Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa thương xót và tha thứ
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
18:26 05/09/2010
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Chủ đề của ba bài đọc hôm nay là Thiên Chúa thương xót những người tội lỗi. Trong bài đọc 1, chúng ta thấy ngay sau khi dân Do thái ký Giao ước với Thiên Chúa đã quay ra phản bội, họ đã bỏ Chúa mà đi tìm một thần tượng khác làm hộ mạng, tức là thờ lạy con bê vàng. Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ định tiêu diệt dân này để lập một dân lớn hơn, trung thành hơn, nhưng nhờ lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã nguôi giận và tha tội cho dân. Thực ra, sứ điệp mà Thiên Chúa muốn gửi đến cho chúng ta qua bài đọc 1 này là Thiên Chúa rộng lòng thương xót sẵn lòng tha thứ cho những kẻ tội lỗi.
Lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể trong Đức Giêsu Kitô. Sự kiện Đức Giêsu đã đón tiếp và cùng ăn với những người tội lỗi làm cho những người biệt phái phẫn nộ. Họ là những người “biệt phái” tránh né mọi tiếp xúc với những người tội lỗi. Họ cho rằng những kẻ tội lỗi là những đồ bỏ đi. Phản ứng lại những lời chỉ trích của nhóm họ, Đức Giêsu đã chỉ ra cho họ một Thiên Chúa giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung, Ngài sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của con người, bằng cách đưa ra ba dụ ngôn: con chiên đi lạc, đồng tiền bị mất và đứa con hoang đàng. Cả ba dụ ngôn đều nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa quan tâm đến một người hư mất và niềm vui của Ngài khi tìm lại được một người hư mất.
Theo gương Đức Giêsu, chúng ta phải thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với người tội lỗi. Họ không phải là những hạng người bỏ đi như người biệt phái vẫn nghĩ thế; trái lại, họ là một con người, một con người cao qúi trước mặt Chúa không thể để hư mất. Nếu họ hư đi thì phải nỗ lực đi tìm kiếm như người chăn chiên bỏ 99 con mà đi tìm con chiên lạc, đem về cùng chung vui vì một người tội lỗi đã trở lại.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Xh 32,7-11.13-14
Ngay sau khi Thiên Chúa ký Giao ước với dân Israel, họ đã vi phạm Giao ước. Vì ông Maisen ở lâu trên núi, nên dân đâm ra sợ hãi và tự tạo cho mình một thần tượng để hộ mạng. Đó là dân đã đúc con bê vàng và thờ lạy trước tượng đó. Sự bất tín này làm Thiên Chúa nổi giận và muốn tiêu diệt dân, đồng thời Ngài lại hứa với Maisen như xưa đã hứa với Abraham là sẽ làm cho ông nên tổ phụ của một dân tộc lớn. Nhưng ông Maisen đã khẩn khoản xin Chúa tha tội cho dân, và cuối cùng Thiên Chúa nguôi giận không giữ ý định tiêu diệt Israel nữa.
Mặc dầu Thiên Chúa hứa tạo cho ông một dân tộc mới, ông đã không lìa bỏ dân tộc mình, vẫn liên đới gắn bó với dân như trước. Chính ông van xin Thiên Chúa tha thứ và được Ngài nhận lời vì Thiên Chúa kiên nhẫn và trung tín.
+ Bài đọc 2: 1Tm 1,12-17
Trước khi nói cùng ông Timôthê yêu dấu, thánh Phaolô muốn nhắc lại cách Thiên Chúa đối xử với loài người. Nếu không có điều ấy, ơn gọi của chính ngài khó mà giải thích được: Thiên Chúa tha thứ. Ngài tạ ơn Chúa vì lòng nhân từ thương xót của Chúa.
Trước kia, ngài là người bắt đạo và ngạo ngược nhưng đã được Chúa xót thương. Sự trở lại của ngài là một thí dụ điển hình về ơn tha thứ Thiên Chúa dành cho mọi người.
+ Bài Tin mừng: Lc 15,1-32
Thấy Đức Giêsu hay gần gũi với những người tội lỗi, nhóm biệt phái và luật sĩ tỏ ra rất khó chịu, lẩm bẩm với Ngài. Nhân dịp này Đức Giêsu đưa ra ba dụ ngôn nói lên lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân: con chiên bị lạc, đồng tiền bị mất và đứa con hoang đàng. Tất cả đều nói lên Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.
Để ý nhận xét, đồng tiền là một vật nhỏ nhất mà cũng mất công tìm tòi kỹ lưỡng, điều này nói lên sự quan tâm rất mực của Thiên Chúa đối với tội nhân. Dụ ngôn đứa con hoang đàng trở về càng làm nổi bật lòng nhân hậu, thứ tha của Thiên Chúa, Ngài là người Cha không bao giờ bỏ rơi con cái bạc bẽo. Chi tiết này càng làm cho người tội lỗi vững tâm trở về cùng Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tấm lòng nhân hậu của người Cha.
I. THIÊN CHÚA KÊU GỌI NGƯỜI TỘI LỖI
1. Hòan cảnh đưa đến dụ ngôn
Đối với Đức Giêsu, người ta có hai thái độ trái ngược nhau: đối với những người biệt phái và luật sĩ, họ cho mình là người công chính nên khinh thường và tẩy chay Ngài. Còn những người tội lỗi thì lại đến gần Ngài, nghe Ngài giảng và sửa đổi con người của mình. Người Do thái rất khó chịu khi thấy Đức Giêsu giao du với những người tội lỗi và lại còn đồng bàn với họ nữa. Người ta khó chịu với Đức Giêsu vì họ thấy Ngài cư xử ngược với quan niệm của họ.
Đạo sĩ Do thái đã xếp tất cả những ai không tuân giữ lưật pháp vào chung một hạng, họ gọi những người đó là “Dân của đất”. Có một hàng rào ngăn cách dứt khoát giữa những đạo sĩ Do thái và người “Dân của đất”. Gả con gái cho một người dân của đất thì chẳng khác gì trói cô gái ấy nộp cho sư tử. Luật của đạo sĩ Do thái dạy rằng: Khi có một người là dân của đất, thì đừng trao tiền cho nó, đừng lấy chứng của nó, đừng nói điều bí mật cho nó, đừng đặt nó coi kẻ mồ côi, đừng để nó giữ của bố thí, đừng đi đường với nó”.
Có luật cấm đạo sĩ Do thái không được mời một người dân của đất đến dùng bữa, cũng không được nhận lời mời của ai trong hạng người đó. Luật cấm đạo sĩ Do thái không được giao dịch thông thường với họ, không được mua gì của họ hoặc bán gì cho họ. Các đạo sĩ Do thái quyết tâm tránh hẳn mọi liên hệ với đám dân của đất, tức là những người không giữ đủ các chi tiết tỉ mỉ trong luật pháp.
Trước thái độ kỳ thị ra mặt của các đạo sĩ Do thái đối với người bị coi là tội lỗi, Đức Giêsu mới kể cho họ ba dụ ngôn để nói về lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, Ngài muốn tìm kiếm và cứu vớt những gì đã lạc mất.
2. Ba dụ ngôn của Đức Giêsu
a) Dụ ngôn con chiên đi lạc
Trước tiên ta cần lưu ý là hình ảnh người chăn chiên và bầy chiên là chủ đề cổ điển trong Cựu ước nói lên tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ngài (St 48,15: Lc 12.32). Dụ ngôn này cũng có trong Tin mừng Matthêu, nhưng trong lúc Matthêu áp dụng vào trách nhiệm những vị lãnh đạo Giáo hội, còn Luca nói lên việc Thiên Chúa tìm kiếm người tội lỗi.
Trong dụ ngôn này, người mục tử đã bỏ 99 con kia, dĩ nhiên là được canh giữ cẩn thận, để đi tìm con chiên lạc. Con chiên lạc này mất vì lý do nào đó không được nêu ra trong dụ ngôn. Nhưng có một đều chắc chắn là nó đang sống những giây phút khốn cực, cần sự giúp đỡ của chủ chăn. Chủ chăn đã phải bỏ 99 con trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc. Một con sánh với 99 còn lại thì chỉ như số không, không đáng gì, đâu có làm cho ông nghèo đi chút nào. Việc làm của ông chứng tỏ hùng hồn rằng: bất cứ giá nào, ông cũng không để mất, dù một con. Một con đây cho giá trị như 99 con. Ý nghĩa này nói lên tầm mức quan trọng và tự do sự trở về của tội nhân: Quan trọng đến nỗi bất cứ giá nào, người tội lỗi đó cũng phải được trở về, điều đó chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.
Còn một chi tiết làm cho chúng ta cảm động: ”vác con chiên trên đôi vai”, vì khi con chiên đi lang thang nhiều giờ hay nhiều ngày xa đàn chiên, nó kiệt sức và nằm xuống. Thật ra phải vác nó lên thôi. Và một con chiên nặng đấy ! Nhất là khi người chăn chiên cũng đã chạy nhiều giờ trên những ngọn đồi đầy sỏi đá dưới ánh nắng mặt trời… Chính người chăn chiên cũng rất mệt nhọc ! Nhưng, Đức Giêsu nói hoàn toàn vui mừng, người đó quên đi sự mệt nhọc của mình, bế nó lên tay và vác nó.
Chính Thiên Chúa giới thiệu với chúng ta như thế ! Vả lại hình ảnh ấy không mới mẻ. Toàn thể Thánh Kinh đã thể hiện Thiên Chúa dưới những đường nét của “người chăn chiên” (Is 40,11-49, 10 …(Quesson).
b) Dụ ngôn đồng tiền bị mất
Đức Giêsu lại tiếp nối tư tưởng bằng một dụ ngôn khác. Đồng tiền nói ở đây là một đồng tiền nhỏ, dễ bị mất trong nhà dân quê xứ Palestina, và có khi phải mất rất nhiều thì giờ mới tìm lại được. Nhà của người Do thái thường tối om, vì chỉ có một cửa sổ tròn đường kính khỏang 45 phân. Nền nhà thì bằng đất nện được phủ bằng những tấm liếp sậy và cành cây khô. Tìm kiếm một đồng bạc trên một nền nhà như thế khác nào tìm một cây kim trong đống rác. Nhưng người đàn bà quét đi quét lại, tìm cho bằng được.
Một đồng bạc ở đây có giá trị tương đương với một ngày làm công (Mt 20,2). Ở đây muốn nói lên sự mất mát dù chỉ có một đồng cũng là điều quan trọng khiến cho chủ cũng phải tốn công tìm kiếm. Điều này cũng muốn ám chỉ lòng thương yêu của Thiên Chúa không muốn để ai bị hư đi, nhưng muốn cứu vớt mọi người.
Ngoài lý do vì nhu cầu cần tìm đồng tiền bị mất, lại còn có một lý do khác thơ mộng hơn. Tại Palestina, dấu hiệu của người đàn bà có chồng là một chiếc vành trên đầu làm bằng 10 đồng tiền nhỏ bằng bạc xâu lại với nhau bằng một sợ dây bạc. Trong nhiều năm, một cô gái làm lụng và để dành cho đủ 10 đồng tiền nhỏ đó. Bởi vì cái chuỗi trên đầu của nàng cũng đáng giá gần bằng chiếc nhẫn cưới. Khi nàng đã sắm được nó thì trở nên của riêng nàng, đặc biệt đến nỗi người khác không thể đoạt lấy của nàng món nữ trang đó để trừ nợ. Có thể người đàn bà trong dụ ngôn đánh mất một đồng bạc thuộc loại đó, và bà ta đã tìm kiếm nó như bất cứ người nào khác cũng làm như thế khi đánh mất cái nhẫn cưới vậy.
Vì thế, chúng ta dễ hiểu nỗi vui mừng của người đàn bà khi tìm lại được đồng bạc bị mất. Đức Giêsu cho biết: cũng thế, Thiên Chúa và các thiên sứ vui mừng khi một người ăn năn trở về, như khi một gia đình vui mừng tìm lại được đồng bạc quyết định cái no hay cái đói của họ, hay cũng giống người đàn bà đánh mất một tài sản có giá trị hơn tiền bạc rồi lại tìm lại được.
c) Dụ ngôn đứa con hoang đàng
Niềm vui lạ lùng này được sáng tỏ hơn trong dụ ngôn đứa con hoang đàng. Ông chủ chỉ có hai người con trai, tưởng rằng được sống bình yên trong tuổi già với hai con. Nhưng người con thứ tính phóng khoáng, thích tụ tập, muốn xin cha chia gia tài cho anh.
Theo luật Do thái, người cha không được chia gia tài tùy ý mình thích, đứa con cả đương nhiên được hưởng 2/3, đứa con thứ được 1/3 gia tài (x. Đnl 21,17). Không phải là một việc lạ khi một người cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông muốn được nghỉ ngơi khỏi bận tâm buôn bán làm ăn. Nhưng có một sự trơ tráo nơi đứa con thứ khi chính nó đề xuất việc chia gia tài. Khi nó nói với cha nó: ”Cha hãy cho tôi ngay bây giờ phần gia tài mà trước sau gì tôi cũng lãnh được sau khi cha chết, và hãy để tôi ra khỏi nhà này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông cần một bài học thì nó sẽ có một bài học đắt giá, và ông đã chia gia tài cho nó. Tức khắc đứa con lấy phần dành cho nó và bỏ nhà ra đi.
Tuy nhiên, việc xin chia gia tài này có hợp lý không, thì không rõ, chỉ biết rằng sau này chính người con thứ đã hối hận vì hành động trên.
Đi xa nhà một thời gian, nó đã nhanh chóng xài hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo, một công việc đáng nguyền rủa của người Do thái… Trong cảnh khốn cùng, nó hồi tâm suy nghĩ lại và quyết định ra đi về với cha nó mà chỉ xin được coi như kột đứa đầy tớ thôi, chứ không dám nhận là con nữa. Nó trở về, cha nó chạy ra ôm chằm lấy mà hôn. Cha nó không để nó kịp mở miệng xin làm đầy tớ, ông đã lên tiếng trước. Ông đã phục hồi địa vị làm con cho nó bằng những cử chỉ đầy ý nghĩa:
. Xỏ giầy vào chân cậu: . Xỏ giầy vào chân chứng tỏ ông đã tha thứ hoàn toàn cho cậu. Vào thời Kinh Thánh thuở xưa, mang giầy là dấu chỉ của một người tự do, còn đám nô lệ thì đi chân trần. Xỏ giầy vào đôi chân trần của cậu con tức là xóa đi dấu hiệu thằng con ấy từng là nô lệ của một người nào đó, và đồng thời trả lại cho cậu ta dấu chỉ cậu là đứa con trai trong gia đình.
. Trao nhẫn cho cậu. Gắn nhẫn vào ngón tay cậu chứng tỏ ông bố phục hồi trọn vẹn cho cậu tình trạng trước khi cậu bỏ nhà ra đi. Đeo nó vào đồng nghĩa với được quyền hành xử như một thành viên trong gia đình.
Và như thế, khi choàng tay ôm, xỏ giầy, đeo nhẫn cho đứa con trai, người bố đã cho thấy ông hoàn toàn nồng nhiệt tiếp đón cậu ta, tha thứ hoàn toàn và phục hồi cho cậu ta trọn vẹn tình trạng trước khi cậu bỏ nhà ra đi.
Truyện: Vải trắng trên cây táo.
Richard Pindell có viết một chuyện ngắn nhan đề “Đứa con trai của một người nào đó” (somebody’s son). Câu chuyện mở đầu với một cậu bé tên là David bỏ nhà ra đi sống bụi đời. Vì khó quá, không chịu nổi, cậu bèn viết một lá thư gửi về nhà cho mẹ bày tỏ niềm hy vọng được ông bố cổ hủ tha thứ cho cậu và chấp nhận cậu làm con trở lại. Lá thư như sau: ”Mẹ kính mến, trong một vài ngày nữa con sẽ đi ngang qua nhà. Nếu bố bằng lòng nhận con trở lại, thì mẹ yêu cầu bố cột một miếng vải trắng lên cây táo hồng ở miếng đất cạnh nhà chúng ta.
Vài ngày sau, David lên xe lửa đi về. Trong lúc tầu hỏa lao nhanh đến nhà thì hai hình ảnh cứ chớp lòe liên tục hiện ra trong trí cậu ta. Khi thì trên cây có cột một miếng vải trắng, khi thì trên cây chẳng có một miếng vải trắng nào. Xe lửa càng tiến gần nhà, trái tim David càng đập nhanh hơn. Không bao lâu nữa cây táo sẽ hiện ra nơi khúc quẹo, nhưng David không dám tự mình nhìn tới vì sợ nhỡ không có miếng vải trắng cột ở đó. Thế là cậu quay sang người đàn ông bên cạnh ấp úng nói: ”Thưa ông, ông có thể làm ơn giúp cháu một việc không? Vào khúc quẹo bên tay mặt, ông sẽ thấy một cái cây. Ông làm ơn cho cháu biết trên cành cây có cột một miếng vải trắng không nhé”.
Khi chiếc xe lửa rầm rầm lướt qua cây táo, David nhìn chăm chăm về phía trước. Đoạn run run giọng cậu hỏi người đàn ông: ”Thưa ông, có một miếng vải trắng treo ở một cây nào đó không”? Ông ta sửng sốt trả lời: ”Ồ, này cậu bé, cành cây nào ta cũng thấy có cột một miếng vải trắng cả”(Mark Link).
II. THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ
1. Tấm lòng của người Cha
Người cha trong dụ ngôn phải là một ông chủ giầu sang, đầy quyền lực và oai nghi đúng với đặc điểm của một phú ông miền Đông phương. Đứng trước sự ngông cuồng của người con thứ, người cha đã chia gia tài cho các con không phải vì ông nhu nhược mà vì ông tôn trọng quyền tự do của con. Ngày người con thứ ra đi cũng chính là ngày ông bắt đầu ngóng chờ với niềm tin sẽ có ngày con ông trở về. Quả đúng như vậy. Mặc dù tuổi già sức yếu, người cha vẫn nhìn ra người con từ rất xa. Có thể nói chính ông đã phá tan dáng vẻ oai nghi đường bệ của một phú ông Đông phương để hồ hởi chạy ra với người con tựa như trẻ thơ mong mẹ về.
Nỗi mừng vui cũng như hàng loạt mệnh lệnh dồn dập của người cha làm cho chúng ta có cảm nghĩ hẳn ông đang chuẩn bị tiếp đón một nhân vật quan trọng. Mà không quan trọng sao được khi ý nghĩa của những mệnh lệnh trên hàm chứa một tình yêu vô bờ bến ông dành cho người con “phá gia” trở về mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.
Chiếc áo mới nhất mà ông mặc cho người con hẳn phải là chiếc áo dành cho ngày Đại lễ. Bởi chỉ có ngày Đại lễ, dịp lễ hội, người ta mới mặc áo mới, mới có dịp để chưng diện mà thôi. Chưa dừng lại ở đó. Chúng ta biết rằng đối với người Do thái, chiếc nhẫn không chỉ là kỷ vật, là món đồ trang sức, không chỉ là biểu trưng của tình yêu mà nó còn là cái ấn đóng dấu nhằm xác nhận tư cách của một người con và đồng thời cũng xác nhận tư cách của một người được thừa hưởng quyền kế thừa tài sản. Như thế, bằng việc xỏ nhẫn và xỏ dép vào tay chân của người con, người cha trong Tin mừng đã xác nhập mối tương quan cha-con, đồng thời cũng xác nhập quyền thừa kế và trả lại quyền tự do cho nó – điều mà người con thứ không bao giờ nghĩ tới. Chưa hết, người cha còn ra lệnh giết bê đã vỗ béo để ăn mừng cho sự trở về này. Như thế đã rõ, bê chỉ vỗ béo để chờ dịp Đại lễ. Ngày người con trở về và người cha đã hạ bê béo để ăn mừng chẳng phải là dịp Đại lễ mà từ lâu ông hằng ôm ấp mong chờ để có được ngày hôm nay sao ?
Truyện: Thiền sư Sengai.
Có rất nhiều đệ tử đang tu luyện thiền học dưới sự hướng dẫn của thiền sư Sengai. Trong số đó có một đệ tử thường hay thức dậy ban đêm, lẻn trốn một mình trèo tường ra phố rong chơi dạo mát cho thỏa thích. Và một đêm kia, thiền sư Sengai đi kiểm tra phòng ngủ các đệ tử, thấy vắng mặt một người và cũng khám phá ra chiếc ghế đẩu mà anh ta thường dùng để leo qua tường ra ngoài. Sau khi suy nghĩ, thiền sư Sengai liền dời chiếc ghế đi chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Một lát sau, anh chàng ham rong chơi trở về không biết rằng thầy mình là chiếc ghế, cứ thản nhiên đặt chân vào đầu thầy mình để nhảy xuống đất. Đúng lúc đó mới khám ra sự thể động trời của mình, anh ta hoảng hốt sợ đến ngất xỉu. Nhưng thiền sư Sengai nhỏ nhẹ bảo anh: ”Sáng sớm trời lạnh lắm, con hãy cẩn thận kẻ bị cảm đấy”. Và từ đó, người đệ tử hoang đàng ấy không bao giờ dám ra ngoài chơi ban đêm nữa.
2. Tình thương tha thứ của Thiên Chúa
Thiên Chúa được Đức Giêsu mạc khải là một người Cha. Cha nào mà chẳng thương yêu con bằng một tình thương tự nhiên, vô điều kiện, nghĩa là bất chấp con cái tốt xấu, hay dở, có lợi hay gây hại cho mình, bất chấp cả việc chúng đối xử với mình tệ bạc đến đâu. Tình thương đích thực luôn luôn tự động biểu lộ thành hành động. Bản chất của tình thương là như thế, nếu không như thế thì không phải là tình thương đích thực. Tình thương không biểu lộ bằng hành động chỉ là tình thương ngoài môi miệng (x. Gc 2,16.26). Và hai cách biểu lộ rõ rệt nhất của tình thương là sự tha thứ vô điều kiện và sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ hoặc chết cho người mình yêu thương. Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người đã được biểu lộ qua hai cách ấy nơi con người Đức Kitô: ”Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”.
Trở lại dụ ngôn đứa con hoang đàng, ta hỏi động lực nào đã làm cho đứa con quay trở về nhà mình ? Chắc chắn không phải vì thương cha mình, mà vì sự khốn khổ nó đang phải chịu do sự ngu xuẩn và bất hiếu của nó. Tóm lại, nó về là vì nó thương bản thân nó hơn là thương cha. Chắc chắn khi thấy nó trở về với “thân tàn ma dại”, cha nó biết nó về với động lực gì. Nhưng đối với ông, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là nó đã trở về, vì nó tưởng như “đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Động lực khiến người cha tha thứ và vui mừng đón nhận nó trở về hoàn toàn vì yêu thương con, vì muốn cho nó hạnh phúc, bất chấp quá khứ lầm lỗi của nó. Đó cũng chính là tâm tình của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Chỉ cần người tội lỗi quay trở về với Chúa trong sự hối hận về đời sống quá khứ của mình.
Truyện: Tình mẹ tha thứ.
Ở Batna, có một gia đình nằm vào địa điểm hẻo lánh, gồm bà mẹ với các con, mà thằng con lớn phản bội vô số kể, tên là Sidi Melkassen, ưa a tùng với côn đồ du đãng, bị mẹ khiển trách hằng ngày. Mất tự do, thằng đó bực tức, nhất định hai mẹ con không đội trời chung. Liền bắt mẹ đem giam cầm vào một nhà cô tịch tăm tối. Lấy sợi xiềng xích lớn mà xiềng hai chân mẹ nó lại, đoạn đục vách tường gắn móc khóa lại và giữ chìa khóa trong túi. Đành lòng đóng cửa lại trước những tiếng kêu la, khóc lóc, van nài của mẹ.
Trên ba năm trời tồi túng, nóng nực, lạnh lẽo. Không mền, không chiếu, bữa đói bữa no, người mẹ than khóc đã khô nước mắt, kêu không ai nghe, buồn không một lời an ủi.
Chiều nọ, một nàng dâu thảo giật được chìa khóa và mở cửa, tháo xiềng giải thoát cho người mẹ vô phúc. Bà đi ra giữa thanh thiên bạch nhật, không còn hình tượng người nữa, ai nấy đều thương hại. Việc này thấu đến tai nhà chức trách, thằng con bất hiếu bị bắt và kêu án sáu tháng tù ở. Ai nấy đều vỗ tay ca tụng công lý. Chỉ có bà mẹ quên tội của con, cất tiếng lên vừa than khóc vừa xin tòa đừng tống giam con mình tội nghiệp.
Ôi, tình mẹ bao la !
3. Có sự nghịch lý trong ba dụ ngôn chăng ?
Bài Tin mừng hôm nay gồm tới 3 dụ ngôn. Dụ ngôn đầu xem ra không hợp lý: ai lại bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc ? Dụ ngôn thứ hai cũng chẳng có tính thuyết phục bao nhiêu: một đồng xu có đáng là bao so với công sức mà người đàn bà kia bỏ ra để tìm lại nó ? Nhưng rồi tất cả đều trở nên hợp lý khi ta đọc dụ ngôn thứ ba: Ý của Chúa Giêsu không nhằm tới con chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi một con người đều có giá trị vô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội lỗi, cũng đều là con của Ngài.
Tuy nhiên có mấy ai chia sẻ tâm ý của Chúa ? Những người biệt phái và luật sĩ thấy Chúa Giêsu bỏ công lui tới với những người tội lỗi thì họ cho là mất công vô ích nên xầm xì phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Một đồng xu qúi giá thế nào đối với người đàn bà nghèo khổ, một người con quí giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Thế còn việc bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm con chiên lạc thì sao ? Vì con chiên ấy cần được săn sóc hơn 99 con kia: nó cô đơn, nó bơ vơ, nó đói khát hơn, nó bị nguy hiểm nhiều hơn. Vì thế nên người mục tử nhân lành không thể ở yên mà chờ nó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Đức Giêsu đã làm như người mục tử ấy: Ngài không chờ đợi kẻ tội lỗi đến với mình, nhưng được bước trước đến với họ. Ngài kết thân với họ trong tình trạng của họ còn đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xử khác những người biệt phái và luật sĩ, và chính đó là lý do khiến họ xầm xì phản đối. Nhưng chính cái đối xứ này đã hoán cải được một người biệt phái nổi tiếng là thánh Phaolô (Trích Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 710-711).
III. CHÚNG TA CŨNG PHẢI CƯ XỬ NHƯ VẬY
1. Phải thay đổi cách cư xử
Giáo hội là Mẹ của chúng ta đã từng có cách cư xử như Đức Giêsu, tạo điều kiện để lôi kéo những con chiên lạc đàn trở về với Chúa. Chẳng hạn, Augustinô, một thanh niên đã từng sống trụy lạc, ăn chơi, và có những đứa con rơi rớt không kém gì đứa con hoang đàng trong Tin mừng. Thế mà khi trở về với Giáo hội, Giáo hội đã mở rộng vòng tay đón nhận. Sự đón nhận trở nên hoàn toàn khi Giáo hội chấp nhận chàng vào tu viện, và khi thấy chàng xứng đáng, đã phong chức Giám mục cho chàng. Nhờ sự tha thứ quảnng đại ấy của Giáo hội, Augustinô đã trở nên một vị thánh.
Chúng ta cũng phải bắt chước Giáo hội mà phải thay đổi cách nhận định và thái độ cư xử đối với tội nhân. Nghĩa là đừng quá quan trọng hóa nết xấu, lỗi lầm của anh em, đừng nuôi lòng thích thú khi thấy anh em sa ngã, lỡ lầm, đừng giả đò thương hại khi đưa lỗi lầm của anh em ra bàn tán và đừng bao giờ tỏ vẻ khinh khi, ruồng bỏ anh em bằng lời ăn tiếng nói, bằng cử chỉ ánh mắt, nhưng hãy bắt chước Chúa biết thông cảm với nỗi khổ tâm của anh em, biết thao thức lo lắng giúp anh em sửa mình, biết tôn trọng, bênh vực anh em, biết cầu nguyện cho anh em.
2. Ý thức mình cũng là tội nhân được tha thứ
Có những con chiên xa đàn lạc lối, nhưng cũng có những con đang sống trong đàn mà chẳng phải là chiên. Có đứa con bỏ nhà xa cha, nhưng cũng có đứa con tuy sống gần cha mà lòng dường như đi hoang từ lâu. Nó coi cha không khác gì ông chủ hà khắc keo kiệt, chẳng hề bố thí cho một con bê để vui vầy với chúng bạn. Như vậy, có thứ lạc đàn thể lý và cũng có thứ lạc đàn tâm linh. Có những người không đi nhà thờ vì lòng họ xa Chúa, song cũng có những người không bỏ nhà thờ nhưng lòng họ chẳng gần Chúa hơn được bao nhiêu. Có lẽ vì tâm trí họ đang đi lạc trong khu rừng có nhiều tiếng ca của danh vọng, hương sắc của đồng tiền, hung khí của hận thù, giọng ríu tít đầy lôi cuốn của xác thịt.
Vậy chúng ta có phải là con chiên đích thực không hay chỉ là hữu danh vô thực ? Chắc chắn không ai trong chúng ta dám xưng mình là người công chính như luật sĩ và biệt phái, chúng ta vẫn xưng mình là kẻ có tội, và nếu đã biết mình có tội thì phải có lối cư xử với người khác bằng tình thương yêu.
Nếu Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Ngài muốn chúng ta cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa em lỗi lầm.
Người ta chỉ có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông tha thứ cho những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bị trừng phạt mới hả dạ. Đừng đòi hỏi cho được sự công bằng mới thôi, vì Martin Luther King có viết: ”Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì mọi người trở nên mù lòa”.
+++
A. DẪN NHẬP
Chủ đề của ba bài đọc hôm nay là Thiên Chúa thương xót những người tội lỗi. Trong bài đọc 1, chúng ta thấy ngay sau khi dân Do thái ký Giao ước với Thiên Chúa đã quay ra phản bội, họ đã bỏ Chúa mà đi tìm một thần tượng khác làm hộ mạng, tức là thờ lạy con bê vàng. Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ định tiêu diệt dân này để lập một dân lớn hơn, trung thành hơn, nhưng nhờ lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã nguôi giận và tha tội cho dân. Thực ra, sứ điệp mà Thiên Chúa muốn gửi đến cho chúng ta qua bài đọc 1 này là Thiên Chúa rộng lòng thương xót sẵn lòng tha thứ cho những kẻ tội lỗi.
Lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa được thể hiện một cách cụ thể trong Đức Giêsu Kitô. Sự kiện Đức Giêsu đã đón tiếp và cùng ăn với những người tội lỗi làm cho những người biệt phái phẫn nộ. Họ là những người “biệt phái” tránh né mọi tiếp xúc với những người tội lỗi. Họ cho rằng những kẻ tội lỗi là những đồ bỏ đi. Phản ứng lại những lời chỉ trích của nhóm họ, Đức Giêsu đã chỉ ra cho họ một Thiên Chúa giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung, Ngài sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của con người, bằng cách đưa ra ba dụ ngôn: con chiên đi lạc, đồng tiền bị mất và đứa con hoang đàng. Cả ba dụ ngôn đều nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa quan tâm đến một người hư mất và niềm vui của Ngài khi tìm lại được một người hư mất.
Theo gương Đức Giêsu, chúng ta phải thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với người tội lỗi. Họ không phải là những hạng người bỏ đi như người biệt phái vẫn nghĩ thế; trái lại, họ là một con người, một con người cao qúi trước mặt Chúa không thể để hư mất. Nếu họ hư đi thì phải nỗ lực đi tìm kiếm như người chăn chiên bỏ 99 con mà đi tìm con chiên lạc, đem về cùng chung vui vì một người tội lỗi đã trở lại.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Xh 32,7-11.13-14
Ngay sau khi Thiên Chúa ký Giao ước với dân Israel, họ đã vi phạm Giao ước. Vì ông Maisen ở lâu trên núi, nên dân đâm ra sợ hãi và tự tạo cho mình một thần tượng để hộ mạng. Đó là dân đã đúc con bê vàng và thờ lạy trước tượng đó. Sự bất tín này làm Thiên Chúa nổi giận và muốn tiêu diệt dân, đồng thời Ngài lại hứa với Maisen như xưa đã hứa với Abraham là sẽ làm cho ông nên tổ phụ của một dân tộc lớn. Nhưng ông Maisen đã khẩn khoản xin Chúa tha tội cho dân, và cuối cùng Thiên Chúa nguôi giận không giữ ý định tiêu diệt Israel nữa.
Mặc dầu Thiên Chúa hứa tạo cho ông một dân tộc mới, ông đã không lìa bỏ dân tộc mình, vẫn liên đới gắn bó với dân như trước. Chính ông van xin Thiên Chúa tha thứ và được Ngài nhận lời vì Thiên Chúa kiên nhẫn và trung tín.
+ Bài đọc 2: 1Tm 1,12-17
Trước khi nói cùng ông Timôthê yêu dấu, thánh Phaolô muốn nhắc lại cách Thiên Chúa đối xử với loài người. Nếu không có điều ấy, ơn gọi của chính ngài khó mà giải thích được: Thiên Chúa tha thứ. Ngài tạ ơn Chúa vì lòng nhân từ thương xót của Chúa.
Trước kia, ngài là người bắt đạo và ngạo ngược nhưng đã được Chúa xót thương. Sự trở lại của ngài là một thí dụ điển hình về ơn tha thứ Thiên Chúa dành cho mọi người.
+ Bài Tin mừng: Lc 15,1-32
Thấy Đức Giêsu hay gần gũi với những người tội lỗi, nhóm biệt phái và luật sĩ tỏ ra rất khó chịu, lẩm bẩm với Ngài. Nhân dịp này Đức Giêsu đưa ra ba dụ ngôn nói lên lòng thương xót và tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân: con chiên bị lạc, đồng tiền bị mất và đứa con hoang đàng. Tất cả đều nói lên Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.
Để ý nhận xét, đồng tiền là một vật nhỏ nhất mà cũng mất công tìm tòi kỹ lưỡng, điều này nói lên sự quan tâm rất mực của Thiên Chúa đối với tội nhân. Dụ ngôn đứa con hoang đàng trở về càng làm nổi bật lòng nhân hậu, thứ tha của Thiên Chúa, Ngài là người Cha không bao giờ bỏ rơi con cái bạc bẽo. Chi tiết này càng làm cho người tội lỗi vững tâm trở về cùng Chúa.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tấm lòng nhân hậu của người Cha.
I. THIÊN CHÚA KÊU GỌI NGƯỜI TỘI LỖI
1. Hòan cảnh đưa đến dụ ngôn
Đối với Đức Giêsu, người ta có hai thái độ trái ngược nhau: đối với những người biệt phái và luật sĩ, họ cho mình là người công chính nên khinh thường và tẩy chay Ngài. Còn những người tội lỗi thì lại đến gần Ngài, nghe Ngài giảng và sửa đổi con người của mình. Người Do thái rất khó chịu khi thấy Đức Giêsu giao du với những người tội lỗi và lại còn đồng bàn với họ nữa. Người ta khó chịu với Đức Giêsu vì họ thấy Ngài cư xử ngược với quan niệm của họ.
Đạo sĩ Do thái đã xếp tất cả những ai không tuân giữ lưật pháp vào chung một hạng, họ gọi những người đó là “Dân của đất”. Có một hàng rào ngăn cách dứt khoát giữa những đạo sĩ Do thái và người “Dân của đất”. Gả con gái cho một người dân của đất thì chẳng khác gì trói cô gái ấy nộp cho sư tử. Luật của đạo sĩ Do thái dạy rằng: Khi có một người là dân của đất, thì đừng trao tiền cho nó, đừng lấy chứng của nó, đừng nói điều bí mật cho nó, đừng đặt nó coi kẻ mồ côi, đừng để nó giữ của bố thí, đừng đi đường với nó”.
Có luật cấm đạo sĩ Do thái không được mời một người dân của đất đến dùng bữa, cũng không được nhận lời mời của ai trong hạng người đó. Luật cấm đạo sĩ Do thái không được giao dịch thông thường với họ, không được mua gì của họ hoặc bán gì cho họ. Các đạo sĩ Do thái quyết tâm tránh hẳn mọi liên hệ với đám dân của đất, tức là những người không giữ đủ các chi tiết tỉ mỉ trong luật pháp.
Trước thái độ kỳ thị ra mặt của các đạo sĩ Do thái đối với người bị coi là tội lỗi, Đức Giêsu mới kể cho họ ba dụ ngôn để nói về lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa, Ngài muốn tìm kiếm và cứu vớt những gì đã lạc mất.
2. Ba dụ ngôn của Đức Giêsu
a) Dụ ngôn con chiên đi lạc
Trước tiên ta cần lưu ý là hình ảnh người chăn chiên và bầy chiên là chủ đề cổ điển trong Cựu ước nói lên tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ngài (St 48,15: Lc 12.32). Dụ ngôn này cũng có trong Tin mừng Matthêu, nhưng trong lúc Matthêu áp dụng vào trách nhiệm những vị lãnh đạo Giáo hội, còn Luca nói lên việc Thiên Chúa tìm kiếm người tội lỗi.
Trong dụ ngôn này, người mục tử đã bỏ 99 con kia, dĩ nhiên là được canh giữ cẩn thận, để đi tìm con chiên lạc. Con chiên lạc này mất vì lý do nào đó không được nêu ra trong dụ ngôn. Nhưng có một đều chắc chắn là nó đang sống những giây phút khốn cực, cần sự giúp đỡ của chủ chăn. Chủ chăn đã phải bỏ 99 con trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc. Một con sánh với 99 còn lại thì chỉ như số không, không đáng gì, đâu có làm cho ông nghèo đi chút nào. Việc làm của ông chứng tỏ hùng hồn rằng: bất cứ giá nào, ông cũng không để mất, dù một con. Một con đây cho giá trị như 99 con. Ý nghĩa này nói lên tầm mức quan trọng và tự do sự trở về của tội nhân: Quan trọng đến nỗi bất cứ giá nào, người tội lỗi đó cũng phải được trở về, điều đó chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.
Còn một chi tiết làm cho chúng ta cảm động: ”vác con chiên trên đôi vai”, vì khi con chiên đi lang thang nhiều giờ hay nhiều ngày xa đàn chiên, nó kiệt sức và nằm xuống. Thật ra phải vác nó lên thôi. Và một con chiên nặng đấy ! Nhất là khi người chăn chiên cũng đã chạy nhiều giờ trên những ngọn đồi đầy sỏi đá dưới ánh nắng mặt trời… Chính người chăn chiên cũng rất mệt nhọc ! Nhưng, Đức Giêsu nói hoàn toàn vui mừng, người đó quên đi sự mệt nhọc của mình, bế nó lên tay và vác nó.
Chính Thiên Chúa giới thiệu với chúng ta như thế ! Vả lại hình ảnh ấy không mới mẻ. Toàn thể Thánh Kinh đã thể hiện Thiên Chúa dưới những đường nét của “người chăn chiên” (Is 40,11-49, 10 …(Quesson).
b) Dụ ngôn đồng tiền bị mất
Đức Giêsu lại tiếp nối tư tưởng bằng một dụ ngôn khác. Đồng tiền nói ở đây là một đồng tiền nhỏ, dễ bị mất trong nhà dân quê xứ Palestina, và có khi phải mất rất nhiều thì giờ mới tìm lại được. Nhà của người Do thái thường tối om, vì chỉ có một cửa sổ tròn đường kính khỏang 45 phân. Nền nhà thì bằng đất nện được phủ bằng những tấm liếp sậy và cành cây khô. Tìm kiếm một đồng bạc trên một nền nhà như thế khác nào tìm một cây kim trong đống rác. Nhưng người đàn bà quét đi quét lại, tìm cho bằng được.
Một đồng bạc ở đây có giá trị tương đương với một ngày làm công (Mt 20,2). Ở đây muốn nói lên sự mất mát dù chỉ có một đồng cũng là điều quan trọng khiến cho chủ cũng phải tốn công tìm kiếm. Điều này cũng muốn ám chỉ lòng thương yêu của Thiên Chúa không muốn để ai bị hư đi, nhưng muốn cứu vớt mọi người.
Ngoài lý do vì nhu cầu cần tìm đồng tiền bị mất, lại còn có một lý do khác thơ mộng hơn. Tại Palestina, dấu hiệu của người đàn bà có chồng là một chiếc vành trên đầu làm bằng 10 đồng tiền nhỏ bằng bạc xâu lại với nhau bằng một sợ dây bạc. Trong nhiều năm, một cô gái làm lụng và để dành cho đủ 10 đồng tiền nhỏ đó. Bởi vì cái chuỗi trên đầu của nàng cũng đáng giá gần bằng chiếc nhẫn cưới. Khi nàng đã sắm được nó thì trở nên của riêng nàng, đặc biệt đến nỗi người khác không thể đoạt lấy của nàng món nữ trang đó để trừ nợ. Có thể người đàn bà trong dụ ngôn đánh mất một đồng bạc thuộc loại đó, và bà ta đã tìm kiếm nó như bất cứ người nào khác cũng làm như thế khi đánh mất cái nhẫn cưới vậy.
Vì thế, chúng ta dễ hiểu nỗi vui mừng của người đàn bà khi tìm lại được đồng bạc bị mất. Đức Giêsu cho biết: cũng thế, Thiên Chúa và các thiên sứ vui mừng khi một người ăn năn trở về, như khi một gia đình vui mừng tìm lại được đồng bạc quyết định cái no hay cái đói của họ, hay cũng giống người đàn bà đánh mất một tài sản có giá trị hơn tiền bạc rồi lại tìm lại được.
c) Dụ ngôn đứa con hoang đàng
Niềm vui lạ lùng này được sáng tỏ hơn trong dụ ngôn đứa con hoang đàng. Ông chủ chỉ có hai người con trai, tưởng rằng được sống bình yên trong tuổi già với hai con. Nhưng người con thứ tính phóng khoáng, thích tụ tập, muốn xin cha chia gia tài cho anh.
Theo luật Do thái, người cha không được chia gia tài tùy ý mình thích, đứa con cả đương nhiên được hưởng 2/3, đứa con thứ được 1/3 gia tài (x. Đnl 21,17). Không phải là một việc lạ khi một người cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông muốn được nghỉ ngơi khỏi bận tâm buôn bán làm ăn. Nhưng có một sự trơ tráo nơi đứa con thứ khi chính nó đề xuất việc chia gia tài. Khi nó nói với cha nó: ”Cha hãy cho tôi ngay bây giờ phần gia tài mà trước sau gì tôi cũng lãnh được sau khi cha chết, và hãy để tôi ra khỏi nhà này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông cần một bài học thì nó sẽ có một bài học đắt giá, và ông đã chia gia tài cho nó. Tức khắc đứa con lấy phần dành cho nó và bỏ nhà ra đi.
Tuy nhiên, việc xin chia gia tài này có hợp lý không, thì không rõ, chỉ biết rằng sau này chính người con thứ đã hối hận vì hành động trên.
Đi xa nhà một thời gian, nó đã nhanh chóng xài hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo, một công việc đáng nguyền rủa của người Do thái… Trong cảnh khốn cùng, nó hồi tâm suy nghĩ lại và quyết định ra đi về với cha nó mà chỉ xin được coi như kột đứa đầy tớ thôi, chứ không dám nhận là con nữa. Nó trở về, cha nó chạy ra ôm chằm lấy mà hôn. Cha nó không để nó kịp mở miệng xin làm đầy tớ, ông đã lên tiếng trước. Ông đã phục hồi địa vị làm con cho nó bằng những cử chỉ đầy ý nghĩa:
. Xỏ giầy vào chân cậu: . Xỏ giầy vào chân chứng tỏ ông đã tha thứ hoàn toàn cho cậu. Vào thời Kinh Thánh thuở xưa, mang giầy là dấu chỉ của một người tự do, còn đám nô lệ thì đi chân trần. Xỏ giầy vào đôi chân trần của cậu con tức là xóa đi dấu hiệu thằng con ấy từng là nô lệ của một người nào đó, và đồng thời trả lại cho cậu ta dấu chỉ cậu là đứa con trai trong gia đình.
. Trao nhẫn cho cậu. Gắn nhẫn vào ngón tay cậu chứng tỏ ông bố phục hồi trọn vẹn cho cậu tình trạng trước khi cậu bỏ nhà ra đi. Đeo nó vào đồng nghĩa với được quyền hành xử như một thành viên trong gia đình.
Và như thế, khi choàng tay ôm, xỏ giầy, đeo nhẫn cho đứa con trai, người bố đã cho thấy ông hoàn toàn nồng nhiệt tiếp đón cậu ta, tha thứ hoàn toàn và phục hồi cho cậu ta trọn vẹn tình trạng trước khi cậu bỏ nhà ra đi.
Truyện: Vải trắng trên cây táo.
Richard Pindell có viết một chuyện ngắn nhan đề “Đứa con trai của một người nào đó” (somebody’s son). Câu chuyện mở đầu với một cậu bé tên là David bỏ nhà ra đi sống bụi đời. Vì khó quá, không chịu nổi, cậu bèn viết một lá thư gửi về nhà cho mẹ bày tỏ niềm hy vọng được ông bố cổ hủ tha thứ cho cậu và chấp nhận cậu làm con trở lại. Lá thư như sau: ”Mẹ kính mến, trong một vài ngày nữa con sẽ đi ngang qua nhà. Nếu bố bằng lòng nhận con trở lại, thì mẹ yêu cầu bố cột một miếng vải trắng lên cây táo hồng ở miếng đất cạnh nhà chúng ta.
Vài ngày sau, David lên xe lửa đi về. Trong lúc tầu hỏa lao nhanh đến nhà thì hai hình ảnh cứ chớp lòe liên tục hiện ra trong trí cậu ta. Khi thì trên cây có cột một miếng vải trắng, khi thì trên cây chẳng có một miếng vải trắng nào. Xe lửa càng tiến gần nhà, trái tim David càng đập nhanh hơn. Không bao lâu nữa cây táo sẽ hiện ra nơi khúc quẹo, nhưng David không dám tự mình nhìn tới vì sợ nhỡ không có miếng vải trắng cột ở đó. Thế là cậu quay sang người đàn ông bên cạnh ấp úng nói: ”Thưa ông, ông có thể làm ơn giúp cháu một việc không? Vào khúc quẹo bên tay mặt, ông sẽ thấy một cái cây. Ông làm ơn cho cháu biết trên cành cây có cột một miếng vải trắng không nhé”.
Khi chiếc xe lửa rầm rầm lướt qua cây táo, David nhìn chăm chăm về phía trước. Đoạn run run giọng cậu hỏi người đàn ông: ”Thưa ông, có một miếng vải trắng treo ở một cây nào đó không”? Ông ta sửng sốt trả lời: ”Ồ, này cậu bé, cành cây nào ta cũng thấy có cột một miếng vải trắng cả”(Mark Link).
II. THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ
1. Tấm lòng của người Cha
Người cha trong dụ ngôn phải là một ông chủ giầu sang, đầy quyền lực và oai nghi đúng với đặc điểm của một phú ông miền Đông phương. Đứng trước sự ngông cuồng của người con thứ, người cha đã chia gia tài cho các con không phải vì ông nhu nhược mà vì ông tôn trọng quyền tự do của con. Ngày người con thứ ra đi cũng chính là ngày ông bắt đầu ngóng chờ với niềm tin sẽ có ngày con ông trở về. Quả đúng như vậy. Mặc dù tuổi già sức yếu, người cha vẫn nhìn ra người con từ rất xa. Có thể nói chính ông đã phá tan dáng vẻ oai nghi đường bệ của một phú ông Đông phương để hồ hởi chạy ra với người con tựa như trẻ thơ mong mẹ về.
Nỗi mừng vui cũng như hàng loạt mệnh lệnh dồn dập của người cha làm cho chúng ta có cảm nghĩ hẳn ông đang chuẩn bị tiếp đón một nhân vật quan trọng. Mà không quan trọng sao được khi ý nghĩa của những mệnh lệnh trên hàm chứa một tình yêu vô bờ bến ông dành cho người con “phá gia” trở về mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết được.
Chiếc áo mới nhất mà ông mặc cho người con hẳn phải là chiếc áo dành cho ngày Đại lễ. Bởi chỉ có ngày Đại lễ, dịp lễ hội, người ta mới mặc áo mới, mới có dịp để chưng diện mà thôi. Chưa dừng lại ở đó. Chúng ta biết rằng đối với người Do thái, chiếc nhẫn không chỉ là kỷ vật, là món đồ trang sức, không chỉ là biểu trưng của tình yêu mà nó còn là cái ấn đóng dấu nhằm xác nhận tư cách của một người con và đồng thời cũng xác nhận tư cách của một người được thừa hưởng quyền kế thừa tài sản. Như thế, bằng việc xỏ nhẫn và xỏ dép vào tay chân của người con, người cha trong Tin mừng đã xác nhập mối tương quan cha-con, đồng thời cũng xác nhập quyền thừa kế và trả lại quyền tự do cho nó – điều mà người con thứ không bao giờ nghĩ tới. Chưa hết, người cha còn ra lệnh giết bê đã vỗ béo để ăn mừng cho sự trở về này. Như thế đã rõ, bê chỉ vỗ béo để chờ dịp Đại lễ. Ngày người con trở về và người cha đã hạ bê béo để ăn mừng chẳng phải là dịp Đại lễ mà từ lâu ông hằng ôm ấp mong chờ để có được ngày hôm nay sao ?
Truyện: Thiền sư Sengai.
Có rất nhiều đệ tử đang tu luyện thiền học dưới sự hướng dẫn của thiền sư Sengai. Trong số đó có một đệ tử thường hay thức dậy ban đêm, lẻn trốn một mình trèo tường ra phố rong chơi dạo mát cho thỏa thích. Và một đêm kia, thiền sư Sengai đi kiểm tra phòng ngủ các đệ tử, thấy vắng mặt một người và cũng khám phá ra chiếc ghế đẩu mà anh ta thường dùng để leo qua tường ra ngoài. Sau khi suy nghĩ, thiền sư Sengai liền dời chiếc ghế đi chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Một lát sau, anh chàng ham rong chơi trở về không biết rằng thầy mình là chiếc ghế, cứ thản nhiên đặt chân vào đầu thầy mình để nhảy xuống đất. Đúng lúc đó mới khám ra sự thể động trời của mình, anh ta hoảng hốt sợ đến ngất xỉu. Nhưng thiền sư Sengai nhỏ nhẹ bảo anh: ”Sáng sớm trời lạnh lắm, con hãy cẩn thận kẻ bị cảm đấy”. Và từ đó, người đệ tử hoang đàng ấy không bao giờ dám ra ngoài chơi ban đêm nữa.
2. Tình thương tha thứ của Thiên Chúa
Thiên Chúa được Đức Giêsu mạc khải là một người Cha. Cha nào mà chẳng thương yêu con bằng một tình thương tự nhiên, vô điều kiện, nghĩa là bất chấp con cái tốt xấu, hay dở, có lợi hay gây hại cho mình, bất chấp cả việc chúng đối xử với mình tệ bạc đến đâu. Tình thương đích thực luôn luôn tự động biểu lộ thành hành động. Bản chất của tình thương là như thế, nếu không như thế thì không phải là tình thương đích thực. Tình thương không biểu lộ bằng hành động chỉ là tình thương ngoài môi miệng (x. Gc 2,16.26). Và hai cách biểu lộ rõ rệt nhất của tình thương là sự tha thứ vô điều kiện và sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ hoặc chết cho người mình yêu thương. Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người đã được biểu lộ qua hai cách ấy nơi con người Đức Kitô: ”Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta”.
Trở lại dụ ngôn đứa con hoang đàng, ta hỏi động lực nào đã làm cho đứa con quay trở về nhà mình ? Chắc chắn không phải vì thương cha mình, mà vì sự khốn khổ nó đang phải chịu do sự ngu xuẩn và bất hiếu của nó. Tóm lại, nó về là vì nó thương bản thân nó hơn là thương cha. Chắc chắn khi thấy nó trở về với “thân tàn ma dại”, cha nó biết nó về với động lực gì. Nhưng đối với ông, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là nó đã trở về, vì nó tưởng như “đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Động lực khiến người cha tha thứ và vui mừng đón nhận nó trở về hoàn toàn vì yêu thương con, vì muốn cho nó hạnh phúc, bất chấp quá khứ lầm lỗi của nó. Đó cũng chính là tâm tình của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Chỉ cần người tội lỗi quay trở về với Chúa trong sự hối hận về đời sống quá khứ của mình.
Truyện: Tình mẹ tha thứ.
Ở Batna, có một gia đình nằm vào địa điểm hẻo lánh, gồm bà mẹ với các con, mà thằng con lớn phản bội vô số kể, tên là Sidi Melkassen, ưa a tùng với côn đồ du đãng, bị mẹ khiển trách hằng ngày. Mất tự do, thằng đó bực tức, nhất định hai mẹ con không đội trời chung. Liền bắt mẹ đem giam cầm vào một nhà cô tịch tăm tối. Lấy sợi xiềng xích lớn mà xiềng hai chân mẹ nó lại, đoạn đục vách tường gắn móc khóa lại và giữ chìa khóa trong túi. Đành lòng đóng cửa lại trước những tiếng kêu la, khóc lóc, van nài của mẹ.
Trên ba năm trời tồi túng, nóng nực, lạnh lẽo. Không mền, không chiếu, bữa đói bữa no, người mẹ than khóc đã khô nước mắt, kêu không ai nghe, buồn không một lời an ủi.
Chiều nọ, một nàng dâu thảo giật được chìa khóa và mở cửa, tháo xiềng giải thoát cho người mẹ vô phúc. Bà đi ra giữa thanh thiên bạch nhật, không còn hình tượng người nữa, ai nấy đều thương hại. Việc này thấu đến tai nhà chức trách, thằng con bất hiếu bị bắt và kêu án sáu tháng tù ở. Ai nấy đều vỗ tay ca tụng công lý. Chỉ có bà mẹ quên tội của con, cất tiếng lên vừa than khóc vừa xin tòa đừng tống giam con mình tội nghiệp.
Ôi, tình mẹ bao la !
3. Có sự nghịch lý trong ba dụ ngôn chăng ?
Bài Tin mừng hôm nay gồm tới 3 dụ ngôn. Dụ ngôn đầu xem ra không hợp lý: ai lại bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc ? Dụ ngôn thứ hai cũng chẳng có tính thuyết phục bao nhiêu: một đồng xu có đáng là bao so với công sức mà người đàn bà kia bỏ ra để tìm lại nó ? Nhưng rồi tất cả đều trở nên hợp lý khi ta đọc dụ ngôn thứ ba: Ý của Chúa Giêsu không nhằm tới con chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi một con người đều có giá trị vô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội lỗi, cũng đều là con của Ngài.
Tuy nhiên có mấy ai chia sẻ tâm ý của Chúa ? Những người biệt phái và luật sĩ thấy Chúa Giêsu bỏ công lui tới với những người tội lỗi thì họ cho là mất công vô ích nên xầm xì phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Một đồng xu qúi giá thế nào đối với người đàn bà nghèo khổ, một người con quí giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Thế còn việc bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm con chiên lạc thì sao ? Vì con chiên ấy cần được săn sóc hơn 99 con kia: nó cô đơn, nó bơ vơ, nó đói khát hơn, nó bị nguy hiểm nhiều hơn. Vì thế nên người mục tử nhân lành không thể ở yên mà chờ nó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Đức Giêsu đã làm như người mục tử ấy: Ngài không chờ đợi kẻ tội lỗi đến với mình, nhưng được bước trước đến với họ. Ngài kết thân với họ trong tình trạng của họ còn đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xử khác những người biệt phái và luật sĩ, và chính đó là lý do khiến họ xầm xì phản đối. Nhưng chính cái đối xứ này đã hoán cải được một người biệt phái nổi tiếng là thánh Phaolô (Trích Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 710-711).
III. CHÚNG TA CŨNG PHẢI CƯ XỬ NHƯ VẬY
1. Phải thay đổi cách cư xử
Giáo hội là Mẹ của chúng ta đã từng có cách cư xử như Đức Giêsu, tạo điều kiện để lôi kéo những con chiên lạc đàn trở về với Chúa. Chẳng hạn, Augustinô, một thanh niên đã từng sống trụy lạc, ăn chơi, và có những đứa con rơi rớt không kém gì đứa con hoang đàng trong Tin mừng. Thế mà khi trở về với Giáo hội, Giáo hội đã mở rộng vòng tay đón nhận. Sự đón nhận trở nên hoàn toàn khi Giáo hội chấp nhận chàng vào tu viện, và khi thấy chàng xứng đáng, đã phong chức Giám mục cho chàng. Nhờ sự tha thứ quảnng đại ấy của Giáo hội, Augustinô đã trở nên một vị thánh.
Chúng ta cũng phải bắt chước Giáo hội mà phải thay đổi cách nhận định và thái độ cư xử đối với tội nhân. Nghĩa là đừng quá quan trọng hóa nết xấu, lỗi lầm của anh em, đừng nuôi lòng thích thú khi thấy anh em sa ngã, lỡ lầm, đừng giả đò thương hại khi đưa lỗi lầm của anh em ra bàn tán và đừng bao giờ tỏ vẻ khinh khi, ruồng bỏ anh em bằng lời ăn tiếng nói, bằng cử chỉ ánh mắt, nhưng hãy bắt chước Chúa biết thông cảm với nỗi khổ tâm của anh em, biết thao thức lo lắng giúp anh em sửa mình, biết tôn trọng, bênh vực anh em, biết cầu nguyện cho anh em.
2. Ý thức mình cũng là tội nhân được tha thứ
Có những con chiên xa đàn lạc lối, nhưng cũng có những con đang sống trong đàn mà chẳng phải là chiên. Có đứa con bỏ nhà xa cha, nhưng cũng có đứa con tuy sống gần cha mà lòng dường như đi hoang từ lâu. Nó coi cha không khác gì ông chủ hà khắc keo kiệt, chẳng hề bố thí cho một con bê để vui vầy với chúng bạn. Như vậy, có thứ lạc đàn thể lý và cũng có thứ lạc đàn tâm linh. Có những người không đi nhà thờ vì lòng họ xa Chúa, song cũng có những người không bỏ nhà thờ nhưng lòng họ chẳng gần Chúa hơn được bao nhiêu. Có lẽ vì tâm trí họ đang đi lạc trong khu rừng có nhiều tiếng ca của danh vọng, hương sắc của đồng tiền, hung khí của hận thù, giọng ríu tít đầy lôi cuốn của xác thịt.
Vậy chúng ta có phải là con chiên đích thực không hay chỉ là hữu danh vô thực ? Chắc chắn không ai trong chúng ta dám xưng mình là người công chính như luật sĩ và biệt phái, chúng ta vẫn xưng mình là kẻ có tội, và nếu đã biết mình có tội thì phải có lối cư xử với người khác bằng tình thương yêu.
Nếu Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Ngài muốn chúng ta cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa em lỗi lầm.
Người ta chỉ có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông tha thứ cho những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bị trừng phạt mới hả dạ. Đừng đòi hỏi cho được sự công bằng mới thôi, vì Martin Luther King có viết: ”Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì mọi người trở nên mù lòa”.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 05/09/2010
Ở TRỌ
Thời đông Hán Hoàn đế, thái úy Trần Phiên là một người tính rất thẳng thắn, phẩm chất cao thượng. Ông không sợ cường quyền, chống lại với các quan phá hoại triều đình, do đó mà được các tử sĩ thời đó rất kính trọng.
Khi Trần Phiên làm thái thú đất Dự Chương, bình thường thì không tiếp đãi quan khách, nhưng có một người mà ông ta đối đãi rất tử tế, người ấy là Từ Tề học rộng biết nhiều. Nghe nói, Trần Phiên chuyên môn chuẩn bị cho Từ Tề một cái giường, mỗi lần Từ Tề đến thăm thì ông ta dọn giường ra và nhiệt tình tiếp đãi, và khi Từ Tề cáo từ ra về, thì lập tức đem cái giường treo trên tường không cho một ai sử dụng.
(Hậu Hán thư, Từ Tề truyện)
Suy tư:
Thời nào cũng thế, hể những ai coi khinh tham nhũng hối lộ, luôn can đảm và tiết tháo thì luôn được mọi người kính nể, nhất là các tử sĩ là những người đã học đạo của thánh hiền. Bởi vì hể là người tiết tháo quân tử thì thường coi trọng những kẻ có học vấn đạo đức.
Thời nay thì lại khác, có những tử sĩ không thích những người thông thái học rộng, bởi vì những tử sĩ đó là những tử sĩ dõm không học mà có văn bằng, đó là những tử sĩ bụng luôn đầy bia rượu thì luôn thích các quan tham nhũng hối lộ, bởi vì mua bằng giả để làm quan thì cũng chỉ là cá mè một lứa mà thôi.
Thời nào người ta cũng lên án, khinh ghét và ghê tởm sự tham nhũng hối lộ, bởi vì chính chúng nó làm nghèo đất nước, hủy hoại tinh thần cầu tiến, gây chia rẻ và là cha đẻ của sự bất công.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời đông Hán Hoàn đế, thái úy Trần Phiên là một người tính rất thẳng thắn, phẩm chất cao thượng. Ông không sợ cường quyền, chống lại với các quan phá hoại triều đình, do đó mà được các tử sĩ thời đó rất kính trọng.
Khi Trần Phiên làm thái thú đất Dự Chương, bình thường thì không tiếp đãi quan khách, nhưng có một người mà ông ta đối đãi rất tử tế, người ấy là Từ Tề học rộng biết nhiều. Nghe nói, Trần Phiên chuyên môn chuẩn bị cho Từ Tề một cái giường, mỗi lần Từ Tề đến thăm thì ông ta dọn giường ra và nhiệt tình tiếp đãi, và khi Từ Tề cáo từ ra về, thì lập tức đem cái giường treo trên tường không cho một ai sử dụng.
(Hậu Hán thư, Từ Tề truyện)
Suy tư:
Thời nào cũng thế, hể những ai coi khinh tham nhũng hối lộ, luôn can đảm và tiết tháo thì luôn được mọi người kính nể, nhất là các tử sĩ là những người đã học đạo của thánh hiền. Bởi vì hể là người tiết tháo quân tử thì thường coi trọng những kẻ có học vấn đạo đức.
Thời nay thì lại khác, có những tử sĩ không thích những người thông thái học rộng, bởi vì những tử sĩ đó là những tử sĩ dõm không học mà có văn bằng, đó là những tử sĩ bụng luôn đầy bia rượu thì luôn thích các quan tham nhũng hối lộ, bởi vì mua bằng giả để làm quan thì cũng chỉ là cá mè một lứa mà thôi.
Thời nào người ta cũng lên án, khinh ghét và ghê tởm sự tham nhũng hối lộ, bởi vì chính chúng nó làm nghèo đất nước, hủy hoại tinh thần cầu tiến, gây chia rẻ và là cha đẻ của sự bất công.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 05/09/2010
N2T |
26. Con khắc chế mình bao nhiêu thì tiến bộ bấy nhiêu.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 05/09/2010
N2T |
518. Mỗi một sự việc đều có thể từ nhiều phương diện để quan sát.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Sư Ratzinger và nhóm học trò tiến sĩ (2)
Vũ Văn An
02:08 05/09/2010
Như đã thấy, kể từ thập niên 1970, nhóm học trò tiến sĩ của Ratzinger đã bắt đầu sinh hoạt đều đặn và rất có bài bản. Và từ nhóm ấy, chúng ta đã được thừa hưởng sự đóng góp của nhiều nhân vật nổi tiếng trong Giáo Hội hiện nay. Nhóm vẫn tiếp tục sinh hoạt khi giáo sư Ratzinger được Đức Phaolô VI cử nhiệm làm tổng giám mục Munich, kế vị Đức Hồng Y Dopfner đột ngột qua đời, và sau đó, được Đức Gioan Phaolô II cử nhiệm vào chức bộ trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin. Nhưng đến khi, ngài được Hồng Y Đoàn bầu làm Giáo Hoàng năm 2005, lấy hiệu là Bênêđíctô XVI, thì ai cũng cho rằng những cuộc họp mặt kia khó lòng có thể tiếp tục với sự tham dự trực tiếp của thầy cũ nữa. Không ngờ, chính ngài đã chỉ thị cho các học trò duy trì nguyên hình thức gặp mặt cũ. Thế là từ năm 2005, họ tiếp tục được sinh hoạt với thầy một cách thân tình như xưa. Điều ấy nói lên rất nhiều thiện cảm của ngài dành cho học trò, thủ diễn thật đúng vai trò giáo phụ (Doktorvater) mà ngài từng đảm nhiệm từ những ngày còn dạy tại Tubingen.
Chủ đề Hồi Giáo
Đáp lại, các học trò cũng hết lòng với ngài. Các chủ đề của họ trong những năm từ 2005 đến nay đều tập chú vào việc quảng bá tư tưởng Ratzinger hoặc để chuẩn bị cho những phát biểu quan trọng của Đức Bênêđíctô XVI. Thí dụ, trước bài diễn văn Regensburg ngày 12 tháng 9 năm 2006, họ đã gặp nhau năm 2005 với chủ đề Hồi Giáo, tuy rằng chủ đề này đã được đưa ra sau cuộc họp năm 2004, lúc ngài còn là bộ trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin. Nội dung cuộc thảo luận này không được công bố. Người ta biết được phần nào chiều hướng và nội dung thảo luận của nó nhờ tiết lộ gây tranh cãi của một trong các học trò của ngài là cha Joseph Fesio S.J., giám đốc nhà xuất bản Ignatius. Tiết lộ này khiến người ta có cảm tưởng rằng theo Đức Bênêđíctô XVI, Hồi Giáo và dân chủ không đi đôi với nhau.
Theo tường thuật của báo chí, trong cuộc phỏng vấn truyền thanh với Hugh Hewit ngày 5 tháng Giêng năm 2006, Cha Joseph Fesio cho hay: khi vừa nghe Cha Troll, Dòng Tên, thuyết trình viên cuộc họp trình bày rằng: Hồi Giáo có thể đối thoại với thế giới hiện đại, chỉ cần họ tái giải thích Kinh Koran bằng cách nắm lấy các luật lệ đặc thù trong nguyên tắc rồi thích ứng chúng vào thời đại ta, Đức Bênêđíctô XVI lên tiếng ngay, chứ không đợi đến cuối buổi gặp gỡ như ngài vẫn làm. Ngài bảo: có vấn nạn căn bản ở đây, vì trong truyền thống Hồi Giáo, Thiên Chúa ban lời của Người cho Mohammed, và đó là những lời trường cửu, chứ không phải là lời của Mohammed. Lời đó có giá trị trường cửu, không thể thích ứng hay tái giải thích gì được. Trong khi đối với Kitô Giáo và cả Do Thái Giáo, Thiên Chúa hành động qua tạo vật. Do đó, không phải chỉ là lời Thiên Chúa, mà còn là lời của Isaia, lời của Máccô… Thiên Chúa sử dụng các tạo vật, và linh hứng để họ nói lời của Người cho thế giới, và do đó, thiết lập ra Giáo Hội, ban cho Giáo Hội thẩm quyền chuyển giao và giải thích lời này. Cho nên, đối với Thánh Kinh Kitô Giáo, có cả một thứ luận lý nội tại, cho phép nó và đòi hỏi nó được thích ứng và áp dụng vào các tình thế mới.
Bởi thế, Kitô giáo có thể vận dụng được tính hiện đại như nó từng vận dụng văn hóa Hy Lạp vì thấy trong nền văn hóa ấy nhiều điều tốt, có thể thăng hoa bằng Mạc Khải của Chúa Kitô trong Thánh Kinh. Người Do Thái cũng từng vận dụng được Ai Cập. Nhưng Hồi Giáo thì không, họ bị dính cứng vào một bản văn được họ coi là không thể nào thích ứng được. Cha còn cho rằng theo Đức Bênêđíctô XVI, Hồi Giáo không thể thay đổi, không thể làm khác, vì nó chống lại bản chất của Kinh Koran, như người Hồi Giáo vốn nghĩ. Ngay một thực tại như Phong Trào Thệ Phản cũng không thể có trong lòng Hồi Giáo.
Nhưng sự việc không hẳn như thế. Theo cha Samir Khalil Samir, một học giả Dòng Tên chuyên về Hồi Giáo, và là một trong hai thuyết trình viên của cuộc gặp mặt, Đức Bênêđíctô XVI không bi quan như vậy. Theo linh mục này, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng việc gặp nhau giữa Hồi Giáo và nền dân chủ là điều có thể có, với điều kiện có sự tái giải thích Kinh Koran và chính quan niệm về mạc khải.
Vào ngày thứ hai của cuộc thảo luận tại Castel Gandolfo, trong tư cách chuyên viên và thuyết trình viên, cha Samir đã khai triển khía cạnh trên. Cha bảo đây không phải chỉ là vấn đề tranh luận lý thuyết. Mỗi cách giải thích đều có những vang dội chính trị quan trọng. Chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ tại Iraq và Trung Đông nói chung đã đặt căn bản trên khả năng có thể có sự bừng nở của dân chủ và phát triển tại các nước Hồi Giáo.
Vấn đề này cũng liên hệ tới tương lai di dân Hồi Giáo tại Âu Châu. Một Hồi Giáo hòa giải với dân chủ mới cho phép họ hội nhập. Một Hồi Giáo thiếu khả năng phân biệt giữa Thiên Chúa và Xêda sẽ giam hãm họ mãi trong tình trạng “người lạ”.
Đó cũng là điều đức Hồng Y Ratzinger từng viết cách đây nhiều năm trong một nhận định rất hiếm của ngài về Hồi Giáo, trong cuốn Muối Đất do chính nhà xuất bản Ignatius ấn hành năm 1997. Theo Đức Hồng Y Ratzinger, Hồi Giáo không độc dạng (uniform), không hề có một thẩm quyền duy nhất cho mọi người Hồi Giáo, chính vì thế, đối thoại với Hồi Giáo luôn có nghĩa là đối thoại với nhiều nhóm. Không ai có thể lên tiếng đại biểu cho toàn thể Hồi Giáo. Hồi giáo hiện hữu dưới nhiều hình thức. Có Hồi Giáo mã thượng, tiêu biểu nơi Quốc Vương Marốc mà cũng có Hồi Giáo quá khích, thậm chí khủng bố nữa, những hình thức ta không thể đồng hóa với Hồi Giáo như một toàn thể.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý hơn là nơi Hồi Giáo nói chung, tác động qua lại giữa xã hội, chính trị và tôn giáo có một cơ cấu hoàn toàn khác. Cuộc thảo luận hiện nay tại Phương Tây về khả năng Hồi Giáo có thể có các phân khoa thần học hay về ý niệm Hồi Giáo như một thực thể pháp lý chắc chắn dựa vào giả thuyết cho rằng mọi tôn giáo đều có cơ cấu như nhau về căn bản, mọi tôn giáo đều thích ứng với hệ thống dân chủ… Nhưng xét ngay trong nó, điều ấy nhất thiết mâu thuẫn với bản chất của Hồi Giáo, một tôn giáo vốn không chủ trương tách biệt hai lãnh vực chính trị và tôn giáo như Kitô Giáo vốn chủ trương từ đầu. Kinh Koran là một luật tôn giáo toàn diện dùng để điều hướng toàn bộ đời sống chính trị và xã hội. Kinh này cũng nhấn mạnh rằng toàn bộ trật tự cuộc sống phải có tính Hồi Giáo. Luật Sharia lên khuôn xã hội từ đầu đến cuối. Trong chiều hướng ấy, Hồi Giáo có thể khai thác các quyền tự do từng phần như hiến pháp của ta qui định, nhưng đó không phải là mục tiêu sau cùng của họ, họ không thể nói: chúng tôi cũng là một cơ chế của quyền lợi, giống như người Công Giáo hay Thệ Phản. Làm thế là đi ngược lại bản chất nội tại của Hồi Giáo, là một vong thân khỏi chính mình.
Hồi Giáo có lối tổ chức toàn trị cuộc sống, hoàn toàn khác với lối tổ chức của ta; lối tổ chức này bao hàm mọi sự. Phụ nữ phải hoàn toàn lệ thuộc người đàn ông; luật hình sự của họ hết sức nghiêm ngặt, bao trùm mọi lãnh vực của cuộc sống. Người ta cần hiểu rõ điều này: đây không phải là một hệ phái có thể đưa vào một xã hội tự do đa nguyên… Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề đối thoại với Hồi Giáo dĩ nhiên phức tạp hơn là cuộc đối thoại nội bộ giữa người Kitô hữu với nhau.
Việc củng cố Hồi Giáo trên khắp thế giới là một hiện tượng nhiều mặt. Một đàng, yếu tố tài chánh có đóng vai trò ở đây. Sức mạnh tài chánh mà các nước Ả Rập đang nắm giữ đã giúp họ xây dựng được nhiều đền thờ lớn ở khắp nơi, bảo đảm cho sự hiện diện của nhiều định chế văn hóa Hồi Giáo… Nhưng không phải chỉ có thế. Yếu tố khác chính là việc gia tăng bản sắc, một ý thức mới về chính mình.
Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nghĩa là cho tới tận thập niên 1960, ưu thế của các nước theo Kitô Giáo về kỹ nghệ, văn hóa, chính trị và quân sự lớn đến nỗi Hồi Giáo bị đẩy xuống hạng nhì. Dù sao, Kitô Giáo hay đúng hơn các nền văn minh dựa vào Kitô Giáo có thể coi mình như một thế lực quang vinh trong lịch sử thế giới. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tinh thần lớn lao của thế giới Phương Tây, mà nhiều người cho là đồng hóa với thế giới Kitô Giáo, bỗng nhiên nổ ra. Trước các mâu thuẫn tinh thần và sự vô vọng nội tại của Phương Tây, cộng với sức mạnh kinh tế mới mẻ của thế giới Ả Rập, linh hồn Ả Rập đã vùng sống lại. Họ bảo: chúng tôi cũng là một ai đó; chúng tôi biết mình là ai; tôn giáo của chúng tôi giữ vững được đất đứng của nó; không như các anh, chẳng còn một tôn giáo nào ra hồn.
Đây là cảm nhận thực sự của thế giới Hồi Giáo ngày nay: các nước Phương Tây không còn khả năng rao giảng một sứ điệp luân lý nào nữa, mà chỉ còn kỹ thuật để cung hiến cho đời. Kitô Giáo đã thoái vị; nó không cón hiện diện như một tôn giáo nữa; người Kitô hữu không còn một nền luân lý hay một đức tin nào nữa; còn chăng chỉ là những dư vị của một số ý niệm tân thời do phong trào ánh sáng rơi rớt lại; chúng tôi mới có thứ tôn giáo chịu đựng được thử thách.
Như thế, người Hồi Giáo hiện nay ý thức rằng trên thực tế, tôn giáo của họ, cuối cùng, mới là tôn giáo sống mạnh, có một sứ điệp để nói với thế giới, và quả là sức mạnh tôn giáo chủ yếu của tương lai. Một lòng say sưa mới, một ước muốn cuồng nhiệt mới được sống theo Hồi Giáo đã trỗi dậy. Đó là một sức mạnh lớn lao. Họ bảo: chúng tôi có một sứ điệp luân lý tồn tại từ thời các tiên tri và chúng tôi sẽ nói cho thế giới biết phải sống sứ điệp ấy ra sao, trong khi Kitô Giáo không có khả năng làm việc đó. Đức HY Ratzinger kết luận: chúng ta phải giáp mặt với sức mạnh nội tại của Hồi Giáo này, một sức mạnh đến cả các giới học thuật cũng đang hết sức quan tâm.
Các nhận định trên không hiểu có hoàn toàn diễn tả trung thực suy nghĩ của người sau này sẽ lên ngôi giáo hoàng, lấy hiệu là Bênêđíctô XVI hay không, vì nó là sản phẩm của một nhà báo ghi lại cuộc phỏng vấn với vị bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Đọc lướt qua, người ta thấy chúng có thể dẫn ta tới nhiều suy diễn khác nhau. Một trong các suy diễn đó là: Hồi Giáo không hề có một thẩm quyền lo về chính thống (orthodoxy) và do đó rất có thể dẫn tới nhiều khuynh hướng khác nhau.
Đó chính là hướng mà vị thuyết trình viên thứ hai của cuộc họp mặt tiếp nhận. Thực vậy, một học giả Dòng Tên khác chuyên về Hồi Giáo, Cha Christian W. Troll, người Đức, cũng đã được nhóm học trò tiến sĩ của Đức Bênêđíctô XVI mời tới thuyết trình năm 2005. Theo Cha Troll, quan điểm của Đức Bênêđíctô trong cuộc họp mặt năm 2005 không giống như Cha Fesio thuật lại. Theo Cha, Đức Bênêđíctô XVI coi việc hòa giải giữa Hồi Giáo với thế giới hiện đại là việc rất khó khăn, nhưng không phải là không làm được.
Cha Troll có gửi cho Daniel Pipes của tờ “The New York Sun” một lá thư để giải thích như sau: “Tôi chỉ có thể nói rằng Đức Thánh Cha có nhận xét về điểm dị biệt chủ yếu giữa hai nền thần học chính dòng của Hồi Giáo và Kitô Giáo đối với Lời Chúa và việc mạc khải hay linh hứng. Nhận xét của Đức Thánh Cha cũng gợi ý rằng suy tư thần học của Hồi Giáo phải lưu ý tới xác tín tôn giáo đó cũng như quan điểm thần học đang được Hồi Giáo tiếp tục lên khuôn. Tuy nhiên, tôi không hề nhớ rằng Đức Thánh Cha đã nói những lời như D. Pipes tường trình lại là ‘không thể thích ứng hay giải thích được’.
Đức Thánh Cha rất hiểu biết, ngài hiểu rằng trước nay vẫn có, và có lẽ càng ngày càng có nhiều lối giải thích khác nhau về Kinh Koran liên quan tới nền thần học mạc khải. Những quan điểm và phương thức này xem ra chưa giúp gì nhiều cho lối suy nghĩ và cách tiếp cận của đại bộ phận các phong trào và cơ quan Hồi Giáo, và ta không biết trong tương lai vấn đề sẽ ra sao, nhưng sự kiện trên có thật và được được bàn luận sôi nổi ở nhiều giới, cả trong đại học lẫn ở ngoài đại học. Một cuộc tranh luận công khai về những vấn đề như thế xem ra khó có thể có trong thế giới Ả Rập nhưng các xã hội như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Dương hiện đang tương đối dành nhiều chỗ để người ta dóng lên và thảo luận các ý tưởng như thế. Các nước Phương Tây cũng đang tạo các cơ may tương tự. Gần đây, tôi có cho đăng tải một bài tựa là ‘Progressives Denken im Zeitgenössischen Islam’ (Khảo Sát có Phê Phán Lối Suy Nghĩ Tiến Bộ trong Hồi Giáo Hiện Nay)” trên tờ Islam und Gesellschaft, Nr. 4”.
Trong bài trên, Cha Troll cho rằng hiện đang có ba khuynh hướng chính trong thế giới Hồi Giáo. Ngoài khuynh hướng Hồi Giáo có tính văn hóa, mà ta có thể gọi là Hồi Giáo truyền thống, còn có khuynh hướng Hồi Giáo “duy hồi giáo” (Islamist Islam), tức khuynh hướng hiểu Kinh Koran theo nghĩa đen. Khuynh hướng cuối cùng là khuynh hướng cởi mở đón nhận các giải thích mới, dựa trên tinh thần của bản văn.
Tuy hiện nay, khuynh hướng Hồi Giáo dựa trên tinh thần bản văn chưa ở hàng đầu, nhưng những người ủng hộ nó đang thực hiện được nhiều cố gắng lớn lao, chứng tỏ về lâu về dài, họ có thể đương đầu một cách mềm dẻo với các thách đố của thời hiện đại mà không phá đổ một số quan điểm cố hữu của Hồi Giáo. Người ta thấy càng ngày càng có nhiều người Hồi Giáo quay về với lối nhìn có phê phán về tôn giáo, một lối nhìn càng ngày càng bớt bị môi trường điều kiện hóa, nhưng dựa nhiều hơn vào việc chấp nhận đức tin một cách bản thân và có trách nhiệm. Đối với lối nhìn này, phải nhìn thế giới hiện đại bằng con mắt phê phán, dựa vào lương tâm và tự do cá nhân. Tự do quan trọng đã đành, nhưng cũng cần một hệ thống xã hội biết để cho tâm trí được tự do chứ không bị bạo lực áp bức. Trong chiều hướng này, phải đặt tôn giáo và ngôn ngữ tôn giáo dưới sự phê phán có tính khoa học, phải sử dụng các ngành như ngữ học, ký hiệu học (semiotics), tôn giáo học so sánh và nhất là xã hội học để nghiên cứu về Hồi Giáo. Đây là điều hiện còn gặp nhiều chống đối trong Hồi Giáo, đến độ những người ủng hộ nó đang bị gán cho nhãn hiệu bỏ đạo. Tuy nhiên, những nhân vật này đang kiên trì nắm vững quan điểm. Cha Troll kể tên ít nhất 17 nhân vật nổi tiếng hiện nay thuộc khuynh hướng này tại Pháp, Iran, Hoà Lan, Marốc, Tunisia, Mỹ, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai và Thổ Nhĩ Kỳ… Họ chủ trương chỉ có lối đọc các bản văn nền tảng của Hồi Giáo một cách mới mẻ, không thiên kiến mới làm cho các giá trị chủ yếu của Hồi Giáo có tương quan với các nhu cầu muôn mặt của thế giới hiện đại. Vì họ cho rằng tuy Kinh Koran có chuyển giao các chân lý trường cửu, nhưng cách chuyển giao của nó thì có tính văn hóa chuyên biệt, nghĩa là người ta không thể áp dụng phổ quát điều chỉ phản ảnh nền văn hóa thế kỷ thứ 7 hay thứ 8 của người Ả Rập vùng Hejazi (phía tây Saudi Arabia).
Sau các đóng góp của hai linh mục Samir và Troll, Cha Fesio gửi cho tờ “The Washington Times” một lá thư trong đó Cha nhìn nhận đã tường thuật sai điều Đức Thánh Cha thực sự muốn nói và tuyên bố rằng: “ghi nhớ của Khalil Samir là chính xác”. Cha giải thích: “Minh xác quan trọng nhất là: Đức Thánh Cha không nói, mà tôi cũng không nói rằng: ‘Hồi Giáo không có khả năng đổi mới’… Tôi đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi nói rằng ‘không thể thích nghi hay áp dụng’ Kinh Koran và ‘không thể thích nghi hay giải thích nó’. Đây chắc chắn không phải là điều Đức Thánh Cha nói. Hiển nhiên là có thể thích ứng và áp dụng nó, và thực tế việc ấy đã từng xẩy ra. Tôi cũng đã đưa ra một tóm lược quá sơ sài về sự khác biệt được Đức Thánh Cha đưa ra giữa động lực nội tại của Kinh Koran trong tư cách bản văn thánh được trao như thế cho Mohammed, và động lực nội tại của Thánh Kinh, vốn được hiểu vừa như Lời Chúa, vừa như lời của con người được Thiên Chúa linh hứng, bên trong một cộng đồng trong đó có những người được Thiên Chúa ban quyền làm người giải thích (tức các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng)”.
Cha Fesio cũng cho rằng ngôn ngữ có dự phần vào sai lầm của Cha: “Cuộc họp mặt này là cuộc họp mặt thân mật giữa Đức Thánh Cha và các học trò cũ của ngài. Các trình bày và thảo luận đều bằng tiếng Đức và Đức Thánh Cha lên tiếng mà không cần bản văn soạn sẵn. Tiếng Đức của tôi chỉ tàm tạm (passable), không hoàn toàn đáng tin. Nhận xét sau đó của tôi trên đài truyền thanh lại không được chuẩn bị, hoàn toàn có tính tùy ứng (estemporaneous)... Không nên dùng việc tôi tùy ứng nhắc lại lời Đức Thánh Cha bằng một ngôn ngữ khác để giải thích tâm tư của Đức Thánh Cha”.
Lương tâm thời đại
Có lẽ vì cuộc tranh cãi do tiết lộ của Cha Fesio gây ra, nên nhóm học trò tiến sĩ của Ratzinger đã phá bỏ lệ họp bí mật mà cho công bố nội dung cuộc thảo luận năm 2006 dưới tựa đề “Sáng Thế và Biến Hóa” (Creation and Evolution) bằng tiếng Đức và tiếng Ý. Năm 2007, chúng tôi không rõ chủ đề của cuộc họp mặt ra sao, nhưng cùng năm, một người trong nhóm học trò này là linh mục Vincent Twomey, giáo sư về hưu môn thần học luân lý tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Patrick ở Maynooth, Ái Nhĩ Lan, có nói truyện với hãng tin Zenit về một cuốn sách của ngài viết về người thầy cũ của mình, tựa là “Pope Benedict XVI: The Conscience of Our Age” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI: Lương Tâm Thời Đại Ta) do Nhà Xuất Bản Ignatius ấn hành cùng năm.
Theo cha Twomey, tư duy hiện đại coi lương tâm như một cơ chế bào chữa, không thể sai lầm, nó bảo điều gì đúng thì điều đó đúng. Với cuốn sách trên, Cha muốn nhấn mạnh vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong việc giúp ta trở về với một cái hiểu sâu sắc hơn về lương tâm.
Đối với Cha Twomey, Ratzinger không phải chỉ là một học giả và một nhà học thuật tầm cỡ thế giới, ngài còn là một tư tưởng gia độc đáo. Cha ví ngài như Midas trong thần thoại Hy Lạp, nghĩa là hễ ngài đụng tới cái gì cái đó trở thành vàng. Nói cách khác, bất cứ bàn tới đề tài nào, ngài cũng có một điều mới mẻ và hứng thú để nói về nó, bất luận là tín điều của Giáo Hội, hay một bức tranh ghép tại một nhà thờ ở Rôma, hoặc vấn đề đạo đức sinh học. Và ngài viết về chúng với một văn phong hết sức trong sáng. Đến độ, Đức Hồng Y Joachim Meisner của Cologne ví ngài như Mozart của thần học. Còn về nội dung, chính Đức Hồng Y Ratzinger từng nói “Thiên Chúa là chủ đề trung tâm trong mọi công trình của tôi”. Ngài bàn một cách sâu xa mọi phạm vi của thần học: tín lý, luân lý, sinh hoạt chính trị, đạo đức sinh học, phụng vụ, chú giải thánh kinh, âm nhạc, nghệ thuật… Và bất cứ bàn tới điều gì, ngài cũng bàn dưới nhãn quan của Thiên Chúa. Nói cách khác, ngài cố gắng khám phá xem Thánh Kinh và Thánh Truyền nói gì về vấn đề chuyên biệt ấy.
Nhưng mặt khác, các suy tư thần học của ngài lại luôn bám chắc vào kinh nghiệm đương thời, tức các vấn nạn và vấn đề hiện có do thế giới hiện đại và hậu hiện đại đặt ra qua các nhà tư tưởng hiện nay và các biến cố tạo thời cuộc trong thời đại ta. Nhờ thế, tuy chỉ là những bài lẻ tẻ, vì ngài vốn không có thì giờ viết các chuyên khảo, nhưng các trước tác của ngài có khả năng chuyên chở nhiều sự thật thông sáng đụng đến tâm trí người đọc và thay đổi được nhiều tâm hồn.
Trong tác phẩm của mình, Cha Twomey mô tả Đức Bênêđíctô XVI là người không sợ mắc lỗi lầm; ngài “có cái can đảm làm người bất toàn”. Cha giải thích: điều căn bản trong thái độ của Đức Bênêđíctô XVI đối với cuộc đời và thần học, là chủ trương cho rằng chỉ có Thiên Chúa mới hoàn thiện, mọi cố gắng của con người chỉ là bất toàn. Chủ nghĩa duy hoàn thiện dưới bất cứ hình thức nào cũng đều thù nghịch với con người, nhát là trong lãnh vực chính trị. Hầu hết các ý thức hệ chính trị đều nhằm mục tiêu tạo ra một thế giới hoàn thiện, một xã hội hoàn thiện, nhưng kết quả, chúng thường biến thế giới này thành hỏa ngục.
Đó là chủ đề khá thường xuyên trong các trước tác của ngài về sinh hoạt chính trị. Con người cũng đôi khi hướng các cố gắng ấy vào lãnh vực thần học nữa. Nhưng đối với Đức Bênêđícô XVI, thần học mãi mãi là một công việc không hoàn tất, luôn luôn cần được cải thiện, sửa chữa và đào sâu. Ta không thể biết hết mọi chuyện, càng không biết hết về Thiên Chúa và kế sách của Người dành cho con người. Trên đây, Cha Twomey có nói tới tính cách lẻ tẻ (fragmentary) trong các trước tác của Đức Bênêđíctô XVI. Điều ấy nói lên sự kiện này: phần lớn các trước tác của ngài đều là những công trình chưa hoàn tất, như cuốn “Dẫn Vào Kitô Giáo”, và cuốn gần đây “Chúa Giêsu Nadarét”. Nhưng ngài vẫn có cái can đảm cho công bố chúng. Thái độ này mang lại cho tác giả Joseph Ratzinger một sự thanh thản nội tâm và một tinh thần không dính bén (detachment) mà cả thế giới hiện đang cảm nhận nơi con người Đức Bênêđíctô XVI. Nhưng có lẽ nó còn là bí quyết của tính hài hước và dí dỏm nơi ngài nữa.
Trở lại chủ đề lương tâm, người ta cho rằng hiện đang có sự bóp méo hạn từ lương tâm. Thực ra, theo Cha Twomey, sau Thông Điệp Humanae Vitae của Đức Phaolô VI, người ta bắt đầu giải thích lương tâm một cách sai lạc. Quả thế, đối với nhiều người, làm gì không phải là điều quan trọng, miễn là thành thực tin rằng điều ấy đúng. Như thế, lòng thành thực đã trở thành tiêu chuẩn của luân lý tính. Nếu vậy, ta khó có thể lên án những người như Hitler hay Stalin (hoặc Hồ Chí Minh của Việt Nam), vì người ta có thể cho rằng những người này cũng đã hành động theo “ánh sáng” riêng của họ, theo các xác tín thành thực của họ. Sự nhấn mạnh xưa nay tới tính tối thượng (primacy) của việc phải theo tiếng lương tâm của mình, cho dù nó sai lầm, đã dẫn tới quan điểm sai lầm cho rằng “lương tâm không thể sai lầm, hay vô ngộ (infallible)”, vì điều gì lương tâm bạn cho là đúng thì điều ấy đúng. Nghĩ như thế là giản lược lương tâm chỉ còn là một cơ chế chống chế (excuse mechanism). Ý niệm này được chủ nghĩa duy tương đối của thời hiện đại gợi hứng. Ngày nay, người ta có thói quen cho rằng mỗi người đều có quyền tiếp nhận bất cứ nguyên tắc luân lý nào mình cho là tốt nhất đối với mình. Các nguyên tắc ấy chỉ những chọn lựa của lương tâm, sau khi đã cân nhắc các giải pháp. Lý thuyết này khá hấp dẫn. Nhưng với nó, người ta có thể nghĩ rằng mỗi người có quyền xác định cho mình điều đúng và điều sai, y như cơn cám của Adong và Evà xưa trong vườn Địa Đàng.
Có người gọi lý thuyết ấy là Đạo Công Giáo “theo thực đơn” (a la carte Catholicism), một đạo cho phép ta được quyền chỉ và chọn điều mình thích hay hợp với ý mình. Luân lý tính bị giản lược chỉ còn là sở thích bản thân mà tựu trung là phi lý. Cái ý niệm hết sức thịnh hành này về lương tâm đã và đang gây rất nhiều hậu quả tàn hại đối với Giáo Hội và lối sống Kitô Giáo.
Sở dĩ bảo rằng Đức Bênêđíctô XVI là lương tâm của thời đại ta, vì trước nhất, theo Cha Twomey, trong tư cách một thần học gia và sau này, trong tư cách bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài vốn là tiếng nói của lương tâm Giáo Hội trong việc khẳng định các chân lý khách quan khi chúng bị bác bỏ trong lý thuyết và thực hành. Xem ra, các tư tưởng gia thế tục ở bên ngoài Giáo Hội đã nhìn ra điều đó hơn các tư tưởng gia ở bên trong Giáo Hội. Như Hàn Lâm Viện Pháp, chẳng hạn, đã vinh danh ngài như người kế vị xứng đáng của Andrey Sacharov, nhà vật lý nguyên tử đã ly khai hệ thống độc tài của Liên Bang Xô Viết. Họ thấy nơi ngài một nhà bất đồng vĩ đại đối với “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” từng xâm lăng Âu Châu và Mỹ Châu hơn nửa thế kỷ qua.
Thứ đến, lương tâm không những chỉ là một chủ đề chính yếu trong các trước tác của ngài mà ngài còn đóng góp lớn vào việc sửa chữa sự hiểu lầm về lương tâm như đã mô tả trên đây, điều mà Cha Twomey đã dành hẳn một chương trong cuốn sách của ngài để nói về. Kinh nghiệm sống dưới ý thức hệ Quốc Xã đã giúp Đức Bênêđíctô XVI nhạy cảm đối với nhu cầu phải thi hành trách nhiệm luân lý nơi từng người, nhưng nhất là nơi những người giữ chức vụ công trong Giáo Hội cũng như trong nhà nước. Trách nhiệm luân lý chính là tên khác của lương tâm.
Sự nghi ngại của ngài đối với các hội đồng giám mục có gốc gác khá sâu trong kinh nghiệm Đức: cả tập thể các giám mục nước này đã không xứng đáng với chứng tá của một số giám mục cá thể như Đức Giám Mục Clemens von Galen của Muenster and Đức Tổng Giám Mục Michael Faulhaber của Munich. Bởi thế, ngài kêu gọi mọi giám mục phải đích thân làm chứng chứ không nên chờ các hội đồng giám mục “đóng dấu” cho một tài liệu được một ủy ban nặc danh nào đó soạn thảo. Cũng thế, nền thần học của ngài luôn được đánh dấu bằng một công trình đích thân tìm kiếm sự thật, do lương tâm thúc đẩy. Trọn cuộc đời ngài, ngài đã thực thi trách nhiệm luân lý bản thân, dù bị mang tiếng là một “rottweiler” (chó săn) hay “một đại tra tấn viên” (grand inquisitor) hoặc “kẻ thù của nhân loại” như một nhà báo nào đó gọi ngài. Nói sự thật dù nói trong yêu thương vẫn ở thế đối nghịch với thời thượng đương thịnh và tự biến mình thành kẻ không được ai thương. Ngày nay, trong cương vị Giáo Hoàng, ngài tiếp tục thực thi trách nhiệm luân lý qua phong cách tự soạn lấy phần lớn các bài diễn văn của mình; những bài diễn văn này được công chúng lắng nghe vì chúng được nói ra từ chính trái tim ngài chứ không phải từ những sơ đồ có sẵn.
Giải thích Vatican II(1)
Năm 2008, sau khi Đức Bênêđíctô XVI cho công bố tập đầu tiên của ngài về “Chúa Giêsu Nadarét”, nhóm học trò tiến sĩ của ngài đã nhóm họp để thảo luận về sự tương hợp giữa Chúa Giêsu của Phúc Âm và Chúa Giêsu “của lịch sử” với sự chú tâm đặc biệt vào trình thuật Khổ Nạn. Họ được nghe hai nhà chú giải thời danh của Đức là Martin Hengel và Peter Stuhlmacher thuyết trình, cả hai đều là thệ phản và là giáo sư tại Tubingen, những người được Đức Bênêđíctô XVI kính phục. Thành quả cuộc họp mặt kỳ này đã được đúc kết trong cuốn "Conversations About Jesus. Pope Benedict XVI in Dialog with Martin Hengel, Peter Stuhlmacher and his students in Castelgandolfo 2008" (Các Cuộc Đàm Luận về Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI Đối Thoại với Martin Hengel, Peter Stuhlmacher và các sinh viên của ngài tại Castel Gandolfo 2008) do Mohr Siebeck ấn hành và được Peter Kuhn biên tập.Nhân cuộc họp mặt lần này, nhóm đã thành lập Qũy Joseph Ratzinger-Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI để cổ động việc nghiên cứu tư tưởng thần học của ngài.
Năm 2009, chủ đề buổi nhóm họp của họ là cuộc thảo luận đại kết về truyền giáo. Một trong các thuyết trình viên năm nay là linh mục Peter Beyerhaus, trước đây vốn là một mục sư trong Giáo Hội Luthêrô, và hiện là giáo sư hưu trí về truyền giáo học và thần học đại kết tại Đại Học Tubingen. Thuyết trình viên thứ hai là Heinz Burkle, một thần học gia trước đây thuộc Giáo Hội Luthêrô nhưng đã trở lại Công Giáo trong thập niên 1980, hiện là giáo sư hưu trí của Đại Học Ludwig-Maximilians tại Munich. Đề tài ông trình bày là “Giáo Hội và sứ mệnh đối thoại với những con người, những tôn giáo và nền văn hóa khác nhau”.
Chủ đề của cuộc họp mặt vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm nay, 2010, khiến nhiều người lưu ý vì nó đề cập tới một trong những cách tiếp cận căn bản của thần học gia Ratzinger đối với Công Đồng Vatican II, một Công Đồng mà ngài vốn tham dự từ đầu tới cuối trong tư cách chuyên viên thượng thặng. Đó là việc giải thích Công Đồng này. Thuyết trình viên năm nay là Đức Tổng Giám Kurt Koch. Ngài sẽ trình bày hai đề tài liên tiếp: sau đề tài “Công Đồng Vatican II giữa Truyền Thống và Canh Tân”, ngài sẽ đề cập tới sự liên kết giữa Hiến Chế Phụng Vụ và Cuộc Canh Tân Phụng Vụ sau Công Đồng.
Chắc chắn bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI vào tháng 12 năm 2005 trước Giáo Triều cũng sẽ được đem ra thảo luận, nếu không muốn nói là để đào sâu và lấy làm kim chỉ nam cho cuộc tranh luận. Trong bài nói truyện này, ngài cho rằng đã từ lâu, vẫn có hai lối giải thích trái ngược nhau về Công Đồng Vatican II: một bên cho Vatican II là một gián đoạn. Lối giải thích này rất được “thiện cảm của các phương tiện truyền thanh đại chúng cũng như một số khuynh hướng của nền thần học hiện đại”. Bên khác thì cho rằng Vatican II là một canh tân, một đổi mới liên tục. Theo Đức Bênêđíctô XVI, lối giải thích thứ nhất tạo ra mù mờ và “liều mình gây ra sự phân cách giữa Giáo Hội tiền Công Đồng và Giáo Hội hậu Công Đồng”. Lối giải thích thứ hai tuy âm thầm, nhưng mỗi ngày người ta càng thấy rõ ràng hơn việc nó đã đem lại và đang đem lại hiệu quả.
Theo Đức Bênêđíctô XVI, việc thực thi Công Đồng Vatican II tỏ ra khá khó khăn. Tình thế hậu Công Đồng, vì thế, phần nào phản ảnh mô tả của Thánh Basiliô về tình hình Giáo Hội sau Công Đồng Nixêa: giống một trận hải chiến giữa đêm đen bão tố, trong đó đủ tiếng la ó phản đối nhau nổi lên, đến chẳng ai hiểu nổi, một thứ đinh tai nhức óc bất tận tràn ngập toàn thể Giáo Hội. Tại sao lại có sự khó khăn ấy? Đó là vì có những lối giải thích khác nhau như trên đã nói.
Ngài cho rằng đối với lối giải thích coi Vatican II như một gián đoạn, các văn kiện của nó không nói lên được tinh thần chân thực của mình. Họ cho rằng chúng chỉ là kết quả của nhiều thoả hiệp, trong đó, vì muốn đạt được nhất trí, nên mới phải duy trì và tái củng cố một số điều cũ kỹ, nay chẳng còn ăn nhằm gì nữa. Cho nên, tinh thần chân thực của Công Đồng không có trong các thỏa hiệp ấy nhưng là các động lực hướng tới cái mới vốn bao hàm trong các văn kiện kia. Hệ luận là phải can đảm bước quá các văn kiện ấy, không nên theo các văn kiện mà chỉ cần theo tinh thần của Công Đồng mà thôi. Nhưng tinh thần ấy là tinh thần nào, ai có thẩm quyền xác định tinh thần ấy, hay mọi sự còn tùy hứng của một số người, muốn mặc tình sử đổi hiến pháp thế nào thì sửa đổi. Hiến Pháp của ta là hiến pháp do chính Chúa Giêsu ban cho giúp ta đạt được sự sống đời đời, chứ đâu phải để ta mặc tình sửa đổi theo ý mình.
Người ta không rõ nội dung bài trình bày của Đức TGM Koch có theo quan điểm của Đức Bênêđíctô XVI hay không. Nhưng ngài vốn là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thụy sĩ và vừa được Đức Giáo Hoàng cử thay thế Đức HY Walter Kasper làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo. Cũng cần lưu ý là chính Đức Bênêđíctô XVI đề nghị chọn Đức TGM Koch làm thuyết trình viên cho nhóm vào năm nay.
Có người, nhân dịp này, nhắc đến các nhận định trước đây của Đức TGM Koch về Công Đồng Vatican II. Lúc còn là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ (2007-2010), nhân bàn tới việc “chấp nhận Vatican II một cách vô điều kiện”, ngài phát biểu: “Ngay từ đầu, kiểu nói ‘chấp nhận vô điều kiện’ làm tôi hơi nhức nhối vì tôi không biết có ai, kể cả tôi, chịu áp dụng kiểu nói đó”.
Zenit ngày 2 tháng 9 vừa qua tường thuật rằng, theo Đức TGM Koch, cuộc họp mặt năm nay của nhóm học trò tiến sĩ của Đức Giáo Hoàng đã đạt được một kết luận hết sức rõ ràng: trung thành với truyền thống và cởi mở với tương lai. Đức TGM giải thích rằng: “trung thành với truyền thống, cởi mở với tương lai là lối giải thích đúng nhất về Công Đồng Vatican II, một lối giải thích tiếp tục là đại hiến chương cho Giáo Hội, cả trong nghìn năm thứ ba này”.
Ngài thuật lại: “Trong phiên họp đầu tiên, tôi đưa ra một suy tư về cách đọc và giải thích Công Đồng Vatican II, nhấn mạnh tới tính ưu tiên của lối giải thích canh tân”.
Ngài cho biết thêm: đây là một “vấn đề được tôi lấy lại và khai triển thêm trong bài trình bày thứ hai, trong đó tôi suy tư một cách đặc biệt về hiến chế phụng vụ ‘Sacrosanctum Concilium’ để chứng tỏ một cách cụ thể lối giải thích canh tân đã được thể hiện ra sao”.
(1)Xem Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II, VietcatholicNews 3 Jul 2009
Chủ đề Hồi Giáo
Đáp lại, các học trò cũng hết lòng với ngài. Các chủ đề của họ trong những năm từ 2005 đến nay đều tập chú vào việc quảng bá tư tưởng Ratzinger hoặc để chuẩn bị cho những phát biểu quan trọng của Đức Bênêđíctô XVI. Thí dụ, trước bài diễn văn Regensburg ngày 12 tháng 9 năm 2006, họ đã gặp nhau năm 2005 với chủ đề Hồi Giáo, tuy rằng chủ đề này đã được đưa ra sau cuộc họp năm 2004, lúc ngài còn là bộ trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin. Nội dung cuộc thảo luận này không được công bố. Người ta biết được phần nào chiều hướng và nội dung thảo luận của nó nhờ tiết lộ gây tranh cãi của một trong các học trò của ngài là cha Joseph Fesio S.J., giám đốc nhà xuất bản Ignatius. Tiết lộ này khiến người ta có cảm tưởng rằng theo Đức Bênêđíctô XVI, Hồi Giáo và dân chủ không đi đôi với nhau.
Theo tường thuật của báo chí, trong cuộc phỏng vấn truyền thanh với Hugh Hewit ngày 5 tháng Giêng năm 2006, Cha Joseph Fesio cho hay: khi vừa nghe Cha Troll, Dòng Tên, thuyết trình viên cuộc họp trình bày rằng: Hồi Giáo có thể đối thoại với thế giới hiện đại, chỉ cần họ tái giải thích Kinh Koran bằng cách nắm lấy các luật lệ đặc thù trong nguyên tắc rồi thích ứng chúng vào thời đại ta, Đức Bênêđíctô XVI lên tiếng ngay, chứ không đợi đến cuối buổi gặp gỡ như ngài vẫn làm. Ngài bảo: có vấn nạn căn bản ở đây, vì trong truyền thống Hồi Giáo, Thiên Chúa ban lời của Người cho Mohammed, và đó là những lời trường cửu, chứ không phải là lời của Mohammed. Lời đó có giá trị trường cửu, không thể thích ứng hay tái giải thích gì được. Trong khi đối với Kitô Giáo và cả Do Thái Giáo, Thiên Chúa hành động qua tạo vật. Do đó, không phải chỉ là lời Thiên Chúa, mà còn là lời của Isaia, lời của Máccô… Thiên Chúa sử dụng các tạo vật, và linh hứng để họ nói lời của Người cho thế giới, và do đó, thiết lập ra Giáo Hội, ban cho Giáo Hội thẩm quyền chuyển giao và giải thích lời này. Cho nên, đối với Thánh Kinh Kitô Giáo, có cả một thứ luận lý nội tại, cho phép nó và đòi hỏi nó được thích ứng và áp dụng vào các tình thế mới.
Bởi thế, Kitô giáo có thể vận dụng được tính hiện đại như nó từng vận dụng văn hóa Hy Lạp vì thấy trong nền văn hóa ấy nhiều điều tốt, có thể thăng hoa bằng Mạc Khải của Chúa Kitô trong Thánh Kinh. Người Do Thái cũng từng vận dụng được Ai Cập. Nhưng Hồi Giáo thì không, họ bị dính cứng vào một bản văn được họ coi là không thể nào thích ứng được. Cha còn cho rằng theo Đức Bênêđíctô XVI, Hồi Giáo không thể thay đổi, không thể làm khác, vì nó chống lại bản chất của Kinh Koran, như người Hồi Giáo vốn nghĩ. Ngay một thực tại như Phong Trào Thệ Phản cũng không thể có trong lòng Hồi Giáo.
Nhưng sự việc không hẳn như thế. Theo cha Samir Khalil Samir, một học giả Dòng Tên chuyên về Hồi Giáo, và là một trong hai thuyết trình viên của cuộc gặp mặt, Đức Bênêđíctô XVI không bi quan như vậy. Theo linh mục này, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng việc gặp nhau giữa Hồi Giáo và nền dân chủ là điều có thể có, với điều kiện có sự tái giải thích Kinh Koran và chính quan niệm về mạc khải.
Vào ngày thứ hai của cuộc thảo luận tại Castel Gandolfo, trong tư cách chuyên viên và thuyết trình viên, cha Samir đã khai triển khía cạnh trên. Cha bảo đây không phải chỉ là vấn đề tranh luận lý thuyết. Mỗi cách giải thích đều có những vang dội chính trị quan trọng. Chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ tại Iraq và Trung Đông nói chung đã đặt căn bản trên khả năng có thể có sự bừng nở của dân chủ và phát triển tại các nước Hồi Giáo.
Vấn đề này cũng liên hệ tới tương lai di dân Hồi Giáo tại Âu Châu. Một Hồi Giáo hòa giải với dân chủ mới cho phép họ hội nhập. Một Hồi Giáo thiếu khả năng phân biệt giữa Thiên Chúa và Xêda sẽ giam hãm họ mãi trong tình trạng “người lạ”.
Đó cũng là điều đức Hồng Y Ratzinger từng viết cách đây nhiều năm trong một nhận định rất hiếm của ngài về Hồi Giáo, trong cuốn Muối Đất do chính nhà xuất bản Ignatius ấn hành năm 1997. Theo Đức Hồng Y Ratzinger, Hồi Giáo không độc dạng (uniform), không hề có một thẩm quyền duy nhất cho mọi người Hồi Giáo, chính vì thế, đối thoại với Hồi Giáo luôn có nghĩa là đối thoại với nhiều nhóm. Không ai có thể lên tiếng đại biểu cho toàn thể Hồi Giáo. Hồi giáo hiện hữu dưới nhiều hình thức. Có Hồi Giáo mã thượng, tiêu biểu nơi Quốc Vương Marốc mà cũng có Hồi Giáo quá khích, thậm chí khủng bố nữa, những hình thức ta không thể đồng hóa với Hồi Giáo như một toàn thể.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý hơn là nơi Hồi Giáo nói chung, tác động qua lại giữa xã hội, chính trị và tôn giáo có một cơ cấu hoàn toàn khác. Cuộc thảo luận hiện nay tại Phương Tây về khả năng Hồi Giáo có thể có các phân khoa thần học hay về ý niệm Hồi Giáo như một thực thể pháp lý chắc chắn dựa vào giả thuyết cho rằng mọi tôn giáo đều có cơ cấu như nhau về căn bản, mọi tôn giáo đều thích ứng với hệ thống dân chủ… Nhưng xét ngay trong nó, điều ấy nhất thiết mâu thuẫn với bản chất của Hồi Giáo, một tôn giáo vốn không chủ trương tách biệt hai lãnh vực chính trị và tôn giáo như Kitô Giáo vốn chủ trương từ đầu. Kinh Koran là một luật tôn giáo toàn diện dùng để điều hướng toàn bộ đời sống chính trị và xã hội. Kinh này cũng nhấn mạnh rằng toàn bộ trật tự cuộc sống phải có tính Hồi Giáo. Luật Sharia lên khuôn xã hội từ đầu đến cuối. Trong chiều hướng ấy, Hồi Giáo có thể khai thác các quyền tự do từng phần như hiến pháp của ta qui định, nhưng đó không phải là mục tiêu sau cùng của họ, họ không thể nói: chúng tôi cũng là một cơ chế của quyền lợi, giống như người Công Giáo hay Thệ Phản. Làm thế là đi ngược lại bản chất nội tại của Hồi Giáo, là một vong thân khỏi chính mình.
Hồi Giáo có lối tổ chức toàn trị cuộc sống, hoàn toàn khác với lối tổ chức của ta; lối tổ chức này bao hàm mọi sự. Phụ nữ phải hoàn toàn lệ thuộc người đàn ông; luật hình sự của họ hết sức nghiêm ngặt, bao trùm mọi lãnh vực của cuộc sống. Người ta cần hiểu rõ điều này: đây không phải là một hệ phái có thể đưa vào một xã hội tự do đa nguyên… Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề đối thoại với Hồi Giáo dĩ nhiên phức tạp hơn là cuộc đối thoại nội bộ giữa người Kitô hữu với nhau.
Việc củng cố Hồi Giáo trên khắp thế giới là một hiện tượng nhiều mặt. Một đàng, yếu tố tài chánh có đóng vai trò ở đây. Sức mạnh tài chánh mà các nước Ả Rập đang nắm giữ đã giúp họ xây dựng được nhiều đền thờ lớn ở khắp nơi, bảo đảm cho sự hiện diện của nhiều định chế văn hóa Hồi Giáo… Nhưng không phải chỉ có thế. Yếu tố khác chính là việc gia tăng bản sắc, một ý thức mới về chính mình.
Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nghĩa là cho tới tận thập niên 1960, ưu thế của các nước theo Kitô Giáo về kỹ nghệ, văn hóa, chính trị và quân sự lớn đến nỗi Hồi Giáo bị đẩy xuống hạng nhì. Dù sao, Kitô Giáo hay đúng hơn các nền văn minh dựa vào Kitô Giáo có thể coi mình như một thế lực quang vinh trong lịch sử thế giới. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tinh thần lớn lao của thế giới Phương Tây, mà nhiều người cho là đồng hóa với thế giới Kitô Giáo, bỗng nhiên nổ ra. Trước các mâu thuẫn tinh thần và sự vô vọng nội tại của Phương Tây, cộng với sức mạnh kinh tế mới mẻ của thế giới Ả Rập, linh hồn Ả Rập đã vùng sống lại. Họ bảo: chúng tôi cũng là một ai đó; chúng tôi biết mình là ai; tôn giáo của chúng tôi giữ vững được đất đứng của nó; không như các anh, chẳng còn một tôn giáo nào ra hồn.
Đây là cảm nhận thực sự của thế giới Hồi Giáo ngày nay: các nước Phương Tây không còn khả năng rao giảng một sứ điệp luân lý nào nữa, mà chỉ còn kỹ thuật để cung hiến cho đời. Kitô Giáo đã thoái vị; nó không cón hiện diện như một tôn giáo nữa; người Kitô hữu không còn một nền luân lý hay một đức tin nào nữa; còn chăng chỉ là những dư vị của một số ý niệm tân thời do phong trào ánh sáng rơi rớt lại; chúng tôi mới có thứ tôn giáo chịu đựng được thử thách.
Như thế, người Hồi Giáo hiện nay ý thức rằng trên thực tế, tôn giáo của họ, cuối cùng, mới là tôn giáo sống mạnh, có một sứ điệp để nói với thế giới, và quả là sức mạnh tôn giáo chủ yếu của tương lai. Một lòng say sưa mới, một ước muốn cuồng nhiệt mới được sống theo Hồi Giáo đã trỗi dậy. Đó là một sức mạnh lớn lao. Họ bảo: chúng tôi có một sứ điệp luân lý tồn tại từ thời các tiên tri và chúng tôi sẽ nói cho thế giới biết phải sống sứ điệp ấy ra sao, trong khi Kitô Giáo không có khả năng làm việc đó. Đức HY Ratzinger kết luận: chúng ta phải giáp mặt với sức mạnh nội tại của Hồi Giáo này, một sức mạnh đến cả các giới học thuật cũng đang hết sức quan tâm.
Các nhận định trên không hiểu có hoàn toàn diễn tả trung thực suy nghĩ của người sau này sẽ lên ngôi giáo hoàng, lấy hiệu là Bênêđíctô XVI hay không, vì nó là sản phẩm của một nhà báo ghi lại cuộc phỏng vấn với vị bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Đọc lướt qua, người ta thấy chúng có thể dẫn ta tới nhiều suy diễn khác nhau. Một trong các suy diễn đó là: Hồi Giáo không hề có một thẩm quyền lo về chính thống (orthodoxy) và do đó rất có thể dẫn tới nhiều khuynh hướng khác nhau.
Đó chính là hướng mà vị thuyết trình viên thứ hai của cuộc họp mặt tiếp nhận. Thực vậy, một học giả Dòng Tên khác chuyên về Hồi Giáo, Cha Christian W. Troll, người Đức, cũng đã được nhóm học trò tiến sĩ của Đức Bênêđíctô XVI mời tới thuyết trình năm 2005. Theo Cha Troll, quan điểm của Đức Bênêđíctô trong cuộc họp mặt năm 2005 không giống như Cha Fesio thuật lại. Theo Cha, Đức Bênêđíctô XVI coi việc hòa giải giữa Hồi Giáo với thế giới hiện đại là việc rất khó khăn, nhưng không phải là không làm được.
Cha Troll có gửi cho Daniel Pipes của tờ “The New York Sun” một lá thư để giải thích như sau: “Tôi chỉ có thể nói rằng Đức Thánh Cha có nhận xét về điểm dị biệt chủ yếu giữa hai nền thần học chính dòng của Hồi Giáo và Kitô Giáo đối với Lời Chúa và việc mạc khải hay linh hứng. Nhận xét của Đức Thánh Cha cũng gợi ý rằng suy tư thần học của Hồi Giáo phải lưu ý tới xác tín tôn giáo đó cũng như quan điểm thần học đang được Hồi Giáo tiếp tục lên khuôn. Tuy nhiên, tôi không hề nhớ rằng Đức Thánh Cha đã nói những lời như D. Pipes tường trình lại là ‘không thể thích ứng hay giải thích được’.
Đức Thánh Cha rất hiểu biết, ngài hiểu rằng trước nay vẫn có, và có lẽ càng ngày càng có nhiều lối giải thích khác nhau về Kinh Koran liên quan tới nền thần học mạc khải. Những quan điểm và phương thức này xem ra chưa giúp gì nhiều cho lối suy nghĩ và cách tiếp cận của đại bộ phận các phong trào và cơ quan Hồi Giáo, và ta không biết trong tương lai vấn đề sẽ ra sao, nhưng sự kiện trên có thật và được được bàn luận sôi nổi ở nhiều giới, cả trong đại học lẫn ở ngoài đại học. Một cuộc tranh luận công khai về những vấn đề như thế xem ra khó có thể có trong thế giới Ả Rập nhưng các xã hội như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Dương hiện đang tương đối dành nhiều chỗ để người ta dóng lên và thảo luận các ý tưởng như thế. Các nước Phương Tây cũng đang tạo các cơ may tương tự. Gần đây, tôi có cho đăng tải một bài tựa là ‘Progressives Denken im Zeitgenössischen Islam’ (Khảo Sát có Phê Phán Lối Suy Nghĩ Tiến Bộ trong Hồi Giáo Hiện Nay)” trên tờ Islam und Gesellschaft, Nr. 4”.
Trong bài trên, Cha Troll cho rằng hiện đang có ba khuynh hướng chính trong thế giới Hồi Giáo. Ngoài khuynh hướng Hồi Giáo có tính văn hóa, mà ta có thể gọi là Hồi Giáo truyền thống, còn có khuynh hướng Hồi Giáo “duy hồi giáo” (Islamist Islam), tức khuynh hướng hiểu Kinh Koran theo nghĩa đen. Khuynh hướng cuối cùng là khuynh hướng cởi mở đón nhận các giải thích mới, dựa trên tinh thần của bản văn.
Tuy hiện nay, khuynh hướng Hồi Giáo dựa trên tinh thần bản văn chưa ở hàng đầu, nhưng những người ủng hộ nó đang thực hiện được nhiều cố gắng lớn lao, chứng tỏ về lâu về dài, họ có thể đương đầu một cách mềm dẻo với các thách đố của thời hiện đại mà không phá đổ một số quan điểm cố hữu của Hồi Giáo. Người ta thấy càng ngày càng có nhiều người Hồi Giáo quay về với lối nhìn có phê phán về tôn giáo, một lối nhìn càng ngày càng bớt bị môi trường điều kiện hóa, nhưng dựa nhiều hơn vào việc chấp nhận đức tin một cách bản thân và có trách nhiệm. Đối với lối nhìn này, phải nhìn thế giới hiện đại bằng con mắt phê phán, dựa vào lương tâm và tự do cá nhân. Tự do quan trọng đã đành, nhưng cũng cần một hệ thống xã hội biết để cho tâm trí được tự do chứ không bị bạo lực áp bức. Trong chiều hướng này, phải đặt tôn giáo và ngôn ngữ tôn giáo dưới sự phê phán có tính khoa học, phải sử dụng các ngành như ngữ học, ký hiệu học (semiotics), tôn giáo học so sánh và nhất là xã hội học để nghiên cứu về Hồi Giáo. Đây là điều hiện còn gặp nhiều chống đối trong Hồi Giáo, đến độ những người ủng hộ nó đang bị gán cho nhãn hiệu bỏ đạo. Tuy nhiên, những nhân vật này đang kiên trì nắm vững quan điểm. Cha Troll kể tên ít nhất 17 nhân vật nổi tiếng hiện nay thuộc khuynh hướng này tại Pháp, Iran, Hoà Lan, Marốc, Tunisia, Mỹ, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai và Thổ Nhĩ Kỳ… Họ chủ trương chỉ có lối đọc các bản văn nền tảng của Hồi Giáo một cách mới mẻ, không thiên kiến mới làm cho các giá trị chủ yếu của Hồi Giáo có tương quan với các nhu cầu muôn mặt của thế giới hiện đại. Vì họ cho rằng tuy Kinh Koran có chuyển giao các chân lý trường cửu, nhưng cách chuyển giao của nó thì có tính văn hóa chuyên biệt, nghĩa là người ta không thể áp dụng phổ quát điều chỉ phản ảnh nền văn hóa thế kỷ thứ 7 hay thứ 8 của người Ả Rập vùng Hejazi (phía tây Saudi Arabia).
Sau các đóng góp của hai linh mục Samir và Troll, Cha Fesio gửi cho tờ “The Washington Times” một lá thư trong đó Cha nhìn nhận đã tường thuật sai điều Đức Thánh Cha thực sự muốn nói và tuyên bố rằng: “ghi nhớ của Khalil Samir là chính xác”. Cha giải thích: “Minh xác quan trọng nhất là: Đức Thánh Cha không nói, mà tôi cũng không nói rằng: ‘Hồi Giáo không có khả năng đổi mới’… Tôi đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi nói rằng ‘không thể thích nghi hay áp dụng’ Kinh Koran và ‘không thể thích nghi hay giải thích nó’. Đây chắc chắn không phải là điều Đức Thánh Cha nói. Hiển nhiên là có thể thích ứng và áp dụng nó, và thực tế việc ấy đã từng xẩy ra. Tôi cũng đã đưa ra một tóm lược quá sơ sài về sự khác biệt được Đức Thánh Cha đưa ra giữa động lực nội tại của Kinh Koran trong tư cách bản văn thánh được trao như thế cho Mohammed, và động lực nội tại của Thánh Kinh, vốn được hiểu vừa như Lời Chúa, vừa như lời của con người được Thiên Chúa linh hứng, bên trong một cộng đồng trong đó có những người được Thiên Chúa ban quyền làm người giải thích (tức các giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng)”.
Cha Fesio cũng cho rằng ngôn ngữ có dự phần vào sai lầm của Cha: “Cuộc họp mặt này là cuộc họp mặt thân mật giữa Đức Thánh Cha và các học trò cũ của ngài. Các trình bày và thảo luận đều bằng tiếng Đức và Đức Thánh Cha lên tiếng mà không cần bản văn soạn sẵn. Tiếng Đức của tôi chỉ tàm tạm (passable), không hoàn toàn đáng tin. Nhận xét sau đó của tôi trên đài truyền thanh lại không được chuẩn bị, hoàn toàn có tính tùy ứng (estemporaneous)... Không nên dùng việc tôi tùy ứng nhắc lại lời Đức Thánh Cha bằng một ngôn ngữ khác để giải thích tâm tư của Đức Thánh Cha”.
Lương tâm thời đại
Có lẽ vì cuộc tranh cãi do tiết lộ của Cha Fesio gây ra, nên nhóm học trò tiến sĩ của Ratzinger đã phá bỏ lệ họp bí mật mà cho công bố nội dung cuộc thảo luận năm 2006 dưới tựa đề “Sáng Thế và Biến Hóa” (Creation and Evolution) bằng tiếng Đức và tiếng Ý. Năm 2007, chúng tôi không rõ chủ đề của cuộc họp mặt ra sao, nhưng cùng năm, một người trong nhóm học trò này là linh mục Vincent Twomey, giáo sư về hưu môn thần học luân lý tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Patrick ở Maynooth, Ái Nhĩ Lan, có nói truyện với hãng tin Zenit về một cuốn sách của ngài viết về người thầy cũ của mình, tựa là “Pope Benedict XVI: The Conscience of Our Age” (Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI: Lương Tâm Thời Đại Ta) do Nhà Xuất Bản Ignatius ấn hành cùng năm.
Theo cha Twomey, tư duy hiện đại coi lương tâm như một cơ chế bào chữa, không thể sai lầm, nó bảo điều gì đúng thì điều đó đúng. Với cuốn sách trên, Cha muốn nhấn mạnh vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong việc giúp ta trở về với một cái hiểu sâu sắc hơn về lương tâm.
Đối với Cha Twomey, Ratzinger không phải chỉ là một học giả và một nhà học thuật tầm cỡ thế giới, ngài còn là một tư tưởng gia độc đáo. Cha ví ngài như Midas trong thần thoại Hy Lạp, nghĩa là hễ ngài đụng tới cái gì cái đó trở thành vàng. Nói cách khác, bất cứ bàn tới đề tài nào, ngài cũng có một điều mới mẻ và hứng thú để nói về nó, bất luận là tín điều của Giáo Hội, hay một bức tranh ghép tại một nhà thờ ở Rôma, hoặc vấn đề đạo đức sinh học. Và ngài viết về chúng với một văn phong hết sức trong sáng. Đến độ, Đức Hồng Y Joachim Meisner của Cologne ví ngài như Mozart của thần học. Còn về nội dung, chính Đức Hồng Y Ratzinger từng nói “Thiên Chúa là chủ đề trung tâm trong mọi công trình của tôi”. Ngài bàn một cách sâu xa mọi phạm vi của thần học: tín lý, luân lý, sinh hoạt chính trị, đạo đức sinh học, phụng vụ, chú giải thánh kinh, âm nhạc, nghệ thuật… Và bất cứ bàn tới điều gì, ngài cũng bàn dưới nhãn quan của Thiên Chúa. Nói cách khác, ngài cố gắng khám phá xem Thánh Kinh và Thánh Truyền nói gì về vấn đề chuyên biệt ấy.
Nhưng mặt khác, các suy tư thần học của ngài lại luôn bám chắc vào kinh nghiệm đương thời, tức các vấn nạn và vấn đề hiện có do thế giới hiện đại và hậu hiện đại đặt ra qua các nhà tư tưởng hiện nay và các biến cố tạo thời cuộc trong thời đại ta. Nhờ thế, tuy chỉ là những bài lẻ tẻ, vì ngài vốn không có thì giờ viết các chuyên khảo, nhưng các trước tác của ngài có khả năng chuyên chở nhiều sự thật thông sáng đụng đến tâm trí người đọc và thay đổi được nhiều tâm hồn.
Trong tác phẩm của mình, Cha Twomey mô tả Đức Bênêđíctô XVI là người không sợ mắc lỗi lầm; ngài “có cái can đảm làm người bất toàn”. Cha giải thích: điều căn bản trong thái độ của Đức Bênêđíctô XVI đối với cuộc đời và thần học, là chủ trương cho rằng chỉ có Thiên Chúa mới hoàn thiện, mọi cố gắng của con người chỉ là bất toàn. Chủ nghĩa duy hoàn thiện dưới bất cứ hình thức nào cũng đều thù nghịch với con người, nhát là trong lãnh vực chính trị. Hầu hết các ý thức hệ chính trị đều nhằm mục tiêu tạo ra một thế giới hoàn thiện, một xã hội hoàn thiện, nhưng kết quả, chúng thường biến thế giới này thành hỏa ngục.
Đó là chủ đề khá thường xuyên trong các trước tác của ngài về sinh hoạt chính trị. Con người cũng đôi khi hướng các cố gắng ấy vào lãnh vực thần học nữa. Nhưng đối với Đức Bênêđícô XVI, thần học mãi mãi là một công việc không hoàn tất, luôn luôn cần được cải thiện, sửa chữa và đào sâu. Ta không thể biết hết mọi chuyện, càng không biết hết về Thiên Chúa và kế sách của Người dành cho con người. Trên đây, Cha Twomey có nói tới tính cách lẻ tẻ (fragmentary) trong các trước tác của Đức Bênêđíctô XVI. Điều ấy nói lên sự kiện này: phần lớn các trước tác của ngài đều là những công trình chưa hoàn tất, như cuốn “Dẫn Vào Kitô Giáo”, và cuốn gần đây “Chúa Giêsu Nadarét”. Nhưng ngài vẫn có cái can đảm cho công bố chúng. Thái độ này mang lại cho tác giả Joseph Ratzinger một sự thanh thản nội tâm và một tinh thần không dính bén (detachment) mà cả thế giới hiện đang cảm nhận nơi con người Đức Bênêđíctô XVI. Nhưng có lẽ nó còn là bí quyết của tính hài hước và dí dỏm nơi ngài nữa.
Trở lại chủ đề lương tâm, người ta cho rằng hiện đang có sự bóp méo hạn từ lương tâm. Thực ra, theo Cha Twomey, sau Thông Điệp Humanae Vitae của Đức Phaolô VI, người ta bắt đầu giải thích lương tâm một cách sai lạc. Quả thế, đối với nhiều người, làm gì không phải là điều quan trọng, miễn là thành thực tin rằng điều ấy đúng. Như thế, lòng thành thực đã trở thành tiêu chuẩn của luân lý tính. Nếu vậy, ta khó có thể lên án những người như Hitler hay Stalin (hoặc Hồ Chí Minh của Việt Nam), vì người ta có thể cho rằng những người này cũng đã hành động theo “ánh sáng” riêng của họ, theo các xác tín thành thực của họ. Sự nhấn mạnh xưa nay tới tính tối thượng (primacy) của việc phải theo tiếng lương tâm của mình, cho dù nó sai lầm, đã dẫn tới quan điểm sai lầm cho rằng “lương tâm không thể sai lầm, hay vô ngộ (infallible)”, vì điều gì lương tâm bạn cho là đúng thì điều ấy đúng. Nghĩ như thế là giản lược lương tâm chỉ còn là một cơ chế chống chế (excuse mechanism). Ý niệm này được chủ nghĩa duy tương đối của thời hiện đại gợi hứng. Ngày nay, người ta có thói quen cho rằng mỗi người đều có quyền tiếp nhận bất cứ nguyên tắc luân lý nào mình cho là tốt nhất đối với mình. Các nguyên tắc ấy chỉ những chọn lựa của lương tâm, sau khi đã cân nhắc các giải pháp. Lý thuyết này khá hấp dẫn. Nhưng với nó, người ta có thể nghĩ rằng mỗi người có quyền xác định cho mình điều đúng và điều sai, y như cơn cám của Adong và Evà xưa trong vườn Địa Đàng.
Có người gọi lý thuyết ấy là Đạo Công Giáo “theo thực đơn” (a la carte Catholicism), một đạo cho phép ta được quyền chỉ và chọn điều mình thích hay hợp với ý mình. Luân lý tính bị giản lược chỉ còn là sở thích bản thân mà tựu trung là phi lý. Cái ý niệm hết sức thịnh hành này về lương tâm đã và đang gây rất nhiều hậu quả tàn hại đối với Giáo Hội và lối sống Kitô Giáo.
Sở dĩ bảo rằng Đức Bênêđíctô XVI là lương tâm của thời đại ta, vì trước nhất, theo Cha Twomey, trong tư cách một thần học gia và sau này, trong tư cách bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài vốn là tiếng nói của lương tâm Giáo Hội trong việc khẳng định các chân lý khách quan khi chúng bị bác bỏ trong lý thuyết và thực hành. Xem ra, các tư tưởng gia thế tục ở bên ngoài Giáo Hội đã nhìn ra điều đó hơn các tư tưởng gia ở bên trong Giáo Hội. Như Hàn Lâm Viện Pháp, chẳng hạn, đã vinh danh ngài như người kế vị xứng đáng của Andrey Sacharov, nhà vật lý nguyên tử đã ly khai hệ thống độc tài của Liên Bang Xô Viết. Họ thấy nơi ngài một nhà bất đồng vĩ đại đối với “nền độc tài của chủ nghĩa duy tương đối” từng xâm lăng Âu Châu và Mỹ Châu hơn nửa thế kỷ qua.
Thứ đến, lương tâm không những chỉ là một chủ đề chính yếu trong các trước tác của ngài mà ngài còn đóng góp lớn vào việc sửa chữa sự hiểu lầm về lương tâm như đã mô tả trên đây, điều mà Cha Twomey đã dành hẳn một chương trong cuốn sách của ngài để nói về. Kinh nghiệm sống dưới ý thức hệ Quốc Xã đã giúp Đức Bênêđíctô XVI nhạy cảm đối với nhu cầu phải thi hành trách nhiệm luân lý nơi từng người, nhưng nhất là nơi những người giữ chức vụ công trong Giáo Hội cũng như trong nhà nước. Trách nhiệm luân lý chính là tên khác của lương tâm.
Sự nghi ngại của ngài đối với các hội đồng giám mục có gốc gác khá sâu trong kinh nghiệm Đức: cả tập thể các giám mục nước này đã không xứng đáng với chứng tá của một số giám mục cá thể như Đức Giám Mục Clemens von Galen của Muenster and Đức Tổng Giám Mục Michael Faulhaber của Munich. Bởi thế, ngài kêu gọi mọi giám mục phải đích thân làm chứng chứ không nên chờ các hội đồng giám mục “đóng dấu” cho một tài liệu được một ủy ban nặc danh nào đó soạn thảo. Cũng thế, nền thần học của ngài luôn được đánh dấu bằng một công trình đích thân tìm kiếm sự thật, do lương tâm thúc đẩy. Trọn cuộc đời ngài, ngài đã thực thi trách nhiệm luân lý bản thân, dù bị mang tiếng là một “rottweiler” (chó săn) hay “một đại tra tấn viên” (grand inquisitor) hoặc “kẻ thù của nhân loại” như một nhà báo nào đó gọi ngài. Nói sự thật dù nói trong yêu thương vẫn ở thế đối nghịch với thời thượng đương thịnh và tự biến mình thành kẻ không được ai thương. Ngày nay, trong cương vị Giáo Hoàng, ngài tiếp tục thực thi trách nhiệm luân lý qua phong cách tự soạn lấy phần lớn các bài diễn văn của mình; những bài diễn văn này được công chúng lắng nghe vì chúng được nói ra từ chính trái tim ngài chứ không phải từ những sơ đồ có sẵn.
Giải thích Vatican II(1)
Năm 2008, sau khi Đức Bênêđíctô XVI cho công bố tập đầu tiên của ngài về “Chúa Giêsu Nadarét”, nhóm học trò tiến sĩ của ngài đã nhóm họp để thảo luận về sự tương hợp giữa Chúa Giêsu của Phúc Âm và Chúa Giêsu “của lịch sử” với sự chú tâm đặc biệt vào trình thuật Khổ Nạn. Họ được nghe hai nhà chú giải thời danh của Đức là Martin Hengel và Peter Stuhlmacher thuyết trình, cả hai đều là thệ phản và là giáo sư tại Tubingen, những người được Đức Bênêđíctô XVI kính phục. Thành quả cuộc họp mặt kỳ này đã được đúc kết trong cuốn "Conversations About Jesus. Pope Benedict XVI in Dialog with Martin Hengel, Peter Stuhlmacher and his students in Castelgandolfo 2008" (Các Cuộc Đàm Luận về Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI Đối Thoại với Martin Hengel, Peter Stuhlmacher và các sinh viên của ngài tại Castel Gandolfo 2008) do Mohr Siebeck ấn hành và được Peter Kuhn biên tập.Nhân cuộc họp mặt lần này, nhóm đã thành lập Qũy Joseph Ratzinger-Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI để cổ động việc nghiên cứu tư tưởng thần học của ngài.
Năm 2009, chủ đề buổi nhóm họp của họ là cuộc thảo luận đại kết về truyền giáo. Một trong các thuyết trình viên năm nay là linh mục Peter Beyerhaus, trước đây vốn là một mục sư trong Giáo Hội Luthêrô, và hiện là giáo sư hưu trí về truyền giáo học và thần học đại kết tại Đại Học Tubingen. Thuyết trình viên thứ hai là Heinz Burkle, một thần học gia trước đây thuộc Giáo Hội Luthêrô nhưng đã trở lại Công Giáo trong thập niên 1980, hiện là giáo sư hưu trí của Đại Học Ludwig-Maximilians tại Munich. Đề tài ông trình bày là “Giáo Hội và sứ mệnh đối thoại với những con người, những tôn giáo và nền văn hóa khác nhau”.
Chủ đề của cuộc họp mặt vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm nay, 2010, khiến nhiều người lưu ý vì nó đề cập tới một trong những cách tiếp cận căn bản của thần học gia Ratzinger đối với Công Đồng Vatican II, một Công Đồng mà ngài vốn tham dự từ đầu tới cuối trong tư cách chuyên viên thượng thặng. Đó là việc giải thích Công Đồng này. Thuyết trình viên năm nay là Đức Tổng Giám Kurt Koch. Ngài sẽ trình bày hai đề tài liên tiếp: sau đề tài “Công Đồng Vatican II giữa Truyền Thống và Canh Tân”, ngài sẽ đề cập tới sự liên kết giữa Hiến Chế Phụng Vụ và Cuộc Canh Tân Phụng Vụ sau Công Đồng.
Chắc chắn bài nói truyện của Đức Bênêđíctô XVI vào tháng 12 năm 2005 trước Giáo Triều cũng sẽ được đem ra thảo luận, nếu không muốn nói là để đào sâu và lấy làm kim chỉ nam cho cuộc tranh luận. Trong bài nói truyện này, ngài cho rằng đã từ lâu, vẫn có hai lối giải thích trái ngược nhau về Công Đồng Vatican II: một bên cho Vatican II là một gián đoạn. Lối giải thích này rất được “thiện cảm của các phương tiện truyền thanh đại chúng cũng như một số khuynh hướng của nền thần học hiện đại”. Bên khác thì cho rằng Vatican II là một canh tân, một đổi mới liên tục. Theo Đức Bênêđíctô XVI, lối giải thích thứ nhất tạo ra mù mờ và “liều mình gây ra sự phân cách giữa Giáo Hội tiền Công Đồng và Giáo Hội hậu Công Đồng”. Lối giải thích thứ hai tuy âm thầm, nhưng mỗi ngày người ta càng thấy rõ ràng hơn việc nó đã đem lại và đang đem lại hiệu quả.
Theo Đức Bênêđíctô XVI, việc thực thi Công Đồng Vatican II tỏ ra khá khó khăn. Tình thế hậu Công Đồng, vì thế, phần nào phản ảnh mô tả của Thánh Basiliô về tình hình Giáo Hội sau Công Đồng Nixêa: giống một trận hải chiến giữa đêm đen bão tố, trong đó đủ tiếng la ó phản đối nhau nổi lên, đến chẳng ai hiểu nổi, một thứ đinh tai nhức óc bất tận tràn ngập toàn thể Giáo Hội. Tại sao lại có sự khó khăn ấy? Đó là vì có những lối giải thích khác nhau như trên đã nói.
Ngài cho rằng đối với lối giải thích coi Vatican II như một gián đoạn, các văn kiện của nó không nói lên được tinh thần chân thực của mình. Họ cho rằng chúng chỉ là kết quả của nhiều thoả hiệp, trong đó, vì muốn đạt được nhất trí, nên mới phải duy trì và tái củng cố một số điều cũ kỹ, nay chẳng còn ăn nhằm gì nữa. Cho nên, tinh thần chân thực của Công Đồng không có trong các thỏa hiệp ấy nhưng là các động lực hướng tới cái mới vốn bao hàm trong các văn kiện kia. Hệ luận là phải can đảm bước quá các văn kiện ấy, không nên theo các văn kiện mà chỉ cần theo tinh thần của Công Đồng mà thôi. Nhưng tinh thần ấy là tinh thần nào, ai có thẩm quyền xác định tinh thần ấy, hay mọi sự còn tùy hứng của một số người, muốn mặc tình sử đổi hiến pháp thế nào thì sửa đổi. Hiến Pháp của ta là hiến pháp do chính Chúa Giêsu ban cho giúp ta đạt được sự sống đời đời, chứ đâu phải để ta mặc tình sửa đổi theo ý mình.
Người ta không rõ nội dung bài trình bày của Đức TGM Koch có theo quan điểm của Đức Bênêđíctô XVI hay không. Nhưng ngài vốn là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thụy sĩ và vừa được Đức Giáo Hoàng cử thay thế Đức HY Walter Kasper làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo. Cũng cần lưu ý là chính Đức Bênêđíctô XVI đề nghị chọn Đức TGM Koch làm thuyết trình viên cho nhóm vào năm nay.
Có người, nhân dịp này, nhắc đến các nhận định trước đây của Đức TGM Koch về Công Đồng Vatican II. Lúc còn là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ (2007-2010), nhân bàn tới việc “chấp nhận Vatican II một cách vô điều kiện”, ngài phát biểu: “Ngay từ đầu, kiểu nói ‘chấp nhận vô điều kiện’ làm tôi hơi nhức nhối vì tôi không biết có ai, kể cả tôi, chịu áp dụng kiểu nói đó”.
Zenit ngày 2 tháng 9 vừa qua tường thuật rằng, theo Đức TGM Koch, cuộc họp mặt năm nay của nhóm học trò tiến sĩ của Đức Giáo Hoàng đã đạt được một kết luận hết sức rõ ràng: trung thành với truyền thống và cởi mở với tương lai. Đức TGM giải thích rằng: “trung thành với truyền thống, cởi mở với tương lai là lối giải thích đúng nhất về Công Đồng Vatican II, một lối giải thích tiếp tục là đại hiến chương cho Giáo Hội, cả trong nghìn năm thứ ba này”.
Ngài thuật lại: “Trong phiên họp đầu tiên, tôi đưa ra một suy tư về cách đọc và giải thích Công Đồng Vatican II, nhấn mạnh tới tính ưu tiên của lối giải thích canh tân”.
Ngài cho biết thêm: đây là một “vấn đề được tôi lấy lại và khai triển thêm trong bài trình bày thứ hai, trong đó tôi suy tư một cách đặc biệt về hiến chế phụng vụ ‘Sacrosanctum Concilium’ để chứng tỏ một cách cụ thể lối giải thích canh tân đã được thể hiện ra sao”.
(1)Xem Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II, VietcatholicNews 3 Jul 2009
Tòa Thánh chống lại bản án ném đá người phụ nữ Irak
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
22:33 05/09/2010
ROMA, (Zenit.org) - Xét về mặt luân lý, Tòa Thánh lên án việc ném đá người phụ nữ Irak Sakineh Mohammadi Ashtiani, vào năm 2006 bị kết án phạm tội ngoại tình, mà rất có thể việc thi hành án sẽ diễn ra trong một ngày gần đây. Đồng thời, Toà Thánh đã vận động để chống lại bản án này.
Sajjad Ghaderzadeh, con trai của nạn nhân Sakineh Mohammadi Ashtiani, đã đề nghị Đức Thánh Cha can thiệp nhằm chống lại việc hành quyết.
Trong một tuyên bố trước các nhà báo, Cha Federico Lombardi, s.j., Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã khẳng định rằng « Tòa Thánh chú ý theo dõi sự việc này một cách tích cực ».
« Lập trường của Giáo Hội được xác định là chống lại án tử hình, và ném đá cũng là một trong những hình thức đặc biệt tàn nhẫn », vị Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm.
Cha Lombardi đã giải thích rằng khi có người đề nghị Tòa Thánh can thiệp « về những vấn đề nhân đạo, đối với các nhà hữu trách của các nước khác, như những gì đã từng xảy ra thường xuyên trong quá khứ, thì Tòa Thánh không làm điều ấy một cách công khai, nhưng thông qua các kênh ngoại giao.
Sajjad Ghaderzadeh, con trai của nạn nhân Sakineh Mohammadi Ashtiani, đã đề nghị Đức Thánh Cha can thiệp nhằm chống lại việc hành quyết.
Trong một tuyên bố trước các nhà báo, Cha Federico Lombardi, s.j., Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã khẳng định rằng « Tòa Thánh chú ý theo dõi sự việc này một cách tích cực ».
« Lập trường của Giáo Hội được xác định là chống lại án tử hình, và ném đá cũng là một trong những hình thức đặc biệt tàn nhẫn », vị Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói thêm.
Cha Lombardi đã giải thích rằng khi có người đề nghị Tòa Thánh can thiệp « về những vấn đề nhân đạo, đối với các nhà hữu trách của các nước khác, như những gì đã từng xảy ra thường xuyên trong quá khứ, thì Tòa Thánh không làm điều ấy một cách công khai, nhưng thông qua các kênh ngoại giao.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thái Nội, Hạt Hưng Yên hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giáo Phận
Hương Quê
00:50 05/09/2010
Họ giáo Thái Nội tiền thân là một họ giáo thuộc xứ Lực Điền. Năm 1835, cha già Trứ, cha Duệ và cha Nghĩa đã quy tụ mọi tín hữu và lập nên giáo họ với tên gọi “Thái Nội”. Năm 1850, một ngôi nhà thờ nhỏ được xây dựng theo hướng nam, tường gạch, mái lợp bằng lá sậy để giáo dân có nơi cầu nguyện, lúc này trong họ giáo chỉ có 14 hộ, khoảng 70 nhân danh. Đến năm 1926, nhà thờ được xây dựng lại, khang trang hơn, có chiều dài 30m, chiều rộng 12m, tổng diện tích 360m2 và tháp chuông cao 24m. Suốt mấy chục năm ngôi nhà thờ đó là nơi cầu nguyện của bà con giáo dân trong giáo họ. Đến năm 1993 khi đó cha Giuse Nguyễn Văn Ban đang quản nhiệm khu vực này, ngài đã hô hào giáo dân đóng góp tiền của và công sức để trùng tu lại ngôi thánh đường cho chắc chắn hơn, cột gỗ được thay thế bằng bê tông, kèo sắt và mái lợp bằng tôn.
Ngày 02/12/2006 họ giáo Thái Nội xứ Lực Điền được Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục giáo phận Thái Bình ban sắc chỉ nâng lên thành giáo xứ Thái Nội.
Hôm nay, vị chủ chăn mới của giáo phận, Đức cha Phêrô Nguyễn văn Đệ lần đầu tiên về thăm giáo xứ, một đoàn xe máy hùng hậu đã ra dẫn đường từ xa. Cha quản xứ, quí chức, các đoàn thể trong giáo xứ và liên xứ Lục Điền ra nghênh đón ngài, cách nhà thờ khoảng 1km. Hội trống trắc, hội kèn nối tiếp nhau vang lên những bài ca hoành tráng, tạo nên bầu khí vui mừng hân hoan chào đón Đức cha. Tiến vào trong nhà thờ, Đức cha cầu nguyện trước Thánh Thể ít phút như các lần thăm viếng các xứ khác.
Kết thúc việc viếng thăm giáo xứ Thái Nội bằng thánh lễ đồng tế, Đức cha dâng lời cầu nguyện cho mọi thành phần trong giáo xứ.
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội ấm nống tình Chúa và tình người trong thánh lễ đầu năm học.
Têrêsa Hồng Xoan
22:30 05/09/2010
Hà Nội, ngày 5/9/2010: Những ngày hè đã trôi qua, nhịp sống sinh viên lại bắt đầu, sôi nổi và đầy háo hức. Trong niềm tin vào Đức Ky-tô, với mong muốn có một khởi đầu tốt đẹp, hôm nay, Chủ nhật ngày 5-9, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội tổ chức thánh lễ đầu năm học 2010 – 2011.
Đúng 8h45, tất cả thành viên đã có mặt tại đền thánh Giê-ra-đô, Thái Hà. Anh chị em gặp nhau sau một thời gian xa cách, “tay bắt mặt mừng”, thăm hỏi thân tình. Cũng có những gương mặt mới nhưng vẫn thân thương giọng nói quê nhà. Tiếng hát người Vinh lại cất lên, vang vọng giữa trời Hà Nội.
Thánh lễ bắt đầu với sự chủ tế của cha linh hướng Gio-an Lưu Ngọc Quỳnh, sự hiện diện của các sinh viên, cựu sinh viên và các ân nhân của Cộng đoàn. Trang nghiêm và sốt mến, anh chị em cùng hiệp thông trong Lời Đức Ky-tô, Mình Máu Đức Ky-tô.
Trong thánh lễ, cha chủ tế nói về con đường theo Chúa. Đó là con đường đầy cam go, thử thách, đòi hỏi phải hy sinh, phải “vác Thập giá”, phải “từ bỏ”. Nhưng Những Người Tin đều xác tín đó là con đường hạnh phúc, con đường chân chính và yêu thương.
Trong niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự bảo trợ, che chở của Thiên Chúa và thánh nữ Quan thầy Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu, mọi người cùng dâng lên những dự định và kế hoạch riêng, chung. Người trẻ Vinh gặp lại những cái nắm tay, những lời cầu chúc bình an chân tình và gần gũi. Đó chính là tình thương, là sức mạnh từ trời nối dài nơi mỗi người trẻ.
Sau thánh lễ, anh Jos.Nguyễn Văn Thống thay mặt Ban điều hành tổng kết những hoạt động của Cộng đoàn trong năm học vừa qua và nêu ra phương hướng, chỉ tiêu cho năm học mới. Kim chỉ nam cho mọi hoạt động vẫn là phát triển Cộng đoàn Nối kết – Tri thức – Tâm linh.
Cộng đoàn cũng tiến hành bổ khuyết những chỗ trống trong Ban điều hành như Trưởng Ban truyền thông, Ban Kinh tài (Tài chính), Ban Văn hóa Thể thao. Những người đứng đầu luôn nêu cao nhiệt huyết và quyết tâm xây dựng Cộng đoàn lớn mạnh.
Để cụ thể hóa cho bản phương hướng vừa được xây dựng, hôm nay cũng là ngày chính thức thành lập CLB tiếng Anh (English Club) do Ban Tri thức khởi xướng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nhiều thành viên Cộng đoàn tham gia nhiệt tình, năng nổ.
Cuối cùng là việc tổ chức giải bóng đá cho Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội lần thứ 2. Dự kiến, ngoài bảy đội bóng thuộc 8 cộng đoàn nhỏ, giải bóng lần này còn có sự tham gia của Các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và Đội Doanh Nhân Tri Thức Công Giáo. Các đội đã tiến hành bốc thăm đấu bảng và thông qua các điều lệ của giải bóng. Trận đấu đầu tiên sẽ khởi tranh vào ngày 12 – 9 – 2010 tại sân vận động FPT. Hy vọng những hoạt động bổ ích này càng góp phần xây dựng toàn diện nhân cách sinh viên Công giáo và thắt chặt hơn nũa tình anh em quê hương Giáo phân Vinh tại Hà Nội.
Ngày lễ kết thúc với bài thơ đầy xúc động “ Tình máu mũ.” do Bác Toma Thùy Nhân dành tặng cho Cộng đoàn đã nói lên tình hiệp nhất giữa con cái Vinh và giáo phận Hà Nội.
Đúng 8h45, tất cả thành viên đã có mặt tại đền thánh Giê-ra-đô, Thái Hà. Anh chị em gặp nhau sau một thời gian xa cách, “tay bắt mặt mừng”, thăm hỏi thân tình. Cũng có những gương mặt mới nhưng vẫn thân thương giọng nói quê nhà. Tiếng hát người Vinh lại cất lên, vang vọng giữa trời Hà Nội.
Thánh lễ bắt đầu với sự chủ tế của cha linh hướng Gio-an Lưu Ngọc Quỳnh, sự hiện diện của các sinh viên, cựu sinh viên và các ân nhân của Cộng đoàn. Trang nghiêm và sốt mến, anh chị em cùng hiệp thông trong Lời Đức Ky-tô, Mình Máu Đức Ky-tô.
Trong thánh lễ, cha chủ tế nói về con đường theo Chúa. Đó là con đường đầy cam go, thử thách, đòi hỏi phải hy sinh, phải “vác Thập giá”, phải “từ bỏ”. Nhưng Những Người Tin đều xác tín đó là con đường hạnh phúc, con đường chân chính và yêu thương.
Trong niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự bảo trợ, che chở của Thiên Chúa và thánh nữ Quan thầy Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu, mọi người cùng dâng lên những dự định và kế hoạch riêng, chung. Người trẻ Vinh gặp lại những cái nắm tay, những lời cầu chúc bình an chân tình và gần gũi. Đó chính là tình thương, là sức mạnh từ trời nối dài nơi mỗi người trẻ.
Sau thánh lễ, anh Jos.Nguyễn Văn Thống thay mặt Ban điều hành tổng kết những hoạt động của Cộng đoàn trong năm học vừa qua và nêu ra phương hướng, chỉ tiêu cho năm học mới. Kim chỉ nam cho mọi hoạt động vẫn là phát triển Cộng đoàn Nối kết – Tri thức – Tâm linh.
Cộng đoàn cũng tiến hành bổ khuyết những chỗ trống trong Ban điều hành như Trưởng Ban truyền thông, Ban Kinh tài (Tài chính), Ban Văn hóa Thể thao. Những người đứng đầu luôn nêu cao nhiệt huyết và quyết tâm xây dựng Cộng đoàn lớn mạnh.
Để cụ thể hóa cho bản phương hướng vừa được xây dựng, hôm nay cũng là ngày chính thức thành lập CLB tiếng Anh (English Club) do Ban Tri thức khởi xướng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nhiều thành viên Cộng đoàn tham gia nhiệt tình, năng nổ.
Cuối cùng là việc tổ chức giải bóng đá cho Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội lần thứ 2. Dự kiến, ngoài bảy đội bóng thuộc 8 cộng đoàn nhỏ, giải bóng lần này còn có sự tham gia của Các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và Đội Doanh Nhân Tri Thức Công Giáo. Các đội đã tiến hành bốc thăm đấu bảng và thông qua các điều lệ của giải bóng. Trận đấu đầu tiên sẽ khởi tranh vào ngày 12 – 9 – 2010 tại sân vận động FPT. Hy vọng những hoạt động bổ ích này càng góp phần xây dựng toàn diện nhân cách sinh viên Công giáo và thắt chặt hơn nũa tình anh em quê hương Giáo phân Vinh tại Hà Nội.
Ngày lễ kết thúc với bài thơ đầy xúc động “ Tình máu mũ.” do Bác Toma Thùy Nhân dành tặng cho Cộng đoàn đã nói lên tình hiệp nhất giữa con cái Vinh và giáo phận Hà Nội.
Văn Hóa
Linh Mục 2
Thiên Hương
22:40 05/09/2010
Là linh mục với trái tim nhỏ bé
Đem Tình Yêu rao giảng khắp núi đồi
Thần Khí Người dẫn dắt tới muôn nơi
Theo Thánh Ý trọn đời không vướng bận
Nên chứng tá gật đầu luôn ưng thuận
Gánh hành trang, ơn cầu nguyện sáng soi
Dẫu tâm hồn có những lúc chơi vơi
Nhưng bước thẳng là đường đi tiếp nối
Là linh mục trái tim không cằn cỗi
Bởi tình yêu cho tất cả mọi người
Nhưng đêm về chỉ bóng dáng Chúa thôi
Tròn giấc ngủ một tín điều tuyệt đối
Nên biết rõ Lời Thánh Kinh vang dội
“Đường theo Ta không có chỗ gối đầu”
Nhưng linh mục đâu thuộc ở nương dâu
Một bóng hồng, một đàn con lũ cháu
.
Là tiếng nói giữa hàng quân hoảng loạn
Chốn bình an của cuộc chiến tương tàn
Nẻo đường ngay trong vấn nạn hoang mang
Đời linh mục lấp nguy nan giả dối
.
Và khi biết chốn phồn hoa đô hội
Của tâm hồn xao xuyến cảnh đơn côi
Tim thốt lên:”Con đã có Chúa rồi”
Tràn Ánh Sáng giải trừ đi đêm tối
Khi yếu đuối với nẻo về lạc lối
Thức tỉnh mình trưóc tội lỗi chông gai
Cám dỗ đời nào có thể nương ai?
Nhưng tâm hồn được rèn luyện đường dài
Dâng vất vả, khiêm nhường trong tim Chúa
Đường hẹp ấy không là đường nhung lụa
Không âm vang nhã nhạc hát tưng bừng
Rất mọn hèn mang gánh nặng trên lưng
Trang trải hết cho Người ơn tín thác
.
Là linh mục luôn cất lời ca hát
Ngợi khen Người trong giải sáng trời đêm
Khi bước lên như ánh nắng bên thềm
Của mùa thu sương mù, chiều ảm đạm
Đường Thánh Gía trong phẩm hàm linh mục
Xin cúi đầu vâng phục Đấng Tình Yêu
Đem Tình Yêu rao giảng khắp núi đồi
Thần Khí Người dẫn dắt tới muôn nơi
Theo Thánh Ý trọn đời không vướng bận
Nên chứng tá gật đầu luôn ưng thuận
Gánh hành trang, ơn cầu nguyện sáng soi
Dẫu tâm hồn có những lúc chơi vơi
Nhưng bước thẳng là đường đi tiếp nối
Là linh mục trái tim không cằn cỗi
Bởi tình yêu cho tất cả mọi người
Nhưng đêm về chỉ bóng dáng Chúa thôi
Tròn giấc ngủ một tín điều tuyệt đối
Nên biết rõ Lời Thánh Kinh vang dội
“Đường theo Ta không có chỗ gối đầu”
Nhưng linh mục đâu thuộc ở nương dâu
Một bóng hồng, một đàn con lũ cháu
.
Là tiếng nói giữa hàng quân hoảng loạn
Chốn bình an của cuộc chiến tương tàn
Nẻo đường ngay trong vấn nạn hoang mang
Đời linh mục lấp nguy nan giả dối
.
Và khi biết chốn phồn hoa đô hội
Của tâm hồn xao xuyến cảnh đơn côi
Tim thốt lên:”Con đã có Chúa rồi”
Tràn Ánh Sáng giải trừ đi đêm tối
Khi yếu đuối với nẻo về lạc lối
Thức tỉnh mình trưóc tội lỗi chông gai
Cám dỗ đời nào có thể nương ai?
Nhưng tâm hồn được rèn luyện đường dài
Dâng vất vả, khiêm nhường trong tim Chúa
Đường hẹp ấy không là đường nhung lụa
Không âm vang nhã nhạc hát tưng bừng
Rất mọn hèn mang gánh nặng trên lưng
Trang trải hết cho Người ơn tín thác
.
Là linh mục luôn cất lời ca hát
Ngợi khen Người trong giải sáng trời đêm
Khi bước lên như ánh nắng bên thềm
Của mùa thu sương mù, chiều ảm đạm
Đường Thánh Gía trong phẩm hàm linh mục
Xin cúi đầu vâng phục Đấng Tình Yêu
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sức Sống
Lê Trị
22:23 05/09/2010
SỨC SỐNG
Ảnh của Lê Trị
Sa mạc cằn khô và nắng cháy
Sức sống vươn lên vẫn cứ xanh
Diệu huyền thay nhiệm mầu Tạo Hoá!
Ngợi ca ân Ngài cùng vinh danh.
(Lê Trị)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền