Phụng Vụ - Mục Vụ
“Cha đang đợi con đây!”
Bụi Đời
10:02 03/09/2009
Công việc túi bụi hằng ngày khiến tôi hay “quên” đi xưng tội, nhất là vào những dịp lễ lớn.
Nhớ mùa Phục Sinh năm nào, đến ngày thứ 7 Tuần Thánh tôi mới có thời gian để “lọ mọ” đến “Xin cha cho con được xưng tội!”- “Giờ này anh mới đi xưng tội,mấy ngày trước sao không lo đi đi… Bây giờ tôi bận lắm…”. Sau câu nói ấy với với sự “ngúng nguẩy” bỏ đi của “cha trẻ” nọ, lòng tôi đầy ắp ngổn ngang:cha nói đúng đó, nhưng mà cũng có “cái gì đó” hơi... kỳ kỳ.
Mùa Phục Sinh này tôi lại đi xưng tội vào thứ 7 Tuần Thánh, cũng vào nhà thợ nọ.Tiến vào nhà xứ trong tâm trạng “biết thân biết phận”,tôi sợ sệt và “khúm núm”. Lần này tôi gặp một “cha già”.
-Thưa cha con xin lỗi vì đã đến trễ, con muốn được xưng tội…
-Cha… đang chờ con đây! Ngài ôn tồn.
Câu nói vừa rồi của “cha già” làm tôi xúc động biết dường nào. Hình ảnh - “đứa con hoang đàng” tôi và “hình ảnh người Cha ra đón đứa con đó”cha già - đã được sống lại ngay giữa đời thường, ngay giữa thời đại mà con người đã “quên” nhiều về sự chờ đợi không mệt mỏi,không phàn nàn của Vị Cha Già Trên Trời.
Tôi được “cha già” tha tội, khuyên nhủ tôi cố gắng đừng làm buồn lòng Chúa nữa, phải biết cảm ơn Chúa từng giờ, vì trong lúc tôi phạm tội tày đình, Chúa vẫn không “trừng phạt” tôi, Ngài lại còn luôn ngóng chờ, mời gọi tôi trở về và sẵn sàng tha thứ cho tôi.
Rời nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp) với nỗi lòng sung sướng biết dường nào. Vì tôi biết chắc ràng, tôi đã được “cha già” tha tội. Mà quan trọng hơn nữa, tôi “tin” là ở nơi đó, có một “cha già” luôn canh cánh bên lòng ngóng chờ những “đứa con hoang đàng” như tôi biết quay trở lại, để được “cha già” ân cần thốt lên “Cha đang đợi con đây!”.
Tôi muốn nhắc đến cha VVT. Nay ngài đã thuyên chuyển đến nhà thờ Tân Định - Sài Gòn.Và tôi tin chắc rằng, nơi đó ngài vẫn đang khắc khoải chờ tất cả những “tâm hồn tan nát” chạy đến với ngài với mong muốn được “chữa lành”, được giao hòa với Thiên Chúa.
Nhớ mùa Phục Sinh năm nào, đến ngày thứ 7 Tuần Thánh tôi mới có thời gian để “lọ mọ” đến “Xin cha cho con được xưng tội!”- “Giờ này anh mới đi xưng tội,mấy ngày trước sao không lo đi đi… Bây giờ tôi bận lắm…”. Sau câu nói ấy với với sự “ngúng nguẩy” bỏ đi của “cha trẻ” nọ, lòng tôi đầy ắp ngổn ngang:cha nói đúng đó, nhưng mà cũng có “cái gì đó” hơi... kỳ kỳ.
Mùa Phục Sinh này tôi lại đi xưng tội vào thứ 7 Tuần Thánh, cũng vào nhà thợ nọ.Tiến vào nhà xứ trong tâm trạng “biết thân biết phận”,tôi sợ sệt và “khúm núm”. Lần này tôi gặp một “cha già”.
-Thưa cha con xin lỗi vì đã đến trễ, con muốn được xưng tội…
-Cha… đang chờ con đây! Ngài ôn tồn.
Câu nói vừa rồi của “cha già” làm tôi xúc động biết dường nào. Hình ảnh - “đứa con hoang đàng” tôi và “hình ảnh người Cha ra đón đứa con đó”cha già - đã được sống lại ngay giữa đời thường, ngay giữa thời đại mà con người đã “quên” nhiều về sự chờ đợi không mệt mỏi,không phàn nàn của Vị Cha Già Trên Trời.
Tôi được “cha già” tha tội, khuyên nhủ tôi cố gắng đừng làm buồn lòng Chúa nữa, phải biết cảm ơn Chúa từng giờ, vì trong lúc tôi phạm tội tày đình, Chúa vẫn không “trừng phạt” tôi, Ngài lại còn luôn ngóng chờ, mời gọi tôi trở về và sẵn sàng tha thứ cho tôi.
Rời nhà thờ Hạnh Thông Tây (Gò Vấp) với nỗi lòng sung sướng biết dường nào. Vì tôi biết chắc ràng, tôi đã được “cha già” tha tội. Mà quan trọng hơn nữa, tôi “tin” là ở nơi đó, có một “cha già” luôn canh cánh bên lòng ngóng chờ những “đứa con hoang đàng” như tôi biết quay trở lại, để được “cha già” ân cần thốt lên “Cha đang đợi con đây!”.
Tôi muốn nhắc đến cha VVT. Nay ngài đã thuyên chuyển đến nhà thờ Tân Định - Sài Gòn.Và tôi tin chắc rằng, nơi đó ngài vẫn đang khắc khoải chờ tất cả những “tâm hồn tan nát” chạy đến với ngài với mong muốn được “chữa lành”, được giao hòa với Thiên Chúa.
Tổng giám mục khiêm nhu trung tín
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:45 03/09/2009
Đức Tổng Giám Mục Maurice Couture chào đời ngày 3-11-1926 tại Saint-Pierre-de-Broughton, nước Canada. Ngài thuộc dòng Thánh Vinh Sơn Phaolô và từng làm Bề Trên Tổng Quyền nhiệm kỳ đầu tiên 1976-1982. Năm 1982 Cha tái cử nhiệm kỳ 2. Nhưng cùng năm đó, Tòa Thánh chỉ định Cha làm Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Québec. Ngày 19-3-1990 Đức Cha được chỉ định làm Giám Mục chính tòa, chủ chăn của Tổng Giáo Phận Québec cho đến khi về hưu vào năm 2002.
Québec là một trong những Giáo Phận đông đảo nhất nước Canada với hơn 1 triệu tín hữu Công Giáo, tức chiếm đến 97% trên Tổng số dân thành phố. Tổng Giáo Phận phân chia thành 273 giáo xứ và có gần 1.100 Linh Mục triều và dòng đảm nhận công tác mục vụ.
Vừa lãnh trách nhiệm, Đức Cha Maurice Couture bắt tay ngay vào việc. Ước muốn đầu tiên của Đức Cha là làm sao hướng dẫn toàn cộng đoàn dân Chúa trong Tổng Giáo Phận - từ Linh Mục, phó tế vĩnh viễn đến tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân - đi vào cuộc sống hiệp nhất và hòa hợp, ăn khớp với nhau. Tuy nhiên, lý tưởng đâu có thể thực hiện một sớm một chiều! Cần nhiều kiên trì, đắn đo và thận trọng.
Nói thế không có nghĩa là vị Giám Mục thiếu hẳn sáng kiến mới mẻ. Trái lại, chỉ hơn ba năm sau khi nhậm chức, Đức Cha quyết định triệu tập Công Nghị Giáo Phận đầu tiên, diễn ra vào Mùa Xuân năm 1995.
Đối với Đức Cha Maurice Couture, nhiệm vụ chính yếu của vị Chủ Chăn Giáo Phận là xây dựng hiệp nhất. Ý thức rõ ràng trách vụ khó khăn ấy, Đức Cha
cố gắng khéo léo sử dụng các con bài có sẵn trong tay. Đức Cha thổ lộ:
- Điều chắc chắn là một mình, vị Giám Mục không thể điều động mọi lãnh vực, tiếp xúc với mọi tầng lớp của Giáo Phận. Cần phải nhìn nhận vai trò đặc thù của từng nhóm trong Giáo Hội để sử dụng đúng chỗ. Như thế, các tài năng, các ơn gọi khác nhau, khi nhìn nhận và sử dụng đúng đắn, sẽ bổ túc nhau cách tuyệt diệu. Chúng ta nên biết phân biệt danh tánh từng người để kết hiệp mọi người trong hành động.
Một điểm quan trọng khác của nhiệm vụ chủ chăn mà Đức Cha cố gắng chu toàn là quy định rõ ràng chỗ đứng của Linh Mục và giáo dân trong Giáo Phận. Không ai dẫm chân lên ai. Không ai tước đoạt của ai điều gì. Trái lại, các công tác và hoạt động được phân chia tùy theo ơn gọi mỗi người. Sự thành hình các Hội Đoàn trong mỗi giáo xứ là điểm vô cùng tích cực, giúp các Linh Mục chu toàn công tác mục vụ một cách hữu hiệu.
Đức Cha Maurice Couture làm việc rất quy củ và phương pháp. Giờ giấc minh định rõ ràng. Tuy nhiên ngài không cứng nhắc trong việc thi hành thời khóa biểu, và tình người luôn trổi vượt trên hết. Bất cứ ai cần gặp vào bất kỳ giờ giấc nào, Đức Cha vẫn sẵn sàng tiếp đón. Ngài dành ưu tiên cho người cần giúp đỡ. Ngay cả thân mẫu của ngài cũng chia sẻ trách nhiệm và có cùng tâm tình yêu thương tha nhân như ngài. Bà Cố sống trong khu phố không cách xa Tòa Giám Mục bao nhiêu. Đức Cha kể:
- Cứ mỗi lần tôi đến thăm Mẹ thì Mẹ thường xin tôi đến thăm người nào đó trong khu phố, hoặc đau yếu, hoặc cần được viếng thăm an ủi. Mẹ nói là Mẹ sẵn sàng đi, nhưng nếu tôi đi được thì hẳn sẽ tốt hơn nhiều!
Đối với Đức Cha thì những cuộc viếng thăm tín hữu trong Giáo Phận - đặc biệt bậc già cả và cô đơn - là chóp đỉnh một ngày hoạt động của vị Giám Mục chủ chăn.
Đối với nhiều tín hữu Công Giáo thuộc Tổng Giáo Phận Québec thì Công Nghị Giáo Phận diễn ra vào mùa xuân năm 1995 là thời điểm rất quan trọng. Riêng Đức Cha thì ngài đã nghĩ đến và chuẩn bị từ lâu. Ngài chiêu mộ tất cả thành phần trong Giáo Phận hăng hái tham dự, từ Linh Mục đến tu sĩ nam nữ, từ các cộng đoàn dòng tu và tu đoàn tông đồ đến các hội đoàn Công Giáo và toàn thể các họ đạo.
Đức Cha Maurice Couture từng viết trong tờ thông tin Tổng Giáo Phận Québec:
- Mong sao chúng ta tìm thấy phương thế mới mẻ để rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho thế giới hôm nay. Chúng ta cần phải sống trung tín hơn nữa với Lời Chúa. Niềm mong ước sâu xa nhất của tôi là làm sao cho Giáo Hội Công Giáo ở Tổng Giáo Phận Québec trở thành dấu chỉ hữu hình trong thế giới được THIÊN CHÚA biến đổi. Các mong đợi thật lớn lao và nhu cầu đổi mới cũng thật cấp bách!
... ”Vậy như anh chị em đã nhận Đức KITÔ GIÊSU làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh chị em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Hãy dựa vào Đức Tin mà anh chị em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Côlôxê 2,6-7).
(”Je Crois”, 5/1994, trang 20-22)
Québec là một trong những Giáo Phận đông đảo nhất nước Canada với hơn 1 triệu tín hữu Công Giáo, tức chiếm đến 97% trên Tổng số dân thành phố. Tổng Giáo Phận phân chia thành 273 giáo xứ và có gần 1.100 Linh Mục triều và dòng đảm nhận công tác mục vụ.
Vừa lãnh trách nhiệm, Đức Cha Maurice Couture bắt tay ngay vào việc. Ước muốn đầu tiên của Đức Cha là làm sao hướng dẫn toàn cộng đoàn dân Chúa trong Tổng Giáo Phận - từ Linh Mục, phó tế vĩnh viễn đến tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân - đi vào cuộc sống hiệp nhất và hòa hợp, ăn khớp với nhau. Tuy nhiên, lý tưởng đâu có thể thực hiện một sớm một chiều! Cần nhiều kiên trì, đắn đo và thận trọng.
Nói thế không có nghĩa là vị Giám Mục thiếu hẳn sáng kiến mới mẻ. Trái lại, chỉ hơn ba năm sau khi nhậm chức, Đức Cha quyết định triệu tập Công Nghị Giáo Phận đầu tiên, diễn ra vào Mùa Xuân năm 1995.
Đối với Đức Cha Maurice Couture, nhiệm vụ chính yếu của vị Chủ Chăn Giáo Phận là xây dựng hiệp nhất. Ý thức rõ ràng trách vụ khó khăn ấy, Đức Cha
cố gắng khéo léo sử dụng các con bài có sẵn trong tay. Đức Cha thổ lộ:
- Điều chắc chắn là một mình, vị Giám Mục không thể điều động mọi lãnh vực, tiếp xúc với mọi tầng lớp của Giáo Phận. Cần phải nhìn nhận vai trò đặc thù của từng nhóm trong Giáo Hội để sử dụng đúng chỗ. Như thế, các tài năng, các ơn gọi khác nhau, khi nhìn nhận và sử dụng đúng đắn, sẽ bổ túc nhau cách tuyệt diệu. Chúng ta nên biết phân biệt danh tánh từng người để kết hiệp mọi người trong hành động.
Một điểm quan trọng khác của nhiệm vụ chủ chăn mà Đức Cha cố gắng chu toàn là quy định rõ ràng chỗ đứng của Linh Mục và giáo dân trong Giáo Phận. Không ai dẫm chân lên ai. Không ai tước đoạt của ai điều gì. Trái lại, các công tác và hoạt động được phân chia tùy theo ơn gọi mỗi người. Sự thành hình các Hội Đoàn trong mỗi giáo xứ là điểm vô cùng tích cực, giúp các Linh Mục chu toàn công tác mục vụ một cách hữu hiệu.
Đức Cha Maurice Couture làm việc rất quy củ và phương pháp. Giờ giấc minh định rõ ràng. Tuy nhiên ngài không cứng nhắc trong việc thi hành thời khóa biểu, và tình người luôn trổi vượt trên hết. Bất cứ ai cần gặp vào bất kỳ giờ giấc nào, Đức Cha vẫn sẵn sàng tiếp đón. Ngài dành ưu tiên cho người cần giúp đỡ. Ngay cả thân mẫu của ngài cũng chia sẻ trách nhiệm và có cùng tâm tình yêu thương tha nhân như ngài. Bà Cố sống trong khu phố không cách xa Tòa Giám Mục bao nhiêu. Đức Cha kể:
- Cứ mỗi lần tôi đến thăm Mẹ thì Mẹ thường xin tôi đến thăm người nào đó trong khu phố, hoặc đau yếu, hoặc cần được viếng thăm an ủi. Mẹ nói là Mẹ sẵn sàng đi, nhưng nếu tôi đi được thì hẳn sẽ tốt hơn nhiều!
Đối với Đức Cha thì những cuộc viếng thăm tín hữu trong Giáo Phận - đặc biệt bậc già cả và cô đơn - là chóp đỉnh một ngày hoạt động của vị Giám Mục chủ chăn.
Đối với nhiều tín hữu Công Giáo thuộc Tổng Giáo Phận Québec thì Công Nghị Giáo Phận diễn ra vào mùa xuân năm 1995 là thời điểm rất quan trọng. Riêng Đức Cha thì ngài đã nghĩ đến và chuẩn bị từ lâu. Ngài chiêu mộ tất cả thành phần trong Giáo Phận hăng hái tham dự, từ Linh Mục đến tu sĩ nam nữ, từ các cộng đoàn dòng tu và tu đoàn tông đồ đến các hội đoàn Công Giáo và toàn thể các họ đạo.
Đức Cha Maurice Couture từng viết trong tờ thông tin Tổng Giáo Phận Québec:
- Mong sao chúng ta tìm thấy phương thế mới mẻ để rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho thế giới hôm nay. Chúng ta cần phải sống trung tín hơn nữa với Lời Chúa. Niềm mong ước sâu xa nhất của tôi là làm sao cho Giáo Hội Công Giáo ở Tổng Giáo Phận Québec trở thành dấu chỉ hữu hình trong thế giới được THIÊN CHÚA biến đổi. Các mong đợi thật lớn lao và nhu cầu đổi mới cũng thật cấp bách!
... ”Vậy như anh chị em đã nhận Đức KITÔ GIÊSU làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh chị em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Hãy dựa vào Đức Tin mà anh chị em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ” (Côlôxê 2,6-7).
(”Je Crois”, 5/1994, trang 20-22)
Không được phép đùa chơi với cuộc đời
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:48 03/09/2009
Vị tôi tớ Chúa, Đức Cha Guglielmo Giaquinta (1914-1994) từng là giám mục Tivoli, thuộc vùng phụ cận thủ đô Roma và là nhà thần học.
Năm 1947, lúc còn là Cha Sở ở Roma, Cha Guglielmo Giaquinta thành lập Phong Trào ”Pro Sanctitate - Nên Thánh Đại Đồng”. Sau đây là chứng từ của bà Maria Santarelli - người Ý - và là thành viên của Phong Trào, về Đức Tin và niềm Hy Vọng Công Giáo trong cuộc sống thánh hóa thường nhật.
Có một nhân đức trong Kitô Giáo có lẽ được ưa chuộng nhiều nhất; một nhân đức chắc chắn mở rộng con tim và thật sự nhân bản: đó là nhân đức Hy Vọng.
Con tim có khả năng hy vọng là con tim biết yêu thương và biết hưởng nếm những gì thuộc về chân-thiện-mỹ. Và khi con tim rộng mở cho hy vọng thì có nghĩa là nó sẵn sàng gặp gỡ THIÊN CHÚA, gặp gỡ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng nhập thể làm người để trao ban cho con người niềm Hy Vọng. Hy Vọng đích thật chứ không phải thứ hy vọng hão huyền giả trá của thế gian trao tặng.
Riêng tôi, tôi xác tín mình được Đức Chúa GIÊSU KITÔ chiếm hữu. Vì thế niềm hy vọng trong tôi biến thành niềm vui. Tôi biết rõ Đức Chúa GIÊSU yêu tôi cũng như Ngài yêu thương hết mọi người. Với từng người THIÊN CHÚA kêu mời sống thánh thiện và trong Ngài, tất cả chúng ta là anh chị em với nhau.
Khi nhìn vào xã hội ngày nay, tôi ý thức sâu xa rằng quả thật xã hội chúng ta rất cần niềm Hy Vọng Kitô. Từ lúc còn là thiếu nữ, tôi có thói quen tham dự các buổi tĩnh tâm và các kỳ cấm phòng. Tôi nhớ rõ trong một lần tĩnh tâm, Đức Cha Salvatore Boccaccio (1938-2008) nói với chúng tôi:
- Nếu bạn lâm vào một tình trạng khốn khó thì đừng bao giờ nói rằng: ”Lạy Chúa, sao Chúa lại đặt con vào tình huống khó xử này?”, trái lại, nên thân thưa cùng THIÊN CHÚA rằng: ”Con cám ơn Chúa vì Chúa đặt con vào trạng huống này, vào môi trường này, với những anh chị em này, bởi vì nhờ thế mà con có thể nói, làm, hành động, mang Tình Yêu và xây dựng hòa bình, như chính Chúa nói, làm và hành động trong những hoàn cảnh tương tự”.
Lời nhắn nhủ của Đức Cha Boccaccio giúp tôi hiểu rằng nếu sống như vậy tức là tôi sống đúng khía cạnh đặc thù của một tín hữu Công Giáo.
THIÊN CHÚA mời gọi tôi cộng tác với Ngài để đưa anh chị em tôi về với Chúa, bằng cách gieo rắc niềm Hy Vọng Kitô. Trong xã hội ngày nay, khi con người cảm thấy luôn sống trong bất ổn bất an thì cần giúp con người tìm lại sự tin tưởng. Khi một tín hữu Công Giáo luôn hướng đến tình huynh đệ và cố gắng sống thánh thiện thì cuộc sống hiện tại xây nền cho cuộc sống vĩnh cửu.
Tôi thường nghe nhiều người than thở: ”Cuộc sống sao quá cô đơn!” Sự cô đơn đúng là một trong những vấn đề thật trầm trọng trong các xã hội Tây Phương tân tiến giàu sang vật chất nhưng lại thiếu thốn chiều kích tâm linh. Con người ngày nay cô đơn vì tự thỏa mãn chính mình nhưng quên bẵng THIÊN CHÚA cũng không quan tâm đến tha nhân. Chính tình bác ái huynh đệ đưa con người lại gần nhau và gặp gỡ THIÊN CHÚA. Khi gặp được THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Lành thì cùng lúc con người cũng nhận được niềm Hy Vọng Kitô.
Với tư cách là tín hữu Công Giáo, chúng ta không được phép đùa chơi với cuộc đời. Trái lại, phải dấn thân sống tinh thần Tin Mừng ngay trong các thực tại thường ngày. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi người, không trừ ai. Và niềm Hy Vọng Kitô chính là thế. Nghĩa là, cuộc đời mang một ý nghĩa không phải do những gì thực hiện được, cho bằng là do cách thức chúng ta biết yêu thương như thế nào. Nhất là, cuộc sống càng ý nghĩa hơn nếu biết luôn kết hiệp mật thiết với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ nhân loại. Tín hữu Công Giáo luôn luôn dâng hiến cho Ngài mọi niềm vui, vạn nỗi sầu cùng tình yêu thương. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ hoàn thành tất cả theo đúng thánh ý của Ngài.
Trong hành trình tiến bước trên con đường nên thánh giữa đời, tín hữu Công Giáo không đơn độc. Trái lại, chúng ta có Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Đức Mẹ chính là Vị Bảo Trợ Dịu Hiền. Chính Đức Mẹ MARIA tiếp nhận chúng ta vào vòng tay dấu ái của Đức Mẹ và kéo chúng ta nép vào Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ. Trong vòng tay Đức Mẹ, dưới áo choàng của Đức Mẹ, chúng ta sẽ được nhắc nhở rằng Tất Cả là anh chị em với nhau. Nơi Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, chúng ta tín thác niềm Hy Vọng sâu xa kín ẩn nhất của mỗi người.
... ”Anh chị em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh chị em trong ngày Đức Chúa GIÊSU KITÔ tỏ hiện. Như những người con biết vâng phục, anh chị em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh chị em còn mê muội. Anh chị em hãy sống thánh thiện, trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh chị em, vì có lời Kinh Thánh chép: ”Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (1Phêrô 1,13-16).
(”Il Massimalismo Apostolico”, Rivista dello Movimento Pro Sanctitate, Anno XXII, n.128, Novembre-Dicembre 2008, trang 26-29)
Năm 1947, lúc còn là Cha Sở ở Roma, Cha Guglielmo Giaquinta thành lập Phong Trào ”Pro Sanctitate - Nên Thánh Đại Đồng”. Sau đây là chứng từ của bà Maria Santarelli - người Ý - và là thành viên của Phong Trào, về Đức Tin và niềm Hy Vọng Công Giáo trong cuộc sống thánh hóa thường nhật.
Có một nhân đức trong Kitô Giáo có lẽ được ưa chuộng nhiều nhất; một nhân đức chắc chắn mở rộng con tim và thật sự nhân bản: đó là nhân đức Hy Vọng.
Con tim có khả năng hy vọng là con tim biết yêu thương và biết hưởng nếm những gì thuộc về chân-thiện-mỹ. Và khi con tim rộng mở cho hy vọng thì có nghĩa là nó sẵn sàng gặp gỡ THIÊN CHÚA, gặp gỡ Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng nhập thể làm người để trao ban cho con người niềm Hy Vọng. Hy Vọng đích thật chứ không phải thứ hy vọng hão huyền giả trá của thế gian trao tặng.
Riêng tôi, tôi xác tín mình được Đức Chúa GIÊSU KITÔ chiếm hữu. Vì thế niềm hy vọng trong tôi biến thành niềm vui. Tôi biết rõ Đức Chúa GIÊSU yêu tôi cũng như Ngài yêu thương hết mọi người. Với từng người THIÊN CHÚA kêu mời sống thánh thiện và trong Ngài, tất cả chúng ta là anh chị em với nhau.
Khi nhìn vào xã hội ngày nay, tôi ý thức sâu xa rằng quả thật xã hội chúng ta rất cần niềm Hy Vọng Kitô. Từ lúc còn là thiếu nữ, tôi có thói quen tham dự các buổi tĩnh tâm và các kỳ cấm phòng. Tôi nhớ rõ trong một lần tĩnh tâm, Đức Cha Salvatore Boccaccio (1938-2008) nói với chúng tôi:
- Nếu bạn lâm vào một tình trạng khốn khó thì đừng bao giờ nói rằng: ”Lạy Chúa, sao Chúa lại đặt con vào tình huống khó xử này?”, trái lại, nên thân thưa cùng THIÊN CHÚA rằng: ”Con cám ơn Chúa vì Chúa đặt con vào trạng huống này, vào môi trường này, với những anh chị em này, bởi vì nhờ thế mà con có thể nói, làm, hành động, mang Tình Yêu và xây dựng hòa bình, như chính Chúa nói, làm và hành động trong những hoàn cảnh tương tự”.
Lời nhắn nhủ của Đức Cha Boccaccio giúp tôi hiểu rằng nếu sống như vậy tức là tôi sống đúng khía cạnh đặc thù của một tín hữu Công Giáo.
THIÊN CHÚA mời gọi tôi cộng tác với Ngài để đưa anh chị em tôi về với Chúa, bằng cách gieo rắc niềm Hy Vọng Kitô. Trong xã hội ngày nay, khi con người cảm thấy luôn sống trong bất ổn bất an thì cần giúp con người tìm lại sự tin tưởng. Khi một tín hữu Công Giáo luôn hướng đến tình huynh đệ và cố gắng sống thánh thiện thì cuộc sống hiện tại xây nền cho cuộc sống vĩnh cửu.
Tôi thường nghe nhiều người than thở: ”Cuộc sống sao quá cô đơn!” Sự cô đơn đúng là một trong những vấn đề thật trầm trọng trong các xã hội Tây Phương tân tiến giàu sang vật chất nhưng lại thiếu thốn chiều kích tâm linh. Con người ngày nay cô đơn vì tự thỏa mãn chính mình nhưng quên bẵng THIÊN CHÚA cũng không quan tâm đến tha nhân. Chính tình bác ái huynh đệ đưa con người lại gần nhau và gặp gỡ THIÊN CHÚA. Khi gặp được THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Lành thì cùng lúc con người cũng nhận được niềm Hy Vọng Kitô.
Với tư cách là tín hữu Công Giáo, chúng ta không được phép đùa chơi với cuộc đời. Trái lại, phải dấn thân sống tinh thần Tin Mừng ngay trong các thực tại thường ngày. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi người, không trừ ai. Và niềm Hy Vọng Kitô chính là thế. Nghĩa là, cuộc đời mang một ý nghĩa không phải do những gì thực hiện được, cho bằng là do cách thức chúng ta biết yêu thương như thế nào. Nhất là, cuộc sống càng ý nghĩa hơn nếu biết luôn kết hiệp mật thiết với Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ nhân loại. Tín hữu Công Giáo luôn luôn dâng hiến cho Ngài mọi niềm vui, vạn nỗi sầu cùng tình yêu thương. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ sẽ hoàn thành tất cả theo đúng thánh ý của Ngài.
Trong hành trình tiến bước trên con đường nên thánh giữa đời, tín hữu Công Giáo không đơn độc. Trái lại, chúng ta có Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc. Đức Mẹ chính là Vị Bảo Trợ Dịu Hiền. Chính Đức Mẹ MARIA tiếp nhận chúng ta vào vòng tay dấu ái của Đức Mẹ và kéo chúng ta nép vào Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ. Trong vòng tay Đức Mẹ, dưới áo choàng của Đức Mẹ, chúng ta sẽ được nhắc nhở rằng Tất Cả là anh chị em với nhau. Nơi Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, chúng ta tín thác niềm Hy Vọng sâu xa kín ẩn nhất của mỗi người.
... ”Anh chị em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh chị em trong ngày Đức Chúa GIÊSU KITÔ tỏ hiện. Như những người con biết vâng phục, anh chị em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh chị em còn mê muội. Anh chị em hãy sống thánh thiện, trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh chị em, vì có lời Kinh Thánh chép: ”Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh” (1Phêrô 1,13-16).
(”Il Massimalismo Apostolico”, Rivista dello Movimento Pro Sanctitate, Anno XXII, n.128, Novembre-Dicembre 2008, trang 26-29)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 03/09/2009
HOA HỒNG VÀ MÙA XUÂN
Hoa hồng nói:
- “Tôi chỉ có hoa vào mùa xuân”.
Mùa xuân nói:
- “Mỗi ngày tôi nở hoa đều là mùa xuân”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Hoa nở đúng mùa thì đúng rồi, chỉ sợ đúng mùa mà hoa không nở thì “hẻo” luôn, và nếu có hoa nào mỗi ngày đều nở, và mỗi ngày đều là mùa xuân thì đúng là lếu láo.
Vậy mà hoa nở mỗi ngày, và, mỗi ngày đều là mùa xuân thì có thật đấy, mỗi lần bạn thấy một cô gái đẹp cười, bạn sẽ nói: chà, nụ cười đẹp như hoa, hay là, cười tươi như hoa… Bạn thấy ai mặt mày tươi vui hớn hở thì nói: mặt tươi như mùa xuân…
Vậy thì chúng ta –những người Ki-tô hữu- mỗi người phải là hoa, phải là mùa xuân, để chúng ta đem nụ cười tươi như hoa, mặt mày rạng rỡ tươi cười như mùa xuân tặng cho đời cho người, như thế không phải là chúng ta làm cho bộ mặt thế gian này thêm đẹp hay sao, để những người bất hạnh biết cười trong đau khổ, để những người nghèo biết cười trong nhọc nhằn, để những người kiêu ngạo biết cười trong khiêm tốn sửa mình.v.v...
Mỗi người là một cánh hoa đem lại mùa xuân cho mọi người.
Đúng là một bức tranh đẹp tuyệt vời !
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hoa hồng nói:
- “Tôi chỉ có hoa vào mùa xuân”.
Mùa xuân nói:
- “Mỗi ngày tôi nở hoa đều là mùa xuân”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Hoa nở đúng mùa thì đúng rồi, chỉ sợ đúng mùa mà hoa không nở thì “hẻo” luôn, và nếu có hoa nào mỗi ngày đều nở, và mỗi ngày đều là mùa xuân thì đúng là lếu láo.
Vậy mà hoa nở mỗi ngày, và, mỗi ngày đều là mùa xuân thì có thật đấy, mỗi lần bạn thấy một cô gái đẹp cười, bạn sẽ nói: chà, nụ cười đẹp như hoa, hay là, cười tươi như hoa… Bạn thấy ai mặt mày tươi vui hớn hở thì nói: mặt tươi như mùa xuân…
Vậy thì chúng ta –những người Ki-tô hữu- mỗi người phải là hoa, phải là mùa xuân, để chúng ta đem nụ cười tươi như hoa, mặt mày rạng rỡ tươi cười như mùa xuân tặng cho đời cho người, như thế không phải là chúng ta làm cho bộ mặt thế gian này thêm đẹp hay sao, để những người bất hạnh biết cười trong đau khổ, để những người nghèo biết cười trong nhọc nhằn, để những người kiêu ngạo biết cười trong khiêm tốn sửa mình.v.v...
Mỗi người là một cánh hoa đem lại mùa xuân cho mọi người.
Đúng là một bức tranh đẹp tuyệt vời !
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:51 03/09/2009
N2T |
45. Chỉ có khi chúng ta bày tỏ đức hạnh và khiêm nhường cách trác tuyệt, thì trong mắt Thiên Chúa chúng ta mới được coi trọng.
(Thánh Benedict)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:53 03/09/2009
N2T |
217. Nếu bạn thành thật với chính mình, tích lũy qua nhiều năm tháng, thì không thể không trung tín với người khác.
Cảm Nghiệm Sống 90 - Bàn Tiệc Lời Chúa & Minh Thánh Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
21:32 03/09/2009
Cảm nghiệm Sống # 90
BỮA TIỆC LỜI CHÚA VÀ MÌNH THÁNH CHÚA
-----lclclc-----
Tai là cơ quan dùng để nghe, còn Lưỡi là cơ quan có nhiều công dụng như để nói, nếm, ăn, nhai, và nuốt. Bài Phúc Âm CN23TN/B: “Người ta đem đến cho Chúa Giêsu chữa cho một người vừa điếc vừa ngọng, Người chữa bằng cách đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng và bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước lên trời, rên một tiếng và nói: E-pha-tha, nghĩa là hãy mở ra! Lập tức tai anh mở ra, lưỡi anh hết buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (Mc 7, 32-35)
Ngày nay, Giáo hội kêu gọi mọi Tín hữu đến tham dự bữa tiệc Lời Chuá trong Thánh Lễ để biết nghe, nhai và nuốt Lời Ban Sự Sống và Mình Máu Thánh Đức Kitô trong Thánh Thần của Ngài, là để tôi lắng nghe bằng cái của con tim, và ăn bằng cái lưỡi của tâm linh...
Trong bữa tiệc này, tôi sẽ không còn câm điếc. Vì tâm hồn có:
1- Sự Hiệp nhất: Khi mọi người cùng tham dự Thánh Lể, cùng ca hát, cầu nguyện, lắng nghe Lời chúa, và cùng tham dự bẻ Bánh là Cộng đoàn được nuôi dưỡng, gặp gỡ chính Đức Giêsu, để trò truyện thân mật với Ngài, vì Ngài muốn tâm sự với tôi như một người bạn.
2- Quà Chia sẻ: Thiên Chúa đến để chia sẻ, bao bọc tôi như người tình và Ngài muốn tôi sau khi đã lãnh nhận, hãy mang món quà này, chia sẻ cho tha nhân mà tôi đang gặp gỡ hàng ngày, như Lời Chúa dạy: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”.(Lc 22, 19)
3- Bữa cơm chung: Tinh thần Văn hoá Việt nam là mái ấm gia đình, bữa ăn chung đây như là Giáo hội tại gia, để nuôi dưỡng mọi người bằng bánh Hằng Sống là Lời Chúa Giêsu, khi gia đình cùng cầu nguyện chung, để cùng chia sẻ, tha thứ, quên mình cho nhau.
4- Chia tấm bánh: Nói lên hai việc quan trọng, một là liên kết mật thiết với Chúa Giêsu, hai là sự kết hợp mọi người trong Gia đình, Cộng đoàn như là một tấm bánh bẻ ra cho nhau cùng ăn. Việc làm này nói lên sự hoà hợp, chăm sóc và giúp đỡ người nghèo khổ.
5- Sống yêu thương: Tình thương này của Chúa Giêsu trong Thánh Thể: Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. (Lc 22, 19) nói cho tôi thấy cách sống hy sinh cho tha nhân rất cần thiết, để có sự hiệp nhất và hoà bình thật sự, khi tôi đi tham dự lễ Bẻ Bánh là Thánh Thể.
6- Bánh Bởi Trời: Khi tôi cùng cử hành bẻ Bánh, thánh Phaolô đã quả quyết về Bánh Sự sống, Bánh Bởi Trời như sau: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ một tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1Cor 10, 17)
7- Đại Gia Đình: Khi cùng bẻ Bánh, tôi sẽ không còn kỳ thị, chia rẽ giai cấp, giầu nghèo, văn hoá, tôn giáo...Vì tôi đã được nuôi dưỡng bằng Bánh Sự Sống là Lời Chúa và Thánh Thể là Thần Khí của Đức Giêsu, là Bánh Bởi Trời, nên tôi cùng nhau xây dựng hiệp thông trong một đaị gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và Hội Thánh.
8- Sống Lời Chúa: Mọi ngươi được ăn uống Lời Chúa và Mình Chúa sẽ giúp tôi biết chia sẻ cho anh em với cả một tấm lòng, như Mẹ Maria thì…suy đi nghĩ lại và đem ra thi hành (Lc 2, 19). Làm cho tôi muốn là một tấm bẻ ra cho mọi người trong xã hội hôm nay.
9- Các Nhóm Nhỏ: Nếu mọi người biết lắng nghe và chia sẻ, thực hành thì Lời Chúa sẽ tự động bật sáng lên thành các Nhóm Nhỏ, là Cộng đoàn chứng tá ở khắp mọi nơi, để Lời Chân Lý được vang vọng đến mọi tâm hồn Tín hữu, giầu nghèo nhờ việc bẻ Bánh này..
10- Hàng Giáo sĩ: a/ Có một trách nhiệm lớn lao trong các Cộng đoàn, để Lời Chúa và Mình Chúa trở thành một của ăn cấp bách cho mọi tâm hồn, hầu biến đổi mình và họ trong mọi tư tưởng, lời nói, và hành động, không còn câm điếc trước Lời Chân lý của Chúa nữa.
b/ Có nhiệm vụ giúp mọi Tín hữu “biết ra đi” và “biết lên đường” một cách mạnh dạn để đem Bánh Sự Sống này, Tin Mừng này đến cho mọi người giáo, lương, như lời chúc bình an cuối Thánh Lễ: “Lễ đã xong, chúc anh chị em “Đi Bình an” hay “Lên Đường Bình an”. (The Mass is ended, Go in Peace to love and Serve the Lord).
11- Niềm Hy Vọng: Mọi Tín hữu được đi trong ánh sáng Lời Chúa, và Bánh Sự sống, nên tinh thần họ không còn câm điếc, dễ nhìn ra và lắng nghe những nhu cầu của người khác. Hai món quà này giúp tôi mở rộng tâm hồn, như là một Thánh Lễ nối dài, trải lòng mình ra để tiềp rước anh em đồng loại, túng nghèo đang cần đến tôi.
* Lạy Chúa Giêsu! Xin chữa lành thể xác và tâm hồn con hết bị điếc và ngọng, để con nghe, nói rõ và thi hành Lời Chúa trong các Thánh lễ. Cho con là tấm Bánh bẻ ra cho mọi người trong gia đình trước những đổ vỡ, chia ly, bất đồng hiện tại. Biết chia sẻ cho những người nghèo, kẻ bị áp bức, bỏ rơi trong xã hội, và kiên trì theo Chúa trước mọi suy thoái kinh tế, thiên tai, khủng bố hiện nay.
* Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen !!!
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
BỮA TIỆC LỜI CHÚA VÀ MÌNH THÁNH CHÚA
-----lclclc-----
Tai là cơ quan dùng để nghe, còn Lưỡi là cơ quan có nhiều công dụng như để nói, nếm, ăn, nhai, và nuốt. Bài Phúc Âm CN23TN/B: “Người ta đem đến cho Chúa Giêsu chữa cho một người vừa điếc vừa ngọng, Người chữa bằng cách đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng và bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước lên trời, rên một tiếng và nói: E-pha-tha, nghĩa là hãy mở ra! Lập tức tai anh mở ra, lưỡi anh hết buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (Mc 7, 32-35)
Ngày nay, Giáo hội kêu gọi mọi Tín hữu đến tham dự bữa tiệc Lời Chuá trong Thánh Lễ để biết nghe, nhai và nuốt Lời Ban Sự Sống và Mình Máu Thánh Đức Kitô trong Thánh Thần của Ngài, là để tôi lắng nghe bằng cái của con tim, và ăn bằng cái lưỡi của tâm linh...
Trong bữa tiệc này, tôi sẽ không còn câm điếc. Vì tâm hồn có:
1- Sự Hiệp nhất: Khi mọi người cùng tham dự Thánh Lể, cùng ca hát, cầu nguyện, lắng nghe Lời chúa, và cùng tham dự bẻ Bánh là Cộng đoàn được nuôi dưỡng, gặp gỡ chính Đức Giêsu, để trò truyện thân mật với Ngài, vì Ngài muốn tâm sự với tôi như một người bạn.
2- Quà Chia sẻ: Thiên Chúa đến để chia sẻ, bao bọc tôi như người tình và Ngài muốn tôi sau khi đã lãnh nhận, hãy mang món quà này, chia sẻ cho tha nhân mà tôi đang gặp gỡ hàng ngày, như Lời Chúa dạy: “Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”.(Lc 22, 19)
3- Bữa cơm chung: Tinh thần Văn hoá Việt nam là mái ấm gia đình, bữa ăn chung đây như là Giáo hội tại gia, để nuôi dưỡng mọi người bằng bánh Hằng Sống là Lời Chúa Giêsu, khi gia đình cùng cầu nguyện chung, để cùng chia sẻ, tha thứ, quên mình cho nhau.
4- Chia tấm bánh: Nói lên hai việc quan trọng, một là liên kết mật thiết với Chúa Giêsu, hai là sự kết hợp mọi người trong Gia đình, Cộng đoàn như là một tấm bánh bẻ ra cho nhau cùng ăn. Việc làm này nói lên sự hoà hợp, chăm sóc và giúp đỡ người nghèo khổ.
5- Sống yêu thương: Tình thương này của Chúa Giêsu trong Thánh Thể: Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. (Lc 22, 19) nói cho tôi thấy cách sống hy sinh cho tha nhân rất cần thiết, để có sự hiệp nhất và hoà bình thật sự, khi tôi đi tham dự lễ Bẻ Bánh là Thánh Thể.
6- Bánh Bởi Trời: Khi tôi cùng cử hành bẻ Bánh, thánh Phaolô đã quả quyết về Bánh Sự sống, Bánh Bởi Trời như sau: “Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ một tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1Cor 10, 17)
7- Đại Gia Đình: Khi cùng bẻ Bánh, tôi sẽ không còn kỳ thị, chia rẽ giai cấp, giầu nghèo, văn hoá, tôn giáo...Vì tôi đã được nuôi dưỡng bằng Bánh Sự Sống là Lời Chúa và Thánh Thể là Thần Khí của Đức Giêsu, là Bánh Bởi Trời, nên tôi cùng nhau xây dựng hiệp thông trong một đaị gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và Hội Thánh.
8- Sống Lời Chúa: Mọi ngươi được ăn uống Lời Chúa và Mình Chúa sẽ giúp tôi biết chia sẻ cho anh em với cả một tấm lòng, như Mẹ Maria thì…suy đi nghĩ lại và đem ra thi hành (Lc 2, 19). Làm cho tôi muốn là một tấm bẻ ra cho mọi người trong xã hội hôm nay.
9- Các Nhóm Nhỏ: Nếu mọi người biết lắng nghe và chia sẻ, thực hành thì Lời Chúa sẽ tự động bật sáng lên thành các Nhóm Nhỏ, là Cộng đoàn chứng tá ở khắp mọi nơi, để Lời Chân Lý được vang vọng đến mọi tâm hồn Tín hữu, giầu nghèo nhờ việc bẻ Bánh này..
10- Hàng Giáo sĩ: a/ Có một trách nhiệm lớn lao trong các Cộng đoàn, để Lời Chúa và Mình Chúa trở thành một của ăn cấp bách cho mọi tâm hồn, hầu biến đổi mình và họ trong mọi tư tưởng, lời nói, và hành động, không còn câm điếc trước Lời Chân lý của Chúa nữa.
b/ Có nhiệm vụ giúp mọi Tín hữu “biết ra đi” và “biết lên đường” một cách mạnh dạn để đem Bánh Sự Sống này, Tin Mừng này đến cho mọi người giáo, lương, như lời chúc bình an cuối Thánh Lễ: “Lễ đã xong, chúc anh chị em “Đi Bình an” hay “Lên Đường Bình an”. (The Mass is ended, Go in Peace to love and Serve the Lord).
11- Niềm Hy Vọng: Mọi Tín hữu được đi trong ánh sáng Lời Chúa, và Bánh Sự sống, nên tinh thần họ không còn câm điếc, dễ nhìn ra và lắng nghe những nhu cầu của người khác. Hai món quà này giúp tôi mở rộng tâm hồn, như là một Thánh Lễ nối dài, trải lòng mình ra để tiềp rước anh em đồng loại, túng nghèo đang cần đến tôi.
* Lạy Chúa Giêsu! Xin chữa lành thể xác và tâm hồn con hết bị điếc và ngọng, để con nghe, nói rõ và thi hành Lời Chúa trong các Thánh lễ. Cho con là tấm Bánh bẻ ra cho mọi người trong gia đình trước những đổ vỡ, chia ly, bất đồng hiện tại. Biết chia sẻ cho những người nghèo, kẻ bị áp bức, bỏ rơi trong xã hội, và kiên trì theo Chúa trước mọi suy thoái kinh tế, thiên tai, khủng bố hiện nay.
* Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen !!!
Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Ngày Lao động của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ
Phụng Nghi
07:15 03/09/2009
WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Các giám mục Hoa kỳ trong thông điệp về Ngày Lao động đã nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì niềm hy vọng và nguyện cầu cho những người mất công ăn việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Nội dung đó được khẳng định trong thông điệp “Giá trị của Việc làm; Phẩm giá của Con người” mới được phổ biến ngày hôm qua với chữ ký của Giám mục William Murphy thuộc Rockville Centre, New York.
Giám mục William Murphy hiện là chủ tịch Uỷ ban Công lý và Phát trỉển Nhân vị thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ. Thông điệp nói trên cho biết rằng ngày Lao động là thời gian mừng “giá trị và phẩm cách của công việc làm, sự đóng góp và những quyền lợi của người lao động Mỹ.”
Hiện nay “chúng ta đang phải đối diện với những vấn đề thử thách”, như cuộc suy thoái kinh tế chẳng hạn.
Dầu vậy, “chúng ta vẫn đặt niềm tin không thay đổi vào các giá trị đã thành hình nên quốc gia và tiếp tục cam kết cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề khó khăn, cùng xây dựng trên sức mạnh đã tạo thành nên dân tộc chúng ta.”
Ngài nhấn mạnh đến tông thư "Caritas in Veritate" của Đức giáo hoàng Benedict, lấy đó làm điểm quy chiếu lớn cho tất cả mọi người khi chúng ta cảm tạ Chúa vì ý nghĩa mà Người phú bẩm cho công việc cần lao, đó là phản ảnh phẩm giá của mỗi người lao động, người cùng cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo nơi thế giới cần đến nỗ lực của con người này.”
Bước tiến tích cực
Giám mục Murphy nhấn mạnh đến một “bước tiến tích cực” do Hội đồng Giám mục Hoa kỳ thực hiện đối với các công nhân, đưa tới bản tuyên bố nhan đề “Tôn trọng Quyền lợi chính đáng của người Lao động: Bản hướng dẫn và những chọn lựa cho các tổ chức Y tế và Nghiệp đoàn Công giáo.”
Dự án này đưa tới kết quả là “đặt ra một hệ thống các nguyên tắc, quá trình và chỉ dẫn nhằm đạt tới một tiến trình tôn trọng và hài hòa cho người làm việc trong các cơ sở y tế Công giáo được tự do chọn lựa cách thức nghiệp đoàn hoá.”
Liên hệ tới vấn đề chăm sóc y tế trong phạm vi rộng lớn, đó là những đề nghị cải cách hiện đang được thảo luận khắp nơi trong nước, ngài thúc giục người Công giáo phải “tham gia cùng các giám mục trong việc ủng hộ những cải cách về y tế thực sự phổ thông cho mọi người và bảo vệ được sự sống trong mọi giai đoạn phát triển.”
Cũng trong chiều hướng đó, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu phải cải tổ các luật lệ về di trú, để bảo vệ đất nước và những người lao động nhập cư.
“Trong ngày lễ Lao động này, xin hãy nhớ đến những người không có công ăn việc làm và những người vô vọng. Quá nhiều khi trong những cuộc thảo luận công khai, sự tức giận vượt lên trên cả đức khôn ngoan, huyền thoại lấn lướt cả thực tế, và khẩu hiệu thay thế cho các giải pháp.
“Chúng ta có thể cùng nhau hoạt động và xây dựng nền kinh tế trên các nguyên tắc luân lý và các giá trị đạo đức được Đức giáo hoàng Benedict đề ra trong thông điệp mới của ngài.”
“Chúng ta cũng nên cầu xin Chúa giúp ta sống theo lời kêu gọi của Giáo hội là bảo vệ sự sống và phẩm giá con người, bảo vệ người công nhân và các quyền lợi của họ, sát cánh với người nghèo và yếu thế trong những thời buổi kinh tế khó khăn.”
Có thể tìm đọc toàn văn bản thông điệp tại: http://www.usccb.org/sdwp/national/labor_day_2009.pdf
Nội dung đó được khẳng định trong thông điệp “Giá trị của Việc làm; Phẩm giá của Con người” mới được phổ biến ngày hôm qua với chữ ký của Giám mục William Murphy thuộc Rockville Centre, New York.
Giám mục William Murphy hiện là chủ tịch Uỷ ban Công lý và Phát trỉển Nhân vị thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ. Thông điệp nói trên cho biết rằng ngày Lao động là thời gian mừng “giá trị và phẩm cách của công việc làm, sự đóng góp và những quyền lợi của người lao động Mỹ.”
Hiện nay “chúng ta đang phải đối diện với những vấn đề thử thách”, như cuộc suy thoái kinh tế chẳng hạn.
Dầu vậy, “chúng ta vẫn đặt niềm tin không thay đổi vào các giá trị đã thành hình nên quốc gia và tiếp tục cam kết cùng nhau làm việc để giải quyết các vấn đề khó khăn, cùng xây dựng trên sức mạnh đã tạo thành nên dân tộc chúng ta.”
Ngài nhấn mạnh đến tông thư "Caritas in Veritate" của Đức giáo hoàng Benedict, lấy đó làm điểm quy chiếu lớn cho tất cả mọi người khi chúng ta cảm tạ Chúa vì ý nghĩa mà Người phú bẩm cho công việc cần lao, đó là phản ảnh phẩm giá của mỗi người lao động, người cùng cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo nơi thế giới cần đến nỗ lực của con người này.”
Bước tiến tích cực
Giám mục Murphy nhấn mạnh đến một “bước tiến tích cực” do Hội đồng Giám mục Hoa kỳ thực hiện đối với các công nhân, đưa tới bản tuyên bố nhan đề “Tôn trọng Quyền lợi chính đáng của người Lao động: Bản hướng dẫn và những chọn lựa cho các tổ chức Y tế và Nghiệp đoàn Công giáo.”
Dự án này đưa tới kết quả là “đặt ra một hệ thống các nguyên tắc, quá trình và chỉ dẫn nhằm đạt tới một tiến trình tôn trọng và hài hòa cho người làm việc trong các cơ sở y tế Công giáo được tự do chọn lựa cách thức nghiệp đoàn hoá.”
Liên hệ tới vấn đề chăm sóc y tế trong phạm vi rộng lớn, đó là những đề nghị cải cách hiện đang được thảo luận khắp nơi trong nước, ngài thúc giục người Công giáo phải “tham gia cùng các giám mục trong việc ủng hộ những cải cách về y tế thực sự phổ thông cho mọi người và bảo vệ được sự sống trong mọi giai đoạn phát triển.”
Cũng trong chiều hướng đó, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu phải cải tổ các luật lệ về di trú, để bảo vệ đất nước và những người lao động nhập cư.
“Trong ngày lễ Lao động này, xin hãy nhớ đến những người không có công ăn việc làm và những người vô vọng. Quá nhiều khi trong những cuộc thảo luận công khai, sự tức giận vượt lên trên cả đức khôn ngoan, huyền thoại lấn lướt cả thực tế, và khẩu hiệu thay thế cho các giải pháp.
“Chúng ta có thể cùng nhau hoạt động và xây dựng nền kinh tế trên các nguyên tắc luân lý và các giá trị đạo đức được Đức giáo hoàng Benedict đề ra trong thông điệp mới của ngài.”
“Chúng ta cũng nên cầu xin Chúa giúp ta sống theo lời kêu gọi của Giáo hội là bảo vệ sự sống và phẩm giá con người, bảo vệ người công nhân và các quyền lợi của họ, sát cánh với người nghèo và yếu thế trong những thời buổi kinh tế khó khăn.”
Có thể tìm đọc toàn văn bản thông điệp tại: http://www.usccb.org/sdwp/national/labor_day_2009.pdf
Đức Thánh Cha mời gọi thay đổi đời sống trong thời đại nhiều mỏng giòn luân lý này
Linh Tiến Khải
10:40 03/09/2009
Trong một thời đại nhiều sự mỏng giòn luân lý như thời đại ngày nay Thiên Chúa vẫn luôn luôn nhân lành và thương xót, vì Thiên Chúa truy tố tội lỗi nhưng bảo vệ kẻ có tội, miễn là họp biết nói không với các tật xấu của thế gian này và có can đảm triệt để thay đổi đời sống.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại đại thính đường Phaolô VI trong nội thành Vaticăng, sáng thứ tư 2-9-2009
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục đề nghị gương mặt của các tác giả Kitô của Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương. Lần này là thánh Oddone, viện phụ tu viện Biển Đức Cluny bên Pháp thời trung cổ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Oddone là viện phụ thứ hai của tu viện Cluny. Người sinh ra vào khoảng năm 880 giữa vùng Maine và Touraine bên Pháp. Thân phụ thánh hiến người cho thánh Giám Mục Martino thành Tours, và Oddone đã suốt đời sống dưới bóng chở che và tưởng nhớ thánh nhân, rồi đã kết thúc cuộc sống bên cạnh mộ của thánh nhân.
Trước khi lựa chọn đời thánh hiến, khi còn là một thanh niên 16 tuổi Oddone đã sống kinh nghiệm ơn thánh đặc biệt. Sau này người kể lại cho đan sĩ Giovanni người Ý và sẽ là vị viết tiểu sử của người. Trong một buổi canh thức giáng sinh Oddone đã cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria như sau: ”Lậy Bà, là Mẹ của lòng xót thương, trong đêm nay Mẹ đã cho Đấng Cứu Thế chào đời, xin hãy cầu cho con. Ôi Mẹ rất đạo hạnh, ước chi việc sinh nở vinh quang và đặc biệt của Mẹ là nơi ẩn náu của con” (Vita sancti Odonis, I,9; PL 133,747). Sau này thánh Oddone sẽ luôn xưng tụng Mẹ Maria với tước hiệu là ”Mẹ của lòng xót thương”, và cũng gọi Mẹ là ”niềm hy vọng duy nhất của thế giới... nhờ Mẹ mà các cửa thiên đàng được rộng mở” (In veneratione S. Mariae Magdalenae: PL 133,721). Ngay từ hồi đó tuy chưa là đan sĩ Oddone đã sống theo một số quy luật của thánh Biển Đức và rất có lòng sùng mộ thánh nhân. Ngài gọi thánh Biển Đức là ”ngọn đèn chiếu sáng đêm đen của cuôc sống” và là ”bậc thầy của kỷ luật tinh thần” (ibid.PL 133,727).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đề cao cuộc sống đan tu và các nhân đức của thánh Oddone. Oddone rời thành Tours để gia nhập đan viện Biển Đức Baume, sau đó sang sống tại Cluny và năm 927 trở thành viện phụ đan viện này. Từ đó ngài trải dài ảnh hưởng ra trên toàn Âu châu.
Thánh Oddone viếng thăm Roma nhiều lần và cũng tới thăm các tu viện biển đức Subiaco, Montecassino và Salerno nữa. Chính tại Roma mùa hè năm 942 thánh nhân biết mình sắp chết nên cố gắng trở về Tours và qua đời bên cạnh mộ của thánh Martino, Giám Mục thành Tours, ngày 18 tháng 11 năm 942.
Thánh Oddone là người có rất nhiều nhân đức như kiên nhẫn, khinh rẻ trần gian, sốt sắng đối với các linh hồn, dấn thân tạo dựng hòa bình giữa các Giáo Hội. Người đặc biệt ước mong sự hòa hợp giữa các vua chúa và ông hoàng, tuân giữ các giới răn và chú ý tới người nghèo, răn bảo giới trẻ, tôn trọng người già (Vita., I,7: PL 133,49). Ngài ưa thích sống ẩn khuất và chỉ lo lắng làm đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài cũng thi hành sứ vụ rao giảng và nêu gương sáng. Trong một bài giảng kính thánh nữ Maria Madalena, thánh Oddone trình bầy quan niệm của ngài về đời viện tu như sau: ”Khi ngồi dưới chân Chúa và chú ý lắng nghe lời Chúa, Maria biểu tượng cho sự dịu hiền của cuộc sống chiêm niệm, mà mùi vị càng nếm bao nhiêu càng dẫn linh hồn con người tới chỗ xa rời các sự vật hữu hình và các lo lắng ồn ào của thế giới này bấy nhiêu” (In ven. S. Mariae Magd., PL 133,717).
Xác tín này sẽ được thánh Oddone khai triển trong các bút tích của người và cho thấy tình yêu của người đối với cuộc sống nội tâm, quan niệm về trần gian như là thực tại mỏng giòn mau qua, vì thế nên không dính bén và cột buộc mình vào tất cả những gì gây lo lắng bất an. Thánh nhân cũng nhậy cảm đối với sự hiện diện của sự dữ nơi nhiều lớp người, và khát khao biến cố cánh chung. Quan niệm này của thánh nhân có thể xa lạ đối với chúng ta, nhưng nó khiến cho thánh Oddone đánh giá cao cuộc sống nội tâm rộng mở cho tha nhân, cho tình yêu thương, và như thế giúp biến đổi cuộc sống và rộng mở cho thế giới sáng láng của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật lòng sùng kính của thánh Oddone đối với Mình Máu Thánh Chúa Kitô như sau:
Đáng nhắc nhớ nhất là lòng sùng kính của thánh Oddone đối với Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Trước sự thờ ơ của con người thời đó mà thánh nhân than phiền, ngài lại ngày càng xác tín vun trồng lòng sùng kính này hơn nữa. Thánh nhân xác tín một cách vững chắc về sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu sau khi được truyền phép. Ngài viết: ”Dưới lệnh truyền của Đấng Tạo Hóa bản chất lập tức thay đổi điều kiện bình thường của nó: bánh lập tức trở thành thịt và rượu trở thành máu” (Odonis Abb. Cluniac, occupatio, Ed. A. Swohoda, Lipsia, 1900, tr. 121).
Và thánh nhân than phiền vì mầu nhiệm thánh của Mình Chúa, trong đó bao gồm ơn cứu độ của thế giới, được cử hành một cách lơ đãng. Ngài cảnh cáo như sau: ”Các linh mục tiến tới bàn thánh một cách bất xứng làm bẩn bánh thánh, nghĩa là Mình của Chúa Kitô” (ibid. PL 133,572-573). Chỉ những ai hiệp nhất trong tinh thần với Chúa Kitô mới có thể tham dự vào Mình Thánh Thể một cách xứng đáng, bằng không việc ăn thịt và uống máu Chúa không sinh ích lợi mà lại khiến cho bị kết án. Tất cả những điều này mời gọi chúng ta tin nơi sự hiện diện thật sự của Chúa một cách mạnh mẽ và sâu xa hơn.
Thánh Oddone đã là vị lãnh đạo tinh thần đích thật cho các đan sĩ và giáo dân thời đó. Trước các tật xấu phổ biến sâu rộng trong xã hội thời bấy giờ thánh nhân đề nghị triệt để thay đổi lối sống, dựa trên sự khiêm tốn, khắc khổ, xa rời các sự mau qua và gắn bó với các điều vĩnh cửu. Tuy nhận thức được tình trạng tiêu cực của xã hội thời ấy thánh nhân không bi quan. Ngài nói: ”Thiên Chúa truy nã tội lỗi, nhưng che chở kẻ có tội”. Ngài xác tín thác về tình yêu thương của Thiên Chúa nên thích chiêm ngắm lòng từ bi của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng có một nét thoạt tiên ít được nhận ra trong gương mặt của thánh Oddone: đó là đàng sau sự khắc khổ của vị cải cách này có một tâm hồn rất tốt lành. Thánh nhân khắc khổ nhưng nhất là tốt lành, ngài là một con người có lòng tốt bao la đến từ việc tiếp xúc với lòng tốt của Thiên Chúa. Những người sống đồng thời với thánh nhân nói ngài để tỏa thoát ra chung quanh niềm vui tràn đầy trong tâm hồn. Thánh nhân có những lời nói rầt dịu hiền. Ngài mời gọi các trẻ em mà ngài gặp trên đường đi ca hát và cho các em các món quà nhỏ. Các lời ngài nói tràn đầy tươi vui và sự vui vẻ của ngài cũng khiến cho con tim của chúng ta tràn đầy niềm vui” (ibi II,5: PL 133, 63).... Chúng ta hy vọng rằng lòng tốt đến từ lòng tin của thánh nhân hợp với sự khắc khổ và chống lại các thói xấu của thế giới này, cũng khiến cho con tim của chúng ta rung động để chúng ta có thể tìm thấy suối nguồn của niềm vui vọt trào từ lòng lành của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào các tín hữu Ba Lan ngài nói: ”Trong ký ức các dân tộc còn in sâu các thảm cảnh và sự vô lý của chiến tranh. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa cho tinh thần tha thứ, hòa bình và hòa giải thấm nhuần trái tim con người. Âu châu và thế giới ngày nay cần có một tinh thần hiệp thông. Chúng ta hãy xây dựng nó trên Chúa Kitô và trên Tin Mừng, trên nền tảng của tình bác ái và sự thật.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tại đại thính đường Phaolô VI trong nội thành Vaticăng, sáng thứ tư 2-9-2009
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục đề nghị gương mặt của các tác giả Kitô của Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương. Lần này là thánh Oddone, viện phụ tu viện Biển Đức Cluny bên Pháp thời trung cổ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Oddone là viện phụ thứ hai của tu viện Cluny. Người sinh ra vào khoảng năm 880 giữa vùng Maine và Touraine bên Pháp. Thân phụ thánh hiến người cho thánh Giám Mục Martino thành Tours, và Oddone đã suốt đời sống dưới bóng chở che và tưởng nhớ thánh nhân, rồi đã kết thúc cuộc sống bên cạnh mộ của thánh nhân.
Trước khi lựa chọn đời thánh hiến, khi còn là một thanh niên 16 tuổi Oddone đã sống kinh nghiệm ơn thánh đặc biệt. Sau này người kể lại cho đan sĩ Giovanni người Ý và sẽ là vị viết tiểu sử của người. Trong một buổi canh thức giáng sinh Oddone đã cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria như sau: ”Lậy Bà, là Mẹ của lòng xót thương, trong đêm nay Mẹ đã cho Đấng Cứu Thế chào đời, xin hãy cầu cho con. Ôi Mẹ rất đạo hạnh, ước chi việc sinh nở vinh quang và đặc biệt của Mẹ là nơi ẩn náu của con” (Vita sancti Odonis, I,9; PL 133,747). Sau này thánh Oddone sẽ luôn xưng tụng Mẹ Maria với tước hiệu là ”Mẹ của lòng xót thương”, và cũng gọi Mẹ là ”niềm hy vọng duy nhất của thế giới... nhờ Mẹ mà các cửa thiên đàng được rộng mở” (In veneratione S. Mariae Magdalenae: PL 133,721). Ngay từ hồi đó tuy chưa là đan sĩ Oddone đã sống theo một số quy luật của thánh Biển Đức và rất có lòng sùng mộ thánh nhân. Ngài gọi thánh Biển Đức là ”ngọn đèn chiếu sáng đêm đen của cuôc sống” và là ”bậc thầy của kỷ luật tinh thần” (ibid.PL 133,727).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đề cao cuộc sống đan tu và các nhân đức của thánh Oddone. Oddone rời thành Tours để gia nhập đan viện Biển Đức Baume, sau đó sang sống tại Cluny và năm 927 trở thành viện phụ đan viện này. Từ đó ngài trải dài ảnh hưởng ra trên toàn Âu châu.
Thánh Oddone viếng thăm Roma nhiều lần và cũng tới thăm các tu viện biển đức Subiaco, Montecassino và Salerno nữa. Chính tại Roma mùa hè năm 942 thánh nhân biết mình sắp chết nên cố gắng trở về Tours và qua đời bên cạnh mộ của thánh Martino, Giám Mục thành Tours, ngày 18 tháng 11 năm 942.
Thánh Oddone là người có rất nhiều nhân đức như kiên nhẫn, khinh rẻ trần gian, sốt sắng đối với các linh hồn, dấn thân tạo dựng hòa bình giữa các Giáo Hội. Người đặc biệt ước mong sự hòa hợp giữa các vua chúa và ông hoàng, tuân giữ các giới răn và chú ý tới người nghèo, răn bảo giới trẻ, tôn trọng người già (Vita., I,7: PL 133,49). Ngài ưa thích sống ẩn khuất và chỉ lo lắng làm đẹp lòng Thiên Chúa. Ngài cũng thi hành sứ vụ rao giảng và nêu gương sáng. Trong một bài giảng kính thánh nữ Maria Madalena, thánh Oddone trình bầy quan niệm của ngài về đời viện tu như sau: ”Khi ngồi dưới chân Chúa và chú ý lắng nghe lời Chúa, Maria biểu tượng cho sự dịu hiền của cuộc sống chiêm niệm, mà mùi vị càng nếm bao nhiêu càng dẫn linh hồn con người tới chỗ xa rời các sự vật hữu hình và các lo lắng ồn ào của thế giới này bấy nhiêu” (In ven. S. Mariae Magd., PL 133,717).
Xác tín này sẽ được thánh Oddone khai triển trong các bút tích của người và cho thấy tình yêu của người đối với cuộc sống nội tâm, quan niệm về trần gian như là thực tại mỏng giòn mau qua, vì thế nên không dính bén và cột buộc mình vào tất cả những gì gây lo lắng bất an. Thánh nhân cũng nhậy cảm đối với sự hiện diện của sự dữ nơi nhiều lớp người, và khát khao biến cố cánh chung. Quan niệm này của thánh nhân có thể xa lạ đối với chúng ta, nhưng nó khiến cho thánh Oddone đánh giá cao cuộc sống nội tâm rộng mở cho tha nhân, cho tình yêu thương, và như thế giúp biến đổi cuộc sống và rộng mở cho thế giới sáng láng của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật lòng sùng kính của thánh Oddone đối với Mình Máu Thánh Chúa Kitô như sau:
Đáng nhắc nhớ nhất là lòng sùng kính của thánh Oddone đối với Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Trước sự thờ ơ của con người thời đó mà thánh nhân than phiền, ngài lại ngày càng xác tín vun trồng lòng sùng kính này hơn nữa. Thánh nhân xác tín một cách vững chắc về sự hiện diện thực sự của Mình và Máu Thánh Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu sau khi được truyền phép. Ngài viết: ”Dưới lệnh truyền của Đấng Tạo Hóa bản chất lập tức thay đổi điều kiện bình thường của nó: bánh lập tức trở thành thịt và rượu trở thành máu” (Odonis Abb. Cluniac, occupatio, Ed. A. Swohoda, Lipsia, 1900, tr. 121).
Và thánh nhân than phiền vì mầu nhiệm thánh của Mình Chúa, trong đó bao gồm ơn cứu độ của thế giới, được cử hành một cách lơ đãng. Ngài cảnh cáo như sau: ”Các linh mục tiến tới bàn thánh một cách bất xứng làm bẩn bánh thánh, nghĩa là Mình của Chúa Kitô” (ibid. PL 133,572-573). Chỉ những ai hiệp nhất trong tinh thần với Chúa Kitô mới có thể tham dự vào Mình Thánh Thể một cách xứng đáng, bằng không việc ăn thịt và uống máu Chúa không sinh ích lợi mà lại khiến cho bị kết án. Tất cả những điều này mời gọi chúng ta tin nơi sự hiện diện thật sự của Chúa một cách mạnh mẽ và sâu xa hơn.
Thánh Oddone đã là vị lãnh đạo tinh thần đích thật cho các đan sĩ và giáo dân thời đó. Trước các tật xấu phổ biến sâu rộng trong xã hội thời bấy giờ thánh nhân đề nghị triệt để thay đổi lối sống, dựa trên sự khiêm tốn, khắc khổ, xa rời các sự mau qua và gắn bó với các điều vĩnh cửu. Tuy nhận thức được tình trạng tiêu cực của xã hội thời ấy thánh nhân không bi quan. Ngài nói: ”Thiên Chúa truy nã tội lỗi, nhưng che chở kẻ có tội”. Ngài xác tín thác về tình yêu thương của Thiên Chúa nên thích chiêm ngắm lòng từ bi của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng có một nét thoạt tiên ít được nhận ra trong gương mặt của thánh Oddone: đó là đàng sau sự khắc khổ của vị cải cách này có một tâm hồn rất tốt lành. Thánh nhân khắc khổ nhưng nhất là tốt lành, ngài là một con người có lòng tốt bao la đến từ việc tiếp xúc với lòng tốt của Thiên Chúa. Những người sống đồng thời với thánh nhân nói ngài để tỏa thoát ra chung quanh niềm vui tràn đầy trong tâm hồn. Thánh nhân có những lời nói rầt dịu hiền. Ngài mời gọi các trẻ em mà ngài gặp trên đường đi ca hát và cho các em các món quà nhỏ. Các lời ngài nói tràn đầy tươi vui và sự vui vẻ của ngài cũng khiến cho con tim của chúng ta tràn đầy niềm vui” (ibi II,5: PL 133, 63).... Chúng ta hy vọng rằng lòng tốt đến từ lòng tin của thánh nhân hợp với sự khắc khổ và chống lại các thói xấu của thế giới này, cũng khiến cho con tim của chúng ta rung động để chúng ta có thể tìm thấy suối nguồn của niềm vui vọt trào từ lòng lành của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chào các tín hữu Ba Lan ngài nói: ”Trong ký ức các dân tộc còn in sâu các thảm cảnh và sự vô lý của chiến tranh. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa cho tinh thần tha thứ, hòa bình và hòa giải thấm nhuần trái tim con người. Âu châu và thế giới ngày nay cần có một tinh thần hiệp thông. Chúng ta hãy xây dựng nó trên Chúa Kitô và trên Tin Mừng, trên nền tảng của tình bác ái và sự thật.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Benedict XVI theo chân Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Brescia
Bùi Hữu Thư
15:58 03/09/2009
Và Thánh Linh Mục Archange Tadini
Rôme, Thứ Năm 3 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Giám Mục Brescia, Luciano Monari cho hay Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ viếng thăm Brescia, tại Miền Bắc nước Ý ngày 8 tháng 11 sắp tới.
Đức giám mục cũng tuyên bố chương trình thăm viếng theo chân Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Giovanni Battista Montini (1897-1979), và Thánh Archange Tadini (1846-1912), được Đức Thánh Cha Benedict XV phong thánh tháng Tư vừa qua.
Cuộc viếng thăm đánh dấu việc kỷ niệm 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời, trong khuôn khổ Năm Linh Mục, Thánh Archangelo Tadini đã là một gương mẫu linh mục thánh thiện, biểu tượng sự diễn giải thông điệp xã hội của Đức Giáo Hoàng Léon XIII, ”Rerum novarum”.
Nhưng cuộc viếng thăm này cũng đánh dấu sự liên kết Đức Thánh Cha Benedict XVI mong muốn, giữa thông điệp “Chân Lý trong Đức Ái” của ngài và “Populorum progression” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Đức Thánh Cha sẽ đến Brescia, tại Botticino – một địa phương nổi tiếng về đá cẩm thạch, nơi Archange Tadini là linh mục quản hạt, và là nơi chôn cất ngài -, và đến Concesio, quê hương của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Sau khi viếng mộ Thánh Archange Tadini, Đức Thánh Cha sẽ chủ tế Thánh Lễ và Kinh Truyền Tin tại quảng trường Phaolô VI, tại Brescia.
Buổi chiều, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ khánh thành điạ điểm mới của Học Viện Phaolô VI, rồi đi Concesio thăm tư gia xưa cũ của Đức Giáo Hoàng Montini, sau đó đến thăm giáo xứ Thánh Antôn, nơi ngài được chịu Phép Rửa.
Rôme, Thứ Năm 3 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Giám Mục Brescia, Luciano Monari cho hay Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ viếng thăm Brescia, tại Miền Bắc nước Ý ngày 8 tháng 11 sắp tới.
Đức giám mục cũng tuyên bố chương trình thăm viếng theo chân Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Giovanni Battista Montini (1897-1979), và Thánh Archange Tadini (1846-1912), được Đức Thánh Cha Benedict XV phong thánh tháng Tư vừa qua.
Cuộc viếng thăm đánh dấu việc kỷ niệm 30 năm ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời, trong khuôn khổ Năm Linh Mục, Thánh Archangelo Tadini đã là một gương mẫu linh mục thánh thiện, biểu tượng sự diễn giải thông điệp xã hội của Đức Giáo Hoàng Léon XIII, ”Rerum novarum”.
Nhưng cuộc viếng thăm này cũng đánh dấu sự liên kết Đức Thánh Cha Benedict XVI mong muốn, giữa thông điệp “Chân Lý trong Đức Ái” của ngài và “Populorum progression” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Đức Thánh Cha sẽ đến Brescia, tại Botticino – một địa phương nổi tiếng về đá cẩm thạch, nơi Archange Tadini là linh mục quản hạt, và là nơi chôn cất ngài -, và đến Concesio, quê hương của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Sau khi viếng mộ Thánh Archange Tadini, Đức Thánh Cha sẽ chủ tế Thánh Lễ và Kinh Truyền Tin tại quảng trường Phaolô VI, tại Brescia.
Buổi chiều, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ khánh thành điạ điểm mới của Học Viện Phaolô VI, rồi đi Concesio thăm tư gia xưa cũ của Đức Giáo Hoàng Montini, sau đó đến thăm giáo xứ Thánh Antôn, nơi ngài được chịu Phép Rửa.
Tranh luận chung quanh vụ đám tang của Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy
Trần Mạnh Trác
20:59 03/09/2009
Hồng y và linh mục thảo luận về những hướng dẫn của tang lễ Công giáo
Washington (CNS) - Trong bài giảng tại tang lễ Thượng nghị sĩ Edward Kennedy ngày 29 tháng 8, cha Mark Hession, cha sở của vị TNS ở Cape Cod, giải thích mục đích của phụng vụ như sau.
"Trong truyền thống Công Giáo, thánh lễ an táng là một đan kết giữa sự thương nhớ và niềm hy vọng. Việc thờ phượng đặt chúng ta ngay ở giữa một quá khứ mà chúng ta cung kính và một tương lai mà chúng ta tin tưởng vững chắc."
Trong khi gia đình Kennedy thương tiếc, hàng triệu người trên thế giới đã theo dõi nghi thức tưởng niệm vào ngày 28 tháng 8 và hôm sau là tang lễ và chôn cất. Các phụng vụ của ngày hôm sau có sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo giáo hội nổi danh, như là tổng giám mục Boston, nhưng một số nhà phê bình cho rằng ngay cả việc vị thượng nghị sĩ Massachusetts đã có một đám tang Công giáo thì đã là một tai tiếng (scandal) cho Giáo Hội rồi.
"Một vụ tai tiếng như thế này sẽ làm cái ngày xảy ra ở Notre Dame của Obama nhẹ nhàng như thể là một cuộc tản bộ trong công viên", theo như ý của một biên tập viên của LifeSite News, một Web site phò sự sống.
Tờ Catholic Action League of Massachusetts nói về tang lễ như sau: "Cảnh tượng của buổi sáng hôm nay là bằng chứng tháo thứ về đạo lý đã lan tỏa khắp Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ."
Robert Royal, khoa trưởng của học viện Faith and Reason ở Washington, chỉ trích việc giáo hội cho phép một tang lễ cho Kennedy mà không tập trung chú ý vào các thiếu sót của ông ta, cụ thể là sự hỗ trợ pháp lý về phá thai, là một thiệt hại "không thể đảo ngược" cho giáo hội.
Tham gia tang lễ của Kennedy là hai hồng y và các linh mục từ ít nhất bốn giáo phận. Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston chủ tọa tang lễ, và Đức Hồng Y Theodore E. McCarrick, nguyên tổng giám mục Washington, chủ tọa nghi thức an táng.
Ngày 2 tháng 9, trên trang blog www.bostoncatholic.org, Đức Hồng y O'Malley thừa nhận những tranh cãi về việc có một đám tang Công giáo cho Kennedy, nhưng nói việc bỏ ngoài lề những người như trên, ngay cả vì vấn đề quan trọng như phá thai, là sai đường.
"Những giảng dạy xã hội Công giáo có nhiều ảnh hưởng sâu sắc trên rất nhiều chương trình, chính sách mà Thượng nghị sĩ Kennedy tán thành và đã có hàng triệu người hưởng lợi từ đó. Dầu vậy cũng đã có một cảm giác bi thảm của một cơ hội bị mất vì sự thiếu hỗ trợ cho những thai nhi của TNS," Đức Hồng y O 'Malley viết.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y O'Malley cho biết, ngài mạnh mẽ không đồng ý với những người đã nói là giáo hội không nên cho phép Kennedy một tang lễ công cộng Công giáo.
Ngài lưu ý rằng chi tiết của bức thư gởi cho ĐGH Benedict XVI, vị Thượng nghị sĩ đã xác nhận là "đã thiếu sót làm một người Công giáo trung thành, và yêu cầu được lời cầu nguyện khi ông đối mặt với sự chết."
"Đức Thánh Cha đã cảm ơn lời hứa cầu nguyện cho giáo hội của vị thượng nghị sĩ, khuyên vị thượng nghị sĩ và gia đình chạy đến sự trung gian của Đức Mẹ, và hứa ban phép lành tòa thánh, lời của vị đại diện của Chúa Kitô, là đấng chăn chiên tốt lành không bỏ sót một con chiên lạc nào đằng sau, ".
Đức Hồng y O'Malley nói tiếp: "Đôi khi, ngay cả trong giáo hội, nhiệt tình có thể dẫn người ta đến những bản án khắc nghiệt và qui tội nhau vào các động cơ tồi tệ nhất, đó là những thái độ và thực hành gây ra thiệt hại không hàn gắn lại được cho việc hiệp thông.. Nếu có động cơ nào bị thúc đẩy bởi ý muốn xét xử, lòng tức giận hoặc sự không khoan dung, thì nó sẽ bị xô ra ngoài lề đường và sẽ thất bại. "
Đức Ông Anthony Sherman, giám đốc điều hành của Ban Phụng vụ của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết tang lễ Kennedy tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là phù hợp với những hướng dẫn của phần Tang Lễ trong sách phụng vụ.
"Căn bản đó là một tang lễ Công giáo bình thường. Ngay cả phần tưởng niệm ngắn bởi người con trai của Kennedy và bài ca tụng của tổng thống Barack Obama cũng phù hợp và không làm lu mờ trọng tâm phụng vụ là cầu nguyện cho người đã chết”.
Bên cạnh đó Đức Ông Sherman, một luật sư giáo luật tại Trường Đại học Công Giáo của Mỹ ở Washington là một trong những người đã nói có một tang lễ Công giáo cho Kennedy là hoàn toàn thích hợp theo luật giáo hội.
Canon (luật Giáo Hội) 1184 qui định nhiều điều khoản để "từ khước đám tang tôn giáo" bao gồm: "những kẻ bội giáo khét tiếng, theo dị giáo hoặc ly giáo; những người chọn hỏa táng vì những lý do trái với đức tin Kitô giáo" và " những tội nhân công khai mà việc cho phép tang lễ tạo ra tai tiếng trong cộng đồng tín hữu."
Nhưng lời chú giải đi kèm với văn bản của luật ghi chú rằng "đám tang có thể không bị từ chối vì người đó đã đưa ra một dấu hiệu của sự ăn năn trước khi chết," như triệu tập một linh mục. Và chú ý rằng các điều kiện để từ chối một kẻ có tội có một tang lễ vì có thể gây ra tai tiếng là rất ít khi có đủ.
Cha Robert J. Kaslyn Dòng Tên, khoa trưởng Giáo Luật của Trường Đại học Công Giáo, nói trong việc quyết định xem ai đáng bị từ chối một tang lễ Công Giáo theo luật Canon 1184, giáo hội luôn phải giả định rằng người chết không phải là một “kẻ có tội."
Canon 213 nói rằng "các tín đồ Thiên chúa giáo có quyền nhận được sự trợ giúp "từ giáo hội ", đặc biệt là lời của Chúa và các bí tích." Cha Kaslyn nói rằng, khi một vấn đề phát sinh ra việc từ chối một đám tang, "các lý do từ chối một tang lễ sẽ phải lớn hơn các lý do cho phép."
Cha so sánh vấn đề với câu hỏi có nên hay không cho phép làm đám cưới trong nhà thờ một cặp vợ chồng mà họ không rõ ràng sẽ có đủ trung thành với nhau. Để giải đáp câu hỏi này, Cha Kaslyn trích lời ĐGH John Paul II, nói rằng "gần như không thể phán xét sự có đủ hoặc không có đức tin của họ, và do đó các nhà thờ nên giả định rằng nếu một cặp vợ chồng đã sẵn sàng để đi qua quá trình chuẩn bị thì đó là đủ."
"Muốn nói rằng ai đó có hoặc không có tội thì thật là khó khăn. Trong sự cân nhắc lương tâm của một cá nhân, làm sao chúng ta có thể để đoán rằng một cá nhân đã không được chỉ đạo tinh thần?"
Theo một thông cáo của Tổng Giáo Phận Boston, trong trường hợp của Kennedy, Đức Hồng y O'Malley chủ tọa, các quyết định về phụng vụ là do cha chủ tế, Cha Donald J. Monan dòng Tên, khoa trưởng Boston College.
"Câu hỏi Thượng nghị sĩ Kennedy có đáng được hưởng một tang lễ Công giáo không là một câu hỏi đã không bao giờ được đặt ra", thông cáo cho biết. "thượng nghị sĩ là một tín hữu thường xuyên tại các giáo xứ ở Washington, DC, và ở tiểu bang Massachusetts. Mục đích phụng vụ của tang lễ là cầu nguyện cho linh hồn người đã chết. Lời cầu nguyện của chúng ta là cảm hứng từ niềm hy vọng vào lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa.. TNS Kennedy, giống như bất kỳ người nào khác, là bất toàn và cần sự thương xót của Chúa. "
Cha Kaslyn cho biết giáo hội không coi tang lễ là một phần thưởng dựa trên những gì người khác tin tưởng về điều kiện linh hồn của người chết. Thay vào đó, đây là dịp để cầu nguyện cho người đã chết và an ủi những người còn sống, Cha Kaslyn nói. "Chúng ta tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, hãy để dành bản án cho Chúa định đoạt."
Được biết trong những thập kỷ vừa qua đã có nhiều gia đình có thân nhân bị từ chối một đám tang vì lý do ly hôn hoặc tự tử, nhưng đó không còn là thông lệ hiện hành. Những lời chú giải trong Bộ luật Canon cụ thể nói rằng những người trong cuộc hôn nhân bất thường hoặc những người tự sát không được coi là những người sẽ tự động bị từ chối đám tang, "vì từ chối một tang lễ trong nhà thờ thường xuyên gây ra nhiều tai tiếng hơn là cho phép tang lễ ấy. "
Đức ông Sherman nói thêm, "Những trò chơi đánh giá là rất nguy hiểm."
Đức Hồng y O'Malley nói trong blog của mình rằng cách thay đổi luật phá thai là thay đổi trái tim của người dân. "Chúng ta sẽ không thay đổi trái tim bằng cách quay lưng lại những người đang cần chúng ta và đang trải qua những đau buồn và mất mát."
Washington (CNS) - Trong bài giảng tại tang lễ Thượng nghị sĩ Edward Kennedy ngày 29 tháng 8, cha Mark Hession, cha sở của vị TNS ở Cape Cod, giải thích mục đích của phụng vụ như sau.
"Trong truyền thống Công Giáo, thánh lễ an táng là một đan kết giữa sự thương nhớ và niềm hy vọng. Việc thờ phượng đặt chúng ta ngay ở giữa một quá khứ mà chúng ta cung kính và một tương lai mà chúng ta tin tưởng vững chắc."
Trong khi gia đình Kennedy thương tiếc, hàng triệu người trên thế giới đã theo dõi nghi thức tưởng niệm vào ngày 28 tháng 8 và hôm sau là tang lễ và chôn cất. Các phụng vụ của ngày hôm sau có sự tham dự của nhiều vị lãnh đạo giáo hội nổi danh, như là tổng giám mục Boston, nhưng một số nhà phê bình cho rằng ngay cả việc vị thượng nghị sĩ Massachusetts đã có một đám tang Công giáo thì đã là một tai tiếng (scandal) cho Giáo Hội rồi.
"Một vụ tai tiếng như thế này sẽ làm cái ngày xảy ra ở Notre Dame của Obama nhẹ nhàng như thể là một cuộc tản bộ trong công viên", theo như ý của một biên tập viên của LifeSite News, một Web site phò sự sống.
Tờ Catholic Action League of Massachusetts nói về tang lễ như sau: "Cảnh tượng của buổi sáng hôm nay là bằng chứng tháo thứ về đạo lý đã lan tỏa khắp Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ."
Robert Royal, khoa trưởng của học viện Faith and Reason ở Washington, chỉ trích việc giáo hội cho phép một tang lễ cho Kennedy mà không tập trung chú ý vào các thiếu sót của ông ta, cụ thể là sự hỗ trợ pháp lý về phá thai, là một thiệt hại "không thể đảo ngược" cho giáo hội.
Tham gia tang lễ của Kennedy là hai hồng y và các linh mục từ ít nhất bốn giáo phận. Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston chủ tọa tang lễ, và Đức Hồng Y Theodore E. McCarrick, nguyên tổng giám mục Washington, chủ tọa nghi thức an táng.
Ngày 2 tháng 9, trên trang blog www.bostoncatholic.org, Đức Hồng y O'Malley thừa nhận những tranh cãi về việc có một đám tang Công giáo cho Kennedy, nhưng nói việc bỏ ngoài lề những người như trên, ngay cả vì vấn đề quan trọng như phá thai, là sai đường.
"Những giảng dạy xã hội Công giáo có nhiều ảnh hưởng sâu sắc trên rất nhiều chương trình, chính sách mà Thượng nghị sĩ Kennedy tán thành và đã có hàng triệu người hưởng lợi từ đó. Dầu vậy cũng đã có một cảm giác bi thảm của một cơ hội bị mất vì sự thiếu hỗ trợ cho những thai nhi của TNS," Đức Hồng y O 'Malley viết.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y O'Malley cho biết, ngài mạnh mẽ không đồng ý với những người đã nói là giáo hội không nên cho phép Kennedy một tang lễ công cộng Công giáo.
Ngài lưu ý rằng chi tiết của bức thư gởi cho ĐGH Benedict XVI, vị Thượng nghị sĩ đã xác nhận là "đã thiếu sót làm một người Công giáo trung thành, và yêu cầu được lời cầu nguyện khi ông đối mặt với sự chết."
"Đức Thánh Cha đã cảm ơn lời hứa cầu nguyện cho giáo hội của vị thượng nghị sĩ, khuyên vị thượng nghị sĩ và gia đình chạy đến sự trung gian của Đức Mẹ, và hứa ban phép lành tòa thánh, lời của vị đại diện của Chúa Kitô, là đấng chăn chiên tốt lành không bỏ sót một con chiên lạc nào đằng sau, ".
Đức Hồng y O'Malley nói tiếp: "Đôi khi, ngay cả trong giáo hội, nhiệt tình có thể dẫn người ta đến những bản án khắc nghiệt và qui tội nhau vào các động cơ tồi tệ nhất, đó là những thái độ và thực hành gây ra thiệt hại không hàn gắn lại được cho việc hiệp thông.. Nếu có động cơ nào bị thúc đẩy bởi ý muốn xét xử, lòng tức giận hoặc sự không khoan dung, thì nó sẽ bị xô ra ngoài lề đường và sẽ thất bại. "
Đức Ông Anthony Sherman, giám đốc điều hành của Ban Phụng vụ của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết tang lễ Kennedy tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là phù hợp với những hướng dẫn của phần Tang Lễ trong sách phụng vụ.
"Căn bản đó là một tang lễ Công giáo bình thường. Ngay cả phần tưởng niệm ngắn bởi người con trai của Kennedy và bài ca tụng của tổng thống Barack Obama cũng phù hợp và không làm lu mờ trọng tâm phụng vụ là cầu nguyện cho người đã chết”.
Bên cạnh đó Đức Ông Sherman, một luật sư giáo luật tại Trường Đại học Công Giáo của Mỹ ở Washington là một trong những người đã nói có một tang lễ Công giáo cho Kennedy là hoàn toàn thích hợp theo luật giáo hội.
Canon (luật Giáo Hội) 1184 qui định nhiều điều khoản để "từ khước đám tang tôn giáo" bao gồm: "những kẻ bội giáo khét tiếng, theo dị giáo hoặc ly giáo; những người chọn hỏa táng vì những lý do trái với đức tin Kitô giáo" và " những tội nhân công khai mà việc cho phép tang lễ tạo ra tai tiếng trong cộng đồng tín hữu."
Nhưng lời chú giải đi kèm với văn bản của luật ghi chú rằng "đám tang có thể không bị từ chối vì người đó đã đưa ra một dấu hiệu của sự ăn năn trước khi chết," như triệu tập một linh mục. Và chú ý rằng các điều kiện để từ chối một kẻ có tội có một tang lễ vì có thể gây ra tai tiếng là rất ít khi có đủ.
Cha Robert J. Kaslyn Dòng Tên, khoa trưởng Giáo Luật của Trường Đại học Công Giáo, nói trong việc quyết định xem ai đáng bị từ chối một tang lễ Công Giáo theo luật Canon 1184, giáo hội luôn phải giả định rằng người chết không phải là một “kẻ có tội."
Canon 213 nói rằng "các tín đồ Thiên chúa giáo có quyền nhận được sự trợ giúp "từ giáo hội ", đặc biệt là lời của Chúa và các bí tích." Cha Kaslyn nói rằng, khi một vấn đề phát sinh ra việc từ chối một đám tang, "các lý do từ chối một tang lễ sẽ phải lớn hơn các lý do cho phép."
Cha so sánh vấn đề với câu hỏi có nên hay không cho phép làm đám cưới trong nhà thờ một cặp vợ chồng mà họ không rõ ràng sẽ có đủ trung thành với nhau. Để giải đáp câu hỏi này, Cha Kaslyn trích lời ĐGH John Paul II, nói rằng "gần như không thể phán xét sự có đủ hoặc không có đức tin của họ, và do đó các nhà thờ nên giả định rằng nếu một cặp vợ chồng đã sẵn sàng để đi qua quá trình chuẩn bị thì đó là đủ."
"Muốn nói rằng ai đó có hoặc không có tội thì thật là khó khăn. Trong sự cân nhắc lương tâm của một cá nhân, làm sao chúng ta có thể để đoán rằng một cá nhân đã không được chỉ đạo tinh thần?"
Theo một thông cáo của Tổng Giáo Phận Boston, trong trường hợp của Kennedy, Đức Hồng y O'Malley chủ tọa, các quyết định về phụng vụ là do cha chủ tế, Cha Donald J. Monan dòng Tên, khoa trưởng Boston College.
"Câu hỏi Thượng nghị sĩ Kennedy có đáng được hưởng một tang lễ Công giáo không là một câu hỏi đã không bao giờ được đặt ra", thông cáo cho biết. "thượng nghị sĩ là một tín hữu thường xuyên tại các giáo xứ ở Washington, DC, và ở tiểu bang Massachusetts. Mục đích phụng vụ của tang lễ là cầu nguyện cho linh hồn người đã chết. Lời cầu nguyện của chúng ta là cảm hứng từ niềm hy vọng vào lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa.. TNS Kennedy, giống như bất kỳ người nào khác, là bất toàn và cần sự thương xót của Chúa. "
Cha Kaslyn cho biết giáo hội không coi tang lễ là một phần thưởng dựa trên những gì người khác tin tưởng về điều kiện linh hồn của người chết. Thay vào đó, đây là dịp để cầu nguyện cho người đã chết và an ủi những người còn sống, Cha Kaslyn nói. "Chúng ta tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, hãy để dành bản án cho Chúa định đoạt."
Được biết trong những thập kỷ vừa qua đã có nhiều gia đình có thân nhân bị từ chối một đám tang vì lý do ly hôn hoặc tự tử, nhưng đó không còn là thông lệ hiện hành. Những lời chú giải trong Bộ luật Canon cụ thể nói rằng những người trong cuộc hôn nhân bất thường hoặc những người tự sát không được coi là những người sẽ tự động bị từ chối đám tang, "vì từ chối một tang lễ trong nhà thờ thường xuyên gây ra nhiều tai tiếng hơn là cho phép tang lễ ấy. "
Đức ông Sherman nói thêm, "Những trò chơi đánh giá là rất nguy hiểm."
Đức Hồng y O'Malley nói trong blog của mình rằng cách thay đổi luật phá thai là thay đổi trái tim của người dân. "Chúng ta sẽ không thay đổi trái tim bằng cách quay lưng lại những người đang cần chúng ta và đang trải qua những đau buồn và mất mát."
Top Stories
The Bishop of Vinh commends the faithful for their solidarity with the Catholics of Tam Toa
Asia-News
07:42 03/09/2009
Bishop Paul Mary Cao Dinh Thuyen saddened by the violence against Catholics beaten and injured by police and thugs. The visit by the Vietnamese ambassador to Italy with Msgr. Balestrero, Vatican Secretary for Relations with States, presented as Vatican support for policy of Hanoi government.
Vinh (AsiaNews) - The Bishop of Vinh, Paul Mary Cao Dinh Thuyen, has once again expressed strong solidarity with the faithful of the parish of Tam Toa, where for weeks violence against Catholics and priests has been perpetrated by police and thugs under their command. Speaking during ceremonies for the rite of confirmation, the prelate stressed that the faithful of his diocese endure many difficulties because of prejudice and discrimination by local authorities and asked all Catholics to pray so that the faithful of Tam Toa "can have freedom of religion and peace."
The incident began last July 20 when police in the province of Quang Binh launched a surprise attack against a defenceless group of parishioners of Tam Toa. The Catholics were building a tent to use as a temporary chapel for their liturgical services. The attack resulted in hundreds of wounded and dozens of people were arrested, taken away in police vans and detained (see 21/07/2009 Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa). In the weeks following two Catholic priests were reduced to near death at the hands of plainclothes police and thugs, paid by the government, who also attacked several people in the streets of the city of Dong Hoi just for wearing Christian symbols, even robbing their homes (28 / 07/2009 Priest beaten into a coma by police. Catholics Protest throughout Vietnam).
The bishop praised his people because they have proven to be "people of God."
"Many people have felt united with parishioners of Tam Toa, when they were beaten, imprisoned unjustly, suffered the illegal seizure of their property, or were seriously injured”. Msgr. Cao Dinh Thuyen also stressed that Catholics never resorted to violence, showing that they are "good Catholics and good citizens."
In recent weeks, on several occasions at least 500 thousand faithful of the diocese gathered in different deaneries to pray for their persecuted brothers and sisters and demand the release of imprisoned Catholics.
Meanwhile state media after accusing the Catholics of Vinh of not being patriotic and of going against the country, continue to accuse the faithful of not following Benedict XVI’s directives to Vietnamese bishops. In his speech during their ad Limina visit, the pope stressed that priests should deepen their spiritual life and that the laity must testify honesty, love and dialogue. Even a courtesy visit by Thoai Dang Khanh, Vietnamese Ambassador to Italy, with the new Secretary for Relations with States Archbishop. Balestrero, has been publicised in Vietnam as Vatican support of the government and a rejection of the protests of the Catholics.
Vinh (AsiaNews) - The Bishop of Vinh, Paul Mary Cao Dinh Thuyen, has once again expressed strong solidarity with the faithful of the parish of Tam Toa, where for weeks violence against Catholics and priests has been perpetrated by police and thugs under their command. Speaking during ceremonies for the rite of confirmation, the prelate stressed that the faithful of his diocese endure many difficulties because of prejudice and discrimination by local authorities and asked all Catholics to pray so that the faithful of Tam Toa "can have freedom of religion and peace."
The incident began last July 20 when police in the province of Quang Binh launched a surprise attack against a defenceless group of parishioners of Tam Toa. The Catholics were building a tent to use as a temporary chapel for their liturgical services. The attack resulted in hundreds of wounded and dozens of people were arrested, taken away in police vans and detained (see 21/07/2009 Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa). In the weeks following two Catholic priests were reduced to near death at the hands of plainclothes police and thugs, paid by the government, who also attacked several people in the streets of the city of Dong Hoi just for wearing Christian symbols, even robbing their homes (28 / 07/2009 Priest beaten into a coma by police. Catholics Protest throughout Vietnam).
The bishop praised his people because they have proven to be "people of God."
"Many people have felt united with parishioners of Tam Toa, when they were beaten, imprisoned unjustly, suffered the illegal seizure of their property, or were seriously injured”. Msgr. Cao Dinh Thuyen also stressed that Catholics never resorted to violence, showing that they are "good Catholics and good citizens."
In recent weeks, on several occasions at least 500 thousand faithful of the diocese gathered in different deaneries to pray for their persecuted brothers and sisters and demand the release of imprisoned Catholics.
Meanwhile state media after accusing the Catholics of Vinh of not being patriotic and of going against the country, continue to accuse the faithful of not following Benedict XVI’s directives to Vietnamese bishops. In his speech during their ad Limina visit, the pope stressed that priests should deepen their spiritual life and that the laity must testify honesty, love and dialogue. Even a courtesy visit by Thoai Dang Khanh, Vietnamese Ambassador to Italy, with the new Secretary for Relations with States Archbishop. Balestrero, has been publicised in Vietnam as Vatican support of the government and a rejection of the protests of the Catholics.
Vietnã: polêmico parque público sobre as ruínas de uma Igreja emblemática (tiếng Bồ Đào Nha)
Zenit
08:37 03/09/2009
A polícia prendeu alguns católicos que o preparavam para o culto
DONG HOI, quarta-feira, 26 de agosto de 2009 (ZENIT.org).- O governo do Vietnã decretou o uso das ruínas da igreja de Tam Toa para um parque público em 17 de agosto, apesar de que os católicos da diocese de Vinh defenderam seu uso como lugar de culto inclusive ante ataques violentos da polícia.
As escavadoras municipais aplainaram em 20 de agosto os últimos restos do edifício sagrado, deixando em pé unicamente a torre, informou a agência AsiaNews.
Só cinco dias antes, em Xa Doi, 200 mil pessoas haviam celebrado a Missa da Assunção, e outras 500 mil a haviam seguido ao longo da estrada pela qual se tem acesso, já que a polícia lhes impediam a passagem.
Durante a celebração, o bispo de Vinh, Dom Pablo de María Cao Dinh Thuyen, de 83 anos, lamentou a violência da polícia contra os católicos.
Em 20 de julho passado, católicos foram roubados, presos e golpeados pela polícia por reclamar o retorno da igreja aos legítimos proprietários do terreno e tentar restaurar o templo. Dois sacerdotes tiveram que ser levados ao hospital (Cf. Zenit, 22 de julho de 2009).
A igreja de Tam Toa tem um significado especial para os católicos do Vietnã. Sua presença está documentada desde o ano 1631 e no século XVII era a maior da região, com 1.200 fiéis.
O atual edifício encontra-se em um delicado cenário natural. Pe. Claude Bonin o construiu em 1887 em uma colina sobre a margem do rio Nhat Le, buscando a acessibilidade para os católicos.
Desde o final da guerra, os católicos locais celebraram Missa no interior do recinto da igreja ao ar livre ou em seus lares.
Em 2 de fevereiro passado, o bispo, 14 sacerdotes e cerca de mil católicos celebraram a Eucaristia na igreja de Tam Toa apesar das ameaças das autoridades.
Em 1997, o Governo declarou o lugar local histórico, sem a aprovação da Igreja local, como mostra dos crimes de guerra realizados pelos Estados Unidos.
Isso implicava que o recinto se convertesse em propriedade pública, mas os fiéis insistem que pertence à Igreja.
Com o desenvolvimento econômico e a construção da cidade, Dong Hoy, a zona se converteu na mais cara da área, com construções exclusivas.
No ano passado, as escavadoras já aplainaram muito terreno do meio de Tam Toa e se construíram muitos apartamentos de luxo, alguns deles para membros do governo local.
Alguns membros do partido do governo pediram que se decretasse que as ruínas dessa igreja servissem de mausoléu da guerra, já que o templo foi bombardeado pelos americanos nos anos 60.
Depois, solicitaram que se construísse um centro turístico e, finalmente, de momento, o governo decretou que se habilite um parque público nesse lugar, que ocupou a atenção de alguns meios de comunicação internacionais.
O decreto que determina o uso público da igreja de Tam Toa é parecido ao que o governo vietnamita aprovou para os casos da ex-nunciatura de Hanoi e a igreja de Thai Ha.
(Source: ZENIT, http://www.zenit.org/article-22476?l=portuguese)
DONG HOI, quarta-feira, 26 de agosto de 2009 (ZENIT.org).- O governo do Vietnã decretou o uso das ruínas da igreja de Tam Toa para um parque público em 17 de agosto, apesar de que os católicos da diocese de Vinh defenderam seu uso como lugar de culto inclusive ante ataques violentos da polícia.
As escavadoras municipais aplainaram em 20 de agosto os últimos restos do edifício sagrado, deixando em pé unicamente a torre, informou a agência AsiaNews.
Só cinco dias antes, em Xa Doi, 200 mil pessoas haviam celebrado a Missa da Assunção, e outras 500 mil a haviam seguido ao longo da estrada pela qual se tem acesso, já que a polícia lhes impediam a passagem.
Durante a celebração, o bispo de Vinh, Dom Pablo de María Cao Dinh Thuyen, de 83 anos, lamentou a violência da polícia contra os católicos.
Em 20 de julho passado, católicos foram roubados, presos e golpeados pela polícia por reclamar o retorno da igreja aos legítimos proprietários do terreno e tentar restaurar o templo. Dois sacerdotes tiveram que ser levados ao hospital (Cf. Zenit, 22 de julho de 2009).
A igreja de Tam Toa tem um significado especial para os católicos do Vietnã. Sua presença está documentada desde o ano 1631 e no século XVII era a maior da região, com 1.200 fiéis.
O atual edifício encontra-se em um delicado cenário natural. Pe. Claude Bonin o construiu em 1887 em uma colina sobre a margem do rio Nhat Le, buscando a acessibilidade para os católicos.
Desde o final da guerra, os católicos locais celebraram Missa no interior do recinto da igreja ao ar livre ou em seus lares.
Em 2 de fevereiro passado, o bispo, 14 sacerdotes e cerca de mil católicos celebraram a Eucaristia na igreja de Tam Toa apesar das ameaças das autoridades.
Em 1997, o Governo declarou o lugar local histórico, sem a aprovação da Igreja local, como mostra dos crimes de guerra realizados pelos Estados Unidos.
Isso implicava que o recinto se convertesse em propriedade pública, mas os fiéis insistem que pertence à Igreja.
Com o desenvolvimento econômico e a construção da cidade, Dong Hoy, a zona se converteu na mais cara da área, com construções exclusivas.
No ano passado, as escavadoras já aplainaram muito terreno do meio de Tam Toa e se construíram muitos apartamentos de luxo, alguns deles para membros do governo local.
Alguns membros do partido do governo pediram que se decretasse que as ruínas dessa igreja servissem de mausoléu da guerra, já que o templo foi bombardeado pelos americanos nos anos 60.
Depois, solicitaram que se construísse um centro turístico e, finalmente, de momento, o governo decretou que se habilite um parque público nesse lugar, que ocupou a atenção de alguns meios de comunicação internacionais.
O decreto que determina o uso público da igreja de Tam Toa é parecido ao que o governo vietnamita aprovou para os casos da ex-nunciatura de Hanoi e a igreja de Thai Ha.
(Source: ZENIT, http://www.zenit.org/article-22476?l=portuguese)
Vietnam: polémico parque público sobre las ruinas de emblemática iglesia (tiếng Tây Ban Nha)
Zenit
08:38 03/09/2009
La policía pegó y arrestó a unos católicos que la arreglaban para el culto
DONG HOI, miércoles 26 de agosto de 2009 (ZENIT.org):- El gobierno de Vietnam decretó el uso de las ruinas de la iglesia de Tam Toa para un parque público el pasado 17 de agosto, a pesar de que los católicos de la diócesis de Vinh han defendido su uso como lugar de culto incluso ante ataques violentos de la policía.
Las excavadoras municipales aplanaron el 20 de agosto los últimos restos del edificio sagrado, dejando en pie únicamente el campanario, informó la agencia AsiaNews.
Sólo cinco días antes, en Xa Doi, 200.000 personas habían celebrado la Misa de la Asunción, y otras 500.000 la habían seguido a lo largo de la carretera por la que se accede, ya que la policía les impedía el paso.
Durante la celebración, el obispo de Vinh, monseñor Pablo de María Cao Dinh Thuyen, de 83 años, lamentó la violencia de la policía contra los católicos.
El pasado 20 de julio, católicos fueron robados, arrestados y apaleados por la policía por reclamar el retorno de la iglesia a los legítimos propietarios del terreno e intentar restaurar el templo. Dos sacerdotes tuvieron que ser trasladados al hospital. (Cf. Zenit 22 de julio de 2009).
La iglesia de Tam Toa tiene un significado especial para los católicos de Vietnam. Su presencia está documentada desde el año 1631 y en el siglo XVII era la más grande de la región, con 1.200 fieles.
El actual edificio se encuentra en un delicado escenario natural. El padre Claude Bonin lo construyó en 1887 en una colina sobre la orilla del río Nhat Le, buscando la accesibilidad para los católicos.
Desde el final de la guerra, los católicos locales han celebrado Misa en el interior del recinto de la iglesia al aire libre o en sus hogares.
El pasado 2 de febrero, el obispo, 14 sacerdotes y unos mil católicos celebraron la Eucaristía en la iglesia de Tam Toa a pesar de las amenazas de las autoridades.
En 1997, el Gobierno declaró el lugar sitio histórico, sin la aprobación de la Iglesia local, como muestra de los crímenes de guerra llevados a cabo por los Estados Unidos.
Ello implicaba que el recinto se convertía en propiedad pública, pero los fieles insisten en que pertenece a la Iglesia.
Con el desarrollo económico y la construcción de la ciudad, Dong Hoy, la zona se ha convertido en la más cara del área, con construcciones exclusivas.
El año pasado, las excavadoras ya aplanaron mucho terreno del entorno de Tam Toa y se construyeron muchos apartamentos de lujo, algunos de ellos para miembros del gobierno local.
Algunos miembros del partido del gobierno pidieron que se decretara que las ruinas de esa iglesia sirvieran de mausoleo de la guerra, ya que el templo fue bombardeado por los americanos en los años 60.
Después, solicitaron que se construyera un centro turístico y, finalmente, de momento, el gobierno ha decretado que se habilite un parque público en ese lugar, que ha ocupado la atención de algunos medios de comunicación internacionales.
El decreto que determina el uso público de la iglesia de Tam Toa es parecido al que el gobierno vietnamita aprobó para los casos de la exnunciatura de Hanoi y la iglesia de Thai Ha.
(Source: http://www.zenit.org/article-32225?l=spanish)
DONG HOI, miércoles 26 de agosto de 2009 (ZENIT.org):- El gobierno de Vietnam decretó el uso de las ruinas de la iglesia de Tam Toa para un parque público el pasado 17 de agosto, a pesar de que los católicos de la diócesis de Vinh han defendido su uso como lugar de culto incluso ante ataques violentos de la policía.
Las excavadoras municipales aplanaron el 20 de agosto los últimos restos del edificio sagrado, dejando en pie únicamente el campanario, informó la agencia AsiaNews.
Sólo cinco días antes, en Xa Doi, 200.000 personas habían celebrado la Misa de la Asunción, y otras 500.000 la habían seguido a lo largo de la carretera por la que se accede, ya que la policía les impedía el paso.
Durante la celebración, el obispo de Vinh, monseñor Pablo de María Cao Dinh Thuyen, de 83 años, lamentó la violencia de la policía contra los católicos.
El pasado 20 de julio, católicos fueron robados, arrestados y apaleados por la policía por reclamar el retorno de la iglesia a los legítimos propietarios del terreno e intentar restaurar el templo. Dos sacerdotes tuvieron que ser trasladados al hospital. (Cf. Zenit 22 de julio de 2009).
La iglesia de Tam Toa tiene un significado especial para los católicos de Vietnam. Su presencia está documentada desde el año 1631 y en el siglo XVII era la más grande de la región, con 1.200 fieles.
El actual edificio se encuentra en un delicado escenario natural. El padre Claude Bonin lo construyó en 1887 en una colina sobre la orilla del río Nhat Le, buscando la accesibilidad para los católicos.
Desde el final de la guerra, los católicos locales han celebrado Misa en el interior del recinto de la iglesia al aire libre o en sus hogares.
El pasado 2 de febrero, el obispo, 14 sacerdotes y unos mil católicos celebraron la Eucaristía en la iglesia de Tam Toa a pesar de las amenazas de las autoridades.
En 1997, el Gobierno declaró el lugar sitio histórico, sin la aprobación de la Iglesia local, como muestra de los crímenes de guerra llevados a cabo por los Estados Unidos.
Ello implicaba que el recinto se convertía en propiedad pública, pero los fieles insisten en que pertenece a la Iglesia.
Con el desarrollo económico y la construcción de la ciudad, Dong Hoy, la zona se ha convertido en la más cara del área, con construcciones exclusivas.
El año pasado, las excavadoras ya aplanaron mucho terreno del entorno de Tam Toa y se construyeron muchos apartamentos de lujo, algunos de ellos para miembros del gobierno local.
Algunos miembros del partido del gobierno pidieron que se decretara que las ruinas de esa iglesia sirvieran de mausoleo de la guerra, ya que el templo fue bombardeado por los americanos en los años 60.
Después, solicitaron que se construyera un centro turístico y, finalmente, de momento, el gobierno ha decretado que se habilite un parque público en ese lugar, que ha ocupado la atención de algunos medios de comunicación internacionales.
El decreto que determina el uso público de la iglesia de Tam Toa es parecido al que el gobierno vietnamita aprobó para los casos de la exnunciatura de Hanoi y la iglesia de Thai Ha.
(Source: http://www.zenit.org/article-32225?l=spanish)
Katholik verhaftet: Vietnam geht rigoros gegen Blogger vor (tiếng Đức)
Zenit
08:39 03/09/2009
Schnelle Reaktionen gegen die Verfälschung der Rede von Papst Benedikt XVI. im Internet
HANOI, Vietnam, 2. September 2009 (ZENIT.org). - Ein Blogger kritisierte die Art, wie die vietnamesische Regierung die Ansprache von Papst Benedikt XVI. an die Bischöfe des Landes verzerrt habe. Nun ist er verhaftet worden.
Bui Thanh Hieu will Katholik werden. Er absolviert gerade das Katechumenat, in dem er sich auf den Empfang der Taufe vorbereitet. Am vergangenen Donnerstag wurde er aufgrund eines Blogs verhaftet, berichtete die Nachrichtenagentur VietCatholic News.
Vietnam geht seit einigen Monaten rigoros gegen Blogger vor. Am Freitag war der Journalist Doan Trang festgenommen worden. Er hatte Chinas Territorialansprüche im südchinesischen Meer kritisiert.
Huy Doc arbeitete in Ho-Chi-Minh-Stadt, dem früheren Saigon, bei der Zeitung „Saigon Tiep Thi“, und äußerte sich oft auf dem populären Blog „Osi“. Vergangene Woche kritisierte er die sowjetische Unterdrückung der Länder Ost- und Mitteleuropas. „Ein Krieg kann nicht als Befreiungskrieg betrachtet werden, wenn die Menschen danach nicht in wirklicher Freiheit und Unabhängigkeit leben dürfen“, schrieb er - und kam dafür ins Gefängnis.
Blogger Bui Thanh Hieu, der vor der Aufnahme in die katholische Kirche steht, wurde verhaftet, nachdem er die Haltung der Regierung in einem Streit um Kirchengüter kritisiert hatte.
Auch andere Vietnamesen laufen Gefahr, festgenommen zu werden, und zwar für ihre „schnellen Reaktionen gegen die Verfälschung der Rede von Papst Benedikt XVI. beim Ad-limina-Besuch der Bischöfe aus Vietnam am 27. Juni".
Am 24. August veröffentlichte „Vietnam Net“, eine staatliche Nachrichtenagentur, einen Artikel mit dem Titel: „Ein guter Katholik ist ein guter Bürger", in dem suggeriert wird, dass Papst Benedikt XVI. „die Kirche in Vietnam beleidigt“ hätte, als er sie in der Ansprache an die vietnamesische Bischofskonferenz der „spirituellen Korruption" (sic!) bezichtigte, berichtet Pater Joseph Nguyen aus Hanoi in AsiaNews.
„Das hat Schatten der Trauer auf die Katholiken geworfen", klagte er. „Wir alle wissen, dass Seine Heiligkeit Papst Benedikt XVI. das nicht sagen wollte."
In dem Artikel der staatlichen Nachrichtenagentur wird außerdem erklärt, dass der Heilige Vater von einer Gruppe von Katholiken wisse, die den „Sturz der Regierung im Sinn" hätte. Einen Tag nach seinem Erscheinen im Internet wurde der Artikel in anderen Zeitungen veröffentlicht, diesmal mit Aufrufen zur Verhaftung der Priester Thai Ha und Vinh.
„Die Manipulation der Ansprache von Papst Benedikt XVI. hat eine Menge Frustration unter den Katholiken in Vietnam freigesetzt, die in den Blogs damit begonnen haben, ihre Meinung zu äußern und die Medien zu kritisieren, die unter staatlicher Kontrolle stehen," so AsiaNews. Viele Blogs hätten zudem den ursprünglichen Text der päpstlichen Ansprache in Netzt gestellt.
(Source: http://www.zenit.org/rssgerman-18461)
HANOI, Vietnam, 2. September 2009 (ZENIT.org). - Ein Blogger kritisierte die Art, wie die vietnamesische Regierung die Ansprache von Papst Benedikt XVI. an die Bischöfe des Landes verzerrt habe. Nun ist er verhaftet worden.
Bui Thanh Hieu will Katholik werden. Er absolviert gerade das Katechumenat, in dem er sich auf den Empfang der Taufe vorbereitet. Am vergangenen Donnerstag wurde er aufgrund eines Blogs verhaftet, berichtete die Nachrichtenagentur VietCatholic News.
Vietnam geht seit einigen Monaten rigoros gegen Blogger vor. Am Freitag war der Journalist Doan Trang festgenommen worden. Er hatte Chinas Territorialansprüche im südchinesischen Meer kritisiert.
Huy Doc arbeitete in Ho-Chi-Minh-Stadt, dem früheren Saigon, bei der Zeitung „Saigon Tiep Thi“, und äußerte sich oft auf dem populären Blog „Osi“. Vergangene Woche kritisierte er die sowjetische Unterdrückung der Länder Ost- und Mitteleuropas. „Ein Krieg kann nicht als Befreiungskrieg betrachtet werden, wenn die Menschen danach nicht in wirklicher Freiheit und Unabhängigkeit leben dürfen“, schrieb er - und kam dafür ins Gefängnis.
Blogger Bui Thanh Hieu, der vor der Aufnahme in die katholische Kirche steht, wurde verhaftet, nachdem er die Haltung der Regierung in einem Streit um Kirchengüter kritisiert hatte.
Auch andere Vietnamesen laufen Gefahr, festgenommen zu werden, und zwar für ihre „schnellen Reaktionen gegen die Verfälschung der Rede von Papst Benedikt XVI. beim Ad-limina-Besuch der Bischöfe aus Vietnam am 27. Juni".
Am 24. August veröffentlichte „Vietnam Net“, eine staatliche Nachrichtenagentur, einen Artikel mit dem Titel: „Ein guter Katholik ist ein guter Bürger", in dem suggeriert wird, dass Papst Benedikt XVI. „die Kirche in Vietnam beleidigt“ hätte, als er sie in der Ansprache an die vietnamesische Bischofskonferenz der „spirituellen Korruption" (sic!) bezichtigte, berichtet Pater Joseph Nguyen aus Hanoi in AsiaNews.
„Das hat Schatten der Trauer auf die Katholiken geworfen", klagte er. „Wir alle wissen, dass Seine Heiligkeit Papst Benedikt XVI. das nicht sagen wollte."
In dem Artikel der staatlichen Nachrichtenagentur wird außerdem erklärt, dass der Heilige Vater von einer Gruppe von Katholiken wisse, die den „Sturz der Regierung im Sinn" hätte. Einen Tag nach seinem Erscheinen im Internet wurde der Artikel in anderen Zeitungen veröffentlicht, diesmal mit Aufrufen zur Verhaftung der Priester Thai Ha und Vinh.
„Die Manipulation der Ansprache von Papst Benedikt XVI. hat eine Menge Frustration unter den Katholiken in Vietnam freigesetzt, die in den Blogs damit begonnen haben, ihre Meinung zu äußern und die Medien zu kritisieren, die unter staatlicher Kontrolle stehen," so AsiaNews. Viele Blogs hätten zudem den ursprünglichen Text der päpstlichen Ansprache in Netzt gestellt.
(Source: http://www.zenit.org/rssgerman-18461)
Vietnam cracks down on bloggers and online journalists
The Committee to Protect Journalists
21:50 03/09/2009
New York, September 3, 2009--The Committee to Protect Journalists strongly condemns the recent harassment and arrests of online journalists and political bloggers in Vietnam. The mounting crackdown comes as Web-based journalists and bloggers' independent reporting challenges the tightly censored state-run media's traditional monopoly on local news and opinion.
On August 28, police arrested journalist Pham Doan Trang, a reporter with the popular online news site VietnamNet. Trang had recently reported on sensitive land disputes between China and Vietnam, a story tightly controlled in the state-run media. Access to several of Tuan's articles on that topic and others were blocked after her arrest, The Associated Press reported.
According to the Free Journalists Network of Vietnam (FJNV), an independent press freedom group, Trang also had shared sensitive information with bloggers and other journalists about a Chinese advisor for economic and trade issues who called on his Vietnamese counterparts to discipline certain local newspapers and journalists.Growing commercial and diplomatic ties with China are particularly sensitive in Vietnam, given the two neighboring countries' often antagonistic history.
On August 27, police arrested political blogger Bui Thanh Hieu, also known by his blogger name, Nguoi Buon Gio, which means "Wind Trader." In recent entries, the 37-year-old blogger wrote critically about competing territorial claims with China, including over the long-contested Paracel and Spratly Islands, as well as the Vietnamese government's handling of land disputes with the Roman Catholic Church. The FJNV said police searched Hieu's house after his arrest and confiscated two of his computers and other personal belongings. As of Wednesday, Hieu's family did not know his exact whereabouts, according to the FJNV.
CPJ is also investigating unconfirmed reports that Vietnam TV journalist Tran Uy and a political blogger who goes by the name of "Sphinx" have been arrested in the crackdown.
"We call on Vietnamese authorities to unconditionally and immediately release Pham Doan Trang and Bui Thanh Hieu," said Bob Dietz, CPJ's Asia program coordinator. "Vietnam is already one of the world's worst violators of Internet freedom, and recent actions only underscore that reputation."
Also, on August 25, newspaper reporter Truong Huy San, better known by his penname Huy Duc, was dismissed from the government-run Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing) daily newspaper for posting criticism of the former Soviet Union's crimes on his blog Osin.
The Vietnamese government created a new agency, known as the Administration Agency for Radio, Television, and Electronics Information, tasked with monitoring the Internet and bloggers in October 2008. In recent months, authorities have blocked local access to Yahoo 360°, a platform based in Singapore popular with many Vietnamese bloggers, according to CPJ sources. Many bloggers have since moved their blogs to WordPress or social networking sites such as Facebook and Multiply.
On August 28, police arrested journalist Pham Doan Trang, a reporter with the popular online news site VietnamNet. Trang had recently reported on sensitive land disputes between China and Vietnam, a story tightly controlled in the state-run media. Access to several of Tuan's articles on that topic and others were blocked after her arrest, The Associated Press reported.
According to the Free Journalists Network of Vietnam (FJNV), an independent press freedom group, Trang also had shared sensitive information with bloggers and other journalists about a Chinese advisor for economic and trade issues who called on his Vietnamese counterparts to discipline certain local newspapers and journalists.Growing commercial and diplomatic ties with China are particularly sensitive in Vietnam, given the two neighboring countries' often antagonistic history.
On August 27, police arrested political blogger Bui Thanh Hieu, also known by his blogger name, Nguoi Buon Gio, which means "Wind Trader." In recent entries, the 37-year-old blogger wrote critically about competing territorial claims with China, including over the long-contested Paracel and Spratly Islands, as well as the Vietnamese government's handling of land disputes with the Roman Catholic Church. The FJNV said police searched Hieu's house after his arrest and confiscated two of his computers and other personal belongings. As of Wednesday, Hieu's family did not know his exact whereabouts, according to the FJNV.
CPJ is also investigating unconfirmed reports that Vietnam TV journalist Tran Uy and a political blogger who goes by the name of "Sphinx" have been arrested in the crackdown.
"We call on Vietnamese authorities to unconditionally and immediately release Pham Doan Trang and Bui Thanh Hieu," said Bob Dietz, CPJ's Asia program coordinator. "Vietnam is already one of the world's worst violators of Internet freedom, and recent actions only underscore that reputation."
Also, on August 25, newspaper reporter Truong Huy San, better known by his penname Huy Duc, was dismissed from the government-run Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing) daily newspaper for posting criticism of the former Soviet Union's crimes on his blog Osin.
The Vietnamese government created a new agency, known as the Administration Agency for Radio, Television, and Electronics Information, tasked with monitoring the Internet and bloggers in October 2008. In recent months, authorities have blocked local access to Yahoo 360°, a platform based in Singapore popular with many Vietnamese bloggers, according to CPJ sources. Many bloggers have since moved their blogs to WordPress or social networking sites such as Facebook and Multiply.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyện có thật: cầm chứng minh nhân dân để đóng phạt
Hai Tôm Cần Giờ
08:35 03/09/2009
SAIGÒN - Vốn dĩ còn đậm chất nhà quê, bà con giáo điểm truyền Giáo An Thới Đông - nơi Hai Tôm sinh sống - có thói quen đi lễ sớm chứ không chờ đến cha ra bàn thờ mới đến như một số nơi thường vẫn thế. Trước giờ lễ, bà con tếu táo dăm ba câu chuyện đời của vùng đất nghèo. Bữa thì chuyện đi “xịt” cá, bữa thì đi vác vôi cho mấy vuông tôm, bữa thì đi làm đất cho mấy cái vuông chuẩn bị thả tôm …
Chiều hôm nay, đề tài của dăm ba câu chuyện quen thuộc khác hơn mọi ngày một chút đó là chuyện cầm chứng minh nhân dân lấy tiền nộp phạt.
Chuyện là nhà nghèo, anh Cường ở Rạch Lá “bóp bụng” mua được chiếc xe Tàu để đi lại. Anh Cường bị khối u ở bàn tay phải nên tìm kế sinh nhai đối với anh là chuyện vất vả. Hôm kia, anh mới đi mần mướn cho người ta bên An Nghĩa về, đang rẽ vào đường An Thới Đông để về nhà thì bị đồng chí cảnh sát “tuýt” còi lại.
Dừng lại theo tiếng còi của đồng chí cảnh sát. Anh Cường được đồng chí cảnh sát cho biết anh vi phạm luật giao thông là không mở đèn xi-nhan phải khi quẹo phải !
Khi nghe đóng phạt, anh Cường mới những trình bày hoàn cảnh gia đình nghèo, đi làm mướn, cuối tuần mới lãnh lương và hiện giờ không còn đồng nào. Để minh chứng cho chuyện “hổng còn xu dính túi” anh Cường đã móc bóp ra cho đồng chí cảnh sát xem. Sau khi thấy không còn đồng nào dính túi, đồng chí cảnh sát mới đề nghị anh Cường đi cầm chứng minh nhân dân để nộp phạt !
Không còn cách nào khác, anh Cường chạy qua bên kia đường tìm đến bà bán thuốc lá ngồi ở vệ đường để cầm chứng minh nhân dân. Bà bán thuốc lá thông cảm cho hoàn cảnh trớ trêu của anh Cường nên giữ lấy chứng minh nhân dân và đưa cho anh Cường 50.000 để nộp phạt vì cái tội không bật đèn xi-nhan của anh Cường.
May mà còn cái chứng minh nhân dân để đi cầm chứ không thì không biết anh phải làm sao ?
Câu chuyện vừa chấm dứt cũng là hồi chuông hiệu giờ lễ bắt đầu.
…
Câu chuyện đi cầm chứng minh nhân dân của anh Cường để nộp phạt sao mà nó vừa bi và vừa hài !
Không biết đồng chí cảnh sát đó có hiểu rằng nếu không mang chứng minh nhân dân theo trong người khi kiểm tra thì bị đóng phạt không mà anh lại xui người ta đi cầm chứng minh nhân dân ?
Chẳng may tối hôm đó cán bộ xã An Thới Đông đi kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra chứng minh nhân dân thì làm gì anh Cường có chứng minh nhân dân để trình diện ? Chứng minh nhân dân của anh Cường hiện đang nằm trong hộc tủ của tủ thuốc bên vệ đường của người đàn bà kia rồi ! Nếu chuyện xui xảy đến với anh nữa chắc có lẽ không còn lối nào thoát là anh Cường phải cầm luôn cái hộ khẩu để chuộc cái chứng minh nhân dân về để trình cho cán bộ.
Sao mà thấy thương cái anh chàng Cường quá ! Một vợ, ba con vất vả làm mướn để đắp đổi qua ngày, cái nghèo cứ muốn quấn quýt gia đình anh nay còn phải lo tiền để chuộc lại cái chứng minh thư. Sao mà thấy thương cho cái phận nghèo của giáo dân nghèo vùng biển mặn Cần Giờ quá !
Chiều hôm nay, đề tài của dăm ba câu chuyện quen thuộc khác hơn mọi ngày một chút đó là chuyện cầm chứng minh nhân dân lấy tiền nộp phạt.
Chuyện là nhà nghèo, anh Cường ở Rạch Lá “bóp bụng” mua được chiếc xe Tàu để đi lại. Anh Cường bị khối u ở bàn tay phải nên tìm kế sinh nhai đối với anh là chuyện vất vả. Hôm kia, anh mới đi mần mướn cho người ta bên An Nghĩa về, đang rẽ vào đường An Thới Đông để về nhà thì bị đồng chí cảnh sát “tuýt” còi lại.
Dừng lại theo tiếng còi của đồng chí cảnh sát. Anh Cường được đồng chí cảnh sát cho biết anh vi phạm luật giao thông là không mở đèn xi-nhan phải khi quẹo phải !
Khi nghe đóng phạt, anh Cường mới những trình bày hoàn cảnh gia đình nghèo, đi làm mướn, cuối tuần mới lãnh lương và hiện giờ không còn đồng nào. Để minh chứng cho chuyện “hổng còn xu dính túi” anh Cường đã móc bóp ra cho đồng chí cảnh sát xem. Sau khi thấy không còn đồng nào dính túi, đồng chí cảnh sát mới đề nghị anh Cường đi cầm chứng minh nhân dân để nộp phạt !
Không còn cách nào khác, anh Cường chạy qua bên kia đường tìm đến bà bán thuốc lá ngồi ở vệ đường để cầm chứng minh nhân dân. Bà bán thuốc lá thông cảm cho hoàn cảnh trớ trêu của anh Cường nên giữ lấy chứng minh nhân dân và đưa cho anh Cường 50.000 để nộp phạt vì cái tội không bật đèn xi-nhan của anh Cường.
May mà còn cái chứng minh nhân dân để đi cầm chứ không thì không biết anh phải làm sao ?
Câu chuyện vừa chấm dứt cũng là hồi chuông hiệu giờ lễ bắt đầu.
…
Câu chuyện đi cầm chứng minh nhân dân của anh Cường để nộp phạt sao mà nó vừa bi và vừa hài !
Không biết đồng chí cảnh sát đó có hiểu rằng nếu không mang chứng minh nhân dân theo trong người khi kiểm tra thì bị đóng phạt không mà anh lại xui người ta đi cầm chứng minh nhân dân ?
Chẳng may tối hôm đó cán bộ xã An Thới Đông đi kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra chứng minh nhân dân thì làm gì anh Cường có chứng minh nhân dân để trình diện ? Chứng minh nhân dân của anh Cường hiện đang nằm trong hộc tủ của tủ thuốc bên vệ đường của người đàn bà kia rồi ! Nếu chuyện xui xảy đến với anh nữa chắc có lẽ không còn lối nào thoát là anh Cường phải cầm luôn cái hộ khẩu để chuộc cái chứng minh nhân dân về để trình cho cán bộ.
Sao mà thấy thương cái anh chàng Cường quá ! Một vợ, ba con vất vả làm mướn để đắp đổi qua ngày, cái nghèo cứ muốn quấn quýt gia đình anh nay còn phải lo tiền để chuộc lại cái chứng minh thư. Sao mà thấy thương cho cái phận nghèo của giáo dân nghèo vùng biển mặn Cần Giờ quá !
Công chức Công giáo Miền Tây Nghệ An tĩnh tâm
Anton Vinh
09:58 03/09/2009
NGHỆ AN - Trải qua 5 năm với bao gian lao trên vạn nẻo đường đời nơi miền Tây bắc heo hút. Hôm nay là lần thứ 5 anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An quy tụ nên một Đại gia đình Công chức Công Giáo với mục đích sống phúc âm trong lòng Dân tộc.
Theo truyền thống vào ngày 02 -09 hằng năm. Anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An ở các huyện. Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương. đã họp mặt, tĩnh tâm và hội thảo đề tài “ Sống Đức Tin trong thời đại hôm nay”. Tại trung tâm Mục Vụ Giáo Hạt Bột Đà. Năm nay có thêm sự tham dự của các anh chị em Công Chức Công Giáo hai huyện Yên Thành và Diễn Châu.
Buổi sáng: Linh Mục An Tôn Hoàng Đức Luyến giúp Anh chị em dọn mình và linh mục Cha Phanxicoxavie Nguyễn Văn Lượng – Linh mục quản xứ Sơn La, giải tội.
Khai lễ. Cha Giuse Trần Ngọc Liêm – Linh Mục Quản xứ Thanh Tân, Hạt Bảo Nham, chủ tế Thánh lễ nói: “ …Thật vinh dự cho Giáo hội, Giáo Phận và cách riêng cho Giáo hạt Bột Đà khi có được một đội ngũ tri thức trẻ tài năng, giỏi chuyên môn trong công tác xã hội và đầy nhiệt huyết tông đồ. Hôm nay anh chị em chọn nơi này làm điêrm gặp gỡ để Tinh tâm với đề tai “ Sống tin Mừng trong thời đại hôm nay”. Điều đó đã phần nào nói lên ý nghĩa sâu xa của người Công Chức Công Giáo trong bối cảnh sống Tin Mừng hôm nay. Hiệp cùng các bạn, chúng ta dâng thánh lễ này để cảm tạ Chúa và xin Ngài ban thêm ơn cho anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An tiếp tục phát huy tốt chuyên môn xã hội và nhiệt tâm hơn nũa trong công cuộc Tái Truyền giáo và truyền giáo nơi những vùng heo hút của Miền Tây bắc Giáo Phận Vinh…”
Bài giảng trong Thánh Lễ, Cha Antôn Hoàng Đức Luyến - Linh mục Quản hạt Bột Đà nói về vai trò, trách nhiệm thiêng liêng của Người tri thức trẻ trong thời đại này. Lược trích lời Ngài nói như sau: “….Rừng cây Bạch Dương cần ánh sánh mặt trời như thế nào thì thế hệ trẻ hôm nay cần ơn Chúa như vậy. Ngược lại với nguyên lý đó thì cả rừng cây sẽ úa tàn vì thiếu quang hợp ân sũng. Sự hiện diện của anh chị em trên vũng đất cằn cỗi của miền tây xứ nghệ không chỉ phải chu toàn trách nhiệm của một Công chức nhà nước mà còn phải thi hành một sứ mệnh cao cả hơn, thiêng liêng hơn - Sứ mệnh của Tông đồ Giáo dân.
Lời Chúa hôm nay cũng đề cập tới vai trò thiêng liêng cao trọng ấy. Sau khi được chữa lành, người thanh niên đã tôn Vinh Thiên Chúa trong miền thập tĩnh và nhờ đó nhiều người đã nhận biết Đức Kitô là con Thiên Chúa đã đến trong thế gian… Ứớc gì trên bục giảng, nơi công sở, và những nơi anh chị Công chức phục vụ, Danh Thiên Chúa và Đức ái Kito giáo cũng rao giảng và trao ban tới mọi cảnh đời, mọi con người anh chị em gặp gỡ..”.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 h 30. Anh chị em dùng cơm trưa và nghĩ trưa tại Nhà xứ Bột Đà.
14 h. Cha Phaxico Hoàng Sĩ Hướng, Linh mục quản hạt Cầu Rầm, chủ trì buổi nói chuyện; đối thoại với Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An. Cha hạt Cầu rầm chia sẻ với anh chị em Công Chức về vấn đề: Giáo dục kitô giáo và Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội.
Lược trích lời Cha Hướng nói như sau: “..…… Chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình, là bốn giá trị trụ cột của Tin Mừng. Xây nhà - nhà riêng hay nhà chung, nhà thờ hay nhà nước - trên bốn giá trị trụ cột đó là xây nhà trên nền đá vững chắc, và nhà sẽ tồn tại vững bền qua mọi thử thách của thời gian.
Quý anh chị em Công chức biết rằng, xét về nguồn gốc xã hội tính thì gia đình Kitô giáo chúng ta xuất thân bần hàn lắm. - nơi máng cỏ Bò lừa. Có thể nói là một mô hình nghèo hèn nhất trong tất cả các mẫu hình gia đình của nhân loại. Nhưng từ nền tảng ban đầu ấy, hôm nay đây, anh chị em thấy đó. Khi tất cả các mẫu hình xi măng cốt thép khác sụp đổ thì mái tranh nghèo Nagiaret với những con người kiên trung trong Thiên ý nhiệm mầu của Chúa Cha. Ngôi nhà tâm linh ấy luôn trường tồn với lịch sử và đang trở nên mái ấm cho nhân loại hôm nay.
Là người Công Chức trẻ trong cơ chế hôm nay, ai mà lại chẳng muốn “ làm ông nọ bà kia”. Cao vọng đó tốt. Nhưng chỉ tốt và ý nghĩa khi anh chị em tiến lên trên đường công danh trong sự công chính. Và ngôi nhà sự nghiệp của người Công Chức Công Giáo cần được xây nên từ những hạt cát, viên ghạch của chính chất xám và lao công của anh chị em. Chúng ta không cần lao thân tiến tới tới một hạnh phúc xa xôi, ảo vọng nào đó nhưng phải cụ thể. Trau dồi chuyên môn cho tốt, nhiệt tâm hơn nũa trong công tác chân chính của xã hội. trao ban và thực thi Đức ái trong chân lý nơi chính gia đình và môi trường
công việc của anh chị em. Các anh chị biết rằng Giáo lý Kito giáo không mời gọi chúng ta phấn đấu để đạt tới một hạnh phúc viễn vông nào đó mà là nhắm tới sự hoàn thiện con người. Giáo hội luôn mời goi, thúc bách chúng ta nên Thánh như Cha của chúng ta là Đấng Thánh. Chính khi chúng ta cố gắng nên thánh từ những lời kinh dâng ngày, trong nghĩa cử trao ban cho nhau đúng luật của Đức Ái Kito giáo thì hạnh phục ở đó….đơn giản vậy thôi. Nhưng mà khó. Phải đồng tâm hiệp lực và liên lỹ canh tân chính mình.. .”
Buổi hội thảo tiếp tục với nhiều ý kiến giá trị khác đến từ Anh chị em Công Chức, có sự tham dự của Cha Anton Hoàng Đức Luyến, Thầy Lê Phiến và Ông Phùng Trọng Sáng Chủ tịch HĐMV giáo hạt Bột đà. Buổi hội thảo kết thúc lúc 15h 00 cùng ngày.
Chương trình tiếp diễn với bản báo cáo, hệ thống công việc của Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An – do anh JB Nguyễn Thái Bang diễn đạt.
Kết thúc buổi Hội thảo. Anh Bang đại diện cho anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An nói lên lời cảm ơn quý Cha ân nhân của anh chị em. Cha Phêrô Nguyễn Quyền, Cha Phanxico Hoàng Sĩ Hướng, Cha Anton Nguyễn Quang Thanh, Cha Anton Hoàng Đức Luyến, Cha Phanxico xavie Nguyễn Văn Lượng, Cha Giuse Trần Đình Phúc.… Ông Phùng Trọng Sáng và quý ban nghành HĐMV giáo hạt Bột Đà.
Đặc biệt là sự đồng hành, linh hướng và nhiệt tâm giúp đỡ của Cha Phêro Trần Đình Lai – linh mục quản xứ Yên Lý.
Trải qua 5 năm với bao gian lao trên vạn nẻo đường đời nơi miền Tây bắc heo hút. Hôm nay là lần thứ 5 anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An quy tụ nên một Đại gia đình Công chức Công Giáo với mục đích sống phúc âm trong lòng Dân tộc.
Anh chị em đã nhận Thánh Phaolô Đamat làm Bổn mạng, như một lời nhắn nhủ phải cố gắng hơn nữa trong công cuộc tái truyền giáo và sống tốt vai trò chứng nhân tin mừng nơi miền sơn cước Tây Bắc giáo phận vinh.
Hình ảnh Logo của đại Gia đình Công chức Công giáo Giáo Phận Vinh đã nói lên tất cả những thao thức, vất vã và đầy tự tin của anh chị em Công Chức Công Giáo nói chung, cách riêng là Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An.
Nhành gai Thập Tự vươn thế đứng
Hạt giống Tin Mừng giậy men đời.
Theo truyền thống vào ngày 02 -09 hằng năm. Anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An ở các huyện. Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương. đã họp mặt, tĩnh tâm và hội thảo đề tài “ Sống Đức Tin trong thời đại hôm nay”. Tại trung tâm Mục Vụ Giáo Hạt Bột Đà. Năm nay có thêm sự tham dự của các anh chị em Công Chức Công Giáo hai huyện Yên Thành và Diễn Châu.
Buổi sáng: Linh Mục An Tôn Hoàng Đức Luyến giúp Anh chị em dọn mình và linh mục Cha Phanxicoxavie Nguyễn Văn Lượng – Linh mục quản xứ Sơn La, giải tội.
Khai lễ. Cha Giuse Trần Ngọc Liêm – Linh Mục Quản xứ Thanh Tân, Hạt Bảo Nham, chủ tế Thánh lễ nói: “ …Thật vinh dự cho Giáo hội, Giáo Phận và cách riêng cho Giáo hạt Bột Đà khi có được một đội ngũ tri thức trẻ tài năng, giỏi chuyên môn trong công tác xã hội và đầy nhiệt huyết tông đồ. Hôm nay anh chị em chọn nơi này làm điêrm gặp gỡ để Tinh tâm với đề tai “ Sống tin Mừng trong thời đại hôm nay”. Điều đó đã phần nào nói lên ý nghĩa sâu xa của người Công Chức Công Giáo trong bối cảnh sống Tin Mừng hôm nay. Hiệp cùng các bạn, chúng ta dâng thánh lễ này để cảm tạ Chúa và xin Ngài ban thêm ơn cho anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An tiếp tục phát huy tốt chuyên môn xã hội và nhiệt tâm hơn nũa trong công cuộc Tái Truyền giáo và truyền giáo nơi những vùng heo hút của Miền Tây bắc Giáo Phận Vinh…”
Bài giảng trong Thánh Lễ, Cha Antôn Hoàng Đức Luyến - Linh mục Quản hạt Bột Đà nói về vai trò, trách nhiệm thiêng liêng của Người tri thức trẻ trong thời đại này. Lược trích lời Ngài nói như sau: “….Rừng cây Bạch Dương cần ánh sánh mặt trời như thế nào thì thế hệ trẻ hôm nay cần ơn Chúa như vậy. Ngược lại với nguyên lý đó thì cả rừng cây sẽ úa tàn vì thiếu quang hợp ân sũng. Sự hiện diện của anh chị em trên vũng đất cằn cỗi của miền tây xứ nghệ không chỉ phải chu toàn trách nhiệm của một Công chức nhà nước mà còn phải thi hành một sứ mệnh cao cả hơn, thiêng liêng hơn - Sứ mệnh của Tông đồ Giáo dân.
Lời Chúa hôm nay cũng đề cập tới vai trò thiêng liêng cao trọng ấy. Sau khi được chữa lành, người thanh niên đã tôn Vinh Thiên Chúa trong miền thập tĩnh và nhờ đó nhiều người đã nhận biết Đức Kitô là con Thiên Chúa đã đến trong thế gian… Ứớc gì trên bục giảng, nơi công sở, và những nơi anh chị Công chức phục vụ, Danh Thiên Chúa và Đức ái Kito giáo cũng rao giảng và trao ban tới mọi cảnh đời, mọi con người anh chị em gặp gỡ..”.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 h 30. Anh chị em dùng cơm trưa và nghĩ trưa tại Nhà xứ Bột Đà.
14 h. Cha Phaxico Hoàng Sĩ Hướng, Linh mục quản hạt Cầu Rầm, chủ trì buổi nói chuyện; đối thoại với Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An. Cha hạt Cầu rầm chia sẻ với anh chị em Công Chức về vấn đề: Giáo dục kitô giáo và Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội.
Lược trích lời Cha Hướng nói như sau: “..…… Chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình, là bốn giá trị trụ cột của Tin Mừng. Xây nhà - nhà riêng hay nhà chung, nhà thờ hay nhà nước - trên bốn giá trị trụ cột đó là xây nhà trên nền đá vững chắc, và nhà sẽ tồn tại vững bền qua mọi thử thách của thời gian.
Quý anh chị em Công chức biết rằng, xét về nguồn gốc xã hội tính thì gia đình Kitô giáo chúng ta xuất thân bần hàn lắm. - nơi máng cỏ Bò lừa. Có thể nói là một mô hình nghèo hèn nhất trong tất cả các mẫu hình gia đình của nhân loại. Nhưng từ nền tảng ban đầu ấy, hôm nay đây, anh chị em thấy đó. Khi tất cả các mẫu hình xi măng cốt thép khác sụp đổ thì mái tranh nghèo Nagiaret với những con người kiên trung trong Thiên ý nhiệm mầu của Chúa Cha. Ngôi nhà tâm linh ấy luôn trường tồn với lịch sử và đang trở nên mái ấm cho nhân loại hôm nay.
Là người Công Chức trẻ trong cơ chế hôm nay, ai mà lại chẳng muốn “ làm ông nọ bà kia”. Cao vọng đó tốt. Nhưng chỉ tốt và ý nghĩa khi anh chị em tiến lên trên đường công danh trong sự công chính. Và ngôi nhà sự nghiệp của người Công Chức Công Giáo cần được xây nên từ những hạt cát, viên ghạch của chính chất xám và lao công của anh chị em. Chúng ta không cần lao thân tiến tới tới một hạnh phúc xa xôi, ảo vọng nào đó nhưng phải cụ thể. Trau dồi chuyên môn cho tốt, nhiệt tâm hơn nũa trong công tác chân chính của xã hội. trao ban và thực thi Đức ái trong chân lý nơi chính gia đình và môi trường
công việc của anh chị em. Các anh chị biết rằng Giáo lý Kito giáo không mời gọi chúng ta phấn đấu để đạt tới một hạnh phúc viễn vông nào đó mà là nhắm tới sự hoàn thiện con người. Giáo hội luôn mời goi, thúc bách chúng ta nên Thánh như Cha của chúng ta là Đấng Thánh. Chính khi chúng ta cố gắng nên thánh từ những lời kinh dâng ngày, trong nghĩa cử trao ban cho nhau đúng luật của Đức Ái Kito giáo thì hạnh phục ở đó….đơn giản vậy thôi. Nhưng mà khó. Phải đồng tâm hiệp lực và liên lỹ canh tân chính mình.. .”
Buổi hội thảo tiếp tục với nhiều ý kiến giá trị khác đến từ Anh chị em Công Chức, có sự tham dự của Cha Anton Hoàng Đức Luyến, Thầy Lê Phiến và Ông Phùng Trọng Sáng Chủ tịch HĐMV giáo hạt Bột đà. Buổi hội thảo kết thúc lúc 15h 00 cùng ngày.
Chương trình tiếp diễn với bản báo cáo, hệ thống công việc của Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An – do anh JB Nguyễn Thái Bang diễn đạt.
Kết thúc buổi Hội thảo. Anh Bang đại diện cho anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An nói lên lời cảm ơn quý Cha ân nhân của anh chị em. Cha Phêrô Nguyễn Quyền, Cha Phanxico Hoàng Sĩ Hướng, Cha Anton Nguyễn Quang Thanh, Cha Anton Hoàng Đức Luyến, Cha Phanxico xavie Nguyễn Văn Lượng, Cha Giuse Trần Đình Phúc.… Ông Phùng Trọng Sáng và quý ban nghành HĐMV giáo hạt Bột Đà.
Đặc biệt là sự đồng hành, linh hướng và nhiệt tâm giúp đỡ của Cha Phêro Trần Đình Lai – linh mục quản xứ Yên Lý.
Trải qua 5 năm với bao gian lao trên vạn nẻo đường đời nơi miền Tây bắc heo hút. Hôm nay là lần thứ 5 anh chị em Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An quy tụ nên một Đại gia đình Công chức Công Giáo với mục đích sống phúc âm trong lòng Dân tộc.
Anh chị em đã nhận Thánh Phaolô Đamat làm Bổn mạng, như một lời nhắn nhủ phải cố gắng hơn nữa trong công cuộc tái truyền giáo và sống tốt vai trò chứng nhân tin mừng nơi miền sơn cước Tây Bắc giáo phận vinh.
Hình ảnh Logo của đại Gia đình Công chức Công giáo Giáo Phận Vinh đã nói lên tất cả những thao thức, vất vã và đầy tự tin của anh chị em Công Chức Công Giáo nói chung, cách riêng là Công Chức Công Giáo Miền Tây Nghệ An.
Nhành gai Thập Tự vươn thế đứng
Hạt giống Tin Mừng giậy men đời.
Lễ nhậm chức Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết của ĐC Vũ Duy Thống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:31 03/09/2009
PHAN THIẾT - Hôm nay ngày 3.9.2009, Phụng vụ Giáo hội mừng lễ Thánh Grêgôriô Cả, Giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh. Giáo Phận Phan Thiết tổ chức thánh lễ nhậm chức Giám Mục Chính Tòa của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống.
Xem hình ảnh
Đồng tế thánh lễ có Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu, Đức Ông Barnabê Nguyễn văn Phương, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Đức Đan Viện Phụ Châu Thủy, cha TĐD Giáo phận Sài gòn, cha Giám đốc ĐCV Sài gòn, cha Giám tỉnh Dòng Tên, cha Giám tỉnh Dòng Đaminh và khoảng 150 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ nhiều Hội dòng và hàng ngàn tín hữu từ Sài gòn – Phan thiết cùng hiệp thông chung lời tạ ơn.
Đúng 9 giờ, cả cộng đoàn hòa chung bài ca “Từ ngàn xưa” quen thuộc, đoàn đồng tế từ nhà xứ Chính tòa tiến ra tiền sảnh. Đức Hồng Y JB giới thiệu Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống với toàn thể Dân Chúa. Ngài nói ân huệ Chúa ban cho Giáo phận Phan thiết. Một Giáo phận trẻ và phát triển nhanh. Các vị mục tử tiếp nối là ân huệ của Chúa nhân từ ban tặng cho Giáo phận. Sau khi Đức cha Giuse hôn kính Thánh Giá, đoàn đồng tế tiến lên cung thánh.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan thân ái dẫn Đức Cha Giuse đến ngai tòa Giám Mục.
Cha Bí thư TGM Phan thiết, Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc Sắc Lệnh và Tông Sắc bổ nhiệm của Tòa Thánh.
THÁNH BỘ PHỤ TRÁCH VIỆC RAO GIẢNG
TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN
SẮC LỆNH - Prot. N. 3089/09
Vì Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan xin từ nhiệm, thể theo Giáo Luật khoản 401, triệt 1, nên cần tiến hành chọn vị Chủ chăn mới cách đúng thể thức.
Vì Thánh Bộ phụ trách việc rao giảng Tin Mừng cho Muôn dân, sau khi đã cân nhắc sự việc cách cẩn thận và, sau khi đã lắng nghe ý kiến của những người có liên hệ vốn có chiều hướng thuận lợi, đã kính cẩn xin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG, cho đến nay là Giám mục hiệu tòa Tortibulanô và là Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
Và, trong Buổi Triều yết ngày 18 tháng 2 năm nay, khi ân cần đón nhận kiến nghị này, vốn được Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ ký tên dưới đây đệ trình lên Đức Thánh Cha BÊNÊĐICTÔ XVI và, chính Đức Giáo Hoàng, sau khi cân nhắc, đã xét thấy Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG xứng đáng được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Phan Thiết, đồng thời giải tỏa cho ngài khỏi sự ràng buộc của Hiệu tòa Tortibulanô và, đích thân Đức Giáo Hòang đã truyền soạn thảo và thông tư Sắc Lệnh và Tông Thư theo hình thức Sắc Chỉ của Đức Giáo Hoàng (Bulla).
Làm tại Roma, Trụ sở Thánh Bộ phụ trách việc Rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, ngày 25 tháng 7 năm 2009.
ĐHY. Yvan DIAS
Tổng Trưởng (ấn ký)
TGM. Robert SARAH
Thư ký
TÔNG SẮC BỔ NHIỆM
BÊNÊDICTÔ GIÁM MỤC, TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ THIÊN CHÚA
Thân gởi Hiền Đệ đáng kính Giuse Vũ Duy Thống, hiện là Giám mục Hiệu tòa Tortibuli và Phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, được đặt làm Giám mục Giáo Phận Phan Thiết, lời chào thăm và Phép Lành Tòa Thánh. Trọng trách chăn dắt đoàn chiên của Chúa, mà Ta đang gánh vác, hôm nay đòi Ta phải sớm có giải pháp phù hợp cho Giáo phận Phan Thiết, hiện đang trống tòa qua đơn từ nhiệm của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Hiện Đệ Đáng Kính, vì Hiền Đệ có những đức tính xứng hợp và đã quen với việc mục vụ, được coi là thích hợp để điều hành Giáo Phận này; nên, dựa vào ý kiến của Bộ Loan Báo Tin Mừng cho Các Dân Tộc, sau khi chuẩn miễn cho Hiền Đệ mọi ràng buộc của Hiệu Tòa Tortibuli và trách nhiệm Giám mục Phụ tá, Ta dùng Quyền Tông Tòa tối thượng của mình bổ nhiệm Hiền Đệ làm Giám mục Giáo Phận Phan Thiết với đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Ta truyền phải công bố Tông Sắc này cho hàng giáo sĩ và giáo dân của Hiền Đệ được tường; Ta khuyên nhủ họ hãy sẵn lòng tiếp nhận Hiền Đệ và liên kết với Hiền Đệ.
Vậy, Hiền Đệ Đáng Kính, hãy chăm sóc các tín hữu được trao phó cho Hiền Đệ, sao cho họ hằng ngày chuyên cần cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, thực hành những việc bác ái và năng lãnh nhận các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, Bánh hằng sống, bởi nhớ lại lời của chính Thầy Chí Thánh: “Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,58). Nguyện xin hồng ân Chúa Thánh Thần Đấng Phù Trợ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, luôn ở cùng Hiền Đệ và cộng đoàn Giáo phận của Hiền Đệ mà Ta rất yêu quý.
Ban hành tại Đền Thánh Phêrô, thành Rôma, ngày Hai Mươi Lăm tháng Bảy, năm của Chúa Hai Ngàn Lẻ Chín, năm thứ năm Triều Đại Giáo Hoàng của Ta.
Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
Những tràng pháo tay rộn rã vang lên, trong niềm cảm tạ và chúc mừng.
Tiếp theo cha Phêrô Phạm Tiến Hành, niên trưởng các cha quản hạt, đại diện Dân Chúa chúc mừng Đức Cha Giuse.
Trọng kính Đức Hồng Y JB, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, quý Đức cha, quý Đức ông và quý cha.
Nhân ngày Đức Cha Giuse nhận tòa, làm chủ chăn Giáo phận Phan Thiết, chúng con các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, và toàn thể dân Chúa Giáo phận Phan Thiết xin dâng lên Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Đức Ông và các Cha khách lời chào mừng chân thành và nồng nhiệt nhất.
Kính thưa ĐHY, quý Đức cha, quý Đức ông và đặc biệt Đức Cha Giuse yêu quý.
Giáo phận Phan Thiết được sinh ra từ Giáo phận mẹ Nha Trang, nằm gọn trong tỉnh Bình Thuận, chiều dài 190km từ Tân Minh đến Vĩnh Hảo, chiều rộng nhất 100km từ Lagi lên Đakai giáp ranh với Phương Lâm, chiều rộng hẹp hơn là 40km từ Phan Thiết tới đèo Giabát, tiếp giáp với Bảo Lộc, Lâm Đồng. Dân số toàn tỉnh 1.050.000; giáo dân 155.000 gồm 63 giáo xứ và 39 giáo họ.
Nếu nhìn lại một thoáng lịch sử của Giáo phận Phan Thiết 34 năm qua, để ôn cố nhi tri tân; với Tông sắc của Đức Phaolô Đệ Lục ký ngày 30 tháng giêng 1975 về việc thành lập Giáo phận Phan Thiết. Cuộc chiến tranh lúc ấy đang nổ ra cách khốc liệt nhất, cho thấy một cuộc chuyển giao quyền lực chính trị sắp diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Chính trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này, Đức Cha Nicola được bổ nhiệm làm quám quản tông tòa Giáo phận Phan Thiết, rồi đến năm 1979 làm Giám mục chính tòa. Giữa muôn vàn khó khăn, thử thách, khó khăn về kinh tế eo hẹp, khó khăn vì chính quyền và tôn giáo còn nhiều nghi kỵ, chưa hiểu nhau, thế mà Đức Cha Nicola đã vượt khó với lòng kiên trì, can đảm và khôn ngoan của Thánh Thần, Ngài đã làm được nhiều công trình trong hai ba chục năm, đã hơn 45 nhà thờ, nhà nguyện được mọc lên, các đoàn thể trong Giáo phận được thành lập và phát triển, như hội Gia trưởng, hội các Bà mẹ, Giáo lý viên và thiếu nhi Thánh Thể, Legio Mariae, hội Têresa và Phan sinh tại thế. Rồi tòa Giám mục mới hai tầng và chủng viện Nicola được xây dựng để đào tạo ơn thiên triệu.
Con số từ 68.110 tín hữu năm 1975; tăng lên 132.716 năm 1995. số linh mục tăng đáng kể từ 52 linh mục năm 1975, đã lên đến 82 linh mục. Con số các tu sĩ và chủng sinh ngày càng thêm đông.
Đến ngày mùng 9 tháng 4 năm 2005, với quyết định của Tòa Thánh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đã trở thành Giám mục chính tòa kế vị Đức Cha Nicola. Tuy nhiệm kỳ chủ chăn của Đức Cha Phaolô ngắn ngủi, nhưng cũng đã gây nhiều ấn tượng: đất sau Tòa Giám mục, đất cạnh nhà thờ chính tòa được trao lại để xây nhà tĩnh tâm ba tầng đầy đủ tiện nghi; trung tâm Đức Mẹ Tàpao nổi lên giữa rừng xanh, đã cuốn hút nhiều tâm hồn tìm đến Đức Mẹ, và đã được Đức Mẹ thương ban nhiều ơn lành hồn xác; ngày nay công trình đang được hoàn chỉnh. Một số giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ, nhờ quan hệ tốt của Đức Cha với chính quyền.
Ba mươi bốn năm qua, biết bao nhiêu công trình sự nghiệp, hai Đức Cha Nicôla và Phaolô đã thực hiện cho giáo phận chúng con không thể kể hết. Chúng con cùng cảm tạ Chúa và ghi tâm khắc cốt công ơn của hai Đức Cha.
Kính thưa Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha khách, ngày 25/7/2009, Tòa Thánh lại ban cho Giáo phận Phan Thiết một vị mục tử mới là Đức Cha Giuse. Đoàn chiên Phan Thiết hân hoan chào mừng Đức Cha Giuse trẻ trung, đa tài, năng động để lãnh đạo đoàn chiên Phan Thiết. Xin Đức Ông Barnabê chuyển đạt lên Đức Thánh cha Bênêđictô lòng kính yêu thần phục và tri ân sâu xa của đoàn chiên bé nhỏ Phan thiết. Chúng con cũng không thể không cảm tạ Đức HY JB đã nhường một cánh tay mặt cho Giáo phận chúng con. ĐHY đã thương chia sẻ cho chúng con Đức Cha phụ tá tài đức. Trong cuộc viếng thăm Ad Limina vừa qua, Đức Thánh cha Bênêdicto đã nhắn nhủ các ĐGMVN: “Hãy lo lắng, thấu hiểu và giúp đỡ các linh mục đào sâu đời sống nội tâm, hướng tới sự thánh thiện như cha sở họ Ars.”. Với giáo dân, Đức Thánh cha nói: “về phần họ, bằng đời sống xây trên nền đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt, cũng là người công dân tốt”.
Kính thưa Đức Cha Giuse đáng mến, Giáo phận chúng con rất sung sướng được Đức Cha làm chủ chăn lãnh đạo, các linh mục, tu sĩ chúng con cam kết, sát cánh cộng tác với Đức Cha trong đường lối và kế họach Đức Cha sắp đề ra để đổi mới Giáo phận. Các tín hữu, các đoàn thể chúng con quyết tâm vâng phục và thực hiện những lời chỉ dạy của Đức Cha. Cánh đồng truyền giáo còn bao la, xin Chúa thương ban tràn đầy ơn thánh, nhờ lời bầu cử của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận, cho Đức Cha nhiều sức khỏe, ơn khôn ngoan của Thánh Linh để Đức Cha viết lên một trang sử mới tốt đẹp hơn cho Giáo phận.
Chúng con hân hoan chào mừng và cảm tạ ĐHY JB, quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha khách cùng toàn thể quý vị quan khách xa gần.
Những bông hoa tươi thắm như gói trọn tâm tình yêu mến dâng lên các Đức Giám Mục.
Đức cha Giuse xướng kinh vinh danh bắt đầu Thánh lễ. Ngài giảng lễ với một phong cách trẻ trung vui vẻ và cũng thật sâu sắc, đong đầy ý nghĩa. Những tràng pháo tay rộn vang, những tiếng cười hân hoan đan xen xuyên suốt nội dung chia sẽ.
Anh chị em thân mến,
Bước đến Nhà thờ chính tòa Phan Thiết hôm nay, với sự hiện diện của Đức Hồng Y, quý Đức cha và được bao quanh bởi các Linh Mục, tu sĩ cũng như đông đảo giáo dân trong và ngoài Giáo phận, nhất là được ưu ái dẫn đưa bởi Đức cha Phaolô tiền nhiệm, bỗng dưng tôi nhớ đến lời Thánh vịnh cũng là lời của một bài thánh ca quen thuộc “Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng sung sướng triền miên…”, để nghe lòng rộn lên niềm vui hòa cùng bầu khí cảm tạ, làm thành tâm tình của Thánh lễ. Vâng, hôm nay đối với Giáo phận Phan Thiết cũng như đối với riêng tôi, đúng là ngày của niềm vui cảm tạ.
1. Niềm vui cảm tạ trước hết vì nhịp sống của Giáo phận luôn được tiếp nối bởi sự hiện dịen của các chủ chăn. Từ ngày thành lập 30.01.1975 đến nay chưa đầy 35 năm, nhưng Giáo phận đã được Tòa Thánh ưu ái ban cho liên tiếp những chủ chăn, nên đời sống Giáo phận không bị cách quãng ngày nào. Từ Đức cha Nicôla tiên khởi sang Đức cha Phaolô vừa kết nhiệm và đến tôi hôm nay về nhận tòa mới. Đây là một hồng ân không phải Giáo phận nào cũng có. Có những Giáo phận tại Việt nam đã phải chịu trống tòa nhiều năm. Thế nên niềm vui hôm nay tự nhiên mang màu cảm tạ.
Nghi thức diễn ra phút đầu lễ xem ra đơn giản: Đức cha Phaolô đón tôi tại cửa nhà thờ, dẫn tôi lên cung thánh và chỉ cho tôi chiếc tòa của Giám Mục. Đơn giản thế thôi, nhưng lại đậm đà ý nghĩa biểu tượng: đón tôi vì ngài đã là chủ nhà; dẫn tôi vì ngài là huynh trưởng; và chỉ tòa cho tôi vì ngài là tiền nhiệm. Bằng nghi thức ấy, hôm nay Đức cha Phaolô chính thức nói lời chia tay với Dân Chúa Giáo phận sau 8 năm phục vụ trong cương vị Giám mục phó rồi Giám mục chính tòa, để dành thời gian nhiều hơn vào việc “rao giảng Tin Mừng cho người nghèo” như ngài vẫn lựa chọn. Xin cùng với Giáo phận hết lòng cám ơn Đức cha, vì những cống hiến trong suốt nhiệm kỳ của ngài, và xin kính chúc Đức cha gặt hái nhiều thành quả trên bước đường truyền giáo bằng phương tiện của bác ái. Đồng thời cũng dám mong, nếu điều kiện thuận lợi, xin Đức cha thương tiếp tục hỗ trợ việc mục vụ của Giáo phận, như ban Bí Tích Thêm Sức chẳng hạn. Chắc Đức cha không nỡ chối từ? Nếu quý cha và cộng đoàn tán đồng, xin cổ võ Đức cha Phaolô bằng một tín hiệu vui mừng. (Cả cộng đoàn vỗ tay hân hoan). Vậy là Đức cha đã đồng ý!
Và cũng với nghi thức ấy, hôm nay tôi chính thức trở thành Giám mục tại tòa Phan Thiết. Vì thế, trong cương vị mới này, xin gửi đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận lời chào mừng chân tình. Giáo phận Phan Thiết trước đây với tôi là một miền đất xa lạ, nhưng kể từ hôm nay, với sự đón nhận của anh chị em, Giáo phận này đã trở nên gần gũi máu thịt một nhà, để có thể tự hào giới thiệu “đơn giản, tôi là người Phan Thiết”.
2. Niềm vui cảm tạ sau đó vì gia tài quý giá Chúa ban cho Giáo phận. Cộng đoàn thử đoán xem là gì? Không phải là cơ sở của cải bạc tiền đâu, mà là linh mục đoàn của Giáo phận kìa. Đã đành, theo giáo luật, Giám mục tại tòa nào thì là chủ chăn riêng của Giáo hội địa phương ấy, nhưng xét cho cùng, Giám mục dù có nhiều đầu nhiều tay đến đâu đi nữa cũng không thể một mình có thể chu toàn trơn tru nhiệm vụ được. Chính vì thế, cũng theo giáo luật, linh mục đoàn trong Giáo phận là những cộng sự viên trực tiếp và tích cực của Giám mục, không thể thay thế được, để việc rao giảng thánh hóa và mục vụ của Giáo phận được trôi chảy nhịp nhàng hòa điệu.
Thật may mắn lễ nhận tòa hôm nay được diễn ra vào “Năm Linh Mục”, năm mà theo ý ĐTC Bênêdictô XVI trong huấn từ gởi đến các GMVN dịp viếng thăm Ad Limina vừa qua, là “cơ hội làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục”, là thời gian “linh mục phải đào sâu đời sống nội tâm và lo hướng tới sự thánh thiện theo cha sở khiêm nhường họ Ars, để trở nên người dẫn đường chính thức và phù hợp với lòng Chúa mong ước cũng như với giáo huấn của Giáo hội”. Thế nên trong niềm vui cảm tạ hôm nay, cùng với lời chào, xin gửi đến hàng linh mục Giáo phận chúng ta trọn vẹn tâm tình trân quý (những tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên), từ các vị trọng tuổi đã về hưu đến quý cha đang làm việc mục vụ tại các giáo xứ, từ các vị trung niên đang góp phần làm nên bộ mặt Giáo phận đến các anh em linh mục trẻ đang hăng say góp công góp sức làm cho sự sống của Giáo Hội địa phương được triển nở thêm lên.
Nếu thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng các linh mục, đã cống hiến một đời “vì phần rỗi các linh hồn”, thì linh mục đoàn Giáo phận chúng ta, nghĩa là Giám mục cùng với mọi linh mục, cũng được mời gọi để cùng nhau chia sẻ vận mệnh của Giáo phận, cùng nhau thăng thiến trên đường thánh đức, cùng nhau cống hiến vì sự cả sáng của Danh Chúa và vì phần rỗi của các linh hồn.
Nhiều người hỏi tôi xem có lo gì không khi được bổ nhiệm về Phan Thiết. Tôi đã trả lời là: nếu chỉ có một mình thì như bất cứ ai, tôi cũng lo chứ; nhưng may mắn, Giáo phận Phan Thiết hiện nay đang có hơn 100 linh mục triều và dòng, vốn là những tông đồ nhiệt huyết, nên với gia tài quý giá này, tôi chắc chắn chỉ còn một nỗi lo, là lo chung sức chung lòng để niềm vui phục vụ được trải ra bền bỉ và hạnh phúc. Chắc quý cha cũng đồng tình? (Những tràng pháo tay nồng nhiệt rộn rã).
3. Và niềm vui cảm tạ lại còn rõ hơn nữa vì nhịp sống của Giáo phận luôn luôn có sự hiện diện đồng hành trợ giúp của Đức Maria. Cụ thể là cuộc lễ hôm nay may mắn làm sao, rơi vào giữa lòng “Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao” của Giáo phận. Năm mà mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận tập trung nỗ lực, không chỉ để quan tâm xây dựng một trung tâm hành hương tôn kính Đức Maria, mà còn để quyết tâm, với sự bảo trợ của Đức Mẹ, mỗi người mỗi gia đình mỗi giáo xứ chăm lo biến đổi đời sống mình trở thành cuộc hành hương tâm linh trở về với tình thương Thiên Chúa. Nếu có phép lạ nào được Đức Mẹ ban phát rộng rãi trong năm nay, thì đó chính là phép lạ cải hóa tâm hồn và canh tân đời sống, đang được thực hiện từng ngày giữa lòng Giáo phận chúng ta. Cách đây ba tháng, chẳng ai dám mơ đến một diện tích rộng rãi để tổ chức lễ này, thế nhưng điều không dám mơ ấy đã đến, khi chính quyền giao mặt bằng bên cạnh nhà thờ kịp thời để làm bãi đậu xe phục vụ dịp lễ, như cộng đoàn đã thấy. Không biết có nên xem đây cũng là một phép lạ trong sự đồng hành của Đức Maria.
Và gần gũi hơn nữa, thánh lễ là lễ trọng kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của Giáo phận Phan Thiết. Tôn vinh Đức Maria bằng Danh hiệu cao quý nhất của Mẹ không phải là đưa Mẹ lên cao, để đẩy Mẹ xa rời đời sống nhân thế, biến Mẹ thành xa lạ với các tâm hồn, mà thực ra là tuyên xưng Mẹ trong những nét chân xác nhất: Mẹ là Mẹ thực của Chúa Giêsu và thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, nhìn nhận mình như là người con trong gia đình của Mẹ, để từ đó, sống hết mình và hết tình dưới sự chăm sóc của Mẹ. Đây là niềm hạnh phúc không phải đạo nào cũng có. Không biết có phải vì có niềm hạnh phúc ấy mà ngay từ khi thành lập Giáo phận, nhà thờ Lạc Đạo đã được chọn làm nhà thờ chính tòa Giáo phận? Lạc Đạo có thể hiểu là đạo hân hoan, đạo hạnh phúc vì có sự đồng hành của Mẹ Thiên Chúa trong nhịp sống đời mình. Trong niềm vui hạnh phúc có Mẹ bên đời, xin dâng Giáo phận lên Đức Maria, để nhờ sự trợ giúp của Mẹ, đời sống Giáo phận sẽ được trải ra trong tình yêu hợp nhất và thăng tiến.
Giáo xứ đầu tiên trên đường từ Sài gòn đi Phan Thiết, nơi tôi cùng đoàn đưa đón dừng lại viếng Thánh Thể và Đức Mẹ là giáo xứ mang tên “Mẹ Thiên Chúa”. Trong câu chuyện trao đổi với cha xứ, được biết ban tư vấn Giáo phận khi kết thúc họp bàn về việc này, thay vì nói dài dòng là “Giao việc tiếp đón Đức cha Giuse cho giáo xứ Mẹ Thiên Chúa lo”, đã nói tắt là “Giao Đức Cha Giuse cho Mẹ Thiên Chúa lo” (Cả nhà thờ vỗ tay cùng vỡ òa tiếng cười cảm động). Chắc chỉ là tình cờ, nhưng cá nhân tôi xem đây như một sự quan phòng đầy hạnh phúc. Từ nay, cuộc đời tôi, sứ mạng tôi, trách nhiệm tôi đã đựơc Giáo phận dâng cho Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, và tôi tin là với sự hiện diện trợ giúp của Mẹ, cùng với mọi người, tôi sẽ có thể từng bước chu toàn nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, vì Giáo phận luôn có các chủ chăn tiếp nối, vì Giáo phận có gia tài quý giá là linh mục đoàn, và vì Giáo phận có Mẹ Maria luôn đồng hành trợ giúp, nên Phan Thiết hôm nay đắm mình trong niềm vui cảm tạ. Từ niềm vui này, xin cám ơn sự tiễn đưa đầm tình của Đức Hồng Y, Đức cha Phêrô, quý cha quý tu sĩ chủng sinh và thân hữu Giáo phận TP. HCM; xin cảm tạ quý Đức cha đã hiện diện cầu nguyện nâng đỡ; xin cám ơn Đức cha Phaolô, quý cha quý tu sĩ chủng sinh và Dân Chúa Giáo phận Phan Thiết đã đón nhận hết tình. Và cuối cùng, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, xin Chúa chúc lành cho mọi người.
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y nói lời chia tay với Đức Cha Giuse. Với lối ví von dí dỏm, ngài nói: Đức Cha Giuse sẽ nhiều lần vắng Phan thiết để về Sài gòn lo công việc của ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN và Năm Thánh 2010. Sau tám năm làm Giám mục phụ tá, Đức Cha đã sống trong bầu khí thân thương của gia đình Tổng giáo phận. Tình liên đới là một nét đẹp của sứ vụ hôm nay. Tình liên đới giữa các vị mục tử và các Giáo phận chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi thách đố của thời đại hôm nay.
Cha FX Phạm Quyền, trưởng ban tổ chức bày tỏ lòng biết ơn đến quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ chủng sinh và toàn thể cộng đoàn.
Tiệc mừng tại khuôn viên Tòa Giám Mục. “Gánh hàng rong Đôi Khi” gồm những ca sĩ tên tuổi từ Sài gòn ra Phan thiết giúp vui những ca khúc “Hạt giống tâm hồn” của Nhạc sĩ Thông Vi Vu. Đức cha Giuse hát luôn hai bài tặng quan khách “Một chút” với Tam Ca Áo Trắng và “Đôi dép” với hai nhóc tỳ dễ thương.
Gió biển làm dịu lại cái nắng trưa đang gay gắt. Mọi người ra về trong hân hoan mang theo bao niềm vui và tâm tình của vị chủ chăn mới.
Xem hình ảnh
Đồng tế thánh lễ có Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Đức Cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Toma Vũ Đình Hiệu, Đức Ông Barnabê Nguyễn văn Phương, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Đức Đan Viện Phụ Châu Thủy, cha TĐD Giáo phận Sài gòn, cha Giám đốc ĐCV Sài gòn, cha Giám tỉnh Dòng Tên, cha Giám tỉnh Dòng Đaminh và khoảng 150 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ nhiều Hội dòng và hàng ngàn tín hữu từ Sài gòn – Phan thiết cùng hiệp thông chung lời tạ ơn.
Đúng 9 giờ, cả cộng đoàn hòa chung bài ca “Từ ngàn xưa” quen thuộc, đoàn đồng tế từ nhà xứ Chính tòa tiến ra tiền sảnh. Đức Hồng Y JB giới thiệu Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống với toàn thể Dân Chúa. Ngài nói ân huệ Chúa ban cho Giáo phận Phan thiết. Một Giáo phận trẻ và phát triển nhanh. Các vị mục tử tiếp nối là ân huệ của Chúa nhân từ ban tặng cho Giáo phận. Sau khi Đức cha Giuse hôn kính Thánh Giá, đoàn đồng tế tiến lên cung thánh.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan thân ái dẫn Đức Cha Giuse đến ngai tòa Giám Mục.
Cha Bí thư TGM Phan thiết, Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc Sắc Lệnh và Tông Sắc bổ nhiệm của Tòa Thánh.
THÁNH BỘ PHỤ TRÁCH VIỆC RAO GIẢNG
TIN MỪNG CHO MUÔN DÂN
SẮC LỆNH - Prot. N. 3089/09
Vì Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan xin từ nhiệm, thể theo Giáo Luật khoản 401, triệt 1, nên cần tiến hành chọn vị Chủ chăn mới cách đúng thể thức.
Vì Thánh Bộ phụ trách việc rao giảng Tin Mừng cho Muôn dân, sau khi đã cân nhắc sự việc cách cẩn thận và, sau khi đã lắng nghe ý kiến của những người có liên hệ vốn có chiều hướng thuận lợi, đã kính cẩn xin Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG, cho đến nay là Giám mục hiệu tòa Tortibulanô và là Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết.
Và, trong Buổi Triều yết ngày 18 tháng 2 năm nay, khi ân cần đón nhận kiến nghị này, vốn được Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ ký tên dưới đây đệ trình lên Đức Thánh Cha BÊNÊĐICTÔ XVI và, chính Đức Giáo Hoàng, sau khi cân nhắc, đã xét thấy Đức Cha Giuse VŨ DUY THỐNG xứng đáng được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Phan Thiết, đồng thời giải tỏa cho ngài khỏi sự ràng buộc của Hiệu tòa Tortibulanô và, đích thân Đức Giáo Hòang đã truyền soạn thảo và thông tư Sắc Lệnh và Tông Thư theo hình thức Sắc Chỉ của Đức Giáo Hoàng (Bulla).
Làm tại Roma, Trụ sở Thánh Bộ phụ trách việc Rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, ngày 25 tháng 7 năm 2009.
ĐHY. Yvan DIAS
Tổng Trưởng (ấn ký)
TGM. Robert SARAH
Thư ký
TÔNG SẮC BỔ NHIỆM
BÊNÊDICTÔ GIÁM MỤC, TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ THIÊN CHÚA
Thân gởi Hiền Đệ đáng kính Giuse Vũ Duy Thống, hiện là Giám mục Hiệu tòa Tortibuli và Phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, được đặt làm Giám mục Giáo Phận Phan Thiết, lời chào thăm và Phép Lành Tòa Thánh. Trọng trách chăn dắt đoàn chiên của Chúa, mà Ta đang gánh vác, hôm nay đòi Ta phải sớm có giải pháp phù hợp cho Giáo phận Phan Thiết, hiện đang trống tòa qua đơn từ nhiệm của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan. Hiện Đệ Đáng Kính, vì Hiền Đệ có những đức tính xứng hợp và đã quen với việc mục vụ, được coi là thích hợp để điều hành Giáo Phận này; nên, dựa vào ý kiến của Bộ Loan Báo Tin Mừng cho Các Dân Tộc, sau khi chuẩn miễn cho Hiền Đệ mọi ràng buộc của Hiệu Tòa Tortibuli và trách nhiệm Giám mục Phụ tá, Ta dùng Quyền Tông Tòa tối thượng của mình bổ nhiệm Hiền Đệ làm Giám mục Giáo Phận Phan Thiết với đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Ta truyền phải công bố Tông Sắc này cho hàng giáo sĩ và giáo dân của Hiền Đệ được tường; Ta khuyên nhủ họ hãy sẵn lòng tiếp nhận Hiền Đệ và liên kết với Hiền Đệ.
Vậy, Hiền Đệ Đáng Kính, hãy chăm sóc các tín hữu được trao phó cho Hiền Đệ, sao cho họ hằng ngày chuyên cần cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, thực hành những việc bác ái và năng lãnh nhận các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, Bánh hằng sống, bởi nhớ lại lời của chính Thầy Chí Thánh: “Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,58). Nguyện xin hồng ân Chúa Thánh Thần Đấng Phù Trợ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, luôn ở cùng Hiền Đệ và cộng đoàn Giáo phận của Hiền Đệ mà Ta rất yêu quý.
Ban hành tại Đền Thánh Phêrô, thành Rôma, ngày Hai Mươi Lăm tháng Bảy, năm của Chúa Hai Ngàn Lẻ Chín, năm thứ năm Triều Đại Giáo Hoàng của Ta.
Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
Những tràng pháo tay rộn rã vang lên, trong niềm cảm tạ và chúc mừng.
Tiếp theo cha Phêrô Phạm Tiến Hành, niên trưởng các cha quản hạt, đại diện Dân Chúa chúc mừng Đức Cha Giuse.
Trọng kính Đức Hồng Y JB, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, quý Đức cha, quý Đức ông và quý cha.
Nhân ngày Đức Cha Giuse nhận tòa, làm chủ chăn Giáo phận Phan Thiết, chúng con các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, và toàn thể dân Chúa Giáo phận Phan Thiết xin dâng lên Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Đức Ông và các Cha khách lời chào mừng chân thành và nồng nhiệt nhất.
Kính thưa ĐHY, quý Đức cha, quý Đức ông và đặc biệt Đức Cha Giuse yêu quý.
Giáo phận Phan Thiết được sinh ra từ Giáo phận mẹ Nha Trang, nằm gọn trong tỉnh Bình Thuận, chiều dài 190km từ Tân Minh đến Vĩnh Hảo, chiều rộng nhất 100km từ Lagi lên Đakai giáp ranh với Phương Lâm, chiều rộng hẹp hơn là 40km từ Phan Thiết tới đèo Giabát, tiếp giáp với Bảo Lộc, Lâm Đồng. Dân số toàn tỉnh 1.050.000; giáo dân 155.000 gồm 63 giáo xứ và 39 giáo họ.
Nếu nhìn lại một thoáng lịch sử của Giáo phận Phan Thiết 34 năm qua, để ôn cố nhi tri tân; với Tông sắc của Đức Phaolô Đệ Lục ký ngày 30 tháng giêng 1975 về việc thành lập Giáo phận Phan Thiết. Cuộc chiến tranh lúc ấy đang nổ ra cách khốc liệt nhất, cho thấy một cuộc chuyển giao quyền lực chính trị sắp diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Chính trong thời gian dầu sôi lửa bỏng này, Đức Cha Nicola được bổ nhiệm làm quám quản tông tòa Giáo phận Phan Thiết, rồi đến năm 1979 làm Giám mục chính tòa. Giữa muôn vàn khó khăn, thử thách, khó khăn về kinh tế eo hẹp, khó khăn vì chính quyền và tôn giáo còn nhiều nghi kỵ, chưa hiểu nhau, thế mà Đức Cha Nicola đã vượt khó với lòng kiên trì, can đảm và khôn ngoan của Thánh Thần, Ngài đã làm được nhiều công trình trong hai ba chục năm, đã hơn 45 nhà thờ, nhà nguyện được mọc lên, các đoàn thể trong Giáo phận được thành lập và phát triển, như hội Gia trưởng, hội các Bà mẹ, Giáo lý viên và thiếu nhi Thánh Thể, Legio Mariae, hội Têresa và Phan sinh tại thế. Rồi tòa Giám mục mới hai tầng và chủng viện Nicola được xây dựng để đào tạo ơn thiên triệu.
Con số từ 68.110 tín hữu năm 1975; tăng lên 132.716 năm 1995. số linh mục tăng đáng kể từ 52 linh mục năm 1975, đã lên đến 82 linh mục. Con số các tu sĩ và chủng sinh ngày càng thêm đông.
Đến ngày mùng 9 tháng 4 năm 2005, với quyết định của Tòa Thánh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đã trở thành Giám mục chính tòa kế vị Đức Cha Nicola. Tuy nhiệm kỳ chủ chăn của Đức Cha Phaolô ngắn ngủi, nhưng cũng đã gây nhiều ấn tượng: đất sau Tòa Giám mục, đất cạnh nhà thờ chính tòa được trao lại để xây nhà tĩnh tâm ba tầng đầy đủ tiện nghi; trung tâm Đức Mẹ Tàpao nổi lên giữa rừng xanh, đã cuốn hút nhiều tâm hồn tìm đến Đức Mẹ, và đã được Đức Mẹ thương ban nhiều ơn lành hồn xác; ngày nay công trình đang được hoàn chỉnh. Một số giáo họ được nâng lên hàng giáo xứ, nhờ quan hệ tốt của Đức Cha với chính quyền.
Ba mươi bốn năm qua, biết bao nhiêu công trình sự nghiệp, hai Đức Cha Nicôla và Phaolô đã thực hiện cho giáo phận chúng con không thể kể hết. Chúng con cùng cảm tạ Chúa và ghi tâm khắc cốt công ơn của hai Đức Cha.
Kính thưa Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha khách, ngày 25/7/2009, Tòa Thánh lại ban cho Giáo phận Phan Thiết một vị mục tử mới là Đức Cha Giuse. Đoàn chiên Phan Thiết hân hoan chào mừng Đức Cha Giuse trẻ trung, đa tài, năng động để lãnh đạo đoàn chiên Phan Thiết. Xin Đức Ông Barnabê chuyển đạt lên Đức Thánh cha Bênêđictô lòng kính yêu thần phục và tri ân sâu xa của đoàn chiên bé nhỏ Phan thiết. Chúng con cũng không thể không cảm tạ Đức HY JB đã nhường một cánh tay mặt cho Giáo phận chúng con. ĐHY đã thương chia sẻ cho chúng con Đức Cha phụ tá tài đức. Trong cuộc viếng thăm Ad Limina vừa qua, Đức Thánh cha Bênêdicto đã nhắn nhủ các ĐGMVN: “Hãy lo lắng, thấu hiểu và giúp đỡ các linh mục đào sâu đời sống nội tâm, hướng tới sự thánh thiện như cha sở họ Ars.”. Với giáo dân, Đức Thánh cha nói: “về phần họ, bằng đời sống xây trên nền đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt, cũng là người công dân tốt”.
Kính thưa Đức Cha Giuse đáng mến, Giáo phận chúng con rất sung sướng được Đức Cha làm chủ chăn lãnh đạo, các linh mục, tu sĩ chúng con cam kết, sát cánh cộng tác với Đức Cha trong đường lối và kế họach Đức Cha sắp đề ra để đổi mới Giáo phận. Các tín hữu, các đoàn thể chúng con quyết tâm vâng phục và thực hiện những lời chỉ dạy của Đức Cha. Cánh đồng truyền giáo còn bao la, xin Chúa thương ban tràn đầy ơn thánh, nhờ lời bầu cử của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận, cho Đức Cha nhiều sức khỏe, ơn khôn ngoan của Thánh Linh để Đức Cha viết lên một trang sử mới tốt đẹp hơn cho Giáo phận.
Chúng con hân hoan chào mừng và cảm tạ ĐHY JB, quý Đức Cha, quý Đức Ông và quý Cha khách cùng toàn thể quý vị quan khách xa gần.
Những bông hoa tươi thắm như gói trọn tâm tình yêu mến dâng lên các Đức Giám Mục.
Đức cha Giuse xướng kinh vinh danh bắt đầu Thánh lễ. Ngài giảng lễ với một phong cách trẻ trung vui vẻ và cũng thật sâu sắc, đong đầy ý nghĩa. Những tràng pháo tay rộn vang, những tiếng cười hân hoan đan xen xuyên suốt nội dung chia sẽ.
Anh chị em thân mến,
Bước đến Nhà thờ chính tòa Phan Thiết hôm nay, với sự hiện diện của Đức Hồng Y, quý Đức cha và được bao quanh bởi các Linh Mục, tu sĩ cũng như đông đảo giáo dân trong và ngoài Giáo phận, nhất là được ưu ái dẫn đưa bởi Đức cha Phaolô tiền nhiệm, bỗng dưng tôi nhớ đến lời Thánh vịnh cũng là lời của một bài thánh ca quen thuộc “Hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên, chúng tôi vui mừng sung sướng triền miên…”, để nghe lòng rộn lên niềm vui hòa cùng bầu khí cảm tạ, làm thành tâm tình của Thánh lễ. Vâng, hôm nay đối với Giáo phận Phan Thiết cũng như đối với riêng tôi, đúng là ngày của niềm vui cảm tạ.
1. Niềm vui cảm tạ trước hết vì nhịp sống của Giáo phận luôn được tiếp nối bởi sự hiện dịen của các chủ chăn. Từ ngày thành lập 30.01.1975 đến nay chưa đầy 35 năm, nhưng Giáo phận đã được Tòa Thánh ưu ái ban cho liên tiếp những chủ chăn, nên đời sống Giáo phận không bị cách quãng ngày nào. Từ Đức cha Nicôla tiên khởi sang Đức cha Phaolô vừa kết nhiệm và đến tôi hôm nay về nhận tòa mới. Đây là một hồng ân không phải Giáo phận nào cũng có. Có những Giáo phận tại Việt nam đã phải chịu trống tòa nhiều năm. Thế nên niềm vui hôm nay tự nhiên mang màu cảm tạ.
Nghi thức diễn ra phút đầu lễ xem ra đơn giản: Đức cha Phaolô đón tôi tại cửa nhà thờ, dẫn tôi lên cung thánh và chỉ cho tôi chiếc tòa của Giám Mục. Đơn giản thế thôi, nhưng lại đậm đà ý nghĩa biểu tượng: đón tôi vì ngài đã là chủ nhà; dẫn tôi vì ngài là huynh trưởng; và chỉ tòa cho tôi vì ngài là tiền nhiệm. Bằng nghi thức ấy, hôm nay Đức cha Phaolô chính thức nói lời chia tay với Dân Chúa Giáo phận sau 8 năm phục vụ trong cương vị Giám mục phó rồi Giám mục chính tòa, để dành thời gian nhiều hơn vào việc “rao giảng Tin Mừng cho người nghèo” như ngài vẫn lựa chọn. Xin cùng với Giáo phận hết lòng cám ơn Đức cha, vì những cống hiến trong suốt nhiệm kỳ của ngài, và xin kính chúc Đức cha gặt hái nhiều thành quả trên bước đường truyền giáo bằng phương tiện của bác ái. Đồng thời cũng dám mong, nếu điều kiện thuận lợi, xin Đức cha thương tiếp tục hỗ trợ việc mục vụ của Giáo phận, như ban Bí Tích Thêm Sức chẳng hạn. Chắc Đức cha không nỡ chối từ? Nếu quý cha và cộng đoàn tán đồng, xin cổ võ Đức cha Phaolô bằng một tín hiệu vui mừng. (Cả cộng đoàn vỗ tay hân hoan). Vậy là Đức cha đã đồng ý!
Và cũng với nghi thức ấy, hôm nay tôi chính thức trở thành Giám mục tại tòa Phan Thiết. Vì thế, trong cương vị mới này, xin gửi đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận lời chào mừng chân tình. Giáo phận Phan Thiết trước đây với tôi là một miền đất xa lạ, nhưng kể từ hôm nay, với sự đón nhận của anh chị em, Giáo phận này đã trở nên gần gũi máu thịt một nhà, để có thể tự hào giới thiệu “đơn giản, tôi là người Phan Thiết”.
2. Niềm vui cảm tạ sau đó vì gia tài quý giá Chúa ban cho Giáo phận. Cộng đoàn thử đoán xem là gì? Không phải là cơ sở của cải bạc tiền đâu, mà là linh mục đoàn của Giáo phận kìa. Đã đành, theo giáo luật, Giám mục tại tòa nào thì là chủ chăn riêng của Giáo hội địa phương ấy, nhưng xét cho cùng, Giám mục dù có nhiều đầu nhiều tay đến đâu đi nữa cũng không thể một mình có thể chu toàn trơn tru nhiệm vụ được. Chính vì thế, cũng theo giáo luật, linh mục đoàn trong Giáo phận là những cộng sự viên trực tiếp và tích cực của Giám mục, không thể thay thế được, để việc rao giảng thánh hóa và mục vụ của Giáo phận được trôi chảy nhịp nhàng hòa điệu.
Thật may mắn lễ nhận tòa hôm nay được diễn ra vào “Năm Linh Mục”, năm mà theo ý ĐTC Bênêdictô XVI trong huấn từ gởi đến các GMVN dịp viếng thăm Ad Limina vừa qua, là “cơ hội làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục”, là thời gian “linh mục phải đào sâu đời sống nội tâm và lo hướng tới sự thánh thiện theo cha sở khiêm nhường họ Ars, để trở nên người dẫn đường chính thức và phù hợp với lòng Chúa mong ước cũng như với giáo huấn của Giáo hội”. Thế nên trong niềm vui cảm tạ hôm nay, cùng với lời chào, xin gửi đến hàng linh mục Giáo phận chúng ta trọn vẹn tâm tình trân quý (những tràng pháo tay nồng nhiệt vang lên), từ các vị trọng tuổi đã về hưu đến quý cha đang làm việc mục vụ tại các giáo xứ, từ các vị trung niên đang góp phần làm nên bộ mặt Giáo phận đến các anh em linh mục trẻ đang hăng say góp công góp sức làm cho sự sống của Giáo Hội địa phương được triển nở thêm lên.
Nếu thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng các linh mục, đã cống hiến một đời “vì phần rỗi các linh hồn”, thì linh mục đoàn Giáo phận chúng ta, nghĩa là Giám mục cùng với mọi linh mục, cũng được mời gọi để cùng nhau chia sẻ vận mệnh của Giáo phận, cùng nhau thăng thiến trên đường thánh đức, cùng nhau cống hiến vì sự cả sáng của Danh Chúa và vì phần rỗi của các linh hồn.
Nhiều người hỏi tôi xem có lo gì không khi được bổ nhiệm về Phan Thiết. Tôi đã trả lời là: nếu chỉ có một mình thì như bất cứ ai, tôi cũng lo chứ; nhưng may mắn, Giáo phận Phan Thiết hiện nay đang có hơn 100 linh mục triều và dòng, vốn là những tông đồ nhiệt huyết, nên với gia tài quý giá này, tôi chắc chắn chỉ còn một nỗi lo, là lo chung sức chung lòng để niềm vui phục vụ được trải ra bền bỉ và hạnh phúc. Chắc quý cha cũng đồng tình? (Những tràng pháo tay nồng nhiệt rộn rã).
3. Và niềm vui cảm tạ lại còn rõ hơn nữa vì nhịp sống của Giáo phận luôn luôn có sự hiện diện đồng hành trợ giúp của Đức Maria. Cụ thể là cuộc lễ hôm nay may mắn làm sao, rơi vào giữa lòng “Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao” của Giáo phận. Năm mà mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận tập trung nỗ lực, không chỉ để quan tâm xây dựng một trung tâm hành hương tôn kính Đức Maria, mà còn để quyết tâm, với sự bảo trợ của Đức Mẹ, mỗi người mỗi gia đình mỗi giáo xứ chăm lo biến đổi đời sống mình trở thành cuộc hành hương tâm linh trở về với tình thương Thiên Chúa. Nếu có phép lạ nào được Đức Mẹ ban phát rộng rãi trong năm nay, thì đó chính là phép lạ cải hóa tâm hồn và canh tân đời sống, đang được thực hiện từng ngày giữa lòng Giáo phận chúng ta. Cách đây ba tháng, chẳng ai dám mơ đến một diện tích rộng rãi để tổ chức lễ này, thế nhưng điều không dám mơ ấy đã đến, khi chính quyền giao mặt bằng bên cạnh nhà thờ kịp thời để làm bãi đậu xe phục vụ dịp lễ, như cộng đoàn đã thấy. Không biết có nên xem đây cũng là một phép lạ trong sự đồng hành của Đức Maria.
Và gần gũi hơn nữa, thánh lễ là lễ trọng kính Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng của Giáo phận Phan Thiết. Tôn vinh Đức Maria bằng Danh hiệu cao quý nhất của Mẹ không phải là đưa Mẹ lên cao, để đẩy Mẹ xa rời đời sống nhân thế, biến Mẹ thành xa lạ với các tâm hồn, mà thực ra là tuyên xưng Mẹ trong những nét chân xác nhất: Mẹ là Mẹ thực của Chúa Giêsu và thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, nhìn nhận mình như là người con trong gia đình của Mẹ, để từ đó, sống hết mình và hết tình dưới sự chăm sóc của Mẹ. Đây là niềm hạnh phúc không phải đạo nào cũng có. Không biết có phải vì có niềm hạnh phúc ấy mà ngay từ khi thành lập Giáo phận, nhà thờ Lạc Đạo đã được chọn làm nhà thờ chính tòa Giáo phận? Lạc Đạo có thể hiểu là đạo hân hoan, đạo hạnh phúc vì có sự đồng hành của Mẹ Thiên Chúa trong nhịp sống đời mình. Trong niềm vui hạnh phúc có Mẹ bên đời, xin dâng Giáo phận lên Đức Maria, để nhờ sự trợ giúp của Mẹ, đời sống Giáo phận sẽ được trải ra trong tình yêu hợp nhất và thăng tiến.
Giáo xứ đầu tiên trên đường từ Sài gòn đi Phan Thiết, nơi tôi cùng đoàn đưa đón dừng lại viếng Thánh Thể và Đức Mẹ là giáo xứ mang tên “Mẹ Thiên Chúa”. Trong câu chuyện trao đổi với cha xứ, được biết ban tư vấn Giáo phận khi kết thúc họp bàn về việc này, thay vì nói dài dòng là “Giao việc tiếp đón Đức cha Giuse cho giáo xứ Mẹ Thiên Chúa lo”, đã nói tắt là “Giao Đức Cha Giuse cho Mẹ Thiên Chúa lo” (Cả nhà thờ vỗ tay cùng vỡ òa tiếng cười cảm động). Chắc chỉ là tình cờ, nhưng cá nhân tôi xem đây như một sự quan phòng đầy hạnh phúc. Từ nay, cuộc đời tôi, sứ mạng tôi, trách nhiệm tôi đã đựơc Giáo phận dâng cho Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, và tôi tin là với sự hiện diện trợ giúp của Mẹ, cùng với mọi người, tôi sẽ có thể từng bước chu toàn nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, vì Giáo phận luôn có các chủ chăn tiếp nối, vì Giáo phận có gia tài quý giá là linh mục đoàn, và vì Giáo phận có Mẹ Maria luôn đồng hành trợ giúp, nên Phan Thiết hôm nay đắm mình trong niềm vui cảm tạ. Từ niềm vui này, xin cám ơn sự tiễn đưa đầm tình của Đức Hồng Y, Đức cha Phêrô, quý cha quý tu sĩ chủng sinh và thân hữu Giáo phận TP. HCM; xin cảm tạ quý Đức cha đã hiện diện cầu nguyện nâng đỡ; xin cám ơn Đức cha Phaolô, quý cha quý tu sĩ chủng sinh và Dân Chúa Giáo phận Phan Thiết đã đón nhận hết tình. Và cuối cùng, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, xin Chúa chúc lành cho mọi người.
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y nói lời chia tay với Đức Cha Giuse. Với lối ví von dí dỏm, ngài nói: Đức Cha Giuse sẽ nhiều lần vắng Phan thiết để về Sài gòn lo công việc của ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN và Năm Thánh 2010. Sau tám năm làm Giám mục phụ tá, Đức Cha đã sống trong bầu khí thân thương của gia đình Tổng giáo phận. Tình liên đới là một nét đẹp của sứ vụ hôm nay. Tình liên đới giữa các vị mục tử và các Giáo phận chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi thách đố của thời đại hôm nay.
Cha FX Phạm Quyền, trưởng ban tổ chức bày tỏ lòng biết ơn đến quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ chủng sinh và toàn thể cộng đoàn.
Tiệc mừng tại khuôn viên Tòa Giám Mục. “Gánh hàng rong Đôi Khi” gồm những ca sĩ tên tuổi từ Sài gòn ra Phan thiết giúp vui những ca khúc “Hạt giống tâm hồn” của Nhạc sĩ Thông Vi Vu. Đức cha Giuse hát luôn hai bài tặng quan khách “Một chút” với Tam Ca Áo Trắng và “Đôi dép” với hai nhóc tỳ dễ thương.
Gió biển làm dịu lại cái nắng trưa đang gay gắt. Mọi người ra về trong hân hoan mang theo bao niềm vui và tâm tình của vị chủ chăn mới.
Thánh lễ lên đường của chủng sinh và ứng sinh giáo phận Thanh Hóa
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
17:34 03/09/2009
THANH HÓA – Sáng nay, ngày 03.09.2009, tại nhà nhà nguyện Tòa Giám mục, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã long trọng cử hành thánh lễ sai đi cho các chủng sinh và ứng sinh của giáo phận Thanh hóa, cùng đồng tế trong thánh lễ có cha Đặc trách ơn gọi giáo phận Giuse Vũ Thanh Long, cha quản lý Tòa giám mục Giuse Nguyễn Văn Bình và cha Phêrô Lê Tiến Nhất.
Tham dự thánh lễ có quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa, Dòng Saint Paul Đà Nẵng, một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa và gần 100 chủng sinh, ứng sinh của giáo phận Thanh Hóa.
Đây là thánh lễ sai đi có số chủng sinh và ứng sinh nhiều nhiều nhất trong lịch sử giáo phận. Với 20 tân chủng sinh nhập học tại ĐCV Vinh Thanh và 1 tân chủng sinh nhập học tại ĐCV Hà Nội; 14 thầy thuộc khóa IX ĐCV Vinh Thanh, 12 ứng sinh TCV Lê Bảo sẽ đi thực tập mục vụ một năm theo như chương trình đào tạo; 6 ứng sinh sẽ lên đi học chuyên môn tại trụ sở Thanh Hóa – Sài Gòn.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí linh thiêng, sốt sắng và cảm động với các nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các tân chủng sinh; phát bài sai cho các chủng sinh và ứng sinh đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ.
Trong bài giảng lễ, dựa vào đoạn Tin mừng Mc 10, 17-27 về người thanh niên giầu có đến xin theo Đức Giêsu, Đức Cha Giuse nhắc các chủng sinh và ứng sinh hãy trung thành với ơn gọi của mình cách triệt để, đã theo Chúa thì hãy bỏ lại tất cả những gì không phù hợp với ơn gọi của mình, không được “bắt cá hai tay”; không thể có tình trạng vừa muốn theo Chúa vừa muốn sở hữu của cải trần gian như người thanh niên trong Tin mừng.
Sau bài giảng lễ, cha Đặc trách ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long giới thiệu 21 tân chủng sinh với Đức giám mục giáo phận. Lần lượt từng tân chủng sinh tiến lên cung thánh trình diện Giám mục và cộng đoàn. Tiếp đến Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các tân chủng sinh.
Sau nghi thức mặc áo dòng, tất cả các chủng sinh và ứng sinh với nến sáng trong tay đã đọc Lời tuyên hứa của Chủng sinh Giáo phận:
Trước khi lên đường sứ mệnh, trước mặt Đức Giám Mục và các Đấng Bề Trên Giáo phận, con xin tuyên hứa thực thi những điều sau đây:
Thứ nhất: con xin hứa sẽ gìn giữ nguyên vẹn và trung thành truyền đạt kho tàng đức tin, nhất là kiên tâm học hỏi để mỗi lúc một am hiểu kho tàng ấy hơn.
Thứ hai: con xin hứa sẽ vâng phục Đức Giám Mục và Bề Trên giáo phận. tín nhiệm các đấng được ngài ủy thác công việc đào tạo con.
Thứ ba: con xin hứa sẽ tuân theo kỷ luật chung của Hội Thánh, của chủng sinh đoàn giáo phận, nhất là những điều khoản liên quan đến ứng viên lên chức linh mục.
Thứ tư: con xin hứa sẽ luôn giữ tình hiệp thông với mọi thành phần dân Chúa, nhất là với anh em chủng sinh.
Thứ năm: con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để chu toàn bổn phận, chuyên chăm trau dồi đức hạnh, xứng đáng là linh mục tương lai của giáo phận Thanh hóa.
Con xin đưa tay trên Sách Thánh để xin Thiên Chúa chứng giám và giúp đỡ con thực hiện những lời tuyên hứa trên đây.Amen.
Sau phần hiệp lễ, là nghi thức sai đi. Các chủng sinh và ứng sinh xếp hành lên nhận bài sai. Đức Cha Giuse với tư cách Giám mục của Giáo phận để tuyên bố sai các chủng sinh và ứng sinh lên đương thi hành sứ mệnh mà bề trên giáo phận trao phó. Tiếp đến ngài trao nến sáng được thắp lên từ cây nến Phục sinh và các chủng sinh, ứng sinh giơ cao nến long trọng tuyên hứa sẽ đem hết khả năng để phục vụ, để thắp sáng ngọn lửa tình yêu nơi mình và nơi mọi người.
Bài ca phục vụ được cất lên trong phần kết lễ như là quyết tâm của tất cả mọi người “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang phục vụ mọi nơi, từng tiếng ta nói vang rội âm vang phục vụ, từng việc ta làm muôn đời yêu mến phục vụ.... phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đến đáp. ..”
Tham dự thánh lễ có quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Thanh hóa, Dòng Saint Paul Đà Nẵng, một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa và gần 100 chủng sinh, ứng sinh của giáo phận Thanh Hóa.
Đây là thánh lễ sai đi có số chủng sinh và ứng sinh nhiều nhiều nhất trong lịch sử giáo phận. Với 20 tân chủng sinh nhập học tại ĐCV Vinh Thanh và 1 tân chủng sinh nhập học tại ĐCV Hà Nội; 14 thầy thuộc khóa IX ĐCV Vinh Thanh, 12 ứng sinh TCV Lê Bảo sẽ đi thực tập mục vụ một năm theo như chương trình đào tạo; 6 ứng sinh sẽ lên đi học chuyên môn tại trụ sở Thanh Hóa – Sài Gòn.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí linh thiêng, sốt sắng và cảm động với các nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các tân chủng sinh; phát bài sai cho các chủng sinh và ứng sinh đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ.
Trong bài giảng lễ, dựa vào đoạn Tin mừng Mc 10, 17-27 về người thanh niên giầu có đến xin theo Đức Giêsu, Đức Cha Giuse nhắc các chủng sinh và ứng sinh hãy trung thành với ơn gọi của mình cách triệt để, đã theo Chúa thì hãy bỏ lại tất cả những gì không phù hợp với ơn gọi của mình, không được “bắt cá hai tay”; không thể có tình trạng vừa muốn theo Chúa vừa muốn sở hữu của cải trần gian như người thanh niên trong Tin mừng.
Sau bài giảng lễ, cha Đặc trách ơn gọi Giuse Vũ Thanh Long giới thiệu 21 tân chủng sinh với Đức giám mục giáo phận. Lần lượt từng tân chủng sinh tiến lên cung thánh trình diện Giám mục và cộng đoàn. Tiếp đến Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức làm phép và trao áo dòng cho các tân chủng sinh.
Sau nghi thức mặc áo dòng, tất cả các chủng sinh và ứng sinh với nến sáng trong tay đã đọc Lời tuyên hứa của Chủng sinh Giáo phận:
Trước khi lên đường sứ mệnh, trước mặt Đức Giám Mục và các Đấng Bề Trên Giáo phận, con xin tuyên hứa thực thi những điều sau đây:
Thứ nhất: con xin hứa sẽ gìn giữ nguyên vẹn và trung thành truyền đạt kho tàng đức tin, nhất là kiên tâm học hỏi để mỗi lúc một am hiểu kho tàng ấy hơn.
Thứ hai: con xin hứa sẽ vâng phục Đức Giám Mục và Bề Trên giáo phận. tín nhiệm các đấng được ngài ủy thác công việc đào tạo con.
Thứ ba: con xin hứa sẽ tuân theo kỷ luật chung của Hội Thánh, của chủng sinh đoàn giáo phận, nhất là những điều khoản liên quan đến ứng viên lên chức linh mục.
Thứ tư: con xin hứa sẽ luôn giữ tình hiệp thông với mọi thành phần dân Chúa, nhất là với anh em chủng sinh.
Thứ năm: con xin hứa sẽ cố gắng hết sức để chu toàn bổn phận, chuyên chăm trau dồi đức hạnh, xứng đáng là linh mục tương lai của giáo phận Thanh hóa.
Con xin đưa tay trên Sách Thánh để xin Thiên Chúa chứng giám và giúp đỡ con thực hiện những lời tuyên hứa trên đây.Amen.
Sau phần hiệp lễ, là nghi thức sai đi. Các chủng sinh và ứng sinh xếp hành lên nhận bài sai. Đức Cha Giuse với tư cách Giám mục của Giáo phận để tuyên bố sai các chủng sinh và ứng sinh lên đương thi hành sứ mệnh mà bề trên giáo phận trao phó. Tiếp đến ngài trao nến sáng được thắp lên từ cây nến Phục sinh và các chủng sinh, ứng sinh giơ cao nến long trọng tuyên hứa sẽ đem hết khả năng để phục vụ, để thắp sáng ngọn lửa tình yêu nơi mình và nơi mọi người.
Bài ca phục vụ được cất lên trong phần kết lễ như là quyết tâm của tất cả mọi người “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang phục vụ mọi nơi, từng tiếng ta nói vang rội âm vang phục vụ, từng việc ta làm muôn đời yêu mến phục vụ.... phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình, phục vụ không đòi đến đáp. ..”
Chân dung Linh mục Việt Nam: Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ
LM Phạm Phúc Khánh
17:45 03/09/2009
Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ (1922 – 1998)
Giám mục Chính Tòa tiên khởi giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Lạng Sơn đã được các linh mục Dòng Ða Minh đến truyền giáo từ năm 1908. Năm 1913, Lạng Sơn thành Phủ Doãn Tông Tòa, và năm 1960 trở thành Giáo phận Chính tòa với vị giám mục đầu tiên người Việt Nam là Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ.
Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1922, trong một gia đình sùng đạo tại Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình. Ngày mùng 5 tháng 3 năm 1960, cha Dụ được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa, coi sóc giáo phận Lạng Sơn. Ngày 26 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Ðức cha Phạm Văn Dụ lại được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn. Nhưng hoàn cảnh lúc đó không cho phép Ðức cha được tấn phong Giám mục. Mãi đến ngày mùng 1 tháng 5 năm 1979, Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ mới được tấn phong Giám Mục, do Ðức cha Phạm Ðình Tụng, giám mục Bắc Ninh. Sau đây là sơ lược tiểu sử và hành trình ơn gọi của ngài.
Những năm tháng ẩn dật (1960-1990)
Theo lý tưởng chung của các gia đình công giáo đạo hạnh thời đó, mấy anh em của Vinh Sơn đều muốn đi tu cả. Phạm Văn Thuyết là anh cả vào học chủng viện nhưng không bền đỗ. Anh thứ hai là Phạm Văn Lượng đi tu dòng Đaminh được gởi sang học tại Hồng Kông và đã khấn dòng nhưng cũng không lên tới chức linh mục. Phạm Thị Nhiệm là em gái út đi tu dòng nữ Đa minh tại Waterloo bên Bỉ.
Lúc còn nhỏ, Vinh Sơn theo học trường đệ tử dòng Phanxicô Thanh Hóa. Năm 1939 Vinh Sơn xin vào Tiểu Chủng Viện Thánh Têrêxa Lạng Sơn trong chương trình lớp đệ nhị. Sau đó thì được gởi đi Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Thầy Dụ đã chịu chức linh mục năm 1948 do tay Đức cha Hedde. Sau khi ngài chịu chức, Đức cha có ý định gởi ngài xuống làm phụ tá cha Jeffro lúc đó đang làm bề trên nhà dòng Đa Minh. Nhưng vì địa phận chuẩn bị mở lại Tiểu chủng viện, cha Dụ được gởi lên làm cha phó tại Đồng Đăng để cha Haag rảnh rang về Lạng Sơn tu sửa khu Văn Miếu làm Tiểu chủng viện.
Sau khi Đức cha Jacq, cha Guibert và cha Nerdeux là những vị truyền giáo cuối cùng đã bị trục xuất khỏi địa phận Lạng Sơn, cha Dụ được Tòa Thánh đặt lên chức Tổng quản địa phận. Khi được tin ấy, chính quyền Việt Nam đề nghị cha Dụ lên Thất Khê coi xứ thay cha Guibert.
Tại Thất Khê, ngày 5 tháng 3 năm 1960 cha Dụ được Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục, hiệu tòa Boseta. Thế rồi, ngày 26 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức cha Dụ được đặt lên làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn. Dù vậy, Đức cha vẫn không được đi đâu để chịu lễ tấn phong Giám mục. Ngay trong dịp Đức cha Hedde qua đời tại Lạng Sơn ngày 4 tháng 5 năm 1960, Đức cha Dụ cũng không có mặt trong đám tang. Với Đức cha Dụ, theo nguyên tắc, Lạng Sơn đã thành địa phận Chính tòa, sau khi được các cha Đaminh Pháp tỉnh Lyon gầy dựng vun tưới trong vòng 50 năm. Lúc này, ngoài Đức cha Dụ ra, chỉ còn 3 linh mục phục vụ trong địa phận: cha Thu ở Cao Bằng, cha Khái ở Mỹ Sơn và cha Đức ở Lộc Bình.
Từ khi lên Thất Khê 1960, Đức cha Dụ sống âm thầm một mình, rất ít liên lạc với thế giới bên ngoài. Khi quân Trung Hoa tràn sang Việt Nam năm 1979, Đức cha Dụ đã cùng với một số giáo dân tản cư về Bắc Ninh. Thừa dịp này, Đức cha Phạm Đình Tụng, giám mục Bắc Ninh đã làm lễ tấn phong cho Đức cha Dụ trong một nhà nguyện nhỏ tại Tòa Giám Mục Bắc Ninh ngày 1 tháng 5 năm 1979. Sau lễ tấn phong, Đức cha đã trở về Thất Khê, không có sự thay đổi gì.
Ngày 2 tháng 4 năm 1979, Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ từ Long Xuyên báo tin ra ngoại quốc như sau:
“Đức Cha Dụ biên thư cho tôi từ Bắc Ninh ngày 15 tháng 3 năm 1979 và Đức cha Tụng ngày 19 tháng 3, Ngài cho biết là Đức cha Dụ sau mười ngày tản cư qua rừng, đã tới Bắc Ninh ngày 28 tháng 2 để bắt đầu Mùa Chay. Tại đây có thầy Quỳnh và 100 giáo hữu Lạng Sơn cũng tản cư về. Còn cha Khái đã về Bùi Chu, cha Đức không tin gì, thầy Thảo có lẽ bị pháo kích chết tại Đồng Đăng. Đàng khác, quân Tầu phá sụp gác chuông Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn; khu nhà các bà Notre Dame des Missions (Văn Miếu) ở Cửa Nam cũng bị phá. Nhà xứ Thất Khê chỗ thì mất mái, chỗ đổ tường. Còn Cao Bằng chưa rõ tin gì… Những ngày hai Đức cha ở cùng nhau vui vẻ êm đẹp lắm, và như vậy tinh thần Đức Cha Dụ lên khá cao, để trở về tái thiết giáo phận từ con số không. Ngài xin chúng tôi giúp đỡ, chúng tôi sẽ cố.”
Ngày 30 tháng 12 năm 1986 Đức cha Vinh Sơn viết ra ngoại quốc: “Tháng 7 vừa qua chúng tôi bị một cơn lụt kinh khủng, đến nóc nhà thờ Thất Khê. Không bị ai chết, nhưng về đồ đạc của cải thì giục xuống bùn cả. Ngẫm nghĩ mà thấy ứng nghiệm biết bao lời của các cụ xưa đã bảo: nạn vô đơn chí.”
Từ năm 1987 thì Đức cha có vẻ tự do hơn về tin tức. Ngày 25 tháng 8 năm 1987 ngài viết: “Tôi ngồi đây gần 30 năm rồi, có được tự do đi đến đâu đâu! Hội đồng Giám mục thế giới đến nơi, dĩ nhiên tôi chả hy vọng chút nào được đi. Tôi thông công bằng lời cầu nguyện vậy…”
Năm 1987, chị dòng Phạm Thị Nhiệm, người em gái của Đức cha ở Âu châu có được về thăm ngài trong những ngày từ 15 đến 21 tháng 11. Chị viết:
“Nhìn thấy cái bàn giấy của anh sao mà buồn thế; có mấy quyển sách nó xấu xí; con hỏi tại sao thì anh nói bị ướt vì năm vừa rồi bị lụt. Bàn ghế cũng chả ra sao cả. Rồi cái màn cửa để chia từ phòng giấy qua phòng ngủ lại là một miếng bao tải, trông thảm ơi là thảm. Sau khi con hỏi những sách em gởi về ở đâu. Ngài nói, “Có người họ cần hơn, anh để cho người ta”.
Chị chia sẻ tiếp: “Con thấy anh con sống rất là đơn sơ, không có vội vã và rất là bình tĩnh, con thì lo sợ, xong thấy anh con cứ rửng rưng. Con có cảm tưởng như có người anh “độc ẩn sĩ” và mục đích của anh là sống theo tinh thần Phúc âm.”
Ngày 11 tháng 2 năm 1989 Đức cha viết: “Năm nay tôi được lên dâng lễ Noel mãi trên Cao Bằng. Lễ nửa đêm sau vài chục năm im lặng, không khí cảm động khác thường. Đứng trên bàn thờ, tôi phải im lặng đến hơn 15 phút, vì họ chen chúc nhau đông quá, tưởng như nhà thờ sắp bể.”
Những năm tháng hy vọng (từ 1991 đến 2-9-1998)
Năm 1990, Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Toà giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.
Trong tạp chí “Các Giáo Hội Á Châu” (Pháp ngữ) cũng đề cập đến Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ. Theo nguồn tin của tạp chí này số 101 ngày 16 tháng 12 năm 1990 cho hay, chính quyền Việt Nam đã thừa nhận Đức cha Vinh Sơn là Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng sau khi phái đoàn Hồng y Etchegaray gặp gỡ và thương lượng với chính phủ từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 11 năm 1990. Dầu vậy Đức cha Vinh Sơn vẫn không thu xếp kịp để cùng đi với 21 Giám mục Việt Nam sang triều yết Đức Thánh Cha vào những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1990.
Sau khi được thừa nhận làm Giám mục, Đức cha bắt đầu được tự do đi lại. Ngày 21 tháng 1 năm 1991 Đức cha đã viết sang Pháp cho cha Phạm Phúc Khánh như sau:
“Chắc cha đã cầu nguyện nhiều nên nay tôi được viết mấy chữ này cho cha từ thành phố Hồ Chí Minh. Phải, cha có thể tưởng tượng được không? Tôi đã được giấy vào đây 25 ngày để thăm Đức cha Ngữ. Vừa rồi chính quyền Lạng Sơn đã gọi và bảo cho tôi hay là nhà nước đã công nhận tôi là giám mục của Lạng Sơn. Sau 31 năm chờ đợi, tôi cũng đã già rồi, chả còn sức để đi đây đó trong địa phận để làm ích cho giáo dân. Cha già Quỳnh đã hơn 80 tuổi rồi, nhưng ngài vẫn còn hăng hái lắm. Kỳ đi vắng này tôi giao cả địa phận cho ngài. Tôi được nhà nước công nhận, nhưng vẫn còn phải ở Thất Khê, chưa được về Lạng Sơn. Sự thực cũng khó nghĩ vì bây giờ về Lạng Sơn thì không biết rúc vào đâu. Cha về mau mà xây dựng lại địa phận. Được công nhận là Giám mục, tôi nói đến vấn đề Ad limina, nhưng Ban Tôn giáo trung ương nói: từ từ”.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 Đức cha Dụ đã đáp máy bay sang Rôma để triều yết Đức Thánh Cha và nhân tiện chữa bệnh luôn. Ngài nghỉ tại nhà quản lý Phát Diệm ít ngày rồi đi chữa bệnh tại Clinique Regina Mundi, Roma.
Theo báo “Dân Chúa”, số 110 tháng 12 năm 1991 thì lúc 7 giờ sáng ngày 18 tháng 11 năm 1991, Đức cha Dụ đã dâng Thánh Lễ với Đức Thánh Cha trong nhà nguyện riêng tại Vatican. Cùng dâng Thánh Lễ còn còn có 6 linh mục Việt Nam đến từ thành phố Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ. Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã mời Đức cha Dụ dùng bữa sáng với ngài. Đức Thánh Cha đã tặng Giám Mục Lạng Sơn một chén lễ quý giá.
Sau khi Đức cha chữa bệnh ít lâu tại Rôma, các bác sĩ cho biết bệnh tình của ngài không thể chữa khỏi hẳn được. Ngày 22 tháng 11, ngài được phép sang Bỉ thăm người em gái đồng thời đi hành hương Lộ Đức và Lisieux. Đến lúc cần phải đi Lyon cùng với Đức cha Jacq để gặp cha quản lý tỉnh Dòng Đaminh thì ngài mệt không đi được. Ngày 7 tháng 12 Đức cha đã trở về Việt Nam. Kể từ đó ngài dọn về ở Tòa Giám Mục Lạng Sơn.
Bước sang năm 1993 thì đời sống của Đức cha bắt đầu trở nên bình thường. Tuần Thánh năm đó, giáo dân các nơi trong khu vực kéo đến mừng lễ Phục Sinh rất sầm uất và long trọng. Mừng lễ Phục sinh ở Lạng Sơn xong, Đức cha đi các nơi: Thất Khê, Cao Bằng, Bố Từ, Tà Lùng. Đi đến đâu, ngài cũng phải một mình làm mọi việc: giải tội, rửa tội, cho chịu lễ lần đầu, xức dầu bệnh nhân, giải quyết các đôi vợ chồng rối ren. Năm ấy địa phận chỉ còn có Đức cha, khi ấy đã 71 tuổi và cha già Quỳnh 87 tuổi hoạt động trong cả miền.
Năm 1993, khởi công xây Toà giám mục. Dự định sẽ xây tiếp nhà thờ chính toà nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức khoẻ của Đức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Toà Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Đức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0 giờ 45 ngày 2 tháng 9 năm 1998, sau 38 năm phục vụ Hội Thánh Chúa trong lặng lẽ ngang qua chức vụ giám mục của mình.
(Tóm tắt theo: Lm Phạm Phúc Khánh, Lược Sử Địa Phận Lạng Sơn, Cannes, 1994)
Giám mục Chính Tòa tiên khởi giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Lạng Sơn đã được các linh mục Dòng Ða Minh đến truyền giáo từ năm 1908. Năm 1913, Lạng Sơn thành Phủ Doãn Tông Tòa, và năm 1960 trở thành Giáo phận Chính tòa với vị giám mục đầu tiên người Việt Nam là Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ.
Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1922, trong một gia đình sùng đạo tại Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình. Ngày mùng 5 tháng 3 năm 1960, cha Dụ được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa, coi sóc giáo phận Lạng Sơn. Ngày 26 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Ðức cha Phạm Văn Dụ lại được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn. Nhưng hoàn cảnh lúc đó không cho phép Ðức cha được tấn phong Giám mục. Mãi đến ngày mùng 1 tháng 5 năm 1979, Ðức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ mới được tấn phong Giám Mục, do Ðức cha Phạm Ðình Tụng, giám mục Bắc Ninh. Sau đây là sơ lược tiểu sử và hành trình ơn gọi của ngài.
Những năm tháng ẩn dật (1960-1990)
Theo lý tưởng chung của các gia đình công giáo đạo hạnh thời đó, mấy anh em của Vinh Sơn đều muốn đi tu cả. Phạm Văn Thuyết là anh cả vào học chủng viện nhưng không bền đỗ. Anh thứ hai là Phạm Văn Lượng đi tu dòng Đaminh được gởi sang học tại Hồng Kông và đã khấn dòng nhưng cũng không lên tới chức linh mục. Phạm Thị Nhiệm là em gái út đi tu dòng nữ Đa minh tại Waterloo bên Bỉ.
Lúc còn nhỏ, Vinh Sơn theo học trường đệ tử dòng Phanxicô Thanh Hóa. Năm 1939 Vinh Sơn xin vào Tiểu Chủng Viện Thánh Têrêxa Lạng Sơn trong chương trình lớp đệ nhị. Sau đó thì được gởi đi Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Thầy Dụ đã chịu chức linh mục năm 1948 do tay Đức cha Hedde. Sau khi ngài chịu chức, Đức cha có ý định gởi ngài xuống làm phụ tá cha Jeffro lúc đó đang làm bề trên nhà dòng Đa Minh. Nhưng vì địa phận chuẩn bị mở lại Tiểu chủng viện, cha Dụ được gởi lên làm cha phó tại Đồng Đăng để cha Haag rảnh rang về Lạng Sơn tu sửa khu Văn Miếu làm Tiểu chủng viện.
Sau khi Đức cha Jacq, cha Guibert và cha Nerdeux là những vị truyền giáo cuối cùng đã bị trục xuất khỏi địa phận Lạng Sơn, cha Dụ được Tòa Thánh đặt lên chức Tổng quản địa phận. Khi được tin ấy, chính quyền Việt Nam đề nghị cha Dụ lên Thất Khê coi xứ thay cha Guibert.
Tại Thất Khê, ngày 5 tháng 3 năm 1960 cha Dụ được Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục, hiệu tòa Boseta. Thế rồi, ngày 26 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Đức cha Dụ được đặt lên làm Giám mục chính tòa Lạng Sơn. Dù vậy, Đức cha vẫn không được đi đâu để chịu lễ tấn phong Giám mục. Ngay trong dịp Đức cha Hedde qua đời tại Lạng Sơn ngày 4 tháng 5 năm 1960, Đức cha Dụ cũng không có mặt trong đám tang. Với Đức cha Dụ, theo nguyên tắc, Lạng Sơn đã thành địa phận Chính tòa, sau khi được các cha Đaminh Pháp tỉnh Lyon gầy dựng vun tưới trong vòng 50 năm. Lúc này, ngoài Đức cha Dụ ra, chỉ còn 3 linh mục phục vụ trong địa phận: cha Thu ở Cao Bằng, cha Khái ở Mỹ Sơn và cha Đức ở Lộc Bình.
Từ khi lên Thất Khê 1960, Đức cha Dụ sống âm thầm một mình, rất ít liên lạc với thế giới bên ngoài. Khi quân Trung Hoa tràn sang Việt Nam năm 1979, Đức cha Dụ đã cùng với một số giáo dân tản cư về Bắc Ninh. Thừa dịp này, Đức cha Phạm Đình Tụng, giám mục Bắc Ninh đã làm lễ tấn phong cho Đức cha Dụ trong một nhà nguyện nhỏ tại Tòa Giám Mục Bắc Ninh ngày 1 tháng 5 năm 1979. Sau lễ tấn phong, Đức cha đã trở về Thất Khê, không có sự thay đổi gì.
Ngày 2 tháng 4 năm 1979, Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ từ Long Xuyên báo tin ra ngoại quốc như sau:
“Đức Cha Dụ biên thư cho tôi từ Bắc Ninh ngày 15 tháng 3 năm 1979 và Đức cha Tụng ngày 19 tháng 3, Ngài cho biết là Đức cha Dụ sau mười ngày tản cư qua rừng, đã tới Bắc Ninh ngày 28 tháng 2 để bắt đầu Mùa Chay. Tại đây có thầy Quỳnh và 100 giáo hữu Lạng Sơn cũng tản cư về. Còn cha Khái đã về Bùi Chu, cha Đức không tin gì, thầy Thảo có lẽ bị pháo kích chết tại Đồng Đăng. Đàng khác, quân Tầu phá sụp gác chuông Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn; khu nhà các bà Notre Dame des Missions (Văn Miếu) ở Cửa Nam cũng bị phá. Nhà xứ Thất Khê chỗ thì mất mái, chỗ đổ tường. Còn Cao Bằng chưa rõ tin gì… Những ngày hai Đức cha ở cùng nhau vui vẻ êm đẹp lắm, và như vậy tinh thần Đức Cha Dụ lên khá cao, để trở về tái thiết giáo phận từ con số không. Ngài xin chúng tôi giúp đỡ, chúng tôi sẽ cố.”
Ngày 30 tháng 12 năm 1986 Đức cha Vinh Sơn viết ra ngoại quốc: “Tháng 7 vừa qua chúng tôi bị một cơn lụt kinh khủng, đến nóc nhà thờ Thất Khê. Không bị ai chết, nhưng về đồ đạc của cải thì giục xuống bùn cả. Ngẫm nghĩ mà thấy ứng nghiệm biết bao lời của các cụ xưa đã bảo: nạn vô đơn chí.”
Từ năm 1987 thì Đức cha có vẻ tự do hơn về tin tức. Ngày 25 tháng 8 năm 1987 ngài viết: “Tôi ngồi đây gần 30 năm rồi, có được tự do đi đến đâu đâu! Hội đồng Giám mục thế giới đến nơi, dĩ nhiên tôi chả hy vọng chút nào được đi. Tôi thông công bằng lời cầu nguyện vậy…”
Năm 1987, chị dòng Phạm Thị Nhiệm, người em gái của Đức cha ở Âu châu có được về thăm ngài trong những ngày từ 15 đến 21 tháng 11. Chị viết:
“Nhìn thấy cái bàn giấy của anh sao mà buồn thế; có mấy quyển sách nó xấu xí; con hỏi tại sao thì anh nói bị ướt vì năm vừa rồi bị lụt. Bàn ghế cũng chả ra sao cả. Rồi cái màn cửa để chia từ phòng giấy qua phòng ngủ lại là một miếng bao tải, trông thảm ơi là thảm. Sau khi con hỏi những sách em gởi về ở đâu. Ngài nói, “Có người họ cần hơn, anh để cho người ta”.
Chị chia sẻ tiếp: “Con thấy anh con sống rất là đơn sơ, không có vội vã và rất là bình tĩnh, con thì lo sợ, xong thấy anh con cứ rửng rưng. Con có cảm tưởng như có người anh “độc ẩn sĩ” và mục đích của anh là sống theo tinh thần Phúc âm.”
Ngày 11 tháng 2 năm 1989 Đức cha viết: “Năm nay tôi được lên dâng lễ Noel mãi trên Cao Bằng. Lễ nửa đêm sau vài chục năm im lặng, không khí cảm động khác thường. Đứng trên bàn thờ, tôi phải im lặng đến hơn 15 phút, vì họ chen chúc nhau đông quá, tưởng như nhà thờ sắp bể.”
Những năm tháng hy vọng (từ 1991 đến 2-9-1998)
Năm 1990, Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ về Lạng Sơn sau 31 năm ẩn dật tại Thất Khê. Toà giám mục được tạm thời đặt tại khu Văn Miếu, Cửa Nam.
Trong tạp chí “Các Giáo Hội Á Châu” (Pháp ngữ) cũng đề cập đến Đức cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ. Theo nguồn tin của tạp chí này số 101 ngày 16 tháng 12 năm 1990 cho hay, chính quyền Việt Nam đã thừa nhận Đức cha Vinh Sơn là Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng sau khi phái đoàn Hồng y Etchegaray gặp gỡ và thương lượng với chính phủ từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 11 năm 1990. Dầu vậy Đức cha Vinh Sơn vẫn không thu xếp kịp để cùng đi với 21 Giám mục Việt Nam sang triều yết Đức Thánh Cha vào những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 1990.
Sau khi được thừa nhận làm Giám mục, Đức cha bắt đầu được tự do đi lại. Ngày 21 tháng 1 năm 1991 Đức cha đã viết sang Pháp cho cha Phạm Phúc Khánh như sau:
“Chắc cha đã cầu nguyện nhiều nên nay tôi được viết mấy chữ này cho cha từ thành phố Hồ Chí Minh. Phải, cha có thể tưởng tượng được không? Tôi đã được giấy vào đây 25 ngày để thăm Đức cha Ngữ. Vừa rồi chính quyền Lạng Sơn đã gọi và bảo cho tôi hay là nhà nước đã công nhận tôi là giám mục của Lạng Sơn. Sau 31 năm chờ đợi, tôi cũng đã già rồi, chả còn sức để đi đây đó trong địa phận để làm ích cho giáo dân. Cha già Quỳnh đã hơn 80 tuổi rồi, nhưng ngài vẫn còn hăng hái lắm. Kỳ đi vắng này tôi giao cả địa phận cho ngài. Tôi được nhà nước công nhận, nhưng vẫn còn phải ở Thất Khê, chưa được về Lạng Sơn. Sự thực cũng khó nghĩ vì bây giờ về Lạng Sơn thì không biết rúc vào đâu. Cha về mau mà xây dựng lại địa phận. Được công nhận là Giám mục, tôi nói đến vấn đề Ad limina, nhưng Ban Tôn giáo trung ương nói: từ từ”.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 Đức cha Dụ đã đáp máy bay sang Rôma để triều yết Đức Thánh Cha và nhân tiện chữa bệnh luôn. Ngài nghỉ tại nhà quản lý Phát Diệm ít ngày rồi đi chữa bệnh tại Clinique Regina Mundi, Roma.
Theo báo “Dân Chúa”, số 110 tháng 12 năm 1991 thì lúc 7 giờ sáng ngày 18 tháng 11 năm 1991, Đức cha Dụ đã dâng Thánh Lễ với Đức Thánh Cha trong nhà nguyện riêng tại Vatican. Cùng dâng Thánh Lễ còn còn có 6 linh mục Việt Nam đến từ thành phố Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ. Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã mời Đức cha Dụ dùng bữa sáng với ngài. Đức Thánh Cha đã tặng Giám Mục Lạng Sơn một chén lễ quý giá.
Sau khi Đức cha chữa bệnh ít lâu tại Rôma, các bác sĩ cho biết bệnh tình của ngài không thể chữa khỏi hẳn được. Ngày 22 tháng 11, ngài được phép sang Bỉ thăm người em gái đồng thời đi hành hương Lộ Đức và Lisieux. Đến lúc cần phải đi Lyon cùng với Đức cha Jacq để gặp cha quản lý tỉnh Dòng Đaminh thì ngài mệt không đi được. Ngày 7 tháng 12 Đức cha đã trở về Việt Nam. Kể từ đó ngài dọn về ở Tòa Giám Mục Lạng Sơn.
Bước sang năm 1993 thì đời sống của Đức cha bắt đầu trở nên bình thường. Tuần Thánh năm đó, giáo dân các nơi trong khu vực kéo đến mừng lễ Phục Sinh rất sầm uất và long trọng. Mừng lễ Phục sinh ở Lạng Sơn xong, Đức cha đi các nơi: Thất Khê, Cao Bằng, Bố Từ, Tà Lùng. Đi đến đâu, ngài cũng phải một mình làm mọi việc: giải tội, rửa tội, cho chịu lễ lần đầu, xức dầu bệnh nhân, giải quyết các đôi vợ chồng rối ren. Năm ấy địa phận chỉ còn có Đức cha, khi ấy đã 71 tuổi và cha già Quỳnh 87 tuổi hoạt động trong cả miền.
Năm 1993, khởi công xây Toà giám mục. Dự định sẽ xây tiếp nhà thờ chính toà nhưng chưa thành. Năm 1995, khởi công xây dựng nhà thờ Thanh Sơn, Cao Bằng. Năm 1996, xây nhà thờ Cao Bình. Sang năm 1997, sức khoẻ của Đức cha ngày một giảm sút. Ngày 9-3-1998, Toà Thánh phê chuẩn đơn xin nghỉ hưu của Đức cha. Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ngài đã qua đời lúc 0 giờ 45 ngày 2 tháng 9 năm 1998, sau 38 năm phục vụ Hội Thánh Chúa trong lặng lẽ ngang qua chức vụ giám mục của mình.
(Tóm tắt theo: Lm Phạm Phúc Khánh, Lược Sử Địa Phận Lạng Sơn, Cannes, 1994)
Tâm tình người con xa nhà hướng về giáo phận Phát Diệm
Mai Thi
17:50 03/09/2009
Hiệp thông trong thánh lễ tấn phong Đức Cha Nguyễn Năng tại Phát Diệm ngày 8-9-2009
Mấy tuần vừa qua tôi nhận được khá nhiều email, điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp xoay quanh dự định, lịch trình và tổ chức cho chuyến đi về quê tham dự lễ tấn phong giám mục của đức tân giám mục Giuse giáo phận Phát Diệm. Được biết tới nay đã có rất nhiều người, đoàn thể hoặc cá nhân hiện đang sống, công tác ngoài giáo phận đã đăng ký trở về tham dự thánh lễ trọng đại này. Thực sự tôi cũng rất mong muốn về dự lễ của đức cha giáo phận nhà nhưng bằng nhiều cố gắng sắp xếp, tôi vẫn không thể hiện diện trong buổi lễ tấn phong sẽ tổ chức tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm được. Tính qua tính lại thì ra cũng còn nhiều người thường xuyên liên lạc với tôi cũng không thể về dự lễ và thăm quê hương dịp này được.
Cũng như tôi, những người con của Phát Diệm đang sống và làm việc ở xa quê lấy làm tiếc vì không có cơ hội tận mắt chứng kiến ngày lễ tạ ơn và chung vui với mọi người trong giáo phận được. Chúng tôi cũng mất đi dịp tốt để chiêm ngưỡng lại toàn bộ công trình kiến trúc tuyệt tác của nhà thờ chính tòa, nhà thờ đá, phương đình, khu vực tòa giám mục. những kiệt tác rất nổi tiếng của quê hương Phát Diệm. Thêm vào đó chúng tôi cũng mất đi cơ hội được thăm lại người thân, thăm lại quê hương xứ sở, không được tận hưởng niềm vui đoàn tụ sau bao năm tháng xa quê nhà. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau nên chỉ còn cách hướng tâm hồn từ xa để cầu nguyện, tạ ơn, hiệp thông, thăm hỏi và chúc mừng tới mọi người thân yêu, tới anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Phát Diệm trong tinh thần hay bằng các phương tiện truyền thông hiện nay đang có: Xin được gởi tới đức cha và mọi người lời chúc mừng, tấm lòng tri ân và thăm hỏi đặc biệt của chúng tôi - những người con xa nhà của giáo phận Phát Diệm.
Với tâm tình của những người con xa nhà, chúng tôi hướng về giáo phận, phó thác mọi biến cố đang và sẽ xảy ra trong giáo phận, dâng mọi dự tính của tương lai cho Thiên Chúa quan phòng và yêu thương. Cùng với mọi thành viên của giáo phận, với những anh chị em sẽ hiện diện trong thánh lễ tấn phong sắp tới, chúng tôi, những người con xa quê ước nguyện cho giáo hội tại quê nhà ngày một tươi đẹp và tốt lành hơn. Dưới ánh sáng của lời Chúa và tình liên đới với nhau trong tình yêu và tình hiệp thông, chúng ta sẽ ghi nhớ mãi ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ năm nay vì mỗi chúng ta được bước đi dưới sự bảo trợ đặc biệt của Mẹ qua biến cố rất quan trọng của giáo phận chúng ta. Cùng với thao thức của người cha chung của giáo hội địa phương Phát Diệm, mỗi thành viên của giáo phận sẽ chung tay góp sức để xây dựng, lắng nghe và đối thoại trong tinh thần cởi mở để phục vụ con nhau dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần (x. Bài phỏng vấn đức Cha Giuse Nguyễn Năng trong báo Cg&dt số 1722, tr. 19).
Lòng khao khát sớm có vị cha chung điều khiển giáo phận nay được toại nguyện. Ôi sung sướng biết bao! Mỗi người con xuất thân từ mảnh đất có truyền thống ngoan đạo của giáo phận Phát Diệm, dù bất cứ ở đâu, chúng tôi luôn mang trong mình tình hiệp thông, lòng biết ơn và hãnh diện về quê hương xứ sở. Từ mảnh đất thân thương của quê hương thanh bình mến khách của miền nông thôn bắc bộ, từ cái nôi ấm áp của tình quê hương xóm làng, từ mảnh đất địa linh anh kiệt Phát Diệm, chúng tôi tin chắc quê hương sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn về nhiều mặt.
Mang trong lòng những ký ức đẹp của thời thơ ấu, của tuổi học trò, những dấu chân vẫn còn chưa phai từ mảnh đất phù sa Phát Diệm, chúng tôi sẽ mãi ghi ơn quê hương yêu dấu. Dù ở phương trời nào chúng tôi luôn mang trong mình hình ảnh thân thương của tình quê hương nơi đã sinh ra, cưu mang và đào tạo chúng tôi nên người. Với thao thức xây dựng quê hương mỗi ngày mỗi tươi sáng hơn, từ xa, chúng tôi gói trọn tấm lòng của những người con trong lời cầu nguyện và chúc mừng tới đức Cha Giuse, tới các anh chị giáo dân của giáo phận. Những gì chúng tôi luôn luôn có thể cộng tác là lời cầu nguyện, sự hiệp thông, và chia sẻ phần nào nhỏ bé tùy theo khả năng của mỗi người với mong ước xây dựng quê hương thân thương của chúng ta ngày một lớn mạnh hơn. Chúng tôi tin rằng niềm nhớ thương quê hương sẽ được bù đắp khi tất cả cùng chung tay xây dựng chính quê hương của mình bằng việc cộng tác nhiệt tình với đức tân giám mục và với các anh chị em hiện đang sinh sống tại lãnh địa thuộc giáo phận Phát Diệm. Ước mong của chúng tôi là mỗi chúng ta những con dân của Phát Diệm dù là ai và ở đâu cũng luôn cố gắng sống tốt ơn gọi và nhiệm vụ của mình để luôn xứng danh là những người con của Phát Diệm.
Phát Diệm ơi! ai đi xa mà không nhớ?
Kỷ niệm êm đềm trong ký ức đẹp biết bao.
Niềm vui lớn báo hiệu nhiều thành quả mới.
Làm con dân Phát Diệm ai lại không tự hào?
Mấy tuần vừa qua tôi nhận được khá nhiều email, điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp xoay quanh dự định, lịch trình và tổ chức cho chuyến đi về quê tham dự lễ tấn phong giám mục của đức tân giám mục Giuse giáo phận Phát Diệm. Được biết tới nay đã có rất nhiều người, đoàn thể hoặc cá nhân hiện đang sống, công tác ngoài giáo phận đã đăng ký trở về tham dự thánh lễ trọng đại này. Thực sự tôi cũng rất mong muốn về dự lễ của đức cha giáo phận nhà nhưng bằng nhiều cố gắng sắp xếp, tôi vẫn không thể hiện diện trong buổi lễ tấn phong sẽ tổ chức tại nhà thờ chính tòa Phát Diệm được. Tính qua tính lại thì ra cũng còn nhiều người thường xuyên liên lạc với tôi cũng không thể về dự lễ và thăm quê hương dịp này được.
Cũng như tôi, những người con của Phát Diệm đang sống và làm việc ở xa quê lấy làm tiếc vì không có cơ hội tận mắt chứng kiến ngày lễ tạ ơn và chung vui với mọi người trong giáo phận được. Chúng tôi cũng mất đi dịp tốt để chiêm ngưỡng lại toàn bộ công trình kiến trúc tuyệt tác của nhà thờ chính tòa, nhà thờ đá, phương đình, khu vực tòa giám mục. những kiệt tác rất nổi tiếng của quê hương Phát Diệm. Thêm vào đó chúng tôi cũng mất đi cơ hội được thăm lại người thân, thăm lại quê hương xứ sở, không được tận hưởng niềm vui đoàn tụ sau bao năm tháng xa quê nhà. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau nên chỉ còn cách hướng tâm hồn từ xa để cầu nguyện, tạ ơn, hiệp thông, thăm hỏi và chúc mừng tới mọi người thân yêu, tới anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Phát Diệm trong tinh thần hay bằng các phương tiện truyền thông hiện nay đang có: Xin được gởi tới đức cha và mọi người lời chúc mừng, tấm lòng tri ân và thăm hỏi đặc biệt của chúng tôi - những người con xa nhà của giáo phận Phát Diệm.
Với tâm tình của những người con xa nhà, chúng tôi hướng về giáo phận, phó thác mọi biến cố đang và sẽ xảy ra trong giáo phận, dâng mọi dự tính của tương lai cho Thiên Chúa quan phòng và yêu thương. Cùng với mọi thành viên của giáo phận, với những anh chị em sẽ hiện diện trong thánh lễ tấn phong sắp tới, chúng tôi, những người con xa quê ước nguyện cho giáo hội tại quê nhà ngày một tươi đẹp và tốt lành hơn. Dưới ánh sáng của lời Chúa và tình liên đới với nhau trong tình yêu và tình hiệp thông, chúng ta sẽ ghi nhớ mãi ngày lễ sinh nhật Đức Mẹ năm nay vì mỗi chúng ta được bước đi dưới sự bảo trợ đặc biệt của Mẹ qua biến cố rất quan trọng của giáo phận chúng ta. Cùng với thao thức của người cha chung của giáo hội địa phương Phát Diệm, mỗi thành viên của giáo phận sẽ chung tay góp sức để xây dựng, lắng nghe và đối thoại trong tinh thần cởi mở để phục vụ con nhau dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần (x. Bài phỏng vấn đức Cha Giuse Nguyễn Năng trong báo Cg&dt số 1722, tr. 19).
Lòng khao khát sớm có vị cha chung điều khiển giáo phận nay được toại nguyện. Ôi sung sướng biết bao! Mỗi người con xuất thân từ mảnh đất có truyền thống ngoan đạo của giáo phận Phát Diệm, dù bất cứ ở đâu, chúng tôi luôn mang trong mình tình hiệp thông, lòng biết ơn và hãnh diện về quê hương xứ sở. Từ mảnh đất thân thương của quê hương thanh bình mến khách của miền nông thôn bắc bộ, từ cái nôi ấm áp của tình quê hương xóm làng, từ mảnh đất địa linh anh kiệt Phát Diệm, chúng tôi tin chắc quê hương sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn về nhiều mặt.
Mang trong lòng những ký ức đẹp của thời thơ ấu, của tuổi học trò, những dấu chân vẫn còn chưa phai từ mảnh đất phù sa Phát Diệm, chúng tôi sẽ mãi ghi ơn quê hương yêu dấu. Dù ở phương trời nào chúng tôi luôn mang trong mình hình ảnh thân thương của tình quê hương nơi đã sinh ra, cưu mang và đào tạo chúng tôi nên người. Với thao thức xây dựng quê hương mỗi ngày mỗi tươi sáng hơn, từ xa, chúng tôi gói trọn tấm lòng của những người con trong lời cầu nguyện và chúc mừng tới đức Cha Giuse, tới các anh chị giáo dân của giáo phận. Những gì chúng tôi luôn luôn có thể cộng tác là lời cầu nguyện, sự hiệp thông, và chia sẻ phần nào nhỏ bé tùy theo khả năng của mỗi người với mong ước xây dựng quê hương thân thương của chúng ta ngày một lớn mạnh hơn. Chúng tôi tin rằng niềm nhớ thương quê hương sẽ được bù đắp khi tất cả cùng chung tay xây dựng chính quê hương của mình bằng việc cộng tác nhiệt tình với đức tân giám mục và với các anh chị em hiện đang sinh sống tại lãnh địa thuộc giáo phận Phát Diệm. Ước mong của chúng tôi là mỗi chúng ta những con dân của Phát Diệm dù là ai và ở đâu cũng luôn cố gắng sống tốt ơn gọi và nhiệm vụ của mình để luôn xứng danh là những người con của Phát Diệm.
Phát Diệm ơi! ai đi xa mà không nhớ?
Kỷ niệm êm đềm trong ký ức đẹp biết bao.
Niềm vui lớn báo hiệu nhiều thành quả mới.
Làm con dân Phát Diệm ai lại không tự hào?
Hành Hương Theo Bước Chân Thầy (4)
Vũ Văn An
18:41 03/09/2009
Lên Đền
Ở Nadarét hai ngày, hôm 26 tháng Bẩy, đoàn hành hương chúng tôi lên đường đi Giêrusalem. Nói theo người hướng dẫn, chúng tôi Lên Đền. Động từ “lên” quả có nhiều ý nghĩa. Vùng Giuđêa nơi có kinh thành Giêrusalem vốn ở thế đất cao. Tuy ở phiá đông vùng này, có nơi thấp hơn mặt biển tới 400 thước, nhưng ở phía nam và tây nam, thế đất cao tới 1,020 thước so với mặt biển. Dù sao, thánh điện Giêrusalem, xây trên một nền cao, vốn là đỉnh điểm diễn ra việc thờ phượng của cả dân tộc Do Thái từ ngàn xưa và hiện giấc mơ muôn thuở của dân tộc này vẫn là được tái thiết lại đền thánh ấy. Giấc mơ Lên Đền vì thế vẫn là giấc mơ của họ lúc này. Và của cả đoàn hành hương bé nhỏ chúng tôi. Đến Đất Thánh mà không lên Giêrusalem thì chắc chắn chưa tới Đất Thánh.
Morton kể lại câu truyện cảm động về một nông dân Kitô hữu tới Giêrusalem vào đầu thế kỷ 20. “Tôi gặp một nông dân già, lưng gù, quần áo tả tơi, chân mang đôi giầy nỉ to tướng. Ông là người Bảo Gia Lợi, tới đây trên một chuyến tầu hành hương, như người Nga vốn làm, và có lẽ ông đã phải chắt bóp cả một đời dành dụm để có được giây phút này.
Ông đang qùy bên phiến đá hoa cương, hôn lấy hôn để, nước mắt dàn dụa qua những nếp nhăn sâu trên mặt chẩy xuống phiến đá. Hai bàn tay sần sùi thô kệch, các móng nứt nẻ và đen ngòm vì lao nhọc, đang âu yếm nhẹ nhàng vuốt ve phiến đá hoa cương; rồi ông chắp tay lại trong một thế cầu nguyện, và làm dấu Thánh Giá.
Ông cầu nguyện lớn tiếng, miệng run rẩy, nhưng tôi không hiểu ông đang cầu nguyện những gì. Rồi lấy từ túi ra mấy mẩu giấy bẩn thỉu và một dải ruy-băng, ông nhẹ nhàng chà chúng trên Mồ, sau đó cất chúng vào túi áo.
Nghĩ rằng có thể có đủ chỗ cho mình, nên tôi cúi đầu, bước vào Mồ. Vị đan sĩ Hy Lạp, người nông dân đang qùy, và tôi vừa choán hết cái không gian nhỏ xíu này. Thực ra, nếu ông cứ tiếp tục qùy thì cũng chẳng sao, nhưng có lẽ phiền vì thấy tôi bước vào, nên ông đứng lên, nước mắt vẫn dàn dụa, và thì thào với tôi điều gì đó. Thế là chúng tôi đứng đối diện với nhau, ngực gần như chạm vào nhau. Khi nhìn vào mắt ông, tôi nhận thấy mình đang được chiêm ngắm niềm hạnh phúc đích thực.
Đây là giấc mơ cả đời của ông. Tôi chưa bao giờ được thấy một niềm hạnh phúc nào chân thật như thế trước đây. Cả đời, tôi chưa bao giờ được chiêm ngưỡng sự bình an và hài lòng nào được in rõ đến thế trên khuôn mặt một con người”.
Matilde Serao, nhà báo Ý, gốc Hy Lạp, nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, trong tác phẩm “In the Country of Jesus” nói nhiều hơn tới các khách hành hương Kitô giáo tại Giêrusalem. “Bạn dễ dàng nhận ra khách hành hương người Nga qua nét nghèo nàn và khiêm nhường của ông, qua cung cách làm Dấu Thánh Giá kỳ cục, khá rộng và chậm chạp; và trên hết, qua cách ông ném cái thân hình kềnh càng, nặng nề xuống đất. Áo khoác của ông rách như bươm và chiếc quần vá bạc thếch; đầu ông khi cúi xuống lộ ra những lọn tóc quăn xinh xắn, đôi mắt ông mờ đi vì những dòng lệ âm thầm đang lăn qua má nhiễu xuống nền Mồ. Bàn tay ông run lên nắm lấy chiếc mũ lông thú cũ kỹ. Bạn cũng dễ dàng nhận ra vị linh mục người Malta nhờ mầu da bánh mật, hàng mi rậm, nét mặt mệt mỏi, quần áo tả tơi, và cái bái quỳ lâu dài của ngài. Ngài đã phải ăn xin cho chuyến đi từ hòn đảo quê hương, du hành hạng ba, và cử hành Thánh Lễ hàng ngày tại mọi làng mạc và thị trấn dọc theo duyên hải. Bạn cũng dễ dàng nhận ra người đàn bà Ba Lan nghèo nàn nhờ đôi mắt sáng nói lên niềm hạnh phúc bên trong, người từng lặn lội suốt ba tháng ròng, lội bộ xuyên qua Syria, sống nhờ bố thí của các tu viện, nhà trú ẩn và khách qua đường, hôn tay mọi người, không biết nói bất cứ thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ. Bất chấp bệnh tật và mệt mỏi, bà tiếp tục sống, chỉ mong sao thấy được, rờ được Mộ Thánh; và khi thấy được Mộ, bà vui đến ngất lịm. Bạn cũng nhận ra người nông dân Hy Lạp nghèo nàn qua bàn tay rám nắng vì cầy sâu cuốc bẫm. Bàn tay ấy run lên khi chạm tới phiến đá trắng, một phiến đá ông từng mơ ước bao nhiêu năm nay và với biết bao khó khăn ông mới với tới được…”.
Qumran và Biển Chết
So với những người hành hương này, chúng tôi kém công lao hơn nhiều, tuy xuất phát từ những vùng xa xôi hơn họ. Lòng đạo thì không dám so sánh, nhưng về háo hức, thiển nghĩ hẳn giống nhau. Người hướng dẫn xem chừng muốn kìm hãm cái háo hức ấy, nên căn dặn chúng tôi phải canh chừng nhiều điều khi tới Giêrusalem: an toàn bản thân, tình hình căng thẳng với binh lính trang bị đầy mình, người chính thống giáo có khi dùng cả bạo lực nếu mình không tôn trọng giờ giấc thờ phượng của họ…
Không biết mỗi lần phải Lên Đền, Thánh Gia cũng như người dân Nadarét xưa dùng con đường nào. Phần chúng tôi, đi theo lộ 90, dần dần bỏ lại phía sau mầu xanh của Galilê, để bắt gặp cảnh đồng điệu của khí hậu và mầu sắc sa mạc. Còn chăng chỉ là những đồn điền trồng chà là ngay ngắn, thỉnh thoảng làm dịu đôi mắt mệt mỏi vì phải nhìn mãi những đồi trọc, những hàng rào điện tử phân cách Israel và Jordan và những lô cốt, đồn canh trơ trọi. Trước khi tới Đền Thánh, chúng tôi dừng lại thăm Qumran, nơi phái Essenes, sống cùng thời với Chúa Giêsu, chôn dấu các sách cuộn thời danh từ thế kỷ thứ nhất trong các hang động thuộc một địa điểm hoàn toàn hoang sơ, thiếu cả bóng cây, và mãi năm 1947, người ta mới tình cờ tìm lại được.
Sách Thánh không nhắc gì tới nhóm Essenes. Người đầu tiên nhắc tới họ và lối sống cộng đoàn của họ (không lập gia đình, sống độc thân, sống chung với nhau, chia sẻ tiền bạc, nhà ở, tài sản, thực phẩm cà cả quần áo nữa) chính là nhà triết học Do Thái tên Philo thành Alexandria (khoảng năm 20-54 công nguyên). Văn sĩ La Mã là Pliny, tục gọi là Pliny Trưởng Lão (chết khoảng năm 79 công nguyên) và Flavius Josephus, trong Chiến Tranh Do Thái (khoảng năm 75 công nguyên), cũng có nhắc tới nhóm này. Họ trở nên nổi tiếng từ lúc Các Sách Cuộn Biển Chết được tìm thấy vào năm 1947 tại Qumran.
Ngày nay, trừ mấy bóng cây ở khu đón tiếp, Qumran là một vùng đồi trọc, toàn một mầu đá đỏ. Nơi chúng tôi tới thăm là Hang Số Bốn, hang nổi tiếng nhất trong tổng số 11 hang. Hơn 15,000 mẩu giấy từ hơn 200 sách cuộn đã được tìm thấy tại hang này, trong đó có 122 sách cuộn thánh kinh hay các mẩu của chúng, dĩ nhiên thuộc Cựu Ước. Tại đây, người ta dựng lên mấy lều vải lớn để che nắng. Đứng trong các lều này, nhìn qua tay trái, khách hành hương có thể thấy mầu xanh nhạt của Biển Chết, và con đường xe chạy dọc theo Biển ấy. Nhìn về phía trước, là một dẫy hang đá đỏ, thỉnh thoảng mới thấy một lỗ hang, phía gần đỉnh. Cùng một khung cảnh ấy xuất hiện bên cánh phải. Quay lưng lại, khách hành hương được thấy nhà ăn cộng đồng, nhà bếp, phòng kho, nơi làm việc của cộng đoàn Qumran ngày xưa. Nắng tiếp tục gay gắt trên toàn vùng núi và đất đỏ, khiến những tia nước phả từ cao xuống trên đầu du khách tại khu tiếp tân làm chúng tôi tỉnh cả người. Đây có lẽ là hệ thống làm mát ngoài trời duy nhất trên toàn lãnh thổ Đất Thánh.
May một điều, liền sau đó, chúng tôi được tham quan Biển Chết. Chỉ nghe đến tên thôi, ai cũng cảm thấy e ngại. Người trưởng đoàn còn bồi thêm nhiều lời căn dặn làm tăng thêm nổi e ngại ấy: đừng để nước vào miệng nhất là vào mắt, rất nguy hiểm. Mà nguy hiểm thật. Tuy nước Biển Chết nâng mình lên, không làm mình chìm, nhưng nó vẫn là nước biển với sóng luôn lay động làm mình mất thăng bằng. Không khéo, người có thể bị lật sấp, nước tràn vào mắt và vào miệng sẽ làm mình hết sức khó chịu. Chỉ cần vô tình bị một hột nước thôi, miệng đã đắng nghét rồi và mắt thì cay sè khốn khổ. Tuy nhiên, cái hứng khởi được nằm ngửa trên nước đọc báo như hình quảng cáo khích lệ làm cho ai trong đoàn hành hương chúng tôi cũng xuống biển và ngả lưng trên làn nước xanh biếc của nó. Nhiều người lượm được cả những cục muối to bằng quả cau từ dưới lòng biển.
Điều lạ là Biển Chết nối với Biển Galilê bằng con sông Gióc-đan. Nhưng Biển Galilê thì nước ngọt, nhiều cá mú mà Biển Chết thì mặn đắng, không một sinh vật nào sống được. Hai biển này vì thế có thật nhiều khác biệt. Biển Chết nằm dưới mặt biển tới 422 mét và bờ của nó là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất tính về đất khô. Nó sâu tới 378 mét, là biển siêu mặn sâu nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những khối nước mặn nhất thế giới, với độ muối lên tới 33.7%, mặn hơn nước đại dương tới 8.6 lần. Biển chết dài 67 kilômét và chỗ rộng nhất lên tới 18 kilômét. Nó từng thu hút du khách từ các vùng quanh Địa Trung Hải cả hàng nghìn năm nay. Theo Thánh Kinh, nó là nơi trú ẩn của Vua Đavít. Nó cũng là nơi nghỉ ngơi chữa bệnh đầu tiên của thế giới (ít nhất cũng đối với Hêrốt Đại Vương) và là nguồn cung cấp khá nhiều sản phẩm khác nhau, từ dầu ướp xác Ai Cập tới bồtạt làm phân bón. Người ta cũng dùng muối và các khoáng chất của nó để tạo ra mỹ phẩm và các bao dược thảo. Phần lớn anh chị em trong đoàn hành hương chúng tôi không thoả mãn với hơn nửa giờ ngâm mình trong nước Biển Chết, nên đã mua về mỗi người cũng đến 5 hay 6 gói muối của vùng này để “ngâm chân” sau khi đã trét đầy mình với bùn của Biển này. Nhiều người thuộc giống dân Cô-ca-diêng còn ngồi phơi nằng cả nửa giờ đồng hồ với chất bùn đen đó trên người.
Cây Sung Giêricô
Bỏ Biển Chết, đoàn chúng tôi ghé Giêricô, nơi Chúa Giêsu thấy Giakêu trên cây sung. Cây sung có khác với cây vả. Cây vả bị Chúa nguyền rủa không chịu sinh trái. Chứ cây sung là cây ban phúc vì đã giúp Giakêu nhìn thấy Chúa Giêsu và giúp Chúa Giêsu khám phá ra Giakêu, một người tuy lùn nhưng tấm lòng không lùn chút nào. Không biết tại Giêricô hiện nay có bao nhiêu cây sung (sycamore), nhưng ngoài đoàn chúng tôi ra, nhiều đoàn khác cũng tới viếng cùng một cây sung ở ngã ba một con đường trong nội thành Giêricô này. Và mảnh vườn này cũng chỉ duy nhất một cây sung này mà thôi. Có thể vì tuổi đời của nó cao, nên người ta tin nó là cây sung đã được Giakêu trèo lên để thấy rõ Chúa Giêsu khi Người đi qua đây chăng? Cha Vincent Mai Văn Kính, vị tuyên úy khả kính đang theo học tại Đất Thánh này, không chắc chắn đây là cây sung, nhưng ngài cũng tạm dùng chữ sung mà dịch cây sycamore cho tiện. Hình như lá sycamore không hoàn toàn giống như lá cây sung ở quê hương Bắc Việt. Trái của nó xem ra không được lớn bằng nhưng cách chúng mọc từ cành và thân cây, khiến người ta thấy chúng giống trái sung.
Giêricô là một thành ở phía tây Sông Gio-đan, dưới mực biển 250 thước, cách cực bắc Biển Chết khoảng 8 cây số. Suối nước ngọt của Giê-ri-khô làm nó trở thành một ốc đảo giữa sa mạc bao quanh, ‘một thị thành của chà là’. Thành này bảo vệ các nhánh của Sông Gióc-đan, qua đó, Giô-suê đã phái đi các thám tử của mình. Nó được bảo vệ kiên cố và là chướng ngại chính đầu tiên cản trở bước tiến quân của người Ít-ra-en. Giô-suê gặt hái được chiến thắng đầu tiên tại mảnh đất này khi Giê-ri-cô thất thủ. Thời các Thủ Lãnh, Ê-hút giết vua Éc-lon của Mô-áp tại Giê-ri-cô. Thời Ê-li-a và Ê-li-sa, nó là quê hương của khá nhiều tiên tri. Khi từ lưu đày trở về, người Giê-ri-cô đã giúp tái thiết các bức tường của Giê-ru-sa-lem.
Trong Tân Ước, chính tại Giê-ri-cô, Chúa Giê-su đã chữa mắt cho Ba-ti-mê, và Gia-kêu đã trở thành con người mới hẳn. Câu truyện người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu cũng xẩy ra trên đường từ Giê-ru-sa-lem đi Giê-ri-cô. Giê-ri-cô có một lịch sử lâu dài. Thị trấn đầu tiên được xây dựng ở đây khoảng năm 6000 trước Chúa giáng sinh. Thời Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, sinh hoạt tại Giê-ri-cô là một sinh hoạt đầy văn minh. Trong các ngôi mộ vào khoảng năm 1600 trước Chúa giáng sinh, người ta đã tìm ra nhiều đồ gốm, bàn ghế bằng gỗ, giỏ và hộp đựng với những chạm trổ đẹp đẽ.
Hiện nay, nhờ nghiên cứu các tầng sinh thái tại khu khai quật Tell-es-Sultan, các nhà khảo cổ đã khám phá ra dấu vết của hơn 20 thời kỳ định cư liên tiếp tại Giêricô, mà thời định cư đầu tiên đã xẩy ra cách nay 11,000 năm, tức năm 9,000 trước Chúa giáng sinh. Nó được coi là một trong những thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Như trên đã nói, nó được Cựu Ước gọi là “Thành của Chà Là”. Quả không ngoa, tới Giêricô, bạn sẽ được thấy những hàng chà là chi chít trái chín thơm ngon. Nhiều con suối trong thành và chung quanh thành là lý do khiến cho con người tìm về đây rất sớm để định cư.
Trước đây, Giêricô vốn là lãnh thổ của Jordan. Nhưng trong cuộc Chiến Sáu Ngày năm 1967, Do Thái đã chiếm thành phố này cùng với toàn bộ Bờ Phía Tây. Nhưng năm 1994, nó là một trong những thành phố đầu tiên được trao cho Thẩm Quyền Palestine kiểm soát, theo Hiệp Ước Oslo. Hiện nay, nó thuộc quyền cai trị của người Palestine. Tại đây có một phủ thống đốc. Cuộc sống của người dân Palestine tại thành phố này có nhiều hạn chế về kinh tế. Cảnh xin ăn thường xẩy ra cùng với nạn nài ép mua bán những sản phẩm rẻ tiền. Tiếng quen thuộc hay được nghe thấy là “one dollar” bất luận người bán muốn bán gì. Đến ông từ nhà thờ Chúa Chiên Lành, nơi chúng tôi chờ cử hành thánh lễ trong ngày, cũng tỏ ra muốn được “one dollar” của khách hành hương.
Ở Giêricô, chúng tôi được đứng từ xa, ngắm nhìn Núi Cám Dỗ cao chót vót có nhiều công sự truyền tin trên đỉnh. Tương truyền đó là nơi Chúa Giêsu bị ma qủy cám dỗ sau khi ăn chay 40 ngày đêm trong hoang địa. Lưng chừng Núi, cheo leo một tu viện của chính thống giáo Hy Lạp, có tên là Đan Viện Cám Dỗ. Nhìn xa, tu viện như bám toòng teng vào vách núi trơ trụi. Từ địa điểm Nhà Hàng Cám Dỗ, nơi chúng tôi dùng bữa trưa, có hệ thống xe cáp treo đưa du khách lên thăm Núi này. Có lẽ vì không đủ thì giờ, ban tổ chức chuyến hành hương của chúng tôi đã bãi bỏ việc thăm Núi ấy. Nhưng tiện đường, chúng tôi đã được thăm Dòng Suối Êlisa, nơi tương truyền nhà tiên tri này đã liệng muối xuống, biến nước đang độc thành lành (Các Vua 2 2:19-22).
Ở Nadarét hai ngày, hôm 26 tháng Bẩy, đoàn hành hương chúng tôi lên đường đi Giêrusalem. Nói theo người hướng dẫn, chúng tôi Lên Đền. Động từ “lên” quả có nhiều ý nghĩa. Vùng Giuđêa nơi có kinh thành Giêrusalem vốn ở thế đất cao. Tuy ở phiá đông vùng này, có nơi thấp hơn mặt biển tới 400 thước, nhưng ở phía nam và tây nam, thế đất cao tới 1,020 thước so với mặt biển. Dù sao, thánh điện Giêrusalem, xây trên một nền cao, vốn là đỉnh điểm diễn ra việc thờ phượng của cả dân tộc Do Thái từ ngàn xưa và hiện giấc mơ muôn thuở của dân tộc này vẫn là được tái thiết lại đền thánh ấy. Giấc mơ Lên Đền vì thế vẫn là giấc mơ của họ lúc này. Và của cả đoàn hành hương bé nhỏ chúng tôi. Đến Đất Thánh mà không lên Giêrusalem thì chắc chắn chưa tới Đất Thánh.
Morton kể lại câu truyện cảm động về một nông dân Kitô hữu tới Giêrusalem vào đầu thế kỷ 20. “Tôi gặp một nông dân già, lưng gù, quần áo tả tơi, chân mang đôi giầy nỉ to tướng. Ông là người Bảo Gia Lợi, tới đây trên một chuyến tầu hành hương, như người Nga vốn làm, và có lẽ ông đã phải chắt bóp cả một đời dành dụm để có được giây phút này.
Ông đang qùy bên phiến đá hoa cương, hôn lấy hôn để, nước mắt dàn dụa qua những nếp nhăn sâu trên mặt chẩy xuống phiến đá. Hai bàn tay sần sùi thô kệch, các móng nứt nẻ và đen ngòm vì lao nhọc, đang âu yếm nhẹ nhàng vuốt ve phiến đá hoa cương; rồi ông chắp tay lại trong một thế cầu nguyện, và làm dấu Thánh Giá.
Ông cầu nguyện lớn tiếng, miệng run rẩy, nhưng tôi không hiểu ông đang cầu nguyện những gì. Rồi lấy từ túi ra mấy mẩu giấy bẩn thỉu và một dải ruy-băng, ông nhẹ nhàng chà chúng trên Mồ, sau đó cất chúng vào túi áo.
Nghĩ rằng có thể có đủ chỗ cho mình, nên tôi cúi đầu, bước vào Mồ. Vị đan sĩ Hy Lạp, người nông dân đang qùy, và tôi vừa choán hết cái không gian nhỏ xíu này. Thực ra, nếu ông cứ tiếp tục qùy thì cũng chẳng sao, nhưng có lẽ phiền vì thấy tôi bước vào, nên ông đứng lên, nước mắt vẫn dàn dụa, và thì thào với tôi điều gì đó. Thế là chúng tôi đứng đối diện với nhau, ngực gần như chạm vào nhau. Khi nhìn vào mắt ông, tôi nhận thấy mình đang được chiêm ngắm niềm hạnh phúc đích thực.
Đây là giấc mơ cả đời của ông. Tôi chưa bao giờ được thấy một niềm hạnh phúc nào chân thật như thế trước đây. Cả đời, tôi chưa bao giờ được chiêm ngưỡng sự bình an và hài lòng nào được in rõ đến thế trên khuôn mặt một con người”.
Matilde Serao, nhà báo Ý, gốc Hy Lạp, nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20, trong tác phẩm “In the Country of Jesus” nói nhiều hơn tới các khách hành hương Kitô giáo tại Giêrusalem. “Bạn dễ dàng nhận ra khách hành hương người Nga qua nét nghèo nàn và khiêm nhường của ông, qua cung cách làm Dấu Thánh Giá kỳ cục, khá rộng và chậm chạp; và trên hết, qua cách ông ném cái thân hình kềnh càng, nặng nề xuống đất. Áo khoác của ông rách như bươm và chiếc quần vá bạc thếch; đầu ông khi cúi xuống lộ ra những lọn tóc quăn xinh xắn, đôi mắt ông mờ đi vì những dòng lệ âm thầm đang lăn qua má nhiễu xuống nền Mồ. Bàn tay ông run lên nắm lấy chiếc mũ lông thú cũ kỹ. Bạn cũng dễ dàng nhận ra vị linh mục người Malta nhờ mầu da bánh mật, hàng mi rậm, nét mặt mệt mỏi, quần áo tả tơi, và cái bái quỳ lâu dài của ngài. Ngài đã phải ăn xin cho chuyến đi từ hòn đảo quê hương, du hành hạng ba, và cử hành Thánh Lễ hàng ngày tại mọi làng mạc và thị trấn dọc theo duyên hải. Bạn cũng dễ dàng nhận ra người đàn bà Ba Lan nghèo nàn nhờ đôi mắt sáng nói lên niềm hạnh phúc bên trong, người từng lặn lội suốt ba tháng ròng, lội bộ xuyên qua Syria, sống nhờ bố thí của các tu viện, nhà trú ẩn và khách qua đường, hôn tay mọi người, không biết nói bất cứ thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ. Bất chấp bệnh tật và mệt mỏi, bà tiếp tục sống, chỉ mong sao thấy được, rờ được Mộ Thánh; và khi thấy được Mộ, bà vui đến ngất lịm. Bạn cũng nhận ra người nông dân Hy Lạp nghèo nàn qua bàn tay rám nắng vì cầy sâu cuốc bẫm. Bàn tay ấy run lên khi chạm tới phiến đá trắng, một phiến đá ông từng mơ ước bao nhiêu năm nay và với biết bao khó khăn ông mới với tới được…”.
Qumran và Biển Chết
So với những người hành hương này, chúng tôi kém công lao hơn nhiều, tuy xuất phát từ những vùng xa xôi hơn họ. Lòng đạo thì không dám so sánh, nhưng về háo hức, thiển nghĩ hẳn giống nhau. Người hướng dẫn xem chừng muốn kìm hãm cái háo hức ấy, nên căn dặn chúng tôi phải canh chừng nhiều điều khi tới Giêrusalem: an toàn bản thân, tình hình căng thẳng với binh lính trang bị đầy mình, người chính thống giáo có khi dùng cả bạo lực nếu mình không tôn trọng giờ giấc thờ phượng của họ…
Không biết mỗi lần phải Lên Đền, Thánh Gia cũng như người dân Nadarét xưa dùng con đường nào. Phần chúng tôi, đi theo lộ 90, dần dần bỏ lại phía sau mầu xanh của Galilê, để bắt gặp cảnh đồng điệu của khí hậu và mầu sắc sa mạc. Còn chăng chỉ là những đồn điền trồng chà là ngay ngắn, thỉnh thoảng làm dịu đôi mắt mệt mỏi vì phải nhìn mãi những đồi trọc, những hàng rào điện tử phân cách Israel và Jordan và những lô cốt, đồn canh trơ trọi. Trước khi tới Đền Thánh, chúng tôi dừng lại thăm Qumran, nơi phái Essenes, sống cùng thời với Chúa Giêsu, chôn dấu các sách cuộn thời danh từ thế kỷ thứ nhất trong các hang động thuộc một địa điểm hoàn toàn hoang sơ, thiếu cả bóng cây, và mãi năm 1947, người ta mới tình cờ tìm lại được.
Qumran |
Hang số 4 Qumran |
Đọc báo trên Biển Chết |
Điều lạ là Biển Chết nối với Biển Galilê bằng con sông Gióc-đan. Nhưng Biển Galilê thì nước ngọt, nhiều cá mú mà Biển Chết thì mặn đắng, không một sinh vật nào sống được. Hai biển này vì thế có thật nhiều khác biệt. Biển Chết nằm dưới mặt biển tới 422 mét và bờ của nó là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất tính về đất khô. Nó sâu tới 378 mét, là biển siêu mặn sâu nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những khối nước mặn nhất thế giới, với độ muối lên tới 33.7%, mặn hơn nước đại dương tới 8.6 lần. Biển chết dài 67 kilômét và chỗ rộng nhất lên tới 18 kilômét. Nó từng thu hút du khách từ các vùng quanh Địa Trung Hải cả hàng nghìn năm nay. Theo Thánh Kinh, nó là nơi trú ẩn của Vua Đavít. Nó cũng là nơi nghỉ ngơi chữa bệnh đầu tiên của thế giới (ít nhất cũng đối với Hêrốt Đại Vương) và là nguồn cung cấp khá nhiều sản phẩm khác nhau, từ dầu ướp xác Ai Cập tới bồtạt làm phân bón. Người ta cũng dùng muối và các khoáng chất của nó để tạo ra mỹ phẩm và các bao dược thảo. Phần lớn anh chị em trong đoàn hành hương chúng tôi không thoả mãn với hơn nửa giờ ngâm mình trong nước Biển Chết, nên đã mua về mỗi người cũng đến 5 hay 6 gói muối của vùng này để “ngâm chân” sau khi đã trét đầy mình với bùn của Biển này. Nhiều người thuộc giống dân Cô-ca-diêng còn ngồi phơi nằng cả nửa giờ đồng hồ với chất bùn đen đó trên người.
Cây Sung Giêricô
Cây Sung Giêricô |
Giêricô là một thành ở phía tây Sông Gio-đan, dưới mực biển 250 thước, cách cực bắc Biển Chết khoảng 8 cây số. Suối nước ngọt của Giê-ri-khô làm nó trở thành một ốc đảo giữa sa mạc bao quanh, ‘một thị thành của chà là’. Thành này bảo vệ các nhánh của Sông Gióc-đan, qua đó, Giô-suê đã phái đi các thám tử của mình. Nó được bảo vệ kiên cố và là chướng ngại chính đầu tiên cản trở bước tiến quân của người Ít-ra-en. Giô-suê gặt hái được chiến thắng đầu tiên tại mảnh đất này khi Giê-ri-cô thất thủ. Thời các Thủ Lãnh, Ê-hút giết vua Éc-lon của Mô-áp tại Giê-ri-cô. Thời Ê-li-a và Ê-li-sa, nó là quê hương của khá nhiều tiên tri. Khi từ lưu đày trở về, người Giê-ri-cô đã giúp tái thiết các bức tường của Giê-ru-sa-lem.
Trong Tân Ước, chính tại Giê-ri-cô, Chúa Giê-su đã chữa mắt cho Ba-ti-mê, và Gia-kêu đã trở thành con người mới hẳn. Câu truyện người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu cũng xẩy ra trên đường từ Giê-ru-sa-lem đi Giê-ri-cô. Giê-ri-cô có một lịch sử lâu dài. Thị trấn đầu tiên được xây dựng ở đây khoảng năm 6000 trước Chúa giáng sinh. Thời Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, sinh hoạt tại Giê-ri-cô là một sinh hoạt đầy văn minh. Trong các ngôi mộ vào khoảng năm 1600 trước Chúa giáng sinh, người ta đã tìm ra nhiều đồ gốm, bàn ghế bằng gỗ, giỏ và hộp đựng với những chạm trổ đẹp đẽ.
Hiện nay, nhờ nghiên cứu các tầng sinh thái tại khu khai quật Tell-es-Sultan, các nhà khảo cổ đã khám phá ra dấu vết của hơn 20 thời kỳ định cư liên tiếp tại Giêricô, mà thời định cư đầu tiên đã xẩy ra cách nay 11,000 năm, tức năm 9,000 trước Chúa giáng sinh. Nó được coi là một trong những thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Như trên đã nói, nó được Cựu Ước gọi là “Thành của Chà Là”. Quả không ngoa, tới Giêricô, bạn sẽ được thấy những hàng chà là chi chít trái chín thơm ngon. Nhiều con suối trong thành và chung quanh thành là lý do khiến cho con người tìm về đây rất sớm để định cư.
Trước đây, Giêricô vốn là lãnh thổ của Jordan. Nhưng trong cuộc Chiến Sáu Ngày năm 1967, Do Thái đã chiếm thành phố này cùng với toàn bộ Bờ Phía Tây. Nhưng năm 1994, nó là một trong những thành phố đầu tiên được trao cho Thẩm Quyền Palestine kiểm soát, theo Hiệp Ước Oslo. Hiện nay, nó thuộc quyền cai trị của người Palestine. Tại đây có một phủ thống đốc. Cuộc sống của người dân Palestine tại thành phố này có nhiều hạn chế về kinh tế. Cảnh xin ăn thường xẩy ra cùng với nạn nài ép mua bán những sản phẩm rẻ tiền. Tiếng quen thuộc hay được nghe thấy là “one dollar” bất luận người bán muốn bán gì. Đến ông từ nhà thờ Chúa Chiên Lành, nơi chúng tôi chờ cử hành thánh lễ trong ngày, cũng tỏ ra muốn được “one dollar” của khách hành hương.
Đan viện Cám Dỗ |
Đại chủng sinh Tổng giáo phận Hà Nội nhập học niên khóa mới
ĐCV Hà Nội
19:59 03/09/2009
HÀ NỘI 3/9/09 - Có 71 chủng sinh thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hôm nay đã nhập học năm học mới tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.
Năm nay TGP Hà Nội có thêm 10 chủng sinh nhập học khoá XV (2009 – 2017) của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Với 10 tân chủng sinh, TGP Hà Nội hiện có 71 chủng sinh thuộc 6 khoá khác nhau đang theo học tại ĐCV Thánh Giuse Hà Nội.
Sau 3 tháng hè, hôm nay các chủng sinh quy tụ về Nhà Chung quây quần bên Đức Tổng Giám Mục Giuse, vị cha chung của TGP Hà Nội.
Trong giờ họp mặt ban chiều, các chủng sinh đã trình bày những công việc và thành quả trong ba tháng hè của mình, đặc biệt là 1 tháng anh em đi đến các giáo xứ, giáo họ theo chương trình chung của TGP. Dịp hè năm nay, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã mời gọi anh em chủng sinh sống tinh thần truyền giáo cách đặc biệt tại các giáo xứ mình được gửi đến. Cụ thể là anh em đi thăm viếng các gia đình khô khan, yếu đuối để động viên, khích lệ, mời gọi anh chị em giáo dân đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cũng trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt đã nhắn nhủ anh em chủng sinh về tinh thần sống thời gian được đào tạo và tự đào tạo. Vị Chủ Chăn của TGP đã mời gọi anh em hãy hun đúc cho mình có được “nội lực thâm sâu” qua việc sống nội tâm, kết hiệp khắng khít với Chúa Giêsu. Nhờ đó anh em mới có thể đứng vững và vượt qua được những cạm bẫy đầy hiểm ác trong xã hội hôm nay.
Với 71 chủng sinh, tuy chưa là con số đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ trong TGP Hà Nội, nhưng cũng là số chủng sinh không ít. Điều mà Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đấng bản quyền của TGP, ưu tư là làm sao để đào tạo cho có chất lượng, cho các chủng sinh trưởng thành thực sự về mọi mặt.
Năm học mới đã mở ra với các chủng sinh. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các thầy có được một năm học tràn đầy ơn Chúa và trưởng thành trong mọi phương diện.
Sau đây là danh sách 10 tân chủng sinh của TGP Hà Nội nhập học khoá XV (2009 – 2017)
1. Giuse Nguyễn Văn Ân, sinh 1980, quê xứ Phú Đa
2. Gioan Trần Văn Chiều, sinh 1981, quê xứ Công Xá
3. Giuse Trần Khắc Hạnh, sinh 1979, quê xứ Đồng Đội
4. Gioan B. Nguyễn Viết Hoan, sinh 1978, quê họ An Xá, Động Linh
5. Phêrô Nguyễn Quang Khánh, sinh 1983, quê xứ Động Linh
6. Giuse Đỗ Văn Kiên, sinh 1982, quê xứ Tân Độ
7. Phêrô Trần Ngọc Lâm, sinh 198, quê xứ Đồng Yên
8. Giuse Trần Văn Thắng, sinh 1980, quê họ An Cốc, xứ Tân Độ
9. Giuse Nguyễn Văn Toàn, sinh 1980, quê xứ Lường Xá
10. Giuse Trần Quang Vĩnh, sinh 1972, quê xứ Xuân Bảng.
Năm nay TGP Hà Nội có thêm 10 chủng sinh nhập học khoá XV (2009 – 2017) của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Với 10 tân chủng sinh, TGP Hà Nội hiện có 71 chủng sinh thuộc 6 khoá khác nhau đang theo học tại ĐCV Thánh Giuse Hà Nội.
Sau 3 tháng hè, hôm nay các chủng sinh quy tụ về Nhà Chung quây quần bên Đức Tổng Giám Mục Giuse, vị cha chung của TGP Hà Nội.
Trong giờ họp mặt ban chiều, các chủng sinh đã trình bày những công việc và thành quả trong ba tháng hè của mình, đặc biệt là 1 tháng anh em đi đến các giáo xứ, giáo họ theo chương trình chung của TGP. Dịp hè năm nay, Đức Tổng Giám Mục Giuse đã mời gọi anh em chủng sinh sống tinh thần truyền giáo cách đặc biệt tại các giáo xứ mình được gửi đến. Cụ thể là anh em đi thăm viếng các gia đình khô khan, yếu đuối để động viên, khích lệ, mời gọi anh chị em giáo dân đến với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cũng trong dịp này, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt đã nhắn nhủ anh em chủng sinh về tinh thần sống thời gian được đào tạo và tự đào tạo. Vị Chủ Chăn của TGP đã mời gọi anh em hãy hun đúc cho mình có được “nội lực thâm sâu” qua việc sống nội tâm, kết hiệp khắng khít với Chúa Giêsu. Nhờ đó anh em mới có thể đứng vững và vượt qua được những cạm bẫy đầy hiểm ác trong xã hội hôm nay.
Với 71 chủng sinh, tuy chưa là con số đáp ứng đủ nhu cầu mục vụ trong TGP Hà Nội, nhưng cũng là số chủng sinh không ít. Điều mà Đức Tổng Giám Mục Giuse, Đấng bản quyền của TGP, ưu tư là làm sao để đào tạo cho có chất lượng, cho các chủng sinh trưởng thành thực sự về mọi mặt.
Năm học mới đã mở ra với các chủng sinh. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các thầy có được một năm học tràn đầy ơn Chúa và trưởng thành trong mọi phương diện.
Sau đây là danh sách 10 tân chủng sinh của TGP Hà Nội nhập học khoá XV (2009 – 2017)
1. Giuse Nguyễn Văn Ân, sinh 1980, quê xứ Phú Đa
2. Gioan Trần Văn Chiều, sinh 1981, quê xứ Công Xá
3. Giuse Trần Khắc Hạnh, sinh 1979, quê xứ Đồng Đội
4. Gioan B. Nguyễn Viết Hoan, sinh 1978, quê họ An Xá, Động Linh
5. Phêrô Nguyễn Quang Khánh, sinh 1983, quê xứ Động Linh
6. Giuse Đỗ Văn Kiên, sinh 1982, quê xứ Tân Độ
7. Phêrô Trần Ngọc Lâm, sinh 198, quê xứ Đồng Yên
8. Giuse Trần Văn Thắng, sinh 1980, quê họ An Cốc, xứ Tân Độ
9. Giuse Nguyễn Văn Toàn, sinh 1980, quê xứ Lường Xá
10. Giuse Trần Quang Vĩnh, sinh 1972, quê xứ Xuân Bảng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhắc lại những thủ đoạn công an CSVN thường áp dụng với người bị bắt - một lý giải thêm cho việc ''nhận tội, xin khoan hồng''
Lê Sáng
08:43 03/09/2009
Những thủ đoạn dưới đây đã và đang được công an cộng sản Việt Nam áp dụng đối với người bị bắt, đặc biệt là đối với những người bị bắt vì chống lại bạo quyền cộng sản. Nó được tổng kết từ trong thực tiễn. Thậm chí có chính trị gia cộng sản cũng không biết được cụ thể như liệt kê bên dưới. Xin lưu ý, đây chưa phải là đã đầy đủ, sẽ còn những thủ đoạn nữa mà chỉ ai đã trải qua mới biết được. Có những người đã trải qua, đã biết được, nhưng không bao giờ có thể nói lại được… Đây chỉ là một gương mặt, trong hàng nghìn gương mặt của ác quỉ cộng sản. Có thể những liệt kê dưới đây sẽ giúp nhiều người bớt chỉ trích người này người kia, bớt mơ hồ về cộng sản Việt Nam chăng ???
• Ngay sau khi bắt người, biết được rằng tâm lý người mới bắt có nhiều xáo động dễ sơ xuất, công an cộng sản thường dùng thủ đoạn tra hỏi ngay, liên tiếp, không cho nghỉ ngơi kể cả đêm, có thể kèm theo cả nhục hình… Hay chúng làm ngược lại, để cho người bị bắt phải chờ đợi trong căng thẳng, phải chứng kiến chúng hỏi cung đánh đập người khác… Qua đó để làm cho tâm lý con người thêm xáo động dễ phạm sai lầm khi khai báo, khi ký các giấy tờ với chúng.
• Quá trình lấy cung, công an cộng sản sẽ dùng các thủ đoạn đe doạ bắt phải nhận điều nọ, điều kia nếu không sẽ cho người hành hung con cái, người thân … để đánh vào tâm lý lo lắng cho người thân, thương con của người bị bắt…
• Công an cộng sản cũng có thể hứa hẹn điều này điều khác với người bị bắt như: Hãy hợp tác chỉ trong chừng mực thôi… Thì chúng sẽ thả ra, chỉ xử lý hành chính… Thậm chí chúng còn làm sẵn lệnh thả người, quyết định xử lý hành chính… Nhưng đây là giấy tờ giả, hoặc nếu là thật thì chúng sẽ công bố ra trước mọi người về việc cộng tác của mgười bị bắt với cơ quan công an … Mục đích nhằm làm mất uy tín, bôi nhọ, để tách họ ra khỏi cộng đồng … Không còn khả năng thu hút tập hợp người khác…
• Trong khi giam giữ, công an cộng sản sẽ cài các đối tượng làm tay sai cho nó ở cùng phòng giam người bị bắt để tỉ tê hỏi chuyện … Những đối tượng này công an cộng sản gọi là “đặc tình trại giam” qua đó khai thác các thông tin của người bị bắt, phục vụ mưu đồ xấu xa của chúng…
• Có khi công an cộng sản cho người bị bắt xem những bản cung của người khác có liên quan, khai nhận tố giác mình điều nọ điều kia… Nhưng đây thường là những bản cung giả, (công an rất dễ dàng khi làm những bản cung giả chữ ký cứ bất cứ ai, chúng có cả một bộ phận kỹ thuật để làm việc này). Công an rất triệt để áp dụng thủ đoạn này để người bị bắt cảm thấy bị phản bội, thất vọng về người anh em cùng chí hướng của mình …
• Công an cộng sản sẽ buộc người bị bắt khai đi khai lại rất nhiều lần về cùng một người, cùng một việc làm cho người bị bắt mệt mỏi… Để khai thác kẽ hở, mâu thuẫn trong lời khai phục vụ mưu đồ xấu xa của nó …
• Hay công an cộng sản cho người bị bắt xem “Thư” của người thân “nhờ gửi vào khuyên bảo nhắn nhủ” Hãy làm theo anh công an này, anh công an kia là chỗ quen biết, là người tốt… để được giúp … Những tên công an mà được người thân gửi gắm trong thư tay là những tên chúng bày đặt trước, có thể đã từng làm việc với người bị bắt… và có vẻ bề ngoài rất tử tế, hiền lành, ăn nói lịch sự chứ không bặm trợn như những tên khác…
• Giống thủ đoạn “Cho xem thư tay của người thân” là thủ đoạn cho gặp luật sư giả … Chúng sẽ bày đặt một kẻ tay sai của công an nào đó đóng giả là luật sư vào gặp gỡ người bị bắt… Hỏi han, khai thác thông tin … Đến khi ra toà sẽ không thấy mặt tên “Luật sư” này đâu.
• Hoặc công an cộng sản sẽ trưng ra “bằng chứng” … cho người bị bắt biết là chúng nắm được “một vi phạm pháp luật” nào đó của người thân, con cái… “Vi phạm pháp luật” có thể là liên quan đến việc làm ăn buôn bán, trốn thuế … hay các sinh hoạt thường ngày vi phạm đạo đức nào đó, rồi chúng mang ra mặc cả hãy hợp tác thì chúng tha cho…
• Công an cộng sản sẽ cắt đoạn các vấn đề cần hỏi cung ra làm thành nhiều khúc, rồi sắp xếp các khúc này rất lộn xộn. Mục đích làm người bị bắt không thể chắp nối lại mà hiểu được ý đồ xấu xa của chúng cụ thể là gì … Mỗi hôm chúng chỉ hỏi một đoạn, các đoạn này nếu rời nhau xem ra có vẻ vô thưởng vô phạt … Nên dễ làm cho người bị bắt ký nhận biên bản với chúng …
• Cùng với thủ đoạn “cắt khúc” vấn đề, công an cộng sản sẽ cho đài truyền hình vào quay phim chụp ảnh, ghi lại lời nói … Sau đó chúng cắt dán biên tập làm thay đổi bản chất … rồi cho phát trên phương tiện truyền thông của chúng, để đe doạ, lung lạc ý chí người khác … Cũng dùng để làm người thân của người bị bắt ở ngoài “viết thư” nhờ công an quen biết nào đó gửi vào “khuyên bảo” người bị bắt hãy đầu hàng cho sớm còn được hưởng khoan hồng…
• Đặc biệt, trong giai đoạn khoa học công nghệ tiến triển mạnh như hiện nay, công an cộng sản sẽ dễ dàng làm giả những đoạn “video nghiệp vụ” – Ghi lại những hình ảnh do người của chúng đóng giả … Vì là những thước phim “nghiệp vụ” nên hình ảnh âm thanh sẽ không rõ nét, hoặc chỉ có hình ảnh mà không có âm thanh … Những đoạn “video nghiệp vụ” này có liên quan đến người bị bắt một cách rất khéo léo ví dụ như với trường hợp của Ls Lê Công Định: Sẽ có những đoạn video ông Bình, gặp gỡ an ninh Việt Nam bàn chuyên giăng bẫy để hốt gọn cả nhóm … Trong khi đang ở tù, tinh thần đang căng thẳng, không có khả năng để kiểm chứng, không có kinh nghiệm… Người bị bắt được công an cộng sản cho xem những đoạn “video nghiệp vụ” này sẽ sụp đổ tinh thần và “lên truyền hình nhận tội xin khoan hồng” cho bõ tức vì bị phản bội …
• Quá trình làm việc với công an trong nhà giam, người bị bắt sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ … Trong đó quan trọng là bản cung … Công an sẽ dùng thủ đoạn viết hết câu, rồi xuống dòng, để trống một khoảng rồi viết câu tiếp theo … Sau khi người khai đã đọc lại bản cung, đã ký nhận, chúng mới mang về phòng làm việc riêng, viết thêm vào những đoạn trống theo ý đồ xấu xa của chúng …
• Trong bản cung có những vấn đề công an cộng sản cứ tự viết vào… mà xem ra như vô thưởng vô phạt … Nếu ông người bị bắt phát hiện và hỏi … Chúng sẽ đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: “Thôi đã lỡ viết vào rồi … Bây giờ viết lại thì lâu lắm bao giờ được nghỉ ăn cơm ? Với lại nội dung này chẳng có hại gì … Thôi cứ ký hộ đi …”. Nhưng phải có chuyên môn và được đọc toàn bộ hồ sơ, thì mới hiểu hết được cái “vô thưởng vô phạt” đó là có nghĩa là gì … Đây là cái bẫy của công an thường giăng ra.. .
• Cùng với việc hỏi cung, công an sẽ buộc người bị bắt phải tự viết tường trình rất nhiều lần cho cùng một vấn đề. Người khai không nhớ được mình đã viết gì mà nhầm lẫn sự việc … rồi dùng cái sau để giải thích cái trước… Nhưng sau này bản tường trình nào được đưa vào hồ sơ để ra toà lại tuỳ thuộc công an điều tra … Bản tự khai viết tay là chứng cứ rất quan trọng, nó ít bị làm giả hơn bản cung … Cả Luật sư lẫn quan toà đều rất chú trọng các bản tự khai khi tranh luận tại toà … Nhưng người bị bắt không có kinh nghiệm, không có chuyên môn luật thì lại cho rằng bản cung mới quan trọng, bản tự khai, bản kiểm điểm không quan trọng…
• Quá trình ăn uống trong nhà giam, công an cộng sản có thể cho vào thức ăn, nước uống những chất tác động đến nhịp tim, thần kinh, gây ảo giác, lo sợ … Để thuận tiện trong việc lấy cung, truy bức người bị bắt… Các việc làm này được tiến hành các từ từ và rất khéo léo theo các qui luật của y học, người không có kinh nghiệm sẽ không nhận ra được…
• Nếu công an cộng sản thấy vẫn không thể lung lạc được, chúng sẽ giam người bị bắt trong điều kiện ngặt nghèo, biệt giam, hoặc đem giam chung với các đối tượng ho lao, sida, bệnh tật lở loét.... Những đối tượng này có thể còn làm tay sai cho công an. Chúng có thể gây sự đánh nhau với người bị bắt … Làm họ sợ hãi mà xin với cán bộ điều tra chuyển buồng giam… Đương nhiên công an cộng sản sẽ đem vấn đề ra mặc cả…
• Cuối cùng, nếu vẫn chưa thoả mãn, công an cộng sản sẽ dùng lại biện pháp nhục hình truyền thống của nó. Lý luận của bộ máy bạo quyền công an cộng sản VN đến tận hôm nay vẫn huyênh hoang ra miệng rằng: “Phi đả bất thành cung” – “Người thì roi mà voi thì nài”.
• Ngay sau khi bắt người, biết được rằng tâm lý người mới bắt có nhiều xáo động dễ sơ xuất, công an cộng sản thường dùng thủ đoạn tra hỏi ngay, liên tiếp, không cho nghỉ ngơi kể cả đêm, có thể kèm theo cả nhục hình… Hay chúng làm ngược lại, để cho người bị bắt phải chờ đợi trong căng thẳng, phải chứng kiến chúng hỏi cung đánh đập người khác… Qua đó để làm cho tâm lý con người thêm xáo động dễ phạm sai lầm khi khai báo, khi ký các giấy tờ với chúng.
• Quá trình lấy cung, công an cộng sản sẽ dùng các thủ đoạn đe doạ bắt phải nhận điều nọ, điều kia nếu không sẽ cho người hành hung con cái, người thân … để đánh vào tâm lý lo lắng cho người thân, thương con của người bị bắt…
• Công an cộng sản cũng có thể hứa hẹn điều này điều khác với người bị bắt như: Hãy hợp tác chỉ trong chừng mực thôi… Thì chúng sẽ thả ra, chỉ xử lý hành chính… Thậm chí chúng còn làm sẵn lệnh thả người, quyết định xử lý hành chính… Nhưng đây là giấy tờ giả, hoặc nếu là thật thì chúng sẽ công bố ra trước mọi người về việc cộng tác của mgười bị bắt với cơ quan công an … Mục đích nhằm làm mất uy tín, bôi nhọ, để tách họ ra khỏi cộng đồng … Không còn khả năng thu hút tập hợp người khác…
• Trong khi giam giữ, công an cộng sản sẽ cài các đối tượng làm tay sai cho nó ở cùng phòng giam người bị bắt để tỉ tê hỏi chuyện … Những đối tượng này công an cộng sản gọi là “đặc tình trại giam” qua đó khai thác các thông tin của người bị bắt, phục vụ mưu đồ xấu xa của chúng…
• Có khi công an cộng sản cho người bị bắt xem những bản cung của người khác có liên quan, khai nhận tố giác mình điều nọ điều kia… Nhưng đây thường là những bản cung giả, (công an rất dễ dàng khi làm những bản cung giả chữ ký cứ bất cứ ai, chúng có cả một bộ phận kỹ thuật để làm việc này). Công an rất triệt để áp dụng thủ đoạn này để người bị bắt cảm thấy bị phản bội, thất vọng về người anh em cùng chí hướng của mình …
• Công an cộng sản sẽ buộc người bị bắt khai đi khai lại rất nhiều lần về cùng một người, cùng một việc làm cho người bị bắt mệt mỏi… Để khai thác kẽ hở, mâu thuẫn trong lời khai phục vụ mưu đồ xấu xa của nó …
• Hay công an cộng sản cho người bị bắt xem “Thư” của người thân “nhờ gửi vào khuyên bảo nhắn nhủ” Hãy làm theo anh công an này, anh công an kia là chỗ quen biết, là người tốt… để được giúp … Những tên công an mà được người thân gửi gắm trong thư tay là những tên chúng bày đặt trước, có thể đã từng làm việc với người bị bắt… và có vẻ bề ngoài rất tử tế, hiền lành, ăn nói lịch sự chứ không bặm trợn như những tên khác…
• Giống thủ đoạn “Cho xem thư tay của người thân” là thủ đoạn cho gặp luật sư giả … Chúng sẽ bày đặt một kẻ tay sai của công an nào đó đóng giả là luật sư vào gặp gỡ người bị bắt… Hỏi han, khai thác thông tin … Đến khi ra toà sẽ không thấy mặt tên “Luật sư” này đâu.
• Hoặc công an cộng sản sẽ trưng ra “bằng chứng” … cho người bị bắt biết là chúng nắm được “một vi phạm pháp luật” nào đó của người thân, con cái… “Vi phạm pháp luật” có thể là liên quan đến việc làm ăn buôn bán, trốn thuế … hay các sinh hoạt thường ngày vi phạm đạo đức nào đó, rồi chúng mang ra mặc cả hãy hợp tác thì chúng tha cho…
• Công an cộng sản sẽ cắt đoạn các vấn đề cần hỏi cung ra làm thành nhiều khúc, rồi sắp xếp các khúc này rất lộn xộn. Mục đích làm người bị bắt không thể chắp nối lại mà hiểu được ý đồ xấu xa của chúng cụ thể là gì … Mỗi hôm chúng chỉ hỏi một đoạn, các đoạn này nếu rời nhau xem ra có vẻ vô thưởng vô phạt … Nên dễ làm cho người bị bắt ký nhận biên bản với chúng …
• Cùng với thủ đoạn “cắt khúc” vấn đề, công an cộng sản sẽ cho đài truyền hình vào quay phim chụp ảnh, ghi lại lời nói … Sau đó chúng cắt dán biên tập làm thay đổi bản chất … rồi cho phát trên phương tiện truyền thông của chúng, để đe doạ, lung lạc ý chí người khác … Cũng dùng để làm người thân của người bị bắt ở ngoài “viết thư” nhờ công an quen biết nào đó gửi vào “khuyên bảo” người bị bắt hãy đầu hàng cho sớm còn được hưởng khoan hồng…
• Đặc biệt, trong giai đoạn khoa học công nghệ tiến triển mạnh như hiện nay, công an cộng sản sẽ dễ dàng làm giả những đoạn “video nghiệp vụ” – Ghi lại những hình ảnh do người của chúng đóng giả … Vì là những thước phim “nghiệp vụ” nên hình ảnh âm thanh sẽ không rõ nét, hoặc chỉ có hình ảnh mà không có âm thanh … Những đoạn “video nghiệp vụ” này có liên quan đến người bị bắt một cách rất khéo léo ví dụ như với trường hợp của Ls Lê Công Định: Sẽ có những đoạn video ông Bình, gặp gỡ an ninh Việt Nam bàn chuyên giăng bẫy để hốt gọn cả nhóm … Trong khi đang ở tù, tinh thần đang căng thẳng, không có khả năng để kiểm chứng, không có kinh nghiệm… Người bị bắt được công an cộng sản cho xem những đoạn “video nghiệp vụ” này sẽ sụp đổ tinh thần và “lên truyền hình nhận tội xin khoan hồng” cho bõ tức vì bị phản bội …
• Quá trình làm việc với công an trong nhà giam, người bị bắt sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ … Trong đó quan trọng là bản cung … Công an sẽ dùng thủ đoạn viết hết câu, rồi xuống dòng, để trống một khoảng rồi viết câu tiếp theo … Sau khi người khai đã đọc lại bản cung, đã ký nhận, chúng mới mang về phòng làm việc riêng, viết thêm vào những đoạn trống theo ý đồ xấu xa của chúng …
• Trong bản cung có những vấn đề công an cộng sản cứ tự viết vào… mà xem ra như vô thưởng vô phạt … Nếu ông người bị bắt phát hiện và hỏi … Chúng sẽ đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: “Thôi đã lỡ viết vào rồi … Bây giờ viết lại thì lâu lắm bao giờ được nghỉ ăn cơm ? Với lại nội dung này chẳng có hại gì … Thôi cứ ký hộ đi …”. Nhưng phải có chuyên môn và được đọc toàn bộ hồ sơ, thì mới hiểu hết được cái “vô thưởng vô phạt” đó là có nghĩa là gì … Đây là cái bẫy của công an thường giăng ra.. .
• Cùng với việc hỏi cung, công an sẽ buộc người bị bắt phải tự viết tường trình rất nhiều lần cho cùng một vấn đề. Người khai không nhớ được mình đã viết gì mà nhầm lẫn sự việc … rồi dùng cái sau để giải thích cái trước… Nhưng sau này bản tường trình nào được đưa vào hồ sơ để ra toà lại tuỳ thuộc công an điều tra … Bản tự khai viết tay là chứng cứ rất quan trọng, nó ít bị làm giả hơn bản cung … Cả Luật sư lẫn quan toà đều rất chú trọng các bản tự khai khi tranh luận tại toà … Nhưng người bị bắt không có kinh nghiệm, không có chuyên môn luật thì lại cho rằng bản cung mới quan trọng, bản tự khai, bản kiểm điểm không quan trọng…
• Quá trình ăn uống trong nhà giam, công an cộng sản có thể cho vào thức ăn, nước uống những chất tác động đến nhịp tim, thần kinh, gây ảo giác, lo sợ … Để thuận tiện trong việc lấy cung, truy bức người bị bắt… Các việc làm này được tiến hành các từ từ và rất khéo léo theo các qui luật của y học, người không có kinh nghiệm sẽ không nhận ra được…
• Nếu công an cộng sản thấy vẫn không thể lung lạc được, chúng sẽ giam người bị bắt trong điều kiện ngặt nghèo, biệt giam, hoặc đem giam chung với các đối tượng ho lao, sida, bệnh tật lở loét.... Những đối tượng này có thể còn làm tay sai cho công an. Chúng có thể gây sự đánh nhau với người bị bắt … Làm họ sợ hãi mà xin với cán bộ điều tra chuyển buồng giam… Đương nhiên công an cộng sản sẽ đem vấn đề ra mặc cả…
• Cuối cùng, nếu vẫn chưa thoả mãn, công an cộng sản sẽ dùng lại biện pháp nhục hình truyền thống của nó. Lý luận của bộ máy bạo quyền công an cộng sản VN đến tận hôm nay vẫn huyênh hoang ra miệng rằng: “Phi đả bất thành cung” – “Người thì roi mà voi thì nài”.
Giáo xứ Tam Tòa: Những vị mục tử trong bước đầu khai sơn phá thạch
Nguyễn Đức Cung
08:57 03/09/2009
Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940), một thi sĩ Công Giáo nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam trong thời tiền chiến, vốn là giáo dân sinh trưởng tại xứ đạo Tam-Tòa trong thế kỷ XX có viết những vần thơ đạo hạnh trích d?n như sau:
Đây thi sĩ của đạo quân thánh giá,
Giữa đêm nay vùng dậy để tung hô
Để sớt xuân xuân cho cả thiên hạ
Hương mến yêu là lộc của lời thơ. [1]
Những vần thơ siêu thoát ở trên đã vượt ngoài giới hạn ý nghĩa của ngôn từ nếu xem như là kết tinh của lòng đạo d?c chắt lọc từ những tháng năm được dạy dỗ trong giáo xứ Tam Tòa dưới sự chăm sóc của các linh mục chính xứ hay phó xứ, thì vịệc theo dấu các vị mục tử trong bước đầu khai sơn phá thạch giữa lòng giáo xứ, sống chung giữa đàn chiên Tam Tòa được xem như là biểu tượng của hành vi “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người giáo dân xứ đạo bé bỏng kia ngày hôm nay. Trong tâm tình hiệp thông, người viết chia xẻ những đau thương hiện tại của giáo dân Tam Tòa - vả chăng ở đời không chỉ có đau thương mà còn có cả niềm hãnh diện đan xen trong quá trình xây dựng Đức tin - đang nỗ lực vươn lên chứng tỏ quyết tâm của mình trên trận tuyến sống mái giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chính nghĩa và tà đạo, giữa công lý với bất công. Thế trận chưa kết thúc dù với những việc làm biểu kiến của lãnh đạo thế quyền mấy ngày qua mà họ gọi là “tái thi công” nơi phần đất thánh thiêng của giáo xứ Tam Tòa, thì việc tài bồi sức mạnh cho quan điểm đấu tranh của giáo dân vẫn còn là mục tiêu chiến lược cần theo đuổi.
1.- Thừa sai Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes, 1593-1660), trong nước mắt những bước chân đi rao giảng Tin Mừng.
Trong cuốn sách Hành Trình và Truyền Giáo, linh mục Alexandre De Rhodes đã viết về lòng sốt sắng đạo đức của người giáo dân xứ Nam trong đó gồm cả những xứ đạo vùng nam Quảng Bình như Đại Phong, Mỹ Hương, Trung Quán, Động Hải (tiền thân của Sáo Bùn và Tam Tòa) như sau: “Thực vậy, nguồn an ủi mà tôi nhận được khi gặp họ và thấy họ sốt sắng như thế, nó vượt quá những điều tôi có thể nói ra. Đến lúc này ngồi ghi lại những cảm tình vui sướng và nhớ lại những êm dịu tràn đầy trái tim lúc đó, mắt tôi còn ứa lệ và tôi cho rằng trên đời những mối hoan hỷ của con người chỉ đến thế là cùng không thể có hơn được nữa.” Và vì thế linh mục Đắc-Lộ “quên cả nhọc nhằn và có lúc không hiểu rằng mình còn ở dưới đất hay đã đang sống trên Thiên đàng.” [2] Tấm lòng sốt sắng của giáo dân sở dĩ có được cũng là nhờ công sức của các vị thừa sai bỏ ra đặc biệt là những nỗi thống khổ họ phải chịu trên bước đường truyền giáo. Đối với riêng trường hợp cha Đắc Lộ, bốn lần tới Đàng Trong cùng với những lần bị trục xuất, mưu hại đúng với sự diễn tả trong Thánh Vịnh 125, 5-6 “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Lúc ra đi phải khóc than, vì công việc vất vả gieo hạt, nhưng khi trở về, lòng thênh thang phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa.” [3]
Theo linh mục Đắc-Lộ, giáo dân Đại-Việt ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài rất đạo đức, sốt sắng, có nơi phải đi bộ 60, 70 cây số vào chiều thứ sáu để đến xem lễ ngày chúa nhật.
Tháng 9 năm 1640, linh mục Đắc-Lộ bị trục xuất do lệnh của một ông quan ở Quảng Nam mà linh mục gọi là Onghebo. Ông Nghè Bộ nói rằng “dù có phải đi trên nước” thì linh mục Đắc-Lộ cũng phải đi mà thôi! Ông Nghè Bộ là ai? Trong tác phẩm Người chứng thứ nhất, Phạm Đình Khiêm cho biết Ông Nghè Bộ “không phải là tên riêng, mà chỉ là một danh xưng phổ thông để chỉ một chức quan: chức Cai-bạ (Cai-bộ) mà dân chúng quen gọi “Ông Bộ”, và có lẽ vì “Ông Bộ” này được thưởng hàm “Hàn-lâm”, nên người ta gọi là “Ông Nghè Bộ”như trường hợp “Ông Nghè Bộ” Lê-Cảnh, hay “Ông Nghè Bộ” Nguyễn Hữu Kính m?y chục năm sau. Chức Cai-bộ này tương đương với chức Bố-chánh về sau.” [4] Mấy tuần lễ trước mùa Phục Sinh năm 1645, bị quan trấn ra lệnh rời khỏi Quảng Nam, trong khi nấn ná vào lại với giáo dân Quy Nhơn, thừa sai Đắc-Lộ có dịp gặp chín giáo dân ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị kéo nhau đến thăm ngài. Linh mục kể như sau: “Khi tôi sắp sửa lên đường, thì chín giáo dân từ những phủ huyện phía bắc, nghĩa là họ đã phải đi gần 100 dặm để đến gặp tôi. Lúc đó mùa đi lại khó khăn vì đường đất lầy lội. Họ nghe tin tôi phải giam tù và có thể bị nguy đến tính mệnh, họ đến để giúp đỡ tôi, đem tiền nong đến cho tôi, vì họ tưởng rằng tôi đang gặp lúc túng bấn. Tôi để độc giả tưởng tượng, nghĩa cử đó làm tôi cảm động đến thế nào. Tôi hết lòng cám ơn họ và từ chối những đồ vật họ mang đến cho tôi, vì ơn Chúa tôi chưa phải cần đến. Thấy tôi từ chối, họ xin dâng những của đó để trợ cấp cho giáo dân trong vùng và cả mạng sống của họ, họ cũng muốn hy sinh để giúp những người đang phải bách hại vì Đức tin. Họ không từ chối một điều gì có thể nâng đỡ các giáo dân trong vùng và lòng nhiệt thành của họ còn thúc đẩy họ đến gặp quan địa hạt trách ông đã lầm lẫn bắt giam những người vô tội...” [5] Khi hạt giống Tin Mừng vừa gieo xuống trên vùng đất mới, các vị thừa sai đã khởi sự gặp rất nhiều trở ngại, từ đủ phía mà muốn vượt qua đòi hỏi các vị đó phải có nghị lực và kiên trì trước hết đó là hàng rào ngôn ngữ.
Trong tác phẩm Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, linh mục Nguyễn Hồng cho biết khi được Mạc Mậu Hợp yêu cầu đến Bắc Việt giảng đạo, theo đề nghị của Đức Cha Carneiro ở Áo-môn, linh mục bề trên Pablo de Jesu ở Phi-Luật-Tân gửi một phái đoàn truyền giáo do cha Diego de Oropesa dẫn đầu cùng các linh mục Bartolomé Ruiz, Pedro Ortiz và Francisco de Montilla cùng bốn thầy: thầy Cristobal Gomez, một thủy thủ có tài, thầy Diego Jimenez, Francisco Villorimo và thầy Manuel Santiago. Tư liệu này cho biết ngày 1 tháng 5 năm 1583 “thuận buồm xuôi gió, không bao lâu đã tới bờ biển Việt Nam, thuyền ghé vào một cửa biển có lẽ một cửa ở Quảng yên gần Cửa Cấm, Hải Phòng ngày nay. Vì ở vùng đó, gặp lúc trong nước không yên, hay có giặc cướp vùng bể đến quay nhiễu, thấy thuyền lạ, dân chúng liền khua trống mõ, đem giáo mác ra đánh. Nhưng khi tới nơi, thấy các cha các thầy là những người hiền lành, họ liền xử đãi tử tế. Tuy vậy các cha cũng bị bó buộc bỏ thuyền lên ở một túp lều gianh trên bãi dưới sự canh gác của tuần đinh. Khám thuyền không thấy có gì, một vài tuần đinh tỏ vẻ bạc đãi. Không biết tiếng nói, không có thông ngôn, các Cha làm hiệu tỏ ý muốn gặp nhà vua. Hiểu nhầm, tưởng các cha muốn tế thần, họ dẫn các Cha đến một ngôi đền cách đấy độ nửa dặm. Họ cúi đầu lễ, bảo các Cha theo. Nhưng các Cha không nghe lại còn tỏ ý phản đối nữa. Quan sở tại được tin báo cũng đến xem sự thể. Biết là các tây giang đạo trưởng, quan sở tại bằng lòng cho các Cha ở lại và phi báo lên Kinh...” [6] Linh mục Đắc-Lộ lúc mới tiếp xúc lần đầu tiên với người bản xứ cũng gặp trở ngại tưởng chừng không vượt qua nỗi, với một vài ý tưởng ghi lại như sau: “Tôi thú thực khi vừa mới đến xứ Nam, nghe dân bản xứ nói chuyện, nhất là phụ nữ, tôi có cảm tưởng nghe tiếng chim hót. Lúc đầu tôi ngã lòng tưởng không thể nào học được tiếng nói của họ.” Và rồi sau đó dưới sự hướng dẫn của linh mục De Pina, cha Đắc-Lộ đã “chăm chỉ học không kém những năm học thần học ở Rôma. Học bài nào cha đem thực hành ngay với các em nhỏ. Trong số đó có “một em đã giúp cha rất nhiều, trong ba tuần cậu đã dạy cho cha tất cả các giọng nói và cách đọc các vần.” [7] Theo Nguyễn Hồng, em nhỏ mà linh mục Đắc-Lộ nói ở đây chính là ông Raphael Rhodes. Vì mến cha, ông đã nhận tên cha. Làm thầy giảng, ông đã cộng tác rất nhiều vào công cuộc truyền giáo của các cha Dòng Tên ở trong Nam và sau này ở ngoài Bắc với hai cha Deydier và Bourges, thừa sai Pháp. ([8] Các vần trong bài học ở đây có lẽ là chữ Nôm hay ít ra là chữ Quốc ngữ hình thành trong buổi sơ khai khi cha Đắc-Lộ chưa đặt chân tới Nam Hà vào thời điểm 1624. [9] Gian truân đã ập đến với giáo đoàn Công Giáo ở kinh đô khi hoàng tử Nguyễn Phúc Khê (con trai thứ mười của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng) phá ngôi nhà thờ của mẹ là bà Minh Đức Vương Thái Phi đã được linh mục Pina rửa tội trước đó ở Huế. Nguyên nhân là vì vị chúa đương thời (Công Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan 1635-1648) lo sợ rằng các vị giáo sĩ thừa sai vì giỏi “địa lý” sẽ tìm cho bà một huyệt mả để có thể “kết” mà phù trì cho con cháu đoạt ngai vàng. Ông Hoàng Khê phá nhà thờ của mẹ để tỏ lòng trung thành với Công Thượng Vương nhưng cũng đã làm cho mẹ ông và các giáo sĩ, giáo dân buồn sầu, lo sợ không ít.
Cũng có khi gian truân lại đến với giáo đoàn của cha Đắc-Lộ mà lần này đặc biệt do một người đàn bà hung ác đó là trường hợp Tống thị Toại, con của Cai-cơ Tống Phúc Thông. Bà này vốn là vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Kỳ, có được ba con thì ông mất. Năm 1635, sau khi Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp chúa Sãi, Tống thị Toại vốn tính lẳng lơ “được vào cung phủ, rất khéo đưa đón cầu cạnh, trở nên giàu có, tiền bạc châu báu chất lại như núi” [10]. Chúa Thượng say mê bà nên thế lực của bà ngày càng mạnh thêm, mặc dầu trước tình trạng như thế “đình thần lên tiếng can ngăn, nhà vương vẫn không nghe.” [11] Người em trai của Công Thượng Vương, con thứ tư của Sãi vương là Nguyễn Phúc Trung, lúc đó làm Chưởng-cơ muốn diệt trừ Tống Thị Toại để loại bỏ hậu hoạn. “Tống-thị thấy vậy sợ hãi lắm. Nhân lúc ấy cha nàng là Phúc-Thông đang được chúa Trịnh Tráng ở Đàng-ngoài trọng dụng, nàng liền viết mật-thư, kèm theo một trăm hạt trân-châu xâu thành chuỗi, sai người đưa ra cho Phúc-Thông, để đem dâng Trịnh Tráng, yêu cầu Trịnh-Tráng cất quân vào đánh chúa Nguyễn, lại hứa sẽ đem tài-sản riêng ra giúp lương cho quân lính. Trịnh-Tráng tiếp được mật thư, liền quyết nghị xâm lấn xứ Nam, sai đô-đốc Trịnh Đào thống lĩnh các đạo binh cả thủy lẫn bộ, kéo vào đánh chúa Nguyễn.” [12]
Đại quân họ Trịnh kéo vào Nhật-Lệ vào đầu tháng hai năm mậu ngọ (1648). Bị tấn công bất ngờ, ban đầu quan Nam Hà thua, quân Trịnh kéo lên đóng ở Võ Xá nhưng bị chận lại trước lũy Trường-Dục. Tại đây quân Nguyễn dưới quyền tướng Trương Phúc Phấn cố sức chận đứng quân Trịnh trong thế “trì hoãn chiến” (vì thế Phấn có biệt danh ‘Phấn cố trì’) và trước tình hình quân địch đang áp đảo mạnh, mọi người ở kinh đô chúa Nguyễn đều thức tỉnh. Nguyễn Phúc Tần được lệnh làm Tiết-chế, có Chưởng dinh Nguyễn Phúc Lộc, Trấn thủ Cựu dinh Tống Hữu Đại, và Giám chiến Nguyễn Hữu Dật lãnh bộ binh, Tham tướng nguyễn Triều Văn lãnh thủy binh. Riêng Chúa Thượng cũng đem đại binh ra đóng ở Trung-chỉ, phía bắc Quảng Trị ngày nay, để sẵn sàng ứng phó. [13] Khi ra tới Quảng bình, Nguyễn Phúc Tần hội tướng sĩ lại nhận định chiến trường và phát biểu rằng: “Quân kia tuy nhiều, nhưng mà người đánh giỏi thì ít. Nếu đến đêm ta cho voi xông vào rồi đem đại quân đến đánh chắc là phá được.” [14] Rồi ông ra lệnh cho Triều Phương thay Triều Văn đem thủy binh phục ở phía dưới Võ Xá, ở khúc sông Nhật-Lệ ngang xã Cẩm La, một mặt truyền cho Nguyễn Hữu Tiến, lúc rạng sáng tung gần 100 voi vào trận, làm bình phong cho quân sĩ theo sau. Bị hai bên giáp công, quân Trịnh tan vỡ hoàn toàn, ba tướng là Gia, Lý, Mỹ bị bắt, quân lính chết rất nhiều, đầu hàng chừng ba vạn [15]. Trở về chuyện Tống Thị Toại và Nguyễn Phúc Trung, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên chép rằng: “Trung trước làm Chưởng-cơ lập được nhiều công trạng. Năm thứ 12 mậu-tí (1648), hoàng-đế Thái-Tông tức vị, cho ông làm Chưởng-dinh. Trước đó người thiếp của Tôn-thất Kỳ là Tống-thị được ra vào chốn cung phủ nên sinh ra kiêu căng. Trung muốn lập mưu trừ khử đi. Tống-thị sợ hãi lập ý xoay ra nịnh bợ Trung. Trung nghi ngờ rồi sau cùng y thị tư thông. Tống-thị bèn xúi Trung làm phản. Trung ngầm mưu kết bè đảng định con đường làm phản, chẳng may bị bọn tay dưới là Thắng, Bố đem chuyện báo cáo nên cả bọn đều bị bắt. Chúa không đành giết hết, hạ lệnh trói bỏ trong ngục cho chết dần, Trung chết ở đó. Lại giết Tống-thị, lấy hết gia sản đem chia cho quân dân... Bọn Thắng, Bố được thưởng Cai-đội dinh Quảng Bình.” [16] Giáo sĩ nói về bà Tống Thị Toại như sau: “Bấy giờ trong phủ chúa có một bà phi được nhà vương sủng-ái, bắt người ta kêu bằng Chánh-phi, mặc dầu các bậc hiền giả trong nước đều tỏ ý phản đối. Tôi không biết có phải vì tính neat lăng loàn mà bà ấy ghét đời sống nhân đức của các giáo hữu chăng, nhưng bà ấy rất thù oán những người có Đức Tin cũng là những người thù nghịch nết xấu.” [17] Thêm nữa, giáo sĩ Saccano cho biết nguyên nhân bà Tống Thị Toại ghét người Công Giáo là vì Y-nha-xô (đệ tử của cha Đắc-Lộ) tranh luận về giáo lý Công Giáo với một nhà sư vốn rất được lòng bà. Nhà sư đuối lý nên xấu hổ quá bèn bỏ phòng hội ra về, tức giận vì mất thể diện ngay trước mặt bà vương-phi. Bà Tống Thị Toại rất căm hận Y-nha-xô nên để tâm tìm cách sát hại và trớ trêu thay, mưu thâm đó thay vì hướng về thầy Y-nha-xô lại ứng vào trường hợp của thầy giảng Anrê Phú Yên khi quân lính của Ông Nghè Bộ đi tìm bắt thầy Y-nha-xô không gặp lại gặp thầy Anrê. Kết quả là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có một vị thánh tử đạo tiên khởi và thừa sai Đắc-Lộ là người chứng kiến cái chết tử đạo đầy vinh quang của người học trò thân yêu của mình, ngày 26 tháng 7 năm 1644 tại đất Gò sứ cạnh thôn Thanh-Chiêm, Quảng Nam.
Xen vào trong những bước chân gian nan của thừa sai Đắc-Lộ phải kể đến cuộc tử đạo của ba giáo dân vốn là tổ tiên của giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) ở tại làng Đại-Phong (tức Kẻ Đại hay Đợi) là các ông Siméon, Agostinô và Alexi. Hai ông trước là thầy giảng, ông sau là một người trong quân đội chúa Nguyễn thời Công Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan. Các ông này được phúc tử đạo năm 1646 truyền lại đức tin kiên vững cho con cháu về sau.
2.- Tình trạng giáo xứ Động Hải trong thế kỷ XVII, XVIII với các vị chủ chân: Linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn (? – 1698) và Linh mục Lôrensô Huỳnh Văn Lâu (1655?-1733).
Tháng 9 năm 1692, trong một báo cáo gửi về Rôma, linh mục Lorensô Huỳnh Văn Lâu có viết: “Tôi tới thăm các họ Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng Cơ và quân đội chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính Công Giáo...” [18] Đây là một trong những tư liệu khá ít ỏi còn lại liên quan đến các hoạt động mục vụ của các giáo sĩ tại vùng đất phía nam Quảng Bình, nơi được xem là một trong những cái nôi của đạo Công Giáo Việt Nam cuối thế kỷ XVII.
Các giáo xứ này sau khi được thành lập đã sống đạo và giữ đạo tự lực, không có linh mục coi sóc mà chỉ có những thầy giảng giúp dạy thêm giáo lý, kinh nguyện và tổ chức sinh hoạt mục vụ trong từng thôn, xóm. Chỉ thỉnh thoảng mới có vài vị giáo sĩ ở Huế ra thăm nếu là thời gian được giữ đạo tự do còn trong thời kỳ cấm cách, thì lâu lắm mới có giáo sĩ tới thăm.
Năm 1643, giáo sĩ Đắc-Lộ trên đường thăm lại Thuận Hóa, đã ra tới tận làng Kẻ Đại rửa tội cho khoảng 300 giáo dân. Khoảng năm 1650, linh mục João Barbosa cũng có những nhận định tương tự như linh mục João Cabral về lòng nhiệt thành đạo đức của bổn đạo Đàng Ngoài đặc biệt là Đàng Trong, được cha Đắc-Lộ tóm lược như sau: “Ở Đàng Trong, cụ thể là tại Thành Chiêm, Hội An, bổn đạo rất thích đeo tràng hạtMân Côi trên cổ, mà đeo ngoài cổ áo, chẳng những vì sùng mộ, mà xem ra muốn chứng tỏ cho những người khac biết là mình đã theo đạo Đức Chúa Blời đất. Vào năm 1625, các quan chức Quảng Nam dinh tỏ ra không ưa đạo Hoa Lang, vì cho rằng đó là đạo mọi rợ, ngoại lai, làm cho con gnười mất lòng yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Trước tình trạng này, các thừa sai phải yêu cẩu bổn đạo đừng đeo ảnh Thánh giá và tràng hạt ngoài cổ áo. Nhưng bổn đạo cho rằng làm như thế là hèn nhát, không xứng đáng với “con nhà có đạo”. Các cha phải giải thích là đạo không ngăn cản người ta can đảm, mà chỉ ngăn cản kẻ càn đở. Bổn đạo nghe ra, chịu theo lời các cha.” [19] Trong thế kỷ 17, từ biên giới sông Gianh trở vào có tất cả 12 dinh các đơn vị hành chánh sau này được gọi là tỉnh thì lúc bấy giờ gọi là dinh, thí dụ Quảng Bình dinh, Chánh dinh (tức là nơi chúa Nguyễn đóng kinh đô, tức Thừa Thiên), Quảng Nam dinh là nơi thường giao cho người con cả của Chúa làm Trấn thủ để thực tập công việc cai trị, giao thương với các nước ngoài (qua cảng phố Hội An). Nếu toàn bộ lãnh thổ Quảng Bình là một cơ sở quân sự thì phủ trị Động Hải (hay Đồng Hới) cũng là một đơn vị quân sự nhỏ hơn nhưng quan trọng vì là vùng địa đầu giới tuyến. Tư liệu của linh mục Lorensô Lâu cho biết năm 1692, ở họ Lũy (tức giáo xứ Động Hải) có 50 lính Công Giáo thuộc quyền quan Chưởng dinh. Quan đội là cơ cấu được chúa Nguyễn tin cậy nhất vì chỉ có cơ cấu đó mới giữ được chính quyền nhất là trong thời chiến. Những người lính Công Giáo này có lẽ không thuộc về chánh binh tức quân chính quy mà là thuộc binh hay thổ binh. Li Tana trong tác phẩm Xứ Đàng Trong cho biết: “Mỗi tỉnh đều có mộ binh cho địa phương của mình. Đội binh này được gọi là thổ binh (địa phương quân) hoặc thuộc binh (đội quân phụ thuộc). Người ta cho rằng loại quân binh này còn đông hơn gấp nhiều lần đội quân chính quy. Xem ra chúa Nguyễn muốn có nhiều người vào thổ binh hơn là vào quân đội chính quy vì chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều không phải trả lương cho thổ binh. Người gia nhập thổ binh được miễn thuế. Đa số hoạt động như dân quân, tuần tra, phu khuân vác hoặc lao công hơn là binh sĩ thực thụ.” [20] Một số tư liệu cho biết năm 1697, họ Lũy dời về xóm Bùn (Cầu Ngắn) và có tên là giáo xứ Sáo Bùn. Lý do dời về Sáo Bùn không có tư liệu nào nói rõ nhưng ta có thể đôi chút.. Năm 1631, hệ thống lũy Đâu Mâu – Nhật Lệ (trong đó có một phần lũy Trấn Ninh là nơi có giáo xứ Động Hải cũng gọi là họ Lũy) được xây dựng. Để tránh ảnh hưởng của chiến tranh giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong mà chiến trường lúc bấy giờ là mặt bắc của phủ trị Đồng Hới nên giáo xứ này phải dời vào khu vực Cầu Ngắn, bên này bờ nam sông Lệ Kỳ. Với vị trí mới này vốn được che chở một phía là sông Lệ Kỳ và một phía là tả ngạn sông nhật Lệ, cương giới xứ đạo Sáo Bùn có vẻ được an ninh hơn. Lý do khác có thể mật độ giáo dân gia tăng nên khu vực cũ (gần lũy Trấn Ninh) đã không thuận tiện cho việc mở mang các cơ sở xã hội như tu viện, viện dục anh v.v... Giáo xứ Sáo Bùn tuy thế cũng không tránh khỏi cảnh chiến tranh hay tai ương tàn phá bởi vì cho đến khi có linh mục Pontvianne nhận bài sai đến giáo xứ Sáo Bùn năm 1864, thì giáo xứ này không có nhà xứ hay rõ hơn nhà xứ chỉ là một nhà tranh ba gian hai chái dựng tạm trên nền đất nhà thờ cũ. Nhà thờ cũ có lẽ bị đốt phá do chiến cuộc?
Các cơ sở vật chất của một giáo xứ tuy cần thiết nhưng quan trọng hơn cả và phải được đánh giá cao hơn cả đó là tinh thần phục vụ của các vị mục tử trong giai đoạn sơ khởi khi hạt giống đức tin mới được gieo xuống, mà đối với giáo xứ Động Hải (họ Lũy), thế kỷ XVIII hay giáo xứ Sáo Bùn trong thế kỷ XIX, hoặc giáo xứ Tam Tòa ở cuối thế kỷ XIX cho đến ngày hôm nay, các linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn hay Lorensô Huỳnh Văn Lâu được coi là những tấm gương đầy hy sinh.
Linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn là vị mục tử tiên khởi của Huế, không rõ năm sinh và quê quán, xuất thân từ chủng viện Juthia [21] thụ phong năm 1672 là năm khỉ sự chấm dứt cuộc phân tranh giữa hại họ Trịnh và Nguyễn. Khi còn chiến tranh với Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn cần các vị giáo sĩ Dòng Tên để liên lạc mua thêm súng ống nhất là đại bác, như trường hợp chúa Hiền (1648-1687) đã đưa cho cha Marquez, một giáo sĩ Dòng Tên 10.000 nén bạc để mua súng ở Macao vào khoảng năm 1658. Một năm sau, chờ mãi không thấy cha Marquez trở lại Nam Hà, vị chúa này ra lệnh cấm đạo, triệt hạ tất cả các nhà thờ trong xứ, nhưng rồi mùa xuân 1659, thừa sai Marquez trở lại với các khẩu đại bác cho chúa Nguyễn, lệnh tha đạo lại được ban hành. [22] Nhưng nay chiến tranh đã chấm dứt, không còn nhu cầu cần đến các vị giáo sĩ nữa, các chúa Nguyễn lại trở về với chính sách cũ.
Những năm đầu mới lên cầm quyền, chúa Nguyễn Phúc Chu cấm đạo nghiêm ngặt vì chúa có ý nghi ngờ một số giáo sĩ tham dự vào cuộc nội loạn chống phủ chúa., một số khác bị cáo buộc là mượn áo tu sĩ để dọ thám tin tức. Tất cả chỉ là những cáo buộc vô căn cứ mặc dù chính Adrien Launay trong sách của ông có nêu tên một số giáo sĩ bị tình nghi như Féret, De Caponi, De Sennemand bị truy chụp là có liên lạc với giặc Chân Lạp dưới sự chỉ huy của Nặc ông Thu (1700). Về sau, chính sách đó trở nên mềm dẽo hơn khi bên cạnh Minh Vương có thừa sai Jean de Arnedo vừa là thầy thuốc vừa là người giúp nhà chúa rất nhiều trong ngành khoa học và thiên văn học.
Khoảng tháng 3 năm 1673, linh mục Manuel Bổn cùng với cha Benigne Vachet mang thư và lễ vật của Giám Mục Lambert de la Motte ra Huế yết kiến chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần để xin phép vào giảng đạo. Trên đường đi qua Quảng Ngãi, cha Vachet bị đau nên nhờ thừa sai Mahot đi với cha Bổn ra Huế. Cả hai bị bắt giam nhưng sau đó được thả. Hai linh mục ra được kinh đô Huế lúc đó đóng tại Kim Long, được chúa Hiền tiếp kiến, nhận thư và lễ vật của Đức Cha Lambert rồi cho phép hai vị tư do truyền đạo, xây cất thánh đường v.v... Trong dịp này, linh mục Bổn đã xây cất nhà thờ giáo xứ Đốc Sơ năm 1674.
Tháng tư năm 1674, thừa sai Mahot lại trở ra Huế xin được chúa Hiền cấp giấy phép đi lại tự do trong các tỉnh, nhờ vậy cha Bổn được cử đi giúp mục vụ tại các xứ đạo vùng nam Quàng Bình như giáo xứ Động Hải (Tam Tòa), Trung Quán, Đại Phong, Dinh Mười. Công cuộc truyền giáo của cha Bổn trong những năm đầu đạt nhiều thành quả khiến cho Giám Mục Lambert trong thư gửi cho Giám Mục Pallu đã nói về cha như sau: “Cha Manuel Việt Nam (ý nói cha Manuel Bổn) đã rửa tội được 2000 người trong 6 tháng…...” [23] Có thời gian cha Bổn cùng với cha Vachet tìm cách đi truyền giáo ở vùng núi tây Quảng Ngãi cho người Thượng Đá-Vách nhưng dự án đó không thành và cũng được thừa sai Courtaulin báo cáo về cho Giám Mục Lambert [24]. Tương truyền cha Bổn lúc về già tính tình rất khó, nghiêm khắc quá đáng đối với giáo dân trong công tác mục vụ thí dụ bắt phải thuộc lòng 12 kinh đọc trước khi đến tòa xưng tội (confession), buộc giáo dân phải hiểu hết ý nghĩa Kinh Tin Kính, bắt ông chồng phải dạy bà vợ hay bà vợ phải dạy ông chồng, nếu không biết thì cả hai không được xưng tội v.v... [25]. Ngày 2.11.1698, một trận bão dữ dội xảy ra ở vùng kinh đô Huế, cha Manuel Nguyễn Văn Bổn bị chết chìm tại phá Cầu Hai, cùng chung tai nạn này có 2 thầy giảng, 3 chủng sinh và 1 người con trai một viên suất đội trong quân đội chúa Nguyễn.
Ngày nay giáo dân Tam Tòa đọc lại lịch sử giáo xứ của mình trong tâm tình biết ơn vì nói như linh mục Thánh Gioan Vianney của giáo xứ Ars (Pháp quốc) “linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức” . Cũng nhờ có những linh mục hoạt động hăng say trong bước đầu xây dựng giáo xứ mà nền tảng đức tin vững vàng được truyền lại cho các thế hệ giáo dân sau này.
Dưới thời các chúa Nguyễn, khi đạo Công Giáo mới được các thừa sai Dòng Tên đến rao giảng tại Đàng Trong (1615), vì phải luôn đối phó với sự cấm đoán, bách hại của nhà cầm quyền cho nên hệ thống tổ chức các xứ đạo chưa đi vào quy củ như dưới thời các giáo sĩ Hội Thừa Sai Paris. Việc bảo lưu các tài liệu liên quan đến hoạt động mục vụ của các cha Dòng Tên trong bước đầu cũng không phải là chuyện dễ dàng mặc dù các vị giáo sĩ nổi tiếng như linh mục Đắc Lộ chẳng hạn đã ra công ghi lại nhật ký, các báo cáo gửi về Bề Trên Tổng Quyền, các thủ bút, tài liệu nghiên cứu v.v...
Vi linh mục thứ hai, nối tiếp công việc của cha Manuel Nguyễn Văn Bổn từng hoạt động trên một địa bàn rộng lớn gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và cũng đã rảo chân khắp nhiều giáo xứ nam Quảng Bình đó là linh mục Lôrensô Huỳnh Văn Lâu (1655?-1733).
Cha Lorensô Huỳnh Văn Lâu có lẽ sinh khoảng năm 1655 tại giáo xứ Lâm Tuyền, phủ Diên Ninh (tức Diên Khánh), Nha Trang, cũng gọi là giáo xứ Ngọc Thủy (Gò Dê). Em gái của ngài là bà Inê chết rũ tù vì đức tin tại nhà lao Nha Rư (Ninh Hòa, Nha Trang) ngày 25.12.1700. Cha Lorensô con cụ Carôlô Huỳnh Lam, thân mẫu là bà Isave (Elizabeth), nhà có 12 người con là cha là trưởng nam.
Lúc nhỏ linh mục đi tu tại chủng viên Juthia (Thái Lan), thụ chức linh mục do Giám Mục Laneau chủ phong, khoảng năm 1685. Năm 1689 chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh cho Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào mở đất Đồng Nai [26]. Lúc này trên vùng đất Đồng Nai cũng đã có người Công Giáo xuất hiện.
Tân linh mục Lorensô trở về Đàng Trong với 3 tân linh mục Maurô Lộc, Tađêô Nghiêm, Phanxicô Vân. Các thừa sai Labbé và P. Langlois sắp đặt để bốn vị linh mục này ra Huế yết kiến chúa Ngãi Vương. Trước đó họ đã gặp quan Chưởng cơ Thị vệ hầu cận chúa Ngãi.
Lúc bấy giờ cha Labbé là Cha Chính địa phận đưa cha Lôrensô ra Dinh Cát là một giáo hạt với một phạm vi rộng gồm 30 họ đạo. Cha Lôrensô vốn tính hoạt động, cởi mở lại thông thạo nhiều ngôn ngữ. Ngài soạn thảo nhiều kinh bổn cho giáo dân đọc và đối với ngài hai công tác trọng yếu đó là xây cất nhà thờ và đi thăm bổn đạo dù bất cứ vùng xa xôi nào.
Sau các cuộc kinh lý là ngài trở về giáo xứ Kẻ Bố (Bố Liêu, Quảng Trị) nghỉ ngơi rồi viết các bản tường trình hoạt động gửi về Tòa thánh Rôma.
Tháng 12-1692, cha đi thăm các họ đạo Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải ở nam Quảng Bình, tiếp sức cho linh mục Manuel Bổn đang phục vụ tại vùng phía bắc giáp giới Đàng Ngoài.
Năm 1693, linh mục Lôrensô tháp tùng Giám Mục F, Pérez đi kinh lược giáo phận. Xuất phát từ vùng Nam Ngãi, phái đoàn tới Hội An, ra Huế đến Dinh Cát rồi Quảng Bình. Đức Giám Mục lưu lại họ Trung Quán hai ngày, ban phép Thêm Sức cho 126 người, đến họ giáo Dinh Mười nghỉ lại ba ngày Thêm Sức được 165 người, tới họ Lũy (Động Hải) hai ngày, ban phép Thêm Sức được 70 người, sau đó ra vùng Dinh Ngói. Bản tường trình của cha Lôrensô ghi nhận giáo phận Huế lúc bấy giờ có khoảng 74 giáo xứ. [27] Năm 1700, dưới thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, một sắc chỉ cấm đạo được ban hành vì tại kinh đô xảy ra việc đốt phá nhà thờ của các cha Dòng Tên và nhà thờ của Cha chính Langlois và cũng do việc một số biện pháp ngăn chặn đã được sử dụng mà không có kết quả. Một chỉ dụ cho phép bắt những người Công giáo đi sưu dịch cho chính quyền và phải nộp thuế nhiều hơn ba lần người không theo đạo hay người bên lương. Từ thời điểm đó, tại kinh đô, giáo dân sống trong sợ hãi, thiếu linh mục coi sóc. Hai giám mục Pérez và Labbé lẩn trốn ở Miền Nam. Một số linh mục bị giam lỏng tại Huế, cha Lôrensô cải trang làm người bán thuốc dạo và chữa bệnh, di chuyển lặng lẽ từ vùng này sang vùng khác để thăm viếng giáo dân. Năm 1711, cha bị triều đình buộc về Huế làm thông ngôn với thương gia Hồng Mao (Anh quốc). Thừa sai Labbé nhận xét về cha Lôrensô như sau: “Cha Lôrensô có tinh thần và thể xác lanh lẹ, Ngài có tính khôi hài. Thân xác ngài to lớn mập mạp. Ngài ưa sự quay rối của kẻ khác và siêng năng làm việc, công việc của Ngài lu bù. Ngài thích dạy dỗ thăm viếng bổn đạo... Ngài tự ý làm luật sống cho mình hằng ngày.”
Về ngày mất và nơi mất của linh mục Lorensô Huỳnh Văn Lâu, nhiều tư liệu viết không giống nhau.
Tác giả An Phang trong báo Nam Kỳ Địa Phận số 1066 năm 1929 căn cứ theo thư Đức Cha Labbé viết năm 1712 thì “Cha Lôrensô chết trong xứ Đồng Nai” . Tác giả này cho biết thêm: “Cha Gabriel Thành, ngày xưa coi họ Bến Gỗ (Đồng Nai) có nói mộ cha Lôren ở đám đất trước nhà thờ Bền Gỗ bây giờ (1929) Nói vậy là vì lời truyền về gia quyến bà Inê nói: Cha người (thân phụ linh mục Lôren) là ông Carôlô vô lập nghiệp ở đó. Có lẽ lúc cha Loren vào Đồng Nai ở lại giúp bổn đạo rồi chết ở đó. ”
Đinh Đạo trong báo Công Giáo và Dân Tộc ngày 21.12.1975 cho biết “Linh mục Lôrensô đến năm 1732 mới mất...”
Một tác giả khác, linh mục Nguyễn Văn Ngọc thuộc giáo phận Huế, trong “Tập biên chép các tài liệu sưu tầm”, tư liệu riêng của ngài trong đoạn nói về giáo xứ Tam Tòa có ghi: “Năm 1733, cha Lôrensô bị bệnh và từ trần tại Phủ Cam. Giáo dân Quảng Trị và Quảng Bình rước linh cửu cha ra an táng tại nhà thờ Bố Liêu (Quảng Trị). Có đặt bia mộ bằng đá.” [28] Trong nhà thờ Bố Liêu có bia mộ cha Lôrensô với dòng chữ La tinh và chữ Nôm như sau:
In hoc sacello jacet ut fertur Pater Laurentius qui saeculo XVIII in district Dinh Cát ad laboravit.
Dịch nghĩa:
Theo truyền thuyết trong nhà nguyện này có mai táng cha Lôrenso đã làm việc trong hạt Dinh Cát ở thế kỷ XVIII.
(Dịch ra tiếng Việt: Lm Hồ Văn Quý).
Hai dòng chữ Nôm ở dưới:
Trong nhà thờ ni (này) có mả cha Lôrensô, RIP.
Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, người giáo dân Động Hải (họ Lũy, Sáo Bùn, Tam Tòa) sống đạo bằng tự lập, ít khi có được các vị linh mục cùng ở giữa hàng ngũ của mình. Họ đã chuẩn bị cuộc sống đạo như vậy từ năm này sang năm khác vì hoàn cảnh khó khăn của tự do tôn giáo, tín ngưỡng nên đã tạo thành một truyền thống thích ứng với môi trường xung quanh để khi cơ hội thuận tiện trở lại thì tinh thần sống đạo trong đau khổ sẽ triển nở thăng hoa thêm.
Qua những vần thơ được trích dẫn ở trên, “Đạo quân thánh giá“ được nói đến trong thơ Hàn Mặc Tử chính là tượng trưng cho những người đang đau khổ vì Đức Tin bởi thánh giá là nhục hình, là bắt bớ, tù đày, lăng mạ và cuối cùng là cái chết. Nhưng thánh giá cũng tượng trưng cho hy vọng và chiến thắng vì vậy mà có câu chữ “không thánh giá, không triều thiên” (no cross, no crown). Các vị mục tử của giáo xứ Động Hải, họ Lũy, giáo xứ Sáo Bùn trong các thế kỷ XVII và XVIII là những thi sĩ của đạo quân thánh giá, những vị mục tử nhân từ (bonus pastor) đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền móng đức tin cho giáo xứ trong buổi sơ khai và có lẽ những khổ đau họ chịu chỉ là khúc giáo đầu (prélude) của một bản giao hưởng đầy khổ đau mà cao điểm là những cuộc bách hại trong thế kỷ XIX sẽ xảy ra với những nhân vật khác trong vai trò đấng chăn chiên lành. Thử thách của lịch sử mỗi giai đoạn mang một sắc thái khác cũng như phần thưởng cũng theo từng sự kiện mà đổi thay. Đoàn chiên giáo xứ Tam Tòa ngày nay đã chấp nhận những thách đố của lịch sử trong công cuộc đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật, nghe và biết tiếng gọi của chủ chăn, đang dũng cảm tiến lên trong thế trận giao tranh mới đòi hỏi sự kiên cường và niềm tin tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Tam Tòa hãy vững tin !
New Jersey 02.9.2009
CHÚ THÍCH:
1.- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22.9.1912 tại làng Đồng Mỹ (tên cũ là Lệ-Mỹ, danh xưng hành chánh của xứ đạo Tam Tòa), rửa tội tại giáo xứ Tam Tòa ngày 25.9.1912, tên thánh Phanxicô, do thầy thông Phanxicô Hài làm bố rửa tội, linh mục chủ lễ rửa tội là Giuse Trần-Phan (1883-1948) là Phó xứ Tam Tòa từ 1912-1927, sổ rửa tội hiện còn để tại Giáo xứ Tam-Tòa Đà-Nẵng. Con ông Vinh-Sơn Nguyễn Văn Toản (Chủ sự Sở Thương-chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới) và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Duy, con gái thứ 9 của cụ Nguyễn Long, ngự y triều vua Tự Đức (bà cụ qua đời năm 1951 tại Gò Bồi, Bình Định, thọ 71 tuổi. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều khuynh hướng thi ca đặc biệt thơ tượng trưng và thơ tôn giáo. Mất năm 1940 tại nhà thương phung Quy-Hòa, Quy-Nhơn.
2.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, dẫn theo Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Hiện Tại xuất bản, quyển I, 1959, tr. 158.
3.- Đây là một đoạn trong Kinh Tiếp Liên lễ Các Thánh Tử Đạo, với nguyên văn câu La-tinh như sau: “Qui seminant in lacrimis in gaudio metent. Euntes ibant et flebant, mittentes semina sua. Venientes autem venient cum exsultatione portantes manipulos suos.”
4.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Tinh Việt văn đoàn, Sài Gòn, 1959, tr. 115.
5.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, dẫn theo Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 189.
6.- Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 33.
7.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, tr. 73.
8.- Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 93.
9.- Trong Tạp chí Đại Học, cơ quan nghiên cứu của Viện Đại Học Huế, số 1, Năm thứ tư, tháng 2-1961, trong bài Những chặng đường của chữ viết quốc-ngữ, Giáo sư Linh mục Thực-lục, quyển III, tờ 5. Thanh-Lãng đã có những sưu khảo cống hiến quan trọng, chủ trương rằng “từ lâu lắm, nói đến lịch-sử chữ quốc-ngữ, người ta đã chỉ nói đến giáo-sĩ Đắc-Lộ. Tưởng như Đắc-Lộ nếu không phải là thủy-tổ thì cũng là người thứ nhất đưa chữ quốc ngữ từ trạng thái sơ-lược như trong tập ký thuật của Borri đến trạng thái khoa học như trong hai tác phẩm xuất bản năm 1651. Nhưng nhiều tài liệu mới khám phá ra gần đây khiến chúng ta phải nghĩ đến đặt lại vấn đề” (trang 19). Giáo sư này khẳng định: “Ba lần, Đắc-Lộ xác nhận là có nhiều sách vở đã viết theo lối phiên âm mà ông cho là không hợp lý lắm. Tuy nhận là không hợp lý mà ông vẫn phải tuân theo, điều ấy chứng tỏ những sách vở kia đã phải được phổ biến lắm, nếu không Đắc-Lộ rất có thể đề nghị một lối viết khác. Tiếc rằng những sách vở mà Đắc-Lộ nói đến ấy, ngày nay chúng ta chưa tìm ra vết tích gì. Như vậy đã rõ ràng là Đắc-Lộ không phải là vào số những nhà truyền giáo đã sáng lập ra chữ quốc ngữ, mà chỉ là người có công lớn đối với chữ quốc ngữ mà thôi” (trang 15). Giáo sư Thanh Lãng cho biết trong một tài liệu gọi là biên bản của 36 giáo sĩ Dòng Tên, trong đó có Đắc-Lộ, tranh luận nhau về Công thức rửa tội, soạn giả khi biên tên của Đắc-Lộ không ghi chú gì hết, trái lại khi biên tên giáo sĩ Antonio Barbosa, có ghi chú peritus linguoe (thông thạo tiếng), sau tên giáo sĩ Gaspar de Amiral, có ghi chú peritissimus linguoe (rất thông thạo tiếng), ba giáo sĩ khác cũng được ghi là peritus linguoe là các ông Balthassar, Pachccus và Albertus (trang 14). Linh mục Đỗ Quang Chính, trong bài Tình trạng dân số Đàng Ngoài thế kỷ XVII cũng đồng một quan điểm như Giáo sư Thanh Lãng. (Website Dũng Lạc).
10.- Thực-lục, quyển III, tờ 11.
11.- Thực-lục, quyển III, tờ 5.
12.- Thực-lục, quyển III, tờ 12.
13.-Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Trịnh Nguyễn, bản thảo đánh máy, tr. 165.
14.-Nguyễn Phương, Sđd, tr. 165.
15.- Con số này có lẽ hơi quá. Li Tana trong tác phẩm The Inner Region: A social and Economic History of Nguyen Vietnam in seventeenth and eighteenth centuries, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Nghị có tên Xứ Đàng Trong: Lịch sử Kinh-tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb. Trẻ, Sài Gòn, 1999, trang 224 cho rằng khoảng ba nghìn tù nhân bị bắt trong trận này, căn cứ theo tài liệu của Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, gọi tắt là Cương Mục. Chúa Nguyễn đã cho số tù binh này vào định cư ở các châu Thăng, Điện (tức đất Quảng Nam) cho đến Phú Yên. Bại binh của họ Trịnh trốn chạy bị truy kích đến tận sông Gianh.
16.- Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, quyển VI, tờ 33, ab; bản dịch Việt ngữ của Trần Vinh Anh, Lê Ngọc Bích, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Lý Tưởng, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1974, trang 347.
17.- Alexandre de Rhodes, Glorieuse mort, tr. 8. Câu nói của A. de Rhodes: “Các bậc hiền-giả trong nước đều tỏ ý phản đối” phù hợp hoàn toàn với sách Thực-lục: “Cả đình-thần lên tiếng can ngăn, chúa cũng không nghe” (q.III, tờ 5, đã kể trên, Phạm Đình khiêm, Sđd, tr. 113.
18.- Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, Lịch sử giáo xứ Tam Tòa, Tư liệu nội bộ Giáo xứ Tam Tòa Sài Gòn, 1995, tr. 5
19.-Đỗ Quang Chính, S.J. Lòng nhiệt thành của bổn đạo Việt Nam, Web Dũng Lạc.
20.-Li Tana, Sđd, tr. 75.
21.- Lm Nguyễn Văn Hội và Lm Nguyễn Văn Ngọc, Lịch sử Giáo phận Huế, Tập I, Ronéo, Huế 1993, tr. 47; bản tin Website Cựu Chủng Sinh Huế-Hải Ngoại.
22.-Li Tana, Sđd, tr. 63.
23.-Lm Nguyễn Văn Hội, Sđd, tr. 48.
24.-Adrien Launay, Les documents historiques de la Cochinchine religieuse, tập I, tr. 167-168.
25.-Lm Nguyễn Văn Hội, Tiểu Sử Linh mục Giáo Phận Huế, Tập I (1762-1850), tư liệu đánh máy, giáo phận Huế, tr. 7-8.; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tập I, tr. 285.
26.-Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, tr. 394-403.
27.-Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 291-292.
28.-Lm Nguyễn Văn Ngọc, “Lịch sử giáo xứ Tam Tòa”; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 292.
Đây thi sĩ của đạo quân thánh giá,
Giữa đêm nay vùng dậy để tung hô
Để sớt xuân xuân cho cả thiên hạ
Hương mến yêu là lộc của lời thơ. [1]
Những vần thơ siêu thoát ở trên đã vượt ngoài giới hạn ý nghĩa của ngôn từ nếu xem như là kết tinh của lòng đạo d?c chắt lọc từ những tháng năm được dạy dỗ trong giáo xứ Tam Tòa dưới sự chăm sóc của các linh mục chính xứ hay phó xứ, thì vịệc theo dấu các vị mục tử trong bước đầu khai sơn phá thạch giữa lòng giáo xứ, sống chung giữa đàn chiên Tam Tòa được xem như là biểu tượng của hành vi “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người giáo dân xứ đạo bé bỏng kia ngày hôm nay. Trong tâm tình hiệp thông, người viết chia xẻ những đau thương hiện tại của giáo dân Tam Tòa - vả chăng ở đời không chỉ có đau thương mà còn có cả niềm hãnh diện đan xen trong quá trình xây dựng Đức tin - đang nỗ lực vươn lên chứng tỏ quyết tâm của mình trên trận tuyến sống mái giữa ánh sáng và bóng tối, giữa chính nghĩa và tà đạo, giữa công lý với bất công. Thế trận chưa kết thúc dù với những việc làm biểu kiến của lãnh đạo thế quyền mấy ngày qua mà họ gọi là “tái thi công” nơi phần đất thánh thiêng của giáo xứ Tam Tòa, thì việc tài bồi sức mạnh cho quan điểm đấu tranh của giáo dân vẫn còn là mục tiêu chiến lược cần theo đuổi.
1.- Thừa sai Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes, 1593-1660), trong nước mắt những bước chân đi rao giảng Tin Mừng.
Trong cuốn sách Hành Trình và Truyền Giáo, linh mục Alexandre De Rhodes đã viết về lòng sốt sắng đạo đức của người giáo dân xứ Nam trong đó gồm cả những xứ đạo vùng nam Quảng Bình như Đại Phong, Mỹ Hương, Trung Quán, Động Hải (tiền thân của Sáo Bùn và Tam Tòa) như sau: “Thực vậy, nguồn an ủi mà tôi nhận được khi gặp họ và thấy họ sốt sắng như thế, nó vượt quá những điều tôi có thể nói ra. Đến lúc này ngồi ghi lại những cảm tình vui sướng và nhớ lại những êm dịu tràn đầy trái tim lúc đó, mắt tôi còn ứa lệ và tôi cho rằng trên đời những mối hoan hỷ của con người chỉ đến thế là cùng không thể có hơn được nữa.” Và vì thế linh mục Đắc-Lộ “quên cả nhọc nhằn và có lúc không hiểu rằng mình còn ở dưới đất hay đã đang sống trên Thiên đàng.” [2] Tấm lòng sốt sắng của giáo dân sở dĩ có được cũng là nhờ công sức của các vị thừa sai bỏ ra đặc biệt là những nỗi thống khổ họ phải chịu trên bước đường truyền giáo. Đối với riêng trường hợp cha Đắc Lộ, bốn lần tới Đàng Trong cùng với những lần bị trục xuất, mưu hại đúng với sự diễn tả trong Thánh Vịnh 125, 5-6 “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Lúc ra đi phải khóc than, vì công việc vất vả gieo hạt, nhưng khi trở về, lòng thênh thang phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa.” [3]
Theo linh mục Đắc-Lộ, giáo dân Đại-Việt ở Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài rất đạo đức, sốt sắng, có nơi phải đi bộ 60, 70 cây số vào chiều thứ sáu để đến xem lễ ngày chúa nhật.
Tháng 9 năm 1640, linh mục Đắc-Lộ bị trục xuất do lệnh của một ông quan ở Quảng Nam mà linh mục gọi là Onghebo. Ông Nghè Bộ nói rằng “dù có phải đi trên nước” thì linh mục Đắc-Lộ cũng phải đi mà thôi! Ông Nghè Bộ là ai? Trong tác phẩm Người chứng thứ nhất, Phạm Đình Khiêm cho biết Ông Nghè Bộ “không phải là tên riêng, mà chỉ là một danh xưng phổ thông để chỉ một chức quan: chức Cai-bạ (Cai-bộ) mà dân chúng quen gọi “Ông Bộ”, và có lẽ vì “Ông Bộ” này được thưởng hàm “Hàn-lâm”, nên người ta gọi là “Ông Nghè Bộ”như trường hợp “Ông Nghè Bộ” Lê-Cảnh, hay “Ông Nghè Bộ” Nguyễn Hữu Kính m?y chục năm sau. Chức Cai-bộ này tương đương với chức Bố-chánh về sau.” [4] Mấy tuần lễ trước mùa Phục Sinh năm 1645, bị quan trấn ra lệnh rời khỏi Quảng Nam, trong khi nấn ná vào lại với giáo dân Quy Nhơn, thừa sai Đắc-Lộ có dịp gặp chín giáo dân ở vùng Quảng Bình, Quảng Trị kéo nhau đến thăm ngài. Linh mục kể như sau: “Khi tôi sắp sửa lên đường, thì chín giáo dân từ những phủ huyện phía bắc, nghĩa là họ đã phải đi gần 100 dặm để đến gặp tôi. Lúc đó mùa đi lại khó khăn vì đường đất lầy lội. Họ nghe tin tôi phải giam tù và có thể bị nguy đến tính mệnh, họ đến để giúp đỡ tôi, đem tiền nong đến cho tôi, vì họ tưởng rằng tôi đang gặp lúc túng bấn. Tôi để độc giả tưởng tượng, nghĩa cử đó làm tôi cảm động đến thế nào. Tôi hết lòng cám ơn họ và từ chối những đồ vật họ mang đến cho tôi, vì ơn Chúa tôi chưa phải cần đến. Thấy tôi từ chối, họ xin dâng những của đó để trợ cấp cho giáo dân trong vùng và cả mạng sống của họ, họ cũng muốn hy sinh để giúp những người đang phải bách hại vì Đức tin. Họ không từ chối một điều gì có thể nâng đỡ các giáo dân trong vùng và lòng nhiệt thành của họ còn thúc đẩy họ đến gặp quan địa hạt trách ông đã lầm lẫn bắt giam những người vô tội...” [5] Khi hạt giống Tin Mừng vừa gieo xuống trên vùng đất mới, các vị thừa sai đã khởi sự gặp rất nhiều trở ngại, từ đủ phía mà muốn vượt qua đòi hỏi các vị đó phải có nghị lực và kiên trì trước hết đó là hàng rào ngôn ngữ.
Trong tác phẩm Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, linh mục Nguyễn Hồng cho biết khi được Mạc Mậu Hợp yêu cầu đến Bắc Việt giảng đạo, theo đề nghị của Đức Cha Carneiro ở Áo-môn, linh mục bề trên Pablo de Jesu ở Phi-Luật-Tân gửi một phái đoàn truyền giáo do cha Diego de Oropesa dẫn đầu cùng các linh mục Bartolomé Ruiz, Pedro Ortiz và Francisco de Montilla cùng bốn thầy: thầy Cristobal Gomez, một thủy thủ có tài, thầy Diego Jimenez, Francisco Villorimo và thầy Manuel Santiago. Tư liệu này cho biết ngày 1 tháng 5 năm 1583 “thuận buồm xuôi gió, không bao lâu đã tới bờ biển Việt Nam, thuyền ghé vào một cửa biển có lẽ một cửa ở Quảng yên gần Cửa Cấm, Hải Phòng ngày nay. Vì ở vùng đó, gặp lúc trong nước không yên, hay có giặc cướp vùng bể đến quay nhiễu, thấy thuyền lạ, dân chúng liền khua trống mõ, đem giáo mác ra đánh. Nhưng khi tới nơi, thấy các cha các thầy là những người hiền lành, họ liền xử đãi tử tế. Tuy vậy các cha cũng bị bó buộc bỏ thuyền lên ở một túp lều gianh trên bãi dưới sự canh gác của tuần đinh. Khám thuyền không thấy có gì, một vài tuần đinh tỏ vẻ bạc đãi. Không biết tiếng nói, không có thông ngôn, các Cha làm hiệu tỏ ý muốn gặp nhà vua. Hiểu nhầm, tưởng các cha muốn tế thần, họ dẫn các Cha đến một ngôi đền cách đấy độ nửa dặm. Họ cúi đầu lễ, bảo các Cha theo. Nhưng các Cha không nghe lại còn tỏ ý phản đối nữa. Quan sở tại được tin báo cũng đến xem sự thể. Biết là các tây giang đạo trưởng, quan sở tại bằng lòng cho các Cha ở lại và phi báo lên Kinh...” [6] Linh mục Đắc-Lộ lúc mới tiếp xúc lần đầu tiên với người bản xứ cũng gặp trở ngại tưởng chừng không vượt qua nỗi, với một vài ý tưởng ghi lại như sau: “Tôi thú thực khi vừa mới đến xứ Nam, nghe dân bản xứ nói chuyện, nhất là phụ nữ, tôi có cảm tưởng nghe tiếng chim hót. Lúc đầu tôi ngã lòng tưởng không thể nào học được tiếng nói của họ.” Và rồi sau đó dưới sự hướng dẫn của linh mục De Pina, cha Đắc-Lộ đã “chăm chỉ học không kém những năm học thần học ở Rôma. Học bài nào cha đem thực hành ngay với các em nhỏ. Trong số đó có “một em đã giúp cha rất nhiều, trong ba tuần cậu đã dạy cho cha tất cả các giọng nói và cách đọc các vần.” [7] Theo Nguyễn Hồng, em nhỏ mà linh mục Đắc-Lộ nói ở đây chính là ông Raphael Rhodes. Vì mến cha, ông đã nhận tên cha. Làm thầy giảng, ông đã cộng tác rất nhiều vào công cuộc truyền giáo của các cha Dòng Tên ở trong Nam và sau này ở ngoài Bắc với hai cha Deydier và Bourges, thừa sai Pháp. ([8] Các vần trong bài học ở đây có lẽ là chữ Nôm hay ít ra là chữ Quốc ngữ hình thành trong buổi sơ khai khi cha Đắc-Lộ chưa đặt chân tới Nam Hà vào thời điểm 1624. [9] Gian truân đã ập đến với giáo đoàn Công Giáo ở kinh đô khi hoàng tử Nguyễn Phúc Khê (con trai thứ mười của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng) phá ngôi nhà thờ của mẹ là bà Minh Đức Vương Thái Phi đã được linh mục Pina rửa tội trước đó ở Huế. Nguyên nhân là vì vị chúa đương thời (Công Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan 1635-1648) lo sợ rằng các vị giáo sĩ thừa sai vì giỏi “địa lý” sẽ tìm cho bà một huyệt mả để có thể “kết” mà phù trì cho con cháu đoạt ngai vàng. Ông Hoàng Khê phá nhà thờ của mẹ để tỏ lòng trung thành với Công Thượng Vương nhưng cũng đã làm cho mẹ ông và các giáo sĩ, giáo dân buồn sầu, lo sợ không ít.
Cũng có khi gian truân lại đến với giáo đoàn của cha Đắc-Lộ mà lần này đặc biệt do một người đàn bà hung ác đó là trường hợp Tống thị Toại, con của Cai-cơ Tống Phúc Thông. Bà này vốn là vợ của hoàng tử Nguyễn Phúc Kỳ, có được ba con thì ông mất. Năm 1635, sau khi Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp chúa Sãi, Tống thị Toại vốn tính lẳng lơ “được vào cung phủ, rất khéo đưa đón cầu cạnh, trở nên giàu có, tiền bạc châu báu chất lại như núi” [10]. Chúa Thượng say mê bà nên thế lực của bà ngày càng mạnh thêm, mặc dầu trước tình trạng như thế “đình thần lên tiếng can ngăn, nhà vương vẫn không nghe.” [11] Người em trai của Công Thượng Vương, con thứ tư của Sãi vương là Nguyễn Phúc Trung, lúc đó làm Chưởng-cơ muốn diệt trừ Tống Thị Toại để loại bỏ hậu hoạn. “Tống-thị thấy vậy sợ hãi lắm. Nhân lúc ấy cha nàng là Phúc-Thông đang được chúa Trịnh Tráng ở Đàng-ngoài trọng dụng, nàng liền viết mật-thư, kèm theo một trăm hạt trân-châu xâu thành chuỗi, sai người đưa ra cho Phúc-Thông, để đem dâng Trịnh Tráng, yêu cầu Trịnh-Tráng cất quân vào đánh chúa Nguyễn, lại hứa sẽ đem tài-sản riêng ra giúp lương cho quân lính. Trịnh-Tráng tiếp được mật thư, liền quyết nghị xâm lấn xứ Nam, sai đô-đốc Trịnh Đào thống lĩnh các đạo binh cả thủy lẫn bộ, kéo vào đánh chúa Nguyễn.” [12]
Đại quân họ Trịnh kéo vào Nhật-Lệ vào đầu tháng hai năm mậu ngọ (1648). Bị tấn công bất ngờ, ban đầu quan Nam Hà thua, quân Trịnh kéo lên đóng ở Võ Xá nhưng bị chận lại trước lũy Trường-Dục. Tại đây quân Nguyễn dưới quyền tướng Trương Phúc Phấn cố sức chận đứng quân Trịnh trong thế “trì hoãn chiến” (vì thế Phấn có biệt danh ‘Phấn cố trì’) và trước tình hình quân địch đang áp đảo mạnh, mọi người ở kinh đô chúa Nguyễn đều thức tỉnh. Nguyễn Phúc Tần được lệnh làm Tiết-chế, có Chưởng dinh Nguyễn Phúc Lộc, Trấn thủ Cựu dinh Tống Hữu Đại, và Giám chiến Nguyễn Hữu Dật lãnh bộ binh, Tham tướng nguyễn Triều Văn lãnh thủy binh. Riêng Chúa Thượng cũng đem đại binh ra đóng ở Trung-chỉ, phía bắc Quảng Trị ngày nay, để sẵn sàng ứng phó. [13] Khi ra tới Quảng bình, Nguyễn Phúc Tần hội tướng sĩ lại nhận định chiến trường và phát biểu rằng: “Quân kia tuy nhiều, nhưng mà người đánh giỏi thì ít. Nếu đến đêm ta cho voi xông vào rồi đem đại quân đến đánh chắc là phá được.” [14] Rồi ông ra lệnh cho Triều Phương thay Triều Văn đem thủy binh phục ở phía dưới Võ Xá, ở khúc sông Nhật-Lệ ngang xã Cẩm La, một mặt truyền cho Nguyễn Hữu Tiến, lúc rạng sáng tung gần 100 voi vào trận, làm bình phong cho quân sĩ theo sau. Bị hai bên giáp công, quân Trịnh tan vỡ hoàn toàn, ba tướng là Gia, Lý, Mỹ bị bắt, quân lính chết rất nhiều, đầu hàng chừng ba vạn [15]. Trở về chuyện Tống Thị Toại và Nguyễn Phúc Trung, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên chép rằng: “Trung trước làm Chưởng-cơ lập được nhiều công trạng. Năm thứ 12 mậu-tí (1648), hoàng-đế Thái-Tông tức vị, cho ông làm Chưởng-dinh. Trước đó người thiếp của Tôn-thất Kỳ là Tống-thị được ra vào chốn cung phủ nên sinh ra kiêu căng. Trung muốn lập mưu trừ khử đi. Tống-thị sợ hãi lập ý xoay ra nịnh bợ Trung. Trung nghi ngờ rồi sau cùng y thị tư thông. Tống-thị bèn xúi Trung làm phản. Trung ngầm mưu kết bè đảng định con đường làm phản, chẳng may bị bọn tay dưới là Thắng, Bố đem chuyện báo cáo nên cả bọn đều bị bắt. Chúa không đành giết hết, hạ lệnh trói bỏ trong ngục cho chết dần, Trung chết ở đó. Lại giết Tống-thị, lấy hết gia sản đem chia cho quân dân... Bọn Thắng, Bố được thưởng Cai-đội dinh Quảng Bình.” [16] Giáo sĩ nói về bà Tống Thị Toại như sau: “Bấy giờ trong phủ chúa có một bà phi được nhà vương sủng-ái, bắt người ta kêu bằng Chánh-phi, mặc dầu các bậc hiền giả trong nước đều tỏ ý phản đối. Tôi không biết có phải vì tính neat lăng loàn mà bà ấy ghét đời sống nhân đức của các giáo hữu chăng, nhưng bà ấy rất thù oán những người có Đức Tin cũng là những người thù nghịch nết xấu.” [17] Thêm nữa, giáo sĩ Saccano cho biết nguyên nhân bà Tống Thị Toại ghét người Công Giáo là vì Y-nha-xô (đệ tử của cha Đắc-Lộ) tranh luận về giáo lý Công Giáo với một nhà sư vốn rất được lòng bà. Nhà sư đuối lý nên xấu hổ quá bèn bỏ phòng hội ra về, tức giận vì mất thể diện ngay trước mặt bà vương-phi. Bà Tống Thị Toại rất căm hận Y-nha-xô nên để tâm tìm cách sát hại và trớ trêu thay, mưu thâm đó thay vì hướng về thầy Y-nha-xô lại ứng vào trường hợp của thầy giảng Anrê Phú Yên khi quân lính của Ông Nghè Bộ đi tìm bắt thầy Y-nha-xô không gặp lại gặp thầy Anrê. Kết quả là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có một vị thánh tử đạo tiên khởi và thừa sai Đắc-Lộ là người chứng kiến cái chết tử đạo đầy vinh quang của người học trò thân yêu của mình, ngày 26 tháng 7 năm 1644 tại đất Gò sứ cạnh thôn Thanh-Chiêm, Quảng Nam.
Xen vào trong những bước chân gian nan của thừa sai Đắc-Lộ phải kể đến cuộc tử đạo của ba giáo dân vốn là tổ tiên của giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) ở tại làng Đại-Phong (tức Kẻ Đại hay Đợi) là các ông Siméon, Agostinô và Alexi. Hai ông trước là thầy giảng, ông sau là một người trong quân đội chúa Nguyễn thời Công Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan. Các ông này được phúc tử đạo năm 1646 truyền lại đức tin kiên vững cho con cháu về sau.
2.- Tình trạng giáo xứ Động Hải trong thế kỷ XVII, XVIII với các vị chủ chân: Linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn (? – 1698) và Linh mục Lôrensô Huỳnh Văn Lâu (1655?-1733).
Tháng 9 năm 1692, trong một báo cáo gửi về Rôma, linh mục Lorensô Huỳnh Văn Lâu có viết: “Tôi tới thăm các họ Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười, Động Hải, tại vùng này có dinh quan Chưởng Cơ và quân đội chúa Nguyễn, có lũy lớn gọi là lũy Trấn Ninh, ở đây có 50 lính Công Giáo...” [18] Đây là một trong những tư liệu khá ít ỏi còn lại liên quan đến các hoạt động mục vụ của các giáo sĩ tại vùng đất phía nam Quảng Bình, nơi được xem là một trong những cái nôi của đạo Công Giáo Việt Nam cuối thế kỷ XVII.
Các giáo xứ này sau khi được thành lập đã sống đạo và giữ đạo tự lực, không có linh mục coi sóc mà chỉ có những thầy giảng giúp dạy thêm giáo lý, kinh nguyện và tổ chức sinh hoạt mục vụ trong từng thôn, xóm. Chỉ thỉnh thoảng mới có vài vị giáo sĩ ở Huế ra thăm nếu là thời gian được giữ đạo tự do còn trong thời kỳ cấm cách, thì lâu lắm mới có giáo sĩ tới thăm.
Năm 1643, giáo sĩ Đắc-Lộ trên đường thăm lại Thuận Hóa, đã ra tới tận làng Kẻ Đại rửa tội cho khoảng 300 giáo dân. Khoảng năm 1650, linh mục João Barbosa cũng có những nhận định tương tự như linh mục João Cabral về lòng nhiệt thành đạo đức của bổn đạo Đàng Ngoài đặc biệt là Đàng Trong, được cha Đắc-Lộ tóm lược như sau: “Ở Đàng Trong, cụ thể là tại Thành Chiêm, Hội An, bổn đạo rất thích đeo tràng hạtMân Côi trên cổ, mà đeo ngoài cổ áo, chẳng những vì sùng mộ, mà xem ra muốn chứng tỏ cho những người khac biết là mình đã theo đạo Đức Chúa Blời đất. Vào năm 1625, các quan chức Quảng Nam dinh tỏ ra không ưa đạo Hoa Lang, vì cho rằng đó là đạo mọi rợ, ngoại lai, làm cho con gnười mất lòng yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Trước tình trạng này, các thừa sai phải yêu cẩu bổn đạo đừng đeo ảnh Thánh giá và tràng hạt ngoài cổ áo. Nhưng bổn đạo cho rằng làm như thế là hèn nhát, không xứng đáng với “con nhà có đạo”. Các cha phải giải thích là đạo không ngăn cản người ta can đảm, mà chỉ ngăn cản kẻ càn đở. Bổn đạo nghe ra, chịu theo lời các cha.” [19] Trong thế kỷ 17, từ biên giới sông Gianh trở vào có tất cả 12 dinh các đơn vị hành chánh sau này được gọi là tỉnh thì lúc bấy giờ gọi là dinh, thí dụ Quảng Bình dinh, Chánh dinh (tức là nơi chúa Nguyễn đóng kinh đô, tức Thừa Thiên), Quảng Nam dinh là nơi thường giao cho người con cả của Chúa làm Trấn thủ để thực tập công việc cai trị, giao thương với các nước ngoài (qua cảng phố Hội An). Nếu toàn bộ lãnh thổ Quảng Bình là một cơ sở quân sự thì phủ trị Động Hải (hay Đồng Hới) cũng là một đơn vị quân sự nhỏ hơn nhưng quan trọng vì là vùng địa đầu giới tuyến. Tư liệu của linh mục Lorensô Lâu cho biết năm 1692, ở họ Lũy (tức giáo xứ Động Hải) có 50 lính Công Giáo thuộc quyền quan Chưởng dinh. Quan đội là cơ cấu được chúa Nguyễn tin cậy nhất vì chỉ có cơ cấu đó mới giữ được chính quyền nhất là trong thời chiến. Những người lính Công Giáo này có lẽ không thuộc về chánh binh tức quân chính quy mà là thuộc binh hay thổ binh. Li Tana trong tác phẩm Xứ Đàng Trong cho biết: “Mỗi tỉnh đều có mộ binh cho địa phương của mình. Đội binh này được gọi là thổ binh (địa phương quân) hoặc thuộc binh (đội quân phụ thuộc). Người ta cho rằng loại quân binh này còn đông hơn gấp nhiều lần đội quân chính quy. Xem ra chúa Nguyễn muốn có nhiều người vào thổ binh hơn là vào quân đội chính quy vì chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều không phải trả lương cho thổ binh. Người gia nhập thổ binh được miễn thuế. Đa số hoạt động như dân quân, tuần tra, phu khuân vác hoặc lao công hơn là binh sĩ thực thụ.” [20] Một số tư liệu cho biết năm 1697, họ Lũy dời về xóm Bùn (Cầu Ngắn) và có tên là giáo xứ Sáo Bùn. Lý do dời về Sáo Bùn không có tư liệu nào nói rõ nhưng ta có thể đôi chút.. Năm 1631, hệ thống lũy Đâu Mâu – Nhật Lệ (trong đó có một phần lũy Trấn Ninh là nơi có giáo xứ Động Hải cũng gọi là họ Lũy) được xây dựng. Để tránh ảnh hưởng của chiến tranh giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong mà chiến trường lúc bấy giờ là mặt bắc của phủ trị Đồng Hới nên giáo xứ này phải dời vào khu vực Cầu Ngắn, bên này bờ nam sông Lệ Kỳ. Với vị trí mới này vốn được che chở một phía là sông Lệ Kỳ và một phía là tả ngạn sông nhật Lệ, cương giới xứ đạo Sáo Bùn có vẻ được an ninh hơn. Lý do khác có thể mật độ giáo dân gia tăng nên khu vực cũ (gần lũy Trấn Ninh) đã không thuận tiện cho việc mở mang các cơ sở xã hội như tu viện, viện dục anh v.v... Giáo xứ Sáo Bùn tuy thế cũng không tránh khỏi cảnh chiến tranh hay tai ương tàn phá bởi vì cho đến khi có linh mục Pontvianne nhận bài sai đến giáo xứ Sáo Bùn năm 1864, thì giáo xứ này không có nhà xứ hay rõ hơn nhà xứ chỉ là một nhà tranh ba gian hai chái dựng tạm trên nền đất nhà thờ cũ. Nhà thờ cũ có lẽ bị đốt phá do chiến cuộc?
Các cơ sở vật chất của một giáo xứ tuy cần thiết nhưng quan trọng hơn cả và phải được đánh giá cao hơn cả đó là tinh thần phục vụ của các vị mục tử trong giai đoạn sơ khởi khi hạt giống đức tin mới được gieo xuống, mà đối với giáo xứ Động Hải (họ Lũy), thế kỷ XVIII hay giáo xứ Sáo Bùn trong thế kỷ XIX, hoặc giáo xứ Tam Tòa ở cuối thế kỷ XIX cho đến ngày hôm nay, các linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn hay Lorensô Huỳnh Văn Lâu được coi là những tấm gương đầy hy sinh.
Linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn là vị mục tử tiên khởi của Huế, không rõ năm sinh và quê quán, xuất thân từ chủng viện Juthia [21] thụ phong năm 1672 là năm khỉ sự chấm dứt cuộc phân tranh giữa hại họ Trịnh và Nguyễn. Khi còn chiến tranh với Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn cần các vị giáo sĩ Dòng Tên để liên lạc mua thêm súng ống nhất là đại bác, như trường hợp chúa Hiền (1648-1687) đã đưa cho cha Marquez, một giáo sĩ Dòng Tên 10.000 nén bạc để mua súng ở Macao vào khoảng năm 1658. Một năm sau, chờ mãi không thấy cha Marquez trở lại Nam Hà, vị chúa này ra lệnh cấm đạo, triệt hạ tất cả các nhà thờ trong xứ, nhưng rồi mùa xuân 1659, thừa sai Marquez trở lại với các khẩu đại bác cho chúa Nguyễn, lệnh tha đạo lại được ban hành. [22] Nhưng nay chiến tranh đã chấm dứt, không còn nhu cầu cần đến các vị giáo sĩ nữa, các chúa Nguyễn lại trở về với chính sách cũ.
Những năm đầu mới lên cầm quyền, chúa Nguyễn Phúc Chu cấm đạo nghiêm ngặt vì chúa có ý nghi ngờ một số giáo sĩ tham dự vào cuộc nội loạn chống phủ chúa., một số khác bị cáo buộc là mượn áo tu sĩ để dọ thám tin tức. Tất cả chỉ là những cáo buộc vô căn cứ mặc dù chính Adrien Launay trong sách của ông có nêu tên một số giáo sĩ bị tình nghi như Féret, De Caponi, De Sennemand bị truy chụp là có liên lạc với giặc Chân Lạp dưới sự chỉ huy của Nặc ông Thu (1700). Về sau, chính sách đó trở nên mềm dẽo hơn khi bên cạnh Minh Vương có thừa sai Jean de Arnedo vừa là thầy thuốc vừa là người giúp nhà chúa rất nhiều trong ngành khoa học và thiên văn học.
Khoảng tháng 3 năm 1673, linh mục Manuel Bổn cùng với cha Benigne Vachet mang thư và lễ vật của Giám Mục Lambert de la Motte ra Huế yết kiến chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần để xin phép vào giảng đạo. Trên đường đi qua Quảng Ngãi, cha Vachet bị đau nên nhờ thừa sai Mahot đi với cha Bổn ra Huế. Cả hai bị bắt giam nhưng sau đó được thả. Hai linh mục ra được kinh đô Huế lúc đó đóng tại Kim Long, được chúa Hiền tiếp kiến, nhận thư và lễ vật của Đức Cha Lambert rồi cho phép hai vị tư do truyền đạo, xây cất thánh đường v.v... Trong dịp này, linh mục Bổn đã xây cất nhà thờ giáo xứ Đốc Sơ năm 1674.
Tháng tư năm 1674, thừa sai Mahot lại trở ra Huế xin được chúa Hiền cấp giấy phép đi lại tự do trong các tỉnh, nhờ vậy cha Bổn được cử đi giúp mục vụ tại các xứ đạo vùng nam Quàng Bình như giáo xứ Động Hải (Tam Tòa), Trung Quán, Đại Phong, Dinh Mười. Công cuộc truyền giáo của cha Bổn trong những năm đầu đạt nhiều thành quả khiến cho Giám Mục Lambert trong thư gửi cho Giám Mục Pallu đã nói về cha như sau: “Cha Manuel Việt Nam (ý nói cha Manuel Bổn) đã rửa tội được 2000 người trong 6 tháng…...” [23] Có thời gian cha Bổn cùng với cha Vachet tìm cách đi truyền giáo ở vùng núi tây Quảng Ngãi cho người Thượng Đá-Vách nhưng dự án đó không thành và cũng được thừa sai Courtaulin báo cáo về cho Giám Mục Lambert [24]. Tương truyền cha Bổn lúc về già tính tình rất khó, nghiêm khắc quá đáng đối với giáo dân trong công tác mục vụ thí dụ bắt phải thuộc lòng 12 kinh đọc trước khi đến tòa xưng tội (confession), buộc giáo dân phải hiểu hết ý nghĩa Kinh Tin Kính, bắt ông chồng phải dạy bà vợ hay bà vợ phải dạy ông chồng, nếu không biết thì cả hai không được xưng tội v.v... [25]. Ngày 2.11.1698, một trận bão dữ dội xảy ra ở vùng kinh đô Huế, cha Manuel Nguyễn Văn Bổn bị chết chìm tại phá Cầu Hai, cùng chung tai nạn này có 2 thầy giảng, 3 chủng sinh và 1 người con trai một viên suất đội trong quân đội chúa Nguyễn.
Ngày nay giáo dân Tam Tòa đọc lại lịch sử giáo xứ của mình trong tâm tình biết ơn vì nói như linh mục Thánh Gioan Vianney của giáo xứ Ars (Pháp quốc) “linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức” . Cũng nhờ có những linh mục hoạt động hăng say trong bước đầu xây dựng giáo xứ mà nền tảng đức tin vững vàng được truyền lại cho các thế hệ giáo dân sau này.
Dưới thời các chúa Nguyễn, khi đạo Công Giáo mới được các thừa sai Dòng Tên đến rao giảng tại Đàng Trong (1615), vì phải luôn đối phó với sự cấm đoán, bách hại của nhà cầm quyền cho nên hệ thống tổ chức các xứ đạo chưa đi vào quy củ như dưới thời các giáo sĩ Hội Thừa Sai Paris. Việc bảo lưu các tài liệu liên quan đến hoạt động mục vụ của các cha Dòng Tên trong bước đầu cũng không phải là chuyện dễ dàng mặc dù các vị giáo sĩ nổi tiếng như linh mục Đắc Lộ chẳng hạn đã ra công ghi lại nhật ký, các báo cáo gửi về Bề Trên Tổng Quyền, các thủ bút, tài liệu nghiên cứu v.v...
Vi linh mục thứ hai, nối tiếp công việc của cha Manuel Nguyễn Văn Bổn từng hoạt động trên một địa bàn rộng lớn gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và cũng đã rảo chân khắp nhiều giáo xứ nam Quảng Bình đó là linh mục Lôrensô Huỳnh Văn Lâu (1655?-1733).
Cha Lorensô Huỳnh Văn Lâu có lẽ sinh khoảng năm 1655 tại giáo xứ Lâm Tuyền, phủ Diên Ninh (tức Diên Khánh), Nha Trang, cũng gọi là giáo xứ Ngọc Thủy (Gò Dê). Em gái của ngài là bà Inê chết rũ tù vì đức tin tại nhà lao Nha Rư (Ninh Hòa, Nha Trang) ngày 25.12.1700. Cha Lorensô con cụ Carôlô Huỳnh Lam, thân mẫu là bà Isave (Elizabeth), nhà có 12 người con là cha là trưởng nam.
Lúc nhỏ linh mục đi tu tại chủng viên Juthia (Thái Lan), thụ chức linh mục do Giám Mục Laneau chủ phong, khoảng năm 1685. Năm 1689 chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh cho Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào mở đất Đồng Nai [26]. Lúc này trên vùng đất Đồng Nai cũng đã có người Công Giáo xuất hiện.
Tân linh mục Lorensô trở về Đàng Trong với 3 tân linh mục Maurô Lộc, Tađêô Nghiêm, Phanxicô Vân. Các thừa sai Labbé và P. Langlois sắp đặt để bốn vị linh mục này ra Huế yết kiến chúa Ngãi Vương. Trước đó họ đã gặp quan Chưởng cơ Thị vệ hầu cận chúa Ngãi.
Lúc bấy giờ cha Labbé là Cha Chính địa phận đưa cha Lôrensô ra Dinh Cát là một giáo hạt với một phạm vi rộng gồm 30 họ đạo. Cha Lôrensô vốn tính hoạt động, cởi mở lại thông thạo nhiều ngôn ngữ. Ngài soạn thảo nhiều kinh bổn cho giáo dân đọc và đối với ngài hai công tác trọng yếu đó là xây cất nhà thờ và đi thăm bổn đạo dù bất cứ vùng xa xôi nào.
Sau các cuộc kinh lý là ngài trở về giáo xứ Kẻ Bố (Bố Liêu, Quảng Trị) nghỉ ngơi rồi viết các bản tường trình hoạt động gửi về Tòa thánh Rôma.
Tháng 12-1692, cha đi thăm các họ đạo Đại Phong, Trung Quán, Dinh Mười và Động Hải ở nam Quảng Bình, tiếp sức cho linh mục Manuel Bổn đang phục vụ tại vùng phía bắc giáp giới Đàng Ngoài.
Năm 1693, linh mục Lôrensô tháp tùng Giám Mục F, Pérez đi kinh lược giáo phận. Xuất phát từ vùng Nam Ngãi, phái đoàn tới Hội An, ra Huế đến Dinh Cát rồi Quảng Bình. Đức Giám Mục lưu lại họ Trung Quán hai ngày, ban phép Thêm Sức cho 126 người, đến họ giáo Dinh Mười nghỉ lại ba ngày Thêm Sức được 165 người, tới họ Lũy (Động Hải) hai ngày, ban phép Thêm Sức được 70 người, sau đó ra vùng Dinh Ngói. Bản tường trình của cha Lôrensô ghi nhận giáo phận Huế lúc bấy giờ có khoảng 74 giáo xứ. [27] Năm 1700, dưới thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, một sắc chỉ cấm đạo được ban hành vì tại kinh đô xảy ra việc đốt phá nhà thờ của các cha Dòng Tên và nhà thờ của Cha chính Langlois và cũng do việc một số biện pháp ngăn chặn đã được sử dụng mà không có kết quả. Một chỉ dụ cho phép bắt những người Công giáo đi sưu dịch cho chính quyền và phải nộp thuế nhiều hơn ba lần người không theo đạo hay người bên lương. Từ thời điểm đó, tại kinh đô, giáo dân sống trong sợ hãi, thiếu linh mục coi sóc. Hai giám mục Pérez và Labbé lẩn trốn ở Miền Nam. Một số linh mục bị giam lỏng tại Huế, cha Lôrensô cải trang làm người bán thuốc dạo và chữa bệnh, di chuyển lặng lẽ từ vùng này sang vùng khác để thăm viếng giáo dân. Năm 1711, cha bị triều đình buộc về Huế làm thông ngôn với thương gia Hồng Mao (Anh quốc). Thừa sai Labbé nhận xét về cha Lôrensô như sau: “Cha Lôrensô có tinh thần và thể xác lanh lẹ, Ngài có tính khôi hài. Thân xác ngài to lớn mập mạp. Ngài ưa sự quay rối của kẻ khác và siêng năng làm việc, công việc của Ngài lu bù. Ngài thích dạy dỗ thăm viếng bổn đạo... Ngài tự ý làm luật sống cho mình hằng ngày.”
Về ngày mất và nơi mất của linh mục Lorensô Huỳnh Văn Lâu, nhiều tư liệu viết không giống nhau.
Tác giả An Phang trong báo Nam Kỳ Địa Phận số 1066 năm 1929 căn cứ theo thư Đức Cha Labbé viết năm 1712 thì “Cha Lôrensô chết trong xứ Đồng Nai” . Tác giả này cho biết thêm: “Cha Gabriel Thành, ngày xưa coi họ Bến Gỗ (Đồng Nai) có nói mộ cha Lôren ở đám đất trước nhà thờ Bền Gỗ bây giờ (1929) Nói vậy là vì lời truyền về gia quyến bà Inê nói: Cha người (thân phụ linh mục Lôren) là ông Carôlô vô lập nghiệp ở đó. Có lẽ lúc cha Loren vào Đồng Nai ở lại giúp bổn đạo rồi chết ở đó. ”
Đinh Đạo trong báo Công Giáo và Dân Tộc ngày 21.12.1975 cho biết “Linh mục Lôrensô đến năm 1732 mới mất...”
Một tác giả khác, linh mục Nguyễn Văn Ngọc thuộc giáo phận Huế, trong “Tập biên chép các tài liệu sưu tầm”, tư liệu riêng của ngài trong đoạn nói về giáo xứ Tam Tòa có ghi: “Năm 1733, cha Lôrensô bị bệnh và từ trần tại Phủ Cam. Giáo dân Quảng Trị và Quảng Bình rước linh cửu cha ra an táng tại nhà thờ Bố Liêu (Quảng Trị). Có đặt bia mộ bằng đá.” [28] Trong nhà thờ Bố Liêu có bia mộ cha Lôrensô với dòng chữ La tinh và chữ Nôm như sau:
In hoc sacello jacet ut fertur Pater Laurentius qui saeculo XVIII in district Dinh Cát ad laboravit.
Dịch nghĩa:
Theo truyền thuyết trong nhà nguyện này có mai táng cha Lôrenso đã làm việc trong hạt Dinh Cát ở thế kỷ XVIII.
(Dịch ra tiếng Việt: Lm Hồ Văn Quý).
Hai dòng chữ Nôm ở dưới:
Trong nhà thờ ni (này) có mả cha Lôrensô, RIP.
Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, người giáo dân Động Hải (họ Lũy, Sáo Bùn, Tam Tòa) sống đạo bằng tự lập, ít khi có được các vị linh mục cùng ở giữa hàng ngũ của mình. Họ đã chuẩn bị cuộc sống đạo như vậy từ năm này sang năm khác vì hoàn cảnh khó khăn của tự do tôn giáo, tín ngưỡng nên đã tạo thành một truyền thống thích ứng với môi trường xung quanh để khi cơ hội thuận tiện trở lại thì tinh thần sống đạo trong đau khổ sẽ triển nở thăng hoa thêm.
Qua những vần thơ được trích dẫn ở trên, “Đạo quân thánh giá“ được nói đến trong thơ Hàn Mặc Tử chính là tượng trưng cho những người đang đau khổ vì Đức Tin bởi thánh giá là nhục hình, là bắt bớ, tù đày, lăng mạ và cuối cùng là cái chết. Nhưng thánh giá cũng tượng trưng cho hy vọng và chiến thắng vì vậy mà có câu chữ “không thánh giá, không triều thiên” (no cross, no crown). Các vị mục tử của giáo xứ Động Hải, họ Lũy, giáo xứ Sáo Bùn trong các thế kỷ XVII và XVIII là những thi sĩ của đạo quân thánh giá, những vị mục tử nhân từ (bonus pastor) đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền móng đức tin cho giáo xứ trong buổi sơ khai và có lẽ những khổ đau họ chịu chỉ là khúc giáo đầu (prélude) của một bản giao hưởng đầy khổ đau mà cao điểm là những cuộc bách hại trong thế kỷ XIX sẽ xảy ra với những nhân vật khác trong vai trò đấng chăn chiên lành. Thử thách của lịch sử mỗi giai đoạn mang một sắc thái khác cũng như phần thưởng cũng theo từng sự kiện mà đổi thay. Đoàn chiên giáo xứ Tam Tòa ngày nay đã chấp nhận những thách đố của lịch sử trong công cuộc đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật, nghe và biết tiếng gọi của chủ chăn, đang dũng cảm tiến lên trong thế trận giao tranh mới đòi hỏi sự kiên cường và niềm tin tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Tam Tòa hãy vững tin !
New Jersey 02.9.2009
CHÚ THÍCH:
1.- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22.9.1912 tại làng Đồng Mỹ (tên cũ là Lệ-Mỹ, danh xưng hành chánh của xứ đạo Tam Tòa), rửa tội tại giáo xứ Tam Tòa ngày 25.9.1912, tên thánh Phanxicô, do thầy thông Phanxicô Hài làm bố rửa tội, linh mục chủ lễ rửa tội là Giuse Trần-Phan (1883-1948) là Phó xứ Tam Tòa từ 1912-1927, sổ rửa tội hiện còn để tại Giáo xứ Tam-Tòa Đà-Nẵng. Con ông Vinh-Sơn Nguyễn Văn Toản (Chủ sự Sở Thương-chánh Nhật Lệ ở Đồng Hới) và mẹ là bà Maria Nguyễn Thị Duy, con gái thứ 9 của cụ Nguyễn Long, ngự y triều vua Tự Đức (bà cụ qua đời năm 1951 tại Gò Bồi, Bình Định, thọ 71 tuổi. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều khuynh hướng thi ca đặc biệt thơ tượng trưng và thơ tôn giáo. Mất năm 1940 tại nhà thương phung Quy-Hòa, Quy-Nhơn.
2.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, dẫn theo Nguyễn Hồng, Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Hiện Tại xuất bản, quyển I, 1959, tr. 158.
3.- Đây là một đoạn trong Kinh Tiếp Liên lễ Các Thánh Tử Đạo, với nguyên văn câu La-tinh như sau: “Qui seminant in lacrimis in gaudio metent. Euntes ibant et flebant, mittentes semina sua. Venientes autem venient cum exsultatione portantes manipulos suos.”
4.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Tinh Việt văn đoàn, Sài Gòn, 1959, tr. 115.
5.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, dẫn theo Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 189.
6.- Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 33.
7.- Đắc-Lộ, Những cuộc hành trình và truyền giáo, tr. 73.
8.- Nguyễn Hồng, Sđd, tr. 93.
9.- Trong Tạp chí Đại Học, cơ quan nghiên cứu của Viện Đại Học Huế, số 1, Năm thứ tư, tháng 2-1961, trong bài Những chặng đường của chữ viết quốc-ngữ, Giáo sư Linh mục Thực-lục, quyển III, tờ 5. Thanh-Lãng đã có những sưu khảo cống hiến quan trọng, chủ trương rằng “từ lâu lắm, nói đến lịch-sử chữ quốc-ngữ, người ta đã chỉ nói đến giáo-sĩ Đắc-Lộ. Tưởng như Đắc-Lộ nếu không phải là thủy-tổ thì cũng là người thứ nhất đưa chữ quốc ngữ từ trạng thái sơ-lược như trong tập ký thuật của Borri đến trạng thái khoa học như trong hai tác phẩm xuất bản năm 1651. Nhưng nhiều tài liệu mới khám phá ra gần đây khiến chúng ta phải nghĩ đến đặt lại vấn đề” (trang 19). Giáo sư này khẳng định: “Ba lần, Đắc-Lộ xác nhận là có nhiều sách vở đã viết theo lối phiên âm mà ông cho là không hợp lý lắm. Tuy nhận là không hợp lý mà ông vẫn phải tuân theo, điều ấy chứng tỏ những sách vở kia đã phải được phổ biến lắm, nếu không Đắc-Lộ rất có thể đề nghị một lối viết khác. Tiếc rằng những sách vở mà Đắc-Lộ nói đến ấy, ngày nay chúng ta chưa tìm ra vết tích gì. Như vậy đã rõ ràng là Đắc-Lộ không phải là vào số những nhà truyền giáo đã sáng lập ra chữ quốc ngữ, mà chỉ là người có công lớn đối với chữ quốc ngữ mà thôi” (trang 15). Giáo sư Thanh Lãng cho biết trong một tài liệu gọi là biên bản của 36 giáo sĩ Dòng Tên, trong đó có Đắc-Lộ, tranh luận nhau về Công thức rửa tội, soạn giả khi biên tên của Đắc-Lộ không ghi chú gì hết, trái lại khi biên tên giáo sĩ Antonio Barbosa, có ghi chú peritus linguoe (thông thạo tiếng), sau tên giáo sĩ Gaspar de Amiral, có ghi chú peritissimus linguoe (rất thông thạo tiếng), ba giáo sĩ khác cũng được ghi là peritus linguoe là các ông Balthassar, Pachccus và Albertus (trang 14). Linh mục Đỗ Quang Chính, trong bài Tình trạng dân số Đàng Ngoài thế kỷ XVII cũng đồng một quan điểm như Giáo sư Thanh Lãng. (Website Dũng Lạc).
10.- Thực-lục, quyển III, tờ 11.
11.- Thực-lục, quyển III, tờ 5.
12.- Thực-lục, quyển III, tờ 12.
13.-Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Trịnh Nguyễn, bản thảo đánh máy, tr. 165.
14.-Nguyễn Phương, Sđd, tr. 165.
15.- Con số này có lẽ hơi quá. Li Tana trong tác phẩm The Inner Region: A social and Economic History of Nguyen Vietnam in seventeenth and eighteenth centuries, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Nghị có tên Xứ Đàng Trong: Lịch sử Kinh-tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb. Trẻ, Sài Gòn, 1999, trang 224 cho rằng khoảng ba nghìn tù nhân bị bắt trong trận này, căn cứ theo tài liệu của Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, gọi tắt là Cương Mục. Chúa Nguyễn đã cho số tù binh này vào định cư ở các châu Thăng, Điện (tức đất Quảng Nam) cho đến Phú Yên. Bại binh của họ Trịnh trốn chạy bị truy kích đến tận sông Gianh.
16.- Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, quyển VI, tờ 33, ab; bản dịch Việt ngữ của Trần Vinh Anh, Lê Ngọc Bích, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Lý Tưởng, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1974, trang 347.
17.- Alexandre de Rhodes, Glorieuse mort, tr. 8. Câu nói của A. de Rhodes: “Các bậc hiền-giả trong nước đều tỏ ý phản đối” phù hợp hoàn toàn với sách Thực-lục: “Cả đình-thần lên tiếng can ngăn, chúa cũng không nghe” (q.III, tờ 5, đã kể trên, Phạm Đình khiêm, Sđd, tr. 113.
18.- Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, Lịch sử giáo xứ Tam Tòa, Tư liệu nội bộ Giáo xứ Tam Tòa Sài Gòn, 1995, tr. 5
19.-Đỗ Quang Chính, S.J. Lòng nhiệt thành của bổn đạo Việt Nam, Web Dũng Lạc.
20.-Li Tana, Sđd, tr. 75.
21.- Lm Nguyễn Văn Hội và Lm Nguyễn Văn Ngọc, Lịch sử Giáo phận Huế, Tập I, Ronéo, Huế 1993, tr. 47; bản tin Website Cựu Chủng Sinh Huế-Hải Ngoại.
22.-Li Tana, Sđd, tr. 63.
23.-Lm Nguyễn Văn Hội, Sđd, tr. 48.
24.-Adrien Launay, Les documents historiques de la Cochinchine religieuse, tập I, tr. 167-168.
25.-Lm Nguyễn Văn Hội, Tiểu Sử Linh mục Giáo Phận Huế, Tập I (1762-1850), tư liệu đánh máy, giáo phận Huế, tr. 7-8.; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Nhân Vật Giáo Phận Huế, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tập I, tr. 285.
26.-Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, tr. 394-403.
27.-Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 291-292.
28.-Lm Nguyễn Văn Ngọc, “Lịch sử giáo xứ Tam Tòa”; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 292.
Nhà báo viết về báo
Hiếu Minh
09:43 03/09/2009
Chưa bao giờ người ta thấy một số báo chí lề phải gần đây kết án một cách nặng nề các linh mục DCCT phạm vào những tội “tày đình” như “công khai kêu gọi lật đổ chính quyền”,… Đó là các báo “Hà Nội Mới”, “Đại đoàn kết”, “Quân đội nhân dân”,… Người ta có cảm tưởng như chính quyền cộng sản Việt Nam đang dọn đường dư luận để bắt các linh mục DCCT tại Việt Nam. Việc này làm lộ rõ vai trò công cụ của báo chí Việt Nam: làm nô bộc cho đảng chứ không phải báo chí của nhân dân!
Những tờ báo kể trên bất chấp pháp luật và Luật tố tụng, đã hàm hồ vu khống và kết án các linh mục DCCT, qua mặt cả tòa án. Tôi tự hỏi: chức năng của báo chí là gì? Giới hạn của báo chí tới đâu khi đưa tin cho công chúng? Bỗng nhiên tôi tình cờ đọc được nhiều bài viết rất hay về báo chí do chính các nhà báo tên tuổi chấp bút. Tôi xin đơn củ một bài trong số đó.
Trong quyển “Nhà báo viết về nghề báo” (NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn – 2009), ở trang 58 nhà báo Trần Hữu Quang có bài “Khi báo chí bị kiện”. Tôi rất tâm đắc bài này và xin tóm lược để chia sẻ với quý độc giả xa gần.
1. Báo chí không phải là tòa án
- Hiến pháp năm 1992, điều 72 viết: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” . Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 10 cũng nói y như vậy.
- Nguyên tắc suy đoán vô tội: bị can hay bị cáo “không buộc phải chứng minh là mình vô tội” . Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 11).
- Báo chí không có quyền vượt qua những nguyên tắc trên. Luật Báo chí cũng phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Đạo đức báo chí phải tôn trọng nhân phẩm và danh dự của con người. Nhà báo không được quyền nhân danh bất kỳ cái gì để “đánh” người này hay kết án người khác khi tòa chưa tuyên án.
2. Báo chí phải thượng tôn pháp luật
- Nghị định 31 (26/6/2001) nói về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin; Nghị định 51 (2002) quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí.
- Phải cải chính khi thông tin sai sự thật hoặc xúc phạm tới công dân. Nếu không cải chính sẽ bị phạt.
- Công dân có thể kiện báo chí, vì báo chí không có quyền bất khả xâm phạm (muốn nói gì thì nói mà không bị ai chế tài).
- Quyền của nhà báo sở dĩ được chế định là nhằm phục vụ cho quyền của công dân, chứ không phải ngược lại.
- Báo chí không phải là một cơ quan quyền lực hay cơ quan quản lý nhà nước, càng không phải là một tòa án; báo chí chỉ là một cơ quan ngôn luận (Luật Báo chí, điều 1).
- Nhà báo chỉ là một người đưa tin, là “thằng mõ” và là thư ký của xã hội.
- Nhiều nhà báo thường mắc vào một ngộ nhận nguy hiểm là hễ cứ thấy ai bị bắt hay bị khởi tố là coi như người đó đương nhiên có tội, mà quên đi nguyên tắc suy đoán vô tội mà Hiến pháp đã xác lập.
Đó là tóm tắt những gì mà nhà báo Việt Nam viết về nghề báo chí. Phần nhận định về tình hình thực tế của báo chí hiện nay xin dành cho quý độc giả.
Những tờ báo kể trên bất chấp pháp luật và Luật tố tụng, đã hàm hồ vu khống và kết án các linh mục DCCT, qua mặt cả tòa án. Tôi tự hỏi: chức năng của báo chí là gì? Giới hạn của báo chí tới đâu khi đưa tin cho công chúng? Bỗng nhiên tôi tình cờ đọc được nhiều bài viết rất hay về báo chí do chính các nhà báo tên tuổi chấp bút. Tôi xin đơn củ một bài trong số đó.
Trong quyển “Nhà báo viết về nghề báo” (NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn – 2009), ở trang 58 nhà báo Trần Hữu Quang có bài “Khi báo chí bị kiện”. Tôi rất tâm đắc bài này và xin tóm lược để chia sẻ với quý độc giả xa gần.
1. Báo chí không phải là tòa án
- Hiến pháp năm 1992, điều 72 viết: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” . Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 10 cũng nói y như vậy.
- Nguyên tắc suy đoán vô tội: bị can hay bị cáo “không buộc phải chứng minh là mình vô tội” . Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự, điều 11).
- Báo chí không có quyền vượt qua những nguyên tắc trên. Luật Báo chí cũng phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Đạo đức báo chí phải tôn trọng nhân phẩm và danh dự của con người. Nhà báo không được quyền nhân danh bất kỳ cái gì để “đánh” người này hay kết án người khác khi tòa chưa tuyên án.
2. Báo chí phải thượng tôn pháp luật
- Nghị định 31 (26/6/2001) nói về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin; Nghị định 51 (2002) quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí.
- Phải cải chính khi thông tin sai sự thật hoặc xúc phạm tới công dân. Nếu không cải chính sẽ bị phạt.
- Công dân có thể kiện báo chí, vì báo chí không có quyền bất khả xâm phạm (muốn nói gì thì nói mà không bị ai chế tài).
- Quyền của nhà báo sở dĩ được chế định là nhằm phục vụ cho quyền của công dân, chứ không phải ngược lại.
- Báo chí không phải là một cơ quan quyền lực hay cơ quan quản lý nhà nước, càng không phải là một tòa án; báo chí chỉ là một cơ quan ngôn luận (Luật Báo chí, điều 1).
- Nhà báo chỉ là một người đưa tin, là “thằng mõ” và là thư ký của xã hội.
- Nhiều nhà báo thường mắc vào một ngộ nhận nguy hiểm là hễ cứ thấy ai bị bắt hay bị khởi tố là coi như người đó đương nhiên có tội, mà quên đi nguyên tắc suy đoán vô tội mà Hiến pháp đã xác lập.
Đó là tóm tắt những gì mà nhà báo Việt Nam viết về nghề báo chí. Phần nhận định về tình hình thực tế của báo chí hiện nay xin dành cho quý độc giả.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ Cảm Tạ Đại Hội Linh Mục - Hành Trình Emmaus III
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
17:20 03/09/2009
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ Cảm Tạ Đại Hội Linh Mục - Hành Trình Emmaus III
Kính thưa: - LM. Phan Quang Cường, Trưởng Ban,
cùng tất cả quý Cha, Tu Sĩ và anh chị em trong Ban Tổ Chức
- Quý Đức Ông, Linh Mục tham dự Đại Hội
- Quý Hội Đoàn, Ân Nhân của Đại Hội
Đại Hội Linh Mục Việt Nam, Hành Trình Emmaus III, do Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ tín nhiệm Miền Tây trách nhiệm tổ chức, từ ngày 24-27 tháng 8, 2009 vừa qua tại San Jose, California, đã thành công hết sức tốt đẹp. Có hơn 140 Linh Mục quy tụ về từ nhiều tiểu bang, và từ Việt Nam, Gia Nã Đại, Pháp, Campuchia, và Phi Luật Tân.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Cha Dominicô Mai Thanh Lương; các vị cựu Chủ Tịch Liên Đoàn như Đức Ông Phạm Văn Phương, LM. Lê Quang Hiền cùng nhiều hội đoàn, đoàn thể thân ái gởi lời cầu nguyện và chúc lành đến Đại Hội.
Trong những ngày Đại Hội, quý Linh Mục đã cùng cầu nguyện, dâng thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, ban bí tích hòa giải cho nhau. Đồng thời nghe và chia sẻ trong các buổi Hội Thảo giúp đào sâu hơn về căn tính và các Sứ Vụ của Linh Mục. Ngoài ra, quý Linh Mục cũng dành thời gian để chia sẻ với nhau tình huynh đệ và kinh nghiệm Mục Vụ qua những cuộc trò chuyện, tiếp xúc thân hữu; thăm viếng các thắng cảnh ở địa phương; tham gia và thưởng thức chương trình văn nghệ rất đặc sắc. Quý Linh Mục cũng còn được chia sẻ về Chương Trình Nâng Đỡ Các Linh Mục Già Yếu, Bệnh Tật Hưu Dưỡng ở 26 Giáo Phận Việt Nam do HĐGM VN phát động và mời gọi Liên Đoàn cùng mọi người ở hải ngoại cùng tiếp tay góp sức, hầu có thể giúp cho các cha già, sau trong những tháng ngày cuối đời được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống, ăn uống và y tế.
Đại Hội được thành công chính là nhờ lòng nhiệt thành, hy sinh từ rất nhiều tháng qua của tất cả quý vị trong Ban Tổ Chức. Đại Hội còn được quý Linh Mục, Frere, các tu sĩ, chia sẻ trong hội thảo hay giảng thuyết trong các Thánh Lễ những đề tài rất hữu ích. Thêm vào đó, Đại Hội được quý Hội Đoàn và quý Ân Nhân khắp nơi giúp phương tiện, nhân sự, tài chánh góp phần thành công cho Đại Hội. Xin hết lòng cảm tạ tất cả quý vị.
Xin cảm ơn quý Đức Ông, quý Cha đã thu xếp thời gian, công việc mục vụ để cùng về với nhau.
Nguyện xin Thiên Chúa với lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên tất cả mọi người.
Chân thành cảm tạ,
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Kính thưa: - LM. Phan Quang Cường, Trưởng Ban,
cùng tất cả quý Cha, Tu Sĩ và anh chị em trong Ban Tổ Chức
- Quý Đức Ông, Linh Mục tham dự Đại Hội
- Quý Hội Đoàn, Ân Nhân của Đại Hội
Đại Hội Linh Mục Việt Nam, Hành Trình Emmaus III, do Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ tín nhiệm Miền Tây trách nhiệm tổ chức, từ ngày 24-27 tháng 8, 2009 vừa qua tại San Jose, California, đã thành công hết sức tốt đẹp. Có hơn 140 Linh Mục quy tụ về từ nhiều tiểu bang, và từ Việt Nam, Gia Nã Đại, Pháp, Campuchia, và Phi Luật Tân.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục Hoa Kỳ; Đức Cha Dominicô Mai Thanh Lương; các vị cựu Chủ Tịch Liên Đoàn như Đức Ông Phạm Văn Phương, LM. Lê Quang Hiền cùng nhiều hội đoàn, đoàn thể thân ái gởi lời cầu nguyện và chúc lành đến Đại Hội.
Trong những ngày Đại Hội, quý Linh Mục đã cùng cầu nguyện, dâng thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, ban bí tích hòa giải cho nhau. Đồng thời nghe và chia sẻ trong các buổi Hội Thảo giúp đào sâu hơn về căn tính và các Sứ Vụ của Linh Mục. Ngoài ra, quý Linh Mục cũng dành thời gian để chia sẻ với nhau tình huynh đệ và kinh nghiệm Mục Vụ qua những cuộc trò chuyện, tiếp xúc thân hữu; thăm viếng các thắng cảnh ở địa phương; tham gia và thưởng thức chương trình văn nghệ rất đặc sắc. Quý Linh Mục cũng còn được chia sẻ về Chương Trình Nâng Đỡ Các Linh Mục Già Yếu, Bệnh Tật Hưu Dưỡng ở 26 Giáo Phận Việt Nam do HĐGM VN phát động và mời gọi Liên Đoàn cùng mọi người ở hải ngoại cùng tiếp tay góp sức, hầu có thể giúp cho các cha già, sau trong những tháng ngày cuối đời được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống, ăn uống và y tế.
Đại Hội được thành công chính là nhờ lòng nhiệt thành, hy sinh từ rất nhiều tháng qua của tất cả quý vị trong Ban Tổ Chức. Đại Hội còn được quý Linh Mục, Frere, các tu sĩ, chia sẻ trong hội thảo hay giảng thuyết trong các Thánh Lễ những đề tài rất hữu ích. Thêm vào đó, Đại Hội được quý Hội Đoàn và quý Ân Nhân khắp nơi giúp phương tiện, nhân sự, tài chánh góp phần thành công cho Đại Hội. Xin hết lòng cảm tạ tất cả quý vị.
Xin cảm ơn quý Đức Ông, quý Cha đã thu xếp thời gian, công việc mục vụ để cùng về với nhau.
Nguyện xin Thiên Chúa với lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên tất cả mọi người.
Chân thành cảm tạ,
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Và Đôi Mắt Buồn
Sen K.
22:11 03/09/2009
BÉ VÀ ĐÔI MẮT BUỒN
Ảnh của Sen K. – Philippines
Ngày thường thiếu áo thiếu cơm
Đêm nằm không chiếu lấy rơm làm màn
Dù dơi, dép bướm, chật đường
Màn loan, gối phượng ai thương kẻ nghèo!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Lex Talionis – Lox
Nguyễn Trọng Đa
17:31 03/09/2009
Lex Talionis
Lex Talionis, luật báo óan, luật báo phục, luật trả miếng. Là luật trả đũa, mắt đền mắt, răng đền răng. Điều này được hiểu theo nghĩa đen và cũng theo luật lệ. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là đòi hỏi sự báo óan không thương xót. Theo luật lệ, nó có nghĩa là sự trừng phạt cùng một lọai, nghĩa là phải chịu một hình phạt tương đương tội ác.
L.H.D.
L.H.D., Litterarum Humanarum Doctor -- Tiến sĩ văn chương.
Lib., Lo.
Lib., Lo., Liber, libro – Sách, trong sách.
Libel
Lời phỉ báng, bôi nhọ. Là từ ngữ pháp lý với hàm ý luân lý, có nghĩa là sự gì được in hoặc viết để bôi nhọ hay phỉ báng một người khác, và ngụ ý sự công bố này là tội trước pháp luật.
Libellus
Libellus, chứng thư dâng lễ vật, chứng minh thư. Là một chứng thư dâng lễ vật, chứng nhận rằng một người trong thời bách hại Roma đã dâng lễ vật cho thần ngọai. Các quan chức được yêu cầu giám sát việc dâng lễ vật vào ngày quy định, tiếp nhận đơn viết tay của một người, và ký xác nhận trong đơn nhân danh hòang đế. Nhiều Kitô hữu đã chối bỏ đạo; một số người khác đã phải mua chứng thư hoặc được bạn bè ngoại giáo cung cấp chứng thư cho. Điều này dường như có sự đồng lõa hoàn tòan của các quan chức. Những ai từ chối dâng lễ vật sẽ bị giam tù, hoặc thậm chí bị kết án tử hình. Một bản giấy cuộn của tờ chứng thư này, ghi ngày tháng năm 250, được phát hiện tại Fayoum, Ai Cập. Phần đầu chứng thư là: “Gửi các ủy viên phụ trách lễ vật hy sinh tại làng trên đảo Alexander, tôi tên là Aurelius Diogenes, con của ông Satabus, thuộc làng trên đảo Alexander, 72 tuổi; có vết sẹo trên lông mày phải.” Phần biên nhận của trưởng quan chức ghi là: “Tôi Aurelius Syrus xác nhận rằng tôi đã chứng kiến việc dâng lễ vật của ông này. Làm ngày 26-6-250, năm thứ nhất triều đại Hòang đế Caesar Gaius Messius Quintus Trajanus Decius, Pius, Felix, Augustus.”
Liberal Arts
Khoa học tự do, môn học tự do. Nguyên thủy là chương trình học trong thời Trung Cổ, thích hợp cho người tự do. Chương trình này được triết gia Plato đề nghị lần đầu tiên trong cuốn Republic (III), và được các nhà giáo dục Kitô giáo chọn như là nền tảng cho việc học hỏi chuyên sâu về luật khoa, y khoa và thần học. Có bảy môn học tự do, được chia ra thành Tam sơ (trivium, gồm có Ngữ pháp, Hùng biện, và Logic) và Tứ bộ (quadrivium, gồm có Hình học, Số học, Âm nhạc và Thiên Văn.)
Liberalism
Chủ nghĩa tự do. Cho đến thế kỷ 18, từ ngữ này thường có nghĩa là bất cứ điều gì có giá trị cho một người tự do, có nghĩa là áp dụng cho các môn học tự do hoặc việc giáo dục tự do. Nghĩa này vẫn tồn tại hiện nay, nhưng ít nhất kể từ cuộc Cách Mạng Pháp, chủ nghĩa tự do đã ít nhiều trở thành đồng hóa với một triết học, vốn nhấn mạnh sự tự do của con người đến nỗi lơ là và thậm chí chối bỏ quyền của Thiên Chúa trong tôn giáo, quyền của xã hội trong dân luật và quyền của Giáo hội trong mối quan hệ vời Nhà nước. Chính trong nghĩa này mà chủ nghĩa tự do đã bị Đức Giáo hoàng Piô IX kềt án năm 1864 trong Danh mục các mệnh đề sai lạc (Denzinger 2977-80).
Liberality
Tính rộng rãi, tính hào phóng. Là tinh thần hào phóng trong việc sử dụng đồng tiền hoặc tài sản cho công việc bác ái đáng giá. (Từ nguyên Latinh libertas, sự tự do.)
Liberian Basilica
Vương cung thánh đường Liberius. Là Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, còn gọi là vương cung thánh đường Đức Mẹ Xuống Tuyết và Đức Mẹ Maria ad praesepe, do thánh tích của máng cỏ Bethlehem (Bê-lem) được lưu giữ ở đây. Nhà thờ nguyên thủy được thánh Giáo hoàng Liberius (352-66) xây dựng.
Liberius, Case Of Pope
Vụ Đức Giáo hoàng Liberius. Giữa cuộc khủng hoảng do phái Arian gây ra, Đức Giáo hoàng Liberius bị Hoàng đế Constantius II theo phái này trục xuất năm 355, vì ngài từ chối lên án thánh Athanasius. Hai năm sau người ta cho rằng ngài bị buộc phải ký một biểu thức đức tin Arian để được trả tự do. Một số tài liệu nghi ngờ là của ngài viết thật sự là giả mạo. Trong bất cứ giấy tờ nào, chắc chắn rằng ngài không ký một cách tự do, do đó tính vô ngộ giáo hoàng không liên quan gì.
Liber Pontificalis
Liber Pontificalis, sách tiểu sử các Giáo hòang. Là bộ sưu tập tiểu sử các Đức Giáo hoàng thời đầu, từ thánh Phêrô đến Đức Giáo hòang Eugene Iv (qua đời năm 1447). Tiểu sử mỗi vị được viết theo một công thức bình thường. Hình thức sớm nhất của Liber Pontificalis được dựa vào Danh mục Liberius (năm 354), và xuất hiện như là công trình của một linh mục Roma thời Đức Giáo hòang Boniface II (trị vì năm 530-32). Các bản viết sau đó chứa tiểu sử mỗi Giáo hoàng, được viết ít lâu sau khi ngài qua đời.
Liberty
Quyền tự do. Là sự tự do, với sự nhấn mạnh đến con người hưởng tự do và thực thi tự do. Do đó, quyền tự do là sức mạnh chủ quan của sự tự quyết; còn sự tự do là sự không bị ép buộc cách khách quan, nhất là quy chiếu đến xã hội dân sự, chẳng hạn tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và tự do giáo dục.
Liber Usualis
Liber Usualis, Sách hát phụng vụ. Là sách phụng vụ chứa hầu hết các bài hát Bình ca, bài đọc trong Thánh lễ, và Kinh nhật tụng của Giáo hội Công giáo Roma.
Libido
Libido, dục tính, dục năng, dục lực. Từ ngữ cơ bản trong phân tâm học để nói về mọi thôi thúc bản năng của một con người, nhất là chiều hướng tính dục. Trong thần học luân lý, dục năng có nghĩa là sự ham muốn truyền sinh, với hàm ý rằng ham muốn này là một phần của bản tính con người sa ngã, và do đó cần ơn Chúa để kiểm soát nó. (Từ nguyên Latinh libido, ham muốn, vui hưởng; ham muốn quá mức; dâm dục.)
Lic
Lic, Licentia, Licentiatus—giấy phép, phép, giấy đăng ký, cử nhân.
Liceity
Tính hợp thức. Là sự hợp pháp và hợp lệ của một hành vi con người và hậu quả của nó, chẳng hạn ban bí tích hay làm giao ước. Nó thường được phân biệt với tính hiệu lực thành sự (validity), bởi vì một hành động có thể là hiệu lực nhưng không hợp thức, chẳng hạn một giáo dân làm phép rửa rội khi không cần kíp. (Từ nguyên Latinh licentia, được phép, tự do hành động.)
Licentiate
Văn bằng thạc sĩ Giáo hội. Là một bằng tốt nghiệp trong Giáo hội về thần học, Kinh thánh, triết học, Giáo luật và khoa học thánh khác. Bằng thạc sĩ này cao hơn bằng cử nhân nhưng thấp hơn tiến sĩ.
Licit
Hợp pháp, đúng luật. Là điều gì được luật cho phép, dù là dân luật hay giáo luật. Nó thường được phân biệt với hiệu lực (valid), để diễn tả điều được luật quy định hay cho phép, để phân biệt với điều gì cần thiết để tạo ra hiệu lực mong muốn. (Từ nguyên Latinh licet, điều hợp luật, được phép hay cho phép.)
Life
Sự sống, sức sống, đời sống. Là yếu tính của một hữu thể để họat động từ bên trong; xếp hàng từ sức sống của Chúa, đồng hóa với bản tính của Chúa, đến mọi hình thức sự sống trong vũ trụ được tạo thành. Bản tính của hữu thể càng cao cấp, sức sống càng mạnh mẽ, bởi vì sức hoạt động nội tại là tương ứng với hạng hữu thể. Sự sống là họat động nội tại, vốn khởi đầu và kết thúc trong hữu thể sống động.
Life Everlasting
Sự sống đời đời. Là sự sống đời đời hưởng vinh quang thiên đàng, cả xác lẫn hồn, được Chúa Kitô hứa cho những ai qua đời trong ân nghĩa Chúa.
Ligamen
Hôn hệ, dây hôn phối. Là hôn nhân hiện tại làm ngăn trở cho một hôn nhân khác. Dây hôn phối hiện hữu cho đến khi cái chết của một trong hai người phối ngẫu được chứng nhận theo pháp lý, hoặc là chắc chắn về luân lý. Các ngoại trừ là sự tháo gỡ dây hôn phối tự nhiên do Giáo hội ban phép hoặc hôn phối chưa hoàn hợp. Một ngoại trừ khác là khi Giáo hội tuyên bố là hôn phối trước đó, đã được xem là có hiệu lực và thuộc bí tích, là hoàn toàn không phải hôn phối thật sự.
Light
Ánh sáng, nguồn sáng. Trong mặc khải và tin lý, là nguồn hiểu biết hoặc sự soi rọi vào chân lý. Nó có thể chính là chân lý, vốn soi sáng tâm trí hiểu về điều Chúa muốn cho loài người biết; hoặc là sức mạnh siêu nhiên trong nội tâm giúp tâm trí nắm bắt được điều vượt quá khả năng bẩm sinh của mình để hiểu; hoặc là ơn Chúa giúp để xóa đi sự hấp dẫn đêm đen do đam mê tội lỗi, vốn ngăn chặn trí tuệ nhìn được điều Chúa muốn nói.
Lily
Hoa huệ. Là hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Các thánh đồng trinh, chẳng hạn thánh Giuse, thánh Antôn Pađua, thánh nữ Catarina thành Siena, và thánh nữ Gertrude đều có hoa huệ làm biểu hiệu. Tượng trưng cho đức trinh khiết, hoa huệ là một trong các biểu tượng đầu tiên của Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong khung cảnh Truyền tin.
Linus
Linus, ông Li-nô. Là một Kitô hữu ở Roma, rõ ràng là đồng bạn của thánh Phaolô, vì trong phần kết thúc thư thánh Phaolô gửi cho Timothy (Ti-mô-thê), Linus là một trong bốn người được gửi lời chào chúc (II Tm 4:21). Theo thánh Irenaeus (I-rê-nê), Linus kế vị thánh Phêrô làm Giám mục Roma.
Lion
Sư tử. Là một biểu tượng của quyền lực và lòng can đảm trong mỹ thuật Kitô giáo, để mô tả Chúa Kitô – “Sư Tử xuất thân từ chi tộc Judah (Giu-đa)" (Kh 5:5). Được xem là tỉnh táo vô cùng, sư tử thường được vẽ trước các cửa nhà thờ như một bảo vệ viên. Thánh Jerome (Giê-rô-ni-mô) được vẽ bên cạnh một con sư tử, vì ngài và sư tử từng sống chung trong một hang ở Palestine.
Liquefaction
Sự hóa lỏng. Là phép lạ làm hóa lỏng một chất đặc, nhất là máu đông, như trường hợp máu của một số vị thánh. Phép lạ hóa lỏng nổi tiếng nhất là máu thánh Januarius (qua đời khỏang năm 305), giám mục giáo phận Benevento (Ý). Một lọ thủy tinh chứa máu khô của ngài đã hóa lỏng 18 lần mỗi năm cho nhiều người nhìn thấy. Hiện tượng này được ghi nhận suốt trong 500 năm, và không có yếu tố tự nhiên nào được đưa vào hiện tượng.
Litany Of Our Lady
Kinh cầu Đức Bà. Trong hình thức kinh cầu này hiện nay, Kinh cầu đã được chấp thuận và ban ân xá bởi Đức Giáo hoàng Sixtus V năm 1587, và Đức Giáo hoàng Clement VIII năm 1601. Đây là một loạt lời cầu khấn Đức Trinh Nữ, và mỗi lời có câu đáp “Cầu cho chúng con.” Một số Giáo hoàng đã đưa thêm các lời cầu khấn mới, chẳng hạn câu “Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành” của Đức Giáo hòang Lêô XIII, câu “Nữ Vương ban sự bình yên” của Đức Giáo hoàng Biển Đức XV, và câu “Nữ Vương linh hồn và xác lên Trời” của Đức Giáo hòang Piô XII. Kinh cầu hiện nay là kinh rút gọn của Kinh cầu Đức Bà, vốn đã có từ thế kỷ 12.
Litany Of St. Joseph
Kinh cầu thánh Giuse. Là một loạt lời cầu khấn với cha nuôi của Chúa Giêsu, được thánh Giáo hoàng Piô X chuẩn thuận cho Giáo hội hòan vũ ngày 18-3-1909. Sau các lời cầu thường lệ với Thiên Chúa Ba Ngôi, và một lời cầu với Đức Trinh Nữ, kinh cầu gồm có 21 lời cầu khấn diễn tả các nhân đức và phẩm hạnh của thánh cả Giuse.
Litany Of The Dying
Kinh cầu cho người hấp hối. Là một loạt lời cầu khẩn với các thánh, là một phần của phụng vụ xức dầu cho người nguy tử. Còn gọi là “kinh phó dâng linh hồn hấp hối,” kinh xin Chúa nhân từ tha thứ tội lỗi cho linh hồn sắp ra trình diện trước mặt Chúa.
Litany Of The Holy Name
Kinh cầu Tên Rất Thánh Đức Chúa Giêsu. Là các lời cầu khấn diễn tả các phẩm tính của Chúa Cứu Thế, với câu thưa “Thương xót chúng con” sau mỗi lời cầu. Nguồn gốc kinh không được rõ, kinh thường được gán tác giả là thánh Bernardino thành Siena và thánh Gioan Capistran, những vị hăng say rao giảng việc sùng kính Thánh Danh Chúa vào thời đại các ngài. Năm 1588, Đức Giáo hòang Sixtus V ban tiểu xá cho ai đọc kinh này cách riêng tư. Năm 1862, Đức Giáo hoàng Piô IX chấp thuận cho bất cứ giáo phận nào sử dụng kinh, nếu Giám mục sở tại xin phép Tòa Thánh. Năm 1886, Đức Giáo hoàng Lêô XIII mở rộng việc sử dụng kinh cho Giáo hội hoàn vũ, do lòng sùng kính Thánh Danh Chúa gia tăng khắp nơi trên thế giới.
Litany Of The Precious Blood
Kinh cầu Máu Cực Thánh Chúa Giêsu. Một loạt lời cầu khấn với Chúa Cứu Thế, thông qua Máu Cực Thánh của Chúa, được Đức Giáo hoàng Gioan XXIII chấp thuận trong hình thức hiện nay năm 1960. Mỗi câu trong 24 lời cầu khấn đều bắt đầu với cụm từ “Máu thánh Chúa Giêsu Kitô,” và câu thưa cho mỗi câu là “Xin cứu chúng con.” Máu Cực Thánh Chúa Kitô tượng trưng hoặc chính Chúa Kitô, như câu “Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, là Lời Hiện Thân của Chúa," hoặc nhắc đến Máu thể lý của Đấng Cứu Chuộc, như câu “Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, đổ ra trên Thánh Giá," hoặc mở rộng cả hai nghĩa, như câu “Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, giải thoát những linh hồn trong Luyện Ngục.” Kinh cầu Máu Cực Thánh Chúa Giêsu được đưa vào trong các kinh cầu chính thức của Giáo hội, trong Cẩm nang các Ân xá mới (1968). Mỗi lần đọc kinh cầu này được hưởng một tiểu xá.
Litany Of The Sacred Heart
Kinh cầu Trái tim Chúa Giêsu. Là những lời cầu khấn với Chúa Giêsu Kitô dưới tước hiệu Thánh Tâm Chúa, được Đức Giáo hoàng Lêô XII cho phép đọc trong Giáo hội hoàn vũ từ năm 1899. Sau các lời cầu thường lệ với Thiên Chúa Ba Ngôi, kinh cầu có 33 lới cầu khấn với Trái Tim Chúa Giêsu. Mỗi lời cầu phản ảnh một khía cạnh của tình Chúa yêu thương, được tượng trưng bởi Trái Tim thể lý của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người và chết vì tình yêu đối với nhân loại tội lỗi.
Litany Of The Saints
Kinh cầu các Thánh. Kinh này được cho là kinh cầu xưa nhất được sử dụng trong Giáo hội. Kinh này được Đức Giáo hoàng Gregory Cả quy định đọc năm 590 trong cuộc rước kiệu long trọng, để tạ ơn Chúa sau khi một bệnh dịch hoành hành Roma chấm dứt. Trong một dạng thức nào đó, kinh được thánh Basil nhắc đến trong thế kỷ thứ tư. Được gọi là Kinh cầu các Thánh bởi vì kinh có nhiều lời cầu khấn với các thánh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, và với Đức Maria, Nữ vương các Thánh. Trong hình thức hiện nay, sau khi kêu cầu 48 thánh cá nhân và 13 nhóm các thánh, kinh cầu xin cho “kẻo phải” khoảng một chục sự dữ, và khoảng 30 lời cầu bầu “Vì Chúa” và “Xin Chúa”, trong đó có các câu “Xin Chúa hạ kẻ làm nghịch cùng Hội thánh xuống”, và “Xin Chúa cho các bổn đạo được bằng yên cùng hòa thuận yêu nhau.”
Literal Sense
Nghĩa đen, theo sát ngôn từ, theo văn tự. Là ý nghĩa của lời Kinh thánh như được chuyển thông qua các từ ngữ của bản văn thánh. Nghĩa này khác với nghĩa đặc thù (typical) hoặc nghĩa thiêng liêng (spiritual), thậm chí cả khi nghĩa đen có thể là nghĩa bóng hoặc ẩn dụ. (Từ nguyên Latinh literalis, từng chữ, theo từ ngữ.)
Litt
Litt, LITTERA – thư, chữ.
Little Flower, National Shrine Of The
Đền thánh Quốc Gia Bông hoa nhỏ. Tọa lạc tại thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ), đền thánh được Hội Bông Hoa Nhỏ xây dựng, để tạ ơn về các ơn cá nhân đã nhận lãnh qua lời cầu bầu của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, và nay đền thánh được các Linh mục Dòng Carmêlô trông coi. Nằm bên ngoài nước Pháp, đền thánh có bộ sưu tập có giá trị nhất trên thế giới về thánh tích của thánh Têrêsa.
Little Flower Shrine
Đền thánh Bông hoa nhỏ. Là địa điểm hành hương đến với thánh nữ Têrêsa Martin, Dòng kín Carmêlô. Lisieux, một thị trấn Pháp với khoảng 25.000 dân, gần Le Havre, là trung tâm hành hương của hàng triệu người. Mọi địa điểm khác của thị trấn là thứ yếu so với nhà thờ chính tòa và đền thánh Lisieux của Dòng Kín Carmêlô, nổi tiếng nhờ vị nữ tu trẻ tuổi với “con đường thơ ấu thiêng liêng” đã hấp dẫn nhiều tâm hồn đến với Chúa. Têrêsa được Đức Giáo hoàng Piô XI phong thánh năm 1925, và được ngài đặt làm thánh bổn mạng các xứ truyền giáo, cũng như thánh Phanxicô Xavier trước đó. Nhà thờ chính tòa nguy nga và lộng lẫy được Đức Giáo hoàng Piô XII cung hiến năm 1937 khi ngài làm sứ thần ở Pháp. Nhà thờ xây theo kiến trúc Byzantine Roma.
Little Flowers Of St. Francis, The
Sách Tiểu Kỳ Hoa, còn gọi là Fioretti. Là một sưu tập các truyện kể về cuộc đời thánh Phanxicô Átxidi và các bạn của ngài. Sách này không phải là của một tác giả duy nhất, nhưng ít nhất một phần được gán cho tác giả là một linh mục Giám tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn, đó là tu sĩ Ugolino Brunforte. Thủ bản đầu tiên ghi năm 1390 hiện được lưu giữ ở Berlin, Đức. Xuất bản lần đầu năm 1476 tại Vicenza, bản dịch tiếng Ý được phổ biến rộng rãi và được xem là một kiệt tác của văn chương Ý. Sách này có nhiều bản dịch tiếng Anh.
Little Hours
Các giờ Kinh nhỏ. Là các Giờ kinh ngắn hơn của Thần Vụ, trước khi cuốn Kinh Nhật Tụng được duyệt xét lại kể từ Công đồng chung Vatican II. Đó là Kinh giờ Một, Kinh giờ Ba, Kinh giờ Sáu và Kinh giờ Chín. Trong Kinh Nhật Tụng duyệt xét lại, Kinh giờ Một đã bị bãi bỏ, trong khi các Kinh giờ Ba, Kinh giờ Sáu và Kinh giờ Chín trở thành giờ Kinh giữa (Hora Media), với một bài đọc Kinh thánh và lời nguyện kết thúc khác nhau, vẫn còn gọi là Kinh giờ Ba, Kinh giờ Sáu và Kinh giờ Chín cho các thời khắc khác nhau trong ngày, nghĩa là trước trưa, từ trưa đến ba giờ chiều và sau ba giờ chiều. Chỉ cần chọn một trong ba giờ kinh ấy để đọc mỗi ngày, thích nghi với thời khắc trong ngày lúc mình đọc, nghĩa là giữa sáng, giữa trưa và giữa chiều.
Little Office Of Our Lady
Nhật tụng kính Đức Mẹ. Là một phần rút ngắn của Thần Vụ để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria. Nhật tụng này có bảy giờ kinh, nhưng các thánh vịnh không thay đổi mỗi ngày. Nhật tụng đã được biết đến trong thế kỷ thứ mười, nó phát sinh trong các tu viện và sớm được Dòng Xitô và Dòng Camaldoli chọn sử dụng. Nó được giữ lại sau cải cách Kinh Nhật Tụng của thánh Giáo hoàng Piô V năm 1568, nhưng không buộc phải đọc, nên không đọc thì không mắc tội. Nhiều cộng đoàn tu sĩ vẫn đọc nhật tụng Đức Mẹ, và nhiều giáo dân đọc riêng như một việc đạo đức kính Đức Mẹ.
Liturgiae Instaurationes
Huấn thị Liturgiae Instaurationes. Huấn thị của Thánh bộ Phụng Tự, kêu gọi sự lưu ý đến các quy định phụng vụ của Giáo hội, và cảnh báo chống lại các lạm dụng kể từ Công đồng chung Vatican II. Chỉ thị minh nhiên nhất nói rằng “các bản văn phụng vụ do Giáo hội soạn thảo. . . đáng hưởng sự tôn trọng lớn nhất. Không ai có thể lấy quyền riêng của mình mà đưa ra các sửa đổi, thay thế, thêm vào hoặc xóa bớt trong các bản văn này” (Ngày 5-9-1970).
Liturgical Books
Sách phụng vụ. Là các bản văn đã được Tòa Thánh chuẩn nhận, chứa đụng sự sắp xếp trật tự các kinh nguyện, thánh thi, bài đọc, và các chỉ thị cần phải theo cho chủ tế và các thừa tác viên trong phụng vụ của Giáo hội. Mọi sách phụng vụ đã được duyệt xét lại kể từ Công đồng chung Vatican II, trong đó có sách nghi thức, sách bài đọc Thánh Lễ, sách Phụng Vụ Các Giờ Kinh, thứ tự cho việc cử hành mỗi bí tích, và nghi thức khấn Dòng.
Liturgical Dramas
Kịch phụng vụ. Là các vở kịch trong thời Trung cổ, được phát triển từ các đối thọai tôn giáo và soạn thành lời hát về các nhân vật Kinh thánh, và vở kịch về các mầu nhiệm. Một số vở kịch này vẫn tồn tại ngày nay, chẳng hạn kịch Cựu Ước nhưng không có nhạc đi kèm.
Liturgical Year
Năm phụng vụ, niên lịch phụng vụ. Là chu kỳ hàng năm về các mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đức Trinh nữ Maria, các thiên thần, các thánh, mà Giáo hội kính nhớ trong Thánh Lễ, Thần Vụ, và các hình thức khác của phượng tự công khai. Năm phụng vụ bắt đầu với Chủ nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc với tuần 34 “thường niên.”
Liturgy Of The Eucharist
Phụng vụ Thánh Thể. Là phần long trọng nhất của Thánh Lễ, từ Việc dâng lễ vật đến xong Hiệp lễ. Giáo hội sắp xếp phần này của Thánh lễ sao cho nhiều phần nhỏ khác nhau phù hợp với lời nói và việc làm của Chúa Kitô tại Bữa Tiệc Ly, và đặc biệt trong ba giai đọan: trong Việc dâng lễ vật, bánh, rượu và nước được đem tới, vì Chúa Kitô đã cầm chúng trong tay; trong Kinh nguyện Thánh Thể, Chúa được tạ ơn vì toàn bộ công nghiệp cứu độ của Chúa và các lễ vật trở thành Mình và Máu Chúa Kitô; trong Việc Bẻ Bánh, sự hiệp nhất của các tín hữu được nêu rõ ý nghĩa, và trong việc Rước lễ, họ tiếp nhận chính Chúa Kitô như ngày xưa Chúa đã tự hiến vào ngày Thứ Năm Thánh cho các Tông đồ.
Liturgy Of The Word
Phụng vụ Lời Chúa. Là phần thứ nhì của Thánh Lễ, trong đó tín hữu được dạy về lời mặc khải của Chúa. Phần này bao gồm các bài đọc từ Kinh Thánh, và các bài thánh ca xen giữa. Bài giảng lễ, lời tuyên xưng đức tin, và lời nguyện tín hữu phát triển và kết thúc phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Ll.B.
Ll. B., Legum Baccalaureus -- Cử nhân Luật.
Ll.D.
Ll. D., Legum Doctor -- Tiến sĩ Luật.
Ll.M.
Ll. M., Legum Magister -- Thạc sĩ Luật.
Loc
Loc, Locus – nơi, chỗ, sở tại.