Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 05/09/2015
15. NGƯỜI NƯỚC SỞ BÁN MẸ.
Nước Sở có một người đem mẹ đi bán làm đầy tớ cho người ta, lúc sắp chia tay, thì ông ta thành khẩn cầu xin với chủ nhân:
- “Mẹ tôi đã già, không thể làm những công việc nặng, xin ngài đối đãi tốt với bà chút xíu”.
(Chuẩn Nam tử)
Suy tư 15:
Đem con đi bán thì có, chứ đem mẹ đi bán –nếu có thật- thì quả là chuyện tày trời.
Thời nay không có (hoặc rất ít) người con nào đem cha mẹ đi bán, nhưng đem cha mẹ gởi vào viện dưỡng lão thì có, viện dưỡng lão được thành lập mục đích ban đầu là nuôi những người già cô thế cô thân, nghèo đói không người chăm sóc…, dần dần viện dưỡng lão trở thành “có giá” vì cuộc sống văn minh, khoa học của con người ngày càng cao, hưởng thụ càng nhiều, công việc căng thẳng, nên con cái không có thời giờ chăm sóc cho cha mẹ già yếu...
Đem cha mẹ gởi vào viện dưỡng lão thì không có gì phải trách, cái đáng trách chính là khi con cái gởi cha mẹ vào viện dưỡng lão rồi thì một năm mười hai tháng chẳng hề ngó ngàng gì đến cha mẹ, bỏ mặc cha mẹ cho mấy nhân viên chăm sóc tốt xấu thế nào cũng mặc; cái đáng trách chính là sự thờ ơ của con cái đối với đấng sinh thành dưỡng dục mình nên người, đang bị con cái coi như một “quả báo” mà họ phải gánh chịu...
Sách Huấn Ca đã dạy cho chúng ta, những người làm con, phải đối xử như thế nào với cha mẹ :
“Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục,
và tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.
Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang
lúc cha mình được tôn kính;
và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già;
bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.
Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng,
và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó,
và các tội con sẽ biến tan
như sương muối biến tan khi đẹp trời.
Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,
ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Nước Sở có một người đem mẹ đi bán làm đầy tớ cho người ta, lúc sắp chia tay, thì ông ta thành khẩn cầu xin với chủ nhân:
- “Mẹ tôi đã già, không thể làm những công việc nặng, xin ngài đối đãi tốt với bà chút xíu”.
(Chuẩn Nam tử)
Suy tư 15:
Đem con đi bán thì có, chứ đem mẹ đi bán –nếu có thật- thì quả là chuyện tày trời.
Thời nay không có (hoặc rất ít) người con nào đem cha mẹ đi bán, nhưng đem cha mẹ gởi vào viện dưỡng lão thì có, viện dưỡng lão được thành lập mục đích ban đầu là nuôi những người già cô thế cô thân, nghèo đói không người chăm sóc…, dần dần viện dưỡng lão trở thành “có giá” vì cuộc sống văn minh, khoa học của con người ngày càng cao, hưởng thụ càng nhiều, công việc căng thẳng, nên con cái không có thời giờ chăm sóc cho cha mẹ già yếu...
Đem cha mẹ gởi vào viện dưỡng lão thì không có gì phải trách, cái đáng trách chính là khi con cái gởi cha mẹ vào viện dưỡng lão rồi thì một năm mười hai tháng chẳng hề ngó ngàng gì đến cha mẹ, bỏ mặc cha mẹ cho mấy nhân viên chăm sóc tốt xấu thế nào cũng mặc; cái đáng trách chính là sự thờ ơ của con cái đối với đấng sinh thành dưỡng dục mình nên người, đang bị con cái coi như một “quả báo” mà họ phải gánh chịu...
Sách Huấn Ca đã dạy cho chúng ta, những người làm con, phải đối xử như thế nào với cha mẹ :
“Chớ vênh vang khi cha con phải tủi nhục,
và tủi nhục đó chẳng vinh dự gì cho con.
Quả thật, người ta chỉ được vẻ vang
lúc cha mình được tôn kính;
và con cái phải ô nhục khi mẹ mình bị khinh chê.
Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già;
bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi.
Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông,
chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.
Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng,
và sẽ đền bù tội lỗi cho con.
Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó,
và các tội con sẽ biến tan
như sương muối biến tan khi đẹp trời.
Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,
ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 23 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:06 05/09/2015
Chúa Nhật 23 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 7, 31-37.
“Đức Chúa Giê-su làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đến trần gian, mục đích của Ngài là cứu nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ và được ơn cứu độ, nhưng không phải vì thế mà Ngài bỏ qua không đoái hoài đến những đau khổ nơi thân xác của con người, hay nói cách khác, Ngài không những cứu linh hồn con người mà còn cứu cả thân xác của họ. Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy điều ấy khi Ngài làm cho người câm nói được và người điếc nghe được.
Đức Chúa Giê-su đã làm hai công việc trên một con người tức là Ngài chữa lành bệnh trong tâm hồn và nơi thân xác của người bệnh. Ngài đến không phải chỉ để rao giảng, để mời gọi mọi người thống hối và tin vào Ngài, nhưng Ngài còn làm nhiều việc khác để bảo đảm với những người đi theo Ngài rằng: cứ tin thì cơn bệnh nơi thân xác cũng sẽ được lành.
Câm và điếc thường đi đôi với nhau, ai đã bị câm thì cũng sẽ điếc vì đó là bẩm sinh, nhưng có những người sau một tai nạn thì bị câm nhưng không điếc, hoặc là nghe được nhưng nói không được, những người này thường đau khổ hơn những người bị câm điếc bẩm sinh vì họ nghe được người ta nói gì, nhưng không thể nói lại cho người ta nghe về cảm nghĩ của mình, quả là đau khổ thật.
Có những lúc chúng ta sáng mắt mà cũng như mù, bởi vì chúng ta nhìn mà không thấy những đau khổ của người anh em bất hạnh; có những lúc chúng ta lớn tiếng phê bình anh em chị em vì họ thất hứa, nhưng chúng ta không nhìn thấy họ đang băn khoăn trong lòng vì sự thất hứa của họ...
Có những lúc chúng ta bị câm mà chúng ta vẫn cứ tưởng mình nói được, đó là lúc chúng ta thấy một em nhỏ ăn xin đang bị người bạc đãi mà chúng ta không một lời bênh vực; chúng ta thấy người đau khổ mà không một lời an ủi; chúng ta thấy các bạn thanh niên nam nữ sống lơ là với Chúa mà không một lời khuyên bảo; đúng là chúng ta đã bị câm khi thu mình trong cái vỏ an phận của mình.
Chúng ta đừng nhìn người câm điếc mà thương hại, nhưng hãy thương hại và cầu nguyện cho chính bệnh câm điếc trong tâm hồn của mình, bằng không thì chúng ta vẫn cứ như con ốc thu mình trong cái vỏ cứng của các giáo điều, rồi cứ nghĩ mình đang kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Anh chị em thân mến,
Linh mục Vincent Lebbe người Bỉ, ngài đã dạy các con cái của ngài thuộc dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả như sau: “Cứu người” là cứu toàn bộ con người, bởi vì linh hồn và thân xác không thể tách lìa nhau, cứu tất cả khó khăn của họ mà không đòi hỏi điều kiện, không hỏi họ có theo (vào) đạo hay không, để tránh người ta hồ nghi các giá trị công tác xã hội của chúng ta”. Như thế là đã rõ, mỗi khi chúng ta đi khuyên bảo người nghèo khó hãy tin vào Thiên Chúa, hãy đến nhà thờ, nhưng chúng ta vẫn làm ngơ trước cảnh đói ăn của họ, và có khi không nhìn thấy họ đang lo buồn vì kế sinh nhai mà không đến nhà thờ như bao giáo dân khác được, chúng ta hãy học theo gương của Đức Chúa Giê-su khi chữa lành bệnh tật phần hồn thì đồng thời cũng làm cho thân xác của họ được khoẻ mạnh.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, Chúa đã đến trần gian để cứu và chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn và nơi thân xác của con người, Chúa đã dạy chúng con một bài học yêu thương trọn vẹn, đó là yêu thương nỗi khổ đau nơi thân xác và trong tâm hồn của người anh em chị em bất hạnh. Xin Chúa ban cho chúng con có một tình yêu thương vô vị lợi, để khi chúng con đi an ủi giúp đỡ tha nhân, thì đồng thời cũng biết chia sẻ với họ những gì mà khả năng chúng con có được. Amen”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin mừng : Mc 7, 31-37.
“Đức Chúa Giê-su làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đến trần gian, mục đích của Ngài là cứu nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ và được ơn cứu độ, nhưng không phải vì thế mà Ngài bỏ qua không đoái hoài đến những đau khổ nơi thân xác của con người, hay nói cách khác, Ngài không những cứu linh hồn con người mà còn cứu cả thân xác của họ. Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy điều ấy khi Ngài làm cho người câm nói được và người điếc nghe được.
Đức Chúa Giê-su đã làm hai công việc trên một con người tức là Ngài chữa lành bệnh trong tâm hồn và nơi thân xác của người bệnh. Ngài đến không phải chỉ để rao giảng, để mời gọi mọi người thống hối và tin vào Ngài, nhưng Ngài còn làm nhiều việc khác để bảo đảm với những người đi theo Ngài rằng: cứ tin thì cơn bệnh nơi thân xác cũng sẽ được lành.
Câm và điếc thường đi đôi với nhau, ai đã bị câm thì cũng sẽ điếc vì đó là bẩm sinh, nhưng có những người sau một tai nạn thì bị câm nhưng không điếc, hoặc là nghe được nhưng nói không được, những người này thường đau khổ hơn những người bị câm điếc bẩm sinh vì họ nghe được người ta nói gì, nhưng không thể nói lại cho người ta nghe về cảm nghĩ của mình, quả là đau khổ thật.
Có những lúc chúng ta sáng mắt mà cũng như mù, bởi vì chúng ta nhìn mà không thấy những đau khổ của người anh em bất hạnh; có những lúc chúng ta lớn tiếng phê bình anh em chị em vì họ thất hứa, nhưng chúng ta không nhìn thấy họ đang băn khoăn trong lòng vì sự thất hứa của họ...
Có những lúc chúng ta bị câm mà chúng ta vẫn cứ tưởng mình nói được, đó là lúc chúng ta thấy một em nhỏ ăn xin đang bị người bạc đãi mà chúng ta không một lời bênh vực; chúng ta thấy người đau khổ mà không một lời an ủi; chúng ta thấy các bạn thanh niên nam nữ sống lơ là với Chúa mà không một lời khuyên bảo; đúng là chúng ta đã bị câm khi thu mình trong cái vỏ an phận của mình.
Chúng ta đừng nhìn người câm điếc mà thương hại, nhưng hãy thương hại và cầu nguyện cho chính bệnh câm điếc trong tâm hồn của mình, bằng không thì chúng ta vẫn cứ như con ốc thu mình trong cái vỏ cứng của các giáo điều, rồi cứ nghĩ mình đang kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Anh chị em thân mến,
Linh mục Vincent Lebbe người Bỉ, ngài đã dạy các con cái của ngài thuộc dòng Tiểu Đệ Thánh Gioan Tẩy Giả như sau: “Cứu người” là cứu toàn bộ con người, bởi vì linh hồn và thân xác không thể tách lìa nhau, cứu tất cả khó khăn của họ mà không đòi hỏi điều kiện, không hỏi họ có theo (vào) đạo hay không, để tránh người ta hồ nghi các giá trị công tác xã hội của chúng ta”. Như thế là đã rõ, mỗi khi chúng ta đi khuyên bảo người nghèo khó hãy tin vào Thiên Chúa, hãy đến nhà thờ, nhưng chúng ta vẫn làm ngơ trước cảnh đói ăn của họ, và có khi không nhìn thấy họ đang lo buồn vì kế sinh nhai mà không đến nhà thờ như bao giáo dân khác được, chúng ta hãy học theo gương của Đức Chúa Giê-su khi chữa lành bệnh tật phần hồn thì đồng thời cũng làm cho thân xác của họ được khoẻ mạnh.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, Chúa đã đến trần gian để cứu và chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn và nơi thân xác của con người, Chúa đã dạy chúng con một bài học yêu thương trọn vẹn, đó là yêu thương nỗi khổ đau nơi thân xác và trong tâm hồn của người anh em chị em bất hạnh. Xin Chúa ban cho chúng con có một tình yêu thương vô vị lợi, để khi chúng con đi an ủi giúp đỡ tha nhân, thì đồng thời cũng biết chia sẻ với họ những gì mà khả năng chúng con có được. Amen”
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:09 05/09/2015
N2T |
69. Hãy nhiệt tâm trông cậy Mẹ đi, trong tất cả mọi việc Mẹ luôn giúp đỡ bạn.
(Thánh nữ Marcellina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:12 05/09/2015
124. CON CÁI CỦA MÌNH
Sơ (dì phước) hộ úy Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ nói với cha sở: vào năm học mới các em vừa phải mua áo quần đồng phục của nhà trường khá nhiều tiền, rồi có nhiều em tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể lại phải mua đồng phục của hội đoàn nữa, mà các gia đình nghèo thì không có khả năng, nên có nhiều em không tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Cha sở họp bàn với ban hành giáo và đi đến quyết định, ngài nói:
- “Các em đó cũng là con em trong đại gia đình giáo xứ chúng ta, chúng ta có bổn phận chia sẻ những khó khăn này với gia đình các em. Vậy chúng ta quyết định như thế này: từ nay, các em nghèo trong giáo xứ tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể thì giáo xứ sẽ tặng cho các em áo quần đồng phục…”
Năm học (giáo lý) mới năm nay sân nhà thờ rộn rả tiếng vui ca của rất nhiều em Thiếu Nhi Thánh Thể, hứa hẹn mùa gặt hái phong nhiêu của giáo xứ…
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sơ (dì phước) hộ úy Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ nói với cha sở: vào năm học mới các em vừa phải mua áo quần đồng phục của nhà trường khá nhiều tiền, rồi có nhiều em tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể lại phải mua đồng phục của hội đoàn nữa, mà các gia đình nghèo thì không có khả năng, nên có nhiều em không tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Cha sở họp bàn với ban hành giáo và đi đến quyết định, ngài nói:
- “Các em đó cũng là con em trong đại gia đình giáo xứ chúng ta, chúng ta có bổn phận chia sẻ những khó khăn này với gia đình các em. Vậy chúng ta quyết định như thế này: từ nay, các em nghèo trong giáo xứ tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể thì giáo xứ sẽ tặng cho các em áo quần đồng phục…”
Năm học (giáo lý) mới năm nay sân nhà thờ rộn rả tiếng vui ca của rất nhiều em Thiếu Nhi Thánh Thể, hứa hẹn mùa gặt hái phong nhiêu của giáo xứ…
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thứ câm điếc đáng sợ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:58 05/09/2015
Chúa Nhật 23 TN - B
THỨ CÂM ĐIẾC ĐÁNG SỢ
(Dành cho Thiếu Nhi)
Trong giờ sinh học, cô giáo hỏi các em học sinh : "Đôi tai của chúng ta có chức năng gì?"
Một em trả lời : "Thưa cô, đôi tai có nhiều chức năng ạ. Thứ nhất là để nghe. Thứ hai là để cho mẹ em đeo kính (nhờ có hai tai mà kính không bị rớt đó). Và thứ ba là để cho ba em dắt bút chì, vì ba em làm nghề thợ mộc".
Đúng như em học sinh trả lời. Đôi tai có nhiều chức năng, nhưng chức năng quan trọng nhất vẫn là nghe. Còn chức năng của lưỡi là gì? Ngoài chức năng là cảm nhận các vị của đồ ăn thức uống, lưỡi còn có vai trò là định hình âm thanh khi ta nói. Không có lưỡi, hoặc lưỡi bị ngắn thì âm thanh phát ra sẽ không được định hình, và lúc đó sẽ bị câm hoặc bị ngọng.
Trong y học, có hai chứng bệnh được người ta ví như là anh em song sinh, đó là hai chứng bệnh nào chúng con biết không? Thưa là câm và điếc. Thằng nào có trước? Thằng điếc có trước. Vì sao? Vì như chúng con biết, ngôn ngữ là khả năng bắt chước. Chính vì điếc (nhất là điếc bẩm sinh) không nghe được, nên mới bị câm hoặc ngọng. Điếc còn được khuyến mãi, tặng kèm thứ gì nữa? Ạ, lác; người ta thường nói là “điếc lác” đó mà!
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh gì tại miền Thập Tỉnh? Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh câm điếc. Anh ta tên gì vậy? Thánh Macô không nói tên. Tạm gọi tên anh ta là Trần Câm Điếc nhé.
Chúa Giêsu đã thực hiện việc chữa lành cho anh Trần Câm Điếc bằng cách thức và quyền năng nào?
Chúa thực hiện một cách âm thầm, như thánh Marcô kể: “Ngài kéo anh ra khỏi đám đông”. Tại sao lại kéo anh ta ra khỏi đám đông? Tại vì Chúa không muốn kích động sự hiếu kỳ nơi dân ngoại; hơn nữa, không muốn dân chúng đi theo Chúa chỉ vì phép lạ.
Chúa thực hiện việc chữa lành không bằng các kỷ xảo như các nhà ảo thuật Hi Lạp, cũng không bằng những can thiệp y khoa như các thầy thuốc đương đại. Chúa chữa lành cho anh với quyền năng đến từ trời cao, thông qua sự tiếp xúc có tính cách bí tích: đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và bôi nước miếng vào lưỡi anh. Rồi Chúa ra lệnh: “Ep-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra”.
Hiệu quả ra sao? Hiệu quả hết sức ngoạn mục: “Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng” (Mc 7, 35). Anh ta có vui không. Chắc chắn là vui lắm. Vì anh đã có thể nghe được người ta nói, và nhất là nói chuyện được với người ta.
Có em nào ở đây bị điếc hay bị câm không? Cha tin chắc là không có ai. Nhưng đó là về thể lý, còn về tinh thần hay tâm hồn thì sao? Chúng con có dám chắc là mình không bị câm điếc về tâm hồn không?
Chúng con có thể bị câm về tâm hồn khi nào? Bị câm khi gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè hay người khác, không bao giờ dám nói về Chúa, hoặc về Lời Chúa cho họ nghe. Bị câm khi vào nhà thờ, không biết cất tiếng ca tụng vinh quang và quyền năng của Chúa.
Có người nói chuyện thì to lắm, hăng lắm, nhưng lại không mở miệng để thưa đáp, để hát ca chúc tụng ngợi khen Chúa; hoặc giả như có thưa có đáp đi nữa thì cũng yếu xiều như cái bánh bao chiều.
Có người có cái miệng rất đẹp rất duyên, nói cười có thêm cái lúm đồng tiền nữa, nhưng lại không bao giờ biết cất tiếng tạ ơn vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã yêu thương tặng ban cho mình.
Có người có cái miệng rộng mênh mông, ngoạm một cái đi luôn trái cam sành, vậy mà khi làm điều sai lỗi, không chịu nói lời xin lỗi; nhận được cái này cái kia người khác cho hay tặng, không nói được một lời cảm ơn. Tệ hơn vợ thằng Đậu!
Có người có cái miệng dẻo quẹo như kẹo kéo, nhưng không biết dùng để nói những lời an ủi động viên nâng đỡ bạn bè hay người khác khi họ gặp đau khổ, buồn phiền hay thất vọng, v.v… Rõ ràng những người như thế là những người đang bị câm về tinh thần đấy! Đúng không?
Cũng vậy, có người có hai lỗ tai rất thính, thính như tai dơi vậy, có điều lại thường dửng dưng không nghe lời kêu xin của người nghèo khổ bất hạnh.
Có người có đôi tai được trang điểm bằng những vòng khuyên bằng vàng rất xì-tin, nhưng lại không muốn nghe Lời của Chúa, của cha xứ, của các Giáo Lý Viên, cũng như của cha mẹ, thầy cô và các anh chị mình; hoặc không lắng nghe lời góp ý chân thành của người khác. Đó cũng là những người bị điếc về phương diện thiêng liêng.
Câm điếc về thể lý có khi chưa đáng sợ bằng điếc câm về linh hồn. Đành rằng câm điếc về thể lý cũng là một bất hạnh vì khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, có khi câm điếc về thể lý mà lại ít tội. Có đúng không chúng con? Thế cha hỏi nè : câm có nói tục chửi thề được không? Câm có cãi lộn, chửi lộn được không? Câm có nói hành nói xấu người khác được không? Câm có vu vạ cáo gian người khác được không? Không.
Rồi, điếc có nghe lời dụ dỗ làm điều xấu, điều bậy được không? Điếc có nghe được những lời mắng chửi của nguời khác để mà chửi lại được không? Không. Vậy thì bị câm điếc về thể lý đâu có đáng sợ và đáng tội như câm điếc về linh hồn. Vì sao? Vì người ta có thể mất phần rỗi linh hồn, tức là đánh mất sự sống đời đời.
Vậy vấn đề là chúng con có ý thức về tình trạng câm điếc thiêng liêng của mình để sám hối và tha thiết xin Chúa chữa lành hay không?
Lạy Chúa! Con là người câm và điếc trước tình yêu của Chúa và anh chị em con, vì con điếc đã không nghe thấy tiếng Chúa mời gọi con, dạy dỗ, an ủi và đỡ nâng con; con đã không nghe thấy những nhu cầu của anh em. Vì con câm nên không cất lên lời tạ ơn, sám hối và van xin tình yêu của Chúa; con không cất lên những tiếng nói đượm tình yêu thương tha thứ và cảm thông với anh em quanh con. Lạy Chúa! Xin hãy tha thứ và chữa lành cho con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
THỨ CÂM ĐIẾC ĐÁNG SỢ
(Dành cho Thiếu Nhi)
Trong giờ sinh học, cô giáo hỏi các em học sinh : "Đôi tai của chúng ta có chức năng gì?"
Một em trả lời : "Thưa cô, đôi tai có nhiều chức năng ạ. Thứ nhất là để nghe. Thứ hai là để cho mẹ em đeo kính (nhờ có hai tai mà kính không bị rớt đó). Và thứ ba là để cho ba em dắt bút chì, vì ba em làm nghề thợ mộc".
Đúng như em học sinh trả lời. Đôi tai có nhiều chức năng, nhưng chức năng quan trọng nhất vẫn là nghe. Còn chức năng của lưỡi là gì? Ngoài chức năng là cảm nhận các vị của đồ ăn thức uống, lưỡi còn có vai trò là định hình âm thanh khi ta nói. Không có lưỡi, hoặc lưỡi bị ngắn thì âm thanh phát ra sẽ không được định hình, và lúc đó sẽ bị câm hoặc bị ngọng.
Trong y học, có hai chứng bệnh được người ta ví như là anh em song sinh, đó là hai chứng bệnh nào chúng con biết không? Thưa là câm và điếc. Thằng nào có trước? Thằng điếc có trước. Vì sao? Vì như chúng con biết, ngôn ngữ là khả năng bắt chước. Chính vì điếc (nhất là điếc bẩm sinh) không nghe được, nên mới bị câm hoặc ngọng. Điếc còn được khuyến mãi, tặng kèm thứ gì nữa? Ạ, lác; người ta thường nói là “điếc lác” đó mà!
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh gì tại miền Thập Tỉnh? Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh câm điếc. Anh ta tên gì vậy? Thánh Macô không nói tên. Tạm gọi tên anh ta là Trần Câm Điếc nhé.
Chúa Giêsu đã thực hiện việc chữa lành cho anh Trần Câm Điếc bằng cách thức và quyền năng nào?
Chúa thực hiện một cách âm thầm, như thánh Marcô kể: “Ngài kéo anh ra khỏi đám đông”. Tại sao lại kéo anh ta ra khỏi đám đông? Tại vì Chúa không muốn kích động sự hiếu kỳ nơi dân ngoại; hơn nữa, không muốn dân chúng đi theo Chúa chỉ vì phép lạ.
Chúa thực hiện việc chữa lành không bằng các kỷ xảo như các nhà ảo thuật Hi Lạp, cũng không bằng những can thiệp y khoa như các thầy thuốc đương đại. Chúa chữa lành cho anh với quyền năng đến từ trời cao, thông qua sự tiếp xúc có tính cách bí tích: đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và bôi nước miếng vào lưỡi anh. Rồi Chúa ra lệnh: “Ep-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra”.
Hiệu quả ra sao? Hiệu quả hết sức ngoạn mục: “Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng” (Mc 7, 35). Anh ta có vui không. Chắc chắn là vui lắm. Vì anh đã có thể nghe được người ta nói, và nhất là nói chuyện được với người ta.
Có em nào ở đây bị điếc hay bị câm không? Cha tin chắc là không có ai. Nhưng đó là về thể lý, còn về tinh thần hay tâm hồn thì sao? Chúng con có dám chắc là mình không bị câm điếc về tâm hồn không?
Chúng con có thể bị câm về tâm hồn khi nào? Bị câm khi gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè hay người khác, không bao giờ dám nói về Chúa, hoặc về Lời Chúa cho họ nghe. Bị câm khi vào nhà thờ, không biết cất tiếng ca tụng vinh quang và quyền năng của Chúa.
Có người nói chuyện thì to lắm, hăng lắm, nhưng lại không mở miệng để thưa đáp, để hát ca chúc tụng ngợi khen Chúa; hoặc giả như có thưa có đáp đi nữa thì cũng yếu xiều như cái bánh bao chiều.
Có người có cái miệng rất đẹp rất duyên, nói cười có thêm cái lúm đồng tiền nữa, nhưng lại không bao giờ biết cất tiếng tạ ơn vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã yêu thương tặng ban cho mình.
Có người có cái miệng rộng mênh mông, ngoạm một cái đi luôn trái cam sành, vậy mà khi làm điều sai lỗi, không chịu nói lời xin lỗi; nhận được cái này cái kia người khác cho hay tặng, không nói được một lời cảm ơn. Tệ hơn vợ thằng Đậu!
Có người có cái miệng dẻo quẹo như kẹo kéo, nhưng không biết dùng để nói những lời an ủi động viên nâng đỡ bạn bè hay người khác khi họ gặp đau khổ, buồn phiền hay thất vọng, v.v… Rõ ràng những người như thế là những người đang bị câm về tinh thần đấy! Đúng không?
Cũng vậy, có người có hai lỗ tai rất thính, thính như tai dơi vậy, có điều lại thường dửng dưng không nghe lời kêu xin của người nghèo khổ bất hạnh.
Có người có đôi tai được trang điểm bằng những vòng khuyên bằng vàng rất xì-tin, nhưng lại không muốn nghe Lời của Chúa, của cha xứ, của các Giáo Lý Viên, cũng như của cha mẹ, thầy cô và các anh chị mình; hoặc không lắng nghe lời góp ý chân thành của người khác. Đó cũng là những người bị điếc về phương diện thiêng liêng.
Câm điếc về thể lý có khi chưa đáng sợ bằng điếc câm về linh hồn. Đành rằng câm điếc về thể lý cũng là một bất hạnh vì khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, có khi câm điếc về thể lý mà lại ít tội. Có đúng không chúng con? Thế cha hỏi nè : câm có nói tục chửi thề được không? Câm có cãi lộn, chửi lộn được không? Câm có nói hành nói xấu người khác được không? Câm có vu vạ cáo gian người khác được không? Không.
Rồi, điếc có nghe lời dụ dỗ làm điều xấu, điều bậy được không? Điếc có nghe được những lời mắng chửi của nguời khác để mà chửi lại được không? Không. Vậy thì bị câm điếc về thể lý đâu có đáng sợ và đáng tội như câm điếc về linh hồn. Vì sao? Vì người ta có thể mất phần rỗi linh hồn, tức là đánh mất sự sống đời đời.
Vậy vấn đề là chúng con có ý thức về tình trạng câm điếc thiêng liêng của mình để sám hối và tha thiết xin Chúa chữa lành hay không?
Lạy Chúa! Con là người câm và điếc trước tình yêu của Chúa và anh chị em con, vì con điếc đã không nghe thấy tiếng Chúa mời gọi con, dạy dỗ, an ủi và đỡ nâng con; con đã không nghe thấy những nhu cầu của anh em. Vì con câm nên không cất lên lời tạ ơn, sám hối và van xin tình yêu của Chúa; con không cất lên những tiếng nói đượm tình yêu thương tha thứ và cảm thông với anh em quanh con. Lạy Chúa! Xin hãy tha thứ và chữa lành cho con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Tiếng thét từ thân thể của em bé Aylan
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:00 05/09/2015
TIẾNG THÉT TỪ THÂN THỂ CỦA EM BÉ AYLAN
CN 23 TN (B 2015)
Trong những ngày vừa qua, một bức ảnh hình cậu bé Aylan nằm chết trên bải biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Đây chính là cái kết thương tâm cuộc hành trình di cư của gia đình bé Aylan gồm ba mẹ và một anh trai 5 tuôi, từ Syria sang Hy Lạp để hy vọng tìm được một “đất hứa thiên đàng” khỏi cảnh bom đạn chiến tranh điêu tàn nơi quê hương bổn xứ. Thế nhưng, đường đi đã không đến. Con tàu mang họ và nhiều người di cư bị chìm giữa khơi. Mẹ, anh trai và Aylan bị dòng nước cuốn trôi và xô dạt vào bải biển thị trấn Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ….
Khi người ta phỏng vấn nữ nhiếp ảnh tác giả bức hình nầy có nhận xét gì khi chụp hình em bé, cô ta nói rằng : “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”.
Quả thật, từ “tiếng thét thương tâm” nầy đã đánh động lương tâm các nhà lảnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu đang duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…
Trong một thế giới vô cảm và điếc lác trước những bất công và phẩm giá con người bị chà đạp, trước hàng hàng lớp lớp người nghèo bị bỏ rơi, trước bao nhiêu cuộc đời vô tội bị chết oan hay thương tật một đời bởi bom đạn chiến tranh, trước bao nhiêu đoàn người di cư vật vờ trên biển cả bị xua đuổi khước từ không nơi tiếp nhận, để cuối cùng bị chết chìm giữa đại dương bao la trong nổi thất vọng ai oán … thi cần phải có những “tiếng thét” như “tiếng thét từ thân thể cậu bé Aylan” để thức tỉnh thế giới, để đánh động lương tâm con người.
Sứ điệp Phụng Vụ hôm nay cũng vang lên một tiếng thét, một lời khẩn nguyện của Đấng Thiên Chúa làm người : Tiếng thét, tiếng nguyện cầu “EP-PHE-TA – HÃY MỞ RA” để làm cho đôi tai điếc lác được mở ra và môi miệng câm nín vang lên tiếng nói.
Vâng, thế giới hôm nay đang cần thiết biết bao những ngón tay uy hùng mạnh mẽ của Thiên Chúa qua chính con cái của Ngài, Giáo Hội của Ngài để nhiều người có thể “mở tai ra” mà lắng nghe được tiếng hát của niềm hy vọng, của Tin Mừng, của một thế giới mới được cứu độ trong công bình và chân lý, trong sự sống và niềm vui như dự báo ngày nào của sứ ngôn Isa-i-a mà chúng ta vừa nghe trong BĐ 1 :
“Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Vì có nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu…”.
Những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Na-da-rét.
Tin Mừng Thánh Mát-cô hôm nay tường thuật rằng : chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyện, điếc lác, câm nín của một người để họ được “phục hồi chức năng” mà tiếp tục cuộc đời trong yên vui hạnh phúc. Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu ‘dấu lạ chữa lành” khác, dấu lạ nầy của Đức Ki-tô muốn xác định rằng : Ngài đến để chữa lành mỗi người trong chúng ta, phục hồi thân phận tội lỗi đuôi mù, câm điếc của linh hồn chúng ta cho trở nên con cái của tự do và ân sủng, con cái của của một dân tộc mới biết mở tai để nghe Lời Thiên Chúa và mở miệng để tuyên xưng và cao rao tình yêu của Ngài…
Tuy nhiên, để hiểu được tất cả dụng ý của sứ điệp Tin Mừng hôm nay khi muốn chuyển tải nội dung ý nghĩa của dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, chúng ta cần lưu ý những chi tiết sau đây :
- Đức Giê-su bỏ vùng Tia, qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Galilê vào miền Thập tỉnh : Một loạt địa danh nầy đã nói lên tất cả mọi miền của thế giới chúng ta hôm nay, nhất là những vùng miền đang cần được ánh sáng Tn Mừng soi chiếu mà ĐTC Phanxicô gọi tên là “những vùng rìa của thế giới”.
- Người ta đem đến một người vừa câm vừa điếc tới Chúa Giêsu và xin đặt tay trên anh : Có biết bao nhiêu người đang cần bàn tay cứu giúp của chúng ta, của Hội Thánh, của những người chung quanh…để mang họ đến với Chúa. Chính vì thế, công cuộc truyền giáo, loan Tin Mừng, hoạt động bác ái…của Hội Thánh chưa bao giờ vô ích và lỗi thời. Cuộc sống đức tin đúng nghĩa luôn là hành vi kiểm điểm mỗi ngày thái độ và cung cách ứng xử của chúng ta đối với anh chị em chung quanh. Tôi đã mang người nào đến với Chúa chưa ? Hay tôi đang bỏ mặc biết bao anh chị em tôi đang sống vất vưởng, đang đói khổ tật nguyền, đang thất vọng đắng cay, đang bị chà đạp bóc lột bên vệ đường cuộc sống, như nạn nhân trên muôn vạn con đường Samari nào đó ?
- Ngài “kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông” : Sự hoạt động của ân thánh, đường đi của ơn cứu độ luôn phải được diễn ra như thế trong tâm hồn của mỗi người ; và muốn tái tạo thế giới nầy, trước hết, hãy khởi đi từ cuộc gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành. Tất cả phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất, điểm cơ bản nhất đó chính là mối quan hệ giữa tôi và Chúa Giêsu.
- Ngài “đặt ngón tay vào lỗ tai anh” : Khi con người không còn khả năng để lắng nghe thì Thiên Chúa phải áp dụng biện pháp mạnh chứ sao ! Như thánh Augustinô đã từng cảm nhận trong tác phẩm “Tự Thuật” của Ngài : “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Ngày nay, Hội Thánh vẫn tiếp nối bàn tay của Chúa qua các cử hành Bí Tích để trực tiếp đụng chạm đến mỗi người chúng ta.
- Ngài “nhỗ nước miếng và bôi vào lưỡi anh” : Thiên Chúa quyền năng như thế, nhưng cũng phải tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài đi trên con đường của nhân loại mà. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người mà ! Như thế, việc Ngài dùng nước miếng con người để chữa lành cái môi miệng câm nín của con người thì có gì lạ đâu ? Bởi sau đó, chính Ngài cũng lấy chính Thịt Máu Ngài làm bánh hằng Sống nuôi dưỡng chúng ta kia mà !
- “Ngài ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha…” : Có phải đó là một lời bùa chú không ? Không. Đức Kitô thi hành nghĩa vụ cứu thế trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Chính Ngài luôn cầu nguyện trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần.
Như thế, chúng ta vừa nhận được một sứ điệp đặc biệt của Lời Chúa hôm nay :
- Tội lỗi có thể biến chúng ta thành những con người điếc lác thiêng liêng và câm nín trước Thiên Chúa và con người, khi chúng ta không còn biết lắng nghe tiếng nói của sự thật, lẽ phải, công lý và tình người ; khi chúng ta đóng kín mọi mối hiệp thông với anh chị em chung quanh bằng một cái tai điếc lác kiêu căng, tự ái, chỉ biết nhắm mắt tuân theo những mệnh lệnh của bản năng và dục vọng ; khi chúng ta thay vì dùng miệng lưởi để cao rao tình thương và quyền năng Thiên Chúa, để nói lời chân lý, để chung xây hòa bình…thì lại tung ra những tiếng nói giận hờn, chua chát, ghét ghen, hằn học, kết án bất công, dèm pha, chữi rũa hoặc im thin thít trước những hoàn cảnh cần phải lên tiếng như : bênh vực cho sự thật công lý, tranh đấu cho lẽ phải, công bằng, làm chứng cho đạo đức, và những giá trị nhân bản đích thực….
- Và thế giới hôm nay có biết bao nhiêu người đang mang tật bệnh câm điếc như thế. Thiên Chúa yêu thương đã ra tay can thiệp. Hôm nay, Ngài vẫn can thiệp như thế qua hội Thánh, qua các bí tích, qua Lời Chúa được công bố, qua giáo huấn của hội Thánh, qua những anh chị em đang nỗ lực phục vụ con người dưới nhiều hình thức hoạt động bác ái xã hội, thăng tiên con người, nỗ lực xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống…
Nếu “tiếng thét từ thân thể của em bé Aylan” đã thức tỉnh lương tâm của bao người trên hế giới, thì tiếng thét “EP-PHA-TTA” hôm nay của Đức Ki-tô thật là cần thiết hơn bao giờ hết để thế giới tìm thấy niềm tin và hy vọng.
Và như thế, điều cần thiết nhất trong giây phút nầy, đó là chúng ta lại bắt chước nghĩa cử của dân vùng Thập Tỉnh ngày xưa đem người câm điếc đến cho Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần của cộng đoàn chúng ta, của mỗi người chúng ta để xin Chúa một lần nữa chạm tay với mệnh lệnh của tình yêu và ân sủng : “Ep-pha-tha – Hãy mở ra”.. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
CN 23 TN (B 2015)
Trong những ngày vừa qua, một bức ảnh hình cậu bé Aylan nằm chết trên bải biển thành phố du lịch Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ mà nữ Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả Nilufer Demir đã chụp được và đưa lên mạng đã làm cả thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Đây chính là cái kết thương tâm cuộc hành trình di cư của gia đình bé Aylan gồm ba mẹ và một anh trai 5 tuôi, từ Syria sang Hy Lạp để hy vọng tìm được một “đất hứa thiên đàng” khỏi cảnh bom đạn chiến tranh điêu tàn nơi quê hương bổn xứ. Thế nhưng, đường đi đã không đến. Con tàu mang họ và nhiều người di cư bị chìm giữa khơi. Mẹ, anh trai và Aylan bị dòng nước cuốn trôi và xô dạt vào bải biển thị trấn Bodrum của Thỗ Nhĩ Kỳ….
Khi người ta phỏng vấn nữ nhiếp ảnh tác giả bức hình nầy có nhận xét gì khi chụp hình em bé, cô ta nói rằng : “Đây là tiếng thét vang lên từ thân thể của em”.
Quả thật, từ “tiếng thét thương tâm” nầy đã đánh động lương tâm các nhà lảnh đạo Phương Tây và các nước Âu Châu đang duyệt xét lại chính sách về di cư và tị nạn…
Trong một thế giới vô cảm và điếc lác trước những bất công và phẩm giá con người bị chà đạp, trước hàng hàng lớp lớp người nghèo bị bỏ rơi, trước bao nhiêu cuộc đời vô tội bị chết oan hay thương tật một đời bởi bom đạn chiến tranh, trước bao nhiêu đoàn người di cư vật vờ trên biển cả bị xua đuổi khước từ không nơi tiếp nhận, để cuối cùng bị chết chìm giữa đại dương bao la trong nổi thất vọng ai oán … thi cần phải có những “tiếng thét” như “tiếng thét từ thân thể cậu bé Aylan” để thức tỉnh thế giới, để đánh động lương tâm con người.
Sứ điệp Phụng Vụ hôm nay cũng vang lên một tiếng thét, một lời khẩn nguyện của Đấng Thiên Chúa làm người : Tiếng thét, tiếng nguyện cầu “EP-PHE-TA – HÃY MỞ RA” để làm cho đôi tai điếc lác được mở ra và môi miệng câm nín vang lên tiếng nói.
Vâng, thế giới hôm nay đang cần thiết biết bao những ngón tay uy hùng mạnh mẽ của Thiên Chúa qua chính con cái của Ngài, Giáo Hội của Ngài để nhiều người có thể “mở tai ra” mà lắng nghe được tiếng hát của niềm hy vọng, của Tin Mừng, của một thế giới mới được cứu độ trong công bình và chân lý, trong sự sống và niềm vui như dự báo ngày nào của sứ ngôn Isa-i-a mà chúng ta vừa nghe trong BĐ 1 :
“Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Vì có nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu…”.
Những gì chỉ có trong ước mơ và dự báo của một thời Cựu ước, thì lại được hiện thực nơi chính Đức Kitô, Người Thợ Mộc vô danh đến từ Na-da-rét.
Tin Mừng Thánh Mát-cô hôm nay tường thuật rằng : chính Đức Giêsu-Kitô, Đấng đến dùng bàn tay uy quyền “đụng chạm” vào thân phận bệnh hoạn tật nguyện, điếc lác, câm nín của một người để họ được “phục hồi chức năng” mà tiếp tục cuộc đời trong yên vui hạnh phúc. Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu ‘dấu lạ chữa lành” khác, dấu lạ nầy của Đức Ki-tô muốn xác định rằng : Ngài đến để chữa lành mỗi người trong chúng ta, phục hồi thân phận tội lỗi đuôi mù, câm điếc của linh hồn chúng ta cho trở nên con cái của tự do và ân sủng, con cái của của một dân tộc mới biết mở tai để nghe Lời Thiên Chúa và mở miệng để tuyên xưng và cao rao tình yêu của Ngài…
Tuy nhiên, để hiểu được tất cả dụng ý của sứ điệp Tin Mừng hôm nay khi muốn chuyển tải nội dung ý nghĩa của dấu lạ chữa lành người câm điếc nầy, chúng ta cần lưu ý những chi tiết sau đây :
- Đức Giê-su bỏ vùng Tia, qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Galilê vào miền Thập tỉnh : Một loạt địa danh nầy đã nói lên tất cả mọi miền của thế giới chúng ta hôm nay, nhất là những vùng miền đang cần được ánh sáng Tn Mừng soi chiếu mà ĐTC Phanxicô gọi tên là “những vùng rìa của thế giới”.
- Người ta đem đến một người vừa câm vừa điếc tới Chúa Giêsu và xin đặt tay trên anh : Có biết bao nhiêu người đang cần bàn tay cứu giúp của chúng ta, của Hội Thánh, của những người chung quanh…để mang họ đến với Chúa. Chính vì thế, công cuộc truyền giáo, loan Tin Mừng, hoạt động bác ái…của Hội Thánh chưa bao giờ vô ích và lỗi thời. Cuộc sống đức tin đúng nghĩa luôn là hành vi kiểm điểm mỗi ngày thái độ và cung cách ứng xử của chúng ta đối với anh chị em chung quanh. Tôi đã mang người nào đến với Chúa chưa ? Hay tôi đang bỏ mặc biết bao anh chị em tôi đang sống vất vưởng, đang đói khổ tật nguyền, đang thất vọng đắng cay, đang bị chà đạp bóc lột bên vệ đường cuộc sống, như nạn nhân trên muôn vạn con đường Samari nào đó ?
- Ngài “kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông” : Sự hoạt động của ân thánh, đường đi của ơn cứu độ luôn phải được diễn ra như thế trong tâm hồn của mỗi người ; và muốn tái tạo thế giới nầy, trước hết, hãy khởi đi từ cuộc gặp gỡ “tay đôi” với Đấng là Mục tử nhân lành. Tất cả phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất, điểm cơ bản nhất đó chính là mối quan hệ giữa tôi và Chúa Giêsu.
- Ngài “đặt ngón tay vào lỗ tai anh” : Khi con người không còn khả năng để lắng nghe thì Thiên Chúa phải áp dụng biện pháp mạnh chứ sao ! Như thánh Augustinô đã từng cảm nhận trong tác phẩm “Tự Thuật” của Ngài : “Chúa gọi con, Chúa la to, và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng, Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con !”. Ngày nay, Hội Thánh vẫn tiếp nối bàn tay của Chúa qua các cử hành Bí Tích để trực tiếp đụng chạm đến mỗi người chúng ta.
- Ngài “nhỗ nước miếng và bôi vào lưỡi anh” : Thiên Chúa quyền năng như thế, nhưng cũng phải tận dụng mọi phương thế nhân loại. Ngài đi trên con đường của nhân loại mà. Ngài cứu chúng ta cũng bằng chính thân xác nhân loại của người mà ! Như thế, việc Ngài dùng nước miếng con người để chữa lành cái môi miệng câm nín của con người thì có gì lạ đâu ? Bởi sau đó, chính Ngài cũng lấy chính Thịt Máu Ngài làm bánh hằng Sống nuôi dưỡng chúng ta kia mà !
- “Ngài ngước mắt lên trời, thở dài và nói : Ép-pha-tha…” : Có phải đó là một lời bùa chú không ? Không. Đức Kitô thi hành nghĩa vụ cứu thế trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Chính Ngài luôn cầu nguyện trước mỗi một hành vi quan trọng của cuộc đời cứu thế để chứng tỏ Ngài luôn thuộc về Thiên Chúa Cha, hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần.
Như thế, chúng ta vừa nhận được một sứ điệp đặc biệt của Lời Chúa hôm nay :
- Tội lỗi có thể biến chúng ta thành những con người điếc lác thiêng liêng và câm nín trước Thiên Chúa và con người, khi chúng ta không còn biết lắng nghe tiếng nói của sự thật, lẽ phải, công lý và tình người ; khi chúng ta đóng kín mọi mối hiệp thông với anh chị em chung quanh bằng một cái tai điếc lác kiêu căng, tự ái, chỉ biết nhắm mắt tuân theo những mệnh lệnh của bản năng và dục vọng ; khi chúng ta thay vì dùng miệng lưởi để cao rao tình thương và quyền năng Thiên Chúa, để nói lời chân lý, để chung xây hòa bình…thì lại tung ra những tiếng nói giận hờn, chua chát, ghét ghen, hằn học, kết án bất công, dèm pha, chữi rũa hoặc im thin thít trước những hoàn cảnh cần phải lên tiếng như : bênh vực cho sự thật công lý, tranh đấu cho lẽ phải, công bằng, làm chứng cho đạo đức, và những giá trị nhân bản đích thực….
- Và thế giới hôm nay có biết bao nhiêu người đang mang tật bệnh câm điếc như thế. Thiên Chúa yêu thương đã ra tay can thiệp. Hôm nay, Ngài vẫn can thiệp như thế qua hội Thánh, qua các bí tích, qua Lời Chúa được công bố, qua giáo huấn của hội Thánh, qua những anh chị em đang nỗ lực phục vụ con người dưới nhiều hình thức hoạt động bác ái xã hội, thăng tiên con người, nỗ lực xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống…
Nếu “tiếng thét từ thân thể của em bé Aylan” đã thức tỉnh lương tâm của bao người trên hế giới, thì tiếng thét “EP-PHA-TTA” hôm nay của Đức Ki-tô thật là cần thiết hơn bao giờ hết để thế giới tìm thấy niềm tin và hy vọng.
Và như thế, điều cần thiết nhất trong giây phút nầy, đó là chúng ta lại bắt chước nghĩa cử của dân vùng Thập Tỉnh ngày xưa đem người câm điếc đến cho Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy dâng thế giới nầy cho Chúa cùng với mọi tật bệnh câm điếc tinh thần của cộng đoàn chúng ta, của mỗi người chúng ta để xin Chúa một lần nữa chạm tay với mệnh lệnh của tình yêu và ân sủng : “Ep-pha-tha – Hãy mở ra”.. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự: Hội chợ Mùa Thu của GX các Thánh TĐVN tại Atlanta được tuyên xưng là một sinh hoạt văn hoá Mỹ.
Trần Mạnh Trác
12:06 05/09/2015
Những sinh hoạt cuả người Việt ở quốc ngoại thì nhiều, nhưng Hội chợ Muà Thu cuả Gx Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Norcross (Bắc Atlanta),Tiểu Bang Georgia, là một trong những sinh hoạt hiếm hoi được chính quyền địa phương Mỷ tuyên xưng (declaration) là một sinh hoạt văn hoá bản sắc cuả Hoa Kỳ.
Đây là một hội chợ gây quĩ hằng năm cuả GX kéo dài 3 ngày trong mỗi dịp Lễ Lao Động và đã qui tụ một số rất đông người Việt từ các tiểu bang lân cận tới. Hôm nay (thứ Sáu 4-9-2015) là ngày khai mạc.
Xem Hình Hội Chợ
Trước đây Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri, cũng đã được chính quyền Mỷ tuyên xưng như thế. Hy vọng rằng những sinh hoạt thường niên và đông đảo khác cuả người VN cũng sẽ có vinh dự đó, như đại hội Thánh Thể ở Kerens Texas, đại hội Thánh Mẫu ở Portland Oregon...
"Được công nhận là một sinh hoạt văn hoá đem lại nhiều cái lợi" theo lời ông trưởng ban tổ chức Hội chợ Muà Thu (xin coi note *). "Số tiền chi phí cho các nhân viên cảnh sát giữ gìn trật tự cũng sẽ rẻ hơn vì chúng ta chỉ phải chi trả cho họ theo số tiền lương bổng bình thường."
Qua cái nhìn cuả những người có trách niệm điều hành thì như thế, nhưng dưới cái nhìn 'mục tử' cuả cha chánh xứ Gx CTTD VN thì: "Hy vọng là chủ đề cuả cuộc hạnh ngộ Hội Chợ Mùa Thu 2015, Qua chủ đề Hy Vọng, giáo xứ muốn nhắc nhở các thành viên cuả mình tâm tình qua lời Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Chuá đặt con trên đường, 'để con ra đi và thu được nhiều hoa trái' (Gioan 15:16)"
Mà quả thực, người Việt đã phải ra đi, nhưng cũng đã thu được nhiều thành quả vẻ vang.
Chúng tôi bất ngờ biết được Hội Chợ Muà Thu này nhân dịp ghé thăm những người bạn cố tri đang cư ngụ tại vùng Atlanta, và được biết số người tham dự hội chợ mỗi ngày mỗi đông. "Năm nay chúng tôi phải xử dụng tới 5000 ghế xếp. Từ 3000 chiếc lên đến 4000 cho năm ngoái nhưng vẫn không đủ" theo lời ông trưởng ban tổ chức.
Những ngày Thứ Bảy và Chuá Nhật thì khuôn viên hội chợ sẽ chật cứng, nhiều người cho chúng tôi biêt như vậy.
Hôm nay chỉ mới chiều Thứ Sáu mà trời có mưa, nhưng số người đã đông đáng kể rồi. Văn Nghệ hôm này là 'cây nhà lá vườn', nghiã là phần lớn do các em thiếu nhi cuả Gx. Chúng tôi nhận thấy những anh chị em Phật Tử ở các chuà lân cận cũng đã đóng góp nhiều màn trình diễn thật xuất sắc.
Tuy là một hội chợ gây quĩ, nhưng giáo xứ cũng đã dành riêng một khu miễn phí có nhiều gian hàng cho các đoàn thể xã hội bác ái.
Và tuy công xuất âm thanh là rất cao và sinh hoạt thật là huyên báo ở mọi chỗ bên ngoài, nhưng bên trong nguyện đường cuả Gx vẫn là nơi mà những tâm hồn có thể tìm được sự tĩnh lặng.
Hôm nay là Thứ Sáu Đầu Tháng, ngày cuả Thánh Tâm Chuá, GX không quên cung nghinh Thánh Thể lên bàn thờ cho mọi người luân phiên tới thờ lạy.
Chúng tôi ghé thăm nguyện đường 3 lần để dò xét. Cho tới 11g đêm, vẩn có nhiều người không quên tìm đến Chuá.
Hy vọng chúng tôi sẽ có thể ghi nhận thêm nhiều hình ảnh sinh hoạt và tin tức cho các ngày kế tiếp.
Note* Theo nguyên tắc thì chúng tôi phải nêu tên các vị có lời phát biểu, nhưng kinh nghiệm cho thấy hễ nêu tên ai ra thì thường có 'vấn đề', cho nên chúng tôi xin chỉ nêu chức vụ ra mà thôi. Xin thành thật cáo lỗi cùng quí vị.
Đây là một hội chợ gây quĩ hằng năm cuả GX kéo dài 3 ngày trong mỗi dịp Lễ Lao Động và đã qui tụ một số rất đông người Việt từ các tiểu bang lân cận tới. Hôm nay (thứ Sáu 4-9-2015) là ngày khai mạc.
Xem Hình Hội Chợ
Trước đây Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri, cũng đã được chính quyền Mỷ tuyên xưng như thế. Hy vọng rằng những sinh hoạt thường niên và đông đảo khác cuả người VN cũng sẽ có vinh dự đó, như đại hội Thánh Thể ở Kerens Texas, đại hội Thánh Mẫu ở Portland Oregon...
"Được công nhận là một sinh hoạt văn hoá đem lại nhiều cái lợi" theo lời ông trưởng ban tổ chức Hội chợ Muà Thu (xin coi note *). "Số tiền chi phí cho các nhân viên cảnh sát giữ gìn trật tự cũng sẽ rẻ hơn vì chúng ta chỉ phải chi trả cho họ theo số tiền lương bổng bình thường."
Qua cái nhìn cuả những người có trách niệm điều hành thì như thế, nhưng dưới cái nhìn 'mục tử' cuả cha chánh xứ Gx CTTD VN thì: "Hy vọng là chủ đề cuả cuộc hạnh ngộ Hội Chợ Mùa Thu 2015, Qua chủ đề Hy Vọng, giáo xứ muốn nhắc nhở các thành viên cuả mình tâm tình qua lời Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Chuá đặt con trên đường, 'để con ra đi và thu được nhiều hoa trái' (Gioan 15:16)"
Mà quả thực, người Việt đã phải ra đi, nhưng cũng đã thu được nhiều thành quả vẻ vang.
Chúng tôi bất ngờ biết được Hội Chợ Muà Thu này nhân dịp ghé thăm những người bạn cố tri đang cư ngụ tại vùng Atlanta, và được biết số người tham dự hội chợ mỗi ngày mỗi đông. "Năm nay chúng tôi phải xử dụng tới 5000 ghế xếp. Từ 3000 chiếc lên đến 4000 cho năm ngoái nhưng vẫn không đủ" theo lời ông trưởng ban tổ chức.
Những ngày Thứ Bảy và Chuá Nhật thì khuôn viên hội chợ sẽ chật cứng, nhiều người cho chúng tôi biêt như vậy.
Hôm nay chỉ mới chiều Thứ Sáu mà trời có mưa, nhưng số người đã đông đáng kể rồi. Văn Nghệ hôm này là 'cây nhà lá vườn', nghiã là phần lớn do các em thiếu nhi cuả Gx. Chúng tôi nhận thấy những anh chị em Phật Tử ở các chuà lân cận cũng đã đóng góp nhiều màn trình diễn thật xuất sắc.
Tuy là một hội chợ gây quĩ, nhưng giáo xứ cũng đã dành riêng một khu miễn phí có nhiều gian hàng cho các đoàn thể xã hội bác ái.
Và tuy công xuất âm thanh là rất cao và sinh hoạt thật là huyên báo ở mọi chỗ bên ngoài, nhưng bên trong nguyện đường cuả Gx vẫn là nơi mà những tâm hồn có thể tìm được sự tĩnh lặng.
Hôm nay là Thứ Sáu Đầu Tháng, ngày cuả Thánh Tâm Chuá, GX không quên cung nghinh Thánh Thể lên bàn thờ cho mọi người luân phiên tới thờ lạy.
Chúng tôi ghé thăm nguyện đường 3 lần để dò xét. Cho tới 11g đêm, vẩn có nhiều người không quên tìm đến Chuá.
Hy vọng chúng tôi sẽ có thể ghi nhận thêm nhiều hình ảnh sinh hoạt và tin tức cho các ngày kế tiếp.
Note* Theo nguyên tắc thì chúng tôi phải nêu tên các vị có lời phát biểu, nhưng kinh nghiệm cho thấy hễ nêu tên ai ra thì thường có 'vấn đề', cho nên chúng tôi xin chỉ nêu chức vụ ra mà thôi. Xin thành thật cáo lỗi cùng quí vị.
Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Mừng Sinh Nhật Đức Mẹ
Trần Văn Minh
16:18 05/09/2015
Melbourne, Trong không khí mát mẻ của mùa Xuân, đoàn quân binh Đức Mẹ từ khắp các vùng trong Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan tập hợp nhau về Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, dâng lễ mừng kính Sinh nhật Đức Trinh Nữ Vương và cũng là nữ tướng của đoàn quân binh Legio Mariae.
Mời coi hình
Đúng 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 5 – 9 – 2015, tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm, đoàn quân binh Mẹ đã tề tựu trước bàn thờ Mẹ với hoa đèn rực rỡ để cùng nhau đọc kinh khai mạc Tessera, cùng tràng chuỗi Mân Côi. Lời kinh vang lên như tiếng kèn tập họp đã thu hút đoàn quân binh từ khắp các nẻo đường đổ về mỗi lúc một đông. Ngôi nguyện đường đã không còn chỗ trống, các anh chị em, trong những tà áo dài xanh, từ già tới trẻ đã cùng vang tiếng hát Kinh Catena.
Sáu giờ chiều, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là Linh giám của các đơn vị thuộc trung tâm, đại diện cho Linh mục Linh giám Comitium dâng lễ Mừng Sinh nhật Mẹ. Trong bài chia sẻ, với giọng nói lôi cuốn, thu hút mọi người, Cha quản nhiệm đã hết lời ca khen Đức Maria, với những ân đức tuyệt vời, Đức Maria còn là kho tàng ân sủng, Mẹ ban ơn cho hết thảy mọi người, Mẹ sẵn sàng đưa tay đón nhận con cái Mẹ trong mọi lúc gian nguy mà ai chạy đến cùng Mẹ sẽ không bao giờ thất vọng. Ca Đoàn Tin yêu của Legio đã dùng lời ca, tiếng hát để vinh danh Thiên Chúa và Mẹ Maria nâng Thánh lễ thêm phần long trọng hơn.
Sau Thánh lễ, Trưởng Mai Thanh Hải đại diện Comitium lên cám ơn Cha Linh Giám cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, các đơn vị trong Comitium và toàn thể các anh chị em trong Legio Mariae đả về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ. Và cũng thay mặt Comitium mời Cha Linh giám cùng cộng đoàn xuống hall của trung tâm để dự tiệc mừng và thưởng thức phần văn nghệ thật đặc sắc của Legio.
Vì số người rất đông, hội trường cũng không còn chỗ ngồi, một số phải đứng chật lối ra vào để xem văn nghệ của các anh chị em Legio trình diễn. Có đủ các bộ môn từ hợp ca, múa, hài kịch. Mở đầu chương trình Ca đoàn Tin yêu với hai bản hợp ca vui rồi đến màn múa nến. Các chị trong các đội Legio, tuy tuổi không còn trẻ, nhưng xem ra vẫn còn dẻo tay chân nên đã thể hiện các bài vũ thật trẻ trung, sống động làm cho hội trường vui nhộn hơn. Và sinh nhật Đức Mẹ, nên Hội đồng Comitium đã cũng cùng Cha Linh Giám cắt bánh sinh nhật trong tiếng hát vui mừng của cả hội trường.
Ngoài các chị với những màn vũ, các đội trẻ cũng có những hoạt cảnh, những màn vũ cũng thật tươi vui, được ban kịch của Comitium với màn hài kịch mang tính thời đại, vừa vui, vừa có ý thức giáo dục, mang lại tiếng cười cho cử tọa tham dự. Đêm văn nghệ mang đầy đủ ý nghĩa, vui mà lành mạnh, khán giả nhà vừa ngồi thưởng thức món ăn tinh thần, vừa thưởng thức các của ăn do các đơn vị đóng góp trong tinh thần Legio Mariae thật tuyệt vời. Xin Nữ tướng Maria ban muôn ơn lành cho hết thảy mọi người và cách riêng cho toàn thể hội viên Legio.
Mời coi hình
Đúng 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 5 – 9 – 2015, tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm, đoàn quân binh Mẹ đã tề tựu trước bàn thờ Mẹ với hoa đèn rực rỡ để cùng nhau đọc kinh khai mạc Tessera, cùng tràng chuỗi Mân Côi. Lời kinh vang lên như tiếng kèn tập họp đã thu hút đoàn quân binh từ khắp các nẻo đường đổ về mỗi lúc một đông. Ngôi nguyện đường đã không còn chỗ trống, các anh chị em, trong những tà áo dài xanh, từ già tới trẻ đã cùng vang tiếng hát Kinh Catena.
Sáu giờ chiều, Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm và cũng là Linh giám của các đơn vị thuộc trung tâm, đại diện cho Linh mục Linh giám Comitium dâng lễ Mừng Sinh nhật Mẹ. Trong bài chia sẻ, với giọng nói lôi cuốn, thu hút mọi người, Cha quản nhiệm đã hết lời ca khen Đức Maria, với những ân đức tuyệt vời, Đức Maria còn là kho tàng ân sủng, Mẹ ban ơn cho hết thảy mọi người, Mẹ sẵn sàng đưa tay đón nhận con cái Mẹ trong mọi lúc gian nguy mà ai chạy đến cùng Mẹ sẽ không bao giờ thất vọng. Ca Đoàn Tin yêu của Legio đã dùng lời ca, tiếng hát để vinh danh Thiên Chúa và Mẹ Maria nâng Thánh lễ thêm phần long trọng hơn.
Sau Thánh lễ, Trưởng Mai Thanh Hải đại diện Comitium lên cám ơn Cha Linh Giám cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, các đơn vị trong Comitium và toàn thể các anh chị em trong Legio Mariae đả về hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ. Và cũng thay mặt Comitium mời Cha Linh giám cùng cộng đoàn xuống hall của trung tâm để dự tiệc mừng và thưởng thức phần văn nghệ thật đặc sắc của Legio.
Vì số người rất đông, hội trường cũng không còn chỗ ngồi, một số phải đứng chật lối ra vào để xem văn nghệ của các anh chị em Legio trình diễn. Có đủ các bộ môn từ hợp ca, múa, hài kịch. Mở đầu chương trình Ca đoàn Tin yêu với hai bản hợp ca vui rồi đến màn múa nến. Các chị trong các đội Legio, tuy tuổi không còn trẻ, nhưng xem ra vẫn còn dẻo tay chân nên đã thể hiện các bài vũ thật trẻ trung, sống động làm cho hội trường vui nhộn hơn. Và sinh nhật Đức Mẹ, nên Hội đồng Comitium đã cũng cùng Cha Linh Giám cắt bánh sinh nhật trong tiếng hát vui mừng của cả hội trường.
Ngoài các chị với những màn vũ, các đội trẻ cũng có những hoạt cảnh, những màn vũ cũng thật tươi vui, được ban kịch của Comitium với màn hài kịch mang tính thời đại, vừa vui, vừa có ý thức giáo dục, mang lại tiếng cười cho cử tọa tham dự. Đêm văn nghệ mang đầy đủ ý nghĩa, vui mà lành mạnh, khán giả nhà vừa ngồi thưởng thức món ăn tinh thần, vừa thưởng thức các của ăn do các đơn vị đóng góp trong tinh thần Legio Mariae thật tuyệt vời. Xin Nữ tướng Maria ban muôn ơn lành cho hết thảy mọi người và cách riêng cho toàn thể hội viên Legio.
Thánh Lễ Khai Giảng Năm Học 2015-2016 tại GP Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:52 05/09/2015
Thánh Lễ Khai Giảng Năm Học 2015-2016
10 giờ sáng ngày 5/9/2015 tại Nhà nguyện trên lầu 3 của Nhà Chung Giáo phận Phú Cường đã diễn ra Thánh lễ Khai giảng năm học 2015-2016.
Thánh lễ được Đức Cha Giuse Nguyễn tấn Tước chủ tế, đồng tế có cha TĐD Micae Lê Văn Khâm, quý cha quản hạt và trên 20 cha trong và ngoài giáo phận và có khoảng 400 quý tu sĩ nam nữ và bà con thân nhân của các em chủng sinh dự bị cùng hợp dâng.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng hợp ý cầu nguyện cho các em chủng sinh, có 12 em học năm 1 và 6 em học năm 2. đồng thời xin Chúa Thánh Thần ban cho cộng đoàn tràn ngập tình yêu thương, để mọi người liên kết, yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng Hội Thánh Chúa, xây dựng Giáo phận và nâng đỡ các tân chủng sinh trên bước đường "Hãy Theo Thầy".
Trích đoạn bài giảng của Đức Cha Giuse: Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn lành cho chúng ta, đặc biệt hôm nay cho các em dự bị, để các em luôn được sống trong ơn Chúa, từng bước tiến tới đường trọn lành như ý Chúa muốn.
Trước đó lúc 9 giờ, tại hội trường (Lầu 2), cha đặc trách ơn gọi Jb. Phạm Quý Trọng đã gặp gỡ cha mẹ anh chị em của 18 em chủng sinh dự bị. Theo đó, cha trình bày những bước phát triển ơn gọi của giáo phận và có kế hoạch tuyển chon cho những năm tiếp theo. Cha cũng trả lời các câu hỏi của quý ông bà và đã trả lời các câu hỏi đó một cách thỏa đáng. Cha cũng hướng dẫn quý ông bà đi xem nơi ăn ở học tâp của các em, để cho thấy các em có được nơi ở gọn gàng sạch sẽ, cha cũng chỉ vào sân bóng đá là nơi các em rèn luyện thể lực. Một tông đồ Chúa phải đầy sức mạnh tinh thần và thể chất.
Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa…. Bài hát mà cả cộng đoàn hát vang như rừng vang sóng vỗ, để ngợi khen Chúa đã kết thúc cho thánh lễ hôm nay, các em dự bị đã chụp hình lưu niệm với Đức Cha, quý cha để đánh dấu một bước tiến mới trong đời sống ơn gọi của mình.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10 giờ sáng ngày 5/9/2015 tại Nhà nguyện trên lầu 3 của Nhà Chung Giáo phận Phú Cường đã diễn ra Thánh lễ Khai giảng năm học 2015-2016.
Thánh lễ được Đức Cha Giuse Nguyễn tấn Tước chủ tế, đồng tế có cha TĐD Micae Lê Văn Khâm, quý cha quản hạt và trên 20 cha trong và ngoài giáo phận và có khoảng 400 quý tu sĩ nam nữ và bà con thân nhân của các em chủng sinh dự bị cùng hợp dâng.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cùng hợp ý cầu nguyện cho các em chủng sinh, có 12 em học năm 1 và 6 em học năm 2. đồng thời xin Chúa Thánh Thần ban cho cộng đoàn tràn ngập tình yêu thương, để mọi người liên kết, yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng Hội Thánh Chúa, xây dựng Giáo phận và nâng đỡ các tân chủng sinh trên bước đường "Hãy Theo Thầy".
Trích đoạn bài giảng của Đức Cha Giuse: Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn lành cho chúng ta, đặc biệt hôm nay cho các em dự bị, để các em luôn được sống trong ơn Chúa, từng bước tiến tới đường trọn lành như ý Chúa muốn.
Trước đó lúc 9 giờ, tại hội trường (Lầu 2), cha đặc trách ơn gọi Jb. Phạm Quý Trọng đã gặp gỡ cha mẹ anh chị em của 18 em chủng sinh dự bị. Theo đó, cha trình bày những bước phát triển ơn gọi của giáo phận và có kế hoạch tuyển chon cho những năm tiếp theo. Cha cũng trả lời các câu hỏi của quý ông bà và đã trả lời các câu hỏi đó một cách thỏa đáng. Cha cũng hướng dẫn quý ông bà đi xem nơi ăn ở học tâp của các em, để cho thấy các em có được nơi ở gọn gàng sạch sẽ, cha cũng chỉ vào sân bóng đá là nơi các em rèn luyện thể lực. Một tông đồ Chúa phải đầy sức mạnh tinh thần và thể chất.
Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa, đến muôn đời con ngợi khen danh Chúa…. Bài hát mà cả cộng đoàn hát vang như rừng vang sóng vỗ, để ngợi khen Chúa đã kết thúc cho thánh lễ hôm nay, các em dự bị đã chụp hình lưu niệm với Đức Cha, quý cha để đánh dấu một bước tiến mới trong đời sống ơn gọi của mình.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Đại hội Loan báo Tin Mừng toàn quốc lần III: Ngày thứ ba
Chỉnh Trần, S.J.
22:20 05/09/2015
Đại hội Loan báo Tin Mừng toàn quốc lần III: Ngày thứ ba
Đại hội bước sang ngày làm việc thứ 3 (03/09/2015) với bài tham luận của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho về chủ đề: “Tính hiện thực của Ad Gentes tại Việt Nam”. Đức Cha mời gọi các tham dự viên cũng như mọi tín hữu xét mình dựa vào Ad Gentes rồi nhìn lại hoàn cảnh VN xem: Sứ mạng truyền giáo đã đi đến đâu? Đã làm được gì? Và phải làm gì?
Xem Hình
Nhìn vào tình hình truyền giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới Đức Cha cho biết rằng dường như những nỗ lực truyền giáo chưa thật sự đem lại kết quả như lòng mong ước. Lý giải cho thực trạng này Đức Cha Phêrô nêu ra mấy nguyên nhân sau:
- Dựa vào suy tư thần học của ĐHY Ratzinger (sau là ĐGH Bênêđictô XVI) trong Nhật ký công đồng Vatican II của ngài, Đức Cha cho biết rằng vấn đề then chốt vốn tác động mạnh mẽ lên toàn bộ vấn đề là cuộc khủng hoảng trên chính ý niệm truyền giáo [...] Động lực của các nhà truyền giáo trong việc đem người khác đến với Chúa Kitô dường như đang giảm xuống.
- Bên cạnh đó, Đức Cha cũng nhấn mạnh rằng niềm xác tín sâu xa vào ơn cứu độ dường như đang cạn kiệt nơi không ít giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Vì thế ngài đặt vấn đề: Nhiệt tình thừa sai nơi mỗi người thế nào? Bản thân người LBTM có còn xác tín vào ơn cứu độ nơi Đức Kitô hay không?
- Đức Cha Mỹ Tho cũng nói thêm rằng trên hết mọi sự phải là lòng nhiệt tâm đem Chúa Kitô đến những người chưa biết đến Thiên Chúa trong khi ngày nay các nhà truyền giáo nói nhiều về: chống lại chạy đua vũ trang, môi sinh, nước sạch... Đây là 1 thực tế khiến nhiều người phải suy nghĩ.
- Sau cùng dựa vào Ad Gentes số 7, Đức Cha lưu ý đại hội rằng Thiên Chúa có thể dùng những đường lối mà chỉ mình Ngài biết để đưa những người chưa biết Chúa vốn không phải do lỗi của họ để họ được đến với đức tin. Tuy nhiên, Giáo Hội có bổn phận và quyền bất khả xâm phạm trong việc loan báo Tin Mừng. Việc truyền giáo luôn luôn và mãi mãi thật sự cấp bách và cần thiết.
- Trước khi bước qua phần 2 của đề tài Đức Cha thẳng thắn chất vấn rằng: Trong việc đào tạo LM, chủng sinh đích hướng tới là gì? Có đạo tạo những LM ra đi truyền giáo? Hay chỉ là 1 viên chức GH làm việc trong 1 văn phòng giáo xứ có sẵn?
Sang phần thứ 2 của bài tham luận, Đức Cha nhấn mạnh đến 2 chiều kích “làm chứng và loan báo” trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Dựa vào Ad Gentes Đức Cha cho rằng dù nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chứng tá bao nhiêu Giáo Hội vẫn không thể bỏ qua việc loan báo bằng lời. Thực tế cho thấy người ta hay trích dẫn câu của ĐGH Phaolô VI nhưng lại quên mất câu kế tiếp là: “Ngay cả những chứng từ tốt lành nhất cũng không có hiệu quả về lâu về dài nếu không được giải thích trình bày bằng sự loan báo Chúa Giêsu.” Theo Ad Gentes số 15, không phải chỉ cần hiện diện và làm việc tông đồ bằng gương lành là đủ mà Kitô hữu cần dùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho người ngoài Kitô giáo. Đức Cha kết luận rằng trong thực tế VN có chăng nhấn mạnh rất nhiều đến chứng ta đời sống mà coi nhẹ việc loan báo Tin Mừng cho lương dân? Có sự e ngại nào? Hay chưa xác tín đủ về ơn cứu độ trong Đức Giêsu?
Đức Cha cũng lưu ý các đại biểu về tầm quan trọng của việc truyền giáo trong một “xã hội động”. Đó là một xã hội mà trong đó làn sóng di dân ngày càng tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Đức Cha không hoàn toàn xem điều đó là bất lợi nhưng nhấn mạnh rằng đó là cơ hội tốt để anh chị em di dân trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng trong những vùng đất mới nếu họ được huấn luyện. Từ tầm nhìn truyền giáo Đức Cha đã cho thấy rằng anh chị em di dân có thể là những sứ giả truyền giáo tích cực. Thế nên, ngài đặt vấn đề là phải làm gì để đồng hành với anh chị em di dân và cùng với họ trở thành sứ giả loan báo TM. Đức Cha Mỹ Tho cũng nhắc đến một khía cạnh khác nữa của “xã hội động” đó là truyền thông xã hội. Ngài nêu câu hỏi liệu Giáo Hội Việt Nam đã vận dụng truyền thông để loan báo Tin Mừng chưa? Và kêu gọi Giáo Hội Việt Nam cần vận dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo như ĐGH Bênêđictô XVI đã từng nói: thế giới Internet là 1 diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng. Cần làm cho gương mặt và tiếng nói của Đức Kitô xuất hiện trên Internet.
Trước khi kết thúc Đại hội, toàn thể tham dự viên đã cùng hành hương Đức Mẹ Lavang để phó dâng công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam cho Đức Mẹ.
Sáng ngày 04/09/2015, Đại hội đã cùng cử hành Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội loan báo Tin Mừng toàn quốc do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ sự cùng với Đức Cha Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng và Đức Cha Phát Diệm.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư ký Ủy ban loan báo Tin Mừng đã long trọng công bố bản ghi nhớ cuối cùng, theo đó điểm lại nội dung những bài tham luận của 3 Đức Cha cũng như những điểm quan trọng mà Đại hội đã thảo luận và kiến nghị. Bản ghi nhớ này sẽ được Đức Cha Chủ tịch đệ trình lên cuộc họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ diễn ra vào dịp tháng 10 sắp tới. Ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban LBTM Anphong Nguyễn Hữu Long cám ơn quý Đức Cha và mọi thành phần tham dự, đồng thời ngài cũng đã tuyên bố bế mạc Đại hội.
Trước khi chia tay, các tham dự viên đã được ban tổ chức gửi tặng mỗi người một chuỗi Mân Côi và tấm hình chụp chung toàn bộ Đại hội làm kỷ niệm.
Sau gần 4 ngày Đại hội, các sứ giả loan báo Tin Mừng lại hân hoan trở về với những cánh đồng truyền giáo của mình cùng với sự đồng hành của Mẹ Lavang. Ước mong sau Đại hội lần này công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam.
Chỉnh Trần, SJ
Đại hội bước sang ngày làm việc thứ 3 (03/09/2015) với bài tham luận của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho về chủ đề: “Tính hiện thực của Ad Gentes tại Việt Nam”. Đức Cha mời gọi các tham dự viên cũng như mọi tín hữu xét mình dựa vào Ad Gentes rồi nhìn lại hoàn cảnh VN xem: Sứ mạng truyền giáo đã đi đến đâu? Đã làm được gì? Và phải làm gì?
Xem Hình
Nhìn vào tình hình truyền giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới Đức Cha cho biết rằng dường như những nỗ lực truyền giáo chưa thật sự đem lại kết quả như lòng mong ước. Lý giải cho thực trạng này Đức Cha Phêrô nêu ra mấy nguyên nhân sau:
- Dựa vào suy tư thần học của ĐHY Ratzinger (sau là ĐGH Bênêđictô XVI) trong Nhật ký công đồng Vatican II của ngài, Đức Cha cho biết rằng vấn đề then chốt vốn tác động mạnh mẽ lên toàn bộ vấn đề là cuộc khủng hoảng trên chính ý niệm truyền giáo [...] Động lực của các nhà truyền giáo trong việc đem người khác đến với Chúa Kitô dường như đang giảm xuống.
- Bên cạnh đó, Đức Cha cũng nhấn mạnh rằng niềm xác tín sâu xa vào ơn cứu độ dường như đang cạn kiệt nơi không ít giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Vì thế ngài đặt vấn đề: Nhiệt tình thừa sai nơi mỗi người thế nào? Bản thân người LBTM có còn xác tín vào ơn cứu độ nơi Đức Kitô hay không?
- Đức Cha Mỹ Tho cũng nói thêm rằng trên hết mọi sự phải là lòng nhiệt tâm đem Chúa Kitô đến những người chưa biết đến Thiên Chúa trong khi ngày nay các nhà truyền giáo nói nhiều về: chống lại chạy đua vũ trang, môi sinh, nước sạch... Đây là 1 thực tế khiến nhiều người phải suy nghĩ.
- Sau cùng dựa vào Ad Gentes số 7, Đức Cha lưu ý đại hội rằng Thiên Chúa có thể dùng những đường lối mà chỉ mình Ngài biết để đưa những người chưa biết Chúa vốn không phải do lỗi của họ để họ được đến với đức tin. Tuy nhiên, Giáo Hội có bổn phận và quyền bất khả xâm phạm trong việc loan báo Tin Mừng. Việc truyền giáo luôn luôn và mãi mãi thật sự cấp bách và cần thiết.
- Trước khi bước qua phần 2 của đề tài Đức Cha thẳng thắn chất vấn rằng: Trong việc đào tạo LM, chủng sinh đích hướng tới là gì? Có đạo tạo những LM ra đi truyền giáo? Hay chỉ là 1 viên chức GH làm việc trong 1 văn phòng giáo xứ có sẵn?
Sang phần thứ 2 của bài tham luận, Đức Cha nhấn mạnh đến 2 chiều kích “làm chứng và loan báo” trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Dựa vào Ad Gentes Đức Cha cho rằng dù nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chứng tá bao nhiêu Giáo Hội vẫn không thể bỏ qua việc loan báo bằng lời. Thực tế cho thấy người ta hay trích dẫn câu của ĐGH Phaolô VI nhưng lại quên mất câu kế tiếp là: “Ngay cả những chứng từ tốt lành nhất cũng không có hiệu quả về lâu về dài nếu không được giải thích trình bày bằng sự loan báo Chúa Giêsu.” Theo Ad Gentes số 15, không phải chỉ cần hiện diện và làm việc tông đồ bằng gương lành là đủ mà Kitô hữu cần dùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho người ngoài Kitô giáo. Đức Cha kết luận rằng trong thực tế VN có chăng nhấn mạnh rất nhiều đến chứng ta đời sống mà coi nhẹ việc loan báo Tin Mừng cho lương dân? Có sự e ngại nào? Hay chưa xác tín đủ về ơn cứu độ trong Đức Giêsu?
Đức Cha cũng lưu ý các đại biểu về tầm quan trọng của việc truyền giáo trong một “xã hội động”. Đó là một xã hội mà trong đó làn sóng di dân ngày càng tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Đức Cha không hoàn toàn xem điều đó là bất lợi nhưng nhấn mạnh rằng đó là cơ hội tốt để anh chị em di dân trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng trong những vùng đất mới nếu họ được huấn luyện. Từ tầm nhìn truyền giáo Đức Cha đã cho thấy rằng anh chị em di dân có thể là những sứ giả truyền giáo tích cực. Thế nên, ngài đặt vấn đề là phải làm gì để đồng hành với anh chị em di dân và cùng với họ trở thành sứ giả loan báo TM. Đức Cha Mỹ Tho cũng nhắc đến một khía cạnh khác nữa của “xã hội động” đó là truyền thông xã hội. Ngài nêu câu hỏi liệu Giáo Hội Việt Nam đã vận dụng truyền thông để loan báo Tin Mừng chưa? Và kêu gọi Giáo Hội Việt Nam cần vận dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo như ĐGH Bênêđictô XVI đã từng nói: thế giới Internet là 1 diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng. Cần làm cho gương mặt và tiếng nói của Đức Kitô xuất hiện trên Internet.
Trước khi kết thúc Đại hội, toàn thể tham dự viên đã cùng hành hương Đức Mẹ Lavang để phó dâng công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam cho Đức Mẹ.
Sáng ngày 04/09/2015, Đại hội đã cùng cử hành Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội loan báo Tin Mừng toàn quốc do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ sự cùng với Đức Cha Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng và Đức Cha Phát Diệm.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư ký Ủy ban loan báo Tin Mừng đã long trọng công bố bản ghi nhớ cuối cùng, theo đó điểm lại nội dung những bài tham luận của 3 Đức Cha cũng như những điểm quan trọng mà Đại hội đã thảo luận và kiến nghị. Bản ghi nhớ này sẽ được Đức Cha Chủ tịch đệ trình lên cuộc họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ diễn ra vào dịp tháng 10 sắp tới. Ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban LBTM Anphong Nguyễn Hữu Long cám ơn quý Đức Cha và mọi thành phần tham dự, đồng thời ngài cũng đã tuyên bố bế mạc Đại hội.
Trước khi chia tay, các tham dự viên đã được ban tổ chức gửi tặng mỗi người một chuỗi Mân Côi và tấm hình chụp chung toàn bộ Đại hội làm kỷ niệm.
Sau gần 4 ngày Đại hội, các sứ giả loan báo Tin Mừng lại hân hoan trở về với những cánh đồng truyền giáo của mình cùng với sự đồng hành của Mẹ Lavang. Ước mong sau Đại hội lần này công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam.
Chỉnh Trần, SJ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Chúa Giêsu trong bốn phúc
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:06 05/09/2015
Hình ảnh Chúa Giêsu trong bốn phúc (3)
3. Trong Phúc âm theo Thánh Luca
Thánh sử Luca viết phúc âm Chúa Giêsu theo dự đoán vào khoảng giữa năm 80. và năm 90. sau Chúa giáng sinh (SCGS).
Về nguồn gốc lai lịch của Thánh sử Luca không có tài liệu sử sách nào ghi lại làm bằng chứng. Nhưng theo mạch văn Luca viết chải chuốt ngôn ngữ Hy lạp, có thể phỏng đoán Luca thuộc vào thành phần có trình độ học vấn cao trong xã hội, cùng được hấp thụ đào tạo tốt về cung cách ngôn ngữ hùng biện và triết học Hy Lạp.
Luca hiểu biết bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, bản Septuaginta - Bản 70 - tường tận. Như thế, cũng có thể Luca thuộc vào nhóm những „người có lòng đạo đức kính sợ Chúa“, mà những người này có cảm tình với Do Thái gíao.
Luca thuộc về thế hệ thứ hai hay thứ ba sau những biến cố đời sống của Chúa Giêsu trên trần gian.
Luca viết phúc âm Chúa Giêsu không theo kiểu tác phẩm nói về những tín lý, nhưng là một thần học dưới dạng tường thuật trong khung cảnh lịch sử đời sống.
3.1. Mốc Lịch sử
Tác giả phúc âm Chúa Giêsu theo Luca viết tác phẩm vào cùng thời điểm niên đại với phúc âm theo Thánh Mattheo cho những Cộng đoàn Kitô hữu ở những thành phố lớn vùng biển Địa trung hải. Ở nơi đây việc hội nhập vào nền văn hóa Roma đặt ra một thách đố về căn cước tính Kitô giáo cho người tín hữu Chúa Kitô. Và cũng một phần lớn của những cộng đoàn Kito gíao ở đây là những người tín hữu Chúa Kitô có nguồn gốc là người ngoại giáo. Đây là điểm quyết định của Luca trong việc gìn giữ bảo vệ gia tài thừa tự từ Do Thái giáo. Có thế mới hiểu được Chúa Giêsu.
Theo Luca nguồn gốc lịch sử và nguyên do của căn cước tính Kitô giáo là đặc tính riêng bắt nguồn từ thời xa xưa trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và căn cứ vào truyền thống cổ xưa từ trước thời Roma.
Ngay lời mở đầu sách Phúc âm, Luca đã muốn công việc của mình được tiếp tục (Lc 1,1-4). Vì thế ông đưa ra một đòi hỏi vừa về lịch sử, vừa về địa lý: Ông muốn từ khởi đầu và theo thứ tự tuần tự viết ra. Luca dùng tập tục lưu truyền như nhân chứng, và tìm hiểu nghiên cứu thêm, để chứng minh về sự khả tín của lưu truyền.
Luca là người duy nhất trong sách thứ hai của ông, sách Tông vụ Tông đồ, đề cập đến sự tiếp nối lịch sử của Chúa Giêsu trong việc loan truyền mở rộng Cộng đoàn những tín hữu Chúa Kitô thuở Giáo Hội đầu tiên cho tới tận Roma như một khởi đầu mới
3.2. Khởi đầu mới
Luca nhận ra trong lịch sử đời sống Chúa Giêsu lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi dân Israel.
Bản tường thuật lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu (Lc 1-2), như là một khởi đầu mới của Thiên Chúa với dân Israel, cùng với những thánh ca của Maria, Zacharias, Simeon lần nữa ca ngợi công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trong tương quan liên kết nối liền với Chúa Giêsu.
Nhân vật Gioan tiền hô, sau này là Giaon tẩy gỉa, xuất hiện củng cố thêm sự liên tục với lịch sử cứu độ dân Israel: Gioan tẩy giả sửa soạn dọn nền tảng thửa đất Israel cho thời gian sau cùng ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu (1,39-45).
Nơi phúc âm Thánh Luca (16,16) Thánh Gian và Chúa Giêsu được nói đến trong tương quan liên kết chặt chẽ với nhau: Thánh Giaon tẩy giả tiếp tục với lề luật và các Tiên Tri cũng như các truyền thống trong dân Israel, còn với Chúa Giêsu bắt đầu thời gian sau cùng đầy tràn lời đoan hứa ơn cứu độ nước Thiên Chúa. Sự bắt đầu này của Chúa Giêsu là một phẩm chất mới do Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử dân Israel.
Luca nhìn cùng diễn tả sự nối tiếp trong vòng lịch sử như hình chiếc vòng cung từ một mép bờ bên này là thời gian cũ bắc vắt nối liền sang bờ bên đối diện là thời gian mới, mà với Chúa Giêsu đến thực hiện một khởi đồu mới, bước khai phá tiến tới vào thời gian sau cùng.
Bước khai phá tiến tới đó được tiếp tục trong đời sống của những cộng đoàn thời ban đầu. Như thế, bổn phận của những cộng đoàn Chúa Kitô trong lòng xã hội thế giới là tin tưởng ràng buộc vào phúc âm tin mừng của Chúa Giêsu, và tiếp tục loan truyền tin mừng ơn độ đó rộng rãi ra trong con đường đời sống xã hội.
3.3 Con đường đời sống
Luca trình bày con đường đời sống Kitô giáo làm sao sống theo đức tin vào Chúa, đã dựa trên trình thuật các biến cố đời Chúa Giêsu xảy trên con đường Chúa Giêsu về Giêrusalem nơi chương (Mt 9, 51-19,27).
Sự chấp nhận không điều kiện người tội lỗi đi hoang đàng của Thiên Chúa là trung tâm của dụ ngôn người cha nhân hậu nơi chương (15,11-32) đã diễn tả sâu đậm rõ nét: Người cha nhân hậu tha thứ cho người con mình trở về và chấp nhận nó. Sự ăn năn trở về của người con đã khiến người cha đón nhận con mình trong vòng tay yêu thương.
Lời cầu nguyện qua kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4) không chỉ cho những nhu cầu cần thiết về của ăn thức uống cho đời sống hằng ngày của mình, nhưng còn nói lên sự sẵn sàng sống lòng nhân hậu với những người khác. Lòng khoan dung nhân hậu phản ảnh lòng khoan dung nhân hậu cao cả Thiên Chúa đã ban tặng con người.
Luka qua sự tha thứ làm hòa và mối tương quan liên kết với Thiên Chúa đã nói về viễn tượng tương quan trong đời sống xã hội con người với nhau. Sự căng thẳng trong đời sống xã hội giữa người giầu và người nghèo trong cộng đoàn xứ đạo cần phải san xẻ cho có cân bằng. Rất nhiều lần Luca nói đến nguy cơ của giầu sang làm cho ý nghĩa đời sống bị mai một mất đi (8,14, 9,25, 12,13-21, 18,24-27.)
Dụ ngôn người giầu có và người nghèo khó Lazaro - người giầu có ngày sau cùng phải xuống ở dưới âm phủ, còn nghèo khó Lazaro sau này được Thiên Chúa an ủi được sống bên Chúa trên trời- hình ảnh mang dấu chỉ tiên tri ngày sau cùng này thúc đẩy nếp sống công bình bác ái giữa mối tương quan không công bằng, không quân bình cần phải quay trở sang sống công bình bác ái giữa nhau ngay trong đời sống hôm nay nơi cộng đoàn xã hội con người với nhau. (Lc 16,19-31.)
Con đường đời sống công bình bác ái như thế đưa đến bình an và gặp gỡ Chúa. Hình ảnh gặp gỡ Chúa Luca đã nói về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu qua cuộc nói chuyện trên đường Emmaus (Lc 24,13-35) sau khi Chúa Giesu sống lại lúc Chúa Giêsu bẻ Bánh. Và sau này sau khi Chúa Giêsu trở về trời ,người tín hữu Chúa Kitô còn gặp gỡ được Ngài qua nếp sống làm chứng cho Ngài, trong sách Kinh Thánh và nơi Cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện etưởng nhớ cùng tiếp nhận Bí Tích Thánh Thể Chúa Giesu Kito.
Luca trong Phúc âm diển tả Chúa Giêsu là người thầy chữa lành, mang năm hồng ân đến cho con người {Lc 4,19.}
Năm hồng ân chữa lành cho con người Thiên Chúa thực hiện qua Chúa Giêsu. Và lịch sử cùng trọng tâm giáo lý thần học của Chúa Giêsu luôn được Luca nhấn mạnh, nên được nhắc nhớ lại trong phụng vụ đời sống Hội Thánh liên tục. Như thế Chúa Giêsu càng đi sâu vào lịch sử đời sống Hội Thánh và con người.
Dần dà trong lịch sử Hội Thánh, phần nhiều những lễ trọng mừng trong năm phụng vụ, đặt nền trên phúc âm theo Thánh Luca được dùng đến, như ngày 24.06. lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô và lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24.12. hằng năm. Những biến cố lịch sử thời gian từ lễ Chúa giáng sinh tới lễ Nến Đức mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ thuật lại lịch sử Chúa Giêsu, đều do Thánh Luca viết lưu truyền lại trong phúc âm.
Thánh Luca viết phúc âm Chúa Giêsu dưới tầm nhìn ý hướng suy nghĩ làm thế nào có thể sống vừa gìn giữ căn cước tính người tín hữu Chúa Kito, vừa loan báo giáo lý cùng lịch sử đời Chúa Giêsu trong lòng xã hội nơi các thành phố lớn có nhiều dân ngoại cùng sinh sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
3. Trong Phúc âm theo Thánh Luca
Thánh sử Luca viết phúc âm Chúa Giêsu theo dự đoán vào khoảng giữa năm 80. và năm 90. sau Chúa giáng sinh (SCGS).
Về nguồn gốc lai lịch của Thánh sử Luca không có tài liệu sử sách nào ghi lại làm bằng chứng. Nhưng theo mạch văn Luca viết chải chuốt ngôn ngữ Hy lạp, có thể phỏng đoán Luca thuộc vào thành phần có trình độ học vấn cao trong xã hội, cùng được hấp thụ đào tạo tốt về cung cách ngôn ngữ hùng biện và triết học Hy Lạp.
Luca hiểu biết bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, bản Septuaginta - Bản 70 - tường tận. Như thế, cũng có thể Luca thuộc vào nhóm những „người có lòng đạo đức kính sợ Chúa“, mà những người này có cảm tình với Do Thái gíao.
Luca thuộc về thế hệ thứ hai hay thứ ba sau những biến cố đời sống của Chúa Giêsu trên trần gian.
Luca viết phúc âm Chúa Giêsu không theo kiểu tác phẩm nói về những tín lý, nhưng là một thần học dưới dạng tường thuật trong khung cảnh lịch sử đời sống.
3.1. Mốc Lịch sử
Tác giả phúc âm Chúa Giêsu theo Luca viết tác phẩm vào cùng thời điểm niên đại với phúc âm theo Thánh Mattheo cho những Cộng đoàn Kitô hữu ở những thành phố lớn vùng biển Địa trung hải. Ở nơi đây việc hội nhập vào nền văn hóa Roma đặt ra một thách đố về căn cước tính Kitô giáo cho người tín hữu Chúa Kitô. Và cũng một phần lớn của những cộng đoàn Kito gíao ở đây là những người tín hữu Chúa Kitô có nguồn gốc là người ngoại giáo. Đây là điểm quyết định của Luca trong việc gìn giữ bảo vệ gia tài thừa tự từ Do Thái giáo. Có thế mới hiểu được Chúa Giêsu.
Theo Luca nguồn gốc lịch sử và nguyên do của căn cước tính Kitô giáo là đặc tính riêng bắt nguồn từ thời xa xưa trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và căn cứ vào truyền thống cổ xưa từ trước thời Roma.
Ngay lời mở đầu sách Phúc âm, Luca đã muốn công việc của mình được tiếp tục (Lc 1,1-4). Vì thế ông đưa ra một đòi hỏi vừa về lịch sử, vừa về địa lý: Ông muốn từ khởi đầu và theo thứ tự tuần tự viết ra. Luca dùng tập tục lưu truyền như nhân chứng, và tìm hiểu nghiên cứu thêm, để chứng minh về sự khả tín của lưu truyền.
Luca là người duy nhất trong sách thứ hai của ông, sách Tông vụ Tông đồ, đề cập đến sự tiếp nối lịch sử của Chúa Giêsu trong việc loan truyền mở rộng Cộng đoàn những tín hữu Chúa Kitô thuở Giáo Hội đầu tiên cho tới tận Roma như một khởi đầu mới
3.2. Khởi đầu mới
Luca nhận ra trong lịch sử đời sống Chúa Giêsu lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi dân Israel.
Bản tường thuật lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu (Lc 1-2), như là một khởi đầu mới của Thiên Chúa với dân Israel, cùng với những thánh ca của Maria, Zacharias, Simeon lần nữa ca ngợi công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trong tương quan liên kết nối liền với Chúa Giêsu.
Nhân vật Gioan tiền hô, sau này là Giaon tẩy gỉa, xuất hiện củng cố thêm sự liên tục với lịch sử cứu độ dân Israel: Gioan tẩy giả sửa soạn dọn nền tảng thửa đất Israel cho thời gian sau cùng ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu (1,39-45).
Nơi phúc âm Thánh Luca (16,16) Thánh Gian và Chúa Giêsu được nói đến trong tương quan liên kết chặt chẽ với nhau: Thánh Giaon tẩy giả tiếp tục với lề luật và các Tiên Tri cũng như các truyền thống trong dân Israel, còn với Chúa Giêsu bắt đầu thời gian sau cùng đầy tràn lời đoan hứa ơn cứu độ nước Thiên Chúa. Sự bắt đầu này của Chúa Giêsu là một phẩm chất mới do Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử dân Israel.
Luca nhìn cùng diễn tả sự nối tiếp trong vòng lịch sử như hình chiếc vòng cung từ một mép bờ bên này là thời gian cũ bắc vắt nối liền sang bờ bên đối diện là thời gian mới, mà với Chúa Giêsu đến thực hiện một khởi đồu mới, bước khai phá tiến tới vào thời gian sau cùng.
Bước khai phá tiến tới đó được tiếp tục trong đời sống của những cộng đoàn thời ban đầu. Như thế, bổn phận của những cộng đoàn Chúa Kitô trong lòng xã hội thế giới là tin tưởng ràng buộc vào phúc âm tin mừng của Chúa Giêsu, và tiếp tục loan truyền tin mừng ơn độ đó rộng rãi ra trong con đường đời sống xã hội.
3.3 Con đường đời sống
Luca trình bày con đường đời sống Kitô giáo làm sao sống theo đức tin vào Chúa, đã dựa trên trình thuật các biến cố đời Chúa Giêsu xảy trên con đường Chúa Giêsu về Giêrusalem nơi chương (Mt 9, 51-19,27).
Sự chấp nhận không điều kiện người tội lỗi đi hoang đàng của Thiên Chúa là trung tâm của dụ ngôn người cha nhân hậu nơi chương (15,11-32) đã diễn tả sâu đậm rõ nét: Người cha nhân hậu tha thứ cho người con mình trở về và chấp nhận nó. Sự ăn năn trở về của người con đã khiến người cha đón nhận con mình trong vòng tay yêu thương.
Lời cầu nguyện qua kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4) không chỉ cho những nhu cầu cần thiết về của ăn thức uống cho đời sống hằng ngày của mình, nhưng còn nói lên sự sẵn sàng sống lòng nhân hậu với những người khác. Lòng khoan dung nhân hậu phản ảnh lòng khoan dung nhân hậu cao cả Thiên Chúa đã ban tặng con người.
Luka qua sự tha thứ làm hòa và mối tương quan liên kết với Thiên Chúa đã nói về viễn tượng tương quan trong đời sống xã hội con người với nhau. Sự căng thẳng trong đời sống xã hội giữa người giầu và người nghèo trong cộng đoàn xứ đạo cần phải san xẻ cho có cân bằng. Rất nhiều lần Luca nói đến nguy cơ của giầu sang làm cho ý nghĩa đời sống bị mai một mất đi (8,14, 9,25, 12,13-21, 18,24-27.)
Dụ ngôn người giầu có và người nghèo khó Lazaro - người giầu có ngày sau cùng phải xuống ở dưới âm phủ, còn nghèo khó Lazaro sau này được Thiên Chúa an ủi được sống bên Chúa trên trời- hình ảnh mang dấu chỉ tiên tri ngày sau cùng này thúc đẩy nếp sống công bình bác ái giữa mối tương quan không công bằng, không quân bình cần phải quay trở sang sống công bình bác ái giữa nhau ngay trong đời sống hôm nay nơi cộng đoàn xã hội con người với nhau. (Lc 16,19-31.)
Con đường đời sống công bình bác ái như thế đưa đến bình an và gặp gỡ Chúa. Hình ảnh gặp gỡ Chúa Luca đã nói về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu qua cuộc nói chuyện trên đường Emmaus (Lc 24,13-35) sau khi Chúa Giesu sống lại lúc Chúa Giêsu bẻ Bánh. Và sau này sau khi Chúa Giêsu trở về trời ,người tín hữu Chúa Kitô còn gặp gỡ được Ngài qua nếp sống làm chứng cho Ngài, trong sách Kinh Thánh và nơi Cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện etưởng nhớ cùng tiếp nhận Bí Tích Thánh Thể Chúa Giesu Kito.
Luca trong Phúc âm diển tả Chúa Giêsu là người thầy chữa lành, mang năm hồng ân đến cho con người {Lc 4,19.}
Năm hồng ân chữa lành cho con người Thiên Chúa thực hiện qua Chúa Giêsu. Và lịch sử cùng trọng tâm giáo lý thần học của Chúa Giêsu luôn được Luca nhấn mạnh, nên được nhắc nhớ lại trong phụng vụ đời sống Hội Thánh liên tục. Như thế Chúa Giêsu càng đi sâu vào lịch sử đời sống Hội Thánh và con người.
Dần dà trong lịch sử Hội Thánh, phần nhiều những lễ trọng mừng trong năm phụng vụ, đặt nền trên phúc âm theo Thánh Luca được dùng đến, như ngày 24.06. lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô và lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24.12. hằng năm. Những biến cố lịch sử thời gian từ lễ Chúa giáng sinh tới lễ Nến Đức mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ thuật lại lịch sử Chúa Giêsu, đều do Thánh Luca viết lưu truyền lại trong phúc âm.
Thánh Luca viết phúc âm Chúa Giêsu dưới tầm nhìn ý hướng suy nghĩ làm thế nào có thể sống vừa gìn giữ căn cước tính người tín hữu Chúa Kito, vừa loan báo giáo lý cùng lịch sử đời Chúa Giêsu trong lòng xã hội nơi các thành phố lớn có nhiều dân ngoại cùng sinh sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tản mạn chuyện “hôn nhân” đồng tính: Cái nhìn ngược dòng
Vũ Van An
20:36 05/09/2015
Một trong các luận điểm của các nhà tranh đấu quyền đồng tính là khuynh hướng này không thể thay đổi được. Nhưng không thiếu những người có khuynh hướng này tự chứng tỏ là họ có thể thay đổi được.
Những người này đang qui tụ đông đảo trong nhiều phong trào như Courage (Can Đảm). Phong trào này bắt đầu năm 1998, được gợi hứng bởi Đức Cố Hồng Y Terence Cooke của New York, và hiện đang có mặt tại 13 quốc gia. Một phong trào khác gọi là People Can Change (Người Ta Có Thể Thay Đổi), thành lập năm 2000, giúp người đồng tính tìm được bình an và thoả mãn trong đời họ bằng cách sống độc thân hay sống trong liên hệ dị tính.
Các phong trào trên được sự hỗ trợ của Hiệp Hội Quốc Gia Nghiên Cứu & Điều Trị Đồng Tính Luyến Ái (National Association for Research & Therapy of Homosexuality, tắt là NARTH). Hiệp Hội hay Viện này là một cơ quan cung cấp lối điều trị chuyển đổi (conversion therapy: Họ dùng những kỹ thuật như sửa đổi hành vi [behavior modification], liệu pháp ác cảm [aversion therapy], tâm lý phân tích, liệu pháp bản chất [primal therapy], EMDR và liệu pháp đền bù [reparative therapy]) và nhiều chế độ khác nhằm thay đổi khuynh hướng tính dục nơi các cá nhân đồng tính; Viện này được coi là một tổ chức khoa học chuyên nghiệp đa khoa chuyên phục vụ những người có khuynh hướng đồng tính, do Joseph Nicolosi, Benjamin Kaufman và Charles Socarides thành lập năm 1992. Những người này cho rằng đồng tính luyến ái là một xáo trộn.
Trong bài In Defense of the Need for Honest Dialogue, Kaufman viết rằng họ thành lập NARTH vì Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ và các tổ chức chuyên nghiệp tương tự “đã hoàn toàn làm khô cứng việc nghiên cứu khoa học đáng lý ra rất cần thiết để kích thích việc thảo luận” về đồng tính luyến ái. Họ cho rằng bầu khí chính trị đã thay đổi khiến cho đến cả việc gợi ý rằng cần phải có cuộc đối thoại để xem xét tính bình thường của đồng tính luyến ái cũng bị coi là không đúng đắn về chính trị. Kaufman nhấn mạnh rằng NARTH được thành lập để thách thức việc kiểm duyệt các cuộc nghiên cứu khoa học bị coi là không được lòng chính trị.
NARTH cho rằng mình là một tổ chức thế tục nhưng hợp tác với nhiều nhóm tôn giáo như Jews Offering New Alternatives for Healing, Joel 2:25 International, và Evergreen International. Điều đáng lưu ý là Robert Perloff, nguyên chủ tịch Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ là người hết lòng hỗ trợ NARTH.
NARTH hiện bị nhiều phương tiện truyền thông đánh phá không ngừng coi là thứ khoa học đồ bỏ (junk science). Chắc chắn phong trào đấu tranh quyền đồng tính đứng đàng sau chiến dịch đánh phá này. Chứ thực sự nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đứng đắn đã chứng minh rằng dù là gì đi chăng nữa, đồng tính luyến ái không phải là một điều bất biến, không thể nào thay đổi.
Từ điển mở Wikipedia cho rằng: theo báo cáo của Jeffrey Satinover, ông đạt được tỉ lệ 50-70% thành công trong việc thay đổi khuynh hướng tình dục từ đồng tính trở thành bình thường. Các nghiên cứu tương tự đã khiến một số chuyên gia thừa nhận rằng khuynh hướng tình dục không phải là bất biến và việc thay đổi nó là có thể. Nhiều người đồng tính (dù không phải là tất cả) có thể thay đổi khuynh hướng tình dục của mình thông qua một loạt các nỗ lực tâm lý và tư vấn. Báo cáo năm 2009 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng có đánh giá đột phá về trị liệu đối với khách hàng đồng tính muốn đấu tranh để vẫn trung thành với đức tin tôn giáo và không chấp nhận mình là đồng tính. Chủ tịch của Liên Đoàn Công Giáo Quốc Tế, Alan Chambers, mô tả bản thân mình là một người "đã vượt qua thu hút đồng tính không mong muốn", và ông bày tỏ sự hài lòng với phần này của báo cáo.
Bà Judith Glassgold hy vọng rằng báo cáo 2009 sẽ làm dịu tranh cãi giữa 2 bên ủng hộ và phản đối: "Các nhà tâm lý tôn giáo nên nhìn nhận khía cạnh tích cực của người đồng tính. Các nhà trị liệu thế tục thì phải nhận ra rằng một số người sẽ chọn đức tin của họ thay vì ham muốn tình dục".
Thực ra, thiên hướng tình dục (bao gồm đồng tính, dị tính hoặc song tính) không phải là cố định, nó có thể thay đổi từ dạng này sang dạng khác. Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) tuyên bố rằng "một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định; Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người". Trong một tuyên bố phát hành cùng với Tổ Chức Y Tế Hoa Kỳ, Hiệp Hội Tâm Thần Học Mỹ cho rằng "những người khác nhau nhận ra tại các điểm khác nhau trong cuộc đời rằng họ là dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, hay song tính" Một báo cáo từ Trung tâm Y tế và sức khỏe tâm thần cho biết: "Đối với một số người, thiên hướng tình dục là liên tục và cố định trong suốt cuộc đời họ. Đối với những người khác, thiên hướng tình dục có thể là linh động và thay đổi theo thời gian".Nghiên cứu của Lisa Diamond về "Song tính nữ từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành" cho thấy rằng có "tính lưu động đáng kể trong thiên hướng song tính, hoặc không rõ ràng, và đồng tính nữ tại thời điểm khảo sát, về hành vi và bản sắc".
Những nghiên cứu trên cho thấy: Tính cố định hoặc linh động của thiên hướng tình dục phụ thuộc vào từng cá nhân. Đối với nhiều người, thiên hướng tình dục là cố định và không thay đổi. Nhưng với nhiều người khác, điều này lại không phải là bẩm sinh mà nó có thể biến đổi theo thời gian, có thể từ dị tính sang đồng tính hoặc ngược lại. Sự biến đổi diễn ra như thế nào phụ thuộc vào yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường (sự tác động của văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình, bạn bè...). Tiến sĩ Neil Whitehead và vợ ông là Briar, hai thành viên của tổ chức ủng hộ liệu pháp chuyển đổi NARTH, thông qua việc tổng kết nhiều thống kê khác nhau, ghi nhận tuyên bố của van den Aardweg rằng: trong 2/3 những trường hợp mà ông điều trị, thiên hướng đồng tính đã biến mất hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng: nhiều người đã tự phủ định khuynh hướng đồng tính khi nó manh nha xuất hiện trong tâm trí họ nhằm tránh phải xung đột với các giá trị xã hội và tôn giáo. Sau khi xem xét các nghiên cứu, Judith Glassgold, chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ phụ trách về tâm lý tình dục, cho biết một số người có sự tự phủ định khuynh hướng đồng tính và "không có bằng chứng rõ ràng về tác hại (của sự tự phủ định này)".
Năm 2006, Tiến sĩ Jeffrey Satinover cho biết: đã tồn tại các bằng chứng vững chắc dịch tễ học, được xác nhận và khẳng định rộng rãi, rằng đồng tính luyến ái thể hiện thường xuyên nhất ở tuổi vị thành niên. Đối với một số vị thành niên, khuynh hướng đồng tính sẽ duy trì mãi về sau, nhưng với số còn lại, nó sẽ giảm một cách tự nhiên theo sự trưởng thành, và cuối cùng sẽ biến mất, trừ khi nó được "hỗ trợ và khuyến khích". Ông cũng ghi nhận rằng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của những người trẻ tuổi là bối cảnh xã hội và gia đình. Do đó, nếu xã hội ngày càng dung nạp hoặc cổ vũ cho đồng tính luyến ái thì sẽ "dẫn đến số lượng ngày càng gia tăng của những người tự nhận mình là đồng tính". Lập luận này của Satinover được ông trích dẫn nhiều số liệu thống kê để chứng minh.
Nghiên cứu khác ở Canada năm 2004 cho biết: với những người thuộc nhóm trên 65 tuổi, tỷ lệ tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính là 0,37%, thấp hơn gần 6 lần so với tỷ lệ 1,96% ở nhóm 18-34 tuổi. Nghiên cứu 7.500 người ở Úc năm 2003 cho thấy: ở độ tuổi 20-24, tỷ lệ đồng tính nam là 2,8% và đồng tính nữ là 4,6%, nhưng đến độ tuổi 50-54, tỷ lệ tương ứng đã tụt xuống còn 1,9% và 1%. Nghiên cứu về thanh niên trong độ tuổi 21-26 ở New Zealand cho thấy: 1,9% nam giới từ đồng tính trở thành bình thường, trong khi 1% từ bình thường trở thành đồng tính (con số tương ứng ở nữ là 9,5% và 1,3%); hấp dẫn đồng tính là không ổn định ở tuổi dậy thì, đặc biệt là ở nữ; tỷ lệ đồng tính nữ ở New Zealand cao hơn nhiều so với Anh và Mỹ (2 nước có thái độ xã hội khắt khe với đồng tính hơn so với New Zealand).
Những quan sát này, cùng với sự thay đổi về giáo dục, phù hợp với một vai trò tác động to lớn của môi trường xã hội tạo nên người đồng tính.
Trên đây, Wikipedia có nhắc tới Tiến sĩ Neil Whitehead. Ông vốn làm việc cho chính phủ New Zealand với tư cách một nhà nghiên cứu khoa học trong vòng 24 năm, sau đó ông làm cho Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Thế Giới và Liên Hiệp Quốc 4 năm. Gần đây nhất, ông cố vấn cho các trường đại học Nhật Bản về các hệ quả của phơi nhiễm phóng xạ. Luận án tiến sĩ của ông thuộc lĩnh vực sinh hóa và thống kê. Theo ông, khoảng phân nửa số người đồng tính và song tính (nơi môi trường bình thường, không trị liệu) đã chuyển hướng sang dị tính sau một khoảng thời gian.
Nói đến NARTH, người ta không khỏi nghĩ tới việc công bố, vào năm 1997, một cuộc nghiên cứu tâm lý rộng lớn của họ. Cuộc nghiên cứu này diễn ra với 860 cá nhân, những người muốn tìm kiếm cách chữa trị những cảm xúc đồng tính của họ, với sự tham gia của hơn 200 nhà tâm lý trị liệu.
Số người có khuynh hướng “hoàn toàn đồng tính và hầu như hoàn toàn đồng tính” tham gia cuộc nghiên cứu đã giảm đi 80% (lúc đầu từ 584 người, sau 2 năm xuống còn 112 người). Vì họ đã trải nghiệm một sự gia tăng đáng kể những cảm xúc với người khác phái, đó là kết quả của phương pháp trị liệu.
Dù rất có thể có những sai sót trong phương pháp học, nhưng những khám phá như trên không thể nào bỏ qua được, như thái độ của phong trào tranh đấu đồng tính hiện nay và những người ủng hộ họ vì xu thời, kiếm phiếu hay mù quáng vì ý thức hệ. Họ đã làm ngơ tất cả các khám phá đi ngược lại ý thức hệ của họ trong suốt 70 năm nay. Truyền thông đã hợp tác với xu hướng này từ lâu, vì dễ thu hút được khán thính giả.
Khoa học vốn không cho phép bất cứ ai thiên vị đến dìm hẳn các khám phá hay các lý thuyết của người khác, để chỉ một chiều trình diễn nguyên các khám phá của mình. Không những thế còn tìm cách bôi lọ các khám phá và các lý thuyết khác với mình. Họ quên một sự thật từng được Victor Hugo phát biểu: khoa học nói lời đầu tiên về mọi điều nhưng không nói lời sau hết về điều nào cả. Câu nói này đã được lấy đặt tên cho một phong trào gọi là Last Word on Nothing (LWON) gồm những nhà văn khoa học ban ngày làm việc cho các tờ như Science, Nature, New Scientist, Scientific American, High Country News, Smithsonian, National Geographic, và nhiều tạp chí khác, đêm về, họ viết cho LWON, trình bầy những cái nhìn khoa học khách quan.
Những người này đang qui tụ đông đảo trong nhiều phong trào như Courage (Can Đảm). Phong trào này bắt đầu năm 1998, được gợi hứng bởi Đức Cố Hồng Y Terence Cooke của New York, và hiện đang có mặt tại 13 quốc gia. Một phong trào khác gọi là People Can Change (Người Ta Có Thể Thay Đổi), thành lập năm 2000, giúp người đồng tính tìm được bình an và thoả mãn trong đời họ bằng cách sống độc thân hay sống trong liên hệ dị tính.
Các phong trào trên được sự hỗ trợ của Hiệp Hội Quốc Gia Nghiên Cứu & Điều Trị Đồng Tính Luyến Ái (National Association for Research & Therapy of Homosexuality, tắt là NARTH). Hiệp Hội hay Viện này là một cơ quan cung cấp lối điều trị chuyển đổi (conversion therapy: Họ dùng những kỹ thuật như sửa đổi hành vi [behavior modification], liệu pháp ác cảm [aversion therapy], tâm lý phân tích, liệu pháp bản chất [primal therapy], EMDR và liệu pháp đền bù [reparative therapy]) và nhiều chế độ khác nhằm thay đổi khuynh hướng tính dục nơi các cá nhân đồng tính; Viện này được coi là một tổ chức khoa học chuyên nghiệp đa khoa chuyên phục vụ những người có khuynh hướng đồng tính, do Joseph Nicolosi, Benjamin Kaufman và Charles Socarides thành lập năm 1992. Những người này cho rằng đồng tính luyến ái là một xáo trộn.
Trong bài In Defense of the Need for Honest Dialogue, Kaufman viết rằng họ thành lập NARTH vì Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ và các tổ chức chuyên nghiệp tương tự “đã hoàn toàn làm khô cứng việc nghiên cứu khoa học đáng lý ra rất cần thiết để kích thích việc thảo luận” về đồng tính luyến ái. Họ cho rằng bầu khí chính trị đã thay đổi khiến cho đến cả việc gợi ý rằng cần phải có cuộc đối thoại để xem xét tính bình thường của đồng tính luyến ái cũng bị coi là không đúng đắn về chính trị. Kaufman nhấn mạnh rằng NARTH được thành lập để thách thức việc kiểm duyệt các cuộc nghiên cứu khoa học bị coi là không được lòng chính trị.
NARTH cho rằng mình là một tổ chức thế tục nhưng hợp tác với nhiều nhóm tôn giáo như Jews Offering New Alternatives for Healing, Joel 2:25 International, và Evergreen International. Điều đáng lưu ý là Robert Perloff, nguyên chủ tịch Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ là người hết lòng hỗ trợ NARTH.
NARTH hiện bị nhiều phương tiện truyền thông đánh phá không ngừng coi là thứ khoa học đồ bỏ (junk science). Chắc chắn phong trào đấu tranh quyền đồng tính đứng đàng sau chiến dịch đánh phá này. Chứ thực sự nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đứng đắn đã chứng minh rằng dù là gì đi chăng nữa, đồng tính luyến ái không phải là một điều bất biến, không thể nào thay đổi.
Từ điển mở Wikipedia cho rằng: theo báo cáo của Jeffrey Satinover, ông đạt được tỉ lệ 50-70% thành công trong việc thay đổi khuynh hướng tình dục từ đồng tính trở thành bình thường. Các nghiên cứu tương tự đã khiến một số chuyên gia thừa nhận rằng khuynh hướng tình dục không phải là bất biến và việc thay đổi nó là có thể. Nhiều người đồng tính (dù không phải là tất cả) có thể thay đổi khuynh hướng tình dục của mình thông qua một loạt các nỗ lực tâm lý và tư vấn. Báo cáo năm 2009 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cũng có đánh giá đột phá về trị liệu đối với khách hàng đồng tính muốn đấu tranh để vẫn trung thành với đức tin tôn giáo và không chấp nhận mình là đồng tính. Chủ tịch của Liên Đoàn Công Giáo Quốc Tế, Alan Chambers, mô tả bản thân mình là một người "đã vượt qua thu hút đồng tính không mong muốn", và ông bày tỏ sự hài lòng với phần này của báo cáo.
Bà Judith Glassgold hy vọng rằng báo cáo 2009 sẽ làm dịu tranh cãi giữa 2 bên ủng hộ và phản đối: "Các nhà tâm lý tôn giáo nên nhìn nhận khía cạnh tích cực của người đồng tính. Các nhà trị liệu thế tục thì phải nhận ra rằng một số người sẽ chọn đức tin của họ thay vì ham muốn tình dục".
Thực ra, thiên hướng tình dục (bao gồm đồng tính, dị tính hoặc song tính) không phải là cố định, nó có thể thay đổi từ dạng này sang dạng khác. Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) tuyên bố rằng "một số người tin rằng thiên hướng tình dục là bẩm sinh và cố định; Tuy nhiên, thực tế khuynh hướng tình dục luôn phát triển trong suốt cả một đời người". Trong một tuyên bố phát hành cùng với Tổ Chức Y Tế Hoa Kỳ, Hiệp Hội Tâm Thần Học Mỹ cho rằng "những người khác nhau nhận ra tại các điểm khác nhau trong cuộc đời rằng họ là dị tính, đồng tính nam, đồng tính nữ, hay song tính" Một báo cáo từ Trung tâm Y tế và sức khỏe tâm thần cho biết: "Đối với một số người, thiên hướng tình dục là liên tục và cố định trong suốt cuộc đời họ. Đối với những người khác, thiên hướng tình dục có thể là linh động và thay đổi theo thời gian".Nghiên cứu của Lisa Diamond về "Song tính nữ từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành" cho thấy rằng có "tính lưu động đáng kể trong thiên hướng song tính, hoặc không rõ ràng, và đồng tính nữ tại thời điểm khảo sát, về hành vi và bản sắc".
Những nghiên cứu trên cho thấy: Tính cố định hoặc linh động của thiên hướng tình dục phụ thuộc vào từng cá nhân. Đối với nhiều người, thiên hướng tình dục là cố định và không thay đổi. Nhưng với nhiều người khác, điều này lại không phải là bẩm sinh mà nó có thể biến đổi theo thời gian, có thể từ dị tính sang đồng tính hoặc ngược lại. Sự biến đổi diễn ra như thế nào phụ thuộc vào yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường (sự tác động của văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình, bạn bè...). Tiến sĩ Neil Whitehead và vợ ông là Briar, hai thành viên của tổ chức ủng hộ liệu pháp chuyển đổi NARTH, thông qua việc tổng kết nhiều thống kê khác nhau, ghi nhận tuyên bố của van den Aardweg rằng: trong 2/3 những trường hợp mà ông điều trị, thiên hướng đồng tính đã biến mất hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng: nhiều người đã tự phủ định khuynh hướng đồng tính khi nó manh nha xuất hiện trong tâm trí họ nhằm tránh phải xung đột với các giá trị xã hội và tôn giáo. Sau khi xem xét các nghiên cứu, Judith Glassgold, chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ phụ trách về tâm lý tình dục, cho biết một số người có sự tự phủ định khuynh hướng đồng tính và "không có bằng chứng rõ ràng về tác hại (của sự tự phủ định này)".
Năm 2006, Tiến sĩ Jeffrey Satinover cho biết: đã tồn tại các bằng chứng vững chắc dịch tễ học, được xác nhận và khẳng định rộng rãi, rằng đồng tính luyến ái thể hiện thường xuyên nhất ở tuổi vị thành niên. Đối với một số vị thành niên, khuynh hướng đồng tính sẽ duy trì mãi về sau, nhưng với số còn lại, nó sẽ giảm một cách tự nhiên theo sự trưởng thành, và cuối cùng sẽ biến mất, trừ khi nó được "hỗ trợ và khuyến khích". Ông cũng ghi nhận rằng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của những người trẻ tuổi là bối cảnh xã hội và gia đình. Do đó, nếu xã hội ngày càng dung nạp hoặc cổ vũ cho đồng tính luyến ái thì sẽ "dẫn đến số lượng ngày càng gia tăng của những người tự nhận mình là đồng tính". Lập luận này của Satinover được ông trích dẫn nhiều số liệu thống kê để chứng minh.
Nghiên cứu khác ở Canada năm 2004 cho biết: với những người thuộc nhóm trên 65 tuổi, tỷ lệ tự nhận mình là đồng tính hoặc song tính là 0,37%, thấp hơn gần 6 lần so với tỷ lệ 1,96% ở nhóm 18-34 tuổi. Nghiên cứu 7.500 người ở Úc năm 2003 cho thấy: ở độ tuổi 20-24, tỷ lệ đồng tính nam là 2,8% và đồng tính nữ là 4,6%, nhưng đến độ tuổi 50-54, tỷ lệ tương ứng đã tụt xuống còn 1,9% và 1%. Nghiên cứu về thanh niên trong độ tuổi 21-26 ở New Zealand cho thấy: 1,9% nam giới từ đồng tính trở thành bình thường, trong khi 1% từ bình thường trở thành đồng tính (con số tương ứng ở nữ là 9,5% và 1,3%); hấp dẫn đồng tính là không ổn định ở tuổi dậy thì, đặc biệt là ở nữ; tỷ lệ đồng tính nữ ở New Zealand cao hơn nhiều so với Anh và Mỹ (2 nước có thái độ xã hội khắt khe với đồng tính hơn so với New Zealand).
Những quan sát này, cùng với sự thay đổi về giáo dục, phù hợp với một vai trò tác động to lớn của môi trường xã hội tạo nên người đồng tính.
Trên đây, Wikipedia có nhắc tới Tiến sĩ Neil Whitehead. Ông vốn làm việc cho chính phủ New Zealand với tư cách một nhà nghiên cứu khoa học trong vòng 24 năm, sau đó ông làm cho Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Thế Giới và Liên Hiệp Quốc 4 năm. Gần đây nhất, ông cố vấn cho các trường đại học Nhật Bản về các hệ quả của phơi nhiễm phóng xạ. Luận án tiến sĩ của ông thuộc lĩnh vực sinh hóa và thống kê. Theo ông, khoảng phân nửa số người đồng tính và song tính (nơi môi trường bình thường, không trị liệu) đã chuyển hướng sang dị tính sau một khoảng thời gian.
Nói đến NARTH, người ta không khỏi nghĩ tới việc công bố, vào năm 1997, một cuộc nghiên cứu tâm lý rộng lớn của họ. Cuộc nghiên cứu này diễn ra với 860 cá nhân, những người muốn tìm kiếm cách chữa trị những cảm xúc đồng tính của họ, với sự tham gia của hơn 200 nhà tâm lý trị liệu.
Số người có khuynh hướng “hoàn toàn đồng tính và hầu như hoàn toàn đồng tính” tham gia cuộc nghiên cứu đã giảm đi 80% (lúc đầu từ 584 người, sau 2 năm xuống còn 112 người). Vì họ đã trải nghiệm một sự gia tăng đáng kể những cảm xúc với người khác phái, đó là kết quả của phương pháp trị liệu.
Dù rất có thể có những sai sót trong phương pháp học, nhưng những khám phá như trên không thể nào bỏ qua được, như thái độ của phong trào tranh đấu đồng tính hiện nay và những người ủng hộ họ vì xu thời, kiếm phiếu hay mù quáng vì ý thức hệ. Họ đã làm ngơ tất cả các khám phá đi ngược lại ý thức hệ của họ trong suốt 70 năm nay. Truyền thông đã hợp tác với xu hướng này từ lâu, vì dễ thu hút được khán thính giả.
Khoa học vốn không cho phép bất cứ ai thiên vị đến dìm hẳn các khám phá hay các lý thuyết của người khác, để chỉ một chiều trình diễn nguyên các khám phá của mình. Không những thế còn tìm cách bôi lọ các khám phá và các lý thuyết khác với mình. Họ quên một sự thật từng được Victor Hugo phát biểu: khoa học nói lời đầu tiên về mọi điều nhưng không nói lời sau hết về điều nào cả. Câu nói này đã được lấy đặt tên cho một phong trào gọi là Last Word on Nothing (LWON) gồm những nhà văn khoa học ban ngày làm việc cho các tờ như Science, Nature, New Scientist, Scientific American, High Country News, Smithsonian, National Geographic, và nhiều tạp chí khác, đêm về, họ viết cho LWON, trình bầy những cái nhìn khoa học khách quan.
Thông Báo
Thông báo số 1 về Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015 tại Philadelphia
Lm Peter Võ Sơn
13:06 05/09/2015
THÔNG BÁO
(Ngày 5 tháng 9 năm 2015)
Đại Hội Gia Đình Thế Giới (WMOF) 2015 Philadelphia
1. Đính kèm dưới đây là Thư của Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn.
2. Ban Tổ Chức của Tòa Thánh tặng cho Việt Nam 4 Scholarships (1 cho Đức Cha đặc trách Mục Vụ Gia Đình (MVGĐ), 1 cho Cha phụ tá với Đức Cha đặc trách MVGĐ, và 2 cho 1 cặp vợ chồng. Thông thường Tòa Thánh chỉ cho Đức Cha đặc trách MVGD, not for Linh mục, và 1 đôi vợ chồng; và chỉ cho một số quốc gia mà thôi.
3. Celebrating the Papal Mass: Ban Tổ Chức WMOF vừa cho biết viêc ghi danh đồng tế Lễ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô được gia hạn cho tới ngày 8 tháng 9 năm 2015. Kính mời quý Đức Ông và quý Cha vào Website http://www.worldmeeting2015.org/clergy-participation/concelebrate-the-papal-mass/ Upload Testimony Letter and/or Celebret, và in giấy có ID Number. Việc đăng ký dâng Lễ với Đức Giáo Hoàng không chỉ về giáo quyền mà về an ninh quốc gia, vì thế, sau ngày 8 tháng 9 là hết hạn.
Kính báo,
Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
(Ngày 5 tháng 9 năm 2015)
Đại Hội Gia Đình Thế Giới (WMOF) 2015 Philadelphia
1. Đính kèm dưới đây là Thư của Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn.
2. Ban Tổ Chức của Tòa Thánh tặng cho Việt Nam 4 Scholarships (1 cho Đức Cha đặc trách Mục Vụ Gia Đình (MVGĐ), 1 cho Cha phụ tá với Đức Cha đặc trách MVGĐ, và 2 cho 1 cặp vợ chồng. Thông thường Tòa Thánh chỉ cho Đức Cha đặc trách MVGD, not for Linh mục, và 1 đôi vợ chồng; và chỉ cho một số quốc gia mà thôi.
3. Celebrating the Papal Mass: Ban Tổ Chức WMOF vừa cho biết viêc ghi danh đồng tế Lễ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô được gia hạn cho tới ngày 8 tháng 9 năm 2015. Kính mời quý Đức Ông và quý Cha vào Website http://www.worldmeeting2015.org/clergy-participation/concelebrate-the-papal-mass/ Upload Testimony Letter and/or Celebret, và in giấy có ID Number. Việc đăng ký dâng Lễ với Đức Giáo Hoàng không chỉ về giáo quyền mà về an ninh quốc gia, vì thế, sau ngày 8 tháng 9 là hết hạn.
Kính báo,
Lm Peter Võ Sơn
Tổng Thư Ký
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Thông báo về Đại Hội Gia Đình 2015 tại Philadelphia
Lm Peter Võ Sơn
13:12 05/09/2015
Thánh Ca
Thánh Ca: Tiếng Ru Vào Đời - Trình Bày: Đình Trinh
Khắc Thái
22:50 05/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hòa Âm: Đinh Công Lý
Trình Bày: Đình Trinh