tiên của Phú Yên.

Sau khi các nhà truyền giáo Dòng Tên rời khỏi Đàng Trong (1665), lúc đầu vùng truyền giáo Phú Yên do các Linh mục thừa sai Ba-Lê đảm nhận. Nhiều giáo điểm có nhà nguyện được thiết lập, nhưng số Thừa Sai còn ít ỏi, không ở cố định một nơi, sự hiện diện của các Thừa Sai chỉ có tính cách vãng lai. Như thời điểm 1674, một mình Linh mục Gabriel Bouchard (MEP) phụ trách cả vùng Phú Yên, thời điểm 1683 một mình Linh mục Jean Baptiste Ausiès de Fonbone (MEP) bao trọn cả Phú Yên và Qui Nhơn ( Bình Định ). Thiếu Linh mục, nhưng công cuộc loan báo Tin Mừng luôn phát triển nhờ tông đồ giáo dân.

Tiền bán thế kỷ 18, công cuộc loan báo Tin Mừng ở Phú Yên được hai nhóm thừa sai phụ trách: phía Bắc của tỉnh thuộc quyền Hội Thừa Sai Balê, đặt cư sở tại Chợ Mới và vùng phía Nam do các thừa sai của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, đặt cư sở tại Phong-Lua [9]. Năm 1736, cha Giuseppe Martiali xây dựng tại Phong-Lua một nhà nguyện [10]. Như vậy, cơ sở của hai nhóm đều đặt tại phần đất giáo xứ Mằng Lăng ngày nay. Lúc bấy giờ, theo kiểm kê của Đức cha Bennetat, tỉnh Phú Yên gồm có 10 Nhà Nguyện và 6 Nhà Thờ [11]. Theo báo cáo của Hội Thừa Sai Paris năm 1747, trong tỉnh Phú Yên có 14 nhà thờ và nhà nguyện.

Chặng đường dài truyền giáo kể trên như thời gian tung gieo hạt giống chờ ngày mùa tử đạo. Tiền bán thế kỷ 19 với những sắc chỉ cấm đạo triệt để, rồi dây dưa tiếp diễn một thời gian dài. Tín hữu thông phần thập giá với Chúa Giêsu đủ trăm ngàn cách. Cao điểm khốc liệt nhất là chiếu chỉ phân sáp và những ngày tháng của phong trào Văn Thân “Bình Tây Sát Tả”. Tổng kết toàn tỉnh Phú Yên: Trước Văn Thân có 6.890 tín hữu gồm 40 họ đạo, 02 nhà phước, sau Văn Thân còn 1.109 người [12].

6. ĐÚC KẾT: SOI GƯƠNG NGƯỜI XƯA

Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn tiền nhân, soi gương người xưa, xét trên yếu tố con người, chúng ta có thể nói rằng công quả, hay thành công của các thừa sai Dòng Tên có được là do các ngài làm việc có phương pháp: tận dụng và thích ứng.

5.1. TẬN DỤNG NHỮNG THUẬN LỢI

- Được ra vào tiếp xúc chốn cung đình cũng như tiếp cận người dân Việt có đời sống thanh bạch đơn sơ chất phác và tâm hồn từ bi thương người, nhẫn nhục làm ăn, tôn trọng lễ nghĩa cương thường.

Không có óc bài ngoại đó, nên các thừa sai được giáo dân tôn trọng, quý mến, được coi như những người cha trong nhà. Với tình nghĩa thầy trò, các thừa sai có thể tìm dễ dàng những người cộng tác trung thành và quyến luyến trong hoạt động tông đồ giáo dân, đặc biệt tổ chức thầy giảng là một tổ chức đã được đề cao trong lịch sử truyền giáo Việt nam.

Dùng người Việt để loan Tin Mừng cho người Việt. Các thừa sai đã kể cho chúng ta biết bao kết quả thu lượm được do những giáo dân như bà Maria Minh Đức, Bà Ngọc Liên công chúa, và nhiều những ‘tông đồ giáo dân bình dân’ xuất sắc trong lãnh vực và nghề nghiệp của mình như bà Gioanna, vừa tảo tần buôn bán vừa đem Tin Mừng đến cho hơn vài chục người.

5.2. THÍCH ỨNG HOÀN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Có nhiều thuận lợi nhưng không thiếu thánh giá. Nhiều phen các thừa sai bị trục xuất vì những lý do khác nhau. Các ngài phải trốn lánh và kiên trì vào ra, tới lui Đàng Trong như những điệp khúc.

Bước vào hoạt động, các thừa sai rất hy sinh. Hy sinh ‘bánh mì’ người Âu châu để ‘ăn cơm’ với người Việt. Một thừa sai có thể phụ trách cả một giáo đoàn rộng lớn, không mấy lúc được nghỉ ngơi. Tất cả một đời hy sinh vô bờ bến.

Bên lòng hy sinh đó, các thừa sai không hề nghĩ đến việc trục lợi cho mình, cho Dòng mình hay cho quốc gia mình. Trong các bản tường trình hay các sách để lại, chúng ta không hề thấy đả động đến vấn đề quốc gia của các ngài. Tất cả cho dân Việt, không pha trộn vấn đề chính trị trong vấn đề tôn giáo.

Nhìn vào thực hành, chúng ta nhận thấy các thừa sai đồng hóa với người Việt để tìm hiểu văn hóa, phong tục, tính tình, hòa mình với nếp sống Việt, thích ứng đạo lý với trình độ tinh thần và tình trạng xã hội của người Việt. Chữ quốc ngữ là một công trình thích ứng lớn lao xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung và cách riêng một nền văn hóa Kitô giáo.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] BĐN-TBN- TÒA THÁNH ( Đức Alexandre VI)

[2] Christophe Borri, xứ Đàng Trong năm 1621, nxb tp. HCM 1998, tr.49-50.

[3] Đắc Lộ, Hành Trình và Truyền Giáo, bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên, chương I.

[4] Đỗ Quang Chính Sj, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Antôn & Đuốc Sáng 2006, p. 23

[5] Cư sở nầy ngày nay thuộc vườn nhà ông Võ Cự Anh, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

[6] Em kết nghĩa với chúa Nguyễn Hoàng.

[7] Christophe Borri, xứ Đàng Trong năm 1621,. nxb tp. HCM 1998, tr.95-102

[8] Đỗ Quang Chính SJ, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt, nxb. Antôn&Đuốc Sáng, tr. 67-68

[9] Phong lua đó là Phường Lụa, tục danh thôn Ngân Sơn thị trấn Chí Thạnh ngày nay, một vùng sản xuất lãnh lụa ngũ sắc nỗi tiếng một thời, ca dao còn để lại: Đất Cù Du là nơi chiếu tốt, Lãnh nào tốt bằng lãnh Ngân Sơn

[10] BAVH, No.4, p.208-209. Cha Martiali thuộc Dòng Sylvestrê, người Ý, thừa sai Thánh Bộ Truyền Giáo.

[11] BAVH, No.4, p.208-209

[12] R.A.E 1885. Mgr Van Camelbeke
 
Sự thật
Giuse Trần Việt Hùng
13:44 25/08/2010
Ông Philatô nói với Chúa Giêsu: "Sự thật là gì?"(Jn 18:38)

Ngay từ khởi đầu khi Thiên Chúa tạo dựng con người, tổ tiên của chúng ta là Ađam và Evà đã bị mắc bẫy của ma quỷ cám dỗ: Rắn nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: " Trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết."…. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân (Stk 3:1-7).

1. Sự Thật Ở Đâu

Có mấy lần chúng ta dám đứng lên để nói sự thật và làm chứng cho sự thật. Người khôn ngoan là người biết lúc nào cần nói sự thật và lúc nào cần im lặng. Người ta thường nói: Khôn chết, dại chết, biết thì sống. Không phải cứ sự thật là chúng ta có quyền phát biểu hay phải tỏ lộ. Câu truyện Tự ái vặt kể rằng trên đường Huế-Quảng Trị, một viên đại úy cùng vợ đi xe đò ra Quảng Trị. Đến đoạn đường mất an ninh, anh em giải phóng vận đồ lính ra chặn xe. Không tìm được dấu vết gì chứng tỏ ông chồng là lính nhưng chúng có vẻ nghi ngờ điều chi đó, nên một tên lừ đừ tiến tới bạt tai ông đại úy mấy cái và bồi thêm mấy cú đá. Ông ta cắn răng chịu nhưng bà vợ nổi nóng nói: Anh là đại úy mà để cho tên lính xử nhục thế hả? Oan nghiệt thay, ông chồng lãnh đủ tràng AK sau câu nói đó.

Sống trong hoàn cảnh xã hội xô bồ, con người không nhiều thì ít, bị ảnh hưởng tới sự chọn lựa và phán đoán của mình. Đôi khi chúng ta chưa đụng chuyện thì xem ra ai cũng có vẻ lý tưởng hóa cuộc đời. Cuộc sống không luôn dễ dàng ứng xử trong mọi trường hợp. Không ai có thể tự cho mình là luôn trong sáng nơi mọi vấn đề cuộc sống. Khi thức đêm mới biết đêm dài. Nhìn lại quá khứ trong các trại tù tập trung, có một số người trong chúng ta khi bị giam giữ đã phải qụy lụy người khác, một điều thưa, hai điều dạ. Đã có những lần chúng ta nghe những bài học giả dối mà máu ứ lên tới cổ, nhưng không dám than một lời. Có những lần chúng ta oằn lưng mang vác những gánh nặng mà không dám kêu la một tiếng. Có những lần xếp hàng cả buổi chờ đợi một nhân vật tầm thường mà cũng không dám hé môi. Trong một vài hoàn cảnh, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nói sự thật, có thể phát biểu điều phải lẽ hay có thể đi đứng theo ý mình.

2. Nói Sự Thật Khi Nào

Khi nào chúng ta cần nói sự thật? Đây là một vấn đề không dễ phân biệt trắng đen. Trong cuộc sống thường nhật, có phải lúc nào chúng ta cũng phải nói đúng sự thật như trong tâm trí và ý muốn của chúng ta không? Truyền thống xã hội có những luật trừ, chúng ta không cần phải nói hết sự thật. Như khi có ai mời ghé nhà chơi, chúng ta có thể chối từ vì đang bận hay không có thời giờ nhưng thực ra chúng ta có thời giờ. Hoặc gặp người quen hỏi ông bà đi đâu đó? Trả lời rằng tôi đi đàng này đàng kia. Chúng ta không buộc phải trả lời sự thật với những người không có trách nhiệm đòi hỏi. Vì nhiều khi người ta có những câu hỏi để mà hỏi, họ cũng không cần nghe câu trả lời. Người ta nói mời ông bà, anh chị ăn cơm nhưng đâu phải mời ăn. Đôi khi đói bụng đấy nhưng chúng ta cũng tìm cách trả lời khéo là không đói. Đây không phải là che dấu sự thật, mà là cách nói tế nhị trong sự giao tế thôi.

Chỉ có sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Tất cả mọi cách gian trá, lừa lọc, dối gian đều đi ngược với sự thật. Trong cuộc sống đời thường, đôi khi chúng ta đã giả vờ, đã đóng kịch, đã dấu diếm để khỏi bị lộ mặt nạ. Có lẽ ai trong chúng ta cũng có một chút kinh nghiệm về sự thiếu ngay thẳng này. Sự gian dối làm cho con người chúng ta trở thành hèn hạ. Và vị quan án xét xử chúng ta trước hết là tiếng nói lương tâm của chính mình. Thần của sự gian dối sẽ không buông tha chúng ta đâu. Nói dối này sẽ kéo theo nói dối khác, tạo thành một giây dối trá. Như thế chúng ta sẽ xa dần sự thật và lẽ phải. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng bước theo Ngài vào con đường sự thật. Chúa chính là nguồn của sự thật. Chúa Giêsu nói: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Jn 14:6). Sự thật của Chúa Giêsu là sự thật gì? Sự thật của ơn cứu độ.

3. Che Dấu Sự Thật

Có nhiều khi chúng ta biết rõ đó là sự gian dối, nhưng chúng ta vẫn cứ làm. Chúng ta nói gian và làm chứng dối để được lợi cho chúng ta. Chúng ta đâu có nghĩ rằng chúng ta đang phạm điều răn của Chúa: Chớ làm chứng dối. Nếu lương tâm không được ngay thẳng hoặc bị nhiễm thói đời gian dối thì chúng ta cũng rất khó để lượng định phải trái và thật hư. Sự gian dối có thể qua mặt được những người khác và cả đại diện chính quyền, nhưng không thể gian dối trước mặt Chúa. Đã có nhiều lần chúng ta dối gian, lừa đảo nhưng lương tâm của chúng ta không hề cắn rứt. Có lẽ tiếng nói lương tâm không còn trong sáng và lời của Chúa không còn tác động mạnh trong tâm hồn của chúng ta. Chính chúng ta đã tạo cơ hội để con cái hay chính mình làm tiền qua việc hôn nhân giả, ly dị giả, khai báo địa chỉ giả, giấy tờ giả… và chúng ta nghĩ rằng không hề gì, miễn là có tiền và đạt mục đích mình mong muốn.

Con người chúng ta tham lam thật đấy! Chúng ta muốn làm tôi tiền của gian dối và cũng muốn được hưởng phúc thiên đàng. Biết rằng sống là chúng ta phải tìm kiếm của ăn để nuôi sống và hưởng thụ. Điều này dĩ nhiên rồi, Chúa luôn ban cho chúng ta đầy đủ khả năng để kiếm tìm những thứ này. Chúa còn ban thêm cho, để cuộc sống càng dư dật. Con người cao quí hơn mọi con vật. Cặp mắt của các loài vật chỉ nhìn xuống để tìm mồi ăn. Đôi mắt của con người có thể ngước nhìn lên cao, nhìn ngang chung quanh và nhìn xuống đất kiếm tìm của ăn. Như thế sứ mệnh của con người là bắt đầu từ dưới đất và hướng lên trời cao. Ngưỡng vọng về thiên đàng là cùng đích của cuộc đời. Thế nhưng cõi đời này lại qúa hấp dẫn và lôi cuốn. Chúng ta cứ mải mê cúi xuống đi tìm, lần mò trong đêm tối, càng ngày càng lún sâu và lạc lối không biết đường ra. Chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của cùng một lúc. "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được (Mt 6:24.)

4. Lạc Mất Sự Thật

Chúng ta đang sống trong một xã hội thiên về giá trị vật chất. Tiêu chuẩn sống hiện nay là thỏa mãn, hưởng thụ và nhiều lợi nhuận được xếp hạng ưu tiên. Con người phải chạy chọt, thi đua, phấn đấu liên tục để mưu sinh. Cuộc chạy đua không thể ngừng vì nhu cầu đòi hỏi càng ngày càng cao và khẩn thiết. Trong khi khát vọng đòi thỏa mãn của con người thì bao la. Vấn đề luân lý đạo đức được xếp vào hàng thứ yếu. Đôi khi sự im lặng tế nhị của chúng ta bị hiểu lầm. Hình như ngay cả các bậc phụ huynh cũng đang bị thụt lùi trong lãnh vực đạo đức này. Có những quan niệm sống hời hợt và sống sao cũng được. Con cái muốn gì, cha mẹ cứ để chúng thỏa mãn tự nhiên. Người ta nói im lặng là đồng lõa đó. Đời sống gia đình có nguy cơ mất dần sự quan tâm lẫn nhau. Trong hoàn cảnh này, cha mẹ hãy chú tâm lắng nghe con cái và chia sẻ kinh nghiệm. Thật tội nghiệp cho những cha mẹ phải rơi vào những tình trạng ngặt nghèo và khó xử đối với con cái. Thương con lắm, không thể bỏ con được dù cho con cái có ngỗ nghịch, sa đọa, lạc lối và sai lầm. Cha mẹ vẫn cứ phải chấp nhận yêu thương ấp ủ và tha thứ. Người ngoài cuộc khó có thể hiểu được những khúc đoạn trường và đắng cay của cha mẹ vì con.

Câu truyện con chiên đi lạc. Con chiên thấy một lỗ hổng bên bờ rào. Con chiên chui qua và mải gặm cỏ quanh quẩn mãi không biết đường về. Rồi nó phát hiện có một chú cho sói đang theo sau. Nó chạy và chạy mãi, chó sói tiếp tục đuổi theo. Cho tới khi chủ chiên tìm đến và cứu vớt nó. Cho dù nhiều người khuyến cáo chủ chiên hãy vít lỗ hổng nơi hàng rào. Chủ chiên vẫn từ chối. Đây là một chọn lựa. Con cái dù có lầm lạc thế nào đi nữa, cha mẹ cũng luôn rong ruổi tìm con. Cha mẹ cho con một vòng tay nương tựa. Cha mẹ cũng không thể chặn rào khóa cửa. Hãy giúp cho con cái tìm học những kinh nghiệm trường đời và chọn đường sống trong sự thật. Có va chạm thử thách mới có nên người. Cho dù đôi khi đó là những kinh nghiệm phải học bằng máu và nước mắt. Sau cùng sự thật sẽ giải thoát chúng.

5. Sự Thật Ở Đâu

Trong hoàn cảnh xã hội văn minh ngày nay, qua ảnh hưởng của các đảng phái, các nhóm tranh đấu và các phe phái đã dùng nhiều thủ đoạn để đạt mục đích của mình. Lời hứa thì nhiều mà thực hiện chẳng bao nhiêu. Chính quyền nào mà không hứa bảo vệ sự sống của người dân. Chính sách và đường lối của các chính trị gia không luôn rõ ràng minh bạch. Họ có rất nhiều uẩn khúc và ý đồ. Bảo vệ sự sống nhưng không đơn giản để định nghĩa thế nào, khi nào sự sống cần được bảo vệ. Các nhà cầm quyền luôn luôn bảo vệ tối đa quyền sống của trẻ nhỏ khi đã được sinh ra. Nhưng ngược lại, nhiều quốc gia đã sai lầm hệ trọng trong sự hợp pháp hóa việc phá các bào thai trong lòng người mẹ. Thử hỏi giữa nhi thai 5 hoặc 6 tháng có khác gì bao nhiêu với thai nhi 7 hay 8 tháng trong lòng mẹ. Trẻ sơ sinh vừa ra khỏi lòng mẹ có khác chi với thai nhi còn cưu mang trong lòng mẹ. Đây chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng rồi các nhà làm luật lườn lẹo để có thể giết chết các thai nhi cho tới 6 tháng tuổi trong cung lòng mẹ. Họ hợp pháp hóa việc giết trẻ và còn khuyến khích các bác sĩ làm thế. Tôi không thể nào hiểu nổi. Như thế, họ giết đó, rồi bảo vệ đó. Đời sống luân lý đạo đức đã bị biến dạng mất rồi. Vậy đâu là sự thật của sự sống?

Phá Thai là giết người. Truyện kể ngày nọ có một thiếu phụ tay ẵm một thiếu nhi bước vào phòng mạch bác sĩ gia đình. Thưa bác sĩ, xin bác sĩ vui lòng giải quyết khó khăn nầy: đứa nhỏ đây mới chưa đầy một tuổi, và tôi lại mang thai nữa rồi. Chắc bác sĩ cũng biết là tôi không muốn có con dày như vậy. Tôi không đủ sức chịu đựng được. Thế thì bà muốn tôi giúp gì đây? Bất cứ điều gì có thể cất được các của nợ này. Sau một hồi suy nghĩ, bác sĩ trả lời: Tôi có một cách giải quyết tốt hơn để giúp bà. Nếu bà không có hai đứa con sinh gần nhau như vậy, tốt nhất là giết đứa con bà đang ẵm trong tay, vì đối với tôi, giết đứa trong bụng bà hay giết đứa trong tay bà thì cùng như nhau. Vả lại, nếu giết đứa trong bụng thì lại còn nguy hiểm cho bà nữa. Vừa nói xong, vị bác sĩ vươn tay lấy con dao nhỏ và bảo người thiếu phụ đặt đứa nhỏ lên vế bà, đưa đầu ra phía ông ta. Lúc đó người thiếu phụ tái xanh mặt và thét lên: Đồ sát nhân. Chỉ vài lời nói, vị bác sĩ đã thuyết phục được người thiếu phụ trẻ hiểu ra rằng việc ông ta đề nghị giết đứa con một tuổi của bà thì cũng chẳng tệ hại hơn lời thỉnh cầu giết đứa bé chưa sinh trong bụng bà. Đàng nào cũng là giết người. Chỉ có một khác biệt là tuổi của hai đứa trẻ mà thôi.

6. Sự Thật Giải Thoát

Sự thật trong đời sống gia đình rất quan trọng. Vợ chồng cần phải cư xử thật thà với nhau trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hôn nhân cần có sự thật về lòng chung thủy, sự thật về chi thu tài chánh và sự thật về tình cảm. Đây là những mấu chốt xây dựng đời sống hạnh phúc gia đình. Tục ngữ ca dao ghi rằng: Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng. Trong đời sống vợ chồng, chúng ta không nói đến sự nham hiểm nhưng nói đến sự sâu thẳm gian dối của lòng người. Rất khó dò tìm đâu là sự thật, vì lẽ đó đã có không biết bao nhiêu cuộc hôn nhân đã tan vỡ. Tan vỡ vì không sống với sự thật. Tan vỡ vì họ phát hiện ra sự thật phũ phàng nơi người phối ngẫu. Chúng ta biết rằng sự thật thì phũ phàng, nhưng chỉ có sự thật mới có thể giải thoát. Chúa Giêsu phán: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Jn 8:32).

Ăn nói quanh co là mở đường cho thần gian dối bước vào. Chúa Giêsu dạy chúng ta: Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt 5:37). Sự dữ khéo len lỏi vào mọi nơi, sự dối gian thường xảy ra nơi bóng tối hay nơi kín đáo. Vì người ta lo sợ bị phát hiện ra sự thật, nên cuộc sống mất đi niềm an vui tự tại và mất sự bình an. Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội (Jn 8:34). Sự thật thì như ban ngày đối diện với ánh sáng của mặt trời. Mãi vươn lên trong chân lý và sự thật trong sáng.

Chúa Thánh Thần chính là Thần Chân Lý sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật. Một sự thật không gian dối, không lừa gạt và không theo cảm tính mà là sự thật trần trọi phơi bày. Sự thật được ví như cây tre được bóc lớp vỏ, càng bóc bỏ đi những vướng bận, càng vươn cao và càng thanh thoát. Sự thật tinh tuyền không do nơi nhiều người đồng ý với nhau, mà sự thật do từ trên cao. Một sự thật vĩnh hằng là sự thật của ơn cứu độ. Chính Ngôi Hai, Con Thiên Chúa hạ thế làm người để cứu độ chúng ta. Ai muốn được vào nước hằng sống hãy trở nên như trẻ thơ. Tâm hồn trẻ thơ là tâm hồn chân thật tinh trong. Chúa Giêsu phán: Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào (Mk 10:15).

Nói tóm lại, mỗi Kitô Hữu được mời gọi để nói sự thật, làm nhân chứng cho sự thật và sống sự thật. Sống sự thật là sống trong đường lối của Chúa. Chỉ sự thật có thể giải thoát chúng ta khỏi những u mê lầm lạc của thế gian. Lạy Chúa, xin đừng để chúng con nhân danh Thần Chân Lý để thực hành những điều giả dối và dẫn đường sai lối. Xin cho chúng con nhận ra những giá trị đích thực của niềm tin, niềm trông cậy và niềm yêu mến. Xin hướng dẫn chúng con đi trong chân lý của Chúa để chúng con tìm ra lẽ sống thật. Chúng con sẽ được ngụp lặn trong ánh sáng tinh tuyền là nguồn của Chân Thiện Mỹ.

Bronx, New York
 
Tẩy rửa tâm hồn
Trầm Thiên Thu
18:29 25/08/2010
Không khí hanh hao làm mặt tôi khô rát. Khi tôi thắt dây giày, con chó đi vòng quanh tôi dáng vẻ dè chừng. Ánh nắng lấp lánh như còn ngái ngủ, tôi vươn tay lên đám mây phía trên tôi. Tôi hít lấy buổi sáng trong lành và thở mạnh. Thời điểm khởi đầu. Tôi bước tới và nàng bước theo, những bước đầu tiên theo thói quen rất thực tế này không bao giờ chấm dứt theo cách đã khởi đầu. Bước chân tôi bước mạnh bên nó. Chúng tôi cố gắng tìm nhịp điệu theo kiểu khiêu vũ mà chúng tôi đã làm cả trăm lần rồi. Hơi thở ấm áp lan tỏa trước mặt chúng tôi. Mùi cam thảo mơn man vào mũi tôi trong khi bình minh lên cao dần trên trái đất vẫn tĩnh lặng. Sườn đồi lấp lánh những giọt sương. Đường chân trời như sơn còn ướt hài hòa với đường nét núi đồi. Màu sắc sống động hơn bất kỳ lúc nào khác trong ngày. Tôi vừa hít thở sâu vừa bước chầm chậm. Nó luôn có vẻ lo lắng thái quá lúc khởi đầu một ngày. Tôi nghe tiếng bước giày trên vệ đường và tiếng leng keng của sợi dây đeo chuông ở cổ nó. Không lâu trước khi chúng tôi sải bước và di chuyển đều nhau. Tôi cảm thấy cơ thể nhẹ lâng khi sự lo lắng và căng thẳng giảm xuống từ đôi vai và tan dần theo gió hiu hiu. Nó vẫn lặng lẽ bước bên tôi và thường nhìn theo hướng tôi. Nó có hạnh phúc? Đây là cách chữa lo lắng cho nó như chữa cho tôi? Bây giờ di chuyển đều nhau, tôi thả lỏng sợi xích. Tôi thư giãn và thả lỏng chân tya. Tôi có trớn lên xuống đồi mà không cần cố gắng. Tôi cảm thấy như bồng bềnh và đầu óc tôi tràn đầy những tư tưởng. Tôi lắng nghe tiếng chim hót vang trên cây. Nắng chiếu thành tia qua kẽ lá. Con nai đứng ngây như bức tượng ở phía xa nhìn chúng tôi. Tôi cảm ơn tư thế lặng lẽ của nó. Con chó không chú ý đến con nai. Chúng tôi đi theo con đường mòn, thi thoảng thấy có chỗ phởn phơ không giải thích được và làm say mê. Chúng tôi bước nhan và không khí không lạnh nữa. Chúng tôi quên cả thời gian. Thời gian không là của riêng tôi, nhưng lúc này thời gian là của tôi. Tôi chỉ biết mình đi quá xa. Không gì làm gián đoạn. Không gì đòi hỏi thời giờ của tôi. Khi tôi chạy, tôi không là tôi hoặc là người mẹ. Tôi là nhà văn, là “tay đua”. Giới hạn chỉ xuất hiên nếu tôi tự đặt ra giới hạn. Con chó bằng lòng khi đi với tôi. Khoảnh khắc này đưa tôi đi sâu vào chính con người tôi. Tôi cảm thấy mình có thể chạy mãi mãi. Tuy nhiên, cuộc sống đang chờ đợi tôi. Chúng tôi đi chậm lại và bắt đầu quay về. Bây giờ không còn gánh nặng nào, tôi được cảm hứng bởi ngày mới. Tôi sẵn sàng đảm trách mọi thứ mà cuộc sống trao cho tôi. Chậm bước, tôi hít thở sâu và thả xích chó ra. Nó ngập ngừng bỏ đi. Tôi nói nhỏ: "Về nhà thôi". Nó ngoan ngoãn quay đi và chạy lên trước. Khi tôi đi những bước cuối theo nhịp, tôi cảm thấy mạnh mẽ và đầy sinh lực. Hoàn toàn đổi mới. Tôi rất mê chạy bộ. Việc chạy bộ buổi sáng đã tác dụng như phép lạ tẩy rửa tâm hồn tôi một lần nữa. Tôi sẵn sàng tận hưởng những gì tôi yêu thích nhất: Làm vợ và làm mẹ. Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)Hồng ân trước khi qua đờiTác giả Steven D. Greydanus, biên tập viên và nhà phê bình phim.

Đám tang không chỉ là của người chết mà còn là của chính người sống. Cho rằng cách sắp xếp này hay cách sắp xếp nọ là điều mà có lẽ người chết đã muốn thì có thể giúp an ủi, nhưng sự an ủi đó là của chúng ta chứ không là của người chết. Cho dù chúng ta tự an ủi mình khi nhìn vào chính cái chết của mình bằng cách hoạch định trước đám tang tới từng chi tiết, việc thực hiện di chúc theo ý muốn mình vẫn chỉ là nỗ lực với điều kiện là chúng ta còn sống. Khi đám tang, điều đó không thuộc quyền chúng ta nữa, mà là quyền của những người còn sống. Ý muốn của chúng ta có thể được thực hiện hoặc không, nhưng dù được thực hiện hay không thì họ thực hiện cho họ chứ không cho chúng ta.

Phim Get Low nói về một người đàn ông muốn thấy kế hoạch đám tang của mình được thực hiện đúng và chứ không lãng phí cơ hội bị bỏ trong chiếc quan tài. Phim được cảm hứng bởi trường hợp nổi tiếng của Felix Bushaloo Breazeale, một người khác thường đã tạo “cảm giác mạnh” đối với các phương tiện thông tin đại chúng năm 1938 và thu hút hàng ngàn người bằng cách tự đưa ra một “đám tang sống”.

Điều gì khiến một người làm như vậy? Cái chết đã xuất hiện trong ý nghĩ của Breazeale một thời gian, ông đã xây dựng cho mình một chiếc quan tài từ năm trước bằng gỗ óc chó (walnut). Lời phê bình của một người quen cho rằng không bao giờ biết điều gì được nói ra tại đám tang của mình, kiểu như “sống để bụng, chết mang theo”. Có thể Breazeale lo lắng về những gì được nói về mình sau khi ông qua đời. 35 năm trước, ông bị bắt và bị tù vì tội giết người, dù ông được trắng án, nhưng có vẻ tội ông vẫn còn, vấn đề vẫn bỏ ngỏ.

Đối với Hollywood, vấn đề như vậy hầu như khó tránh khỏi dẫn đến câu chuyện về sự khôn ngoan “lớn hơn cuộc sống”, một kẻ bàng quan trái thông lệ đầy màu sắc với viễn cảnh cao hơn đã dạy những bài học cuộc sống cho người khác. Một trong các niềm vui về nét đặc trưng thặng dư lần đầu tiên của đạo diễn Aaron Schneider là phim Get Low có nhân vật thật Felix Bush mà Robert Duvall chủ ý tạo ra. Nói là “chủ ý” vì Felix Bush của Robert Duvall biết thân thế mình “lớn hơn cuộc sống” ở Roane County như một “đại gia”, thậm chí có thể vui vì điều đó, nhưng không bao giờ tin lầm vào huyền thoại của mình.

Nhiều người đã viết thư cho tôi và đánh giá một phim khác có diễn viên chính là biểu tượng của Hollywood ở độ tuổi thất tuần trong vai diễn cuối (trước khi từ giã điện ảnh) là một tay súng, sống ẩn dật, ít nói, chỉ có một con thú là bạn trong khi đi tìm một giáo sĩ vì ông tìm sự cứu độ trước khi giã từ trần gian: Đó là phim Gran Torino của Clint Eastwood. Tôi hy vọng họ đã xem phim Get Low. Phim làm vui lòng khán giả nhưng đúng hơn đó là một phim về tâm linh.

Tinh tế, xảo quyệt và không quá gây xúc động, phim Gran Torino vẫn rõ ràng và truyền thống. Phim Get Low không tạo cho nhân vật chính tính cách tự nhận thức nhất hoặc chuyện của người khác thấp kém hơn. Phim Gran Torino vui vẻ bám vào các thành viên gia đình gây phiền toái và nông cạn của Walt Kowalski (không nói gì về côn đồ trấn lột), phim Get Low mở rộng sự thấu cảm tới hầu như mọi đặc tính.

Dù xảo quyệt và cộc cằn, Felix vẫn không tinh ranh hơn bất kỳ ai. Hắn là người chưa hoàn thiện – thậm chí là người tàn tật, vừa tình cảm vừa tâm linh – sống dưới bóng tối của cái gì đó trong quá khứ mà hắn đã tự trừng phạt nhiều thập niên qua mà không tìm thấy bình an tâm hồn. Khác với nhân vật Walt của Eastwood, Felix bằng lòng với một số nhân vật dữ tợn hợp với hắn: Frank Quinn, chủ nhà đòn là kẻ cơ hội (Bill Murray); Mattie Darrow, một góa phụ dễ bị tổn thương vì quá khứ (Sissy Spacek); một (hoặc hai) cố vấn tinh thần có thể đưa Fielix vào đúng vị trí, và chắc chắn không được giảm tới mức tự hạ theo nghi thức trước khi sự khôn ngoan của một ông già dạy hắn mọi thứ hắn biết.

Phim Get Low không được viết cho Duvall, cũng như Gran Torino không được viết cho Eastwood, nhưng cả hai phim đều tạo tiếng vang về lịch sử của các ngôi sao trong phim. Để theo sát độ rung hồi tưởng của cả hai phim, cảnh thú nhận trong phần ba làm nổi bật ở cả hai phim.

Nhưng phim Get Low có tội lỗi, hình phạt và tha thứ theo cách mà phim Gran Torino không có. Có một lý do là phản ứng của vị linh mục trẻ đối với sự thú nhận của Walt: “Vậy sao?”. Câu hỏi cũng giống Felix hỏi Buddy Robinson (Lucas Black), cộng sự của Frank Quinn trong việc mai táng, khi Buddy mạo muội nói rằng có lần anh ta nghe nói Felix đã giết hai người trong lúc ẩu đả. Tội của Felix có nhiều khúc mắc, liên quan tội của người khác, với thương yêu và ghen ghét, hối hận và lý lẽ, nối kết chặt chẽ. Còn nữa, mọi nỗ lực đền tội của hắn đều vô ích. Khác với Walt, hành động hy sinh cuối cùng của hắn được coi là ngụ ý tôn giáo, Felix không thể tự cứu mình – hoặc bất kỳ ai khác.

Maddie của Spacek, người có lịch sử với Felix, vui vẻ kể cho ai đó nghe Felix gây thú vị thế nào từ ngàn năm trước – khi người khác như những cuốn sách mở, hắn như sông sâu khó dò. Rồi một thoáng nghĩ bất ngờ về những gì trong lòng biển sâu thẳm đó – những thứ đó vẫn ở đó – bỏ lại guồng quay của cô ta.

Frank Quinn của Murray cung cấp một loại phản hồi với huyền thoại của Felix. Frank là người tự bí ẩn, một người đàn ông có vẻ ngạc nhiên tự tìm mình trong công nghệ mai táng hơn là người chọn con đường đó, và là người đem đến cho công việc hiện tại một lịch sử láu cá như một tay buôn xe hơi và thậm chí là người bán dạo những chiếc đồng hồ gắn vào áo khoác của hắn. Một đám tang sống ngay dưới hàng cây, nhưng Murray không ngừng ở đó: Hắn làm cho Frank tự liên quan và tự nhận thức đến nỗi hắn thấy Felix có tính cách màu mè trong lịch sử của hắn, không như những người xung quanh. Frank tung hứng những thỏi vàng như cần thiết, sự khả tín có thể mở ra để nghi ngờ, nhưng hình như có chút nghi ngờ rằng nếu chúng ta biết thêm về hắn, điều đó có thể làm cho một bộ phim thấm thía như Get Low.

Sự cố tình đãng trí của Felix và Frank luôn thể hiện cho tới khi Buddy phản đối: “Tôi không biết ai bán cái gì cho ai”. Buddy là người thẳng thắn đối với hai gã điên này, bằng nhiều cách. Với Felix và Frank thì quá nóng lòng bán nhau, ai đó phải bị chướng mắt – phải phản đối rằng người ta không thể có đám tang trừ phi là chính mình chết. Nhưng hắn cũng là người có cuộc sống thật: có vợ, có con. Một đứa bé trong phim chỉ là một phần đời – không là điểm nút – hiếm khi đủ để gợi nhớ; một người mẹ nuôi con, cũng chỉ là một phần đời, cũng lưỡng diện.

Rồi có Bill Cobbs là cha Charlie Jackson, tương tự như chú thúc bá, là nhà giảng thuyết sâu sắc nhưng không rõ ràng mà John Beasley phác họa trong phim The Apostle. Charlie, cũng như Maddie, là một phần quá khứ xa của Felix, và anh ta thích ghi nhớ hắn, nhưng anh ta không bỏ qua hoặc chấp nhận nỗ lực của Felix muốn dàn xếp ơn cứu độ theo điều kiện riêng của hắn.

Chuyên viên điện ảnh Aaron Schneider làm thấm đẫm vai trò đạo diễn lần đầu của mình bằng hình ảnh phong phú, chú trọng trang phục từng phần và phong cảnh rừng có ánh sáng vàng và bóng tối tím. Âm nhạc từng cảnh, cùng với những đoạn nhạc chuyển bằng ghi-ta, làm nổi bật phần nhạc đệm, nâng cao ý nghĩa thời gian và vị trí.

Ưu điểm của phim Get Low là sự dè dặt. Nó có thể có lợi nhờ điểm nhấn của sự liều lĩnh. Sự đề nghị về đám tang sống liên quan việc làm người ta cùng chia sẻ những chuyện về chuyện ẩn dật của Roane County. Trọng tâm của sự thu hút tạo ý nghĩa ở nơi khác, nhưng ý tưởng ban đầu lẽ ra nên được giữ lại. Ý tưởng là nghe những gì thực sự được nói ra tại đám tang là quá mạnh nên không thể khinh suất, như phim Get Low đã thể hiện.

Đám tang sống không gây xúc động cũng có thể có lợi nhờ một cảnh tôn giáo nào đó trong phim The Apostle – một số nhạc Thánh kinh và bài giảng thực tế – như đám tang sống có thật của Chú Bush thực sự.

Những thiếu sót này có thể bỏ qua trong một bộ phim với nhiều nét hoa mỹ và nhân đạo. Trong lối kể rối rắm mà Felix đã làm thành cuộc đời mình là một khái niệm đối lập văn hóa gây bất ngờ, hầu như xa lạ với điện ảnh Hollywood: Tình yêu, tự nó chưa đủ. Chỉ vì bạn yêu ai đó không có nghĩa là bạn có thể hoặc nên có họ trong cuộc đời này – thậm chí họ không yêu lại bạn. Tình yêu có thể chịu đựng và tha thứ mọi thứ, nhưng tình yêu không thanh minh hoặc biện hộ gì cả.

Có một bi kịch trong Get Low, nhưng cũng có một bi kịch có thể hoặc không thể: Trọng tội Felix muốn phạm, nhưng không được phép đi xa với tội đó. Hắn bị tước đoạt cả kết thúc có hậu mà hắn muốn, và cuối cùng, hắn đạt được điều hắn cần – dù phải đi đường vòng.
 
Thông Báo
Thành Kính Phân Ưu - Bà Cố Cha Gbt Nguyễn Đình Luận Qua Đời
Lm Francis Lý văn Ca
04:38 25/08/2010
Phân Ưu

Nhận được tin

Bà Cố Gioan Baotixita Nguyễn Đình Nhàn

Nhủ Danh Anna-Maria Nguyễn Thị Phong


(14.2.1908 – 23.8.2010)

là thân mẫu của Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận

Chính Xứ Ngãi Giao, Giáo Phận Bà Rịa, Việt Nam


đã được Chúa gọi về lúc 0 giờ 15 giờ sáng

ngày 23 tháng 8 năm 2010 - Hưởng Thọ 102 tuổi

Tại Giáo Xứ Nghĩa Yên, Xã Vĩnh Thanh, Huyện Nhơn Trạch,

Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Thánh Lễ An Táng do Đức Giám Mục Thomas Nguyễn văn Trâm

Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa Chủ Tế

cùng với sự đồng tế của hơn 70 Linh Mục trong và ngoài giáo phận

vào sáng ngày thứ Tư 25 tháng 8 năm 2010.

Nghi Thức Làm Phép và Hạ Huyệt tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Nghĩa Yên vào lúc 11 giờ trưa cùng ngày

do Linh Mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận cử hành.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót ban cho

linh hồn Bà Cố Anna-Maria được nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời.

Thay mặt Giáo Xứ Chúa Chiên Lành,

& Thân Bằng Quyến Thuộc tại Perth

Linh mục Francis Lý văn Ca

Chính Xứ Lockridge, Perth, Úc Châu

Thành Kính Phân Ưu

cùng Cha Gioan Baotixita Nguyễn Đình Luận,

Đại Gia Đình Quý Anh Chị Em, Gia Tộc, Thân Tộc & Linh Tông.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Mẹ Ơi! Mẹ Ơi! Mẹ-Bà Ơi!

Tiếng ‘Mẹ Yêu’ tắt nghẹn từ đây

Nơi môi miệng ‘Bà Ơi’ cũng mất

‘Nghĩa Yên’ nửa đời mẹ gắn bó

Bóng giáo đường phủ kín ‘Mẹ Cha’.

Qua phép rửa mẹ được tái sinh

Mẹ cho đời cháu con đông đúc

Mẹ hãnh diện con đàn cháu đống

Mẹ mỉm cười hồng phúc mẹ ban

Đại Gia Đình - ‘Con Cháu Linh Tông’

Đời ‘Tận Hiến’ cũng như ‘Kết Bạn’

Mẹ ra đi gặp lại ‘Cha Hiền’

Hơn ‘Thập Nhất Niên’ đà xa cách

Để lại đời tiếng khóc không ngơi

Như cánh chim tìm về tổ ấm

Tổ yêu thương cõi phúc Thiên Đàng

Hết bệnh tật dầy vò xác mẹ

Vuột tầm tay ‘Hiếu Thảo Cháu Con’.

Bao luyến nhớ vấn vương còn đó

Mỗi lần về ‘Nhà Tổ-Gia Tiên’.

Kỷ niệm một thời mẹ với chúng con.

Mẹ quy tụ ngày mẹ ra đi

Mẹ nằm xuống chúng con trẩy đi

Như đàn chim tản mác tứ phương

Cùng đoàn người đưa tiễn mẹ đi

Nghỉ yên bên cha hiền mẹ nhé!

Như kinh tiễn biệt lúc chia ly

Con Linh Mục thay lời Giáo Hội

Đã tuyên xưng niềm xác tín

‘Tin xác loài người sẽ sống lại’

Như bao xác những ai tin Chúa.

Hẹn tái ngộ ‘Ngôi Nhà Vĩnh Cửu’.

Mẹ Ơi! Mẹ Ơi! Mẹ-Bà Ơi!

Cõi thiên cung đang chờ đón mẹ

Nơi dương trần dõi mắt trông lên

Xin ‘Mẹ Cha’ khấn cầu ‘Thiên Chúa’

Với lời cầu ‘La Vang Hiền Mẫu’

Trả công cho tất cả mọi người

Tạm biệt mẹ yên nghỉ bình an

Hẹn gặp Mẹ-Bà nơi Thiên Quốc

Trong quang lâm với niềm hy vọng

Nơi Đức Kitô Phục Sinh Khải Hoàn.
 
Lớp Ca Trưởng Trung Cấp (Intermediate Choral Conducting)
Vĩnh Thụy
14:45 25/08/2010
Houston, Texas Ngày 26 tháng 8, 2010: Lớp Ca Trưởng Trung Cấp (Intermediate Choral Conducting) sẽ được tổ chức tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm (Co-Cathedral of the Sacred Heart) tại thành phố Houston, tiểu bang Texas vào đầu tháng 11 với những chi tiết như sau:

Ngày học: Thứ Sáu 5, Thứ Bảy 6, và Chúa Nhật ngày 7 tháng 11 năm 2010
Giờ học: Mỗi ngày từ 8:00 a.m. đến 6:30 p.m.
Địa điểm: Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm - Giáo phận Galveston-Houston
Điều kiện tham dự: Đã học các lớp Ca Trưởng Cấp I và II, hoặc có sự chấp thuận đặc biệt của Ban Giảng Huấn.
Ban Giảng Huấn: Nhạc Sư Phạm Đức Huyến, Nhạc Trưởng Tiến Sĩ Vũ Tôn Bình

Muốn biết chi tiết và ghi danh tham dự xin liên lạc với:
Ca Trưởng Công: điện thoại: 832-282-9941- Email: congqtong@yahoo.com
Ca Trưởng Thụy: điện thoại: 832-725-2540 - Email: vinhthuy1971@gmail.com

Để mỗi học viên có cơ hội thực tập điều khiển Dàn Nhạc duới sự hướng dẫn trực tiếp của Ban Giảng Huấn, số học viên giới hạn tối đa là 20 người. Xin quý anh chị ghi danh càng sớm càng tốt (tuy nhiên học viên phải hội đủ điều kiện tham dự).
 
Văn Hóa
Thánh hiến
Ngô xuân Tịnh
16:43 25/08/2010
Ngày 26/8/2010 nhà dòng Thừa Sai Bác Aí Chúa Kitô sống linh đạo mẹ Têrêxa Calcuta sẽ tổ chức lễ khấn cho một số nữ tụ Trong số đó có sr Trần thị Thư, em ruột của cha Trần anh Duy, con ông Trần văn Thì và bà Nguyễn thị Kim Vang tại giáo xứ Phương Quý Kontum khấn lần đâu.Một giáo xứ nhỏ bé nhưng đã dâng cho giáo hội rất nhiều ơn gọi nhất là các sr.. Có gia đình ba sr, hai sr. Con số có thể đến vài chục.Người ta đùa âm thịnh dương suy, vì chỉ mới một cha là cha Duỵ Xin có lời chúc cha Sơn, cha sở Phương Quý, ông bà cố và giáo xứ Phương Quý. Sau đây là ít tâm tình cho ngày đáng nhớ nầy.

.

Tâm tình ngày lễ khấn

( Tặng cháu Trần thị Lê)

T hân con bé mọn Chúa ơi

R ất nhiều yếu đuối mà Ngài sá chi

 n tình đón nhận con đi

N iềm vui tận hiến khác gì tân nương

.

T rong ngày giao kết yêu thương

H ồng ân phủ lấp miên trường đời con

I n sâu dấu tích sắt son

.

L òng thành xin Mẹ dắt con tháng ngày

Ê m đềm trong Chúa từng giây

.

Ngày hồng ân

Đàn không dây là cung đàn muôn thủa

Thơ không lời là thơ của muôn thơ

Ôi lạy Chúa! đây bến bờ linh thánh

Thơ không lời ngây ngất cõi phượng thờ

.

Những con tim bừng bừng ngọn lửa mến

Bàn tay tiên giữ gìn những ngọn nến

Mắt thiên thần rơm rớm lệ tri ân

Suối ân tình lời thổn thức không nên

.

Đàn réo rắt nâng muôn lời cảm tạ

Trầm hương lan cho ngây ngất tâm hồn

Thân run rẩy đón mừng ngày được chọn

Phận đớn hèn se kết với tình Cha

.

Xin một đời trinh trắng tựa tuyết sa

Tim đốt cháy bằng tình yêu nhiệm lạ

Được lớn mãi trong khu vườn tận hiến

Vì yêu Cha sống phục vụ triền miên

.

Đời tục hóa đang ngày càng vô cảm

Đang đóng băng trong sương tuyệt lạnh căm

Muôn dục vọng gào thét như sóng vỗ

Thế gian đang đốt cháy bởi hận thù

.

Xin cám ơn những tâm hồn quảng đại

Mở cung lòng cho tận hiến thụ thai

Tim yêu thương say mê đời phục vụ

Ơn cứu rỗi mang về cho nhân loại

.

Phương Quí

(Giáo xứ Phương Quí, thuộc Giáo Phận Kontum, Việt Nam)

Kon Rbang có cái nhà rông

Con đường thảng tắp trông vào làng tôi

Êm đềm tiếng hát lên trời

Tiếng chuông mời gọi xa xôi dịu dàng

Mây chiều sãi cánh lang thang

Ngoái trông thôn nữ bên hàng rau xanh

Dakbla uốn khúc hiền lành

Ấp yêu Phương Qúy thanh bình tháng năm

Cho tôi một kiếp tơ tằm

Ươm tơ phủ kín tâm tình quê hương

Vượt trên cuộc sóng vô thường

Lớp trầm tích lắng yêu thươ+ng vững bền
 
Tình yêu con nguời - Lời kinh thắp sáng
Trầm Thiên Thu
18:22 25/08/2010
Tình yêu con người

.

Trăm năm xuôi ngược đường trần

Nặng lòng khuya sớm, bần thần ngày đêm

Lâm thâm kinh khổ nỗi niềm

Bồi hồi từng bước nhớ quên kiếp người

Con tim thổn thức khôn nguôi

Khát khao yêu Chúa mà đời lụy sa

Sương mù ảo ảnh quỷ ma

Trĩu vai tội lỗi chưa vừa ăn năn

Trán hằn sâu vết lỗi lầm

Tóc phai bạc trắng vẫn ngầm kiêu căng

Mơ tìm hạnh phúc giàu sang

Mà sao chẳng khát khao thương yêu người

Đêm về nằm khóc đơn côi

Bỗng dưng chợt nhớ Chúa Trời chí cao

Thì thầm kinh nguyện đêm thâu

Ngài tha thứ hết, thương yêu vuông tròn

Nhỏ nhoi hạt bụi vệ đường

Mà Ngài không chút coi thường vậy sao?

Lời thơ cảm tạ dâng cao

Gọi là một chút tình yêu con người

.

Lời kinh thắp sáng

Xin cho con là muối

Để con ướp mặn đời

Và là men tuyệt vời

Khơi tình yêu dậy mãi

.

Xin cho con là đèn

Thắp sáng đời tối đen

Xin giúp con tự nguyện

Dấn thân vì tha nhân

.

Bằng cuộc sống yêu mến

Những tháng ngày tín trung

Chứng tỏ là môn đệ

Của Thiên Chúa yêu thương

.

Sống đơn sơ, công chính

Nhân hậu và nhiệt thành

Luôn hiền hòa, bình tĩnh

Cho xứng đáng môn sinh

.

Xin giúp con mở rộng

Đôi tay và con tim

Đức tin luôn sống động

Không nói suông rồi… im!