Phụng Vụ - Mục Vụ
Sửa lỗi cho nhau
Lm, Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:06 31/08/2014
Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 18, 15-20
SỬA LỖI CHO NHAU
Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo Hội ở trần gian này, nghĩa là Ngài dựng xây Hội Thánh. Trong Hội Thánh có người tốt nhưng cũng có người chưa tốt, có sự lành và sự dữ. Chúa Giêsu muốn mọi thành phần trong Hội Thánh có trách nhiệm tùy mức độ đối với lỗi lầm của anh em mình, là tìm cách giúp đỡ họ nên tốt hơn, hoàn hảo hơn. Anh em trong Hội Thánh hiệp lời cầu nguyện với nhau chắc chắn sẽ có Chúa hiện diện và được Chúa Cha nhận lời, sinh hiệu quả tốt đẹp.
Thực tế, Chúa thiết lập Hội Thánh, là mong muốn cho mọi người nên thánh, tuy nhiên, trong một tập thể, đặc biệt trong Giáo Hội chắc chắn sẽ có những người chưa tốt, sẽ có những người có tội chứ không hẳn mọi người đều thánh như Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Giáo Hội đã viết :” Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội ( 2Co 5, 21 ), chỉ đến để đền tội, gánh tội cho dân ( Dt 2, 17 ), còn Giáo Hội luôn ấp ủ những kẻ tội lỗi trong lòng, trong đôi tay của mình, nên vừa thánh thiện, vừa phải thanh tẩy, luyện sạch mình. Chính vì thế, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân đổi mới “ ( GH 8 ). Giáo Hội luôn chú trọng đến việc sửa đổi, sửa lỗi cho nhau sao cho phù hợp với lời Chúa, và phù hợp với cách Chúa dạy bảo. Khi có người lỗi phạm, Giáo Hội chú tâm dạy bảo người đi sửa lỗi hơn là tội nhân. Chúa kêu mời con người chúng ta có trách nhiệm về sự hoàn thiện, sự tiến bộ của anh em mình, nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi con người phải kiên nhẫn, cẩn trọng, từ từ…nếu có phải chờ đợi, dùng tới 2, 3 người cũng là để nhờ sự kiên nhẫn, khéo thuyết phục mà tội nhân sẽ hối cải, trở về, thanh luyện để tốt hơn chứ không phải để bắt lỗi họ, cáo lỗi họ mà để sửa lỗi làm cho họ nên hoàn thiện hơn. Giáo Hội vững mạnh nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, để toàn thắng các thử thách, khó khăn sầu muộn nội tâm cũng như bên ngoài bằng yêu thương và kiên trì.Đi thưa cộng đoàn: ở đây cộng đoàn nghĩa là Hội Thánh để Hội Thánh dùng quyền của mình mà tha thứ tội nhân sau khi đã dùng lời lẽ khôn ngoan mà chỉ dạy.Nếu họ không chịu nghe Giáo Hội thì họ được coi là người ngoài và là người không hiểu biết gì về Giáo lý của Chúa. Đặc biệt, Chúa xác định lại lời đã tuyên bố với Phêrô ( 16, 9 ) và mở rộng quyền đó cho các tông đồ. Chúa cũng nhắc nhở là một mình cầu nguyện đã tốt, tuy nhiên nếu hai ba người cầu nguyện nhân danh Chúa, chắc chắn Chúa sẽ hiện diện và Chúa Cha sẽ nhận lời vì Chúa Giêsu luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha.
Từ xưa đến nay, thực tế đã có rất nhiều người hiểu sai về Giáo Hội, họ tưởng rằng Giáo Hội hoàn toàn lúc nào cũng chỉ có những người thánh hoặc cho rằng Giáo Hội bao che những người phạm tội, cứ làm lỗi, cứ phạm tội rồi đi xưng tội là xong và rồi họ lại tiếp tục phạm tội. Giáo Hội cho nhân loại hay Giáo Hội qua muôn thế hệ luôn bảo toàn kho tàng thánh đức, làm phát triển kho tàng ấy, nhưng Giáo Hội luôn đòi hỏi con người phải canh tân, đổi mới, phải ăn năn sám hối để trở nên hoàn thiện mỗi ngày. Mọi người đều có nhiệm vụ giúp mình và giúp người khác tốt hơn, hoàn thiện hơn để cùng nhau hiệp lời cầu nguyện, và nhờ lời cầu nguyện chân thành Chúa sẽ hiện diện, và rồi lời khẩn cầu Chúa, cùng cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa Cha, chắc chắn sẽ được Chúa Cha nhận lời và ban ơn.
Xin mượn lời Đức Cha Georges Pontier để kết luận bài chia sẻ này :” Chúng ta hãy chú tâm nghe lời khuyên mà Đức Kitô cho thêm : tất cả việc này (việc sửa lỗi nhau ) phải được thực hành trong một bầu khí cầu nguyện.Điều phải làm cho được là những gì thật sự tốt cho người anh em : chinh phục được anh.Điều tốt này được trao vào tay Chúa Cha, Đấng không thể từ chối những gì hai hay ba người cầu xin Người ban cho, nhân danh Chúa Con. Phần thánh Phaolô, ở một trong những bài đọc Chúa Nhật hôm nay, ngài nhắc lại rằng “ yêu thương là chu toàn Lề Luật “. Không phải nhân danh Lề Luật mà ta đi “ cảnh báo “ anh em mình, nhưng là nhân danh tình yêu hoặc nhân danh sứ mạng làm “ngôn sứ “ mà chúng ta lãnh nhận ngày chịu phép thanh tẩy.Chính trong cầu nguyện mà ta đón nhận những nẻo đường đưa tới một thái độ đứng đắn cho tình huynh đệ.Và những gì còn lại thì thuộc về Thiên Chúa “.
Lạy Chúa Giêsu , xin giúp chúng con biết nhận ra sự yếu hèn của mình và mau mắn sửa lỗi anh em mình với tình thương để họ mỗi ngày mỗi hoàn thiện, mỗi tốt hơn.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sửa lỗi và bắt lỗi khác nhau thế nào ?
2.Khi sửa lỗi anh em thái độ của người đi sửa lỗi phải làm sao ?
3.Khi hai ba người cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa sẽ thế nào ?
4.Khi sửa lỗi nhau chúng ta nhân danh Lề Luật hay nhân danh tình yêu ?
Mt 18, 15-20
SỬA LỖI CHO NHAU
Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo Hội ở trần gian này, nghĩa là Ngài dựng xây Hội Thánh. Trong Hội Thánh có người tốt nhưng cũng có người chưa tốt, có sự lành và sự dữ. Chúa Giêsu muốn mọi thành phần trong Hội Thánh có trách nhiệm tùy mức độ đối với lỗi lầm của anh em mình, là tìm cách giúp đỡ họ nên tốt hơn, hoàn hảo hơn. Anh em trong Hội Thánh hiệp lời cầu nguyện với nhau chắc chắn sẽ có Chúa hiện diện và được Chúa Cha nhận lời, sinh hiệu quả tốt đẹp.
Thực tế, Chúa thiết lập Hội Thánh, là mong muốn cho mọi người nên thánh, tuy nhiên, trong một tập thể, đặc biệt trong Giáo Hội chắc chắn sẽ có những người chưa tốt, sẽ có những người có tội chứ không hẳn mọi người đều thánh như Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Giáo Hội đã viết :” Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội ( 2Co 5, 21 ), chỉ đến để đền tội, gánh tội cho dân ( Dt 2, 17 ), còn Giáo Hội luôn ấp ủ những kẻ tội lỗi trong lòng, trong đôi tay của mình, nên vừa thánh thiện, vừa phải thanh tẩy, luyện sạch mình. Chính vì thế, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân đổi mới “ ( GH 8 ). Giáo Hội luôn chú trọng đến việc sửa đổi, sửa lỗi cho nhau sao cho phù hợp với lời Chúa, và phù hợp với cách Chúa dạy bảo. Khi có người lỗi phạm, Giáo Hội chú tâm dạy bảo người đi sửa lỗi hơn là tội nhân. Chúa kêu mời con người chúng ta có trách nhiệm về sự hoàn thiện, sự tiến bộ của anh em mình, nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi con người phải kiên nhẫn, cẩn trọng, từ từ…nếu có phải chờ đợi, dùng tới 2, 3 người cũng là để nhờ sự kiên nhẫn, khéo thuyết phục mà tội nhân sẽ hối cải, trở về, thanh luyện để tốt hơn chứ không phải để bắt lỗi họ, cáo lỗi họ mà để sửa lỗi làm cho họ nên hoàn thiện hơn. Giáo Hội vững mạnh nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, để toàn thắng các thử thách, khó khăn sầu muộn nội tâm cũng như bên ngoài bằng yêu thương và kiên trì.Đi thưa cộng đoàn: ở đây cộng đoàn nghĩa là Hội Thánh để Hội Thánh dùng quyền của mình mà tha thứ tội nhân sau khi đã dùng lời lẽ khôn ngoan mà chỉ dạy.Nếu họ không chịu nghe Giáo Hội thì họ được coi là người ngoài và là người không hiểu biết gì về Giáo lý của Chúa. Đặc biệt, Chúa xác định lại lời đã tuyên bố với Phêrô ( 16, 9 ) và mở rộng quyền đó cho các tông đồ. Chúa cũng nhắc nhở là một mình cầu nguyện đã tốt, tuy nhiên nếu hai ba người cầu nguyện nhân danh Chúa, chắc chắn Chúa sẽ hiện diện và Chúa Cha sẽ nhận lời vì Chúa Giêsu luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha.
Từ xưa đến nay, thực tế đã có rất nhiều người hiểu sai về Giáo Hội, họ tưởng rằng Giáo Hội hoàn toàn lúc nào cũng chỉ có những người thánh hoặc cho rằng Giáo Hội bao che những người phạm tội, cứ làm lỗi, cứ phạm tội rồi đi xưng tội là xong và rồi họ lại tiếp tục phạm tội. Giáo Hội cho nhân loại hay Giáo Hội qua muôn thế hệ luôn bảo toàn kho tàng thánh đức, làm phát triển kho tàng ấy, nhưng Giáo Hội luôn đòi hỏi con người phải canh tân, đổi mới, phải ăn năn sám hối để trở nên hoàn thiện mỗi ngày. Mọi người đều có nhiệm vụ giúp mình và giúp người khác tốt hơn, hoàn thiện hơn để cùng nhau hiệp lời cầu nguyện, và nhờ lời cầu nguyện chân thành Chúa sẽ hiện diện, và rồi lời khẩn cầu Chúa, cùng cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa Cha, chắc chắn sẽ được Chúa Cha nhận lời và ban ơn.
Xin mượn lời Đức Cha Georges Pontier để kết luận bài chia sẻ này :” Chúng ta hãy chú tâm nghe lời khuyên mà Đức Kitô cho thêm : tất cả việc này (việc sửa lỗi nhau ) phải được thực hành trong một bầu khí cầu nguyện.Điều phải làm cho được là những gì thật sự tốt cho người anh em : chinh phục được anh.Điều tốt này được trao vào tay Chúa Cha, Đấng không thể từ chối những gì hai hay ba người cầu xin Người ban cho, nhân danh Chúa Con. Phần thánh Phaolô, ở một trong những bài đọc Chúa Nhật hôm nay, ngài nhắc lại rằng “ yêu thương là chu toàn Lề Luật “. Không phải nhân danh Lề Luật mà ta đi “ cảnh báo “ anh em mình, nhưng là nhân danh tình yêu hoặc nhân danh sứ mạng làm “ngôn sứ “ mà chúng ta lãnh nhận ngày chịu phép thanh tẩy.Chính trong cầu nguyện mà ta đón nhận những nẻo đường đưa tới một thái độ đứng đắn cho tình huynh đệ.Và những gì còn lại thì thuộc về Thiên Chúa “.
Lạy Chúa Giêsu , xin giúp chúng con biết nhận ra sự yếu hèn của mình và mau mắn sửa lỗi anh em mình với tình thương để họ mỗi ngày mỗi hoàn thiện, mỗi tốt hơn.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Sửa lỗi và bắt lỗi khác nhau thế nào ?
2.Khi sửa lỗi anh em thái độ của người đi sửa lỗi phải làm sao ?
3.Khi hai ba người cầu nguyện nhân danh Chúa, Chúa sẽ thế nào ?
4.Khi sửa lỗi nhau chúng ta nhân danh Lề Luật hay nhân danh tình yêu ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng nói: Giáo Hội phải ở trên tuyến đầu bảo vệ những người yếu thế
Nguyễn Việt Nam
04:24 31/08/2014
Hôm thứ Năm 28 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Đức Hồng Y Antonio Maria Veglio, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân, để thảo luận về hoàn cảnh của những người chạy trốn bạo lực Hồi giáo ở Iraq. Cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát một khu vực rộng lớn của cả Syria và Iraq, và đã tiến hành một chiến dịch khủng bố chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các Kitô hữu.
Đức Hồng Y Veglio nói với Đài phát thanh Vatican rằng Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội phải đi đầu trong các nỗ lực để bảo vệ những người yếu đuối. Ngài nói:
"Giáo Hội phải giúp đỡ những người đang cần trợ giúp nhất, vì quyền lợi của họ đang bị chà đạp. Giáo Hội là cho người nghèo và người không có tiếng nói. Chúng ta phải có mặt và không ngớt gióng lên những điều này trong các bài giảng và những bài phát biểu; và nếu có thể phải gây ảnh hưởng lên tình hình chính trị."
Nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trên đường trở về từ Hàn Quốc, Đức Hồng Y nói: "thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ xâm lược bất chính."
Đức Hồng Y Veglio nói thêm rằng "cộng đồng quốc tế" phải đánh giá những biện pháp để ngăn chặn những kẻ gây hấn, nhưng ngài đặc biệt cảnh báo rằng trong tình hình hiện nay sẽ không thể biện minh được nếu cộng đồng quốc tế chẳng làm gì cả.
"Điều này là tương tự như khi Hitler giết người Do Thái, và sau đó nhiều người nói 'không, không, chúng tôi không biết bất cứ điều gì.’ Đó thực là đạo đức giả, chúng ta phải làm một cái gì đó."
Cho đến nay, Đức Hồng Y cho biết cộng đồng quốc tế đã làm quá ít. Ngài đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu, là những nước gần với Iraq và Syria về mặt địa lý.
"Thật không may, ở châu Âu chúng ta đang có rất nhiều vấn đề, vì vậy chúng ta ích kỷ và chỉ nghĩ về bản thân, và rất ít nghĩ đến những người khác. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là tương đối nhỏ so với vấn nạn của người dân Iraq, Syria, là những người đang phải lẩn trốn để tránh khỏi bị giết ... Tôi hy vọng châu Âu cho thấy sự nhạy cảm - và một số nước đã bắt đầu làm như vậy - và cho những người di dân một cơ hội để được chấp nhận ở các quốc gia Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha: Đó là các nước rất giàu so với những người nghèo ".
Đức Hồng Y Veglio cho biết ông cũng hy vọng Giáo Hội là một phần của giải pháp.
"Và khi chúng ta đề cập đến Giáo Hội, chúng ta không chỉ nghĩ đến Vatican hay Giáo Triều. Giáo Hội là một thực tại ở khắp mọi nơi, và Giáo Hội phải có sự nhạy cảm để giúp đỡ những người nghèo, những người di cư, những người tị nạn, những người phải di dời."
Đức Hồng Y Veglio nói với Đài phát thanh Vatican rằng Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội phải đi đầu trong các nỗ lực để bảo vệ những người yếu đuối. Ngài nói:
"Giáo Hội phải giúp đỡ những người đang cần trợ giúp nhất, vì quyền lợi của họ đang bị chà đạp. Giáo Hội là cho người nghèo và người không có tiếng nói. Chúng ta phải có mặt và không ngớt gióng lên những điều này trong các bài giảng và những bài phát biểu; và nếu có thể phải gây ảnh hưởng lên tình hình chính trị."
Nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trên đường trở về từ Hàn Quốc, Đức Hồng Y nói: "thật là hợp pháp để ngăn chặn những kẻ xâm lược bất chính."
Đức Hồng Y Veglio nói thêm rằng "cộng đồng quốc tế" phải đánh giá những biện pháp để ngăn chặn những kẻ gây hấn, nhưng ngài đặc biệt cảnh báo rằng trong tình hình hiện nay sẽ không thể biện minh được nếu cộng đồng quốc tế chẳng làm gì cả.
"Điều này là tương tự như khi Hitler giết người Do Thái, và sau đó nhiều người nói 'không, không, chúng tôi không biết bất cứ điều gì.’ Đó thực là đạo đức giả, chúng ta phải làm một cái gì đó."
Cho đến nay, Đức Hồng Y cho biết cộng đồng quốc tế đã làm quá ít. Ngài đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu, là những nước gần với Iraq và Syria về mặt địa lý.
"Thật không may, ở châu Âu chúng ta đang có rất nhiều vấn đề, vì vậy chúng ta ích kỷ và chỉ nghĩ về bản thân, và rất ít nghĩ đến những người khác. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta là tương đối nhỏ so với vấn nạn của người dân Iraq, Syria, là những người đang phải lẩn trốn để tránh khỏi bị giết ... Tôi hy vọng châu Âu cho thấy sự nhạy cảm - và một số nước đã bắt đầu làm như vậy - và cho những người di dân một cơ hội để được chấp nhận ở các quốc gia Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha: Đó là các nước rất giàu so với những người nghèo ".
Đức Hồng Y Veglio cho biết ông cũng hy vọng Giáo Hội là một phần của giải pháp.
"Và khi chúng ta đề cập đến Giáo Hội, chúng ta không chỉ nghĩ đến Vatican hay Giáo Triều. Giáo Hội là một thực tại ở khắp mọi nơi, và Giáo Hội phải có sự nhạy cảm để giúp đỡ những người nghèo, những người di cư, những người tị nạn, những người phải di dời."
Vị giáo hoàng thời chiến đã khởi sự truyền thống xây dựng hòa bình
Bùi Hữu Thư
06:32 31/08/2014
VATICAN (CNS) – Trong những ngày kỷ niệm đệ bách chu niên của Thế Chiến thứ Nhất năm nay, việc Đức Thánh Cha Benedict XV, được bầu lên 100 năm trước đây vào ngày 3 tháng 9, là một biến cố được chú ý nhiều nhất.
Đức Thánh Cha Benedict XV là người âm thầm nhất trong số chín giáo hoàng đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ vừa qua – tiêu đề của tiểu sử của ngài do sử gia John F. Pollard viết là "Vị Giáo Hoàng không được biết đến " – và dường như, nhận xét này đã chính xác. Nhiệm kỳ bẩy năm rưỡi của ngài tương đối ngắn, và so với nỗ lực quan trọng nhất của ngài thì không thành công chút nào.
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Benedict XV đã để lại một di sản quý giá cho triều đại giáo hoàng và toàn thể Giáo Hội trong lãnh vực quan trọng của việc giảng dậy và thực hành về chiến tranh và hòa bình.
Hồng Y Giacomo della Chiesa ở Bologna, Ý, được bầu lên sau khi thế chiến thứ Nhất bùng nổ chưa được 6 tuần – và ngài đã tức thời hoạt động để chống lại chiến tranh này. Nỗ lực của ngài đạt đến cao điểm với diễn từ của ngài về Hòa Bình năm 1917, trong đó ngài yêu cầu tất cả các phe tham chiến hãy ngưng chiến để cho một tổ chức quốc tế có thể làm trung gian hòa giải các tranh chấp của họ.
Tất cả nỗ lực của ngài không đi tới đâu, một phần vì chính sách ngoại giao của Tòa Thánh quá yếu ngay từ nửa thế kỷ trước đó.
Sử gia Pollard viết: "Vào năm 1914 Vatican chỉ có bang giao với hai cường quốc: một là Áo - Hung Gia Lợi; và hai là Đế Quốc Nga, tuy nhiên các mối bang giao này không tốt đẹp gì.”
Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson, người đưa quốc gia này vào cuộc chiến năm 1917, không hưởng ứng cố gắng can thiệp của Đức Thánh Cha Benedict XV. Ngay cả các giám mục thuộc hai phe cũng đều đặt tình yêu nước lên trên sự trung thành với giáo hoàng và mặc nhiên công khai chống đối lời kêu gọi hòa bình của ngài.
Sau khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 11 năm 1918, phe thắng lợi đã không cho Vatican tham dự hội nghị hòa bình tại Paris. Đức Thánh Cha Benedict XV cương quyết chống đối hành động trừng phạt của Đức, điều mà Adolf Hitler sau này đã khai thác để nổi lên nắm chính quyền.
Đức Thánh Cha Benedict XV thành công hơn trong việc tổ chức các vụ trao đổi tù nhân và cứu trợ các dân tị nạn và những thường dân là nạn nhân trong cuộc chiến.
Ngài cũng để lại sau lưng một cơ cấu ngoại giao được tăng cường cho Tòa Thánh.
Ông Pollard viết: "Khi Đức Thánh Cha Benedict XV qua đời năm 1922, Vatican đã có bang giao với gần hết các cường quốc, kể cả Đức, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nga.
Ngày nay, Tòa Thánh, có bang giao toàn vẹn với 180 quốc gia.
Tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng nhất của Đức Thánh Cha Benedict XV là phương thức ngài tiếp cận vấn đề chiến tranh xưa cổ.
Khi lên án thế chiến nói chung và không đứng về phe nào, Đức Thánh Cha Benedict XV đã không suy luận theo giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về các chiến tranh công chính và không công chính. Khi có các quốc gia Công Giáo thuộc cả hai phe tham chiến, và Vatican không có quyền về lãnh thổ và có một lợi ích gì về chiến lược, Đức Thánh Cha Benedict XV được tự do chống đối sự bạo tàn của chiến tranh.
Ngài đã thấy là kỹ thuật tối tân – nhất là sự tân kỳ của việc oanh tạc từ trên không – đã khiến cho việc suy tính về luân lý theo truyền thống và sự phân biệt giữa các chiến binh và thường dân ngày càng trở nên vô nghĩa.
Ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Benedict XV đối với người kế vị là Đức Thánh Cha Pius XII rất rõ rệt, khi vị này dùng ngoại giao để trì hoãn Thế Chiến thứ Hai; và đối với Thánh Gioan XXIII khi vị này kêu gọi phải ngăn cấm các vũ khí nguyên tử; và đối với Đức Thánh Cha Paul VI khi vị này kêu gọi “hết chết chiến tranh, không bao giờ còn chiến tranh nữa" trong một diễn từ tại Liên Hiệp Quốc; và với Thánh Gioan Phaolô II trong buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình tại Assisi.
Sau khi Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng năm 2005, Ngài nói đã chọn tên mình là Benedict để tuyên dương vị giáo hoàng thời chiến tiền nhiệm, "vị tiên tri can đảm đã hướng dẫn Giáo Hội qua thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh. Theo chân ngài, tôi xin đặt sứ vụ của tôi vào việc phục vụ cho sự hòa giải và hòa điệu giữa các dân nước."
Vào trung tuần tháng Tám, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về việc dùng vũ lực có thể được chấp nhận để ngăn chặn những “quân xâm lược bất chính” như quân khủng bố thuộc Bang Hồi Giáo tại Iraq. Nhưng ngài cũng ghi nhận là các quyết định về sự can thiệp như vậy cần được Liên Hiệp Quốc thi hành.
Các nỗ lực để chấm dứt hay ngăn chặn chiến tranh của Đức Thánh Cha Phanxicô gồm có đêm canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria trong quảng trường Thánh Phêrô quy tụ được 100.000 người và một buổi cầu nguyện chung với hai tổng thống Do Thái và Paletin trong Công Viên Vatican – ngài cũng nói trong một hội nghị các nhà ngoại giao quôc tế vào đầu năm nay rằng Đức Thánh Cha Benedict XV đã trình bầy cho các lãnh đạo thế giới “con đường vương giả” của “ngoại giao và đối thoại."
Di sản này là một tấm gương, cho dù trong thực tại của chính trị quốc tế, việc lượng giá về ảnh hưởng và sự thành công của các biện pháp của một giáo hoàng không được đo bằng năm tháng mà bằng nhiều thế kỷ.
Đức Thánh Cha Benedict XV là người âm thầm nhất trong số chín giáo hoàng đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ vừa qua – tiêu đề của tiểu sử của ngài do sử gia John F. Pollard viết là "Vị Giáo Hoàng không được biết đến " – và dường như, nhận xét này đã chính xác. Nhiệm kỳ bẩy năm rưỡi của ngài tương đối ngắn, và so với nỗ lực quan trọng nhất của ngài thì không thành công chút nào.
Tuy nhiên Đức Thánh Cha Benedict XV đã để lại một di sản quý giá cho triều đại giáo hoàng và toàn thể Giáo Hội trong lãnh vực quan trọng của việc giảng dậy và thực hành về chiến tranh và hòa bình.
Hồng Y Giacomo della Chiesa ở Bologna, Ý, được bầu lên sau khi thế chiến thứ Nhất bùng nổ chưa được 6 tuần – và ngài đã tức thời hoạt động để chống lại chiến tranh này. Nỗ lực của ngài đạt đến cao điểm với diễn từ của ngài về Hòa Bình năm 1917, trong đó ngài yêu cầu tất cả các phe tham chiến hãy ngưng chiến để cho một tổ chức quốc tế có thể làm trung gian hòa giải các tranh chấp của họ.
Tất cả nỗ lực của ngài không đi tới đâu, một phần vì chính sách ngoại giao của Tòa Thánh quá yếu ngay từ nửa thế kỷ trước đó.
Sử gia Pollard viết: "Vào năm 1914 Vatican chỉ có bang giao với hai cường quốc: một là Áo - Hung Gia Lợi; và hai là Đế Quốc Nga, tuy nhiên các mối bang giao này không tốt đẹp gì.”
Tổng Thống Mỹ Woodrow Wilson, người đưa quốc gia này vào cuộc chiến năm 1917, không hưởng ứng cố gắng can thiệp của Đức Thánh Cha Benedict XV. Ngay cả các giám mục thuộc hai phe cũng đều đặt tình yêu nước lên trên sự trung thành với giáo hoàng và mặc nhiên công khai chống đối lời kêu gọi hòa bình của ngài.
Sau khi chiến tranh chấm dứt vào tháng 11 năm 1918, phe thắng lợi đã không cho Vatican tham dự hội nghị hòa bình tại Paris. Đức Thánh Cha Benedict XV cương quyết chống đối hành động trừng phạt của Đức, điều mà Adolf Hitler sau này đã khai thác để nổi lên nắm chính quyền.
Đức Thánh Cha Benedict XV thành công hơn trong việc tổ chức các vụ trao đổi tù nhân và cứu trợ các dân tị nạn và những thường dân là nạn nhân trong cuộc chiến.
Ngài cũng để lại sau lưng một cơ cấu ngoại giao được tăng cường cho Tòa Thánh.
Ông Pollard viết: "Khi Đức Thánh Cha Benedict XV qua đời năm 1922, Vatican đã có bang giao với gần hết các cường quốc, kể cả Đức, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nga.
Ngày nay, Tòa Thánh, có bang giao toàn vẹn với 180 quốc gia.
Tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng nhất của Đức Thánh Cha Benedict XV là phương thức ngài tiếp cận vấn đề chiến tranh xưa cổ.
Khi lên án thế chiến nói chung và không đứng về phe nào, Đức Thánh Cha Benedict XV đã không suy luận theo giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về các chiến tranh công chính và không công chính. Khi có các quốc gia Công Giáo thuộc cả hai phe tham chiến, và Vatican không có quyền về lãnh thổ và có một lợi ích gì về chiến lược, Đức Thánh Cha Benedict XV được tự do chống đối sự bạo tàn của chiến tranh.
Ngài đã thấy là kỹ thuật tối tân – nhất là sự tân kỳ của việc oanh tạc từ trên không – đã khiến cho việc suy tính về luân lý theo truyền thống và sự phân biệt giữa các chiến binh và thường dân ngày càng trở nên vô nghĩa.
Ảnh hưởng của Đức Thánh Cha Benedict XV đối với người kế vị là Đức Thánh Cha Pius XII rất rõ rệt, khi vị này dùng ngoại giao để trì hoãn Thế Chiến thứ Hai; và đối với Thánh Gioan XXIII khi vị này kêu gọi phải ngăn cấm các vũ khí nguyên tử; và đối với Đức Thánh Cha Paul VI khi vị này kêu gọi “hết chết chiến tranh, không bao giờ còn chiến tranh nữa" trong một diễn từ tại Liên Hiệp Quốc; và với Thánh Gioan Phaolô II trong buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình tại Assisi.
Sau khi Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng năm 2005, Ngài nói đã chọn tên mình là Benedict để tuyên dương vị giáo hoàng thời chiến tiền nhiệm, "vị tiên tri can đảm đã hướng dẫn Giáo Hội qua thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh. Theo chân ngài, tôi xin đặt sứ vụ của tôi vào việc phục vụ cho sự hòa giải và hòa điệu giữa các dân nước."
Vào trung tuần tháng Tám, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng giáo huấn truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về việc dùng vũ lực có thể được chấp nhận để ngăn chặn những “quân xâm lược bất chính” như quân khủng bố thuộc Bang Hồi Giáo tại Iraq. Nhưng ngài cũng ghi nhận là các quyết định về sự can thiệp như vậy cần được Liên Hiệp Quốc thi hành.
Các nỗ lực để chấm dứt hay ngăn chặn chiến tranh của Đức Thánh Cha Phanxicô gồm có đêm canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Syria trong quảng trường Thánh Phêrô quy tụ được 100.000 người và một buổi cầu nguyện chung với hai tổng thống Do Thái và Paletin trong Công Viên Vatican – ngài cũng nói trong một hội nghị các nhà ngoại giao quôc tế vào đầu năm nay rằng Đức Thánh Cha Benedict XV đã trình bầy cho các lãnh đạo thế giới “con đường vương giả” của “ngoại giao và đối thoại."
Di sản này là một tấm gương, cho dù trong thực tại của chính trị quốc tế, việc lượng giá về ảnh hưởng và sự thành công của các biện pháp của một giáo hoàng không được đo bằng năm tháng mà bằng nhiều thế kỷ.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 31 tháng 8
Nguyễn Việt Nam
06:56 31/08/2014
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 31 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu và tất cả mọi người thiện chí hãy chăm sóc thiên nhiên nhiều hơn. Lời kêu gọi này đã được đưa ra để đánh dấu ngày các Giám Mục Ý kêu gọi 'Bảo vệ Các Kỳ Công Sáng Tạo của Thiên Chúa’.
Đức Thánh Cha nói: "Tôi hy vọng tất cả mọi người - các tổ chức, hiệp hội và công dân - sẽ tăng cường những nỗ lực của họ, để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân bằng cách tôn trọng môi trường và thiên nhiên."
Trong bài huấn đức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ 22 Mùa Thường Niên, trong đó Thánh Matthêu kể lại phản ứng của Thánh Phêrô khi Chúa Kitô mạc khải cho các môn đệ của Ngài về cuộc thương khó, cái chết và sự Phục Sinh của Ngài (Mt 16: 21-27).
Đức Thánh Cha giải thích:
"Đây là một thời điểm quan trọng, trong đó bộc lộ rõ ràng sự tương phản giữa cách thức suy nghĩ của Chúa Giêsu và của các môn đệ Ngài, đặc biệt là của Phêrô. Nhà lãnh đạo của nhóm mười hai đã ngăn cản Thầy, khi nghĩ một cách sai lầm rằng Chúa không thể nào kết thúc đời mình một cách ô nhục như vậy.”
"Chúa Giêsu, quở trách Phêrô nặng nề bởi vì tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người – và ông vô tình không nhận ra đó là một phần của Satan, của cám dỗ."
Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Phaolô, người đã nói với chúng ta trong thư gửi cho các Kitô hữu thành Rôma, cũng nhấn mạnh một cách nhất quán như thế: "Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (Rm 12:. 2).
Ngài nói tiếp:
"Trong thực tế, chúng ta những Kitô hữu sống trên thế giới này, hội nhập hoàn toàn vào thực tại xã hội và văn hóa của thời đại chúng ta. Điều này là đúng, nhưng điều này cũng mang đến những nguy cơ khiến chúng ta có thể trở thành 'phàm tục' đến mức trở thành 'muối bị mất hương vị của nó’ (x Mt 5:13)"
"Chúng ta phải nghĩ ngược lại: khi sức mạnh của Tin Mừng vẫn còn sống động nơi các Kitô hữu, Tin Mừng có thể biến đổi ‘những tiêu chuẩn đánh giá của nhân loại, cách thức con người xác định những giá trị, sở thích, dòng tư tưởng, nguồn cảm hứng và các mô hình của cuộc sống, trái ngược với Lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Ngài.’ (Evangelii nuntiandi, 19).”
Đây là một chủ đề mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong lời chúc mừng của ngài gởi đến các nghị sĩ Công Giáo đang tham dự hội nghị lần thứ năm của Mạng Lưới Các Nhà Lập Pháp Công Giáo Quốc Tế tại Frascati bên ngoài thành Rôma.
Đức Thánh Cha viết cho các tham dự viên hội nghị rằng:
"Tôi khuyến khích anh chị em sống một cách tế nhị vai trò các đại diện nhân dân sao cho phù hợp với các giá trị Tin Mừng,".
Đức Thánh Cha nói: "Tôi hy vọng tất cả mọi người - các tổ chức, hiệp hội và công dân - sẽ tăng cường những nỗ lực của họ, để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân bằng cách tôn trọng môi trường và thiên nhiên."
Trong bài huấn đức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ 22 Mùa Thường Niên, trong đó Thánh Matthêu kể lại phản ứng của Thánh Phêrô khi Chúa Kitô mạc khải cho các môn đệ của Ngài về cuộc thương khó, cái chết và sự Phục Sinh của Ngài (Mt 16: 21-27).
Đức Thánh Cha giải thích:
"Đây là một thời điểm quan trọng, trong đó bộc lộ rõ ràng sự tương phản giữa cách thức suy nghĩ của Chúa Giêsu và của các môn đệ Ngài, đặc biệt là của Phêrô. Nhà lãnh đạo của nhóm mười hai đã ngăn cản Thầy, khi nghĩ một cách sai lầm rằng Chúa không thể nào kết thúc đời mình một cách ô nhục như vậy.”
"Chúa Giêsu, quở trách Phêrô nặng nề bởi vì tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người – và ông vô tình không nhận ra đó là một phần của Satan, của cám dỗ."
Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Phaolô, người đã nói với chúng ta trong thư gửi cho các Kitô hữu thành Rôma, cũng nhấn mạnh một cách nhất quán như thế: "Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (Rm 12:. 2).
Ngài nói tiếp:
"Trong thực tế, chúng ta những Kitô hữu sống trên thế giới này, hội nhập hoàn toàn vào thực tại xã hội và văn hóa của thời đại chúng ta. Điều này là đúng, nhưng điều này cũng mang đến những nguy cơ khiến chúng ta có thể trở thành 'phàm tục' đến mức trở thành 'muối bị mất hương vị của nó’ (x Mt 5:13)"
"Chúng ta phải nghĩ ngược lại: khi sức mạnh của Tin Mừng vẫn còn sống động nơi các Kitô hữu, Tin Mừng có thể biến đổi ‘những tiêu chuẩn đánh giá của nhân loại, cách thức con người xác định những giá trị, sở thích, dòng tư tưởng, nguồn cảm hứng và các mô hình của cuộc sống, trái ngược với Lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Ngài.’ (Evangelii nuntiandi, 19).”
Đây là một chủ đề mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong lời chúc mừng của ngài gởi đến các nghị sĩ Công Giáo đang tham dự hội nghị lần thứ năm của Mạng Lưới Các Nhà Lập Pháp Công Giáo Quốc Tế tại Frascati bên ngoài thành Rôma.
Đức Thánh Cha viết cho các tham dự viên hội nghị rằng:
"Tôi khuyến khích anh chị em sống một cách tế nhị vai trò các đại diện nhân dân sao cho phù hợp với các giá trị Tin Mừng,".
Giáo hội Úc tổ chức Hội nghị Quốc gia về Tân Phúc-Âm-Hóa
Tiền Hô
13:18 31/08/2014
Sydney - Giáo Hội Úc tuần vừa qua đã tổ chức Hội nghị Quốc gia về Tân Phúc-Âm-Hóa. Hội nghị này mở ra nhằm củng cố các giáo xứ trở thành những cộng đoàn đức tin tích cực làm cho muôn dân trở thành môn đệ Chúa.
"Đó là điều cần thiết giúp các giáo xứ tái xác định lại cách thức để tiếp xúc với những người không còn hoạt động trong đời sống của Giáo Hội nữa", Cha Michael White, một trong những diễn giả chính tại hội nghị này nói.
Cha White là cha sở Nhà thờ Giáng Sinh (Church of the Nativity) tại Timonium, Maryland. Trong nhiệm sở của ngài, giáo dân đi lễ cuối tuần đã tăng gần ba lần từ 1.400 đến hơn 4.000 người. Lời cam kết với sứ vụ của Giáo Hội cũng đã triển nở trong giáo xứ này, bằng chứng là sự gia tăng đáng kể các thánh lễ và phụng vụ.
Cha White tham gia thuyết trình tại hội nghị cùng với ông Tom Corcoran - người đồng sự mục vụ tại nhà thờ Giáng Sinh, chịu trách nhiệm phát triển bản tin cuối tuần, lên kế hoạch chiến lược và phát triển nhân sự.
"Các yếu tố chính để xây dựng lại giáo xứ là tập trung vào những người không đến nhà thờ", ông Corcoran nói.
Hai người còn là đồng tác giả của cuốn sách mang tên: "Rebuilt: Awakening the Faithful, Reaching the Lost, Making Church Matter" (tạm dịch: Tái xây dựng bằng việc đánh thức tín hữu, tiếp cận với người lạc lối và làm cho Giáo Hội trở nên quan trọng hơn). Trong các đề tài thuyết trình, các ngài đã trích dẫn nội dung của cuốn sách này ra, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của các ngài về việc làm sống động lại một giáo xứ.
Các chủ đề mà các ngài trình bày là: sự cần thiết trong việc sống thể hiện ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội để biến đổi đời sống giáo xứ, cách thiết thực để khuyến khích giáo dân có một vai trò tích cực hơn, góp sức và đảm nhận trách nhiệm chia sẻ đức tin của mình.
Thông điệp chính yếu vẫn là kêu gọi giáo dân "trưởng thành như các là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô", Cha White đã nói như thế với hơn 500 người dự khán tại sự kiện.
Hội nghị 2014 được tổ chức từ ngày 21-23 tháng 8 tại Chatswood - một khu vực thương mại nằm phía bắc thành phố Sydney - do Văn phòng Quốc gia về Phúc Âm Hóa tổ chức dưới sự ủy thác của Hội đồng Giám mục Úc.
Sự kiện này lấy cảm hứng từ Thông điệp "Evangelii Gaudium" (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô và tập trung vào chủ đề "Sống Niềm vui Phúc Âm trong Giáo xứ".
Trong hội nghị kéo dài ba ngày này, các buổi thảo luận khác nhau đã đề cập đến những chủ đề như: làm thế nào để trở thành một cộng đoàn thật sự cởi mở, người rối đạo và sự hòa nhập, hiểu biết về truyền giáo cho giới trẻ, diễn giải đức tin của bản thân mà không cần phải lên giọng, làm sao để giáo xứ có thể hỗ trợ cho các trường hợp li hôn... Một số diễn giả đã đưa ra những đề tài thảo luận thực tế về gia nhập đạo, giáo dục, dạy giáo lý và những đóng góp quan trọng khác trong sứ vụ của giáo xứ.
Tiến sĩ Ruth Powell, giám đốc của Trung tâm Khảo sát Đời sống Giáo Hội Úc (National Church Life Survey Research in Australia) đã mời ba diễn giả từ Anh giáo, Baptist và Ngũ Tuần tham gia vào bài thuyết trình của bà mang tên "Finding a way Forward" (Tạm dịch: "Tìm một hướng đi"). Đề tài này trình bày các xu thế Phúc Âm Hóa trong các giáo phái khác nhau.
Tiến sĩ Powell cũng là đang giảng dạy tại Đại học Công Giáo Úc, bà còn dẫn ra một số liệu thống kê cho thấy có 52% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ đức tin của họ, 15% khác nói rằng họ đang tìm cơ hội để làm như vậy. Đặc biệt, có một người phụ nữ 46 tuổi mới gia nhập đạo, đã kết hôn và có trình độ đại học, bà đang đi tìm một điều gì đó còn thiếu trong cuộc đời bà. Tiến sĩ Powell đề nghị các tham dự viên hội nghị xem xét về cách thức mà người Công Giáo có thể tiếp cận với những người mới nhập đạo như thế. Bà cũng được mời lên chia sẻ suy tư về cách làm thế nào để hỗ trợ cha mẹ trong nhiệm vụ Phúc Âm Hóa.
Đức Giám Mục Peter Ingham Wollongong - chủ tịch Ủy ban Phúc Âm Hóa của Hội đồng Giám mục Úc đã mô tả hội nghị lần này là "một cơ hội tuyệt vời cho các vị giám mục, linh mục và giáo dân hiểu biết về những thành công và thách thức trong đời sống giáo xứ".
Hội nghị ra Tuyên bố 2014 về việc trợ giúp cho người Công Giáo đáp lại lời mời gọi Tân Phúc-Âm-Hóa, góp phần xây dựng giáo xứ trở thành cộng đoàn môn đệ có đức tin hoàn thiện và là những nhà truyền giáo trong bối cảnh mới.
"Đó là điều cần thiết giúp các giáo xứ tái xác định lại cách thức để tiếp xúc với những người không còn hoạt động trong đời sống của Giáo Hội nữa", Cha Michael White, một trong những diễn giả chính tại hội nghị này nói.
Cha White là cha sở Nhà thờ Giáng Sinh (Church of the Nativity) tại Timonium, Maryland. Trong nhiệm sở của ngài, giáo dân đi lễ cuối tuần đã tăng gần ba lần từ 1.400 đến hơn 4.000 người. Lời cam kết với sứ vụ của Giáo Hội cũng đã triển nở trong giáo xứ này, bằng chứng là sự gia tăng đáng kể các thánh lễ và phụng vụ.
Cha White tham gia thuyết trình tại hội nghị cùng với ông Tom Corcoran - người đồng sự mục vụ tại nhà thờ Giáng Sinh, chịu trách nhiệm phát triển bản tin cuối tuần, lên kế hoạch chiến lược và phát triển nhân sự.
"Các yếu tố chính để xây dựng lại giáo xứ là tập trung vào những người không đến nhà thờ", ông Corcoran nói.
Hai người còn là đồng tác giả của cuốn sách mang tên: "Rebuilt: Awakening the Faithful, Reaching the Lost, Making Church Matter" (tạm dịch: Tái xây dựng bằng việc đánh thức tín hữu, tiếp cận với người lạc lối và làm cho Giáo Hội trở nên quan trọng hơn). Trong các đề tài thuyết trình, các ngài đã trích dẫn nội dung của cuốn sách này ra, chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của các ngài về việc làm sống động lại một giáo xứ.
Các chủ đề mà các ngài trình bày là: sự cần thiết trong việc sống thể hiện ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội để biến đổi đời sống giáo xứ, cách thiết thực để khuyến khích giáo dân có một vai trò tích cực hơn, góp sức và đảm nhận trách nhiệm chia sẻ đức tin của mình.
Thông điệp chính yếu vẫn là kêu gọi giáo dân "trưởng thành như các là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô", Cha White đã nói như thế với hơn 500 người dự khán tại sự kiện.
Hội nghị 2014 được tổ chức từ ngày 21-23 tháng 8 tại Chatswood - một khu vực thương mại nằm phía bắc thành phố Sydney - do Văn phòng Quốc gia về Phúc Âm Hóa tổ chức dưới sự ủy thác của Hội đồng Giám mục Úc.
Sự kiện này lấy cảm hứng từ Thông điệp "Evangelii Gaudium" (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô và tập trung vào chủ đề "Sống Niềm vui Phúc Âm trong Giáo xứ".
Trong hội nghị kéo dài ba ngày này, các buổi thảo luận khác nhau đã đề cập đến những chủ đề như: làm thế nào để trở thành một cộng đoàn thật sự cởi mở, người rối đạo và sự hòa nhập, hiểu biết về truyền giáo cho giới trẻ, diễn giải đức tin của bản thân mà không cần phải lên giọng, làm sao để giáo xứ có thể hỗ trợ cho các trường hợp li hôn... Một số diễn giả đã đưa ra những đề tài thảo luận thực tế về gia nhập đạo, giáo dục, dạy giáo lý và những đóng góp quan trọng khác trong sứ vụ của giáo xứ.
Tiến sĩ Ruth Powell, giám đốc của Trung tâm Khảo sát Đời sống Giáo Hội Úc (National Church Life Survey Research in Australia) đã mời ba diễn giả từ Anh giáo, Baptist và Ngũ Tuần tham gia vào bài thuyết trình của bà mang tên "Finding a way Forward" (Tạm dịch: "Tìm một hướng đi"). Đề tài này trình bày các xu thế Phúc Âm Hóa trong các giáo phái khác nhau.
Tiến sĩ Powell cũng là đang giảng dạy tại Đại học Công Giáo Úc, bà còn dẫn ra một số liệu thống kê cho thấy có 52% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ đức tin của họ, 15% khác nói rằng họ đang tìm cơ hội để làm như vậy. Đặc biệt, có một người phụ nữ 46 tuổi mới gia nhập đạo, đã kết hôn và có trình độ đại học, bà đang đi tìm một điều gì đó còn thiếu trong cuộc đời bà. Tiến sĩ Powell đề nghị các tham dự viên hội nghị xem xét về cách thức mà người Công Giáo có thể tiếp cận với những người mới nhập đạo như thế. Bà cũng được mời lên chia sẻ suy tư về cách làm thế nào để hỗ trợ cha mẹ trong nhiệm vụ Phúc Âm Hóa.
Đức Giám Mục Peter Ingham Wollongong - chủ tịch Ủy ban Phúc Âm Hóa của Hội đồng Giám mục Úc đã mô tả hội nghị lần này là "một cơ hội tuyệt vời cho các vị giám mục, linh mục và giáo dân hiểu biết về những thành công và thách thức trong đời sống giáo xứ".
Hội nghị ra Tuyên bố 2014 về việc trợ giúp cho người Công Giáo đáp lại lời mời gọi Tân Phúc-Âm-Hóa, góp phần xây dựng giáo xứ trở thành cộng đoàn môn đệ có đức tin hoàn thiện và là những nhà truyền giáo trong bối cảnh mới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Giáo Lý Tống Giáo Phận Galveston Houston, Texas
JB Vượng Đức Nguyễn
17:49 31/08/2014
Houston, Teaxas, 30 tháng 8, 2014: Năm nay là năm thứ 14 Đại Hội Giáo Lý với chủ đề “Thiên Chúa là tình yêu và tha thứ “ đã được thực hiện tại hội trường và khuôn viên thánh đường giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Vào lúc 8 giờ sáng thứ bảy ngày 30 tháng 08 năm 2014 khoảng hơn 200 các bạn trẻ đã đến thật sớm từ các Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, Ngôi Lời Nhập Thể, Đức Mẹ Lộ Đức; các công đoàn Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Tâm, Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Christophe và một số cá nhân nữa ghi tên để học hỏi và chuẩn bị cho mình những vốn liếng về đạo đức, về kỹ năng phục vụ và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Còn có những người là quý cha, quý vị đã từng phục vụ trong tổng giáo phận đã đến để cùng nhau vun đắp cho một tương lai qua những chia sẻ đầy ý nghĩa cho giới trẻ. Rồi các bạn trẻ trong giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã phối hợp hát lên những lời ca trong những bản nhạc thật lôi cuốn.
Cầu chúc các bạn và mọi người điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở cho các bạn trẻ tại Nam Hàn: “ Chúng ta không chỉ trông chờ một tương lai của giới trẻ cho Giáo Hội mà giới trẻ còn là hiện tại của Giáo Hội”
Hình ảnh Đại Hội Giáo Lý Tổng Giáo Phận Galveston Houston do Anh Nguyễn, Trương Độ và Ký Nguyễn thực hiện:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157646645518307/
Vào lúc 8 giờ sáng thứ bảy ngày 30 tháng 08 năm 2014 khoảng hơn 200 các bạn trẻ đã đến thật sớm từ các Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo, Ngôi Lời Nhập Thể, Đức Mẹ Lộ Đức; các công đoàn Đức Mẹ Mân Côi, Thánh Tâm, Thánh Elizabeth Ann Seton, Thánh Christophe và một số cá nhân nữa ghi tên để học hỏi và chuẩn bị cho mình những vốn liếng về đạo đức, về kỹ năng phục vụ và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Còn có những người là quý cha, quý vị đã từng phục vụ trong tổng giáo phận đã đến để cùng nhau vun đắp cho một tương lai qua những chia sẻ đầy ý nghĩa cho giới trẻ. Rồi các bạn trẻ trong giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã phối hợp hát lên những lời ca trong những bản nhạc thật lôi cuốn.
Cầu chúc các bạn và mọi người điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở cho các bạn trẻ tại Nam Hàn: “ Chúng ta không chỉ trông chờ một tương lai của giới trẻ cho Giáo Hội mà giới trẻ còn là hiện tại của Giáo Hội”
Hình ảnh Đại Hội Giáo Lý Tổng Giáo Phận Galveston Houston do Anh Nguyễn, Trương Độ và Ký Nguyễn thực hiện:
https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157646645518307/
Lễ truyền chức Linh Mục tại tỉnh dòng Ngôi Lời Việt Nam
Phê rô Nguyễn Quốc Hưng, SVD
09:03 31/08/2014
TỈNH DÒNG NGÔI LỜI VIỆT NAM: THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO 14 THẦY PHÓ TẾ
“Chén vàng phụng lĩnh trên tay
Hiến dâng tạ Chúa những ngày đời con”
Trong niềm hân hoan, háo hức của thánh lễ truyền chức Linh mục cho 14 tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời, sáng ngày 28/8/2014 từ các ngã đường hướng về nhà thờ Đồng Tiến tấp nập xe cộ hơn mọi ngày, hầu hết là của cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây, để tham dự Thánh lễ.
Xem Hình
Vào lúc 7 giờ 45 phút, hòa trong lời dẫn lễ của thầy Phó tế là tiếng chuông nhà thờ Đồng Tiến vang lên như một lời đồng vọng: “Ngày của Chúa trong tiếng chuông mời gọi. Tưởng chừng nghe muôn khúc khải hoàn ca”. Mọi thành phần dân Chúa cùng với đoàn đồng tế dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ vì Người đã ban cho Dòng Ngôi Lời thêm 14 Linh mục mới theo hình ảnh Đức Kitô: “Đấng đã đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Việc các tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời được truyền chức Linh mục là chuyện bình thường diễn ra mỗi năm. Nhưng mỗi cuộc lễ phong chức lại mang đến bao niềm vui, như Đức Cha chủ tế Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt cho cộng đồng dân Chúa chia vui cùng Giáo Hội, cùng Dòng Ngôi Lời, và Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam, vì Giáo Hội đã có thêm những linh mục trẻ muốn chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu:
“Cuộc sống của Ngài là cuộc sống của chúng ta
Sứ vụ của Ngài là sứ vụ của chúng ta” (HP SVD)
Trong số 14 tân linh mục hôm nay, có 9 vị được sai đi truyền giáo ở 8 quốc gia trên khắp năm châu, cụ thể như sau:
Cha Tôma Aquinô Nguyễn Văn Bắc - New Zealand,
Cha Giuse Ngô Văn Hạ - Phi Luật Tân
Cha Đaminh Đặng Trung Hiếu - Papua New Guinea,
Cha Phêrô Lê Xuân Huy - Costa Rica,
Cha Giacôbê Trì Văn Pháp - Cộng hòa Chad,
Cha Phêrô Nguyễn Quân - Thụy Sĩ,
Cha Antôn Đặng Lưu Quốc Thắng - Mêxicô,
Cha Phêrô Trần Quốc Tuấn và cha Phêrô Phùng Ngọc Vĩnh - Ghana
Các cha còn sẽ phục vụ tại Việt Nam: cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Có, cha Antôn Pađôva Phạm Thanh Thịnh, cha Antôn Pađôva Lê Sơn, cha Giuse Phạm Duy Thạch và cha Phêrô Nguyễn Tương Lai
Quả thật, hiến pháp SVD nêu rõ: “Bất cứ ai muốn gia nhập Hội dòng của chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ nơi nào mà bề trên sai họ tới để làm chu toàn sứ vụ thừa sai của chúng ta, cho dù việc bổ nhiêm này đòi phải rời bỏ quê hương, xứ sở, tiếng mẹ đẻ cũng như nền văn hóa của mình”. (HP SVD, số 102). Như vậy, hẳn nhiên các tân chức, ngay từ đầu đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và của Hội dòng Ngôi Lời, sẵn sàng ra đi bất cứ nơi đâu theo tinh thần của Hiến pháp Dòng Ngôi Lời, ra đi để “chia sẻ sứ vụ của Ngôi Lời”.
“Ngôi Lời đã nhập thể trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Chúa Giêsu đã loan báo sự bình an và ơn cứu độ cho mọi người. Người tỏ lòng yêu thương đặc biệt đối với người nghèo. Mẫu gương của Chúa Giêsu quyết định phương cách để chúng ta sống tham dự vào sứ mạng của Người. Vì thế chúng ta hòa mình vào trong hoàn cảnh sinh sống của những người nơi chúng ta làm việc. Với một tinh thần cởi mở và một sự kính trọng đối với những truyền thống tôn giáo của mỗi dân tộc, chúng ta tìm đối thoại với tất cả mọi người và trình bày Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa cho họ. Chúng ta tỏ ra ưu tiên lựa chọn những người nghèo và những người bị áp bức.” (HP SVD, số 103)
Đối với Dòng Ngôi Lời thì truyền giáo phải được xem là hành động tiên phong. Cả cuộc đời của tu sĩ Dòng Ngôi Lời là họa lại chân dung Chúa Giêsu trên những nẻo đường của cuộc sống. Tuy nhiên, như cách nói dí dỏm của Đức cha Cosma trong bài giảng lễ, chúng ta là những họa sĩ tồi nên khi họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, chúng ta thường không họa lại cách chính xác và đòi hỏi phải có chú thích: hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì. Đức Cha chủ tế còn mời gọi mọi người cầu nguyện cho các linh mục nói chung và các tân chức nói riêng, để các ngài chu toàn sứ mạng Chúa giao phó. Ngài nhấn mạnh vai trò ngôn sứ của mỗi người khi nhắc đến bài đọc thứ nhất rằng: Qua ngôn sứ Giêrêmia chính Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa mời gọi để cất lên tiếng nói ngôn sứ giữa một thế giới đang bị tục hóa. Và người chứng nhân Tin Mừng được mời gọi đi vào trần gian với nỗi bất lực của bản thân nhưng lại tràn đầy niềm tin vào Chúa vì xác tín rằng mang trong mình sứ mạng của Chúa: “Như Cha đã sai Con đến thế gian thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18).
Vì vậy mà trong lời tri ân Thiên Chúa và cộng đoàn, một tân chức cũng vừa bày tỏ niềm hạnh phúc đầy ắp và nỗi ngậm ngùi xúc động trước ân ban quá lớn, nhưng đồng thời cũng nói lên nỗi băn khoăn của một tân Linh mục mang trong mình cảm xúc của một nhà truyền giáo với sứ vụ của Chúa nhưng vẫn có lúc bịn rịn với máu mủ, tình thân. Tâm tình ấy đã làm xúc động nhiều người và đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Có lẽ họ nhận ra được giá trị của cuộc sống chứng nhân Tin Mừng, hiểu ra con đường cần phải đi. Có lẽ giọt nước mắt cũng làm vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc đời, về ơn gọi. Những giọt nước mắt rất nhân bản rơi trong ngày lễ truyền chức Linh mục sẽ làm giảm thiểu những dòng lệ rơi trong sầu hận tủi buồn của những mảnh đời bất hạnh.
Thánh lễ truyền chức khép lại với phép lành và bài ca kết lễ vang lên giai điệu rộn rã, như thúc bách những bước chân loan báo Tin Mừng Tình Yêu. “Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng!” Thánh lễ đã kết thúc nhưng dư âm vẫn còn động mãi. Những cảm xúc trìu mến, thiết tha và rộn ràng sung sướng của các tân chức cũng như anh em trong Dòng Ngôi Lời vẫn còn được thể hiện thấy rõ. Hy vọng rằng mỗi Thánh lễ truyền chức sẽ làm tăng thêm “lửa” truyền giáo cho anh em Dòng Ngôi Lời.
“Chén vàng phụng lĩnh trên tay
Hiến dâng tạ Chúa những ngày đời con”
Trong niềm hân hoan, háo hức của thánh lễ truyền chức Linh mục cho 14 tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời, sáng ngày 28/8/2014 từ các ngã đường hướng về nhà thờ Đồng Tiến tấp nập xe cộ hơn mọi ngày, hầu hết là của cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây, để tham dự Thánh lễ.
Xem Hình
Vào lúc 7 giờ 45 phút, hòa trong lời dẫn lễ của thầy Phó tế là tiếng chuông nhà thờ Đồng Tiến vang lên như một lời đồng vọng: “Ngày của Chúa trong tiếng chuông mời gọi. Tưởng chừng nghe muôn khúc khải hoàn ca”. Mọi thành phần dân Chúa cùng với đoàn đồng tế dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ vì Người đã ban cho Dòng Ngôi Lời thêm 14 Linh mục mới theo hình ảnh Đức Kitô: “Đấng đã đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Việc các tu sĩ Dòng truyền giáo Ngôi Lời được truyền chức Linh mục là chuyện bình thường diễn ra mỗi năm. Nhưng mỗi cuộc lễ phong chức lại mang đến bao niềm vui, như Đức Cha chủ tế Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt cho cộng đồng dân Chúa chia vui cùng Giáo Hội, cùng Dòng Ngôi Lời, và Tỉnh Dòng Ngôi Lời Việt Nam, vì Giáo Hội đã có thêm những linh mục trẻ muốn chia sẻ sứ vụ của Chúa Giêsu:
“Cuộc sống của Ngài là cuộc sống của chúng ta
Sứ vụ của Ngài là sứ vụ của chúng ta” (HP SVD)
Trong số 14 tân linh mục hôm nay, có 9 vị được sai đi truyền giáo ở 8 quốc gia trên khắp năm châu, cụ thể như sau:
Cha Tôma Aquinô Nguyễn Văn Bắc - New Zealand,
Cha Giuse Ngô Văn Hạ - Phi Luật Tân
Cha Đaminh Đặng Trung Hiếu - Papua New Guinea,
Cha Phêrô Lê Xuân Huy - Costa Rica,
Cha Giacôbê Trì Văn Pháp - Cộng hòa Chad,
Cha Phêrô Nguyễn Quân - Thụy Sĩ,
Cha Antôn Đặng Lưu Quốc Thắng - Mêxicô,
Cha Phêrô Trần Quốc Tuấn và cha Phêrô Phùng Ngọc Vĩnh - Ghana
Các cha còn sẽ phục vụ tại Việt Nam: cha Phanxicô Xaviê Trần Thanh Có, cha Antôn Pađôva Phạm Thanh Thịnh, cha Antôn Pađôva Lê Sơn, cha Giuse Phạm Duy Thạch và cha Phêrô Nguyễn Tương Lai
Quả thật, hiến pháp SVD nêu rõ: “Bất cứ ai muốn gia nhập Hội dòng của chúng ta phải sẵn sàng đi bất cứ nơi nào mà bề trên sai họ tới để làm chu toàn sứ vụ thừa sai của chúng ta, cho dù việc bổ nhiêm này đòi phải rời bỏ quê hương, xứ sở, tiếng mẹ đẻ cũng như nền văn hóa của mình”. (HP SVD, số 102). Như vậy, hẳn nhiên các tân chức, ngay từ đầu đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và của Hội dòng Ngôi Lời, sẵn sàng ra đi bất cứ nơi đâu theo tinh thần của Hiến pháp Dòng Ngôi Lời, ra đi để “chia sẻ sứ vụ của Ngôi Lời”.
“Ngôi Lời đã nhập thể trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Chúa Giêsu đã loan báo sự bình an và ơn cứu độ cho mọi người. Người tỏ lòng yêu thương đặc biệt đối với người nghèo. Mẫu gương của Chúa Giêsu quyết định phương cách để chúng ta sống tham dự vào sứ mạng của Người. Vì thế chúng ta hòa mình vào trong hoàn cảnh sinh sống của những người nơi chúng ta làm việc. Với một tinh thần cởi mở và một sự kính trọng đối với những truyền thống tôn giáo của mỗi dân tộc, chúng ta tìm đối thoại với tất cả mọi người và trình bày Tin Mừng về tình yêu Thiên Chúa cho họ. Chúng ta tỏ ra ưu tiên lựa chọn những người nghèo và những người bị áp bức.” (HP SVD, số 103)
Đối với Dòng Ngôi Lời thì truyền giáo phải được xem là hành động tiên phong. Cả cuộc đời của tu sĩ Dòng Ngôi Lời là họa lại chân dung Chúa Giêsu trên những nẻo đường của cuộc sống. Tuy nhiên, như cách nói dí dỏm của Đức cha Cosma trong bài giảng lễ, chúng ta là những họa sĩ tồi nên khi họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, chúng ta thường không họa lại cách chính xác và đòi hỏi phải có chú thích: hãy lấy đức tin bù lại nếu giác quan không cảm thấy gì. Đức Cha chủ tế còn mời gọi mọi người cầu nguyện cho các linh mục nói chung và các tân chức nói riêng, để các ngài chu toàn sứ mạng Chúa giao phó. Ngài nhấn mạnh vai trò ngôn sứ của mỗi người khi nhắc đến bài đọc thứ nhất rằng: Qua ngôn sứ Giêrêmia chính Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa mời gọi để cất lên tiếng nói ngôn sứ giữa một thế giới đang bị tục hóa. Và người chứng nhân Tin Mừng được mời gọi đi vào trần gian với nỗi bất lực của bản thân nhưng lại tràn đầy niềm tin vào Chúa vì xác tín rằng mang trong mình sứ mạng của Chúa: “Như Cha đã sai Con đến thế gian thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17,18).
Vì vậy mà trong lời tri ân Thiên Chúa và cộng đoàn, một tân chức cũng vừa bày tỏ niềm hạnh phúc đầy ắp và nỗi ngậm ngùi xúc động trước ân ban quá lớn, nhưng đồng thời cũng nói lên nỗi băn khoăn của một tân Linh mục mang trong mình cảm xúc của một nhà truyền giáo với sứ vụ của Chúa nhưng vẫn có lúc bịn rịn với máu mủ, tình thân. Tâm tình ấy đã làm xúc động nhiều người và đã có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Có lẽ họ nhận ra được giá trị của cuộc sống chứng nhân Tin Mừng, hiểu ra con đường cần phải đi. Có lẽ giọt nước mắt cũng làm vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc đời, về ơn gọi. Những giọt nước mắt rất nhân bản rơi trong ngày lễ truyền chức Linh mục sẽ làm giảm thiểu những dòng lệ rơi trong sầu hận tủi buồn của những mảnh đời bất hạnh.
Thánh lễ truyền chức khép lại với phép lành và bài ca kết lễ vang lên giai điệu rộn rã, như thúc bách những bước chân loan báo Tin Mừng Tình Yêu. “Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng!” Thánh lễ đã kết thúc nhưng dư âm vẫn còn động mãi. Những cảm xúc trìu mến, thiết tha và rộn ràng sung sướng của các tân chức cũng như anh em trong Dòng Ngôi Lời vẫn còn được thể hiện thấy rõ. Hy vọng rằng mỗi Thánh lễ truyền chức sẽ làm tăng thêm “lửa” truyền giáo cho anh em Dòng Ngôi Lời.
Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Nhượng Nghĩa khai giảng Năm Học Giáo Lý
Toma Trương Văn Ân
13:23 31/08/2014
Chiều Chúa Nhật 31. 8. 2014, tại Thánh Đường Giáo xứ Nhượng Nghĩa – Giáo phận Đà Nẵng, Ban Giáo lý và các em TNTT xứ đoàn Thánh Linh Giáo xứ đã khai mạc năm học Giáo lý 2014-2015.
Hình ảnh
Có hơn 200 em được chia thành 9 lớp: từ lớp Vườn Hồng lên đến lớp Dự Trưởng. Năm học này xứ Đoàn có 32 Giáo lý viên vừa là Huynh Trưởng của xứ Đoàn, tăng thêm 6 Người so với năm học vừa qua.
Tất cả các em được Ban Giáo lý cung cấp sách vở học Giáo lý, áo và khăn quàng miễn phí, chỉ những em làm mất và làm hư hỏng sách vở áo khăn, khi đến nhận lại sau lần thứ nhất mới nộp phí.
Được biết, để có được kinh phí mua đồ dùng học tập cho các em và nhiều hoạt động phong phú đa dạng cho hoạt động của xứ Đoàn trong suốt năm học, các anh chị Huynh Trưởng đã hy sinh rất nhiều. Mỗi tuần, có 1 ngày, các Huynh Trưởng chia nhau đi khắp các ngõ phố và các gia đình Giáo dân trong Giáo xứ để xin ve chai, đồ phế liệu và trông giữ xe cho anh chị em đến dự Thánh Lễ để gây ngân quỹ cho hoạt động của xứ Đoàn.
Trong dịp này, Cha Phê-rô Lê Hưng – Tuyên Úy xứ Đoàn – Quản xứ Nhượng Nghĩa, thăng cấp cho 5 Trưởng và dự Trưởng đã qua các khóa huấn luyện sa mạc, và các anh chị này đã được học Giáo lý căn bản, để có thể thành Giáo lý viên hướng dẫn cho các em về kiến thức Giáo lý và tâm tình sống Đạo, qua mẫu gương tâm tình sống Đạo của mình.
Bài chia sẻ, sau phần Lời Chúa trong Thánh lễ, Cha đã dùng đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 21 thường niên năm A: thuật lại Chúa và các Môn đệ đi Gierusalem. Chúa hỏi các Môn đệ: Người ta bảo Thầy là ai ?.......còn các con bảo Thầy là ai ? Phê-rô thưa: Thầy là Đấng Ki-tô, con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen phê-rô……và đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 22 năm A hôm nay, tiếp tục đoạn Tin Mừng tuần 21, khi Chúa báo về cuộc khổ nạn sắp xảy đến, Phê-rô can ngăn, đã bị Chúa khiển trách nặng nề. Qua hai đoạn Tin Mừng, Cha đã phân tích cho mọi người hiện diện thấy được cách dạy Giáo lý của Chúa Giê-su, mẫu gương của Giáo lý viên: Tinh thần trách nhiệm, ngay chính, trung thực, khen thưởng và sửa dạy công minh, biết đúng sai trong giáo dục…... và Phê-rô là mẫu gương cho các em học Giáo lý: biết khiêm tốn học hỏi, không tự ái, biết nhận lỗi và sửa lỗi…..
Niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt mỗi người, sân Thánh Đường đầy ắp tiếng cười trong tiếng trống dài của ông Phê-rô Võ Thái Hoàng – Phó Đoàn và là Trưởng Ban Thường vụ Hội Đồng Mục Vụ, báo hiệu một năm học mới nhiều kết quả tốt đẹp trong ơn Chúa.
Hình ảnh
Có hơn 200 em được chia thành 9 lớp: từ lớp Vườn Hồng lên đến lớp Dự Trưởng. Năm học này xứ Đoàn có 32 Giáo lý viên vừa là Huynh Trưởng của xứ Đoàn, tăng thêm 6 Người so với năm học vừa qua.
Tất cả các em được Ban Giáo lý cung cấp sách vở học Giáo lý, áo và khăn quàng miễn phí, chỉ những em làm mất và làm hư hỏng sách vở áo khăn, khi đến nhận lại sau lần thứ nhất mới nộp phí.
Được biết, để có được kinh phí mua đồ dùng học tập cho các em và nhiều hoạt động phong phú đa dạng cho hoạt động của xứ Đoàn trong suốt năm học, các anh chị Huynh Trưởng đã hy sinh rất nhiều. Mỗi tuần, có 1 ngày, các Huynh Trưởng chia nhau đi khắp các ngõ phố và các gia đình Giáo dân trong Giáo xứ để xin ve chai, đồ phế liệu và trông giữ xe cho anh chị em đến dự Thánh Lễ để gây ngân quỹ cho hoạt động của xứ Đoàn.
Trong dịp này, Cha Phê-rô Lê Hưng – Tuyên Úy xứ Đoàn – Quản xứ Nhượng Nghĩa, thăng cấp cho 5 Trưởng và dự Trưởng đã qua các khóa huấn luyện sa mạc, và các anh chị này đã được học Giáo lý căn bản, để có thể thành Giáo lý viên hướng dẫn cho các em về kiến thức Giáo lý và tâm tình sống Đạo, qua mẫu gương tâm tình sống Đạo của mình.
Bài chia sẻ, sau phần Lời Chúa trong Thánh lễ, Cha đã dùng đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 21 thường niên năm A: thuật lại Chúa và các Môn đệ đi Gierusalem. Chúa hỏi các Môn đệ: Người ta bảo Thầy là ai ?.......còn các con bảo Thầy là ai ? Phê-rô thưa: Thầy là Đấng Ki-tô, con Thiên Chúa hằng sống. Chúa khen phê-rô……và đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 22 năm A hôm nay, tiếp tục đoạn Tin Mừng tuần 21, khi Chúa báo về cuộc khổ nạn sắp xảy đến, Phê-rô can ngăn, đã bị Chúa khiển trách nặng nề. Qua hai đoạn Tin Mừng, Cha đã phân tích cho mọi người hiện diện thấy được cách dạy Giáo lý của Chúa Giê-su, mẫu gương của Giáo lý viên: Tinh thần trách nhiệm, ngay chính, trung thực, khen thưởng và sửa dạy công minh, biết đúng sai trong giáo dục…... và Phê-rô là mẫu gương cho các em học Giáo lý: biết khiêm tốn học hỏi, không tự ái, biết nhận lỗi và sửa lỗi…..
Niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt mỗi người, sân Thánh Đường đầy ắp tiếng cười trong tiếng trống dài của ông Phê-rô Võ Thái Hoàng – Phó Đoàn và là Trưởng Ban Thường vụ Hội Đồng Mục Vụ, báo hiệu một năm học mới nhiều kết quả tốt đẹp trong ơn Chúa.
Văn Hóa
Thần học, hạnh phúc và tuổi trẻ
Vũ Văn An
01:04 31/08/2014
Adam M. Green là giáo sư dạy môn giáo dục tôn giáo tại Trung Học Walsh của Dòng Tên tại Cuyahoga Falls, Ohio. Ông có thạc sĩ thần học tại Trường Thần Học và Thừa Tác Vụ của Cao Đẳng Boston. Theo ông, các học sinh trung học ít chú trọng tới môn học này, nhất là khi gọi nó là thần học, như trường ông dạy vốn gọi. Vì các em vốn có cái nhìn khá tiêu cực về thần học.
Từ kinh nghiệm giảng dạy của riêng ông, ông nhận thấy khi rút gọn môn tôn giáo học vào việc truyền đạt kiến thức hay thông tri, nó sẽ khiến học sinh 1) cảm thấy tệ hơn về chính chúng chứ không tốt hơn, 2) làm các em xa Chúa hơn là gần Chúa và 3) khiến các em nghĩ rằng đức tin là chuyện vớ vẩn và phản lý trí, hơn là khiến chúng suy nghĩ hay mang lại sự sống.
Thật ra thần học hay tôn giáo học không đơn thuần chỉ có thế. Lấy thí dụ, các em trung học là tuổi khao khát hạnh phúc. Nhưng các em đâu ngờ Thánh Tôma Aquinô chủ trương rằng hạnh phúc là một trong các đặc tính nền tảng của việc tâm trí ta thuận tình với Thiên Chúa, và dưới ánh sáng này, thần học hay tôn giáo học chính là môn học nhờ đó, ta không những hiểu hạnh phúc mà cuối cùng còn đạt tới hạnh phúc nữa.
Xem ra lý do các em có những trải nghiệm tiêu cực về thần học là do hai cực đối lập nhau sau đây. Đối với nhiều em, tôn giáo học một đàng quá mây khói và mơ hồ, đàng khác quá độc đoán chuyên quyền. Mây khói, trên mây, vì giáo dục tôn giáo được mô tả như có mục đích cực kỳ mơ hồ là “để gần Thiên Chúa hơn”. Với cách tiếp cận này, thần học trở thành môn học “dễ hạng A” trong đó những câu như “Chúa Giêsu là tình yêu” hay “Thiên Chúa là Đấng tốt lành” đủ để được coi là xuất sắc. Dù những câu đó không sai, nhưng chúng không giúp đào sâu giống những câu như “Tại sao Thiên Chúa tốt lành?”, “Thiên Chúa tốt lành như thế nào?” hay “ ‘tốt lành’ nghĩa là gì?”.
Ở đầu kia của phổ hệ, giáo dục tôn giáo thường được biện minh bằng các luận điểm của thẩm quyền và truyền thống. Ở thái điểm này, nhà giáo dục tôn giáo thường thuyết phục học sinh học thần học “vì đó là điều các trường tôn giáo vốn dạy” hay các em “cần học để thích ứng trong Giáo Hội”. Các đòi hỏi phải vâng lời và sống theo này cuối cùng chỉ tạo ra được các liên hệ giả tạo, kiểu người máy, giữa học sinh và Thiên Chúa. Điều bất hạnh hơn nữa là nhiều khi những cái cực bề ngoài xem ra mâu thuẫn giữa lỏng lẻo trí thức và vâng lời mù quáng này lại chung sống đề huề ngay trong một trường học hay một lớp học.
Nhưng những lối biện minh và trải nghiệm giáo dục tôn giáo nói trên thật quá xa mục tiêu thực sự của thần học, đặc biệt là nền thần học của Thánh Tôma Aquinô. Nhà bình luận theo trường phái Tôma là Thomas O’Meara, Dòng Đa Minh, viết trong cuốn Thomas Aquinas: Theologian (Thánh Tôma Aquinô: Thần Học Gia) rằng “đời sống nhận thức, đức tin và yêu thương có mục đích chuyên biệt không phải là vâng lời tôn giáo mà là hạnh phúc”. Dù câu này đúng, nhưng nếu để nó đứng một mình ta sẽ liều mình rơi vào cái thứ mơ hồ như trên đã nói. Nếu muốn cho việc giáo dục tôn giáo trở nên một trải nghiệm tích cực và có ý nghĩa đối với học sinh ngày nay, ta nên giải thích lại tại sao phải dạy thần học. Muốn vậy, ta phải cố gắng trả lời câu hỏi quan trọng mà câu tuyên bố của Cha O’Meara nêu ra, một câu hỏi mà chính cha đã vắn tắt viết sau đó mấy dòng: “Nhưng hạnh phúc thực là gì?”
Nhiều ngả đường lầm lẫn
Hữu thức hay vô thức, mọi thiếu niên đều vật lộn với câu hỏi này mỗi ngày. Khi đụng tới việc dùng giờ rảnh ra sao, tại sao phải học hành và các em dự tính điều gì cho đời mình sau lớp học, học sinh nào cũng cho biết mình đi tìm hạnh phúc. Tuy nhiên, việc vật lộn này thường không sâu xa bao nhiêu. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và truyền thông đại chúng, học sinh thường lầm lẫn về điều thực sự đem chúng tới hạnh phúc lâu dài. Thành thử không ngạc nhiên gì khi thấy Thánh Tôma Aquinô, người hiểu bản chất con người hết sức sâu xa, quả có rõ ràng nói với các thiếu niên của thế kỷ 21, dù trước tác của ngài đã có từ 500 năm nay.
Thực vậy, tiểu phần thứ nhất của Phần Thứ Hai trong Summa Theologiae, cho đến nay, vẫn là một hướng dẫn bậc thầy cho tất cả những ai tìm cách đi xa trên con đường hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau.
Trước nhất, Thánh Tôma chi tiết cho thấy hạnh phúc không phải là gì: nó không phải là giầu có, khoái lạc, danh tiếng, vinh dự hay quyền lực. Không những các điều này tự chúng không phải là hạnh phúc, mà chúng thường trở thành chướng ngại vật đối với hạnh phúc đích thực nữa vì chúng lừa người tìm kiếm chúng bằng những vui hưởng cuối cùng chỉ mau qua và không làm họ thỏa mãn. Thánh Tôma giải thích rằng giầu có không thể chứa đựng hạnh phúc vì giá trị thực sự của giầu có là dùng để mua những cái khác (I.II.2.1). Thí dụ, một thiếu niên muốn giầu có để mua quần áo hàng hiệu hợp thời trang. Nếu thế, vì mục đích của giầu có là một điều gì khác, trong trường hợp này là quần áo, nên các đồ vật mà giầu có mua đáng ước ao hơn chính sự giầu có. Vì giầu có không phải là bước sau cùng của cuộc tìm kiếm hạnh phúc, nên ta không thể nói giầu có là hạnh phúc.
Trên một bình diện, Thánh Tôma nhấn mạnh rằng khoái lạc cũng không thể tự nó là hạnh phúc (I.II.2.6). Lý do chủ yếu là khoái lạc tùy thuộc các giác quan. Thức ăn ngon khoái khẩu là nhờ khứu giác, những trang sức đẹp gây sảng khoái là nhờ thị giác, vui khoái tính dục là nhờ xúc giác. Tự chúng, các khoái cảm này không tối cao cũng không vĩnh viễn. Nói một cách tích cực, muốn có khoái cảm về một gì đó đẹp đẽ hay ngon ngọt, bạn phải có thị giác và vị giác tốt. Nếu bạn mù hay không có quan năng tốt về mùi vị, bạn đâu có thấy hạnh phúc bao nhiêu ở những vật thể này. Bởi thế, dù những vật thể này đôi khi mang tới khoái cảm, nhưng ta không thể coi nó như hạnh phú được.
Sau đó, Thánh Tôma cho thấy hạnh phúc không chứa đựng nơi vinh dự vì vinh dự hay danh tiếng được dành cho một ai đó, vì các thành tựu hay phẩm chất bản thân của họ (I.II.2.2). Như thế, thành tựu hay phẩm chất mới đứng hàng đầu vì nó đem lại vinh dự, giống như một đồ vật có được nhờ giầu có thì nó đứng đầu so với sự giầu có. Cũng vậy, Thánh Tôma cho rằng cả danh tiếng (I.II.2.3) lẫn quyền lực (I.II.2.4) đều không chứa đựng hạnh phúc. Lý do là vì cả danh tiếng lẫn quyền lực đều tạm thời và cũng không độc lập. Cũng thế, khó có người có quyền lực mà giữ được nó mãi mãi. Ta có thể cho học sinh xem một tờ báo hay một tờ tạp chí xuất bản cách nay một thập niên hoặc ngay cả vài tháng trước đây, để minh họa điểm vừa nói: từ các vận động viên chuyên nghiệp tới những thần tượng của văn hóa bình dân và các chính trị gia, không thiếu những người đạt tới tột đỉnh vinh dự, danh tiếng và quyền lực để rồi nay chỉ còn là một bóng mờ hoặc bị nguyền rủa.
Đến chỗ kết luận phần nói về hạnh phúc không phải là điều gì, Thánh Tôma quả quyết rằng hạnh phúc không thể hiện hữu trong bất cứ sự thiện tạo dựng nào vì đối tượng sau cùng cho các hoài mong của ta là sự chân và sự thiện tối cao và vĩnh viễn, chỉ một mình Thiên Chúa mới có mà thôi: “Vì hạnh phúc là sự thiện hoàn hảo, chỉ có sự thiện này mới thoả mãn được sự thèm thuồng của ta; nếu không, nó không phải là cùng đích, nếu vẫn còn điều gì đó để ta thèm muốn” (I.II.2.8).
Một tìm kiếm bất toàn
Giải thích điều không phải là hạnh phúc như thế quả có dài dòng. Tuy nhiên, mục đích của ta không tránh né câu hỏi lúc ban đầu. Thực vậy, trở ngại lớn nhất để học sinh trung học tiến tới hạnh phúc hình như là họ tin rằng họ đã tìm thấy nó ở các phạm trù đã kể trên đây; việc họ tìm cách hiểu hạnh phúc đã chấm dứt ở đấy vì họ bắt đầu hối hả đi tìm những điều họ cho là sẽ đem lại hạnh phúc cho họ. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ các chỉ dẫn sai lầm ấy, giờ đây, ta có thể lưu ý một cách tích cực hơn để biết hạnh phúc là gì. Thánh Tôma nói rằng xét cho cùng có hai loại hạnh phúc: hạnh phúc bất toàn và hạnh phúc hoàn toàn (I.II.4.5). Ta có thể có hạnh phúc bất toàn, điều mà thuật ngữ thần học gọi là felicitas, ngay ở đời này bằng cách càng ngày càng biết Chúa hơn nhờ “hoạt động của trí hiểu”. Hạnh phúc hoàn toàn, tức beatitudo, là được “ thấy Thiên Chúa” (I.II.4.5), điều mà theo Thánh Tôma không tùy thuộc thân xác. Cái nhìn này không có nghĩa cái nhìn theo nghĩa đen, vì nó không lệ thuộc mắt ta; đúng hơn nó là một tri giác (perception) vượt trên mọi giác quan. Điều này khiến hạnh phúc hoàn toàn trở thành tối cao vì nó không lệ thuộc bất cứ điều gì ngoài Thiên Chúa. Ta có thể mất hết mọi điều ta từng biết, ngay cả chính thân xác ta, nhưng hạnh phúc được ở với Thiên Chúa sẽ còn mãi.
Tiến thêm một bước, vì hạnh phúc là được thấy Thiên Chúa trọn vẹn và thần học là khoa học về Thiên Chúa, nên thần học góp phần tạo nên hạnh phúc, hệt như việc học được gì về người bạn hay người yêu đều giúp ta phát triển và thâm hậu hóa tình thân mật của ta với họ. Khi được dạy và được hiểu cho đúng, thần học sẽ đóng góp cho cả hạnh phúc bất toàn, qua hoạt động của trí hiểu, lẫn hạnh phúc hoàn toàn vào cuối cuộc sống của mỗi người trên trần gian. Đây là những mục tiêu đầy tham vọng. Đã đành, nếu chỉ quả quyết các mục tiêu này lúc bắt đầu khóa học về thần học thì không nhất thiết thay đổi được chính chủ đề của vấn đề. Tuy nhiên, nói lại cho rõ, cho thật minh nhiên và trực tiếp các mục tiêu này ít nhất ta cũng hy vọng chỉnh sửa được xu hướng của học sinh và nhiều nhất ta cũng làm tăng được sự quan tâm và các cố gắng của họ.
Theo kinh nghiệm của Green, ba bước cụ thể sau đây có thể được sử dụng trong cố gắng nói lại cho rõ này. Thứ nhất, nói với các học sinh rằng xét cho cùng, trọng điểm việc học thần học là để được hạnh phúc, rồi cho các em thấy điều này được trình bày ra sao trong nội dung khóa học. Làm thế nào việc hiểu Thánh Kinh, văn thể của nó, các sắc thái của nó, các phương tiện văn chương và sứ điệp của nó lại có thể đóng góp vào hạnh phúc của các em? Làm thế nào việc hiểu sự lớn lên, sự phát triển và đôi lúc sự thụt lùi của Giáo Hội trong dòng lịch sử lại gia tăng việc học sinh tự nhận diện mình với đức tin của chúng? Làm thế nào việc hiểu đạo đức học vượt xa việc chỉ biết “tuân theo lề luật” và trở thành phương thế sống cuộc sống hạnh phúc? Sau đó, giải thích tại sao nhiều quan niệm thông thường về hạnh phúc có thể “làm ta hạnh phúc” theo nghĩa khoái cảm, nhưng hạnh phúc thực ra là về một điều gì đó sâu sắc hơn, ít lệ thuộc hơn, lâu dài hơn, và bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Sau cùng, tuy điều chủ yếu là giúp học sinh thảo luận các vấn đề về hạnh phúc trên bình diện cụ thể qua việc sử dụng các tình thế và điển hình từ chính các trải nghiệm của các em, ta cũng nên khuyến khích việc suy tư và chiêm niệm bản thân để đẩy nhận thức bằng ý niệm vào lãnh vực cầu nguyện, vì như Cha O’Meara từng nói, “Xét cho cùng Thiên Chúa giáo huấn không qua hiển hiện (epiphay) mà qua hiện diện”. Khi học sinh hiểu lớp thần học không phải là “cung cấp các câu trả lời” mà đúng hơn là “học cách tìm ra các câu trả lời ấy”, thì các em sẽ tới lớp một cách vui lòng hơn để dấn thân một cách công khai và có suy nghĩ đối với đức tin và truyền thống Công Giáo.
Từ kinh nghiệm giảng dạy của riêng ông, ông nhận thấy khi rút gọn môn tôn giáo học vào việc truyền đạt kiến thức hay thông tri, nó sẽ khiến học sinh 1) cảm thấy tệ hơn về chính chúng chứ không tốt hơn, 2) làm các em xa Chúa hơn là gần Chúa và 3) khiến các em nghĩ rằng đức tin là chuyện vớ vẩn và phản lý trí, hơn là khiến chúng suy nghĩ hay mang lại sự sống.
Thật ra thần học hay tôn giáo học không đơn thuần chỉ có thế. Lấy thí dụ, các em trung học là tuổi khao khát hạnh phúc. Nhưng các em đâu ngờ Thánh Tôma Aquinô chủ trương rằng hạnh phúc là một trong các đặc tính nền tảng của việc tâm trí ta thuận tình với Thiên Chúa, và dưới ánh sáng này, thần học hay tôn giáo học chính là môn học nhờ đó, ta không những hiểu hạnh phúc mà cuối cùng còn đạt tới hạnh phúc nữa.
Xem ra lý do các em có những trải nghiệm tiêu cực về thần học là do hai cực đối lập nhau sau đây. Đối với nhiều em, tôn giáo học một đàng quá mây khói và mơ hồ, đàng khác quá độc đoán chuyên quyền. Mây khói, trên mây, vì giáo dục tôn giáo được mô tả như có mục đích cực kỳ mơ hồ là “để gần Thiên Chúa hơn”. Với cách tiếp cận này, thần học trở thành môn học “dễ hạng A” trong đó những câu như “Chúa Giêsu là tình yêu” hay “Thiên Chúa là Đấng tốt lành” đủ để được coi là xuất sắc. Dù những câu đó không sai, nhưng chúng không giúp đào sâu giống những câu như “Tại sao Thiên Chúa tốt lành?”, “Thiên Chúa tốt lành như thế nào?” hay “ ‘tốt lành’ nghĩa là gì?”.
Ở đầu kia của phổ hệ, giáo dục tôn giáo thường được biện minh bằng các luận điểm của thẩm quyền và truyền thống. Ở thái điểm này, nhà giáo dục tôn giáo thường thuyết phục học sinh học thần học “vì đó là điều các trường tôn giáo vốn dạy” hay các em “cần học để thích ứng trong Giáo Hội”. Các đòi hỏi phải vâng lời và sống theo này cuối cùng chỉ tạo ra được các liên hệ giả tạo, kiểu người máy, giữa học sinh và Thiên Chúa. Điều bất hạnh hơn nữa là nhiều khi những cái cực bề ngoài xem ra mâu thuẫn giữa lỏng lẻo trí thức và vâng lời mù quáng này lại chung sống đề huề ngay trong một trường học hay một lớp học.
Nhưng những lối biện minh và trải nghiệm giáo dục tôn giáo nói trên thật quá xa mục tiêu thực sự của thần học, đặc biệt là nền thần học của Thánh Tôma Aquinô. Nhà bình luận theo trường phái Tôma là Thomas O’Meara, Dòng Đa Minh, viết trong cuốn Thomas Aquinas: Theologian (Thánh Tôma Aquinô: Thần Học Gia) rằng “đời sống nhận thức, đức tin và yêu thương có mục đích chuyên biệt không phải là vâng lời tôn giáo mà là hạnh phúc”. Dù câu này đúng, nhưng nếu để nó đứng một mình ta sẽ liều mình rơi vào cái thứ mơ hồ như trên đã nói. Nếu muốn cho việc giáo dục tôn giáo trở nên một trải nghiệm tích cực và có ý nghĩa đối với học sinh ngày nay, ta nên giải thích lại tại sao phải dạy thần học. Muốn vậy, ta phải cố gắng trả lời câu hỏi quan trọng mà câu tuyên bố của Cha O’Meara nêu ra, một câu hỏi mà chính cha đã vắn tắt viết sau đó mấy dòng: “Nhưng hạnh phúc thực là gì?”
Nhiều ngả đường lầm lẫn
Hữu thức hay vô thức, mọi thiếu niên đều vật lộn với câu hỏi này mỗi ngày. Khi đụng tới việc dùng giờ rảnh ra sao, tại sao phải học hành và các em dự tính điều gì cho đời mình sau lớp học, học sinh nào cũng cho biết mình đi tìm hạnh phúc. Tuy nhiên, việc vật lộn này thường không sâu xa bao nhiêu. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và truyền thông đại chúng, học sinh thường lầm lẫn về điều thực sự đem chúng tới hạnh phúc lâu dài. Thành thử không ngạc nhiên gì khi thấy Thánh Tôma Aquinô, người hiểu bản chất con người hết sức sâu xa, quả có rõ ràng nói với các thiếu niên của thế kỷ 21, dù trước tác của ngài đã có từ 500 năm nay.
Thực vậy, tiểu phần thứ nhất của Phần Thứ Hai trong Summa Theologiae, cho đến nay, vẫn là một hướng dẫn bậc thầy cho tất cả những ai tìm cách đi xa trên con đường hạnh phúc cả ở đời này lẫn ở đời sau.
Trước nhất, Thánh Tôma chi tiết cho thấy hạnh phúc không phải là gì: nó không phải là giầu có, khoái lạc, danh tiếng, vinh dự hay quyền lực. Không những các điều này tự chúng không phải là hạnh phúc, mà chúng thường trở thành chướng ngại vật đối với hạnh phúc đích thực nữa vì chúng lừa người tìm kiếm chúng bằng những vui hưởng cuối cùng chỉ mau qua và không làm họ thỏa mãn. Thánh Tôma giải thích rằng giầu có không thể chứa đựng hạnh phúc vì giá trị thực sự của giầu có là dùng để mua những cái khác (I.II.2.1). Thí dụ, một thiếu niên muốn giầu có để mua quần áo hàng hiệu hợp thời trang. Nếu thế, vì mục đích của giầu có là một điều gì khác, trong trường hợp này là quần áo, nên các đồ vật mà giầu có mua đáng ước ao hơn chính sự giầu có. Vì giầu có không phải là bước sau cùng của cuộc tìm kiếm hạnh phúc, nên ta không thể nói giầu có là hạnh phúc.
Trên một bình diện, Thánh Tôma nhấn mạnh rằng khoái lạc cũng không thể tự nó là hạnh phúc (I.II.2.6). Lý do chủ yếu là khoái lạc tùy thuộc các giác quan. Thức ăn ngon khoái khẩu là nhờ khứu giác, những trang sức đẹp gây sảng khoái là nhờ thị giác, vui khoái tính dục là nhờ xúc giác. Tự chúng, các khoái cảm này không tối cao cũng không vĩnh viễn. Nói một cách tích cực, muốn có khoái cảm về một gì đó đẹp đẽ hay ngon ngọt, bạn phải có thị giác và vị giác tốt. Nếu bạn mù hay không có quan năng tốt về mùi vị, bạn đâu có thấy hạnh phúc bao nhiêu ở những vật thể này. Bởi thế, dù những vật thể này đôi khi mang tới khoái cảm, nhưng ta không thể coi nó như hạnh phú được.
Sau đó, Thánh Tôma cho thấy hạnh phúc không chứa đựng nơi vinh dự vì vinh dự hay danh tiếng được dành cho một ai đó, vì các thành tựu hay phẩm chất bản thân của họ (I.II.2.2). Như thế, thành tựu hay phẩm chất mới đứng hàng đầu vì nó đem lại vinh dự, giống như một đồ vật có được nhờ giầu có thì nó đứng đầu so với sự giầu có. Cũng vậy, Thánh Tôma cho rằng cả danh tiếng (I.II.2.3) lẫn quyền lực (I.II.2.4) đều không chứa đựng hạnh phúc. Lý do là vì cả danh tiếng lẫn quyền lực đều tạm thời và cũng không độc lập. Cũng thế, khó có người có quyền lực mà giữ được nó mãi mãi. Ta có thể cho học sinh xem một tờ báo hay một tờ tạp chí xuất bản cách nay một thập niên hoặc ngay cả vài tháng trước đây, để minh họa điểm vừa nói: từ các vận động viên chuyên nghiệp tới những thần tượng của văn hóa bình dân và các chính trị gia, không thiếu những người đạt tới tột đỉnh vinh dự, danh tiếng và quyền lực để rồi nay chỉ còn là một bóng mờ hoặc bị nguyền rủa.
Đến chỗ kết luận phần nói về hạnh phúc không phải là điều gì, Thánh Tôma quả quyết rằng hạnh phúc không thể hiện hữu trong bất cứ sự thiện tạo dựng nào vì đối tượng sau cùng cho các hoài mong của ta là sự chân và sự thiện tối cao và vĩnh viễn, chỉ một mình Thiên Chúa mới có mà thôi: “Vì hạnh phúc là sự thiện hoàn hảo, chỉ có sự thiện này mới thoả mãn được sự thèm thuồng của ta; nếu không, nó không phải là cùng đích, nếu vẫn còn điều gì đó để ta thèm muốn” (I.II.2.8).
Một tìm kiếm bất toàn
Giải thích điều không phải là hạnh phúc như thế quả có dài dòng. Tuy nhiên, mục đích của ta không tránh né câu hỏi lúc ban đầu. Thực vậy, trở ngại lớn nhất để học sinh trung học tiến tới hạnh phúc hình như là họ tin rằng họ đã tìm thấy nó ở các phạm trù đã kể trên đây; việc họ tìm cách hiểu hạnh phúc đã chấm dứt ở đấy vì họ bắt đầu hối hả đi tìm những điều họ cho là sẽ đem lại hạnh phúc cho họ. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ các chỉ dẫn sai lầm ấy, giờ đây, ta có thể lưu ý một cách tích cực hơn để biết hạnh phúc là gì. Thánh Tôma nói rằng xét cho cùng có hai loại hạnh phúc: hạnh phúc bất toàn và hạnh phúc hoàn toàn (I.II.4.5). Ta có thể có hạnh phúc bất toàn, điều mà thuật ngữ thần học gọi là felicitas, ngay ở đời này bằng cách càng ngày càng biết Chúa hơn nhờ “hoạt động của trí hiểu”. Hạnh phúc hoàn toàn, tức beatitudo, là được “ thấy Thiên Chúa” (I.II.4.5), điều mà theo Thánh Tôma không tùy thuộc thân xác. Cái nhìn này không có nghĩa cái nhìn theo nghĩa đen, vì nó không lệ thuộc mắt ta; đúng hơn nó là một tri giác (perception) vượt trên mọi giác quan. Điều này khiến hạnh phúc hoàn toàn trở thành tối cao vì nó không lệ thuộc bất cứ điều gì ngoài Thiên Chúa. Ta có thể mất hết mọi điều ta từng biết, ngay cả chính thân xác ta, nhưng hạnh phúc được ở với Thiên Chúa sẽ còn mãi.
Tiến thêm một bước, vì hạnh phúc là được thấy Thiên Chúa trọn vẹn và thần học là khoa học về Thiên Chúa, nên thần học góp phần tạo nên hạnh phúc, hệt như việc học được gì về người bạn hay người yêu đều giúp ta phát triển và thâm hậu hóa tình thân mật của ta với họ. Khi được dạy và được hiểu cho đúng, thần học sẽ đóng góp cho cả hạnh phúc bất toàn, qua hoạt động của trí hiểu, lẫn hạnh phúc hoàn toàn vào cuối cuộc sống của mỗi người trên trần gian. Đây là những mục tiêu đầy tham vọng. Đã đành, nếu chỉ quả quyết các mục tiêu này lúc bắt đầu khóa học về thần học thì không nhất thiết thay đổi được chính chủ đề của vấn đề. Tuy nhiên, nói lại cho rõ, cho thật minh nhiên và trực tiếp các mục tiêu này ít nhất ta cũng hy vọng chỉnh sửa được xu hướng của học sinh và nhiều nhất ta cũng làm tăng được sự quan tâm và các cố gắng của họ.
Theo kinh nghiệm của Green, ba bước cụ thể sau đây có thể được sử dụng trong cố gắng nói lại cho rõ này. Thứ nhất, nói với các học sinh rằng xét cho cùng, trọng điểm việc học thần học là để được hạnh phúc, rồi cho các em thấy điều này được trình bày ra sao trong nội dung khóa học. Làm thế nào việc hiểu Thánh Kinh, văn thể của nó, các sắc thái của nó, các phương tiện văn chương và sứ điệp của nó lại có thể đóng góp vào hạnh phúc của các em? Làm thế nào việc hiểu sự lớn lên, sự phát triển và đôi lúc sự thụt lùi của Giáo Hội trong dòng lịch sử lại gia tăng việc học sinh tự nhận diện mình với đức tin của chúng? Làm thế nào việc hiểu đạo đức học vượt xa việc chỉ biết “tuân theo lề luật” và trở thành phương thế sống cuộc sống hạnh phúc? Sau đó, giải thích tại sao nhiều quan niệm thông thường về hạnh phúc có thể “làm ta hạnh phúc” theo nghĩa khoái cảm, nhưng hạnh phúc thực ra là về một điều gì đó sâu sắc hơn, ít lệ thuộc hơn, lâu dài hơn, và bắt nguồn từ Thiên Chúa.
Sau cùng, tuy điều chủ yếu là giúp học sinh thảo luận các vấn đề về hạnh phúc trên bình diện cụ thể qua việc sử dụng các tình thế và điển hình từ chính các trải nghiệm của các em, ta cũng nên khuyến khích việc suy tư và chiêm niệm bản thân để đẩy nhận thức bằng ý niệm vào lãnh vực cầu nguyện, vì như Cha O’Meara từng nói, “Xét cho cùng Thiên Chúa giáo huấn không qua hiển hiện (epiphay) mà qua hiện diện”. Khi học sinh hiểu lớp thần học không phải là “cung cấp các câu trả lời” mà đúng hơn là “học cách tìm ra các câu trả lời ấy”, thì các em sẽ tới lớp một cách vui lòng hơn để dấn thân một cách công khai và có suy nghĩ đối với đức tin và truyền thống Công Giáo.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kiếm Ăn
Lê Trị
21:34 31/08/2014
Ảnh của Lê Trị
Thượng Đế nuôi nấng loài chim
nhưng Ngài không ném thức ăn vào tổ của chúng.