Ngày 01-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ở đâu chúng ta họp lại nhân danh Chúa, ở đó có Chúa hiện diện
Lm Jude Siciliano OP
04:56 01/09/2011
CHÚA NHẬT 23 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Ezêkien 33: 7-9; Roma 13: 8-10; Matthêu 18: 15-20

Một trong những điều khó nhất chúng ta có thể thực hiện trong tương quan giữa người với người là sửa lỗi cho nhau. Thoạt nhìn thì điều này xem ra không quá khó. Khi ta thấy người khác có lỗi, ta tìm đến đối chất với họ. Ta cố chứng tỏ người ta sai lỗi còn phần đúng thì thuộc về mình. Chúng ta nói thế thực ra chỉ khơi lên điều xấu nơi họ, thậm chí chúng ta to tiếng để khiến họ phải chú ý. Đến lượt họ, họ cũng to tiếng đối lại. Những cuộc chạm trán như thế quả thật chẳng hề xây dựng được tí nào các mối tương quan cũng như cộng đoàn. Nhưng sau cuộc nói qua nói lại ấy, trước khi quay gót, ta cũng còn ráng nói một câu cho hết trách nhiệm: “Này, đừng có trách là tôi chưa nói với anh nhé!”

Một lối hành xử khác khi bị xúc phạm là không thèm nói gì hết. Dù gì đi nữa, sao lại phải khơi lên sự xung khắc và khó chịu? Việc chọn giải pháp cứ để những lỗi lầm qua đi có thể giữ được sự yên ả và an ổn ngoài mặt, tuy nhiên như thế cũng chẳng giúp ích gì cho các tương quan hay sự tiến triển của cộng đoàn. Như thấy trong tự nhiên, điều kiện băng giá không tạo ra môi trường tốt sự phát triển mới mẻ nào. Điều này đúng trong tự nhiên và cũng đúng với các Kitô hữu, những người hy vọng có một cộng đoàn làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta. Thánh Matthêu muốn cho Giáo hội sơ khai cũng như chúng ta nữa biết rằng Chúa Kitô hiện diện giữa cộng đoàn Kitô hữu chúng ta, và chính sự hiện diện này làm cho Giáo hội khác với các kiểu cộng đồng nhân loại.

Khi viết cho Hội thánh ở Rôma, thánh Phaolô đã lưu ý, như Đức Giêsu đã từng, về đời sống nội tại và chứng nhân của cộng đoàn Kitô hữu. Ngài liệt kê hàng loạt những điều răn phản ảnh đời sống cộng đoàn - không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn. Không phải ngài gạt bỏ điều răn này đi như thể là quá khứ hay không quan trọng, nhưng để rồi ngài xác định một điều răn tổng quát bao trùm tất cả những điều răn khác. Đó là điều răn mà Đức Giêsu dùng để tóm kết tất cả những giáo huấn của Ngài: Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Thánh Phaolô nói tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ cách cụ thể qua việc chúng ta yêu thương người thân cận như chính mình.

Thánh Phaolô còn nói rằng chúng ta “mắc nợ” người khác món nợ tương thân tương ái. Nếu chúng ta hành động đầy yêu thương thì sẽ không có ngoại tình, giết người, trộm cắp hay ham muốn nữa, những điều có thể hủy hoại mối dây liên kết giữa chúng ta; trong khi chính tình yêu và kết quả của hành động yêu thương sẽ xây dựng cộng đoàn. Có ánh sáng tình yêu thương soi dẫn, chúng ta không còn lo lắng về việc phải làm gì và không được làm gì; chúng ta sẽ biết, như bản tính thứ hai, phải cư xử với tha nhân ra làm sao. Ngay cả khi chúng ta phải khiển trách họ, thì cũng khiển trách với đầy tràn thương mến.

Thánh Matthêu đề cập tới cộng đoàn tiên khởi với những thành viên đang cố học hỏi và phấn đấu để trở Kitô hữu đích thực trong cả niềm tin và việc làm. Vì thế, tác giả sách Tin mừng đã hướng dẫn họ về một vấn đề quan trọng trong cả tương quan loài người cũng như trong Giáo hội: việc sửa lỗi cho người khác.

Một vài cách thức có thể tiến hành: gọi người đó ra trước công nghị, khiển trách và trục xuất người đó; gửi “đại diện” đến để đối chất với họ; gửi thư liệt kê những sai lỗi của họ và đòi họ phải thay đổi. Nhưng Đức Giêsu đặt phương cách của mình trên tình yêu thương dành cho những người lầm lỗi. Trước hết, thay vì chỉ ra tội lỗi của người khác và bắt đầu đàm tiếu, thì cá nhân người phát hiện ra phải đến gặp người phạm lỗi và nói cho họ biết cách riêng tư thôi, khuyến khích họ sửa đổi. Nếu như người đó chịu nghe, thì sự sai sót được sửa đổi và có thể làm cho tương quan với người phạm lỗi trước đó thêm sâu đậm.

Chúa Giêsu là người thực tế và biết rằng mọi sự không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có thể đôi lúc phải sử dụng những cách thức khác nhau, ngay cả việc phải nhờ đến nhiều người trong cộng đoàn. Nếu người ấy vẫn nhất định không chịu thay đổi, thì sẽ bị xử như thể dân ngoại hay người thu thuế - hai loại người bị các anh chị em Dothái giáo xa lánh.

Nhưng chẳng phải những người ở bên ngoài như dân ngoại và thu thuế được Chúa Giêsu mời vào cùng bàn để ăn uống với cộng đoàn sao? Theo gương Ngài có khi nào ta phải bó tay với những kẻ ngang bướng trong cộng đoàn không? Thật khó mà đưa ra những giới hạn khi mà đời sống chung với nhau được hướng dẫn bằng tình yêu.

Chúng ta thường hay trích dẫn câu này: “Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họ nhân danh Thầy, thì Thầy ở đó giữa họ”. Kitô hữu chúng ta gán câu nói này cho mọi cuộc hội họp cầu nguyện hoặc chia sẻ, dù là nhóm nhỏ. Quá đúng. Nhưng bối cảnh của câu nói này khiến nó chỉ mang một nghĩa duy nhất. Khi hai hoặc ba người cùng đến để khuyên nhủ người anh/chị em của mình về với đời sống cộng đoàn, thì Đức Giêsu bảo đảm rằng chúng ta không chỉ một mình làm điều đó, nhưng Ngài cùng đi với chúng ta dù trên đường cao tốc hay trong những con hẻm quanh co để mời gọi những kẻ lạc lối trở về.

Cũng một bối cảnh đó cho một câu nổi tiếng: “… nếu hai hoặc ba người trên trái đất này đồng ý với nhau bất cứ điều gì khi cầu nguyện, họ sẽ được ban cho…” Điều đó không nhằm đưa ra cách cầu nguyện chắc chắn để chúng ta đạt được điều mình muốn – kiểu chỉ cần gom một vài người cùng ý định để cùng cầu nguyện và họ sẽ đạt được điều mình muốn. Trong bối cảnh hôm nay, hai hoặc ba người cầu nguyện cho anh chị em đã lạc khỏi cộng đoàn. Họ phải cầu nguyện cho những người ấy với hy vọng họ có thể mang những người kia trở về. “Khi ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp…”
Quý vị có thể thấy được tầm quan trọng của việc chữa lành trong Giáo hội, xưa cũng như nay.Làm sao chúng ta có thể lôi cuốn những người khác đến với sự sống chúng ta tìm được nới Chúa Kitô nếu như chúng ta lại tự chia rẽ với nhau? Và có đó những chia rẽ ngay trong Giáo hội hiện nay! Tại sao các phần tử trong Giáo hội, nhất là những người lãnh đạo, không đối chất với các giáo sĩ có dính líu đến lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên để đòi hỏi họ phải thay đổi, và nếu cần, cắt họ không cho mục vụ nữa? Chẳng phải đó là đòi hỏi của bài Tin mừng hôm nay sao? Chẳng phải như thế là hành động yêu thương và công bằng đối với họ, với những nạn nhân trong quá khứ và tương lai của họ sao? Chúng ta có vẻ quá đặt nặng đến vẻ bề ngoài của sự hài hòa trong Giáo hội hơn là thực tế của những đổ vỡ nghiêm trọng trong cấu trúc. Một số các vị lãnh đạo trong Giáo hội không hoàn thành được vai trò ngôn sứ mà Êdêkien nêu ra hôm nay, vì họ được xem là “lính gác nhà Thiên Chúa.”

Giáo huấn về việc sửa lỗi cho những người lầm đường lạc lối nhằm mang lại sự chữa lành không chỉ áp dụng cho những người thi hành quyền lãnh đạo chính thức trong Giáo hội. Hai tuần trước chúng ta nghe Chúa Giêsu trao cho Phêrô quyền tháo buộc. Nếu không đọc tiếp Matthêu mà chỉ dừng lại ở điểm này thôi thì chúng ta có thể chỉ để những ai có trách nhiệm phải sửa chữa và khuyên bảo. Nhưng như thấy trong Tin mừng hôm nay, quyền tháo buộc đó được giao cho toàn thể cộng đoàn. “Amen, Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.”

Chúa Giêsu ban cho cộng đoàn một quyền rất lớn. Trong Giáo hội chúng ta băn khoăn về việc những vị có quyền thi hành thế nào trên niềm tin. Nhưng các phần tử cũng có quyền đó nhất là qua dấu chỉ của Thánh Thần hiện diện trong Phép Rửa. Và chúng ta biết rằng hai quyền này có lúc có thể đụng chạm nhau. Điều này hẳn nhiên đang xảy ra trong Giáo hội của chúng ta liên quan đến các vấn nạn như: kế hoạch hóa gia đình, ly dị, giáo sĩ kết hôn, chức thánh cho phụ nữ, các chính sách quốc gia và toàn cầu…

Không tránh những bàn luận như thế, trong Thánh lễ hôm nay chúng ta cầu nguyện làm sao để có thể giải quyết được những xung khắc nhờ những cuộc đối thoại cởi mở và dấu chỉ của việc chữa lành giữa những tiếng nói riêng biệt của mỗi cá nhân và thành phần, giáo sỹ hay giáo dân. Nếu chúng ta cố tránh bớt những đụng độ và để tình yêu hướng dẫn thì Chúa Giêsu hứa ở với chúng ta để hướng dẫn và chữa lành. Không ai dám nói rằng hòa giải là điều dễ dàng, nhất là khi mà cá nhân hay nhóm trong cộng đoàn đã bất hòa với nhau quá lâu. Tuy nhiên, Chúa Giêsu hứa rằng khi cộng đoàn đồng lòng và cùng nhau cầu xin sự hướng dẫn thì Ngài sẽ hiện diện để giúp chúng ta.
Êdêkien tự gọi mình là người canh gác cho nhà Israen. Ông được cắt đặt để canh gác dân của Chúa, báo cho biết các hiểm nguy từ bên ngoài cũng như sửa lỗi cho dân khi họ không sống đúng Thánh ước mà Thiên Chúa đã lập với họ. Quý vị còn biết “những người lính gác” nào nữa?
Tôi biết có cả một lớp người như thế trong Giáo hội – đó là ông bà chúng ta. Các ngài và các người Công giáo trước đó đã canh gác và phục vụ trong cộng đoàn. Các ngài là những thành viên then chốt của các chương trình mở của giáo xứ; đưa Mình Thánh cho người ốm; thu thực phẩm phát cho người nghèo; là các thừa tác viên Thánh Thể và đọc sách; đếm tiền thau; hát trong ca đoàn… Các ngài cũng không ngần ngại khi lên tiếng trong các buổi hội họp của giáo xứ khi thấy cần. Họ là những người khích lệ các cha xứ nhưng cũng không ngại đưa ra một “đề nghị hoặc hai cho lần tới”.
Các ông bà cũng đóng vai trò là lính canh trong gia đình mình, nhất là khi nhắc nhở con cháu về những thực hành đức tin và những điều phải giữ, dạy cháu giáo lý để chuẩn bị rước lễ lần đầu. Ông bà thực thi vai trò Êdêkien của mình như lính gác trong nhà Đức Chúa. Hay, các ngài thi hành vai trò là môn đệ của Chúa Giêsu khi ra ngoài đi tìm những kẻ lầm lạc và đưa họ trở về với mái nhà cộng đoàn.
Chúa Nhật tới là ngày của Ông Bà. Thật là thích hợp khi năm nay ngày ấy lại trùng với ngày 9 tháng 11, kỉ niệm 10 cuộc tấn công 9/11. Trong suốt nhiều tuần sau cuộc tấn công ấy, các ông bà và những vị cao niên là nguồn an ủi quan trọng trong cả gia đình lẫn ở cộng đoàn giáo xứ của ta. Làm sao chúng ta có thể nhận ra được sứ vụ quan trọng như lính canh và người an ủi khi chúng ta chuẩn bị cho cử hành phụng vụ tuần tới?

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


23rd SUNDAY IN ORDINARY TIME (A) -
Ezekiel 33: 7-9; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20

One of the most difficult things we can do in human relationships is to correct another. In some ways it’s not so hard. When we find fault with another, we go and confront them. We are convinced the other person is wrong and we have right on our side. So, we go to it – to challenge their wrongdoing, even if we have to raise our voice to get their attention. They, in turn, respond by raising their voices. Such encounters don’t do much to build relationships or community. But at the end of the exchange, just before walking off, we can say with a sense of satisfaction, "Well, don’t say I didn’t tell you!"
Another common way of dealing with someone’s offenses is to just not say anything. After all, why stir up conflict and hard feelings? While letting a wrong go may keep the silence and provide a superficial piece, it does nothing to help a relationship or a community grow. As in nature, icy conditions don’t provide a very good environment for new growth. It’s true in nature and very true among Christians, who hope to have a community that gives witness to Christ’s presence in our midst. Matthew wants the early church to realize we, the Christian community, have Christ in our midst and his presence marks the church as a different to kind of human community.
Writing to the Romans, Paul is concerned, as Jesus was, about the internal life and witness of the Christian community. He lists the principal commandments that will reflect the life of the community–no adultery, murder, stealing or coveting. It’s not that he dismisses these as past or unimportant, but he then lays down the overarching commandment that will see to and cover all the rest. It’s the commandment Jesus used to sum up his teachings: love God and love neighbor. The love of God is manifested concretely, Paul says, by how we love our neighbor as ourselves.
Paul tells us then that we "owe" one another that love. If we act lovingly the rest will fall into place–no adultery, killing, stealing and coveting. These can ruin the bonds that hold us together; while love and its consequent actions, will build up the community. With love as our guiding light, we won’t have to worry about the do’s and don’ts; we will, as by second nature, know how to act towards others. Even when we have to admonish them, we will do so out of love,
Matthew is addressing the early community whose members are learning and struggling to be truly Christian in both faith and works. So, the evangelist guides them in an important issue for both human and church relationships: the rehabilitation of an errant member.
Once again, several approaches are possible: call the person before the governing members, reprimand him/her and cast them out; send a "delegation" to confront them; send a letter listing the charges and challenge them to change their ways or else. But Jesus bases his approach on love for the delinquent. First of all, instead of pointing out to others a person’s sin and starting a chain of gossip, the individual observer is to go to the offender and talk to them privately encouraging them to change. If they do so, the breach is healed and there is the possibility of a deepening relationship with the former offender.
Jesus is a realist and knows that things don’t always go that smoothly. It may be necessary to try another process that involves more and then, still more members of the community. If the person still refuses to change, they are to be treated as a Gentile or tax collector–two groups of people who were shunned by their Jewish brothers and sisters.

Not so fast! Weren’t Gentiles and tax collectors the very outsiders Jesus welcomed to the table to eat and drink with his community? Following his example is there ever a time we should give up on the wayward members of our community? It’s hard to put limits if love is the guiding and over-arching source for our lives together.
We often quote, "For where two or three are gathered together in my name, then I am in the midst of them." We Christians apply this saying to any gathering of prayer or sharing, no matter how small the group. Rightly so. But the context for this quote puts a unique meaning to it. When two or three, out of love, go to a wandering sister or brother to convince them to change and return to the life of the community, then Christ assures us we are not on our own, that he has joined us as we go to the highways and byways to invite the alienated in.
The same context affects the well-known verse, "… if two or three agree on earth about anything for which they are to pray, it shall be granted to them...." This is not to suggest a sure way of praying so as to get what we want – just get a few people with the same intention to pray together and they will get what they pray for. In today’s context, the two or three are praying for their brother or sister who has wronged the community. They must pray for them with the hope they can win them back. "Where two or three are gathered…."
You can see how important reconciliation was and is in the church. How can we attract others to the life we have found in Christ if we are divided among ourselves? And there certainly are signs of division in the church today! Why didn’t church members, especially leaders, confront clergy accused of sexual abuse of minors and challenge them and, when necessary, remove them from active ministry? Isn’t that one of the things today’s gospel requires? Wouldn’t that have been the loving and just thing to do for them and for their past and future victims? We seemed more concerned with the façade of church harmony than the reality of horrible crevices in our structure. Some of our leaders failed to fulfill the prophetic role Ezekiel names today, for they are supposed to be, "sentinels for the house of God."
The teaching about correcting wandering and offending members in order to bring about reconciliation applies not just to those in official leadership. Two weeks ago we heard Christ give Peter the power to bind and loose. If we had stopped reading Matthew at that point we would just let those in charge act to correct and admonish. But we read today that the authority to bind is also given to the whole community. "Amen, I say to you, whatever you bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven."
The community has been given great authority by Jesus. In our church we have had tension about how those who have authority exercise it over the faithful. But the members also have their authority which is an essential sign of the Spirit’s presence in the baptized. As we know these two authorities can clash at times. They certainly do in our present church over such issues as, birth control, divorce, married clergy, women’s ordination, national and international policies, gays, etc.
Not to withdraw from those discussions, we could still pray at today’s Eucharist for a resolution of conflicts through open dialogue and gestures of reconciliation among the disparate voices of individuals and groups, ordained and lay. If we try to be less confrontational and more guided by love, Jesus promises to be with us to guide and heal. No one says reconciliation is easy, especially when groups and individuals in the community have been at loggerheads for a long time. Still, Jesus promises that when the community agrees and comes together to pray for guidance he will be there to assist us.
Ezekiel names himself a watchman (sentinel) for the house of Israel. He was assigned to watch over God’s people, name approaching dangers from the outside and also correct the people when they don’t live up to the covenant that God has made with them. Who are the "sentinels" you know?
I know a whole class of them in our church–our grandparents. They and older Catholics watch out for and minister in the community. They are key members of parish outreach programs; take communion to the sick; gather food for the poor; are Eucharistic ministers and lectors; count the collection on Monday mornings; sing in the choir and on and on. They are also not afraid to speak up at parish meetings when they feel there is a need. They are complimentary to the preacher, but also not afraid to make a "suggestion or two for next time."
Grandparents also play sentinel roles in their families, especially when they remind their children about their faith practices and the obligation to see to their grand children’s religious instruction and reception of the sacraments. Grandparents fulfill their Ezekiel-role as sentinels in God’s household. Or, they fulfill their roles as Jesus’ disciples when they go out to seek the wandering to bring them back home to the community.
Next Sunday is Grandparents’ Day. How appropriate that this year it falls on September 11th, the 10th anniversary of the attacks on 9/11. During those weeks following the attacks grandparents and seniors were an important source for comfort and consolation both in their families and for our church community. How shall we recognize their important ministry as sentinels and comforters as we prepare for next Sunday’s liturgy?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:43 01/09/2011
LỘT DA KÊU KHỔ
N2T

Tri huyện nọ, tham tàn hung ác, quan trên biết rõ việc làm tàn bạo của ông ta nên cách chức. Sau đó ông ta cho rằng mình có tích trử rất nhiều vàng bạc có thể về quê hưởng nhàn, thế là thuê mấy chiếc thuyền chở đầy vàng bạc về quê.
Không ngờ, chưa ra khỏi cửa sông thì gặp bọn cướp chận lại, lục tung các rương hòm, cướp sạch không để lại chút gì, lúc ấy đang là mùa đông, khi bọn cướp hành sự thì lột luôn cái áo dài của ông ta đang mặc. Tri huyện cũ tức giận cực độ, thế là tự mình đến trình báo với tri phủ, khóc lóc kể lại tất cả sự việc.
Quan tri phủ nghe xong thì cười, nói:
- “Nhà ngươi đường đường là một huyện lịnh, nhưng lại không đồng lao cộng khổ với bá tánh. Da của họ bị ngươi lột sạch nhưng họ không rên la một tiếng, còn ngươi chỉ mới bị lột một lớp da mà đã đến tri phủ ta khóc lóc à !”

Suy tư:
Trong Phúc Âm của thánh Lu-ca cũng kể cho ta một câu chuyện dụ ngôn “ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó”(Lc 16, 18-27) , trong dụ ngôn này tổ phụ Áp-ra-ham cũng nói với ông nhà giàu những lời tương tự như quan tri phủ nói với ông huyện lịnh tàn ác: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ...” (Lc 16, 25)
Lòng nhân ái và công bằng như cái phao nhẹ nhỏm chở chúng ta nổi trên biển đời khổ ải, nhẹ nhàng nhanh chóng đưa chúng ta đến bến trường sinh phúc lộc đời đời, đó là thiên đàng.
Ai hiểu thì hiểu.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:44 01/09/2011
N2T

18. Không có lễ vật nào có giá trị hơn và đáng được Thiên Chúa yêu thích, cho bằng lòng nhiệt tâm cứu linh hồn người khác.

(Thánh Gregory)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Cộng Đồng Luthêrô về Phong Trào Cải Cách
Vũ Văn An
07:01 01/09/2011
Tin Zenit ngày 30 tháng 8 cho hay: nhân một cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo, đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo và Liên Minh Luthêrô Thế Giới đang chuẩn bị một Tuyên Bố Chung về Phong Trào Cải Cách, nhân kỷ niệm 500 năm ngày Martin Luther công bố 95 luận đề của ông.

Đức HY Koch không đi vào chi tiết của bản Tuyên Bố này. Đây là tuyên bố quan trọng thứ hai giữa hai cộng đồng. Tuyên bố đầu hoàn thành năm 1998 và được hai cộng đồng tuyên bố một năm sau đó gọi là Tuyên Bố Chung về Ơn Công Chính Hóa.

Tuyên bố chung về Công Chính Hóa

Khi bản tuyên bố trên vừa hoàn thành, Tờ New York Times, số ngày 26 tháng 6 năm 1998, gọi vấn đề công chính hoá là một vấn đề lịch sử vì nó từng phân rẽ thế giới Kitô Giáo Tây Phương gần 500 năm qua.Theo New York Times, với tuyên bố lịch sử này, người Công Giáo Rôma và người Luthêrô khẳng định việc có chung cái hiểu căn bản về ơn tha thứ và cứu rỗi của Thiên Chúa đối với con người. Nói cách khác, hai bên tìm ra được cơ sở chung cho vấn đề công chính hóa, tức hành động nhờ đó con người trở nên xứng đáng được ơn cứu rỗi.

Martin Luther, nhà lãnh đạo của phong trào Cải Cách, cho rằng ơn công chính hóa này chỉ nhờ đức tin vào Thiên Chúa mà có, trong khi Giáo Hội Công Giáo tin rằng việc làm tốt của người ta cũng đóng một vai trò trong đó. Từ nay, hai bên đồng ý rằng sự tha thứ và cứu rỗi chỉ nhờ ơn thánh Chúa mà có và việc làm tốt từ đó mà phát sinh.

Thực ra, đấy mới chỉ là một tóm tắt đơn giản. Rất nhiều sắc thái và vấn đề thuộc khía cạnh chủ chốt của đức tin này vẫn còn được để ngỏ. Thực thế, trước khi cho công bố bản tuyên bố trên, hai cộng đồng liên tiếp đưa ra nhiều giải thích để làm sáng tỏ quan điểm của mình. Điều rõ ràng là hai cộng đồng đã lần đầu tiên ngồi xuống và xác định rõ quan điểm của mình về một vấn đề hết sức chủ yếu này, một việc xác định không hẳn dễ dàng mà là thành quả của nhiều năm nghiên cứu thánh kinh, đối thoại liên phái và khước từ những thiên kiến lâu đời.

Vai trò của Đức Hồng Y Ratzinger trong công bố chung về Công Chính Hóa

New York Times, nhân cơ hội này, cũng đưa ra một nhận định khá chính xác: đối với khách bàng quan, vấn đề công chính hóa không quan yếu bao nhiêu, nhưng đối với người Luthêrô và các tín hữu Thệ Phản khác, đây là vấn đề hết sức nóng bỏng và được họ coi là chủ chốt đối với căn tính tôn giáo của họ. Và người nhìn ra khía cạnh ấy chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Theo John L. Allen Jr của tờ National Catholic Register (số ngày 10 tháng 9 năm 1999), cứu thoả thuận trên, một thỏa thuận nhiều người coi là khó có thể thành công, chính là công của vị bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Allen nhận định rằng: bất chấp hình ảnh kỳ đà cản mũi đối với đại kết nơi công chúng, người được cả hai bên coi là có công khai thông bế tắc chính là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Giám mục George Anderson, đứng đầu Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Mỹ, quả quyết với tờ National Catholic Register: “Chính Ratzinger đã cởi các nút thắt. Không có ngài, chúng tôi đã không có thoả thuận”. Câu tuyên bố này càng có ý nghĩa, khi vào tháng 6 năm 1998, báo chí vẫn coi ngài là nguồn gây ra các khó khăn cho cuộc thương thảo. Sự can thiệp của Đức HY Ratzinger đã đưa tới câu tuyên bố chung được coi như tâm điểm của thỏa thuận: “Chỉ nhờ ơn thánh, nhờ đức tin vào công trình cứu rỗi của Chúa Kitô mà thôi chứ không phải vì công trạng bất cứ nào đó của ta, chúng ta đã được Thiên Chúa chấp nhận và lãnh nhận được Chúa Thánh Thần, Đấng đổi mới tâm hồn ta, đồng thời trang bị cho ta và kêu gọi ta tới các việc làm tốt”.

Nhân cơ hội này, Allen nhắc lại thái độ tiêu cực trước đây của người Luthêrô Đức đối với Đức HY Ratzinger nhất là vào năm 1996, khi tờ Focus của nước này cho hay: ngài đã phủ quyết một đề nghị của Đức Gioan Phaolô II nhằm bãi bỏ vạ tuyệt thông cho Martin Luther. Rất may, Tòa Thánh đã đính chính nguồn tin thất thiệt này. Thực ra, những ai nghiên cứu về ngài một cách tường tận đều phải nhận rằng ít có nhân vật nào gây ảnh hưởng lớn trên ngài bằng Luther. Trong một bài nhận định viết năm 1966 về Hiến Chế “Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Nay” của Công Đồng Vatican II, ngài từng cho rằng văn kiện này quá nghiêng về Teilhard de Chardin, và không nghiêng đủ về Luther, dù lúc ấy, chưa có cuộc đối thoại với giáo hội Luthêrô và rất nhiều người Công Giáo vẫn coi ông như “một tên lạc giáo”.

Ngày 14 tháng 7 năm 1998, ngài đã viết cho nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine để tố cáo những luận điệu tiêu cực đối với ngài là dối trá, vì bản thân ngài vốn tìm cách xích gần lại người Luthêrô từ hồi còn là chủng sinh. Thành thử, theo ngài, phá hoại cuộc đối thoại lần này là “bác bỏ chính tôi”. Và sự thực là ngày 3 tháng 11 năm 1998, một nhóm làm việc chuyên biệt đã hội họp tại nhà người anh của ngài là Đức Ông Georg ở Regensburg, Bavaria, để cứu vãn thỏa thuận. Nhóm này bao gồm giám mục Luthêrô Johannes Hanselmann, ngài, thần học gia Công Giáo Heinz Schuette và thần học gia Luthêrô Joachim Track. Vị sau cùng này xác nhận “Ngài (Ratzinger) rất tích cực”, đã đưa ra 3 nhượng bộ để cứu thoả thuận.

Thứ nhất, ngài nhận rằng mục tiêu của diễn trình đại kết là hợp nhất trong đa dạng, chứ không phải tái tích nhập về phương diện cơ cấu. Track cho rằng đây là một nhượng bộ làm nhiều người Luthêrô tại Đức an tâm; họ vốn sợ mục tiêu là trở về với Rôma. Thứ hai, ngài thừa nhận thẩm quyền của Liên Minh Luthêrô Thế Giới trong tư cách đạt thỏa thuận với Vatican. Thứ ba, ngài thừa nhận rằng dù Kitô hữu buộc phải thực hành các việc làm tốt, nhưng công chính hóa và phán định cuối cùng vẫn là hành động ơn phúc nhưng không của Thiên Chúa. Track cho rằng ngài có công lớn: “Chúng tôi ai cũng hoài nghi, nhưng ai cũng cảm nhận rằng ngài thực sự muốn mang thỏa thuận này tới một kết cục tốt”.

Cuộc tông du Đức sắp tới và Phong Trào Cải Cách

Đài phát thanh Vatican ngày thứ hai vừa qua cho hay: trong ngữ cảnh trên, Đức Bênêđíctô XVI muốn cuộc tông du Đức trong các ngày 22-25 tháng 9 này nặng tính đại kết. Ngoài việc đẩy mạnh cuộc đối thoại đại kết với giáo hội Luthêrô thế giới qua việc chuẩn bị tuyên bố chung nhằm “phân tích phong trào Cải Cách dưới ánh sáng lịch sử 2000 năm Kitô Giáo”, theo Đức Hồng Y Koch, việc cùng kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách sẽ là một dịp để hai bên nói lời xin lỗi đối với nhau.

Trong dịp tông du Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ viếng Erfurt là nơi Luther từng sinh sống và làm việc. Ngoài ra, ngài còn thăm Bá Linh, Etzelsbach và Freiburg im Breisgau. Chủ đề của cuộc tông du lần này là “Ở đâu có Thiên Chúa, ở đấy có tương lai”. Nữ thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel, con gái một mục sư Thệ Phản, nhận định rằng cuộc tông du này khuyến khích “sự tương đồng và tình liên đới giữa các Kitô hữu và xã hội hiện đại”

Để chuẩn bị cho chuyến đi, ngày 13 tháng 8 vừa qua, Đức Bênêđíctô XVI đã có cuộc họp kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với đại diện chính thức của Hội Đồng Giám Mục Đức gồm Đức HY Reinhard Marx, TGM Munich và Freising, Đức TGM Robert Zollitsch, chủ tịch HĐGM Đức, Đức Cha Franz-Josef Hermann Bode, GM Osnabruck, và Đức Cha Franz-Josef Overbeck, GM Essen. Theo Đài Vatican, cuộc họp này diễn ra “trong tinh thần huynh đệ sâu sắc” và Đức GH đã dùng bữa với các vị giám mục Đức. Trong một thông cáo chung, các giám mục Đức cho hay: các ngài thông báo với Đức GH về diễn trình đối thoại quốc gia do Giáo Hội Đức chủ xướng. Chương trình này bao gồm 300 nhà lãnh đạo giáo dân và tu sĩ Công Giáo nhằm suy nghĩ về đức tin và tương lai Giáo Hội. Sáng kiến này được đưa ra hồi mùa xuân năm 2010 và cuộc họp đầu tiên vừa diễn ra hồi tháng rồi.

Các vị cho hay Đức Thánh Cha rất lưu ý tới chương trình này và cho nó là một thúc đẩy quan trọng đối với tương lai Giáo Hội. Ngài cho rằng cuộc đối thoại này là con đường canh tân thiêng liêng, nên được tiếp tục. Ngài cũng nhấn mạnh tới việc phải nối kết nó với việc kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II.

Cũng trong tinh thần đại kết, nhân chuyến viếng năm Đức lần này, Đức Bênêđíctô XVI sẽ gặp cộng đồng Do Thái vào ngày 22 tháng 9 tại thủ đô Đức. Hôm sau, ngài sẽ gặp đại biểu của cộng đồng Hồi Giáo trước khi tới Erfurt, vùng Thuringia, nơi Luther từng sinh sống. Sau khi thăm nhà thờ chính tòa St Mary, ngài sẽ gặp đại biểu Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức và tham dự buổi cử hành đại kết tại nhà thờ thuộc tu viện Dòng Thánh Augustinô ở Erfurt. Ngày 24 tháng 9, ngài sẽ tới Freiburg, ở đây, ngài sẽ gặp các đại biểu của Giáo Hội Chính Thống, các chủng sinh và Hội Đồng của Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức. Về đêm, ngài sẽ tham dự buổi canh thức với giới trẻ, như để làm mới lại buổi canh thức với giói trẻ thế giới tại Madrid hồi tháng 8 vừa qua.
 
Indonesia: Giới trẻ Kitô bảo vệ người Hồi giáo cầu nguyện
Phạm Kim An
08:19 01/09/2011
ROMA – Các thanh niên Kitô bảo vệ người Hồi giáo cầu nguyện và dự lễ Eid, nhằm kết thúc tháng chay Ramadan tại Indonesia, theo hãng tin Fides của Vatican.

Ngày 31-8, giới trẻ Kitô ở Papua phục vụ như là lính gác, để đảm bảo sự an toàn của tất cả các cộng đồng Hồi giáo, đang cầu nguyện và ăn chay cuối tháng Ramadan, và để đảm bảo rằng lễ Eid diễn ra một cách yên ổn. Đây là những gì đang xảy ra ở Papua (còn được gọi dưới tên Irian Jaya), một tỉnh của Indonesia, nơi các Kitô hữu - chủ yếu là người Tin Lành – chiếm hơn 65% dân số.

Cử chỉ này, dấu hiệu của cuộc đối thoại và tình hữu nghị liên tôn, nhắc nhớ lại các cơ quan giữ trật tự được tổ chức bởi các nhóm Hồi giáo ôn hòa, sau các cuộc tấn công hoặc đặt bom vào các nhà thờ ở Indonesia trong những năm gần đây.

Như Giáo hội địa phương nói cho hãng tin Fides, nhà lãnh đạo các cộng đồng Kitô giáo khác nhau ở Papua đã yêu cầu thanh niên thể hiện sự tôn trọng và tình bạn đối với các tín hữu Hồi giáo (nói chung họ chiếm đại đa số ở Indonesia ), bảo đảm an ninh cho việc họ cầu nguyện, ăn chay và mừng lễ Eid, vốn kết thúc tháng chay Ramadan.

Lời kêu gọi này là cần thiết do một số vụ bạo động và tội ác đã diễn ra, và bầu khí căng thẳng, vốn gần đây gây khó khăn cho xã hội ở Papua. Các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Jayapura (thủ phủ của tỉnh) đã công khai nói rằng họ "muốn hợp tác với chính quyền và giới lãnh đạo Hồi giáo để có một thành phố hòa bình và an toàn", và họ lên án mọi hành vi bạo lực được thực hiện bởi các phần tử Kitô giáo hoặc Hồi giáo, vốn có khả năng gây nguy hiểm cho sự hòa hợp xã hội.

Các nguồn tin Công giáo ở Indonesia nói với Fides rằng, các giây phút chia sẻ, mừng lễ, trao đổi và hữu nghị liên tôn nhân dịp lễ Eid cũng được tổ chức trong Tổng Giáo Phận Semarang và Jakarta. Tại Bekasi, khu ngoại ô Jakarta được biết đến nhiều vì sự hiện diện của các nhóm cực đoan Hồi giáo và các giai đoạn căng thẳng giữa người Hồi giáo và Kitô hữu, các tín hữu Công Giáo của Giáo xứ Thánh Batôlômêô cầu nguyện cho các tín hữu Hồi giáo cử hành lễ Eid, trong niềm hy vọng rằng lễ này "có thể mang lại lợi ích tinh thần cho các anh em Hồi giáo, và cho mối quan hệ giữa các tín hữu của cả hai tôn giáo". (Zenit.org 31-8-2011)
 
ĐTC cử Đặc sứ dự lễ mừng Đan Viện 1.000 tuổi
Phạm Kim An
08:22 01/09/2011
VATICAN - Cuối tuần này, Đức Hồng Y Renato Martino sẽ đại diện cho ĐTC Biển Đức XVI tại lễ kỷ niệm mừng 1.000 năm ngày thành lập Đan viện Biển Đức Thiên Chúa Ba Ngôi ở Cava, Ý.

Vị Chủ tịch nghỉ hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã được ĐTC Biển Đức XVI cử làm Đặc sứ của Ngài, trong một bức thư bằng tiếng Latinh hồi tháng Bảy, và được Tòa thành công bố ngày 27-8.

Lễ kỷ niệm này sẽ diễn ra ngày 4-9, bao gồm một Thánh Lễ lúc 11g trưa do Đức Hồng y Martino làm chủ tế.

Được thành lập năm 1011, Đan viện Biển Đức Thiên Chúa Ba Ngôi ở Cava là một trong các trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng và mạnh mẽ nhất của miền nam nước Ý, trong thời Trung Cổ. Trong thế kỷ 12 và 13, Đức Viện phụ quản lý hơn 340 nhà thờ, hơn 90 tu viện, và ít nhất 29 đan viện. Qua các thế kỷ, đan viện đã tích lũy và bảo quản nhiều công trình nghệ thuật và các vật quí khác. Phần lớn kiến trúc Gothic nguyên thủy của đan viện vẫn còn nguyên vẹn.

Đan viện được thành lập bởi Thánh Alferio Pappacarbone, một nhà quý tộc của thành phố Salerno. Dưới thời Alferio, số lượng các môn đệ quá đông, nên cần phải xây dựng một đan viện lớn, và trong các thế kỷ tiếp theo nhiều vị thánh và chân phước đã sống trong đan viện này.

Lá thư của ĐTC Biển Đức XVI nói lên niềm hy vọng rằng gương sáng của đan viện sẽ "cảm hứng nơi các tín hữu một cảm thức tôn giáo nhiệt thành hơn và một đức tin vững mạnh hơn”.

Kể từ khi thành lập cho đến hôm nay, đan viện đã liên tục là nơi có các đan sĩ Biển đức tu luyện. (Zenit.org 31-8-2011)
 
Philippines: các tín hữu sẵn sàng lần hạt một triệu chuỗi Mân côi
Nguyễn Trọng Đa
08:21 01/09/2011
MANILA – Phong trào Lần chuỗi Mân côi Gia đình ở Philippines đang dẫn đầu một chiến dịch, để có được một triệu người Philippines lần hạt một triệu chuỗi Mân côi trong 200 ngày, cầu cho mọi quốc gia trên thế giới.

Mang danh là "Một triệu hoa hồng cho thế giới: người Philippines cầu nguyện: Hòa bình cho mọi quốc gia", chiến dịch nhằm qui tụ người Philippines để lần một chuỗi Mân côi, mỗi ngày cầu nguyện riêng cho một quốc gia trên thế giới, trong 200 ngày.

Việc lần hạt toàn quốc sẽ bắt đầu ngày 7-10, lễ Đức Mẹ Mân Côi, và kết thúc ngày 31-5-2012, lễ Đức Mẹ mọi Dân tộc.

Đức Giám Mục Nereo Odchimar, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines, ca ngợi chiến dịch, nói rằng với một triệu người Philippines yêu hòa bình cầu nguyện chung với nhau, “chúng ta có thể cầu xin hòa bình cho thế giới từ bàn tay của Chúa và Mẹ của Ngài".

Đức Tổng Giám mục Socrates Villegas, tổng giáo phận Lingayen-Dagupan, Chủ tịch Ủy ban Huấn giáo và Giáo dục Công giáo thuộc Hội Đồng Giám mục Philippines, vốn hợp tác với Phong trào Lần chuỗi Mân côi Gia đình, cũng khuyến khích các tín hữu tham gia vào một chiến dịch tương tự lần hạt Mân Côi cho các trường học trên toàn quốc, được đặt tên là "1,1 triệu chuỗi ngày 11-11".

Sáng kiến này sẽ giúp sinh viên học sinh các trường Công Giáo, cao đẳng và đại học, lần hạt cùng một lúc một triệu và 100 chuỗi Mân côi lúc 11 giờ trưa ngày 11-11-2011.

Tổng Giám mục nói: "Chiến dịch này nhằm dạy cho giới trẻ của chúng ta rằng việc cầu nguyện có thể thay đổi thế giới, và những người cầu nguyện có thể thay đổi số phận của các dân tộc. Trên thực tế, không thể có hòa bình thế giới mà không có lời cầu nguyện". (Zenit.org 31-8-2011)
 
Đài Loan: Đức Hồng Y Đan Quốc Tỷ được nhìn thấy quê hương
Tiền Hô
11:05 01/09/2011
Đài Loan: Đức Hồng Y Đan Quốc Tỷ được nhìn thấy quê hương

Chuyến thăm quần đảo Mã Tổ giúp ngài nhìn thấy quê hương mình.

ĐÀI LOAN, 1 Tháng Chín 2011 (UCANEWS) - Đức Hồng Y đã bị từ chối cấp giấy thông hành về thăm sinh quán của ngài ở Trung Quốc trong thời gian qua, nhưng giờ đây ngài đã làm điều tốt nhất kế tiếp bằng cách đến thăm một quần đảo của Đài Loan gần bờ biển của Trung Quốc.

Hồi tuần trước, Đức Hồng Y Phaolô Đan Quốc Tỷ (Shan Kuo-hsi) đã đến thăm quần đảo Mã Tổ (Matsu), nguyên là một căn cứ quân sự ngoài khơi cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc chỉ vài hải lý nhưng lại cách Đài Loan hơn 100 hải lý, để nói chuyện về hòa bình và bác ái.

Mã Tổ là nơi gần đại lục nhất mà Đức Hồng Y 89 tuổi này có thể đến được sau khi Bắc Kinh từ chối cho ngài cơ hội về thăm sinh quán của mình bằng cách không cấp giấy thông hành cho ngài hồi Tháng Sáu vừa qua.

Trong chuyến thăm quần đảo Mã Tổ, Đức Hồng Y Đan, giám mục nghỉ hưu của Cao Hùng, đã có bài diễn văn về sự sống trước khoảng 400 cư dân, quân dân đang đóng quân ở đó và các quan khách khác.

Ngài cũng tham gia hội thoại với Đại sư Phật giáo Tinh Vân (Hsing Yun) và ông Trần Trường Văn (Chen Chang-ven) chủ tịch Hội Hồng Thập Tự Đài Loan, về chủ đề "Bác Ái và Hòa Bình" trước khi một diễn đàn hòa bình quốc tế được khai mạc vào hôm 25 Tháng Tám do chính quyền huyện Liên Giang (Lienchiang) tổ chức.

Trong cuộc hội thoại, Đức Hồng Y Đan nói: "Bác ái dường như không có gì liên quan với hòa bình, nhưng nó lại là một nền tảng cho hòa bình. Nó là một phương thuốc để trừ khử các tác nhân làm hủy hoại hòa bình, chẳng hạn như kiêu ngạo, ích kỷ và tham lam".

Huyện Liên Giang có hai chính quyền: phần đất liền (Liên Giang) do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát, và phần đảo ngoài khơi (Mã Tổ) do Đài Loan kiểm soát.

Mã Tổ đã trở thành một căn cứ quân sự tiền tuyến quan trọng vào năm 1949 khi chính phủ Quốc Dân Đảng rút khỏi Trung Quốc đại lục để về Đài Loan. Việc kiểm soát quân sự đã được dỡ bỏ vào năm 1992 nhưng những vết thương của chiến tranh vẫn còn nhắc nhở người dân Đài Loan rằng vì sao hòa bình phải được gìn giữ.

Vào năm 2001, khi quan hệ giữa eo biển Đài Loan bắt đầu được cải thiện, Mã Tổ đã được chọn làm địa điểm đầu tiên cho việc kết liên giao thông đường biển trực tiếp đến Trung Quốc đại lục.

Tiền Hô
 
Libya và lý thuyết Trách Nhiệm Che Chở (R2P)
Vũ Văn An
20:25 01/09/2011
Trên Blog của tạp chí Công Giáo Mỹ, America, ngày 24 tháng 8, có bài của Kevin Clarke nhận định về chính sách can thiệp vào Libya của Tổng Thống Obama. Sự can thiệp ấy, lúc đầu, đã bị nhiều người chỉ trích nặng nề, nhất là phe Cộng Hòa, cho là vừa “quá nhiều vừa quá ít”. Thế rồi, sau khi 60 ngày đầu can thiệp qua đi, mà vẫn không thấy ông “xin phép” Quốc Hội, nhiều dân biểu Cộng Hòa tính đến bài kết tội (impeach) ông, dù thượng nghị sĩ John McCain cho rằng sự can thiệp ấy chưa đủ, Mỹ cần đóng vai trò lớn hơn trong các vụ không tập tại Libya. Nay, với sự tháo chạy và chắc chắn tan rã của nhà Qaddafi, nhiều người trong giới truyền thông bắt đầu đặt câu hỏi phải chăng đây là một chiến thắng chính trị của Obama?

Tạp chí America cho rằng việc tan rã của chế độ Qaddafi có thể đánh bóng hình ảnh tổng thống của Obama mà cũng có thể không, vì dù sao, cuộc bầu cử tổng thống cũng còn hơi xa, tận tháng 11 năm 2012 lận. Nhưng rõ ràng việc ấy ảnh hưởng nhiều tới quan điểm của các quốc gia đối với các hành động đa phương và học lý quốc tế mới thành hình dưới cái tên Trách Nhiệm Che Chở (Responsibility to Protect, viết tắt là R2P) . Chủ nghĩa đa phương, bị chính phủ Bush bác bỏ khi Iraq trở thành mục tiêu trong cuộc chiến tranh chống khủng bố, rất có thể được tái lập nhân vụ Libya. Sự nhẫn nại và cố gắng trong việc tạo ra một liên minh thực sự không những đã cứu được bộ mặt và nền tài chánh Mỹ, nó còn phân tán mỏng các nguy cơ và gánh nặng của việc sử dụng vũ lực khiến mọi bên coi là chấp nhận được.

Và ý niệm trách nhiệm che chở quả đã vượt qua được cuộc thử thách đầu tiên trên vùng trời Tripoli. Được chấp thuận bởi các cường quốc chính, trong đó có Mỹ, tại cuộc họp thượng đỉnh của LHQ vào năm 2005, ý niệm này không phải chỉ là một lý thuyết được các chính trị gia và các nhà tạo chính sách chấp nhận bên trong biên giới quốc gia. Nó còn là một đề xuất buộc các quốc gia bên ngoài phải can thiệp khi một quốc gia nào đó thi hành một chính sách diệt chủng hay vi phạm tội ác chống lại nhân loại ngay bên trong lãnh thổ của mình. Trước đây, người ta hết sức bất nhẫn, không có cơ sở pháp lý để can thiệp vào những vụ tàn sát dân lành bởi chính những nhà cầm quyền của họ như tại Iraq, Rwanda, Sudan và Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Chủ trương của chế độ Qadaffi muốn biến Benghazi trở về thời kỳ đồ đá đã biện minh đầy đủ cho sự can thiệp của LHQ và NATO, nhất là để bảo vệ các thường dân. Nhưng nhân cơ hội này, các nước Âu Châu, ngay từ đầu cuộc can thiệp, cũng đã có ý định chấm dứt chế độ cai trị 42 năm của Qaddafi. Lý do cũng để tránh thảm cảnh hàng loạt thi thể người Bắc Phi trôi dạt vào bờ biển Nam Âu chỉ vì trốn chạy chế độ bạo tàn.

Tuy nhiên, theo tạp chí America, sự thành công này đặt ra hai nguy cơ. Thứ nhất, chiến dịch không tập rất tốn kém và đầy mạo hiểm đối với cả các nước hội viên lẫn các chính khách tham dự. Hậu quả tại Libya không có chi chắc chắn cả: nó không còn cái nguy cơ của một Syria nữa, nhưng có thể sẽ thành một Iraq hay một Thổ Nhĩ Kỳ chăng? Chỉ có thời gian và quyết tâm của LHQ/Mỹ/Âu Châu trong cố gắng tái thiết quốc gia Bắc Phi này mới có thể trả lời được. Các cường quốc của NATO từng đồng ý can thiệp vào Libya rất có thể sẽ phải hối hận về sự can thiệp của mình bất chấp chiến thắng biểu kiến hiện nay tại Tripoli nếu tân quốc gia này bị bế tắc trong tương lai. Chiến dịch không tập cũng kéo dài quá thời gian dự liệu. Ai cũng mong muốn chế độ Qaddafi mau xụp đổ. Thực tế, ông ta “sống dai” hơn người ta tưởng. Và do đó, liên minh NATO chống ông ta cũng đã bắt buộc phải “sống dai” như thế. Chính thời gian kéo dài ấy đã tạo thêm nhiều chi phí cho chiến dịch và nguy cơ trở thành một cuộc can thiệp “xấu xí” và có hại về ngoại giao. Những khía cạnh tiêu cực này có thể khiến các nước hội viên rút chân ra khỏi những cam kết của phương thức Trách Nhiệm Che Chở, khi có một cuộc khủng hoảng nhân đạo khác diễn ra.

Nguy cơ thứ hai là sự thành công này dám có tác dụng làm say mê nhiều quốc gia khác khiến họ không ngần ngại lao mình vào một can thiệp kế tiếp dù chưa lượng định một cách thích đáng các nguy cơ và hậu quả có thể có. Hay họ có thể coi Trách Nhiệm Che Chở như một trách nhiệm quốc tế chỉ cần sử dụng võ lực là có thể giải quyết. Thực ra, Trách Nhiệm Che Chở vẫn có thể thi hành một cách tốt đẹp qua ngả ngoại giao hay áp lực kinh tế. Những người chủ xướng ý niệm Trách Nhiệm Che Chở luôn nhấn mạnh tới các cố gắng phi quân sự nhằm ngăn ngừa cuộc khủng hoảng và các cố gắng này luôn được coi là phương thức thích đáng hơn.

Tưởng cũng nên nhắc lại 3 điểm quan trọng trong ý niệm Trách Nhiệm Che Chở đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh năm 2005 tại LHQ:

1. Các quốc gia có trách nhiệm hàng đầu phải che chở dân chúng của mình khỏi nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và thanh trừng sắc tộc.

2. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm trợ giúp các quốc gia chu toàn trách nhiệm trên.

3. Cộng đồng quốc tế phải sử dụng các phương tiện thích đáng về ngoại giao, nhân đạo và các phương tiện hòa bình khác để che chở dân chúng khỏi các tội ác kể trên. Nếu một quốc gia nào đó không chịu che chở dân chúng của mình hay thực sự là kẻ gây ra tội ác, thì cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng đưa ra các biện pháp mạnh, kể cả việc sử dụng võ lực một cách tập thể xuyên qua Hội Đồng Bảo An LHQ.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội các Bà Mẹ Công Giáo Seattle mừng 30 năm thành lập
Nguyễn An Quý
08:16 01/09/2011
SEATTLE - Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay Chúa Nhật ngày 28 tháng 8 năm 2011, với khung cảnh nhộn nhịp qua những tà áo dài màu trắng điểm thêm những chiếc khăn quàng màu xanh khá xinh đẹp mà các bà đang khoác lên mình mỗi bà để chuẩn bị giờ thánh lễ được bắt đầu lúc 12 giờ trưa. Đó là hình ảnh các hội viên Hội Các Bà Mẹ Công giáo của Giáo xứ đang nô nức đón mừng ngày lễ trọng đại của Hội, ngày Mừng 30 Năm Thành Lập Hội cũng là ngày Bổn Mạng lần thứ 30 nhân ngày lễ kính Thánh Nữ Monica Quan thầy của Hội. Trước Thánh Lễ, vị đại diện của Hội đã nêu vài nét về cuộc đời của Thánh Nữ Monica là mẫu gương của một bà mẹ luôn luôn tận tuỵ và hy sinh trong cuộc sống qua những gian lao thử thách trong cuộc đời làm vợ, làm mẹ.

Xem hình ảnh

Đúng 12 giờ, một số hội viên đại diện của Hội cùng với nghi đoàn và các linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành cũng là cha linh hướng của Hội các Bà Mẹ chủ tế Thánh lễ cùng với quý cha Trần Đức Phương cựu quản nhiệm và hai cha khách Đồng tế Thánh lễ. Mở đầu Thánh lễ Cha chủ tế ngõ lời chúc mừng Hội Các Bà Mẹ đồng thời ân cần giới thiệu từng vị linh mục và cám ơn các cha đã đến dâng Thánh lễ trong dịp lễ trọng đại nhân dịp Hội Các Bà Mẹ mừng 30 năm thành lập hội.

Trong Thánh lễ, linh mục Trần Đức Phương phụ trách phần chia sẻ lời Chúa, ngài là vị cựu Quản nhiệm Cộng Đồng gần 10 năm khi giáo xứ còn là Cộng Đồng và ngài cũng là cựu tuyên uý của Hội Các bà Mẹ Công Giáo trong suốt thời gian ngài coi sóc Cộng Đồng Công Giáo nơi đây. Trước khi bắt đầu chia sẽ lời Chúa, ngài ngõ lời chào mừng toàn thể dân Chúa trong giáo xứ hiện diện trong thánh lễ đặc biệt chào mừng các hội viên Hội Các bà Mẹ. Xin hi lại vài nét chính của bài giảng. Mở đầu bài giảng ngài nói: “ Lời Chúa qua các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay đã đưa chúng ta suy niệm về Thánh giá . Chúa Giêsu đã dùng Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Chúa đã phán với các môn đệ của Ngài: nếu ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ mình đi và vác thập giá mình mà theo Thầy…Ngày hôm nay, chúng ta nhìn đến gưong của các Thánh cũng trải qua những đau khổ rối mới đến vinh quang…

Thánh lễ hôm nay Hội các Bà Mẹ mừng 30 năm thành lập với quan thầy của Hội là Thánh Nữ Monica. Thánh Nữ Monica là mẫu gương của một người mẹ sáng ngời trong mọi gia đình. Thánh Nữ luôn tôn trọng người chồng của mình dù người chồng đã tạo cho bà nhiều đau khổ trong đời sống gia đình và luôn cả bà mẹ chồng nữa. Nhưng Bà vẫn luôn nhẫn nhục và luôn có thái độ yêu mến… Cuối cùng bà đã chinh phục được người chồng. Bên cạnh người chồng , bà cũng phải chiụ đựng và kiên trì cầu nguyện cho đứa con trai lêu lổng, sự kiên trì cầu nguyện của bà và quả thật đứa con trai của bà cũng đã ăn năn hối cải và đã trở thành linh mục, giám mục rồi trở thành là vị thánh tiến sĩ của Giáo Hội, đó là Thánh Augustinô.

Hôm nay, chúng ta nhìn lại 30 năm về Hội các Bà Mẹ Công Giáo, từ khi mới thành lập gồm một số hội viên rất ít nhưng nay đã phát triển khá lớn mạnh con số Hội viên lên đến 140 , có những bà cụ rất già nhưng vẫn còn gắn bó với Hội, cũng có nhiều bà cụ đã ra đi về nhà Chúa. Ba mươi năm với một khoảng thời gian khá dài Hội luôn có những hoạt động và thưòng xuyên tham gia những công tác giúp ích nhiều cho Cộng Đồng Giáo xứ, chúng ta không có thời gian để kể hết.... Nhân ngày mừng lễ hôm nay, chúng ta cùng cầu nguyện xin Đức Mẹ La vang, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh Nữ Monica cầu bầu và xin Chúa chúc lành cho tất cả. “

Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 20 sau lời chúc mừng của cha chánh xứ, ngoài ra anh Nguyễn Kiên tân chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ cũng nói lời cảm ơn về những thành tích hoạt động của Hội đã giúp Giáo xứ trong suốt thời gian, và chúc mừng Hội nhân dịp lễ trọng đại mừng 30 năm thành lập Hội

Sau thánh lễ là buổi liên hoan tại Hội trường được tổ chức khá chu đáo. Bước vào Hội trường, bàn tiếp tân đặt gần cửa ra vào Hội trường, tôi thấy có nhiều người đang bao quanh bàn để nhận tập Kỷ Yếu của Hội. Đây là tập Kỷ Yếu 30 năm thành lập Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Seattle với nội dung bài vở khá phong phú với hình bìa trình bày khá đẹp. Trang bìa được trình bày rất ý nghĩa, phần trên là hình ảnh Thánh Nữ Monica : Quan Thầy của Hội bên cạnh người con thân yêu của Thánh Nữ là Augustinô, phần dưới là hình ảnh 37 Hội viên đầu tiên được tuyên hứa sau một năm thành lập Hội tức vào năm 1982.

Tham dự buổi liên hoan của Hội hôm nay khá đông đảo gồm các gia đình Hội Các Bà Mẹ, đại diện các đoàn thể Công giáo Tiến Hành như Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima… các vi đại diện Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài Chánh và đại diện các Cộng Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, về phía các linh mục gồm cha chánh xứ, cha cựu quản nhiệm và các cha khách, nữ tu Lê Thị Lý cựu Trợ Uý của Hội và nhiều tu sĩ nam nữ cùng nhiều thân hữu của Hội. Chương trình văn nghệ giúp vui cho buổi liên hoan do các Hội viên Hội Các bà

Mẹ đảm nhận toàn bộ chương trình nhưng khá phong phú với bản đồng ca Than1h Nữ Monica do m5ôt số hội viên mở đầu khai mạc buổi liên hoan. Những tiết mục nổi bật như tiết mục báo cáo ngọc hoàng thượng đế về “Truyện Các Bà”. Bài sớ khá dài kể rõ tự sự từ ngày thành lập Hội đến nay là 30 năm.

Hoạt cảnh gia đình Thánh Nữ Monica với tài diễn xuất của các hội viên đã gây xúc động cho khán giả. Người đóng vai Than1h Nữ Monica đã hết sức chìu chuộng người chồng ngay trong cả những lúc người chồng say rượu nhưng Thánh Nữ Monica vẫn vui vẻ phục vụ chồng không chút phàn nàn.

Buổi liên hoan văn nghệ mừng 30 năm Hội các Bà Mẹ than2h lập chấm dứt vào khoảng 3 giờ chiều, mọi người chia tay trong niềm hân hoan của một ngày hội lớn.
 
Mái Ấm Rosa Nam Hưng mừng lễ bổn mạng
Frère Anthony
08:27 01/09/2011
SAIGỎN - Khác hẳn với mọi ngày, hôm nay trời nắng đẹp, những tia nắng ấm áp trải lòng đến mọi người và đem theo niềm vui rộn rã sau bao ngày mong chờ của các bé nơi Mái ấm Rosa – Nam Hưng . Niềm vui chờ đợi ngày mừng Bổn Mạng -Thánh Rosa De Lima , 23 -8-2011.

Xem hình ảnh

Mái Ấm Rosa – Nam Hưng do các Soeurs Dòng Đaminh Miền Mân Côi phụ trách, tại địa chỉ : 53/8 Thống Nhất 2, Tân Thới Nhì, Hóc Môn . Nơi đây tập trung những mảnh đời bất hạnh của những con người không trọn vẹn trong tiếng gọi Mẹ - Cha !

Ngày mừng Bổn Mạng cũng là ngày mà các em mong chờ nhiều nhất . Trước đó , các em đã được hướng dẫn để có tâm hồn chuẩn bị mừng lễ như xưng tội, tĩnh tâm và cầu nguyện cho các vị Ân Thân –Nhân, cũng như những người đã từng chăm sóc và nâng đỡ các em , để giáo dục cho các em những bước khởi đầu trong đời sống đức tin và một sự biết ơn với những ai đã từng một lần nâng đỡ các em .

Thánh lễ được tổ chức trên Nhà Nguyện nhỏ bé đơn sơ , nhưng ấm cúng và thân thương khi các bé tham dự rất hồn nhiên, hết mình với những lời ca tiếng hát nhiều cung giọng, đã diễn tả sự hồn nhiên, vui tươi của các em. Trong bài giảng, Cha Tam – một linh mục dòng Đaminh, cũng nhấn mạnh cho các em sự đơn sơ, chân thành và thánh thiện của Thánh Rosa De Lima, hướng các em đến cuộc sống thực tế hàng ngày trong nhiệm vụ học tập, làm việc và tình đòan kết yêu thương trong Mái Ấm.

Sau Thánh lễ, những tiết mục văn nghệ được chính các em chuẩn bị cũng công phu và chu đáo , với những tiết mục múa “Trống cơm” của các bé cấp I; Tiết Mục “Gió Lên” của các bé cấp II; Song ca “ Tạm Biệt Búp Bê” của các bé Mẫu Giáo….. để mừng lễ trong không khí rất vui và đầm ấm tình gia đình cả với sự hiện diện của Cha xứ giáo xứ Châu Nam, Thầy Sáu Cường Dòng Đaminh, càng làm tăng thêm niềm vui và sự động viên cho các em .

Một bữa tiệc nho nhỏ do sự tiếp tay góp sức của một số Cô Bác hảo tâm trong giáo xứ Nam Hưng và những người lân cận , với các món ăn mà trẻ em thích. Nhìn những nhóm các em ngồi ăn cười nói vui vẻ, có ai nghĩ rồi đây tương lai các em sẽ ra sao! các em cần lắm một sự nâng đỡ động viên, một sự chia sẻ từ nhiều phía … Nhất là những người có điều kiện để sẻ chia.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho các bạn trẻ bị bắt giữ
Giu-se Trần Cương
08:56 01/09/2011
Triệu ngọn nến thắp lên chiếu tỏa
Ánh rạng ngời phủ khắp Việt Nam


Những ngọn nến được thắp lên, rực sáng đền Thánh Giê-ra-đô, đã bao lần vầng sáng đức tin ấy đã được thắp lên chiếu tỏa rực sáng Thái Hà, và đêm nay cùng với gần 300 anh em Cộng đoàn Vinh, những ngọn nến rực sáng lại được thắp lên, những lời Cầu nguyện hiệp thông trong bầu không khí niềm tin và cậy trông.

Thánh lễ cầu nguyện hôm nay (ngày 28 tháng 6 năm 2011) cầu nguyện đặc biệt cho anh JB. Nguyễn Văn Duyệt và những người anh em đang bị bắt giữ. Trong đôi dòng suy ngẫm này, tôi muốn nói khẳng định rằng, những ngọn nến phải được thắp lên, những lời cầu nguyện liên lỉ phải được cất lên từng giây từng phút trong hiện tại cũng như tương lai. Vì sao những ngọn nến phải được thắp lên?

Trước hết mỗi người Ki-tô hữu chúng ta phải như một ngọn nến thắp lên chiếu tỏa ánh sáng Tin Mừng cho nhân gian, mỗi chúng ta có trách nhiệm loan báo tin mừng cứu độ đến cho mọi người. Và trong những lời cầu nguyện hiệp thông là hành động thiết thực nhất, hiệu quả nhất, để qua đó Chúa đổ muôn ơn xuống trên mọi người chúng ta, vì vậy các tin hữu hãy thắp lên ngọn nến niềm tin của mình mọi giây phút trong cuộc sống.

Cộng đoàn Vinh phải thắp lên những ngọn lửa tin yêu cầu nguyện cho những người anh em đang bị bắt giữ, đó là cử chỉ thể hiện tình liên đới hiệp nhất, yêu thương. Và không những Cộng đoàn Vinh, Giáo phận Vinh, và toàn Giáo hội Việt Nam chúng ta cũng hãy thắp sáng lên những lời cầu nguyện cho người anh em đang bị bắt giữ. Và không chỉ cầu nguyện cho những người anh em, nhưng nhìn tầm rộng hơn, phải cầu nguyện liên lỉ cho Giáo hội và đất nước chúng ta, vì sao phải như vậy?

Một đất nước đang chìm trong sự u tối của chủ nghĩa vô thần, thời điểm hiện nay ta thấy sự tai hại của tư tưởng lầm lạc này, và hậu quả của nó đang diễn ra sờ sờ trước mặt chúng ta.

Một cái cây mà rễ đã mục, làm sao cành lá sum suê, làm sao trổ sinh hoa quả tốt tươi? Một đất nước mà kiến trúc thượng tầng lựa chọn tư tưởng sai lạc để duy ý chí áp đặt thì việc đất nước đó trở nên rỗng mục là điều tất nhiên! Đến đây có người sẽ cho rằng tôi đang nói càn, nhưng xin tất cả độc giả hãy ngầm mà xem những điều tôi sắp nói ở đây.

Chủ nghĩa vô thần không thừa nhận có một đấng tạo hóa, chỉ điều này đã một sai lầm trầm trọng trong nhận thức luận. Và khi trên đầu không còn một Đấng để kính thờ, người theo tư tưởng đó còn sợ gì mà không phạm tội ác, ban đầu là trong bóng tối, rồi khi lộ ra, họ bất kể làm cả sự tội đó một cách công khai.

Lần nữa tôi nhắc lại, hậu quả mà tư tưởng vô thần mang lại đang diễn ra sờ sờ trước mắt, trên đất nước chúng ta. Mỗi điều tôi nói ra đây, chắc chắn sẽ có sự phản khác của rất nhiều người, và họ sẽ nói những điều này chỉ trong diện hẹp, chỉ xuất hiện cá biệt trong một số tập thể, một số cá nhân. Nhưng không, sự tai hại đó đã diễn ra trên diện rộng thành căn bệnh phổ biến của xã hội.

Về đạo đức: trong bóng tối vô thần, đạo đức suy đồi một cách trầm trọng, phải thẳng thắn nhìn nhận, đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn mà tất cả giá trị được đo bởi đồng tiền, một đất nước mà gần như bị nô lệ bởi đồng tiền, công danh = mua bằng tiền. Pháp luật: đo bằng tiền, sự thật: bị đồng tiền che lấp, công lý phai nhòa cũng do đồng tiền quyết định (Công bình thước đo: Đồng tiền, chân lý: thuộc về kẻ có tiền, lý tưởng: có nhiều, thật nhiều tiền) … và khi đạo đức bị đồng tiền chi phối thì hiện trạng xảy ra cho đất nước thật tai hại. Nếu bạn đọc bất cứ bài báo nào hang ngày, dù đó là lề phải, hay lề trái vẫn thấy nhan nhản diễn ra các vụ cướp dật, giết chóc… đều do bởi đồng tiên, một xã hội mà sự vô cảm đang dần dần xâm chiếm hết tâm hồn do đâu?

Về văn hóa: nếu trên các phương tiện đài báo chính thống nói rằng đất nước ta có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, điều đó có phần đúng, nhưng nếu trong con mắt đức tin, ta thấy nền văn hóa chủ trương vô thần đã làm mất đi nhiều nét đẹp của văn hóa cổ truyền dân tộc, làm suy đồi rất nhiều giá trị nhân văn cao quý, bạn thấy gì qua ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, bạn thấy gì qua nếp sống trụy lạc phần đông giới trẻ hiện nay? Nếu không xét mình, xưng thú tội lỗi thì thử hỏi những con người đó còn sợ gì nữa khi họ làm những điều nhơ bẩn, và một xã hội với mặt bằng chung nhiều con người như vậy sẽ thành như thế nào? Trả lời câu hỏi này bạn sẽ hiểu được vì sao tình trạng phá thai ở Việt Nam lại ở mức tồi tệ như vậy. Nếu quan tâm đến chính trị, chúng ta sẽ thấy được Việt Nam vẫn chưa dám cởi bỏ chiếc áo văn hóa nước Tàu, nhân dân ta thờ cúng những người Tàu, những con người đã kìm kẹp, dày xéo chúng ta giưới đế giày xâm lược, nếu bạn không tin lời tôi nói, hãy đến đền Trấn Quốc… bạn sẽ rõ.

Về giáo dục: Nếu bạn suy xét cho kỹ, nền giáo dục của chúng ta, thực chất là một hình thức tuyên truyền chủ nghĩa vô thần bằng cách nhồi sọ. Vì đã để cho tiềm thức mình một nhận thức lầm lạc vô thần nên chúng ta chỉ mang tầm vóc những người đi theo, học đòi và bắt chước, sự sáng tạo hiếm hoi một cách đáng quan ngại, học sinh chỉ đi học như một con vẹt như một cái máy, những sự sáng tạo chỉ nở hoa khi đôi cánh không còn bị rang buộc trong nền giáo dục vô thần, chỉ có vậy mới bay được đến hững tầng cao của tri thức, vì chỉ có Chúa mới mở trí cho chúng ta mà thôi.

Kinh tế: Chưa bao giờ tình trạng leo thang giá cả diễn ra như hiện nay, trên bộ mặt đất nước lổm nhổm nhiều ngôi biệt thự vắng người là bao quanh những con người cùng khổ đang oằn mình lao động để nuôi lấy bản than và những người lãnh đạo, tiền trong nước thì mất giá, bù lại, tài nguyên bị bán đi, phần lớn của cải chảy vào túi tầng lớp thống trị, đói nghèo bào mòn tâm hồn thể xác người dân.

Tự do, dân chủ: đúng là bây giờ chúng ta đã thoát khỏi ách của xâm lược, nhưng lại bị tù hãm, ràng buộc, che lấp bởi tư tưởng vô thần, nói rằng có quyền tự do tín ngưỡng, nhưng thử hỏi, một nền giáo dục vô thần thành cái khung cho các thế hệ khi còn trong thời trứng nước để hình thành bào thai nhận thức đã bị nhồi nhét vào tư tưởng vô thần duy ý chí, thử hỏi mấy đầu óc còn đủ tỉnh thức để nhận ra tôn giáo của mình? Và đức tin trổ sinh được một ít trong những con người được Chúa mạc khải, tư tưởng vô thần lại tìm mọi cách chen vào hòng chèn ép che lấp đức tin đó. Nếu ngẫm kỹ hơn, tư tưởng vô thần là trò của ma quỷ, và những đệ tử của nó đã dám đập phá Thánh giá, áp bức, bắt bớ, đánh đập, giam cầm dân Chúa

Với riêng những người Công giáo: chúng ta hãy cẩn thận, tư tưởng vô thần đang cố tìm cách len lỏi vào tầm hồn chúng ta và phá hoại đức tin bằng những miếng mồi của nó như: duy lợi, hưởng thụ…

Và còn nhiều thực trạng đáng phải bàn, nhưng những điều đó chung kết rằng, đất nước chúng ta phải lột bỏ chiếc áo vô thần để nhìn thấy Chúa, và để làm được điều đó chúng ta phải thắp lên những ngọn nến cầu nguyện với trọn con tim.

Tư tưởng vô thần sẽ bị đánh bại bởi lời cầu nguyện, chỉ có cầu nguyện mới đẩy lùi được loài quỷ này. Vì vậy những ngọn nến phải được thắp lên, những lời cầu nguyện với xác tín đức tin phải được vang mãi liên lỉ trong tâm hồn mỗi tín hữu chúng ta.

Chúng ta phải cầu nguyện, không những cho những anh em đang bị bắt giữ mà cho chính những người bắt giữ họ, vì thật ra những người đang bị giam cầm trong nhà tù của tư tưởng sai lạc lại chính là những người đang cầm gông cùm để tự khóa tâm hồn của họ trong nhà tù vô đạo.

Hãy cầu nguyện, không chỉ trong những thánh lễ, mà mọi thời khắc trong cuộc sống.

Hãy cầu nguyện, bất cứ bạn thuộc Cộng đoàn Giáo phận Vinh, bạn thuộc người Công giáo hay không, hãy thắp lên những ngọn nến tin yêu, không chỉ trong thánh đường mà trên các đường phố, xóm làng, bất cứ nơi đâu trên đất nước này, khi Chúa đã thương đến tất cả nguyện ước sẽ thành nên.

Trong tâm tình phó thác cậy trông!
 
Tôn giáo và cái ách cộng sản (3)
Bảo Giang
08:08 01/09/2011
Tôn giáo và cái ách cộng sản

Phần 3: Cuộc chiến dấu mặt.

Có nhiều người cho rằng, cuộc chiến trực diện với tôn giáo do Việt cộng mở ra chỉ như những nhát búa, bổ mạnh xuống trên các tôn giáo sau ngày hội nghị gốc đa Tân Trào. Tuy nó đã tạo ra được những thành quả vẻ vang cho những tên bạo chúa trong các hành động vô trí của cái vai u thịt bắp cũa những loài động vật kéo cày kéo xe, trong các vụ đập phá nhà thờ, chùa chiền, đình hội. Và tạo ra một bộ mặt bi thảm, chết chóc, đổ vỡ cũng như sợ hãi trong xã hội, nhưng xem ra, nó không có khả năng đạt tới cái đích “ vô tôn giáo”, như nhà nước này mong ước. Trái lại, cuộc chiến dấu mặt, lặng lẽ như cái liềm, luôn nhẹ nhàng kề vào cổ các tôn giáo và không ngừng đưa qua, kéo lại cho cái liềm từng lúc, từng thời, lấn sâu vào trong cổ họng của các tôn giáo để tạo ra những vết thương đau đớn và không bao giờ lành, trở thành những tai họa khôn lường cho các tôn giáo và xã hội. Điều này đúng hay sai?

A. Những lý do đưa đến cuộc chiến dấu mặt.

Tôn giáo là những ý niệm hướng tới Chân Thiện Mỹ, là điểm công lý ẩn sau trong tim lòng của mỗi con ngưới, là gốc sinh ra an toàn cho xã hội. Trở thành điểm tựa an toàn cho con người. Hơn thế, cho cả xã hội dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo đó, không có một sức mạnh nào từ bên ngoài có thể phá vỡ và tiêu diệt được niềm tin tôn giáo trong lòng người. Trừ ra chính cá nhân ấy muốn từ bỏ. Như thế, cộng sản với chủ trương vô tôn giáo, chẳng bao giờ muốn giúp vốn cho tôn giáo vững mạnh trong xã hội qua những cuộc đập phá toàn diện. Trái lại, chúng muốn tạo cho các tôn giáo có thêm nhiều Giuđa, hơn là có nhiều thánh tử đạo.

Thứ hai, công lý không chỉ có ở trong lòng một người, nhưng là ở trong mọi người. Công lý không phải chỉ có trong nhất thới, nhưng là vĩnh cửu. Có khi nó tự phát sinh ngay trong lòng kẻ cầm búa đập phá các cơ sở của tôn giáo. Như thế, cuộc chiến trực diện nhắm đạp đổ chân lý của các tôn giáo do Hồ chí Minh chủ trương không thể kéo dài. Nó được xử dụng như một phương tiện để tạo ra khủng hoảng, sợ hãi. Nếu cần, nó có thể tái diễn, rồi ngưng. Bởi vi nếu kéo dài, nó sẽ đập vỡ chính đầu nó.

Lý do thứ ba. Đây là cuộc chiến người ta không tìm ra được khúc đầu, cũng không tìm ra được khúc cuối. Bởi vì phải sống trong gian dối, cá nhân những thành viên hoạt động trong cuộc chiến dấu mặt này, cũng như kẻ chỉ huy chúng, không bao giờ để lộ ra tung tích làm tay sai, phản đạo của mình. Trái lại, thành phần này luôn nhân danh tôn giáo, hoạt động lầm lũi theo lệnh như những loài côn trùng, sâu bọ có đầy ở dưói mặt đất, ngày đêm đục khoét, phá hoại rễ hay thân cây đang sinh hoa kết trái ngon ngọt, nhưng không ai nhìn thấy chúng. Nên dù biết cây trái mùa màng của mình bị phá hoại, chủ nhân lại không tìm ra cách trị đúng mức, hoặc không biết chúng ẩn nấp ở đâu để triệt hạ cho dứt căn bệnh.

Sự việc này được giải thích là: Khi thấy vừờn hoa trái có nhiều trái thối, trái sâu, trái bệnh. Lúc đầu, chủ nhân khu vườn cho là nó bị ảnh hưởng thời tiết trái mùa. Ông đi tìm mua một số loại thuốc sát trùng về dùng với hy vọng sẽ cải tạo lại được vườn hoa trái. Kết qủa, tốn kém lên cao mà không đạt kết qủa. Số cây lây bệnh cho nhau, sinh ra trái hủi ngày càng nhiều. Chặt đi thì tiếc công lao nuôi trồng, mà để lại thì khó chịu. Trong lúc phân vân tìm hiểu nguyên nhân, ông dùng cái cuốc, cuốc sâu xuống đất, xát bên một gốc cây. Hỡi Trời đất ơi! Phơi ra theo nhát cuốc ấy là vô số những loại sâu bọ đang đục khoét rể và gôc cây. Có đủ loại. Con thì to con thì nhỏ. Ông bị hoa mắt, chẳng thể phân định được loại nào có mang trùng độc hại cây.

Dĩ nhiên, theo nhát cuốc, có con đứt đầu, con đứt mình, con bị chết, con bị phơi ra ánh nắng và lộ mặt như qúy cụ Huỳnh công Minh, Trương bá Cần, Phan khắc Từ, Vương đình Bích… Nhưng còn biết bao nhiêu con khác thấy động thì tìm chỗ ẩn núp, ông không thể nào tìm ra được. Nếu dùng loại thuốc cực mạnh đổ xuống cái lỗ ông vừa đào. Cây ăn trái kia sẽ bị ảnh hưởng nặng, đất có thể thành chai cứng không xử dụng được mà sâu bọ trùng độc kia có khi lại không chết. Nó di sang gốc cây khác thì cái hoạ càng lớn. Ông đành lấp đất lại, tự nhủ, để cho nó trốn ở đây còn hơn là làm động để chúng di đi nơi khác!

B. Những điểm tựa, hỗ trợ cho cuộc chiến dấu mặt.

1. Điểm tựa từ tôn giáo.

Có thể nói một cách không qúa sai lệch là: Tôn giáo là nạn nhân nhưng cũng là điểm tựa, rồi trở thành bức tường thành vững chắc hỗ trợ cho cuộc chiến dấu mặt, triệt tiêu tôn giáo của cộng sản. Đọc qua đoạn viết này, nhiều người sẽ nổi giận. Nhưng sự thật hiển nhiên đã được chứng minh là:

Vì nhiều lý do thực tế, hay vì sinh hoạt, có khi vì thể diện của tôn giáo, nên các chức sắc cao cấp của các tôn giáo dù không muốn bao che, nhưng cũng không dám công khai, công nhận thực tế là có những thành viên thuộc cấp lãnh đạo trong tôn giáo của mình thoái hóa, rồi trở thành những kẻ dấu mặt trong cuộc chiến phá hoại tôn giáo do cộng sản chỉ huy. Đã thế, các tôn giáo liên hệ cũng không dám công khai triệt hạ, hay đặt những kẻ dấu mặt này ra ngoài vòng sinh hoạt nghi lễ của tôn giáo mình, dù có đầy đủ những bằng chứng cá nhân, cũng như luật lệ của tôn giáo quy định về những trường hợp phản nghịch này. Điển hình là trường hợp của nhóm gọi là “tứ nhân bang” Minh, Cần, Từ, Bích… thuộc giáo hội công giáo, hay Nguyễn văn Bồng, tức TT Quang bên giáo hội PGVNTN? Đây có phải là một tai họa hay không? Tôi sẽ trở lại phần này sau.

2. Sự hỗ trợ từ nhà nước Việt cộng.

Ngoài việc xây dựng, giáo dục, vận động, cài cắm ngưòi của cộng sản vào trong các hoạt động của tôn giáo, Việt cộng còn triệt để áp dụng hai phương án tối độc để hỗ trợ cho cuộc chiến dấu mặt, phá hoại niềm tin đạo hạnh của tôn giáo. Đó là việc dùng bạo lực để trấn áp, thách đố những vị lãnh đạo cao cấp của các tôn giáo đã bị cài đặt người vào. Thứ hai, dùng thủ thuật Xin- Cho để chế ngự các tôn giáo.

a. Dùng áp lực.

Câu chuyện được kể lại như sau. Không phải là TGM Nguyễn văn Bình muốn xử dụng nhóm “tứ nhân bang” gồm các ông Hùynh công Minh, Trương bá Cần, Phan Phắc Từ, Vương đình Bích là những Linh Mục đã hoạt động cho các tổ chức của cộng sản để họ di họa cho giáo hội về sau. Xin mở dấu ngoặc là "theo Sắc Lệnh của Đức Pio XII công bố năm 1949, thì những người này đã đương nhiên bị khai trừ khỏi giáo hội vì những hoạt động của họ cho cộng sản mà không cần phải công bố. Theo đó, ngay tư cách ngưòi công giáo của họ cũng không còn, nói chi đến phẩm hàm Linh mục, nên trong danh xưng với nhửng vị này tôi chỉ dủng chữ qúy ông cho việc xưng hô mà thôi.(The Decree against Communism is a 1949 Catholic Church document (by Pope Pius XII) which excommunicates all Catholics collaborating in communist organizations.) “.điều 4, (Q.4 If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication (“speciali modo”) reserved to the Apostolic See? R. Affirmative).

Trái lại, sau khi những con cờ này đã lộ diện trong vụ tấn công TGM Nguyễn văn Thuận và có những hành động phản nghịch của họ trong việc tát (theo LT) và đẩy TGM Henry Lemaitre ra khỏi tòa Khâm Sứ ở đường Hai bà Trưng Sài Gòn vào ngày 14-5-1975. Tòa GM SàiGòn đã sửa soạn những văn bản cần thiết để công bố vô hiệu hóa tất cả những năng quyền thuộc lãnh vực tôn giáo của nhóm người này theo luật định. Nhưng, Nguyễn Hộ, một hung thần trong ban tôn giáo vụ ở Sài gòn lúc đó, đứng chống lưng, ra mặt thách đố tòa TGM Sài Gòn thực hiện việc công bố các văn kiện này. Tệ hơn thế, Nguyễn Hộ và nhóm “cố vấn” này, sau khi thành công trong việc đẩy TGM Nguyễn văn Thuận ra khỏi Sài Gòn, còn áp lực TGM Nguyễn văn Bình, đưa kiến nghị sang Rôma để xin đổi tên của TGP là Sài Gòn ra cái tên chết cạn HCM. Vì sự bạo phát của cộng sản lúc bấy giờ và vì cái thế ngoại giao trong lúc khó khăn, Rôma đành phải chấp thuận việc đổi tên này cho hợp với thủ tục hành chánh. Dĩ nhiên, việc Sài Gòn mất tên, và TGP Sài Gòn cũng mất tên còn là một vết thương lâu dài. Vết thương không phải chỉ dành cho người công giáo, mà còn là cho dân tộc Việt Nam nữa.

b. Thủ thuật Xin- Cho.

Cộng sản biết rất rõ một điều là: Tôn giáo không có việc làm là tôn giáo chết. Việc làm ở đây có nhiều dạng. Từ việc xây dựng cơ sở thờ phượng đến các cơ sở giáo dục. Việc phát triển nhân sự, việc sinh hoạt của các hội đoàn, đoàn thể thuộc lãnh vực riêng của tôn giáo, hay các tổ chức từ thiện, xã hội do tôn giáo tổ chức v.v. Nên về mặt lý thuyết, cộng sản có đủ mọi loại giấy tờ chứng mình rằng nhà nước tôn trọng và bảo vệ sự tự do tín ngưỡng của người dân. Nghĩa là nhà nước Việt cộng chỉ bảo đảm không cấm cản việc người dân theo bất cứ một tôn giáo nào họ muốn mà thôi. Ngoài ra không có bất cứ một giấy tờ, văn bản nào công nhận hay bảo đảm việc các tôn giáo được tự do trong các sinh hoạt phát triễn về nhân sự, cũng như các sinh hoạt làm tăng tiến đời sống đạo hạnh của các tôn giáo, ngõ hầu đem lại phúc lợi cho xã hội. Chính vì cái lối lý luận thịt ba rọi , công nhận “tự do tín ngưỡng” nhưng không cộng nhận tự do sinh hoạt theo tín ngưỡng mà cộng sản đã đặt cái lệ Xin - Cho, rồi áp đặt lên trên các tôn giáo với mục đích bóp nghẹt và kiểm soát các tôn giáo.

Lệ Xin- Cho là cái lệ gì?

Theo nguyên tắc, tất cả các dịch vụ hành chánh đều mở ngõ cho mọi ngưòi, nên khi cần chuyện gì thì đương sự phải có đơn xin. Đơn xin trong trường hợp này chỉ là những thủ tục thông thường.Thí dụ như xin giấy khai sinh, khai tử, xin giấy hôn thú, xin kết hôn, xin xuất cảnh, xin việc làm…. Và sự thường là các loại giấy tờ này đều có thời hạn để giải quyết. Riêng các đơn xin có liên hệ đến sinh hoạt của các tôn giáo như xin xây nhà thờ, cơ sở, xin tuyển sinh, xin phong chức cho ngưòi đã đủ điều kiện thì cái thời gian “ cho” nó giống như sợi giây thung. Thích thì địa phương xét sớm, trường hợp cần thêm tiền lót tay, hay các mưu toan mờ ám thì cứ ngâm tôm. Thời gian ngâm tính tháng hay năm, không thính theo ngày! Trong thời gian bị ngâm cũng chính là lúc các khẩu lệnh và điều kiện ngầm được các cán bộ nhà nước từ trung ương cho đến địa phương triệt để áp dụng, trao đổi để đưa đến chữ “cho”. Đó là nguyên tắc, là luật của xã hội chủ nghĩa Việt cộng!

Trong khi đó, sinh hoạt của tôn giáo không hề tách rời ra khỏi đời sống xã hội và con người. Trái lại, còn đi sâu vào trong lòng xã hội để truyền rao Chân Lý, Sự Thật, nên các chức sắc trong các tôn giáo tại Việt Nam, đều bị áp chế bởi thủ thuật Xin - Cho của Việt cộng. Nó chính là cái lưỡi câu, là cái chìa khoá, có kịch độc dùng để tiêu diệt sự đạo hạnh chân chính của tôn giáo, và là đòn buộc tôn giáo phải nâng cấp cái phẩm cách gian dối, bất lương của cộng sản lên ngang hàng với những đạo đức của xã hội. Hoặc kéo tôn giáo xuống ngang hàng cái gian dối của cái xã hội chủ nghĩa. Đó là cái gía quá đắt, ai cũng biết, nhưng các tôn giáo ở Việt Nam hôm nay lại không thể vượt thoát ra ngoài cái thủ thuật vô đạo Xin- Cho của cộng sản.

Điển hình, việc Nguyễn thiện Nhân, một cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước Việt cộng có mặt trên lễ đài trong đại hội La Vang dịp kết thức năm Thánh là một việc rất khó giải thích và khó chấp nhận. Bởi lẽ, không phải chỉ có giáo dân, mà tất cả mọi người đến đây để cầu nguyện, xin ơn bình an, xin Mẹ yên ủi chúng con đều không muốn nhìn thấy kẻ vô thần, hại đạo ngồi trên nơi cao kia nhìn xuống. Như thế, sự hiện diện này được coi như là một thứ “điều kiện” của cái lệ xin cho của nhà nước. Nghĩa là, qúy tôn giáo xin được tổ chức những buổi lễ lớn, tuy là thuần túy của tôn giáo, nhưng có hiện diện của cả khách nước ngoài thì cũng phải mời cả đại diện của nhà nước đến dự và đọc điễu văn. Dù cái diễu văn của nhà nước chưa đọc thì ngưòi ta đã biết rõ nội dung của nó chỉ là những xảo trá tuyên truyền cho thê giới biết là ở Việt Nam có tự do tín ngưỡng. Người ngoài thì xấu hổ thay cho những hành động này, nhà nước Việt cộng thì không.

Trong khi đó, tại Hà Nội, như một biểu tượng cho những người đi tìm Tự Do, Sự Thật và Công Lý. Ngày 20-9-08 , trong cuộc họp chung với UBNDTP Hà Nội để giải quyết về quyền sở hữu khu nhà đất TKS, thuộc tài sản của tòa TGM Hà Nội. TGM Ngô quang Kiệt đã công khai đặt vấn đề với nhà nước phải phá bỏ, tháo gỡ cái lệ xin cho mà họ đã áp đặt trên các tôn giáo từ khi nắm công quyền. Bởi vì: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ xin cho “ Nghĩa là GM Kiệt muốn xác định cả cái quyền tự do sinh hoạt tôn giáo đều thuộc về ngưòi dân, chứ không phải chỉ có cái quyền tự do theo đạo mà thôi. Đây là một sự kiện lớn có thể dẫn đến việc thay đổi cả bộ mặt đất nước. Kết qủa, sự tự do sinh hoạt trong tôn giáo không có. Trái lại tất cả mọi dự án thuộc TGP Hà Nội, từ trung ương đến địa phương, ngoài cái lệ xin cho vốn đã có những điều kiện khắt khe từ trước, nhà nước còn chủ động tạo ra thêm nhiều khó khăn, dẫn đến việc làm tê liệt đời sống hoạt động Mục vụ của TGP. Tạo nên một lý do sâu sắc, khiến Ngài phải từ nhiệm.

Và còn rất nhiều trường hợp khác như câu chuyện dưới đây:

Hai vị LM có thới từng học chung trường và chung một Giáo phận. Một hôm cả hai gặp nhau trao đổi ý định xin giấy xuất cảnh, ra hải ngoại để vận động người thân quen, mạnh thường quân, giúp đỡ tài chánh để về xây dựng lại ngôi thánh đường mái tôn, vách đất đã xuống cấp mà giáo dân thì không có khả năng đóng góp nhiều. Ít năm sau, một vị thì đang chạy đông chạy tây, mời khách đến dự khánh thành nhà thờ mới. Một vị vẫn chưa qua cửa ải phỏng vấn để được xuất cảnh:

- Bác làm thế nào mà công việc chạy nhanh thế?
- Mình mất cả mấy tháng trời, đi không lại về không. Sau có một người giáo dân trong xứ đề nghị là lên thành phố, xin cái giấy giới thiệu của một vị trong ủy ban đoàn kết xem thế nào. Kế qủa, khi trở về tỉnh là giáy xuất cảnh được thuận. Tôi đi ra ngoại vài chuyến và được đồng bào hảo tâm trợ giúp.
- Họ có thần thế lắm à?
- Thần thế gì. Trong nhà là sâu là mọt, nhưng mình lợi dụng được sâu mọt để xong chuyện của mình thì tôi cũng phải liều một chuyến. Không ngờ thành sự!
- Mình rất kém về ngoại giao kiểu trao đổi này.
- Cha cứ nghe tôi, sen trong bùn mà hoa rất tươi đẹp, chỉ cần mình không mang theo mùi bùn là được! Hơn nữa, gặp cái thời thế đảo điên vô luật lệ này. Mình chỉ mặt kẻ phản bội, có khi lại lỡ việc. Nó đã chủ trương tạo cho nhau cái thế như vậy. Minh muốn bước qua, e rằng qúa khó…
- Chúa ơi! C’est la vie!

Câu chuyện này là sự thật hay sao? Thưa, chỉ nói lên được một phần nhỏ của sự thật thôi. Bởi vì, có một sự thật rất thật là:

Việt cộng có đủ mọi thứ giấy tờ để chứng minh, tuyên truyền rằng có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chúng hoàn toàn không can dự gỉ vào việc đào tạo và phong chức cho những tân chức trong các tôn giáo. Trong thực tế, mỗi khi giáo phận muốn phong chức cho những nhân tuyển đã đủ điều kiện học hành, tu đức thì đều phải nộp danh sách cho nhà nước duyệt trước. Nghĩa là kẻ duyệt có toàn quyền quyết định xem trong cái danh sách ấy ai được giữ lại và ai bị loại ra ngoài. Sự việc duyệt danh sách này không chỉ nằm ở cấp phong chức LM mà còn có thể ở những cấp cao hơn nữa? Nghe nói chuyện khởi đầu là do chính nhóm tứ nhân bang đã tạo ra tiền lệ trong việc nhờ Nguyễn Hộ và ban tôn giáo vụ ở Sài Gòn đẩy Đức TGM Nguyễn văn Thuận ra khỏi Sài Gòn. Chuyện đẩy đi thành công thì chuyện về cũng phải có ý kiến của nhà nước. Và người đầu tiên bị ảnh hưởng trong chuyến về Sài Gòn là Đức GM Huỳnh văn Nghi, xảy ra sau khi ông Huỳnh công Minh trở lại Viêt Nam sau chuyến đi Rôma. Đến nay, cái lệ Xin - Cho đã thành nếp và tạo ra những sự kiện nghiêm trọng đầy tai hoạ:

1. Cài người vào phá hoại: Gài các đảng viên, những thành phần bất hảo vào giả tu trì để phá hoại tôn giáo, mà những vị có thẩm quyến, nếu biết, cũng không dám loại những kẻ này ra khỏi danh sách khi đệ nộp cho nhà nướ

2. Tập gian dối cho tôn giáo: Có nhiều vị đạo đức chân tu, nhưng không biết “ngoại giao” đút lót cho nhà nước, hoặc gia đình không có tiền, tên của họ có nhiều cơ hội bị loại ra khỏi danh sách do đề nghị của địa phương vì lý do lý lịch! Một khi tên họ đã bị loại ra thì không ai dám phong chức cho những vị này. Ngoài trừ Tổng Giám Mục ngô Quang Kiệt

Đấy là cái “ gía” của ân huệ Xin - Cho. Ai thật, ai giả? Ai thực tình làm việc vì Chúa,vì giáo hội, vì tôn giáo? Ai làm việc cho bác đảng? Không một ai biết, ngoại trừ kẻ trong cuộc. Một khi, trong lòng tôn giáo đã có sự hoài nghi, không còn niềm tin nơi nhau, thiếu sự hiệp thông, chỉ còn lai những toan tính thì đời sống tôn giáo cũng chỉ còn là cái vỏ bọc, không còn sự sống đích thực trong sự hiện hữu của Thần Linh. Nghi lễ, kinh sách khi ấy dễ trở thành cái vỏ để che lấp lối sống gian dối, là một lối sống mà cộng sản tôn thờ và người bị cài đặt vào đã tự nguyện sống theo cái giả hình ấy. Như thế, chính lối sống gian dối của cộng sản là một định nghĩa gắn kết cho lối sống theo chủ nghĩa vô tôn giáo của chúng.

Nói cách khác, sách lược vô tôn giáo mà cộng sản chủ trương chính là sự việc thúc đầy, thực hiện cuộc sống gian dối trong tôn giáo, hơn là sự việc xóa sổ, không còn tôn giáo trong xã hội. Bởi vì, Tôn giáo là cuộc sống của Sự Thật, của Chân Lý của Niềm Tin lành thánh. Nhưng khi sự gian dối đã được thực hiện ngay trong đời sống tôn giáo thì Sự Thật, Chân Lý sẽ dần dần bị loại trừ. Không còn Chân Lý, không còn Sự Thật thì không còn tôn giáo. Nghĩa là, khi niềm tin về Sự Thật, về Chân Lý về sự Thánh Thiện trong tôn giáo không còn, tôn giáo sẽ tự rã, hoặc chỉ còn cái vỏ bọc với nhiều vết thương. Như thế, việc cố tạo ra gian dối trong tôn giáo, theo tôi, chính là điểm căn bản, là ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa vô tôn giáo mà cộng sản chủ trương, theo đuổi, thực hiện, hơn là việc chúng muốn xóa sổ các tôn giáo trong xã hội.

Thật vậy, vì ấu trĩ và vì mặc cảm phát sinh từ sự thấp hèn trong xã hội, ( K. Mark cũng chỉ là kẻ ăn bám, sống nương nhờ vào kẻ khác) cộng sản như những kẻ nô lệ chưa được giáo hóa, bỗng nhiên chiếm được quyền lực nên không thể hiểu được ý nghĩa của quyền lực xã hội, quyền lực nhân bản là gì. Từ đó, cộng sản chỉ biết dùng bạo lực, khủng bố để phá hủy luân thường đạo lý trong xã hội, và đẩy xã hội ngụp lặn vào cảnh sống loạn thường, không nhân tính. Theo đó, đời sống đạo đức, luân lý xã hội Việt Nam ngày nay bị xuống cấp là phản ành trực tiếp từ cái căn bản vô đạo của chế độ cộng sản. Nó được thể hiện rõ nét trong việc chế độ này thúc đẩy, giáo dục, nuôi nấng và tạo ra gian dối ở mọi nơi, mọi chốn. Từ học đường cho đến môi trường xã hội đều phải gian dối, thấp hèn để tồn sinh.

Riêng với tôn giáo, cộng sản còn chủ trương xử dụng bạo lực để áp đặt lên các tôn giáo hệ thống Xin – Cho, ngõ hầu đạt đến mục đích là gian dối hóa đời sống của tôn giáo để loại trừ Chân Lý, Sự Thật, Thánh Thiện ra khỏi cuộc sống của con người. Để từ đó, cộng sản sẽ đồng hóa cái gian dối của cộng sản với xã hội và tôn giáo, rồi buộc con người quy phục và tin vào cái duy vật biện chứng hiện thực: Đảng cho anh danh vọng chứ không phải Chúa Trời hay Thần Linh! Nghĩa là, đảng là sự hiện diện, còn Thần Linh thì không! Đó là lý do trả lời tại sao chúng đặt ra lệ xin cho và tìm cách đưa cái đầu lâu của Hồ chí Minh vào chùa, nhà thờ. Để đưa tà ác thần trên thần quyền

Dĩ nhiên, khi muốn thực hiên công tác này, cộng sản sẽ từng bước từng bước xiết chặt lệ xin cho với những điều kiện được áp dụng riêng cho từng cá nhân. Khi một người muốn được việc cho mình, dù trong ý muốn tốt, có khi việc của tập thể sẽ không hay. Một ông thầy muốn chịu chức phải đút tiền để có tên trong danh sách được phong chức Linh Mục (điều này đã xảy ra). Tiền có thể ông không có, nhưng nhiều người đứng ra vay mượn cho ông. Khi ông làm Linh Mục thay vì phải sống xa lánh tiền của để phục vụ cho đời sống tinh thần dân Chúa. Nhưng vì món nợ của ngày chịu chức, buộc ông phải tìm tiền để trả nợ. Không phải nợ không mà cả vốn lẫn lời. Khi ấy, đời sống tinh thần cho nhà Chúa sẽ ra sao? Rồi giáo dân càng ngày càng nghe biết thêm nhiều trường hợp như thế, tôn giaó sẽ đi về đâu? Liệu có bước vào cuộc phá sản niềm tin hay không?

Ấy là chưa kể đến việc vị chức sắc này đã bị cộng sản “nắm”, giữ những điều kiện ngay từ trước khi nhận chức. Liệu ông có đủ can đảm chống lại những công việc gian dối của chúng? Hay sẵn sàng tham gia vào những công tác của Việt cộng, và được chúng ưu đãi thêm nhiều đặc quyền đặc lợi? Hoặc giả, giữ im lặng trước những hành động bạo ngược vô đạo của chúng vì đã trót nhận ân huệ? Dẫu nằm ở trong trường hợp nào thì cũng đều giúp vốn cho việc phá sản niềm tin mau hơn mà thôi.

Như thế, chủ trương vô tôn giáo của cộng sản không phải chỉ là việc muốn xóa sổ tôn giáo ở trong xã hội cộng sản, Nhưng còn là việc thúc đẩy gian dối hoá đời sống tôn giáo để tiêu diệt niềm tin vào Chân Lý, Sự Thật và Thánh Thiện của tôn giáo.

Điều tôi vừa viết, có lẽ mọi người đều biết và đều có thể cảm nghiệm được. Nhưng nếu buộc phải chứng minh cho từng trường hợp thì không ai có thể làm được. Bởi lẽ, nó là cái chìa khóa mang ẩn số của cuộc chiến dấu mặt. Sẽ chẳng tìm ra bằng chứng. Người trong cuộc gian dối thì chối cãi và người ngoài thì vô kế chứng minh. Có chăng chỉ dựa vào những việc làm, lý lẽ, lời nói của họ để mà dẫn chứng, suy luận mà thôi. Liệu viết như thế, người viết có bị kết án là hàm hồ, hay là vạch áo cho ngưòi xem lưng không? Điều đó cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên:

Tôi không nghĩ thế. Trái lại, nếu không dùng cái cuốc mà cuốc xuống đất thì cũng không gieo được hạt giống mới! Không thấy được sâu bọ đang phá hoại cây trái. Nói cách khác, khi công khai hóa cái lệ xin cho sấu xa của cộng sản áp đặt trên tôn giáo là lúc chúng ta đang giải cứu tôn giáo ra khỏi cái ách của cộng sản. Phần bạn, bạn nghĩ sao? Có hay là không có các Linh Mục, Giám Mục, Đại Đức, Thượng Tọa là những đoàn đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam? Kế đến, các tôn giáo có nên lên tiếng công khai về những trường hợp này để loại trừ gian dối ra khỏi đời sống của tôn giáo hay không? Hay nên giữ im lặng để cho người ta tưởng tôn giáo của mình không bị cộng sản xâm nhập, điều hành?

Tạm thay lời kết. Trong cuộc chiến dấu mặt này, cộng sản là những kẻ hoàn toàn chủ động và vạch ra đường đi nước bước mà các tôn giáo thật khó thoát ra khỏi cái vòng vây của chúng. Nếu tiếp tục giữ im lặng, hoặc né tránh giải quyết mạnh mẽ những trường hợp cụ thể như nhóm tứ nhân bang và những nhân sự trực tiếp tham dự vào sinh hoạt của các tổ chức do Việt cộng điều hành, vì họ đã vi phạm sắc lệnh năm 1949 của Đức Pio XII. Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung, lần hồi sẽ trở thành những tác nhân bảo vệ cho chính cuộc chiến triệt hạ niềm tin, Sự Thật, Chân Lý và Thánh Thiện của tôn giáo. Và biết đâu, vô tình trở thành những mắt xích giúp cho cộng sản có cơ hội thực hiện gian dối hóa đời sống tôn giáo, để dần đi vào cái chủ trương vô tôn giáo của chúng? Tệ hơn, khi cái đầu lâu của Hồ chí Minh đã lấn vào trong chùa, trong nhà thờ thì đời sống của tôn giáo ra sao? Đạo đức, Thần Thánh được đánh gía ngang hàng với ác quỷ chăng?

Hẳn nhiên, mọi người sẽ trả lời là không. Không bao giớ. Tuy nhiên, khi trả lời là không, chúng ta có hiểu rõ ràng, hay có biết: Cái ân huệ Xin - cho và thái độ tiêu cực, giữ im lặng hôm nay chính là cánh cửa mở ra để cho ta đi vào cái tai họa ấy hay không?
 
Phú lâm nạn, Hịch cứu nước
Bảo Giang
12:59 01/09/2011
Phú lâm nạn, Hịch cứu nước

Sử đã ghi:

Đầu làng trống,
cuối thôn chiêng,
Cây cỏ nước nam như nghìn mũi giáo.
Muôn ngàn binh,
trăm vạn mã,
Vọng tiếng loa cho Tống, Hán bay hồn.
Vầng nguyệt tỏ,
Ánh dương soi,
Sánh cùng nước Nam muôn năm hùng vỹ.

Nay,( 2-9-45)
Dòng sử Tiên Long bỗng gặp cơn nguy biến,
Vận nước nhà lâm nạn cộng phỉ hại dân.
Người trong nước đã muôn phần lao khổ,
Lại cánh cánh bên lòng cái hoạ ngoại xâm.
Thế cho nên
Chiêng hồi trống thúc.
Nào hỡi Tiên Long,
Như ngàn sóng bể,
Thách đố đại dương,
Thi gan tuế nguyệt,
Chị ngã xuống, em đứng lên,
Dẹp cho tan lũ cộng Hồ buôn dân bán nước.
Mẹ phất cờ,
Con ra trận,
Quyét cho sạch bọn bành trướng ra khỏi biên cương.
Người trong nước,
Kẻ ngoài biên,
Quyết đưa núi cao biển cả quy về một cõi.

Bởi gương xưa:
Tiền nhân ta, một thước kiếm xây nền đế nghiệp.
Dựng xã tắc, lấy nhân nghĩa yên định muôn dân.
Cuộc mở nước như ngọn thuỷ triều trong trời đất,
Dẫu hưng vong, vẫn lẫy lừng giữa chốn trời đông!
Năm qúy Mão ( 43) đuổi Tô Định,
Sử nhà Nam còn ghi tạc công đức Nhị Trưng.
Dáng anh hùng, thân nhi nữ,
Bờ sông Hát ngàn thu còn nghi ngút khói hương.
Đất Thái Binh,( giáp Tý 544) sinh Nam Đế,
Dòng sử Việt thêm một lần vạn thế lưu danh.
Cờ Thiên Đức, lầu Vạn Thọ,
Ấy nơi hội tụ việc quân quốc Vạn Xuân.

Vạn Xuân, Vạn Vạn Xuân,
Lúc khua chiêng, khi đánh trống,
Trăm vạn mã, ngàn chiến thuyền.
Nhấp nhô trên Bạch Đằng ( 938) như ngàn con sóng bạc.
Tiếng quân Nam,
trong gío bão.
Ta vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao.
Chân nước Việt,
nát Trường An.
Năm lần phá tan quân nghịch tặc cướp nước.
Bến Chương Dương,
thành Vạn Kiếp,
Cửa Hàm Tử sóng hồng đỏ lấp non sông.
Diệt Minh, Hán,
triệt Thanh, Nguyên,
Xoay cơ trời, định bờ cõi, xây nền Độc Lập.
Đầu Toa Đô,
thân ô Mã,
Mộng bành trưóng khó thoát nạn sinh bắc tử nam.
Dòng nước xanh, vẫn miệt chảy.
Kẻ nghìn sau còn thấy nỗi nhục Lưu Cung,
Mà trang sử Việt vẫn muôn năm trường cửu.

Sang Giáp Thân ( 1284), Hội Diên Hồng,
Nghìn thu lưu dấu Hưng Đạo, Ngô Vương vì nước.
Công dọc đất, nghiệp ngang trời,
Làm cho khắp nơi sáng tỏ uy linh thần vũ,
Vây Đông Quan, hãm Chi Lăng,
Chỉ một trận mà Liễu Thăng thân vùi vó ngựa.
Chém Thôi Tụ, tha Vương Thông,
Kiếm Thuận Thiên, bạt ngang trời, Lam Sơn vì nghĩa.
Sang Đinh Mùi (1427) vạch biên cương,
Đất chung một dải, thiên thư định phận: Mỗi nhà một cõi
Nước chung một dòng, khai thiên đã tạo: Nguồn cội khác nhau.
Nam khoan hòa, bắc cuồng bạo,
Ta thuận lòng trời mà bốn bể lưu danh.
Đến Kỷ Dậu ( 1789) mở đường sử mới,
Bắc Bình Vương ra tới Thăng Long,
Vào Ngọc Hồi, Sầm Nghi thắt cổ.
Sang Đống Đa, xác chất thành gò.
Tiếng quân reo, long trời lở đất,
Tung vó ngựa, trúc chẻ ngói tan,
Sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật.

Nhưng than ôi, ánh thiều phai,
Tổ quốc chưa vui hết ngày hội, mà nơi phương Nam lệ đổ tiễn Quân Vương.
Gặp cơn nước đục Nguyễn Ánh đi cầu binh ngoại mà gieo cái hoạ cho nước.
Đầu làng, cuối xóm chó sủa thâu đêm, dân tình không có được giấc ngủ yên.
Trong nhà con thơ khát sữa, ngoài phố phu thợ, lao công thời ho ra máu.
Ghê gớm thay cái cảnh đêm đêm tây trắng, tây đen đi bắt vịt mò gà.
Sau trăm năm, đất xoay vần, cơ trời mới chuyển động,
Non sông chưa thoát ngoại xâm mà lũ chuột lên đồng.
Theo Chiêu Thống, Hồ chí Minh quyết ra tài bán nước.
Đất Tân Trào, dưới gốc đa, mở hội nghị Tam Vô.
Gặp năm đói (ất dậu 1945) chuột đồng về phố,
Cửa nhà hoang, máu đổ loang thành.
Sáng đấu tố, chiều đấu tố, đấu cho hết những người vì tổ quốc,
Thà giết lầm, giết cho hết, quyét cho sạnh đạo lý luân thường.
Nơi tôn nghiêm, cộng kéo về là đá không còn chồng trên đá,
Phá Chùa xưa, đập giáo đường, đập cho gạch vỡ nát từng viên.
Cảnh đồng hoang, hồ khô cạn, xác chết chương lên giữa phố bốc mùi ô uế.
Bầy chuột đói, chạy vòng quanh, bày đàn hương án, chia phiên bán nước cầu vinh
Trong đêm tối, đưòng mã tấu,
như ánh sao, người ngã xuống cho vinh quang về với bác đảng.
Lúc nắng lên, đôi dép râu,
vào từng nhà, ra tận mộ, réo từng ngừời mà tra khảo của.
Người chết không thấy nhà,
Kẻ sống mất đồng ruộng.
Xác trên sông, theo dòng chảy, ấy công nghiệp vĩ đại tất thành.
Tám mươi năm, khóc năm canh, gà gáy sáng máu chảy không cạn,
Gớm ghiếc thay, lòng ác độc, lưỡi vô thường của loài lang sói cộng nô.
Kinh hãi thay cảnh giết người, dẫu phong kiến, ngoại xâm xưa nay chưa thấy:
Thằng bé mới lên năm,
mặt xanh như tàu lá,
ngã chúi đầu trên sân,
mồm ấp a ấp úng,
Ông ơi, Hồ…. Hồ chí Minh giết người.
Đưá trẻ năm xưa,
nay đầu đã bạc,
tên người tưởng ma,
đổ gục xuống đất,
đôi mắt trừng trừng
máu trào ra miệng, lại cũng là… nó!
Cắc…cắc… tùng… tùng…cheng!


Việt Minh lập hội, tiêu công lý,
Cộng sản kết bè, hết tự do.
Hỡi ơi, cơn đau như xé ruột,
Tiếng thét uất nghẹn chẳng ra hơi.
Mảnh đất nào cho dân ta ở,
Nước sông nào cho dân ta uống,
Gạo thóc nào cho dân ta ăn,
Sữa mẹ nào cho con bú mớm?
Tám mươi năm giặc cộng kéo về,
Nước mắt chẳng khô, đau thương chất núi.
Ôi! ngày đại nạn, Trời mãi ngủ yên!

tùng…. tùng…. cắc ….cắc…
Nào hỡi Tiên Long,
Đây giờ nguy biến,
Sóng cuộn biển đông.
Biên thùy nguy khốn.
tùng… tùng… cheng… cheng…!
Hỡi người dân Việt,
Tổ Quốc lâm nguy.
Ai người vì nước,
Đứng dậy mà đi.
Người đi, chí toan bắt voi rừng hổ báo,
Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang?
Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá,
Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân?
Ta đi cho Việt Linh ngời sáng,
Ta về cho hồn nuớc trào dâng.
Đất của mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời .
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quyét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước,
kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.
Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất.
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.
 
Biểu tình chống Trung quốc tại Perth, Tây Úc
Nguyễn văn Thanh
06:55 01/09/2011
Vào lúc 12.00 trưa ngày 28/08/2011 Công đồng Người Việt Tự Do tiểu bang Tây úc đã tổ chức cuộc biểu tình với hai mục đích: - Chống nhà cầm quyền Trung Cộng xâm lấn hải đảo HS & TS của Việt Nam. - Chống tập đoàn Cộng sản Vn đã ra tay đàn áp những Thanh Niên, Sinh viên và toàn dân VN đã đứng lên biểu tình phản đối việc dâng đất dâng biển cho TC, cùng đòi hỏi quyền tự quyết cho người dân VN trong việc tranh chấp hải đảo HS & TS.

Đồng hương Tây Úc đã tề tựu về trước Wrestley Centre, Góc đường Hay St & William St, toạ lạc tại trung tâm thành phố Perth, Western Australia. Với số luợng gần năm trăm người đã giương cao lá cờ vàng để biểu lộ hùng khí đấu tranh cho một nước VN tự do.

Mở đầu chương trình biểu tình Ô. Peter Le Chủ tịch CĐ/NVTD/TU ngỏ lời cám ơn đồng hương TU đã vì tổ quốc VN về đây để cùng nhau nói lên tiếng nói chung của toàn dân VN. Ông cũng lên án tập đoàn tay sai là Đảng CSVN đã vì lợi nhuận cá nhân mà can tâm hèn với giặc Tàu, ác với dân qua những hành động đàn áp phong trào chống TC đã và đang xảy ra tại VN. Ông cũng kêu gọi mọi người VN trong nước cũng như hải ngoại cùng đoàn kết để đứng lên đạp đổ chế độ Đảng trị tham ô, độc tài hiện đang thống trị nhân dân VN.

Tiếp theo là lời phát biểu của Ô. Dân Biểu Liên Bang Úc Đại Lợi vùng Cowan Western Australia. Ông lên tiếng ủng hộ công cuộc đấu tranh của người Việt Tự Do tại Tiểu Bang TU nói riêng cũng như tại hải ngoại nói chung. Chính ông đã từng về VN trong những chuyến đặc trách công tác do quốc hội ủy thác. Ông cũng đã từng gặp những nhà tranh đấu cho dân chủ VN và ngay cả Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện tại Sài Gòn và cũng từng tham gia buổi cầu nguyện cho một nuớc VN tự do với giáo hội Tin lành Chuồng Bò tại SG. Nhưng thật không may khi Ông đỏi hỏi để được gặp LM Nguyễn Văn Lý thì không được nhà cầm quyền HN đáp ứng. Qua những buổi tiếp xúc ấy. Ông đã thấy rõ hiện tình tại VN và những khát vọng về tự do và nhân quyền căn bản cho người dân VN. Ông cũng xác định đất và biển của VN không phải do một chế độ nào,mà phải do chính người dân VN người dân VN quyết định.

Theo sau là lời phát biểu của Ô. Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch Hội Cựu QN/QLVNCH/TU lên tiếng cảnh giác: Dù nuớc VN vẫn đang là một quốc gia độc lập, nhưng chúng ta đang mất dần về tư tưởng, về chính trị, kinh tế và văn hoá mọi cơ cấu và mọi hành xử đều rập khuôn TC cũng như Ông lên án chế độ do Đảng CSVN đang đè đầu va bóc lột người dân VN,. Chế độ này đã hiến đất hiến biển cho TC để đổi lấy sự tồn vong của chế độ, qua những hiệp định và những ký kết chui ngầm giữa hai đảng CS VN và TC và còn ra tay trấn áp những cuộc đấu tranh đòi dân chủ và phản đối nhà cầm quyền TC đã cuớp bóc và giết hại ngư dân VN cùng đánh chiếm các hải đảo của VN như HS & TS. Ông nêu lên những đòi hỏi là:

-Nhà cầm quyền TC phải chấm dứt ngay những hành động xâm chiếm lãnh hải VN.

-Nhà cầm quyền VC phải đứng về phía nhân dân VN và phải cứng rắn với TC về việc tranh chấp tại biển đông.

- Đòi hỏi sự đàm phám đa phương phải được tôn trọng trong việc tranh chấp tại biển đông.

- Đòi hỏi nhà cầm quyền VC phải trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm và phải trao cho người dân VN quyền tự quyết về lãnh thổ cũng như về lãnh hải VN.

Kế tiếp là Nghị viên Trương Nguyệt Ánh thành phố Waneroo cũng kêu gọi mọi người Việt khắp năm châu cùng sát vai nhau trong cuộc đấu tranh hiện nay.

Tiếp đến, là lời phát biểu của Ô. Nguyễn Lê Thanh. Hội Trưởng Hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức Tây Úc. Qua nhận xét về cuộc biểu tình ngày hôm nay Ông thấy đồng hương Tây Úc đã biểu lộ một tinh thần tích cực trong việc phản đối TC đã xâm phạm đến đất và biển của VN và cũng lên án nhữnh hành động bắt bớ, cướp của và giết hại ngư dân VN. Lịch sử VN đã chứng minh không khuất phục trước bất cứ giặc ngoại xâm nào. Giặc Tàu ô đã từng bị đánh tan hàng qua những triều đại vua chúa VN trước đây và ngày hôm nay nguừơi VN sẽ lại chứng minh một lần nữa cái sức mạnh của dân tộc VN, nếu TC còn tiếp tục xâm lấn Đất và biển của VN.

Sau cùng Đại diện chi bộ đảng Việt tân Tây Úc Ô.Trần Trung Hiếu,cũng nêu lên những vi phạm của nhà cầm quyền VC về luật biển quốc tế trong việc tranh chấp đang xảy ra tại biển đông. Ông cũng vạch rõ những hành động của Bắc Kinh trong ý đồ bành trướng thế lực không những chỉ tại vùng biển VN mà còn ảnh hưởng đến các lãnh hải của các quốc gia lân cận và làm nguy hại đến an ninh hàng hải quốc tế trong vùng Nam Thái Bình Duơng.

Sau đó, mọi người đã di chuyển đến trước Toà Lãnh Sự Quán TC toạ lạc tại 45 Brown St East Perth và cuộc biểu tình lại diễn ra sôi nổi với sự tham dự của một số người dân bản sứ Úc Đại Lợi. Họ cũng lên tiếng lấy làm xấu hổ cho một nước Trung Hoa với cái mộng bành trướng và mưu mô xâm lược các nước khác đã có từ ngàn xưa.Họ đòi hỏi TC phải rút ra khỏi VN ngay tức khắc. Họ cũng hoàn toàn ủng hộ cho cuộc đấu tranh hoàn toàn chính nghĩa này của người dân VN.

Tại đây một thân hào nhân sĩ, BS. Nguyễn Anh Dzũng cũng nói lên quan điểm của mình. Ông phản đối âm mưu đồng hoá nước VN như là một thuộc địa của Tàu Cộng. Ông cũng cảnh giác sự xâm thực của TC trong mọi sinh hoạt tại VN và đòi hỏi TC hãy chấm dứt mọi hành động phi nhân và chiếm cứ lãnh hải bất hợp pháp tại vùng biển của VN.

Và cuộc biểu tình kết thúc vào lúc 2.30 pm cùng ngày trong tinh thần đấu tranh đầy hy vọng cho một VN Tự do và thanh bình trong một ngày không xa.

Nguyễn văn Thanh, tường trình từ Perth, Western Australia
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Hồng – A Flamingo
Richard Drysdale
21:33 01/09/2011
CHIM HỒNG – A Flamingo.
Ảnh của Richard Drysdale
Hồng hạc bay đi
Rồi lại bay về
Chim ngẩn ngơ trong vườn,
Tìm cây cũ.
Giấc mơ kia ở mãi tận đâu?
(Trích thơ của Thái Thăng Long)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền