Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài học Yêu Thương
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:05 03/09/2021
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN. B
BÀI HỌC YÊU THƯƠNG
Tình cờ tôi đọc được một lời nguyện cho người câm điếc như sau: “Lạy Chúa, người ta thường có thiện cảm với kẻ mù, người què, nhưng nổi nóng, bực bội với kẻ điếc, nên người điếc luôn phải ẩn tránh bạn hữu và ngày càng phải sống cô đơn...”.
Lời kinh này phần nào cho thấy nỗi khổ tâm của những người câm điếc. Đó là sự bất hạnh lớn, có thể nói còn lớn hơn cả người bị mù. Vì dẫu cho đôi mắt không thấy gì, người ta vẫn có thể tiếp xúc với mọi người, vẫn có thể nghe và nói để bày tỏ tình cảm, bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
Nhưng người câm điếc không nói được, cũng chẳng nghe được, tự thân đã khiến họ khó hiểu thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài cũng khó hiểu họ.
Anh chị em cứ tưởng tượng mà xem, nếu một người vừa câm vừa điếc mở radio họ có biết radio nói gì không? Bậc truyền hình, dẫu là nhìn thấy hình, nhưng có hiểu gì đâu. Hay nói một cách gần gũi hơn, chẳng hạn khi chúng ta nói chuyện với nhau, người câm điếc có thể nhìn thấy miệng ta nói, nhưng làm sao họ biết ta nói gì, nói về ai…
Các cánh cửa cuộc đời đều bị khoá chặt đối với họ. Cho nên không lạ gì người câm điếc dễ bực tức, nóng nảy hơn chúng ta. Bởi thế, anh chị em câm điếc cần nơi những người lành là thái độ thông cảm, tôn trọng, yêu thương.
Hôm nay, Tin Mừng thánh Marcô cho biết, Chúa Giêsu chữa lành một người câm và điếc. Dù hành động chữa lành này mang nhiều ý nghĩa, vì điều quan trọng ẩn trong những phép lạ, đó là luôn luôn Chúa Giêsu chứng tỏ mình là Đấng thiên sai, là Con Thiên Chúa. Qua phép lạ, quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ.
Hay trong chính bài tường thuật hôm nay, từ ngữ mà thánh Marcô sử dụng: “mở ra”, “hết buộc lại”, còn cho thấy Chúa có quyền cầm buộc và tháo cởi vận mạng đời đời của nhân loại, nghĩa là Ngài có quyền tha tội nhưng cũng có quyền không tha tội cho anh chị em và cho tôi.
Nhưng bên cạnh những ý nghĩa đó, người ta không thể không nói tới lòng thương yêu mà Chúa dành cho người bị tật.
Thông thường, trước khi chữa lành cho ai, Chúa đòi họ, hoặc nếu họ không nói được, Chúa đòi kẻ chịu trách nhiệm của họ tuyên xưng đức tin. Lần này, thánh Marcô cố ý nhấn mạnh lòng thương xót của Chúa. Thánh nhân cho biết, ngay khi thấy người ta dẫn người bị câm điếc đến, Chúa như ngay lập tức thấu nỗi cô đơn của anh. Chúa không bỏ mặc, hay chờ anh năn nỉ, cầu xin mình.
Trái lại, Chúa nắm lấy tay và dắt anh ra khỏi đám đông, Chúa động chạm đến con người của anh khi đặt ngón tay vào lổ tai anh, bôi nước miếng vào lưỡi anh. Và quả thực như nhận xét của những người Do thái lúc đó: “Người làm mọi sự thật tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe đựơc và người câm nói được”.
Chúa Giêsu cho anh một cơ hội để anh hội nhập với cộng đoàn, để từ nay anh có thể hiểu mọi người, mọi người hiểu anh, anh sẽ sống như một con người bình thường.
Lòng yêu thương của Chúa Giêsu là bài học cho chúng ta. Nếu Chúa đã yêu ta thì Chúa cũng dạy ta phải yêu anh em mình. Yêu như Chúa yêu. Nghĩa là Chúa yêu như thế nào, ta cũng phải yêu thế ấy. Điều này khó lắm, vì thế ta phải học tập, phải rèn từng ngày trong cả cuộc đời mình.
Vậy làm thế nào để ta có thể thực tập sống yêu thương? Tôi xin kể cho anh chị em câu chuyện "Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh" của Chu Hải Lượng (Trung Quốc), như một bằng chứng giúp chúngta sống lòng yêu thương. Câu chuyện như sau:
"Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn...
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng: Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua hai chiếc xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận rộn, không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình.
Sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người, cuối cùng chị cũng tìm ra cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ nhà. Đó có vẻ là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.
Đặt hai miếng xúc xích vào đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với đứa con: Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu!
Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch, thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp, ông hỏi và chị trả lời ấp úng: không biết nó đã chạy đi đằng nào. Ông chủ nhận thấy chị như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm đứa bé.
Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa,. Sửng sốt đến ngây người, ông hỏi: Cháu nấp ở đây làm gì? Cháu biết đây là chỗ nào không? Thằng bé hồ hởi: Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng cháu ngồi đây cùng ăn cơ!
Ông chủ nhà thấy sống mũi cay xè, cố kìm nước mắt, ông nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc xin mọi người cứ tự nhiên, còn ông đang bận tiếp một người khách đặc biệt.
Ông chất một ít thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông lịch sự gõ cửa phòng. Thằng bé mở cửa. Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm.
Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát...
Nhiều năm tháng qua đi. Cậu bé ngày xưa, bây giờ đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Anh không bao giờ quên giúp đỡ những người khó khăn chăm chỉ.
Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé lên năm, để hôm nay, anh cũng lại trở thành một ông chủ với tất cả sự độ lượng và tình yêu con người…".
BÀI HỌC YÊU THƯƠNG
Tình cờ tôi đọc được một lời nguyện cho người câm điếc như sau: “Lạy Chúa, người ta thường có thiện cảm với kẻ mù, người què, nhưng nổi nóng, bực bội với kẻ điếc, nên người điếc luôn phải ẩn tránh bạn hữu và ngày càng phải sống cô đơn...”.
Lời kinh này phần nào cho thấy nỗi khổ tâm của những người câm điếc. Đó là sự bất hạnh lớn, có thể nói còn lớn hơn cả người bị mù. Vì dẫu cho đôi mắt không thấy gì, người ta vẫn có thể tiếp xúc với mọi người, vẫn có thể nghe và nói để bày tỏ tình cảm, bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
Nhưng người câm điếc không nói được, cũng chẳng nghe được, tự thân đã khiến họ khó hiểu thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài cũng khó hiểu họ.
Anh chị em cứ tưởng tượng mà xem, nếu một người vừa câm vừa điếc mở radio họ có biết radio nói gì không? Bậc truyền hình, dẫu là nhìn thấy hình, nhưng có hiểu gì đâu. Hay nói một cách gần gũi hơn, chẳng hạn khi chúng ta nói chuyện với nhau, người câm điếc có thể nhìn thấy miệng ta nói, nhưng làm sao họ biết ta nói gì, nói về ai…
Các cánh cửa cuộc đời đều bị khoá chặt đối với họ. Cho nên không lạ gì người câm điếc dễ bực tức, nóng nảy hơn chúng ta. Bởi thế, anh chị em câm điếc cần nơi những người lành là thái độ thông cảm, tôn trọng, yêu thương.
Hôm nay, Tin Mừng thánh Marcô cho biết, Chúa Giêsu chữa lành một người câm và điếc. Dù hành động chữa lành này mang nhiều ý nghĩa, vì điều quan trọng ẩn trong những phép lạ, đó là luôn luôn Chúa Giêsu chứng tỏ mình là Đấng thiên sai, là Con Thiên Chúa. Qua phép lạ, quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ.
Hay trong chính bài tường thuật hôm nay, từ ngữ mà thánh Marcô sử dụng: “mở ra”, “hết buộc lại”, còn cho thấy Chúa có quyền cầm buộc và tháo cởi vận mạng đời đời của nhân loại, nghĩa là Ngài có quyền tha tội nhưng cũng có quyền không tha tội cho anh chị em và cho tôi.
Nhưng bên cạnh những ý nghĩa đó, người ta không thể không nói tới lòng thương yêu mà Chúa dành cho người bị tật.
Thông thường, trước khi chữa lành cho ai, Chúa đòi họ, hoặc nếu họ không nói được, Chúa đòi kẻ chịu trách nhiệm của họ tuyên xưng đức tin. Lần này, thánh Marcô cố ý nhấn mạnh lòng thương xót của Chúa. Thánh nhân cho biết, ngay khi thấy người ta dẫn người bị câm điếc đến, Chúa như ngay lập tức thấu nỗi cô đơn của anh. Chúa không bỏ mặc, hay chờ anh năn nỉ, cầu xin mình.
Trái lại, Chúa nắm lấy tay và dắt anh ra khỏi đám đông, Chúa động chạm đến con người của anh khi đặt ngón tay vào lổ tai anh, bôi nước miếng vào lưỡi anh. Và quả thực như nhận xét của những người Do thái lúc đó: “Người làm mọi sự thật tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe đựơc và người câm nói được”.
Chúa Giêsu cho anh một cơ hội để anh hội nhập với cộng đoàn, để từ nay anh có thể hiểu mọi người, mọi người hiểu anh, anh sẽ sống như một con người bình thường.
Lòng yêu thương của Chúa Giêsu là bài học cho chúng ta. Nếu Chúa đã yêu ta thì Chúa cũng dạy ta phải yêu anh em mình. Yêu như Chúa yêu. Nghĩa là Chúa yêu như thế nào, ta cũng phải yêu thế ấy. Điều này khó lắm, vì thế ta phải học tập, phải rèn từng ngày trong cả cuộc đời mình.
Vậy làm thế nào để ta có thể thực tập sống yêu thương? Tôi xin kể cho anh chị em câu chuyện "Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh" của Chu Hải Lượng (Trung Quốc), như một bằng chứng giúp chúngta sống lòng yêu thương. Câu chuyện như sau:
"Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn...
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo: Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng: Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua hai chiếc xúc xích.
Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận rộn, không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình.
Sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người, cuối cùng chị cũng tìm ra cách: đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ nhà. Đó có vẻ là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.
Đặt hai miếng xúc xích vào đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với đứa con: Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu!
Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch, thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát.
Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp, ông hỏi và chị trả lời ấp úng: không biết nó đã chạy đi đằng nào. Ông chủ nhận thấy chị như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm đứa bé.
Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa,. Sửng sốt đến ngây người, ông hỏi: Cháu nấp ở đây làm gì? Cháu biết đây là chỗ nào không? Thằng bé hồ hởi: Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng cháu ngồi đây cùng ăn cơ!
Ông chủ nhà thấy sống mũi cay xè, cố kìm nước mắt, ông nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc xin mọi người cứ tự nhiên, còn ông đang bận tiếp một người khách đặc biệt.
Ông chất một ít thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông lịch sự gõ cửa phòng. Thằng bé mở cửa. Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm.
Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát...
Nhiều năm tháng qua đi. Cậu bé ngày xưa, bây giờ đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Anh không bao giờ quên giúp đỡ những người khó khăn chăm chỉ.
Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé lên năm, để hôm nay, anh cũng lại trở thành một ông chủ với tất cả sự độ lượng và tình yêu con người…".
Trải nghiệm một sự biến đổi
Lm. Minh Anh
01:17 03/09/2021
TRẢI NGHIỆM MỘT SỰ BIẾN ĐỔI
“Rượu mới phải đổ vào bầu da mới!”.
Trong cuốn sách của mình, “I Surrender”, “Tôi Đầu Hàng”, Patrick Morley viết, “Quan niệm sai lầm về tính toàn vẹn và thánh thiện của Giáo Hội nằm ở chỗ, “Chúng ta có thể thêm Chúa Kitô vào cuộc sống, nhưng không cần phải loại trừ tội lỗi. Đó là sự thay đổi về niềm tin mà không thay đổi về hành vi! Đó là sự phục hưng mà không cần cải cách, không cần ăn năn!”. Vậy, điều quan trọng là thắp lên một ngọn đuốc sám hối, và mỗi người cho phép mình ‘trải nghiệm một sự biến đổi!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Trải nghiệm một sự biến đổi’ cũng là lời mời gọi của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Phaolô nói đến sự biến đổi của mọi tạo vật trong Chúa Kitô; Chúa Giêsu nói đến sự cần thiết của việc biến đổi bên trong, để có thể cởi mở trước ân sủng của Ngài, “Rượu mới phải đổ vào bầu da mới!”.
Qua thư Côlôssê, mỗi người chúng ta được mời gọi chiêm ngắm tình yêu vô bờ của Thiên Chúa thể hiện trong Chúa Kitô, “Trong Ngài, muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành”; và cũng nhờ Ngài, mọi vật được đổi mới, “Nhờ máu Ngài đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất!”. Trong Tin Mừng hôm nay, các ký lục và biệt phái đặt vấn đề với Chúa Giêsu, “Tại sao môn đồ Gioan và các biệt phái cầu nguyện, ăn chay, còn môn đệ Thầy lại cứ ăn uống?”. Đây không chỉ là một câu hỏi; đúng hơn, là một lời kết án ‘khéo nguỵ trang’. Câu chuyện Tin Mừng xảy ra tại nhà Lêvi, người vừa được Chúa Giêsu gọi; ở đó, Thầy trò Ngài đang dùng bữa với những người thu thuế và tội lỗi. Đáp lại, Ngài kể cho họ dụ ngôn áo mới, vải cũ; rượu mới, bình cũ. Ngài muốn nói, mọi người cần phải đổi mới và cho phép mình ‘trải nghiệm một sự biến đổi’ bên trong.
“Rượu mới” trong dụ ngôn là ân sủng tuôn trào từ thập giá; đó là máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu khi Ngài bị treo lên. Nghĩa là ân sủng và lòng thương xót được ban từ thập giá, được thông chuyển cho đến hôm nay qua Bí tích Rửa Tội và Thánh Thể. Bí tích Rửa tội biến chúng ta thành tạo vật mới trong Chúa Kitô; Bí tích Thánh Thể ban rượu mới để chúng ta có thể hoan lạc trong Thánh Thần. Nhiều Giáo Phụ chỉ ra rằng, “rượu cũ” ám chỉ ‘luật cũ’; điều này đặc biệt đúng với giới thông luật. Chúa Giêsu mang đến cho họ một giáo huấn mới, chuẩn bị cho họ một mùa ân điển mới; Ngài mời họ ‘trải nghiệm một sự biến đổi’ mới mẻ trong Thánh Thần. Thế nhưng, buồn thay, họ lại từ chối! Họ không muốn đổi thay; vì họ thích lối sống cũ của mình.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đón nhận “rượu mới” có tên là ‘Ân Sủng’, sẵn sàng từ bỏ con người cũ để trở nên mới mẻ. Việc đổi thay có thể rất khó khăn ngay cả đối với các Kitô hữu; vì lẽ, đổi mới bao hàm cắt tỉa, bỏ mình và chết đi. Thông thường, chúng ta dễ dàng tự mãn và hài lòng với cuộc sống chúng ta đang sống; vậy mà điều đó chỉ sẽ cản trở rượu mới ân sủng mà Chúa Giêsu muốn đổ lai láng vào linh hồn mỗi người. Ước gì chúng ta biết rằng, một thay đổi ngày càng sâu sắc hơn trong cuộc sống sẽ là dấu hiệu của vầng hồng phục sinh đang lấp ló ở cuối chân trời!
Anh Chị em,
Trong những ngày hôm nay, khi Corona đang tô dần tấm bản đồ hình chữ ‘S’ một màu máu, ai trong chúng ta cũng ước mong có được một sự đổi mới, bình an và hạnh phúc. Vậy mà Thánh Vịnh đáp ca vẫn mời gọi, “Hãy vào trước thánh nhan Chúa giữa tiếng hò reo!”; và điều ấy làm sao có thể xảy ra nếu chúng ta chưa cho phép mình ‘trải nghiệm một sự biến đổi’ bên trong! May thay, thánh Phaolô chỉ cho chúng ta cách thức, “Nhờ máu Đức Kitô đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất”. Thì ra, Thiên Chúa ban bình an cho con người, không phải nhờ vũ lực hay chính sách an sinh, nhưng nhờ máu của Con Một Ngài. Như vậy, để có thể chiếm lấy điều chúng ta mong ước là hãy ‘trải nghiệm một sự biến đổi’ theo cách thức của Thiên Chúa. Nói cách khác, nếu mỗi cá nhân trên hành tinh này trở nên giống Chúa Kitô, biết “đổ máu”, tức là biết ra khỏi mình, thôi ích kỷ, thôi lo cho bản thân, biết buông tay cho Thần Khí… thế giới này sẽ bớt khổ đau. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy là rượu mới trong bầu da mới, tức là biết sống tinh thần “đổ máu” của Chúa Kitô: sống vì Vinh Danh Chúa, để trở nên hạnh phúc và bình an cho người khác!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng ban ân sủng và kêu gọi con ‘trải nghiệm một sự biến đổi’ bên trong. Xin cho con can đảm đối mặt với những gì đang cản trở con trở nên một tạo vật mới, một tạo vật Chúa muốn con trở thành”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 4/9: Tinh thần và cách áp dụng Lề Luật. Suy Niệm: Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:54 03/09/2021
PHÚC ÂM: Lc 6, 1-5
“Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong một ngày Sabbat, khi Chúa Giêsu đi qua đồng lúa, thì các môn đệ bứt bông lúa miến, vò xát trong tay, rồi ăn. Có mấy người biệt phái nói với các ông rằng: “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?” Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Các ông chưa đọc điều Đavit đã làm khi ông và các người tuỳ tùng bị đói sao? Ngài đã vào đền thờ Thiên Chúa, lấy bánh dâng hiến mà ăn và cho các người bạn tuỳ tùng ăn, bánh đó họ không được phép ăn, nhưng chỉ dành cho các trưởng tế mà thôi”. Và Người bảo họ rằng: “Con Người làm chủ cả ngày Sabbat”.
Đó là lời Chúa.
3/9.2021: Thánh Lễ cầu cho các đẳng linh hồn vừa qua đời vì vi rút và cầu bình an giữa đại dịch kinh hoàng
Giáo Hội Năm Châu
05:53 03/09/2021
Đức Giê-Su, Đấng Chữa Lành
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
08:28 03/09/2021
Đức Giê-Su, Đấng Chữa Lành
(Suy niệm Chúa nhật 23 TNB)
1/ Đức Giê-su, Đấng chữa lành
Trong Tin mừng (Mc 7, 31-37) của Chúa nhật 23 thường niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người vừa bị ngọng vừa bị điếc được người ta đem đến để nhờ Đức Giê-su đặt tay chữa lành. Cái thiệt thòi của anh ta là không thể lắng nghe khi gặp gỡ mọi người và không thể nói rõ được khi đối diện với những người chung quanh. Đây là một nỗi khổ. Đây là một nỗi đau về thể lý. Anh ta chắc là đã vất vả chạy thầy chạy thuốc nhưng xem ra bất lực. Hôm nay, nơi vùng dân ngoại này, anh ta và mọi người nghe biết và đón gặp được Đức Giê-su, Đấng có uy quyền trong lời giảng cũng như việc làm để mong rằng sẽ được cứu chữa. Hình ảnh Đức Giê-su đã được tiên báo gần cả ngàn năm qua ngôn sứ Isaia trong bài đọc I: “Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” (Is 35, 4-6). Đúng vậy, Đức Giê-su đã xuất hiện để thực hiện những lời tiên báo về Ngài. Nơi nào Ngài hiện diện là nơi đó được thi ân giáng phúc. Ngài hiện diện là kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ què được đi, kẻ đui mù được sáng, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được chữa lành, và ngay cả kẻ chết đều được hồi sinh.
Quả thật, sau lời mời gọi đặt tay cho người vừa bị ngọng vừa bị điếc, Đức Giê-su đã không ngần ngại để thi thố quyền năng của Thiên Chúa. Ngài kéo riêng anh ta ra như muốn diễn ta sự gặp gỡ thân mật giữa Ngài với anh ta. Đồng thời, Đức Giê-su cũng muốn anh ta không bị đám đông quấy rầy và muốn giúp anh dễ dàng đón nhận sự chữa lành này cách nhẹ nhàng mà không ồn áo náo động. Đức Giê-su ‘đặt ngón tay vào lỗ tai và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh ta’(Mc 7, 32-33). Đây là ngôn ngữ cử điệu nhằm giúp anh ta sẽ được cứu chữa. Rồi Đức Giê-su ‘ngước mắt lên trời’ (c.34) như muốn nói rằng quyền năng đến từ trên cao. Anh sẽ được chữa lành là bởi từ trên cao chứ không phải con người. Thật vậy, điều con người không thể thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. (x.Lc 1,37)
Chúng ta thấy Đức Giê-su ‘thở dài’ (c.34) như diễn tả lòng thương xót cũng như sự rung động của Ngài trước hoàn cảnh này. Vì Ngài là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa, nên trong mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người, Ngài đã không ngừng ban ơn và chúc phúc. Điều đặc biệt là Đức Giê-su đã dùng lời để chữa lành như những lần khác, khi Ngài nói: “Ep-pha-ta”, nghĩa là: hãy mở ra (c.34)! Từ lời phán của Đức Giê-su lưỡi được giải phóng khỏi sự ràng cột đã từng khiến nó không thể nói năng rành mạch. Tai của anh đã nghe rõ ràng. Anh như đã trở nên con người bình thường nhờ quyền năng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Quả thật, phép lạ không do bởi những cử chỉ của Đức Giê-su nhưng thực ra bởi ‘Lời’ được phán ra.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng việc Đức Giê-su vừa làm không chủ ý đến việc chữa lành thân xác mà hệ tại ở việc chữa lành bệnh thiêng liêng, bệnh tâm hồn hay bệnh đức tin. Vì thế, nhiều lần trong Tin mừng, trước khi chữa lành bệnh thể lý cho ai, Đức Giêsu thường nói: Đức tin con đã chữa lành con.(x.Lc 8,48; Mt 9,22; ) Quả thật, Đức tin mới là quan trọng. Một khi đức tin được củng cố mạnh mẽ thì thân xác sẽ được khoẻ mạnh và an toàn.
Qua việc chữa lành của Đức Giê-su đối với người vừa bị ngọng vừa bị điếc, chúng ta được mời gọi nhận biết về một vị Thiên Chúa tình yêu và tràn đầy lòng nhân ái đối với con người, nhất là đối với những hoàn cảnh khổ đau, bệnh tật, nghèo đói, bị loại ra khỏi lề xã hội,…Trong bối cảnh mọi người đang phải hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, nhất là tại Việt nam chúng ta: nhiều người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã phải tử vong, dường như chúng ta đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực hoàn toàn trước sự hoành hành của con Vi-rút nhỏ bẻ này. Tiền tài danh vọng cũng đã thất bại trước nó. Quyền cao chức trọng sở hữu và chạy theo nó bấy lâu, nay cũng tiêu tan và cũng chẳng thể làm được gì trước sự tấn công của Covid. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, là những người tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngài là Em-ma-nu-en, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Ngài. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta sẽ được bình an và tràn đầy hạnh phúc nếu chúng ta tin. Ngoài Người ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho con người.(x.Cv 4,12). Thật vậy, dù sống dù chết, dù bệnh thể lý hay tâm hồn, chúng ta chỉ thật sự được giải thoát nơi danh Đức Giê-su.
Mỗi chúng ta đang đối diện đủ thứ bệnh tật không phải ngọng và điếc về thể lý nhưng ‘ngọng và điếc’ về mặt tâm hồn đang cần đến sự chữa lành của Đức Giê-su. Quả thật, đối với Covd-19, chúng ta có thể tiêm vắc-xin để phòng ngừa, nhưng đối với căn bệnh “covid tâm hồn” là vô cảm, là ích kỷ, là tham lam, là hận thù, là trộm cắp, là giết người, là ngoại tình, là cờ bạc, là rượu chè, là nói hành nói xấu, là bất hoà bất thuận,…chúng ta cần phải tiêm ‘Vắc-xin’ Lời Chúa, ‘Vắc-xin’ Mình Máu Thánh Chúa để loại trừ và giải thoát. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc đón nhận chữa lành cho mình mà không màng tới anh chị em chung quanh.
2/ Chúng ta được mời gọi chữa lành cho nhau
Người ta thường nói ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Câu nói đó có thể cũng đang mời gọi chúng ta hướng về một nghĩa thiêng liêng giữa ta với Thiên Chúa. Vì chúng ta được Thiên Chúa dựng nên từ hư không, được dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nên chúng ta cũng giống Ngài trong nghĩa cử yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta. Ai yêu mến thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. (x. 1Ga 4,16)
Vì thế, như Đức Giê-su đã luôn luôn thao thức và hướng đến việc chữa lành những mảnh đời đau khổ và bất hạnh, cụ thể trong bài Tin mừng của Chúa nhật hôm nay. Ngài đã chạnh lòng thương và chữa lành họ khi gặp gỡ. Đến lượt chúng ta, những người đã được chữa lành mỗi ngày bằng Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng không thể không yêu thương, chữa lành và quan tâm đến anh chị em chúng ta bằng những lời nói yêu thương, bằng những hành động bác ái, bằng những cử chỉ tôn trọng và chân thành.
Nơi bài đọc II (Gc 2, 1-5), Thánh Gia-cô-bê Tông đồ mời gọi chúng ta đừng sống thiên tư, thiên vị và kỳ thị anh chị em đồng loại, nhưng hãy có thái độ bao dung và thứ tha cũng như công bằng bác ái. Đây là thái độ sống cần đối với các ki-tô hữu chúng ta. Chúng ta không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh chị em của mình. Vì như Gioan Tông đồ đã nói: “Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được?” (1 Ga 4,19).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 23 TNB)
1/ Đức Giê-su, Đấng chữa lành
Trong Tin mừng (Mc 7, 31-37) của Chúa nhật 23 thường niên B hôm nay, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người vừa bị ngọng vừa bị điếc được người ta đem đến để nhờ Đức Giê-su đặt tay chữa lành. Cái thiệt thòi của anh ta là không thể lắng nghe khi gặp gỡ mọi người và không thể nói rõ được khi đối diện với những người chung quanh. Đây là một nỗi khổ. Đây là một nỗi đau về thể lý. Anh ta chắc là đã vất vả chạy thầy chạy thuốc nhưng xem ra bất lực. Hôm nay, nơi vùng dân ngoại này, anh ta và mọi người nghe biết và đón gặp được Đức Giê-su, Đấng có uy quyền trong lời giảng cũng như việc làm để mong rằng sẽ được cứu chữa. Hình ảnh Đức Giê-su đã được tiên báo gần cả ngàn năm qua ngôn sứ Isaia trong bài đọc I: “Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” (Is 35, 4-6). Đúng vậy, Đức Giê-su đã xuất hiện để thực hiện những lời tiên báo về Ngài. Nơi nào Ngài hiện diện là nơi đó được thi ân giáng phúc. Ngài hiện diện là kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ què được đi, kẻ đui mù được sáng, kẻ bệnh hoạn tật nguyền được chữa lành, và ngay cả kẻ chết đều được hồi sinh.
Quả thật, sau lời mời gọi đặt tay cho người vừa bị ngọng vừa bị điếc, Đức Giê-su đã không ngần ngại để thi thố quyền năng của Thiên Chúa. Ngài kéo riêng anh ta ra như muốn diễn ta sự gặp gỡ thân mật giữa Ngài với anh ta. Đồng thời, Đức Giê-su cũng muốn anh ta không bị đám đông quấy rầy và muốn giúp anh dễ dàng đón nhận sự chữa lành này cách nhẹ nhàng mà không ồn áo náo động. Đức Giê-su ‘đặt ngón tay vào lỗ tai và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh ta’(Mc 7, 32-33). Đây là ngôn ngữ cử điệu nhằm giúp anh ta sẽ được cứu chữa. Rồi Đức Giê-su ‘ngước mắt lên trời’ (c.34) như muốn nói rằng quyền năng đến từ trên cao. Anh sẽ được chữa lành là bởi từ trên cao chứ không phải con người. Thật vậy, điều con người không thể thì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể. (x.Lc 1,37)
Chúng ta thấy Đức Giê-su ‘thở dài’ (c.34) như diễn tả lòng thương xót cũng như sự rung động của Ngài trước hoàn cảnh này. Vì Ngài là hiện thân lòng thương xót của Thiên Chúa, nên trong mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người, Ngài đã không ngừng ban ơn và chúc phúc. Điều đặc biệt là Đức Giê-su đã dùng lời để chữa lành như những lần khác, khi Ngài nói: “Ep-pha-ta”, nghĩa là: hãy mở ra (c.34)! Từ lời phán của Đức Giê-su lưỡi được giải phóng khỏi sự ràng cột đã từng khiến nó không thể nói năng rành mạch. Tai của anh đã nghe rõ ràng. Anh như đã trở nên con người bình thường nhờ quyền năng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô. Quả thật, phép lạ không do bởi những cử chỉ của Đức Giê-su nhưng thực ra bởi ‘Lời’ được phán ra.
Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng việc Đức Giê-su vừa làm không chủ ý đến việc chữa lành thân xác mà hệ tại ở việc chữa lành bệnh thiêng liêng, bệnh tâm hồn hay bệnh đức tin. Vì thế, nhiều lần trong Tin mừng, trước khi chữa lành bệnh thể lý cho ai, Đức Giêsu thường nói: Đức tin con đã chữa lành con.(x.Lc 8,48; Mt 9,22; ) Quả thật, Đức tin mới là quan trọng. Một khi đức tin được củng cố mạnh mẽ thì thân xác sẽ được khoẻ mạnh và an toàn.
Qua việc chữa lành của Đức Giê-su đối với người vừa bị ngọng vừa bị điếc, chúng ta được mời gọi nhận biết về một vị Thiên Chúa tình yêu và tràn đầy lòng nhân ái đối với con người, nhất là đối với những hoàn cảnh khổ đau, bệnh tật, nghèo đói, bị loại ra khỏi lề xã hội,…Trong bối cảnh mọi người đang phải hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, nhất là tại Việt nam chúng ta: nhiều người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã phải tử vong, dường như chúng ta đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực hoàn toàn trước sự hoành hành của con Vi-rút nhỏ bẻ này. Tiền tài danh vọng cũng đã thất bại trước nó. Quyền cao chức trọng sở hữu và chạy theo nó bấy lâu, nay cũng tiêu tan và cũng chẳng thể làm được gì trước sự tấn công của Covid. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, là những người tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Ngài là Em-ma-nu-en, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta được mời gọi hãy tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Ngài. Nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, chúng ta sẽ được bình an và tràn đầy hạnh phúc nếu chúng ta tin. Ngoài Người ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho con người.(x.Cv 4,12). Thật vậy, dù sống dù chết, dù bệnh thể lý hay tâm hồn, chúng ta chỉ thật sự được giải thoát nơi danh Đức Giê-su.
Mỗi chúng ta đang đối diện đủ thứ bệnh tật không phải ngọng và điếc về thể lý nhưng ‘ngọng và điếc’ về mặt tâm hồn đang cần đến sự chữa lành của Đức Giê-su. Quả thật, đối với Covd-19, chúng ta có thể tiêm vắc-xin để phòng ngừa, nhưng đối với căn bệnh “covid tâm hồn” là vô cảm, là ích kỷ, là tham lam, là hận thù, là trộm cắp, là giết người, là ngoại tình, là cờ bạc, là rượu chè, là nói hành nói xấu, là bất hoà bất thuận,…chúng ta cần phải tiêm ‘Vắc-xin’ Lời Chúa, ‘Vắc-xin’ Mình Máu Thánh Chúa để loại trừ và giải thoát. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại việc đón nhận chữa lành cho mình mà không màng tới anh chị em chung quanh.
2/ Chúng ta được mời gọi chữa lành cho nhau
Người ta thường nói ‘có đi có lại mới toại lòng nhau’. Câu nói đó có thể cũng đang mời gọi chúng ta hướng về một nghĩa thiêng liêng giữa ta với Thiên Chúa. Vì chúng ta được Thiên Chúa dựng nên từ hư không, được dựng nên giống hình ảnh của Ngài, nên chúng ta cũng giống Ngài trong nghĩa cử yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta. Ai yêu mến thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. (x. 1Ga 4,16)
Vì thế, như Đức Giê-su đã luôn luôn thao thức và hướng đến việc chữa lành những mảnh đời đau khổ và bất hạnh, cụ thể trong bài Tin mừng của Chúa nhật hôm nay. Ngài đã chạnh lòng thương và chữa lành họ khi gặp gỡ. Đến lượt chúng ta, những người đã được chữa lành mỗi ngày bằng Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta cũng không thể không yêu thương, chữa lành và quan tâm đến anh chị em chúng ta bằng những lời nói yêu thương, bằng những hành động bác ái, bằng những cử chỉ tôn trọng và chân thành.
Nơi bài đọc II (Gc 2, 1-5), Thánh Gia-cô-bê Tông đồ mời gọi chúng ta đừng sống thiên tư, thiên vị và kỳ thị anh chị em đồng loại, nhưng hãy có thái độ bao dung và thứ tha cũng như công bằng bác ái. Đây là thái độ sống cần đối với các ki-tô hữu chúng ta. Chúng ta không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh chị em của mình. Vì như Gioan Tông đồ đã nói: “Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, vì Người đã thương yêu chúng ta trước. Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối. Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Ðấng mình không thấy được?” (1 Ga 4,19).
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Hết Cả Trí Khôn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:32 03/09/2021
Hết Cả Trí Khôn
Khi trả lời cho vị luật sĩ hỏi rằng trong các lề luật điều nào trọng nhất thì Chúa Giêsu đã lấy lại lời Thánh Kinh trong Sách Đệ Nhị Luật tóm lại trong hai giới răn “Mến Chúa và yêu người”. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã thêm vào một yếu tố trong giới răn mến Chúa mà Sách Đệ Nhị Luật không nói đó là “hết cả trí khôn” (Mt 22,27)
Một trong nhưng ưu phẩm của loài người trỗi vượt trên các loài hữu hình bậc thấp đó là trí khôn. Thiên Chúa muốn chúng ta đến với Người, yêu mến Người, tôn thờ Người trong sự ý thức, tự giác và tự nguyện. Một trong những nét biểu lộ của người có ý thức là biết mình làm gì, vì sao làm điều ấy và làm điều ấy với mục đích gì. Và khi đã thông hiểu thì sẽ biết làm điều ấy cách chính đáng và hữu hiệu. Qua bài Tin Mừng ngày thứ Sáu sau Chúa Nhật XXII TN B chúng ta cùng đến với một trong những hình thái biểu lộ lòng tin đó là việc ăn chay. Với cả trí khôn chúng ta cùng hỏi với nhau ăn chay nghĩa là gì, vì sao ta ăn chay, ta ăn chay để được sự gì và ăn chay như thế nào cho đúng và đẹp ý Thiên Chúa?
Ăn chay là một hình thái biểu lộ sự thống hối ăn năn tội lỗi qua một số kiêng khem, tiết chế các nhu cầu về thể lý cũng như tinh thần. Chúng ta ăn chay là vì chúng ta nhận biết mình đã phạm tội mà theo Kinh Thánh thì đây là những trọng tội. Và mục đích ăn chay thì quá rõ ràng đó là nài xin lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa. Sách Giona cho chúng ta thấy dân chúng, vua quan thành Ninivê đã ăn chay để biểu lộ sự thống hối ăn năn vì tội lỗi của họ quá nặng nề và qua đó nài xin Thiên Chúa thứ tha (Gn 3,1-10). Chúa Giêsu cũng đã minh định rõ điều này khi trả lời với những người cật vấn tại sao các môn đệ của Người không ăn chay: “Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy” (Lc 5,34-35).
Theo viễn kiến của thần học luân lý thì tội lỗi là tình trạng thiếu vắng Thiên Chúa. Khi phạm tội nhẹ là chúng ta để Thiên Chúa ra một bên. Còn phạm trọng tội là xua đẩy Thiên Chúa hoàn toàn ra khỏi cuộc đời của mình. Đến đây chúng ta mới hiểu rõ lời Chúa Giêsu là khi nào cuộc đời chúng ta hoàn toàn vắng bóng “tân lang” là chính Người thì khi ấy chúng ta mới ăn chay nghĩa là thành tâm sám hối tội lỗi đã phạm.
Nhiều biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu lầm tưởng rằng ăn chay là một trong những cách thế lập công tích đức. Chính vì thế họ đã khó tránh được chước cám dỗ là dùng việc ăn chay để tô vẽ mức độ đạo đức của mình. Vì thế họ rất dễ rơi vào thói đạo đức giả muốn được người ta ca tụng và lắm khi còn kể công trước mặt Thiên Chúa.
Hãy thờ phương và yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và hết cả trí khôn. Vẫn có đó và còn đó tình trạng sống đạo một cách máy móc kiểu “xưa bày nay làm” và vô tình thiếu đi sự ý thức về các hành vi sống đạo của mình. Mong sao các vị mục tử hướng dẫn đoàn chiên sống đức tin cách trưởng thành nghĩa là có ý thức hơn. Chúa Giêsu đã từng cảnh báo là đừng lấy vải mới mà vá vào áo cũ, đừng đổ rượu mới vào bầu da cũ, thế mà nhiều khi chúng ta và cả nhiều đấng bậc lại quá bám víu vào nhiều hình thức sống đạo xưa cũ xem ra không còn phù hợp và nhiều khi còn thiếu ý thức. Biết ăn chay là gì và vì sao ăn chay thì chúng ta sẽ hiểu lời ngôn sứ Gioen là “ Hãy xé lòng chớ đừng xé áo” vậy (x. Ge 2,12-18).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Khi trả lời cho vị luật sĩ hỏi rằng trong các lề luật điều nào trọng nhất thì Chúa Giêsu đã lấy lại lời Thánh Kinh trong Sách Đệ Nhị Luật tóm lại trong hai giới răn “Mến Chúa và yêu người”. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã thêm vào một yếu tố trong giới răn mến Chúa mà Sách Đệ Nhị Luật không nói đó là “hết cả trí khôn” (Mt 22,27)
Một trong nhưng ưu phẩm của loài người trỗi vượt trên các loài hữu hình bậc thấp đó là trí khôn. Thiên Chúa muốn chúng ta đến với Người, yêu mến Người, tôn thờ Người trong sự ý thức, tự giác và tự nguyện. Một trong những nét biểu lộ của người có ý thức là biết mình làm gì, vì sao làm điều ấy và làm điều ấy với mục đích gì. Và khi đã thông hiểu thì sẽ biết làm điều ấy cách chính đáng và hữu hiệu. Qua bài Tin Mừng ngày thứ Sáu sau Chúa Nhật XXII TN B chúng ta cùng đến với một trong những hình thái biểu lộ lòng tin đó là việc ăn chay. Với cả trí khôn chúng ta cùng hỏi với nhau ăn chay nghĩa là gì, vì sao ta ăn chay, ta ăn chay để được sự gì và ăn chay như thế nào cho đúng và đẹp ý Thiên Chúa?
Ăn chay là một hình thái biểu lộ sự thống hối ăn năn tội lỗi qua một số kiêng khem, tiết chế các nhu cầu về thể lý cũng như tinh thần. Chúng ta ăn chay là vì chúng ta nhận biết mình đã phạm tội mà theo Kinh Thánh thì đây là những trọng tội. Và mục đích ăn chay thì quá rõ ràng đó là nài xin lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa. Sách Giona cho chúng ta thấy dân chúng, vua quan thành Ninivê đã ăn chay để biểu lộ sự thống hối ăn năn vì tội lỗi của họ quá nặng nề và qua đó nài xin Thiên Chúa thứ tha (Gn 3,1-10). Chúa Giêsu cũng đã minh định rõ điều này khi trả lời với những người cật vấn tại sao các môn đệ của Người không ăn chay: “Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy” (Lc 5,34-35).
Theo viễn kiến của thần học luân lý thì tội lỗi là tình trạng thiếu vắng Thiên Chúa. Khi phạm tội nhẹ là chúng ta để Thiên Chúa ra một bên. Còn phạm trọng tội là xua đẩy Thiên Chúa hoàn toàn ra khỏi cuộc đời của mình. Đến đây chúng ta mới hiểu rõ lời Chúa Giêsu là khi nào cuộc đời chúng ta hoàn toàn vắng bóng “tân lang” là chính Người thì khi ấy chúng ta mới ăn chay nghĩa là thành tâm sám hối tội lỗi đã phạm.
Nhiều biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu lầm tưởng rằng ăn chay là một trong những cách thế lập công tích đức. Chính vì thế họ đã khó tránh được chước cám dỗ là dùng việc ăn chay để tô vẽ mức độ đạo đức của mình. Vì thế họ rất dễ rơi vào thói đạo đức giả muốn được người ta ca tụng và lắm khi còn kể công trước mặt Thiên Chúa.
Hãy thờ phương và yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và hết cả trí khôn. Vẫn có đó và còn đó tình trạng sống đạo một cách máy móc kiểu “xưa bày nay làm” và vô tình thiếu đi sự ý thức về các hành vi sống đạo của mình. Mong sao các vị mục tử hướng dẫn đoàn chiên sống đức tin cách trưởng thành nghĩa là có ý thức hơn. Chúa Giêsu đã từng cảnh báo là đừng lấy vải mới mà vá vào áo cũ, đừng đổ rượu mới vào bầu da cũ, thế mà nhiều khi chúng ta và cả nhiều đấng bậc lại quá bám víu vào nhiều hình thức sống đạo xưa cũ xem ra không còn phù hợp và nhiều khi còn thiếu ý thức. Biết ăn chay là gì và vì sao ăn chay thì chúng ta sẽ hiểu lời ngôn sứ Gioen là “ Hãy xé lòng chớ đừng xé áo” vậy (x. Ge 2,12-18).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mở tai mở miệng mở lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
13:54 03/09/2021
MỞ TAI MỞ MIỆNG MỞ LÒNG
Trong đời, ta không sống 1 mình, mà sống có những mối tương giao với người khác. Trong tương giao, tai và miệng của chúng ta như 2 cánh cửa mở ra để giao tiếp, để đến với nhau. Chẳng may bị câm điếc thì 2 cánh cửa tương giao ấy bị đóng lại. Thế nên, Phúc Âm tuần này kể chuyện khi Chúa Giêsu chữa lành cho người câm điếc, thì Chúa đã bảo “hãy mở ra.” Chúa mở tai, mở miệng, mở lòng chúng ta. Chúa chữa câm điếc cả thể lý lẫn tinh thần.
Câm điếc thể lý là không có khả năng nghe nói được, còn câm điếc tinh thần là có khả năng nghe nói đấy, mà không muốn nghe, không muốn nói, vì lòng đã bị đóng chặt lại rồi. Câm điếc tinh thần có câm điếc tâm lý và tâm linh.
1. Câm điếc tâm lý. Tai miệng vẫn mở nhưng không muốn nói, không muốn nghe vì lòng đóng lại rồi. Trong gia đình vợ chồng không chịu nghe nhau, không muốn nói với nhau vì đang tức giận nhau, đang chiến tranh lạnh. Ngoài xã hội có những nơi dân chúng vì sợ mà không dám nói, nhà cầm quyền độc tài nên chẳng thèm nghe. Cả một xã hội như đang giả câm giả điếc. Hoặc nếu có nói thì lại không nói những lời yêu thương, toàn nói những lời độc ác gây đau khổ cho nhau.
2. Câm điếc tâm linh. Chúa Giêsu có lần mắng các môn đệ: “Các anh có mắt mà như mù, có tai mà như điếc!” Đó là những câm điếc tâm linh. Người ta bỏ ngoài tai những điều Chúa và Giáo Hội dạy. Mỗi ngày người ta nói đủ thứ chuyện trên đời, nhưng lại không mở miệng đọc được vài lời kinh cầu nguyện. Có không ít người tin Chúa, mà suốt cả đời chưa một lần mở miệng nói về Chúa cho anh chị em ngoại giáo. Người ta bị câm điếc về tâm linh.
Có ít người câm điếc thể lý, nhưng có nhiều người câm điếc tinh thần. Thế nên, xin Chúa mở miệng, mở tai, mở lòng chúng con, để chúng con cởi mở đời mình ra với Chúa và với mọi người. Amen.
----- Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa tuần này HÃY MỞ RA
https://youtu.be/M8YhKQGbmEU?t=159
Épphatha - Hãy mở ra!
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:24 03/09/2021
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN
Épphatha - Hãy mở ra!
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở chương 7,31-37.
1- Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay búng những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa Giêsu đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Người luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm qua sự hiện diện của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên, đừng sợ!... Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính mình; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần chữa lành người bệnh trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người chúng ta trên bình diện tâm linh trong từng ngày sống.
Thật vậy, người đàn ông được chữa lành bởi Chúa Giêsu là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không có thể giao tiếp với người khác, anh không thể nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm cho chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều, theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc về thể lý và cả về tâm linh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
2- Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về bệnh “câm điếc thể lý” và đã tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện, hoà nhập vào xã hội, nhưng người ta lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống con người.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh. Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi nó vừa là lỗi vừa là tội nữa.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính của thái độ dững dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạc, chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ xáo trộn và nổi đau của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hãy quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ vì kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu của chồng trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Trong gia đình, chúng ta bị câm điếc khi khép kín trong chính mình, vì sự kiêu ngạo, khi sống xa lánh người khác và “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Đối với những người nam nữ tu sỹ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3- Phát xuất từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với lòng yêu mến. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta: “Trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.” Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu phải nói, hãy nói với tình yêu, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó. Mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp chỉ nhờ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thức lành mạnh và tốt đẹp. Kinh Thánh cũng chỉ cho chúng ta biết tại sao tương quan giữa người với người bắt đầu đổ vỡ và khó khăn xuất hiện. Sách Sáng Thế minh chứng: khi Ađam và Evà sống trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và tràn đầy hạnh phúc, họ thuộc về nhau: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Nhưng khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị rụp đổ, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Ông thì đổ lỗi cho bà, bà thì đổ lỗi cho con rắn…”
Do tội lỗi làm cho con người xa lìa Thiên Chúa và chia rẻ nhau. Con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn cho con người vì Chúa Giêsu đến để hoà giải con người với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích, đặc biệt qua bí tích Rửa Tội và Giao Hòa. Bởi thế, Giáo Hội luôn nhìn nhận những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và sờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích mà chúng ta cử hành. Trong đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách bí tích để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc kết hợp với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa. Nhờ Chúa Kitô và được kết hợp với Chúa Kitô là Đầu, chúng ta cũng được kết hợp nên một với anh chị em. Chỉ có một điều duy nhất cần là mỗi người biết mở lòng ra. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Épphatha - Hãy mở ra!
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
Bài Tin Mừng hôm nay đưa chúng ta tới chứng kiến một phép lạ chữa lành rất ý nghĩa do Chúa Giêsu thực hiện và được thánh Máccô trình thuật ở chương 7,31-37.
1- Phép lạ của tình yêu cứu độ
Qua trình thuật này cũng như các trường hợp chữa lành khác trong Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng Chúa Giêsu không làm phép lạ như những thầy phù thuỷ đung đưa cây đũa thần hay búng những ngón tay ma thuật của mình để đánh lừa ánh mắt của những người quan sát. Trái lại, khi người ta đưa một người vừa câm vừa điếc đến để xin Người đặt tay, Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, Người đặt ngón tay vào lỗ tai, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: “Épphatha” – hãy mở ra!” Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh nói được rõ ràng.
Tất cả những hành động này của Chúa Giêsu đối với bệnh nhân nói với chúng ta rằng Người luôn đồng cảm với những con người gặp cảnh đau khổ và bệnh tật; Người chia sẻ một cách sâu xa với những bất hạnh đang đè nặng lên cuộc sống của họ. Thánh Máccô muốn làm nổi bật điều này: Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của loài người, Người là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Điều mà tiên tri Isaia tiên báo trong bài đọc I nay đã được ứng nghiệm qua sự hiện diện của Chúa Giêsu: “Hãy can đảm lên, đừng sợ!... Ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được” (Is 35,4.6).
Trong một lần khác, sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành mọi kẻ ốm đau, khi thấy ứng nghiệm lời tiên tri Isaia, tác giả Tin Mừng chú thích: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17; x. Is 53,4).
Tự bản chất, các phép lạ do Chúa Kitô làm không bao giờ dừng lại trên chính mình; chúng là những dấu chỉ hướng tới ý nghĩa bên trong và hướng tới đức tin. Điều mà Chúa Giêsu mỗi lần chữa lành người bệnh trên bình diện thể lý diễn tả điều Người muốn làm cho mỗi người chúng ta trên bình diện tâm linh trong từng ngày sống.
Thật vậy, người đàn ông được chữa lành bởi Chúa Giêsu là một người vừa câm vừa điếc; anh ta không có thể giao tiếp với người khác, anh không thể nói và diễn tả những cảm xúc hay nhu cầu của mình. Nếu hiểu rằng câm điếc là không có khả năng giao tiếp và liên lạc với người bên cạnh, để xây dựng các tương quan tốt đẹp, thì điều này làm cho chúng ta nhận thức rằng tất cả chúng ta ít hay nhiều, theo cách thức nào đó là những người vừa câm vừa điếc về thể lý và cả về tâm linh, đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gửi tới tất cả chúng ta tiếng kêu này của Người: “Épphatha” – hãy mở ra!”
2- Căn bệnh câm điếc tâm linh
Ngày hôm nay người ta nói nhiều về bệnh “câm điếc thể lý” và đã tìm kiếm nhiều phương thức chữa trị, giúp các bệnh nhân cải thiện, hoà nhập vào xã hội, nhưng người ta lại tránh né nói về căn bệnh câm điếc tâm linh và luân lý trong đời sống con người.
Hình ảnh người câm điếc hôm nay khiến chúng ta phải phản tỉnh và suy nghĩ về sự câm điếc tâm linh. Ở đây, có sự khác biệt giữa sự câm điếc thể lý và câm điếc tinh thần. Sự câm điếc thể lý không lệ thuộc vào cá nhân anh, nhưng do số phận, có thể do bẩm sinh, nên anh ta hoàn toàn không đáng trách; trong khi đó, sự câm điếc luân lý hay tinh thần lệ thuộc vào chính đương sự, vào chính chúng ta, và nó là điều đáng trách, có khi nó vừa là lỗi vừa là tội nữa.
Chúng ta bị câm điếc, khi không còn lắng nghe tiếng kêu cứu của người khác nói và chúng ta thích đặt một một bức tường hay một lớp kính của thái độ dững dưng giữa chúng ta với tha nhân.
Chúng ta bị câm điếc khi chúng ta lệch lạc, chủ quan, thiên tư thiên vị khi đánh giá người khác chỉ dựa theo hào nhoáng bên ngoài hay đề cao của cải, khi coi trọng người giàu và ruồng bỏ người nghèo, như thánh Giacôbê cảnh báo chúng ta trong bài đọc II (x. Gc 2,1-5).
Các bậc cha mẹ bị câm điếc khi không còn đọc thấy và hiểu ra nơi những thái độ xáo trộn và nổi đau của những người con chứa đựng lời van xin cha mẹ hãy quan tâm và yêu thương chúng.
Một người chồng bị câm điếc khi anh không nhận ra những dấu hiệu trong sự lo lắng của người vợ vì kiệt sức và mệt mỏi hoặc cần sự giải thích, hay một sự thấu hiểu của chồng trong lúc khó khăn. Và điều này cũng áp dụng tương tự như thế đối với những người vợ. Người vợ cũng bị câm điếc khi đối xử như thế với chồng.
Trong gia đình, chúng ta bị câm điếc khi khép kín trong chính mình, vì sự kiêu ngạo, khi sống xa lánh người khác và “chiến tranh lạnh,” trong khi có lẽ chỉ cần một lời xin lỗi hoặc một lời tha thứ, chúng ta có thể làm hoà với nhau và mang lại hoà khí cho gia đình.
Đối với những người nam nữ tu sỹ là những người có thời gian để giữ thinh lặng trong ngày, đôi khi chúng ta xưng thú trong toà giải tội rằng: “Con có làm ồn trong giờ thinh lặng.” Tôi nghĩ rằng nhiều lúc chúng ta phải xưng thú ngược lại: “Con đã không phá tan sự thinh lặng giữa con người anh em như con phải làm.” Đó cũng là triệu chứng câm điếc tâm linh.
3- Phát xuất từ tình yêu
Tuy nhiên, điều quyết định cho chất lượng giao tiếp không đơn thuần là nói hoặc không nói, nhưng là nói hoặc không nói với lòng yêu mến. Về điểm này, thánh Augustinô khuyên chúng ta: “Trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta không thể biết cách chính xác điều nên làm: nói hoặc thinh lặng, sửa lỗi hay cứ để cho mọi sự tiếp diễn. Ở đây có một nguyên tắc có giá trị cho mọi trường hợp: Hãy yêu thương rồi bạn làm điều mình muốn.” Vì thế, trước hết, chúng ta hãy có lòng yêu mến thực sự trong trái tim mình, rồi nếu phải nói, hãy nói với tình yêu, hoặc nếu phải thinh lặng, hãy thinh lặng với tình yêu đó. Mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp chỉ nhờ tình yêu mến.
Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu làm sao để xây dựng tương quan với người khác theo một cách thức lành mạnh và tốt đẹp. Kinh Thánh cũng chỉ cho chúng ta biết tại sao tương quan giữa người với người bắt đầu đổ vỡ và khó khăn xuất hiện. Sách Sáng Thế minh chứng: khi Ađam và Evà sống trong những tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, thì tương quan hỗ tương của họ cũng trở nên tốt đẹp và tràn đầy hạnh phúc, họ thuộc về nhau: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2,23). Nhưng khi tương quan của họ với Thiên Chúa bị rụp đổ, vì sự bất phục tùng, lúc ấy những lời tố cáo nhau bắt đầu xuất hiện: “Ông thì đổ lỗi cho bà, bà thì đổ lỗi cho con rắn…”
Do tội lỗi làm cho con người xa lìa Thiên Chúa và chia rẻ nhau. Con người phải bắt đầu lại. Thật may mắn cho con người vì Chúa Giêsu đến để hoà giải con người với Thiên Chúa và qua đó để hoà giải chúng ta với tha nhân. Người hoà giải chúng ta trước hết nhờ các bí tích, đặc biệt qua bí tích Rửa Tội và Giao Hòa. Bởi thế, Giáo Hội luôn nhìn nhận những cử chỉ rất ấn tượng mà Chúa Giêsu thực hiện cho người câm điếc (như đặt tay vào tai và sờ vào lưỡi anh) là một biểu tượng về các bí tích mà chúng ta cử hành. Trong đó, Người tiếp tục “đụng chạm” vào chúng ta một cách bí tích để chữa lành chúng ta một cách thiêng liêng.
Đó là lý do tại sao trong Phép Rửa, thừa tác viên làm những hành vi trên thụ nhân được rửa tội như Chúa Giêsu đã làm trên người câm điếc: Ngài đặt ngón tay vào tai và chạm vào miệng họ và nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Épphatha – hãy mở ra!”
Bí tích Thánh Thể đặc biệt giúp chúng ta chiến thắng sự khiếm khuyết về việc kết hợp với tha nhân, khi làm cho chúng ta kinh nghiệm sự kết hợp tuyệt vời nhất với Thiên Chúa. Nhờ Chúa Kitô và được kết hợp với Chúa Kitô là Đầu, chúng ta cũng được kết hợp nên một với anh chị em. Chỉ có một điều duy nhất cần là mỗi người biết mở lòng ra. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hãy Mở Ra!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:15 03/09/2021
Hãy Mở Ra!
Chúa Nhật XXIII TN B
Loài vật vốn có tình bầy đàn. Con người thì có tính xã hội. Con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người. Sự tương quan này được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại tức là nghe và nói. Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng hễ một người câm, không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng y học thì cho thấy ngược lại: chính vì bị điếc nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.
Bài Tin mừng Chúa Nhật XXIII TN B tường thuật chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc mà dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai mà Thánh kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói xét về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng sự bất hạnh và khốn khổ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần thì sự khốn khổ và bất hạnh nó di hại cho nhiều người và hậu quả cũng khó mà khắc phục. Dù hai lãnh vực thể lý và tinh thần tuy khác nhau nhưng có sự trùng hợp đó là do bởi điếc (không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác) nên người ta đâm ra điếc hay ngọng là không nói được, không đựơc nói hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói. Ở đây chúng ta đặc biệt phân tích về căn bệnh tinh thần. Với các bài Thánh Kinh được trích đọc trong Chúa Nhật XXIII TN B này, chúng ta có thể tìm ra một vài nguyên nhân chính của căn bệnh câm điếc.
1.Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế, tuy nhiên cách thế thông thường mà Người phán dạy chúng ta là qua con người. Đọc lịch sử thánh, chúng ta nhận ra điều này: ngoài những dấu lạ điềm thiêng thì Thiên Chúa thường phán dạy qua những con người bé mọn, nghèo hèn cụ thể là các ngôn sứ, những người nghèo của Giavê. Đến thời kỳ viên mãn Thiên Chúa lại phán dạy chúng ta qua Người Con. Đó là một người thợ mộc bình thường xuất thân từ Nagiaret là một xứ sở không có gì đáng nói và từ một gia cảnh không có gì đáng trọng vọng.
Chúa Giêsu chọn gọi mười hai người cộng tác đặt làm tông đồ để rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng là những người thấp cổ, bé phận. Thánh Giacôbê Tông đồ qua bài đọc thứ hai cảnh tỉnh ta về cái lề thói thích thiên tư, gần gũi với những người sang giàu. Đây là một trong những nguyên cớ khiến ta bị điếc về tâm linh. Rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hay tôn giáo vẫn có nghe nhưng họ thường nghe lời từ những người thuộc quyền, kém chức. Họ chỉ nghe thuộc hạ báo cáo và thế là có nghe cũng như không. Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần dân, gần những người thấp cổ, bé phận, gần những người nghèo khổ lầm than.
2.Vẫn có đó nhiều người nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng. Bài đọc thứ nhất cho ta chìa khoá tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ!”. Đức cố Gioan Phaolô II đã khai mở triều đại Giáo hoàng của Ngài với đoàn tín hữu bằng chính lời của Chúa Kitô: “Các con đừng sợ!” Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, không ít lần Chúa Kitô nhắn nhủ các môn đệ rằng hãy can đảm lên, đừng sợ! Và sau khi từ cõi chết sống lại thì hai từ “đừng sợ” vẫn được Người lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại…là những cái sợ khiến nhiều người hành xữ như chẳng thấy, chẳng nghe và họ đã không dám mở miệng bảo vệ công lý, rao truyền chân lý, nhất là không dám tố giác tội lỗi, cách riêng tội lỗi của những người đang nắm trong tay quyền cao, chức trọng, cả ngoài xã hội lẫn trong giáo hội. Ngoài ra cũng cần kể đến một vài nguyên cớ khiến người ta dù có nghe đúng hoặc thấy rõ mà vẫn sợ không dám nói. Chẳng hạn như trường hợp vì có tật thì giật mình hoặc há miệng thì sợ mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Dễ dàng thông cảm với người còn chút tự trọng và chút liêm sỉ, ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
“Ephata: Hãy mở ra!” Không chỉ hãy mở tai, mở mắt để thấy và để nghe hiện trạng của đất nước, của xã hội, của giáo hội mà con phải mở lòng ra để biêt cảm thông với tha nhân trong sự liên đới trách nhiệm. Vẫn còn quá nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội vẫn chưa chu toàn chức vụ “công bộc” của nhân dân hay vẫn còn nhiều vị mục tử chưa xứng là tôi tớ của đoàn Dân Thiên Chúa. Những mặt trái hay những tồn tại ấy chắc hẳn có phần lỗi của chúng ta.
Dù khuyết tật về thể lý, nhưng người câm vẫn có thể nói bằng thái độ, cử chỉ hay bằng văn tự. Là Kitô hữu, chúng ta đã được Chúa Kitô thông chia nhiệm vụ ngôn sứ. Nếu vì lẽ gì đó mà chúng ta vẫn chưa can đảm lên tiếng hoặc có nói mà như không nói, vì chỉ nói chung chung, một kiểu nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sai mà lại chẳng nhắm cho ai cả, thì chúng ta chưa hẳn thực sự là con người và chắc chắn không thể nào là con cái Chúa chính danh, đúng phận. Chính vì thế Chúa Kitô vẫn đang mãi phán truyền lớn tiếng: EPHATA!: HÃY MỞ RA!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XXIII TN B
Loài vật vốn có tình bầy đàn. Con người thì có tính xã hội. Con người là hữu thể trong tương quan liên vị. Tôi chỉ thực sự là tôi trong tương quan với một ai đó. Chính vì thế sự tương quan liên vị là một nhu cầu sinh tồn của con người. Sự tương quan này được thể hiện rõ nét qua sự tiếp xúc. Một trong những cách thế để tiếp xúc hữu hiệu với tha nhân là đối thoại tức là nghe và nói. Thật bất hạnh cho những ai thiếu hay mất khả năng nói và nghe. Thoạt sinh ra mà bị câm điếc thì đúng là kém may mắn. Dân gian truyền miệng rằng hễ một người câm, không nói được thì trời cho điếc luôn để khỏi uất ức, tức tối khi nghe những lời không hay về mình mà không phản bác lại được. Thế nhưng y học thì cho thấy ngược lại: chính vì bị điếc nên người ta mới bị câm. Vì không nghe được nên con người không thể tập nói. Trẻ nói được là nhờ bắt chước, lặp lại những gì đã nghe.
Bài Tin mừng Chúa Nhật XXIII TN B tường thuật chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc mà dịch chính xác hơn là điếc và ngọng. Đây là một trong những dấu chỉ của thời Thiên Sai mà Thánh kinh đã loan báo. Mất đi khả năng nghe và nói xét về thể lý là một khốn khổ và bất hạnh. Thế nhưng sự bất hạnh và khốn khổ ấy dường như chỉ hạn hẹp ở đương sự và có chăng là nơi vài người thân thích. Tuy nhiên nếu xét về bệnh điếc, câm hay ngọng về tinh thần thì sự khốn khổ và bất hạnh nó di hại cho nhiều người và hậu quả cũng khó mà khắc phục. Dù hai lãnh vực thể lý và tinh thần tuy khác nhau nhưng có sự trùng hợp đó là do bởi điếc (không nghe được, không chịu nghe, nghe không rõ, không đúng, không chính xác) nên người ta đâm ra điếc hay ngọng là không nói được, không đựơc nói hay nói không được những điều cần nói, nên nói và phải nói. Ở đây chúng ta đặc biệt phân tích về căn bệnh tinh thần. Với các bài Thánh Kinh được trích đọc trong Chúa Nhật XXIII TN B này, chúng ta có thể tìm ra một vài nguyên nhân chính của căn bệnh câm điếc.
1.Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế, tuy nhiên cách thế thông thường mà Người phán dạy chúng ta là qua con người. Đọc lịch sử thánh, chúng ta nhận ra điều này: ngoài những dấu lạ điềm thiêng thì Thiên Chúa thường phán dạy qua những con người bé mọn, nghèo hèn cụ thể là các ngôn sứ, những người nghèo của Giavê. Đến thời kỳ viên mãn Thiên Chúa lại phán dạy chúng ta qua Người Con. Đó là một người thợ mộc bình thường xuất thân từ Nagiaret là một xứ sở không có gì đáng nói và từ một gia cảnh không có gì đáng trọng vọng.
Chúa Giêsu chọn gọi mười hai người cộng tác đặt làm tông đồ để rao giảng Lời Thiên Chúa thì cũng là những người thấp cổ, bé phận. Thánh Giacôbê Tông đồ qua bài đọc thứ hai cảnh tỉnh ta về cái lề thói thích thiên tư, gần gũi với những người sang giàu. Đây là một trong những nguyên cớ khiến ta bị điếc về tâm linh. Rất nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hay tôn giáo vẫn có nghe nhưng họ thường nghe lời từ những người thuộc quyền, kém chức. Họ chỉ nghe thuộc hạ báo cáo và thế là có nghe cũng như không. Để khỏi bị điếc, tức là để nghe đúng, nghe chính xác thì không gì hơn là biết cúi xuống, gần dân, gần những người thấp cổ, bé phận, gần những người nghèo khổ lầm than.
2.Vẫn có đó nhiều người nghe rõ, nghe đúng, nhưng làm như không nghe, không biết. Biểu hiện nơi những người này là không dám nói, có nói thì nói không đúng hay nói kiểu nói ngọng. Bài đọc thứ nhất cho ta chìa khoá tìm ra nguyên nhân của căn bệnh này đó là sự sợ hãi, thiếu can đảm. Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Isaia: “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ!”. Đức cố Gioan Phaolô II đã khai mở triều đại Giáo hoàng của Ngài với đoàn tín hữu bằng chính lời của Chúa Kitô: “Các con đừng sợ!” Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, không ít lần Chúa Kitô nhắn nhủ các môn đệ rằng hãy can đảm lên, đừng sợ! Và sau khi từ cõi chết sống lại thì hai từ “đừng sợ” vẫn được Người lặp đi lặp lại nhiều lần.
Sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại…là những cái sợ khiến nhiều người hành xữ như chẳng thấy, chẳng nghe và họ đã không dám mở miệng bảo vệ công lý, rao truyền chân lý, nhất là không dám tố giác tội lỗi, cách riêng tội lỗi của những người đang nắm trong tay quyền cao, chức trọng, cả ngoài xã hội lẫn trong giáo hội. Ngoài ra cũng cần kể đến một vài nguyên cớ khiến người ta dù có nghe đúng hoặc thấy rõ mà vẫn sợ không dám nói. Chẳng hạn như trường hợp vì có tật thì giật mình hoặc há miệng thì sợ mắc quai. Có thể do lầm lỗi hay khiếm khuyết nào đó của ta khiến ta thấy ngượng miệng khi phải nói điều gì đó phải nói. Đây là dữ kiện không mới, vì nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa mà còn là chuyện hiện sinh của kiếp người. Dễ dàng thông cảm với người còn chút tự trọng và chút liêm sỉ, ngại ngần lấy cái rác trong mắt tha nhân khi mà cái xà nhà đang ở trong mắt mình. Ta cũng có thể kể đến những trường hợp “ăn xôi chùa, ngọng miệng”. Ta nói không được vì đã hưởng nhận chút lợi lộc nào đó thiếu trong sáng. Tệ nạn cũng là quốc nạn của nhiều nước hiện nay là tham nhũng – hối lộ. Và hệ quả kéo theo là những vị hữu trách “nói không được”, những điều cần nói, phải nói hay nên nói theo bổn phận và trách nhiệm của mình.
“Ephata: Hãy mở ra!” Không chỉ hãy mở tai, mở mắt để thấy và để nghe hiện trạng của đất nước, của xã hội, của giáo hội mà con phải mở lòng ra để biêt cảm thông với tha nhân trong sự liên đới trách nhiệm. Vẫn còn quá nhiều vị lãnh đạo ngoài xã hội vẫn chưa chu toàn chức vụ “công bộc” của nhân dân hay vẫn còn nhiều vị mục tử chưa xứng là tôi tớ của đoàn Dân Thiên Chúa. Những mặt trái hay những tồn tại ấy chắc hẳn có phần lỗi của chúng ta.
Dù khuyết tật về thể lý, nhưng người câm vẫn có thể nói bằng thái độ, cử chỉ hay bằng văn tự. Là Kitô hữu, chúng ta đã được Chúa Kitô thông chia nhiệm vụ ngôn sứ. Nếu vì lẽ gì đó mà chúng ta vẫn chưa can đảm lên tiếng hoặc có nói mà như không nói, vì chỉ nói chung chung, một kiểu nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sai mà lại chẳng nhắm cho ai cả, thì chúng ta chưa hẳn thực sự là con người và chắc chắn không thể nào là con cái Chúa chính danh, đúng phận. Chính vì thế Chúa Kitô vẫn đang mãi phán truyền lớn tiếng: EPHATA!: HÃY MỞ RA!
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mệnh Lệnh Chữa Lành Và Giải Thoát
LM. Giuse Trương Đình Hiềnt
21:17 03/09/2021
Mệnh Lệnh Chữa Lành Và Giải Thoát
Chúa Nhật 23 TN năm B 2021
Trong thế giới nầy và trong lịch sử của con người, có những thực tại, những sự kiện đôi khi rất bình thường nhưng lại trở thành một tiếng kêu, một tiếng thét làm vang động cả thế giới.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 2015, một bức ảnh hình cậu bé Aylan người Syria nằm chết trên bãi biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Và tác giả đã đặt tên cho bức ảnh: “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”. Và “tiếng thét thương tâm” nầy đã phần nào đánh động lương tâm các nhà lãnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu để duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…; và với nhiều người, đó là tiếng thét để khơi gợi tình người, lòng trắc ẩn và sự liên đới trong một thế giới rẻ phân, ích kỷ.
Qua các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, đặc biệt với bài Tin Mừng, chúng ta có thể nhận ra: sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng mang “dáng đứng” của một tiếng thét, một lời khẩn nguyện lớn tiếng của Đấng Thiên Chúa làm người: Tiếng kêu “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”. Vâng, trong suốt chiều dài lịch sử CỨU ĐỘ, Lời Chúa, qua miệng các ngôn sứ, vẫn không ngừng vang lên “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”: để làm cho đôi tai điếc lác của loài người chúng ta được mở ra và môi miệng câm nín của chúng ta vang lên tiếng nói. Có thể nói được “Ephpheta” chính là “Tin vui”, “Tin mừng”, “niềm hy vọng”; và sứ điệp nầy lại không là chuyện “rủi may”, “hên xui” hay chỉ là ảo vọng hảo huyền của những con người “mê tín dị đoan”, mà là một “ước giao vững bền”, một hiện thực ắp đầy trong lịch sử cứu độ.
Thật vậy, trước khi có “ngón tay và lời quyền năng của Đấng Emmanuel đụng chạm và vang lên nơi người câm điếc ở miền Thập tỉnh gần Galilê, thì hơn 700 năm trước, nơi miền “lưu đầy” tăm tối, sứ điệp “EPHPHETA” đã từng vang lên qua môi miệng của ngôn sứ Isaia: “Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được…”. Chính những “lời an ủi” và “sứ điệp giải thoát” đó đã nuôi dưỡng niềm tin cho dân Chúa chọn, vượt qua bao khổ ải gian truân chờ đợi ngày “hân hoan tiến về đền thánh Chúa” trong nỗi vui ngút ngàn của một “đoàn người bước đi trong ánh sáng”.
Và rồi, những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Nadarét. Tin Mừng Thánh Máccô hôm nay tường thuật rằng: chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đã đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyền, điếc lác, câm nín của một người vừa câm vừa điếc; tiếng “EPHPHETA” quyền năng của Ngài đã “chữa lành, giải thoát” để anh bắt đầu một cuộc đời mới trong ánh sáng và niềm tin, trong yên vui và hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, thánh sử Máccô còn gởi gắm vào đó nhiều ý nghĩa thâm thuý liên quan đến mỗi người chúng ta:
- Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh: Nói theo ngôn ngữ của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì qua những địa danh trên, quả thật Chúa Giêsu đã đi đến những vùng rìa thế giới, những vùng ngoại vi. Và đó cũng là địa chỉ của Hội Thánh, của mỗi người chúng ta hôm nay: “Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (EG số 20).
- Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy: “Người ta đem…”… và “người ta xin…”. “Người ta” sao mà dễ thương, sao mà quý hoá ! Trong mùa đại dịch Covid nầy, thế giới đang cần loại “người ta dễ thương” đó ! Vâng, đó là những con người như cô gái nghèo thất học trong đội “Siêu Shipper” của các nữ tu Dòng Đức Bà, với chiếc xe gắn máy cà tàng, hằng ngày xông pha, bất kể nặng nhọc, lây nhiễm để mang lương thực cho những gia đình đói khổ…
- Người đem anh ta ra khỏi đám đông: Vâng, nơi nào, thời nào, cũng có những loại “đám đông dễ ghét”, ồn ào, a dua, hổn loạn… Phải “ra khỏi đám đông” dòng tộc, quê hương như Abraham; phải “ra khỏi đám đông” là đô thành, hoàng cung để vào hoang mạc Madian như Môsê, phải bỏ thành chạy lên núi Horeb như Êlia, như các Tông Đồ lên núi Tabo….mới có cơ hội diện kiến Chúa, mới gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành để từ đó “biến hình”, để từ đó “làm lại từ đầu”, để từ đó được tái tạo trong tình yêu và ân sủng.
- Ngài “đặt ngón tay vào tai anh”: Ngài buộc phải nghe Lời Ngài, như thánh Augustinô đã từng cảm nhận: “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Trong hoàn cảnh đại dịch, khi các cửa nhà thờ đóng lại, khi các Thánh lễ được thực hiện online, khi các linh mục khó tiếp cận để ban các bí tích…, thì cũng là lúc chúng ta cần để “ngón tay Lời Chúa chạm vào tai”, cần khao khát đọc và lắng nghe Lời Chúa trong gia đình, trong thinh lặng cá nhân để nuôi dưỡng và làm cho đức tin vững mạnh, như tự sắc Aperuit Illis của ĐGH Phanxicô; bởi nếu không “thì trái tim vẫn còn lạnh và những con mắt vẫn còn đóng kín, bị ghi dấu như vô số hình thức của sự mù lòa” (Aperuit Illis số 8).
- Ngài “bôi nước miếng vào lưỡi anh ta”: Ngài làm phù phép? Không, Ngài tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người như sau đó Ngài lấy chính Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta… Hơn nữa, đây cũng là hành vi, cách ứng xử với “văn hoá chữa bệnh” bấy giờ. Một bài học về “hội nhập văn hoá” cho những ai dấn thân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giáo Hội không rao giảng một Đức Kitô, một Tin Mừng hoàn toàn xa lạ, trên mây trên gió và bằng những phương cách “áp đặt” hay “loại trừ”, mà là một Đức Kitô Nhập thể làm người, một Tin Mừng sẵn sàng đón nhận để “Tin mừng hoá”, “Phúc Âm hoá”...
- “ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Ephphata!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”)…”: Tiếng “thở dài cầu nguyện” trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần; “hơi thở của Thần Khí” đã “ngự trên Ngài để sai Ngài đi rao giảng Tin Mừng…”. Không thể là chứng nhân, là tông đồ, là nhà truyền giáo đích thực, nếu chúng ta không có “lửa của Thần Khí”; không có “hơi thở của Thần Linh tràn ngập trong trái tim, trong cõi lòng mình.
- tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng: Lời và hành động của Chúa Giêsu lập tức phát sinh hiệu quả. Không đón nhận Lời với niềm tin sẽ không có dấu lạ xảy ra. Bằng chứng đã từng xảy ra nơi hội đường Nadarét: Ngài đã không làm được phép lạ nào vì họ cứng lòng tin (Mc 6,5-6). Ngày hôm nay cũng có nhiều người đôn đáo chạy tìm “phép lạ” nhưng lại không đón nhận Lời Chúa, không sống Lời Chúa… Chúng ta muốn Chúa làm phép lạ giải trừ con Covid, nhưng chúng ta lại lười cầu nguyện, nguội lạnh đức tin và nghèo nàn đức ái.
- Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!”: Cuối cùng, dấu chỉ “phép lạ chữa người câm điếc” đã kết thành một lời “tuyên xưng và cảm tạ”: tuyên xưng Đấng Mêsia đang hiện diện, đang có mặt ở đây để thực hiện những gì mà các ngôn sứ đã tiên báo tự ngàn xưa.
Như vậy, Lời Chúa với sứ điệp “EPHPHETA” hôm nay gọi mời chúng ta khiêm nhượng nhận ra tình trạng câm điếc của mình trước Thiên Chúa và anh em để luôn biết cậy trông vào lòng xót thương và bắt đầu lại; bắt đầu lắng nghe và đón nhận Lời; bắt đầu sốt sắng nguyện cầu để Thần Khí Đức Kitô tác động hầu biến chúng ta thành con người mới, thành chứng nhân mang ánh sáng Tin Mừng, thành ngón tay nối dài của Đức Kitô để chạm đến bao thân phận khổ đau, mù tối của con người chung quanh; nhất là những người nghèo, như lời khuyên dạy của Thánh Giacôbê: “Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?” (Bđ 2).
Trong một bối cảnh mà toàn nhân loại gần như đang chìm ngập trong bóng tối hoang mang sợ hãi của đại dịch Covid-19, chúng ta dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần và thể xác, những đau thương mất mát, khủng hoảng lo sợ của nhiều người, nhiều gia đình là nạn nhân của đại dịch Covid, để xin Chúa một lần nữa chạm ngón tay quyền năng trên những yếu đuối tật nguyền của chúng ta với mệnh lệnh chữa lành và giải thoát: “EPHPHETA – Hãy mở ra”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 23 TN năm B 2021
Trong thế giới nầy và trong lịch sử của con người, có những thực tại, những sự kiện đôi khi rất bình thường nhưng lại trở thành một tiếng kêu, một tiếng thét làm vang động cả thế giới.
Chúng ta còn nhớ, vào năm 2015, một bức ảnh hình cậu bé Aylan người Syria nằm chết trên bãi biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Và tác giả đã đặt tên cho bức ảnh: “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”. Và “tiếng thét thương tâm” nầy đã phần nào đánh động lương tâm các nhà lãnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu để duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…; và với nhiều người, đó là tiếng thét để khơi gợi tình người, lòng trắc ẩn và sự liên đới trong một thế giới rẻ phân, ích kỷ.
Qua các trích đoạn Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, đặc biệt với bài Tin Mừng, chúng ta có thể nhận ra: sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng mang “dáng đứng” của một tiếng thét, một lời khẩn nguyện lớn tiếng của Đấng Thiên Chúa làm người: Tiếng kêu “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”. Vâng, trong suốt chiều dài lịch sử CỨU ĐỘ, Lời Chúa, qua miệng các ngôn sứ, vẫn không ngừng vang lên “EPHPHETA – HÃY MỞ RA”: để làm cho đôi tai điếc lác của loài người chúng ta được mở ra và môi miệng câm nín của chúng ta vang lên tiếng nói. Có thể nói được “Ephpheta” chính là “Tin vui”, “Tin mừng”, “niềm hy vọng”; và sứ điệp nầy lại không là chuyện “rủi may”, “hên xui” hay chỉ là ảo vọng hảo huyền của những con người “mê tín dị đoan”, mà là một “ước giao vững bền”, một hiện thực ắp đầy trong lịch sử cứu độ.
Thật vậy, trước khi có “ngón tay và lời quyền năng của Đấng Emmanuel đụng chạm và vang lên nơi người câm điếc ở miền Thập tỉnh gần Galilê, thì hơn 700 năm trước, nơi miền “lưu đầy” tăm tối, sứ điệp “EPHPHETA” đã từng vang lên qua môi miệng của ngôn sứ Isaia: “Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi. Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được…”. Chính những “lời an ủi” và “sứ điệp giải thoát” đó đã nuôi dưỡng niềm tin cho dân Chúa chọn, vượt qua bao khổ ải gian truân chờ đợi ngày “hân hoan tiến về đền thánh Chúa” trong nỗi vui ngút ngàn của một “đoàn người bước đi trong ánh sáng”.
Và rồi, những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Nadarét. Tin Mừng Thánh Máccô hôm nay tường thuật rằng: chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đã đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyền, điếc lác, câm nín của một người vừa câm vừa điếc; tiếng “EPHPHETA” quyền năng của Ngài đã “chữa lành, giải thoát” để anh bắt đầu một cuộc đời mới trong ánh sáng và niềm tin, trong yên vui và hạnh phúc.
Tuy nhiên, trong dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, thánh sử Máccô còn gởi gắm vào đó nhiều ý nghĩa thâm thuý liên quan đến mỗi người chúng ta:
- Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh: Nói theo ngôn ngữ của ĐGH Phanxicô trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, thì qua những địa danh trên, quả thật Chúa Giêsu đã đi đến những vùng rìa thế giới, những vùng ngoại vi. Và đó cũng là địa chỉ của Hội Thánh, của mỗi người chúng ta hôm nay: “Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.” (EG số 20).
- Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy: “Người ta đem…”… và “người ta xin…”. “Người ta” sao mà dễ thương, sao mà quý hoá ! Trong mùa đại dịch Covid nầy, thế giới đang cần loại “người ta dễ thương” đó ! Vâng, đó là những con người như cô gái nghèo thất học trong đội “Siêu Shipper” của các nữ tu Dòng Đức Bà, với chiếc xe gắn máy cà tàng, hằng ngày xông pha, bất kể nặng nhọc, lây nhiễm để mang lương thực cho những gia đình đói khổ…
- Người đem anh ta ra khỏi đám đông: Vâng, nơi nào, thời nào, cũng có những loại “đám đông dễ ghét”, ồn ào, a dua, hổn loạn… Phải “ra khỏi đám đông” dòng tộc, quê hương như Abraham; phải “ra khỏi đám đông” là đô thành, hoàng cung để vào hoang mạc Madian như Môsê, phải bỏ thành chạy lên núi Horeb như Êlia, như các Tông Đồ lên núi Tabo….mới có cơ hội diện kiến Chúa, mới gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành để từ đó “biến hình”, để từ đó “làm lại từ đầu”, để từ đó được tái tạo trong tình yêu và ân sủng.
- Ngài “đặt ngón tay vào tai anh”: Ngài buộc phải nghe Lời Ngài, như thánh Augustinô đã từng cảm nhận: “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Trong hoàn cảnh đại dịch, khi các cửa nhà thờ đóng lại, khi các Thánh lễ được thực hiện online, khi các linh mục khó tiếp cận để ban các bí tích…, thì cũng là lúc chúng ta cần để “ngón tay Lời Chúa chạm vào tai”, cần khao khát đọc và lắng nghe Lời Chúa trong gia đình, trong thinh lặng cá nhân để nuôi dưỡng và làm cho đức tin vững mạnh, như tự sắc Aperuit Illis của ĐGH Phanxicô; bởi nếu không “thì trái tim vẫn còn lạnh và những con mắt vẫn còn đóng kín, bị ghi dấu như vô số hình thức của sự mù lòa” (Aperuit Illis số 8).
- Ngài “bôi nước miếng vào lưỡi anh ta”: Ngài làm phù phép? Không, Ngài tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người như sau đó Ngài lấy chính Thịt Máu Ngài nuôi dưỡng chúng ta… Hơn nữa, đây cũng là hành vi, cách ứng xử với “văn hoá chữa bệnh” bấy giờ. Một bài học về “hội nhập văn hoá” cho những ai dấn thân trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giáo Hội không rao giảng một Đức Kitô, một Tin Mừng hoàn toàn xa lạ, trên mây trên gió và bằng những phương cách “áp đặt” hay “loại trừ”, mà là một Đức Kitô Nhập thể làm người, một Tin Mừng sẵn sàng đón nhận để “Tin mừng hoá”, “Phúc Âm hoá”...
- “ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Ephphata!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”)…”: Tiếng “thở dài cầu nguyện” trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần; “hơi thở của Thần Khí” đã “ngự trên Ngài để sai Ngài đi rao giảng Tin Mừng…”. Không thể là chứng nhân, là tông đồ, là nhà truyền giáo đích thực, nếu chúng ta không có “lửa của Thần Khí”; không có “hơi thở của Thần Linh tràn ngập trong trái tim, trong cõi lòng mình.
- tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng: Lời và hành động của Chúa Giêsu lập tức phát sinh hiệu quả. Không đón nhận Lời với niềm tin sẽ không có dấu lạ xảy ra. Bằng chứng đã từng xảy ra nơi hội đường Nadarét: Ngài đã không làm được phép lạ nào vì họ cứng lòng tin (Mc 6,5-6). Ngày hôm nay cũng có nhiều người đôn đáo chạy tìm “phép lạ” nhưng lại không đón nhận Lời Chúa, không sống Lời Chúa… Chúng ta muốn Chúa làm phép lạ giải trừ con Covid, nhưng chúng ta lại lười cầu nguyện, nguội lạnh đức tin và nghèo nàn đức ái.
- Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!”: Cuối cùng, dấu chỉ “phép lạ chữa người câm điếc” đã kết thành một lời “tuyên xưng và cảm tạ”: tuyên xưng Đấng Mêsia đang hiện diện, đang có mặt ở đây để thực hiện những gì mà các ngôn sứ đã tiên báo tự ngàn xưa.
Như vậy, Lời Chúa với sứ điệp “EPHPHETA” hôm nay gọi mời chúng ta khiêm nhượng nhận ra tình trạng câm điếc của mình trước Thiên Chúa và anh em để luôn biết cậy trông vào lòng xót thương và bắt đầu lại; bắt đầu lắng nghe và đón nhận Lời; bắt đầu sốt sắng nguyện cầu để Thần Khí Đức Kitô tác động hầu biến chúng ta thành con người mới, thành chứng nhân mang ánh sáng Tin Mừng, thành ngón tay nối dài của Đức Kitô để chạm đến bao thân phận khổ đau, mù tối của con người chung quanh; nhất là những người nghèo, như lời khuyên dạy của Thánh Giacôbê: “Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?” (Bđ 2).
Trong một bối cảnh mà toàn nhân loại gần như đang chìm ngập trong bóng tối hoang mang sợ hãi của đại dịch Covid-19, chúng ta dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần và thể xác, những đau thương mất mát, khủng hoảng lo sợ của nhiều người, nhiều gia đình là nạn nhân của đại dịch Covid, để xin Chúa một lần nữa chạm ngón tay quyền năng trên những yếu đuối tật nguyền của chúng ta với mệnh lệnh chữa lành và giải thoát: “EPHPHETA – Hãy mở ra”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Mối nguy của sự quá cẩn trọng
Lm. Minh Anh
23:24 03/09/2021
MỐI NGUY CỦA SỰ QUÁ CẨN TRỌNG
“Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?”.
Mark Twain nói, “Chúng ta hãy cố gắng sống làm sao cho đến khi chết, ngay cả người gánh đám cũng phải tiếc thương!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu nói dung dị của Mark Twain xem ra nghịch với những gì xảy ra qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay; các biệt phái dường như đã quá khắt khe với những người khác! Băng qua đồng lúa chín, các môn đệ bứt vài bông lúa, xát trong tay mà ăn vì đói, chuyện thật nhỏ! Vậy mà những người biệt phái lại bắt bẻ, “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat?”.
Bằng cách trưng dẫn việc Đavít và đoàn tuỳ tùng khi đói, đã vào đền thờ ăn bánh tiến, Chúa Giêsu trả lời, khiến cho các biệt phái cảm thấy lúng túng nhưng các môn đệ thì an lòng vì biết mình vô tội. Trình thuật này là cơ hội giúp chúng ta suy gẫm về một mối nguy thiêng liêng mà đôi khi, một số trong chúng ta mắc phải. Đó là ‘mối nguy của sự quá cẩn trọng!’.
Nếu là một người có khuynh hướng quá cẩn trọng, tôi có thể đã bắt đầu cẩn trọng ngay giờ này về việc ‘phải cẩn trọng!’. Vì thế, tôi sẽ bị cám dỗ rời bàn phím, đứng dậy, và sẽ không viết thêm một chữ nào… Tâm trạng này có thể tiếp tục, tiếp tục, và tôi lại phải đấu tranh mãi với điều này. Với các môn đệ, cũng thế! Nếu một hoặc nhiều người trong họ phải vật lộn với việc thiếu cẩn trọng vì đã đưa tay hái bông lúa, dẫn đến việc bị lên án, thì họ có thể cảm thấy bối rối, hối hận và tội lỗi tức khắc về hành động của mình; họ sẽ bắt đầu lo lắng vì đã phạm thánh ngày Sabbat. Thế nhưng, sự cẩn trọng của họ cần được xem xét, nó như thế nào; và đâu là nguyên nhân thúc đẩy họ đến chỗ bất an vì sự thiếu cẩn trọng đó!
Phải chăng ‘yếu tố kích hoạt’ đã cám dỗ họ quá cẩn trọng là cách nhìn sai lầm và cực đoan về luật của Thiên Chúa như quan điểm của người biệt phái? Đúng, luật Thiên Chúa là hoàn hảo và luôn phải được tuân giữ đến chữ cuối cùng; nhưng đối với những người đấu tranh với ‘mối nguy của sự quá cẩn trọng’, luật Thiên Chúa có thể dễ dàng bị bóp méo và phóng đại. Lý do là vì con người đã trình bày sai lạc luật Ngài, họ thêm thắt luật của con người vào, và điều này dẫn đến lầm lạc. Với những gì xảy ra trong trình thuật này, nguyên nhân chính là sự kiêu ngạo, thiếu yêu thương và qua khắc nghiệt trong trái tim của những người biệt phái. Thiên Chúa không hề bị xúc phạm bởi việc các môn đệ hái bông lúa ngày Sabbat; vì thế, “điều không được phép”, gánh nặng mà các biệt phái tạo ra cho các môn đệ nhất định không đến từ Thiên Chúa!
Chúng ta cũng có thể bị cám dỗ khi nhìn vào lề luật và ý muốn của Thiên Chúa một cách quá cẩn trọng như thế. Mặc dù không ít người làm điều ngược lại, nghĩa là quá lỏng lẻo, thì một số người vẫn phải vật lộn với lo lắng về việc xúc phạm đến Ngài, đang khi Ngài chẳng hề bị xúc phạm. Nếu là những người đang đấu tranh với ‘mối nguy của sự quá cẩn trọng’, hãy biết rằng, “Thiên Chúa là Đấng phù trợ tôi!”, như lời Thánh Vịnh đáp ca xác tín; Ngài luôn muốn giải thoát chúng ta khỏi những gánh nặng không đáng có này. Ngài muốn giải thoát chúng ta bất cứ giá nào!
Anh Chị em,
Khi sai Con Một xuống trần gian, sống dưới chế độ lề luật, hầu như Thiên Chúa không hề có một chút cẩn trọng nào! Phải chăng Thiên Chúa không hề biết giá của luật con người mà Con Một Ngài phải trả? Đúng! Giá của Con Ngài phải trả là, “Nhờ Đức Giêsu là con người bằng xương bằng thịt đã chịu chết, Thiên Chúa cho chúng ta được hoà giải với Ngài” như Phaolô nói trong thư Côlôssê hôm nay. Chúa Giêsu thừa biết điều đó, nhưng Ngài đi xa hơn; Ngài vượt trên lề luật để mặc cho nó một giá trị mới. Con Thiên Chúa sống dưới chế độ luật để cứu những ai sống dưới lề luật; và Ngài chấp nhận chết vì lề luật hầu chúng ta được ơn làm nghĩa tử. Luật bên ngoài của con người không mang lại sự sống, bởi nó không thay đổi được tâm hồn; luật yêu thương bên trong của Thiên Chúa mới làm cho sống. Vì thế, điểm mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu là sống theo luật của Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát chúng ta khỏi luật của con người; và cùng lúc, hoàn thiện giới răn yêu thương. Thánh Phaolô thật chí lý khi nói, “Yêu thương là chu toàn cả lề luật!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những ‘mối nguy của sự quá cẩn trọng’ đối với luật Chúa; vì lúc ấy, lề luật con giữ đã trở nên vụ hình thức, vô hồn vì chẳng đoái hoài gì đến yêu thương”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh Lễ Chúa Nhật 23 Mùa Quanh Năm 5/9/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:47 03/09/2021
Bài Ðọc I: Is 35, 4-7a
“Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Các ngươi hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ! Này đây Thiên Chúa các ngươi đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các ngươi.
Bấy giờ mắt người mù sẽ sáng lên, và tai người điếc sẽ mở ra. Bấy giờ người què sẽ nhảy nhót như nai, và người câm sẽ nói được, vì nước sẽ chảy lên nơi hoang địa, và suối nước sẽ chảy nơi đồng vắng. Ðất khô cạn sẽ trở thành ao hồ, và hoang địa sẽ trở nên suối nước.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa! (c. 2a)
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. – Ðáp.
Xướng: Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. – Ðáp.
Xướng: Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. – Ðáp.
Bài Ðọc II: Gc 2, 1-5
“Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo để hưởng nước Người đó sao?”
Trích thư Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, anh em là những người tin vào Ðức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống dơ bẩn, nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: “Xin mời ông ngồi chỗ danh dự này”. Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng: “Còn anh, anh đứng đó”, hoặc: “Anh hãy ngồi dưới bệ chân tôi”. Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những quan xét đầy tà tâm đó sao?
Anh em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa chọn người nghèo trước mắt thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được hưởng nước Người đã hứa cho những kẻ yêu mến Người đó sao?
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 1, 14 và 12b
Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe: Chúa có lời ban sự sống đời đời. – Alleluia.
Phúc Âm: Mc 7, 31-37
“Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Ðoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: “Effetha!” (nghĩa là “Hãy mở ra!”), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: “Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!”
Ðó là lời Chúa.
Niềm đau của người Mẹ Thiên quốc, nỗi khổ của người mẹ trần gian
Giáo Hội Năm Châu
23:51 03/09/2021
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo ở Ba Lan tổ chức ngày đoàn kết với người dân Afghanistan
Đặng Tự Do
16:59 03/09/2021
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức “ngày đoàn kết” với người dân Afghanistan mệt mỏi vì chiến tranh vào ngày 5 tháng 9.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, đã kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và hỗ trợ tài chính cho 38 triệu người ở quốc gia đa số theo đạo Hồi hiện đang nằm dưới sự cai trị của Taliban.
“ Lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã kêu gọi tất cả những người thiện chí 'cầu nguyện với Thiên Chúa hòa bình, để cuộc đụng độ vũ trang có thể tắt tiếng, và các giải pháp có thể được tìm thấy trên bàn đối thoại', tôi kêu gọi các linh mục và các tín hữu của Giáo hội Ba Lan cầu nguyện và trợ giúp vật chất cho những người đang đau khổ ở Afghanistan,” Đức Tổng Giám Mục Gądecki viết trong một thông điệp ngày 27 tháng 8.
Các giám mục của Ba Lan đã nhất trí ủng hộ một chiến dịch toàn quốc cho những người Afghanistan bị vướng vào biến động hiện nay tại một cuộc họp tại Jasna Góra, miền nam Ba Lan, vào ngày 25 tháng 8.
Các tay súng Taliban đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 15 tháng 8. Bước tiến nhanh chóng của nhóm này diễn ra khi nhiều thường dân Afghanistan và công dân Mỹ tìm cách rời khỏi đất nước trước khi quân đội Mỹ và các lực lượng khác rút lui hoàn toàn.
Khi chương trình di tản tại sân bay Kabul kết thúc, sau một vụ đánh bom khiến 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng, hàng nghìn người đang di chuyển đến biên giới Afghanistan trong nỗ lực trốn khỏi đất nước.
Ba Lan đã đưa 937 người Afghanistan ra khỏi sân bay Kabul trong chiến dịch sơ tán. Họ sẽ được hỗ trợ bởi các cơ quan chức năng của quốc gia Trung Âu này.
Trong một diễn biến riêng biệt, một nhóm người di cư từ Afghanistan vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng bế tắc ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus.
Những người Công Giáo tham dự Thánh lễ trên khắp Ba Lan vào ngày 5 tháng 9 sẽ cầu xin Chúa cho hòa bình ở Afghanistan trong Lễ cầu nguyện của các tín hữu. Tiền thu được từ các quyên góp sau Thánh lễ sẽ hỗ trợ công việc của Caritas với người di cư và người tị nạn, cả ở Ba Lan và nước ngoài.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki giải thích : “Hợp tác với Caritas Pakistan, quốc gia có nhóm người tị nạn lớn nhất từ Afghanistan, chúng ta sẽ tham gia một cuộc can thiệp nhân đạo kéo dài ba tháng nhằm hỗ trợ ngay lập tức cho khoảng 1.500 gia đình.”
Ngài nói thêm: “Caritas Ba Lan sẽ khởi động một chương trình toàn quốc để hỗ trợ những người tị nạn tại quê hương của chúng ta - bao gồm từ hỗ trợ tinh thần, tâm lý và xã hội, đến hỗ trợ ngôn ngữ, pháp lý và y tế, cũng như tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ đa văn hóa và hỗ trợ tình nguyện tại các giáo xứ và trên các phương tiện truyền thông”.
Source:Catholic News Agency
Thầy giảng Kinh Koran tuyên bố chữa được covid lại phải vào bệnh viện cấp cứu
Đặng Tự Do
17:00 03/09/2021
Mohammed Shaar, một thầy giảng kinh Koran nổi tiếng tại Sydney vừa phải vào bệnh viện của thành phố này trong tình trạng rất nghiêm trọng.
Ông Mohammed Shaar thường tuyên bố mình có khả năng chữa bệnh ngoại thường, và rằng COVID-19 không có thật. Nhưng ông ta hiện đang phải chiến đấu giành giật sự sống sau khi nhiễm phải virus độc địa này.
Ông là một nhà thuyết giáo Hồi giáo và là người chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên. Ông đã dành nhiều tuần để rao giảng rằng vắc xin không hiệu quả và đại dịch chỉ là một huyền thoại.
Trong một video, ông ta nói:
“Tôi rất lo lắng về những gì đang xảy ra ở Sydney và tại sao họ lại nhắm mục tiêu vào những khu vực cụ thể như Guilford và Yennora” và nói thêm “Tôi phản đối vắc-xin.”
Tuần trước, ông ta nhiễm coronavirus và đóng cửa trung tâm chữa bệnh của mình để cố gắng hồi phục tại nhà. Ông ta viết trên Facebook: “Tôi hiện đang rất ốm trong vài ngày vì cảm lạnh thông thường chứ không phải COVID-19”.
Năm ngày sau, khi tình trạng đã trở nên thập tử nhất sinh, ông ta mới được đưa đến bệnh viện. Lúc này, những người trong gia đình mới nói với các tín hữu rằng ông ta đang gặp khó khăn với chủng Delta của COVID-19 và đã yêu cầu họ cầu nguyện cho ông ta.
Đáp lại, một tín hữu đề nghị ông ta uống nước chanh nóng. Không hiểu đề nghị này là chân thực hay có ý mỉa mai.
Phó Ủy viên Cảnh sát NSW Mal Lanyon hôm thứ Ba 31 tháng 8 cho biết “nghề y là một nghề là có lý do của nó.”
“Khoa học rất rõ ràng, COVID tồn tại. Thật không may, chúng ta đang thấy quá nhiều người mắc bệnh trong xã hội”, ông nói.
“Xin hãy nghe những người làm nghề y, họ là những người biết câu trả lời.”
Mạng lưới Chuyên gia Y tế Hồi giáo Úc cũng đang cầu xin những người từ chối COVID suy nghĩ lại.
“Thay mặt toàn thể nhân viên y tế theo đạo Hồi, xin hãy nghiêm túc đối với coronavirus” bác sĩ Ziad Basyouny nói.
Source:Seven News
Từ bỏ Thiên Chúa, sự suy giảm của tôn giáo khắp hoàn cầu
Vũ Văn An
17:53 03/09/2021
Từ bỏ Thiên Chúa, sự suy giảm của tôn giáo khắp hoàn cầu
Bài viết của Ronald F. Inglehart trên Foreign Affairs (https://www.foreignaffairs.com/articles/world/2020-08-11/religion-giving-god)
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tôn giáo dường như đang trên đà phát triển. Sự sụp đổ của cả chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Xô viết đã để lại một khoảng trống ý thức hệ đang được lấp đầy bởi Kitô giáo Chính thống ở Nga và các quốc gia hậu Xô Viết khác. Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ của Tổng thống George W. Bush, một Kitô hữu theo đạo Tin lành, người không giấu giếm lòng mộ đạo của mình, gợi ý rằng Kitô giáo Tin lành đang xuất hiện như một lực lượng chính trị trong nước. Và vụ tấn công 11/9 đã hướng sự chú ý của quốc tế vào sức mạnh của Hồi giáo chính trị trong thế giới Hồi giáo.
Cách đây chục năm, tôi và đồng nghiệp Pippa Norris đã phân tích các dữ kiện về xu hướng tôn giáo ở 49 quốc gia, bao gồm một số vùng lãnh thổ nhỏ như Bắc Ái Nhĩ Lan, nhờ đó, bằng chứng thăm dò từ năm 1981 đến năm 2007 đã sẵn có (những quốc gia này chứa 60% dân số thế giới). Chúng tôi không tìm thấy sự hồi sinh phổ biến của tôn giáo, bất chấp những tuyên bố về điều đó - hầu hết các quốc gia có thu nhập cao trở nên ít tôn giáo hơn - nhưng chúng tôi nhận thấy ở 33 trong số 49 quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu, mọi người trở nên sùng đạo hơn trong những năm đó. Điều này đúng ở hầu hết các nước cộng sản trước đây, ở hầu hết các nước đang phát triển, và thậm chí ở một số nước có thu nhập cao. Các phát hiện của chúng tôi đã làm rõ rằng kỹ nghệ hóa và việc truyền bá kiến thức khoa học không làm cho tôn giáo biến mất, như một số học giả đã từng giả định.
Nhưng kể từ năm 2007, mọi thứ đã thay đổi với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Từ khoảng năm 2007 đến năm 2019, phần lớn các quốc gia chúng tôi đã nghiên cứu — 43 trong số 49 — trở nên ít tôn giáo hơn. Sự suy giảm niềm tin không chỉ giới hạn ở các quốc gia có thu nhập cao nhưng xuất hiện trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Càng ngày nhiều người càng không còn thấy tôn giáo là nguồn hỗ trợ cần thiết và có ý nghĩa trong cuộc sống của họ. Ngay cả Hoa Kỳ - từ lâu đã được coi là bằng chứng cho thấy một xã hội tiên tiến về kinh tế vẫn có thể có tính tôn giáo mạnh mẽ - hiện đã cùng các nước giàu có khác rời bỏ tôn giáo. Một số lực lượng đang thúc đẩy xu hướng này, nhưng lực lượng mạnh mẽ nhất là sự suy yếu của một tập hợp các niềm tin liên kết chặt chẽ với yêu cầu duy trì sinh suất cao. Các xã hội hiện đại đã trở nên ít tôn giáo hơn một phần vì họ không còn cần phải duy trì các loại chuẩn mực về phái tính và giới tính mà các tôn giáo lớn trên thế giới đã khắc ghi trong nhiều thế kỷ.
Mặc dù một số người bảo thủ tôn giáo cảnh cáo rằng việc rút lui khỏi đức tin sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tính gắn kết xã hội và đạo đức công cộng, nhưng bằng chứng không ủng hộ lập trường này. Xem ra có vẻ bất ngờ, nhưng các quốc gia ít tôn giáo thực sự có xu hướng ít thối nát hơn và có tỷ lệ giết người thấp hơn các quốc gia nhiều tôn giáo hơn. Không cần phải nói, bản thân tôn giáo không khuyến khích thối nát và tội phạm. Hiện tượng này phản ảnh sự kiện này là khi các xã hội phát triển, sự sống còn trở nên an toàn hơn: nạn đói, trước đây vốn tràn lan, trở nên không phổ biến; tuổi thọ tăng lên; giết người và các hình thức bạo lực khác giảm dần. Và khi mức độ an ninh này tăng lên, mọi người có xu hướng trở nên ít tôn giáo hơn.
SỰ THĂNG TRẦM CỦA ĐỨC TIN
Nghiên cứu trước đó của chúng tôi, được công bố năm 2011, đã so sánh mức độ niềm tin tôn giáo được đo lường từ đầu năm 1981 với những phát hiện từ các cuộc thăm dò mới nhất có sẵn lúc đó, từ khoảng năm 2007, bao gồm khoảng một phần tư thế kỷ. Trong mỗi cuộc khảo sát, những người trả lời được yêu cầu cho biết Thiên Chúa quan trọng như thế nào trong cuộc sống của họ bằng cách chọn một giá trị trên thang điểm từ 1 - “Không quan trọng chút nào” - đến 10 - “Rất quan trọng”.
Việc khảo sát mức độ tôn giáo của một quốc gia thay đổi như thế nào theo thời gian đã dẫn đến một số phát hiện nổi bật. Đa số các quốc gia được thăm dò đều cho thấy một sự gia tăng niềm tin vào tầm quan trọng của Thiên Chúa. Mức tăng lớn nhất là ở các nước cộng sản trước đây. Thí dụ, từ năm 1981 đến năm 2007, điểm trung bình của công chúng Bulgaria đã tăng từ 3.6 lên 5.7. Ở Nga, nó đã tăng từ 4.0 lên 6.0. Một phần, sự gia tăng lòng đạo này là phản ứng đối với sự suy giảm nghiêm trọng của an ninh kinh tế, thể lý và tâm lý cảm thấy sau khi Liên bang Xô viết tan rã; tôn giáo đã lấp đầy khoảng trống ý thức hệ do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản để lại. Các niềm tin tôn giáo cũng tăng lên ở nhiều nước đang phát triển bên ngoài Liên Xô cũ, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Mexico và Nam Phi. Mặt khác, tôn giáo suy giảm ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao.
Kể từ năm 2007, đã có một xu hướng xa rời tôn giáo rõ rệt. Ở hầu hết mọi quốc gia có thu nhập cao, tôn giáo tiếp tục suy giảm. Đồng thời, nhiều quốc gia nghèo, cùng với hầu hết các quốc gia cộng sản trước đây, cũng trở nên ít tôn giáo hơn. Từ năm 2007 đến 2019, chỉ có năm quốc gia trở nên tôn giáo hơn, trong khi phần lớn các quốc gia được nghiên cứu đi theo hướng ngược lại.
Ấn Độ là ngoại lệ quan trọng nhất đối với khuôn mẫu suy giảm tín ngưỡng chung. Thời gian của cuộc nghiên cứu gần trùng hợp với sự trở lại nắm quyền của Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, đảng mà khẩu hiệu chính trị là tìm cách kết hợp bản sắc dân tộc với bản sắc tôn giáo. Chính phủ của Đảng Bharatiya Janata đã ủng hộ các chính sách phân biệt đối xử chống lại những người theo các tôn giáo khác, đặc biệt là dân tộc thiểu số Hồi giáo lớn của Ấn Độ, bằng cách phân cực các cộng đồng và thúc đẩy các tình cảm tôn giáo.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất xa rời tôn giáo đã diễn ra trong công chúng Mỹ
Một sự chuyển dịch mạnh mẽ xa rời tôn giáo đã diễn ra trong công chúng Mỹ. Từ năm 1981 đến năm 2007, Hoa Kỳ được xếp hạng là một trong những quốc gia có nhiều tinh thần tôn giáo hơn trên thế giới, với mức độ tín ngưỡng thay đổi rất ít. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã cho thấy một trong những chuyển dịch lớn nhất xa rời tôn giáo của bất cứ quốc gia nào mà chúng tôi có dữ kiện. Gần cuối giai đoạn đầu được nghiên cứu, xếp hạng trung bình của người Mỹ về tầm quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ là 8.2 trên thang điểm mười. Trong cuộc thăm dò gần đây nhất về Hoa Kỳ, từ năm 2017, con số này đã giảm xuống còn 7.0. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ là trường hợp chủ chốt chứng minh rằng việc hiện đại hóa kinh tế không cần thiết phải tạo ra việc thế tục hóa. Theo thước đo này, Hoa Kỳ hiện được xếp hạng là quốc gia ít tôn giáo thứ 32 mà chúng tôi có dữ kiện.
Các nhà tư tưởng có ảnh hưởng từ Karl Marx, Max Weber đến Émile Durkheim đã tiên đoán rằng sự truyền bá kiến thức khoa học sẽ xua tan tôn giáo trên toàn thế giới, nhưng điều đó đã không xảy ra. Đối với hầu hết mọi người, đức tin tôn giáo có tính xúc cảm hơn là nhận thức. Và trong phần lớn lịch sử loài người, sự sống còn vẫn luôn là điều không chắc chắn. Tôn giáo cung cấp sự bảo đảm này là thế giới nằm trong tay của một quyền lực (hoặc những quyền lực) cao hơn và không thể sai lầm, Đấng từng hứa rằng, nếu người ta tuân theo các quy tắc, mọi sự cuối cùng sẽ diễn ra tốt đẹp nhất. Trong một thế giới mà mọi người thường sống với cảnh gần chết đói, tôn giáo đã giúp họ đối phó với sự bất ổn và căng thẳng nghiêm trọng. Nhưng khi sự phát triển kinh tế và kỹ thuật diễn ra, con người ngày càng có thể thoát khỏi nạn đói, chống chọi với bệnh tật và đàn áp bạo lực. Họ trở nên ít phụ thuộc hơn vào tôn giáo - và ít sẵn sàng chấp nhận những ràng buộc của tôn giáo, bao gồm cả việc giữ phụ nữ ở trong bếp và những người đồng tính trong nơi kín đáo - khi sự bất an của đời sống giảm đi và tuổi thọ tăng lên.
Việc thế tục hóa không xảy ra ở mọi nơi cùng một lúc; nó xảy ra khi các quốc gia đã đạt được mức sống an ninh cao, và thậm chí sau đó nó thường di chuyển với tốc độ hết sức chậm, khi thế hệ này thay thế thế hệ khác. Nó thậm chí có thể tự đảo ngược, với các xã hội trở nên tôn giáo hơn nếu họ trải qua thời gian suy giảm an ninh kéo dài. Quá trình thế tục hóa đã dần diễn ra kể từ thế kỷ XIX, bắt đầu từ những xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ vốn được an toàn nhất về kinh tế và thể lý, sau đó ngày càng lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới.
Mặc dù việc thế tục hóa thường xảy ra cùng tốc độ với việc thay thế dân số liên thế hệ, nhưng nó có thể đạt đến điểm có những thay đổi trọng yếu khi ý kiến đương thịnh thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các lực lượng của chủ nghĩa thủ cựu (conformism) và ý thích xã hội, người ta bắt đầu ủng hộ quan điểm mà họ từng phản đối — tạo ra sự thay đổi văn hóa đặc biệt nhanh chóng. Các nhóm trẻ hơn và có trình độ học vấn tốt hơn ở các quốc gia có thu nhập cao gần đây đã đạt đến mức này.
ĐÁNH MẤT TÔN GIÁO
Một số nhân tố khác ngoài trình độ phát triển kinh tế và kỹ thuật đang gia tăng giúp giải thích sự suy sụp của tôn giáo. Tại Hoa Kỳ, chính trị chiếm một phần trong sự suy giảm này. Kể từ những năm 1990, Đảng Cộng hòa đã tìm cách giành được sự ủng hộ bằng cách áp dụng các quan điểm bảo thủ của Kitô giáo về hôn nhân đồng tính, phá thai và các vấn đề văn hóa khác. Nhưng lời kêu gọi chính trị này đối với các cử tri tôn giáo đã có một hệ quả tất yếu là đẩy các cử tri khác, nhất là những người trẻ và cấp tiến về văn hóa, rời xa tôn giáo. Trước đây, người ta thường cho rằng niềm tin tôn giáo định hình quan điểm chính trị, chứ không phải ngược lại. Nhưng bằng chứng gần đây cho thấy mối tương quan nhân quả có thể diễn ra theo hướng khác: các nghiên cứu hội thào đã phát hiện ra điều này là nhiều người thay đổi quan điểm chính trị của họ trước rồi sau đó trở nên ít tôn giáo hơn.
Việc ủng hộ mà không cần phê phán Tổng thống Donald Trump - một nhà lãnh đạo không thể được mô tả như một hình mẫu của nhân đức Kitô giáo – của nhiều người Tin Lành nổi tiếng đã khiến những người người Tin Lành khác lo sợ rằng những người trẻ tuổi sẽ bỏ nhà thờ của họ hàng loạt, tăng tốc một xu hướng đang diễn ra. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo Rôma đã mất đi tín đồ vì những cuộc khủng hoảng của chính họ. Đầu năm nay, Trung tâm Nghiên cứu Pew phát hiện ra rằng 92% người trưởng thành ở Mỹ biết rõ các báo cáo gần đây về lạm dụng tình dục của các linh mục Công Giáo, và khoảng 80% những người được thăm dò cho biết họ tin rằng những vụ lạm dụng này là “những vấn đề liên tục vẫn đang diễn ra”. Thành thử, 27 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ được thăm dò ý kiến nói rằng họ đã giảm bớt việc tham dự Thánh lễ như một phản ứng đối với những báo cáo này.
Nhưng có lẽ động lực quan trọng nhất đằng sau diễn trình thế tục hóa là một sự chuyển đổi liên quan đến các chuẩn mực điều hòa khả năng sinh sản. Trong nhiều thế kỷ, hầu hết các xã hội giao cho phụ nữ vai trò sinh ra càng nhiều con càng tốt và không khuyến khích ly hôn, phá thai, đồng tính luyến ái, ngừa thai và bất cứ hành vi tình dục nào không liên quan đến sinh sản. Các trước tác tâm linh của các tôn giáo lớn trên thế giới khác nhau rất nhiều, nhưng như tôi và Norris đã chứng minh, hầu như tất cả các tôn giáo trên thế giới đều truyền dạy những chuẩn mực ủng hộ khả năng sinh sản này nơi các tín hữu của họ. Các tôn giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng sinh sản vì nó là cần thiết. Trong thế giới tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao và tuổi thọ thấp vẫn phổ biến cho đến gần đây, trung bình một phụ nữ phải sinh từ năm đến tám đứa con chỉ để thay thế dân số.
Trong thế kỷ 20, ngày càng có nhiều quốc gia đạt được tỷ lệ giảm đáng kể tử vong ở trẻ sơ sinh và kỳ vọng sống cao hơn, khiến những chuẩn mực văn hóa truyền thống trê không còn cần thiết nữa. Diễn trình này không diễn ra trong một sớm một chiều. Các tôn giáo lớn trên thế giới đã trình bày các quy tắc ủng hộ sinh sản như là các quy tắc đạo đức tuyệt đối và kiên quyết chống lại sự thay đổi. Người ta dần dần từ bỏ những niềm tin và vai trò xã hội quen thuộc mà họ đã biết từ thời thơ ấu liên quan đến giới tính và tác phong tình dục. Nhưng khi một xã hội đạt đến mức an ninh kinh tế và vật chất đủ cao, các thế hệ trẻ lớn lên coi sự an toàn đó là điều hiển nhiên, và các tiêu chuẩn xung quanh mức sinh dần mất đi. Các ý tưởng, thực hành và luật lệ liên quan đến bình đẳng phái tính, ly hôn, phá thai và đồng tính luyến ái hiện đang thay đổi nhanh chóng.
Sự thay đổi trên có thể định lượng được. Dữ kiện được thu thập trong cuộc Khảo sát Giá trị Thế giới trong những năm qua cung cấp cái nhìn sơ lược về một biến đổi sâu xa. Cuộc khảo sát sử dụng thang điểm mười dựa trên mức độ chấp nhận ly hôn, phá thai và đồng tính luyến ái của mỗi quốc gia. Điểm chủ yếu ở khoảng giữa thang điểm, tức 5.50: điểm thấp hơn cho thấy phần lớn người dân trong nước có các quan điểm bảo thủ hơn và điểm cao hơn cho thấy phần lớn có quan điểm tự do hơn, tập chú vào sự lựa chọn của cá nhân. Vào khoảng năm 1981, phần lớn ở mọi quốc gia mà chúng tôi có dữ kiện đều ủng hộ các chuẩn mực phò sinh sản. Ngay ở các quốc gia có thu nhập cao, điểm trung bình lên xuống từ mức thấp như 3.44 (Tây Ban Nha), 3.49 (Hoa Kỳ), 3.50 (Nhật Bản), 4.14 (Vương quốc Anh) và 4.63 (Phần Lan) đến mức cao nhất là 5.35 cho Thụy Điển - khi đó là quốc gia tự do nhất nhưng với điểm số vẫn thấp hơn một chút so với điểm chủ yếu của thang điểm. Nhưng một sự thay đổi sâu xa đang diễn tiến. Đến năm 2019, điểm trung bình của Tây Ban Nha đã tăng lên 6.74, Hoa Kỳ là 5.86, Nhật Bản là 6.17, Vương quốc Anh là 6.90, Phần Lan là 7.35 và của Thụy Điển là 8.49. Tất cả các quốc gia này đều ở dưới điểm chủ yếu 5.50 khi được thăm dò lần đầu và tất cả đều ở trên mức này vào năm 2019. Những con số này cho ta một bức tranh được đơn giản hóa về một thực tại phức tạp, nhưng chúng nói lên quy mô của sự gia tốc gần đây của diễn trình thế tục hóa.
Xu hướng này đã và đang lan rộng ra phần còn lại của thế giới, với một ngoại lệ chính. Dân số của 18 quốc gia đa số theo Hồi giáo mà dữ kiện có sẵn trong Khảo sát Giá trị Thế giới vẫn ở dưới mức chủ yếu, vẫn có tôn giáo một cách mạnh mẽ và cam kết duy trì các chuẩn mực truyền thống liên quan đến phái tính và khả năng sinh sản. Mặc dù đang kiểm soát sự phát triển kinh tế, các quốc gia đa số theo Hồi giáo có xu hướng hơi bảo thủ về tôn giáo và văn hóa hơn mức trung bình.
NHỮNG ĐIỀU SẼ KHÔNG TAN BIẾN
Trong nhiều thế kỷ, tôn giáo đã đóng vai trò là động lực của liên kết xã hội, giảm thiểu tội phạm và khuyến khích tuân giữ pháp luật. Mỗi tôn giáo lớn đều khắc sâu một số phiên bản của các điều răn trong Kinh thánh “Ngươi không được trộm cắp” và “Ngươi không được giết người”. Vì vậy, có thể hiểu được rằng những người bảo thủ tôn giáo lo sợ rằng việc xa rời tôn giáo sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn xã hội, với nạn thối nát và tội phạm gia tăng. Nhưng ở một mức độ đáng ngạc nhiên, mối quan tâm đó không được hỗ trợ bởi các bằng chứng.
Kể từ năm 1993, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã theo dõi tình trạng thối nát và tính trung thực tương đối của các viên chức chính phủ và doanh nhân trên khắp thế giới. Mỗi năm, nhóm quan sát này công bố Chỉ số Tri nhận Thối nát, nhằm xếp hạng thối nát trong khu vực công ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những dữ kiện này giúp chúng ta có thể kiểm chứng mối liên hệ thực tế giữa lòng đạo và việc tham nhũng: Tham nhũng ở các quốc gia có tôn giáo nhiều hơn liệu có ít phổ biến hơn là ở các quốc gia ít tôn giáo hơn không? Câu trả lời không mơ hồ là “không” - thực thế, các quốc gia có tôn giáo thực sự có xu hướng tham nhũng hơn các quốc gia thế tục. Các quốc gia Bắc Âu có tính thế tục cao có một số mức độ tham nhũng thấp nhất thế giới và các quốc gia tôn giáo cao, chẳng hạn như Bangladesh, Guatemala, Iraq, Tanzania và Zimbabwe, có mức tham nhũng cao nhất.
Rõ ràng, lòng đạo không gây ra tham nhũng. Các quốc gia có mức độ an ninh kinh tế và vật chất thấp có xu hướng có mức độ tôn giáo cao và mức độ tham nhũng cũng cao. Mặc dù tôn giáo có thể đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đạo đức công cộng, nhưng vai trò đó sẽ thu hẹp lại khi các xã hội phát triển về mặt kinh tế. Người dân các nước theo tôn giáo hơi có xu hướng lên án tham nhũng so với người dân của các quốc gia ít tôn giáo hơn, nhưng tác động của tôn giáo đối với hành vi kết thúc ở đó. Tôn giáo có thể làm cho con người trở nên thích trừng phạt hơn, nhưng nó không làm cho họ ít tham nhũng hơn.
Khuôn mẫu trên cũng áp dụng vào các tội phạm khác, chẳng hạn như giết người. Xem ra có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng tỷ lệ giết người ở các quốc gia có tôn giáo nhất cao gấp mười lần hơn so với các quốc gia ít tôn giáo nhất. Một số quốc gia tương đối nghèo có tỷ lệ giết người thấp, nhưng nhìn chung, các quốc gia thịnh vượng, tức có thể cung cấp cho cư dân của họ sự an ninh vật chất và pháp lý, an toàn hơn nhiều so với các quốc gia nghèo. Tất nhiên, không phải là tôn giáo gây ra các vụ giết người, mà cả tội phạm lẫn tôn giáo đều có xu hướng cao trong các xã hội có mức độ an ninh thấp về hiện sinh.
Các quốc gia có tôn giáo thực sự có xu hướng tham nhũng nhiều hơn các quốc gia thế tục.
Bằng chứng cho thấy các xã hội hiện đại sẽ không rơi vào hỗn loạn hư vô chủ nghĩa nếu không có đức tin tôn giáo để ràng buộc họ, nhưng điều đó có thể không phải lúc nào cũng vậy. Trong các xã hội nông nghiệp sơ khai, khi hầu hết mọi người sống trên mức sinh tồn, tôn giáo có thể là cách hữu hiệu nhất để duy trì trật tự và sự liên kết. Nhưng hiện đại hóa đã thay đổi phương trình. Khi tôn giáo truyền thống suy giảm, một bộ chuẩn mực đạo đức mạnh mẽ không kém dường như đang xuất hiện để lấp đầy khoảng trống. Bằng chứng từ Khảo sát Giá trị Thế giới cho thấy rằng ở các quốc gia an ninh và thế tục cao, người dân ngày càng dành ưu tiên cao hơn cho việc tự phát biểu và tự do lựa chọn, với việc ngày càng nhấn mạnh đến quyền con người, lòng khoan dung với người ngoài, bảo vệ môi trường, bình đẳng phái tính và tự do phát biểu.
Các tôn giáo truyền thống có thể gây chia rẽ nguy hiểm trong xã hội hoàn cầu đương thời. Các tôn giáo vốn có xu hướng trình bày các chuẩn mực của họ như là các giá trị tuyệt đối, mặc dù thực tế là chúng chỉ phản ảnh lịch sử và các đặc điểm kinh tế xã hội của xã hội họ. Sự cứng ngắc của bất cứ hệ thống tín ngưỡng tuyệt đối nào cũng có thể dẫn đến sự bất khoan dung cuồng tín, như các cuộc xung đột lịch sử giữa Công Giáo và Thệ phản và giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo đã chứng minh.
Khi các xã hội phát triển từ nông nghiệp sang công nghiệp đến dựa trên nhận thức, thì an ninh hiện sinh gia tăng có xu hướng làm giảm tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống người ta và người ta trở nên ít vâng lời các nhà lãnh đạo và định chế tôn giáo truyền thống hơn. Xu hướng đó xem ra sẽ tiếp tục, nhưng tương lai luôn không chắc chắn. Các đại dịch như COVID-19 làm giảm cảm giác an toàn hiện sinh của mọi người. Nếu đại dịch kéo dài nhiều năm hoặc dẫn đến một cuộc Đại suy thoái mới, thì những thay đổi văn hóa trong những thập niên gần đây có thể bắt đầu đảo ngược.
Nhưng sự thay đổi đó vẫn khó xảy ra, bởi vì nó sẽ đi ngược lại xu hướng mạnh mẽ, lâu dài, do kỹ thuật thúc đẩy của sự thịnh vượng ngày càng tăng và tuổi thọ cũng ngày gia tăng đang giúp thúc đẩy mọi người ra khỏi tôn giáo. Nếu xu hướng đó tiếp tục, ảnh hưởng mà các thẩm quyền tôn giáo truyền thống vốn tác động trên đạo đức công cộng sẽ tiếp tục thu hẹp khi văn hóa khoan dung ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xem phim Sứ Mệnh Truyền Giáo Tại Tây Nguyên.
Hội Thừa Sai Paris
09:47 03/09/2021
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh chữa lành người bị câm điếc - Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:37 03/09/2021
Hình ảnh chữa lành người bị câm điếc.
Sức khoẻ là qùa tặng trời cao ban cho thiên nhiên: thảo mộc cây cối, thú động vật và con người. Ai cũng qúy trọng tìm mọi phương cách bảo vệ gìn giữ sức khoẻ cho xanh tốt sống động toàn vẹn như thiên nhiên ban cho. Và chẳng may khi bị vướng lâm vào tình cảnh đau bệnh, xưa nay ai cũng đều tìm phương cách chữa trị cho lành mạnh trở lại.
Hai cơ quan lưỡi và đôi tai, mà Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho con người để nói và nghe, là thành phần thân thể quan trọng cho đời sống trong giao thương thông tin hiểu nhau. Và cũng cùng cả nơi thú động vật nữa.
Nên khi hai cơ quan này nơi người nào bị trục trặc vướng trở không hoạt động được, là bị lâm vào tình trạng câm và điếc. Đây là nỗi đau thống khổ triền miên trong đời sống cho người bị vướng mắc tình trạng này, và cùng cho người thân, cho người khác trong xã hội. Vì một bên không nghe, không nói được, nên rất khó khăn, thiếu sự thông hiểu với người khác cùng chung sống.
Họ có cuộc sống gần như biệt lập tách khỏi ngoài đời sống xã hội thông thường. Thật qúa thua thiệt đau khổ cho họ cùng cho thân nhân họ!
Người bị câm điếc chỉ có thể hiểu được người khác qua ngôn ngữ dấu chỉ tay chân hay chữ viết trên giấy, qua nhờ đôi con mắt nhìn thấy được.
Phương thuốc chữa trị cho tình trạng (bệnh) này chưa phát triển tìm ra. Vì thế con người luôn trông mong chờ đợi phép lạ cho người bị (bệnh) được chữa cho lành mạnh nghe cùng nói được như những người khác.
Ngày xưa khi Chúa Giêsu đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa bên Do Thái, hay tin cùng nhận ra Chúa Giêsu có quyền phép làm phép lạ chữa cho nhiều người lành mạnh khỏi bệnh phần thân xác, như Kinh Thánh thuật lại: „Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Ðoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng.“ ( Mc 7,31-27)
Chúa Giesu chữa trị không theo phương pháp y tế khoa học như ngày nay. Nhưng theo cung cách đụng chạm gần gũi con người.
Từ gần hai năm nay, nhân loại sống trải qua cơn khủng hoảng bênh đại dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa kinh hoàng sức khoẻ đời sống nhân loại. Nên qui tắc luật lệ y tế đề ra con người không được sát gần đụng chạm vào nhau, phải tránh hết sức ngăn cản không để cho hơi thở thổi truyền sang nhau, nguy hiểm nữa là nước bọt từ người này bắn sang người bên cạnh. Nên phải hết sức tránh.
Đó là qui luật y tế thời sự, nhằm để ngăn ngừa chống bệnh đại dịch lây lan truyền nhiễm lan rộng từ người sang người.
Nhưng thời xưa Chúa Giesu lại có cách xử sự chữa trị khác: Ngài đặt ngón tay vào tai người điếc câm điếc, cùng lấy nước bọt bôi xức vào lưỡi người bệnh!
Như thế có nguy hiểm đe dọa sức khoẻ cùng mất vệ sinh không?
Thông thường theo vệ sinh y tế khoa học thì như thế. Nhưng hành động cách chữa trị của Chúa Giesu theo khía cạnh tâm linh truyền đi hình ảnh ý nghĩa khác hơn.
Người bi câm điếc xưa nay sống trong tình trạng biệt lập, như bị cô lập, tách hẳn ra ngoài đời sống xã hội. Vì họ không nghe được những gì cần nghe cùng muốn nghe, không nói được những gì muốn nói cùng cần phải nói. Người bị tình trạng như thế sống không có tương quan giao thương thông tin trong đời sống xã hội con người.
Nên Chúa Giesu đặt ngón tay vào tai anh ta nói lên chiều kích gần gũi quan tâm tới, không để cho bị lẻ loi một mình. Tôi nghe anh và anh cũng nghe được cả tôi nữa!
Còn gì vui mừng hạnh phúc thần thánh, cùng đẹp hơn nữa, khi người con được mẹ, được cha ôm vào lòng, xoa đầu vuốt trán cùng vành tai đôi má, dù trong lúc bệnh nạn!
Cử chỉ thân ái tình yêu thương này có sức mạnh chữa trị mang đến cho đời sống sự an vui mạnh khoẻ tuôn trào từ trong tâm hồn!
Nước bọt -nước miếng- là chất nước rất quan trọng nơi cơ thể con người, mà Đấng tạo Hóa đã dựng nên cho cơ quan bộ máy thân thể đời sống con người. Nước bọt giúp tiêu hóa thực phẩm và cũng có sức mạnh giúp chữa trị những vết thương nhỏ ngoài da nơi thân thể con người. Nhưng ai cũng sợ nước bọt người khác. Riêng người mẹ thì lại không sợ hay ái ngại nước bọt con của mình khi chúng còn thơ bé.
Người mẹ nào khi xúc đút cơm cháo cho con mình ăn, chị cũng đều thổi cùng nếm trước xem có còn nóng qúa hay qúa nguội, qúa mặn hay qúa nhạt…, rồi mới cho con ăn. Như thế trong đó có pha lẫn cả hơi thở cùng nước bọt của người mẹ. Em bé ăn ngon no bụng cùng khỏe mạnh mau lớn.
Khi người con còn thơ bé còn nhỏ, người mẹ thường hay thổi hơi cùng lấy chút nước bọt của mình thoa bôi trên vết da trầy thương tích con mình cùng thổi hơi vào đó, thế là vết thương dịu lại, em bé cảm thấy dễ chịu không kêu la đau nữa!
Người mẹ làm theo trực giác tự nhiên. Nhưng lại thể hiện sâu đậm tình yêu thương gắn bó thâm sâu mẹ con.
Quan sát loài chim mẹ tha mồi cho con. Chúng kiếm được mồi ngậm nuốt vào miệng, rồi từ mỏ miệng mình chuyền mớm nhả miếng mồi thực phẩm cho con ăn mau lớn khẻo mạnh. Miếng mồi thực phẩm cho chim con pha lẫn cả nước bọt của chim mẹ mình nữa.
Một cung cách đơn giản theo bản năng trực giác tự nhiên. Nhưng lại chan chứa tình yêu thương cùng mang truyền tiếp sức sống chủng loại sâu đậm thông tin giao hảo hiệu qủa kỳ diệu!
Cử chỉ đặt ngón tay vào tai, và xức nước bọt vào lưỡi người câm điếc của Chúa Giesu cùng với lời như lệnh truyền: „Effata! Hãy mở ra! truyền đi hình ảnh sứ điệp sự gần gũi tình yêu thương con người. Và qua đó mang đến sự an vui cho người bị bệnh có sự thông thương giao hảo với thiên nhiên với con người trong đời sống xã hội trở lại. Từ nay lưỡi mềm trở lại nói năng phát âm được những suy nghĩ từ bên trong tâm hồn, và đôi tai nghe được âm thanh tiếng nói từ bên ngoài. Đời sống không còn bị cô lập vì thiếu thông tin giao hảo.
Lẽ dĩ nhiên chỉ có Chúa Giesu, Đấng là Thiên Chúa quyền năng mới có thể làm được phép lạ biến sự không có thể thành sự có thể, mà con người tạo vật không thẻ làm nổi cùng hiểu nổi.
Lời Effata – Hãy mở ra! của Chúa Giesu nói với con người :
Hãy mở rộng trái tim tâm hồn cho sống động trước những hoàn cảnh thương tâm đau khổ trong thiên nhiên, mà tai không sao nghe thấu nổi, cùng miệng lưỡi không diễn tả được!
Effata – Hãy mở ra! để cho Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, biến đổi đời sống làm cho mới trở lại trong những khi thất vọng đau khổ, hoài nghi…
Effa – Hãy mở ra mà ngắm nhìn thiên nhiên, nghe âm thanh phát tỏa trong thiên nhiên, cùng phát tỏa lời ca ngợi thiên nhiên.
Vua David đã cất lời kêu xin:
„Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,
cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.“ ( Tv 51,17)
Và người tôi tớ Chúa có tâm tình xác tín cậy trông:
„ Sáng sáng Đức Chúa Người đánh thức,
Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.“ ( Isaia 50,4-5)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Sức khoẻ là qùa tặng trời cao ban cho thiên nhiên: thảo mộc cây cối, thú động vật và con người. Ai cũng qúy trọng tìm mọi phương cách bảo vệ gìn giữ sức khoẻ cho xanh tốt sống động toàn vẹn như thiên nhiên ban cho. Và chẳng may khi bị vướng lâm vào tình cảnh đau bệnh, xưa nay ai cũng đều tìm phương cách chữa trị cho lành mạnh trở lại.
Hai cơ quan lưỡi và đôi tai, mà Đấng Tạo Hóa tạo dựng ban cho con người để nói và nghe, là thành phần thân thể quan trọng cho đời sống trong giao thương thông tin hiểu nhau. Và cũng cùng cả nơi thú động vật nữa.
Nên khi hai cơ quan này nơi người nào bị trục trặc vướng trở không hoạt động được, là bị lâm vào tình trạng câm và điếc. Đây là nỗi đau thống khổ triền miên trong đời sống cho người bị vướng mắc tình trạng này, và cùng cho người thân, cho người khác trong xã hội. Vì một bên không nghe, không nói được, nên rất khó khăn, thiếu sự thông hiểu với người khác cùng chung sống.
Họ có cuộc sống gần như biệt lập tách khỏi ngoài đời sống xã hội thông thường. Thật qúa thua thiệt đau khổ cho họ cùng cho thân nhân họ!
Người bị câm điếc chỉ có thể hiểu được người khác qua ngôn ngữ dấu chỉ tay chân hay chữ viết trên giấy, qua nhờ đôi con mắt nhìn thấy được.
Phương thuốc chữa trị cho tình trạng (bệnh) này chưa phát triển tìm ra. Vì thế con người luôn trông mong chờ đợi phép lạ cho người bị (bệnh) được chữa cho lành mạnh nghe cùng nói được như những người khác.
Ngày xưa khi Chúa Giêsu đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa bên Do Thái, hay tin cùng nhận ra Chúa Giêsu có quyền phép làm phép lạ chữa cho nhiều người lành mạnh khỏi bệnh phần thân xác, như Kinh Thánh thuật lại: „Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Ðoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng.“ ( Mc 7,31-27)
Chúa Giesu chữa trị không theo phương pháp y tế khoa học như ngày nay. Nhưng theo cung cách đụng chạm gần gũi con người.
Từ gần hai năm nay, nhân loại sống trải qua cơn khủng hoảng bênh đại dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm đe dọa kinh hoàng sức khoẻ đời sống nhân loại. Nên qui tắc luật lệ y tế đề ra con người không được sát gần đụng chạm vào nhau, phải tránh hết sức ngăn cản không để cho hơi thở thổi truyền sang nhau, nguy hiểm nữa là nước bọt từ người này bắn sang người bên cạnh. Nên phải hết sức tránh.
Đó là qui luật y tế thời sự, nhằm để ngăn ngừa chống bệnh đại dịch lây lan truyền nhiễm lan rộng từ người sang người.
Nhưng thời xưa Chúa Giesu lại có cách xử sự chữa trị khác: Ngài đặt ngón tay vào tai người điếc câm điếc, cùng lấy nước bọt bôi xức vào lưỡi người bệnh!
Như thế có nguy hiểm đe dọa sức khoẻ cùng mất vệ sinh không?
Thông thường theo vệ sinh y tế khoa học thì như thế. Nhưng hành động cách chữa trị của Chúa Giesu theo khía cạnh tâm linh truyền đi hình ảnh ý nghĩa khác hơn.
Người bi câm điếc xưa nay sống trong tình trạng biệt lập, như bị cô lập, tách hẳn ra ngoài đời sống xã hội. Vì họ không nghe được những gì cần nghe cùng muốn nghe, không nói được những gì muốn nói cùng cần phải nói. Người bị tình trạng như thế sống không có tương quan giao thương thông tin trong đời sống xã hội con người.
Nên Chúa Giesu đặt ngón tay vào tai anh ta nói lên chiều kích gần gũi quan tâm tới, không để cho bị lẻ loi một mình. Tôi nghe anh và anh cũng nghe được cả tôi nữa!
Còn gì vui mừng hạnh phúc thần thánh, cùng đẹp hơn nữa, khi người con được mẹ, được cha ôm vào lòng, xoa đầu vuốt trán cùng vành tai đôi má, dù trong lúc bệnh nạn!
Cử chỉ thân ái tình yêu thương này có sức mạnh chữa trị mang đến cho đời sống sự an vui mạnh khoẻ tuôn trào từ trong tâm hồn!
Nước bọt -nước miếng- là chất nước rất quan trọng nơi cơ thể con người, mà Đấng tạo Hóa đã dựng nên cho cơ quan bộ máy thân thể đời sống con người. Nước bọt giúp tiêu hóa thực phẩm và cũng có sức mạnh giúp chữa trị những vết thương nhỏ ngoài da nơi thân thể con người. Nhưng ai cũng sợ nước bọt người khác. Riêng người mẹ thì lại không sợ hay ái ngại nước bọt con của mình khi chúng còn thơ bé.
Người mẹ nào khi xúc đút cơm cháo cho con mình ăn, chị cũng đều thổi cùng nếm trước xem có còn nóng qúa hay qúa nguội, qúa mặn hay qúa nhạt…, rồi mới cho con ăn. Như thế trong đó có pha lẫn cả hơi thở cùng nước bọt của người mẹ. Em bé ăn ngon no bụng cùng khỏe mạnh mau lớn.
Khi người con còn thơ bé còn nhỏ, người mẹ thường hay thổi hơi cùng lấy chút nước bọt của mình thoa bôi trên vết da trầy thương tích con mình cùng thổi hơi vào đó, thế là vết thương dịu lại, em bé cảm thấy dễ chịu không kêu la đau nữa!
Người mẹ làm theo trực giác tự nhiên. Nhưng lại thể hiện sâu đậm tình yêu thương gắn bó thâm sâu mẹ con.
Quan sát loài chim mẹ tha mồi cho con. Chúng kiếm được mồi ngậm nuốt vào miệng, rồi từ mỏ miệng mình chuyền mớm nhả miếng mồi thực phẩm cho con ăn mau lớn khẻo mạnh. Miếng mồi thực phẩm cho chim con pha lẫn cả nước bọt của chim mẹ mình nữa.
Một cung cách đơn giản theo bản năng trực giác tự nhiên. Nhưng lại chan chứa tình yêu thương cùng mang truyền tiếp sức sống chủng loại sâu đậm thông tin giao hảo hiệu qủa kỳ diệu!
Cử chỉ đặt ngón tay vào tai, và xức nước bọt vào lưỡi người câm điếc của Chúa Giesu cùng với lời như lệnh truyền: „Effata! Hãy mở ra! truyền đi hình ảnh sứ điệp sự gần gũi tình yêu thương con người. Và qua đó mang đến sự an vui cho người bị bệnh có sự thông thương giao hảo với thiên nhiên với con người trong đời sống xã hội trở lại. Từ nay lưỡi mềm trở lại nói năng phát âm được những suy nghĩ từ bên trong tâm hồn, và đôi tai nghe được âm thanh tiếng nói từ bên ngoài. Đời sống không còn bị cô lập vì thiếu thông tin giao hảo.
Lẽ dĩ nhiên chỉ có Chúa Giesu, Đấng là Thiên Chúa quyền năng mới có thể làm được phép lạ biến sự không có thể thành sự có thể, mà con người tạo vật không thẻ làm nổi cùng hiểu nổi.
Lời Effata – Hãy mở ra! của Chúa Giesu nói với con người :
Hãy mở rộng trái tim tâm hồn cho sống động trước những hoàn cảnh thương tâm đau khổ trong thiên nhiên, mà tai không sao nghe thấu nổi, cùng miệng lưỡi không diễn tả được!
Effata – Hãy mở ra! để cho Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, biến đổi đời sống làm cho mới trở lại trong những khi thất vọng đau khổ, hoài nghi…
Effa – Hãy mở ra mà ngắm nhìn thiên nhiên, nghe âm thanh phát tỏa trong thiên nhiên, cùng phát tỏa lời ca ngợi thiên nhiên.
Vua David đã cất lời kêu xin:
„Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con,
cho con cất tiếng ngợi khen Ngài.“ ( Tv 51,17)
Và người tôi tớ Chúa có tâm tình xác tín cậy trông:
„ Sáng sáng Đức Chúa Người đánh thức,
Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ.
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.“ ( Isaia 50,4-5)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Phóng sự: Hình ảnh quê hương oằn mình trong trận dịch quái ác. Chia sẻ của các linh mục và tu sĩ
Giáo Hội Năm Châu
04:22 03/09/2021
Quê hương trong những ngày này ra sao? Đình Trinh xin gởi đến quý vị và anh chị em một vài suy tư của các linh mục và nữ tu từ quê nhà yêu dấu.
1. NHỮNG CHUYẾN XE CHỞ “TẤM LÒNG”
Tôi đã trở về môi trường sống và làm việc nhưng tâm trí vẫn còn nghĩ nhiều đến những bài học quí giá trong bệnh viện chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid 19.
“Lạy Thầy xin cứu con với” (Mt 14, 30). Đó là lời van xin của Phêrô với Chúa Giêsu khi ông nhận ra mình sắp chìm. Đó cũng là lời của bao người, bao gia đình đang thốt lên trong cơn hoảng loạn của dịch bệnh. Tâm nguyện và khao khát của tôi là cùng nhân viên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và mong ước nghe được giọng nói, biết vùng miền nơi họ đang cư trú; cảm nhận được những tâm tư và hoang mang khi họ đối diện với dịch bệnh đang diễn ra cho gia đình họ. Nhờ những tháng ngày sống và làm việc, tôi nghe được nỗi lòng của họ, hiểu được tâm trạng hoang mang của họ, cảm thông được những khó khăn họ đang gặp phải, và trực tiếp nghe được những câu chuyện gia đình chất chứa một nỗi niềm với nhiều lo âu pha chút hoảng loạn. Đặt mình trong hoàn cảnh và nỗi niềm của họ, tôi càng khám phá nỗi bất lực của phận người mà khiếm tốn hướng lòng cậy trông vào Thiên Chúa.
Anh em linh mục và chúng sinh chúng tôi khởi đầu ngày mới là đón nhận sự sống thiêng liêng của Chúa qua Thánh Lễ. Giây phút này, chúng tôi dâng cuộc đời cho Chúa, các công việc sẽ làm, những người sẽ gặp, bệnh nhân sẽ được phục vụ và dâng cả những ý nguyện của những ai xin chúng tôi cầu nguyện, đặc biệt những “bệnh nhân” và những người mới qua đời. Đây là món quà và nguồn động lực thiêng liêng quí báu nâng đỡ cho chúng tôi và quí bệnh nhân Công Giáo ở đây. Tôi chân nhật một điều, thánh lễ tôi dâng trong những ngày này ít nhiều cảm xúc của sự kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Ý nghĩa rõ rệt hơn khi trong chén thánh và trên dĩa thánh chúng tôi dâng từng linh hồn mới qua đời đêm qua và sáng sớm nay, đặc biệt những người qua đời vì bệnh Covid; những lời cầu nguyện mà quí bệnh nhân gửi đến, những cảm xúc của nỗi buồn, thất vọng, cô đơn, lo lắng, sợ hãi vì bệnh tật. Tôi tin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu đến từng nhu cầu cũng như từng hoàn cảnh sống của mỗi người. Tôi cảm nhận Thánh lễ những một ‘chuyến xe thiêng liêng’ chở Thiên Chúa đến với bệnh nhân. Ngược lại, đó cũng là chuyến xe chở bệnh nhân đến cho Thiên Chúa.Tôi xác tin Chúa luôn ở với nhân loại và với từng người. Chúa nhìn thấu từng tâm hồn, thấu cảm nỗi đau, thấu hiểu nỗi khổ của họ. Ngài luôn nói lời động viên khơi dậy niềm tin và khớn lớn niền hy vọng, và khơi rộng lòng xót thương: “Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14, 27).
Nếu “chuyến xe thiêng liêng” chở Thiên Chúa đến cho con người thì một chuyến xe khác mà khi lên đường tôi chưa hề nghĩ tới. Đó là chuyến xe chở tấm lòng yêu thương, quan tâm của những người bên ngoài cổng bệnh viện (ân nhân của bệnh nhân). Tôi càng thấm thía biết bao lời của Chúa Giêsu nói với các Tông đồ, “Chính anh em hãy cho họ ăn đi” (Mc 6, 37). Tôi cảm nhận phép lạ hóa bánh ra nhiều như đang được làm hôm nay và tại nơi này. Nếu bệnh nhân cần sự quan tâm nâng đỡ bao nhiêu thì những tấm lòng cũng muốn gửi đến và trao cho họ bấy nhiêu, có khi còn nhiều hơn thế nữa. Nói cách khác, khát khao chia sẻ của những tấm lòng đang cùng một nhịp yêu, cùng một ước mong thương anh chị em đang nhiễm bệnh rất lớn. Họ có thể là người trong gia đình, họ hàng, khu xóm hay chưa hề quen biết. Họ đang quan tâm, muốn giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với “bệnh nhân” chỉ vì muốn dành cho nhau một tấm lòng.
Trong những ngày phục vụ, tôi liên tục nhận những cuộc điện thoại hay tin nhắn từ nhiều nơi: “Sáng mai mình gửi xôi và bánh vào cho bệnh nhân ăn sáng nhé. Một cha bạn nhắn tin;” “có người ủng hộ sữa và tã cho em bé cha nhé, chiều con chuyển vào;” “trưa nay có người ủng hộ ổi và thanh long cho bệnh nhân nhé cha;” “cha Hiền ơi, chiều có người ủng hộ cam cho bệnh nhân nha;” “công ty chị ủng hộ khẩu trang cho bệnh nhân và sữa ensure cho nhân viên để giữ sức khỏe cha nhé….” Theo sau những cuộc điện thoại hay dòng tin nhắn là những chuyến xe chở nghĩa tình đến với bệnh nhân. Thật ấm lòng! Thật ý nghĩa! Trăm tấm lòng cùng đập chung một nhịp ‘yêu’ và diễn tả bằng lòng ‘thương’ cách cụ thể. Những chuyến xe từ các giáo xứ, công ty hay những ân nhân âm thầm xa gần. Dẫu họ không biết bệnh nhân bằng thể lý nhưng trái tim yêu thương của họ đã hiểu, cảm thông và gần gũi. Muôn tấm lòng cùng hòa chung một nhịp đập của yêu thương, nâng đỡ, động viên, mong ước và hy vọng. Những chuyến xe chở nhu yếu phầm đồng thời chở theo cả những con tim đầy trìu mến của bao người từ khắp nơi đến bệnh viện và trao tận tay cho những bệnh nhân. Tấm lòng như thế ý nghĩa biết bao. Con tim như vậy ngọt ngào dường nào. Ngồi phân chia từng quả cam, quả ổi, nải chuối gói chung với vài hộp nữa, cái bánh để trao cho bệnh nhân, lòng tôi rộn lên một niềm vui khi nghĩ rằng họ ăn thêm trái cam ngọt, quả ổi nhiều vitamin, hộp sữa chứa dưỡng chất… sẽ mau phục hồi sức khỏe và bệnh sớm bình phục. Dưỡng chất yêu thương làm tăng sức đề kháng tinh thần và làm bổ sức khỏe tâm linh. Một nhân viên chia sẻ, “Nhận được nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho bệnh viện, chúng con cảm thấy vui lắm. Sự hiện diện và làm việc nhiệt tâm của quý cha và quý thầy nối kết được nhiều người ghê luôn.”
Tôi không còn ở đây cùng bệnh nhân nhưng còn đó muôn tấm lòng từ nhiều phương vẫn đến và nhiều hướng vẫn về các bệnh viện. Họ mong ước thông qua những chuyến xe gửi đến một thông điệp cho những người đang được gọi tên là “Bệnh nhân F0” và quý nhân viên rằng: “Các bạn không cô đơn. Chúng tôi luôn bên cạnh và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống vật chất và tinh thần với các bạn.” Quả thật, con tim đong đầy yêu thương không có điểm dừng. Bao tấm lòng vẫn mở ra rất rộng và mở rộng rất sâu.
Riêng bản thân mình, tôi nghiệm ra rằng từ nay trên hành cuộc đời, tôi có thêm những “bạn đồng hành” mới. Họ là quí y bác sĩ, nhân viên, anh em dân quân, công an, anh em quân đội, những ân nhân xa gần…. có khác nhau về tôn giáo nhưng chung nhau về tấm lòng yêu thương và phục vụ. Tôi được Chúa cho diễm phúc trở thành bạn của họ thông qua kênh “phục vụ bệnh nhân nhiễm bệnh Covid.” Ban đầu, chúng tôi đến đây với cảm giác xa lạ nhưng khi ra về trong sự ngập ngùi khó bước. Những ngày đầu tiên, chúng tôi dành những ánh mắt ngại ngùng nhìn nhau nhưng ra về trong những ánh mắt ngắn dài muốn giữ. Giây phút ấy, lời của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” thật gần và thấm thía, “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
Tôi mượn tâm tư của thánh Phaolô như một lời kết để nhận ơn những tấm lòng thảo của quý ân nhân; để biết ơn những bệnh nhân đã xây cho tôi một nhịp cầu gặp gỡ, và để cám ơn quý nhân viên đã cho tôi một tình bạn trên đường đời. Thánh Phaolô mong ước rằng, “Mỗi người đừng tìn lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2, 4-5).
Lm. Phaolô Đinh Chí Hiền Giáo phận Xuân Lộc
2. Tình yêu chiến thắng sợ hãi
Tâm tình của một linh mục đang phục vụ tại bệnh viện dã chiến
Từ trong bệnh viện dã chiến, những tâm tình viết vội của một linh mục gửi đến người thân, nhưng thực ra là đang gửi bao người, những trái tim đang hướng về những thiện nguyện viên Xuân Lộc đang phục vụ cho các bệnh nhân, anh chị em tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly.
Đọc. Vui. Hạnh Phúc. Và cũng cay khóe mắt.
Đọc. Cảm phục.
Và cũng để cúi đầu tri ân
vì sự hy sinh lớn lao nhưng sao lại ví tựa nhẹ như hương thơm gió thoảng,
mà khi đọc, bạn sẽ thấy một sự bình an,
một tình yêu mạnh hơn sợ hãi và cả cái chết.
Tâm tình ấy không chỉ là của riêng tác giả trần tình, chia sẻ, nhưng cũng là đại diện của biết bao thiện nguyện viên Xuân Lộc đã, đang có cùng một niềm chia sẻ ấy.
Để rồi, nếu một ngày nào đó, bạn gặp những con người này, bạn sẽ thấy những tâm tình ấy là thực nơi những con người thực.
“Chút tin nhanh gửi đến những người thân yêu!
Con và mọi người ở đây vẫn mạnh khoẻ và bình an ạ! Xin mọi người tiếp tục đồng hành với con và các thiện nguyện viên trong lời cầu nguyện, hay trong những hy sinh nho nhỏ. Chúng con xin chân thành tri ân.
Được chia sẻ nỗi khổ với quê hương trong cơn dịch bệnh, được đóng góp một đôi bàn tay để phục vụ anh chị em, đó là vinh dự của chúng con. Có nhiều lúc mồ hôi nhễ nhãi, có những khó nhọc, những lắng lo, và có cả những nỗi sợ, nhưng chúng con cảm thấy được Chúa nâng đỡ và vượt qua tất cả...
Con đã từng rao giảng rằng tình yêu sẽ chiến thắng sợ hãi. Và bây giờ, con càng thêm xác tín vào điều ấy. Tình yêu không chỉ giúp con chiến thắng sợ hãi, nhưng còn cho con sức mạnh để dám chấp nhận những khó nhọc, và thậm chí cả những thương tích, hay khổ đau.
Nhìn nỗi đau của tha nhân, mà con có thêm sức mạnh. Con chỉ muốn hiện diện bên họ, và yêu thương họ, bằng chính những hy sinh cụ thể của mình. Sự hy sinh, cho con hiểu rõ hơn yêu là như thế nào.
Con nhận ra,
đó là điều mà Chúa muốn con thực hiện lúc này...
Con có một nguồn cội
Con có một quê hương
Khi quê hương và đồng bào gặp những gian truân
Con muốn ở giữa,
Và cùng sẻ chia chính những khó khăn ấy...
Con cũng chẳng làm gì lớn lao
Chỉ là mong ước được như một giọt nước vô tư, hoà vào dòng chảy yêu thương,
Cùng bao nhiêu con người
góp một đôi bàn tay không ngại khó
Và một trái tim đang học yêu thương...
Với một niềm tin và hy vọng: người người sẽ sớm được trở về với những tháng ngày hạnh phúc, bình an...”
Lm Giuse Nguyễn. Đ. N. MVTT Giáo Phận Xuân Lộc
3. VÌ YÊU
Tình yêu là một cái gì đó trừu tượng, vô hình nhưng nó lại có một uy quyền mãnh liệt, một sức cuốn hút đến lạ thường đến nỗi con người ta có thể từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi tình yêu ấy. Khi nghe đến hai chữ “ tình yêu “ người ta nghĩ ngay đến tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng. Nhưng tôi muốn nói đến một tình yêu đặc biệt hơn đó chính là tình yêu thương tha nhân, tình yêu thương đồng loại. Vì yêu mà Chúa Giêsu đã làm người và tự hiến làm giá cứu chuộc nhân loại. Vì yêu mà các linh mục, tu sĩ lên đường thiện nguyện. Chính Chúa Giêsu đã nói: “ Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. “ (Ga 15,13)
Khi đại dịch covid-19 đang hoành hành trên đất nước chúng ta đặc biệt là ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai... Mỗi ngày có 4,5, 6...đến trên dưới 10 nghìn ca dương tính. Các bệnh viện hầu như quá tải, các khu cách ly chật ứ người, các khu phố lần lượt bị phong tỏa, tiếng còi xe cứu thương hú cả ngày lẫn đêm và số người chết cứ thế tăng dần lên. Ước tính cứ 6 phút có một người ra đi vì covid tại Việt Nam trong những ngày này. Người người cầu cứu, người vì đói, người vì khát, người vì thiếu thuốc...thiếu đủ mọi thứ. Nhân viên y tế cũng thiếu trầm trọng, các y bác sĩ làm việc không kể ngày đêm mà các bệnh nhân lại thiếu người chăm sóc. Trước tình hình đó, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Sài kêu gọi hàng linh mục, tu sĩ nam nữ cùng hợp tác với nhân viên y tế tham gia tuyến đầu chống dịch, góp phần ngăn chặn cơn đại dịch và mang yêu thương của Đức Kitô đến với mọi người. Đáp lại lời mời gọi ấy hàng trăm tu sĩ, linh mục không ngần ngại gian khổ đã lên đường thiện chiến. Một chiến trường có bộ đội, công an, có linh mục, tu sĩ và thường dân mà đội quân chủ chốt là các thiên thần áo trắng. Một cuộc chiến không tiếng súng, tiếng đạn, không trực thăng, không xe tăng mà thay vào đó là tiếng còi xe cứu thương. Một cuộc chiến âm thầm nhưng đầy kịch tính, kẻ thù tuy nhỏ bé đến nỗi mắt thường chúng ta không nhìn thấy nhưng lại là một đội quân hùng mạnh có sức tàn phá nặng nề, gây ra bao tang thương, đau khổ cho con người trên khắp thế giới cũng như đất nước chúng ta. Hành trang mà các chiến sĩ thiện nguyện mang theo trên hành trình thiện chiến là đức tin, tình yêu, sức khỏe và lòng hăng say, nhiệt huyết để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa thế gian, giữa cơn đại dịch này. Đây chính là lúc ngọn lửa yêu thương được thắp lên, được lan tỏa cho mọi người.
Hình ảnh những người bệnh nằm thở hổn hển mà không có người thân bên cạch chăm sóc, hình ảnh những người đang hấp hối một mình, hình ảnh người sống nằm cạnh người chết, hình ảnh các thiên thần áo trắng gục ngã vì làm việc quá sức..., nhìn những hình ảnh ấy tôi không thể cầm được nước mắt, lòng tôi quặn đau như thể đó là những người thân của mình vậy. Và những hình ảnh đó như thêm sức cho tôi vượt qua bao nỗi sợ hãi. Tôi đã sợ bị nhiễm covid phải đi cách ly, tôi đã sợ thấy cảnh người sống nằm cạnh người chết, tôi đã sợ nhìn thấy cảnh tượng đâu đâu cũng có người chết. Nhưng giờ đây “ Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14) lên đường thiện chiến, tôi không thể ngồi yên ở nhà nhìn anh chị em tôi đau khổ, quằn quại trong cơn đau. Tình yêu thương những con người đang ngày đêm chiến đấu với con virus nhỏ bé để giành lại sự sống và tiếng cầu cứu của những người đói khổ vì đại dịch đã giúp tôi mạnh mẽ và can đảm vượt lên trên tất cả mọi nỗi sợ hãi để đáp lại lời mời gọi tham gia lên tuyến đầu chống dịch. Được sự đồng ý của soeur đồng hành, soeur bề trên và sự động viên của chị em trong nhà dòng tôi đã gọi điện lên văn phòng Tòa Giám Mục tổng giáo phận Sài Gòn để hỏi và xin được tham gia chuyến thiện nguyện này nhưng tôi đã bị từ chối vì cộng đoàn tôi ở không thuộc giáo phận Sài Gòn nên việc lưu thông di chuyển sẽ rất phức tạp bởi các chốt kiểm dịch. Tôi chưa kịp buồn vì bị từ chối thì này đây cộng đoàn tôi nhận được thư mời của Đức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc kêu gọi linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giới trẻ lên tuyến đầu chống dịch làm chứng nhân Tin Mừng. Không chần chừ, tôi đã gửi ngay đơn đăng ký tham gia cùng với giáo phận. Tôi không phải là một bác sĩ giỏi giang gì cả, tôi chỉ là một dược sĩ quèn nhưng tiếng lòng thôi thúc tôi lên đường thiện chiến, góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào việc chăm sóc, phục vụ, đẩy lùi dịch bệnh, mang yêu thương nụ cười đến với anh chị em của mình, đem niềm hi vọng và sự an ủi đến với người đau khổ. Một sự thôi thúc mãnh liệt khiến tôi không thể nào cưỡng lại nó.
Ước mong cho sự hiện diện của tôi, những cử chỉ, lời nói và hành động của tôi cũng như của bao thiện nguyện khác là dấu chỉ tình yêu, là chứng nhân sống động của Tình yêu Đức Kitô giữa thế gian này. Lạy Chúa, xin đừng để ngọn lửa yêu thương trong con vụt tắt, xin cho sự hăng say và ngọn lửa đức tin của con được tỏa sáng và lan tỏa đến những người xung quanh. Xin Chúa đừng để sự mệt mỏi làm con trở nên nóng nảy, làm con mất nhiệt tâm phục vụ, và xin cho con luôn biết nhìn và yêu thương những bệnh nhân con gặp gỡ như là người thân của con vậy.
Soeur Tâm Binh Dòng Tiểu Muội Đức Mẹ Lên Trời
Chuyến xe cấp cứu định mệnh thay đổi đời người. Phân biệt Thánh Lễ Latinh và Lễ bằng tiếng Latinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:03 03/09/2021
1. Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê loại bỏ từ ngữ ‘Babylon’ khỏi tên gọi chính thức
Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê đã đồng ý loại bỏ từ “Babylon” khỏi tiêu đề chính thức của vị giáo chủ có trụ sở tại Iraq.
Một tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp thượng hội đồng tại thủ đô Baghdad của Iraq trong thời gian từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 8 nói rằng Tòa Thượng phụ Chanđê của Babylon giờ đây sẽ được gọi đơn giản là “Tòa Thượng phụ Chanđê”.
Thông cáo cho biết: “Sau khi thảo luận, các Nghị Phụ nhất trí thông qua tên ‘Tòa Thượng phụ Chanđê’ thay vì ‘Tòa Thượng phụ Chanđê thành Babylon’. Các ngài nhiệt tình bày tỏ niềm tự hào về bản sắc Chanđê của mình”.
Theo thông tấn xã Fides, cơ quan thông tin của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Thượng hội đồng đã bỏ phiếu để thay đổi tên của giáo chủ vì thuật ngữ “Babylon” thiếu cơ sở lịch sử rõ ràng.
Babylon là thủ đô của Đế chế Babylon cổ đại. Phần còn lại của thành phố này nằm ở phía nam Baghdad, trên bờ sông Euphrates.
Babylon được nhắc đến trong Kinh thánh, đặc biệt là trong Sách Khải huyền.
Thông tấn xã Fides, trích dẫn lời của Đức Thượng Phụ Louis Sako nói rằng Babylon “là thủ đô của Đế chế Babylon, và nó chưa bao giờ là nơi đặt tòa của các giám mục; và hiện nay nó là một thành phố Hồi giáo của Iraq”.
Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê là một trong 23 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh. Giáo Hội này có hơn 600,000 thành viên sống chủ yếu ở Iraq. Bên cạnh đó còn có các cộng đồng hải ngoại trên khắp thế giới.
Source:Catholic News Agency
2. Sự khác biệt giữa “Thánh lễ Latinh” và “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”
Kể từ Công đồng Vatican II, người Công Giáo thường nhầm lẫn “Thánh lễ Latinh” với “Thánh lễ bằng tiếng Latinh”, vì nghĩ rằng cả hai đều là cùng một hình thức phụng vụ.
Tuy nhiên, hai cụm từ đó chỉ các Thánh lễ khác nhau, mặc dù chúng có những điểm tương đồng.
Thánh lễ bằng tiếng Latinh
Trong Nghi thức Rôma của Giáo Hội Công Giáo, Thánh lễ đã được cử hành bằng ngôn ngữ Latinh kể từ thế kỷ thứ 3. Ban đầu Thánh lễ chủ yếu được cử hành bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ phổ biến của hầu hết các Kitô hữu thời kỳ sơ khai.
Tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ mặc định của Thánh lễ cho đến Công đồng Vatican II, khi tiếng bản ngữ, tức là ngôn ngữ địa phương tại một địa điểm cụ thể, được đề nghị thay thế các phần cụ thể của Thánh lễ.
Tuy nhiên, bất kể thực tế phổ biến là tiếng bản ngữ đã thay thế tiếng Latinh, nó không “xóa bỏ” ngôn ngữ này.
Các linh mục vẫn có thể cử hành Phụng Vụ sau Công Đồng, thường được gọi là “Novus Ordo”, Thánh lễ mới, hoặc Thánh lễ hiện đại bằng tiếng Latinh.
Đây là một yêu cầu cụ thể từ Công đồng Vatican II, trong đó yêu cầu rằng “Việc sử dụng ngôn ngữ Latinh phải được duy trì trong Nghi thức Rôma” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Công đồng Vatican II cũng khuyến khích giáo dân học tiếng Latinh, để họ có thể hiểu rõ hơn những lời của linh mục.
Thánh lễ Latinh
Thuật ngữ “Thánh lễ Latinh” thường được dùng để đề cập đến Thánh lễ được cử hành trước Công đồng Vatican II.
Các tên khác của hình thức Phụng Vụ này là “Thánh Lễ Tridentinô” hoặc “Hình thức Ngoại Thường”. Thánh lễ này được cử hành theo Sách lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên tập năm 1962.
Thánh lễ này có nguồn gốc từ một sách lễ được Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Ngũ phê chuẩn vào năm 1570, như là kết quả của Công đồng Trent, do đó có tên là “Thánh lễ Tridentinô”.
Tiếng Latinh là ngôn ngữ độc quyền của Thánh lễ này, và các cử hành hơi khác với Hình thức Thông thường, mặc dù về bản chất, đó là cùng một cử hành.
Cả hai loại Thánh lễ vẫn có giá trị trong Giáo Hội Công Giáo, mặc dù tài liệu mới nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép các giám mục địa phương có toàn quyền trong việc ban cấp năng quyền cử hành “Thánh lễ Latinh”.
Source:Aleteia
3. Chuyến xe cấp cứu đã thay đổi cuộc đời một người nghiện rượu
Một người nghiện rượu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đã tìm thấy sự chữa lành, hoán cải và bình an trên chuyến xe cấp cứu đưa anh ta đến nhà tình thương của các Nữ tu Dòng Đa Minh ở Hawthorne.
Những câu chuyện về những người được hoán cải triệt để như Thánh Phaolô hay Thánh Augustinô có thể truyền cảm hứng cho chúng ta và thường là như thế. Thiên Chúa luôn kêu gọi chúng ta đến với chính Ngài, và các thánh xưa là những người thầy của chúng ta trong việc này. Mặc dù, những gương sáng ấy là rất nhiều và rất sống động, nhưng chúng ta lúc này, lúc khác có thể cảm thấy xa lạ với những chuyện như thế. Nhưng thỉnh thoảng, một số người trong chúng ta rất vui khi được tận mắt chứng kiến một câu chuyện hoán cải diễn ra trong đời thường, ngay trước mắt mình. Đây là một trong những câu chuyện như vậy.
Đến Đồi Mân Côi
Bob đến sống với chúng tôi, các Nữ tu Đa Minh ở Hawthorne, trên một xe cứu thương, như một người đàn ông hoàn toàn tan vỡ. Anh ấy bị bệnh ung thư, giống như tất cả các bệnh nhân của chúng tôi, nhưng tình trạng tinh thần của anh ấy còn tồi tệ hơn nhiều. Bob đã có một “lỗ đen” bên trong bản thân mình, như anh ta thường mô tả, anh ta bị tê liệt vì rượu. Vì điều này, anh đã mất gia đình, bạn bè, tất cả mọi thứ; và bây giờ anh ấy đang chết vì bệnh ung thư. Là một kẻ nghiện rượu, anh đã hứa cả triệu lời hứa sẽ thay đổi và sẽ đoạn tuyệt với quá khứ; nhưng lần nào cũng quay lại con đường cũ, và giờ đây dường như anh không còn cơ hội để chuộc lỗi nữa.
Ngày anh đến nhà chúng tôi, anh say sưa, chán nản, xa cách mọi người. Anh được đưa vào phòng của mình với một nụ cười và được chào đón, giống như bất kỳ bệnh nhân nào khác. Chúng tôi đã tắm rửa cho anh ta, cạo râu cho anh ta, cho anh ta ăn và để anh ta nghỉ ngơi. Tháng đầu tiên cứ thế trôi qua với những liều lượng yêu thương. Từ từ, thay vì chết, anh ta bắt đầu hồi phục thể chất. Bob vẫn còn rất muốn uống rượu, nhưng anh ta cũng muốn sống, và anh biết mình không thể có cả hai. Vì vậy, với một chút tình yêu cứng rắn và rất nhiều lời cầu nguyện, chúng tôi đã giúp anh ấy chống lại cơn thèm rượu, và cái hố sâu không đáy mà anh ấy đã cố gắng vượt qua, bắt đầu được lấp đầy bởi ân sủng và tình yêu.
Một tình bạn thánh thiện
Nhiều tháng trôi qua, anh ấy bắt đầu đi lễ, điều này xảy ra bởi vì anh ấy đã bắt đầu tình bạn với cha tuyên úy của chúng tôi là Cha Jacob Restrick, và anh ấy đã bắt đầu đặt câu hỏi về các Nữ tu. Đến lượt chúng tôi, chúng tôi có thể thấy rằng ngày qua ngày, anh ấy đang đáp lại những ân sủng Chúa ban cho anh ấy. Càng tỉnh táo, anh ấy càng có khả năng chữa bệnh và chẳng bao lâu, anh ấy bắt đầu nghe theo chỉ dẫn của Cha Jacob để trở thành một người Công Giáo. Họ gặp nhau gần như mỗi ngày vào lúc 3 giờ chiều và học Giáo lý. Cha Jacob cho biết “giáo lý khai tâm Kitô Giáo đã giúp ích rất nhiều, vì nó đã dạy anh cách xét mình”.
Anh bắt đầu đi lễ hàng ngày vào những ngày anh cảm thấy khỏe. Có một sự thay đổi rõ ràng không chỉ về thể chất mà còn ở cả con người của anh ấy. Anh ấy từng cảm thấy bản thân không thể yêu thương, nhưng giờ đây anh tràn đầy tình yêu thương và thể hiện điều đó với tất cả những người anh ấy gặp. Anh ấy nhận xét rằng anh ấy nghĩ rằng những thay đổi là từ từ, nhưng các Sơ ngạc nhiên về sự nhanh chóng mà trong suốt một năm, họ đã thấy một người đàn ông suy sụp trở nên tỉnh táo; một người tỉnh táo trở nên có đạo đức; và một người đức hạnh trở nên thánh thiện.
Bob đã được Chúa ban cho ân sủng và anh ấy đã tiếp nhận những ân sủng đó và anh ấy đã phát triển nhân đức để tăng khả năng của mình đón nhận những ân sủng đó.
Hòa giải với gia đình
Một trong những thành quả của việc hoán cải này là một số người trong gia đình của anh đã trở lại trong cuộc sống của anh. Anh ấy đã tham gia với hai cô con gái của mình, tham dự các sự kiện ở trường của các cháu khi có thể, và trở thành một người cha thực sự đối với chúng một lần nữa. Trước khi chết, anh và vợ, xa cách nhau trong nhiều năm, đã hòa giải. Cha mẹ của anh ấy, vui mừng khôn xiết trước sự thay đổi của Bob đã nói với các Sơ “Các Sơ đã trả lại cho chúng tôi con trai của chúng tôi”.
Từ nát rượu đến làm chứng
Bob không chỉ hoán cải riêng mình mà còn là công cụ trong việc hoán cải những người khác. Một trong những người như vậy là một bệnh nhân tên là Diane. Cô ấy đã rời xa Giáo Hội và đến với chúng tôi với mức độ lo lắng và trầm cảm cao độ. Mối quan hệ của anh với cô bắt đầu khi anh ghé qua phòng cô để mời cô tham gia các hoạt động cùng anh và những bệnh nhân khác.
Ngay sau đó anh ấy đã nói chuyện với cô ấy về Niềm tin và giúp cô ấy vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Chẳng bao lâu Diane xin gặp cha tuyên úy và bắt đầu rước lễ. Bob là công cụ giúp Diane được hòa giải với Giáo Hội trước khi cô chết vì cô cảm nghiệm được tình yêu của Chúa qua lòng tốt của anh đối với cô.
Source:Aleteia
Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y vào tháng 10 sắp tới. Gay go với ông Thầy giảng đạo Hồi ở Sydney
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 03/09/2021
1. Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y vào tháng 10 tới đây
Trong bài “Analysis: What's behind rumors that Pope Francis will resign?”, nghĩa là “Phân tích: Điều gì đằng sau tin đồn cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ từ chức?” ký giả Andrea Gagliarducci cho biết:
“Các nguồn tin của Vatican nói với CNA rằng hiện họ mong đợi sự kết thúc nhanh chóng quá trình cải tổ Giáo triều mà đến nay dường như bất tận, có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10; và sau đó một công nghị tấn phong 5 hoặc 6 Hồng Y vào đầu tháng 10”.
Ngày nay, số Hồng Y cử tri có thể tham gia Cơ Mật Viện để bầu ra một tân Giáo Hoàng là 122 vị, một con số ít nhiều phù hợp với những gì Đức Thánh Cha Phaolô VI quy định. Cần nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Montini đã ấn định số lượng Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị và với Tự Sắc Ingravescentem ngài thiết định rằng ở tuổi 80, các Hồng Y mất quyền tham gia Cơ Mật Viện bầu tân Giáo Hoàng.
Cho đến thời điểm hiện nay, trong số các vị Hồng Y cử tri:
13 vị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong;
39 vị được Đức Bênêđíctô 16 tấn phong;
70 vị được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong.
Về lý thuyết, nếu mọi thứ không thay đổi cho đến cuối năm 2022, thì vào cuối năm sau, số Hồng Y được bầu sẽ giảm từ 122 xuống còn 110, tức là ít hơn 10 vị so với con số do Đức Phaolô VI thiết lập.
Con số các Hồng Y cử tri không bao gồm Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, 73 tuổi, đang bị xét xử. Ngài đã bị tước bỏ các quyền và đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 27 tháng 9 năm ngoái, 2020.
Trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 12 năm 2022, 6 vị Hồng Y Mỹ Latinh và 6 vị Hồng Y Âu châu sẽ vượt qua tuổi 80.Những dữ liệu này cung cấp cơ sở cho xác suất rằng vào cuối năm nay hay chậm nhất là những tháng đầu tiên của năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Sắc lệnh thứ tám của ngài về việc tấn phong các tân Hồng Y, đặc biệt là các Hồng Y cử tri.
Source:Sismografo
2. Các Giám Mục Việt Nam nhiều triển vọng được tấn phong Hồng Y
Đức Thánh Cha Phanxicô có cách hành động hơi khó đoán. Năm 2017, ngài đã không tấn phong Hồng Y cho Đức Cha José Luis Escobar Alas, Tổng Giám Mục San Salvador, nhưng lại tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Gregorio Rosa Chávez, là Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận.
Tuy nhiên, thông thường mà nói, trong số các vị Giám Mục Việt Nam, 3 vị Tổng Giám Mục vẫn là những người có nhiều triển vọng được tấn phong Hồng Y nhất.
Nếu tính theo thâm niên Tổng Giám Mục, trước hết, chúng ta có Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế. Ngài sinh năm 1949, được thụ phong linh mục tại giáo phận Nha Trang vào năm 1992. Ngày 12 tháng 06, 2004, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Thanh Hoá. Ngày 29 tháng 10, 2016, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Chính toà Tổng giáo phận Huế, kiêm Giám quản Tông toà giáo phận Thanh Hoá.
Tiếp theo là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Tổng Giám Mục Hà Nội. Ngài sinh năm 1960, được thụ phong linh mục năm 1988. Ngày 06 tháng 11, 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục Hải Phòng. Ngày 17 tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên làm Tổng giám mục Hà Nội.
Sau cùng là Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Tổng Giám Mục Sài Gòn. Ngài sinh năm 1953, được thụ phong linh mục tại giáo phận Xuân Lộc năm 1990. Ngày 25 tháng 07, 2009, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm. Ngày 19 tháng 10, 2019, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Sài Gòn.
3. Người Công Giáo ở Ba Lan tổ chức 'ngày đoàn kết' với người dân Afghanistan
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức “ngày đoàn kết” với người dân Afghanistan mệt mỏi vì chiến tranh vào ngày 5 tháng 9.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, đã kêu gọi người Công Giáo cầu nguyện và hỗ trợ tài chính cho 38 triệu người ở quốc gia đa số theo đạo Hồi hiện đang nằm dưới sự cai trị của Taliban.
“ Lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã kêu gọi tất cả những người thiện chí 'cầu nguyện với Thiên Chúa hòa bình, để cuộc đụng độ vũ trang có thể tắt tiếng, và các giải pháp có thể được tìm thấy trên bàn đối thoại', tôi kêu gọi các linh mục và các tín hữu của Giáo hội Ba Lan cầu nguyện và trợ giúp vật chất cho những người đang đau khổ ở Afghanistan,” Đức Tổng Giám Mục Gądecki viết trong một thông điệp ngày 27 tháng 8.
Các giám mục của Ba Lan đã nhất trí ủng hộ một chiến dịch toàn quốc cho những người Afghanistan bị vướng vào biến động hiện nay tại một cuộc họp tại Jasna Góra, miền nam Ba Lan, vào ngày 25 tháng 8.
Các tay súng Taliban đã giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan vào ngày 15 tháng 8. Bước tiến nhanh chóng của nhóm này diễn ra khi nhiều thường dân Afghanistan và công dân Mỹ tìm cách rời khỏi đất nước trước khi quân đội Mỹ và các lực lượng khác rút lui hoàn toàn.
Khi chương trình di tản tại sân bay Kabul kết thúc, sau một vụ đánh bom khiến 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng, hàng nghìn người đang di chuyển đến biên giới Afghanistan trong nỗ lực trốn khỏi đất nước.
Ba Lan đã đưa 937 người Afghanistan ra khỏi sân bay Kabul trong chiến dịch sơ tán. Họ sẽ được hỗ trợ bởi các cơ quan chức năng của quốc gia Trung Âu này.
Trong một diễn biến riêng biệt, một nhóm người di cư từ Afghanistan vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng bế tắc ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus.
Những người Công Giáo tham dự Thánh lễ trên khắp Ba Lan vào ngày 5 tháng 9 sẽ cầu xin Chúa cho hòa bình ở Afghanistan trong Lễ cầu nguyện của các tín hữu. Tiền thu được từ các quyên góp sau Thánh lễ sẽ hỗ trợ công việc của Caritas với người di cư và người tị nạn, cả ở Ba Lan và nước ngoài.
Đức Tổng Giám Mục Gądecki giải thích : “Hợp tác với Caritas Pakistan, quốc gia có nhóm người tị nạn lớn nhất từ Afghanistan, chúng ta sẽ tham gia một cuộc can thiệp nhân đạo kéo dài ba tháng nhằm hỗ trợ ngay lập tức cho khoảng 1.500 gia đình.”
Ngài nói thêm: “Caritas Ba Lan sẽ khởi động một chương trình toàn quốc để hỗ trợ những người tị nạn tại quê hương của chúng ta - bao gồm từ hỗ trợ tinh thần, tâm lý và xã hội, đến hỗ trợ ngôn ngữ, pháp lý và y tế, cũng như tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ đa văn hóa và hỗ trợ tình nguyện tại các giáo xứ và trên các phương tiện truyền thông”.
Source:Catholic News Agency
4. Thầy giảng Kinh Koran tuyên bố chữa được cô vít lại phải vào bệnh viện cấp cứu
Mohammed Shaar, một thầy giảng kinh Koran nổi tiếng tại Sydney vừa phải vào bệnh viện của thành phố này trong tình trạng rất nghiêm trọng.
Ông Mohammed Shaar thường tuyên bố mình có khả năng chữa bệnh ngoại thường, và rằng COVID-19 không có thật. Nhưng ông ta hiện đang phải chiến đấu giành giật sự sống sau khi nhiễm phải virus độc địa này.
Ông là một nhà thuyết giáo Hồi giáo và là người chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên. Ông đã dành nhiều tuần để rao giảng rằng vắc xin không hiệu quả và đại dịch chỉ là một huyền thoại.
Trong một video, ông ta nói:
“Tôi rất lo lắng về những gì đang xảy ra ở Sydney và tại sao họ lại nhắm mục tiêu vào những khu vực cụ thể như Guilford và Yennora” và nói thêm “Tôi phản đối vắc-xin.”
Tuần trước, ông ta nhiễm coronavirus và đóng cửa trung tâm chữa bệnh của mình để cố gắng hồi phục tại nhà. Ông ta viết trên Facebook: “Tôi hiện đang rất ốm trong vài ngày vì cảm lạnh thông thường chứ không phải COVID-19”.
Năm ngày sau, khi tình trạng đã trở nên thập tử nhất sinh, ông ta mới được đưa đến bệnh viện. Lúc này, những người trong gia đình mới nói với các tín hữu rằng ông ta đang gặp khó khăn với chủng Delta của COVID-19 và đã yêu cầu họ cầu nguyện cho ông ta.
Đáp lại, một tín hữu đề nghị ông ta uống nước chanh nóng. Không hiểu đề nghị này là chân thực hay có ý mỉa mai.
Phó Ủy viên Cảnh sát NSW Mal Lanyon hôm thứ Ba 31 tháng 8 cho biết “nghề y là một nghề là có lý do của nó.”
“Khoa học rất rõ ràng, COVID tồn tại. Thật không may, chúng ta đang thấy quá nhiều người mắc bệnh trong xã hội”, ông nói.
“Xin hãy nghe những người làm nghề y, họ là những người biết câu trả lời.”
Mạng lưới Chuyên gia Y tế Hồi giáo Úc cũng đang cầu xin những người từ chối COVID suy nghĩ lại.
“Thay mặt toàn thể nhân viên y tế theo đạo Hồi, xin hãy nghiêm túc đối với coronavirus” bác sĩ Ziad Basyouny nói.
Source:Seven News