Phụng Vụ - Mục Vụ
Dân thánh của Thiên Chúa tuyên tín
Gioan Lê Quang Vinh
15:45 08/09/2009
Chúa Nhật 24 thường niên B
Chúng ta đang hướng về Đại Hội Dân Chúa, nhưng dân Chúa là ai, đại hội để làm gì và ai bảo chúng ta phải hướng về đại hội? Còn nhiều câu hỏi khác chung quanh vấn đề này, nhưng có lẽ chỉ cần xác định được “dân Chúa là ai” thì chúng ta đã có thể trả lời các câu hỏi còn lại.
Theo nghĩa rộng nhất, toàn thể nhân loại là thần dân của Thiên Chúa bởi một lẽ duy nhất là chính Chúa tạo thành, nuôi sống và cai quản họ. Thế nhưng trải qua một lịch sử dài và dày, nhiều người đã hoặc là không nhận ra hoặc là từ chối vương quyền của Thiên Chúa. Ngẫm ra thấy cũng bi hài. Người ta sẵn sàng chấp nhận những vương quyền tối tăm và gian trá khi họ được chút ơn “mưa móc” nào đó. Còn đối với vương quyền Thiên Chúa thì họ từ chối vì họ không biết hai điều căn bản: họ từ đâu đến và tất cả những gì họ có là bởi ai.
Ngày Đức Giêsu còn ở trần gian này, Ngài đi rao giảng và cùng với lời rao giảng “có các phép lạ kèm theo”. Nhưng mấy người nhận ra dung mạo Con Thiên Chúa qua dấu chỉ lớn lao của thời đại? Thánh sử thuật lại rằng khi Đức Giêsu và các môn đệ đến địa hạt Caesarea Philippe, Người hỏi các ông “Người ta nói Con Người là ai?” Và họ nói với Người nhiều giả đoán của dân chúng, nhưng đối với Phêrô, với tư cách là người đứng đầu Tông đồ đoàn, ông thưa: “Thầy là Đức Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đó mới là chân lý.
Lời tuyên tín ấy không phải vô tình mà đi liền sau những phép lạ cùng lời rao giảng của Đức Kytô, nhất là sau những phép lạ Chúa chữa người mù, người câm điếc… Chúng ta nhận ra chân lý này: khi con người được Chúa mở lòng thì họ tin. Đức tin là một ân ban, là kết quả của những khai mở thần linh, là mạc khải của Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã phán.
Thế nhưng, có một chi tiết đáng chú ý trong Tin Mừng: sau lời tuyên tín của Phêrô lại đến lúc ông bị Chúa quở trách vì ông trách Chúa sao lại đi con đường khổ nạn. Dường như lời tuyên tín chưa đủ. Đó chỉ là bước khởi đầu cho một lời tuyên xưng quan trọng hơn nhiều về sau này: “Lạy Thầy, Thầy biết con mến Thầy”.
Chính nhờ lời tỏ tình của Phêrô mà ông được Chúa chính thức giao sứ vụ “chăn dắt đoàn chiên của Thầy”, chứ không phải nhờ lời tuyên tín mạnh mẽ của ông.
Dân Thiên Chúa là những con người tin vào Thiên Chúa. Nhưng chưa đủ. Số còn sót lại của dân Israel ngày xưa chính là niềm hy vọng, là tương lai, và hạt giống để thực hiện Lời Chúa hứa cứu độ, gắn bó với Thiên Chúa của họ trước hết là do tình yêu. Còn tin ư? Toàn thể dân Do thái, dù là người bỏ Chúa, cũng tin vào Chúa kia mà.
Thời này cũng vậy thôi. Đã qua rồi cái thời con người mê muội tin vào khoa học, cho là khoa học có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh hoặc tin rằng Thượng Đế là sản phẩm của con người. Thế giới tiến bộ hơn rồi, trí khôn con người được Chúa mở ra hơn nhiều rồi. Và do vậy giáo lý Hội Thánh dạy rằng chỉ nhờ lý trí, chưa nói đến mạc khải, con người có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng họ biết Ngài để mà chống đối, để mà lên án, bởi vì họ tưởng Ngài không làm gì được họ. Xin dẫn lại lời chí sĩ Phan bội Châu: “Ôi thời đại còn chưa khai hoá”. Tiến bộ vậy mà mặt khác vẫn là “chưa khai hoá”.
Từ những suy nghĩ ấy, chúng ta thấy rõ ràng Chúa muốn chúng ta nhận ra rằng “dân Thiên Chúa là thành phần “còn sót lại”, với niềm tin vững vàng vào Thiên Chúa và lời đoan hứa của muôn đời, và gắn bó đời mình với Chúa, không chỉ bằng lời tuyên xưng Thầy là Đức Kytô, mà còn bằng lời tỏ tình Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.
Như vậy lời tuyên tín của dân Chúa trước hết là một cam kết yêu thương. Mà sống yêu thương là sống gắn bó hết mình. Mỗi ngày, mỗi tuần dân thánh họp mừng mầu nhiệm Phục Sinh chính là họ tham dự đại hội dân Chúa. Nhưng đại hội dân Chúa sắp đến lại chú ý một khía cạnh khác, là để họ nói với nhau và cho nhau, để từ mục tử đến từng con chiên nhỏ bé nhất, cùng tìm ra một đường hướng thích hợp để mọi người vui hơn, hăng say hơn mà sống lòng tin và tình yêu của mình.
Và như vậy, hướng về Đại Hội Dân Chúa không chỉ là hướng về một cuộc họp hội, mà là cùng nhìn lại con đường Chúa Giêsu đã khai mở, con đường Hội Thánh đã chỉ hướng và con đường mỗi người tự vạch ra theo sự hướng dẫn của Thần Khí.
Mẹ ơi, con viết những ý nghĩ này vào Lễ Sinh Nhật của Mẹ. Chúng con mừng Sinh Nhật Mẹ mà chẳng có quà gì cho Mẹ cả, chỉ đến để xin quà của Mẹ thôi. Xin Mẹ cho chúng con mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin và tình yêu của chúng con đối với Đấng Mẹ đã cưu mang và sinh hạ. Chính nhờ niềm tin yêu ấy mà chúng con hướng về nhau, tạo thành một đại hội của yêu thương và xây dựng Hội Thánh từng ngày. Cùng Mẹ, chúng con xin hát lên “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và lòng trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi”.
Chúng ta đang hướng về Đại Hội Dân Chúa, nhưng dân Chúa là ai, đại hội để làm gì và ai bảo chúng ta phải hướng về đại hội? Còn nhiều câu hỏi khác chung quanh vấn đề này, nhưng có lẽ chỉ cần xác định được “dân Chúa là ai” thì chúng ta đã có thể trả lời các câu hỏi còn lại.
Theo nghĩa rộng nhất, toàn thể nhân loại là thần dân của Thiên Chúa bởi một lẽ duy nhất là chính Chúa tạo thành, nuôi sống và cai quản họ. Thế nhưng trải qua một lịch sử dài và dày, nhiều người đã hoặc là không nhận ra hoặc là từ chối vương quyền của Thiên Chúa. Ngẫm ra thấy cũng bi hài. Người ta sẵn sàng chấp nhận những vương quyền tối tăm và gian trá khi họ được chút ơn “mưa móc” nào đó. Còn đối với vương quyền Thiên Chúa thì họ từ chối vì họ không biết hai điều căn bản: họ từ đâu đến và tất cả những gì họ có là bởi ai.
Ngày Đức Giêsu còn ở trần gian này, Ngài đi rao giảng và cùng với lời rao giảng “có các phép lạ kèm theo”. Nhưng mấy người nhận ra dung mạo Con Thiên Chúa qua dấu chỉ lớn lao của thời đại? Thánh sử thuật lại rằng khi Đức Giêsu và các môn đệ đến địa hạt Caesarea Philippe, Người hỏi các ông “Người ta nói Con Người là ai?” Và họ nói với Người nhiều giả đoán của dân chúng, nhưng đối với Phêrô, với tư cách là người đứng đầu Tông đồ đoàn, ông thưa: “Thầy là Đức Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đó mới là chân lý.
Lời tuyên tín ấy không phải vô tình mà đi liền sau những phép lạ cùng lời rao giảng của Đức Kytô, nhất là sau những phép lạ Chúa chữa người mù, người câm điếc… Chúng ta nhận ra chân lý này: khi con người được Chúa mở lòng thì họ tin. Đức tin là một ân ban, là kết quả của những khai mở thần linh, là mạc khải của Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã phán.
Thế nhưng, có một chi tiết đáng chú ý trong Tin Mừng: sau lời tuyên tín của Phêrô lại đến lúc ông bị Chúa quở trách vì ông trách Chúa sao lại đi con đường khổ nạn. Dường như lời tuyên tín chưa đủ. Đó chỉ là bước khởi đầu cho một lời tuyên xưng quan trọng hơn nhiều về sau này: “Lạy Thầy, Thầy biết con mến Thầy”.
Chính nhờ lời tỏ tình của Phêrô mà ông được Chúa chính thức giao sứ vụ “chăn dắt đoàn chiên của Thầy”, chứ không phải nhờ lời tuyên tín mạnh mẽ của ông.
Dân Thiên Chúa là những con người tin vào Thiên Chúa. Nhưng chưa đủ. Số còn sót lại của dân Israel ngày xưa chính là niềm hy vọng, là tương lai, và hạt giống để thực hiện Lời Chúa hứa cứu độ, gắn bó với Thiên Chúa của họ trước hết là do tình yêu. Còn tin ư? Toàn thể dân Do thái, dù là người bỏ Chúa, cũng tin vào Chúa kia mà.
Thời này cũng vậy thôi. Đã qua rồi cái thời con người mê muội tin vào khoa học, cho là khoa học có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh hoặc tin rằng Thượng Đế là sản phẩm của con người. Thế giới tiến bộ hơn rồi, trí khôn con người được Chúa mở ra hơn nhiều rồi. Và do vậy giáo lý Hội Thánh dạy rằng chỉ nhờ lý trí, chưa nói đến mạc khải, con người có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng họ biết Ngài để mà chống đối, để mà lên án, bởi vì họ tưởng Ngài không làm gì được họ. Xin dẫn lại lời chí sĩ Phan bội Châu: “Ôi thời đại còn chưa khai hoá”. Tiến bộ vậy mà mặt khác vẫn là “chưa khai hoá”.
Từ những suy nghĩ ấy, chúng ta thấy rõ ràng Chúa muốn chúng ta nhận ra rằng “dân Thiên Chúa là thành phần “còn sót lại”, với niềm tin vững vàng vào Thiên Chúa và lời đoan hứa của muôn đời, và gắn bó đời mình với Chúa, không chỉ bằng lời tuyên xưng Thầy là Đức Kytô, mà còn bằng lời tỏ tình Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.
Như vậy lời tuyên tín của dân Chúa trước hết là một cam kết yêu thương. Mà sống yêu thương là sống gắn bó hết mình. Mỗi ngày, mỗi tuần dân thánh họp mừng mầu nhiệm Phục Sinh chính là họ tham dự đại hội dân Chúa. Nhưng đại hội dân Chúa sắp đến lại chú ý một khía cạnh khác, là để họ nói với nhau và cho nhau, để từ mục tử đến từng con chiên nhỏ bé nhất, cùng tìm ra một đường hướng thích hợp để mọi người vui hơn, hăng say hơn mà sống lòng tin và tình yêu của mình.
Và như vậy, hướng về Đại Hội Dân Chúa không chỉ là hướng về một cuộc họp hội, mà là cùng nhìn lại con đường Chúa Giêsu đã khai mở, con đường Hội Thánh đã chỉ hướng và con đường mỗi người tự vạch ra theo sự hướng dẫn của Thần Khí.
Mẹ ơi, con viết những ý nghĩ này vào Lễ Sinh Nhật của Mẹ. Chúng con mừng Sinh Nhật Mẹ mà chẳng có quà gì cho Mẹ cả, chỉ đến để xin quà của Mẹ thôi. Xin Mẹ cho chúng con mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin và tình yêu của chúng con đối với Đấng Mẹ đã cưu mang và sinh hạ. Chính nhờ niềm tin yêu ấy mà chúng con hướng về nhau, tạo thành một đại hội của yêu thương và xây dựng Hội Thánh từng ngày. Cùng Mẹ, chúng con xin hát lên “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và lòng trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa Đấng Cứu độ tôi”.
Về phần con, con bảo Thầy là ai?
LM Inhaxiô Trần Ngà
18:25 08/09/2009
Chúa Nhật 24 thường niên (Mác-cô 8, 27-35)
Hôm ấy, “Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai? " Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8, 27-28)
Như thế, người Do-thái đồng thời với Chúa Giê-su không biết đích xác Người là ai. Họ tưởng Người chính là Gio-an Tẩy Giả bị Hê-rô-đê trảm quyết nay sống lại. Có kẻ thì tưởng lầm Người là ngôn sứ Ê-li-a xưa kia được đưa lên trời nay lại giáng lâm. Kẻ khác thì cho rằng Người là một ngôn sứ nào đó.
Sau khi nghe các môn đệ cho biết dư luận quần chúng về mình, Chúa Giê-su quay sang hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô." (Mc 8, 29)
Thế là ngoài Phê-rô, dường như chẳng ai biết được chân tướng của Chúa Giê-su. Phê-rô quả có phúc lớn vì được biết căn tính của Thầy mình.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đặt lại câu hỏi nầy với mỗi người chúng ta. Người muốn chúng ta bày tỏ nhận định ta có về Người: “Về phần con, Thầy là ai đối với con?”
Khi câu hỏi nầy được đặt ra với một nhóm thanh niên đang ngồi tận ngoài cổng nhà thờ sáng chúa nhật, vừa hút thuốc vừa dự lễ, thì họ trả lời qua khói thuốc: “Đối với chúng tôi, Chúa Giê-su là một vị Thẩm Phán khắt khe, hay bắt bẻ những người phạm luật. Dù chẳng yêu mến gì Chúa Giê-su, nhưng vì sợ bị khép vào tội bỏ lễ chúa nhật, nên chúng tôi miễn cưỡng đến ngồi đây dự lễ.”
Khi câu hỏi nầy được nêu ra với một số doanh nhân tất bật với việc làm ăn buôn bán, thì họ trả lời rằng: “Đối với chúng tôi, Chúa Giê-su là một ông Thần Tài. Dù chẳng yêu mến gì ổng, nhưng chúng tôi biết đối xử sòng phẳng với ổng. Nếu ổng phù hộ chúng tôi ăn nên làm ra, thì chúng tôi còn đặt ổng lên bàn thờ, có nhang đèn hẳn hoi. Nếu ổng không giúp chúng tôi phát đạt, chúng tôi mời ổng đi chỗ khác.”
Khi câu hỏi nầy được nêu lên với một nhóm người khác đang theo đuổi lạc thú, họ đáp: “Chúa Giê-su là ai ư? Thật tình chẳng mấy khi chúng tôi nghĩ đến. Điều đó chẳng đáng quan tâm. Có lẽ khi nào chúng tôi già yếu, lâm bệnh nguy kịch, hoặc gặp gian nan khốn đốn trong cuộc đời, chúng tôi sẽ tìm đến với Người… Vâng, lúc đó, chúng tôi sẽ thành khẩn kêu cầu Người như những người đi biển gặp nạn cần đến tấm phao cứu sinh!”
Thế là đối với nhiều người, Thiên Chúa chỉ là vị Thẩm Phán khắt khe, một Thần Tài xa lạ hay đơn giản chỉ là một tấm phao cứu sinh hay là một nô bộc phục dịch con người. Đúng như lời Chúa Giê-su: “dân nầy tôn kính Ta ngoài môi miệng còn lòng chúng thì quá xa cách Ta.” (Mc 7,6)
Thiên Chúa đau buồn biết bao khi đoàn con yêu dấu của Người nhận định về Người như thế.
Khi thấy dân chúng chẳng hiểu căn tính của mình, ngay cả các môn đệ cũng chẳng biết Đấng Ki-tô là ai, Chúa Giê-su liền bày tỏ cho họ biết Người chính là Đức Ki-tô, nhưng không phải là một “Đức Ki-tô vinh thắng” chinh phục các lân bang và báo thù cho dân riêng của Chúa như người Do-thái mong đợi, nhưng là một “Đức Ki-tô nhẫn nhục” hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân. Người tỏ cho môn đệ biết: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.” (Mc 8,31)
Thế đó, Đức Ki-tô là Đấng yêu thương chúng ta hết lòng hết sức trên hết mọi sự, yêu đến nỗi đã hiến mạng vì ta. “Không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của Người chết vì bạn hữu mình.”
Vậy mà tiếc thay, nhiều người không nhận ra tình yêu vô biên của Chúa nên xem Người như kẻ xa lạ, không dành cho Người một chỗ đứng trong trái tim mình, trong cuộc đời mình. Đối với một số người, có Chúa cũng như không.
Dostoievsky, văn hào vĩ đại nhất của nước Nga vào thế kỷ 19, đã tôn Đức Giê-su làm Thần Tượng của mình và đã tuyên xưng:
“Đối với tôi, không có gì đẹp đẽ, sâu xa, dễ mến, hợp lý và hoàn hảo cho bằng Đức Ki-tô, và hơn thế nữa, dù có ai chứng minh với tôi rằng Đức Ki-tô ở ngoài chân lý, thì tôi không ngần ngại chọn ở lại với Đức Ki-tô hơn là chiều theo chân lý”. ( Thư gửi bà Von Vizine )
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu hôm nay Chúa đến và hỏi: Về phần con, con bảo Thầy là ai, thì con xin thưa:
Chúa là Đấng đã nộp mình chịu chết để đền tội cho con. Chúa đã hy sinh đời mình cho con được sống. Chúa là Đấng yêu thương con hết lòng hết sức trên hết mọi sự.
Vì thế, con xin chọn Chúa làm Thần Tượng của đời con. Con xin dành chỗ nhất cho Chúa trong trái tim con.
Hôm ấy, “Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai? " Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8, 27-28)
Như thế, người Do-thái đồng thời với Chúa Giê-su không biết đích xác Người là ai. Họ tưởng Người chính là Gio-an Tẩy Giả bị Hê-rô-đê trảm quyết nay sống lại. Có kẻ thì tưởng lầm Người là ngôn sứ Ê-li-a xưa kia được đưa lên trời nay lại giáng lâm. Kẻ khác thì cho rằng Người là một ngôn sứ nào đó.
Sau khi nghe các môn đệ cho biết dư luận quần chúng về mình, Chúa Giê-su quay sang hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô." (Mc 8, 29)
Thế là ngoài Phê-rô, dường như chẳng ai biết được chân tướng của Chúa Giê-su. Phê-rô quả có phúc lớn vì được biết căn tính của Thầy mình.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đặt lại câu hỏi nầy với mỗi người chúng ta. Người muốn chúng ta bày tỏ nhận định ta có về Người: “Về phần con, Thầy là ai đối với con?”
Khi câu hỏi nầy được đặt ra với một nhóm thanh niên đang ngồi tận ngoài cổng nhà thờ sáng chúa nhật, vừa hút thuốc vừa dự lễ, thì họ trả lời qua khói thuốc: “Đối với chúng tôi, Chúa Giê-su là một vị Thẩm Phán khắt khe, hay bắt bẻ những người phạm luật. Dù chẳng yêu mến gì Chúa Giê-su, nhưng vì sợ bị khép vào tội bỏ lễ chúa nhật, nên chúng tôi miễn cưỡng đến ngồi đây dự lễ.”
Khi câu hỏi nầy được nêu ra với một số doanh nhân tất bật với việc làm ăn buôn bán, thì họ trả lời rằng: “Đối với chúng tôi, Chúa Giê-su là một ông Thần Tài. Dù chẳng yêu mến gì ổng, nhưng chúng tôi biết đối xử sòng phẳng với ổng. Nếu ổng phù hộ chúng tôi ăn nên làm ra, thì chúng tôi còn đặt ổng lên bàn thờ, có nhang đèn hẳn hoi. Nếu ổng không giúp chúng tôi phát đạt, chúng tôi mời ổng đi chỗ khác.”
Khi câu hỏi nầy được nêu lên với một nhóm người khác đang theo đuổi lạc thú, họ đáp: “Chúa Giê-su là ai ư? Thật tình chẳng mấy khi chúng tôi nghĩ đến. Điều đó chẳng đáng quan tâm. Có lẽ khi nào chúng tôi già yếu, lâm bệnh nguy kịch, hoặc gặp gian nan khốn đốn trong cuộc đời, chúng tôi sẽ tìm đến với Người… Vâng, lúc đó, chúng tôi sẽ thành khẩn kêu cầu Người như những người đi biển gặp nạn cần đến tấm phao cứu sinh!”
Thế là đối với nhiều người, Thiên Chúa chỉ là vị Thẩm Phán khắt khe, một Thần Tài xa lạ hay đơn giản chỉ là một tấm phao cứu sinh hay là một nô bộc phục dịch con người. Đúng như lời Chúa Giê-su: “dân nầy tôn kính Ta ngoài môi miệng còn lòng chúng thì quá xa cách Ta.” (Mc 7,6)
Thiên Chúa đau buồn biết bao khi đoàn con yêu dấu của Người nhận định về Người như thế.
Khi thấy dân chúng chẳng hiểu căn tính của mình, ngay cả các môn đệ cũng chẳng biết Đấng Ki-tô là ai, Chúa Giê-su liền bày tỏ cho họ biết Người chính là Đức Ki-tô, nhưng không phải là một “Đức Ki-tô vinh thắng” chinh phục các lân bang và báo thù cho dân riêng của Chúa như người Do-thái mong đợi, nhưng là một “Đức Ki-tô nhẫn nhục” hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân. Người tỏ cho môn đệ biết: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.” (Mc 8,31)
Thế đó, Đức Ki-tô là Đấng yêu thương chúng ta hết lòng hết sức trên hết mọi sự, yêu đến nỗi đã hiến mạng vì ta. “Không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của Người chết vì bạn hữu mình.”
Vậy mà tiếc thay, nhiều người không nhận ra tình yêu vô biên của Chúa nên xem Người như kẻ xa lạ, không dành cho Người một chỗ đứng trong trái tim mình, trong cuộc đời mình. Đối với một số người, có Chúa cũng như không.
Dostoievsky, văn hào vĩ đại nhất của nước Nga vào thế kỷ 19, đã tôn Đức Giê-su làm Thần Tượng của mình và đã tuyên xưng:
“Đối với tôi, không có gì đẹp đẽ, sâu xa, dễ mến, hợp lý và hoàn hảo cho bằng Đức Ki-tô, và hơn thế nữa, dù có ai chứng minh với tôi rằng Đức Ki-tô ở ngoài chân lý, thì tôi không ngần ngại chọn ở lại với Đức Ki-tô hơn là chiều theo chân lý”. ( Thư gửi bà Von Vizine )
Lạy Chúa Giê-su,
Nếu hôm nay Chúa đến và hỏi: Về phần con, con bảo Thầy là ai, thì con xin thưa:
Chúa là Đấng đã nộp mình chịu chết để đền tội cho con. Chúa đã hy sinh đời mình cho con được sống. Chúa là Đấng yêu thương con hết lòng hết sức trên hết mọi sự.
Vì thế, con xin chọn Chúa làm Thần Tượng của đời con. Con xin dành chỗ nhất cho Chúa trong trái tim con.
Tin theo Đức Kitô
Giuse Đinh Lập Liễm
18:48 08/09/2009
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN B.
TIN THEO ĐỨC KITÔ
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu là ai ? Đây là câu hỏi được đặt ra nơi người Do thái thời Chúa Giêsu, và ngày nay người ta vẫn tiếp tục lặp lại câu hỏi ấy. Thậm chí có người phủ nhận con người lịch sử của Đức Giêsu và coi đó chỉ là một con người huyền thoại.
Ngày xưa, người Do thái coi Đức Giêsu chỉ là một vị tiên tri có quyền phép làm được những dấu lạ hơn người khác như ông Gioan Tẩy giả, ông Elia hay một tiên tri nào đó. Riêng ông Phêrô biết con người thật của Đức Giêsu, ông đã tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô”. Tuy thế, đối với ông, Đấng Kitô có tính cách trần tục, Đấng Kitô vinh hiển, Đấng đến để giải phóng dân tộc Do thái và làm cho nước này trở nên hùng cường, bá chủ địa cầu.
Nhưng Đức Giêsu tiết lộ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô, không phải là Đấng Kitô vinh hiển theo kiểu thế gian, mang mầu sắc chính trị, mà là Đấng Kitô bị đau khổ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại. Tiếp đó Đức Giêsu tuyên bố lập trường của Ngài cho các môn đệ và dân chúng: nếu ai muốn theo làm môn đệ Ngài thì phải thi hành hai điều kiện, đó là phải từ bỏ mình và vác thập giá mình hằng ngày.
Vậy chúng ta phải theo Đấng Kitô nào ? Đấng Kitô vinh hiển hay Đấng Kitô bị đau khổ ? Nếu muốn làm môn đệ của Chúa, chúng ta phải chọn Đấng Kitô bị đau khổ và đi theo đường lối của Ngài, đó là đường khổ giá, nhưng đường đó sẽ dẫn chúng ta đến ơn cứu độ và được thừa hưởng Nước Trời vinh quang.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 50,5-9a
Đây là đoạn văn được gọi là “Bài ca thứ ba” của tiên tri Isaia nói về Người Tôi Tớ đau khổ. Đoạn văn này được viết phỏng theo kiểu những lời tâm sự của Giêrêmia.
Người Tôi Trung tự nhận là môn đệ của Giavê, có sứ mạng đem những lời Thiên Chúa truyền cho ông mà loan báo và dạy dỗ. Sứ mạng ấy khiến người ta ghen ghét, ngược đãi dưới nhiều hình thức, nhưng một nguồn sức mạnh mãnh liệt nâng đỡ ông thi hành nhiệm vụ. Ông đã thắng vượt sự buồn lo đó bằng một lòng tín thác không lay chuyển vì ông tin tưởng rằng Thiên Chúa không ngừng đến cứu giúp ông.
Người Tôi Tớ này được hiểu là Đức Kitô, một người Tôi Tớ tuyệt hảo nhất. Trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô đã đặt niềm tín thác nơi Chúa Cha. Từ đó, Ngài đã được sức mạnh phi thường trong tâm hồn. Thật là mẫu gương sáng ngời cho chúng ta, các môn đệ của Ngài.
+ Bài đọc 2: Gc 2, 14-18
Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nói về những đòi hỏi của đức tin trong hành động. Ngài khẳng định: ”Đức tin mà không có hành động thì là đức tin chết”. Cả đức tin lẫn hành động đều cần thiết và luôn phải đi đôi với nhau, không thể tách rời.
Ngài còn đưa ra một mẫu gương sống bác ái huynh đệ để định nghĩa và dẫn giải về đức tin sống động. Điều đó muốn nói rằng: giá trị của đức tin chúng ta tùy thuộc ở mức độ bác ái đối với mọi người anh em của chúng ta.
+ Bài Tin Mừng: Mc 8,27-35
Bài Tin Mừng hôm nay được chia thành hai phần:
1. Đức Giêsu muốn các môn đệ phản ảnh cho Ngài biết dư luận của dân chúng về Ngài là ai ? Các môn đệ cho biết: theo dư luận quần chúng thì Ngài là một tiên tri, một đại tiên tri có quyền làm được những dấu lạ. Phần Phêrô thì lên tiếng nói thay cho Nhóm 12: ”Thầy là Đấng Kitô”.
2. Sau đó, Đức Giêsu tiết lộ cho các ông biết về cuộc khổ nạn của Ngài: ”Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại”. Ông Phêrô, tuy công nhận Ngài là Đấng Messia, nhưng niềm tin này mới là tạm thời: nó không chấp nhận Đấng Messia phải chịu đóng đinh. Các ông không thể hiểu nổi.
Trước sự bỡ ngỡ của Nhóm 12, Đức Giêsu đã khẳng định với tính cách quyết liệt: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Theo Đức Kitô bị đóng đinh
I. ĐỨC KITÔ LÀ AI ?
Đức Giêsu là ai ? Đó là một câu hỏi được đặt ra không phải chỉ trong thời Đức Giêsu còn ở dưới thế, mà còn được đặt ta ngay trong thời đại chúng ta ngày nay. Câu hỏi đã được đặt ra không phải chỉ vì tò mò muốn biết dư luận nghĩ sao về nhân vật Giêsu, nhưng nó được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời.
Trong đời mỗi người, hữu thần hay vô thần, sẽ có lần trực diện với câu hỏi: Giêsu Kitô, ông là ai ? Trên bàn viết của Lênin, thủy tổ cộng sản, được lưu giữ như một bảo tàng nhỏ từ khi ông nằm xuống ngày 21/01/1924, người ta thấy bên cạnh cặp kiếng, có một cuốn sách … nói về Chúa Giêsu.
1. Bối cảnh việc tuyên xưng
Thánh Marcô kể: bấy giờ Đức Giêsu đang đi với các môn đệ ở vùng Cêsarêa của Philip, tức miền cực bắc nước Do thái, nơi bắt nguồn của dòng sông Giorđan sẽ chảy xuống phía nam. Người ta gọi nơi này là Cêsarêa của Philip, vì chính Hêrôđê Philip đã xây ở đây một thành mang tên Cêsarê, tức là tên của hoàng đế La mã. Do đó, đặt chân đến chốn này, ai cũng phải nghĩ tới hoàng đế và uy quyền thống trị của ông. Và mặc nhiên người ta cũng phải nghĩ đến thân phận của mình.
Ngoài ra, Chúa Giêsu sắp kết thúc việc rao giảng ở Galilê, nay mai sẽ lên đường đi Giêrusalem, chặng đường cuối cùng kết thúc ở đồi Calvê, trong khúc quanh này, đã đến lúc Chúa phải sửa soạn giai đoạn chót cho các Tông đồ.
Có lẽ vì vậy Chúa Giêsu quay sang hỏi các môn đệ xem ý kiến của quần chúng và của các ông về Ngài như thế nào. Ngài muốn biết ý kiến của các ông, sau đó Ngài mới tiết lộ cho các ông về con người thật của Ngài.
2. Theo dư luận quần chúng
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: ”Người ta nói Thầy là ai” ? Các ông đáp liền: ”Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một tiên tri nào đó”(Mc 8,28),
Ngày xưa, nhiều người Do thái cho rằng Giêsu cũng chỉ là một người nào đó như các tiên tri, như Elia, như Gioan hay như bất cứ một tiên tri nào khác. Mà theo họ nghĩ thì tiên tri là những người tuy rao giảng một giáo thuyết hay, tuy làm được một số việc lạ lùng hơn người, nhiều khi cũng quấy rầy cuộc sống an bình của họ. Bởi thế khi không muốn bị quấy rầy nữa thì họ không ngại giết các tiên tri: họ lùng bắt Êlia, họ đã bỏ tù Giêrêmia, họ đã chém đầu Gioan Tẩy giả… Đức Giêsu đối với họ thì cũng chỉ có thế thôi.
3. Theo ý kiến các môn đệ
Chúa Giêsu lại hỏi các ông: ”Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai” ? Ông Phêrô tức khắc
trả ời: ”Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29).
Các ông chưa kịp trả lời thì ông Phêrô đã thay cho Nhóm 12 mà tuyên xưng Đức Giêsu với danh hiệu là Kitô hay Messia. Câu trả lời của ông Phêrô vượt xa những câu trả lời thông thường của quần chúng. Họ là một thiểu số rất nhỏ. Không ai nghĩ ra một điều như thế, chỉ trừ Nhóm này.
Tước vị “Christos” “Messiah trong tiếng Hêbrơ có một ý nghĩa rất mạnh như một biến cố bùng nổ ở Israel: Đó là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đó là Đấng được mọi ngươi mong đợi để đến “ hoàn tất lịch sử”. Đấng các tiên tri đã báo trước, Đấng sẽ cho đời sống con người có ý nghĩa.
Tuy tuyên xưng Đức Giêsu là Kitô, có lẽ Phêrô vẫn quan niệm như người Do thái về một Đức Kitô vinh quang. Người Do thái chỉ muốn Đức Kitô làm vua như Maisen, như Đavít. Như Maisen, Đức Kitô sẽ chiến thắng muôn dân, làm cho nước Do thái trở nên hùng cường, cai trị khắp địa cầu, thịnh vượng hơn thời Salômôn. Cho nên, Đức Kitô mới được tôn vinh là Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa hùng mạnh, Cha muôn thưở, Hoàng tử hoà bình, danh Người siêu việt, sự việc Ngài đã lừng vang trên toàn cõi đất. Người là Đấng Thánh của Israel và Nước Người tồn tại đến vô cùng tận (Tv 11 va 12).
4. Theo sự tiết lộ của Chúa Giêsu
Đức Giêsu đồng ý với lời tuyên xưng của ông Phêrô và cấm ngặt các ông đừng nói với ai về Người. Rồi Người bắt đầu tiết lộ cho các ông biết: ”Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các luật sĩ loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại”(Mc 8,31).
Đó là sứ mạng cốt yếu của Đức Kitô, hy sinh hiến mạng sống mình chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Người đến không phải để thiết lập nước vinh quang trần gian mà thiết lập Nước Trời vinh phúc vĩnh cửu. Người đến trần gian không dạy đường lối vào trần gian hư nát, nhưng dạy đường lối vào Nước Trời muôn thưở. Người đến trần gian chỉ để hy sinh phục vụ như một tôi tớ hiền lành, khiêm tốn để chứng tỏ tận cùng của tình yêu Thiên Chúa đối với con người, để con người nhận biết “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho thế gian được sống và được sống dồi dào”(Ga 3,16-18)
II. TIN THEO ĐỨC KITÔ
1. Theo Đức Kitô nào đây ?
Sau đó, Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại và nói: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Ta và vì Phúc âm, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”(Mc 8,34-35).
Chúa Giêsu bảo ai muốn theo Ngài vì Ngài là Đấng Kitô, nhưng phải theo Đấng Kitô nào ? Theo Đấng Kitô vinh hiển như người Do thái thường quan niệm hay Đáng Kitô đau khổ như Người mới tiết lộ ?
Trở lại bài đọc 1, ta thấy tiên tri Isaia có một bài ca nói về Người Tôi Tớ đau khổ nào đó, mà người Tôi Tớ đau khổ ấy chính là Đức Kitô. Và mọi Kitô hữu cũng một phần nào là ngươi tôi tớ ấy.
Chúng ta chưa hiểu vì sao lại phải như vậy ! Nhưng rõ ràng đó là ý muốn của Thiên Chúa và là kế hoạch cứu thế của Người. Người muốn cứu độ bằng đường Thánh giá: ai muốn được ơn cứu độ của Ngài, phải bằng lòng đi vào con đường ấy. Nhiệm vụ của chúng ta hằng ngày là tự hỏi Thiên Chúa muốn cho tôi ngày hôm nay, trong giờ phút này vác thập giá nào đây để tôi được cứu độ và góp phần vào việc cứu thế.
Truyện: Tôn giáo của ông Lavallière Lepaux.
Lavallière Lepaux là một nhân viên Thượng hội đồng quốc gia Pháp, ghét đạo Công giáo. Ông lập một đạo mới gồm những triết thuyết và có vẻ khoa học. Ông cho cán bộ chữ nghĩa đi tuyên truyền khắp nước Pháp, nhưng rất ít người theo.
Một hôm ông nói với một ông bạn tên là Barras:
- Tôi không hiểu tại sao, tôn giáo của tôi là một công trình triết lý và khoa học, cán bộ của tôi là người có học, có huấn luyện, mà không được mấy người theo. Còn ông Giêsu dùng mấy người chài lưới thất học, mà cả thế giới theo ông ?
Barras trả lời:
- Thưa đồng chí, nếu đồng chí muốn thiên hạ theo đạo mình, thì đồng chí để cho người ta đóng đinh đồng chí ngày thứ sáu, rồi sáng ngày Chúa nhật, đồng chí cố sống lại đi.
2 Những điều kiện để theo Chúa
Muốn theo Chúa thì phải thi hành hai điều kiện là phải từ bỏ mình và vác thập giá mình. Hai điều kiện này xem ra ít ỏi như khó ăn lắm.
a) Phải từ bỏ chính mình
Từ bỏ chính mình để nhận lấy Thập giá mà bước theo Chúa. Từ bỏ để khỏi bận tâm tính toán, so sánh hơn thiệt trong việc theo Chúa. Không từ bỏ, con người vướng bận nhiều thứ là cái tôi kềnh càng, tự ái, ích kỷ; nào là vật chất, đẳng cấp, vị thế xã hội. Muốn thong dong trong việc đi theo Chúa phải từ bỏ những thứ phụ thuộc đó, đặt niềm tin vào Chúa mới mong theo trọn con đường Chúa mời gọi.
Ngoài ra, việc từ bỏ chính mình, đứng về phương diện triết học ngày nay, thì là một sự “tha hoá, vong thân”, mình không còn phải là mình nữa. Xét theo tâm lý học thì điều này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Nhưng xét theo thần học thì lại rất tốt: tuy ta không còn là mình nữa nhưng ta hoá nên giống Đức Giêsu thì thật tuyệt vời.
Lý tưởng mà thánh Phaolô muốn nhắm tới là được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu. Hơn nữa đây thực sự không phải là “tha hoá” mà là tìm lại chính mình, bởi vì từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống hình ảnh” Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi nên con người bị “tha hoá”. Nay cố gắng trở nên giống Đức Giêsu chính là tìm lại hình ảnh ban đầu (Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 653).
b) Vác thập giá mình
Thập giá, theo Tin mừng, chính là chấp nhận và làm ngược lại mọi sở thích và khuynh hướng tự nhiên của con người. Thập giá là tự chủ, tự chế, là vượt lên những đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Thập giá là nỗ lực hoàn thiện, gột bỏ con người thú tính, để mặc lấy nhân phẩm, nhân cách của thụ tạo duy nhất được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, và có khả năng đối thoại với Thiên Chúa.
Như vậy, kiểu nói “vác thập giá mình” có ý nói con người phải nhận những khổ cực của mình, cũng như Đức Giêsu đã đón nhận những khổ cực của Ngài. Ngoài ra, theo luật hình sự Rôma, người bị kết án đóng đinh phải tự mình vác lấy thập giá của mình ra pháp trường. Như thế, “vác thập giá mình” cũng đồng nghĩa với mình đã bị án tử rồi.
c) Chấp nhận đau khổ trong đời
Từ xưa đến nay, có một vấn đề gai góc, một vấn đề nan giải, một vấn đề làm cho nhiều người thắc mắc và thất vọng. Đó là vấn đề đau khổ. Người ta sinh ra trong tiếng khóc, trải qua cuộc đời đầy nước mắt, rồi âm thầm nằm xuống trong tiếng khóc chân thật hay giả dối của người khác. Phải chăng đời là bể khổ như Phật giáo chủ trương ? Vấn đề đau khổ này cũng đã được đề cập đến trong sách Gióp, nhưng chưa tìm được câu giải đáp thoả đáng, phải chờ Đức Giêsu đến để giải thích và cho nó một ý nghĩa.
Chúng ta có thể ví những đau khổ, phiền muộn như cơn bão táp, lụt lội xẩy đến. Chúng là một phần cuộc sống mà chúng ta không thể nào tránh né được. Tuy nhiên, đối với Chúa, điều quan trọng trong cuộc sống không phải là nỗi phiền muộn hay đau khổ xẩy đến trên chúng ta, mà chính là thái độ chúng ta đáp ứng chúng, cách thức chúng ta xử lý chúng. Có lẽ chúng ta không thể nào tránh né được đau khổ phiền muộn, nhưng chúng ta vẫn có thể biến chúng thành nguồn trợ lực thay vì huỷ diệt, nguồn mang sức sống thay vì chết chóc; nhờ đó, chúng trở nên tốt đẹp hơn thay vì chua chát hơn.
Truyện: Nữ thủ tướng Golda Meir
Khi còn là một thiếu nữ, Golda Meir rất thất vọng về nhan sắc của mình. Cô viết: “Mãi về sau, tôi mới nhận ra rằng không được đẹp lại là một cái may mắn ẩn chìm, bởi vì điều ấy buộc tôi phải khai triển những tài năng sâu kín hơn. Cuối cùng tôi hiểu được rằng phụ nữ không thể ỷ lại vào sắc đẹp của mình, mà phải làm việc chăm chỉ để nhờ đó… mang lại ích lợi cho mình hơn.
Nói cách khác, Golda Meir đã biết chấp nhận thập giá của mình. Cô đã không kêu gào than khóc, không bẳn gắt, căm hờn. Cô biết cam nhận vác nó lên với lòng can đảm, để rồi cuối cùng cô đã trở nên nữ thủ tướng đầu tiên của Israel (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật B, tr 327).
3. Đường đưa tới vinh quang
Chúng ta thấy dòng Mến Thánh giá có một khẩu hiệu để làm câu tâm niệm hằng ngày rất có ý nghĩa: ”Per crucem ad lucem”: qua thập giá tới vinh quang. Đúng vậy, Chúa Kitô phải trải qua ngày thứ sáu tuần thánh mới tiến tới ngày Chúa nhật Phục sinh được. Thực sự, đạo của chúng ta không phải là đạo tử nạn, nhưng là đạo Phục sinh. Chết chỉ là điều kiện để tiến tới sự sống lại.
Thập giá không còn là cái gì ghê rợn mà là vinh quang. Chúng ta thường hát: ”Vinh quang của ta là thập giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, Phục sinh của ta. Nhờ Chúa ta được cứu độ, nhờ Chúa ta được giải thoát”.
Ngày nay, có quá nhiều tiện nghi, có nhiều phương cách thoả mãn các nhu cầu thể chất của con người, nên ngươi ta “sợ” thập giá, người ta “ngại” hy sinh, người ta “tránh” từ bỏ… Nhưng không thể khác được, nếu con người muốn vươn lên, muốn thành đạt, muốn có một cuộc sống có ý nghĩa với những hoa trái thơm tho cho cuộc đời thì phải chấp nhận thập giá, chấp nhận gian nan thử thách vì như người xưa đã nói: “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử”: không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con ?
Hiểu được ý nghĩa cao quí của thập giá, chúng ta phải hãnh diện về cây thập giá. Hãy nói một cách tự hào như thánh Phaolô nói với tín hữu Galata: ”Vinh dự của tôi là Thập giá Đức Kitô”(Gl 6,14). Hãy mang lấy trọn vẹn thập giá mà Chúa trao cho hằng ngày, không thêm, không bớt. Chính thập giá là chiếc cầu dẫn ta vào Thiên đàng.
Truyện: Cưa bớt thập giá
Anh kia được Chúa ban cho một cây thập giá và được căn dặn rằng khi nào về thiên đàng nhất thiết phải vác theo.
Suốt ngày anh ca cẩm, phân bua vì thập giá của mình quá dài và nặng hơn thập giá của những người khác.
Thế rồi, sẵn cưa, anh cưa bớt đi mười phân. Và anh cảm thấy ưng ý với thập giá mới.
Ngày về thiên đàng đã đến, anh cùng mọi người vác thập giá ra đi. Đường vào thiên đàng buộc phải vượt qua một con suối nước chảy xiết. Những người khác có sáng kiến đặt thập giá của mình xuống làm cầu để có thể bước qua bên kia. Anh này cũng bắt chước đặt thập giá xuống để làm cầu. Tiếc rằng thập giá của anh lại thiếu mất mươi phân khiến vĩnh viễn anh không thể vào thiên đàng được.
Thi sĩ Robert Browning Hamilton tóm tắt tinh thần bài Tin mừng hôm nay bằng những lời sau:
“Tôi bước đi một dặm đường với Nữ thần Lạc Thú,
Nàng vuốt ve tôi đủ điều,
nhưng cuối cùng chả làm tôi khôn ngoan tí nào qua những điều nàng nói.
“Tôi lại bước đi một dặm với Nữ thần Đau Khổ,
Nàng chả nói với tôi lời nào,
Nhưng tôi lại học được biết bao điều
Khi nàng bước đi bên cạnh tôi…”
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
TIN THEO ĐỨC KITÔ
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu là ai ? Đây là câu hỏi được đặt ra nơi người Do thái thời Chúa Giêsu, và ngày nay người ta vẫn tiếp tục lặp lại câu hỏi ấy. Thậm chí có người phủ nhận con người lịch sử của Đức Giêsu và coi đó chỉ là một con người huyền thoại.
Ngày xưa, người Do thái coi Đức Giêsu chỉ là một vị tiên tri có quyền phép làm được những dấu lạ hơn người khác như ông Gioan Tẩy giả, ông Elia hay một tiên tri nào đó. Riêng ông Phêrô biết con người thật của Đức Giêsu, ông đã tuyên xưng Ngài là “Đấng Kitô”. Tuy thế, đối với ông, Đấng Kitô có tính cách trần tục, Đấng Kitô vinh hiển, Đấng đến để giải phóng dân tộc Do thái và làm cho nước này trở nên hùng cường, bá chủ địa cầu.
Nhưng Đức Giêsu tiết lộ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô, không phải là Đấng Kitô vinh hiển theo kiểu thế gian, mang mầu sắc chính trị, mà là Đấng Kitô bị đau khổ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại. Tiếp đó Đức Giêsu tuyên bố lập trường của Ngài cho các môn đệ và dân chúng: nếu ai muốn theo làm môn đệ Ngài thì phải thi hành hai điều kiện, đó là phải từ bỏ mình và vác thập giá mình hằng ngày.
Vậy chúng ta phải theo Đấng Kitô nào ? Đấng Kitô vinh hiển hay Đấng Kitô bị đau khổ ? Nếu muốn làm môn đệ của Chúa, chúng ta phải chọn Đấng Kitô bị đau khổ và đi theo đường lối của Ngài, đó là đường khổ giá, nhưng đường đó sẽ dẫn chúng ta đến ơn cứu độ và được thừa hưởng Nước Trời vinh quang.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 50,5-9a
Đây là đoạn văn được gọi là “Bài ca thứ ba” của tiên tri Isaia nói về Người Tôi Tớ đau khổ. Đoạn văn này được viết phỏng theo kiểu những lời tâm sự của Giêrêmia.
Người Tôi Trung tự nhận là môn đệ của Giavê, có sứ mạng đem những lời Thiên Chúa truyền cho ông mà loan báo và dạy dỗ. Sứ mạng ấy khiến người ta ghen ghét, ngược đãi dưới nhiều hình thức, nhưng một nguồn sức mạnh mãnh liệt nâng đỡ ông thi hành nhiệm vụ. Ông đã thắng vượt sự buồn lo đó bằng một lòng tín thác không lay chuyển vì ông tin tưởng rằng Thiên Chúa không ngừng đến cứu giúp ông.
Người Tôi Tớ này được hiểu là Đức Kitô, một người Tôi Tớ tuyệt hảo nhất. Trong cuộc khổ nạn, Đức Kitô đã đặt niềm tín thác nơi Chúa Cha. Từ đó, Ngài đã được sức mạnh phi thường trong tâm hồn. Thật là mẫu gương sáng ngời cho chúng ta, các môn đệ của Ngài.
+ Bài đọc 2: Gc 2, 14-18
Trong bài đọc 2, thánh Giacôbê nói về những đòi hỏi của đức tin trong hành động. Ngài khẳng định: ”Đức tin mà không có hành động thì là đức tin chết”. Cả đức tin lẫn hành động đều cần thiết và luôn phải đi đôi với nhau, không thể tách rời.
Ngài còn đưa ra một mẫu gương sống bác ái huynh đệ để định nghĩa và dẫn giải về đức tin sống động. Điều đó muốn nói rằng: giá trị của đức tin chúng ta tùy thuộc ở mức độ bác ái đối với mọi người anh em của chúng ta.
+ Bài Tin Mừng: Mc 8,27-35
Bài Tin Mừng hôm nay được chia thành hai phần:
1. Đức Giêsu muốn các môn đệ phản ảnh cho Ngài biết dư luận của dân chúng về Ngài là ai ? Các môn đệ cho biết: theo dư luận quần chúng thì Ngài là một tiên tri, một đại tiên tri có quyền làm được những dấu lạ. Phần Phêrô thì lên tiếng nói thay cho Nhóm 12: ”Thầy là Đấng Kitô”.
2. Sau đó, Đức Giêsu tiết lộ cho các ông biết về cuộc khổ nạn của Ngài: ”Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ, và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại”. Ông Phêrô, tuy công nhận Ngài là Đấng Messia, nhưng niềm tin này mới là tạm thời: nó không chấp nhận Đấng Messia phải chịu đóng đinh. Các ông không thể hiểu nổi.
Trước sự bỡ ngỡ của Nhóm 12, Đức Giêsu đã khẳng định với tính cách quyết liệt: ”Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Theo Đức Kitô bị đóng đinh
I. ĐỨC KITÔ LÀ AI ?
Đức Giêsu là ai ? Đó là một câu hỏi được đặt ra không phải chỉ trong thời Đức Giêsu còn ở dưới thế, mà còn được đặt ta ngay trong thời đại chúng ta ngày nay. Câu hỏi đã được đặt ra không phải chỉ vì tò mò muốn biết dư luận nghĩ sao về nhân vật Giêsu, nhưng nó được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời.
Trong đời mỗi người, hữu thần hay vô thần, sẽ có lần trực diện với câu hỏi: Giêsu Kitô, ông là ai ? Trên bàn viết của Lênin, thủy tổ cộng sản, được lưu giữ như một bảo tàng nhỏ từ khi ông nằm xuống ngày 21/01/1924, người ta thấy bên cạnh cặp kiếng, có một cuốn sách … nói về Chúa Giêsu.
1. Bối cảnh việc tuyên xưng
Thánh Marcô kể: bấy giờ Đức Giêsu đang đi với các môn đệ ở vùng Cêsarêa của Philip, tức miền cực bắc nước Do thái, nơi bắt nguồn của dòng sông Giorđan sẽ chảy xuống phía nam. Người ta gọi nơi này là Cêsarêa của Philip, vì chính Hêrôđê Philip đã xây ở đây một thành mang tên Cêsarê, tức là tên của hoàng đế La mã. Do đó, đặt chân đến chốn này, ai cũng phải nghĩ tới hoàng đế và uy quyền thống trị của ông. Và mặc nhiên người ta cũng phải nghĩ đến thân phận của mình.
Ngoài ra, Chúa Giêsu sắp kết thúc việc rao giảng ở Galilê, nay mai sẽ lên đường đi Giêrusalem, chặng đường cuối cùng kết thúc ở đồi Calvê, trong khúc quanh này, đã đến lúc Chúa phải sửa soạn giai đoạn chót cho các Tông đồ.
Có lẽ vì vậy Chúa Giêsu quay sang hỏi các môn đệ xem ý kiến của quần chúng và của các ông về Ngài như thế nào. Ngài muốn biết ý kiến của các ông, sau đó Ngài mới tiết lộ cho các ông về con người thật của Ngài.
2. Theo dư luận quần chúng
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: ”Người ta nói Thầy là ai” ? Các ông đáp liền: ”Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một tiên tri nào đó”(Mc 8,28),
Ngày xưa, nhiều người Do thái cho rằng Giêsu cũng chỉ là một người nào đó như các tiên tri, như Elia, như Gioan hay như bất cứ một tiên tri nào khác. Mà theo họ nghĩ thì tiên tri là những người tuy rao giảng một giáo thuyết hay, tuy làm được một số việc lạ lùng hơn người, nhiều khi cũng quấy rầy cuộc sống an bình của họ. Bởi thế khi không muốn bị quấy rầy nữa thì họ không ngại giết các tiên tri: họ lùng bắt Êlia, họ đã bỏ tù Giêrêmia, họ đã chém đầu Gioan Tẩy giả… Đức Giêsu đối với họ thì cũng chỉ có thế thôi.
3. Theo ý kiến các môn đệ
Chúa Giêsu lại hỏi các ông: ”Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai” ? Ông Phêrô tức khắc
trả ời: ”Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29).
Các ông chưa kịp trả lời thì ông Phêrô đã thay cho Nhóm 12 mà tuyên xưng Đức Giêsu với danh hiệu là Kitô hay Messia. Câu trả lời của ông Phêrô vượt xa những câu trả lời thông thường của quần chúng. Họ là một thiểu số rất nhỏ. Không ai nghĩ ra một điều như thế, chỉ trừ Nhóm này.
Tước vị “Christos” “Messiah trong tiếng Hêbrơ có một ý nghĩa rất mạnh như một biến cố bùng nổ ở Israel: Đó là Đấng được Thiên Chúa xức dầu. Đó là Đấng được mọi ngươi mong đợi để đến “ hoàn tất lịch sử”. Đấng các tiên tri đã báo trước, Đấng sẽ cho đời sống con người có ý nghĩa.
Tuy tuyên xưng Đức Giêsu là Kitô, có lẽ Phêrô vẫn quan niệm như người Do thái về một Đức Kitô vinh quang. Người Do thái chỉ muốn Đức Kitô làm vua như Maisen, như Đavít. Như Maisen, Đức Kitô sẽ chiến thắng muôn dân, làm cho nước Do thái trở nên hùng cường, cai trị khắp địa cầu, thịnh vượng hơn thời Salômôn. Cho nên, Đức Kitô mới được tôn vinh là Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa hùng mạnh, Cha muôn thưở, Hoàng tử hoà bình, danh Người siêu việt, sự việc Ngài đã lừng vang trên toàn cõi đất. Người là Đấng Thánh của Israel và Nước Người tồn tại đến vô cùng tận (Tv 11 va 12).
4. Theo sự tiết lộ của Chúa Giêsu
Đức Giêsu đồng ý với lời tuyên xưng của ông Phêrô và cấm ngặt các ông đừng nói với ai về Người. Rồi Người bắt đầu tiết lộ cho các ông biết: ”Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng các luật sĩ loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại”(Mc 8,31).
Đó là sứ mạng cốt yếu của Đức Kitô, hy sinh hiến mạng sống mình chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Người đến không phải để thiết lập nước vinh quang trần gian mà thiết lập Nước Trời vinh phúc vĩnh cửu. Người đến trần gian không dạy đường lối vào trần gian hư nát, nhưng dạy đường lối vào Nước Trời muôn thưở. Người đến trần gian chỉ để hy sinh phục vụ như một tôi tớ hiền lành, khiêm tốn để chứng tỏ tận cùng của tình yêu Thiên Chúa đối với con người, để con người nhận biết “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho thế gian được sống và được sống dồi dào”(Ga 3,16-18)
II. TIN THEO ĐỨC KITÔ
1. Theo Đức Kitô nào đây ?
Sau đó, Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại và nói: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Ta và vì Phúc âm, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”(Mc 8,34-35).
Chúa Giêsu bảo ai muốn theo Ngài vì Ngài là Đấng Kitô, nhưng phải theo Đấng Kitô nào ? Theo Đấng Kitô vinh hiển như người Do thái thường quan niệm hay Đáng Kitô đau khổ như Người mới tiết lộ ?
Trở lại bài đọc 1, ta thấy tiên tri Isaia có một bài ca nói về Người Tôi Tớ đau khổ nào đó, mà người Tôi Tớ đau khổ ấy chính là Đức Kitô. Và mọi Kitô hữu cũng một phần nào là ngươi tôi tớ ấy.
Chúng ta chưa hiểu vì sao lại phải như vậy ! Nhưng rõ ràng đó là ý muốn của Thiên Chúa và là kế hoạch cứu thế của Người. Người muốn cứu độ bằng đường Thánh giá: ai muốn được ơn cứu độ của Ngài, phải bằng lòng đi vào con đường ấy. Nhiệm vụ của chúng ta hằng ngày là tự hỏi Thiên Chúa muốn cho tôi ngày hôm nay, trong giờ phút này vác thập giá nào đây để tôi được cứu độ và góp phần vào việc cứu thế.
Truyện: Tôn giáo của ông Lavallière Lepaux.
Lavallière Lepaux là một nhân viên Thượng hội đồng quốc gia Pháp, ghét đạo Công giáo. Ông lập một đạo mới gồm những triết thuyết và có vẻ khoa học. Ông cho cán bộ chữ nghĩa đi tuyên truyền khắp nước Pháp, nhưng rất ít người theo.
Một hôm ông nói với một ông bạn tên là Barras:
- Tôi không hiểu tại sao, tôn giáo của tôi là một công trình triết lý và khoa học, cán bộ của tôi là người có học, có huấn luyện, mà không được mấy người theo. Còn ông Giêsu dùng mấy người chài lưới thất học, mà cả thế giới theo ông ?
Barras trả lời:
- Thưa đồng chí, nếu đồng chí muốn thiên hạ theo đạo mình, thì đồng chí để cho người ta đóng đinh đồng chí ngày thứ sáu, rồi sáng ngày Chúa nhật, đồng chí cố sống lại đi.
2 Những điều kiện để theo Chúa
Muốn theo Chúa thì phải thi hành hai điều kiện là phải từ bỏ mình và vác thập giá mình. Hai điều kiện này xem ra ít ỏi như khó ăn lắm.
a) Phải từ bỏ chính mình
Từ bỏ chính mình để nhận lấy Thập giá mà bước theo Chúa. Từ bỏ để khỏi bận tâm tính toán, so sánh hơn thiệt trong việc theo Chúa. Không từ bỏ, con người vướng bận nhiều thứ là cái tôi kềnh càng, tự ái, ích kỷ; nào là vật chất, đẳng cấp, vị thế xã hội. Muốn thong dong trong việc đi theo Chúa phải từ bỏ những thứ phụ thuộc đó, đặt niềm tin vào Chúa mới mong theo trọn con đường Chúa mời gọi.
Ngoài ra, việc từ bỏ chính mình, đứng về phương diện triết học ngày nay, thì là một sự “tha hoá, vong thân”, mình không còn phải là mình nữa. Xét theo tâm lý học thì điều này không tốt, vì mỗi người phải giữ cái độc đáo của mình. Nhưng xét theo thần học thì lại rất tốt: tuy ta không còn là mình nữa nhưng ta hoá nên giống Đức Giêsu thì thật tuyệt vời.
Lý tưởng mà thánh Phaolô muốn nhắm tới là được trở nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Giêsu. Hơn nữa đây thực sự không phải là “tha hoá” mà là tìm lại chính mình, bởi vì từ đầu Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống hình ảnh” Ngài. Chỉ sau đó do tội lỗi nên con người bị “tha hoá”. Nay cố gắng trở nên giống Đức Giêsu chính là tìm lại hình ảnh ban đầu (Carôlô, Sợi chỉ đỏ, năm B, tr 653).
b) Vác thập giá mình
Thập giá, theo Tin mừng, chính là chấp nhận và làm ngược lại mọi sở thích và khuynh hướng tự nhiên của con người. Thập giá là tự chủ, tự chế, là vượt lên những đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Thập giá là nỗ lực hoàn thiện, gột bỏ con người thú tính, để mặc lấy nhân phẩm, nhân cách của thụ tạo duy nhất được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, và có khả năng đối thoại với Thiên Chúa.
Như vậy, kiểu nói “vác thập giá mình” có ý nói con người phải nhận những khổ cực của mình, cũng như Đức Giêsu đã đón nhận những khổ cực của Ngài. Ngoài ra, theo luật hình sự Rôma, người bị kết án đóng đinh phải tự mình vác lấy thập giá của mình ra pháp trường. Như thế, “vác thập giá mình” cũng đồng nghĩa với mình đã bị án tử rồi.
c) Chấp nhận đau khổ trong đời
Từ xưa đến nay, có một vấn đề gai góc, một vấn đề nan giải, một vấn đề làm cho nhiều người thắc mắc và thất vọng. Đó là vấn đề đau khổ. Người ta sinh ra trong tiếng khóc, trải qua cuộc đời đầy nước mắt, rồi âm thầm nằm xuống trong tiếng khóc chân thật hay giả dối của người khác. Phải chăng đời là bể khổ như Phật giáo chủ trương ? Vấn đề đau khổ này cũng đã được đề cập đến trong sách Gióp, nhưng chưa tìm được câu giải đáp thoả đáng, phải chờ Đức Giêsu đến để giải thích và cho nó một ý nghĩa.
Chúng ta có thể ví những đau khổ, phiền muộn như cơn bão táp, lụt lội xẩy đến. Chúng là một phần cuộc sống mà chúng ta không thể nào tránh né được. Tuy nhiên, đối với Chúa, điều quan trọng trong cuộc sống không phải là nỗi phiền muộn hay đau khổ xẩy đến trên chúng ta, mà chính là thái độ chúng ta đáp ứng chúng, cách thức chúng ta xử lý chúng. Có lẽ chúng ta không thể nào tránh né được đau khổ phiền muộn, nhưng chúng ta vẫn có thể biến chúng thành nguồn trợ lực thay vì huỷ diệt, nguồn mang sức sống thay vì chết chóc; nhờ đó, chúng trở nên tốt đẹp hơn thay vì chua chát hơn.
Truyện: Nữ thủ tướng Golda Meir
Khi còn là một thiếu nữ, Golda Meir rất thất vọng về nhan sắc của mình. Cô viết: “Mãi về sau, tôi mới nhận ra rằng không được đẹp lại là một cái may mắn ẩn chìm, bởi vì điều ấy buộc tôi phải khai triển những tài năng sâu kín hơn. Cuối cùng tôi hiểu được rằng phụ nữ không thể ỷ lại vào sắc đẹp của mình, mà phải làm việc chăm chỉ để nhờ đó… mang lại ích lợi cho mình hơn.
Nói cách khác, Golda Meir đã biết chấp nhận thập giá của mình. Cô đã không kêu gào than khóc, không bẳn gắt, căm hờn. Cô biết cam nhận vác nó lên với lòng can đảm, để rồi cuối cùng cô đã trở nên nữ thủ tướng đầu tiên của Israel (M. Link, Giảng lễ Chúa nhật B, tr 327).
3. Đường đưa tới vinh quang
Chúng ta thấy dòng Mến Thánh giá có một khẩu hiệu để làm câu tâm niệm hằng ngày rất có ý nghĩa: ”Per crucem ad lucem”: qua thập giá tới vinh quang. Đúng vậy, Chúa Kitô phải trải qua ngày thứ sáu tuần thánh mới tiến tới ngày Chúa nhật Phục sinh được. Thực sự, đạo của chúng ta không phải là đạo tử nạn, nhưng là đạo Phục sinh. Chết chỉ là điều kiện để tiến tới sự sống lại.
Thập giá không còn là cái gì ghê rợn mà là vinh quang. Chúng ta thường hát: ”Vinh quang của ta là thập giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, Phục sinh của ta. Nhờ Chúa ta được cứu độ, nhờ Chúa ta được giải thoát”.
Ngày nay, có quá nhiều tiện nghi, có nhiều phương cách thoả mãn các nhu cầu thể chất của con người, nên ngươi ta “sợ” thập giá, người ta “ngại” hy sinh, người ta “tránh” từ bỏ… Nhưng không thể khác được, nếu con người muốn vươn lên, muốn thành đạt, muốn có một cuộc sống có ý nghĩa với những hoa trái thơm tho cho cuộc đời thì phải chấp nhận thập giá, chấp nhận gian nan thử thách vì như người xưa đã nói: “Bất nhập hổ huyệt, an đắc hổ tử”: không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con ?
Hiểu được ý nghĩa cao quí của thập giá, chúng ta phải hãnh diện về cây thập giá. Hãy nói một cách tự hào như thánh Phaolô nói với tín hữu Galata: ”Vinh dự của tôi là Thập giá Đức Kitô”(Gl 6,14). Hãy mang lấy trọn vẹn thập giá mà Chúa trao cho hằng ngày, không thêm, không bớt. Chính thập giá là chiếc cầu dẫn ta vào Thiên đàng.
Truyện: Cưa bớt thập giá
Anh kia được Chúa ban cho một cây thập giá và được căn dặn rằng khi nào về thiên đàng nhất thiết phải vác theo.
Suốt ngày anh ca cẩm, phân bua vì thập giá của mình quá dài và nặng hơn thập giá của những người khác.
Thế rồi, sẵn cưa, anh cưa bớt đi mười phân. Và anh cảm thấy ưng ý với thập giá mới.
Ngày về thiên đàng đã đến, anh cùng mọi người vác thập giá ra đi. Đường vào thiên đàng buộc phải vượt qua một con suối nước chảy xiết. Những người khác có sáng kiến đặt thập giá của mình xuống làm cầu để có thể bước qua bên kia. Anh này cũng bắt chước đặt thập giá xuống để làm cầu. Tiếc rằng thập giá của anh lại thiếu mất mươi phân khiến vĩnh viễn anh không thể vào thiên đàng được.
Thi sĩ Robert Browning Hamilton tóm tắt tinh thần bài Tin mừng hôm nay bằng những lời sau:
“Tôi bước đi một dặm đường với Nữ thần Lạc Thú,
Nàng vuốt ve tôi đủ điều,
nhưng cuối cùng chả làm tôi khôn ngoan tí nào qua những điều nàng nói.
“Tôi lại bước đi một dặm với Nữ thần Đau Khổ,
Nàng chả nói với tôi lời nào,
Nhưng tôi lại học được biết bao điều
Khi nàng bước đi bên cạnh tôi…”
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
''Thầy là ai?”, Ðức Giêsu là ai?
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:54 08/09/2009
Chúa Nhật 24 thường niên năm B (Is 50,5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35)
Từ xưa đến nay, câu hỏi: “người ta nói Con Người là ai?” của Đức Giêsu vẫn luôn là đề tài để người đời suy nghĩ, dù tin hay phủ nhận vẫn phải khắc khoải về Con Người này: Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Cộng sản, chính trị…
“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đó là đức tin Kitô giáo. Từ đó phát sinh Kitô giáo vì người tin vào Đức Giêsu thành Nazareth đã tuyên xưng Người là Đức Kitô, là Cứu Chúa của họ. Lời tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô” có hai vế: Đức Giêsu thành Nazareth và Đức Kitô. Đức Giêsu thành Nazareth là con người lịch sử đã sống, đã chết và đã phục sinh. Qua biến cố đó, nhiều người đã nhìn nhận và tuyên xưng Người là Đức Kitô. Câu tuyên xưng”Đức Giêsu Kitô” gói trọn con người lịch sử Đức Giêsu thành Nazareth và Đấng được tuyên xưng là Cứu Chúa, là Đức Kitô, Đấng được niềm tin của Kitô hữu tôn vinh.
Ignace Lepp là một chứng nhân của hành trình thao thức tìm kiếm và cuối cùng đã gặp gỡ “Đức Giêsu Kitô”.
Ignace Lepp đã viết cuốn sách “Từ Các Mác đến Giêsu Kitô”. Tác giả kể lại đời mình và những lý do làm ông tham gia phong trào cộng sản thế giới, để rồi sau đó trở thành tín hữu, rồi làm Linh Mục của Giáo Hội Công Giáo.
Thao thức tìm kiếm
Ignace sinh trong một gia đình giàu có, trưởng giả, ăn mặc sang trọng, nói năng lễ độ, cư xử hòa nhã, lịch thiệp. Giai cấp này khinh bỉ giới thợ thuyền mà họ cho là một bọn thất học, thô lỗ, cộc cằn thiếu tư cách làm người, và đáng sống trong cảnh bần hàn.
Một hôm tình cờ Ignace đọc được cuốn tiểu thuyết “Người Mẹ” của Marxim Gorky trong đó tác giả mô tả đời sống cơ cực, lầm than của dân lao động Nga làm việc trong các nhà máy kỹ nghệ hồi đầu thế kỷ 20.
Gorky không những đã tả hết những nổi nhọc nhằn, đời sống lam lũ của giới thợ thuyền, và bằng một nhận xét sắc bén ông cho thấy đời sống cơ cực của những người này chính là hậu quả của sư bóc lột của giới chủ nhân, sống xa hoa trên mồ hôi và sự khổ cực của dân lao động. Lần đầu tiên Ignace biết được chi tiết đời sống của hạng người mà bấy lâu cậu vẫn thường khinh rẻ và chỉ nhìn thấy từ xa. Và cũng nhờ cuốn sách đó mà cậu biết rằng chính giai cấp tư sản đã bần cùng hóa dân lao động.
Sau khi đọc thêm một vài cuốn nói về đời sống cùng khốn của dân lao động, như những tác phẩm của Anatole France, Victor Hugo, Tolstoi, v.v., Ignacce cương quyết từ bỏ giai cấp của mình để hoạt động cho giới cần lao. Cậu bị thu hút bởi những hứa hẹn của phong trào cộng sản thế giới: tạo nên một xã hội không có giai cấp, không phân chia ranh giới quốc gia, trong đó mọi người được sống bình đẳng, không bị bóc lột và áp chế. Từ đó, đối với cậu, tất cả những tín điều của thuyết duy vật biện chứng đều là những chân lý tuyệt đối, hợp với khoa học.
Cậu được thu nhận vào một tiểu tổ Thanh Niên Cộng Sản lúc vừa 15 tuổi. Trong thời gian này, Ignace đã đi phát truyền đơn, dán bích chương, dự những cuộc biểu tình, mít tinh và diễn thuyết nhân các ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười và Lễ Lao Động.
Việc cậu lên diễn đàn phát biểu trong một buổi lễ lao động đã được báo chí trong thành phố tường thuật chi tiết. Hay được tin này, gia đình cậu đã rất tức giận và buộc cậu phải từ bỏ phong trào nếu không sẽ cắt mọi yểm trợ tài chánh. Nhất quyết theo đuổi lý tưỏng của mình, cậu bỏ nhà ra đi, không mang theo một tý gì, ngoài bộ quần áo đang mặc và ít tiền túi.
Cậu sang ở một thành phố khác và trở lại nhà trường học xong cấp trung học. Ở đó cậu cũng được một tờ báo cộng sản nhận vào làm biên tập và thông tín viên. Cậu bắt đầu viết sách báo, ghi tên vào đại học và học thêm vài ngôn ngữ khác. Vì có trình độ học vấn khá và biết nhiều thứ tiếng, cậu được cất nhấc vào nhiều chức vụ quan trọng trong đảng, như cầm đầu tổ chức tuyên truyền khích động trong một vùng, tổng bí thư một hội trí thức cách mạng quốc tế. Sau đó Ignace được cử đi hầu hết các quốc gia Âu châu để tuyên tuyền cho chủ nghĩa cộng sản và giúp thành lập những tiểu tổ địa phương. Trong giai đoạn này, cậu theo học nhiều lớp do các giáo sư cộng sản giảng dạy và đọc nhiều sách về lý thuyết cộng sản.
Trong lúc hoạt động cho phong trào cộng sản trong các nước độc tài và bảo thủ, Ignace bị bắt nhiều lần. Lần cuối cùng ông bị bắt ở Đức, lúc đó Hitler đã lên cầm quyền. Ông bị kết án tử hình, nhưng lúc sắp bị đem ra pháp trường thì ông được cứu thoát và được bí mật đưa sang Nga.
Đỉnh cao danh vọng.
Vui mừng được đến nước cầm đầu phong trào cộng sản thế giới, ông xin ở lại Nga để phục vụ cho cách mạng. Ông rất được trọng vọng và được giao phó công tác đi diễn thuyết và được bổ làm giáo sư triết học cộng sản ở nhiều trường đại học. Nhờ chức vụ đó, ông được đi hầu hết khắp nước Nga và tiếp xúc với mọi giới. Kinh nghiệm này đã làm ông vỡ mộng một cách ê chề.
Cái thiên đường vô sản ở Nga mà phong trào cộng sản quốc tế thường khoe khoang với thế giới bên ngoài thật ra là một nhà tù khổng lồ, trong đó mọi người, tù nhân cũng như cai ngục, đều sống trong lo âu và sợ hãi. Mỗi lời nói, hành vi và thái độ đều được cân nhắc kỹ lưỡng xem có phù hợp với đường lối của đảng không (mà đường lối thì thay đổi rất bất thường) vì mỗi sơ suất, dù nhỏ nhặt đến đâu cũng có thể dẫn đến tù đày.
Vì được xem là một lý thuyết gia lỗi lạc của chế độ nên đi đâu Ignace cũng được đón tiếp nồng hậu. Điều này khiến ông càng thất vọng hơn nữa. Trong khi, vì chính sách kinh tế khắc nghiệt của Stalin, dân chúng Nga sống trong cảnh đói rách bần cùng thì giới lãnh đạo cộng sản sống một cuộc đời vương giả. Họ chiếm cứ những biệt thự sang trọng và những nhà nghỉ mát của giới quý tộc và chủ nhân thời Nga hoàng. Các bữa tiệc của họ đầy cao lương mỹ vị, rượu volka và caviar không bao giờ thiếu. Các "mệnh phụ phu nhân" cũng khoe khoang áo quần, nữ trang với nhau như giới tư sản trong các xã hội tư bản. Những gia đình quyền quý này cũng có kẻ hầu người hạ mà họ sai bảo và đối xử còn trịch thượng hơn các chủ nhân tư bản Tây Âu.
Thất vọng
Chàng Ignace, bây giờ đã trưởng thành mới nhận thức được rằng xã hội Xô Viết thực chất chỉ là một xã hội phân chia giai cấp, trong đó giai cấp công nhân, thay vì được giải phóng khỏi mọi áp bức như đảng cộng sản rêu rao với thế giới bên ngoài, thực ra bị bóc lột tối đa, và tất cả mọi người, có lẽ chỉ trừ Stalin, đều sống trong sự sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau kể cả bạn bè thân nhất hay vợ chồng, con cái.
Ignace hoàn toàn thất vọng với chế độ Xô Viết, mà chàng cho là đã phản bội lý tưởng cách mạng. Chàng thấy mình không thể nào tiếp tục sống trong bầu không khí ngột ngạt, đầy nghi kỵ và lo lắng như vậy được nữa. Chỉ trích sự sai lầm của chế độ không còn được đặt ra nữa vì Ignace biết sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có thể nguy hiểm cho tính mệnh của mình. Chàng cũng không thể xin ra khỏi đảng hay xin ra nước ngoài, vì làm như vậy người ta có thể buột cậu tội phản đảng, hay nguy hơn nữa, bị nghi là gián điệp của các nước tư bản trà trộn ngay từ đầu để lũng đoạn cách mạng. Với một cáo trạng như vậy, cái chết chắc như cầm trong tay.
May thay trong thời gian đó nhiều người vẫn được phép thư từ với bạn hữu nước ngoài. Dịp may hiếm có đó đã xảy ra khi một "Hội nghị về Hòa bình thế giới" được tổ chức ở Luân đôn, Ignace đã vận động để được mời dự. Với giấy mời trong tay, chàng xin xuất cảnh và rất ngạc nhiên khi được cấp hộ chiếu. Tuy nhiên chàng chỉ thấy an toàn khi ra khỏi biên giới Liên Bang Xô Viết.
Chán nản
Khi trở về lại Tây Âu, Ignace rất chán nản. Lý tưởng mà chàng hăng say phục vụ trong mười mấy năm trời thật ra chỉ là môt sai lầm khổng lồ. Đem thử nghiệm vào một quốc gia, lý thuyết này chỉ đem lại cho nhân dân lao động xứ đó một xã hội đầy bất công, áp bức, thù hận và tạo ra một chế độ độc tài cực kỳ tàn ác. Thất vọng chua cay đó đã làm Ignace mất hết tin tưởng vào cuộc sống mà chàng cho là vô nghĩa. Để lấp khoảng trống trong tâm hồn, chàng đã chìm đắm vào những bê tha trụy lạc. Nhưng ngay sau những cuộc chời bời trác táng đó chàng lại càng chán nản hơn. Có lần chàng đã nghĩ đến tự tử, và đã dự định nhiều lần nhưng không đủ can đảm tự kết liễu đời mình.
Lý tưởng huyền diệu
Một hôm đi chơi về khuya, Ignace tình cờ thấy trên cái bàn của phòng khách, nơi chàng ở trọ, một cuốn sách có nhan đề “Quo Vadis?” (Thầy Đi Đâu ?). Vì khó ngủ, chàng tò mò mở sách ra đọc. Đó là một cuốn tiểu thuyết tả lại cảnh những người Ki-tô hữu đầu tiên bị bách hại dưới thời Neron. Lần đầu tiên, sau khi thất vọng về chế độ cộng sản Xô Viết, Ignace đọc cuốn sách này một cách say mê, chàng đã đọc thẳng một mạch cho đến sáng. Chàng thấy những nạn nhân của cuộc bách hại này chỉ vì theo đuổi một lý tưởng mà họ cho là cao đẹp đã chịu để cọp và sư tử xé xác ăn tươi nuốt sống mình trong các đấu trường còn hơn là chối bỏ niềm tin đó.
Để tìm hiểu thêm những lý do gì mà những tín đồ Thiên Chúa giáo này đã dám liều chết đến như vậy, chàng tìm đọc thêm những sách khác nói về tôn giáo này. Những sách tả về đời sống của các cộng đồng Thiên Chúa giáo đầu tiên làm chàng thích thú. Chàng thấy họ sống một đời sống đúng như lý tưởng mà chàng thường ấp ủ: chia sẻ của cải cho nhau, thương yêu nhau như anh em môt nhà. Chàng tự hỏi không biết các cộng đồng Thiên Chúa giáo tiên khởi có sống thật như vậy không, hay đó chỉ là những tài liệu tuyên truyền như các chế độ cộng sản thường làm. Chàng tìm đọc thêm nhiều sách khác của nhiều tác giả khác, có người theo Thiên Chúa giáo, có người vô thần. Nội dung những sách đó có khác nhau về chi tiết, nhưng đại cương thì rất giống nhau. Tất cả đều nói lên sự yêu mến, việc chia sẻ của cải cho nhau trong các cộng đồng đó là hợp lẽ phải. Chàng thấy lối sống đó hợp với lý tưởng mà chàng hằng mơ ước, một xã hội cộng sản chân chính không dựa trên hận thù và đấu tranh mà dựa trên tình yêu thương vô điều kiện.
Tất cả những sách vở chàng đọc được về lối sống của các cộng đồng nói trên đều dẫn đến lời giảng của một người: Giêsu ở thành Nazareth, và một nguồn tài liệu: các sách Phúc Âm. Ignace cảm thấy bị lôi cuốn vào những lời giảng dạy tuyệt vời của Giêsu. Bài giảng trên núi và các dụ ngôn không những rất thi vị, mà còn chứa một học thuyết huyền diệu. Nhưng điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho Ignace chính là con người Giêsu, một người rất mực giản dị và nhân hậu với tất cả những người cùng khổ. Giêsu sống hoàn toàn bình đẳng không những với các môn đệ mà với những người nghèo khó nhất. Cách Giêsu đối xử với những người tội lỗi như bà Marie ở Magdala và những người thâu thuế thật khác xa với các phương pháp mà công an và cảnh sát ở Liên Bang Sô Viết đối xử với công dân của họ.
Sau khi đọc kỹ sách Phúc âm và nhiều sách khác, Ignace cho rằng những điều viết về Giêsu là có thật.
Với một tính tình hiếu động, chàng nhất quyết dâng hiến trọn vẹn đời mình cho lý tưởng mới cũng như trước kia chàng đã từng hăng say hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản. Ignace đã xin rửa tội theo đạo Công giáo và xin được làm linh mục để phục vụ mọi người, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, quốc gia hay chủng tộc trong một tình yêu tuyệt đối.
Ignace Lepp thao thức tìm kiếm và cuối cùng đã gặp gỡ “Đức Giêsu Kitô” và đã trở nên Linh mục. Câu chuyện tuyệt đẹp về một hành trình ơn gọi. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Còn anh em bảo Thầy là ai?" là thao thức cho những ai khao khát chân lý.
Ba bức chân dung về Đức Giêsu
Ðức Giêsu đặt một câu hỏi quan trọng cho các môn đệ: "Người ta bảo Thầy là ai?". Dân chúng chỉ có một cái nhìn mơ hồ và thiếu sót về Ðức Giêsu. Họ coi Ngài là Gioan Tẩy Giả, là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào đó.
Ðức Giêsu chờ đợi một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ hơn từ phía các môn đệ thân tín. "Còn anh em bảo Thầy là ai?" Phêrô, đại diện cho cả nhóm, nói lên niềm xác tín của mình: "Thầy là Ðức Kitô.".
"Thầy là ai?”, Ðức Giêsu là ai? Ðó là một câu hỏi được đặt ra cho mọi thời đại. Câu hỏi được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời. Câu hỏi này ngày nay cũng gặp được nhiều câu trả lời khác nhau, và mỗi câu trả lời kéo theo một nếp sống khác nhau.
Tuy nhiên điều quan trọng ở chỗ là mỗi người Kitô hữu đặt cho mình câu hỏi: đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Bức chân dung nào đã điều khiển những tư tưởng, tâm tình và hoạt động của tôi? Phải làm thế nào để trình bày chân dung sống động của Đức Giêsu cho anh chị em của tôi hôm nay?
Phần tôi, tôi thích ba bức chân dung về Đức Giêsu: Hài nhi trong máng cỏ, Tử tội trên thập giá và Tấm Bánh trên bàn thờ.
- Là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai, nhưng khi chấp nhận làm người, Đức Giêsu đã được sinh ra trong một chuồng chiên, được mẹ bọc tả đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,12). Ngôi Hai làm người là “một tin mừng trọng đại” cho toàn dân, lại phải “ở nhờ” nhà súc vật (Lc 2,11).
- Đức Giêsu lên ngôi vua trên Thập giá. Cái chết đau thương tủi nhục của một tử tội lại trở nên hiến tế, nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.
- “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Đấng ban sự sống cho muôn loài (CV 17,25), Đấng mà vừa nghe Danh thánh thì cả trên trời dưới đất và trong âm phủ, muôn vật phải bái quỳ (Pl 2,10) đã trở nên Tấm Bánh nuôi nhân loại qua Thánh lễ mỗi ngày.
Máng cỏ là nhà Chúa sinh ra. Thập giá là ngai Chúa lên ngôi vua. Tấm bánh là Mình Thánh Chúa. Bức tranh máng cỏ - chuồng chiên là sự chiến thắng cám dỗ về của cải vật chất. Bức tranh Thập giá- Đồi Sọ mô tả chiến thắng về chức quyền. Bức tranh Tấm Bánh- Thánh Thể giải bày chiến thắng cám dỗ về danh vọng.
Thiên Chúa làm người và đã trở nên tôi tớ. Thiên Chúa đã đóng đinh mọi sức mạnh áp chế, mọi quyền lực thống trị. Người đã trở nên anh em để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho con người.
Đấng mà chúng ta tôn thờ và yêu mến không chỉ là Đức Chúa, Đấng Tối Cao, Đấng Thánh, mà còn là Con Người, là anh em, là người trao ban sự sống dồi dào.
Kim Ngọc, 9g ngày 9.9.2009
Từ xưa đến nay, câu hỏi: “người ta nói Con Người là ai?” của Đức Giêsu vẫn luôn là đề tài để người đời suy nghĩ, dù tin hay phủ nhận vẫn phải khắc khoải về Con Người này: Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Cộng sản, chính trị…
“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đó là đức tin Kitô giáo. Từ đó phát sinh Kitô giáo vì người tin vào Đức Giêsu thành Nazareth đã tuyên xưng Người là Đức Kitô, là Cứu Chúa của họ. Lời tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô” có hai vế: Đức Giêsu thành Nazareth và Đức Kitô. Đức Giêsu thành Nazareth là con người lịch sử đã sống, đã chết và đã phục sinh. Qua biến cố đó, nhiều người đã nhìn nhận và tuyên xưng Người là Đức Kitô. Câu tuyên xưng”Đức Giêsu Kitô” gói trọn con người lịch sử Đức Giêsu thành Nazareth và Đấng được tuyên xưng là Cứu Chúa, là Đức Kitô, Đấng được niềm tin của Kitô hữu tôn vinh.
Ignace Lepp là một chứng nhân của hành trình thao thức tìm kiếm và cuối cùng đã gặp gỡ “Đức Giêsu Kitô”.
Ignace Lepp đã viết cuốn sách “Từ Các Mác đến Giêsu Kitô”. Tác giả kể lại đời mình và những lý do làm ông tham gia phong trào cộng sản thế giới, để rồi sau đó trở thành tín hữu, rồi làm Linh Mục của Giáo Hội Công Giáo.
Thao thức tìm kiếm
Ignace sinh trong một gia đình giàu có, trưởng giả, ăn mặc sang trọng, nói năng lễ độ, cư xử hòa nhã, lịch thiệp. Giai cấp này khinh bỉ giới thợ thuyền mà họ cho là một bọn thất học, thô lỗ, cộc cằn thiếu tư cách làm người, và đáng sống trong cảnh bần hàn.
Một hôm tình cờ Ignace đọc được cuốn tiểu thuyết “Người Mẹ” của Marxim Gorky trong đó tác giả mô tả đời sống cơ cực, lầm than của dân lao động Nga làm việc trong các nhà máy kỹ nghệ hồi đầu thế kỷ 20.
Gorky không những đã tả hết những nổi nhọc nhằn, đời sống lam lũ của giới thợ thuyền, và bằng một nhận xét sắc bén ông cho thấy đời sống cơ cực của những người này chính là hậu quả của sư bóc lột của giới chủ nhân, sống xa hoa trên mồ hôi và sự khổ cực của dân lao động. Lần đầu tiên Ignace biết được chi tiết đời sống của hạng người mà bấy lâu cậu vẫn thường khinh rẻ và chỉ nhìn thấy từ xa. Và cũng nhờ cuốn sách đó mà cậu biết rằng chính giai cấp tư sản đã bần cùng hóa dân lao động.
Sau khi đọc thêm một vài cuốn nói về đời sống cùng khốn của dân lao động, như những tác phẩm của Anatole France, Victor Hugo, Tolstoi, v.v., Ignacce cương quyết từ bỏ giai cấp của mình để hoạt động cho giới cần lao. Cậu bị thu hút bởi những hứa hẹn của phong trào cộng sản thế giới: tạo nên một xã hội không có giai cấp, không phân chia ranh giới quốc gia, trong đó mọi người được sống bình đẳng, không bị bóc lột và áp chế. Từ đó, đối với cậu, tất cả những tín điều của thuyết duy vật biện chứng đều là những chân lý tuyệt đối, hợp với khoa học.
Cậu được thu nhận vào một tiểu tổ Thanh Niên Cộng Sản lúc vừa 15 tuổi. Trong thời gian này, Ignace đã đi phát truyền đơn, dán bích chương, dự những cuộc biểu tình, mít tinh và diễn thuyết nhân các ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười và Lễ Lao Động.
Việc cậu lên diễn đàn phát biểu trong một buổi lễ lao động đã được báo chí trong thành phố tường thuật chi tiết. Hay được tin này, gia đình cậu đã rất tức giận và buộc cậu phải từ bỏ phong trào nếu không sẽ cắt mọi yểm trợ tài chánh. Nhất quyết theo đuổi lý tưỏng của mình, cậu bỏ nhà ra đi, không mang theo một tý gì, ngoài bộ quần áo đang mặc và ít tiền túi.
Cậu sang ở một thành phố khác và trở lại nhà trường học xong cấp trung học. Ở đó cậu cũng được một tờ báo cộng sản nhận vào làm biên tập và thông tín viên. Cậu bắt đầu viết sách báo, ghi tên vào đại học và học thêm vài ngôn ngữ khác. Vì có trình độ học vấn khá và biết nhiều thứ tiếng, cậu được cất nhấc vào nhiều chức vụ quan trọng trong đảng, như cầm đầu tổ chức tuyên truyền khích động trong một vùng, tổng bí thư một hội trí thức cách mạng quốc tế. Sau đó Ignace được cử đi hầu hết các quốc gia Âu châu để tuyên tuyền cho chủ nghĩa cộng sản và giúp thành lập những tiểu tổ địa phương. Trong giai đoạn này, cậu theo học nhiều lớp do các giáo sư cộng sản giảng dạy và đọc nhiều sách về lý thuyết cộng sản.
Trong lúc hoạt động cho phong trào cộng sản trong các nước độc tài và bảo thủ, Ignace bị bắt nhiều lần. Lần cuối cùng ông bị bắt ở Đức, lúc đó Hitler đã lên cầm quyền. Ông bị kết án tử hình, nhưng lúc sắp bị đem ra pháp trường thì ông được cứu thoát và được bí mật đưa sang Nga.
Đỉnh cao danh vọng.
Vui mừng được đến nước cầm đầu phong trào cộng sản thế giới, ông xin ở lại Nga để phục vụ cho cách mạng. Ông rất được trọng vọng và được giao phó công tác đi diễn thuyết và được bổ làm giáo sư triết học cộng sản ở nhiều trường đại học. Nhờ chức vụ đó, ông được đi hầu hết khắp nước Nga và tiếp xúc với mọi giới. Kinh nghiệm này đã làm ông vỡ mộng một cách ê chề.
Cái thiên đường vô sản ở Nga mà phong trào cộng sản quốc tế thường khoe khoang với thế giới bên ngoài thật ra là một nhà tù khổng lồ, trong đó mọi người, tù nhân cũng như cai ngục, đều sống trong lo âu và sợ hãi. Mỗi lời nói, hành vi và thái độ đều được cân nhắc kỹ lưỡng xem có phù hợp với đường lối của đảng không (mà đường lối thì thay đổi rất bất thường) vì mỗi sơ suất, dù nhỏ nhặt đến đâu cũng có thể dẫn đến tù đày.
Vì được xem là một lý thuyết gia lỗi lạc của chế độ nên đi đâu Ignace cũng được đón tiếp nồng hậu. Điều này khiến ông càng thất vọng hơn nữa. Trong khi, vì chính sách kinh tế khắc nghiệt của Stalin, dân chúng Nga sống trong cảnh đói rách bần cùng thì giới lãnh đạo cộng sản sống một cuộc đời vương giả. Họ chiếm cứ những biệt thự sang trọng và những nhà nghỉ mát của giới quý tộc và chủ nhân thời Nga hoàng. Các bữa tiệc của họ đầy cao lương mỹ vị, rượu volka và caviar không bao giờ thiếu. Các "mệnh phụ phu nhân" cũng khoe khoang áo quần, nữ trang với nhau như giới tư sản trong các xã hội tư bản. Những gia đình quyền quý này cũng có kẻ hầu người hạ mà họ sai bảo và đối xử còn trịch thượng hơn các chủ nhân tư bản Tây Âu.
Thất vọng
Chàng Ignace, bây giờ đã trưởng thành mới nhận thức được rằng xã hội Xô Viết thực chất chỉ là một xã hội phân chia giai cấp, trong đó giai cấp công nhân, thay vì được giải phóng khỏi mọi áp bức như đảng cộng sản rêu rao với thế giới bên ngoài, thực ra bị bóc lột tối đa, và tất cả mọi người, có lẽ chỉ trừ Stalin, đều sống trong sự sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau kể cả bạn bè thân nhất hay vợ chồng, con cái.
Ignace hoàn toàn thất vọng với chế độ Xô Viết, mà chàng cho là đã phản bội lý tưởng cách mạng. Chàng thấy mình không thể nào tiếp tục sống trong bầu không khí ngột ngạt, đầy nghi kỵ và lo lắng như vậy được nữa. Chỉ trích sự sai lầm của chế độ không còn được đặt ra nữa vì Ignace biết sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có thể nguy hiểm cho tính mệnh của mình. Chàng cũng không thể xin ra khỏi đảng hay xin ra nước ngoài, vì làm như vậy người ta có thể buột cậu tội phản đảng, hay nguy hơn nữa, bị nghi là gián điệp của các nước tư bản trà trộn ngay từ đầu để lũng đoạn cách mạng. Với một cáo trạng như vậy, cái chết chắc như cầm trong tay.
May thay trong thời gian đó nhiều người vẫn được phép thư từ với bạn hữu nước ngoài. Dịp may hiếm có đó đã xảy ra khi một "Hội nghị về Hòa bình thế giới" được tổ chức ở Luân đôn, Ignace đã vận động để được mời dự. Với giấy mời trong tay, chàng xin xuất cảnh và rất ngạc nhiên khi được cấp hộ chiếu. Tuy nhiên chàng chỉ thấy an toàn khi ra khỏi biên giới Liên Bang Xô Viết.
Chán nản
Khi trở về lại Tây Âu, Ignace rất chán nản. Lý tưởng mà chàng hăng say phục vụ trong mười mấy năm trời thật ra chỉ là môt sai lầm khổng lồ. Đem thử nghiệm vào một quốc gia, lý thuyết này chỉ đem lại cho nhân dân lao động xứ đó một xã hội đầy bất công, áp bức, thù hận và tạo ra một chế độ độc tài cực kỳ tàn ác. Thất vọng chua cay đó đã làm Ignace mất hết tin tưởng vào cuộc sống mà chàng cho là vô nghĩa. Để lấp khoảng trống trong tâm hồn, chàng đã chìm đắm vào những bê tha trụy lạc. Nhưng ngay sau những cuộc chời bời trác táng đó chàng lại càng chán nản hơn. Có lần chàng đã nghĩ đến tự tử, và đã dự định nhiều lần nhưng không đủ can đảm tự kết liễu đời mình.
Lý tưởng huyền diệu
Một hôm đi chơi về khuya, Ignace tình cờ thấy trên cái bàn của phòng khách, nơi chàng ở trọ, một cuốn sách có nhan đề “Quo Vadis?” (Thầy Đi Đâu ?). Vì khó ngủ, chàng tò mò mở sách ra đọc. Đó là một cuốn tiểu thuyết tả lại cảnh những người Ki-tô hữu đầu tiên bị bách hại dưới thời Neron. Lần đầu tiên, sau khi thất vọng về chế độ cộng sản Xô Viết, Ignace đọc cuốn sách này một cách say mê, chàng đã đọc thẳng một mạch cho đến sáng. Chàng thấy những nạn nhân của cuộc bách hại này chỉ vì theo đuổi một lý tưởng mà họ cho là cao đẹp đã chịu để cọp và sư tử xé xác ăn tươi nuốt sống mình trong các đấu trường còn hơn là chối bỏ niềm tin đó.
Để tìm hiểu thêm những lý do gì mà những tín đồ Thiên Chúa giáo này đã dám liều chết đến như vậy, chàng tìm đọc thêm những sách khác nói về tôn giáo này. Những sách tả về đời sống của các cộng đồng Thiên Chúa giáo đầu tiên làm chàng thích thú. Chàng thấy họ sống một đời sống đúng như lý tưởng mà chàng thường ấp ủ: chia sẻ của cải cho nhau, thương yêu nhau như anh em môt nhà. Chàng tự hỏi không biết các cộng đồng Thiên Chúa giáo tiên khởi có sống thật như vậy không, hay đó chỉ là những tài liệu tuyên truyền như các chế độ cộng sản thường làm. Chàng tìm đọc thêm nhiều sách khác của nhiều tác giả khác, có người theo Thiên Chúa giáo, có người vô thần. Nội dung những sách đó có khác nhau về chi tiết, nhưng đại cương thì rất giống nhau. Tất cả đều nói lên sự yêu mến, việc chia sẻ của cải cho nhau trong các cộng đồng đó là hợp lẽ phải. Chàng thấy lối sống đó hợp với lý tưởng mà chàng hằng mơ ước, một xã hội cộng sản chân chính không dựa trên hận thù và đấu tranh mà dựa trên tình yêu thương vô điều kiện.
Tất cả những sách vở chàng đọc được về lối sống của các cộng đồng nói trên đều dẫn đến lời giảng của một người: Giêsu ở thành Nazareth, và một nguồn tài liệu: các sách Phúc Âm. Ignace cảm thấy bị lôi cuốn vào những lời giảng dạy tuyệt vời của Giêsu. Bài giảng trên núi và các dụ ngôn không những rất thi vị, mà còn chứa một học thuyết huyền diệu. Nhưng điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho Ignace chính là con người Giêsu, một người rất mực giản dị và nhân hậu với tất cả những người cùng khổ. Giêsu sống hoàn toàn bình đẳng không những với các môn đệ mà với những người nghèo khó nhất. Cách Giêsu đối xử với những người tội lỗi như bà Marie ở Magdala và những người thâu thuế thật khác xa với các phương pháp mà công an và cảnh sát ở Liên Bang Sô Viết đối xử với công dân của họ.
Sau khi đọc kỹ sách Phúc âm và nhiều sách khác, Ignace cho rằng những điều viết về Giêsu là có thật.
Với một tính tình hiếu động, chàng nhất quyết dâng hiến trọn vẹn đời mình cho lý tưởng mới cũng như trước kia chàng đã từng hăng say hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản. Ignace đã xin rửa tội theo đạo Công giáo và xin được làm linh mục để phục vụ mọi người, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, quốc gia hay chủng tộc trong một tình yêu tuyệt đối.
Ignace Lepp thao thức tìm kiếm và cuối cùng đã gặp gỡ “Đức Giêsu Kitô” và đã trở nên Linh mục. Câu chuyện tuyệt đẹp về một hành trình ơn gọi. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Còn anh em bảo Thầy là ai?" là thao thức cho những ai khao khát chân lý.
Ba bức chân dung về Đức Giêsu
Ðức Giêsu đặt một câu hỏi quan trọng cho các môn đệ: "Người ta bảo Thầy là ai?". Dân chúng chỉ có một cái nhìn mơ hồ và thiếu sót về Ðức Giêsu. Họ coi Ngài là Gioan Tẩy Giả, là tiên tri Êlia hay một tiên tri nào đó.
Ðức Giêsu chờ đợi một câu trả lời rõ ràng và đầy đủ hơn từ phía các môn đệ thân tín. "Còn anh em bảo Thầy là ai?" Phêrô, đại diện cho cả nhóm, nói lên niềm xác tín của mình: "Thầy là Ðức Kitô.".
"Thầy là ai?”, Ðức Giêsu là ai? Ðó là một câu hỏi được đặt ra cho mọi thời đại. Câu hỏi được đặt ra để chờ đợi một câu trả lời có ảnh hưởng quyết định trên lối sống của người trả lời. Câu hỏi này ngày nay cũng gặp được nhiều câu trả lời khác nhau, và mỗi câu trả lời kéo theo một nếp sống khác nhau.
Tuy nhiên điều quan trọng ở chỗ là mỗi người Kitô hữu đặt cho mình câu hỏi: đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Bức chân dung nào đã điều khiển những tư tưởng, tâm tình và hoạt động của tôi? Phải làm thế nào để trình bày chân dung sống động của Đức Giêsu cho anh chị em của tôi hôm nay?
Phần tôi, tôi thích ba bức chân dung về Đức Giêsu: Hài nhi trong máng cỏ, Tử tội trên thập giá và Tấm Bánh trên bàn thờ.
- Là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai, nhưng khi chấp nhận làm người, Đức Giêsu đã được sinh ra trong một chuồng chiên, được mẹ bọc tả đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,12). Ngôi Hai làm người là “một tin mừng trọng đại” cho toàn dân, lại phải “ở nhờ” nhà súc vật (Lc 2,11).
- Đức Giêsu lên ngôi vua trên Thập giá. Cái chết đau thương tủi nhục của một tử tội lại trở nên hiến tế, nguồn ơn cứu độ cho nhân loại.
- “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Đấng ban sự sống cho muôn loài (CV 17,25), Đấng mà vừa nghe Danh thánh thì cả trên trời dưới đất và trong âm phủ, muôn vật phải bái quỳ (Pl 2,10) đã trở nên Tấm Bánh nuôi nhân loại qua Thánh lễ mỗi ngày.
Máng cỏ là nhà Chúa sinh ra. Thập giá là ngai Chúa lên ngôi vua. Tấm bánh là Mình Thánh Chúa. Bức tranh máng cỏ - chuồng chiên là sự chiến thắng cám dỗ về của cải vật chất. Bức tranh Thập giá- Đồi Sọ mô tả chiến thắng về chức quyền. Bức tranh Tấm Bánh- Thánh Thể giải bày chiến thắng cám dỗ về danh vọng.
Thiên Chúa làm người và đã trở nên tôi tớ. Thiên Chúa đã đóng đinh mọi sức mạnh áp chế, mọi quyền lực thống trị. Người đã trở nên anh em để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho con người.
Đấng mà chúng ta tôn thờ và yêu mến không chỉ là Đức Chúa, Đấng Tối Cao, Đấng Thánh, mà còn là Con Người, là anh em, là người trao ban sự sống dồi dào.
Kim Ngọc, 9g ngày 9.9.2009
Qua đau khổ Thánh Giá tới vinh quang Phục Sinh
LM. Trần Bình Trọng
21:34 08/09/2009
QUA ÐAU KHỔ THÁNH GIÁ TỚI VINH QUANG PHỤC SINH
Chúa Nhât 24 Thường Niên, Năm B
Is 50:5-9a; Gc 2:14-18; Mc 8:27-35
Theo quan niệm Do thái giáo thời bấy giờ, thì Ðấng cứu thế phải là nhà lãnh đạo trổi vượt, một nhà cải cách xã hội tài ba, một tướng lãnh bách chiến bách thắng để có thể lật đổ ách thống trị của ngoại bang là người La mã đang cai trị họ thời vua Hêrođê và đưa dân tộc họ lên hàng số một, làm bá chủ hoàn cầu. Ngay cả các tông đồ đã theo Chúa ba năm, nghe lời Người giảng dạy và chứng kiến phép lạ Người làm, cũng còn nuôi quan niệm sai lầm về Ðấng cứu thế.
Tới lúc mà Ðức Giêsu muốn biết xem người ta nói gì về Người mới hỏi các tông đồ: Người ta bảo Thầy là ai (Mc 8:27)? Sau khi họ thuật lại về việc người ta gán cho Thầy các ông là nhân vật nọ, nhân vật kia như Gioan Tẩy Giả, Êlia hay một ngôn sứ nào đó trong Thánh kinh, thì Chúa muốn biết xem các tông đồ nghĩ Người là ai? Ðối với Ðức Giêsu, người ta bảo Người là ai không quan trọng cho bằng việc các tông đồ bảo Thầy của họ là ai. Phêrô đại diện các tông đồ trả lời: Thầy là Ðấng Kitô (Mc 8:29).
Với kiến thức chài lưới, làm sao thánh Phêrô nhận ra Thầy mình là Ðấng Kitô được? Theo Phúc âm thánh Mát-thêu, thì thánh Phêrô còn nói thêm Thầy mình là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:16). Chúa Giêsu bảo chính Thiên Chúa Cha đã mặc khải điều đó cho Phêrô (Mt 16:17). Tuy thế thánh Phêrô vẫn chưa hiểu đủ về sứ mệnh và đường lối của Thầy mình. Nói cách khác tầm hiểu biết của thánh Phêrô về Ðức Kitô còn giới hạn và mơ hồ. Ðối với các tông đồ thì việc Thầy họ chịu đau khổ không thể nào chấp nhận được. Vì thế ông Phêrô lên tiếng can ngăn Thầy mình khỏi phải chịu đau khổ. Ông muốn Ðấng Kitô đi theo đường lối của loài người, nghĩa là tránh cảnh khổ nạn. Sở dĩ có sự can ngăn như thế là vì các tông đồ chưa hiểu lời Thánh kinh. Các ông chưa hiểu rằng người đầy tớ của Ðức Giavê chịu đau khổ mà ngôn sứ Isaia nói đến hôm nay ám chỉ về Ðấng Cứu thế, là Thầy của họ. Và trong Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cũng áp dụng lời tiên tri về người đầy tớ của Ðức Giavê về cho Người.
Ðể loại bỏ những quan niệm sai lầm về Ðấng Cứu thế, Ðức Giêsu lập tức tiên báo về cuộc khổ hình và tử nạn mà Người sẽ phải chịu (Mc 8:31). Ðây là lần thứ nhất Ðức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá của Người. Và sau này Chúa còn tiên báo hai lần nừa về của khổ nạn của Người. Như vậy Ðức Giêsu cho ta thấy điều nghịch lí của đạo Kitô giáo. Khi ta chịu đau khổ thiệt thòi vì yêu mến Chúa, ta sẽ tìm được sự sống mới trong Chúa. Do đó mà thánh Augustinô mới đặt bút viết: Ðâu có yêu, đó không còn khổ. Và giả như có khổ đi nữa, người ta lại chấp nhận đau khổ vì yêu.
Chìa khoá để mở cửa cho sự hiểu biết và đương đầu với đau khổ là ý nghĩa và mục đích. Chúa Cứu thế đến để đem lại ý nghĩa và mục đích cho đau khổ và sự chết. Người tín hữu không chuốc lấy đau khổ chỉ vì muốn khổ, như là một đường cùng không lối thoát. Nếu dừng lại ở đau khổ thánh giá là ta chọn đi con đường cụt và ta sẽ bị bế tắc. Nói như vậy có nghĩa là khi gặp những đau khổ về phần xác như bệnh tật hoặc phần tinh thần như những chán nản, sợ hãi, thất vọng, ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị. Bác sĩ và thuốc men là dụng cụ Chúa dùng để chữa trị bệnh tật loài người. Ðôi khi Chúa còn chữa trị bệnh tật loài người cách trực tiếp mà không cần đến bác sĩ hay thuốc men. Cách thế chữa trị như vậy, được gọi là phép lạ.
Khi phải mang bệnh tật về phần xác hay tinh thần và sau khi đã tìm cách chữa trị, mà vẫn không thuyên giảm, ta cần học chịu đựng vì yêu mến Chúa, để được tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa, thì việc chịu đựng mới mang lại ơn ích thiêng liêng. Chịu đau khổ như vậy vì lòng mến Chúa và để đền bù tội lỗi, gồm tội lỗi mình và tội lỗi nhân loại, thì việc chịu đau khổ của ta được kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa. Ðem ý tưởng yêu mến Chúa vào việc chịu đau khổ và đem ý tưởng đền tội vào việc chịu đau khổ sẽ giúp cho việc chịu đau khổ được nhẹ nhàng và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Ðang bực mình, khó chịu về lời nói, cử chỉ hay việc làm trái ý, mà dâng cho Chúa, xin cam chịu vì yêu mến Chúa, hay chịu đựng để đền tội mình - cần nêu rõ tội đó ra - thì giống như giội gáo nước lạnh trên đầu làm nguôi cơn nóng giận. Chịu đau khổ như vậy được gọi là đau khổ giải thoát hay đau khổ mang lại ơn cứu rỗi.
Mang lấy gánh nặng của cuộc sống đòi hỏi người tín hữu phải có một đức tin kiên trì và một tâm hồn tín thác vào Chúa. Chỉ bằng việc suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, bằng kinh nghiệm đau khổ cá nhân và bằng lời cầu nguyện dâng hiến, ta mới có thể cảm nghiệm được ý nghĩa của lời Chúa: Hỡi những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Lời cầu nguyện xin cho được chịu đau khổ vì yêu mến:
Lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa!
Chúa đã chấp nhận đau khổ vì yêu mến loài người.
Con xin dâng lên Chúa những đau khổ của con
về phần xác, phần hồn và tinh thần:
những nỗi lo âu, sợ hãi, cô đơn và buồn chán
những hiểu lầm và nghi kị,
những thiệt thòi và tủi hổ của đời con.
Xin Chúa đến ở bên con và đồng hành với con
để biến đổi đời sống con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Chúa Nhât 24 Thường Niên, Năm B
Is 50:5-9a; Gc 2:14-18; Mc 8:27-35
Theo quan niệm Do thái giáo thời bấy giờ, thì Ðấng cứu thế phải là nhà lãnh đạo trổi vượt, một nhà cải cách xã hội tài ba, một tướng lãnh bách chiến bách thắng để có thể lật đổ ách thống trị của ngoại bang là người La mã đang cai trị họ thời vua Hêrođê và đưa dân tộc họ lên hàng số một, làm bá chủ hoàn cầu. Ngay cả các tông đồ đã theo Chúa ba năm, nghe lời Người giảng dạy và chứng kiến phép lạ Người làm, cũng còn nuôi quan niệm sai lầm về Ðấng cứu thế.
Tới lúc mà Ðức Giêsu muốn biết xem người ta nói gì về Người mới hỏi các tông đồ: Người ta bảo Thầy là ai (Mc 8:27)? Sau khi họ thuật lại về việc người ta gán cho Thầy các ông là nhân vật nọ, nhân vật kia như Gioan Tẩy Giả, Êlia hay một ngôn sứ nào đó trong Thánh kinh, thì Chúa muốn biết xem các tông đồ nghĩ Người là ai? Ðối với Ðức Giêsu, người ta bảo Người là ai không quan trọng cho bằng việc các tông đồ bảo Thầy của họ là ai. Phêrô đại diện các tông đồ trả lời: Thầy là Ðấng Kitô (Mc 8:29).
Với kiến thức chài lưới, làm sao thánh Phêrô nhận ra Thầy mình là Ðấng Kitô được? Theo Phúc âm thánh Mát-thêu, thì thánh Phêrô còn nói thêm Thầy mình là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:16). Chúa Giêsu bảo chính Thiên Chúa Cha đã mặc khải điều đó cho Phêrô (Mt 16:17). Tuy thế thánh Phêrô vẫn chưa hiểu đủ về sứ mệnh và đường lối của Thầy mình. Nói cách khác tầm hiểu biết của thánh Phêrô về Ðức Kitô còn giới hạn và mơ hồ. Ðối với các tông đồ thì việc Thầy họ chịu đau khổ không thể nào chấp nhận được. Vì thế ông Phêrô lên tiếng can ngăn Thầy mình khỏi phải chịu đau khổ. Ông muốn Ðấng Kitô đi theo đường lối của loài người, nghĩa là tránh cảnh khổ nạn. Sở dĩ có sự can ngăn như thế là vì các tông đồ chưa hiểu lời Thánh kinh. Các ông chưa hiểu rằng người đầy tớ của Ðức Giavê chịu đau khổ mà ngôn sứ Isaia nói đến hôm nay ám chỉ về Ðấng Cứu thế, là Thầy của họ. Và trong Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu cũng áp dụng lời tiên tri về người đầy tớ của Ðức Giavê về cho Người.
Ðể loại bỏ những quan niệm sai lầm về Ðấng Cứu thế, Ðức Giêsu lập tức tiên báo về cuộc khổ hình và tử nạn mà Người sẽ phải chịu (Mc 8:31). Ðây là lần thứ nhất Ðức Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá của Người. Và sau này Chúa còn tiên báo hai lần nừa về của khổ nạn của Người. Như vậy Ðức Giêsu cho ta thấy điều nghịch lí của đạo Kitô giáo. Khi ta chịu đau khổ thiệt thòi vì yêu mến Chúa, ta sẽ tìm được sự sống mới trong Chúa. Do đó mà thánh Augustinô mới đặt bút viết: Ðâu có yêu, đó không còn khổ. Và giả như có khổ đi nữa, người ta lại chấp nhận đau khổ vì yêu.
Chìa khoá để mở cửa cho sự hiểu biết và đương đầu với đau khổ là ý nghĩa và mục đích. Chúa Cứu thế đến để đem lại ý nghĩa và mục đích cho đau khổ và sự chết. Người tín hữu không chuốc lấy đau khổ chỉ vì muốn khổ, như là một đường cùng không lối thoát. Nếu dừng lại ở đau khổ thánh giá là ta chọn đi con đường cụt và ta sẽ bị bế tắc. Nói như vậy có nghĩa là khi gặp những đau khổ về phần xác như bệnh tật hoặc phần tinh thần như những chán nản, sợ hãi, thất vọng, ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị. Bác sĩ và thuốc men là dụng cụ Chúa dùng để chữa trị bệnh tật loài người. Ðôi khi Chúa còn chữa trị bệnh tật loài người cách trực tiếp mà không cần đến bác sĩ hay thuốc men. Cách thế chữa trị như vậy, được gọi là phép lạ.
Khi phải mang bệnh tật về phần xác hay tinh thần và sau khi đã tìm cách chữa trị, mà vẫn không thuyên giảm, ta cần học chịu đựng vì yêu mến Chúa, để được tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa, thì việc chịu đựng mới mang lại ơn ích thiêng liêng. Chịu đau khổ như vậy vì lòng mến Chúa và để đền bù tội lỗi, gồm tội lỗi mình và tội lỗi nhân loại, thì việc chịu đau khổ của ta được kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa. Ðem ý tưởng yêu mến Chúa vào việc chịu đau khổ và đem ý tưởng đền tội vào việc chịu đau khổ sẽ giúp cho việc chịu đau khổ được nhẹ nhàng và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Ðang bực mình, khó chịu về lời nói, cử chỉ hay việc làm trái ý, mà dâng cho Chúa, xin cam chịu vì yêu mến Chúa, hay chịu đựng để đền tội mình - cần nêu rõ tội đó ra - thì giống như giội gáo nước lạnh trên đầu làm nguôi cơn nóng giận. Chịu đau khổ như vậy được gọi là đau khổ giải thoát hay đau khổ mang lại ơn cứu rỗi.
Mang lấy gánh nặng của cuộc sống đòi hỏi người tín hữu phải có một đức tin kiên trì và một tâm hồn tín thác vào Chúa. Chỉ bằng việc suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, bằng kinh nghiệm đau khổ cá nhân và bằng lời cầu nguyện dâng hiến, ta mới có thể cảm nghiệm được ý nghĩa của lời Chúa: Hỡi những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28).
Lời cầu nguyện xin cho được chịu đau khổ vì yêu mến:
Lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa!
Chúa đã chấp nhận đau khổ vì yêu mến loài người.
Con xin dâng lên Chúa những đau khổ của con
về phần xác, phần hồn và tinh thần:
những nỗi lo âu, sợ hãi, cô đơn và buồn chán
những hiểu lầm và nghi kị,
những thiệt thòi và tủi hổ của đời con.
Xin Chúa đến ở bên con và đồng hành với con
để biến đổi đời sống con. Amen.
Lm Trần Bình Trọng
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi khám phá vẻ đẹp của tạo vật
Bùi Hữu Thư
08:38 08/09/2009
Ngài suy tư về quà tặng của thánh Bonaventura cho Giáo Hội
BAGNOREGGIO, Ý, ngày 7 tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Theo Đức Thánh Cha Benedict XVI, Thánh Bonaventura, cũng như cha linh hướng của ngài là Thánh Phanxicô, đã có một điệp văn cho ngày hôm nay: Tạo vật cần được mến chuộng trong ánh sáng của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha suy tư về khía cạnh này của giáo huấn Thánh Bonaventura khi ngài viếng thăm nơi sanh của vị thánh này hôm chủ nhật vừa qua.
Đức Thánh Cha đã nghiên cứu về Thánh Bonaventura khi còn là một sinh viên trong chương trình tiến sĩ, công nhận là “di sản văn hóa phong phú và nhiệm bí” do vị thánh để lại khó mà tóm lược được.
Do đó ngài chỉ suy niệm về một vài điểm của di sản của Thánh Bonaventura: như chứng nhân là một kẻ đi tìm kiếm Thiên Chúa, lòng yêu mến ngài dành cho tạo vật, và chứng nhân cho niềm hy vọng của ngài.
Về điểm thứ hai, Đức Thánh Cha gọi Thánh Bonaventura là “một ca sĩ thần tiên ca ngợi tạo vật”, một người “học biết cách ca tụng Thiên Chúa qua tất cả mọi tạo vật.”
Ngài tiếp: “Thánh Bonaventura trình bầy một viễn cảnh tốt đẹp của thế giới, như qùa tặng của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. [...] Thật là có ích biết bao nếu ngày nay, chúng ta khám phá được vẻ đẹp và giá trị của tạo vật dưới ánh sáng của sự tốt lành và huy hoàng của thượng giới!
"Trong Chúa Kitô, Thánh Bonaventura nhận xét rằng chính vũ trụ có thể là tiếng nói về Thiên Chúa, dẫn đưa chúng ta khám phá sự hiện diện của Người; mời gọi chúng ta tôn vinh và ca tụng Người trong mọi sự."
Đức Thánh Cha cũng nói đến vị Thánh như “một sứ giả của niềm hy vọng.”
Ngài nhận xét, “Chúng ta tìm được một hình ảnh tuyệt vời của niềm hy vọng trong các bài giảng Mùa Vọng của ngài, trong đó ngài so sánh chuyển động của niềm hy vọng với cánh bay của một con chim, xòe cánh thật xa, và sử dụng tất cả năng lực để cử động chúng. [...] Hy vọng là cất cánh bay lên, Thánh Bonaventura đã nói như vậy."
Trích dẫn thông điệp thứ hai của ngài, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta được nâng đỡ bởi niềm hy vọng Chúa ban, “chúng ta không bao giờ lâm nguy vì đánh mất can đảm để đóng góp cho sự cưú rỗi của nhân loại, như vị thánh đã làm, và ‘chúng ta có thể mở lòng, và mở thế giới ra cho Thiên Chúa bước vào, một Thiên Chúa là sự thật, là tình yêu, và là sự thiện hảo.’”
BAGNOREGGIO, Ý, ngày 7 tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Theo Đức Thánh Cha Benedict XVI, Thánh Bonaventura, cũng như cha linh hướng của ngài là Thánh Phanxicô, đã có một điệp văn cho ngày hôm nay: Tạo vật cần được mến chuộng trong ánh sáng của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha suy tư về khía cạnh này của giáo huấn Thánh Bonaventura khi ngài viếng thăm nơi sanh của vị thánh này hôm chủ nhật vừa qua.
Đức Thánh Cha đã nghiên cứu về Thánh Bonaventura khi còn là một sinh viên trong chương trình tiến sĩ, công nhận là “di sản văn hóa phong phú và nhiệm bí” do vị thánh để lại khó mà tóm lược được.
Do đó ngài chỉ suy niệm về một vài điểm của di sản của Thánh Bonaventura: như chứng nhân là một kẻ đi tìm kiếm Thiên Chúa, lòng yêu mến ngài dành cho tạo vật, và chứng nhân cho niềm hy vọng của ngài.
Về điểm thứ hai, Đức Thánh Cha gọi Thánh Bonaventura là “một ca sĩ thần tiên ca ngợi tạo vật”, một người “học biết cách ca tụng Thiên Chúa qua tất cả mọi tạo vật.”
Ngài tiếp: “Thánh Bonaventura trình bầy một viễn cảnh tốt đẹp của thế giới, như qùa tặng của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. [...] Thật là có ích biết bao nếu ngày nay, chúng ta khám phá được vẻ đẹp và giá trị của tạo vật dưới ánh sáng của sự tốt lành và huy hoàng của thượng giới!
"Trong Chúa Kitô, Thánh Bonaventura nhận xét rằng chính vũ trụ có thể là tiếng nói về Thiên Chúa, dẫn đưa chúng ta khám phá sự hiện diện của Người; mời gọi chúng ta tôn vinh và ca tụng Người trong mọi sự."
Đức Thánh Cha cũng nói đến vị Thánh như “một sứ giả của niềm hy vọng.”
Ngài nhận xét, “Chúng ta tìm được một hình ảnh tuyệt vời của niềm hy vọng trong các bài giảng Mùa Vọng của ngài, trong đó ngài so sánh chuyển động của niềm hy vọng với cánh bay của một con chim, xòe cánh thật xa, và sử dụng tất cả năng lực để cử động chúng. [...] Hy vọng là cất cánh bay lên, Thánh Bonaventura đã nói như vậy."
Trích dẫn thông điệp thứ hai của ngài, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta được nâng đỡ bởi niềm hy vọng Chúa ban, “chúng ta không bao giờ lâm nguy vì đánh mất can đảm để đóng góp cho sự cưú rỗi của nhân loại, như vị thánh đã làm, và ‘chúng ta có thể mở lòng, và mở thế giới ra cho Thiên Chúa bước vào, một Thiên Chúa là sự thật, là tình yêu, và là sự thiện hảo.’”
Phá thai và kế hoạch cải tổ y tế của Tổng Thống Obama
Nguyễn Kim Ngân
09:45 08/09/2009
PHÁ THAI và KẾ HOẠCH CẢI TỔ Y TẾ CỦA TT OBAMA:
Những dữ kiện nòng cốt
Tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy tấm ảnh chàng, trên kệ sách báo và tranh ảnh ở cuối nhà thờ, lẫn trong những tấm ảnh các thánh mà Giáo Hội kính nhớ vào tháng Tám, một tháng kỷ lục có nhiều vị thánh thời danh, tỉ như thánh Alphongsô, Gioan Vienney, Đaminh, Maximilianô Kolbe, Lôrensô, kể cả mẹ con thánh nữ Mônica và Augustinô nữa. Nhác trông cứ y như là, nhưng đẹp trai hơn, thánh Martinô thành Porres; có khác chăng là không có vầng hào quang trên đầu. Những hàng chữ thật rõ ràng ngay bên dưới ảnh chàng: “Kinh cầu cho sự hoán cải của Tổng Thống (TT) Barack Obama.” Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, trải qua vài ba đời TT rồi, tôi chưa hề chứng kiến hiện tượng nào lạ như thế này bao giờ. Tổng thống đi nhà thờ thì tuần nào cũng thấy rồi, có khi các ông còn đi thăm dân hai đến ba lần trong một Thánh lễ. Nhưng ảnh TT để lẫn lộn với các thánh kiểu này thì đây là lần đầu. Lật ra đàng sau tấm ảnh thì thấy có cả một bản kinh hẳn hoi, cùng với những lời chỉ dẫn: “Hãy đọc kinh dưới đây, cầu xin thánh Phaolô ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, rồi kết thúc bằng Kinh Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.” Và đây là toàn thể bài kinh:
“Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, là đấng hoán cải thời danh, là vị truyền giảng chân lý và là Tiến Sĩ của Dân Ngoại, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa là Đấng đã tuyển chọn Ngài. Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, Ngài là Đấng được tuyển lựa để truyền rao chân lý cho toàn thế giới.
“Lậy Chúa, Chúa đã dậy dỗ muôn dân qua lời rao giảng của Phaolô, vị thánh Tông Đồ của Chúa. Xin nhờ lời bầu cử mạnh thế của Người mà ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, về với nguồn ơn sủng dồi dào sung mãn của Chúa. Xin giúp TT biết nhìn nhận nhân vị của hết mọi con người, từ trước khi được hạ sinh cho đến lúc đã ra chào đời. Xin giúp chúng con, khi đang kính nhớ thánh Phaolô hôm nay, và khi đang cố công loan truyền chân lý của Chúa, được biết liên lỉ chạy đến với Chúa Thánh Thần hầu tìm ra nguồn ơn hướng dẫn.”
Đúng là điềm báo của một sự kiện nào đó ghê gớm sắp xẩy đến rồi đây! Cứ theo tinh thần của lời kinh thì đích nhắm chắc hẳn phải là cuộc “cải cách chăm sóc sức khỏe” của vị đương kim TT, tạm gọi là “cải tổ y tế” như báo đài đã loan tin rùm beng.
Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, thì 51% dân Mỹ tự cho mình là phò sinh (Gallup, tháng 6, 2009); 61% dân Mỹ cho rằng phá thai là một vấn đề quan yếu; 52% người nghĩ rằng phá thai tại Mỹ thật quá dễ thực hiện (Rasmussen, tháng 6, 2009); và 62% dân Mỹ muốn có thêm hạn chế trong việc phá thai, trong khi chỉ có 36% cho rằng phá thai phải được tự do thoải mái (CBS, tháng 6, 2009).
Sau đây là các đề nghị chính:
(1) Một trong các yêu cầu tăng ngân sách của TT Obama, dự luật Dành Riêng Ngân Khoản Phục Vụ--Financial Services Appropriations (FSA) bill—là cho phá thai được tài trợ công khai trong vùng DC--District of Columbia. Điều này đã đảo ngược việc ngăn cấm kéo dài suốt 13 năm qua trong việc dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai tại vùng thủ đô. Các tu chính nhằm phục hồi việc ngăn cấm đều đã bị đa số cản trở hoặc đánh bại. Hiện tại, 41% các vụ thai nghén đều kết thúc bằng phá thai, điều khiến cho thủ đô có được hệ số phá thai cao nhất nước.
(2) Tu chính án do Nghị Sĩ Durbin đề nghị cho dự luật FSA đã mở đường cho việc dùng tiền thuế tài trợ cho phá thai qua Chương Trình Phúc Lợi Sức Khỏe (FEHBP) dành cho khoảng 8 triệu nhân viên liên bang. Chương trình FEHBP này đã liên tục được bàn thảo như là một mẫu điển hình cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.
(3) Các nghị sĩ hạ viện thì bỏ phiếu chống lại Tu Chính Án Pence thuộc dự án Dành Riêng quỹ cho Lao Động/Sức Khỏe/Giáo Dục. Tu chính án này vốn sẽ ngăn chận việc dùng tiền thuế tài trợ cho phong trào Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) hoặc bất kỳ một cơ sở nào làm dịch vụ phá thai. Chỉ trong năm ngoái, phong trào KHHGĐ đã thực hiện hơn 300,000 vụ phá thai. Viện Guttmacher, vốn là cơ sở nghiên cứu chính của KHHGĐ, đã tường trình rằng con số phá thai sẽ tăng quá 30% ngay khi nhận được tiền thuế tài trợ.
(4) Qua tu chính án do Nghị sĩ Lautenberg đề nghị, Thượng viện đã vĩnh viễn đánh đổ chính sách Mexicô, vốn ngăn chận tiền thuế tài trợ cho các cơ quan quốc tế chuyên thực hiện hoặc hỗ trợ cho phá thai. Điều này đem lại sức mạnh của luật pháp cho chính sách hiện thời là tài trợ cho các dịch vụ quốc tế mà TT Obama đã ban hành ngày 23 tháng Giêng năm 2009, tức chỉ 3 ngày sau lễ đăng quang. Điều đó có nghĩa là các TT tương lai sẽ không có quyền tái lập việc ngăn cấm tài trợ nữa.
(5) Theo chỉ thị của TT, Lưỡng Viện đã hoàn toàn cắt đứt việc tài trợ cho công cuộc giáo dục tiết dục—abstinence education—và đã chỉ định một ngân khoản tối thiểu là 164 triệu dành cho việc giáo dục phái tính duy-ngừa-thai-toàn-diện, tức “contraceptive-only comprehensive sex education.”
Thêm nữa, Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe và Nhân Dụng—HHS—Bà Kathleen Sebelius, có một ngân qũy vào khoảng 640 triệu dành riêng cho các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Cuộc thăm dò Zogby cho thấy khoảng 80% các bậc làm cha mẹ mong muốn có thêm nền giáo dục dựa trên tiết dục. Nghiên cứu cho rằng nền giáo dục tiết dục có nhiều hiệu quả trong việc làm chậm lại sự khởi đầu của sinh hoạt dục tính nơi giới trẻ hơn là nền giáo dục phái tính toàn diện (CSE—comprehensive sex education). Giáo dục phái tính toàn diện không cho thấy hiệu quả trên động thái của giới trẻ, điều thật đáng ngạc nhiên.
(6) TT Obama đang hỗ trợ cho Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người Mất Năng Lực. Hội nghị này, qua việc xác nhận “sức khỏe dục tính và sinh sản”, cũng nhìn nhận một thứ quyền quốc tế về phá thai. TT đang hối thúc Thượng viện thông qua hiệp ước thiết lập một ủy ban quốc tế nhằm quyết định xem Hoa Kỳ có tuân thủ các điều khoản của hiệp ước không, và nếu thông qua, hiệp ước sẽ có quyền ưu tiên so với mọi luật lệ liên bang lẫn tiểu bang liên quan đến người mất năng lực. Vaticăng thì phản đối việc sử dụng ngôn từ “sức khỏe dục tính và sinh sản” do bởi nó có thể được dùng để chối bỏ chính cái quyền căn bản là quyền sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra đã mang tật nguyền.
DỰ LUẬT CẢI CÁCH Y TẾ
(1) Theo bản văn hiện tại về dự luật chăm sóc sức khỏe của lưỡng viện, thì các giới chức liên bang có quyền yêu cầu các kế hoạch chăm sóc sức khỏe bao gồm luôn các dịch vụ phá thai, cũng như dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai, và khi làm thế, tất nhiên sẽ đưa đến việc gia tăng con số những người cung cấp dịch vụ phá thai trên toàn quốc. Theo giới lập pháp và tư pháp, hạn từ “chăm sóc sức khỏe nòng cốt” đã bao gồm các dịch vụ phá thai. Vì phá thai là nồng cốt, thành ra cần phải cung cấp mọi dịch vụ liên quan, nghĩa là phải hỗ trợ bằng vận dụng tiền đóng thuế, gia tăng số người làm việc phá thai, mở thêm các cơ sở phá thai trên toàn quốc, nhất là tại những chỗ chưa có. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dù là công giáo cũng buộc phải tham gia trong việc phá thai, nếu không, sẽ bị buộc tội là “lơ là với bệnh nhân,” cũng có nghĩa là mất giấy hành nghề.
(2) Một điều khoản trong dự luật sức khỏe cho phép thành lập cơ quan Nghiên Cứu Phẩm Chất dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm thẩm định việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất về giá cả trong một điều kiện y tế cụ thể và có thể thay thế cả quyết định của bác sĩ đối với người bệnh. Như đã xẩy ra tại Anh Quốc, kiểu làm việc bao cấp của chính phủ đã đem lại việc chăm sóc không thích hợp và thiếu hiệu quả có thể đem đến những cái chết oan nghiệt. Phần đa số đã bỏ phiếu chống lại tu chính án do một nghị sĩ phò sinh đề nghị đối với người già yếu và mắc bệnh kinh niên. TT bảo rằng “các bệnh nhân kinh niên và sắp đến ngày đứt bóng đã chiếm tới 80% dự án chăm sóc sức khỏe.”
(3) Các dự luật chăm sóc sức khỏe yêu cầu thành lập ủy ban cố vấn phúc lợi sức khỏe có nhiệm vụ xác định phúc lợi cho mọi kế hoạch sức khỏe tại Hoa Kỳ. Vì do Bộ Trưởng Bộ Sức Khỏe—HHS—thành lập, do đó sẽ không có ý kiến từ toàn dân về những gì ủy ban sẽ xác định liên quan đến các thành tố cần thiết của bảo hiểm sức khỏe.
(4) Trong giai đoạn hiện tại, không hề thấy nói gì đến vụ lương tâm dành cho cá nhân hay đoàn thể tôn giáo khi phải chọn lựa các kế hoạch có bao gồm cả việc phá thai. Các cơ sở và cơ quan thuộc công giáo sẽ bị buộc phải bao gồm dịch vụ phá thai trong bảo hiểm sức khỏe của các nhân viên.
(5) Dự luật chăm sóc sức khỏe của Thượng viện còn bao hàm một điều khoản ngụy trang ăn khớp với các điều khoản của Dự luật FoCA; nó sẽ vô hiệu hoá mọi luật lệ của các tiểu bang nào có dự định cấm cản các dịch vụ sức khỏe nồng cốt--một lần nữa, đây vẫn là một mệnh đề bao hàm các dịch vụ phá thai. Luật chăm sóc sức khỏe Liên bang sẽ đảo lộn những điều khoản của luật tiểu bang sau đây:
*42 tiểu bang chỉ có luật do bác sĩ ấn định về vấn đề thực hành dịch vụ phá thai;
*23 tiểu bang đi theo luật liên bang trong việc giới hạn chi phí tài trợ của Tu chính Hyde;
*27 tiểu bang có luật lệ phá thai hẳn hòi nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ;
*30 tiểu bang có luật thỏa thuận thông báo (phụ nữ sẽ nhận được tin tức về sự phát triển của các phôi thai, về sự đau đớn của bào thai, hoặc về mối liên hệ chặt chẽ giữa phá thai và ung thư cổ tử cung; hoặc các dịch vụ siêu âm);
*24 tiểu bang đòi hỏi một thời gian chờ đợi là 24-giờ trước khi đi phá thai;
*36 tiểu bang đòi phải có sự can thiệp của bậc làm cha mẹ: tỉ như thông báo trước (11 tiểu bang) hoặc đồng thuận (25 tiểu bang);
Ít là có 5 tiểu bang đã cho phép tài trợ cho các việc tương đương với phá thai (như các trung tâm kiểm soát thai nghén, trợ giúp sinh con, giúp bảo lãnh con nuôi).
(6) Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 14% nền kinh tế, tương đương với toàn thể nền kinh tế của nước Anh. Để tái tạo một nền kinh tế có tầm mức như thế, cần phải hết sức cẩn trọng, chứ không thể là một việc làm cho mau cho chóng hoàn thành với một đa số ở Quốc Hội chẳng hề bỏ công sức ra mà đọc hết bản văn (chứ đừng nói đến chuyện xa hơn!) Nghị sĩ Conyers đã phải la làng như thế này: “Lợi ích gì khi đọc bản dự luật cả ngàn trang giấy mà chính bạn chẳng có đến hai ngày và hai vị luật sư giải nghĩa dùm.” Thế mà luật sư chiếm đến hơn một nửa thành viên Thượng viện, trong khi ở Hạ viện thì luật sư có khoảng 36%. (Nguồn: Dr. Jeff Mirus: The Problems with Federal Health Care, www.catholicculture.org, ngày 31 tháng 7, 2009)
Thật là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hiện nay, ít là tại California, khi một cô em mang bầu đến xin trợ giúp y tế, thì sẽ được ưu tiên số một, nghĩa là được miễn trừ nhiều thứ luật lệ giới hạn và ràng buộc, nhất là về mặt lợi tức và của cải, để rồi sẽ được chấp thuận dễ dàng. Nếu là vị thành niên thì được làm đơn xin mà không cần ý kiến cha mẹ hay người giám hộ. Tại sao thế? Tại vì cái bụng bầu. Tuy mang bầu thì nặng nề vất vả vướng víu thật, nhưng bù lại, nó lại giúp cho thai phụ đi đâu cũng lọt. Khác hẳn với hệ thống đi xe chung (car pool) do Sở giao thông điều hành, thai phụ độc thân đi xin trợ cấp y tế xã hội được kể là một gia đình hai người. Ưu tiên như thế thật hợp lý và hợp tình. Người Mỹ vẫn gọi thai nhi là “đứa trẻ chưa sinh.” Còn Việt Nam ta, khi có ai mang bầu, thì thiên hạ xúm vào chia vui, cho là người ấy có tin mừng, chẳng phải như thế sao? Ấy thế mà trớ trêu thay: cải tổ y tế không những cho phép phá thai thả dàn--bảo đó là nữ quyền, quyền quyết định của thai phụ, quyền tự quyết (“Tao cho mày sống thì mày sống, còn tao bảo chết là phải chết, nghe chưa con?”—mà còn tài trợ cho mà làm nữa. Cứ y như là đế quốc tiếp tế vũ khí đạn dược cho đám chư hầu để chúng tha hồ đánh đấm. Tôn trọng bào thai, dành đủ mọi ưu tiên cho thai phụ, nhưng đồng thời đề cao nữ quyền--đồng nghĩa với tự do, “vô tư” phá thai, và còn vận động tài trợ cho việc phá thai quái gở này nữa, sao mà mâu thuẫn quá thế? Bảo rằng thai chưa phải là người, thì tôn trọng và dành ưu tiên cho thai phụ chẳng có ý nghĩa gì, nhất là thai nhi thì nay còn mai mất, có đáng chi đâu! Quý hoá con nít hơn hết mọi sự mà không muốn mang bầu, không muốn đẻ, thì lấy đâu ra con nít để mà…hôn hít?
Điểm qua các khoản cải tổ như vừa nói, tôi bất giác nhớ đến lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Bênêđictô mới đây: “Sự ly dị của Phúc Âm với văn hoá đích thị là tấm thảm kịch của thời đại chúng ta hôm nay.” Lý do đơn giản là sự phát triển chân chính phải là sự phát triển toàn diện, sự phát triển của toàn thể con người, và toàn thể mọi người, biết mở rộng trước Đấng Tuyệt Đối. Nói khác đi, việc phúc âm hóa thì tuyệt đối quan yếu cho việc phát triển con người. Đáng tiếc thay, hết Âu Châu, rồi nay đến Mỹ Châu, cả hai đều sập bẫy vì hiểu sai lệch cái sự tách biệt chính đáng giữa Giáo hội và xã hội trần thế, để rồi đi tới chỗ ly khai tôn giáo ra khỏi chính trị và văn hóa. Lịch sử đã cho thấy rõ: tách rời Kitô giáo ra khỏi văn hoá là làm cho văn hóa đâm ra nghèo hèn, tệ mạt, là giới hạn cùng đích phát triển nhân bản vào trong vòng tù túng của trần thế này, rốt cuộc gây ra không biết bao nhiêu là thảm họa cho chính con người. Thực ra khi chất Kitô giáo thấm đậm và ăn sâu vào từng mạch văn hoá và văn minh phương Tây thì các thảm họa ấy đã bị đi bứng tận gốc. Nhưng nay chất Kitô ấy đã phai lạt rồi, miền đất vun trồng văn hoá đã ra cỗi cằn, thành ra các thảm hoạ kia lại có dịp nẩy sinh như cỏ dại. Nỗ lực của chúng ta hôm nay là phải làm sao để đem sứ điệp của Chúa Kitô trở vào trong trần thế, biến thành yếu tố quan trọng nhất của việc kiến tạo nền văn hoá và văn minh nhân loại. Không đem Chúa Kitô trở lại trong lòng văn hóa, thì mọi sự chắc chắn sẽ tệ hại hơn, cho từng con người, và cho toàn thể loài người. (xem Dr. Jeff Mirus: The Split Between the Gospel and Culture, www.catholicculture.org, 08/18/09)
Lập luận và nói năng kiểu này chắc chắn sẽ bị coi là một chiều, hay phản động (nói theo kiểu các đỉnh cao trí tuệ), hoặc “politically incorrect” (theo kiểu chính giới Mỹ), bởi vì cải tổ y tế đang là vấn đề quá lớn, nóng hổi đến sôi sục, mà cứ đưa cái vụ phá thai ra làm kỳ đà cản mũi, thì không phải là phản động hay đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người thời đại, hoặc chống lại nguyên tắc “sân khấu chung—common ground”, hay “thiện hảo chung—common good” sao được? Thực ra tiếng la làng kiểu này nghe đã quá quen tai. Ngay cả một tờ báo Công giáo bên Anh Quốc cũng đã dựa vào đó để công kích hàng Giám Mục Hoa Kỳ, bảo rằng lập trường của các ngài đang đi đến chỗ phá hỏng chương trình cải tổ y tế của TT (xem Denver Catholic Register, số ra ngày 26 tháng 8 năm 2009). Còn Cecile Richards, chủ tịch phong trào Planned Parenthood—KHHGĐ, lại bảo rằng khi chống lại việc liên bang tài trợ phá thai thì các GM Hoa Kỳ đã phá thối nỗ lực “bảo hiểm toàn diện—universal coverage” của công cuộc cải tổ y tế. (xem www.ignatiusinsight.com, ngày 1 tháng 9, 2009)
Nhưng có phải phá thai chỉ là vấn đề của Công giáo mà thôi chăng? Có phải giết các thai nhi hoặc kỳ thị quý vị cao niên đang có các nhu cầu đặc biệt là “thiện hảo chung” hay là “sân khấu chung” chăng? Liệu “bảo hiểm toàn diện” có đồng nghĩa với “tài trợ phá thai” không?
Đây là câu trả lời của Deirdre McQuade, phát ngôn viên của văn phòng Phò-Sinh thuộc Hiệp Hội Bác Ái Công Giáo, gửi đến cho bà chủ tịch Cecile Richards nói trên: “Bảo hiểm toàn diện có nghĩa là tất cả mọi người—nam phụ lão ấu, kể cả người nghèo, di dân và thai nhi chưa được sinh ra--đều phải có, đều phải được bảo hiểm sức khỏe. Bảo hiểm toàn diện không hề có nghĩa là tất cả mọi chương trình chăm sóc sức khỏe phải bao gồm bất kỳ một tiến trình nào mà bà Richards tự ý chọn lựa. Nhãn quan công giáo, không chỉ không độc chiếm hoặc hạn chế, mà còn hỗ trợ bảo hiểm toàn diện hiểu cho đúng nghĩa.” Rồi McQuade giải thích thêm: “Thực ra thì cũng đơn giản thôi. Phá thai không phải là chăm sóc y tế. Có bầu đâu phải là một căn bệnh. Thai nghén đâu phải là một điều kiện bệnh lý. Các thai phụ đâu phải là những người cưu mang những mầm bệnh, mà là những hữu thể con người có phẩm giá và xứng đáng để được chăm sóc tối đa cùng với con cái của mình, dù đã, hoặc chưa được sinh ra…Phong trào KHHGĐ là cơ quan duy nhất và lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ phá thai tại Hoa Kỳ, bởi thế, chẳng lạ gì khi thấy họ chủ trương coi phá thai là một phần cốt cán của chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng đa số người Hoa Kỳ đều bất đồng về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ, y tá, và bệnh viện không hề cung ứng dịch vụ phá thai. Giết người không phải là một hình thức chữa lành, điều này chẳng có gì là khó hiểu cả.” (xem website thượng dẫn)
Phong trào KHHGĐ được lập ra không phải để chữa lành (họ cũng không “ke” chữa lành hay chữa dữ!). Mục tiêu của họ là quyền lực và kiểm soát. Chesterton nhận định thật đúng: “Nhiều người nghĩ rằng nền chính trị duy nữ quyền—feminine politics—hẳn sẽ chỉ đem lại hòa bình, nhân ái và tình cảm mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, mối nguy cơ đích thực của nền chính trị duy nữ quyền này chính là lòng quá yêu chính sách duy nam quyền—masculine policy.” Hóa ra đều là chính trị cả!
Cải tổ y tế ư? Phải lắm! Đó là điều dứt khoát phải làm, không làm không được! Nhất là để giảm thiểu các chi phí y tế nhiều khi quá phí phạm. Đó là chưa kể đến những lạm dụng kiểu đi “khám…bác sĩ và bảo tên thuốc cho bác sĩ kê toa…dùm cho những người còn đang ở bên kia…bờ đại dương.” Cải tổ y tế là một việc làm quá hệ trọng, không thể hấp tấp vội vã, và quyết liệt phải thông qua bằng mọi giá trong mùa thu năm nay, trong khi còn đang đối diện với biết bao vấn đề hệ trọng khác nữa thì quả là một chính sách bết bát, không những là thiếu khôn ngoan, mà còn nguy hiểm nữa. Đó là nhận định của Charles J. Chaput, Tổng Giám Mục Denver. (xem Denver Catholic Register, 08/26/09).
Nhưng muốn cải tổ y tế được thành công và hiệu quả đích thực, thì trên hết và trước hết, cần phải cải tổ tâm hồn và trí tuệ, nơi mỗi người, và nơi mọi người, từ quý vị “lương y như từ mẫu,” quý vị chuyên trị bảo hiểm sức khỏe, cho đến từng người thụ hưởng dịch vụ y tế. Cải tổ tâm hồn (hay hoán cải nội tâm) đòi hỏi một tấm chân tình, thành thật, tự đáy lòng, mãi mãi tín trung, không đổi thay, không lươn lẹo, không mỵ dân để kiếm phiếu. Edward Kennedy, Thượng Nghị Sĩ vừa quá cố, đã là một nhân vật gây tranh cãi, ngay cả sau khi đã nằm xuống, trong Thánh Lễ An Táng tại một nhà thờ Công Giáo, lý do là ông đã bất nhất, với chủ trương đã được cánh Dân Chủ đạo gốc lấy làm tôn chỉ: “Cá nhân tôi, tôi chống phá thai, đồng tính…nhưng về mặt xã hội thì tôi đồng thuận…” Lá thư trần tình ông gửi cho ĐTC Bênêđitô trước khi qua đời nghe như có hơi hướng của đứa con đi hoang trở về nhà cha. Thiên Chúa như người cha nhân từ lúc nào cũng mở rộng vòng tay vui mừng đón nhận vị “Hoàng đế cuối cùng của dòng họ Kennedy” này vào nơi vĩnh phúc. Dẫu sao, tầm ảnh hưởng sâu rộng của ông vẫn còn đó, và sẽ còn di hại không biết cho đến khi nào. Chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi!
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao tấm ảnh của TT mang những lời kinh thống thiết lại được trịnh trọng đặt ở trên kệ, cuối nhà thờ, lẫn lộn trong những tấm ảnh các thánh, những tập sách thánh và những tài liệu đạo đức. Chỉ có ơn Chúa mới có thể đánh động được lòng người!
8/31/09
Những dữ kiện nòng cốt
Tôi thoáng giật mình khi nhìn thấy tấm ảnh chàng, trên kệ sách báo và tranh ảnh ở cuối nhà thờ, lẫn trong những tấm ảnh các thánh mà Giáo Hội kính nhớ vào tháng Tám, một tháng kỷ lục có nhiều vị thánh thời danh, tỉ như thánh Alphongsô, Gioan Vienney, Đaminh, Maximilianô Kolbe, Lôrensô, kể cả mẹ con thánh nữ Mônica và Augustinô nữa. Nhác trông cứ y như là, nhưng đẹp trai hơn, thánh Martinô thành Porres; có khác chăng là không có vầng hào quang trên đầu. Những hàng chữ thật rõ ràng ngay bên dưới ảnh chàng: “Kinh cầu cho sự hoán cải của Tổng Thống (TT) Barack Obama.” Từ ngày đặt chân tới đất Mỹ, trải qua vài ba đời TT rồi, tôi chưa hề chứng kiến hiện tượng nào lạ như thế này bao giờ. Tổng thống đi nhà thờ thì tuần nào cũng thấy rồi, có khi các ông còn đi thăm dân hai đến ba lần trong một Thánh lễ. Nhưng ảnh TT để lẫn lộn với các thánh kiểu này thì đây là lần đầu. Lật ra đàng sau tấm ảnh thì thấy có cả một bản kinh hẳn hoi, cùng với những lời chỉ dẫn: “Hãy đọc kinh dưới đây, cầu xin thánh Phaolô ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, rồi kết thúc bằng Kinh Lậy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.” Và đây là toàn thể bài kinh:
“Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, là đấng hoán cải thời danh, là vị truyền giảng chân lý và là Tiến Sĩ của Dân Ngoại, xin cầu bầu cho chúng con trước tòa Chúa là Đấng đã tuyển chọn Ngài. Lậy thánh Phaolô Tông Đồ, Ngài là Đấng được tuyển lựa để truyền rao chân lý cho toàn thế giới.
“Lậy Chúa, Chúa đã dậy dỗ muôn dân qua lời rao giảng của Phaolô, vị thánh Tông Đồ của Chúa. Xin nhờ lời bầu cử mạnh thế của Người mà ban cho TT Barack Obama được ơn hoán cải, về với nguồn ơn sủng dồi dào sung mãn của Chúa. Xin giúp TT biết nhìn nhận nhân vị của hết mọi con người, từ trước khi được hạ sinh cho đến lúc đã ra chào đời. Xin giúp chúng con, khi đang kính nhớ thánh Phaolô hôm nay, và khi đang cố công loan truyền chân lý của Chúa, được biết liên lỉ chạy đến với Chúa Thánh Thần hầu tìm ra nguồn ơn hướng dẫn.”
Đúng là điềm báo của một sự kiện nào đó ghê gớm sắp xẩy đến rồi đây! Cứ theo tinh thần của lời kinh thì đích nhắm chắc hẳn phải là cuộc “cải cách chăm sóc sức khỏe” của vị đương kim TT, tạm gọi là “cải tổ y tế” như báo đài đã loan tin rùm beng.
Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, thì 51% dân Mỹ tự cho mình là phò sinh (Gallup, tháng 6, 2009); 61% dân Mỹ cho rằng phá thai là một vấn đề quan yếu; 52% người nghĩ rằng phá thai tại Mỹ thật quá dễ thực hiện (Rasmussen, tháng 6, 2009); và 62% dân Mỹ muốn có thêm hạn chế trong việc phá thai, trong khi chỉ có 36% cho rằng phá thai phải được tự do thoải mái (CBS, tháng 6, 2009).
Sau đây là các đề nghị chính:
(1) Một trong các yêu cầu tăng ngân sách của TT Obama, dự luật Dành Riêng Ngân Khoản Phục Vụ--Financial Services Appropriations (FSA) bill—là cho phá thai được tài trợ công khai trong vùng DC--District of Columbia. Điều này đã đảo ngược việc ngăn cấm kéo dài suốt 13 năm qua trong việc dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai tại vùng thủ đô. Các tu chính nhằm phục hồi việc ngăn cấm đều đã bị đa số cản trở hoặc đánh bại. Hiện tại, 41% các vụ thai nghén đều kết thúc bằng phá thai, điều khiến cho thủ đô có được hệ số phá thai cao nhất nước.
(2) Tu chính án do Nghị Sĩ Durbin đề nghị cho dự luật FSA đã mở đường cho việc dùng tiền thuế tài trợ cho phá thai qua Chương Trình Phúc Lợi Sức Khỏe (FEHBP) dành cho khoảng 8 triệu nhân viên liên bang. Chương trình FEHBP này đã liên tục được bàn thảo như là một mẫu điển hình cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ.
(3) Các nghị sĩ hạ viện thì bỏ phiếu chống lại Tu Chính Án Pence thuộc dự án Dành Riêng quỹ cho Lao Động/Sức Khỏe/Giáo Dục. Tu chính án này vốn sẽ ngăn chận việc dùng tiền thuế tài trợ cho phong trào Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) hoặc bất kỳ một cơ sở nào làm dịch vụ phá thai. Chỉ trong năm ngoái, phong trào KHHGĐ đã thực hiện hơn 300,000 vụ phá thai. Viện Guttmacher, vốn là cơ sở nghiên cứu chính của KHHGĐ, đã tường trình rằng con số phá thai sẽ tăng quá 30% ngay khi nhận được tiền thuế tài trợ.
(4) Qua tu chính án do Nghị sĩ Lautenberg đề nghị, Thượng viện đã vĩnh viễn đánh đổ chính sách Mexicô, vốn ngăn chận tiền thuế tài trợ cho các cơ quan quốc tế chuyên thực hiện hoặc hỗ trợ cho phá thai. Điều này đem lại sức mạnh của luật pháp cho chính sách hiện thời là tài trợ cho các dịch vụ quốc tế mà TT Obama đã ban hành ngày 23 tháng Giêng năm 2009, tức chỉ 3 ngày sau lễ đăng quang. Điều đó có nghĩa là các TT tương lai sẽ không có quyền tái lập việc ngăn cấm tài trợ nữa.
(5) Theo chỉ thị của TT, Lưỡng Viện đã hoàn toàn cắt đứt việc tài trợ cho công cuộc giáo dục tiết dục—abstinence education—và đã chỉ định một ngân khoản tối thiểu là 164 triệu dành cho việc giáo dục phái tính duy-ngừa-thai-toàn-diện, tức “contraceptive-only comprehensive sex education.”
Thêm nữa, Bộ trưởng Bộ Sức Khỏe và Nhân Dụng—HHS—Bà Kathleen Sebelius, có một ngân qũy vào khoảng 640 triệu dành riêng cho các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Cuộc thăm dò Zogby cho thấy khoảng 80% các bậc làm cha mẹ mong muốn có thêm nền giáo dục dựa trên tiết dục. Nghiên cứu cho rằng nền giáo dục tiết dục có nhiều hiệu quả trong việc làm chậm lại sự khởi đầu của sinh hoạt dục tính nơi giới trẻ hơn là nền giáo dục phái tính toàn diện (CSE—comprehensive sex education). Giáo dục phái tính toàn diện không cho thấy hiệu quả trên động thái của giới trẻ, điều thật đáng ngạc nhiên.
(6) TT Obama đang hỗ trợ cho Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Quyền của Người Mất Năng Lực. Hội nghị này, qua việc xác nhận “sức khỏe dục tính và sinh sản”, cũng nhìn nhận một thứ quyền quốc tế về phá thai. TT đang hối thúc Thượng viện thông qua hiệp ước thiết lập một ủy ban quốc tế nhằm quyết định xem Hoa Kỳ có tuân thủ các điều khoản của hiệp ước không, và nếu thông qua, hiệp ước sẽ có quyền ưu tiên so với mọi luật lệ liên bang lẫn tiểu bang liên quan đến người mất năng lực. Vaticăng thì phản đối việc sử dụng ngôn từ “sức khỏe dục tính và sinh sản” do bởi nó có thể được dùng để chối bỏ chính cái quyền căn bản là quyền sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra đã mang tật nguyền.
DỰ LUẬT CẢI CÁCH Y TẾ
(1) Theo bản văn hiện tại về dự luật chăm sóc sức khỏe của lưỡng viện, thì các giới chức liên bang có quyền yêu cầu các kế hoạch chăm sóc sức khỏe bao gồm luôn các dịch vụ phá thai, cũng như dùng tiền thuế tài trợ cho việc phá thai, và khi làm thế, tất nhiên sẽ đưa đến việc gia tăng con số những người cung cấp dịch vụ phá thai trên toàn quốc. Theo giới lập pháp và tư pháp, hạn từ “chăm sóc sức khỏe nòng cốt” đã bao gồm các dịch vụ phá thai. Vì phá thai là nồng cốt, thành ra cần phải cung cấp mọi dịch vụ liên quan, nghĩa là phải hỗ trợ bằng vận dụng tiền đóng thuế, gia tăng số người làm việc phá thai, mở thêm các cơ sở phá thai trên toàn quốc, nhất là tại những chỗ chưa có. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe dù là công giáo cũng buộc phải tham gia trong việc phá thai, nếu không, sẽ bị buộc tội là “lơ là với bệnh nhân,” cũng có nghĩa là mất giấy hành nghề.
(2) Một điều khoản trong dự luật sức khỏe cho phép thành lập cơ quan Nghiên Cứu Phẩm Chất dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm thẩm định việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất về giá cả trong một điều kiện y tế cụ thể và có thể thay thế cả quyết định của bác sĩ đối với người bệnh. Như đã xẩy ra tại Anh Quốc, kiểu làm việc bao cấp của chính phủ đã đem lại việc chăm sóc không thích hợp và thiếu hiệu quả có thể đem đến những cái chết oan nghiệt. Phần đa số đã bỏ phiếu chống lại tu chính án do một nghị sĩ phò sinh đề nghị đối với người già yếu và mắc bệnh kinh niên. TT bảo rằng “các bệnh nhân kinh niên và sắp đến ngày đứt bóng đã chiếm tới 80% dự án chăm sóc sức khỏe.”
(3) Các dự luật chăm sóc sức khỏe yêu cầu thành lập ủy ban cố vấn phúc lợi sức khỏe có nhiệm vụ xác định phúc lợi cho mọi kế hoạch sức khỏe tại Hoa Kỳ. Vì do Bộ Trưởng Bộ Sức Khỏe—HHS—thành lập, do đó sẽ không có ý kiến từ toàn dân về những gì ủy ban sẽ xác định liên quan đến các thành tố cần thiết của bảo hiểm sức khỏe.
(4) Trong giai đoạn hiện tại, không hề thấy nói gì đến vụ lương tâm dành cho cá nhân hay đoàn thể tôn giáo khi phải chọn lựa các kế hoạch có bao gồm cả việc phá thai. Các cơ sở và cơ quan thuộc công giáo sẽ bị buộc phải bao gồm dịch vụ phá thai trong bảo hiểm sức khỏe của các nhân viên.
(5) Dự luật chăm sóc sức khỏe của Thượng viện còn bao hàm một điều khoản ngụy trang ăn khớp với các điều khoản của Dự luật FoCA; nó sẽ vô hiệu hoá mọi luật lệ của các tiểu bang nào có dự định cấm cản các dịch vụ sức khỏe nồng cốt--một lần nữa, đây vẫn là một mệnh đề bao hàm các dịch vụ phá thai. Luật chăm sóc sức khỏe Liên bang sẽ đảo lộn những điều khoản của luật tiểu bang sau đây:
*42 tiểu bang chỉ có luật do bác sĩ ấn định về vấn đề thực hành dịch vụ phá thai;
*23 tiểu bang đi theo luật liên bang trong việc giới hạn chi phí tài trợ của Tu chính Hyde;
*27 tiểu bang có luật lệ phá thai hẳn hòi nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ;
*30 tiểu bang có luật thỏa thuận thông báo (phụ nữ sẽ nhận được tin tức về sự phát triển của các phôi thai, về sự đau đớn của bào thai, hoặc về mối liên hệ chặt chẽ giữa phá thai và ung thư cổ tử cung; hoặc các dịch vụ siêu âm);
*24 tiểu bang đòi hỏi một thời gian chờ đợi là 24-giờ trước khi đi phá thai;
*36 tiểu bang đòi phải có sự can thiệp của bậc làm cha mẹ: tỉ như thông báo trước (11 tiểu bang) hoặc đồng thuận (25 tiểu bang);
Ít là có 5 tiểu bang đã cho phép tài trợ cho các việc tương đương với phá thai (như các trung tâm kiểm soát thai nghén, trợ giúp sinh con, giúp bảo lãnh con nuôi).
(6) Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 14% nền kinh tế, tương đương với toàn thể nền kinh tế của nước Anh. Để tái tạo một nền kinh tế có tầm mức như thế, cần phải hết sức cẩn trọng, chứ không thể là một việc làm cho mau cho chóng hoàn thành với một đa số ở Quốc Hội chẳng hề bỏ công sức ra mà đọc hết bản văn (chứ đừng nói đến chuyện xa hơn!) Nghị sĩ Conyers đã phải la làng như thế này: “Lợi ích gì khi đọc bản dự luật cả ngàn trang giấy mà chính bạn chẳng có đến hai ngày và hai vị luật sư giải nghĩa dùm.” Thế mà luật sư chiếm đến hơn một nửa thành viên Thượng viện, trong khi ở Hạ viện thì luật sư có khoảng 36%. (Nguồn: Dr. Jeff Mirus: The Problems with Federal Health Care, www.catholicculture.org, ngày 31 tháng 7, 2009)
Thật là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hiện nay, ít là tại California, khi một cô em mang bầu đến xin trợ giúp y tế, thì sẽ được ưu tiên số một, nghĩa là được miễn trừ nhiều thứ luật lệ giới hạn và ràng buộc, nhất là về mặt lợi tức và của cải, để rồi sẽ được chấp thuận dễ dàng. Nếu là vị thành niên thì được làm đơn xin mà không cần ý kiến cha mẹ hay người giám hộ. Tại sao thế? Tại vì cái bụng bầu. Tuy mang bầu thì nặng nề vất vả vướng víu thật, nhưng bù lại, nó lại giúp cho thai phụ đi đâu cũng lọt. Khác hẳn với hệ thống đi xe chung (car pool) do Sở giao thông điều hành, thai phụ độc thân đi xin trợ cấp y tế xã hội được kể là một gia đình hai người. Ưu tiên như thế thật hợp lý và hợp tình. Người Mỹ vẫn gọi thai nhi là “đứa trẻ chưa sinh.” Còn Việt Nam ta, khi có ai mang bầu, thì thiên hạ xúm vào chia vui, cho là người ấy có tin mừng, chẳng phải như thế sao? Ấy thế mà trớ trêu thay: cải tổ y tế không những cho phép phá thai thả dàn--bảo đó là nữ quyền, quyền quyết định của thai phụ, quyền tự quyết (“Tao cho mày sống thì mày sống, còn tao bảo chết là phải chết, nghe chưa con?”—mà còn tài trợ cho mà làm nữa. Cứ y như là đế quốc tiếp tế vũ khí đạn dược cho đám chư hầu để chúng tha hồ đánh đấm. Tôn trọng bào thai, dành đủ mọi ưu tiên cho thai phụ, nhưng đồng thời đề cao nữ quyền--đồng nghĩa với tự do, “vô tư” phá thai, và còn vận động tài trợ cho việc phá thai quái gở này nữa, sao mà mâu thuẫn quá thế? Bảo rằng thai chưa phải là người, thì tôn trọng và dành ưu tiên cho thai phụ chẳng có ý nghĩa gì, nhất là thai nhi thì nay còn mai mất, có đáng chi đâu! Quý hoá con nít hơn hết mọi sự mà không muốn mang bầu, không muốn đẻ, thì lấy đâu ra con nít để mà…hôn hít?
Điểm qua các khoản cải tổ như vừa nói, tôi bất giác nhớ đến lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Bênêđictô mới đây: “Sự ly dị của Phúc Âm với văn hoá đích thị là tấm thảm kịch của thời đại chúng ta hôm nay.” Lý do đơn giản là sự phát triển chân chính phải là sự phát triển toàn diện, sự phát triển của toàn thể con người, và toàn thể mọi người, biết mở rộng trước Đấng Tuyệt Đối. Nói khác đi, việc phúc âm hóa thì tuyệt đối quan yếu cho việc phát triển con người. Đáng tiếc thay, hết Âu Châu, rồi nay đến Mỹ Châu, cả hai đều sập bẫy vì hiểu sai lệch cái sự tách biệt chính đáng giữa Giáo hội và xã hội trần thế, để rồi đi tới chỗ ly khai tôn giáo ra khỏi chính trị và văn hóa. Lịch sử đã cho thấy rõ: tách rời Kitô giáo ra khỏi văn hoá là làm cho văn hóa đâm ra nghèo hèn, tệ mạt, là giới hạn cùng đích phát triển nhân bản vào trong vòng tù túng của trần thế này, rốt cuộc gây ra không biết bao nhiêu là thảm họa cho chính con người. Thực ra khi chất Kitô giáo thấm đậm và ăn sâu vào từng mạch văn hoá và văn minh phương Tây thì các thảm họa ấy đã bị đi bứng tận gốc. Nhưng nay chất Kitô ấy đã phai lạt rồi, miền đất vun trồng văn hoá đã ra cỗi cằn, thành ra các thảm hoạ kia lại có dịp nẩy sinh như cỏ dại. Nỗ lực của chúng ta hôm nay là phải làm sao để đem sứ điệp của Chúa Kitô trở vào trong trần thế, biến thành yếu tố quan trọng nhất của việc kiến tạo nền văn hoá và văn minh nhân loại. Không đem Chúa Kitô trở lại trong lòng văn hóa, thì mọi sự chắc chắn sẽ tệ hại hơn, cho từng con người, và cho toàn thể loài người. (xem Dr. Jeff Mirus: The Split Between the Gospel and Culture, www.catholicculture.org, 08/18/09)
Lập luận và nói năng kiểu này chắc chắn sẽ bị coi là một chiều, hay phản động (nói theo kiểu các đỉnh cao trí tuệ), hoặc “politically incorrect” (theo kiểu chính giới Mỹ), bởi vì cải tổ y tế đang là vấn đề quá lớn, nóng hổi đến sôi sục, mà cứ đưa cái vụ phá thai ra làm kỳ đà cản mũi, thì không phải là phản động hay đi ngược lại trào lưu tiến hóa của con người thời đại, hoặc chống lại nguyên tắc “sân khấu chung—common ground”, hay “thiện hảo chung—common good” sao được? Thực ra tiếng la làng kiểu này nghe đã quá quen tai. Ngay cả một tờ báo Công giáo bên Anh Quốc cũng đã dựa vào đó để công kích hàng Giám Mục Hoa Kỳ, bảo rằng lập trường của các ngài đang đi đến chỗ phá hỏng chương trình cải tổ y tế của TT (xem Denver Catholic Register, số ra ngày 26 tháng 8 năm 2009). Còn Cecile Richards, chủ tịch phong trào Planned Parenthood—KHHGĐ, lại bảo rằng khi chống lại việc liên bang tài trợ phá thai thì các GM Hoa Kỳ đã phá thối nỗ lực “bảo hiểm toàn diện—universal coverage” của công cuộc cải tổ y tế. (xem www.ignatiusinsight.com, ngày 1 tháng 9, 2009)
Nhưng có phải phá thai chỉ là vấn đề của Công giáo mà thôi chăng? Có phải giết các thai nhi hoặc kỳ thị quý vị cao niên đang có các nhu cầu đặc biệt là “thiện hảo chung” hay là “sân khấu chung” chăng? Liệu “bảo hiểm toàn diện” có đồng nghĩa với “tài trợ phá thai” không?
Đây là câu trả lời của Deirdre McQuade, phát ngôn viên của văn phòng Phò-Sinh thuộc Hiệp Hội Bác Ái Công Giáo, gửi đến cho bà chủ tịch Cecile Richards nói trên: “Bảo hiểm toàn diện có nghĩa là tất cả mọi người—nam phụ lão ấu, kể cả người nghèo, di dân và thai nhi chưa được sinh ra--đều phải có, đều phải được bảo hiểm sức khỏe. Bảo hiểm toàn diện không hề có nghĩa là tất cả mọi chương trình chăm sóc sức khỏe phải bao gồm bất kỳ một tiến trình nào mà bà Richards tự ý chọn lựa. Nhãn quan công giáo, không chỉ không độc chiếm hoặc hạn chế, mà còn hỗ trợ bảo hiểm toàn diện hiểu cho đúng nghĩa.” Rồi McQuade giải thích thêm: “Thực ra thì cũng đơn giản thôi. Phá thai không phải là chăm sóc y tế. Có bầu đâu phải là một căn bệnh. Thai nghén đâu phải là một điều kiện bệnh lý. Các thai phụ đâu phải là những người cưu mang những mầm bệnh, mà là những hữu thể con người có phẩm giá và xứng đáng để được chăm sóc tối đa cùng với con cái của mình, dù đã, hoặc chưa được sinh ra…Phong trào KHHGĐ là cơ quan duy nhất và lớn nhất chuyên cung cấp dịch vụ phá thai tại Hoa Kỳ, bởi thế, chẳng lạ gì khi thấy họ chủ trương coi phá thai là một phần cốt cán của chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng đa số người Hoa Kỳ đều bất đồng về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ, y tá, và bệnh viện không hề cung ứng dịch vụ phá thai. Giết người không phải là một hình thức chữa lành, điều này chẳng có gì là khó hiểu cả.” (xem website thượng dẫn)
Phong trào KHHGĐ được lập ra không phải để chữa lành (họ cũng không “ke” chữa lành hay chữa dữ!). Mục tiêu của họ là quyền lực và kiểm soát. Chesterton nhận định thật đúng: “Nhiều người nghĩ rằng nền chính trị duy nữ quyền—feminine politics—hẳn sẽ chỉ đem lại hòa bình, nhân ái và tình cảm mà thôi. Thế nhưng trên thực tế, mối nguy cơ đích thực của nền chính trị duy nữ quyền này chính là lòng quá yêu chính sách duy nam quyền—masculine policy.” Hóa ra đều là chính trị cả!
Cải tổ y tế ư? Phải lắm! Đó là điều dứt khoát phải làm, không làm không được! Nhất là để giảm thiểu các chi phí y tế nhiều khi quá phí phạm. Đó là chưa kể đến những lạm dụng kiểu đi “khám…bác sĩ và bảo tên thuốc cho bác sĩ kê toa…dùm cho những người còn đang ở bên kia…bờ đại dương.” Cải tổ y tế là một việc làm quá hệ trọng, không thể hấp tấp vội vã, và quyết liệt phải thông qua bằng mọi giá trong mùa thu năm nay, trong khi còn đang đối diện với biết bao vấn đề hệ trọng khác nữa thì quả là một chính sách bết bát, không những là thiếu khôn ngoan, mà còn nguy hiểm nữa. Đó là nhận định của Charles J. Chaput, Tổng Giám Mục Denver. (xem Denver Catholic Register, 08/26/09).
Nhưng muốn cải tổ y tế được thành công và hiệu quả đích thực, thì trên hết và trước hết, cần phải cải tổ tâm hồn và trí tuệ, nơi mỗi người, và nơi mọi người, từ quý vị “lương y như từ mẫu,” quý vị chuyên trị bảo hiểm sức khỏe, cho đến từng người thụ hưởng dịch vụ y tế. Cải tổ tâm hồn (hay hoán cải nội tâm) đòi hỏi một tấm chân tình, thành thật, tự đáy lòng, mãi mãi tín trung, không đổi thay, không lươn lẹo, không mỵ dân để kiếm phiếu. Edward Kennedy, Thượng Nghị Sĩ vừa quá cố, đã là một nhân vật gây tranh cãi, ngay cả sau khi đã nằm xuống, trong Thánh Lễ An Táng tại một nhà thờ Công Giáo, lý do là ông đã bất nhất, với chủ trương đã được cánh Dân Chủ đạo gốc lấy làm tôn chỉ: “Cá nhân tôi, tôi chống phá thai, đồng tính…nhưng về mặt xã hội thì tôi đồng thuận…” Lá thư trần tình ông gửi cho ĐTC Bênêđitô trước khi qua đời nghe như có hơi hướng của đứa con đi hoang trở về nhà cha. Thiên Chúa như người cha nhân từ lúc nào cũng mở rộng vòng tay vui mừng đón nhận vị “Hoàng đế cuối cùng của dòng họ Kennedy” này vào nơi vĩnh phúc. Dẫu sao, tầm ảnh hưởng sâu rộng của ông vẫn còn đó, và sẽ còn di hại không biết cho đến khi nào. Chỉ còn biết cầu nguyện mà thôi!
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao tấm ảnh của TT mang những lời kinh thống thiết lại được trịnh trọng đặt ở trên kệ, cuối nhà thờ, lẫn lộn trong những tấm ảnh các thánh, những tập sách thánh và những tài liệu đạo đức. Chỉ có ơn Chúa mới có thể đánh động được lòng người!
8/31/09
Mới khám phá thấy một đoạn văn bản Kinh Thánh cổ xưa nhất
Phụng Nghi
14:44 08/09/2009
MOUNT SINAI, Ai cập (Zenit.org).- Một mảnh da có chép văn bản Kinh Thánh, mới được tình cờ khám phá mấy ngày trước đây tại Tu viện Thánh Caterina ở chân núi Sinai (Ai cập). Đoạn văn này thuộc Cổ bản Sinai (Codex Sinaiticus), được coi là một trong hai thư bản cổ xưa nhất.
Người tìm ra được mảnh da này là Nikolas Sarris, một sinh viên 30 tuổi người gốc Hy lạp, tình cờ thấy được khi anh đang tiến hành cuộc nghiên cứu tại tu viện trong học trình tiến sĩ chuyên về các văn bản chép tay thuộc thế kỷ 18.
Sarris cũng là thành viên thuộc một nhóm hiện đang phụ trách xuất bản Cổ bản Sinai trên mạng lưới điện toán, mới hoàn chỉnh từ tháng 7 vừa qua do sáng kiến của Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga, với sự hợp tác của ngài Damianos, Tổng giám mục Chính thống giáo vùng Sinai đồng thời là tu viện trưởng tu viện Thánh Caterina.
Vì đã quen thuộc với Cổ bản, nên Sarris nhận ra ngay văn tự trên mảnh da, nhờ vào kiểu dáng chữ viết và chiều cao các cột, mặc dầu chỉ có một phần lộ ra dưới gáy sách.
Anh nói với Thông tấn xã The Independent: “Đó thật là một giây phút đầy hứng khởi. Tuy không thuộc lãnh vực chuyên môn của tôi, nhưng vì đã giúp việc trong dự án trên mạng, nên Cổ bản đã in sâu trong trí nhớ. Tôi liền bắt đầu xem xét chiều cao các chữ viết cũng như các cột và nhận ra ngay đây là một phần của Cổ bản từ trước tới nay chưa ai thấy được.”
Còn nhiều nữa
Văn bản trên mảnh da tương ứng với đoạn mở đầu trong Sách Josua. Cha Justin, quản thủ thư viện của nhà dòng đã xác nhận sự khám phá này.
Theo lời của cha Justin phát biểu với The Art Newpaper, có thể còn có nhiều phần nằm khuất dưới các lớp gáy sách khác; tuy nhiên hiện nay tu viện không có đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết để có thể tiến hành cuộc khai thác mà không gây ra hư hại.
Tại thư viện nhà dòng có ít nhất 18 cuốn sách khác đóng thành tập như thế do hai tu sĩ sưu tập, dùng lại văn tự trong Cổ bản. Cha quản thủ thư viện nói: “Chúng tôi không biết có thể tìm được thêm những đoạn văn khác nữa thuộc Cổ bản trong những cuốn sách đó hay không, nhưng chắc chắn là rất đáng nên tìm tòi xem xét.”
Theo truyền thống, người ta tin Cổ bản Sinai là một bản Kinh Thánh chép tay được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350 theo lời thình cầu của Hoàng đế Constantin. Thư bản này, cùng với Cổ bản Vatican (Codex Vaticanus), được coi là bản văn Kinh Thánh cổ xưa nhất trên thế giới.
Nhà học giả người Đức Constantin Von Tischendorf đã khám phá ra Cổ bản Sinai tại Tu viện Thánh Caterina vào năm 1844 và đã lấy ra nhiều phần của thư bản này trong những thập niên kế tiếp.
Hiện nay các phần trong Cổ bản đó được phân chia và lưu giữ tại Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga.
Trang Anh ngữ của mạng internet trình bầy Cổ bản Sinai là:
http://www.codexsinaiticus.org/en/
Người tìm ra được mảnh da này là Nikolas Sarris, một sinh viên 30 tuổi người gốc Hy lạp, tình cờ thấy được khi anh đang tiến hành cuộc nghiên cứu tại tu viện trong học trình tiến sĩ chuyên về các văn bản chép tay thuộc thế kỷ 18.
Sarris cũng là thành viên thuộc một nhóm hiện đang phụ trách xuất bản Cổ bản Sinai trên mạng lưới điện toán, mới hoàn chỉnh từ tháng 7 vừa qua do sáng kiến của Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga, với sự hợp tác của ngài Damianos, Tổng giám mục Chính thống giáo vùng Sinai đồng thời là tu viện trưởng tu viện Thánh Caterina.
Vì đã quen thuộc với Cổ bản, nên Sarris nhận ra ngay văn tự trên mảnh da, nhờ vào kiểu dáng chữ viết và chiều cao các cột, mặc dầu chỉ có một phần lộ ra dưới gáy sách.
Anh nói với Thông tấn xã The Independent: “Đó thật là một giây phút đầy hứng khởi. Tuy không thuộc lãnh vực chuyên môn của tôi, nhưng vì đã giúp việc trong dự án trên mạng, nên Cổ bản đã in sâu trong trí nhớ. Tôi liền bắt đầu xem xét chiều cao các chữ viết cũng như các cột và nhận ra ngay đây là một phần của Cổ bản từ trước tới nay chưa ai thấy được.”
Còn nhiều nữa
Văn bản trên mảnh da tương ứng với đoạn mở đầu trong Sách Josua. Cha Justin, quản thủ thư viện của nhà dòng đã xác nhận sự khám phá này.
Theo lời của cha Justin phát biểu với The Art Newpaper, có thể còn có nhiều phần nằm khuất dưới các lớp gáy sách khác; tuy nhiên hiện nay tu viện không có đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết để có thể tiến hành cuộc khai thác mà không gây ra hư hại.
Tại thư viện nhà dòng có ít nhất 18 cuốn sách khác đóng thành tập như thế do hai tu sĩ sưu tập, dùng lại văn tự trong Cổ bản. Cha quản thủ thư viện nói: “Chúng tôi không biết có thể tìm được thêm những đoạn văn khác nữa thuộc Cổ bản trong những cuốn sách đó hay không, nhưng chắc chắn là rất đáng nên tìm tòi xem xét.”
Theo truyền thống, người ta tin Cổ bản Sinai là một bản Kinh Thánh chép tay được viết trong khoảng từ năm 330 đến 350 theo lời thình cầu của Hoàng đế Constantin. Thư bản này, cùng với Cổ bản Vatican (Codex Vaticanus), được coi là bản văn Kinh Thánh cổ xưa nhất trên thế giới.
Nhà học giả người Đức Constantin Von Tischendorf đã khám phá ra Cổ bản Sinai tại Tu viện Thánh Caterina vào năm 1844 và đã lấy ra nhiều phần của thư bản này trong những thập niên kế tiếp.
Hiện nay các phần trong Cổ bản đó được phân chia và lưu giữ tại Thư viện Anh quốc, Thư viện trường Đại học Leipzig (Đức) và Thư viện Quốc gia Nga.
Trang Anh ngữ của mạng internet trình bầy Cổ bản Sinai là:
http://www.codexsinaiticus.org/en/
Tin Giáo Hội Việt Nam
20.000 người tham dự Lễ tấn phong tân giám mục Phát Diệm: Niềm hy vọng mới từ tinh thần Hiệp thông và Phục vụ
WHĐ
00:13 08/09/2009
WHĐ (8.09.2009) – Như tin đã đưa, Đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng, nguyên Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse (cơ sở II, Xuân Lộc), đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính tòa giáo phận Phát Diệm. Châm ngôn mục tử của ngài là “Hiệp thông và phục vụ”.
Lễ tấn phong Đức tân giám mục Giuse vừa được tổ chức trọng thể tại khuôn viên Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (quảng trường trước Phương Đình) vào sáng nay 8-09-2009, lễ kính Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria.
Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc là chủ phong. Hai vị phụ phong là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản Phát Diệm và Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên giám mục Phát Diệm (đã nghỉ hưu).
Đồng tế trong thánh lễ tấn phong có Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP.HCM, Đức Tổng giám mục TGP Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch Hội đồng Giám mục VN và 20 giám mục của 25 giáo phận trên cả nước, trong đó có Đức tân giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc Tôma Vũ Đình Hiệu (sẽ được tấn phong vào đầu tháng Mười 2009).
Tham gia đoàn đồng tế còn có hơn 400 linh mục khắp Bắc Trung Nam. Có vị từ cực Nam đất nước cũng có mặt trong thánh lễ đáng nhớ này: linh mục Trần Văn Trông, giáo xứ Hưng Văn (thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang) thuộc giáo phận Long Xuyên, bạn đồng môn của Đức tân giám mục tại Giáo hoàng Học viện Piô X (Đà Lạt) giai đoạn 1970-1977.
Trong bầu khí hân hoan đón mừng Đức tân giám mục của giáo phận Phát Diệm, gần hai vạn giáo dân đến từ khắp nơi trong giáo phận, từ vùng núi Hòa Bình, Nho Quan đến vùng biển Kim Sơn, rồi cố đô Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tuôn về khu vực nhà thờ Chính tòa từ mấy ngày trước lễ. Đồng thời có gần 700 tu sĩ nam nữ, 150 chủng sinh tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ của Đức tân giám mục. Đặc biệt có phái đoàn giáo phận Xuân Lộc, nơi Đức tân giám mục phục vụ từ 1977 đến nay và phái đoàn các linh mục, giáo dân miền Nam gốc Phát Diệm đã hành hương về quê cha đất tổ, mừng giáo phận cố hương vừa được Tòa Thánh gửi đến một vị mục tử mới.
Ngoài ra phái đoàn các tôn giáo bạn tại Ninh Bình cũng đã đến chúc mừng và có mặt trong thánh lễ tấn phong.
Đúng 8g30 Thánh lễ tấn phong được bắt đầu.
Dẫn vào Thánh lễ là bài thánh ca Trong mến yêu do linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy sáng tác, kính tặng Đức tân giám mục.
Bài Trong mến yêu đã đưa cộng đoàn phụng vụ vào tâm tình chiêm ngắm và cầu nguyện: “Con vẫn ước mong thông hiệp với Chúa. Chúa ở cùng con, con ở cùng Chúa. Xin cho chúng con thông hiệp trong Chúa, như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp thông với nhau” (Trích phiên khúc Trong mến yêu – linh mục Nguyễn Duy). Ca từ và giai điệu hân hoan đã giúp mọi người tiến vào cảnh vực linh thánh của các chiều kích hiệp thông được diễn tả trong phụng vụ Nghi lễ tấn phong giám mục của Hội Thánh.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã mở đầu bằng lời chúc mừng giáo phận Phát Diệm có vị mục tử mới và nhấn mạnh Đức tân giám mục Giuse là “vị giám mục người Việt Nam thứ 100”, như vậy Phát Diệm được một vinh dự “kép”: có vị giám mục người Việt Nam thứ nhất (Đức cha GB Nguyễn Bá Tòng) và thứ 100 (Đức cha Giuse Nguyễn Năng).
Đức cha Cosma nêu cảm nhận về ý nghĩa châm ngôn mục tử của Đức tân giám mục “Hiệp thông và Phục vụ”:
“Khi hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tưởng Chúa Giêsu sẽ làm vua và muốn xin được chỗ bên tả bên hữu, Chúa cho biết Chúa đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ. Chắc chắn đó cũng phải là tâm niệm của mọi môn đệ Chúa Giêsu, nhưng riêng Đức Tân giám mục Giuse của chúng ta đã muốn coi đó là điểm nhấn trong sứ mệnh mục tử của mình. Có thể ngài có quyền bính và được nhiều người kính trọng, nhưng ngài muốn theo gương Chúa Giêsu đóng vai người tôi tớ. Hình ảnh Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ sẽ là cốt lõi trong đời sống và sứ mệnh mục tử của Đức Tân giám mục. Ngài sẽ phải giảng dạy, tổ chức, đưa ra những quyết định ảnh hưởng lớn đến đời sống của giáo phận, tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ: phục vụ giáo phận và phục vụ mọi người không kể lương hay giáo, thuộc thành phần này hay thành phần khác trong xã hội. Như Chúa Giêsu, ngài đến để đoàn chiên, không chỉ riêng người công giáo, mà toàn thể mọi người, “được sống và sống dồi dào”. Đó chắc chắn sẽ là điều chiếm trọn vẹn suy nghĩ và trái tim cũng như thời giờ của ngài. Phục vụ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm vui của người môn đệ được nên giống Thầy Chí Thánh của mình”.
Về ý nghĩa của châm ngôn hiệp thông, Đức cha Cosma chia sẻ: “Chúa Giêsu đã không muốn phục vụ một mình, nhưng đã thiết lập Hội Thánh gồm các môn đệ để phục vụ. Hội Thánh gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng làm nên một thân thể mà mỗi người là một chi thể, mà theo thánh Phaolô thì “tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể”. Linh mục, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân Phát Diệm được mời gọi sống mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh cụ thể bằng việc nên một với giám mục của mình. Có thể do nguồn gốc và hoàn cảnh lịch sử chúng ta suy nghĩ và đánh giá khác nhau về điều này điều nọ, nhưng đáp lại mong ước của vị mục tử, chúng ta chẳng những phải đoàn kết với nhau qua việc nên một với ngài, mà còn phải mở rộng sự hiệp thông đến mọi thành phần khác trong xã hội nữa, vì mọi người đều là con của một Cha trên trời.
Đức cha Cosma gợi lên những suy nghĩ về huyền nhiệm của sứ mạng mục tử nơi Đức tân giám mục.
Đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng sinh trưởng tại Phát Diệm nhưng lớn lên và phục vụ tại giáo phận Xuân Lộc, nay trở về quê hương thực thi nhiệm vụ của mục tử. Nhiệm vụ này đã được Chúa chuẩn bị rất lâu dài, như vun trồng một cây quý. Đức tân giám mục như “một cây quý giá được vun xới trong vườn Xuân Lộc sẽ đem lại cho giáo phận Phát Diệm một Mùa Xuân đầy Phúc Lộc”.
Niềm cảm động còn đang đọng lại sau các Nghi thức tấn phong và Nghi thức Thánh lễ, đến khi lời nguyện Hiệp lễ vừa chấm dứt, không gian cổ kính của quần thể kiến trúc nhà thờ Chính tòa bỗng tràn ngập niềm cảm kích sâu xa lúc Đức tân giám mục đi đến với cộng đoàn Dân Chúa, ban phép lành mục tử đầu tiên của ngài.
Cuối thánh lễ, thay mặt các giám mục trong HĐGMVN, Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chào mừng vị giám mục thành viên mới của Hội đồng. Đức cha Chủ tịch tin tưởng, với tài năng và tinh thần huynh đệ, Đức tân giám mục sẽ có nhiều đóng góp vào sứ mạng lãnh đạo cộng đoàn Dân Chúa tại Phát Diệm nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trước sự kiện Đức tân giám mục khai mạc sứ vụ mục tử, cộng đoàn Dân Chúa tại Phát Diệm, qua linh mục Phạm Ngọc Khuê, nguyên Tổng đại diện, đã bày tỏ niềm vui và tinh thần vâng phục vị mục tử được Thiên Chúa gửi đến dẫn dắt đoàn chiên. Đại gia đình giáo phận đã cùng chung tâm tình tạ ơn Chúa trong sự kiện đáng nhớ này.
Trong phần đáp từ, Đức tân giám mục bày tỏ lòng biết ơn đối với Tòa Thánh, tình huynh đệ với quý Đức cha trong HĐGMVN, tình cảm trân trọng đối với đại biểu đã đến chúc mừng và tham dự Thánh lễ, đặc biệt tấm lòng yêu mến đối với giáo phận Xuân Lộc và toàn thể cộng đồng Dân Chúa giáo phận Phát Diệm.
Thánh lễ tấn phong kết thúc vào lúc 10g30 cùng ngày.
Đức cha Giuse Nguyễn Năng chính thức bắt đầu sứ vụ mục tử, mở ra một giai đoạn mới trong hành trình của lịch sử giáo phận Phát Diệm. Hành trình sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng. Hành trình “Phục vụ và Hiệp thông”.
Thánh lễ tấn phong như lời diễn đạt về một niềm hy vọng mới. Niềm hy vọng của cộng đoàn tín hữu có 108 năm lịch sử (1901-2009), vừa được tái khẳng định từ tinh thần “Hiệp thông và Phục vụ” của vị mục tử mới.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org)
Lễ tấn phong Đức tân giám mục Giuse vừa được tổ chức trọng thể tại khuôn viên Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm (quảng trường trước Phương Đình) vào sáng nay 8-09-2009, lễ kính Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria.
Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc là chủ phong. Hai vị phụ phong là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản Phát Diệm và Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên giám mục Phát Diệm (đã nghỉ hưu).
Đồng tế trong thánh lễ tấn phong có Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Tổng giáo phận TP.HCM, Đức Tổng giám mục TGP Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục giáo phận Đà Lạt, chủ tịch Hội đồng Giám mục VN và 20 giám mục của 25 giáo phận trên cả nước, trong đó có Đức tân giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc Tôma Vũ Đình Hiệu (sẽ được tấn phong vào đầu tháng Mười 2009).
Tham gia đoàn đồng tế còn có hơn 400 linh mục khắp Bắc Trung Nam. Có vị từ cực Nam đất nước cũng có mặt trong thánh lễ đáng nhớ này: linh mục Trần Văn Trông, giáo xứ Hưng Văn (thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang) thuộc giáo phận Long Xuyên, bạn đồng môn của Đức tân giám mục tại Giáo hoàng Học viện Piô X (Đà Lạt) giai đoạn 1970-1977.
Trong bầu khí hân hoan đón mừng Đức tân giám mục của giáo phận Phát Diệm, gần hai vạn giáo dân đến từ khắp nơi trong giáo phận, từ vùng núi Hòa Bình, Nho Quan đến vùng biển Kim Sơn, rồi cố đô Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tuôn về khu vực nhà thờ Chính tòa từ mấy ngày trước lễ. Đồng thời có gần 700 tu sĩ nam nữ, 150 chủng sinh tham dự thánh lễ khai mạc sứ vụ của Đức tân giám mục. Đặc biệt có phái đoàn giáo phận Xuân Lộc, nơi Đức tân giám mục phục vụ từ 1977 đến nay và phái đoàn các linh mục, giáo dân miền Nam gốc Phát Diệm đã hành hương về quê cha đất tổ, mừng giáo phận cố hương vừa được Tòa Thánh gửi đến một vị mục tử mới.
Ngoài ra phái đoàn các tôn giáo bạn tại Ninh Bình cũng đã đến chúc mừng và có mặt trong thánh lễ tấn phong.
Đúng 8g30 Thánh lễ tấn phong được bắt đầu.
Dẫn vào Thánh lễ là bài thánh ca Trong mến yêu do linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy sáng tác, kính tặng Đức tân giám mục.
Bài Trong mến yêu đã đưa cộng đoàn phụng vụ vào tâm tình chiêm ngắm và cầu nguyện: “Con vẫn ước mong thông hiệp với Chúa. Chúa ở cùng con, con ở cùng Chúa. Xin cho chúng con thông hiệp trong Chúa, như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp thông với nhau” (Trích phiên khúc Trong mến yêu – linh mục Nguyễn Duy). Ca từ và giai điệu hân hoan đã giúp mọi người tiến vào cảnh vực linh thánh của các chiều kích hiệp thông được diễn tả trong phụng vụ Nghi lễ tấn phong giám mục của Hội Thánh.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã mở đầu bằng lời chúc mừng giáo phận Phát Diệm có vị mục tử mới và nhấn mạnh Đức tân giám mục Giuse là “vị giám mục người Việt Nam thứ 100”, như vậy Phát Diệm được một vinh dự “kép”: có vị giám mục người Việt Nam thứ nhất (Đức cha GB Nguyễn Bá Tòng) và thứ 100 (Đức cha Giuse Nguyễn Năng).
Đức cha Cosma nêu cảm nhận về ý nghĩa châm ngôn mục tử của Đức tân giám mục “Hiệp thông và Phục vụ”:
“Khi hai anh em thánh Giacôbê và Gioan tưởng Chúa Giêsu sẽ làm vua và muốn xin được chỗ bên tả bên hữu, Chúa cho biết Chúa đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ. Chắc chắn đó cũng phải là tâm niệm của mọi môn đệ Chúa Giêsu, nhưng riêng Đức Tân giám mục Giuse của chúng ta đã muốn coi đó là điểm nhấn trong sứ mệnh mục tử của mình. Có thể ngài có quyền bính và được nhiều người kính trọng, nhưng ngài muốn theo gương Chúa Giêsu đóng vai người tôi tớ. Hình ảnh Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ sẽ là cốt lõi trong đời sống và sứ mệnh mục tử của Đức Tân giám mục. Ngài sẽ phải giảng dạy, tổ chức, đưa ra những quyết định ảnh hưởng lớn đến đời sống của giáo phận, tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ: phục vụ giáo phận và phục vụ mọi người không kể lương hay giáo, thuộc thành phần này hay thành phần khác trong xã hội. Như Chúa Giêsu, ngài đến để đoàn chiên, không chỉ riêng người công giáo, mà toàn thể mọi người, “được sống và sống dồi dào”. Đó chắc chắn sẽ là điều chiếm trọn vẹn suy nghĩ và trái tim cũng như thời giờ của ngài. Phục vụ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm vui của người môn đệ được nên giống Thầy Chí Thánh của mình”.
Về ý nghĩa của châm ngôn hiệp thông, Đức cha Cosma chia sẻ: “Chúa Giêsu đã không muốn phục vụ một mình, nhưng đã thiết lập Hội Thánh gồm các môn đệ để phục vụ. Hội Thánh gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng làm nên một thân thể mà mỗi người là một chi thể, mà theo thánh Phaolô thì “tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể”. Linh mục, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân Phát Diệm được mời gọi sống mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh cụ thể bằng việc nên một với giám mục của mình. Có thể do nguồn gốc và hoàn cảnh lịch sử chúng ta suy nghĩ và đánh giá khác nhau về điều này điều nọ, nhưng đáp lại mong ước của vị mục tử, chúng ta chẳng những phải đoàn kết với nhau qua việc nên một với ngài, mà còn phải mở rộng sự hiệp thông đến mọi thành phần khác trong xã hội nữa, vì mọi người đều là con của một Cha trên trời.
Đức cha Cosma gợi lên những suy nghĩ về huyền nhiệm của sứ mạng mục tử nơi Đức tân giám mục.
Đức tân giám mục Giuse Nguyễn Năng sinh trưởng tại Phát Diệm nhưng lớn lên và phục vụ tại giáo phận Xuân Lộc, nay trở về quê hương thực thi nhiệm vụ của mục tử. Nhiệm vụ này đã được Chúa chuẩn bị rất lâu dài, như vun trồng một cây quý. Đức tân giám mục như “một cây quý giá được vun xới trong vườn Xuân Lộc sẽ đem lại cho giáo phận Phát Diệm một Mùa Xuân đầy Phúc Lộc”.
Niềm cảm động còn đang đọng lại sau các Nghi thức tấn phong và Nghi thức Thánh lễ, đến khi lời nguyện Hiệp lễ vừa chấm dứt, không gian cổ kính của quần thể kiến trúc nhà thờ Chính tòa bỗng tràn ngập niềm cảm kích sâu xa lúc Đức tân giám mục đi đến với cộng đoàn Dân Chúa, ban phép lành mục tử đầu tiên của ngài.
Cuối thánh lễ, thay mặt các giám mục trong HĐGMVN, Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chào mừng vị giám mục thành viên mới của Hội đồng. Đức cha Chủ tịch tin tưởng, với tài năng và tinh thần huynh đệ, Đức tân giám mục sẽ có nhiều đóng góp vào sứ mạng lãnh đạo cộng đoàn Dân Chúa tại Phát Diệm nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trước sự kiện Đức tân giám mục khai mạc sứ vụ mục tử, cộng đoàn Dân Chúa tại Phát Diệm, qua linh mục Phạm Ngọc Khuê, nguyên Tổng đại diện, đã bày tỏ niềm vui và tinh thần vâng phục vị mục tử được Thiên Chúa gửi đến dẫn dắt đoàn chiên. Đại gia đình giáo phận đã cùng chung tâm tình tạ ơn Chúa trong sự kiện đáng nhớ này.
Trong phần đáp từ, Đức tân giám mục bày tỏ lòng biết ơn đối với Tòa Thánh, tình huynh đệ với quý Đức cha trong HĐGMVN, tình cảm trân trọng đối với đại biểu đã đến chúc mừng và tham dự Thánh lễ, đặc biệt tấm lòng yêu mến đối với giáo phận Xuân Lộc và toàn thể cộng đồng Dân Chúa giáo phận Phát Diệm.
Thánh lễ tấn phong kết thúc vào lúc 10g30 cùng ngày.
Đức cha Giuse Nguyễn Năng chính thức bắt đầu sứ vụ mục tử, mở ra một giai đoạn mới trong hành trình của lịch sử giáo phận Phát Diệm. Hành trình sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng. Hành trình “Phục vụ và Hiệp thông”.
Thánh lễ tấn phong như lời diễn đạt về một niềm hy vọng mới. Niềm hy vọng của cộng đoàn tín hữu có 108 năm lịch sử (1901-2009), vừa được tái khẳng định từ tinh thần “Hiệp thông và Phục vụ” của vị mục tử mới.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org)
Đẹp thật! - Lễ tấn phong Giám mục Phát Diệm Đức Cha Giuse Nguyễn Năng
Lm. Phaolô Trần Lưu Huynh
09:56 08/09/2009
PHÁT DIỆM - Tiết lập thu đã gần một tháng rồi mà mấy ngày hôm nay trời vẫn nắng như đổ lửa, nắng nóng đã gây nên oi ả xung quanh mọi người, nhưng nó đang trải rộng một cảnh huy hoàng trên cánh đồng thẳng cánh cò bay mà ngô, lúa đang lác đác trổ bông, tỏa hương ngan ngát cho đồng nội, như đang vẫy gọi một sức sống mới đang vươn lên, báo tin vui một vụ mùa thắng lợi sắp tới. Đẹp thật!
Mấy ngày nay trên các trục đường thẳng về thị trấn Phát Diệm dường như tấp nập hơn, Ninh Bình-Tam Điệp xuống, Nga Sơn-Thanh Hóa ra, đò Mười-Nam Định sang, Cồn thoi-Văn Hải lên, nhộn nhịp vì số lượng xe cộ nhiều hơn.
Đặc biệt hôm nay, 08-09-2009, trên các trục đường ấy càng nhộn nhịp hơn. Từng đoàn xe hòa chung cùng với dòng người tiến vào Phát Diệm. Các chiến sĩ an ninh dễ mến khác thường. Cũng những người ấy trong bộ quân phục màu vàng nhạt, mọi ngày ở trên các nẻo đường này, giơ dùi cui chỉ vào ai, vào xe nào, thì tim người ấy thình thịch như bắn ra khỏi lồng ngực trong tư thế kẻ sai luật giao thông bị xử lý hành chính thụ hình cảnh cáo, nhưng hôm nay ai cũng vui vẻ, trân trọng và thầm cảm ơn anh ấy. Anh cũng vui tươi trỏ tay, giơ dùi cui, nhưng không phải là ra lệnh cho người nào đó dạt vào ven đường, hay phải đẩy xe của mình lên xe của “ cảnh sát giao thông” mà là yêu cầu mọi người đi đứng trật tự, anh chỉ đường chỉ lối cho mọi người tới được nhà thờ chính tòa Phát Diệm được an toàn. Đẹp thật!
Mới tảng sáng 08-09, ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ, trong khuôn viên nhà thờ chính tòa Phát Diệm, đã có mặt rất đông người tập trung túc trực chờ đợi giờ cử hành thánh lễ tấn phong giám mục, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, vị giám mục thứ Tám của giáo phận Phát Diệm (kể từ khi được thành lập).
Càng gần tới giờ cử hành thánh lễ, bầu khí khu vực nhà thờ chính tòa càng sôi động hơn. Đúng 8 gìơ 30, các hội đoàn y phục chỉnh tề, hàng ngũ trật tự rước vị thụ phong và đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục ra lễ đài.
Tiếng chuông đồng từ lầu cao boong boong vọng ra thong thả rồi ngân vang như dẫn nhịp cho đoàn rước. Đội trống “nhảy” trong sắc phục văn nghệ dân tộc rộn lên những tiếng trống con cổ động cho buổi lễ tăng phần phấn khởi. Đội kèn đồng trong y phục nhà binh màu trắng vang lên những điệu nhạc thánh ca trang nghiêm nhưng không kém bề vui tươi hùng tráng. Ca đoàn hôm nay là một đội ngũ đáng kể, toát lên niềm hân hoan của ngày địa lễ qua giọng hát được điêu luyện nhiều ngày qua. Đẹp thật!
Và kia rồi! Đức tân giám mục vừa xuất hiện trong đoàn rước thì từng đợt vỗ tay giòn giã chào mừng Ngài và đoàn đồng tế trong suốt quãng đường rước ra tới lễ đài.
Đoàn đồng tế hôm nay trang nghiêm và hùng vĩ. Đông lắm! một cha, hai cha, mười cha… năm mươi cha… một trăm cha, ba trăm, năm trăm…còn nữa…còn nhiều lắm…. Kìa, kia rồi! các Đức Giám mục cũng đông lắm! Hầu như cả Hội đồng giám mục Việt Nam, các chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam, kho tàng đạo đức và trí tuệ của Giáo Hội Việt Nam, hôm nay cùng hiện diện tại Phát Diệm. Đẹp thật!
Phát Diệm hôm nay còn xuất hiện một vẻ đẹp khác thường, một vẻ đẹp trên mọi vẻ đẹp, vẻ đẹp hiếm có:
Nhìn lên lễ đài, sau nghi thức phong chức giám mục, người ta đều thấy ba vị giám mục đứng trước bàn thờ, đó là ba vị Giám mục của ba thế hệ giám mục của giáo phận này: Đức cha Giuse Nguyễn Năng giám mục tân nhiệm giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên giám mục giáo phận Phát Diệm (1988-2007). Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên giám quản tông tòa giáo phận Phát Diệm (2007-2009). Đẹp, đẹp thật!
Vượt trên mọi vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, con người, màu sắc của ngày đại lễ, vẻ đẹp của ba thế hệ giám mục của giáo phận một lúc xuất hiện trước bàn thờ, trước quan khách, quý khách, và trước cộng đoàn Dân Chúa Phát Diệm, như nhấn mạnh đến tinh thần Hiệp thông cao cả mà mọi thành phần Dân Chúa tại giáo phận này cần củng cố và phát huy cao độ, thể hiện bằng quyết tâm thực hiện, mặc dầu rồi đây ba Đức Cha cũng sẽ chia tay tới mỗi nhiệm sở và nhiệm vụ của mình, song hình ảnh ba Đức Giám mục của ba thế hệ trong giáo phận vẫn mãi ghi trong trang sử mới của giáo phận để nhắc nhở cộng đoàn Dân Chúa phát huy mãi vẻ đẹp mới này, để từ đây các vẻ đẹp của lòng tôn kính, vâng phục, biết ơn và sẵn sàng nâng đỡ được thực sự tỏa ra. Hình ảnh một lễ tấn phong, biểu trưng cho sự hiệp thông Kitô giáo, thật đẹp !
Mấy ngày nay trên các trục đường thẳng về thị trấn Phát Diệm dường như tấp nập hơn, Ninh Bình-Tam Điệp xuống, Nga Sơn-Thanh Hóa ra, đò Mười-Nam Định sang, Cồn thoi-Văn Hải lên, nhộn nhịp vì số lượng xe cộ nhiều hơn.
Đặc biệt hôm nay, 08-09-2009, trên các trục đường ấy càng nhộn nhịp hơn. Từng đoàn xe hòa chung cùng với dòng người tiến vào Phát Diệm. Các chiến sĩ an ninh dễ mến khác thường. Cũng những người ấy trong bộ quân phục màu vàng nhạt, mọi ngày ở trên các nẻo đường này, giơ dùi cui chỉ vào ai, vào xe nào, thì tim người ấy thình thịch như bắn ra khỏi lồng ngực trong tư thế kẻ sai luật giao thông bị xử lý hành chính thụ hình cảnh cáo, nhưng hôm nay ai cũng vui vẻ, trân trọng và thầm cảm ơn anh ấy. Anh cũng vui tươi trỏ tay, giơ dùi cui, nhưng không phải là ra lệnh cho người nào đó dạt vào ven đường, hay phải đẩy xe của mình lên xe của “ cảnh sát giao thông” mà là yêu cầu mọi người đi đứng trật tự, anh chỉ đường chỉ lối cho mọi người tới được nhà thờ chính tòa Phát Diệm được an toàn. Đẹp thật!
Mới tảng sáng 08-09, ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ, trong khuôn viên nhà thờ chính tòa Phát Diệm, đã có mặt rất đông người tập trung túc trực chờ đợi giờ cử hành thánh lễ tấn phong giám mục, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, vị giám mục thứ Tám của giáo phận Phát Diệm (kể từ khi được thành lập).
Càng gần tới giờ cử hành thánh lễ, bầu khí khu vực nhà thờ chính tòa càng sôi động hơn. Đúng 8 gìơ 30, các hội đoàn y phục chỉnh tề, hàng ngũ trật tự rước vị thụ phong và đoàn đồng tế từ Tòa Giám mục ra lễ đài.
Tiếng chuông đồng từ lầu cao boong boong vọng ra thong thả rồi ngân vang như dẫn nhịp cho đoàn rước. Đội trống “nhảy” trong sắc phục văn nghệ dân tộc rộn lên những tiếng trống con cổ động cho buổi lễ tăng phần phấn khởi. Đội kèn đồng trong y phục nhà binh màu trắng vang lên những điệu nhạc thánh ca trang nghiêm nhưng không kém bề vui tươi hùng tráng. Ca đoàn hôm nay là một đội ngũ đáng kể, toát lên niềm hân hoan của ngày địa lễ qua giọng hát được điêu luyện nhiều ngày qua. Đẹp thật!
Và kia rồi! Đức tân giám mục vừa xuất hiện trong đoàn rước thì từng đợt vỗ tay giòn giã chào mừng Ngài và đoàn đồng tế trong suốt quãng đường rước ra tới lễ đài.
Đoàn đồng tế hôm nay trang nghiêm và hùng vĩ. Đông lắm! một cha, hai cha, mười cha… năm mươi cha… một trăm cha, ba trăm, năm trăm…còn nữa…còn nhiều lắm…. Kìa, kia rồi! các Đức Giám mục cũng đông lắm! Hầu như cả Hội đồng giám mục Việt Nam, các chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam, kho tàng đạo đức và trí tuệ của Giáo Hội Việt Nam, hôm nay cùng hiện diện tại Phát Diệm. Đẹp thật!
Phát Diệm hôm nay còn xuất hiện một vẻ đẹp khác thường, một vẻ đẹp trên mọi vẻ đẹp, vẻ đẹp hiếm có:
Nhìn lên lễ đài, sau nghi thức phong chức giám mục, người ta đều thấy ba vị giám mục đứng trước bàn thờ, đó là ba vị Giám mục của ba thế hệ giám mục của giáo phận này: Đức cha Giuse Nguyễn Năng giám mục tân nhiệm giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên giám mục giáo phận Phát Diệm (1988-2007). Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên giám quản tông tòa giáo phận Phát Diệm (2007-2009). Đẹp, đẹp thật!
Vượt trên mọi vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, con người, màu sắc của ngày đại lễ, vẻ đẹp của ba thế hệ giám mục của giáo phận một lúc xuất hiện trước bàn thờ, trước quan khách, quý khách, và trước cộng đoàn Dân Chúa Phát Diệm, như nhấn mạnh đến tinh thần Hiệp thông cao cả mà mọi thành phần Dân Chúa tại giáo phận này cần củng cố và phát huy cao độ, thể hiện bằng quyết tâm thực hiện, mặc dầu rồi đây ba Đức Cha cũng sẽ chia tay tới mỗi nhiệm sở và nhiệm vụ của mình, song hình ảnh ba Đức Giám mục của ba thế hệ trong giáo phận vẫn mãi ghi trong trang sử mới của giáo phận để nhắc nhở cộng đoàn Dân Chúa phát huy mãi vẻ đẹp mới này, để từ đây các vẻ đẹp của lòng tôn kính, vâng phục, biết ơn và sẵn sàng nâng đỡ được thực sự tỏa ra. Hình ảnh một lễ tấn phong, biểu trưng cho sự hiệp thông Kitô giáo, thật đẹp !
Giáo xứ Tân Hội giáo phận Nha Trang khai giảng năm học giáo lý
Minh Dung
15:43 08/09/2009
NHA TRANG - Cùng với các giáo xứ khác trong giáo phận, trong thánh lễ chiều Chúa nhật 06/9/2009, giáo xứ Tân Hội đã long trọng tổ chức nghi thức khai giảng năm học giáo lý 2009-2010.
Trước khi các Giáo lý viên tuyên xưng đức tin, cô Trưởng Ban Giáo lý đã thay mặt các Giáo lý viên phát biểu cảm tưởng với những lời lẽ rất khiêm tốn nhưng cũng đầy xác tín về ơn gọi của mình: “Chúng con chỉ là những con người bất toàn, đầy dẫy thiếu sót và yếu đuối, nhưng Cha đã mạnh dạn thay mặt Hội Thánh mời gọi chúng con cộng tác vào sứ mạng giáo dục đức tin cho các em. Chúng con ý thức rằng mục đích cuối cùng của việc dạy giáo lý là làm cho các em gặp gỡ và hiệp thông thân mật với Chúa Giêsu Kitô, bởi vì chỉ một mình Ngài mới có thể dẫn đưa các em đến với Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng con cũng ý thức rằng mối bận tâm thường xuyên của các Giáo lý viên phải là thông truyền giáo huấn và đời sống của Chúa Giêsu Kitô, thông qua lời giảng dạy đúng đắn và cuộc sống gương mẫu của mình. Kính xin Cha, Hội Đồng Giáo Xứ và tất cả Ông Bà Anh Chị Em tích cực cầu nguyện và giúp đỡ, để với ơn Chúa trợ giúp, chúng con có thể chu toàn tốt đẹp nhiệm vụ cao cả mà Chúa và Hội Thánh đã trao phó. Chúng con xin hứa sẽ mở rộng cõi lòng đón nhận đầy đủ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chân thành yêu thương các em, khiêm tốn học hỏi và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh, miễn sao Thiên Chúa được tôn vinh, Đức Kitô được yêu mến và các em ngày càng trưởng thành về đức tin cũng như nhân bản”.
Trước khi Cha Quản xứ ban phép lành đầu năm học và đánh hồi trống khai giảng, một em đã đại diện bày tỏ tấm lòng biết ơn và cam kết học hành tốt hơn trong năm học mới: “Mấy tháng hè nghỉ ngơi và thư giãn đã trôi qua. Hôm nay chúng con lại bắt đầu bước vào một năm học mới. Cùng với việc tiếp tục học văn hóa ở trường, chúng con cũng được lên thêm một lớp trong chương trình Giáo Lý Phổ Thông, để học biết về Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài. Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha, quý Xơ, Hội Đồng Giáo Xứ và quý Giáo Lý Viên đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho chúng con, đồng thời đã chuẩn bị chu đáo về tinh thần cũng như vật chất để tiếp tục chăm sóc dạy dỗ chúng con. Ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng con đã được Thiên Chúa ban cho ơn đức tin. Đây là một ơn huệ vô cùng quý giá. Tuy nhiên, đức tin giống như một hạt giống, cần phải được chăm sóc thật kỹ lưỡng mới có thể nẩy mầm, lớn lên, phát triển và đơm bông kết trái. Chúng con ý thức rằng đi học giáo lý là để làm tăng trưởng đức tin của chúng con. Đó là một bổn phận rất quan trọng, không thể xao nhãng được. Chúng con xin hứa trong năm học 2009-2010 này, tất cả chúng con sẽ siêng năng đi học giáo lý, luôn kính trọng và ngoan ngoãn vâng lời Thầy Cô, hòa đồng và thân ái với bạn bè, quyết tâm sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Kính xin Cha, quý Xơ, Hội Đồng Giáo Xứ và quý Thầy Cô tiếp tục thương yêu, dạy dỗ, uốn nắn và cầu nguyện cho chúng con, để càng thêm tuổi chúng con càng thêm lớn mạnh về đức tin và nhân bản, góp phần làm cho Chúa được vinh hiển và chúng con đón nhận được nhiều hồng ân của Chúa”.
Buổi lễ khai giảng năm học giáo lý 2009-2010 đã kết thúc trong bầu khí tràn đầy hân hoan và hy vọng. Xin Mẹ Maria là khuôn mẫu của các Giáo lý viên chúc lành cho năm học mới của chúng con.
Trước khi các Giáo lý viên tuyên xưng đức tin, cô Trưởng Ban Giáo lý đã thay mặt các Giáo lý viên phát biểu cảm tưởng với những lời lẽ rất khiêm tốn nhưng cũng đầy xác tín về ơn gọi của mình: “Chúng con chỉ là những con người bất toàn, đầy dẫy thiếu sót và yếu đuối, nhưng Cha đã mạnh dạn thay mặt Hội Thánh mời gọi chúng con cộng tác vào sứ mạng giáo dục đức tin cho các em. Chúng con ý thức rằng mục đích cuối cùng của việc dạy giáo lý là làm cho các em gặp gỡ và hiệp thông thân mật với Chúa Giêsu Kitô, bởi vì chỉ một mình Ngài mới có thể dẫn đưa các em đến với Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng con cũng ý thức rằng mối bận tâm thường xuyên của các Giáo lý viên phải là thông truyền giáo huấn và đời sống của Chúa Giêsu Kitô, thông qua lời giảng dạy đúng đắn và cuộc sống gương mẫu của mình. Kính xin Cha, Hội Đồng Giáo Xứ và tất cả Ông Bà Anh Chị Em tích cực cầu nguyện và giúp đỡ, để với ơn Chúa trợ giúp, chúng con có thể chu toàn tốt đẹp nhiệm vụ cao cả mà Chúa và Hội Thánh đã trao phó. Chúng con xin hứa sẽ mở rộng cõi lòng đón nhận đầy đủ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chân thành yêu thương các em, khiêm tốn học hỏi và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh, miễn sao Thiên Chúa được tôn vinh, Đức Kitô được yêu mến và các em ngày càng trưởng thành về đức tin cũng như nhân bản”.
Trước khi Cha Quản xứ ban phép lành đầu năm học và đánh hồi trống khai giảng, một em đã đại diện bày tỏ tấm lòng biết ơn và cam kết học hành tốt hơn trong năm học mới: “Mấy tháng hè nghỉ ngơi và thư giãn đã trôi qua. Hôm nay chúng con lại bắt đầu bước vào một năm học mới. Cùng với việc tiếp tục học văn hóa ở trường, chúng con cũng được lên thêm một lớp trong chương trình Giáo Lý Phổ Thông, để học biết về Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài. Chúng con xin hết lòng cám ơn Cha, quý Xơ, Hội Đồng Giáo Xứ và quý Giáo Lý Viên đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho chúng con, đồng thời đã chuẩn bị chu đáo về tinh thần cũng như vật chất để tiếp tục chăm sóc dạy dỗ chúng con. Ngày lãnh nhận bí tích Rửa tội, chúng con đã được Thiên Chúa ban cho ơn đức tin. Đây là một ơn huệ vô cùng quý giá. Tuy nhiên, đức tin giống như một hạt giống, cần phải được chăm sóc thật kỹ lưỡng mới có thể nẩy mầm, lớn lên, phát triển và đơm bông kết trái. Chúng con ý thức rằng đi học giáo lý là để làm tăng trưởng đức tin của chúng con. Đó là một bổn phận rất quan trọng, không thể xao nhãng được. Chúng con xin hứa trong năm học 2009-2010 này, tất cả chúng con sẽ siêng năng đi học giáo lý, luôn kính trọng và ngoan ngoãn vâng lời Thầy Cô, hòa đồng và thân ái với bạn bè, quyết tâm sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Kính xin Cha, quý Xơ, Hội Đồng Giáo Xứ và quý Thầy Cô tiếp tục thương yêu, dạy dỗ, uốn nắn và cầu nguyện cho chúng con, để càng thêm tuổi chúng con càng thêm lớn mạnh về đức tin và nhân bản, góp phần làm cho Chúa được vinh hiển và chúng con đón nhận được nhiều hồng ân của Chúa”.
Buổi lễ khai giảng năm học giáo lý 2009-2010 đã kết thúc trong bầu khí tràn đầy hân hoan và hy vọng. Xin Mẹ Maria là khuôn mẫu của các Giáo lý viên chúc lành cho năm học mới của chúng con.
Giáo xứ Tân Lộc mừng sinh nhật Mẹ Maria và tổng kết năm học Giáo Lý cấp hạt năm 2009
PV Tân Lộc
16:15 08/09/2009
VINH - “Từ ngàn xưa cha ông chúng con, đã nhận Mẹ là quan thầy, qua bao nhiêu lần được Mẹ chở che… ”
Mới 6giờ sáng; đài phát thanh của giáo xứ đã cất cao bài hát đầy thân thương tình mầu tử, ấp áp lòng người. Vâng không hiểu từ thủa nào chắc là từ lâu lắm rồi, tổ tiên cha ông chúng con đã chọn lấy tước hiệu Mẹ Sinh Nhật để dâng cho Mẹ, để Mẹ chở che vỗ về và cùng đồng hành với con cái Mẹ trong những lúc vui buồn sướng khổ, gian truân, thành công hay thất bại, và mãi mãi Mẹ luôn là niềm hy vọng, là nơi chúng con chạy đến ào vào lòng Mẹ trong mọi hoàn cảnh.
Xem hình ảnh
Giáo xứ, giáo họ Tân Lộc, nằm bên dòng sông cấm hiền hoà ngày đêm theo con nước thuỷ triều đổ ra biển cả, biển Cửa Lò một bãi biển đẹp thơ mộng ôm trọn lấy bốn giáo họ Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên Trạch, Đức Xuân trên một diễn tích khoảng 5km2 rãi đều trong khu đô thị du lịch Cửa Lò.
Sáng nay không khí cả một vùng bổng rộn lên, nào tiếng hát trong trẻo hùng tráng thân thương của đài phát thanh giáo xứ với nhiều bài thánh ca, ca ngợi Chúa và Mẹ, với tiếng trống trắc tưng bừng hoà với nhiều bước chân rộn ràng của con cái Mẹ tiến về trung tâm giáo đường xứ Tân Lộc để cùng đất trời hân hoan mừng kính lễ Sinh Nhật Mẹ quan thầy giáo xứ, giáo họ thân thương. Trước Thánh lễ Ban giáo lý hạt Cửa Lò tổng kết năm học và phát phần thưởng cho những đơn vị đạt thành tích trong năm học 2008-2009. Bản tổng kết đánh giá tình hình học giáo lý của toàn giáo hạt, những gì đã đạt được cần phát huy hơn, những gì còn vướng mắc tìm cách phắc phục trong những năm học tới. Cha trưởng Ban giáo lý hạt Cửa Lò Martinô Nguyễn Xuân Hoàng và cha Đặc trách giáo lý hạt Phaolô Nguyễn Xuân Tính đã nhất trí với bản đánh giá qua một năm học, các Ngài động viên tinh thần dạy và học của giáo lý viên và các em học sinh. Hơn 3300 học sinh từ khối sơ cấp đến khối vào đời được 145 giáo lý viên trong toàn giáo hạt coi sóc giáo dục, với nhiều mô hình, phương pháp được đưa vào trong việc dạy và học như: Sổ theo dõi học tập, sổ đầu bài, sổ điểm v v. Ngoài dạy các em về giáo lý đức tin Công giáo, Ban giáo lý giáo hạt chú trọng đến môn học nhân bản, mỗi lần có dịp là tập trung tạo điều kiện cho các giáo lý viên tập huấn nâng cao trình độ kiến thức. Cám ơn Chúa kết quả học tập và đời sống đạo giới trẻ có nhiều khởi sắc.
Sau bản tổng kết là bản đúc kết, kết quả thi của học sinh trong toàn giáo hạt gồm các xứ; Tân Lộc, Lộc Mỹ, Lập Thạch, Làng Anh. kết quả cho điểm thi trung bình toàn hạt cao hơn so với năm trước, kết quả thi giáo phận cũng đã khá hơn song cả giáo hạt không phải vì thế mà thoả mãn nhưng tất cả đều đồng tâm nhất trí vươn lên không ngừng.
Phần trao giải thưởng được những tràng pháo tay liên hồi chúc mừng cho các đơn vị và cá nhân được giải.
Sau phần tổng kết giáo lý là rước nhập lễ, năm nay Quý cha trong và ngoài giáo hạt cùng về dâng lễ đông vui gồm có các cha: Cha Giuse Nguyễn Tràng, Cha Giuse Hồ Ngọc Bá, Cha Phêrô Nguyễn Sĩ Nho, hai Cha dòng Chúa Cứu Thế là Cha Micae Phan Tuấn Hồng, Anphong xô Đinh Khắc Phú. Cha Giuse Nguyễn Anh Tuấn, Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn cùng với cha Quản hạt, quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng. Tất cả có 9 cha đồng tế và đông đảo tu sĩ nam nữ cùng khoảng 5000 con cái giáo xứ tề tĩu về bên Mẹ, đội kèn hơi toàn giới chị em phụ nữ gia đình Thánh Tâm cất lên những bài hoành tráng uy hùng tôn vinh Danh Thiên Chúa và ca mừng ngợi khen Mẹ.
Thánh lễ mừng kính Mẹ Sinh Nhật diễn ra trong buổi sáng mùa thu Tân Lộc thật sốt mến long trọng và cả hoành tráng, tất cả đều vinh danh Thiên Chúa, cám tạ tình yêu Thiên Chúa đã cho Mẹ Sinh ra và trong kinh cầu Đức Bà đã tôn vinh Mẹ qua câu “Đức Bà là hòm bia Thiên Chúa vậy” Vâng Mẹ đã chứa đựng Thiên Chúa làm người, mang ơn cứu chuộc cho nhân loại, “Mẹ đã đồng công trong việc cứu thế”. Muôn đời cảm tạ Chúa tri ân Mẹ, xin Mẹ luôn gìn giữ con thuyền Giáo Hội vượt sóng trùng khơi cập bến an bình.
Mới 6giờ sáng; đài phát thanh của giáo xứ đã cất cao bài hát đầy thân thương tình mầu tử, ấp áp lòng người. Vâng không hiểu từ thủa nào chắc là từ lâu lắm rồi, tổ tiên cha ông chúng con đã chọn lấy tước hiệu Mẹ Sinh Nhật để dâng cho Mẹ, để Mẹ chở che vỗ về và cùng đồng hành với con cái Mẹ trong những lúc vui buồn sướng khổ, gian truân, thành công hay thất bại, và mãi mãi Mẹ luôn là niềm hy vọng, là nơi chúng con chạy đến ào vào lòng Mẹ trong mọi hoàn cảnh.
Xem hình ảnh
Giáo xứ, giáo họ Tân Lộc, nằm bên dòng sông cấm hiền hoà ngày đêm theo con nước thuỷ triều đổ ra biển cả, biển Cửa Lò một bãi biển đẹp thơ mộng ôm trọn lấy bốn giáo họ Tân Lộc, Mai Lĩnh, Yên Trạch, Đức Xuân trên một diễn tích khoảng 5km2 rãi đều trong khu đô thị du lịch Cửa Lò.
Sáng nay không khí cả một vùng bổng rộn lên, nào tiếng hát trong trẻo hùng tráng thân thương của đài phát thanh giáo xứ với nhiều bài thánh ca, ca ngợi Chúa và Mẹ, với tiếng trống trắc tưng bừng hoà với nhiều bước chân rộn ràng của con cái Mẹ tiến về trung tâm giáo đường xứ Tân Lộc để cùng đất trời hân hoan mừng kính lễ Sinh Nhật Mẹ quan thầy giáo xứ, giáo họ thân thương. Trước Thánh lễ Ban giáo lý hạt Cửa Lò tổng kết năm học và phát phần thưởng cho những đơn vị đạt thành tích trong năm học 2008-2009. Bản tổng kết đánh giá tình hình học giáo lý của toàn giáo hạt, những gì đã đạt được cần phát huy hơn, những gì còn vướng mắc tìm cách phắc phục trong những năm học tới. Cha trưởng Ban giáo lý hạt Cửa Lò Martinô Nguyễn Xuân Hoàng và cha Đặc trách giáo lý hạt Phaolô Nguyễn Xuân Tính đã nhất trí với bản đánh giá qua một năm học, các Ngài động viên tinh thần dạy và học của giáo lý viên và các em học sinh. Hơn 3300 học sinh từ khối sơ cấp đến khối vào đời được 145 giáo lý viên trong toàn giáo hạt coi sóc giáo dục, với nhiều mô hình, phương pháp được đưa vào trong việc dạy và học như: Sổ theo dõi học tập, sổ đầu bài, sổ điểm v v. Ngoài dạy các em về giáo lý đức tin Công giáo, Ban giáo lý giáo hạt chú trọng đến môn học nhân bản, mỗi lần có dịp là tập trung tạo điều kiện cho các giáo lý viên tập huấn nâng cao trình độ kiến thức. Cám ơn Chúa kết quả học tập và đời sống đạo giới trẻ có nhiều khởi sắc.
Sau bản tổng kết là bản đúc kết, kết quả thi của học sinh trong toàn giáo hạt gồm các xứ; Tân Lộc, Lộc Mỹ, Lập Thạch, Làng Anh. kết quả cho điểm thi trung bình toàn hạt cao hơn so với năm trước, kết quả thi giáo phận cũng đã khá hơn song cả giáo hạt không phải vì thế mà thoả mãn nhưng tất cả đều đồng tâm nhất trí vươn lên không ngừng.
Phần trao giải thưởng được những tràng pháo tay liên hồi chúc mừng cho các đơn vị và cá nhân được giải.
Sau phần tổng kết giáo lý là rước nhập lễ, năm nay Quý cha trong và ngoài giáo hạt cùng về dâng lễ đông vui gồm có các cha: Cha Giuse Nguyễn Tràng, Cha Giuse Hồ Ngọc Bá, Cha Phêrô Nguyễn Sĩ Nho, hai Cha dòng Chúa Cứu Thế là Cha Micae Phan Tuấn Hồng, Anphong xô Đinh Khắc Phú. Cha Giuse Nguyễn Anh Tuấn, Cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn cùng với cha Quản hạt, quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng. Tất cả có 9 cha đồng tế và đông đảo tu sĩ nam nữ cùng khoảng 5000 con cái giáo xứ tề tĩu về bên Mẹ, đội kèn hơi toàn giới chị em phụ nữ gia đình Thánh Tâm cất lên những bài hoành tráng uy hùng tôn vinh Danh Thiên Chúa và ca mừng ngợi khen Mẹ.
Thánh lễ mừng kính Mẹ Sinh Nhật diễn ra trong buổi sáng mùa thu Tân Lộc thật sốt mến long trọng và cả hoành tráng, tất cả đều vinh danh Thiên Chúa, cám tạ tình yêu Thiên Chúa đã cho Mẹ Sinh ra và trong kinh cầu Đức Bà đã tôn vinh Mẹ qua câu “Đức Bà là hòm bia Thiên Chúa vậy” Vâng Mẹ đã chứa đựng Thiên Chúa làm người, mang ơn cứu chuộc cho nhân loại, “Mẹ đã đồng công trong việc cứu thế”. Muôn đời cảm tạ Chúa tri ân Mẹ, xin Mẹ luôn gìn giữ con thuyền Giáo Hội vượt sóng trùng khơi cập bến an bình.
Đại lễ kỉ niệm 30 năm người Việt đến Anh Quốc
Vũ Khánh Thành
16:38 08/09/2009
LONDON - Chủ nhật 6.9.09 lúc 1 giờ, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ niệm 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Bắt đầu chương trình là mục Múa Lân do một đội chuyên nghiệp phụ trách để chào mừng quan khách. Sau đó là lễ Niệm Hương trước bàn thờ tổ tiên và Triết Gia Kim Định, người sáng lập phong trào An Việt toàn cầu. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Nghị Viên Chủ tịch Hội Đồng thành phố Hackney Muttalip Unluer. Ông Đại Sứ Anh tại Việt Nam, Ngài Mark Kent cũng không đến được nhưng ông đã gửi Thông Điệp đến đồng bào Việt Nam định cư tại Anh Quốc nhân ngày kỷ niệm long trọng này qua Internet. Ông đã nói bằng tiếng Việt và tiếng Anh khiến nhiều tràng pháo tay vang dội của cả hội trường rạp hát thành phố trên lầu và dưới nhà đủ chỗ cho trên ngàn người.
Ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt trong diễn văn khai mạc đã lược qua tình hình Việt Nam sau ngày “giải phóng” khiến “cây cột đèn biết đi, cũng phải trốn chạy chế độ cộng sản” tạo thành một cuộc chạy trốn khổng lồ từ Nam chí Bắc mà lịch sử Việt nam chưa bao giờ xẩy ra như vậy. Cuộc vượt biển khủng khiếp này đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới đã biết đến qua 2 tiếng “thuyền nhân” và 120 quốc gia đã rộng tay tiếp đón họ, đứng đầu là Hoa Kỳ đã có 1.5 triệu thuyền nhân. 30 năm qua với sự chuyên cần và thông minh, người Việt đã đem lại sự khâm phục về sự thành công trong thương mại, xuất sắc về học vấn, bền vững trong gia đình nhờ vào nền tảng văn hoá Việt Nam.
Ông Chủ Tịch thành phố trong phần đáp từ, ông nhắc lại kinh ngiệm đã gặp những người Việt đầu tiên đến Anh họ đã đến xin làm trong xưởng may của ông ngày xưa. Họ rất thông minh và chịu khó. Ít lâu sau họ đã mở hãng may ngay trong khu vực này có nhiều hãng may của người Thổ Nhĩ Kỳ mà người Việt Nam làm việc hay đến đem hàng về nhà làm. Ông nhấn mạnh rằng việc phát triển thương mại rất là cần thiết và quan trọng, nhưng quan trọng hơn là giữ văn hoá và truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Phần văn nghệ và biểu diễn võ thuật phải coi là đặc sắc nhất từ trước tới nay với nhóm vũ của Thanh Thi, sinh viên Tiến Sĩ Y Học Á Châu tại đại học Reading, múa quạt của Hội Hoa Kiều, rồi các ca sĩ nghiệp dư Thanh Hương, Hồng Phúc, Ngọc Tài đã làm khán giả đam mê từ đầu tới cuối. Một bất ngờ đến sửng sốt là 4 bài hát liên tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt của CATHERINE MAI TRAN. Mai đã lập một ban nhạc riêng của cô, tự sáng tác. Đây là lần đầu tiên ban nhạc này ra mắt với cộng đồng Việt Nam. Mai Trần yêu thích và có khiếu âm nhạc từ ngày còn bé. Song thân của cô là ông bà Trần Diệu, người Việt, sống tại Lào, hiện nay đang làm việc và sinh sống tại Eastbone Cô có lẽ cũng là người Việt đầu tiên tại Anh coi âm nhạc là sự nghiệp, là niềm đam mê duy nhất của mình. Tiếng hát và tiếng đàn của Mai đã nói lên rõ nét về tâm hồn và tài nghệ của nghệ sĩ trẻ này. Nhiều khán giả đã bật khóc khi hoà với cảm xúc của người nghệ sĩ. Suốt ba giờ vừa nghe hát vừa tiếp nhận thực phẩm miễn phí từ ban tổ chức. Số người quá đông mà thực phẩm chỉ chuẩn bị 500 hộp, nhiều người đã không phàn nàn vì có dịp mua đồ ăn của hội giúp đỡ bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam. Buổi lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
LỜI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ TỔ TIÊN
Kính lạy Tổ Tiên, các Anh Hùng Liệt Nữ và Triết Gia Kim Định,
Chúng con là Miêu Duệ của Việt tộc, hội nhau nơi đây, trước bàn thờ của các đấng anh linh liệt tổ để tỏ lòng tôn kính thâm sâu và tri ân đặc biệt đối với các vị. Sau là để chúng con nhìn nhau trong mối tình thâm thiết đồng bào và cùng nhau luyện tập các đức tính của dòng tộc để trở nên con người Việt Nam viên mãn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đầy đủ, để biết sống cuộc đời tròn đầy của bản thân, cho gia đình, cho quê nước, cho nhân loại.
Chúng con cùng nhau tuyên hứa: bao lâu còn chút hơi thở, chúng con sẽ không để cho tinh thần dân tộc phôi pha. Xin anh linh tiên tổ, liệt sĩ và Triết Gia Kim Định, chứng giám lòng thành thực kính tôn của chúng con.
THE VOW IN FRONT OF THE ANCESTORS’ALTAR
We stand here to pay respect to our Ancestors, Heroes and Professor KIM DINH. As descendants of the Viet race, we are gathered here in front of the Altar of our National Ancestors.
We are here first of all to honour our heroic ancestors and to pledge our sincere and special gratitude to them.
Secondly, we are here to confirm our deep love as blood brothers. Together we will practice all of the virtues that have been passed down to us by our forbears, so that each of us can become a complete and true Vietnamese. We will be compassionate, dutiful and devoted, respectful and polite, thoughtful and loyal, so that we can live full and complete lives for the benefit of our own selves, for our families, for our country and for all mankind.
Together we swear: as long as there is still a breath of life in our bodies, we will never allow our spirit to fade away.
Please witness and accept our most sincere respect.
DIỄN VĂN KHAI MẠC
Kính thưa ông Chủ Tịch Hội Đồng thành phố Hackney,
Thưa quí vị quan khánh và đồng bào.
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam tới nước này vào tháng 5 năm năm 1979. Ba mươi năm dài qua đi nhưng cũng tưởng như mới xẩy ra ngày nào mà những hình ảnh vẫn còn in thật rõ trong tâm trí. Hồi tưởng lại những ngày đầu khi giải phóng Miền Nam, mọi người đều tin tưởng vào Hiệp Định Paris đã được ký kết 4 bên giữa Việt Nam Cộng Hoà, Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt và Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh, lập lại Hoà Bình đã gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam từ 30 năm trước từ chiến tranh Việt Pháp đến chiến tranh Quốc Gia - Cộng Sản mà nạn nhân là chính nhân dân Việt Nam. Ước vọng hoà bình để kiến thiết đất nước là ứơc vọng của mỗi người Việt chúng ta cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Tiếc thay ước vọng đó đã không được thực hiện vì kẻ chiến thắng là cộng sản Việt Nam thay vì thống nhất đất nước để lập lại hoà bình, họ đã thực hiện chế độ trả thù của kẻ thống trị, bắt hàng nửa triệu quân nhân, viên chức chính quyền cũ, trí thức v.v… vào các trại tập trung cải tạo, đuổi hàng trăm ngàn gia đình của họ và những người gọi là tư sản ra các vùng kinh tế mới với cuốc xẻng để tự làm nhà, trồng cấy mà ăn. Tịch thu nhà của của họ để cho cán bộ từ ngoài Bắc vào miền Nam cai trị. Con em họ không được đi học, thực hiện chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát thực phẩm để kiểm soát con người. Hiểu được sự tàn ác vô nhân của cộng sản, hàng triệu người miền Nam đã liều chết ra đi trên những chiếc thuyền mong manh đi tìm tự do tới các quốc gia láng diềng như Thái lan, Mã Lai, Hồng Kông hay Philippine. Sau năm 1975 đến năm 1979, Trung Quốc dạy cho Việt nam một bài học vì đã theo Liên Xô thay vì theo Trung Quốc. Việt Nam đem quân vào Kampuchea lật đổ chế độ Ponpot được Trung Quốc bảo hộ để chặn đường phát triển của Liên Xô để tranh dành ảnh hưởng của Liên Xô trên vùng Đông nam á. Cuộc chiến tranh Việt nam Trung Quốc năm 1979 này đã đẩy hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa từ Việt Nam ra biển hay về các vùng kinh tế mới tại Trung Quốc tạo thành một làn sóng khổng lồ đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới biết qua hai tiếng “Thuyền Nhân”. Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher là người đầu tiên kêu gọi một Hội nghị Quốc Tế về Thuyền Nhân để yêu cầu các quốc gia nhận các thuyền nhân còn kẹt hàng triệu người trong các trại ở Đông Nam Á. Anh Quốc đã nhận chính thức 25 ngàn người từ Hồng Không và khoảng 5 ngàn người nữa được các tàu Anh cứu trên biển được định cư tại Anh. Sau 30 năm, số người Việt tị nạn trên 120 quốc gia toàn thế giới ngày nay là 3 triệu người, trong đó Hoa Kỳ chiếm khoảng một triệu rưỡi, Úc 300 trăm ngàn và Canada khỏang 200 ngàn.
Nhắc lại những chuyện đau lòng nêu trên nhân ngày tị nạn, không phải để gây hận thù mà cần nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam đừng tiếp tục gây hận thù bằng việc cho người dân được sống trong tự do, tôn trọng quyền của con người và diệt những bất công xã hội đè nặng trên người dân để họ góp phần mình vào việc bảo vệ và kiến thiết đất nước.
Nhìn lại thời gian qua chúng ta không khỏi bàng hoàng lo lắng, một đoàn người chưa hề biết đến thế giới bên ngoài, không biết một tiếng Anh, không biết nói hai tiếng đơn giản là “cám ơn” và “xin lổi”, kể cả không biết ngồi trên cái nhà cầu mà trước kia họ chỉ biết ngồi xổm theo thói quen ở đồng ruộng hay cái nhà cầu đơn giản ở quê nhà. Một vài thí dụ đơn giản đó nói lên sự khó khăn hội nhập của người Việt nơi quê hương mới mà không thiếu người nơi tiếp nhận họ phải băn khoăn.
Mười năm sau, thế giới đã biết đến sức quật khởi của đoàn người Việt lưu vong. Trước hết với sự chuyên cần và thông minh của trẻ em Việt, nhiều nhà giáo dục và nghiên cứu thế giới đã đặt dấu hỏi tại sao nhiều gia đình cha mẹ mù chữ, ít học mà trẻ em Việt vẫn đứng đầu bất cứ nơi nào, cấp nào, các em theo học. Chỉ tháng vừa qua tại Orange County bang California có 8 giải thưởng cao nhất cho toàn cấp Trung học, thì trẻ em Việt chiếm 6. Bất cứ Đại Học nào sinh viên Việt cũng dẫn đầu. Tại Anh Quốc, theo báo cáo của Inner London Education Authority năm 1991 thì trẻ em Viêt và HongKong trội vượt hơn tất cả học sinh khác. Trẻ em Việt cùng với các trẻ em gốc Á Châu thành công cao ở GCSE hơn bất cứ sắc dân nào khác. Năm 1998 61% gốc Á lấy được 5 chứng chỉ GCSE hạng A và C trong khi trẻ em da trắng chỉ được 47% theo báo cáo của Bộ Giáo Dục. Nguyên do tại sao các em được như vậy là nhờ căn bản gia đình Việt Nam bền vững thì con em học giỏi. Gia đình Việt Nam đã kính trọng biết ơn thầy cô giáo sau Vua và trên cả cha mẹ ! (Quân, Sư rồi mới đến Phụ).
Về kinh tế thương mại, người Việt đã sống quây quần với nhau ngay cả những nơi người bản xứ chê vì thiếu “văn minh”, xa thành phố, nhiều sắc dân phức tạp như khu Paris quận 13, khu Banktown ở Sydney, Orange County ở California, và Hackney ở London. Ngày nay người ta thấy những nơi này đã thay đổi hẳn trở thành như những thành phố ở tại Việt Nam. Chỉ cần lấy một thí dụ, mỗi năm người Việt đã gửi về chính thức trung bình 5 tỉ Mỹ Kim. Năm 2008 tới 10 tỉ mỹ kim, ấy là chưa kể tiền mặt đưa về giúp thân nhân bên nhà. Thái độ của chính quyền Việt Nam vì vậy đã thay đổi hẳn, thay vì gọi người tị nạn ở nước ngoài là thành phần xấu, ngại lao động, nay họ gọi là khúc ruột dài của Mẹ Việt Nam và ra sức chiêu dụ Việt Kiều về Việt Nam làm ăn, sinh viên giỏi về Việt Nam giúp nước !
Về chính trị và văn hoá, chỉ mới 30 năm thế hệ trẻ đã trúng cử vào Thượng Viện ở Úc, một Dân Biểu Liên Bang tại Hoa Kỳ, hai dân biểu tiểu bang, nhiều nghị viên cấp thành phố. Hai Giám Đốc tại Toà Bạch Ốc, một thứ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, một Tổng Giám Đốc Bộ Nội An Mỹ là bà Dương Nguyệt Ánh, trên 100 kỹ sư tại Trung Tâm Không Gian NASA Hoa Kỳ, nhiều giáo sư các đại học danh tiếng nhiều nhà xuất bản, các tờ báo, các hội đoàn văn hoá và hội đoàn xã hội không thể kể hết.
Trước thành quả đó, hôm nay chúng ta hân hoan chào mừng 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Chúng ta hãnh diện ngửng mặt lên nói rằng thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta sẽ góp phần không nhỏ để trả công cho đất nước đã cưu mang chúng ta.
Sau cùng, tôi thành thực cảm ơn Brian và nhân viên The Ocean, Ban nhạc của Chris và Catherine Tran, Cô chú Cang, Hương, Thi và Phúc. Ban múa nhạc người Hoa, chị Tài, Ban múa Lân và Khung Fu. Cám ơn Ban Chấp hành Hội An Việt, các người tình nguyện và toàn thể nhân viên của Hội đã làm việc hết sức vất vả trong những ngày qua, đặc biệt là khâu chuẩn bị thực phẩm cho một số đông người ngày hôm nay rất ngon lành và chu đáo.
Thành thực cảm ơn mọi người có mặt và xin kính chào toàn thể quí vị.
Hội An Việt, www.anviettoancau.net, www.anvietuk.org
Giám Đốc sáng lập và điều hành
Ông Vũ Khánh Thành, Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt trong diễn văn khai mạc đã lược qua tình hình Việt Nam sau ngày “giải phóng” khiến “cây cột đèn biết đi, cũng phải trốn chạy chế độ cộng sản” tạo thành một cuộc chạy trốn khổng lồ từ Nam chí Bắc mà lịch sử Việt nam chưa bao giờ xẩy ra như vậy. Cuộc vượt biển khủng khiếp này đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới đã biết đến qua 2 tiếng “thuyền nhân” và 120 quốc gia đã rộng tay tiếp đón họ, đứng đầu là Hoa Kỳ đã có 1.5 triệu thuyền nhân. 30 năm qua với sự chuyên cần và thông minh, người Việt đã đem lại sự khâm phục về sự thành công trong thương mại, xuất sắc về học vấn, bền vững trong gia đình nhờ vào nền tảng văn hoá Việt Nam.
Ông Chủ Tịch thành phố trong phần đáp từ, ông nhắc lại kinh ngiệm đã gặp những người Việt đầu tiên đến Anh họ đã đến xin làm trong xưởng may của ông ngày xưa. Họ rất thông minh và chịu khó. Ít lâu sau họ đã mở hãng may ngay trong khu vực này có nhiều hãng may của người Thổ Nhĩ Kỳ mà người Việt Nam làm việc hay đến đem hàng về nhà làm. Ông nhấn mạnh rằng việc phát triển thương mại rất là cần thiết và quan trọng, nhưng quan trọng hơn là giữ văn hoá và truyền thống tốt đẹp của người Việt.
Phần văn nghệ và biểu diễn võ thuật phải coi là đặc sắc nhất từ trước tới nay với nhóm vũ của Thanh Thi, sinh viên Tiến Sĩ Y Học Á Châu tại đại học Reading, múa quạt của Hội Hoa Kiều, rồi các ca sĩ nghiệp dư Thanh Hương, Hồng Phúc, Ngọc Tài đã làm khán giả đam mê từ đầu tới cuối. Một bất ngờ đến sửng sốt là 4 bài hát liên tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt của CATHERINE MAI TRAN. Mai đã lập một ban nhạc riêng của cô, tự sáng tác. Đây là lần đầu tiên ban nhạc này ra mắt với cộng đồng Việt Nam. Mai Trần yêu thích và có khiếu âm nhạc từ ngày còn bé. Song thân của cô là ông bà Trần Diệu, người Việt, sống tại Lào, hiện nay đang làm việc và sinh sống tại Eastbone Cô có lẽ cũng là người Việt đầu tiên tại Anh coi âm nhạc là sự nghiệp, là niềm đam mê duy nhất của mình. Tiếng hát và tiếng đàn của Mai đã nói lên rõ nét về tâm hồn và tài nghệ của nghệ sĩ trẻ này. Nhiều khán giả đã bật khóc khi hoà với cảm xúc của người nghệ sĩ. Suốt ba giờ vừa nghe hát vừa tiếp nhận thực phẩm miễn phí từ ban tổ chức. Số người quá đông mà thực phẩm chỉ chuẩn bị 500 hộp, nhiều người đã không phàn nàn vì có dịp mua đồ ăn của hội giúp đỡ bệnh nhân phong cùi tại Việt Nam. Buổi lễ kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
LỜI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ TỔ TIÊN
Kính lạy Tổ Tiên, các Anh Hùng Liệt Nữ và Triết Gia Kim Định,
Chúng con là Miêu Duệ của Việt tộc, hội nhau nơi đây, trước bàn thờ của các đấng anh linh liệt tổ để tỏ lòng tôn kính thâm sâu và tri ân đặc biệt đối với các vị. Sau là để chúng con nhìn nhau trong mối tình thâm thiết đồng bào và cùng nhau luyện tập các đức tính của dòng tộc để trở nên con người Việt Nam viên mãn: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đầy đủ, để biết sống cuộc đời tròn đầy của bản thân, cho gia đình, cho quê nước, cho nhân loại.
Chúng con cùng nhau tuyên hứa: bao lâu còn chút hơi thở, chúng con sẽ không để cho tinh thần dân tộc phôi pha. Xin anh linh tiên tổ, liệt sĩ và Triết Gia Kim Định, chứng giám lòng thành thực kính tôn của chúng con.
THE VOW IN FRONT OF THE ANCESTORS’ALTAR
We stand here to pay respect to our Ancestors, Heroes and Professor KIM DINH. As descendants of the Viet race, we are gathered here in front of the Altar of our National Ancestors.
We are here first of all to honour our heroic ancestors and to pledge our sincere and special gratitude to them.
Secondly, we are here to confirm our deep love as blood brothers. Together we will practice all of the virtues that have been passed down to us by our forbears, so that each of us can become a complete and true Vietnamese. We will be compassionate, dutiful and devoted, respectful and polite, thoughtful and loyal, so that we can live full and complete lives for the benefit of our own selves, for our families, for our country and for all mankind.
Together we swear: as long as there is still a breath of life in our bodies, we will never allow our spirit to fade away.
Please witness and accept our most sincere respect.
DIỄN VĂN KHAI MẠC
Kính thưa ông Chủ Tịch Hội Đồng thành phố Hackney,
Thưa quí vị quan khánh và đồng bào.
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày người Việt tị nạn cộng sản Việt Nam tới nước này vào tháng 5 năm năm 1979. Ba mươi năm dài qua đi nhưng cũng tưởng như mới xẩy ra ngày nào mà những hình ảnh vẫn còn in thật rõ trong tâm trí. Hồi tưởng lại những ngày đầu khi giải phóng Miền Nam, mọi người đều tin tưởng vào Hiệp Định Paris đã được ký kết 4 bên giữa Việt Nam Cộng Hoà, Mặt Trận Giải Phóng, Bắc Việt và Hoa Kỳ để chấm dứt chiến tranh, lập lại Hoà Bình đã gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam từ 30 năm trước từ chiến tranh Việt Pháp đến chiến tranh Quốc Gia - Cộng Sản mà nạn nhân là chính nhân dân Việt Nam. Ước vọng hoà bình để kiến thiết đất nước là ứơc vọng của mỗi người Việt chúng ta cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Tiếc thay ước vọng đó đã không được thực hiện vì kẻ chiến thắng là cộng sản Việt Nam thay vì thống nhất đất nước để lập lại hoà bình, họ đã thực hiện chế độ trả thù của kẻ thống trị, bắt hàng nửa triệu quân nhân, viên chức chính quyền cũ, trí thức v.v… vào các trại tập trung cải tạo, đuổi hàng trăm ngàn gia đình của họ và những người gọi là tư sản ra các vùng kinh tế mới với cuốc xẻng để tự làm nhà, trồng cấy mà ăn. Tịch thu nhà của của họ để cho cán bộ từ ngoài Bắc vào miền Nam cai trị. Con em họ không được đi học, thực hiện chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát thực phẩm để kiểm soát con người. Hiểu được sự tàn ác vô nhân của cộng sản, hàng triệu người miền Nam đã liều chết ra đi trên những chiếc thuyền mong manh đi tìm tự do tới các quốc gia láng diềng như Thái lan, Mã Lai, Hồng Kông hay Philippine. Sau năm 1975 đến năm 1979, Trung Quốc dạy cho Việt nam một bài học vì đã theo Liên Xô thay vì theo Trung Quốc. Việt Nam đem quân vào Kampuchea lật đổ chế độ Ponpot được Trung Quốc bảo hộ để chặn đường phát triển của Liên Xô để tranh dành ảnh hưởng của Liên Xô trên vùng Đông nam á. Cuộc chiến tranh Việt nam Trung Quốc năm 1979 này đã đẩy hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa từ Việt Nam ra biển hay về các vùng kinh tế mới tại Trung Quốc tạo thành một làn sóng khổng lồ đánh động lương tâm nhân loại mà thế giới biết qua hai tiếng “Thuyền Nhân”. Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher là người đầu tiên kêu gọi một Hội nghị Quốc Tế về Thuyền Nhân để yêu cầu các quốc gia nhận các thuyền nhân còn kẹt hàng triệu người trong các trại ở Đông Nam Á. Anh Quốc đã nhận chính thức 25 ngàn người từ Hồng Không và khoảng 5 ngàn người nữa được các tàu Anh cứu trên biển được định cư tại Anh. Sau 30 năm, số người Việt tị nạn trên 120 quốc gia toàn thế giới ngày nay là 3 triệu người, trong đó Hoa Kỳ chiếm khoảng một triệu rưỡi, Úc 300 trăm ngàn và Canada khỏang 200 ngàn.
Nhắc lại những chuyện đau lòng nêu trên nhân ngày tị nạn, không phải để gây hận thù mà cần nhắc nhở nhà cầm quyền Việt Nam đừng tiếp tục gây hận thù bằng việc cho người dân được sống trong tự do, tôn trọng quyền của con người và diệt những bất công xã hội đè nặng trên người dân để họ góp phần mình vào việc bảo vệ và kiến thiết đất nước.
Nhìn lại thời gian qua chúng ta không khỏi bàng hoàng lo lắng, một đoàn người chưa hề biết đến thế giới bên ngoài, không biết một tiếng Anh, không biết nói hai tiếng đơn giản là “cám ơn” và “xin lổi”, kể cả không biết ngồi trên cái nhà cầu mà trước kia họ chỉ biết ngồi xổm theo thói quen ở đồng ruộng hay cái nhà cầu đơn giản ở quê nhà. Một vài thí dụ đơn giản đó nói lên sự khó khăn hội nhập của người Việt nơi quê hương mới mà không thiếu người nơi tiếp nhận họ phải băn khoăn.
Mười năm sau, thế giới đã biết đến sức quật khởi của đoàn người Việt lưu vong. Trước hết với sự chuyên cần và thông minh của trẻ em Việt, nhiều nhà giáo dục và nghiên cứu thế giới đã đặt dấu hỏi tại sao nhiều gia đình cha mẹ mù chữ, ít học mà trẻ em Việt vẫn đứng đầu bất cứ nơi nào, cấp nào, các em theo học. Chỉ tháng vừa qua tại Orange County bang California có 8 giải thưởng cao nhất cho toàn cấp Trung học, thì trẻ em Việt chiếm 6. Bất cứ Đại Học nào sinh viên Việt cũng dẫn đầu. Tại Anh Quốc, theo báo cáo của Inner London Education Authority năm 1991 thì trẻ em Viêt và HongKong trội vượt hơn tất cả học sinh khác. Trẻ em Việt cùng với các trẻ em gốc Á Châu thành công cao ở GCSE hơn bất cứ sắc dân nào khác. Năm 1998 61% gốc Á lấy được 5 chứng chỉ GCSE hạng A và C trong khi trẻ em da trắng chỉ được 47% theo báo cáo của Bộ Giáo Dục. Nguyên do tại sao các em được như vậy là nhờ căn bản gia đình Việt Nam bền vững thì con em học giỏi. Gia đình Việt Nam đã kính trọng biết ơn thầy cô giáo sau Vua và trên cả cha mẹ ! (Quân, Sư rồi mới đến Phụ).
Về kinh tế thương mại, người Việt đã sống quây quần với nhau ngay cả những nơi người bản xứ chê vì thiếu “văn minh”, xa thành phố, nhiều sắc dân phức tạp như khu Paris quận 13, khu Banktown ở Sydney, Orange County ở California, và Hackney ở London. Ngày nay người ta thấy những nơi này đã thay đổi hẳn trở thành như những thành phố ở tại Việt Nam. Chỉ cần lấy một thí dụ, mỗi năm người Việt đã gửi về chính thức trung bình 5 tỉ Mỹ Kim. Năm 2008 tới 10 tỉ mỹ kim, ấy là chưa kể tiền mặt đưa về giúp thân nhân bên nhà. Thái độ của chính quyền Việt Nam vì vậy đã thay đổi hẳn, thay vì gọi người tị nạn ở nước ngoài là thành phần xấu, ngại lao động, nay họ gọi là khúc ruột dài của Mẹ Việt Nam và ra sức chiêu dụ Việt Kiều về Việt Nam làm ăn, sinh viên giỏi về Việt Nam giúp nước !
Về chính trị và văn hoá, chỉ mới 30 năm thế hệ trẻ đã trúng cử vào Thượng Viện ở Úc, một Dân Biểu Liên Bang tại Hoa Kỳ, hai dân biểu tiểu bang, nhiều nghị viên cấp thành phố. Hai Giám Đốc tại Toà Bạch Ốc, một thứ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, một Tổng Giám Đốc Bộ Nội An Mỹ là bà Dương Nguyệt Ánh, trên 100 kỹ sư tại Trung Tâm Không Gian NASA Hoa Kỳ, nhiều giáo sư các đại học danh tiếng nhiều nhà xuất bản, các tờ báo, các hội đoàn văn hoá và hội đoàn xã hội không thể kể hết.
Trước thành quả đó, hôm nay chúng ta hân hoan chào mừng 30 năm người Việt tị nạn đến Anh Quốc. Chúng ta hãnh diện ngửng mặt lên nói rằng thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta sẽ góp phần không nhỏ để trả công cho đất nước đã cưu mang chúng ta.
Sau cùng, tôi thành thực cảm ơn Brian và nhân viên The Ocean, Ban nhạc của Chris và Catherine Tran, Cô chú Cang, Hương, Thi và Phúc. Ban múa nhạc người Hoa, chị Tài, Ban múa Lân và Khung Fu. Cám ơn Ban Chấp hành Hội An Việt, các người tình nguyện và toàn thể nhân viên của Hội đã làm việc hết sức vất vả trong những ngày qua, đặc biệt là khâu chuẩn bị thực phẩm cho một số đông người ngày hôm nay rất ngon lành và chu đáo.
Thành thực cảm ơn mọi người có mặt và xin kính chào toàn thể quí vị.
Hội An Việt, www.anviettoancau.net, www.anvietuk.org
Giám Đốc sáng lập và điều hành
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói những gì vậy
VOA/Bùi Tín
09:28 08/09/2009
Trung tướng Đặng Quốc Bảo vừa nói những gì vậy?
“… cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay …”
Trong giới báo chí, trí thức, đảng viên CS lâu năm ở Hà Nội đang lưu truyền một tài liệu đánh máy 5 trang, ghi lại cuộc phỏng vấn cựu trung tướng Đặng Quốc Bảo do 2 nhà báo quân đội là đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng thực hiện.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngày 26/6/2009, chưa được đăng trên báo hay mạng trong nước, chỉ xuất hiện trên mạng Talawas gần đây.
Tướng Đặng Quốc Bảo năm nay 81 tuổi, là trung tướng về hưu, từng là uỷ viên trung ương ĐCS VN tại Đại hội IV (cuối 1976), từng là Hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật quân sự trong thời chiến, sau đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, rồi thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là Trưởng ban Khoa giáo TW đảng. Một gương mặt hấp dẫn nhất hiện nay ở Hà Nội.
Tôi quen biết trực tiếp ông Bảo trong một thời gian dài, từ hồi 1970 đến 1990, có nhiều cuộc trao đổi ý kiến lý thú với ông. Ông là một cán bộ cấp cao đảng CS rất hiếm, cực hiếm, là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.
Ngay từ sau 30-4-1975 ông đã rất băn khoăn, lấy làm khó hiểu về cái gọi là chính sách "cải tạo" - thực tế là bỏ tù, đầy ải, trả thù - hàng chục vạn viên chức và sĩ quan của chế độ miền Nam. Ông thổ lộ: "để làm gì? Mất một cơ hội hoà hợp bằng vàng! Mất đứt một khối nhân lực, chất xám! Pure perte! ( mất đứt !)".
Trước khi Đại hội X họp, ông công khai lên tiếng trong một cuộc họp Chi bộ đảng: "báo cáo chính trị được dự thảo không ngang tầm! Đảng đang lâm vào khủng hoảng về tư duy, về lý luận; thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tư duy chiến lược".
Trong một bức thư gửi lãnh đạo, ông cảnh báo: "Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn vì lãnh đạo không thật sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá đảng từ bên trong, vì làm mất lòng tin của quần chúng. Không ai phá, lật đổ, chính kẻ biến chất trong đảng tự phá, tự 'lật đổ' cái đảng này!".
Ông là em chú bác với ông Trường Chinh; từ năm 1981, ông đã trả lời thẳng thắn ông Trường Chinh rằng chủ nghĩa cộng sản hiện thực không ổn, từ khi Trung Quốc khai chiến với Liên Xô là biểu hiện thất bại về đường lối. Đảng không nhận ra sự thật để thay đổi mạnh dạn, thì ông sẵn sàng ra khỏi trung ương và ông không còn lý do để nắm đoàn thanh niên vì tương lai của đoàn cũng không còn!
Ông là người rất hiếm, là uỷ viên trung ương một khóa duy nhất, chỉ vì, như ông nói:
"Người ta bảo tôi bướng, cứng đầu! Nhưng tôi phải là tôi chứ!". Chính ông đã quyết định kỷ luật với sinh viên Nguyễn Chí Vịnh, con đại tướng Nguyễn Chí Thanh hồi 1974 khi Vịnh phạm kỷ luật sống bê tha, gian dối, gây gổ với đồng học, không đủ tiêu chuẩn thành sĩ quan, phải chuyển về một đon vị thông tin để rèn luyện.
Vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn mới rồi, tướng Đặng Quốc Bảo (huân chương Hồ Chí Minh - có cả một lực lượng ngưỡng mộ đông đảo trong trí thức, tuổi trẻ) đã nói những gì? Có thể tóm tắt là ông vẫn mạnh dạn," bướng bỉnh", vẫn cứng đầu, tự tin, nói công khai, minh bạch ý kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng nhất.
Đó là:
- An ninh quốc gia là vấn đề đầu tiên, là yếu tố đầu tiên của phát triển đất nước.
- Vấn đề Trung Quốc đang nổi lên thành vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất, cũng là khó khăn nhất đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
- Trung quốc luôn thực hiện chiến lược đen tối với Việt Nam; "Chúng nó đang nhất định thực hiện các mưu đồ xâm lược Việt Nam. Trên thế giới chưa ai mưu sâu như Trung Quốc, chưa ai xảo trá, nham hiểm bằng Trung Quốc. Trung Quốc là xứ sở của nguỵ biện và ngộ biện. Hiện nay Việt Nam chưa có nhân vật nào chọi được với Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc giàu, mạnh, tham. .. là một hiểm họa ".
- Tai hoạ sẽ đến với Việt Nam, nếu như những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm.
- Về trí thức hiện nay, họ có độc lập suy nghĩ, nhưng thiếu những người có tư duy chiến lược, đại bộ phận phải lo miếng ăn, bát cơm của họ.
- Về thanh niên, sinh viên, học sinh ngày nay: họ rất thụ động, họ bị ru ngủ, bị đánh lừa. Sinh viên học sinh sống cực khổ, họ phải đi tìm chỗ giải quyết khó khăn cho gia đình và cho bản thân.
- Về Đoàn thanh niên CS: rất có tội, khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản;
- Cái thiếu chung hiện nay là thiếu ngọn cờ, thiếu trào lưu, thiếu phong trào;
- Phải nói đến giới luật, luật gia; họ là những người hiểu biết, cho nên họ có nhiều tiếng nói phản biện. "Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sự khởi động. Giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị".
- Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Thời Hồ Chí Minh là điển hình của việc không dùng pháp trị (giải tán trường Luật). Sai lầm là không nhấn mạnh dân chủ và pháp trị.
- Về cái nguy cơ không dân chủ, thiếu luật, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã cảnh báo từ năm 1950;
- "Độc tài của cộng sản ghê gớm lắm. Thâu tóm quyền lực; lừa bịp nhân dân; biến người thành nô lệ". Xưa là thần dân của phong kiến, sau là thần dân của tư bản, bây giờ là thần dân của cộng sản. Là thần dân, chưa là công dân đích thực;
- " Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở chủ nghĩa tư bản ".
- " Bác Hồ thất bại là chưa tìm ra con đường phát triển cho dân tộc, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Bác đã chỉ đâu mà theo! ".
- Chúng ta phải tham gia luật chơi chung của thế giới và Liên Hợp quốc, phải thâm nhập, hoà nhập; phải liên kết chặt chẽ với khối ASEAN. Phải cải tạo chính trị, chống độc tài.
Tôi tóm tắt những ý chính trên đây, không thêm một ý nào, một chữ nào. Để bạn đọc hiểu rõ những ý chính mà ông Đặng Quốc Bảo muốn truyền đạt. Ông từng bị lãnh đạo coi là "cứng đầu", "bướng", nay đã 81 tuổi, càng không biết sợ ai.
Ông dám nói những điều ngược hẳn với bộ chính trị hiện tại, mà toàn là về đường lối, về những vấn đề cơ bản nhất. Nói rõ, nói "toạc móng heo" như có lần ông nói với tôi. Điều này càng giải thích vì sao cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay; và Talawas đã làm một việc rất hay, có hiệu quả xã hội, đúng vào lúc ĐCS bước vào chuẩn bị đại hội XI.
Chẳng lẽ trung tướng Đặng Quốc Bảo và 2 đại tá nhà báo Tạ Cao Sơn, Quách Hải Lượng lại sắp bị hỏi thăm sức khoẻ và viết bản kiểm điểm, để rồi ra trước vô tuyến truyền hình diễn trò phản tỉnh, xin ân xá? Họ cay, nhưng có dám? Xin chờ xem.
Paris, 6-9-2009
Bùi Tín
Nguồn: VOA
“… cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay …”
Trong giới báo chí, trí thức, đảng viên CS lâu năm ở Hà Nội đang lưu truyền một tài liệu đánh máy 5 trang, ghi lại cuộc phỏng vấn cựu trung tướng Đặng Quốc Bảo do 2 nhà báo quân đội là đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng thực hiện.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngày 26/6/2009, chưa được đăng trên báo hay mạng trong nước, chỉ xuất hiện trên mạng Talawas gần đây.
Tướng Đặng Quốc Bảo năm nay 81 tuổi, là trung tướng về hưu, từng là uỷ viên trung ương ĐCS VN tại Đại hội IV (cuối 1976), từng là Hiệu trưởng trường đại học kỹ thuật quân sự trong thời chiến, sau đó là Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, rồi thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cuối cùng là Trưởng ban Khoa giáo TW đảng. Một gương mặt hấp dẫn nhất hiện nay ở Hà Nội.
Tôi quen biết trực tiếp ông Bảo trong một thời gian dài, từ hồi 1970 đến 1990, có nhiều cuộc trao đổi ý kiến lý thú với ông. Ông là một cán bộ cấp cao đảng CS rất hiếm, cực hiếm, là ham học, ham đọc, ham tranh luận, và luôn có ý kiến riêng của chính mình, do có nếp độc lập suy nghĩ.
Ngay từ sau 30-4-1975 ông đã rất băn khoăn, lấy làm khó hiểu về cái gọi là chính sách "cải tạo" - thực tế là bỏ tù, đầy ải, trả thù - hàng chục vạn viên chức và sĩ quan của chế độ miền Nam. Ông thổ lộ: "để làm gì? Mất một cơ hội hoà hợp bằng vàng! Mất đứt một khối nhân lực, chất xám! Pure perte! ( mất đứt !)".
Trước khi Đại hội X họp, ông công khai lên tiếng trong một cuộc họp Chi bộ đảng: "báo cáo chính trị được dự thảo không ngang tầm! Đảng đang lâm vào khủng hoảng về tư duy, về lý luận; thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu tư duy chiến lược".
Trong một bức thư gửi lãnh đạo, ông cảnh báo: "Đạo đức suy đồi, tham nhũng bất trị lan tràn vì lãnh đạo không thật sự quyết chiến với nó. Nó sẽ phá đảng từ bên trong, vì làm mất lòng tin của quần chúng. Không ai phá, lật đổ, chính kẻ biến chất trong đảng tự phá, tự 'lật đổ' cái đảng này!".
Ông là em chú bác với ông Trường Chinh; từ năm 1981, ông đã trả lời thẳng thắn ông Trường Chinh rằng chủ nghĩa cộng sản hiện thực không ổn, từ khi Trung Quốc khai chiến với Liên Xô là biểu hiện thất bại về đường lối. Đảng không nhận ra sự thật để thay đổi mạnh dạn, thì ông sẵn sàng ra khỏi trung ương và ông không còn lý do để nắm đoàn thanh niên vì tương lai của đoàn cũng không còn!
Ông là người rất hiếm, là uỷ viên trung ương một khóa duy nhất, chỉ vì, như ông nói:
"Người ta bảo tôi bướng, cứng đầu! Nhưng tôi phải là tôi chứ!". Chính ông đã quyết định kỷ luật với sinh viên Nguyễn Chí Vịnh, con đại tướng Nguyễn Chí Thanh hồi 1974 khi Vịnh phạm kỷ luật sống bê tha, gian dối, gây gổ với đồng học, không đủ tiêu chuẩn thành sĩ quan, phải chuyển về một đon vị thông tin để rèn luyện.
Vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn mới rồi, tướng Đặng Quốc Bảo (huân chương Hồ Chí Minh - có cả một lực lượng ngưỡng mộ đông đảo trong trí thức, tuổi trẻ) đã nói những gì? Có thể tóm tắt là ông vẫn mạnh dạn," bướng bỉnh", vẫn cứng đầu, tự tin, nói công khai, minh bạch ý kiến của mình đối với những vấn đề nóng bỏng nhất.
Đó là:
- An ninh quốc gia là vấn đề đầu tiên, là yếu tố đầu tiên của phát triển đất nước.
- Vấn đề Trung Quốc đang nổi lên thành vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất, cũng là khó khăn nhất đối với nền an ninh quốc gia Việt Nam.
- Trung quốc luôn thực hiện chiến lược đen tối với Việt Nam; "Chúng nó đang nhất định thực hiện các mưu đồ xâm lược Việt Nam. Trên thế giới chưa ai mưu sâu như Trung Quốc, chưa ai xảo trá, nham hiểm bằng Trung Quốc. Trung Quốc là xứ sở của nguỵ biện và ngộ biện. Hiện nay Việt Nam chưa có nhân vật nào chọi được với Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc giàu, mạnh, tham. .. là một hiểm họa ".
- Tai hoạ sẽ đến với Việt Nam, nếu như những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm.
- Về trí thức hiện nay, họ có độc lập suy nghĩ, nhưng thiếu những người có tư duy chiến lược, đại bộ phận phải lo miếng ăn, bát cơm của họ.
- Về thanh niên, sinh viên, học sinh ngày nay: họ rất thụ động, họ bị ru ngủ, bị đánh lừa. Sinh viên học sinh sống cực khổ, họ phải đi tìm chỗ giải quyết khó khăn cho gia đình và cho bản thân.
- Về Đoàn thanh niên CS: rất có tội, khi hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào đảng cộng sản;
- Cái thiếu chung hiện nay là thiếu ngọn cờ, thiếu trào lưu, thiếu phong trào;
- Phải nói đến giới luật, luật gia; họ là những người hiểu biết, cho nên họ có nhiều tiếng nói phản biện. "Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sự khởi động. Giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị".
- Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Thời Hồ Chí Minh là điển hình của việc không dùng pháp trị (giải tán trường Luật). Sai lầm là không nhấn mạnh dân chủ và pháp trị.
- Về cái nguy cơ không dân chủ, thiếu luật, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã cảnh báo từ năm 1950;
- "Độc tài của cộng sản ghê gớm lắm. Thâu tóm quyền lực; lừa bịp nhân dân; biến người thành nô lệ". Xưa là thần dân của phong kiến, sau là thần dân của tư bản, bây giờ là thần dân của cộng sản. Là thần dân, chưa là công dân đích thực;
- " Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở chủ nghĩa tư bản ".
- " Bác Hồ thất bại là chưa tìm ra con đường phát triển cho dân tộc, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Bác đã chỉ đâu mà theo! ".
- Chúng ta phải tham gia luật chơi chung của thế giới và Liên Hợp quốc, phải thâm nhập, hoà nhập; phải liên kết chặt chẽ với khối ASEAN. Phải cải tạo chính trị, chống độc tài.
Tôi tóm tắt những ý chính trên đây, không thêm một ý nào, một chữ nào. Để bạn đọc hiểu rõ những ý chính mà ông Đặng Quốc Bảo muốn truyền đạt. Ông từng bị lãnh đạo coi là "cứng đầu", "bướng", nay đã 81 tuổi, càng không biết sợ ai.
Ông dám nói những điều ngược hẳn với bộ chính trị hiện tại, mà toàn là về đường lối, về những vấn đề cơ bản nhất. Nói rõ, nói "toạc móng heo" như có lần ông nói với tôi. Điều này càng giải thích vì sao cả bộ máy thông tin tuyên truyền trong nước lại im re, vì sao bộ 4 T, bộ "lề phải" và bộ công an ráo riết ngăn chặn việc lưu truyền 5 trang đánh máy ghi lại cuộc phỏng vấn suốt 2 tháng nay; và Talawas đã làm một việc rất hay, có hiệu quả xã hội, đúng vào lúc ĐCS bước vào chuẩn bị đại hội XI.
Chẳng lẽ trung tướng Đặng Quốc Bảo và 2 đại tá nhà báo Tạ Cao Sơn, Quách Hải Lượng lại sắp bị hỏi thăm sức khoẻ và viết bản kiểm điểm, để rồi ra trước vô tuyến truyền hình diễn trò phản tỉnh, xin ân xá? Họ cay, nhưng có dám? Xin chờ xem.
Paris, 6-9-2009
Bùi Tín
Nguồn: VOA
Người Buôn Gió
Hoàng Quang
10:33 08/09/2009
NGƯỜI BUÔN GIÓ
Buồn tình gánh gió đi buôn
Nghiêng nghiêng thế sự càn khôn vơi đầy
Giang rộng vòng tay chúc mừng người buôn gió,
Thanh Hiếu thênh thang ngục đỏ trở về!
Trận cuồng phong công lý thổi hả hê,
Người công chính thắng trò hề bạo chúa !!
Oằn oại sơn hà, Tồ quốc đang dãy dụa,
Cớ sao cầm quyền nhảy múa thản nhiên?!
Ngõ tắt nẻo ngang vơ vét bạc tiền,
Mặt vênh váo trước ưu phiền dân tộc!
Hoàng-Trường Sa của ai? Hỏi mưu đồ thâm độc,
Bauxit tây nguyên bấy nát dốc đồi xanh?
Tiếng nói quê hương bị dày xéo tan tành,
Vẫn gắn huy chương đài phát thanh bán nước!
Còn lạ gì trò mưu ma quỷ chước,
Con nợ Việt Nam dồn bước đường cùng ?!
Linh cẩu bầy đàn rước sói sống chung,
Đau đớn thay phận anh hùng thẹn mặt!
Nghìn năm Thăng Long tìm chuôi gươm đã mất,
Lưỡi kiếm “mã quy” đối chất bắc phương,
Ngọn bắc phong lạnh giá buốt canh trường,
Manh chiếu rách tặng phường chèo đà điểu!!!
Người buôn gió ơi, in thêm nhiều phúng điếu,
Trên lá vàng khô ngập văn miếu trùng tu!
Đường tự do dẫu qua cửa ngục tù,
Là chính lúc Thăng Long đạp mồ sống lại !!!!!
(viết cho 9 ngày buôn gió)
Buồn tình gánh gió đi buôn
Nghiêng nghiêng thế sự càn khôn vơi đầy
Giang rộng vòng tay chúc mừng người buôn gió,
Thanh Hiếu thênh thang ngục đỏ trở về!
Trận cuồng phong công lý thổi hả hê,
Người công chính thắng trò hề bạo chúa !!
Oằn oại sơn hà, Tồ quốc đang dãy dụa,
Cớ sao cầm quyền nhảy múa thản nhiên?!
Ngõ tắt nẻo ngang vơ vét bạc tiền,
Mặt vênh váo trước ưu phiền dân tộc!
Hoàng-Trường Sa của ai? Hỏi mưu đồ thâm độc,
Bauxit tây nguyên bấy nát dốc đồi xanh?
Tiếng nói quê hương bị dày xéo tan tành,
Vẫn gắn huy chương đài phát thanh bán nước!
Còn lạ gì trò mưu ma quỷ chước,
Con nợ Việt Nam dồn bước đường cùng ?!
Linh cẩu bầy đàn rước sói sống chung,
Đau đớn thay phận anh hùng thẹn mặt!
Nghìn năm Thăng Long tìm chuôi gươm đã mất,
Lưỡi kiếm “mã quy” đối chất bắc phương,
Ngọn bắc phong lạnh giá buốt canh trường,
Manh chiếu rách tặng phường chèo đà điểu!!!
Người buôn gió ơi, in thêm nhiều phúng điếu,
Trên lá vàng khô ngập văn miếu trùng tu!
Đường tự do dẫu qua cửa ngục tù,
Là chính lúc Thăng Long đạp mồ sống lại !!!!!
(viết cho 9 ngày buôn gió)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Mơ Xưa
Bùi Văn Rạng
22:18 08/09/2009
SUỐI MƠ XƯA
Ảnh của Bùi Văn Rạng (Hình chụp tại đèo Bảo Lộc, VN)
Ta tìm ta trong cổ tích
Nhân hình lưu dấu hoang sơ
Ta ngờ xưa kia Lưu Nguyễn
Vào đây lạc đến bây giờ. ..
(Trích thơ của Phan Văn Lai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Local Church – Lyre
Nguyễn Trọng Đa
16:33 08/09/2009
Local Church
Giáo hội địa phương. Là giáo xứ hoặc một cụm giáo xứ trong một giáo phận, hoặc nói chung là bất cứ một địa phương nào trong Giáo hội Công giáo, trái với tòan thể Giáo hội hoàn vũ trên khắp thế giới.
Local Congregation
Cộng đòan địa phương. Là các thành viên của một cộng đồng giáo xứ riêng, để phân biệt với giáo phận hoặc Giáo hội hòan vũ.
Locus Classicus
Locus Classicus, nguồn cổ điển. Là một nguồn sách cổ điển, thường được lấy từ các đoạn Kinh thánh và được huấn quyền Giáo hội trích dẫn như là nền tảng trong Mặc khải cho một số tín lý Công giáo. Do đó, câu “Anh là Phê-rô," của Chúa Kitô nói với Simon Peter (Si-môn Phê-rô), là nguồn cổ điển cho tối thượng quyền của Giáo hòang (Mt 16:18).
Locution
Thần ngôn, kiểu nói. Là một sự giao tiếp siêu nhiên vào tai, trí tưởng tượng hoặc trực tiếp cho trí tuệ một người. Thần ngôn là siêu nhiên trong cách thức giao tiếp, nghĩa là vượt quá luật bình thường của tự nhiên. Thần ngôn giả có thể đến từ ma quỷ và có thể được nhận biết do thiếu sự mạch lạc hoặc sáng tỏ, sự băn khoăn lo lắng mà chúng gây ra nơi người đón nhận, và ảnh hưởng xấu mà chúng tạo ra nơi người lắng nghe chúng. (Từ nguyên La tinh locutio, nói, lời nói, bài nói; từ chữ loqui, nói.)
Logia
Logia, Tập đỏan ngôn Chúa Giêsu. Là những câu nói của Chúa Giêsu không được ghi lại trong Kinh thánh. Tin mừng theo thánh Tôma, được phát hiện năm 1945, ghi lại một số câu nói này.
Logic
Luận lý học. Là nghệ thuật hoặc khoa học về luận lý của con người. Là nghệ thuật, luận lý học là kỹ năng học hỏi trong luận lý với sự trật tự và chính xác, một cách dễ dàng và không sai lầm. Là một khoa học, luận lý học nghiên cứu các nguyên tắc sơ khởi của sự hiểu biết, qua kết luận qui nạp và diễn dịch, và nghiên cứu các qui tắc suy nghĩ rõ ràng, vốn dẫn đến sự chắc chắn vững vàng.
Logical Method
Phương pháp luận lý. Là quy cách suy nghĩ trong tâm trí để đạt tới sự thật về bất cứ vấn đề gì đang xem xét.
Logos
Logos, Lời, Ngôi Lời. Là tên mà thánh Gioan gọi Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Ngôi Lời Thiên Chúa. (Từ nguyên Hi Lạp logos, lời, lời nói, lý lẽ.)
Lollards
Tôn phái Lollard. Là những người theo phái của ông John Wyclif (1324-84), phát triển mạnh tại Anh trong các thế kỷ 14 và 15, mặc dầu tên gọi được áp dụng cho một số người lạc giáo tại Flanders trước khi được sử dụng tại Anh. Lập trường chính chống Công giáo của phái Lollard là chối bỏ quyền bính của Giáo hội và sự biến thể trong Bí tích Thánh thể. Họ cũng chọn thuyết ưu thế, vốn cho rằng tính hiệu lực của một bí tích tùy thuộc vào giá trị của người ban bí tích ấy. Các ý tưởng này được các “Linh mục nghèo” của Wyclif phổ biến, và sự khắc khổ của các linh mục này là khác hẳn với đời sống xa hoa của nhiều giáo sĩ thời ấy. Giáo hội và Nhà nước đã có nhiều biện pháp cứng rắn với phái Lollard, là những người tiên phong của cuộc Cải cách tại Anh, trong một nghĩa nào đó.
Longanimity
Bao dung, khoan thứ, nhẫn nhục. Sự kiên nhẫn hết sức trước sự gây hấn hoặc thử thách. Còn gọi là sự đau khổ kéo dài. Đây là một trong các hoa trái của Chúa Thánh Thần. Nó bao gồm sự kiên nhẫn chịu đựng, chịu đau khổ kéo dài, và kềm chế diễn tả tình cảm hoặc kềm chế đòi hỏi sự trừng phạt hay lẽ phải cho mình. Sự khoan thứ nhẫn nhục gợi ý sự khoan dung, được tác động bởi tình thương và mong muốn hòa bình, cho điều đau khổ vốn đáng bị từ chối hoặc phản đối. (Từ nguyên La tinh longus, long + animus, linh hồn, tinh thần: longanimitas, chịu đựng bền bĩ, nhẫn nại, kiên nhẫn.)
Longinus
Ông Longinus. Theo truyền thuyết, đây là người lính đã đâm cạnh sườn Chúa Kitô với một cái giáo (Ga 19:34). Người ta nói rằng sau khi trở lại đạo, ông trở về Cappadocia, nơi ông bị kết án tử hình theo lệnh của quan Pontius Pilate (Phon-xi-ô Phi-la-tô). Di hài của Longinus được lưu giữ trong Nhà thờ thánh Âu Tinh, Roma. Sách tiểu sử các thánh tử vì đạo nêu ngày lễ kính Longinus là ngày 15-3 hàng năm.
Lord
Chúa, Đức Chúa. Tước hiệu thường dùng để nói về Chúa trong Cựu Ước (Adonai), và thường áp dụng cho Chúa Kitô trong Tân Ước (Kyrios). Trong Kinh thánh bản dịch Phổ thông, chữ Chúa được dùng thay cho Yahweh (Đức Chúa). Cách thức liên tục mà thánh Phaolô và các tác giả Tân Ước khác sử dụng từ ngữ Kitô chứng tỏ rằng các vị xem Ngài là Chúa.
Lord'S Prayer (Mass)
Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Là việc đọc phụng vụ Kinh Lạy Cha (Pater Noster) trong Thánh lễ. Trở về với một tập tục cũ, Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ hiện nay có năm phần: lời mời gọi của linh mục; kinh Lạy Cha, hát hay đọc chung trong cộng đòan; kinh khẩn xin, nói rộng về lời cầu cuối cùng của kinh Lạy Cha; vinh tụng ca; và lời tung hô kết thúc của tín hữu.
Loreto, House Of
Nhà Đức Mẹ Loreto. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ tại Loreto, miền trung đông nước Ý gần biển Adriatic Sea. Được biết rằng nằm 1253 vua thánh Louis của Pháp đã dự Thánh lễ tại Nazareth, trong ngôi nhà tương truyền là nơi Đức Mẹ được Truyền tin. Truyền thuyết nói rằng 38 năm sau các mục đồng thành Dalmatia nhìn thấy một ngôi nhà lạ xuất hiện trên cánh đồng ban đêm. Thị trưởng thành phố Dalmatia cho người qua Nazareth kiểm tra độ chính xác của câu chuyện, và biết rằng ngôi nhà thánh đã biến mất ở đó. Qua xem xét, người ta thấy rằng ngôi nhà ở Dalmatia được xây dựng bằng đá vôi, vữa và gỗ tuyết tùng, tất cả những thứ này chỉ tìm thấy ở Nazareth chứ không hề có ở Dalmatia. Người ta nói rằng ngôi nhà đã dời đi nhiều chỗ, và cuối cùng đến gần làng lớn Recanati, thôn Loreto. Đức Giáo hòang Boniface VIII tuyên bố rằng các truyền thuyết liên quan ngôi nhà thánh này là đáng tin cậy. Ngày 10-12 được chỉ định là ngày lễ Chuyển dời Nhà. Kể từ năm 1294 khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ xô về Loreto, trong đó có nhiều Đức Giáo hòang đã đến quỳ gối cầu nguyện. Người Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp đã đưa tượng Đức Mẹ ra khỏi nhà và đem về Paris, nhưng hòang đế Napoleon đã trao trả lại, và Đức Giáo hòang Piô VII đưa tượng về Loreto 1802 sau khi gìn giữ tượng một thời gian ngắn ở Dinh thự Giáo hòang tại Quirinal. Tượng nguyên thủy đã tình cờ bị phá hủy năm 1921 và một tượng mới được khắc từ gỗ cây tuyết tùng mọc trong Vườn Vatican. Đức Giáo hòang Piô XI đã làm phép tượng Đức Bà Loreto năm 1924 trong nhà nguyện Sistine, long trọng đội triều thiên cho tượng, và chầu tượng Đức Mẹ trọng thể một ngày ở nhà thờ Santa Maria Maggiore, rồi sau đó đưa tượng về Loreto. Nhà Đức Mẹ Loreto dựng trên nền đất, không có móng nhà, nhưng chưa hề có chút hư hỏng nào. Nhiều khía cạnh nổi bật góp phần vào việc gìn giữ ngôi nhà. Làng Loreto bị bom tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng ngôi nhà thờ lớn bao trùm Nhà Đức Mẹ bên trong, với chỉ một cửa lớn, một cửa sổ và một lò sưởi, đứng vững và không hề suy suyển. Đức Giáo hòang Gioan XXIII đi hành hương đến Loreto ngày 4-10-1962.
Lot
Lot, ông Lót. Là con trai ông Haran (Ha-ran) và cháu họ của ông Abraham (Áp-ra-ham). Thời kỳ có ý nghĩa nhất của cuộc đời ông Lot là thời gian sống với bác Abraham. Ông cùng đi với Abraham từ thành Ur (Ua) đến Haran, sau đó đến Canaan (Ca-na-an, St 11:31). Cả hai người đều có của cải phồn vinh. Rồi họ chia tay. Lot định cư tại Sodom (Xơ-đôm) trên bình nguyên phì nhiêu Jordan (Gio-đan, St 13). Ông đối diện với thảm họa khi ông bị các vua địch bắt giữ và tài sản bị tịch thu, nhưng Abraham tập hợp lực lượng của mình và cứu cháu trai, cùng lấy lại tài sản cho ông Lot (St 14). Một khủng hoảng mới phát sinh khi Đức Chúa quyết định tiêu diệt thành Sodom và thành Gomorrah (Gô-mô-ra), do đời sống tội lỗi của cư dân ở đó. Ngoài việc đoái thương Abraham, Đức Chúa sai hai thiên thần đến gặp ông Lot và thúc giục ông rời bỏ ngay thành Sodom, cùng với vợ và hai con gái, trước khi mưa diêm sinh và lửa từ trời xuống thiêu đốt hai thành tội lỗi. Vợ ông Lot không nghe lời thiên thần cảnh báo là không được ngoái lại nhìn đàng sau, và bà đã bị biến thành (St 19:15-29). Nhiều thế kỷ sau đó, Chúa Giêsu nhắc đến các sự kiện này khi Chúa cảnh báo với các người nghe rằng “ngày của Con Người” sẽ đến, khi người lành được cứu độ còn người tội lỗi bị tiêu diệt (Lc 17:26-37). Lot và hai con gái ông chịu trách nhiệm về việc sinh ra các con trai, sau trở thành ông tổ của người Moabite (Mô-áp) và người Ammonite (Am-mon). Đôi khi những người này được nhắc đến như là “dòng giống của ông Lót” (St 19:31-38).
Lough Derg
Đền thánh Lough Derg. Là một đền thánh trên đảo nhỏ ở hồ Hạt Donegal, miền tây bắc Ireland, một địa điểm hành hương từ thời đầu Kitô giáo. Tòa nhà chính là Vương cung thánh đường thánh Patrick, gần một cái hang được gọi là Luyện ngục của thánh Patrick, nơi để đáp trả lời cầu nguyện của thánh nhân, người không tin tưởng sẽ cảm nghiệm phần nào nỗi khổ của lửa hỏa ngục. Luật hình sự của chính phủ Anh bị bãi bỏ năm 1871, do đó hiện nay hàng ngàn người đến viếng đền thánh, nhất là khoảng thời gian từ ngày 1-6 đến ngày 15-8. Theo tục lệ, người hành hương ở lại đó ba ngày, làm việc đền tội và cầu nguyện. Mỗi ngày họ chỉ ăn một bữa bằng bánh mì và nước hoặc trà đường. Họ cởi giày và di chuyển từ chặng này qua chặng khác, đọc các kinh qui định. Họ nhận lãnh các bí tích và toàn bộ cuộc hành hương là có ý hướng đền tội, nên thu hút người của đủ mọi tầng lớp xã hội.
Love
Tình yêu, tình thương, lòng mến. Là muốn điều tốt cho người khác. Cũng là làm hài lòng người khác, hoặc là chia sẻ cho người ấy cái gì mình có hoặc là làm điều người ấy muốn. Xét về cơ bản có hai loại tình yêu. Tình yêu dục vọng, tức tình yêu có tính tư lợi, nghĩa là người khác được yêu vì lợi cho mình, như là cái gì hữu ích hoặc làm vui lòng cho người yêu. Tình yêu bằng hữu có nghĩa là yêu thương người khác cách vị tha vì lợi ích của người ấy, vì sự tốt lành của người ấy, để làm vui lòng người ấy; đây là tình yêu của lòng nhân từ.
Love Of Enemies
Yêu thương kẻ thù. Là mệnh lệnh của Chúa Kitô về tình yêu khoan dung, đặc biệt được tỏ ra khi yêu thương người không dễ thương chút nào. Kẻ thù được Chúa Kitô nói đến là “những kẻ ngược đãi anh em" (Mt 5:44), “kẻ nguyền rủa anh em…kẻ vu khống anh em” (Lc 6:28). Đây là trắc nghiệm cao nhất và đích thực nhất về tình yêu vị tha, là “hãy làm ơn…hãy chúc lành…cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em" (Lc 6:28).
Low Mass
Lễ đọc, lễ thường. Là từ ngữ trước đây được dùng để chỉ một Thánh lễ không có âm nhạc. Linh mục đọc, thay vì hát, mọi kinh nguyện của Thánh lễ. Chưa được biết đến trong thời Giáo hội sơ khai, lễ thường còn gọi là lễ riêng (vì không có người tham dự.)
Low Sunday
Chủ nhật thứ nhất sau Phục Sinh, Chủ nhật Hạ. Là chủ nhật thứ nhất sau Phục sinh, trái với đỉnh cao là lễ Phục sinh một tuần trước đó. Trong tiếng Latinh, chủ nhật này gọi là Dominica in albis (Chủ nhật áo trắng), bởi vì các người mới được rửa tội tuần trước đó mang áo trắng rửa tội của họ trong ngày này.
Loyalty
Trung thành, trung thực, trung nghĩa, tận tụy. Là sự bền chí trung thành với Chúa hay với các lời của Chúa; là sự trung nghĩa với một người hay một chính nghĩa, tổ chức hoặc sự nghiệp. Mặc nhiên trong sự trung thành là lòng yêu mến mạnh, dựa vào xác tín vững chắc rằng đối tượng của sự trung thành là đáng được trung thành. (Từ nguyên La tinh legalis, của hoặc thuộc về luật, hợp pháp.)
L.S.
L.S., Loco sigilli – nơi đóng niêm ấn, nơi đóng dấu.
Lucifer
Lucifer, Satan, quỷ vương Lucifer. Tên này đôi khi được áp dụng cho một vua Babylon (Ba-by-lon, Is 14:12), nhưng các Giáo phụ thường đồng hóa Lucifer với Satan, thủ lĩnh các thiên thần sa ngã. Trong các bài viết của Giáo hội, tên này là đồng nghĩa với Quỷ dữ, ông Hòang Bóng Tối, kẻ trước khi sa ngã là một thiên thần sáng láng. Trong Kinh thánh, Chúa Kitô cũng được gọi là Phosphoros – Người mang Ánh sáng (II Pr 1:19). (Từ nguyên La tinh lucifer, người mang ánh sáng.)
Luciferians
Người thờ Ma quỷ. Là các phái thờ ma quỷ và làm sống lại các nguyên tắc của Ngộ đạo thuyết và Nhị nguyên thuyết. Họ được gọi là Luciferite (thờ Satan) hoặc Stedinger trong thế kỷ 13 ở miền bắc nước Đức. Một phái lạc giáo khác ở Áo trong thế kỷ 14 cũng được gọi tên là “phái thờ ma quỷ.”
Luján, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Luján. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ ở Argentina, cách Buenos Aires khỏang 40 dặm 64km) về phía tây. Đối tượng tôn kính chính ở đây là một tượng Đức Nữ Trinh nhỏ trông như một búp bê; đầu Đức Mẹ có vòng hào quang vàng và vương miện với hàng trăm viên kim cương và đá quý khác. Vương cung thánh đường Đức Mẹ Luján là trung tâm hành hương quan trọng nhất ở Argentina. Theo truyền thuyết, năm 1639 một nông dân ở Cordova, khi mong ước hâm nóng lại “đức tin thuở đầu” của các người hàng xóm, đã đặt mua hai tượng từ Brazil, một tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm và một tượng Đức Trinh Nữ ẵm Chúa Hài Đồng. Khi xe chở tượng chạy gần đến một trang trại bên ngòai Luján, người nài ngựa không thể thúc giục ngựa chạy thêm cho đến khi tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm được lấy ra khỏi xe, chứng tỏ rằng Đức Mẹ chọn nơi Ngài muốn xây đền thánh. Tượng quý giá này được luân chuyển ở các nhà trong khu vực. Một người da đen sống từ nhỏ đến lớn ở đây đã bảo vệ tượng thời đầu trong một nhà nguyện nhỏ, sau đó trong một nhà thờ và cuối cùng trong một tòa nhà lớn hơn. Do các phép lạ tăng nhiều, số người đến hành hương cũng tăng lên nhiều. Năm 1910 một nhà thờ chính tòa lớn được xây dựng xong, và ngày nay đó là một trong các đền thánh nổi tiếng nhất dâng kính Đức Mẹ và được Đức Giáo hòang làm lễ gia miện cho tượng. Kể từ năm 1930 nhà thờ chính tòa được nâng lên hàng Vương cung thánh đường. Các nước Argentina, Uruguay, và Paraguay đều gọi Đức Mẹ Luján là Đấng Bảo vệ chính thức của mình.
Luke
Thánh Luca. Ngài được mô tả trong một thư của thánh Phaolô như là “Anh Lu-ca, thầy thuốc yêu quý" (Cl 4:14). Luca đã đi với thánh Phaolô trong nhiều chuyến đi truyền giáo, dùng ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi) trong các trình thuật. Một chuyến đi là trẩy thuyền đi từ Troas đến Samothrace và cũng đến Phoenicia (Phê-ni-xi). Một chuyến đi khác là từ Phoenicia đến Jerusalem (Giê-ru-sa-lem). Sau đó hai vị cùng đi Roma. Các học giả cho rằng phần các các trước tác của Luca được viết vào khỏang năm 70. Rõ ràng rằng ngài là một người ngọai Hi Lạp trở lại, viết sứ điệp cho Kitô hữu gốc dân ngọai. Trong hai năm thánh Phaolô bị cầm tù tại Caesarea (Xê-da-rê), Luca dành nhiều thời gian và cơ hội thu thập tài liệu và viết các phần đóng góp cho Tân Ước (Cv 20, 21). Ngài mang ơn thánh Marcô vì nhiều phần Tin mừng của Marcô xuất hiện trong Tin mừng của ngài. (Từ nguyên La tinh Lucas, từ ngữ Hi Lạp Loukas.)
Lumen Gentium
Hiến chế tín lý Lumen Gentium. Là hiến chế tín lý “Ánh sáng muôn dân” về Giáo hội, của Công đồng chung Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: giải thích bản tính của Giáo hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại," và sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân lọai. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú thích Sơ khởi, được đưa thêm vào văn kiện của công đồng theo lệnh của Đức Giáo hòang Phaolô VI, để làm sáng tỏ ý nghĩa của cộng đòan tính hàng Giám mục, nói rằng cộng đòan các Giám mục không có quyền bính mà không tùy thuộc và hiệp thông với Giám mục Roma (ngày 21-11-1964).
Lumen Gloriae
Lumen Gloriae, ánh sáng vinh quang, thiên quang. Là ánh sáng vinh quang, qua đó tâm trí có thể cảm nghiệm vĩnh viễn thị kiến về Chúa. Đây là một tập quán họat động siêu nhiên được ban cho trí tuệ để thay thế và hoàn thiện nhân đức tin. Do đó, trên thiên đàng ánh sáng này ban quyền nhìn ngắm Chúa, cũng như đức tin ở trần gian này ban quyền tin vào Chúa.
Luminous Rays
Tia sáng. Đó là hiện tượng ánh sáng đôi khi đi kèm sự xuất thần. Tia sáng xuất hiện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn một quầng sáng trên đầu hoặc sự phát sáng bao quanh tòan thân thể. Các qui định được đặt ra để xác minh tính chất siêu nhiên của luồng sáng ấy, bắt đầu bằng việc xác minh liệu vầng sáng ấy có thể được giải thích bằng các nguyên nhân tự nhiên hay không. Nói cụ thể, có thể mở cuộc điều tra để xem liệu hiện tượng xảy ra ban ngày hay ban đêm, và nếu ban đêm, xem liệu ánh sáng là sáng hơn nguồn sáng khác hay không; rồi xem liệu đó chỉ là chớp sáng hay ánh sáng kéo dài trong thời gian lâu dài hay không; rồi xem liệu ánh sáng xảy ra trong một việc đạo đức, chẳng hạn lúc cầu nguyện, nghe giảng, tại bàn thờ hay không; xem liệu có các hiệu quả rõ ràng của ân sủng đi kèm hay không, chẳng hạn các hóan cải lâu dài; và trên hết, xem liệu người có vầng sáng phát ra có nổi tiếng là thánh thiện và nhân đức hay không.
Luna
Mặt nguyệt. Là một vật chứa tròn, có hai mặt kiếng, bằng kim lọai có đường vàng chạy vòng, hoặc kim lọai mạ vàng, để chứa Mình Thánh Chúa đặt trong mặt nhật (hào quang). Đây là một vật thánh, đuợc linh mục làm phép. Đôi khi nó cũng được gọi là lunette (mặt nguyệt). (Từ nguyên La tinh luna, mặt trăng.)
Lust
Tham dục, nhục dục, dâm ô, lòng tham. Là sự thèm khát quá quắt hoặc vui hưởng lạc thú nhục dục. Sự thèm muốn hay hành động là quá quắt khi chúng không thừa nhận trật tự Chúa muốn về lạc thú nhục dục, vốn nhằm củng cố tình yêu song phương giữa vợ và chồng và, theo sự xếp đạt của Chúa quan phòng, nhằm sinh con cái và giáo dục con cái. (Từ nguyên Anglo-Saxon lut, lạc thú.)
Lux In Tenebris
Lux In Tenebris, Ánh sáng trong đêm đen, Ánh sáng trong bóng tối. Là tước hiệu của Chúa Kitô, dựa vào phần mở đầu của Tin mừng theo thánh Gioan, và thường được dùng như một khẩu hiệu trong nghệ thuật và kiến trúc Kitô giáo.
Lux Mundi
Lux Mundi, Ánh sáng thế gian. Là tước hiệu của Chúa Kitô, được chính Chúa sử dụng, và được ghi nhiều trên các đài kỷ niệm từ thời đầu Kitô giáo.
Luxury
Xa hoa, xa xỉ, lộng lẫy. Là sự sở hữu và vui hưởng vật gì làm vui thích giác quan, nhưng không thật sự hữu ích và cần thiết. Mặc dầu tự thân là không có tội, sự xa hoa dễ dẫn đến tội lỗi, hoặc có thể là kết quả của bất công hay thiếu bác ái. Cũng như sự thèm muốn, nó là ham mê tội lỗi về lạc thú nhục dục. (Từ nguyên La tinh luxuria, xa xỉ, ham mê xác thịt.)
Lxx
Lxx, Septuagint, Bản Kinh thánh Bảy Mươi.
Lydia
Lydia, bà Ly-đi-a. Một phụ nữ buôn bán vải điều ở Philippi (Phi-líp-phê), quê ở Thyatira (Thy-a-ti-ra), Tiểu Á. Bà được lời giảng của thánh Phaolô đánh động sâu sắc, nên bà và gia đình được rửa tội. Lòng biết ơn thúc giục bà mời thánh Phaolô và những người đi theo ngài nghỉ lại ở nhà bà, và hưởng sự đón tiếp hiếu khách của bà. Lẽ tất nhiên bà là người thuyết phục giỏi đến nỗi thánh Luca nói rằng “bà ép chúng tôi phải nhận lời” (Cv 16:14-15).
Lying
Nói dối. Là nói trái với điều tâm trí mình nghĩ. Nói là chuyển giao ý tưởng với người khác, và có thể được thực hiện bằng chữ, viết hoặc nói, và bằng cử chỉ. Nói năng thận trọng có nghĩa là người nói phải nghĩ điều mình đang nói; đây không phải là một vấn đề không biết hoặc nói sai. Còn khi một người nói dối, người ấy nói điều trái với điều suy nghĩ trong tâm trí mình; có một sự đối nghịch thật sự giữa điều được nói và điều được suy nghĩ trong đầu.
Lyre
Đàn lia, thất huyền cầm. Là một biểu tượng ngọai giáo chỉ sự hài hòa, được Clement thành Alexandria chọn đưa vào nghệ thuật Kitô giáo từ các hang tọai đạo. Nó được xem như một biểu tượng của Vua David (Đa-vít) và thường xuất hiện trong các tranh vẽ thiên thần. Do nó tượng trưng cho việc ca hát chúc tụng Chúa trong tâm hồn, thánh nữ Cecilia đôi khi được vẽ đang cầm đàn lia, mặc dầu đàn organ thường được xem là biểu tượng của ngài, nhưng không chính xác. Một thất huyền cầm tượng trưng cho thánh Dunstan ở Anh Quốc, bổn mạng các nhạc sĩ, cũng như là biểu tượng của thánh Gregory Cả, vị sáng lập Roma schola cantorum (trường thánh nhạc Roma) nổi tiếng. Đàn hạc (harp), cộng thêm thất huyền cầm, là một biểu tượng của thánh Patrick.