Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/08: Giả hình của người Biệt Phái – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
03:09 25/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các kinh sư và những người Pha-ri-sêu rằng: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu đạo đức giả! Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Chính các người không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào.
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu đạo đức giả! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.
“Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng! Các người bảo: ‘Ai chỉ Đền Thờ mà thề, thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc.’ Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? Các người còn nói: ‘Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề cũng như không; nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề, thì bị ràng buộc.’ Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? Vậy ai chỉ bàn thờ mà thề, là chỉ bàn thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề. Và ai chỉ Đền Thờ mà thề, là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó mà thề. Và ai chỉ trời mà thề, là chỉ ngai Thiên Chúa và cả Thiên Chúa ngự trên đó mà thề.”
Đó là lời Chúa
Không khớp nhau
Lm. Minh Anh
16:11 25/08/2024
KHÔNG KHỚP NHAU
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả!”.
“Bất kỳ ai đã từng dạy dỗ người khác đều biết đến xu hướng bên trong là phóng đại chiều sâu tính cách của mình, trong khi khoan dung với những khuyết điểm của bản thân. Chúng ta đã cố ý hoặc vô tình đưa ra hình ảnh tốt hơn về mình so với thực tế. ‘Ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ chúng ta không khớp nhau!” - C. S. Lewis.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ ra cái ‘ngoại hình tính cách’ của giới kinh sư biệt phái và ‘thực tế bên trong’ của họ ‘không khớp nhau!’. Ngài nói, “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả!”.
Ngài cáo buộc họ là những người đóng cửa Nước Trời, ngăn những người khác vào và chính họ cũng không vào. Một mặt, điều này có thể ám chỉ đến việc họ từ chối Ngài - hiện thân của Nước Trời - đang rao giảng Nước Trời và - bằng sự hiện diện của Ngài - làm cho Nước Trời trở nên dễ tiếp cận với những ai đến với Ngài. Mặt khác, điều này cũng có thể có nghĩa là họ đã khiến việc tuân thủ lề luật trở nên vô cùng khó khăn bằng cách diễn giải phức tạp những điều được phép và không được phép.
Trong khi cách sống của những nhà lãnh đạo tôn giáo ngăn cản mọi người đến gần Chúa Giêsu, thì chính họ lại nhiệt tình làm mọi cách để cải đạo ngay cả một người, chỉ để khiến người đó trở nên tệ hơn chính họ. Họ làm điều này bằng cách gieo rắc những ý tưởng sai lầm về tôn giáo thực sự là gì. Họ nhồi nhét những ý tưởng về các nghi lễ và do đó, tạo ra cảm giác an toàn sai lầm về những gì thực sự mang lại ơn cứu rỗi.
Buồn thay, ngày nay sự lạm dụng thẩm quyền và chức vụ - trong Giáo Hội, chính phủ, kinh doanh hay các lĩnh vực khác - dẫn đến đủ loại tham lam, làm suy yếu chính cấu trúc Giáo Hội và xã hội! Các vị trí phục vụ đã biến thành công cụ để trục lợi cá nhân, gây tổn hại đến những người dễ bị tổn thương và túng thiếu nhất. Giáo Hội cũng có thể thấy mình quá quan tâm đến tiền bạc mà quên đi sứ mệnh. Một Giáo phận, một Giáo xứ, một Giám mục hoặc Linh mục giàu có trong một thế giới nghèo đói và thiếu thốn là một trở ngại lớn đối với việc lắng nghe Phúc Âm; vì lẽ, ‘ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ của chúng ta ‘không khớp nhau’.
Anh Chị em,
“Khốn cho các người!”. Dẫu thuộc đấng bậc nào, bạn và tôi vẫn có thể hoá nên “đạo đức giả” ngăn mọi người tiếp cận Chúa Giêsu và chính chúng ta cũng xa cách Ngài. Vậy phải làm sao? Cầu nguyện, xét mình với một lương tâm chân thực, ngay thẳng là điều không thể thiếu! Hãy để hành vi, lời nói và lương tâm của chúng ta hoà hợp, cởi mở trước Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ thanh luyện và đào tạo một lương tâm tốt mà chúng ta có thể sở hữu trong cuộc sống. Nó mang lại bình an, thanh thản và bảo đảm về sự kiên trì của chúng ta trong điều thiện. Được như thế, “Danh của Chúa chúng ta là Đức Giêsu, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người” - bài đọc một; và “Muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy cho con ngoan nguỳ trong trường học của Thánh Thần; nhờ đó, ‘ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ con luôn khớp nhau!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả!”.
“Bất kỳ ai đã từng dạy dỗ người khác đều biết đến xu hướng bên trong là phóng đại chiều sâu tính cách của mình, trong khi khoan dung với những khuyết điểm của bản thân. Chúng ta đã cố ý hoặc vô tình đưa ra hình ảnh tốt hơn về mình so với thực tế. ‘Ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ chúng ta không khớp nhau!” - C. S. Lewis.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ ra cái ‘ngoại hình tính cách’ của giới kinh sư biệt phái và ‘thực tế bên trong’ của họ ‘không khớp nhau!’. Ngài nói, “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu đạo đức giả!”.
Ngài cáo buộc họ là những người đóng cửa Nước Trời, ngăn những người khác vào và chính họ cũng không vào. Một mặt, điều này có thể ám chỉ đến việc họ từ chối Ngài - hiện thân của Nước Trời - đang rao giảng Nước Trời và - bằng sự hiện diện của Ngài - làm cho Nước Trời trở nên dễ tiếp cận với những ai đến với Ngài. Mặt khác, điều này cũng có thể có nghĩa là họ đã khiến việc tuân thủ lề luật trở nên vô cùng khó khăn bằng cách diễn giải phức tạp những điều được phép và không được phép.
Trong khi cách sống của những nhà lãnh đạo tôn giáo ngăn cản mọi người đến gần Chúa Giêsu, thì chính họ lại nhiệt tình làm mọi cách để cải đạo ngay cả một người, chỉ để khiến người đó trở nên tệ hơn chính họ. Họ làm điều này bằng cách gieo rắc những ý tưởng sai lầm về tôn giáo thực sự là gì. Họ nhồi nhét những ý tưởng về các nghi lễ và do đó, tạo ra cảm giác an toàn sai lầm về những gì thực sự mang lại ơn cứu rỗi.
Buồn thay, ngày nay sự lạm dụng thẩm quyền và chức vụ - trong Giáo Hội, chính phủ, kinh doanh hay các lĩnh vực khác - dẫn đến đủ loại tham lam, làm suy yếu chính cấu trúc Giáo Hội và xã hội! Các vị trí phục vụ đã biến thành công cụ để trục lợi cá nhân, gây tổn hại đến những người dễ bị tổn thương và túng thiếu nhất. Giáo Hội cũng có thể thấy mình quá quan tâm đến tiền bạc mà quên đi sứ mệnh. Một Giáo phận, một Giáo xứ, một Giám mục hoặc Linh mục giàu có trong một thế giới nghèo đói và thiếu thốn là một trở ngại lớn đối với việc lắng nghe Phúc Âm; vì lẽ, ‘ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ của chúng ta ‘không khớp nhau’.
Anh Chị em,
“Khốn cho các người!”. Dẫu thuộc đấng bậc nào, bạn và tôi vẫn có thể hoá nên “đạo đức giả” ngăn mọi người tiếp cận Chúa Giêsu và chính chúng ta cũng xa cách Ngài. Vậy phải làm sao? Cầu nguyện, xét mình với một lương tâm chân thực, ngay thẳng là điều không thể thiếu! Hãy để hành vi, lời nói và lương tâm của chúng ta hoà hợp, cởi mở trước Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ thanh luyện và đào tạo một lương tâm tốt mà chúng ta có thể sở hữu trong cuộc sống. Nó mang lại bình an, thanh thản và bảo đảm về sự kiên trì của chúng ta trong điều thiện. Được như thế, “Danh của Chúa chúng ta là Đức Giêsu, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người” - bài đọc một; và “Muôn dân được biết những kỳ công Chúa làm” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy cho con ngoan nguỳ trong trường học của Thánh Thần; nhờ đó, ‘ngoại hình tính cách’ và ‘thực tế bên trong’ con luôn khớp nhau!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị giáo phẩm lãnh đạo Opus Dei trả lời những người coi nhóm là ‘bảo thủ, quyền lực và bí mật’
Vũ Văn An
00:25 25/08/2024
Walter Sánchez Silva của hãng tin CNA Tây Ban Nha, ngày 24 tháng 8 năm 2024, tường trình rằng theo Đức Ông Fernando Ocáriz, hiện đứng đầu Opus Dei, "Đóng góp chính của Opus Dei là đồng hành với giáo dân (98% thành viên) để họ có thể trở thành những người chủ chốt trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội giữa lòng thế giới"
Trong chuyến đi gần đây của mình đến Châu Mỹ Latinh, Đức Ông Fernando Ocáriz đã trả lời phỏng vấn tờ báo El Mercurio của Chile, trong đó ngài nói về nhiều chủ đề khác nhau, chẳng hạn như vai trò của phụ nữ, cuộc cải cách do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ thị và trả lời những người coi Opus Dei là “bảo thủ, quyền lực và bí mật”.
“Mỗi người đều có thể có ý kiến và lý do riêng để đánh giá thực tại. Nếu một số người nhận thức theo cách đó, thì đó là vì có điều gì đó khách quan và/hoặc chủ quan có thể gây ra ấn tượng đó”, người kế nhiệm thứ ba của Thánh Josemaría Escrivá với tư cách là người đứng đầu Opus Dei cho biết. “Làm cho Công trình [Opus Dei] được biết đến nhiều hơn, một phần, là nhiệm vụ của mỗi thành viên: sống ơn gọi của chính mình theo cách chân thực. Đó là điều gì đó vĩ đại và tuyệt vời, mặc dù tôi hiểu rằng cần có một góc nhìn đức tin để hiểu sâu sắc về nó”, vị giáo phẩm nói thêm.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, ở bình diện con người, những người biết Opus Dei một cách gần gũi sẽ có thể nhận ra những người bình thường, có cả đức tính và khuyết điểm. Tôi muốn chúng ta được biết đến như những con người vui vẻ, giản dị và thanh thản, hòa bình, những người dễ kết bạn, những người có tâm lý cởi mở và thấu hiểu”, ngài tiếp tục.
Sau đó, ĐÔ. Ocáriz bày tỏ mong muốn rằng “sự đa dạng của các tín hữu Opus Dei được công nhận, chứ không chỉ một số ít người có được sự liên quan nhất định đến công chúng. Theo cách này, có thể thấy rằng mỗi người trong số họ đều đấu tranh để sống đức tin một cách trọn vẹn nhất, đồng thời sống với những khiếm khuyết của riêng mình và cố gắng cống hiến tài năng của mình để phục vụ gia đình, bạn bè và xã hội.”
Vị giáo phẩm cũng nhấn mạnh rằng “đóng góp chính của Opus Dei là đồng hành với giáo dân (98% thành viên) để họ có thể trở thành những người chủ chốt trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội giữa lòng thế giới, từng người một.”
Đặc sủng của Opus Dei và cuộc cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Sau khi chỉ ra rằng đặc sủng của Opus Dei hướng đến việc tìm kiếm Thiên Chúa và gặp gỡ Người “trong cuộc sống bình thường, tại nơi làm việc, trong gia đình, trên đường phố,” Đức Ông Ocáriz nhắc lại rằng Thánh Josemaría, người sáng lập ngành tông đồ này, đã nói rằng “cách làm và cách nói thay đổi, nhưng bản chất, tinh thần thì vẫn tồn tại.”
“Biết cách thay đổi, theo nghĩa này, là điều cần thiết để trung thành với sứ mệnh, nhưng bất cứ sự thay đổi nào cũng phải được mô phỏng từ bản chất, từ cốt lõi mà chúng ta không thể sửa đổi, bởi vì, giống như mọi đặc sủng, đó là một hồng ân của Thiên Chúa”, ngài nhấn mạnh.
Vào tháng 7 năm 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cải cách Opus Dei, thông qua tự sắc Ad charisma tuendum (để bảo vệ đặc sủng), với việc cải cách các điều lệ của ngành tông đồ này, công việc được thực hiện phối hợp với Bộ Giáo sĩ tại Vatican, trong bầu không khí “đối thoại và tin tưởng”, như vị giáo phẩm đã lưu ý vào tháng 6.
Ơn gọi trong Opus Dei
Trong cuộc phỏng vấn, El Mercurio đã hỏi Đức Ông Ocáriz rằng một người 16 tuổi có được tự do quyết định ơn gọi của mình không, và vị giáo phẩm trả lời: “Tự do là một yêu cầu thiết yếu đối với bất cứ ơn gọi nào. Việc gia nhập Opus Dei chỉ có thể thực hiện được khi người đó đủ 18 tuổi, khi người đó đủ tuổi hợp pháp”.
“Nếu ai đó nghĩ rằng mình có ơn gọi, họ có thể bắt đầu quá trình phân định trước, nhưng phải biết rằng mình chưa phải là thành viên của Opus Dei và luôn phải có sự cho phép rõ ràng của cha mẹ”, vị giáo phẩm tiếp tục.
“Từ thời điểm một người yêu cầu được gia nhập Opus Dei cho đến khi được gia nhập chính thức, có một loạt các giai đoạn đào tạo, kéo dài ít nhất sáu hoặc bảy năm”.
Đức Ông Ocáriz giải thích rằng, hàng năm, “người đó phải bày tỏ mong muốn tiếp tục: đó không phải là một quá trình tự động, mà đúng hơn, nó đòi hỏi sự phân định và tự do bản thân một cách rất sâu sắc”.
Khi được hỏi về sự suy giảm ơn gọi ở Chile, vị giáo phẩm nhận xét rằng “ở những quốc gia tục hóa nhất, chúng tôi chia sẻ những khó khăn giống như phần còn lại của Giáo hội”.
“Ở những nơi Giáo hội đang phát triển”, Đức Ông Ocáriz tiếp tục, “Opus Dei cũng đang phát triển. Cụ thể, số lượng giáo dân nam nữ, được Thánh Josemaría truyền cảm hứng, mong muốn tìm kiếm sự thánh thiện và sẵn sàng lập gia đình đang ngày càng tăng”.
Sau đó, vị giáo phẩm than thở về sự suy giảm “những người theo đuổi chế độ độc thân, một món quà từ Chúa mà có lẽ ít được hiểu hơn ngày nay, mặc dù nó rất bổ ích cho Giáo hội”.
Về cách thức ngành tông đồ này giải quyết các trường hợp lạm dụng, Đức Ông Ocáriz nhấn mạnh rằng “kể từ năm 2013, đã có một giao thức trong Opus Dei để bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương, chính thức hóa các biện pháp khôn ngoan đã được áp dụng trong Opus trong nhiều thập niên và kết hợp các quy định mới nhất của Giáo hội.”
Ngoài ra, "công việc đang được thực hiện để tạo ra các kênh đặc biệt để chữa lành và giải quyết để đáp ứng những người muốn được lắng nghe.”
Phụ nữ trong Opus Dei
Nói về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, và cụ thể là trong Opus Dei, Đức Ông Ocáriz nhấn mạnh rằng “trong những thập niên gần đây, phụ nữ đã mở rộng không gian của họ trong đời sống công cộng, làm phong phú thêm đời sống này bằng những đóng góp không thể thay thế của họ. Trong Giáo hội, vai trò của họ đã phát triển ở mọi bình diện, bao gồm cả việc bổ nhiệm vào các vị trí có trách nhiệm trong Giáo triều Vatican, chẳng hạn.”
“Trong Opus Dei, phụ nữ đã tham gia vào công tác quản lý ngay từ đầu, cùng với Thánh Josemaría và những người kế vị ngài, và họ có quyền tự chủ đối với nam giới trong việc lãnh đạo các hoạt động tông đồ của họ.”
“Khi sự hiện diện của phụ nữ trong công tác quản lý các công ty hoặc tổ chức ngày càng tăng, thì ngày càng có nhiều phụ nữ trong Opus Dei, giống như những người cùng thời, đảm nhận các vị trí có trách nhiệm, và thật tuyệt vời khi thấy phạm vi mà dịch vụ của họ có thể cung cấp,” vị giáo phẩm nhận xét.
Trung tâm thai sản Chicago bị phá hoại khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ bế mạc
Vũ Văn An
14:38 25/08/2024
Theo tin ngày 23 tháng 8 năm 2024 của Peter Pinedo thuộc hãng tin CNA, Một trung tâm thai sản Công Giáo có tên "Aid for Women" ở khu phố Edgewater, phía bắc Chicago đã bị phá hoại bằng sơn đỏ và dòng chữ "phòng khám giả" và "những đứa trẻ chết ở Gaza" lúc 3 giờ sáng thứ Sáu, ngày 23 tháng 8, chỉ vài giờ sau khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ bế mạc. Mary FioRito, người phát ngôn của trung tâm, cho biết những kẻ phá hoại cũng đã đóng chặt cửa, buộc tổ chức phi lợi nhuận này phải hủy lịch hẹn của khoảng 12 phụ nữ.
Thực vậy, Một trung tâm thai sản Công Giáo ở Chicago có tên "Aid for Women" đã bị phá hoại vào sáng sớm sau khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ bế mạc.
Không có ai có mặt tại trung tâm vào thời điểm xảy ra vụ việc. Cảnh sát đã được liên hệ và đang điều tra vụ việc như một hành vi vi phạm Đạo luật Tự do Ra vào Phòng khám (FACE), theo Mary FioRito, một thành viên tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức và là người phát ngôn của Aid for Women.
Aid for Women là một tổ chức phi lợi nhuận, theo trang web của tổ chức này, được "thành lập dựa trên đức tin và giáo lý của Giáo Hội Công Giáo".
Tổ chức phi lợi nhuận này điều hành năm trung tâm mang thai và hai nhà hộ sinh tại khu vực Chicago. Tổ chức này hợp tác với Tổng giáo phận Chicago và cung cấp nhiều dịch vụ bao gồm siêu âm, thuốc phá thai, tư vấn và hỗ trợ vật chất.
FioRito, người đã là tình nguyện viên thường xuyên tại Aid for Women trong hơn hai thập niên, nói với CNA rằng vụ việc xảy ra tại khu phố Edgewater ở phía bắc Chicago lúc 3 giờ sáng thứ Sáu, vài giờ sau khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ đóng cửa.
Hành vi phá hoại đã được máy ảnh an ninh của trung tâm ghi lại. Đoạn phim hiện đã được chuyển cho cảnh sát.
Theo FioRito, bốn kẻ phá hoại đã phun sơn đỏ và viết dòng chữ "phòng khám giả" và "những đứa trẻ chết ở Gaza" lên lối vào trung tâm. FioRito cho biết những kẻ phá hoại cũng đã đóng chặt cửa trung tâm, buộc nhân viên phải hủy tất cả các cuộc hẹn vào thứ Sáu - mà bà cho biết là với khoảng một chục phụ nữ.
Tính đến chiều thứ Sáu, cửa trung tâm vẫn bị đóng chặt và không có mốc thời gian nào về thời điểm trung tâm có thể mở cửa trở lại. FioRito cho biết điều này có nghĩa là trung tâm hỗ trợ phụ nữ mang thai có thể phải hủy các cuộc hẹn hoặc yêu cầu phụ nữ đến một địa điểm khác vào thứ Bảy, mà FioRito cho biết là ngày bận rộn nhất của họ.
FioRito cho biết khi bà nhìn thấy những bức ảnh về thiệt hại của trung tâm, bà rất "kinh hoàng".
Ngỏ lời với những kẻ phá hoại, bà nói: "Các người không làm hại chúng tôi; các người đang làm hại những người phụ nữ này".
"Đây là những phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Nhiều thứ đối với họ là một cuộc đấu tranh. Tại sao các người lại làm điều này với những người phụ nữ vốn đã phải đối mặt với rất nhiều trở ngại? Điều đó làm tôi bối rối” Cô ấy nói.
Hành động phá hoại đã được máy ảnh an ninh của trung tâm ghi lại. Đoạn phim hiện đã được chuyển cho cảnh sát.
Theo FioRito, có rất ít cảnh sát có mặt ở khu phố vào thời điểm xảy ra sự cố do Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ diễn ra ở một khu vực khác của thị trấn.
FioRito than thở rằng các trung tâm mang thai đã phải gánh chịu phần lớn sự tức giận chống phá thai kể từ khi Roe kiện Wade bị lật ngược vào năm 2022.
“Tôi thấy rất lạ khi các trung tâm mang thai lại trở thành thiệt hại phụ của tất cả sự tức giận này về việc Roe bị lật ngược vì các trung tâm mang thai không liên quan gì đến vụ việc”, cô ấy nói. “Các trung tâm mang thai phần lớn là phi chính trị… họ không phải là những người ủng hộ chính trị, họ không phải là những người ủng hộ pháp lý, họ chỉ đơn giản là giúp đỡ phụ nữ”.
Edgewater là một khu phố đô thị mà FioRito mô tả là đa dạng về văn hóa và "không phải là một khu phố giàu có".
“Nhiều phụ nữ mà chúng tôi phục vụ không phải là những người phụ nữ có điều kiện”, cô ấy nói. “Mang thai đã đủ khó khăn rồi. Bạn không cần thứ gì đó như thế này chồng lên trên nó, khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn nữa.”
“Nếu những người làm điều này có ý định làm tổn thương phong trào ủng hộ sự sống hoặc trả thù phong trào ủng hộ sự sống vì Dobbs, thì tất cả những gì họ thực sự làm tổn thương là những người phụ nữ nghèo khi họ làm điều gì đó như thế này,” FioRito nói.
Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ đã diễn ra tại Trung tâm United của Chicago vào tuần này, từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 8. Một số diễn giả của đảng Dân chủ, bao gồm cả ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris, đã nhấn mạnh phá thai là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử năm 2024 và lên án những nỗ lực ủng hộ sự sống nhằm hạn chế phá thai.
Một tổ chức Planned Parenthood địa phương đã điều hành một phòng khám phá thai lưu động miễn phí ngay bên ngoài hội nghị. Planned Parenthood Great Rivers đã báo cáo vào thứ năm rằng phòng khám lưu động này đã thực hiện chín ca cắt ống dẫn tinh và tám ca phá thai bằng thuốc.
Diễn ngôn của ai áp bức?
Vũ Văn An
15:09 25/08/2024
Giáo sư Randall Smith (*), trên Catholic Thing ngày 20 tháng 8 năm 2024, đặt câu hỏi trên.
Ông kể: một người bạn Thệ Phản gần đây đã kể với tôi rằng anh ấy nghe một nữ giáo sư nói rằng Kinh thánh chứa đầy "diễn ngôn áp bức". Một số người nói theo cách này và dạy những người khác cũng làm như vậy. Một số thậm chí còn yêu cầu cấm ngôn ngữ Kinh thánh hoặc diễn ngôn dựa trên ngôn ngữ Kinh thánh. (Abraham Lincoln và Martin Luther King Jr. hẳn đã liên tục đụng độ với những người này và không còn gì để nói nữa.)
Phải trả lời ra sao? Tôi cho rằng chúng ta có thể bắt đầu bằng một câu đơn giản: "Không, Kinh thánh không chứa đầy diễn ngôn áp bức, nhưng có vẻ như bạn thì có". Nhưng vì "ông già của bạn cũng vậy" hiếm khi là một lập luận hiệu quả, nên có lẽ chúng ta nên nói nhiều hơn.
Tôi xin gợi ý rằng vấn đề chính với tuyên bố của người phụ nữ này là nó thể hiện sự thiếu nhận thức đáng lo ngại về bản thân, và điều này có hai loại. Đầu tiên, cô ấy có vẻ không biết rằng những gì được coi là "áp bức" có liên quan nhiều đến những giả định mà người ta đưa vào cuộc đối thoại, đặc biệt là những giả định của người ta về bản chất con người và sự phát triển của con người.
Nếu tôi nói, "Chàng trai trẻ đó sẽ là một người cha tốt", thì đó không phải là diễn ngôn áp bức nếu việc làm cha là một điều tốt. Nếu tôi nói, "Chàng trai trẻ đó sẽ là một nô lệ tốt, chăm chỉ trên đồn điền của tôi", thì đó là diễn ngôn áp bức.
Nếu tôi nói, "Người phụ nữ trẻ đó sẽ là một người mẹ tốt", thì đó không phải là diễn ngôn áp bức. Nếu tôi nói, "Người phụ nữ trẻ đó sẽ là một luật sư giỏi", thì đó không phải là diễn ngôn áp bức. Nếu tôi nói, "Người phụ nữ trẻ đó sẽ là một gái mại dâm giỏi", thì đó là diễn ngôn áp bức - theo tôi, xét theo quan điểm của tôi về bản chất con người và sự phát triển của con người.
Bây giờ, được rồi, nếu một người cho rằng thiên chức làm mẹ về cơ bản là “áp bức” theo cách tôi coi mại dâm về cơ bản là áp bức, thì sẽ hợp lý khi tuyên bố rằng khen ngợi phụ nữ là “người mẹ tốt” là sai, cũng giống như tôi sẽ nói rằng khen ngợi một người phụ nữ là “gái mại dâm vĩ đại” là sai. Nhưng việc không thấy rằng những tuyên bố về “diễn ngôn áp bức” luôn gắn liền với quan điểm cụ thể về bản chất con người và sự phát triển của con người có thể khiến mọi người phạm tội “diễn ngôn áp bức” theo một cách khác, nham hiểm hơn.
Bởi vì, thường thì chính ngôn ngữ của “diễn ngôn áp bức” tự nó đã mang tính áp bức và thể hiện nỗ lực ngăn chặn và thống trị người khác trong nỗ lực thể hiện ý chí giành quyền lực của một người. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là tất cả các phương thức diễn ngôn khác ngoài phương thức của tôi đều không thể chấp nhận được và phải bị dẹp bỏ.
Có một hiệu quả tương tự khi bạn nhìn thấy một biển báo ghi "Không gian an toàn" và ngay lập tức cảm thấy không an toàn, biết rằng người bên trong căn phòng đó có thể muốn bạn bị trừng phạt hoặc "hủy bỏ" nếu bạn sử dụng sai từ ngữ - nếu ngôn ngữ của bạn không đáp ứng các tiêu chuẩn của diễn ngôn hoàn cầu, tổng hợp của giới tinh hoa văn hóa thống trị.
Đối với những người không quen với thuật ngữ hậu hiện đại, "diễn ngôn tổng hợp" là một diễn ngôn về quyền lực được sử dụng để thống trị và áp bức người khác bằng cách bao hàm hoặc loại trừ tất cả các phương thức diễn ngôn, phạm trù hoặc tường thuật khác về thực tại.
Vì vậy, ví dụ, tôi có thể gặp một người bạn và nói, "Cô ấy là một người mẹ tuyệt vời". Bây giờ hãy nói rằng có người nghe tôi và nói, "Đó là lời nói áp bức." Có phải vậy không? Nếu một người phụ nữ nói với tôi, "Tôi không muốn làm mẹ," tôi trả lời, "Không sao cả; còn nhiều nghề khác." Lời nói của tôi không phải là lời nói tổng hợp. Tôi đã cho phép những cách tiếp cận khác đối với bản chất con người và sự phát triển của con người.
Người mắng tôi thì không. Trên thực tế, cô ấy đã nói, "Bạn không được sử dụng ngôn ngữ ngụ ý rằng làm mẹ là một điều tốt của con người."
Nhưng tôi cho rằng làm mẹ là một điều tốt của con người. Không phải là điều tốt duy nhất của con người, mà là một điều tốt của con người. Yêu cầu tôi không được nói to rằng hôn nhân là một điều tốt của con người là áp bức - áp bức như thể tôi nói với người đối thoại của mình, "Làm mẹ là vai trò duy nhất phù hợp với phụ nữ, vì vậy bạn không được đề cập đến việc phụ nữ trở thành luật sư hoặc bác sĩ hoặc có công việc bên ngoài gia đình."
Tôi không phủ nhận rằng có những người nói những điều như vậy, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những người đó rất ít và hiếm. Và nếu tôi nghe ai đó nói rằng làm mẹ là vai trò duy nhất của phụ nữ, tôi sẽ lập luận rằng họ sai và quan điểm của họ về điều tốt cho phụ nữ là quá hẹp hòi, cũng giống như tôi đã lập luận rằng ai đó sẽ sai khi nói rằng làm mẹ không phải là điều tốt cho con người.
Đưa ra tuyên bố dựa trên quan niệm của một người về điều tốt và sự phát triển của con người là một chuyện. Mọi người đều làm như vậy, bât kể họ có suy gẫm về những giả định đó hay không. Một chuyện khác hoàn toàn là yêu cầu không được cho phép những cách diễn đạt khác dựa trên những quan niệm khác về điều tốt và sự phát triển của con người.
Một người nào đó có thể nói với tôi, "Tôi không nghĩ rằng làm mẹ (hay làm cha hay làm cha mẹ nói chung) là một điều tốt, và tôi không nghĩ rằng nó dẫn đến sự phát triển của con người." Được thôi. Chúng ta không đồng ý. Nhưng tôi hoan nghênh sự thảo luận tự do. Một điều khác nữa là nói với tôi rằng, "Bạn không bao giờ được khen ngợi phụ nữ vì họ là những người mẹ tốt. Quan điểm về điều gì là tốt cho phụ nữ là không thể chấp nhận được." Đó không phải là thảo luận tự do. Đó là chủ nghĩa toàn trị.
Kinh thánh khen ngợi phụ nữ vì, trong số những điều khác, họ cẩn thận, thận trọng, thông minh, yêu thương, hào phóng, tử tế và dũng cảm. Kinh thánh cũng khen ngợi những người mẹ vì những điều tốt đẹp mà họ làm. Kinh thánh dạy rằng ngoại tình và gian dâm là sai. Mọi người có thể không đồng ý; họ có thể lập luận rằng Kinh thánh sai trong cách khen ngợi và đổ lỗi cho mọi người và rằng Kinh thánh sai về bản chất con người và sự phát triển của con người.
Nhưng điều họ không nên làm là khăng khăng rằng ngôn ngữ Kinh thánh và những tuyên bố trong Kinh thánh về điều tốt đẹp của con người phải bị che giấu vì chúng không phù hợp với các diễn ngôn tổng thể của thời hiện đại. Điều đó thật áp bức. Có lẽ đã đến lúc bắt đầu chỉ trích mọi người về điều này.
Vì vậy, nếu bạn nói, "Người phụ nữ đó là một người mẹ tốt", và ai đó nói, "Đó là diễn ngôn áp bức". Bạn trả lời: “Không, không phải vậy. Chúng ta có thể thảo luận về điều này, nhưng tôi biết anh đang làm gì, vì vậy tôi sẽ cảm ơn anh vì đã giữ những diễn ngôn áp bức của anh cho riêng mình.”
__________________________________________________________________________
(*) Randall B. Smith là Giáo sư Thần học tại Đại học St. Thomas ở Houston, Texas. Cuốn sách mới nhất của ông là From Here to Eternity: Reflections on Death, Immortality, and the Resurrection of the Body.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tự do tôn giáo tại Ukraine
Thanh Quảng sdb
16:42 25/08/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tự do tôn giáo tại Ukraine
Trong lời phát biểu sau Kinh Truyền tin Chúa Nhật (25/8/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi lo âu của mình về quyết định của Kyiv cấm Giáo hội Chính thống giáo có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscow. Ngài kêu gọi: "Không được loại bỏ bất kỳ Giáo hội Chính Thống nào trực tiếp hoặc gián tiếp".
(Tin Vatican)
ĐTC phát biểu: “Tôi đau buồn theo dõi cuộc chiến ở Ukraine và Liên bang Nga. Và khi nghĩ về các luật mới được thông qua tại Quốc hội Ukraine, tôi lo âu cho quyền tự do của những người tín hữu Chính Thống, bởi vì họ luôn cầu nguyện cho tất cả mọi người. Một người không thể phạm tội vì cầu nguyện. Nếu ai đó phạm tội với dân tộc mình, người đó sẽ phải chịu tội, nhưng người đó không thể phạm tội vì đã cầu nguyện. Vì vậy, hãy để những người muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện trong nơi mà họ coi là Giáo hội của mình. Xin đừng để bất kỳ Giáo hội Chính Thống nào bị cấm trực tiếp hoặc gián tiếp. Đừng đụng đến các Giáo hội!”
Quyết định của Kyiv
Dự luật được bỏ phiếu vào ngày 20 tháng 8 tại Kyiv với đa số phiếu áp đảo đòi buộc các giáo xứ có thời gian chín tháng để cắt đứt mọi quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga, một hành động đã gây ra phản ứng ngay lập tức từ Tòa Thượng phụ Moscow, họ kết án điều lệ đó "vi phạm rõ ràng đến các quyền con người được quốc tế công nhận trong lĩnh vực tự do tôn giáo".
Cầu nguyện cho hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện để chấm dứt chiến tranh ở Palestine, Israel, Myanmar và mọi nơi trên thế giới đang phải gánh chịu. ĐTC nhấn mạnh, "người dân mong đợi hòa bình! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn hòa bình".
Trong lời phát biểu sau Kinh Truyền tin Chúa Nhật (25/8/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ nỗi lo âu của mình về quyết định của Kyiv cấm Giáo hội Chính thống giáo có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscow. Ngài kêu gọi: "Không được loại bỏ bất kỳ Giáo hội Chính Thống nào trực tiếp hoặc gián tiếp".
(Tin Vatican)
ĐTC phát biểu: “Tôi đau buồn theo dõi cuộc chiến ở Ukraine và Liên bang Nga. Và khi nghĩ về các luật mới được thông qua tại Quốc hội Ukraine, tôi lo âu cho quyền tự do của những người tín hữu Chính Thống, bởi vì họ luôn cầu nguyện cho tất cả mọi người. Một người không thể phạm tội vì cầu nguyện. Nếu ai đó phạm tội với dân tộc mình, người đó sẽ phải chịu tội, nhưng người đó không thể phạm tội vì đã cầu nguyện. Vì vậy, hãy để những người muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện trong nơi mà họ coi là Giáo hội của mình. Xin đừng để bất kỳ Giáo hội Chính Thống nào bị cấm trực tiếp hoặc gián tiếp. Đừng đụng đến các Giáo hội!”
Quyết định của Kyiv
Dự luật được bỏ phiếu vào ngày 20 tháng 8 tại Kyiv với đa số phiếu áp đảo đòi buộc các giáo xứ có thời gian chín tháng để cắt đứt mọi quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga, một hành động đã gây ra phản ứng ngay lập tức từ Tòa Thượng phụ Moscow, họ kết án điều lệ đó "vi phạm rõ ràng đến các quyền con người được quốc tế công nhận trong lĩnh vực tự do tôn giáo".
Cầu nguyện cho hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện để chấm dứt chiến tranh ở Palestine, Israel, Myanmar và mọi nơi trên thế giới đang phải gánh chịu. ĐTC nhấn mạnh, "người dân mong đợi hòa bình! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn hòa bình".
Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong giờ Kinh Truyền Tin: Hãy tìm kiếm và ở lại trong Chúa để được sống viên mãn
Thanh Quảng sdb
19:27 25/08/2024
Đức Thánh Cha nhắn nhủ trong giờ Kinh Truyền Tin: Hãy tìm kiếm và ở lại trong Chúa để được sống viên mãn
Trong giờ Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta hãy bắt chước các tông đồ đầu tiên tìm kiếm Chúa và ở lại với Ngài để có được cuộc sống viên mãn mang lại niềm vui vĩnh cửu.
(Tin Vatican)
Nhắc lại Tin Mừng Chúa Nhật, Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin và sự tin tưởng mà các tông đồ có nơi Chúa Giêsu: "Lạy Chúa, chúng con biết đến với ai? Chúa mới có lời ban sự sống đời đời", Đức Thánh Cha Phanxicô nói "lời đó diễn đạt tuyệt vời", Phêrô cho thấy các tông đồ mong muốn ở lại với Chúa, không muốn rời xa Người. Đức Thánh Cha giải thích rằng các tông đồ đã nghe Chúa giảng dậy, chứng kiến những phép lạ Chúa làm và chia sẻ cuộc sống công khai và riêng tư với Chúa.
Đức Thánh Cha chỉ ra rằng không dễ để theo Chúa, vì các tông đồ không phải lúc nào cũng hiểu được những gì Thầy nói hoặc làm. Đó là một cuộc đấu tranh đối với các ngài để chấp nhận bản chất triệt để của tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người, những đòi hỏi cuối cùng của lòng thương xót của Người, và hành động của Chúa vượt ra ngoài các chuẩn mực của các tôn giáo và truyền thống có tổ chức. Nhưng chỉ trong Chúa, Phêrô và các tông đồ khác mới tìm thấy "câu trả lời cho cơn khát vọng, niềm vui, tình yêu thúc đẩy họ" và do đó "trải nghiệm được sự trọn vẹn của cuộc sống mà họ tìm kiếm, vượt ra ngoài giới hạn của tội lỗi và thậm chí là cái chết".
Thách thức theo Chúa cũng liên quan đến mỗi người chúng ta, Đức Thánh Cha giải thích, vì chúng ta cũng đấu tranh để hiểu các con đường của Người và biến các tiêu chuẩn và tấm gương của Người thành của riêng mình. Mấu chốt là luôn ở gần Chúa, tuân theo Phúc âm của Người, đón nhận ân sủng của Người trong các bí tích, Đức Thánh Cha nói thêm, ở bên Người trong lời cầu nguyện và noi theo tấm gương khiêm nhường và bác ái của Người. Bằng cách này, "chúng ta cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc có Chúa là Bạn của chúng ta", chúng ta càng "nhận ra rằng chỉ có Ngài mới có 'lời ban sự sống đời đời'".
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến nghị chúng ta hãy suy ngẫm về mức độ Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống của chúng ta và liệu chúng ta có cho phép mình được chạm đến và rung động bởi lời của Ngài hay không.
“Xin Mẹ Maria, người đã đón nhận Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, trong xác thân của mình, giúp chúng ta lắng nghe Ngài và không bao giờ rời xa Ngài”.
Trong giờ Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích chúng ta hãy bắt chước các tông đồ đầu tiên tìm kiếm Chúa và ở lại với Ngài để có được cuộc sống viên mãn mang lại niềm vui vĩnh cửu.
(Tin Vatican)
Nhắc lại Tin Mừng Chúa Nhật, Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin và sự tin tưởng mà các tông đồ có nơi Chúa Giêsu: "Lạy Chúa, chúng con biết đến với ai? Chúa mới có lời ban sự sống đời đời", Đức Thánh Cha Phanxicô nói "lời đó diễn đạt tuyệt vời", Phêrô cho thấy các tông đồ mong muốn ở lại với Chúa, không muốn rời xa Người. Đức Thánh Cha giải thích rằng các tông đồ đã nghe Chúa giảng dậy, chứng kiến những phép lạ Chúa làm và chia sẻ cuộc sống công khai và riêng tư với Chúa.
Đức Thánh Cha chỉ ra rằng không dễ để theo Chúa, vì các tông đồ không phải lúc nào cũng hiểu được những gì Thầy nói hoặc làm. Đó là một cuộc đấu tranh đối với các ngài để chấp nhận bản chất triệt để của tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người, những đòi hỏi cuối cùng của lòng thương xót của Người, và hành động của Chúa vượt ra ngoài các chuẩn mực của các tôn giáo và truyền thống có tổ chức. Nhưng chỉ trong Chúa, Phêrô và các tông đồ khác mới tìm thấy "câu trả lời cho cơn khát vọng, niềm vui, tình yêu thúc đẩy họ" và do đó "trải nghiệm được sự trọn vẹn của cuộc sống mà họ tìm kiếm, vượt ra ngoài giới hạn của tội lỗi và thậm chí là cái chết".
Thách thức theo Chúa cũng liên quan đến mỗi người chúng ta, Đức Thánh Cha giải thích, vì chúng ta cũng đấu tranh để hiểu các con đường của Người và biến các tiêu chuẩn và tấm gương của Người thành của riêng mình. Mấu chốt là luôn ở gần Chúa, tuân theo Phúc âm của Người, đón nhận ân sủng của Người trong các bí tích, Đức Thánh Cha nói thêm, ở bên Người trong lời cầu nguyện và noi theo tấm gương khiêm nhường và bác ái của Người. Bằng cách này, "chúng ta cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc có Chúa là Bạn của chúng ta", chúng ta càng "nhận ra rằng chỉ có Ngài mới có 'lời ban sự sống đời đời'".
Sau đó, Đức Thánh Cha khuyến nghị chúng ta hãy suy ngẫm về mức độ Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống của chúng ta và liệu chúng ta có cho phép mình được chạm đến và rung động bởi lời của Ngài hay không.
“Xin Mẹ Maria, người đã đón nhận Chúa Giêsu, Ngôi Lời của Thiên Chúa, trong xác thân của mình, giúp chúng ta lắng nghe Ngài và không bao giờ rời xa Ngài”.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Kinh thánh, Chương một
Vũ Văn An
19:51 25/08/2024
Huấn đạo theo Kinh thánh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương một: Các Mục Tiêu của Huấn Đạo
1. Dẫn nhập
Cẩm nang này được thiết kế để dạy bạn cách tiếp cận các hoàn cảnh, mối quan hệ và tình huống của cuộc sống từ góc nhìn của Kinh Thánh và trải nghiệm chiến thắng cũng như sự hài lòng trong mọi thử thách, thử nghiệm và vấn đề của cuộc sống.
Bản chất con người chúng ta được tạo nên từ các sự kiện và cách chúng ta phản ứng với những sự kiện đó. Chúng ta là tổng thể của những gì chúng ta gặp phải trong cuộc sống và phản ứng của chúng ta trước những trải nghiệm đó. Ký ức, nhớ lại quá khứ, là tinh thần của chúng ta nhìn vào thực thể của linh hồn chúng ta, điều mà đôi khi hướng dẫn cuộc sống của chúng ta hơn là lời Thiên Chúa. Vì vậy, hầu hết các vấn đề của chúng ta là do thiếu hiểu biết về cách phản ứng theo Kinh Thánh với cuộc sống và lợi dụng những nghịch cảnh trong cuộc sống làm cơ hội để lớn lên và trưởng thành trong Chúa Kitô (Rm 8:28-29).
Những nguồn lực tinh thần này luôn sẵn có cho những ai được sinh ra theo ý muốn của Thiên Chúa. Sau khi tiếp nhận Chúa Giêsu Kitô là Cứu Chúa và là Chúa, người tín hữu được Chúa Thánh Thần giúp đỡ trong việc đối diện với cuộc sống, chống lại nghịch cảnh, lớn lên trong ân sủng và sức mạnh, và sống trong bình an và vui tươi (Ga 1:12; Ga 3:16).
Vấn đề là bản thân, linh hồn con người. Cái tôi do Thiên Chúa tạo ra thì thuộc về Thiên Chúa. Bản ngã, bị cám dỗ làm Thiên Chúa mà không phải là Thiên Chúa, đã trở thành nô lệ cho Satan (St 1:26-27; St 2:7; St 3:1-6).
Linh hồn sống động là điều chúng ta sẽ xử lý...
• để giải phóng nó
• để một lần nữa hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa
• đi theo Người và tôn vinh Người.
Pl. 2:12-13; 2 Pr. 1:3-11 nói chúng ta hãy tìm cách làm cho ơn cứu rỗi hàng ngày của chúng ta đồng hình đồng dạng với hình ảnh của Chúa Kitô. Chìa khóa là hàng ngày, ý thức về Thiên Chúa 24 giờ một ngày. Hoặc chúng ta nghĩ đến những suy nghĩ của Thiên Chúa hay chúng ta chiều theo thứ suy nghĩ thấp hơn. Không có lĩnh vực tranh tối tranh sáng. Một là bạn theo Thiên Chúa hai là bạn chống lại Người (Mt 12:30).
2. Điều kiện tiên quyết trong việc huấn đạo theo Kinh Thánh
Trong suốt buổi huấn đạo, mục tiêu là thay đổi sự tập chú của người được huấn đạo vào cái tôi giả dối, cái tôi của những ham muốn và thèm muốn sang việc nhận ra con người thật của họ, một cái tôi kết hợp với Chúa Kitô. Điều này được thực hiện bằng một quá trình liên tục phán xét bản thân, tội lỗi của chính mình chứ không phải của người khác; thay đổi trọng tâm từ nhu cầu của bản thân sang hoàn thành mục đích của Thiên Chúa cho cuộc đời mình bằng cách yêu thương Người và những người khác trước hết; hằng ngày chết đi con người cũ và mặc lấy con người mới; và duy trì trạng thái tha thứ và hòa giải trong suốt cuộc đời. Mục tiêu cuối cùng bây giờ là người được huấn đạo trở thành một đệ tử, giúp đỡ và phục hồi những người khác trở lại vị trí tương tự trong khi đến lượt họ, họ cũng sẽ làm như vậy.
Bản thân giả dối
Toàn bộ cuộc sống trong phạm vi tự nhiên tạo điều kiện và làm người ta có xu hướng đối diện với những trải nghiệm trong cuộc sống theo chiều ngang, nghĩa là phản ứng từ tư thế tự bảo vệ và tự vệ, để bảo đảm sự sống còn của con người trong một môi trường cạnh tranh và sa ngã. Theo thời gian, sự tập chú vào bản thân rõ rệt này bị thoái hóa cho đến khi cuộc sống được đặc trưng bởi cảm giác tội lỗi và xấu hổ, giận dữ, cay đắng và sợ hãi: một cuộc sống không có sự Hiện diện của Thiên Chúa. Cuộc sống trở nên tràn ngập sự hiện diện của bản thân, cố gắng đáp ứng nhu cầu của bản thân bằng cách tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống một cách vô ích trong một hệ thống thế giới bị cái ác nên năng lực.
Một người trong tình trạng này tìm kiếm sự giải thoát bằng những thời trang và phong tục của thế gian này, bằng những dục vọng và ham muốn của xác thịt, bằng cách biện minh cho hành vi của chính mình, bằng cách đổ lỗi cho người khác, bằng cách tìm kiếm sự bình yên và niềm vui trong đồ vật, con người, của cải. Nhấn mạnh vào những gì người khác đã làm hoặc không làm, và biện pháp khắc phục là thay đổi người khác và hoàn cảnh sống bằng bất cứ nguồn lực con người (đã sa ngã) nào sẵn có. Tập chú là vào bản thân, cứu bản thân và sử dụng người khác cũng như những thứ trên thế giới để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.
Con người thật
Tất cả những gì chúng ta đã làm cho chúng ta, những gì chúng ta đã làm cho người khác, những thất bại, bệnh tật, sự xâm phạm của con người chúng ta, sự tàn bạo, sự đồi trụy của cuộc sống, sự chối bỏ, cái chết của người thân, bi kịch, cô đơn, bị bỏ rơi, Chúa Giêsu đã trả giá hình phạt cho tất cả những tội lỗi này, và cung cấp phương tiện để giải quyết những bi kịch của cuộc sống. Chúng ta không cần phải tự mình giải quyết những vi phạm này và những bi kịch của cuộc sống của chính chúng ta. Chúa Kitô ở trong chúng ta để thực hiện sự cứu rỗi hàng ngày (Pl 2:12-13; Gl 2:20; 2 Cr 5:17; 2 Cr 5:21; Rm 6:3-6; Edk 18: 20).
Ở trong Chúa Kitô, chúng ta là những tạo vật mới và chúng ta phải đối phó với cuộc sống từ góc độ Kinh Thánh. Vấn đề của chúng ta không phải với Satan, không phải với con người, không phải với hoàn cảnh cuộc sống, mà vấn đề của chúng ta nằm ở mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Tập chú của chúng ta là thay đổi từ mối quan tâm về bản thân sang mối quan tâm về sự vinh hiển của Thiên Chúa và điều đó được thực hiện bằng những đáp ứng hợp ý Thiên Chúa của chúng ta đối với người khác và với cuộc sống nói chung (Rm 5:17; 2 Cr 5:21).
3. Nền Tảng của Huấn đạo Kinh Thánh/Việc làm môn đệ
Hiểu biết bản thân
Khi được sinh ra từ trên cao, tinh thần con người được tái sinh và hợp nhất với Thần Khí của Thiên Chúa. Tuy nhiên, linh hồn vẫn như cũ bị điều kiện hóa bởi những trải nghiệm trong cuộc sống. Trước khi có thể thăng tiến trong đời sống tâm linh, chúng ta chỉ có thể thăng tiến nếu chúng ta biết được con người thực sự của mình, tức là khi chúng ta xuất hiện trước Thiên Chúa toàn năng. Những gì chúng ta đã làm cho người khác, những gì người khác đã làm cho chúng ta - những cách giải thích và phản ứng đầy tội lỗi của chúng ta đối với những vấn đề này và những vấn đề khác - đều phải được giải quyết từ góc độ Kinh Thánh.
Giải thoát
Người ta không thể quay lại cải tạo ‘con người cũ’, làm lại những gì đã nói và đã làm. Nhưng với tư cách là một tạo vật mới, những công dân trên trời, chúng ta nhìn cuộc sống hiện nay từ cõi tâm linh đến cõi trần gian. Mối quan tâm hàng đầu của chúng ta là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa Cha, không có gì khác quan trọng cả. Như Chúa Cha yêu Chúa Con, Chúa Con yêu Chúa Cha. Chúng ta đã được nhận làm con nuôi. Khi chúng ta ở trong Chúa Giêsu, quyền làm con, chúng ta phải yêu như Chúa Giêsu yêu Chúa Cha. Tham gia và chia sẻ tình yêu Ba Ngôi, hành động yêu thương của chúng ta trở thành phương tiện giải thoát (Ga 15:10; Ga 17:20-24,26).
Câu trả lời cho việc chữa lành linh hồn nằm ở đây: yêu mến Chúa Cha bằng cách vâng theo mệnh lệnh của Người (Ga 14:21). Theo đó, những việc làm trong quá khứ chưa được giải quyết thì phải giải quyết ở hiện tại, trên tinh thần sám hối và hòa giải.
Sự thánh hóa
Sự thánh hóa là công việc của Chúa Thánh Thần; chỉ có Người mới biết tấm lòng và động cơ. Với tư cách là một huấn đạo viên, chức năng cơ bản của chúng ta là dẫn dắt và khuyến khích môn đệ dựa vào Kinh thánh như thẩm quyền và quy tắc duy nhất để sống, cũng như nghe và biết Ngôi vị của Chúa Thánh Thần (Ga 16:13). Để thực hiện được điều này, mục tiêu của chúng ta là làm việc với người môn đệ để thiết lập một tiêu chuẩn mà từ đó họ có thể thực hiện được sự cứu rỗi của mình.
Để đạt được hiệu quả này, những hướng dẫn sau đây được đưa ra để hỗ trợ người môn đệ làm việc và tuân theo khuôn khổ Kinh Thánh.
• Yêu Chúa bằng cách vâng theo mệnh lệnh của Người
Vấn đề của chúng ta không phải ở Satan, không phải ở con người, không phải ở hoàn cảnh. Nhưng vấn đề của chúng ta nằm ở mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa Cha. Cho dù cuộc sống của ta hiện nay ra sao, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm. Chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh sống. Con người và hoàn cảnh không định hướng cuộc đời chúng ta (Edk 18:20). Phản ứng với cuộc sống mà không cần đến lời Thiên Chúa, con người trở thành chúa của chính mình. Thiên Chúa phải là Thiên Chúa. Hãy để Thiên Chúa có toàn quyền chỉ huy cuộc đời bạn. Người sẽ dùng những thử thách và thử nghiệm của cuộc sống để hoàn thiện bạn và khiến bạn trở nên giống Con Người (Rm 8:28-29; Gcb 1:2-4).
• Đánh giá bản thân
Điểm khởi đầu là phát triển sự nhạy cảm sâu sắc đối với tội lỗi bằng cách không coi sự sống là điều hiển nhiên. Chúng ta có xu hướng chỉ trích người khác, đổ lỗi cho sự thay đổi, tự vệ, trả thù, có ác ý và những hành động tội lỗi tương tự (Mt 7:5; Rm 2:2).
Cách chúng ta phản ứng trước những xúc phạm và khó chịu trong cuộc sống cho thấy tinh thần ở trong chúng ta. Hãy ý thức và cầu xin Thiên Chúa ban ân sủng để có ý thức và nhạy cảm với tinh thần của mình. Sau đó, nhờ ân sủng của Người, chúng ta lập kế hoạch ứng phó với những xúc phạm theo cách phục hồi bản thân và người khác (Gl 6:1-4; Eph 4:22-24).
• Tha thứ và hòa giải
Nhiều linh hồn bị tổn thương bởi những phán xét cay đắng: mối quan hệ cha mẹ/con cái, lạm dụng đủ loại, thất vọng, phản bội, v.v., làm tê liệt và đầu độc tinh thần. Hãy giao kẻ phạm tội và sự xúc phạm vào tay Thiên Chúa; hãy để Người phán xét tình hình. Hãy giải thoát mình khỏi người phạm tội hoặc sự xúc phạm bằng cách cầu xin Thiên Chúa ban ơn tha thứ và hòa giải. Tha thứ là một hành động của ý chí, làm hài lòng Chúa Cha - đó không phải là một sự lựa chọn (Mt 5:23-24; Mt 6:14-15; Dt 12:15; 1 Pr 2:23).
• Các việc sùng kính hàng ngày
Chúng ta hoặc ở trong xác thịt hoặc ở trong tinh thần: không có vùng tranh tối tranh sáng. Chúng ta cần được Lời Chúa truyền vào hàng ngày để giữ chúng ta trong Chúa Thánh Thần từng giây phút. Chúng ta phải ý thức về Thiên Chúa, thực hành sự Hiện diện của Người 24 giờ một ngày (Tv 1:1-3; 2Cr 10:3-5).
• Suy gẫm hàng ngày
Những hồi ức về quá khứ kích thích ký ức và những vấn đề chưa được giải quyết, từ đó dẫn đến sự thay đổi tâm trạng tự phát. Khi suy niệm lời Thiên Chúa, chúng ta tham gia vào quá trình thanh lọc nhằm tái tạo trí tuệ, ký ức, cảm xúc và ý chí của chúng ta để hòa nhập với ý muốn của Chúa. Nhờ ân sủng của Người, chúng ta có thể đổi mới tính toàn vẹn của đời sống nội tâm, chuẩn bị cho mình trở nên nhạy cảm sâu sắc trước sự thúc giục của Chúa Thánh Thần (Gs 1:8; 2 Cr 7:1; Gcb 1:21).
Mục tiêu
Chúng ta bắt đầu một cuộc sống đảo ngược. Các vấn đề trong quá khứ được giải quyết ở hiện tại theo cách thức của Kinh thánh. Những xúc phạm và khó chịu hàng ngày trong cuộc sống được đối mặt và giải quyết theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Bản thân bị truất ngôi. Chúa lên ngôi. Sân khấu được chuẩn bị cho vở kịch trở nên giống hình ảnh Chúa Kitô. Bằng cách luyện tập...
... yêu Chúa;
... tự phán xét;
... tha thứ/hòa giải;
... tiến hành việc sùng kính hàng ngày;
... dấn thân suy niệm hàng ngày.
Chúng tôi tin tưởng rằng những hướng dẫn được đề xuất như được mở rộng và trình bày chi tiết trong sách hướng dẫn này có thể mang lại lợi ích trong việc trang bị cho con cái Thiên Chúa: bước ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng kỳ diệu của Người; để thiết lập vương quốc và ý muốn của Thiên Chúa trên trái đất; trở thành môn đệ xứng đáng của Chúa Kitô (2 Cr 3:18; Mt 28:18-20).
4. Những xem xét chủ yếu
Người chiến thắng
Bước đầu tiên là đánh giá bản thân chứ không phải người khác. Chúng ta chịu trách nhiệm về hành động của chính mình chứ không phải hành động của người khác, nghĩa là chúng ta phải phát triển sự nhạy cảm với tội lỗi của chính mình và phản ứng với tình huống hiện tại với tư cách là một tạo vật mới trong Chúa Kitô (Mt 7:5; 1 Pr 3:9; Edk 18:20).
• Suy nghĩ 1
Vì Ađam thứ nhất không thắng được Satan nên Thiên Chúa cho phép Satan ở lại trần gian để chúng ta hoàn thành công việc. Con người đã mở cửa cho Satan ngự trị trên trái đất, việc đuổi hắn ra ngoài là tùy thuộc vào con người. Chúa Giêsu lên án tội lỗi trong bản chất bại hoại của chúng ta để giải quyết vấn đề tội lỗi. Nhớ rằng mình đã chết vì tội lỗi nhưng vẫn sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, giờ đây chúng ta trở nên bạo dạn đối đầu với Satan.
Tội lỗi không phải là vấn đề mà là phản ứng của chúng ta trước những cám dỗ, những cảm xúc tội lỗi, tác động lên giác quan và quá trình suy nghĩ của chúng ta. Đây là điều chúng ta vượt qua: những khuynh hướng xấu xa ngự trị bên trong. Vâng phục Thiên Chúa, giờ đây chúng ta có thể kháng cự và nói 'không' với những cảm xúc này, và nói 'có' với Chúa Thánh Thần. Tại thời điểm này, chúng ta trở thành những người đắc thắng bằng cách không để kẻ thù đứng vững trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình; nhưng thay vào đó hãy đuổi hắn ra ngoài và đặt dưới chân như mệnh lệnh ban đầu (St 1:28; Eph 4:22-24,26; Gcb 4:6-8; Kh 3:21).
Những người yêu Thiên Chúa
Tất cả những gì chúng ta đã làm cho chúng ta và tất cả những gì chúng ta đã làm cho người khác, những nỗi đau buồn trong cuộc sống, Thiên Chúa sẽ can thiệp và sắp xếp lại mọi thứ có lợi cho chúng ta miễn là chúng ta làm hai điều: tuân theo các điều răn của Người và sống theo mục đích của Người dành cho cuộc sống của chúng ta bằng cách trở nên giống Con của Người (Lc 9:23-24; Rm 8:28-29; Cl 1:10).
Vì vậy, chúng ta phải thay đổi tập chú của chúng ta từ bản thân sang Thiên Chúa, bằng cách yêu mến Người trong tâm trí, cảm xúc, ký ức và ý chí của chúng ta. Những phản ứng theo Kinh Thánh của chúng ta đối với người lân cận và với những xúc phạm trong cuộc sống cung cấp bằng chứng rằng chúng ta yêu mến Thiên Chúa (Ga 14:21; 1 Pr 3:9-15; Mt 22:36-40; Lc).
• Suy nghĩ 2
Chúng ta đánh giá bản thân qua nhân tố “tình yêu”. Điều đầu tiên của tình yêu là sự kiên nhẫn. Sự thiếu kiên nhẫn làm chúng ta xa cách Thiên Chúa, chính mình và người lân cận. "Thiếu kiên nhẫn là một hình thức buông thả bản thân, và có nguồn gốc từ sự tự chủ của bản thân... Thái độ lấy cái tôi làm trung tâm này cắt đứt mối liên kết của chúng ta với Thiên Chúa... Kiên nhẫn là một cuộc sống tập trung vào Chúa Kitô. Ai có sự kiên nhẫn thì ở trong Sự thật. Người thiếu kiên nhẫn phải chịu sự nô lệ của thời điểm này... Và những thăng trầm của cuộc sống thách thức việc theo đuổi sự kiên định và kiên trì... Sự kiên nhẫn thánh thiện là hiện thân của một hành động đầu hàng cuối cùng của chúng ta trước Thiên Chúa, một trạng thái hoàn toàn làm chủ bản thân. Chỉ ở mức độ chúng ta đã dâng hiến bản thể sâu thẳm nhất của mình cho Thiên Chúa, chúng ta mới sở hữu được chính mình.” (Lc 21:19). [11] [Hildebrand1]
Phạm vi và mức độ chúng ta yêu như Thiên Chúa yêu quyết định phạm vi và mức độ chúng ta chiến thắng Satan trong trận chiến ý chí này - Chúa hay ma quỷ (1Cr 13:4-8).
Biết Lời Chúa
" Lời Thiên Chúa phải ở trong người ta để họ biết Thiên Chúa một cách bản vị. 'Ở lại' có nghĩa là lời Thiên Chúa không những phải được phép đi vào tâm trí con người mà còn phải được nắm bắt và bám vào. 'Tuân theo' có nghĩa là Lời Chúa...
• sống, chuyển động, thống trị và ngự trị trong cuộc đời và trái tim con người.
• khuấy động, kết tội và thách thức một người.
• dẫn đến việc xưng tội, ăn năn, lớn lên, trưởng thành.
• dạy về tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự tha thứ, lòng tốt và cách cư xử công bằng.
• khiến một người tin và tin cậy Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, như Đấng Cứu Rỗi và là Chúa của mình." (Trích từ [14] [Leader1]).
Mục đích
Chúa chúng ta đã mang lấy xương thịt - bản chất con người - để qua Thập Giá, chúng ta có thể được chuyển từ cõi trần gian sang cõi tâm linh. Không còn theo hình ảnh của con người sau sự sa ngã, mà bây giờ theo hình ảnh của Thiên Chúa như đã dự định ban đầu trước sự sa ngã, chúng ta tiến tới 'ơn kêu gọi cao cả của Chúa Giêsu Kitô' (St 1:26; Rm 6:3-6; Rm 8:29; Pl 3:12; Cl 1:13).
Theo đó, trách nhiệm của chúng ta là đạt được mức độ hiện hữu này trong tâm hồn mình bằng cách xác định, định vị và loại bỏ những tàn dư của bản chất sa ngã cư trú trong linh hồn chúng ta (Eph 4:22-24). Đây là một quá trình suốt đời nhằm thanh lọc trí tuệ, ký ức, cảm xúc và ý chí nhằm trang bị cho chúng ta tình yêu như Chúa yêu (2Cr 7:1).
5. Tóm tắt
• Hãy tự phán xét mình trong mọi cuộc gặp gỡ, luôn nhạy cảm trước những phản ứng tội lỗi: không bào chữa, không biện minh cho mình, không đổ lỗi cho người khác. Chúng ta phải phục hồi bản thân, chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân ở vị trí có thể phục hồi người khác.
• Hàng ngày cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới bằng cách đáp ứng theo Kinh Thánh trước những khó chịu và xúc phạm trong cuộc sống.
• Thường xuyên duy trì trạng thái tha thứ và hòa giải trong mọi việc trong cuộc sống, để Chúa Giêsu sống đời sống vâng phục của Người qua chúng ta.
• Hãy dấn thân vào việc thanh lọc trí tuệ, ký ức, cảm xúc và ý chí thông qua suy niệm và chiêm niệm.
(St 1:28; Lc 9:23-24; Eph 3:19; Cl 1:27 ) Vì chúng ta được tạo ra từ đất, điều đầu tiên chúng ta phải thống trị là bản ngã: đặt bản thân dưới ảnh hưởng trọn vẹn của Chúa Thánh Thần, là một phước lành trên thế gian này cho đến khi chúng ta được tràn đầy sự trọn vẹn của Thiên Chúa, được mặc lấy vinh quang của Thiên Chúa như thời Ađam và Evà trước khi sa ngã.
VietCatholic TV
Nghẹt thở: Giải cứu các nữ quân nhân Ukraine bị Nga bắt. Giao tranh hỗn loạn, xe tăng Nga bắn nhau
VietCatholic Media
03:08 25/08/2024
1. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết các lực lượng Ukraine tấn công vào các trại giam ở Kursk, nơi các tù nhân Ukraine bị giam giữ. Giằng co ở Malaya Loknya
Các lực lượng Ukraine đang cố gắng chiếm giữ một trại giam dành cho phụ nữ ở thị trấn Malaya Loknya ở tỉnh Kursk của Nga, nơi các tù binh chiến tranh Ukraine bị giam giữ, Sáng kiến Truyền thông về Nhân quyền đưa tin hôm Thứ Bẩy, 24 Tháng Tám.
Giằng co vẫn đang diễn ra giữa hai bên. Quân Ukraine kêu gọi ban Giám đốc nhà tù ra lệnh cho các lực lượng Nga đầu hàng vô điều kiện. Trong khi các sĩ quan, cảnh sát và binh lính Nga dùng các tù binh chiến tranh làm con tin, và thề sẽ tử thủ. Tất cả những người bị giam ở đây đều là phụ nữ người Ukraine bị bắt làm tù binh chiến tranh.
Các cây cầu bắc qua sông Seym đều đã bị phá hủy, khả năng lực lượng Nga trong nhà tù này được giải cứu gần như không có. Tuy nhiên, vì họ đã ngược đãi các nữ tù binh chiến tranh Ukraine nên họ không muốn đầu hàng quân Ukraine. Hận thù giữa hai bên đã quá cao.
Ukraine bắt đầu tấn công vào tỉnh Kursk của Nga vào ngày 6 tháng 8. Cho đến nay, quân đội Ukraine đã kiểm soát được ít nhất 1.263 km2 và 94 khu định cư, bao gồm cả thành phố Sudzha.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, việc chiếm giữ nhà tù hình sự này sẽ là một bước quan trọng trong việc ghi lại tội ác chiến tranh mà Nga gây ra đối với tù nhân chiến tranh Ukraine.
Theo Sáng kiến Truyền thông về Nhân quyền, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, một trong những nơi chính mà Ukraine nhắm đến là các trại tù nơi các tù nhân Ukraine bị giam giữ bao gồm trung tâm giam giữ ở thành phố Kursk.
Sau đó, tổ chức này phát hiện ra rằng các nữ tù nhân cũng bị đưa đến khu giam giữ dành cho phụ nữ ở Malaya Loknya, nơi được thiết kế để giam giữ hơn 200 người. Vào mùa thu năm 2022, hơn 50 phụ nữ quân sự và dân sự Ukraine bị bắt đã bị giam giữ ở đó.
Tổ chức nhân quyền đã ghi lại lời khai của một số tù nhân bị giam giữ tại nhà tù này. Họ đề cập rằng vũ lực và sự sỉ nhục đã được sử dụng để chống lại họ, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Các cựu tù nhân cũng cho biết họ không nhớ được các quản giáo hay ban quản lý khu giam giữ vì họ giấu mặt và không cho tù nhân ngẩng đầu lên khi nhân viên vào phòng giam.
Tổ chức Sáng kiến Truyền thông về Nhân quyền cho biết, trại giam ở Malaya Loknya từng là cơ sở giam giữ tạm thời trước khi trao đổi tù nhân. Các tù nhân có thể bị giam ở đó tới vài tháng trước khi có một đợt trao đổi tù binh chiến tranh.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces storm penal colony in Kursk Oblast where Ukrainian prisoners were held, human rights activists say]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới ngày 24/08/2024
3. Belarus, Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ an ninh
Theo một tuyên bố chung đưa ra ngày 23 tháng 8, Belarus và Trung Quốc đã đồng ý tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến thăm Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko tại Minsk vào ngày 22 Tháng Tám.
Theo tuyên bố, Bắc Kinh và Minsk cam kết không chỉ tăng cường quan hệ an ninh mà còn cải thiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính và năng lượng. Hai nước cũng đồng thanh tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng công nghiệp.
Chuyến thăm của ông Lý tới Belarus diễn ra sau chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Nga với tư cách là thủ tướng Trung Quốc. Belarus và Trung Quốc vẫn là đồng minh chủ chốt của Điện Cẩm Linh khi các lệnh trừng phạt của phương Tây ngày càng cô lập Mạc Tư Khoa trên trường quốc tế.
Belarus ngày 4 Tháng Bẩy đã gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hay SCO, một tổ chức chính trị, kinh tế và quốc phòng Á-Âu do Nga và Trung Quốc lãnh đạo.
Ngay sau đó, quân đội Trung Quốc và Belarus vào ngày 8 Tháng Bẩy đã tiến hành tập trận quân sự chung tại bãi huấn luyện Brestskiy cạnh biên giới với Ukraine và Ba Lan.
Mặc dù Trung Quốc chính thức duy trì lập trường trung lập đối với cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraine và phủ nhận việc cung cấp viện trợ sát thương cho Mạc Tư Khoa, nhưng Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục tăng cường mối quan hệ.
[Kyiv Independent: Belarus, China pledge to strengthen security ties]
4. Ukraine phá hủy phà Nga và tấn công các phi trường - nhưng vẫn gặp khó khăn ở Donetsk
Hải quân Ukraine hôm thứ Sáu xác nhận họ đã tấn công một chiếc phà Nga ở cảng Kavkaz vào tối thứ Năm, khiến tàu vận tải phát nổ và chìm.
Lực lượng Ukraine đã tấn công các mục tiêu của Nga xung quanh Crimea bị tạm chiếm và tấn công các căn cứ không quân bên trong nước Nga khi Kyiv cố gắng nghiêng chiến trường theo hướng có lợi cho mình ngay cả khi lực lượng Điện Cẩm Linh đang tiến về phía trước ở Donetsk.
“Hải quân đã tiêu diệt mục tiêu này”, phát ngôn viên hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk nói với đài phát thanh Ukraine về con tàu. “Chiếc phà này là một trong những chuỗi hậu cần quân sự quan trọng của Nga nhằm cung cấp cho lực lượng xâm lược, trước hết là nhiên liệu và chất bôi trơn, nhưng ngoài ra, nó còn vận chuyển tất nhiên cả vũ khí. Vì vậy, đây là mục tiêu hoàn toàn chính đáng.”
Truyền thông Nga đưa tin Pletenchuk không nêu rõ Ukraine sử dụng loại vũ khí nào nhưng rất có thể nó đã bị hệ thống hỏa tiễn ven biển Neptune của Ukraine phá hủy.
Chiến dịch ném bom của Ukraine vào Nga cũng tăng cường trong những ngày gần đây.
Bên cạnh việc đánh chìm chiếc phà, các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công căn cứ dầu mỏ Proletarsk của Nga ở vùng Rostov vào sáng sớm thứ Sáu. Đây là cuộc tấn công lần thứ hai vào cơ sở này.
Hỏa hoạn trong khu vực đã bùng cháy trong sáu ngày liên tiếp, sau cuộc tấn công đầu tiên của máy bay điều khiển từ xa vào ngày 18 tháng 8. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, hôm thứ Năm, các dịch vụ khẩn cấp đã dập tắt 6 trong số 20 bể chứa nhiên liệu diesel đang cháy.
Tại khu vực Volgograd gần đó của Nga, lực lượng an ninh SBU và lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã tiến hành các cuộc đột kích nhằm vào các kho chứa vũ khí chống tăng và nhiên liệu tại phi trường Marinovka hôm thứ Năm. Ukraine cáo buộc Nga sử dụng phi trường này cho chiến dịch ném bom nhằm vào các khu vực biên giới Ukraine.
“Mỗi cuộc tấn công đều làm giảm ưu thế trên không của Nga và hạn chế đáng kể khả năng hàng không của họ”, một quan chức SBU nói với POLITICO sau khi được giấu tên để thảo luận về hoạt động quân sự nhạy cảm.
Người dân Nga đưa tin trên Telegram rằng sau cuộc tấn công của máy bay điều khiển từ xa Ukraine, phi trường quân sự trông giống như những cảnh quay trong một bộ phim về ngày tận thế. “Đó là một thảm kịch nghiêm trọng, thưa các bạn. Đây là điều nghiêm trọng. Tất cả đang bốc cháy. Và đó là khói chết tiệt. Tất cả đang bùng nổ. Thế thôi,” một người Nga nói khi quay cảnh này.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn có những khó khăn.
Các lực lượng Nga đang tiến về phía đông khu vực Donetsk của Ukraine, nơi quân đội Ukraine đang cạn kiệt đạn dược đang cố gắng giữ phòng tuyến gần Pokrovsk, Toretsk và Myrnohrad - ba hướng chính mà Nga đã chỉ đạo những nỗ lực lớn của mình.
Theo bộ tham mưu Ukraine, Nga đang tập trung tấn công vào Pokrovsk, nơi chính quyền địa phương kêu gọi người dân di tản.
Lực lượng Nga hôm thứ Ba tuyên bố đã chiếm được New York, ngoại ô Toretsk ở vùng Donetsk và tuyên bố chiếm được Mezhove, một thị trấn nằm giữa Avdiivka và Pokrovsk, vào hôm thứ Năm. Ukraine vẫn chưa phản hồi những tuyên bố đó của Nga.
[Politico: Ukraine destroys Russian ferry and pummels airfields — but struggles in Donetsk]
5. Các quan chức cho biết máy bay điều khiển từ xa đã tấn công kho đạn ở tỉnh Voronezh của Nga
Thống đốc khu vực Aleksandr Gusev đưa tin, một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào rạng sáng ngày 24 Tháng Tám đã gây ra hỏa hoạn và những vụ nổ vũ khí, đạn dược ở tỉnh Voronezh của Nga.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga.
Gusev tuyên bố, các đơn vị phòng không Nga đã phá hủy một số máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Voronezh. Tuy nhiên,, các mảnh vũ khí rơi xuống đã gây ra hỏa hoạn và làm vũ khí, đạn dược phát nổ.
Kênh Telegram Astra của Nga đưa tin vụ nổ xảy ra tại một kho đạn dược ở Ostrogozhsk.
Gusev cho biết không có thương vong nào được báo cáo và các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại chỗ.
Lực lượng Ukraine trước đây đã tấn công vào các phi trường quân sự, nhà máy lọc dầu và kho đạn dược ở tỉnh Voronezh.
Gusev đưa tin về vụ tấn công ngày 7 tháng 7 của Ukraine vào một kho đạn dược lớn trong khu vực với những thuật ngữ tương tự, mô tả vụ nổ ở các địa điểm không xác định thay vì chỉ rõ cơ sở bị tấn công. Ông ta cũng thường xuyên lặp lại điệp khúc “các đơn vị phòng không Nga đã phá hủy tất cả các máy bay điều khiển từ xa, nhưng các mảnh vỡ rơi xuống đã gây cháy nổ.”
Tỉnh Voronezh giáp tỉnh Luhansk của Ukraine, nơi vẫn bị lực lượng Nga xâm lược một phần.
[Kyiv Independent: Drones hit ammunition depot in Russia's Voronezh Oblast, media, officials say]
6. Trong cuộc chiến hỗn loạn ở Kursk, một xe chiến đấu BMP của Nga đã phục kích một xe chiến đấu BMP khác của Nga
Mười bảy ngày sau khi Ukraine xâm chiếm tỉnh Kursk của Nga, bước tiến của Ukraine vẫn không dừng lại. Và trên bờ vực kinh hoàng của trận chiến, cuộc giao tranh diễn ra hỗn loạn, khó hiểu và tàn khốc.
Nhóm phân tích Ukraine Frontelligence Insight giải thích: “Tình hình tiền tuyến vẫn chưa ổn định”.
Một cuộc giao tranh ở thị trấn Russkaya Konopelka, cách thành phố Sudzha 6 km về phía đông – địa điểm trước đây của cuộc xâm lược Ukraine – có thể là điển hình. Hôm thứ Ba 20 Tháng Tám,, đội tiên phong Ukraine đã tiến vào Russkaya Konopelka trên ít nhất một chiếc xe tải bọc thép Kozak tịch thu được của Nga. Có thể chiếc xe tải và các binh sĩ trên chiếc xe này thuộc về Lữ đoàn cơ giới số 54 hoặc 61, có vẻ như là đơn vị lớn gần nhất của Ukraine trong khu vực.
Khi xông vào Russkaya Konopelka từ phía tây dọc theo con đường chính xuyên làng, chiếc Kozak lao đến một ngã tư cùng lúc một chiếc xe chiến đấu bánh xích BMP-2 của Nga đi đến từ con đường vuông góc về phía bắc. Càng thêm bối rối khi một phương tiện chiến đấu khác của Nga - một chiếc BMP-3 mới hơn - đang chờ sẵn ngay phía tây ngã tư.
Những chiếc BMP này có thể đến từ Lữ Đoàn Dù số 56 của Nga, theo Trung tâm Chiến lược phòng thủ Ukraine - đang hoạt động trong và xung quanh Russkaya Konopelka.
Theo quan sát của máy bay điều khiển từ xa ZALA của Nga, BMP-3 đã nổ súng bằng pháo tự động 2A72 30 ly, nhắm vào thứ mà kíp lái tin rõ ràng là một phương tiện của Ukraine. Thay vào đó, BMP-3 đã phá hủy chiếc BMP-2 của Nga, khiến nó bốc cháy từ cự ly gần, giúp cho chiếc Kozak của Ukraine kịp thời chuyển qua số de và rút lui khỏi ngã tư. Các binh sĩ Ukraine nhảy xuống xe và hạ gục chiếc BMP-3 bằng hỏa tiễn chống tăng Javelin.
Vụ tấn công của Nga vào Nga là điềm báo cho sự sụp đổ của Russkaya Konopelka. Theo nhóm phân tích Deep State của Ukraine, thị trấn hiện nằm chắc chắn trong phần lãnh thổ bị Ukraine chiếm đóng.
Khi cuộc xâm lược của Ukraine vào Nga bước sang tuần thứ ba, lực lượng tấn công của Ukraine – khoảng một chục tiểu đoàn tiền tuyến được rút ra từ ít nhất tám lữ đoàn cơ giới hóa và 2 Lữ Đoàn Dù – hiện đang kiểm soát 1263 km vuông của tỉnh Kursk. 414 km vuông khác đang bị tranh chấp.
Khoảng hai chục trung đoàn và lữ đoàn Nga đang cố gắng kìm hãm bước tiến của quân Ukraine. Tuy nhiên, nhiều binh sĩ là những người Chechnya thân Nga hoặc những lính nghĩa vụ Nga trẻ và được đào tạo kém, những người lẽ ra không được tham gia chiến đấu, theo chính sách lâu đời của Điện Cẩm Linh.
Điện Cẩm Linh đã miễn cưỡng chuyển các đơn vị cơ giới hóa tốt nhất của mình từ miền đông Ukraine đến Kursk, vì sợ việc tái triển khai sẽ làm mất đà tấn công của Nga ở phía đông. Nhưng một số lực lượng mạnh hơn của Nga đang bắt đầu đến Kursk để cố gắng làm thay đổi cục diện trên chiến trường.
Frontellect Insight lưu ý: “Có vẻ như các lực lượng Nga đã cố gắng làm chậm các bước tiến của Ukraine và đưa lực lượng dự bị vào, để nếu không thể kiềm chế hoàn toàn quân Ukraine thì ít nhất cũng ngăn chặn được việc mở rộng nhanh chóng sâu hơn vào Kursk “.
Nhóm phân tích cho biết thêm: “Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là lực lượng Ukraine bị kiềm chế hoặc sẽ không tiến xa hơn”. “Sự tập trung của lực lượng Ukraine có thể vẫn đủ để tiếp tục đạt được những bước tiến và đột phá tiềm năng.”
[Forbes: In The Chaos Of Ukraine’s Invasion Of Kursk, A Russian BMP Fighting Vehicle Ambushed Another Russian BMP Fighting Vehicle]
7. Tổng thống Biden công bố gói viện trợ mới trị giá 125 triệu Mỹ Kim cho Kyiv trước Ngày Độc lập của Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 23 Tháng Tám và công bố gói viện trợ mới vào đêm trước Ngày Độc lập của Ukraine.
Hãng tin AP đưa tin một ngày trước đó, dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, rằng Mỹ đang chuẩn bị công bố gói viện trợ quân sự trị giá khoảng 125 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.
Theo tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Biden cho biết gói hàng này sẽ bao gồm hỏa tiễn phòng không, thiết bị chống máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chống xe tăng, đạn dược cho binh lính tiền tuyến và hệ thống hỏa tiễn di động.
“Đừng nhầm lẫn: Nga sẽ không thắng thế trong cuộc xung đột này. Những người dân Ukraine độc lập sẽ chiếm ưu thế - và Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng họ trên mọi bước đường”, Tổng thống Biden nói.
Ngũ Giác Đài sau đó đã đưa ra một tuyên bố xác nhận rằng gói hàng này trị giá ước tính khoảng 125 triệu Mỹ Kim và chứa hỏa tiễn hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS,, Javelin, vũ khí chống thiết giáp, hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa và phản điện tử, hỏa tiễn chống tăng, và Đạn pháo 155 ly và 105 ly.
Gói mới cũng sẽ bao gồm xe cứu thương, đạn dược vũ khí nhỏ, thiết bị phá dỡ và thiết bị y tế.
Ngày 1 Tháng Sáu, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp, trong đó có hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với Kharkiv, và trong nhiều tháng qua, quân đội Ukraine đã sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công. mục tiêu bên trong nước Nga.
Theo các quan chức Mỹ, Washington vẫn cấm Ukraine sử dụng ATACMS và các loại vũ khí tầm xa khác do Mỹ cung cấp để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
Gói quân sự mới sẽ đến từ Cơ quan rút vốn của Tổng thống, một cơ chế cho phép tổng thống giao vũ khí cho các đồng minh từ kho dự trữ hiện tại của Mỹ.
[Kyiv Independent: Biden announces new $125 million aid package for Kyiv ahead of Ukraine's Independence Day]
8. Energoatom cho biết nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia 'trên bờ vực mất điện' sau cuộc tấn công của Nga
Hôm Thứ Bẩy, 24 Tháng Tám, Công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Energoatom cho biết, đường dây bên ngoài cung cấp điện từ lưới năng lượng của Ukraine cho Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm ở thành phố Enerhodar đã bị ngắt kết nối vào ngày 22 tháng 8 sau các cuộc tấn công của Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu, nằm dưới sự xâm lược của Nga kể từ tháng 3 năm 2022. Trong suốt thời gian xâm lược, nhà máy này đã nhiều lần bị ngắt khỏi lưới điện Ukraine do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này.
Cơ quan này cho biết hiện nay nhà máy được kết nối với lưới điện của Ukraine bằng một đường dây điện.
Tuyên bố có đoạn: “Trong trường hợp hư hỏng, tình trạng khẩn cấp sẽ phát sinh do mất nguồn điện bên ngoài cung cấp cho máy bơm làm mát lõi lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu tại nhà máy điện”.
Theo Energoatom, nhà máy đã trải qua 8 lần mất điện hoàn toàn và một lần mất điện một phần khi máy phát điện diesel khẩn cấp và hệ thống an toàn được kích hoạt.
Cơ quan này cho biết: “Sự rối loạn chức năng của họ có thể dẫn đến tình trạng khẩn cấp”.
Tình hình an toàn hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm đang “xấu đi” sau khi có báo cáo cho biết một máy bay điều khiển từ xa đã lao vào con đường gần chu vi của cơ sở.
Nhóm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa không gây thương vong hay thiệt hại gì cho thiết bị của nhà máy nhưng cho biết hoạt động quân sự gần ZNPP diễn ra “dữ dội” trong những ngày gần đây.
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được báo cáo và các cáo buộc của Nga được đưa ra khi Mạc Tư Khoa tiếp tục lan truyền tuyên bố rằng các lực lượng Ukraine đang lên kế hoạch tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk như một phần trong kế hoạch xâm nhập khu vực biên giới cùng với các cuộc tấn công vào ZNPP.
Đầu tháng này, Kyiv cáo buộc lực lượng Nga vào ngày 11 tháng 8 đã đốt “một số lượng lớn lốp xe hơi trong tháp giải nhiệt” tại nhà máy hạt nhân nhằm nỗ lực “tạo ra sự hoảng loạn tại các khu định cư ở hữu ngạn hồ chứa cũ.”
[Kyiv Independent: Energoatom: Zaporizhzhia nuclear plant 'on verge of blackout' after recent Russian attack]
9. Đức, Mỹ cảnh báo mối đe dọa gia tăng từ Nga trước Ngày Độc lập của Ukraine
Đức đã ban hành khuyến cáo du lịch vào ngày 23 Tháng Tám, cảnh báo rằng Nga có thể tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine vào ngày 24 Tháng Tám, Ngày Độc lập của Ukraine.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Kyiv đã đưa ra cảnh báo tương tự vào ngày 21 tháng 8.
Văn phòng Ngoại giao Đức cho biết: “Vào dịp Ngày Độc lập của Ukraine vào ngày 24 tháng 8 năm 2024, có thể sẽ có thêm các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và trên không nhằm vào các trung tâm đô thị, đặc biệt là thủ đô Kyiv”.
Tuyên bố kêu gọi công dân Đức tránh đến Ukraine hoặc rời khỏi Ukraine nếu hiện đang cư trú ở đó do mối đe dọa ngày càng cao.
Hoa Kỳ đã cảnh báo về “nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga cả ban đêm lẫn ban ngày” vào ngày 24 tháng 8, đồng thời cảnh báo người dân theo dõi truyền thông địa phương, xác định nơi trú ẩn của các cuộc không kích và trú ẩn ngay lập tức trong trường hợp có cảnh báo.
Ukraine kỷ niệm Ngày Độc lập vào ngày 24 tháng 8, ngày Tuyên ngôn Độc lập của đất nước được ban hành vào năm 1991. Ngày lễ này đã nhận được sự ủng hộ và ý nghĩa ngày càng tăng của người dân kể từ khi Nga xâm chiếm Donbas vào năm 2014.
Nga được biết là tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chống lại Ukraine trong các ngày lễ quốc gia. Lễ kỷ niệm năm mới 2023-2024 của Ukraine được đánh dấu bằng một loạt các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Kyiv và các thành phố khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23 Tháng Tám cho biết Mỹ đang có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn phòng không, thiết bị chống máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chống thiết giáp cùng các vật chất khác trong gói viện trợ quân sự mới nhân Ngày Độc lập.
[Kyiv Independent: Germany, US warn of increased Russian threat ahead of Ukraine's Independence Day]
10. Diễn từ của Tổng thống Zelenskiy nhân Ngày Lễ Độc lập Ukraine
Thứ Bẩy, 24 Tháng Tám, là ngày Lễ Độc lập của Ukraine. Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết Ukraine sẽ đi đến bất cứ nơi nào trên đất Nga, nếu cần, để chiến đấu cho tự do.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
“Đồng bào thân mến!
Người Ukraine luôn trả được thù. Và bất cứ ai muốn gieo rắc khốn khổ trên đất của chúng ta sẽ tìm thấy nó trong chính ngôi nhà của họ, với cả tiền lãi phải trả. Bất cứ ai tìm cách gieo mầm tội lỗi trên đất của chúng ta sẽ gặt hái thành quả ấy trên lãnh thổ của chính họ.
Đây không phải là lời tiên tri, không phải là sự hả hê, không phải là sự trả thù mù quáng; nó là một khuôn mẫu. Đó là công lý. Một chiếc boomerang dành cho cái ác. Và buổi ra mắt của nó bắt đầu không xa nơi tôi đang ghi lại diễn từ này. Vùng Sumy Mohrytsya. Sông Psel. Cách biên giới của chúng ta vài km.
Biên giới giữa Ukraine và sự áp bức, giữa sự sống và cái chết. Biên giới giữa một quốc gia Âu Châu độc lập và tổ chức khủng bố số một thế giới.
913 ngày trước, Nga đã phát động chiến tranh chống lại chúng ta, bao gồm cả vùng Sumy. Nó không chỉ vi phạm biên giới chủ quyền của chúng ta mà còn vi phạm các giới hạn của sự tàn ác và lẽ phải. Nó không ngừng phấn đấu vì một điều: tiêu diệt chúng ta. Nhưng mà, hôm nay chúng ta kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 33 của Ukraine. Và bất cứ thứ gì đối phương mang đến đất ta giờ đã trở về quê hương của chúng. Và người muốn biến đất nước chúng ta thành vùng đệm nên nghĩ đến việc ngăn cản đất nước mình trở thành liên bang vùng đệm. Đây là cách sự độc lập phản ứng. Nó trả thù thường dân của chúng ta, những người bị nhắm đến bởi bom dẫn đường trên không và Kinzhals, trả thù cha mẹ chúng ta đã bạc tóc, trả thù con cái chúng ta, những người bị buộc phải học dưới lòng đất. Dành cho tất cả những người của chúng ta, những người không bao giờ muốn biết tên của những nơi bị nguyền rủa này trong đời: “Savasleyka”, “Olenya”, “Engels”. Nhưng thật không may, người Ukraine lại biết đến họ. Chính vì vậy, đối phương của chúng ta cũng sẽ biết cách trả đũa của Ukraine là gì. Xứng đáng, đối xứng, tầm xa. Họ sẽ biết rằng sớm hay muộn phản ứng của Ukraine sẽ chạm đến bất kỳ điểm nào trên Liên bang Nga, nơi có thể là nguồn gây ra nguy hiểm cho tính mạng của đất nước và người dân chúng ta.
Đôi mắt mờ nhạt của thủ lĩnh họ nhìn toàn bộ thế giới như một vùng xám xịt. Nhưng chúng ta sẽ không cho phép vùng đất của chúng ta biến thành vùng xám, nơi mà lá cờ xanh và vàng xứng đáng thuộc về. Một ông già ốm yếu ở Quảng trường Đỏ, người liên tục đe dọa mọi người bằng nút màu đỏ, sẽ không thể ra lệnh cho chúng ta bất kỳ đường màu đỏ nào của ông ta. Chỉ có Ukraine và người dân Ukraine mới quyết định được cách sống, con đường phải đi và lựa chọn nào. Bởi vì đây là cách hoạt động của sự độc lập.
Ukraine lại gây kinh ngạc. Nga một lần nữa trở lại với tiết mục của mình. Đây là cách truyền thông thế giới miêu tả chung về các sự kiện ở khu vực Kursk. Chúng cho thấy cách Nga đối xử với công dân của mình, những người mà nước này gọi là “dân số”. Nga “từ bỏ” lãnh thổ của riêng mình như thế nào. Binh lính của họ cướp bóc các cửa hàng địa phương trên lãnh thổ Nga ra sao. Đây chính là hình ảnh nước Nga của Putin trong mắt thế giới. Và theo cách tương tự, cả thế giới chứng kiến cách các chiến binh của chúng ta cung cấp nước, thực phẩm và thuốc men cho người dân địa phương, họ nói: “Thật tốt khi bây giờ bạn đang ở đây, không phải như quân Kadyrov”. Đây chính là phẩm giá của Ukraine. Sự văn minh. Tính nhân bản và lòng yêu mến độc lập của chúng ta.
33 năm trước, Ukraine đã tái sinh trên bản đồ thế giới và ngày nay Ukraine đã chiếm được cảm tình của toàn thế giới. Nó truyền cảm hứng với lòng can đảm. Nó là một ví dụ về việc không sợ Putin. Và nó đoàn kết thế giới xung quanh thế giới quan Ukraine: trong thế kỷ 21, những kẻ khủng bố nên tìm kiếm sự phán xét của chúng ở The Hague, chứ không phải sự thoải mái ở Valday. Và không ai khác trên thế giới sẽ nói: “Ukraine ở đâu?” Bởi vì hiện nay mọi châu lục đều nói: “Ukraine phải thắng. “ Điều này thúc đẩy sự độc lập của chúng ta. Ukraine của chúng ta. Chúng ta cần hòa bình và yên hàn trên vùng đất của chúng ta. Dọc theo toàn bộ biên giới dài 6.992 km của chúng ta. Trên đất liền, trên biển, trên không, trong nước – bất cứ nơi nào chúng ta bảo vệ các giá trị của mình.
Các chiến binh của chúng ta cũng vậy. Ở mọi hướng của tiền tuyến và biên giới quốc gia, được tượng trưng bằng các cột biên giới. Ý chí và cuộc đấu tranh của chúng ta được tượng trưng bởi người dân của chúng ta - những người bảo vệ chúng ta, những trụ cột của chúng ta. Những người mà trên vai họ, Ukraine đứng vững. Ukraine đứng vững ở Kharkiv, ở Kupiansk, ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine đứng vững ở vùng Kherson. Ở Pokrovsk, Toretsk, Chasiv Yar. Theo hướng Lyman, Siversk, Kramatorsk, Kurakhove, Vremivka, Huliaipilske và Orikhiv. Đây là cách đấu tranh giành độc lập. Và tôi muốn nói với tất cả các chiến binh của chúng ta ngày hôm nay: Tôi chúc các bạn mạnh mẽ! Và cảm ơn các bạn! Khi nhu cầu bảo vệ Ukraine nảy sinh, bạn đã nói ngắn gọn: sẵn sàng. Kể từ đó, trong 913 ngày liên tiếp, các bạn đã loại khỏi vòng chiến quân xâm lược Nga. Chỉ có các bạn mới biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, máu và sự lao động vô cùng vất vả của các bạn thực sự ẩn sau những con số thống kê khô khan về tổn thất của đối phương. Chỉ có các bạn mới biết ý nghĩa thực sự của việc giữ một vị trí cam go như thế nào. Ý nghĩa đích thực của việc “cả ngày bị pháo và máy bay địch chèn ép”. Việc đứng vững khi “bọn Orc đang tấn công” có nghĩa là gì. Các bạn đã và đang bảo vệ nền độc lập của chúng ta.
Tôi cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ các chiến binh và nhà nước của chúng ta, tất cả những người đang sống và làm việc để giữ cho nền độc lập của chúng ta hoạt động và tồn tại. Nhân viên y tế, nhân viên cấp cứu, lính cứu hỏa, kỹ sư điện, tình nguyện viên và doanh nhân của chúng ta, cảnh sát và nông dân, công nhân hỏa xa, giáo viên và học sinh. Tất cả đồng bào. Người Ukraine ở đây, người Ukraine ở nước ngoài, những người giúp đỡ, tìm kiếm, gửi những nhu yếu phẩm cần thiết, nói với thế giới về Ukraine. Và tất cả những người ở lại với Ukraine trên các vùng lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm. Tất cả những người Ukraine có sức mạnh không biên giới, ý chí vô biên. Tất cả những người mà tôi vô cùng biết ơn. Và hôm nay, trong 913 ngày của cuộc chiến này. Vì lý do của mỗi người các bạn. Để chứng minh rằng sự độc lập là nguyên nhân của tất cả mọi người. Và nó có nhiều chiều kích. Mỗi trong số đó phải đạt được để bảo đảm sự độc lập toàn diện. Đây là kinh tế, đây là sự độc lập về năng lượng. Đây là sự độc lập tinh thần của người dân Ukraine. Và Chính thống giáo Ukraine ngày nay đang tiến một bước tới sự giải phóng khỏi ma quỷ ở Mạc Tư Khoa. Đây cũng là sự hiện thực hóa công lý cho những phần thưởng của một Ukraine độc lập, là điều sẽ không bao giờ bị tước đoạt bởi những kẻ đã phản bội nó. Đây là sự hiện thực hóa công lý cho những anh hùng nước ngoài đã bảo vệ Ukraine ở tuyến đầu và xứng đáng được tôn vinh bởi Ukraine – quyền công dân của chúng ta. Đây là những quá trình tất yếu đã được chúng ta đưa ra ngày hôm nay. Đây là cách sự độc lập được củng cố.
Và cần phải có một biên giới vững chắc giữa chúng ta và đối phương, và sẽ không có bức tường nào giữa người Ukraine. Bởi Ukraine ở trong mỗi chúng ta. Sự độc lập nằm trong mỗi chúng ta. Và đoàn kết lại, chúng ta có thể giành chiến thắng. Nó đã được chứng minh vào ngày 24 tháng 2. Nó đã được chứng minh vào năm 2022 và 2023. Năm nay cũng đang chứng minh điều đó. Chúng ta đã chống chọi, kiềm chế và đẩy lui được đối phương và bây giờ chúng ta tiếp tục làm như vậy ở vùng đầm lầy của chúng.
Chúng ta biết độc lập là gì. Thật khó để hồi sinh nó. Thật khó để bảo vệ nó. Nhưng chúng ta biết: mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng ta.
Chúng ta biết sự độc lập trông như thế nào. Sáng ngày 24 tháng 2, nó hiện rõ trong mắt chúng ta. Ngày nay, độc lập đã hiện diện ở mọi hướng. Nó ở trong các thành phố và làng mạc của chúng ta: trong mỗi tập phim khi chúng ta tìm thấy điều tốt nhất ở bản thân, tìm thấy Ukraine trong chính mình và chiến đấu vì nó. Độc Lập hôm nay đã mỏi mắt chứng kiến hết những thăng trầm. Độc lập mỉm cười khi người Ukraine thành công. Độc lập im lặng khi mất đi người dân của mình. Độc lập là lời thề không bao giờ quên các anh hùng liệt sĩ. Độc lập có mùi khói bụi trên chiến trường và trong đời sống dân sự. Độc lập đi xuống nơi trú ẩn trong một cuộc báo động không kích để sống sót và trỗi dậy trở lại để nói với đối phương một lần nữa: các ngươi sẽ không thành công. Các ngươi sẽ thất bại. Các ngươi sẽ không thắng thế. Và các ngươi sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều này.
Đây là cách chúng ta cảm thấy tự do. Ukraine trông như thế này. Sự độc lập trông như thế này. Và đây là những gì nó nghe như thế này.
Chúc mừng ngày quốc khánh Ukraine
Chiến lược trực thăng vận NATO. Bẫy sông Seym: Hàng trăm lính Nga lạc đơn vị lang thang, đói khát
VietCatholic Media
17:07 25/08/2024
1. Bản đồ Kursk cho thấy Ukraine tiến rất nhanh trong bối cảnh Nga lo ngại về một cuộc tổng công kích mới
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nơi có bản đồ mới nhất cho thấy tình hình đang phát triển trong cuộc tấn công bất ngờ của Kyiv vào lãnh thổ Nga, quân đội Ukraine đang đạt được những bước tiến trong cuộc tấn công vào Kursk.
Diễn biến này xảy ra khi các blogger quân sự Nga suy đoán rằng Ukraine có thể đang chuẩn bị cho một cuộc tổng công kích khác ở miền nam đất nước trong bối cảnh không chắc chắn về kế hoạch dài hạn của Kyiv cho cuộc đột nhập chưa từng có vào Nga vào tuần thứ ba.
Trong khi đó, bị bất ngờ trước cuộc tấn công của Ukraine được phát động vào ngày 6 tháng 8, chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét liệu có nên giúp lực lượng Kyiv giữ vững hoặc thậm chí mở rộng lãnh thổ mà họ hiện đang chiếm giữ ở Kursk hay không, The Washington Post đưa tin.
Tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington DC hôm thứ Sáu cho biết lực lượng Ukraine tiếp tục giành được nhiều thắng lợi ở phía đông và phía bắc thành phố biên giới Sudzha. Bản đồ khu vực mới nhất của ISW chỉ ra cách một nguồn tin Nga tuyên bố Ukraine đã tiến dọc theo xa lộ P-200 ở phía bắc Martynovka và đoạn phim được định vị địa lý cho thấy những bước tiến ở Russkaya Konopelka.
Bản đồ vệ tinh từ cơ quan phân tích OSINT Frontelligence Insight cho thấy để đáp lại cuộc tấn công của Kyiv, các lực lượng Nga đang tiếp tục xây dựng một tuyến phòng thủ ở khu vực Kursk, phía nam và tây nam của Nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Kurchatov.
Khi sự không chắc chắn ngày càng gia tăng về các mục tiêu của Ukraine trong chiến dịch và những gì nước này sẽ làm tiếp theo, các blogger quân sự Nga đã suy đoán rằng Kyiv đang xem xét một cuộc tấn công theo hướng Zaporizhzhia ở mặt trận phía nam.
Kênh Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh Rybar cho biết, bộ chỉ huy Ukraine đã thành lập một lực lượng tấn công và trang bị cho các đơn vị được triển khai ở đó các phương tiện hỗ trợ hỏa lực, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa.
Theo ISW, trong bối cảnh Nga phải rút các lực lượng về bảo vệ Kursk và Belgorod, một trong những kịch bản có thể xảy ra nhất là một cuộc tấn công của quân Ukraine ở vùng lân cận Tokmak với một nỗ lực tiếp theo là cắt đứt đường bộ tới Crimea và Enerhodar. Sau đó, là tái chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Các blogger quân sự Nga ủng hộ giả thuyết trên cho biết có “một số dấu hiệu, cả trực tiếp và gián tiếp, chỉ ra kế hoạch của đối phương”, trích dẫn vệ tinh trinh sát quay phim các khu vực vị trí phòng không tiềm năng và trụ sở của Quân đội Nga.
Một blogger quân sự khác, NGP Razvedka, nói rằng Ukraine đang tập trung lực lượng ở khu vực Odesa và khu định cư Ochakiv “với mục đích tấn công các mũi đất Kinburn và Tendrovskaya” ở khu vực Mykolaiv và Kherson.
War Translated nhận định rằng “mặc dù những cuộc trò chuyện này đã diễn ra được vài ngày trên các kênh của Nga, nhưng sự hoang tưởng có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc xâm lược Kursk”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để yêu cầu bình luận về những tuyên bố chưa được xác minh độc lập.
Cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga và tác động của nó đối với phần còn lại của chiến tuyến đã khiến các đồng minh của Kyiv phải chật vật đánh giá sự hỗ trợ cho một chiến dịch mà dường như họ không hề biết trước.
Washington Post cho biết Ngũ Giác Đài đã hỏi Kyiv những gì họ cần để canh bạc có hiệu quả trong bối cảnh chiến lược tấn công tổng thể của Ukraine, sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ và lo ngại về sự leo thang trực tiếp của Mỹ và NATO với Nga.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với tờ báo: “Họ có thể có kế hoạch nhưng họ không chia sẻ nó với chúng tôi”.
[Newsweek: Kursk Map Shows Ukraine's Gains Amid Russian Fears of New Push]
2. Tướng về hưu Mỹ nói 'cuộc phản công' Kursk làm rung chuyển trụ cột chính trong khả năng nắm quyền lực của Putin
Trung tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges cho biết, cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào tỉnh Kursk ở phía tây nam nước Nga đã giúp Kyiv một lần nữa thay đổi câu chuyện về sự bất khả chiến bại của Nga trong cuộc chiến.
Tướng Hodges, người từng là chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu từ năm 2014-2017 và đã giúp huấn luyện binh sĩ Ukraine, cho biết chiến dịch Kursk đã cho thấy sự bất hòa giữa các chỉ huy của các lực lượng khác nhau của Nga và thất bại của cá nhân nhà độc tài Vladimir Putin trong việc “bảo vệ nước Nga” - một trong những những trụ cột chính biện minh cho việc nắm quyền lực một cách độc tài của ông ta.
Kể từ ngày 6 tháng 8, khi Ukraine tiến vào Kursk từ phía đông bắc Sumy, họ đã giành được quyền kiểm soát thành phố Sudzha và hơn 1.263 km2 đất Nga. Chính quyền Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp “cấp liên bang” ở các tỉnh Kursk và Belgorod, đồng thời ra lệnh di tản bắt buộc đối với một số khu định cư ở biên giới.
Với chiến dịch trên bộ quy mô lớn thành công đầu tiên của Ukraine kể từ cuộc phản công ở Kharkiv vào mùa thu năm 2022, Ukraine đã cho thấy quân đội của mình có khả năng tấn công bất ngờ và phối hợp tốt bất chấp tình trạng kiệt sức trong năm thứ ba đẩy lùi cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Tuy nhiên, thành công của Ukraine ở Kursk sẽ đòi hỏi những cam kết mang tính quyết định hơn nữa của các đồng minh phương Tây của Kyiv nhằm “giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến”, vừa thực thi các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn đối với Nga vừa bảo đảm dòng viện trợ quân sự cho Ukraine không bị gián đoạn, Tướng Hodges nói.
Ông nói Ukraine “có đủ người” để chiến đấu, nhưng điều quan trọng đối với giới lãnh đạo Ukraine là phải khắc phục các vấn đề trong việc đào tạo, tuyển dụng và giáo dục quân nhân, đặc biệt là các sĩ quan và trung sĩ. Hodges nói thêm, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây, các đơn vị được huấn luyện bài bản sẽ là “chìa khóa cho chiến thắng của Ukraine”.
[Kyiv Independent: Kursk ‘counteroffensive’ shakes main pillar of Putin’s power grip, retired US general says]
3. Mỹ viện trợ quân sự, Na Uy tài trợ sản xuất đạn pháo ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào ngày 23 Tháng Tám và công bố gói viện trợ mới vào đêm trước Ngày Độc lập của Ukraine.
Hãng tin AP đưa tin một ngày trước đó, dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, rằng Mỹ đang chuẩn bị công bố gói viện trợ quân sự trị giá khoảng 125 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.
Theo tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Biden không tiết lộ số tiền viện trợ mới nhưng đề cập rằng nó sẽ bao gồm hỏa tiễn phòng không, thiết bị chống máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chống xe tăng, đạn dược cho binh lính tiền tuyến và hệ thống hỏa tiễn di động.
Trong khi đó, chính phủ Na Uy sẽ cung cấp cho Kyiv công nghệ phòng thủ và tài trợ cho việc sản xuất đạn pháo 155 ly do Nammo (Công ty Đạn dược Bắc Âu) ở Ukraine phát triển, theo một tuyên bố đã được công bố hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Tám.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine đã thực hiện chuyển đổi sâu rộng sang sử dụng pháo 155 ly tiêu chuẩn NATO, vì các đối tác của Kyiv có nguồn cung thiếu hụt đạn pháo cỡ nòng của Liên Xô – 122 ly và 152 ly.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết Ukraine có nhu cầu rất lớn về đạn pháo để chống lại sự xâm lược của Nga.
Vì vậy, nhà sản xuất đạn dược Nammo đã ký thỏa thuận, cho phép sản xuất đạn pháo 155 ly được cấp phép ở Ukraine. Kết quả là quân đội Ukraine sẽ nhận được đạn dược nhanh hơn, theo tuyên bố.
[Kyiv Independent: US provides military aid, Norway to finance production of shells in Ukraine]
4. Tướng Belarus đưa ra cảnh báo đối với Ukraine nếu nước này xâm nhập lãnh thổ
Một vị tướng từ Belarus, đồng minh thân cận nhất của Vladimir Putin, nói rằng công dân của họ sẽ sẵn sàng cầm vũ khí nếu quân đội Ukraine tấn công nước này.
Quan điểm của Viktor Tumar, Phó Tổng Tham mưu trưởng Belarus, sau những bình luận vào tuần trước của tổng thống nước này Alexander Lukashenko rằng một phần ba quân đội Belarus đã được triển khai đến biên giới với Ukraine do sự hiện diện của 120.000 binh sĩ Ukraine ở đó.
Trong trường hợp Ukraine xâm nhập Belarus, Tumar nói rằng “người dân sẽ có cơ hội bảo vệ nhà của họ bằng vũ khí”.
Belarus giáp cả Nga và Ukraine. Không có bằng chứng nào cho thấy quân đội Ukraine có kế hoạch tiến vào Belarus. Các cuộc thăm dò dư luận trong người dân Belarus cho thấy họ phần lớn phản đối việc nước này tham gia vào chiến tranh và việc Nga sử dụng lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, các nhóm đảng phái thân Ukraine đã nổi lên ở Belarus và được cho là đứng sau các cuộc tấn công phá hoại, chẳng hạn như trên hỏa xa, nhằm mục đích ngăn chặn sự gây hấn của Putin. Đây cũng là sự phản ánh của sự phản đối trong nước đối với Lukashenko, người được mô tả là “nhà độc tài cuối cùng của Âu Châu”.
Trong khi đó, có suy đoán về mục tiêu của việc Ukraine xâm nhập vào khu vực Kursk, là bước đột phá đầu tiên của nước này vào lãnh thổ nước ngoài kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Tumar nói với hãng tin Nasha Niva: “Các nhóm phá hoại và trinh sát sẽ không thể di chuyển tự do nữa và người Ukraine sẽ không thể bắn vào xe hơi dân sự mà không có lý do”. Theo một bản dịch, ông nói: “Đó chính là ý tưởng và biện pháp bảo vệ của chúng tôi — đó là về con người”.
Lukashenko đã tránh để Minsk can dự trực tiếp vào cuộc chiến, mặc dù ông đã cho phép Putin sử dụng lãnh thổ Belarus để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine.
Đã có suy đoán rằng Belarus cuối cùng có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Ukraine sau một thỏa thuận được các nhà lãnh đạo ký kết vào Tháng Giêng nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mạc Tư Khoa giữa các thành viên của cái được gọi là “Nhà nước Liên minh”.
Năm 2023, đầu đạn chiến thuật của Nga được vận chuyển tới Belarus. Minsk sau đó đã đưa vào học thuyết quân sự của mình khả năng sử dụng chúng để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, mặc dù Putin khẳng định chúng hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa.
Vào tháng 6, Nga và Belarus đã bắt đầu các cuộc tập trận vũ khí hạt nhân như một phần của cuộc tập trận “giai đoạn thứ hai” giữa các nước với một đoạn video cho thấy hệ thống hỏa tiễn Iskander đang được điều khiển và các hỏa tiễn của nó được nâng lên: máy bay đánh chặn siêu âm MiG-31 với hỏa tiễn Kinzhal và Tupolev Tu- Máy bay ném bom siêu thanh tầm xa 22M3.
Vào ngày 18 tháng 8, Lukashenko nói rằng Belarus đã bố trí lực lượng dọc biên giới của mình “để phòng thủ trong trường hợp xảy ra chiến tranh” và các lực lượng Ukraine đã có mặt ở biên giới với dự đoán rằng “Putin sẽ lại tiến quân từ lãnh thổ Belarus”.
[Newsweek: Belarusian General Issues Warning to Ukraine if It Enters Territory]
5. Tập đoàn Wagner suy giảm mạnh 1 năm sau cái chết của Prigozhin, Bộ Quốc phòng Anh đưa tin
Trong một bản cập nhật tình báo ngày 23 Tháng Tám, nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Prigozhin, Bộ Quốc phòng Anh cho biết số lượng lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner giảm mạnh một năm sau khi cựu lãnh đạo Yevgeny Prigozhin qua đời.
Prigozhin và các nhà lãnh đạo khác của Wagner chết trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn ở Nga vào ngày 23 tháng 8 năm 2023. Vụ tai nạn xảy ra hai tháng sau khi Prigozhin lãnh đạo quân Wagner trong một cuộc nổi dậy ngắn ngủi chống lại Điện Cẩm Linh.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, kể từ cái chết của Prigozhin, lực lượng chiến đấu của Tập đoàn Wagner đã giảm đáng kể.
Bộ cho biết: “So với số lượng nhân sự cao nhất là khoảng 50.000 vào năm 2023, Wagner hiện có thể duy trì tổng số khoảng 5.000 nhân sự trong các đợt triển khai còn lại ở Belarus và Phi Châu”.
Bộ cho biết, một số lãnh đạo cao cấp của Wagner đã rời tổ chức sau cái chết của Prigozhin, đảm nhận các vị trí trong Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Nga và Lực lượng đặc biệt Chechen.
Nhóm Wagner đóng vai trò then chốt trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, dẫn đầu cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa trong Trận Bakhmut. Sau cuộc binh biến và cái chết của Prigozhin, nhóm lính đánh thuê rút khỏi Ukraine và trở nên tan rã, hoạt động ở Belarus và một số quốc gia Phi Châu thân thiện với Nga.
Wagner đặc biệt hoạt động tích cực ở Mali, nơi lực lượng lính đánh thuê đã đụng độ với phiến quân chống chính phủ trong những tuần gần đây.
[Kyiv Independent: Wagner Group greatly reduced 1 year after Prigozhin's death, UK Defense Ministry reports]
6. Các chuyên gia cho biết quân đội Nga bị mắc kẹt đang lang thang ở tỉnh Kursk có thể bổ sung vào quỹ tù binh của Ukraine
Ukraine đang tiếp tục sử dụng thành công địa hình để tiến vào tỉnh Kursk sau ba tuần tham gia chiến dịch. Một số binh sĩ Nga hiện đã bị cắt đứt do các cuộc tấn công có chủ ý chiến thuật của Ukraine vào các cây cầu quan trọng ở tỉnh Kursk.
Các chuyên gia nói với tờ Kyiv Independent rằng những binh sĩ Nga đang lang thang có nguy cơ trở thành tù binh chiến tranh nếu không được di tản sớm.
Việc mất các điểm vượt sông Seym đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với quân đội Nga đóng quân ở quận Glushkovsky, những người đang đóng quân giữa con sông ở phía bắc, tỉnh Sumy của Ukraine ở phía tây và phía nam, và các vùng lãnh thổ do Ukraine nắm giữ ở tỉnh Kursk về phía đông.
Phillips P. O'Brien, giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học St Andrews ở Tô Cách Lan, nói với Kyiv Independent: “Người Nga bị buộc phải di chuyển về phía nam con sông và cần phải được tiếp tế để tiếp tục chiến đấu”.
“Nếu không có những nguồn cung cấp đó, họ sẽ phải di tản đến bờ bắc con sông hoặc sẽ chiến đấu không hiệu quả. Họ thậm chí có thể trở thành tù binh chiến tranh của Ukraine”, ông nói thêm.
Cái bẫy sông Seym
Lực lượng Ukraine đã tấn công ba cây cầu cố định quan trọng bắc qua sông Seym ở quận Glushkovsy thuộc tỉnh Kursk của Nga, cản trở khả năng Nga tiếp tế cho quân đội bảo vệ khu vực gần như bị bao vây ở biên giới Ukraine.
Lực lượng Nga bắt đầu thiết lập các cầu phao vượt sông sau các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các cây cầu cố định, nhưng chúng nhanh chóng trở thành mục tiêu cho các cuộc không kích của Ukraine.
Lực lượng Hoạt động Đặc biệt của Ukraine xác nhận vào ngày 21 tháng 8 rằng họ đang tấn công thành công “các thiết bị kỹ thuật… cầu và cầu phao” trong khu vực.
Vào ngày 19 tháng 8, một trong ít nhất hai cầu phao bắc qua sông Seym đã biến mất khỏi hình ảnh vệ tinh và khói cũng được phát hiện trong khu vực.
Chuyên gia quốc phòng Andrii Kharuk nói với tờ Kyiv Independent: “Việc xây dựng một cầu phao vượt sông Seym không phải là điều dễ dàng.
“Do hình dạng và đặc điểm tự nhiên của dòng sông nên việc này có thể thực hiện được ở một số nơi hạn chế. Tình hình của lực lượng Nga ở đó khá khó khăn”.
Các blogger quân sự ủng hộ chiến tranh của Nga cũng bày tỏ lo ngại về việc đường tiếp tế cho quân đội Nga nằm ở quận Glushkovsky bị cản trở. Một số cảnh báo rằng quân đội sẽ cần phải di tản nếu lực lượng Ukraine bao vây khu vực.
Hiện chưa rõ số lượng quân Nga chính xác trong khu vực và quân đội Ukraine vẫn giữ kín thông tin chi tiết về hoạt động đang diễn ra.
“Theo nhiều ước tính khác nhau, số lượng quân ở đó có thể vào khoảng từ vài trăm đến 3.000 binh sĩ Nga”.
“Họ sẽ phải bỏ lại thiết bị của mình và bằng cách nào đó vượt sông vì chưa có vòng vây hoàn chỉnh, hoặc họ sẽ bị bắt.”
Theo một chuyên gia phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến của CEPA hay Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu vào ngày 24 tháng 8, các cầu phao có thể đã bị tấn công bởi bom lượn trên không do Pháp sản xuất do chiến đấu cơ MIG-29 mang theo.
Nico Lange, cựu chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Đức, cho biết: “Nếu các máy bay MIG-29 Ukraine đang bay ở đó, thì điều đó có nghĩa là phòng không Nga hiện không mạnh ở khu vực đó”..
Ông nói thêm rằng nếu quân đội Nga bị bao vây phần lớn bắt đầu di chuyển khỏi khu vực thì “họ sẽ dễ bị tổn thương”.
Lange nói: “Tôi nghĩ điều rất quan trọng hiện nay là các đối tác phương Tây cho phép Ukraine sử dụng hỏa lực tấn công sâu có độ chính xác cao để tấn công quân Nga đang hành quân”.
Ukraine bắt đầu cuộc tấn công chưa từng có vào Kursk vào ngày 6 tháng 8. Hai tuần sau chiến dịch, Ukraine đã giành được quyền kiểm soát 94 khu định cư, bao gồm thành phố Sudzha và hơn 1.263 km2 của Kursk, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 23 Tháng Tám.
Ông cũng nói rằng “hàng trăm” lính Nga đã bị bắt tính đến ngày 13 tháng 8, trong khi một đại tá Ukraine giấu tên nói với hãng tin The Independent rằng con số có thể lên tới 2.000.
Biên giới Nga gần tỉnh Sumy của Ukraine đã “dọn sạch phần lớn” binh lính Nga, điều mà Tổng thống Ukraine gọi là một trong những mục tiêu chiến thuật trong cuộc tấn công của Kyiv.
Vào ngày 18 tháng 8, Zelenskiy đã vạch ra một trong những mục tiêu chiến lược của chiến dịch Kursk: thiết lập vùng đệm trên các lãnh thổ Nga do Ukraine kiểm soát.
Bất kể các động thái tiếp theo của Ukraine ra sao, có một điều rõ ràng - cuộc xâm nhập Kursk đã giáng một đòn mạnh vào quân đội Nga cũng như Điện Cẩm Linh, mà theo báo cáo của Meduza, họ phải chấp nhận ý tưởng rằng có thể mất vài tháng để chiến đấu giành lại lãnh thổ.
Kharuk nói: “Tình hình ở Kursk sẽ trở nên tồi tệ hơn đối với quân đội Nga vì Ukraine sẽ có thể giành được chỗ đứng dọc theo sông Seym và tạo ra một số vị trí phòng thủ nhất định dọc theo con sông này”.
“Chúng ta có thể thấy rằng người Ukraine cũng đang mang theo thiết bị hạng nặng, nghĩa là họ đang có kế hoạch bằng cách nào đó giành được chỗ đứng trên lãnh thổ này. Tôi không thể nói chắc chắn vì tôi không biết kế hoạch của Bộ chỉ huy”, ông nói thêm.
“Nhưng có vẻ như bộ chỉ huy Ukraine sẽ không rời khỏi lãnh thổ này quá nhanh”.
[Kyiv Independent: Stranded Russian troops in Kursk Oblast could top-up Ukraine's POW fund, experts say]
7. Mỹ nhắm vào khoảng 400 cá nhân, tổ chức ở Nga, và nước thứ ba trong gói trừng phạt mới
Hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Tám, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, cho biết Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với gần 400 công ty và cá nhân ở Nga và các nước thứ ba vì hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Một số công ty Trung Quốc được đưa vào danh sách.
Các nước phương Tây đã áp đặt các hạn chế kinh tế sâu rộng đối với Mạc Tư Khoa liên quan đến cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, tìm cách hạn chế nguồn thu ngân sách và ngăn cản Mạc Tư Khoa có được những công nghệ quan trọng cần thiết cho nỗ lực chiến tranh.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với khoảng chục mạng lưới riêng biệt, chỉ định hơn 100 mục tiêu trên 16 khu vực pháp lý, bao gồm Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Bộ Tài chính cho biết chúng giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt.
Theo tuyên bố của Bộ Tài chính, các lệnh trừng phạt cũng bao gồm hơn 60 công ty công nghệ và quốc phòng có trụ sở tại Nga, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
“ Nga đã biến nền kinh tế của mình thành một công cụ phục vụ tổ hợp công nghiệp quân sự của Điện Cẩm Linh… Các công ty, tổ chức tài chính và chính phủ trên khắp thế giới cần bảo đảm rằng họ không hỗ trợ chuỗi cung ứng công nghiệp-quân sự của Nga”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga cho biết. Wally Adeyemo nói.
Mỹ cũng tấn công vào các chương trình vũ khí hóa học và sinh học của Nga cũng như các thực thể liên quan đến lĩnh vực khai thác và kim loại của Nga.
[Kyiv Independent: U.S. targets around 400 individuals, entities in Russia, third countries in new sanctions package]
8. Ủy ban Âu Châu thấy 'không có lý do gì phải lo ngại' về lệnh cấm cung cấp dầu của Lukoil cho Hung Gia Lợi, và Slovakia
Ủy ban Âu Châu đã xem xét tình hình cung cấp dầu của Lukoil Nga cho Hung Gia Lợi và Slovakia và nhận thấy “không có lý do gì để lo ngại”, Radio Free Europe đưa tin hôm Thứ Bẩy, 24 Tháng Tám.
Vào tháng 6, Kyiv đã áp đặt các lệnh trừng phạt ngăn chặn Lukoil, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất ở Nga, vận chuyển dầu thô qua đường ống Druzhba chạy qua lãnh thổ Ukraine.
Động thái này nhằm mục đích cắt đứt một trong những nguồn thu nhập của Điện Cẩm Linh được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến chống Ukraine. Lệnh cấm của Kyiv không áp dụng đối với các nhà xuất khẩu dầu khác của Nga vẫn sử dụng đường ống này.
Hung Gia Lợi và Slovakia nằm trong số các quốc gia chỉ trích quyết định của Kyiv khi họ nhận dầu của Nga thông qua đường ống Druzhba. Cả 2 nước cho rằng việc ngăn chặn của Ukraine gây ra khủng hoảng năng lượng cho họ.
Ủy ban Âu Châu cho rằng điều đó không đúng sự thật. Nói cho dễ hiểu là như thế này. Trước đây giả sử hàng ngày Hung Gia Lợi nhận được 100,000 mét khối dầu, bây giờ họ vẫn nhận được hàng ngày 100,000 mét khối dầu. Vấn đề là họ phải trả một số tiền nhiều hơn khoảng 35%. Lukoil bán cho họ với giá chiết khấu. Do không thể bán trực tiếp cho Hung Gia Lợi, Lukoil bán cho một công ty khác, rồi công ty ấy bán lại cho Hung Gia Lợi. Budapest sẽ phải mua với giá không được chiết khấu và còn phải trả thêm tiền lời cho công ty thứ ba. Tính trung bình hàng năm, Hung Gia Lợi sẽ mất khoảng 430 triệu Mỹ Kim.
Ủy viên Thương mại Liên Hiệp Âu Châu Valdis Dombrovskis nói với RFE rằng Ủy ban Âu Châu đã kiểm tra thông tin từ tất cả các bên, bao gồm Hung Gia Lợi, Slovakia, và Ukraine, là những nước có liên quan đến việc vận chuyển dầu qua lãnh thổ của Ukraine khi Kyiv chặn quá cảnh của Lukoil.
Dombrovskis cho biết: “Việc vận chuyển dầu thô qua đường ống Druzhba vẫn tiếp tục và hiện không có vấn đề gì về sự an toàn của chúng”.
Theo Dombrovskis, chính quyền Ukraine đã xác nhận với Ủy ban Âu Châu rằng việc vận chuyển dầu từ Nga sang Hung Gia Lợi và Slovakia không bị ảnh hưởng.
Ông nói: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình và đang tích cực làm việc với các quốc gia thành viên quan tâm về các giải pháp thay thế, bao gồm cả thông qua Đường ống Janaf Adriatic ở Croatia.
Dombrovskis nói thêm: “Ở quy mô rộng hơn, chúng tôi tiếp tục kêu gọi các quốc gia thành viên tăng tốc nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga”.
Vào tháng 7, Slovakia và Hung Gia Lợi thông báo rằng Ukraine đã ngừng vận chuyển dầu Lukoil vì các lệnh trừng phạt do Kyiv áp đặt đối với công ty Nga.
Budapest cho rằng quyết định của Ukraine vi phạm Thỏa thuận liên kết nhưng Liên minh Âu Châu không đồng tình. Brussels cũng không thấy dấu hiệu nào cho thấy việc đình chỉ vận chuyển dầu của Lukoil làm suy yếu an ninh năng lượng của Hung Gia Lợi và Slovakia.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal hôm 1 Tháng Tám phủ nhận rằng lệnh cấm vận chuyển dầu của Lukoil qua lãnh thổ Ukraine vi phạm Thỏa thuận Hiệp hội Liên Hiệp Âu Châu-Ukraine, lặp lại tuyên bố của Ủy ban Âu Châu.
Bình luận về phản ứng của Hung Gia Lợi và Slovakia đối với lệnh cấm, Shmyhal gọi nó là “cực kỳ chính trị hóa và lôi kéo”.
[Kyiv Independent: European Commission sees 'no reason to be concerned' about ban on Lukoil's oil supplies to Hungary, Slovakia]
9. Thủ tướng Modi của Ấn Độ có thể khiến Putin chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine không?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới Ukraine để hội đàm với Tổng thống nước này Volodymyr Zelenskiy, đặt ra câu hỏi về vai trò tiềm năng của New Delhi trong việc đưa ra lệnh ngừng bắn cuối cùng ở quốc gia Đông Âu này.
Tờ Newsweek đặt câu hỏi “Thủ tướng Modi của Ấn Độ có thể khiến Putin chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Sự xuất hiện của lãnh đạo Đảng Bharatiya Janata trùng với Ngày Quốc kỳ Ukraine, không chỉ đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022 mà còn là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Ấn Độ tới nước này. Ấn Độ đã thận trọng duy trì lập trường trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine, ủng hộ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột thông qua đối thoại.
Ấn Độ đã có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Geneva vào tháng 6, một hội nghị thượng đỉnh mà Zelenskiy đã vận động tích cực để đạt được, mặc dù Ấn Độ không ký tuyên bố chung sau sự kiện này. Trung Quốc, quốc gia cũng tìm cách thể hiện mình là trung gian hòa giải trong cuộc xung đột, đã không tham dự với lý do Nga không được mời.
Việc Ấn Độ mua dầu Nga với giá chiết khấu đã giúp duy trì nền kinh tế bị cô lập sau cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa. Thương mại nói chung cũng đang bùng nổ, với việc Bộ Thương mại Ấn Độ báo cáo kim ngạch song phương đạt kỷ lục 65,7 tỷ Mỹ Kim vào năm ngoái. Nga trong nhiều thập niên là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ; và Ấn hiện là nước mua vũ khí hàng đầu trên thế giới.
Hoa Kỳ, nước đang tìm cách duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Tứ Cường bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong nỗ lực chống lại các động thái mở rộng của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đã kêu gọi New Delhi sử dụng đòn bẩy của mình để thúc đẩy Nga tiến tới ngừng bắn.
“Ấn Độ có mối quan hệ lâu dài với Nga. Tôi nghĩ điều đó ai cũng biết”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trước chuyến thăm Nga của ông Modi vào tháng trước.
Ông nhắc lại lời kêu gọi của Washington là Ấn Độ “hãy sử dụng mối quan hệ đó với Nga, mối quan hệ lâu dài đó và vị thế độc tôn mà họ có, để thúc giục Putin chấm dứt cuộc xâm lược bất hợp pháp của mình và tìm kiếm một nền hòa bình công bằng, một nền hòa bình lâu dài cho cuộc xung đột này; yêu cầu Putin tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine.”
Zelenskiy đã chỉ trích chuyến thăm của Modi.
Ông nói: “Thật là một sự thất vọng to lớn và một đòn giáng mạnh vào nỗ lực hòa bình khi chứng kiến nhà lãnh đạo của nền dân chủ lớn nhất thế giới ôm tên tội phạm đẫm máu nhất thế giới ở Mạc Tư Khoa vào một ngày như vậy”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng New Delhi đang “đi trên dây” khi nói đến mối quan hệ với đối tác Nga hàng chục năm tuổi vào thời điểm mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh ngày càng sâu sắc.
Shashi Tharoor, cựu phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, viết cho Project Syndicate tuần trước: “Ấn Độ đã có thiện cảm với phương Tây trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng biên giới gia tăng với Trung Quốc. Tuy nhiên, đồng thời, Ấn Độ không thể từ chối mối quan hệ của mình với Nga, cho dù điều này có làm Mỹ khó chịu đến mức nào”
Tuy nhiên, ông Modi, trong cuộc hội đàm với Putin hồi tháng 7, đã đạt được một số nhượng bộ và dường như đã khiển trách nhà lãnh đạo Nga về cuộc chiến, gọi cái chết của những đứa trẻ thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào một bệnh viện là “không thể chịu đựng được”.
Ông cũng cho biết giải pháp cho cuộc chiến “không thể tìm thấy trên chiến trường”.
Rajan Menon, Chủ tịch danh dự Anne và Bernard Spitzer về Khoa học Chính trị tại Đại học New York, nói với Newsweek: “Tuyên bố này nhằm báo hiệu rằng Ấn Độ không hoàn toàn ủng hộ Nga và không ủng hộ Nga vô điều kiện”. Ông cũng chỉ ra hàng chục đợt viện trợ nhân đạo mà Ấn Độ đã quyên góp cho Ukraine bị chiến tranh tàn phá vào năm 2022.
Menon cho biết có “sự hội tụ lợi ích” khi ông Modi và ông Zelenskiy ngồi lại đàm phán.
Menon nói: “Về phần mình, Ukraine biết rằng họ cần thành công hơn nhiều trong việc xây dựng sự hỗ trợ ở miền Nam bán cầu, trong đó Ấn Độ là tiếng nói hàng đầu”.
Trong khi đó, Ấn Độ đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong vai trò lãnh đạo toàn cầu và hy vọng sẽ “duy trì được sự linh hoạt ngoại giao nhiều nhất có thể khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn”, ông nói thêm.
Chris Weafer, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn chiến lược Macro-Advisory có trụ sở tại Á-Âu, tin rằng ông Modi có hai mục tiêu cho chuyến đi Kyiv của mình.
Một là để “thể hiện tính trung lập của Ấn Độ, đặc biệt là với khán giả phương Tây. Thứ hai là cố gắng tìm cách tiến tới ngừng bắn và tiến trình hòa bình cũng như khám phá xem liệu Ấn Độ có thể đóng vai trò trung gian hòa giải hay không”, Weafer nói với Newsweek và cho biết thêm đây “chắc chắn” là một chủ đề trong cuộc họp của thủ tướng Ấn khi thảo luận với Putin vào tháng trước.
Ngoài ra còn có động lực kinh tế để Ấn Độ giúp kết thúc chiến tranh. Thương mại song phương với Nga đã tăng vọt trong năm ngoái nhờ hoạt động mua năng lượng của nước này, trong đó Ấn Độ vào tháng 7 đã vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga.
Nhưng điều này dẫn đến thâm hụt gần 60 tỷ Mỹ Kim. Các lệnh trừng phạt đối với các giao dịch xuyên biên giới đang làm nản lòng những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường xuất khẩu sang đối tác thương mại này.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và văn phòng tổng thống Ấn Độ để yêu cầu bình luận bằng văn bản.
Theo văn phòng tổng thống Ukraine, ông Modi và ông Zelenskiy dự kiến sẽ “thảo luận các vấn đề hợp tác song phương và đa phương” và ký nhiều văn bản.
Chuyến thăm của ông Modi diễn ra trong bối cảnh Ukraine thúc đẩy sáng kiến của mình ở khu vực Kursk phía tây nam nước Nga. Trong những tuần kể từ khi lực lượng Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực vào ngày 6 tháng 8, khoảng 200.000 người dân địa phương đã phải di tản.
Trong khi đó, lực lượng Nga đang giành được nhiều thắng lợi ở Donbas, một trong những khu vực giành được từ Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
[Newsweek: Can India's Modi Make Putin Stop Russia's War in Ukraine?]
Tin Vui: Công Giáo tăng trưởng mạnh tại Đông và Đông nam Á. Khí phách anh hùng của một LM Ôn Châu
VietCatholic Media
19:11 25/08/2024
1. Linh mục Ôn Châu công khai chống lại quyết định của Ban Tôn giáo
Một linh mục Công Giáo Trung Quốc đã ghi danh với các cơ quan chính thức đã viết một bức thư ngỏ gửi tới những nhà lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh Chiết Giang để phản đối tình hình ở giáo phận Ôn Châu.
Trong văn bản đề ngày 16 tháng 8 và được giới Công Giáo địa phương lưu hành, Cha Kim Mộng Tú (Jin Mengxiu, 金梦秀) tố cáo cuộc đột kích của các công an viên mặc đồng phục vào Chúa Nhật, ngày 11 tháng 8, vào một nhà thờ bị bỏ hoang không được chăm sóc mục vụ theo kế hoạch thiết kế lại giáo xứ đã được một linh mục tiếm quyền Giám Mục quyết định vài tháng trước. Cha Mã Hiền Sĩ ( Ma Xianshi, 马贤士) là vị linh mục “yêu nước”, đang là người thực sự lãnh đạo Giáo Hội địa phương này.
Giáo phận Ôn Châu là trung tâm của tình trạng đau thương đối với người Công Giáo Trung Quốc trong nhiều năm. Trên thực tế, theo giáo luật, giáo phận có giám mục riêng, là Đức Cha Thánh Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, 61 tuổi, được Tòa Thánh tấn phong làm giám mục phó vào năm 2011 và do đó ngài đương nhiên đã kế vị người tiền nhiệm là Đức Cha Vinh Sơn Chu Vệ Phương sau khi ngài qua đời tháng 9 năm 2016.
Tuy nhiên, vì từ chối tham gia các cơ quan “chính thức” do chính quyền Bắc Kinh áp đặt đối với người Công Giáo Trung Quốc, ngài chưa bao giờ nhận được sự công nhận từ các cơ quan chức năng coi giáo phận này là “trống tòa” và đã giao phó quyền quản lý trên thực tế của cộng đồng Công Giáo địa phương cho Cha Mã Hiền Sĩ.
Đây là lý do tại sao Đức Giám Mục “hầm trú” Thiệu Chúc Mẫn đã bị bắt nhiều lần trong những năm gần đây, đặc biệt trùng với các lễ trọng, nhằm ngăn cản giáo dân tham dự các nghi lễ do ngài chủ trì. Tuy nhiên, vụ bắt giữ cuối cùng của ngài là vào Tháng Giêng năm ngoái và – như AsiaNews đã đưa tin - có liên quan chính xác đến việc ngài phản đối việc tổ chức lại các giáo xứ do Cha Mã quyết định.
Trong thư ngỏ gửi Ban Tôn giáo, Cha Kim Mộng Tú không đề cập đến Đức Cha Thiệu, nhưng vấn đề mà ngài nêu ra hoàn toàn giống nhau: đó là thẩm quyền mà Cha Mã quyết định các vấn đề liên quan đến giáo xứ và giáo sĩ trong giáo phận.
Cha Kim Mộng Tú là một linh mục đang nghỉ việc, không có nhiệm vụ mục vụ - lập luận rằng việc xác định lại địa lý của các giáo xứ bởi một linh mục không phải là giám mục (xảy ra sau lễ khánh thành một nhà thờ mới ở Long Giang năm ngoái tại giáo phận Ôn Châu). với sự cho phép của chính quyền địa phương ) đã tạo ra sự hoang mang trong lòng các tín hữu.
Và vì điều này, ngài cảm thấy nhiệm vụ của mình là cử hành các bí tích trong nhà thờ không có linh mục, bất chấp áp lực ngược lại từ các cơ quan chính thức. Ngài tự bảo vệ mình bằng cách nói rằng mục đích của ngài chỉ là ngăn chặn cộng đồng tín hữu mất đi sự giúp đỡ về mặt tinh thần, gây thêm hỗn loạn trong Giáo Hội địa phương và do đó làm tổn hại đến sự hòa hợp của xã hội.
“Theo giáo luật, chỉ có giám mục mới có quyền thành lập hoặc bãi bỏ các giáo xứ”. Ngài lưu ý rằng điều này chưa từng xảy ra ở các giáo phận khác của tỉnh Chiết Giang và “ngay cả ở Thượng Hải (nơi vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có giám mục) trước khi Giám mục Thẩm Bân đến”.
Ngài lập luận rằng sự can thiệp của công an để hỗ trợ những quyết định của Cha Mã không giúp thúc đẩy sự hòa hợp giữa chính trị và tôn giáo mà trái lại sẽ chỉ làm dấy lên thêm những mâu thuẫn và xung đột. Cha Kim Mộng Tú cũng đặt câu hỏi về các quy định mang tính tôn giáo của tỉnh Chiết Giang và của Cha Mã. Nếu một linh mục hành động bằng cách từ bỏ các quy tắc của Giáo hội đã nuôi dưỡng và hỗ trợ ông ta bấy lâu nay, thì “lòng yêu nước” của ông ta sẽ đáng tin đến mức nào?
Văn bản kết thúc bằng lời kêu gọi các lãnh đạo Sở Tôn giáo cấp tỉnh kêu gọi họ “sửa chữa những sai sót trong việc thực thi pháp luật” và bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội trong giáo phận Ôn Châu.
2. Nhà nước Nicaragua tiếp tục bách hại Giáo hội
Nhà nước Nicaragua tiếp tục bách hại Giáo Hội Công Giáo. Có thêm hai linh mục bị bắt, vào ngày 10 và ngày 11 tháng Tám vừa qua, và sau đó bị trục xuất sang Roma.
Đó là cha Leonel Belmaceta, cha sở giáo xứ Chúa Giêsu tình thương Chúa Ba Ngôi, thuộc Giáo phận Estelí, và cha Denis Martínez, thuộc ban giảng huấn ở Đại chủng viện Đức Mẹ Fatima, ở thủ đô Managua, nhưng thuộc Giáo phận Matagalpa.
Tổng cộng, trong sáu năm qua, từ 2018, đã có 245 linh mục và tu sĩ nam nữ Nicaragua bị nhà nước trục xuất ra nước ngoài. Trong số các nạn nhân, cũng có cả Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh Waldemar Sommertag, người Ba Lan, ba giám mục, 136 linh mục thuộc các giáo phận khác nhau, ba phó tế, 11 chủng sinh và 91 tu sĩ nam nữ. Trong số các vị, có 19 người, đặc biệt là Đức Cha Álvarez, Giám mục Giáo phận Matagalpa và Đức Cha Silvio Báez, cùng với 14 linh mục khác bị nhà nước gán vào tội phản quốc và tước bỏ quốc tịch.
Theo những người bênh vực nhân quyền và các trang mạng, như La Prensa và 100% Noticias, cả linh mục Danny García, cha sở nhà thờ thánh Gioan Baotixita ở Matagalpa, bị bắt rồi được “trả tự do” vào ngày 15 tháng Tám vừa qua, nhưng rồi cũng đã phải rời bỏ Nicaragua.
3. Công Giáo tăng trưởng mạnh tại Đông Á và Đông nam Á
Trong khi Công Giáo suy giảm tại nhiều nước Âu châu, Giáo hội tại miền Đông và Đông Nam Á trưởng thành mạnh mẽ và cả tại nước Công Giáo chỉ là thiểu số bé nhỏ, nhưng Giáo hội cũng có một ảnh hưởng quan trọng về văn hóa và xã hội.
Tại Nam Hàn, trong 70 năm qua, số tín hữu Công Giáo đã tăng từ khoảng 200.000 lên hơn bốn triệu người như hiện nay. Quốc gia này là nơi diễn ra Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2027, và được coi là một trong những thành công lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Á châu. Tại đại lục này, cứ chín người thì có một tín hữu Công Giáo. Tổng cộng họ chiếm 3% trên tổng số gần năm tỉ người.
Những nước đông người ở Á châu có tỉ lệ Công Giáo rất ít: 1.5% tại Ấn Độ, 0,5% tại Trung Quốc, gần 3% tại Indonesia, 0,2% tại Bangladesh, 0,7% tại Pakistan và gần 1% tại Nhật Bản.
Giáo Hội Công Giáo chiếm đa số dân tại Philippines, với 80%, hơn 90% tại Đông Timor, quốc gia sắp được Đức Thánh Cha thăm viếng, từ ngày 10 tháng Chín tới đây.
Đời sống Công Giáo tại Á châu phải đương đầu với nhiều khó khăn về chính trị, tôn giáo, thần học và văn hóa rất khác nhau. Những vấn đề chính mà các tín hữu Công Giáo gặp phải, là sự gia tăng trào lưu Hồi giáo cực đoan tại những nước, như Malaysia, Indonesia hoặc Pakistan, cũng như sự đàn áp của nhà nước. Tại Ấn Độ, cũng có sự đàn áp từ phía nhà nước, do đảng quốc gia Ấn giáo đang cầm quyền, và trong nhiều quốc gia độc tài khác tại Á châu, khó khăn đến từ phía nhà nước hơn là dân chúng.
Mặc dù Kitô giáo được khai sinh ở Đông phương và có mặt tại Ấn từ thế kỷ thứ IV, đạo này vẫn bị coi là một tôn giáo ngoại lai.
Những khó khăn vừa nói cũng như những khó khăn khác không cản trở Á châu có tỷ lệ tín hữu tăng trưởng cao nhất thế giới. Theo thống kê của Tòa Thánh, tại Á châu hiện nay có 153,3 triệu tín hữu Công Giáo. Mỗi năm, bình quân tăng khoảng một triệu 490.000 tín hữu.
4. Nhận định của Đức Hồng Y Woelki sau cuộc viếng thăm Ukraine
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, Tổng giám mục Giáo phận Köln bên Đức, nhận xét rằng nhân dân Ukraine quá mệt mỏi vì chiến tranh, nhưng họ nhất quyết sống trong tự do và độc lập.
Đức Hồng Y cho biết như trên, trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát thanh Domradio của Giáo phận Köln, hôm 18 tháng Tám vừa qua, sau sáu ngày viếng thăm liên đới tại Ukraine. Đức Hồng Y Woelki nói: “Nhiều người dân mệt mỏi. Hầu hết người dân đều muốn cuộc chiến hiện nay chấm dứt, nhưng không phải với bất kỳ giá nào. Họ muốn tự do, muốn độc lập, muốn có chủ quyền, và họ nói tiếp với tôi rằng họ đã bị áp bước suốt dòng lịch sử của họ và tự do như một quốc gia của họ thỉnh thoảng đã bị tước đoạt, nay họ không muốn chấp nhận như vậy nữa. Đó là lý do tại sao nhiều người sẵn sàng từ bỏ mọi sự nhân danh tự do. Đối với nhiều người, điều này có nghĩa là hy sinh mạng sống. Và điều gây sốc là những người ấy ở sau tiền tuyến. Họ chịu đau khổ rất nhiều và đàng khác, họ cảm thấy vinh dự được ngã gục như vậy, một cách không thể tưởng tượng được đối với chúng ta”.
Đức Hồng Y Tổng giám mục Köln cho biết dân Ukraine mong đợi tình liên đới từ phía chúng ta, mong chúng ta đừng quên họ, đừng quen thuộc với chiến tranh này. Họ mong chúng ta không phải chỉ phản ứng bằng cảm xúc, rồi trở lại cuộc sống bình thường. Trái lại, họ mong đợi và hy vọng được nâng đỡ trong tiến trình hòa bình. Nhất là họ mong được hưởng hoặc cảm nghiệm cùng những tự do mà chúng ta coi là chuyện dĩ nhiên. Họ cũng mong chúng ta can thiệp làm sao để các tù nhân được trả tự do. Đức Hồng Y nói: “Tôi gặp nhiều người, những bà mẹ không được tiếp xúc, không có tin tức về con cái họ từ một năm rưỡi, và họ khóc vì đau khổ. Họ không biết nói gì, không biết con mình còn sống hay chết, ở đâu, có bị thương không hay là đã chết rồi? Điều gì xảy ra cho con họ ở mặt trận? Tình trạng không chắc chắn đó hủy hoại con người. Ho mong đợi chúng ta công khai, kể cả trong lãnh vực chính trị, yêu cầu làm sao để quy ước Genève, về quyền của các tù nhân được tôn trọng, nhất là những người biết những gì xảy ra cho con cái họ.”
Trong những ngày viếng thăm, Đức Hồng Y Woelki đã dừng lại tại các thành phố Lvov và thủ đô Kyiv để thăm các dự án bác ái, gặp gỡ các vị lãnh đạo và sinh viên, cũng như cử hành các buổi lễ. Ngài sẽ thăm các địa điểm, như Irpin, Butscha và Hostomel, là những nơi mà sau khi quân Nga rút khỏi sau khi xâm lược, người ta tìm thấy tử thi của hàng trăm người bị giết. Tại các nơi đó, Đức Hồng Y sẽ gặp gỡ và nói chuyện với những người sống sót.
Tại Kyiv, Đức Hồng Y Köln đã gặp Đại sứ Đức, ông Martin Jaeger, cũng như gặp Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Trong chương trình, Đức Hồng Y đã viếng thăm nghĩa trang quân đội và gặp gỡ thân nhân các tử sĩ.
Thánh Ca
TV 14
Lm. Thái Nguyên
21:01 25/08/2024
Từ trái tim con
Lm. Thái Nguyên
21:01 25/08/2024
Tâm tình sống
Lm. Thái Nguyên
21:07 25/08/2024