Ngày 06-09-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/09: Phúc – Họa trong cuộc đời – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:50 06/09/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn các môn đệ và nói:

"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ các ngươi như kẻ bất lương, ngày ấy các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

"Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 06/09/2022

52. Người có chí tu đức thì phải có sự rộng lượng để khoan dung người khác, lắng nghe sự tố khổ của người khác, dung nạp cái khó chịu của người khác, không khinh dễ đốp chát với người, nhưng khi đối đãi với người thì bày tỏ sự đồng tình, đó là hành vi rất cao thượng của đức ái.

(Cha Vincent Lebbe)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

http://facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:07 06/09/2022
90. CON CỦA CON TRÂU

Khi cúng tế Khổng tử thì tế vật là con trâu, trước hết là do điển sử hướng về nó hành lễ, sau đó thì giết nó.

Có một lần khi tế Khổng tử thì điển sử quỳ lạy con trâu, con trâu ấy nhìn hai bên tả hữu rất là dương dương đắc ý, nói với đàn trâu:

- “Hôm nay tôi mới biết làm trâu rất vui sướng, rõ ràng cũng có thể như tôi vậy”.

Đàn trâu ngấm ngầm ngưỡng mộ nó.

Một lúc sau, có ngưởi dắt trâu đi ra pháp trường, con trâu ấy rất là ân hận, nói:

- “Hôm nay tôi mới biết cái hạnh phúc không duyên cớ mà có, thì nhất định sẽ có tai nạn lớn đi kèm theo”.

Đàn trâu cũng cùng nhau nghị luận:

- “Nghĩ lại cái người làm quan đó nhất định là con trai của con trâu này, bởi vì biết cha của nó phải bị giết, cho nên nó cúng bái cha nó trước, ngay ở pháp trường”.

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 90:

Tiền bạc không do công lao làm việc mà có thì nó sẽ đội nón ra đi nhanh chóng, bởi vì họ vung tiền mà không “biết đau”, bởi vì tiền bạc đó là do hối lộ, tham nhũng, trộm cắp; hạnh phúc tự nhiên có mà không phải phấn đấu thì nó cũng dễ dàng đem tai họa đến cho mình, bởi vì hạnh phúc đó là giả tạo do người khác sắp đặt vì âm mưu, vì ý đồ có lợi cho họ...

Có một vài người Ki-tô hữu nói mình là môn đệ chân chính của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, nhưng họ không muốn hy sinh, không muốn vác thập giá của mình, mà lại thích vác thập giá của người khác, rồi chê thập giá người này sao mà nhẹ hều, thập giá người kia sao nặng cực kỳ, và thế là họ tự cho mình trở thành quan tòa đoán xét sức nặng thánh giá của anh chị em mình và của tha nhân.

Vác thập giá mà không phải của mình thì trước sau gì cũng vất bỏ ngang xương, và không sớm thì muộn, cũng sẽ trở thành kẻ đối đầu với thập giá nếu họ không khiêm tốn vác thập giá của mình.

Và thế là họ làm cho người khác hiểu lầm họ không phải là con cái của Giáo Hội Công Giáo.

Hạnh phúc đích thực là do mình tạo ra, hạnh phúc của thập giá không phải do người khác ban cho, nhưng chính là Đức Chúa Giê-su ban cho, mà thập giá của Ngài thì trước tiên cảm thấy quá nặng, nhưng rồi cứ nhẹ dần và cuối cùng thì đưa chúng ta lên trời với Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

http://facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh không nên vì lấy lòng Trung Quốc mà đánh đổi Vị Hồng Y can cường Giuse Zen
Thanh Quảng sdb
04:03 06/09/2022
Tòa Thánh 'không nên vì lấy lòng Trung Quốc mà đánh đổi Vị Hồng Y can cường Giuse Zen'
Đức Hồng Y Gerhard Muller

Đức Hồng Y Gerhard Muller chỉ trích việc Tòa Thánh làm lơ trước việc phải ủng hộ và bênh vực các chức sắc Công Giáo tại Hồng Kông trong thời gian gần đây!

(Tin UCA)

Đức Hồng Y Gerhard Muller đã bày tỏ nỗi thất vọng trước sự im lặng của Vatican đối với sự tàn bạo của Trung Quốc và một phiên tòa "không công xứng" sắp xảy ra nhằm chống lại Đức Hồng Y Joseph Zen, một nhân vật đối kháng thẳng thắn của Hồng Kông trong cuộc bắt bớ gần đây.

Đức Hồng Y Muller, 75 tuổi, một nhà thần học và là cựu tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, đã đưa ra những nhận xét về sự thiếu bênh vực rõ ràng trong hệ thống hàng giáo phẩm đối với một cựu giám mục 90 tuổi của Hồng Kông, qua một cuộc phỏng vấn với tờ Báo tiếng Ý, Il Messengero (Người đưa tin).

Đức Hồng Y Muller nói: “Đức Hồng Y Zen vắng mặt trong công nghị Hồng Y ở Rome từ 29-30 tháng 8, để bàn về việc cần cải tổ Giáo triều Roma; vì ngài bị quản thúc tại gia, vì đã lên tiếng chống lại Bắc Kinh, bảo vệ nhân quyền cho Hồng Kông và Trung Quốc.”

Khoảng 200 trong tổng số 226 Hồng Y đã tham dự công nghị, được coi là một công nghị lớn nhất trong triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô.

Trong công nghị này, Đức Hồng Y Muller nói không có một yếu nhân cao cấp nào của Vatican và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng đã nhắc tới Đức Hồng Y Zen hoặc phiên tòa sắp xét xử ngài... “Thật đáng buồn, không một lời nào minh oan hay một tâm tình cầu nguyện hiệp thông nào dành cho Đức Hồng Y Zen!”; vậy thì tình đoàn kết hiệp thông của công nghị dành cho Đức Hồng Y Zen!"

Đức Hồng Y Muller cho hay ngài không nghĩ rằng Hồng Y Zen sẽ bị Vatican bỏ rơi vì đã dóng nên tiếng nói bênh vực Giáo hội và dân chúng trước chính quyền Cộng sản Trung quốc.

“Tôi hy vọng Đức Hồng Y không bị bỏ rơi. Cuộc họp mặt đông đủ các Hồng Y này là một cơ hội để biểu dương tình đoàn kết hoàn toàn với ĐHY Zen”.

Đức Hồng Y Muller nói rằng rõ ràng là có “những lý do chính trị” khiến Tòa Thánh không có bất kỳ sáng kiến nào bênh vực Đức Hồng Y Zen.

“Tôi nghĩ đến những thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục [ở Trung Quốc] mà Tòa thánh vừa ký với ông Tập Cận Bình. Tôi lấy làm tiếc phải nói thẳng rằng [thỏa thuận] này không mang lại ích lợi nào cho Tòa thánh và Nhà nước Vatican trong chiều kích Giáo hội và sự thật!”

Trung Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1949 sau khi Cộng sản chiếm quyền. Kể từ đó, việc bổ nhiệm các giám mục đã gây mâu thuẫn gay gắt giữa Vatican và Trung Quốc; vì người Công Giáo bị phân rẽ bên Giáo hội Yêu nước do nhà nước quản lý và bên là Giáo hội hầm trú, trung thành với Đức Giáo Hoàng.

Vatican đã ký một thỏa thuận hai năm với Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc và chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa người Công Giáo Trung Quốc. Thỏa thuận chưa bao giờ được công bố, dù đã được gia hạn thêm hai năm vào năm 2020 và dự kiến sẽ được gia hạn một lần nữa vào tháng 10 này.

"Hồng Y Zen đã 90 tuổi, và chúng ta để mặc ngài một mình"

Hồng Y Zen là một trong những người chỉ trích thẳng thắn thỏa thuận trên và gọi đó là sự phản bội của Vatican đối với những người Công Giáo hầm trú, những người đã bị Cộng sản đàn áp, vì trung thành với Vatican.

Hơn nữa, ngài được biết đến như là một nhà đối kháng, dám tố giác những vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh, bao gồm cả việc đàn áp các sắc dân thiểu số và tôn giáo thiểu số. ĐHY đã phản đối Cộng sản, ủng hộ mạnh mẽ cho phong trào ủng hộ dân chủ tại Hong Kong vào năm 2019.

ĐHY bị chụp mũ tuyên truyền chống nhà nước qua các phương tiện truyền thông. Vào tháng 5, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ Đức Hồng Y Zen vì liên quan đến một quỹ nhân đạo, hiện đã không còn tồn tại để hỗ trợ những người ủng hộ dân chủ. Sau đó ĐHY được tại ngoại vì những phản ứng trên toàn cầu. Một phiên tòa xét xử ngài sẽ được bắt đầu vào tháng 10.

Đức Hồng Y Muller nói với tờ Il Messengero rằng Giáo hội nên đứng độc lập và đừng để bị ràng buộc vào quyền lực, để được tự do hơn trong việc can thiệp và nếu cần phải chỉ trích những chính trị gia và chính phủ đàn áp nhân quyền.

“Trong trường hợp này, tôi tự hỏi tại sao Giáo hội không lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh. ĐHY Zen là một biểu tượng bất khuất và ngài đã bị bắt vì lý do đó, chứ ngài không chống đối gì cả. Thế giới và Chính quyền Bắc Kinh cần phải nể phục ngài! Năm nay ngài đã 90 tuổi… và chúng tôi sẽ không bỏ mặc ngài đơn độc!”
 
Thánh Piô Năm Dấu Thánh nghĩ gì về truyền hình và phim ảnh?
Đặng Tự Do
04:25 06/09/2022


Thánh Pio không phải là người hâm mộ chiếc tivi trong cộng đoàn của ngài và nghĩ rằng các gia đình không nên để tivi cai trị cuộc sống của họ.

Thánh Pio qua đời vào năm 1968. Trong cuộc đời của mình, ngài đã chứng kiến sự phát triển của ngành kinh doanh điện ảnh và sự phát minh cũng như phổ biến của truyền hình.

Mặc dù hạn chế tiếp xúc với cả hai, nhưng ngài đã nghe những lời xưng thú tội lỗi của nhiều cá nhân, hiểu rõ về cách những công nghệ này đang ảnh hưởng đến các Kitô hữu trên thế giới.

Theo cuốn “Padre Pio: The True Story”, nghĩa là “Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh: Câu chuyện thực” Thánh Pio hiếm khi xem tivi của cộng đoàn.

Vào giữa những năm 1950, cộng đoàn của ngài có phòng truyền hình, nhưng không ai thấy Cha Piô Năm Dấu Thánh đến đó, ngoại trừ một số sự kiện như đám tang của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, và ngài chỉ ở đó trong vài phút.

Sự không thích truyền hình của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh chủ yếu do khả năng khiến các gia đình mất tập trung.

Trên thực tế, Thánh Piô Năm Dấu Thánh tin rằng truyền hình là một phát minh tàn ác làm băng hoại đạo đức và phá hủy cuộc sống gia đình, và ngài đã hết sức khuyến khích mọi người đừng mua tivi. Ngài nói với Joe Peterson, “Người phát minh ra tủ lạnh đã lên thiên đường, nhưng người phát minh ra tivi thì…” ngài dừng ở đó tay chỉ xuống.

Cụ thể, ngài chỉ ra rằng, “Thay vì nói chuyện với nhau, các thành viên trong gia đình dành cả buổi tối để nhìn chằm chằm vào phim trường”.

Khi nói đến phim, Padre Pio đã có một phản ứng rất tiêu cực.”Ma quỷ đang ở trong rạp chiếu phim”, ngài thường nói như thế.

Không rõ những bộ phim nào gợi ra phản ứng này, nhưng những năm 1960 là thời điểm thử nghiệm điện ảnh, và Thánh Piô Năm Dấu Thánh có thể đã nghe nói về những bộ phim xúc phạm đạo đức.

Trớ trêu thay, nhiều bộ phim đã được thực hiện về cuộc đời của ngài.
Source:Aleteia
 
Đức Hồng Y Zenari: Đừng để Syria trở thành một quốc gia ăn xin
Đặng Tự Do
04:29 06/09/2022


Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp đừng quên quốc gia Trung Đông đang đau khổ. Lời kêu gọi của ngài vang lên khi các bệnh viện do Công Giáo điều hành tiếp tục cung cấp hỗ trợ quan trọng cho một dân số bị tước đoạt mọi thứ do hậu quả của một cuộc xung đột “bị lãng quên”.

Người Syria đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị sâu sắc và kéo dài do xung đột đang diễn ra dẫn đến đau khổ và điều kiện sống xuống cấp trầm trọng.

Viễn cảnh thế giới hiện tại, bị lu mờ bởi cuộc chiến ở Ukraine và những ảnh hưởng sâu rộng của nó cùng với sự sụp đổ kinh tế của Covid-19, đã đẩy tình hình Syria vào quên lãng và tước đi sự phát triển và tương lai của người dân.

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Rôma hôm thứ Sáu đánh dấu kỷ niệm 5 năm “Dự án Bệnh viện Mở ở Syria” được hỗ trợ bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện và Bộ các Giáo hội Phương Đông, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, là Đức Hồng Y Mario Zenari, đã gióng lên tiếng nói về sự mất hy vọng của người Syria và kêu gọi thế giới đừng để quốc gia này mất vị trí trong số các quốc gia và trở thành cái mà ngài gọi là “một quốc gia ăn xin”.

“Trong hoàn cảnh khan hiếm mọi nhu cầu cơ bản, nơi mà tất cả trẻ em Syria đều mơ ước được rời bỏ đất nước, nơi mà tất cả những người trẻ đã rời đi, hy vọng đã chết”.

“Hãy nói lên tiếng nói của Syria,” Đức Hồng Y Zenari nhắc lại, “Syria không có tiếng nói. Nó đã mất tất cả, và hy vọng đang chết dần”.

“Tôi có thể về nhà với hàng triệu USD trong túi để được viện trợ và tôi sẽ không hài lòng vì điều cần thiết là cách để trả lại hy vọng cho quốc gia.”

Ngài giải thích, không có chương trình tái thiết nào, không có đèn hiệu cho tương lai. Tất cả các khoản đóng góp và dự án đều được dành cho viện trợ nhân đạo. Người dân đang chờ đợi cộng đồng quốc tế làm điều gì đó để tái hòa nhập đất nước và tạo cho đất nước một vị trí trong cộng đồng quốc tế.

Ngài nhấn mạnh: “Syria phải đứng vững và tìm vị trí của mình giữa các quốc gia: Đừng biến Syria thành kẻ ăn xin”.

Hoàn cảnh của Syria đã trở nên tuyệt vọng hơn nữa sau những sai lầm của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến tại Ukraine và công nhận cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk và Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk. Những sai lầm kinh hoàng này khiến cho hàng loạt các nguồn viện trợ nhân đạo bị cắt mất.

Hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo và Công Giáo nghi lễ Đông phương tại Syria trước đây luôn ủng hộ Bashar al-Assad giờ đây cũng thấy rằng ông ta phải ra đi, nếu như Syria muốn có một tương lai. Tuy nhiên, sự ra đi của ông sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực trong đó các cộng đoàn Kitô có thể bị biến mất.
Source:Vatican News
 
Trong cuộc phỏng vấn mới của CNN Bồ Đào Nha, Đức Phanxicô nói tới việc tuyệt đối không khoan nhượng lạm dụng, cuộc xâm lược Ukraine của Nga...
Vũ Văn An
06:05 06/09/2022

Tường thuật trên CNN Bồ Đào Nha của Ivana Kottasová, ngày 5 tháng 9, 2022 cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài đã tự vác lấy trách nhiệm loại bỏ việc lạm dụng tình dục khỏi Giáo Hội Công Giáo. Ngài nói với kênh đối tác của CNN là CNN Bồ Đào Nha rằng ngài "chịu trách nhiệm việc nó sẽ không tái diễn nữa."



Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền về nhiều vấn đề ở Rome vào tháng trước, Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội "tuyệt đối không khoan nhượng" đối với hành vi lạm dụng và "một linh mục không thể vẫn là một linh mục nếu ông là một kẻ lạm dụng."

Phản ứng của Giáo Hội đối với các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đã trở thành một trong những chủ đề nổi bật trong thời Đức Phanxicô làm Giáo hoàng, và ngài nói với CNN Bồ Đào Nha rằng mọi trường hợp lạm dụng trong Giáo Hội đều làm ngài "đau đớn".

Nhiều báo cáo nêu chi tiết hàng thập niên lạm dụng tình dục, sai phạm có hệ thống và che đậy ở nhiều quốc gia đã được công bố kể từ khi Đức Phanxicô trở thành nhà lãnh đạo của 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới vào năm 2013. Dù ngài bị chỉ trích về một số hành động của mình - chẳng hạn như khi ngài bảo vệ một giám mục Chile bị cáo buộc che đậy một vụ tai tiếng tình dục vào năm 2018, một quyết định mà sau đó ngài mô tả là một "sai lầm nghiêm trọng", nhưng ngài đã giữ vững lập trường về các vấn đề này và đưa ra một số cải cách.

Vào năm 2019, ngài đã bãi bỏ các quy tắc giữ bí mật của Vatican đối với các trường hợp lạm dụng tình dục và đưa ra các quy tắc mới khiến lần đầu tiên tất cả các giáo phận bắt buộc phải thiết lập hệ thống báo cáo lạm dụng và che đậy.

Hai năm sau, ngài ban hành bản sửa đổi rộng rãi nhất đối với luật của Giáo Hội Công Giáo trong bốn thập niên, nhấn mạnh rằng các giám mục phải hành động chống lại các giáo sĩ lạm dụng các vị thành niên và những người trưởng thành dễ bị tổn thương. Các quy tắc cũng yêu cầu hành động chống lại các linh mục lừa đảo hoặc mưu toan phong chức cho phụ nữ.

Đề cập đến chủ đề này, Đức Phanxicô nói rằng ngài không tin rằng cuộc sống độc thân đóng một vai trò trong việc gây ra việc lạm dụng.

Ngài nói, "Tôi không phủ nhận việc lạm dụng. Dù chỉ là một [trường hợp], nó thật là quái dị. Bởi vì bạn, linh mục, bạn, nữ tu, phải đưa cậu bé, cô gái đó đến với Chúa nhưng với việc này, bạn phá hủy cuộc đời của họ. Nó thật quái dị. Nó đang hủy hoại nhiều cuộc đời. Và sau đó họ đến với bạn với những câu hỏi. Có thể nào độc thân [là điều đáng trách]? Không phải là việc độc thân đâu".

Ngài nói: “Một điều về lạm dụng, đó là nó là một điều hủy hoại, có tính ma quái của con người." Ngài nói thêm “Trong các gia đình, đâu phải chuyện độc thân hay những thứ như thế, nhưng đôi khi, điều đó vẫn xảy ra. Thành thử, đó chỉ là tính quái dị của một người nam hoặc người nữ của Giáo Hội bị bệnh hoặc xấu xa tâm lý và sử dụng địa vị của họ để thỏa mãn bản thân".

Bị chỉ trích vì những bình luận về chiến tranh

Đức Giáo Hoàng cũng tiết lộ rằng ngài đã liên lạc với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói chuyện với ông qua điện thoại.

Ngài cho biết trước đây ngài đã gặp cả Zelensky và đối tác Nga của ông là Vladimir Putin khi họ đến thăm ngài ở Rome. Nhưng khi được hỏi ngài đã nói gì với hai người, Đức Giáo Hoàng nói: “Tôi không biết”.

Đức Giáo Hoàng nói, "Tôi đã đối thoại với cả hai [người]. Cả hai đều đến thăm tôi ở đây trước chiến tranh. Và tôi luôn tin rằng với cuộc đối thoại, chúng ta luôn tiến về phía trước. Bạn biết ai không biết nói chuyện không? Động vật. Chúng là bản năng thuần túy."

Đức Phanxicô đã bị chỉ trích vì một số bình luận của ngài về cuộc chiến Nga gây ra cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 với tờ La Stampa của Ý, Đức Phanxicô nói rằng cuộc chiến "có lẽ, một cách nào đó, hoặc bị khiêu khích hoặc không bị ngăn chặn." Ngài nói rằng trước khi Nga xâm lược Ukraine, ngài đã gặp "một nguyên thủ quốc gia", người "rất lo lắng về các động thái của NATO."

Tháng trước, Đức Giáo Hoàng đã khiến Kyiv tức giận khi ám chỉ nhà bình luận chính trị người Nga Darya Dugina, con gái của một nhà triết học theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, là một trong những nạn nhân "vô tội" của cuộc chiến sau khi cô bị giết bởi một quả bom ở ngoại ô Moscow.

Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas, để thảo luận về tuyên bố của Đức Phanxicô, nói rằng nó "bất công" đánh đồng "kẻ xâm lược và nạn nhân."

Đức Giáo Hoàng, người trước đây đã nói rằng ngài sẽ sẵn sàng đến Kyiv và Moscow, nói với CNN Bồ Đào Nha rằng một chuyến thăm hiện "đang ở trên mây".

Không có Giáo hoàng nào từng đến Moscow trước đây. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã công du Ukraine vào năm 2001.

Ngài nói rằng ngài không thể đi du lịch vào lúc này vì các vấn đề về đầu gối của ngài, nhưng nói rằng sự hiện diện của ngài ở Ukraine là "mạnh mẽ" vì ngài đã cử một số Hồng Y đến Kyiv để đại diện cho ngài.

Tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 tại Lisbon

Theo tờ Aleteia, trong cuộc phỏng vấn trên, Đức Phanxicô còn nói rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói ngài hoặc Đức Gioan XXIV (Đức Phanxicô gọi vị Giáo hoàng tương lai như thế) sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 tại Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha. Nhân dịp này, Đức Phanxicô ca ngợi sáng kiến “thiên tài” của Đức Gioan Phaolô II đã có ý tưởng “hội tụ với nhau tuổi trẻ của mọi miền thế giới ngõ hầu hoàn vũ hóa tuổi trẻ.

Đức Phanxicô giải thích rằng tuổi trẻ từ “nhiều ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa khác nhau” đã có thể gặp nhau “củng cố lẫn nhau” và tìm được “các hoài bão chung”. Được hỏi về sự tham dự đích thân của ngài, Đức Phanxicô đã trả lời như trên, trong khi sức khỏe của ngài đang khiến nhiều người lo âu. Tưởng cũng nên nhớ: chính viễn tượng phải tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2013 tại Rio de Janeiro cũng là một trong những lý do khiến Đức Bênêđíctô từ chức.
 
Giáo Hội và Hồng Y Đoàn, một quả bóng thử nghiệm trước một mật nghị có thể xảy ra
Đặng Tự Do
17:10 06/09/2022


Theo chuyên gia người Á Căn Đình về Vatican, Elisabetta Piqué, sau công nghị tấn phong 20 Hồng Y, hai ngày họp về hiến pháp tại Giáo triều Rôma thực sự được dùng để thảo luận về “nhiều vấn đề khác”. Bà coi đó là “một cơ hội phi thường, đặc biệt là sau đại dịch, cho các Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ để thảo luận về những thách thức hiện tại của Giáo hội, những mối quan tâm của Giáo hội, và tình hình phức tạp và quan trọng của thế giới, nhưng trên hết là tìm hiểu nhau một cách trực tiếp”. Và các ngài làm điều này “chắc chắn với ý thức rằng trong số các ngài, một người có thể sẽ là người kế vị Đức Phanxicô.”

Đức Giáo Hoàng đã hoàn thành việc định hình mật nghị tiếp theo “Trong số 132 Hồng Y cử tri hiện tại từ 69 quốc gia, 83 vị do Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong, gần 2/3 số Hồng Y sẽ vào Nhà nguyện Sistina trong tương lai để bầu người kế nhiệm ngài, sau khi ngài từ chức hoặc qua đời”. Đức Phanxicô cũng đã quốc tế hóa Hồng Y Đoàn hơn bao giờ hết: các nước phía Bắc đã mất ảnh hưởng và các nước phía Nam, “những nước ở ngoại vi,” đã giành được vị thế đó. Trong số 132 đại cử tri, 53 cử tri đến từ Âu Châu, 38 đại cử tri đến từ Mỹ Châu, 21 cử tri đến từ Á Châu, 17 cử tri đến từ Phi Châu và 3 cử tri đến từ châu Đại Dương. Đối với Elisabetta Piqué, có vẻ như vị đương kim Giáo hoàng đang chuẩn bị cho tương lai.

Tuy nhiên, mật nghị không xảy ra vào thời điểm này, bởi vì ngoài vấn đề đầu gối của mình, “cựu tổng giám mục của Buenos Aires đang làm rất tốt, minh mẫn như mọi khi, với tinh thần tốt và không phải lo lắng nữa.”
Source:La Nacion
 
Một số nhà thờ Hà Lan phải bỏ các thánh lễ do chi phí năng lượng quá cao
Đặng Tự Do
17:10 06/09/2022


Các hóa đơn năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu linh mục đã khiến các giáo phận Công Giáo tại Hà Lan cắt giảm các cử hành tôn giáo ở một số nhà thờ.

Giáo phận phía nam Roermond, nơi có khoảng 290 nhà thờ ở tỉnh Limburg, đã viết thư cho các giáo xứ của mình vào tuần trước để khuyến khích một số giáo xứ nhập các Thánh lễ định kỳ lại với nhau, phát ngôn viên Matheu Bemelmans cho biết.

“Tài chính không thể là yếu tố chi phối, nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nếu bạn chỉ có một số ít người, mỗi người quyên góp một euro, thì điều đó không đủ để trang trải hóa đơn sưởi ấm,” Bemelmans nói.

Bemelmans nói: “Đôi khi không thể tìm thấy một linh mục để làm lễ ở mỗi nhà thờ, mỗi cuối tuần. Nếu có những nhà thờ chỉ có một vài du khách, chúng tôi muốn nói: hãy thiết thực và và bảo đảm những người ở đó có thể tham dự Thánh lễ vào một thời điểm khác hay ở một nhà thờ khác”.

Ông nói, biện pháp này ban đầu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến 10 đến 15 nhà thờ.

Hầu hết các hộ gia đình và công ty Hà Lan dựa vào khí đốt để sưởi ấm hoặc hoạt động kinh doanh.

Giá cả tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, khiến lạm phát tăng lên hơn 13%, theo sau mức tăng mạnh tương tự trên khắp Âu Châu kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã hoàn toàn ngừng cung cấp khí đốt cho đường ống Nord Stream 1 và viện lý do là rò rỉ dầu, Gazprom cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Nord Stream 1 - đường ống lớn nhất đưa nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga đến Âu Châu qua Đức - đã được lên kế hoạch ngừng hoạt động trong ít nhất là 72 giờ để bảo trì.

Với tuyên bố mới nhất này, Gazprom cho biết nguồn cung cấp qua đường ống sẽ bị “ngừng hoàn toàn” cho đến khi các vấn đề về vận hành thiết bị được giải quyết, và không đưa ra mốc thời gian rõ ràng về thời điểm dòng chảy sẽ tiếp tục.

Trong quá trình bảo dưỡng tại trạm máy nén Portovaya của mình, Gazprom phát hiện rò rỉ dầu, đồng thời cho biết thêm rằng cơ quan giám sát nhà nước Nga đã đưa ra cảnh báo cho công ty và họ cũng đã gửi thư cho Siemens về việc cần phải sửa chữa tuabin..

Siemens Energy, nhà sản xuất tuabin của Đức trên đường ống Nord Stream 1, cho biết rò rỉ dầu “không phải là lý do kỹ thuật” có thể biện minh cho việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga cho phần còn lại của Âu Châu.

“Với tư cách là nhà sản xuất tuabin, chúng tôi chỉ có thể tuyên bố rằng phát hiện như vậy không phải là lý do kỹ thuật để ngừng hoạt động.” Công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Theo Siemens, những rò rỉ như vậy thường không ảnh hưởng đến hoạt động của tuabin và có thể được bịt kín tại chỗ.

“Đó là một quy trình thường xuyên trong quá trình bảo trì. Trong quá khứ, sự xuất hiện của loại rò rỉ này đã không dẫn đến việc ngừng hoạt động”.

Siemens cũng cho biết họ đã chỉ ra “vài lần” rằng có đủ số tua bin bổ sung tại trạm máy nén Portovaya để Nord Stream 1 hoạt động. Các hành động của Nga là nhằm gây khó khăn cho Liên Hiệp Âu Châu, đẩy giá năng lượng lên cao.
Source:Swiss.info
 
Đức Tổng Giám Mục chỉ trích việc chính phủ Tây Ban Nha phê duyệt dự luật phá thai
Đặng Tự Do
17:11 06/09/2022


Đức Tổng Giám Mục Luis Javier Argüello Garcia của Valladolid đã chỉ trích Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha về việc phê duyệt dự luật phá thai, nhấn mạnh rằng phá thai “không bao giờ là quyền” và nội dung của dự luật “hoàn toàn là biểu hiện của một sự lèo lái xã hội theo con đường cực đoan.”

Với sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng, là cơ quan ra quyết định chính của chính phủ, dự luật sẽ được thực hiện thông qua quy trình lập pháp.

Trong một tweet ngày 30 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Argüello, tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã chỉ ra rằng thực tế là việc phản ánh và thông tin cho phụ nữ mang thai đã bị loại bỏ, và điều đó là đặc biệt có hại.

“Luật mới loại bỏ thông tin và suy tư như một yêu cầu không thể thiếu để đưa ra quyết định nghiêm túc về cuộc sống của người khác”, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh,và khẳng định rằng “từ chối thông tin và suy tư hoàn toàn là triệu chứng của một sự lèo lái xã hội theo con đường cực đoan”.

Nói với đài phát thanh thuộc sở hữu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục Argüello tuyên bố rằng đề xuất phá thai như một quyền là “khủng khiếp”, hơn thế nữa nó xảy ra trong bối cảnh mùa đông nhân khẩu học ở Tây Ban Nha.

“Trong hoàn cảnh mùa đông nhân khẩu học, nơi mà những tiến bộ của khoa học có thể nói rõ ràng rằng bên trong người phụ nữ có một cuộc sống mới, đề xuất phá thai như một quyền nhằm cố thao túng lương tâm. Đó là điều mà tôi nhận ra trong một số tình huống nhất định. Người ta cho rằng đó là một quyền bất kể giải pháp đó tiêu diệt kẻ yếu nhất. Thẳng thắn mà nói, đó là một điều gì đó khủng khiếp”.

Đức Tổng Giám Mục của Valladolid lưu ý rằng “việc áp đặt ý chí quyền lực và quyền quyết định của một người đối với một người quá mỏng manh và dễ bị tổn thương, một người đã tượng hình trong bụng mẹ” không thể được coi là tiến bộ.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Ông Tập Cận Bình có khả năng gặp nhau ở Kazakhstan?
Trần Mạnh Trác
20:12 06/09/2022

Courtney Mares
CNA, Rome, ngày 6 tháng 9 năm 2022

Cùng ngày Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang ở Kazakhstan vào tuần tới, thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng ​​sẽ thăm quốc gia Trung Á này.

Bộ Ngoại giao Kazakhstan thông báo rằng ông Tập sẽ gặp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev vào ngày 14 tháng 9 trong lúc xảy ra cuộc viếng thăm ba ngày của Đức Giáo Hoàng tại thủ đô Nur-Sultan.

Chuyến thăm trùng hợp của Đức Phanxicô và ông Tập diễn ra trong khi Tòa thánh và Trung Quốc đàm phán việc gia hạn thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.

Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc

Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý vào ngày 2 tháng 9 rằng một phái đoàn các nhà ngoại giao của Vatican đã trở về từ Trung Quốc và ngài tin rằng thỏa thuận sẽ được gia hạn vào mùa thu này.

Đây sẽ là lần thứ hai thỏa thuận với Bắc Kinh được gia hạn sau khi được ký kết vào tháng 9/2018.

Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh vào năm 1951 sau khi Mao Trạch Đông nắm quyền và trục xuất các nhà truyền giáo khỏi Trung Quốc.

Nếu không có quan hệ ngoại giao, một cuộc gặp gỡ giữa ông Tập và Đức Giáo Hoàng sẽ trở thành không chính thức. Trong lịch sử Giáo hội chưa từng có cuộc gặp gỡ nào giữa một giáo hoàng và người lãnh đạo Trung Quốc.

Vi phạm tự do tôn giáo

Một nguồn tin trong quốc hội Kazakhstan nói với CNA rằng "về mặt lý thuyết là có thể" giáo hoàng và Chủ tịch Trung Quốc có thể gặp nhau.

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo của các tôn giáo truyền thống và thế giới tại Kazakhstan vào ngày 13-15 tháng 9.

Đức Giáo Hoàng dự kiến ​​gặp riêng với một số người tham gia hội nghị thượng đỉnh liên tôn vào trưa ngày 14 tháng 9, đúng vào ngày ông Tập thăm thủ đô Kazakhstan.

Tuy nhiên, ít có khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Hồi giáo, Cơ đốc giáo và các tôn giáo khác.

Ông Tập đang bị quốc tế lên án vì cuộc đàn áp tàn bạo đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.

Liên hợp quốc đã công bố một báo cáo vào ngày 1 tháng 9 ghi lại "những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" ở Tân Cương, bao gồm các hình thức tra tấn, giam giữ và bạo lực tình dục đối với các nhóm thiểu số tôn giáo ở Trung Quốc.

Kazakhstan sẽ là chuyến công du chính thức đầu tiên của ông Tập bên ngoài Trung Quốc kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, trong đó ông giám sát các vụ chốt chặn nghiêm ngặt nhất thế giới.

Theo Wall Street Journal, chuyến đi của ông Tập tới Trung Á cũng có thể bao gồm cuộc gặp tại Uzbekistan với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Đài Loan thăm Vatican

Một ngày trước khi có thông tin về chuyến thăm của ông Tập tới Kazakhstan, cựu phó tổng thống Đài Loan đã có cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican.

Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen nói rằng cựu Phó tổng thống, Chen Chien-jen, là đại diện của Đài Loan trong lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô I vào ngày 4 tháng 9.

Ông Chen viết trên mạng xã hội rằng ông đã được Đức Giáo Hoàng “đặc biệt đón tiếp” trước lễ phong chân phước và ông đã cầu xin Đức Thánh Cha Phanxicô “cầu nguyện cho người Đài Loan”.

Tòa thánh là một trong 14 quốc gia duy nhất có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), và là thực thể duy nhất ở châu Âu công nhận Đài Loan là một quốc gia.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh nổi dậy và đã gây áp lực buộc các nước phải chấm dứt quan hệ với Đài Loan, khiến 7 nước (âu Châu) chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh kể từ năm 2016. Nhiều người tin rằng Bắc Kinh sẽ yêu cầu cắt đứt quan hệ với Đài Loan như một điều kiện tiên quyết để tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh.

Phiên tòa Đức Hồng Y Zen

Một bối cảnh có thể có chạm trán với các quan chức Trung Quốc trong chuyến công du của Đức Giáo Hoàng là vụ bắt giữ và phiên xử sắp tới ở Hồng Kông với một vị Hồng Y Công Giáo, người đã thẳng thắn ủng hộ tự do tôn giáo và dân chủ.

Đức Hồng Y Joseph Zen, giám mục về hưu của Hồng Kông, sẽ bị xét xử cùng với bốn người ở Hồng Kông vào ngày 19 đến 23 tháng 9 liên quan đến vai trò cuả ngài là một người giám hộ một quỹ pháp lý ủng hộ dân chủ.

Sau cuộc họp của 197 Hồng Y tại Vatican vào tuần trước, Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller đã bày tỏ sự thất vọng rằng các Hồng Y đã không sử dụng cuộc họp như “một cơ hội để tuyên bố sự đoàn kết hoàn toàn với Đức Hồng Y Zen ”.

“Từ sự im lặng về vụ án cuả DHY Zen, tôi có nỗi sợ hãi,” vị tổng trưởng về hưu của Bộ Giáo lý Đức tin nói với Il Messnticro vào ngày 1 tháng 9.

Ngài thêm rằng thậm chí không có một đề xuất nào về một buổi cầu nguyện tập thể cho DHY Zen.

“Rõ ràng là có lý do chính trị từ Tòa thánh, ngăn cản những sáng kiến ​​như vậy. Tôi đang đề cập đến thỏa thuận với chính phủ của ông Tập, ”DHY Müller nói.

“Có lẽ Giáo hội nên tự do hơn và ít bị ràng buộc hơn vào những lý do cuả thế gian, là dựa trên quyền lực, do đó, tự do hơn trong việc can thiệp và nếu cần thiết, chỉ trích những chính trị gia đàn áp nhân quyền. Trong trường hợp này, tôi tự hỏi tại sao không chỉ trích Bắc Kinh, ”ngài nói thêm.

“DHY Zen là một biểu tượng và ngài bị bắt vô cớ, ngài không làm gì cả, ngài là một nhân vật có ảnh hưởng, can đảm và được chính phủ kính sợ,” DHY Müller nói. "Ông ấy đã hơn 80 tuổi và chúng tôi đã để ông ấy một mình."
 
Các nữ tu Philippines lên tiếng phủ nhận có liên hệ với cộng sản
Trần Mạnh Trác
20:17 06/09/2022
Như VietCatholic đã loan tin về việc đàn áp tôn giáo gia tăng ở Philippines, sau đây là bản tin cập nhật mới nhất:


CNA, ngày 2 tháng 9 năm 2022

Các nữ tu của Hội Truyền giáo Nông thôn Philippines (RMP ) đã mạnh mẽ phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với khủng bố sau khi phải đối mặt với các cáo buộc do chính phủ đưa ra vào tháng trước theo luật chống khủng bố gây tranh cãi.

Các nữ tu Công Giáo này đã tham gia hội RMP từ năm 1969 để hỗ trợ và giáo dục người nghèo tại vùng nông thôn ở Philippines. Bản thân hội RMP không phải là một dòng tu hay là một giáo đoàn, các thành viên (tu sĩ nam nữ ) vẫn là sĩ tử của dòng hay của giáo phận ( nếu là linh mục ) của họ.

UCA News đã đưa tin ngày 16 tháng 8 rằng 16 người - trong đó có 5 nữ tu - bị Bộ Tư pháp Philippines buộc tội tài trợ cho Đảng Cộng sản Philippines (CPP) và lực lượng vũ trang của nó, Quân đội Nhân dân Mới (NPA), bị coi là các tổ chức khủng bố bởi chính phủ Philippines.

CPP và NPA cũng bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định là các nhóm khủng bố vào năm 2002. CPP đã chiến đấu chống lại chính phủ Philippines trong cuộc nổi dậy cộng sản kể từ năm 1969.

Phát biểu vào cuối tháng trước, các nữ tu nói rằng họ chăm sóc và giáo dục người nghèo về mhững quyền căn bản của họ và không tuyển dụng hay gây quỹ cho bất kỳ nhóm cộng sản nào.

“Chúng tôi đã nêu ra điều này trong nhiều dịp trước đây. Chúng tôi không phải là kẻ thù của chính phủ. Chúng tôi đã không hỗ trợ hoặc giúp đỡ bất kỳ nhóm khủng bố nào. Các dự án của chúng tôi trực tiếp hỗ trợ người dân, ” theo tuyên bố ngày 30 tháng 8.

Các nữ tu cho biết: “Với tư cách là người truyền giáo, chúng tôi không hối lỗi và kiên định trong quyết tâm làm việc ở các khu vực nghèo, ngay cả khi những khu vực này bị quân sự hóa và đang có xung đột vũ trang."

Bộ Tư pháp Philippines đã đóng băng một số tài khoản ngân hàng của hội vào năm 2019 sau khi có hai người làm chứng rằng RMP đã chuyển tiền cho CPP. RMP luôn phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với các hoạt động cộng sản ở Philippines, nói rằng sứ mệnh giáo dục của họ liên quan đến việc dạy người nghèo về quyền của họ chứ không phải về chủ nghĩa cộng sản.

"Điều này thật vô lý. Chúng tôi không phải là một tổ chức cộng sản hay một mặt trận ngoại vi cuả cộng sản. Chúng tôi không tài trợ cho các hoạt động khủng bố thông qua các dự án của chúng tôi. Các dự án của chúng tôi đều được lập hồ sơ, kiểm toán và cập nhật đầy đủ", Sơ Elenita Belardo, điều phối viên quốc gia của RMP, nói với báo điện tử Rappler cuả Philippines vào tháng 3 năm 2019.

UCA News cũng lưu ý rằng những việc “red-tag” (“gắn thẻ đỏ”) hoặc “red-baiting” ("gài bẫy thẻ đỏ") là phổ biến ở Philippines kể từ những năm 1960. UCA News viết: “Gắn thẻ đỏ” là hành vi “độc hại” khi gắn nhãn một cá nhân hoặc một nhóm là “khủng bố” hoặc “cộng sản” chỉ vì họ chỉ trích chính phủ. Các nhóm nhân quyền đã cáo buộc Bộ Tư pháp Philippines tiến hành quá trình gấp rút và không cho phép các nữ tu tự vệ.

Hội Truyền giáo Nông thôn Philippines (RMP ) cho biết vào ngày 30 tháng 8, họ “sẽ không hạn chế hoạt động cũng như không để bị cản trở bởi các cuộc tấn công mới vào họ.”

“Chúng tôi sẽ không thu mình lại, ngay cả khi chúng tôi sợ hãi. Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi sức mạnh và sự khôn ngoan, giúp chúng tôi bước nhanh hơn và đảm bảo sự an toàn của chúng tôi … Những ai tìm cách lung lay sứ vụ của chúng tôi, bằng cách vu khống là nó hỗ trợ hoặc tài trợ cho 'khủng bố', cần phải bị giải trình; những lời vu khống của họ sẽ chỉ làm tăng thêm đau khổ và nghèo đói trong các cộng đồng (nông thôn) đang bị gạt ra ngoài lề xã hội. "

Luật chống khủng bố mà các nữ tu bị buộc tội đã được áp dụng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, nắm quyền từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2022. Các giám mục Công Giáo của Philippines đã chỉ trích gắt gao luật chống khủng bố này, so sánh nó giống như luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc đã áp đặt ở Hồng Kông từ năm 2020 để thắt chặt kiểm soát bằng cách hình sự hóa các định nghĩa rộng rãi về “dụ dỗ” và “thông đồng với các thế lực nước ngoài”.

Nhắc lại, Duterte, với các chiến thuật tàn bạo trong việc giải quyết tội phạm liên quan đến ma túy ở Philippines, đã xung đột công khai với Giáo hội trong nhiều lần. Trong một bài phát biểu vào tháng 12 năm 2019, cựu Tổng thống Duterte nói rằng mọi người nên “giết và đánh cướp” các giám mục Công Giáo, vì “đám ngu ngốc này không phục vụ mục đích gì - tất cả những gì họ làm là chỉ trích”. Ông cũng gọi các giám mục là "những kẻ ngốc" và là "những đứa con trai của bọn đĩ điếm" và nói với người dân rằng họ nên ở nhà và cầu nguyện hơn là đi tham dự các buổi lễ ở nhà thờ.
 
VietCatholic TV
BTTM Ukraine: Cả trung đoàn Nga đầu hàng trong ngày đầu phản công. Trung đoàn khác đã đến đường cùng
VietCatholic Media
02:59 06/09/2022


1. Ukraine cho biết lực lượng của họ đã đẩy lùi lực lượng Nga gần Kramatorsk. Cả Trung đoàn Nga ra đầu hàng

Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 6 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine tiết lộ rằng trong ngày đầu tiên của cuộc tổng phản công vào Kherson, toàn bộ trung đoàn 109 của Nga đã đầu hàng vào ngày 29 tháng 8. Bộ Tổng Tham Mưu nhận định rằng một trung đoàn khác của Nga sẽ sớm đầu hàng trong vài ngày tới.

Tưởng cũng nên nhắc lại các cuộc giao tranh đã diễn ra dữ dội đã diễn ra vào sáng sớm ngày Chúa Nhật tại thị trấn Vysokopillia, nằm ở phía bắc vùng Kherson trên biên giới hành chính với vùng Dnipropetrovsk. Quân Nga quyết liệt không để mất thị trấn này. Bộ binh Nga được Hải quân Nga tiếp viện đã chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, đến trưa tình hình của quân Nga trở nên tuyệt vọng. Họ bắt đầu rút lui bỏ lại nhiều xác đồng đội. Các lực lượng Kyiv đã kéo cờ Ukraine trên khắp thị trấn Vysokopillia. Thừa thắng xông lên, hôm thứ Hai quân Ukraine giải phóng thêm hai thị trấn Arkhangelske và Potemkine. Quân Nga bỏ chạy về Đầu cầu Beryslav. Sau lưng quân Nga giờ đây là con sông khổng lồ Dnepro, nước sông chảy xiết. Quân Ukraine không tấn công vào nhưng kêu gọi quân Nga, ước chừng một trung đoàn buông vũ khí xuống đầu hàng.

Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 6 tháng 9, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng cho biết quân đội Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở miền đông Ukraine và phá hủy các vị trí của Nga gần Kramatorsk.

Quân phòng vệ của chúng ta đã đẩy lùi thành công các nỗ lực tấn công của đối phương trong các khu vực định cư của Bilohorivka, Hryhorivka, Pokrovske, Bakhmutske, Lozove, Spartak, Soledar, Zaitseve và Semihiria.

Ở hướng Kramatorsk, quân Ukraine đã thành công về mặt chiến thuật và đánh bật kẻ thù ra khỏi các vị trí mà quân Nga đã chiếm giữ trước đó.

Quân đội Ukraine cũng đã thành công trong việc ngăn chặn các cuộc vượt sông của Nga gần Kherson và chặn đứng việc sử dụng pháo tầm xa ở Kharkiv.

Kết quả của cuộc tấn công hỏa lực thành công của Ukraine vào Kupiansk của Khu vực Kharkiv, quân chiếm đóng của Nga đã mất hơn 100 binh sĩ thiệt mạng và bị thương, và hai phương tiện chiến đấu bị phá hủy.

2. Bản đồ cho thấy những tiến bộ có thể chứng thực trong cuộc phản công ở Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Map Shows 'Verifiable Progress' in Ukraine Counteroffensive: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên cứu Chiến tranh đưa ra bản đồ cho thấy những tiến bộ có thể chứng thực trong cuộc phản công ở Ukraine” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Một tấm bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh công bố cho thấy Ukraine đã đạt được “tiến bộ có thể kiểm chứng được” trong cuộc phản công ở khu vực phía nam Kherson.

“Cuộc phản công của người Ukraine đang đạt được tiến bộ có thể kiểm chứng được ở phía nam và phía đông,” nhóm nghiên cứu đã tweet vào cuối ngày Chúa Nhật. “Các lực lượng Ukraine đang tiến dọc theo một số trục ở phía tây vùng Kherson và đã bảo đảm lãnh thổ bên kia sông Siverskyi Donets ở vùng Donetsk.”

Bản đồ cho thấy những tiến bộ trên sông Siverskyi Donets gần thành phố phía đông Kharkiv, nơi đã rơi vào tay quân Nga vào giữa tháng 5 sau ba tháng bị bắn phá dữ dội.

Sơ đồ cũng cho thấy Ukraine đã giải phóng ít nhất ba thị trấn ở phía nam và phía đông của đất nước, trong khi người Nga đã thực hiện một số tiến bộ gần Soledar ở Donetsk và mở các cuộc tấn công mới đối với Arkhanhelske.

“Tốc độ của cuộc phản công có thể sẽ thay đổi đáng kể từ ngày này sang ngày khác khi các lực lượng Ukraine nỗ lực cắt đứt các nguồn cung cấp cần thiết của Nga, phá vỡ sự chỉ huy và kiểm soát của họ, và làm suy yếu tinh thần của họ trong khi các cuộc phản công tiếp tục diễn ra”.

“Người Nga thỉnh thoảng sẽ phản công và giành lại một số phần đất đã mất và tất nhiên sẽ tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo và không quân dữ dội nhằm vào các khu định cư đã được giải phóng mà quân đội Ukraine vừa giành được. Lực lượng Ukraine đã đạt được những tiến bộ đáng kể để bắt đầu đưa ra những bình luận thực tế hơn đối với các blogger Nga, những người đã bám víu vào những lời tuyên truyền lạc quan của Điện Cẩm Linh.”

Newsweek đã liên hệ với ISW và các chuyên gia quân sự khác để đưa ra bình luận thêm.

Ukraine đã phát động cuộc phản công vào lãnh thổ do Nga nắm giữ ở Kherson vào ngày 29 tháng 8, một khu vực đã rơi vào tay Nga vào ngày 3 tháng 3, chỉ một tuần sau khi Mạc Tư Khoa xâm lược nước láng giềng. Các lực lượng Ukraine đã liên tục tấn công các tuyến đường liên lạc trên mặt đất của Nga, các kho đạn dược cũng như các tuyến đường tiếp tế quan trọng từ Bán đảo Crimea.

Vùng Kherson rất quan trọng về mặt chiến lược, vì nó là cửa ngõ dẫn vào Crimea mà Mạc Tư Khoa chiếm giữ năm 2014. Nếu Ukraine chiếm lại Kherson, nước này có thể có bệ phóng để lấy lại Crimea.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai tuyên bố một loạt thành công trong cuộc phản công chống lại quân đội Nga - giành lại hai khu định cư ở miền nam Ukraine và một ở Donetsk. Hôm Chúa Nhật, Ukraine đã lấy lại thị trấn Vysokopillia ở Kherson và phất cờ trước một bệnh viện.

Trong khi đó, kế hoạch của Nga về một cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Kherson khỏi Ukraine đã bị tạm dừng “vì lý do an ninh”, Kirill Stremousov, Phó người đứng đầu chính quyền quân sự-dân sự của khu vực, cho biết hôm thứ Hai.

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu, chúng tôi muốn có một cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai gần, nhưng vì tất cả các sự kiện đã xảy ra hiện tại, tôi nghĩ rằng bây giờ chúng tôi sẽ tạm dừng. Điều này có thể hiểu được thực tế, bởi vì chúng tôi không chạy về phía trước và nhiệm vụ chính mà chúng tôi đang hoàn thành là nuôi sống dân chúng, bảo vệ dân chúng,” ông ta nói trên kênh truyền hình Rossiya-1 thuộc sở hữu nhà nước của Nga.

3. Quân đội Nga đối mặt với vấn đề cung cấp vũ khí

Những kẻ xâm lược Nga phàn nàn về việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự không đủ ở tiền tuyến trong cuộc chiến tại Ukraine.

Điều này được chứng minh bằng một cuộc gọi bị chặn do Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine công bố hôm thứ Hai 5 tháng 9.

Đặc biệt, quân nhân Nga nói về nguồn cung cấp nghèo nàn cho các đơn vị mới đang được triển khai vào vị trí chiến đấu.

“Các tân binh không có quần áo, không có túi ngủ, không có gì cả... Họ giống như những con hobo,” anh ta nói.

Ngoài ra, lính Nga còn phàn nàn về vũ khí lỗi thời được cấp cho đơn vị của họ. Theo người lính, vũ khí mà họ nhận được đã được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến 1978. Người lính nói rằng các loại vũ khí “cong vênh” hoạt động kém hiệu quả.

Trong một cuộc gọi bị đánh chặn, một lính Nga đã khuyên bạn mình thừa dịp hạ sát người chỉ huy để có thể về với gia đình.

4. Quân Đức bắt đầu đến Lithuania đề phòng Nga tấn công nước này

Hàng trăm binh sĩ Đức đã đến Lithuania sau khi Đức cam kết tăng cường sự hiện diện của mình ở sườn phía đông của NATO. Quân đội đã rời bến phà ở thành phố cảng Klaipeda.

Nhóm mới vừa rời Đức đến Lithuania được tin là thuộc Đại Đội Chỉ Huy. Họ đến Lithuania trước để thành lập một lữ đoàn mới, bao gồm khoảng 4.000 binh sĩ.

Chỉ huy trưởng của lữ đoàn, Christian Nawrat, cho biết: “Thông điệp của chúng tôi với các đồng minh của chúng tôi ở đây, ở sườn phía đông, là chúng tôi cam kết bảo đảm an ninh.

Đại đội chỉ huy sẽ ở lại thường trực tại quốc gia Baltic này, trong khi các đơn vị chiến đấu đang tham gia tập trận sẽ đến sau.

Lithuania - một quốc gia thuộc NATO - ngày nay đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý sau khi nước này nhiều lần ngăn chặn hàng hóa bị Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt không được đến Kaliningrad của Nga.

Các nhà ngoại giao của Lithuania ở Mạc Tư Khoa được thông báo rằng trừ khi quá trình vận chuyển hàng hóa được nối lại trong tương lai gần, Nga có quyền hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói: “Chúng tôi coi các biện pháp khiêu khích của phía Lithuania là sự vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Lithuania, chủ yếu là Tuyên bố chung năm 2002 của Liên bang Nga và Liên minh Âu Châu về quá cảnh giữa khu vực Kaliningrad và phần còn lại của Liên bang Nga, và đó là một hành vi công khai thù địch.”

Thượng nghị sĩ Andrey Klimov, một người trung thành với Putin, cảnh báo đây là “hành động gây hấn trực tiếp chống lại Nga, theo nghĩa đen, buộc chúng tôi phải ngay lập tức sử dụng biện pháp tự vệ thích hợp”.

Người đứng đầu ủy ban bảo vệ chủ quyền của quốc hội tuyên bố rằng Nga sẽ giải quyết việc phong tỏa của Lithuania “theo BẤT KỲ cách nào chúng tôi chọn”.

Tưởng cũng nên biết thêm: Bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào của Nga vào quốc gia thành viên liên minh Lithuania sẽ được coi là hành động chiến tranh chống lại NATO.

5. Lính Nga Bạo loạn, Từ chối Chiến đấu vì Thiếu Nguồn cung cấp

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldiers Riot, Refuse To Fight Over Lack of Supplies—Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết lính Nga bạo loạn, từ chối chiến đấu vì thiếu nguồn cung cấp.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Ukraine cho biết, đơn vị quân đội Nga được triển khai ở miền nam Ukraine đã từ chối chiến đấu vì thiếu nguồn cung cấp thiết yếu như nước, chẳng hạn.

Bộ Tư lệnh Tác chiến của Ukraine đã báo cáo rằng các binh sĩ thuộc Trung đoàn 127 của Quân đoàn 1 đã gây bạo loạn và từ chối tham gia thêm vào cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin chống lại Ukraine.

Theo Bộ Tư lệnh Tác chiến của Ukraine, các binh sĩ Nga không nhận được sự hỗ trợ, trong khi binh sĩ ở các vị trí tuyến đầu không có nước.

Các binh sĩ được cho là đã bị loại khỏi đơn vị của họ như một hình phạt.

Newsweek đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố, nhưng đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, lưu ý rằng các lực lượng Nga đã thành lập Trung đoàn 127 gồm các binh sĩ bị huy động cưỡng bức ở vùng Donetsk và vùng Luhansk vào đầu tháng 4, cùng với 4 trung đoàn Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng khác là các trung đoàn 103, 109, 113, và 125.

ISW trước đó đã báo cáo rằng Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk tự xưng đã tái triển khai các trung đoàn 109, 113 và 125 đến tây bắc Kherson vào cuối tháng 7, và trung đoàn 109 được cho là đã đầu hàng vào ngày đầu tiên của cuộc phản công Ukraine.

ISW đánh giá nhiều khả năng các lực lượng Nga đang củng cố các vị trí tiền tuyến bằng những phần tử thiếu kinh nghiệm và bị huy động bất chấp thiếu ý chí chiến đấu.

Đây không phải là lần đầu tiên binh sĩ Nga bị cáo buộc từ chối tham gia cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Vào tháng 7, Andrei Rinchino, người đứng đầu pháp lý của Tổ chức Buryatia Tự do, nói với hãng truyền thông độc lập Nga MediaZona rằng 17 binh sĩ Nga đã bị giam giữ tại khu vực Luhansk, miền đông Ukraine vì từ chối chiến đấu.

Rinchino cho biết những người đàn ông này đã ký hợp đồng ngắn hạn với Bộ Quốc phòng Nga và bị mắc kẹt sau khi họ từ chối tiếp tục tham gia vào cuộc chiến và cố gắng chấm dứt hợp đồng của họ.

Người thân của các binh sĩ nói với hãng tin tức rằng những người đàn ông cũng nhận được lời đe dọa tử vong vì từ chối chiến đấu.

Một số người cũng bị đe dọa sẽ được triển khai đến “các phi đội tấn công” vì đã yêu cầu trở về nhà. Các phi đội như vậy thường được tạo ra để dẫn đầu một cuộc tấn công và dự kiến sẽ chịu thương vong nặng nề trong các hoạt động.

Những diễn biến mới nhất xảy ra sau hơn sáu tháng diễn ra xung đột, và khi Ukraine đang tiến hành một cuộc phản công ở khu vực Kherson hiện đang bị chiếm đóng, nhằm vào các cây cầu quan trọng đã được quân đội Nga sử dụng làm tuyến đường tiếp tế.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu video vào tối Chúa Nhật rằng trong khuôn khổ cuộc phản công, một khu định cư ở vùng Donetsk đã được giải phóng cùng với hai khu khác ở miền nam đất nước.

6. Boris Johnson đã cảm ơn Volodymyr Zelenskiy vì “sự lãnh đạo và tình bạn” của ông ấy trong một cuộc điện thoại chiều 5 tháng 9

Thủ tướng Boris Johnson nói rõ rằng ông tin tưởng Tổng thống Zelenskiy và người dân của ông có thể và sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.

Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Thủ tướng đã tin tưởng vào Ukraine và người dân của ông và cập nhật về những tiến bộ gần đây của các lực lượng vũ trang của ông ở miền nam đất nước.

Johnson cho biết ông “tin chắc” các lực lượng của Ukraine có thể “tiếp tục thành công trong việc đẩy lùi các lực lượng Nga” và Anh “vẫn kiên định với sự hỗ trợ của mình”

Thủ tướng nói với Tổng thống Zelenskiy rằng đó là một đặc ân khi được làm việc với ông và ủng hộ ông và các nhà lãnh đạo đã đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ như những người bạn.

Zelenskiy cảm ơn Boris Johnson, người mà anh ấy nói sẽ vẫn là 'một người bạn tuyệt vời của Ukraine'

Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn thủ tướng Anh sắp mãn nhiệm Boris Johnson vì “bản lĩnh và nguyên tắc cá nhân” của ông khi chống lại Nga và nói rằng ông sẽ vẫn là “một người bạn tuyệt vời của Ukraine”.

7. Người điều hành cho biết lò phản ứng cuối cùng của nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia bị ngắt kết nối sau cuộc pháo kích của Nga

Các lò phản ứng cuối cùng đang hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng ở đông nam Ukraine đã bị ngắt kết nối sau khi Nga pháo kích làm gián đoạn đường dây điện, theo nhà điều hành năng lượng nhà nước Ukraine.

Energoatom cho biết:

Hôm nay, do hậu quả của một trận hỏa hoạn do pháo kích, đường dây truyền tải cuối cùng đã bị ngắt kết nối. Kết quả là, tổ máy số 6 của lò phản ứng, hiện đang cung cấp nhu cầu riêng của nhà máy, đã bị ngắt kết nối khỏi lưới điện.

Công ty nói với Reuters rằng lò phản ứng đang hoạt động và cung cấp nhu cầu điện năng của chính nhà máy, mặc dù nó đã bị ngắt kết nối với lưới điện.

Họ cho biết thêm, các máy phát điện diesel dự phòng của nhà máy, cung cấp năng lượng để làm mát trong trường hợp ngừng hoạt động, vẫn chưa được bật lên.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Đức Galushchenko, cảnh báo rằng thế giới “một lần nữa bên bờ vực của một thảm họa hạt nhân” sau tin tức ban đầu.

Galushchenko nói thêm rằng cách duy nhất để bảo đảm an toàn hạt nhân là quân Nga phải rút lui khỏi nhà máy và tạo ra một khu vực phi quân sự xung quanh cơ sở này.

8. Nhà báo Nga đối mặt với án tù 24 năm vì tội phản quốc từ chối ký 'lời thú tội'

Một lúc trước khi nhà báo Ivan Safronov được cho biết anh ta sẽ phải đối mặt với 24 năm tù, một công tố viên Nga đã đề nghị với anh ta một thỏa thuận.

Cô ấy nói trong giờ nghỉ cuối cùng của phòng xử án, trước khi tuyên án, “Hãy kí tên vào bản thú tội, và tôi sẽ đề nghị mức án 12 năm tù”. Safronov trả lời ngay lập tức: “Bà biến đi”.

Evgeny Smirnov, luật sư của anh ta, nói trong một cuộc phỏng vấn: “Anh ta bảo cô ấy bà biến đi. Anh ấy nói với cô ta khá gay gắt.”

Một thẩm phán Nga dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào hôm thứ Hai về một trong những vụ truy tố quan trọng nhất đối với một nhà báo Nga trong nhiều thập kỷ.

Safronov, cựu phóng viên quân sự của Kommersant và Vedomosti, đang phải đối mặt với bản án “kỷ lục” về tội phản quốc đã bị truy tố với những bằng chứng bí mật đằng sau cánh cửa đóng kín.

Các đồng nghiệp cho biết bằng chứng bí mật đó, được hãng truyền thông Proekt tiết lộ trong một vụ rò rỉ bất thường trong phiên tòa, cho thấy chính phủ hầu như không thể đưa ra bất kỳ một vụ kiện nào chống lại Safronov.

Taisia Bekbulatova, một người bạn và đồng nghiệp của Safronov, là biên tập viên trưởng của Holod, một trang web truyền thông độc lập, cho biết: “Tôi nghĩ điều này cực kỳ quan trọng cho thấy Vanya đã bị bỏ tù vì hành vi báo chí của mình. Cô gọi bản án 24 năm mà các công tố viên yêu cầu là gần như một bản án chung thân”.

Các ký giả Nga đã bị cấm không đưa tin một cách trung thực về cuộc chiến ở Ukraine. Sự ra đời của các luật mới chống lại việc làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang Nga. Đó là bối cảnh khiến vụ kiện này trở thành một mối đe dọa khủng khiếp đối với các nhà báo tiếp tục làm việc ở Nga.

“Trường hợp của Vanya không chỉ về anh ta và gia đình anh ta,” Smirnov cho biết qua điện thoại từ Georgia, nơi anh ta bỏ trốn do những rủi ro pháp lý liên quan đến vụ án. Chính phủ đã chỉ ra rằng ngay cả đối với tác phẩm báo chí tốt, hợp pháp, bạn có thể đi tù trong thời gian dài. Và nó sẽ có một hiệu ứng làm ớn lạnh rất lớn.”

Những người ủng hộ Safronov nghi ngờ rằng ông đang bị Bộ Quốc phòng nhắm tới vì ông đã tiết lộ những phức tạp trong hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế của Nga.

Cụ thể, Smirnov đã tiết lộ kế hoạch bán 20 máy bay chiến đấu Su-35 cho Ai Cập với số tiền được báo cáo là 2 tỷ USD. Thỏa thuận này nhanh chóng bị hủy bỏ, dẫn đến những lời phàn nàn từ giới lãnh đạo quân đội Ai Cập với Nga.

Bekbulatova nói: “Bộ Quốc phòng ghét Safronov là nhà báo nổi tiếng nhất đã viết về những thất bại của họ. “Và rõ ràng là Shoigu và những người khác có đủ nguồn lực để kích động một vụ án hình sự chống lại anh ta.”

Safronov xuất thân từ một gia đình nhà báo điều tra. Cha của anh, là phóng viên quân sự của tờ Kommersant, người đã chết một cách bí ẩn khi rơi từ cửa sổ căn hộ của gia đình vào năm 2007. Truyền thông Nga đưa tin ông đang làm một câu chuyện tương tự về lô hàng máy bay chiến đấu Su-30 và S- 300 tên lửa phòng không cho Iran. Bài báo cuối cùng đã bị loại bỏ.

Safronov, một nhà báo tận tụy, đã tiếp bước cha mình tại cùng một tờ báo. Bekbulatova gọi ông là phóng viên “sáng suốt nhất, thông tin tốt nhất và dũng cảm nhất” về ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
 
Trớ trêu: Vị thánh có ác cảm nhất với TV và điện ảnh lại là vị thánh được làm phim nhiều nhất
VietCatholic Media
04:24 06/09/2022


1. Thánh Piô Năm Dấu Thánh nghĩ gì về truyền hình và phim ảnh?

Thánh Padre Pio không phải là người hâm mộ chiếc tivi trong cộng đoàn của ngài và nghĩ rằng các gia đình không nên để tivi cai trị cuộc sống của họ.

Thánh Padre Pio qua đời vào năm 1968. Trong cuộc đời của mình, ngài đã chứng kiến sự phát triển của ngành kinh doanh điện ảnh và sự phát minh cũng như phổ biến của truyền hình.

Mặc dù hạn chế tiếp xúc với cả hai, nhưng ngài đã nghe những lời xưng thú tội lỗi của nhiều cá nhân, hiểu rõ về cách những công nghệ này đang ảnh hưởng đến các Kitô hữu trên thế giới.

Theo cuốn “Padre Pio: The True Story”, nghĩa là “Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh: Câu chuyện thực” Thánh Pio hiếm khi xem tivi của cộng đoàn.

Vào giữa những năm 1950, cộng đoàn của ngài có phòng truyền hình, nhưng không ai thấy Cha Piô Năm Dấu Thánh đến đó, ngoại trừ một số sự kiện như đám tang của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12, và ngài chỉ ở đó trong vài phút.

Sự không thích truyền hình của Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh chủ yếu do khả năng khiến các gia đình mất tập trung.

Trên thực tế, Thánh Piô Năm Dấu Thánh tin rằng truyền hình là một phát minh tàn ác làm băng hoại đạo đức và phá hủy cuộc sống gia đình, và ngài đã hết sức khuyến khích mọi người đừng mua tivi. Ngài nói với Joe Peterson, “Người phát minh ra tủ lạnh đã lên thiên đường, nhưng người phát minh ra tivi thì…” ngài dừng ở đó tay chỉ xuống.

Cụ thể, ngài chỉ ra rằng, “Thay vì nói chuyện với nhau, các thành viên trong gia đình dành cả buổi tối để nhìn chằm chằm vào phim trường”.

Khi nói đến phim, Padre Pio đã có một phản ứng rất tiêu cực.”Ma quỷ đang ở trong rạp chiếu phim”, ngài thường nói như thế.

Không rõ những bộ phim nào gợi ra phản ứng này, nhưng những năm 1960 là thời điểm thử nghiệm điện ảnh, và Thánh Piô Năm Dấu Thánh có thể đã nghe nói về những bộ phim xúc phạm đạo đức.

Trớ trêu thay, nhiều bộ phim đã được thực hiện về cuộc đời của ngài.


Source:Aleteia

2. Đức Hồng Y Zenari: Đừng để Syria trở thành một “quốc gia ăn xin”

Đức Hồng Y Mario Zenari, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp đừng quên quốc gia Trung Đông đang đau khổ. Lời kêu gọi của ngài vang lên khi các bệnh viện do Công Giáo điều hành tiếp tục cung cấp hỗ trợ quan trọng cho một dân số bị tước đoạt mọi thứ do hậu quả của một cuộc xung đột “bị lãng quên”.

Người Syria đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và chính trị sâu sắc và kéo dài do xung đột đang diễn ra dẫn đến đau khổ và điều kiện sống xuống cấp trầm trọng.

Viễn cảnh thế giới hiện tại, bị lu mờ bởi cuộc chiến ở Ukraine và những ảnh hưởng sâu rộng của nó cùng với sự sụp đổ kinh tế của Covid-19, đã đẩy tình hình Syria vào quên lãng và tước đi sự phát triển và tương lai của người dân.

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Rôma hôm thứ Sáu đánh dấu kỷ niệm 5 năm “Dự án Bệnh viện Mở ở Syria” được hỗ trợ bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Phục Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện và Bộ các Giáo hội Phương Đông, Sứ thần Tòa thánh tại Syria, là Đức Hồng Y Mario Zenari, đã gióng lên tiếng nói về sự mất hy vọng của người Syria và kêu gọi thế giới đừng để quốc gia này mất vị trí trong số các quốc gia và trở thành cái mà ngài gọi là “một quốc gia ăn xin”.

“Trong hoàn cảnh khan hiếm mọi nhu cầu cơ bản, nơi mà tất cả trẻ em Syria đều mơ ước được rời bỏ đất nước, nơi mà tất cả những người trẻ đã rời đi, hy vọng đã chết”.

“Hãy nói lên tiếng nói của Syria,” Đức Hồng Y Zenari nhắc lại, “Syria không có tiếng nói. Nó đã mất tất cả, và hy vọng đang chết dần”.

“Tôi có thể về nhà với hàng triệu USD trong túi để được viện trợ và tôi sẽ không hài lòng vì điều cần thiết là cách để trả lại hy vọng cho quốc gia.”

Ngài giải thích, không có chương trình tái thiết nào, không có đèn hiệu cho tương lai. Tất cả các khoản đóng góp và dự án đều được dành cho viện trợ nhân đạo. Người dân đang chờ đợi cộng đồng quốc tế làm điều gì đó để tái hòa nhập đất nước và tạo cho đất nước một vị trí trong cộng đồng quốc tế.

Ngài nhấn mạnh: “Syria phải đứng vững và tìm vị trí của mình giữa các quốc gia: Đừng biến Syria thành kẻ ăn xin”.

Hoàn cảnh của Syria đã trở nên tuyệt vọng hơn nữa sau những sai lầm của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông đã đứng về phía Nga trong cuộc chiến tại Ukraine và công nhận cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Luhansk và Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk. Những sai lầm kinh hoàng này khiến cho hàng loạt các nguồn viện trợ nhân đạo bị cắt mất.

Hàng giáo phẩm Chính Thống Giáo và Công Giáo nghi lễ Đông phương tại Syria trước đây luôn ủng hộ Bashar al-Assad giờ đây cũng thấy rằng ông ta phải ra đi, nếu như Syria muốn có một tương lai. Tuy nhiên, sự ra đi của ông sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực trong đó các cộng đoàn Kitô có thể bị biến mất.


Source:Vatican News

3. Đức Thánh Cha khuyến khích các linh mục Schoenstatt giúp đỡ các gia đình

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các linh mục thuộc tu hội đời và các thành viên giáo dân của phong trào Schoenstatt, dấn thân giúp đỡ các gia đình đang đối đầu với nhiều thách đố ngày nay.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 01 tháng Chín vừa qua, dành cho các thành viên Tổng tu nghị của tu hội Schoenstatt. Tu hội này do cha Josef Kentenich (1885-1968) sáng lập năm 1914, tại làng Schoenstatt bên Đức và được Tòa Thánh công nhận như một tu hội thuộc quyền Tòa Thánh, hồi năm 1988. Ngày 21 tháng Tám vừa qua, Tổng tu nghị đã bầu cha Alexandre Awi Mello làm tân Bề trên Tổng quyền. Cha là người Brazil, từng làm thư ký cho Đức Giáo Hoàng trong Đại hội kỳ V của hàng Giám mục Mỹ châu Latinh ở Aparecida và cũng là người hướng đạo cho ngài tại đây. Trong năm năm vừa qua, cha Mello làm Tổng thư ký Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhiệt liệt cám ơn cha Mello đã phục vụ Tòa Thánh trong những năm qua, cũng như đã giúp đỡ ngài mưu ích cho toàn thể Giáo hội. Đức Thánh Cha nhận định rằng:

“Anh chị em thi hành một công tác rất tốt đẹp đối với Giáo hội và thế giới, nhất là đồng hành với các gia đình trong những biến cố thăng trầm họ trải qua, bằng cách loan báo cho mọi thành phần gia đình vẻ đẹp của Giao ước tình yêu mà Chúa đã thiết lập với dân Ngài. Ngày hôm nay có nhiều cuộc hôn nhân bị khủng hoảng, người trẻ bị cám dỗ, người già bị quên lãng, trẻ em đau khổ. Anh chị em là những người mang một sứ điệp hy vọng, trong tình cảnh đen tối mà mỗi giai đoạn trong cuộc sống trải qua. Việc làm này đi song song với những vụ phá hoại các giá trị con người do những sự thực dân ý thức hệ đủ loại đang gây ra. Thế giới ngày càng yêu cầu chúng ta mang lại câu trả lời cho các vấn nạn và lo âu của con người thời đại ngày nay.”

Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao việc noi gương Thánh Gia, nhất là Đức Mẹ Maria, người ân cần chăm sóc các con cái, đặc biệt những người nghèo khổ nhất, về thể lý cũng như tinh thần. Các thành viên Schoenstatt rất tôn kính Đức Trinh Nữ với tước hiệu “Mẹ ba lần đáng ngưỡng mộ” (Madre Tre Volte Ammirabile”. Mẹ là mẫu gương cơ bản đối với mọi người, thúc đẩy chúng ta kiến tạo những nhịp cầu dựa trên tình bác ái huynh đệ và sự hiệp thông của cải với những người túng thiếu nhất”.

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha khích lệ tất cả các thành viên Schoenstatt, giáo sĩ và giáo dân, hãy tiến bước trong việc tông đồ, ngày càng đổi mới bản thân nhờ ơn Chúa Thánh Linh và can đảm mở ra những con đường mới để phục vụ các gia đình”.
 
Tướng Mỹ cho rằng quân Putin hoang mang trước cuộc tấn công ở Ukraine, đầu hàng là điều chắc chắn
VietCatholic Media
16:36 06/09/2022


1. Tướng Mỹ cho rằng Lực lượng Putin 'bối rối' trước cuộc tấn công ở Ukraine, đầu hàng là cái chắc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Forces 'Confused' by Ukraine Strikes, Headed for Surrender: General”, nghĩa là “Tướng Mỹ cho rằng Lực lượng Putin 'bối rối' trước cuộc tấn công ở Ukraine, đầu hàng là cái chắc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Một cựu tướng Mỹ đã dự báo về sự đầu hàng của các lực lượng Nga ở Kherson, một thành phố chiến lược ở Ukraine.

Khu vực Kherson đã gần như hoàn toàn do quân đội Nga kiểm soát kể từ tháng 3, khi nó trở thành thành phố lớn đầu tiên thất thủ trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công để giành lại thành phố cảng quan trọng này.

Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Hertling hôm thứ Hai đã bình luận về đoạn video của một binh sĩ Ukraine từ tiền tuyến cho thấy các vị trí của Nga bị phá hủy ở Kherson.

Theo phân tích của Hertling trên Twitter, đoạn phim cho thấy “kỷ luật của những người lính Nga cực kỳ kém” và “quá trình huấn luyện chiến đấu trong quân đội Nga thật khủng khiếp”. Hertling cho biết, có vẻ như lãnh đạo cấp dưới đang gặp khủng hoảng trong khi các lãnh đạo cấp cao không dám đưa ra thông tin. Trong khi đó, tinh thần sa sút và khả năng mắc bệnh đang tăng cao, ông nói.

Vị cựu tướng này đã dự đoán về “sự đầu hàng trong tương lai gần” của Nga ở Kherson.

Hertling đã chia sẻ những quan sát chiến thuật chuyên sâu hơn trong một chuỗi Twitter khác. Ông lưu ý rằng các lực lượng Ukraine đã bắt đầu “định hình các chiến dịch” - hoặc chống lại khả năng của kẻ thù ảnh hưởng đến các cuộc phản công của họ - sử dụng kết hợp các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa và tầm ngắn, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt, các đội đơn vị nhỏ và chiến tranh kháng chiến.

Ông Hertling cho biết Ukraine đã thiết lập cuộc phản công của mình để tấn công vào thời điểm và địa điểm mà họ chọn trong khi Nga chiến đấu phòng thủ để bảo đảm phòng tuyến của họ. Những hành động này đã hạ thấp tinh thần của người Nga khi rất nhiều binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến và các trang thiết bị bị phá hủy hàng loạt.

Theo Hertling, chuyển chiến lược phản công sang Kherson là một chiến lược “sáng suốt” vì lực lượng lớn của Nga ở đó có một con sông ở phía sau lưng và các đường tiếp tế hạn chế. Trong vài ngày gần đây, Ukraine đã sử dụng Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao M142, gọi tắt là HIMAR, để phá hủy các cây cầu trong khi họ tấn công quân đội Nga.

“Các báo cáo cho thấy quân Ukraine đã tham gia vào các cuộc giao tranh dữ dội ở Vysokopillya, Arkhangelske và Potemkine,” Hertling nói. Trong khi đó, các lực lượng Nga được cho là đã rút về Đầu cầu Beryslav. Từ đó, họ sẽ rất khó rút lui qua con sông rất rộng. Kherson chỉ có hai cây cầu.

Các cuộc tấn công của Ukraine bằng vũ khí chính xác đang làm “bối rối” quân đội Nga, vốn đã có tinh thần rất thấp, khả năng lãnh đạo kém và nguồn cung ngày càng giảm - khiến lực lượng lớn hơn rơi vào tình thế “khó xử”, ông Hertling nói.

Trong một dấu hiệu khác cho thấy việc bảo vệ Kherson của Nga đang chùn bước, Kirill Stremousov, một nhà lãnh đạo do Điện Cẩm Linh cài vào vùng Kherson bị chiếm đóng, cho biết hôm thứ Hai rằng cuộc trưng cầu dân ý theo kế hoạch của khu vực về việc gia nhập Nga đã bị “tạm dừng” vì lý do an ninh.

Newsweek đã liên hệ với các bộ quốc phòng Nga và Ukraine để đưa ra bình luận.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết Nga vẫn chưa đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Wallace nói với phóng viên rằng Nga “tiếp tục mất đi thiết bị và nhân sự đáng kể”.

Người ta ước tính cho đến nay đã có hơn 25.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, và nếu tính cả số người thiệt mạng, thương vong, bị bắt, hoặc hàng chục nghìn lính đào ngũ được báo cáo hiện nay, hơn 80.000 người chết hoặc bị thương và các loại khác.

Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến quân đội Nga và hiệu quả chiến đấu trong tương lai. Nga vẫn chưa đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào. Và bây giờ chúng ta đang ở vào ngày thứ 194 của những gì đã được dự kiến là một chiến dịch chỉ kéo dài có ba ngày.

Wallace đã ví tổng thống Nga, Vladimir Putin, giống như một tay buôn ma túy đang tìm cách móc túi các nước Âu Châu bằng khí đốt.

Ông thúc giục sự đoàn kết trên khắp lục địa trong mùa đông, và nói thêm:

Nếu chúng ta không sát cánh cùng nhau, và chúng ta không giải quyết vấn đề ngay bây giờ, những mối đe dọa này sẽ không tự biến mất và đối với những người ở Prague hoặc Cologne, nếu bạn nhượng bộ kẻ buôn bán ma túy, hoặc anh chàng khiến bạn say mê heroin - anh ta sẽ quay lại nhiều hơn sau vài năm nữa.

3. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak nói chuyện với người dân Crimea

Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đã kêu gọi người dân các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và Crimea do Nga chiếm đóng chuẩn bị hầm tránh bom và tích trữ nước uống.

Ông Podolyak nói:

Chúng tôi yêu cầu cư dân của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, bao gồm cả bán đảo Crimea, tuân theo các khuyến nghị của các quan chức trong các biện pháp giải phóng vùng bị tạm chiếm. Đặc biệt, hãy chuẩn bị hầm tránh bom, hãy tích trữ đủ lượng nước và sạc điện cho các tấm pin. Mọi thứ sẽ thuộc về Ukraine.

4. Điện Cẩm Linh: Quan hệ Nga-Anh có thể xấu đi dưới thời Thủ tướng Liz Truss

Điện Cẩm Linh cho biết họ nghĩ rằng có rất ít hy vọng về bất kỳ điều gì tích cực trong quan hệ ngoại giao giữa Anh và Nga từ vị thủ tướng tiếp theo của Anh, vì họ cho rằng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo đã bị chi phối bởi “luận điệu chống Nga”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên khi được hỏi liệu Mạc Tư Khoa có mong đợi bất kỳ sự thay đổi nào trong quan hệ với Vương quốc Anh hay không.

Peskov nói:

Tôi không muốn nói rằng mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn, bởi vì thật khó để tưởng tượng ra còn điều gì tồi tệ hơn thế nữa.

Nga đã mong chờ Rishi Sunak được chọn thay thế cho Thủ tướng Boris Johnson vì tin rằng Rishi Sunak chỉ chống Nga cỡ như Emmanuel Macron của Pháp là cùng. Tuy nhiên, lúc 12h30 ngày thứ Hai theo giờ địa phương London, cô Liz Truss đã được chọn làm thủ tướng Anh.

Trong bài nhận định nhan đề “How Liz Truss, Russia's Nemesis, Could Change Ukraine War if She Becomes PM”, nghĩa là “Liz Truss, nữ thần báo oán của nước Nga, có thể thay đổi chiến tranh Ukraine như thế nào nếu cô ấy trở thành thủ tướng”, tờ Newsweek cho biết Nga đã cố ý làm nhục cô Liz Truss trong vai trò Ngoại trưởng Anh vào tháng Hai năm nay.

Ngoại trưởng Lavrov đã hỏi Truss khi họ gặp nhau vào tháng 2 rằng liệu cô ấy có công nhận chủ quyền của Nga đối với Rostov và Voronezh hay không. Cô ấy nói rằng Vương quốc Anh sẽ không công nhận.

Trước câu hỏi bất ngờ, Ngoại trưởng Liz Truss dường như không biết rằng trên thực tế Rostov và Voronezh là những thành phố của Nga chứ không phải của Ukraine.

Tuy nhiên, cách thức Ngoại trưởng Nga Lavrov đưa ra câu hỏi mẹo ấy cũng đáng bị phê phán. Người ta không thể giả định một người có thể biết hết các thành phố của Nga. Đối với Lavrov Rostov và Voronezh là những thành phố lớn, nhưng đối với hầu hết mọi người trên thế giới khi nói đến Nga, người ta thường chỉ biết Mạc Tư Khoa hay cùng lắm là St. Peterburg.

Người Nga chắc chắn sẽ phải trả giá cho vụ sỉ nhục này.

5. Putin vinh danh trùm du đảng, sát nhân 5 lần, đã được được thả khỏi nhà tù để tham gia cuộc chiến của Nga ở Ukraine

Một kẻ sát nhân 5 lần được giải thoát khỏi nhà tù ở Nga để tham gia cuộc chiến chống Ukraine đã được Vladimir Putin truy tặng huân chương.

Ivan Neparatov, 34 tuổi, là một trong số hàng nghìn tù nhân được tuyển dụng để chiến đấu trong cuộc chiến tranh man rợ của Nga.

Anh ta đã thụ án gần một nửa bản án 25 năm vì nhiều vụ giết người khi tình nguyện gia nhập quân đội tư nhân Wagner thân Putin và được đưa ra chiến tuyến ở Ukraine.

Một báo cáo cho biết anh ta 'nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến' sau khi tham gia nỗ lực chiến tranh.

Putin đã bị cáo buộc tuyển mộ các tù nhân trong các nhà tù của Nga và đề nghị tha bổng các bản án của những kẻ giết người, hiếp dâm và những tội phạm nghiêm trọng khác.

Các nhà phê bình nói rằng họ là 'thức ăn cho đại bác' và là dấu hiệu cụ thể cho thấy tỷ lệ tử vong cao.

Thủ lĩnh băng đảng tàn bạo Neparatov đã được Putin truy tặng Huân chương Dũng cảm, sau khi trùm du đảng này nhận được một huy chương khác 'vì lòng dũng cảm' từ cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Anh ta đã thụ án tù tại nhà tù hình sự được canh giữ nghiêm nhặt số 6 ở vùng Pskov vì những vụ giết người do anh ta và băng nhóm của anh ta thực hiện. Thủ đoạn của băng nhóm này đặc biệt nguy hiểm. Chúng mặc đồng phục cảnh sát và đeo mặt nạ khi gây án.

Anh ta đã bị bỏ tù cùng với 8 người trong băng nhóm của mình vì một chiến dịch giết người và khủng bố.

Một nạn nhân nữ bị siết cổ trong một vụ cướp, trong khi một người đàn ông bị đâm 88 nhát dao.

Anh ta cũng bị kết tội bắt cóc và cướp tài sản.

Giấy chứng tử của anh ta cho thấy anh ta đã bị giết vào đầu tháng 8 tại Artemovsk, vùng Donetsk bởi một 'mảnh đạn nổ do súng bắn xuyên qua đầu'.

Olga Romanova, ở Russia Behind Bars, cho biết trong một số nhà tù, có tới 20% tù nhân được tuyển dụng.

Bà nói: “Khoảng 20% dân số trong tù được tuyển dụng - nếu có 1.300 người trong tù, 300 người sẽ được tuyển dụng.”

'Họ không được đưa ra cùng một lúc, nhưng chia thành từ 50-60 người mỗi lầm.”

Những tù nhân này được huấn luyện ngắn hạn hai tuần trước khi được đưa ra tiền tuyến để chống lại quân đội Ukraine.

6. Thủ tướng Ukraine yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu cung cấp thêm vũ khí và cung cấp khí đốt

Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, đã thúc giục Liên Hiệp Âu Châu cung cấp thêm vũ khí và thiết bị cho đất nước của mình để giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga.

Shmyhal nói với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Hiệp hội Liên Hiệp Âu Châu-Ukraine tại Brussels:

Chúng tôi cần những vũ khí hiện đại hơn trong lãnh vực phòng không, đặc biệt là phòng thủ cống lại hỏa tiễn và thủy lôi.

Ukraine cần máy bay và nhiều xe bọc thép hơn vì không có dấu hiệu Nga sẵn sàng chấm dứt chiến tranh.

Shmyhal cũng gợi ý Ukraine có thể cung cấp khí đốt cho Liên Hiệp Âu Châu để xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng đã đẩy giá lên mức cao kỷ lục.

Chúng tôi có thể thay thế phần lớn hàng nhập khẩu của Nga. 30 tỷ mét khối là những gì chúng tôi có trong các kho khí đốt của mình và chúng tôi có thể cung cấp một số trong số đó cho các đối tác Âu Châu để thay thế khí đốt của Liên bang Nga.

Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ukraine, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv, bất kể “bất kỳ mối đe dọa nào, bất kỳ sự tống tiền nào” có thể đến từ Nga.

Borrell nói:

Chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ của mình về mặt chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự miễn là cần và nhiều khi cần thiết.

7. Điều gì có thể xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng?

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine, lớn nhất Âu Châu, hiện nằm giữa vùng chiến sự.

Quân đội Nga đã chiếm giữ nhà máy này ngay sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng Hai.

Kể từ đó, nó đã là một chiến trường giữa hai phe.

Các cuộc pháo kích và giao tranh vẫn tiếp diễn gần nhà máy và ngày càng có nhiều lo ngại rằng nó có thể gây ra một thảm họa hạt nhân.

Vào ngày 3 tháng 9, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, đã xác nhận trong một tuyên bố rằng địa điểm này bị mất đường dây điện chính thứ tư và cũng là đường cuối cùng do xung đột. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện đang dựa vào một đường dây điện dự trữ.

IAEA cho biết: “Một lò phản ứng vẫn đang hoạt động và sản xuất điện để làm mát và các chức năng an toàn thiết yếu khác tại địa điểm và cho các hộ gia đình, nhà máy và những lò khác thông qua lưới điện.

Các nhà máy điện hạt nhân nếu được thiết kế tốt thường an toàn. Tuy nhiên, chiến tranh có thể thay đổi mọi thứ. Hành động quân sự xung quanh nhà máy hạt nhân đưa ra vô số kịch bản thảm khốc có thể xảy ra.

Sự an toàn của nhà máy điện Zaporizhzhia đặc biệt nghiêm trọng do Ukraine đã từng phải hứng chịu thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, tại Chernobyl năm 1986.

Vì vậy, điều gì thực sự có thể xảy ra ở Zaporizhzhia? Và nó có khả năng xảy ra như thế nào?

Điều gì có thể xảy ra?

Paul Norman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Hạt nhân Birmingham, đồng thời là giáo sư vật lý hạt nhân và năng lượng hạt nhân tại Đại học Birmingham, nói với Newsweek rằng “có nhiều khả năng khác nhau”.

“Hầu như không có khả năng gây ra sự việc, nhưng tất nhiên vẫn có một xác suất nhỏ khiến những điều này xảy ra. Sự việc hạt nhân là sự việc mà chất phóng xạ được giải phóng. Vì vậy, điều đầu tiên cần xem xét là xem chất phóng xạ được giữ ở đâu. Đây rõ ràng có thể là chính lò phản ứng, nhưng cũng có thể là các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng và các kho chứa chất thải. Norman nói rằng bất kỳ khu vực nhiên liệu tươi nào cũng không đáng phải lo ngại.

Đầu tiên, có thể xảy ra một sự vi phạm vật lý trong các lò phản ứng của nhà máy, do một cuộc tấn công của pháo binh, đó là điều có thể xảy ra.

Điều này có thể làm hỏng các rào cản che giấu chất phóng xạ.

Tuy nhiên, đây có thể không phải là một “mối quan tâm lớn” vì các tòa nhà lò phản ứng dày và được xây dựng để chống lại động đất và các vụ nổ.

“Bên trong mỗi tòa nhà đó, mỗi lò phản ứng đều có một bình chịu áp lực dày khoảng một foot thép. Không có gì là không thể phá hủy, và các cuộc tấn công đủ mạnh và dai dẳng cuối cùng sẽ có thể phá vỡ — nhưng đây là những rào cản đáng kể. Norman cho biết chất thải cũng được lưu trữ tốt trong các thùng chứa rất chắc chắn.

Một kịch bản “đáng quan tâm hơn” sẽ là hư hỏng hệ thống làm mát do thiếu điện.

Norman nói rằng nếu đường dây điện dự trữ đang sử dụng bị lỗi, nhà máy sẽ quay trở lại hoạt động với máy phát điện chạy dầu.

“Có một số máy phát điện chạy dầu như thế và chúng sẽ cung cấp đủ năng lượng. Nhưng nếu vì một lý do kỳ lạ nào đó, những thiết bị này cũng bị hỏng hoặc hết nhiên liệu, thì việc ngừng hoạt động của các hệ thống làm mát — có khả năng gây ra sự việc. Trong kịch bản này, một lò phản ứng sẽ ngừng hoạt động và chỉ tạo ra một sản lượng điện bằng 1% công suất bình thường của nó.”

Kịch bản này tương tự như thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trên thế giới tại nhà máy Fukushima vào năm 2011, nơi một trận sóng thần và động đất khiến các hệ thống trong ba lò phản ứng bị hỏng và các lõi quá nóng.

“Trong sự việc Fukushima, nó đã xảy ra bởi vì những máy phát điện dự phòng đó đã bị quét sạch bởi cơn sóng thần khổng lồ (vì vậy, như tôi đã nói, các máy điện chạy dầu diesel cũng phải hư hỏng cách này cách khác thì điều đó mới xảy ra được). Vì vậy, những khả năng khác nhau vẫn còn rất khó xảy ra,” Norman nói. “Tuy nhiên, chúng không phải là hoàn toàn không thể xảy ra và việc mất đường dây điện chính cuối cùng của khu vực — rơi trở lại đường dây dự phòng vào cuối tuần — chắc chắn là một bước nguy hiểm”.

Thảm họa khó xảy ra

Không có khả năng một sự việc ở Zaporizhzhia tương tự như thảm họa ở Chernobyl. Điều này là do thiết kế không ổn định của lò phản ứng Chernobyl khiến nó phát nổ bên trong. Các chuyên gia hạt nhân đồng ý rằng Zaporizhzhia an toàn và ổn định.

Tony Irwin, giảng viên thỉnh giảng về lò phản ứng hạt nhân và chu trình nhiên liệu hạt nhân tại Đại học Quốc gia Úc, nói với Newsweek rằng mặc dù có “khả năng bị hư hỏng” nhưng các lò phản ứng được xây dựng bằng “một lớp bê tông và thép chắc chắn, không giống như một lò phản ứng kiểu Chernobyl.” Zaporizhzhia là một nhà máy phản ứng năng lượng dùng nước, gọi tắt là VVER.

“Đây là một nhà máy VVER tiêu chuẩn với sáu lò phản ứng hoạt động từ năm 1984 đến năm 1995. Nó có một hồ sơ an toàn tốt. Các nhà điều hành Ukraine có kiến thức sâu rộng về vận hành loại nhà máy này. Có thêm 9 lò phản ứng kiểu này ở Ukraine, tất cả đều hoạt động an toàn”, Irwin nói.

“IAEA là cơ quan quốc tế có uy tín cao thiết lập các tiêu chuẩn về an toàn của các nhà máy điện hạt nhân. Tổng giám đốc Grossi đã cố gắng điều một phái bộ của IAEA đến địa điểm Zaporizhzhia để tiếp cận tình hình và làm dịu mọi việc. Cuối cùng, ông đã đạt được điều này khi dẫn đầu phái bộ IAEA tại địa điểm vào thứ Năm ngày 1 tháng 9. Grossi tuyên bố rằng IAEA 'ở đây để ở lại' và hy vọng rằng điều này sẽ làm giảm tình hình leo thang. “
 
Nga mở cuộc chiến kinh tế, cúp ga, giá năng lượng tăng vọt, nhiều nhà thờ Hà Lan phải hạn chế thánh lễ
VietCatholic Media
17:08 06/09/2022


1. Giáo Hội và Hồng Y Đoàn, một quả bóng thử nghiệm trước một mật nghị có thể xảy ra

Theo chuyên gia người Á Căn Đình về Vatican, Elisabetta Piqué, sau công nghị tấn phong 20 Hồng Y, hai ngày họp về hiến pháp tại Giáo triều Rôma thực sự được dùng để thảo luận về “nhiều vấn đề khác”. Bà coi đó là “một cơ hội phi thường, đặc biệt là sau đại dịch, cho các Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ để thảo luận về những thách thức hiện tại của Giáo hội, những mối quan tâm của Giáo hội, và tình hình phức tạp và quan trọng của thế giới, nhưng trên hết là tìm hiểu nhau một cách trực tiếp”. Và các ngài làm điều này “chắc chắn với ý thức rằng trong số các ngài, một người có thể sẽ là người kế vị Đức Phanxicô.”

Đức Giáo Hoàng đã hoàn thành việc định hình mật nghị tiếp theo “Trong số 132 Hồng Y cử tri hiện tại từ 69 quốc gia, 83 vị do Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong, gần 2/3 số Hồng Y sẽ vào Nhà nguyện Sistina trong tương lai để bầu người kế nhiệm ngài, sau khi ngài từ chức hoặc qua đời”. Đức Phanxicô cũng đã quốc tế hóa Hồng Y Đoàn hơn bao giờ hết: các nước phía Bắc đã mất ảnh hưởng và các nước phía Nam, “những nước ở ngoại vi,” đã giành được vị thế đó. Trong số 132 đại cử tri, 53 cử tri đến từ Âu Châu, 38 đại cử tri đến từ Mỹ Châu, 21 cử tri đến từ Á Châu, 17 cử tri đến từ Phi Châu và 3 cử tri đến từ châu Đại Dương. Đối với Elisabetta Piqué, có vẻ như vị đương kim Giáo hoàng đang chuẩn bị cho tương lai.

Tuy nhiên, mật nghị không xảy ra vào thời điểm này, bởi vì ngoài vấn đề đầu gối của mình, “cựu tổng giám mục của Buenos Aires đang làm rất tốt, minh mẫn như mọi khi, với tinh thần tốt và không phải lo lắng nữa.”


Source:La Nacion

2. Một số nhà thờ Hà Lan phải bỏ các thánh lễ do chi phí năng lượng quá cao

Các hóa đơn năng lượng tăng cao và tình trạng thiếu linh mục đã khiến các giáo phận Công Giáo tại Hà Lan cắt giảm các cử hành tôn giáo ở một số nhà thờ.

Giáo phận phía nam Roermond, nơi có khoảng 290 nhà thờ ở tỉnh Limburg, đã viết thư cho các giáo xứ của mình vào tuần trước để khuyến khích một số giáo xứ nhập các Thánh lễ định kỳ lại với nhau, phát ngôn viên Matheu Bemelmans cho biết.

“Tài chính không thể là yếu tố chi phối, nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nếu bạn chỉ có một số ít người, mỗi người quyên góp một euro, thì điều đó không đủ để trang trải hóa đơn sưởi ấm,” Bemelmans nói.

Bemelmans nói: “Đôi khi không thể tìm thấy một linh mục để làm lễ ở mỗi nhà thờ, mỗi cuối tuần. Nếu có những nhà thờ chỉ có một vài du khách, chúng tôi muốn nói: hãy thiết thực và và bảo đảm những người ở đó có thể tham dự Thánh lễ vào một thời điểm khác hay ở một nhà thờ khác”.

Ông nói, biện pháp này ban đầu dự kiến sẽ ảnh hưởng đến 10 đến 15 nhà thờ.

Hầu hết các hộ gia đình và công ty Hà Lan dựa vào khí đốt để sưởi ấm hoặc hoạt động kinh doanh.

Giá cả tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, khiến lạm phát tăng lên hơn 13%, theo sau mức tăng mạnh tương tự trên khắp Âu Châu kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã hoàn toàn ngừng cung cấp khí đốt cho đường ống Nord Stream 1 và viện lý do là rò rỉ dầu, Gazprom cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Nord Stream 1 - đường ống lớn nhất đưa nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga đến Âu Châu qua Đức - đã được lên kế hoạch ngừng hoạt động trong ít nhất là 72 giờ để bảo trì.

Với tuyên bố mới nhất này, Gazprom cho biết nguồn cung cấp qua đường ống sẽ bị “ngừng hoàn toàn” cho đến khi các vấn đề về vận hành thiết bị được giải quyết, và không đưa ra mốc thời gian rõ ràng về thời điểm dòng chảy sẽ tiếp tục.

Trong quá trình bảo dưỡng tại trạm máy nén Portovaya của mình, Gazprom phát hiện rò rỉ dầu, đồng thời cho biết thêm rằng cơ quan giám sát nhà nước Nga đã đưa ra cảnh báo cho công ty và họ cũng đã gửi thư cho Siemens về việc cần phải sửa chữa tuabin..

Siemens Energy, nhà sản xuất tuabin của Đức trên đường ống Nord Stream 1, cho biết rò rỉ dầu “không phải là lý do kỹ thuật” có thể biện minh cho việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga cho phần còn lại của Âu Châu.

“Với tư cách là nhà sản xuất tuabin, chúng tôi chỉ có thể tuyên bố rằng phát hiện như vậy không phải là lý do kỹ thuật để ngừng hoạt động.” Công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu.

Theo Siemens, những rò rỉ như vậy thường không ảnh hưởng đến hoạt động của tuabin và có thể được bịt kín tại chỗ.

“Đó là một quy trình thường xuyên trong quá trình bảo trì. Trong quá khứ, sự xuất hiện của loại rò rỉ này đã không dẫn đến việc ngừng hoạt động”.

Siemens cũng cho biết họ đã chỉ ra “vài lần” rằng có đủ số tua bin bổ sung tại trạm máy nén Portovaya để Nord Stream 1 hoạt động. Các hành động của Nga là nhằm gây khó khăn cho Liên Hiệp Âu Châu, đẩy giá năng lượng lên cao.
Source:Swiss.info

3. Đức Tổng Giám Mục chỉ trích việc chính phủ Tây Ban Nha phê duyệt dự luật phá thai

Đức Tổng Giám Mục Luis Javier Argüello Garcia của Valladolid đã chỉ trích Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha về việc phê duyệt dự luật phá thai, nhấn mạnh rằng phá thai “không bao giờ là quyền” và nội dung của dự luật “hoàn toàn là biểu hiện của một sự lèo lái xã hội theo con đường cực đoan.”

Với sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng, là cơ quan ra quyết định chính của chính phủ, dự luật sẽ được thực hiện thông qua quy trình lập pháp.

Trong một tweet ngày 30 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Argüello, tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã chỉ ra rằng thực tế là việc phản ánh và thông tin cho phụ nữ mang thai đã bị loại bỏ, và điều đó là đặc biệt có hại.

“Luật mới loại bỏ thông tin và suy tư như một yêu cầu không thể thiếu để đưa ra quyết định nghiêm túc về cuộc sống của người khác”, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh,và khẳng định rằng “từ chối thông tin và suy tư hoàn toàn là triệu chứng của một sự lèo lái xã hội theo con đường cực đoan”.

Nói với đài phát thanh thuộc sở hữu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục Argüello tuyên bố rằng đề xuất phá thai như một quyền là “khủng khiếp”, hơn thế nữa nó xảy ra trong bối cảnh mùa đông nhân khẩu học ở Tây Ban Nha.

“Trong hoàn cảnh mùa đông nhân khẩu học, nơi mà những tiến bộ của khoa học có thể nói rõ ràng rằng bên trong người phụ nữ có một cuộc sống mới, đề xuất phá thai như một quyền nhằm cố thao túng lương tâm. Đó là điều mà tôi nhận ra trong một số tình huống nhất định. Người ta cho rằng đó là một quyền bất kể giải pháp đó tiêu diệt kẻ yếu nhất. Thẳng thắn mà nói, đó là một điều gì đó khủng khiếp”.

Đức Tổng Giám Mục của Valladolid lưu ý rằng “việc áp đặt ý chí quyền lực và quyền quyết định của một người đối với một người quá mỏng manh và dễ bị tổn thương, một người đã tượng hình trong bụng mẹ” không thể được coi là tiến bộ.
Source:Catholic News Agency