Ngày 31-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:45 31/08/2011
HAI CÁI BÚA LỚN
N2T

Có một người coi ngục thường đọc sai chữ, nhưng lại rất thích đọc sách, ngày nọ ông ta đọc truyện Thủy Hử (水滸), đang đọc đến đoạn Lý Quỳ hai tay cầm hai cái búa lớn, thì vừa lúc có khách đến thăm, nhìn thấy ông ta liền hỏi:
- “Huynh đọc sách gì thế ?”
Người coi ngục cười trả lời: “Mộc Hứa(木許) ” (1) .
Người bạn sửng sốt nói:
- “Tôi đọc sách cũng rất nhiều, quyển sách “mộc hứa” này thực tình tôi chưa thấy nó bao giờ. Xin hỏi trong sách viết về ai thế ?”
Trả lời:
- “Có một Lý Đạt”.
Người bạn nói:
- “Lạ thật, người xưa nổi tiếng thì rất nhiều, nhưng tên Lý Đạt thì chưa nghe qua, xin hỏi Lý Đạt là người giỏi về cái gì ?”
Trả lời:
- “Người này hai tay cầm hai cái búa lớn (2) , trong vạn người nam chỉ có một”.

Suy tư:
Truyền giáo là người được sai đi để rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su cho người ở một địa phương nào đó, việc quan trọng nhất của người truyền giáo khi đến địa phương khác (quốc gia, chủng tộc.v.v..) là học tiếng nói của họ, bởi vì thời nay có mấy người nói được tiếng lạ như thời các thánh Tông Đồ, do đó mà người truyền giáo phải nổ lực học hỏi tiếng nói của người địa phương để rao giảng Lời Chúa cho họ, bởi vì khi thông thạo tiếng nói địa phương thì đã thành công được một nửa, việc còn lại là đem đời sống thánh thiện gương mẫu của mình để truyền Lời Chúa cho họ.
Theo tâm lý thì người địa phương rất thích những người truyền giáo nói tiếng nói của họ, dù mình có nói trật lất hay phát âm không chuẩn, thì người ta vẫn cứ thích, vì mình đã thật sự muốn trở thành một thành viên trong cộng đồng của họ, người ta sẽ vui vẻ sửa sai khi chúng ta nói sai chính tả hoặc phát âm không đúng.
Căn bệnh khoe khoang thường làm cho người truyền giáo thất bại: họ khoe khoang mình biết tiếng Anh, thế là khi nói chuyện với người địa phương họ lại chêm vào nấy câu tiếng Anh, mặc dù họ có thể nói tiếng địa phương; họ khoe khoang mình giỏi tiếng Anh, thế là khi giảng dạy họ “đá vào” mấy câu tiếng Anh tiếng Pháp làm giáo dân trợn mắt lên nhìn cha như nhìn người ngoài hành tinh…
Càng có bệnh khoe khoang thì càng làm cho mình xa cách giáo dân, càng làm cho việc truyền giáo của mình thất bại, thánh Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm với chúng ta –những người truyền giáo- như sau: với người Hy Lạp tôi trở thành người Hy Lạp, với người Do Thái tôi trở thành người Do Thái…
Nói sai chữ, phát âm tiếng bản xứ không chuẩn, nhưng vẫn cứ thích dùng tiếng bản xứ để rao giảng Lời Chúa, thì người ở địa phương ấy sẽ rất thích người truyền giáo, đó chính là do lòng khiêm tốn học hỏi của người truyền giáo vậy !

(1) Chữ “水滸 thủy hử” từa tựa như chữ “木許mộc hứa”, nếu nhìn không rõ hoặc mới học chữ Hoa, thì thế nào cũng đọc sai chữ.
(2) Lý Quỳ, là một trong những nhân vật anh hùng nổi tiếng của Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử, nhưng vì ông ta đọc sai chữ nên nói là “Lý Đạt”.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:46 31/08/2011
N2T

17. Nhìn thấy biết bao nhiêu người đi trên con đường xuống hỏa ngục, mà con vẫn cứ im hơi lặng tiếng lười biếng không đi cứu họ, thì con sát hại biết bao nhiêu người ?

(Thánh Gegory)
 
Sửa lỗi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
05:46 31/08/2011
Chúa nhật 23 thường niên A

Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi (Mt. 18,15).

Khởi đầu mỗi thánh lễ, có phần nghi thức ăn năn sám hối tội lỗi. Chúng ta đọc kinh cáo mình và kêu van rằng: Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Rồi chúng ta nài xin Đức Maria và các thiên thần, các Thánh và anh chị em khẩn cầu cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa. Trong kinh sám hối thì tâm tình rất sâu đậm và sốt sáng. Trở lại thực tế cuộc sống thì những tâm tình sám hối lại biến mất. Chúng ta lại phàn nàn: Lỗi tại tôi nhưng lôi thôi tại bà. Lỗi tại tôi nhưng luôn luôn có chữ “nhưng mà” hay “bởi vì” để làm nhẹ bớt cho sự sai lỗi của mình. Ít khi chúng ta nhận lỗi của mình ngay lập tức vì chúng ta sợ. Sợ mất danh dự, sợ mất tiếng tốt, sợ bị phát hiện sự thật và sợ phải nghe sự phê bình. Có nhiều cách thế dẫn đến sự sai lỗi lắm. Có khi làm lỗi vì mình không biết, có khi hiểu lầm hoặc vì yếu đuối rơi vào cơn cám dỗ.

Sửa lỗi thì khác sửa lưng hay phê bình chỉ trích. Sửa lỗi để giúp nhau nên hoàn thiện. Nhân vô thập toàn. Con người ai cũng có lỗi lầm, nên sửa lỗi là việc thường tình và cần thiết. Được người khác sửa lỗi cho mình là một cơ may hạnh phúc. Sách châm ngôn dạy rằng: Coi khinh lời nghiêm huấn ắt phải nghèo phải nhục, tuân giữ lời sửa dạy hẳn sẽ được hiển vinh (Cn. 13,18). Có nhiều cách giúp người khác sửa lỗi. Cách chân thực nhất phải có tình bác ái yêu thương. Sửa lỗi không phải để làm bêu xấu hay hạ phẩm giá người khác. Đôi khi thay vì sửa lỗi người khác, chúng ta lại rêu rao sự xấu cho mọi người biết để chê cười. Chúa Giêsu dạy rằng sửa lỗi phải rất tế nhị và đi từng bước một. Gặp gỡ riêng tư để thuyết phục, nếu chưa giải quyết được thì phải nhờ một vài nhân chứng khác và nếu tình trạng tệ hơn, khi đó mới viện đến quyền của Giáo Hội. Muốn mọi việc xuôi chảy, chúng ta cần sự cầu nguyện, lòng khiêm nhường, cử xử với lòng bác ái và biết lắng nghe. Nhờ đó chúng ta có thể thắng được lòng người anh em.

Trong sách Châm Ngôn đã dạy bảo những lời khôn ngoan: Vì huấn lệnh là ngọn đèn, lời dạy dỗ là ánh sáng, và lời quở trách bảo ban là đường dẫn tới sự sống (Cn. 6,23). Răn bảo và sửa lỗi là giúp nhau nên hoàn thiện. Đôi khi chúng ta ngại ngùng giúp người khác sửa lỗi. Vì nói lên sự thật thì hay mất lòng. Và cũng chẳng mấy ai muốn nghe những lỗi lầm của mình. Chúng ta thường chỉ nhận lỗi khi bị bắt quả tang hay có những vật chứng, nhân chứng sự thật. Một trong những lỗi mà con người hay phạm nhất đó là sự dối trá. Sự lừa dối được ẩn nấp sau nhiều chiêu bài. Dối trá gây ra biết bao bi kịch và thảm cảnh ở đời. Gây phá sản từ đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Có người hãnh diện vì mình đã gian dối vượt qua được nhiều nhân viên, cơ quan công quyền và chính phủ. Thiên hạ dối gian đủ điều để được lợi cho cuộc sống tạm này. Gian dối, lừa lọc đưa đến các thứ hàng giả. Giả dối quen rồi, chúng ta chẳng còn biết đâu là thật, là giả nữa. Lương tâm không còn bén nhậy với những phán đoán ở đời.

Chúng ta biết sự dối trá bắt nguồn từ ma qủy và sự dữ. Thư của thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn Galata đã viết: Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối (Ga. 8,44). Sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc của ma quỷ. Chúng ta sẽ được tự do trong lương tâm và sống trong sự bình an đích thực. Đầu mối của sự dữ đều bởi sự gian dối và lừa lọc mà ra.

Lắng nghe theo lời sửa dạy của người khác là một mối lợi. Sự sửa dạy sẽ làm cho chúng ta trưởng thành trong nhân cách, xử thế và sống đạo làm người. Chấp nhận lời sửa dạy sẽ giúp chúng ta nên người hơn: Yêu lời nghiêm huấn là yêu tri thức, ghét lời sửa dạy là dại dột ngu si (Cn. 12,1). Sự nhắc nhở, uốn nắn và hướng dẫn của người khác sẽ giúp chúng ta nên khôn ngoan: Kẻ ngu khinh lời cha nghiêm huấn, ai giữ lời sửa dạy sẽ nên khôn (Cn. 15,5). Kho tàng sự khôn ngoan nằm trong nền văn hóa, truyền thống và tục lệ của cha ông để lại. Hơn nữa chúng ta còn có nguồn mạc khải từ chính Thiên Chúa hướng dẫn con người qua các lời dạy dỗ trong Kinh Thánh: Người giữ lời nghiêm huấn thì đi trong sinh lộ, kẻ khinh lời sửa dạy ắt sẽ bị lạc đường (Cn. 10,17).

Chúa Giêsu đã không vị nể, Ngài đã thẳng thắn dạy dỗ và sửa lỗi các môn đệ. Khi Phêrô hiểu sai đường lối và ý định của Chúa: Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."(Mt. 16,23). Khi ra truyền đạo, ông Phêrô thường dùng bữa với dân ngoại nhưng khi các môn đệ khác đến, ông đã tránh né và tự tách mình ra. Phaolô đã thẳng thắn góp ý với Phêrô: Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kêpha trước mặt mọi người: "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái? "( Gal. 2,14).

Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường, tất cả các vật dụng máy móc bị hư hay trục trặc nho nhỏ, chúng ta cần phải sửa chữa để có thể dùng lại. Nếu hư tới mức tàn tạ thì đành phải bỏ đi. Con người thể xác cũng có khi rơi vào những triệu chứng bất thường. Có những bất an trong cơ thể như lục phủ ngũ tạng bị khuất động, máu huyết không đều, xương cốt rụng rời, đau mình ê ẩm, nhức mỏi châu thân, tất cả đó là những triệu chứng bất thường, cần được khám bệnh và chữa trị. Về phần đời sống tinh thần và tâm linh thì rắc rối hơn nhiều. Chúng ta sống là sống cùng và sống với người khác nên có nhiều vấn đề nẩy sinh. Các lỗi lầm có thể gây nên qua tư tưởng, lời nói, thái độ và việc làm. Biết rằng con người lỗi phạm là truyện thường tình. Ai nói mình không phạm lỗi là người nói dối: Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta (1Ga. 1,10).

Không ai trong chúng ta là người chỉ đạo dẫn đường tuyệt hảo. Chúng ta cần học hỏi và chỉ bảo lẫn nhau. Nếu chỉ dựa vào sự hiểu biết và khả năng riêng của mình để phán đoán người khác, đôi khi chúng ta cũng bị sai lầm. Vì các quan điểm sống chỉ là tương đối theo sự hiểu biết của từng thời đại. Có điều đúng vào thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong hoàn cảnh khác. Quan niệm sống của người Á Châu khác người Mỹ Châu, người Âu khác người Úc hay Ấn… Muốn sửa đổi, biến đổi hay thay đổi người khác theo tục lệ của mình thì không dễ. Dù sao đời sống nhân bản có những điểm chung về luật luân lý tự nhiên đã được khắc ghi trong tâm. Khi chúng ta hồi tâm dựa vào các giới răn của Chúa, chúng ta sẽ nhận ra có những lỗi lầm đối với chính bản thân, đối với người khác và đối với Thượng Đế. Mọi sai trái lỗi lầm đều có nguyên nhân và hậu qủa. Có những lỗi lầm gây hậu qủa không tốt cho tha nhân nên cần được sửa đổi. Chúng ta đừng khinh thường sự sửa dạy của kẻ khác: Kẻ rời xa đường ngay chính sẽ bị nghiêm trị, ai khinh thường lời sửa dạy sẽ phải mạng vong (Cn. 15,10). Hãy mang ơn những người dám nói sự thật và sửa dạy chúng ta. Sửa lại lỗi lầm là điều đáng khuyến khích.

Chúng ta không thể lên thiên đàng hưởng phúc một mình. Cần có tha nhân cùng tiến bước trong cuộc lữ hành trần thế. Giúp nhau nên công chính và hoàn thiện là trách nhiệm của mỗi người.Thánh Phaolô khuyên nhủ giáo đoàn Galata sống bác ái và nhiệt thành: Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thần Khí thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hoà mà sửa dạy người ấy; phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ (Gal. 6,1). Sửa lỗi cho anh chị em vừa là một trách nhiệm, bổn phận, việc bác ái và còn được công đức nữa. Thơ của thánh Giacôbê tông đồ khuyên dạy các tín hữu giúp đỡ anh chị em trở về: Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình (Giac. 5,19-20).

Chúng ta là chi thể trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúng ta cùng tuyên xưng một niềm tin, một niềm hy vọng và cậy trông, cùng chia sẻ một tấm bánh và uống chung một chén rượu. Chúng ta có bổn phận xây dựng đời sống chung nên tốt hơn, hoàn hảo hơn và thánh thiện hơn. Lời cầu nguyện là máng chuyển cầu ơn Chúa xuống trên chúng ta. Ơn sủng của Chúa sẽ giúp chúng ta kết hợp nên một thân thể trong Chúa Kitô. Tin tưởng vào lời Chúa đã hứa: Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó (Mt. 18,19). Chúng ta cùng cầu nguyện để được ơn hiệp nhất và ơn bình an.
 
Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:26 31/08/2011
Chúa Nhật XXIII TN A

Tin Mừng Thánh Matthêu chương 18 tập chú vào chủ đề đời sống đoàn. Thoặt nghe bài Tin Mừng Mt 18,15-20 với những lời căn dặn của Đấng Cứu Thế về việc sửa bảo anh em, chúng ta dễ liên tưởng đến việc cần có thái độ tế nhị tôn trọng anh em trong khi sửa bảo nhau. Điều này thì không ai chối cãi. Yêu thương và tôn trọng là hai động thái tất yếu phải đi sóng đôi. Tuy nhiên, qua những lời dạy của Thầy Chí Thánh, chúng ta còn phải lưu ý đến tính triệt để của việc sửa sai, dạy bảo nhau. Nghĩa là khi thấy anh em, thấy tha nhân sai lỗi thì cần phải tích cực sửa bảo nhau cách triệt để, tức là cho đến cùng.

Số phận của tha nhân cũng là số phận của chính ta:

Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 33,8). Không ai được phép vào Nước Trời một mình. Thiên Chúa không phải là Cha của mình tôi. Người là Cha của “chúng ta”, của mọi người (x.Kinh Lạy Cha). Thái độ dửng dưng, kiểu sống mặc kệ nó, là kiểu sống, là thái độ không xứng với người con cái Chúa.

Người ta có thể không ghét bỏ tha nhân, không tìm cách mưu hại tha nhân, thế nhưng chính khi không màng đến số phận của tha nhân cũng là khi ta góp phần hãm hại tha nhân cách gián tiếp. Đã nhiều lần Chúa Kitô nhấn mạnh chân lý này khi Người trách cứ tấm lòng dửng dưng của những luật sĩ biệt phái trước bao nổi khổ của đồng loại. Thấy anh em đang sai lỗi cũng như thấy anh em đang đứng bên bờ vực thẳm mà ta không lên tiếng cảnh báo hay sửa sai thì chính ta đã vô tình, đúng hơn là đã vô tâm để người anh em rơi xuống vực. Không cứu người theo khả năng và hoàn cảnh của mình là đã giết người. Dưới cái nhìn này chúng ta mới hiểu những lời đanh thép của Thiên Chúa qua miệng Ngôn sứ Êdêkiel ở trên: “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó”.

Khi vạch rõ lộ trình sửa bảo anh em, bắt đầu từ hình thức cá nhân đến cộng đoàn, thì ngoài việc tôn trọng phẩm giá, danh dự người có lỗi, Chúa Kitô đã minh nhiên dạy ta tích cực sửa bảo người anh em cho đến cùng. Khi người anh em lỗi phạm không nghe cộng đoàn thì hãy xem họ như người ngoại giáo hay người thu thuế thì vẫn không là buông xuôi mà là trao phó cho Chúa, Đấng không có sự gì là không thể (x.Mt 19,26). Ngay cả khi trao phó người anh em lỗi phạm cho Chúa thì ta vẫn còn đó bổn phận góp phần bằng lời cầu nguyện. Để làm rõ hiệu quả của lời cầu, thì liền sau đó Chúa Kitô đã khẳng định: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).

Chúng ta cần phân biệt các hành vi sai trái mang tính cá nhân và hậu quả của hành vi lỗi phạm thì hạn chế với những sai lầm mang tính tập thể và hậu quả di hại cho xã hội là rộng lớn hoặc hành vi lỗi phạm của cá nhân trở thành gương xấu gương mù cho xã hội, cho những kẻ bé mọn. Cung cách hành xử của Chúa Kitô thật rõ ràng. Nguời từ tâm, nhân hậu với những trường hợp đầu mà trái lại rất thẳng thắn và cương quyết với những trường hợp sau. Người tỏ lòng nhân hậu với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người thật khoan dung với sự yếu hèn của Phêrô khi chối Người, nhưng Người lại nghiêm khắc trước sự sai trái cũng của chính Phêrô khi ông ngăn cản Người lên Giêrusalem để thực thi công trình cứu độ bằng sự khổ nạn. Và với nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo hay các bậc vị vọng thời bấy giờ là Biệt Phái, Luật sĩ…thì thái độ của Chúa Kitô là rất thẳng thừng và cương quyết. Tuy nhiên dù cương quyết hay nhân hậu, dù nghiêm khắc hay dịu dàng thì các hành vi của Chúa Kitô đều ắp đầy lòng xót thương. Đến trần gian, một sứ mạng của Đức Kitô là mạc khải cho nhân trần chân dung của Thiên Chúa, Đấng từ bi và hay thương xót, Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất.

Đức ái là động lực, là hình thức và là mục đích của việc sửa sai nhau:

Chúng ta dễ dàng chân nhận sự cần thiết của việc sửa bảo nhau. Tuy nhiên cần biết sửa bảo nhau vì yêu thương nhau, muốn cho nhau đổi thay và nên tốt lành, thánh thiện hơn, bằng những hình thức, những phương thế chính đáng và phải đạo. Làm sao minh chứng được động cơ và mục đích của việc ta sửa bảo nhau là vì yêu thương nhau? Quả là khó khi thẩm định những gì thuộc chiều sâu của tâm hồn. Với lời mạc khải, qua tấm gương của các ngôn sứ, đặc biệt của Chúa Kitô chúng ta có thể xác định rằng đức ái chính là động cơ và mục đích của việc sửa bảo nhau dựa vào một vài dấu chỉ sau:

- Có nhổ thì có trồng; có phá thì có xây: Ta không chỉ nói lên cái sai trái, sự lầm lỗi của nhau mà ta còn vạch ra cách thế sửa đổi, còn đề xuất phương hướng khắc phục cho nhau.

- Sẵn sàng đón nhận những sự hiểu lầm, những nghịch cảnh và cả những ngược đãi khi ta chân thành sửa bảo nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ.

“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu” (Rm 13,8). Đã mắc nợ là phải trả. Một trong những món nợ tình yêu chúng ta cần phải trả liên lĩ đó là món nợ liên đới trong lỗi phạm của nhau. Để trả món nợ này, chúng ta không chỉ can đảm đón nhận các hậu quả do tội lỗi của nhau mà còn phải tích cực sửa bảo nhau trong đức ái. Nếu ngươi không sửa bảo kẻ có tội thì “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” là một lời cảnh báo thật đáng sợ. Tuy nhiên để cho việc sửa bảo nhau đạt kết quả thì chúng ta đừng quên rằng ngoài việc cầu xin ơn Chúa soi sáng, nâng đỡ, thì bản thân chúng ta trước hết cần làm thanh sạch bản thân mình một cách nào đó. Vì khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình mới thấy rõ và biết cách lấy cái rác ra khỏi mắt anh em (x.Mt 7,1-5). Xin đừng viện cớ rằng tôi chưa hoàn thiện, nghĩa là vẫn còn vương nhiều lầm lỗi, nên tôi không được phép sửa bảo ai. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta thảy đều là tội nhân, mức này, mức kia. Hãy nhớ lời dạy của thánh Giacôbê : “Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.”(Gc 5,19-20)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y George Pell và cuộc canh tân Giáo Hội Úc
Vũ Văn An
00:23 31/08/2011
Ngày 29 tháng 7 vừa qua, tại hội quán nhật báo Tiếng Nói Công Giáo (Catholic Voice) tại Cork, Ái Nhĩ Lan, Đức Hồng Y George Pell, TGM Sydney, đã đọc một bài diễn văn tựa là Đạo Công Giáo Chân Chính và Đạo Công Giáo Ở Quán Cà Phê (Authentic Catholicism vs Cafeteria Catholicism).
Đức Hồng Y lấy tư cách một người Úc gốc Ái Nhĩ Lan, một người có những xác tín và dấn thân đấu tranh cho các xác tín ấy, để nói về kinh nghiệm Công Giáo Úc. Theo ngài, có hai vấn đề cần xem sét. Thứ nhất, tại Ái Nhĩ Lan hay tại Úc, luôn có một căng thẳng nền tảng giữa một bên là những người được ngài gọi là Kitô hữu của Tin Mừng, những người dành ưu tiên cho Tân Ước, cho Chúa Kitô và cho Lời Chúa, và bên kia là những người được ngài gọi là Kitô hữu tự do hay cấp tiến, những người dành ưu tiên cho cái hiểu hiện đại. Sự căng thẳng này đang xẩy ra cùng khắp khác cộng đồng Kitô Giáo. Căng thẳng thứ hai và quan trọng hơn hiện đang xẩy ra tại Úc là sự căng thẳng giữa một thiểu số thế tục, tuy nhỏ nhưng đang lớn mạnh, gồm những người có vị thế trong giới truyền thông và đại học, và đại đa số theo Kitô Giáo và Do Thái Giáo.

Các người theo chủ nghĩa thế tục đang cố gắng thúc đẩy một nghị trình chính trị nhằm phá hoại các nền tảng Kitô Giáo truyền thống và đang mưu toan đẩy các phát ngôn viên Kitô Giáo ra khỏi sinh hoạt công. Điều này cũng đang xẩy ra cho các linh mục và do đó, cần phải tiếp tục dóng lên tiếng nói một cách công khai. Và Đức Hồng Y cho hay: ngài cương quyết nói lớn để mọi người thấy: tại sao tôi là người duy nhất tại Úc không được phép thực thi quyền tự do ngôn luận hợp dân chủ? Người ta hoàn toàn có quyền tự do tiếp nhận hay bác bỏ ý kiến của tôi mà. Chúng tôi cũng có quyền như bất cứ ai được phát biểu ý kiến của mình chứ. Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần có những nhân vật chính trị giáo dân biết lên tiếng công khai vì không có gì bất lợi bằng việc chỉ có hàng giáo sĩ lên tiếng. Tuy nhiên, ngài hoàn toàn xác tín rằng sự im lặng thường xuyên của hàng giáo phẩm và của hàng giáo sĩ quả là điều không tốt chút nào.

Đạo Công Giáo tại Úc

Tại Úc, 26% dân số là người Công Giáo. Đây là tỷ lệ cao nhất, vượt quá cả người Anh Giáo. Giáo Hội có một mạng lưới dịch vụ vĩ đại: giáo dục 20% trẻ em Úc tại các học đường của mình, điều hành 23% các bệnh viện, cung cấp 55% việc chăm sóc giảm đau (palliative care) và vì áp lực của phong trào đòi an tử (euthanasia), Giáo Hội đang cố gắng mở rộng việc chăm sóc loại này. Cũng có một số đại học Công Giáo và một hệ thống phúc lợi xã hội to lớn, phần lớn được chính phủ tài trợ. Con số tu sĩ tại Úc có suy giảm nhưng để chống lại xu thế này, ngài đã cho mời Các Nữ Tu Đa Minh ở Nasville tới Sydney và họ đã có mặt ở đấy từ năm 2007. Họ là các nữ tu trẻ trung, quyến rũ, nhưng mặc đủ phẩm phục tu trì và từ ngày tới Sydney, họ đã thu phục thêm được khoảng 10 thiếu nữ khác. Hiện giáo phận đang có kế hoạch khuyến khích các thiếu nữ xuy sét ơn gọi đi tu. Ơn gọi làm linh mục, thì tại một số giáo phận, con số có gia tăng. Đã có cố gắng tim hiểu xem tại sao các giáo phận ấy lại có việc gia tăng ơn gọi linh mục. Lý do tìm được là các giáo phận này có tinh thần Công Giáo cao độ. Tại Sydney, tỷ lệ đi nhà thờ kể là cao nhất, dù thấp hơn tỷ lệ 40% của Ái Nhĩ Lan. Ở Sydney tỷ lệ ấy là 18%, phần lớn là nhờ các di dân Công Giáo. Các nhóm Á Châu như Đại Hàn, Trung Hoa và Việt Nam có nhiều người trở lại đạo. Ơn gọi trong cộng đồng người Việt khá cao đến độ họ có thể tự hào coi mình như người Ái Nhĩ Lan mới. Tuy nhiên, không ai chối cãi: chính người Ái Nhĩ Lan đã lập ra Giáo Hội tại Úc và chính Đức Hồng Y cũng đã tiếp nhận hồng phúc đức tin từ người mẹ Ái Nhĩ Lan của ngài. Theo ngài, Giáo Hội Úc phải tỏ lòng biết ơn đối với sự đóng góp của Ái Nhĩ Lan. Thành thử, dù sao, Giáo Hội Công Giáo tại Úc vẫn là một thiểu số. Trong tư cách ấy, Đức Hồng Y cho hay Giáo Hội này có hai lựa chọn: một là để khối đa số nuốt trửng hai là tìm cách cưỡng lại và cố gắng phát triển. Nói cách khác, phải cố gắng Công Giáo hóa toàn bộ đất nước.

Thừa tác vụ Phêrô

Ở Úc, cũng như ở nơi khác, chúng ta đều phải đấu tranh với niềm xác tín rằng chúng ta là thành phần của Giáo Hội phổ quát, do Đức Giáo Hoàng lãnh đạo. Và việc lãnh đạo này có giá trị cả trong các sinh hoạt hàng ngày. Thí dụ, ở Toowoomba, Giáo Hội Úc vừa có một vị giám mục bị bãi chức sau hơn 10 năm đối thoại với Tòa Thánh. Đây là một thảm kịch, đáng lẽ không nên xẩy ra nhưng vị giám mục này nhất định không chịu nhượng bộ hay đưa ra bất cứ cơ sở nào, nên buộc người ta phải kết luận: “Đủ rồi”. Và thế là Giáo Hội Úc phải đấu tranh với một thứ cảm quan vô lý chống Rôma. Đức Hồng Y George của Chicago vốn đưa là luận đề này là ở nhiều nơi thuộc Giáo Hội Công Giáo Mỹ, người ta có tác phong mỗi ngày một trở nên thệ phản hơn, nghĩa là một giáo hội với những phán đoán cá thể, không quan tâm bao nhiêu tới Đức Giáo Hoàng, tới hàng giáo phẩm và giáo huấn Công Giáo. Và rõ ràng có những phần tử trong Đảng Dân Chủ đang cố gắng tách hàng giáo phẩm ra khỏi người Hoa Kỳ. Đức HY Pell nghĩ rằng điều này cũng đang xẩy ra tại nhiều nơi khác với những chính khách thích lập ra các “giáo hội quốc gia” hơn. Dĩ nhiên, ta phải chống lại khuynh hướng này.

Canh tân: kinh nghiệm Úc

Đức HY Pell sau đó đề cập tới những điều ngài cố gắng thực hiện ở Úc. Trước nhất ngài phải đương đầu với vụ xì-căng-đan xách nhiễu tình dục. Về vấn đề này, ngài bảo ngài rất mang ơn vị chánh án Tòa Thượng Thẩm. Ông này cho ngài hay: vụ xì-căng-đan này, với năm tháng, sẽ dần dần phá hoại Giáo Hội từ căn để, nếu Giáo Hội không chịu cương quyết hành động. Ngài còn bị vị thủ hiến của tiểu bang triệu tới và cho hay nếu Giáo Hội không chịu tự mình dọn dẹp vụ xì-căng-đan này, thì ông ta sẽ dọn dẹp giùm. Thành thử, Đức HY nhất quyết phải hành động một cách cương quyết. Điều đáng nói, ông thủ hiến này là người vô đạo, từng coi các nhà lãnh đạo tôn giáo là người lỗi thời... Ngài cho thành lập một ủy ban độc lập, thiết lập một ban cố vấn để huấn đạo và một hệ thống để trả tiền bồi thường. Nhờ thế, mọi chuyện nay đã yên ổn.

Giáo dục tôn giáo

Việc thứ hai là cải tổ việc giáo dục tôn giáo (giáo lý tại học đường). Đây dĩ nhiên là điều nền tảng cho tương lai, và ngài nhất định phải canh tân, bất chấp mọi khó khăn. Ngài cho gọi người bạn của ngài từ Rôma về, cử làm đại diện lo việc giáo dục, và khởi sự công trình lớn lao là soạn thảo trọn bộ giáo khoa Công Giáo về đức tin và luân lý lấy Chúa Kitô làm trung tâm, dùng cho 13 cấp lớp nhà trẻ, tiểu học và trung học. Chương trình này nay thành bắt buộc tại các trường (1). Nói chung, công trình này đang mang lại hậu quả tốt, được các thầy cô hoan nghinh vì đa số các thầy cô này trước đây không được dạy về đức tin nên họ rất hoan nghinh bộ giáo khoa đầy nội dung phong phú, cung cấp các câu trả lời cho họ này. Chương trình giáo dục tôn giáo tại các trường phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm và phải hoàn toàn có đặc điểm Công Giáo. Điều đáng lưu ý là tại Úc, nhiều người nghĩ tới bí tích theo lối Thệ Phản, nghĩa là chỉ nghĩ tới 2 bí tích Rửa Tội và Thánh Thể. Thực ra, Giáo Hội Công Giáo có tới 7 bí tích và một trong các bí tích kỳ diệu nhất chính là bí tích Thống Hối, một bí tích bị nhiều người xa lánh.

Không có lý do gì biện minh cho điều ấy cả, và nếu có một chương trình chuẩn bị thích đáng, người trẻ sẽ tiếp nhận và chào đón bí tích này. Đó là kinh nghiệm ở Úc, nơi ngay trẻ em không Công Giáo tại các trường Công Giáo cũng muốn được xưng tội; lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội không cho phép các em này làm điều đó, nhưng sẵn sàng nghe các em giãi bày “khúc nhôi’ và cho các em lời khuyên thích đáng. Một số các thiên kiến bài Công Giáo thuở xưa đang tan biến đi. Hồi có chiến tranh tại Timor, có những con tầu chở binh sĩ qua đó. Trong số 200 binh sĩ, tuy chỉ 40% là người Công Giáo, nhưng có đến 140 người xếp hàng để được xưng tội. Điều này không hề xẩy ra trong các thập niên 1960 hay 1970, nhưng từ từ, nhờ giáo dục, chúng ta đã bẻ gẫy được nhiều rào cản và hiều lầm. Tất cả nhờ cải tổ giáo dục.

Ơn Gọi

Một điều nữa cũng quan yếu đối với tương lai cần phải nói rõ một cách tuyệt đối là chúng ta rất cần linh mục. Không thể có Giáo Hội mà lại không có linh mục. Muốn thế, ta phải có các chủng viện để người trẻ sẵn sàng gia nhập, những chủng viện theo nghĩa chính thống. Nghĩa là những chủng viện không bị sa đọa về tính dục. Dĩ nhiên, cả ở Úc, các chủng viện cũng đã kinh qua sự sa đọa về tính dục… Vì ai cũng rõ: tuổi trẻ bây giờ là sản phẩm của nền văn hóa đương đại. Tỉnh táo vì thế là điều cần thiết. Trong chủng viện, phải dạy họ biết cầu nguyện; đời sống cầu nguyện và tu đức phải chiếm ưu tiên. Khi được cử làm tổng giám mục Melbourne, việc đầu tiên của Đức Hồng Y là ra lệnh phải có thánh lễ hàng ngày tại chủng viện; ngoài ra, phải có Phép Lành Thánh Thể, Tôn Thờ Thánh Thể và đọc kinh Mân Côi chung với nhau. Ai mà chả nghĩ đó là chuyện bình thường trong một chủng viện. Ấy thế nhưng khi Đức Hồng Y ra lệnh như thế, các nhân viên trong chủng viện cho hay họ không chấp nhận việc đó và đã đồng loạt xin từ nhiệm. Ngài buộc lòng chấp nhận việc từ nhiệm ấy và đó là một trong những quyết định hay nhất trong giáo phận này. Nói cách khác, khi bắt đầu đưa ra thay đổi, thế nào cũng có chống đối. Ngài cũng nhớ lúc ngài trình bày kế hoạch thay đổi trong chủng viện cho Hội Đồng Linh Mục, không một linh mục nào dám lên tiếng ủng hộ kế hoạch ấy. Sự thay đổi này còn đáng kể hơn là cuộc cải tiến giáo dục tôn giáo. Hiện nay, Melbourne đang đào tạo ra các linh mục chính thống tốt lành và dĩ nhiên việc này lôi cuốn nhiều người trẻ khác gia nhập chủng viện.

Chú tâm tới giới trẻ

Cũng cần phải chú tâm tới giới trẻ. Điều được Đức Hồng Y lưu ý lúc tới Sydney là lập ra nhóm tuyên úy giáo dân tại các đại học. Tuyên úy giáo dân? Đúng thế, vì không có linh mục làm việc này. Nay thì tình hình đã khác, vì ơn gọi đã phát xuất từ chương trình này và từ 10 năm kể từ ngày có chương trình này, đã có 9 ơn gọi làm linh mục và 4 ơn gọi làm nữ tu riêng từ Đại Học Sydney. Ngài mô phỏng sáng kiến của Phái Anh Giáo Tin Lành (Evangelical Anglicans). Phái này có tới 40 thiện nguyện viên làm việc tại Đại Học Sydney. Tóm lại, điều quan trọng là phải thiết lập được các cộng đoàn đức tin chính thống tại các đại học.

Vai trò lãnh đạo của các linh mục

Điểm sau cùng trong bài nói chuyện của Đức Hồng Y Pell là việc cần phải duy trì tinh thần và vai trò lãnh đạo của các linh mục. Ngài cho hay: ở Nam Brisbane, có một linh mục không tin chắc là Chúa Kitô có thật và thế là ông không giảng gì về Thần Tính của Chúa Giêsu, hay về việc Đức Mẹ sinh con một cách đồng trinh nữa. Trái lại, ông lấy ý niệm về thần tính từ Ấn Giáo; và cuối cùng ông kéo theo cả cộng đoàn của ông ra khỏi Giáo Hội, kể cả các nhân viên chủ chốt của phòng giáo dục Công Giáo! Lại cũng có một trung tâm tôn giáo phụ nữ có liên hệ với nhóm phụ nữ Công Giáo. Một ngày kia, có bà lên tiếng hỏi: “Tượng Chịu Nạn đâu?”. Bà liền được trả lời: ở đây không có tượng chịu nạn vì chúng tôi không muốn có tinh thần chia rẽ. Điều buồn cười là tại văn phòng trung tâm, có treo một cây chổi phù thuỷ! Thành ra, điều quan trọng là phải duy trì vai trò lãnh đạo của linh mục. Không bao giờ được phép thu nhỏ các ngài thành chỉ còn là các tuyên úy cho giáo xứ. Các ngài không bao giờ phải xin phép hội đồng giáo xứ để thi hành các nhiệm vụ linh mục của mình. Đã đành một mục tử tốt phải làm việc theo phương thức cộng đồng với giáo dân của mình, nhưng trong truyền thống Công Giáo, linh mục luôn là nhà lãnh đạo; không theo nghĩa độc tài, nhưng không vì thế mà hết còn là nhà lãnh đạo. Ngài nhớ lại chuyện một linh mục ở Hòa Lan. Trước khi tiếp nhận nhiệm sở, ông phải được hội đồng giáo xứ phỏng vấn. Hội đồng giáo xứ “phán”: nếu không chịu chúc lành cho các cặp đồng tính, họ sẽ không để cho ông đến nhận chức vụ. Người Công Giáo không thể chấp nhận phương thức ấy. Ở Sydney, Đức Hồng Y cương quyết đạt được chính sách này: mọi cử nhiệm chính phải được dành cho những người thực sự cam kết thi hành một cách sâu sắc các chương trình Công Giáo. Điều này rất quan trọng vì không ai mong muốn đặt vào các vị trí lãnh đạo những người sẽ phá hoại điều mình đang thực hiện, như đặt vào phòng phụng vụ những người không tin vào các linh mục hay không tin vào hy lễ của chức linh mục thừa tác. Đức Hồng Y cũng khuyến khích các giáo dân tham gia chính trị; phần lớn họ gia nhập các đảng bảo thủ nhưng Giáo Hội cũng cần có những công đoàn mạnh và một Đảng Lao Động tích cực với nhiều người Công Giáo tốt trong đó. Giáo Hội Úc cũng thấy cần phải sử dụng các phương tiện truyền thông thế tục để truyền bá các sứ điệp của mình và chính Đức Hồng Y cũng có một mục thường xuyên trên một tờ báo hàng tuần ở Sydney. Ngài cũng muốn phát động chiến dịch Mang Người Công Giáo Về Nhà (Catholics Come Home) tức đem những người Công Giáo bỏ đạo trở về và những người ở bên ngoài muốn tìm hiểu về đức tin Công Giáo.

Đức Hồng Y Pell kết luận: qúy vị thấy đó là lý do tại sao tôi muốn bác bỏ thứ Công Giáo ở quán cà phê, và cổ động một cuộc canh tân thực sự tại Úc.

(1) Bộ giáo khoa To Know, Worship and Love, do Đức Ông Elliott [hiện là giám mục phụ tá Melbourne] chủ biên được dùng cho chương trình giáo dục tôn giáo tại hai tổng giáo phận Melbourne và Sydney từ năm 2003, được Ban Truyền Giáo của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney chuyển sang Việt Ngữ năm 2006 và từ đó soạn ra bộ giáo lý Biết Thờ Mến gồm 11 cuốn cho các cấp lớp của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Tất cả hiện được lưu tại www.tnttsydney.org
 
Các con vật nuôi trong vường của ĐTC tại Castel Gandolfo
Phạm Kim An
05:53 31/08/2011
ROMA - Một con cáo, một số chim ưng nhỏ, 25 con bò cái, 300 con gà mái, 60 con gà trống, nhiều bầy ong và cá: "các vật nuôi của ĐTC" sống những ngày thịnh vượng tại Castel Gandolfo, và chúng được đưa tin lên trang Nhất nhật báo L’Osseratore Roman bằng tiếng Ý ngày 31-8, trong bài viết của Mario Ponzi.

Các cây ô liu cung cấp đủ dầu – nhờ ép lạnh - cho các nhu cầu của Vatican và lượng thặng dư được bán tại siêu thị nội bộ dành cho các nhân viên của Vatican, cũng như trái cây của vườn cây và vườn rau, sữa của các con bò tốt và mỗi con cung cấp 50 lít mỗi ngày, trứng, mật ong từ các tổ ong của ĐTC, và cá từ ao cá trong vườn. Vườn ươm cung cấp thực phẩm cho Vatican và nhất là Cung điện tông đồ. Gà, được nuôi thả tự do, đẻ khoảng 200 trứng mỗi ngày.

Các chim ưng nhỏ bảo tồn các trái mơ và trái đào khỏi các chim khác tới ăn. Các chim ưng này xua đuổi con cáo đến gần chuồng gà của ĐTC, trong lãnh địa Castel Gandolfo, các "biệt thự Giáo Hoàng", "Thành phố Giáo hoàng", vốn cũng nổi tiếng với vườn hồng và các loài hoa khác, trên tàn tích của một lãnh địa hoàng gia trồng nhiều loài cây.

Vị Quản lý thành phố nhỏ, ông Saverio Petrillo, nói rằng khu vực cũng tiếp đón các vị khách khá ồn ào, như hai lợn rừng, là món quà của Cha Zeno Nomadelfia tặng ĐTC Phaolô VI, hoặc các con linh dương được Đức khâm sứ ở Ai Cập tặng ĐTC Piô XI. Đức Thánh Cha đã rất gắn bó với thành phố này: khi Ngài đến Castel Gandolfo, ĐTC Piô XI đến thăm các động vật mỗi ngày, và không bao giờ không làm gì, chẳng hạn Ngài ẵm con vật nhỏ tuổi nhất trên tay.

Cũng chính ĐTC Piô XI muốn rằng nông trại của Ngài đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại, mà vẫn duy trì một bộ mặt nông thôn mộc mạc. Người đứng đầu nông trại, ông Giuseppe Bellapadrona, cho biết rằng hiện nay nông trại có một thiết bị khử trừng hiện đại nhất: sữa được tiệt trùng ở 75°, điều này giúp giữ giá trị dinh dưỡng của nó và cung cấp sữa có chất lượng cao, giàu protein.

Những con bò cái giống tốt - được ghi trong "Sách bò nòi Friesian của Ý" - hưởng các nhà ở hiện đại được trùng tu vào năm 2008, nên đó là một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái, với tối đa sự tự do đi lại trong kho mở trên tất cả bốn mặt. Thức ăn của chúng cũng rất phong phú và lấy cảm hứng từ truyền thống địa phương: rơm được rắc phô mai Parmesan! Bắp gây ra việc lên men bất thường cho pho mát. Rất hiện đại, hệ thống làm sạch các khu vực sống ban ngày và ban đêm, và khu vực vắt sữa, cũng như việc sản xuất phải tuân theo hạn ngạch là 600 lít mỗi ngày.

Sữa bò này là đặc biệt hữu ích và được đánh giá cao trong thời kỳ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: đám mây Celsium đã làm ô nhiễm một phần lớn vùng nông thôn của Ý. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, "các con bò của Vatican" ăn rơm được lưu giữ trong các tấm bạt không thấm nước. Khi các kỹ thuật viên đến kiểm tra sữa bò, họ không hề tìm thấy dấu vết nào của phóng xạ! Do đó, các quan chức y tế khuyên các bà mẹ có con nhỏ và những người có nhu cầu cấp thiết về sữa nên liên hệ với nông trại của Vatican. (Zenit 30-8-2011)
 
Hơn 40 cựu sinh viên của ĐTC Câu lạc bộ Ratzinger thảo luận về việc Truyền giáo mới
Nguyễn Trọng Đa
05:55 31/08/2011
ROMA - "Chúng ta hãy xin Chúa tỏ mình", nhất là với các bạn trẻ đang tìm nước sự sống: đó là điều ĐTC Biển Đức XVI mong muốn khi Ngài nói ở phần đầu Thánh lễ Chủ nhật 28-8 với các học trò cũ của Ngài. Cuộc gặp gỡ truyền thống của Câu lạc bộ Cựu Sinh viên của Ratzinger (Ratzinger Schülerkreis) diễn ra từ ngày 25 đến ngày 28-8 tại Cung điện Castel Gandolfo. Năm nay, các cuộc hội thảo của Câu lạc bộ này tập trung vào việc truyền giáo mới.

Trong phần mở đầu Thánh lễ, trong nhà nguyện của Trung tâm Mariapolis của Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI dừng lại trên Thánh Vịnh 62: "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài,

tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước”.

ĐTC Biển Đức XVI nói bằng tiếng Đức: "Trong thời buổi vắng mặt Thiên Chúa, khi đất linh hồn khô cằn và người ta không biết nước sự sống từ đâu mà đến, chúng ta hãy cầu xin Chúa hãy tỏ mình. Chúng ta muốn xin Chúa tỏ mình cho những người đi tìm nước sự sống ở nơi khác, biết rằng chính Chúa là Nước sự sống, và Chúa không cho phép rằng sự sống của con người, nỗi khát khao cho điều gì vĩ đại, cho sự viên mãn, không bị chìm và không bị ngạt thở trong các sự chóng qua”.

ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh: "Chúng ta muốn xin Chúa, nhất là cho giới trẻ, là việc khát khao Chúa trở nên sống động trong họ và họ sẽ nhận biết câu trả lời nằm ở đâu".

ĐTC Biển Đức XVI đã kết luận: "Và chúng ta, những người có thể biết điều này thời còn trẻ, chúng ta có thể xin sự tha thứ, bởi vì chúng ta quá ít mang ánh sáng của dung nhan Chúa cho người khác. Chúng ta muốn xin Chúa tha thứ cho chúng ta, đổi mới chúng ta với nước sự sống của Thánh linh Chúa, và xin Chúa cho chúng ta cử hành cách xứng đáng các mầu nhiệm thánh này”.

Từ bỏ mình

Bài giảng sau đó là của Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Vienna, Áo. Ngài dừng lại trên Tin Mừng ngày Chúa Nhật (xem Mt 16,21-27) về việc Chúa Kitô gợi ra lời loan báo cuộc khổ nạn của Chúa. Thánh Phêrô đã phản ứng mạnh mẽ: " Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Chúa trả lời: ”Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

Đức Hồng y Schönborn giải thích: “Thánh Phêrô muốn là con người mà thôi. Và Ngài đã lầm hoàn toàn. Điều gì thúc đẩy Ngài như vậy? Trước hết là tình cảm con người cơ bản nhất và tốt lành là không muốn nhìn thấy Thầy mình chịu đau khổ, như một người mẹ không muốn nhìn thấy con trai mình chịu đau khổ, hoặc một người bạn không muốn nhìn thấy bạn mình chịu đau khổ. Có điều gì sai ở chỗ này?".

Đức Hồng y Schönborn nhìn nhận: “Từ quan điểm của con người, luận lý đúng thuộc về thánh Phêrô. Tuy nhiên, đó không phải là ý Chúa. Thánh Phaolô nói về sự cần thiết của một sự "biến thái" thật sự, một sự canh tân về các suy nghĩ, mà nếu không có nó, thì không thể 'nhận ra được ý Chúa, vốn là ý tốt lành'".

Đức Tổng giám mục tổng giáo phận Vienna, giải thích rằng việc chuyển đổi này có một cái tên: "sự từ bỏ mình". "Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta những lời cứng cỏi mà Ngài đã nói với thánh Phêrô. Hãy tự quên mình và hãy vác thánh giá: ‘Chúng ta có thể làm điều đó, - Hồng y kết luận bằng cách trích dẫn lời của nhà thần học Tin lành Adolf Schlatter - nếu chúng ta được thúc đẩy bởi một tình yêu mạnh hơn tình yêu của chúng ta dành cho chính chúng ta'". (Zenit 30-8-2011)
 
Các tu sĩ Phan sinh dịch Kinh Thánh sang tiếng Nhật thông dụng
Nguyễn Trọng Đa
05:56 31/08/2011
Roma - Sau 55 năm làm việc của các tu sĩ Phan sinh, người dân Nhật sẽ sớm có một bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Nhật thông dụng, nhờ công tác dịch thuật của Viện nghiên cứu Kinh thánh của Dòng Anh Em Hèn Mọn (Biblicum Studium Franciscanum) tại Tokyo, Nhật.
Văn bản mới được đệ trình cho Giám đốc Thư viện Vatican, Đức Hồng y Raffaele Farina, tại nhà thờ chính tòa Tokyo.

Đây là lần đầu tiên một bản dịch tiếng Nhật đã được thực hiện từ ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh, thay vì từ bản Kinh thánh Phổ thông (Vulgate). Năm 1958, bản dịch Sách Sáng Thế (St) đã được xuất bản, và đến năm 1979, toàn bộ Tân Ước được dịch hoàn chỉnh. Đến tháng 9-2002, Sách Giê-rê-mi-a (Gr) đã được hoàn tất.
Hội Kinh Thánh Nhật và các tu sĩ Phan sinh Mỹ hợp tác trong nỗ lực dịch thuật này.

Kể từ khi sáng kiến bắt đầu vào năm 1950, các nỗ lực dịch thuật chịu sự giám sát của linh mục Bernardin Schneider, Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM), người gốc bang Kentucky, Mỹ. (CNA 26-8-2011)
 
Sri Lanka: Ban phúc lành cho 100.000 người bệnh thể xác và tinh thần tại Đền thánh Đức Mẹ Lanka
Phạm Kim An
05:57 31/08/2011
Tewatta - "Chỉ có Chúa Giêsu là câu trả lời cho chúng ta. Chỉ có Chúa Giêsu có thể chữa lành bệnh tật tinh thần và thể xác của chúng ta. Là người Công giáo, chúng ta hãy luôn tìm các bí tích Hòa giải và Thánh thể! Đây là các đặc quyền, mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta”, - Đức Hồng y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Colombo, nói trong bài giảng của Ngài với gần 100.000 người tàn tật, cả Công giáo và không Công Giáo, đến tham dự lễ ban phúc lành cho người bệnh.

Đức Hồng y Bernard Francis Law, linh mục chủ tòa của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả tại Roma, Đức Tổng Giám mục Joseph Spiteri, Sứ thần Tòa thánh ở Sri Lanka, cũng tham dự thánh lễ ngày chủ nhật 28-8 và cuộc Rước kiệu tại Đền thánh Đức Mẹ Lanka, Vương Cung Thánh Đường Quốc gia Tewatta.

Trong cuộc rước kiệu long trọng, các người tham gia cầm đèn, nến và biểu ngữ màu sắc với các trích dẫn từ Kinh Thánh bằng tiếng Sinhalese, tiếng Tamil và tiếng Anh.

Bà Magrette Adames, đến từ giáo xứ Dalugama (giáo phận Colombo), cùng đi với con trai của bà. Bà nói: “Tôi đã làm việc ở nước ngoài, nhưng sau một năm tôi bị ốm. Đó là một bệnh tâm thần không rõ và do đó, con tôi trở về nhà. Con tôi có niềm tin vào Chúa Giêsu, và vì vậy chúng tôi đã đến đây hàng năm để dự lễ mừng đặc biệt này, hy vọng sẽ được chữa trị cách đặc biệt".

Sau khi tham dự lễ ban phúc lành năm ngoái, một người đàn ông Phật tử đã được chữa lành bệnh đau lưng và đau chân trái lâu ngày. Năm nay, ông đã đến đây với gia đình để bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Linh mục Priya Jayamanne, người phụ trách Vương Cung Thánh Đường Quốc gia Tewatta, nói: “Tôi vui mừng khi thấy một đám đông lớn. Người ta đến cầu nguyện để xin Chúa Giêsu có thể can thiệp cho họ và chữa lành các vấn đề và bệnh tật của họ. Chúng tôi chuẩn bị 600 ghế ngồi cho các cho trường hợp đặc biệt, nhưng chúng tôi đã có hơn 600 bệnh nhân như thế".

Cha cũng nói lên lòng biết ơn đối với chính quyền vì đã cung cấp nước, điện và cơ sở y tế cần thiết cho số người quá đông. (AsiaNews 30-8-2011)
 
ĐTC: Nghệ thuật dẫn con người tới chỗ gặp gỡ Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
11:05 31/08/2011
Nghệ thuật giống như một tia sáng của vẻ đẹp có thể dẫn đưa tâm trí con người tới chỗ nhận thức được Vẻ Đẹp tối thượng, nghĩa là Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến tín hữu tại quảng trường nhỏ trước nhà nghỉ mát Castel Gandolfo sáng thứ tư 31-8-2011.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhằc lại rằng mùa hè là thời gian mỗi kitô hữu phải tìm ra thời giờ cho Thiên Chúa, qua lời cầu nguyện, giữa các công việc và lo lắng của cuộc sống. Một trong những con đường có thể dẫn đưa chúng ta tới chỗ gặp gỡ Thiên Chúa là con đường của các kiểu diễn tả nghệ thuật, con đường của vẻ đẹp, mà con người thời nay phải phục hồi trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của nó.

Ai trong chúng ta cũng có lần cảm động sâu xa, hay cảm thấy niềm vui, khi đứng trước một tác phảm điêu khắc, một bức tranh, hay vài câu của một bài thơ hoặc một khúc nhạc, vì nhận ra nó không phải chỉ là vật chất, một miếng gỗ hay cẩm thạch hoặc đồng, một tấm lụa vẽ, một mớ chữ hay một đống âm thanh, nhưng là một cái gì cao cả hơn, một cái gì ”nói” với chúng ta, một cái gì có khả năng đánh động con tim, thông truyền một sứ điệp, nâng cao tâm hồn con người. Một tác phẩm nghệ thuật là hoa trái của khả năng sáng tạo của con người, tự vấn trước thực tại, tìm khám phá ra ý nghĩa sâu thẳm của nó và thông truyền nó qua ngôn ngữ của hình thái, mầu sắc và tiếng động. Rồi Đức Thánh Cha định nghĩa nghệ thuật như sau:

Nghệ thuật có khả năng diễn tả và làm cho hiện hữu nhu cầu của con người đi xa hơn điều nó trông thấy; nó biểu lộ sự khát khao và kiếm tìm cái vô tận. Còn hơn thế nữa, nó như một cánh cửa rộng mở cho vô tận, cho một vẻ đẹp và một sự thật vượt ngoài cái thường ngày. Và một tác phẩm nghệ thuật có thể mở mắt của trí tuệ và con tim, bằng cách thúc đẩy chúng ta hướng lên cao.

Thật thế có các kiểu diễn tả nghệ thuật là các con đường dẫn tới Thiên Chúa, Vẻ Đẹp tối cao. Chúng là một sự trợ giúp lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa, và chúng diễn tả niềm tin. Thí dụ như khi viếng thăm một nhà thờ kiểu gôtích, chúng ta bị xuất thần bởi các đường nét vút lên trời cao, lôi kéo cái nhìn và tâm hồn của chúng ta, đồng thời chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ hay ước muốn sự tràn đầy... Hay khi bước vào một nhà thờ kiểu Roman, chúng ta được mời gọi cầm trí và cầu nguyện. Chúng ta nhận thức rằng các ngôi đền tuyệt đẹp đó gói ghém đức tin của các thế hệ. Hoặc khi nghe một đoạn thánh nhạc, chúng ta cảm thấy con tim rung động, tâm hồn như nở lớn ra và được trợ giúp hướng về Thiên Chúa.

Tôi còn nhớ mãi kỷ niệm một buổi hòa nhạc của Johan Sebastian Bach, tại Muenchen vùng Bavière, do nhạc trưởng Leonard Bernstein điều khiển. Sau khúc hòa tấu cuối cùng, tôi cảm thấy từ sâu thẳm trong tim rằng điều tôi đã lắng nghe đã thông truyền cho tôi một sự thật, sự thật của người sáng tác tối thượng, và nó thôi thúc tôi cảm tạ Thiên Chúa. Bên cạnh tôi có vị Giám Mục Giáo Hội Luther Muenchen, và tôi bộc phát nói: ”Khi nghe khúc nhạc này, người ta hiểu: thật đúng vậy: đức tin mạnh mẽ tới như vậy, và vẻ đẹp diễn tả sự hiện diện chân lý của Thiên Chúa một cách không thể cưỡng lại được.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Biết bao nhiêu lần các bức tranh, hay bức vẽ trên tường, hoa trái niềm tin của nhà nghệ sĩ, trong các hình thái, mầu sắc, ánh sáng của chúng, thúc đẩy chúng ta hướng tư tưởng về Thiên Chúa và làm lớn lên trong chúng ta ước muốn kín múc nơi suối nguồn của mọi vẻ đẹp. Thật rất đúng điều Marc Chagall một nghệ sĩ lớn đã viết: trong bao thế kỷ các họa sĩ đã chấm bút vẽ vào mẫu tự có mầu sắc là Thánh Kinh. Biết bao nhiêu lần các kiểu diễn tả nghệ thuật có thể là dịp để nhắc nhớ cho chúng ta về Thiên Chúa, để giúp lời cầu nguyện của chúng ta hay cũng để hoán cải con tim chúng ta!

Ông Paul Claudel, một thi sĩ, bi kịch sĩ và nhà ngoại giao nổi tiếng Pháp, hồi năm 1886 đã vào nhà thớ Đức Bà Paris, và khi nghe bài thánh ca Magificat trong thánh lễ Giáng Sinh, ông đã cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa. Ông đã không vào nhà thờ vì các lý do đức tin, nhưng để tìm các lý lẽ chống lại tín hữu kitô; trái lại ơn thánh Chúa đã hoạt động trong trái tim ông.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau:

Anh chị em thân mến, tôi xin mời gọi anh chị em tái khám phá ra tầm quan trọng của con đường này cả đối với lời cầu nguyện, đối với tương quan sống động của chúng ta với Thiên Chúa nữa. Các thành phố và các vùng miền trên khắp thế giới đều gói ghém các kho tàng nghệ thuật diễn tả đức tin và nhắc nhở tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Khi đó việc thăm viếng các nơi nghệ thuật không chỉ là dịp làm giầu văn hóa, nhưng nhất là nó có thể trở thành một thời gian ơn thánh, kích thích chúng ta củng cố mối dây liên lạc và đối thoại với Thiên Chúa, để dừng lại chiêm ngưỡng - từ thực tại bên ngoài bước vào thực tại sâu thẳm bên trong mà nó diễn tả - chiêm ngưỡng tia sáng của vẻ đẹp đánh động chúng ta, hầu như gây thương tích trong tâm hồn chúng ta, và mời gọi chúng ta tiến lên với Thiên Chúa. Tôi xin kết thúc với lời thánh vịnh 27: ”Một điều tôi kiếm tôi xin là luôn được ở trong đền Chúa tôi mọi ngày trong suốt cuộc đời, để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang, ngắm xem thánh điện huy hoàng” (Tv 27,4). Chúng ta hy vọng rằng Chúa giúp chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Người, trong thiên nhiên cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật, như thế để chúng ta được đánh động bởi ánh sáng tôn nhan Người, hầu chúng ta cũng là ánh sáng cho tha nhân.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bắng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức. Trong tiếng Tây Ban Nha, ngài cũng chào các tín hữu Guatamala, Argentina và các nước mỹ chậu latinh khác. Ngài cũng chào tín hữu bằng tiếng Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Slovac, Croat, Bulgari và Rumani.

Trnog tiếng Ý ngài chào các Giám Mục bạn của Cộng Đồng Thánh Egidio, cũng như các đoàn hành hương giáo xứ do các cha sở hướng dẫn, và các cặp vợ chồng mới cưới. Ngài cầu mong cuộc gặp gỡ này củng cố và giúp mọi người sống gắn bó với Chúa, là suối nguồn ánh sáng, niềm hy vọng và sự bình an. Sau cùng Đức Thánh Cha cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Top Stories
Feedback on New Translation Is Positive: Elegance, Dignity, Cadence Called a Great Improvement
Zenit
07:28 31/08/2011
LONDON, AUG. 30, 2011 (Zenit.org).- In countries where parts of the new English translation of the Roman Missal are already in use, the feedback has been very positive.

This is the report from Monsignor Andrew Wadsworth, executive director of the Secretariat of the International Commission on English in the Liturgy (ICEL), in a podcast from the Catholic Communications Network of England and Wales.

The new translation of the Order of Mass is already in use in South Africa, New Zealand and Australia. Other places, such as England and Wales, have already begun using the new musical arrangements.

Full implementation of the translation has generally been set for the first Sunday of Advent.

"There has been a lot of feedback from the countries that are already using elements of the translation," Monsignor Wadsworth said. "Generally the feedback has been very positive. People find the elegance of the language, its dignity, the sort of cadence of the language -- which particularly lends itself to the sung parts of the liturgy -- they find all of that to be a great improvement."

The monsignor explained that the altar edition of the new missal "has the largest amount of music of any missal the Church has ever produced in any language." This music is Gregorian chant, which "takes us back to the Church of the first millennium and the earliest centuries. That's the music which is in the Latin Missal, of which our English Missal is a translation," he explained.

Unpacking

Monsignor Wadsworth highlighted that the vocabulary of the new translation will require and give opportunity for catechesis, with terms that "need unpacking."

This implies a "catechetical process," he observed. But one of the great opportunities of the new translation, the priest suggested, is the opportunity for "more delving into the riches of the liturgy."

"It's right that we prepare for this by catechesis," Monsignor Wadsworth said, "and it's right that we revisit things that are perhaps very familiar to us to try to deepen our knowledge and understanding of them."
 
Pope: works of art can lead us to God
+ Pope Benedict
11:07 31/08/2011
Castel Gandolfo – During the general audience, Benedict XVI highlights how before a sculpture, a painting, a poem or a song we can perceive something that is not only matter, "but something bigger, something that speaks, capable touching the heart, of communicating a message, of elevating the soul”. "How many times, then, can artistic expressions be occasions to remind us of God, to help our prayer or the conversion of the heart".

Works of art are one of the “channels” that that can lead to God, because art "is like an open door to the infinite, to a beauty and a truth that goes beyond the ordinary. A work of art can open the eyes of the mind and heart, carrying him aloft. "

Benedict XVI returned today to touch on one of the themes dear to him, that of beauty as a path that leads to God. Speaking to five thousand people present in Castel Gandolfo for the general audience, the Pope said that "perhaps sometimes, before a sculpture, a painting, a few verses of a poem or a song, you have experienced deep within an intimate emotion, a sense of joy, that is to have clearly perceived that in front of you there was not only matter, a piece of marble or bronze, a painted canvas, a series of letters or a combination of sounds, but something bigger, something that speaks, capable of touching the heart, of communicating a message; elevating the soul. "

"The work of art is the fruit of human creativity, which questions the visible reality, trying to discover its deep meaning and to communicate it through the language of shapes, colours, sounds." The work of art, in short, "is an open door on the infinite," which "opens the eyes of the mind, of the heart."

"One example of this is when we visit a Gothic cathedral; we are enraptured by the vertical lines that shoot up towards the sky and draw our eyes and our spirits upwards, while at the same time, we feel small, and yet eager for fullness ... Or when we enter a Romanesque church: we are spontaneously invited to recollection and prayer. We feel as if the faith of generations were enclosed in these splendid buildings. Or, when we hear a piece of sacred music that vibrates the strings of our heart, our soul expands and helped to turn to God. A concert of music by Johann Sebastian Bach, in Munich, directed by Leonard Bernstein, again comes to my mind. After the last piece of music, one of the Cantate, I felt, not by reasoning, but in my heart, that what I heard had conveyed something of the faith of the great composer to me and pressed me to praise and thank the Lord ... ... ".

"But how many times - he added – have paintings or frescoes, the fruit of the faith of the artist, in their forms, their colours, in their light, encouraged us to direct our thoughts to God and nourish in us the desire to draw from the source of all beauty. What a great artist, Marc Chagall, wrote remains true, that for centuries painters have dipped their paintbrush in that coloured alphabet that is the Bible. How many times, then can artistic expressions be occasions to remind us of God, to help our prayer or for the conversion of the heart! Paul Claudel, a poet, playwright, and French diplomat, in the Basilica of Notre Dame in Paris, in 1886, while he was listening to the singing of the Magnificat at Christmas Mass, felt God's presence. He had not entered the church for reasons of faith, but to in search of arguments against Christians, and instead the grace of God worked in his heart".

For everyone, even in today, the Pope's invitation remains valid, "to rediscover the importance of this path for prayer, for our living relationship with God. The cities and towns all over the world preserve works of art that express the faith and remind us of our relationship with God. Visiting places of art, it is not only an occasion for cultural enrichment, but above all it can be a moment of grace, an encouragement to strengthen our relationship and our dialogue with the Lord, to stop and contemplate, in the transition from simple external reality to a deeper reality, the ray of beauty that strikes us, that almost wounds us in our inner selves and invites us to rise towards God. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lộ trình thăm viếng của Đoàn Hành Hương Niềm Tin Nam Úc Châu 2011
Jos. Vĩnh SA
06:32 31/08/2011
CHÚA NHẬT, NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2011:

Sau khi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới chúng tôi từ giã thủ đô Madrid để đi về thành phố Burgos. Thành phố Burgos được xây dựng từ năm 884, đóng một vai trò lịch sử quan trọng của nước Tây Ban Nha. Lâu Đài El Cid và Điện Castile và Leon được xây cất từ Thế Kỷ thứ 11 và phải mất 4 Thế Kỷ sau mới hòan tất.

Kính viếng Nhà Thờ Chính Tòa Burgos, được xây cất từ Thế Kỷ Thứ 13; đây là Nhà Thờ Chính Tòa lớn vào hàng thứ I của Giáo Hội Tây Ban Nha. Phái đoàn chúng tôi được 2 Linh mục trưởng đoàn cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bên cánh trái ngay trong nhà thờ, sau đó phái đoàn chúng tôi nghỉ ăn trưa và xe bus tiếp tục hướng tiến về Lô Đức, Pháp Quốc

Đến Lộ Đức (Lourdes), trực chỉ về Khách Sạn, nhận phòng lúc 20:00 chiều cùng ngày. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn GRAND HOTEL MODERNE, Lourdes - France. Mọi người được tự do nghỉ ngơi. Có người hăng hái ra viếng Đức Mẹ tại Quảng Trường ngay

THỨ HAI, NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 2011:

Sáng sớm phái đoàn dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Chúng tôi gặp phái đoàn giới trẻ do 8 linh mục trẻ của các giáo phận thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hướng dẫn và nhóm nhỏ bên Perth, Tây Úc do cha Đồng Văn Vinh hướng dẫn. Phái đoàn đã nhập chung với phái đoàn Úc Châu chúng tôi, cùng đồng tế Thánh Lễ sáng sớm tại Vương Cung Thánh Đường Lộ Đức

Sau khi Điểm tâm sáng tại Khách Sạn, hai phái đoàn Việt Nam và phái đoàn Việt-Úc Châu chúng tôi cùng nhau leo núi Lộ Độ để suy gẫm 14 chặng đàng Thánh Giá và bí tích hòa giải do 10 linh mục hướng dẫn để lãnh ơn toàn xá, sau đó chúng tôi đi viếng thăm Ngôi Nhà ở xưa kia của của Thánh Nữ Bernardette và gia đình. Thăm “Cachot” (nhà tù) nơi Thánh Nữ Bernardette đã bị giam giữ để bị điều tra. Thăm Nhà Nguyện của Viện Tế Bần (Hospice). Thăm nơi xưa kia Thánh Nữ Bernardette đã Xưng Tội và Rước Lễ Lần Đầu.

Đi viếng thăm Tu Viện Các Nữ Tu tại Nevers và cũng chính nơi đây Bernardette đã tu học với suốt thời gian 8 năm trường trước khi trở thành Nữ Tu trong Dòng.

Phái đoàn Việt Nam từ giã chúng tôi trở về Paris trước cho đúng hẹn. Phái đoàn Úc Châu chúng tôi vẫn còn ở lại Lộ Đức.

THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2011:

Phái đoàn hiệp dâng Thánh Lễ tại Bàn Thờ bên Núi Đức Mẹ và là nơi Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Nữ Bernardette nhiều lần do hai cha Jos. Liêm và cha Anthony Quảng trưởng đoàn chủ tế và một linh mục Hàn Quốc đồng tế.

Giờ tự do, hoặc đi kính viếng Đài Đức Mẹ; hoặc đi tắm Suối Nước Đức Mẹ.
Tham dự Cuộc Rước Cung Nghinh Thánh Thể và Chầu Phép Lành – Cầu cho Bệnh Nhân.
Giờ tự do (Đi kính viếng Đài Đức Mẹ hoặc đi tắm Suối Nước Đức Mẹ; hoặc đi shoppings mua sắm Tượng Ảnh)
Ăn tối tại Khách Sạn. Tự do và đi tham dự Cuộc Rước Nến vĩ đại Cung Nghinh Thánh tượng Đức Mẹ tại Quảng Trường.
Có Lần Hạt Mân Côi 10 Kinh bằng Tiếng Việt chung với các Phái Đòan trên tòan thế giới.

THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2011:

Chúng tôi dạy sớm điểm tâm sáng tại Khách Sạn. Check-out từ Khách Sạn và chất hành lý lên xe bus. Dâng Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Gioan Vianney (Jean M. Vianne) bên Quảng Trường Đức Mẹ Lộ Đức.

Đến Kính Viếng Đài Đức Mẹ bên Núi Lộ Đức để chào tạm biệt Mẹ, lên đường đi Bordeaux rồi đến Thành Phố Lisieux quê hương của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Đến Lisieux, vào Khách Sạn, nhận phòng.

Ăn tối và nghỉ đêm tại Khách Sạn, GRAND HOTEL DE L’ESPERANCE, Lisieux

THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2011:

Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.
08.00 AM Check-out, chất hành lý lên xe bus.
Đến viếng thăm Tu Viện và Nhà Nguyện của Dòng Kín Carmelite, nơi có Mộ Phần của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Thăm Phòng Trưng Bày các Kỷ Vật của Thánh Nữ Têrêsa còn lưu lại ở đó, như: Áo Dòng, lúp dòng, mái tóc, sách vở, bàn viết, giày, dép, v.v….

Đến viếng thăm Ngôi Nhà xưa của thời thơ ấu khi Thánh Nữ Têrêsa còn sống chung với Cha Mẹ là Ông Bà Louis Martin và Azélie-Marie Gúerin cùng chị em trong gia đình.

Viếng Vương Cung thánh Đường, nơi còn lưu lại phần cánh tay phải của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Viếng thăm 2 phần mộ song thân của Thánh Têrêsa là hai Bậc Đáng Kính: Chân Phước Louis Martin và Azélie-Marie Gúerin (phía ngòai bên đầu Vương Cung thánh Đường.

Dâng Thánh Lễ trong Vương Cung Thánh Đường Têrêsa.
Sau khi ăn trưa, chúng tôi lên xe Bus và trực chỉ đi về Thủ Đô Paris.
đến Paris ghé ăn tối tại Nhà Hàng Việt Nam Lê Lai Q13, Paris, rồi về HOTEL OCEANIA, PARIS. Nhận phòng và nghỉ đêm tại Khách Sạn:

THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2011:

Sau khi dậy sớm, điểm tâm sáng tại Khách Sạn.
Xe Bus và hướng dẫn viên sẽ đến khách sạn hướng dẫn Phái Đòan đi viếng thăm Hội Truyền Giáo Ba-Lê (M.E.P. = Mission Étanger de Paris), nơi có nhiều di tích của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và cũng là nơi đã và đang có nhiều linh mục Việt Nam du học tại đây. Có những vị trở về Việt Nam và đã trở thành Giám Mục.

Kính viếng Nhà Nguyện Đức Mẹ (Ảnh Vải) hay Làm Phép Lạ tại Thủ Đô Paris, nơi Đức Mẹ đã hiện ra cho Nữ Tu Catherine Labouré. Hiện nay trong Nhà Nguyện vẫn còn lưu lại chiếc ghế mà khi xưa Đức Mẹ đã ngồi (khi hiện ra) để nói chuyện với Thánh Nữa Catherine.

Dâng Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Đức Mẹ Ảnh Vải hay làm Phép Lạ (Miraculous Medal Shrine).
Kính viếng Nhà Thờ và Mộ Phần của Thánh Vinh Sơn Đệ Phaolô (St. Vincent De Paul). Thánh Vinh Sơn Đệ Phaolô là Đấng Sáng Lập Dòng Vinh Sang và Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái.

13.00 PM Nghỉ ăn trưa
14.00 PM Phái Đòan đi kính viếng Nhà Thờ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trên Đồi Monmartre (Basilica of the Sacré-Couer). Nơi đây Thánh Nữ Maria Marguarite đã được thị kiến tỏ tường chiêm ngắm Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra. Và cũng chính nơi đây Thánh Claude De Columbière đã được Chúa Giêsu truyền dạy phải cổ võ lòng tôn sung Kính Thánh Tâm Chúa.
15.00 PM Tham quan Khải Hòan Môn (Arc de Triumphe), Quảng Trường Concord, Cung Điện và Phố Élysees (Champs Élysees); Tháp Effel (Effel Tower), Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà (Cathedral of Notre Dame)
17.00 PM Đi thăm Viện Bảo Tàng Cluny và Đại Học danh tiếng Sorbonne tại Paris.
18.00 PM Tham Quan và đi tàu trên Dòng Sông Seine (Cruising on the Seine River)
19.00 PM Ăn tối tại Nhà Hàng Việt Nam Lê Lai Q13 Paris và tour Paris by Night.
21.00 PM Trở về Khách Sạn HOTEL OCEANIA nghỉ đêm:

THỨ BẢY, NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 2011:

07.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.
07.30 AM Check-out - Xe bus và hướng dẫn viên sẽ dẫn Phái Đòan từ Khách Sạn ra Phi Trường Quốc Tế Charles De Gaulle – Paris.

11.40 AM Đáp Chuyến Bay Easy Jet 3817 đi Krakow – Poland (Ba Lan). Phi trường Krakow này đã được đổi tên thành John Paul II Air Port, sau khi ĐTC John Paul II được phong Á Thánh và chính quyền Krakow đang cố gắng gấp rút tái thiết phi trường cũng như thành phố thêm khang trang và lớn rộng hơn nữa, để chuẩn bị tiếp đón du khách đến Krakow trong tương lai khi ĐTC Gioan Phaolô II được phong hiển thánh. Theo hướng dẫn viên du lịch cho biết, chính quyền Krakow ra kế hoạch sẽ hoàn tất trong vòng 5 năm sắp tới.

Tới Từ Phi Trường Krakow xe bus đón chúng tôi chở thẳng đến viếng thăm Nhà Thờ Chính Tòa Wawel Royal tọa lạc trên Đồi Wawel Royal. Khu nhà ĐTC JP II cư ngụ thời kỳ Ngài làm TGM Krakow và công trường Krakow có chợ lộ thiên

18.00 PM Mới về đến tại Khách Sạn để nhận Phòng, ai nấy đều mệt đừ
19.00 PM Sau khi tắm rửa xong, chúng tôi xuống Ăn tối tại Khách Sạn và
20.30PM Dâng Thánh Lễ đầu tiên tại Krakow trong khách sạn sau đó mợi người về phòng Nghỉ đêm tại Khách Sạn: BEST WESTERN PREMIER KRAKOW, POLAND

CHÚA NHẬT, NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2011:

06.30 AM Điểm tâm sáng - Buffet, Đặc sản của Miền Krakow, tại Khách Sạn.
07.30 AM Hôm nay, Phái Đòan sẽ dành trọn một ngày dài để đi đến Wieliczka và Wadowice.

Buổi Sáng: Viếng thăm Bảo Tàng Viện trong Hầm Mỏ Muối (Saltmines) vĩ đại dài 35 cây số ở độ sâu 350 mét dưới lòng đất, có Nhà thờ lớn, phố xá và shop dưới hầm. Chúng tôi chỉ xuống thăm quan khoảng 2 cây số chứng 1/100 khu hầm mỏ di sản quốc tế này. Mỏ muối được khám phá và khai thác từ thế kỷ thứ XII. Chúng tôi phải triệt để theo sự hướng dẫn của 3 Hướng Dẫn Viên: 1 người dẫn đầu, 1 thuyết trình, 1 người đi sau hộ tống, make sure trong phái đoàn không có ai bị đi lạc trong hầm. Giờ, phút cũng được ấn định rõ ràng - Nếu kéo dài hoặc trễ khỏang 15 phút sẽ phải trả tiền phạt tùy theo thời gian bao lâu ở dưới hầm.

Sau đó chúng tôi đến viếng thăm Tu Viện và và Hài Cốt Thánh Nữ Faustina - Dâng Thánh Lễ và tham dự Giờ Kính Lòng Thương Xót Chúa. -Thăm Nhà Thờ St. Florian's.

Viếng Nhà Thờ St. Mary's được xây cất từ Thế Kỷ Thứ 14 với đặc thù kiến trúc của Ba Lan với nhiều Bàn Thờ cổ kính.

11.00 AM Viếng thăm Nhà Nguyện Thánh Kinga.
12.15 PM Ăn trưa tự túc.
15.00 PM Buổi chiều: Viếng thăm nơi sinh trưởng và nhà ở xưa kia của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Thăm Tòa Giám Mục và kính viếng Nhà Thờ Chính Tòa mà khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã là Tổng Giám Mục tại đây.

17.00 PM Đi bộ, tham quan Trung Tâm Thành Phố Krakow.
18.00 PM Trở về Khách Sạn.
19.00 PM Ăn tối tại Khách Sạn.
21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: BEST WESTERN PREMIER KRAKOW, POLAND

THỨ HAI, NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2011:

Sau khi điểm tâm sáng - Buffet, Đặc sản của Miền Krakow, tại Khách Sạn.
07.30 AM Check-out và ra khỏi Khách Sạn, chất hành lý lên xe Bus.
08.00 AM Đến viếng thăm Oswieciem và tưởng nhớ đến biến cố mà Đức Quốc Xã đã giết hàng triệu Người Do Thái.
08.30 AM Phái Đòan được hướng dẫn đến Czestochowa là Trung Tâm Hành Hương nổi tiếng tại Ba Lan và Tượng Ảnh Đức Bà Đen (Đức Mẹ hay làm phép lạ) Tức "The Black Madona - Jasna Gora" trong Khuôn Viên Tu Viện. Cách Krakow 250km. Linh Địa này cũng tương tự giống như Linh Địa La Vang của Việt Nam. Dâng Thánh lễ tại Linh Địa Ảnh Đức Bà Đen
12.30 PM Ăn trưa tự túc xong
13.00 PM Xe Bus đưa Phái Đòan từ Ba Lan băng qua Cộng Hoà Tiệp Khắc sang Áo Quốc (Austria), đường dài hơn 500km đến Thủ Đô Vienna.
18.00 PM Nhận Phòng tại Khách Sạn.
21.00 PM Nghỉ đêm tại Khách Sạn: EVENTHOTEL PYRAMIDE, PARKALEE 2,2334 VOSENDORF (South Vienna)

THỨ BA, NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2011:

06.00 AM Điểm tâm sáng tại Khách Sạn.
06.30 AM Check-out và lên xe Bus để ra Phi Trường Quốc Tế Vienna.
10.00 AM Đáp Chuyến Bay Swiss International Airlines LX1575 trở về Zurich, Thụy Sĩ
11.25 AM Đến Phi Trường Zurich và đổi sang Máy Bay khác để đáp chuyến bay đi Hoa Kỳ
13.00 PM Chuyến Bay Swiss International Airlines LX 14 chuyên chở chúng tôi sang thẳng Nữu Ước tức New York – USA qua 9 tiếng đồng bay. Đến New York lúc 3:20 chiều địa phương NY – USA

Xe bus đón về khách sạn John F. Kenendy Air Port Hotel nhận phòng và nghỉ ngơi. Một số anh chị em trong đoàn đã vội vàng xuống dạo phố New York ngay...
(Hành Hương Niềm Tin 2011 còn tiếp... Những ngày vòng quanh USA và Canada )

Xem Hình Krakow, Ba Lan, Zech, Austria
Xem Hình Lộ Đức & Paris
Xem Hình Quảng trường Celebes tại thủ đô Madrid Tây Ban Nha
Xem Hình Giới trẻ Việt Nam trên toàn thế giới gặp nhau tại GX Caristo De La Paz
Xem Hình đến Portugal
Xem Hình đến Italy
Xem Hình đến Egypt
Xem Hình đến Irael
Xem Hình đến Singapore & Thai Lan
 
Chủng sinh đầu tiên người dân tộc H’Mông của Giáo phận Hưng Hóa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
06:14 31/08/2011
Ngày 30-8-2011, giáo xứ Sapa mở tiệc mừng thầy Giuse Má A Cả, chủng sinh tiên khởi của miền sơn cước. Tham dự tiệc mừng gồm có quí cha thuộc giáo hạt Lào Cai, đại diện giáo hạt Lào Cai và ban hành giáo các giáo họ trong giáo xứ Sapa. Bầu khí vui mừng và phấn khởi.

Trước khi vào bữa tiệc, Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa cũng nói lên niềm vui và tự hào vì có một chủng sinh đầu tiên người dân tộc H’Mông của xứ Sapa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Thầy được ơn bền đỗ.

Tiếp theo, thầy Giuse Má A Cả cũng có lời cám ơn Cha xứ, quí Thầy, quí Dì, quí ông bà anh chị em giáo xứ Sapa đã thương nâng đỡ cầu nguyện. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho con trong tương lai.

Được biết, thứ 4 ngày 31-8-2011, thầy Giuse Má A Cả về Tòa Giám Mục Sơn Tây gặp gỡ Đức cha Giáo phận. Và ngày 03-9-2011, thầy cùng các tân chủng sinh nhập Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.

Chúng ta cũng nên biết, sau nhiều năm chờ đợi, giáo phận Hưng Hóa, giáo hạt Lào Cai nói chung, giáo xứ Sapa nói riêng mới có một chủng sinh người dân tộc H’Mông. Việc thầy Giuse Má A Cả vào Chủng Viện không chỉ là một tin vui mà còn là sự kiến lớn đối với người H’Mông.

Má A Cả sinh ngày 06 tháng 10 năm 1983 tại giáo họ Hầu Thào, giáo xứ Sapa, cách thị trấn Sapa 7 km về hướng Tây Nam. Gia đình có 11 anh chị em. Má A Cả là con thứ ba của ông Giuse Má A Dình và bà Têrêxa Lồ Thị Sông.

Tuy sinh ra trong một gia đình nghèo và đông con, nhưng ngay từ nhỏ Má A Cả rất ham học. Lên 7 tuổi, Cả cùng các bạn trong bản theo học cấp I tại trường làng dành cho con em các dân tộc thiểu số. Cả đã trở thành một học sinh khá và có nhiều triển vọng tiếp tục theo đuổi cao hơn.

Hiểu rõ điều đó hơn ai hết, cha Phanxicô Trần Ngọc Khiết, chánh xứ Nhân Nghĩa, tỉnh Yên Bái, kiêm nhiệm giáo xứ Sapa đón Cả về giáo xứ mình để tiếp tục học hành. Thế là Cả có cơ hội học tại trường cấp II Nhân Nghĩa, thuộc xã Báo Đáp, huyện Ý Yên, tỉnh Yên Bái.

Vừa học hết cấp II, Cả đã đón nhận một tin buồn vô hạn, cha Phanxicô Trần Ngọc Khiết được Chúa gọi về đời sau. Bao hoài bão nơi anh hầu như tan vỡ. Ai sẽ lo cho anh ăn học đây! Nơi ăn chốn ở như thế nào?

Anh trở về quê hương, chẳng còn ai cùng độ tuổi đi học nữa. Làm sao đây? Nhưng Chúa lại bù đắp cho cách khác. Có nhiều người động viên và giúp đỡ anh tiếp tục học cấp III tại thị trấn Sapa.

Sau khi chấm dứt học phổ thông, nguyện vọng của anh là được học đại học hay cao đẳng tại Hà Nội. Nhiều người khuyên anh: “Người có giọng hát hay như anh nên thi vào trường Nhạc mà học”. Anh thi và đỗ trường cao đẳng Nhạc Họa Trương Ương (Thanh Xuân, Hà Nội). Nhận được giấy nhập học, anh vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình đỗ cao đẳng. Lo là vì anh là người dân tộc nghèo. Ăn còn chưa xong huống hồ là đi học tốn kém như vậy. Nhưng ý Chúa lại nhiệm mầu, Ngài gửi các ân nhân tới. Anh cảm kích vì những tấm lòng quảng đại đã thương giúp đỡ.

Trong lúc như thế, Chúa lại gieo vào lòng anh một ơn gọi dấn thân đặc biệt. Anh chỉ biết trình bày với cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản nhiệm giáo xứ Sapa. Ngài đã giúp đỡ anh cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt hướng dẫn anh cách tận tình tìm hiểu ơn gọi.

Ba năm học trường Nhạc đã qua đi. Anh ra trường với tấm bằng loại khá. Làm gì với tấm bằng này đây? Đi tu hay làm giáo viên? Đã có lúc anh đã bị cám dỗ, với người được học hành như mình bây giờ về quê hương có thể làm chủ tịch xã ? Nhưng anh đã cam đảm từ bỏ những ý nghĩ đó, theo lời khuyên của Bề trên, anh đã nhập lớp Tiền Chủng Viện của Giáo phận.

Tưởng chừng mọi chuyện đã được an bài, ngày 29 tháng 01 năm 2011, anh có giấy mời tới sở giáo dục và đào tạo Lào Cai để nhận quyết định phân công dạy học. Sau một thời gian suy nghĩ, anh cũng tới để nhận quyết định. Nhận quyết định rồi anh mới bàn với cha xứ. Với kinh nghiệm của một linh mục, cha Bình đã trình bầy với Bề trên Giáo phận về chuyện này. Bề trên Giáo phận khuyên đương sự chọn đàng nào thì chỉ chọn một mà thôi. Đi tu hay dạy học!!!

Sau một thời gian suy nghĩ và cầu nguyện, Má A Cả đã sẵn sàng từ bỏ dạy học để tiếp tục con đường theo Chúa cách triệt để. Anh đã gửi lại quyết định phân công công tác cho sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Lào Cai. Anh muốn đi tu làm linh mục để phục vụ người dân tộc H’Mông, anh em của mình.

Nhìn nhận việc từ bỏ dứt khoát của đương sự, Bề trên đã gọi anh vào danh sách những người thi Đại Chủng Viện năm 2011. Anh đã vượt qua kỳ thi với điểm số vừa đủ đỗ. Anh đã được giấy gọi vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Bề trên đã gọi anh làm thủ tục hồ sơ gửi tới chính quyền địa phương và được chấp thuận. Anh đã trở thành chủng sinh của Giáo phận Hưng Hóa. Xin chúc mừng tân chủng sinh Má A Cả.

Thầy Giuse Má A Cả trở thành tân chủng sinh Giáo phận Hưng Hóa không chỉ là niềm vui của đương sự nhưng còn là niềm vui của gia đình, giáo xứ, giáo hạt và Giáo phận nữa. Người H’Mông có quyền tự hào về con em mình. Nhưng người H’Mông cũng phải có trách nhiệm cầu nguyện cho Thầy Cả vì chặng đường Thầy đi còn rất dài và nhiều chông gai.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Thầy để sau thời gian được đào tạo, nếu Chúa thương, Thầy Giuse Má A Cả trở thành linh mục để phục vụ những người dân tộc tại vùng Tây Bắc này.
 
Tin Đáng Chú Ý
Chuyện khó tin nhưng có thật; nhà thờ Chính Tòa làm bằng giấy
Trần Mạnh Trác
16:32 31/08/2011
Một hãng Nhật Bản sẽ xây lại nhà thờ chính tòa Anh giáo Christchurch của Tân Tây Lan, dùng vật liệu là 'các tông' (cardboard.)

Nhà thờ chính tòa nguyên thủy đã được dựng lên vào năm 1864, đã bị hư hỏng nặng nề trong hai trận động đất tháng Hai và tháng Sáu vừa qua.

Thành phố đã thuê kiến trúc sư Shigeru Ban cho công cuộc xây dựng này, với một ngân quĩ hạn hẹp là 3 triệu đô và một thời giạn ít ỏi là phải hòan tất vào tháng Hai năm tới để sẵn sàng tổ chức lễ kỷ niệm một năm của trận động đất, và ngôi nhà thờ này phải đủ bền vững để chờ cho đến khi ngôi nhà thờ cũ được khôi phục lại.

Đặt trụ sở tại Tokyo, hãng của ông Ban đã nổi danh về việc sử dụng 'các tông' để làm các tòa nhà lớn. Theo ông, vật liệu các tông là lọai vật liệu có thể tái chế và có sức bền bỉ đáng kể.

Ngôi nhà thờ tạm thời này sẽ dùng 86 ống 'các tông' sản xuất tại địa phương. Các ống 'các tông' đều có dạng hình chữ A và cao đến 78 feet (23m), tức là cao gần bằng nhà thờ cũ.

Với ngân quĩ eo hẹp, ngay cả các kiện gỗ để chở hàng cũng sẽ được sử dụng để làm nền cho ngôi nhà thờ.

Ông Ban không nhận thù lao cho dự án, và cho biết ngôi nhà thờ tuy gọi là tạm thời nhưng sẽ có thể sử dụng được ít nhất là 10 năm. Tuy nhiên sau đó , "một cấu trúc bằng 'các tông' sẽ vẫn tồn tại trong tâm trí của người dân mãi mãi, và sẽ được yêu chuộng."
 
Văn Hóa
Dụ Ngôn con Chiên lạc
Thanh Sơn
05:50 31/08/2011
Dụ Ngôn Chúa nói như vầy: (Lc.15. 4-7 )
Sáng nay đọc dúng đoạn nầy rất hay
Ta hỏi các ông câu nầy ?
Một người chăn dắt một bầy trăm chiên

Bỗng dưng mất chú chiên hiền
Làm cho người đó buồn phiền miênh mông
Để đàn chiên lại cánh đồng
Đi tìm chiên lạc cho lòng bớt đau

Có thể chên đã đi sau
Bị đàn sói dữ chia nhau làm mồi ?
Có thể chiên đang đơn côi
Lạc xa mất chủ biết rồi ra sao ?

Có thể chiên rất tự hào
Thấy nơi vui thú lại nhào vô chơi ?
Có thể chiên đang tả tơi
Bơ phờ lạc lõng biết nơi nào về ?

Người chủ lo lắng tứ bề
Trước khi trời tối phải về kẻo nguy
Băng rừng lội suối quản chi
Tìm cho bằng được chỉ vì tình thương

Đến khi tìm được trên đường
Vác chiên lên cổ vừa thương vừa mừng
Về khoe rối rít tưng bừng
Bà con mau lại vui mừng cùng tôi.

Trên trời cũng thế mà thôi
Nếu ai biết tội mình rồi ăn năn
Triều thần vui đón vẫy khăn
Thương người có tội ăn năn trở về

Tình thương Chúa vẫn tràn trề
Hãy mau thoát khỏi bến mê lỗi lầm
Trở về với Đấng Từ Tâm
Người tha thứ hết lỗi lầm cho ta

Sau này xum họp một nhà
Hồn ta vui sướng ngợi ca Danh Ngài
Lời Ngài Phán chẳng hề sai
Ngài thưởng tất cả những ai trở về.
 
Thân phận
Lm Vũđình Tường
16:09 31/08/2011
Mấy ngày qua đài phát thanh khẩn trương loan tin về cơn bão dữ tợn sắp xảy đến. Mọi người đều chuẩn bị để chống bão, duy chỉ có đàn vịt là điếc không sợ súng. Mẹ con vịt cứ thong dong đùa giỡn trên sông, cứ thong thả xuôi theo giòng kiếm mồi. Bầu trời đổi thành màu xám, những cụm mây đen nghịt kéo đến khỏa lấp hết ánh sáng, theo sau là những cơn gió rất mạnh dồn thốc những ngọn cây về cùng phía theo chiều gió và cuối cùng là những hạt mưa nặng hạt ầm ầm đổ xuống như trút nước. Lúc này vịt mẹ mới buông những tiếng thảm thiết kêu gọi lũ con về chuồng. Cơn nước lũ xoáy mạnh xuôi giòng và những đợt sóng thi nhau ập tới, lớp này đổ trên lớp kia tạo nên những tiếng ì ầm như trời sắp sửa sập đè trên phần đất này.

Đàn vịt cứ lầm lũi chèo chống bơi ngược chiều nước. Lũ vịt con nhào lên lộn xuống theo nhịp điệu của sóng. Chúng dùng hết sức bình sinh để cố chống trả lại với sức nước xuôi giòng. Những đợt sóng đổ xuống đàn vịt tới tấp, chúng chưa kịp hoàn hồn thì những đợt sóng khác đã đổ nhào trên đầu. Vịt mẹ dường như thấu hiểu cái thảm cảnh của lũ con, nó luôn buông những tiếng não nề nghe buồn thối ruột. Gió càng mạnh, sóng càng lớn, lũ vịt càng phải phấn đấu hơn. Chúng dốc toàn lực bơi để khỏi bị nước cuốn đi. Tiếng vịt mẹ trộn lẫn với tiếng gió rít tạo thành những tiếng kêu rời rạc, đôi khi mất hút. Toàn lũ vịt leo được lên bờ, con nào cũng hồn siêu phách lạc. Chúng co cổ như cố von tròn người lại để tránh sức cản của gió, cả đàn lầm lũi bước đi chậm chạp, đôi khi phải chui qua những tàn cây kẽ lá vừa bị gió bão vùi dập trên mặt sân sũng nước. Sóng vẫn vỗ ầm ầm, gió vẫn rít lên từng cơn, mưa vẫn đổ và mặt sông nước vẫn xoáy tròn theo từng đợt sóng. Đàn vịt đã thoát hiểm, dù trong gang tấc, dù khó khăn vất vả, dù hơi tàn sức kiệt, xác sơ.

Người Kitô hữu đi theo Chúa trong những cơn sóng gió của đời người, đời sống họ cũng lắm lúc tương tự như đời sống đàn vịt, họ phải tranh đấu trước phong ba để bảo vệ đức tin tôn giáo, họ cũng vùng vẫy để sống còn, để trung thành với những điều mà họ học hỏi được trong đời sống tông đồ. Họ luôn nhớ rằng, Chúa Ki-tô không gọi họ theo Ngài để được sống ngoài thế gian, cách biệt xã hội. Chúa Ki-tô không gọi họ đi ra ngoài giòng thác lũ của thân phận làm người, hay an phận thả trôi xuôi theo giòng nước lũ. Chúa gọi họ đi ngược lại với giòng thác vật chất, cùng với Ngài bước trên con đường hẹp, con đường đòi hỏi nhiều cố gắng, hy sinh, đời hỏi sống chống trả với các cơn sóng tình, vùng vẫy để vươn lên, thoát ra khỏi vòng kiềm toả của phồn hoa giả tạo, của vật chất danh vọng, của sức mạnh bất công và bạo động. Dòng đời trôi không ngừng, kẻ nào ngưng tay chèo, tay chống sẽ bị đời cuốn đi, lạc vào cơn lốc thời đại và bị xoay tròn trong cơn cuồng phong đó. Kẻ nào không tiến ngược giòng sẽ bị đời cuốn trôi, đời là thế.

Đi theo Chúa Giê-su là chấp nhận thương đau, là bước trên đường khổ giá để chống lại những thói xấu của chính mình, là cải tạo chính mình, là làm cách mạng để tiến lên, là giải phóng mình khỏi những ươn hèn, là làm chủ chính con người của mình, là quản lý chặt chẽ đời mình và là tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường đạo đức, tu đức, sửa mình. Đó là con đường tiên tiến, con đường đưa đến tiến bộ để rồi sẽ gặt hái thắng lợi cuối cùng, thắng lợi trọn vẹn trong Chúa Kitô.

Lạy Chúa, Đời con luôn đi kèm với đau thương. Giàu sang phú quý chưa chắc đã là sống đẹp lòng Chúa; nghèo hèn, đau thương dồn dập, xui xẻo tới tấp chưa phải là dấu hiệu bị Chúa ruồng bỏ, bởi vì đi theo Chúa là chấp nhận bơi ngược giòng nước, là chấp nhận kiếp sống nổi trôi giữa giòng đời, trong đó có đủ hương vị đắng cay ngọt bùi. Đi theo Chúa là đi trong hy vọng, ngay cả hy vọng trong đau thương bởi vì người đi trong đau thương sẽ gặt giữa ca mừng.

Lm Vũđình Tường (viết năm 1987)
TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đồi Trà Quê Ta
Tâm Duy, Lm
21:38 31/08/2011
ĐỒI TRÀ QUÊ TA
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Bưởi Chí Đán quít Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền