Ngày 28-08-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy lui lại đằng sau Thầy mà vác thập giá
Phaolô Phạm Xuân Khôi
05:44 28/08/2008
Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XXII Thường Niên – A (Mt 16:21-27)

Tuần trước chúng ta chứng kiến cảnh Chúa Giêsu khen Thánh Phêrô vì lời tuyên xưng đức tin của ngài, và hứa đặt ngài làm nền tảng mà trên đó Người sẽ xây Hội Thánh Người, cùng trao cho ngài chìa khoá Nước Trời. Tuần này Chúa Giêsu mắng Thánh Phêrô cách nặng lời vì ngài đã suy nghĩ theo thế gian mà không suy nghĩ theo Thiên Chúa. Mặc dù Thánh Phêrô được Chúa Cha soi sáng cho biết rằng Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”, nhưng quan niệm của ngài và các môn đệ khác về Đấng Kitô vẫn là quan niệm của người Do Thái hồi đó: một Đấng Kitô sẽ phục hồi nước Israel. Ngay cả sau khi Chúa sống lại, các môn đệ vẫn hỏi Người, “Thưa Thầy, có phải Thầy sẽ khôi phục vương quốc Israel lúc này không?” (Cv 1:6). Để cho các môn đệ khỏi bị cám dỗ vì bã vinh hoa, Chúa Giêsu tiên báo cho các ngài về cuộc khổ nạn của Người, đồng thời nói trước cho các ngài rằng ai muốn theo Người đến vinh quang thì phải chấp nhận đau khổ trước, nghĩa là “phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người” (x. Mt 16:24).

Mt 16:21 - Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại.

Trước kia Chúa Giêsu chỉ nói bóng gió (Mt 12:40), nhưng bây giờ Người nói tỏ tường và chi tiết cho các môn đệ về cái chết của Người (xem Mk 8:31-32; Lk 9:22). Thánh Marcô còn thêm là Người nói cách công khai. Chúa nói rõ về cái chết của Người vì nó sẽ xảy ra trong lần lên Giêrusalem này. Nhưng Người cũng cho biết rằng sau ba ngày Người sẽ sống lại. Như thế đau khổ và cái chết của Chúa không phải là hết mà là một tiến trình đi tới Phục Sinh. Cũng thế, những đau khổ chúng ta chịu trên đời này vì yêu mến Chúa cũng sẽ dẫn đến phục sinh, nếu không thì cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa.

Có một điều trớ trêu là những người làm khổ Chúa lại là các kỳ lão, thượng tế và luật sĩ, là những người lãnh đạo dân Thiên Chúa. Ngay từ đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, những người Pharisêu, nhóm Hêrôđê, cùng các tư tế và luật sĩ đã cùng nhau bày mưu hại Người. Vì việc Người trừ quỷ, chữa bệnh trong ngày sabath, thân mật với người thu thuế và tội lỗi…, mà nhiều kẻ nghi Người bị quỉ ám. Họ tố cáo Người là phạm thượng, ngôn sứ giả, tay chân của Satan, chống lại Lề Luật, Ðền Thờ và niềm tin vào Một Thiên Chúa. Nhưng không phải đa số dân Do Thái, mà chỉ có các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Giêrusalem đã coi nhiều lời nói và và việc làm của Người là "dấu hiệu chống đối" (x. GLCG 574-576).

Ngày nay Chúa cũng đang đau khổ vì một số người lãnh đạo trong Dân Mới của Chúa là Hội Thánh. Có biết bao người đang nắm các chức vụ trong các cộng đồng, các giáo xứ, không phải để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân mà để tìm hư danh. Chính vì thế mà trong nhiều giáo xứ có những tranh chấp giữa giáo dân với giáo dân và giữa giáo dân với các linh mục. Có nhiều linh mục coi tác vụ của mình như là một nghề nghiệp chứ không phải ơn kêu gọi, nên mới có những linh mục hống hách, thiếu đạo đức, mê tiền, nhiều khi cả sắc dục, lạm dụng tính dục trẻ em, bất phục tùng bề trên…. Có nhiều thần học gia ở các trường Đại Học Công Giáo nổi tiếng công khai chống lại giáo huấn của Hội Thánh…. Họ là những kỳ lão, thượng tế và luật sĩ của thời đại chúng ta. Nhiều môn đện chân chính của Chúa cũng đang bị khinh ghét và tẩy chay bởi những người này khắp nơi.

Mt 16:22 - Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu".

Lạy Thầy, không thể được là dịch câu ιλεως σοι κυριε. Dịch sát nghĩa là Lạy Chúa, xin thương xót chính Mình. Thánh Phêrô đã biết rằng Người là Ðức Kitô nên nghĩ rằng Người có quyền năng để bảo vệ chính mình Người khỏi mọi mưu mô thâm độc của người Do Thái. Ở đây Thánh Phêrô khuyên Người dùng quyền đó để tự cứu mình như Người đã làm ở Nadareth, hay đã làm cho dân chúng. Có sách dịch là “Xin Thiên Chúa thương” cũng đúng nhưng không rõ nghĩa, vì Ðức Kitô cũng là Thiên Chúa. Thánh Phêrô nói thế vì ngài vẫn hiểu về vai trò của Ðức Kitô như những người Do Thái khác hiểu. Ngài không thể tưởng tượng được là Thiên Chúa có thể để cho người phàm làm hại mình.

Mt 16:23 - Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Phản ứng của Thánh Phêrô không có gì là sai lầm cả. Đó chỉ là phản ứng của một môn đệ nhiệt thành yêu Thầy, và không muốn Thầy phải đau khổ và chết như thế. Ðức Cha GB Bùi Tuần cho rằng Thánh Phêrô muốn xây dựng và bảo vệ uy tín của Thầy mình (Nói với Giáo Dân, tr,.43). Chính vì lý do đó mà ngài đã vô tình cản trở sứ vụ cứu độ của Thầy mình là làm theo Ý Ðức Chúa Cha. Chúa Giêsu trách mắng ngài bằng cách gọi ngài là “Satan” nghe ra có vẻ quá đáng. Có lẽ Chúa không mắng Thánh Phêrô, nhưng vì Người thấy “Satan” đang nấp sau lời nói vô tội của Thánh Phêrô mà cám dỗ Người, để Người không tuân phục Thánh Ý Chúa Cha, tìm cách tránh Thánh Giá này, nên Người đã thẳng tay xua đuổi nó. Mục đích của Chúa Giêsu xuống trần là để làm theo Thánh Ý Đức Chúa Cha. Người nhất quyết vâng phục Chúa Cha cho đến chết, dù phải chết trên thập giá. Satan đã một lần cám dỗ Người dùng quyền phép của Mình mà làm sai chương trình của Chúa Cha (x. Mt 4:1-11). Hôm nay nó lợi dụng sự hiểu biết nông cạn của Thánh Phêrô mà cản bước Người. Việc này cho chúng ta thấy rằng ma quỷ có thể dùng cả những lời nói vô tình của những người thân yêu nhất của chúng ta mà cám dỗ chúng ta phạm tội. Thái độ của Chúa dạy chúng ta rằng khi bị ma quỷ cám dỗ hãy thẳng tay xua đuổi chúng mà không do dự gì cả.

Đôi khi vì quá hăng say mà chính chúng ta cũng hành động như Thánh Phêrô, cản trở công việc của Thiên Chúa và làm cớ cho người khác vấp phạm. Có khi vì muốn giúp đỡ Hội Thánh mà chúng ta đem hết khả năng ra phục vụ. Vì tin vào khả năng của mình và sợ hỏng việc nên chúng ta ôm đồm đủ thứ mà không dám trao việc cho người khác. Vì cho rằng mình tài giỏi nên chúng ta chỉ làm việc theo sáng kiến của mình mà không hỏi ý kiến những người kinh nghiệm hơn mình. Đôi khi vì tự ái chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi những người khác đưa ra ý kiến, dù là ý kiến xây dựng. Chúng ta vô tình đã biến lòng nhiệt thành của mình thành một tảng đá ngăn cản những chương trình của Thiên Chúa. Chúa Giêsu hôm nay cũng bảo chúng ta “hãy lui lại đàng sau Thầy” như Người đã bảo Thánh Phêrô. Nghĩa là hãy để Chúa dẫn chúng ta theo đường lối của Người, chứ đừng đi trước Người. Sở dĩ chúng ta làm như thế vì chúng ta chỉ biết suy nghĩ và hiểu biết theo cách của loài người, chứ không theo cách của Thiên Chúa. Muốn theo cách của Thiên Chúa thì cần phải kết hợp mật thiết với Ngài. Mà muốn kết hợp mật thiết với Ngài thì cần cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ. Từ đó, Đức Kitô và Chúa Thánh Thần sẽ ngự trong chúng ta để rồi chúng ta sống mà không còn chúng ta sống, nhưng Đức Kitô sống trong chúng ta (x. Gal 2:20).

Mt 16:24 - Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy.

Muốn hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa thì chúng ta phải trở thành những môn đệ chân chính của Đức Kitô. Chúa muốn môn đệ của Người phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Người (x. Mk 15:21; Lk 9:23). Thánh Luca còn thêm chữ hằng ngày. Từ bỏ chính mình là phải quên mình đi, quên quyền lợi, danh dự, và cả mạng sống mình vì Chúa. Ai theo Chúa mà còn có cái tôi, còn tự ái, thì không phải là môn đệ thật của Chúa.

Thập Giá hay “Thánh Giá là hy tế duy nhất của Ðức Kitô, ‘Ðấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người"’ (1Tm 2:5). Nhưng, vì khi nhập thể, Con Thiên Chúa "’đã kết hợp với tất cả mọi người’ (Gaudium et Spes 22,2), nên đã ‘ban cho mọi người khả năng được thông phần vào mầu nhiệm Vượt Qua cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi"’ (Gaudium et Spes 22,5). Người mời gọi môn đệ ‘vác thập giá mình mà theo Người’ (Mt 16:24), vì "’Người đã chịu đau khổ vì chúng ta, đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người’ (1 Pr 2:21). Thật vậy, Người muốn cho những kẻ đầu tiên được hưởng nhờ hy tế đó, cùng thông phần vào hy tế cứu độ của Người (x. Mc 10,:39; Ga 21:18-19; Cl 1:24). Ðiều ấy được thể hiện tột bực nơi Thân Mẫu của Người, Ðấng đã thông phần vào mầu nhiệm đau thương cứu độ của Người mật thiết hơn ai khác (x. Lc 2:35): ‘Ngoài thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời’ (T. Rôsa thành Lima)” (GLCG 618).

Ngày nay, thập giá của chúng ta có thể là những việc đáng lẽ chúng ta phải làm mà chúng và không muốn làm vì thấy nặng nhọc. Cũng có thể là những hy sinh lớn lao như mạng sống của mình. Nhưng thông thường thì thập giá là chính bổn phận của chúng ta, cùng với những khó khăn, bệnh tật, đau khổ, hiểu lầm, thù ghịch, ghen ghét và khó chịu… mà chúng ta gặp hằng ngày.

Vác thập giá là vui lòng chấp nhận tất cả để chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa. Một môn đệ thật là người khi theo Chúa trong nghèo khổ thì không cảm thấy túng thiếu; khi theo Chúa trong dư dật thì không thấy kiêu căng; khi theo Chúa trong đau khổ, thì không thấy nhục nhã; khi theo Chúa trong vinh quang thì không thấy hãnh diện; nhưng luôn an bình và vui mừng vì được theo Chúa.

Nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta có thể làm được những viêc tốt lành. Ðấng đã tháp chúng ta vào Cây Nho thật, sẽ giúp chúng ta trổ sinh "hoa quả của Chúa Thánh Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, quảng đại, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hòa, tiết độ" (Gl 5:22-23). Chúa Thánh Thần là sự sống của chúng ta; chúng ta càng từ bỏ ý riêng (x. Mt 16:24-26) thì "Chúa Thánh Thần càng hướng dẫn đời chúng ta"(Gl 5:25) (x. GLCG 736).

Mt 16:25 - Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống.

Người muốn cứu mạng sống mình là người ích kỷ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình. Chúa nói rõ là không ai giữ được mạng sống mình cả. Nhưng ai liều thân vì Chúa, làm mọi sự theo Thánh Ý Chúa, thì sẽ được sống, vì chính Chúa là sự sống (x. Ga 1:4; 11:25), và Người có quyền ban sự sống cho ai tuỳ theo ý Người (x. Ga 5:21). Sự sống mà Chúa nói ở đây là sự sống đời đời.

Mt 16:26 - Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?

Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Câu này dịch theo cách dịch của các học giả Kinh Thánh hiện đại nên tối nghĩa. Sự sống ở đây không có nghĩa là sự sống thể xác mà là sự sống linh hồn. Đáng lẽ phải dịch là: Nếu ai được lợi cả thế gian, mà mất linh hồn mình, thì được ích gì

“Thánh Kinh thường dùng thuật ngữ linh hồn để chỉ sự sống con người ( x. Mt 16:25-26; Ga 15:13) hoặc toàn diện con người (Cv 2:41). Nhưng cũng dùng để chỉ cái thâm sâu nhất (Mt 10:26-38), giá trị nhất nơi con người ( x. Mt 10:28; 2Mca 6:30), nhờ đó con người là hình ảnh Thiên Chúa cách đặc biệt: "linh hồn" là nguyên lý thuần linh nơi con người” (GLCG 363).

Ðây là một lời cảnh cáo rất quan trọng của Chúa. Nhiều dịch giả Kinh Thánh ngày nay dịch chữ ψυχη là sự sống thay vì linh hồn ở câu này vì họ quá chú trọng đến Phương Pháp Phân Tích Bản Văn mà không để ý đến Truyền Thống Hội Thánh. Thực ra chữ ψυχη có nghĩa là hơi thở, sự sống, đời sống, linh hồn. Như thế phải theo mạch văn và truyền thống mà dịch. Theo mạch văn, dịch là đời sống thì quá tối nghĩa, mà dịch là linh hồn thì sáng sủa hơn, vì đời sống thiêng liêng chính là linh hồn, nhưng nếu không nói rõ thì người đọc có thể hiểu lầm là sinh mạng. Người ta đổi mạng của nhau là thường, nhưng không ai đổi được linh hồn. Các giáo phụ La Tinh như Thánh Giêrônimô, Thánh Augustinô, Thánh Ambrôsiô, và Thánh Thôma Aquinô đều dịch là anima – linh hồn trong câu này. Các giáo phụ Hy Lạp không có trở ngại gì vì các ngài dùng tiếng Hy Lạp.

Mục đích chính của chúng ta khi sống trên đời này là làm mọi sự để được rỗi linh hồn. Làm ăn, ngủ nghỉ, dựng vợ, gả chồng,... tất cả là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa. Nếu chúng ta đạt được tất cả mọi sự ở đời mà mất linh hồn thì thật khốn nạn cho chúng ta!

Mt 16:27 - Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm".

Ðức Kitô lên trời với cả nhân tính, thông phần vào quyền năng của Thiên Chúa. Người là Chúa và cũng là Ðầu Hội Thánh, nên Người vẫn lưu lại trần thế trong Hội Thánh. Từ khi Ðức Kitô lên trời, ý định của Thiên Chúa bước vào giai đoạn hoàn thành. Tuy đã hiện diện trong Hội Thánh, nhưng triều đại của Người chưa hoàn tất "một cách đầy quyền năng và vinh hiển". Triều đại này còn bị các thế lực sự dữ tấn công dù cơ bản chúng đã bị Người đánh bại. Vì vậy, các tín hữu cầu xin Ðức Kitô mau trở lại. Theo Ðức Kitô, thời hiện tại là thời của Thánh Thần và của chứng nhân, cũng là thời Hội Thánh gặp nhiều thử thách và chiến đấu. Ðây là thời gian chờ đợi và canh thức. Từ khi Người lên trời, ngày trở lại vinh quang của Người luôn gần kề, dù ta không biết rõ thời giờ. Ngày trở lại của Người tùy thuộc vào việc "toàn thể Israel" nhận biết Người, sau khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. Trước khi Ðức Kitô trở lại, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng, rồi mới được bước vào vinh quang (x. GLCG 668-677)

Với tư cách là Ðấng Cứu Thế, Ðức Kitô có toàn quyền xét xử hành vi và tư tưởng của con người. Khi đến phán xét kẻ sống và kẻ chết trong ngày tận thế, Người sẽ phơi bày mọi tâm tư thầm kín, và thưởng phạt mỗi người theo việc họ làm, tùy họ đón nhận hay từ chối ân sủng của Người. (x. GLCG 678-679).

Lạy Chúa, nhiều lần con đã theo ý mình mà trở thành cớ làm cho nhiều người vấp phạm và cản trở công việc của Chúa. Xin Chúa giúp con biết “từ bỏ mình hằng ngày, vác Thập Giá mình” mà theo Chúa với một lòng đầy phó thác như Mẹ Chí Thánh của Chúa, và với một lòng nhiệt thành như Thánh Phaolô, Tông Đồ Dân Ngoại của chúng con. Amen.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận

1. Trong câu 21 Chúa Giêsu báo cho các môn đệ điều gì? Tại sao?

2. Thánh Phêrô có ý tốt hay xấu trong câu 22? Nếu bạn thật sự yêu mến và lo lắng cho Chúa, bạn có làm như Thánh Phêrô ở câu này không?

3. Tại sao Chúa Giêsu trả lời Thánh Phêrô như thế? Có phải Chúa gọi Thánh Phêrô là Satan không? Nếu không thì Người gọi ai?

4. Trong tất cả các suy nghĩ của chúng ta, bao nhiêu phần trăm là suy nghĩ theo Thiên Chúa và bao nhiêu phần trăm là theo loài người?

5. Những hoạt động và thái độ nào là trọng tâm của một môn đệ của Ðức Kitô? Làm sao để từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Chúa?

6. Một Kitô hữu làm gì để mất mạng sống mình vì Ðức Kitô? Ðiều gì có thể làm cho người ta mất linh hồn? Thường người ta đổi linh hồn mình để lấy cái gì?

7. Lời Chúa trong câu 26 ảnh hưởng gì đến việc xắp đặt những ưu tiên của đời bạn?

8. Câu 27 có chứng tỏ cho bạn thấy rằng tin Chúa mà thôi thì chưa đủ để rỗi linh hồn không?

 
>''Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình''
Tuyết Mai
13:59 28/08/2008
"Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình".

Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm". (Mt 16, 21-27).

Có phải cuộc sống trần gian xưa hay nay cũng vẫn cứ như thế thôi! Cuộc đời của mỗi người thì cứ như giòng sông nước cứ mãi luôn cuốn trôi. Khi thì rất lặng lờ êm ả!? Khi thì như nước xoáy cuốn chẳng ngừng nghỉ ngơi!? Cuộc đời trần gian thì có phải là của những tham, sân, si; Của những tham danh, lợi, thú trần; Là ao ước mong sao cho có được quyền thế lực để muốn được thiên hạ phục vụ và để luôn được hưởng thụ. Có ai trên đời lại thích phải vất vả!? Lại thích được hay làm dưới quyền của ai!? Lại thích phải đi làm việc dù là đến nơi để chỉ ngón tay, để la, để hét, để làm cho mọi người lên máu, để làm cho thần kinh của mọi người bị căng thẳng, và làm cho mọi người đều thù ghét mình. Cả một đời người thì hình như ai ai cũng quay mòng mòng như cái chong chóng, hết ngày rồi lại hết tháng năm, chỉ để hy vọng được hưởng thụ những thứ trên!?. Những thứ mà không đem lại cho ta hạnh phúc trường tồn. Những thứ mà chỉ đem lại cho ta mọi phiền phức. Những thứ mà chỉ làm hại cho thân xác yếu hèn và hay chết của chúng ta. Nếu thân xác hay chết này của chúng ta có chết đi thì cũng trở về với đất vì chúng ta thuộc về đất. Nhưng còn linh hồn của chúng ta thì đi đâu khi thân xác của ta đã rữa tan chỉ còn lại đống xương tàn theo năm tháng trong lòng của đất lạnh?

Có mấy ai có được thời giờ thảnh thơi mà dành cho mình giây phút để nghĩ suy xem cuộc đời của ta có giống như là cơn gió thoảng. Có giống như là một khắc của giây qua đi như tiếng kêu của chiếc đồng hồ tíc tóc tíc tóc? Từng tiếng tíc tóc là thời gian trôi qua không được ai nhắc nhở? Có mấy ai có thời giờ để nghĩ được có chắc gì sáng ngày mai đây ta còn sống thêm được một ngày nữa hay không!? Nếu trong anh chị em của chúng ta có được một phút giây nào đó khi mà tinh thần hoàn toàn được tĩnh lặng, bình tâm, thoải mái, và nghỉ ngơi thì họa chăng ta mới thực sự cảm nhận được rằng cuộc đời này tất cả sẽ qua đi như hoa sớm nở tối tàn. Hoặc cảm nhận được rõ ràng như những người anh chị em của chúng ta đang sống dở chết dở, nằm trên giường bệnh, và đếm thời gian trôi qua ngay trước mắt, từng giờ một, từng phút và từng giây một. Có người thì rất e ngại thay, vì ông thần chết đến gõ cửa không biết ở vào giờ phút nào!?. Phải chăng khi ta có được sự bình an của Chúa là khi anh chị em này đã chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang để qua bên kia của một thế giới khác hơn, khá hơn, tốt lành hơn, sáng láng vui vẻ hơn, thì ngay ở giờ phút mà anh chị em này, được mọi người tiễn chân mình ra đi là giờ phút vui mừng nhất, vì là được trở về với Chúa? Có ai được đi đoàn tụ mà không tỏ lộ vẻ vui mừng, khấp khởi hân hoan, trong một tâm tình trông đợi người thân của mình bao giờ không!? Gặp được người thân thiết đang chờ đợi chúng ta!? Và nhất là trông đợi giây phút được diện kiến Thiên Nhan của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Cả Thiên Quốc cũng đang chuẩn bị để chào đón chúng ta trở về, y như hình ảnh của anh chị em tại hội trường Olympic trông đợi đoàn người của anh chị em mình trở về được tới đích; Nhưng đối với nước Trời thì dù là chúng ta có về được nhất, nhì, ba, hay cùng nối đuôi theo sau nhau, đều được dự phần Yến Tiệc mà Thiên Chúa đã dọn sẵn và đang trông đợi ở chúng ta.

Có phải ở đời thường của con người và tâm tánh của chúng ta thì không một ai muốn từ bỏ một thứ hay điều gì mà ta đang có, nhất là cái có đó có thể bán có tiền. Người ta hay nói cái câu: "Có tiền thì đẻ ra tiền". Không có cái gì mà ta muốn vất bỏ đi cả! Cái áo hay nhất là cái quần jean đã cũ kỹ sờn rách nhưng nếu là tên hiệu thì cũng bán có tiền được, vì cũng có rất nhiều người chịu và muốn mua. Cái gì có tên hiệu cũng bán được cả! Đôi khi lại không rẻ lắm đâu, vì có nhiều người cũng tranh nhau mua cho được. Con người khi mà sống bề ngoài nhiều thì hầu như ta cũng không thể nào hiểu và giải thích cho được những điều mà những anh chị em này suy nghĩ. Có phải khi ta có tiền thì làm cho ta trở thành không được bình thường không? Đó là điều mà tôi và rất nhiều người cũng không hiểu được. Còn như tôi thì chắc cũng không khác gì lắm so với những anh chị em khác của tôi là tôi cũng rất khó mà bỏ đi một thứ gì tôi đã sắm. Thứ nhất vì tôi nghèo nên sắm đồ rất kỹ và rất lâu. Thứ hai vì không có tiền để thay đổi những gì tôi đang có, tuy dù nó cũng đã sờn rách và phai mầu đi nhiều rồi!. Thứ ba là tôi xài đồ rất kỹ như câu ông bà mình xưa hay nói là: "Của bền thì tại người". Cho nên tôi thành thật mà nói, khi mà bảo tôi bỏ một vật gì hay thứ gì là tôi và ông xã của tôi hay xung khắc và luôn cãi vả nhau về vấn đề này.

Nhưng có phải những điều tôi nêu ở trên, cũng chỉ là ý thật nhỏ, so với Ý của Chúa không? Tôi thiết nghĩ Ý của Chúa sâu sắc hơn ý của con người chúng ta nhiều khi Ngài nói với các môn đệ của Ngài rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm".

Theo tôi hiểu ý Chúa muốn nói với chúng ta là hãy từ bỏ những gì mà có thể làm cản trở con đường để ta trở về Quê Trời. Mà những điều và những gì có thể cản trở chúng ta quay về Quê Trời??? Thưa dễ để biết lắm anh chị em ạ! Thưa có thể hằng ngày thường là những lời nói làm đau đớn anh chị em của mình? Tôi thấy miệng lưỡi dân gian tuy không xương nhưng lại là những con dao sắc bén có thể cắt từng thớ thịt của anh chị em mình được, vì có phải một lời nói độc ác mà đã làm uất ức và giết chết anh chị em của mình được hay không!?. Đây là liều thuốc độc mà bất cứ ai cũng có thể giết người được, mà chẳng cần dùng đến thuốc độc, gươm, dao, súng, hay những gì mà pháp luật có thể buộc tội ở một người.

Tôi nghĩ Chúa chẳng có bắt mình làm hay bỏ những gì mà quá đáng ta không làm được đâu! Chỉ cần ta nhịn bớt để chia sẻ với anh chị em có nhu cầu đang cần đến sự giúp đỡ của mình!? Chỉ cần ta không làm ngơ trước những nhu cầu mà anh chị em ta cần là được. Ta có thể bỏ ống thay vì dùng tiền để mua máy chơi game mà giúp cho anh chị em mình được chứ!? Ta có thể thỉnh thoảng nhịn một ly cafe để mua cho anh chị em mình một bữa ăn. Hay câu thành ngữ mà tôi ưa thích nhất, được nghe từ khi tôi còn nhỏ là: "Con ăn thì hết, nhưng người ăn thì còn". Thuở còn nhỏ tôi chẳng hiểu được ý của câu này, nhưng khi lớn khôn và có con cái tôi đã hiểu vì sao cho con ăn thì lại hết mà người ăn thì lại còn hoài? Có phải chăng con cái thì chẳng bao giờ ta để chúng đói mà lại còn bắt chúng ăn cho đến ngán và ứ hự, trong khi người anh chị em của chúng ta thì kiếm cho ra một miếng ăn cũng không có, thì nhịn một món ăn chơi cho các con của mình mà nhường cho anh chị em khốn khổ thì họ sẽ nhớ đến mình mãi, vì cuộc đời mà. ... ai có biết được ngày mai ra sao!? Hôm nay ta còn nhà còn cửa, còn chồng vợ, còn con cái, còn họ hàng, còn tất cả! Nhưng ngày mai đây khi ta hai bàn tay trắng, ai sẽ còn nhớ đến ta? Có phải là những người anh chị em mà xưa khi họ khát ta cho họ uống? Khi họ đói ta cho họ ăn, và khi họ rách rưới ta cho họ mặc không?

Quả thật có phải quả đất thì rất tròn? Có phải cuộc sống là những gì bất ngờ ta không bao giờ lường trước cho được. Bao nhiêu cuộc đổi đời Chúa đã dậy cho chúng ta thấy, cuộc đời chẳng cho ta hứa hẹn, trừ Tình Yêu mến ta dành cho Ba Ngôi Thiên Chúa và cho tất cả anh chị em của chúng ta. Vì có phải Chúa hứa với tất cả anh chị em chúng ta là Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc chúng ta đã, đang, và sẽ làm hay không!?.

Lậy Chúa! Sức yếu hèn và hay chết của chúng con thì luôn yếu đuối, phạm tội, mê đắm những của chóng qua hay teng sét của trần gian này. Nguyện xin Thiên Chúa thêm cho chúng con sức mạnh, ơn bền đỗ, để vượt qua tất cả những cạm bẫy của Satan luôn phơi bầy và giăng trước mắt, dụ dỗ, che mắt, đánh lạc hướng đường về Quê Trời của chúng con. Với ơn của Chúa ban, dù rất nhỏ nhưng cũng đủ để chúng con chiến đấu với kẻ thù không đội trời chung của chúng con. Ơn của Chúa giúp chúng con nhận ra con đường rẽ trái hay rẽ phải để tìm gặp Nhà của Thiên Chúa. Đương nhiên sự chiến thắng đó chúng con hiểu không phải dễ dàng có được nếu chúng con không cố gắng. Để chiến thắng thế gian, có phải chúng con cứ con đường mà Chúa chỉ dậy là con đường dẫn đến Thập Tự Giá, là con đường chúng con phải tập chết đi mỗi ngày, trong nguyện cầu, trong Lời Hằng Sống của Chúa, và trong mọi khổ đau của chúng con phải vượt qua là tập từ bỏ chính mình mà đi theo Chúa. Hay chúng con có được đức tin giống như Thánh Phêrô, muốn được đi đến với Chúa Giêsu trên biển hồ năm nào!? Phải chăng là từng bước một, từng bước một. ...??? Bởi có phải đối với Thiên Chúa thì tất cả mọi sự đều có thể được, ngay cả việc Chúa ban cho đi trên mặt nước của biển hồ, chỉ cần chúng con có đức tin bằng hạt cải!?? Amen.
 
Đầu tư cho cuộc sống mai sau
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:08 28/08/2008
Đầu tư cho cuộc sống mai sau

(Chúa Nhật 22 thường niên: Matthêu 16, 21-27)

Hầu như mọi hoạt động, mọi nỗ lực của nhiều người đều quy về việc củng cố, đầu tư cho thân xác, cho cuộc đời tạm thời vắn vỏi nầy. Cái tôi như một quả bong bóng mà cá nhân mỗi người cố thổi cho phồng lên tối đa. Cái tôi như một trung tâm điểm mà tất cả mọi năng lực của bản thân đều quy về đó. 24 giờ mỗi ngày đều được người ta dành trọn vẹn cho thân xác: giờ để ăn, giờ để ngủ, giờ để giải trí vui chơi, giờ để làm việc nuôi thân xác... 168 giờ mỗi tuần, 720 giờ của mỗi tháng cũng được dành trọn cho thân xác. 8.766 giờ của mỗi năm cũng chỉ được dành trọn để thổi phồng thân xác dòn mỏng nầy cho đến lúc nó nổ tung ra như quả bong bóng đầy hơi. Châm ngôn của người ta là: Tất cả cho thân xác. Tất cả cho cuộc sống đời nầy. Người ta cố đầu tư xây dựng cho cuộc sống đời nầy như những con dã tràng đua nhau xe cát, tạo nên những đụn cát nhỏ bé trên bãi biển bao la để rồi một lát sau sóng biển sẽ xoá đi chẳng để lại vết tích gì. Người ta chăm lo vun quén cho thân xác thật sung mãn như những đứa bé thi nhau thổi ra những chiếc bong bóng xà phòng trông thật long lanh và hấp dẫn... nhưng rồi... bụp, bụp, bụp..., bong bóng nầy nối tiếp bong bóng kia, đua nhau nổ tan tành chẳng còn chi. Bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của, tài năng, trí tuệ, nghị lực… đều được dốc ra để đầu tư cho thân xác, cho cuộc sống tạm bợ đời nầy, để rồi kết cuộc đời người, theo như thi hào Nguyễn Du, chỉ còn là một nấm đất: “Trăm năm còn có gì đâu? “Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!”

Tiếc thay, ngay nay đất đai khan hiếm, kết cục đời người không còn được một nấm cỏ khâu như xưa, nhưng chỉ là một lọ nhỏ chứa nắm tro tàn sau khi thiêu xác! Thế là đúng như lời Chúa Giê-su dạy: “quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất”; và cho dù người ta có thu tóm “được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” *** Đầu tư hết vốn liếng và khả năng để bồi đắp thân xác và xây dựng cuộc sống đời nầy để rồi rốt cục chỉ còn là “một nấm cỏ khâu” hay đơn giản hơn, là “một lọ tro tàn” thì kiếp người đúng là một thảm kịch bi đát nhất. Trong lĩnh vực kinh tế, có ai dại dột đến nỗi đầu tư kiểu đó không?? Nhưng làm sao để tránh khỏi thảm kịch bi đát nầy? Có giải pháp nào làm cho đời sống triển nở tốt đẹp hơn không? Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đề nghị một giải pháp tốt. Người dạy chúng ta đầu tư đúng hướng để được hưởng lợi nhuận vững bền. Đó là đầu tư theo hướng tâm linh, mà điều kiện tiên quyết là hãy từ bỏ mình và vác thập giá. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?”

Phanxicô Xavie lúc còn thanh xuân quyết dồn mọi nỗ lực để phụng sự thân xác, muốn đầu tư hết tài trí, sức lực để chiếm hữu địa vị xã hội và vinh hoa thế gian. May thay, Thiên Chúa đã gửi đến cho anh người bạn tốt, đó là thánh Inhaxiô, một người bạn lớn tuổi học cùng trường. Inhaxiô thường dùng câu lời Chúa chúng ta nghe hôm nay để nhắc bảo Phanxicô Xavie: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” Anh sáng của Lời Chúa đã loé lên trong tâm hồn chàng trai đầy tham vọng trần thế và đã làm xoay chuyển cuộc đời anh. Phanxicô giã từ việc theo đuổi phù du ảo ảnh đời nầy (đó là từ bỏ mình) để dấn thân không mệt mỏi vào những vùng đất xa xôi (đó là chấp nhận vác thập giá) để chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa nên đã được hạnh phúc vinh hiển muôn đời. “Từ bỏ chính mình” tức là đừng lấy thân xác làm mục tiêu cho mọi phấn đấu, mọi nỗ lực của ta; cụ thể là không dành toàn bộ công sức, thời gian, tài năng, trí tuệ để phụng sự thân xác. “Vác thập giá mình” là chấp nhận khổ chế, cụ thể là khước từ những đòi hỏi vô độ của thân xác- sự khước từ nào cũng là một thập giá, đều để lại đau thương - để dành thời giờ và nghị lực cho sự phát triển tâm linh. Chúa Giê-su đã đầu tư đời Người theo hướng đó và Người đã đạt tới vinh hiển khải hoàn. Hôm nay, Người muốn chúng ta đầu tư theo hướng Người đã đầu tư, bước đi theo con đường Người đã bước, để chúng ta được chung hưởng vinh hiển như Người. Lạy Chúa Giê-su, Xin cho Lửa Thánh Linh soi chiếu tâm hồn để chúng con nhận ra rằng con người gồm cả hồn lẫn xác. Thân xác nầy nay còn mai mất và rốt cục chỉ còn là tro bụi thì chỉ cần đầu tư vừa phải. Còn linh hồn trường tồn bất diệt thì phải đầu tư cho hồn nhiều lần hơn để mai sau được hưởng vinh phúc muôn đời với Chúa. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:42 28/08/2008
NÓ NGUYỀN RỦA ANH ĐỪNG NHÌN

N2T


Trong sở thu dụng có hai người câm điếc đánh nhau, nhân viên quản lý chạy lại xử lý, nhưng anh ta nhìn thấy một trong hai người đang đứng quay lưng lại với đối phương mà cười không thôi.

Nhân viên quản lý mù mờ dùng ngôn ngữ bằng tay hỏi anh ta:

- “Chuyện gì mà cười như thế ? Còn bạn của anh sao lại giận dữ ?”

Người câm cũng dùng tay ra dấu trả lời:

- “Bởi vì hắn ta nguyền rủa tôi hết lời, nên tôi từ chối không thèm nhìn.”

(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Phương pháp hay nhất của tu đức là không nhìn, không thử và không thỏa hiệp với cám dỗ, bởi vì cám dỗ là bởi ma quỷ mà đến, chỉ cần nhìn và thử cho biết là ma quỷ đã có phương pháp xâm nhập vào tâm hồn và trí óc chúng ta.

Các nhà tu đức của Giáo Hội khuyên chúng ta hãy gìn giữ con mắt, bởi vì mọi tội lỗi, tội ác đều từ con mắt mà vào trong tâm hồn, rồi khi có cớ hội là phạm tội...

Có những vị tu sĩ nam nữ khi đi làm công tác truyền giáo thì cái gì cũng muốn thử cho biết, cái gì cũng muốn coi cho biết, thế rồi có không ít người phải tiếc nuối ân hận mà rời bỏ con đường theo Chúa, bởi vì trình độ tu đức chưa cao mà cái gì cũng muốn thử cũng muốn biết muốn nhìn, làm sao trên “cơ” ma quỷ được chứ !

Người Việt Nam có câu “tránh voi chẳng xấu mặt”, vậy tránh cơn cám dỗ thì càng không bao giờ xấu hổ cả.

Quay lưng lại mà cười khi người khác chửi mắng mình là chuyện không phải dễ làm; quay lưng lại bỏ đi khi những cám dỗ ập đến là chuyện không phải dễ làm, nhưng “tránh voi chẳng xấu mặt” thì cứ làm, để tâm hồn chúng ta được được bình an.

Đáng làm quá đi chứ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:43 28/08/2008
N2T


14. Vua chúa trần gian thì người thường không thể tùy tiện nói chuyện với họ được, nhưng Thiên Chúa vinh quang thì bất kỳ lúc nào giờ nào, chúng ta cũng đều có thể nói chuyện với Ngài được.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ tịch Hạ viện Hoa kỳ diễn giải sai lạc giáo huấn của Giáo hội
Phụng Nghi
10:42 28/08/2008
Washington, D.C. (Zenit.org) - Hai vị chủ tịch Ủy ban về các Hoạt động Phò sinh và về Tín lý, thuộc Hội đồng giám mục Hoa kỳ, đã khẳng định rằng bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, trong một cuộc phỏng vấn được phát hình toàn quốc, đã trình bày sai lạc giáo huấn của Giáo Hội về tệ nạn phá thai.

Hôm Chủ nhật vừa qua, trên đài truyền hình NBC, trong chương trình “Gặp gỡ Báo chí (Meet the Press)”, khi được yêu cầu bình luận về câu hỏi khi nào thì sự sống bắt đầu, bà Pelosi đã trả lời rằng, bà là một người Công giáo đã nghiên cứu về vấn đề này “trong một thời gian dài” và “các vị tiến sĩ trong Giáo hội đã không thể xác định được điều đó.”
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi


Đức hồng y Justin Rigali, chủ tịch Ủy ban phụ trách các Hoạt động Phò sinh, và đức giám mục William Lori, chủ tịch Ủy ban về Tín lý, đã nói rằng câu trả lời của bà “trình bày sai lạc lịch sử và tính chất của giáo huấn chân chính nơi Giáo hội Công giáo về nạn phá thai.”

Hai vị cho biết rằng sách Giáo lý Công giáo dậy: “Từ thế kỷ thứ nhất Giáo hội đã khẳng định sự xấu xa về luân lý của bất cứ sự phá thai nào. Giáo huấn này đã không thay đổi và vẫn không thể thay đổi. Phá thai trực tiếp, nghĩa là muốn làm sẩy thai như một mục đích hay như một phương tiện, đều vi phạm nặng nề luật luân lý.”

Hai vị cũng đưa ra lời giải thích: “Trong thời Trung cổ, các lý thuyết kém cỏi và thiếu sót về phôi học (embryology, khoa học nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của bào thai) đã đưa một số nhà thần học đến chỗ suy đoán rằng sinh mạng con người chỉ có thể nhận được một linh hồn bất tử mấy tuần lễ sau khi thụ thai. Trong giáo luật, các lý thuyết này dẫn đến việc phân biệt sự phạt vạ những vụ phá thai rất sớm hay trễ, nhưng lời giảng dậy của Giáo hội về luân lý không bao giờ biện minh hoặc cho phép phá thai ở bất cứ giai đoạn phát triển nào.

“Các lý thuyết sinh học sai lạc đó đã trở thành lỗi thời hơn 150 năm trước đây khi các nhà khoa học khám phá thấy rằng một cá thể con người mới, được hình thành từ khi có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng vào lúc thụ tinh. Theo với sự hiểu biết mới mẻ này, Giáo hội dậy rằng từ lúc hoài thai – khi trứng thụ tinh – mỗi thành phần của chủng loại con người phải được tôn trọng đầy đủ như một con người, bắt đầu bằng sự tôn trọng quyền căn bản là được sống.”

Các vị giám mục khác cũng đã ra tuyên bố minh định lời dậy của Giáo hội.

Tổng giám mục Donald Wuerl ở Washington, D.C nói rằng các giám mục được ủy thác nhiệm vụ giải thích và giảng huấn tín lý Công giáo.

Ngài phát biểu trong một bản tuyên bố: “Chúng tôi tôn trọng quyền của các viên chức dân cử, chẳng hạn như bà chủ tịch Hạ viện Pelosi, khi đề cập đến những vấn đề về chính sách công cộng xuất hiện trước mắt họ, nhưng sự diễn giải về đức tin Công giáo đã được ủy thác chính đáng cho các giám mục Công giáo. Vì có nhiệm vụ giảng dậy, điều quan trọng là chúng tôi phải đưa ra lời cải chính này […]

“Ngay từ đầu, Giáo hội Công giáo đã tôn trọng phẩm giá của mọi con người từ lúc hoài thai cho đến khi chết một cách tự nhiên.”

Từ Denver, Tổng giám mục Charles Chaput và giám mục phụ tá James Conley cũng đã gửi một lá thư trên mạng internet cho các giáo hữu. Lá thư nhan đề: “Về sự Phân biệt giữa Cảm thức và Nhà nước: Lời Minh xác gửi đến các tín hữu tại miền bắc Colorado.”

Lá thư khẳng định rằng: “Những người Công giáo nhiệt tâm hành đạo sẽ mau chóng học biết qua những dữ kiện ghi trong lịch sử rằng từ thời các thánh tông đồ, truyền thống Kitô giáo hoàn toàn chủ trương rằng phá thai là một tội ác nghiêm trọng. Trong lúc thiếu kiến thức về y khọc hiện đại, một số các vị Giáo phụ thời sơ khai chủ trương rằng phá thai là tội giết người; một số khác cho rằng phá thai ngang bằng với tội giết người; và nhiều học giả đã đưa ra những lý thuyết về thời gian và cách thức đứa trẻ chưa ra đời “được phú cho một linh hồn”.

“Nhưng không một ai đã giảm thiểu tội ác phá thai là một cuộc tấn công vào chính sự sống, và Giáo hội thời sơ khai đã coi phá thai là tội giết chết trẻ em. Tóm lại, ngay từ đầu, cộng đồng tín hữu Kitô giáo đã chủ trương rằng phá thai luôn luôn là một điều lầm lỗi nghiêm trọng.”

Đức hồng y Edward Egan sáng nay cũng ra một bản tuyên bố cho biết ngài thật “bàng hoàng khi được biết” vể lời phát biểu của bà Pelosi. Ngài nói rằng lời tuyên bố của bà là “một thông tin sai lạc.”

Đức hồng y xác quyết rằng đứa trẻ chưa ra đời có “quyền bất khả xâm phạm được sống, một quyền lợi mà vị chủ tịch Hạ viện có nhiệm vụ phải bảo vệ với bất cứ giá nào vì những lý do đạo đức căn bản nhất.”

“Bất cứ ai dám biện hộ rằng chúng có thể bị giết đi một các hợp pháp, vì một người khác “chọn lựa” làm như thế, hoặc vì bất cứ một lý do nào kỳ cục không kém, thì không nên được trao quyền lãnh đạo trong một nền dân chủ văn minh xứng đáng với tên gọi.”
 
Đại Học Công Giáo Mỹ chia sẻ chương trình học với các Đại học Việt Nam
Thanh Trúc, RFA
19:02 28/08/2008
Đại Học Công Giáo Mỹ chia sẻ chương trình học với các Đại học Việt Nam

Catholic University Of America, Đại Học Công Giáo Mỹ, là một trong những đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, mới đây đã có kế hoạch triển khai chương trình Học Chia Đôi đến với các trường Đại học Việt Nam.

Du học sinh Việt Nam tại Mỹ Từ tháng Năm 2007, ban quản trị Đại Học Công Giáo Mỹ chấp thuận cho khai triển một chương trình học chuyển tiếp có tên Two Plus Two Program, Chương Trình Học Chia Đôi, còn gọi là 2+2, với học bổng 50%, đưa sinh viên năm thứ hai từ Khoa Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh sang học tiếp hai năm sau của Khoa Kỹ Sư Đại Học Công Giáo Mỹ.

Chương Trình Học Chia Đôi

Đây là Bản Ghi Nhớ Tương Thuận về giáo dục, ký kết giữa tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng Khoa Kỹ Sư tại Đại Học Công Giáo Mỹ, với ban quản trị Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng Tư 2007.

Đề tài này từng được trình bày cùng quí vị trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi năm ngoái, khi Chương Trình Học Chia Đôi đầu tiên khởi sự với ba sinh viên từ Việt Nam sang là Hoàng Minh Thắng, Lê Vĩnh Nguyễn Du và Đinh Thị Thu Trang, niên khoá 2007-2009.

Khoá học 2008-2010 của Chương Trình Học Chia Đôi sẽ bắt đầu với ba sinh viên khác của năm thứ hai từ Việt Nam sang, trong đó Nguyễn Anh Dũng đã tới DC tuần trước.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay mời quí vị trở lại Chương Trình Học Chia Đôi với những bước phát triển mới và thêm nhiều học bổng bán phần mà Đại Học Công Giáo Mỹ nhắm đến sinh viên xuất sắc tại Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng và Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Cường cho biết:

“Cách đây hai năm chúng tôi có ký hợp đồng với Đại Học Quốc Tế gọi là International University, một chi nhánh của Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, về Chương Trình 2+2 và hiện thời có ba em sinh viên đang theo học ở đại học chúng tôi trong chương trình 2+2 này. Các em bắt đầu học tháng Chín năm ngoái. Mặc dầu có những trở ngại về ngôn ngữ lúc đầu, hiện tại các em học rất giỏi với điểm trung bình từ 3.6 cho đến 4 chấm và tất cả các em đều ở trên bảng danh dự của trường kỹ sư Dean’s List.”

Tháng Ba năm nay, ông Nguyễn Cường cùng một phái đoàn của Đại Học Công Giáo Mỹ trở qua thành phố Hồ Chí Minh, đến Đại Học Quốc Tế để ký lại hợp đồng cho chương trình 2+2 với viện trưởng mới của đại học này:

“Cái mục đích chính là chúng tôi muốn trình bày chương trình này để cho các em biết nhiều hơn và tạo dịp để các em hỏi ý kiến. Sự thành công trong chuyến đi vừa rồi là có thêm ba em nữa sẽ đến học khoá năm nay.”

Điểm đặc biệt của Chương Trình Học Chia Đôi tại Đại Học Công Giáo Mỹ là sự chọn lựa trực tiếp, sinh viên phải có trình độ xuất sắc trong hai năm học đầu ở Việt Nam.

“Nói tóm ra thì các em học giỏi thì mới được đi. Trên nguyên tắc chúng tôi được sự giới thiệu của các thầy bên đó, và một Người tôi đã chỉ định để làm việc bên đó là tiến sĩ Uyên, lo về vấn đề phỏng vấn các em và gia đình. Tôi cũng có dịp về để gặp các em nữa. Qua những buổi gặp mặt các em tôi biết được trình độ Anh văn và trình độ về kỹ thuật. Bởi thế sự tuyển lựa rất là vô tư, không bị lệ thuộc vào Người nào hết.”

Tháng Sáu vừa qua, tiến sĩ Nguyễn Cường lại về Việt Nam, đến Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng:

“Chúng tôi muốn đưa chương trình đến Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, quê của tôi. Trong chuyến đi này chúng tôi ký hợp đồng với Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, thuận lợi hoá sự cộng tác về giáo dục và nghiên cứu giữa hai đại học, đồng thời ký một hợp đồng về Chương Trình 2+2 để sinh viên Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng có cơ hội qua học ở đây.”

Theo dự định, tháng Giêng 2009 là thời điểm mà Chương Trình Học Chia Đôi sẽ về Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Theo tiến sĩ Nguyễn Cường, đây là cơ hội đặc biệt để đi du học ở Hoa Kỳ mà tài chánh được hổ trợ một nửa, dể dàng hơn là phải trả tất cả tiền học cho trường:

“Mục đích quan trọng hơn nữa là chương trình này đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp cử nhân ở đại học chúng tôi, chúng tôi sẽ kiếm học bổng cho các em để các em tiếp tục chương trình cao học và tiến sĩ có ở trường chúng tôi.”

Với hy vọng đào tạo trung bình từ hai mươi đến ba mươi tiến sĩ khoa học và kỹ thuật cho Việt Nam mỗi năm, ban quản trị Viện Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh cũng như mở rộng Chương Trình Học Chia Đôi đến các đại học trong nước. Tưởng cần biết học bổng để học lên tiến sĩ mà Đại Học Công Giáo Mỹ tìm kiếm cho sinh viên đã tốt nghiệp Chương Trình Học Chia Đôi là học bổng toàn phần.

Đại Học Công Giáo Mỹ là một trong những đại học đầu tiên của Mỹ như Yale, John Hopkins hay MIT. Đây là đại học tư và tương đối nhỏ vì chỉ có khoảng sáu ngàn sinh viên mà thôi.

Cảm tưởng của du học sinh Việt Nam

Vào khi khoá học 2007-2009 của Chương Trình Học Chia Đôi đi vào giai đoạn cuối, thì sinh viên Nguyễn Anh Dũng khoá học 2008-2010 đã có mặt ở Mỹ:

“Em là Nguyễn Anh Dũng mới xong năm hai ở Đại Học Quốc Tế thuộc Đại Học Quốc Gia ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm học ở Đại Học Quốc Tế thì điểm trung bình của em là 89/100, gần như là cao nhất trường.”

Hai năm đầu bên nhà với ngành Khoa Học Máy Tính, sang đây cho hai năm sau của Chương Trình 2+2, Nguyễn Anh Dũng học ngành Điện Tử Viễn Thông để mong có nền tảng chuyên môn vững chắc và có nhiều cơ hội tiến thân hơn. Cảm tưởng đầu tiên của Dũng khi được tiếp nhận vào môi trường học tập mới của Đại Học Công Giáo Mỹ như thế nào:

“Thực ra em đã có sự chuẩn bị bị tâm lý vì em có ý định đi Anh trước khi đi Mỹ, bởi vậy em không có nhiều cái quá bất ngờ. Thực tế thì qua đây chỉ hơn một tuần mà em thấy môi trường học rất tốt. Đặc biệt môi trường sống có nhiều cây xanh, mát mẻ và khác bên mình. Hơn nữa em ở ký túc xá mà điều kiện thì cực kỳ tốt, thậm chí còn hơn khách sạn ở bên mình.

Ngày hôm nay em mới tham dự gần như buổi học đầu tiên. Trong lớp chỉ có khoảng chín sinh viên và một giáo sư. Như vậy thì giáo sư có thể biết được hết tụi em và cái việc trao đổi giữa giáo sư với sinh viên nó được cởi mở và dể dàng. “

Còn sinh viên năm cuối của Chương Trình Học Chia Đôi, tức khoá đầu 2007-2009, bạn Hoàng Minh Thắng:

Thực tế thì qua đây chỉ hơn một tuần mà em thấy môi trường học rất tốt. Đặc biệt môi trường sống có nhiều cây xanh, mát mẻ và khác bên mình. Hơn nữa em ở ký túc xá mà điều kiện thì cực kỳ tốt, thậm chí còn hơn khách sạn ở bên mình.

Du học sinh Nguyễn Anh Dũng“Cái ngành của em bên Việt Nam cũng tương tự như của Dũng nhưng mà nó chuyên về kỹ thuật máy tính. Sau một năm thì nói chung em cũng đã hội nhập với cuộc sống, không còn lạ lẫm gì nhưng mà cảm giác như là mọi thứ nó gấp rút quá, mới qua có một năm mà bây giờ thấy chuẩn bị năm tư rồi cũng nhiều thứ phải lo. Em tin là cứ cố gắng thì sẽ thành công thôi. Trở về nước thì…chắc em phải đợi ở đây em đi làm cũng một vài năm để lấy kinh nghiệm trước đã.”

Tiến sĩ Nguyễn Cường, khoa trưởng Khoa Kỹ Sư tại Đại Học Công Giáo Mỹ, cũng là Người trực tiếp chịu trách nhiệm về Chương Trình Học Chia Đôi tại Khoa Kỹ Sư mà ông phụ trách bảy năm nay, cho biết hiện Đại Học Công Giáo Mỹ dành ra ba mươi học bổng bán phần cho sinh viên Việt Nam.

Ông nói mười học bổng được dành cho Đại Học Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh, mười học bổng cho Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng và mười học bổng trong tương lai cho Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Ngoài ra thì Saigon Technology, tạm dịch là Đại Học Kỹ Thuật Sài Gòn, có phó viện trưởng là một Việt kiều từ Tây Đức về, cũng được hứa hẹn từ năm đến mười học bổng bán phần của Đại Học Công Giáo Mỹ.
 
Top Stories
Hanoi police threaten Redemptorists and their supporters
Asia-News
07:06 28/08/2008
With the clear intention of intimidation, security forces charge the religious with using their influence to incite the faithful in a confrontation with the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order.

Hanoi (AsiaNews) - The authorities of Hanoi have begun to threaten the Redemptorists and the Catholics who support them, who are calling for respect of the law in the controversy over the land belonging to the congregation and the parish of Thai Ha. The police have announced an investigation. Until now, the local authorities had repeatedly ordered the Redemptorists to stop assembling in prayer on the disputed property (in the photo), and to remove the cross and the statues of the Virgin Mary that they have placed there, while the peaceful demonstrators have been threatened with "extreme actions" if they do not remove the tents that they have set up.

Significantly, the charges from the police were made public at a press conference held last Wednesday. Vu Cong Long, a police official in the district of Dong Da, where the disputed property lies, accused the Redemptorists of using their influence to incite the faithful in a confrontation against the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order.

Vu Cong Long also criticized the superior of the Redemptorists in Vietnam, Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, for his open letter dated August 24, in which he restated the accusation that the local government illegally seized the land, and asked all the Redemptorists of Vietnam to support their confreres in Hanoi.

The Catholics of Hanoi see the announcement of the police investigation as a new form of intimidation, following the campaign of disinformation and threats carried out by the state media.

For their part, the Redemptorists of Hanoi say they are ready to go to prison for their faithful and for the sake of justice, and pledge to continue their protest until their rights are recognized.
 
Minacce della polizia di Hanoi contro i Redentoristi e i fedeli che li sostengono
Asia-News
07:07 28/08/2008
di J.B. An Dang

Con un evidente scopo intimidatorio, le forze di sicurezza contestano ai religiosi di utilizzare la loro influenze per incitare i fedeli al confronto col governo, distruggendo proprietà statali, riunendosi e pregando illegalmente in aree pubbliche e disturbando l’ordine pubblico.

Hanoi (AsiaNews) – Le autorità di Hanoi sono passate alle minacce contro i Redentoristi ed i cattolici che li appoggiano e che chiedono il rispetto della legge nella controversia sui terreni di proprietà dei religiosi e della parrocchia di Thai Ha. La polizia ha annunciato accuse. Finora, le autorità locali avevano ripetutamente ordinate ai Redentoristi di smettere di riunirsi in preghiera sul terreno contestato (nella foto), di togliere la croce e le statue della Madonna che vi sono state collocate, mentre i pacifici dimostranti sono stati minacciati di “azioni estreme” se non rimuovono le tende che vi hanno piantato.

Significativamente le accuse della polizia sono state rese pubbliche con una conferenza stampa, tenuta mercoledì scorso. Vu Cong Long, un funzionario di polizia del distretto di Dong Da, ove sono i terreni in questione, ha contestato ai Redentoristi di utilizzare la loro influenze per incitare i fedeli al confronto col governo, distruggendo proprietà statali, riunendosi e pregando illegalmente in aree pubbliche e disturbando l’ordine pubblico.

Vu Cong Long ha anche rivolto critiche al superire dei Rdentoristi del Vietnam, padre Vincent Nguyen Trung Thanh, per la sua lettera aperta del 24 agosto, nella quale rinnova le accuse al governo locale che ha illegalmente preso il terreno e chiede a tutti i Redentoristi del Vietnam di essere solidali con quelli di Hanoi.

L’annuncio delle accuse da parte della polizia viene visto dai cattolici di Hanoi come una nuova forma di intimidazione, che segue la campagna di disinformazione e minacce lanciata dai media statali.

Da parte loro, i Redentoristi di Hanoi si dicono pronti ad andare in prigione per i loro fedeli e per la giustizia e si impegnano a continuare la protesta fin quando il diritto sarà ristabilito.
 
Police terrorize Hanoi Catholics with a series of arrests
J.B. An Dang
09:01 28/08/2008
Hundreds police have been mobilized for a raid in Hanoi to hunt for Catholic activists who have been leading demonstrations at Hanoi Redemptorist monastery. Local Catholic sources in Hanoi confirm that so far at least three people, including an elder woman, have been arrested on Thursday morning.

Police raiding a Catholic protestor's house
Some parishioners, who took part in protests at the site, were also summoned to police stations. In an incident, 30 police men were deployed at the site to arrest Nguyen Thi Nhi, a protestor woman who has camped at the site since January.

Hanoi Redemptorists report that despite these threatening moves of security forces, hundreds religious and lay people kept praying at the site under the presence of large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, surrounding the protestors and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras.

On Wednesday, with the clear intention of intimidation, Hanoi police announced at a press conference that they had launched a “criminal investigation” against Hanoi Redemptorists charging the religious with using their influence to incite the faithful in a confrontation with the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order.

In an open letter sent to Vietnam prime minister, the chairman of the Congress, and the Supreme Court released Thursday morning, the religious order criticizes the move asking for constructive dialogue respecting truth, justice, and law.

State-run media in Ho Chi Minh city (formerly known as Saigon) which, until recently, had stayed away from the Church land disputes in Hanoi, have “swamped in” the campaign of disinformation and threats. The Voice of Vietnam has repeatedly warned Catholic hierarchies in Saigon that any attempts to disturb public order will be punished severely. The warning has been issued after the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, sent a letter on last Sunday in which he urged all Redemptorists of Vietnam to be in solidarity with those of Hanoi, announcing a protest vigil at the Saigon Redemptorist monastery on Thursday 28 August.
 
Hanoi police investigate church land protests
Earth Times
09:33 28/08/2008
Hanoi - Police in Vietnam launched a criminal investigation into protests over land claimed by a Catholic church parish in Hanoi, claiming protesters illegally broke into the disputed plot, officials said Thursday. Hundreds of parishioners of the Thai Ha Diocese in Hanoi broke down a 6-metre section of a wall surrounding the 16,000-square-metre plot on August 15, erected two icons of the Virgin Mary and a crucifix, and began praying.

Both the church and the Hanoi government claim ownership of the land. A church official said the church has papers proving the land belongs to it, while the People's Committee of Hanoi said the church granted the land to the city in the early 1960s.

"We bought the land in 1943 with the intention of building a new church, but due to the war, we couldn't build the church," said Father Vu Khoi Phung, head of Nam Dong Church, which abuts the disputed land.

Phung said the city government took the land in 1961 and transferred it to a textile company.

"We have been trying for many years to get back the land, but the city government kept saying there is not enough of a basis to settle the dispute," Phung said. "This has made parishioners upset, forcing them to break into the plot earlier this month."

The district's police Wednesday launched an investigation into the case on charges of "destroying or deliberately damaging property" and "causing public disorder," deputy department head Nguyen Van Thanh said.

"We have not arrested anyone yet, but we will if necessary," Thanh said.

The city's People's Committee issued a decision on Wednesday to revoke ownership of the land from the textile company, the Hanoi Moi newspaper said.

The newspaper said the city decided to launch the investigation and revoke the land because city authorities had "mobilized every measure to patiently educate and persuade, but the church still refuses to stop its illegal activities."

Father Phung said the church would pursue the case to its end, though his parishioners have been strongly criticized by the city's state-run media, including newspapers and televisions stations.

"It's unfair," Thanh said. "The city has a wide range of media while the parishioners do not have any forum to raise their voice."

According to the Vietnamese penal code, destroying or deliberately damaging property carries a maximum sentence of life in prison, while causing public disorder carries a sentence of up to seven years.
 
Raid della polizia contro i Redentoristi di Hanoi
Asia-News
10:36 28/08/2008
di J.B. An Dang

Questa mattina gli agenti sono intervenuti tra i fedeli in preghiera, compiendo almeno tre arresti. I poliziotti hanno poi fotografato e filmato coloro che, malgrado la loro presenza, hanno continuato a pregare.

Hanoi (AsiaNews) – Raid della polizia ad Hanoi contro i Redentoristi ed i parrocchiani di Thai Ha, riuniti in preghiera sul terreno illegittimamente preso dalle autorità. Questa mattina centinaia di agenti in divisa ed in borghese sono comparsi nella zona.

Una trentina di poliziotti ha arrestato Nguyen Thi Nhi, una anziana donna che era attendata nel terreno fin da gennaio, quando la protesta ha avuto inizio, Secondo le testimonianze, almeno altre tre persone sono state portate via. Altri parrocchiani sono stati portati alla stazione di polizia.

Ciò malgrado, centinaia di Redentoristi e parrocchiani hanno continuato nella preghiera, sotto lo sguardo degli agenti che circondavano i pacifici manifestanti e si erano mescolati a loro, prendendo foto e filmandoli con le videocamere.

Appena ieri, minacce di azioni repressive erano state rivolte ai Redentoristi dalla polizia del distretto.
 
Police raid Redemptorists in Hanoi
Asia-News
10:38 28/08/2008
This morning, officers moved in on the faithful gathered in prayer, arresting at least three. The police men then photographed and videotaped those who continued praying.

Hanoi (AsiaNews) - Police in Hanoi have raided the Redemptorists and the parishioners of Thai Ha, who were gathered in prayer on the land illegitimately seized by the authorities. This morning, hundreds of uniformed and plainclothes officers were mobilized in the area.

30 policemen arrested Nguyen Thi Nhi, an elderly woman who had been camping on the spot since January, when the protest began. According to witnesses, at least three others were taken away. Other parishioners were taken to the police station.

In spite of this, hundreds of Redemptorists and parishioners continued with their prayers, under the scrutiny of the officers who surrounded the peaceful demonstrators and mingled among them, taking photographs and filming them.

Just yesterday, police in the district threatened the Redemptorists with repressive action.
 
Vietnam arrests four in Catholic land dispute, say protesters
AFP
13:04 28/08/2008
HANOI (AFP) — Communist Vietnam's police Thursday arrested four Catholics who have taken part in mass prayer vigils this month for the return of church land taken in the 1950s, local Catholics said.

More than 100 followers later staged a peaceful protest outside a police station in Hanoi's Dong Da district after the arrests, which came as state media signalled authorities would move to end the church rallies.

"Four Catholics -- two men and two women -- were arrested this morning and they are now detained at Dong Da district police station," said one 22-year-old Catholic man whose comments were backed by other local church followers.

"Police are searching for more people to arrest, but we are determined to go all the way for the return of the disputed land," he told AFP.

Hundreds of Catholics this month staged mass prayer vigils on the land, part of the capital's Thai Ha parish until the mid-1950s when communists took power from the French in North Vietnam and seized most church land.

Vietnam's government has since used most of the Redemptorists' former six-hectare (15-acre) Hanoi property to build a hospital and industrial structures, including a textile factory that has since been demolished.

Vietnamese officials say the church donated the land to the Vietnamese communist state half a century ago, a claim the Catholics have denied.

On Thursday several dozen Catholics, mainly elderly women, maintained a vigil before a makeshift altar decorated with a cross and religious icons set up on the rubble-strewn lot where the textile factory formerly stood.

The state-run Vietnam News Agency (VNA) reported early Thursday that police had started "legal proceedings" against people involved in the dispute after Christians broke part of a wall and entered the property on August 15.

The head of the capital's Dong Da district police, Vu Cong Long, said investigators aimed "to bring to trial those who intentionally damaged property and provoked a disturbance of public order," the VNA report said.

The charges carry up to three years in jail for damaging or destroying property, and two to seven years for causing public disorder.

Hanoi authorities had also "asked relevant agencies to confiscate the whole acreage in dispute in Dong Da district for building public projects," VNA said.

Catholics first staged prayer vigils at the site in January, when thousands of faithful also flocked to a disputed property adjacent to the larger St Joseph's Cathedral and monastery compound in downtown Hanoi.

The daily protests at Hanoi's main cathedral only ended after official pledges to resolve the issue before the February Tet lunar New Year.

"This dispute has been going on for about 10 years, but it exploded eight months ago here," said the young Catholic man, speaking about the Dong Da row.

Vietnam, a unified communist country since the war ended in 1975, has Southeast Asia's largest Catholic community after the Philippines -- at least six million out of a population of 86 million.
 
3000 Catholics protest at Saigon Redemptorist Monastery – 500 clashed with police in Hanoi
J.B. An Dang
16:45 28/08/2008
In one of the largest protests since the communists came to power in 1975, 3000 Catholics protest at Saigon Redemptorist Monastery to show their solidarity with their Hanoi's brothers and sisters. Meanwhile, many Catholics in Hanoi were wounded in a clash with police last night.

More than 3000 Catholics in Saigon hold a prayer vigil at Saigon Redemptorist Monastery to protest against the police raid at Hanoi Redemptorist Monastery on Thursday morning asking for the restitution of more than 60 thousand square meters of Hanoi Redemptorist Monastery’s grounds that have been seized illegally by the local government. The prayer vigil is seen as one of the largest protests since the communists came to power in 1975.

180 priests from various religious orders in Saigon and nearby provinces concelebrated Mass to pray for the Church in Vietnam and in particular for the faithful in Hanoi.

Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, asked the congregation to thank Gods for all the graces poured abundantly on them and even for the sufferings and the persecutions. “Through events in Thai Ha, we understand the Gospel more clearly… We stand more clearly on the side of the poor, the weak, the marginal, the persecuted, and those suffering injustice… We see more clearly the true face of a world dominated by lies, trickery, and tyranny,” said Fr. Vincent Nguyen.

Hundreds of police were sent to the site to take photos and film with video cameras.

Local Catholic sources in Hanoi report that at least four Catholics in Hanoi, including two elder women, have been arrested on Thursday. However, hundreds of protestors are still camping on the land of dispute to protest peacefully.

In an attempt to lure the protestors into violence, police grabbed a woman when she was praying at the site and took her away. In response, more than 100 protestors led by Redemptorists marched silently after the police to a station in Hanoi's Dong Da district where they staged a peaceful protest asking for the release of all detainees.

At 19h45, when at least 500 Catholics of Thai Ha and nearby parishes were praying at the police station, anti-riot police were sent to the site to disperse the protestors with batons. Many were wounded during the clash with police and dozens were arrested. A Redemptorist brother, beaten heavily by at least 6 police men, is in a serious condition.
 
Vietnamese Catholics complain of police violence
AP
18:35 28/08/2008
HANOI, Vietnam (AP) — Police used stun guns and beat parishioners protesting the arrest of fellow church members who have demanded the return of land they say was taken by Vietnam's communist government in the early 1960s, a Catholic priest said Thursday.

About 300 people gathered in front of the police station to pray for the release of those arrested. Some five hours after the crowd arrived, several hundred police officers used force to break up the crowd, witnesses said.

"We came to pray peacefully," said Nguyen Thi Phuc, a church member who had blood on her face and shirt. "Why did they have to beat us?"

State-run television did not mention the confrontation. Vietnamese officials could not be reached for comment on Thursday night.

Earlier in the day, police had arrested two church members, accusing them of knocking down a fence that surrounds land parishioners want returned to the church, according to state-owned television.

Nguyen Van Khai, a priest at the Thai Ha church in Hanoi, said four church members were arrested.

The parishioners have been holding round-the-clock prayer vigils for nearly two weeks over the land issue. On Aug. 15, the day the vigils began, church members knocked down a section of a fence surrounding the property and placed several statues of the Virgin Mary inside.

Police arrested seven demonstrators, and several people suffered minor injuries during the confrontation, said Khai, whose congregation totals several thousand.

"We will continue to pray peacefully, demanding that the government give us justice," Khai said, vowing that the church members would continue their vigil Friday.

Although religious freedom has been growing in Vietnam recently, the state closely monitors religious organizations and only recognizes a half-dozen officially sanctioned faiths, including Catholicism.

Catholicism is Vietnam's second-largest faith — after Buddhism — with more than 6 million adherents.

In the years after Vietnam's communist government took power in 1954, many church properties and other private lands were taken over by the government.

Although demonstrations of any kind are rare in Vietnam, church members have been asserting themselves more boldly in recent months.

Earlier this year, Catholic leaders organized prayer vigils at a parcel of land near Hanoi's main cathedral, demanding the return of that site, which once housed the Vatican's embassy in Vietnam.
 
Wietnam: tysiące katolików na ulicach Hanoi (tiếng Ba lan)
Asia-News
18:38 28/08/2008
Tysiące wietnamskich katolików znów wyszło na ulice Hanoi. W pokojowej manifestacji sprzeciwiali się polityce rządu, który przywłaszcza sobie tereny należące do Kościoła. Protestujący zgromadzili się w niedzielę na terenie należącej do redemptorystów parafii Thai Ha, gdzie na przykościelnym placu państwowa firma planuje budowę nowych domów. Przed tygodniem w tym samym miejscu zgromadziło się około tysiąca parafian, by uniemożliwić rozpoczęcie prac budowlanych. Z uczestnikami manifestacji solidaryzuje się stołeczny metropolita, przebywający chwilowo w Stanach Zjednoczonych. Abp Joseph Ngô Quang Kiêt skierował do nich list, w którym wzywa do głębokiej modlitwy i zachowania jedności.
 
Vietnam: Parrocchia Cattolica occupa e rivendica propieta' terreno
Il Tempo
18:54 28/08/2008
VIETNAM: PARROCCHIA CATTOLICA OCCUPA E RIVENDICA PROPRIETA' TERRENO

Hanoi, 28 ago. - Centinaia di parrocchiani della diocesi di Thai Ha, ad Hanoi, hanno occupato un terreno di 16mila metri quadri, ereggendo due statue della madonna ed un crocifisso. "Abbiamo comprato la terra nel 1943 con l'intenzione di costruire una nuova chiesta, ma poi a causa della guerra, non abbiamo potuto farlo" ha dichiarato padre Vu Khoi Phung, parrocco della chiesa di Nam Dong, rivendicando la proprieta' del terreno che invece le autorita' cittadine ritengono pubblico, affermando di averlo ricevuto dalla chiesa negli anni sessanta. Ora la polizia ha avviato un'inchiesta a carico dei parrocchiani che hanno partecipato all'occupazione simbolica lo scorso 15 agosto. "Abbiamo cercato per anni di riavere la nostra terra, ma il governo ha ripetuto che non avevamo elementi sufficienti, questo ha spinto i miei parrocchiani ad entrare con la forza nel terreno" ha spiegato ancora il sacerdote sostenendo che nel 1961 il governo ha dato il terreno ad un industria tessile.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư Năm Học 2008-2009 gửi Sinh viên- Học sinh Công giáo Giáo phận Kontum
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
04:34 28/08/2008
TÒA GIÁM MỤC KONTUM

56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Việtnam - abrahamvn@yahoo.ca

Số 87/Vt-MV/’08/Tgmkt


THƯ NĂM HỌC 2008 - 2009

Kontum, ngày 22 tháng 08 năm 2008

Mến gửi những người con yêu quý,

Sinh viên - Học sinh Công giáo Giáo phận Kontum.

Các con thân mến,

Trong bầu khí hân hoan bước vào Năm Học Mới, năm học 2008 - 2009 và mừng Tết Trung Thu, cha gửi tới các con bức tâm thư này.

I. Mừng Năm Học Mới & Mừng Tết Trung Thu

Các con thân mến,

Khắp nơi đang nô nức bước vào Năm Học Mới và chuẩn bị đón Tết Trung Thu, tâm hồn cha cũng cảm thấy nao nao và hân hoan. Cha chúc mừng các con. Nguyện xin Chúa chúc phúc cho năm học mới của các con. Chúc các con hưởng một cái Tết Trung Thu tươi vui. Niềm vui của ngày Tết sẽ trở thành một sức đẩy mạnh mẽ cho năm học mới! Các con có nhớ lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa không? Chúa nói “Không có Thầy, anh em chẳng làm được việc gì!” (Ga 15,5). Bước vào năm học mới, các con cần có tâm hồn mới, tâm hồn thấm đượm các nhân đức khôn ngoan, kiên trì, khiêm tốn và chân thật để được dạy dỗ và đào luyện nên người phát triển toàn diện hài hòa, nên người con của Chúa, anh em của mọi người (x. Thư Chung HĐGMVN 2007, số 39).

* Đức khôn ngoan sẽ giúp các con biết phân biệt phải trái, chính phụ để biết dành tâm sức thời giờ vào việc học hành nghiêm túc thay vì lao vào những thứ phụ thuộc hoặc có sức tàn phá tâm trí các con. Có biết bao người trẻ đã bê trễ việc học hoặc chọn sai hướng đi trong cuộc sống. Thật tội nghiệp!

* Đức kiên trì giúp các con vượt mọi khó khăn hoặc trở ngại để học đến nơi đến chốn. Cầu mong không một ai trong các con “bỏ học dở dang”. Ơn Chúa đủ cho bất kỳ ai có quyết tâm học tập. Có biết bao người trẻ đã bỏ ngang việc học tập để rồi lêu bêu mất phương hướng trong cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình, giáo hội và xã hội. Thật đáng tiếc!

* Lòng khiêm tốn giúp các con giữ được tâm hồn tươi trẻ, điều kiện để biết vâng nghe thầy cô và các bậc cha anh dạy dỗ nên những con người tốt. Đây là một điều kiện tối ư quan trọng để hoàn thành ơn gọi “làm người, làm người con Chúa” trong xã hội. Và đây cũng là một quy luật căn bản trong mọi lãnh vực, kể cả để vào được Nước Trời! Chúa Giêsu đã dạy “Nếu anh em không trở nên trẻ nhỏ, anh em không vào được Nước Trời” ! Nói cách khác, các con cần được huấn luyện để có cái TRÍ mà cũng có cái TÂM (x. Thư Chung HĐGMVN 2007, số 36), cần được đào luyện thành con người có MINH mà cũng có ĐỨC! Có biết bao người trẻ đạt được học vị cao, nhưng lại không có cái tâm, cái đức. Lịch sử loài người đã phải gánh chịu bao tang tóc, chết chóc vì một số người có KHÔN mà KHÔNG NGOAN đấy! Thật đáng tiếc!

* Và chân thật. Hình như thế giới đang ngụp lặn trong gian dối, mánh mung và xảo trá? Bản điều tra mới đây được công bố tại Hội Thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên.. . “ do Hội Khoa Học Tâm Lý – Giáo Dục VN vừa tổ chức tại Đồng Nai cho thấy môi trường giáo dục ít lâu nay mắc nạn gian dối. Có tới 22% học sinh cấp tiểu học, 50% học sinh cấp 2, 64% học sinh cấp 3, còn cao đẳng và đại học lên tới hơn 80% mắc căn bệnh “đáng sợ và báo động” này (Trích website: www.dantri.com.vn)! Các con có ai mắc căn bệnh này không? Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu dạy: ““Có” thì nói “có”! “Không” thì nói “không”! Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37). Là môn đệ Chúa Kitô, Đấng “Là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), tất thảy con cái Chúa không thể gian dối, quanh co mà phải sống trong sự thật. Chỉ có sự thật mới cho con người được tự do đích thực! (x.Ga 8,12).

II. Một số đề nghị

Các con thân mến,

Cũng trong bầu khí mừng Năm Học Mới và mừng Tết Trung Thu, bức tâm thư này mong chuyển đến các con một số đề nghị nhắm góp phần vào công trình giúp các con được đào luyện nên những con người phát triển hài hòa tốt đẹp trong giáo hội và thành những chứng nhân của Tin Mừng trong xã hội hôm nay.

1. Tích cực tham gia các sinh hoạt trong xứ họ (x. Thư Chung HĐGMVN 2007, số 29)

Cha biết cuộc sống của các con ngày càng “bề bộn” với nhiều hoạt động ngoài việc học tập. Những hoạt động đa dạng cũng đòi hỏi “sự khôn ngoan của cha anh cũng như của các con” để lựa chọn theo bậc thang các giá trị ưu tiên. Theo cha những sinh hoạt chủ yếu trong các xứ họ, các con không thể coi thường hay bỏ qua được, như thánh lễ, các giờ giáo lý, những sinh hoạt của gia đình ơn gọi, ca đoàn… (x. Thư Chung HĐGMVN 2007, số 3ot). Rất cần và đủ để giúp tăng sức cho việc học tập và nên người của các con.

Ngoài ra, nơi đây, cha muốn nói với các con đôi lời về cách ăn mặc của các con khi bước vào nhà thờ tham dự các giờ phụng vụ. Nhiều nơi nhiều người trong các con có kiểu ăn mặc khó coi và còn mang tính phản lại sứ mạng loan báo Tin Mừng. Cha muốn nói một số người khi đi dự lễ ăn mặc luộm thuộm, nhiều khi “lại thiếu vải”, trong khi đi dạo phố, đi chơi thì mặc đẹp nhất! Các con nghĩ sao khi mình bước tới nhà Chúa mà ăn mặc như thế? Cha mời gọi các cha xứ và các bậc cha mẹ giúp các con – từ nay – mỗi khi bước tới nhà thờ, các con phải ăn mặc đẹp nhất có thể. Nếu được đồng phục “đơn giản”, như áo xơ mi trắng - quần mầu dành cho con trai, riêng con gái cấp 3 người Kinh thì mặc áo dài trắng - quần dài trắng, các con gái Dân Tộc thì mặc y phục dân tộc. Hãy hình dung xem “đẹp đến thế nào”. Cha thiết nghĩ đó cũng là một chứng tá Tin Mừng tuyệt vời đấy! Tất cả vì một nền giáo dục hài hòa toàn diện! Tất cả đều vì “công trình học và sống làm con người và làm con Chúa” (x. Thư Chung HĐGMVN 2007, số 21 & 39).

2. Việc sử dụng internet

Cha cũng không bỏ qua mà không nhắc tới việc sử dụng máy vi tính và internet. Cha biết có những nước, chẳng hạn như Thái Lan, đã lên chương trình trang bị vi tính cho cả các em tiểu học. Tốt lắm! Cha cũng mong sao người trẻ các con cũng sớm được hưởng chế độ như thế! Nhưng vi tính và internet cũng như con dao sắc, không biết sử dụng đúng đắn sẽ mau chóng trở thành nạn nhân. Tâm hồn non trẻ các con sớm bị ô nhiễm và băng hoại. Dó đó, với hiện tình hôm nay, cha cầu mong các con được hướng dẫn dùng vi tính và internet vào việc học tập theo mức độ tuổi các con, thay vì lao đầu vào đó để sao nhãng việc học như nhiều nơi đã và đang phá hủy “tuổi trẻ” của các con.

Riêng các gia đình Công Giáo cũng như các gia đình mở dịch vụ internet, cha cầu mong:

(1)- Các cha mẹ đặt để máy vi tính tại những phòng chung, những nơi có người qua lại, có thời gian biểu học trên máy vi tính và cài đặt chương trình hợp lý nhất.

(2)- Các vị mở dịch vụ internet, không mở gần trường và cũng không chấp nhận để các học sinh lao đầu vào các thứ trò chơi bạo lực hoặc dâm ô, càng không mở vào các giờ học tập. Các cha xứ và các bậc cha anh sẽ khai triển vấn đề này với các con và với các nhà giáo dục cùng toàn xã hội hôm nay.

Các con thân mến,

Cha cám ơn các con đã kiên nhẫn nghe và đọc những dòng tâm sự trên đây của cha. Cha cầu xin Chúa chúc phúc cho các con trong Năm Học Mới này, và qua các con, các bạn học của các con, đạt được những thành quả tốt đẹp góp phần “làm cho các con nên người hơn, nên người con Chúa, nên người anh em với nhau hơn”. Chúc các con Tết Trung Thu vui tươi và chan hòa ân thánh.

Thương mến các con,

(đã ký)

+ Micae Hoàng Đức Oanh

Giám Mục Giáo Phận Kontum.
 
Các Bà Mẹ Công Giáo xum họp ngày lễ thánh Monica
Trung Kiên
10:09 28/08/2008
THỔ HOÀNG, – Ngày 27 tháng 8 năm 2008, Tất cả các hội viên Hội các Bà Mẹ công giáo giáo xứ đã sum họp bên nhau tại khuôn viên nhà thờ, để bước vào đời sống trại, nhân ngày lễ Thánh bổn mạng Mônica.

Khởi đầu

Hội các Bà Mẹ giáo xứ Thổ Hoàng, hạt Quảng Đức, giáo phận Ban Mê Thuột, được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997 trái qua những bước thăng trầm, hội đoàn đã ngày một lớn mạnh và phát triển. Hằng năm kết nạp thêm nhiều chị em Hội viên mới. Nhân ngày lễ Thánh Mônica bổn mạng, Hội các Bà Mẹ trong giáo xứ đã tổ chức hai ngày trại. Gần 4 trăm Hội viên đã có mặt đông đủ trước giờ khai mạc trại tình Mẹ 1. Đây là lần đầu tiên Hội Các Bà Công giáo giáo xứ tổ chức cắm trại. Lần đầu nhưng họ đã gặt hái được những thành công đáng kể, những gì đặt ra đã được các Chi Hội thực hiện rất tốt. Cả những phần được coi là khá khó khăn khi mới làm quen với chương trình trại như hiệu lệnh còi, các mật thư, Mosse … nhưng tất cả đã được khắc phục, để làm nên một chương trình chơi đúng với lịch trình. Việc tất cả các hội viên nhiệt tình tham dự, từ những người cựu trào đến những hội viên mới kết nạp đã làm nên thành công cho những ngày trại.

Với đời sống trại

Các Hội Viên ngày ngày sống trong gia đình với biết bao sự lo lắng, cần mẫn, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, luôn sống cho gia đình. Mỗi người phải nổ lực để làm tốt công việc nhà, công việc của một người vợ, một người mẹ. Và khi vào Hội họ còn phải thêm vào cái thời gian biểu dài thườn thượt ấy những công việc khác nữa. Đi sinh họat cùng chị em vào chiều chúa nhật hằng tuần, đi lễ đầu tháng của hội, đi thăm hỏi chị em đau yếu, những chị em mới sinh, những người gặp hoạn nạn … để sống xứng đáng với một người hội viên trong chi hội, trong giáo họ, giáo xứ”.

Tạm xa rời với công việc hằng ngày của mình, “con cò tạm dừng lặn lội”, cùng chị em sống chung với nhau trong những ngày trại để “thắt chặt” hơn nữa, để hiểu thêm về nhau. “Mỗi người mỗi cảnh” gặp nhau đây trong tình chị em, trong ngôi nhà giáo xứ bằng ánh mắt, nụ cười cũng đủ cho nhau sự ấm áp, sự thân thương, sự gần gủi.

Có những người cựu trào đã lớn tuổi nhưng rất nhiệt tình đã cố vũ rất nhiệt tình, lại có những Chị Em có con nhỏ. Ban tổ chức đã phải “nởi lỏng” kỉ luật đối với Họ để Họ được về nhà cho con bú.

Với những trò chơi thể hiện tinh thần đồng đội. Trò chơi không đòi hỏi nhiều ở sức khỏe mà đòi hỏi sự khóe léo, cái mà cuộc sống đã rèn luyện cho họ để bây giờ họ “có thừa”. Chính vì thế sự nhanh nhẹn và đoàn kết là hết sức quan trọng. Rồi những cái vòng tròn lớn thắt chặt thêm tinh đoàn kết giữa các chi hội với nhau.

Nhưng cũng có những điều khó khăn khi một số người phải thích nghi với nhiệm vụ mới hơi “ lạ” một chút. Làm một người chỉ huy toàn đội, đứng ra chơi trò chơi tập thể, nên không khỏi xảy ra những tình huống vui “ không thể quên được” của những ngày trại.

Không chỉ giỏi về nội trợ trong gia đình, mà các Bà còn đa tài đúng là “ phái đẹp, những người làm đẹp thế giới”. Một màn trình làng trong đêm văn nghệ đã làm “nức lòng” những ông bố ngồi dưới hàng ghế khán giả. Những cái “xúyt xoa”, những tràng pháo tay, những nụ cười, xen lẫn trong đó niềm tự hào của những người bố, người con trong gia đình khi mẹ làm “diễn viên”. Cái áo nâu bạc màu đã nhường chỗ cho những phút giây chiếc áo của người “nghệ sĩ” trên sân khấu. Sự lo lắng đã nhường chỗ cho những nụ cười. Hai ngày trại qua đi, trước khi về lại với gia đình, về với giáo họ, với Chi Hội mình, mặc cho thời gian ngắn ngủi nhưng những ánh mắt, những nụ cười lưu luyến họ đã trao nhau trước giờ chia tay. Cơn mưa cuối hè cứ liên tục trút xuống, như chất “phụ gia” thêm vào làm tình Chị Em thêm gắn bó chặt chẽ hơn trong đại gia đình giáo xứ. Ngày mai các Mẹ, các Chị lại trở về với đời thường: người đi buôn, người đi lao đông chân tay, người lao động trí óc, dù Các Mẹ, các Chị làm gì cũng không bao giờ quên những ngày đã sống bên nhau.

ĐÊM TÔN VINH MẸ

Trước đó mấy ngày vào tối 24 tháng 8 năm 2008 gần 4 ngàn giáo dân trong và các giáo xứ lân cận, đã tuôn về ngôi thánh đường của giáo xứ Thổ Hoàng trong niềm tin yêu và sùng kính đế cùng nhau “tôn vinh Mẹ”

Chương trình được bắt đầu lúc 20 giờ, đoàn rước xuất phát từ nhà xứ và điểm đến cuối cùng là tượng đài Đức Mẹ La Vang. khoáng cách đó được chia đều cho các giáo họ. Mỗi giáo họ có một câu khấu hiệu để quyết tâm thực hiện và xin Mẹ đồng hành. Đoàn rước đi đầu là thánh giá, các em trong đội múa, tiếp đến là Cha phó, xe hoa và Cha xứ cuối cùng là giáo dân. Đoàn rước đến mỗi giáo họ thì dừng lại Cha phó dâng hương, sau đó nghe một đoạn lời Chúa và đọc một kinh lạy cha, một kinh kính mừng, một kinh sáng danh. Khi đi từ giáo họ này đến giáo họ khác giáo dân cùng hát một bài ca dâng mẹ. Sau xe hoa các giáo họ cứ nối tiếp nhau cùng tiến về tượng đài Mẹ. Đoàn rước chưa tới tượng đài Đức Mẹ thì cơn mưa ập đến. Nhưng mưa gió cũng không dập tắt được lòng yêu thương và sùng kính Mẹ. Mà càng làm cho mỗi người xích lại gần nhau hơn, cùng nâng đỡ và che chở cho nhau. Những cái dù được bật vội lên, tất cả chương trình vẫn diễn ra như dự kiến. Dưới cơn mưa con cái Mẹ vây quanh và cùng hướng về Mẹ, cùng hướng về la vang, cùng dâng lên Mẹ những lời ca tiếng hát, những lời kinh. Cơn mưa làm cho không khí càng ấm áp hơn khi mỗi gia đình cùng sum họp bên Mẹ và cùng trao gửi tất cả cho Mẹ.

Dấu lạ ngày 13/6 tại thanh địa La Vang khi con cái mẹ đang cầu nguyện dưới cái nắng của mùa hè, một vầng hào quang xuất hiện chở che cho con cái Mẹ. Mẹ là bóng mát che chở suốt cuộc đời chúng ta. Và giờ đây dưới con mưa chúng con biết Mẹ cũng đang đồng hành với chúng con. Mẹ đã ban cho chúng con thời gian quý giá để mỗi gia đình, mỗi người được sum họp bên nhau, trước Thánh Thể Chúa đó là hồng ân là lời chuyển cầu của Mẹ để chúng con có được những giờ phút bên nhau, bên Chúa và Mẹ.

Lời kinh cầu đức bà được cất lên, toàn giáo xứ cùng cất vang lời kinh dưới cơn mưa ngày càng nặng hạt. Nhưng con cái đã “nặng lòng” với Mẹ nên cơn mưa trở thành mưa bình an, mưa hồng ân, vì chúng con được ấm áp, được Mẹ chở che.

Để chuẩn bị bước vào giờ châu Thánh Thể, các Bà Mẹ trong giáo xứ đã đứng hai hàng từ tiền sánh nhà thờ ra đến tượng đài Mẹ La Vang để Cha Phó rước Mình Thánh Chúa. Cha xứ nâng cao Mình Thánh Chúa và bắt đầu giờ chầu. Các Bà Mẹ cùng đồng diễn trước tượng đài Mẹ, với những ngọn nến lung linh trong tiếng nhạc và lời ca. Mỗi gia đình, mỗi người đang quy tụ cùng bên nhau trong đại gia đình của giáo Xứ.

“Hôm nay chúng ta đến đây với biết bao tâm tình, cùng dâng lên Mẹ giáo xứ, gia đình và mỗi người, xin Mẹ hàn gắn mọi đổ vở trong giáo xứ, trong gia đình. Xin cho giáo xứ luôn hiệp nhất yêu thương, xin dâng lên những nghèo khó, những người con hư, những lao nhọc, những người đang vất vã vì miếng cơm manh áo, những người gặp khó khăn hoạn nạn. Và cũng xin dâng lên Mẹ những đổ vở, những gương mù, gương xấu. Xin Mẹ cầu Chúa cho chúng con trong tình yêu thương”. Đó là những tâm tình mà Cha Xứ Phạm Sĩ Hiến đã dâng lên và trao gửi giáo xứ, mỗi gia đình và mỗi người trong tay Mẹ, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ đến cùng Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mẹ đã trở về
Alapha Linh
01:45 28/08/2008
Ca khúc: "Mẹ đã trở về" sáng tác của nhạc sĩ Alpha Linh với tiếng hát của Quốc Đại và HBNgọc và clip hình ảnh VietCatholic -- Thái Hà, sáng ngày 14.8.2008, đúng là Mẹ đã về chốn xưa! Bởi vì Từ sáng sớm hôm nay, giáo dân giáo xứ Thái Hà đã thấy một bức tượng Đức Mẹ, cao khoảng 1 mét, đã được dựng trên bệ xi măng trong khu đất đang bị nhà nước chiếm dụng, vốn là thánh địa của Mẹ, là nơi Mẹ đã chọn để ở với con cái của Mẹ. Nhiểu người đã bộc lộ niềm vui sướng khi thấy Mẹ đã trở về với chốn xưa của Mẹ. Từ hôm đó đến ngày hôm nay, nhiều người đã đến đây để cầu nguyện với Mẹ, để tạ ơn Mẹ và chia sẻ niềm vui với Mẹ vì Mẹ đã về được nơi bị người ta chiếm dụng trong nhiều năm qua.
 
Công an đã bắt 'trái phép' một số giáo dân cầu nguyện ở đất Thái Hà! SOS!
PV VietCatholic
03:55 28/08/2008
THÁI HÀ - Hôm qua 27.8.2008, công an đã gửi giấy triệu tập một số giáo dân đến sở công an để thẩm vấn và tra khảo.

Sáng nay 28.8.2008, lúc 10g sáng, có một số đông công an đã tới áp giải ông Nguyễn văn Lân đi về sở công an. Họ cũng bắt bà Hợi lúc 6g sáng. (Bà Hợi là vợ của ông Lân). Họ còng tay bà và đẩy lên xe giống như bắt một tội phạm.

Và rồi vào lúc 10g30 sáng, công an cũng tới đất Thái Hà bắt chị Nguyễn thị Nhi đang cầu nguyện ở đó.

Công an cũng đã bắt bà Hậu cùng với nhóm người Mường đang đọc kinh trong khu đất giáo xứ Thái Hà.

Hình công an đến bắt bà Hợi

Theo luật tố tụng của Nhà nước thì chỉ sau lần triệu tập thứ 3 mới có quyền đến áp giải người bị triệu tập. Tuy nhiên trong trường hợp công an bắt giáo dân Thái Hà, công an thật đã dùng “luật rừng”. Nữ công an khi bắt người còn nói với bà Hậu: "Chúng tôi đưa về làm việc... thoải mái chứ có gì đâu!".

Chúng tôi cũng nhận được Thư cấp báo sau đây của các Linh mục giáo xứ Thái Hà:

Hà Nội, ngày 28.08.2008

CẤP BÁO:

Ngày hôm qua 27.08.2008, chính quyền cũng đã quyết định khởi tố vụ án rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng. Các linh mục cho biết chính quyền đã gửi 4 giấy triệu tập cho giáo dân để điều tra.

Hôm nay khoảng 30 công an đến nhà ông bà Lân ở phố Khâm Thiên. Họ áp giải ông Lân đi. Họ muốn đưa bà Lân đi nhưng bà phản đối. Các linh mục và tu sĩ nhà thờ Thái Hà đế nhà này để phản đối hành động của chính quyền bắt người trái phép. Lập tức có nhưng người gọi điện thoại. Một tiếng sau họ mang đến giấy bắt bà Lân. Họ đưa bà đi. Các linh mục và tu sĩ có mặt ở nhà ông bà Lân bị công an đe dọa. Một tu sĩ bị công an tìm cách tấn công nhưng tu sĩ này tránh được. Lúc khoảng 10h 30. Đến 11g chúng tôi có mặt ở nhà thờ Thái Hà công an dày đặc. Nghe nói họ cũng đã bắt giam một giáo dân ở đây. Chúng tôi chưa rõ tên.

Các linh mục và tu sĩ chúng con đã đến nhà ông bà để bảo vệ hành vi bắt giam oan ức ông bà và đã bị công an đe doạ và đánh một tu sĩ chúng con.

Các sinh hoạt ở nhà thờ Thái Hà diễn ra bình thường. Các linh mũ, tu sĩ và giáo dân vẫn cầu nguyện.
 
Đấu tố và đấu tố!
LM Chân Tín
04:26 28/08/2008
ĐẤU TỐ VÀ ĐẤU TỐ

Sau biến cố giáo dân Thái Hà, Hà Nội đưa tượng Đức Mẹ vào trong khuôn viên mảnh đất của Dòng Chúa Cứu Thế và của Giáo xứ Thái Hà mà chính quyền đã chiếm trái phép (15/08/08), chính quyền đã mở một cuộc đấu tố. Trước hết là đấu tố qua truyền thanh, truyền hình và báo chí đến toàn quốc và cả thế giới, liên tục tố cáo giáo dân và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế xứ Thái Hà vi phạm luật pháp gây mất trật tự an ninh, trong khi Xứ Thái Hà đòi lại mảnh đất để xây nhà thờ như đã định ngày trước, có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng và sở hữu thuộc Dòng Chúa Cứu Thế. Sáng nay 26/08/08 chúng tôi được tin 2 trung tá công an Thành Phố Hà Nội và Quận Đống Đa đã làm việc với linh mục Vũ Khởi Phụng, ra lệnh giáo dân không được cầu nguyện trong mảnh đất đó và mang tượng ảnh Đức Mẹ đi nơi khác. Các tu sĩ và giáo dân đồng loạt tử chối. Chính quyền dọa sẽ truy tố họ vi phạm luật pháp mặc dù họ có đủ giấy tờ hợp pháp làm chủ quyền mảnh đất đó, còn chính quyền thì nói mảnh đất đó là của họ, nhưng không có một mảnh giấy nào minh chứng họ là chủ. Đây là một trong hàng triệu cuộc đấu tố của chế độ cộng sản trên đất nước ta.

Tôi chợt nghĩ đến một cuộc đấu tố mà sách Thánh Kinh của Kitô Giáo đã kể lại: đó là câu chuyện vua Akháp và mảnh vườn nho của một nông dân nghèo:

Ông Navốt có một vườn nho, bên cạnh cung điện vua Akháp, vua Samari. Vua nói với ông Navốt: “Hãy nhường vườn nho của ngươi cho ta, để bù lại, ta sẽ cho ngươi một vườn nho tốt hơn, hay là nếu ngươi muốn giá bao nhiêu ta sẽ trả bằng bạc”. Nhưng ông Navốt thưa với vua: “ Xin Đức Chúa Trời đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài”. Vua Akháp trở về nhà buồn rầu và bực bội, vì lời ông Navốt đã nói với vua. Vua nằm trên giường, quay mặt đi và không chịu ăn uống gì. Bà hoàng hậu Ideven nói với vua: “Vua cai trị hay thật ! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên, thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Navốt”. Bấy giờ, bà nhân danh vua viết thư rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành với ông Navốt. Theo lệnh bà hoàng hậu, những tay sai của bà đã tổ chức một cuộc đấu tố, bịa ra đủ tội với tôn giáo, với nhà vua. Navốt đã bị ném đá chết. Sau đó bà hoàng hậu nói với vua: “Xin vua đứng dậy và chiếm đoạt vườn nho của Navốt, kẻ đã từ chối không chịu nhượng cho ngài để lấy tiền, vì Navốt không còn sống nữa, nó chết rồi”. Khi nghe biết ông Navốt đã chết vua Akháp đứng dậy xuống chiếm đoạt vườn nho của ông Navốt.

Sau đó Thiên Chúa sai tiên tri Êlia đến nói với vua “Đức Chúa phán thế này: ngươi đã giết hại lại còn chiếm đoạt nữa ư ?... Tại chính nơi chó đã liếm máu Navốt thì chó cũng sẽ liếm máu ngươi … Này ta sẽ xóa sạch hậu duệ ngươi, Ta sẽ tiêu diệt hậu duệ ngươi. (1V21,1-21)

Vua Akháp là điển hình cho chế độ độc tài vô nhân đạo, chẳng biết luật của lương tâm, cũng chẳng biết luật mà chính họ đưa ra trên giấy tờ nhưng không thi hành trong cuộc sống của người dân vô tội như câu chuyện ông Navốt. Để cướp vườn nho của người nông dân nghèo, bà hoàng hậu đã tổ chức một cuộc đấu tố, vu khống người dân này đã vi phạm luật lệ để phải bị ném đá chết. Cách bà ta làm là viết thư cho các kỳ mục và thân hào lập tòa án và xếp ông Navốt ở hàng đầu dân chúng. Rồi họ đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với người nông dân để chúng tố cáo: “Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức Vua…” Người ta đã làm đúng lệnh của hoàng hậu. Họ kết án ông Navốt và ném đá ông. Ông đã chết.

Đó là thứ tòa án nhân dân mà đảng cộng sản đã thi hành 1954 ở Bắc Việt. Hàng loạt tòa án nhân dân giết bao người vô tội, cướp bao ruộng đất, nhà cửa của người nông dân vô tội. Vợ tố khổ chồng, con cái tố khổ cha mẹ, em tố khổ anh, bà con bạn hữu tố khổ nhau. Các cuộc tố khổ của cộng sản việt nam còn ghê gớm gấp trăm cuộc tố khổ người nông dân thời vua Akháp.

Ngày nay không còn những cuộc tố khổ dã man như trước nhưng thực chất vẫn là một. Người ta tổ chức những buổi làm việc với công an, những toà án giả hiệu, bịa ra đủ thứ tội để lên án người dân, để cướp đất đai nhà cửa ruộng vườn của họ, giống như câu chuyện vua Akháp và ông Navốt. Miền Nam không có tố khổ như miền Bắc. nhưng chế độ cộng sản miền nam bịa ra bao nhiêu tội lỗi cho người dân, cho các tôn giáo nói chung và cho Công giáo nói riêng.

Như tôi đã nói trong bài “Cộng sản: mục đích biện hộ cho phương tiện”, vì tham quyền cố vị, các đổng chí cộng sản thanh toán nhau; vì tham tiền, tham đất đai ruộng nương, của cải người dân, của cải các tôn giáo, thì dùng mọi phương tiện để đạt mục đích.

Trong chế độ cộng sản không chỉ có một vua Akháp mà có hàng triệu, cũng không chỉ có một Navốt mà hàng triệu Navốt.

Phải có một chế độ chính trị biết tôn trọng lương tâm, biết tôn trọng con người, biết tôn trọng pháp luật. có như vậy người dân vô tội mới an vui trong cuộc sống. Vụ tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái hà bị đấu tố trên khắp nước và trên toàn thế giới cũng là một cuộc đấu tố trong hàng triệu cuộc đấu tố trong chế độ cộng sản việt nam.
 
Bước đường cùng : đổ dầu vào lửa - Thử thách với giáo dân Thái Hà
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
07:26 28/08/2008
Chiến dịch truyền thông bịa đặt, bôi xấu và nhục mạ

Sau khi các phương tiện truyền thông nhà nước tới tấp đàn áp thông tin với những người Công giáo và tu sĩ xứ Thái Hà một cách bất chấp lương tâm đạo đức nghề nghiệp cũng như lương tâm con người. Người ta tự hỏi, trong số các tổng biên tập, các phóng viên báo chí Việt Nam, chẳng lẽ không còn những con người có chút lương tri tối thiểu để viết về vụ việc này một cách chân thực hơn, ngoài “tính đảng, tính chiến đấu” thì ít nhất còn có một chút tính người? Nhưng không!

Khoảng 30 công an đến bắt ông bà cụ Nguyễn Văn Lân
Mục đích của chiến dịch truyền thông rầm rộ vừa qua nhằm để thực hiện những chỉ thị của cấp trên cho các báo mà báo Hà Nội Mới đưa tin là: “các cơ quan báo chí nghiên cứu, tiến hành đăng tin, viết bài phản ánh, tạo dư luận lên án đấu tranh mạnh mẽ”.

Với sự định hướng như thường thấy trong vô vàn những định hướng như vậy, có nghĩa là nhà nước đã tạo cho báo chí “lề đường” buộc phải đi trong vụ này, đó là “tạo dư luận lên án” việc đòi lại đất đai, tài sản của tôn giáo tại giáo xứ Thái Hà: Lên án việc tu sĩ và giáo dân, bất chấp những văn bản nhập nhằng, bất chấp sự khuất tất, cả vú lấp miệng em của nhà nước, bất chấp việc nhà nước đã de dọa trấn áp mà vẫn kiên gan đòi lại công lý, công bằng. Lên án việc giáo dân đã chặn đứng những âm mưu chia chác mảnh đất này, mà không khó lắm thì ai cũng hiểu những người dự chia phần béo bở này là ai. Lên án những giáo dân tố cáo kẻ nhũng lạm vi phạm pháp luật ở đây, sự vi phạm đã được nhà nước công nhận. Lên án những người dũng cảm đòi lại tài sản của mình bị chiếm đoạt một cách trái phép bằng tay không và lời cầu nguyện.

Chứng cứ?

Sau 12 năm khiếu nại kể từ 1996 đến nay, sau những tháng ngày cầu nguyện, nắng mưa, căng thẳng và vô cùng vất vả của giáo dân, của lực lượng bảo vệ và các cơ quan chức năng. Sau bao công văn, giấy mực, bao tiếng kêu gào hết đơn khiếu nại rồi đến khiếu nại khẩn cấp, đề nghị… của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà, cuối cùng, thì ngày 26/8/2008, UBND TP Hà Nội cũng đã thò ra các chứng cứ, mà qua đó, họ cho là cơ sở để biến đất của Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà thành của nhà nước, rồi thành của tư nhân.

Như vậy cũng đã là tốt, vì dù sao, UBND đã phải lắng nghe tiếng kêu của dân mà đưa ra các chứng cứ để chứng minh việc chiếm đoạt, sử dụng đất đai tài sản của Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà là hợp pháp. Điều đó chứng tỏ, UBND TP Hà Nội đã bắt đầu chú ý đến việc hành xử theo luật pháp quy định khi mình thủ đắc tài sản, thì phải chứng minh nguồn gốc bằng giấy tờ phù hợp pháp luật.

Như vậy, đã thấy lần này UBND TP Hà Nội đã thay đổi cách làm việc bằng pháp luật để làm gương cho dân mà không phải là cách hành xử như trước đến nay là chỉ có nguyên mỗi một câu được nhắc đi nhắc lại “Không có cơ sở giải quyết” mà không đưa ra chứng cứ, thể hiện sự thiếu tôn trọng người khiếu nại đã hơn 12 năm nay.

Bây giờ, chỉ việc so sánh chứng cứ, văn bản để hai bên cùng chứng minh quyền sử dụng đất đai và sở hữu tài sản của Dòng Chúa cứu thế - Xứ Thái Hà thuộc về ai. Và cái lẽ tự nhiên là của ai thì trả người đó, khỏi tranh chấp.

Trước cửa công lý, bên nào có lý sẽ được thừa nhận và bên kia sẽ phải tâm phục, khẩu phục mà rút lui. Như thế, bà con chắc sẽ được yên ổn về nhà làm ăn, mà nuôi con nuôi cháu với tấm lòng thanh thản. Các chiến sĩ bảo vệ sẽ hết những đêm dài căng thẳng trực chiến. Và những mưu ma chước quỷ sẽ hết cơ hội tái diễn.

Trong công văn số 680/UBND-NNĐC ngày 26/8/2008 của UBND TP Hà Nội gửi Nhà thờ Thái Hà, chúng tôi đọc được dòng chữ: “bản gốc các tài liệu, hiện sở Tài nguyên – Môi trường và Sở Xây dựng TP đang lưu trữ”. Ôi, chỉ mấy chữ đơn giản vậy thôi mà cả 12 năm nay nó không được nói ra để dẫn đến mức độ như bây giờ. Quả là tìm được một câu của cơ quan công quyền có thể giải quyết một sự việc cho đơn giản thật là khó. Nếu như điều này được nói ra cách đây 12 năm, thì chắc bây giờ quan đã ăn ngon, dân đã ngủ yên mà không vất vả, tốn kém.

Tưởng thế mà… không phải thế, chứng cứ gỡ rối càng thêm rối

Theo nội dung Công văn trên, UBND TP yêu cầu: “các linh mục Giáo xứ Thái Hà nghiên cứu kỹ để hiểu rõ hơn về Quyết định giải quyết đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng đất”.

Nhưng, khi nghiên cứu các loại tài liệu được coi là chứng cứ đó dù chưa kỹ, bởi đây là bản photocopy không là bản gốc, chưa được giám định những tư liệu, chữ ký trên đó là thật hay giả, chỉ nhìn bằng mắt thường, đã thấy có nhiều điều khó hiểu mà không giải thích được.

Điều khó hiểu đầu tiên, đó là tất cả những tài liệu này đều không có bất cứ một con dấu nào của Dòng Chúa Cứu thế, - Xứ Thái Hà, mà tôi nghĩ Dòng này, nhà thờ này trước đến giờ vẫn tồn tại liên tục, vẫn có con dấu hiện diện. Chỉ duy nhất có một giấy có con dấu thì lại có thêm một con dấu khác nằm đè lên nó? Nhưng chữ ký thì hoàn toàn xa lạ như nước với lửa so với những chữ ký còn lại. Tôi thấy lạ cho mấy cái tài liệu mà được cho là “Linh mục Bích” ký 100%.

Điều khó hiểu thứ hai là tất cả các tài liệu trên, chỉ duy nhất có linh mục Bích ký, mà không có một chữ ký nào khác của bất cứ ai.

Trong quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 30/6/2008 đã nói chắc như đinh đóng cột rằng: “Ngày 24/10/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý nhà, đất) đã ký biên bản “Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước”. Trong công văn của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất số 1784/TNMT&NĐ-CS ngày 7/5/2008 lại nói chắc như cục gạch rằng: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây, ngày 24/11/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu nhà đất Thái Hà qua nhà nước thống nhất quản lý”.

Trong tài liệu UBND TP gửi đến để làm chứng cứ cho việc chiếm đoạt đất Thái Hà, nếu căn cứ các tài liệu và văn bản của TP Hà Nội, theo suy luận đơn giản nhất về thời gian chúng ta thấy rằng:

- Ngày 24/10/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao toàn bộ nhà đất (trừ Nhà thờ) sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (theo quyết định của TP).

- Ngày 9/11/1961 “linh mục Bích” lại kê khai toàn bộ nhà đất nhưng do mình đang quản lý trên 6ha? (Theo chứng cứ TP cung cấp)

- Ngày 10/11/1961 “Linh mục Bích” lại kê khai bàn giao tiếp khu đất trên qua Nhà nước quản lý, kể cả nhà thờ vì toàn bộ chỉ hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp)

- Ngày 24/11/1961 “Linh mục Bích” ký biên bản bàn giao khu đất Thái Hà đất sang Nhà nước quản lý trên diện tích khoảng 60.000m2 (Theo công văn Sở Tài nguyên MT).

- Ngày 27/5/1963 (con số này bị sửa chữa), tức là hai năm sau, “Linh mục Bích” lại tiếp tục có đơn xin bàn giao qua nhà nước thống nhất quản lý với tổng diện tích hơn 60.000m2. (Theo chứng cứ TP cung cấp)

- Ngày 24/12/1991 “Linh mục Bích” có thư gửi HTX Dệt thảm Đống Đa xác nhận nhận 40 triệu đồng của HTX Dệt thảm Đống Đa. (Theo chứng cứ TP cung cấp). Chúng tôi thấy ngày 24/12 là ngày lễ Noel???

Như vậy, theo các văn bản đã nói ở trên, thì “Linh mục Bích” phải có đến hơn 240.000m2 đất tại khu vực Thái Hà để bàn giao qua nhà nước quản lý trong 4 lần ở trong 4 thời điểm khác nhau. Thực tế, đất đai của Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà cũng chỉ là hơn 60.000m2.

Và tất cả những giấy tờ đó, thì linh mục Bích cũng chỉ là người quản lý, chủ sở hữu vẫn là Dòng Chúa Cứu thế

Tất cả những giấy tờ văn bản trên, tuyệt nhiên không có bất cứ con dấu nào của Dòng Chúa Cứu thế, trừ một văn bản, có chữ ký lạ hoắc thì được đóng hai con dấu khác nhau, chồng lên nhau. Có lẽ, đâu là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy được một thứ giấy tờ lạ lùng như thế mà được nhà nước công nhận là chứng cứ pháp lý. Có người hỏi bà giám đốc Xí nghiệp Thảm len thì bà ta khẳng định không đưa cho linh mục Bích một xu nào?

Điều lạ nữa, là văn bản nhà nước luôn khẳng định về cái “Hội nghị bàn giao nhà đất sang nhà nước thống nhất quản lý” vào ngày 24/10 và ngày 24/11/1961 là căn cứ để UBND TP coi đó là ngày mà của nhà dòng thành của nhà nước. Nhưng trong mớ chứng cứ nói trên, không hề có biên bản bàn giao này.

Điều lạ lùng nhất mà khi cung cấp những cái gọi là “chứng cứ” về đất đai nói trên, Nhà nước đã quên một quyết định quan trọng là quyết định số 76/QL-NĐ để giao đất cho Xí nghiệp thảm len, nhưng được ký từ ngày 30/1/1961. Quyết định này được Đài Truyền hình đưa lên để nói: đây là những giấy tờ mà linh mục Bích đã ký hơn 50 năm trước để giao đất cho nhà nước? Phải chăng là họ lại “quên”?

Không, theo tôi, không có chuyện quên đó, nếu thò cái văn bản đó ra, hiển nhiên người dốt nát nhất về luật pháp cũng phải hỏi: Ngày 30/1/1961, TP Hà Nội lấy đâu ra đất để giao cho Xí nghiệp Thảm len 19.296m2. Câu hỏi này thì tôi chắc chắn có ngụy biện, bóp méo giỏi như báo đài nhà nước, cũng không thể trả lời.

Điều mà UBND TP Hà Nội đã không tính đến mà sửa chữa những chữ “quản lý” trong các văn bản nói trên, bởi vì từ QUẢN LÝ hoàn toàn không có đồng nghĩa với từ BÁN, CHO, TẶNG, HIẾN, ĐỔI… hay một từ nào đó tương tự việc chuyển quyền sở hữu tài sản.

Tất cả những giấy tờ kia, chỉ duy nhất bàn giao cho nhà nước quản lý theo đúng chức năng quản lý của nhà nước. Tuyệt đối không phải là sang nhượng, chuyển quyền sở hữu, mua bán, đổi chác…

Riêng từ “quản lý” này. Công văn của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Quận Đống Đa đã định nghĩa rõ. Mời UBND TP Hà Nội xem lại để có thể hiểu được ý nghĩa của từ này.

Khi thực hiện những công việc đó, nếu có, thì “Linh mục Bích” cũng ghi rõ là “Người quản lý” mà thôi. Mà người quản lý, thì đương nhiên là không bao giờ được tự ý định đoạt, bán đổi, cho, hiến tài sản của chủ mình. Nếu có, chỉ là sự ép buộc trong hoàn cảnh bất khả kháng mà pháp luật không bao giờ chấp nhận.

Muốn định đoạt được những tài sản trên bởi “linh mục Bích”, đương nhiên cần phải là ủy quyền của Dòng Chúa Cứu thế và Giáo xứ Thái Hà - chủ sở hữu tài sản đó. Tất cả những ủy quyền trên, UBND TP Hà Nội không hề có.

Cũng cần nói rằng: Hiện nay, tất cả giấy tờ về quyền sở hữu nhà đất ở đây, Dòng Chúa Cứu thế - xứ Thái Hà đều đang nắm giữ. Vậy mà trong một tài liệu cho là của Linh mục Bích ký năm 1963? Thì đã kèm theo các giấy tờ làm bằng chứng gồm có đất đai Nhà thờ Nam đồng?

Điều cần nói nữa mà hình như UBND TP Hà Nội chưa kịp nghĩ đến, hoặc chưa sáng tác kịp đó là khi có người bàn giao, thì đương nhiên phải có người chấp nhận bàn giao? Nhưng tất cả giấy tờ kia, chỉ có một mình “Linh mục Bích” bàn giao quản lý, mà không có bất cứ một văn bản nào của người nhận bàn giao? Trong khi tài liệu ghi rõ: “kể từ ngày được chấp nhận bàn giao”. Vậy thì bàn giao cho ai? Bàn giao để nhằm mục đích gì? Hoàn toàn không có, trên các văn bản, chỉ duy nhất một chữ ký được cho là của “Linh mục Bích”?

Về nguyên tắc biên bản bàn giao, ngoài thời gian, địa điểm, nội dung phải có bên bàn giao, và bên nhận bàn giao.

Nhưng, ở đây thì không, vì thực tế đất đai đã bị cưỡng chiếm từ đầu năm 1961 còn đâu. Không cần giao cũng chẳng cần bàn khi mà thời đó, nhà nước có thể bắt bỏ tù bất cứ người linh mục, tu sĩ, giáo dân nào nếu thấy ngứa mắt mà không cần án. Bao nhiêu người đã chết rũ tù đến bây giờ không biết ở đâu là những chứng cứ hiển nhiên. Dòng Chúa cứu thế Thái Hà cũng không là ngoại lệ.

Vì sao chậm trễ, vì sao lại… đưa ra?

Chắc có lẽ biết rằng, với những “chứng cứ” không thể nói và cơ sở pháp lý như trên cho việc chiếm đoạt đất Thái Hà, nên UBND TP Hà Nội đã kiên quyết không chịu thò nó ra từ xưa đến nay. Dù bên phía Nhà thờ đã kiên quyết yêu cầu theo đúng nguyên tắc pháp luật.

Điều này cũng để giải thích vì sao ngay từ khi Linh mục Bích còn sống, đã nhiều lần khiếu nại nhưng các cơ quan đều bịt tai che mắt mà không hề hồi âm. Đến khi ngài đã chết, thì mới có cái công văn và quyết định rằng: “Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao qua nhà nước quản lý” nhằm để bao biện cho việc chiếm đoạt này. Nếu như đúng là có việc Linh mục Bích đã chuyển quyền sở hữu hợp pháp cho nhà nước, mà còn đòi lại, thì tôi tin là với hệ thống chuyên chính vô sản này, Linh mục Bích có mà… vỡ mồm ngay.

Cũng hiểu điều đó, nên trước khi lìa trần về với Chúa mà chưa hề yên tâm, Ngài đã đứng trước giáo dân cộng đồng mà thể rằng “Đời tôi chưa bao giờ bán, hoặc cho, tặng ai một mét vuông đất của Nhà thờ”. Băng ghi âm, ghi hình của Linh mục Bích giờ vẫn còn ở Giáo xứ Thái Hà, ai muốn xem, xin đến tận nơi.

Vậy vì sao đến lúc này UBND TP đã đưa ra chứng cứ? Chấp nhận việc tranh luận dựa vào chứng cứ, bỏ qua cái cung cách cả vú lấp miệng em “không có cơ sở cho việc đòi lại” như xưa nay vẫn làm. Câu hỏi này, chắc phải dành cho UBND TP Hà Nội.

Nhưng tôi, theo suy đoán của mình qua tìm hiểu, thì ngày 22/8/2008, trong cuộc gặp với Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh, linh mục Vũ Khởi Phụng và các linh mục đã đòi được có chứng cứ những giấy tờ liên quan, nếu có chữ ký của Linh mục Bích đã bàn giao, chuyển quyền sở hữu tài sản. Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh đã hứa sẽ báo cáo với TP. Ngày 25/8/2008, đột nhiên công an mời Linh mục Phụng và các linh mục khác (Trừ linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong?) đến để “thương thuyết về đất đai”. Linh mục Phụng và các linh mục khác đều khấp khởi, nhưng khi đến nơi, các vị được cho xem những giấy tờ này và lập biên bản, yêu cầu đưa ảnh tượng về. Linh mục Khải thắc mắc: Có những chỗ không giống lời và chữ viết, chữ ký của Linh mục Bích. Linh mục Phụng yêu cầu cho chúng tôi về nghiên cứu, nếu có biên bản bàn giao chuyển nhượng bởi linh mục Bích và có chữ ký của Ngài.

TP Hà Nội chắc đã vui sướng khi nghĩ rằng: Với những cái gọi là “chứng cứ” trên, lại có chữ ký của “Linh mục Bích” mà họ khẳng định đó là thật, thì chắc các Linh mục Dòng Chúa Cứu thế chỉ có việc im lặng mà vác ảnh tượng về vì chắc các tu sĩ cũng không thể hiểu được tính pháp lý của các văn bản, chắc họ cũng chỉ nghĩ “QUẢN LÝ” = QUYỀN SỞ HỮU mà thôi.

Và ngày 26/8/2008, TP Hà Nội đã chuyển những “chứng cứ” trên. Đồng thời hệ thống truyền thông ra sức tô vẽ, cố nhắm mắt để đánh đồng và đánh lừa nhân dân cả nước rằng “quản lý = quyền sở hữu”. Lại còn “chứng cứ” này được cung cấp ngày 19/8/2008 cho các báo để định hướng lên án, đấu tranh? (Báo HNM)

Nhưng, các cơ quan chức năng đã quá… tưởng bở nên đã đi một bước mạo hiểm.

Khi tiếp xúc với các cái gọi là “chứng cứ” các linh mục mới giãy nãy lên rằng: Các ông nói thế là sai, đây đâu phải là văn bản chuyển nhượng sở hữu, không có cơ sở pháp lý ở những văn bản này. Chuyển nhượng phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu, người quản lý không thể chuyển nhượng.

Và tai hại thay, các tu sĩ lại hiểu được từ QUẢN LÝ không phải là QUYỀN SỞ HỮU, không như hệ thống truyền thông và UBND TP muốn họ hiểu.

Vậy là một công văn trả lời, phản bác, đồng thời vạch ra hàng loạt những mâu thuẫn mà UBND TP Hà nội khó mà trả lời, đi những chứng cứ có tính pháp lý được cấp tốc gửi đến UBND TP Hà Nội và các cơ quan.

Sức mạnh chuyên chính vô sản vào cuộc

Khi phản ứng của Nhà thờ Thái Hà đã rõ việc không chấp nhận những cái gọi là chứng cứ mà không có cơ sở pháp lý cho việc chiếm đoạt kia, đồng thời khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Trong thời gian UBND TP chưa cung cấp được đầy đủ những chứng cứ đủ cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất đai, tài sản trên, thì đất đai tài sản trênvẫn đương nhiên thuộc Dòng Chứa cứu thể - Giáo xứ Thái Hà.

Chắc không ngờ trước phản ứng này khi đi một nước cờ mạo hiểm, nên khi mưu chước đó không thành công, Nhà nước lại sử dụng lại con bài xưa nay của chính quyền: súng, nhà tù. Vậy nên ngày 27/6/2008 Nhà thờ gửi văn bản phản đối, thì ngay lập tức, các phương tiện thông tin đại chúng đã loan tin “Khởi tố vụ án hình sự” tại 178 Nguyễn Lương Bằng. Chiều hôm đó, các giấy triệu tập đã gửi đi.

Tối đó, nhiều khác lạ đã xảy ra trên khu đất đang được mọi người đến cầu nguyện, các chiến sỹ công an đã dọn bàn kê ra ngay giữa đường đi của đoàn Cầu nguyện, cố tình khiêu khích giáo dân, linh mục đang hát Thánh ca bằng những lời lẽ xúc phạm tôn giáo trắng trợn như “tao ra đập nát cái tượng cho xem, có lệnh cái thì đ.m. tao đập tan hết. Chúa gì mà thắp toàn hương muỗi, Chúa đểu, toàn con chiên đểu, dân nhà quê mới lên, mấy thằng điên…” Đến khi tôi hỏi: “Các anh là lực lượng vũ trang nhân dân, mà xúc phạm tôn giáo một cách trắng trợn như thế à” họ lại càng khả ố hơn, “mày có cái máy ghi âm đểu…” và những lời lẽ không thể nhắc lại mà không thấy ngượng với chính mình.

Thực ra, cái quyết định khởi tố không lạ, khi mà hệ thống truyền thông độc tài, độc quyền một chiều đã mất công sức tô vẽ hình ảnh giáo sĩ, giáo dân Thái Hà ngày càng nên gớm ghiếc cho toàn xã hội xem cả mấy tháng nay, luôn kết tội họ “vi phạm pháp luật”…

Những tưởng Nhà nước đã muốn bắt đầu đối thoại dựa trên các cơ sở pháp lý, nhưng chắc khi dùng những chứng cứ mà tự mình thấy đã… thua, thì việc dùng sức mạnh của súng đạn là điều dễ hiểu, vì họ phải… thắng.

Nhưng, người giáo dân thì nói: “về mặt pháp luật, cần phải khởi tố một vụ án chiếm đoạt tài sản đất đai của Dòng Chúa cứu thế - Xứ Thái Hà, và vụ án vi phạm luật đất đai mà giáo dân đã phát hiện. Chính họ mới là những người vi phạm pháp luật trắng trợn, bất chấp pháp lý cũng như đạo lý. Việc chúng tôi đang bảo vệ tài sản của mình là chính nghĩa, việc đập đổ bức tường là chính đáng, vì nó là bức tường trái phép xây dựng trên đất của chúng tôi đã bị chiếm đoạt trái phép”.

Sáng 28/8/2008 một đoàn cảnh sát đông đúc, ào ào như sôi đã đến cưỡng chế ba giáo dân lên Công an. Giáo dân Thái Hà bước vào một thử thách mới.

Như vậy, bước tiếp theo của giáo dân Thái Hà trên còn đường đòi công lý, sự thật quá nhiều gian nan sẽ còn những khúc quanh bi tráng.

Phía Nhà nước, nếu lấy cách hành xử dùng bạo lực, quyền lực để mong che lấp một sự thật, đảo lộn phải trái, trắng đen, thì là một cách đổ dầu vào lửa.

Tôi chợt nhớ đến câu thơ của một nhà thơ dân gian (Lê Mai Đậu) rằng:

“Đẩy người đến chỗ cầm dao

Cha con Bá Kiến, thằng nào cũng… ngu”.


Là những người công giáo, bạn nghĩ gì về những điều đã và sắp xảy ra? Người công giáo phải làm gì để Thái Hà không cô đơn, để công lý, sự thật được sáng tỏ?

Riêng tôi, tôi nguyện cầu cho Hòa Bình sớm được thực hiện, đem an lành vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2008
 
Vài câu chuyện về đạo lý theo cái nhìn
Nguyễn Ngọc Huỳnh
07:33 28/08/2008
Tôi không có chuyên môn về pháp luật, nên thú thực cũng chẳng hiểu rõ những chuyện tranh cãi về pháp lý giữa chính quyền với nhà thờ Thái Hà. Cứ thấy mấy con số và mấy chữ ghi tắt tên của những nghị quyết hay quyết định là tôi phát khiếp! Rồi những chữ như “thống nhất nhà nước quản lý”, “cải tạo xã hội chủ nghĩa”… cứ như là những tiếng phèng phèng bên tai, làm tôi phát hoảng! Nhưng nói chuyện với mấy người giáo dân đến Thái Hà cầu nguyện, tôi thấy cách họ nghĩ và nói về công lý sao mà dễ hiểu và nhẹ nhàng quá.

1. Có bà cụ bảo với tôi:

Ấy anh xem. Cái chỗ nhà nguyện Giêrađô bây giờ đấy. Đất ấy là của Nhà Thờ. Có thời tự nhiên người ta thấy mấy xí nghiệp gì gì đến chiếm, bảo rằng chính quyền đã giao chỗ ấy cho họ. Rồi họ mua đi bán lại thế nào chả biết. Cuối cùng nó bị bỏ đấy, thành như một bãi đất hoang. Mà không phải chỉ là đất hoang đâu. Bọn hút chích xì ke ma tuý vào đấy chích choác. Bọn cờ bạc vào đấy sát phạt nhau. Ngay đầu nhà thờ nhá! Đám đất ấy đã thành ổ tệ nạn. Còn cái nhà nguyện nhỏ trong ấy thì gần sập.

Thế là chúng tôi ra tay dọn dẹp, biến đám đất ấy thành chỗ để xe sạch sẽ như bây giờ. Cái nhà nguyện cũ thì được sửa lại. Chứ mà không sửa thì nó sập, đè chết người như chơi ấy chứ! Vậy là chấm dứt cái ổ tệ nạn ngay đầu nhà thờ: giáo dân đi lễ có chỗ để xe này, khỏi gây ách tắc giao thông này… Mấy đứa bé có chỗ chạy chơi khi đi học giáo lý nữa…

Thế rồi mấy ông chính quyền mò đến, bảo là họ sẽ lấy chỗ đất ấy làm nhà văn hoá. Ơ hay! Lúc đám đất ở ngay đầu nhà thờ đấy còn là hang ổ của những tệ nạn xã hội, thì chẳng thấy họ đến dọn dẹp. Bây giờ, họ mặc kệ giấy tờ của Nhà Thờ về quyền sở hữu chỗ đất ấy. Họ bảo: phải để cho họ làm nhà văn hoá.

Vậy mà họ bảo là có công lý! Cứ như chuyện đùa vậy, phải không anh?

Nhưng mà nói thật với anh nhá. Họ chẳng làm nhà văn hoá đâu. Hay có thì cũng chỉ mấy bữa thôi. Rồi quy hoạch đi quy hoạch lại, miếng đấy ấy lại bị chia lô bán mất lúc nào, ai biết được?! Thành ra chúng tôi chẳng dại gì mà tin họ.

2. Một chuyện khác của mấy bà đến cầu nguyện tại Phố Đức Bà:

Cái đám đất mà chúng tôi đang đến cầu nguyện này cũng là đất của Nhà Thờ từ xửa xưa. Ai ở Hà Nội từ xưa cũng biết vậy. Khi xưa, đất của giáo xứ rộng hơn 6 vạn thước vuông cơ đấy. Cái bệnh viện Đống Đa này, cái trụ sở uỷ ban kia, cái trụ sở Hội Chữ thập đỏ đấy, cái nhà kho bạc kia, cái trường học kia, cái Trạm 4 kia, rồi biết bao nhiêu nhà cửa của dân chúng đây, đều là chỗ đất của giáo xứ Thái Hà đấy. Người ta đã lấy của giáo xứ gần hết đất đai rồi. Bây giờ cái chỗ nhà thờ nó chật chội quá. Nên giáo xứ xin lấy lại cái mảnh đất bé tý này, chắc chỉ khoảng một phần tư chỗ đất xưa thôi. Mà không phải là xin lấy đất này để làm của riêng đâu nhá. Cũng là để cho mọi người có chỗ mà thờ phượng thôi.

Vậy mà báo đài lại lu loa ầm ỹ như thể chúng tôi đi ăn cướp không bằng! Mà chúng tôi vẫn còn giấy tờ chủ quyền trên đám đất này đấy!

Anh thấy không, công lý là ở chỗ chúng tôi đấy chứ! Chưa kể là người ta đang sử dụng phần lớn đất đai của giáo xứ Thái Hà này, kể cả sử dụng cho các cá nhân nữa! Mà họ chẳng biết uống nước nhớ nguồn là gì, phải không anh? Họ phải trả lại cho nhà thờ Thái Hà một ít đất chứ! Mà Nhà Thờ có đòi lại hết cả đâu.

Họ càng lu loa chửi bới cha con giáo xứ Thái Hà chúng tôi, họ lại càng giống bọn ăn cháo đái bát. Đúng không anh?

3. Một người đàn ông kể:

Cái chỗ đất đang tranh chấp kia là của giáo xứ chúng tôi từ xưa. Trước đây chính quyền đem cho xí nghiệp Dệt thảm len. Nhưng mà chính quyền tự lấy vậy thôi, chứ họ đâu có ký cái quyết định hợp pháp nào để trưng thu cái mảnh đất này! Cha Già Bích cũng chẳng giao đất này cho họ.

Rồi người ta bán đi bán lại, mảnh đất thành ra của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Rồi công ty này lại đem bán. Thấy họ đem bán, Cha Già Bích thay mặt giáo xứ đòi lại. Hồi ấy là năm 1996, tức là 12 năm rồi.

Mà này nhé, bây giờ Cha Già qua đời rồi họ mới bảo là ngài đã bàn giao đất này cho nhà nước quản lý. Sao họ không đưa giấy bàn giao mà họ bảo là Cha Già đã ký xưa để từ chối đơn đòi đất của Cha Già? Thì Cha Già có ký đâu mà họ dám nói vậy khi ngài còn sống! Thế là tôi biết Cha Già đã chẳng bàn giao gì cho họ. Chứ không thì họ đã hò hét từ 12 năm trước cơ!

Nhưng cuối năm ngoái, khi chúng tôi đang đòi lại mảnh đất này, thì chúng tôi phát hiện ra người ta đang bán chác cái mảnh đất này. Thế là chúng tôi lên tiếng. Nhờ vậy mà bây giờ mảnh đất này mới còn đây. Chứ không thì nó đã bị chia lô và bán mất rồi. Vậy là nhờ chúng tôi đấy nhá.

Thế mà bây giờ chính quyền bảo là họ tịch thu đám đất này để làm công viên và bảo là chúng tôi phạm pháp! Công lý mà vậy à?

Mà nếu để cho họ lấy làm công viên, thì cũng chẳng có gì chắc chắn rằng vài năm nữa, nó lại chẳng bị phù phép thành của riêng… Vì vậy mà chúng tôi muốn mảnh đất này được giao lại cho Nhà Thờ. Vì như vậy, chắc chắn nó vẫn còn là của cộng đồng, của dân chúng…

Đấy là vài câu chuyện trong số rất nhiều câu chuyện mà người ta có thể nghe được ở Thái Hà về công bình và đạo lý. Những câu chuyện này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Tôi hiểu tại sao những người nghèo này lại can đảm và tích cực với công việc của Nhà Thờ tại mảnh đất này như vậy…

Tôi cầu xin cho công bình và đạo lý thực sự được tôn trọng.

28/8/2008
 
Thái Hà bị trần áp: Tu sĩ và giáo dân can trường phản đối
Lạc Việt
09:23 28/08/2008
THÁI HÀ BẮT ĐẦU BỊ TRẤN ÁP
TU SĨ VÀ GIÁO DÂN CAN TRƯỜNG PHẢN ĐỐI


“Hai ông bà ỏ trong một căn nhà nhỏ, trong một con ngõ nhỏ thuộc phố Khâm Thiên. Cả hai tuổi gần 70. Hằng ngày trên chiếc xe máy dream đã cũ ông vẫn chở bà chở bà đi lễ cầu nguyện. Nhưng hôm nay không còn nữa. Vì hai ông bà đã bị bắt sang nay”. Người dân ỏ sân nhà thờ cho biết.

Các giáo dân còn cho biết: Khoảng 9 h họ nhận được tin công an bao vây nhà ông. Khi các giáo dân và tu sĩ trong giáo xứ đến được nhà ông thì chuyện của ông đã xong: Công an đã giải ông đi.

Giáo dân kể: “Khoảng 8 h công an mời bà Hợi, vợ ông Lân, đi lên đồn công an. Bà nói: “Khi nào chồng tôi về thì tôi đi”. Ông không về được. Họ ép bà đi. Các tu sĩ và giáo dân đến phản đối việc bắt người trái phép.

Một tu sĩ nói: “Nếu các anh sai luật bắt người đúng luật thì các anh vào bắt đi. Anh cán bộ và các công an đi ra. Họ gọi điện với nhau í ới. Gần 11 h trưa họ mang đến hai cái giấy bắt bị can. Họ áp giải bà Lân đi.

Khoảng 11 h, công an xuống nhà thờ Thái Hà, họ ra khu đất tranh chấp. Một nữ công an nói có lệnh triệu tập bắt chị Nhi. Chị không muốn đi lúc này. Chị bảo đến chiều. Công an vào dung sức lực lôi chị đi. Các giáo dân khác vẫn bình tĩnh cầu nguyện.

Khoảng 12 h trưa, đông đảo giáo dân cùng các tu sĩ vẫn cầu nguyện ở khu đất tranh chấp. Buổi cầu nguyện kéo dài khoảng 15 phút. Các tu sĩ thông báo một số giáo dân bị bắt. Tất cả đồng thanh nói tiếng “ không sợ!” Các tu sĩ cũng xin các giáo dân chỉ cầu nguyện. Ai có đến làm gì, có bắt các cha đi nữa, thì cũng cứ ngồi im cầu nguyện. Không lên tiếng. Không cử động.

Khoảng 14 h 30 lại có một đoàn tu sĩ và giáo dân cầu nguyện. Xong thấy họ rước 1 thánh giá và 1 ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đi. Họ đi hàng một đi đâu? Công an hỏi? Chúng tôi đi theo. Họ đi hàng một rất trật tự. Người hai bên đường đổ xô ra nhìen họ mà không hiểu gì. Có người nói không biết hôm nay nhà thờ lễ ở đâu ấy nhỉ?

Tại cửa trụ sở công an quận Đống Đa. Họ cầu nguyện. Họ trưng các tấm bìa viết vội: “Phản đối bắt người oan khuất”. “ Phản đối bắt người vô tội”. “ Giáo dân Thái Hà đồng trách nhiệm”. Phản đối bắt dân lành”.

Các cảnh sát trật tự hối hả chặn hàng rào và dòng dân ra khỏi cổng. rồi họ giăng thừng bên hè phố không cho giáo dân đứng ra khỏi thừng. Có rất nhiều công an và phóng viên báo đài đưa tin. Một xe của Đài Truyền hình Hà Nội cứ ra vào suốt.

Chúng tôi thấy 1 linh mục và 1 giáo dân đi vào bên trong cổng. Khoảng 10 phút thì đi ra. Tay chị giáo dân cầm một túi. Tôi hỏi: Chị tên gì? - Thuỷ. Chị vào trong làm gì. Tôi xin họ đưa thuốc cho bố mẹ tôi. Hai cụ bị bệnh huyết áp” Gặp được hai cụ không? – Không! Họ lừa tôi. Họ dẫn đi long vòng và không cho tôi gặp hai cụ”.

Khoảng 16 h 30 có đông công an 3 sao hai gạch đi ra. Dân chúng nhao nhao. Một linh mục ra hiệu cho dân yên lặng. Ông cũng ra lệnh cho các nhân viên thu các tấm bìa viết các lời phản đối.

Chị mang thuốc lúc nãy len đến ông công an nói: “ Trả bố mẹ tôi cho tôi! Mẹ tôi hiền lành thế chứ có tội gì mà các ông bắt mẹ tôi?”

Hai ba linh mục đến trước ông công an. Hai bên nói chuyện với nhau. Một linh mục nói to: “Chúng tôi cùng trách nhiệm! Chúng tôi cầu nguyện như nhau. Chúng tôi hành động như nhau. Sao không bắt chúng tôi mà lại bắt dân của chúng tôi? Ông công an nói: “Chúng tôi bắt người đúng luật!Các ông có thể về hỏi các luật sư!” Rồi tất cả đòi được cùng nói chuyện với ông. Ông chỉ đồng ý tiếp một số. Hai bên không thoả thuận được. Ông công an đi vào. Đoàn người còn ở lại trên vỉa hè.

Các cảnh sát viên Công an ưu tiên cho các phóng viên đứng chụp ảnh ghi hình. Chúng tôi them được như thế. Nhưng hễ ra vị trí ấy chúng tôi liền bị thổi còi.

Tôi hỏi một anh mặt tuấn tú: “Anh đến đây làm gì? – Tôi theo để phản đối việc bắt bố tôi!. Họ vừa bắt bố tôi lúc nãy. Cách đây 1 tiếng. Họ bắt ở chỗ cụ bán sơn mài. Họ đưa cụ về nhà định khám nhà. Chúng tôi khoá cửa nên họ không vào được.” Bao nhiêu công an? Khoảng 5 chục. Nhiều hơn bắt kẻ buôn bán ma tuý.”Cụ tên gì? – Lê Quang Kiệm. Ông cụ thái độ thế nào? Bố tôi bình tĩnh không nói gì.Bố tôi vững vàng lắm!” Còn mẹ anh và các anh thế nào? “ Chúng tôi chịu đựng được!” “Chúng tôi tự hào và an tâm về bố tôi”.

Tôi rút vào một góc nhìn toàn cảnh xem thế nào. Thì đây; Khoảng gần 2 trăm người gồm tu sĩ và giáo dân đứng hai bên cổng Công an Quận Đống Đa, phố Thái Hà. Cảnh sát trật tự, giao thong an ninh và các phóng viên trước họ và trong họ. Đông người trong khu vực ra đứng xem từ bên kia con phố. Người qua đường đi chậm lại và đưa mắt nhìn nhưng cứ bị cảnh sát giao thong thổi còi và huơ gậy thúc đi mau.

Lúc này, gần 18 h, tu sĩ và giáo dân Thái Hà vẫn đang ở đồn Công an. Vẻ mặt đầy thành kính và quyết tâm. Lúc họ đọc kinh, lúc họ yên lặng. Họ còn ngồi đấy đến bao giờ? Họ hát những lời hát du dương và cảm động! Tôi không quên được hình ảnh bà cụ đứng bên công an tay giơ tấm bìa ghi nội dung phản đối và miệng đọc kinh. Trông sao tự tiên, hiên nganh, hiền lành và bình an!

Lạc Việt
(Câu lạc bộ nhà báo tự do)
 
Những “Con Khuyển Mới” tại Hà Nội
Hà Long
10:03 28/08/2008
Những “Con Khuyển Mới” tại Hà Nội

THÁI HÀ - Ngày xưa trong cuộc đấu tranh chống lại bọn thực dân Pháp nhiều dân lành đã bị tù tội và bị giết oan, một phần do chính sách đàn áp bóc lột dân đen, phần khác do “bọn chó săn” ăn phải bã thực dân quay lại cắn dân mình. “Chó săn thực dân” là một tiếng gọi điểm mặt những tên bán nước (đất), bán lương tâm phản bội dân tộc.

Ngày nay một lũ chó săn mới chạy theo tham quan, tập đoàn mafia cộng sản để hành hạ dân mình. Tại đất ngàn năm vạn vật Hà Thành người dân có thể thay thế tên gọi “Con Khuyển Mới” cho tờ báo “Hà Nội Mới”. Nhắc đến những phóng viên nội chính của họ thì không khác gì các con chó săn thời thực dân để trở nên đê hèn dối trá, đàn áp dân lành và chối từ công lí.

Nếu HNM còn có lương tri và trách nhiệm của người cầm bút thì câu hỏi được đặt ra với phóng viên nội chính vì sao:

- Không lên tiếng bên vực các đồng bạn của mình về việc bắt giam 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên) vì tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Họ là các chiến sĩ chống tham nhũng. Là những người đang đấu tranh cho lẽ phải, cho công lý và can đảm tố giác bọn tham quan trong vụ PMU 18. Dư luận bàng hoàng trước việc nhà chức trách làm chuyện “cả vủ lấp miệng em”, còn HNM luôn với tư thế “êm re”.

- Không truy tố các cán bộ cộng sản Việt Nam hối lộ đòi giá 10% - 15% trong dự án Xa Lộ Đông Tây tại Sài Gòn, là dự án nhận vốn từ nguồn viện trợ phát triển ODA của Nhật Bản dành cho nước nghèo Việt Nam. Điều lạ ở đây do báo chí Nhật và thế giới tự do đưa khá nhiều tin hối lộ về dự án thì dân Việt Nam mới biết về “bí mật quốc gia” này và thêm nữa Nhật đang truy tố nhân viên Nhật hủ hóa, còn báo HNM “đắp chiếu” phủ lên người che kín xem như chuyện ấy là của riêng người Nhật.

- Không điều tra tường tận việc liên quan đến những sai phạm tại Chi cục Thuế quận Đống Đa, Hà Nội (ngay giữa GX Thái Hà) do 3 tên tham quan thuế vụ: trưởng Chi cục Thuế quận là Phùng Mạnh Quyền, Lê Kim Loan và Phạm Quang Minh về tội "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ba Phó chi cục trưởng này từng ký vào hơn 60 bộ hồ sơ nộp lệ phí trước bạ đã bị làm giả ("biến" người không kinh doanh vận tải thành người kinh doanh vận tải hành khách, để những người đi nộp phí chỉ phải nộp lệ phí trước bạ ở mức 2% thay vì mức 5% như quy định), gây thiệt hại cho ngân sách hơn 1,2 tỉ đồng. Phóng viên nội chính của HNM đang ngủ nơi đâu?

- Không tố cáo những điểm trông giữ xe trái phép nhiều gấp đôi chỗ có phép ngay tại Hà Nội. Theo số liệu khảo sát của lực lượng Thanh tra GTVT và Công an các quận, huyện, toàn TP Hà Nội vào ngày 26/8/2008 có 844 điểm trông giữ xe đạp, xe máy, trong đó số điểm có phép chỉ là 254, số điểm không phép lên tới 590. Ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết, TP có 242 điểm trông giữ xe ôtô thì có tới 86 điểm không có phép, 3.478 điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán bia hơi, hàng ăn uống, hoa quả… “Một số nơi thu tiền gửi xe quá qui định. Nhiều trường hợp vi phạm đáng tiếc lại do chính quyền phường sở tại đứng ra bảo lãnh. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý các vi phạm”, ông Sỹ nhận định. Cuối cùng dường như đã có một sự phân chia "ngầm" từng mét vuông vỉa hè, lòng đường để thực hiện dịch vụ trông giữ xe. HNM ở đâu sao không hăng hái khởi tố các điểm này cho dân đen được nhờ? Phường Quang Trung, quận Đống Đa có thoát được ma chướng này không?

- Không tìm thấy tin công trình sai phạm "bịt" Vườn Thú Hà Nội (cũng được goi là công viên Thủ Lệ) trong HNM. Đã bao nhiêu năm Vườn Thú Hà Nội bị lấn chiếm một cách nghiêm trọng. Hàng quán tư nhân vô tư mọc lên như nấm, kể cả các quán nhậu, karaoke xây kiên cố, sơn màu đỏ choé. Khi dư luận quá bức xúc, lên tiếng thì nghe nói chính quyền cấp phường, cấp quận (đây là quận Ba Đình) đã có công văn nhắc nhở từ một vài năm nay rồi. Kế đến, ủy ban cấp thành phố cũng đã từng đi kiểm tra, yêu cầu phải dỡ bỏ những quán xá này. Rồi đến cấp cao nhất của thành phố là ông bí thư Thành ủy cũng đã đến tận nơi xem xét, quyết định chấm dứt cảnh lấn chiếm đất công, trả lại nơi vui chơi cho dân. Ai cũng biết rằng Ủy ban thành phố là cấp trên của quận, còn quận là cấp trên của phường. Vậy mà nghiêm lệnh của thành phố vẫn chưa được cấp dưới là quận và phường thực thi. Nghe đâu là ngày xửa ngày xưa, các ông phường và quận, kể cả giám đốc Vườn Thú, đã “lỡ ký”, “lỡ duyệt” và “lỡ... cầm tiền” rồi cho 10.000m2 được xếp loại “đất vàng” này được cho thuê với giá rẻ như bèo. Trong một bản hợp đồng ghi rõ người thuê gần 500m2 đất nói trên là bà Q.T.B. - cán bộ phòng tổ chức hành chính - Vườn Thú Hà Nội, chỉ với giá 3 triệu đồng/tháng. HNM có mở mắt thấy 10.000m2 đất “bịt” không, hoặc phóng viên nội chính của HNM chỉ cho đó là 1 căn lều nhỏ?
Được so sánh như thế ta mới thấy tác phong nghề nghiệp đê hèn dối trá của phóng viên nội chính HNM trong vấn đề giáo dân cầu nguyện đòi lại công lý tại GX Thái Hà. Nếu được công bằng mà nói thì phóng viên nội chính HNM đang trở thành những “Con Khuyển Mới” chỉ được phép ăn bã của người chủ và sủa ra ý muốn của chủ, người đang đóng vai trò “cướp đất” của dân nghèo. Sự đê hèn dối trá của HNM được nhóm khuyển này sủa vang vang theo nhịp roi của chủ.

Chính trong thời gian này ông Trần Thế Vượng - Trưởng đoàn giám sát nói trước Ủy ban Thường vụ QH ngày 22/8/2008 về vấn đề hủ hóa nghiêm trọng trong nội bộ đảng khi thi hành pháp luật về khiếu nại tố cáo như sau: “Rút kinh nghiệm nội bộ (về chia chác đất đai) mà không kiên quyết xử lý theo pháp luật với lý do để "giữ gìn đoàn kết nội bộ, uy tín, thành tích của cơ quan, địa phương, ngành" vẫn còn xảy ra nhiều.” Ông Vượng cho biết thêm: Nội dung khiếu nại của công dân xảy ra tập trung ở lĩnh vực đất đai (chiếm tỷ lệ hơn 80%, có địa phương trên 90%), trong đó phần lớn là khiếu nại về giá bồi thường, giá đất tái định cư quá cao".

GX Thái Hà có được hưởng luật trừ cho lời nói của ông Vượng không? Hay là Phường Quang Trung, quận Đống Đa cũng như HNM đồng lòng với công ty cổ phần may Chiến Thắng và công ty vật tư vận tải xi măng đã “lỡ ký”, “lỡ duyệt” và “lỡ... cầm tiền” rồi.

Những “Con Khuyển Mới” của HNM luôn rỉ rả trong những ngày qua, việc một số giáo dân giáo xứ Thái Hà tiếp tục có những hành vi sai trái, gây mất an ninh trật tự tại Công ty Cổ phần may Chiến Thắng, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Có thể việc này đang phục vụ người chủ cướp đất, hoặc sủa theo đơn đặt hàng của lũ tham quan cướp đất.

Những tính chất đê hèn dối trá và tệ hại đó được miêu tả qua thơ nhái trong nhân gian của Trần Đăng Khoa:

Hay nói đổi mới
Là ông cầm đầu
Hay chỉ loanh quanh
Là ông hành chính
Hay ra mệnh lệnh
Là lũ "bạn dân"
Cửa hậu hay đi
Là quân trộm cướp
Buôn gian bán lận
Là bọn vua con
ăn no tiền chùa
Là quân tham nhũng
Đứng đầu cả đống
Là lũ bất lương…

Và trong Tuổi Trẻ Cười được thể hiện qua vần thơ châm biếm với bài Thập Nhị Quyền của đám tham quan hủ hóa:

1. Bằng có người vực
2. Chức có người bầu
3. Mầu có người gói
4. Nói có người nghe
5. Đe có người sợ
6. Dở có người khen
7. Hèn có người giấu
8. Nhậu có người bao
9. Khao có người góp
10. Họp có người ghi
11. Chi có người bù
12. Tù có người chạy.

Cuối cùng công cuộc cầu nguyện cho công lý tại GX Thái Hà được thể hiện không chỉ dừng lại với luận điệu tuyên truyền độc đoán một chiều của cộng sản Việt Nam, nhưng sự cầu nguyện này đang lan rộng trên toàn thế giới với báo chí quốc tế, được loan truyền qua đại diện của các ngôn ngữ ngoại giao quan trọng. Điển hình các tin nóng bỏng về Thái Hà đã được các thông tấn xã thế giới cập nhật với chủ đề như sau (xin đọc trong trang www.vietcatholic.net):

• Vietnam: Tausende Katholiken schützen Redemptoristen in Hanoi (Tiếng Đức) - katholisches.info
• Hanoi Redemptorists are prepared to go to jail for their flock and justice (Tiếng Anh) - J.B. An Dang
• Hanoi: les plus hautes autorités religieuses de l’Eglise catholique au Vietnam soutiennent publiquement les manifestations de prière des paroissiens de Thai Ha (Tiếng Pháp) - Eglises d'Asie
• Thousands of Catholics in the streets in Hanoi in support of Redemptorists (Tiếng Anh) - Asia-News
• Migliaia di cattolici in piazza ad Hanoi a sostegno dei Redentoristi (Tiếng Ý) - Asia-News
• The provincial superior of the Redemptorists in Vietnam calls for justice (Tiếng Anh) - J.B. An Dang
• I Redentoristi di Hanoi tornano a chiedere la restituzione dei loro terreni (Tiếng Ý) - Asia-News.
 
Phát biểu của Cha Giám Tỉnh khai mạc thánh lễ cầu nguyện tối 28/08/2008 tại DCCT Saigon
Lm. Vinhsơn Phạm Trung Thành C.Ss.R.
10:50 28/08/2008
“Kính thưa anh chị em,

Trong giây phút này, đứng giữa anh em của tôi, những tu sĩ DCCT về từ khắp các miền đất nước, các Bề Trên của 22 nhà và cộng đoàn trên toàn quốc. Chung quanh chúng tôi 180 tu sĩ hiện diện trong ngôi đền thờ này. Chúng tôi đang ở giữa anh chị em, rất nhiều các Bề Trên và tu sĩ của các dòng tu, rất nhiều các thân nhân bằng hữu và cả một cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện hiệp nhất với chúng tôi.

Con thay mặt cho anh em con, hết lòng cám ơn các Đức cha, đặc biệt Đức TGM Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt là một người cha, người thầy, người đồng hành với chúng con như Đức Giêsu năm xưa đã đồng hành với 2 môn đệ về Emmau. Mấy ngày nay, các Đức cha đã thăm hỏi, an ủi, khuyến khích cầu nguyện và chúc lành cho chúng con.

Con cũng cám ơn các Bề Trên của các Dòng tu, các tu hội và các tu đoàn tông đồ. Trong tình hiệp nhất huynh đệ, trong nỗi khát khao chân lý và công bằng, các Bề Trên đã thăm viếng, chia sẻ, khích lệ và hiệp thông với chúng con trong lời cầu nguyện.

Con cũng tỏ lòng biết ơn cha Bề trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế tại Rôma, Hội đồng Quản trị Trung ương, các Tỉnh dòng bạn, nhất là các đơn vị trong miền Úc châu và Á châu. Những lá thư chia sẻ, khuyến khích và những lời hứa nguyện cầu nâng đỡ chúng con rất nhiều.

Kính thưa anh chị em, trong bầu khí hiệp nhất, huynh đệ của Hội Thánh, chúng ta hãy cử hành thánh lễ tạ ơn này một cách sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa vì muôn vàn ơn huệ Người đã ban cho chúng ta, nhất là qua biến cố tại Thái Hà, làm cho chúng ta đối diện với Tin Mừng một cách rõ rệt hơn: “Các con không thuộc về thế gian này”, “Thế gian sẽ thù ghét và bắt bớ các con”. Qua biến cố tại Thái Hà, chúng ta gắn bó hơn, nên một hơn với người nghèo, người bị bỏ rơi, người bị áp bức, người bị oan sai,… Qua biến cố tại Thái Hà, chúng ta thấy rõ hơn bộ mặt của thế gian này, bộ mặt giả trá, gian dối và cường quyền.

Tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện cho các nạn nhân và cầu nguyện cả cho những người làm khổ chúng ta nữa. Kính mời anh chị em chúng ta cử hành thánh lễ.
 
Công an đánh người chảy máu! Giáo dân biểu tình! Tình hình náo loạn ở Hà Nội!!!
PV VietCatholic
11:37 28/08/2008
THÁI HÀ - Lúc 19h45 Khoảng gần năm trăm người công giáo Hà nội đã có mặt tại cổng công an quận Đống Đa để cầu nguyện và đòi trả tự do cho những người đã đến linh địa Đức Bà bị bắt sáng nay.

Đáp lại, lượng lượng cảnh sát cơ đông đã được huy động đến để đàn áp. Họ dùng dùi cui điện vụt túi bụi vào những người công giáo. Họ cũng đã bắt giữ thêm một số người. Một số người bị đánh thương nặng.

Xem hình ảnh công an bắt người và dân chúng phản đối!

Đến lúc này vẫn chưa biết rõ có người nào thiệt mạng hay không. Cộng đoàn những người công giáo bị đàn áp một cách không nương tay. Công an lợi dụng đêm tối dùng dùi cui đánh đám người đến đòi công lý. (Xem hình video).

Có đông các linh mục trong giáo phận Hà Nội cũng đến xin trả tự do cho những người bị bắt. Một số mặc áo dòng, một số dân thường.

Đến lúc này, chưa biết rõ tên những người bị đánh trọng thương nhu thế nào, và con số người bị công an lôi đi và bị bắt.

Cả tối này Hà Nội náo loạn, cả những người dân thường cũng tham gia xuống đường đồng hành với bà con công giáo.

Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục theo dõi tình hình để phán ánh với quý vị sau. Xin tín hữu toàn cầu hiệp thông cách đặc biệt với anh chị em giáo dân Hà Nội trong lời cầu nguyện và trong việc cất lên tiếng nói của công lý và sự thật.
 
Giáo phận Bắc Ninh hiệp thông cầu nguyện cho xứ Thái Hà
LM Giuse Trần Quang Vinh
11:49 28/08/2008
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Giáo Phận Bắc Ninh
\

Bắc Ninh ngày 28/08/2008

HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN CHO XỨ THÁI HÀ



Kính gửi:

Các Cha, các Chủng Sinh, các Tu Sĩ nam nữ,

các Ban Hành Giáo cùng toàn thể giáo dân trong giáo phận.



Anh chị em thân mến

Đất đai là nỗi bức xúc của nhiều tập thể và cá nhân hiện nay, và cũng là một vấn đề gai góc và phức tạp, nhiều vụ việc phải tốn nhiều giấy mực, mất nhiều thời gian điều tra, phúc tra…Tòa An sơ thẩm, phúc thẩm đã phải xử nhiều lần, kéo dài nhiều năm cho một vụ án, thật lãng phí và bất an cho người dân.

Chúng ta đã biết: Trước lễ Giáng Sinh 2007, song song với vụ việc “ Tòa Khâm Sứ” là việc bà con giáo dân nhà thờ Thái Hà Hà Nội (Dòng Chúa Cứu Thế HN) cũng xẩy ra vụ “tranh chấp đất đai” giữa giáo dân và công ty may “Chiến Thắng”; Tới nay đã hơn tám tháng bất kể nắng mưa, bà con giáo dân xứ Thái Hà vẫn kiên trì cầu nguyện, cầu nguyện trong Thánh Lễ, cầu nguyện trên đường đi, cầu nguyện trên mảnh đất thiêng…mà nguyện vọng của giáo dân xứ Thái Hà vẫn chưa được giải quyết. Sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời sự việc càng căng thẳng hơn, phức tạp hơn như thông tin đại chúng đã cho hay.

Anh chị em thân mến,

Nhà thờ Thái Hà Hà Nội (Dòng Chúa Cứu Thế đảm trách), ta quen gọi là nhà thờ Đền (Đền Đức Mẹ HCG) hàng thế kỷ nay vẫn là điểm đến của đông đảo bà con giáo dân Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ..…Số người đến với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ngày một đông, nhất là Thứ Bẩy Đầu tháng, nhà thờ phải cơi nới nhiều lần, sân cũng phải lợp tạm mái che để bà con ngồi dự lễ, mà vẫn chưa đủ. Càng chật chội, bà con giáo dân càng bức xúc, đất đai của nhà thờ Thái Hà rộng rãi có đủ giấy tờ sở hữu từ những năm đầu thế kỷ trước, đã được sử dụng không đúng mục đích, nay muốn xin lại để phục vụ đời sống tâm linh, trong đó có giáo dân chúng ta, mà vẫn chưa được đáp ứng.

Vì vậy trong tinh thần hiệp thông với giáo xứ Thái Hà, chúng tôi xin toàn thể giáo phận Bắc Ninh với bài hát “Cầu cho Giáo Phận” (Giáo tỉnh) sau kinh tối để cầu cho Giáo Phận, cho Đức Tân Giám Mục, cho ngày Đại Lễ Đức Mẹ Mân Côi lần thứ 125, thêm ý cầu cho nhà thờ Đền: Xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hướng dẫn và soi sáng, để các nhà hữu trách sớm giải quyết vụ việc được công bằng và hợp lý, tránh đi những diễn tiến xấu hơn trong khi đất nước chúng ta còn bao việc lớn cần phải làm, thủ đô Hà Nội lại mới được mở rộng thêm, cần dành nhiều trí lực cho những công việc phải làm ngay, rất cần đến việc an dân và đoàn kết toàn dân.

Nhân dịp này chúng tôi cũng xin được lưu ý, khi chúng ta có dịp đến với nhà thờ Đền, đến với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin anh chị em hãy bình tâm, kiên trì cầu nguyện; Trong khi chờ Chính Quyền giải quyết tránh mọi lời nói, hành động làm tổn thương đến tình đoàn kết dân tộc.

Chúc anh chị em an khang thánh thiện, tràn đầy niềm vui và hy vọng.



Giuse Trần Quang Vinh

Linh Mục Đại Diện
 
Hàng trăm công an đàn áp đánh đập giáo dân, có người bị ngất! Học sinh Công giáo bị tra khảo!
PV VietCatholic
15:02 28/08/2008
THÁI HÀ - Tối 28/8/2008, khoảng năm trăm giáo dân sau khi cầu nguyện tại khu đất bị nhà nước chiếm đoạt, đã cùng nhau đến hiệp thông cầu nguyện với khoảng vài trăm người đang cầu nguyện suốt ngày hôm nay trước Công an Quận Đống Đa. Họ tập trung cầu nguyện ở đây để phản đối việc nhà nước đã khởi tố trái hiến pháp và pháp luật vụ án mới được khởi tố các giáo dân cầu nguyện. 4 giáo dân đã bị bắt sáng 28/8/2008

Giáo dân đứng cầu nguyện bên kia đường
Sau khi giáo dân xếp hàng 1 đi trên vỉa hè đến địa điểm bà con đang cầu nguyện cách nhà thờ khoảng 1km, công an đã tập trung thêm hàng trăm cảnh sát các loại để đàn áp số giáo dân này. Khoảng gần 20 giờ, số công an nhiều hơn số giáo dân đang cầu nguyện.

Mấy phút sau, Hàng loạt công an trang bị đầy đủ công cụ đã ra tay bằng xe bắt người, dùi cui điện, đàn áp giáo dân dã man. Một số người đã bị đánh đập máu me đầy mặt và đầy người. Có những người bị đánh ngất ngay vệ đường Thái Hà, chưa biết sống chết ra sao. Có những người bị ngất ngay giữa đường Thái Hà khi cảnh sát có năm sáu người cùng lao vào đấm, đá, dùng dui cui điện và gậy đánh đập họ. Một chị người Dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tên là Bùi Thị Kén đã bị đánh vỡ mặt. Công an đã bắt đi thêm một số người ngay trong đêm, trong đó có anh Huy, người đang chụp hình. Một thầy dòng của Dòng Chúa cứu thế đã bị đánh trọng thương.

Cuộc đàn áp của cảnh sát bắt đầu
Rất nhiều người đã bị thương, bị đánh đập dã man. Công an đã dùng dùi cui điện lùa đám đông, đi về phía nhà thờ. Giáo dân vừa đi vừa hát Kinh Hòa Bình.

Khi bị đàn áp, giáo dân vẫn hết sức kiềm chế trước sự ngạc nhiên của nhiều người đi đường. Một đoạn đường bị tắc nghẽn và nhiều người khác trên các hè phố bên kia, trong các ngôi nhà dọc phố Thái Hà đã chứng kiến và hết sức phẫn nộ trước sự dã man hung tàn của công an Cộng sản Hà Nội.

Suốt ngày hôm nay, giáo dân và tu sĩ Dòng Chúa cứu thế, Thái Hà đã kiên trì ngồi cầu nguyện trong ôn hòa bên lề đường Thái Hà, việc này đã làm cho nhiều người đi lại trên con đường chú ý. Họ vui mừng trước sự can đảm của người công giáo đối mặt với bạo quyền.

Một giáo dân bị 6 cảnh sát đánh, ngất ngay giữa đường
Việc công an Hà Nội đã đàn áp người giáo dân vào ban đêm đã làm rất nhiều người dân xung quanh bức xúc, họ cho là nhà nước đang cắn trộm giáo dân ôn hòa.

Một thông tin đáng chú ý nữa, đó là nhà nước đã chỉ thị cho các nhà trường xung quanh khu vực nhà thờ Thái Hà tiến hành phận loại, dọa nạt và phân biệt với các cháu học sinh người Công giáo nhỏ tuổi.

Một giáo dân về nhà còn mang vết máu
Trường Bế Văn Đàn trên phố Hồ Đắc Di, ở lớp 4G, ngày 28/8/2008, cô giáo Hà là chủ nhiệm lớp đã bắt học sinh đứng dậy để tra khảo em nào là người Công giáo, tên thánh, tên gọi của các em để cho vào sổ?

Tại các trường xung quanh đều diễn ra hiện tượng đó, Trường Huy Văn trên phố Hàng Bột, tại một lớp 9, ba học sinh công giáo cũng đã bị nhục mạ trước lớp.

Một phụ huynh Công giáo nhận định rằng: "Đây là thủ đoạn đê hèn của nhà nước Cộng sản Việt Nam không kể đạo lý với bất cứ ai, kể cả trẻ thơ. Hành động này để nhằm hù dọa, ngăn chặn giáo dân Thái Hà đòi công lý cho đất đai của mình đã bị nhà nước chiếm đoạt".
 
Cảnh sát đàn áp đã man: dùng dùi cui điện đánh giáo dân máu me đầm đìa, nhiều người bị bắt
Lạc Việt
18:52 28/08/2008
THÁI HÀ - Mọi người đến từ chiều. Họ còn ở lại đợi một người đàn ông bị bắt giam. nói ông này mới chỉ bị triệu tập đi để điều tra.

Bà Kén, người Mường bị đánh
Khoảng 20 h, có một đoàn người nữa đi ra cổng công an quận Đống Đa. Hẳn đây là số giáo dân vừa đi lễ tối xong.

Không còn bản hiệu gì. Trời đã tối. Họ ngồi trên vỉa hè. Ngồi trong vòng cái dây thừng to gần bằng cổ tay cảnh sát đã giăng.

Bóng dáng của họ thấp thoáng giưã ánh đèn xe cộ qua lại dưới lòng đường. Tiếng hát và lời kinh của họ nhoè đi trong tiếng còi và tiếng các loại động cơ đang lưu thông.

Người đi đường nhận ra họ qua lời kinh và tiếng hát khác lạ bên hè phố. Tò mò đi chậm lại để nhìn. Nhưng công an cứ vảy cái gậy chỉ huy mãi và thúc họ qua mau.

Đột nhiên có nhiều tiếng còi hụ. Mấy cái xe cảnh sát lao tới. Rồi tiếng rầm rập, huỳnh huỵch lao xuống. Loáng một cái. Các cảnh sát cơ động, đầu đội mũ sắt. Tay cầm dùi cui điện. Vượt qua các tu sĩ mang tu phục. Đồng loạt lao thẳng vào đám đông.

Chị phụ nữ này cũng bị đánh ê bầm người
Dùi cui của cảnh sát toe lửa trên đầu, chân, tay, vai các nạn nhân. Các roi điện xẹt lửa lạch đạch giữa những tiếng kêu thất thanh, và những tiếng đấm đá huỳnh huỵch trên hè phố. Những người ngồi trên hè phố không kịp phản ứng. Hầu như tất cả đều bị ăn dùi cui điện của cảnh sát.

Người bị ném ra giữa đường. Người bị ném lên xe cảnh sát. Không biết rõ bao nhiêu người bị bắt. Trong cảnh nhập nhoè chúng tôi thấy ít nhất khoảng 1 chục người bị xe hơi và bị công an lôi đi về phía Trung Liệt.

Một thanh niên bị khoảng 1 chục cảnh sát vây quanh đánh túi buị, rồi lôi đi nhưng người dân hai bên đường đã kịp ngăn cản cảnh sát cho anh chạy thoát.

Một người nam khác không biết bị đánh vào đâu mà anh nằm vật ra vỉa hè bất tỉnh. Có vài ba phụ nữ xông vào cứu anh này. Một giọng nữ quả cảm: “Sao các anh ác thế! Đánh chết ngất người ta thế kia mà không cho người ta cứu à”. Cô xông vào đưa người bị ngất đi. Nhưng cảnh sát nói: “Cho nó chết mẹ nó đi!” và nhanh hơn cô, cảnh sát ném người đàn ông này lên xe thùng. Đấy là một người đàn ông khoảng 35 tuổi, hơi mập.

Tất cả chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 5 ph út. Theo đồng hồ của tôi là t ừ 20 16 đến 20 h 21 phút tối ng ày 28.08.2008

Một số nạn nhân được những người đi xe máy chở về. Một số tự đi về. Phần lớn tựu lại sân nhà thờ Thái Hà cầu nguyện. Vị các linh mục xin mọi người cầu nguyện cho các giáo dân bị bắt và tha thứ cho những người đã bắt bớ và đánh đập họ.
 
Hãy hướng về Thái Hà (thơ)
Lê Dân Việt
18:56 28/08/2008
HÃY HƯỚNG VỀ THÁI HÀ

Vì công lý, lòng ta đây nhiệt huyết
Không bàng quang, để đạo khổ đắng cay
Giáo dân oan, cộng đàn áp đó đây
Chúng bôi nhọ, sỉ nhục và vu khống…

Mặc vong nô, bẻ cong bút luồn cúi
Hùa với đảng, chửi bới vì quyền lợi
Mà cam tâm, theo lũ chó gian tham
Đày giáo oan, cho tất cả lầm than

Đất của đạo, mà nay ra thảm cảnh
Bị cướp đi, bởi lũ người gian mãnh
Sống lật lọng, tráo trở chẳng tương giao
Đày cha con Thái Hà khổ lao đao

Chèn ép đạo cho tất cả đắng cay
Đánh đập dân, chẳng một chút nương tay
Kệ máu me, có người đã ngất xỉu
Ôi gớm ghiếc! Một chế độ bẩn thỉu

Giáo dân ơi! Phải đứng lên buất khuất
Không khuất phục, dưới bè lũ bất nhân
Phải đòi lại, cho dù bị tù tội
Cùng dân oan, để cứu dân gian nan

Cứu đạo, nước cho dù bị hàm oan
Trước Mẹ, Chúa, Thái Hà đã tâm nguyện
Đòi lại đất, tâm sẽ không lay chuyển
Vì công lý, đứng lên cứu toàn dân

Chứ không để, quỉ vương cứ khất lần
Với dân giáo oan, mở lời khinh miệt
Cướp của người, mặc cho người rên xiết
Toàn dân ơi! Có thấy và có biết?

Quỉ vương kia, tàn ác lắm trò ma
Dọa trẻ thơ, cho đến những cụ già
Cho đời họ, tất cả đều tức tưởi
Đòi công lý, toàn dân cùng bước tới

Đòi đất nhà, từ lũ vượn gian tham
Để công bằng, thực thi khắp trời Nam
Và tự do, về khắp cả không gian
Dân chủ, nhân quyền ta thề tiến bước

Nổi lửa mau, thúc giục đánh trống lên
Để dân Nam với hịch lệnh tiến lên
Với khí phách của con cháu Rồng Tiên
Cứu đất nước, toàn dân đang trông mong

Hãy đứng lên, với trung trinh lẫm liệt
Đuổi quỉ ma, xây non sông thắm thiết
Toàn dân Nam, sẽ hết khổ sầu bi
Vì đại nghĩa, hy sinh có xá gì!

Quỉ gây ác, ắt chúng phải đền tội
Cùng toàn dân, ta xây lại đất nước
Đứng lên nào, cùng nhau ta xông pha
Ngày vinh quang, chắc chắn chẳng còn xa

Để nước Việt, vươn lên trong tầm vóc

Lê Dân Việt

THÁI HÀ CẦU NGUYỆN CÔNG LÝ

Xin gởi Thái Hà một tấm lòng
Cầu nguyện công lý mau đến xong
Chứ không lê thê thời gian mãi
Đau khổ giáo oan cứ chất chồng

Bị cộng tàn ác ra tay đánh
Máu me mặt mũi đầy lênh láng
Đúng là lũ vô thần đểu cáng
Đánh người té xỉu quá thảm thương

Có ai vô tình sống thờ ơ!
Thấy đạo đau khổ cứ làm ngơ?
Thấy giặc gian ác cứ luồn cúi!
Để cho Chúa, Mẹ đứng bơ vơ?
 
Chuyện Thái Hà: bức thư người Anh gửi cho Em
Người Anh ở Mỹ
19:32 28/08/2008
Chuyện Thái Hà: bức thư người Anh gửi cho Em

Sorry!!!!!! Anh không nghĩ là từ “ăn thua” lại khiến em tức giận đến thế. Thực ra anh nói thế là có lý do của anh.

Thứ nhất, anh còn nhớ ngày trước có đọc một tài liệu viết có nói rằng, trong hơn 80 triệu dân Việt Nam, có hơn 60 triệu là nông dân chưa từng và cũng còn khuya mới biết đến internet. Số còn lại thì đến ¾ dân thị thành cũng đồng đẳng với người nông dân về chuyện web. Con số còn lại trừ đi quá nửa chỉ vào internet để chat và xem phim ảnh vớ vẩn cùng với software miễn phí. Thế thì hỏi còn mấy ai đủ nhiệt tình và không ngần ngại trước những kỹ thuật để vượt tường lửa để có thể tiếp cận được những nguồn thông tin “không giống với thông tin chính thức” của nhà nước kia. Đó mới chỉ đơn giản là biết thông tin để xem ai đúng ai sai thôi. Bây giờ em thử ra đường ở Hà Nội, hỏi bất kỳ ai về việc Thái Hà mấy hôm nay, xem có mấy người có thể nói được dân Thái Hà làm thế đúng hay sai, chưa kể là nông thôn Việt Nam, chỉ biết tin qua đài và buổi tối quây quần xem 30 phút tiếp sóng Thời sự của VTV1.

Thứ hai, em còn lạ gì nhà nước VN nữa, những việc hiển nhiên ra đấy, rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật, thế mà có thể dựng cảnh, đóng thế, đổi trắng thành đen được cơ mà. Bây giờ tấc đất tấc vàng, chỗ đất đó đáng giá bao nhiêu vàng, họ có nhả ra được không. Thêm vào nữa, anh nghĩ rằng còn có điểm quan trọng hơn, nếu bây giờ họ công nhận là nhà thờ đúng, đem chỗ đất đó trả cho nhà thờ, thế hoá ra là thừa nhận NHÀ NƯỚC đã SAI à?, nhà nước đã CƯỚP ĐẤT của nhà thờ (mà ở đây thì bản chất là "sai" và "cướp đất" rồi) thật à. Đời nào ông nhà nước chúng ta công nhận điều đó. Các vị quan chức kia ai dám công nhận điều đó.

Thế nên anh mới nghĩ là với chế độ này, với thể chế này, việc đưa đơn kiện đến những địa chỉ thế kia không có tác dụng gì hết. Có khác nào cướp đến nhà mình mà mình lại đem đơn kiện đến chủ tướng, kẻ cầm đầu bọn cướp đó đâu. Anh nghĩ là rồi đây sẽ có điều tra, bắt bớ, rồi tra khảo, ép cung, (em đừng nghĩ quá ngây thơ là chuyện này chỉ có ở thời thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược!!!). Đó vẫn là chuyện xảy ra thường ngày hiện nay thôi. Chẳng qua là em chưa bao giờ nghe nói đến và chưa được biết tới. Từ biên bản điều tra cho tới kết luận, gán cho tội gì đó dễ thôi mà, điều đó nằm trong tầm tay của mấy ông chính quyền đó. Thậm chí một vài đối tượng bị đưa ra toà đi nữa thì chắc em vẫn còn nhớ hình ảnh Linh mục Lý bị bịt miệng trong phiên toà như thế nào.

Nói những điều như vậy, không có nghĩa là anh cho rằng em không có quyền hy vọng cho một kết thúc có hậu cho những người em hết long quan tâm và ủng hộ. Anh chỉ muốn em nhìn thấy rõ hơn những viẹc mà họ sẽ gặp phải thôi, bởi có nhiều người cũng đấu tranh và cũng gặp phải những chuyện như vậy rồi.

Trước đây, anh thấy làm lạ là tại sao bên chính quyền lại để cho vụ việc kéo dài đến thế. Việc gì cứ phải mất công rêu rao trên truyền thông đại chúng, rồi lôi hết ông dân nọ, bà phường kia, kể cả ông linh mục nào đó nữa ra mà bảo là dân tình phản đối việc làm của xứ Thái Hà. Nếu đúng là họ vi phạm pháp luật thì cứ việc bắt, họ có tội thì xử, kết án, có thế thôi. Gì mà phải mất công nhiêu khê đến thế. Mình cứ đàng hoàng làm việc, sao lại phải bày binh bố trận, tung đủ thứ hoả mù ra dư luận như thế. Đến bây giờ đọc đơn kiện thì mới hiểu, hoá ra các ông Linh mục ấy có đủ giấy tờ chứng minh quyền của mình đàng hoàng, các ông chính quyền không cãi vào đâu được, cũng cóc đưa ra được bằng chứng gì. Nếu cãi về lý thì thua chắc rồi. Chắc chắn là cái công văn giấy tờ bàn giao gì đó đã thất lạc đi đâu mất rồi, em còn lạ gì với việc lưu trữ quản lý tư liệu của cơ quan nhà nước nữa. Chắc họ cũng không ngờ được là nhà thờ vẫn còn giữ được đầy đủ giấy tờ qua bao nhiêu năm.

Xem tinh thần ở trong website của nhà thờ thì anh nghĩ là lần này họ sẽ quyết tâm làm đến nơi đến chốn đấy. Dĩ nhiên là mọi việc không đơn giản, nhưng cái chính là họ trên dưới một long, mọi người cùng chung một mục đích, và quan trọng nhất là lẽ phải ở phía họ. Nghe đoạn làm việc với chính quyền, anh rất đồng ý với một vị linh mục nói rằng, "nếu như luật pháp Việt Nam không xử được việc này, họ sẽ kiện ra luật pháp quốc tế". Anh nghĩ rằng với đầy đủ các lý lẽ và bằng chứng trong tay, họ có thể hoàn toàn làm được việc đó.

Em có website nào bằng tiếng Anh về vụ việc này không, để anh chuyển cho bọn làm cùng xem. Nghe anh nói chuyện, bọn nó cũng quan tâm lắm. Chúng nó cũng là Catholic mà. Hôm trước em nói là em có đến nhà thờ à? Không khéo công an người ta cũng chụp ảnh em rồi đấy.

Thế nhé, có thêm thông tin gì thì gửi cho anh nhé.

Bye bye.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân, Đức tin và Tình yêu (22)
Vũ Văn An
01:30 28/08/2008
CHƯƠNG MƯỜI TÁM: CHIỀU KÍCH KITÔ GIÁO

BÍ TÍCH HÔN PHỐI

Kitô hữu ai cũng biết rằng có một cái gì linh thiêng liên quan tới hôn nhân. Chúa Kitô dạy ta rằng đời sau sẽ không còn hôn nhân, và do đó, hôn nhân không thể là đối tượng tối hậu của cứu rỗi. Nhưng thực sự nó cũng gần như tối hậu. Vì nó là bậc sống trong đó hết 95% trong chúng ta sẽ tìm thấy Chúa trong cuộc sống của mình. Nó là văn phạm Chúa dùng để phát biểu tình thương và lòng trung tín của mình (1). Người Công giáo La-Mã còn đi xa hơn, tin rằng nó là một bí tích.

Người Công giáo lớn lên ai cũng quen thuộc với ý niệm bí tích, nhưng ý nghĩa của bí tích thì không luôn luôn được hiểu rõ ràng. Vì các bí tích thường xuyên xẩy ra trong cuộc sống của họ đến nỗi họ chấp nhận sự quan trọng của chúng mà không thực sự hiểu ý nghĩa của chúng. Ðiều này càng rõ khi áp dụng vào bí tích hôn nhân. Hầu như ai ai cũng lập gia đình, Kitô hữu hay không Kitô hữu, do đó quả là khó khăn mới thấy tại sao một kinh nghiệm chung và phổ quát như thế lại có thể trở nên một phương tiện cứu rỗi đối với các Kitô hữu. Nói cách khác, thật khó hiểu khi liên kết thực tại thế tục này vào chiều kích thần linh.

BÍ TÍCH

Do đó việc trước nhất là phải nói về ý nghĩa tổng quát của bí tích. Trong nội thẳm Kitô giáo, có niềm tin căn bản rằng Thiên Chúa đã sáng tạo và chấp nhận con người và muốn thiết lập một liên hệ yêu thương giữa Ngài và toàn thể nhân loại. Ðó chính là mục đích của sáng thế và giao ước mà Chúa đã làm với con người. Thiên Chúa, Ðấng vốn là tình yêu, muốn mở rộng mình ra và chia sẻ đời sống của Ngài với chúng ta. Con người đã đáp lại bằng sự sa ngã. Ðó là lời từ khước tiếng Chúa mời gọi. Tuy thế, Chúa đã kiên tâm và muốn giao hòa với cái nhân loại đang từ khước mình. Ngài thực hiện điều đó bằng việc gửi Con Một mình, là Chúa Giêsu Kitô, xuống trần gian. Trong biến cố Nhập thể, Thiên Chúa Cha lại kêu mời nhân loại đã sa ngã một lần nữa, và lần này, qua Chúa Kitô. Ngài gửi lời mời của mình qua nhân tính Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã nhân danh toàn thể nhân loại đáp lại lời mời ấy một cách khẳng định. Và lời khẳng định ấy đã đưa Ngài đến cái chết và sự phục sinh, và nhân loại được cứu thoát này cũng chia sẻ trong cái chết và sự phục sinh ấy. Chúa Kitô trở thành Cứu Chúa của cả nhân loại. Ngài là dấu chỉ và là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa, và Kitô hữu được mời gọi chia sẻ tình yêu này qua sự sống của Chúa Kitô. Một cách để thực hiện được điều đó là tham dự vào bẩy hành vi ban sự sống đã được chính Chúa Kitô thiết lập cho mục đích trên. Bẩy hành vi có hiệu quả cứu chuộc ấy chính là Rửa tội, Hoà giải, Thánh thể, Thêm sức, Chức thánh, Hôn nhân và Sức dầu Bệnh nhân. Ðó là bẩy Bí tích mà Giáo hội cử hành trong Phụng vụ của mình. Giáo hội là thân mình còn mọi người chúng ta kết hiệp thành Dân Chúa; Chúa Kitô tương quan một cách mật thiết với Giáo hội, tức với mỗi một và với mọi người chúng ta. Theo thuật ngữ của Thánh Phaolô, thì Giáo hội là Nhiệm thể mà Chúa Kitô là Ðầu, một thuật ngữ làm nổi bật tình thân thiết giữa Ngài và Giáo hội. Do đó mỗi một người đã được rửa tội đều phải sống một cách đầy đủ trong thực tại nhân bản của mình nhưng đồng thời không ngừng được biến đổi bởi sự hiện diện có tính bí tích của Chúa Kitô; trong Ngài, Thiên Chúa đã chấp nhận bất cứ cái gì là nhân bản.

Hôn nhân là một trong bẩy bí tích trên. Ðiều ấy có nghĩa là đối với đôi bạn, đời sống hôn nhân là cuộc gặp gỡ hàng ngày với Chúa Kitô và do đó là phương thế để họ nên thánh. Tuy nhiên, các bí tích không có cùng một vị thứ như nhau và do đó không có cùng tầm quan trọng như nhau trong công trình cứu rỗi. Thực vậy, trước đây, trong một thời gian dài, bậc sống độc thân hiến mình cho Chúa Kitô đã được coi là có vị thứ cao hơn hôn nhân. Cuốn sách này, ngược lại, sẽ được dùng để chứng tỏ rằng hôn nhân, sau Phép Rửa tội và Thánh thể, là bí tích quan trọng nhất của Giáo hội, bởi vì chính trong bí tích hôn nhân, 90 đến 95 phần trăm cộng đồng Dân Chúa tìm được ơn cứu thoát. Việc đặt để bí tích này trong ý nghĩa thích đáng của nó là một diễn trình đã bắt đầu trong thế kỷ 20 và sẽ được tiếp tục trong thế kỷ 21. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp bậc sống độc thân. Ngược lại, phẩm giá đầy đủ của bậc sống độc thân sẽ được tìm thấy qua việc hiểu biết về hôn nhân và phẩm giá đầy đủ của hôn nhân sẽ được tìm thấy qua việc hiểu biết về bậc sống độc thân. Hai bậc sống này bổ túc lẫn nhau.

BẢN CHẤT BÍ TÍCH HÔN NHÂN

Các bí tích đã được Chúa Kitô thiết lập, và đoạn văn chủ yếu liên quan đến hôn nhân là thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô (5:21-33). Trong đoạn văn này, Thánh Phaolô nói rằng tình yêu của Chúa, được thông ban trọn vẹn nơi Chúa Kitô và cư ngụ nơi Giáo hội, có thể đạt tới được qua hôn nhân và được diễn tả qua tình yêu của hai vợ chồng, vốn đã trở thành dấu chỉ. Như thế, hai vợ chồng đã trở nên như Chúa Kitô, hoặc theo thuật ngữ của Thánh Phaolô, Có cùng một tâm tư như Chúa Kitô (Pl 2:5) trong việc chia sẻ và lập lại đức vâng lời, lòng trung tín, sự hiến mình và tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội. Chúa Kitô yêu Giáo hội của mình, thực tế là mỗi người chúng ta, cho đến tận cùng thời gian, và tình yêu này được diễn tả trong bí tích hôn nhân và thể hiện qua tình yêu của hai vợ chồng dành cho nhau.

Một khi đã hiểu bản chất bí tích của hôn nhân, thì câu hỏi của tất cả các cặp vợ chồng là họ sẽ tìm ở đâu để thấy các đặc điểm của bí tích này? Bí tích hệ ở khía cạnh nào của hôn nhân? Trước Công Ðồng Vatican II, người ta nhấn mạnh đến lúc hai vợ chồng tỏ lời ưng thuận hiến thân và chấp nhận lẫn nhau. Ðó là điểm chủ yếu của hôn nhân và sau đó được hoàn tất bằng việc hoàn hợp thể xác qua giao hợp. Nhìn như thế, trọng điểm của bí tích là nghi thức hôn phối trong đó lời ưng thuận được tỏ bày. Sau biến cố đó, hai vợ chồng bị quên lãng, ngoại trừ trong các dịp họ hiện diện để chứng kiến con cái họ lãnh nhận các bí tích Rửa tội và Thêm sức. Thành ra bậc sống đôi bạn bị coi là nghèo nàn về phương diện ý nghĩa bí tích.

Tuy thế, Vatican II đã nhấn mạnh rằng qua việc hai vợ chồng chấp nhận nhau, một liên hệ bền vững đã xuất hiện. Yếu tính của bí tích do đó nằm ở mối liên hệ luôn triển khai dọc dài suốt cuộc sống cho đến lúc một trong hai người qua đời.

Trong mối liên hệ luôn luôn triển khai đó, hai vợ chồng sẽ đối sử với nhau như Chúa Kitô đã đối xử với Giáo hội. Bốn đặc điểm đã được nhận dạng trong cách Chúa Kitô cư xử với Giáo hội, và cũng bốn đặc điểm này phải hiện diện trong mối liên hệ suốt đời của hai vợ chồng. Bốn đặc điểm đó là vâng lời, trung tín, hiến thân và yêu thương. Thực ra bốn đặc điểm đó có thể tóm lược vào tình yêu, nhưng bốn đặc điểm ấy sẽ giúp ta hiểu đầy đủ hơn bản chất của tình yêu. Bốn đặc điểm này phải được giải thích theo quan điểm hiện đại về hôn nhân trong các xã hội Tây phương. Ở các xã hội khác, các yếu tố nhân chủng và xã hội có thể đưa ra lối giải thích khác cho cùng những đặc điểm này.

Sự hiểu biết của chúng ta về vâng lời thoát thai từ tác phong thích hợp của chúng ta trong tư cách con cái đối với cha mẹ, và trong tư cách người trưởng thành đối với uy quyền và luật pháp. Sự vâng lời của Chúa Kitô đối với Chúa Cha không phải là sự vâng lời của một bề tôi đối với bề trên. Ðúng hơn, nó diễn tả sự thuộc về và sự tín thác có tính cách yếu tính. Hai Vị không tách rời nhau, nhưng tạo thành một sự có nhau tuyệt đối. Vâng lời do đó là việc không thể tránh mà không tự đặt mình dưới người khác chỉ vì một hợp nhất tính toàn diện về mục đích. Chúa Kitô vâng lời Ðức Chúa Cha vì trong tư cách thành viên của Tam Vị Nhất Thể, mục đích của các Ngài hoàn toàn giống hệt nhau, trong trường hợp này, là giao hòa nhân lọai với Ba Ngôi. Vâng lời là tín thác trong liên hệ; trong trường hợp Chúa Kitô và Giáo hội, thì sự tín thác này là tuyệt đối.

Hai vợ chồng, trong khi hành xử như Chúa Kitô, cũng nợ nhau đức vâng lời. Mỗi người trong họ sẽ hành động với nhau như Chúa Kitô đã hành xử. Sự vâng lời lẫn nhau không phải vì sợ, vì lệ thuộc, hay vì bất bình đẳng, nhưng vì cả hai nay đã nên một. Chính trong cái nên một qua sự có nhau ấy đòi phải có tín thác lẫn nhau. Họ thuộc về nhau. Mỗi người trong họ đã hiến trọn con người mình cho người kia. Vâng lời là tín thác phát sinh từ sự hợp nhất của họ. Họ sống vì cái tốt trong nhau. Họ không thể còn điếc hay đui đối với một dấu hiệu chung nào dù nhỏ nhặt đến đâu. Họ không còn là hai nhưng là một, và sự nên một này đòi một đáp ứng toàn diện. Vâng lời là luôn sẵn sàng hướng tới nhau. Một phần chủ yếu của ơn sủng trong hôn nhân là làm vững mạnh tín thác, từ đó có vâng lời, mà vâng lời là ý thức về người bạn đời và đáp ứng người ấy.

Qua đức vâng lời, Chúa Kitô và Giáo hội trở nên một. Từ sự nên một ấy mà có nhu cầu trung tín. Một khi Chúa Kitô đã long trọng tuyên bố tín thác qua mầu nhiệm vượt qua, một trong các hiệu quả của lời tuyên bố ấy là lòng trung trinh. Trong cuốn sách này, chúng tôi đã trình bày rằng lòng trung tín tìm thấy nơi tính liên tục, tính đáng tin cậy và tính dự đoán được. Tương quan của Chúa Kitô và Giáo hội là một tương quan liên tục, đáng tin cậy và có thể đoán trước. Ngài không bao giờ ngưng không liên hệ và Ngài chu toàn điều đó một cách đáng tin cậy và có thể đoán trước. Sự đáng tin cậy của Ngài là đặc điểm của lòng trung trinh. Ngài không bao giờ ngả nghiêng hoặc thay đổi ý kiến. Ngài đã hiến thân mình trong một ý định đặc thù mà ta có thể tin tưởng được và dự đoán được. Ngài luôn luôn ở đó để đáp lại tiếng kêu của nhân loại. Ngài không màng tưởng bất cứ chính nghĩa nào khác, nhưng luôn trung thành với Dân Chúa suốt dòng thời gian cho đến tận cùng.

Lòng trung tín của con người chắc chắn khó thực hiện hơn nhiều. Vì vợ chồng có thể trở nên cũ mèm đối với nhau. Họ thường hay so sánh người bạn đời của mình với những cặp vợ chồng khác. Và nếu họ có trung thành với nhau đi chăng nữa, thì đôi khi họ lại không coi trọng chính lòng trung thành đó. Họ ý thức về nhau một cách hời hợt và sự nên một của họ hết sức nông cạn. Họ có thể không chịu tìm hiểu sâu về người bạn đời của mình và chỉ trung thành với cái phần nhỏ mọn bên ngoài của người bạn đời ấy mà thôi. Sự đáng tin cậy của họ có thể mỏng dòn, tác phong của họ khó mà lường trước được. Một lần nữa, ân sủng của bí tích, sự hiện diện của Chúa Kitô, thực sự cần thiết để tăng cường lòng trung thành của hai vợ chồng, để họ tận tụy tập trung vào nhau.

Sự vâng lời và lòng trung thành đòi phải có một mạch chuyển đối thoại. Mạch chuyển đó chính là sự sẵn sàng cho nhau về phương diện thân xác, tình cảm, xã hội, tri thức và tâm linh. Chúa Kitô đã không giữ lại chi trong tín thác của Ngài đối với Giáo hội. Ngài dựng nên Giáo hội từ việc Ngài hiến thân trọn vẹn. Sự hiến thân này hướng tới kết hiệp. Chúa Kitô và Giáo hội là một và điều này đòi có sự sẵn sàng toàn diện. Thiên Chúa Cha hoàn toàn sẵn sàng cho Chúa Con và Chúa Con hoàn toàn sẵn sàng cho nhân loại qua Chúa Thánh Thần.

Một cách trực cảm, vợ chồng muốn cho và nhận của nhau bao nhiêu có thể. Sự trao đổi ấy dẫn tới việc sẵn sàng cả về thể xác, cảm quan, tâm tư và tâm linh. Nhưng trong các diễn biến của cuộc sống bình thường, thì vợ chồng lại hoặc bo bo giữ lấy cho riêng mình, hoặc không biết làm sao để hiến mình đi, hoặc không có khả năng ghi nhận điều mà người phối ngẫu hiến tặng mình. Thành ra sự sẵn sàng hiến mình dần dần trở thành giới hạn, do đó, nó cần được luôn luôn canh tân sinh lực để nhận ra cách trọn vẹn sự phong phú trong khả năng sẵn sàng cho nhau của mình. Ơn thánh luôn cần để điều đó thực hiện được.

Thánh Gioan nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:7-8). Trong trường hợp này, tình yêu tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa và như vậy thật khó mà hiểu và lượng giá nó cách đầy đủ. Tuy thế, ta biết rằng Thiên Chúa Cha thông đạt trọn vẹn tình yêu của Ngài cho Chúa Con, và Chúa Con thông đạt trọn vẹn tình yêu của mình cho Giáo hội. Thử hỏi bản tính của tình yêu này là gì? Mặc nhiên trong nó có vâng lời, trung tín và tự hiến mình. Qua tình yêu này, Ba Ngôi Thiên Chúa nâng đỡ, chữa lành và giúp nhân loại lớn lên trong trọn lành, thực sự nên hoàn thiện như Chúa Cha. Chúa Kitô luôn sẵn sàng hiến mình cho Giáo hội để nâng đỡ, chữa lành và làm cho Giáo hội lớn mạnh. Sự hiện diện của Ngài trong lòng Giáo hội bảo đảm rằng tình yêu của Ngài hành động như một xúc tác liên tục đối với các chi thể.

Tình yêu là phương thế nhờ đó vợ chồng nâng đỡ, chữa lành và giúp nhau lớn mạnh. Chính tại đây, sự yếu đuối của con người được thấy rất rõ; vợ chồng thường hay thất bại trong việc nâng đỡ nhau, giúp nhau chữa lành hoặc khích lệ nhau cùng lớn mạnh. Vì tất cả những điều đó rất quan thiết để ta còn là người, nên sự thất bại trên luôn là nguyên nhân chính làm hôn nhân tan vỡ. Không nơi nào ơn thánh cần cho bằng ở đây, ở chỗ ta phải không ngừng làm sống lại nguyên động lực yêu thương và yêu thương một cách bén nhậy và chính xác. Tình yêu hãn hữu và có giới hạn của vợ chồng được tập trung vào mối liên hệ giữa họ với nhau, giữa họ và con cái và giữa toàn thể gia đình với cộng đồng nói chung.

HÔN NHÂN TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CÁC BÍ TÍCH KHÁC

Từ trước cho đến tận những ngày gần đây, cuộc sống của Giáo hội quay quanh chức linh mục và hàng giáo phẩm, và không thể tránh được sự kiện bậc sống độc thân của các ngài thường làm giảm sự chú ý của ta về ý nghĩa của hôn nhân. Ngày nay, người ta càng ngày càng nhận ra rằng đơn vị căn bản trong Giáo hội là gia đình, được mệnh danh là giáo hội tại gia. Chính ở đó, bên trong mối liên hệ gia đình, mỗi người chúng ta sẽ học biết ý nghĩa của yêu thương và thực hành ý nghĩa ấy. Chính cái cảm nghiệm về gia đình trong tư cách yêu thương đã mang lại ý nghĩa cho các bí tích khác.

Hôn nhân là một liên hệ suốt đời và chính ý niệm liên hệ là chìa khóa để hiểu bí tích Rửa tội, qua đó, chúng ta bước vào liên hệ suốt đời với Chúa Giêsu Kitô. Trong liên hệ suốt đời của hôn nhân, ta thấy giữa các thành viên của nó có một sự có nhau rất đặc thù thể hiện qua việc sẵn sàng cho nhau toàn diện. Sự sẵn sàng này được hoàn tất trong tác động giao hợp khi hai vợ chồng trở nên một theo nghĩa chính xác nhất của từ ngữ. Họ chấp nhận nhau toàn diện và trong lúc giao hợp, cá tính của họ hoà lẫn trong một gặp gỡ làm biến tan các biên giới cá thể. Họ phải biết nhau cách trọn bộ bao nhiêu có thể vì họ muốn nhận nhau một cách đầy đủ bao nhiêu có thể. Bí tích Thánh thể là biến cố phụng vụ qua đó thực tại cứu chuộc của Chúa Giêsu được thể hiện qua lời truyền phép trên bánh và rượu. Bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô. Khi được lãnh nhận trong lúc rước lễ, Mình và Máu Thánh ấy kết hiệp người nhận hoàn toàn vào Chúa Giêsu.

Còn về sự hòa giải và chữa lành, tức Bí tích Giải tội và Xức dầu Bệnh nhân, thì hai vợ chồng tiếp nhận đi tiếp nhận lại, liên tục suốt trong cuộc sống chung của họ. Ðối kháng và hoà giải là thành phần cốt cán trong mối liên hệ của họ, và giúp nhau hàn gắn vết thương đã được cuốn sách này chứng tỏ là thành phần chủ yếu trong mối liên hệ vợ chồng. Cả hai Bí tích vì thế có thể được hiểu và đánh giá một cách tốt đẹp hơn nhiều với kinh nghiệm của cuộc sống hôn nhân.

Bí tích Thêm sức cùng Bí tích Rửa tội và Thánh thể là các Bí tích Khai tâm đời sống Kitô hữu, vì chúng diễn tả sự thánh hiến và sứ mệnh của các Kitô hữu. Ðặc biệt là Bí tích Thêm sức, nó ban ơn Chúa Thánh Thần để nâng đỡ toàn bộ đời sống Kitô hữu. Hai vợ chồng cần nâng đỡ nhau xuyên suốt cuộc sống lứa đôi bằng cách luôn khẳng định nhau như mới. Sự khẳng định có tính cách nâng đỡ nhau này giúp họ hiểu được ý nghĩa cốt tủy của Bí tích.

Cuối cùng là Bí tích Truyền chức thánh. Xét bề mặt, Bí tích này, với lời thề hứa độc thân, có vẻ như đối nghịch với hôn nhân. Nhưng độc thân không phải là điều kiện phổ quát của chức linh mục và không hẳn là đặc điểm chủ yếu của chức đó. Linh mục là người được thánh hiến để phục vụ Chúa và là chất xúc tác thiêng liêng của cả cộng đoàn. Ngài truyền giảng Lời và cử hành các bí tích, và đặc điểm chính của ngài về phương diện con người là sự sẵn sàng hiến thân. Vợ chồng có thể hiểu được điều đó qua việc đánh giá các đặc tính góp phần vào sự sẵn sàng dâng hiến và các cố gắng của họ trong việc thánh hóa lẫn nhau.

Liên hệ giữa hôn nhân và các bí tích khác sẵn sàng đón nhận điều chỉnh cũng như mở rộng khi bản chất của hôn nhân được hiểu một cách đầy đủ. Chắc một điều: việc đánh giá các bí tích khác sẽ ngày một gia tăng khi hai vợ chồng tìm thấy ở chúng những thực tại được họ cảm nghiệm trong chính cuộc sống hôn nhân của mình. Theo cách đó, hôn nhân không những trở thành phương thế cứu rỗi của hai vợ chồng, kinh nghiệm về nó còn là một trong những chìa khóa giúp ta đánh giá và tham dự vào các bí tích khác.

MỐI LIÊN HỆ

Trong thẩm cung Ba Ngôi, ta thấy có mối liên hệ trao ban sự sống. Hôn nhân, vốn phản chiếu mối liên hệ trao ban sự sống và yêu thương đó, nay được nhìn như một bí tích được diễn biến suốt cuộc đời. Những biến cố nhỏ nhặt hàng ngày vốn góp phần làm ra nó thẩy đều được thu nhận và biến thể vào thực tại thần linh. Không có gì dù nhỏ dù to trong cuộc sống hôn nhân mà lại không tham dự vào cuộc gặp gỡ giống như Chúa Kitô của hai vợ chồng và của những thành viên khác trong gia đình. Hai vợ chồng cần được giúp đỡ để, qua các chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống lứa đôi, họ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong và nhờ Chúa Giêsu Kitô và Thánh Linh.

Trong quá khứ, các cặp vợ chồng thường cảm thấy sự cứu rỗi thực sự của họ chỉ chủ yếu đạt được nhờ các bí tích khác. Họ không đánh giá được vai trò chính yếu tác động trên sự cứu rỗi của họ qua bí tích hôn nhân thể hiện trong mối liên hệ trải dài suốt cuộc đời. Trong khi tất cả các bí tích đều góp phần vào sự cứu rỗi, và không bí tích nào có thể bị loại ra khỏi cuộc sống Kitô hữu, thì nay là thời điểm thích hợp để giúp các cặp vợ chồng lượng giá được tính cách độc đáo trong ơn gọi của họ. Ðiều đó phải được nhìn trong cuộc gặp gỡ yêu thương giữa họ với nhau, là cuộc gặp gỡ mà hai vợ chồng đã cố gắng sống qua trong nhiều chục năm và là nguồn cội cuộc sống của họ và của con cái họ. Ðó là cuộc sống của tình yêu có trước con cái và tiếp tục sau khi chúng ra đi.

GIÁO HỘI TẠI GIA

Căn cứ vào những điều đã trình bày, ta thấy gia đình, đơn vị căn bản của xã hội, có đủ các đặc tính của một giáo hội thu nhỏ. Vợ chồng được mời gọi cư xử với nhau như Chúa Kitô cư xử với Giáo hội, và bên trong mối liên hệ này, vợ chồng đối diện với những cảm nghiệm như tranh chấp và giao hòa, tổn thương và làm lành, nâng đỡ nhau và hiến thân cho nhau qua kết hợp thể xác, không ngừng kiên định nhau qua niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu, một cảm thức về tư cách tư tế trong bậc giáo dân, tất cả những điều này nhắc nhớ ta về các bí tích khác. Như thế, gia đình thực sự có thể mệnh danh là Giáo Hội Tại Gia mà phụng vụ của nó là chính cuộc sống hằng ngày.

Trong quá khứ, cái khía cạnh thiêng liêng về hôn nhân này rất thường bị quên lãng hoàn toàn. Thay vào đó, gia đình thường được khích lệ cầu nguyện với nhau theo những hình thức không thích hợp với đời sống hôn nhân, mà thích hợp nhiều hơn với đời sống tu viện. Ðiều cần được đề cao là những trao đổi từng giây từng phút giữa các thành viên của gia đình phải là những lời cầu nguyện, theo nghĩa họ đang nói về Chúa Kitô ở trong nhau. Ðiều này không có nghĩa là lời cầu nguyện chuyên biệt không có chỗ trong đời sống gia đình. Nó vẫn có đó. Ðiều cần là lời cầu nguyện ấy phải quan tâm đến việc làm cho những gì ẩn tàng trong đời sống đôi bạn trở thành bộc bạch minh nhiên. Vợ chồng cần ơn Chúa để bền vững trong vâng lời tức tín thác lẫn nhau, trung thành tức toàn vẹn trong trắng, hiến thân tức luôn sẵn sàng và tình yêu vốn bao trùm nâng đỡ, chữa lành và cùng nhau lớn mạnh. Chúng ta cần một hình thức cầu nguyện hàng ngày trong đó nội dung đời sống đôi bạn được nhấn mạnh và sự trợ giúp và ơn thánh sủng của Chúa được biểu lộ để thực thi tình yêu trong giáo hội tại gia.

Mục đích của giáo hội tại gia này là gì? Trong Giáo hội hoàn vũ, nó là nơi sự sống được cưu mang, nuôi dưỡng và yêu thương. Giáo hội tại gia này là trường dạy tình yêu cho toàn thể Giáo hội. Nó là nguồn mạch tình yêu trong đời sống vợ chồng và trong đời sống mới mà họ dẫn khởi và nuôi dưỡng. Không có giáo hội tại gia, sẽ không có Giáo hội nói chung vì chính trong nó, tình yêu, vốn là bản tính Thiên Chúa, được duy trì sống động và chính vì lẽ đó mà hôn nhân thật là quan trọng trong tư cách bí tích.

TÓM LƯỢC

Hôn nhân là một bí tích, một trong bẩy bí tích được Giáo hội nhìn nhận. Nó bắt đầu với việc hai vợ chồng cùng thề hứa hiến thân cho nhau toàn vẹn và tiếp tục sau đó trong liên hệ yêu thương sẽ kéo dài suốt đời. Mối liên hệ này được ghi dấu bằng việc vâng lời, trung tín, hiến thân và yêu nhau, những đặc tính cũng được tìm thấy trong mối liên hệ của Chúa Kitô và Giáo hội. Theo cách này, hôn nhân trở thành giáo hội tại gia, nguồn mạch và người bảo vệ tình yêu trong Giáo hội hoàn vũ.

Tài Liệu Tham Khảo

1. Kaspar, W., Theology of Christian Marriage. Burns and Oates, 1980.
 
Văn Hóa
Ngai vàng lắm vua
Thương Quốc Một
02:56 28/08/2008
NGAI VÀNG LẮM VUA
(Nghe chuyện Thái Hà xin có đôi lời kính tặng)

Có bài đồng dao kể truyện mười ông vua:
Ngày xửa ngày xưa…
Mỗi ông mang một tật xấu đều ngủm chèo queo
Có những lời truyền miệng thành câu ca nghe vè:
Ngày nảy ngày nay…
Mọi người đang sống dưới triều đại phong kiến quá độ
Thần dân cung phụng cúi đầu trước ngai vàng chia ra từng ô nhỏ
Mười ông vua dẫn đường đưa cả nước đi lên theo định hướng chế ra chủ nghĩa
(như con nòng nọc hóa thành ếch chưa chịu đứt đuôi)
Có rất nhiều Thúy Kiều bị đem bán ở một nơi xa xứ
Có những anh Chí Phèo chiều đến là cùng nhau quần tụ
Khiến một nhà thơ thảng thốt bàng hoàng:
“Cả nước rùng mình trong cơn nhậu”
Ai phát biểu ý kiến ý cò đưa lên báo nhà
Ngoan ngoãn xếp ngay hàng cùng đi bên lề phải
(rất nghiêm trang trật tự như viếng lãnh tụ đã lìa đời)
Có những thần dân cất tiếng hát không bao giờ dừng lại
Khi thấy cảnh đói nghèo –tụt hậu đã bao năm
Khi chuyện cướp đất –giải tỏa – xây cho nhiều biệt thự
Những thần dân hiền hòa bị kết án là kẻ gây rối trật tự
Và bất công vẫn dây dưa kéo dài chồng chéo
Lũ tham quan đang trở thành nhân vật chính –
(tạm thế vai cho bọn giặc ngoại xâm)
Không hề run sợ hiên ngang đi cướp cạn
Nghe từ ngai vàng một ông vua hê lớn tiếng:
Đường vinh quang xây xác bè lũ quan tham bạo quyền
Bởi người người đã rành rọt những mánh khóe bịp bợm
Không ai cả tin mê muội quá ba đời
Không ai sống thọ hết đời thứ ba bằng ngôn từ trí trá
Cho dù mười năm nữa ở lâu trong ống thần dân sẽ bị dài
Vẫn còn những bài hát truyền miệng không bao giờ dừng lại
Ngày nảy ngày nay…
Có ngai vàng mười vua
Các ngài lần lượt chết vì hư thói xấu tật
Ông vua thứ chín từng sống bằng nghề cướp giật
Ngài bị thúi tai- chết một còn hai
Ông vua thứ mười bán nước – chết một là hết.

Tháng 8-2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn La Hán
Nguyễn Ngọc Danh
18:29 28/08/2008

VƯỜN LA HÁN



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Đêm Đông Phương lặng vườn La Hán

Ánh sáng trăng rằm ngâp lối đi

Có con sâu nhỏ nằm mơ ước

Chuyển kiếp luân hồi khóac sa-di.

(Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền