Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:51 06/09/2019
29. Ở thế gian càng tự khiêm tự hạ, thì ở trên trời càng vinh quang.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:59 06/09/2019
6. MỘT CÚ SỢ HÃO
Tên hầu cận của Hán Tuyên đế Lưu Chí, về già thì bị bệnh hôi mồm, Lưu Chí bèn đưa cho hắn ta một miếng kê thiệt hương (đinh hương) để ngậm.
Miếng kê thiệt hương không lớn nhưng có chút mùi vị chát và cay, tên hầu cận không dám hỏi nhiều, chỉ biết bỏ vào miệng và trong bụng nghĩ thầm nhất định là phải có phạm tội gì với hoàng đế đây nên mới được ban cho độc dược.
Sau khi về đến nhà thì lập tức nói lời vĩnh biệt với mọi người, người nhà vừa nghe thì khóc lóc ai oán, nhưng nghĩ lại thì thấy không có tội gì với hoàng đế, nên mới nói tên quân hầu đưa thuốc đã ngậm ra coi, ông ta vừa mở miệng thì mùi thơm bay ra, mọi người trong nhà đều ngửi thấy mùi đinh hương, tất cả mọi người vì một cú sợ hảo huyền mà cười ra nước mắt.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 6:
Ở đời có rất nhiều cái sợ hão:
Sợ mất việc làm, sợ người yêu bỏ, sợ bạn bè chê là những cái lo sợ hão ở đời này, cái phải lo sợ là chết mất linh hồn ngay khi còn ở đời này và đời sau.
Có một vài giáo dân cứ sợ con cái mất linh hồn khi chúng nó không đọc kinh hôm kinh mai nên cứ nhắc nhở, còn mình thì tối tối đi nhậu đến khuya mới về; có một vài giáo dân giàu có lo sợ sau khi chết mất linh hồn nên bỏ tiền xin cha sở dâng lễ trước cho mình, nhưng bản thân thì rất ít khi đi lễ nhà thờ…
Con người ta lo sợ hão là bởi vì họ chỉ lo mất cái ở đời này là cái nay còn mai mất, mà không lo sợ mất cái đời sau là thiên đàng là nơi vĩnh phúc, mà Thiên Chúa đã dành cho những ai biết yêu mến Ngài và yêu thương anh em như chính mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tên hầu cận của Hán Tuyên đế Lưu Chí, về già thì bị bệnh hôi mồm, Lưu Chí bèn đưa cho hắn ta một miếng kê thiệt hương (đinh hương) để ngậm.
Miếng kê thiệt hương không lớn nhưng có chút mùi vị chát và cay, tên hầu cận không dám hỏi nhiều, chỉ biết bỏ vào miệng và trong bụng nghĩ thầm nhất định là phải có phạm tội gì với hoàng đế đây nên mới được ban cho độc dược.
Sau khi về đến nhà thì lập tức nói lời vĩnh biệt với mọi người, người nhà vừa nghe thì khóc lóc ai oán, nhưng nghĩ lại thì thấy không có tội gì với hoàng đế, nên mới nói tên quân hầu đưa thuốc đã ngậm ra coi, ông ta vừa mở miệng thì mùi thơm bay ra, mọi người trong nhà đều ngửi thấy mùi đinh hương, tất cả mọi người vì một cú sợ hảo huyền mà cười ra nước mắt.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 6:
Ở đời có rất nhiều cái sợ hão:
Sợ mất việc làm, sợ người yêu bỏ, sợ bạn bè chê là những cái lo sợ hão ở đời này, cái phải lo sợ là chết mất linh hồn ngay khi còn ở đời này và đời sau.
Có một vài giáo dân cứ sợ con cái mất linh hồn khi chúng nó không đọc kinh hôm kinh mai nên cứ nhắc nhở, còn mình thì tối tối đi nhậu đến khuya mới về; có một vài giáo dân giàu có lo sợ sau khi chết mất linh hồn nên bỏ tiền xin cha sở dâng lễ trước cho mình, nhưng bản thân thì rất ít khi đi lễ nhà thờ…
Con người ta lo sợ hão là bởi vì họ chỉ lo mất cái ở đời này là cái nay còn mai mất, mà không lo sợ mất cái đời sau là thiên đàng là nơi vĩnh phúc, mà Thiên Chúa đã dành cho những ai biết yêu mến Ngài và yêu thương anh em như chính mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 06/09/2019
30. Khiêm tốn có thể chinh phục được tất cả.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 06/09/2019
8. CÙNG NHAU ĐỘNG THỦ
Huyện quan và huyện thừa là hai tay tham ô kỳ cựu, chỉ có huyện úy (1) là thanh liêm mà thôi.
Một hôm, ba người dự tiệc nhỏ trong huyện, huyện quan và huyện thừa thì cơm rượu no đầy, trong lòng thỏa mãn, bèn kêu nhạc công đàn tấu lên nghe.
Âm nhạc du dương trầm bổng làm cho huyện quan huyện thừa tay chân ngứa ngáy múa máy quay tròn, nhưng huyện úy thì vẫn cứng nhắc ngồi một bên, nhìn mà như không thấy.
Huyện quan gọi:
- “Tại sao không động thủ ? Mau mau đến đây, cùng nhau động thủ cho mạch máu lưu thông và để giúp tiêu hóa !”
Huyện úy trả lời:
- “Ngài và huyện thừa đã động thủ rồi, nếu thêm tôi nữa thì bá tính khó mà sống nổi !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8:
Đúng là câu trả lời thông minh và đầy trách nhiệm, thường người làm cảnh sát, công an hoặc an ninh thì rất là hống hách với dân chúng, thế mà huyện úy này lại thanh liêm, đúng là sự đời không như ta nghĩ…
Có người Ki-tô hữu được làm an ninh thôn xóm thì tưởng mình là ông trời con nên thường hay sách nhiễu bà con trong làng xóm, có người được làm trưởng thôn thì cho mình là người có quyền sanh sát, thế là hách dịch với bà con và có khi “đấu” tay đôi với cha sở của mình. Những người này lợi dụng chức quyền người đời để làm khổ bá tánh, làm khổ anh em đồng loại, và nhất là họ đã quên mất giáo lý mà họ đã được hấp thụ từ trong trứng nước ở trong thôn xóm họ đạo, cũng có nghĩa là họ ăn quả nhưng lại quên mất cây đã làm cho họ nên người…
Đức Chúa Giê-su Ki-tô lên án những ai lạm dụng quyền hành để làm khổ hạch họe anh em mình, Ngài nói vơí các môn đệ: “Anh em biết, thủ lãnh các dân thì dùng quyền uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”.
Xét cho cùng, có quyền hành chức vụ thì rất dễ dàng phục vụ tha nhân, nếu chúng ta có sự khiêm tốn và yêu thương chân thành.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có tâm hồn khiêm tốn và cảm thông khi chúng ta có chức vụ cao trong xã hội và trong Giáo Hội.
(1) Quan làm việc về tư pháp thời xưa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Huyện quan và huyện thừa là hai tay tham ô kỳ cựu, chỉ có huyện úy (1) là thanh liêm mà thôi.
Một hôm, ba người dự tiệc nhỏ trong huyện, huyện quan và huyện thừa thì cơm rượu no đầy, trong lòng thỏa mãn, bèn kêu nhạc công đàn tấu lên nghe.
Âm nhạc du dương trầm bổng làm cho huyện quan huyện thừa tay chân ngứa ngáy múa máy quay tròn, nhưng huyện úy thì vẫn cứng nhắc ngồi một bên, nhìn mà như không thấy.
Huyện quan gọi:
- “Tại sao không động thủ ? Mau mau đến đây, cùng nhau động thủ cho mạch máu lưu thông và để giúp tiêu hóa !”
Huyện úy trả lời:
- “Ngài và huyện thừa đã động thủ rồi, nếu thêm tôi nữa thì bá tính khó mà sống nổi !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8:
Đúng là câu trả lời thông minh và đầy trách nhiệm, thường người làm cảnh sát, công an hoặc an ninh thì rất là hống hách với dân chúng, thế mà huyện úy này lại thanh liêm, đúng là sự đời không như ta nghĩ…
Có người Ki-tô hữu được làm an ninh thôn xóm thì tưởng mình là ông trời con nên thường hay sách nhiễu bà con trong làng xóm, có người được làm trưởng thôn thì cho mình là người có quyền sanh sát, thế là hách dịch với bà con và có khi “đấu” tay đôi với cha sở của mình. Những người này lợi dụng chức quyền người đời để làm khổ bá tánh, làm khổ anh em đồng loại, và nhất là họ đã quên mất giáo lý mà họ đã được hấp thụ từ trong trứng nước ở trong thôn xóm họ đạo, cũng có nghĩa là họ ăn quả nhưng lại quên mất cây đã làm cho họ nên người…
Đức Chúa Giê-su Ki-tô lên án những ai lạm dụng quyền hành để làm khổ hạch họe anh em mình, Ngài nói vơí các môn đệ: “Anh em biết, thủ lãnh các dân thì dùng quyền uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em”.
Xét cho cùng, có quyền hành chức vụ thì rất dễ dàng phục vụ tha nhân, nếu chúng ta có sự khiêm tốn và yêu thương chân thành.
Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta có tâm hồn khiêm tốn và cảm thông khi chúng ta có chức vụ cao trong xã hội và trong Giáo Hội.
(1) Quan làm việc về tư pháp thời xưa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Yêu nhiều dám liều từ bỏ
Lm Nguyễn Xuân Trường
15:51 06/09/2019
Phúc Âm tuần này Chúa Giêsu quả quyết: Ai muốn theo Chúa thì phải từ bỏ hết những gì mình có, kể cả cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa! Nghe vậy có người xuýt xoa: Kiểu này chỉ có người đi tu mới theo Chúa được thôi, chứ đời sống gia đình vợ đẹp con khôn thì làm sao mà bỏ được, tiếc lắm, mất nửa đời người!
Khi quả quyết như thế Chúa đã công bố một đặc tính của tình yêu, đó là: yêu nhiều dám liều từ bỏ. Trong đời, một khi đã yêu thích, si mê ai hay cái gì, thì người ta sẽ sẵn sàng từ bỏ, hy sinh những thứ khác. Khi yêu một hình dáng thon thả, người phụ nữ sẵn sàng từ bỏ nhiều đồ ăn sướng miệng; khi yêu kiến thức, người sinh viên sẽ từ bỏ nhiều cuộc ăn chơi đàn đúm để cặm cụi học hành; khi yêu say đắm người con gái, chàng trai sẵn sàng từ bỏ cả cha mẹ, anh chị em mình để cưới vợ lập gia đình riêng. Và khi tình yêu mãnh liệt đến độ phải lòng nhau thì thôi rồi, người ta sẵn lòng bỏ hết mọi sự để theo nhau, quấn quýt lấy nhau.
Thiên Chúa là tình yêu nên đã liều từ bỏ thật nhiều. Vì yêu, Chúa đã bỏ trời cao xuống đất thấp ở với con người. Vì yêu, Chúa đã sẵn sàng từ bỏ cả mạng sống để cứu độ nhân loại. Từ bỏ chứng tỏ yêu nhiều.
Thế nên, nếu chúng ta thực sự yêu Chúa thì tất nhiên phải dám liều từ bỏ hy sinh. Và hãy nhớ điều kỳ diệu của tình yêu là: Cứ bình thường, từ bỏ hy sinh sẽ khiến người ta cảm thấy mất mát đau khổ, nhưng một khi đã yêu tha thiết, thì người ta lại sẵn sàng tự nguyện từ bỏ hy sinh một cách hân hoan sung sướng, miễn là người mình yêu được hạnh phúc. Tuyệt thật. Amen.
Vui: BỎ ĐI THEO AI !?
Cha xứ bắt đầu bài giảng: “Chúa Giêsu nói ‘Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em… thì không thể làm môn đệ tôi được.’ Anh chị em nghe những lời này thấy thế nào? Có làm được không?”
Một bà nhanh nhảu đứng lên: “Dạ, cháu nhà con nó làm đúng như thế. Nó bỏ hết cha mẹ, gia đình anh em rồi cha ạ”.
Cha xứng vội khen: “Ôi, tuyệt vời. Chúc mừng bà. Con bà đã thi hành Lời Chúa thật hoàn hảo”.
Bà than thở: “Cha mừng hụt rồi, nó đâu có thánh thiện như cha tưởng!”
Cha thắc mắc: “Vậy nghĩa là sao?”
Bà mẹ phân trần: “Dạ, nó bỏ mọi sự cha mẹ, gia đình anh em không phải để đi theo Chúa, mà là đi… theo giai cha ơi !!! Có khổ thân con không cơ chứ! huhuu…
Khi quả quyết như thế Chúa đã công bố một đặc tính của tình yêu, đó là: yêu nhiều dám liều từ bỏ. Trong đời, một khi đã yêu thích, si mê ai hay cái gì, thì người ta sẽ sẵn sàng từ bỏ, hy sinh những thứ khác. Khi yêu một hình dáng thon thả, người phụ nữ sẵn sàng từ bỏ nhiều đồ ăn sướng miệng; khi yêu kiến thức, người sinh viên sẽ từ bỏ nhiều cuộc ăn chơi đàn đúm để cặm cụi học hành; khi yêu say đắm người con gái, chàng trai sẵn sàng từ bỏ cả cha mẹ, anh chị em mình để cưới vợ lập gia đình riêng. Và khi tình yêu mãnh liệt đến độ phải lòng nhau thì thôi rồi, người ta sẵn lòng bỏ hết mọi sự để theo nhau, quấn quýt lấy nhau.
Thiên Chúa là tình yêu nên đã liều từ bỏ thật nhiều. Vì yêu, Chúa đã bỏ trời cao xuống đất thấp ở với con người. Vì yêu, Chúa đã sẵn sàng từ bỏ cả mạng sống để cứu độ nhân loại. Từ bỏ chứng tỏ yêu nhiều.
Thế nên, nếu chúng ta thực sự yêu Chúa thì tất nhiên phải dám liều từ bỏ hy sinh. Và hãy nhớ điều kỳ diệu của tình yêu là: Cứ bình thường, từ bỏ hy sinh sẽ khiến người ta cảm thấy mất mát đau khổ, nhưng một khi đã yêu tha thiết, thì người ta lại sẵn sàng tự nguyện từ bỏ hy sinh một cách hân hoan sung sướng, miễn là người mình yêu được hạnh phúc. Tuyệt thật. Amen.
Vui: BỎ ĐI THEO AI !?
Cha xứ bắt đầu bài giảng: “Chúa Giêsu nói ‘Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em… thì không thể làm môn đệ tôi được.’ Anh chị em nghe những lời này thấy thế nào? Có làm được không?”
Một bà nhanh nhảu đứng lên: “Dạ, cháu nhà con nó làm đúng như thế. Nó bỏ hết cha mẹ, gia đình anh em rồi cha ạ”.
Cha xứng vội khen: “Ôi, tuyệt vời. Chúc mừng bà. Con bà đã thi hành Lời Chúa thật hoàn hảo”.
Bà than thở: “Cha mừng hụt rồi, nó đâu có thánh thiện như cha tưởng!”
Cha thắc mắc: “Vậy nghĩa là sao?”
Bà mẹ phân trần: “Dạ, nó bỏ mọi sự cha mẹ, gia đình anh em không phải để đi theo Chúa, mà là đi… theo giai cha ơi !!! Có khổ thân con không cơ chứ! huhuu…
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Roger Etchegaray: Đặc sứ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giữa thời kỳ căng thẳng của thế giới
J.B. Đặng Minh An dịch
00:02 06/09/2019
Tờ Crux có bài nhận định sau về vị Hồng Y Pháp vừa qua đời giữa niềm thương tiếc và tri ân của nhiều dân tộc trên thế giới. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Cardinal Etchegaray, key papal envoy of St. John Paul II, dies at 96. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Roger Etchegaray là một viên chức lâu năm của Vatican và là đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng được phái đến một số nơi chịu nhiều thương tích và đầy thách đố nhất trên thế giới, đã qua đời tại Pháp vào ngày 4 tháng 9, thọ 96 tuổi.
Đức Hồng Y người Pháp đã là người xây dựng các nhịp cầu không mệt mỏi. Bên cạnh đó, ngài cũng đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ đại kết, bao gồm cả với Đức Thượng Phụ Chính Thống Alexy II của Mạc Tư Khoa, và trong các cuộc đối thoại liên tôn. Ngài là một trong những người tổ chức chính của Ngày cầu nguyện đầu tiên vì hòa bình ở Assisi năm 1986, nơi đã đưa 160 nhà lãnh đạo tôn giáo đến với nhau tại thời điểm những căng thẳng của thế giới liên tục gia tăng đến mức đã có những lo ngại chiến tranh hạt nhân.
Nhưng nổi bật hơn cả là những nỗ lực của ngài kéo dài trong hai thập kỷ với tư cách là nhà đàm phán xuất sắc của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài được gửi đến Trung Đông để tìm kiếm hòa bình, gặp gỡ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein với hy vọng tránh chiến tranh năm 2003, đến quốc gia cộng sản Cuba để gặp Fidel Castro, giám sát các tiến trình sau cuộc diệt chủng ở Rwanda và khuyến khích Li Băng xây dựng lại sau 16 năm nội chiến.
Đức Thánh Cha Phanxicô, đang viếng thăm Mozambique ngày 4 tháng 9, đã bày tỏ nỗi buồn sau khi nghe tin tức về cái chết của Đức Hồng Y.
Đức Hồng Y “đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành trình” của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội ở Pháp, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong một bức điện chia buồn do Vatican công bố vào ngày 05 tháng Chín.
Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với con người có đức tin sâu sắc này,” là người được coi trọng đáng kể và lắng nghe như một vị cố vấn, “đặc biệt trong những tình huống nhạy cảm đối với đời sống của Giáo Hội trong các phần khác nhau của thế giới.”
Sinh ngày 25 tháng 9 năm 1922, tại Espelette, Pháp, cậu Etchegaray đã theo học tại Rôma trước và sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1947. Ngài đã từng phục vụ tại Giáo phận Bayonne, bên Pháp, làm thư ký cho giám mục, giám đốc cơ quan từ thiện giáo phận và là người đứng đầu Công Giáo Tiến hành Pháp.
Ngài tham dự Công đồng Vatican II với tư cách là một chuyên gia trong Hội Đồng Giám Mục Pháp. Trong thời gian diễn ra Công Đồng, ngài đã tổ chức một nhóm các Giám Mục quốc tế không chính thức gồm khoảng 20 Giám Mục – trong đó có cả vị Giáo Hoàng tương lai là Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - để xem xét sâu hơn về một số vấn đề nhất định và tìm ra các phương pháp phối hợp tốt hơn.
Sau khi Công Đồng kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khuyến khích Đức Hồng Y tổ chức một cách nào đó để các giám mục Âu châu có thể hợp tác với nhau. Nỗ lực của ngài đã xây dựng nên sự khởi đầu của những gì sau này sẽ trở thành Hội đồng Giám mục Âu Châu trong đó ngài là vị chủ tịch tiên khởi trong nhiệm kỳ 1971-1979. Đức Hồng Y Etchegaray đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp vào năm 1975 và đảm nhận liên tục hai nhiệm kỳ cho đến năm 1981.
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Paris vào năm 1969 và, chưa đầy hai năm sau, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Marseille - một thành phố cảng có một trong cộng đồng Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu vào thời đó, cùng với các cộng đồng lớn của người Do Thái, Hy Lạp và Armenia.
Ngài nói với tờ Quan Sát Viên Rôma, vào năm 2014, rằng thi hành chức vụ chủ chăn trong một giáo phận đa dạng như vậy đã “ một trường học tốt cho tôi” trong việc mời gọi những người thuộc các tôn giáo khác gặp gỡ chứ không phải là xung đột.
Sau khi tấn phong Hồng Y cho ngài trong công nghị tấn phong đầu tiên của mình với tư cách là Giáo Hoàng vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu Đức Hồng Y đến Rôma vào năm 1984 để lãnh đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình và Hội đồng Giáo Hoàng “Cor Unum”, là cơ quan điều phối các hoạt động cứu trợ của Vatican. Vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan ngay lập tức cho ngài biết các vấn đề đại kết là ưu tiên hàng đầu và đã phái ngài thực hiện nhiều chuyến đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Mạc Tư Khoa, Canterbury và Geneva.
Đức Gioan Phaolô II đã gửi ngài đến Rwanda ngay sau khi kết thúc cuộc diệt chủng năm 1994 khiến 800,000 người thiệt mạng khi những kẻ cực đoan người Hồi giáo sát hại những người Tutsi và Hutus ôn hòa.
Là một nhân chứng mắt thấy tai nghe trước những hậu quả thê thảm của cuộc diệt chủng này, Đức Hồng Y nói rằng các vụ thảm sát này “không chút nghi ngờ nào là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử hiện đại”. Ngài thường xuyên trở lại đó trong những năm tiếp theo, lưu ý rằng cả một thập kỷ sau đó, hòa giải vẫn còn “một đồi Canvê đầy các vết thương vẫn còn mưng mủ” khi nhìn thấy những người sống sót phải sống chung với “một cộng đồng những tên đao phủ.”
Đức Hồng Y đã cử hành thánh lễ nửa đêm Giáng sinh tại Havana năm 1988 và gặp gỡ Fidel Castro trong nhiều cuộc nói chuyện. Ngài cũng là vị Hồng Y Công Giáo đầu tiên đến thăm nước Trung Quốc cộng sản. Bắt đầu từ năm 1980, ngài không bao giờ viếng thăm quốc gia này trong tư cách là một nhà ngoại giao, nhưng “trong tư cách cá nhân” để nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và ghé thăm các chủng viện do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước kiểm soát.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái ngài đến Li Băng năm 1985 và năm 1991, và ngài nói rằng mình bị choáng ngợp bởi sự tàn phá kinh hoàng của cuộc nội chiến tại đó. Ngài chuyển đạt mong muốn của Đức Giáo Hoàng là quốc gia này cần phải là một tấm gương cho thế giới về sự sống chung hòa bình giữa các nền văn hóa và các tôn giáo.
Năm 1989, ngài được Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cử sang Việt Nam để tìm cách khai thông những bế tắc tại đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Chuyến đi lịch sử đã thành công.” Cụ thể, vị Tổng Giám Mục Huế, ở Trung phần Việt Nam, cho biết nhà cầm quyền và toàn thể dân Chúa tại Việt Nam yêu mến ngài. “Sứ mạng của ngài đã trở thành chiếc cầu lịch sử đưa Việt Nam đến với thế giới Công Giáo trên lộ trình mỗi lúc một thông thoáng hơn và mở rộng đến ngày hôm nay.”
Trong tư cách là “sứ giả của Đức Thánh Cha,” Đức Hồng Y đã đến Giêrusalem vào năm 2002 để tìm kiếm một dấu chấm hết cho một bế tắc giữa Israel và Palestine tại Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem. Ngài đã nhiều lần đến các địa điểm tại Thánh địa để gặp gỡ các nhà lãnh đạo, để đích thân thực hiện mong muốn hòa bình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở đó.
Đức Hồng Y Etchegaray đã tới Iraq một tháng trước cuộc xâm lược do Hoa Kỳ lãnh đạo vào năm 2003. Ngài gặp gỡ Sadam Hussein trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Đức Hồng Y đã đưa cho nhà lãnh đạo Iraq một lá thư riêng của Đức Gioan Phaolô II, trong mong muốn làm mọi thứ có thể được để giúp ngăn chặn một cuộc chiến. Ngài cho biết trong cuộc gặp gỡ này, ngài có thể nghe thấy âm thanh phát ra khi Hussein bấm vào chuỗi hạt cầu nguyện của ông ta trong cuộc họp.
Ngài được bầu làm chủ tịch ủy ban trung ương giám sát việc tổ chức Đại Năm Thánh 2000 và, và với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Công lý và Hòa bình, ngài chịu trách nhiệm về việc ban hành các tài liệu mang tính bước ngoặt của Vatican về nạn phân biệt chủng tộc, nợ quốc tế và tình trạng vô gia cư trên thế giới.
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã phê chuẩn việc đề cử Đức Hồng Y làm Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, là một trách vụ mà ngài đã giữ cho đến khi xin được nghỉ vào năm 2017, ở tuổi 94.
Đức Hồng Y bị gãy xương hông sau khi một phụ nữ bị tâm thần lao vào Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, lúc ấy 82 tuổi, khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm 2009. Đức Giáo Hoàng không hề hấn gì, nhưng Đức Hồng Y đã lãnh đủ và bắt buộc phải thay khớp háng toàn phần.
Cái chết của ngài khiến Hồng Y đoàn còn 213 vị, trong đó 118 vị dưới 80 tuổi và đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một mật nghị Hồng Y bầu tân Giáo Hoàng.
Source:CruxCardinal Etchegaray, key papal envoy of St. John Paul II, dies at 96
Đức Hồng Y Roger Etchegaray là một viên chức lâu năm của Vatican và là đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng được phái đến một số nơi chịu nhiều thương tích và đầy thách đố nhất trên thế giới, đã qua đời tại Pháp vào ngày 4 tháng 9, thọ 96 tuổi.
Đức Hồng Y người Pháp đã là người xây dựng các nhịp cầu không mệt mỏi. Bên cạnh đó, ngài cũng đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ đại kết, bao gồm cả với Đức Thượng Phụ Chính Thống Alexy II của Mạc Tư Khoa, và trong các cuộc đối thoại liên tôn. Ngài là một trong những người tổ chức chính của Ngày cầu nguyện đầu tiên vì hòa bình ở Assisi năm 1986, nơi đã đưa 160 nhà lãnh đạo tôn giáo đến với nhau tại thời điểm những căng thẳng của thế giới liên tục gia tăng đến mức đã có những lo ngại chiến tranh hạt nhân.
Nhưng nổi bật hơn cả là những nỗ lực của ngài kéo dài trong hai thập kỷ với tư cách là nhà đàm phán xuất sắc của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài được gửi đến Trung Đông để tìm kiếm hòa bình, gặp gỡ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein với hy vọng tránh chiến tranh năm 2003, đến quốc gia cộng sản Cuba để gặp Fidel Castro, giám sát các tiến trình sau cuộc diệt chủng ở Rwanda và khuyến khích Li Băng xây dựng lại sau 16 năm nội chiến.
Đức Thánh Cha Phanxicô, đang viếng thăm Mozambique ngày 4 tháng 9, đã bày tỏ nỗi buồn sau khi nghe tin tức về cái chết của Đức Hồng Y.
Đức Hồng Y “đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành trình” của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội ở Pháp, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong một bức điện chia buồn do Vatican công bố vào ngày 05 tháng Chín.
Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với con người có đức tin sâu sắc này,” là người được coi trọng đáng kể và lắng nghe như một vị cố vấn, “đặc biệt trong những tình huống nhạy cảm đối với đời sống của Giáo Hội trong các phần khác nhau của thế giới.”
Sinh ngày 25 tháng 9 năm 1922, tại Espelette, Pháp, cậu Etchegaray đã theo học tại Rôma trước và sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1947. Ngài đã từng phục vụ tại Giáo phận Bayonne, bên Pháp, làm thư ký cho giám mục, giám đốc cơ quan từ thiện giáo phận và là người đứng đầu Công Giáo Tiến hành Pháp.
Ngài tham dự Công đồng Vatican II với tư cách là một chuyên gia trong Hội Đồng Giám Mục Pháp. Trong thời gian diễn ra Công Đồng, ngài đã tổ chức một nhóm các Giám Mục quốc tế không chính thức gồm khoảng 20 Giám Mục – trong đó có cả vị Giáo Hoàng tương lai là Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - để xem xét sâu hơn về một số vấn đề nhất định và tìm ra các phương pháp phối hợp tốt hơn.
Sau khi Công Đồng kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khuyến khích Đức Hồng Y tổ chức một cách nào đó để các giám mục Âu châu có thể hợp tác với nhau. Nỗ lực của ngài đã xây dựng nên sự khởi đầu của những gì sau này sẽ trở thành Hội đồng Giám mục Âu Châu trong đó ngài là vị chủ tịch tiên khởi trong nhiệm kỳ 1971-1979. Đức Hồng Y Etchegaray đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp vào năm 1975 và đảm nhận liên tục hai nhiệm kỳ cho đến năm 1981.
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Paris vào năm 1969 và, chưa đầy hai năm sau, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Marseille - một thành phố cảng có một trong cộng đồng Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu vào thời đó, cùng với các cộng đồng lớn của người Do Thái, Hy Lạp và Armenia.
Ngài nói với tờ Quan Sát Viên Rôma, vào năm 2014, rằng thi hành chức vụ chủ chăn trong một giáo phận đa dạng như vậy đã “ một trường học tốt cho tôi” trong việc mời gọi những người thuộc các tôn giáo khác gặp gỡ chứ không phải là xung đột.
Sau khi tấn phong Hồng Y cho ngài trong công nghị tấn phong đầu tiên của mình với tư cách là Giáo Hoàng vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu Đức Hồng Y đến Rôma vào năm 1984 để lãnh đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình và Hội đồng Giáo Hoàng “Cor Unum”, là cơ quan điều phối các hoạt động cứu trợ của Vatican. Vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan ngay lập tức cho ngài biết các vấn đề đại kết là ưu tiên hàng đầu và đã phái ngài thực hiện nhiều chuyến đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Mạc Tư Khoa, Canterbury và Geneva.
Đức Gioan Phaolô II đã gửi ngài đến Rwanda ngay sau khi kết thúc cuộc diệt chủng năm 1994 khiến 800,000 người thiệt mạng khi những kẻ cực đoan người Hồi giáo sát hại những người Tutsi và Hutus ôn hòa.
Là một nhân chứng mắt thấy tai nghe trước những hậu quả thê thảm của cuộc diệt chủng này, Đức Hồng Y nói rằng các vụ thảm sát này “không chút nghi ngờ nào là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử hiện đại”. Ngài thường xuyên trở lại đó trong những năm tiếp theo, lưu ý rằng cả một thập kỷ sau đó, hòa giải vẫn còn “một đồi Canvê đầy các vết thương vẫn còn mưng mủ” khi nhìn thấy những người sống sót phải sống chung với “một cộng đồng những tên đao phủ.”
Đức Hồng Y đã cử hành thánh lễ nửa đêm Giáng sinh tại Havana năm 1988 và gặp gỡ Fidel Castro trong nhiều cuộc nói chuyện. Ngài cũng là vị Hồng Y Công Giáo đầu tiên đến thăm nước Trung Quốc cộng sản. Bắt đầu từ năm 1980, ngài không bao giờ viếng thăm quốc gia này trong tư cách là một nhà ngoại giao, nhưng “trong tư cách cá nhân” để nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và ghé thăm các chủng viện do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước kiểm soát.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái ngài đến Li Băng năm 1985 và năm 1991, và ngài nói rằng mình bị choáng ngợp bởi sự tàn phá kinh hoàng của cuộc nội chiến tại đó. Ngài chuyển đạt mong muốn của Đức Giáo Hoàng là quốc gia này cần phải là một tấm gương cho thế giới về sự sống chung hòa bình giữa các nền văn hóa và các tôn giáo.
Năm 1989, ngài được Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cử sang Việt Nam để tìm cách khai thông những bế tắc tại đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Chuyến đi lịch sử đã thành công.” Cụ thể, vị Tổng Giám Mục Huế, ở Trung phần Việt Nam, cho biết nhà cầm quyền và toàn thể dân Chúa tại Việt Nam yêu mến ngài. “Sứ mạng của ngài đã trở thành chiếc cầu lịch sử đưa Việt Nam đến với thế giới Công Giáo trên lộ trình mỗi lúc một thông thoáng hơn và mở rộng đến ngày hôm nay.”
Trong tư cách là “sứ giả của Đức Thánh Cha,” Đức Hồng Y đã đến Giêrusalem vào năm 2002 để tìm kiếm một dấu chấm hết cho một bế tắc giữa Israel và Palestine tại Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem. Ngài đã nhiều lần đến các địa điểm tại Thánh địa để gặp gỡ các nhà lãnh đạo, để đích thân thực hiện mong muốn hòa bình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở đó.
Đức Hồng Y Etchegaray đã tới Iraq một tháng trước cuộc xâm lược do Hoa Kỳ lãnh đạo vào năm 2003. Ngài gặp gỡ Sadam Hussein trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Đức Hồng Y đã đưa cho nhà lãnh đạo Iraq một lá thư riêng của Đức Gioan Phaolô II, trong mong muốn làm mọi thứ có thể được để giúp ngăn chặn một cuộc chiến. Ngài cho biết trong cuộc gặp gỡ này, ngài có thể nghe thấy âm thanh phát ra khi Hussein bấm vào chuỗi hạt cầu nguyện của ông ta trong cuộc họp.
Ngài được bầu làm chủ tịch ủy ban trung ương giám sát việc tổ chức Đại Năm Thánh 2000 và, và với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Công lý và Hòa bình, ngài chịu trách nhiệm về việc ban hành các tài liệu mang tính bước ngoặt của Vatican về nạn phân biệt chủng tộc, nợ quốc tế và tình trạng vô gia cư trên thế giới.
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã phê chuẩn việc đề cử Đức Hồng Y làm Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, là một trách vụ mà ngài đã giữ cho đến khi xin được nghỉ vào năm 2017, ở tuổi 94.
Đức Hồng Y bị gãy xương hông sau khi một phụ nữ bị tâm thần lao vào Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, lúc ấy 82 tuổi, khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm 2009. Đức Giáo Hoàng không hề hấn gì, nhưng Đức Hồng Y đã lãnh đủ và bắt buộc phải thay khớp háng toàn phần.
Cái chết của ngài khiến Hồng Y đoàn còn 213 vị, trong đó 118 vị dưới 80 tuổi và đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một mật nghị Hồng Y bầu tân Giáo Hoàng.
Source:Crux
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại vận động trường Zimpeto của Maputo sáng thứ Sáu 6/9/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
07:37 06/09/2019
Sáng thứ Sáu, 6 tháng Chín, lúc 8:45 sáng, Đức Thánh Cha đã đến thăm bệnh viện Zimpeto gần thủ đô Maputo. Bệnh viện Zimpeto hiện có khoảng 200 trẻ em, 15 nhà truyền giáo và 150 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.
Cơ sở này không chỉ phục vụ nhu cầu của trẻ em nội trú nhưng còn phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo từ các khu vực xung quanh. Ngay bên cạnh bệnh viện có một nhà thờ lớn do các nhà truyền giáo trong bệnh viện này điều hành.
Tiếp đó, lúc 10 giờ sáng, ngài cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zimpeto cho các tín hữu chủ yếu thuộc tổng giáo phận thủ đô Maputo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta vừa nghe một đoạn trích từ Phúc Âm theo Thánh Luca khi Chúa Giêsu giảng ở một chỗ đất bằng. Sau khi đã chọn các môn đệ và công bố Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu nói thêm rằng “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù” (Lc 6:27). Hôm nay, những lời này của Ngài cũng được gửi đến chúng ta, những người đang nghe những lời ấy trong Sân vận động này.
Chúa Giêsu nói với sự rõ ràng, đơn giản và kiên định khi Ngài vạch ra một con đường, một con đường hẹp đòi hỏi những đức tính nhất định. Chúa Giêsu không phải là người mơ mộng, một người phớt lờ thực tại. Ngài đang nói về những kẻ thù cụ thể, những kẻ thù thực sự, loại người mà Ngài đã mô tả trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật trước đó (câu 22): đó là những kẻ ghét chúng ta, loại trừ chúng ta, chửi rủa chúng ta và lăng mạ chúng ta.
Nhiều người trong số anh chị em vẫn còn có thể kể rành rọt những câu chuyện của chính mình về bạo lực, thù hận và xung đột; một số chuyện liên quan đến cá nhân anh chị em, và một số chuyện khác liên quan đến những người mà anh chị em biết không còn sống trên đời; và những người khác nữa, giữa những quan ngại rằng những vết thương trong quá khứ sẽ mở lại và đảo ngược tiến trình hòa bình đã đạt được, như ở Cabo Delgado.
Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta đến với một tình yêu trừu tượng, xa vời hay chỉ là lý thuyết, giống như những gì được ca ngợi trong những bài diễn văn hay. Con đường Ngài đề xuất là con đường mà chính Ngài đã đi, con đường dẫn Ngài đến chỗ yêu mến những người đã phản bội, đã phán xét Ngài một cách bất công, và cả những kẻ đã giết Ngài.
Thật không dễ để nói về sự hòa giải trong khi vết thương vẫn còn mở vì những năm xung đột, và còn khó khăn hơn nữa khi bước thêm một bước nữa là tha thứ, điều này không giống như phớt lờ nỗi đau hoặc quên đi ký ức hoặc lý tưởng của chúng ta (x. Niềm Vui Phúc Âm, 100) . Mặc dù vậy, Chúa Giêsu Kitô đang kêu gọi chúng ta yêu thương và làm điều thiện. Điều này có nghĩa nhiều hơn là đơn thuần lờ đi những người đã làm hại chúng ta, hoặc cố gắng tránh phải đối mặt với họ. Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta thể hiện lòng nhân từ tích cực, vô tư và phi thường đối với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúa Giêsu cũng không dừng lại ở đó. Ngài cũng yêu cầu chúng ta chúc phúc cho họ và cầu nguyện cho họ. Nói cách khác, nói về họ với những lời chúc phúc, với những lời của sự sống chứ không phải là cái chết, kêu tên của họ không phải để xúc phạm hay trả thù, nhưng là để thiết lập một mối ràng buộc mới mang lại hòa bình. Đó là một tiêu chuẩn cao mà Thầy Chí Thánh đặt ra trước chúng ta!
Khi mời chúng ta làm điều này, Chúa Giêsu muốn chấm dứt mãi mãi một thực hành phổ biến của các Kitô hữu vẫn sống theo luật trả thù. Chúng ta không thể nhìn về tương lai, hoặc xây dựng một quốc gia, một xã hội công bằng, trên cơ sở bạo lực. Tôi không thể theo Chúa Giêsu nếu tôi sống cuộc sống của tôi dưới sự thống trị của luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Không gia đình, không khu xóm, không dân tộc, quốc gia lại càng không thể, có tương lai nếu lực lượng đoàn kết họ lại, đưa họ đến với nhau và giải quyết sự khác biệt của họ chỉ là ước muốn báo thù báo oán. Chúng ta không thể đi đến thỏa thuận và đoàn kết chỉ vì muốn trả thù, hoặc đối xử với những người khác bằng chính bạo lực mà họ đã đối xử với chúng ta, hoặc bày ra các cơ hội trả thù dưới các chiêu bài xem ra có vẻ hợp pháp. “Vũ khí của bạo lực, đối kháng với việc đưa ra các giải pháp, chỉ tạo ra những mâu thuẫn mới và nghiêm trọng hơn” (Niềm Vui Phúc Âm, 60). Một sự “công bằng” phát sinh từ bạo lực luôn là một vòng xoáy không có lối thoát, và cái giá phải trả của nó là rất cao. Tuy nhiên, một con đường khác là có thể, vì điều quan trọng là đừng quên rằng các dân tộc của chúng ta có quyền được sống trong hòa bình. Anh chị em có quyền được bình an.
Để làm cho điều răn của mình cụ thể hơn và áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày, Chúa Giêsu đề xuất một quy tắc vàng đầu tiên, đó là một trong những điều nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. “Hãy làm cho người khác những gì anh chị em muốn người ta làm cho mình” (Lc 6:31). Và Ngài giúp chúng ta nhận ra điều gì là quan trọng nhất trong cách hành động này đối với tha nhân: hãy yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau và trao ra mà không mong đợi bất cứ hồi đáp nào.
“Hãy yêu thương nhau”, Chúa Giêsu phán cùng chúng ta. Thánh Phaolô dịch là “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Col 3:12). Thế giới coi thường và tiếp tục phớt lờ nhân đức yêu thương và từ bi. Nó giết chết hoặc bỏ rơi người tàn tật và người già, loại bỏ những người bị thương và bệnh tật, hoặc tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến sự đau khổ của động vật. Nó không thực hành lòng nhân hậu, và hiền hoà khiến chúng ta coi nhu cầu của người hàng xóm yêu quý của chúng ta như là nhu cầu của chính chúng ta.
Vượt qua thời gian chia rẽ và bạo lực đòi hỏi không chỉ là một hành động hòa giải hay hòa bình, hiểu theo nghĩa là không có xung đột. Nó còn đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày từ phía mọi người đối với một mối quan tâm thu hút chú ý và tích cực khiến chúng ta đối xử với những người khác với lòng thương xót và lòng tốt mà chính chúng ta muốn được đối xử. Một thái độ của lòng thương xót và lòng tốt trên tất cả phải dành cho những người, vì vị trí của họ trong xã hội, thường nhanh chóng gặp phải sự từ chối và loại trừ. Đó không phải là một thái độ nhu nhược hèn nhát nhưng là thái độ của những người nam nữ nhận ra rằng không cần thiết phải ngược đãi, chê bai hay đè bẹp người khác để cảm thấy mình là quan trọng, nhưng ngược lại mới là đúng. Và điều này là sức mạnh tiên tri mà chính Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta thấy qua ước muốn được đồng hóa với họ (x. Mt 25: 35-45) và qua cách thức Ngài dạy chúng ta con đường phục vụ.
Mozambique là một vùng đất giàu có về thiên nhiên và phong phú về văn hóa, nhưng nghịch lý thay, đại đa số dân chúng phải sống dưới mức nghèo khổ. Và đôi khi lại có những người tiếp cận dưới chiêu bài mong muốn được giúp đỡ nhưng lại có những toan tính khác. Đáng buồn thay, điều này cũng xảy ra ngay cả giữa những anh chị em là đồng bào với nhau, vì có những người đã để cho mình bị tha hóa. Sẽ rất nguy hiểm khi cam chịu rằng đây là cái giá bắt buộc phải trả cho viện trợ nước ngoài.
“Giữa anh em với nhau thì không thể như thế được” (Mt 20:26;. x. câu 26-28). Những lời của Chúa Giêsu thúc giục chúng ta đi tiên phong trong một cách hành động khác: đó là cách hành động của nước Chúa. Đó là trở thành hạt giống, ở đây và bây giờ, cho niềm vui và hy vọng, cho hòa bình và hòa giải. Điều mà Thánh Linh mang đến không phải là một hoạt động cực đoan nhưng trên hết là mối quan tâm đối với người khác, công nhận và đánh giá cao họ như anh chị em của chúng ta, thậm chí đến mức đồng hóa với cuộc sống và nỗi đau của họ. Đây là phong vũ biểu tốt nhất để đánh giá bất kỳ loại ý thức hệ nào xem nó có ý muốn thao túng người nghèo và các tình huống bất công vì lợi ích chính trị hoặc cá nhân hay không (x. Niềm Vui Phúc Âm, 199). Như thế, ở tất cả những nơi mà chúng ta gặp nhau, chúng ta có thể là hạt giống và công cụ hòa bình và hòa giải.
Chúng ta muốn hòa bình ngự trị trong trái tim và trong cuộc sống của người dân chúng ta. Chúng ta muốn có một tương lai hòa bình. Chúng ta muốn “ơn bình an của Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn chúng ta” (Col 3:15), như thư của Thánh Phaolô đã nói rất hay. Ở đây, Thánh Phaolô sử dụng một từ được lấy từ thế giới thể thao, trong đó gợi lên người trọng tài hay người phân xử là người giải quyết các vấn đề tranh chấp. “Nguyện chúc bình an của Chúa Kitô đóng vai trò là trọng tài trong lòng anh em”. Nếu hòa bình của Chúa Kitô đóng vai trò như các trọng tài trong trái tim chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy sôi máu lao vào trong cuộc xung đột hoặc chúng ta cảm thấy bị giằng xé giữa hai cảm xúc trái ngược, “chúng ta nên để Chúa Kitô là trọng tài”, và để cho quyết định của Ngài giữ cho chúng ta đừng lạc ra khỏi con đường của tình yêu, con đường của lòng thương xót, con đường lựa chọn người nghèo và bảo vệ thiên nhiên. Con đường hòa bình. Nếu Chúa Giêsu là trọng tài cho những cảm xúc mâu thuẫn trong lòng chúng ta, trong những quyết định phức tạp của đất nước chúng ta, thì Mozambique sẽ được bảo đảm một tương lai đầy hy vọng. Khi đó, đất nước của anh chị em sẽ “đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca” (Col 3:16).
Source:Vatican NewsPope's homily at Mass in Maputo: full text
Cơ sở này không chỉ phục vụ nhu cầu của trẻ em nội trú nhưng còn phục vụ những người nghèo nhất trong số những người nghèo từ các khu vực xung quanh. Ngay bên cạnh bệnh viện có một nhà thờ lớn do các nhà truyền giáo trong bệnh viện này điều hành.
Tiếp đó, lúc 10 giờ sáng, ngài cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zimpeto cho các tín hữu chủ yếu thuộc tổng giáo phận thủ đô Maputo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta vừa nghe một đoạn trích từ Phúc Âm theo Thánh Luca khi Chúa Giêsu giảng ở một chỗ đất bằng. Sau khi đã chọn các môn đệ và công bố Tám Mối Phúc Thật, Chúa Giêsu nói thêm rằng “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù” (Lc 6:27). Hôm nay, những lời này của Ngài cũng được gửi đến chúng ta, những người đang nghe những lời ấy trong Sân vận động này.
Chúa Giêsu nói với sự rõ ràng, đơn giản và kiên định khi Ngài vạch ra một con đường, một con đường hẹp đòi hỏi những đức tính nhất định. Chúa Giêsu không phải là người mơ mộng, một người phớt lờ thực tại. Ngài đang nói về những kẻ thù cụ thể, những kẻ thù thực sự, loại người mà Ngài đã mô tả trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật trước đó (câu 22): đó là những kẻ ghét chúng ta, loại trừ chúng ta, chửi rủa chúng ta và lăng mạ chúng ta.
Nhiều người trong số anh chị em vẫn còn có thể kể rành rọt những câu chuyện của chính mình về bạo lực, thù hận và xung đột; một số chuyện liên quan đến cá nhân anh chị em, và một số chuyện khác liên quan đến những người mà anh chị em biết không còn sống trên đời; và những người khác nữa, giữa những quan ngại rằng những vết thương trong quá khứ sẽ mở lại và đảo ngược tiến trình hòa bình đã đạt được, như ở Cabo Delgado.
Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta đến với một tình yêu trừu tượng, xa vời hay chỉ là lý thuyết, giống như những gì được ca ngợi trong những bài diễn văn hay. Con đường Ngài đề xuất là con đường mà chính Ngài đã đi, con đường dẫn Ngài đến chỗ yêu mến những người đã phản bội, đã phán xét Ngài một cách bất công, và cả những kẻ đã giết Ngài.
Thật không dễ để nói về sự hòa giải trong khi vết thương vẫn còn mở vì những năm xung đột, và còn khó khăn hơn nữa khi bước thêm một bước nữa là tha thứ, điều này không giống như phớt lờ nỗi đau hoặc quên đi ký ức hoặc lý tưởng của chúng ta (x. Niềm Vui Phúc Âm, 100) . Mặc dù vậy, Chúa Giêsu Kitô đang kêu gọi chúng ta yêu thương và làm điều thiện. Điều này có nghĩa nhiều hơn là đơn thuần lờ đi những người đã làm hại chúng ta, hoặc cố gắng tránh phải đối mặt với họ. Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta thể hiện lòng nhân từ tích cực, vô tư và phi thường đối với những người đã làm tổn thương chúng ta. Chúa Giêsu cũng không dừng lại ở đó. Ngài cũng yêu cầu chúng ta chúc phúc cho họ và cầu nguyện cho họ. Nói cách khác, nói về họ với những lời chúc phúc, với những lời của sự sống chứ không phải là cái chết, kêu tên của họ không phải để xúc phạm hay trả thù, nhưng là để thiết lập một mối ràng buộc mới mang lại hòa bình. Đó là một tiêu chuẩn cao mà Thầy Chí Thánh đặt ra trước chúng ta!
Khi mời chúng ta làm điều này, Chúa Giêsu muốn chấm dứt mãi mãi một thực hành phổ biến của các Kitô hữu vẫn sống theo luật trả thù. Chúng ta không thể nhìn về tương lai, hoặc xây dựng một quốc gia, một xã hội công bằng, trên cơ sở bạo lực. Tôi không thể theo Chúa Giêsu nếu tôi sống cuộc sống của tôi dưới sự thống trị của luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Không gia đình, không khu xóm, không dân tộc, quốc gia lại càng không thể, có tương lai nếu lực lượng đoàn kết họ lại, đưa họ đến với nhau và giải quyết sự khác biệt của họ chỉ là ước muốn báo thù báo oán. Chúng ta không thể đi đến thỏa thuận và đoàn kết chỉ vì muốn trả thù, hoặc đối xử với những người khác bằng chính bạo lực mà họ đã đối xử với chúng ta, hoặc bày ra các cơ hội trả thù dưới các chiêu bài xem ra có vẻ hợp pháp. “Vũ khí của bạo lực, đối kháng với việc đưa ra các giải pháp, chỉ tạo ra những mâu thuẫn mới và nghiêm trọng hơn” (Niềm Vui Phúc Âm, 60). Một sự “công bằng” phát sinh từ bạo lực luôn là một vòng xoáy không có lối thoát, và cái giá phải trả của nó là rất cao. Tuy nhiên, một con đường khác là có thể, vì điều quan trọng là đừng quên rằng các dân tộc của chúng ta có quyền được sống trong hòa bình. Anh chị em có quyền được bình an.
Để làm cho điều răn của mình cụ thể hơn và áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày, Chúa Giêsu đề xuất một quy tắc vàng đầu tiên, đó là một trong những điều nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. “Hãy làm cho người khác những gì anh chị em muốn người ta làm cho mình” (Lc 6:31). Và Ngài giúp chúng ta nhận ra điều gì là quan trọng nhất trong cách hành động này đối với tha nhân: hãy yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau và trao ra mà không mong đợi bất cứ hồi đáp nào.
“Hãy yêu thương nhau”, Chúa Giêsu phán cùng chúng ta. Thánh Phaolô dịch là “anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại” (Col 3:12). Thế giới coi thường và tiếp tục phớt lờ nhân đức yêu thương và từ bi. Nó giết chết hoặc bỏ rơi người tàn tật và người già, loại bỏ những người bị thương và bệnh tật, hoặc tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến sự đau khổ của động vật. Nó không thực hành lòng nhân hậu, và hiền hoà khiến chúng ta coi nhu cầu của người hàng xóm yêu quý của chúng ta như là nhu cầu của chính chúng ta.
Vượt qua thời gian chia rẽ và bạo lực đòi hỏi không chỉ là một hành động hòa giải hay hòa bình, hiểu theo nghĩa là không có xung đột. Nó còn đòi hỏi sự dấn thân hàng ngày từ phía mọi người đối với một mối quan tâm thu hút chú ý và tích cực khiến chúng ta đối xử với những người khác với lòng thương xót và lòng tốt mà chính chúng ta muốn được đối xử. Một thái độ của lòng thương xót và lòng tốt trên tất cả phải dành cho những người, vì vị trí của họ trong xã hội, thường nhanh chóng gặp phải sự từ chối và loại trừ. Đó không phải là một thái độ nhu nhược hèn nhát nhưng là thái độ của những người nam nữ nhận ra rằng không cần thiết phải ngược đãi, chê bai hay đè bẹp người khác để cảm thấy mình là quan trọng, nhưng ngược lại mới là đúng. Và điều này là sức mạnh tiên tri mà chính Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta thấy qua ước muốn được đồng hóa với họ (x. Mt 25: 35-45) và qua cách thức Ngài dạy chúng ta con đường phục vụ.
Mozambique là một vùng đất giàu có về thiên nhiên và phong phú về văn hóa, nhưng nghịch lý thay, đại đa số dân chúng phải sống dưới mức nghèo khổ. Và đôi khi lại có những người tiếp cận dưới chiêu bài mong muốn được giúp đỡ nhưng lại có những toan tính khác. Đáng buồn thay, điều này cũng xảy ra ngay cả giữa những anh chị em là đồng bào với nhau, vì có những người đã để cho mình bị tha hóa. Sẽ rất nguy hiểm khi cam chịu rằng đây là cái giá bắt buộc phải trả cho viện trợ nước ngoài.
“Giữa anh em với nhau thì không thể như thế được” (Mt 20:26;. x. câu 26-28). Những lời của Chúa Giêsu thúc giục chúng ta đi tiên phong trong một cách hành động khác: đó là cách hành động của nước Chúa. Đó là trở thành hạt giống, ở đây và bây giờ, cho niềm vui và hy vọng, cho hòa bình và hòa giải. Điều mà Thánh Linh mang đến không phải là một hoạt động cực đoan nhưng trên hết là mối quan tâm đối với người khác, công nhận và đánh giá cao họ như anh chị em của chúng ta, thậm chí đến mức đồng hóa với cuộc sống và nỗi đau của họ. Đây là phong vũ biểu tốt nhất để đánh giá bất kỳ loại ý thức hệ nào xem nó có ý muốn thao túng người nghèo và các tình huống bất công vì lợi ích chính trị hoặc cá nhân hay không (x. Niềm Vui Phúc Âm, 199). Như thế, ở tất cả những nơi mà chúng ta gặp nhau, chúng ta có thể là hạt giống và công cụ hòa bình và hòa giải.
Chúng ta muốn hòa bình ngự trị trong trái tim và trong cuộc sống của người dân chúng ta. Chúng ta muốn có một tương lai hòa bình. Chúng ta muốn “ơn bình an của Đức Kitô ngự trị trong tâm hồn chúng ta” (Col 3:15), như thư của Thánh Phaolô đã nói rất hay. Ở đây, Thánh Phaolô sử dụng một từ được lấy từ thế giới thể thao, trong đó gợi lên người trọng tài hay người phân xử là người giải quyết các vấn đề tranh chấp. “Nguyện chúc bình an của Chúa Kitô đóng vai trò là trọng tài trong lòng anh em”. Nếu hòa bình của Chúa Kitô đóng vai trò như các trọng tài trong trái tim chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy sôi máu lao vào trong cuộc xung đột hoặc chúng ta cảm thấy bị giằng xé giữa hai cảm xúc trái ngược, “chúng ta nên để Chúa Kitô là trọng tài”, và để cho quyết định của Ngài giữ cho chúng ta đừng lạc ra khỏi con đường của tình yêu, con đường của lòng thương xót, con đường lựa chọn người nghèo và bảo vệ thiên nhiên. Con đường hòa bình. Nếu Chúa Giêsu là trọng tài cho những cảm xúc mâu thuẫn trong lòng chúng ta, trong những quyết định phức tạp của đất nước chúng ta, thì Mozambique sẽ được bảo đảm một tương lai đầy hy vọng. Khi đó, đất nước của anh chị em sẽ “đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca” (Col 3:16).
Source:Vatican News
PHÁN QUYẾT CỦA CHÁNH ÁN WEINBERG VỀ KHÁNG CÁO CỦA Đức Hồng Y PELL: các điển hình kháng án còn lại
Vũ Văn An
18:59 06/09/2019
613 Sau đó, trong vụ Libke v The Queen ('Libke') [163], một vụ án thực sự liên quan đến hành vi bị cho là sai trái của công tố viên trong diễn trình xét xử hình sự, Hayne J đã phát biểu thử nghiệm đối với một phiên tòa phúc thẩm trung gian (khi xem xét liệu bản án được nâng đỡ dưới đây có 'không an toàn hoặc không thỏa đáng’ hay không) bằng các lời lẽ sau đây:
... câu hỏi cho một phiên tòa phúc thẩm là liệu nó có mở đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không, nghĩa là liệu bồi thẩm đoàn hẳn phải có, khác với có thể, có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo [164 ].
614 Quan tòa, bằng cách coi như nhau câu hỏi liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ hợp lý, với câu hỏi liệu nó có 'mở' đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý, đã bị một số người nghĩ là đã phục hồi cách tiếp cận hẹp hơn đối với thử nghiệm M trước đây được cả Brennan J ưa chuộng trong vụ Chamberlain v The Queen (No 2) [165] ('Chamberlain (No 2)') và McHugh J trong vụ M.
615 Phải nói rằng đoạn văn trong phán quyết của Hayne J được nêu ở trên trong vụ Libke đã được viết để trả lời một đệ trình chiếu lệ nhất tại Tòa án tối cao để hỗ trợ cho lý lẽ của người kháng cáo. Thật vậy, công thức thử nghiệm của Quan tòa về sự không hợp lý đã không tìm được đường vào lời giải thích ở đầu trang (headnote) trong Báo cáo Luật Liên bang. Nó cũng không được nhắc đến, kể cả gián tiếp, trong bản tóm tắt các lập luận trình trước Tòa án trong vụ án đó [166].
616 Tại Tòa án này, sau khi vụ Libke đã được quyết định, một số công tố viên, khi trả lời các kháng cáo chống lại việc kết án dựa trên cơ sở của điều 276 (1) (a), đã nắm lấy công thức được Hayne J tiếp nhận, lập luận rằng phán quyết của Quan tòa đã nâng cao đáng kể ngưỡng thành công dưới thử nghiệm M [167].
617 Trong vụ Tyrrell v The Queen ('Tyrrell') [168], Tòa án này nói rằng, về phán quyết của Hayne J trong vụ Libke:
... Hayne J đã không giới hạn thử nghiệm trong các ngôn từ nghiêm ngặt hơn so với ngôn từ được trình bày trong vụ M. Thay vào đó, bằng cách nhấn mạnh rằng câu hỏi là liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo, Hayne J đã nhấn mạnh tới thử nghiệm chủ yếu, phải được tòa phúc thẩm áp dụng, là liệu có 'mở' đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý không [169].
618 Nói cách khác, việc sử dụng thuật ngữ 'hẳn phải', trong Libke, nên được hiểu như một cách khác để phát biểu, một cách thích đáng, yêu cầu này: tòa phúc thẩm phải tự hỏi liệu có 'mở đường cho bồi thẩm đoàn', khi hành động hợp lý, để kết án hay không. Nó không có ý định đi trệch ra ngoài thử nghiệm, như đã nêu, trong vụ M.
619 Phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ M, dĩ nhiên, đã được áp dụng nhiều lần. Sau đây là một số thí dụ đáng chú ý về việc áp dụng của chính Tòa án tối cao.
620 Trong vụ Palmer v The Queen ('Palmer') [170], liên quan đến một phiên tòa xét xử tội phạm tình dục đối với một cô gái 14 tuổi, bị cáo đã được hỏi, trong cuộc đối chất, liệu ông ta có thể nghĩ ra bất cứ lý do nào tại sao người khiếu nại có thể tạo ra cáo buộc chống lại ông. Ông ta đã không thể làm được như vậy. Đó là chủ đề cho bình luận bất lợi của công tố viên trong diễn từ kết thúc của ông.
621 Tòa án Tối cao được đa số chủ trương rằng toàn bộ đường hướng đối chất của công tố viên là bất hợp pháp. Nó đã có tác động định kiến đối với ban bào chữa cho bị cáo [171]. Việc đặt câu hỏi kiểu này đã làm giảm tiêu chuẩn của bằng chứng.
622 Tuy nhiên, quan trọng hơn cho các mục đích hiện tại, có cơ sở kháng cáo thứ hai vốn không phải là đối tượng của việc cho phép đặc biệt. Cơ sở đó cho rằng các bản kết án ‘không an toàn và không thỏa đáng’. Với đa số, cơ sở đã thành công và các lời tha bổng đã được đưa vào [172].
623 Về câu hỏi liệu các lời kết án có không an toàn và không thỏa đáng hay không, đa số lưu ý rằng lý lẽ của công tố không phụ thuộc một mình bằng chứng của người khiếu nại mà thôi. Có cả một bộ bằng chứng độc lập có chất lượng và gắn bó có thể cung cấp sự nâng đỡ cho trình tuật của cô ta.
624 Mặt khác, ban bào chữa của người kháng án, về bản chất, là một chứng cứ ngoại phạm (mặc dù là một chứng cứ ngoại phạm chưa hoàn toàn hoàn chỉnh). Người kháng cáo cho rằng vào ngày và thời điểm của điều bị cáo là vi phạm, ông ta đang thực hiện một qui trình chế biến gia công (process), như một phần trong các nhiệm vụ của ông ta trong tư cách là một người phục vụ quy trình.
625 Trong phán quyết đa số, thử nghiệm có liên quan liên hệ đến cơ sở kháng cáo này được phát biểu bằng các lời lẽ sau đây:
Nếu bằng chứng ngoại phạm gắn bó đến độ gây ra, trong bất cứ tâm trí hợp lý nào, sự nghi ngờ về tội lỗi của bị cáo, thì việc kết án phải được hủy bỏ và một bản án tha bổng được đưa ra bất kể bằng chứng của công tố có gắn bó bao nhiêu đi chăng nữa [173].
626 Để hỗ trợ cho bằng chứng ngoại phạm của bị cáo, có một hồ sơ về việc ông ta đã sử dụng thẻ tín dụng tại một trạm dịch vụ đặc thù, vào một thời điểm chuyên biệt và vào một ngày chuyên biệt. Bằng chứng đó nói chung nhất quán, mặc dù không hoàn toàn thuyết phục, với việc ông ta đã phục vụ lệnh triệu tập trong khu vực đó vào các thời điểm được nêu trong các bản khai phục vụ có tuyên thệ khác nhau đã được đệ trình. Nói cách khác, nó hỗ trợ cách chung cho chứng cứ ngoại phạm đã được nêu ra tại phiên tòa.
627 Phán quyết chung lưu ý rằng có một số khía cạnh trong trình thuật của người khiếu nại có thể phát sinh một số nghi ngờ về việc chấp nhận bằng chứng của cô ấy theo giá trị bề ngoài (face value). Tuy nhiên, các nghi ngờ này được cho là những vấn đề mà, nếu đứng một mình, bồi thẩm đoàn dám có cơ hội tốt nhất để lượng định và, nếu họ nghĩ là thích đáng, không đếm xỉa đến vì lý do này hay lý do nọ.
628 Tuy nhiên, sự bất nhất rõ rệt giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng ngoại phạm không dễ dàng bị coi thường. Hơn nữa, lời tóm tắt của quan tòa đã không lôi kéo đủ sự chú ý của bồi thẩm đoàn đến việc được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý rằng ‘không có sự thật nào’ cả trong các bằng chứng ngoại phạm trước khi họ có thể lên án. Sự kiện có dù chỉ là ‘một khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể có nghĩa thật sự là bản án phải bị hủy bỏ.
629 Trong vụ Palmer, McHugh J đồng ý rằng, dựa vào toàn bộ các bằng chứng, các bản án của người kháng án là không an toàn và không thỏa đáng. Quan tòa nói rằng sức mạnh trong bằng chứng ngoại phạm của bị cáo lớn đến nỗi không mở đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của người kháng cáo. Ngày vi phạm đã trở thành trọng tâm của lý lẽ công tố. Các cuộc điều tra của cảnh sát được thực hiện về những người được cho là đã được người kháng cáo phục vụ vào ngày đang bàn không tiết lộ bất cứ nhân chứng nào có thể thách thức sự thật trong chứng cớ ngoại phạm của ông ta.
630 Chánh án McHugh đặc biệt chỉ trích phán quyết của Tòa phúc thẩm Victoria. Ông nhận xét rằng các thành viên của Tòa án đó đã tiếp cận bằng chứng ngoại phạm, phần nào đó, ‘cách hoài nghi’, bằng cách nêu ra khả thể nó có thể được tạo hoẹt. Tất nhiên, như Quan tòa đã nói, luôn có khả thể đó. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng bằng chứng ngoại phạm là sai trừ khi người ta bắt đầu bằng tiền đề này là bằng chứng của người khiếu nại (ngay cả được mẹ cô ủng hộ) là đúng. Điều này nhất thiết có nghĩa là người kháng cáo có tội. Bất cứ việc lý luận nào như vậy, rõ ràng, cũng sẽ đi vòng vòng.
631 Đáng lưu ý độc đáo là nhận xét của McHugh J rằng bằng chứng của người khiếu nại trong vụ Palmer, như xuất hiện trên bản ghi chép, là 'rất thuyết phục'. Mặt khác, Quan tòa cho rằng bằng chứng của cô nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ chứng từ của mẹ cô cũng như từ chứng từ gián tiếp (circumstantial) khác. Thật vậy, quan tòa còn đi xa đến mức nói rằng xem ra ‘rất có khả năng’ là một biến cố nào có ảnh hưởng đến người khiếu nại đã xảy ra vào đêm hôm đang bàn (hoặc ít nhất là vào một đêm khác). Tuy nhiên, ngay cả việc khám phá ra đó cũng không cứu được các bản án. Quan tòa giải thích:
Nhưng một khi các bằng chứng ngoại phạm được xem xét, không thể nào bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người kháng cáo đã tấn công tình dục người khiếu nại vào ngày 4 tháng 7 [như cáo buộc] [174].
632 Sự kiện lý lẽ chống lại người kháng cáo trong vụ Palmer được tiến hành trên cơ sở cho rằng hành vi phạm tội diễn ra vào một ngày chuyên biệt, chứ không phải vào một ngày nào đó gần đấy, có nghĩa là các bản án phải bị bác bỏ. Theo lời lẽ của quan tòa, có ‘một khả thể đáng kể’ là một người vô tội đã bị kết án. Khả thể này không thể được dung thứ.
633 Trong vụ SKA v The Queen (‘SKA') [175], vấn đề chính là liệu có đủ bằng chứng để hỗ trợ các bản án về năm tội danh vi phạm tình dục với trẻ vị thành niên hay không. Ba trong số các tội vi phạm đó được cho là đã được thực hiện vào một ngày duy nhất, tại một số thời điểm nào đó trong khoảng thời gian hai tháng năm 2004. Hai tội còn lại được cho là đã được thực hiện vào một ngày không xác định, giữa ngày 1 và ngày 25 tháng 12 năm 2006.
634 Thẩm phán xét xử phán quyết rằng bồi thẩm đoàn phải tiếp cận các cáo buộc trên cơ sở rằng nhóm biến cố thứ hai, mặc dù đã được biện hộ bằng các ngôn từ tạm thời theo nghĩa rộng rãi nhất, chỉ có thể xảy ra vào một trong ba ngày, 22, 23 hoặc 24 tháng 12 năm 2006. Người kháng cáo, và một số nhân chứng cho ban bào chữa, với bằng chứng trong yếu tính không bị thách thức, đã cung cấp một chứng cứ ngoại phạm hoàn chỉnh cho mỗi một trong ba ngày đó.
635 Người kháng cáo kháng cáo trên cơ sở cho rằng lời lên án sai trái và không thể được hỗ trợ, liên quan đến bằng chứng. Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales bác bỏ đơn kháng cáo.
636 Tòa án tối cao, bằng đa số, [176] đã đảo ngược phán quyết đó. Tòa này chủ trương rằng để Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales quyết định kháng cáo một cách thỏa đáng, nó cần phải tự xác định xem liệu bằng chứng đó có mạnh đủ để mở đường cho bồi thẩm đoàn kết luận vượt quá sự hoài nghi hợp lý rằng người kháng án có tội. Tòa Phúc thẩm Hình sự đã không chu toàn các trách nhiệm của mình một cách thích đáng về phương diện này. Để cân nhắc toàn bộ bằng chứng, nó buộc phải cho ý kiến về ngày tháng các tội phạm năm 2006 đã diễn ra. Nó đã không làm thế một cách thỏa đáng. Điều này đã dẫn tòa đó vào sai lầm khi xem xét việc đầy đủ của bằng chứng như một toàn bộ.
637 Tòa án tối cao nói thêm rằng việc liệu một tình tiết phạm tội đã xảy ra có liên quan rõ ràng đến kết luận là các tình tiết khác cũng đã xảy ra hay không. Thành thử, kháng cáo được chấp thuận đối với mọi hành vi phạm tội. Cả vụ M lẫn vụ MFA đều được trích dẫn với sự chấp thuận.
638 Liên quan đến cách trong đó việc áp dụng trước Tòa án này được lập luận, điều có lẽ nghịch lý khi lưu ý rằng người kháng cáo trong vụ SKA đã tìm cách xác định rằng các lời kết án không hợp lý liên quan đến khoảng 13 vấn đề tất cả. 13 vấn đề này đã được đưa ra như một điều có thể được mô tả như là ‘các trở ngại vững chắc’ đối với việc kết án. Người ta nói rằng các vấn đề này, cả về mặt cá thể lẫn tập thể, đã chứng minh rằng bằng chứng của người khiếu nại là không đủ tin cậy để cho phép các kết án đứng vững.
639 Trong vụ SKA, Tòa phúc thẩm hình sự đã bác bỏ 13 ‘trở ngại’ này đơn thuần chỉ là ‘các điểm của bồi thẩm đoàn’. Tòa án Tối cao phát biểu không tán thành cách tiếp cận đó một cách mạnh mẽ. Tòa cho rằng, qua việc sử dụng biểu thức đó, tòa phúc thẩm đã xử lý các vấn đề này như là không xứng đáng, hoặc không cần, xem xét chi tiết. Thật vậy, như Tòa án tối cao nhận xét, Tòa dưới đã không hề xử lý những vấn đề đó một cách chi tiết. Phán quyết của Tòa đó đã tự thỏa mãn với việc coi trình thuật của người khiếu nại là đủ, theo luật định, để cho phép bồi thẩm đoàn kết luận, nếu họ chấp nhận bằng chứng của cô, rằng người kháng cáo có tội.
640 Theo Tòa án Tối cao trong vụ SKA, Tòa dưới cũng đã không đếm xỉa đến các điểm khác mà người kháng cáo đã đưa ra một cách hợp lệ trong nỗ lực làm suy yếu tính khả tín của người khiếu nại. Tòa dưới đã coi những vấn đề này, trong căn bản, như nêu ra những vấn đề về sự kiện đối với bồi thẩm đoàn [177], thay vì cân nhắc chúng như một phần trong đánh giá độc lập của chính nó về toàn bộ bằng chứng. Theo nghĩa đó, Tòa án đã không thi hành các yêu cầu được đặt ra bởi vụ M. Thành thử, vấn đề đã được trình lên Tòa án phúc thẩm hình sự để được xét xử lại.
641 Trong vụ Fitzgerald v The Queen [178], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội giết người, và ra lệnh một bản án tha bổng. Bằng chứng duy nhất liên kết người kháng cáo với tội phạm là DNA của ông ta, được tìm thấy trên một chiếc kèn ống Úc (didgeridoo) tìm thấy ở hiện trường vụ án. Tại phiên tòa, bên bào chữa nói rằng sự hiện diện của DNA có thể là kết quả của ‘sự chuyển giao đệ nhị đẳng’ (‘secondary transfer’). Xem ra người kháng cáo, ở giai đoạn trước đó, có bắt tay một trong những đồng phạm.
642 Tòa phúc thẩm đã mô tả lời giải thích đó là cực kỳ khó xảy ra, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa án Tối cao đồng ý rằng lời giải thích là khó có thể, nhưng vẫn đảo ngược phán quyết đó. Nó đã làm như vậy bằng cách áp dụng thử nghiệm M một cách chặt chẽ, và bằng cách lưu ý tới tiêu chuẩn về bằng chứng cần thiết cho một vụ kết án.
643 Trong vụ Zaburoni v The Queen [179], Tòa án Tối cao một lần nữa bác bỏ một bản án, bằng cách tuân theo thử nghiệm M. Người kháng cáo đã truyền một căn bệnh trầm trọng (HIV) cho một người phụ nữ mà ông ta có liên hệ tình dục. Ông ta luôn ý thức được rằng ông ta bị nhiễm HIV, nhưng không nói gì với cô ta về điều đó. Trong khi ông ta cũng có ý thức rằng HIV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông ta ý thức được mức độ lây truyền của căn bệnh này qua đường giao hợp dương vật-âm đạo không được bảo vệ. Tòa án Tối cao cho rằng, tại phiên tòa, bằng chứng đã không đủ để hỗ trợ cho việc kết án. Tòa kết luận rằng lời kết án ‘không hợp lý hoặc trái với bằng chứng’. Tòa đã thay thế bản án bằng một tội phạm nhẹ hơn, một tội phạm không yêu cầu bằng chứng về ý hướng đặc thù được quy định như một yếu tố cho việc cáo buộc được đưa ra.
644 Trong vụ Miller v The Queen [180], ba người đàn ông, M, S và P, đều đã bị kết án giết người. Người chết đã bị đâm chết bởi một người đàn ông thứ tư, B, trong diễn trình tấn công, mà M, S và P được cho là các bên. Cả bốn bị cáo đã uống rất nhiều trong thời kỳ dẫn đến việc giết chết người đã chết. Vụ án được để cho bồi thẩm đoàn trên cơ sở hoặc là việc hình sự chung, hoặc trong phương án thay thế, tức việc hình sự chung mở rộng.
645 M, S và P đều thách thức các bản án của họ tại Tòa án tối cao trên cơ sở Tòa án phúc thẩm hình sự Nam Úc đã sai lầm khi cho rằng các bản án có khả năng được nâng đỡ bởi các bằng chứng. Tòa án Tối cao cho rằng trong việc xử lý với cơ sở này, tòa phúc thẩm đã không duyệt lại tính đầy đủ của bằng chứng để duy trì các bản án giết người. Nó đã không giải quyết các thiếu sót được khẳng định trong khả năng bằng chứng để xác định bản chất của việc mỗi cá nhân M,S, và P tham gia vào cuộc cãi lộn. Tòa án phúc thẩm cũng không đánh giá tầm quan trọng của ba người đàn ông say rượu đối với các hoàn cảnh xung quanh kết luận về cuộc cãi lộn đó. Vấn đề đã được trình lên Tòa phúc thẩm hình sự để thi hành nhiệm vụ M đúng cách.
646 Trong vụ R v Baden-Clay (‘Baden-Clay') [181], người bị kháng (respondent) bị kết án về tội giết vợ. Thi thể của bà được tìm thấy dưới một cây cầu, ở bờ sông. Vì lý do phân hủy, nguyên nhân cái chết không thể được xác định.
647 Lý lẽ công tố là hoàn toàn gián tiếp (circumstantial). Người bị kháng có liên lụy tới mối liên hệ tình dục với một người phụ nữ khác, và đã nói với bà này rằng ông ta đề nghị sẽ bỏ vợ. Công tố viện cho rằng mặc dù vụ giết người có thể không được dự tính trước, nhưng người bị kháng hẳn đã liên lụy vào một cuộc tranh cãi, trong diễn trình này, ông ta đã giết vợ mình, với ý định giết người.
648 Bên bào chữa cho bị kháng cho rằng ông không liên quan gì đến cái chết của vợ mình. Ông phủ nhận việc đã đánh nhau với bà, hoặc đã thực hiện bất cứ bước nào để vứt bỏ cơ thể của bà. Ông đã đưa ra bằng chứng có tuyên thệ cho việc đó.
649 Tòa phúc thẩm Queensland cho rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động hợp lý, thì không thể bác bỏ giả thuyết mà người bị kháng đưa ra (mặc dù lần đầu tiên kháng cáo) rằng đã có một cuộc đối đầu thể lý giữa ông ta và vợ, trong diễn trình này, ông ta đã giết bà, mà không có ý định giết người. Tòa đó đã hủy bỏ bản án giết người, và thay vào đó là một bản án dành cho tội nhẹ hơn là ngộ sát.
650 Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết của Tòa phúc thẩm. Tòa này cho rằng giả thuyết mà Tòa đó đã hành động là không có giá trị về bằng chứng. Người ta đã lưu ý rằng để một suy luận (inference) hợp lý, nó phải dựa trên một điều gì đó hơn là chỉ phỏng đoán. Một phiên tòa hình sự có tính buộc tội [182], nhưng cũng có tính đối tụng (adversarial). Người bị kháng đã chọn để tiến hành lý lẽ của mình một cách đặc thù. Đáng lẽ không nên cho phép ông ta, như ông ta đã được, tranh luận trước Tòa phúc thẩm rằng một quan điểm hoàn toàn khác biệt và không nhất quán về các sự kiện nên được đưa ra. Giả thuyết dựa vào đó, Tòa án đó đã quyết định vụ án, là giả thuyết chưa được đưa ra trước bồi thẩm đoàn, và trực tiếp trái ngược với các bằng chứng của người bị kháng tại phiên tòa.
651 Phán quyết trong vụ Baden-Clay nhận xét rằng cần phải giải thích tại sao bồi thẩm đoàn được quyền, một cách hợp lý, coi toàn bộ bằng chứng là thuyết phục họ ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người bị kháng đã hành động với ý định giết người khi anh ta giết vợ mình.
652 Trong một đoạn nói chung đến vai trò của bồi thẩm đoàn trong các phiên tòa hình sự, Tòa tuyên bố:
Liên quan đến các cáo buộc về tội ác nghiêm trọng được bồi thẩm đoàn xử, điều nền tảng đối với hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta là bồi thẩm đoàn là 'tòa hợp hiến để quyết định các vấn đề về sự kiện' Vì vị trí trung tâm của phiên xét xử có bồi thẩm đoàn trong việc quản trị nền tư pháp hình sự trong nhiều thế kỷ và tầm quan trọng lâu đời của vai trò bồi thẩm đoàn trong tư cách đại diện của cộng đồng về phương diện này, bác bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn trên cơ sở "không hợp lý" bên trong ý nghĩa của điều 668E (1) của bộ Hình luật là một bước nghiêm trọng, không được thực hiện mà không đặc biệt lưu ý đến lợi thế mà bồi thẩm đoàn được hưởng so với tòa phúc thẩm vốn không thấy hoặc nghe thấy các nhân chứng được gọi ra trước phiên tòa. ..
Với những cân nhắc trên trong tâm trí, một tòa án phúc thẩm hình sự sẽ không được thay thế phiên xử bởi một tòa phúc thẩm bằng một phiên xử bởi bồi thẩm đoàn. Trong trường hợp có một kháng cáo chống lại bản án trên cơ sở bản án không hợp lý, câu hỏi cuối cùng đặt ra cho tòa phúc thẩm 'phải luôn là liệu tòa [phúc thẩm] có nghĩ rằng dựa trên toàn bộ bằng chứng có mở được đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục hay không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bị cáo phạm tội'[183].
653 Trong vụ GAX v The Queen (GAX) [184], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội đối xử không đứng đắn với một đứa trẻ, và ra lệnh phải có bản án tha bổng. Người kháng cáo đã bị kết án tại Tòa án quận Queensland. Nạn nhân của hành vi bị cho là phạm tội là con gái tự nhiên của người kháng cáo, lúc đó mới 12 tuổi. Ông bị cho là đã chạm vào cô ở hoặc gần âm đạo khi Ông đang nằm trong giường với cô.
654 Người khiếu nại đã không nói gì về vấn đề này trong khoảng một thập niên hoặc hơn sau biến cố bị cáo buộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, ký ức của cô về các chi tiết xung quanh hành vi phạm tội nói chung là nghèo nàn.
655 Tòa án Tối cao cho rằng trong các hoàn cảnh, có ‘một khả thể thực sư’ là bằng chứng của người khiếu nại đã là một bản ‘tái dựng’ (‘reconstruction’), chứ không phải là sản phẩm của một ký ức thực sự. ‘Khả thể thực sự’ đó không thể bị loại trừ quá sự nghi ngờ hợp lý. Cụ thể hơn, việc người khiếu nại không thể đưa ra bất cứ chi tiết chính xác nào về việc rờ mó, cũng như một số bất nhất rõ ràng trong bằng chứng của cô về tình trạng đồ lót của cô tại thời điểm đó, được cho là đã gợi ý về việc tái dựng, hoặc điều có thể được gọi là 'nhớ lầm’.
656 Rõ ràng, vụ GAX không phải là vụ trong đó lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc được nhìn và nghe bằng chứng đưa ra có thể cung cấp câu trả lời cho thách thức đối với tính đầy đủ của bằng chứng để hỗ trợ cho phán quyết.
657 Từ bản tóm tắt ngắn gọn này về một số phán quyết của Tòa án Tối cao gần đây xử lý việc áp dụng thử nghiệm M, người ta có thể thấy rằng các nguyên tắc qui định cơ sở kháng cáo này nay dường như đã được giải quyết tốt. Có một số trường hợp, từng được nhắc đến, trong đó bất chấp tính đáng tin rõ ràng của người khiếu nại liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục, các hoàn cảnh bù trừ (countervailing), kể cả bất cứ bằng chứng bào chữa nào, đã khiến Tòa án Tối cao hủy bỏ bản án, và đưa ra bản án tha bổng.
658 Tất nhiên, những trường hợp như vậy không có nghĩa là phổ biến. Tuy nhiên, có lẽ chúng không hiếm như một số nhà bình luận dường như đã nghĩ. Đó là vấn đề mà tôi sẽ trở lại.
659 Tòa án này đã áp dụng cả vụ M lẫn vụ MFA trong nhiều trường hợp. Một thí dụ đặc biệt hữu ích có thể là vụ R v Klamo, [185] vụ ‘lắc bé thơ’. Trong vụ đó, một bản án ngộ sát đã bị hủy bỏ, và một bản án tha bổng được đưa ra. Chủ tịch Maxwell, người mà Vincent JA và Neave JA đồng ý riêng rẽ, đã đưa ra trình bầy cách hiểu của ông về các nguyên tắc làm nền tảng cho cả vụ M lẫn vụ Libke.
660 Quan tòa cho rằng câu hỏi liệu một lời kết án có không hợp lý hay không thể được hỗ trợ, về bằng chứng hay không, nên được tiếp cận trên cơ sở một tòa án phúc thẩm trung gian nên xem xét liệu có một 'trở ngại vững chắc để đạt tới kết luận vượt quá sự nghi ngờ hợp lý '[186] hoặc liệu, thay vào đó, một con đường dẫn đến việc kết án đã được mở ra [187].
661 Như tôi đã chỉ ra, các kháng cáo được đưa ra Tòa án này dựa trên cơ sở này không hề là bất thường. Hiếm khi chúng thành công, như mong đợi [188]. Điều đó phản ánh sự kiên quyết của Tòa án Tối cao về tầm quan trọng của bồi thẩm đoàn trong tư cách ‘tòa hợp hiến’ để xác định các sự kiện. Không ai nghiêm túc gợi ý rằng các thẩm phán phúc thẩm, vì lý do đào tạo và kinh nghiệm của họ, nhất thiết phải là các thẩm phán tốt hơn về sự kiện so với bồi thẩm đoàn. Ngay cả khi họ là như vậy, tầm quan trọng bù lại của phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn sẽ đè nặng chống lại việc dễ dàng lật ngược các phán quyết của bồi thẩm đoàn.
662 Tuy thế, vì Tòa án Tối cao đã cho thấy rất rõ ràng, các tòa phúc thẩm trung gian sẽ từ bỏ trách nhiệm theo luật định của họ nếu họ không tiếp cận cơ sở kháng cáo này một cách nghiêm nhặt theo các nguyên tắc đã được nêu ra trong vụ M.
663 Thành thử, nhiệm vụ của Tòa án này trong việc xử lý Cơ sở 1 là thực hiện một cuộc đánh giá độc lập, nhưng về toàn bộ bằng chứng. Sau khi đã làm như vậy, mỗi thành viên của Tòa phải xem xét liệu, trong tâm trí của thẩm phán cụ thể đó [189], có một ‘nghi ngờ’ về tội lỗi hay không. Nếu một nghi ngờ như vậy hiện hữu, thông thường nó cũng sẽ là một nghi ngờ mà bồi thẩm đoàn phải có. Trong trường hợp đó, một câu hỏi thứ hai phải được đặt ra, tức là, liệu ‘nghi ngờ’ đó có dai dẳng hay không, bất kể các lợi thế so với phiên tòa phúc thẩm thông thường vốn được gán cho bồi thẩm đoàn.
Kỳ tới: Nhánh đầu tiên của thử nghiệm M - Có ‘các trở ngại chắc chắn’ nào để kết án không?
... câu hỏi cho một phiên tòa phúc thẩm là liệu nó có mở đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không, nghĩa là liệu bồi thẩm đoàn hẳn phải có, khác với có thể, có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo [164 ].
614 Quan tòa, bằng cách coi như nhau câu hỏi liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ hợp lý, với câu hỏi liệu nó có 'mở' đường cho bồi thẩm đoàn được thuyết phục về tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý, đã bị một số người nghĩ là đã phục hồi cách tiếp cận hẹp hơn đối với thử nghiệm M trước đây được cả Brennan J ưa chuộng trong vụ Chamberlain v The Queen (No 2) [165] ('Chamberlain (No 2)') và McHugh J trong vụ M.
615 Phải nói rằng đoạn văn trong phán quyết của Hayne J được nêu ở trên trong vụ Libke đã được viết để trả lời một đệ trình chiếu lệ nhất tại Tòa án tối cao để hỗ trợ cho lý lẽ của người kháng cáo. Thật vậy, công thức thử nghiệm của Quan tòa về sự không hợp lý đã không tìm được đường vào lời giải thích ở đầu trang (headnote) trong Báo cáo Luật Liên bang. Nó cũng không được nhắc đến, kể cả gián tiếp, trong bản tóm tắt các lập luận trình trước Tòa án trong vụ án đó [166].
616 Tại Tòa án này, sau khi vụ Libke đã được quyết định, một số công tố viên, khi trả lời các kháng cáo chống lại việc kết án dựa trên cơ sở của điều 276 (1) (a), đã nắm lấy công thức được Hayne J tiếp nhận, lập luận rằng phán quyết của Quan tòa đã nâng cao đáng kể ngưỡng thành công dưới thử nghiệm M [167].
617 Trong vụ Tyrrell v The Queen ('Tyrrell') [168], Tòa án này nói rằng, về phán quyết của Hayne J trong vụ Libke:
... Hayne J đã không giới hạn thử nghiệm trong các ngôn từ nghiêm ngặt hơn so với ngôn từ được trình bày trong vụ M. Thay vào đó, bằng cách nhấn mạnh rằng câu hỏi là liệu bồi thẩm đoàn 'hẳn phải' có một nghi ngờ về tội lỗi của người kháng cáo, Hayne J đã nhấn mạnh tới thử nghiệm chủ yếu, phải được tòa phúc thẩm áp dụng, là liệu có 'mở' đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý không [169].
618 Nói cách khác, việc sử dụng thuật ngữ 'hẳn phải', trong Libke, nên được hiểu như một cách khác để phát biểu, một cách thích đáng, yêu cầu này: tòa phúc thẩm phải tự hỏi liệu có 'mở đường cho bồi thẩm đoàn', khi hành động hợp lý, để kết án hay không. Nó không có ý định đi trệch ra ngoài thử nghiệm, như đã nêu, trong vụ M.
619 Phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ M, dĩ nhiên, đã được áp dụng nhiều lần. Sau đây là một số thí dụ đáng chú ý về việc áp dụng của chính Tòa án tối cao.
620 Trong vụ Palmer v The Queen ('Palmer') [170], liên quan đến một phiên tòa xét xử tội phạm tình dục đối với một cô gái 14 tuổi, bị cáo đã được hỏi, trong cuộc đối chất, liệu ông ta có thể nghĩ ra bất cứ lý do nào tại sao người khiếu nại có thể tạo ra cáo buộc chống lại ông. Ông ta đã không thể làm được như vậy. Đó là chủ đề cho bình luận bất lợi của công tố viên trong diễn từ kết thúc của ông.
621 Tòa án Tối cao được đa số chủ trương rằng toàn bộ đường hướng đối chất của công tố viên là bất hợp pháp. Nó đã có tác động định kiến đối với ban bào chữa cho bị cáo [171]. Việc đặt câu hỏi kiểu này đã làm giảm tiêu chuẩn của bằng chứng.
622 Tuy nhiên, quan trọng hơn cho các mục đích hiện tại, có cơ sở kháng cáo thứ hai vốn không phải là đối tượng của việc cho phép đặc biệt. Cơ sở đó cho rằng các bản kết án ‘không an toàn và không thỏa đáng’. Với đa số, cơ sở đã thành công và các lời tha bổng đã được đưa vào [172].
623 Về câu hỏi liệu các lời kết án có không an toàn và không thỏa đáng hay không, đa số lưu ý rằng lý lẽ của công tố không phụ thuộc một mình bằng chứng của người khiếu nại mà thôi. Có cả một bộ bằng chứng độc lập có chất lượng và gắn bó có thể cung cấp sự nâng đỡ cho trình tuật của cô ta.
624 Mặt khác, ban bào chữa của người kháng án, về bản chất, là một chứng cứ ngoại phạm (mặc dù là một chứng cứ ngoại phạm chưa hoàn toàn hoàn chỉnh). Người kháng cáo cho rằng vào ngày và thời điểm của điều bị cáo là vi phạm, ông ta đang thực hiện một qui trình chế biến gia công (process), như một phần trong các nhiệm vụ của ông ta trong tư cách là một người phục vụ quy trình.
625 Trong phán quyết đa số, thử nghiệm có liên quan liên hệ đến cơ sở kháng cáo này được phát biểu bằng các lời lẽ sau đây:
Nếu bằng chứng ngoại phạm gắn bó đến độ gây ra, trong bất cứ tâm trí hợp lý nào, sự nghi ngờ về tội lỗi của bị cáo, thì việc kết án phải được hủy bỏ và một bản án tha bổng được đưa ra bất kể bằng chứng của công tố có gắn bó bao nhiêu đi chăng nữa [173].
626 Để hỗ trợ cho bằng chứng ngoại phạm của bị cáo, có một hồ sơ về việc ông ta đã sử dụng thẻ tín dụng tại một trạm dịch vụ đặc thù, vào một thời điểm chuyên biệt và vào một ngày chuyên biệt. Bằng chứng đó nói chung nhất quán, mặc dù không hoàn toàn thuyết phục, với việc ông ta đã phục vụ lệnh triệu tập trong khu vực đó vào các thời điểm được nêu trong các bản khai phục vụ có tuyên thệ khác nhau đã được đệ trình. Nói cách khác, nó hỗ trợ cách chung cho chứng cứ ngoại phạm đã được nêu ra tại phiên tòa.
627 Phán quyết chung lưu ý rằng có một số khía cạnh trong trình thuật của người khiếu nại có thể phát sinh một số nghi ngờ về việc chấp nhận bằng chứng của cô ấy theo giá trị bề ngoài (face value). Tuy nhiên, các nghi ngờ này được cho là những vấn đề mà, nếu đứng một mình, bồi thẩm đoàn dám có cơ hội tốt nhất để lượng định và, nếu họ nghĩ là thích đáng, không đếm xỉa đến vì lý do này hay lý do nọ.
628 Tuy nhiên, sự bất nhất rõ rệt giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng ngoại phạm không dễ dàng bị coi thường. Hơn nữa, lời tóm tắt của quan tòa đã không lôi kéo đủ sự chú ý của bồi thẩm đoàn đến việc được thuyết phục quá sự nghi ngờ hợp lý rằng ‘không có sự thật nào’ cả trong các bằng chứng ngoại phạm trước khi họ có thể lên án. Sự kiện có dù chỉ là ‘một khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể có nghĩa thật sự là bản án phải bị hủy bỏ.
629 Trong vụ Palmer, McHugh J đồng ý rằng, dựa vào toàn bộ các bằng chứng, các bản án của người kháng án là không an toàn và không thỏa đáng. Quan tòa nói rằng sức mạnh trong bằng chứng ngoại phạm của bị cáo lớn đến nỗi không mở đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của người kháng cáo. Ngày vi phạm đã trở thành trọng tâm của lý lẽ công tố. Các cuộc điều tra của cảnh sát được thực hiện về những người được cho là đã được người kháng cáo phục vụ vào ngày đang bàn không tiết lộ bất cứ nhân chứng nào có thể thách thức sự thật trong chứng cớ ngoại phạm của ông ta.
630 Chánh án McHugh đặc biệt chỉ trích phán quyết của Tòa phúc thẩm Victoria. Ông nhận xét rằng các thành viên của Tòa án đó đã tiếp cận bằng chứng ngoại phạm, phần nào đó, ‘cách hoài nghi’, bằng cách nêu ra khả thể nó có thể được tạo hoẹt. Tất nhiên, như Quan tòa đã nói, luôn có khả thể đó. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng bằng chứng ngoại phạm là sai trừ khi người ta bắt đầu bằng tiền đề này là bằng chứng của người khiếu nại (ngay cả được mẹ cô ủng hộ) là đúng. Điều này nhất thiết có nghĩa là người kháng cáo có tội. Bất cứ việc lý luận nào như vậy, rõ ràng, cũng sẽ đi vòng vòng.
631 Đáng lưu ý độc đáo là nhận xét của McHugh J rằng bằng chứng của người khiếu nại trong vụ Palmer, như xuất hiện trên bản ghi chép, là 'rất thuyết phục'. Mặt khác, Quan tòa cho rằng bằng chứng của cô nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ chứng từ của mẹ cô cũng như từ chứng từ gián tiếp (circumstantial) khác. Thật vậy, quan tòa còn đi xa đến mức nói rằng xem ra ‘rất có khả năng’ là một biến cố nào có ảnh hưởng đến người khiếu nại đã xảy ra vào đêm hôm đang bàn (hoặc ít nhất là vào một đêm khác). Tuy nhiên, ngay cả việc khám phá ra đó cũng không cứu được các bản án. Quan tòa giải thích:
Nhưng một khi các bằng chứng ngoại phạm được xem xét, không thể nào bồi thẩm đoàn được thuyết phục ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người kháng cáo đã tấn công tình dục người khiếu nại vào ngày 4 tháng 7 [như cáo buộc] [174].
632 Sự kiện lý lẽ chống lại người kháng cáo trong vụ Palmer được tiến hành trên cơ sở cho rằng hành vi phạm tội diễn ra vào một ngày chuyên biệt, chứ không phải vào một ngày nào đó gần đấy, có nghĩa là các bản án phải bị bác bỏ. Theo lời lẽ của quan tòa, có ‘một khả thể đáng kể’ là một người vô tội đã bị kết án. Khả thể này không thể được dung thứ.
633 Trong vụ SKA v The Queen (‘SKA') [175], vấn đề chính là liệu có đủ bằng chứng để hỗ trợ các bản án về năm tội danh vi phạm tình dục với trẻ vị thành niên hay không. Ba trong số các tội vi phạm đó được cho là đã được thực hiện vào một ngày duy nhất, tại một số thời điểm nào đó trong khoảng thời gian hai tháng năm 2004. Hai tội còn lại được cho là đã được thực hiện vào một ngày không xác định, giữa ngày 1 và ngày 25 tháng 12 năm 2006.
634 Thẩm phán xét xử phán quyết rằng bồi thẩm đoàn phải tiếp cận các cáo buộc trên cơ sở rằng nhóm biến cố thứ hai, mặc dù đã được biện hộ bằng các ngôn từ tạm thời theo nghĩa rộng rãi nhất, chỉ có thể xảy ra vào một trong ba ngày, 22, 23 hoặc 24 tháng 12 năm 2006. Người kháng cáo, và một số nhân chứng cho ban bào chữa, với bằng chứng trong yếu tính không bị thách thức, đã cung cấp một chứng cứ ngoại phạm hoàn chỉnh cho mỗi một trong ba ngày đó.
635 Người kháng cáo kháng cáo trên cơ sở cho rằng lời lên án sai trái và không thể được hỗ trợ, liên quan đến bằng chứng. Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales bác bỏ đơn kháng cáo.
636 Tòa án tối cao, bằng đa số, [176] đã đảo ngược phán quyết đó. Tòa này chủ trương rằng để Tòa phúc thẩm hình sự New South Wales quyết định kháng cáo một cách thỏa đáng, nó cần phải tự xác định xem liệu bằng chứng đó có mạnh đủ để mở đường cho bồi thẩm đoàn kết luận vượt quá sự hoài nghi hợp lý rằng người kháng án có tội. Tòa Phúc thẩm Hình sự đã không chu toàn các trách nhiệm của mình một cách thích đáng về phương diện này. Để cân nhắc toàn bộ bằng chứng, nó buộc phải cho ý kiến về ngày tháng các tội phạm năm 2006 đã diễn ra. Nó đã không làm thế một cách thỏa đáng. Điều này đã dẫn tòa đó vào sai lầm khi xem xét việc đầy đủ của bằng chứng như một toàn bộ.
637 Tòa án tối cao nói thêm rằng việc liệu một tình tiết phạm tội đã xảy ra có liên quan rõ ràng đến kết luận là các tình tiết khác cũng đã xảy ra hay không. Thành thử, kháng cáo được chấp thuận đối với mọi hành vi phạm tội. Cả vụ M lẫn vụ MFA đều được trích dẫn với sự chấp thuận.
638 Liên quan đến cách trong đó việc áp dụng trước Tòa án này được lập luận, điều có lẽ nghịch lý khi lưu ý rằng người kháng cáo trong vụ SKA đã tìm cách xác định rằng các lời kết án không hợp lý liên quan đến khoảng 13 vấn đề tất cả. 13 vấn đề này đã được đưa ra như một điều có thể được mô tả như là ‘các trở ngại vững chắc’ đối với việc kết án. Người ta nói rằng các vấn đề này, cả về mặt cá thể lẫn tập thể, đã chứng minh rằng bằng chứng của người khiếu nại là không đủ tin cậy để cho phép các kết án đứng vững.
639 Trong vụ SKA, Tòa phúc thẩm hình sự đã bác bỏ 13 ‘trở ngại’ này đơn thuần chỉ là ‘các điểm của bồi thẩm đoàn’. Tòa án Tối cao phát biểu không tán thành cách tiếp cận đó một cách mạnh mẽ. Tòa cho rằng, qua việc sử dụng biểu thức đó, tòa phúc thẩm đã xử lý các vấn đề này như là không xứng đáng, hoặc không cần, xem xét chi tiết. Thật vậy, như Tòa án tối cao nhận xét, Tòa dưới đã không hề xử lý những vấn đề đó một cách chi tiết. Phán quyết của Tòa đó đã tự thỏa mãn với việc coi trình thuật của người khiếu nại là đủ, theo luật định, để cho phép bồi thẩm đoàn kết luận, nếu họ chấp nhận bằng chứng của cô, rằng người kháng cáo có tội.
640 Theo Tòa án Tối cao trong vụ SKA, Tòa dưới cũng đã không đếm xỉa đến các điểm khác mà người kháng cáo đã đưa ra một cách hợp lệ trong nỗ lực làm suy yếu tính khả tín của người khiếu nại. Tòa dưới đã coi những vấn đề này, trong căn bản, như nêu ra những vấn đề về sự kiện đối với bồi thẩm đoàn [177], thay vì cân nhắc chúng như một phần trong đánh giá độc lập của chính nó về toàn bộ bằng chứng. Theo nghĩa đó, Tòa án đã không thi hành các yêu cầu được đặt ra bởi vụ M. Thành thử, vấn đề đã được trình lên Tòa án phúc thẩm hình sự để được xét xử lại.
641 Trong vụ Fitzgerald v The Queen [178], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội giết người, và ra lệnh một bản án tha bổng. Bằng chứng duy nhất liên kết người kháng cáo với tội phạm là DNA của ông ta, được tìm thấy trên một chiếc kèn ống Úc (didgeridoo) tìm thấy ở hiện trường vụ án. Tại phiên tòa, bên bào chữa nói rằng sự hiện diện của DNA có thể là kết quả của ‘sự chuyển giao đệ nhị đẳng’ (‘secondary transfer’). Xem ra người kháng cáo, ở giai đoạn trước đó, có bắt tay một trong những đồng phạm.
642 Tòa phúc thẩm đã mô tả lời giải thích đó là cực kỳ khó xảy ra, và bác bỏ đơn kháng cáo. Tòa án Tối cao đồng ý rằng lời giải thích là khó có thể, nhưng vẫn đảo ngược phán quyết đó. Nó đã làm như vậy bằng cách áp dụng thử nghiệm M một cách chặt chẽ, và bằng cách lưu ý tới tiêu chuẩn về bằng chứng cần thiết cho một vụ kết án.
643 Trong vụ Zaburoni v The Queen [179], Tòa án Tối cao một lần nữa bác bỏ một bản án, bằng cách tuân theo thử nghiệm M. Người kháng cáo đã truyền một căn bệnh trầm trọng (HIV) cho một người phụ nữ mà ông ta có liên hệ tình dục. Ông ta luôn ý thức được rằng ông ta bị nhiễm HIV, nhưng không nói gì với cô ta về điều đó. Trong khi ông ta cũng có ý thức rằng HIV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông ta ý thức được mức độ lây truyền của căn bệnh này qua đường giao hợp dương vật-âm đạo không được bảo vệ. Tòa án Tối cao cho rằng, tại phiên tòa, bằng chứng đã không đủ để hỗ trợ cho việc kết án. Tòa kết luận rằng lời kết án ‘không hợp lý hoặc trái với bằng chứng’. Tòa đã thay thế bản án bằng một tội phạm nhẹ hơn, một tội phạm không yêu cầu bằng chứng về ý hướng đặc thù được quy định như một yếu tố cho việc cáo buộc được đưa ra.
644 Trong vụ Miller v The Queen [180], ba người đàn ông, M, S và P, đều đã bị kết án giết người. Người chết đã bị đâm chết bởi một người đàn ông thứ tư, B, trong diễn trình tấn công, mà M, S và P được cho là các bên. Cả bốn bị cáo đã uống rất nhiều trong thời kỳ dẫn đến việc giết chết người đã chết. Vụ án được để cho bồi thẩm đoàn trên cơ sở hoặc là việc hình sự chung, hoặc trong phương án thay thế, tức việc hình sự chung mở rộng.
645 M, S và P đều thách thức các bản án của họ tại Tòa án tối cao trên cơ sở Tòa án phúc thẩm hình sự Nam Úc đã sai lầm khi cho rằng các bản án có khả năng được nâng đỡ bởi các bằng chứng. Tòa án Tối cao cho rằng trong việc xử lý với cơ sở này, tòa phúc thẩm đã không duyệt lại tính đầy đủ của bằng chứng để duy trì các bản án giết người. Nó đã không giải quyết các thiếu sót được khẳng định trong khả năng bằng chứng để xác định bản chất của việc mỗi cá nhân M,S, và P tham gia vào cuộc cãi lộn. Tòa án phúc thẩm cũng không đánh giá tầm quan trọng của ba người đàn ông say rượu đối với các hoàn cảnh xung quanh kết luận về cuộc cãi lộn đó. Vấn đề đã được trình lên Tòa phúc thẩm hình sự để thi hành nhiệm vụ M đúng cách.
646 Trong vụ R v Baden-Clay (‘Baden-Clay') [181], người bị kháng (respondent) bị kết án về tội giết vợ. Thi thể của bà được tìm thấy dưới một cây cầu, ở bờ sông. Vì lý do phân hủy, nguyên nhân cái chết không thể được xác định.
647 Lý lẽ công tố là hoàn toàn gián tiếp (circumstantial). Người bị kháng có liên lụy tới mối liên hệ tình dục với một người phụ nữ khác, và đã nói với bà này rằng ông ta đề nghị sẽ bỏ vợ. Công tố viện cho rằng mặc dù vụ giết người có thể không được dự tính trước, nhưng người bị kháng hẳn đã liên lụy vào một cuộc tranh cãi, trong diễn trình này, ông ta đã giết vợ mình, với ý định giết người.
648 Bên bào chữa cho bị kháng cho rằng ông không liên quan gì đến cái chết của vợ mình. Ông phủ nhận việc đã đánh nhau với bà, hoặc đã thực hiện bất cứ bước nào để vứt bỏ cơ thể của bà. Ông đã đưa ra bằng chứng có tuyên thệ cho việc đó.
649 Tòa phúc thẩm Queensland cho rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động hợp lý, thì không thể bác bỏ giả thuyết mà người bị kháng đưa ra (mặc dù lần đầu tiên kháng cáo) rằng đã có một cuộc đối đầu thể lý giữa ông ta và vợ, trong diễn trình này, ông ta đã giết bà, mà không có ý định giết người. Tòa đó đã hủy bỏ bản án giết người, và thay vào đó là một bản án dành cho tội nhẹ hơn là ngộ sát.
650 Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết của Tòa phúc thẩm. Tòa này cho rằng giả thuyết mà Tòa đó đã hành động là không có giá trị về bằng chứng. Người ta đã lưu ý rằng để một suy luận (inference) hợp lý, nó phải dựa trên một điều gì đó hơn là chỉ phỏng đoán. Một phiên tòa hình sự có tính buộc tội [182], nhưng cũng có tính đối tụng (adversarial). Người bị kháng đã chọn để tiến hành lý lẽ của mình một cách đặc thù. Đáng lẽ không nên cho phép ông ta, như ông ta đã được, tranh luận trước Tòa phúc thẩm rằng một quan điểm hoàn toàn khác biệt và không nhất quán về các sự kiện nên được đưa ra. Giả thuyết dựa vào đó, Tòa án đó đã quyết định vụ án, là giả thuyết chưa được đưa ra trước bồi thẩm đoàn, và trực tiếp trái ngược với các bằng chứng của người bị kháng tại phiên tòa.
651 Phán quyết trong vụ Baden-Clay nhận xét rằng cần phải giải thích tại sao bồi thẩm đoàn được quyền, một cách hợp lý, coi toàn bộ bằng chứng là thuyết phục họ ngoài sự nghi ngờ hợp lý rằng người bị kháng đã hành động với ý định giết người khi anh ta giết vợ mình.
652 Trong một đoạn nói chung đến vai trò của bồi thẩm đoàn trong các phiên tòa hình sự, Tòa tuyên bố:
Liên quan đến các cáo buộc về tội ác nghiêm trọng được bồi thẩm đoàn xử, điều nền tảng đối với hệ thống tư pháp hình sự của chúng ta là bồi thẩm đoàn là 'tòa hợp hiến để quyết định các vấn đề về sự kiện' Vì vị trí trung tâm của phiên xét xử có bồi thẩm đoàn trong việc quản trị nền tư pháp hình sự trong nhiều thế kỷ và tầm quan trọng lâu đời của vai trò bồi thẩm đoàn trong tư cách đại diện của cộng đồng về phương diện này, bác bỏ phán quyết của bồi thẩm đoàn trên cơ sở "không hợp lý" bên trong ý nghĩa của điều 668E (1) của bộ Hình luật là một bước nghiêm trọng, không được thực hiện mà không đặc biệt lưu ý đến lợi thế mà bồi thẩm đoàn được hưởng so với tòa phúc thẩm vốn không thấy hoặc nghe thấy các nhân chứng được gọi ra trước phiên tòa. ..
Với những cân nhắc trên trong tâm trí, một tòa án phúc thẩm hình sự sẽ không được thay thế phiên xử bởi một tòa phúc thẩm bằng một phiên xử bởi bồi thẩm đoàn. Trong trường hợp có một kháng cáo chống lại bản án trên cơ sở bản án không hợp lý, câu hỏi cuối cùng đặt ra cho tòa phúc thẩm 'phải luôn là liệu tòa [phúc thẩm] có nghĩ rằng dựa trên toàn bộ bằng chứng có mở được đường để bồi thẩm đoàn được thuyết phục hay không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý rằng bị cáo phạm tội'[183].
653 Trong vụ GAX v The Queen (GAX) [184], Tòa án Tối cao đã hủy bỏ một bản án kết tội đối xử không đứng đắn với một đứa trẻ, và ra lệnh phải có bản án tha bổng. Người kháng cáo đã bị kết án tại Tòa án quận Queensland. Nạn nhân của hành vi bị cho là phạm tội là con gái tự nhiên của người kháng cáo, lúc đó mới 12 tuổi. Ông bị cho là đã chạm vào cô ở hoặc gần âm đạo khi Ông đang nằm trong giường với cô.
654 Người khiếu nại đã không nói gì về vấn đề này trong khoảng một thập niên hoặc hơn sau biến cố bị cáo buộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, ký ức của cô về các chi tiết xung quanh hành vi phạm tội nói chung là nghèo nàn.
655 Tòa án Tối cao cho rằng trong các hoàn cảnh, có ‘một khả thể thực sư’ là bằng chứng của người khiếu nại đã là một bản ‘tái dựng’ (‘reconstruction’), chứ không phải là sản phẩm của một ký ức thực sự. ‘Khả thể thực sự’ đó không thể bị loại trừ quá sự nghi ngờ hợp lý. Cụ thể hơn, việc người khiếu nại không thể đưa ra bất cứ chi tiết chính xác nào về việc rờ mó, cũng như một số bất nhất rõ ràng trong bằng chứng của cô về tình trạng đồ lót của cô tại thời điểm đó, được cho là đã gợi ý về việc tái dựng, hoặc điều có thể được gọi là 'nhớ lầm’.
656 Rõ ràng, vụ GAX không phải là vụ trong đó lợi thế của bồi thẩm đoàn trong việc được nhìn và nghe bằng chứng đưa ra có thể cung cấp câu trả lời cho thách thức đối với tính đầy đủ của bằng chứng để hỗ trợ cho phán quyết.
657 Từ bản tóm tắt ngắn gọn này về một số phán quyết của Tòa án Tối cao gần đây xử lý việc áp dụng thử nghiệm M, người ta có thể thấy rằng các nguyên tắc qui định cơ sở kháng cáo này nay dường như đã được giải quyết tốt. Có một số trường hợp, từng được nhắc đến, trong đó bất chấp tính đáng tin rõ ràng của người khiếu nại liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục, các hoàn cảnh bù trừ (countervailing), kể cả bất cứ bằng chứng bào chữa nào, đã khiến Tòa án Tối cao hủy bỏ bản án, và đưa ra bản án tha bổng.
658 Tất nhiên, những trường hợp như vậy không có nghĩa là phổ biến. Tuy nhiên, có lẽ chúng không hiếm như một số nhà bình luận dường như đã nghĩ. Đó là vấn đề mà tôi sẽ trở lại.
659 Tòa án này đã áp dụng cả vụ M lẫn vụ MFA trong nhiều trường hợp. Một thí dụ đặc biệt hữu ích có thể là vụ R v Klamo, [185] vụ ‘lắc bé thơ’. Trong vụ đó, một bản án ngộ sát đã bị hủy bỏ, và một bản án tha bổng được đưa ra. Chủ tịch Maxwell, người mà Vincent JA và Neave JA đồng ý riêng rẽ, đã đưa ra trình bầy cách hiểu của ông về các nguyên tắc làm nền tảng cho cả vụ M lẫn vụ Libke.
660 Quan tòa cho rằng câu hỏi liệu một lời kết án có không hợp lý hay không thể được hỗ trợ, về bằng chứng hay không, nên được tiếp cận trên cơ sở một tòa án phúc thẩm trung gian nên xem xét liệu có một 'trở ngại vững chắc để đạt tới kết luận vượt quá sự nghi ngờ hợp lý '[186] hoặc liệu, thay vào đó, một con đường dẫn đến việc kết án đã được mở ra [187].
661 Như tôi đã chỉ ra, các kháng cáo được đưa ra Tòa án này dựa trên cơ sở này không hề là bất thường. Hiếm khi chúng thành công, như mong đợi [188]. Điều đó phản ánh sự kiên quyết của Tòa án Tối cao về tầm quan trọng của bồi thẩm đoàn trong tư cách ‘tòa hợp hiến’ để xác định các sự kiện. Không ai nghiêm túc gợi ý rằng các thẩm phán phúc thẩm, vì lý do đào tạo và kinh nghiệm của họ, nhất thiết phải là các thẩm phán tốt hơn về sự kiện so với bồi thẩm đoàn. Ngay cả khi họ là như vậy, tầm quan trọng bù lại của phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn sẽ đè nặng chống lại việc dễ dàng lật ngược các phán quyết của bồi thẩm đoàn.
662 Tuy thế, vì Tòa án Tối cao đã cho thấy rất rõ ràng, các tòa phúc thẩm trung gian sẽ từ bỏ trách nhiệm theo luật định của họ nếu họ không tiếp cận cơ sở kháng cáo này một cách nghiêm nhặt theo các nguyên tắc đã được nêu ra trong vụ M.
663 Thành thử, nhiệm vụ của Tòa án này trong việc xử lý Cơ sở 1 là thực hiện một cuộc đánh giá độc lập, nhưng về toàn bộ bằng chứng. Sau khi đã làm như vậy, mỗi thành viên của Tòa phải xem xét liệu, trong tâm trí của thẩm phán cụ thể đó [189], có một ‘nghi ngờ’ về tội lỗi hay không. Nếu một nghi ngờ như vậy hiện hữu, thông thường nó cũng sẽ là một nghi ngờ mà bồi thẩm đoàn phải có. Trong trường hợp đó, một câu hỏi thứ hai phải được đặt ra, tức là, liệu ‘nghi ngờ’ đó có dai dẳng hay không, bất kể các lợi thế so với phiên tòa phúc thẩm thông thường vốn được gán cho bồi thẩm đoàn.
Kỳ tới: Nhánh đầu tiên của thử nghiệm M - Có ‘các trở ngại chắc chắn’ nào để kết án không?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gìn giữ công trình sáng tạo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:17 06/09/2019
Những kêu gọi khẩn thiết của các phong trào đoàn thể, như phong trào Fridays for future do cô bé Greta Thunberg phát động từ một năm qua khắp Âu châu, và đang lan rộng khắp nơi trên thế giới: Xin ngừng khai thác phá hủy làm hư hại thiên nhiên! Xin hãy gìn giữ xây dựng công trình sáng tạo thiên nhiên cho thế hệ tương lai!
Từ 1989 Giáo hội Chính Thống giáo đã lấy ngày 01.Tháng Chín hằng năm là ngày thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ gìn giữ công trình sáng tạo.
Và ngày 06.08.2015 Đức Giáo Hoàng Phanxico cùng với Giáo hội Chính Thống cũng chọn ngày 01.09. hằng năm kêu gọi cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên.
Chương trình này không chỉ nói lên khía cạnh đạo đức thiêng liêng. Nhưng òn mang chiều kích văn hóa xã hội căn bản sâu rộng cho đời sống con người, cũng như thú vật và thảo mộc. Vì công trình sáng tạo thiên nhiên là ngôi nhà Đấng Tạo Hoá Thiên Chúa tạo dựng và hằng luôn nuôi dưỡng cho mọi loài thụ tạo sống trong đó qua mọi thế hệ.
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã đưa ra ý cầu nguyện trong thánh Chín 2019: „ Xin cho các chính trị gia, khoa học gia và kinh tế gia cùng nhau hoạt động để bảo vệ biển cả và đại dương của thế giới này.“
Có nhiều hình ảnh phóng sự nói về thảm họa rác chất nhựa nylon vứt tuôn thải trong lòng biển cả đại dương. Những chất rác này gây ô nhiễm môi trường nước biển rất nguy hiểm cho các loài cá, chim sống nơi đó.
Hành tinh trái đất con người sinh sống được bao phủ bởi 70% bằng nước. Nhưng khắp nơi các vùng biển cả càng có nhiều rác thải chất nhựa nylon bơi lởn vởn trong nước biển. Những loài chim biển, loài cá, loài động vật sống trong đó hoặc ăn nuốt phải bao nhựa, hoặc bơi vướng mắc vào bao chất nhựa không bơi tiếp được…sẽ chết ngạt vì không thở được, không tiêu hóa được.
Rồi những vụn nhỏ liti từ chất nhựa nylon nghiền nát thải chảy xuống lòng biển đại dương cũng gây hiểm họa cho môi trường sinh sống của các loài sinh vật sống trong đó.
Thảm họa rác thải chất nhựa bao lnylon, chất nhựa cực nhỏ liti nơi biển cả nhiều gây thảm họa cho môi trường sinh thái đã tới mức lằn báo động đỏ: rác chất nhựa thải ra biển cả là chất độc cho mọi sinh vật.
Thị trường EU bên Âu Châu đưa ra luật giảm dần tới mức cấm không được dùng bao nylon chất nhựa nữa, và nhiều nơi trên thế giới đang phát động việc này. Những luật lệ biện pháp ngăn cấm như thế giúp góp phần bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên nước biển cả đại dương đang bị làm cho trở nên độc hại.
Đức Giáo Hoàng Phanxico ngày Thế giới cầu nguyện cho việc bảo vệ công trình thiên nhiên hôm 01.09.2019 đã gửi đi sứ điệp . Trong đó ngài viết:
„ Những tảng băng tan chảy, trình trạng nước dùng trở nên thiếu, sự bê trễ việc gìn giữ kho nước dự trữ và sự xuất hiện chất nhựa nylon, cùng những vụn nhỏ từ chất nhựa nylon trong biển cả là những thực tế gây nên sự lo nghĩ cần thiết không được tiếp tục như thế nữa. Chúng ta đang trong tình trạng báo động khẩn trương về khí hậu xấu nóng lên do chính chúng ta tạo ra. Tình trạng này đe dọa thiên nhiên, sự sống mọi loài cùng cả chính sự sống riêng chúng ta nữa.
Chúng ta quên nguồn gốc cân rễ của mình là được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa ( St 1,27). Tất cả anh chị em cùng được tạo dựng cùng chung sống trong ngôi nhà này. Chúng ta không được tạo dựng để sống riêng lẻ như là ông chủ tự do riêng một mình. Nhưng Đấng Tạo Hoá đã ấn định và muốn chúng ta cùng chung trong một mạng lưới, nơi đó có hàng triệu hằng hà sa số các loài thụ tạo sinh sống do Thiên Chúa vì tình yêu thương tạo dựng nên.
Đã đến thời điểm chúng ta khám phá lại ơn kêu gọi của mình là con Thiên Chúa, là anh chị em cùng chung sống và là người gìn giữ bảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên.
Đây cũng là thời điểm ăn năn thống hối trở về với nguồn gốc căn rễ : Chúng ta là những tạo vật yêu thương của Thiên Chúa. Người kêu gọi chúng ta trong tình thương yêu, hãy qúi trọng sự sống, hãy sống trong cộng đoàn, cùng trong tương quan liên đới với công trình sáng tạo thiên nhiên.“ ( Giáo Hoàng Phanxico, Ngày thế giới cầu nguyện cho việcbảo vệ công trình sáng tạo thiên nhiên 01. 09.2019).
Phụng vụ Giáo Hội Công Giáo trong tháng Chín có ba ngày lễ kính Đức Mẹ Maria: ngày 08.09. sinh nhật Đức Mẹ Maria, ngày 12.09. kính tên Đức Mẹ Maria và ngày 15.09. kính bảy sự thương khó Đức Mẹ Maria.
Tên Đức Mẹ Maria theo nguyên ngữ tiếng Do Thái là „Miriam“ không có liên quan gì tới tiếng Do Thái „Jam“ có nghĩa là „biển“. Nhưng có bài hát lại ca tụng Đức Mẹ là ngôi sao biển như bài Maris Stella. Bài hát tiếng Việt Nam „Lạy Mẹ là Ngôi Sao sáng! Soi lối cho con lúc vượt biển thế gian. Lạy Mẹ là Ngôi Sao sáng! Soi lối cho con thẳng về nơi phúc nhàn…“
Tâm tình lời bài hát này là lời cầu xin với niềm hy vọng cậy trông cùng Đức Mẹ phù hộ che chở cho đời sống được bình an được chúc phúc nơi cửa thiên đàng: felix caeli porta.
Và đồng thời cũng nói lên Đức Mẹ như ngôi sao chỉ đường phương hướng cho đời sống trên sóng nước biển cả trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình Đất Đơn Sơ
Nguyễn Trung Tây Lm.
08:43 06/09/2019
BÌNH ĐẤT ĐƠN SƠ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Đâu cần đồ sứ cao sang
Đơn sơ bình đất đồ sành vẫn hay
(bt)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Đâu cần đồ sứ cao sang
Đơn sơ bình đất đồ sành vẫn hay
(bt)
VietCatholic TV
Tâm tình của Đức Thánh Cha dành cho các bạn trẻ Mozambique, quốc gia nghèo nhất nhì thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:08 06/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc hội kiến với tổng thống kéo dài trong 30 phút, cũng tại dinh này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Lúc 11 giờ sáng, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ liên tôn với giới trẻ tại vận động trường có mái che Maxaquene.
Trong 3 quốc gia Đức Thánh Cha viếng thăm trong dịp này, Mozambique, và Madagascar được kể là 2 nước nghèo nhất không chỉ là nghèo nhất trong vùng này mà phải nói là nghèo nhất thế giới.
Sau khi giành được độc lập khỏi tay Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975, quốc gia này đã trải qua một cuộc nội chiến đẫm máu, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người từ năm 1976 đến năm 1992.
Đảng FRELIMO muốn thiết lập một thể chế độc tài độc đảng theo ý thức hệ cộng sản tại Mozambique. Mặt trận kháng chiến quốc gia, gọi tắt là RENAMO, khởi nghĩa chống lại mưu toan này. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong khu vực, Nam Phi và Rhodesian đã giúp RENAMO, trong khi khối cộng sản bao gồm cả Trung Quốc và Liên Sô giúp cho FRELIMO.
Cộng đoàn thánh Egidio đã giúp đưa hai bên đến bàn hòa đàm tại Rôma chấm dứt 15 năm nội chiến với Hiệp Định Tổng Quát Rôma ngày 4 tháng 10, 1992.
Căng thẳng lại bùng lên giữa hai phe từ năm 2013 đến nay. Trong cuộc họp báo hôm 27 tháng Ba vừa qua, Ông Alessandro Gisotti, lúc ấy là Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho các ký giả biết một trong các mục tiêu trong chuyến tông du này của Đức Thánh Cha là tìm cách vãn hồi hòa bình tại Mozambique.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là dù Đức Thánh Cha chưa đến quốc gia này, hòa bình xem ra đã được lập lại. Thật vậy, hôm mùng 1 tháng Tám vừa qua, lãnh tụ RENAMO, là Ông Ossufo Momade, và tổng thống Filipe Nyusi đã ký kết với nhau một hiệp định hòa bình. Ông Ossufo Momade cho biết ông chấp nhận ký hiệp định này để thể hiện lòng tôn trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong diễn từ với các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói:
Cha cám ơn các con rất nhiều vì những lời chào mừng của các con. Cha cảm ơn tất cả các con vì màn trình diễn nghệ thuật tốt đẹp của các con.
Các con cám ơn Cha vì đã dành thời gian ở bên các con. Nhưng còn điều gì có thể quan trọng hơn đối với người chăn chiên hơn là ở với đàn chiên của mình? Còn điều gì quan trọng đối với mục tử chúng tôi hơn là gặp gỡ những người trẻ tuổi của chúng ta? Các con mới quan trọng! Các con cần phải biết điều đó. Các con cần phải tin điều đó. Các con mới quan trọng! Bởi vì các con không phải chỉ là tương lai của Mozambique, hay của Giáo hội và nhân loại. Các con là hiện tại của họ! Trong tất cả mọi thứ các con đang là và đang làm, các con còn đóng góp cho hiện tại này bằng cách cung cấp những gì tốt nhất của các con hôm nay. Nếu không có sự nhiệt tình của các con, những bài hát của các con, joie de vivre (niềm vui sống) của các con, vùng đất này sẽ ra sao? Nhìn các con hát, cười và nhảy giữa mọi khó khăn của các con - như các con vừa nói với chúng tôi - là dấu hiệu tốt nhất cho thấy các con, những người trẻ tuổi, là niềm vui của lãnh thổ này, niềm vui của thời đại chúng ta.
Joie de vivre này là điều phân biệt các con. Chúng ta có thể nhìn thấy nó ở đây! Một niềm vui chia sẻ và cử hành nhằm hòa giải là liều thuốc giải độc tốt nhất cho tất cả những ai muốn tạo ra sự bất đồng, chia rẽ và xung đột. Niềm vui sống của các con là điều cần thiết xiết bao ở một số nơi trên thế giới của chúng ta!
Cha cảm ơn các thành viên của những tín phái tôn giáo khác đã tham gia với chúng ta, và những người không thuộc bất cứ truyền thống tôn giáo đặc thù nào. Cảm ơn các con đã khuyến khích nhau sống và cử hành hôm nay thử thách hòa bình như một gia đình mà chúng ta vốn là. Các con đang trải nghiệm điều này: tất cả chúng ta đều cần thiết: với sự khác biệt của chúng ta, tất cả chúng ta đều cần thiết. Cùng nhau, các con là trái tim đang đập của dân tộc này và tất cả các con có vai trò nền tảng trong một dự án sáng tạo tuyệt vời: viết một trang mới cho lịch sử, một trang đầy hy vọng, hòa bình và hòa giải. Các con có muốn viết trang này không?
Các con hỏi Cha hai câu hỏi, hai câu mà trong đầu của Cha có liên quan với nhau. Một trong các câu hỏi đó là: Làm thế nào để chúng ta biến các giấc mơ của những người trẻ thành sự thực?”. Câu hỏi kia là “Làm thế nào chúng ta có thể lôi kéo người trẻ vào các vấn đề mà quốc gia đang quan tâm?" Hôm nay, chính các con chỉ đường cho chúng tôi. Các con đã cho chúng tôi câu trả lời đối với các câu hỏi này.
Các con tự phát biểu qua nghệ thuật và âm nhạc, và tất cả các kho tàng văn hóa mà các con trình bầy với niềm tự hào xiết bao. Các con bày tỏ một số ước mơ và thực tế của các con. Trong tất cả những điều này, chúng ta thấy nhiều cách khác nhau để đưa thế giới lại gần nhau và nhìn về phía chân trời: với đôi mắt luôn tràn đầy hy vọng, đầy tương lai, đầy mơ ước. Giống như người lớn, những người trẻ tuổi đi bằng hai chân. Nhưng không như người lớn, những người giữ cho đôi chân song song, Các con luôn có một chân trước chân kia, sẵn sàng lên đường, cất cánh. Các con có sức mạnh tuyệt vời và các con có thể nhìn về phía trước lòng đầy hy vọng mênh mông. Các con là lời hứa hẹn của sự sống và con có một sự kiên trì (xem Christus Vivit, 139) mà các con không bao giờ được đánh mất hoặc để bất cứ ai đánh cắp khỏi các con.
Làm thế nào để các con biến giấc mơ của mình thành sự thực? Làm thế nào để các con giúp giải quyết các vấn đề của đất nước các con ? Lời của Cha muốn nói với các con là. Đừng để bản thân bị cướp mất niềm vui. Hãy tiếp tục ca hát và tự phát biểu một cách trung thành với tất cả những điều tốt đẹp mà các con đã học được từ truyền thống của các con. Không ai cướp mất niềm vui của các con! Cha nói với các con rằng có nhiều cách để nhìn về đường chân trời, thế giới của chúng ta, hiện tại và tương lai. Nhưng hãy cảnh giác trước hai thái độ giết chết ước mơ và hy vọng. Thái độ cam chịu và lo lắng. Đây là những kẻ thù lớn của cuộc sống, bởi vì chúng thường đẩy chúng ta vào một con đường dễ dãi nhưng tự đánh bại bản thân mình, và tốn phí phải trả thì rất cao... Chúng ta phải trả bằng hạnh phúc và thậm chí bằng cả mạng sống của mình. Biết bao lời hứa trống rỗng về hạnh phúc kết cục đã hủy hoại nhiều cuộc sống! Chắc chắn các con biết bạn bè hoặc người quen - hoặc thậm chí đã tự mình trải nghiệm - rằng trong những thời điểm khó khăn và đau khổ, khi mọi thứ dường như sụp đổ, thật dễ dàng để bỏ cuộc. Các con phải hết sức cẩn thận, bởi vì thái độ này khiến các con đi sai đường. Khi mọi thứ dường như đứng yên và trì trệ, khi các vấn đề bản thân của chúng ta gây rắc rối cho chúng ta và các vấn đề xã hội không đáp ứng bằng các giải pháp đúng đắn, sẽ không có ích gì nếu bỏ cuộc” (ibid., 141).
Cha biết hầu hết các con say mê bóng đá. Cha nhớ một cầu thủ tuyệt vời từ các vùng đất này đã học cách không bỏ cuộc: Eusébio da Silva, Con Gấu Đen. Anh bắt đầu sự nghiệp thể thao của mình ở thành phố này. Các khó khăn kinh tế nghiêm trọng của gia đình anh và cái chết sớm sủa của cha anh không ngăn anh mơ ước; niềm đam mê bóng đá khiến anh kiên trì, tiếp tục mơ ước và tiến về phía trước. Anh đã lo liệu ghi được bảy mươi bảy bàn thắng cho đội Maxaquene! Mặc dù có rất nhiều lý do để bỏ cuộc...
Ước mơ và khao khát được chơi của anh khiến anh tiếp tục, nhưng điều quan trọng không kém là tìm được người chơi cùng. Các con biết rằng trong một đội không phải ai cũng như ai; họ đều không làm cùng những điều như nhau hoặc suy nghĩ giống nhau. Mỗi người chơi có thiên phú riêng của mình. Chúng ta có thể thấy và đánh giá điều này ngay trong cuộc gặp gỡ này của của chúng ta. Chúng ta đến từ những truyền thống khác nhau và chúng ta thậm chí còn có thể nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều này không ngăn chúng ta ở đây, cùng với nhau như một nhóm.
Nhiều đau khổ đã và vẫn còn đang được gây ra bởi vì một số người cảm thấy có quyền quyết định ai có thể “chơi” và ai nên ngồi “trên băng ghế”. Những người như vậy dành cuộc sống của họ để chia rẽ và tách biệt. Các người trẻ thân mến, ngày nay, các con đang cung hiến một thí dụ và một nhân chứng cho cách chúng ta nên hành động ra sao. Các con hỏi Cha: Làm thế nào chúng con có thể làm một điều gì đó cho đất nước của chúng con?” Bằng cách làm như các con đang làm bây giờ, bằng cách ở bên nhau bất chấp mọi thứ có thể chia rẽ các con, bằng cách luôn tìm kiếm cơ hội để thể hiện ước mơ của các con cho một đất nước tốt đẹp hơn. Nhưng luôn với nhau.
Điều chủ yếu là không bao giờ quên rằng “Thù hằn xã hội ... là phá hoại. Các gia đình bị phá hủy bởi sự thù hằn. Các quốc gia bị phá hủy bởi lòng thù hằn. Thế giới bị hủy diệt bởi sự thù hằn. Và thù hằn lớn nhất tất cả là chiến tranh. Hôm nay chúng ta thấy thế giới đang tự hủy hoại bằng chiến tranh Vì vậy hãy tìm các cách xây dựng tình bạn xã hội. Nó không phải là điều dễ dàng; nó luôn có nghĩa phải từ bỏ một điều gì đó và thương lượng, nhưng nếu chúng ta làm điều này vì mục đích giúp đỡ người khác, chúng ta có thể có trải nghiệm tuyệt vời về việc đặt các khác biệt của chúng ta sang một bên và cùng nhau làm việc vì một điều gì đó lớn hơn. Nếu, do kết quả của các nỗ lực đơn giản và đôi khi đắt giá của chúng ta, chúng ta có thể tìm được các điểm thỏa thuận giữa xung đột, xây dựng các cầu nối và tạo hòa bình vì lợi ích của mọi người, thì chúng ta sẽ trải nghiệm phép lạ của nền văn hóa gặp gỡ” (ibid., 169).
Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Nếu bạn muốn tới đâu đó một cách vội vàng, hãy bước một mình; nếu bạn muốn đi xa, hãy bước với người khác”. Chúng ta cần luôn luôn mơ ước với nhau, như các con đang làm hôm nay. Ước mơ với người khác, đừng bao giờ chống lại người khác. Hãy tiếp tục mơ ước theo cách các con mơ ước và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này: mọi người với nhau và không có rào cản. Đây là một phần trong “trang sử mới” của Mozambique.
Chơi như một đội khiến chúng ta thấy rằng kẻ thù của những giấc mơ và cam kết không chỉ là bỏ cuộc mà còn là sự lo lắng. “Sự lo lắng này có thể chống lại chúng ta bằng cách khiến chúng ta bỏ cuộc bất cứ khi nào chúng ta không thấy kết quả tức khắc. Các giấc mơ tốt đẹp nhất của chúng ta chỉ đạt được thông qua hy vọng, kiên nhẫn và cam kết, chứ không vội vàng. Đồng thời, chúng ta không nên do dự, ngại nắm bắt cơ hội hay mắc sai lầm (sđd., 142). Những điều đẹp đẽ nhất cần thời gian mới thành hình, và nếu thoạt đầu, một điều gì đó không thành công, thì đừng sợ tiếp tục cố gắng. Đừng sợ phạm sai lầm! Chúng ta có thể phạm một ngàn sai lầm, nhưng chúng ta đừng bao giờ sa vào cái bẫy bỏ cuộc vì lúc đầu mọi thứ không suông sẻ. Sai lầm tồi tệ nhất là để cho sự lo lắng khiến các con từ bỏ giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn.
Thí dụ, các con có trước mắt chứng từ đẹp đẽ của Maria Mutola, người đã học được cách kiên trì, tiếp tục cố gắng, mặc dù em ấy đã không đạt được mục tiêu huy chương vàng trong ba Thế vận hội đầu tiên. Rồi, trong nỗ lực thứ tư của em, vận động viên 800 mét này đã giành được huy chương vàng tại Thế vận hội Sydney. Các nỗ lực của em không khiến em tự loay hoay với chính em; chín danh hiệu thế giới của em đã không để em quên dân tộc em, nguồn gốc của em: em tiếp tục tìm kiếm những đứa trẻ khó nghèo của Mozambique. Chúng ta thấy thể thao đã dạy chúng ta kiên trì ra sao trong các giấc mơ của chúng ta!
Cha muốn nói thêm một điều quan trọng: hãy chú ý đến người cao niên.
Người cao niên có thể giúp giữ cho các giấc mơ và khát vọng của các con không bị phai mờ, không bị chùn bước ở trải nghiệm đầu tiên gặp khó khăn hay bất lực. Các ngài là gốc rễ của chúng ta. “Hãy nghĩ về điều đó: nếu ai đó nói với người trẻ làm ngơ lịch sử của họ, bác bỏ các kinh nghiệm của người cao niên của họ, khinh bỉ quá khứ và mong chờ một tương lai mà anh ta hy vọng, thì há không dễ dàng hay sao trong việc kéo họ đi theo để họ chỉ làm những gì người này nói với họ? Anh ta cần những người trẻ phải nông cạn, mất gốc và không tin tưởng, để họ chỉ có thể tin tưởng vào những lời hứa hẹn của anh ta và hành động theo các kế hoạch của anh ta. Đó là cách các ý thức hệ khác nhau hoạt động: chúng phá hủy (hoặc tháo bỏ) tất cả các khác biệt để chúng có thể trị vì không bị chống đối. Tuy nhiên, để làm được như vậy, chúng cần những người trẻ tuổi không ích lợi gì cho lịch sử, những người từ bỏ gia tài tinh thần và nhân bản thừa hưởng từ các thế hệ đi trước và không biết gì về mọi điều xuất hiện trước họ” (Ibid., 181).
Các thế hệ cao niên có nhiều điều để nói và cung cấp cho các con. Đúng là, đôi khi người cao niên chúng tôi có thể hống hách và cằn nhằn, hoặc chúng tôi có thể cố gắng khiến các con hành động, nói và sống giống như cách chúng tôi làm. Các con sẽ phải tìm ra con đường riêng của mình, nhưng bằng cách lắng nghe và đánh giá cao những người đã đi trước các con. Há đây không phải là điều các con làm với âm nhạc của các con hay sao? Trong marrabenta, tức âm nhạc truyền thống của Mozambique, các con kết hợp các nhịp điệu hiện đại khác, và pandza đã ra đời. Những gì các con lắng nghe, những gì các con thấy cha mẹ và ông bà của mình hát và nhảy theo, các con đã lấy và làm thành của riêng mình. Vậy thì, đó là con đường mà Cha muốn chỉ ra cho các con, một con đường “phát sinh từ tự do, nhiệt huyết, sáng tạo và những chân trời mới, đồng thời, nuôi dưỡng các gốc rễ từng nuôi dưỡng và duy trì chúng ta” (ibid., 184).
Tất cả những điều này là những điều nhỏ nhặt, nhưng chúng có thể mang đến cho các con sự hỗ trợ mà các con không nên bác bỏ khi gặp khó khăn nhưng phải tiến về phía trước với lòng hy vọng, tìm ra những cách thức và lối thoát mới để phát biểu óc sáng tạo của mình và cùng nhau đối diện với các vấn đề trong tinh thần liên đới.
Nhiều người trong các con được sinh ra vào thời điểm hòa bình, một nền hòa bình khó giành được không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được và mất nhiều thời gian mới xây dựng được. Hòa bình là một diễn trình mà các con cũng được kêu gọi để thúc đẩy, bằng cách luôn sẵn sàng tiếp cận với những người gặp khó khăn. Bàn tay dang rộng và tình bạn tìm được biểu thức cụ thể có một sức mạnh lớn lao xiết bao! Cha nghĩ tới sự đau khổ của những người trẻ đầy ước mơ đến tìm việc làm trong thành phố, và là những người ngày nay vô gia cư, vô gia đình và bạn bè thực sự. Học cách cung ứng cho người khác một bàn tay giúp đỡ và dang rộng là điều quan trọng xiết bao! Hãy cố gắng phát triển tình bạn với những người có suy nghĩ khác với các con, để tình liên đới gia tăng giữa các con và trở thành vũ khí tốt nhất để thay đổi tiến trình lịch sử.
Hình ảnh của bàn tay dang rộng cũng khiến chúng ta nghĩ đến sự cần thiết phải cam kết chăm sóc trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta. Các con thực sự đã được chúc phúc với vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời: rừng và sông, thung lũng và đồi núi và rất nhiều bãi biển đẹp đẽ.
Tuy nhiên, đáng buồn thay, một vài tháng trước, các con đã chịu đựng sự tấn công của hai cơn bão và thấy các hậu quả của thảm họa sinh thái mà chúng ta đang trải qua. Nhiều người, trong đó có một số lượng lớn những người trẻ tuổi, đã tiếp nhận thách đố cấp bách trong việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Đây là thách thức đặt ra cho chúng ta: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. Ở đây, các con có một giấc mơ đẹp đẽ để cùng nhau vun đắp, như một gia đình, một thử thách lớn lao có thể giúp các con đoàn kết. Cha tin chắc rằng các con có thể là tác nhân của sự thay đổi rất cần thiết này: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, một ngôi nhà thuộc mọi người và dành cho mọi người.
Hãy để Cha tạm biệt các con bằng một ý nghĩ cuối cùng: Thiên Chúa yêu các con, và đây là điều mà tất cả các truyền thống tôn giáo của chúng ta đều đồng ý. “Đối với Người, các con có giá trị; các con không vô nghĩa. Các con quan trọng đối với Người, vì các con là công trình của bàn tay Người. Đó là lý do tại sao Người quan tâm đến các con và nhìn các con với tình âu yếm. Hãy tín thác vào ký ức của Thiên Chúa... Ký ức của Người là một trái tim đầy lòng trắc ẩn dịu dàng, một trái tim tìm thấy niềm vui trong việc ‘xóa bỏ’ khỏi chúng ta mọi dấu vết của tội ác. Người không theo dõi các thất bại của các con và Người luôn giúp các con học được điều gì đó ngay từ những sai lầm của các con. Vì Người yêu các con. Hãy cố gắng giữ thinh lặng trong giây lát và để bản thân cảm nhận được tình yêu của Người. Cố gắng dập tắt mọi ồn ào bên trong, và nghỉ ngơi giây lát trong vòng tay yêu thương của Người” (Christus Vivit, 115).
Tình yêu đó của Thiên Chúa rất đơn giản, im lặng và kín đáo: nó không chế ngự chúng ta hay tự áp đặt lên chúng ta; nó không phải đinh tai nhức óc hay hào nhoáng. Nó là “một tình yêu tự do và giải thoát, một tình yêu chữa lành và làm trỗi dậy. Tình yêu của Chúa liên quan tới nâng cao hơn là hạ gục, tới hòa giải hơn là cấm đoán, tới việc cung ứng các thay đổi mới hơn là lên án, tới tương lai hơn là quá khứ” (sđd., 116).
Cha biết rằng các con tin vào tình yêu này, một tình yêu làm cho sự hòa giải trở thành có thể. Và bởi vì các con tin vào tình yêu này, Cha chắc chắn rằng các con đầy hy vọng và các con sẽ không thất bại trong việc bước đi một cách hân hoan trên các nèo đường hòa bình.
Cảm ơn các con rất nhiều và, xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho Cha.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các con.