Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 22 Mùa Quanh Năm 29/08/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:10 28/08/2021
BÀI ĐỌC I: Đnl 4, 1-2. 6-8
“Các ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm”.
Trích sách Đệ Nhị Luật.
Môsê nói với dân chúng rằng: “Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn lệnh mà ta dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi chớ thêm bớt điều gì trong các điều ta đã truyền, nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đã truyền dạy các ngươi. Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: ‘Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt’. Không một dân tộc nào được các thần ở bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, ở bên cạnh chúng ta, khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như ta trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?”
“Vậy các ngươi hãy ý tứ và giữ mình. Trong suốt đời các ngươi đừng quên và đừng để lòng xao lãng những điều các ngươi đã thấy. Hãy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 4c-5
Đáp: Lạy Chúa, ai sẽ được ở trong đền tạm Chúa? (c. 1a)
1) Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.
2) Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.
3) Người dẫu thề điều chi bất lợi, cũng không thay đổi, không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay.
BÀI ĐỌC II: Gc 1, 17-18. 21b-22. 27
“Anh em hãy thực thi lời đã nghe”.
Trích thư Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do tự trời, bởi Cha sáng láng ban xuống, nơi Người không có thay đổi và cũng không có bóng dáng sự thay đổi. Người đã muốn sinh ra chúng ta bằng lời chân thật, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các tạo vật.
Cho nên anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác, anh em hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy thực thi lời đã nghe, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.
Lòng đạo đức trong sạch và tinh tuyền đối với Thiên Chúa Cha là: thăm viếng cô nhi quả phụ trong cơn quẫn bách, và giữ mình khỏi mọi ô uế đời này.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 14, 5
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23
“Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.
Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: “Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế”.
Đó là lời Chúa.
Chúa không chịu nỗi khi con người giả hình
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
04:23 28/08/2021
CHÚA KHÔNG CHỊU NỔI KHI CON NGƯỜI GIẢ HÌNH
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B
Đạo đức mà không hiện hữu trong tâm, thì hình thức có cố gắng “tô vẽ” đến đâu, vẫn chỉ là vô hồn, vỏ bọc, kịch cởm, lố bịch, lường gạt, gian dối, ngụy biện, thiếu tôn trọng con người…
Thậm chí, vì không có cái tâm mà chỉ là “sơn phết”, người ta trở nên độc ác, tàn nhẫn, giẫm đạp hạnh phúc tha nhân…
Đạo đức giả: dùng cái thiện để che đậy ác tâm, và thực hiện việc bất nhẫn cách trân tráo ghê rợn. Tin Mừng đã từng nhắc đến trong “nụ hôn Giuđa”.
Nụ hôn để bày tỏ yêu thương, tỏ sự gần gũi, bị Giuđa dùng làm ám hiệu dẫn tới cái chết oan trái của Thầy mình: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!” (Mt 26, 48).
Trong nụ hôn Giuđa, sự thiện bị lợi dụng để cái ác thắng thế; Lòng nhân bị đánh tráo để giả tâm lên ngôi; Đau đớn hơn, giả tâm lại bị đặt nằm trong chính hành vi lương thiện; Sự phản bội tình yêu thay thế hết mọi yêu đương của lòng người; Cái lợi tiền bạc biến con người nên tàn độc; Sự tàn độc đánh mù lương tri đến nỗi con người ngan nhiên dẫn mình phục vụ cái ác… Tâm không có, hành vi “hôn” của Giuđa trở thành hành vi muôn đời lên án…
Nụ hôn Giuđa, vì thế, trở thành biểu tượng của sự thâm ác mà con người dành cho nhau. Nó diễn tả cách cực độ sự bi thảm của đời sống con người. Nó trở thành kịch bản cho mọi toan tính độc ác nhất: bán đứng chính người thân của mình, để rồi dẫn đến một kết cục tàn bạo không thể có lời nào diễn tả hết: Người thân của mình bị sát hại đẫm máu ghê rợn. Người thân đó lại là người Thầy, người mà bản thân kẻ phản bội phải chịu ơn. Nhục nhằn! Đau đớn! Thảm thiết! Thê lương!
“Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế”.
Muôn đời, lời ấy của Chúa Giêsu không chỉ đáng chúng ta ghi nhớ, mà còn là lời thấm thía đòi chúng ta phải loại trừ sự dữ nơi lòng mình, loại trừ mọi thứ lương tâm không ngay chính, loại trừ mọi suy nghĩ bất nhân, loại trừ mọi kiểu che đậy, giả hình cho thứ tâm hồn vấy bẩn…
Một mặt, thế giới nội tâm làm cho con người cao trọng. Nhờ nội tâm phong phú, ta được khôn ngoan, biết đón nhận những bài học, có khả năng tư duy, phân biệt phải trái, ray rứt khi gây tội, vui mừng khi gieo bình an, biết cảm nhận, đúc kết, học tập, tiếp thu, phê bình…
Nếu không có nội tâm, không có phát triển, nâng cấp, sửa đổi, trang trí… Không có nội tâm, không bao giờ có kiến thức, khoa học, nghệ thuật, vô vàn vẻ đẹp con người làm nên…
Thế giới nội tâm cho chúng ta đứng trên mọi loài, trên cả vũ trụ. Nội tâm cao trọng đến nỗi, chúng ta làm chủ vũ trụ, điều hành và thống trị nó.
Nhưng mặt khác, thế giới nội tâm mà không được lành mạnh hóa, giáo dục hóa, hướng thiện hóa, như kiểu nội tâm thể hiện trong “nụ hôn Giuđa”, thì đau khổ và bất hạnh xảy ra. Nó tấn công nhân loại bằng những thủ đoạn không thể lường hết, không đủ lời diễn tả.
Tội ác của những kẻ thủ ác, mỗi lần nhắc đến, vẫn làm chúng ta quặng thắt lòng mình. Từ những khuôn mặt lịch sử nổi cộm, từ nụ hôn Giuđa, đến thực tế đời sống hàng ngày, loài người, và từng người chúng ta, phải chứng kiến, phải trở thành nạn nhân, phải rên siết một cách tức tưởi, nghẹn ngào…
Thế giới nội tâm mà đã nhiễm bẩn, nỗi bi đát sẽ là vô cùng. Nó đánh gục mọi thứ luân lý và tinh thần của con người. Nó đáng sợ trên mọi thứ đáng sợ. Nó làm cho con người tàn bạo hơn bất cứ một loài vật nào. Nó để lại những dư chấn mạnh trên tâm thần của nhiều nạn nhân. Nó xáo trộn trật tự xã hội. Nó thê thảm hóa mọi nỗ lực tìm kiếm an bình.
Chuyện Dụ Ngôn Nén Bạc
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:01 28/08/2021
Chuyện Dụ Ngôn Nén Bạc (Kể Tiếp)
Kitô hữu chúng ta hầu như quen thuộc với dụ ngôn Chúa Giêsu kể về chuyện một ông chủ trước khi ra đi đã trao lại cho các gia nhân, người 5 ném bạc, kẻ hai nén, người một nén (Mt 25,14-36). Chúng ta cũng đã từng được nghe diễn giải là hãy làm sinh lợi những nén bạc Chúa trao phó. Đó là các khả năng, hoàn cảnh, phận vụ, công việc… của mình. Chúng ta cũng đã từng được nhắc nhớ rằng đừng có lười biếng, thụ động cất giấu nén bạc Chúa trao như người đầy tớ lãnh một nén trong câu chuyện dụ ngôn. Đã là dụ ngôn thì ý chỉ muốn truyền dạy thường là ở câu kết luận. Kết câu chuyện dụ ngôn lời ông chủ: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.”. Vậy cái mà hai người đầy tớ lãnh 5 nén và 2 nén có là gì mà người đầy tớ thứ ba lãnh một nén không có? Xét suy một chút thì chúng ta có thể hiểu đó là tấm lòng với ông chủ. Điều này được thể hiện qua lời người đầy tớ thứ ba: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, vì thế tôi đâm sợ, mới đem chôn giáu nén bạc của ông dưới đất…”. Nhận thức sai lầm của người đầy tớ thứ ba một cách nào đó nói lên rằng anh ta thiếu tấm lòng với chủ mình. Làm sao có thể có được tấm lòng yêu mến khi mãi sống trong sự sợ hãi?
Thiên Chúa là Tình Yêu. Người không hề muốn con người đến với Người trong tâm tình sợ hãi của người nô lệ. Đấng dựng nên vũ trụ đất trời, Đấng cho chúng ta từ cõi hư vô hiện hữu trên trần gian này chính là Cha Toàn năng chí ái. Đây là trọng tâm lời mạc khải của Đấng làm người Giêsu Kitô. Lời kinh duy nhất Người truyền dạy chúng ta qua các môn đệ: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng…(Mt 6,9-13).
Theo viễn kiến này, xin phép Chúa Giêsu để mạo muội kể tiếp câu chuyện dụ ngôn: “Ông chủ trao cho những bốn người gia tài của ông, người này 5 nén, người kia 2 nén, người nọ 1 nén và người thứ tư 1/2 nén. Sau khi ba người kia trình bày với ông chủ xong thì người thứ tư đến thưa: “Thưa ông chủ, con chỉ có nửa nén thôi, nhưng vì mến ông, con muốn làm vinh danh ông, làm cho sản nghiệp ông phát triển…con đã đầu tư vào việc kinh doanh trái cây, vì đây là thời điểm thuận lợi. Ai ngờ dịch bệnh lây lan, không buôn bán gì được nên con như mất hết cả vốn. Xin chờ ông xét xử.” Bỗng anh ta ngạc nhiên nghe lời ông chủ phán: “Ôi người đầy tớ có lòng, dù người đã mất hết cả vốn, nhưng hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi. Vì có nhiều điều với loài người là không thể nhưng với Ta (Thiên Chúa) mọi sự đều là có thể (x. Mc 10,27). Số trái cây của ngươi không bán được thì Ta đã nhờ người khác chuyển trao cho bà con dịch bệnh rồi”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Kitô hữu chúng ta hầu như quen thuộc với dụ ngôn Chúa Giêsu kể về chuyện một ông chủ trước khi ra đi đã trao lại cho các gia nhân, người 5 ném bạc, kẻ hai nén, người một nén (Mt 25,14-36). Chúng ta cũng đã từng được nghe diễn giải là hãy làm sinh lợi những nén bạc Chúa trao phó. Đó là các khả năng, hoàn cảnh, phận vụ, công việc… của mình. Chúng ta cũng đã từng được nhắc nhớ rằng đừng có lười biếng, thụ động cất giấu nén bạc Chúa trao như người đầy tớ lãnh một nén trong câu chuyện dụ ngôn. Đã là dụ ngôn thì ý chỉ muốn truyền dạy thường là ở câu kết luận. Kết câu chuyện dụ ngôn lời ông chủ: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.”. Vậy cái mà hai người đầy tớ lãnh 5 nén và 2 nén có là gì mà người đầy tớ thứ ba lãnh một nén không có? Xét suy một chút thì chúng ta có thể hiểu đó là tấm lòng với ông chủ. Điều này được thể hiện qua lời người đầy tớ thứ ba: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, vì thế tôi đâm sợ, mới đem chôn giáu nén bạc của ông dưới đất…”. Nhận thức sai lầm của người đầy tớ thứ ba một cách nào đó nói lên rằng anh ta thiếu tấm lòng với chủ mình. Làm sao có thể có được tấm lòng yêu mến khi mãi sống trong sự sợ hãi?
Thiên Chúa là Tình Yêu. Người không hề muốn con người đến với Người trong tâm tình sợ hãi của người nô lệ. Đấng dựng nên vũ trụ đất trời, Đấng cho chúng ta từ cõi hư vô hiện hữu trên trần gian này chính là Cha Toàn năng chí ái. Đây là trọng tâm lời mạc khải của Đấng làm người Giêsu Kitô. Lời kinh duy nhất Người truyền dạy chúng ta qua các môn đệ: Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng…(Mt 6,9-13).
Theo viễn kiến này, xin phép Chúa Giêsu để mạo muội kể tiếp câu chuyện dụ ngôn: “Ông chủ trao cho những bốn người gia tài của ông, người này 5 nén, người kia 2 nén, người nọ 1 nén và người thứ tư 1/2 nén. Sau khi ba người kia trình bày với ông chủ xong thì người thứ tư đến thưa: “Thưa ông chủ, con chỉ có nửa nén thôi, nhưng vì mến ông, con muốn làm vinh danh ông, làm cho sản nghiệp ông phát triển…con đã đầu tư vào việc kinh doanh trái cây, vì đây là thời điểm thuận lợi. Ai ngờ dịch bệnh lây lan, không buôn bán gì được nên con như mất hết cả vốn. Xin chờ ông xét xử.” Bỗng anh ta ngạc nhiên nghe lời ông chủ phán: “Ôi người đầy tớ có lòng, dù người đã mất hết cả vốn, nhưng hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi. Vì có nhiều điều với loài người là không thể nhưng với Ta (Thiên Chúa) mọi sự đều là có thể (x. Mc 10,27). Số trái cây của ngươi không bán được thì Ta đã nhờ người khác chuyển trao cho bà con dịch bệnh rồi”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:11 28/08/2021
17. Lạy Chúa, mệnh lệnh của Ngài xin chỉ cho con, Ngài muốn gì thì xin ra lệnh cho con.
(Thánh Don Bosco)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:13 28/08/2021
41. SỨC MẠNH CỦA GÁI ĐẸP
Vương Trung Túc rất nghiêm túc với mọi người, không thích đùa cợt; ai ngẫu nhiên nói đùa thì cũng nhất định khuyên nhủ cảnh cáo hàm ý thâm sâu.
Một hôm, ông ta nhìn thấy một đại thần ánh mắt đong đưa với một mỹ nhân, mỹ nhân đi đã xa, viên đại thần ấy vẫn còn ngoái cổ mà nhìn.
Vương Trung Túc bèn nói:
- “Cô gái đẹp ấy rất có sức mạnh”.
Đại thần hỏi:
- “Ngài làm sao biết đươc?”
Vương Trung Túc trả lời:
- “Việc đó thì rất rõ ràng, nếu không, thì cái đầu của ngài sao lại bị cô ta dù ở rất xa vẫn kéo xoay lui sau chứ?”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 41:
Con gái đẹp thì ai cũng thích nhìn cả, đó không phải là tội, nhưng là để ngắm nhìn một nét đẹp của Thiên Chúa nơi một tạo vật.
Con gái đẹp thì ai cũng thích nhìn cả, nhưng nhìn như “nuốt sống ăn tươi” họ, nhìn với tâm hồn tà dục thì không nên, bởi vì như thế sẽ không nhìn thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa nơi tác phẩm của Ngài nữa, mà là cái vẻ xấu xa của ma quỷ mà thôi.
Con gái đẹp –tự nó- có một sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho họ, sức mạnh này không phải là của đại lực sĩ, càng không phải của ram-bô, nhưng chính là sự dịu hiền của họ, bởi vì không ai dám đánh người con gái dịu dàng khả ái, lại càng không ai dám chửi một người con gái dễ thương...
Hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho thế gian những bông hoa biết nói, biết đồng cảm và biết chia sẻ -là các cô gái- bởi vì chính họ là món quà đẹp nhất và quý nhất mà Thiên Chúa ban cho người nam vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương Trung Túc rất nghiêm túc với mọi người, không thích đùa cợt; ai ngẫu nhiên nói đùa thì cũng nhất định khuyên nhủ cảnh cáo hàm ý thâm sâu.
Một hôm, ông ta nhìn thấy một đại thần ánh mắt đong đưa với một mỹ nhân, mỹ nhân đi đã xa, viên đại thần ấy vẫn còn ngoái cổ mà nhìn.
Vương Trung Túc bèn nói:
- “Cô gái đẹp ấy rất có sức mạnh”.
Đại thần hỏi:
- “Ngài làm sao biết đươc?”
Vương Trung Túc trả lời:
- “Việc đó thì rất rõ ràng, nếu không, thì cái đầu của ngài sao lại bị cô ta dù ở rất xa vẫn kéo xoay lui sau chứ?”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 41:
Con gái đẹp thì ai cũng thích nhìn cả, đó không phải là tội, nhưng là để ngắm nhìn một nét đẹp của Thiên Chúa nơi một tạo vật.
Con gái đẹp thì ai cũng thích nhìn cả, nhưng nhìn như “nuốt sống ăn tươi” họ, nhìn với tâm hồn tà dục thì không nên, bởi vì như thế sẽ không nhìn thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa nơi tác phẩm của Ngài nữa, mà là cái vẻ xấu xa của ma quỷ mà thôi.
Con gái đẹp –tự nó- có một sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho họ, sức mạnh này không phải là của đại lực sĩ, càng không phải của ram-bô, nhưng chính là sự dịu hiền của họ, bởi vì không ai dám đánh người con gái dịu dàng khả ái, lại càng không ai dám chửi một người con gái dễ thương...
Hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho thế gian những bông hoa biết nói, biết đồng cảm và biết chia sẻ -là các cô gái- bởi vì chính họ là món quà đẹp nhất và quý nhất mà Thiên Chúa ban cho người nam vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Rất là bên trong
Lm. Minh Anh
22:10 28/08/2021
RẤT LÀ BÊN TRONG
“Tất cả những sự xấu đều ở trong mà ra!”.
Thần học gia Henry Wingblade có một nhận định khá sâu sắc, “Nhân cách Kitô giáo ẩn sâu bên trong chúng tôi, không ai có thể nhìn thấy; nó tựa hồ một tô xúp được nâng cao khỏi đầu của một người phục vụ. Không ai biết bên trong có gì, trừ khi người ấy bị vấp và xúp tràn ra! Cũng thế, mọi người không biết những gì bên trong chúng tôi, cho đến khi chúng tôi gặp thử thách. Nhưng nếu trong chúng tôi, Chúa Kitô đang sống, thì điều tràn ra sẽ toàn là những hoa trái của Thánh Thần!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, nếu tinh ý, chúng ta sẽ thấy Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay là một chuyển động, không phải của tô xúp, nhưng là chuyển động của một con tim, một tấm lòng; chuyển động từ trên xuống, chuyển động từ ngoài vào, và chuyển động từ trong ra. Chuyển động tuần hoàn này nhắm đến một điều gì đó ‘rất là bên trong’. Chúa Giêsu nói, “Tất cả những sự xấu đều ở trong mà ra!”.
Qua bài đọc thứ nhất, sách Đệ Nhị Luật, Môisen nói đến một chuyển động từ ngoài vào, đó là những việc Thiên Chúa làm cho dân Ngài; Ngài là Thiên Chúa của họ, Đấng luôn ở gần họ, ở trong họ mà họ phải nhận biết, “Suốt đời, các ngươi đừng quên và đừng để lòng xao lãng những điều đã thấy!”; những kỳ công bên ngoài của Ngài phải khắc ghi một điều gì đó bên trong; đó là những công trình tình yêu của Ngài. Thánh Vịnh đáp ca cũng đặt câu hỏi cho một chuyển động, “Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa?”, “Đó là người sống thanh liêm, thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay!”. Cũng chuyển động này, thánh Giacôbê nhắn nhủ qua bài đọc hai, “Anh em hãy nhớ đến Lời đã gieo trong lòng, Lời có sức cứu độ linh hồn anh em!”.
Với bài Tin Mừng, sau khi gọi những người biệt phái là “những kẻ giả hình”, Chúa Giêsu khiển trách họ, vì họ quá quan tâm đến cái bên ngoài mà không chú ý đến điều bên trong. Ngài nói rõ, mọi điều ác phát xuất từ bên trong; vì thế, trái tim phải là mối quan tâm hàng đầu! Điều khiến Ngài mạnh mẽ quở trách họ là vì họ chỉ trích các môn đệ đã không rửa tay trước khi dùng bữa. Thật đáng buồn! Giới ‘công chính’ này dường như luôn nghĩ rằng, thánh thiện không là gì khác ngoài việc chu tất các lề luật và những tập tục bên ngoài. Họ không thấy được tầm quan trọng của một con tim nhân ái và yêu thương, một điều gì đó ‘rất là bên trong’.
Chúa Giêsu cho biết, điều quan trọng là trái tim, một bên trong khá bấp bênh nếu ở đó không có Thiên Chúa và thấm đẫm Lời Ngài, “Tất cả những sự xấu đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế!”. Như vậy, hiểm hoạ đáng sợ thực sự của con người là một trái tim vắng bóng Thiên Chúa, một trái tim trống rỗng, hoặc ở đó, chất chứa đầy những gì không phải là Ngài, mà là những gì thế tục. Chị thánh Têrêxa Avila nói, “Bên trong con là Thiên Chúa của con. Hãy vào bên trong, nhìn vào Ngài, nói chuyện với Ngài, lắng nghe Ngài và ở lại với Ngài trong trái tim con!”; “Thật vậy, chúng ta có thiên đàng trong chính mình, vì Chúa của thiên đàng đang ở đó!”. Ngài đã ở đó, làm sao sự dữ và điều xấu có đất sống được!
Anh Chị em,
Một nơi ‘rất là bên trong’ của mỗi người chúng ta là thánh điện của Thiên Chúa, Đấng ban mọi phúc lộc xác hồn; Ngài không ngừng tuôn xuống lòng chúng ta những ân huệ bởi trời. Như thế, bên trong của chúng ta là bể chứa ân phúc từ trên, nơi nhận lãnh Lời Thiên Chúa, điện ngọc của Chúa Thánh Thần. Nếu trái tim chúng ta thật sự được Thiên Chúa làm chủ, Lời có sức cứu độ của của Ngài sẽ chuyển hoá những gì bên trong, cho chúng ta được nên tinh tuyền; từ đó, chuyển động ra bên ngoài. Bấy giờ, môi miệng chúng ta sẽ chỉ thốt ra những lời yêu thương, tâm tưởng chúng ta ngập tràn sự thánh thiện, khuôn mặt chúng ta rạng rỡ sự chân thành. Vậy, hãy trả lại bên trong cho Thiên Chúa, hãy để Ngài chiếm hữu trái tim và cuộc đời mình. Hãy để Thánh Tâm Ngài nung đốt, Thánh Thể Ngài nuôi dưỡng, Lời Ngài cắt tỉa, và Thánh Thần Ngài thanh luyện! Nhờ đó, chúng ta sẽ trở nên dung mạo của lòng thương xót Chúa cho anh chị em mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy chiếm hữu và đốt cháy trái tim con bằng tình yêu của Chúa. Xin tẩy sạch mọi tội lỗi trong con; nhờ đó, sự hiện diện của Ngài có thể toả sáng qua nhân cách và cả cuộc sống của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huy chương kỷ niệm vị linh mục Công Giáo Hàn Quốc đầu tiên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 28/08/2021
Các huy chương đặc biệt kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thánh Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo bản xứ đầu tiên của Hàn Quốc, đã được bán ra cho công chúng, cơ quan đúc tiền nhà nước cho biết như trên vào hôm thứ Hai 23 tháng 8.
Thánh Anrê Kim Đại Kiến bị hành quyết năm 1846 ở tuổi 25 vì thực hành đức tin của mình trong bối cảnh Kitô Giáo bị đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), khi vua Thuần Tổ (Sunjo, 순조) mới lên ngôi. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1984.
Tập đoàn Đúc tiền Hàn Quốc KOMSCO đã tiết lộ các huy chương vàng có chủ đề về vị thánh Công Giáo trong lễ kỷ niệm hai năm được tổ chức tại quê hương Solmoe ở thành phố Đường Tân (Dangjin, 당진시) cách thủ đô Hán Thành 85 km về phía tây nam.
KOMSCO cho biết một số lượng giới hạn 200 huy chương vàng lớn, và 1,000 huy chương nhỏ hơn được thiết kế để vinh ngôi đền Solmoe, nơi sinh của Cha Kim, đồng thời hỗ trợ tài chính cho chiến dịch chia sẻ vắc xin của người Công Giáo Hàn Quốc.
Đồng thời, công ty cũng quyên góp 50 triệu won, tức là 42,600 Mỹ Kim, cho Vatican thông qua giáo phận Đại Điền (Daejeon, 대전시) để giúp các quốc gia gặp khó khăn trong việc mua vắc xin.
Các huy chương vàng mô tả bức tượng Cha Kim và cây đàn làm bằng thông tại đền thờ Solmoe, cũng như chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến đền thờ vào năm 2014.
Cũng trong khuôn khổ các lễ kỷ niệm vị linh mục tiên khởi của Hàn Quốc, Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ đã chủ trì một thánh lễ tại Vatican để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 200 Thánh Anrê Kim Đại Kiến.
Thánh lễ hôm thứ Bảy 21 tháng 8, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô là thánh lễ chính thức đầu tiên do Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc chủ sự kể từ khi ngài nhậm chức Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ của Vatican. Đây cũng là thánh lễ đầu tiên được cử hành bằng tiếng Hàn tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong hơn sáu năm qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đặc biệt trong dịp này.
Source:Yonhap
Quý cha và anh chị em giáo dân phải cẩn thận: Nhà thờ ở Sydney bị phạt 35,000 dollars
Đặng Tự Do
05:17 28/08/2021
Cảnh sát NSW đã đưa ra 31 án phạt đối với những người tham gia buổi lễ nhà thờ đêm Chúa Nhật 22 tháng 8 tại Blacktown, một trong các trung tâm điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Sydney.
Cảnh sát đã đến nhà thờ Christ Ambassador Sydney của Tin lành vào khoảng 7h30 tối Chúa Nhật sau khi có người báo cáo về một cuộc tụ tập vi phạm lệnh y tế công cộng.
Họ tìm thấy một nhóm khoảng 60 người lớn và trẻ em bên trong tòa nhà ở Đại lộ số 4, đang nghe giảng.
Cảnh sát nói rằng không có mã QR ở lối vào và một số thành viên trong cộng đoàn đến từ các khu vực mà chính quyền địa phương cho là điểm nóng Covid-19, như Canterbury-Bankstown, Fairfield và Liverpool.
Ba mươi người lớn bị phạt 1,000 đô la mỗi người và nhà thờ bị phạt 5,000 đô la. Tổng cộng 35,000 Úc kim.
Bộ trưởng cảnh sát, David Elliott, nói ông đã “khá choáng váng” trước hành vi liều lĩnh này, và nói rằng nếu các nhà thờ lớn có thể cung cấp dịch vụ thì các nhà thờ ngoại ô cũng có thể.
Hôm thứ Hai, 23 tháng 8, trên đài phát thanh Sydney 2GB, ông mỉa mai rằng: “Nhà thờ là để loan truyền thông điệp của hy vọng và tình yêu; nhưng trong trường hợp này lại để những người đó gây nguy hiểm cho cộng đồng... là điều phi thường”, ông nói với đài phát thanh Sydney 2GB.
Người dân ở các điểm nóng về virus coronavirus ở Sydney hiện phải tuân theo lệnh giới nghiêm ban đêm và mọi người ở NSW phải đeo khẩu trang bên ngoài nhà của họ theo các biện pháp lockdown cứng rắn hơn.
Sau hai ngày liên tiếp với số ca Covid-19 trên 800, một loạt các quy tắc y tế công cộng mới đã bắt đầu vào lúc 12:01 sáng thứ Hai.
Các biện pháp khắc nghiệt hơn bao gồm lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng đối với những người sống trong hàng chục khu vực quan tâm của chính quyền địa phương Sydney và việc đeo khẩu trang là bắt buộc trên toàn tiểu bang khi ra ngoài trời, trừ khi tập thể dục.
Một trung tâm tiêm chủng hàng loạt khác sẽ khai trương vào thứ Hai tại Penrith Panthers, nơi những người từ 16 đến 39 tuổi sống ở LGA phía tây Sydney sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer.
Tùy theo số ca nhiễm coronavirus, các biện pháp lockdown thay đổi từng ngày, có khi buổi sáng khác, buổi chiều lại khác, vì thế các linh mục và anh chị em giáo dân phải hết sức cảnh giác để đừng bị phạt gắt gao như thế này.
Source:The Guardian
Giáo Hội Ba Lan chỉ trích dự luật đòi tăng thuế nhắm vào các linh mục
Đặng Tự Do
05:18 28/08/2021
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã lên tiếng chỉ trích chính phủ về kế hoạch tăng thuế nhắm vào các linh mục như một phần của chương trình kinh tế mới.
Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng Mateusz Morawiecki, Đức Tổng Giám Mục Stanisłąw Gądecki - chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, gọi tắt là KEP, nói rằng các đề xuất của chính phủ về cải cách thuế đã không được các giáo sĩ đón nhận một cách thuận lợi.
“Tôi rất tiếc phải tuyên bố rằng, mặc dù đề xuất liên quan đến tình hình pháp lý của các giáo sĩ, cả Giáo Hội Công Giáo và các hiệp hội tôn giáo khác đều không được đưa vào trong số hàng chục thực thể mà chính phủ đã tham vấn công khai”.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki lưu ý rằng, theo hiệp định năm 1993 giữa Vatican và Ba Lan, chính phủ Ba Lan nên tham khảo ý kiến của Giáo Hội về bất kỳ thay đổi lập pháp nào ảnh hưởng đến tình hình vật chất của Giáo Hội.
Đầu năm nay, chính phủ đã đưa ra “Thỏa thuận Ba Lan”, đó là một loạt các chính sách sẽ cung cấp các lợi ích xã hội hào phóng hơn và thúc đẩy đầu tư, nhưng cũng tăng thuế đối với một số nhóm.
Trong số các nhóm đó có các linh mục, những người sẽ phải trả các khoản đóng góp cao hơn vì các ngài không còn có thể khấu trừ bảo hiểm y tế từ tiền thuế của mình, điều này sẽ khiến hàng giáo sĩ Công Giáo phải đóng thuế thêm 7.75%. Các thành viên của hàng giáo sĩ hiện phải trả thuế giống như các doanh nghiệp nhỏ và các thợ thủ công.
Bức thư của Gądecki gửi thủ tướng có ý kiến pháp lý của Piotr Stanisz, một linh mục và giáo sư luật tại Đại học Công Giáo Lublin. Stanisz đề xuất rằng các khoản đóng góp chăm sóc sức khỏe cao hơn có thể được trả từ Quỹ Giáo Hội, một quỹ do nhà nước tài trợ, cung cấp tiền để hỗ trợ các giáo sĩ Công Giáo và một số hoạt động liên quan đến Giáo Hội.
Source:Notes From Poland
Quan điểm bảo thủ của ngài hay mưu đồ chính trị của cảnh sát và công tố Victoria đưa Đức Hồng Y Pell vào tù?
Vũ Văn An
17:11 28/08/2021
Sau khi được Tối Cao Pháp Viện Úc bác bỏ án lệnh của Tòa án Melbourne và Tòa Phúc thẩm Victoria kết tội ngài lạm dụng tình dục hai thiếu niên tại Nhà Thờ Chính Tòa Melbourne ngay sau khi cử hành Thánh Lễ đại trào tại đó và lúc còn mặc nguyên lễ phục kềnh càng, Đức Hồng Y George Pell nói với Đài BBC của Anh rằng chắc chắn phong thái thẳng thừng của ngài và cách ngài bảo thủ tiếp cận các vấn đề như phá thai đã góp phần tạo nên bầu không khí thù nghịch đối với ngài. Tuy nhiên, ngài sẽ không xin lỗi chi về các quan điểm ấy, dù nhiều lần ngài đã lên tiếng xin lỗi về những thiếu sót của Giáo Hội trong việc lạm dụng tình dục.
Được hỏi về các nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục, Đức Hồng Y Pell cho biết “ngài ý thức rõ các đau khổ của họ”, nhưng mặc dù hối tiếc những gì xẩy ra trong Giáo Hội, ngài “vẫn có thể ngủ ngon trong phần lớn trường hợp”. Ngài nói: “Tôi phàn nàn về nỗi đau khổ của rất nhiều người, nhưng tôi cũng hãnh diện về các cố gắng chúng tôi đã làm ở Úc trong hơn 25 năm qua, dù chúng không thoả đáng”.
Chuyên gia luật pháp, linh mục Dòng Tên Frank Brennan, người không hẳn có cảm tình với Đức Hồng Y Pell, gần đây, có cái nhìn hơi khác.
Thực vậy, Catholic News Service, ngày 25 tháng 8, 2021, tường trình rằng Linh mục Dòng Tên Frank Brennan, một chuyên gia luật học người Úc, cho rằng: hệ thống cảnh sát và công lý hình sự của Tiểu bang Victoria đã sai lầm một cách nghiêm trọng đến nỗi nó chứng tỏ rằng ngay các nạn nhân bị lạm dụng hay các người khiếu nại ngay tình, chứ đừng nói một người bị tố cáo như Đức Hồng Y, cũng không dám tin tưởng ở họ.
Giáo sư luật và viện trưởng Cao đẳng Newman thuộc Đại học Melbourne này đã tham dự các phần quan trọng của các phiên tòa và kháng cáo của Đức Hồng Y Pell và được truy cập các sao chép của tòa án.
Ngài tin chắc rằng vị Hồng Y vô tội trước những cáo buộc lạm dụng tình dục đã lâu năm chống lại ngài và lẽ ra ngài không bao giờ phải đối đầu với chúng.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Catholic Weekly, tờ tuần báo của Tổng giáo phận Sydney, Cha Brennan đã gay gắt khi đánh giá về việc làm của cảnh sát tiến hành dưới thời cựu Ủy viên Cảnh sát Victoria Graham Ashton và những thất bại sau đó khiến Đức Hồng Y Pell bị giam 13 tháng cho đến khi được thả nhờ phán quyết nhất trí của Tối cao Pháp viện Úc vào tháng 4 năm 2020.
Cuốn sách mới nhất của Cha Brennan, "Các Nhận xét về Các Phiên xử Pell," xuất bản hồi tháng Tư năm nay. Bài phân tích 8 trang độc quyền của ngài về toàn bộ vụ án sẽ xuất hiện trong ấn bản ngày 5 tháng 9 của The Catholic Weekly.
Cha Brennan nói rằng ngài "không thể tha thứ" cho các hành động của Cảnh sát Victoria và giám đốc công tố Victoria trong vấn đề của vị Hồng Y và tin rằng chúng là kết quả của một hận máu (vendetta) chính trị chống lại vị giáo phẩm.
Ngài cho rằng những điều trên đã gây ra cho cả Đức Hồng Y lẫn người tố cáo ngài nhiều tháng ngày đau đớn không cần thiết và cả các hậu quả cho những người khiếu nại và nạn nhân thực tình của sự lạm dụng.
Cha nói, “Tất cả chúng ta, bao gồm cả những người chúng ta trong Giáo Hội, cũng như những nạn nhân và những người khiếu nại thực tình, cần phải được bảo đảm rằng hệ thống pháp luật đang thực hiện việc làm của nó”.
Cha Brennan, giáo sư trợ giảng về luật tại Trường Luật Thomas More thuộc Đại học Công Giáo Úc, cho biết Ủy ban Hoàng gia về các phản ứng định chế đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em đã thực hiện công việc cần thiết để làm sáng tỏ cơ cấu quản lý "thiếu sót" trong Giáo Hội từng đặt trẻ em vào nguy cơ. Nhưng cùng với một cuộc điều tra riêng biệt của quốc hội Victoria, điều này cũng dẫn đến một môi trường khiến Đức Hồng Y trở thành vật tế thần.
Cha Brennan nói thêm rằng sau khi được bổ nhiệm làm tổng giám mục Melbourne vào năm 1996, Đức Hồng Y Pell đã thiết lập Đáp ứng Melbourne [Melbourne Response] với sự tham vấn của Cảnh sát Victoria và các cơ quan pháp luật của tiểu bang Victoria, tuy nhiên vẫn có tri nhận cho rằng ngài đã không thực hiện được những thay đổi cần thiết vì quyền lợi của trẻ em trong Giáo Hội.
Ngài nói: “Đến lúc diễn ra phiên tòa xét xử (ngài), không còn nghi ngờ gì nữa, rất nhiều người ở Úc, đặc biệt là trong một số phương tiện truyền thông, nhất là ở Cảnh sát Victoria, đang lùng kiếm cả một vật tế thần lẫn một nạn nhân.
"Đáng buồn thay, hai thẩm phán cao cấp nhất của Victoria, chánh án và chủ tịch của Tòa phúc thẩm, tôi nghĩ đã bị lây nhiễm cùng một loại não trạng mà bồi thẩm đoàn đã có khi họ đến với vụ án này.
"Họ không vô tư đủ để xem xét các bằng chứng và nói rằng không có cách nào để một bồi thẩm đoàn có thể được thuyết phục về điều này".
Linh mục Brennan đã được Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc ủy nhiệm để quan sát các diễn tiến của tòa án và báo cáo về chúng sau khi lệnh cấm thông tin được dỡ bỏ.
Ngài nói rằng ngài có xác tín về sự vô tội của vị Hồng Y khi công tố viên Mark Gibson, người mà ngài biết là "một người trọng danh dự và là một luật sư tốt," đã vật lộn một cách vô vọng để tìm ra sáu phút khi việc xúc phạm hai ca viên sau một thánh lễ trọng thể ở Nhà thờ Thánh Patrick được cho là đã xảy ra. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều vấn đề nghiêm trọng của vụ án chống lại Đức Hồng Y.
Cha Brennan nói: “Bạn không còn nghĩ đến những nguồn lực khổng lồ mà cảnh sát đã đầu tư (khi họ chỉ quan tâm đến việc) buộc tội Pell.
"Họ biết rằng nếu bắt được ngài bị buộc tội, họ sẽ hủy hoại danh tiếng của ngài, và đúng là như vậy, một cuộc hành quân lừa đảo [sting operation]"
Cha Brennan cho rằng mặc dù vụ này "không có lợi" gì cho Đức Hồng Y Pell hoặc Giáo Hội Công Giáo, nhưng nó cũng chẳng giúp ích gì cho các nạn nhân hoặc những người khiếu nại thực tình.
Vị linh mục cho biết ngài kinh hoàng khi cả vị Hồng Y lẫn người tố cáo ngài, được biết như là Nhân chứng J, "đã phải trải qua những cơn đau đớn ngoại thường thuộc nhiều loại khác nhau bởi thứ cảnh sát thiếu khả năng và bởi một giám đốc công tố đáng lẽ phải biết rõ hơn là biến vụ này thành một màn xử trình diễn".
Bất chấp một số khác biệt công khai về một số vấn đề, vị linh mục Dòng Tên nói rằng mối quan hệ của ngài với Đức Hồng Y đã phát triển "khá thân thiện" trong hai năm qua.
Cha Brennan nói: “Tôi có thể nói rằng ngài là một người đáng kính, và càng hiểu ngài nhiều hơn, tôi càng tin rằng ngài không thể làm những điều bị cáo buộc”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ - Năm Học Mới – Thời Covid
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:10 28/08/2021
Chào các bạn,
Các bạn thấy không, thời gian trôi đi nhanh quá phải không các bạn? Mới ngày nào chúng ta được nghỉ hè, nay năm học mới chuẩn bị bắt đầu rồi. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, chúng ta vừa trải qua những ngày hè đáng nhớ. Nhiều bạn nghỉ hè trong tư thế không được thoải mái, vì môn học chưa xong, kỳ thi chưa kết thúc, nhà trường chưa công bố nghỉ hè, dẫn đến một số bạn bước vào năm học mới không có điểm tổng kết cuối năm.
Những tháng hè không có sinh hoạt hè, không có bạn hè, phần lớn thời gian với ngõ phố, xóm làng, thậm chí chỉ ở trong nhà. Và cái tình trạng ấy đến nay sắp khai giảng năm học mới rồi mà vẫn chưa có hồi kết.
Năm Học Mới
Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 5-9, thường là ngày tưng bừng của lễ khai giảng năm học mới. Dịch tái bùng phát, khiến nhiều tỉnh thành chưa thể xác định được ngày tựu trường, trong khi nhiều trường học vẫn còn đang trưng dụng làm khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Có trường chưa có lịch cụ thể cho măm học mới, một số trường công bố lễ khai giảng năm học mới sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình. Có nơi ấn định lễ khai giảng online, học online xong rồi lại hoãn. Năm học mới sẽ ra sao vẫn còn là dấu chấm (?) Tương lai của chúng ta xem ra mập mờ và vô định quá phải không các bạn?
Hãy chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho năm học mới các bạn ơi.
Tiêu cực
Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ còn gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe, cuộc sống và xã hội. Đã có hơn 1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng, chiếm trên 91% tổng số người học.…Các bạn có biết không? Tại thời kỳ đỉnh điểm thế giới phong tỏa, có gần 1,5 tỉ học sinh đã bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa. Cái thứ gọi là học trực tuyến ra đời, theo bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành UNICEF, đã có ít nhất 463.000.000 em học sinh không hề biết đến cái gọi là “học từ xa”. Nhiều em thiếu các trang thiết bị và công cụ kỹ thuật cần thiết cho việc học này. Ngay cả khi gia đình có thiết bị và kết nối internet ở nhà, trẻ em vẫn có khả năng không được học từ xa vì các em phải làm việc nhà, bị buộc phải đi làm, hoặc do không được khuyến khích học tập hay thiếu sự hỗ trợ cần thiết để có thể theo học các chương trinh trực tuyến hoặc qua phát thanh truyền hình.
Tích cực
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng sẽ cung cấp những bài học có thể được sử dụng làm cơ hội. Nhiều nước tận dụng lợi thế này để chuẩn bị tốt cho tương lai trong ngành giáo dục ở thế kỷ XXI. Sức khỏe học đường được quan tâm nhiều hơn. Công nghệ thông tin được áp dụng vào giảng dạy và học tập. Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Với xu hướng phát triển của thế giới, dù có bị cách ly xã hội nhưng việc học tập không bị “cách ly”.
Lại một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Có bạn chuyển cấp, lên lớp mong muốn ngày đến trường với túi sách và quần áo mới, gặp thầy cô giáo mới, làm quen với bạn mới, học những môn học mới. Bao điều mới đang đón chờ các bạn. Học online cho thấy được vai trò của công nghệ trong nghành giáo dục hiện nay, nó giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập, kết nối nhà trường với phụ huynh. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng các bạn nhé.
Giới trẻ, học sinh, sinh viên Công Giáo chúng ta còn lo lắng cho bổn phận và sứ mạng Kitô hữu của mình. Không thể đến nhà thờ tham dự Thánh lễ Chúa nhật và Lễ Trọng, muốn gặp các cha để xin tư vấn những điều tối cần thiết, nhất là xưng tội mà không thể được. Các bạn ơi, hãy an tâm và tin tưởng vào sự nhân lành của Thiên Chúa. Các bạn có thể tham dự Lễ trực tuyến, nhưng nhớ tham dự đúng giờ. Có ước ao rước Mình Thánh Chúa, thì hãy dọn mình rước lễ thiêng liêng cũng được ơn ích trọng. Trong tình trạng bất khả kháng, các bạn hướng lòng về Chúa để cầu nguyện và xin Ngài thứ tha bằng ăn năn tội cách trọn, tới khi có thể các bạn sẽ đến Tòa Giải Tội sau. Dù cách ly nhưng không cách lòng. Dù không đến được nhà thờ, nhưng hướng lòng lên cùng Chúa thì ở đâu chúng ta cũng cầu nguyện được.
Các bạn ơi, cố gắng nhé. Gia đình đang kỳ vọng vào các bạn, tương lai của Giáo Hội và thế giới đang nằm trong tay của các bạn. Vào Đại học, chuyển cấp, lên lớp, đạt kết quả tốt hay không là tùy vào nỗ lực và tận dụng mùa Covid này đấy các bạn ạ.
Cầu chúc các bạn được Chúa ban cho sức khỏe, thông minh, để các bạn sống tuổi học đường vui, trẻ, khỏe, học hành tốt các bạn nhé.
Thân mến, chào các bạn.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Các bạn thấy không, thời gian trôi đi nhanh quá phải không các bạn? Mới ngày nào chúng ta được nghỉ hè, nay năm học mới chuẩn bị bắt đầu rồi. Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng, chúng ta vừa trải qua những ngày hè đáng nhớ. Nhiều bạn nghỉ hè trong tư thế không được thoải mái, vì môn học chưa xong, kỳ thi chưa kết thúc, nhà trường chưa công bố nghỉ hè, dẫn đến một số bạn bước vào năm học mới không có điểm tổng kết cuối năm.
Những tháng hè không có sinh hoạt hè, không có bạn hè, phần lớn thời gian với ngõ phố, xóm làng, thậm chí chỉ ở trong nhà. Và cái tình trạng ấy đến nay sắp khai giảng năm học mới rồi mà vẫn chưa có hồi kết.
Năm Học Mới
Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 5-9, thường là ngày tưng bừng của lễ khai giảng năm học mới. Dịch tái bùng phát, khiến nhiều tỉnh thành chưa thể xác định được ngày tựu trường, trong khi nhiều trường học vẫn còn đang trưng dụng làm khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Có trường chưa có lịch cụ thể cho măm học mới, một số trường công bố lễ khai giảng năm học mới sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình. Có nơi ấn định lễ khai giảng online, học online xong rồi lại hoãn. Năm học mới sẽ ra sao vẫn còn là dấu chấm (?) Tương lai của chúng ta xem ra mập mờ và vô định quá phải không các bạn?
Hãy chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho năm học mới các bạn ơi.
Tiêu cực
Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ còn gây thiệt hại nặng nề cho sức khỏe, cuộc sống và xã hội. Đã có hơn 1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng, chiếm trên 91% tổng số người học.…Các bạn có biết không? Tại thời kỳ đỉnh điểm thế giới phong tỏa, có gần 1,5 tỉ học sinh đã bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa. Cái thứ gọi là học trực tuyến ra đời, theo bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành UNICEF, đã có ít nhất 463.000.000 em học sinh không hề biết đến cái gọi là “học từ xa”. Nhiều em thiếu các trang thiết bị và công cụ kỹ thuật cần thiết cho việc học này. Ngay cả khi gia đình có thiết bị và kết nối internet ở nhà, trẻ em vẫn có khả năng không được học từ xa vì các em phải làm việc nhà, bị buộc phải đi làm, hoặc do không được khuyến khích học tập hay thiếu sự hỗ trợ cần thiết để có thể theo học các chương trinh trực tuyến hoặc qua phát thanh truyền hình.
Tích cực
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng sẽ cung cấp những bài học có thể được sử dụng làm cơ hội. Nhiều nước tận dụng lợi thế này để chuẩn bị tốt cho tương lai trong ngành giáo dục ở thế kỷ XXI. Sức khỏe học đường được quan tâm nhiều hơn. Công nghệ thông tin được áp dụng vào giảng dạy và học tập. Thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Với xu hướng phát triển của thế giới, dù có bị cách ly xã hội nhưng việc học tập không bị “cách ly”.
Lại một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Có bạn chuyển cấp, lên lớp mong muốn ngày đến trường với túi sách và quần áo mới, gặp thầy cô giáo mới, làm quen với bạn mới, học những môn học mới. Bao điều mới đang đón chờ các bạn. Học online cho thấy được vai trò của công nghệ trong nghành giáo dục hiện nay, nó giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập, kết nối nhà trường với phụ huynh. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng các bạn nhé.
Giới trẻ, học sinh, sinh viên Công Giáo chúng ta còn lo lắng cho bổn phận và sứ mạng Kitô hữu của mình. Không thể đến nhà thờ tham dự Thánh lễ Chúa nhật và Lễ Trọng, muốn gặp các cha để xin tư vấn những điều tối cần thiết, nhất là xưng tội mà không thể được. Các bạn ơi, hãy an tâm và tin tưởng vào sự nhân lành của Thiên Chúa. Các bạn có thể tham dự Lễ trực tuyến, nhưng nhớ tham dự đúng giờ. Có ước ao rước Mình Thánh Chúa, thì hãy dọn mình rước lễ thiêng liêng cũng được ơn ích trọng. Trong tình trạng bất khả kháng, các bạn hướng lòng về Chúa để cầu nguyện và xin Ngài thứ tha bằng ăn năn tội cách trọn, tới khi có thể các bạn sẽ đến Tòa Giải Tội sau. Dù cách ly nhưng không cách lòng. Dù không đến được nhà thờ, nhưng hướng lòng lên cùng Chúa thì ở đâu chúng ta cũng cầu nguyện được.
Các bạn ơi, cố gắng nhé. Gia đình đang kỳ vọng vào các bạn, tương lai của Giáo Hội và thế giới đang nằm trong tay của các bạn. Vào Đại học, chuyển cấp, lên lớp, đạt kết quả tốt hay không là tùy vào nỗ lực và tận dụng mùa Covid này đấy các bạn ạ.
Cầu chúc các bạn được Chúa ban cho sức khỏe, thông minh, để các bạn sống tuổi học đường vui, trẻ, khỏe, học hành tốt các bạn nhé.
Thân mến, chào các bạn.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Thiện nguyện viên Xuân Lộc đợt 3 lên đường tham gia phòng chống dịch Covid-19
Giáo phận Xuân Lộc
08:57 28/08/2021
WGPXL (28.8.2021) - Sáng nay Thứ Bảy, 28.8.2021 - Tại Giáo xứ Thái Hòa, 98 thiện nguyện viên của Xuân Lộc tham gia chương trình hỗ trợ y tế của Tỉnh Đồng Nai trong việc phòng chống dịch Covid-19 đợt 3 đã hiện diện gồm: 3 Linh mục, 10 phó tế, 26 tu sĩ, 59 bạn trẻ chuẩn bị lên đường cho chương trình yêu thương vì cộng đồng giữa đại dịch. Cộng với con số 62 thiện nguyện viên Đợt 2 đăng ký tiếp tục phục vụ đã nâng lên 160 thiện nguyện viên cho đợt 3 này.
Với dấu Thánh Giá và lời kinh nguyện xin Chúa Thánh Thần, buổi gặp gỡ được Lời Chúa hướng dẫn với hình ảnh Đức Maria lên đường thăm viếng người chị họ Elisabeth (Lc 1, 39-56). Cha Tổng Đại Diện Đa Minh chia sẻ với mọi người, đặc biệt các thiện nguyện viên: “chúng ta được sai đi, sai đến để phục vụ với tinh thần của người Công Giáo: để chia sẻ gánh nặng với xã hội, để đến gặp gỡ và phục vụ anh chị em đang gặp khó khăn”. Lấy từ mẫu gương của Đức Maria, khi nhận thấy nhu cầu của Chị họ Elisabeth, Mẹ đã vội vã lên đường, thì hôm nay, “chúng ta lên đường khi thấy xã hội đang căng mình chống dịch, khi thấy các nhân viên y tế, quân nhân, dân quân… mệt mỏi khi tham gia trong việc phòng chống dịch” và để rồi, từng thiện nguyện viên được sai đến để cộng tác và chia sớt gánh nặng cho tuyến đầu. Như Đức Maria đem Chúa Giêsu đến cho mọi người, thì các thiện nguyện viên cũng sẽ đem Chúa Giêsu đến cho những anh chị em bệnh nhân đang nhiễm bệnh. Khi mà họ đang đau, đang lo sợ, hoang mang, và có thể đang thất vọng, thậm chí tuyệt vọng thì các thiện nguyện viên mang nguồn bình an của Chúa đến cho họ.
Trong chia sẻ này, Cha Tổng Đại Diện cũng đã chuyển trao lời chào thăm và sự ngưỡng mộ của Đức Cha Gioan đến các thiện nguyện viên và lời chúc : “chúc anh chị em lên đường bình an, thi hành sứ vụ của mình, và mong ước sẽ gặt được nhiều hoa trái tốt lành.”
Tiếp sau chia sẻ của Cha Đa Minh, đại diện chính quyền Tỉnh Đồng Nai, Ông Nguyễn Quốc Vũ - Trưởng ban Tôn Giáo Tỉnh đã ngỏ lời: Xin thay mặt chính quyền Tỉnh Đồng Nai, bày tỏ sự cám ơn và trân trọng đến với Giáo phận Xuân Lộc, đến các thiện nguyện viên đã nhiệt tâm hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Tỉnh. Ông cũng nhận định: “việc quý vị lên đường không chỉ là tình thương, trách nhiệm bác ái của người Kitô hữu, nhưng còn là trách nhiệm, tình thương và tình cảm của một người công dân đối với đồng bào mình”. Kết thúc chia sẻ, Ông thay mặt Lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai, Lãnh đạo Cơ Quan Tôn Giáo cầu chúc các thiện nguyện viên những điều tốt đẹp nhất: “chúc chuyến đi thiện nguyện thành công, chúc chuyến đi thiện nguyện tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, chúc hồng ân, chúc hạnh phúc và chúc mọi sự tốt đẹp”
Nghi thức gặp gỡ và lên đường được kết thúc bằng phép lành của quý Cha hiện diện đến 98 thiện nguyện viên, để họ có phúc lành của Chúa, và đem đến cho mọi người.
Tính đến ngày 28/8/2021, Chương trình thiện nguyện của Giáo phận Xuân Lộc đã có 391 thiện nguyện viên tham gia, theo như lời mời của Ban phòng chống dịch Covid-19 của Tỉnh Đồng Nai. Trong số 391 thiện nguyện viên trải trong ba đợt như sau:
Đợt 1 có sự tham gia của 102 người, trong đó có 6 linh mục, 16 chủng sinh, 78 tu sĩ và 2 bạn trẻ;
Đợt 2 với 124 thiện nguyện viên, gồm 7 linh mục, 34 chủng sinh, 56 tu sĩ, 27 bạn trẻ và giáo lý viên- huynh trưởng;
Đợt 3 là 98 thiện nguyện viên, gồm 3 linh mục, 10 phó tế và chủng sinh, 26 tu sĩ và 59 bạn trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng.
Bên cạnh đó, ngay giữa đợt 2 và trước khi bước vào đợt 3, trong ngày 24/8, Giáo phận đã đóng góp thêm 64 thiện nguyện viên (1 linh mục, 35 thầy, 4 nữ tu, 27 bạn trẻ) để tham gia vào chương trình lấy mẫu test diện rộng toàn thành phố, nhằm nhanh chóng phát hiện F0 trong cộng đồng mà Lãnh đạo Thành phố Biên Hòa gửi văn bản xin hỗ trợ.
Ngoài ra, trong cả hai đợt 1 và 2, sau khi hoàn thành phận vụ đóng góp 2 tuần, có nhiều tu sĩ, linh mục, chủng sinh, bạn trẻ và giáo lý viên đăng ký tình nguyện phục vụ thêm hai tuần. Chỉ riêng trong đợt 3 này, ngoài 98 người trong danh sách, còn có hơn 62 thiện nguyện viên tiếp tục ở lại phục vụ khi sức khỏe còn cho phép.
Nguồn: giaophanxuanloc.net
Ngoài thành phần chính yếu là 98 thiện nguyện có mặt trong buổi sáng gặp gỡ, lên đường vào chiến dịch, còn có quý cha đại diện cho Đức Cha Giáo phận như Cha Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Đại Diện; Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc Trách Ban Huấn Giáo- TNTT Giáo phận, và Cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn, Đặc Trách Giới Trẻ Giáo phận, Cha Đaminh Trần Công Hiển – Đặc trách Giới Y Bác Sỹ Giáo Phận. Về phía chính quyền Tỉnh Đồng Nai Ông Nguyễn Quốc Vũ, Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Đồng Nai, Ông Nguyễn Đình Kiên, Phó Ban Tôn giáo Tỉnh cũng đã có mặt trong buổi gặp gỡ và lên đường này. Ngoài ra, còn có quý cha, quý bề trên hội dòng cũng đến tham dự chương trình gặp gỡ, lên đường như một lời khích lệ, động viên cho con cái mình.
Với dấu Thánh Giá và lời kinh nguyện xin Chúa Thánh Thần, buổi gặp gỡ được Lời Chúa hướng dẫn với hình ảnh Đức Maria lên đường thăm viếng người chị họ Elisabeth (Lc 1, 39-56). Cha Tổng Đại Diện Đa Minh chia sẻ với mọi người, đặc biệt các thiện nguyện viên: “chúng ta được sai đi, sai đến để phục vụ với tinh thần của người Công Giáo: để chia sẻ gánh nặng với xã hội, để đến gặp gỡ và phục vụ anh chị em đang gặp khó khăn”. Lấy từ mẫu gương của Đức Maria, khi nhận thấy nhu cầu của Chị họ Elisabeth, Mẹ đã vội vã lên đường, thì hôm nay, “chúng ta lên đường khi thấy xã hội đang căng mình chống dịch, khi thấy các nhân viên y tế, quân nhân, dân quân… mệt mỏi khi tham gia trong việc phòng chống dịch” và để rồi, từng thiện nguyện viên được sai đến để cộng tác và chia sớt gánh nặng cho tuyến đầu. Như Đức Maria đem Chúa Giêsu đến cho mọi người, thì các thiện nguyện viên cũng sẽ đem Chúa Giêsu đến cho những anh chị em bệnh nhân đang nhiễm bệnh. Khi mà họ đang đau, đang lo sợ, hoang mang, và có thể đang thất vọng, thậm chí tuyệt vọng thì các thiện nguyện viên mang nguồn bình an của Chúa đến cho họ.
Trong chia sẻ này, Cha Tổng Đại Diện cũng đã chuyển trao lời chào thăm và sự ngưỡng mộ của Đức Cha Gioan đến các thiện nguyện viên và lời chúc : “chúc anh chị em lên đường bình an, thi hành sứ vụ của mình, và mong ước sẽ gặt được nhiều hoa trái tốt lành.”
Tiếp sau chia sẻ của Cha Đa Minh, đại diện chính quyền Tỉnh Đồng Nai, Ông Nguyễn Quốc Vũ - Trưởng ban Tôn Giáo Tỉnh đã ngỏ lời: Xin thay mặt chính quyền Tỉnh Đồng Nai, bày tỏ sự cám ơn và trân trọng đến với Giáo phận Xuân Lộc, đến các thiện nguyện viên đã nhiệt tâm hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Tỉnh. Ông cũng nhận định: “việc quý vị lên đường không chỉ là tình thương, trách nhiệm bác ái của người Kitô hữu, nhưng còn là trách nhiệm, tình thương và tình cảm của một người công dân đối với đồng bào mình”. Kết thúc chia sẻ, Ông thay mặt Lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai, Lãnh đạo Cơ Quan Tôn Giáo cầu chúc các thiện nguyện viên những điều tốt đẹp nhất: “chúc chuyến đi thiện nguyện thành công, chúc chuyến đi thiện nguyện tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, chúc hồng ân, chúc hạnh phúc và chúc mọi sự tốt đẹp”
Tâm tình từ bài hát Kinh Hòa Bình trước lúc lên đường đã trở nên như lời tự sự, cầu nguyện từ trong máu thịt của mỗi thiện nguyên, như họ đã cất lên với Chúa “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người….Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.”
Nghi thức gặp gỡ và lên đường được kết thúc bằng phép lành của quý Cha hiện diện đến 98 thiện nguyện viên, để họ có phúc lành của Chúa, và đem đến cho mọi người.
Tính đến ngày 28/8/2021, Chương trình thiện nguyện của Giáo phận Xuân Lộc đã có 391 thiện nguyện viên tham gia, theo như lời mời của Ban phòng chống dịch Covid-19 của Tỉnh Đồng Nai. Trong số 391 thiện nguyện viên trải trong ba đợt như sau:
Đợt 1 có sự tham gia của 102 người, trong đó có 6 linh mục, 16 chủng sinh, 78 tu sĩ và 2 bạn trẻ;
Đợt 2 với 124 thiện nguyện viên, gồm 7 linh mục, 34 chủng sinh, 56 tu sĩ, 27 bạn trẻ và giáo lý viên- huynh trưởng;
Đợt 3 là 98 thiện nguyện viên, gồm 3 linh mục, 10 phó tế và chủng sinh, 26 tu sĩ và 59 bạn trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng.
Bên cạnh đó, ngay giữa đợt 2 và trước khi bước vào đợt 3, trong ngày 24/8, Giáo phận đã đóng góp thêm 64 thiện nguyện viên (1 linh mục, 35 thầy, 4 nữ tu, 27 bạn trẻ) để tham gia vào chương trình lấy mẫu test diện rộng toàn thành phố, nhằm nhanh chóng phát hiện F0 trong cộng đồng mà Lãnh đạo Thành phố Biên Hòa gửi văn bản xin hỗ trợ.
Ngoài ra, trong cả hai đợt 1 và 2, sau khi hoàn thành phận vụ đóng góp 2 tuần, có nhiều tu sĩ, linh mục, chủng sinh, bạn trẻ và giáo lý viên đăng ký tình nguyện phục vụ thêm hai tuần. Chỉ riêng trong đợt 3 này, ngoài 98 người trong danh sách, còn có hơn 62 thiện nguyện viên tiếp tục ở lại phục vụ khi sức khỏe còn cho phép.
Nguồn: giaophanxuanloc.net
VietCatholic TV
Bài học quá mắc vừa xảy ra ở nhà thờ Sydney. Mùa cô vít chồng chất bất ngờ.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:13 28/08/2021
1. Huy chương kỷ niệm vị linh mục Công Giáo Hàn Quốc đầu tiên
Các huy chương đặc biệt kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thánh Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아), linh mục Công Giáo bản xứ đầu tiên của Hàn Quốc, đã được bán ra cho công chúng, cơ quan đúc tiền nhà nước cho biết như trên vào hôm thứ Hai 23 tháng 8.
Thánh Anrê Kim Đại Kiến bị hành quyết năm 1846 ở tuổi 25 vì thực hành đức tin của mình trong bối cảnh Kitô Giáo bị đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선), khi vua Thuần Tổ (Sunjo, 순조) mới lên ngôi. Ngài được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh vào năm 1984.
Tập đoàn Đúc tiền Hàn Quốc KOMSCO đã tiết lộ các huy chương vàng có chủ đề về vị thánh Công Giáo trong lễ kỷ niệm hai năm được tổ chức tại quê hương Solmoe ở thành phố Đường Tân (Dangjin, 당진시) cách thủ đô Hán Thành 85 km về phía tây nam.
KOMSCO cho biết một số lượng giới hạn 200 huy chương vàng lớn, và 1,000 huy chương nhỏ hơn được thiết kế để vinh ngôi đền Solmoe, nơi sinh của Cha Kim, đồng thời hỗ trợ tài chính cho chiến dịch chia sẻ vắc xin của người Công Giáo Hàn Quốc.
Đồng thời, công ty cũng quyên góp 50 triệu won, tức là 42,600 Mỹ Kim, cho Vatican thông qua giáo phận Đại Điền (Daejeon, 대전시) để giúp các quốc gia gặp khó khăn trong việc mua vắc xin.
Các huy chương vàng mô tả bức tượng Cha Kim và cây đàn làm bằng thông tại đền thờ Solmoe, cũng như chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến đền thờ vào năm 2014.
Cũng trong khuôn khổ các lễ kỷ niệm vị linh mục tiên khởi của Hàn Quốc, Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ đã chủ trì một thánh lễ tại Vatican để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 200 Thánh Anrê Kim Đại Kiến.
Thánh lễ hôm thứ Bảy 21 tháng 8, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô là thánh lễ chính thức đầu tiên do Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc chủ sự kể từ khi ngài nhậm chức Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ của Vatican. Đây cũng là thánh lễ đầu tiên được cử hành bằng tiếng Hàn tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong hơn sáu năm qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đặc biệt trong dịp này.
Source:Yonhap
2. Các linh mục và anh chị em giáo dân phải hết sức cảnh giác để đừng xảy ra cảnh này
Cảnh sát NSW đã đưa ra 31 án phạt đối với những người tham gia buổi lễ nhà thờ đêm Chúa Nhật 22 tháng 8 tại Blacktown, một trong các trung tâm điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Sydney.
Cảnh sát đã đến nhà thờ Christ Ambassador Sydney của Tin lành vào khoảng 7h30 tối Chúa Nhật sau khi có người báo cáo về một cuộc tụ tập vi phạm lệnh y tế công cộng.
Họ tìm thấy một nhóm khoảng 60 người lớn và trẻ em bên trong tòa nhà ở Đại lộ số 4, đang nghe giảng.
Cảnh sát nói rằng không có mã QR ở lối vào và một số thành viên trong cộng đoàn đến từ các khu vực mà chính quyền địa phương cho là điểm nóng Covid-19, như Canterbury-Bankstown, Fairfield và Liverpool.
Ba mươi người lớn bị phạt 1,000 đô la mỗi người và nhà thờ bị phạt 5,000 đô la. Tổng cộng 35,000 Úc kim.
Bộ trưởng cảnh sát, David Elliott, nói ông đã “khá choáng váng” trước hành vi liều lĩnh này, và nói rằng nếu các nhà thờ lớn có thể cung cấp dịch vụ thì các nhà thờ ngoại ô cũng có thể.
Hôm thứ Hai, 23 tháng 8, trên đài phát thanh Sydney 2GB, ông mỉa mai rằng: “Nhà thờ là để loan truyền thông điệp của hy vọng và tình yêu; nhưng trong trường hợp này lại để những người đó gây nguy hiểm cho cộng đồng... là điều phi thường”, ông nói với đài phát thanh Sydney 2GB.
Người dân ở các điểm nóng về virus coronavirus ở Sydney hiện phải tuân theo lệnh giới nghiêm ban đêm và mọi người ở NSW phải đeo khẩu trang bên ngoài nhà của họ theo các biện pháp lockdown cứng rắn hơn.
Sau hai ngày liên tiếp với số ca Covid-19 trên 800, một loạt các quy tắc y tế công cộng mới đã bắt đầu vào lúc 12:01 sáng thứ Hai.
Các biện pháp khắc nghiệt hơn bao gồm lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng đối với những người sống trong hàng chục khu vực quan tâm của chính quyền địa phương Sydney và việc đeo khẩu trang là bắt buộc trên toàn tiểu bang khi ra ngoài trời, trừ khi tập thể dục.
Một trung tâm tiêm chủng hàng loạt khác sẽ khai trương vào thứ Hai tại Penrith Panthers, nơi những người từ 16 đến 39 tuổi sống ở LGA phía tây Sydney sẽ được ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer.
Tùy theo số ca nhiễm coronavirus, các biện pháp lockdown thay đổi từng ngày, có khi buổi sáng khác, buổi chiều lại khác, vì thế các linh mục và anh chị em giáo dân phải hết sức cảnh giác để đừng bị phạt gắt gao như thế này.
Source:The Guardian
3. Giáo Hội Ba Lan chỉ trích dự luật đòi tăng thuế nhắm vào các linh mục
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ba Lan đã lên tiếng chỉ trích chính phủ về kế hoạch tăng thuế nhắm vào các linh mục như một phần của chương trình kinh tế mới.
Trong một bức thư gửi tới Thủ tướng Mateusz Morawiecki, Đức Tổng Giám Mục Stanisłąw Gądecki - chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan, gọi tắt là KEP, nói rằng các đề xuất của chính phủ về cải cách thuế đã không được các giáo sĩ đón nhận một cách thuận lợi.
“Tôi rất tiếc phải tuyên bố rằng, mặc dù đề xuất liên quan đến tình hình pháp lý của các giáo sĩ, cả Giáo Hội Công Giáo và các hiệp hội tôn giáo khác đều không được đưa vào trong số hàng chục thực thể mà chính phủ đã tham vấn công khai”.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki lưu ý rằng, theo hiệp định năm 1993 giữa Vatican và Ba Lan, chính phủ Ba Lan nên tham khảo ý kiến của Giáo Hội về bất kỳ thay đổi lập pháp nào ảnh hưởng đến tình hình vật chất của Giáo Hội.
Đầu năm nay, chính phủ đã đưa ra “Thỏa thuận Ba Lan”, đó là một loạt các chính sách sẽ cung cấp các lợi ích xã hội hào phóng hơn và thúc đẩy đầu tư, nhưng cũng tăng thuế đối với một số nhóm.
Trong số các nhóm đó có các linh mục, những người sẽ phải trả các khoản đóng góp cao hơn vì các ngài không còn có thể khấu trừ bảo hiểm y tế từ tiền thuế của mình, điều này sẽ khiến hàng giáo sĩ Công Giáo phải đóng thuế thêm 7.75%. Các thành viên của hàng giáo sĩ hiện phải trả thuế giống như các doanh nghiệp nhỏ và các thợ thủ công.
Bức thư của Gądecki gửi thủ tướng có ý kiến pháp lý của Piotr Stanisz, một linh mục và giáo sư luật tại Đại học Công Giáo Lublin. Stanisz đề xuất rằng các khoản đóng góp chăm sóc sức khỏe cao hơn có thể được trả từ Quỹ Giáo Hội, một quỹ do nhà nước tài trợ, cung cấp tiền để hỗ trợ các giáo sĩ Công Giáo và một số hoạt động liên quan đến Giáo Hội.
Source:Notes From Poland
Cảm động: Các linh mục Mỹ bán siêu thị không đồng cho người nghèo bất kể gió mưa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:16 28/08/2021
1. Các linh mục và phó tế Mỹ tại Chicago đội mưa bán siêu thị không đồng giúp dân nghèo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đại dịch coronavirus không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Tác động kinh tế đáng kể đã xảy ra do giảm năng suất, thiệt hại về nhân mạng, đóng cửa kinh doanh, gián đoạn thương mại và sự suy tàn của ngành du lịch. COVID-19 có thể là một lời kêu gọi “cảnh tỉnh” cho các nhà lãnh đạo chính trị quốc gia và thế giới tăng cường hợp tác về phòng chống dịch bệnh và cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho các hành động tập thể quốc gia và quốc tế. Đã có nhiều thông tin về các đợt bùng phát dịch bệnh, nhưng thế giới đã không đầu tư đầy đủ vào các biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị để giảm thiểu rủi ro của cơn đại dịch kinh hoàng này.
Không chỉ tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tại các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, đa số người dân thật sự lao đao bất kể chính phủ có những khoản trợ cấp cần thiết.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh 2 linh mục và 4 phó tế tại giáo xứ Thánh Rita thành Cascia của Tổng giáo phận Chicago đang điều hành một siêu thị không đồng để trợ giúp cho anh chị em giáo dân nghèo.
Theo Cha Sở Homero Sánchez, siêu thị mở cửa mỗi sáng thứ 7 và đã hoạt động gần một năm nay.
Giáo xứ Thánh Rita thành Cascia của Tổng giáo phận Chicago, tọa lạc, tại số 6243 Fairfield Avenue. được thành lập vào năm 1905 bởi Dòng Augustinô. Dòng này vẫn tiếp tục quản lý giáo xứ.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin được trình bày đôi nét về Thánh Rita thành Cascia.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thánh Rita đã mong muốn trở thành một nữ tu, nhưng cha mẹ cô nhất quyết bắt cô phải kết hôn. Vì tuân theo nguyện vọng của cha mẹ, Thánh Rita bước vào một cuộc hôn nhân sắp đặt khi mới 12 tuổi. Thêm vào sự thất vọng của cô, chồng cô tàn nhẫn và cay nghiệt; cô đã trải qua mười tám năm trong một mối quan hệ rất khó khăn. Chồng cô cuối cùng trở nên bạo hành thể xác, nhưng Rita đã đáp lại sự tàn ác của anh ta bằng lòng tốt và sự kiên nhẫn. Sau nhiều năm cầu nguyện, kiên nhẫn và tin cậy vào Chúa, cuối cùng cô đã hoán cải được chồng mình vì sự lịch thiệp và nhân hậu hơn. Cô cũng có hai người con trai mà cô yêu thương sâu sắc.
Vào thế kỷ 14, nước Ý tràn lan với các cuộc chiến tranh giữa các gia đình. Họ bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn của những vụ ám sát và những kẻ giết người cướp của đẫm máu. Chúng ta có thể nghĩ đến Romeo và Juliet như một ví dụ điển hình. Gia đình Thánh Rita cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này. Chồng cô bị sát hại do sự cạnh tranh khét tiếng giữa các gia đình quý tộc. Thánh Rita thương tiếc cái chết của chồng và cầu nguyện cho linh hồn của ông một cách hết sức thiết tha.
Hai cậu con trai nhỏ của Rita, theo ý kiến của đa số người trong thời gian đó, đã nói về việc báo thù cho cái chết của cha họ. Cô đã làm tất cả những gì có thể để hướng dẫn những đứa con của mình đến sự tha thứ, nhưng không thể ngăn cản chúng khỏi ý định bạo lực và trả thù xấu xa của chúng. Lời cầu nguyện là hy vọng duy nhất của cô. Cô đã cầu xin Chúa xin Ngài hoặc là ngăn chặn lòng căm thù đang bùng lên trong trái tim của các con trai mình, hoặc để cho chúng chết trước khi chúng có cơ hội phạm một tội trọng và bị xa cách Chúa vĩnh viễn trong địa ngục.
Chúa đã chấp nhận những lời cầu nguyện của cô. Cả hai người con trai đều đổ bệnh và chết trong vòng một năm, và trong tình trạng có ân sủng với Chúa; Chúa đã can thiệp và ngăn cản họ đi theo con đường xấu xa của cha họ.
Sau cái chết của chồng và hai con trai, Thánh Rita cô độc trên thế giới. Cô lại tìm cách vào tu viện, như mong muốn của cô từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, cô đã bị từ chối vì gia đình cô liên hệ với cuộc xung đột dân sự; một số chị em sống trong tu viện có quan hệ gia đình với những người đàn ông đã giết chồng cô. Để duy trì hòa bình trong tu viện, cô đã bị từ chối không cho vào.
Thánh Rita, một lần nữa phải đối mặt với sự thất vọng tràn trề và một tình huống bất khả thi khác. Cô đã phải nhờ đến lời cầu nguyện và sự chuyển cầu của các thánh. Sự chân thành và tinh thần bác ái, tha thứ của Thánh Rita đã chiếm ưu thế, và cuối cùng cô được cho vào tu viện. Cô được biết đến như một nữ tu thánh thiện và cầu nguyện, thường suy gẫm về những đau khổ của Chúa Kitô bị đóng đinh.
Source:Catholic Company
2. Tình trạng nguy hiểm tại Sri Lanka
Người Công Giáo ở Sri Lanka mặc áo đen và treo cờ đen vào hôm thứ Bảy để thể hiện sự phẫn nộ của họ trước những gì họ cho là chính phủ đã không đáp ứng thỏa đáng cuộc tấn công vào Chúa Nhật Phục sinh 2019 vào các nhà thờ.
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Colombo đã thúc giục chính phủ nêu tên những kẻ đứng sau các vụ đánh bom khiến hơn 260 người thiệt mạng và hơn 500 người khác bị thương.
“Các nhà chức trách đang cố gắng che đậy vụ việc bằng cách lạm dụng quyền lực của họ nhưng Chúa không cho phép họ che giấu,” vị Hồng Y cho biết tại một buổi lễ cầu nguyện ngày 21 tháng 8 ở Colombo.
Các vụ đánh bom liều chết phối hợp nhằm vào ba nhà thờ, bốn khách sạn và một khu nhà ở vào Chủ nhật Phục sinh năm 2019 đã diễn ra trong khi các thánh lễ và nghi lễ tôn giáo được tổ chức.
“Chúng tôi đã chờ đợi hai năm để có một cuộc điều tra thích hợp về các vụ đánh bom, nhưng không có gì xảy ra,” ngài nói.
Gia đình của những người thiệt mạng trong cuộc tấn công đã treo cờ đen tại nhà, nhà thờ và các địa điểm công cộng của họ như một phản ứng trước lời kêu gọi biểu tình của Hồng Y Ranjith.
Đức Hồng Y Ranjith đã kêu gọi người dân Sri Lanka tham gia biểu tình.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, chính phủ Sri Lanka đã quyết định áp đặt một cuộc lockdown mới trên toàn bộ đất nước. Biện pháp sẽ có hiệu lực vào đêm Chúa Nhật 22 tháng 8 và kéo dài đến cuối tháng. Đến nay vẫn chưa thể khẳng định được quyết định lockdown này thực sự là vì tình trạng nghiêm trọng của đại dịch hay chỉ là một thủ đoạn chính trị.
“Tôi chân thành yêu cầu tất cả công dân tuân thủ luật pháp và ở nhà”, Bộ trưởng Y tế Keheliya Rambukwella đã tweet như trên.
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã phát biểu trước quốc gia vào tối Chúa Nhật, trong khi lực lượng đặc nhiệm COVID-19 đã họp để quyết định các bước tiếp theo.
Quyết định của chính phủ đã diễn ra theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo Phật giáo ở Malwathu và Asgiri, là những người đã viết thư cho Tổng thống Rajapaksa, yêu cầu lockdown kéo dài một tuần để chống lại số lượng các trường hợp nhiễm trùng đang gia tăng ở mức chóng mặt.
Tuần trước, hơn 4,000 trường hợp nhiễm bệnh mới được báo cáo mỗi ngày với 186 người chết chỉ tính riêng ngày thứ Bẩy 21 tháng 8.
“Chúng ta có thể thấy rằng toàn bộ đất nước đang đối mặt với một thảm họa do sự lây lan của coronavirus,” các nhà sư cho biết trong lá thư của họ.
Mặc dù hầu hết người dân Sri Lanka đang tự cô lập theo yêu cầu của các cơ quan y tế công cộng, áp lực đối với các bệnh viện ngày càng tăng do sự lây lan của các biến thể coronavirus.
Để đối phó với tình hình, Tư lệnh quân đội Sri Lanka, Tướng Shavendra Silva, yêu cầu người dân không tự động đến bệnh viện mà dựa vào hệ thống ghi danh bằng tin nhắn.
Công dân được mời mô tả các triệu chứng của họ trong tin nhắn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thể trạng, họ sẽ được chia thành các loại A, B hoặc C.
Kể từ sáng Chúa Nhật, Trung tâm Điều hành Quốc gia Phòng chống Dịch COVID-19 đã nhận được hơn 3,000 tin nhắn văn bản như vậy.
Tướng Shiva nói rằng khoảng 43% dân số đã được tiêm chủng một hoặc hai liều.
Cho đến nay, Sri Lanka đã báo cáo tổng cộng 373,165 trường hợp. Khoảng 318,714 người đã khỏi bệnh trong khi 47,847 trường hợp vẫn còn phải tích cực điều trị. Số người chết hiện là 6,790 người.
3. Tòa Thánh tìm cách cứu các tín hữu Công Giáo Afghanistan
Theo Edward Pentin của The National Catholic Register, các đại diện của Tòa Thánh được tiếp xúc đã không bình luận gì, nhưng một nhà báo Ý, cuối tuần qua, đã tường trình rằng một đường dây bí mật đã mở ra giữa Tòa Thánh và Taliban.
Về mặt chính thức, Tòa Thánh kêu gọi việc mở các cuộc thương thảo giữa Taliban, các nhà lãnh đạo chính trị trong vùng, và các nước Tây Phương để tránh thảm họa nhân đạo khi các lực lượng Mỹ và đồng minh rút khỏi Afghanistan.
Trên bài xã luận ở trang đầu ngày 19 tháng 8, nhật báo của Tòa Thánh, tờ Quan Sát Viên Rôma, đã lập luận rằng “lẽ dĩ nhiên cần phải thương thảo với Taliban” về các vấn đề di dân cũng như “nhân quyền và các tự do nền tảng, để họ dành cho những người không cảm thấy an toàn khả thể lìa Afghanistan”. Bài xã luận viết thêm rằng những cuộc thương thuyết như thế “phải làm nhanh chóng”.
Bài xã luận, tựa là “Trách nghiệm Chào đón – Thảm kịch của Những Người Afghanistan Đang Chạy trốn”, kêu gọi cộng đồng quốc tế “đưa ra hành động để bảo đảm tình huống tỵ nạn Afghanistan không biến thành một tình trạng khẩn trương nhân đạo thảm khốc”. Bài xã luận cũng kết án các nước “từng đóng vai trò có trách nhiệm tại Afghanistan” đã không lường trước tình trạng khẩn trương này; bài xã luận viết rằng người ta lấy làm ngạc nhiên khi một viễn ảnh như thế lại không được ai xem xét, hay tệ hơn nữa, các quốc gia dù biết như thế “mà vẫn không làm gì cả để tránh nó”.
Bài xã luận trên có trước báo cáo của nhà báo kỳ cựu Ý và là một nhà vận động hành lang, Luigi Bisignani, người cho rằng “một đường dây bí mật bất ngờ đã được mở ra giữa Tòa Thánh và Taliban để tạo một hành lang nhân đạo hoàn toàn hoạt động được”.
Trong một lá thư gửi cho Nhật báo Ý Il Tempo xuất bản ngày 22 tháng 8, Bisignani cho rằng, dưới sự thúc đẩy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Bộ Giáo hội Phương Đông đang tiến hành đối thoại ba bên với Taliban do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan làm trung gian.
Bisignani cho biết một cuộc đối thoại như vậy “có thể giúp chúng ta một cách lạ lùng” dựa trên một báo cáo tình báo đã được phân loại đang được lưu hành trong các bộ chính phủ; báo cáo tình báo này dự đoán một làn sóng nhập cư mới tạo ra “những khung cảnh đáng lo ngại” và nguy cơ tấn công khủng bố tăng cao.
Sáng kiến ngoại giao được cho là của Tòa thánh sau lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 15 tháng 8 cầu nguyện cho tình hình ở Afghanistan “để hang ổ vũ khí chấm dứt và các giải pháp có thể được tìm thấy xung quanh bàn đối thoại”. Đức Giáo Hoàng không đề cập đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin vào ngày 22 tháng 8.
Văn phòng Báo chí Tòa thánh không trả lời các câu hỏi của tờ Register về báo cáo của Bisignani.
Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Liên hệ với các Quốc gia, và Đức Tổng Giám Mục Christophe El-Kassis, Sứ thần Tòa thánh tại Pakistan có nhiệm vụ giám sát Afghanistan trong trường hợp chưa có liên hệ ngoại giao chính thức, cũng không trả lời các yêu cầu của Register muốn có bình luận về cách tiếp cận của Tòa thánh vì cả hai đang đi nghỉ.
4. Rút lui hỗn loạn
Chính phủ Biden đã bị nhiều người chỉ trích gắt gao vì điều bị nhiều nhà phê bình cho là một cuộc rút lui hỗn loạn không tuân theo thỏa thuận hòa bình năm 2020 giữa Taliban và Hoa Kỳ, dẫn đến việc chính phủ Afghanistan bất ngờ sụp đổ và tạo điều kiện cho Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.
Khi chế độ chiếm được thủ đô Kabul vào tuần trước, hàng nghìn người Afghanistan đã tìm cách trốn khỏi quốc gia duy Hồi giáo. Nhiều người xuống sân bay của thành phố, một số rơi xuống đất tử vong khi bám vào vỏ ngoài của một máy bay quân sự Hoa Kỳ trong nỗ lực tuyệt vọng chạy trốn. Theo các báo cáo, khoảng 28,000 người đã được di tản khỏi đất nước kể từ ngày 14 tháng 8.
Trong một tuyên bố ngày 19/8, Chủ tịch Thomas Heine-Geldern của Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cho biết theo thỏa thuận hòa bình năm 2020, không rõ những người Afghanistan không tán thành việc thực hành luật sharia của Taliban sẽ bị đối xử như thế nào. Ông cũng chỉ ra những ưu và khuyết điểm của việc chấp thuận và công nhận quốc tế đối với chế độ duy Hồi giáo.
Ông nhận xét nếu chế độ này không được quốc tế công nhận, sẽ không có “các kênh chính thức” nào để buộc Taliban vào các vấn đề nhân quyền. Heine-Geldern viết: “sự kiện hầu hết các đại sứ quán phương Tây đóng cửa và các quan sát viên quốc tế rời đi, giống như họ làm ở Syria năm 2011, không phải là một điềm báo tốt”.
Mặt khác, ông cho rằng các quốc gia tuyên bố thiện cảm đối với Tiểu vương quốc duy Hồi Giáo mới sẽ “không những giúp hợp pháp hóa Taliban, mà còn khuyến khích các chế độ độc tài trên toàn thế giới, nhất là trong khu vực, thúc đẩy các vi phạm tự do tôn giáo ngày càng tăng ở các quốc gia của họ”.
Sự chấp thuận quốc tế như vậy sẽ tạo ra “một nam châm thu hút các nhóm Hồi giáo cực đoan nhỏ hơn, tạo ra một nhóm các phe phái khủng bố tôn giáo mới có thể thay thế al-Qaeda và Nhà nước Duy Hồi giáo”. Heine-Geldern dự đoán rằng tình hình đối với những người theo Kitô giáo và các tôn giáo thiểu số khác “vốn bị áp bức” trong khu vực sẽ “còn xấu đi hơn nữa”.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 23/8, chi nhánh Ý của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cảnh cáo rằng mối đe dọa chống lại tự do tôn giáo ở Afghanistan không chỉ đến từ Taliban mà còn đến từ Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan (ISKP), chi nhánh của Nhà nước Duy Hồi giáo Afghanistan, và al-Qaeda.
Tuyên bố của Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ Ý viết “Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan tiếp tục củng cố, nhất là sau sự thất bại của Nhà nước Duy Hồi giáo ở Syria và Iraq và sau khi bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và NATO. Khác với Taliban, Tỉnh Hồi giáo Bang Khorasan có trong hàng ngũ của nó ngày càng nhiều thanh niên Afghanistan thuộc tầng lớp trung lưu, có học thức, hợp tác cùng các nhóm thánh chiến giàu kinh nghiệm của al-Qaeda”.
Tuyên bố viết thêm, “Chúng tôi lo ngại rằng việc một số quốc gia công nhận chế độ Taliban cũng có thể khuyến khích sự gia tăng của các nhóm Hồi giáo cực đoan hiện có quy mô nhỏ hơn nhưng có khả năng tự cấu tạo thành một mạng lưới khủng bố có khả năng thay thế các tổ chức lịch sử như al-Qaeda và Nhà nước duy Hồi giáo. Ngoài ra, mối liên hệ giữa Pakistan, các tổ chức khủng bố hiện diện ở Palestine và ở tỉnh Idlib của Syria và chế độ Afghanistan, là mối quan tâm đặc biệt”.
Diễn biến đáng sợ: Độc tài dùng cô vít hãm hại 2 Hồng Y hàng đầu của Mỹ La Tinh. Tính mạng nguy ngập
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:08 28/08/2021
1. Tiết lộ kinh hoàng: Cô vít có thể đã được dùng để hãm hại các Hồng Y thường lên tiếng chống chế độ
Hôm thứ Bẩy 28 tháng 8 theo giờ địa phương, tức là sáng Chúa Nhật 29 tháng 9 theo giờ Việt Nam, Tổng giáo phận Managua của Nicaragua, báo cáo rằng Đức Hồng Y Leopoldo Brenes xét nghiệm dương tính với covid-19.
Đức Hồng Y năm nay 72 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với covid-19 sau khi ngài có cảm giác khó chịu và đã tiến hành kiểm tra y tế. Cảm giác khó chịu đã xảy ra sau khi Đức Hồng Y được tường trình là bị vây quanh bởi một nhóm những người lạ mặt sau thánh lễ Chúa Nhật 22 tháng 8. Họ tranh cãi quyết liệt với ngài vì một nhận xét của ngài rằng bọn cầm quyền đã bắt tất cả các thủ lĩnh đối lập tống giam để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 sắp tới. Đám đông đã đứng sát vào ngài và bao vây ngài như thế cho đến khi anh chị em giáo dân giải vây được cho ngài.
Đức ông Carlos Avilez, tổng đại diện kiêm phát ngôn viên của Tổng giáo phận Managua, cho biết tình trạng của Đức Hồng Y như sau:
“Trong những ngày gần đây, Đức Tổng Giám Mục có biểu hiện sốt và các triệu chứng giống như cúm, đó là lý do tại sao xét nghiệm covid-19 đã được thực hiện, và cho kết quả dương tính”
Vị linh mục nhấn mạnh rằng việc điều trị tương ứng đã được bắt đầu.
“Do đó, Đức Tổng Giám Mục sẽ tạm thời loại bỏ các hoạt động bình thường của mình và tuân thủ việc điều trị nghiêm nhặt,” Đức Ông nói thêm.
Giáo phận xin toàn thể tín hữu Nicaragua và các linh mục cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Hồng Y Brenes, cũng là Tổng Giám mục của Managua.
Ngoài ra, Đức Hồng Y còn mời gọi mọi người “cầu xin từ Chúa Giêsu Kitô, vị Mục tử nhân lành, và Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa, ban sức khỏe và những điều tốt lành cho tất cả những người phải chịu ảnh hưởng của đại dịch này”.
Đức Hồng Y Brenes được kể là một người rất cẩn thận đối với coronavirus. Mới Chúa Nhật tuần trước 22 tháng 8, ngài đã ra một tuyên bố được đọc trong tất cả các nhà thờ, trong đó ngài chỉ đạo các linh mục chú ý tuân thủ các biện pháp phòng ngừa covid-19, cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 14 linh mục kể từ tháng 3 năm 2020, khi loại virus này lần đầu tiên được phát hiện ở Nicaragua. Đức Hồng Y, đặc biệt nhấn mạnh rằng các tín hữu Công Giáo không được lơ là cảnh giác và phải tuân thủ các giao thức cơ bản.
Bốn linh mục đã chết ở Nicaragua trong 17 ngày qua vì covid-19, nâng số linh mục qua đời lên 14 người.
Theo Hội đồng Giám mục Nicaragua, năm ngoái, cụ thể là vào ngày 23 tháng 6 năm 2020, Đức Cha César Bosco Vivas Robelo, Giám Mục về hưu đã thiệt mạng vì coronavirus ở tuổi 78.
Thứ Ba tuần trước, giáo phận Matagalpa của Nicaragua đã quyết định đình chỉ các hoạt động tôn giáo có sự tham gia của đông người để tránh sự lây lan của covid-19, đồng thời kêu gọi các linh mục và tín hữu Công Giáo duy trì các biện pháp an toàn sinh học như giữ khoảng cách giữa mọi người, sử dụng khẩu trang, và rửa tay thường xuyên.
Nicaragua, quốc gia có 6.5 triệu dân, đã báo cáo 10,970 ca nhiễm trùng và 199 ca tử vong do covid-19 kể từ tháng 3 năm 2020. Dữ liệu chính thức này tương phản với dữ liệu của Đài quan sát công dân Covid-19 độc lập, là một mạng lưới các bác sĩ và tình nguyện viên theo dõi đại dịch. Họ đưa ra các con số rất xa so với con số được nhà cầm quyền báo cáo.
Source:Swiss Info
2. Căng thẳng gần đây của Đức Hồng Y Leopoldo Brenes với bọn cầm quyền
Vị Hồng Y duy nhất của Nicaragua nói rằng hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo đã sẵn sàng đối mặt với cuộc đàn áp mà bọn cầm quyền có thể thực hiện nhằm chống lại các ngài, và rằng các ngài sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ dân chủ, mà không sợ hậu quả.
Khoảng 25 thủ lĩnh phe đối lập, bao gồm một số ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử quốc gia ngày 7 tháng 11, đã bị Tổng thống Daniel Ortega và phu nhân Phó Tổng thống Rosario Murillo bỏ tù trong tháng qua, buộc một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, bày tỏ quan ngại về tình trạng dân chủ của đất nước.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng giám mục Managua, thủ đô Nicaragua, cho biết hôm thứ Bảy rằng các linh mục và toàn thể Giáo Hội Công Giáo đã sẵn sàng đối mặt với “sự trả đũa” từ bọn cầm quyền.
Ngài nói: “Cứ việc trả đũa, và chúng tôi sẽ đối phó như những năm 1980”, tức là trong nhiệm kỳ đầu tiên của Ortega, “khi xảy ra những tình huống rất khó khăn”. Ngài nhấn mạnh rằng: “Giáo hội không do con người lãnh đạo. Chúng tôi chỉ là những công cụ, Giáo hội được hoạt động và được củng cố bởi Chúa Thánh Thần. Chúng tôi tiếp tục hoàn thành sứ mệnh mà Chúa đã giao phó”.
Vị Hồng Y cũng nói rằng, bất chấp những cáo buộc của bọn cầm quyền độc tài, Giáo Hội Công Giáo không có ý định trở thành một thể chế chính trị ở Nicaragua. Ortega và Murillo đã nhiều lần cáo buộc hàng giáo phẩm địa phương đứng sau một loạt các cuộc biểu tình lớn bắt đầu từ tháng 4 năm 2018. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh, hàng nghìn người bị bỏ tù và vẫn còn bị giam giữ, và đang chờ ngày xét xử. Hàng chục ngàn người đã chạy trốn khỏi đất nước, bao gồm cả phụ tá của Đức Hồng Y Brenes, là Đức Cha Silvio Jose Baez.
“Chúng tôi không bao giờ muốn đảm nhận một vai trò chính trị tại bất cứ thời điểm nào, công việc của chúng tôi là rao giảng Tin Mừng, công việc của chúng tôi là công việc của tình yêu từ Chúa Kitô, Đấng đến để cho chúng ta có thể sống và sống dồi dào”, Đức Hồng Y Brenes nói với các phóng viên. “Giáo hội không có khả năng thù ghét, cả trong cử chỉ cũng như bằng lời nói; chúng ta cầu nguyện cho những người có thể chỉ trích chúng ta và quấy rối chúng ta, và điều này mang lại cho chúng ta sự bình an”.
Những lời của vị Hồng Y được đưa ra sau khi ngài cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Managua để đánh dấu một năm vụ tấn công đốt phá cây thánh giá bằng gỗ của nhà thờ. Bọn cầm quyền, thông qua một báo cáo của cảnh sát, tuyên bố rằng đó là một vụ tai nạn. Tuy nhiên, các nhân chứng có mặt tại chỗ đã làm chứng rằng một kẻ tấn công đã vào nhà thờ vào ngày 30 tháng 7 năm 2020, hét lên các khẩu hiệu ủng hộ bọn cầm quyền trước khi ném bom xăng vào bức ảnh.
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định rằng đây là một cuộc tấn công,” Đức Hồng Y Brenes nói.
Source:Crux
3. Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của Venezuela nhập viện vì COVID-19
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu 27 tháng 8, theo giờ địa phương, tức là ngày thứ Bẩy 28 tháng 8 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Giám mục Venezuela báo cáo với đầy âu lo rằng Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino đã phải nhập viện vì nhiễm coronavirus.
Venezuela đang trong tình trạng thiếu trầm trọng các loại thuốc men.
Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, năm nay 78 tuổi, là vị Hồng Y duy nhất của Venezuela, và là Tổng giám mục hiệu tòa của Caracas. Ngài là tiếng nói đối kháng, thường xuyên chỉ trích tên độc tài Nicolas Maduro.
Đức Hồng Y được tường trình là đã bị vây quanh bởi những người lạ khi ngài đang đi tản bộ và lần hạt trong một công viên.
Hội đồng Giám mục yêu cầu anh chị em dâng các chuỗi cầu nguyện cho Đức Hồng Y.
Lần cuối cùng Đức Hồng Y xuất hiện trước công chúng là vào ngày 24 tháng 6 trong một thánh lễ tưởng niệm để vinh danh Trận chiến Carabobo, được tổ chức tại nhà thờ chính tòa của thành phố Valencia, Venezuela.
Để kỷ niệm 500 năm trận chiến Carabobo, Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã nêu bật trên trang web của các ngài một ngày cầu nguyện và ăn chay cầu nguyện cho đất nước sớm được giải phóng khỏi ách độc tài của tên Nicolas Maduro.
Trận Carabobo là trận đọ sức giữa những người yêu nước Venezuela chống lại lực lượng bảo hoàng Tây Ban Nha, và chiến thắng của những người yêu nước vào năm 1821 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành Độc lập của đất nước khỏi ách cai trị của Tây Ban Nha.
Ngày cầu nguyện và ăn chay này có chủ đề: “Venezuela sống và hành trình với Chúa Giêsu Kitô, Chúa của lịch sử”. Ngày cầu nguyện và ăn chay bao gồm việc tôn thờ Thánh Thể và đọc Kinh Lòng Chúa Thương Xót.
Các giáo dân cầu nguyện cho sự giải phóng đất nước, cải thiện điều kiện sống và chấm dứt đại dịch coronavirus.
Trong thông cáo báo chí của các ngài, các giám mục nói rằng tất cả các ý định trong ngày sẽ được “đặt trong bàn tay của Chúa vì lợi ích chung của đồng bào” và chỉ ra rằng lễ kỷ niệm này là “một dấu chỉ hy vọng cho Venezuela. “
Trong thông điệp gởi cho các tín hữu Venezuela để kỷ niệm trận chiến, Hội Đồng Giám Mục nói rằng sự kiện lịch sử này “đánh dấu một thời gian trước và sau trong lịch sử của đất nước này, đại diện cho sự giải phóng và độc lập của Venezuela khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, với một tiểu đoàn do nhà giải phóng Simón Bolívar chỉ huy, cùng với những người nam nữ cống hiến tất cả vì một quốc gia tự do và hạnh phúc”.
Để kỷ niệm Trận chiến Carabobo, Hội Đồng Giám Mục đã kêu gọi tất cả các nhà thờ trong cả nước rung chuông, cử hành Thánh lễ và tái thánh hiến đất nước cho Mình Máu Thánh Chúa.
Kể từ khi tên độc tài Nicolas Maduro kế nhiệm Hugo Chávez làm tổng thống Venezuela vào năm 2013, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực, và biến động chính trị và xã hội. Dưới chính phủ xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa cần thiết và siêu lạm phát, khiến hàng triệu người đã phải di cư.
Source:Lanotica