Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:53 07/09/2009
N2T |
49. Không làm chủ nhân đứng nhìn bất cứ việc gì của mình, vì ngay cả thân thể và ý chí cũng không phải của mình.
(Thánh Benedict)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:55 07/09/2009
N2T |
221. Cuộc sống là một loại khát vọng kéo dài bất tuyệt, khát vọng không ngừng lên cao thì càng biến thành vĩ đại và cao quý.
Cùng với Ngài và trong Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 07/09/2009
CÙNG VỚI NGÀI VÀ Ở TRONG NGÀI
Khi cầu nguyện, chủ yếu là:
Cùng vui thỏa thích với Chúa Giê-su,
cùng với Ngài như người bạn dắt tay dạo bước,
cùng chan hòa với Ngài.
Lưu lại trong tình yêu của Ngài,
tin tưởng Ngài,
đi theo Ngài,
nghỉ yên trong Ngài.
Cầu nguyện chính là kêu cầu với Chúa Giê-su, kêu cầu với Đấng thi ân khi mà chúng ta không thể tiếp tục đi lên phía trước; khi chúng ta ngã quỵ tổn thương thì Ngài đáp lời chúng ta kêu cứu.
Cầu nguyện là ở trong Chúa Giê-su và cùng với Ngài đem đau thương của mình, đau thương của thế giới dâng lên Chúa Cha.
Cầu ngyện cũng là để cho Thánh Thần thấm thấu những rách nát đau thương của chúng ta.
Để dẫn chúng ta đi đến chỗ hoàn chỉnh,
dạy chúng ta yêu thương như Ngài đã yêu thương.
Cầu nguyện là tiếp xúc với trung tâm của chính mình, là thân mật đến gần cội nguồn của chúng ta; là để Chúa Giê-su xây nhà của Ngài ở trong chúng ta, cũng là để chúng ta xây nhà của chúng ta ở trong Ngài.
Cầu nguyện là buông tay ra, để Chúa Giê-su là mục tử nhân lành dẫn dắt chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Khi cầu nguyện, chủ yếu là:
Cùng vui thỏa thích với Chúa Giê-su,
cùng với Ngài như người bạn dắt tay dạo bước,
cùng chan hòa với Ngài.
Lưu lại trong tình yêu của Ngài,
tin tưởng Ngài,
đi theo Ngài,
nghỉ yên trong Ngài.
Cầu nguyện chính là kêu cầu với Chúa Giê-su, kêu cầu với Đấng thi ân khi mà chúng ta không thể tiếp tục đi lên phía trước; khi chúng ta ngã quỵ tổn thương thì Ngài đáp lời chúng ta kêu cứu.
Cầu nguyện là ở trong Chúa Giê-su và cùng với Ngài đem đau thương của mình, đau thương của thế giới dâng lên Chúa Cha.
Cầu ngyện cũng là để cho Thánh Thần thấm thấu những rách nát đau thương của chúng ta.
Để dẫn chúng ta đi đến chỗ hoàn chỉnh,
dạy chúng ta yêu thương như Ngài đã yêu thương.
Cầu nguyện là tiếp xúc với trung tâm của chính mình, là thân mật đến gần cội nguồn của chúng ta; là để Chúa Giê-su xây nhà của Ngài ở trong chúng ta, cũng là để chúng ta xây nhà của chúng ta ở trong Ngài.
Cầu nguyện là buông tay ra, để Chúa Giê-su là mục tử nhân lành dẫn dắt chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:05 07/09/2009
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 8, 27-35
Sau khi theo Chúa, nghe Ngài giảng dạy, chứng kiến gương lành và đối diện với những việc làm cao cả, những phép lạ lớn lao của Chúa, các môn đệ của Chúa đã hiểu phần nào về Ngài, đã thán phục Ngài.Dù rằng các môn đệ không nhất loạt nói ra những cảm nghĩ của mình về Chúa, nhưng trong thâm tâm mỗi người đều có những cảm nghiệm hết sức sâu xa về Ngài. Chúa đã nghe dân chúng nói to nói nhỏ về Ngài. Người bảo rằng Chúa là Êlia, người nói Chúa là một ngôn sứ vv…Chúa muốn biết thực sự các môn đệ nghĩ về Ngài làm sao ? Phêrô tuyên xưng đức tin. Điều này an ủi Chúa bởi Chúa đã khổ tâm vì nhiều môn đệ không hiểu Ngài. Phêrô hôm nay tuyên xưng đức tin: vậy là các môn đệ đã bắt đầu hiểu Ngài.
Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã chữa nhiều bệnh cho nhiều người, đã trừ quỷ, đã làm cho cả người chết sống lại, đã giảng dạy nhiều điều tốt đẹp.Uy tín và danh giá của Ngài đã vang khắp nơi, người ta đã xôn xao bàn tán về Ngài. Theo dư luận quần chúng mà các môn đệ nghe được, giờ đây trước lời tra vấn của Chúa, họ đã thưa với Ngài về dư luận của dân chúng: có người cho rằng Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả, có người nói Chúa là Êlia hay là một ngôn sứ nào đó. Tất cả những dư luận ấy đánh giá Chúa rất cao, đánh giá Chúa thật tốt nhưng chưa phải là điều Chúa muốn nghe.Nhân đi qua một vùng làng xã của Xê-da-rê Phi-lip, sau khi nghe các môn đệ thuật lại suy nghĩ của quần chúng nhân dân về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu muốn biết ý nghĩ của các môn đệ nói về Ngài để rồi sau đó Ngài sẽ loan báo về cuộc thương khó và phục sinh của Ngài. Dư luận quần chúng thì các ông đã nói với Chúa, còn riêng các ông: ” Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? “( Mc 8, 29 ).Ông Phêrô nhanh nhảu, thay mặt các môn đệ tuyên xưng: ” Thầy là Đấng Kitô “ ( Ga 8, 29b ).Đức Giêsu cấm các môn đệ không được nói với ai về điều đó, không phải Ngài không chấp nhận sứ mạng Mêsia, nhưng vì dân chúng chưa thể hiểu được điều đó trước khi Người chịu chết và phục sinh.
Đức Giêsu bắt đầu vén mở cho các môn đệ thấy cuộc đời cứu thế, sứ mạng cứu chuộc của Ngài đầy dẫy đau khổ, thử thách và chông gai, Ngài sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị kết án tử hình, Ngài chịu chết và sẽ sống lại. Thánh Phêrô không làm sao chịu nổi số phận của Thầy sẽ phải chịu, cho nên Ông đã can ngăn con đường cứu thế của Chúa, nên Chúa đã mắng nhiếc ông thậm tệ. Từ Satan Chúa gán cho Phêrô nói lên sự bực bội khó chịu của Ngài bởi vì chỉ có ma quỷ mới cản ngăn con đường cứu thế của Chúa.Rồi Chúa vạch ra những tiêu chuẩn để theo Ngài, những điều kiện này không chỉ dành cho các môn đệ mà cho cả đám đông, cho cả mọi người muốn đi theo Ngài. Điều kiện ấy là hãy từ bỏ mình, vác thập giá, tức là liều mạng sống vì Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài.
Người môn đệ của Chúa làm tốt công việc của chính mình, lắng nghe Lời của Chúa mà thôi vẫn chưa đủ nhưng còn phải thực thi Lời Chúa và làm ích cho người khác, cho tha nhân theo tiêu chuẩn của Tin Mừng: phục vụ Chúa tôn kính Chúa và phục vụ tha nhân, dám hy sinh, dám chia sẻ, cảm thông, dám giúp đỡ người khác về vật chất cũng như tinh thần. Theo Chúa, ở với Chúa quả thực là vất vả, khó nhọc nhưng đối với Chúa: ” Thập giá là ơn cứu độ, là vinh quang “.
Thánh Giacôbê đã nói: ” Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Do đó,tin không vẫn chưa đủ, cầu nguyện cho nhau là một việc tốt, cần thiết nhưng vẫn chưa đủ.Chúa dạy chúng ta là “Hãy yêu như Chúa “ “ Hãy làm như Chúa “. Nên, Chúa muốn chúng ta phải biết cảm thông, phải biết chia sẻ và nâng đỡ nhau.
Đức Giêsu đã hy sinh cả mạng sống của Người để cứu độ nhân loại, Người đã thực hiện công việc cứu thế của Người bằng tình yêu vô vị lợi, tình yêu hiến thân: ” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Thập giá là ý muốn của Thiên Chúa dành cho Chúa Giêsu và cũng là ý muốn Thiên Chúa dành cho chúng ta: đây là con đường dẫn chúng ta tới sự sống vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn tin tưởng bước theo Chúa trên đường tử nạn để chúng con cũng được phục sinh với Chúa. Amen.
Mc 8, 27-35
Sau khi theo Chúa, nghe Ngài giảng dạy, chứng kiến gương lành và đối diện với những việc làm cao cả, những phép lạ lớn lao của Chúa, các môn đệ của Chúa đã hiểu phần nào về Ngài, đã thán phục Ngài.Dù rằng các môn đệ không nhất loạt nói ra những cảm nghĩ của mình về Chúa, nhưng trong thâm tâm mỗi người đều có những cảm nghiệm hết sức sâu xa về Ngài. Chúa đã nghe dân chúng nói to nói nhỏ về Ngài. Người bảo rằng Chúa là Êlia, người nói Chúa là một ngôn sứ vv…Chúa muốn biết thực sự các môn đệ nghĩ về Ngài làm sao ? Phêrô tuyên xưng đức tin. Điều này an ủi Chúa bởi Chúa đã khổ tâm vì nhiều môn đệ không hiểu Ngài. Phêrô hôm nay tuyên xưng đức tin: vậy là các môn đệ đã bắt đầu hiểu Ngài.
Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã chữa nhiều bệnh cho nhiều người, đã trừ quỷ, đã làm cho cả người chết sống lại, đã giảng dạy nhiều điều tốt đẹp.Uy tín và danh giá của Ngài đã vang khắp nơi, người ta đã xôn xao bàn tán về Ngài. Theo dư luận quần chúng mà các môn đệ nghe được, giờ đây trước lời tra vấn của Chúa, họ đã thưa với Ngài về dư luận của dân chúng: có người cho rằng Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả, có người nói Chúa là Êlia hay là một ngôn sứ nào đó. Tất cả những dư luận ấy đánh giá Chúa rất cao, đánh giá Chúa thật tốt nhưng chưa phải là điều Chúa muốn nghe.Nhân đi qua một vùng làng xã của Xê-da-rê Phi-lip, sau khi nghe các môn đệ thuật lại suy nghĩ của quần chúng nhân dân về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu muốn biết ý nghĩ của các môn đệ nói về Ngài để rồi sau đó Ngài sẽ loan báo về cuộc thương khó và phục sinh của Ngài. Dư luận quần chúng thì các ông đã nói với Chúa, còn riêng các ông: ” Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? “( Mc 8, 29 ).Ông Phêrô nhanh nhảu, thay mặt các môn đệ tuyên xưng: ” Thầy là Đấng Kitô “ ( Ga 8, 29b ).Đức Giêsu cấm các môn đệ không được nói với ai về điều đó, không phải Ngài không chấp nhận sứ mạng Mêsia, nhưng vì dân chúng chưa thể hiểu được điều đó trước khi Người chịu chết và phục sinh.
Đức Giêsu bắt đầu vén mở cho các môn đệ thấy cuộc đời cứu thế, sứ mạng cứu chuộc của Ngài đầy dẫy đau khổ, thử thách và chông gai, Ngài sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị kết án tử hình, Ngài chịu chết và sẽ sống lại. Thánh Phêrô không làm sao chịu nổi số phận của Thầy sẽ phải chịu, cho nên Ông đã can ngăn con đường cứu thế của Chúa, nên Chúa đã mắng nhiếc ông thậm tệ. Từ Satan Chúa gán cho Phêrô nói lên sự bực bội khó chịu của Ngài bởi vì chỉ có ma quỷ mới cản ngăn con đường cứu thế của Chúa.Rồi Chúa vạch ra những tiêu chuẩn để theo Ngài, những điều kiện này không chỉ dành cho các môn đệ mà cho cả đám đông, cho cả mọi người muốn đi theo Ngài. Điều kiện ấy là hãy từ bỏ mình, vác thập giá, tức là liều mạng sống vì Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài.
Người môn đệ của Chúa làm tốt công việc của chính mình, lắng nghe Lời của Chúa mà thôi vẫn chưa đủ nhưng còn phải thực thi Lời Chúa và làm ích cho người khác, cho tha nhân theo tiêu chuẩn của Tin Mừng: phục vụ Chúa tôn kính Chúa và phục vụ tha nhân, dám hy sinh, dám chia sẻ, cảm thông, dám giúp đỡ người khác về vật chất cũng như tinh thần. Theo Chúa, ở với Chúa quả thực là vất vả, khó nhọc nhưng đối với Chúa: ” Thập giá là ơn cứu độ, là vinh quang “.
Thánh Giacôbê đã nói: ” Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Do đó,tin không vẫn chưa đủ, cầu nguyện cho nhau là một việc tốt, cần thiết nhưng vẫn chưa đủ.Chúa dạy chúng ta là “Hãy yêu như Chúa “ “ Hãy làm như Chúa “. Nên, Chúa muốn chúng ta phải biết cảm thông, phải biết chia sẻ và nâng đỡ nhau.
Đức Giêsu đã hy sinh cả mạng sống của Người để cứu độ nhân loại, Người đã thực hiện công việc cứu thế của Người bằng tình yêu vô vị lợi, tình yêu hiến thân: ” Không có tình yêu nào cao vời cho bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Thập giá là ý muốn của Thiên Chúa dành cho Chúa Giêsu và cũng là ý muốn Thiên Chúa dành cho chúng ta: đây là con đường dẫn chúng ta tới sự sống vĩnh cửu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn tin tưởng bước theo Chúa trên đường tử nạn để chúng con cũng được phục sinh với Chúa. Amen.
Đấng Kitô
LM. Anphong Trần Đức Phương
06:14 07/09/2009
ĐẤNG KITÔ
(CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Sau khi Tổ Tông phạm tội, Thiên Chúa đã ra hình phạt cho hai ông bà (A-Dong và Evà); đó là tội Nguyên Tổ, nhưng Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai một Đấng Cứu Độ đến để chuộc tội và ban ơn Cứu rỗi cho nhân loại (Sáng Thế 3: 15). Đấng được Thiên Chúa hứa sẽ sai đến người Do Thái gọi là “Messiah” (có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu), dịch sang tiếng Hy Lạp “Christos”, chuyển âm sang tiếng Anh và tiếng Pháp là “Christ’ và sang tiếng Việt Nam là “Kitô”. Chính Chúa Giêsu cũng tự nhận mình là Đấng Ki-tô (Matcô 14: 61-62).
Sở dĩ người Do Thái gọi “Đấng Chúa Hứa” là “Đấng Được Xức Dầu” là vì theo truyền thống Do Thái, các vua được xức dầu phong vương (1Samuel 10:1), các Thày Cả Thượng Phẩm cũng được xức dầu (Xuất Hành: 29:7). Người Do Thái quan niệm Đấng Kitô là vị “Vua” trong tương lai. Ngài sẽ đến trong uy quyền để đổi mới mọi sự, để phục hồi lại nước Israel (Daniel 9: 25-26), giải phóng dân tộc Do Thái khỏi mọi áp bức, và đưa dân Chúa tiến lên trong vinh quang.
Nhưng Đấng Kitô đã đến trần gian trong khó nghèo. Ngài đã sinh bởi lòng Đức Trinh Nữ Maria (Luca 2: 10-11), và Ngài được đặt tên là Giêsu như lời Sứ Thần nói với Đức Maria (Luca 1: 31) và Thánh Giuse (Matthêu 1:21). Như vậy, Đấng mà “muôn dân mong đợi” đã đến trong trần gian, tên Ngài được gọi là Giêsu, cùng với danh hiệu Kitô ghép lại thành Giêsu Kitô.
Qua Bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 8: 27-35) chúng ta thấy người Do Thái thời Chúa Giêsu chưa nhận ra Ngài chính là “Đấng Kitô” Thiên Chúa sai đến, nên người thì bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, người thì bảo là Êli, người thì bảo là một trong các Tiên Tri…” Chính vua Herôđê cũng cho Ngài là “Gioan Tẩy Giả ta đã giết, nay đã sống lại (Matcô 6:16). Nhưng khi Chúa Giêsu hỏi các Tông đồ, thì Phêrô đã đại diện anh em xác quyết “Thày là Đấng Kitô!”. Xác quyết như vậy tỏ ra Phêrô và các Tông đồ đã nhận biết được Chúa Giêsu chính là Đấng Kitô “mà muôn dân mong đợi”. Tuy nhiên, Phêrô và các Tông đồ chưa hiểu được là “Đấng Kitô sẽ phải chịu nhiều đau khổ, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế và luật sĩ chối bỏ và giết đi, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại…” (Matcô 8:31) Chính tiên tri Isaia cũng đã tiên báo trước về những đau khổ Đấng Kitô sẽ phải chịu để cứu chuộc nhân loại như trong Bài Đọc I hôm nay (Isaia 50: 5-9). Vì chưa hiểu được quan niệm “Đấng Kitô Đau Khổ”, nên khi nghe Chúa Giêsu nói như vậy, Phêrô “đã can ngăn Chúa Giêsu” và Chúa Giêsu đã quở mắng ông: “vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là tư tưởng của loài người!” Tiếp theo, Chúa Giêsu đã dạy cho các Môn đệ bài học thực tế: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình đi, vác Thánh Giá hàng ngày mà theo Ta…”
Bài học “Đấng Kitô Đau Khổ” là bài học Chúa dạy các môn đệ, nhưng cũng là bài học Chúa dạy chúng ta nữa là các tín hữu muốn bước theo Thày Chí Thánh: “Đấng Kitô phải chịu nhiều đau khổ và chết đi rồi mới sống lại trong vinh quang.” Xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống và thực hành đức tin của chúng ta như Thánh Giacôbê đã nhắn nhủ chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay (Giacôbê 2: 14-18). Xin cho chúng ta biết can đảm chịu mọi đau khổ trong cuộc sống theo Thánh Ý Chúa, vì “chỉ khi chúng ta biết chịu đau khổ với Chúa Kitô, chúng ta mới được chung hưởng vinh quang với Ngài” (Rôma 8: 17). Mỗi khi phải chịu những đau khổ nặng nề xảy ra cho chúng ta hoặc gia đình chúng ta, chúng ta luôn biết nhìn lên Thánh Giá Chúa để thêm can đảm và sức mạnh hầu tiếp tục “vác thánh giá theo chân Chúa!” Đồng thời cũng biết nhận ra những đau khổ của bao người chung quanh chúng ta “không đủ cơm ăn áo mặc” để biết “chia sẻ cơm áo cho những người thiếu thốn” ấy.
Xin Mẹ Maria đã luôn sống trong cuộc đời đau khổ, nhất là giờ phút dưới chân Thánh Giá, an ủi, nâng đỡ chúng ta. Xin các Thánh, nhất là các Thánh tử Đạo Việt Nam, tất cả đều đã “can đảm vác Thánh Giá theo chân Chúa” cầu cùng Chúa cho chúng ta luôn sẵn sàng “can đảm chịu mọi đau khổ hàng ngày cho nên.” Trong “Năm Linh Mục” chúng ta cũng nhớ cầu nguyện nhiều cho các Linh Mục, các chủ chăn cũng luôn biết suy ngắm những sự đau khổ của Chúa Giêsu để can đảm âm thầm chịu mọi đau khổ hằng ngày trong cuộc đời tận hiến phục vụ Chúa và nhân loại.
(CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B)
Sau khi Tổ Tông phạm tội, Thiên Chúa đã ra hình phạt cho hai ông bà (A-Dong và Evà); đó là tội Nguyên Tổ, nhưng Thiên Chúa cũng hứa sẽ sai một Đấng Cứu Độ đến để chuộc tội và ban ơn Cứu rỗi cho nhân loại (Sáng Thế 3: 15). Đấng được Thiên Chúa hứa sẽ sai đến người Do Thái gọi là “Messiah” (có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu), dịch sang tiếng Hy Lạp “Christos”, chuyển âm sang tiếng Anh và tiếng Pháp là “Christ’ và sang tiếng Việt Nam là “Kitô”. Chính Chúa Giêsu cũng tự nhận mình là Đấng Ki-tô (Matcô 14: 61-62).
Sở dĩ người Do Thái gọi “Đấng Chúa Hứa” là “Đấng Được Xức Dầu” là vì theo truyền thống Do Thái, các vua được xức dầu phong vương (1Samuel 10:1), các Thày Cả Thượng Phẩm cũng được xức dầu (Xuất Hành: 29:7). Người Do Thái quan niệm Đấng Kitô là vị “Vua” trong tương lai. Ngài sẽ đến trong uy quyền để đổi mới mọi sự, để phục hồi lại nước Israel (Daniel 9: 25-26), giải phóng dân tộc Do Thái khỏi mọi áp bức, và đưa dân Chúa tiến lên trong vinh quang.
Nhưng Đấng Kitô đã đến trần gian trong khó nghèo. Ngài đã sinh bởi lòng Đức Trinh Nữ Maria (Luca 2: 10-11), và Ngài được đặt tên là Giêsu như lời Sứ Thần nói với Đức Maria (Luca 1: 31) và Thánh Giuse (Matthêu 1:21). Như vậy, Đấng mà “muôn dân mong đợi” đã đến trong trần gian, tên Ngài được gọi là Giêsu, cùng với danh hiệu Kitô ghép lại thành Giêsu Kitô.
Qua Bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 8: 27-35) chúng ta thấy người Do Thái thời Chúa Giêsu chưa nhận ra Ngài chính là “Đấng Kitô” Thiên Chúa sai đến, nên người thì bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, người thì bảo là Êli, người thì bảo là một trong các Tiên Tri…” Chính vua Herôđê cũng cho Ngài là “Gioan Tẩy Giả ta đã giết, nay đã sống lại (Matcô 6:16). Nhưng khi Chúa Giêsu hỏi các Tông đồ, thì Phêrô đã đại diện anh em xác quyết “Thày là Đấng Kitô!”. Xác quyết như vậy tỏ ra Phêrô và các Tông đồ đã nhận biết được Chúa Giêsu chính là Đấng Kitô “mà muôn dân mong đợi”. Tuy nhiên, Phêrô và các Tông đồ chưa hiểu được là “Đấng Kitô sẽ phải chịu nhiều đau khổ, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế và luật sĩ chối bỏ và giết đi, nhưng sau ba ngày sẽ sống lại…” (Matcô 8:31) Chính tiên tri Isaia cũng đã tiên báo trước về những đau khổ Đấng Kitô sẽ phải chịu để cứu chuộc nhân loại như trong Bài Đọc I hôm nay (Isaia 50: 5-9). Vì chưa hiểu được quan niệm “Đấng Kitô Đau Khổ”, nên khi nghe Chúa Giêsu nói như vậy, Phêrô “đã can ngăn Chúa Giêsu” và Chúa Giêsu đã quở mắng ông: “vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là tư tưởng của loài người!” Tiếp theo, Chúa Giêsu đã dạy cho các Môn đệ bài học thực tế: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình đi, vác Thánh Giá hàng ngày mà theo Ta…”
Bài học “Đấng Kitô Đau Khổ” là bài học Chúa dạy các môn đệ, nhưng cũng là bài học Chúa dạy chúng ta nữa là các tín hữu muốn bước theo Thày Chí Thánh: “Đấng Kitô phải chịu nhiều đau khổ và chết đi rồi mới sống lại trong vinh quang.” Xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống và thực hành đức tin của chúng ta như Thánh Giacôbê đã nhắn nhủ chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay (Giacôbê 2: 14-18). Xin cho chúng ta biết can đảm chịu mọi đau khổ trong cuộc sống theo Thánh Ý Chúa, vì “chỉ khi chúng ta biết chịu đau khổ với Chúa Kitô, chúng ta mới được chung hưởng vinh quang với Ngài” (Rôma 8: 17). Mỗi khi phải chịu những đau khổ nặng nề xảy ra cho chúng ta hoặc gia đình chúng ta, chúng ta luôn biết nhìn lên Thánh Giá Chúa để thêm can đảm và sức mạnh hầu tiếp tục “vác thánh giá theo chân Chúa!” Đồng thời cũng biết nhận ra những đau khổ của bao người chung quanh chúng ta “không đủ cơm ăn áo mặc” để biết “chia sẻ cơm áo cho những người thiếu thốn” ấy.
Xin Mẹ Maria đã luôn sống trong cuộc đời đau khổ, nhất là giờ phút dưới chân Thánh Giá, an ủi, nâng đỡ chúng ta. Xin các Thánh, nhất là các Thánh tử Đạo Việt Nam, tất cả đều đã “can đảm vác Thánh Giá theo chân Chúa” cầu cùng Chúa cho chúng ta luôn sẵn sàng “can đảm chịu mọi đau khổ hàng ngày cho nên.” Trong “Năm Linh Mục” chúng ta cũng nhớ cầu nguyện nhiều cho các Linh Mục, các chủ chăn cũng luôn biết suy ngắm những sự đau khổ của Chúa Giêsu để can đảm âm thầm chịu mọi đau khổ hằng ngày trong cuộc đời tận hiến phục vụ Chúa và nhân loại.
Năm Linh Mục: Nếu cha là con ba
Micae Nguyễn Ngọc Sáng
11:09 07/09/2009
Năm Linh Mục: Nếu cha là con ba
(Trích bài diễn văn không bao giờ được đọc)
…
Những bước chân đầu
Hồi con còn nhỏ, gần ba mươi năm rồi, con tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên trong đời con. Bà nội mừng lắm. Nội nói rằng: con đã lớn thêm lên. Sau khi con biết lật, biết trườn, biết bò, nay con biết đi, đó là một bước tiến trong đời của con. Cả nhà mừng lắm. Nội cứ ẵm con lên, rồi hôn, rồi nói: “Con chai nội dớn dồi!”. Con thì cứ đòi tuột xuống để đi. Con cứ bước đi rồi té, rồi đứng lên đi, rồi té. Cứ mỗi lần con té, mẹ sợ con đau. Nội nói làm sao khỏi té, chỉ cầu mong sao nếu té, con không bị đau nhiều, và rán giữ cho con không bị té nặng. Nói vậy chớ mỗi lần thấy con té, nội cằn nhằn: cứ để thằng nhỏ té hoài! Nội bắt ba phải dọn dẹp cho nhà thêm trống chỗ, để không còn có cái gì có thể làm cho con vướng chân mà té, không còn bất cứ cái gì có thể làm vấp chân con. Rồi con đã đi được, đi vững bước.
Hôm nay, con trở về giáo xứ nhà để “làm lễ mở tay”. Bắt đầu từ hôm nay, con sẽ lại bước đi những bước đầu tiên trong “cuộc đời mới” của con. Đứng bên cạnh con trên bàn thờ, không thể là ba được, mà là một cha giáo của con trong Chủng Viện. Ba để ý thấy cha cứ khom mình tới nói gì nho nhỏ với con, chắc là cha đang nhắc con. Ba lại nhớ lại hồi xưa khi con tập đi, ba đứng gần con, cứ phải chồm người tới để chụp con, để con khỏi té trong những ngày con còn chập chững bước đi. Nay trong khi con cũng “chập chững bước đi” trên bàn thờ, không còn phải là ba nữa nhưng cũng có người giữ bước cho con, còn ba, ba quỳ dưới đây, ba cầu nguyện cho con.
Đường đi nào cũng khó. Xưa con té khi con tập đi vì khi đó chân con còn yếu, con còn chưa quen với việc đi. Nay trên con đường mới mà con đi, tuy nó không lồi lõm gập ghềnh, nhưng nó cũng có những điều mới lạ mà con chưa quen và chắc chắn là có khó khăn. Những mới lạ và khó khăn đó là những cái có thể làm cho con té. Nay con được xem là trưởng thành rồi, ba không còn sợ con té như xưa nữa, nhưng ba sợ con vấp ngã. Con phải nhớ: trên đời này, không có con đường nào mà không có gai chông, cạm bẫy! Nó khó ngay ở chỗ mà con cứ tưởng là dễ dàng. Ba cầu nguyện cho con được vững bước.
Ngày con đi học
Hồi xưa, khi lớn lên chút nữa, con đi học. Con đâu có ở nhà hoài được, con phải đi học như những đứa trẻ khác. Ở trường, con có thầy, có bạn. Thầy dạy con học chữ và những điều lễ nghĩa. Ở trường, con có thêm tình thầy trò. Con có thêm người để kính trọng và biết ơn. Rồi con còn có bạn, những vây cánh trong cuộc đời của con. Con sẽ cùng các bạn con thi đua, thi đua học tập, thi đua chơi giỡn, vui đùa. Trường là một môi trường sống mới của con, sau gia đình.
Nhưng bạn bè của con, ba cũng kén chọn lắm. Bạn bè thì có đứa giàu đứa nghèo, đứa học nhanh đứa học chậm, ba khuyên con phải chơi với hết tất cả nhưng phải khôn ngoan chọn bạn mà kết thân. Những đứa mà hễ mở miệng ra là chửi thề nói tục là ba không cho chơi. Những đứa mà hở một cái là đánh là thụi, ba không cho chơi. Những đứa mà không biết lễ phép, kính nhường người lớn tuổi, thương kẻ tật nguyền là ba không cho chơi. Tuy dạy con phải chơi với tất cả các bạn bè nhưng ba khuyên phải khôn ngoan chọn bạn mà chơi tuy rằng con phải chơi với tất cả mọi đứa bạn.
Con học cũng khá. Hết lớp này tới lớp khác, con đã thành công trong việc học. Rồi ngày hôm đó, một ngày Chúa nhật, trong bữa cơm chiều, con nói với ba, có mẹ và em con nghe:
- Ba! Con muốn đi tu!
Ba ngồi im lặng. Con tưỏng ba không bằng lòng nên hỏi tiếp:
- Ba không muốn hả ba?
Ba ngồi im, nhớ lại:
***
Hồi đó, đi đâu, ông nội ba mà con gọi là ông cố, thường hay dắt ba đi theo, mà ba cũng thích đi với ông cố lắm, vì dễ có … ăn. Ba là cháu nội út mà. Hôm đó, gần Tết, chiều đi phép lành về. Ngang nhà bà cố năm L., nhà có cây vú sữa to, trái trổ xum xuê. Ông cố nhìn vô nhà bà cố năm rồi nói:
- Nhà thiệt có phước!
Ba nói liền:
- Cây vú sữa nhà mình cũng có nhiều trái vậy nội!
- Không! Nhà này có phước là vì có chú tám Liễu đi tu!
- Nhà mình cũng có cô bảy, bác chín bác mười đi tu đó nội!
Ba liếc nhìn lên ông cố. Ông cố làm thinh, tỉnh bơ! Trong những ngày ba lẽo đẻo theo ông cố, nhiều lần ông cố nói mà ba còn nhớ: đi tu là dâng mình cho Chúa, là bỏ hết thảy mọi sự thế gian, nhà có con đi tu là nhà có phước, … Rồi theo ngày tháng, ông cố già đi thêm. Ông cố chết. Ông cố được đặt nằm giữa nhà, trên một cái bàn dài có trải khăn trắng, mặc quần dài trắng, áo dài đen, chân mang vớ, đầu đội khăn đống. Mỗi lần cầu lễ cho ông cố, có bà cô bảy, bà phước, ông bác chín, ông bác mười, hai ông cha, ngồi đọc kinh bên cạnh ông cố. Ba có nhìn, ba thấy ông cố như mĩm cười…
***
Ngày con trưởng thành
Ba không trả lời con liền vì ba đang nghĩ vẫn vơ: con là con trai đầu lòng, con trai duy nhất… Ba không nghĩ đến việc có cháu đích tôn nối dõi, vì ngoài con, còn có hai em con, tuy tụi nó là gái, nhưng cháu nào cũng là cháu, con nào cũng là con, đứa con nào ba cũng cưng hết. Việc con đi tu là chuyện vạn đại hạnh phúc cho ba, cho gia đình mình, mong sao con đi được đến nơi đến chốn. Nghĩ được như vậy thì có gì đâu cản trở bước đường con đã chọn.
Thời gian con đi tu, ba cứ tưởng như là thời gian mẹ đang mang thai con mà ông bà xưa có nói: “con trong dạ, mạ đi tu”. Mấy năm trường con ở nhà tu xem như mấy tháng trường mẹ cưu mang con. Ba mẹ cầu nguyện, cầu nguyện cho con biết “đi tu là dâng mình cho Chúa, là bỏ hết thảy mọi sự thế gian” như ông cố thường hay nói với ba.
Trong nhiệm vụ mới mà qua thiên chức con vừa lãnh nhận, cũng như ngày xưa khi con đến trường, con sẽ có thầy có bạn. Thầy và bạn của con chính là các đấng bề trên, các cha và những người con sẽ tiếp xúc.
Con sẽ phải vâng lời và học hỏi ở các đấng bề trên, các cha khác là lẽ đương nhiên rồi. Con sẽ có nhiều “bạn” mới. Con sẽ có bạn bè là các cha và giáo dân, và ngoài ra còn có bà con trong cộng đồng giáo xứ. Đó là những người con sẽ phải tiếp xúc. Con sẽ phải tiếp xúc với tất cả mọi người, từ trẻ tới già. Ở mỗi lứa tuổi, người ta đều có những hoàn cảnh khác nhau. Các cha là bạn, là anh và là thầy con. Ngày hôm nay, con quả là hàng “út ít”. Con mới được có một ngày tuổi.
Đừng bao giờ nghe con: coi trọng người giàu, khinh chê người nghèo. Nhất là những người già và nghèo, những người này có nhiều mặc cảm lắm. Thường thì không ai nói tới, nhắc tới những người này. Họ sẽ được nói tới, và “vinh danh” khi họ được khiêng tới nhà thờ, chớ còn bình thường, khi họ còn đi được tới nhà thờ, không mấy ai ngó ngàng tới họ. Những người đó, họ thua con chữ nghĩa, họ thua con chức phận, nhưng nên nhớ họ không thua con tình đời. Trong cương vị của con, con sẽ phải làm công việc dạy dỗ, nhưng phải luôn luôn khắc tâm rằng con sẽ còn phải học, học ngay từ những người mà con dạy. Con có “chữ nghĩa”, giả dụ là như vậy, người ta có tình đời. Người ta có kinh nghiệm của một đời sống.
Nhớ nghe con: Có những điều, những người con cần năng lui tới. Có những việc, những người con cần phải tránh xa.
…..
(Trích bài diễn văn không bao giờ được đọc)
…
Những bước chân đầu
Hồi con còn nhỏ, gần ba mươi năm rồi, con tập đi. Đó là những bước đi đầu tiên trong đời con. Bà nội mừng lắm. Nội nói rằng: con đã lớn thêm lên. Sau khi con biết lật, biết trườn, biết bò, nay con biết đi, đó là một bước tiến trong đời của con. Cả nhà mừng lắm. Nội cứ ẵm con lên, rồi hôn, rồi nói: “Con chai nội dớn dồi!”. Con thì cứ đòi tuột xuống để đi. Con cứ bước đi rồi té, rồi đứng lên đi, rồi té. Cứ mỗi lần con té, mẹ sợ con đau. Nội nói làm sao khỏi té, chỉ cầu mong sao nếu té, con không bị đau nhiều, và rán giữ cho con không bị té nặng. Nói vậy chớ mỗi lần thấy con té, nội cằn nhằn: cứ để thằng nhỏ té hoài! Nội bắt ba phải dọn dẹp cho nhà thêm trống chỗ, để không còn có cái gì có thể làm cho con vướng chân mà té, không còn bất cứ cái gì có thể làm vấp chân con. Rồi con đã đi được, đi vững bước.
Hôm nay, con trở về giáo xứ nhà để “làm lễ mở tay”. Bắt đầu từ hôm nay, con sẽ lại bước đi những bước đầu tiên trong “cuộc đời mới” của con. Đứng bên cạnh con trên bàn thờ, không thể là ba được, mà là một cha giáo của con trong Chủng Viện. Ba để ý thấy cha cứ khom mình tới nói gì nho nhỏ với con, chắc là cha đang nhắc con. Ba lại nhớ lại hồi xưa khi con tập đi, ba đứng gần con, cứ phải chồm người tới để chụp con, để con khỏi té trong những ngày con còn chập chững bước đi. Nay trong khi con cũng “chập chững bước đi” trên bàn thờ, không còn phải là ba nữa nhưng cũng có người giữ bước cho con, còn ba, ba quỳ dưới đây, ba cầu nguyện cho con.
Đường đi nào cũng khó. Xưa con té khi con tập đi vì khi đó chân con còn yếu, con còn chưa quen với việc đi. Nay trên con đường mới mà con đi, tuy nó không lồi lõm gập ghềnh, nhưng nó cũng có những điều mới lạ mà con chưa quen và chắc chắn là có khó khăn. Những mới lạ và khó khăn đó là những cái có thể làm cho con té. Nay con được xem là trưởng thành rồi, ba không còn sợ con té như xưa nữa, nhưng ba sợ con vấp ngã. Con phải nhớ: trên đời này, không có con đường nào mà không có gai chông, cạm bẫy! Nó khó ngay ở chỗ mà con cứ tưởng là dễ dàng. Ba cầu nguyện cho con được vững bước.
Ngày con đi học
Hồi xưa, khi lớn lên chút nữa, con đi học. Con đâu có ở nhà hoài được, con phải đi học như những đứa trẻ khác. Ở trường, con có thầy, có bạn. Thầy dạy con học chữ và những điều lễ nghĩa. Ở trường, con có thêm tình thầy trò. Con có thêm người để kính trọng và biết ơn. Rồi con còn có bạn, những vây cánh trong cuộc đời của con. Con sẽ cùng các bạn con thi đua, thi đua học tập, thi đua chơi giỡn, vui đùa. Trường là một môi trường sống mới của con, sau gia đình.
Nhưng bạn bè của con, ba cũng kén chọn lắm. Bạn bè thì có đứa giàu đứa nghèo, đứa học nhanh đứa học chậm, ba khuyên con phải chơi với hết tất cả nhưng phải khôn ngoan chọn bạn mà kết thân. Những đứa mà hễ mở miệng ra là chửi thề nói tục là ba không cho chơi. Những đứa mà hở một cái là đánh là thụi, ba không cho chơi. Những đứa mà không biết lễ phép, kính nhường người lớn tuổi, thương kẻ tật nguyền là ba không cho chơi. Tuy dạy con phải chơi với tất cả các bạn bè nhưng ba khuyên phải khôn ngoan chọn bạn mà chơi tuy rằng con phải chơi với tất cả mọi đứa bạn.
Con học cũng khá. Hết lớp này tới lớp khác, con đã thành công trong việc học. Rồi ngày hôm đó, một ngày Chúa nhật, trong bữa cơm chiều, con nói với ba, có mẹ và em con nghe:
- Ba! Con muốn đi tu!
Ba ngồi im lặng. Con tưỏng ba không bằng lòng nên hỏi tiếp:
- Ba không muốn hả ba?
Ba ngồi im, nhớ lại:
***
Hồi đó, đi đâu, ông nội ba mà con gọi là ông cố, thường hay dắt ba đi theo, mà ba cũng thích đi với ông cố lắm, vì dễ có … ăn. Ba là cháu nội út mà. Hôm đó, gần Tết, chiều đi phép lành về. Ngang nhà bà cố năm L., nhà có cây vú sữa to, trái trổ xum xuê. Ông cố nhìn vô nhà bà cố năm rồi nói:
- Nhà thiệt có phước!
Ba nói liền:
- Cây vú sữa nhà mình cũng có nhiều trái vậy nội!
- Không! Nhà này có phước là vì có chú tám Liễu đi tu!
- Nhà mình cũng có cô bảy, bác chín bác mười đi tu đó nội!
Ba liếc nhìn lên ông cố. Ông cố làm thinh, tỉnh bơ! Trong những ngày ba lẽo đẻo theo ông cố, nhiều lần ông cố nói mà ba còn nhớ: đi tu là dâng mình cho Chúa, là bỏ hết thảy mọi sự thế gian, nhà có con đi tu là nhà có phước, … Rồi theo ngày tháng, ông cố già đi thêm. Ông cố chết. Ông cố được đặt nằm giữa nhà, trên một cái bàn dài có trải khăn trắng, mặc quần dài trắng, áo dài đen, chân mang vớ, đầu đội khăn đống. Mỗi lần cầu lễ cho ông cố, có bà cô bảy, bà phước, ông bác chín, ông bác mười, hai ông cha, ngồi đọc kinh bên cạnh ông cố. Ba có nhìn, ba thấy ông cố như mĩm cười…
***
Ngày con trưởng thành
Ba không trả lời con liền vì ba đang nghĩ vẫn vơ: con là con trai đầu lòng, con trai duy nhất… Ba không nghĩ đến việc có cháu đích tôn nối dõi, vì ngoài con, còn có hai em con, tuy tụi nó là gái, nhưng cháu nào cũng là cháu, con nào cũng là con, đứa con nào ba cũng cưng hết. Việc con đi tu là chuyện vạn đại hạnh phúc cho ba, cho gia đình mình, mong sao con đi được đến nơi đến chốn. Nghĩ được như vậy thì có gì đâu cản trở bước đường con đã chọn.
Thời gian con đi tu, ba cứ tưởng như là thời gian mẹ đang mang thai con mà ông bà xưa có nói: “con trong dạ, mạ đi tu”. Mấy năm trường con ở nhà tu xem như mấy tháng trường mẹ cưu mang con. Ba mẹ cầu nguyện, cầu nguyện cho con biết “đi tu là dâng mình cho Chúa, là bỏ hết thảy mọi sự thế gian” như ông cố thường hay nói với ba.
Trong nhiệm vụ mới mà qua thiên chức con vừa lãnh nhận, cũng như ngày xưa khi con đến trường, con sẽ có thầy có bạn. Thầy và bạn của con chính là các đấng bề trên, các cha và những người con sẽ tiếp xúc.
Con sẽ phải vâng lời và học hỏi ở các đấng bề trên, các cha khác là lẽ đương nhiên rồi. Con sẽ có nhiều “bạn” mới. Con sẽ có bạn bè là các cha và giáo dân, và ngoài ra còn có bà con trong cộng đồng giáo xứ. Đó là những người con sẽ phải tiếp xúc. Con sẽ phải tiếp xúc với tất cả mọi người, từ trẻ tới già. Ở mỗi lứa tuổi, người ta đều có những hoàn cảnh khác nhau. Các cha là bạn, là anh và là thầy con. Ngày hôm nay, con quả là hàng “út ít”. Con mới được có một ngày tuổi.
Đừng bao giờ nghe con: coi trọng người giàu, khinh chê người nghèo. Nhất là những người già và nghèo, những người này có nhiều mặc cảm lắm. Thường thì không ai nói tới, nhắc tới những người này. Họ sẽ được nói tới, và “vinh danh” khi họ được khiêng tới nhà thờ, chớ còn bình thường, khi họ còn đi được tới nhà thờ, không mấy ai ngó ngàng tới họ. Những người đó, họ thua con chữ nghĩa, họ thua con chức phận, nhưng nên nhớ họ không thua con tình đời. Trong cương vị của con, con sẽ phải làm công việc dạy dỗ, nhưng phải luôn luôn khắc tâm rằng con sẽ còn phải học, học ngay từ những người mà con dạy. Con có “chữ nghĩa”, giả dụ là như vậy, người ta có tình đời. Người ta có kinh nghiệm của một đời sống.
Nhớ nghe con: Có những điều, những người con cần năng lui tới. Có những việc, những người con cần phải tránh xa.
…..
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:52 07/09/2009
TRỜI QUANG, TRỜI MƯA ĐỀU CHƠI KHÔNG VUI
Hoa cô đình báo oán Đấng tạo hóa, nói:
- “Mấy lúc trước mặt trời chiếu quá nóng thiêu đốt người đựơc, trong lòng sốt ruột không yên tâm. Mấy hôm nay thì vừa gió vừa mưa liên tục, khắp nơi đều ẩm ướt mốc meo cả, thời tiết hết sức xấu”.
- “Bé con, Ta xem không phải là thời tiêt quá xấu, e rằng lòng con quá xấu mà thôi”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Giả như tâm trạng của con dịu mát, há bị mặt trời đốt cháy ? Giả như tâm trạng của con ôn hoà, lại há bị gió mưa ngược đãi sao ? Con nhìn thế giới bằng loại tâm hồn nào, thì thế giới sẽ hiện ra dáng dấp như thế ấy”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Với người bi quan, chúng ta thường nói họ nhìn đời bằng cặp kính màu đen.
Với người lạc quan, chúng ta nói họ nhìn đời bằng cặp kính màu hồng.
Kính màu đen hay màu hồng chỉ là cách nói để diễn tả tâm trạng vui buồn của chúng ta mà thôi. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ngày tết vui như thế ấy mà cô bé học trò của tôi cái mặt cứ như là đám ma, hỏi ra mới biết là cô ta đã chia tay với bạn trai, vậy thì tết đối với cô bé ấy chỉ là: vui là vui gượng ấy mà…
Kính màu đen hay màu hồng cũng ám chỉ đến thành kiến trong lòng chúng ta.
Người Việt Nam chúng ta có thành kiến cho là người Tàu họ ăn ở không được ngăn nắp, vệ sinh, nhưng cứ qua Đài Loan mà coi, họ ngăn nắp vệ sinh hơn cả mình tưởng.
Chúa Giê-su đã bị thành kiến của người đồng hương vì họ cho rằng, Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giu-se thì làm gì mà quyền phép, làm sao mà ăn nói dạy dỗ đựơc chứ, thế là Chúa Giê-su không thèm làm phép lạ cho họ…
Đôi lúc thành kiến của chúng ta cũng làm nghẹt tài năng của người khác, cũng con người ấy, năm trước khác, năm nay lại thay đổi hơn, chững chạc hơn, ăn nói bặt thiệp hơn, nhưng vì thành kiến nên chúng ta cứ coi thường họ như mấy chục năm về trước...
Cứ lấy mình mà suy ra, nếu ai cũng có thành kiến với mình, thấy mình đâu cũng chê bai này nọ, thử hỏi tâm trạng của mình như thế nào…?
Cứ nhìn đời, nhìn mọi người với cặp kính đơn sơ của tâm hồn, không màu mè gì cả, có phải là đời đẹp hơn không chứ ?
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hoa cô đình báo oán Đấng tạo hóa, nói:
- “Mấy lúc trước mặt trời chiếu quá nóng thiêu đốt người đựơc, trong lòng sốt ruột không yên tâm. Mấy hôm nay thì vừa gió vừa mưa liên tục, khắp nơi đều ẩm ướt mốc meo cả, thời tiết hết sức xấu”.
- “Bé con, Ta xem không phải là thời tiêt quá xấu, e rằng lòng con quá xấu mà thôi”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Giả như tâm trạng của con dịu mát, há bị mặt trời đốt cháy ? Giả như tâm trạng của con ôn hoà, lại há bị gió mưa ngược đãi sao ? Con nhìn thế giới bằng loại tâm hồn nào, thì thế giới sẽ hiện ra dáng dấp như thế ấy”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Với người bi quan, chúng ta thường nói họ nhìn đời bằng cặp kính màu đen.
Với người lạc quan, chúng ta nói họ nhìn đời bằng cặp kính màu hồng.
Kính màu đen hay màu hồng chỉ là cách nói để diễn tả tâm trạng vui buồn của chúng ta mà thôi. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ngày tết vui như thế ấy mà cô bé học trò của tôi cái mặt cứ như là đám ma, hỏi ra mới biết là cô ta đã chia tay với bạn trai, vậy thì tết đối với cô bé ấy chỉ là: vui là vui gượng ấy mà…
Kính màu đen hay màu hồng cũng ám chỉ đến thành kiến trong lòng chúng ta.
Người Việt Nam chúng ta có thành kiến cho là người Tàu họ ăn ở không được ngăn nắp, vệ sinh, nhưng cứ qua Đài Loan mà coi, họ ngăn nắp vệ sinh hơn cả mình tưởng.
Chúa Giê-su đã bị thành kiến của người đồng hương vì họ cho rằng, Ngài chỉ là con bác thợ mộc Giu-se thì làm gì mà quyền phép, làm sao mà ăn nói dạy dỗ đựơc chứ, thế là Chúa Giê-su không thèm làm phép lạ cho họ…
Đôi lúc thành kiến của chúng ta cũng làm nghẹt tài năng của người khác, cũng con người ấy, năm trước khác, năm nay lại thay đổi hơn, chững chạc hơn, ăn nói bặt thiệp hơn, nhưng vì thành kiến nên chúng ta cứ coi thường họ như mấy chục năm về trước...
Cứ lấy mình mà suy ra, nếu ai cũng có thành kiến với mình, thấy mình đâu cũng chê bai này nọ, thử hỏi tâm trạng của mình như thế nào…?
Cứ nhìn đời, nhìn mọi người với cặp kính đơn sơ của tâm hồn, không màu mè gì cả, có phải là đời đẹp hơn không chứ ?
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục Brazil tăng cường đào tạo linh mục
LM Trần Đức Anh, OP
10:31 07/09/2009
CASTEL GANDOLFO -. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các GM Brazil tăng cường việc đào tạo các chủng sinh, đồng thời đừng nản chí trước những khó khăn lớn lao trong công tác mục vụ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 16 GM thuộc miền Tây 1 và 2 Brazil. Đây là đoàn thứ I thuộc HĐGM Brazil về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC cho biết ngài chia sẽ những khó khăn của các GM và LM Brazil, và các nhân viên mục vụ, nhiều khi các vị phải di chuyển xa xôi để thi hành công tác phục vụ các tín hữu. Thêm vào đó là hoàn cảnh xã hội ngày càng bị tục hóa, con số thợ gặt làm việc trong mùa gặt của Chúa ở Brazil tiếp tục ít ỏi.
ĐTC khẳng định rằng dù có tình trạng thiếu thốn như thế, điều thiết yếu là cần huấn luyện thích hợp cho những người được kêu gọi phục vụ dân Chúa và mỗi thành phần Giáo Hội phải tự hỏi và góp phần thực sự vào công trình này.
ĐTC ghi nhận rằng ”trong những thập niên sau Công đồng chung Vatican 2, một số người đã giải thích sai lầm về sự cởi mở đối với thế giới, không phải như một đòi hỏi của nhiệt huyết truyền giáo của Trái tim Chúa Kitô, nhưng như một tiến trình trục hóa, trong đó họ nhận thấy có một vài giá trị có cường độ Kitô sâu đậm như sự bình đẳng, tự do, liên đới, và họ tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ, cũng như khám phá những môi trường cộng tác. Và thế là ta thấy có sự can thiệp của một số vị lãnh đạo Giáo Hội trong các cuộc thảo luận luân lý đạo đức, đáp ứng những mong đợi của dư luận quần chúng, nhưng họ lại lơ là không nói đến một số chân lý căn bản của đức tin như tội lỗi, ân thánh, đời sống hướng thần và những sự sau hết. Và thế là vô tình ngừơi ta rời vào tiến trình tự tục hóa của nhiều cộng đoàn Giáo Hội. Các cộng đoàn này hy vọng làm hài lòng những người ở xa, nhưng lại khiến cho nhiều người ở gần cảm thấy bị phản bội và thất vọng”.
Tại Brazil, sau mấy thập niên chịu ảnh hưởng của thần học giải phóng, coi các phong trào xã hội như những dấu chỉ sự giải phóng do Tin Mừng mang lại, Giáo Hội Công Giáo đang thấy con số tín hữu giảm sút mau lẹ trong những năm gần đây, vì sự cạnh tranh ồ ạt của các giáo phái. ĐTC nhắc nhở các GM Brazil rằng ”Những người thời nay, khi đến ở với chúng ta, họ muốn thấy điều mà họ không thấy ở nơi nào khác, nghĩa là sự vui tươi và hy vọng nảy sinh từ sự ở cạnh Chúa Kitô Phục Sinh”.
Sau cùng ĐTC khuyến khích các GM Brazil dành cho công tác huấn luyện các chủng sinh những linh mục đức độ, thực sự là người của Thiên Chúa, hiến thân cho Giáo Hội qua đời sống độc thân, khổ hạnh, theo gương mẫu Chúa Kitô Mục Tử nhân lành, và hoàn toàn tận hiến. (SD 7-9-2009)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 16 GM thuộc miền Tây 1 và 2 Brazil. Đây là đoàn thứ I thuộc HĐGM Brazil về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC cho biết ngài chia sẽ những khó khăn của các GM và LM Brazil, và các nhân viên mục vụ, nhiều khi các vị phải di chuyển xa xôi để thi hành công tác phục vụ các tín hữu. Thêm vào đó là hoàn cảnh xã hội ngày càng bị tục hóa, con số thợ gặt làm việc trong mùa gặt của Chúa ở Brazil tiếp tục ít ỏi.
ĐTC khẳng định rằng dù có tình trạng thiếu thốn như thế, điều thiết yếu là cần huấn luyện thích hợp cho những người được kêu gọi phục vụ dân Chúa và mỗi thành phần Giáo Hội phải tự hỏi và góp phần thực sự vào công trình này.
ĐTC ghi nhận rằng ”trong những thập niên sau Công đồng chung Vatican 2, một số người đã giải thích sai lầm về sự cởi mở đối với thế giới, không phải như một đòi hỏi của nhiệt huyết truyền giáo của Trái tim Chúa Kitô, nhưng như một tiến trình trục hóa, trong đó họ nhận thấy có một vài giá trị có cường độ Kitô sâu đậm như sự bình đẳng, tự do, liên đới, và họ tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ, cũng như khám phá những môi trường cộng tác. Và thế là ta thấy có sự can thiệp của một số vị lãnh đạo Giáo Hội trong các cuộc thảo luận luân lý đạo đức, đáp ứng những mong đợi của dư luận quần chúng, nhưng họ lại lơ là không nói đến một số chân lý căn bản của đức tin như tội lỗi, ân thánh, đời sống hướng thần và những sự sau hết. Và thế là vô tình ngừơi ta rời vào tiến trình tự tục hóa của nhiều cộng đoàn Giáo Hội. Các cộng đoàn này hy vọng làm hài lòng những người ở xa, nhưng lại khiến cho nhiều người ở gần cảm thấy bị phản bội và thất vọng”.
Tại Brazil, sau mấy thập niên chịu ảnh hưởng của thần học giải phóng, coi các phong trào xã hội như những dấu chỉ sự giải phóng do Tin Mừng mang lại, Giáo Hội Công Giáo đang thấy con số tín hữu giảm sút mau lẹ trong những năm gần đây, vì sự cạnh tranh ồ ạt của các giáo phái. ĐTC nhắc nhở các GM Brazil rằng ”Những người thời nay, khi đến ở với chúng ta, họ muốn thấy điều mà họ không thấy ở nơi nào khác, nghĩa là sự vui tươi và hy vọng nảy sinh từ sự ở cạnh Chúa Kitô Phục Sinh”.
Sau cùng ĐTC khuyến khích các GM Brazil dành cho công tác huấn luyện các chủng sinh những linh mục đức độ, thực sự là người của Thiên Chúa, hiến thân cho Giáo Hội qua đời sống độc thân, khổ hạnh, theo gương mẫu Chúa Kitô Mục Tử nhân lành, và hoàn toàn tận hiến. (SD 7-9-2009)
ĐTC Biển Đức 16 viếng thăm quê hương của thánh Bonaventura
LM Trần Đức Anh, OP
10:35 07/09/2009
BAGNOREGIO - ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm quê hương của thánh Bonaventura, Tiến Sĩ Hội Thánh, nhân dịp kỷ niệm 790 năm sinh nhật của Thánh Nhân.
Chúa nhật, 6-9-2009, sau khi viếng thăm và cử hành thánh lễ cho hơn 15 ngàn tín hữu tại thành phố Viterbo, cách Roma 85 cây số về hướng bắc, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm làng Bagnoregio, cách Viterbo 30 cây số. Thánh nhân nguyên là Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, rồi làm HY GM giáo phận Albano. Khi còn là một linh mục trẻ, ĐTC Biển Đức 16 đã soạn luận án hậu tiến sĩ về đạo lý thánh nhân và xuất bản thành sách với tựa đề ”Thánh Bonaventura. Thần học về lịch sử”.
Trước khi đến Bagnoregio, ĐTC đã gặp chung các nữ tu chiêm niệm thuộc 11 đan viện trong giáo phận Viterbo vào lúc quá 4 giờ rưỡi chiều tại Đền thánh Đức Mẹ Cây Sồi, bổn mạng giáo phận này. Gốc tích ảnh Đức Mẹ tại đây có từ thế kỷ 15 và Vương cung thánh đường hiện nay bảo quản bức ảnh Đức Mẹ Cây Sồi được vẽ trên một tấm ngói có từ thế kỷ 16.
Ngỏ lời với các nữ tu trong cuộc gặp gỡ, ĐTC bày tỏ vui mừng và phó thác cho các chị các ý nguyện của ngài, cũng như những ý nguyện của vị Chủ chăn giáo phận Viterbo này. ĐTC nói: ”Đặc biệt trong năm linh mục này, tôi phó thác cho chị em các linh mục, chủng sinh và các ơn gọi. Qua sự thinh lặng cầu nguyện, xin chị em hãy trở thành những người hỗ trợ từ xa cho các LM, chủng sinh và hãy thi hành chức phận làm mẹ thiêng liêng của chị em đối với họ, dâng lên Chúa hy sinh trong cuộc sống của chị em cho sự thánh hóa các linh mục và mưu ích cho các linh hồn.
Cuộc gặp gỡ kết thúc với kinh nguyện ĐTC và các nữ tu cùng dâng lên Đức Mẹ Cây Sồi, cầu cho người kế vị Thánh Phêrô, cho cộng đồng Giáo Hội và giáo phận, cũng như cho mọi thành phần dân Chúa cộng tác vào công trình cứu chuộc. Xin Mẹ nâng đỡ các gia đình, các giáo xứ, hội đoàn và các nhóm trong giáo phận.
Đến Bagnoregio
Giã từ Viterbo, ĐTC đã đáp trực thăng đến viếng thăm Bagnoregio, nơi sinh trưởng của thánh Bonaventura, nay là một làng có 3.600 dân cư. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bagnoregio được đón tiếp một vị Giáo Hoàng.
Tại nhà thờ chính tòa thánh Nicola, ĐTC đã kính viếng thánh tích là cánh tay của thánh Bonaventura. Thánh nhân qua đời ngày 15-7 năm 1274 trong lúc tham dự Công đồng chung thứ 2 tại thành Lyon bên Pháp. Thi hài ngài được an táng tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Lyon, nhưng 216 năm sau đó, ngày 14-3 năm 1490, khi cải táng thánh nhân, một xương cánh tay của ngài được đặt trong một bình quí giá bằng vàng và bạc có hình cánh tay, trang trí nghệ thuật và được giữ tại Nhà thờ chính tòa ở quê hương Bagnoregio.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa và thánh tích của thánh Bonaventura trong thánh đường, ĐTC đã tiến ra quảng trường thánh Augustino bên ngoài để gặp gỡ hàng ngàn người dân với sự hiện diện của ông thị trưởng và Đức GM Chiarinelli của giáo phận Viterbo, cùng với chính quyền.
Đề cao đạo lý của thánh Bonaventura
Ngỏ lời với mọi người sau lời chào dân chúng tại Bagnoregio, ĐTC đặc biệt nhắc đến ảnh hưởng của thánh Bonaventura, tục danh là Giovanni Fidanza và nói rằng:
"Tại Bagnoregio này, thánh nhân đã trải qua thời thơ ấu và niên thiếu, rồi theo thánh Phanxicô, vị mà thánh nhân vẫn có lòng biết ơn đặc biệt vì, như ngài kể lại, khi còn nhỏ, ngài đã được thánh Phanxicô ”cứu thoát khỏi nanh vuốt thần chết” (Legenda Maior, Prologus, 3,3) và tiên báo sẽ được ”Buona ventura” số phận tốt lành.. Thánh Bonaventura đã biết thiết lập một quan hệ sâu xa và lâu bền với thánh Phanxicô, kín múc từ vị Thánh Nghèo thành Assisi lối sống khổ hạnh và biệt tài phục vụ Giáo Hội. Anh chị em gìn giữ cẩn trọng thánh tích quí giá là Cánh Tay Thánh của vị Đồng Hương lừng danh này, đồng thời giữ cho ký ức về thánh nhân được luôn sinh động, và đào sâu đạo lý của Người, đặc biệt là qua Trung Tâm Nghiên Cứu về Thánh Bonaventura do Bonaventura Tecchi thành lập, hàng năm trung tâm vẫn tổ chức các hội nghị nghiên cứu về thánh nhân.
ĐTC nhận xét rằng: “Thật không dễ tổng hợp đạo lý sâu rộng về triết học, thần học và thần bí học mà thánh Bonaventura để lại cho chúng ta. Trong năm Linh Mục này, tôi muốn đặc biệt mời gọi các linh mục hãy theo học tại trường của vị Đại Tiến Sĩ này của Giáo Hội để đào sâu giáo huấn khôn ngoan của thánh nhân được ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô. Thánh nhân hướng dẫn mỗi bước tiến trong sự suy luận và hướng đi thần bí của ngài theo sự khôn ngoan được triển nở trong sự thánh thiện, tiến qua những cấp bực khác nhau: từ cấp mà ngài gọi là ”sự khôn ngoan đồng nhất” liên quan tới những nguyên tắc cơ bản của tri thức, tới ”sự khôn ngoan đa dạng” hệ tại ngôn ngữ huyền bí của Kinh Thánh, rồi tới sự ”khôn ngoan toàn dạng' (Omniforme), nhìn nhận nơi mỗi thực tại thụ tạo phản ánh của Đấng Tạo Hóa, cho đến ”sự khôn ngoan vô dạng” (informe), nghĩa là kinh nghiệm về sự tiếp xúc thần bí thân mật với Thiên Chúa, khi mà trí tuệ con người gần chạm tới Mầu Nhiệm Vô Cùng trong thinh lặng (Cf J. Ratzinger, San Bonaventura e la teologia della storia, Ed. Porziuncola, 2006, pp.92ss). Ngoài ra, khi nhắc đến Nhà Nghiên cứu uyên thâm và yêu mến sự khôn ngoan này, tôi muốn khuyến khích và bày tỏ lòng quí chuộng đối với sự phục vụ cộng đồng Giáo Hội mà các nhà thần học được kêu gọi thực hiện cho đức tin tìm kiếm trí tuệ, và đức tin chính là ”bạn của trí thông minh”, trở thành sự sống mới trong dự phóng của Thiên Chúa.
”Chiều hôm nay, từ gia sản đạo lý và thần bí phong phú của thánh Bonaventura, tôi chỉ muốn rút ra vài đường hướng suy tư, có thể hữu ích cho hành trình mục vụ của cộng đồng giáo phận Viterbo của anh chị em. Trước tiên, thánh nhân là một người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa từ khi theo học tại Paris, và vẫn tiếp tục như vậy cho đến khi qua đời. Trong các tác phẩm, thánh Bonaventura cho thấy hành trình phải theo. Thánh nhân viết: ”Vì Thiên Chúa ở trên cao, nên tâm trí cần hết sức hướng lên Chúa” (De reductione artium ad theologiam, n.25). Qua xác quyết này, thánh nhân phác họa con đường đức tin dấn thân, trong đó không phải chỉ ”đọc mà không có sự xoa dầu, suy luận mà không có lòng sùng mộ, nghiên cứu mà không ngưỡng mộ, cứu xét mà không phấn khởi vui mừng, chăm chỉ mà không có lòng đạo đức, tri thức mà không có lòng bác ái, thông minh mà không có sự khiêm nhường, học hỏi mà không có ơn thánh Chúa, là chiếc gương mà không có sự khôn ngoan được Chúa soi sáng” (Itinerarium mentis in Deum, prol. 4). Con đường thanh tẩy này bao trùm toàn thể con người, để qua Chúa Kitô, đi tới tình yêu biến đổi của Chúa Ba Ngôi. Và vì Chúa Kitô, vẫn luôn là Thiên Chúa và là con người, tạo nên nơi các tín hữu một công trình sáng tạo mới nhờ ơn thánh của Chúa, nên việc tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trở thành sự chiêm ngắm Chúa trong tâm hồn, ”nơi mà Chúa ngự cùng với các hồng ân khôn cùng của tình yêu Chúa” (Ibv. IV,4), để sau cùng được đưa vào trong Chúa. Vì thế, đức tin là sự kiện toàn những khả năng tri thức của chúng ta và là sự tham phần vào sự ý thức của Thiên Chúa về chính Ngài và về thế giới, niềm hy vọng mà chúng ta cảm nghiệm thấy như một sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng sẽ đánh dấu sự hoàn tất viên mãn tình bạn ngay từ bây giờ đang liên kết chúng ta với Chúa. Chính đức ái dẫn đưa chúng ta vào trong đời sống thần linh, làm cho chúng ta coi mọi người là anh chị em chúng ta, theo ý muốn của Cha Chung trên trời.
ĐTC nhận xét rằng: ”Thánh Bonaventura không những là người tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng còn là một ca sĩ như thiên thần về công trình sáng tạo: theo gương thánh Phanxicô, thánh nhân học cách ”ca tụng Thiên Chúa trong tất cả các thụ tạo và nhờ mọi thụ tạo”, trong đó ”có phản ánh toàn năng, sự khôn ngoan và lòng từ nhân của Đấng Tạo Hóa” (Ibid. I,10). Thánh Bonaventura trình bày cho thế giới hồng ân tình yêu của Thiên Chúa cho con người, một cái nhìn tích cực: Người nhìn nhận trong đó phản ánh sự Tốt Lành và Vẻ Đẹp tột đỉnh là chính Thiên Chúa, như Thánh Augustino và Phanxicô đã quả quyết. Tất cả những điều đó được Thiên Chúa ban cho chúng ta. Từ Ngài, như từ một nguồn mạch nguyên thủy, nảy sinh chân, thiện, mỹ. Hướng lên Thiên Chúa, như qua các nấc thang, chúng ta leo lên đến độ đến gần và hầu như đạt tới được Sự Thiện Tối Cao và nơi Ngài, chúng ta tìm được hạnh phúc và an bình. Ngày nay, thật là hữu ích dường nào khi ta tái khám phá vẻ đẹp và giá trị của công trình sáng tạo dưới ánh sáng lòng từ nhân và vẻ đẹp của Thiên Chúa! Thánh Bonaventura nhận xét rằng trong Chúa Kitô, chính vũ trụ có thể trở thành tiếng nói về Thiên Chúa và thúc đẩy chúng ta khám phá sự hiện diện của Chúa; vũ trụ có thể khuyên nhủ chúng ta tôn kính và tôn vinh Chúa trong tất cả mọi sự (cf Ibid. I,15). Ở đây chúng ta nhận thấy được tâm hồn của Thánh Phanxicô, vị mà Thánh Bonaventura cùng chia sẻ lòng yêu mến đối với mọi loài thụ tạo.
Sứ giả hy vọng
Trong phần kết luận, ĐTC nói: ”Thánh Bonaventura là sứ giả hy vọng. Một hình ảnh đẹp về hy vọng chúng ta tìm thấy được trong một bài giảng của thánh nhân về mùa vọng, trong đó ngài so sánh động tác của hy vọng với cách bay lượn của con chim, nó xòe đôi cánh rộng bao nhiêu có thể, và để vỗ cánh, chim sử dụng tất cả sức mạnh của nó. Theo một nghĩa nào đó, nó dùng toàn chuyển động của mình để bay lên cao. Thánh Bonaventura nói Hy vọng là bay lên. Nhưng hy vọng đòi tất cả các chi thể của chúng ta phải cử động và phóng lên cao trong cuộc sống chúng ta, hướng về những lời hứa của Thiên Chúa. Thánh nhân quả quyết ai hy vọng thì phải ngẩng đầu lên, hướng những tư tưởng của mình lên cao, đưa cuộc sống của chúng ta hướng thượng, nghĩa là hướng về Thiên Chúa” (Sermo XVI, Chúa nhật I Mùa vọng, Opera omnia, IX, 40a).
ĐTC nhận xét rằng: ”Trong bài diễn văn, ông thị trưởng đã đặt câu hỏi: ”Làng Bagnoregio sẽ ra sao ngày mai?”. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều tự hỏi về tương lai của mình và thế giới, và câu hỏi này có liên hệ rất nhiều tới niềm hy vọng, mà tâm hồn mỗi người đều khao khát. Trong thông điệp Spe salvi, tôi đã ghi nhận rằng không phải bất kỳ thứ hy vọng nào cũng đủ để đương đầu và vượt thắng được những khó khăn hiện tại; điều tối cần thiết là cần có một niềm hy vọng đáng tin cậy, mang lại cho chúng ta xác tín chắc chắn đạt tới một mục tiêu cao cả, biện minh cho sự vất vả trong cuộc hành trình” (Xc n.1). Chỉ với niềm hy vọng lớn lao và chắc chắn như thế, mới bảo đảm cho chúng ta rằng mặc dù những thất bại trong đời sống bản thân và những mâu thuẫn của lịch sử nói chung, quyền năng không thể tiêu diệt được Tình Yêu vẫn luôn giữ gìn chúng ta”. Khi được niềm hy vọng như thế nâng đỡ, chúng ta sẽ không bao giờ bị nguy cơ đánh mất can đảm trong việc góp phần vào phần rỗi của nhân loại, như các thánh đã làm, mở rộng bản thân và thế giới cho Thiên Chúa ngự vào: chân lý, tình thương và sự thiện” (Xc n.35). Xin Thánh Bonaventura giúp chúng ta mở rộng đôi cánh hy vọng, thúc đẩy chúng ta trở thành những người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa như thánh nhân, thành người ca ngợi vẻ đẹp của công trình sáng tạo và làm chứng về Tình Yêu và Vẻ Đẹp làm chuyển động mọi sự”.
Sau khi ban phép lành cho tất cả các tín hữu, ĐTC đã đáp trực thăng vào lúc quá 7 giờ để trở về Castel Gandolfo, cách đó hơn 100 cây số, kết thúc cuộc viếng thăm mục vụ thứ 16 tại Italia.
Chúa nhật, 6-9-2009, sau khi viếng thăm và cử hành thánh lễ cho hơn 15 ngàn tín hữu tại thành phố Viterbo, cách Roma 85 cây số về hướng bắc, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm làng Bagnoregio, cách Viterbo 30 cây số. Thánh nhân nguyên là Bề trên tổng quyền dòng Phanxicô, rồi làm HY GM giáo phận Albano. Khi còn là một linh mục trẻ, ĐTC Biển Đức 16 đã soạn luận án hậu tiến sĩ về đạo lý thánh nhân và xuất bản thành sách với tựa đề ”Thánh Bonaventura. Thần học về lịch sử”.
Trước khi đến Bagnoregio, ĐTC đã gặp chung các nữ tu chiêm niệm thuộc 11 đan viện trong giáo phận Viterbo vào lúc quá 4 giờ rưỡi chiều tại Đền thánh Đức Mẹ Cây Sồi, bổn mạng giáo phận này. Gốc tích ảnh Đức Mẹ tại đây có từ thế kỷ 15 và Vương cung thánh đường hiện nay bảo quản bức ảnh Đức Mẹ Cây Sồi được vẽ trên một tấm ngói có từ thế kỷ 16.
Ngỏ lời với các nữ tu trong cuộc gặp gỡ, ĐTC bày tỏ vui mừng và phó thác cho các chị các ý nguyện của ngài, cũng như những ý nguyện của vị Chủ chăn giáo phận Viterbo này. ĐTC nói: ”Đặc biệt trong năm linh mục này, tôi phó thác cho chị em các linh mục, chủng sinh và các ơn gọi. Qua sự thinh lặng cầu nguyện, xin chị em hãy trở thành những người hỗ trợ từ xa cho các LM, chủng sinh và hãy thi hành chức phận làm mẹ thiêng liêng của chị em đối với họ, dâng lên Chúa hy sinh trong cuộc sống của chị em cho sự thánh hóa các linh mục và mưu ích cho các linh hồn.
Cuộc gặp gỡ kết thúc với kinh nguyện ĐTC và các nữ tu cùng dâng lên Đức Mẹ Cây Sồi, cầu cho người kế vị Thánh Phêrô, cho cộng đồng Giáo Hội và giáo phận, cũng như cho mọi thành phần dân Chúa cộng tác vào công trình cứu chuộc. Xin Mẹ nâng đỡ các gia đình, các giáo xứ, hội đoàn và các nhóm trong giáo phận.
Đến Bagnoregio
Giã từ Viterbo, ĐTC đã đáp trực thăng đến viếng thăm Bagnoregio, nơi sinh trưởng của thánh Bonaventura, nay là một làng có 3.600 dân cư. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bagnoregio được đón tiếp một vị Giáo Hoàng.
Tại nhà thờ chính tòa thánh Nicola, ĐTC đã kính viếng thánh tích là cánh tay của thánh Bonaventura. Thánh nhân qua đời ngày 15-7 năm 1274 trong lúc tham dự Công đồng chung thứ 2 tại thành Lyon bên Pháp. Thi hài ngài được an táng tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Lyon, nhưng 216 năm sau đó, ngày 14-3 năm 1490, khi cải táng thánh nhân, một xương cánh tay của ngài được đặt trong một bình quí giá bằng vàng và bạc có hình cánh tay, trang trí nghệ thuật và được giữ tại Nhà thờ chính tòa ở quê hương Bagnoregio.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa và thánh tích của thánh Bonaventura trong thánh đường, ĐTC đã tiến ra quảng trường thánh Augustino bên ngoài để gặp gỡ hàng ngàn người dân với sự hiện diện của ông thị trưởng và Đức GM Chiarinelli của giáo phận Viterbo, cùng với chính quyền.
Đề cao đạo lý của thánh Bonaventura
Ngỏ lời với mọi người sau lời chào dân chúng tại Bagnoregio, ĐTC đặc biệt nhắc đến ảnh hưởng của thánh Bonaventura, tục danh là Giovanni Fidanza và nói rằng:
"Tại Bagnoregio này, thánh nhân đã trải qua thời thơ ấu và niên thiếu, rồi theo thánh Phanxicô, vị mà thánh nhân vẫn có lòng biết ơn đặc biệt vì, như ngài kể lại, khi còn nhỏ, ngài đã được thánh Phanxicô ”cứu thoát khỏi nanh vuốt thần chết” (Legenda Maior, Prologus, 3,3) và tiên báo sẽ được ”Buona ventura” số phận tốt lành.. Thánh Bonaventura đã biết thiết lập một quan hệ sâu xa và lâu bền với thánh Phanxicô, kín múc từ vị Thánh Nghèo thành Assisi lối sống khổ hạnh và biệt tài phục vụ Giáo Hội. Anh chị em gìn giữ cẩn trọng thánh tích quí giá là Cánh Tay Thánh của vị Đồng Hương lừng danh này, đồng thời giữ cho ký ức về thánh nhân được luôn sinh động, và đào sâu đạo lý của Người, đặc biệt là qua Trung Tâm Nghiên Cứu về Thánh Bonaventura do Bonaventura Tecchi thành lập, hàng năm trung tâm vẫn tổ chức các hội nghị nghiên cứu về thánh nhân.
ĐTC nhận xét rằng: “Thật không dễ tổng hợp đạo lý sâu rộng về triết học, thần học và thần bí học mà thánh Bonaventura để lại cho chúng ta. Trong năm Linh Mục này, tôi muốn đặc biệt mời gọi các linh mục hãy theo học tại trường của vị Đại Tiến Sĩ này của Giáo Hội để đào sâu giáo huấn khôn ngoan của thánh nhân được ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô. Thánh nhân hướng dẫn mỗi bước tiến trong sự suy luận và hướng đi thần bí của ngài theo sự khôn ngoan được triển nở trong sự thánh thiện, tiến qua những cấp bực khác nhau: từ cấp mà ngài gọi là ”sự khôn ngoan đồng nhất” liên quan tới những nguyên tắc cơ bản của tri thức, tới ”sự khôn ngoan đa dạng” hệ tại ngôn ngữ huyền bí của Kinh Thánh, rồi tới sự ”khôn ngoan toàn dạng' (Omniforme), nhìn nhận nơi mỗi thực tại thụ tạo phản ánh của Đấng Tạo Hóa, cho đến ”sự khôn ngoan vô dạng” (informe), nghĩa là kinh nghiệm về sự tiếp xúc thần bí thân mật với Thiên Chúa, khi mà trí tuệ con người gần chạm tới Mầu Nhiệm Vô Cùng trong thinh lặng (Cf J. Ratzinger, San Bonaventura e la teologia della storia, Ed. Porziuncola, 2006, pp.92ss). Ngoài ra, khi nhắc đến Nhà Nghiên cứu uyên thâm và yêu mến sự khôn ngoan này, tôi muốn khuyến khích và bày tỏ lòng quí chuộng đối với sự phục vụ cộng đồng Giáo Hội mà các nhà thần học được kêu gọi thực hiện cho đức tin tìm kiếm trí tuệ, và đức tin chính là ”bạn của trí thông minh”, trở thành sự sống mới trong dự phóng của Thiên Chúa.
”Chiều hôm nay, từ gia sản đạo lý và thần bí phong phú của thánh Bonaventura, tôi chỉ muốn rút ra vài đường hướng suy tư, có thể hữu ích cho hành trình mục vụ của cộng đồng giáo phận Viterbo của anh chị em. Trước tiên, thánh nhân là một người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa từ khi theo học tại Paris, và vẫn tiếp tục như vậy cho đến khi qua đời. Trong các tác phẩm, thánh Bonaventura cho thấy hành trình phải theo. Thánh nhân viết: ”Vì Thiên Chúa ở trên cao, nên tâm trí cần hết sức hướng lên Chúa” (De reductione artium ad theologiam, n.25). Qua xác quyết này, thánh nhân phác họa con đường đức tin dấn thân, trong đó không phải chỉ ”đọc mà không có sự xoa dầu, suy luận mà không có lòng sùng mộ, nghiên cứu mà không ngưỡng mộ, cứu xét mà không phấn khởi vui mừng, chăm chỉ mà không có lòng đạo đức, tri thức mà không có lòng bác ái, thông minh mà không có sự khiêm nhường, học hỏi mà không có ơn thánh Chúa, là chiếc gương mà không có sự khôn ngoan được Chúa soi sáng” (Itinerarium mentis in Deum, prol. 4). Con đường thanh tẩy này bao trùm toàn thể con người, để qua Chúa Kitô, đi tới tình yêu biến đổi của Chúa Ba Ngôi. Và vì Chúa Kitô, vẫn luôn là Thiên Chúa và là con người, tạo nên nơi các tín hữu một công trình sáng tạo mới nhờ ơn thánh của Chúa, nên việc tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trở thành sự chiêm ngắm Chúa trong tâm hồn, ”nơi mà Chúa ngự cùng với các hồng ân khôn cùng của tình yêu Chúa” (Ibv. IV,4), để sau cùng được đưa vào trong Chúa. Vì thế, đức tin là sự kiện toàn những khả năng tri thức của chúng ta và là sự tham phần vào sự ý thức của Thiên Chúa về chính Ngài và về thế giới, niềm hy vọng mà chúng ta cảm nghiệm thấy như một sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa, Đấng sẽ đánh dấu sự hoàn tất viên mãn tình bạn ngay từ bây giờ đang liên kết chúng ta với Chúa. Chính đức ái dẫn đưa chúng ta vào trong đời sống thần linh, làm cho chúng ta coi mọi người là anh chị em chúng ta, theo ý muốn của Cha Chung trên trời.
ĐTC nhận xét rằng: ”Thánh Bonaventura không những là người tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng còn là một ca sĩ như thiên thần về công trình sáng tạo: theo gương thánh Phanxicô, thánh nhân học cách ”ca tụng Thiên Chúa trong tất cả các thụ tạo và nhờ mọi thụ tạo”, trong đó ”có phản ánh toàn năng, sự khôn ngoan và lòng từ nhân của Đấng Tạo Hóa” (Ibid. I,10). Thánh Bonaventura trình bày cho thế giới hồng ân tình yêu của Thiên Chúa cho con người, một cái nhìn tích cực: Người nhìn nhận trong đó phản ánh sự Tốt Lành và Vẻ Đẹp tột đỉnh là chính Thiên Chúa, như Thánh Augustino và Phanxicô đã quả quyết. Tất cả những điều đó được Thiên Chúa ban cho chúng ta. Từ Ngài, như từ một nguồn mạch nguyên thủy, nảy sinh chân, thiện, mỹ. Hướng lên Thiên Chúa, như qua các nấc thang, chúng ta leo lên đến độ đến gần và hầu như đạt tới được Sự Thiện Tối Cao và nơi Ngài, chúng ta tìm được hạnh phúc và an bình. Ngày nay, thật là hữu ích dường nào khi ta tái khám phá vẻ đẹp và giá trị của công trình sáng tạo dưới ánh sáng lòng từ nhân và vẻ đẹp của Thiên Chúa! Thánh Bonaventura nhận xét rằng trong Chúa Kitô, chính vũ trụ có thể trở thành tiếng nói về Thiên Chúa và thúc đẩy chúng ta khám phá sự hiện diện của Chúa; vũ trụ có thể khuyên nhủ chúng ta tôn kính và tôn vinh Chúa trong tất cả mọi sự (cf Ibid. I,15). Ở đây chúng ta nhận thấy được tâm hồn của Thánh Phanxicô, vị mà Thánh Bonaventura cùng chia sẻ lòng yêu mến đối với mọi loài thụ tạo.
Sứ giả hy vọng
Trong phần kết luận, ĐTC nói: ”Thánh Bonaventura là sứ giả hy vọng. Một hình ảnh đẹp về hy vọng chúng ta tìm thấy được trong một bài giảng của thánh nhân về mùa vọng, trong đó ngài so sánh động tác của hy vọng với cách bay lượn của con chim, nó xòe đôi cánh rộng bao nhiêu có thể, và để vỗ cánh, chim sử dụng tất cả sức mạnh của nó. Theo một nghĩa nào đó, nó dùng toàn chuyển động của mình để bay lên cao. Thánh Bonaventura nói Hy vọng là bay lên. Nhưng hy vọng đòi tất cả các chi thể của chúng ta phải cử động và phóng lên cao trong cuộc sống chúng ta, hướng về những lời hứa của Thiên Chúa. Thánh nhân quả quyết ai hy vọng thì phải ngẩng đầu lên, hướng những tư tưởng của mình lên cao, đưa cuộc sống của chúng ta hướng thượng, nghĩa là hướng về Thiên Chúa” (Sermo XVI, Chúa nhật I Mùa vọng, Opera omnia, IX, 40a).
ĐTC nhận xét rằng: ”Trong bài diễn văn, ông thị trưởng đã đặt câu hỏi: ”Làng Bagnoregio sẽ ra sao ngày mai?”. Trong thực tế, tất cả chúng ta đều tự hỏi về tương lai của mình và thế giới, và câu hỏi này có liên hệ rất nhiều tới niềm hy vọng, mà tâm hồn mỗi người đều khao khát. Trong thông điệp Spe salvi, tôi đã ghi nhận rằng không phải bất kỳ thứ hy vọng nào cũng đủ để đương đầu và vượt thắng được những khó khăn hiện tại; điều tối cần thiết là cần có một niềm hy vọng đáng tin cậy, mang lại cho chúng ta xác tín chắc chắn đạt tới một mục tiêu cao cả, biện minh cho sự vất vả trong cuộc hành trình” (Xc n.1). Chỉ với niềm hy vọng lớn lao và chắc chắn như thế, mới bảo đảm cho chúng ta rằng mặc dù những thất bại trong đời sống bản thân và những mâu thuẫn của lịch sử nói chung, quyền năng không thể tiêu diệt được Tình Yêu vẫn luôn giữ gìn chúng ta”. Khi được niềm hy vọng như thế nâng đỡ, chúng ta sẽ không bao giờ bị nguy cơ đánh mất can đảm trong việc góp phần vào phần rỗi của nhân loại, như các thánh đã làm, mở rộng bản thân và thế giới cho Thiên Chúa ngự vào: chân lý, tình thương và sự thiện” (Xc n.35). Xin Thánh Bonaventura giúp chúng ta mở rộng đôi cánh hy vọng, thúc đẩy chúng ta trở thành những người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa như thánh nhân, thành người ca ngợi vẻ đẹp của công trình sáng tạo và làm chứng về Tình Yêu và Vẻ Đẹp làm chuyển động mọi sự”.
Sau khi ban phép lành cho tất cả các tín hữu, ĐTC đã đáp trực thăng vào lúc quá 7 giờ để trở về Castel Gandolfo, cách đó hơn 100 cây số, kết thúc cuộc viếng thăm mục vụ thứ 16 tại Italia.
Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý - Lex Orandi, Lex Credendi: Lời Chúa trong việc Cử Hành Các Bí Tích
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
10:36 07/09/2009
Lời dịch giả: Hội Thánh luôn khẳng định rằng “Bí Tích Thánh Thể là trung tâm và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu” bởi vì trong Bí Tích Thánh Thể người tín hữu được nuôi dưỡng bằng hai bàn tiệc: Bàn Tiệc Lời Chúa và Bàn Tiệc Thánh Thể. Lời Chúa dạy chúng ta phải sống thế nào để mỗi ngày một trở nên giống Đức Kitô hơn. Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta và ban sức mạnh để chúng ta sống những điều Chúa dạy. Tóm lại Bí Tích Thánh Thể đem chúng ta đến gặp gỡ Đức Kitô để được Người ban Lời Hằng Sống và Bánh Trường Sinh. Muốn cho các tín hữu nhận thức được tầm quan trọng của các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong đời sống, thì chính những người có bổn phận dạy Giáo Lý cũng phải ý thức điều này và đem ra thực hành trong đời sống của mình, đặc biệt là trong việc cử hành Phụng Vụ.
Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Người vẫn ở cùng Thiên Chúa ngay từ đầu.
Ngôi Lời đã trở thành người phàm
và ở giữa chúng ta.
Chúng tôi đã thấy vinh quang của Người,
như vinh quang của Con Một Chúa Cha,
Ðầy ân sủng và chân lý.
(Ga 1:1-2, 14)
Phần mở đầu của Tin Mừng Thánh Gioan nói lên thật chính xác thần học về Nhập Thể: Chúa Giêsu làm một với Đức Chúa Cha từ nguyên thủy (là Thiên Chúa thật), và Người đã trở thành người phàm và đã sống như một người trong chúng ta (người thật). Kinh Tiền Tụng Lễ Giáng Sinh cũng xác nhận rõ ràng về mầu nhiệm Nhập Thể: “Vì nhờ mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, một luồng sáng mới từ vinh quang Chúa chiếu rọi vào tâm trí chúng con, để khi nhận biết Thiên Chúa xuất hiện hữu hình, và nhờ Người lôi cuốn, mà chúng con yêu mến Ðấng vô hình” (Sách Lễ Rôma). Khi Hội Thánh gặp gỡ Đức Kitô trong việc cử hành các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, một “cuộc nhập thể” xảy ra; “một Lời” làm “người”. Và khi một lời đặc biệt được nói lên, thì một bình diện của Đức Tin được xác nhận trong vật thể và hình dạng. Đó là bản chất của Phụng Vụ Hội Thánh, mà trong đó các tín hữu gặp gỡ Đức Kitô trong những dấu chỉ bí tích; những sự diễn tả hữu hình hay “sự nhập thể” của sự hiện diện của Đức Kitô. Bài này tìm hiểu vai trò của Lời Chúa trong đời sống Phụng Vụ của Hội Thánh, chú trọng đặc biệt đến hai bình diện: việc công bố và làm chứng cho Đức Tin trong phạm vi Phụng Vụ, và việc sử dụng Thánh Kinh trong việc cử hành Phụng Vụ.
Lex orandi, lex credendi đã trở thành một loại giáo điều của thần học Phụng Vụ, nhất là trong những năm sau Công Đồng Vaticanô II. Dịch theo nghĩa đen, câu này có nghĩa là “Luật cầu nguyện là Luật Đức Tin”. Châm ngôn này phỏng theo những lời của Thánh Prosper thành Aquitaine, một tác giả đương thời với Thánh Augustinô. Câu gốc là, ut legem credendi lex statuat supplicandi (rằng luật cầu nguyện thiết lập luật Đức Tin), nhấn mạnh đến sự hiểu biết rằng giáo huấn của Hội Thánh (lex credendi) được công bố và bày tỏ rõ ràng trong việc cử hành Phụng Vụ và cầu nguyện (lex orandi). Chúng ta hiểu điều này có nghĩa là cầu nguyện và phụng tự là cách bày tỏ Đức Tin đầu tiên. Phụng vụ làm cho người ta tham dự vào Đức Tin bằng một cách mà việc chỉ nghĩ về Thiên Chúa hay học về Đức Tin không thể tự nhiên thực hiện được. Nói cách khác, trong các tác động phụng tự, các tín hữu gia nhập cuộc đàm đạo với Thiên Chúa và tham gia vào một liên hệ linh hoạt và cá nhân với Đức Chúa Giêsu Kitô, đồng thời từng phần tử của cộng đồng trong Phụng Vụ liên kết với nhau như những phần tử của Nhiệm Thể Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần, trong khi họ cùng nhau mong đợi niềm hy vọng ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa đã hứa trong Nước Trời. Thần học, Kitô học, Giáo hội học, Thần Khí học và Cánh chung học tất cả đều được diễn tả trong lời nói và việc làm, dấu chỉ và biểu tượng, trong các cử chỉ Phụng Vụ.
Việc rao giảng Lời Chúa đầu tiên của các Tông Đồ, kerygma, được hiểu ngầm là xảy ra cách đặc biệt trong Phụng Vụ, trong việc cử hành Thánh Lễ. Thánh Phaolô diễn tả chức năng này của Phụng Vụ: “Vì mỗi lần anh em ăn Bánh và uống Chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới ngày Chúa đến” (1 Cor 11:26). Ngay cả ngày nay, Hội Thánh vẫn hiểu sự liên quan mật thiết giữa Phụng Vụ và Đức Tin. Trong Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý (National Directory for Catechesis - NDC), Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) nói rằng: “Đức Tin và phụng tự liên quan mật thiết với nhau như trong thời Hội Thánh Sơ Khai: Đức Tin tập họp cộng đồng lại để thờ phượng, và việc thờ phượng canh tân Đức Tin của cộng đồng” (NDC, số 32).
Giáo Lý dự tòng được phục hồi trong Nghi Thức Khai Tâm Kitô Giáo cho Người Trưởng Thành (RCIA) trù liệu một giáo huấn mà “trong đó việc trình bày toàn thể giáo huấn Công Giáo cũng làm sáng tỏ Đức Tin, cùng hướng tâm hồn người ta về Thiên Chúa, bồi dưỡng việc tham gia Phụng Vụ, gợi hứng cho hoạt động tông đồ, và nuôi dưỡng một đời sống hoàn toàn theo tinh thần của Đức Kitô” (số 78). Như thế mục đích của giai đoạn dự tòng là quảng bá sự hiểu biết rằng Phụng Vụ và Bí Tích không những chỉ dạy Giáo Lý trong việc công bố Lời Chúa và bài giảng, mà còn cả trong việc cử hành các nghi thức. Nghi Thức Khai Tâm phục hồi một phong tục cổ kính dành cho việc dạy Giáo Lý về các Bí Tích, mà nhiều nơi trong Hội Thánh ngày nay hầu như không biết đến. Nếu chúng ta làm theo truyền thống cổ truyền, thì việc dạy Giáo Lý về các Bí Tích không những chỉ được cung cấp trong giai đoạn dự tòng mà còn cả trong giai đoạn ngay sau khi họ đã lãnh nhận các Bí Tích gọi là “Giáo Lý Nhiệm Hiệp” (Mystagogical Catechesis), là Giáo Lý mở ra “những mầu nhiệm” mà họ đã cử hành. Chương Trình Khai Tâm giải thích rằng trong giai đoạn học Giáo Lý Nhiệm Hiệp, những người tân tòng được “dẫn vào một sự hiểu biết đầy đủ và có hiệu quả hơn về những mầu nhiệm mà họ đã học qua sứ điệp Tin Mừng và trên hết qua kinh nghiệm của họ về những Bí Tích mà họ đã lãnh nhận” (số 245). Tiến trình này nhấn mạnh đến chính những mầu nhiệm là nguồn gốc của việc rao giảng và giáo huấn về Đức Tin.
Thánh Cyrillô thành Giêrusalem, Giám Mục Giêrusalem vào thế kỷ thứ tư, đã viết và ban hành những bài Giáo Lý dài xoay quanh các Bí Tích Khai Tâm. Một số bài được đưa cho các ứng viên Rửa Tội trong những tuần lễ trước ngày Rửa Tội, một số bài khác được trao cho họ sau khi đã Rửa Tội. Trước khi Rửa Tội, các bài của ngài đặt trọng tâm vào Kinh Tin Kính. Các bài Giáo Lý hậu Rửa Tội, Giáo Lý Nhiệm Hiệp của Thánh Cyrillô, dạy họ về bản chất của chính các Bí Tích. Mở đầu bài thứ nhất của các bài ấy, Thánh Cyrillô viết:
“Các con cái quý yêu thật sự được sinh ra của Hội Thánh. Từ lâu cha vẫn ước ao nói với các con về những Mầu Nhiệm thuộc về tinh thần và Thiên Quốc; nhưng vì biết rõ rằng, được thấy thì dễ thuyết phục hơn là được nghe, nên cha đã đợi đến mùa này; rằng thấy các con mở lòng ra hơn để đón những ảnh hưởng của lời cha vì các con kinh nghiệm điều này, cha phải dẫn các con đến đồng cỏ sáng lạn và thơm tho hơn của thiên đàng hiện tại; đặc biệt là như các con đã được trở nên xứng đáng hơn để lãnh nhận những Mầu Nhiệm thánh, đã được coi là xứng đáng với Bí Tích Rửa Tội ban sự sống của Thiên Chúa. Cho nên việc còn lại là dọn cho các con một bảng giáo huấn hoàn hảo hơn, vậy bây giờ hãy dạy các con chính xác về những điều này, để các con biết được ý nghĩa sâu xa hơn về những gì được làm trong buổi tối các con Rửa Tội” (Th. Cyrillô thành Giêrusalem, Giáo Lý Nhiệm Hiệp).
Điều mà Thánh Cyrillô chứng tỏ là giáo huấn về các Bí Tích có ích lợi từ bối cảnh là đã cử hành chúng. Ân sủng được Thiên Chúa ban từ các Bí Tích là điều soi sáng người ta; chỉ nói về các Bí Tích mà thôi thì chưa đủ. Mặc dù ngài giảng dạy cho những người trưởng thành vừa được Rửa Tội, phương pháp của Thánh Cyrillô có thể được áp dụng cho các Bí Tích Khai Tâm được cử hành với những người trẻ (trẻ em trong tuổi học Giáo Lý và các thanh thiếu niên) và rộng ra là việc đào luyện các tín hữu cũng như Giáo Lý viên cách trương kỳ. ĐTC Bênêđictô XVI, trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis đã giải thích tường tận về liên hệ giữa các Bí Tích và sự hiểu biết của chúng ta về Đức Tin:
“Đức tin của Hội Thánh tự bản chất là Đức Tin vào Thánh Thể và được nuôi dưỡng cách đặc biệt nơi Bàn Tiệc Thánh Thể. Đức tin và các Bí Tích là hai bình diện bổ túc cho nhau của đời sống Hội Thánh. Được đánh thức bằng việc công bố Lời Chúa, Đức Tin được nuôi dưỡng và lớn lên nhờ cuộc gặp gỡ đầy ân sủng với Chúa Phục Sinh, là cuộc gặp gỡ xảy ra trong các Bí Tích. “Đức Tin được diễn tả trong nghi lễ và nghi lễ củng cố cùng làm cho Đức Tin được thêm vững mạnh” (số 6).
Cộng với chính các nghi lễ (lex orandi), là điều thông truyền những gì Hội Thánh tin (lex credendi), Phụng Vụ cũng sử dụng rất nhiều Lời Chúa trong Thánh Kinh. Mỗi nghi thức Phụng Vụ (kể cả việc cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích khác, Phụng Vụ Giờ Kinh, và những nghi lễ khác trong Nghi Thức Rôma – Rituale Romanum) bao gồm việc công bố một hay nhiều bài đọc trong Thánh Kinh, đặc biệt là những bài đọc trích từ các sách Tin Mừng. Chính những bản văn Phụng Vụ - các lời cầu nguyện, khuyến dụ và các lời chúc tụng - đều cũng được rút ra từ Thánh Kinh: các hình ảnh đặc biệt, các lời nói, và những lời diễn tả thường được trích ra trực tiếp từ các bản văn Thánh Kinh. Sách Thánh Vịnh, “sách kinh nguyện” đầu tiên của Hội Thánh, luôn luôn là nguồn mạch của ngôn ngữ cầu nguyện trong Phụng Vụ. Tuy nhiên mối tương quan giữa Phụng Vụ và Lời Chúa được viết trên văn tự không ngừng lại ở đây. Có bằng chứng là chính một số bản văn trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước chịu ảnh hưởng bởi việc phụng tự theo Phụng Vụ. Thí dụ, trong Cựu Ước, câu chuyện về Lễ Vượt Qua đầu tiên trong sách Xuất Hành được truyền lại trước tiên qua truyền thống trong việc cử hành nghi lễ Vượt Qua trước khi được viết thành văn. Trong Tân Ước, các Thư của Thánh Phaolô chứa đựng những lời diễn tả có lẽ đã được dùng trong kinh nguyên Phụng Vụ, như tường thuật về Thánh Thể trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô (11:23-26), và những bài thánh thi chúc tụng thời sơ khai như Thánh Thi về Kitô học trong Thư gửi tín hữu Phlipphê (2:6-11).
Trong số nhiều thay đổi mà việc canh tân Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô II đem lại là việc mở rộng vai trò của Thánh Kinh trong Phụng Vụ. Hiến Chương về Phụng Vụ Thánh, Sacrosanctum Concilium (SC), ghi nhận cách đặc biệt chỗ đứng của Thánh Kinh trong Phụng Vụ:
“Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng trong việc cử hành Phụng Vụ. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những bài để đọc, và để giải thích trong các bài giảng, cùng những Thánh Vịnh để hát. Chính từ Thánh Kinh mà những lời kinh, lời cầu nguyện, và các bài Thánh Ca rút ra được nguồn cảm hứng cùng sức mạnh, và các động tác và các biểu hiệu trở thành có ý nghĩa. Vì vậy, để đạt được việc canh tân, phát triển và thích ứng Phụng Vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh nồng nhiệt và sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Ðông phương và Tây phương minh chứng” (SC, Số 24).
Hiến Chương Phụng Vụ Thánh sau đó đưa ra mục tiêu của việc hình thành Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ: “Phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh ra hơn nữa để bàn tiệc lời Chúa được bày dọn cách phong phú hơn cho các tín hữu. Nhờ thế, một phần tiêu biểu hơn của Thánh Kinh sẽ được đọc cho dân chúng trong khoảng một số năm ấn định” (SC, số 51). Kết quả là quyết định mở rộng chu kỳ của các bài đọc Thánh Kinh ngày Chúa Nhật từ một năm ra thành ba năm, cũng như việc thêm vào đó các bài đọc từ Cựu Ước, để rồi giờ đây có ba bài đọc Thánh Kinh (cộng thêm Bài Đáp Ca bằng Thánh Vịnh) trong Thánh Lễ Chúa Nhật và các Lễ Trọng.
Phần lớn Phụng Vụ Lời Chúa trong việc cử hành Thánh Thể (Thánh Lễ) là việc công bố các bài đọc Thánh Kinh. Bài giảng đi theo sau các bài đọc dùng để mở Thánh Kinh ra và liên kết bài đọc với đời sống của các Tín Hữu. Bài giảng được dùng để “nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu” (Chỉ Dẫn Chung và Sách Lễ Rôma [GIRM], số 65). Tuy nhiên, Phụng Vụ Lời Chúa không phải chỉ có việc công bố. Hội Thánh mời gọi các tín hữu đáp lại Lời Chúa trong tác động Phụng Vụ đi theo sau đó, khi họ “xác nhận việc tuân theo Lời Chúa bằng cách Tuyên Xưng Đức Tin. Cuối cùng, sau khi đã được Lời Chúa nuôi dưỡng, họ dâng lên những lời cầu xin trong Lời Nguyện Giáo Dân” (GIRM, số 55). Trong những tác động Phụng Vụ này, việc Chúa chữa lành con gái ông Giairô và người phụ nữ bị băng huyết được diễn lại - rằng “Lời” làm “người” – khi cộng đồng Phụng Vụ tuyên xưng Đức Tin và tìm Ơn Cứu Độ trong đó: “Đức Tin của con đã chữa con” (x. Mt 5:21-43; Mt 9:18-26; Lc 8:40-56).
Lex orandi, lex credendi diễn tả cách chính xác sự liên hệ giữa việc cử hành Phụng Vụ trong phụng tự và việc đào luyện (dạy Giáo Lý) các tín hữu. Một đàng, Phụng Vụ công bố Lời Chúa, không những chỉ bằng lời nhưng còn bằng dấu hiệu và biểu hiệu. Các tín hữu tuyên xưng Đức Tin của họ trong việc cử hành Phụng Vụ. Cho nên những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý có thể dùng kinh nghiệm cầu nguyện như là khởi điểm cho việc nhiệm hiệp, như Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý (NDC) giải thích: “[việc dạy Giáo Lý] phát sinh từ Phụng Vụ nếu nó giúp người ta thờ phượng Thiên Chúa và suy nghĩ về những cảm nghiệm của họ về những lời nói, dấu hiệu, nghi thức, và biểu hiệu được diễn tả trong Phụng Vụ; để phân biệt sự quan hệ đặc biệt của việc tham gia của họ trong Phụng Vụ; và để đáp lại lời mời gọi truyền giáo, để làm nhân chứng và để phục vụ” (NDC, số 33). Đàng khác, để cho Phụng Vụ trở thành nguồn mạch của việc đào luyện cách hiệu quả, các tín hữu phải được sửa soạn để gặp gỡ Đức Kitô trong các mầu nhiệm và đào sâu chính sự hiểu biết của họ về Đức Tin ấy. Việc dạy Giáo Lý phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này (x. NDC, só 33). Những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý không nên cố gắng giải thích quá chi tiết mọi sự để làm giảm hiệu năng của kinh nghiệm của các tín hữu đối với mầu nhiệm này. Việc chuẩn bị cho các Bí Tích phải giúp các tín hữu cảm nghiệm được ân sủng của những mầu nhiệm đang được cử hành. ĐTC Bênêđictô XVI gọi các Bí Tích, đặc biệt Bí Tích Thánh Thể, là “cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh” (Sacramentum Caritatis, số 6). Như thế, việc chuẩn bị cho các Bí Tích phải sửa soạn các ứng viên để gặp gỡ Đức Kitô.
Việc cử hành chính các nghi thức phải được thực thi cách nào đó để giúp các tín hữu gặp Đức Kitô. Việc chúng ta chuẩn bị, diễn lại, và cử hành các nghi thức có thể góp phần vào việc giúp các tín hữu cảm nghiệm được sự linh thánh. Các Bí Tích không phải là những trò ma thuật, mà là những phương tiện giúp người ta cảm nghiệm. Như ĐTC Bênêđictô XVI giải thích trong Sacramentum Caritatis, “‘Bài Giáo Lý hay nhất về Bí Tích Thánh Thể chính là Thánh Lễ, được cử hành cách chu đáo’. Tự bản chất, Phụng Vụ có thể có hiệu quả sư phạm trong việc giúp các tín hữu đi sâu hơn vào mầu nhiệm được cử hành. Đó là lý do tại sao truyền thống cổ truyền nhất của Hội Thánh, tiến trình đào luyện các Kitô hữu luôn luôn có đặc tính cảm nghiệm” (số 64). Công Đồng Vaticanô II gọi việc “tham dự cách trọn vẹn, có ý thức và linh hoạt” trên hết là sự tham dự nội tâm trong việc gặp gỡ mầu nhiệm được cử hành” (x. Sacramentum Caritatis, số 52). Việc đào luyện và chuẩn bị bằng cách học Giáo Lý phải giúp người ta tham dự cách nội tâm, ở tầm mức của tâm hồn và linh hồn.
Trong Hội Thánh thời sơ khai, chính việc cử hành Phụng Vụ và các kinh nguyện của Hội Thánh đã đưa đến việc phát huy những lời trình bày Đức tin cách mạch lạc - chứ không phải ngược lại. Theo sự phát triển ấy, thì rõ ràng là nếu các Bí Tích được cử hành cách chu đáo và được cảm nghiệm cách sâu xa có quyền năng soi sáng, giáo huấn, làm chứng cho những gì Hội Thánh tuyên xưng và tin khi chúng ta mừng Đức Kitô và quyền năng cứu độ của cái chết và sự Phục Sinh của Người trong đời sống mình. Những người chuẩn bị và cử hành Phụng Vụ, lex orandi, cũng như những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý, lex credendi, cần phải tin tưởng rằng các Bí Tích có thể và sẽ làm được như thế: rằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa sẽ làm cho các tín hữu được hứng khởi để sống một đời Kitô hữu chân chính, lex vivendi.
LM. Rick Hilgartner
Trong tài liệu về Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HDGMHK.
* * *
Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Người vẫn ở cùng Thiên Chúa ngay từ đầu.
Ngôi Lời đã trở thành người phàm
và ở giữa chúng ta.
Chúng tôi đã thấy vinh quang của Người,
như vinh quang của Con Một Chúa Cha,
Ðầy ân sủng và chân lý.
(Ga 1:1-2, 14)
Phần mở đầu của Tin Mừng Thánh Gioan nói lên thật chính xác thần học về Nhập Thể: Chúa Giêsu làm một với Đức Chúa Cha từ nguyên thủy (là Thiên Chúa thật), và Người đã trở thành người phàm và đã sống như một người trong chúng ta (người thật). Kinh Tiền Tụng Lễ Giáng Sinh cũng xác nhận rõ ràng về mầu nhiệm Nhập Thể: “Vì nhờ mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, một luồng sáng mới từ vinh quang Chúa chiếu rọi vào tâm trí chúng con, để khi nhận biết Thiên Chúa xuất hiện hữu hình, và nhờ Người lôi cuốn, mà chúng con yêu mến Ðấng vô hình” (Sách Lễ Rôma). Khi Hội Thánh gặp gỡ Đức Kitô trong việc cử hành các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể, một “cuộc nhập thể” xảy ra; “một Lời” làm “người”. Và khi một lời đặc biệt được nói lên, thì một bình diện của Đức Tin được xác nhận trong vật thể và hình dạng. Đó là bản chất của Phụng Vụ Hội Thánh, mà trong đó các tín hữu gặp gỡ Đức Kitô trong những dấu chỉ bí tích; những sự diễn tả hữu hình hay “sự nhập thể” của sự hiện diện của Đức Kitô. Bài này tìm hiểu vai trò của Lời Chúa trong đời sống Phụng Vụ của Hội Thánh, chú trọng đặc biệt đến hai bình diện: việc công bố và làm chứng cho Đức Tin trong phạm vi Phụng Vụ, và việc sử dụng Thánh Kinh trong việc cử hành Phụng Vụ.
Lex orandi, lex credendi đã trở thành một loại giáo điều của thần học Phụng Vụ, nhất là trong những năm sau Công Đồng Vaticanô II. Dịch theo nghĩa đen, câu này có nghĩa là “Luật cầu nguyện là Luật Đức Tin”. Châm ngôn này phỏng theo những lời của Thánh Prosper thành Aquitaine, một tác giả đương thời với Thánh Augustinô. Câu gốc là, ut legem credendi lex statuat supplicandi (rằng luật cầu nguyện thiết lập luật Đức Tin), nhấn mạnh đến sự hiểu biết rằng giáo huấn của Hội Thánh (lex credendi) được công bố và bày tỏ rõ ràng trong việc cử hành Phụng Vụ và cầu nguyện (lex orandi). Chúng ta hiểu điều này có nghĩa là cầu nguyện và phụng tự là cách bày tỏ Đức Tin đầu tiên. Phụng vụ làm cho người ta tham dự vào Đức Tin bằng một cách mà việc chỉ nghĩ về Thiên Chúa hay học về Đức Tin không thể tự nhiên thực hiện được. Nói cách khác, trong các tác động phụng tự, các tín hữu gia nhập cuộc đàm đạo với Thiên Chúa và tham gia vào một liên hệ linh hoạt và cá nhân với Đức Chúa Giêsu Kitô, đồng thời từng phần tử của cộng đồng trong Phụng Vụ liên kết với nhau như những phần tử của Nhiệm Thể Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần, trong khi họ cùng nhau mong đợi niềm hy vọng ơn Cứu Độ mà Thiên Chúa đã hứa trong Nước Trời. Thần học, Kitô học, Giáo hội học, Thần Khí học và Cánh chung học tất cả đều được diễn tả trong lời nói và việc làm, dấu chỉ và biểu tượng, trong các cử chỉ Phụng Vụ.
Việc rao giảng Lời Chúa đầu tiên của các Tông Đồ, kerygma, được hiểu ngầm là xảy ra cách đặc biệt trong Phụng Vụ, trong việc cử hành Thánh Lễ. Thánh Phaolô diễn tả chức năng này của Phụng Vụ: “Vì mỗi lần anh em ăn Bánh và uống Chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới ngày Chúa đến” (1 Cor 11:26). Ngay cả ngày nay, Hội Thánh vẫn hiểu sự liên quan mật thiết giữa Phụng Vụ và Đức Tin. Trong Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý (National Directory for Catechesis - NDC), Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) nói rằng: “Đức Tin và phụng tự liên quan mật thiết với nhau như trong thời Hội Thánh Sơ Khai: Đức Tin tập họp cộng đồng lại để thờ phượng, và việc thờ phượng canh tân Đức Tin của cộng đồng” (NDC, số 32).
Giáo Lý dự tòng được phục hồi trong Nghi Thức Khai Tâm Kitô Giáo cho Người Trưởng Thành (RCIA) trù liệu một giáo huấn mà “trong đó việc trình bày toàn thể giáo huấn Công Giáo cũng làm sáng tỏ Đức Tin, cùng hướng tâm hồn người ta về Thiên Chúa, bồi dưỡng việc tham gia Phụng Vụ, gợi hứng cho hoạt động tông đồ, và nuôi dưỡng một đời sống hoàn toàn theo tinh thần của Đức Kitô” (số 78). Như thế mục đích của giai đoạn dự tòng là quảng bá sự hiểu biết rằng Phụng Vụ và Bí Tích không những chỉ dạy Giáo Lý trong việc công bố Lời Chúa và bài giảng, mà còn cả trong việc cử hành các nghi thức. Nghi Thức Khai Tâm phục hồi một phong tục cổ kính dành cho việc dạy Giáo Lý về các Bí Tích, mà nhiều nơi trong Hội Thánh ngày nay hầu như không biết đến. Nếu chúng ta làm theo truyền thống cổ truyền, thì việc dạy Giáo Lý về các Bí Tích không những chỉ được cung cấp trong giai đoạn dự tòng mà còn cả trong giai đoạn ngay sau khi họ đã lãnh nhận các Bí Tích gọi là “Giáo Lý Nhiệm Hiệp” (Mystagogical Catechesis), là Giáo Lý mở ra “những mầu nhiệm” mà họ đã cử hành. Chương Trình Khai Tâm giải thích rằng trong giai đoạn học Giáo Lý Nhiệm Hiệp, những người tân tòng được “dẫn vào một sự hiểu biết đầy đủ và có hiệu quả hơn về những mầu nhiệm mà họ đã học qua sứ điệp Tin Mừng và trên hết qua kinh nghiệm của họ về những Bí Tích mà họ đã lãnh nhận” (số 245). Tiến trình này nhấn mạnh đến chính những mầu nhiệm là nguồn gốc của việc rao giảng và giáo huấn về Đức Tin.
Thánh Cyrillô thành Giêrusalem, Giám Mục Giêrusalem vào thế kỷ thứ tư, đã viết và ban hành những bài Giáo Lý dài xoay quanh các Bí Tích Khai Tâm. Một số bài được đưa cho các ứng viên Rửa Tội trong những tuần lễ trước ngày Rửa Tội, một số bài khác được trao cho họ sau khi đã Rửa Tội. Trước khi Rửa Tội, các bài của ngài đặt trọng tâm vào Kinh Tin Kính. Các bài Giáo Lý hậu Rửa Tội, Giáo Lý Nhiệm Hiệp của Thánh Cyrillô, dạy họ về bản chất của chính các Bí Tích. Mở đầu bài thứ nhất của các bài ấy, Thánh Cyrillô viết:
“Các con cái quý yêu thật sự được sinh ra của Hội Thánh. Từ lâu cha vẫn ước ao nói với các con về những Mầu Nhiệm thuộc về tinh thần và Thiên Quốc; nhưng vì biết rõ rằng, được thấy thì dễ thuyết phục hơn là được nghe, nên cha đã đợi đến mùa này; rằng thấy các con mở lòng ra hơn để đón những ảnh hưởng của lời cha vì các con kinh nghiệm điều này, cha phải dẫn các con đến đồng cỏ sáng lạn và thơm tho hơn của thiên đàng hiện tại; đặc biệt là như các con đã được trở nên xứng đáng hơn để lãnh nhận những Mầu Nhiệm thánh, đã được coi là xứng đáng với Bí Tích Rửa Tội ban sự sống của Thiên Chúa. Cho nên việc còn lại là dọn cho các con một bảng giáo huấn hoàn hảo hơn, vậy bây giờ hãy dạy các con chính xác về những điều này, để các con biết được ý nghĩa sâu xa hơn về những gì được làm trong buổi tối các con Rửa Tội” (Th. Cyrillô thành Giêrusalem, Giáo Lý Nhiệm Hiệp).
Điều mà Thánh Cyrillô chứng tỏ là giáo huấn về các Bí Tích có ích lợi từ bối cảnh là đã cử hành chúng. Ân sủng được Thiên Chúa ban từ các Bí Tích là điều soi sáng người ta; chỉ nói về các Bí Tích mà thôi thì chưa đủ. Mặc dù ngài giảng dạy cho những người trưởng thành vừa được Rửa Tội, phương pháp của Thánh Cyrillô có thể được áp dụng cho các Bí Tích Khai Tâm được cử hành với những người trẻ (trẻ em trong tuổi học Giáo Lý và các thanh thiếu niên) và rộng ra là việc đào luyện các tín hữu cũng như Giáo Lý viên cách trương kỳ. ĐTC Bênêđictô XVI, trong Tông Huấn Sacramentum Caritatis đã giải thích tường tận về liên hệ giữa các Bí Tích và sự hiểu biết của chúng ta về Đức Tin:
“Đức tin của Hội Thánh tự bản chất là Đức Tin vào Thánh Thể và được nuôi dưỡng cách đặc biệt nơi Bàn Tiệc Thánh Thể. Đức tin và các Bí Tích là hai bình diện bổ túc cho nhau của đời sống Hội Thánh. Được đánh thức bằng việc công bố Lời Chúa, Đức Tin được nuôi dưỡng và lớn lên nhờ cuộc gặp gỡ đầy ân sủng với Chúa Phục Sinh, là cuộc gặp gỡ xảy ra trong các Bí Tích. “Đức Tin được diễn tả trong nghi lễ và nghi lễ củng cố cùng làm cho Đức Tin được thêm vững mạnh” (số 6).
Cộng với chính các nghi lễ (lex orandi), là điều thông truyền những gì Hội Thánh tin (lex credendi), Phụng Vụ cũng sử dụng rất nhiều Lời Chúa trong Thánh Kinh. Mỗi nghi thức Phụng Vụ (kể cả việc cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích khác, Phụng Vụ Giờ Kinh, và những nghi lễ khác trong Nghi Thức Rôma – Rituale Romanum) bao gồm việc công bố một hay nhiều bài đọc trong Thánh Kinh, đặc biệt là những bài đọc trích từ các sách Tin Mừng. Chính những bản văn Phụng Vụ - các lời cầu nguyện, khuyến dụ và các lời chúc tụng - đều cũng được rút ra từ Thánh Kinh: các hình ảnh đặc biệt, các lời nói, và những lời diễn tả thường được trích ra trực tiếp từ các bản văn Thánh Kinh. Sách Thánh Vịnh, “sách kinh nguyện” đầu tiên của Hội Thánh, luôn luôn là nguồn mạch của ngôn ngữ cầu nguyện trong Phụng Vụ. Tuy nhiên mối tương quan giữa Phụng Vụ và Lời Chúa được viết trên văn tự không ngừng lại ở đây. Có bằng chứng là chính một số bản văn trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước chịu ảnh hưởng bởi việc phụng tự theo Phụng Vụ. Thí dụ, trong Cựu Ước, câu chuyện về Lễ Vượt Qua đầu tiên trong sách Xuất Hành được truyền lại trước tiên qua truyền thống trong việc cử hành nghi lễ Vượt Qua trước khi được viết thành văn. Trong Tân Ước, các Thư của Thánh Phaolô chứa đựng những lời diễn tả có lẽ đã được dùng trong kinh nguyên Phụng Vụ, như tường thuật về Thánh Thể trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô (11:23-26), và những bài thánh thi chúc tụng thời sơ khai như Thánh Thi về Kitô học trong Thư gửi tín hữu Phlipphê (2:6-11).
Trong số nhiều thay đổi mà việc canh tân Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô II đem lại là việc mở rộng vai trò của Thánh Kinh trong Phụng Vụ. Hiến Chương về Phụng Vụ Thánh, Sacrosanctum Concilium (SC), ghi nhận cách đặc biệt chỗ đứng của Thánh Kinh trong Phụng Vụ:
“Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng trong việc cử hành Phụng Vụ. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những bài để đọc, và để giải thích trong các bài giảng, cùng những Thánh Vịnh để hát. Chính từ Thánh Kinh mà những lời kinh, lời cầu nguyện, và các bài Thánh Ca rút ra được nguồn cảm hứng cùng sức mạnh, và các động tác và các biểu hiệu trở thành có ý nghĩa. Vì vậy, để đạt được việc canh tân, phát triển và thích ứng Phụng Vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh nồng nhiệt và sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Ðông phương và Tây phương minh chứng” (SC, Số 24).
Hiến Chương Phụng Vụ Thánh sau đó đưa ra mục tiêu của việc hình thành Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ: “Phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh ra hơn nữa để bàn tiệc lời Chúa được bày dọn cách phong phú hơn cho các tín hữu. Nhờ thế, một phần tiêu biểu hơn của Thánh Kinh sẽ được đọc cho dân chúng trong khoảng một số năm ấn định” (SC, số 51). Kết quả là quyết định mở rộng chu kỳ của các bài đọc Thánh Kinh ngày Chúa Nhật từ một năm ra thành ba năm, cũng như việc thêm vào đó các bài đọc từ Cựu Ước, để rồi giờ đây có ba bài đọc Thánh Kinh (cộng thêm Bài Đáp Ca bằng Thánh Vịnh) trong Thánh Lễ Chúa Nhật và các Lễ Trọng.
Phần lớn Phụng Vụ Lời Chúa trong việc cử hành Thánh Thể (Thánh Lễ) là việc công bố các bài đọc Thánh Kinh. Bài giảng đi theo sau các bài đọc dùng để mở Thánh Kinh ra và liên kết bài đọc với đời sống của các Tín Hữu. Bài giảng được dùng để “nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu” (Chỉ Dẫn Chung và Sách Lễ Rôma [GIRM], số 65). Tuy nhiên, Phụng Vụ Lời Chúa không phải chỉ có việc công bố. Hội Thánh mời gọi các tín hữu đáp lại Lời Chúa trong tác động Phụng Vụ đi theo sau đó, khi họ “xác nhận việc tuân theo Lời Chúa bằng cách Tuyên Xưng Đức Tin. Cuối cùng, sau khi đã được Lời Chúa nuôi dưỡng, họ dâng lên những lời cầu xin trong Lời Nguyện Giáo Dân” (GIRM, số 55). Trong những tác động Phụng Vụ này, việc Chúa chữa lành con gái ông Giairô và người phụ nữ bị băng huyết được diễn lại - rằng “Lời” làm “người” – khi cộng đồng Phụng Vụ tuyên xưng Đức Tin và tìm Ơn Cứu Độ trong đó: “Đức Tin của con đã chữa con” (x. Mt 5:21-43; Mt 9:18-26; Lc 8:40-56).
Lex orandi, lex credendi diễn tả cách chính xác sự liên hệ giữa việc cử hành Phụng Vụ trong phụng tự và việc đào luyện (dạy Giáo Lý) các tín hữu. Một đàng, Phụng Vụ công bố Lời Chúa, không những chỉ bằng lời nhưng còn bằng dấu hiệu và biểu hiệu. Các tín hữu tuyên xưng Đức Tin của họ trong việc cử hành Phụng Vụ. Cho nên những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý có thể dùng kinh nghiệm cầu nguyện như là khởi điểm cho việc nhiệm hiệp, như Chỉ Nam Quốc Gia về Dạy Giáo Lý (NDC) giải thích: “[việc dạy Giáo Lý] phát sinh từ Phụng Vụ nếu nó giúp người ta thờ phượng Thiên Chúa và suy nghĩ về những cảm nghiệm của họ về những lời nói, dấu hiệu, nghi thức, và biểu hiệu được diễn tả trong Phụng Vụ; để phân biệt sự quan hệ đặc biệt của việc tham gia của họ trong Phụng Vụ; và để đáp lại lời mời gọi truyền giáo, để làm nhân chứng và để phục vụ” (NDC, số 33). Đàng khác, để cho Phụng Vụ trở thành nguồn mạch của việc đào luyện cách hiệu quả, các tín hữu phải được sửa soạn để gặp gỡ Đức Kitô trong các mầu nhiệm và đào sâu chính sự hiểu biết của họ về Đức Tin ấy. Việc dạy Giáo Lý phải chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này (x. NDC, só 33). Những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý không nên cố gắng giải thích quá chi tiết mọi sự để làm giảm hiệu năng của kinh nghiệm của các tín hữu đối với mầu nhiệm này. Việc chuẩn bị cho các Bí Tích phải giúp các tín hữu cảm nghiệm được ân sủng của những mầu nhiệm đang được cử hành. ĐTC Bênêđictô XVI gọi các Bí Tích, đặc biệt Bí Tích Thánh Thể, là “cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh” (Sacramentum Caritatis, số 6). Như thế, việc chuẩn bị cho các Bí Tích phải sửa soạn các ứng viên để gặp gỡ Đức Kitô.
Việc cử hành chính các nghi thức phải được thực thi cách nào đó để giúp các tín hữu gặp Đức Kitô. Việc chúng ta chuẩn bị, diễn lại, và cử hành các nghi thức có thể góp phần vào việc giúp các tín hữu cảm nghiệm được sự linh thánh. Các Bí Tích không phải là những trò ma thuật, mà là những phương tiện giúp người ta cảm nghiệm. Như ĐTC Bênêđictô XVI giải thích trong Sacramentum Caritatis, “‘Bài Giáo Lý hay nhất về Bí Tích Thánh Thể chính là Thánh Lễ, được cử hành cách chu đáo’. Tự bản chất, Phụng Vụ có thể có hiệu quả sư phạm trong việc giúp các tín hữu đi sâu hơn vào mầu nhiệm được cử hành. Đó là lý do tại sao truyền thống cổ truyền nhất của Hội Thánh, tiến trình đào luyện các Kitô hữu luôn luôn có đặc tính cảm nghiệm” (số 64). Công Đồng Vaticanô II gọi việc “tham dự cách trọn vẹn, có ý thức và linh hoạt” trên hết là sự tham dự nội tâm trong việc gặp gỡ mầu nhiệm được cử hành” (x. Sacramentum Caritatis, số 52). Việc đào luyện và chuẩn bị bằng cách học Giáo Lý phải giúp người ta tham dự cách nội tâm, ở tầm mức của tâm hồn và linh hồn.
Trong Hội Thánh thời sơ khai, chính việc cử hành Phụng Vụ và các kinh nguyện của Hội Thánh đã đưa đến việc phát huy những lời trình bày Đức tin cách mạch lạc - chứ không phải ngược lại. Theo sự phát triển ấy, thì rõ ràng là nếu các Bí Tích được cử hành cách chu đáo và được cảm nghiệm cách sâu xa có quyền năng soi sáng, giáo huấn, làm chứng cho những gì Hội Thánh tuyên xưng và tin khi chúng ta mừng Đức Kitô và quyền năng cứu độ của cái chết và sự Phục Sinh của Người trong đời sống mình. Những người chuẩn bị và cử hành Phụng Vụ, lex orandi, cũng như những người có nhiệm vụ dạy Giáo Lý, lex credendi, cần phải tin tưởng rằng các Bí Tích có thể và sẽ làm được như thế: rằng Lời Hằng Sống của Thiên Chúa sẽ làm cho các tín hữu được hứng khởi để sống một đời Kitô hữu chân chính, lex vivendi.
LM. Rick Hilgartner
Trong tài liệu về Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HDGMHK.
ĐTC Bênêđictô XVI: Các Kitô hữu phải là dấu chỉ của Thiên Chúa Hằng Sống
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:51 07/09/2009
Vatican ngày 6 tháng 9, 2009 – Sáng nay ĐTC dùng trực thăng để đi từ Castel Gandolfo đến Viterbo. Ngài chủ tế Thánh Lễ 10:15 sáng tại thành phố Valle Faul với sự hiện diện của khoảng 10,000 tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC đã giải thích về việc Chuá Gìêsu chữa một người điếc trong Tin Mừng Thánh Marcô. Ngài nói “trong dấu chỉ này, chúng ta thấy ước muốn nhiệt thành của Chúa Giêsu trong việc chinh phục sự cô đơn và cô độc của con người, là hậu quả của tính ích kỷ của họ, và dựng nên một ‘nhân loại mới’, một nhân loại biết lắng nghe, một nhân loại biết dùng lời nói, đối thoại, truyền thông và hiệp thông. Một nhân loại ‘tốt’… không còn kỳ thị hay tẩy chay, … để thế giới trở nên một nơi có tình huynh đệ thật cho mọi người”.
Khi nhắc đến Giáo Hội tại Viterbo, ĐTC đưa ra một ưu tiên mục vụ đặc biệt: “giáo dục Đức Tin, như là một cuộc tìm kiếm, như là khai tâm Kitô Giáo, như đời sống trong Đức Kitô…. Kinh nghiệm này liên quan đến các giáo xứ, các gia đình và nhiều hội đoàn khác nhau. Các Giáo Lý viên và các nhà giáo dục được mời gọi để chứng tỏ quyết tâm và sự đóng góp của mình vào các trường học, … và đặc biệt là các trường Công Giáo”. Trong phạm vi này, ngài mời gọi các tín hữu hãy theo gương của “các nhà tiền phong chân chính của việc giáo dục Đức Tin” như Thánh Rosa Venerini (1656-1728), "một phụ nữ tiền phong thật sự trong việc học ở Ý" và Thánh Lucia Filippini (1672-1732) là vị nhờ sự giúp đỡ của ĐHY Đáng Kính Marco Antonio Barbarigo (1640-1706), đã lập ra hội 'Pious Matrons".
ĐTC nói tiếp: “Song song với việc giáo dục là việc làm chứng cho Đức Tin. Thánh Phaolô viết, Đức Tin trở thành có hiệu quả qua đức ái. Chính trong quan niệm này mà các hoạt động từ thiện của Hội Thánh được thành hình: các sáng kiến và các việc làm của Hội Thánh là dấu chỉ của Đức Tin và của Tình Yêu Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu”. ĐTC ghi nhận tại Viterbo “việc thiện nguyện đang thăng hoa và phải được đẩy mạnh, cả ở mức độ cá nhân lẫn đoàn thể. Trong Đức ái, nó có động lực và người giáo dục.”
Cuối cùng, ĐTC nhắc đến một bình diện khác của hoạt động mục vụ trong giáo phận Viterbo: “Sự ý thức về dấu chỉ của Thiên Chúa. … Lắng nghe Lời Ngài và phân biệt những dấu hiệu của Ngài phải là quan tâm của tất cả mọi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn. Và dấu chỉ hiển nhiên nhất của Thiên Chúa là việc lưu tâm đến người lân cận của mình”.
ĐTC tiếp: “Như Công Đồng Vaticanô II nói, mỗi Kitô hữu ‘phải đứng trước thế gian như là nhân chứng của sự Phục Sinh và đời sống của Chúa Giêsu và một biểu tượng của Thiên Chúa Hằng Sống’. Điều này phải được áp dụng trước tiên cho các linh mục là những người mà Đức Kitô đã chọn để hiến thân cách trọn vẹn cho chính Người. Trong Năm các Linh Mục hãy cầu nguyện tha thiết hơn cho các linh mục và các chủng sinh. … để họ trung thành với ơn gọi của mình! Cũng thế tất cả những người đã được thánh hiến và những người đã được Rửa Tội phải trở thành dấu chỉ của Thiên Chúa Hằng Sống”.
Quay qua với các tín hữu giáo dân, các gia đình trẻ, ĐTC nói “đừng sợ sống và làm chứng cho Đức Tin trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống con người”.
Ngài kết luận: “Các giai đoạn của lịch sử đến rồi đi, các hoàn cảnh của xã hội thay đổi, nhưng ơn gọi của các Kitô hữu là sống Tin Mừng trong sự đoàn kết với gia đình nhân loại thì không thay đổi hoặc trở thành lỗi thời. Đó là quyết tâm về xã hội, đó là việc phục vụ thích hợp với hoạt động chính trị, đó là sự phát triển toàn bộ con người”.
Trong bài giảng, ĐTC đã giải thích về việc Chuá Gìêsu chữa một người điếc trong Tin Mừng Thánh Marcô. Ngài nói “trong dấu chỉ này, chúng ta thấy ước muốn nhiệt thành của Chúa Giêsu trong việc chinh phục sự cô đơn và cô độc của con người, là hậu quả của tính ích kỷ của họ, và dựng nên một ‘nhân loại mới’, một nhân loại biết lắng nghe, một nhân loại biết dùng lời nói, đối thoại, truyền thông và hiệp thông. Một nhân loại ‘tốt’… không còn kỳ thị hay tẩy chay, … để thế giới trở nên một nơi có tình huynh đệ thật cho mọi người”.
Khi nhắc đến Giáo Hội tại Viterbo, ĐTC đưa ra một ưu tiên mục vụ đặc biệt: “giáo dục Đức Tin, như là một cuộc tìm kiếm, như là khai tâm Kitô Giáo, như đời sống trong Đức Kitô…. Kinh nghiệm này liên quan đến các giáo xứ, các gia đình và nhiều hội đoàn khác nhau. Các Giáo Lý viên và các nhà giáo dục được mời gọi để chứng tỏ quyết tâm và sự đóng góp của mình vào các trường học, … và đặc biệt là các trường Công Giáo”. Trong phạm vi này, ngài mời gọi các tín hữu hãy theo gương của “các nhà tiền phong chân chính của việc giáo dục Đức Tin” như Thánh Rosa Venerini (1656-1728), "một phụ nữ tiền phong thật sự trong việc học ở Ý" và Thánh Lucia Filippini (1672-1732) là vị nhờ sự giúp đỡ của ĐHY Đáng Kính Marco Antonio Barbarigo (1640-1706), đã lập ra hội 'Pious Matrons".
ĐTC nói tiếp: “Song song với việc giáo dục là việc làm chứng cho Đức Tin. Thánh Phaolô viết, Đức Tin trở thành có hiệu quả qua đức ái. Chính trong quan niệm này mà các hoạt động từ thiện của Hội Thánh được thành hình: các sáng kiến và các việc làm của Hội Thánh là dấu chỉ của Đức Tin và của Tình Yêu Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu”. ĐTC ghi nhận tại Viterbo “việc thiện nguyện đang thăng hoa và phải được đẩy mạnh, cả ở mức độ cá nhân lẫn đoàn thể. Trong Đức ái, nó có động lực và người giáo dục.”
Cuối cùng, ĐTC nhắc đến một bình diện khác của hoạt động mục vụ trong giáo phận Viterbo: “Sự ý thức về dấu chỉ của Thiên Chúa. … Lắng nghe Lời Ngài và phân biệt những dấu hiệu của Ngài phải là quan tâm của tất cả mọi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn. Và dấu chỉ hiển nhiên nhất của Thiên Chúa là việc lưu tâm đến người lân cận của mình”.
ĐTC tiếp: “Như Công Đồng Vaticanô II nói, mỗi Kitô hữu ‘phải đứng trước thế gian như là nhân chứng của sự Phục Sinh và đời sống của Chúa Giêsu và một biểu tượng của Thiên Chúa Hằng Sống’. Điều này phải được áp dụng trước tiên cho các linh mục là những người mà Đức Kitô đã chọn để hiến thân cách trọn vẹn cho chính Người. Trong Năm các Linh Mục hãy cầu nguyện tha thiết hơn cho các linh mục và các chủng sinh. … để họ trung thành với ơn gọi của mình! Cũng thế tất cả những người đã được thánh hiến và những người đã được Rửa Tội phải trở thành dấu chỉ của Thiên Chúa Hằng Sống”.
Quay qua với các tín hữu giáo dân, các gia đình trẻ, ĐTC nói “đừng sợ sống và làm chứng cho Đức Tin trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống con người”.
Ngài kết luận: “Các giai đoạn của lịch sử đến rồi đi, các hoàn cảnh của xã hội thay đổi, nhưng ơn gọi của các Kitô hữu là sống Tin Mừng trong sự đoàn kết với gia đình nhân loại thì không thay đổi hoặc trở thành lỗi thời. Đó là quyết tâm về xã hội, đó là việc phục vụ thích hợp với hoạt động chính trị, đó là sự phát triển toàn bộ con người”.
Lịch trình của Đức Giáo Hoàng từ tháng 09 đến 11-2009
Peter Nguyễn Minh Trung
13:10 07/09/2009
VATICAN (ZENIT) - Chương trình của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong vài tháng tới bao gồm chuyến tông du đến Cộng hòa Séc, khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Phi Châu đặc biệt lần thứ 2 và phong thánh cho một số vị.
Hôm nay, Vatican đã công bố lịch trình các buổi cử hành phụng vụ chung và các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tính tới tháng 11.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm mục vụ Viterbo-Bagnoregio vào hôm qua.
Thứ bảy tới, ngài sẽ chủ sự lễ tấn phong Giám mục tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Ngày 26-09, Đức Giáo Hoàng bắt đầu chuyến tông du ba ngày tới Cộng hòa Séc.
Ngày 04-10, tại Vatican, Đức Benedict XVI sẽ khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Phi Châu đặc biệt lần thứ 2 và cũng sẽ chủ sự nghi thức bế mạc lúc kết thúc. Thượng HĐGM Châu Phi diễn ra từ ngày 04-10 tới 25-10 tại Rôma.
Thứ bảy 10-10, Đức Giáo Hoàng sẽ đọc Kinh Mân Côi với các đại biểu đến từ các đại học thành Rôma tại Đại Thính Đường Phaolô VI.
Ngày tiếp theo, tại quãng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ tuyên phong 5 vị tân hiển thánh trong lễ phong thánh. Năm vị này là: Zygmunt Szcesny Felinski, Francisco Coll y Guitart, Jozef Damien de Veuster, Rafael Arnáiz Barón và Marie de la Croix Jugan.
Ngày 05-11, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ tại Đền Thánh Phêrô cầu nguyện cho linh hồn các Hồng y và Giám mục qua đời trong năm nay.
Ba ngày sau, vào 08-11, ngài sẽ viếng thăm mục vụ Brescia, Bắc Italia.
Hôm nay, Vatican đã công bố lịch trình các buổi cử hành phụng vụ chung và các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tính tới tháng 11.
Đức Thánh Cha đã viếng thăm mục vụ Viterbo-Bagnoregio vào hôm qua.
Thứ bảy tới, ngài sẽ chủ sự lễ tấn phong Giám mục tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Ngày 26-09, Đức Giáo Hoàng bắt đầu chuyến tông du ba ngày tới Cộng hòa Séc.
Ngày 04-10, tại Vatican, Đức Benedict XVI sẽ khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Phi Châu đặc biệt lần thứ 2 và cũng sẽ chủ sự nghi thức bế mạc lúc kết thúc. Thượng HĐGM Châu Phi diễn ra từ ngày 04-10 tới 25-10 tại Rôma.
Thứ bảy 10-10, Đức Giáo Hoàng sẽ đọc Kinh Mân Côi với các đại biểu đến từ các đại học thành Rôma tại Đại Thính Đường Phaolô VI.
Ngày tiếp theo, tại quãng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ tuyên phong 5 vị tân hiển thánh trong lễ phong thánh. Năm vị này là: Zygmunt Szcesny Felinski, Francisco Coll y Guitart, Jozef Damien de Veuster, Rafael Arnáiz Barón và Marie de la Croix Jugan.
Ngày 05-11, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ tại Đền Thánh Phêrô cầu nguyện cho linh hồn các Hồng y và Giám mục qua đời trong năm nay.
Ba ngày sau, vào 08-11, ngài sẽ viếng thăm mục vụ Brescia, Bắc Italia.
Top Stories
PHIILIPPINES: Le P. Eddie Panlilio a fait volte-face et retiré sa candidature pour l’élection présidentielle de 2010
Eglises d'Asie
06:53 07/09/2009
PHIILIPPINES: Le P. Eddie Panlilio, prêtre catholique et gouverneur de la province de Pampanga, a fait volte-face et retiré sa candidature pour l’élection présidentielle de 2010.
Le 4 septembre dernier, dans les murs du très sélect et historique Club Filipino, à San Juan, au nord-est de Manille, le P. Eddie Panlilio, prêtre catholique et gouverneur de la province de Pampanga, a officiellement retiré sa candidature à l’élection présidentielle de 2010. « Après avoir longuement prié, réfléchi et consulté, nous avons décidé de répondre à l’appel lancé par le sénateur Mar Roxas mardi dernier (1er septembre) pour aimer son pays dans le sacrifice et l’unité. Nous avons décidé de ne pas donner suite à notre projet de nous présenter aux élections présidentielles à venir », a déclaré le P. Panlilio, en lisant un communiqué rédigé en commun avec Grace Padaca, gouverneur de la province d’Isabela, la personnalité politique avec laquelle le prêtre catholique projetait de se présenter devant les électeurs sur un ticket commun pour les postes de président et vice-président.
L’annonce du P. Panlilio intervient en complète contradiction avec celle qu’il avait faite quelques semaines plus tôt, le 21 juillet 2009, où il expliquait que, quoi que cela doive lui coûter, il était prêt à abandonner son état de prêtre pour servir son pays, en briguant la fonction suprême de président de la République (1). Elu gouverneur de Pampanga en 2007 sur un programme de lutte contre la corruption et la mainmise de l’oligarchie philippine sur les leviers-clefs du pays, le P. Panlilio avait été suspendu de la prêtrise par son supérieur hiérarchique, l’archevêque de San Fernando, dès le début de sa campagne électorale. Le droit canon interdit en effet aux clercs la participation à une charge publique comportant une participation à l’exercice du pouvoir civil (cf. canon 285 du Code de droit canonique). Sa candidature, puis sa participation à l’exercice du pouvoir divisaient l’Eglise catholique des Philippines. Certains le soutenaient, telle l’Alliance des ex-séminaristes des Philippines, mais l’épiscopat était nettement plus circonspect.
Dès l’annonce du retrait de sa candidature par le P. Panlilio, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Angel Lagdameo, n’a pas caché son soulagement. « Je suis heureux que le gouverneur Ed Panlilio ait décidé de se retirer de la course à la présidentielle », a-t-il déclaré à la presse. Depuis l’archevêché de San Fernando (qui se trouve dans la province de Pampanga), l’évêque auxiliaire, Mgr Pablo David, a déclaré qu’il espérait que son confrère dans le sacerdoce allait choisir d’abandonner tout engagement direct en politique. « Nous sommes heureux de cette nouvelle et nous espérons qu’il ne se représentera pas devant les électeurs en 2010 et retournera à son ministère de prêtre », a précisé l’évêque sur les ondes de Radio Veritas. Sur le fond, les évêques reprochaient au P. Panlilio le flou dans lequel il maintenait ses électeurs et les citoyens philippins: n’étant pour le moment que suspendu de son ministère et refusant de demander sa réduction à l’état laïc, il pouvait conserver le prestige attaché à la figure du prêtre.
Sur un plan politique, le revirement du P. Panlilio s’inscrit sans doute dans le mouvement qui prend actuellement de l’ampleur pour amener le sénateur Benigno Aquino III, fils unique de Cory Aquino, à se présenter à la présidentielle de 2010. Cory Aquino, surnommée « l’icône de la démocratie philippine », est décédée le 1er août dernier et, face à l’actuelle présidente, Gloria Arroyo, qui manœuvre pour briguer un troisième mandat présidentiel, l’opposition et certains milieux réformateurs poussent la candidature du fils Aquino. Leader de l’opposition sous Ferdinand Marcos, le père de Benigno Aquino III, Benigno Aquino, avait été emprisonné en 1972, exilé en 1980, et finalement assassiné en 1983 sur le tarmac de l’aéroport à Manille, lors de son retour d’exil aux Etats-Unis.
Le 1er septembre dernier, soit trois jours avant l’annonce du retrait du P. Panlilio, le sénateur Mar Roxas, dans les mêmes locaux du Club Filipino (2), annonçait lui aussi son retrait de la course à la présidentielle au profit de Benigno Aquino III. Sénateur le mieux élu du pays en 2004 avec 19 millions de suffrages sur son nom, Mar Roxas était un candidat potentiel, avec 11 % des intentions de vote. Le 1er septembre, il a justifié son effacement au nom du slogan: « Country above self. Bayan bago ang sarili », pour souligner les qualités d’intégrité et de renouveau démocratique portées par Benigno Aquino III. Ce dernier n’a pas encore fait connaître sa décision concernant son éventuelle candidature à la présidence; il s’est contenté de faire savoir qu’il partait méditer, le temps d’une retraite, dans un carmel du sud du pays. Il est de notoriété publique que sa candidature bénéficie du soutien de l’Eglise catholique, notamment de Mgr Angel Lagdameo.
(1) Voir EDA 512
(2) C’est dans les murs du Club Filipino que Cory Aquino a prêté serment, en 1986, devenant ainsi la première femme à diriger le pays (1986-1992) et, surtout, celle qui allait incarner le passage des Philippines de la dictature à la démocratie.
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
Le 4 septembre dernier, dans les murs du très sélect et historique Club Filipino, à San Juan, au nord-est de Manille, le P. Eddie Panlilio, prêtre catholique et gouverneur de la province de Pampanga, a officiellement retiré sa candidature à l’élection présidentielle de 2010. « Après avoir longuement prié, réfléchi et consulté, nous avons décidé de répondre à l’appel lancé par le sénateur Mar Roxas mardi dernier (1er septembre) pour aimer son pays dans le sacrifice et l’unité. Nous avons décidé de ne pas donner suite à notre projet de nous présenter aux élections présidentielles à venir », a déclaré le P. Panlilio, en lisant un communiqué rédigé en commun avec Grace Padaca, gouverneur de la province d’Isabela, la personnalité politique avec laquelle le prêtre catholique projetait de se présenter devant les électeurs sur un ticket commun pour les postes de président et vice-président.
L’annonce du P. Panlilio intervient en complète contradiction avec celle qu’il avait faite quelques semaines plus tôt, le 21 juillet 2009, où il expliquait que, quoi que cela doive lui coûter, il était prêt à abandonner son état de prêtre pour servir son pays, en briguant la fonction suprême de président de la République (1). Elu gouverneur de Pampanga en 2007 sur un programme de lutte contre la corruption et la mainmise de l’oligarchie philippine sur les leviers-clefs du pays, le P. Panlilio avait été suspendu de la prêtrise par son supérieur hiérarchique, l’archevêque de San Fernando, dès le début de sa campagne électorale. Le droit canon interdit en effet aux clercs la participation à une charge publique comportant une participation à l’exercice du pouvoir civil (cf. canon 285 du Code de droit canonique). Sa candidature, puis sa participation à l’exercice du pouvoir divisaient l’Eglise catholique des Philippines. Certains le soutenaient, telle l’Alliance des ex-séminaristes des Philippines, mais l’épiscopat était nettement plus circonspect.
Dès l’annonce du retrait de sa candidature par le P. Panlilio, le président de la Conférence épiscopale, Mgr Angel Lagdameo, n’a pas caché son soulagement. « Je suis heureux que le gouverneur Ed Panlilio ait décidé de se retirer de la course à la présidentielle », a-t-il déclaré à la presse. Depuis l’archevêché de San Fernando (qui se trouve dans la province de Pampanga), l’évêque auxiliaire, Mgr Pablo David, a déclaré qu’il espérait que son confrère dans le sacerdoce allait choisir d’abandonner tout engagement direct en politique. « Nous sommes heureux de cette nouvelle et nous espérons qu’il ne se représentera pas devant les électeurs en 2010 et retournera à son ministère de prêtre », a précisé l’évêque sur les ondes de Radio Veritas. Sur le fond, les évêques reprochaient au P. Panlilio le flou dans lequel il maintenait ses électeurs et les citoyens philippins: n’étant pour le moment que suspendu de son ministère et refusant de demander sa réduction à l’état laïc, il pouvait conserver le prestige attaché à la figure du prêtre.
Sur un plan politique, le revirement du P. Panlilio s’inscrit sans doute dans le mouvement qui prend actuellement de l’ampleur pour amener le sénateur Benigno Aquino III, fils unique de Cory Aquino, à se présenter à la présidentielle de 2010. Cory Aquino, surnommée « l’icône de la démocratie philippine », est décédée le 1er août dernier et, face à l’actuelle présidente, Gloria Arroyo, qui manœuvre pour briguer un troisième mandat présidentiel, l’opposition et certains milieux réformateurs poussent la candidature du fils Aquino. Leader de l’opposition sous Ferdinand Marcos, le père de Benigno Aquino III, Benigno Aquino, avait été emprisonné en 1972, exilé en 1980, et finalement assassiné en 1983 sur le tarmac de l’aéroport à Manille, lors de son retour d’exil aux Etats-Unis.
Le 1er septembre dernier, soit trois jours avant l’annonce du retrait du P. Panlilio, le sénateur Mar Roxas, dans les mêmes locaux du Club Filipino (2), annonçait lui aussi son retrait de la course à la présidentielle au profit de Benigno Aquino III. Sénateur le mieux élu du pays en 2004 avec 19 millions de suffrages sur son nom, Mar Roxas était un candidat potentiel, avec 11 % des intentions de vote. Le 1er septembre, il a justifié son effacement au nom du slogan: « Country above self. Bayan bago ang sarili », pour souligner les qualités d’intégrité et de renouveau démocratique portées par Benigno Aquino III. Ce dernier n’a pas encore fait connaître sa décision concernant son éventuelle candidature à la présidence; il s’est contenté de faire savoir qu’il partait méditer, le temps d’une retraite, dans un carmel du sud du pays. Il est de notoriété publique que sa candidature bénéficie du soutien de l’Eglise catholique, notamment de Mgr Angel Lagdameo.
(1) Voir EDA 512
(2) C’est dans les murs du Club Filipino que Cory Aquino a prêté serment, en 1986, devenant ainsi la première femme à diriger le pays (1986-1992) et, surtout, celle qui allait incarner le passage des Philippines de la dictature à la démocratie.
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
VIETNAM: L’évêque de Vinh appelle le diocèse à rester solidaire dans la prière
Eglises d'Asie
06:54 07/09/2009
VIETNAM: L’évêque de Vinh prend acte de la libération des fidèles de Tam Toa mais appelle le diocèse à rester solidaire dans la prière.
Après la violente opération policière menée contre un groupe de catholiques sur les ruines de l’église de Tam Toa (Quang Binh), le 20 juillet dernier, et les dix-neuf arrestations qui avaient suivi (1), des calicots avaient été suspendus au-dessus du porche de toutes les églises du diocèse de Vinh, demandant la libération immédiate de tous les chrétiens arrêtés. Dans la matinée du 4 septembre dernier, l’évêque du diocèse, Mgr Paul Marie Cao Dinh Thuyên, a fait publier un communiqué destiné au clergé, aux religieux et aux fidèles:
« Après le 20 juillet 2009, dix-neuf de nos frères, fidèles de Tam Toa, ont été frappés et arrêtés, une croix et des biens appartenant à l’église et aux fidèles de la paroisse ont été injustement accaparés. La totalité du diocèse est entrée en communion de prière avec Tam Toa. Pour rappeler à tous qu’ils doivent faire confiance au Seigneur et se montrer solidaires, toutes les églises de notre diocèse ont affiché au-dessus de leur porche l’inscription suivante: « Prions pour les fidèles de Tam Toa frappés et arrêtés par la Sécurité du Quang Binh ».
Aujourd’hui, les dix-neuf fidèles arrêtés de Tam Toa ont tous été libérés. Nous remercions le Seigneur et les paroisses feront disparaître les inscriptions. Cependant, jusqu’à présent, les biens de l’église et des fidèles de Tam Toa n’ont pas encore été restitués en totalité. Nous demandons aux autorités du Quang Binh d’assurer la justice.
Nos frères et sœurs, frappés et arrêtés, et surtout les deux prêtres sauvagement agressés à Dông Hoi (Quang Binh), ont été gravement traumatisés aussi bien dans leur corps que dans leur esprit et ont encore besoin de soins. Nous continuerons à prier pour que les prêtres et les fidèles de Tam Toa se rétablissent et, rapidement, retrouvent une vie normale. »
Ce communiqué pourrait être le signal d’un retour au calme dans cette région même si, pour le moment, aucun des problèmes en suspens n’a trouvé de véritables solutions. Les catholiques ont montré leur possibilité de mobilisation: 250 000 d’entre eux étaient au rendez-vous autour de l’évêché pour la fête patronale du 15 août. Ils ont en même temps démontré leur sens de la discipline. Aucun débordement n’a été déploré nulle part.
Pour sa part, le gouvernement n’envisage, semble-t-il, aucune autre solution à l’affaire de Tam Toa que celle qui a déjà été donnée aux deux autres affaires de la Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha, à savoir la transformation du terrain contesté en jardin public. Le 21 août 2009, le Comité populaire de la ville de Dông Hoi a entamé des travaux destinés à créer un jardin public derrière le clocher de l’église en ruines. Quelque 800 millions de dôngs (31 000 euros) ont été investis pour élever des barrières, planter des arbres, aménager des pelouses et des chemins de promenade. Selon les prévisions, ces travaux auraient dû être achevés pour la fête nationale du 2 septembre 2009. Selon un article paru dans Saigon Giai Phông, les travaux entrepris devraient embellir les sites et y attirer des touristes.
(1) Voir EDA 512
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
Après la violente opération policière menée contre un groupe de catholiques sur les ruines de l’église de Tam Toa (Quang Binh), le 20 juillet dernier, et les dix-neuf arrestations qui avaient suivi (1), des calicots avaient été suspendus au-dessus du porche de toutes les églises du diocèse de Vinh, demandant la libération immédiate de tous les chrétiens arrêtés. Dans la matinée du 4 septembre dernier, l’évêque du diocèse, Mgr Paul Marie Cao Dinh Thuyên, a fait publier un communiqué destiné au clergé, aux religieux et aux fidèles:
« Après le 20 juillet 2009, dix-neuf de nos frères, fidèles de Tam Toa, ont été frappés et arrêtés, une croix et des biens appartenant à l’église et aux fidèles de la paroisse ont été injustement accaparés. La totalité du diocèse est entrée en communion de prière avec Tam Toa. Pour rappeler à tous qu’ils doivent faire confiance au Seigneur et se montrer solidaires, toutes les églises de notre diocèse ont affiché au-dessus de leur porche l’inscription suivante: « Prions pour les fidèles de Tam Toa frappés et arrêtés par la Sécurité du Quang Binh ».
Aujourd’hui, les dix-neuf fidèles arrêtés de Tam Toa ont tous été libérés. Nous remercions le Seigneur et les paroisses feront disparaître les inscriptions. Cependant, jusqu’à présent, les biens de l’église et des fidèles de Tam Toa n’ont pas encore été restitués en totalité. Nous demandons aux autorités du Quang Binh d’assurer la justice.
Nos frères et sœurs, frappés et arrêtés, et surtout les deux prêtres sauvagement agressés à Dông Hoi (Quang Binh), ont été gravement traumatisés aussi bien dans leur corps que dans leur esprit et ont encore besoin de soins. Nous continuerons à prier pour que les prêtres et les fidèles de Tam Toa se rétablissent et, rapidement, retrouvent une vie normale. »
Ce communiqué pourrait être le signal d’un retour au calme dans cette région même si, pour le moment, aucun des problèmes en suspens n’a trouvé de véritables solutions. Les catholiques ont montré leur possibilité de mobilisation: 250 000 d’entre eux étaient au rendez-vous autour de l’évêché pour la fête patronale du 15 août. Ils ont en même temps démontré leur sens de la discipline. Aucun débordement n’a été déploré nulle part.
Pour sa part, le gouvernement n’envisage, semble-t-il, aucune autre solution à l’affaire de Tam Toa que celle qui a déjà été donnée aux deux autres affaires de la Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha, à savoir la transformation du terrain contesté en jardin public. Le 21 août 2009, le Comité populaire de la ville de Dông Hoi a entamé des travaux destinés à créer un jardin public derrière le clocher de l’église en ruines. Quelque 800 millions de dôngs (31 000 euros) ont été investis pour élever des barrières, planter des arbres, aménager des pelouses et des chemins de promenade. Selon les prévisions, ces travaux auraient dû être achevés pour la fête nationale du 2 septembre 2009. Selon un article paru dans Saigon Giai Phông, les travaux entrepris devraient embellir les sites et y attirer des touristes.
(1) Voir EDA 512
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
VIETNAM: Décès de Mgr Paul Lê Dắc Trong, évêque auxiliaire émérite de Hanoi, à l’âge de 91 ans
Eglises d'Asie
06:55 07/09/2009
L’archevêché de Hanoi vient d’annoncer le décès de l’ancien archevêque auxiliaire de l’archidiocèse, Mgr Paul Lê Duc Trong. Il a été rappelé à Dieu dans la nuit du 6 au 7 septembre 2009, à l’âge de 91 ans, à l’hôpital Viêt Duc. C’est dans cet établissement qu’il avait été transporté pour une opération d’urgence, le 31 août dernier, après un court séjour à l’hôpital Bach Mai de Hanoi. Dans la matinée du 7 septembre, une première messe a été célébrée pour le repos de son âme dans l’église de Nam Dinh. Dans l’après-midi, toutes les églises de l’archidiocèse ont sonné le glas. Les cérémonies des obsèques sont prévues pour le 9 septembre 2009, à 15h00, dans l’église de Nam Dinh.
L’ancien évêque auxiliaire est né en 1918 à Kim Lân, dans le diocèse de Hanoi. C’est dans cette paroisse où il avait vu le jour, qu’il avait voulu finir sa vie. C’est aussi à Kim Lân que, le 14 août dernier, on avait organisé l’anniversaire de ses 15 ans d’épiscopat. Paul Lê Dac Trong avait entamé sa formation sacerdotale à l’âge de 14 ans au petit séminaire local. Après des études au grand séminaire Saint-Sulpice de Hanoi, il avait été ordonné prêtre le 15 juin 1948. Au cours de la première guerre du Vietnam, il sera successivement chargé de paroisse à Nam Dinh, directeur de l’école Lê Bao Tinh, chancelier de l’archevêché de Hanoi, curé principal de Nam Dinh. C’est le poste qu’il occupe à la fin de la guerre en 1954, lorsque le régime communiste s’installe au Nord-Vietnam. Il deviendra plus tard vicaire général de l’archidiocèse (1968), puis professeur au grand séminaire, lorsque celui-ci ouvrira ses portes, en 1991. Enfin, en 1994, il est nommé évêque auxiliaire de Hanoi, le cardinal Pham Dinh Tung en étant l’archevêque principal. En 2003, alors qu’il avait déjà 85 ans, sa démission avait été acceptée par le Saint-Siège.
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
L’ancien évêque auxiliaire est né en 1918 à Kim Lân, dans le diocèse de Hanoi. C’est dans cette paroisse où il avait vu le jour, qu’il avait voulu finir sa vie. C’est aussi à Kim Lân que, le 14 août dernier, on avait organisé l’anniversaire de ses 15 ans d’épiscopat. Paul Lê Dac Trong avait entamé sa formation sacerdotale à l’âge de 14 ans au petit séminaire local. Après des études au grand séminaire Saint-Sulpice de Hanoi, il avait été ordonné prêtre le 15 juin 1948. Au cours de la première guerre du Vietnam, il sera successivement chargé de paroisse à Nam Dinh, directeur de l’école Lê Bao Tinh, chancelier de l’archevêché de Hanoi, curé principal de Nam Dinh. C’est le poste qu’il occupe à la fin de la guerre en 1954, lorsque le régime communiste s’installe au Nord-Vietnam. Il deviendra plus tard vicaire général de l’archidiocèse (1968), puis professeur au grand séminaire, lorsque celui-ci ouvrira ses portes, en 1991. Enfin, en 1994, il est nommé évêque auxiliaire de Hanoi, le cardinal Pham Dinh Tung en étant l’archevêque principal. En 2003, alors qu’il avait déjà 85 ans, sa démission avait été acceptée par le Saint-Siège.
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2009)
Senator to protest Vietnamese visit
Australian Agency Press
13:54 07/09/2009
AUSTRALIA 07/09/2009 - A Liberal senator has promised to wear a south Vietnamese freedom tie in parliament in protest at a communist party official's visit to Australia.
Prime Minister Kevin Rudd will host an official dinner at Parliament House on Monday night, which includes the general secretary of the central committee of the Communist Party of Vietnam, Nong Duc Manh.
Addressing a rally of about 200 people in the rain outside Parliament House, Senator Gary Humphries promised to wear a yellow south Vietnamese freedom tie in parliament on Monday.
The former ACT chief minister said Australia needed to protest at Vietnam's lack of democratic and religious freedoms.
"The arrival of the general secretary of the Communist Party of Vietnam is a very important opportunity for the Australian government to make a very important point to the government of Vietnam," he said.
"And that is its failure to provide democratic institutions to its people, its failure to free dissidents from its jails, its failure to provide freedom to the Buddhist church of Vietnam are all unacceptable."
Senator Humphries was among the official party at the RAAF Fairbairn base in Canberra which met with Mr Nong on Sunday.
"And I met the general secretary when he got off his plane and I have to say he was very interested in the tie I was wearing, the same tie I'm wearing today.
"He looked at the tie and he looked at me. I think he was a bit dubious about my tie."
Vietnamese Community of Australia federal president Phong Nguyen, who led the rally, said the Australian government had brought disrespect and shame by allowing a Vietnamese communist party official to visit.
"This house is a parliament of elected representatives yet our prime minister, our government, has lowered themselves to the level of giving a state visit to a person who is not elected, not represented.. . by the people of Vietnam," he said.
On more optimistic note, Senator Humphries said Vietnam, one of less than half a dozen communist nations, would one day become a democracy.
"I'm very confident ladies and gentlemen, very confident, that this process will one day lead to the destruction of this regime in Vietnam," he said.
(Source: http://newcastle.iprime.com.au/index.php/news/national-news/senator-to-protest-vietnamese-visit,10677221)
Prime Minister Kevin Rudd will host an official dinner at Parliament House on Monday night, which includes the general secretary of the central committee of the Communist Party of Vietnam, Nong Duc Manh.
Addressing a rally of about 200 people in the rain outside Parliament House, Senator Gary Humphries promised to wear a yellow south Vietnamese freedom tie in parliament on Monday.
The former ACT chief minister said Australia needed to protest at Vietnam's lack of democratic and religious freedoms.
"The arrival of the general secretary of the Communist Party of Vietnam is a very important opportunity for the Australian government to make a very important point to the government of Vietnam," he said.
"And that is its failure to provide democratic institutions to its people, its failure to free dissidents from its jails, its failure to provide freedom to the Buddhist church of Vietnam are all unacceptable."
Senator Humphries was among the official party at the RAAF Fairbairn base in Canberra which met with Mr Nong on Sunday.
"And I met the general secretary when he got off his plane and I have to say he was very interested in the tie I was wearing, the same tie I'm wearing today.
"He looked at the tie and he looked at me. I think he was a bit dubious about my tie."
Vietnamese Community of Australia federal president Phong Nguyen, who led the rally, said the Australian government had brought disrespect and shame by allowing a Vietnamese communist party official to visit.
"This house is a parliament of elected representatives yet our prime minister, our government, has lowered themselves to the level of giving a state visit to a person who is not elected, not represented.. . by the people of Vietnam," he said.
On more optimistic note, Senator Humphries said Vietnam, one of less than half a dozen communist nations, would one day become a democracy.
"I'm very confident ladies and gentlemen, very confident, that this process will one day lead to the destruction of this regime in Vietnam," he said.
(Source: http://newcastle.iprime.com.au/index.php/news/national-news/senator-to-protest-vietnamese-visit,10677221)
Predators: Nong Duc Manh - Vietnam
Reporters without Borders
13:57 07/09/2009
The Communist Party’s chief since 2001, Nong Duc Manh heads the conservative faction that is preventing the emergence of independent media. He ordered the arrest of two investigative journalists who had exposed fraud within the government, and one of them was sentenced to two years in prison.
Manh has concentrated his offensive on dissident movements running clandestine publications and websites. Catholic priest Nguyen Van Ly is still in jail for launching the underground magazine Tu do Ngôn luan (Free Expression) in the central city of Hue, while dissident journalist Truong Minh Duc was given a five-year jail sentence in July 2008 for “taking advantage of democratic freedom to harm the interests of the state and of social and citizen organisations.”
Online repression has also been tightened. Manh decreed at the end of 2008 that political comments were banned on blogs, while independent blogger Dieu Cay was sentenced to two and a half years in prison.
(Souce: http://www.rsf.org/en-predateur1087-Nong_Duc_Manh.html)
Manh has concentrated his offensive on dissident movements running clandestine publications and websites. Catholic priest Nguyen Van Ly is still in jail for launching the underground magazine Tu do Ngôn luan (Free Expression) in the central city of Hue, while dissident journalist Truong Minh Duc was given a five-year jail sentence in July 2008 for “taking advantage of democratic freedom to harm the interests of the state and of social and citizen organisations.”
Online repression has also been tightened. Manh decreed at the end of 2008 that political comments were banned on blogs, while independent blogger Dieu Cay was sentenced to two and a half years in prison.
(Souce: http://www.rsf.org/en-predateur1087-Nong_Duc_Manh.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông báo của Ban Tang Lễ Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng
Ban Tang Lễ TGP Hà Nội
07:30 07/09/2009
THÔNG BÁO CỦA BAN TANG LỄ
ĐỨC CHA PHAOLÔ LÊ ĐẮC TRỌNG
NGUYÊN GIÁM MỤC PHỤ TÁ TGP HÀ NỘI
(Từ 7/9/09 đến 9/9/09 tại nhà thờ Tp Nam Định)
* Về việc phúng viếng Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng:
Theo hướng dẫn của Ban tổ chức lễ tang. Các đoàn đến kính viếng xin liên hệ với Ban lễ tân
theo số điện thoại: (0350) 3830996 - cha Phêrô Tuấn - Ban Lễ Tân, Đt: 0934348788
cha Phêrô Chương – Ban phúng viếng, Đt: 0912444830.
Lễ viếng bắt đầu từ 16h30 chiều, ngày 7/9/2009 tại nhà thờ Tp Nam Định.
* Các giờ chẵn: Các đoàn vào kính viếng.
* Các giờ lẻ: Qúy cha dâng lễ.
Mỗi hạt chỉ có 1 vòng hoa đại diện. Các đoàn đi riêng lẻ không mang hoa (xin bỏ vào hòm tiền xin lễ khi đến phúng viếng)
* Thường trực và dâng lễ ngày 7/9/09:
Từ 17h00 đến 22h00: Hạt Nam Định (Thánh lễ lúc 19h00).
Các buổi tối từ 22h00 đến 7h00 sáng hôm sau các ngày 7/9 và 8/9: Các xứ, họ trong khu vực Tp Nam Định và Dòng MTG Hà Nội thường trực.
* Lịch dâng lễ theo các Hạt:
Ngày 8/9/2009:
Thánh lễ lúc 9h00 sáng: Hạt Hà Nam.
Thánh lễ lúc 17h00 chiều: Hạt Hà Nội.
Ngày 9/9/2009:
Thánh lễ lúc 7h00 sáng: Hạt Thanh Oai.
Thánh lễ lúc 11h00 sáng: Hạt Phú Xuyên.
15h00: Thánh lễ An Táng tại nhà thờ Tp Nam Định.
* Lịch trực Ban phúng viếng:
Ngày 7/9/09:
Cha Cảnh, cha Kiều, cha Mẫn, cha Viện.
Ngày 8/9/09:
Ban sáng: Từ 6h00 đến 12h00: Cha Phêrô Nghị, cha Hưng, cha Tuyến, cha Diện, cha Cường.
Ban chiều: Từ 12h00 đến 18h00: Cha Quang Hùng, cha Hân, cha Ý, 02 thày Phó tế: thày Giảng, thày Thái.
Ngày 9/9/09:
Ban sáng: Từ 6h00 đến 11h00: Cha Mạnh Hùng, cha San, cha Liên, cha Lanh.
Ban chiều: Từ 11h30 đến 14h30: Cha Long, cha Hà, thày Thỏa, thày Xuân.
Các bàn ghi sổ lễ, đọc tiểu sử, hướng dẫn đoàn đến viếng:
Qúy cha – Qúy thày Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Qúy thầy Phó tế: Thầy Phê, thầy Trung, thầy Khương, thày Quang, thày Giám, thầy Ngọc, thày Tụ và Qúy sơ dòng MTG Hà Nội.
Túc trực bên linh cữu Đức cha: Qúy thày Chủng Sinh ĐCV và Qúy sơ dòng MTG Hà Nội.
Ghi chú: Từ 19h00 đến 22h00 tối, ngày 7/9 và 8/9/09 xin Qúy cha hạt Nam Định, Qúy thày Phó tế thường trực.
ĐỨC CHA PHAOLÔ LÊ ĐẮC TRỌNG
NGUYÊN GIÁM MỤC PHỤ TÁ TGP HÀ NỘI
(Từ 7/9/09 đến 9/9/09 tại nhà thờ Tp Nam Định)
* Về việc phúng viếng Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng:
Theo hướng dẫn của Ban tổ chức lễ tang. Các đoàn đến kính viếng xin liên hệ với Ban lễ tân
theo số điện thoại: (0350) 3830996 - cha Phêrô Tuấn - Ban Lễ Tân, Đt: 0934348788
cha Phêrô Chương – Ban phúng viếng, Đt: 0912444830.
Lễ viếng bắt đầu từ 16h30 chiều, ngày 7/9/2009 tại nhà thờ Tp Nam Định.
* Các giờ chẵn: Các đoàn vào kính viếng.
* Các giờ lẻ: Qúy cha dâng lễ.
Mỗi hạt chỉ có 1 vòng hoa đại diện. Các đoàn đi riêng lẻ không mang hoa (xin bỏ vào hòm tiền xin lễ khi đến phúng viếng)
* Thường trực và dâng lễ ngày 7/9/09:
Từ 17h00 đến 22h00: Hạt Nam Định (Thánh lễ lúc 19h00).
Các buổi tối từ 22h00 đến 7h00 sáng hôm sau các ngày 7/9 và 8/9: Các xứ, họ trong khu vực Tp Nam Định và Dòng MTG Hà Nội thường trực.
* Lịch dâng lễ theo các Hạt:
Ngày 8/9/2009:
Thánh lễ lúc 9h00 sáng: Hạt Hà Nam.
Thánh lễ lúc 17h00 chiều: Hạt Hà Nội.
Ngày 9/9/2009:
Thánh lễ lúc 7h00 sáng: Hạt Thanh Oai.
Thánh lễ lúc 11h00 sáng: Hạt Phú Xuyên.
15h00: Thánh lễ An Táng tại nhà thờ Tp Nam Định.
* Lịch trực Ban phúng viếng:
Ngày 7/9/09:
Cha Cảnh, cha Kiều, cha Mẫn, cha Viện.
Ngày 8/9/09:
Ban sáng: Từ 6h00 đến 12h00: Cha Phêrô Nghị, cha Hưng, cha Tuyến, cha Diện, cha Cường.
Ban chiều: Từ 12h00 đến 18h00: Cha Quang Hùng, cha Hân, cha Ý, 02 thày Phó tế: thày Giảng, thày Thái.
Ngày 9/9/09:
Ban sáng: Từ 6h00 đến 11h00: Cha Mạnh Hùng, cha San, cha Liên, cha Lanh.
Ban chiều: Từ 11h30 đến 14h30: Cha Long, cha Hà, thày Thỏa, thày Xuân.
Các bàn ghi sổ lễ, đọc tiểu sử, hướng dẫn đoàn đến viếng:
Qúy cha – Qúy thày Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Qúy thầy Phó tế: Thầy Phê, thầy Trung, thầy Khương, thày Quang, thày Giám, thầy Ngọc, thày Tụ và Qúy sơ dòng MTG Hà Nội.
Túc trực bên linh cữu Đức cha: Qúy thày Chủng Sinh ĐCV và Qúy sơ dòng MTG Hà Nội.
Ghi chú: Từ 19h00 đến 22h00 tối, ngày 7/9 và 8/9/09 xin Qúy cha hạt Nam Định, Qúy thày Phó tế thường trực.
Nghe bài giảng của Đức TGM Hà Nội trong thánh lễ đưa chân ĐGM Phaolo Trọng
Giuse Trần Ngọc Huấn
07:33 07/09/2009
Hình ảnh Thánh Lễ Phát Tang Đức Cố Giám Mục Phaolô tại Nhà Thờ Đức Bà Nam Định
Vincent Nguyễn Trung Kiên
07:52 07/09/2009
Thư phân ưu của Bộ Truyền Giáo Vatican
+ ĐHY Ivan Dias
09:52 07/09/2009
Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc
Vatican, ngày 7 tháng 9 năm 2009
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt,
Tổng Giám mục Hà Nội
Khi được biết tin buồn về sự ra đi của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá Hà Nội,
Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Cộng đoàn Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam, tới gia đình và bạn hữu của Đức cha Phaolô,
Thánh Bộ bày tỏ tình nghĩa thiết huynh đệ và lời hiệp thông cầu nguyện xin Chúa đón nhận Đức Cha Phaolô với lòng thương xót và tình yêu phụ tử và ban cho ngài phần thưởng vĩnh phúc như đã hứa cho những người tôi tá trung tín.
Ký tên
Hồng y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc
TGM Robert Sarah, thư ký
Vatican, ngày 7 tháng 9 năm 2009
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt,
Tổng Giám mục Hà Nội
Khi được biết tin buồn về sự ra đi của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên giám mục phụ tá Hà Nội,
Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Cộng đoàn Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam, tới gia đình và bạn hữu của Đức cha Phaolô,
Thánh Bộ bày tỏ tình nghĩa thiết huynh đệ và lời hiệp thông cầu nguyện xin Chúa đón nhận Đức Cha Phaolô với lòng thương xót và tình yêu phụ tử và ban cho ngài phần thưởng vĩnh phúc như đã hứa cho những người tôi tá trung tín.
Ký tên
Hồng y Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm hóa các Dân Tộc
TGM Robert Sarah, thư ký
Trường khuyết tật Thanh Tâm khai giảng năm học mới
Anmai, CSsR
10:02 07/09/2009
Hoà chung với niềm vui mùa khai trường, sáng hôm nay 7-9 trường khuyết tật Thanh Tâm chào đón năm học mới. Tưởng chừng cơn mưa dai cả đêm đến giờ khai giảng sẽ làm cho buổi lễ khai giảng nhưng vì sự quan tâm lo lắng cho con em của mình nên các phụ huynh có mặt khá đông đủ.
Xem hình ảnh
Điều phụ huynh và các em khuyết tật không khỏi ngạc nhiên đó là sau tháng hè nghỉ ngơi, trở lại với mái ấm Thanh Tâm thì hoàn toàn khác lạ. Tất cả những gì đập vào mắt các em cũng như phụ huynh gần như thay đổi. Từ bảng tên trường đến màu sơn cửa, màu của bức từng lớp học cũng đã được đổi thay. Tất cả đã “thay da đổi thịt” để chào đón các em. Tranh thủ chút thời gian chưa đến giờ họp, phụ huynh rảo quanh một vòng để tham quan sự “thay da đổi thịt” ấy.
Đúng 8 giờ, chương trình gặp gỡ của Ban Giám Hiệu và phụ huynh và Lễ khai giảng năm học mới 2009 - 2010 bắt đầu.
Cha phụ trách cảm ơn sự hiện diện của quý phụ huynh mặc dù trời mưa, đường sá xa xôi vất vả. Cha thông báo cho phụ huynh những điều cần thiết để phụ huynh cùng nhà trường đào tạo, giáo dục con em của mình cách tốt nhất.
Có vài phụ huynh đưa ra trăn trở rằng sau khi học ở trường Thanh Tâm, các em muốn học nghề thì sẽ ra sao ? Cha phụ trách hứa sẽ chuyển các em đến trường học nghề chuyên biệt dành cho các em khuyết tật và trường sẽ cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để các em hội nhập vào đời với khả năng nhỏ bé, khiếm khuyết của các em …
Phần “điểm danh” phụ huynh thì vài trường hợp đau lòng là cha hoặc mẹ em bỏ đi sau khi biết em tật nguyền. Có trường hợp bi đát là một bà kia vừa là bà nội vừa là bà ngoại của hai cháu được gửi ở đây. Hỏi thăm sao cha mẹ chúng không đi họp thì bà cho biết là mẹ của chúng không bình thường … Có trường hợp như em Tưng thì ba mẹ của Tưng phải đi làm mướn xa không ai chăm sóc, em phải vào tá túc ở Thanh Tâm chứ không còn nơi nương tựa …
Mỗi hoàn cảnh, mỗi mảnh đời đều có một nét riêng nhưng có một mẫu số chung đó là nghèo và nghèo.
Sau khi trao đổi chung vài vấn đề cần thiết thì phụ huynh dẫn con em của mình vào nhận lớp. Có những em “đạt chuẩn” thì được lên lớp mới, còn những em “kém may mắn” thì đành phải chờ sang năm.
Phụ huynh và các cô thẳng thắn, chân thành trao đổi để tìm cách tốt nhất dạy cho cháu. Đa phần là thiểu năng và chậm phát triển nên việc giáo dục các em không phải là chuyện đơn giản. Và vì vậy, giáo viên cùng phụ huynh bàn bạc để có cách giáo dục tốt nhất cho từng em.
Buổi lễ khai giảng ở trường Thanh Tâm khép lại cũng vừa kịp đến giờ cơm. Chắc có lẽ vì các em quá đặc biệt nên lễ khai giảng của các em cũng đặc biệt cần có nhiều thời gian để chia sẻ, để trao đổi.
Sau lễ khai giảng, cha mẹ các em lại trở về nhà. Nỗi lo, nặng gánh về các em lại oằn trĩu trên vai những người có trách nhiệm lo kiếm tiền, những giáo viên đứng lớp lo dạy văn hoá, những chị nuôi lo từng miếng ăn, giấc ngủ của các em.
Dưới cái nhìn của con người, lo toan để nuôi mấy chục con người bất hạnh ở mái ấm nhỏ bé Thanh Tâm này không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng, trong lòng bàn tay của Thiên Chúa thì Chúa lại có cách của Ngài. Đâu đó vẫn có những tấm lòng thơm thảo từ trường tư thục lái xe Hải Nam, Tiến Bộ, trại mai táng Tiến Đệ, nhóm bạn trẻ Công giáo công ty điện thoại di động Beeline, công ty Dskorea, nhóm Những Người Hảo Tâm (WTT), công ty bánh plan Ánh Hồng, công ty xây dựng Kiến Lương, công ty Mtex (KCX Tân Thuận) nhóm Legio Lam Sơn, Legio Tân Phú, điêu khắc Văn Chương, nhóm Lòng Thương Xót nhà thờ Chí Hoà … và những cá nhân như gia đình chị Thoa (quận 7), chú Minh, cô Phương, cô Thuỷ, cô Tú, … cha Giuse Trần Ngọc Thao, cha Thành Tâm và một vài cha ở hải ngoại như Cha Thanh Bình, Cha Kim Long, Cha Phiên …
Tất cả là hồng ân ! Tất cả là do ơn Thánh của Ngài. Nguyện xin Chúa thương chúc phúc cho năm học mới của các em ở mái âm Thanh Tâm được tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa thương đoái đến những mảnh đời vụn vỡ ở mái âm Thanh Tâm nhỏ bé ở vùng biển mặn này.
Xin quý vị ân nhân xa gần tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện để những mảnh đời bất hạnh ở mái ấm Thanh Tâm này vơi đi phần nào sự khiếm khuyết, sự kém may mắn mà các em đang gánh chịu.
Xem hình ảnh
Điều phụ huynh và các em khuyết tật không khỏi ngạc nhiên đó là sau tháng hè nghỉ ngơi, trở lại với mái ấm Thanh Tâm thì hoàn toàn khác lạ. Tất cả những gì đập vào mắt các em cũng như phụ huynh gần như thay đổi. Từ bảng tên trường đến màu sơn cửa, màu của bức từng lớp học cũng đã được đổi thay. Tất cả đã “thay da đổi thịt” để chào đón các em. Tranh thủ chút thời gian chưa đến giờ họp, phụ huynh rảo quanh một vòng để tham quan sự “thay da đổi thịt” ấy.
Đúng 8 giờ, chương trình gặp gỡ của Ban Giám Hiệu và phụ huynh và Lễ khai giảng năm học mới 2009 - 2010 bắt đầu.
Cha phụ trách cảm ơn sự hiện diện của quý phụ huynh mặc dù trời mưa, đường sá xa xôi vất vả. Cha thông báo cho phụ huynh những điều cần thiết để phụ huynh cùng nhà trường đào tạo, giáo dục con em của mình cách tốt nhất.
Có vài phụ huynh đưa ra trăn trở rằng sau khi học ở trường Thanh Tâm, các em muốn học nghề thì sẽ ra sao ? Cha phụ trách hứa sẽ chuyển các em đến trường học nghề chuyên biệt dành cho các em khuyết tật và trường sẽ cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để các em hội nhập vào đời với khả năng nhỏ bé, khiếm khuyết của các em …
Phần “điểm danh” phụ huynh thì vài trường hợp đau lòng là cha hoặc mẹ em bỏ đi sau khi biết em tật nguyền. Có trường hợp bi đát là một bà kia vừa là bà nội vừa là bà ngoại của hai cháu được gửi ở đây. Hỏi thăm sao cha mẹ chúng không đi họp thì bà cho biết là mẹ của chúng không bình thường … Có trường hợp như em Tưng thì ba mẹ của Tưng phải đi làm mướn xa không ai chăm sóc, em phải vào tá túc ở Thanh Tâm chứ không còn nơi nương tựa …
Mỗi hoàn cảnh, mỗi mảnh đời đều có một nét riêng nhưng có một mẫu số chung đó là nghèo và nghèo.
Sau khi trao đổi chung vài vấn đề cần thiết thì phụ huynh dẫn con em của mình vào nhận lớp. Có những em “đạt chuẩn” thì được lên lớp mới, còn những em “kém may mắn” thì đành phải chờ sang năm.
Phụ huynh và các cô thẳng thắn, chân thành trao đổi để tìm cách tốt nhất dạy cho cháu. Đa phần là thiểu năng và chậm phát triển nên việc giáo dục các em không phải là chuyện đơn giản. Và vì vậy, giáo viên cùng phụ huynh bàn bạc để có cách giáo dục tốt nhất cho từng em.
Buổi lễ khai giảng ở trường Thanh Tâm khép lại cũng vừa kịp đến giờ cơm. Chắc có lẽ vì các em quá đặc biệt nên lễ khai giảng của các em cũng đặc biệt cần có nhiều thời gian để chia sẻ, để trao đổi.
Sau lễ khai giảng, cha mẹ các em lại trở về nhà. Nỗi lo, nặng gánh về các em lại oằn trĩu trên vai những người có trách nhiệm lo kiếm tiền, những giáo viên đứng lớp lo dạy văn hoá, những chị nuôi lo từng miếng ăn, giấc ngủ của các em.
Dưới cái nhìn của con người, lo toan để nuôi mấy chục con người bất hạnh ở mái ấm nhỏ bé Thanh Tâm này không phải là chuyện đơn giản. Thế nhưng, trong lòng bàn tay của Thiên Chúa thì Chúa lại có cách của Ngài. Đâu đó vẫn có những tấm lòng thơm thảo từ trường tư thục lái xe Hải Nam, Tiến Bộ, trại mai táng Tiến Đệ, nhóm bạn trẻ Công giáo công ty điện thoại di động Beeline, công ty Dskorea, nhóm Những Người Hảo Tâm (WTT), công ty bánh plan Ánh Hồng, công ty xây dựng Kiến Lương, công ty Mtex (KCX Tân Thuận) nhóm Legio Lam Sơn, Legio Tân Phú, điêu khắc Văn Chương, nhóm Lòng Thương Xót nhà thờ Chí Hoà … và những cá nhân như gia đình chị Thoa (quận 7), chú Minh, cô Phương, cô Thuỷ, cô Tú, … cha Giuse Trần Ngọc Thao, cha Thành Tâm và một vài cha ở hải ngoại như Cha Thanh Bình, Cha Kim Long, Cha Phiên …
Tất cả là hồng ân ! Tất cả là do ơn Thánh của Ngài. Nguyện xin Chúa thương chúc phúc cho năm học mới của các em ở mái âm Thanh Tâm được tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa thương đoái đến những mảnh đời vụn vỡ ở mái âm Thanh Tâm nhỏ bé ở vùng biển mặn này.
Xin quý vị ân nhân xa gần tiếp tục nâng đỡ, cầu nguyện để những mảnh đời bất hạnh ở mái ấm Thanh Tâm này vơi đi phần nào sự khiếm khuyết, sự kém may mắn mà các em đang gánh chịu.
Chân dung Linh mục: Đức Cha Jean Cassaigne, vị tông đồ cho anh chị em dân tộc
Nữ tử Bác ái tại Trại Phong Di Linh
10:29 07/09/2009
ĐỨC CHA JEAN CASSAIGNE
VỊ TÔNG ĐỒ TRUYỀN GIÁO CHO ANH CHỊ EM DÂN TỘC KƠHO
VÀ SÁNG LẬP TRẠI PHONG DI LINH
Thể theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về "tập kỷ yếu Năm Linh Mục", Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội "yêu thương và phục vụ". Chúng tôi cố gắng trích từ những chứng tá sống và rất gần gũi với Ngài để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là đấng Sáng lập Trại Phong Dilinh từ năm 1929
NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT
Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:
"Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này".
Thứ tư ngày 20.10.1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.
Cho đến ngày 24.01.1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12.1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.
Tháng 12.1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn: PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 Cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.
Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.
Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 07.12.1927, Cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20.12.1927 và được an táng ngày 22.12.1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.
Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.
Ngày 17.2.1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.
Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20.2.1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài ! "Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục", ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám Mục Sài-gòn vừa qua đời năm vừa rồi và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị Linh Mục của người phong cùi. Vị Thừa Sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị Linh Mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị Thừa Sai không do dự vâng lời Tòa Thánh với đức tin và can trường. "Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phát nơi tôi". Khẩu hiệu "Bác Ái và Yêu Thương" do ngài chọn, đã nói lên điều đó rất nhiều.
Ngày 24.6.1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các Nhà Thờ Sài-gòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày: có những bạn bè đến từ khắp nơi... và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ Phụng Vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng. Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.
Tân Giám Mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám Mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sài-gòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.
… Ngày 19.12.1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong Linh Mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. "Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật", sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.
Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5/3/1955, Ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris: "Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ".
Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một Giám Mục kế vị Ngài, Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài, ngày 30.11.1955. Ngày 02.12.1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di Linh.
Từ đây, Đức Cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2/1973 Đức Cha bị té gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà Ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức Cha nói với người nữ tu chăm sóc Ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: "Suốt 47 năm dài (1926-1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…".
Thứ bảy ngày 20/10/1973, Đức Cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: "Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá". Mười ngày trôi qua, vào lúc 10g00 đêm ngày 30/10/1973, Đức Cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức Cha đã được Chúa gọi về hồi 1g25. Đức Cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 05/11/1973.
Cha Phanxicô Darricau, một linh mục MEP, đã viết về sự kiện Đức Cha Cassaigne trở lại làng cùi Di-linh như sau: "Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách trại phung hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. … Suốt trong sáu tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở trại cùi. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. … Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ trại phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…".
Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: "Tôi được phúc sống mười năm gần Đức Cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo thượng tại Di-linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nổi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho làng cùi…".
Ngày 26/7/2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức Cha và để lại chứng từ: "Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói... dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề. Khoảng tháng 6 năm 1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức Cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức Cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức Cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức Cha thêm sức cho con để con chịu dựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là được 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa tạ ơn Đức Cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ".
Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần một Đức Cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007: "Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông ! nhưng với Tại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức Cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức Cha đã giúp ba mẹ con can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.
Khi Đức Cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi, với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức Cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức Cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.
Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức Cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức Cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức Cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức Cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.
Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thuong mà Đức Cha cố dành cho chúng con".
VỊ TÔNG ĐỒ TRUYỀN GIÁO CHO ANH CHỊ EM DÂN TỘC KƠHO
VÀ SÁNG LẬP TRẠI PHONG DI LINH
Thể theo yêu cầu của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về "tập kỷ yếu Năm Linh Mục", Giáo Phận Đàlạt hoàn toàn nhất trí chọn Đức cha Cassaigne là chứng tá sống động về mầu nhiệm Giáo Hội "yêu thương và phục vụ". Chúng tôi cố gắng trích từ những chứng tá sống và rất gần gũi với Ngài để giới thiệu về ông Tổ của công cuộc truyền giáo cho anh chị em Kơho Lâm Đồng và là đấng Sáng lập Trại Phong Dilinh từ năm 1929
NGƯỜI GIEO GIỐNG TỐT
Trong bản tường trình năm 1920, Đức Cha Victor Quinton Giám Mục Giáo phận Sàigòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người Dân Tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức Cha Dumortier đặt Cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê đến Di Linh năm 1927. Đức Cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:
"Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người Dân Tộc. Tôi thấy Cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, Cha Cassaigne đã tình nguyện và bầy tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm Ngài vào công cuộc này".
Thứ tư ngày 20.10.1926, Cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên Ngài phải trở về Sàigòn.
Cho đến ngày 24.01.1927, Cha Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám Mục Sàigòn đã chuẩn bị cho Ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.
Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, Cha Cassaigne đã nhìn thấy những người Dân Tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà Ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em Dân Tộc được trao phó cho Ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài. Để có thể gặp gỡ những người Dân Tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, Cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mầy mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị Thừa Sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12.1929 Cha Cassaigne đã xuất bản tự điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn tự điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.
Tháng 12.1937 Cha Cassaigne xuất bản cuốn: PHONG TỤC TẬP QUÁN người Dân Tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho Cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người Dân Tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 Cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.
Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, Cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành ÔNG TỔ CỦA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO cho người Dân Tộc, và Cha đã thành công trong việc đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người Dân Tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao Nguyên Di Linh – Langbiang.
Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 07.12.1927, Cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20.12.1927 và được an táng ngày 22.12.1927 tại nghĩa trang của người Dân Tộc Di Linh.
Tin Mừng của Chúa đã được người Dân Tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của Cha cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra Cha Cassaigne yêu thương họ qua việc Ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.
Ngày 17.2.1929, Cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Cùi Di Linh. Ngài đã xây dựng làng Cùi thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.
Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20.2.1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài ! "Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm Giám Mục", ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám Mục Sài-gòn vừa qua đời năm vừa rồi và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị Linh Mục của người phong cùi. Vị Thừa Sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị Linh Mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị Thừa Sai không do dự vâng lời Tòa Thánh với đức tin và can trường. "Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phát nơi tôi". Khẩu hiệu "Bác Ái và Yêu Thương" do ngài chọn, đã nói lên điều đó rất nhiều.
Ngày 24.6.1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các Nhà Thờ Sài-gòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức Cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày: có những bạn bè đến từ khắp nơi... và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ Phụng Vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng. Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám rước. Đức Cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.
Tân Giám Mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám Mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sài-gòn. Ngài dong duổi khắp địa phận rộng lớn của Ngài.
… Ngày 19.12.1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong Linh Mục của Ngài, Đức Cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau ! Ngài hiểu đó là BỆNH CÙI. "Linh Mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật", sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể Ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.
Đức Cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm Ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi ! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5/3/1955, Ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa Sai Paris: "Tôi xin Cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ".
Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một Giám Mục kế vị Ngài, Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài, ngày 30.11.1955. Ngày 02.12.1955, Đức Cha Cassaigne trở về Di Linh.
Từ đây, Đức Cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2/1973 Đức Cha bị té gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà Ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức Cha nói với người nữ tu chăm sóc Ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: "Suốt 47 năm dài (1926-1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…".
Thứ bảy ngày 20/10/1973, Đức Cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: "Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá". Mười ngày trôi qua, vào lúc 10g00 đêm ngày 30/10/1973, Đức Cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức Cha đã được Chúa gọi về hồi 1g25. Đức Cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 05/11/1973.
Cha Phanxicô Darricau, một linh mục MEP, đã viết về sự kiện Đức Cha Cassaigne trở lại làng cùi Di-linh như sau: "Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách trại phung hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. … Suốt trong sáu tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở trại cùi. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. … Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ trại phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…".
Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của Trung tâm Thượng Di-linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức Cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại làng cùi Di-linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: "Tôi được phúc sống mười năm gần Đức Cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo thượng tại Di-linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nổi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho làng cùi…".
Ngày 26/7/2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức Cha và để lại chứng từ: "Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói... dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề. Khoảng tháng 6 năm 1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức Cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức Cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức Cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức Cha thêm sức cho con để con chịu dựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là được 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa tạ ơn Đức Cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ".
Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần một Đức Cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007: "Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông ! nhưng với Tại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức Cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức Cha đã giúp ba mẹ con can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.
Khi Đức Cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi, với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức Cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức Cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.
Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức Cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức Cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức Cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức Cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.
Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thuong mà Đức Cha cố dành cho chúng con".
Giáo Phận Phát Diệm: Đêm Diễn Nguyện chào đón Đức tân Giám Mục
Lê Sơn & Văn Thống
13:08 07/09/2009
PHÁT DIỆM - Tối ngày 7/9/2009, vào lúc 20h tại nhà thờ chính toà Phát Diệm đã có chương trình diễn ngyện chào đón đức tân Giám mục Giuse Nguyễn Năng sẽ được tấn phong vào ngày 8/9/2009.
Hình ảnh Đêm Diễn Nguyện tại Phát Diệm
Đã từ rất sớm, từng đoàn nguơì khắp mọi nơi ở quốc nội cũng như quốc ngoại đã tề tựu về nhà thời chính toà Phát Diệm để hiệp thông niềm vui chào đón đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng. Ngày mai mới diễn ra buổi lễ chính thức phong chức cho đức tân Giám mục, nhưng ngay tối ngày hôm nay đã có rất đông anh chị em, các cộng đoàn tín hữu đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận, cũng như các cộng đoàn đến từ nhiều giáo phận khác, như Sài gòn, Xuân lộc… một số anh chị em ở hạt Nga Sơn thuộc giáo phận Thanh hoá, là hàng xóm của nhà thờ chính toà Phát Diệm cũng là anh chị em cùng một chủ chăn là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chăm sóc đã về Phát Diệm từ chiều tối hôm nay, hiện tình tất cả những anh chị em, các cộng đoàn này đã tự chăm sóc cho mình nơi anh chốn ở tại những nơi có thể ngủ được trong nhà Chúa.
Đúng 20h những tràng pháo tay dòn giã chào đón quý đức Cha, các Cha từ khắp mọi miền đã tiến ra lễ đài để cùng với đông đảo tu sĩ, giáo dân thưởng thức bữa tiệc diễn nguyện trong tiêt trời mùa Thu chan hoà tình trời và tình người trong quảng trường nhà thời đá Phát Diệm.
Nhìn từ xa, tôi thấy một phông chữ to đựoc giăng trước lễ đài: "Chúc Tụng đấng nhân danh Chúa mà đến” Một điều đặc biệt hơn với câu khẩu hiệu mà đức tân giám mục chọn làm châm ngôn cho đời giám mục của mình là: “Hiệp Thông Phục Vụ” cũng được trang trí trên sân khấu làm chủ đạo.
Đêm diễn nguyện được khai mạc bằng lời huấn từ cùa Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, sau đó là những tiêt mục văn nghệ đã được đủ mọi thành phần trong giáo phận biểu diễn để chào đón đức tân Giám mục của mình. Ngoài ra còn có sự đóng góp của Giáo Phận Xuân Lộc, nơi đây Ngài đã đựoc thụ phong linh mục và một thời gian làm giám đốc của đại chủng viện của giáo phận này, sự đóng góp đó đã làm cho đêm diễn nguyện diễn ra trong tình hiệp nhất.
Một điều đáng chú ý đêm nay, sự hiện diện đông đảo của các Đức Cha trong hội đồng giám mục Việt nam, hoà cùng với câu khẩu hiệu mà đức tân Giám mục chọn làm kim chỉ nam cho đời Giám mục của mình. Phải chăng, như một thông điệp muốn gửi đến tất cả mọi thành phần trong giáo hội Việt Nam lúc này đây, giữa bối cánh đầy sóng gió, chúng ta cần hiệp nhất với nhau nên một.
Giáo phận Phát Diệm được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh giáo mục giáo phận Thanh hoá, kiêm giám quản giáo phận Phát Diệm trong mấy năm nay, là hai giáo phận sát nách nhau và cũng là hai giáo phận lớn trong giáo tỉnh Hà nội, vì vậy nên công việc của Đức Cha Giuse Linh chắc hẳn bộn bề. Vì những nhu cầu cấp thiết của giáo dân và toà giám mục Phát Diệm nên giờ đây được ơn Chúa quan phòng, đã ban cho giáo phận có người cha chung để luôn luôn sát xao, luôn luôn bên cạnh với mỗi anh chị em với mỗi bước thăng tiến của giáo phận và với giáo hội Việt nam trong sự hướng dẫn của tân Đức Cha mang khẩu lệnh “Hiệp Thông - Phục Vụ”.
Ao ước, khát khao mong chờ một chủ chăn để luôn phục vụ đoàn chiên, để dẫn dắt đoàn chiên, để hướng dẫn đoàn chiên Phát Diệm hiệp thông mật thiết với Giáo hội Việt Nam trong những biến cố đau thương mà Giáo hội đang phải gánh chịu trong xã hội này. Những hi vọng, ao ước đó chắc hẳn sẽ được Thiên Chúa đoái thương và chấp nhận qua người chăn chiên mà Thiên Chúa gửi đến cho giáo phận Phát Diệm vào ngày mai, giáo dân hãy đón chờ những điều mà Thiên Chúa tác động trên Đức tân Giám mục, Giáo hội công giáo Việt Nam hãy mừng vui vì nhũng việc làm trong thánh ý của Chúa qua Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, có lẽ Thiên Chúa chọn Đức Cha trong thời khắc này là một sự lựa chọn khôn ngoan vì Thiên chúa là sự khôn ngoan, Chúng ta hãy chờ đợi Đức tân giám mục mới với khẩu lệnh “Hiệp Thông - Phục Vụ”.
Có lẽ cũng chính vì những điều này mà đoàn chiên con cái khắp nơi trong cũng như ngoài giáo phận Phát Diệm đã hội tụ với một số lượng rất lớn ngay từ chiều tối hôm qua.
Chúng tôi thấy có mặt đầy đủ các thành phần dân Chúa, từ những cụ già, trung niên, thanh niên đến trẻ nhỏ đặc kín khuôn viên rộng lớn tại nhà thờ chính toà Phát Diệm. Nhìn khuôn mặt của họ, ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi, reo mừng. Niềm vui dường như bất tận thể hiện rõ trên khuôn mặt của họ. Họ nằm trải khắp mặt đất, trong sảnh nhà thờ, trên ghế đá, căng lều bạt che cho đỡ sương gió dưới những gốc cây, thảm cỏ, họ nằm đó miệng tươi cười chuyện trò với nhau cho tới giờ này đã là sang ngày mới, họ xì xào về những gì sắp tới mà tân Đức Cha sẽ hành động cho giáo phận cho Hội Thánh Việt Nam. Niềm vui lan toả, râm ran đến từng con người làm cho họ quên đi những con muỗi đang chích vào da thịt, quên đi mình đang phải nằm sương gió…
“Ao ước lớn nhất của giáo dân chúng tôi là mong mỏi có được người cha chung, người chăn chiên tốt lành mà Thiên Chúa gửi đến để hướng dẫn chúng tôi thăng tiến trong tình yêu của Thiên Chúa, trong Giáo Hội Công Giáo và nói lên tiếng nói đối với những việc trong xã hội đang xảy ra ngày hôm nay” - một giáo dân nói.
Hi vọng tân Đức Cha Trong khẩu hiệu đã chọn “Hiệp Thông - Phục Vụ” sẽ chăn dắt đoàn chiên giáo phận Phát Diệm khoẻ mạnh trong Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến. Trong sự Hiệp Thông với những biến cố Giáo Hội Việt Nam đang phải gánh chịu.
Đêm diễn nguyện cũng đã khép lại, khi đức tân Giám mục Giuse chúc bình an cho cộng đoàn hiện diện.
Chúng ta hãy thêm lời cầu xin Chúa đổ tràn bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần xuống trên Đức Tân Giám Mục. Nhờ đó, với sự dẫn dắt của đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giáo Phận Phát Diệm sẽ có những bước thăng tiến mới.
Toà Giám mục Phát Diệm 1h sáng 08/09/09
Hình ảnh Đêm Diễn Nguyện tại Phát Diệm
Đã từ rất sớm, từng đoàn nguơì khắp mọi nơi ở quốc nội cũng như quốc ngoại đã tề tựu về nhà thời chính toà Phát Diệm để hiệp thông niềm vui chào đón đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng. Ngày mai mới diễn ra buổi lễ chính thức phong chức cho đức tân Giám mục, nhưng ngay tối ngày hôm nay đã có rất đông anh chị em, các cộng đoàn tín hữu đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận, cũng như các cộng đoàn đến từ nhiều giáo phận khác, như Sài gòn, Xuân lộc… một số anh chị em ở hạt Nga Sơn thuộc giáo phận Thanh hoá, là hàng xóm của nhà thờ chính toà Phát Diệm cũng là anh chị em cùng một chủ chăn là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chăm sóc đã về Phát Diệm từ chiều tối hôm nay, hiện tình tất cả những anh chị em, các cộng đoàn này đã tự chăm sóc cho mình nơi anh chốn ở tại những nơi có thể ngủ được trong nhà Chúa.
Đúng 20h những tràng pháo tay dòn giã chào đón quý đức Cha, các Cha từ khắp mọi miền đã tiến ra lễ đài để cùng với đông đảo tu sĩ, giáo dân thưởng thức bữa tiệc diễn nguyện trong tiêt trời mùa Thu chan hoà tình trời và tình người trong quảng trường nhà thời đá Phát Diệm.
Nhìn từ xa, tôi thấy một phông chữ to đựoc giăng trước lễ đài: "Chúc Tụng đấng nhân danh Chúa mà đến” Một điều đặc biệt hơn với câu khẩu hiệu mà đức tân giám mục chọn làm châm ngôn cho đời giám mục của mình là: “Hiệp Thông Phục Vụ” cũng được trang trí trên sân khấu làm chủ đạo.
Đêm diễn nguyện được khai mạc bằng lời huấn từ cùa Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, sau đó là những tiêt mục văn nghệ đã được đủ mọi thành phần trong giáo phận biểu diễn để chào đón đức tân Giám mục của mình. Ngoài ra còn có sự đóng góp của Giáo Phận Xuân Lộc, nơi đây Ngài đã đựoc thụ phong linh mục và một thời gian làm giám đốc của đại chủng viện của giáo phận này, sự đóng góp đó đã làm cho đêm diễn nguyện diễn ra trong tình hiệp nhất.
Một điều đáng chú ý đêm nay, sự hiện diện đông đảo của các Đức Cha trong hội đồng giám mục Việt nam, hoà cùng với câu khẩu hiệu mà đức tân Giám mục chọn làm kim chỉ nam cho đời Giám mục của mình. Phải chăng, như một thông điệp muốn gửi đến tất cả mọi thành phần trong giáo hội Việt Nam lúc này đây, giữa bối cánh đầy sóng gió, chúng ta cần hiệp nhất với nhau nên một.
Giáo phận Phát Diệm được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh giáo mục giáo phận Thanh hoá, kiêm giám quản giáo phận Phát Diệm trong mấy năm nay, là hai giáo phận sát nách nhau và cũng là hai giáo phận lớn trong giáo tỉnh Hà nội, vì vậy nên công việc của Đức Cha Giuse Linh chắc hẳn bộn bề. Vì những nhu cầu cấp thiết của giáo dân và toà giám mục Phát Diệm nên giờ đây được ơn Chúa quan phòng, đã ban cho giáo phận có người cha chung để luôn luôn sát xao, luôn luôn bên cạnh với mỗi anh chị em với mỗi bước thăng tiến của giáo phận và với giáo hội Việt nam trong sự hướng dẫn của tân Đức Cha mang khẩu lệnh “Hiệp Thông - Phục Vụ”.
Ao ước, khát khao mong chờ một chủ chăn để luôn phục vụ đoàn chiên, để dẫn dắt đoàn chiên, để hướng dẫn đoàn chiên Phát Diệm hiệp thông mật thiết với Giáo hội Việt Nam trong những biến cố đau thương mà Giáo hội đang phải gánh chịu trong xã hội này. Những hi vọng, ao ước đó chắc hẳn sẽ được Thiên Chúa đoái thương và chấp nhận qua người chăn chiên mà Thiên Chúa gửi đến cho giáo phận Phát Diệm vào ngày mai, giáo dân hãy đón chờ những điều mà Thiên Chúa tác động trên Đức tân Giám mục, Giáo hội công giáo Việt Nam hãy mừng vui vì nhũng việc làm trong thánh ý của Chúa qua Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, có lẽ Thiên Chúa chọn Đức Cha trong thời khắc này là một sự lựa chọn khôn ngoan vì Thiên chúa là sự khôn ngoan, Chúng ta hãy chờ đợi Đức tân giám mục mới với khẩu lệnh “Hiệp Thông - Phục Vụ”.
Có lẽ cũng chính vì những điều này mà đoàn chiên con cái khắp nơi trong cũng như ngoài giáo phận Phát Diệm đã hội tụ với một số lượng rất lớn ngay từ chiều tối hôm qua.
Chúng tôi thấy có mặt đầy đủ các thành phần dân Chúa, từ những cụ già, trung niên, thanh niên đến trẻ nhỏ đặc kín khuôn viên rộng lớn tại nhà thờ chính toà Phát Diệm. Nhìn khuôn mặt của họ, ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi, reo mừng. Niềm vui dường như bất tận thể hiện rõ trên khuôn mặt của họ. Họ nằm trải khắp mặt đất, trong sảnh nhà thờ, trên ghế đá, căng lều bạt che cho đỡ sương gió dưới những gốc cây, thảm cỏ, họ nằm đó miệng tươi cười chuyện trò với nhau cho tới giờ này đã là sang ngày mới, họ xì xào về những gì sắp tới mà tân Đức Cha sẽ hành động cho giáo phận cho Hội Thánh Việt Nam. Niềm vui lan toả, râm ran đến từng con người làm cho họ quên đi những con muỗi đang chích vào da thịt, quên đi mình đang phải nằm sương gió…
“Ao ước lớn nhất của giáo dân chúng tôi là mong mỏi có được người cha chung, người chăn chiên tốt lành mà Thiên Chúa gửi đến để hướng dẫn chúng tôi thăng tiến trong tình yêu của Thiên Chúa, trong Giáo Hội Công Giáo và nói lên tiếng nói đối với những việc trong xã hội đang xảy ra ngày hôm nay” - một giáo dân nói.
Hi vọng tân Đức Cha Trong khẩu hiệu đã chọn “Hiệp Thông - Phục Vụ” sẽ chăn dắt đoàn chiên giáo phận Phát Diệm khoẻ mạnh trong Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến. Trong sự Hiệp Thông với những biến cố Giáo Hội Việt Nam đang phải gánh chịu.
Đêm diễn nguyện cũng đã khép lại, khi đức tân Giám mục Giuse chúc bình an cho cộng đoàn hiện diện.
Chúng ta hãy thêm lời cầu xin Chúa đổ tràn bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần xuống trên Đức Tân Giám Mục. Nhờ đó, với sự dẫn dắt của đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giáo Phận Phát Diệm sẽ có những bước thăng tiến mới.
Toà Giám mục Phát Diệm 1h sáng 08/09/09
Lễ khai giảng năm học 2009-2010 tại trường Chuyên Biệt Giáo Xứ Gia Định
Khóa huấn luyện Thừa tác viên Mục vụ Hôn nhân và Gia đình
Vincentê Đinh Tiến Thuấn
15:36 07/09/2009
SAIGÒN - Ngày thứ bảy 05/09/2009 vừa qua, tại lầu 1 khu A Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Ban Mục vụ Gia đình đã khai giảng Khóa 2 Huấn Luyện Thừa tác viên Mục Vụ hôn nhân và gia đình Tổng Giáo phận Sàigon tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sàigon, số 6 bis Tôn Đức Thắng Q. 1, TP Saigòn, và tiếp tục chiêu sinh đến đến hết ngày thứ bảy 12/09/2009
Linh mục đặc trách Lu-y Nguyễn Anh Tuấn Tiến sĩ Thần Học sau phần khai giảng, ngài dặn dò các anh chị học viên cố gắng duy trì khóa học hai năm nhằm trang bị kiến thức cho mình trong lãnh vực này, trước mắt là giúp ích cho gia đình bé nhỏ của mình, có điều kiện phục vụ cho gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận; ngài nêu lại điều lệ và chương trình huấn luyện khóa học.
Khóa II Huấn Luyện Thừa tác viên Mục Vụ hôn nhân và gia đình Tổng Giáo phận Sàigon đã được các anh chị trong Ban Điều Hành tập hát bài Mẹ nhân ngày vu lan báo hiếu; bài Hãy chiếu soi của Phanxicô, và bài Trông cậy Chúa của Nguyễn Duy – Phanxicô và giúp cho buổi cầu nguyện đầu giờ, cuối giờ học.
Cha giáo Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Tiến sĩ Thần Học đã có bài giảng đầu tiên khai mạc; ngài trình bày khái quát những Giáo huấn của Giáo hội hướng dẫn về Mục vụ Gia đình thật sinh động và hấp dẫn, tuy ngài đang bị đau thần kinh tọa một bên chân còn yếu, đi lại khó khăn nhưng vẫn thao thao làm bài giảng thật sôi nổi.
Một buổi học đầu tiên đã qua đi nhưng hơi buồn, vì số học viên theo học còn ít quá, có lẽ thông tin chưa được truyền thông đến cơ sở, đến người giáo dân trong các giáo xứ cần tham dự chưa tới được, bởi đây là khóa huấn luyện thiết nghĩ thật hữu ích cho nhiều người và đáng được quan tâm.
Kính mong các cha sở đôn đốc, nhắc nhở các anh chị đã được giáo xứ đề cử đi học, hoặc là, xin các cha cho tiếp tục phổ biến đến các thành phần giáo dân để kịp thời đăng ký theo học vào thứ bảy 12/09 tới đây. Riêng đối với tất cả những ai quan tâm từng phần, hoặc từng môn học của chương trình huấn luyện cũng hãy mạnh dạn tự đến đăng ký ghi danh theo học; có các anh chị em đồng hành tận tình giúp đỡ. Xin đọc phần chương trình sau.
Chân thành cám ơn
KHÓA HUẤN LUYỆN THỪA TÁC VIÊN MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGON BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH
Để biết nền tảng của hôn nhân và gia đình
Mục tiêu và đối tượng:
- Dành cho hết mọi người quan tâm đến lãnh vực tình yêu – hôn nhân – gia đình để sống và hướng dẫn người khác sống Tin Mừng về Hôn nhân và Gia đình theo đức tin công giáo.
- Đặc biệt, khóa học ưu tiên dành cho đối tượng là những Kitô hữu giáo dân và tu sĩ nào muốn đào sâu kiến thức nền tảng về hôn nhân và gia đình, nhất là về giáo lý thần học, nhân học Kitô giáo, theo ba hướng sau đây:
1. Ưu tiên cho những người đang hay sẽ cộng tác với các giáo xứ, giáo phận trong mục vụ hôn nhân và gia đình (gọi là thừa tác viên mục vụ gia đình)
2. Các trưởng giáo lý viên hay linh hoạt viên các nhóm giới trẻ và người lớn, muốn đồng hành với họ trong lãnh vực tính dục – tình yêu - hôn nhân - gia đình
3. Khóa học này cũng thích hợp cho những người Kitô hữu đang dấn thân làm việc, chuyên nghiệp hay thiện nguyện nghiệp dư, trong các lãnh vực xã hội như giáo dục, y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.. . để giúp họ có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về con người, đối tượng mà họ phục vụ phù hợp với ý định của Thiên Chúa.
Điều lệ:
1- Đối với các học viên nói chung được yêu cầu phải hiện diện ít nhất 6/8 buổi học đối với từng môn học, mới được làm bài kiểm tra cuối môn học.
2- Đối với các học viên ghi danh chính thức theo Khóa Đào tạo “ Thừa tác viên MVHNGĐ”, để có thể được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cuối khóa, cần:
- Tham dự đầy đủ các môn học (tối thiểu 2/3 thời gian dự giờ lớp tương đương 6/8 buổi cho mỗi môn học);
- Trình độ tú tài phổ thông hay tương đương, (giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông hay chứng chỉ tương đương sẽ được yêu cầu nộp cho Văn phòng học vụ vào cuối Khóa huấn luyện, tức hè năm 2011)
- Tham dự đầy đủ các ngày tĩnh tâm cuối các môn học và tĩnh tâm cuối khóa, nếu vắng mặt cần phải có phép từ phía linh mục phụ trách.
- Cuối khóa học phải qua một kỳ thi tốt nghiệp;
- Giấy giới thiệu của cha sở.
Địa điểm và thời gian học:
Các giờ lớp đều được ấn định vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, từ 08g30’ đến 11g30’, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Saigon. Mỗi môn học gồm 8 buổi học giờ lớp thứ bảy hàng tuần và một buổi thứ bảy tĩnh tâm dã ngoại.
Ghi danh:
Tại Phòng Học vụ Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, số 6 bis Tôn Đức Thắng Q. 1 Tp.Hcm, từ 03/08/2009 đến 12/09/2009, từ thứ hai đến thứ sáu.
- Sáng: từ 08g00’ đến 11g30’
- Chiều: từ 14g00’ đến 20g00’
Học phí: 50.000đ/ môn học. Đóng mỗi lần theo từng môn học.
Nội dung:
Khóa học kéo dài hai năm, vào mỗi sáng thứ bảy, nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức nền tảng liên ngành, nhất là hiểu biết xác đáng và thâm sâu ý định của Thiên Chúa, về con người, hôn nhân và gia đình.
Các môn học gồm có:
1- GIÁO HUẤN GIÁO HỘI HƯỚNG DẪN VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH
(từ 05/09/2009 đến hết 24/10/2009)
Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Ts. TH.
Ô. Giuse Nguyễn Quốc Đoạt
2- TÌNH YÊU HÔN NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN NHÂN HỌC KITÔ GIÁO
(từ 07/11/2009 đến hết 26/12/2009)
Lm. Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Ts. TH.
3- GIÁO DỤC GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO
(từ 09/01/2010 đến hết 13/03/2010)
Giảng viên: Cô Hoàng Mai Khanh, Ts. Giáo dục
4- LUÂN LÝ TÍNH DỤC VÀ GIA ĐÌNH
(từ 27/03/2010 đến hết 22/05/2010)
Giảng viên: Lm. Phêrô Hoàng Đình Thành, ThS. TH.
5- TÂM LÝ PHÁT TRIỂN (12 TIẾT) VÀ TÂM LÝ GIỚI TÍNH (12 TIẾT)
Giảng viên: Nt. Maria Nguyễn thị Hồng Quế, op ThS Tâm lý.
Nt. Anna Hồ Thị Hạnh, Dòng Chúa Quan Phòng, ThS Tâm lý.
6- GIÁO LUẬT VỀ HÔN NHÂN
Giảng viên: Lm. Gioan Bùi Thái Sơn, Ts. Giáo Luật.
7- GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN & CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH
Giảng viên: Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng.
8- GIA ĐÌNH SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ GIAO HÒA
Giảng viên: Lm. Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Ts. TH.
Linh mục đặc trách Lu-y Nguyễn Anh Tuấn Tiến sĩ Thần Học sau phần khai giảng, ngài dặn dò các anh chị học viên cố gắng duy trì khóa học hai năm nhằm trang bị kiến thức cho mình trong lãnh vực này, trước mắt là giúp ích cho gia đình bé nhỏ của mình, có điều kiện phục vụ cho gia đình giáo xứ, gia đình giáo phận; ngài nêu lại điều lệ và chương trình huấn luyện khóa học.
Khóa II Huấn Luyện Thừa tác viên Mục Vụ hôn nhân và gia đình Tổng Giáo phận Sàigon đã được các anh chị trong Ban Điều Hành tập hát bài Mẹ nhân ngày vu lan báo hiếu; bài Hãy chiếu soi của Phanxicô, và bài Trông cậy Chúa của Nguyễn Duy – Phanxicô và giúp cho buổi cầu nguyện đầu giờ, cuối giờ học.
Cha giáo Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Tiến sĩ Thần Học đã có bài giảng đầu tiên khai mạc; ngài trình bày khái quát những Giáo huấn của Giáo hội hướng dẫn về Mục vụ Gia đình thật sinh động và hấp dẫn, tuy ngài đang bị đau thần kinh tọa một bên chân còn yếu, đi lại khó khăn nhưng vẫn thao thao làm bài giảng thật sôi nổi.
Một buổi học đầu tiên đã qua đi nhưng hơi buồn, vì số học viên theo học còn ít quá, có lẽ thông tin chưa được truyền thông đến cơ sở, đến người giáo dân trong các giáo xứ cần tham dự chưa tới được, bởi đây là khóa huấn luyện thiết nghĩ thật hữu ích cho nhiều người và đáng được quan tâm.
Kính mong các cha sở đôn đốc, nhắc nhở các anh chị đã được giáo xứ đề cử đi học, hoặc là, xin các cha cho tiếp tục phổ biến đến các thành phần giáo dân để kịp thời đăng ký theo học vào thứ bảy 12/09 tới đây. Riêng đối với tất cả những ai quan tâm từng phần, hoặc từng môn học của chương trình huấn luyện cũng hãy mạnh dạn tự đến đăng ký ghi danh theo học; có các anh chị em đồng hành tận tình giúp đỡ. Xin đọc phần chương trình sau.
Chân thành cám ơn
KHÓA HUẤN LUYỆN THỪA TÁC VIÊN MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGON BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH
Để biết nền tảng của hôn nhân và gia đình
Mục tiêu và đối tượng:
- Dành cho hết mọi người quan tâm đến lãnh vực tình yêu – hôn nhân – gia đình để sống và hướng dẫn người khác sống Tin Mừng về Hôn nhân và Gia đình theo đức tin công giáo.
- Đặc biệt, khóa học ưu tiên dành cho đối tượng là những Kitô hữu giáo dân và tu sĩ nào muốn đào sâu kiến thức nền tảng về hôn nhân và gia đình, nhất là về giáo lý thần học, nhân học Kitô giáo, theo ba hướng sau đây:
1. Ưu tiên cho những người đang hay sẽ cộng tác với các giáo xứ, giáo phận trong mục vụ hôn nhân và gia đình (gọi là thừa tác viên mục vụ gia đình)
2. Các trưởng giáo lý viên hay linh hoạt viên các nhóm giới trẻ và người lớn, muốn đồng hành với họ trong lãnh vực tính dục – tình yêu - hôn nhân - gia đình
3. Khóa học này cũng thích hợp cho những người Kitô hữu đang dấn thân làm việc, chuyên nghiệp hay thiện nguyện nghiệp dư, trong các lãnh vực xã hội như giáo dục, y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.. . để giúp họ có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về con người, đối tượng mà họ phục vụ phù hợp với ý định của Thiên Chúa.
Điều lệ:
1- Đối với các học viên nói chung được yêu cầu phải hiện diện ít nhất 6/8 buổi học đối với từng môn học, mới được làm bài kiểm tra cuối môn học.
2- Đối với các học viên ghi danh chính thức theo Khóa Đào tạo “ Thừa tác viên MVHNGĐ”, để có thể được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cuối khóa, cần:
- Tham dự đầy đủ các môn học (tối thiểu 2/3 thời gian dự giờ lớp tương đương 6/8 buổi cho mỗi môn học);
- Trình độ tú tài phổ thông hay tương đương, (giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông hay chứng chỉ tương đương sẽ được yêu cầu nộp cho Văn phòng học vụ vào cuối Khóa huấn luyện, tức hè năm 2011)
- Tham dự đầy đủ các ngày tĩnh tâm cuối các môn học và tĩnh tâm cuối khóa, nếu vắng mặt cần phải có phép từ phía linh mục phụ trách.
- Cuối khóa học phải qua một kỳ thi tốt nghiệp;
- Giấy giới thiệu của cha sở.
Địa điểm và thời gian học:
Các giờ lớp đều được ấn định vào mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, từ 08g30’ đến 11g30’, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Saigon. Mỗi môn học gồm 8 buổi học giờ lớp thứ bảy hàng tuần và một buổi thứ bảy tĩnh tâm dã ngoại.
Ghi danh:
Tại Phòng Học vụ Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận, số 6 bis Tôn Đức Thắng Q. 1 Tp.Hcm, từ 03/08/2009 đến 12/09/2009, từ thứ hai đến thứ sáu.
- Sáng: từ 08g00’ đến 11g30’
- Chiều: từ 14g00’ đến 20g00’
Học phí: 50.000đ/ môn học. Đóng mỗi lần theo từng môn học.
Nội dung:
Khóa học kéo dài hai năm, vào mỗi sáng thứ bảy, nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức nền tảng liên ngành, nhất là hiểu biết xác đáng và thâm sâu ý định của Thiên Chúa, về con người, hôn nhân và gia đình.
Các môn học gồm có:
1- GIÁO HUẤN GIÁO HỘI HƯỚNG DẪN VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH
(từ 05/09/2009 đến hết 24/10/2009)
Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ, Ts. TH.
Ô. Giuse Nguyễn Quốc Đoạt
2- TÌNH YÊU HÔN NHÂN DƯỚI CÁI NHÌN NHÂN HỌC KITÔ GIÁO
(từ 07/11/2009 đến hết 26/12/2009)
Lm. Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Ts. TH.
3- GIÁO DỤC GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO
(từ 09/01/2010 đến hết 13/03/2010)
Giảng viên: Cô Hoàng Mai Khanh, Ts. Giáo dục
4- LUÂN LÝ TÍNH DỤC VÀ GIA ĐÌNH
(từ 27/03/2010 đến hết 22/05/2010)
Giảng viên: Lm. Phêrô Hoàng Đình Thành, ThS. TH.
5- TÂM LÝ PHÁT TRIỂN (12 TIẾT) VÀ TÂM LÝ GIỚI TÍNH (12 TIẾT)
Giảng viên: Nt. Maria Nguyễn thị Hồng Quế, op ThS Tâm lý.
Nt. Anna Hồ Thị Hạnh, Dòng Chúa Quan Phòng, ThS Tâm lý.
6- GIÁO LUẬT VỀ HÔN NHÂN
Giảng viên: Lm. Gioan Bùi Thái Sơn, Ts. Giáo Luật.
7- GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN & CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH
Giảng viên: Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng.
8- GIA ĐÌNH SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ GIAO HÒA
Giảng viên: Lm. Lu-y Nguyễn Anh Tuấn, Ts. TH.
Giáo dục Kitô giáo và sự phát triển toàn vẹn
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
22:47 07/09/2009
Lời Chủ Chăn: Giáo dục Kitô giáo và sự phát triển toàn vẹn
Ngày 9.9.2009
Kính gởi: Anh em linh mục,
và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
1. Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam hãy quan tâm giáo dục các kitô hữu nên người công giáo tốt để trở nên những công dân tốt. Ngày 7.7.2009, Đức Thánh Cha công bố Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý". Ngày 8.7.2009, trong buổi triều yết giới thiệu Thông điệp cho nhiều ngàn người từ nhiều quốc gia trên thế giới, Ngài xác định Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: "Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Ngài là Đầu" (Eph 4,15). Đồng thời Đức Thánh Cha cũng khẳng định tình yêu trong chân lý là định hướng và là động lực cho sự phát triển toàn vẹn con người và toàn thể nhân loại. Phát triển toàn vẹn có nghĩa là phát triển về mọi phương diện thể xác và tinh thần, trí tuệ và tâm linh, phát triển trong mọi lãnh vực của cuộc sống, văn hoá và giáo dục, xã hội và truyền thông, y tế và từ thiện, kinh tế và chính trị.
2. Đức Thánh Cha cũng lưu ý, trong tình hình thế giới hôm nay với những vấn đề nghiêm trọng và những khủng hoảng trầm trọng bao trùm phần lớn nhân loại trên hành tinh, công cuộc xây dựng cùng phát triển đất nước cũng như thế giới cần những con người không chỉ có kiến thức về khoa học kỹ thuật, song nhất thiết phải có cái tâm công minh chính trực, có lòng thành cùng quyết tâm phục vụ cho ích chung của cộng đồng dân tộc, cho công lý và hoà bình trong cộng đồng nhân loại. Nói cách khác, công cuộc xây dựng và phát triển trong mọi lãnh vực sống hôm nay, cần những con người không những có cái đầu đầy kiến thức thực dụng về khoa học kỹ thuật, song đặc biệt phải có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý.
3. Bên cạnh nền giáo dục chỉ truyền đạt kiến thức khoa học thực dụng, nền giáo dục chuyên làm cho tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý là điều thực sự cần thiết cho công cuộc xây dựng cùng phát triển một cộng đồng dân tộc có ý thức trách nhiệm phục vụ cho công lý và công ích, một cộng đồng dân tộc sống tình liên đới với xã hội loài người trong hoà bình và thịnh vượng.
4. Giáo dục kitô giáo của Giáo Hội tại Việt Nam có nhiệm vụ tạo khả năng cho người công giáo Việt Nam từng bước có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý như định hướng và động lực cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam hôm nay. Một mặt, mặc dù Giáo Hội tại Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ với 8% dân số Việt Nam, song có điều kiện sống liên đới với nhau. Mặt khác, mặc dù các sinh hoạt mục vụ thu hẹp trong khuôn viên cơ sở giáo xứ, cơ sở giáo phận, cơ sở dòng tu, song, ngoài những lớp và sinh hoạt giáo lý, cộng đồng dân Chúa vẫn có được tự do ít ra để làm hai điều tối cần sau đây. Một là tổ chức cùng nhau học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, trao đổi với nhau trong mỗi nhóm chuyên môn, nhằm rút ra những bài học thực hành cho từng lãnh vực phát triển con người và xã hội. Hai là cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể, tôn thờ cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể. Nhờ đó, mọi người có thể nhận ra Chúa Giêsu Thánh Thể vừa là hiện thân tình yêu cứu độ của Cha trên trời, vừa là Thầy dạy con đường tình yêu như định hướng và động lực cho sự phát triển toàn vẹn nhân loại. Từ đó noi theo tấm gương Chúa Giêsu giáo dục các môn đệ của Ngài, cùng học tập phương hướng và phương pháp giáo dục của Ngài.
5. Trong những tháng tới, mọi thành phần, mỗi giới, hãy dành thời giờ sử dụng tự do đó để học hỏi Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý", và trao đổi nhằm cùng nhau tìm ra những bài học cho sự phát triển con người và xã hội. Trong lời chủ chăn này, tôi gợi ý cho mọi người, đặc biệt anh em linh mục, nhìn vào tấm gương giáo dục của Chúa Giêsu, để cải tiến công việc giáo dục đức tin của mình ngày càng thêm hiệu quả cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam.
5.1 Chúa Giêsu vừa là Lời Chúa, vừa là Thầy dạy Lời Chúa. Ngài giảng truyền Lời Chúa như là ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như là Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông, như là Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông. Từ đó, Lời Chúa, khi được con người đón nhận và mang ra thực hành, sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự phát triển của họ.
5.2 Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là suối nguồn tình yêu, và là nguyên lý cho tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Từ đó, tìm gặp ánh sáng và sức mạnh cho sự phát triển con người cùng xã hội.
5.3 Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh, cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài như là định hướng và động lực giúp vượt qua tình trạng tội lỗi cùng sự dữ và sự chết, đồng thời tiến đến sự phát triển toàn vẹn và vững bền.
5.4 Qua tấm gương sống dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển con người, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài, nhằm đón nhận cùng chia sẻ cho mọi người sức sống và tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể là quà tặng của Cha trên trời cho nhân loại. Với niềm hy vọng tình yêu cứu độ của Chúa Kitô sẽ mở đường cho nhiều người thành tâm thiện chí vượt qua lối sống theo văn hoá sự chết, để đi đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong xã hội loài người hôm nay.
6. Trong thời gian qua, cùng các trung tâm đào tạo huấn luyện, các Ban Mục vụ giáo phận, các giáo xứ, các gia đình công giáo, các cộng đoàn kitô hữu, các đoàn thể tông đồ giáo dân, đã được tổ chức dần dần thành những ngôi trường giáo dục đức tin. Nay, mọi người có trách nhiệm giáo dục đức tin hãy nhìn lại công việc giáo dục của mình có theo định hướng Chúa Giêsu Thánh Thể đã mở ra là xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin cậy mến, cùng một quyết tâm khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người. Cùng nhau thẩm định kết quả, và cải tiến mục vụ ngôn sứ, tư tế, và quản trị của hàng linh mục, nhằm mở đường cho người giáo dân tham gia xây dựng và phát triển Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, là Giáo Hội sống hiệp thông với Chúa, với nhau và với mọi người, hiệp thông trong chân lý và tình bác ái của Chúa Kitô.
6.1 Tại đa số giáo xứ, mỗi Chúa nhật có nhiều Thánh lễ, mỗi Thánh lễ dành cho một giới (thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng hiền mẫu...). Đa số các giáo xứ có từ 3, 4 đến 7, 8 ca đoàn, và có nhiều nhóm lễ sinh. Mỗi ca đoàn, mỗi nhóm lễ sinh phục vụ cho một thánh lễ. Dân số công giáo trong Thành phố là trên 650.000, và 90% đi lễ ngày Chúa nhật. Do đó ngày Chúa nhật, 200 nhà thờ lớn nhỏ trong Thành phố này đều đầy người dự lễ. Điều cần là các linh mục cùng các cộng sự có quan tâm tổ chức bữa tiệc thánh, tiệc Lời Chúa cũng như tiệc Thánh Thể, theo định hướng xây dựng và phát triển gia đình Chúa sống trong chân lý và tình bác ái. Việc tổ chức đó đòi hỏi phải chú tâm đến cách dọn bữa tiệc thánh cho thích hợp với tâm thức cùng trình độ văn hoá của con người hôm nay, cùng trung thành với những chỉ dẫn khôn ngoan của Giáo Hội về cử hành phụng vụ cũng như về hội nhập văn hoá trong mục vụ phụng tự.
6.2 Từ năm Thánh Thể 2005, có hơn 30 giáo xứ tổ chức chầu Thánh Thể suốt ngày. Gần đây, có hằng trăm nhóm giáo dân tự tổ chức giờ cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, hoặc trước tượng đài Chúa hay Đức Mẹ. Điều cần là các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu nhằm mở mang và phát triển Nước Chúa là Nước Chân Lý và Tình Yêu, đồng thời có giúp họ tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
6.3 Các giáo xứ tổ chức các lớp giáo lý các cấp, trước hoặc sau Thánh lễ Chúa nhật. Gần như 100% trẻ theo học các lớp giáo lý đến khi lãnh bí tích Thêm sức, sau đó số % giảm dần. Điều cần là các giáo lý viên có quan tâm tạo điều kiện cho người trẻ thực hành Lời Chúa dạy, đặc biệt sống trong chân lý và trong tình bác ái đối với mọi người trong gia đình và xã hội.
6.4 Khuyến khích gia đình, ngoài việc chuyên cần đi lễ Chúa nhật chung với nhau, hãy kiên tâm duy trì và cải tiến giờ kinh tối trong gia đình, nhằm tạo cơ hội cho gia đình phát triển thành cái nôi của sự sống và mái ấm của tình thương, thành ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin và thành trì bảo vệ đức tin như sức mạnh cho sự phát triển toàn vẹn của con em mình.
6.5 Đối với 23 đoàn thể tông đồ giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, các linh mục đồng hành có tạo thuận lợi cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ. Có giúp họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
6.6 Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận, sinh hoạt từ năm 2004, tổ chức các khoá học, tĩnh tâm, hội thảo, lễ hội, cho giới trẻ và các giáo lý viên, cho các Hội Đồng Giáo xứ cùng các đoàn thể tông đồ giáo dân, cho các giới và các gia đình, nhằm tạo cho họ khả năng và kỹ năng sống những giá trị nhân bản và đạo đức của Tin Mừng nhằm giúp người công giáo phát triển thành muối men và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay. Công cuộc giáo dục đức tin ở nơi này có góp phần mở đường cho người công giáo toả sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô trong các lãnh vực của đời sống xã hội hôm nay.
6.7 Trung Tâm Văn Hoá Công Giáo, sinh hoạt từ năm 2005, có tạo cơ hội cho mọi người tìm gặp ngọn đuốc đức tin cùng niềm hy vọng kitô giáo của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin, soi sáng cho họ tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô.
7. Ngoài ra, tình hình xã hội Việt Nam ngày nay đang chuyển biến. Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng của các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
8. Do tình thế đã đổi thay, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức bảo vệ đời sống đức tin của nhiều người trẻ hôm nay. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam như sau:
(1) Chú tâm phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa. Tình liên đới trong Chúa Giêsu Thánh Thể là sức mạnh giúp bảo vệ cùng phát triển đời sống tin cậy mến của cộng đồng dân Chúa.
(2) Liên đới trong công tác mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin cho mọi người, giúp cho mỗi người ý thức và quyết tâm bước đi trên con đường phát triển trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô.
(3) Liên đới trong việc tổ chức mục vụ thích hợp nhằm chăm sóc các người trẻ hôm nay, đặc biệt là người trẻ di dân, người trẻ nạn nhân các tệ nạn xã hội cùng các bệnh tật thời đại.
9. Công việc tổ chức mục vụ thích hợp đòi hỏi trước hết là học tập gương Chúa Giêsu Thánh Thể đồng hành, đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn của họ. Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ, và yêu thương tới cùng.
Duy chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có sức cảm hoá và đổi mới con người, giúp người trẻ tái sinh thành con người mới, con người cùng với Chúa Kitô Phục Sinh sống đời sống mới, cùng với Chúa Giêsu Thánh Thể sống yêu thương đến cùng. Từ đó, sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người anh em dần dần trở thành lẽ sống cho người trẻ hôm nay.
Giáo dục đức tin cho người trẻ hôm nay sống bác ái trong chân lý còn là củng cố nền móng vững chắc cho sự phát triển vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người.
Kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam
với hai Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong
Giám Mục của anh chị em
Ngày 9.9.2009
Kính gởi: Anh em linh mục,
và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
1. Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam hãy quan tâm giáo dục các kitô hữu nên người công giáo tốt để trở nên những công dân tốt. Ngày 7.7.2009, Đức Thánh Cha công bố Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý". Ngày 8.7.2009, trong buổi triều yết giới thiệu Thông điệp cho nhiều ngàn người từ nhiều quốc gia trên thế giới, Ngài xác định Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: "Sống trong chân lý và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, vì Ngài là Đầu" (Eph 4,15). Đồng thời Đức Thánh Cha cũng khẳng định tình yêu trong chân lý là định hướng và là động lực cho sự phát triển toàn vẹn con người và toàn thể nhân loại. Phát triển toàn vẹn có nghĩa là phát triển về mọi phương diện thể xác và tinh thần, trí tuệ và tâm linh, phát triển trong mọi lãnh vực của cuộc sống, văn hoá và giáo dục, xã hội và truyền thông, y tế và từ thiện, kinh tế và chính trị.
2. Đức Thánh Cha cũng lưu ý, trong tình hình thế giới hôm nay với những vấn đề nghiêm trọng và những khủng hoảng trầm trọng bao trùm phần lớn nhân loại trên hành tinh, công cuộc xây dựng cùng phát triển đất nước cũng như thế giới cần những con người không chỉ có kiến thức về khoa học kỹ thuật, song nhất thiết phải có cái tâm công minh chính trực, có lòng thành cùng quyết tâm phục vụ cho ích chung của cộng đồng dân tộc, cho công lý và hoà bình trong cộng đồng nhân loại. Nói cách khác, công cuộc xây dựng và phát triển trong mọi lãnh vực sống hôm nay, cần những con người không những có cái đầu đầy kiến thức thực dụng về khoa học kỹ thuật, song đặc biệt phải có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý.
3. Bên cạnh nền giáo dục chỉ truyền đạt kiến thức khoa học thực dụng, nền giáo dục chuyên làm cho tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý là điều thực sự cần thiết cho công cuộc xây dựng cùng phát triển một cộng đồng dân tộc có ý thức trách nhiệm phục vụ cho công lý và công ích, một cộng đồng dân tộc sống tình liên đới với xã hội loài người trong hoà bình và thịnh vượng.
4. Giáo dục kitô giáo của Giáo Hội tại Việt Nam có nhiệm vụ tạo khả năng cho người công giáo Việt Nam từng bước có tấm lòng đầy tình bác ái trong chân lý như định hướng và động lực cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam hôm nay. Một mặt, mặc dù Giáo Hội tại Việt Nam chỉ là một nhóm nhỏ với 8% dân số Việt Nam, song có điều kiện sống liên đới với nhau. Mặt khác, mặc dù các sinh hoạt mục vụ thu hẹp trong khuôn viên cơ sở giáo xứ, cơ sở giáo phận, cơ sở dòng tu, song, ngoài những lớp và sinh hoạt giáo lý, cộng đồng dân Chúa vẫn có được tự do ít ra để làm hai điều tối cần sau đây. Một là tổ chức cùng nhau học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, trao đổi với nhau trong mỗi nhóm chuyên môn, nhằm rút ra những bài học thực hành cho từng lãnh vực phát triển con người và xã hội. Hai là cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể, tôn thờ cùng chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể. Nhờ đó, mọi người có thể nhận ra Chúa Giêsu Thánh Thể vừa là hiện thân tình yêu cứu độ của Cha trên trời, vừa là Thầy dạy con đường tình yêu như định hướng và động lực cho sự phát triển toàn vẹn nhân loại. Từ đó noi theo tấm gương Chúa Giêsu giáo dục các môn đệ của Ngài, cùng học tập phương hướng và phương pháp giáo dục của Ngài.
5. Trong những tháng tới, mọi thành phần, mỗi giới, hãy dành thời giờ sử dụng tự do đó để học hỏi Thông điệp "Bác Ái Trong Chân Lý", và trao đổi nhằm cùng nhau tìm ra những bài học cho sự phát triển con người và xã hội. Trong lời chủ chăn này, tôi gợi ý cho mọi người, đặc biệt anh em linh mục, nhìn vào tấm gương giáo dục của Chúa Giêsu, để cải tiến công việc giáo dục đức tin của mình ngày càng thêm hiệu quả cho sự phát triển Giáo Hội cùng con người và đất nước Việt Nam.
5.1 Chúa Giêsu vừa là Lời Chúa, vừa là Thầy dạy Lời Chúa. Ngài giảng truyền Lời Chúa như là ánh sáng chân lý soi dẫn đường đời cho các môn đệ, như là Lời yêu thương cảm hoá và đổi mới các ông, như là Lời Hứa thắp sáng niềm hy vọng kitô giáo nơi các ông. Từ đó, Lời Chúa, khi được con người đón nhận và mang ra thực hành, sẽ trở thành nền tảng cùng định hướng và động lực cho sự phát triển của họ.
5.2 Qua tấm gương đời sống cầu nguyện, Chúa Giêsu dạy các môn đệ sống kết hợp và hiệp thông với Chúa Cha cùng Chúa Thánh Thần là cội nguồn sự sống, là suối nguồn tình yêu, và là nguyên lý cho tình liên đới cùng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn cũng như trong xã hội. Từ đó, tìm gặp ánh sáng và sức mạnh cho sự phát triển con người cùng xã hội.
5.3 Qua thái độ tự nguyện bước đi trên con đường thập giá dẫn đến Phục Sinh, cũng như qua hành vi tự hiến tế cùng tự hạ làm tấm bánh bẻ ra vì sự phát triển của nhân loại, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ bước đi trên con đường tình yêu cứu độ của Ngài như là định hướng và động lực giúp vượt qua tình trạng tội lỗi cùng sự dữ và sự chết, đồng thời tiến đến sự phát triển toàn vẹn và vững bền.
5.4 Qua tấm gương sống dấn thân yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển con người, Chúa Giêsu Thánh Thể mời gọi các môn đệ mặc lấy tâm tình và tư tưởng, thái độ và hành vi yêu thương của Ngài, và bước đi trong đường lối yêu thương đến cùng của Ngài, nhằm đón nhận cùng chia sẻ cho mọi người sức sống và tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể là quà tặng của Cha trên trời cho nhân loại. Với niềm hy vọng tình yêu cứu độ của Chúa Kitô sẽ mở đường cho nhiều người thành tâm thiện chí vượt qua lối sống theo văn hoá sự chết, để đi đến phát huy nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong xã hội loài người hôm nay.
6. Trong thời gian qua, cùng các trung tâm đào tạo huấn luyện, các Ban Mục vụ giáo phận, các giáo xứ, các gia đình công giáo, các cộng đoàn kitô hữu, các đoàn thể tông đồ giáo dân, đã được tổ chức dần dần thành những ngôi trường giáo dục đức tin. Nay, mọi người có trách nhiệm giáo dục đức tin hãy nhìn lại công việc giáo dục của mình có theo định hướng Chúa Giêsu Thánh Thể đã mở ra là xây dựng cộng đoàn tín hữu thành gia đình Chúa, có cùng một lòng tin cậy mến, cùng một quyết tâm khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người. Cùng nhau thẩm định kết quả, và cải tiến mục vụ ngôn sứ, tư tế, và quản trị của hàng linh mục, nhằm mở đường cho người giáo dân tham gia xây dựng và phát triển Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ, là Giáo Hội sống hiệp thông với Chúa, với nhau và với mọi người, hiệp thông trong chân lý và tình bác ái của Chúa Kitô.
6.1 Tại đa số giáo xứ, mỗi Chúa nhật có nhiều Thánh lễ, mỗi Thánh lễ dành cho một giới (thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng hiền mẫu...). Đa số các giáo xứ có từ 3, 4 đến 7, 8 ca đoàn, và có nhiều nhóm lễ sinh. Mỗi ca đoàn, mỗi nhóm lễ sinh phục vụ cho một thánh lễ. Dân số công giáo trong Thành phố là trên 650.000, và 90% đi lễ ngày Chúa nhật. Do đó ngày Chúa nhật, 200 nhà thờ lớn nhỏ trong Thành phố này đều đầy người dự lễ. Điều cần là các linh mục cùng các cộng sự có quan tâm tổ chức bữa tiệc thánh, tiệc Lời Chúa cũng như tiệc Thánh Thể, theo định hướng xây dựng và phát triển gia đình Chúa sống trong chân lý và tình bác ái. Việc tổ chức đó đòi hỏi phải chú tâm đến cách dọn bữa tiệc thánh cho thích hợp với tâm thức cùng trình độ văn hoá của con người hôm nay, cùng trung thành với những chỉ dẫn khôn ngoan của Giáo Hội về cử hành phụng vụ cũng như về hội nhập văn hoá trong mục vụ phụng tự.
6.2 Từ năm Thánh Thể 2005, có hơn 30 giáo xứ tổ chức chầu Thánh Thể suốt ngày. Gần đây, có hằng trăm nhóm giáo dân tự tổ chức giờ cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, hoặc trước tượng đài Chúa hay Đức Mẹ. Điều cần là các linh mục có quan tâm hướng dẫn giáo dân biết cầu nguyện theo thể thức và định hướng cầu nguyện của Chúa Giêsu nhằm mở mang và phát triển Nước Chúa là Nước Chân Lý và Tình Yêu, đồng thời có giúp họ tránh chạy theo tính hiếu kỳ và tình cảm hẹp hòi, là những nguyên nhân dễ đưa đến bất đồng, chia rẽ, xáo trộn trong cộng đoàn.
6.3 Các giáo xứ tổ chức các lớp giáo lý các cấp, trước hoặc sau Thánh lễ Chúa nhật. Gần như 100% trẻ theo học các lớp giáo lý đến khi lãnh bí tích Thêm sức, sau đó số % giảm dần. Điều cần là các giáo lý viên có quan tâm tạo điều kiện cho người trẻ thực hành Lời Chúa dạy, đặc biệt sống trong chân lý và trong tình bác ái đối với mọi người trong gia đình và xã hội.
6.4 Khuyến khích gia đình, ngoài việc chuyên cần đi lễ Chúa nhật chung với nhau, hãy kiên tâm duy trì và cải tiến giờ kinh tối trong gia đình, nhằm tạo cơ hội cho gia đình phát triển thành cái nôi của sự sống và mái ấm của tình thương, thành ngôi trường đầu tiên giáo dục đức tin và thành trì bảo vệ đức tin như sức mạnh cho sự phát triển toàn vẹn của con em mình.
6.5 Đối với 23 đoàn thể tông đồ giáo dân, ngoài việc tổ chức thánh lễ và cầu nguyện chung với nhau, các linh mục đồng hành có tạo thuận lợi cho họ tổ chức những nhóm nhỏ học hỏi Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin và giáo dục đức tin cho con em, nhắc bảo nhau thi hành sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự phát triển của mọi người quanh cận, đặc biệt người nghèo khổ. Có giúp họ khi tụ họp thì biết tránh chỉ chú tâm đến thời sự và phê phán thiếu tính mở đường và xây dựng.
6.6 Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận, sinh hoạt từ năm 2004, tổ chức các khoá học, tĩnh tâm, hội thảo, lễ hội, cho giới trẻ và các giáo lý viên, cho các Hội Đồng Giáo xứ cùng các đoàn thể tông đồ giáo dân, cho các giới và các gia đình, nhằm tạo cho họ khả năng và kỹ năng sống những giá trị nhân bản và đạo đức của Tin Mừng nhằm giúp người công giáo phát triển thành muối men và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay. Công cuộc giáo dục đức tin ở nơi này có góp phần mở đường cho người công giáo toả sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô trong các lãnh vực của đời sống xã hội hôm nay.
6.7 Trung Tâm Văn Hoá Công Giáo, sinh hoạt từ năm 2005, có tạo cơ hội cho mọi người tìm gặp ngọn đuốc đức tin cùng niềm hy vọng kitô giáo của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin, soi sáng cho họ tiến bước trên con đường chân lý và tình yêu của Chúa Kitô.
7. Ngoài ra, tình hình xã hội Việt Nam ngày nay đang chuyển biến. Việc đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc du nhập vào đất nước mình những giá trị mới, như chủ nghĩa thực dụng cùng chủ nghĩa cá nhân hưởng thụ duy vật chất. Trong đời sống xã hội hôm nay, những giá trị mới đó đang dần dần thay thế những giá trị Tin Mừng cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc, đồng thời đe doạ tàn phá mùa màng của các hạt giống ơn thánh, hạt giống ơn đức tin, ơn gọi linh mục, tu sĩ.
8. Do tình thế đã đổi thay, nếp sống đạo và truyền thống đạo đức xưa nay, dù vẫn rất cần thiết, xem ra không còn đủ sức bảo vệ đời sống đức tin của nhiều người trẻ hôm nay. Tình hình này đòi hỏi mọi thành phần dân Chúa hãy cùng nhau thực hành lời Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI nhắn nhủ dân Chúa tại Việt Nam như sau:
(1) Chú tâm phát huy tình liên đới giữa mọi người cùng mọi gia đình, giữa các cộng đoàn tín hữu cùng các thành phần dân Chúa. Tình liên đới trong Chúa Giêsu Thánh Thể là sức mạnh giúp bảo vệ cùng phát triển đời sống tin cậy mến của cộng đồng dân Chúa.
(2) Liên đới trong công tác mở rộng và nâng cao kiến thức đức tin cho mọi người, giúp cho mỗi người ý thức và quyết tâm bước đi trên con đường phát triển trong chân lý và trong tình bác ái của Chúa Kitô.
(3) Liên đới trong việc tổ chức mục vụ thích hợp nhằm chăm sóc các người trẻ hôm nay, đặc biệt là người trẻ di dân, người trẻ nạn nhân các tệ nạn xã hội cùng các bệnh tật thời đại.
9. Công việc tổ chức mục vụ thích hợp đòi hỏi trước hết là học tập gương Chúa Giêsu Thánh Thể đồng hành, đồng cảm, quảng đại, bao dung đối với người trẻ, đem lại bình an cho họ, yêu thương và phục vụ cho sự phát triển toàn vẹn của họ. Mục đích là nhằm củng cố niềm tin của người trẻ, giúp họ cảm thấy Chúa thực sự yêu thương họ, và yêu thương tới cùng.
Duy chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có sức cảm hoá và đổi mới con người, giúp người trẻ tái sinh thành con người mới, con người cùng với Chúa Kitô Phục Sinh sống đời sống mới, cùng với Chúa Giêsu Thánh Thể sống yêu thương đến cùng. Từ đó, sứ vụ yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự phát triển của mọi người anh em dần dần trở thành lẽ sống cho người trẻ hôm nay.
Giáo dục đức tin cho người trẻ hôm nay sống bác ái trong chân lý còn là củng cố nền móng vững chắc cho sự phát triển vững bền của Giáo Hội cũng như của xã hội loài người.
Kỷ niệm 350 năm thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam
với hai Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong
Giám Mục của anh chị em
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản hồi về một bài viết trên báo Đại Đoàn Kết
LS. Lê Trần Luật
11:26 07/09/2009
Thú thật, lâu nay tôi gần như không đọc báo giấy, chỉ yêu thích mỗi tờ Bóng Đá. Sở dĩ như vậy là vì tôi thích môn bóng đá và biết chắc rằng họ đưa tin chính xác và đúng sự thật. Ví dụ như nếu Braxin thắng Achentina 3-1 thì họ không thể đưa tin ngược lại là Achentina thắng 3-1 được. Tôi cũng không thường xuyên lên mạng để cập nhật tin tức. Lâu lâu, tôi gọi điện hỏi thăm sức khỏe của các Linh Mục nhà thờ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế. Tôi có một tình cảm đặc biệt với các Linh Mục ở hai nơi đó, và có một sự tri ân sâu sắc dành cho các Cha và giáo dân Nhà Thờ Thái Hà.
Hôm qua một người bạn của tôi ở Hà Nội điện thoại vào nói: “mày làm gì mà Báo Đại Đoàn Kết bảo mày và nhiều đối tượng khác cùng các Cha Nhà Thờ âm mưu lật đổ chính quyền”. Giọng bạn tôi đầy long trọng! Tôi đã tìm được bài báo đó, số ra ngày 28/08/2009 dưới tiêu đề: “Người ta muốn phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần mà chả hiểu họ nói cái gì. Họ dùng toàn thuật ngữ “đao to, búa lớn” như: “Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc”, “thế lực thù địch”, “chống đối chính trị”, “quốc tế hóa”, v.v. Rất nhiều thuật ngữ “cao siêu” mà càng đọc tôi càng không hiểu. Tôi cố tìm từ điển Tiếng Việt để xem họ nói cái gì. Tôi ráp những định nghĩa của từ điển vào từng câu, thì thấy có quá nhiều câu tối nghĩa, mang đầy tính chụp mũ và quy kết.
Mở đầu, bài báo lấy tiêu đề: “Người ta cố tình phá hoại khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc”. Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc là gì? Khối này là khối nào? Giả thuyết rằng Việt Nam có “Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc” thì với nội dung bài viết rõ ràng báo Đại Đoàn Kết chính là người phá hoại khối này chứ còn ai nữa?. Bài báo viết: “các Linh Mục Thái Hà bộc lộ hoạt động chống đối…”. Những hoạt động nào gọi là hoạt động chống đối, mà chống đối ai, chống đối lại cái gì? Chống đối lại “sự bất công” chăng? Tiếp theo: “họ còn thu thập thông tin trái chiều, mặt trái của xã hội để quốc tế hóa, phụ họa cho các thế lực thù địch”. Mặt trái của xã hội là mặt nào? Quốc tế hóa là sao? Thế lực thù địch là những thế lực nào? ở đâu? là ai?. Chẳng phải nhà nước đã khẳng định: “Xã Hội Chủ Nghĩa là xã hội tốt đẹp nhất của Loài Người” hay sao? Sao lại còn có “mặt trái” nữa! Mà nếu có “mặt trái” thì việc đưa tin như thế sẽ giúp cho Nhà Nước nhìn thấy sự thật mà sửa chữa. Hành động đó là đáng hoan nghênh chứ! Đặc biệt tôi không thể hiểu “Quốc tế hóa” là gì? Toàn bộ câu này tối nghĩa quá!
Bài báo viết tiếp: “…lôi kéo giáo dân vào các hoạt động chính trị chống đối, đồng tình ủng hộ các hoạt động quy phạm pháp luật của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa”. Đọc đến đây quả thật tôi đã “tẩu hỏa nhập ma” rồi, chẳng hiểu gì cả. Chính trị là gì? Hoạt động chống đối chính trị là sao? Là những hoạt động nào? Như thế nào được gọi là chống đối chính trị? Hoạt động vi phạm pháp luật của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa là những hoạt động nào? Nếu thế sao Nhà Nước không bắt hết các Cha và Giáo Dân của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa cho rồi, đưa lên báo làm gì cho tốn mực. Bộ luật hình sự Việt Nam đã ghi rõ mục đích là “không bỏ sót tội phạm” mà!.
“...Lợi dụng Thánh Lễ, các Linh Mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong và các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế thường lồng vào các tín điều với việc xuyên tạc chính sách Tôn Giáo của Đảng…”. Tín điều là lời rao dạy của Chúa Giê-su, sao mà “lồng” được. Mấy ngàn năm nay nhân loại đều biết các tín điều của Chúa hết mà. Tôi xin kể cho các bạn đọc về câu chuyện này:
Hồi trước học ở trường Đại Học Luật, các môn như Triết Học, Kinh Tế Chính Trị, Xã Hội Học, Lý Luận Về Nhà Nước Pháp Luật v.v. Hầu như, môn nào, ở đâu, giáo trình giảng dạy đều “nhan nhản” các cụm từ: Các-Mác chỉ ra rằng, Lê-nin chỉ ra rằng, Người chỉ ra rằng v.v. Tôi đã nói với một người bạn cùng trường Luật: “Các ông Lê-nin, Các-Mác, Ăng-ghen đâu phải là thánh đâu mà cứ bảo “chỉ ra rằng, làm như câu nói của mấy ổng là chân lý không bằng”. Nói vậy thì tôi cũng nói được: “Lê Trần Luật chỉ ra rằng…”. Đơn giản như vậy thì học làm gì cho mệt.
Hồi làm việc với Công An Quận Đống Đa về vụ Thái Hà. Một lần tranh luận với Điều Tra Viên tôi nói: “Anh à, tôi không biết người Công giáo tốt hay là xấu như anh nói nhưng tôi đặt cho anh câu hỏi này: Công Giáo là xấu tại sao họ tồn tại mấy ngàn năm nay, hơn 1/3 nhân loại đi theo Công Giáo. XHCN là tốt đẹp sao tồn tại có mấy chục năm rồi sụp hết vậy?”. Anh điều tra viên bảo: “Thôi, không nói chuyện này nữa, trở lại vụ án đi”.
Tôi cũng trở lại bài viết của báo Đại Đoàn Kết, họ viết: “Bài giảng của Linh Mục Nguyễn Văn Phượng ngày 23/07/2009 có đoạn: “Sự bất công lan tràn trên quê hương của chúng ta…”. Tôi thấy câu này đúng đấy, đâu có gì sai, đâu có gì là “Kích động” hay “Phá hoại” chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Bất kì ở đâu, xã hội nào, thời kì nào đều có bất công. Vấn đề là ít hay nhiều thôi. Tôi đồng ý với Cha Phượng rằng: “Bất công đang lan tràn trên quê hương của chúng ta” và sẵn sàng tranh luận để bảo vệ quan điểm này.
Bài báo còn viết tiếp: “Trên trang Web của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà… đưa tin, ủng hộ, cỗ vũ cho các đối tượng chống đối chính trị như Lê Trần Luật, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung…”. À, thì ra, do đoạn tin này nên bạn tôi mới gọi điện cho tôi. Tôi chẳng hiểu “Chống đối chính trị” là gì cả. Tôi đâu có chống ai, tôi đơn thuần là một Luật Sư hết lòng bảo vệ cho thân chủ của mình. Xếp tôi “ngang hàng” với những người nổi tiếng như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung v.v là “những đối tượng chống đối chính trị” thì quả thật là hết sức hồ đồ. Các nhân vật kể trên đã bị bắt về tội: “tuyên truyền chống Nhà Nước XHCNVN” rồi còn gì. Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết – người đã chỉ ra rằng: “Ở Việt Nam không có tù chính trị chỉ có người vi phạm pháp luật”. Vậy thì làm gì có chuyện “chính trị” ở đây để mà “chống đối”. Bài báo này đã cố tình xuyên tạc quan điểm của Chủ Tịch Nước.
Còn rất nhiều chi tiết khác nữa, nếu liệt kê ra hết sẽ rất dài. Tôi xin dừng ở đây vì “câu chuyện truyền thông Việt Nam” là câu chuyện dài nhiều tập với đầy đủ cung bậc cảm xúc “bi thương và hài kịch”.
Cần phải nói rằng: “Sự dối trá đang tràn lan trên Quê Hương của chúng ta”.
Sài Gòn 07/09/2009
Hôm qua một người bạn của tôi ở Hà Nội điện thoại vào nói: “mày làm gì mà Báo Đại Đoàn Kết bảo mày và nhiều đối tượng khác cùng các Cha Nhà Thờ âm mưu lật đổ chính quyền”. Giọng bạn tôi đầy long trọng! Tôi đã tìm được bài báo đó, số ra ngày 28/08/2009 dưới tiêu đề: “Người ta muốn phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần mà chả hiểu họ nói cái gì. Họ dùng toàn thuật ngữ “đao to, búa lớn” như: “Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc”, “thế lực thù địch”, “chống đối chính trị”, “quốc tế hóa”, v.v. Rất nhiều thuật ngữ “cao siêu” mà càng đọc tôi càng không hiểu. Tôi cố tìm từ điển Tiếng Việt để xem họ nói cái gì. Tôi ráp những định nghĩa của từ điển vào từng câu, thì thấy có quá nhiều câu tối nghĩa, mang đầy tính chụp mũ và quy kết.
Mở đầu, bài báo lấy tiêu đề: “Người ta cố tình phá hoại khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc”. Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc là gì? Khối này là khối nào? Giả thuyết rằng Việt Nam có “Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc” thì với nội dung bài viết rõ ràng báo Đại Đoàn Kết chính là người phá hoại khối này chứ còn ai nữa?. Bài báo viết: “các Linh Mục Thái Hà bộc lộ hoạt động chống đối…”. Những hoạt động nào gọi là hoạt động chống đối, mà chống đối ai, chống đối lại cái gì? Chống đối lại “sự bất công” chăng? Tiếp theo: “họ còn thu thập thông tin trái chiều, mặt trái của xã hội để quốc tế hóa, phụ họa cho các thế lực thù địch”. Mặt trái của xã hội là mặt nào? Quốc tế hóa là sao? Thế lực thù địch là những thế lực nào? ở đâu? là ai?. Chẳng phải nhà nước đã khẳng định: “Xã Hội Chủ Nghĩa là xã hội tốt đẹp nhất của Loài Người” hay sao? Sao lại còn có “mặt trái” nữa! Mà nếu có “mặt trái” thì việc đưa tin như thế sẽ giúp cho Nhà Nước nhìn thấy sự thật mà sửa chữa. Hành động đó là đáng hoan nghênh chứ! Đặc biệt tôi không thể hiểu “Quốc tế hóa” là gì? Toàn bộ câu này tối nghĩa quá!
Bài báo viết tiếp: “…lôi kéo giáo dân vào các hoạt động chính trị chống đối, đồng tình ủng hộ các hoạt động quy phạm pháp luật của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa”. Đọc đến đây quả thật tôi đã “tẩu hỏa nhập ma” rồi, chẳng hiểu gì cả. Chính trị là gì? Hoạt động chống đối chính trị là sao? Là những hoạt động nào? Như thế nào được gọi là chống đối chính trị? Hoạt động vi phạm pháp luật của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa là những hoạt động nào? Nếu thế sao Nhà Nước không bắt hết các Cha và Giáo Dân của Giáo Phận Vinh và Giáo Xứ Tam Tòa cho rồi, đưa lên báo làm gì cho tốn mực. Bộ luật hình sự Việt Nam đã ghi rõ mục đích là “không bỏ sót tội phạm” mà!.
“...Lợi dụng Thánh Lễ, các Linh Mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong và các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế thường lồng vào các tín điều với việc xuyên tạc chính sách Tôn Giáo của Đảng…”. Tín điều là lời rao dạy của Chúa Giê-su, sao mà “lồng” được. Mấy ngàn năm nay nhân loại đều biết các tín điều của Chúa hết mà. Tôi xin kể cho các bạn đọc về câu chuyện này:
Hồi trước học ở trường Đại Học Luật, các môn như Triết Học, Kinh Tế Chính Trị, Xã Hội Học, Lý Luận Về Nhà Nước Pháp Luật v.v. Hầu như, môn nào, ở đâu, giáo trình giảng dạy đều “nhan nhản” các cụm từ: Các-Mác chỉ ra rằng, Lê-nin chỉ ra rằng, Người chỉ ra rằng v.v. Tôi đã nói với một người bạn cùng trường Luật: “Các ông Lê-nin, Các-Mác, Ăng-ghen đâu phải là thánh đâu mà cứ bảo “chỉ ra rằng, làm như câu nói của mấy ổng là chân lý không bằng”. Nói vậy thì tôi cũng nói được: “Lê Trần Luật chỉ ra rằng…”. Đơn giản như vậy thì học làm gì cho mệt.
Hồi làm việc với Công An Quận Đống Đa về vụ Thái Hà. Một lần tranh luận với Điều Tra Viên tôi nói: “Anh à, tôi không biết người Công giáo tốt hay là xấu như anh nói nhưng tôi đặt cho anh câu hỏi này: Công Giáo là xấu tại sao họ tồn tại mấy ngàn năm nay, hơn 1/3 nhân loại đi theo Công Giáo. XHCN là tốt đẹp sao tồn tại có mấy chục năm rồi sụp hết vậy?”. Anh điều tra viên bảo: “Thôi, không nói chuyện này nữa, trở lại vụ án đi”.
Tôi cũng trở lại bài viết của báo Đại Đoàn Kết, họ viết: “Bài giảng của Linh Mục Nguyễn Văn Phượng ngày 23/07/2009 có đoạn: “Sự bất công lan tràn trên quê hương của chúng ta…”. Tôi thấy câu này đúng đấy, đâu có gì sai, đâu có gì là “Kích động” hay “Phá hoại” chính sách Đại Đoàn Kết Dân Tộc. Bất kì ở đâu, xã hội nào, thời kì nào đều có bất công. Vấn đề là ít hay nhiều thôi. Tôi đồng ý với Cha Phượng rằng: “Bất công đang lan tràn trên quê hương của chúng ta” và sẵn sàng tranh luận để bảo vệ quan điểm này.
Bài báo còn viết tiếp: “Trên trang Web của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà… đưa tin, ủng hộ, cỗ vũ cho các đối tượng chống đối chính trị như Lê Trần Luật, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung…”. À, thì ra, do đoạn tin này nên bạn tôi mới gọi điện cho tôi. Tôi chẳng hiểu “Chống đối chính trị” là gì cả. Tôi đâu có chống ai, tôi đơn thuần là một Luật Sư hết lòng bảo vệ cho thân chủ của mình. Xếp tôi “ngang hàng” với những người nổi tiếng như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung v.v là “những đối tượng chống đối chính trị” thì quả thật là hết sức hồ đồ. Các nhân vật kể trên đã bị bắt về tội: “tuyên truyền chống Nhà Nước XHCNVN” rồi còn gì. Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết – người đã chỉ ra rằng: “Ở Việt Nam không có tù chính trị chỉ có người vi phạm pháp luật”. Vậy thì làm gì có chuyện “chính trị” ở đây để mà “chống đối”. Bài báo này đã cố tình xuyên tạc quan điểm của Chủ Tịch Nước.
Còn rất nhiều chi tiết khác nữa, nếu liệt kê ra hết sẽ rất dài. Tôi xin dừng ở đây vì “câu chuyện truyền thông Việt Nam” là câu chuyện dài nhiều tập với đầy đủ cung bậc cảm xúc “bi thương và hài kịch”.
Cần phải nói rằng: “Sự dối trá đang tràn lan trên Quê Hương của chúng ta”.
Sài Gòn 07/09/2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Đổ Đầu Nguồn
Dominic Đức Nguyễn
22:16 07/09/2009
THÁC ĐỔ ĐẦU NGUỒN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Nhìn trong mạch đá tuôn ngầm
Nhìn ra thác đổ ầm ầm đầu non
Nhìn quanh chớp bể mưa nguồn
Nhìn tôi giọt nước vô thường hợp tan.
(Trích thơ của Hồng Thị Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền