Phụng Vụ - Mục Vụ
Khiêm nhường
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:03 28/08/2019
Chúa Nhật XXI Thường Niên , năm C
Lc 14,1.7 – 14
Trong những năm đi giảng đạo cùng với các môn đệ. Chúa Giêsu đã tiếp xúc với mọi lớp người, Ngài đã thông cảm, chạnh lòng thương xót tới đám đông dân chúng bơ vơ như đàn chiên không người chăm sóc. Chúa Giêsu đã đụng chạm tới mọi nỗi khổ đau của con người. Ngài quan sát những sự việc xẩy ra trong xã hội Do Thái lúc đó để đưa ra những dụ ngôn nhằm dạy các môn đệ và mọi người.Hôm nay, nhân được mời dự tiệc cưới do một thủ lãnh Pharisêu mời, Chúa Giêsu thấy một số khách mời chọn cỗ nhất để ngồi.Chọn cỗ nhất để ngồi có nghĩa tự mãn, tự đề cao mình, coi mình là hơn người khác, có địa vị, chỗ đứng cao hơn người.Do đó, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và những người Pharisêu dụ ngôn về sự khiêm nhường.
Vâng, Chúa Giêsu đã nói :” Khi anh được mời đi ăn cưới,thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: xin anh nhường chỗ cho vị này “ ( Lc 14,8-9 ). Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này, Ngài cũng muốn nhắc nhở mọi người :’ Đừng tranh giành quyền thế, ham mê địa vị, đến độ phải để cho người khác triệt hạ…
Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy ý nghĩa thâm trầm hơn, ấy là có những người tự đặt chỗ cho mình về mặt thiêng liêng, về mặt đạo đức, tự cho mình là xứng đáng dù mình có lỗi phạm…Đối với Chúa thì khác, Ngài có cái nhìn từ chiều sâu, từ cõi lòng của mỗi người. Ngài đã nói :” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “. Đức Giêsu mời gọi con người hãy từ bỏ sự tự mãn, tự kiêu, tự đại để sống khiêm tốn.
Khiêm nhường là tự nhận tất cả là do Chúa và chúng ta được lớn lên mỗi ngày nhò tha nhân, nhờ anh chị em xung quanh. Người khiêm tốn không coi địa vị, chức vụ là quan trọng, nhưng tất cả đều được đặt dưới sự quan phòng của Chúa. Người khiêm tốn không tự mình vinh vang, tự tôn coi mình có địa vị cao hơn người khác mà đặt mình dưới bàn tay uy quyền của Chúa như Chúa đã từng nói :” Ta đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ “. Người khiêm tốn là người hân hoan phục vụ trong yêu thương, hầu hạ người khác với tâm hồn quảng đại, yêu thương. Con người chúng ta thường đánh giá người khác dựa trên địa vị, chức tước trong xã hội. Tuy nhiên có những người thấp cổ bé họng không có ghế, không có chỗ đứng trong xã hội, nhưng họ có tấm lòng, có lương tâm thì còn hơn những người có chức vị mà sống không tốt vv…
Trong bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu đang nói với những người Biệt phái cùng dự tiệc với Ngài và các môn đệ của Ngài.Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc “ tiệc cưới “ của người Do Thái thời đó, để nói về Nước Thiên Chúa “ các người Do Thái là dân Chúa chọn, họ được mời tham dự Nước Trời nhưng họ từ chối,tuy nhiên, các người nghèo khó, tàn tật, đui mù cũng được Chúa mời, những người này đã nhận lời và được vào Nước Trời. Đây là điều Chúa đã tiên báo : dân ngoại giáo sẽ vào thay chỗ dân Do Thái được mời trước.
Chúa nhắc nhở con người, cảnh giác chúng ta đừng quá bám víu vào thế gian, vào cuộc đời mau qua này, đừng đặt con người chúng ta trên của cải, danh vọng, địa vị vì có người đến sau sẽ trở nên trước hết và có người đến trước sẽ trở nên rốt hết. Chúa đã đồng hóa mình với kẻ khó nghèo, tàn tật, bất hạnh, tù đầy, bị ngược đãi vv…Cho nhưng không, vô vị lợi, không tính toán là điều quan trọng cho mỗi môn đệ của Chúa. Khiêm tốn, tự hạ là điều Chúa quý chuộng. Lucifer vì quá kiêu ngạo nên đã bị Thiên Chúa giáng phạt. Goliath cho mình là to lớn, sức mạnh vô song, tự mãn, tự tôn, nên đã bị cậu bé Đavít quật chết…
Chính vì thế, chọn cỗ nhất, chọn chỗ nhất nơi tiệc cưới, nơi những cuộc hội họp có đông người là tự mãn với địa vị, với chức danh của mình. Chúa nói hãy khiêm tón ngồi ở dưới để khi gia chủ tới mời lên ngồi trên cao, lúc đó người được mời sẽ được danh dự trước mặt mọi người. Chúa còn nói đừng mong người khác đáp trả khi họ nghèo nàn, túng thiếu. Chúng ta đã đón nhận nhưng không phải cho lại nhưng không vv…Khiêm tốn sẽ được tôn lên.Tự mãn, kiêu ngạo sẽ bị hạ xuống.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết khiêm tốn vì tất cả đều từ Chúa. Chúng con đã nhận nhưng không, thì phải cho lại nhưng không. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra sự khiếm khuyết, yếu đuối của chúng con và luôn đặt cuộc sống, sinh mạng của chúng con dưới sự quan phòng của Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và những người Pharisêu bài học gì nhân tiệc cưới hôm nay ?
2.Khiêm nhường là gì ?
3.Thủ lãnh các người Biệt phái là ai ?
4.Tại sao những người Biệt phái lại luôn chống đối Chúa Giêsu ?
5. Tội kiêu ngạo là tội gì ?
Lc 14,1.7 – 14
Trong những năm đi giảng đạo cùng với các môn đệ. Chúa Giêsu đã tiếp xúc với mọi lớp người, Ngài đã thông cảm, chạnh lòng thương xót tới đám đông dân chúng bơ vơ như đàn chiên không người chăm sóc. Chúa Giêsu đã đụng chạm tới mọi nỗi khổ đau của con người. Ngài quan sát những sự việc xẩy ra trong xã hội Do Thái lúc đó để đưa ra những dụ ngôn nhằm dạy các môn đệ và mọi người.Hôm nay, nhân được mời dự tiệc cưới do một thủ lãnh Pharisêu mời, Chúa Giêsu thấy một số khách mời chọn cỗ nhất để ngồi.Chọn cỗ nhất để ngồi có nghĩa tự mãn, tự đề cao mình, coi mình là hơn người khác, có địa vị, chỗ đứng cao hơn người.Do đó, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và những người Pharisêu dụ ngôn về sự khiêm nhường.
Vâng, Chúa Giêsu đã nói :” Khi anh được mời đi ăn cưới,thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời,và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: xin anh nhường chỗ cho vị này “ ( Lc 14,8-9 ). Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta điều này, Ngài cũng muốn nhắc nhở mọi người :’ Đừng tranh giành quyền thế, ham mê địa vị, đến độ phải để cho người khác triệt hạ…
Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy ý nghĩa thâm trầm hơn, ấy là có những người tự đặt chỗ cho mình về mặt thiêng liêng, về mặt đạo đức, tự cho mình là xứng đáng dù mình có lỗi phạm…Đối với Chúa thì khác, Ngài có cái nhìn từ chiều sâu, từ cõi lòng của mỗi người. Ngài đã nói :” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên “. Đức Giêsu mời gọi con người hãy từ bỏ sự tự mãn, tự kiêu, tự đại để sống khiêm tốn.
Khiêm nhường là tự nhận tất cả là do Chúa và chúng ta được lớn lên mỗi ngày nhò tha nhân, nhờ anh chị em xung quanh. Người khiêm tốn không coi địa vị, chức vụ là quan trọng, nhưng tất cả đều được đặt dưới sự quan phòng của Chúa. Người khiêm tốn không tự mình vinh vang, tự tôn coi mình có địa vị cao hơn người khác mà đặt mình dưới bàn tay uy quyền của Chúa như Chúa đã từng nói :” Ta đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ “. Người khiêm tốn là người hân hoan phục vụ trong yêu thương, hầu hạ người khác với tâm hồn quảng đại, yêu thương. Con người chúng ta thường đánh giá người khác dựa trên địa vị, chức tước trong xã hội. Tuy nhiên có những người thấp cổ bé họng không có ghế, không có chỗ đứng trong xã hội, nhưng họ có tấm lòng, có lương tâm thì còn hơn những người có chức vị mà sống không tốt vv…
Trong bài Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu đang nói với những người Biệt phái cùng dự tiệc với Ngài và các môn đệ của Ngài.Chúa Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc “ tiệc cưới “ của người Do Thái thời đó, để nói về Nước Thiên Chúa “ các người Do Thái là dân Chúa chọn, họ được mời tham dự Nước Trời nhưng họ từ chối,tuy nhiên, các người nghèo khó, tàn tật, đui mù cũng được Chúa mời, những người này đã nhận lời và được vào Nước Trời. Đây là điều Chúa đã tiên báo : dân ngoại giáo sẽ vào thay chỗ dân Do Thái được mời trước.
Chúa nhắc nhở con người, cảnh giác chúng ta đừng quá bám víu vào thế gian, vào cuộc đời mau qua này, đừng đặt con người chúng ta trên của cải, danh vọng, địa vị vì có người đến sau sẽ trở nên trước hết và có người đến trước sẽ trở nên rốt hết. Chúa đã đồng hóa mình với kẻ khó nghèo, tàn tật, bất hạnh, tù đầy, bị ngược đãi vv…Cho nhưng không, vô vị lợi, không tính toán là điều quan trọng cho mỗi môn đệ của Chúa. Khiêm tốn, tự hạ là điều Chúa quý chuộng. Lucifer vì quá kiêu ngạo nên đã bị Thiên Chúa giáng phạt. Goliath cho mình là to lớn, sức mạnh vô song, tự mãn, tự tôn, nên đã bị cậu bé Đavít quật chết…
Chính vì thế, chọn cỗ nhất, chọn chỗ nhất nơi tiệc cưới, nơi những cuộc hội họp có đông người là tự mãn với địa vị, với chức danh của mình. Chúa nói hãy khiêm tón ngồi ở dưới để khi gia chủ tới mời lên ngồi trên cao, lúc đó người được mời sẽ được danh dự trước mặt mọi người. Chúa còn nói đừng mong người khác đáp trả khi họ nghèo nàn, túng thiếu. Chúng ta đã đón nhận nhưng không phải cho lại nhưng không vv…Khiêm tốn sẽ được tôn lên.Tự mãn, kiêu ngạo sẽ bị hạ xuống.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết khiêm tốn vì tất cả đều từ Chúa. Chúng con đã nhận nhưng không, thì phải cho lại nhưng không. Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra sự khiếm khuyết, yếu đuối của chúng con và luôn đặt cuộc sống, sinh mạng của chúng con dưới sự quan phòng của Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ và những người Pharisêu bài học gì nhân tiệc cưới hôm nay ?
2.Khiêm nhường là gì ?
3.Thủ lãnh các người Biệt phái là ai ?
4.Tại sao những người Biệt phái lại luôn chống đối Chúa Giêsu ?
5. Tội kiêu ngạo là tội gì ?
Tôi Là Người Khiêm Tốn Nhất Trần Gian
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:37 28/08/2019
Tôi Là Người Khiêm Tốn Nhất Trần Gian
(Chúa Nhật XXII TN C)
Xưa lẫn nay và đến muôn đời, người khiêm tốn đều đáng được người đời mến phục, kính yêu. Trái lại, kẻ kiêu ngạo thì đều bị chê trách. Nếu họ là người quyền cao, chức trọng thì người ta có thể sợ, nhưng không hề kính chút nào. Sách Huấn ca cho ta những lời dạy thiết thực: “Con ơi… càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó”(Hc 3,18.20.28).
Bài Tin Mừng Chúa Nhật XXII TN C hôm nay tường thuật chuyện Chúa Giêsu nhân thấy nhiều người thích chọn chỗ nhất trong bữa tiệc nên đã lên tiếng dạy về đức khiêm nhường. Chắc hẳn Chúa Giêsu không muốn dạy chúng ta sống khiêm nhượng kiểu “ống điếu”, tức là cố tình hạ mình xuống để được người ta nâng lên. Với kiểu nói ngoa ngữ như ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã làm nổi rõ cái hậu quả rất khác biệt giữa người khiêm tốn và kẻ kiêu ngạo. Vậy thế nào là khiêm tốn đích thực đây? Không gì hơn hãy nhìn vào cuộc đời, thái độ sống của Giêsu Kitô, Đấng đã minh nhiên mời gọi hãy học cùng Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng (x.Mt 11,28-30). Qua cuộc đời của Đấng Cứu Độ, chúng ta có thể nói rằng khiêm tốn là nhìn nhận sự thật, sống trong sự thật và làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).
Sự thật thứ nhất: Nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có đều là do bởi lãnh nhận. Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Người bởi Chúa Cha mà ra và mọi sự Người có đều do Cha ban tặng (x.Ga 7,29; 16,28; 17,1-26). Vì sao có nhiều người ngông cuồng, tự cao tự đại? Xin thưa rằng trên hết, trước hết là vì họ vô tình hay chủ ý quên mất sự thật này: họ được tạo thành chứ không phải tự mình mà có. Nếu giả như họ xác tín rằng ngay chính sự sống và những khả năng, chức phận, những thành quả hay công nghiệp của họ đều do bởi đã lãnh nhận, thì chắc chắn sẽ không có lý do gì để lên mặt, để tự mãn trong cao ngạo hay cuồng ngông.
Sự thật thứ hai: Nhìn nhận rằng chúng ta chỉ thực sự là mình nếu biết sống và hoạt động theo ý Đấng tạo nên chúng ta. Chúa Kitô nhiều lần khẳng định rằng Người đến thế gian này không phải làm theo ý riêng mà để chu toàn thánh ý Chúa Cha (x.Ga 6,38; 7,17). Người nhìn nhận việc thực thi thánh ý Chúa Cha chính là lẽ sống của Người. “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”(Ga 4,34). Khi đã tin nhận rằng những gì chúng ta đang là, đang đều do bởi đã lãnh nhận từ ai đó thì việc sử dụng sự sống mình, các khả năng của mình theo ý người ban tặng là lẽ tất yếu đương nhiên. Một trong những ý nghĩa của cuộc đời con người đó là sống cho tha nhân, sống vì tha nhân. “Con Người đến thế gian này không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Khi truyền bảo những người dọn tiệc đãi khách thì đừng mời những người thân quen, chức cao quyền lớn, mà hãy mời những người tàn tật, đui mù, nghèo hèn.. chắc chắn Chúa Giêsu muốn dạy người đương thời và chúng ta mọi thời rằng những gì chúng ta đang có như của cải, quyền uy đều do đã lãnh nhận và phải sử dụng chúng theo thánh ý Cha trên trời, Đấng muốn chúng ta phải yêu thương nhau một cách vô vị lợi, không chút tính toán thiệt hơn. Thể hiện tình yêu với những người nghèo hèn, bé mọn là một cách thế sống tình yêu vô vị lợi cách rõ nét.
Trong một dịp tĩnh tâm, một linh mục bạn thân dí dỏm: “Thưa các cha, con đây học hành kém cỏi, khả năng thì hạn chế. Tóm lại, tài thì mọn và đức cũng kém, cái gì cũng xin thua các cha, may ra có đức khiêm tốn thì trỗi vượt tất cả. Con thành thật thú nhận mình khiêm tốn nhất trần gian”. Quả thật, dù là giám mục hay linh mục, dù là tu sĩ hay giáo dân trong bậc hôn nhân, đang độc thân hay góa bụa, dù có chút địa vị hay chỉ là hạng “phó thường dân”, hết thảy chúng ta đều vướng phải cái tội của tổ tiên đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu căng ở đây chủ yếu không phải là thái độ cao ngạo, hống hách cách hịch hỡm đáng ghét, nhưng chính là tình trạng xa rời sự thật. Tên cám dỗ của vườn địa đàng thuở nào đã khiến tiên tổ và cả chúng ta mọi thời quên mất sự thật là chúng ta vốn là loài thụ tạo (x.St 3,1-7). Hữu ý hay vô tình lãng quên sự thật này thì chúng ta dễ lầm tưởng rằng những gì tốt đẹp chúng ta đang là, đang có là do chính bàn tay chúng ta làm nên. Đây chính là căn nguyên của sự kiêu ngạo đáng trách và cũng đáng phạt.
Trong hỏa ngục rất có thể có những người rộng rãi bố thí cho người nghèo. Cũng rất có thể có nhiều người đã từng làm nhiều phép lạ, những người giảng dạy các chân lý cao sâu…nhưng chắc chắn sẽ không hề có bóng dáng một người sống khiêm nhu, biết nhìn nhận và sống trong sự thật. “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm…Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,41-42). Khi biết nhìn nhận sự thật, người gian chịu treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã nhận được thành quả của sự khiêm nhu: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật XXII TN C)
Xưa lẫn nay và đến muôn đời, người khiêm tốn đều đáng được người đời mến phục, kính yêu. Trái lại, kẻ kiêu ngạo thì đều bị chê trách. Nếu họ là người quyền cao, chức trọng thì người ta có thể sợ, nhưng không hề kính chút nào. Sách Huấn ca cho ta những lời dạy thiết thực: “Con ơi… càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó”(Hc 3,18.20.28).
Bài Tin Mừng Chúa Nhật XXII TN C hôm nay tường thuật chuyện Chúa Giêsu nhân thấy nhiều người thích chọn chỗ nhất trong bữa tiệc nên đã lên tiếng dạy về đức khiêm nhường. Chắc hẳn Chúa Giêsu không muốn dạy chúng ta sống khiêm nhượng kiểu “ống điếu”, tức là cố tình hạ mình xuống để được người ta nâng lên. Với kiểu nói ngoa ngữ như ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã làm nổi rõ cái hậu quả rất khác biệt giữa người khiêm tốn và kẻ kiêu ngạo. Vậy thế nào là khiêm tốn đích thực đây? Không gì hơn hãy nhìn vào cuộc đời, thái độ sống của Giêsu Kitô, Đấng đã minh nhiên mời gọi hãy học cùng Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng (x.Mt 11,28-30). Qua cuộc đời của Đấng Cứu Độ, chúng ta có thể nói rằng khiêm tốn là nhìn nhận sự thật, sống trong sự thật và làm chứng cho sự thật (x.Ga 18,37).
Sự thật thứ nhất: Nhìn nhận những gì chúng ta là, chúng ta có đều là do bởi lãnh nhận. Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định Người bởi Chúa Cha mà ra và mọi sự Người có đều do Cha ban tặng (x.Ga 7,29; 16,28; 17,1-26). Vì sao có nhiều người ngông cuồng, tự cao tự đại? Xin thưa rằng trên hết, trước hết là vì họ vô tình hay chủ ý quên mất sự thật này: họ được tạo thành chứ không phải tự mình mà có. Nếu giả như họ xác tín rằng ngay chính sự sống và những khả năng, chức phận, những thành quả hay công nghiệp của họ đều do bởi đã lãnh nhận, thì chắc chắn sẽ không có lý do gì để lên mặt, để tự mãn trong cao ngạo hay cuồng ngông.
Sự thật thứ hai: Nhìn nhận rằng chúng ta chỉ thực sự là mình nếu biết sống và hoạt động theo ý Đấng tạo nên chúng ta. Chúa Kitô nhiều lần khẳng định rằng Người đến thế gian này không phải làm theo ý riêng mà để chu toàn thánh ý Chúa Cha (x.Ga 6,38; 7,17). Người nhìn nhận việc thực thi thánh ý Chúa Cha chính là lẽ sống của Người. “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”(Ga 4,34). Khi đã tin nhận rằng những gì chúng ta đang là, đang đều do bởi đã lãnh nhận từ ai đó thì việc sử dụng sự sống mình, các khả năng của mình theo ý người ban tặng là lẽ tất yếu đương nhiên. Một trong những ý nghĩa của cuộc đời con người đó là sống cho tha nhân, sống vì tha nhân. “Con Người đến thế gian này không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Khi truyền bảo những người dọn tiệc đãi khách thì đừng mời những người thân quen, chức cao quyền lớn, mà hãy mời những người tàn tật, đui mù, nghèo hèn.. chắc chắn Chúa Giêsu muốn dạy người đương thời và chúng ta mọi thời rằng những gì chúng ta đang có như của cải, quyền uy đều do đã lãnh nhận và phải sử dụng chúng theo thánh ý Cha trên trời, Đấng muốn chúng ta phải yêu thương nhau một cách vô vị lợi, không chút tính toán thiệt hơn. Thể hiện tình yêu với những người nghèo hèn, bé mọn là một cách thế sống tình yêu vô vị lợi cách rõ nét.
Trong một dịp tĩnh tâm, một linh mục bạn thân dí dỏm: “Thưa các cha, con đây học hành kém cỏi, khả năng thì hạn chế. Tóm lại, tài thì mọn và đức cũng kém, cái gì cũng xin thua các cha, may ra có đức khiêm tốn thì trỗi vượt tất cả. Con thành thật thú nhận mình khiêm tốn nhất trần gian”. Quả thật, dù là giám mục hay linh mục, dù là tu sĩ hay giáo dân trong bậc hôn nhân, đang độc thân hay góa bụa, dù có chút địa vị hay chỉ là hạng “phó thường dân”, hết thảy chúng ta đều vướng phải cái tội của tổ tiên đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu căng ở đây chủ yếu không phải là thái độ cao ngạo, hống hách cách hịch hỡm đáng ghét, nhưng chính là tình trạng xa rời sự thật. Tên cám dỗ của vườn địa đàng thuở nào đã khiến tiên tổ và cả chúng ta mọi thời quên mất sự thật là chúng ta vốn là loài thụ tạo (x.St 3,1-7). Hữu ý hay vô tình lãng quên sự thật này thì chúng ta dễ lầm tưởng rằng những gì tốt đẹp chúng ta đang là, đang có là do chính bàn tay chúng ta làm nên. Đây chính là căn nguyên của sự kiêu ngạo đáng trách và cũng đáng phạt.
Trong hỏa ngục rất có thể có những người rộng rãi bố thí cho người nghèo. Cũng rất có thể có nhiều người đã từng làm nhiều phép lạ, những người giảng dạy các chân lý cao sâu…nhưng chắc chắn sẽ không hề có bóng dáng một người sống khiêm nhu, biết nhìn nhận và sống trong sự thật. “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm…Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,41-42). Khi biết nhìn nhận sự thật, người gian chịu treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã nhận được thành quả của sự khiêm nhu: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 22 Mùa Quanh Năm C 1.9.2019
Lm Francis Lý văn Ca
14:52 28/08/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong cuộc sống, người đời thường có khuynh hướng phân biệt xã hội thành hai hạng người xấu và tốt, bạn và thù. Kẻ xấu là người đáng xa lánh và kẻ thù thì phải oán căm sâu sắc....
Khi Chúa Giêsu đến trần gian, Ngài đã đánh đổ óc "kỳ thị". Những kẻ bị xã hội ruồng bỏ bên lề đường, Ngài đã nhận họ như bạn hữu và ước ao ngồi đồng bàn với họ. Ngài đã nhìn người đồng thời với nhãn hiệu có sẵn, nhưng bằng hình ảnh cao quý của một vị Thiên Chúa đầy tình thương. Với cái nhìn nầy, hàng rào giữa bạn và thù, giữa kẻ trên người dưới, giữa tốt và xấu sẽ được tháo gỡ trong mối giây tình yêu và sự khiêm nhường.
Với cái nhìn trên đây, tất cả mọi người đều có một danh xưng chung: Đó là anh em với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta được nhân đức khiêm hạ và trong tình yêu chúng ta sống và chia sẻ với anh chị em chung quanh tâm tình mà chính Chúa đã sống và truyền lại cho chúng ta là những môn đệ của Ngài.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀi I:
Khi chúng ta nhận thức được điều nào nên làm đẹp lòng Chúa thì chúng ta đã có một mối tương quan mật thiết đối với Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong nhận thức và tăng trưởng trong phục vụ, khi nghe bài đọc thứ I hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua sự kiện được thánh Phaolô đề cập đến là biến cố Chúa biến hình trên núi Sinai, Ngài muốn giúp các tín hữu trong thời đại của ngài và cho chính chúng về biến cố thế mạt, Chúa quang lâm ngự đến.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Đời sống của người tín hữu luôn được tô điểm bằng những nhân đức tự nhiên như bác ái, khiêm nhường. Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Kitô đề cao tromg cách xử thế phải khiêm hạ và đầy lòng nhân đạo.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Với những ưu tư và bận rộn trong cuộc sống, chúng ta quên đi những điều hay những việc đúng ra phải nhớ đến. Chúng ta cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu được những điều nào nên thực hiện trong đời sống hằng ngày.
1. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia luôn hướng dẫn thần dân trong quốc gia của họ sống trong yêu thương và chia sẻ cơm bánh với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Đấng Bậc Lãnh Đạo trong Giáo Hội Hoàn vũ, luôn học mẫu gương khiêm hạ và phục vụ của Thầy Chí Thánh Giêsu và áp dụng trong việc quản lý nguồn máy của Giáo Hội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho giới trẻ hôm nay, khi thừa hưởng của cải vật chất, luôn nhớ đến Thiên Chúa là Đấng ban phát cho họ tài năng để tiếp tục biến đổi thế giới họ đang sống nên hoàn tốt đẹp hơn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho thế giới luôn cảm nghiệm sâu xa tình người trong sự chia sẻ về tình thần cũng như vật chất. Với nhận thức nầy, chúng con sẽ làm cho thế giới mỗi ngày thêm xinh tươi đầy những hoa trái tình thương. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta nhớ đến những tín hữu,thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi, qua lời cầu nguyện và những thánh lễ chúng con dâng, Chúa ban cho các ngài được yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng cầu xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, thế giói chúng con đang sống còn biết bao nhiêu người, biết bao quốc gia thiếu thốn về thực phẩm, tình người. Xin cho chúng con luôn nhìn thấy những nhu cầu của tha nhân, để thông cảm và chia sẻ những gì chúng con có thể chia sẻ được. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Trong cuộc sống, người đời thường có khuynh hướng phân biệt xã hội thành hai hạng người xấu và tốt, bạn và thù. Kẻ xấu là người đáng xa lánh và kẻ thù thì phải oán căm sâu sắc....
Khi Chúa Giêsu đến trần gian, Ngài đã đánh đổ óc "kỳ thị". Những kẻ bị xã hội ruồng bỏ bên lề đường, Ngài đã nhận họ như bạn hữu và ước ao ngồi đồng bàn với họ. Ngài đã nhìn người đồng thời với nhãn hiệu có sẵn, nhưng bằng hình ảnh cao quý của một vị Thiên Chúa đầy tình thương. Với cái nhìn nầy, hàng rào giữa bạn và thù, giữa kẻ trên người dưới, giữa tốt và xấu sẽ được tháo gỡ trong mối giây tình yêu và sự khiêm nhường.
Với cái nhìn trên đây, tất cả mọi người đều có một danh xưng chung: Đó là anh em với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người trong chúng ta được nhân đức khiêm hạ và trong tình yêu chúng ta sống và chia sẻ với anh chị em chung quanh tâm tình mà chính Chúa đã sống và truyền lại cho chúng ta là những môn đệ của Ngài.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀi I:
Khi chúng ta nhận thức được điều nào nên làm đẹp lòng Chúa thì chúng ta đã có một mối tương quan mật thiết đối với Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan trong nhận thức và tăng trưởng trong phục vụ, khi nghe bài đọc thứ I hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua sự kiện được thánh Phaolô đề cập đến là biến cố Chúa biến hình trên núi Sinai, Ngài muốn giúp các tín hữu trong thời đại của ngài và cho chính chúng về biến cố thế mạt, Chúa quang lâm ngự đến.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Đời sống của người tín hữu luôn được tô điểm bằng những nhân đức tự nhiên như bác ái, khiêm nhường. Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Kitô đề cao tromg cách xử thế phải khiêm hạ và đầy lòng nhân đạo.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Với những ưu tư và bận rộn trong cuộc sống, chúng ta quên đi những điều hay những việc đúng ra phải nhớ đến. Chúng ta cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta hiểu được những điều nào nên thực hiện trong đời sống hằng ngày.
1. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia luôn hướng dẫn thần dân trong quốc gia của họ sống trong yêu thương và chia sẻ cơm bánh với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho các Đấng Bậc Lãnh Đạo trong Giáo Hội Hoàn vũ, luôn học mẫu gương khiêm hạ và phục vụ của Thầy Chí Thánh Giêsu và áp dụng trong việc quản lý nguồn máy của Giáo Hội. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho giới trẻ hôm nay, khi thừa hưởng của cải vật chất, luôn nhớ đến Thiên Chúa là Đấng ban phát cho họ tài năng để tiếp tục biến đổi thế giới họ đang sống nên hoàn tốt đẹp hơn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho thế giới luôn cảm nghiệm sâu xa tình người trong sự chia sẻ về tình thần cũng như vật chất. Với nhận thức nầy, chúng con sẽ làm cho thế giới mỗi ngày thêm xinh tươi đầy những hoa trái tình thương. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta nhớ đến những tín hữu,thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi, qua lời cầu nguyện và những thánh lễ chúng con dâng, Chúa ban cho các ngài được yên nghỉ trong nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng cầu xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, thế giói chúng con đang sống còn biết bao nhiêu người, biết bao quốc gia thiếu thốn về thực phẩm, tình người. Xin cho chúng con luôn nhìn thấy những nhu cầu của tha nhân, để thông cảm và chia sẻ những gì chúng con có thể chia sẻ được. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 28/08/2019
20. Khiêm tốn cách chân thành tức là không tự khoe là thông minh, và cũng không giả bộ hồ đồ.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 28/08/2019
99. MÙA ĐÔNG RUNG QUẠT
Anh thông gia nhà nghèo đi tìm anh thông gia nhà giàu, gặp mùa đông nên không có áo da lông thú, chỉ có thể mặc cái áo đay mỏng trên thân.
Người này rất thích sỉ diện, sợ thông gia giàu có cười mình nên mùa đông mà đem theo cái quạt bên mình, giữa tiệc không ngừng phe phẩy quạt nói với quý khách:
- “Người tôi rất sợ nóng, nên dù cho trời lạnh cũng thích mát.”
Tiệc xong, chủ nhân nhìn thấy anh thông gia nghèo làm ra vẻ thì mời anh ta ở lại nhà và có thái độ làm ra vẻ chìu ý anh ta, dùng chăn đơn chiếu gối nhỏ, trãi bên cạnh chỗ có thông gió của hồ tắm để anh ta ở đó. Người thông gia nhà nghèo ấy không tiện mở miệng chữa lại, chỉ thầm kêu khổ.
Ban đêm khí hậu càng lạnh, chỉ biết khoác cái áo mỏng đứng lên đi qua đi lại để chế ngự cái lạnh, không ngờ sẩy chân rơi trong hồ tắm.
Chủ nhân đi đến coi anh ta, kinh ngạc hỏi anh ta sao rơi trong hồ tắm, anh thông gia nghèo lạnh run lẩy bẩy, nhưng dù chết cũng vẫn giữ thể diện nói:
- “Tôi rất sợ nóng, dù là trong tháng mùa đông ngủ nơi chỗ thông gió, thì cũng muốn tắm một chút cho mát.”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 99:
Trong cuộc sống có rất nhiều người vì tự ái mà không dám sửa chữa mình cho phù hợp với đạo lý làm người, hoặc đạo lý làm con của Thiên Chúa tức là làm người Kitô hữu.
Có người nhà nghèo nhưng vì tự ái nên khi ăn uống thì đòi phải có rượu thịt, chỉ tội làm khổ vợ con; có người biết rằng đổ tội cho người khác là không đúng nhưng vì sĩ diện tự ái mà vẫn cứ vu khống; có người biết mình học hành kém nhưng vì tự ái nên đi đâu vẫn cứ khoe khoang mình học hay học cao và học giỏi, vì tự ái nên họ không biết mình...
Tự ái để sửa chữa mình, tự ái để biết mình còn nhiều khuyết điểm cần phải hoàn thiện thì nên tự ái, đó là người sáng vậy.
Người Ki-tô hữu có cái tự ái của người Ki-tô hữu, tự ái của họ là làm sao để kính mến Thiên Chúa nhiều hơn, làm để yêu mến và phục vụ tha nhân nhiều hơn, đó chính là tự ái của người tri kỷ tri bỉ vậy. Đáng khen thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Anh thông gia nhà nghèo đi tìm anh thông gia nhà giàu, gặp mùa đông nên không có áo da lông thú, chỉ có thể mặc cái áo đay mỏng trên thân.
Người này rất thích sỉ diện, sợ thông gia giàu có cười mình nên mùa đông mà đem theo cái quạt bên mình, giữa tiệc không ngừng phe phẩy quạt nói với quý khách:
- “Người tôi rất sợ nóng, nên dù cho trời lạnh cũng thích mát.”
Tiệc xong, chủ nhân nhìn thấy anh thông gia nghèo làm ra vẻ thì mời anh ta ở lại nhà và có thái độ làm ra vẻ chìu ý anh ta, dùng chăn đơn chiếu gối nhỏ, trãi bên cạnh chỗ có thông gió của hồ tắm để anh ta ở đó. Người thông gia nhà nghèo ấy không tiện mở miệng chữa lại, chỉ thầm kêu khổ.
Ban đêm khí hậu càng lạnh, chỉ biết khoác cái áo mỏng đứng lên đi qua đi lại để chế ngự cái lạnh, không ngờ sẩy chân rơi trong hồ tắm.
Chủ nhân đi đến coi anh ta, kinh ngạc hỏi anh ta sao rơi trong hồ tắm, anh thông gia nghèo lạnh run lẩy bẩy, nhưng dù chết cũng vẫn giữ thể diện nói:
- “Tôi rất sợ nóng, dù là trong tháng mùa đông ngủ nơi chỗ thông gió, thì cũng muốn tắm một chút cho mát.”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 99:
Trong cuộc sống có rất nhiều người vì tự ái mà không dám sửa chữa mình cho phù hợp với đạo lý làm người, hoặc đạo lý làm con của Thiên Chúa tức là làm người Kitô hữu.
Có người nhà nghèo nhưng vì tự ái nên khi ăn uống thì đòi phải có rượu thịt, chỉ tội làm khổ vợ con; có người biết rằng đổ tội cho người khác là không đúng nhưng vì sĩ diện tự ái mà vẫn cứ vu khống; có người biết mình học hành kém nhưng vì tự ái nên đi đâu vẫn cứ khoe khoang mình học hay học cao và học giỏi, vì tự ái nên họ không biết mình...
Tự ái để sửa chữa mình, tự ái để biết mình còn nhiều khuyết điểm cần phải hoàn thiện thì nên tự ái, đó là người sáng vậy.
Người Ki-tô hữu có cái tự ái của người Ki-tô hữu, tự ái của họ là làm sao để kính mến Thiên Chúa nhiều hơn, làm để yêu mến và phục vụ tha nhân nhiều hơn, đó chính là tự ái của người tri kỷ tri bỉ vậy. Đáng khen thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục đầu tiên được tấn phong kể từ thỏa thuận Trung Quốc và Vatican
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:45 28/08/2019
Đây là lễ tấn phong giám mục đầu tiên kể từ thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 2018. Thỏa thuận được ký kết tại Bắc Kinh liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục. Nội dung của thỏa thuận chưa bao giờ được tiết lộ, nhưng một số chuyên gia của Vatican nói rằng với thỏa thuận này, Trung Quốc nhận thấy sự cần thiết của một giám mục được bổ nhiệm bởi Đức Giáo Hoàng. Lễ tấn phong có thể là kết quả của cơ chế thỏa thuận. Nhưng một số giám mục và tín hữu của Trung Quốc nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đã muốn bổ nhiệm ĐGM Yao rất lâu trước khi thỏa thuận.
ĐGM Yao được sinh ra ở Ulanqab vào năm 1965.Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1991, sau khi hoàn thành việc học tại chủng viện quốc gia ở Bắc Kinh. Từ năm 1994 đến năm 1998, ngài học tại Hoa Kỳ, theo chuyên ngành phụng vụ và dành một thời gian ở Giêrusalem để nghiên cứu Kinh Thánh. Trong những năm 1990, ngài dạy trong chủng viện quốc gia và cũng là linh hướng. Ngài làm việc rất nhiều trong Ủy ban phụng vụ, phụ thuộc vào Hiệp hội Yêu nước và Hội đồng Giám mục Trung Quốc, từ năm 1998 đến 2004 với tư cách là thư ký, và từ năm 2004 cho đến hôm nay là phó giám đốc.
Người tiền nhiệm của ngài là ĐGM John Liu Shigong qua đời vào năm 2017. Kể từ đó, giáo phận trống tòa. Giáo phận Jining (Ulanqab) có khoảng 70 ngàn tín hữu, được phục vụ bởi 30 linh mục và 12 nữ tu. Giáo phận được thành lập vào năm 1929 và đền thờ Thánh Mẫu của Mozishan là trái tim của giáo phận.
Châm ngôn được tân giám mục chọn là "Misericordes sicut pater" - Hãy có lòng thương xót như Chúa Cha, là châm ngôn của Năm Thánh 2015-2016. ĐGM Yao giải thích rằng ngài hy vọng sẽ có lòng thương xót như Chúa Giêsu và như Chúa Cha trên trời: "Xin Thánh Kinh truyền linh hứng cho chúng ta để có thêm sự khôn ngoan và các Bí tích nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta.”
LM. Nguyễn Tất Thắng, OP
Nguồn: Asia News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu lần 42. 2019, tại Missouri, Hoa Kỳ từ 01 đến 04. 08. 2019
Phó Tế Phạm Bá Nha tổng hợp
09:06 28/08/2019
Con dân VN đồng một lòng trải qua bao biến cố đau thương và được Đức Mẹ chở che phù hộ, như : Lavang (1798), Trà Kiệu (1885) Bến Tre (1950) Bình Triệu (1965), Tà Pao (1989)… Và sau 1976, tại hải ngoại, Dòng Đồng Công (tên mới Mẹ Đấng Cứu Chuộc), Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, từ 1976, hàng năm đã tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu. Năm nay là lần thứ 42, ngày càng đông, khoảng hơn 180.000 ngàn người. Hiện diện của 3 Giám Mục (Carhage, Canada và Orange County) 173 Linh Mục, 211 nữ tu, 61 Phó Tế và thày Dòng. Trong 4 ngày có : Thánh Lễ, chầu đêm Thánh Thể, Rước Kiệu, Thuyết trình và văn nghệ… Chủ đề năm nay: Thiên Chúa ở cùng Mẹ (Lc 1, 28). Logo Đại Hội, hình tròn : Đức Mẹ nhìn Chúa Con, có Chim Bồ Câu ở giữa và hàng chữ tròn phía phải : Ngày Thánh Mẫu 2019.
DIỄN TIẾN LỄ HỘI
Phần chính vẫn quan trọng là Phụng Vụ về mặt thiêng liêng, bên trong cho đại hội :
Thánh Lễ : Bốn lễ đại trào tại lễ đài (Khai mạc Kính Thánh Thể, Đức Mẹ Fatima, Các Thánh Tử Đạo và Bế Mạc Tạ Ơn). Giảng lễ đã đưa tâm tình con thảo từ xa về cùng nhà ca tụng Chúa, Đức Mẹ và tưởng nhớ các Thánh Tử Đạo Tiền Nhân Anh Dũng.
- Lạy Chúa chúng con đến từ bốn phương trời
Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng
Cùng với lớp sóng người hành hương về nhà Chúa đi…(Lễ Khai Mạc)
- Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (i a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong
Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái phận hè tôi tá. Vì vậy đến muôn đời sẽ
(Lễ Kính Đức Mẹ)
- Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời VN. Tấm lòng yêu mến.
Con thiết tha hòa khúc hải hoàn ca.
Đồng thanh ta hát khen hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng
Xưa đã thắng (Lễ các Thánh Tử Đạo VN)
- Hồng ân Thiên Chúa bao la.
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người (Lễ Bế mạc)
Lễ tại Công Trường Hòa Bình, vườn hoa cầu nguyện cho tiên nhân, dưới tượng Đức Mẹ Trùng Dương có tên ‘Tạ Ơn Trinh Nữ’ (The Grace of the Virgin Mary, 1982). Đến đây mà lòng man mác buồn trước hàng ngàn tên ông bà cha mẹ, nay không còn bên.
Từ chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than
Niềm thành tin dâng Mẹ nhân ái,
nguyện Mẹ thương nghe đoàn con cái thiết tha van nài.(Lễ tại vườn cầu nguyện)
Trước mỗi lễ, bắt đầu rước lễ đoàn, cộng đoàn đọc ‘‘Kinh khấn cho Ngày Thánh Mẫu’’ :
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương nhân lành, xin cho mọi người cầu khấn, và tạ ơn trong dịp Thánh Mẫu này cũng như Tuần Cửu Nhật này, được như lòng mong ước. Xin cho mọi người đau khổ luôn được theo Thánh Ý Chúa, cho các bệnh nhân được chóng bình phục, và cho mọi nguyện vọng chính đáng được toại nguyện. Amen.
Khi đọc Kinh lạy Cha, trong các Thánh Lễ, mọi người như một, cầm tay nhau, giơ cao, cùng ước nguyện, dù không biết người bên cạnh là ai :
Lạy cha chúng con ở trên Trời…
Xin tha nợ chúng con như chúng con, như chúng con cũng tha.
Xin cho chúng con lương thực hàng ngày.
Chầu đêm Thánh Thể, tại đền Thánh, do các Phó Tế phụ trách, là hậu thuẫn cho lễ hội. Trong đền thờ lúc nào cũng có người cầu nguyện với nến sáng lung linh. Số người tham dự chầu bên Chúa khá đông. Ba đêm thật sốt sáng và trang nghiêm. Xin Chúa Thánh Thể ban ơn lành cho ban tổ chức, các cha và anh em từ xa đến. Đêm hồng phúc và ân thánh lắng chìm. Bên ngoài người ngủ lo say, thì ở đây:
Chúa ở lại thôi, Chúa con ơi, bóng chiều đã tắt, đêm xuống rồi
Bao năm lòng con mong tình Chúa, như nai rừng khát mong tới suối
Chúa ở lại thôi, Chúa con ơi, chở che con giữa nơi biển trần
Rước kiệu Thánh Thể, Thánh Giuse và Đức Mẹ (mưa)
Cầm đèn nến cháy trong tay, đoàn con luôn tạ ơn và khấn xin, dù mưa hay nắng vững dạ trung thành sống đức tin
Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, hôm qua, hôm nay và ngày mai
Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, tương lai và suốt đời
Mẹ ơi! Đời con dõi theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ,
xin Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng
Mẹ ơi! Đường đi trăm ngàn gian khó, hiểm nguy, dâng tràn đây đó
xin Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng
Xưng Tội là trọng tâm của hành hương. Tòa giải tội lúc nào cũng rộng mở. Lòng Thương Xót và Ơn tha thứ của Chúa sẵn sàng đón tất cả những ai vất vả nặng nhọc
Kìa ai dong duổi đường gió bụi
Gánh sầu thương mệt mỏi trên vai
Về đây lấp bóng Sao Mai
Về đây quên lãng những ngày truân chiên
Phần phụ giúp sống đạo qua các bài thuyết trình và văn nghệ
Thuyết trình của ba linh mục nổi tiếng, mỗi cha nói hai bài :
Cha Phạm Quang Hồng, Triều : Gia đình ‘‘ở cùng’’ hay ‘làm cho’’ bên nào quan trọng hơn
Cha Nguyễn Khắc Hy, Hội Xuân Bích : Chúa chọn con
Cha Vũ Thế Toàn, Dòng Tên : Thăng tiến gia đình
Ba cha là những chuyên giảng thuyết có tài lôi cuốn và đem Chúa vào lòng người. Ba vị đã khéo du lòng người hướng về Chúa và tìm lại đức tin
- Lời Ngài là sức sống của con. Lời Ngài là ánh sánh đời con.
Lời Ngài là chứa chan hy vọng, là đường con hằng dõi bước.
Lời Ngài đượm chất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi
Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời
- Chúa là Chân Thiện Mỹ, là Chân Lý, là tình yêu là ánh sáng.
Chúa là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống vinh quang.
Chúa là Chân Thiện Mỹ là Chân Lý là tình yêu là ánh sáng
Cho con luôn hiên ngang, dấn thân, đừng từ nan.
Có Chúa trong cuộc đời, nỗi sướng vui tuyệt vời
Quyết bước theo tình Người,
Ôi Đấng cứu độ tôi.
Văn nghệ, hai tối, đông không kém các lễ, hát đời xen nhạc đạo. Hai hoạt cảnh do giáo xứ Phan Văn Minh (Florida) công phu, đánh động, ăn khách và được khán giả vỗ tay lâu : Đất Nước Tôi và Con Cò. Làm khan giả vương vấn bao nỗi nhớ không quên:
- Tôi yêu dất nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu ca xa vời, à à ơi
Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi. Bốn ngàn năm ròng rã cười vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi.
- Con cò bay bay lả bay la
Bay ra đồng lúa, bay về đồng xanh
Tình tính tang, là tang tính tình
Rằng có biết ta chăng
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
Không không tôi đứng bên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
Ca đoàn tổng hợp gồm 200 ca viên với nhạc công, lúc áo trắng áo xang. Các bản thánh ca hay thánh vịnh giúp dân Chúa nâng lòng người lên tòa cao, thấu hiểu con cái VN nơi trần gian:
Maria, ôi Nữ Trinh đầy hồng ân.
Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông.
Mẹ, Mẹ ơi danh Mẹ cao sang khắp trên trần gian.
Chúa Giêsu con lòng Mẹ ân phúc luôn tràn lan
Mẹ ban phát cho nhân trần.
Mẹ ơi, con ca mừng thiên chức Mẹ Chúa Trời
Triều Thiên uy linh mươi hai ánh rạng ngời.
Từ nơi cao sang xin thương nhìn xem hằng ngóng trông mong phần vinh phúc trên trời cao. Amen, Maria. (Franz Soubert)
LÒNG THÀNH KÍNH DÂNG
Thả vào trước lễ sáng thứ bảy, bốn chùm bong bóng: Chùm thứ nhất, tung bay man mác ý đại kết :Việt Nam, Việt Nam nước tôi… chung lòng... xây dựng dài lâu. Thứ hai : nguyện xin :
Mẹ ơi chúng con lưu lạc miền xa. Cùng lòng trí tha thiết xin Mẹ : Mẹ hãy thương ban cho Nước VN. Một ngày mai hạnh phúc thanh bình.
Mẹ ơi cúi xem dân nước VN. Đời gian khổ đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát VN. Cho toàn dân nọ ấm khang an.
Mẹ ơi đoán thương xem nước VN. Trời u ám, núi sông khóc than. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Đưa VN qua phút nguy nan.
Thứ ba với tràng Mân Côi … chúng con dâng mỗi ngày cho gia đình an vui hạnh phúc bên Mẹ, Mẹ ơi…Và thứ tư : bóng bay rà rà trên đầu người, tượng trưng :
- Sống gần Mẹ, lòng con hoan lạc biết bao, Mẹ ơi
Sống gần Mẹ, lòng con êm đềm thiết tha Mẹ ơi.
- Con biết dâng gì, con đâu có xin gì, con chỉ đến ngắm Mẹ thôi
Vì khi đã yêu rồi, con tim sẽ thay lời,
Táu vang khúc nhạc tình ái, Mẹ ơi !
Bong bóng, hồi lâu, hàng trăm ngàn người ngước mắt nhìn lên bầu trời các bong bóng muôn màu tan trong không trung mà không cầm nước mắt , luyến tiếc, mơ ngày thành bình…
VỚI NHỮNG HY SINH NHỎ BÉ
Với 180 ngàn người, sống cả tuần trong những lều vải, chật chội, chen chúc, thiếu tiện nghi. Ăn uống sơ sài…Đến và về dù một lần trong đời, cũng vui không bon chen, chấp nhận vì có Mẹ và bên Mẹ, con quản ngại chi.
Kỷ vật mang về bằng ít ảnh tượng, nhưng quan trọng văng vẳng trong lòng : Không cho con hạnh phúc đời này…nhưng xin cho con hạnh phúc ngày sau. (Je ne vous promets pas que vous serez heureuse en ce monde, mais dans l’autre). Lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette, ở Lộ Đức, 1858. Nhất là không xin cho con khỏi bệnh thể xác mà xin cho con khỏi vết thương trong tâm hồn.
Dịp này, ai nấy không quên ghé nhà hưu dưỡng của các cha. Những người cả đời hy sinh cho cánh đồng Truyền Giáo. Và bên ngòai đi qua là những lều nhỏ ‘‘Quảng cáo ơn gọi’’. Nhìn những tu sỹ trẻ tươi cười đon đả, âm thầm… cất lời nguyện xin :
Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán.
Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt.
Xin Chúa hãy ban nhiều thợ gặt biết nhiệt thành.
Để Nước Chúa lan rộng khắp nơi.
Xin Chúa cho đoàn chúng con
Nên Tông Đồ thiện toàn mở mang Nước Chúa Trời
Mấy tháng nữa chúng ta mới biết kết quả : Em vào Dòng hay chủng viện là thúc đẩy bên trong của ĐH TM 2019. Cảm tạ Chúa.
Kết quả gieo giống
Cuối phòng khánh tiết bên trái của dòng Đồng Công, có tấm hình cũ vẽ cha Đa Minh Maria Trần Đình Thủ vị sáng lập Dòng, cầm sách kinh, giơ tay lên trời, bên cạnh các tu sỹ. Kèm theo mẩu chuyện nhỏ sau đây, có thật ở GXVN Paris, Pháp, một bà cụ (+) nghe tin Cha Thủ mất (2007) đến xin lễ cho Cha Thủ, kể : năm 1953, chồng (+) bà làm cho tòa đại xứ Pháp ở Hà Nội chạy loạn, lạc vào Bùi Chu, Cha Thủ cho tá túc mấy đêm rồi chỉ đường về Sài Gòn. Cho phép kết luận : Xin Chúa và Đức Mẹ đồng hành, để hoạt động mục vụ của Dòng Đồng Công còn mạnh và bền vững cho Tin Mừng khắp nơi. Mong đây là kết quả gieo ‘‘những hạt giống rơi vào đất tốt’’ (x. Mt, 13, 8)
Phó Tế Phạm Bá Nha
DIỄN TIẾN LỄ HỘI
Phần chính vẫn quan trọng là Phụng Vụ về mặt thiêng liêng, bên trong cho đại hội :
- Lạy Chúa chúng con đến từ bốn phương trời
Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng
Cùng với lớp sóng người hành hương về nhà Chúa đi…(Lễ Khai Mạc)
- Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (i a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong
Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái phận hè tôi tá. Vì vậy đến muôn đời sẽ
(Lễ Kính Đức Mẹ)
- Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời VN. Tấm lòng yêu mến.
Con thiết tha hòa khúc hải hoàn ca.
Đồng thanh ta hát khen hát khen mừng bao Đấng Anh Hùng
Xưa đã thắng (Lễ các Thánh Tử Đạo VN)
- Hồng ân Thiên Chúa bao la.
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người (Lễ Bế mạc)
Lễ tại Công Trường Hòa Bình, vườn hoa cầu nguyện cho tiên nhân, dưới tượng Đức Mẹ Trùng Dương có tên ‘Tạ Ơn Trinh Nữ’ (The Grace of the Virgin Mary, 1982). Đến đây mà lòng man mác buồn trước hàng ngàn tên ông bà cha mẹ, nay không còn bên.
Từ chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than
Niềm thành tin dâng Mẹ nhân ái,
nguyện Mẹ thương nghe đoàn con cái thiết tha van nài.(Lễ tại vườn cầu nguyện)
Trước mỗi lễ, bắt đầu rước lễ đoàn, cộng đoàn đọc ‘‘Kinh khấn cho Ngày Thánh Mẫu’’ :
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương nhân lành, xin cho mọi người cầu khấn, và tạ ơn trong dịp Thánh Mẫu này cũng như Tuần Cửu Nhật này, được như lòng mong ước. Xin cho mọi người đau khổ luôn được theo Thánh Ý Chúa, cho các bệnh nhân được chóng bình phục, và cho mọi nguyện vọng chính đáng được toại nguyện. Amen.
Khi đọc Kinh lạy Cha, trong các Thánh Lễ, mọi người như một, cầm tay nhau, giơ cao, cùng ước nguyện, dù không biết người bên cạnh là ai :
Lạy cha chúng con ở trên Trời…
Xin tha nợ chúng con như chúng con, như chúng con cũng tha.
Xin cho chúng con lương thực hàng ngày.
Chầu đêm Thánh Thể, tại đền Thánh, do các Phó Tế phụ trách, là hậu thuẫn cho lễ hội. Trong đền thờ lúc nào cũng có người cầu nguyện với nến sáng lung linh. Số người tham dự chầu bên Chúa khá đông. Ba đêm thật sốt sáng và trang nghiêm. Xin Chúa Thánh Thể ban ơn lành cho ban tổ chức, các cha và anh em từ xa đến. Đêm hồng phúc và ân thánh lắng chìm. Bên ngoài người ngủ lo say, thì ở đây:
Chúa ở lại thôi, Chúa con ơi, bóng chiều đã tắt, đêm xuống rồi
Bao năm lòng con mong tình Chúa, như nai rừng khát mong tới suối
Chúa ở lại thôi, Chúa con ơi, chở che con giữa nơi biển trần
Rước kiệu Thánh Thể, Thánh Giuse và Đức Mẹ (mưa)
Cầm đèn nến cháy trong tay, đoàn con luôn tạ ơn và khấn xin, dù mưa hay nắng vững dạ trung thành sống đức tin
Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, hôm qua, hôm nay và ngày mai
Xin vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, tương lai và suốt đời
Mẹ ơi! Đời con dõi theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ,
xin Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng
Mẹ ơi! Đường đi trăm ngàn gian khó, hiểm nguy, dâng tràn đây đó
xin Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng
Xưng Tội là trọng tâm của hành hương. Tòa giải tội lúc nào cũng rộng mở. Lòng Thương Xót và Ơn tha thứ của Chúa sẵn sàng đón tất cả những ai vất vả nặng nhọc
Kìa ai dong duổi đường gió bụi
Gánh sầu thương mệt mỏi trên vai
Về đây lấp bóng Sao Mai
Về đây quên lãng những ngày truân chiên
Phần phụ giúp sống đạo qua các bài thuyết trình và văn nghệ
Thuyết trình của ba linh mục nổi tiếng, mỗi cha nói hai bài :
Cha Phạm Quang Hồng, Triều : Gia đình ‘‘ở cùng’’ hay ‘làm cho’’ bên nào quan trọng hơn
Cha Nguyễn Khắc Hy, Hội Xuân Bích : Chúa chọn con
Cha Vũ Thế Toàn, Dòng Tên : Thăng tiến gia đình
Ba cha là những chuyên giảng thuyết có tài lôi cuốn và đem Chúa vào lòng người. Ba vị đã khéo du lòng người hướng về Chúa và tìm lại đức tin
- Lời Ngài là sức sống của con. Lời Ngài là ánh sánh đời con.
Lời Ngài là chứa chan hy vọng, là đường con hằng dõi bước.
Lời Ngài đượm chất niềm vui, trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi
Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời
- Chúa là Chân Thiện Mỹ, là Chân Lý, là tình yêu là ánh sáng.
Chúa là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống vinh quang.
Chúa là Chân Thiện Mỹ là Chân Lý là tình yêu là ánh sáng
Cho con luôn hiên ngang, dấn thân, đừng từ nan.
Có Chúa trong cuộc đời, nỗi sướng vui tuyệt vời
Quyết bước theo tình Người,
Ôi Đấng cứu độ tôi.
Văn nghệ, hai tối, đông không kém các lễ, hát đời xen nhạc đạo. Hai hoạt cảnh do giáo xứ Phan Văn Minh (Florida) công phu, đánh động, ăn khách và được khán giả vỗ tay lâu : Đất Nước Tôi và Con Cò. Làm khan giả vương vấn bao nỗi nhớ không quên:
- Tôi yêu dất nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu ca xa vời, à à ơi
Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi. Bốn ngàn năm ròng rã cười vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi.
- Con cò bay bay lả bay la
Bay ra đồng lúa, bay về đồng xanh
Tình tính tang, là tang tính tình
Rằng có biết ta chăng
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
Không không tôi đứng bên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
Ca đoàn tổng hợp gồm 200 ca viên với nhạc công, lúc áo trắng áo xang. Các bản thánh ca hay thánh vịnh giúp dân Chúa nâng lòng người lên tòa cao, thấu hiểu con cái VN nơi trần gian:
Maria, ôi Nữ Trinh đầy hồng ân.
Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông.
Mẹ, Mẹ ơi danh Mẹ cao sang khắp trên trần gian.
Chúa Giêsu con lòng Mẹ ân phúc luôn tràn lan
Mẹ ban phát cho nhân trần.
Mẹ ơi, con ca mừng thiên chức Mẹ Chúa Trời
Triều Thiên uy linh mươi hai ánh rạng ngời.
Từ nơi cao sang xin thương nhìn xem hằng ngóng trông mong phần vinh phúc trên trời cao. Amen, Maria. (Franz Soubert)
LÒNG THÀNH KÍNH DÂNG
Thả vào trước lễ sáng thứ bảy, bốn chùm bong bóng: Chùm thứ nhất, tung bay man mác ý đại kết :Việt Nam, Việt Nam nước tôi… chung lòng... xây dựng dài lâu. Thứ hai : nguyện xin :
Mẹ ơi chúng con lưu lạc miền xa. Cùng lòng trí tha thiết xin Mẹ : Mẹ hãy thương ban cho Nước VN. Một ngày mai hạnh phúc thanh bình.
Mẹ ơi cúi xem dân nước VN. Đời gian khổ đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát VN. Cho toàn dân nọ ấm khang an.
Mẹ ơi đoán thương xem nước VN. Trời u ám, núi sông khóc than. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Đưa VN qua phút nguy nan.
Thứ ba với tràng Mân Côi … chúng con dâng mỗi ngày cho gia đình an vui hạnh phúc bên Mẹ, Mẹ ơi…Và thứ tư : bóng bay rà rà trên đầu người, tượng trưng :
- Sống gần Mẹ, lòng con hoan lạc biết bao, Mẹ ơi
Sống gần Mẹ, lòng con êm đềm thiết tha Mẹ ơi.
- Con biết dâng gì, con đâu có xin gì, con chỉ đến ngắm Mẹ thôi
Vì khi đã yêu rồi, con tim sẽ thay lời,
Táu vang khúc nhạc tình ái, Mẹ ơi !
Bong bóng, hồi lâu, hàng trăm ngàn người ngước mắt nhìn lên bầu trời các bong bóng muôn màu tan trong không trung mà không cầm nước mắt , luyến tiếc, mơ ngày thành bình…
VỚI NHỮNG HY SINH NHỎ BÉ
Với 180 ngàn người, sống cả tuần trong những lều vải, chật chội, chen chúc, thiếu tiện nghi. Ăn uống sơ sài…Đến và về dù một lần trong đời, cũng vui không bon chen, chấp nhận vì có Mẹ và bên Mẹ, con quản ngại chi.
Kỷ vật mang về bằng ít ảnh tượng, nhưng quan trọng văng vẳng trong lòng : Không cho con hạnh phúc đời này…nhưng xin cho con hạnh phúc ngày sau. (Je ne vous promets pas que vous serez heureuse en ce monde, mais dans l’autre). Lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette, ở Lộ Đức, 1858. Nhất là không xin cho con khỏi bệnh thể xác mà xin cho con khỏi vết thương trong tâm hồn.
Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán.
Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt.
Xin Chúa hãy ban nhiều thợ gặt biết nhiệt thành.
Để Nước Chúa lan rộng khắp nơi.
Xin Chúa cho đoàn chúng con
Nên Tông Đồ thiện toàn mở mang Nước Chúa Trời
Mấy tháng nữa chúng ta mới biết kết quả : Em vào Dòng hay chủng viện là thúc đẩy bên trong của ĐH TM 2019. Cảm tạ Chúa.
Kết quả gieo giống
Cuối phòng khánh tiết bên trái của dòng Đồng Công, có tấm hình cũ vẽ cha Đa Minh Maria Trần Đình Thủ vị sáng lập Dòng, cầm sách kinh, giơ tay lên trời, bên cạnh các tu sỹ. Kèm theo mẩu chuyện nhỏ sau đây, có thật ở GXVN Paris, Pháp, một bà cụ (+) nghe tin Cha Thủ mất (2007) đến xin lễ cho Cha Thủ, kể : năm 1953, chồng (+) bà làm cho tòa đại xứ Pháp ở Hà Nội chạy loạn, lạc vào Bùi Chu, Cha Thủ cho tá túc mấy đêm rồi chỉ đường về Sài Gòn. Cho phép kết luận : Xin Chúa và Đức Mẹ đồng hành, để hoạt động mục vụ của Dòng Đồng Công còn mạnh và bền vững cho Tin Mừng khắp nơi. Mong đây là kết quả gieo ‘‘những hạt giống rơi vào đất tốt’’ (x. Mt, 13, 8)
Phó Tế Phạm Bá Nha
Các Giám mục Công Giáo được bổ nhiệm như thế nào?
LM John Trần Công Nghị
13:47 28/08/2019
Các Giám mục Công Giáo được bổ nhiệm như thế nào?
Bài viết tuần vừa qua liên quan tới những tin đồn về việc bổ nhiệm Giám mục tại Việt Nam đã được nhiều người đón nhận và còn muốn biết thêm chi tiết tiến trình bổ nhiệm một giám mục thường diễn ra như thế nào? Để giúp người Công Giáo Việt Nam hiểu rõ hơn, chúng tôi xin tóm lược như sau:
Quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các giám mục thuộc về Đức Đức Giáo Hoàng, và Ngài được tự do lựa chọn bất cứ ai mà ngài chọn. Nhưng vấn đề là Làm thế nào để Đức Giáo Hoàng biết chọn ai? Đây là vấn nạn quan trọng cần được làm sáng tỏ.
Quá trình lựa chọn các ứng cử viên cho việc bổ nhiệm giám mục thường bắt đầu ở cấp giáo phận và được thực hiện thông qua một loạt các cuộc tham vấn trước khi tên ứng viên giám mục được đệ trình tới Roma. Đó là một quá trình bị ràng buộc bởi tính bảo mật nghiêm ngặt và liên quan đến một số nhân vật đóng vai trò quan trọng: Người có ảnh hưởng nhất là vị Sứ thần Tòa Thánh, Thánh Bộ các Giám mục, Bộ Truyền Giáo và chính Đức Đức Giáo Hoàng. Đây có thể là một quá trình tốn thời gian, thường mất tám tháng hoặc hơn để hoàn thành. Mặc dù có sự phân biệt giữa việc bổ nhiệm đầu tiên một linh mục làm giám mục và rồi sau đó một giám mục chuyển đến một giáo phận khác, hoặc bổ nhiệm giám mục thành Tổng giám mục, những tiến trình cơ bản theo một quy trình vẫn giống nhau.
Những nhân vật có vai trò chính yếu:
Sứ thần Tòa Thánh là Đại diện của Đức Giáo Hoàng cho cả chính phủ và với Hàng Giáo phẩm của quốc gia nơi vị đó được chỉ đinh; Sứ thần là người quan trọng trong việc quyết định tên những ứng viên giám mục nào được đề nghị lên cho Thánh Bộ các Giám mục để cứu xét cho việc bổ nhiệm giám mục có thể.
Giám Mục Phụ Tá (Auxiliary Bishop) là Giám mục được bổ nhiệm để hỗ trợ và làm phụ tá cho Giám mục chính tòa của giáo phận. Dù ở là phụ tá ở giáo phận hay tổng giáo phận, chức danh ngài là giám mục.
Giám mục phó (Coadjutor) là giám mục cũng được bổ nhiệm vào một giáo phận hoặc tổng giáo phận để hỗ trợ giám mục chính tòa giáo phận. Nhưng không giống như một Giám Mục Phụ Tá, Giám mục phó có quyền kế vị, nghĩa là ngài tự động trở thành giám mục chính tòa mới khi giám mục giáo phận nghỉ hưu hoặc qua đời. Theo giáo luật, ngài cũng là tổng đại diện của giáo phận. Nếu giáo phận là một tổng giáo phận, thì ngài được gọi là tổng giám mục phó thay vì giám mục phó. Trong những năm gần đây, một số các giáo phận hoặc tổng giáo phận lớn hơn đã yêu cầu và nhận được một giám mục phó trong năm cuối cùng của trước khi các ngài nghỉ hưu, mục đích là để các ngài làm quen với người kế nhiệm của mình trước khi giám mục mới tiếp quản việc điều hành (tổng) giáo phận. Điều này giảm thiểu những khó khăn mà vị tân giám mục có thể gặp phải và làm quen với nhu cầu giáo phận và loại bỏ hoàn toàn khả năng giáo phận bị bỏ trống sau khi nghỉ hưu của giám mục cũ.
Bộ các Giám Mục là một bộ phận của Giáo triều Roma, đứng đầu là một Hồng Y. Người đứng đầu hiện tại là Hồng Y Marc Ouellet, người Canada. Trong số các trách nhiệm của Bộ là kiểm duyệt tất cả các khía cạnh liên quan tới việc bổ nhiệm các giám mục; hỗ trợ các giám mục trong việc thực hiện đúng các chức năng mục vụ của họ; sắp xếp các chuyến thăm “ad limina” (chuyến thăm thường xuyên đến Roma của các giám mục cứ năm năm một lần); và thiết lập các Hội đồng Giám mục các quốc gia và xem xét các nghị định của họ theo đúng yêu cầu của giáo luật. Thành viên của Bộ gồm có khoảng 35 Hồng Y và tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới.
Giám mục chính tòa giáo phận là người đứng đầu pháp lý và đại diện của một giáo phận.
Giáo tỉnh là lãnh thổ bao gồm một tổng giáo phận, thường là đô thị lớn, và thường gồm nhiều giáo phận. Giáo luật nêu ra những nghĩa vụ và thẩm quyền hạn chế nhất định mà tổng giám mục có quyền hạn liên quan đến các giáo phận trong giáo tỉnh của mình. Việt Nam hiện có 3 giáo tình là: Hà Nội, Huế và Saigon.
Terna là tiếng latinh có nghĩa là danh sách gồm 3 ứng viên được đề cử làm giám mục. Tiến trình đi đến kết quả này qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đề nghị của Giám mục chính tòa
Mỗi giám mục có thể đệ trình lên tổng giám mục của tỉnh mình tên của các linh mục mà ngài nghĩ sẽ có thể làm giám mục tốt. Trước cuộc họp giáo tỉnh thường kỳ (thường là hàng năm), vị tổng giám mục phân phát cho tất cả các giám mục thuộc giám tỉnh tên và lý lịch của các linh mục đã được đệ trình cho ngài. Sau một cuộc thảo luận giữa các giám mục tại cuộc họp của giáo tỉnh, một cuộc bỏ phiếu được đưa ra để đề xuất tên những vị có phiếu cao nhất. Số lượng tên trong danh sách giáo tỉnh này có thể thay đổi. Cuộc kiểm phiếu, cùng với biên bản cuộc họp, sau đó được tổng giám mục chuyển đến Đức TGM Tòa Sứ thần hay tại Việt Nam thì hiện này là Vị Đại diện không thường trú của Tòa Thánh. Danh sách này cũng được đệ trình lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Giai đoạn 2: Sứ thần Tòa Thánh
Khi nhận được danh sách đệ trình vị Sứ thần (hay Đại Diện Vatican) sẽ duyệt xét lại danh sách những tên ứng viên và Ngài có thể dùng nhiều cách khác nhau để điều tra các vị ứng viên này. Sau đó Ngài mới quyết định nộp danh sách 3 vị ứng viên cho một tòa trống ngôi lên Bộ các Giám Mục. (Trường hợp các quốc gia còn thuộc vùng truyền giáo thì sẽ gửi lên Bộ Truyền Giáo hay còn gọi là Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc (Congregatio pro Gentium Evangelisatione) Tổng trưởng hiện nay là Hồng Y Fernando Filoni. Sau đó bộ này sẽ phối với Bộ Giám mục để đúc kết danh sách cuối cùng). Theo như vậy, vai trò của Sứ thần Tòa Thánh đóng vai trò quyết định trong quá trình tuyển chọn. Ngài không chỉ thu thập các dữ kiện và thông tin về các ứng cử viên tiềm năng, mà còn diễn giải thông tin đó cho Bộ Giám mục. Dĩ nhiên các khuyến nghị và bảo đảm của các Sứ thần Tòa Thánh có một trọng lượng đáng giá; tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là vai trò "người gác cổng" vị Sứ thân không có nghĩa là các đề nghị của Ngài luôn được Tòa Thánh tuân theo.
Cuộc điều tra cho vị thế một Giám mục Giáo phận diễn ra như thế nào?
Cuộc điều tra cho vị thế một Giám Mục Phụ Tá diễn ra như thế nào?
Giai đoạn 3: Bộ Giám Mục trại Giáo triều
Khi tất cả các tài liệu từ Sứ thần đã hoàn thành và theo thứ tự, và được Tổng trưởng Bộ chấp thuận, quá trình sẽ tiến tới. Nếu việc bổ nhiệm liên quan đến một giám mục được thăng chức Tổng giám mục hoặc thuyên chuyển, vấn đề có thể được quyết định bởi Hồng Y tổng trưởng và nhân viên. Tuy nhiên, nếu việc bổ nhiệm liên quan một linh mục được làm giám mục, thì toàn Bộ Giám mục họp chung và quyết định.
Một vị Hồng Y trong Bộ Giám Mục được chọn làm người có trách nhiệm tóm tắt tài liệu và lập báo cáo cho Bộ Giám Mục đầy đủ, Bộ thường họp hai lần một tháng vào ngày thứ năm. Sau khi nghe báo cáo của vị Hồng Y nêu trên, Bộ thảo luận về việc bổ nhiệm và sau đó bỏ phiếu. Bộ có thể làm theo đề nghị của Sứ thần Tòa thánh, chọn một trong số các ứng cử viên trên terna 3 tên ứng viên, hoặc thậm chí cũng có thể yêu cầu một terna khác được chuẩn bị.
Giai đoạn 4: Đức Giáo Hoàng quyết định
Tại một buổi tiếp xúc riêng với Đức Đức Giáo Hoàng, thường là vào Thứ Bảy, Bộ Giám mục trình bày các khuyến nghị của Bộ cho Đức Giáo Hoàng. Vài ngày sau, Đức Giáo Hoàng thông báo cho Bộ về quyết định của mình. Sau đó, Bộ thông báo cho Sứ thần Tòa thánh, tiếp đến vị này người lần lượt liên lạc với ứng viên và hỏi liệu ứng viên được bổ nhiệm có chấp nhận không. Nếu câu trả lời là "có", Vatican sẽ được thông báo và tiếp theo ấn định ngày giờ cho việc loan báo chính thức từ Vatican, từ Tòa Sứ thần và tại Giáo phận nới có bổ nhiệm.
Thông thường tiến trình nêu trên kéo dài từ 6 đến 8 tháng, và đôi khi lâu hơn nữa kể từ khi một giáo phận trở nên trống tò cho đến khi một giám mục mới được bổ nhiệm.
Tham khảo Tài liệu từ Vatican và Hội đồng GMHK
LM John Trần Công Nghị
Bài viết tuần vừa qua liên quan tới những tin đồn về việc bổ nhiệm Giám mục tại Việt Nam đã được nhiều người đón nhận và còn muốn biết thêm chi tiết tiến trình bổ nhiệm một giám mục thường diễn ra như thế nào? Để giúp người Công Giáo Việt Nam hiểu rõ hơn, chúng tôi xin tóm lược như sau:
Quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các giám mục thuộc về Đức Đức Giáo Hoàng, và Ngài được tự do lựa chọn bất cứ ai mà ngài chọn. Nhưng vấn đề là Làm thế nào để Đức Giáo Hoàng biết chọn ai? Đây là vấn nạn quan trọng cần được làm sáng tỏ.
Quá trình lựa chọn các ứng cử viên cho việc bổ nhiệm giám mục thường bắt đầu ở cấp giáo phận và được thực hiện thông qua một loạt các cuộc tham vấn trước khi tên ứng viên giám mục được đệ trình tới Roma. Đó là một quá trình bị ràng buộc bởi tính bảo mật nghiêm ngặt và liên quan đến một số nhân vật đóng vai trò quan trọng: Người có ảnh hưởng nhất là vị Sứ thần Tòa Thánh, Thánh Bộ các Giám mục, Bộ Truyền Giáo và chính Đức Đức Giáo Hoàng. Đây có thể là một quá trình tốn thời gian, thường mất tám tháng hoặc hơn để hoàn thành. Mặc dù có sự phân biệt giữa việc bổ nhiệm đầu tiên một linh mục làm giám mục và rồi sau đó một giám mục chuyển đến một giáo phận khác, hoặc bổ nhiệm giám mục thành Tổng giám mục, những tiến trình cơ bản theo một quy trình vẫn giống nhau.
Những nhân vật có vai trò chính yếu:
Sứ thần Tòa Thánh là Đại diện của Đức Giáo Hoàng cho cả chính phủ và với Hàng Giáo phẩm của quốc gia nơi vị đó được chỉ đinh; Sứ thần là người quan trọng trong việc quyết định tên những ứng viên giám mục nào được đề nghị lên cho Thánh Bộ các Giám mục để cứu xét cho việc bổ nhiệm giám mục có thể.
Giám Mục Phụ Tá (Auxiliary Bishop) là Giám mục được bổ nhiệm để hỗ trợ và làm phụ tá cho Giám mục chính tòa của giáo phận. Dù ở là phụ tá ở giáo phận hay tổng giáo phận, chức danh ngài là giám mục.
Giám mục phó (Coadjutor) là giám mục cũng được bổ nhiệm vào một giáo phận hoặc tổng giáo phận để hỗ trợ giám mục chính tòa giáo phận. Nhưng không giống như một Giám Mục Phụ Tá, Giám mục phó có quyền kế vị, nghĩa là ngài tự động trở thành giám mục chính tòa mới khi giám mục giáo phận nghỉ hưu hoặc qua đời. Theo giáo luật, ngài cũng là tổng đại diện của giáo phận. Nếu giáo phận là một tổng giáo phận, thì ngài được gọi là tổng giám mục phó thay vì giám mục phó. Trong những năm gần đây, một số các giáo phận hoặc tổng giáo phận lớn hơn đã yêu cầu và nhận được một giám mục phó trong năm cuối cùng của trước khi các ngài nghỉ hưu, mục đích là để các ngài làm quen với người kế nhiệm của mình trước khi giám mục mới tiếp quản việc điều hành (tổng) giáo phận. Điều này giảm thiểu những khó khăn mà vị tân giám mục có thể gặp phải và làm quen với nhu cầu giáo phận và loại bỏ hoàn toàn khả năng giáo phận bị bỏ trống sau khi nghỉ hưu của giám mục cũ.
Bộ các Giám Mục là một bộ phận của Giáo triều Roma, đứng đầu là một Hồng Y. Người đứng đầu hiện tại là Hồng Y Marc Ouellet, người Canada. Trong số các trách nhiệm của Bộ là kiểm duyệt tất cả các khía cạnh liên quan tới việc bổ nhiệm các giám mục; hỗ trợ các giám mục trong việc thực hiện đúng các chức năng mục vụ của họ; sắp xếp các chuyến thăm “ad limina” (chuyến thăm thường xuyên đến Roma của các giám mục cứ năm năm một lần); và thiết lập các Hội đồng Giám mục các quốc gia và xem xét các nghị định của họ theo đúng yêu cầu của giáo luật. Thành viên của Bộ gồm có khoảng 35 Hồng Y và tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới.
Giám mục chính tòa giáo phận là người đứng đầu pháp lý và đại diện của một giáo phận.
Giáo tỉnh là lãnh thổ bao gồm một tổng giáo phận, thường là đô thị lớn, và thường gồm nhiều giáo phận. Giáo luật nêu ra những nghĩa vụ và thẩm quyền hạn chế nhất định mà tổng giám mục có quyền hạn liên quan đến các giáo phận trong giáo tỉnh của mình. Việt Nam hiện có 3 giáo tình là: Hà Nội, Huế và Saigon.
Terna là tiếng latinh có nghĩa là danh sách gồm 3 ứng viên được đề cử làm giám mục. Tiến trình đi đến kết quả này qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đề nghị của Giám mục chính tòa
Mỗi giám mục có thể đệ trình lên tổng giám mục của tỉnh mình tên của các linh mục mà ngài nghĩ sẽ có thể làm giám mục tốt. Trước cuộc họp giáo tỉnh thường kỳ (thường là hàng năm), vị tổng giám mục phân phát cho tất cả các giám mục thuộc giám tỉnh tên và lý lịch của các linh mục đã được đệ trình cho ngài. Sau một cuộc thảo luận giữa các giám mục tại cuộc họp của giáo tỉnh, một cuộc bỏ phiếu được đưa ra để đề xuất tên những vị có phiếu cao nhất. Số lượng tên trong danh sách giáo tỉnh này có thể thay đổi. Cuộc kiểm phiếu, cùng với biên bản cuộc họp, sau đó được tổng giám mục chuyển đến Đức TGM Tòa Sứ thần hay tại Việt Nam thì hiện này là Vị Đại diện không thường trú của Tòa Thánh. Danh sách này cũng được đệ trình lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Giai đoạn 2: Sứ thần Tòa Thánh
Khi nhận được danh sách đệ trình vị Sứ thần (hay Đại Diện Vatican) sẽ duyệt xét lại danh sách những tên ứng viên và Ngài có thể dùng nhiều cách khác nhau để điều tra các vị ứng viên này. Sau đó Ngài mới quyết định nộp danh sách 3 vị ứng viên cho một tòa trống ngôi lên Bộ các Giám Mục. (Trường hợp các quốc gia còn thuộc vùng truyền giáo thì sẽ gửi lên Bộ Truyền Giáo hay còn gọi là Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc (Congregatio pro Gentium Evangelisatione) Tổng trưởng hiện nay là Hồng Y Fernando Filoni. Sau đó bộ này sẽ phối với Bộ Giám mục để đúc kết danh sách cuối cùng). Theo như vậy, vai trò của Sứ thần Tòa Thánh đóng vai trò quyết định trong quá trình tuyển chọn. Ngài không chỉ thu thập các dữ kiện và thông tin về các ứng cử viên tiềm năng, mà còn diễn giải thông tin đó cho Bộ Giám mục. Dĩ nhiên các khuyến nghị và bảo đảm của các Sứ thần Tòa Thánh có một trọng lượng đáng giá; tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là vai trò "người gác cổng" vị Sứ thân không có nghĩa là các đề nghị của Ngài luôn được Tòa Thánh tuân theo.
Cuộc điều tra cho vị thế một Giám mục Giáo phận diễn ra như thế nào?
- Sau khi nhận được danh sách các ứng cử viên được chuyển tới từ một Giáo tỉnh, Sứ thần Tòa Thánh tiến hành cuộc điều tra của riêng mình về sự phù hợp của các ứng cử viên.
- Sứ Thần Tòa Thánh sẽ gửi văn thư xin một báo cáo từ Giám mục hiện tại hoặc Giám quản của giáo phận về các điều kiện và nhu cầu của giáo phận đó. Nếu việc bổ nhiệm là thay thế cho một giám mục giáo phận hoặc tổng giám mục sắp nghỉ hưu, việc xem xét sẽ bao gồm các khuyến nghị và đề nghị của giám mục đương nhiệm. Một cuộc tham vấn rộng rãi trong giáo phận được khuyến khích liên quan đến nhu cầu của giáo phận ra sao, tuy nhiên không bao gồm tên của các ứng cử viên.
- Bản báo cáo của Giám mục cũng bao gồm tên của các cá nhân trong giáo phận mà vị Sứ Thần muốn biết để có thể tham khảo ý kiến và cách liên hệ với các vị này.
- Các giám mục trước đây của giáo phận cũng được hỏi ý kiến.
- Các Giám mục của Giáo tỉnh được tham khảo ý kiến
- Chủ tịch và phó chủ tịch của Hội đồng Giám Mục quốc gia được tư vấn.
- Nếu là một Tòa Tổng giám mục trống ngội thì các vị tổng giám mục khác tại quốc gia đó có thể được tư vấn.
- Tại thời điểm này, Sứ thân Tòa Thánh thu hẹp danh sách của mình và một bảng câu hỏi được gửi đến cho từ 20 tới 30 người quen biết rõ vị ứng viên đó đề lấy ý kiến của họ.
- Sứ thần Tòa Thánh sau đó xem xét tất cả các tài liệu được thu thập, và rồi ngài chuẩn bị một báo cáo (khoảng 20 trang). Ba ứng cử viên được liệt kê theo thứ tự abc (gọi là “terna” với ghi chú ưu tiên của vị Sứ thân. Tất cả các tài liệu sau đó được chuyển đến Bộ Giám mục ở Roma và Bộ Truyền giáo.
Cuộc điều tra cho vị thế một Giám Mục Phụ Tá diễn ra như thế nào?
- Trước hết vị Giám mục chính tòa giáo phận phải biện minh Sứ thần Tòa thánh tại sao mình cần có một Giám Mục Phụ Tá. Tiến trình này sẽ dễ dáng nếu như ngài xin thay thế cho một Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu hoặc đã qua đời.
- Giám mục chính tòa giáo phận cũng cần chuẩn bị terna, hoặc danh sách ba ứng cử viên cho chức vị Giám Mục Phụ Tá và chuyển đến Sứ thần tòa thánh.
- Sứ thần Tòa thánh sau đó tiến hành cuộc điều tra riêng của mình về các linh mục trên terna của giám mục giáo phận, rồi gửi tên đến Roma với một bản báo cáo và các đề nghị của riêng mình.
- Quá trình này trung bình có thể mất từ hai đến sáu tháng.
Giai đoạn 3: Bộ Giám Mục trại Giáo triều
Khi tất cả các tài liệu từ Sứ thần đã hoàn thành và theo thứ tự, và được Tổng trưởng Bộ chấp thuận, quá trình sẽ tiến tới. Nếu việc bổ nhiệm liên quan đến một giám mục được thăng chức Tổng giám mục hoặc thuyên chuyển, vấn đề có thể được quyết định bởi Hồng Y tổng trưởng và nhân viên. Tuy nhiên, nếu việc bổ nhiệm liên quan một linh mục được làm giám mục, thì toàn Bộ Giám mục họp chung và quyết định.
Một vị Hồng Y trong Bộ Giám Mục được chọn làm người có trách nhiệm tóm tắt tài liệu và lập báo cáo cho Bộ Giám Mục đầy đủ, Bộ thường họp hai lần một tháng vào ngày thứ năm. Sau khi nghe báo cáo của vị Hồng Y nêu trên, Bộ thảo luận về việc bổ nhiệm và sau đó bỏ phiếu. Bộ có thể làm theo đề nghị của Sứ thần Tòa thánh, chọn một trong số các ứng cử viên trên terna 3 tên ứng viên, hoặc thậm chí cũng có thể yêu cầu một terna khác được chuẩn bị.
Giai đoạn 4: Đức Giáo Hoàng quyết định
Tại một buổi tiếp xúc riêng với Đức Đức Giáo Hoàng, thường là vào Thứ Bảy, Bộ Giám mục trình bày các khuyến nghị của Bộ cho Đức Giáo Hoàng. Vài ngày sau, Đức Giáo Hoàng thông báo cho Bộ về quyết định của mình. Sau đó, Bộ thông báo cho Sứ thần Tòa thánh, tiếp đến vị này người lần lượt liên lạc với ứng viên và hỏi liệu ứng viên được bổ nhiệm có chấp nhận không. Nếu câu trả lời là "có", Vatican sẽ được thông báo và tiếp theo ấn định ngày giờ cho việc loan báo chính thức từ Vatican, từ Tòa Sứ thần và tại Giáo phận nới có bổ nhiệm.
Thông thường tiến trình nêu trên kéo dài từ 6 đến 8 tháng, và đôi khi lâu hơn nữa kể từ khi một giáo phận trở nên trống tò cho đến khi một giám mục mới được bổ nhiệm.
Tham khảo Tài liệu từ Vatican và Hội đồng GMHK
LM John Trần Công Nghị
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Hội CBMCG mừng bổn mạng
Văn Minh
16:01 28/08/2019
“Được lợi ích cả thế gian mà đánh mất linh hồn thì có ích lợi gì”.
Câu Lời Chúa trên đây đã đượcThánh nữ Mônica nói với người con của mình trước khi qua đời,và đó cũng là lời chia sẻ của Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica- bổn mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 27.08.2019.
Xem Hình
Trước đó, lúc 17g00, Hội CBMCG, trong trang phục áo dài trắng đeo khăn đồng phục mầu xanh của Hội, đứng trước sân nhà thờ chào đón quý khách và cộng đoàn đến tham dự Thánh lễ trong niềm vui tươi thể hiện trên nét mặt từng người.
Đúng 17g20, Lm chủ tế, Hội CBMCG cùng đông đảo cộng đoàn cung nghinh tượng Thánh nữ Mônica xung quanh nhà thờ hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Tung hô Nữ Vương”.
Đầu lễ, Lm Gioakim mời gọi quý hội viên hãy chiêm ngắm nơi Thánh nữ Mônica và học hỏi nhân đức của thánh nhân áp dụng cho bậc sống của mình.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Thánh nữ Mônica sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và nết na thuộc Bắc Phi, đến khi trưởng thành, kết hôn với ông Patrice là người ngoại giáo và sinh hạ được ba người con. Ông chồng này hung bạo và tự do ăn chơi. Tuy vậy, thánh nhân vẫn không giận dữ hayđi nói xấu về chồng mình với người khác. Người con đầu của Thánh nữ là Augustinô, học hành rất giỏi nhưngkhông vângnghe lời mẹ khuyên dạy đi đến nhà thờ học giáo lý. Thánh Mônica khuyên răn đủ mọi điều nhưng vẫn không làm lay chuyển được người con. Người mẹ ấy chỉ biết trông cậy vào Thiên Chúa, âm thầm cầu nguyện liên lỉ cùng những giọt nước mắt trong suốt hơn mười năm trời. Chính nhờ những lời cầu nguyện của Thánh nữ nên Thiên Chúa đã nhận lời. Trong một lần, Thánh Mônica xuống tàu đi qua biển địa Trung Hải để vào nước Ý tìm gặp con. Khi gặp Augustinô, Thánh nữ nói: Con ơi!Dù con có học cao chức trọng đến đâu đi nữa, hoặc con có“Được lợi ích cả thế gian mà đánh mất linh hồn thì có ích lợi gì”.
Nghe xong, Augustinô vui vẻ hứa với mẹ sẽ trở về xin học đạo và lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, và năm ngày sau đó thì Thánh nữ Mônica qua đời ở tuổi 56.
Thánh nhân đã để lạicho chúng ta một tấm gương sáng về sống đức tin, một đời hy sinh vì chồng con, qua đây, ước mong CBMCG hãy bắt chước tấm gương nhân đức của Thánh nhân, luôn biết chia sẻ bác ái và giúp đỡ cho những người nghèo khổ, người bất hạnh nơi xung quanh mình, và chuyên cần suy niệm Lời Chúa trong gia đình và môi trường ngoài xã hội. Bên cạnh đó, các chị em trong Hội cũng biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau bằng vật chất cũng như tinh thần. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc ngay ở đời nầy và vĩnh cửu ở đời sau.
Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt hội viên, chị Hội trưởng lên ngỏ lời cảm ơn Lm chánh xứcùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha xứ với tâm tình cảm mến và tri ân. Nhân đây, chị Hội trưởng cũng giới thiệu đôi nét về hoạt động của Hội lên cha xứ cùng cộng đoàn.
Trong năm vừa qua, Hội đã tổ chức hai chuyến đi hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu, kính viếng các Thánh tử đạo ở Trung tâm Ba Giồng, thăm quý cha nhà hưu dưỡng Chí Hòa, ủng hộ quỹ khám chữa bệnh tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, hỗ trợ cho bệnh nhân AIDS, giúp đỡ bệnh nhân đau nặng trong giáo xứ, đi phúng viếng đọc kinh cầu nguyện cho hội viên qua đời, và hỗ trợ cho các đoàn thể trong giáo xứ…
Đáp từ, thay mặt cộng đoàn phụng vụ, Lm Gioakim có lời cảm ơn và chúc mừng CBMCG trong giáo xứ được tràn đầy hồng ân của Chúa. Đồng thời, mời gọi CBMCG quan tâm và hướng dẫn cho các bà mẹ trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân về tâm sinh lý cũng như về đời sống đức tin, duy trì bữa cơm tối trong gia đình, không ăn những thức ăn nhanh. Ngoài ra, còn phải cùng nhau đọc kinh tối trong gia đình nữa.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ Lm chủ tế và cùng nhau hát vang bài “Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam”.
Câu Lời Chúa trên đây đã đượcThánh nữ Mônica nói với người con của mình trước khi qua đời,và đó cũng là lời chia sẻ của Lm Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa khi ngài chủ sự dâng Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica- bổn mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (CBMCG) giáo xứ Vĩnh Hòa, diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 27.08.2019.
Xem Hình
Trước đó, lúc 17g00, Hội CBMCG, trong trang phục áo dài trắng đeo khăn đồng phục mầu xanh của Hội, đứng trước sân nhà thờ chào đón quý khách và cộng đoàn đến tham dự Thánh lễ trong niềm vui tươi thể hiện trên nét mặt từng người.
Đúng 17g20, Lm chủ tế, Hội CBMCG cùng đông đảo cộng đoàn cung nghinh tượng Thánh nữ Mônica xung quanh nhà thờ hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Tung hô Nữ Vương”.
Đầu lễ, Lm Gioakim mời gọi quý hội viên hãy chiêm ngắm nơi Thánh nữ Mônica và học hỏi nhân đức của thánh nhân áp dụng cho bậc sống của mình.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Thánh nữ Mônica sinh ra trong một gia đình đạo hạnh và nết na thuộc Bắc Phi, đến khi trưởng thành, kết hôn với ông Patrice là người ngoại giáo và sinh hạ được ba người con. Ông chồng này hung bạo và tự do ăn chơi. Tuy vậy, thánh nhân vẫn không giận dữ hayđi nói xấu về chồng mình với người khác. Người con đầu của Thánh nữ là Augustinô, học hành rất giỏi nhưngkhông vângnghe lời mẹ khuyên dạy đi đến nhà thờ học giáo lý. Thánh Mônica khuyên răn đủ mọi điều nhưng vẫn không làm lay chuyển được người con. Người mẹ ấy chỉ biết trông cậy vào Thiên Chúa, âm thầm cầu nguyện liên lỉ cùng những giọt nước mắt trong suốt hơn mười năm trời. Chính nhờ những lời cầu nguyện của Thánh nữ nên Thiên Chúa đã nhận lời. Trong một lần, Thánh Mônica xuống tàu đi qua biển địa Trung Hải để vào nước Ý tìm gặp con. Khi gặp Augustinô, Thánh nữ nói: Con ơi!Dù con có học cao chức trọng đến đâu đi nữa, hoặc con có“Được lợi ích cả thế gian mà đánh mất linh hồn thì có ích lợi gì”.
Nghe xong, Augustinô vui vẻ hứa với mẹ sẽ trở về xin học đạo và lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, và năm ngày sau đó thì Thánh nữ Mônica qua đời ở tuổi 56.
Thánh nhân đã để lạicho chúng ta một tấm gương sáng về sống đức tin, một đời hy sinh vì chồng con, qua đây, ước mong CBMCG hãy bắt chước tấm gương nhân đức của Thánh nhân, luôn biết chia sẻ bác ái và giúp đỡ cho những người nghèo khổ, người bất hạnh nơi xung quanh mình, và chuyên cần suy niệm Lời Chúa trong gia đình và môi trường ngoài xã hội. Bên cạnh đó, các chị em trong Hội cũng biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau bằng vật chất cũng như tinh thần. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy hạnh phúc ngay ở đời nầy và vĩnh cửu ở đời sau.
Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt hội viên, chị Hội trưởng lên ngỏ lời cảm ơn Lm chánh xứcùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi thắm được vị đại diện dâng lên cha xứ với tâm tình cảm mến và tri ân. Nhân đây, chị Hội trưởng cũng giới thiệu đôi nét về hoạt động của Hội lên cha xứ cùng cộng đoàn.
Trong năm vừa qua, Hội đã tổ chức hai chuyến đi hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu – Vũng Tàu, kính viếng các Thánh tử đạo ở Trung tâm Ba Giồng, thăm quý cha nhà hưu dưỡng Chí Hòa, ủng hộ quỹ khám chữa bệnh tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, hỗ trợ cho bệnh nhân AIDS, giúp đỡ bệnh nhân đau nặng trong giáo xứ, đi phúng viếng đọc kinh cầu nguyện cho hội viên qua đời, và hỗ trợ cho các đoàn thể trong giáo xứ…
Đáp từ, thay mặt cộng đoàn phụng vụ, Lm Gioakim có lời cảm ơn và chúc mừng CBMCG trong giáo xứ được tràn đầy hồng ân của Chúa. Đồng thời, mời gọi CBMCG quan tâm và hướng dẫn cho các bà mẹ trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân về tâm sinh lý cũng như về đời sống đức tin, duy trì bữa cơm tối trong gia đình, không ăn những thức ăn nhanh. Ngoài ra, còn phải cùng nhau đọc kinh tối trong gia đình nữa.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ Lm chủ tế và cùng nhau hát vang bài “Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cái đầu ông Trọng có vấn đề
Phạm Trần
21:10 28/08/2019
Lần đầu tiên, kể từ sau ngày bị “đột qụy nhẹ” (minor stroke) trong chuyến thăm Kiên Giang 13-14/04 (2019),Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có buổi nói chuyện “trung bình dài” với 392 đảng viên trẻ, nhưng không hề đề cập đến cuộc xung đột chủ quyền với Trung Quốc đang diễn ra ở bãi Tư Chính, Trường Sa.
Trong phát biểu ngày 27/08 (2019), ông Trọng cũng trốn nhắc lớp đảng viên, tiêu biểu toàn quốc về đợt sinh hoạt kỷ niệm 50 năm học và làm theo Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019) , phải quan tâm đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngược lại, ông chỉ chú tâm đến tuyên truyền:”Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng mà phải ngấm vào máu, vào tim vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác, sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Ông nói:“Tinh thần đó không chỉ cần truyền đạt tới tất cả đoàn viên, thanh niên, đảng viên trẻ, mà toàn Đảng, toàn dân ta cũng cần ghi nhớ và thực hiện những điều này.” (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 27/08/2019)
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước 75 tuổi thì:” Đã là đoàn viên, thanh niên cần xung kích, đi đầu, phát huy tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Đảng viên trẻ càng cần gương mẫu, tiên phong hơn nữa, đúng với vai trò, vị trí của đảng viên trẻ Việt Nam, xứng đáng trở thành lực lượng dự bị tin cậy, hùng hậu để bổ sung vào nguồn lãnh đạo của Đảng bộ các cấp.”
Nhưng ông Trọng cũng cảnh giác:” Không phải vào trung ương để cho oai, hay là vào trung ương để kiếm chác cái gì, mà vào trung ương để hi sinh, phấn đấu, để cống hiến, trưởng thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh lên, mỗi đồng chí là một hạt nhân ở trong trung ương.”
Nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói thao thao bất tuyệt như thế thì tưởng rằng đất nước không cò chuyện gì phải trăn trở hay lo âu. Nhưng thật ra là ông đã cố tình đánh lừa nhân dân và lòe bịp Thanh niên.
Trong nội bộ, tình trạng Tham nhũng, nhất là “tham nhũng vặt” do cán bộ, đảng viên gây ra và nuôi dưỡng tiếp tục hành dân khốn khổ. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, quyết liệt từ Khóa đảng XI, vẫn ngổn ngang và còn biến dạng chống phá nhau gay gắt hơn giữa các cấp từ Trung ương xuống đến cơ sở.
Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu để lọt vào Trung ương khóa đảng XIII, sẽ diễn ra tháng 01/2021, đã và đang rộn ràng trong đảng khiến ôngTrọng phải liên tục cảnh giác :”Dè chừng dần tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Phải cảnh báo vấn đề này. "Chạy" là không dùng" (VOV (Voice of Vietnam), ngày 21/03/2019)
Nạn cường hào, quan liêu, bóc lột dân bằng mọi hình thức và ăn đủ mọi thứ không phải của mình vẫn tồn tại nghiêm trọng.
CHÁN ĐẢNG-KHÔ ĐOÀN
Riêng với Thanh niên, ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần từ năm 2017 về tình trạng ông gọi là “chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị".
Ông nói tại Đại hội Đoàn toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022 tại Hà Nội ngày 11/12/2017 :”Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.”
Ông bảo :”Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua vẫn còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.” (theo VietnamExpress)
Ông Trọng còn nói thêm:"Tình trạng tội phạm và tệ nạn trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, trong khi đó Đoàn còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn rộng nhưng chưa sâu….Bên cạnh đó, một số hoạt động của Đoàn còn nặng về bề nổi, dàn trải và hình thức. Một số phong trào chỉ thu hút được thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững... “
Ông cũng kêu gọi phải tránh “tình trạng 'nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”
Ông Trọng nói:”Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, "tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị".
Vậy tình trạng “nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị” có khá hơn trong năm 2019 ?
PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice Of Viiệt Nam) :” Có điều kiện đi một số địa phương trong cả nước, tôi thấy kết nạp đảng viên mới hiện nay là vấn đề khó khăn ở một số nơi, kể cả những địa phương là cái nôi của cách mạng Việt Nam, kể cả thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Có mấy nguyên nhân quan trọng sau đây: Tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở nhận thức về vấn đề bồi dưỡng quần chúng để kết nạp vào Đảng cũng còn chưa thực sự chú trọng. Nhiều tổ chức, cơ sở Đảng, nhiều chi bộ không quan tâm đến việc kết nạp đảng viên, nên có những chi bộ mấy năm không kết nạp được đảng viên mới nào.
Thực tế những năm qua, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở có những biểu hiện chưa tốt nên việc bồi dưỡng quần chúng kết nạp Đảng cũng chưa tốt.
Về đảng viên, bên cạnh đại bộ phận đảng viên tốt, còn một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là đảng viên cấp cao không có sự nêu gương, nhiều đồng chí bị xử lý kỷ luật, xóa tên ra khỏi Đảng, thậm chí có đồng chí bị truy tố hình sự, vào tù.
Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì….”
ÔNG TRỌNG NÍN THINH
Trong khi đó thì Trung Quốc, nước láng giềng đàn anh mà Cộng sản Việt Nam thường ca tụng “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã bất chấp Công pháp quốc tế và Luật biển Liên Hiệp Quốc 1982, công khai cho tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) xâm nhập thềm lục địa, và bên trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, cách Vũng Tầu 370 cây số về phía Đông nam, từ ngày 03/07/2019.
Sau đó HD-8 rời Tư Chính ngày 07/08 (2019) về đảo Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ 1988 để lấy tiếp liệu rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08 (2019). Nhưng ít ngày sau, HD-8 lại ngang nhiên di chuyển đến khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 cây số về phía đông nam và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 cây số.
Hành động ngang ngược của Bắc Kinh lần này đã bị Việt Nam chỉ trích đích danh, gửi Công hàm phản đối và yêu cầu rút HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục điều nghiên.
Đây là lần thứ hai, Bắc Kinh đã không coi Việt Nam ra gì. Lần thứ nhất xẩy ra vào tháng 5 năm 2014. Khi ấy, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã ngang nhiên vào tìm dầu phía nam đảo Hoàng Sa, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, và cách đảo Lý Sơn(tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.
Lực lượng cảnh sát biển có võ trang Việt-Trung đã nghênh chiến nhưng không nổ súng cho đền ngày 16/07/2014 thì Hải Dương 981 rút lui.
Nếu so sánh thì vụ HD-8 ngoan cố và tiềm ẩn nhiều âm mưu của Trung Quốc hơn vụ HD-981, nhưng ngược lại phía CSVN lại có những hành xử khó hiểu hơn vụ HD-981.
Điểm nổi bật nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã không nói lời nào từ khi xây ra vụ HD-8.
Cả Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XII) cũng không có bất cứ động thái nào.
Ngay đến số 484 Đại biểu Quốc hội còn tại chức cũng không ái dám hé răng.
PHẢN ỨNG VỤ HD-981
Ngược lại, khi xẩy ra vụ HD-981, theo Bách khoa toàn thư mở, đã có những việt đã xẩy ra:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 5 (2014) ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn: Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước...
-Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về Vụ giàn khoan Hải Dương 981 trong đó Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vị trí tranh chấp.
-Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 ra thông cáo "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước".
-Ngày 15 tháng 5 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và ngày 20 tháng 5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".
-Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5.
-Ngày 31/5/2014, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm này, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.
Cũng khác giữa vụ HD-981 năm 2014 và HD-8 năm 2019 trong phản ứng của người dân. Nếu HD-981 đã gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam từ trong nước ra nước ngoài qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống tính ươn hèn và nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam đã để cho Trung Quốc bắt nạt thì năm 2019 đã không có phản ứng dữ dội như thế.
Năm 2014 đã có hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống phá Trung Quốc ở Việt Nam thì năm 2019 chỉ có chừng vài chục người lẻ tẻ. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng không tích cực và hăng hái như năm 2014.
Sự khác biệt rất dễ hiểu vì nhà nước CSVN đã tỏ ra nhu nhược trước áp lực trắng trợn của Bắc Kinh, nhưng lại hung hăng ngăn chặn và đàn áp dân khi họ chống Trung Quốc.
Do đó, lần này, tuy HD-8 đã vào gần Phan Thiết, người dân cũng mặc thây, cứ bình chân như vại “để cho nhà nước lo”, theo ý muốn của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Như vậy, liệu có ai hiểu được tại sao ông Trọng đã khuyên Thanh niên chuẩn bị làm con thiêu thân cho đảng, thay vì kêu gọi họ đoàn kết đứng lên bảo vệ Tổ quốc ?
Hay cái đầu của ông có vấn đề thật, sau cơn “đột qụy” ở Kiên Giang ? -/-
Phạm Trần
(08/019)
Trong phát biểu ngày 27/08 (2019), ông Trọng cũng trốn nhắc lớp đảng viên, tiêu biểu toàn quốc về đợt sinh hoạt kỷ niệm 50 năm học và làm theo Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019) , phải quan tâm đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngược lại, ông chỉ chú tâm đến tuyên truyền:”Muốn nhớ lời Bác dặn, theo chân Bác, không chỉ nhớ và học thuộc lòng mà phải ngấm vào máu, vào tim vào óc của mình, trở thành những điều mình trăn trở, suy nghĩ, day dứt để học và làm theo Bác, sống, chiến đấu, học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Ông nói:“Tinh thần đó không chỉ cần truyền đạt tới tất cả đoàn viên, thanh niên, đảng viên trẻ, mà toàn Đảng, toàn dân ta cũng cần ghi nhớ và thực hiện những điều này.” (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 27/08/2019)
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước 75 tuổi thì:” Đã là đoàn viên, thanh niên cần xung kích, đi đầu, phát huy tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên". Đảng viên trẻ càng cần gương mẫu, tiên phong hơn nữa, đúng với vai trò, vị trí của đảng viên trẻ Việt Nam, xứng đáng trở thành lực lượng dự bị tin cậy, hùng hậu để bổ sung vào nguồn lãnh đạo của Đảng bộ các cấp.”
Nhưng ông Trọng cũng cảnh giác:” Không phải vào trung ương để cho oai, hay là vào trung ương để kiếm chác cái gì, mà vào trung ương để hi sinh, phấn đấu, để cống hiến, trưởng thành hơn nữa, làm cho Đảng ta mạnh lên, mỗi đồng chí là một hạt nhân ở trong trung ương.”
Nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói thao thao bất tuyệt như thế thì tưởng rằng đất nước không cò chuyện gì phải trăn trở hay lo âu. Nhưng thật ra là ông đã cố tình đánh lừa nhân dân và lòe bịp Thanh niên.
Trong nội bộ, tình trạng Tham nhũng, nhất là “tham nhũng vặt” do cán bộ, đảng viên gây ra và nuôi dưỡng tiếp tục hành dân khốn khổ. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, quyết liệt từ Khóa đảng XI, vẫn ngổn ngang và còn biến dạng chống phá nhau gay gắt hơn giữa các cấp từ Trung ương xuống đến cơ sở.
Nạn chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu để lọt vào Trung ương khóa đảng XIII, sẽ diễn ra tháng 01/2021, đã và đang rộn ràng trong đảng khiến ôngTrọng phải liên tục cảnh giác :”Dè chừng dần tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Phải cảnh báo vấn đề này. "Chạy" là không dùng" (VOV (Voice of Vietnam), ngày 21/03/2019)
Nạn cường hào, quan liêu, bóc lột dân bằng mọi hình thức và ăn đủ mọi thứ không phải của mình vẫn tồn tại nghiêm trọng.
CHÁN ĐẢNG-KHÔ ĐOÀN
Riêng với Thanh niên, ông Nguyễn Phú Trọng từng cảnh giác nhiều lần từ năm 2017 về tình trạng ông gọi là “chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị".
Ông nói tại Đại hội Đoàn toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022 tại Hà Nội ngày 11/12/2017 :”Hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.”
Ông bảo :”Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua vẫn còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc.” (theo VietnamExpress)
Ông Trọng còn nói thêm:"Tình trạng tội phạm và tệ nạn trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, trong khi đó Đoàn còn chậm và lúng túng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp, chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi. Công tác giáo dục của Đoàn rộng nhưng chưa sâu….Bên cạnh đó, một số hoạt động của Đoàn còn nặng về bề nổi, dàn trải và hình thức. Một số phong trào chỉ thu hút được thanh niên tiên tiến tham gia, kết quả thiếu tính bền vững... “
Ông cũng kêu gọi phải tránh “tình trạng 'nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”
Ông Trọng nói:”Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, "tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị".
Vậy tình trạng “nhạt Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị” có khá hơn trong năm 2019 ?
PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice Of Viiệt Nam) :” Có điều kiện đi một số địa phương trong cả nước, tôi thấy kết nạp đảng viên mới hiện nay là vấn đề khó khăn ở một số nơi, kể cả những địa phương là cái nôi của cách mạng Việt Nam, kể cả thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Có mấy nguyên nhân quan trọng sau đây: Tổ chức Đảng từ Trung ương tới cơ sở nhận thức về vấn đề bồi dưỡng quần chúng để kết nạp vào Đảng cũng còn chưa thực sự chú trọng. Nhiều tổ chức, cơ sở Đảng, nhiều chi bộ không quan tâm đến việc kết nạp đảng viên, nên có những chi bộ mấy năm không kết nạp được đảng viên mới nào.
Thực tế những năm qua, sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, nhất là tổ chức đảng cơ sở có những biểu hiện chưa tốt nên việc bồi dưỡng quần chúng kết nạp Đảng cũng chưa tốt.
Về đảng viên, bên cạnh đại bộ phận đảng viên tốt, còn một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là đảng viên cấp cao không có sự nêu gương, nhiều đồng chí bị xử lý kỷ luật, xóa tên ra khỏi Đảng, thậm chí có đồng chí bị truy tố hình sự, vào tù.
Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì….”
ÔNG TRỌNG NÍN THINH
Trong khi đó thì Trung Quốc, nước láng giềng đàn anh mà Cộng sản Việt Nam thường ca tụng “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đã bất chấp Công pháp quốc tế và Luật biển Liên Hiệp Quốc 1982, công khai cho tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8) xâm nhập thềm lục địa, và bên trong vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, cách Vũng Tầu 370 cây số về phía Đông nam, từ ngày 03/07/2019.
Sau đó HD-8 rời Tư Chính ngày 07/08 (2019) về đảo Chữ Thập mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ 1988 để lấy tiếp liệu rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08 (2019). Nhưng ít ngày sau, HD-8 lại ngang nhiên di chuyển đến khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102 cây số về phía đông nam và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 cây số.
Hành động ngang ngược của Bắc Kinh lần này đã bị Việt Nam chỉ trích đích danh, gửi Công hàm phản đối và yêu cầu rút HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục điều nghiên.
Đây là lần thứ hai, Bắc Kinh đã không coi Việt Nam ra gì. Lần thứ nhất xẩy ra vào tháng 5 năm 2014. Khi ấy, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã ngang nhiên vào tìm dầu phía nam đảo Hoàng Sa, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, và cách đảo Lý Sơn(tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.
Lực lượng cảnh sát biển có võ trang Việt-Trung đã nghênh chiến nhưng không nổ súng cho đền ngày 16/07/2014 thì Hải Dương 981 rút lui.
Nếu so sánh thì vụ HD-8 ngoan cố và tiềm ẩn nhiều âm mưu của Trung Quốc hơn vụ HD-981, nhưng ngược lại phía CSVN lại có những hành xử khó hiểu hơn vụ HD-981.
Điểm nổi bật nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã không nói lời nào từ khi xây ra vụ HD-8.
Cả Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước và Ban Chấp hành Trung ương đảng (Khóa XII) cũng không có bất cứ động thái nào.
Ngay đến số 484 Đại biểu Quốc hội còn tại chức cũng không ái dám hé răng.
PHẢN ỨNG VỤ HD-981
Ngược lại, khi xẩy ra vụ HD-981, theo Bách khoa toàn thư mở, đã có những việt đã xẩy ra:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 5 (2014) ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn: Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước...
-Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2014, Việt Nam và Trung Quốc đã có 20 cuộc điện đàm về Vụ giàn khoan Hải Dương 981 trong đó Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vị trí tranh chấp.
-Quốc hội Việt Nam ngày 21 tháng 5 ra thông cáo "nhất trí cao với chủ trương của Đảng và Nhà nước".
-Ngày 15 tháng 5 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc và ngày 20 tháng 5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện "Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông".
-Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế. Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định, theo thông tin từ phiên họp Chính phủ cuối tháng 5.
-Ngày 31/5/2014, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm này, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.
Cũng khác giữa vụ HD-981 năm 2014 và HD-8 năm 2019 trong phản ứng của người dân. Nếu HD-981 đã gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam từ trong nước ra nước ngoài qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và chống tính ươn hèn và nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam đã để cho Trung Quốc bắt nạt thì năm 2019 đã không có phản ứng dữ dội như thế.
Năm 2014 đã có hàng ngàn người xuống đường biểu tình chống phá Trung Quốc ở Việt Nam thì năm 2019 chỉ có chừng vài chục người lẻ tẻ. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng không tích cực và hăng hái như năm 2014.
Sự khác biệt rất dễ hiểu vì nhà nước CSVN đã tỏ ra nhu nhược trước áp lực trắng trợn của Bắc Kinh, nhưng lại hung hăng ngăn chặn và đàn áp dân khi họ chống Trung Quốc.
Do đó, lần này, tuy HD-8 đã vào gần Phan Thiết, người dân cũng mặc thây, cứ bình chân như vại “để cho nhà nước lo”, theo ý muốn của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Như vậy, liệu có ai hiểu được tại sao ông Trọng đã khuyên Thanh niên chuẩn bị làm con thiêu thân cho đảng, thay vì kêu gọi họ đoàn kết đứng lên bảo vệ Tổ quốc ?
Hay cái đầu của ông có vấn đề thật, sau cơn “đột qụy” ở Kiên Giang ? -/-
Phạm Trần
(08/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần II, 1.2
Vũ Văn An
20:15 28/08/2019
1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh
65. Việc nghiên cứu của chúng ta về chủ đề "sự thật Kinh Thánh", một nghiên cứu sẽ được thực hiện khởi đi từ một số bản văn Kinh thánh, sẽ dựa vào giáo huấn và sự hướng dẫn của Dei Verbum, như chúng ta vừa được xác định. Trước tiên chúng ta hãy trích dẫn các câu kết luận ở số 2 của Dei Verbum về sự mặc khải: " nhờ mạc khải này, chân lý thâm sâu về Thiên Chúa cũng như về công cuộc cứu độ con người được bày tỏ cho chúng ta trong Chúa Kitô, Đấng vừa là trung gian vừa là sự viên mãn của toàn thể mạc khải” ( Xem Mt 11: 27; Ga 1:14,17; 14: 6; 17: 1-3; 2 Cr 3: 16 và 4: 6; Ep 1: 3-14).
Không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự thật nằm ở trung tâm của mặc khải, và do đó ở trung tâm của Kinh thánh, vốn là dụng cụ truyền tải mặc khải (xem DV các số 7-10), liên quan tới Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người. Và không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự viên mãn của sự thật này được tỏ lộ bởi và trong Chúa Kitô. Người đích thân là Lời của Thiên Chúa (x. Ga 1,1,14) xuất phát từ Thiên Chúa và mặc khải Thiên Chúa. Người không chỉ nói lên sự thật về Thiên Chúa, mà Người còn là sự thật về Thiên Chúa, Người là Đấng đã nói: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14:9; xem Ga 12:45). Sự xuất hiện của Chúa Con cũng mặc khải sự cứu rỗi của con người: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Người để bất cứ ai tin vào Người Con này sẽ không hư mất, nhưng sẽ được sự sống đời đời" (Ga 3: 16).
Do đó, sự chú ý trong nghiên cứu của chúng ta về sự thật của các trước tác Kinh thánh sẽ tập trung vào hai chủ đề liên quan chặt chẽ này: điều các trước tác nói về Thiên Chúa và điều chúng nói về dự án của Thiên Chúa nhằm cứu rỗi con người. Sự viên mãn của mặc khải và cứu rỗi được Chúa Kitô mang đến; nhưng sự xuất hiện của Người được chuẩn bị bằng một cuộc mặc khải thần thiêng lâu dài được các trước tác của Cựu Ước chứng thực. Do đó, điều thích đáng là phải chú ý đến điều các trước tác này khẳng định về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi, vì biết rằng sự mặc khải trọn vẹn về điều chúng chứng thực đã được thực hiện trong con người và công trình của Chúa Kitô. Mặc khải không giới hạn ở kỳ hạn của nó: con đường dẫn đến nó và sự chuẩn bị cho nó tạo thành một phần thiết yếu của nó.
Kỳ tới: 2. Chứng từ của các trích đoạn chọn lựa từ Cựu Ước
65. Việc nghiên cứu của chúng ta về chủ đề "sự thật Kinh Thánh", một nghiên cứu sẽ được thực hiện khởi đi từ một số bản văn Kinh thánh, sẽ dựa vào giáo huấn và sự hướng dẫn của Dei Verbum, như chúng ta vừa được xác định. Trước tiên chúng ta hãy trích dẫn các câu kết luận ở số 2 của Dei Verbum về sự mặc khải: " nhờ mạc khải này, chân lý thâm sâu về Thiên Chúa cũng như về công cuộc cứu độ con người được bày tỏ cho chúng ta trong Chúa Kitô, Đấng vừa là trung gian vừa là sự viên mãn của toàn thể mạc khải” ( Xem Mt 11: 27; Ga 1:14,17; 14: 6; 17: 1-3; 2 Cr 3: 16 và 4: 6; Ep 1: 3-14).
Không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự thật nằm ở trung tâm của mặc khải, và do đó ở trung tâm của Kinh thánh, vốn là dụng cụ truyền tải mặc khải (xem DV các số 7-10), liên quan tới Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người. Và không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự viên mãn của sự thật này được tỏ lộ bởi và trong Chúa Kitô. Người đích thân là Lời của Thiên Chúa (x. Ga 1,1,14) xuất phát từ Thiên Chúa và mặc khải Thiên Chúa. Người không chỉ nói lên sự thật về Thiên Chúa, mà Người còn là sự thật về Thiên Chúa, Người là Đấng đã nói: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14:9; xem Ga 12:45). Sự xuất hiện của Chúa Con cũng mặc khải sự cứu rỗi của con người: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Người để bất cứ ai tin vào Người Con này sẽ không hư mất, nhưng sẽ được sự sống đời đời" (Ga 3: 16).
Do đó, sự chú ý trong nghiên cứu của chúng ta về sự thật của các trước tác Kinh thánh sẽ tập trung vào hai chủ đề liên quan chặt chẽ này: điều các trước tác nói về Thiên Chúa và điều chúng nói về dự án của Thiên Chúa nhằm cứu rỗi con người. Sự viên mãn của mặc khải và cứu rỗi được Chúa Kitô mang đến; nhưng sự xuất hiện của Người được chuẩn bị bằng một cuộc mặc khải thần thiêng lâu dài được các trước tác của Cựu Ước chứng thực. Do đó, điều thích đáng là phải chú ý đến điều các trước tác này khẳng định về Thiên Chúa và về sự cứu rỗi, vì biết rằng sự mặc khải trọn vẹn về điều chúng chứng thực đã được thực hiện trong con người và công trình của Chúa Kitô. Mặc khải không giới hạn ở kỳ hạn của nó: con đường dẫn đến nó và sự chuẩn bị cho nó tạo thành một phần thiết yếu của nó.
Kỳ tới: 2. Chứng từ của các trích đoạn chọn lựa từ Cựu Ước
Hình ảnh chiếc cửa hẹp
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
21:12 28/08/2019
Đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem chỉ có một cửa ra vào mà lại nhỏ chật hẹp nữa, nó chỉ cao 1,20 mét. Vì thế khách hành hương người lớn đến đây từng người một phải cúi mình cong lưng xuống đi chui qua lối cửa chật hẹp này mới vào bên trong đền thờ được.
Trong phúc âm Chúa Giêsu cũng nói đến hình ảnh cửa chật hẹp là lối đi vào nước Thiên Chúa.
Nhưng cửa hẹp vào nước trời như Chúa Giêsu nói là cửa như thế nào?
Hình ảnh cửa chật hẹp nơi đền thờ Chúa Giêsu giáng sinh bên Bethlehem mà nhiều người đã có kinh nghiệm đi qua gợi lên cảm giác vừa đạo đức về cung cách sống lòng khiêm nhượng trước nhà Chúa, và cũng vừa có cảm giác hơi khó chịu ái ngại vì như phải làm cho mình bé nhỏ lại qua khom lưng cúi mình xuống. Nhưng đàng sau hình ảnh cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói đến còn ẩn chứa sứ điệp quan trọng nữa.
Người nào muốn đến gần Thiên Chúa, muốn vào sống trong nước Thiên Chúa, họ phải sống cố gắng hy sinh như sức lực họ có. Cố gắng hy sinh hết sức lực không theo ý nghĩa con người chúng ta nghĩ tưởng. Không phải người mạnh nhất, nhanh nhẹn nhất hay thông giỏi tài trí nhất thành công đi vượt qua cửa hẹp, nhưng là người sống ngay chính trong sự cố gắng sống hòa bình bác ái với người khác và chân thành tận đáy lòng muốn đến gần Thiên Chúa. Ai sống theo điều công chính, họ thực thi ý Thiên Chúa, người đó có thể qua cửa hẹp vào tới được nước Thiên Chúa.
Chúa Giêsu qua sứ điệp hình ảnh cửa hẹp trông đợi nơi con người nhiều hơn cung cách sống hình thức lề luạt đạo đức mặt tiền bề ngoài. Cuộc sống hằng ngày cần phải phản chiếu đức tin vào Thiên Chúa, và sự tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa cho đời sống ăn rễ sâu trong tâm hồn.
Cố gắng, nhưng không phải là người thứ nhất, nhanh nhất, hảo hạng nhất, như trò chơi ở vườn trẻ. Mỗi người là công trình hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng trong đời sống đừng cho mình luôn luôn là quan trọng, chỉ luôn luôn nghĩ tới mình và chỉ qui hướng lo cho mình. Cung cách sống như thế sẽ tạo mang đến nguy cơ sống kiêu hãnh trên người khác. Và như thế không thể đi qua được cửa hẹp mà vào nước trời với Chúa được.
Chúa Giêsu qua dụ ngôn hình ảnh cửa hẹp để vào nước Thiên Chúa không lọai bỏ ai ra ngoài. Nhưng muốn kêu mời tất cả mọi người từ khắp bốn phương trời không trung trái đất đến cùng có chỗ tham dự vào bàn tiệc trên nước Thiên Chúa.
Sự chen lấn tranh dành mạnh được yếu thua, hay nếp sống ích kỷ không có thể chiếm được chỗ trong bàn tiệc nước Chúa. Cả những ai chỉ sống theo luật lệ hình thức mặt tiền bên ngoài cũng không thể.
Lời mười gọi của Chúa là món qùa tặng. Và con người chúng ta là người trước nhất, hay thuộc vào người sau cùng, điều đó nằm trong bàn tay của Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong phúc âm Chúa Giêsu cũng nói đến hình ảnh cửa chật hẹp là lối đi vào nước Thiên Chúa.
Nhưng cửa hẹp vào nước trời như Chúa Giêsu nói là cửa như thế nào?
Hình ảnh cửa chật hẹp nơi đền thờ Chúa Giêsu giáng sinh bên Bethlehem mà nhiều người đã có kinh nghiệm đi qua gợi lên cảm giác vừa đạo đức về cung cách sống lòng khiêm nhượng trước nhà Chúa, và cũng vừa có cảm giác hơi khó chịu ái ngại vì như phải làm cho mình bé nhỏ lại qua khom lưng cúi mình xuống. Nhưng đàng sau hình ảnh cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói đến còn ẩn chứa sứ điệp quan trọng nữa.
Người nào muốn đến gần Thiên Chúa, muốn vào sống trong nước Thiên Chúa, họ phải sống cố gắng hy sinh như sức lực họ có. Cố gắng hy sinh hết sức lực không theo ý nghĩa con người chúng ta nghĩ tưởng. Không phải người mạnh nhất, nhanh nhẹn nhất hay thông giỏi tài trí nhất thành công đi vượt qua cửa hẹp, nhưng là người sống ngay chính trong sự cố gắng sống hòa bình bác ái với người khác và chân thành tận đáy lòng muốn đến gần Thiên Chúa. Ai sống theo điều công chính, họ thực thi ý Thiên Chúa, người đó có thể qua cửa hẹp vào tới được nước Thiên Chúa.
Chúa Giêsu qua sứ điệp hình ảnh cửa hẹp trông đợi nơi con người nhiều hơn cung cách sống hình thức lề luạt đạo đức mặt tiền bề ngoài. Cuộc sống hằng ngày cần phải phản chiếu đức tin vào Thiên Chúa, và sự tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa cho đời sống ăn rễ sâu trong tâm hồn.
Cố gắng, nhưng không phải là người thứ nhất, nhanh nhất, hảo hạng nhất, như trò chơi ở vườn trẻ. Mỗi người là công trình hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng trong đời sống đừng cho mình luôn luôn là quan trọng, chỉ luôn luôn nghĩ tới mình và chỉ qui hướng lo cho mình. Cung cách sống như thế sẽ tạo mang đến nguy cơ sống kiêu hãnh trên người khác. Và như thế không thể đi qua được cửa hẹp mà vào nước trời với Chúa được.
Chúa Giêsu qua dụ ngôn hình ảnh cửa hẹp để vào nước Thiên Chúa không lọai bỏ ai ra ngoài. Nhưng muốn kêu mời tất cả mọi người từ khắp bốn phương trời không trung trái đất đến cùng có chỗ tham dự vào bàn tiệc trên nước Thiên Chúa.
Sự chen lấn tranh dành mạnh được yếu thua, hay nếp sống ích kỷ không có thể chiếm được chỗ trong bàn tiệc nước Chúa. Cả những ai chỉ sống theo luật lệ hình thức mặt tiền bên ngoài cũng không thể.
Lời mười gọi của Chúa là món qùa tặng. Và con người chúng ta là người trước nhất, hay thuộc vào người sau cùng, điều đó nằm trong bàn tay của Thiên Chúa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Ở tuổi 92, Đức Bênêđíctô XVI vẫn là một thần học gia xuất sắc, tranh luận hùng hồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:46 28/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những người vẫn hằng quý mến trí thông minh và khả năng lý luận sâu sắc của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 có thể vui mừng thấy rằng vị Giáo Hoàng người Đức vẫn rất minh mẫn. Ở tuổi 92, cổ lai hy, ngài vẫn có thể đáp lại những người chỉ trích mình rất hóm hỉnh và sắc sảo.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vừa lên tiếng trả lời những người chỉ trích bài tiểu luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng của ngài, và hóm hỉnh nói rằng nhiều phản ứng tiêu cực đã khẳng định chính xác luận điểm trung tâm của ngài theo đó sự bội giáo và xa lánh đức tin là trung tâm của cuộc khủng hoảng này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được công bố trên tạp chí Đức, tờ “Her Herder Korronymousenz”, nhằm phản hồi những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, Đức Giáo Hoàng danh dự đã chỉ ra một “thiếu sót tổng quát” trong những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, và nói rằng nhiều lời phê phán đã không nắm bắt được điểm chính mà ngài muốn đưa ra.
Tháng Tư vừa qua, bài tiểu luận của ngài đã được công bố bởi Catholic News Agency, National Catholic Register, CNA Deutsch cũng như các phương tiện truyền thông khác. Trong bài tiểu luận này, Đức Bênêđíctô đã mô tả tác động của cuộc cách mạng tình dục cùng với một hiện tượng độc lập với nó là sự sụp đổ của nền thần học luân lý vào thập niên 1960, trước khi đưa ra đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại bằng cách nhận ra rằng chỉ có sự vâng phục và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mới có thể chỉ ra được một thông lộ.
Đã có những phản ứng gay gắt đối với bài tiểu luận của ngài, đặc biệt là tại Đức, nơi những quan sát viên thông thạo nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự, một người Đức xứ Bavaria, từ lâu đã phải gánh chịu những chỉ trích kéo dài từ một số thành phần nhất định.
Đức Bênêđíctô tranh luận rằng cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng đức tin. Đức tin của các tín hữu không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% lợi tức của họ.
Ngược lại, những người chỉ trích ngài cho rằng không có vấn đề khủng hoảng đức tin, nhưng cần phải cải tổ cấu trúc với mục đích giữ các tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội. Họ đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, qua cái gọi là “hành trình công nghị toàn quốc có hiệu lực ràng buộc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái. Nhìn chung, tại Đức đang có xu hướng cải tổ cơ cấu Giáo Hội, nói cụ thể là Tin Lành hóa đạo Công Giáo.. Hôm 20 tháng Bẩy, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã hô hào xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong các thánh lễ. Theo ngài, có những linh mục giảng kém, trong khi có biết bao những giáo dân có trình độ cao về thần học và khả năng thuyết giảng hay hơn nhiều, thì tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.
Tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi thì phía Tin Lành đều đã thực hiện nhưng mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ còn đông đảo hơn Công Giáo.
Đức Bênêđíctô đã trích dẫn một ví dụ về những phê phán bài tiểu luận của ngài từ một giáo sư lịch sử người Đức, và chỉ ra một cách hóm hỉnh rằng bài phê bình ngài của vị giáo sư này dài đến bốn trang, nhưng trong cả bốn trang ấy “từ ‘Thiên Chúa’ không hề xuất hiện, dù chỉ một lần”, mặc dù luận điểm trung tâm của vị giáo sư này là chẳng hề có cái sự bội giáo như Đức Bênêđíctô đã viết.
Một bài phê bình như thế “cho thấy tính chất nghiêm trọng của một tình huống, trong đó ngay cả từ ‘Thiên Chúa’ thậm chí cũng bị gạt ra ngoài lề trong một lý luận thần học”.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét chua chát rằng:
“Cho đến nay, tôi có thể nói rằng trong hầu hết các phản ứng đối với ý kiến của tôi, Thiên Chúa hoàn toàn không xuất hiện. Vì thế, vấn đề trung tâm mà tôi muốn nêu ra đã không được thảo luận.”
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng những chỉ trích kiểu này chỉ chứng minh “mức độ nghiêm trọng của tình huống, trong đó Thiên Chúa bị gạt ra ngoài lề, ngay cả trong thần học”.
Source:National Catholic RegisterPope Benedict XVI Responds to Criticism of His Essay on the Church and the Sexual Abuse Crisis
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vừa lên tiếng trả lời những người chỉ trích bài tiểu luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng của ngài, và hóm hỉnh nói rằng nhiều phản ứng tiêu cực đã khẳng định chính xác luận điểm trung tâm của ngài theo đó sự bội giáo và xa lánh đức tin là trung tâm của cuộc khủng hoảng này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được công bố trên tạp chí Đức, tờ “Her Herder Korronymousenz”, nhằm phản hồi những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, Đức Giáo Hoàng danh dự đã chỉ ra một “thiếu sót tổng quát” trong những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, và nói rằng nhiều lời phê phán đã không nắm bắt được điểm chính mà ngài muốn đưa ra.
Tháng Tư vừa qua, bài tiểu luận của ngài đã được công bố bởi Catholic News Agency, National Catholic Register, CNA Deutsch cũng như các phương tiện truyền thông khác. Trong bài tiểu luận này, Đức Bênêđíctô đã mô tả tác động của cuộc cách mạng tình dục cùng với một hiện tượng độc lập với nó là sự sụp đổ của nền thần học luân lý vào thập niên 1960, trước khi đưa ra đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại bằng cách nhận ra rằng chỉ có sự vâng phục và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mới có thể chỉ ra được một thông lộ.
Đã có những phản ứng gay gắt đối với bài tiểu luận của ngài, đặc biệt là tại Đức, nơi những quan sát viên thông thạo nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự, một người Đức xứ Bavaria, từ lâu đã phải gánh chịu những chỉ trích kéo dài từ một số thành phần nhất định.
Đức Bênêđíctô tranh luận rằng cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng đức tin. Đức tin của các tín hữu không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% lợi tức của họ.
Ngược lại, những người chỉ trích ngài cho rằng không có vấn đề khủng hoảng đức tin, nhưng cần phải cải tổ cấu trúc với mục đích giữ các tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội. Họ đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, qua cái gọi là “hành trình công nghị toàn quốc có hiệu lực ràng buộc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái. Nhìn chung, tại Đức đang có xu hướng cải tổ cơ cấu Giáo Hội, nói cụ thể là Tin Lành hóa đạo Công Giáo.. Hôm 20 tháng Bẩy, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã hô hào xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong các thánh lễ. Theo ngài, có những linh mục giảng kém, trong khi có biết bao những giáo dân có trình độ cao về thần học và khả năng thuyết giảng hay hơn nhiều, thì tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.
Tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi thì phía Tin Lành đều đã thực hiện nhưng mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ còn đông đảo hơn Công Giáo.
Đức Bênêđíctô đã trích dẫn một ví dụ về những phê phán bài tiểu luận của ngài từ một giáo sư lịch sử người Đức, và chỉ ra một cách hóm hỉnh rằng bài phê bình ngài của vị giáo sư này dài đến bốn trang, nhưng trong cả bốn trang ấy “từ ‘Thiên Chúa’ không hề xuất hiện, dù chỉ một lần”, mặc dù luận điểm trung tâm của vị giáo sư này là chẳng hề có cái sự bội giáo như Đức Bênêđíctô đã viết.
Một bài phê bình như thế “cho thấy tính chất nghiêm trọng của một tình huống, trong đó ngay cả từ ‘Thiên Chúa’ thậm chí cũng bị gạt ra ngoài lề trong một lý luận thần học”.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét chua chát rằng:
“Cho đến nay, tôi có thể nói rằng trong hầu hết các phản ứng đối với ý kiến của tôi, Thiên Chúa hoàn toàn không xuất hiện. Vì thế, vấn đề trung tâm mà tôi muốn nêu ra đã không được thảo luận.”
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng những chỉ trích kiểu này chỉ chứng minh “mức độ nghiêm trọng của tình huống, trong đó Thiên Chúa bị gạt ra ngoài lề, ngay cả trong thần học”.
Source:National Catholic Register
Diễn biến bất ngờ trong câu chuyện phép lạ Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại Texas, Hoa Kỳ.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:21 28/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các phương tiện truyền thông cũng loan tin rằng Đức Cha Michael Olson đã xác nhận tính xác thực của phép lạ này. Vì thế, ngài đã ra một tuyên bố vào ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, khẳng định giáo phận vẫn tiếp tục suy tư về vấn đề này và chưa có kết luận chung cuộc.
Tuy nhiên, trong tuần qua nhiều người xác quyết đã tận mắt chứng kiến Hoa Hồng Mầu Nhiệm được Đức Mẹ ban xuống tại Loreto House, một trung tâm phò sinh của giáo phận Fort Worth, Texas. Nhiều người đổ xô đến trung tâm này sau khi một đoạn video được tán phát rộng rãi trên các mạng xã hội, kể cả các phương tiện truyền thông chính mạch.
Vì thế, hôm thứ Hai, 26 tháng Tám, Đức Cha Michael Olson đã ra một tuyên bố khẳng định một cách chung cuộc rằng người phụ nữ cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra với chị đã “thêu dệt” ra câu chuyện này. Cùng với tuyên bố này, giáo phận Fort Worth, Texas đã công bố một video cho thấy rõ cách thức người phụ nữ đã “dàn cảnh” tại trung tâm Loreto House ra sao.
Trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, người cho rằng mình là “thị nhân” đã bước vào trung tâm Loreto House cùng với một phụ nữ khác.
Sau đó, những người khác bước vào đã kinh ngạc nhận thấy những “Hoa Hồng Mầu Nhiệm” này. Người thị nhân giải thích với họ đó là những “Hoa Hồng Mầu Nhiệm” bà vẫn thường nhận được và chúc mừng những người này đã tận mắt chứng kiến phép lạ.
Tuy nhiên, trong đoạn video quay chậm lại, camera của trung tâm Loreto House cho thấy những hoa hồng này do chính người phụ nữ lén bỏ xuống từ trong tay áo của mình.
Đức Cha Olson nói:
“Sau khi xem video và tham khảo ý kiến với các cố vấn của giáo phận và những người khác, tôi đã đi đến kết luận rằng câu chuyện Hoa Hồng Mầu Nhiệm - Đức Mẹ Argyle là một sự bịa đặt không đúng sự thật.”
Đức Cha lưu ý rằng ngài đã cố gắng gặp người tự xưng đã được thấy Đức Mẹ hiện ra, nhưng cô ta đã hủy bỏ cuộc họp.
“Tôi rất tiếc về bất kỳ những tai tiếng nào mà câu chuyện Hoa Hồng Mầu Nhiệm - Đức Mẹ Argyle đã gây ra cho đức tin của anh chị em giáo dân Công Giáo ở giáo xứ St. Mark, trong giáo phận Fort Worth, và cả ở bên ngoài. Tôi yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho sự chữa lành và hoán cải của tất cả những ai liên quan đến những vấn đề này, những người đã gây ra sự bất hòa và mất đoàn kết, trong khi chúng ta cần có bình an và hiệp thông.”
Thị nhân này tuyên bố đã nhận được bảy thông điệp của Đức Trinh Nữ Maria vào năm 2017, và trong hai năm 2018 và 2019 đã nhận được 30 thông điệp khác đưa ra các cảnh báo cho Giáo hội từ các vị thánh, các thiên thần, Đức Mẹ và thậm chí từ chính Chúa Kitô.
Những lần xuất hiện như vậy được báo cáo xảy ra tại Arkansas với người thị nhân này, và sau đó được cho là đã diễn ra tại Nhà thờ Công Giáo St. Mark, Texas.
Ý hướng của người phụ nữ này có thể là tốt lành. Có thể bà tin rằng cần phải tạo ra các câu chuyện giật gân để thúc bách những người khác có lòng ăn năn hoán cải. Tuy nhiên, trong thông báo đưa ra hôm thứ Hai 26 tháng Tám, giáo phận nhấn mạnh đến sự toàn vẹn của đức tin.
Trong một thông báo đi kèm với đoạn video quý vị và anh chị em vừa xem thấy, giáo phận Fort Worth nhắc lại đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu:
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con lại còn nghe dạy người xưa rằng: “Ðừng bội thề, nhưng hãy giữ lời ngươi đã thề với Chúa”. Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ðừng thề chi cả, đừng lấy trời mà thề, vì là ngai của Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì là bệ đặt chân của Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả; cũng đừng chỉ đầu mà thề, vì con không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hoặc ra đen được.
Nhưng lời các con phải: có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra”.
Thông báo của giáo phận cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Đức Cha Michael Olson:
“Thỉnh thoảng các cuộc hiện ra vẫn xảy ra như tại Lộ Đức, Fatima, Tepayac. Tuy nhiên, thời mặc khải đã kết thúc với cái chết của vị tông đồ cuối cùng và tất cả những sự hiện ra chân thực sự chỉ đơn giản đưa ra một lời kêu gọi tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô: đó là hãy ăn năn và tin vào Tin Mừng.”
“Tất cả các mạc khải đã được Chúa Giêsu Kitô đưa ra trọn vẹn, không có gì thêm nữa. Chính trong ánh sáng của chân lý đức tin Công Giáo này, chúng ta có thể đánh giá các tuyên bố về các cuộc hiện ra hay các thông điệp và các phép lạ với sự thận trọng. Chúng ta phải luôn luôn cho rằng bất cứ ai đưa ra các công bố trái lại, đều gây hại cho sự toàn vẹn của đức tin Công Giáo.”
Source:Crux