Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 30/08/2024
22. Chỉ có trong suy tư cầu nguyện thì mới có thể tìm được Thiên Chúa mà thôi.
(Thánh Angela of Foligno)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 30/08/2024
47. NGẢI TỬ SẮP KHÓC
Tề Tuyên vương hỏi Thuần Vu Khôn:
- “Trời đất sau mấy năm thì đảo lộn?”
Thuần Vu Khôn trả lời:
- “Trời đất khi đến mười hai vạn năm thì đảo lộn.”
Ngải Tử đứng bên cạnh nghe thế thì khóc lớn, Tề Tuyên công hỏi ông ta tại sao khóc, ông ta đáp:
- “Tôi vì bá tánh sau mười một vạn chín ngàn chín trăm chín mươi chín năm sau mà khóc.”
Tề Tuyên vương nói:
- “Chuyện đó thì như thế nào?”
Ngải Tử trả lời:
- “Tôi buồn là đến lúc đó, họ tìm chỗ nào để tránh tai nạn lớn lao như thế này chứ !”
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 47:
Mười hai vạn năm mới thay đổi vậy mà Ngải Tử đã khóc giùm cho thế hệ mười một vạn chín ngàn chín trăm chín mươi chín năm sau, thì quả là con người biết lo xa, và con người ta thì thường lo xa hơn là lo gần, lo cái hôm qua hơn lo cái hôm nay, cho nên người ta vẫn cứ băn khoăn mãi mãi...
Người khôn ngoan là người biết lo gần và lo xa, lo gần là việc mình đang làm đây có ảnh hưởng đến chuyện ngày mai của người khác không; việc cha mẹ làm hôm nay có ảnh hưởng đến chuyện tương lai của con cháu không; chuyện tôi làm hôm nay có ảnh hưởng việc ngày tôi chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa không.v.v...đó chính là chuyện của người Ki-tô hữu khôn ngoan.
Người khôn ngoan là người làm việc hôm nay để phát triển ngày mai, người Ki-tô hữu khôn ngoan là người làm việc hôm nay là để nhẹ bớt và đứng vững trong ngày phán xét của Đức Chúa Giê-su.
Ai cũng lo xa, nhưng ít người lo xa đến sự sống đời đời của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tề Tuyên vương hỏi Thuần Vu Khôn:
- “Trời đất sau mấy năm thì đảo lộn?”
Thuần Vu Khôn trả lời:
- “Trời đất khi đến mười hai vạn năm thì đảo lộn.”
Ngải Tử đứng bên cạnh nghe thế thì khóc lớn, Tề Tuyên công hỏi ông ta tại sao khóc, ông ta đáp:
- “Tôi vì bá tánh sau mười một vạn chín ngàn chín trăm chín mươi chín năm sau mà khóc.”
Tề Tuyên vương nói:
- “Chuyện đó thì như thế nào?”
Ngải Tử trả lời:
- “Tôi buồn là đến lúc đó, họ tìm chỗ nào để tránh tai nạn lớn lao như thế này chứ !”
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 47:
Mười hai vạn năm mới thay đổi vậy mà Ngải Tử đã khóc giùm cho thế hệ mười một vạn chín ngàn chín trăm chín mươi chín năm sau, thì quả là con người biết lo xa, và con người ta thì thường lo xa hơn là lo gần, lo cái hôm qua hơn lo cái hôm nay, cho nên người ta vẫn cứ băn khoăn mãi mãi...
Người khôn ngoan là người biết lo gần và lo xa, lo gần là việc mình đang làm đây có ảnh hưởng đến chuyện ngày mai của người khác không; việc cha mẹ làm hôm nay có ảnh hưởng đến chuyện tương lai của con cháu không; chuyện tôi làm hôm nay có ảnh hưởng việc ngày tôi chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa không.v.v...đó chính là chuyện của người Ki-tô hữu khôn ngoan.
Người khôn ngoan là người làm việc hôm nay để phát triển ngày mai, người Ki-tô hữu khôn ngoan là người làm việc hôm nay là để nhẹ bớt và đứng vững trong ngày phán xét của Đức Chúa Giê-su.
Ai cũng lo xa, nhưng ít người lo xa đến sự sống đời đời của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 31/08: Làm gì với nén bạc Chúa trao? – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
03:07 30/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.’ Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.’ Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!’ Ông chủ đáp: ‘Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng’.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 22 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 30/08/2024
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15.21-23
“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”
Bạn thân mến,
Không biết bài Tin Mừng hôm nay có làm cho tâm hồn bạn cảm thấy như thế nào, chứ riêng tôi mỗi khi nghe đoạn Tin Mừng này thì rất có cảm hứng, cảm hứng bởi vì ý nghĩa nội dung của nó như cái kim chích tâm hồn của con người, ngay cả tôi nữa, mỗi khi rửa tay thì cũng đều nhớ đến đoạn Tin Mừng này, xin chia sẻ với bạn:
1. Rửa tay là một thói quen vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn không phải là lề luật của Thiên Chúa hoặc là của ông Môi-sê, nhưng chỉ là một thói quen của phép vệ sinh, và có lẽ chúng ta đôi lúc cũng quên mất rửa tay trước khi ăn, vì thời buổi hiện đại đã có khăn lau tay rất sạch và thơm. Khi dịch covid-vuhan đang hoành hành, cả thế giới ai ai cũng lo sợ, người người đều tuân thủ nghiêm nhặt phép vệ sinh, không những phải rửa tay trước khi ăn, mà còn phải rửa tay, rửa mặt, sát trùng, mang khẩu trang để tranh lây bệnh, mà còn hơn thế nữa, cấm cả việc giao thông đi lại để tránh dịch bệnh.
Rửa tay cho thật sạch, nói năng cho thật văn hoa, bộ điệu cho thật thu hút người khác, nhưng tâm hồn thì tràn đầy những thói hư tật xấu không chịu sửa đổi, thì cũng chỉ là những cái mả tô vôi trắng toát đến phát sợ mà thôi. Có những người khuyên bảo người khác phải ăn ở hiền lành để được Chúa thương, nhưng chính họ thì lại sống không có một chút tình yêu của Phúc Âm, họ như các kinh sư và biệt phái ngày ngày thích đứng giữa ngã ba đường để cho người ta thấy mà chào họ: “Rabbi” !
Rửa tay thì cần thiết cho thân xác khỏi nhiễm bệnh, rửa tâm hồn thì cần thiết cho linh hồn được kiện khang, cả hai đều rửa, nhưng một bên là thói quen của người đời, và một bên thì đúng là lề luật của Thiên Chúa, mà người chú trọng đến hình thức thì đương nhiên rất ít chú trọng đến tâm hồn, đó chính là lệch lạc của người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại thích phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo.
2. Thói giả hình là bình phong che đậy tội ác.
Đạo đức giả và thói giả hình thì nhan nhãn khắp nơi trong xã hội mà chúng ta đang sống, ngay cả trong nhà thờ của bạn và của tôi. Đạo đức giả là bức bình phong mà ma quỷ dùng để mê hoặc người mà đức tin không bén rễ trong tâm hồn, những người này rất dễ nhìn thấy, họ cũng đi dâng thánh lễ, cũng tham gia các công việc bác ái từ thiện, nhưng họ tham gia không phải là vì họ yêu thương tha nhân, nhưng là để quảng cáo cho sản phẩm của ma quỷ, đó là ghen ghét, là âm mưu gây chia rẽ trong cộng đoàn.
Thói giả hình cũng là con đẻ của ma quỷ, nó có biệt tài che đậy khuyết điểm của mình, và moi móc khuyết điểm của người khác thì rất giỏi, đó chính là người mà Đức Chúa Giê-su đã nói là thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng lòng trí thì lại xa cách Người.
Rửa tay hoặc không rửa tay trước khi ăn không phải là tội, nhưng đem chuyện của người khác mà đi la to khắp cùng ngõ hẽm cho người khácnghe biết thì đúng là tội; không rửa tay trước khi ăn thì không có tội, nhưng cố ý rửa tay để che giấu một hành vi tội lỗi của mình thì đúng là có tội thật, bởi vì rửa tay và phạm tội thì không giống nhau, ông quan tổng trấn Phi-la-tô đã rửa tay tuyên bố mình vô tội trong vụ án của Đức Chúa Giê-su, nhưng lại cho quân dữ đánh đòn và đóng đinh Ngài vào thập giá.
Bạn thân mến,
Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi bạn và tôi hãy rửa tâm hồn trước khi ăn và uống Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, tức là ngài muốn chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật sạch bằng nước mắt sám hối, hòa giải, chứ không phải bằng việc rửa tay hoặc lau tay bằng khăn thơm trên bàn ăn...
Rửa tay chỉ là một thói quen tốt của phép vệ sinh, nhưng rửa tâm hồn chính là một thói quen tốt của người Ki-tô hữu nên làm, để không những rước Đức Chúa Giê-su vào lòng, mà còn tránh được những ô nhiễm của thế gian tội lỗi nữa.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Mừng: Mc 7, 1-8a. 14-15.21-23
“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”
Bạn thân mến,
Không biết bài Tin Mừng hôm nay có làm cho tâm hồn bạn cảm thấy như thế nào, chứ riêng tôi mỗi khi nghe đoạn Tin Mừng này thì rất có cảm hứng, cảm hứng bởi vì ý nghĩa nội dung của nó như cái kim chích tâm hồn của con người, ngay cả tôi nữa, mỗi khi rửa tay thì cũng đều nhớ đến đoạn Tin Mừng này, xin chia sẻ với bạn:
1. Rửa tay là một thói quen vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn không phải là lề luật của Thiên Chúa hoặc là của ông Môi-sê, nhưng chỉ là một thói quen của phép vệ sinh, và có lẽ chúng ta đôi lúc cũng quên mất rửa tay trước khi ăn, vì thời buổi hiện đại đã có khăn lau tay rất sạch và thơm. Khi dịch covid-vuhan đang hoành hành, cả thế giới ai ai cũng lo sợ, người người đều tuân thủ nghiêm nhặt phép vệ sinh, không những phải rửa tay trước khi ăn, mà còn phải rửa tay, rửa mặt, sát trùng, mang khẩu trang để tranh lây bệnh, mà còn hơn thế nữa, cấm cả việc giao thông đi lại để tránh dịch bệnh.
Rửa tay cho thật sạch, nói năng cho thật văn hoa, bộ điệu cho thật thu hút người khác, nhưng tâm hồn thì tràn đầy những thói hư tật xấu không chịu sửa đổi, thì cũng chỉ là những cái mả tô vôi trắng toát đến phát sợ mà thôi. Có những người khuyên bảo người khác phải ăn ở hiền lành để được Chúa thương, nhưng chính họ thì lại sống không có một chút tình yêu của Phúc Âm, họ như các kinh sư và biệt phái ngày ngày thích đứng giữa ngã ba đường để cho người ta thấy mà chào họ: “Rabbi” !
Rửa tay thì cần thiết cho thân xác khỏi nhiễm bệnh, rửa tâm hồn thì cần thiết cho linh hồn được kiện khang, cả hai đều rửa, nhưng một bên là thói quen của người đời, và một bên thì đúng là lề luật của Thiên Chúa, mà người chú trọng đến hình thức thì đương nhiên rất ít chú trọng đến tâm hồn, đó chính là lệch lạc của người mang danh là Ki-tô hữu nhưng lại thích phô trương, khoe khoang, kiêu ngạo.
2. Thói giả hình là bình phong che đậy tội ác.
Đạo đức giả và thói giả hình thì nhan nhãn khắp nơi trong xã hội mà chúng ta đang sống, ngay cả trong nhà thờ của bạn và của tôi. Đạo đức giả là bức bình phong mà ma quỷ dùng để mê hoặc người mà đức tin không bén rễ trong tâm hồn, những người này rất dễ nhìn thấy, họ cũng đi dâng thánh lễ, cũng tham gia các công việc bác ái từ thiện, nhưng họ tham gia không phải là vì họ yêu thương tha nhân, nhưng là để quảng cáo cho sản phẩm của ma quỷ, đó là ghen ghét, là âm mưu gây chia rẽ trong cộng đoàn.
Thói giả hình cũng là con đẻ của ma quỷ, nó có biệt tài che đậy khuyết điểm của mình, và moi móc khuyết điểm của người khác thì rất giỏi, đó chính là người mà Đức Chúa Giê-su đã nói là thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, nhưng lòng trí thì lại xa cách Người.
Rửa tay hoặc không rửa tay trước khi ăn không phải là tội, nhưng đem chuyện của người khác mà đi la to khắp cùng ngõ hẽm cho người khácnghe biết thì đúng là tội; không rửa tay trước khi ăn thì không có tội, nhưng cố ý rửa tay để che giấu một hành vi tội lỗi của mình thì đúng là có tội thật, bởi vì rửa tay và phạm tội thì không giống nhau, ông quan tổng trấn Phi-la-tô đã rửa tay tuyên bố mình vô tội trong vụ án của Đức Chúa Giê-su, nhưng lại cho quân dữ đánh đòn và đóng đinh Ngài vào thập giá.
Bạn thân mến,
Thánh Phao-lô tông đồ đã mời gọi bạn và tôi hãy rửa tâm hồn trước khi ăn và uống Mình và Máu thánh của Đức Chúa Giê-su, tức là ngài muốn chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho thật sạch bằng nước mắt sám hối, hòa giải, chứ không phải bằng việc rửa tay hoặc lau tay bằng khăn thơm trên bàn ăn...
Rửa tay chỉ là một thói quen tốt của phép vệ sinh, nhưng rửa tâm hồn chính là một thói quen tốt của người Ki-tô hữu nên làm, để không những rước Đức Chúa Giê-su vào lòng, mà còn tránh được những ô nhiễm của thế gian tội lỗi nữa.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Đừng để Ngài thất vọng
Lm. Minh Anh
16:09 30/08/2024
ĐỪNG ĐỂ NGÀI THẤT VỌNG!
“Người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ”.
Trong “Sống Theo Đúng Mục Đích”, “The Purpose Driven Life” - người viết dịch - Rick Warren giải thích, “Không sứ vụ nào không có ý nghĩa trong Hội Thánh. Có sứ vụ hiển nhiên, có sứ vụ âm thầm, tất cả đều có giá trị! Sứ vụ nhỏ thường tạo nên những khác biệt lớn. Ở nhà tôi, ngọn đèn quan trọng nhất không phải là chùm đèn trong phòng ăn nhưng là ngọn đèn ngủ giúp tôi khỏi trượt chân mỗi khi thức dậy về đêm!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với dụ ngôn Những Yến Bạc hôm nay, Đức Phanxicô nói, “Chúa không ban cho mọi người những gì giống nhau theo một phương thức. Ngài biết chúng ta cách cá vị và giao cho mỗi người những gì phù hợp nhất. Nhưng điểm chung là, Ngài đặt cùng một niềm tin to lớn vào tất cả chúng ta. Bạn và tôi đừng để Ngài thất vọng!”.
Một ông chủ giàu có đi xa, giao phó tài sản mình cho các đầy tớ. Ông không chia đều, nhưng trao cho mỗi người tuỳ theo khả năng của họ - năm, hai và một. Hai người đầu đã đầu tư tốt số vốn của mình, nhưng người thứ ba - vì sợ hãi hoặc lười biếng - cất giấu nó. Anh an phận chọn sự thoải mái trong cảnh nghèo khó của chính mình! Chủ trở về, yêu cầu tính sổ và tưởng thưởng cho lòng dũng cảm và quảng đại của hai người đã sinh lợi; nhưng cách ông đối xử với người ‘thận trọng’ thì rất khác.
Hai ngàn năm sau, thông điệp của dụ ngôn này vẫn rất đúng. Các nền dân chủ hiện đại đang hướng tới sự tách biệt dần giữa Giáo Hội và Nhà Nước, điều này không tệ; mà ngược lại. Tuy nhiên, tâm lý ‘tiến bộ toàn cầu’ này ẩn tàng một tác động thứ hai có thể gây nguy hiểm cho các Kitô hữu. Chúng ta có thể trở thành hình ảnh tiêu cực của người thứ ba mà Ông Chủ - với Thánh Kinh là Chúa Cha - đã mắng mỏ rất nghiêm khắc.
Không hề ác ý, chỉ vì muốn nhàn rỗi hay sợ hãi, bạn và tôi có nguy cơ ẩn náu và thu hẹp đức tin của mình vào môi trường riêng tư của cộng đoàn, gia đình, bạn bè. Đang khi Phúc Âm không chỉ giới hạn ở việc đọc và chiêm niệm một cách không hiệu quả, nó còn phải sống và cho đi. Với lòng dũng cảm và sự mạo hiểm, chúng ta phải sống ơn gọi Kitô trong môi trường xã hội và nghề nghiệp của mình; đồng thời trở nên ‘những bản sao’ hình ảnh sống động của Chúa Kitô - Đấng rất kỳ vọng - bằng lời nói và ‘những khác biệt’ tốt lành cho thế giới. ‘Đừng để Ngài thất vọng!’.
Anh Chị em,
“Người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ”. Số bạc Chúa trao là gì? Lời Chúa, Thánh Thể, niềm tin, sự tha thứ của Ngài. Đây là một gia tài không chỉ để bảo vệ, mà còn để sinh lợi! Cái lỗ “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” đào dưới đất tố cáo nỗi sợ rủi ro vốn ngăn cản sự sáng tạo và trổ sinh hoa trái tình yêu, ‘nỗi sợ rủi ro của tình yêu’ ngăn cản anh ta. Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta cất giữ ân sủng của Ngài trong két sắt! Mọi điều tốt lành đã nhận là để trao tặng người khác, chúng ta ‘đừng để Ngài thất vọng!”. Hãy nhận lấy và sử dụng lòng thương xót, sự dịu dàng và sự tha thứ của Chúa một cách rộng rãi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu, ‘một chút ít ỏi’ phát xuất từ một tình yêu thuần khiết sẽ quý giá với Chúa, các linh hồn và Giáo Hội, hơn tất cả những công việc khác cộng lại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ”.
Trong “Sống Theo Đúng Mục Đích”, “The Purpose Driven Life” - người viết dịch - Rick Warren giải thích, “Không sứ vụ nào không có ý nghĩa trong Hội Thánh. Có sứ vụ hiển nhiên, có sứ vụ âm thầm, tất cả đều có giá trị! Sứ vụ nhỏ thường tạo nên những khác biệt lớn. Ở nhà tôi, ngọn đèn quan trọng nhất không phải là chùm đèn trong phòng ăn nhưng là ngọn đèn ngủ giúp tôi khỏi trượt chân mỗi khi thức dậy về đêm!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với dụ ngôn Những Yến Bạc hôm nay, Đức Phanxicô nói, “Chúa không ban cho mọi người những gì giống nhau theo một phương thức. Ngài biết chúng ta cách cá vị và giao cho mỗi người những gì phù hợp nhất. Nhưng điểm chung là, Ngài đặt cùng một niềm tin to lớn vào tất cả chúng ta. Bạn và tôi đừng để Ngài thất vọng!”.
Một ông chủ giàu có đi xa, giao phó tài sản mình cho các đầy tớ. Ông không chia đều, nhưng trao cho mỗi người tuỳ theo khả năng của họ - năm, hai và một. Hai người đầu đã đầu tư tốt số vốn của mình, nhưng người thứ ba - vì sợ hãi hoặc lười biếng - cất giấu nó. Anh an phận chọn sự thoải mái trong cảnh nghèo khó của chính mình! Chủ trở về, yêu cầu tính sổ và tưởng thưởng cho lòng dũng cảm và quảng đại của hai người đã sinh lợi; nhưng cách ông đối xử với người ‘thận trọng’ thì rất khác.
Hai ngàn năm sau, thông điệp của dụ ngôn này vẫn rất đúng. Các nền dân chủ hiện đại đang hướng tới sự tách biệt dần giữa Giáo Hội và Nhà Nước, điều này không tệ; mà ngược lại. Tuy nhiên, tâm lý ‘tiến bộ toàn cầu’ này ẩn tàng một tác động thứ hai có thể gây nguy hiểm cho các Kitô hữu. Chúng ta có thể trở thành hình ảnh tiêu cực của người thứ ba mà Ông Chủ - với Thánh Kinh là Chúa Cha - đã mắng mỏ rất nghiêm khắc.
Không hề ác ý, chỉ vì muốn nhàn rỗi hay sợ hãi, bạn và tôi có nguy cơ ẩn náu và thu hẹp đức tin của mình vào môi trường riêng tư của cộng đoàn, gia đình, bạn bè. Đang khi Phúc Âm không chỉ giới hạn ở việc đọc và chiêm niệm một cách không hiệu quả, nó còn phải sống và cho đi. Với lòng dũng cảm và sự mạo hiểm, chúng ta phải sống ơn gọi Kitô trong môi trường xã hội và nghề nghiệp của mình; đồng thời trở nên ‘những bản sao’ hình ảnh sống động của Chúa Kitô - Đấng rất kỳ vọng - bằng lời nói và ‘những khác biệt’ tốt lành cho thế giới. ‘Đừng để Ngài thất vọng!’.
Anh Chị em,
“Người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ”. Số bạc Chúa trao là gì? Lời Chúa, Thánh Thể, niềm tin, sự tha thứ của Ngài. Đây là một gia tài không chỉ để bảo vệ, mà còn để sinh lợi! Cái lỗ “đầy tớ xấu xa và biếng nhác” đào dưới đất tố cáo nỗi sợ rủi ro vốn ngăn cản sự sáng tạo và trổ sinh hoa trái tình yêu, ‘nỗi sợ rủi ro của tình yêu’ ngăn cản anh ta. Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta cất giữ ân sủng của Ngài trong két sắt! Mọi điều tốt lành đã nhận là để trao tặng người khác, chúng ta ‘đừng để Ngài thất vọng!”. Hãy nhận lấy và sử dụng lòng thương xót, sự dịu dàng và sự tha thứ của Chúa một cách rộng rãi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu, ‘một chút ít ỏi’ phát xuất từ một tình yêu thuần khiết sẽ quý giá với Chúa, các linh hồn và Giáo Hội, hơn tất cả những công việc khác cộng lại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các linh mục của chế độ độc tài Nicaragua
Vũ Văn An
15:04 30/08/2024
Edgar Beltrán, trên The Pillar, ngày 30 tháng 8 năm 2024, tường trình rằng Trong sáu năm qua, chính quyền của Daniel Ortega đã dàn dựng một chiến dịch quấy rối, bắt giữ hàng loạt, giam cầm và lưu đày các giáo sĩ Nicaragua, và giám sát việc tịch thu gần như toàn bộ bất động sản và tài sản của Giáo hội.
Nhưng, mặc dù mở ra một kỷ nguyên đàn áp mới đối với Giáo Hội Công Giáo địa phương, chế độ độc tài Nicaragua đã thành công trong việc giành được sự ủng hộ của ít nhất một số thành viên của giáo sĩ trong nước.
Trong khi một số linh mục này là những linh mục lớn tuổi hơn, những người đã tham gia vào cuộc cách mạng Sandinista vào những năm 1970, lần đầu tiên đưa Daniel Ortega lên nắm quyền từ năm 1979 đến năm 1990, nhiều người từng là những người phản đối mạnh mẽ chế độ, nhưng dường như đã thay đổi suy nghĩ — hoặc là bây giờ ủng hộ chế độ hoàn toàn hoặc im lặng về những vi phạm nhân quyền và đàn áp Giáo hội của chế độ.
Vậy tại sao Ortega lại tìm kiếm sự ủng hộ trong hàng giáo sĩ Nicaragua? Và làm thế nào ông đạt được sự ủng hộ ngầm hoặc thậm chí là công khai của một số ít linh mục địa phương?
Một chiến lược giám mục?
Với việc sứ thần tòa thánh bị trục xuất, hai giám mục giáo phận bị buộc phải lưu vong, một giáo phận bỏ trống và hai giám mục khác đang phục vụ sau tuổi nghỉ hưu, nhiều người Công Giáo địa phương tin rằng Ortega đang cố gắng thúc đẩy việc thăng chức cho các linh mục ủng hộ chế độ lên làm giám mục.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn phản đối việc bổ nhiệm giám mục mới tại Siuna, nơi Giám mục Isidoro Mora đã bị lưu đày vào tháng 1. Tương tự như vậy, Matagalpa và Estelí, do Rolando Álvarez lưu vong lãnh đạo với tư cách là giám mục và quản nhiệm tông tòa, vẫn ở trong tình trạng lấp lửng về mặt lãnh đạo.
Đức Giáo Hoàng cũng đã cho phép Giám mục Carlos Herrera của Jinotega và Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua phục vụ sau tuổi nghỉ hưu.
Tất nhiên, Herrera, Brenes, Álvarez và Mora đều trẻ hơn chính Ortega — người đã 78 tuổi. Có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm cách chơi trò chơi dài hạn khi sức khỏe của Ortega suy yếu, trông cậy vào người kế nhiệm tiềm năng để có mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với Giáo hội.
Nhưng nếu đúng như vậy, thì không rõ Giáo hội địa phương có thể tồn tại được bao lâu với cách tiếp cận "chờ đợi và xem xét". Làn sóng đàn áp mới nhất đã khiến Giáo phận Matagalpa, chẳng hạn, chỉ còn chưa đến 20 linh mục, ít hơn gần 70% so với năm 2022.
Các làn sóng bắt giữ và trục xuất giáo sĩ liên tiếp có thể tạo ra áp lực mạnh mẽ buộc Vatican phải chấp nhận một số cuộc bổ nhiệm giám mục thân thiện để cho phép cuộc đàn áp chấm dứt, với việc Ortega đề nghị với Đức Phanxicô khả năng ngầm là có một Giáo hội "tự do", nhưng im lặng và tuân thủ.
Cho đến nay, có vẻ như Đức Phanxicô sẽ không chấp nhận một thỏa thuận như vậy và Vatican không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ cởi mở với sự hợp tác ngay cả không chính thức với Ortega. Nhưng có dấu hiệu cho thấy nhà độc tài đã xoay xở để đưa một số linh mục thân thiện vào các vị trí quyền lực trong giáo phận của họ.
Tại Tổng giáo phận thủ đô Managua, do Hồng Y Brenes lãnh đạo, chế độ Ortega đã thành công trong việc buộc hầu hết giáo phận phải ra đi — Giám Mục Phụ Tá, tổng đại diện, chưởng ấn, thủ quỹ, tổng thư ký, đại diện mục vụ và đại diện gia đình đều đã bị lưu đày, với hầu hết các linh mục rời đi vào tháng 1 năm nay.
Một trong số ít trường hợp ngoại lệ trong cuộc thanh trừng tòa đại sứ là Cha Julio Arana, đại diện tư pháp, người gần đây đã rửa tội cho cháu trai của Ortega.
Hồng Y Brenes, vì cần thiết, đã di chuyển để lấp đầy một số vị trí còn trống, nhưng đáng chú ý là ông đã làm như vậy với các linh mục thân cận với chế độ Ortega: tổng đại diện mới của tổng giáo phận, Cha José Ramón Alemán được biết là thân thiết với Cha Arana, và Cha Rafael Ríos — một linh mục của Giáo phận Jinotega, người đã đồng tế lễ rửa tội gần đây cho cháu trai của Ortega.
Tương tự như vậy, Cha Boanerges Carballo, cha xứ mục vụ mới, có quan hệ gia đình với chính phủ — người chị quá cố của ông là đại sứ Nicaragua tại Vatican khi cuộc đàn áp của chính phủ đối với Giáo hội nổ ra vào năm 2018, trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Tham vọng và đe dọa?
Mặc dù có ít nhất một số mối liên hệ hữu hình với chế độ, nhưng cả ba vị linh mục đều có lịch sử phức tạp với chính phủ.
Cha Alemán đã bị Sandinistas tấn công trong các cuộc biểu tình năm 2018, cùng với nhiều giám mục Nicaragua, và anh trai của Cha Carballo đã bị lưu đày trong chính phủ đầu tiên của Ortega vào những năm 1980.
Tuy nhiên, trong các cuộc biểu tình năm 2018, Cha Carballo đã cố gắng làm trung gian sau các cuộc tấn công của chính phủ vào Giáo hội, nói rằng "họ coi chúng tôi là kẻ thù chính trị, nhưng đó là nhận thức sai lầm trong trái tim và tâm trí của họ" vì "không hiểu công việc nhân đạo [của Giáo hội]".
Đến năm 2023, Carballo là một trong số ít linh mục được phép tổ chức một cuộc rước tôn giáo vào tháng 8, sau khi chính quyền tiểu bang bắt giữ gần một chục linh mục. Carballo cho biết vào thời điểm đó rằng cuộc rước là có thể nhờ “khả năng nói chuyện, cầu nguyện và làm việc cùng nhau” của ngài với chính phủ, và ngài đã cảm ơn Ortega và vợ ông, cũng là phó chủ tịch Rosario Murillo, vì đã cho phép đoàn rước.
Ngoài chức vụ là cha sở mục vụ, Carballo cũng được bổ nhiệm vào năm 2024 làm cha xứ của giáo xứ Santo Cristo de Esquipulas. Cha xứ trước đó, Cha Héctor Treminio, cũng là thủ quỹ của giáo phận và đã bị chế độ lưu đày vào tháng 1.
Cha Julio Arana cũng có một sự thay đổi bất ngờ trong suy nghĩ.
Năm 2018, ngài là một trong những người bảo vệ công khai kiên định nhất của Giám Mục Phụ Tá Managua, Giám mục Silvio Báez, người đã trở thành tiếng nói hàng đầu của Giáo hội phản đối chế độ độc tài Nicaragua, nói rằng những người phỉ báng và ngược đãi Báez có "lòng căm thù trong lòng" và chỉ trích các cộng đồng giáo hội cơ bản — các nhóm giáo dân Công Giáo lấy cảm hứng từ thần học giải phóng, những người ủng hộ mạnh mẽ cuộc cách mạng Sandinista — vì "đi theo đường lối của đảng".
Quay trở lại mùa hè năm nay, Arana đã làm lễ rửa tội cho cháu trai của Ortega vào đầu tháng 6 và vào tháng 8, người ta cho rằng ngài được giao nhiệm vụ đưa một nhóm linh mục đang bị quản thúc tại gia trong một chủng viện Managua đến sân bay để lưu đày đến Rome.
Arana cũng được chỉ định làm cha xứ của giáo xứ Purísima Concepción ở Managua vào cuối tháng 7. Cha xứ trước đó, Cha Gerardo Rodríguez, cũng đã bị lưu đày vào tháng 1.
Nhưng điều gì đã thúc đẩy những thay đổi rõ ràng này trong trái tim? Nhiều người Công Giáo Nicaragua, giáo dân và giáo sĩ, tin rằng có ba lý do: Đe dọa, tham vọng và bí mật.
"Một số linh mục này chỉ nhận được những lời đe dọa nên họ làm theo những gì chế độ bảo họ làm. Đó là trường hợp của Hồng Y Brenes, người không ủng hộ chế độ nhưng vẫn im lặng và cố gắng xoa dịu chế độ vì ông liên tục bị giám sát và điều tra của cảnh sát" một linh mục lưu vong nói với The Pillar.
"Sự ủng hộ về mặt tư tưởng [dành cho Ortega] trong giới giáo sĩ gần như bằng không", một người lưu vong cao cấp khác nói với The Pillar. "Hầu hết các linh mục chịu ảnh hưởng của thần học giải phóng ủng hộ cuộc cách mạng vào những năm 1980 hiện đang chống lại Ortega. Vì vậy, động cơ chính ở đây là tham vọng".
"Những linh mục này đang cố gắng cho chế độ thấy rằng nếu họ giúp họ thăng tiến, họ sẽ ngoại giao hơn, họ sẽ không lên án các hành vi vi phạm nhân quyền", ngài nói.
Tuy nhiên, một số người tin rằng nhiều linh mục trong số này có thể bị ép buộc hoặc thậm chí bị tống tiền để hợp tác với chính quyền.
“Chế độ độc tài có một bộ máy tình báo khổng lồ. Với nhiều linh mục, cách thức hoạt động của họ là điều tra họ và xem liệu họ có vấn đề gì không, cho dù đó là vấn đề tiền bạc, hành vi sai trái về tình dục hay thậm chí là ấu dâm. Nếu họ tìm thấy điều gì đó, họ sẽ sử dụng nó để có được sự ủng hộ của công chúng đối với linh mục. Nếu họ không tìm thấy bất cứ điều gì, họ sẽ tiến hành đe dọa”, vị linh mục Công Giáo lưu vong này nói thêm.
“Nếu các mối đe dọa không hiệu quả, như trong trường hợp của tôi, họ sẽ tiến hành phỉ báng công khai. Những người ủng hộ Ortega bắt đầu nói rằng đầu tiên tôi là người đồng tính, và sau đó là tôi buôn bán trẻ em để các giám mục có thể cưỡng hiếp chúng. Nếu điều đó không hiệu quả, thì đó là nhà tù hoặc lưu vong”, ngài nói.
Một số linh mục lưu vong đã chỉ ra cho The Pillar trường hợp của Giám mục René Sándigo của León như một ví dụ có thể về sự cưỡng ép của nhà nước.
ĐC Sándigo là một đối thủ kiên quyết của Ortega, cho đến khi phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng vị giám mục này đã bị đánh cắp máy tính từ văn phòng của mình vào năm 2019.
Kể từ vụ trộm đó, ĐC Sándigo ngày càng trở nên thân thiết với chế độ Ortega. Có lẽ ngài là giám mục duy nhất không nhận được lời đe dọa công khai kể từ năm 2019 và là một trong số ít người được phép tiếp tục các cuộc rước kiệu trong Tuần Thánh và xung quanh lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, lễ bổn mạng của quốc gia.
Đổi lại, ĐC Sándigo đã công khai và riêng tư thể hiện mình gần gũi với chế độ độc tài Nicaragua, tham dự các sự kiện chính thức và cho phép chụp ảnh với Ortega và các nhà lãnh đạo khác.
Ngoài ra, các nguồn tin địa phương nói với The Pillar rằng ĐC Sándigo đã đe dọa sẽ ngăn cản các linh mục bị lưu đày khỏi giáo phận của mình được nhập tịch vào một giáo phận ở nước ngoài nếu họ quyết định công khai nói về tình hình ở Nicaragua.
Trong số các giáo sĩ Nicaragua, ĐC Sándigo được nhiều người coi là ứng cử viên được Ortega yêu thích để kế nhiệm Hồng Y Brenes tại Managua.
Những người bạn cũ
Tuy nhiên, những linh mục khác dường như ủng hộ chế độ vì lý do ý thức hệ, chẳng hạn như Cha Antonio Castro, người đã thân thiết với Ortega kể từ những năm cách mạng.
Cha Castro nổi tiếng vì liên tục nói về Ortega, Fidel Castro và Hugo Chávez trong các bài giảng của mình và thậm chí còn trưng bày cờ đảng Sandinista và cờ Cuba trong Thánh lễ. Vào ngày kỷ niệm một năm ngày mất của Fidel Castro, Cha Castro đã cử hành Thánh lễ tưởng nhớ ông, mặc lễ phục màu đỏ dành riêng cho các ngày lễ của các vị tử đạo.
Đáng chú ý là giáo xứ của Cha Castro đã nhận được trợ cấp của chính phủ hơn 161,000 đô la từ năm 2007 đến năm 2018, gần bằng số tiền mà Nhà thờ León, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, nhận được trong cùng thời kỳ.
Đầu năm nay, Cha Castro được bổ nhiệm làm cha xứ của giáo xứ Santa Faz. Cha xứ trước đó, Silvio Fonseca, đã bị chế độ Ortega trục xuất vào tháng 1.
Một linh mục khác từ lâu được coi là ủng hộ chế độ Ortega là Cha Rafael Ríos, người đã đồng tế lễ rửa tội cho cháu trai của Ortega vào đầu mùa hè này.
Theo phương tiện truyền thông địa phương, Cha Ríos đã bị đuổi khỏi giáo xứ của mình tại Giáo phận Jinotega vào năm 2010 vì ủng hộ ứng cử viên của Ortega cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2011 từ bục giảng, mặc dù đã được giám mục của mình yêu cầu không làm như vậy.
Cha Ríos từ chối rời khỏi giáo xứ và được các thành viên của các nhóm bán quân sự ủng hộ chính phủ ủng hộ, những người đã chiếm giữ giáo xứ để cố gắng buộc giám mục đảo ngược quyết định của mình, mặc dù Cha Ríos cuối cùng đã phải chuyển đến một giáo xứ khác.
Cha Ríos cũng bị cáo buộc ủng hộ việc trục xuất một linh mục địa phương khác, Cha Juan Carlos Treminio, OFM, người không được phép trở về Nicaragua sau chuyến đi đến Guatemala năm 2022.
Mặc dù phần lớn giáo sĩ Nicaragua vẫn tiếp tục phản đối chế độ của Ortega, chế độ độc tài Nicaragua vẫn có những người ủng hộ giáo hội ở những vị trí cao. Đó là hàng giám mục địa phương.
Ý cầu nguyện tháng 9 của Đức Giáo Hoàng: Cầu cho tiếng kêu của trái đất
Thanh Quảng sdb
16:56 30/08/2024
Ý cầu nguyện tháng 9 của Đức Giáo Hoàng: Cầu cho tiếng kêu của trái đất
Trong một thông điệp video kèm theo ý cầu nguyện tháng 9, Đức Phanxicô nguyện xin rằng "mỗi người chúng ta có thể lắng nghe bằng trái tim tiếng kêu của trái đất và của các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, để đưa ra cam kết cá nhân chăm sóc cho thế giới mà chúng ta đang sống".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Nhìn đến nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu, chúng ta có thể nói rằng trái đất đang "sốt", Đức Phanxicô quảng diễn trong thông điệp video công bố ý cầu nguyện của tháng này.
Trái đất "đang bị bệnh", ngài tiếp tục, "giống như bất kỳ ai đang bị bệnh".
"Nhưng chúng ta có lắng nghe nỗi đau này không?" ngài hỏi. “Chúng ta có nghe thấy nỗi đau của hàng triệu nạn nhân của thảm họa môi trường không?”
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng người nghèo là những người phải chịu đựng nhiều nhất từ những thảm họa này, đặc biệt là những người buộc phải rời bỏ nhà cửa do lũ lụt, nắng nóng hoặc hạn hán.
Phản ứng của chúng ta, ngài tiếp tục, phải hoạt động toàn diện, không chỉ liên quan đến hành động sinh thái mà còn liên quan đến hành động “xã hội, kinh tế và chính trị”.
“Chúng ta phải cam kết đấu tranh chống lại nạn đói nghèo và bảo vệ thiên nhiên, thay đổi thói quen cá nhân và cộng đồng của chúng ta”.
Lời cầu nguyện của Đức Phanxicô trong tháng 9 – khi Giáo hội cử hành “Mùa sáng tạo” – là thời gian mời gọi “mỗi người chúng ta lắng nghe bằng trái tim tiếng kêu của trái đất và của các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, cam kết cá nhân chăm sóc cho thế giới mà chúng ta đang sống”.
Tạo vật đang rên rỉ
Ý cầu nguyện của tháng 9 được xây dựng với sự hợp tác của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện.
Trong một thông cáo báo chí đi kèm với thông điệp video của Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Michael Czerny, S.J., giám đốc của Thánh Bộ, cho biết, “Tạo vật đang rên rỉ. Sự đau khổ của nó là do con người gây ra, những người ban đầu bảo vệ nó và giờ đây là kẻ khuất phục nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Czerny chỉ ra, trong Thông điệp của mình cho Ngày cầu nguyện thế giới cho việc chăm sóc Tạo vật, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy “hy vọng và hành động với Tạo vật, mà chúng ta có thể diễn giải như ‘sống trong đức tin’.”
Những bình luận của vị giám đốc được lặp lại bởi Cha Frédéric Fornos, S.J., giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Giáo hoàng, nơi công bố các ý cầu nguyện của Giáo hoàng hàng tháng. “Trái đất đang khóc”, ngài nói, cũng như các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu đang than khóc!
Đức Phanxicô kết luận bằng “mời chúng ta cầu nguyện, vì chỉ có cầu nguyện mới có thể đánh thức trái tim tê liệt của chúng ta”.
Trong một thông điệp video kèm theo ý cầu nguyện tháng 9, Đức Phanxicô nguyện xin rằng "mỗi người chúng ta có thể lắng nghe bằng trái tim tiếng kêu của trái đất và của các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, để đưa ra cam kết cá nhân chăm sóc cho thế giới mà chúng ta đang sống".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Nhìn đến nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu, chúng ta có thể nói rằng trái đất đang "sốt", Đức Phanxicô quảng diễn trong thông điệp video công bố ý cầu nguyện của tháng này.
Trái đất "đang bị bệnh", ngài tiếp tục, "giống như bất kỳ ai đang bị bệnh".
"Nhưng chúng ta có lắng nghe nỗi đau này không?" ngài hỏi. “Chúng ta có nghe thấy nỗi đau của hàng triệu nạn nhân của thảm họa môi trường không?”
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha lưu ý rằng người nghèo là những người phải chịu đựng nhiều nhất từ những thảm họa này, đặc biệt là những người buộc phải rời bỏ nhà cửa do lũ lụt, nắng nóng hoặc hạn hán.
Phản ứng của chúng ta, ngài tiếp tục, phải hoạt động toàn diện, không chỉ liên quan đến hành động sinh thái mà còn liên quan đến hành động “xã hội, kinh tế và chính trị”.
“Chúng ta phải cam kết đấu tranh chống lại nạn đói nghèo và bảo vệ thiên nhiên, thay đổi thói quen cá nhân và cộng đồng của chúng ta”.
Lời cầu nguyện của Đức Phanxicô trong tháng 9 – khi Giáo hội cử hành “Mùa sáng tạo” – là thời gian mời gọi “mỗi người chúng ta lắng nghe bằng trái tim tiếng kêu của trái đất và của các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, cam kết cá nhân chăm sóc cho thế giới mà chúng ta đang sống”.
Tạo vật đang rên rỉ
Ý cầu nguyện của tháng 9 được xây dựng với sự hợp tác của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện.
Trong một thông cáo báo chí đi kèm với thông điệp video của Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Michael Czerny, S.J., giám đốc của Thánh Bộ, cho biết, “Tạo vật đang rên rỉ. Sự đau khổ của nó là do con người gây ra, những người ban đầu bảo vệ nó và giờ đây là kẻ khuất phục nó”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Czerny chỉ ra, trong Thông điệp của mình cho Ngày cầu nguyện thế giới cho việc chăm sóc Tạo vật, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu hãy “hy vọng và hành động với Tạo vật, mà chúng ta có thể diễn giải như ‘sống trong đức tin’.”
Những bình luận của vị giám đốc được lặp lại bởi Cha Frédéric Fornos, S.J., giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Giáo hoàng, nơi công bố các ý cầu nguyện của Giáo hoàng hàng tháng. “Trái đất đang khóc”, ngài nói, cũng như các nạn nhân của thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu đang than khóc!
Đức Phanxicô kết luận bằng “mời chúng ta cầu nguyện, vì chỉ có cầu nguyện mới có thể đánh thức trái tim tê liệt của chúng ta”.
Hán hóa không phải là hội nhập văn hóa
J.B. Đặng Minh An dịch
22:00 30/08/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “‘Sinicization’ Is Not Inculturation”, nghĩa là “‘Hán hóa’ không phải là hội nhập văn hóa”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Hội nhập văn hóa” đã là một thuật ngữ thông dụng của Công Giáo trong hơn nửa thế kỷ. Đây không phải là từ nhằm xuyên tạc ý nghĩa, lộng giả thành chân, như trong trường hợp nhiều thuật ngữ xã hội học khác. Trái lại, nó thể hiện một chân lý trong hoạt động truyền giáo của Công Giáo đã có từ hai thiên niên kỷ trước: Giáo hội sử dụng bất kỳ yếu tố thích hợp nào có sẵn trong một nền văn hóa nhất định để làm cho đề xuất Phúc Âm trở nên sống động trong môi trường đó. Các dụ ngôn do chính Chúa Giêsu đưa ra trong cuộc đời rao giảng của Ngài là sự bảo đảm trong Kinh thánh cho phương pháp truyền giáo này. Chúa đã sử dụng các yếu tố văn hóa quen thuộc có sẵn để truyền tải những chân lý quan trọng về Vương quốc của Chúa đang đi vào lịch sử—người buôn bán tìm thấy viên ngọc trai vô giá, người gieo hạt kiên nhẫn chờ đợi mùa gặt, hạt cải trở thành một cây lớn, v.v.Thánh Phaolô là một “người hội nhập văn hóa” đầu tiên trong Công vụ Tông đồ 17, khi ngài cố gắng thuyết phục những người dân thành Athen hoài nghi rằng “vị thần vô danh” mà họ dùng để bảo vệ các luận lý tôn giáo của mình đã tự tỏ mình ra với dân Israel và trong Chúa Giêsu, bị đóng đinh và sống lại. Điều đó không hiệu quả như Phaolô hy vọng, nhưng chiến lược này là đúng đắn. Và vài thế kỷ sau, nó đã được Giáo hội triển khai để biến lời tuyên bố nguyên thủy của Kitô giáo—”Chúa Giêsu là Chúa”—thành tín điều và giáo điều, thông qua sự trung gian của các phạm trù rút ra từ triết học cổ điển tại các công đồng chung như Nicê I và Chalcedon.
Hội nhập văn hóa cũng có thêm một yếu tố quan trọng nữa. Khi Giáo hội tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ một môi trường nhất định để làm cho thông điệp Phúc Âm trở nên “có thể nghe được”, thì một sự hội nhập văn hóa thành công sau đó sẽ dẫn đến việc Phúc Âm định hình lại môi trường đó để nó thể hiện sự hiểu biết theo Kinh thánh về phẩm giá và tình đoàn kết của con người. Như tôi đã giải thích trong Thư gởi người Công Giáo trẻ, sự hội nhập văn hóa của Phúc Âm ở Mễ Tây Cơ thông qua biểu tượng Đức Mẹ Guadalupe là một ví dụ điển hình về các yếu tố văn hóa bản địa đưa mọi người đến với đức tin, làm sâu sắc thêm đức tin đó và định hình lại một nền văn hóa.
Hội nhập văn hóa không phải là những gì đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay.
Dưới sự cai trị sắt đá của nhà độc tài Tập Cận Bình, chính sách tôn giáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “Hán hóa”. Những người cả tin hoặc gian dối coi đây chỉ là một hình thức hội nhập văn hóa khác. “Hán hóa” không phải như vậy: Đó là sự đảo ngược lệch lạc của hội nhập văn hóa, nếu được hiểu đúng.
Đức tin Công Giáo ở Trung Quốc phải tuân theo “Tư tưởng Tập Cận Bình”; nó không được làm dịu đi, càng không được sửa đổi, ý thức hệ chính thức của nhà nước. Thực hành Công Giáo ở Trung Quốc phải thúc đẩy các mục tiêu bá quyền của chế độ cộng sản Trung Quốc; nếu chứng tá Công Giáo thách thức các mục tiêu đó, hoặc cách thức các mục tiêu đó được thúc đẩy thông qua các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước và xâm lược quốc tế, thì kết quả là sự đàn áp, thường là thông qua hệ thống pháp luật tham nhũng mà người bạn Jimmy Lai của tôi là một nạn nhân nổi bật.
Một sự hội nhập văn hóa thực sự của Phúc Âm tại Trung Quốc sẽ kêu gọi Trung Quốc và chế độ chuyên chế hiện đang kiểm soát nó hoán cải. Ngược lại, “Hán hóa” là lời kêu gọi Giáo Hội Công Giáo quỳ lạy, và phục tùng một cách ngoan ngoãn chương trình kiểm soát xã hội của chế độ, về cơ bản là sự tinh chỉnh những gì George Orwell mô tả trong tiểu thuyết phản địa đàng 1984—mặc dù phản địa đàng hiện được quảng bá như một xã hội lý tưởng của sự sung túc, kết hợp với việc khôi phục danh dự và phẩm giá quốc gia thông qua sự thống trị thế giới.
Sự kiên trì ngoan cố của Vatican trong thỏa thuận thảm họa về mặt truyền giáo, sai lầm về mặt chiến lược và đáng ngờ về mặt giáo luật mà họ đã thực hiện với chế độ Tập Cận Bình vào năm 2018 – trong thỏa thuận trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quyền đề cử giám mục, vi phạm giáo huấn của Công đồng Vatican II và lệnh cấm được nêu trong Điều 377 triệt 5 - là một dấu chỉ phản chứng chống lại tầm quan trọng của sự hội nhập văn hóa đích thực đối với Công cuộc Truyền giáo Mới. Thỏa thuận đó không thúc đẩy sứ mệnh công bố Phúc Âm của Giáo hội tại Trung Quốc. Thỏa thuận đó không đặt Giáo hội vào vị thế phục vụ xã hội Trung Quốc. Thay vào đó, thỏa thuận đó biến những người trong giáo hội thành những phát ngôn nhân trên thực tế cho một chế độ đang đàn áp người Hồi giáo và người Duy Ngô Nhĩ cũng như những người theo đạo Tin lành và Công Giáo thầm lặng. Vì vậy, Hồng Y Stêphanô Châu Thủ Nhân (Stephen Chow, 周星馳) của Dòng Tên mới được tấn phong gần đây thậm chí không thể dám nhắc đến những từ “Thiên An Môn” và “thảm sát” vào đúng ngày kỷ niệm 35 năm vụ thảm sát đó (hoàn toàn trái ngược với lời chứng dũng cảm của người tiền nhiệm của ngài là giám mục Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, dòng Salêsiêng).
Sự đảo ngược của quá trình hội nhập văn hóa này cũng đang làm tổn hại đến danh tiếng của Công Giáo trên trường quốc tế. Nhà sử học vĩ đại người Anh Sir Michael Howard đã từng nói với tôi rằng sự chuyển đổi của Giáo Hội Công Giáo thành tổ chức bảo vệ quyền con người cơ bản nổi bật nhất thế giới là một trong hai cuộc cách mạng lớn của thế kỷ XX, cuộc cách mạng còn lại là cuộc tiếp quản của những người Bolshevik của Lênin ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng của Lenin vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Trong khi đó, cuộc cách mạng nhân quyền của Công Giáo đã bị đình trệ ở Rôma trong thập niên qua, gây bất lợi cho cả Giáo hội và thế giới.
Source:First Things
Văn Hóa
Huấn đạo theo Kinh thánh, Chương hai
Vũ Văn An
19:19 30/08/2024
Huấn đạo theo Kinh thánh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương 2: Tâm lý học Kinh Thánh: Tiếp cận các vấn đề
Chẩn đoán
Cảm xúc
(Mt 12:33-37) Chúng ta là tổng thể của những gì chúng ta gặp phải trong cuộc sống và phản ứng của chúng ta trước những sự kiện này. Bị chi phối bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng phản ứng với cuộc sống một cách bốc đồng và bản năng hơn là phản ứng trên cơ sở phán xét đã cân nhắc. Những hành động như vậy tiết lộ đời sống nội tâm của một người – tập chú của họ - và ai và điều gì quyết định sự bình an và niềm vui của họ (1 Ga 2:3-6; Mt 5:44; Gt 5:19-21; Cl 3:5).
Sự tập chú thông thường của chúng ta là vào những gì người khác đã làm hoặc không làm được. Khi chúng ta duy trì tư thế tự phòng và tự vệ, chúng ta có xu hướng phán xét, lên án, chỉ trích, đổ lỗi và những phản ứng tương tự. Sự tập chú vào bản thân này là nơi sinh sôi của sự tức giận, thất vọng, tuyệt vọng, cay đắng, tủi thân và những thứ tương tự - một cuộc sống đầy cảm xúc. Một cuộc sống hướng về cảm xúc là một khu vực màu mỡ trong đó Satan hoạt động và sống nhờ (St 4:7).
Làm
(Ga 14:21; Gcb 1:22-25 ) Kẻ không theo Thiên Chúa sống theo các giác quan của mình. Cuộc sống của họ được định hướng bởi cách thức và những gì họ cảm nhận. Đây là điều phân biệt một Kitô hữu dấn thân với thế gian: Kitô hữu sống theo thánh ý Thiên Chúa, không theo cảm xúc. Tuy nhiên, bản thân cảm xúc không có gì sai cho đến khi chúng ta hành động dựa theo chúng. Chúng ta không bị dẫn dắt hay sống theo cảm tính. Chúng ta phải tính và lưu ý tới các ý hướng của mình - tinh thần đang được biểu lộ. Sau đó hãy cầu xin Thiên Chúa ban ân sủng để bảo đảm rằng chúng ta đáp ứng theo cách tôn kính và tôn vinh Người.
Bất kể chúng ta cảm thấy ra sao, chúng ta phải làm theo lời Chúa dạy chúng ta làm. Khi chúng ta làm đẹp lòng Chúa Cha, những cảm xúc hợp lòng Thiên Chúa sẽ theo sau - niềm vui của Chúa. Sống theo lời Chúa là phục vụ Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Bất cứ điều gì được làm mà không có đức tin, không tham chiếu lời Thiên Chúa đều là tội lỗi ( Gcb 4:17; Eph 4:29; Rm 2:6-9; Ga 3:21; 1 Ga 2:3; Cn 1:22- 31; Rm 8:13).
Gốc rễ
(2Cr 5:17; Grm 17:9) Những đáp ứng và phản ứng của chúng ta đối với cuộc sống phản ảnh gốc rễ, nguồn gốc hiện hữu của chúng ta. Suy nghĩ, lời nói và hành động của con người truyền tải tính chất của những cội nguồn này. Ở đây chúng ta có thể xác định các khuôn mẫu và thành trì tội lỗi đã phát triển qua nhiều năm, đặc trưng cho lối sống và nhân cách của cá nhân.
Loại vấn đề gốc rễ rất nhiều: đạo đức giả, thao túng, nói dối, gian lận, trộm cắp, khoe khoang, đổ lỗi, ích kỷ, bảo vệ bản thân, tư lợi, giận dữ, thiếu kiên nhẫn, thương thân, dâm ô, vô đạo đức, tham lam, ác ý, lừa dối, v.v. - một cuộc sống được đặc trưng bởi cái tôi ngự trên ngai vàng của cuộc đời mình.
Chìa khóa
Chúng ta thiết lập nguồn gốc thần thánh bằng cách thay đổi Tôi thành Chúng tôi, bạn trong sự kết hợp với Chúa Kitô. Điều này bắt đầu với sự tái sinh, tiếp theo là sự đổi mới tâm trí hàng ngày. Như vậy, cuộc sống được đối đầu trên cơ sở lời Chúa - ý muốn của Chúa. Khi chúng ta thực hành lời Chúa, Chúa Thánh Thần thay đổi cội rễ của chúng ta và ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Đây là một quá trình thanh lọc. Và đến lượt chúng ta, bắt đầu đáp lại cuộc sống theo cách tôn vinh Thiên Chúa (2 Cr 10:3-5; Gt 5:22-23; 2 Pr 1:3-8; Eph 4:22- 24; Cl 3:10 ).
Tiếp cận các giải pháp
Viễn ảnh
(Is 55:8-9; Cn 14:12) Chúng ta phải nhìn cuộc sống từ viễn ảnh của Thiên Chúa, quan điểm của Người, chứ không phải từ đường lối, kinh nghiệm, ý tưởng, quan điểm của chúng ta, những gì người khác nói, triết lý của thế giới hay tâm lý học của nó. Vấn đề cơ bản và thách thức lớn nhất mà bạn sẽ phải đối diện trong việc thực hiện những thay đổi để tôn vinh Chúa Kitô là chết đi cái tôi. Quan điểm của Kinh thánh liên quan đến “cái tôi” hoàn toàn trái ngược với những gì mà sự khôn ngoan của thế gian này tuyên bố (Lc 9:23-24).
Thành thử, sống theo Kinh thánh là đáp lại những thử thách của cuộc sống theo cách làm hài lòng và tôn vinh Thiên Chúa, không còn làm hài lòng và vui lòng bản thân (1Cr 3:19-20; 1Ga 2:15-17; 1Ga 2:20, 27; 1Cr 2:12-13).
Hy vọng
(Dt 6:18-20) Niềm hy vọng là chiếc neo của linh hồn vì nó ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Chúa Kitô ở trong tôi, Đấng Được Xức Dầu, phá vỡ ách áp lực của cuộc sống đối với tôi. Và công việc của tôi là phát triển hình ảnh bên trong của Chúa Kitô trong tôi, rằng trong Người, tôi còn hơn cả một người chiến thắng, không bao giờ ở dưới nhưng luôn vượt qua hoàn cảnh, bất kể tôi phải đối đầu với điều gì trong cuộc sống.
Việc thực sự tin trong cốt lõi hữu thể tôi rằng tất cả những lời hứa của Thiên Chúa là của tôi tùy thuộc vào việc tôi sống trong và bởi lời hằng sống của Thiên Chúa (Ga 16:33; Gcb 1:2-4).
• (Edk 36:26-27) Thiên Chúa đã ban cho tôi trái tim bằng thịt, đặt Thánh Linh của Người vào trong tôi và ban cho tôi sức mạnh để thực hiện mệnh lệnh của Người.
• (1Cr 2:12-13) Là con Thiên Chúa, tôi nhận được kiến thức mặc khải qua lời Thiên Chúa trong và qua tinh thần nhân bản của tôi.
• ( Rm 8:28-29 ) Bất kể điều gì xảy ra với tôi trong cuộc sống khi tôi kêu cầu Thiên Chúa, Người sẽ can thiệp vào cuộc đời tôi, Người sẽ chạm đến những trải nghiệm của tôi, cứu chuộc quá khứ của tôi và khiến mọi việc diễn ra có lợi cho tôi.
• (1Cr 10:13 ) Thiên Chúa là Đấng thành tín. Khi tôi đặt niềm tin vào Người, Người sẽ đem tôi ra khỏi thành công.
• (Dt 4:15-16; Dt 7:25 ) Tất cả những gì tôi phải làm là dạn dĩ cầu xin, và Ân sủng Thiên Chúa luôn sẵn sàng cho tôi, và máu huyết của Chúa Giêsu Kitô luôn cầu thay, rửa sạch và tẩy sạch mọi cảm giác tội lỗi và xấu hổ 6:3-6) Bản chất con người cũ của tôi và tất cả quá khứ của tôi đã được chôn cùng với Chúa Kitô khi tôi chịu phép rửa trong cái chết của Người. Trong lễ chôn cất, tôi cũng được sống lại với Người trong cuộc sống mới, được giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và bây giờ được tự do để làm những việc công chính.
Thay đổi
(St 4:7; Eph 5:14-16) Chúng ta phải chọn thay đổi. Chúng ta không thể coi cuộc sống là điều hiển nhiên, bất cẩn hay tùy tiện trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Thiên Chúa đặt chúng ta trên trái đất này để tích cực thay thế cái ác bằng sự công chính.
(Mt 7:1-5; 1Cr 11:28-31) Quan trọng là tôi tự xét đoán mình hàng ngày, rằng tôi đang bước đi trong Thánh Linh, đáp lại cuộc sống theo đường lối của Thiên Chúa, thì tôi mới có thể giúp phục hồi người khác.
(Rm 12:1-2) Toàn bộ con người tôi thuộc về Chúa để Người sử dụng. Điều này đòi hỏi một cuộc cải tổ toàn diện con người tôi, tách tôi ra khỏi quá khứ, hệ thống và những ảnh hưởng của thế giới để phù hợp với đường lối của Chúa.
(Eph 4:25-32; Cl 3:5-17; Rm 12:9-21; 1Pr 2; 1Pr 3) Được liệt kê trong các tham chiếu này là những điều cơ bản cần phải được bắt đầu và trì hoãn và thay đổi đối để hướng dẫn và dẫn dắt một người sống một lối sống theo Kinh Thánh.
(Rm 8:29; 1Ga 3:8) Hãy tự kiểm tra bản thân hàng ngày để xem liệu tôi có sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa cho ngày hôm đó hay không, có phải là một chúc phúc và phá hủy công việc của ma quỷ hay không.
Tìm sự cứu rỗi của bạn
( Pl 2:12-13; Tv 1:1; Ga 15:5) Kẻ thù không bao giờ ngừng hành động. Điều này buộc chúng ta phải hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa 24 giờ một ngày: ý thức về sự Hiện diện của Người và tích cực tham gia vào việc theo đuổi việc thiết lập sự công bình của Người trong mọi nỗ lực của cuộc sống.
(Gcb 1:21-25) Thông qua quá trình suy niệm, chúng ta thay đổi con người bên trong, cội rễ của mình. Và từ nguồn gốc thần thánh, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Điều này tiếp tục cho đến khi chúng ta trải nghiệm được sự trọn vẹn của Thiên Chúa và bày tỏ sự Hiện diện của Người bất cứ nơi nào chúng ta đi.
(Eph 4:22-24; 1Ga 2:3-5 ) Chúng ta phải xác định những lĩnh vực cần thay đổi, cụ thể để xác định những điểm trì hoãn và những điểm lên đường thích hợp.
VietCatholic TV
Phi công F-16 Ukraine gặp nạn. Tướng Mỹ, EU kêu gọi bỏ các hạn chế về ATACMS. Durov lo sợ bị ám toán
VietCatholic Media
03:10 30/08/2024
1. Ukraine xác nhận máy bay F-16 bị rơi, phi công tử nạn
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, đã xác nhận tin đồn rộ lên một ngày trước đó rằng một trong những chiến đấu cơ F-16 của nước này đã bị rơi hôm thứ Hai 26 Tháng Tám, khiến phi công bên trong thiệt mạng.
Hôm thứ Hai, Nga đã thực hiện một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa lớn vào Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Mạc Tư Khoa đã phóng hơn 100 hỏa tiễn và 100 máy bay điều khiển từ xa trong cuộc tấn công. Tuy nhiên, hầu hết số hỏa tiễn của Nga được dùng trong các cuộc tấn công đã bị F-16 chặn lại.
Vụ rơi máy bay F-16 là vụ mất mát đầu tiên được báo cáo của một trong những chiến đấu cơ do Hoa Kỳ sản xuất sau khi Ukraine nhận được một số máy bay F-16 vào cuối tháng trước. Người ta tin rằng ít nhất sáu máy bay F-16 đã được chuyển đến quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này từ các đồng minh của mình.
Tướng Oleshchuk cho biết người phi công đã thiệt mạng được xác định là Trung Tá Oleksii Mes, thuộc Bộ tư lệnh Không quân miền Tây Ukraine. Anh thường được gọi bằng biệt danh “Moonfish”.
Trung Tá Oleksii Mes sinh ngày 20 Tháng Mười, 1993. Anh là chỉ huy phi đội MIG-29 của Bộ tư lệnh Không quân miền Tây Ukraine khi Putin bắt đầu cuộc xâm lược vào Ukraine.
Tháng 6, 2022 anh cùng với một phi công Ukraine khác là Juice sang Hoa Kỳ để thuyết phục giao F-16 cho Ukraine. Hai anh đã gặp gỡ các nhà lập pháp trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
Tháng 8, 2023 anh lên đường sang Hoa Kỳ theo học lái máy bay F-16.
Tướng Oleshchuk cho biết, vào ngày Thứ Hai, 16 Tháng Tám, “Oleksii đã phá hủy ba hỏa tiễn hành trình và một máy bay điều khiển từ xa tấn công trong khi đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của Nga kết hợp UAV và hỏa tiễn. Oleksii đã cứu người Ukraine khỏi những hỏa tiễn chết người của Nga. Thật không may, phải trả giá bằng chính mạng sống của mình”.
Tướng Oleshchuk cho biết theo đánh giá của ông, chiếc máy bay gặp nạn bị trở ngại kỹ thuật vì dù sao nó cũng là một chiếc máy bay đã cũ.
Bộ Quốc phòng Ukraine đang điều tra vụ tai nạn với sự cộng tác của các chuyên gia NATO.
Kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Mạc Tư Khoa đã phá hủy các khu vực dân sự ở quốc gia Đông Âu này bằng các cuộc tấn công tầm xa.
Bỉ, Đan Mạch, Hòa Lan và Na Uy—tất cả đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương—đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 60 máy bay F-16 để giúp chống lại lực lượng Nga. NATO đã hỗ trợ Ukraine trong suốt cuộc chiến.
F-16 chắc chắn sẽ giúp Ukraine như Tổng thống Zelenskiy nói vào thứ Ba 27 Tháng Tám, rằng các máy bay phản lực đã cho thấy kết quả tốt trong cuộc tấn công hôm thứ Hai. Nga có số chiến đấu cơ nhiều hơn Ukraine khoảng 10 lần. Theo các quan chức Kyiv, nước này cần ít nhất 130 chiến đấu cơ F-16 để vô hiệu hóa sức mạnh không quân của Nga.
Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần yêu cầu các đồng minh dỡ bỏ lệnh hạn chế đối với vũ khí mà nước này cung cấp cho Ukraine để có thể bắn chúng vào sâu trong lãnh thổ Nga nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng.
“Tất cả các đối tác của chúng ta nên tích cực hơn nữa—tích cực hơn nhiều—trong việc chống lại khủng bố Nga,” Zelenskiy nói. “Chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng quyết tâm của họ hiện nay—gỡ bỏ các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa đối với Ukraine ngay bây giờ—sẽ giúp chúng ta chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt theo cách công bằng cho Ukraine và toàn thế giới.”
[Newsweek: Ukraine Confirms F-16 Crash, Pilot's Death]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới ngày 29/08/2024
3. Cựu tướng hàng đầu cảnh báo Ukraine sẽ thua trong chiến tranh trừ khi Mỹ đẩy mạnh hơn nữa
Một cựu tướng Mỹ và chỉ huy hàng đầu của NATO đã cảnh báo rằng Ukraine sẽ phải đối mặt với thất bại trừ khi Mỹ tăng cường đáng kể sự hỗ trợ quân sự chống lại Nga.
Tướng Philip Breedlove, người chỉ đạo các hoạt động của NATO ở Âu Châu từ năm 2013 đến năm 2016, cho rằng Ukraine có nguy cơ thua trong cuộc chiến trừ khi Mỹ xem xét lại hướng dẫn sử dụng hỏa tiễn.
“Cuộc chiến này sẽ kết thúc theo cách các nhà hoạch định chính sách phương Tây quyết định nó sẽ kết thúc như thế nào”, vị lãnh đạo bốn sao đã nghỉ hưu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết.
Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh hoạt động quân sự gia tăng trên thực địa ở Ukraine và gia tăng tranh luận về vai trò của quốc gia này trong cuộc xung đột.
Breedlove nói: “Nếu chúng ta tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm, Ukraine cuối cùng sẽ thua”. “Bởi vì hiện tại chúng ta cố tình không đưa cho Ukraine những gì họ cần để giành chiến thắng.”
Hiện tại, Mỹ áp đặt các hạn chế đối với hỏa tiễn đạn đạo tầm xa mà nước này cung cấp cho Ukraine, ngăn chặn việc sử dụng chúng nhằm vào các mục tiêu quân sự ở Nga.
Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định đường lối cung cấp dè dặt các vũ khí tiên tiến cho Ukraine là rất quan trọng để tránh gây ra phản ứng trả đũa từ Putin.
Các quan chức đảng Dân chủ cho rằng việc lựa chọn cẩn thận thời điểm và lựa chọn vũ khí được cung cấp là điều cần thiết để ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Một số nhà phân tích đồng tình, cho rằng cuộc tấn công của Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa của Mỹ có thể được Putin coi là cuộc tấn công trực tiếp của Mỹ.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, các nhà phân tích an ninh và các nhà ngoại giao từ lâu đã đồng ý với Đại tướng Breedlove rằng những hạn chế này nên được nới lỏng.
Khi Ukraine tiếp tục tấn công và Nga đáp trả bằng hàng loạt máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn, áp lực lên chính phủ ngày càng gia tăng nhằm nới lỏng lập trường thận trọng về việc triển khai vũ khí phương Tây trong cuộc xung đột.
Trong những tuần gần đây, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công táo bạo trên bộ vào khu vực Kursk phía nam của Nga, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên như vậy kể từ Thế chiến II.
Động thái này, cùng với sự tấn công mạnh mẽ của hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga, đã làm tăng thêm lời kêu gọi Mỹ xem xét lại đường lối hỗ trợ quân sự của mình.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã điều hướng một sự cân bằng mong manh – bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đồng thời bày tỏ sự thất vọng trước việc đáp ứng chậm chạp nhu cầu có thêm vũ khí và đạn dược.
Trong những tuần gần đây, ông đã tăng cường kêu gọi Hoa Kỳ, lập luận rằng Ukraine nên được phép sử dụng mọi loại vũ khí sẵn có để chiến đấu.
Zelenskiy một lần nữa kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đối với hỏa tiễn ATACMS tầm xa, điều này sẽ cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
“Một ông già ốm yếu ở Quảng trường Đỏ, người liên tục đe dọa mọi người bằng nút đỏ, không thể cứ tiếp tục ra lệnh cho chúng ta bất kỳ đường ranh giới đỏ nào của ông ấy”.
Josep Borrell, nhà lãnh đạo bộ phận đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, ủng hộ việc dỡ bỏ các hạn chế đối với hỏa tiễn tầm xa, cho rằng điều đó sẽ cải thiện khả năng phòng thủ của Ukraine và giảm khả năng hủy diệt của Nga.
Ông viết hôm thứ Hai trên X sau khi Nga phóng hơn 200 hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa vào Ukraine. Việc dỡ bỏ những hạn chế như vậy “sẽ tăng cường khả năng tự vệ của Ukraine, cứu sống và giảm thiểu sự tàn phá ở Ukraine”. Ngày hôm sau, Nga phóng thêm 91 quả nữa.
Ông Borrell nhắc lại rằng việc dỡ bỏ các hạn chế trong việc sử dụng khả năng chống lại quân đội Nga tham gia xâm lược Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc tế, sẽ tăng cường khả năng tự vệ của Ukraine, bảo đảm an toàn cho sinh mạng và giảm thiểu sự tàn phá ở Ukraine.
Theo Bill Taylor, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đang xem xét lại tầm nhìn chiến lược từng được các đồng minh chia sẻ cho giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.
Taylor, người phục vụ từ năm 2006 đến năm 2009, gợi ý rằng trọng tâm của Ukraine trong thời gian còn lại của năm sẽ là xây dựng lại lực lượng lục quân và tăng cường khả năng gây thiệt hại đáng kể cho các vị trí của Nga.
Ông giải thích, mục tiêu là tạo ra một tình thế trong đó Nga buộc phải tìm kiếm một lệnh ngừng bắn với những điều kiện có lợi cho Ukraine trong năm tới.
Trọng tâm của chiến lược này là sử dụng các cuộc tấn công hỏa tiễn tầm xa nhằm vào các mục tiêu của Nga.
[Newsweek: Ukraine Will Lose War Unless U.S. Steps Up: Former Top General]
4. Ukraine cầu xin: Hãy để chúng tôi đánh vào chỗ đau của Nga
Ukraine muốn Liên Hiệp Âu Châu sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Washington dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga, khi Kyiv tìm cách phát huy những thành quả trên chiến trường và chống lại làn sóng tấn công mới.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trả lời phỏng vấn với POLITICO trước cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, rằng Liên Hiệp Âu Châu “có thể và nên đóng vai trò thuyết phục Hoa Kỳ đưa ra quyết định này”.
Ukraine đã cầu xin các đồng minh cho phép quân đội của mình triển khai vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, trong bối cảnh nước này phải đối mặt với các cuộc tấn công mới vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng của mình.
Một số đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, đang phản đối, cho rằng động thái như vậy có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.
Kyiv cần “sự hỗ trợ để cuối cùng dỡ bỏ các hạn chế về các cuộc tấn công tầm xa vào tất cả các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”, Kuleba nói. “Tất nhiên, quyết định này chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ và Anh, nhưng Pháp cũng là một bên và là một phần của Liên Hiệp Âu Châu”.
Cuộc họp hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, tại Brussels, nơi sẽ tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, diễn ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, và Andriy Yermak, cố vấn cao cấp của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đến Washington DC để tranh luận rằng các hạn chế về việc sử dụng vũ khí phương Tây nên được dỡ bỏ.
Cùng với những lo ngại về nguy cơ leo thang, chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã nhấn mạnh niềm tin của mình rằng có rất ít lợi thế chiến thuật khi cho phép vũ khí tấn công các mục tiêu ở Nga vì nhiều tài sản đã được di chuyển ra khỏi tầm bắn. Nhưng POLITICO đã đưa tin trong tuần này rằng trong nỗ lực cuối cùng để thay đổi suy nghĩ của Hoa Kỳ, Umerov và Yermak sẽ trình bày một danh sách các mục tiêu tầm xa ở Nga mà họ tin rằng quân đội Kyiv có thể tấn công nếu Washington dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí của Hoa Kỳ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó đã mở cửa cho phép Ukraine tấn công các căn cứ quân sự sâu trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây.
Kuleba cho biết ông không “đặt câu hỏi về ý định tốt” của tổng thống Pháp. “Nhưng thực tế là chúng tôi vẫn chưa thể bắn... Ngay khi chúng tôi có thể bắn, ngay khi chúng tôi có đủ hỏa tiễn và có thể sử dụng chúng, thì chắc chắn sẽ có hiệu quả. Nhưng cho đến bây giờ chúng tôi vẫn đang trong quá trình đàm phán, đàm phán và đàm phán.”
Kuleba, người sẽ tham dự cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu để trực tiếp đưa ra lời kêu gọi của mình tới họ, cũng sẽ đưa ra lập luận về việc sử dụng năng lực phòng không ở các nước Liên Hiệp Âu Châu như Ba Lan để bảo vệ một phần không phận của Ukraine. Ông cho biết: “Tôi không nghi ngờ về thiện chí của Ba Lan trong việc xây dựng các cơ chế phòng thủ”, nhưng “họ không thể tự mình làm được. Chúng ta cần các đối tác hỗ trợ họ trong vấn đề này”. Điều đó phản ánh thực tế là hệ thống phòng không của Ba Lan được tích hợp với NATO.
Kuleba cho biết: “Lập luận cho rằng điều này sẽ khiến một số nước tham gia vào cuộc chiến là vô nghĩa”, đồng thời bác bỏ ý tưởng rằng việc tiêu diệt hỏa tiễn của Nga ở các khu vực giáp ranh với Ba Lan sẽ là hành động leo thang. “Bạn không tham gia vào cuộc chiến khi bắn hạ một hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa bay theo hướng vào nhà bạn và thực sự có thể gây ra thiệt hại cho lãnh thổ của bạn”, ông nói.
Kuleba cũng kêu gọi các nước NATO khác chặn hỏa tiễn của Nga trên bầu trời Ukraine.
“Chúng tôi đang nói về máy bay không chỉ bay trong không phận Ba Lan mà còn có khả năng đánh chặn hỏa tiễn của Nga trong không phận Ukraine”, ông nói, lưu ý rằng Zelenskiy đã thảo luận vấn đề này với nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7. “Chúng tôi đã làm việc về vấn đề này kể từ đó thông qua các kênh quân sự và ngoại giao, nhưng đã đến lúc phải đưa ra quyết định. Gần đây, các bạn đã thấy các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga kinh khủng như thế nào”, ông nói, ám chỉ đến các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong tuần này, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Kuleba cũng đang tìm cách khuyến khích mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Ukraine. “Sau hai năm rưỡi chiến tranh, chúng tôi đã tăng cường sản xuất và xây dựng năng lực. Và cách hiệu quả nhất về chi phí và thời gian để cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương và không sát thương là mua từ chính các nhà sản xuất của chúng tôi”, ông nói.
Nhưng ông cảnh báo rằng phương Tây không nên lấy lý do này để ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi nước này vẫn đang tự vệ trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
“Tất nhiên, mỗi vũ khí mới mà chúng tôi tự phát triển đều khiến chúng tôi cảm thấy tự tin hơn. Nhưng thành công của Ukraine trong việc phát triển và ứng dụng vũ khí hiện đại không nên là cái cớ để các nước đối tác không cung cấp vũ khí tương tự cho Ukraine. Quy mô của cuộc chiến này và sự hy sinh mà chúng tôi đang thực hiện đã chứng minh rằng chúng ta chỉ có thể thành công khi chúng ta hành động cùng nhau.”
Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu vào thứ năm đã được lên kế hoạch diễn ra tại Budapest, dưới sự bảo trợ của Hung Gia Lợi là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu. Tuy nhiên, các nước Liên Hiệp Âu Châu đã tẩy chay cuộc họp vì sự bất an ngày càng tăng đối với việc Thủ tướng Viktor Orbán cản trở chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu liên quan đến Ukraine, bao gồm cả chuyến thăm Mạc Tư Khoa của nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi vào tháng trước.
[Politico: Let us hit Russia where it hurts, Ukraine pleads]
5. Bắc Hàn bắn hỏa tiễn để chứng tỏ khả năng với Nga
Theo truyền thông nhà nước, Bắc Hàn hôm thứ Ba đã thử nghiệm hệ thống phóng hỏa tiễn đa nòng, đây có thể là một cuộc biểu diễn chào hàng đối với Nga, quốc gia đã bắn đạn pháo của Bắc Hàn trong cuộc chiến chống Ukraine.
Cuộc thử nghiệm bệ phóng hỏa tiễn 240 ly gắn trên xe tải diễn ra một ngày sau khi Nam Hàn đưa tin họ tin rằng số container vận chuyển đạn dược đến Nga đã tăng gấp đôi kể từ tháng Hai.
Những bức ảnh kèm theo báo cáo của Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn cho thấy bệ phóng mới, được cho là đang trong giai đoạn sản xuất, bắn hỏa tiễn ra khỏi bờ biển trước sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân và các quan chức quốc phòng.
Cơ quan truyền thông này viết rằng nền tảng này rằng, với khả năng cơ động cao hơn và hệ thống dẫn đường hỏa tiễn mới được nâng cấp, “tỏ ra có lợi thế về mọi chỉ số”, và do đó, theo chỉ đạo của ông Kim, nó sẽ thay thế các thiết bị pháo binh hiện đang được triển khai.
Chế độ Kim đã tiến hành hàng chục vụ thử hỏa tiễn kể từ năm 2022 khi nước này hiện đại hóa năng lực quân sự, bao gồm hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung, một số trong đó được cho là hỏa tiễn có khả năng hạt nhân, siêu thanh và hỏa tiễn hành trình.
Washington và Hán Thành đã lên tiếng quan ngại về hoạt động buôn bán vũ khí Bắc Hàn-Nga.
Trong một báo cáo được công bố cho công chúng vào hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, tình báo Nam Hàn cho biết hơn 13.000 container vũ khí bị nghi ngờ, hoặc đủ để vận chuyển hơn 6 triệu quả đạn pháo 152 ly, đã được theo dõi đang trên đường đến Nga từ cảng Najin của Bắc Hàn. Con số này gấp đôi số container vận chuyển mà Bộ Quốc phòng Hán Thành báo cáo vào tháng 2.
Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã phủ nhận việc chuyển giao vũ khí, mặc dù Ukraine đã báo cáo rằng hỏa tiễn của Bắc Hàn đang được sử dụng trong nước, bao gồm cả các cuộc tấn công vào dân thường như vụ tấn công khiến một người cha và con trai nhỏ của ông thiệt mạng ở Kyiv vào đầu tháng này.
Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Hàn vào tháng 6, chuyến thăm đầu tiên của ông tới quốc gia này sau 24 năm. Trong thời gian Putin ở lại, ông và Kim đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự cam kết viện trợ trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công.
Nam Hàn lên án hiệp ước này và đe dọa sẽ xem xét lại chính sách không cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Đầu năm nay, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để chấm dứt một nhóm chuyên gia giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với quốc gia bị thế giới xa lánh này.
[Newsweek: North Korea Fires Missiles in Demonstration for Russia]
6. Giám đốc điều hành Telegram Durov bị buộc tội nhiều tội danh liên quan đến ứng dụng nhắn tin ở Pháp
Reuters đưa tin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Telegram, Pavel Durov, đã bị buộc tội tại tòa án Pháp vào ngày 28 tháng 8 vì tội đồng lõa trong việc phát tán hình ảnh khiêu dâm của trẻ em và các tội phạm khác, chẳng hạn như buôn bán ma túy thông qua ứng dụng nhắn tin.
Theo Reuters, công tố viên Paris Laure Beccou cho biết thẩm phán kết luận rằng có cơ sở để điều tra chính thức về tất cả 12 cáo buộc mà Durov ban đầu bị giam giữ 4 ngày trước.
Các cáo buộc bao gồm nghi ngờ đồng lõa trong việc quản lý một nền tảng trực tuyến cho phép giao dịch bất hợp pháp, khiêu dâm trẻ em, buôn bán ma túy và lừa đảo, cũng như từ chối cung cấp thông tin cho chính quyền, rửa tiền và cung cấp dịch vụ mật mã cho tội phạm.
Durov được tại ngoại với điều kiện phải nộp 5 triệu euro hay 5,6 triệu Mỹ Kim, báo cảnh sát hai lần một tuần và không được rời khỏi lãnh thổ Pháp. Sau khi tin tức Durov được tại ngoại, người ta thấy lần đầu tiên có một nhân vật được đề cập đến trên trang nhất các tờ báo Nga nhiều hơn Vladimir Putin, bất kể tình trạng sôi sục đang diễn ra tại tỉnh Kursk vì cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine. Theo các phương tiện truyền thông Nga, việc Durov được tại ngoại nhanh như thế chứng tỏ anh ta rất hợp tác với chính quyền Pháp, và đó là một tin rất buồn cho Nga.
Ukraine được tin là đang muốn moi từ Durov các sĩ quan Nga nào đã ra lệnh giết hại tù binh chiến tranh, và những ai trong chuỗi chỉ huy đã ra lệnh đánh bom vào các các cơ sở hạ tầng dân sự. Trong khi đó, Liên Hiệp Âu Châu muốn biết ai đứng sau các vụ tấn công hỗn hợp vào Đức, Ba Lan, và các nước khác.
Durov bị bắt tại phi trường Le Bourget ở ngoại ô Paris vào ngày 24 Tháng Tám sau khi hạ cánh bằng máy bay riêng. Sinh ra ở St. Petersburg, Durov có quốc tịch Pháp vào năm 2021 nhưng được cho là sống ở Dubai.
Vào ngày 28 tháng 8, Politico đưa tin rằng Pháp đã ban hành lệnh bắt giữ Pavel Durov và anh trai Nikolai Durov, người sáng lập dịch vụ nhắn tin Telegram, vào tháng 3.
Tài liệu mà Politico thu được cho thấy cuộc điều tra của Pháp về Telegram có quy mô sâu rộng hơn và được tiến hành sớm hơn vài tháng so với suy nghĩ trước đây. AFP đưa tin trước đó rằng cuộc điều tra đã được mở vào tháng 7.
Pavel Durov, người có tài sản ròng ước tính khoảng 15,5 tỷ Mỹ Kim, đã rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên nền tảng truyền thông xã hội VK của Nga mà sau đó anh ta đã bán.
Theo Kremlingram, một nhóm người Ukraine vận động chống lại việc sử dụng Telegram, Durov đã tuyên bố rằng anh ta là một kẻ ngang ngược và đã bị trục xuất khỏi Nga. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 8, có thông tin cho rằng anh ta đã đến thăm Nga hơn 60 lần kể từ khi rời khỏi đất nước này.
Kênh Baza ủng hộ Điện Cẩm Linh đưa tin, các quan chức, các lực lượng quân đội và cơ quan thực thi pháp luật đã được hướng dẫn xóa tất cả thông tin liên lạc của họ khỏi Telegram.
Margarita Simonyan, nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, cho biết như trên: “Tất cả những người đã quen với việc sử dụng nền tảng này cho các cuộc trò chuyện nhạy cảm nên xóa những cuộc trò chuyện đó ngay bây giờ và đừng làm như vậy nữa”. “Durov đã bị bắt để lấy chìa khóa. Và anh ta sẽ đưa chúng.”
Theo các quan sát viên, khi được tại ngoại, Durov cần phải hết sức cẩn thận, anh ta hoàn toàn có thể bị rơi từ cửa sổ xuống đất vỡ sọ chết, hay bị nhiễm phải một chất độc thần kinh.
[Kyiv Independent: Telegram CEO Durov charged with several crimes related to messaging app in France]
7. Nhà máy Pennsylvania tăng cường sản xuất đạn pháo cho chiến tranh Ukraine
Các quan chức chính phủ tiết lộ trong tuần này rằng một nhà máy sản xuất đạn dược ở Scranton, Pennsylvania, đang tăng cường sản xuất đạn pháo phục vụ cho cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Nhà máy đạn dược của quân đội Scranton đã tăng sản lượng lên 50 phần trăm để đáp ứng nhu cầu vũ khí tăng cao trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Đông Âu, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Nhà máy cắt và rèn các thanh thép nặng 2,00 pound thành các viên đạn pháo 155 ly. Các viên đạn sau đó được vận chuyển đến Iowa, nơi chúng được đóng gói bằng thuốc nổ và lắp ngòi nổ. Gần đây, nhà máy Scranton và hai nhà máy đạn dược khác ở Wilkes-Barre đã tăng sản lượng từ 24.000 viên đạn mỗi tháng lên 36.000 viên.
Nhà máy Scranton hiện đang được đầu tư hiện đại hóa trị giá 400 triệu Mỹ Kim, một trong những dự án lớn nhất trong lịch sử nhà máy. Các quan chức đang tiến hành một nửa quá trình hiện đại hóa với khoảng 20 dự án khác nhau đang được tiến hành. Theo quan chức hàng đầu của nhà máy, hiện có ba dây chuyền sản xuất mới đang được phát triển nhằm tăng thêm số lượng đạn được sản xuất.
Richard Hansen, đại diện chỉ huy quân đội tại nhà máy, nói với các cửa hàng mới hôm thứ Ba trong chuyến tham quan khuôn viên nhà máy: “Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào 155. Đó gần như là tất cả những gì chúng tôi đang tập trung vào”. “Chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để bảo đảm đạt được mục tiêu mà Ngũ Giác Đài đã đặt ra”.
Theo hồ sơ của chính phủ, kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Hoa Kỳ đã gửi hơn 3 triệu viên đạn pháo 155 ly tới Ukraine. Trong khi đó, vào đầu tháng 8, Tòa Bạch Ốc thông báo sẽ gửi cho Ukraine thêm 125 triệu Mỹ Kim vũ khí, bao gồm hỏa tiễn Stinger, đạn pháo 155 ly và 105 ly, đạn và các phương tiện thuộc Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS.
Nhà máy rộng 500.000 foot vuông này thuộc sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ và được điều hành bởi General Dynamics, một công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ toàn cầu. Phát ngôn nhân của General Dynamics nói với Associated Press (AP) rằng có khoảng 300 người làm việc tại nhà máy. Các nhân viên vận hành thiết bị sản xuất vỏ và mỗi vòng đều được kiểm tra thủ công ở mỗi bước của quy trình.
Trong khi đó, một trong những dây chuyền sản xuất mới được giới thiệu trong chuyến tham quan hôm thứ Ba có một chiếc máy mới có thể thực hiện công việc của ba công nhân, giúp tận dụng tối đa không gian trong nhà máy.
Hansen nói: “Chúng tôi muốn nó đi đến nơi chúng tôi chỉ. Chúng tôi muốn nó đi xa đến mức chúng tôi cần để thực hiện công việc của mình. Mạng sống phụ thuộc vào nó - mạng sống của đội súng, mạng sống của thường dân vô tội phụ thuộc vào việc đợt này thực hiện chính xác những gì chúng tôi muốn nó thực hiện trên chiến trường.”
Đầu tháng này, Ukraine đã phát động một chiến dịch quân sự bất ngờ ở khu vực Kursk của Nga. Đây là cuộc xâm nhập lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến thứ hai và đã gây ra sự thay đổi trong cuộc chiến, vốn chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Ukraine trong hai năm qua.
Mặc dù chiến dịch Kursk đã buộc khoảng 130.000 người Nga phải di tản, nhưng vẫn chưa rõ chiến dịch quân sự này có thể làm suy yếu vị thế của Nga ở Ukraine ở mức độ nào.
Trong khi đó, Nga đã gửi quân tiếp viện đến khu vực Kursk và đầu tuần này, Nga đã bắn hàng chục hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa khắp Ukraine, một số trong số đó đã bị chiến đấu cơ F-16 do phương Tây cung cấp bắn hạ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí mà nước này cung cấp cho đất nước bị chiến tranh tàn phá này để Ukraine có thể bắn vào sâu bên trong nước Nga nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng.
[Newsweek: Pennsylvania Plant Ramps Up Artillery Shell Production for Ukraine War]
8. Thủ tướng Tusk cho biết các đồng minh cảnh báo Ba Lan hạn chế các hoạt động phòng không
Hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu trong cuộc họp báo rằng các đồng minh khuyên Ba Lan nên kiềm chế khi giải quyết các vụ vi phạm không phận Ba Lan chưa xác định.
Theo tờ báo Rzeczpospolita, Thủ tướng Tusk thừa nhận rằng rất khó để xác định mục tiêu có phải là đối tượng dân sự hay không. Các đồng minh cũng khuyến nghị Ba Lan kiềm chế khi bắn hạ các mục tiêu trên không khi không có mối đe dọa hoặc hành vi xâm lược.
Warsaw, một thành viên của liên minh, thường xuyên điều động chiến đấu cơ để bảo vệ không phận Ba Lan khi lực lượng Nga tiến hành các cuộc tấn công trên không quy mô lớn vào Ukraine. Chúng chưa bao giờ được sử dụng để phá hủy hỏa tiễn hoặc máy bay điều khiển từ xa của Nga.
Quyết định cuối cùng về việc bắn hạ một mục tiêu đang bay trong thời bình thuộc về Chỉ huy tác chiến Maciej Klisz. Thủ tướng Tusk cho biết ông sẵn sàng thay đổi luật về người chịu trách nhiệm cho quyết định như vậy và tuyên bố Ba Lan có thể thay đổi các quy tắc ngay khi cần thiết.
Một máy bay điều khiển từ xa của Nga đã bay vào không phận Ba Lan vào sáng sớm ngày 26 tháng 8 trong bối cảnh một cuộc tấn công ồ ạt vào Ukraine. Đây không phải là lần đầu tiên không phận Ba Lan bị xâm phạm kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện chống lại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Nga tấn công vào 15 trong số 24 khu vực của Ukraine vào ngày 26 tháng 8, phóng hơn 200 hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa như một phần của cuộc tấn công trên không lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine.
Không quân Ukraine sau đó báo cáo vào ngày hôm đó rằng Ukraine đã bắn hạ 102 hỏa tiễn và 99 máy bay điều khiển từ xa trong số 127 hỏa tiễn và 109 máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng trong cuộc tấn công.
[Kyiv Independent: Allies caution Poland to hold back air defense, PM Tusk says]
9. Gói viện trợ quân sự từ Lithuania đến Ukraine
Vào ngày 28 tháng 8, Lithuania đã giao máy xúc, hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa và giường gấp cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự mới.
Bộ Quốc phòng Lithuania báo cáo rằng các đợt giao hàng đầu năm nay bao gồm đạn 155 ly, xe thiết giáp chở quân, thiết bị mùa đông và hệ thống chống máy bay điều khiển từ xa cùng nhiều mặt hàng khác.
Phần đầu tiên của gói viện trợ mới đây gồm xe nâng, xe kéo, giường bệnh đã được gửi đi vào ngày 15 Tháng Tám.
Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte lưu ý rằng đến cuối năm 2024, Lithuania sẽ thực hiện và rất có thể vượt cam kết chi 0,25% GDP để hỗ trợ Ukraine và quốc phòng.
Simonyte nói thêm: “Tôi kêu gọi tất cả các đối tác và đồng minh của chúng ta cam kết cùng một mục tiêu”.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, nơi theo dõi viện trợ quốc tế cho Ukraine, Lithuania đã phân bổ 501 triệu euro hay 560 triệu Mỹ Kim) để hỗ trợ Ukraine từ đầu năm cho đến nay.
[Kyiv Independent: Military aid package from Lithuania arrives in Ukraine]
10. Nga cấm vĩnh viễn 92 cá nhân, bao gồm cả nhà báo của các tờ báo nổi tiếng có trụ sở tại Mỹ
Nga đã cấm 92 cá nhân nhập cảnh vào nước này, bao gồm các nhà báo của The Wall Street Journal, The New York Times và The Washington Post.
Danh sách này cũng bao gồm các nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành từ các cơ quan an ninh, các công ty công nghiệp quân sự và các tổ chức tài chính có liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng lý do của họ đằng sau lệnh cấm mới nhất là do “chính sách bài Nga” của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chính quyền Tổng thống Biden đã liên tục tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Vào ngày 19 tháng 8, ngày đầu tiên của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ, Tổng thống Biden tuyên bố: “Không một tổng tư lệnh nào nên cúi đầu trước những kẻ độc tài”. Vào tháng 4, Quốc hội đã thông qua dự luật viện trợ quân sự do Tổng thống Biden hậu thuẫn, trong đó bao gồm 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine.
Trong số những người bị cấm đưa ra danh sách có 14 nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của The Wall Street Journal, bao gồm cả tổng biên tập Emma Tucker.
Nhà văn Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal gần đây đã được trao đổi trong một cuộc trao đổi tù nhân, nhưng anh ta đã bị kết tội làm gián điệp và bị kết án 16 năm tù. Anh ta bị bắt tại Yekaterinburg vào cuối tháng 3 năm 2023 khi đang thực hiện một câu chuyện về phương pháp tuyển dụng của nhóm lính đánh thuê Wagner, cũng như quan điểm của công dân Nga về cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Lệnh cấm mới nhất này bổ sung vào danh sách hơn 2.000 người Mỹ đã bị cấm vào Nga.
Việc Nga rơi vào chủ nghĩa toàn trị dưới thời nhà độc tài Vladimir Putin đã tăng tốc sau khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, với những cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với các phương tiện truyền thông độc lập và quyền tự do ngôn luận.
[Kyiv Independent: Russia permanently bans 92 individuals, including journalists from prominent US-based newspapers]
CIA: Quân Ukraine thiện chiến, triển vọng Nga tái chiếm Kursk mịt mờ. Quân Putin cướp bóc dân Nga
VietCatholic Media
16:52 30/08/2024
1. Phó giám đốc CIA cho biết Nga phải đối mặt với 'cuộc chiến khó khăn' để giành lại lãnh thổ ở Kursk
Hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, Phó giám đốc CIA David Cohen cho biết Nga đang phải đối mặt với “cuộc chiến khó khăn” để giành lại lãnh thổ đã mất trong cuộc tấn công Kursk của Ukraine.
“Chúng ta có thể chắc chắn rằng Putin sẽ tiến hành phản công để cố gắng giành lại lãnh thổ đó”, ông phát biểu tại một hội nghị về ngành an ninh quốc gia ở Maryland trong bình luận được Reuters đưa tin.
Khi cuộc tấn công của Kyiv vào Tỉnh Kursk bước sang tuần thứ tư, Ukraine đã kiểm soát 1.294 km2 và 100 thị trấn, bao gồm thành phố Sudzha, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi cho biết vào ngày 27 tháng 8.
Cohen cho biết: “Tôi nghĩ chúng tôi dự đoán rằng đó sẽ là một cuộc chiến khó khăn đối với người Nga”.
Phó giám đốc CIA cũng nói thêm rằng Putin “không chỉ phải đối mặt với thực tế là hiện có một tiền tuyến trong lãnh thổ Nga mà ông ta phải giải quyết, mà còn phải giải quyết những phản ứng dữ dội trong chính xã hội của mình rằng họ đã mất một phần lãnh thổ của Nga”.
Trong bài phát biểu buổi tối ngày 28 tháng 8, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine tiếp tục “mở rộng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của chúng tôi tại các khu vực được chỉ định gần biên giới Ukraine”, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.
Trích dẫn các blogger quân sự người Nga, Viện Nghiên cứu Chiến tranh ngày 28 tháng 8 cho biết lực lượng Ukraine “hiện đang cố gắng củng cố và giữ vững các khu vực mà họ vừa mới chiếm được”.
Phát biểu tại diễn đàn Độc lập Ukraine 2024 ở Kyiv vào ngày 27 tháng 8, Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc tấn công Kursk đang diễn ra là một phần trong kế hoạch giành chiến thắng mà ông sẽ trình bày với Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp vào tháng 9.
[Kyiv Independent: Russia faces 'difficult fight' to retake territory in Kursk Oblast, deputy CIA director says]
2. Chính quyền Nga thành lập các đơn vị 'an ninh' tình nguyện có vũ trang tại Kursk trong bối cảnh Ukraine xâm lược
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, quyền thống đốc Alexey Smirnov thông báo rằng chính quyền tỉnh Kursk của Nga đang thành lập các đội quân tình nguyện có vũ trang để bảo đảm “luật pháp và trật tự” trong khu vực.
Diễn biến này xảy ra sau khi có các video trên mạng xã hội thu được từ các camera giám sát cho thấy quân đội Nga đã cướp bóc các cửa hàng trước khi bỏ chạy.
Trong diễn từ ngày Độc Lập 24/8, Tổng thống Zelenskiy nhận xét rằng: “Nga một lần nữa trở lại với tiết mục của mình. Đây là cách truyền thông thế giới miêu tả chung về các sự kiện ở khu vực Kursk. Chúng cho thấy cách Nga đối xử với công dân của mình, những người mà nước này gọi là ‘dân số’. Nga ‘từ bỏ’ lãnh thổ của riêng mình như thế nào. Binh lính của họ cướp bóc các cửa hàng địa phương trên lãnh thổ Nga ra sao. Đây chính là hình ảnh nước Nga của Putin trong mắt thế giới.”
Cuộc tấn công xuyên biên giới của Kyiv vào Tỉnh Kursk đã bước sang tuần thứ tư. Theo quân đội Ukraine, Ukraine được tường trình đã kiểm soát 1.294 km2 và 100 khu định cư.
Các thành viên của biệt đội tình nguyện, có tên là “Bars-Kursk”, sẽ được đào tạo và trang bị vũ khí, Smirnov cho biết. Nhiệm vụ chính của họ là bảo đảm an ninh tại các khu vực trong vùng đã được di tản trước sức tiến công của lực lượng Ukraine.
Smirnov cho biết: “Các chiến binh sẽ hành động phối hợp chặt chẽ với quân đội và sở chỉ huy hoạt động chống khủng bố”.
Chính quyền Nga đã công khai cố gắng hạ thấp mức độ xâm nhập xuyên biên giới của Ukraine kể từ khi Kyiv phát động cuộc tấn công vào ngày 6 tháng 8, gọi các cuộc giao tranh với quân đội Ukraine là một “chiến dịch chống khủng bố”.
Oleksandr Syrskyi, tổng tư lệnh Quân đội Ukraine, tuyên bố vào ngày 27 tháng 8 rằng Nga đã tái triển khai 30.000 quân tới Tỉnh Kursk để đáp trả cuộc xâm nhập.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố vào ngày 20 tháng 8 rằng họ sẽ thành lập các nhóm quân ở các tỉnh Belgorod, Kursk và Bryansk để bảo vệ các khu định cư dọc biên giới Ukraine khi lực lượng Ukraine tiến quân.
[Kyiv Independent: Russian authorities form armed volunteer 'security' units in Kursk amid Ukraine's incursion]
3. Kadyrov của Chechnya khoe khoang: 'Các bác sĩ nói tôi có thân hình của một chàng trai trẻ'
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov một lần nữa bác bỏ tin đồn về sức khỏe của mình, khi nói với những người theo dõi ông trên mạng xã hội rằng, “các bác sĩ nói rằng tôi có cơ thể của một chàng trai trẻ”.
Kênh Telegram VChK-OGPU của Nga - có liên kết với các cơ quan thực thi pháp luật - cho rằng tuyên bố này của Kadyrov có nhiều khả năng là sự thật. Các bác sĩ phải nịnh bợ ông ta để có cơ hội sống sót sau vụ bác sĩ Elkhan Suleymanov.
Ramzan Kadyrov đã chôn sống bác sĩ riêng của mình sau khi đổ lỗi cho ông ta về tình trạng sức khỏe không tốt. Elkhan Suleymanov, bác sĩ gia đình của hung thần Chechnya, được tường trình đã chết sau khi biến mất vào năm 2022.
Suleymanov, 49 tuổi, từng là bộ trưởng y tế và phó thủ tướng Chechnya - đồng thời là bác sĩ riêng của Kadyrov.
Nhưng vị bác sĩ này đã ngừng đăng lên Instagram của mình và không được nhìn thấy kể từ tháng 10, 2022.
Sức khỏe của Kadyrov cũng là chủ đề được đồn đoán trong bối cảnh có thông tin cho rằng tên hung thần đang mắc bệnh nan y.
Kênh Telegram VChK-OGPU cho biết lãnh chúa “đổ lỗi cho Suleymanov về tình trạng sức khỏe sa sút nghiêm trọng”.
“Không ai ở Chechnya nhìn thấy Suleymanov kể từ tháng 10 năm 2022, và có tin đồn rằng ông ấy đã bị giết một cách dã man và bị chôn sống dưới đất”, kênh này cho biết.
“Mọi người hiểu chuyện đều nói rằng lúc bị chôn anh ta vẫn còn sống và anh ta đã chết một cách đau đớn.”
Trong video mới nhất hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Kadyrov, một trong những đồng minh chủ chốt của Putin trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, đang phát trực tiếp trên trang mạng xã hội VKontakte trong một buổi đi dạo buổi tối thì một người theo dõi đã hỏi thăm sức khỏe của ông.
“Nếu tôi hát, điều đó có nghĩa là tôi còn sống”, Kadyrov, người đã bắt đầu video bằng cách hát một bài hát ngắn, nói. “Sức khỏe của tôi vẫn ổn, tôi phải trải qua những sửa chữa nhỏ ba tháng một lần, và sửa chữa lớn sáu tháng một lần”, ông nói đùa.
Kadyrov nói thêm: “Các bác sĩ nói rằng tôi có thân hình của một chàng trai trẻ”.
Kadyrov đã nhiều lần buộc phải bác bỏ tin đồn rằng ông đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và đang tìm kiếm một kế hoạch bổ nhiệm người thay thế, khi những bức ảnh và video cho thấy ông trông phù nề và nói năng không rõ ràng xuất hiện.
Đầu tháng này, Kadyrov tuyên bố trên truyền hình nhà nước Nga rằng ông đi kiểm tra sức khỏe ba tháng một lần và vấn đề duy nhất ông gặp phải là “thiếu hụt nhẹ vitamin D”. Sau đó, máy quay chuyển sang cảnh quay Kadyrov thực hiện 30 lần hít đất, mặc dù không rõ cảnh quay này được quay vào thời điểm nào.
Vào tháng 4, Kadyrov cũng đã khoe chế độ tập luyện tại phòng tập của mình nhằm dập tắt tin đồn về sức khỏe không tốt của ông.
[Politico: Chechnya’s Kadyrov goes full Trump: ‘Doctors say I have the body of a young guy’]
4. Serbia ký thỏa thuận trị giá 3 tỷ đô la mua chiến đấu cơ của Pháp để rời xa Mạc Tư Khoa
Chiều Thứ Năm, 29 Tháng Tám, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo rằng nước này đã ký thỏa thuận mua 12 chiến đấu cơ Rafale của Pháp trị giá 3 tỷ đô la.
Thỏa thuận này báo hiệu sự chuyển hướng khỏi Mạc Tư Khoa, đồng minh lâu năm và là nhà cung cấp vũ khí của Serbia. Cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã bộc lộ những vấn đề nghiêm trọng đối với các chiến đấu cơ của Nga. Vì thế, nhiều quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ, khách hàng lớn nhất của Nga, đã hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay.
Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Belgrade để thảo luận về con đường hướng tới tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Serbia. Vucic ca ngợi sự ủng hộ của Pháp đối với “con đường Âu Châu” của Serbia và hợp tác quân sự trong tương lai của hai nước.
“Liên minh Âu Châu cần một Serbia mạnh mẽ và dân chủ bên cạnh, còn Serbia cần một Âu Châu mạnh mẽ và có chủ quyền để bảo vệ lợi ích của mình”, Macron phát biểu trong một cuộc họp báo chung.
“Vị trí của Serbia nằm trong Liên Hiệp Âu Châu và nước này có vai trò trở thành tấm gương cho toàn khu vực.”
Vucic cho biết chiến đấu cơ Rafale “sẽ góp phần tăng đáng kể năng lực hoạt động của Quân đội Serbia”.
Việc bán vũ khí đã gây ra mối lo ngại rằng Serbia có thể chia sẻ công nghệ quân sự phương Tây với Nga. Vucic đã bác bỏ ý tưởng này khi câu hỏi này được nêu ra trong cuộc họp báo.
“Lần đầu tiên trong lịch sử, Serbia có máy bay phản lực của phương Tây,” ông nói. “Bạn muốn có Serbia làm đối tác và sau đó bạn lên tiếng nghi ngờ?”
Mối quan hệ của Serbia với Nga đã khiến Belgrade không tham gia lệnh trừng phạt chống lại Mạc Tư Khoa, mặc dù Vucic đã gọi Ukraine là “một quốc gia thân thiện” và gửi viện trợ nhân đạo tới Kyiv.
[Kyiv Independent: Serbia signs $3 billion deal for French fighter jets in shift away from Moscow]
5. Ít nhất 3 người bị thương trong các cuộc tấn công kép của Nga vào Tỉnh Sumy
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết có ít nhất ba người bị thương trong một cuộc tấn công “kép” của Nga vào cộng đồng Seredyna-Buda ở Tỉnh Sumy.
Cô cho biết vào sáng Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, tại Seredyna-Buda, một người đàn ông 38 tuổi bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga. Trong khi các dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường, Nga đã tấn công địa điểm này bằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa khác, làm bị thương một cảnh sát đang làm nhiệm vụ cũng như một thường dân 57 tuổi.
Trong suốt ngày 29 tháng 8, quân đội Nga đã tấn công các cộng đồng lân cận 198 lần trong 78 cuộc tấn công khác nhau.
Người dân ở Sumy phải chịu các cuộc tấn công hàng ngày vào khu vực này. Tình hình an ninh ở Sumy trở nên căng thẳng hơn khi Ukraine bắt đầu tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk lân cận của Nga, bắt đầu vào ngày 6 tháng 8.
Vào ngày 27 tháng 8, 16 người đã bị thương trong các cuộc tấn công vào 12 cộng đồng trong khu vực.
Vào ngày 20 tháng 8, trong bối cảnh các cuộc tấn công đang diễn ra ở khu vực này, Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko nói với các phóng viên rằng chính quyền đang có kế hoạch di tản tổng cộng 45.000 cư dân khỏi Tỉnh Sumy.
Bộ Trưởng Klymenko cho biết thêm, tính đến nay đã có khoảng 21.000 cư dân được di tản khỏi Tỉnh Sumy, trong đó có 5.000 trẻ em.
[Kyiv Independent: At least 3 injured in Russian attacks on Sumy Oblast]
6. Nga yêu cầu cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc có 'lập trường rõ ràng hơn' về tình hình tại nhà máy hạt nhân Kursk
Chính phủ Nga đang tìm kiếm “quan điểm khách quan và rõ ràng hơn” từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, về tình hình tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám.
Một ngày trước đó, Rafael Grossi, giám đốc IAEA, đã đến thăm Nhà máy điện hạt nhân Kursk sau những cáo buộc từ Putin và các quan chức khác rằng Ukraine đã cố gắng - hoặc có ý định - tấn công nhà máy này trong bối cảnh Ukraine đang tiếp tục xâm nhập vào lãnh thổ của Nga.
Kyiv đã phủ nhận các cáo buộc.
Sau chuyến thăm, Grossi cảnh báo về những rủi ro liên quan đến cơ sở này trong bối cảnh Ukraine đang tiếp tục cuộc tấn công vào Kursk, nhưng cho biết Nhà máy điện hạt nhân Kursk đang “hoạt động rất gần với điều kiện bình thường”. Nga không hài lòng với tuyên bố của ông Grossi.
Zakharova cho rằng ông Grossi này phải lên tiếng rõ ràng hơn về vấn đề an ninh hạt nhân.
Zakharova nói: “Chúng tôi thấy cả những đánh giá và công việc của cơ cấu này, nhưng lần nào, chúng tôi cũng cảm thấy thất vọng khi muốn có một sự thể hiện khách quan và rõ ràng hơn về quan điểm của cơ cấu này”.
“Chúng ta không cần IAEA đưa ra ý kiến có lợi cho đất nước chúng ta, không cần ủng hộ hay xác nhận quan điểm của Nga, mà ủng hộ sự thật với một mục tiêu cụ thể: đó là bảo đảm an toàn và ngăn chặn việc phát triển một kịch bản theo con đường thảm khốc mà chế độ Kiev /ki-ép/ đang thúc đẩy mọi người hướng tới,” bà ấy tuyên bố. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cùng ngày tuyên bố, lỗi của phía Ukraine trong việc làm gia tăng nguy cơ hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk là quá rõ ràng.
Vào ngày 28 tháng 8, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cũng tuyên bố trên Telegram rằng đặc công của họ đã tìm thấy một quả đạn từ hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS do Mỹ cung cấp cách nhà máy 5 km.
Một đoạn video do Vệ binh Quốc gia Nga công bố cho thấy các mảnh vỡ được cho là của hỏa tiễn mà hai binh sĩ cho rằng đã bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ và đã phát nổ một phần trên không.
Ukraine trước đó đã bác bỏ cáo buộc của Putin rằng Kyiv đã cố gắng tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết: “Kịch bản mà Nga mong muốn về Lực lượng Phòng vệ Ukraine tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk để cáo buộc họ khủng bố hạt nhân đã thất bại, vì vậy Putin đã tham gia vào trò tuyên truyền này”.
[Kyiv Independent: Russia demands 'clearer position' from UN nuclear watchdog on situation at Kursk nuclear plant]
7. Tranh cãi bùng nổ giữa Hung Gia Lợi và Liên Hiệp Âu Châu làm lu mờ cuộc họp quan trọng về Ukraine
Một cuộc tranh cãi giữa nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu và Hung Gia Lợi đã nổ ra tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu vào hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám, làm chệch hướng sự chú ý khỏi các vấn đề quan trọng như chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.
Khi đến tòa nhà Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí được tài trợ để tấn công các mục tiêu ở Nga.
“Vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine phải được sử dụng hết công suất, và các hạn chế phải được dỡ bỏ để người Ukraine có thể tấn công vào những nơi từ đó người Nga đang ném bom họ. Nếu không, vũ khí sẽ vô dụng”, Borrell nói.
Cuộc họp buổi sáng của các bộ trưởng Liên Hiệp Âu Châu cũng có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Một quan chức quen thuộc với các cuộc đàm phán đã nói với POLITICO rằng Kuleba đã thông báo với các đối tác của mình rằng “mọi dấu hiệu đều chỉ ra” rằng Nga sẽ tiếp tục cuộc tấn công bằng hỏa tiễn gần đây vào Ukraine. Kuleba đã thúc giục các bộ trưởng Liên Hiệp Âu Châu cho phép Ukraine tấn công vào các cơ sở ở Nga, đồng thời nói rằng đề xuất này không nên được coi là một sự leo thang.
Lời kêu gọi của Kuleba và việc Borrell trước đó ủng hộ việc trao cho Kyiv toàn quyền sử dụng vũ khí do phương Tây tài trợ đã được Pháp, Thụy Điển, Hòa Lan, Ba Lan và các nước Baltic ủng hộ tại cuộc họp, với một số lưu ý rằng luật pháp quốc tế không cấm một quốc gia xâm nhập lãnh thổ của kẻ xâm lược để tự vệ.
Đáp lại, Slovakia, do chính phủ thân Mạc Tư Khoa của Robert Fico đứng đầu, than thở rằng cuộc họp đã không được tổ chức tại Budapest.
Borrell cũng cho biết ông đã đề xuất các nước Liên Hiệp Âu Á Châup đặt lệnh trừng phạt đối với một số bộ trưởng Israel vì “những thông điệp thù hận không thể chấp nhận được” đối với người Palestine mà ông cho là vi phạm luật pháp quốc tế.
“Tôi nghĩ Liên minh Âu Châu không nên có bất kỳ điều cấm kỵ nào khi sử dụng bộ công cụ của chúng tôi để khiến luật nhân đạo được tôn trọng. Nhưng đó không phải là quyết định của tôi. Tôi chỉ có khả năng đề xuất; các quốc gia thành viên sẽ quyết định,” ông nói.
Không có đề xuất nào được Hung Gia Lợi đón nhận.
“Cần phải ngăn chặn cơn thịnh nộ của Borrell”, Bộ trưởng Ngoại giao Hung Gia Lợi Péter Szijjártó cho biết, mô tả các đề xuất của Borrell về Ukraine và Trung Đông là “thiếu thận trọng”.
“Chúng tôi không muốn có thêm vũ khí ở Ukraine, chúng tôi không muốn có thêm người chết, chúng tôi không muốn chiến tranh leo thang, chúng tôi không muốn cuộc khủng hoảng ở Trung Đông mở rộng. Ngày nay, chúng tôi tiếp tục đấu tranh vì lẽ phải và hòa bình”, ông nói.
Hơn nữa, trong cuộc họp kín, Hung Gia Lợi đã bị Lithuania và Đức chỉ trích vì mở rộng chương trình nhập cư “thẻ quốc gia” lỏng lẻo của mình để bao gồm cả người Nga và người Belarus, mà những người chỉ trích cho rằng đó là một mối đe dọa an ninh. Szijjártó đã bảo vệ chương trình này, lập luận rằng có nhiều người Nga sống ở Đức hoặc vùng Baltic hơn là ở Hung Gia Lợi, nơi chỉ có 0,7 phần trăm người Nga ở Liên Hiệp Âu Châu.
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu nói với POLITICO rằng: “Szijjártó muốn đơn giản hóa vấn đề bằng cách nói đại những con số mà không đưa ra bằng chứng”.
Mối quan hệ giữa Hung Gia Lợi và Liên Hiệp Âu Châu từ lâu đã không ổn định, nhưng đã trở nên tồi tệ hơn sau khi Budapest đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 7. Một số bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu đã tẩy chay cuộc họp được đề xuất tại Budapest, thay vào đó chọn tổ chức hội nghị thượng đỉnh ngoại giao của riêng họ tại Brussels.
Khi được một nhà báo hỏi tại sao cuộc họp được tổ chức ở Brussels thay vì Budapest, Borrell trả lời: “Vì tôi đã quyết định như vậy.”
“Tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp hơn nhiều nếu làm điều đó ở Brussels vì một số lập trường do chính phủ Hung Gia Lợi đưa ra đi ngược lại Chính sách Đối ngoại và An ninh chung. Sẽ tốt hơn nhiều nếu làm điều đó ở đây”, ông nói thêm.
[Politico: Hungary-EU blowup overshadows key meeting on Ukraine]
8. SBU buộc tội 3 quan chức Nga bị cáo buộc tổ chức tra tấn dân thường ở Berdiansk
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã buộc tội vắng mặt ba quan chức Nga về các tội danh liên quan đến việc tổ chức bắt giữ và tra tấn thường dân ở Berdiansk bị tạm chiếm thuộc Tỉnh Zaporizhzhia.
Theo các nhà điều tra, Đại tá Nga Oleksandr Korneev, Phó công tố viên Yevhen Svistunov của bọn cầm quyền xâm lược và Trưởng nhóm điều tra Denys Shekhovets của chính quyền xâm lược bị cáo buộc đã tổ chức các cuộc đột kích của Quân đội Nga để bắt cóc cư dân và những người cộng tác với chính quyền Ukraine tại thành phố bị tạm chiếm.
SBU cho biết, cư dân Berdiansk bị bắt cóc sau đó sẽ bị tra tấn bằng dòng điện, trong khi không có thức ăn và nước uống trong thời gian dài, nhằm dụ dỗ các nạn nhân hợp tác với Quân đội Nga.
Ba quan chức bị cáo buộc bị cáo buộc đã đích thân tham gia vào các cuộc đột kích vào nhà dân địa phương để tìm kiếm những người bất đồng chính kiến ủng hộ Ukraine.
Những người bị cáo buộc vắng mặt bị buộc tội theo Bộ luật Hình sự Ukraine vì tội “vi phạm luật pháp và phong tục chiến tranh”.
Chính quyền Ukraine đã nhiều lần nhắm vào những người bị cáo buộc tra tấn thường dân trong khu vực. Vào ngày 5 tháng 5, cơ quan tình báo quân sự Ukraine xác nhận rằng một vụ nổ bom xe ở Berdiansk bị tạm chiếm đã giết chết một viên chức Nga bị cáo buộc chịu trách nhiệm lập phòng tra tấn ở Zaporizhzhia.
Văn phòng Tổng công tố vào giữa tháng 3 cho biết Ukraine đã mở cuộc điều tra trước khi xét xử liên quan đến ít nhất 128.000 nạn nhân của các tội ác chiến tranh bị cáo buộc của Nga. Những tội ác này bao gồm các cuộc tấn công cố ý vào dân thường, các cuộc tấn công vào các địa điểm văn hóa hoặc các cơ sở y tế, tra tấn và bắt cóc đưa sang Nga hay các vùng khác bị Nga tạm chiếm.
[Kyiv Independent: SBU charges 3 Russian officials accused of organizing torture of civilians in Berdiansk]
9. Reuters đưa tin: Các ngân hàng Trung Quốc ngừng giao dịch với Nga 'hàng loạt'
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Reuters đưa tin, trích dẫn các nguồn tin thân cận với vấn đề này, rằng các ngân hàng Trung Quốc đang đóng cửa “hàng loạt” các giao dịch với Nga. Tình trạng chậm trễ trong thanh toán ngày càng gia tăng trong tháng 8.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã công bố một loạt lệnh trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc và Nga vì họ ủng hộ hành động xâm lược của Mạc Tư Khoa. Bất chấp những nỗ lực nhằm tránh hoặc giảm thiểu tác động của các hạn chế thương mại, các tổ chức Trung Quốc đã bắt đầu thu hẹp các giao dịch kinh doanh với Nga.
Cụ thể, một số ngân hàng lớn của Trung Quốc đã bắt đầu chặn các giao dịch điện tử vì lo ngại bị trừng phạt thứ cấp.
Một nguồn tin nói với Reuters rằng các giao dịch trị giá hàng chục tỷ nhân dân tệ hiện đang bị kẹt trong tình trạng bấp bênh.
Đây chỉ là trường hợp mới nhất cho thấy những trở ngại ngày càng gia tăng trong quan hệ kinh tế Nga-Hoa trong bối cảnh áp lực trừng phạt ngày càng tăng từ Hoa Kỳ liên quan đến cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng vọt 121% kể từ năm 2021, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc là huyết mạch kinh tế của Mạc Tư Khoa.
Một hệ thống thanh toán hoạt động là cần thiết để duy trì quan hệ thương mại và Nga đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT quốc tế vào năm 2022.
Hãng truyền thông nhà nước Nga Kommersant đưa tin vào ngày 29 tháng 7, trích dẫn nguồn tin, cho biết đến giữa năm 2024, các ngân hàng Trung Quốc đã từ chối và trả lại khoảng 80% các khoản thanh toán của Nga bằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc.
Theo nguồn tin được Kommersant trích dẫn, các ngân hàng Trung Quốc thường xuyên để các khoản thanh toán bằng nhân dân tệ của Nga bị trì hoãn trong vài tuần trước khi từ chối mà thường không đưa ra lý do.
Một số doanh nghiệp Nga đã bắt đầu sử dụng trung gian ở các nước thứ ba để cố gắng lách luật kiểm tra của Trung Quốc, nhưng điều này làm tăng thời gian và chi phí giao dịch.
Trong một diễn biến khác, có thông tin cho biết các ngân hàng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã từ chối các giao dịch từ các công ty Nga mua phụ tùng điện tử và đồ điện tử tiêu dùng từ Trung Quốc kể từ đầu tháng 8.
Theo Kommersant, các công ty Nga đã sử dụng các thực thể có trụ sở tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất để chuyển tiền cho Trung Quốc rồi vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến Nga.
Hiện tại, các giao dịch đối với những sản phẩm không đến trực tiếp quốc gia vùng Vịnh này đều bị chặn, hãng tin này cho biết. Theo nguồn tin của hãng, các hạn chế này xuất phát từ sáng kiến của Trung Quốc.
[Kyiv Independent: Chinese banks stopping transactions with Russia 'en masse,' Reuters reports]
10. Putin sẽ thăm Mông Cổ, thành viên của ICC vào tuần tới
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, cho biết Putin có kế hoạch thăm Mông Cổ vào ngày 3 tháng 9.
Thông báo sớm của Điện Cẩm Linh gây ngạc nhiên. Trong thời gian gần đây, họ chỉ thông báo về các chuyến công du hải ngoại của Putin vài giờ trước khi biến cố xảy ra, thậm chí sau khi ông ta đã lên đường.
Mông Cổ là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, nơi đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vào tháng 3 năm 2023 vì tội cưỡng bức di dời trẻ em khỏi các vùng bị Nga tạm chiếm tại Ukraine.
Peskov cho biết Putin sẽ thăm Mông Cổ “theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.” Hai nhà lãnh đạo sẽ kỷ niệm 85 năm Trận chiến Khalknin Gol, trong đó quân đội Liên Xô và Mông Cổ đã cùng nhau đánh bại quân đội Nhật Bản.
Chuyến thăm sẽ đánh dấu chuyến đi đầu tiên của Putin đến một quốc gia thành viên ICC đã phê chuẩn Quy chế Rôma. Thỏa thuận này kêu gọi các quốc gia thành viên bắt giữ Putin nếu ông đến lãnh thổ của họ.
Mông Cổ đã kiềm chế không tích cực ủng hộ cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine nhưng không bỏ phiếu lên án cuộc chiến này tại Liên Hiệp Quốc. Quốc gia này vẫn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu của Nga.
Sự phụ thuộc kinh tế của Mông Cổ vào Nga và Trung Quốc đã ngăn cản nước này thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.
Tòa án Hình sự Quốc tế khẳng định rằng có “căn cứ hợp lý để tin” rằng Putin phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc giám sát việc trục xuất trẻ em bất hợp pháp và rằng ông đã không thực hiện thẩm quyền đối với binh lính và thường dân Nga thực hiện tội ác trên khắp các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine ngay từ khi cuộc chiến tranh toàn diện của Nga nổ ra.
[Kyiv Independent: Putin to visit ICC member Mongolia next week]
11. Cuộc thăm dò cho thấy 76% người Ukraine coi tất cả người Nga đều phải chịu trách nhiệm về cuộc xâm lược
Theo cuộc thăm dò của Quỹ Sáng kiến Dân chủ Ilko Kucheriv công bố ngày 29 tháng 8, gần 80% người Ukraine cho rằng tất cả người Nga, chứ không chỉ riêng Putin, hay Điện Cẩm Linh, phải chịu trách nhiệm về hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine.
Sau 10 năm chiến tranh với Nga, và hơn hai năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, cuộc thăm dò đã hỏi những người trả lời liệu họ có đồng ý với câu nói “tất cả người Nga phải chịu trách nhiệm về hành động xâm lược Ukraine” hay không.
76% số người được hỏi cho biết họ đồng ý với bản án này, trong khi 20% số người được hỏi cho biết chỉ có Putin và Điện Cẩm Linh phải chịu trách nhiệm và 4% cho biết họ không có lập trường rõ ràng.
Trả lời một câu hỏi khác, 65% cho biết họ đồng ý rằng người dân Nga đang khuyến khích giới lãnh đạo Nga tiếp tục cuộc chiến chống lại Ukraine.
Cuộc thăm dò được tiến hành với Trung tâm Razumkov từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8 và khảo sát 2.017 người trên 18 tuổi ở mọi khu vực của Ukraine, ngoại trừ các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Một cuộc thăm dò do tổ chức thăm dò ý kiến độc lập của Nga, Trung tâm Levada, công bố vào tháng 2 cho thấy 77% người Nga ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Putin chống lại Ukraine.
Một cuộc thăm dò tương tự được công bố vào tháng 11 năm 2023 cho thấy 75% số người được hỏi ủng hộ chiến tranh.
[Kyiv Independent: 76% of Ukrainians consider all Russians responsible for invasion, poll says]
Chính thống Estonia ly khai khỏi Chính thống Nga. Indonesia chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
18:41 30/08/2024
1. Đại hội Thánh Thể toàn quốc Madagascar
Trong những ngày từ 23 đến 25 tháng Tám năm 2024, Đại hội Thánh Thể toàn quốc Madagascar, tiến hành tại thành phố cảng Antsiranana, ở miền bắc nước này.
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thư tới Giáo hội địa phương, chào mừng hoạt động quan trọng giúp tìm lại ý nghĩa việc Chầu Thánh Thể, vui mừng trải qua những lúc ở với Chúa Kitô, đồng thời Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tham dự Đại hội hãy mang hy vọng cho những người nản chí, thất vọng.
Giáo Hội Công Giáo tại Madagascar có gần tám triệu rưỡi tín hữu, trên tổng số hai mươi bốn ngàn dân cư, thuộc năm tổng giáo phận và mười bảy giáo phận.
Trong thư gửi tới Đức Cha Marie Fabien Raharilamniaina, Dòng Cát Minh nhặt phép (OCD), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Madagascar, Đức Thánh Cha viết: “Tôi khích lệ sáng kiến Đại hội Thánh Thể toàn quốc này, nhắm đưa các con cái của các cộng đồng Kitô trở về với điều cốt yếu, giúp họ tìm lại ý nghĩa việc Chầu Thánh Thể và niềm vui sống với Chúa Kitô. Đó là một hoạt động góp phần kiện toàn mọi tín hữu Kitô”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng Đại hội Thánh Thể Madagascar không phải chỉ trùng hợp với việc cử hành một trăm năm Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, nhưng còn trùng với việc kết thúc năm Thượng Hội đồng Giám mục về hiệp hành. Ngài viết: “Ước gì việc cử hành này giúp anh chị em tái khám phá tầm quan trọng của việc gặp gỡ nhau, cầu nguyện và cùng dấn thân với những người khác và cho tha nhân, bước theo Chúa Giêsu Thánh Thể. Khi ta gặp gỡ Chúa Kitô trong lúc Chầu Thánh Thể, khi chúng ta chạm đến và đón rước Chúa trong thánh lễ, chúng ta không thể giữ riêng Chúa cho chúng ta, nhưng cần trở thành thừa sai loan truyền tình thương của Chúa đối với những người khác”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc Hội đồng Giám mục Madagascar có một cuộc gặp gỡ mang lại những thành quả tốt đẹp. Ngài viết: “Ước gì Đại hội Thánh Thể này giúp mỗi người trong anh em vun trồng những tâm tình bác ái và liên đới với tất cả mọi người, đặc biệt những người đang bị thử thách, cảm thấy đường đời ngày càng trở nên khó khăn, nhiều người đang nản chí thất vọng, nhìn về tương lai trong bi quan, như thể không gì có thể mang lại hạnh phúc cho họ”.
2. Chính thống Estonia ly khai khỏi Chính thống Nga
Dưới sức ép của chính phủ, Giáo hội Chính thống tại Cộng hòa Estonia, thuộc miền Baltique, tuyên bố tách rời khỏi Giáo hội Mẹ, là Giáo hội Chính thống Nga.
Trong đại hội nhóm tại thủ đô Tallin, hôm 20 tháng Tám vừa qua, Giáo hội Chính thống Estonia đã thông qua quy chế mới, khẳng định sự độc lập về hành chính, kinh tế và giáo dục. Trước đây, tên đầy đủ là “Giáo hội Chính thống Estonia thuộc Tòa Thượng phụ Masơva”, nhưng nay được đổi lại là “Giáo hội Chính thống Estonia”.
Trước đó, chính phủ Estonia đã tạo sức ép đòi Giáo hội tại đây phải hoàn toàn tách rời khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, vì sự tấn công của Nga chống Ukraine.
Thủ lãnh Giáo hội Chính thống Estonia là Đức Tổng Giám Mục Eugeni (Reschetnikow), quốc tịch Nga, đã bị buộc phải rời khỏi Estonia hồi tháng Hai năm nay, vì chính phủ Estonia không gia hạn giấy phép cư trú. Nhưng theo các cơ quan truyền thông, Đức Tổng Giám Mục Eugeni vẫn điều hành đại hội của Giáo hội qua Video.
Nhân vật chính của Chính thống Estonia hiện nay là Đức Cha Daniel (Lepisk) mới thụ phong giám mục hồi tháng Hai năm nay, và là người Estonia. Ngày 30 tháng Bảy vừa qua, chính phủ ép vị giám mục này phải gặp một đại diện của Bộ Nội vụ, để hai bên thỏa thuận làm sao giảm bớt và loại bỏ ảnh hưởng của Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa trên Giáo hội Chính thống Estonia.
Tại Estonia, cũng có một Giáo hội Chính thống Tông truyền, thuộc Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople, bên Thổ Nhĩ Kỳ, và do Đức Tổng Giám Mục Stefanus lãnh đạo. Giáo hội này tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Giáo hội Chính thống Estonia để tìm một giải pháp có thể được mọi phía chấp nhận.
Cộng hòa Estonia, rộng hơn 45.000 cây số vuông, với một triệu 360.000 dân cư, trong đó 54% không theo tôn giáo nào, 11% là tín hữu Tin lành Luther, gần 4% theo Chính thống giáo. Công Giáo có 6.700 tín hữu, họp thành một miền Giám quản Tông tòa.
3. Chính quyền Indonesia giúp đỡ các tín hữu Công Giáo gặp gỡ Đức Thánh Cha
Chính quyền tỉnh Papua và Đông Nusa Tenggara sẽ giúp các tín hữu Công Giáo tại đây gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài viếng thăm nước Papua tân Guinea láng giềng và cả Đông Timor.
Cụ thể, chính quyền Tỉnh Papua, nơi có đông đảo tín hữu Kitô, sẽ giúp khoảng 160 tín hữu Công Giáo sang Tỉnh Vanimo, thuộc Papua New Guinea khi Đức Thánh Cha đến thăm tỉnh này, vào ngày 08 tháng Chín tới đây. Trong thông cáo ngày 20 tháng Tám vừa qua, ông Yohanes Walilo, trợ lý của Tỉnh trưởng Papua đã cho biết như trên.
Theo chương trình, sau khi thăm Indonesia, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Papua New Guinea để viếng thăm, từ ngày 06 đến ngày 09 tháng Chín. Ngài dừng lại tại thủ đô Port Moresby và bay lên thị trấn Vanimo, có hơn 11.000 dân, cách đó 1.000 cây số, ở miền tây bắc. Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các tín hữu Công Giáo thuộc giáo phận, cũng như gặp gỡ các thừa sai.
Vanimo chỉ cách thành phố Jayapura, thuộc Indonesia 97 cây số, tức là khoảng hai giờ lái xe, trong khi thành này cách thủ đô Jakarta gần 3.500 cây số, nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm, từ ngày 03 đến ngày 06 tháng Chín. Chính phủ đã tài trợ cho các tín hữu Công Giáo việc di chuyển, trú ngụ và lương thực để đi gặp Đức Thánh Cha. Ông Walilo nói: Chúng tôi đã yêu cầu công ty du lịch chuẩn bị các xe thích hợp, vì các xe lớn không thể đi trên những con đường hẹp dẫn tới Vanimo. Các tham dự viên chuyến đi này, gồm các linh mục, nữ tu và giáo dân, và chúng tôi đang phối hợp với chính phủ Papua New Guinea về vấn đề này”.
Hội đồng Giám mục Indonesia đã yêu cầu mỗi giáo phận tại nước này gửi đại diện đến Jakarta để tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha, vào ngày 05 tháng Chín. Các tham dự viên sẽ tự túc về việc di chuyển và ăn ở, vốn là điều khó khăn đối với các tín hữu Công Giáo có lợi tức thấp. Tỉnh Papua là vùng ở xa nhất đối với Jakarta và vé máy bay khứ hồi rẻ nhất là bảy triệu rưỡi đồng Rupiah của Indonesia, tương đương với 481 Mỹ kim.
Đàng khác, chính quyền Tỉnh Đông Nusa Tenggara, nơi có đông tín hữu Kitô, sẽ giúp đỡ 850 tín hữu Công Giáo tham dự thánh lễ Đức Thánh Cha cử hành tại thủ đô Dili của Đông Timor, vào ngày 10 tháng Chín. Tỉnh này cũng như Kupang, ở miền tây đảo Timor.
Hôm 20 tháng Tám vừa qua, Bộ tôn giáo của Indonesia cho biết có 350 tín hữu thuộc Tổng giáo phận Kupang và 500 tín hữu thuộc Giáo phận Atambua đã ghi danh tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Dili. Các quan chức chính quyền tỉnh đang làm việc với hai giáo phận để giúp các tín hữu có được hộ chiếu dễ dàng.
Các tín hữu không có điều kiện để tham dự thánh lễ trực tiếp thì có thể tham dự qua mạng trực tuyến.