Ngày 02-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 22 Mùa Quanh Năm 03/09/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:54 02/09/2017
Bài Đọc Chúa Nhật XXII thường niên – 03/09/2017

Bài đọc 1: Gr 20,7-9
Vì lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ nhục.
Bài trích sách ngôn sứ Giê-rê-mi-a.
Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và Ngài đã thắng. Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con. Mỗi lần nói năng là con phải la lớn, phải kêu lên: “Bạo tàn! Phá Hủy!” Vì lời Đức Chúa mà con đây bị sỉ nhục và chế giễu suốt ngày. Có lần con tự nhủ: “Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa.” Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được! Đó là lời Chúa.

Đáp ca: Tv 62,2.3-4.5-6.8-9
Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, linh hồn con đã khao khát Chúa.
Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Đ.

Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Đ.

Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng,
và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.
Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
môi miệng con rộn rã khúc hoan ca. Đ.

Quả thật Ngài đã thương trợ giúp,
nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui.
Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó,
giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì. Đ.

Bài đọc 2: Rm 12,1-2
Anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.
Đó là lời Chúa.

Tung hô Tin Mừng x Ep 1,17-18
Allêluia. Allêluia. Xin Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, soi trí mở lòng cho chúng ta thấy rõ, đâu là niềm hy vọng, mà ơn Người kêu gọi đem lại cho chúng ta. Allêluia.

Tin Mừng: Mt 16,21-27
Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình.
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo thánh Mát-thêu.
Từ khi ông Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Kito, con Thiên Chúa hằng sống, thì Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.”
Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Pietro Parolin nhận định về chuyến viếng thăm Columbia sắp tới của ĐGH.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:29 02/09/2017
(News.va) Đài Vatican. ĐGH Phanxicô dự trù sẽ thăm Columbia từ ngày 6 đến 11 tháng Chín năm 2017. Đây sẽ là chuyến thăm mục vụ thứ 20 ở nước ngoài và đặc biệt ngài đến một quốc gia vừa trải qua một hành trình tiến tới hòa bình và hòa giải sau 52 năm nội chiến.

Một hiệp ước hòa bình lịch sử đã được ký kết giữa chính quyền và nhóm nổi dậy Lực Lượng Cách Mạng Columbia (FARC) sau bốn năm đàm phán và Giáo Hội Công Giáo đã khẳng định đồng hành với nhân dân Columbia trong nỗ lực thực hiện hòa giải và tái thiết của họ.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình CTV, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin đã nhận định rằng con đường hòa giải cần được thực hiện trong tất cả các lãnh vực xã hội Columbia và ngài cũng chỉ ra rằng “việc ký một thỏa hiệp thì không đủ cho một tiến trình vững chắc dẫn đến hòa giải và hòa bình. Nhưng là cả một hành trình tổng thể cần thực hiện, bắt đầu bằng việc ký một thỏa hiệp. Cuộc hành trình tổng thể ấy phải có sự đóng góp của mọi thành phần xã hội, phải được đưa vào thực tế của đời sống hằng ngày và trên hết phải thực hiện với cả ý chí và con tim.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Sứ điệp Đức Thánh Cha ngày Tòa Thánh tại Expo 2017 ở Astana
LM. Trần Đức Anh OP
09:50 02/09/2017
ASTANA. ĐTC Phanxicô cổ võ việc sử dụng năng lượng trong tinh thần liên đới và trách nhiệm, và ngài mời gọi các tôn giáo cộng tác vào công cuộc này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi các tham dự viên Ngày Tòa Thánh cử hành lúc 3 giờ chiều ngày 2-9-2017, tại Căn nhà của Tòa Thánh ở cuộc triển lãm Expo 2017 tại Astana thủ đô Kazachstan, về chủ đề ”Năng lượng tương lai”, trước sự hiện diện của Ông Kassym-Jomart Tokayev, Chủ tịch Thượng viện Kazachstan, ĐHY Peter Turkson, Bộ trưởng Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, Đức Cha Tomasz Peta, TGM giáo phận Astana sở tại, cùng với nhiều quan khách quốc tế.

Trong sứ điệp trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng ”Chúng ta phải làm sao để năng lượng phục vụ điều làm cho chúng ta tốt đẹp hơn, những gì làm cho nhân loại chúng ta triển nở và mang lại thành quả. Nhân loại, tự bản chất hướng về tương quan với tha nhân, hướng về tình liên đới và tình thương”.

ĐTC cũng cảnh giác rằng ”Không được bỏ mặc các nguồn năng lượng cho những kẻ đầu cơ, và không trở thành nguồn tạo ra xung đột. Để đạt tới mục đích đó, cần có đối thoại chân thành và rộng rãi, ở mọi cấp độ, giữa các tầng lớp khác nhau trong các xã hội chúng ta. ”Năng lượng tương lai” không phải chỉ là công việc của các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật gia hoặc các nhà đầu tư, nhưng còn là công tác của giới văn hóa, chính trị, giáo dục và tôn giáo. Trong mục đích này, ĐTC đặc biệt cổ võ sự đối thoại và cộng tác giữa các tôn giáo.. Điều quan trọng là mỗi người khám phá trong tín ngưỡng của mình, những động lực và các nguyên tắc làm cho sự dân của tín hữu có thể thực hiện được và có can đảm cải tiến, kiên trì và sống với nhau, sống tình huynh đệ”.

Căn nhà của Tòa Thánh ở Expo 2017 mang chủ đề ”Năng lượng phục vụ công ích: chăm sóc căn nhà chung của chúng ta”

ĐHY Turkson là Ủy viên về Căn nhà của Tòa Thánh tại cuộc triển lãm này. Ngài hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh đến Astana từ ngày 31-8 đến 4-9-2017. Cùng thuộc phái đoàn Tòa Thánh Đức TGM Francis Chullikatt, người Ấn độ, sứ thần Tòa Thánh tại Kazachstan, các vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương, và như một số nhân viên của Bộ Phát triển nhân bản toàn diện. (Rei 2-9-2017)
 
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc
LM. Trần Đức Anh OP
09:56 02/09/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 2-9-2017), dành cho 20 vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc, ĐTC đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và cổ võ các tôn giáo cộng tác với nhau trước nhiều thách đố xã hội.

Đức Cha Kim Hỷ Trung (Kim Hee-jong), TGM giáo phận Quang Châu, Chủ tịch HĐGM Hà Quốc, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến tuyên ngôn Nostra Aetate của Công Đồng chung Vatican 2, qua đó ”Giáo hội khuyến khích các con cái mình, với sự thận trọng và bác ái ..] nhìn nhận, bảo tồn và làm thăng tiến các giá trị tinh thần, luân lý và xã hội nơi họ” (n.2). Thực vậy, đối thoại liên tôn gồm những tiếp xúc, gặp gỡ và cộng tác, đó là một công tác quí giá và làm đẹp lòng Thiên Chúa, một thác đố nhắm thiện ích chung và hòa bình”.

ĐTC nhắc đến hai điều kiện để thực thi đối thoại liên tôn là cởi mở và tôn trọng nhau. Cởi mở là nồng nhiệt và chân thành; tôn trọng nhau vừa là điều kiện và củng là mục đích của đối thoại liên tôn: thực vậy, chính khi tôn trọng quyền sống, sự toàn vẹn thể lý và các quyền tự do căn bản như tự do lương tâm, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và ngôn luận mà người ta đặt nền tảng cho việc xây dựng hòa bình mà mỗi ngừơi chúng ta đều được kêu gọi cầu nguyện và hành động”.

ĐTC cũng nói với các vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc rằng ”Thế giới đang nhìn chúng ta, và khuyến khích chúng ta cộng tác với nhau và với mọi người thiện chí. Họ yêu cầu chúng ta những câu trả lời và dấn thân chung về những vấn đề khác nhau như phẩm giá thánh thiêng của con người, nạn nghèo đói mà quá nhiều dân tộc phải chịu, sự từ khước bạo lực, đặc biệt là bạo lực người ta phạm xúc phạm đến danh Thiên Chúa và lòng đạo đức của con ngươi, nạn tham ô nuôi dưỡng bất công, sự suy thoái luân lý, khủng hoảng gia đình, kinh tế, môi sinh và sau cùng là làm băng hoại cả niềm hy vọng”.

Sau cùng, ĐTC khích lệ các vị lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc hoạt động, đồng hành với những tiến trình mang lại sự thiện và hòa giải cho tất cả mọi người. Ngài nói: Chúng ta được kêu gọi trở thanh những người công bố hòa bình, loan báo và thể hiện một lối sống bất bạo động, bằng những lời nói tránh gây sợ hãi và bằng những cử chỉ chống lại những lời cổ võ oán thù”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của HĐGM Ý trước khi lên đường về Roma, Đức TGM Kim Hỷ Trung cho biết phái đoàn các vị lãnh đạo tôn giáo xin ĐGH cầu nguyện cho dân tộc Hàn quốc và trợ giúp để đạt tới sự thống nhất hai miền Bán đảo Triều Tiên.

ĐGH Phanxicô đã từng gặp các vị lãnh đạo tôn giáo của Hàn Quốc trong cuộc viếng thăm của ngài tại đây hồi trung tuần tháng 8 năm 2014
 
Lầm lẫn lớn ở Pakistan: pha trộn tôn giáo và chính trị, tổng giám mục bị chỉ trích.
Xavier Nguyễn Đông
15:25 02/09/2017
Lahore (AsiaNews 2/9/2017) – Nhiều người công giáo ở Lahore đang ngỡ ngàng sau khi tổng giám mục Sebastian Shaw cho phép con gái của cựu thủ tướng Nawaz Sharif vận động tranh cử ngay ở trong nhà thờ chính toà Thánh Tâm Chuá.

Maryam Nawaz, con gái cuả vị thủ tướng vừa bị toà án tối cao truất phế, đã được đảng cuả người cha chỉ định làm người thừa kế cho cuộc bầu cử đặc biệt ngày 17 tháng 9 tới.

Đoàn tranh cử và bà Maryam Nawaz đâ đến nhà thờ với các biện pháp an ninh đặc biệt. Tất cả các tuyến đường chung quanh đều bị phong toả, cấm cả các tín hữu đến nhà thờ để tiếp tụcchương trình tuần cửu nhật kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Trong số tuỳ tùng đi kèm bà Nawaz là một số bộ trưởng Thiên Chúa giáo, là Kamran Michael, bộ trưởng liên bang về thống kê, và Khalil Tahir Sindhu, đặc trách vấn đề thiểu số và nhân quyền. Khi đến, cha chánh xứ của nhà thờ chính tòa là LM Jahanzeb Iqbal trao tặng bà một bó hoa, sau đó tất cả được mời lên phía trước, ngồi đối diện với bàn thờ.

Rồi bà Nawaz được mời lên bục, dù bà đi chân đất, các tín hữu vẫn cảm thấy choáng váng khi nghe bà phát biểu. "Tôi muốn đề cập đến trường hợp cha tôi là Nawaz Sharif [bị buộc tội tham nhũng trong vụ án rửa tiền gọi là vụ Tiền Giấy Panama] - bà nói. Hệ thống tư pháp cần phải thay đổi. Tôi xin các bạn hỗ trợ. Hãy đi bấu đông đảo cho Pakistan và cho sự tiến bộ của quốc gia. Hãy hỗ trợ dân chủ và Nawaz Sharif. "

Sau đó bà tấn công các đối thủ chính trị, trong đó có cựu cấu thủ cricket Imran Khan và nhà cựu độc tài tướng Pervez Musharraf.

Phản ứng bất bình của tín hữu thì hầu như là ngay lập tức trên các trang mạng Internet. Yousaf Benjamin, giám đốc điều hành của mạng Dignity First, viết trên Facebook: "hôm nay, cộng đồng Kitô giáo đã bị tổn thương do chính tay tổng giám mục Shaw, người đã cho phép các nhà thờ hoạt động chính trị. Chúng tôi yêu cầu ông xin lỗi vì sự sơ suất của mình và từ chức ngay lập tức."

Tương tự, ông Basharat Masih, cựu nhân viên của ủy ban quốc gia về tư pháp và hòa bình, nói:"Giáo hội cần phải tránh xa cái tình hình căng thẳng của các xung đột và bất ổn chính trị. Ông bộ trưởng Kamran Michael và cácnhà lãnh đạo Kitô giáo không nên đưa Giáo hội liên quan vào chính trị. Các nhà chính trị Thiên Chúa giáo vẫn thường đấu tranh để tách biệt nhà nước ra khỏi tôn giáo. Vậy tại sao lại xảy ra sự đổi hướng này? Thật là sốc và phải lên án. "

Khalid yousif, một cựu chủng sinh và hoạt động xã hội, kêu gọi "Đức giám mục phải làm rõ quan điểm của mình. Bây giờ thì các đảng phái chính trị sẽ có kế hoạch đưa các cuộc tranh đấu chính trị của họ vào các nhà thờ. Nếu xô xát xảy ra, thì vị giám mục sẽ phải chịu trách nhiệm. Giáo hội không thể đứng về phe của một đảng phái."

ĐGM Shaw đang tránh không trả lời báo chí.Tuy nhiên, một số quan chức cuả nhà thờ đã phản hồi trên phương tiện truyền thông: "Bà ấy [bà Maryam] đã gõ cửa nhà thờ và chúng tôi phải mở nó. Nhà thờ dành cho tất cả mọi người."

Cha Francis Gulzar, cha chánh địa phận cuả tổng giáo phận Lahore, thì nói "chuyến thăm được tổ chức bởi vì bà Nawaz yêu cầu chúng tôi cầu nguyện chữa lành cho bà mẹ. Hồi trước cha cuả bà đã học tại ngôi trường ngay bên cạnh nhà thờ. Không có mục tiêu chính trị nào cả."

Nhưng các Kitô hữu vẫn phàn nàn rằng thay vì ngăn chặn các luận điệu chính trị, ĐGM Shaw đã nói lên nhiều câu hỗ trợ. Sau lúc cầu nguyện cho người mẹ, phải nhập viện ở Luân Đôn để điều trị bệnh ung thư cổ họng, thì đã chúc cho bà Maryam may mắn. "Thiên Chúa sẽ tôn trọng và hỗ trợ cho bà- ĐGM nói - Thiên Chúa ban cho bà sự tôn trọng và thành công. Cuộc bầu cử của bà sẽ thay đổi số phận của đất nước chúng ta. Mong rằng chương trình kinh tế ‘Hành Lang Trung Quốc-Pakistan’ (CPEC) [một kế hoạch phát triển và chiến lược của Trung Quốc] sẽ thúc đẩy nền kinh tế và làm lây lan các con đường cuả mạng lưới xa hơn nữa."
 
Một dự luật ở California tìm cách phạt tù người đối xử sai giới tính.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:30 02/09/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Sacramento, CA. Một dự luật mới ở California sẽ phạt nặng hay phạt tù người “đối xử sai giới tính” tại nhà hưu dưỡng hay chăm sóc bệnh bệnh nhân dài hạn.

Vào tháng Hai, Thượng nghị viên tiểu bang là Scott Wiener đã đưa ra dự luật có tên là SB219, “các cơ sở chăm sóc bệnh nhân dài hạn: quyền của bệnh nhân”và dự luật này mới được thông qua tại Thượng Viện California. Với sự đề nghị của ủy ban tư pháp trong quốc hội tiểu bang, các dân biểu hạ viện California sẽ xem xét dự luật này.

Nếu dự luật này được thông qua thì các nhân viên làm việc tại viện dưỡng lão hay nhà chăm sóc bệnh nhân dài hạn, có thể bị phạt đến $1.000 hay bị phạt tù tới một năm hay chịu cả hai hình phạt nếu không gọi bệnh nhân theo giống tính mà họ thích. Nói nôm ra là nếu một ông mà thích được gọi là bà hay ngược lại, nhân viên không gọi theo ý của họ thì sẽ bị phạt.

Ngoài việc bắt nhân viên phải gọi theo giống tính mà bệnh nhân muốn, cái luật này còn bắt cơ sở cho phép bệnh nhân dùng nhà tắm hay phòng vệ sinh theo ý họ thích, chứ không căn cứ vào giới tính sinh học, nghĩa là giới tính thực của họ. Đàn ông thích là đàn bà thì dùng nhà vệ sinh đàn bà và ngược lại. Thật là hết chỗ nói rồi.(!)

Ned Dolejsi, Giám đốc điều hành Hội Đồng Công Giáo California nói với đài EWTN rằng dự luật này nhằm tấn công vào các cơ sở tôn giáo và chất thêm gánh nặng trên họ bằng những quy định vốn dĩ đã quá nặng nề của nghành công nghiệp này.

Dự luật nhắm vào các cơ sở tôn giáo để họ phải chấp nhận việc xử dụng phòng tắm hay nhà vệ sinh căn cứ theo sự nhận dạng giới tính theo sở thích.

Dường như họ muốn giải quyết một khó khăn mà nó không có thực, vì không thấy có nhiều báo cáo trong việc phân biệt đối xử theo giới tính ở các viện dưỡng lão hay nhà chăm sóc bệnh nhân dài hạn của tiểu bang. Trong nhiều cách, dường như dự luật này muốn có một giải phát cho một vấn nạn lớn!

Vấn đề chúng ta quan tâm là đây có phải là một phần trong việc chuẩn bị cho một ý thức hệ lớn hơn không? Chúng ta có thấy ai bị đối xử tệ ở tiểu bang này chỉ vì giới tính của họ không? Chẳng qua là… quý vị muốn sửa chữa cái gì đó mà ngay cả quý vị cũng không hề biết nó có nhu cầu để sửa chữa không?

Greg Burt trong Ủy Ban Gia Đình California đã công khai chống lại dự luật SB219 vào tháng Bẩy, rằng luật này vi phạm quyền của nhân viên trong Tu Chính Án Thứ Nhất bằng cách bắt họ phải nói những ngôn từ mà họ không đồng ý. Burt đã chất vấn thành viên của ủy ban tư pháp rằng “Sao lại gọi là quyền tự do ngôn luận khi chính phủ bắt họ phải dùng một loại ngôn ngữ nhất định nào đó để gọi người khác? Ngôn ngữ bắt buộc thì không gọi là tư do ngôn luận được. Có thể nào chính phủ bắt một tờ báo phải dùng một loại ngôn từ nào đó mà ngay cả nó không có trong tự điển? Dĩ nhiên là không hay là nó sẽ sắp xảy ra chăng?

Burt lên án cái dự luật này là thiếu hiểu biết về những ngoại lệ cho các cơ sở tôn giáo.

“Những kẻ ủng hộ dự luật này nói rằng nếu bạn không đồng ý với tôi về quan điểm giới tính, thì bạn đang phân biệt đối xử chống lại tôi. Điều này không thể chấp nhận được. Không có tình yêu và không có sự tôn trọng lẫn nhau…. Cái có thể thực sự chấp nhận được là chấp nhận mọi người với những quan niệm khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng nhau và tôn trọng là một con đường hai chiều. Không thể là tôn trọng người khác khi đe dọa phạt người ta vì họ thực sự tin tưởng vào một điều họ tin khác với quan niệm của mình.

Dolejsi cho rằng có thể dự luật sẽ được thông qua trong tuần tới và sẽ chuyển đến văn phòng Thống Đốc. Vào thời điểm đó, Hội Đồng Công Giáo California sẽ vận động một sự phủ quyết vì gánh nặng mà dự luật sẽ chất lên các cơ sở tôn giáo chuyên về dưỡng lão và chăm sóc người bệnh dài hạn.

Chúng ta sẽ vận động thống đốc phủ quyết dự luật này căn cứ vào những quy định mà nó rất dễ làm tổn thương đối với các cơ sở tôn giáo về chăm sóc bệnh nhân mà lại không có trường hợp ngoại lệ. Những quy định của dự luật về những quyền bị xâm phạm sẽ làm cho rối bung lên những khó khăn vốn đã có sẵn trong nghành công nghiệp này.

Những nhân viên thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm đang là một khó khăn trong các nhà hưu dưỡng và chăm sóc dài hạn trên toàn quốc, nhất là các bệnh nhân thuộc thế hệ phát triển mạnh khoảng thời gian (1943-1960) mà nghành công nghiệp này đang cố gắng theo kịp.

Dolejsi nói rằng dự luật này bao quát và mơ hồ trong đó bao gồm cả luật đang thực thi là luật bắt buộc việc huấn luyện về nhận diện giới tính cho tất cả các nhân viên của tiểu bang. Đó là cách chúng tôi trải nghiệm ở California, cũng giống những dự luật, những quan tâm về những người đồng tính luyến ái (LGBT).

Dolejsi kêu gọi người Công Giáo lưu tâm đến những quy định luật phát và có thể liên lạc với các dân cử bằng điện thư, điện thoại để bày tỏ sự quan tâm của mình. Nếu có thể, cũng nên tham gia vào các buổi họp thành phố và đưa ra những điều chúng ta lo ngại.

“Chúng ta cần những điều luật thực tế và nếu thực sự có sự phân biệt đối xử, thì hãy cùng ngồi xuống để giải quyết, giúp mọi người xích lại gần nhau và giải quyết mọi việc trong tinh thần tôn trọng giá trị tôn giáo và kinh nghiệm của người khác.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiền Chủng viện Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng: Lễ Khai Giảng Niên Học 2017-2018
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:32 02/09/2017
Vào sáng thứ Bảy, ngày 02 tháng 9 năm 2017, Lễ Khai Giảng niên học mới 2017-2018 của Tiền Chủng viện Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã được tổ chức tại Hội trường Tòa Giám mục Lạng Sơn.

Lễ khai giảng được tổ chức ngay sau Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ nhân dịp giỗ 19 năm của ngài. Hiện diện trong lễ khai giảng có Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cha Tổng Đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, quý Cha trong Ban Giám đốc và Ban Đào luyện của Tiền Chủng viện, quý Cha trong Giáo phận cùng đông đảo quý Cố, quý tu sỹ, quý khách và bà con giáo dân.

Xem Hình

Tiền Chủng viện thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là tiếp nối Tiểu Chủng viện Têrêsa của Giáo phận, được tổ chức quy củ từ vài năm trở lại đây với các lớp ứng sinh, có chương trình đào luyện chi tiết và tương đối bài bản. Hoạt động của Tiền Chủng viện đã và đang dần đi vào ổn đinh, quy củ và theo định hướng chung của Ratio Hội đồng Giám mục Việt Nam về đào tạo ơn gọi Linh mục triều cho Giáo phận.

Năm học 2017-2018 này, Tiền Chủng viện có 20 chú ứng sinh, được tổ chức thành 3 lớp. Tiền Chủng viện hiện nay có cơ sở đặt tại một khu nhà riêng trong khuôn viên Tòa Giám mục Lạng Sơn. Đức cha Giuse đã tái bổ nhiệm cha Vinhsơn Nguyễn Văn Nghiêm làm Giám đốc Tiền Chủng viện, cùng với quý cha Phó Giám đốc, quý cha trong ban đào luyện để hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Nghiêm thay mặt cho gia đình Tiền Chủng viện nói lên lời tri ân Đức cha Giáo phận, quý Cha, quý tu sỹ, quý Hội đồng giáo xứ và quý khách cùng cộng đoàn, đã dành nhiều tâm huyết, sự quan tâm và đồng hành nâng đỡ Tiền Chủng viện. Ngài cũng khái quát về chương trình đào tạo trong năm học mới này của các lớp và của Tiền Chủng viện nói chung.

Tham dự lễ Khai giảng hôm nay, một vị đại diện phụ huynh của các tân ứng sinh cũng nói lên lời cảm ơn tới Gia đình Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, Đức cha Giuse, quý Cha và mọi người đã đón nhận các ứng sinh từ khắp các vùng miền trong cả nước, nên những người con và những mầm non ơn gọi để được đào tạo và dấn thân cho sứ vụ nơi miền đất truyền giáo này.

Các ứng sinh qua một anh em đại diện đã bày tỏ lòng biết ơn tới Giáo phận, cách riêng Đức cha Giuse khả kính, quý cha, quý thầy, quý tu sỹ và mọi người, đã luôn yêu thương nâng đỡ và dạy dỗ anh em về nhiều phương diện, để anh em lớn lên trong ơn gọi và trở nên người tông đồ tương lai cho Giáo phận.

Đặc biệt, Đức cha Giuse đã có bài huấn từ trong lễ Khai giảng niên học mới này. Trước hết, ngài bày tỏ sự cảm kích trước nhiệt tâm cộng tác của quý Cha cùng mọi thành phần Dân Chúa cho việc đào tạo ơn gọi linh mục và tu sỹ trong Giáo phận. Ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc đào tạo này. Chủng sinh và ứng sinh được ví như “con ngươi” của hiền phụ là Đức Giám mục trong Giáo phận, vì thế công cuộc đào tạo để trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước càng chiếm một vai trò quan trọng và rất cần thiết, làm nên tương lai của Giáo phận.

Tiếp tục bài huấn từ, Đức cha Giuse bày tỏ nỗi thao thức của ngài cùng với nhiệt tâm và lo lắng để Tiền Chủng viện hoạt động đi vào nề nếp, bài bản và theo đúng định hướng của Giáo hội. Ngài cũng mong mọi thành phần Dân Chúa, quý bậc phụ huynh và các ân nhân quảng đại đóng góp cách này cách khác cho Tiền Chủng viện nói riêng và công cuộc đào tạo ơn gọi linh mục tu sỹ của Giáo phận nói chung.

Đức cha Giuse cũng chia sẻ về chủ đề của Niên học mới này: “Để tất cả nên một”. Mong sao mỗi chúng ta hiện diện nơi đây sẽ làm nên một mái ấm gia đình thực sự, Gia đình Tiền Chủng viện trong đại Gia đình Giáo phận, đồng tâm hiệp ý trong việc cầu nguyện, trong việc đào tạo và nhất là trong sứ vụ loan báo Tin Mừng giữa bao thách đố của thời đại hôm nay.

Buổi khai giảng kết thúc với bài tốp ca “Hãy Theo Thầy” do anh em ứng sinh Tiền Chủng viện với sự điều khiển của cha Giám đốc Vinhsơn thể hiện. Sau đó cộng đoàn cùng hát lên bài ca kính Đức Mẹ, xin Mẹ đồng hành và chuyển cầu cho công việc của Giáo phận cũng như Tiền Chủng viện vừa khởi sự.

Buổi khai giảng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự. Đây cũng là niềm động viên tinh thần quý báu cho anh em ứng sinh khi bước vào niên học mới này, được đầy ơn Chúa trong sự yêu thương nâng đỡ của các Đấng bậc và mọi thành phần Dân Chúa.

Ban truyền thông Gp.Lạng Sơn Cao Bằng
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dominus vobiscum - Chúa ở cùng Anh Chị Em!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
07:23 02/09/2017
Mở đầu thánh lễ hay một nghi lễ phụng vụ, linh mục chủ tế dang đôi tay rộng ra hai bên hướng về phía tín hữu tham dự và nói: Dominus vobiscum - Chúa ở cùng Anh Chị Em.

Nếu Vị chủ tế thánh lễ, nghi lễ phụng vụ, là Đức Giáo Hoàng hay một vị Giám mục, các ngài sẽ nói: Pax vobiscum - Bình an của Chúa ở cùng Anh Chị Em!

Cộng đoàn tín hữu đáp lại: „Et cum spiritu tuo - Và ở cùng cha!“

Lời chào hay đúng hơn lời cầu chúc này có trong lễ nghi phụng vụ của Hội Thánh Công giáo Roma, Hội thánh bên Đông phương theo nghi lễ Byzantino, cũng như trong Hội thánh Tin lành Luthero.

Công thức lời chào cầu chúc này có lịch sử nguồn gốc nơi sách Kinh Thánh:

„ Và kìa ông Bô-át từ Bê-lem đến, nói với thợ gặt: "Xin ĐỨC CHÚA ở cùng các anh! " Họ nói: "Xin ĐỨC CHÚA giáng phúc cho ông!“ ( Ruth 2,4)

Thánh Phaolo viết thư chào cầu chúc môn đệ Timotheo: „Chúa ở cùng thần trí anh. Chúc anh em được ân sủng.“( 2 Timotheo 22)

Hơn nữa lời chào, lời cầu chúc này chính là lời thần thánh của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin chào đức mẹ Maria: „ Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng chị.“ ( Luca 1,28).

Lời chào, lời cầu chúc Dominus vobiscum - Chúa ở cùng Anh Chị Em! không là ngôn ngữ thần học khô khan cao siêu khó hiểu trong sách vở nghiên cứu. Nhưng là ngôn ngữ sống động dễ hiểu trong đời sống hằng ngày đi vào tâm hồn con người.

Lời chào, lời cầu chúc này loan báo Tin Mừng của Chúa cho con người: Thiên Chúa hằng luôn cùng đồng hành ở gần mọi người trong mọi hoàn cảnh!

Lời chào, lời cầu chúc đó có âm vang chiều sâu của tâm và trải rộng ra xa của tầm nhìn suy nghĩ.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long