Ngày 07-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:00 07/09/2013
QUỶ TRONG BÌNH TỊNH
N2T

Ma vương cầm đầu bọn quỷ binh tạo phản, Quan Âm tay cầm bình tịnh niệm thần chú, tất cả lũ quỷ đều bị hút vào trong bình, Quan Âm dùng phù chú đóng nắp bình lại.
Ma vương rất sợ hãi bèn xin đầu hàng nên Quan Âm phóng thích ma vương lẫn lũ quỷ binh.
Ma vương hỏi rất nhiều lũ quỷ binh bị nhốt trong bình: “Tụi bây bị nhốt trong bình có đói không ?”
Lũ quỷ binh trả lời: “Đói là chuyện nhỏ, có điều là chật chội muốn chết !”
(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư:
Có những người Công Giáo đi kinh tế mới đói khát không sợ nhưng sợ nhất là không được đi dâng lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, cũng như sợ con cái không được học hành giáo lý lẽ đạo ; có những người bị tù đày đói khát khổ cực không sợ nhưng lại sợ mình vì một phút yếu đuối mà đánh mất đức tin; có những người gia đình đói khổ chưa ăn bữa trưa đã lo bữa tối mà lại không sợ, chỉ sợ làm những điều phi pháp trái với lương tâm và danh dự của người Ki-tô hữu...
Tất cả những người trên đều xứng đáng được Chúa chúc lành dù họ đang bị thua thiệt ở đời này.
Trái lại có những người –kể cả người Công Giáo- sống trong giàu có nhưng ngày đêm lo sợ vì những của cải mà họ đang có là do làm ăn phi pháp và bốc lột người khác, họ không đói khát nhưng tâm hồn họ chật ních những tội lỗi làm họ khó chịu và bất an.
Tội nghiệp thay cho họ !
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:02 07/09/2013
Chúa Nhật 23 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 14, 25-33.
“Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.


Bạn thân mến,
Muốn làm môn đệ của Đức Chúa Giê-su thì phải từ bỏ mọi sự, đó là một lựa chọn dứt khoát mà Đức Chúa Giê-su đã không ngần ngại tuyên bố với những người muốn theo Ngài. “Từ bỏ những gì mình có” –theo quan niệm của giáo dân- thì chỉ có những người dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa mới từ bỏ mà thôi, còn giáo dân thì từ bỏ cũng tốt mà không từ bỏ thì cũng chẳng sao.

Người phải từ bỏ những gì mình có trước hết chính là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, tức là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, không phân biệt ai là người đi tu hoặc không đi tu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói câu này trong bối cảnh có rất đông người cùng đi đường với Ngài và “trong anh em bất luận là ai không từ bỏ hết những gì mình có…” chắc chắn trong số những người này vừa có các tông đồ vừa có những người hâm mộ lời của Ngài giảng dạy, cho nên không thể tách biệt người phải từ bỏ và người không từ bỏ ra hai bên.

Từ bỏ mọi sự những gì mình có.
Giáo dân hay linh mục, tu sĩ nam nữ đều có bổn phận từ bỏ mọi sự để vác thập giá đi theo Đức Chúa Giê-su, đó không còn là lời khuyên nữa nhưng là mệnh lệnh.

Từ bỏ và vác thập giá phải đi đôi với nhau, bởi vì khi từ bỏ là bạn và tôi phải hy sinh: từ bỏ ăn sung mặc sướng tức là hy sinh không hưởng thụ; từ bỏ của cải thế gian tức là hy sinh không bon chen kiếm tiền kiểu đầu tắt mặt tối, mà quên mất nghĩa vụ và bổn phận của người Ki-tô hữu; từ bỏ thú vui do danh vọng đưa đến, tức là hy sinh sống như không có quyền lực danh vọng.

Tử bỏ những gì ?
Có một vài linh mục triều nghĩ rằng: mình chỉ hứa vâng lời giám mục của mình mà thôi, còn sống khó nghèo là của các cha dòng, do đó tuy không giàu có như những đại gia, nhưng các linh mục đa phần là có tiền bạc, rất ít các linh mục nghèo khó và sống nghèo, cho nên cái mà linh mục phải từ bỏ trước tiên chính là tiền bạc, để các ngài được thong dong rao giảng sự nghèo khó mà không bị chống đối, dĩ nhiên đó là cách giảng Lời Chúa hay nhất cho giáo dân trong thời đại ngày nay.

Cái mà các tu sĩ nam nữ phải từ bỏ chính là cái tôi kiêu ngạo của mình, bởi vì có một số các tu sĩ nam nữ -đôi lúc- coi giáo dân như là “công dân hạng thứ trong trong Giáo Hội”, nên có những thái độ và lời nói không mấy khiêm tốn với họ, và như thế việc truyền giáo sẽ không được thuận buồm xuôi gió…

Từ bỏ tức là vác thập giá, nếu các mục tử của Chúa biết vui với người vui và khóc với người khóc, thì đích thị mỗi vị mục tử là mỗi chứng nhân sáng chói nhất của Tin Mừng.

Bạn thân mến,
Còn bạn và tôi là những giáo dân thì từ bỏ những gì ? Bởi vì giáo dân cũng là môn đệ của Đức Chúa Giê-su cho nên chúng ta cũng phải từ bỏ những gì mà Ngài muốn chúng ta từ bỏ .

Từ bỏ cái tôi kiêu ngạo để khiêm tốn chấp nhận thói quen xấc láo của anh em, thì cũng là vác thập giá mình; từ bỏ thói quen phê bình người khác để nói lời thông cảm, là hy sinh để được người anh em; từ bỏ thói quen giận dữ với người khác, để hiền lành vác thập giá theo Đức Chúa Giê-su…

Đem cái áo mới mua, đem một số tiền bạc cho người khác thì dễ, nhưng đem cái mình quý nhất cho người khác thì rất khó, cái mình quý nhất là mạng sống, là cái tôi muốn hưởng thụ trong một xã hội dư thừa vật chất…

Từ bỏ mình cũng là đồng thời vác thập giá mình mà theo Đức Chúa Giê-su, nếu từ bỏ mà không muốn vác thập giá thì chưa trọn vẹn trở nên môn đệ của Ngài, cũng như chưa thật sự là anh em bạn hữu của mọi người…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 07/09/2013
N2T

17. Chúng ta hãy cẩn thận không nên trước mặt người khác đâm bị thóc chọc bị gạo, bởi vì trong Kinh Thánh có nói Thiên Chúa căm ghét người xúc xiểm chia rẽ.

(Thánh Anphonsus)
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:06 07/09/2013
XƯNG HÔ TRÊN MẠNG
Trong buổi họp mặt truyền thông giáo phận, đến phần thảo luận, một linh mục lớp đàn anh nói với các linh mục và các nữ tu trẻ:
- “Với những người quen biết thì các cha các sơ có thể dùng chữ “cha” hoặc “sơ” để xưng hô với nhau tùy trường hợp, nhưng trong truyền thông, nhất là trên mạng, thì chúng ta đừng dùng chữ “cha” hoặc “sơ” (chỉ mình) để nói chung chung với mọi người...”
Một kinh nghiệm quý báu của bậc đàn anh.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Người môn đệ “chất lượng cao”
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
10:42 07/09/2013
Người môn đệ “chất lượng cao”

Gần đây ở Việt nam rộ lên phong trào “chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực tinh thần là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “khách sạn chất lượng cao” “phở chất lượng cao”,“lớp Anh ngữ chất lượng cao.” Loại bỏ ý nghĩa dư luận đàm tiếu về chất lượng cao, nhất là xe chất lượng cao (được đọc trệch là “xe chất thật cao,” “hàng chất thật cao”…), ta thấy cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.

Có thể dùng cụm từ “chất lượng cao” để suy niệm bài Tin mừng hôm nay.

Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với hai đòi hỏi : từ bỏ và vác thập giá, trong đó đòi hỏi từ bỏ thật hết nước nói : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Và cuối cùng, sau khi kể hai ví dụ về “người xây tháp” và “vua gây chiến” (một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định có nên xây hay không. Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ để chọn lựa có nên giao chiến hay không), Chúa lại kết bàng một câu : Vậy ai không từ bỏ tất cả những gì mình có, thì không đáng làm môn đệ ta, một người môn đệ “chất lượng cao.”

Vậy là trong một đoạn ngắn, mà có tới ba lần điệp khúc “không thể làm môn đệ tôi” : 2 lần cho từ bỏ, và 1 lần cho vác thánh giá.

Ta chỉ dừng lại điều kiện “từ bỏ,” vì một nghĩa nào đó, từ bỏ cũng là một cách vác thập giá chứ chẳng chơi !

Ta đề cập tới “từ bỏ” để làm người môn đệ chất lượng cao, là bởi vì những gì mà Chúa đòi từ bỏ quả là oái ăm, nếu không nói là bất hiếu, vô lý, và vô nghĩa. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

Chúng ta không nên hiểu lời Chúa Giê-su theo một nghĩa đen lạnh lùng, thiếu óc tưởng tượng. Ngôn ngữ Đông Phương bao giờ cũng sinh động tới độ cao nhất của trí khôn loài người. Khi Chúa Giê-su bảo chúng ta phải ghét những kẻ gần gũi và thân thiết với mình là Ngài không có ý nói theo nghĩa đen. Ngài chỉ muốn nói rằng không có tình yêu nào trên đời này có thể so sánh với tình yêu mà chúng ta có đối với Ngài được. Có một chân lý nổi bật trong đoạn này :

Có thể là người theo Chúa Giê-su mà vẫn không phải là môn đệ của Ngài, có thể là kẻ theo trại quân mà vẫn không phải lính của vua, có thể là kẻ bám víu vào một đại sự mà vẫn không dấn thân gì cả. Có người nói với một giáo sư về một chàng thanh niên rằng : "Anh ta nói với tôi rằng anh ta là học trò của ông." Vị giáo sư thẳng thắn trả lời : "Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi, nhưng không phải là một trong số các học trò của tôi." Có sự khác biệt giữa một người trong lớp và thực sự làm học trò. Thật rất đáng buồn cho Hội Thánh khi trong Hội Thánh có quá nhiều kẻ theo Chúa cách xa xa và có quá ít người thực sự là môn đệ Chúa.

Những lời Chúa phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ nghe chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều : tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong trái tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy. Thánh Grêgoriô Cả giải thích câu "khó nghe" này, ngài viết : "Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa." Dứt khoát là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu : Chúa trên hết.

Năm 1960, Gale Sayer là cầu thủ bóng chày chạy nhanh nhất của đội banh Chicago Bear. nhưng trên cổ anh luôn mang một mề đai ghi hàng chữ, tôi ở hạng ba. Đó cũng là tựa đề cuốn tiểu sử của anh, bán khá chạy. Trong đó anh giải thích tại sao anh chọn câu đó làm lẽ sống, vì đối với anh : Chúa là hạng nhất, tha nhân hạng nhì, còn anh hạng ba. Và anh quyết định, hằng ngày anh cố sống câu đó. không hẳn lúc nào cũng thành công, nhưng nó giúp anh không đi trệch đường.

Chúa là trên hết, Chúa là hạng nhất, là ưu tiên một, tha nhân là ưu tiên hai, bản thân là hạng ba. Nếu cả hạng hai và hạng ba trợ giúp tôi để tiến tới Chúa là hạng nhất, thì có cớ gì phải bỏ. Nếu nó là vật cản, sẵn sàng từ bỏ để theo tiếng gọi của Chúa.

Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.

Hẳn chúng ta cũng đã từng được nghe chuyện các vị thánh, và cả các vị thường muốn theo Chúa, mà mẹ cha cản ngăn, nên đã thà bất hiếu mà trở thành môn đệ chất lượng cao của Chúa. Chúa dùng thẳng chữ “ghét.”

Nhưng cũng rất nhiều, và chắc chắn nhiều hơn trường hợp trên, mẹ cha, anh em là đà đẩy, -chứ không phải kỳ đà cản mũi- đà đẩy đưa mình đi theo tiếng Chúa gọi. Lúc đó cha mẹ anh em là trợ lực, chứ chẳng phải trở lực. Những trường hợp đó thì đâu cần ghét mẹ cha, mà là thương, vì mẹ cha, người thân là bậc cho mình bước lên đi đến với Chúa với tư cách là người môn đệ chất lượng cao.

Trong tác phẩm “Người nghèo của Thiên Chúa,” Nikos Kazanzakis đã dệt nên mẩu chuyện này về Phanxicô :

Một bạn học từ thủa thanh xuân đi về làng quê, tình cờ gặp lại Phanxicô trong vóc dáng bơ phờ tả tơi. Anh nhận mãi mới ra bạn xưa, nên chạy tới ôm chồm Phanxicô và hỏi :

-Ai khiến anh ra nông nổi này ?

-Chúa đã làm giúp tôi

-Bao nhiêu đồ sang trọng của anh, bao nhiêu áo quần đẹp đẽ của anh, cả cái lông chim đỏ gắn trên mũ của anh thủa nào, sao mất hết rồi, cả cái nhẫn kim cương nữa, sao không thấy ?

-Satan cho tôi, tôi trả lại nó rồi

Người bạn dang xa, nhìn kỹ Phanxicô hào hoa xưa, nay như thế, mũ không, giày dép cũng không, nên rơi lệ hỏi :

-Bạn, bạn từ đâu đến vậy ?

-Từ một thế giới khác !

Môn đệ chất lượng cao phải vất bỏ hết như thế đó. Nhưng nếu có ai sợ hãi trước tất cả những đòi hỏi ấy thì nên nhớ rằng mình không phải chiến đấu cô đơn đâu, Đấng đã kêu gọi chúng ta vào con đường hẹp, sẽ đi cùng chúng ta trên con đường đó, và Ngài sẽ ở cùng cuối đường để đón tiếp chúng ta, nếu chúng ta muốn làm môn đệ chất lượng cao của Chúa tối cao.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

(gợi ý từ Lm Hàm và Lm Hữu An)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kế hoạch 6 điểm của Tòa Thánh về việc vãn hồi hòa bình tại Syria
Vũ Văn An
00:38 07/09/2013
Có thể nói chưa bao giờ hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh lại sôi động và được nhiều người chú ý như hiện nay, dù Tòa Thánh đang trải qua thời kỳ chuyển tiếp giữa hai vị cựu và tân quốc vụ khanh.

Người Công Giáo Mỹ thờ ơ

Ký giả chuyên viết về Vatican là Sandro Magister không nghĩ như vậy. Theo ông, những người Công Giáo tai mắt của Mỹ tỏ ra thờ ơ đối với các sáng kiến hòa bình cho Syria của Tòa Thánh. John Boehner, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, một người “rất Công Giáo” từng cực lực bênh vực trẻ chưa sinh và chống hôn nhân đồng tính, đã lớn tiếng ủng hộ động thái chiến tranh của Obama. Nói chi tới những người Công Giáo Dân Chủ Mỹ xưa nay vốn công khai phò phá thai và nhìn nhận tư cách hôn nhân của những cặp đồng tính như Joe Biden, phó tổng thống, John Kerry, ngoại trưởng, và Nancy Pelosi, lãnh tụ thiểu số tại Hạ Viện, những người này tất nhiên hết lòng ủng hộ cuộc tấn công vào Syria, bất chấp dư luận quốc tế. Thêm vào số này, phải kể luôn tổng trưởng quốc phòng Chuck Hagel, một người Công Giáo bỏ đạo chạy qua Giáo Hội Giám Chức (Episcopalism).

Magister còn bảo rằng: thậm chí quần chúng giáo dân Công Giáo Mỹ cũng tỏ ra lạnh nhạt đối với các sáng kiến hòa bình của Đức Phanxicô. Ba ngày sau khi sáng kiến ăn chay và cầu nguyện cho Syria của Đức GH được công bố, chỉ có ba giáo phận Chicago, Baltimore và St Louis chịu cho đăng tải sáng kiến ấy trên trang mạng của mình.

Ráo riết

Ký giả Edward Pentin trái lại tường thuật hoạt động ngoại giao ráo riết của Tòa Thánh dưới một cái nhìn khác. Trước nhất là sự kiện Đức Phanxicô gửi thư cho hội nghị G20, thúc giục họ “để qua một bên việc vô ích mưu tìm” giải pháp quân sự cho cuộc tranh chấp tại Syria, thay vào đó, nên cam kết đối thoại và thương thuyết, đồng thời “làm mọi sự có thể để việc trợ giúp nhân đạo” tới tay nạn nhân của cuộc tranh chấp ở bên trong lẫn ở bên ngoài Syria. Thứ hai, Tòa Thánh trình bày quan điểm của mình cho toàn thể ngoại giao đoàn. Nhân dịp này kế hoạch 6 điểm vãn hồi hòa bình cho Syria đã được khẩn thiết đưa ra thay thế cho giải pháp sử dụng vũ lực.

Sáu điểm đó được trình bày trong một tài liệu tựa là “Liên Quan Tới Tình Thế Tại Syria” tập chú vào “các nguyên tắc tổng quát sau đây” bao gồm việc tái phát động đối thoại và hòa giải, tránh chia xứ sở thành các vùng khác nhau và duy trì toàn vẹn lãnh thổ.

Toà Thánh yêu cầu phải có “chỗ cho mọi người” tại tân Syria, đặc biệt cho các nhóm thiểu số như Kitô hữu. Kế hoạch này nói rằng người Alawites, giáo phái của Tổng Thống Bashar al-Assad cũng phải được bảo đảm nếu không họ sẽ phải di cư hay mạng sống bị đe dọa nếu quyết định ở lại. Vả lại, mọi nhóm thiểu số phải được tham dự vào việc soạn thảo tân hiến pháp và luật lệ.

Tài liệu cũng đề nghị thiết lập bộ thiểu số và nhấn mạnh tới ý niệm quyền công dân bình đẳng và tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Tài liệu này cũng đặc biệt lưu ý tới sự quan trọng của việc đòi “phe đối lập phải xa tránh các nhóm quá khích, cô lập họ và công khai và minh nhiên bác bỏ chủ nghĩa khủng bố. Điểm cuối cùng cho hay: điều quan trọng là mọi bên phải hợp tác và hỗ trợ nhiệm vụ tái thiết xứ sở.

Tài liệu cũng nhắc tới nhiều điều khác như “dành tuyệt đối ưu tiên cho việc chấm dứt bạo lực” và trong lãnh vực này, “cố gắng của cộng đồng quốc tế là điều chủ yếu”. Tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật nhân đạo và người ta “không thể tiếp tục thụ động” trước các vi phạm liên tiếp luật này. “Việc sử dụng vũ khí hóa học cần phải chấm dứt và bị kết án một cách cương quyết”.

Tài liệu đặc biệt lưu tâm đến việc trợ giúp nhân đạo, cho rằng tình thế “cực kỳ nghiêm trọng”, rất có thể vào cuối năm phân nửa dân số Syria cần được trợ giúp. Muốn sự trợ giúp này tới tay mọi nạn nhân, cần có cuộc ngưng bắn, dù là từng phần, và phải bảo đảm an toàn cho các nhân viên cứu trợ.

Một nhà ngoại giao tham dự buổi thuyết trình này nói rằng ông và các đồng nghiệp ngạc nhiên trước các chi tiết của kế hoạch, mà họ cho là một cố gắng của Tòa Thánh muốn tái tục các cuộc thương thuyết Genève II. Các cuộc thương thuyết này từng đã được khởi sự nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria, tổ chức thời kỳ chuyển tiếp và tái thiết hậu chiến, nhưng hiện bị bế tắc vì Hoa Kỳ không thể thuyết phục phe đối lập tham dự.

Ngà ngoại giao trên bình luận: “Buổi thuyết trình cho chúng tôi hay Vatican muốn hành động thực sự ; chứ không phải chỉ là ngôn từ”. Cũng nên chú ý: trong buổi cầu nguyện vào Thứ Bẩy này, các nhà ngoại giao sẽ được xếp ngồi ngang với Đức Giáo Hoàng.
 
Tổng Thống Evo Morales nói với Đức Giáo Hoàng: ''Đối với tôi, ngài là Anh Phanxicô''
Lã Thụ Nhân
13:08 07/09/2013
Hôm 09/06/2013, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã kết thúc chuyến thăm Âu Châu của ông với cuộc hội kiến thân mật với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trái với mối quan hệ căng thẳng giữa vị Tổng Thống và Giáo Hội Công Giáo Bolivia, cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí trìu mến.

Đức Thánh Cha: “Xin chào buổi sáng ngài Tổng Thống! Ông có khoẻ không?”

Tổng thống Bolivia: "Xin chào Ngài. Thật vui làm sao khi gặp lại ngài".

Đức Thánh Cha: "Tôi rất vui được gặp ngài".

Tổng thống Bolivia: "Đối với tôi, ngài là Anh Phaxicô"

Đức Thánh Cha: "Hãy cứ nên theo cách đó".

Toà Thánh Vatican đưa ta thông cáo rằng cả hai vị lãnh đạo đã thảo luận về các chủ đề như tình hình kinh tế xã hội và tôn giáo ở Bolivia, và cuộc chiến chống bất bình đẳng và nghèo đói.

Họ cũng nói về những đóng góp của Giáo Hội đối với quốc gia Nam Mỹ này trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và phúc lợi dành cho trẻ em, gia đình và người già.

Một trong những chủ đề đáng chú ý nhưng không được đề cập là vấn đề Giáo Hội song song do Tổng Thống Evo Molares đề xướng, vốn bị Hội đồng Giám Mục Bolivia chỉ trích nặng nề. Nhưng thông cáo của Toà Thánh chỉ ngụ ý rằng cần phải có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Giáo Hội và Nhà nước.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Tổng Thống Morales một huy hiệu Giáo Hoàng và hai quyển sách, bao gồm tài liệu Aparecida, tóm tắt những ý chính từ hội nghị thượng đỉnh năm 2007 của các giám mục Mỹ Châu La tinh. Tài liệu này luôn là một trong những món quà mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tặng cho các vị lãnh đạo Mỹ châu Latinh mà ngài tiếp kiến.

Về phần mình, Tổng thống Bolivia tặng Đức Giáo Hoàng một quyển sách về những tuyên bố mang tính lịch sử của đất nước ông đối với con đường thoát ra Thái Bình Dương.

Đức Giáo Hoàng và Tổng Morales đã kết thúc cuộc hội kiến bằng những cái ôm thân mật. Sau đó, Tổng Thống có cuộc gặp gỡ riêng với Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Vatican là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara
Lã Thụ Nhân
13:11 07/09/2013
Hôm 05/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Thượng Phụ Moran Baselius Marthoma Paulose II, Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara, có trụ sở tại bang Kerala, Ấn Độ. Mặc dù Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara không hiệp thông đầy đủ với Rôma, nhưng quan hệ đại kết đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Cả 2 vị Giáo hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đều đã có các cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo trước đây của Giáo Hội Chính Thống Siro Malankara.

Đức Thánh Cha nói: "Tình huynh đệ tông đồ đã hiệp nhất các môn đệ đầu tiên trong việc phục vụ cho Tin Mừng của họ, ngày nay cũng kết hiệp các Giáo Hội chúng ta, mặc dù nhiều chia rẽ đã nảy sinh trong quá trình lịch sử đôi khi buồn thảm, những chia rẽ, mà nhờ ơn Chúa chúng ta đang nỗ lực vượt qua trong sự vâng phục thánh ý Chúa và lòng mong muốn của Ngài".

Cuộc hội kiến giữa hai vị lãnh đạo tôn giáo diễn ra trong bầu khí rất thân mật. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Đức Thượng Phụ một cuộn giấy cói bản văn Tin Mừng, và ngài đã nhận một số quà tặng do các vị giám mục chính thống của Ấn Độ gửi tặng. Trong số các quà tặng có một bộ dao kéo và trà Ấn Độ: một biểu tượng của lòng biết ơn về sự hiếu khách của ngài.
 
Ý chỉ của Đức Giáo Hoàng về buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình: xưng tội, lần chuỗi Mân Côi và chầu Thánh Thể
Lã Thụ Nhân
13:26 07/09/2013
Đức ông Guido Marini, Trưởng ban nghi lễ phủ Giáo hoàng đã chuẩn bị chương trình buổi canh thức cầu nguyện cho phù hợp với lòng mong ước của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thật sự ngài là người đã đưa ra các chi tiết cụ thể về cuộc gặp gỡ kéo dài liên tục suốt bốn giờ.

Trước tiên, trong một khoảng thời gian dài trước khi buổi lễ bắt đầu, 50 vị linh mục đã ngồi toà giải tội xung quanh hàng cột Bernini. Xưng tội nghĩa là hòa giải, và đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng ao ước Bí tích này được thực hiện tại buổi canh thức đêm thứ Bảy 07/09.

Những người tham dự cũng đã cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi. Trước khi bắt đầu mỗi mầu nhiệm, một chú giải và một bản văn Kinh Thánh ngắn sẽ được đọc bởi các nữ tu dòng Thánh Têrêsa thành Lisieux.

Tiếp theo sau, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có bài phát biểu với những lời rất mạnh mẽ. Sau đó là Chầu Thánh Thể. Bằng một cử chỉ đầy biểu tượng, năm người từ Syria, Ai Cập, Israel, Hoa Kỳ và Nga đã dâng hương trước bàn thờ.

Bài trình thuật Tin Mừng theo Thánh Gioan đã được tuyên đọc trong đó đề cập đến biến cố Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài và ban cho họ tràn đầy bình an và niềm vui.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho tất cả những người tham gia. Buổi canh thức kết thúc lúc 11 giờ đêm, sau bốn giờ cầu nguyện sốt sắng.
 
Đức Thánh Cha sẽ thăm các người tị nạn ngày thứ ba 10 tháng 9 tại Trung Tâm Astalli tại Rôma
Bùi Hữu Thư
15:03 07/09/2013
Nhà thờ Gesù Dòng tên


Đánh thức các lương tâm

ROME, 6 tháng 9, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ những người tị nạn tại Trung Tâm Astalli ở Rôma vào ngày mai, 10 tháng 9, đây là thông cáo của gia trang của Trung Tâm phụ thuộc vào Dịch Vụ Dòng Tên cho người tị nạn tại Ý (Service jésuite des réfugiés:JRS).

Cuộc viếng thăm có tính cách “riêng tư”. Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Bếp nấu Súp cho người nghèo tại Trung Tâm, nơi hàng ngày cung cấp 400 phần ăn nóng cho những người tị nạn. Đức Thánh Cha sẽ chào mừng những người tị nạn và nói chuyện với họ. Đa số đến từ Phi Châu và Miền Cận Đông, nhất là từ Syria và Ai Cập – trong đó có các Kitô hữu Coptic – chạy trốn những bạo tàn, chiến tranh, bệnh dịch, và đàn áp.

Sau đó Đức Thánh Cha sẽ đến nhà thờ kế cận là nhà thờ Gesù, gần Quảng Trường Venise, nơi có mộ Thánh I-Nhã thành Loyola: đây sẽ là lần thứ hai ngài đến thăm trụ sở trung ương của Dòng Tên tại Rôma.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đây lần thứ nhất để thăm các bạn dòng ngày 31 tháng 7 vừa qua, nhân dịp Lễ Thánh I-Nhã thành Loyola, sáng lập Dòng Tên, và kính viếng thánh tich cánh tay phải của Thánh Phanxicô Xavier: là cánh tay ban phép lành và rửa tội. Ngài đã cầu nguyện tại ngôi mộ của Cha Pedro Arrupe (1907-1991), bề trên tổng quyền Dòng Tên từ 1965 đến 1981: chính cha đã thành lập Dịch Vụ Dòng Tên cho người tị nạn (JRS), vì theo cha, “những người tị nạn đã bị mất hết tất cả, họ là những người nghèo khó nhất trong các người nghèo.”

Đức Thánh Cha sẽ được đón chào bởi những người tị nạn từ 4 trung tâm tiếp cư, cũng như bởi học sinh của các trường Ý, những tham dự viên của trung tâm thính thị, nhân viên của bệnh xá, và các nhà hảo tâm của Trung Tâm Astalli.

Linh mục Gioavanni La Manna, Dòng Tên, giám đốc Trung Tâm Astalli nói: “Đối với chúng tôi, đây là một niềm hân hoan lớn lao được Đức Thánh Cha đến thăm những người tị nạn, đây là một ơn phước lành.”

Vào tháng tư vừa qua, cha La Manna đã nhận điện thoại của Đức Thánh Cha cho hay ngài muốn thăm Trung Tâm Astalli: điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngài đến việc phục vụ cho người tị nạn.

Việc này đánh dấu cho chuyến thăm chớp nhoáng của ngài tại Đảo Ý Lampedusa, ngày thứ hai 8 tháng 7, nơi hàng vạn người đắm tầu, và nạn nhân vụ buôn người đã đổ bộ, với niềm hy vọng sẽ có một đời sống thường nhật tốt đẹp hơn. Đức Thánh Cha đã lên án “thái độ thờ ơ hoàn vũ” và sự “tê mê của các trái tim”, và kêu gọi một “sự thức tỉnh các lương tâm”.

Trong khuôn khổ hiện thời của các tin đồn về cuộc chiến, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh vào hậu quả tức thời của các vụ oanh tạc vào các vùng dân sự.

Nhà thờ Gesù cũng có một cuộc triển lãm của Dịch Vụ Dòng Tên cho người tị nạn tại Ý, và một ngày lễ đặc biệt do Đức Hồng Y Antonio Maria Veglio chủ sự nhân Ngày Tị Nạn Quốc Tế.

Vào buổi tối, những hình ảnh của người tị nạn đã được chiếu lên mặt tiền của nhà thờ và đây là những hình ảnh rất cảm động.
 
Diễn từ của ĐTC Phanxicô trong đêm canh thức cầu cho hoà bình tại Syria, Trung Đông và Thế Giới
J.B. Đặng Minh An dịch
17:15 07/09/2013
"Thiên Chúa thấy mọi sự là tốt đẹp" (St 1:12, 18, 21, 25 ). Các trình thuật Kinh Thánh về sự khởi đầu lịch sử của thế giới và của nhân loại nói cho chúng ta về một Thiên Chúa Đấng đang nhìn những gì Ngài đã tạo ra, suy tư, và tuyên bố: "Thật là tốt đẹp". Điều này cho phép chúng ta tiến vào con tim của Thiên Chúa và, chính xác từ bên trong Ngài, đón nhận thông điệp của Ngài. Chúng ta có thể tự hỏi: thông điệp này nghĩa là gì? Nó nói gì với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta?

Nó chỉ nói với chúng ta đơn giản một điều này thôi, đó là: thế giới của chúng ta, trong trái tim và tâm trí của Thiên Chúa, là "ngôi nhà của sự hòa hợp và hòa bình ", và rằng đó là không gian trong đó tất cả mọi người có thể tìm thấy nơi thích hợp của họ và cảm thấy "đang ở nhà", bởi vì thế giới này "tốt đẹp". Tất cả các tạo vật hình thành nên một sự thống nhất hài hòa, và đẹp đẽ, nhưng trên tất cả nhân loại, được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là một gia đình, trong đó các mối quan hệ được đánh dấu bởi một tình huynh đệ thực sự với nhau chứ không chỉ những lời nói đầu môi chót lưỡi: theo đó người khác là anh chị em của chúng ta để chúng ta yêu, trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là lòng trung tín và thiện hảo, Đấng phản ánh tất cả các mối quan hệ con người và mang lại sự hài hòa cho toàn thể thụ tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà tất cả mọi người phải cảm thấy có trách nhiệm đối với người khác, với thiện ích của người khác. Tối nay, trong suy tư, chay tịnh và cầu nguyện, mỗi người chúng ta tự thẳm sâu trong lòng nên tự hỏi mình: Đây có thực sự là thế giới mà ta mong muốn? Đây có thực sự là thế giới mà tất cả chúng ta đều mang trong tim mình? Thế giới mà chúng ta mong muốn có thực sự là một thế giới của hòa hợp và hòa bình trong chính con người chúng ta, trong các mối quan hệ của chúng ta với những người khác, trong gia đình, trong các thành phố, trong và giữa các quốc gia với nhau? Và trong thế giới này con người có được tự do lựa chọn những cách thế được hướng dẫn bởi tình yêu hầu mang lại thiện ích cho tất cả không?

Khi đó chúng ta băn khoăn: Đây có phải là thế giới mà chúng ta đang sống? Thụ tạo vẫn giữ được vẻ đẹp khiến chúng ta ngạc nhiên và đó vẫn là một kỳ công tốt đẹp. Nhưng cũng có "bạo lực, chia rẽ, bất đồng, và chiến tranh ". Điều này xảy ra khi con người, là đỉnh cao của thụ tạo, thôi không chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự tốt lành, nhưng lui vào trong sự ích kỷ của mình.

Khi con người chỉ nghĩ đến mình, đến những lợi ích riêng mình và đặt mình ở vị trí trung tâm, khi con người cho phép mình bị mê hoặc bởi các ngẫu tượng của sự thống trị và quyền lực, khi con người đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, thì tất cả các mối quan hệ bị phá vỡ và tất cả mọi thứ bị hủy hoại, khi đó mở tung ra những cánh cửa cho bạo lực, thờ ơ, và xung đột. Đây là chính xác những gì trình thuật Sáng Thế ký muốn dạy chúng ta trong câu chuyện về sự Sa Ngã của con người: người đàn ông xung đột với chính mình, ông nhận ra mình trần truồng và ông ẩn mình đi vì sợ (x. St 3: 10 ), ông sợ cái nhìn của Thiên Chúa, ông cáo buộc cho người phụ nữ, là thịt bởi thịt của chính mình ( xem câu 12) ; ông phá vỡ sự hài hòa với sự sáng tạo, ông bắt đầu giơ cao tay mình lên chống lại em trai của mình và giết đi. Chúng ta có nên nói rằng từ sự hài hòa, con người đi đến "bất hòa" hay không? Không, chẳng có thứ gì là "bất hòa", chỉ có hoặc là hài hòa hoặc là chúng ta đang rơi vào hỗn loạn, nơi có bạo lực, bất đồng, xung đột, sợ hãi và vân vân.

Chính trong sự hỗn loạn này mà Thiên Chúa chất vấn lương tâm con người: "Em trai Abel của ngươi ở đâu?" Cain trả lời: "Tôi không biết, tôi là người trông giữ em tôi sao? " (St 4:9). Chúng ta cũng được chất vấn với câu hỏi này, sẽ là tốt nếu chúng ta tự hỏi: Chúng ta thực sự có phải là người trông giữ anh em chúng ta không? Đúng thế, anh chị em là những người trông giữ anh chị em mình! Là con người nghĩa là phải chăm sóc cho nhau! Nhưng khi sự hài hòa bị băng hoại, khi biến thái xảy ra: người anh em lẽ ra phải được chăm sóc và yêu thương lại trở thành một kẻ thù phải chiến đấu, phải giết đi. Bạo lực xảy ra vào thời điểm đó, bao nhiêu những xung đột, bao nhiêu những cuộc chiến tranh đã đánh dấu lịch sử của chúng ta! Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự đau khổ của rất nhiều anh chị em. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng là sự thật: chúng ta hồi sinh tội ác Cain trong tất cả các hành vi bạo lực và trong tất cả các cuộc chiến tranh. Tất cả chúng ta ! Và thậm chí ngày nay chúng ta tiếp tục lịch sử xung đột giữa anh em, thậm chí hôm nay chúng ta giơ cao tay của chúng ta đối với anh em chúng ta. Thậm chí ngày nay, chúng ta để cho mình được hướng dẫn bởi những ngẫu tượng, bởi sự ích kỷ, bởi những lợi ích của chúng ta, và thái độ này vẫn còn. Chúng ta đã hoàn thiện vũ khí của chúng ta, lương tâm của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ, và chúng ta đã mài sắc những ý tưởng của chúng ta để biện minh cho mình. Như thể đó là bình thường khi chúng ta tiếp tục gieo rắc sự hủy diệt, đau khổ, và chết chóc! Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến tử vong, chúng réo gọi cái chết! Bạo lực và chiến tranh là ngôn ngữ của cái chết!

Tại thời điểm này tôi tự hỏi: Liệu chúng ta có thể thay đổi chiều hướng này không? Chúng ta liệu có thể thoát ra được cái vòng xoáy trôn ốc này của đau khổ và chết chóc không? Chúng ta có thể học lại một lần nữa để có thể tiến bước và sống trong những cách thế hòa bình không? Khi khẩn cầu sự giúp đỡ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn từ mẫu của Đức Mẹ là phần rỗi của dân Rôma, Nữ Vương Hòa Bình, tôi nói: Vâng, đó là điều có thể cho tất cả mọi người! Từ mọi nơi trên thế giới đêm nay, tôi muốn được nghe chúng ta kêu lên: Vâng, đó là điều có thể cho tất cả mọi người ! Hoặc thậm chí tốt hơn, tôi xin cho mỗi người chúng ta, từ người thấp cổ bé họng nhất đến những bậc cao trọng nhất, bao gồm cả những người được kêu gọi để lãnh đạo các quốc gia, hãy đáp lại: Vâng, chúng ta muốn điều đó! Đức tin Kitô giáo của ta thúc giục ta tìm đến Thánh Giá. Tôi ao ước biết bao cho mọi người nam nữ thiện chí sẽ tìm đến với Thánh Giá dù chỉ trong giây lát! Ở đó, chúng ta có thể thấy câu trả lời của Thiên Chúa: bạo lực đã không được đáp trả bằng bạo lực, cái chết không được đáp trả bằng ngôn ngữ của cái chết. Trong sự im lặng của Thánh Giá, tiếng ồn ào của vũ khí chấm dứt và ngôn ngữ của hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình vang lên.

Tối nay, tôi xin Chúa cho những người Kitô hữu chúng ta, và anh chị em của chúng ta trong các tôn giáo khác, và mỗi người nam nữ thiện chí, hãy dõng dạc kêu lên: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là phương thế cho hòa bình! Hãy để mọi người được rung động khi nhìn vào sâu thẳm lương tâm của mình và lắng nghe từ đó những lời này: Hãy để lại đằng sau những lợi ích đã làm chai cứng con tim của bạn, hãy vượt qua sự thờ ơ đã làm cho trái tim của bạn dửng dưng với người khác, hãy khuất phục cái luận lý chết người của bạn, và hãy mở cửa cho những cuộc đối thoại và hòa giải. Hãy nhìn vào nỗi buồn của anh chị em mình và đừng cộng thêm vào đó những sầu muộn khác, hãy dùng đôi tay của bạn trong việc xây dựng lại sự hài hòa đã bị tan vỡ, và tất cả điều này đạt được không phải do xung đột nhưng bởi các cuộc gặp gỡ !

Xin cho những tiếng ồn của vũ khí hãy lụi tàn! Chiến tranh luôn luôn đánh dấu sự thất bại của hòa bình, nó luôn luôn là một đại bại của nhân loại. Hãy để những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vang lên một lần nữa: "Đừng có ai chống lại người khác nữa, đừng, đừng bao giờ nữa!... chiến tranh đừng bao giờ xảy ra, đừng bao giờ chiến tranh một lần nữa!" (Diễn từ tại Liên Hiệp Quốc, 1965). " Hòa Bình chỉ thể hiện chính mình trong hòa bình, một nền hòa bình không tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý nhưng được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, khoan dung, lòng thương xót và tình yêu" ( thông điệp ngày thế giới hoà bình, 1975). Tha thứ, đối thoại, hòa giải - đó là những lời của hòa bình, nơi đất nước Syria thân yêu, ở Trung Đông, trên tất cả thế giới! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình, chúng ta hãy làm việc cho hòa giải và hòa bình, và hãy để cho tất cả chúng ta trở thành, ở mọi nơi, những người nam nữ của hòa giải và hòa bình! Amen.
 
Canh thức cầu nguyện cho Hoà Bình tại Vatican.
Trần Mạnh Trác
19:04 07/09/2013
Khoảng 100 ngàn người đã tham gia buổi canh thức ăn chay và cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới tại quảng trường Thánh Phêrô vào chiều thứ Bảy, 7 tháng 9, vừa qua.

Hãng AP cho biết đây là cuộc biểu dương lớn nhất ở phương Tây chống lại đề xuất quân sự cuả Mỹ đòi trừng phạt Syria.

Cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học, đã gây thương vong cho khoảng 1000 thường dân, được coi như là một hành động cuả chính phủ Syria, bởi vì trong số các phe tham chiến, chỉ có quân chính phủ mới có khả năng sử dụng loại vũ khí hoá học tối tân và triển khai một số lượng nhiều và mau chóng như vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô, với vẻ mặt âu sầu, đã giữ yên lặng để suy tư và cầu nguyên hầu như trong suốt buổi canh thức.

Trong bài giảng ngắn, Ngài lên án mọi hình thức bạo lực và nói :" Tối nay tôi cầu nguyện cùng Chúa để cho chúng ta, là những Kitô hữu, cũng như các anh chị em cuả các tôn giáo khác , và mọi người có thiện tâm, gióng lên một tiếng nói mạnh mẽ rằng: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường đưa tới hòa bình"

Ngài nói về trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải chăm sóc cho nhau , đó là cơ sở cho hòa bình và hòa hợp .

"Khi người ta chỉ nghĩ về mình mà thôi, đặt lợi ích của mình (lên trên hết) và đặt mình làm trung tâm (vũ trụ ), thì người đó thả mình vào cơn mê hoặc cuả các thần tượng của thống trị và quyền lực, khi (người ta) tự đặt mình làm Thiên Chúa, thì tất cả các mối giao hảo sẽ bị phá vỡ và tất cả sẽ bị hủy hoại, sau đó chỉ còn là cánh cửa cuả bạo lực , thờ ơ và xung đột " .

Ngài dùng câu chuyện của Abel và Cain như là một thí dụ cuả loài người đã không coi mình có trách nhiệm với tha nhân. Hậu quả là con người đã thất bại nhiều lần và chiến tranh đã bùng nổ.

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người , đặc biệt các nhà lãnh đạo thế giới , hãy " chuyển hướng " khỏi bạo lực và tìm kiếm hòa bình.

"Hãy lo lắng cho những nỗi đau buồn của người anh em khác chứ đừng 'đổ thêm dầu vào lửa' , hãy rụt nắm tay cuả bạn lại, hãy xây dựng lại sự hài hòa đã bị tan vỡ , và tất cả những điều này sẽ đạt được không phải là do xung đột nhưng là do những gặp gỡ ! "

Trong một cử chỉ tượng trưng cho mục đích của đêm canh thức, năm cặp vợ chồng đến từ Syria , Ai Cập , Đất Thánh , Nga , và Hoa Kỳ đã dâng hương trước bức linh ảnh Đức Mẹ. Đồng thời các em giúp lễ cũng đã được chọn từ trường North American College ở Rome.

Buổi canh thức kép dài 4 giờ trong một bầu không khí ảm đạm và im lặng.

Trước buổi lễ đã có số người dương lên cờ cuả Syria và những áp phích viết "Hảy để yên Syria , " và " Obama , ông không phải đang nằm mơ đâu, ông đang có ác mộng đấy". Nhưng khi buổi cầu nguyện bắt đầu thì các áp phích và cờ đã biến mất.

Nhân viên giữ trật tự đã yêu cầu họ không biểu tình chính trị tại Quảng trường Thánh Phêrô, để tôn trọng ý định của Đức Thánh Cha là đây chỉ là một dịch vụ tôn giáo .

Người ta ghi nhận sự có mặt cuả nhiều nhà lãnh đạo cuả các tôn giáo khác và nhiều chính trị gia trong đó có một nhóm người Hồi Giáo ở Ý dẫn đầu bởi ông đạo trưởng Yaha Pallavicini.

Buổi canh thức cũng đã được tổ chức ở các nơi khác trên thế giới , Đài phát thanh Vatican báo cáo những buổi lễ ​​tương tự đã diễn ra trên khắp nước Ý. Hãng thông tấn Reuters cho biết đã có những buổi lễ diễn ra tại Jerusalem , Assisi, Milan, Boston và Baghdad .

Tại thủ đô Damascus cuả Syria, hãng Ap cho biết một số ít Kitô hữu Syria đã tụ họp tại nhà thờ al-Zaytoun. Đức Thượng phụ Gregorios III Laham tuyên bố rằng trong khi hầu hết các nước ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria thì vẫn có một số nước muốn hành động quân sự. "Nhưng đây là một sự khởi đầu, " Ngài nói với các tín hữu ở Damascus " Không chiến tranh . Có hòa bình."

Đài phát thanh Vatican cũng cho biết vị đạo trưởng cuả Hồi Giáo ở Damacus đã cảm ơn Đức Thánh Cha trong một bức thư gởi cho Ngài tuần trước và ông kêu gọi người Hồi Giáo cùng tham gia ăn chay.

Riêng tại Argentina nơi quê hương cuả Đức Thánh Cha, nhiều nhóm nhân quyền và tôn giáo đã tổ chức buổi cầu nguyện tại Buenos Aires Plaza de Mayo và ở mọi thành phố trong nước.

Xem Video buổi rước bức linh ảnh đức Mẹ Quan Phòng Đân Roma trong lúc khai mạc



Xem diễn tiến buổi lễ và lời giảng cuả Đức Thánh Cha

 
Top Stories
Bishop Paul Nguyen Thai Hop: On the police brutal attack against parishioners of My Yen
+ Bishop Paul Nguyen Thai Hop
13:03 07/09/2013
Diocese of Vinh
THE BISHOPRIC OF XA DOAI

Nghi Dien, Nghi Loc, Nghe An
Phone: ( +84 ) 0,383,861,171
Email: tgmvinh@gmail.com

Xa Doai, September 6, 2013

OPEN LETTER

I would like to extend to all priests, men and women religious, seminarians and the entire community of the people of God in the diocese of Vinh my cordial wishes of peace and unity in Christ.

Dear brothers and sisters,

The date of September 04, 2013 should have been a blessed day for our diocese as it was our auxiliary bishop’s installation day. Regrettably, right after our joy and laughter blossomed early in the day, on that very afternoon, tears and blood of innocent people followed due to the crackdown in My Yen parish of Nghi Phuong commune, Nghi Loc county, Nghe An province.

As you all might have known, at about 3:30 pm on Sept 4, 2013 pursuant to the Promissory Note of the local government, signed on Sept 3, 2013, relatives of Peter Ngo Van Khoi and Anthony Nguyen Van Hai along with other parishioners from My Yen parish of Phuong Nghi commune came to the office of the People Committee of Nghi Phuong commune to pick up and take the men home. Upon their arrival, they were surprised to learn that there was no such commitment to be undertaken. On the contrary, the authorities were planning a large scale deployment with hundreds of public security agents, riot police, militia, professionally trained dogs, tear gas... to block the entrance to office of the People's Committee of Nghi Phuong commune.

When a small group of Mr. Khoi and Mr. Hai relatives approaching the barbed- wire fence of the mobile police with the intention of going into the office of the People's Committee, they were immediately met with tear gas, sticks, clubs, explosives, professional dogs... as the barbaric attack was being launched. Many people fainted; the rest became panic stricken and ran off in all directions. Several ran off to take refuge at the houses across the street from the office of the People's Committee of the Commune.

Immediately, the government forces broke doors, rushed into the houses, destroyed furniture, attacked all those who were present, assaulted and arrested the owners.

Even more seriously, they smashed and insulted statues inside Anthony Nguyen Van Van residence. This is a blatant act of sacrilege, severely insulting their religious belief

The devastating attack resulted in the injuries of 40 people, including women and adolescents. A number of victims are still in critical condition, fighting for their lives. The Bishopric has been working hard to provide medical care to these victims at the General Medical Clinic of Xa Doai Bishopric, the 115 Hospital, and the Friendship General Hospital of Nghe An.

In conformity with the Notice of the Bishopric of Xa Doai, I vehemently condemn the inhumane conducts and the barbaric, violent actions of public authorities. In the meantime, I urgently call on all of you, my dear brothers and sisters, to keep praying, offer your sacrifices as well as take realistic actions to be in communion with My Yen parish and stand in solidarity with victims of violence.

Specifically speaking, the entire diocese of Vinh, on each Sunday, the parishes will hold vigils and offer Mass to pray for both Peter Ngo Van Khoi and Anthony Nguyen Van Hai who are still in detention, as well as for all the victims of violence. On this occasion, let us earnestly beseech God to always keep our diocese safe and for the authorities to learn how to apply their power properly to serve the common good, to respect people's dignity and religious beliefs. This praying would continue until all victims released and the injured fully recovered.

As your diocesan bishop, I urgently implore God to bless all of you. Please pray for me, my brothers and sisters, and also for our diocese.

Your bishop,
+ Paul Nguyen Thai Hop
(signed and sealed)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Kim Lâm thắp nến cầu nguyện cho anh chị em giáo sứ Mỹ Yên
Kim Lâm
08:57 07/09/2013
GIÁO XỨ KIM LÂM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO ANH CHỊ EM GIÁO XỨ MỸ YÊN

Như là dấu chỉ hiệp nhất trong Đức Kitô; “ Người là đầu và chúng ta là những chi thể của người”. Đã là một thân thể, chúng ta cùng đau một nỗi đau chung, cùng cảm thấy buốt nhói khi mà bạo quyền đang ngang nhiên chà đạp lên những người anh em của chúng ta. Hiệp thông với những anh chị em Giáo xứ Mỹ yên trước sự bách hại của chế độ Cộng nô đang dẫm lên những giá trị đạo đức, những luân thường đạo lý và sự thật. Giáo xứ Kim Lâm đã tổ chức đêm chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện cho công lý, hoà bình được chiếu toả nhờ ánh sáng là Đức Kitô.

Buổi chầu được diễn ra long trọng sốt mến và đầy cung kính, ai đến tham dự cũng hiểu được ý nghĩa của buổi thắp nến hôm nay. Chủ sự trong buổi chầu tối hôm nay là Linh mục quản xứ Gioan Nguyễn Văn Hoan và đông đảo bà con Giáo xứ Kim Lâm. Những ngọn nến được thắp sáng lên trong ngôi Thánh đường như một lời vọng nguyện dâng lên Chúa, để nhờ Ngài xoa dịu những tâm hồn đang bị chế độ cường quyền khủng bố cả về tinh thần và thể xác. Được đan dệt bằng ngàn muôn ánh nến đức mến, hơn bao giờ hết những người cùng mang một niềm tin tôn giáo, đang nối dài cánh tay hiệp nhất của mình trước bạo quyền.

Cầm những ngọn nến trong tay mà lòng man mác, bâng quơ khi nghĩ đến những anh chị em của mình đang dãy dụa trong vũng máu của ác quyền. Những tiếng khóc thảm thiết, những nỗi đau đang rên rỉ, những tiếng kêu van thống thiết bởi vì những giới hạn của chân lý tự do. Ôi thôi! Tự do tôn giáo ư? Nhà nước của nhân quyền ư? Viễn cảnh ấy còn xa…. Còn xa lắm, khi mà đất nước đang bị điều khiển bởi thế lực của bóng tối. Thế lực đó, nó sẵn sàng vùi dập và triệt hạ những tiếng nói của sự thật, gặm nhấm nỗi đau của đồng loại. “ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – vùi con đỏ xuống dưới hầm tai hoạ - chước dối đủ muôn ngìn khoé …… Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn ( trích Bình Ngô Đại cáo). Tưởng rằng trước sự điên cuồng đàn áp của mình sẽ dẹp tan đi khí tiết hào hùng của những người Công Giáo, nhưng nó lại quên mất rằng bản chất của đấu tranh là giải phóng, càng áp bức bao nhiêu thì sự kết chặt giữa niềm tin lại càng mạnh mẽ bấy nhiều. Có lẽ một ánh nến không đủ để làm nền một luồng ánh sáng vĩ đại, nhưng nhiều ngọn nến cộng lại chúng ta sẽ thổi tan đi cái thói hống hách và cưỡng quyền này. Mỗi người Kitô hữu là một ngọn nến luôn cháy sáng, chúng ta hãy cầm ánh nến của sự thật, công lý và tự do để giải thoát mình khỏi bóng tối của sự dữ.

Kinh hoà bình được cất lên để kết thúc buổi cầu nguyện cho sự hiệp nhất, cả cộng đoàn đứng lên, cầm nến trong tay như dấu hiệu sẵn sàng để ra đi…ra đi để nắm chặt những bàn tay yếu ớt…ra đi để đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Thiết tưởng rằng; những ngọn nến nhỏ bé ngày hôm nay được thắp lên sẽ lan toả đến mọi góc tối của những tâm hồn sầu khổ, để tiếng nói của tình yêu và sự thật được thực thi trên đất nước này.

Kim Lâm
 
Về đức cố Giám Mục Thomas Nguyễn Văn Tân
Lê Thành Khánh, Nice-Pháp
19:39 07/09/2013
Cuộc đời của Đức Giám Mục Tôma Nguyễn Văn Tân, có thể nói phải trải qua biết bao là thăng trầm, với những ưu tư khắc khoải từ những cái nhìn giản dị hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng trong tim của Đức Cha chứa đầy nhựa sống của một tâm hồn trẻ, một con người thật, và rất lạc quan vui sống trong tình thương của Thiên Chúa. « Thánh Lễ là Hy Tế » là đề tài Luận Án Tiến Sĩ Thần Học giúp Ngài sống đời thánh hiến cũng như trong những công việc mục vụ Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, càng trở nên giống Chúa Kitô, để được cùng đồng hành với Người một cách thật nhiệm mầu « Hãy bước đi trong tình yêu thương » (Ep 5, 2). Bên cạnh đó, chắc ai trong chúng ta cũng có thể thấy những con số liên kết theo Ngài một cách ngẫu nhiên trong suốt chặng đường 73 năm hồng ân, gắng liền nhau ngược xuôi vòng, bởi con số hai và ba.

Cậu Tân chào đời vào ngày 27.12.1940 tại họ đạo Bãi Xan, làng Đại Phước, Trà Vinh, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long. Cậu là người con út trong gia đình gồm bảy người anh chị em, năm anh trai và một chị gái. Khi còn thời niên thiếu, cậu Tân sống trong một gia đình nông thôn, vùng đồng bằng sông nước, nằm cạnh bên nhà thờ của họ đạo vẫn còn nguyên vẹn như bây giờ. Mỗi ngày cậu đánh thức dậy bằng tiếng gà gáy canh hai, lúc trời còn mờ mờ sáng. Trong tay với cây đuốc, bó bằng những chiếc tàu lá dừa khô. Ngọn lửa chiếu sáng lập lòe dẫn bước đi trên con đường hẻo lánh trơn trợn trong những cơn mưa đêm. Tuy bao khó khăn, nhưng cậu rất siêng năng mỗi sáng cố gắng cho bằng được, vượt qua cây cầu tre từng bước một, băng qua con rạch Giồng Tượng, để mới có thể đến nhà thờ tham dự thánh lễ, bàn tiệc Mình Thánh Chúa. Thánh lễ đối với cậu là cây thập giá hiến tế mà cậu bắt đầu hy sinh vác lấy mỗi ngày. Xin dâng lên Chúa biết bao mộng đẹp của tuổi thơ, những giấc ngủ ngon của ban mai. Cất bước về hướng tiếng chuông giáo đường vang dội của họ đạo Bãi Xan, năm nay vừa mừng tròn 200 năm thành lập.

Người lớn kể lại rằng, vào một buổi sáng, ngày các em của họ đạo được lãnh nhận phép bí tích Thêm Sức. Trước sân nhà thờ, các em đứng xếp dọc theo hàng dài thì đâu đấy các em xì xào với nhau. - Ê mầy, thằng nầy còn nhỏ quá mà được thêm sức hén? - Một em nọ trả lời. - Mầy thấy nó nhỏ vậy chứ nó giỏi lắm! Mầy biết hông, nó thuộc hết kinh giáo lý, sách phần đọc không sót một chữ! Lúc Đức Cha Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục, khẩu hiệu “ Chiến Sĩ Chúa Kitô ” (06.10.1897-13.12.1984) khảo thi giáo lý, nó thưa rót rót, trôi chảy như con nước lớn dâng lên từ ngoài vàm sông. - Còn tao, Đức Cha nói gịọng miền ngoài sao tao hơi khó nghe quá! Thuộc thì thuộc rồi, nhưng nghe không kịp, cũng may là có một ông Cha lập lại bằng giọng miền Nam, nếu không chắc tao bị rớt! Đứa khác nói. - Theo tao nghĩ, chắc có lẽ nó hên là vì nhà của nó ở gần nhà thờ. À, chắc cũng không phải hẳn là vậy! Có biết bao đứa bạn ở xóm gần nhà thờ nhưng cũng đâu có đi lễ mỗi sáng, hay là tại vì ba mẹ của nó khó, đạo đức, thánh thiện?...

Thế nhưng, năm cậu lên 13 tuổi, ngày 01.09.1953 cậu đã quyết định dâng đời mình cho Chúa. Cậu nhỏ ấy đành rời xa gia đình, anh chị, bà con, bạn bè và bỏ lại xóm đạo thân thương mà gói ghém theo trọn vẹn chỉ có mấy điều ước nguyện, làm hành trang cất bước lên đường vào Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long với niềm phấn khởi, được vui sướng sống trong nhà Chúa. 2

Ngày 21.12.1969 thầy Tân thụ phong linh mục năm 29 tuổi, tại nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long.

Năm 1970, linh mục Tôma Nguyễn Văn Tân, tốt nghiệp cử nhân thần học tại Giáo Hoàng học viện thánh PIO X Đà Lạt. Một năm sau đó, Ngài được gửi đi du học sang Rôma học tại Đại học Giáo Hoàng Grêgoriana, cố gắng biết bao khó khăn đánh máy từng chữ, từng trang một để soạn thảo Luận Án Tiến Sĩ Thần Học với đề tài « Hy Tế » trong Thần học của Eugène MASURE. Thời gian ngắn ngủi chỉ trong vòng 3 năm cha đổ bằng Tiến Sĩ, về lại Giáo Phận để lo giúp việc cho Giáo Hội quê nhà vào tháng 03.1974.

Một năm trước khi bối cảnh ly tang của đất nước, giải phóng miền Nam. Biến cố năm 1975, Ngài đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương, nào là sự mất mát của gia đình, người anh chết đi, những người thân quen không còn, các linh mục bạn đi cải tạo ở tận miệt vùng sâu Bến Giá. Nhà thờ bị đóng cửa, vắng đi tiếng chuông giáo đường, mất đi tiếng cười đùa của trẻ thơ, người người di tảng khắp nơi… riêng về Giáo Phận Vĩnh Long mất mát dần từ mảnh đất nhà chung đến nhà nguyện, từ thành thị đến thôn quê, hư hại quá nhiều cho Giáo Hội Việt Nam nói chung. Hai lần về quê dâng Thánh lễ an táng cho song thân của Ngài, con số 2 lập lại cũng cùng điểm dấu một ngày 05.05 âm lịch tại đất Thánh của họ đạo Bãi Xan. Trước thảm cảnh thật thê lương đó, Ngài chỉ biết hy sinh, dành riêng cho tâm tư mình một đời âm thầm cầu nguyện dâng lên Cha chí Thánh, rồi tự an ủi với lòng, có bao giờ ta mất Chúa đâu?

Trong năm Thánh 2000, Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Ngài làm Giám Mục phó, rồi trong 3 tháng sau, tấn phong Giám Mục ngày 15.08.2000. Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Chánh Tòa Giáo phận Vĩnh Long, kế nhiệm Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu, hưu nghỉ tại Giáo phận ngày 03.07.2001.

Một niềm vinh hạnh thật lớn! Hằng năm, Đức Cha thu xếp thời gian về thăm quê nhà 2 lần, chủ tế dâng Thánh lễ đồng tế ngoài trời với các Cha của họ đạo tại đất Thánh Bãi Xan vào ngày 02.11 dịp lễ các Thánh, và mồng 2 Tết ngày cầu cho Ông Bà Tổ Tiên.

Đức Cha Tôma, bản chất sống đơn sơ, nhưng rất giàu tình cảm, và quan tâm một cách đặc biệt đến các thiên chức, chủng sinh và đoàn chiên của mình. Ngài đã sang Pháp thăm Đức Cha Antôn hai lần, cuối cùng vào dịp Ad Limina 2009 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha không ngại đường xa, thức khuya dậy sớm, sắp xếp mọi công việc mong được ghé thăm Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện. Sau cái Tết Mậu Thân 1968, đôi mắt của Ngài do bị hơi độc khối lửa, đi chữa trị khắp nơi, nhưng không thể điều trị được, các bác sĩ đều bó tay. Mỗi lúc mắt càng mờ đi, trở nên mù lòa, sống trong đau khổ, biền biệt xa cách quê nhà.

Trong chức vụ của người mục tử, cũng trong tâm tình quí mến đến thăm một người anh, một người thầy và cùng chia sẻ mọi thông tin. Nhìn thấy cảnh sống cô đơn của Đức Cha Antôn, trong căn phòng nhỏ, trong bóng tối hơn 40 năm qua, không còn biết phân biệt được ngày và đêm. Sống trong nhà hưu dưỡng tuy được chăm sóc thuốc men đầy đủ, nhưng cảm thấy Đức Cha như thiếu vắng một cái gì đó. Cánh cửa hé mở sẵn, Đức Cha Tôma nhè nhẹ bước vào phòng, rồi đứng đó im lặng đôi ba phút, nhưng Đức Cha Antôn không nghe thấy gì. Đức Cha ngồi cạnh bên chiếc bàn, xâu chuỗi trong tay lần hạt, rồi bắt gặp những ánh mắt lạc lõng nhìn về cõi xa xăm như chờ đợi ai đó rất linh thiêng và cũng rất huyền bí. Ngài hơi bị lảng tai và cũng không thấy đường. Chạnh lòng thương Đức Cha Antôn nhiều, tuổi già sức yếu, mà phải tự lo cho mình tất cả, vững vàng, kiên trì trong cuộc sống trên xứ người. 3

Sáng hôm sau quay trở lại, chia tay tạm biệt Đức Cha Antôn bằng 3 câu kinh kính mừng, thấy Đức Cha Antôn như rơi nước mắt, và cả chúng tôi cũng vậy. Đọc xong 3 câu kinh, Đức Cha Antôn ban phép lành bằng tiếng La Tinh, rồi mọi người âm thầm lặng lẽ ra về trong nỗi nhớ thương và nghẹn ngào. Xác tín những ngày còn lại trong tay Chúa và Mẹ Maria nhân lành.

Đức Cha Tôma thường nhắc nhở và nhắn gửi những người thân quen của mình rằng, xin dành chút thời gian đến thăm viếng Đức Cha Antôn nếu có thể được và những người già cô đơn nầy.

“Hy vọng những hạt giống đầy tình yêu thương nhân nghĩa ấy sẽ mọc lên tươi tốt trên khắp cánh đồng Giáo Hội quê hương, và trên đất khách”.

Mặc dù, Đức Cha Antôn sống nơi xứ người, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về Vĩnh Long. Niềm vui trọng đại không có thêm lần thứ hai, Đức Cha Tôma không thể nào quên tổ chức mừng tạ ơn Đại lễ Kim Khánh 50 năm Giám Mục Đức Cha Antôn trong Giáo Phận ngày 22.01.2011. Ngài gom góp và thu được 129.088 thánh lễ; 108.863 giáo dân rước lễ; 45.692 lần viếng Chúa; 108.635 chuỗi mân côi; và làm việc bác ái 128.597 tất cả kết thành bó hoa thiêng để kính dâng lên Ngài, dâng lên Thiên Chúa.

Một năm thắm thoát trôi qua, Đức Cha Antôn thanh thảng ra đi về nhà Chúa vào một buổi sáng Chúa Nhật ngày 13.05.2012, trong lúc giáo dân về hành hương đông đủ trước tượng đài Đức Mẹ Fatima Vĩnh Long, do Đức Cha Antôn thành lập xưa kia vì lòng yêu mến Đức Mẹ.

Khi được nghe tin Đức Cha Antôn qua đời, trong đau buồn, trong tình thân thương, và vì lòng qúi mến phương châm sống đời tâm linh của Ngài. Thời gian không kịp cho phép chuẩn bị bay nhanh sang Pháp để dự lễ an táng của Đức Cha Antôn theo như lịch trình. Ngài đề cử Đức Ông Nguyễn Văn Phương, thay mặt Ngài và đại diện cho Giáo Phận Vĩnh Long, từ Rôma bay sang Pháp gấp cho kịp ngày giờ dự lễ an táng. Trong Thánh lễ an táng dưới sự chủ tế của Đức Cha Louis SANKALÉ, Giám Mục Giáo Phận Nice, Đức Ông Phương hãnh diện chia sẻ lời Chúa bằng tiếng Pháp và nói về cuộc đời của Đức Cha Antôn trong những chuỗi ngày dài với đôi mắt mù lòa được nhìn thấy Thiên Chúa xuyên qua tràng hạt mân côi. Trong khi đó, trên khắp các họ đạo thuộc Giáo Phận dâng lễ và cầu hồn cho Đức Cha cố Antôn một tuần thật ấm cúng. Chúng ta hãy lấy làm vui, vì Chúa đến gọi chúng ta đi bất cứ ngày giờ nào không ngờ. Việc Chúa định, mình không thể xin thêm và cũng chẳng bớt đi. Nhưng có điều là mỗi người trong chúng ta có dọn mình sẵn sàng, chuẩn bị cho cuộc hành trình về nhà Chúa trong ơn chết lành?

Hiện nay tại Giáo phận Nice, có cả 2 vị Giám Mục trải qua một trang dầy lịch sử Giáo Hội Việt Nam, lưu vong nơi đất khách. Hai vị an nghỉ cách xa khoảng chừng 12 km, Đức Cha cố Giacôbê Huỳnh Văn Của (1915-1995) Giáo Phận Phú Cường, Đức Cha cố Antôn Nguyễn Văn Thiện Giáo Phận Vĩnh Long (13.03.1906-13.05.2012). Kể từ lần đến thăm cuối cùng của Đức Cha Tôma, rồi sẽ mãi mãi không còn nhìn thấy nhau trên cõi đời nầy.

« Ở Vĩnh Long, không một ngày nào Cha quên cầu nguyện cho Đức Cha Antôn, nhất là trong mỗi Thánh lễ ». Một cuốn album chứa đầy hình, nhớ đến Ngài lấy ra xem mỗi khi buồn vui. Một điều Đức Cha hằng mong ước thật lớn lao là làm sao xây cất được một cái Nhà Hưu Dưỡng Cho Các Linh Mục Vĩnh Long. Tuy còn biết bao công việc phải lo toan, nhưng ngày 16.10.2010 Đức Cha Tôma cùng với các cha hạt trưởng, các linh mục, cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên cho việc khởi công xây cất nhà hưu dưỡng cho các cha trước tiên với một trệt và hai lầu, nhờ ơn Chúa, nay đã hoàn thành tốt đẹp. Các linh mục cao tuổi, nay an phận có được chỗ nương tực thật ấm cúng, nghỉ ngơi và sinh hoạt an toàn, sạch mát, tránh khỏi mọi cô đơn sau những năm tháng dài, một đời người tận hiến để phục vụ cho Giáo Hội.

Cách đây đúng 3 tháng, lá thư cuối cùng Ngài gửi cho tôi vào ngày lễ giỗ giáp năm của Đức Cha Antôn 13.05.2013. Ngài sợ tôi quên vì bận rộn công việc nên viết đôi dòng nhắc nhở:

“Hai con Khánh Thảo và cháu Duy nhớ đi viếng mộ Đức Cha Antôn”. Ở bên nhà, giáo dân về Vĩnh Long hành hương rất đông, và đặc biệt Cha dâng Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha cố Antôn». 4

Ngài đã tổ chức mừng 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long (08.01.1938-08.01.2013). Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận vượt qua bao hiểm nguy, có khi tưởng chừng Giáo Phận không còn. Vào dịp mừng lễ kính trái tim vô nhiễm ngày 16.10.2012, cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima thánh du đi khắp các họ đạo lớn nhỏ trong Giáo Phận thời gian trong vòng một năm, ban ơn sám hối và chữa lành hồn xác cho các tín hữu.

Hôm nay, thứ bảy ngày 17.08.2013, một điều quá bất ngờ, dường như không thể tin là sự thật, nhưng đối với việc Chúa làm tất cả đều có thể và phải tin. Cùng một ngày, ở hai đầu đất nước Giáo Hột Việt Nam, hai miền Bắc Nam, Đức Mẹ đã đến rước đi hai linh hồn Đức Giám Mục Chánh Tòa đương nhiệm về nhà Chúa một cách đột ngộ, cùng một lý do đột nguỵ, lúc 04h00 sáng và 21h00 tối, Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu (12.09.1938-1708.2013) và Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long (27.12.1940-17.08.2013). Hai vị đã không bao giờ biết mệt mỏi, hết lòng hăng sai phục vụ cánh đồng Chúa trên chặng đường thứ 12 và 13 năm Giám Mục, phúc thọ 75 tuổi và 73 tuổi.

Cách đây mới 2 tuần, ngày 02.08.2013 Đức Cha Tôma về quê dâng lễ an táng cho người anh thứ tư, gia đình còn lại chỉ 2 chị em, nhưng nay là một.

Ngày 15.08.2013 Đại Hội Giới Trẻ Vĩnh Long tổ chức mừng 13 năm Giám mục, chỉ 2 ngày sau, Chúa rước Ngài đi, để lại đoàn chiên bơ vơ ở nơi trần thế và một Giáo Phận trống Tòa.

Ở hai đầu thế giới, sự trùng hợp trong ngày 15.08.2013, tại Giáo Phận Nice, Pháp cũng rơi vào tình trạng trống Tòa, Đức Cha SANKALÉ dâng Thánh Lễ cuối cùng chia tay Giáo Phận. Ngài từ nhiệm vì lý do sức khỏe đã kéo dài hơn 20 năm qua, nay không cho phép Ngài dìu dắt cho thuyền của Giáo Hội. Đây cũng là một Sứ Điệp, mà Chúa trao gửi đến cho Giáo Hội, Giáo Phận Vĩnh Long. Chúng ta có nhiều thời gian cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ, cho Đức Cha, cho các thiên chức linh mục, tu sĩ nam nữ, các chủng sinh đang trên bước đường đi tìm ơn gọi, cho Giáo Phận những ngày sắp đến, và còn kể cả cho chúng ta luôn sống đẹp lòng Chúa hơn bao giờ. Con số 75 năm thành lập Giáo Phận Vĩnh Long, phải trải qua hết năm đời Giám Mục. Trong năm 2013, là một móc ngoặc lớn trong đau buồn, tang lễ cho hai vị Giám Mục trong Giáo Phận. Cách sáu tháng gần đây, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu (21.01.1914 - 31.01.2012). Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, hai lần vinh dự đến chia sẻ lời Chúa, và nói lên cuộc đời của hai vị Giám Mục Vĩnh Long trong Thánh Lễ an táng.

Đức Cha Tôma bước theo tiếng Chúa gọi ở tuổi 13, và cũng đúng 13 năm Giám Mục, 44 năm Linh Mục. Hôm nay, Ngài cất bước ra đi vĩnh viễn theo tiếng Chúa gọi. Đã ba lần Ngài nằm xuống ở giữa lòng ngôi nhà thờ Chánh Tòa rộng lớn nầy, với sức chứa 6.000 chổ ngồi, nhưng nay con số có hơn 10.000 giáo dân đến tiễn đưa trong Thánh Lễ An Táng, dưới sự chủ tế của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Léopoldo GIRELLI, đại diện Đức Thánh Cha, 18 vị Giám Mục của các Giáo Phận Việt Nam, hơn 300 linh mục, các Hội Dòng… trong và ngoài Giáo Phận. Xung quanh nhà thờ từ trên xuống nhà nguyện, từ trong ra ngoài sân không còn một chổ trống. Đức Cha Tôma sống rất bình dị, đúng với khẩu hiệu Giám Mục của mình có hình “ngọn lửa” làm “Hy Tế”, nói lên sứ mạng truyền giáo của vị chủ chăng không ngừng nghỉ, trong mọi lúc và ở mọi nơi. Kết thúc cuộc “Hành Trình Trong Đức Ái” một cách tốt đẹp, trên khắp nẻo đường, vùng sâu hẻo lánh, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đều có in đậm dấu bước của Ngài. Hôm nay, chúng ta có thể được nói như Chúa Giêsu: “Mọi sự đã hoàn tất”. Nhưng thật khó có thể hình dung được với độ tuổi gần nghỉ hưu, mà ngọn đuốc chiếu sáng ấy vẫn bừng cháy trong Đức Cha cho đến khi trút hết hơi thở cuối cùng.
 
Thánh lễ Truyền chức Đức cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa
BTT. GP Hưng Hóa
10:08 07/09/2013
GP. Hưng Hóa: Ngày 6/9/2013, tại nhà thờ Chính Tòa Sơn Lộc, thuộc xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất chủ tế Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long - Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa.

Xem hình ảnh

Tham dự Thánh lễ có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn -Tổng Giám Mục Hà Nội- Chủ tịch HĐGMVN, Đức Tổng Giám Mục Huế, quí Đức Cha của 26 Giáo phận trong cả nước, đặc biệt có Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli – đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam; có quý Viện Phụ, quý Đức Ông, quý cha Tổng Đại Diện, quý Bề Trên các Dòng Tu, quý cha Giám đốc và quý cha giáo các Đại Chủng Viện; có khoảng hơn 300 linh mục triều và dòng, đông đảo nam nữ tu sỹ và giáo dân trong cũng như ngoài Giáo phận và thân nhân, bạn hữu của Đức tân Giám mục.

Trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất chủ phong và hai Đức Giám phụ phong là Đức Cha Phêrê Nguyễn Khảm – Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn và Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri - Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.

Theo tông sắc ký ngày 15 tháng 6 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá.

Tiểu sử Đức Tân Giám mục:
Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long:

- Sinh ngày 25 tháng 1 năm 1953, tại Làng Rùa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- 1965 -1972: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Gioan Đà Nẵng.
- 1972 – 1975: Học Triết học tại Đại Chủng Viện Hòa Bình.
- 1975 – 1978: Học Thần học tại Tòa giám mục Đà Nẵng.
- 1978 – 1982: Thi hành nghĩa vụ dân sự tại tỉnh Quảng Nam.
- Ngày 27-12-1990: Ngài được chịu chức linh mục, thuộc giáo phận Đà Nẵng.

Sau khi chịu chức linh mục, cha đảm nhận các chức vụ:

- 1990 – 1994: Phó xứ giáo xứ Tam Kỳ, giáo phận Đà Nẵng
- 1994 – 1998: Học giáo luật tại Học viện Công Giáo Paris, Pháp. Tốt nghiệp cử nhân giáo luật.
- 1998 – 2000: Chính xứ giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng.
- 2000 – 2003: Chính xứ giáo xứ Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng.
- 2003: Cha nhập hội linh mục Xuân Bích, được cử ra ở ĐCV Huế.
- 2003 – 2011: Làm linh hướng và giáo sư các môn: Giáo luật, Giáo sử và Huấn giáo tại Đại Chủng Viện Huế.
- Từ năm 2011: Làm Giám đốc Đại Chủng Viện Huế.

Đức tân Giám mục nhận khẩu hiệu “Mang vào mình mùi chiên”. Khẩu hiệu này được lấy lại trong bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào thứ Năm Tuần Thánh vừa qua. Với khẩu hiệu này, Đức tân Giám mục làm ngạc nhiên rất nhiều người. Bởi vì, phần lớn các Đức Giám Mục chọn cho mình một khẩu hiệu được trích từ trong Sách Thánh. Khi mới nghe, khẩu hiệu này có vẻ bình dân và dễ nói nhưng lại rất sâu sắc và khó giữ. Ngài chia sẻ: “Mang vào mình mùi chiên”. Tôi nguyện sống gần gũi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình. Chúa Giêsu đã nêu gương như thế, khi “mang lấy các tật nguyền của ta, và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Is 53,4).

Giảng trong Thánh Lễ, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám mục Đà Lạt, nguyên Giám mục Hưng Hóa, đã chia sẻ rất rõ ràng về ơn gọi và sứ mệnh của người mục tử. Ngài chia sẻ 2 ý chính:

- Ý thứ nhất: Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ, có Phêrô đứng đầu. Đức Cha nhấn mạnh: “Khi Chúa Giêsu quy tụ dân Chúa để trở thành Giáo Hội do Người thiết lập, thì một trong những việc quan trọng Chúa Giêsu đã làm là chọn 12 người làm Tông đồ, tức là những giám mục đầu tiên, để cộng tác đặc biệt với Chúa Giêsu phục vụ đoàn chiên của Chúa... Sau 3 lần hỏi Phêrô: “Con có yêu mến Thầy không ?”, Phêrô đáp: “Thầy biết con yêu mến Thầy”, và Chúa đã trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt các chiên con và chiên mẹ của Chúa. Điều kiện duy nhất Chúa đòi hỏi là yêu mến Chúa”.

- Ý thứ hai: “Mang vào mình mùi chiên”. Đức Cha Antôn lấy lại ý tưởng của chính Đức Cha Anphongsô để làm sáng tỏ khẩu hiệu của Đức tân Giám mục: “Đức Phanxicô đã lay động con tim mọi người từ khi được chọn làm giáo hoàng, ngài mở ra cho Giáo Hội một hướng đi mới khi chọn sống đơn sơ giản dị, thanh thoát vật chất và gần gũi với mọi người, là anh em với mọi người”.

Sau nhưng lời chia sẻ đầy thân tình, nghi thức chính yếu của ngày lễ hôm nay, đó là nghi thức Truyền chức. Theo nghi thức truyền thống của Giáo Hội, trước khi phong chức Giám mục cho ai thì phải phỏng vấn người đó. Nghi thức phong chức diễn ra rất nghiêm trang và sốt sáng.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Léopoldo Girelli, thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng, động viên, khuyến khích và ban phép lành cho Đức tân phụ tá. Ngài cũng không quên chúc mừng Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám Mục Giáo phận Hưng Hóa, và Giáo phận Hưng Hóa đã có thêm người cộng tác trong cương vị là mục tử.

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám Mục Hà Nội- Chủ tịch HĐGMVN cũng có lời chúc mừng: “Trong bầu khí đạo đức và linh thiêng của Thánh lễ tấn phong Giám mục hôm nay, tôi xin thay mặt cho các vị chủ chăn của 26 Giáo phận trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hân hoan chúc mừng Đức Cha và hân hạnh đón tiếp Đức Cha làm thành viên mới của Hội đồng Giám Mục Việt Nam”.

Sau cùng, cha Tổng đại diện Phêrô Phùng Văn Tôn đã thay mặt cho mọi thành phần dân Chúa, trong đó có 79 linh mục và 235 ngàn giáo dân, có lời chúc mừng Đức tân Giám mục.

Giáo phận Hưng Hóa chúng con xin tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo phận thêm vị mục tử hiền lành và tài đức. Chính Đức Cha có nguyện vọng được tấn phong tại Hưng Hóa để có thế “nhập cuộc ngay từ giây phút khởi đầu của sự vụ mục tử giữa lòng dân Chúa” và những lời phát biểu rất đơn sơ, mộc mạc và dễ hiểu “mang vào mình mùi chiên”, “nguyện sống gần gữi với đoàn chiên, chia sẻ đau khổ và khó khăn, nhận lấy bệnh tật của họ như là của mình”, chúng con hoàn toàn tin tưởng và đang đợi vào sự cộng tác của Đức Cha với Đức Cha chính trong việc mục vụ và đường hướng lãnh đạo Giáo phận trong bối cảnh đầy khó khăn và tế nhị này.
 
Giáo xứ Bến Hải - Sàigòn chầu thánh thể cầu nguyện cho hòa bình thế giới
Philliphê Hà Tiến Đạt
10:52 07/09/2013
Bến Hải, hiệp thông chầu Thánh Thể cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Bến Hải, Sài Gòn: Đúng 18g45g thứ bảy 7 tháng 9 năm 2013; giáo xứ Bến Hải đã cùng bày tỏ, củng cố niềm tin vào Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Cộng đoàn dân Chúa Bến Hải đã sốt sắng hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục giáo phận cùng cử hành Giờ Chầu Thánh Thể với các ngài, ngay tại nhà thờ Bến Hải do Cha chính xứ - chủ sự.

Xem Hình

Mở đầu lời dẫn giờ chầu hiệp thông với giáo phận và giáo phận toàn cầu: Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 01/09 vừa qua, thay vì những lời giáo huấn lấy chủ đề từ bài đọc Chúa Nhật như thường lệ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành trọn buổi nói chuyện để chia sẻ về vấn đề hoà bình: “Hiện đang có rất nhiều xung đột trên thế giới làm cho tôi đau khổ và lo lắng, nhưng gần đây trái tim tôi đã đặc biệt đau nhói về những gì đang xảy ra…” Và ngài tha thiết mong muốn: “Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.

Cụ thể, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi mọi người tham gia ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và toàn vùng Trung Đông, cũng như trên khắp thế giới vào thứ Bảy, 07-09 hôm nay. Ngài nói: “Chúng ta sẽ họp nhau để cầu nguyện, trong tinh thần sám hối, để xin Chúa thương ban món quà lớn lao là hòa bình cho quốc gia Syria thân yêu và cho mọi nơi trên thế giới đang có xung đột và bạo lực.” Đức Giáo Hoàng cũng lưu ý mọi người phải khẩn cầu qua lòng từ mẫu của Đức Maria: “Chúng ta hãy xin Mẹ Maria giúp cho chúng ta đối phó với bạo lực, xung đột và chiến tranh, bằng sức mạnh của đối thoại, hòa giải và yêu thương. Mẹ là mẹ của chúng ta: Mẹ sẽ giúp chúng ta tìm thấy bình an, vì tất cả chúng ta là con cái của Mẹ!”

Giờ Chầu hôm nay còn là cơ hội để tất cả chúng ta hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới trong cùng một đức tin, đức cậy và đức mến.

Gần sáu trăm giáo dân với lòng sốt mến yêu Thánh Thể qùy trước Thánh Thể, cộng đoàn cùng xác tín niềm tin vào Bí tích Cực Thánh theo Giáo Lý Chung của Hội Thánh Công Giáo: hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và toàn thể Hội Thánh, cùng với Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cộng đoàn chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa ban hòa bình cho thế giới; xin cho mọi người, mọi dân tộc biết trân trọng quà tặng của Thiên Chúa, và luôn ý thức dấn thân kiến tạo một nền hòa bình chân chính và vững bền.

Tất cả lời kinh tiếng hát, suy niệm chung của Cha chủ sự và cộng đoàn cùng quy về Bí tích Thánh thể và Máu Thánh Chúa

1- Hòa bình chân chính và vững bền

2- Con đường xây dựng hòa bình

3- Dấn thân kiến tạo hòa bình

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng căn dặn chúng ta như thế. Ngài nói: “Tôi tha thiết mong muốn: “Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa! Chúng ta muốn có một thế giới hòa bình. Chúng ta muốn trở thành những con người của hòa bình”.

Lời suy tư và cầu nguyện chung trước Bí tích Thánh thể của Cha Chủ sự và cộng đoàn dân Chúa trong giây phút cực thánh này như áng hương trầm dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi mà Ngài đang hiện diện và sống hiệp thông với mọi con dân của Chúa, và nhờ Chúa Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới qua phép lành Cha chủ sự trao ban.

Dù rằng đã quá muôn vì hôm nay là thứ bảy và giờ phụng vụ của cộng đoàn đã bắt đầu từ 16g30, nhưng mọi người ra về trong niềm hân hoan dường như tất cả mọi người đều nghe vẳng đâu đây lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Nhân loại đang cần được xem thấy những cử chỉ hòa bình và được nghe thấy những tiếng nói của hy vọng và bình an!” Và ngài mời gọi: “Mọi người có thiện tâm có nhiệm vụ phải theo đuổi hòa bình.”

Lạy Chúa, xin ban bình an cho chúng con.

Philliphê HÀ TIẾN ĐẠT
 
Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài phản đối báo đài Nghệ An xuyên tạc sự thật
TGM GP Vinh
17:27 07/09/2013
GPVO - "Trong những ngày vừa qua, Báo Nghệ An, Đài phát thanh, Đài truyền hình Nghệ An đã đăng tải nhiều bài viết và phóng sự có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc thực tế, xúc phạm đến uy tín và danh dự của Giám mục và toàn thể giáo dân giáo phận Vinh. Tòa Giám mục Xã Đoài cực lực lên án những hành động sai trái đó và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải cải chính các thông tin sai sự thật đã đăng tải... Vì ích lợi của nhân dân và đồng bào, vì tương lai của đất nước, vì công lý và hòa bình của dân tộc, Tòa Giám mục Xã Đoài yêu cầu các cơ quan báo đài Nghệ An và Trung ương lấy lẽ phải để phát ngôn và hành xử với mọi người. Chúng tôi nhắc lại yêu cầu các cơ quan báo đài đã đăng tin sai sự thật phải cải chính và chịu mọi trách nhiệm về việc cố tình sai phạm."


 
Tin Đáng Chú Ý
Tân Thủ Tướng Tony Abbott,
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
07:22 07/09/2013
Tân Thủ Tướng Tony Abbott, thủ tướng thứ 28 của Đại lục Úc Châu.


Vào lúc 9.30pm tối thứ Bảy ngày 7/9/2013 dù chưa kiểm phiếu xong, nhưng thủ tướng Kevin Rudd đã điện thoại chúc mừng tân Thủ tướng được bàu là Tony Abbott và trong bài diễn văn ông long trọng chúc mừng chiến thắng của Liên đảng và ông nhận thất cử, nhưng ông kêu gọi mọi người hợp tác với chính phủ mới và cùng nhau xây dựng một đất nước Úc giầu mạnh đó là tinh thần của người Úc.
Vào khoảng 10.15pm thủ tướng được bàu Tony Aboott xuất hiện tại trung tâm của Liên đảng trước tiếng hò reo của các cổ động của đảng. Ông đã tuyên bố thắng lớn cho Liên Đảng và tuyên bố thay đổi chính phủ và thảm bại nặng nề cho đảng Lao động! nhưng ông chân thành cám ơn công sức của thủ tướng Kevin Rudd trong việc lãnh đạo đất nước và ông khiêm tốn nhìn nhận trọng trách lớn lao mà toàn dân Úc tín nhiệm trao phó cho ông và chính phủ của Liên đảng.
Trong bài diễn văn rất ngắn gọn ông cám ơn và mời mọi người cộng tác để đưa đất nước vào một trang sử mới của kỷ nguyên 21.
Cho tới 10.30pm Lien đảng đã thắng 86 ghế, Lao động thắng 54 ghế, đảng Xanh 1 ghế và các đảng khác thắng 2 ghế… Như vậy Chính phủ Liên đảng đã thắng đa số tuyệt đối ghế, hứa hẹn một chính phủ mạnh mẽ và có thế lực để thay đổi và phê nhận nhiều biến đổi theo đường hướng và chủ trương của Liên dảng.

Thuở thiếu thời
Tony Abbott được sinh ra tại London, Anh quốc ngày 4/11/1957 mẹ là một người Úc còn cha là một người Anh sinh trưởng ở Úc. Hai ông bà sống ở gần Newcastle Anh quốc. Cha của ông tên là Dick và hai ông bà di dân qua Úc sau thế chiến thứ hai vào năm 1960. Và sinh sống ở Chatswood, ngoại ô thành phố Sydney. Ông được hấp thụ một nền giáo dục Kitô giáo ở trường thánh Aloysius' College ở Milson's Point. Ông đậu cử nhân Kinh tế và Luật tại Đại học Sydney; sau đó ông du học tại Đại học Oxford tốt nghiệp văn bằng Cao học về Chính trị và Luật… Trên đường trở về Úc qua ngả Phi Châu, ông đã bị thôi thúc gia nhập chủng viện để trở thành linh mục.
Nhưng qúa trình đào luyện lúc nào ông cũng bị hấp lực tranh cãi thảo luận và đối chất về chính trị trong các cuộc hội thảo… Năm 1984, lúc đó 26 tuổi ông đã gia nhập chủng viện St Patrick's ở Manly. Không lúc nào ông không bị bị thôi thúc làm chính trị và chống lại chủ thuyết Cộng sản nên ông đành xuất tu năm 1987.
Ônd đã thành hôn với Margaret (Margie) Aitken, cô gái Tân Tây Lan làm việc tại Sydney và hành nghề ký gỉa, tham gia vào chính trị tại Úc châu. Ông đã từng viết nhiều bài vở được đăng tải trên Tuần báo Công Giáo The Catholic Weekly và các tờ The Bulletin và The Australian.
Hai ông bà Abbott hạ sinh được ba công nuơng là Louise, Bridget và Frances.

Cuộc đời chính trị
Ông đi vào cuộc đời chính trị bằng nghề ký gỉa. Ông đã từng là bạn thân với nhiều chính trị gia đảng Lao động như Thương nghị sĩ Bob Carr, hiện là Bộ trưởng Ngoại giao hoặc Johno Johnson, ông đễ dàng được nhận vào đảng Lao động nhưng ông đã gĩa từ để gia nhập đảng Tự do vào các năm 1990 lúc John Hewson đang làm chủ tịch đảng … Thủ tướng John Howard đã từng đề đạt ông vào các vai trò then chốt của đảng Tự do và năm 1994 đưa ông ra ứng cử vào chiếc ghế thượng viện của đơn vị Warringah."

Thành viên của Quốc hội
Là nghị viên trong Quốc hội ông Abbott từ từ giữ các chức vụ như là Thư ký cho Bộ trưởng Lao động vào các năm (1998–2001), rồi Bộ trưởng Lao tư và Thương nghiệp năm 2001; Bộ trưởng Lao động (2001–03) Bộ trưởng Y tế từ 2003 đến 2007. Là thư ký của Quốc hội ông cũng có nhiều sáng kiến liên kết các bộ lại với nhau hầu đưa đất nước thăng tiến… Ông cũng là cha để của hệ thống Lao động Tự Nguyện - Work Choices …
Vào ngày 1/12/2009 ông được bàu vào chức vụ Chủ tịch Đối lập của Liên đảng Tự do thay thế ông Malcolm Turnbull. Đối lập với Kevin Rudd trong cuộc tranh cử kỳ này. Ông đã cương quyết chống lại Thuế Thán khí đánh vào các hầm mỏ làm trì trệ nhiều thương nghiệp liên quan tới sản xuất quặng mỏ… Ông và chính phủ của ông cương quyết cắt giảm những dự chi của chính phủ đương quyền và quyết tâm chấm dứt nạn buôn bán người tỵ nạn của các nước lân bang như Nam Dương, Miến Điện v.v…
Theo kết qủa của nhiều hãng thăm dò thì Liên đảng do ông lãnh đạo có thể thắng dễ dàng và đánh đổ thủ tướng Kevin Rudd của đảng Lao động đang cầm quyền một cách dễ dàng với tỷ lệ 54-46 vào thứ Bảy ngày bàu cử 7/9/2013.

Ảnh hưởng tôn giáo
Tony Abbott là một người Công Giáo bảo thủ vả lại cũng là một cựu chủng sinh nên tinh thần Công Giáo chắc chắn bén rễ sâu nơi cuộc sống của ông. Ông thường tuyên bố : “ Dù chúng ta có bị ảnh hưởng bởi một hệ thống giá trị nhưng trước những quyết định của chính trị cần xây dựng trên những ý thức nền tảng của đại chúng. Những quyết định đó cần được dung hợp chứ không thể bị ảnh hưởng của tôn giáo không chế!”
Là một chính trị gia Kitô giáo ông dấn thân rất nhiều vào các công tác từ thiện như năm 2007 ông tham gia vào công cuộc từ thiện Pollie Pedal, một tổ chức nghiên cứu chữa trị cho căn bệnh ung thư… Ông cũng yểm trợ giúp thăng tiến nếp sống của những người Thổ dân trong tổ chức Cape York vào các năm 2008 và 2009.

Một Trang Sử Mới cho Úc Châu
Trong những tháng năm sắp tới, chắc chắn ông sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn để đưa đất nước Úc Đại Lợi này tiến tới từ nợ nần tới thặng dư, từ một nền kinh tế tài chánh giẫm chân tiến tới một nền kinh tế phồn vinh như quyết tâm ông đã hứa với các cử tri và như bài nói chuyện trước quốc dân lúc ông tuyên bố thắng cử vào lúc … giờ tối 7/9/2013.
Toàn dân Úc châu đang đặt kỳ vọng vào ông và Đảng Liên Minh ông dẫn đầu… Nếu ông làm không nên trò trông gì thì ba năm sau chắc người dân sẽ phải bỏ phiếu bất tín nhiệm và tìm một lãnh tụ khác cho những trang sử phồn thịnh và vinh quang theo kịp với đà tiến của toàn cầu…

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Ngày bàu cử 7/9/2013
 
Văn Hóa
Tự tình khúc
Lê Đình Bảng
08:16 07/09/2013
TỰ TÌNH KHÚC

Nhiều khi, tôi hỏi riêng tôi
Bát cơm nhà Chúa, hạt vơi, hạt đầy
Hạt nào tôi giữ trong tay
Của riêng, xin để dành ngày cánh chung
Hạt nào chim chóc khe truông
Xanh um bờ bãi, cỏ lùng sinh sôi

Nhiều khi tôi trách thân tôi
Bát cơm nhà Chúa, hạt rơi, hạt còn
Hạt nào ra nhánh trăm muôn
Đồng chiêm, đồng trũng chờ xôn xao mùa
Hạt nào theo gió xa đưa
Trôi đi tít tắp chiều mưa trắng đồng

Hạt nào bay giữa thinh không
Tôi nghe sóng ở đáy sông cồn cào
Từ em bằn bặt non cao
Giấm chua mật đắng vun vào hồn tôi

Nhiều khi tôi dỗ yên tôi
Treo gươm rửa kiếm,một đời lặng câm
Hạt buồn rơi xuống trăm năm
Hạt vui nhung nhớ để thầm gọi em
Nửa đời sao chẳng nguôi quên
Một bên ý Chúa, một bên tình người
Thật gần mà lại xa khơi
Hai vai gánh nặng phương trời đăm đăm

Lê Đình Bảng