Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại cho một phụ nữ có thai bị tình lang ruồng bỏ
Lã Thụ Nhân
08:29 08/09/2013
Tuyệt vọng, cô đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô xin ngài cho một lời khuyên.
Nhưng điều bất ngờ lớn nhất đã xảy ra một vài ngày sau đó khi Anna nhận được điện thoại từ chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Cô khẳng định rằng đó là một cuộc điện thoại ngắn và đầy xúc động. Đức Thánh Cha bảo cô đừng để người ta cướp đi niềm hy vọng của cô. Ngài bảo cô rằng rằng khi đứa bé được sinh ra, nếu cô không thể tìm được một linh mục rửa tội cho nó, thì chính ngài sẽ làm điều đó.
Đáp lại, cô Anna đảm bảo với ngài rằng nếu đó là một bé trai, cô sẽ đặt theo tông hiệu Giáo hoàng của ngài là Phanxicô.
Phóng sự đêm canh thức cầu cho hoà bình tại Syria, Trung Đông và Thế Giới
VietCatholic Network
06:19 08/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngay từ lúc 5h chiều hàng trăm ngàn anh chị em tín hữu tại Rôma và các khách hương đã tấp nập kéo đến quảng trường Thánh Phêrô. Nơi đây đã thiết kế 50 tòa giải tội xung quanh hàng cột Bernini và các linh mục đã ngồi toà từ 5h chiều. Xưng tội nghĩa là hòa giải, và đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng ao ước Bí tích này được thực hiện tại buổi canh thức đêm thứ Bảy 07/09.
Sau khi Đức Thánh Cha và Đức ông Guido Marini, Trưởng ban nghi lễ phủ Giáo hoàng, tiến ra lễ đài từ trong Đền thờ Thánh Phêrô, 4 người lính ngự lâm đã cung kính khiêng kiệu bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi dân Rôma lên lễ đài cùng với 4 trẻ em cầm hoa đi trước và hai người hiến binh Vatican đi sau đoàn kiệu.
Trên khán đài ngang với chỗ Đức Thánh Cha quỳ cầu nguyện là đại sứ của các nước cạnh Tòa Thánh. Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự hiện diện của phái đoàn Hồi Giáo tại Syria và một số nước Trung Đông.
Buổi cử hành đã được tiếp nối với những lời nguyện và những người tham dự cũng đã cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi. Trước khi bắt đầu mỗi mầu nhiệm, một chú giải và một bản văn Kinh Thánh ngắn sẽ được đọc bởi các nữ tu dòng Thánh Têrêsa thành Lisieux.
Trong diễn từ, với những lời rất mạnh mẽ, Đức Thánh Cha nói:
"Thiên Chúa thấy mọi sự là tốt đẹp" (St 1:12, 18, 21, 25 ). Các trình thuật Kinh Thánh về sự khởi đầu lịch sử của thế giới và của nhân loại nói cho chúng ta về một Thiên Chúa Đấng đang nhìn những gì Ngài đã tạo ra, suy tư, và tuyên bố: "Thật là tốt đẹp". Điều này cho phép chúng ta tiến vào con tim của Thiên Chúa và, chính xác từ bên trong Ngài, đón nhận thông điệp của Ngài. Chúng ta có thể tự hỏi: thông điệp này nghĩa là gì? Nó nói gì với tôi, với bạn, với tất cả chúng ta?
Nó chỉ nói với chúng ta đơn giản một điều này thôi, đó là: thế giới của chúng ta, trong trái tim và tâm trí của Thiên Chúa, là "ngôi nhà của sự hòa hợp và hòa bình ", và rằng đó là không gian trong đó tất cả mọi người có thể tìm thấy nơi thích hợp của họ và cảm thấy "đang ở nhà", bởi vì thế giới này "tốt đẹp". Tất cả các tạo vật hình thành nên một sự thống nhất hài hòa, và đẹp đẽ, nhưng trên tất cả nhân loại, được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là một gia đình, trong đó các mối quan hệ được đánh dấu bởi một tình huynh đệ thực sự với nhau chứ không chỉ những lời nói đầu môi chót lưỡi: theo đó người khác là anh chị em của chúng ta để chúng ta yêu, trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, là lòng trung tín và thiện hảo, Đấng phản ánh tất cả các mối quan hệ con người và mang lại sự hài hòa cho toàn thể thụ tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà tất cả mọi người phải cảm thấy có trách nhiệm đối với người khác, với thiện ích của người khác. Tối nay, trong suy tư, chay tịnh và cầu nguyện, mỗi người chúng ta tự thẳm sâu trong lòng nên tự hỏi mình: Đây có thực sự là thế giới mà ta mong muốn? Đây có thực sự là thế giới mà tất cả chúng ta đều mang trong tim mình? Thế giới mà chúng ta mong muốn có thực sự là một thế giới của hòa hợp và hòa bình trong chính con người chúng ta, trong các mối quan hệ của chúng ta với những người khác, trong gia đình, trong các thành phố, trong và giữa các quốc gia với nhau? Và trong thế giới này con người có được tự do lựa chọn những cách thế được hướng dẫn bởi tình yêu hầu mang lại thiện ích cho tất cả không?
Khi đó chúng ta băn khoăn: Đây có phải là thế giới mà chúng ta đang sống? Thụ tạo vẫn giữ được vẻ đẹp khiến chúng ta ngạc nhiên và đó vẫn là một kỳ công tốt đẹp. Nhưng cũng có "bạo lực, chia rẽ, bất đồng, và chiến tranh ". Điều này xảy ra khi con người, là đỉnh cao của thụ tạo, thôi không chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự tốt lành, nhưng lui vào trong sự ích kỷ của mình.
Khi con người chỉ nghĩ đến mình, đến những lợi ích riêng mình và đặt mình ở vị trí trung tâm, khi con người cho phép mình bị mê hoặc bởi các ngẫu tượng của sự thống trị và quyền lực, khi con người đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa, thì tất cả các mối quan hệ bị phá vỡ và tất cả mọi thứ bị hủy hoại, khi đó mở tung ra những cánh cửa cho bạo lực, thờ ơ, và xung đột. Đây là chính xác những gì trình thuật Sáng Thế ký muốn dạy chúng ta trong câu chuyện về sự Sa Ngã của con người: người đàn ông xung đột với chính mình, ông nhận ra mình trần truồng và ông ẩn mình đi vì sợ (x. St 3: 10 ), ông sợ cái nhìn của Thiên Chúa, ông cáo buộc cho người phụ nữ, là thịt bởi thịt của chính mình ( xem câu 12) ; ông phá vỡ sự hài hòa với sự sáng tạo, ông bắt đầu giơ cao tay mình lên chống lại em trai của mình và giết đi. Chúng ta có nên nói rằng từ sự hài hòa, con người đi đến "bất hòa" hay không? Không, chẳng có thứ gì là "bất hòa", chỉ có hoặc là hài hòa hoặc là chúng ta đang rơi vào hỗn loạn, nơi có bạo lực, bất đồng, xung đột, sợ hãi và vân vân.
Chính trong sự hỗn loạn này mà Thiên Chúa chất vấn lương tâm con người: "Em trai Abel của ngươi ở đâu?" Cain trả lời: "Tôi không biết, tôi là người trông giữ em tôi sao? " (St 4:9). Chúng ta cũng được chất vấn với câu hỏi này, sẽ là tốt nếu chúng ta tự hỏi: Chúng ta thực sự có phải là người trông giữ anh em chúng ta không? Đúng thế, anh chị em là những người trông giữ anh chị em mình! Là con người nghĩa là phải chăm sóc cho nhau! Nhưng khi sự hài hòa bị băng hoại, khi biến thái xảy ra: người anh em lẽ ra phải được chăm sóc và yêu thương lại trở thành một kẻ thù phải chiến đấu, phải giết đi. Bạo lực xảy ra vào thời điểm đó, bao nhiêu những xung đột, bao nhiêu những cuộc chiến tranh đã đánh dấu lịch sử của chúng ta! Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự đau khổ của rất nhiều anh chị em. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng là sự thật: chúng ta hồi sinh tội ác Cain trong tất cả các hành vi bạo lực và trong tất cả các cuộc chiến tranh. Tất cả chúng ta ! Và thậm chí ngày nay chúng ta tiếp tục lịch sử xung đột giữa anh em, thậm chí hôm nay chúng ta giơ cao tay của chúng ta đối với anh em chúng ta. Thậm chí ngày nay, chúng ta để cho mình được hướng dẫn bởi những ngẫu tượng, bởi sự ích kỷ, bởi những lợi ích của chúng ta, và thái độ này vẫn còn. Chúng ta đã hoàn thiện vũ khí của chúng ta, lương tâm của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ, và chúng ta đã mài sắc những ý tưởng của chúng ta để biện minh cho mình. Như thể đó là bình thường khi chúng ta tiếp tục gieo rắc sự hủy diệt, đau khổ, và chết chóc! Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến tử vong, chúng réo gọi cái chết! Bạo lực và chiến tranh là ngôn ngữ của cái chết!
Tại thời điểm này tôi tự hỏi: Liệu chúng ta có thể thay đổi chiều hướng này không? Chúng ta liệu có thể thoát ra được cái vòng xoáy trôn ốc này của đau khổ và chết chóc không? Chúng ta có thể học lại một lần nữa để có thể tiến bước và sống trong những cách thế hòa bình không? Khi khẩn cầu sự giúp đỡ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn từ mẫu của Đức Mẹ là phần rỗi của dân Rôma, Nữ Vương Hòa Bình, tôi nói: Vâng, đó là điều có thể cho tất cả mọi người! Từ mọi nơi trên thế giới đêm nay, tôi muốn được nghe chúng ta kêu lên: Vâng, đó là điều có thể cho tất cả mọi người ! Hoặc thậm chí tốt hơn, tôi xin cho mỗi người chúng ta, từ người thấp cổ bé họng nhất đến những bậc cao trọng nhất, bao gồm cả những người được kêu gọi để lãnh đạo các quốc gia, hãy đáp lại: Vâng, chúng ta muốn điều đó! Đức tin Kitô giáo của ta thúc giục ta tìm đến Thánh Giá. Tôi ao ước biết bao cho mọi người nam nữ thiện chí sẽ tìm đến với Thánh Giá dù chỉ trong giây lát! Ở đó, chúng ta có thể thấy câu trả lời của Thiên Chúa: bạo lực đã không được đáp trả bằng bạo lực, cái chết không được đáp trả bằng ngôn ngữ của cái chết. Trong sự im lặng của Thánh Giá, tiếng ồn ào của vũ khí chấm dứt và ngôn ngữ của hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình vang lên.
Tối nay, tôi xin Chúa cho những người Kitô hữu chúng ta, và anh chị em của chúng ta trong các tôn giáo khác, và mỗi người nam nữ thiện chí, hãy dõng dạc kêu lên: bạo lực và chiến tranh không bao giờ là phương thế cho hòa bình! Hãy để mọi người được rung động khi nhìn vào sâu thẳm lương tâm của mình và lắng nghe từ đó những lời này: Hãy để lại đằng sau những lợi ích đã làm chai cứng con tim của bạn, hãy vượt qua sự thờ ơ đã làm cho trái tim của bạn dửng dưng với người khác, hãy khuất phục cái luận lý chết người của bạn, và hãy mở cửa cho những cuộc đối thoại và hòa giải. Hãy nhìn vào nỗi buồn của anh chị em mình và đừng cộng thêm vào đó những sầu muộn khác, hãy dùng đôi tay của bạn trong việc xây dựng lại sự hài hòa đã bị tan vỡ, và tất cả điều này đạt được không phải do xung đột nhưng bởi các cuộc gặp gỡ !
Xin cho những tiếng ồn của vũ khí hãy lụi tàn! Chiến tranh luôn luôn đánh dấu sự thất bại của hòa bình, nó luôn luôn là một đại bại của nhân loại. Hãy để những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vang lên một lần nữa: "Đừng có ai chống lại người khác nữa, đừng, đừng bao giờ nữa!... chiến tranh đừng bao giờ xảy ra, đừng bao giờ chiến tranh một lần nữa!" (Diễn từ tại Liên Hiệp Quốc, 1965). " Hòa Bình chỉ thể hiện chính mình trong hòa bình, một nền hòa bình không tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý nhưng được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, khoan dung, lòng thương xót và tình yêu" ( thông điệp ngày thế giới hoà bình, 1975). Tha thứ, đối thoại, hòa giải - đó là những lời của hòa bình, nơi đất nước Syria thân yêu, ở Trung Đông, trên tất cả thế giới! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa giải và hòa bình, chúng ta hãy làm việc cho hòa giải và hòa bình, và hãy để cho tất cả chúng ta trở thành, ở mọi nơi, những người nam nữ của hòa giải và hòa bình! Amen.
Sau đó là Chầu Thánh Thể. Bằng một cử chỉ đầy biểu tượng, năm người từ Syria, Ai Cập, Israel, Hoa Kỳ và Nga đã dâng hương trước bàn thờ.
Bài trình thuật Tin Mừng theo Thánh Gioan đã được tuyên đọc trong đó đề cập đến biến cố Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài và ban cho họ tràn đầy bình an và niềm vui.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã ban phép lành cho tất cả những người tham dự. Buổi canh thức kết thúc lúc 11 giờ đêm, sau bốn giờ cầu nguyện sốt sắng.
Hòa bình đòi hỏi có thời gian và kiên nhẫn
Bùi Hữu Thư
07:05 08/09/2013
2013-09-08 Vatican Radio
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho hòa bình tại Trung Đông, ngài nói hòa bình cần có thời gian lâu dài mới thực hiện được và cần nhẫn nại và kiên trì. Ngài nói trong Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật và cũng lên án việc bành trướng chiến tranh và tranh chấp, và ngài thử hỏi có phải vì vấn đề chiến tranh thương mại là bán vũ khí trên thị trường đen hay không. Ngài đã nói như vậy chỉ vài giờ sau khi hàng ngàn người đã tham dự đêm canh thức cầu nguyện và chay tịnh cho hoà bình tại Syria tại quảng trường Thánh Phêrô đêm thứ bẩy vừa qua. Đây là một chương trình do chính Đức Thánh Cha khởi xướng, và đã được toàn thế giới hưởng ứng cách khác nhau.
Sau đây là bản dịch lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Kinh Truyền Tin:
Tôi muốn cám ơn tất cả mọi người bằng nhiều phương cách khác nhau đã tham dự đêm canh thức cầu nguyện và chay tịnh đêm hôm qua. Tôi cám ơn rất nhiều người đã hiệp dâng những đau khổ của họ. Tôi muốn bầy tỏ niềm tri ân đối với các giới chức trong chính phủ, cũng như thành viên của các cộng đồng Kitô giáo khác và các tôn giáo khác, tôi cám ơn tất cả những người nam và nữ có thiện tâm, đã tham dự nhân dịp này vào một thời gian cầu nguyện, hãm mình, và suy niệm.
Tuy nhiên vẫn còn phải hành động: chúng ta cần tiến bước bằng cầu nguyện và hoạt động cho hòa bình. Tôi mời gọi các bạn hãy tiếp tục cầu nguyện để những bạo lực và tàn phá tại Syria có thể chấm dứt ngay và có những nỗ lực mới để đạt tới một giải pháp công chính cho cuộc tranh chấp diệt chủng, giữa những người anh em này.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho các quốc gia tại Trung Đông, đặc biệt cho Li Ban, để họ có thể hy vọng đạt được tình trạng vững bền và tiếp tục là một mẫu mực cho việc sống chung trong hòa bình; cho Irắc, xin cho những bạo tàn giữa các giáo phái có được sự hòa giải; và xin cho các phương thức hòa đàm giữa Do Thái và Paléttin có thể tiếp tục can đảm diễn tiến. Cuối cùng chúng ta hãy cầu nguyện cho Ai Cập, xin cho tất cả mọi người dân Ai Cập, Hồi giáo và Kitô giáo có thể cam kết cùng nhau xây dựng một xã hội đảm bảo cho sự tốt lành của toàn thể dân tộc. Việc tìm kiếm hòa bình sẽ kéo dài lâu mãi và đòi hỏi phải nhẫn nại và kiên trì! Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều này!
Iraq 2003, Syria 2013
Vũ Văn An
20:43 08/09/2013
Cách nay đúng 10 năm, Mỹ cũng đã gần như đơn phương can thiệp quân sự vào Iraq. So sánh phản ứng ngoại giao hồi đó và phản ứng ngoại giao hiện nay của Tòa Thánh trước mưu toan tấn công quân sự của Hoa Kỳ, người ta thấy nhiều điểm tương đồng.
Vì một lần nữa, Vatican lại phát động một chiến dịch ngoại giao toàn diện chống lại cuộc tấn công rất có thể diễn ra nhằm vào chế độ độc tài tại Trung Đông, một cuộc tấn công rõ ràng được biện minh bằng các vụ vi phạm nhân quyền và đe dọa bằng vũ khí hóa học nhưng rõ ràng cũng toan tính thay đổi chế độ. Một lần nữa, phát ngôn viên Vatican lại cảnh báo: một cuộc tấn công như thế sẽ khởi động cả một tranh chấp khắp vùng, cổ vũ chủ nghĩa cực đoan, và làm cuộc sống các nhóm thiểu số, nhất là các Kitô hữu, tồi tệ thêm.
Tất nhiên, sự so sánh này không hoàn toàn chính xác. Vì cuộc chiến Iraq là cuộc chiến đầy đủ trên bộ, trong khi Tổng Thống Obama cam đoan sẽ không có binh sĩ trên lãnh thổ Syria. Dù thế, cả hậu quả lẫn ngôn từ được Vatican sử dụng hiện nay khiến người ta không khỏi nghĩ tới chuyện đã qua.
Trước nhất, thiển nghĩ nên ôn lại các tương đồng giữa hai biến cố. Lúc chính phủ Bush đang chuẩn bị can thiệp vào Iraq đầu năm 2003, Đức Gioan Phaolô II và ngoại giao đoàn tại Vatican đã là những tiếng nói phê phán hàng đầu của lương tâm, với ba sáng kiến chính sau đây:
a) Ngày 27 tháng Hai, 2003, các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh đã được khẩn cấp mời tham dự buổi thuyết trình của nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican là TGM (nay là HY) Jean-Louis Tauran, người Pháp, trong đó kết luận sau đã được đưa ra: chiến tranh Iraq sẽ gây ra các hậu quả không thể chấp nhận được cho thường dân và sẽ càng làm tệ hơn chủ nghĩa quá khích.
b) Ngày 2 tháng Ba, 2003, Đức Gioan Phaolô II dùng bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật để loan báo: thứ Tư sau đó, tức thứ Tư Lễ Tro, sẽ là ngày đặc biệt để ăn chay và cầu nguyện cho Iraq.
c) Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 16 tháng Ba, 2003, Đức Gioan Phaolô II đã bỏ bản văn soạn sẵn để ứng khẩu nói với đám đông tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô về kinh nghiệm chiến tranh của chính ngài. Dịp này ngài trích dẫn câu nói thời danh của Đức Phaolô VI: “chiến tranh không bao giờ có lợi”. Ngài bảo: “Tôi thuộc thế hệ sống trọn Thế Chiến II và nhờ ơn Chúa, đã sống sót. Ước mong Mùa Chay này sẽ không bị tưởng niệm như là thời gian đau buồn của chiến tranh, mà là thời kỳ cố gắng đầy can đảm để hồi tâm và xây dựng hòa bình”.
Cả ba sáng kiến ấy đã được Đức Phanxicô và cố gắng ngoại giao hiện nay của Vatican lặp lại:
a) Hôm Chúa Nhật tuần trước, Đức Phanxicô yêu cầu người Công Giáo và người không Công Giáo dành ngày 7 tháng 9 làm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria.
b) Thứ năm tuần rồi, các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh được mời tham dự buổi thuyết trình về Syria, trong đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican là TGM Dominic Mamberti, sinh tại Morocco, cho họ hay: leo thang bạo lực có nguy cơ “khiến không những các nước khác trong vùng liên lụy tới mà còn gây ra nhiều hậu quả không thể dự đoán được tại nhiều nơi trên thế giới”.
c) Đức Phanxicô cũng lặp lại câu nói bất hủ “Chiến tranh không bao giờ có lợi”.
Ngoài ra còn hai tương đồng khác nữa. Thứ nhất, Vatican cố gắng không để chủ trương chống chiến tranh của mình bị lẫn lộn với việc ủng hộ các “gã xấu xa”. Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II nhiều lần kêu gọi Saddam Hussein hợp tác với cộng đồng quốc tế, nhất là các thanh tra vũ khí của LHQ; lần này, có tin Đức Phanxicô đã dùng twitter để chỉ trích Tổng Thống Bashar Assad, cho ông ta hay: “tôi cực lực kết án việc sử dụng vũ khí hóa học”. Tin này không bị phát ngôn viên Lombardi của Tòa Thánh minh nhiên bác bỏ, chỉ minh nhiên bác bỏ tin cho rằng Đức Phanxicô điện đàm với Bashar Assad.
Thứ hai, Đức Giáo Hoàng chỉ đứng trên bình diện luân lý tổng quát để kêu gọi, nhường cho các phụ tá đưa ra các kết luận chuyên biệt về chính sách. Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II cũng không bao giờ nói rằng chiến tranh tại Iraq là bất hợp pháp, nhường kết luận ấy cho các phụ tá như TGM Tauran. Lần này cũng thế, Đức Phanxicô để các phụ tá đưa ra các kết luận nặng nề.
Cùng lắm, Đức Phanxicô chỉ cho các nhà lãnh đạo G20 hay giải pháp quân sự tại Syria sẽ “vô dụng” (futile). Các phụ tá của ngài nói mạnh mẽ hơn nhiều. Ngày 31 tháng Tám, chẳng hạn, Đức Cha Mario Toso thuộc Hội Đồng GH về Công Lý và Hòa Bình tuyên bố rằng cuộc tấn công của Tây Phương vào Syria “chứa đựng mọi yếu tố nổ thành chiến tranh tầm cỡ hoàn cầu”.
Bây giờ, người ta thấy 4 vấn đề sau đây sẽ quyết định liệu hành động ngoại giao của Vatican lần này có giống hệt năm 2003 với Iraq hay sẽ được triển khai cách khác.
Đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng
Nếu Đức Phanxicô hoàn toàn theo kế sách của Đức Gioan Phaolô II, thì động thái tiếp theo của ngài hẳn sẽ là chỉ định một đặc phái viên tới Tòa Bạch Ốc để cố gắng thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ chịu hạn chế.
Cách nay 10 năm, Đức Gioan Phaolô II đã cử Đức HY Pio Laghi, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ trong các năm 1984 tới 1990, và là người vốn có liên hệ thân tình với gia đình Bush, vào chức vụ trên. Ngài cũng cử Đức Hồng Y Roger Etchegaray, người Pháp, là đặc phái viên đi gặp Hussein, trong cố gắng thuyết phục ông này hợp tác với các thanh tra LHQ.
Ngày 5 tháng Ba, 2003, Đức HY Laghi gặp Tổng Thống Mỹ và nói với ông rằng chiến tranh tại Iraq sẽ gây “đau khổ cho người dân Iraq và những ai liên lụy tới cuộc hành quân quân sự, gây bất ổn thêm cho toàn vùng, và gây một hố phân cách mới giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo”.
Nếu Đức Phanxicô cũng quyết định đi theo đường lối này, thì Đức HY Tauran có thể là người nên chọn. Đáng lẽ là Đức TGM Pietro Sambi, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và là người được Tòa Bạch Ốc của Obama rất kính trọng, nhưng ngài đã qua đời năm 2011. Quốc tịch Pháp của Đức HY Tauran không hẳn là một trở ngại, nếu xét theo tình hình chính trị hiện nay. Mười năm trước đây, Pháp không tham dự cuộc chiến tại Iraq, nên nếu gửi một người Pháp qua Bạch Ốc, hẳn chẳng có lợi gì. Nay, Pháp là một trong những nước có ngôn từ mạnh mẽ nhất chống chế độ Assad, hẳn được Obama và các cố vấn coi là đồng minh.
Sức đẩy ngược của ông đại sứ
Trong cuộc chiến tranh Iraq, đặc phái viên của chính phủ Bush tới Vatican là Jim Nicholson, một người vừa tốt nghiệp Trường Võ Bị West Point và là cựu chiến binh trong cuộc Chiến Việt Nam với rất nhiều huân chương, vừa là cựu chủ tịch Ủy Ban Toàn Quốc của Đảng Cộng Hòa.
Căn cứ vào tiểu sử, Nicholson vừa có kinh nghiệm quân sự vừa có tài ngoại giao khiến ông trở thành người bào chữa giá trị cho các chính sách của chính phủ Bush. Nhờ thế, ông đã đẩy ngược được phần lớn điều bị ông coi như ngôn từ đạo đức nhưng khá ngây thơ của Vatican hoặc các phản bác có tính giật gân của Âu Châu đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Tuy không bao giờ thành công trong việc thuyết phục Vatican chịu nhận giá trị của chiến tranh, Nicholson đã bảo đảm được việc làm cho người ta nghe rõ quan điểm của Hoa Kỳ, cả ở Tòa Thánh lẫn giới truyền thông hoàn cầu có mặt tại Rôma.
Thí dụ, vào tháng Hai năm 2003, Nicholson đã đưa nhà trí thức Công Giáo Mỹ là Michael Novak tới Rôma để thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết, phỏng vấn truyền thông và gặp gỡ các giới chức của Vatican. Ông cố gắng bênh vực cho tính hợp pháp của việc Mỹ can thiệp vào Iraq, coi nó như một hành vi tự vệ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Novak cũng không ngại gợi ý rằng một số lời bình luận của Vatican về chiến tranh có “hơi chống Mỹ về xúc cảm”.
Vì Đức Gioan Phaolô II chưa bao giờ minh nhiên nói rằng cuộc chiến tại Iraq là vô luân, nên Nicholson cũng đã có may mắn chơi được lá bài “phán đoán khôn ngoan”, cho rằng các cảnh giác của Vatican thuộc loại dè đặt hơn là kết án. Nói theo kiểu nói quen thuộc, thì đó chỉ là đèn vàng chứ không hẳn là đèn đỏ.
Suốt trong cuộc tranh chấp và cả sau đó nữa, Nicholson vẫn tiếp tục chiến thuật ấy. Kết quả: Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh trở thành diễn viên quan trọng trong vở bi kịch.
Người ta đang chờ xem liệu tân đại sứ của Obama bên cạnh Tòa Thánh, tức cựu chủ tịch Sở Cứu Trợ Công Giáo, Ken Hackett, có đóng cùng một vai trò như thế không nếu chính phủ Mỹ nhất định thi hành động thái chiến tranh của mình tại Syria.
Thượng Viện Mỹ đã công nhận Hackett vào ngày 1 tháng Tám nhưng ông này chưa trình ủy nhiệm thư lên Đức Giáo Hoàng. Căn cứ vào kinh nghiệm của ông tại Sở Cứu Trợ Công Giáo, Hackett hiểu rất rõ cảnh địa quốc tế, ông lại là người cổ vũ lưu loát và mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa rõ ông sẽ phản ảnh được tính hữu hiệu của Nicholson đến mức nào, một phần vì xem ra Hackett không được hưởng cùng một tự do hành động như người bạn thân của tổng thống và cựu chủ tịch của đảng ông này. Đàng khác, dường như Hackett không có cùng một cam kết bản thân trong việc bênh vực cuộc tranh chấp này như Nicholson trước đây với cuộc chiến Iraq.
Các giám mục Hoa Kỳ
John Allen Jnr, người Mỹ, nhận định khác hẳn Sandro Magister, người Ý, về phản ứng của các giám mục Mỹ hiện nay đối với sáng kiến hòa bình của Tòa Thánh cho Syria.
Theo Allen, trước đây, trong một số giới, người ta có cảm giác: các giám mục Mỹ không hoàn toàn chấp nhận quan điểm của Đức Giáo Hoàng và của Tòa Thánh. Đức Cha Robert Lynch của giáo phận St. Petersburg, Fla., chẳng hạn, cho rằng “Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc, buồn thay, đã dành cho Tổng Thống Bush một chiếc thẻ tự do hành động” và các giám mục “không thèm mạnh mẽ bênh vực Chân Phúc Gioan Phaolô II” trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh của ngài.
Dù các ngài có phát biểu nhiều điều thích đáng, như tuyên bố hồi tháng Mười Một năm 2002 chẳng hạn nói rằng cuộc chiến tại Iraq do Mỹ chỉ đạo không hội đủ các tiêu chuẩn của chiến tranh chính nghĩa, nhưng các nhà phê bình cho rằng các ngài không đẩy chủ trương ấy bao xa và mạnh mẽ như các luận điểm chống phá thai và hôn nhân đồng tính.
Sở dĩ có hiện tượng trên, vì một phần hồi đó, sắp có kỳ bầu cử 2004 trong đó chiến dịch chống các chính khách Công Giáo phò phá thai đang lên cao. Một phần, vì công luận hồi đó đa phần ủng hộ một cuộc chiến được bảo đảm là nhanh chóng và nắm chắc phần thắng. Hơn nữa, lúc đó cũng là lúc Giáo Hội CG Mỹ bị rúng động bởi các tai tiếng xách nhiễu tình dục trẻ em, nên phần đông do dự không dám bước vào cuộc tranh luận quốc gia trong tư cách một thế giá luân lý.
Dù vì bất cứ lý do gì, trên thực tế, các giám mục Mỹ hồi đó cũng đã im hơi lặng tiếng hơn Vatican. Còn nay thì sao? Theo Allen, hôm thứ Ba tuần rồi, Đức HY Timothy Dolan, chủ tịch HĐGM Mỹ và Đức Cha Richard Pates, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế, đã ra tuyên bố tham gia lời kêu gọi của Đức GH về ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình và nhiều giáo phận đã quyết định tổ chức buổi cầu nguyện cùng ngày.
Tại Washington D.C., Đức HY Donald Wuerl đã cử hành Thánh Lễ cầu cho Công Lý và Hòa Bình vào thứ Bẩy tại VCTĐ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đức TGM Carlo Maria Viganò, sứ thần của Đức GH, có mặt trong Thánh Lễ này cùng với Đức Ông Ronny Jenkins, Tổng Thư Ký của HĐGM Mỹ.
Có ba nhân tố khiến các giám mục Mỹ năng nổ hơn lần này. Thứ nhất, công luận hiện nay nghiêng nhiều về phía chống chiến tranh hơn 10 năm trước đây, lúc cơn giận về vụ 11 tháng 9 còn đang điều hướng nhiều cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao. Cuộc thăm dò của Nghị Hội Pew, công bố hôm thứ Tư tuần rồi, cho thấy chỉ có 29% người Mỹ ủng hộ việc tấn công vào Syria. Một cuộc thăm dò riêng của ABC/Washington Post cho thấy 6 trong 10 người Mỹ chống lại cuộc tấn công đơn phương của Mỹ, và 70% chống việc cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn Syria.
Thứ hai, các giám mục vốn có mối tương quan khá lơ mơ với chính phủ Obama, nên không quan tâm mấy tới mối lo phung phí thiện chí. Một số giám mục vốn bị mang tiếng phe phái nay thích có cơ hội nói lên quan điểm được coi là phe tả, tức chống đối chiến tranh, hơn là phe hữu.
Thứ ba, và có lẽ là nhân tố căn bản nhất, các giám mục đã coi tự do tôn giáo là ưu tiên hàng đầu, không giống 10 năm trước đây. Nhờ thế, hiện nay, các ngài nhạy cảm hơn trước cuộc bách hại người Kitô hữu khắp trên thế giới, nhất là tại Trung Đông. Các ngài biết rõ Kitô hữu là nạn nhân đầu tiên của cuộc hỗn loạn xẩy ra sau sự cáo chung của chế độ Hussein tại Iraq, và hiện nay, các ngài nghe rõ các cảnh giác tương tự từ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Syria.
Giám Mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê của Aleppo là Antoine Audo, chẳng hạn, phát biểu như sau trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi được nghe nhiều về dân chủ và tự do của người Mỹ tại Iraq, và đã thấy kết quả của nó ra sao, cả một xứ sở tan hoang. Những người bị mất mát đầu tiên chính là Kitô hữu tại Iraq. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi không muốn những gì người Mỹ từng làm tại Iraq bị lặp lại tại Syria”. Lời nhắn nhe này tất nhiên có nhiều cân lường đối với các giáo phẩm bạn tại Hoa Kỳ.
Kết quả
Cuối cùng, dấu hỏi lớn nhất là liệu chính phủ Mỹ hiện nay có nhạy cảm hơn chút nào đối với các lời cảnh cáo của Đức Giáo Hoàng, của Tòa Thánh, của các giám mục và Kitô hữu Mỹ hay không.
Khi từ Washington trở về năm 2003, Đức HY Laghi nói ở hậu trường với một vài phóng viên tại Rôma đại ý rằng sứ mệnh của ngài chỉ mất thì giờ, vì Bush đã nhất định đánh rồi. Ngài kết án chính phủ Bush về quan điểm duy Calvin đối với cuộc tranh chấp tại Iraq, theo đó, kẻ được chọn được tôn vinh chống lại kẻ gian ác.
Cho đến nay, xem ra Đức Phanxicô và các cố vấn của ngài cũng không may mắn gì hơn. Chính phủ Obama đang mở một chiến dịch vận động ráo riết để cổ vũ việc can thiệp bằng quân sự, bất cứ lùi bước nào cũng bị coi là tỏ ra yếu ớt.
Hơn nữa, nếu có chính phủ Mỹ nào chịu lắng nghe giáo hoàng, thì đó hẳn là Tòa Bạch Ốc của Bush. Đến năm 2003, Bush đã thăm Đức Gioan Phaolô II hai lần ở Rôma và sẽ còn gặp ngài một lần nữa vào tháng Sáu năm 2004 để trao tặng ngài Huân Chương Tự Do. Ngoài việc Bush thực sự thán phục giáo hoàng ra, chiếm được lá phiếu Công Giáo vốn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược tái tranh cử của Bush.
Nếu một tổng thống như thế đã vẫn cứ bất chấp phản kháng mà bước vào chiến tranh, thì đâu là căn bản để nghĩ rằng một chính phủ Dân Chủ với một liên hệ căng thẳng có tiếng với Giáo Hôi chịu nghe lời Giáo Hoàng?
Tuy nhiên, vẫn có thể có hai lá bài “hoang” sau đây. Thứ nhất, Đức Phanxicô được rất nhiều người và nhiều giới ủng hộ rộng rãi và “dự trữ” được cả một số lượng tư bản chính trị khổng lồ. Kỷ niệm sáu tháng trên ngôi giáo hoàng của ngài sắp diễn ra, và các cơ quan truyền thông chắc chắn sẽ tường thuật rầm rộ dịp này. Điểm sáng này có thể đem lại cho ngài cơ hội lớn hơn để ảnh hưởng tới cuộc tranh luận.
Thêm vào đó, các cơ sở truyền thông chính tại Mỹ 10 năm trước đây vốn coi Đức Gioan Phaolô là đồng minh bảo thủ của Bush, nên khó nhậy cảm đối với dị biệt về phương diện này. Nói chung, truyền thông hiện nay không có cùng một nhận định như thế về Đức Phanxicô. Nên sứ điệp về Syria của ngài có thể có tiếng vang nhiều hơn.
Thứ hai, không như Bush năm 2003, Obama của năm 2013 không lo lắng tới chuyện tái cử. Vì cuộc tranh chấp này diễn ra trong nhiệm kỳ hai, nên các tính toán của ông, ít nhất trên phương diện lý thuyết, cũng dựa vào di sản dài hạn chứ không hẳn chính trị đoản kỳ.
Trong ngữ cảnh trên, có lẽ tiếng nói của thiểu số Kitô Giáo Syria, được Đức Giáo Hoàng và bộ máy ngoại giao của Vatican khuếch đại, có cơ may lớn hơn để tạo khác biệt, nếu không ngăn được đợt tấn công đầu tiên, thì ít nhất cũng giúp lên khuôn hậu cảnh. Như người Ý quen nói vedremo -- để xem sao.
Viết theo John L. Allen Jnr, Vatican’s full-court press on Syria, a remembrance of things past, National Catholic Reporter, September 6, 2013
Vì một lần nữa, Vatican lại phát động một chiến dịch ngoại giao toàn diện chống lại cuộc tấn công rất có thể diễn ra nhằm vào chế độ độc tài tại Trung Đông, một cuộc tấn công rõ ràng được biện minh bằng các vụ vi phạm nhân quyền và đe dọa bằng vũ khí hóa học nhưng rõ ràng cũng toan tính thay đổi chế độ. Một lần nữa, phát ngôn viên Vatican lại cảnh báo: một cuộc tấn công như thế sẽ khởi động cả một tranh chấp khắp vùng, cổ vũ chủ nghĩa cực đoan, và làm cuộc sống các nhóm thiểu số, nhất là các Kitô hữu, tồi tệ thêm.
Tất nhiên, sự so sánh này không hoàn toàn chính xác. Vì cuộc chiến Iraq là cuộc chiến đầy đủ trên bộ, trong khi Tổng Thống Obama cam đoan sẽ không có binh sĩ trên lãnh thổ Syria. Dù thế, cả hậu quả lẫn ngôn từ được Vatican sử dụng hiện nay khiến người ta không khỏi nghĩ tới chuyện đã qua.
Trước nhất, thiển nghĩ nên ôn lại các tương đồng giữa hai biến cố. Lúc chính phủ Bush đang chuẩn bị can thiệp vào Iraq đầu năm 2003, Đức Gioan Phaolô II và ngoại giao đoàn tại Vatican đã là những tiếng nói phê phán hàng đầu của lương tâm, với ba sáng kiến chính sau đây:
a) Ngày 27 tháng Hai, 2003, các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh đã được khẩn cấp mời tham dự buổi thuyết trình của nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican là TGM (nay là HY) Jean-Louis Tauran, người Pháp, trong đó kết luận sau đã được đưa ra: chiến tranh Iraq sẽ gây ra các hậu quả không thể chấp nhận được cho thường dân và sẽ càng làm tệ hơn chủ nghĩa quá khích.
b) Ngày 2 tháng Ba, 2003, Đức Gioan Phaolô II dùng bài nói chuyện lúc đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật để loan báo: thứ Tư sau đó, tức thứ Tư Lễ Tro, sẽ là ngày đặc biệt để ăn chay và cầu nguyện cho Iraq.
c) Trong buổi đọc kinh Truyền Tin ngày 16 tháng Ba, 2003, Đức Gioan Phaolô II đã bỏ bản văn soạn sẵn để ứng khẩu nói với đám đông tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô về kinh nghiệm chiến tranh của chính ngài. Dịp này ngài trích dẫn câu nói thời danh của Đức Phaolô VI: “chiến tranh không bao giờ có lợi”. Ngài bảo: “Tôi thuộc thế hệ sống trọn Thế Chiến II và nhờ ơn Chúa, đã sống sót. Ước mong Mùa Chay này sẽ không bị tưởng niệm như là thời gian đau buồn của chiến tranh, mà là thời kỳ cố gắng đầy can đảm để hồi tâm và xây dựng hòa bình”.
Cả ba sáng kiến ấy đã được Đức Phanxicô và cố gắng ngoại giao hiện nay của Vatican lặp lại:
a) Hôm Chúa Nhật tuần trước, Đức Phanxicô yêu cầu người Công Giáo và người không Công Giáo dành ngày 7 tháng 9 làm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria.
b) Thứ năm tuần rồi, các đại sứ bên cạnh Tòa Thánh được mời tham dự buổi thuyết trình về Syria, trong đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican là TGM Dominic Mamberti, sinh tại Morocco, cho họ hay: leo thang bạo lực có nguy cơ “khiến không những các nước khác trong vùng liên lụy tới mà còn gây ra nhiều hậu quả không thể dự đoán được tại nhiều nơi trên thế giới”.
c) Đức Phanxicô cũng lặp lại câu nói bất hủ “Chiến tranh không bao giờ có lợi”.
Ngoài ra còn hai tương đồng khác nữa. Thứ nhất, Vatican cố gắng không để chủ trương chống chiến tranh của mình bị lẫn lộn với việc ủng hộ các “gã xấu xa”. Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II nhiều lần kêu gọi Saddam Hussein hợp tác với cộng đồng quốc tế, nhất là các thanh tra vũ khí của LHQ; lần này, có tin Đức Phanxicô đã dùng twitter để chỉ trích Tổng Thống Bashar Assad, cho ông ta hay: “tôi cực lực kết án việc sử dụng vũ khí hóa học”. Tin này không bị phát ngôn viên Lombardi của Tòa Thánh minh nhiên bác bỏ, chỉ minh nhiên bác bỏ tin cho rằng Đức Phanxicô điện đàm với Bashar Assad.
Thứ hai, Đức Giáo Hoàng chỉ đứng trên bình diện luân lý tổng quát để kêu gọi, nhường cho các phụ tá đưa ra các kết luận chuyên biệt về chính sách. Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II cũng không bao giờ nói rằng chiến tranh tại Iraq là bất hợp pháp, nhường kết luận ấy cho các phụ tá như TGM Tauran. Lần này cũng thế, Đức Phanxicô để các phụ tá đưa ra các kết luận nặng nề.
Cùng lắm, Đức Phanxicô chỉ cho các nhà lãnh đạo G20 hay giải pháp quân sự tại Syria sẽ “vô dụng” (futile). Các phụ tá của ngài nói mạnh mẽ hơn nhiều. Ngày 31 tháng Tám, chẳng hạn, Đức Cha Mario Toso thuộc Hội Đồng GH về Công Lý và Hòa Bình tuyên bố rằng cuộc tấn công của Tây Phương vào Syria “chứa đựng mọi yếu tố nổ thành chiến tranh tầm cỡ hoàn cầu”.
Bây giờ, người ta thấy 4 vấn đề sau đây sẽ quyết định liệu hành động ngoại giao của Vatican lần này có giống hệt năm 2003 với Iraq hay sẽ được triển khai cách khác.
Đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng
Nếu Đức Phanxicô hoàn toàn theo kế sách của Đức Gioan Phaolô II, thì động thái tiếp theo của ngài hẳn sẽ là chỉ định một đặc phái viên tới Tòa Bạch Ốc để cố gắng thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ chịu hạn chế.
Cách nay 10 năm, Đức Gioan Phaolô II đã cử Đức HY Pio Laghi, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ trong các năm 1984 tới 1990, và là người vốn có liên hệ thân tình với gia đình Bush, vào chức vụ trên. Ngài cũng cử Đức Hồng Y Roger Etchegaray, người Pháp, là đặc phái viên đi gặp Hussein, trong cố gắng thuyết phục ông này hợp tác với các thanh tra LHQ.
Ngày 5 tháng Ba, 2003, Đức HY Laghi gặp Tổng Thống Mỹ và nói với ông rằng chiến tranh tại Iraq sẽ gây “đau khổ cho người dân Iraq và những ai liên lụy tới cuộc hành quân quân sự, gây bất ổn thêm cho toàn vùng, và gây một hố phân cách mới giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo”.
Nếu Đức Phanxicô cũng quyết định đi theo đường lối này, thì Đức HY Tauran có thể là người nên chọn. Đáng lẽ là Đức TGM Pietro Sambi, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và là người được Tòa Bạch Ốc của Obama rất kính trọng, nhưng ngài đã qua đời năm 2011. Quốc tịch Pháp của Đức HY Tauran không hẳn là một trở ngại, nếu xét theo tình hình chính trị hiện nay. Mười năm trước đây, Pháp không tham dự cuộc chiến tại Iraq, nên nếu gửi một người Pháp qua Bạch Ốc, hẳn chẳng có lợi gì. Nay, Pháp là một trong những nước có ngôn từ mạnh mẽ nhất chống chế độ Assad, hẳn được Obama và các cố vấn coi là đồng minh.
Sức đẩy ngược của ông đại sứ
Trong cuộc chiến tranh Iraq, đặc phái viên của chính phủ Bush tới Vatican là Jim Nicholson, một người vừa tốt nghiệp Trường Võ Bị West Point và là cựu chiến binh trong cuộc Chiến Việt Nam với rất nhiều huân chương, vừa là cựu chủ tịch Ủy Ban Toàn Quốc của Đảng Cộng Hòa.
Căn cứ vào tiểu sử, Nicholson vừa có kinh nghiệm quân sự vừa có tài ngoại giao khiến ông trở thành người bào chữa giá trị cho các chính sách của chính phủ Bush. Nhờ thế, ông đã đẩy ngược được phần lớn điều bị ông coi như ngôn từ đạo đức nhưng khá ngây thơ của Vatican hoặc các phản bác có tính giật gân của Âu Châu đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Tuy không bao giờ thành công trong việc thuyết phục Vatican chịu nhận giá trị của chiến tranh, Nicholson đã bảo đảm được việc làm cho người ta nghe rõ quan điểm của Hoa Kỳ, cả ở Tòa Thánh lẫn giới truyền thông hoàn cầu có mặt tại Rôma.
Thí dụ, vào tháng Hai năm 2003, Nicholson đã đưa nhà trí thức Công Giáo Mỹ là Michael Novak tới Rôma để thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết, phỏng vấn truyền thông và gặp gỡ các giới chức của Vatican. Ông cố gắng bênh vực cho tính hợp pháp của việc Mỹ can thiệp vào Iraq, coi nó như một hành vi tự vệ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Novak cũng không ngại gợi ý rằng một số lời bình luận của Vatican về chiến tranh có “hơi chống Mỹ về xúc cảm”.
Vì Đức Gioan Phaolô II chưa bao giờ minh nhiên nói rằng cuộc chiến tại Iraq là vô luân, nên Nicholson cũng đã có may mắn chơi được lá bài “phán đoán khôn ngoan”, cho rằng các cảnh giác của Vatican thuộc loại dè đặt hơn là kết án. Nói theo kiểu nói quen thuộc, thì đó chỉ là đèn vàng chứ không hẳn là đèn đỏ.
Suốt trong cuộc tranh chấp và cả sau đó nữa, Nicholson vẫn tiếp tục chiến thuật ấy. Kết quả: Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh trở thành diễn viên quan trọng trong vở bi kịch.
Người ta đang chờ xem liệu tân đại sứ của Obama bên cạnh Tòa Thánh, tức cựu chủ tịch Sở Cứu Trợ Công Giáo, Ken Hackett, có đóng cùng một vai trò như thế không nếu chính phủ Mỹ nhất định thi hành động thái chiến tranh của mình tại Syria.
Thượng Viện Mỹ đã công nhận Hackett vào ngày 1 tháng Tám nhưng ông này chưa trình ủy nhiệm thư lên Đức Giáo Hoàng. Căn cứ vào kinh nghiệm của ông tại Sở Cứu Trợ Công Giáo, Hackett hiểu rất rõ cảnh địa quốc tế, ông lại là người cổ vũ lưu loát và mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa rõ ông sẽ phản ảnh được tính hữu hiệu của Nicholson đến mức nào, một phần vì xem ra Hackett không được hưởng cùng một tự do hành động như người bạn thân của tổng thống và cựu chủ tịch của đảng ông này. Đàng khác, dường như Hackett không có cùng một cam kết bản thân trong việc bênh vực cuộc tranh chấp này như Nicholson trước đây với cuộc chiến Iraq.
Các giám mục Hoa Kỳ
John Allen Jnr, người Mỹ, nhận định khác hẳn Sandro Magister, người Ý, về phản ứng của các giám mục Mỹ hiện nay đối với sáng kiến hòa bình của Tòa Thánh cho Syria.
Theo Allen, trước đây, trong một số giới, người ta có cảm giác: các giám mục Mỹ không hoàn toàn chấp nhận quan điểm của Đức Giáo Hoàng và của Tòa Thánh. Đức Cha Robert Lynch của giáo phận St. Petersburg, Fla., chẳng hạn, cho rằng “Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc, buồn thay, đã dành cho Tổng Thống Bush một chiếc thẻ tự do hành động” và các giám mục “không thèm mạnh mẽ bênh vực Chân Phúc Gioan Phaolô II” trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh của ngài.
Dù các ngài có phát biểu nhiều điều thích đáng, như tuyên bố hồi tháng Mười Một năm 2002 chẳng hạn nói rằng cuộc chiến tại Iraq do Mỹ chỉ đạo không hội đủ các tiêu chuẩn của chiến tranh chính nghĩa, nhưng các nhà phê bình cho rằng các ngài không đẩy chủ trương ấy bao xa và mạnh mẽ như các luận điểm chống phá thai và hôn nhân đồng tính.
Sở dĩ có hiện tượng trên, vì một phần hồi đó, sắp có kỳ bầu cử 2004 trong đó chiến dịch chống các chính khách Công Giáo phò phá thai đang lên cao. Một phần, vì công luận hồi đó đa phần ủng hộ một cuộc chiến được bảo đảm là nhanh chóng và nắm chắc phần thắng. Hơn nữa, lúc đó cũng là lúc Giáo Hội CG Mỹ bị rúng động bởi các tai tiếng xách nhiễu tình dục trẻ em, nên phần đông do dự không dám bước vào cuộc tranh luận quốc gia trong tư cách một thế giá luân lý.
Dù vì bất cứ lý do gì, trên thực tế, các giám mục Mỹ hồi đó cũng đã im hơi lặng tiếng hơn Vatican. Còn nay thì sao? Theo Allen, hôm thứ Ba tuần rồi, Đức HY Timothy Dolan, chủ tịch HĐGM Mỹ và Đức Cha Richard Pates, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hoà Bình Quốc Tế, đã ra tuyên bố tham gia lời kêu gọi của Đức GH về ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình và nhiều giáo phận đã quyết định tổ chức buổi cầu nguyện cùng ngày.
Tại Washington D.C., Đức HY Donald Wuerl đã cử hành Thánh Lễ cầu cho Công Lý và Hòa Bình vào thứ Bẩy tại VCTĐ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đức TGM Carlo Maria Viganò, sứ thần của Đức GH, có mặt trong Thánh Lễ này cùng với Đức Ông Ronny Jenkins, Tổng Thư Ký của HĐGM Mỹ.
Có ba nhân tố khiến các giám mục Mỹ năng nổ hơn lần này. Thứ nhất, công luận hiện nay nghiêng nhiều về phía chống chiến tranh hơn 10 năm trước đây, lúc cơn giận về vụ 11 tháng 9 còn đang điều hướng nhiều cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao. Cuộc thăm dò của Nghị Hội Pew, công bố hôm thứ Tư tuần rồi, cho thấy chỉ có 29% người Mỹ ủng hộ việc tấn công vào Syria. Một cuộc thăm dò riêng của ABC/Washington Post cho thấy 6 trong 10 người Mỹ chống lại cuộc tấn công đơn phương của Mỹ, và 70% chống việc cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn Syria.
Thứ hai, các giám mục vốn có mối tương quan khá lơ mơ với chính phủ Obama, nên không quan tâm mấy tới mối lo phung phí thiện chí. Một số giám mục vốn bị mang tiếng phe phái nay thích có cơ hội nói lên quan điểm được coi là phe tả, tức chống đối chiến tranh, hơn là phe hữu.
Thứ ba, và có lẽ là nhân tố căn bản nhất, các giám mục đã coi tự do tôn giáo là ưu tiên hàng đầu, không giống 10 năm trước đây. Nhờ thế, hiện nay, các ngài nhạy cảm hơn trước cuộc bách hại người Kitô hữu khắp trên thế giới, nhất là tại Trung Đông. Các ngài biết rõ Kitô hữu là nạn nhân đầu tiên của cuộc hỗn loạn xẩy ra sau sự cáo chung của chế độ Hussein tại Iraq, và hiện nay, các ngài nghe rõ các cảnh giác tương tự từ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Syria.
Giám Mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê của Aleppo là Antoine Audo, chẳng hạn, phát biểu như sau trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi được nghe nhiều về dân chủ và tự do của người Mỹ tại Iraq, và đã thấy kết quả của nó ra sao, cả một xứ sở tan hoang. Những người bị mất mát đầu tiên chính là Kitô hữu tại Iraq. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi không muốn những gì người Mỹ từng làm tại Iraq bị lặp lại tại Syria”. Lời nhắn nhe này tất nhiên có nhiều cân lường đối với các giáo phẩm bạn tại Hoa Kỳ.
Kết quả
Cuối cùng, dấu hỏi lớn nhất là liệu chính phủ Mỹ hiện nay có nhạy cảm hơn chút nào đối với các lời cảnh cáo của Đức Giáo Hoàng, của Tòa Thánh, của các giám mục và Kitô hữu Mỹ hay không.
Khi từ Washington trở về năm 2003, Đức HY Laghi nói ở hậu trường với một vài phóng viên tại Rôma đại ý rằng sứ mệnh của ngài chỉ mất thì giờ, vì Bush đã nhất định đánh rồi. Ngài kết án chính phủ Bush về quan điểm duy Calvin đối với cuộc tranh chấp tại Iraq, theo đó, kẻ được chọn được tôn vinh chống lại kẻ gian ác.
Cho đến nay, xem ra Đức Phanxicô và các cố vấn của ngài cũng không may mắn gì hơn. Chính phủ Obama đang mở một chiến dịch vận động ráo riết để cổ vũ việc can thiệp bằng quân sự, bất cứ lùi bước nào cũng bị coi là tỏ ra yếu ớt.
Hơn nữa, nếu có chính phủ Mỹ nào chịu lắng nghe giáo hoàng, thì đó hẳn là Tòa Bạch Ốc của Bush. Đến năm 2003, Bush đã thăm Đức Gioan Phaolô II hai lần ở Rôma và sẽ còn gặp ngài một lần nữa vào tháng Sáu năm 2004 để trao tặng ngài Huân Chương Tự Do. Ngoài việc Bush thực sự thán phục giáo hoàng ra, chiếm được lá phiếu Công Giáo vốn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược tái tranh cử của Bush.
Nếu một tổng thống như thế đã vẫn cứ bất chấp phản kháng mà bước vào chiến tranh, thì đâu là căn bản để nghĩ rằng một chính phủ Dân Chủ với một liên hệ căng thẳng có tiếng với Giáo Hôi chịu nghe lời Giáo Hoàng?
Tuy nhiên, vẫn có thể có hai lá bài “hoang” sau đây. Thứ nhất, Đức Phanxicô được rất nhiều người và nhiều giới ủng hộ rộng rãi và “dự trữ” được cả một số lượng tư bản chính trị khổng lồ. Kỷ niệm sáu tháng trên ngôi giáo hoàng của ngài sắp diễn ra, và các cơ quan truyền thông chắc chắn sẽ tường thuật rầm rộ dịp này. Điểm sáng này có thể đem lại cho ngài cơ hội lớn hơn để ảnh hưởng tới cuộc tranh luận.
Thêm vào đó, các cơ sở truyền thông chính tại Mỹ 10 năm trước đây vốn coi Đức Gioan Phaolô là đồng minh bảo thủ của Bush, nên khó nhậy cảm đối với dị biệt về phương diện này. Nói chung, truyền thông hiện nay không có cùng một nhận định như thế về Đức Phanxicô. Nên sứ điệp về Syria của ngài có thể có tiếng vang nhiều hơn.
Thứ hai, không như Bush năm 2003, Obama của năm 2013 không lo lắng tới chuyện tái cử. Vì cuộc tranh chấp này diễn ra trong nhiệm kỳ hai, nên các tính toán của ông, ít nhất trên phương diện lý thuyết, cũng dựa vào di sản dài hạn chứ không hẳn chính trị đoản kỳ.
Trong ngữ cảnh trên, có lẽ tiếng nói của thiểu số Kitô Giáo Syria, được Đức Giáo Hoàng và bộ máy ngoại giao của Vatican khuếch đại, có cơ may lớn hơn để tạo khác biệt, nếu không ngăn được đợt tấn công đầu tiên, thì ít nhất cũng giúp lên khuôn hậu cảnh. Như người Ý quen nói vedremo -- để xem sao.
Viết theo John L. Allen Jnr, Vatican’s full-court press on Syria, a remembrance of things past, National Catholic Reporter, September 6, 2013
Top Stories
Press Release: On the brutal attack of the Vietnamese government against parishioners of My Yen, Nghe An in the diocese of Vinh
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
00:41 08/09/2013
FOR IMMEDIATE RELEASE.
Sydney -September 07, 2013 - The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media protests before the international community and sternly condemns the ongoing harsh persecution of Catholics by the Vietnamese government.
The date of September 04, 2013 should have been a joyful day of Catholics in the diocese of Vinh in Vietnam, as it was the day that the new auxiliary bishop of the diocese was installed. However, the Vietnamese government turned it into a day of mourning.
On that very afternoon, hundreds of public security agents, riot police, militia, professionally trained dogs brutally attacked a group of parishioners of My Yen, in the province of Nghe An.
At 3:30 pm, pursuant to the Promissory Note of the local government, signed on Sept 3, 2013, a group of parishioners of My Yen parish came to the office of the People Committee of Nghi Phuong commune to pick up and take home two other parishioners - Peter Ngo Van Khoi and Anthony Nguyen Van Hai – who had been arrested illegally for unknown reasons.
Upon their arrival, they were surprised to learn that there was no such commitment to be undertaken. On the contrary, the authorities were planning a large scale deployment with hundreds of public security agents, riot police, militia, professionally trained dogs, tear gas... to block the entrance to office of the People's Committee of Nghi Phuong commune.
When a small group of Mr Khoi and Mr Hai relatives approaching the barbed- wire fence of the mobile police with the intention of going into the office of the People's Committee, they were immediately met with tear gas, sticks, clubs, explosives, professional dogs... as the barbaric attack was launched. Many people fainted; the rest became panic stricken and ran off in all directions. Several ran off to take refuge at the houses across the street from the office of the People's Committee of the Commune.
Immediately, the government forces broke doors, rushed into the houses, destroyed furniture, attacked all those who were present, assaulted and arrested the owners.
Even more seriously, they smashed and insulted holy statues inside Anthony Nguyen Van Van residence. This is a blatant act of sacrilege, severely insulting their religious belief.
The devastating attack resulted in the injuries of 40 people, including women and adolescents. A number of victims are still in critical condition, fighting for their lives.
In communion with victims of the brutal violence of the Vietnamese government, we urge Vietnamese Catholics around the world to pray for the injured, especially for those who are still in critical conditions, fighting for their life.
The Federation of the Vietnamese Catholics Mass Media sternly condemns and denounces before international community the inhumane conducts and the barbaric, violent actions of public authorities and ask the communist government of Vietnam to do the followings:
1) ) Stop immediately the terroristic acts against the parishioners of My Yen.
2) Stop the persecution of the Catholic Church and other religions. Enforce security at places of worship of all religions.
3) Solemnly abide the law promulgated by its own government and return all seized properties to the Catholic Church and other religions in Vietnam.
4) Absolutely respect Human Rights and Religious Freedom as the Charter of the United Nations affirmed.
With our complete trust in God, we would be in communion, share and accompany the My Yen parish, and the diocese of Vinh in their way of the cross. We earnestly call for all Congresses, governments, political parties of all nations, the Human Rights organizations, the Amnesty Internationals, the International Commission on Human Rights, any organizations with special concerns for Freedom and Human Rights in Vietnam, and the World Communication Agencies to please accompany us in the struggle for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Contacts:
Bishop Vincent Nguyen Van Long
Auxiliary Bishop of Melbourne, Australia
Monsignor Peter Nguyen Van Tai
Director of Radio VERITAS Asia
Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency
Rev. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in America)
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Vice Director of VietCatholic News Agency
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )
Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)
Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice Director of VietCatholic News Agency
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Sydney -September 07, 2013 - The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media protests before the international community and sternly condemns the ongoing harsh persecution of Catholics by the Vietnamese government.
The date of September 04, 2013 should have been a joyful day of Catholics in the diocese of Vinh in Vietnam, as it was the day that the new auxiliary bishop of the diocese was installed. However, the Vietnamese government turned it into a day of mourning.
On that very afternoon, hundreds of public security agents, riot police, militia, professionally trained dogs brutally attacked a group of parishioners of My Yen, in the province of Nghe An.
At 3:30 pm, pursuant to the Promissory Note of the local government, signed on Sept 3, 2013, a group of parishioners of My Yen parish came to the office of the People Committee of Nghi Phuong commune to pick up and take home two other parishioners - Peter Ngo Van Khoi and Anthony Nguyen Van Hai – who had been arrested illegally for unknown reasons.
Upon their arrival, they were surprised to learn that there was no such commitment to be undertaken. On the contrary, the authorities were planning a large scale deployment with hundreds of public security agents, riot police, militia, professionally trained dogs, tear gas... to block the entrance to office of the People's Committee of Nghi Phuong commune.
When a small group of Mr Khoi and Mr Hai relatives approaching the barbed- wire fence of the mobile police with the intention of going into the office of the People's Committee, they were immediately met with tear gas, sticks, clubs, explosives, professional dogs... as the barbaric attack was launched. Many people fainted; the rest became panic stricken and ran off in all directions. Several ran off to take refuge at the houses across the street from the office of the People's Committee of the Commune.
Even more seriously, they smashed and insulted holy statues inside Anthony Nguyen Van Van residence. This is a blatant act of sacrilege, severely insulting their religious belief.
The devastating attack resulted in the injuries of 40 people, including women and adolescents. A number of victims are still in critical condition, fighting for their lives.
In communion with victims of the brutal violence of the Vietnamese government, we urge Vietnamese Catholics around the world to pray for the injured, especially for those who are still in critical conditions, fighting for their life.
The Federation of the Vietnamese Catholics Mass Media sternly condemns and denounces before international community the inhumane conducts and the barbaric, violent actions of public authorities and ask the communist government of Vietnam to do the followings:
1) ) Stop immediately the terroristic acts against the parishioners of My Yen.
2) Stop the persecution of the Catholic Church and other religions. Enforce security at places of worship of all religions.
3) Solemnly abide the law promulgated by its own government and return all seized properties to the Catholic Church and other religions in Vietnam.
4) Absolutely respect Human Rights and Religious Freedom as the Charter of the United Nations affirmed.
With our complete trust in God, we would be in communion, share and accompany the My Yen parish, and the diocese of Vinh in their way of the cross. We earnestly call for all Congresses, governments, political parties of all nations, the Human Rights organizations, the Amnesty Internationals, the International Commission on Human Rights, any organizations with special concerns for Freedom and Human Rights in Vietnam, and the World Communication Agencies to please accompany us in the struggle for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Contacts:
Bishop Vincent Nguyen Van Long
Auxiliary Bishop of Melbourne, Australia
Monsignor Peter Nguyen Van Tai
Director of Radio VERITAS Asia
Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency
Rev. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in America)
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Vice Director of VietCatholic News Agency
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )
Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)
Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice Director of VietCatholic News Agency
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Prayer Vigil for Peace - Words of Pope Francis
Vatican Radio
11:38 08/09/2013
Words of His Holiness Pope Francis at the Vigil of Prayer for Peace in Saint Peter's Square, Saturday 7 September 2013
“And God saw that it was good” (Gen 1:12, 18, 21, 25). The biblical account of the beginning of the history of the world and of humanity speaks to us of a God who looks at creation, in a sense contemplating it, and declares: “It is good”. This allows us to enter into God’s heart and, precisely from within him, to receive his message. We can ask ourselves: what does this message mean? What does it say to me, to you, to all of us?
It says to us simply that this, our world, in the heart and mind of God, is the “house of harmony and peace”, and that it is the space in which everyone is able to find their proper place and feel “at home”, because it is “good”. All of creation forms a harmonious and good unity, but above all humanity, made in the image and likeness of God, is one family, in which relationships are marked by a true fraternity not only in words: the other person is a brother or sister to love, and our relationship with God, who is love, fidelity and goodness, mirrors every human relationship and brings harmony to the whole of creation. God’s world is a world where everyone feels responsible for the other, for the good of the other. This evening, in reflection, fasting and prayer, each of us deep down should ask ourselves: Is this really the world that I desire? Is this really the world that we all carry in our hearts? Is the world that we want really a world of harmony and peace, in ourselves, in our relations with others, in families, in cities, in and between nations? And does not true freedom mean choosing ways in this world that lead to the good of all and are guided by love?
But then we wonder: Is this the world in which we are living? Creation retains its beauty which fills us with awe and it remains a good work. But there is also “violence, division, disagreement, war”. This occurs when man, the summit of creation, stops contemplating beauty and goodness, and withdraws into his own selfishness. When man thinks only of himself, of his own interests and places himself in the centre, when he permits himself to be captivated by the idols of dominion and power, when he puts himself in God’s place, then all relationships are broken and everything is ruined; then the door opens to violence, indifference, and conflict. This is precisely what the passage in the Book of Genesis seeks to teach us in the story of the Fall: man enters into conflict with himself, he realizes that he is naked and he hides himself because he is afraid (cf. Gen 3: 10), he is afraid of God’s glance; he accuses the woman, she who is flesh of his flesh (cf. v. 12); he breaks harmony with creation, he begins to raise his hand against his brother to kill him. Can we say that from harmony he passes to “disharmony”? No, there is no such thing as “disharmony”; there is either harmony or we fall into chaos, where there is violence, argument, conflict, fear ....
It is exactly in this chaos that God asks man’s conscience: “Where is Abel your brother?” and Cain responds: “I do not know; am I my brother’s keeper?” (Gen 4:9). We too are asked this question, it would be good for us to ask ourselves as well: Am I really my brother’s keeper? Yes, you are your brother’s keeper! To be human means to care for one another! But when harmony is broken, a metamorphosis occurs: the brother who is to be cared for and loved becomes an adversary to fight, to kill. What violence occurs at that moment, how many conflicts, how many wars have marked our history! We need only look at the suffering of so many brothers and sisters. This is not a question of coincidence, but the truth: we bring about the rebirth of Cain in every act of violence and in every war. All of us! And even today we continue this history of conflict between brothers, even today we raise our hands against our brother. Even today, we let ourselves be guided by idols, by selfishness, by our own interests, and this attitude persists. We have perfected our weapons, our conscience has fallen asleep, and we have sharpened our ideas to justify ourselves. As if it were normal, we continue to sow destruction, pain, death! Violence and war lead only to death, they speak of death! Violence and war are the language of death!
At this point I ask myself: Is it possible to change direction? Can we get out of this spiral of sorrow and death? Can we learn once again to walk and live in the ways of peace? Invoking the help of God, under the maternal gaze of the Salus Populi Romani, Queen of Peace, I say: Yes, it is possible for everyone! From every corner of the world tonight, I would like to hear us cry out: Yes, it is possible for everyone! Or even better, I would like for each one of us, from the least to the greatest, including those called to govern nations, to respond: Yes, we want it! My Christian faith urges me to look to the Cross. How I wish that all men and women of good will would look to the Cross if only for a moment! There, we can see God’s reply: violence is not answered with violence, death is not answered with the language of death. In the silence of the Cross, the uproar of weapons ceases and the language of reconciliation, forgiveness, dialogue, and peace is spoken.
This evening, I ask the Lord that we Christians, and our brothers and sisters of other religions, and every man and woman of good will, cry out forcefully: violence and war are never the way to peace! Let everyone be moved to look into the depths of his or her conscience and listen to that word which says: Leave behind the self-interest that hardens your heart, overcome the indifference that makes your heart insensitive towards others, conquer your deadly reasoning, and open yourself to dialogue and reconciliation. Look upon your brother’s sorrow and do not add to it, stay your hand, rebuild the harmony that has been shattered; and all this achieved not by conflict but by encounter!
May the noise of weapons cease! War always marks the failure of peace, it is always a defeat for humanity. Let the words of Pope Paul VI resound again: “No more one against the other, no more, never! ... war never again, never again war!” (Address to the United Nations, 1965). “Peace expresses itself only in peace, a peace which is not separate from the demands of justice but which is fostered by personal sacrifice, clemency, mercy and love” (World Day of Peace Message, 1975). Forgiveness, dialogue, reconciliation – these are the words of peace, in beloved Syria, in the Middle East, in all the world! Let us pray for reconciliation and peace, let us work for reconciliation and peace, and let us all become, in every place, men and women of reconciliation and peace! Amen.
“And God saw that it was good” (Gen 1:12, 18, 21, 25). The biblical account of the beginning of the history of the world and of humanity speaks to us of a God who looks at creation, in a sense contemplating it, and declares: “It is good”. This allows us to enter into God’s heart and, precisely from within him, to receive his message. We can ask ourselves: what does this message mean? What does it say to me, to you, to all of us?
It says to us simply that this, our world, in the heart and mind of God, is the “house of harmony and peace”, and that it is the space in which everyone is able to find their proper place and feel “at home”, because it is “good”. All of creation forms a harmonious and good unity, but above all humanity, made in the image and likeness of God, is one family, in which relationships are marked by a true fraternity not only in words: the other person is a brother or sister to love, and our relationship with God, who is love, fidelity and goodness, mirrors every human relationship and brings harmony to the whole of creation. God’s world is a world where everyone feels responsible for the other, for the good of the other. This evening, in reflection, fasting and prayer, each of us deep down should ask ourselves: Is this really the world that I desire? Is this really the world that we all carry in our hearts? Is the world that we want really a world of harmony and peace, in ourselves, in our relations with others, in families, in cities, in and between nations? And does not true freedom mean choosing ways in this world that lead to the good of all and are guided by love?
But then we wonder: Is this the world in which we are living? Creation retains its beauty which fills us with awe and it remains a good work. But there is also “violence, division, disagreement, war”. This occurs when man, the summit of creation, stops contemplating beauty and goodness, and withdraws into his own selfishness. When man thinks only of himself, of his own interests and places himself in the centre, when he permits himself to be captivated by the idols of dominion and power, when he puts himself in God’s place, then all relationships are broken and everything is ruined; then the door opens to violence, indifference, and conflict. This is precisely what the passage in the Book of Genesis seeks to teach us in the story of the Fall: man enters into conflict with himself, he realizes that he is naked and he hides himself because he is afraid (cf. Gen 3: 10), he is afraid of God’s glance; he accuses the woman, she who is flesh of his flesh (cf. v. 12); he breaks harmony with creation, he begins to raise his hand against his brother to kill him. Can we say that from harmony he passes to “disharmony”? No, there is no such thing as “disharmony”; there is either harmony or we fall into chaos, where there is violence, argument, conflict, fear ....
It is exactly in this chaos that God asks man’s conscience: “Where is Abel your brother?” and Cain responds: “I do not know; am I my brother’s keeper?” (Gen 4:9). We too are asked this question, it would be good for us to ask ourselves as well: Am I really my brother’s keeper? Yes, you are your brother’s keeper! To be human means to care for one another! But when harmony is broken, a metamorphosis occurs: the brother who is to be cared for and loved becomes an adversary to fight, to kill. What violence occurs at that moment, how many conflicts, how many wars have marked our history! We need only look at the suffering of so many brothers and sisters. This is not a question of coincidence, but the truth: we bring about the rebirth of Cain in every act of violence and in every war. All of us! And even today we continue this history of conflict between brothers, even today we raise our hands against our brother. Even today, we let ourselves be guided by idols, by selfishness, by our own interests, and this attitude persists. We have perfected our weapons, our conscience has fallen asleep, and we have sharpened our ideas to justify ourselves. As if it were normal, we continue to sow destruction, pain, death! Violence and war lead only to death, they speak of death! Violence and war are the language of death!
At this point I ask myself: Is it possible to change direction? Can we get out of this spiral of sorrow and death? Can we learn once again to walk and live in the ways of peace? Invoking the help of God, under the maternal gaze of the Salus Populi Romani, Queen of Peace, I say: Yes, it is possible for everyone! From every corner of the world tonight, I would like to hear us cry out: Yes, it is possible for everyone! Or even better, I would like for each one of us, from the least to the greatest, including those called to govern nations, to respond: Yes, we want it! My Christian faith urges me to look to the Cross. How I wish that all men and women of good will would look to the Cross if only for a moment! There, we can see God’s reply: violence is not answered with violence, death is not answered with the language of death. In the silence of the Cross, the uproar of weapons ceases and the language of reconciliation, forgiveness, dialogue, and peace is spoken.
This evening, I ask the Lord that we Christians, and our brothers and sisters of other religions, and every man and woman of good will, cry out forcefully: violence and war are never the way to peace! Let everyone be moved to look into the depths of his or her conscience and listen to that word which says: Leave behind the self-interest that hardens your heart, overcome the indifference that makes your heart insensitive towards others, conquer your deadly reasoning, and open yourself to dialogue and reconciliation. Look upon your brother’s sorrow and do not add to it, stay your hand, rebuild the harmony that has been shattered; and all this achieved not by conflict but by encounter!
May the noise of weapons cease! War always marks the failure of peace, it is always a defeat for humanity. Let the words of Pope Paul VI resound again: “No more one against the other, no more, never! ... war never again, never again war!” (Address to the United Nations, 1965). “Peace expresses itself only in peace, a peace which is not separate from the demands of justice but which is fostered by personal sacrifice, clemency, mercy and love” (World Day of Peace Message, 1975). Forgiveness, dialogue, reconciliation – these are the words of peace, in beloved Syria, in the Middle East, in all the world! Let us pray for reconciliation and peace, let us work for reconciliation and peace, and let us all become, in every place, men and women of reconciliation and peace! Amen.
The importance of youth in the quest for peace
Vatican Radio
11:39 08/09/2013
2013-09-07 (Vatican Radio) Over a hundred thousand people joined Pope Francis for a prayer vigil in St. Peter’s Square last night, as part of an international day of prayer and fasting for peace in Syria and the world. The young people of the Casa San Lorenzo youth association in Rome, founded by Blessed Pope John Paul II, were among the faithful in St. Peter’s Square.
Giulia Cirillo spoke to the director of the centre, Katya Tootill, to find out why it is so important for young people to take part in the vigil:
"It is important because everything that is going on also has something to do with us, with youth, it's also our concern. This Pope's call for peace, to fast, to pray for peace, is important." She adds that the centre's contribution to the vigil is important because "youth are the future of the world, of the Church."
Giulia Cirillo also spoke to Louisa Ashton, who was among those present at the vigil in St Peter's Square:
"I think the young people today have a strong understanding of peace, they mostly have lived in peacetime. [...] So I think when you see young people praying together it really gives us hope for the future, especially as the new politicians who are coming through are younger men and women. It gives them a great understanding of what they're called to, what all people are called to, and that is to really love and pray for each other, and to protect humankind, and I think that's the responsibility which falls on the leaders of the world today."
When asked about her hopes for the international response to the vigil, Ms Ashton said she would like to see "that great understanding of stewardship, that the world leaders are actually called to protect the people of their country, the assets of their country, the land of their country, the beauty of their country, and to step away from that idea of power and money that can sometimes really overwhelm an individual."
"It is important because everything that is going on also has something to do with us, with youth, it's also our concern. This Pope's call for peace, to fast, to pray for peace, is important." She adds that the centre's contribution to the vigil is important because "youth are the future of the world, of the Church."
Giulia Cirillo also spoke to Louisa Ashton, who was among those present at the vigil in St Peter's Square:
"I think the young people today have a strong understanding of peace, they mostly have lived in peacetime. [...] So I think when you see young people praying together it really gives us hope for the future, especially as the new politicians who are coming through are younger men and women. It gives them a great understanding of what they're called to, what all people are called to, and that is to really love and pray for each other, and to protect humankind, and I think that's the responsibility which falls on the leaders of the world today."
When asked about her hopes for the international response to the vigil, Ms Ashton said she would like to see "that great understanding of stewardship, that the world leaders are actually called to protect the people of their country, the assets of their country, the land of their country, the beauty of their country, and to step away from that idea of power and money that can sometimes really overwhelm an individual."
Urgent Protest Letter of The Diocese Of Vinh on the state media’s distortion of truth
The Bishopric of Xa Doai
17:24 08/09/2013
The Bishopric of Xa Doai
Nghi Dien - Nghi Loc- Nghe An
Tel (0383) 861 171
Email tgmvinh@gmail.com
No. 02/13 -TG
Re: Protest Nghe An state media outlets distorting the truth, complicating the matter and causing outrage among the public.
Xa Doai, Sept 7, 2013
To: Nghe An Television and Radio
Nghe An Newspaper and all related Agencies
In recent days, Nghe An state media outlets including Newspaper, Radio, and Television have published or broadcasted articles and reports with false content, distorting the truth, offending the reputation and honour of our Bishop and the entire community of Vinh faithful. The Bishopric of Xa Doai vehemently condemns those wrongful acts and demands the responsible organizations or individuals to correct the information which were already published or broadcasted. We demand the communications personnel to study the event thoroughly and respect the objective truth of that event.
1. We vehemently oppose the state media holding our bishops, priests and faithful of Vinh diocese responsible for many issues relating to land dispute, liturgical organization, and arrangement of parishes or sub-parishes which have been taking place in the diocese of Vinh. We need to recognize each incident would arise from a particular reason, but collectively everyone understood and acknowledged the root cause was due to either the insufficient land law or the illogical policy of ask- and be given mechanism of the government which lead to local authorities' inability to properly recognize basic human rights, especially religious rights, therefore they are unable to response to the legitimate needs of the people at the least.
2. We vehemently oppose the state media distorting and alter the truth about the incident taken place on May 222013 in Trai Gao. Due to failing to search for the cause and nature of the incident but rather inference drawn from falsified conclusion of police part, Nghe An authorities had tracked down and arrested innocent people, in order to cover up for the wrongful conduct of a police unit which behave in a thug like manner, the main cause for thousands of people to be fuming and for inflicting bodily injuries and property damage of others.
3. We vehemently oppose the state media flip flopping manner in order to cover up the authorities' dishonesty and irresponsibility the night of May 22, 2013, when they denied the active cooperation of our Bishop and the delegation of the Bishopric of Xa Doai in deflating the public tension as well as seeking for a way to rescue the victims from pressure coming from both Catholics and non-Catholics alike, immediately following the incident up until now. There is a need to assert with certainty that under our Catholic common direction, the Diocese of Vinh has always been showing willingness to engage in dialogues, actively cooperate to solve problem in peaceful manner, but we cannot just simply jump on the bandwagon to advocate for shady and wrongful actions, for the kind of dialogues that is unwilling, for empty promise with the intention to mislead the public, or business conducted in an authoritative and single-minded manner. The authorities cannot continue the mentality of those who live in the glasshouse and have someone else to throw stones for them when calling for cooperation only if the outcome appears beneficial to them, yet deny responsibility for wrongful actions of their subordinates by arresting and suppressing people arbitrarily, and then call for dialogues in an administrative and authoritative manner.
4. We vehemently oppose the state media abusing the influence and reasoning of ones with power, who looked down on people, showed no regard for honour, dignity, reputation, health, and lives of the people when they spoke and acted in arbitration, without objectivity during the painful incident in the afternoon of Sept 4, 2013 in My Yen parish. That was the result of (the authorities') ignoring people's call for help, when all petitions, letters, reports from Xa Doai Bishopric with purpose of defending citizens and justice were not respected by the authorities. The bishopric's willingness to engage in dialogue was left unanswered due to distorted truth.
As a result, the ripple effect of the incident is getting more convoluted. More people are being assaulted, arrested, holding responsible arbitrarily. Ordinary people are being assaulted so savagely by the force and weapons of their own authorities. The public opinion is right when agreeing with the common view that Vietnam law has become an efficient tool for the authorities to apply when repressing their own people, protecting the interest groups, while the national interest is being downgraded to a level of less priority and the nation's fate in peril.
For the interest of all people and fellow citizens, for the future of our country, for justice and peace of our people, the Bishopric of Xa Doai demands the state media outlets of Nghe An and Central government to take common sense when acting and speaking to everyone. We repeat our demand to have those (media) outlets which published/broadcasted untruthful information correct their own mistake and be responsible for their intentional wrong doings.
Respectfully,
O/B of The Bishopric of Xa Doai
Rev. Petr. Nguyen Van Vinh
Vice Chairperson of the Committee of Priests
Recipients: As above
-The Office of Archbishop Leopoldo Gerelli
- His Excellency Bishop Petr.Nguyen Van Nhon
-State Religious Affairs Bureau
- The People's Committee of Nghe An Province
-The Religious Committee of Nghe An
-The People's Committee of Nghi Loc County
-For Office use
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân - Nam Úc ''Mừng Bổn Mạng''
Curia Thuyền Nhân
17:21 08/09/2013
LỄ KÍNH SINH NHẬT ĐỨC MẸ
Chúa Nhật 08/09/2013, các hội viên, hội Legio Mariae Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân - Nam Úc, hợp với Giáo Hội hoàn vũ, hân hoan mừng kính lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, bổn mạng của Hội.
Với sự hiện diện của (Comitium) Hội Đồng Tổng Giáo Phận Adelaide và các anh chị em Legio Mariae hoạt động cũng như hội viên tán trợ, trong bộ áo đồng phục màu xanh, màu áo của Đức Mẹ, quy tụ về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, để hiệp dâng Thánh Lễ mừng bổn mạng của Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân với Cộng Đồng. Thánh lễ do Đức ông linh giám Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm cộng đồng chủ tế
Trước khi cử hành Thánh Lễ, chị đặc trách Phụng Vụ đã lên trước cộng đoàn đọc lời dẫn lễ, sau đó đại diện của tám tiểu đội (Praesidium) thuộc Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân với cờ hiệu trên tay và cờ đoàn, đã xếp hàng đứng trước Cha Chủ Tế, rồi từ từ rước cờ tiến lên bàn thờ Đức Mẹ, trong khi ca đoàn cất cao tiếng hát bản thánh ca nhập lễ.
Bài chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ của Đức Ông Linh Giám thật sâu sắc, đã làm đánh động tâm hồn mọi người, nhất là các hội viên Legio Mariae, những chiến sĩ trung kiên của Mẹ. Từ những hội viên trẻ tuổi (junior) cho đến các hội viên lão thành. Lòng yêu mến và trung tín với Mẹ luôn quyết tâm giữ vững đến giây phút cuối đời.
XEM HÌNH
Sau Thánh Lễ, tất cả các hội viên Legio Mariae cùng với Đức ông Linh Giám, sơ Trợ Úy ra quây quần chung quanh hoa viên, dưới chân tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân, dâng lên Mẹ những lời kinh, tiếng hát, gói trọn tâm tình của từng hội viên. Xin Chúa thương thánh hóa đời sống của mỗi hội viên chúng con, giúp chúng con luôn biết noi gương đời sống của Mẹ, biết quên mình, khiêm tốn phục vụ Chúa qua tha nhân, nhất là những người đau khổ.
Sau đó, anh chị em Legio Mariae đã nhận phép lành từ Đức ông Linh Giám.
Trước khi kết thúc tất cả các hội viên cùng chụp chung tấm hình dưới chân tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân để kỷ niệm, sau đó mọi người ra về trong niềm vui dưới ánh nắng êm dịu thật tuyệt đẹp của ngày mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.
Chúa Nhật 08/09/2013, các hội viên, hội Legio Mariae Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân - Nam Úc, hợp với Giáo Hội hoàn vũ, hân hoan mừng kính lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, bổn mạng của Hội.
Với sự hiện diện của (Comitium) Hội Đồng Tổng Giáo Phận Adelaide và các anh chị em Legio Mariae hoạt động cũng như hội viên tán trợ, trong bộ áo đồng phục màu xanh, màu áo của Đức Mẹ, quy tụ về trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, để hiệp dâng Thánh Lễ mừng bổn mạng của Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân với Cộng Đồng. Thánh lễ do Đức ông linh giám Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm cộng đồng chủ tế
Trước khi cử hành Thánh Lễ, chị đặc trách Phụng Vụ đã lên trước cộng đoàn đọc lời dẫn lễ, sau đó đại diện của tám tiểu đội (Praesidium) thuộc Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân với cờ hiệu trên tay và cờ đoàn, đã xếp hàng đứng trước Cha Chủ Tế, rồi từ từ rước cờ tiến lên bàn thờ Đức Mẹ, trong khi ca đoàn cất cao tiếng hát bản thánh ca nhập lễ.
Bài chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ của Đức Ông Linh Giám thật sâu sắc, đã làm đánh động tâm hồn mọi người, nhất là các hội viên Legio Mariae, những chiến sĩ trung kiên của Mẹ. Từ những hội viên trẻ tuổi (junior) cho đến các hội viên lão thành. Lòng yêu mến và trung tín với Mẹ luôn quyết tâm giữ vững đến giây phút cuối đời.
XEM HÌNH
Sau Thánh Lễ, tất cả các hội viên Legio Mariae cùng với Đức ông Linh Giám, sơ Trợ Úy ra quây quần chung quanh hoa viên, dưới chân tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân, dâng lên Mẹ những lời kinh, tiếng hát, gói trọn tâm tình của từng hội viên. Xin Chúa thương thánh hóa đời sống của mỗi hội viên chúng con, giúp chúng con luôn biết noi gương đời sống của Mẹ, biết quên mình, khiêm tốn phục vụ Chúa qua tha nhân, nhất là những người đau khổ.
Sau đó, anh chị em Legio Mariae đã nhận phép lành từ Đức ông Linh Giám.
Trước khi kết thúc tất cả các hội viên cùng chụp chung tấm hình dưới chân tượng đài Đức Mẹ Thuyền Nhân để kỷ niệm, sau đó mọi người ra về trong niềm vui dưới ánh nắng êm dịu thật tuyệt đẹp của ngày mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.
Praesidium Nữ Vương Thừa Sai mừng kính sinh nhật Đức Mẹ
BTT Senatus VN
08:09 08/09/2013
Præsidium “NỮ VƯƠNG THỪA SAI” Mừng Kính Sinh Nhật Đức Mẹ
“Con sẽ hớn hở vui mừng trong Chúa. Xin cho lòng con hân hoan vì ơn Ngài cứu độ; con sẽ hát mừng Chúa, vì Ngài ban ân huệ cho con” (Is 91, 9a; Tv 12, 6cd).
Xem Hình
“Mỗi Præsidium có nhiệm vụ hội họp đúng kỳ hạn những thành viên thuộc địa hạt của mình, để họ quen biết nhau và thắt chặt tinh thần đoàn kết” (x. TB 30, 287.295-296). Thể theo tinh thần Thủ Bản tha thiết mời gọi mỗi Præsidium tổ chức Họp Bạn vào dịp lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Vào lúc 20g00’ ngày 07/09/2013, tại Hội trường giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, giáo hạt Gia Định – TGP. Sài Gòn, Præsidium “NỮ VƯƠNG THỪA SAI” đã tổ chức ngày Họp Bạn cũng là dịp kỷ niệm 92 năm thành lập Legio Mariæ trên toàn thế giới, 65 năm Legio Mariæ hiện diện tại Việt Nam, và 20 năm Præsidium “Nữ Vương Thừa Sai” được thiết lập (07/09/1993 – 07/09/2013).
Đến tham dự có linh mục An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD - Tổng phụ trách Tu Đoàn Giáo sĩ Nhà Chúa, linh mục Giu-se Nguyễn Thế Mạnh, SDD – Cha Sở giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang và linh mục Giu-se Cao Văn Ninh, SDD phụ tá, linh mục Giu-se Phạm An Ninh, Linh Giám HĐ/Curia Gia Định. Cùng tham dự buổi Họp Bạn còn có sự hiện diện của Ban Thường Vụ HĐMVGX, đại diện qúy chức thuộc ba giáo khu giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, quý anh chị Legio ủy viên và hội viên của 4 Præsidia trong giáo xứ.
Trước khi diễn ra buổi Họp Bạn, quý anh chị Legio đã cùng với cộng đoàn giáo xứ cử hành “Giờ Chầu Thánh Thể Cầu Nguyện Cho Hòa Bình” thể theo ý muốn của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô và ĐHY. Gio-an Bt. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn đã kêu gọi: “Mọi giáo xứ và mọi cộng đoàn trong Gia đình Tổng Giáo phận cùng tổ chức giờ Chầu Thánh Thể từ 19g00’ đến 20g00’ thứ Bảy 07/09/2013 để xin ơn hòa bình cho thế giới.
Đúng 20g00’ quý anh chị Legio tay bắt mặt mừng, một tràng pháo tay giòn giã vang lên chào đón các thành viên của các Præsidia bạn, quý Cha và quý khách mời.
Để mở đầu cho phần giao lưu trong ngày Họp Bạn là bản kinh Catena được mọi người xướng lên với hết cả tâm tình chúc khen Mẹ Ma-ri-a tràn hào quang của ơn Cứu Chuộc và dưới ánh sáng Chúa Thánh Thần thông ơn trên địa cầu cho hết thảy nhân loại.
Kế đến, là chia sẻ tâm tình của Cha Sở Giu-se. Cha đúc kết về những thành quả đạt được và những mặt tiêu cực cần khắc phục của hội viên. Cuối cùng ngài nói: “Ngày hôm nay chúng ta quy tụ nhau đây là ngày đặc biệt bởi lẽ trùng với toàn Giáo Hội cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Xin Mẹ Ma-ri-a chúc lành cho thế giới và đặc biệt chúc lành cho Præsidium “NỮ VƯƠNG THỪA SAI” nhân kỷ niệm 20 năm hoạt động trong giáo xứ.. Cầu chúc các hội viên Legio của các Præsidia, cách riêng Præsidium Nữ Vương Thừa Sai mỗi ngày một hăng say hoạt động hơn để đem nhiều người trở về với Chúa và đem lại niềm vui của ơn cứu độ cho mọi người qua gương sáng sống tốt và biết liên kết với mọi người xung quanh”.
Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” và câu chuyện công tác của các hội viên Legio đã góp phần làm cho buổi họp bạn thêm vui nhộn và sinh động:
Præsidium Nữ Vương Thừa Sai: “Hát Mừng Sinh Nhật Mẹ”
Præsidium Junior Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”
Præsidium Nữ Vương Hòa Bình: “Chính Nhờ Ngài”
Præsidium Đức Bà bàu chữa kẻ có tội: “Linh Hồn Tôi”
Præsidium Đức Mẹ dự tiệc cưới Ca-na: “Legio Là Một Bài Thơ”.
Xen kẽ trong phần văn nghệ, Cha Giu-se Phạm An Ninh, Linh Giám HĐ/Curia Gia Định đã ôn lại quãng thời gian cách đây đúng 20 năm về trước, áp lễ Sinh nhật Đức Mẹ Præsidium Nữ Vương Thừa Sai được thiết lập với 4 hội viên tiên khởi với tên gọi ban đầu Nhóm Gia Đình Tông Đồ (07/09/1993 – 07/09/2013):
Anh Giu-se Trần Trong (+) [thân phụ chị Ma-ri-a Trần Thị Chế, Trưởng Præsidium Nữ Vương Thừa Sai đương nhiệm].
Anh Gio-an Bt. Nguyễn Trọng Kiều
Anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác
Chị An-na Nguyễn Thị Phước (+).
Thời gian đầu chưa thể sinh hoạt theo đúng tinh thần Thủ Bản của Legio (do hoàn cảnh xã hội sau biến cố 1975).. Sau một năm thành lập, có thêm 4 hội viên, và ba năm sau (1996) trong kỳ tĩnh tâm tại Tu viện La san Mai Thôn các hội viên đã chính thức tuyên hứa và dấn thân hoạt động tông đồ với tư cách là hội viên chính thức của Legio Mariæ. Kể từ giờ phút đó, Præsidium Nữ Vương Thừa Sai chính thức ra đời.
Nhờ ơn Chúa giúp, trải qua dòng thời gian kể từ ngày thiết lập đến ngày nay, các Præsidia của giáo xứ đã đem 400 tân tòng, gỡ rối hôn phối 30 gia đình và 50 người bỏ đạo trở về cùng Chúa và Hội Thánh.
Cuối cùng ngài mời gọi mọi người chúc tụng những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ. “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà” đó là lời Sứ thần Gáp-ri-en kính chào Mẹ, lời khẳng định về sự vẹn tuyền của Mẹ ngay từ khi tượng thai trong lòng thân mẫu. Và “Vì Đức Ma-ri-a mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần”, xin cho mỗi công tác tông đồ của các hội viên Legio Mariæ luôn là thành quả của Chúa Thánh Thần, xứng đáng là quân binh của Mẹ. Luôn luôn hỗ trợ cho nhau làm việc theo môi trường của mình. Mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, suy niệm và thể hiện các mầu nhiệm trong đời sống thường ngày, đó chính là món quà quý nhất, đẹp nhất để mừng Sinh nhật Mẹ Ma-ri-a..
Sau phần văn nghệ, mọi người đứng lên đọc Kinh Bế Mạc. Để kết thúc buổi họp bạn chị trưởng Ma-ri-a Trần Thị Chế tổng kết buổi Họp Bạn và cảm ơn quý Cha và mọi người đến tham dự đông đảo.
Chương trình kết thúc lúc 21g15’. Mọi người vui sướng ra về trong tình yêu của Mẹ Ma-ri-a.
Xin cầu chúc các hội viên Legio giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang luôn tin tưởng sự cầu bầu của Mẹ Ma-ri-a. Luôn mời Mẹ cùng đồng hành khi làm việc tông đồ, để mọi việc làm, lời nói của chúng ta, sẽ trở thành men và muối cho đời, là ánh sáng giữa trần gian. Hãy sống và thực thi Lời Chúa, siêng năng lần hạt Mân Côi để xứng đáng là quân binh của Mẹ Ma-ri-a.
Ban Truyền Thông HĐ/Senatus VN
“Con sẽ hớn hở vui mừng trong Chúa. Xin cho lòng con hân hoan vì ơn Ngài cứu độ; con sẽ hát mừng Chúa, vì Ngài ban ân huệ cho con” (Is 91, 9a; Tv 12, 6cd).
Xem Hình
“Mỗi Præsidium có nhiệm vụ hội họp đúng kỳ hạn những thành viên thuộc địa hạt của mình, để họ quen biết nhau và thắt chặt tinh thần đoàn kết” (x. TB 30, 287.295-296). Thể theo tinh thần Thủ Bản tha thiết mời gọi mỗi Præsidium tổ chức Họp Bạn vào dịp lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Vào lúc 20g00’ ngày 07/09/2013, tại Hội trường giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, giáo hạt Gia Định – TGP. Sài Gòn, Præsidium “NỮ VƯƠNG THỪA SAI” đã tổ chức ngày Họp Bạn cũng là dịp kỷ niệm 92 năm thành lập Legio Mariæ trên toàn thế giới, 65 năm Legio Mariæ hiện diện tại Việt Nam, và 20 năm Præsidium “Nữ Vương Thừa Sai” được thiết lập (07/09/1993 – 07/09/2013).
Đến tham dự có linh mục An-tôn Đoàn Văn Vinh, SDD - Tổng phụ trách Tu Đoàn Giáo sĩ Nhà Chúa, linh mục Giu-se Nguyễn Thế Mạnh, SDD – Cha Sở giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang và linh mục Giu-se Cao Văn Ninh, SDD phụ tá, linh mục Giu-se Phạm An Ninh, Linh Giám HĐ/Curia Gia Định. Cùng tham dự buổi Họp Bạn còn có sự hiện diện của Ban Thường Vụ HĐMVGX, đại diện qúy chức thuộc ba giáo khu giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang, quý anh chị Legio ủy viên và hội viên của 4 Præsidia trong giáo xứ.
Trước khi diễn ra buổi Họp Bạn, quý anh chị Legio đã cùng với cộng đoàn giáo xứ cử hành “Giờ Chầu Thánh Thể Cầu Nguyện Cho Hòa Bình” thể theo ý muốn của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô và ĐHY. Gio-an Bt. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn đã kêu gọi: “Mọi giáo xứ và mọi cộng đoàn trong Gia đình Tổng Giáo phận cùng tổ chức giờ Chầu Thánh Thể từ 19g00’ đến 20g00’ thứ Bảy 07/09/2013 để xin ơn hòa bình cho thế giới.
Đúng 20g00’ quý anh chị Legio tay bắt mặt mừng, một tràng pháo tay giòn giã vang lên chào đón các thành viên của các Præsidia bạn, quý Cha và quý khách mời.
Để mở đầu cho phần giao lưu trong ngày Họp Bạn là bản kinh Catena được mọi người xướng lên với hết cả tâm tình chúc khen Mẹ Ma-ri-a tràn hào quang của ơn Cứu Chuộc và dưới ánh sáng Chúa Thánh Thần thông ơn trên địa cầu cho hết thảy nhân loại.
Kế đến, là chia sẻ tâm tình của Cha Sở Giu-se. Cha đúc kết về những thành quả đạt được và những mặt tiêu cực cần khắc phục của hội viên. Cuối cùng ngài nói: “Ngày hôm nay chúng ta quy tụ nhau đây là ngày đặc biệt bởi lẽ trùng với toàn Giáo Hội cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Xin Mẹ Ma-ri-a chúc lành cho thế giới và đặc biệt chúc lành cho Præsidium “NỮ VƯƠNG THỪA SAI” nhân kỷ niệm 20 năm hoạt động trong giáo xứ.. Cầu chúc các hội viên Legio của các Præsidia, cách riêng Præsidium Nữ Vương Thừa Sai mỗi ngày một hăng say hoạt động hơn để đem nhiều người trở về với Chúa và đem lại niềm vui của ơn cứu độ cho mọi người qua gương sáng sống tốt và biết liên kết với mọi người xung quanh”.
Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” và câu chuyện công tác của các hội viên Legio đã góp phần làm cho buổi họp bạn thêm vui nhộn và sinh động:
Præsidium Nữ Vương Thừa Sai: “Hát Mừng Sinh Nhật Mẹ”
Præsidium Junior Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”
Præsidium Nữ Vương Hòa Bình: “Chính Nhờ Ngài”
Præsidium Đức Bà bàu chữa kẻ có tội: “Linh Hồn Tôi”
Præsidium Đức Mẹ dự tiệc cưới Ca-na: “Legio Là Một Bài Thơ”.
Xen kẽ trong phần văn nghệ, Cha Giu-se Phạm An Ninh, Linh Giám HĐ/Curia Gia Định đã ôn lại quãng thời gian cách đây đúng 20 năm về trước, áp lễ Sinh nhật Đức Mẹ Præsidium Nữ Vương Thừa Sai được thiết lập với 4 hội viên tiên khởi với tên gọi ban đầu Nhóm Gia Đình Tông Đồ (07/09/1993 – 07/09/2013):
Anh Giu-se Trần Trong (+) [thân phụ chị Ma-ri-a Trần Thị Chế, Trưởng Præsidium Nữ Vương Thừa Sai đương nhiệm].
Anh Gio-an Bt. Nguyễn Trọng Kiều
Anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác
Chị An-na Nguyễn Thị Phước (+).
Thời gian đầu chưa thể sinh hoạt theo đúng tinh thần Thủ Bản của Legio (do hoàn cảnh xã hội sau biến cố 1975).. Sau một năm thành lập, có thêm 4 hội viên, và ba năm sau (1996) trong kỳ tĩnh tâm tại Tu viện La san Mai Thôn các hội viên đã chính thức tuyên hứa và dấn thân hoạt động tông đồ với tư cách là hội viên chính thức của Legio Mariæ. Kể từ giờ phút đó, Præsidium Nữ Vương Thừa Sai chính thức ra đời.
Nhờ ơn Chúa giúp, trải qua dòng thời gian kể từ ngày thiết lập đến ngày nay, các Præsidia của giáo xứ đã đem 400 tân tòng, gỡ rối hôn phối 30 gia đình và 50 người bỏ đạo trở về cùng Chúa và Hội Thánh.
Cuối cùng ngài mời gọi mọi người chúc tụng những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ. “Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà” đó là lời Sứ thần Gáp-ri-en kính chào Mẹ, lời khẳng định về sự vẹn tuyền của Mẹ ngay từ khi tượng thai trong lòng thân mẫu. Và “Vì Đức Ma-ri-a mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần”, xin cho mỗi công tác tông đồ của các hội viên Legio Mariæ luôn là thành quả của Chúa Thánh Thần, xứng đáng là quân binh của Mẹ. Luôn luôn hỗ trợ cho nhau làm việc theo môi trường của mình. Mừng lễ Sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, suy niệm và thể hiện các mầu nhiệm trong đời sống thường ngày, đó chính là món quà quý nhất, đẹp nhất để mừng Sinh nhật Mẹ Ma-ri-a..
Sau phần văn nghệ, mọi người đứng lên đọc Kinh Bế Mạc. Để kết thúc buổi họp bạn chị trưởng Ma-ri-a Trần Thị Chế tổng kết buổi Họp Bạn và cảm ơn quý Cha và mọi người đến tham dự đông đảo.
Chương trình kết thúc lúc 21g15’. Mọi người vui sướng ra về trong tình yêu của Mẹ Ma-ri-a.
Xin cầu chúc các hội viên Legio giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang luôn tin tưởng sự cầu bầu của Mẹ Ma-ri-a. Luôn mời Mẹ cùng đồng hành khi làm việc tông đồ, để mọi việc làm, lời nói của chúng ta, sẽ trở thành men và muối cho đời, là ánh sáng giữa trần gian. Hãy sống và thực thi Lời Chúa, siêng năng lần hạt Mân Côi để xứng đáng là quân binh của Mẹ Ma-ri-a.
Ban Truyền Thông HĐ/Senatus VN
Giáo xứ Nghi Lộc: Ngàn vạn ánh nến hướng về anh chị em giáo dân Mỹ Yên
PV Nghi Lộc
11:03 08/09/2013
Giáo xứ Nghi Lộc: Ngàn vạn ánh nến hướng về anh chị em giáo dân Mỹ Yên
Tối thứ Bảy, ngày 7.9.2013, tại thánh đường giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cách đặc biệt cho anh chị em giáo dân Mỹ Yên đang phải chịu sự khủng bố, đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản.
Xem Hình
Theo sự chuẩn bị từ trước, thánh lễ này sẽ được tổ chức tại lễ đài Đức Mẹ. Lễ đài Đức Mẹ là nơi thường diễn ra những thánh lễ hoặc sự kiện trọng đại gắn liền với sinh hoạt của giáo xứ. Tuy nhiên, đến buổi chiều cùng ngày, vì thời tiết không thuận lợi nên thánh lễ đã được cử hành bên trong thánh đường. Nhưng sự thay đổi này không vì thế làm ảnh hưởng đến việc tham dự và tinh thần của bà con giáo dân.
Hưởng ứng lời mời gọi của Tòa Giám mục Xã Đoài, đặc biệt là Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giáo xứ Nghi Lộc đã có những hành động cụ thể, bày tỏ tình hiệp thông, liên đới cùng anh chị em giáo dân Mỹ Yên. Băng-rôn với nội dung “Cực lực lên án hành vi phạm thánh, hành hung giáo dân xứ Mỹ Yên của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An” được giáo xứ treo trước cổng nhà thờ. Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài và Thư Chung của Đức Giám Mục Giáo phận được in khổ lớn, đặt tại vị trí tháp chuông nhà thờ. Nhờ đó bà con giáo dân, nhất là những người không có điều kiện sử dụng internet, có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu rõ quan điểm của Bề trên Giáo phận. Và hôm nay, thánh lễ cùng buổi thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên được tổ chức, thể hiện tình hiệp thông, gắn bó của giáo dân làng Nghi đối với những người anh em đang chịu sự đàn áp của bạo quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại, làng Nghi chính là quê hương của linh mục quản xứ Mỹ Yên Antoine Nguyễn Đình Thăng.
Trong thánh lễ đặc biệt này, bằng chất giọng rõ ràng và đầy mạnh mẽ, linh mục quản xứ JB. Đinh Công Đoàn đã dành nhiều thời gian chia sẻ cùng cộng đoàn toàn bộ những thông tin liên quan đến vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên. Đỉnh điểm của những hành động khủng bố này là việc các “lực lượng công quyền” tràn vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh, phá hoại bàn thờ, hành hung người dân vô tội. Việc đập vỡ tượng thánh là hành động phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo. Liên hệ vụ việc này với với vụ giáo điểm Con Cuông năm ngoái, dễ dàng nhận thấy hành động bạo lực, lối hành xử côn đồ, không những không có dấu hiệu giảm đi sau những hứa hẹn của chính quyền, trái lại càng trở nên manh động, dã man, vô nhân tính. Điều này thể hiện sự cùng quẫn trong cách hành xử của một chính thể toàn trị, lấy bạo lực và trấn áp làm phương thức điều hành xã hội.
Bên cạnh đó, Cha quản xứ cũng nhắc nhở bà con giáo dân về những hành động bịa đặt, vu khống giáo xứ Mỹ Yên, Tòa Giám mục Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp… của truyền thông Nghệ An những ngày gần đây. Trong lời dạy này, ngài đặc biệt khuyên cộng đoàn cảnh giác trước thủ đoạn bẩn thỉu của báo đài Nhà nước, không để mình bị “sập bẫy”, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền, đi ngược lại quan điểm chính thức và ngay thẳng của Bề trên Giáo phận.
Trong chương trình thắp nến cầu nguyện sau thánh lễ, Ca đoàn Cecilia giáo xứ Nghi Lộc với những lời nguyện thiết tha làm xúc động lòng người. Xưa Chúa Giêsu đã nói: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” Chiên con đi vào giữa bầy sói, đầy thù hằn và nguy hiểm. Đó chính là số phận của Hội Thánh và tín hữu mọi thời: bị đe dọa và thù hằn liên tục vì Tin Mừng. Hoàn cảnh của những anh chị em giáo dân Mỹ Yên cũng vậy. Thiện chí đối thoại, hòa bình của anh chị em đã bị cường quyền chà đạp, khủng bố bằng bạo lực dã man, vô nhân đạo. Xin Chúa cho chúng con biết can đảm sống theo lời Chúa dạy một cách vững vàng kiên trung. Xin cho chúng con biết nhiệt thành làm chứng cho tình yêu bằng cách can đảm bảo vệ hòa bình, sự thật. Vì như lời Kinh Thánh, “sự thật sẽ giải phóng anh em”.
Cảm nhận chung của cộng đoàn sau thánh lễ và buổi cầu nguyện, ai cũng tràn đầy tin tưởng, ủng hộ quan điểm và những hành động đầy khôn ngoan, mạnh mẽ, kịp thời của Bề trên Giáo phận. Đặc biệt những chia sẻ, nhắc nhở của Cha quản xứ thực sự là “liều thuốc tốt” cho bà con giáo dân trong giai đoạn đầy nhạy cảm này!
Trong tình hiệp thông, gắn bó, những nỗi đau mà giáo dân Mỹ Yên đang phải gánh chịu cũng là nỗi đau chung của giáo dân Nghi Lộc. Nhưng chúng ta tin trong mỗi phút giây cuộc sống luôn có Thiên Chúa hiện hữu. Có Thiên Chúa, chúng ta thêm vững vàng trong mỗi bước đi, mỗi hành động. Chúng ta như đang được gánh một phần nỗi đau khi xưa Chúa phải chịu trên thập giá.
Những ngọn nến sẽ tiếp tục được thắp sáng, những lời nguyện sẽ liên lỉ vang lên mỗi ngày, “cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương được hoàn toàn bình phục”, như lời của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong Thư Chung gửi cộng đồng Dân Chúa giáo phận Vinh.
Ban Biên Tập Giáo Xứ Nghi Lộc
Tối thứ Bảy, ngày 7.9.2013, tại thánh đường giáo xứ Nghi Lộc đã diễn ra thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cách đặc biệt cho anh chị em giáo dân Mỹ Yên đang phải chịu sự khủng bố, đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản.
Xem Hình
Theo sự chuẩn bị từ trước, thánh lễ này sẽ được tổ chức tại lễ đài Đức Mẹ. Lễ đài Đức Mẹ là nơi thường diễn ra những thánh lễ hoặc sự kiện trọng đại gắn liền với sinh hoạt của giáo xứ. Tuy nhiên, đến buổi chiều cùng ngày, vì thời tiết không thuận lợi nên thánh lễ đã được cử hành bên trong thánh đường. Nhưng sự thay đổi này không vì thế làm ảnh hưởng đến việc tham dự và tinh thần của bà con giáo dân.
Hưởng ứng lời mời gọi của Tòa Giám mục Xã Đoài, đặc biệt là Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giáo xứ Nghi Lộc đã có những hành động cụ thể, bày tỏ tình hiệp thông, liên đới cùng anh chị em giáo dân Mỹ Yên. Băng-rôn với nội dung “Cực lực lên án hành vi phạm thánh, hành hung giáo dân xứ Mỹ Yên của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An” được giáo xứ treo trước cổng nhà thờ. Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Đoài và Thư Chung của Đức Giám Mục Giáo phận được in khổ lớn, đặt tại vị trí tháp chuông nhà thờ. Nhờ đó bà con giáo dân, nhất là những người không có điều kiện sử dụng internet, có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu rõ quan điểm của Bề trên Giáo phận. Và hôm nay, thánh lễ cùng buổi thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên được tổ chức, thể hiện tình hiệp thông, gắn bó của giáo dân làng Nghi đối với những người anh em đang chịu sự đàn áp của bạo quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại, làng Nghi chính là quê hương của linh mục quản xứ Mỹ Yên Antoine Nguyễn Đình Thăng.
Trong thánh lễ đặc biệt này, bằng chất giọng rõ ràng và đầy mạnh mẽ, linh mục quản xứ JB. Đinh Công Đoàn đã dành nhiều thời gian chia sẻ cùng cộng đoàn toàn bộ những thông tin liên quan đến vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên. Đỉnh điểm của những hành động khủng bố này là việc các “lực lượng công quyền” tràn vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh, phá hoại bàn thờ, hành hung người dân vô tội. Việc đập vỡ tượng thánh là hành động phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo. Liên hệ vụ việc này với với vụ giáo điểm Con Cuông năm ngoái, dễ dàng nhận thấy hành động bạo lực, lối hành xử côn đồ, không những không có dấu hiệu giảm đi sau những hứa hẹn của chính quyền, trái lại càng trở nên manh động, dã man, vô nhân tính. Điều này thể hiện sự cùng quẫn trong cách hành xử của một chính thể toàn trị, lấy bạo lực và trấn áp làm phương thức điều hành xã hội.
Bên cạnh đó, Cha quản xứ cũng nhắc nhở bà con giáo dân về những hành động bịa đặt, vu khống giáo xứ Mỹ Yên, Tòa Giám mục Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp… của truyền thông Nghệ An những ngày gần đây. Trong lời dạy này, ngài đặc biệt khuyên cộng đoàn cảnh giác trước thủ đoạn bẩn thỉu của báo đài Nhà nước, không để mình bị “sập bẫy”, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền, đi ngược lại quan điểm chính thức và ngay thẳng của Bề trên Giáo phận.
Trong chương trình thắp nến cầu nguyện sau thánh lễ, Ca đoàn Cecilia giáo xứ Nghi Lộc với những lời nguyện thiết tha làm xúc động lòng người. Xưa Chúa Giêsu đã nói: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” Chiên con đi vào giữa bầy sói, đầy thù hằn và nguy hiểm. Đó chính là số phận của Hội Thánh và tín hữu mọi thời: bị đe dọa và thù hằn liên tục vì Tin Mừng. Hoàn cảnh của những anh chị em giáo dân Mỹ Yên cũng vậy. Thiện chí đối thoại, hòa bình của anh chị em đã bị cường quyền chà đạp, khủng bố bằng bạo lực dã man, vô nhân đạo. Xin Chúa cho chúng con biết can đảm sống theo lời Chúa dạy một cách vững vàng kiên trung. Xin cho chúng con biết nhiệt thành làm chứng cho tình yêu bằng cách can đảm bảo vệ hòa bình, sự thật. Vì như lời Kinh Thánh, “sự thật sẽ giải phóng anh em”.
Cảm nhận chung của cộng đoàn sau thánh lễ và buổi cầu nguyện, ai cũng tràn đầy tin tưởng, ủng hộ quan điểm và những hành động đầy khôn ngoan, mạnh mẽ, kịp thời của Bề trên Giáo phận. Đặc biệt những chia sẻ, nhắc nhở của Cha quản xứ thực sự là “liều thuốc tốt” cho bà con giáo dân trong giai đoạn đầy nhạy cảm này!
Trong tình hiệp thông, gắn bó, những nỗi đau mà giáo dân Mỹ Yên đang phải gánh chịu cũng là nỗi đau chung của giáo dân Nghi Lộc. Nhưng chúng ta tin trong mỗi phút giây cuộc sống luôn có Thiên Chúa hiện hữu. Có Thiên Chúa, chúng ta thêm vững vàng trong mỗi bước đi, mỗi hành động. Chúng ta như đang được gánh một phần nỗi đau khi xưa Chúa phải chịu trên thập giá.
Những ngọn nến sẽ tiếp tục được thắp sáng, những lời nguyện sẽ liên lỉ vang lên mỗi ngày, “cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương được hoàn toàn bình phục”, như lời của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong Thư Chung gửi cộng đồng Dân Chúa giáo phận Vinh.
Ban Biên Tập Giáo Xứ Nghi Lộc
Giáo xứ Mẫu Lâm những ngọn nến sáng hướng lòng về giáo xứ Mỹ Yên.
Anton Đinh Văn
11:18 08/09/2013
Trong tinh thần hiệp thông, chia sẻ và hưởng ứng lời thông cáo của Tòa Giám mục giáo Phận Vinh ngày 05/09/2013, cha quản xứ cùng bà con giáo dân giáo xứ Mẫu Lâm đã dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện cho những nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên bị chính quyền Nghệ An đàn áp đẫm máu vào ngày 04/09/2013.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, cha quản xứ đã đọc thông cáo của Tòa Giám Mục Xã Đoài kịch liệt phản đối những hành vi đàn áp, đánh đập bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và các giáo xứ lân cận, trong đó có 3 nạn nhân của giáo xứ Mẫu Lâm. Cha cũng cập nhật những thông tin, hình ảnh đau thương của các nạn nhân bị đánh đập trong vụ đàn áp ngày 04/09 vừa qua cho bà con giáo dân xem. Chính những hình ảnh và thông tin này để bà con giáo dân thấy và hiểu được bộ mặt thật của chính quyền cộng sản Việt Nam nói chung và chính quyền cộng sản Nghệ An. Vì trong những ngày qua, báo Nghệ An và đài truyền thanh, truyền hình Nghệ An đã đưa những tin tức bóp méo sự thật về vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên. Chính quyền và công an Nghệ An đúng là quân “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Vũ khí của người Công Giáo chúng ta là cầu nguyện để chống lại sự dữ và kẻ ác. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: các con hãy cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em. Chính vì thế trong những ngày này trên khắp cả nước và cả hàng triệu con tim xa quê không ngừng ngày đêm hướng về hiệp thông, cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau cùng bà con giáo xứ Mỹ Yên. Như vậy, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho các nạn nhân bị đánh đập, bị bắt bớ, bị giam cầm trong những ngày qua, mà qua đó, chúng ta còn phải cầu nguyện cho chính quyền và công an Nghệ An biết tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Với những ngọn nến sáng được thắp lên, mỗi kitô hữu ngước nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô, để đặt trọn niềm tin vào Ngài. Xưa kia chính Chúa Giêsu cũng đã bị bắt bớ đánh đập rồi giết chết. Nhưng chính sự hy sinh này đã đem lại sự sống cho nhân loại. Ngày nay, Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt là giáo phận Vinh chúng ta đang bị chính quyền cộng sản chèn ép bách hại, nhưng chính những sự chèn ép, bách hại này mà làm cho Giáo Hội Chúng ta phát triển mạnh hơn. Chính sự hi sinh của bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã làm cho mối dây liên kết giữa các kitô hữu trong Giáo Hội và giáo phận được liên kết chặt chẽ hơn.
Buổi cầu nguyện kết thúc khi mọi người cầm nến sáng trong tay và cùng nhau hát vang lời kinh hòa bình. Và thầm nguyện ước như lời kinh: để con đem yêu thương vào nơi oán thù, dọi áng sáng vào nơi tối tăm....
Xin cho những ngọn nến được thắp sáng hôm nay sẽ còn cháy mãi trong lòng mỗi kitô hữu, để chúng ta luôn ý thức được chúng ta là ánh sáng của thế gian. Và cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn dai dẵng và quyết liệt. Nhưng với niềm tin tưởng trọn vẹn vào Đức Kitô – nguồn ánh sáng của trần gian, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng cuối cùng.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, cha quản xứ đã đọc thông cáo của Tòa Giám Mục Xã Đoài kịch liệt phản đối những hành vi đàn áp, đánh đập bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và các giáo xứ lân cận, trong đó có 3 nạn nhân của giáo xứ Mẫu Lâm. Cha cũng cập nhật những thông tin, hình ảnh đau thương của các nạn nhân bị đánh đập trong vụ đàn áp ngày 04/09 vừa qua cho bà con giáo dân xem. Chính những hình ảnh và thông tin này để bà con giáo dân thấy và hiểu được bộ mặt thật của chính quyền cộng sản Việt Nam nói chung và chính quyền cộng sản Nghệ An. Vì trong những ngày qua, báo Nghệ An và đài truyền thanh, truyền hình Nghệ An đã đưa những tin tức bóp méo sự thật về vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên. Chính quyền và công an Nghệ An đúng là quân “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Vũ khí của người Công Giáo chúng ta là cầu nguyện để chống lại sự dữ và kẻ ác. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta: các con hãy cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em. Chính vì thế trong những ngày này trên khắp cả nước và cả hàng triệu con tim xa quê không ngừng ngày đêm hướng về hiệp thông, cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau cùng bà con giáo xứ Mỹ Yên. Như vậy, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho các nạn nhân bị đánh đập, bị bắt bớ, bị giam cầm trong những ngày qua, mà qua đó, chúng ta còn phải cầu nguyện cho chính quyền và công an Nghệ An biết tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Với những ngọn nến sáng được thắp lên, mỗi kitô hữu ngước nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô, để đặt trọn niềm tin vào Ngài. Xưa kia chính Chúa Giêsu cũng đã bị bắt bớ đánh đập rồi giết chết. Nhưng chính sự hy sinh này đã đem lại sự sống cho nhân loại. Ngày nay, Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt là giáo phận Vinh chúng ta đang bị chính quyền cộng sản chèn ép bách hại, nhưng chính những sự chèn ép, bách hại này mà làm cho Giáo Hội Chúng ta phát triển mạnh hơn. Chính sự hi sinh của bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã làm cho mối dây liên kết giữa các kitô hữu trong Giáo Hội và giáo phận được liên kết chặt chẽ hơn.
Buổi cầu nguyện kết thúc khi mọi người cầm nến sáng trong tay và cùng nhau hát vang lời kinh hòa bình. Và thầm nguyện ước như lời kinh: để con đem yêu thương vào nơi oán thù, dọi áng sáng vào nơi tối tăm....
Xin cho những ngọn nến được thắp sáng hôm nay sẽ còn cháy mãi trong lòng mỗi kitô hữu, để chúng ta luôn ý thức được chúng ta là ánh sáng của thế gian. Và cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn dai dẵng và quyết liệt. Nhưng với niềm tin tưởng trọn vẹn vào Đức Kitô – nguồn ánh sáng của trần gian, thì chúng ta sẽ là người chiến thắng cuối cùng.
Thánh lễ Tạ ơn của Tân GM phụ tá Hưng Hóa tại Gx Nỗ Lực
Gioan Hoan
11:28 08/09/2013
PHÚ THỌ - Sáng ngày 6/9/2013, tại Nhà thờ giáo xứ Nỗ Lực, giáo hạt Đông Nam Phú Thọ, Giáo phận Hưng Hóa thuộc xã Thụy Vân, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Đức Giám Mục phụ tá Anphongsô Nguyễn Hữu Long về thăm bà con thân hữu và dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài ban cho Đức Cha được tham dự vào chức tư tế trong tư vai trò mục tử.
Xem hình ảnh
Ngay từ 2 giờ chiều, gần một ngàn đại biểu, giáo dân giáo xứ sở tại và giáo xứ, giáo họ bạn đã tề tựu tại khu vực nhà xứ để chào đón Đức tân Giám mục. Ngài xuất hiện, giản dị và khiêm nhường, nụ cười hiền hậu, thân tình, cởi mở. Như người con xa quê nay có dịp trở về nơi sinh thành và nuôi dưỡng mình trong tuổi ấu thơ, Ngài giơ tay chào cộng đồng trong tiếng vỗ tay và niềm hân hoan vô bờ của mọi người. Có rất nhiều đoàn trong đạo ngoài đời cũng như thân nhân đã lần lượt tặng hoa, quà và dành cho ngài những lời chúc mừng trân trọng và tình cảm nồng thắm nhất.
Trong bầu khí thân tình, trước niềm hân hoan của cộng đồng, Đức tân Giám mục như quên hết những mệt mỏi mấy ngày qua, ngài vui vẻ đón nhận sự quý trọng và tình cảm của mọi người và chân thành cảm ơn với những lời thật khiêm cung, từ tốn khiến ai nấy đều cảm động. Sự hòa đồng của một người mang chức sắc của Giáo Hội với cộng đồng, không phân biệt ranh giới, thành phần...ngay từ những phút đầu tiên của buổi gặp mặt đã minh chứng cho khẩu hiệu – châm ngôn mà Ngài đã chọn cho sứ vụ tông đồ của bản thân hôm nay và mãi mãi, đó chính là hãy “Mang vào mình mùi chiên” vậy!
Tối 6/9/2013, tại quảng trường giáo xứ đã diễn ra buổi dạ hội chào mừng Đức tân Giám mục về dâng Lễ tạ ơn tại quê nhà. Hàng ngàn đại biểu và giáo dân đã ở lại chung vui cùng với các đội văn nghệ, các diễn viên đến từ các giáo xứ, giáo họ của Giáo phận Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn...Mặc dù không phải là “diễn viên chuyên nghiệp”, nhưng với lòng thành kính Thiên Chúa và tâm tình tri ân, sự nhiệt tình kết hợp với công phu tập luyện, các “diễn viên không chuyên” đã đem đến cho người xem một đêm diễn đầy ấn tượng và vui vẻ. Sự phong phú của các thể loại (đơn ca, song ca, hợp ca, múa, kịch ngắn tự biên, tự diễn, đặc biệt là dàn trống hoành tráng của Giáo xứ Đàn Giảng – Tổng Giáo phận Hà Nội); trang phục đẹp và phù hợp với người trình diễn đủ các lứa tuổi... đã thể hiện tính cộng đồng sâu sắc của đoàn chiên đông đảo dưới mái nhà chung – Giáo Hội Thiên Chúa. Điều cảm động và kính phục hơn nữa là chính Đức tân Giám mục đã ngồi thưởng thức chương trình văn nghệ đặc biệt này suốt từ đầu đến cuối. Ngài ngồi giữa các em thiếu nhi Thánh thể, hiền dịu như người ông hiền từ và tươi vui, cùng vỗ tay nhiệt liệt động viên, cổ vũ sau những tiết mục biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, ngài lên sân khấu, đứng trong vòng tròn các diễn viên, vui vẻ nói lời cảm ơn mọi người đã dành cho ngài một chương trình đặc sắc mà trong đời ít gặp. Ngài ban phép lành và chân thành mời đón mọi người ngày mai tới hiệp thông trong Lễ Tạ Ơn của mình.
Thánh lễ Tạ ơn của Đức tân Giám mục Anphongsô được cử hành trọng thể bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 7/9/2013 tại Lễ đài quảng trường Đức Mẹ Mân Côi giáo xứ Nỗ Lực. Đoàn kèn đồng xứ sở tại, xứ Tiên Kiên, đoàn trống Giáo phận Hà Nội, ca đoàn, đại diện cộng đoàn... long trọng rước đoàn chủ tế ra Lễ đài trong niềm hân hoan của trên 3 ngàn đại biểu, nam nữ tu sỹ, giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế do Đức tân Giám mục Chủ lễ cùng với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục phụ tá Giáo phận Sài gòn, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha Phêrô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa; trên 50 Linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Mở đầu Thánh lễ, Đức tân Giám mục ngỏ lời cảm ơn các Đức Cha, các Cha cùng toàn thể cộng đồng đã dành thời gian vàng ngọc, không quản ngại đường xá xa xôi, mưa gió về hiệp thông cùng Ngài dâng Lễ tạ ơn Thiên Chúa và làm giàu thêm ý nghĩa của Thánh lễ đầu tiên sau khi nhậm chức Giám mục trên chính quê hương yêu dấu của mình.
Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm tại buổi lễ mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước tiên, Người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban sự ưu ái cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, Giáo phận Hưng Hóa nói riêng, đặc biệt là cho giáo xứ Nỗ Lực có được “một vị mục tử tốt lành”. Chúa đã ban một ơn đặc biệt dễ nhận biết, đó là tạo “một thời tiết hết sức thuận lợi, thậm chí rất đẹp” cho dịp tấn phong Đức tân Giám mục Anphongsô. Trong những ngày này, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cả nước, nhất là khu vực phía Bắc mưa gió tầm tã, ấy vậy mà thời gian từ lúc cử hành Lễ tấn phong (sáng 6/9) cho đến giờ phút này không có mưa, thời tiết lại cực kỳ mát mẻ. Đó chẳng phải là ơn riêng hay sao? Ngài cũng rất hài lòng về sự chuẩn bị chu đáo của cha quản xứ, Ban hành giáo và bà con giáo dân về mọi phương diện làm cho bầu khí buổi lễ vừa trang nghiêm, sốt sắng vừa tràn đầy niềm vui trong sự hiệp thông, chia sẻ. Sự gắn kết, thân tình ấy khiến ngài tưởng tượng như đang đứng thuyết trình tại Trung tâm mục vụ của Giáo phận mình vậy.
Tiếp tục và mở rộng chủ đề sứ mệnh người môn đệ của Chúa trong buổi lễ tối hôm trước, Ngài đi sâu phân tích ý nghĩa dụ ngôn của Đức Giêsu về việc người chủ chăn đã bỏ lại 99 con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc và sự vui mừng của ông khi vác con chiên lạc đó về nhà loan báo với bạn bè. Thiên Chúa cũng vậy, Người quyết tâm đi tìm và cũng vui mừng không kém người chủ chăn kia khi tìm thấy một kẻ tội lỗi biết đường ăn năn thống hối mà trở về con đường chân chính - trở về đoàn chiên yêu dấu của mình.
Ngài nhấn mạnh từ “niềm vui” được nhắc lại nhiều lần trong bài Tin Mừng và đi đến kết luận: Đó là “Niềm vui của tình yêu”, “Niềm vui của lòng biết ơn” và “Niềm vui của sự đồng hành”. Các môn đệ của Thiên Chúa cần mang trọn niềm vui đó trong suốt cuộc đời phục vụ nhân sinh của mình. Từ đó, Ngài liên hệ đến câu châm ngôn - khẩu hiệu mà Đức Tân Giám mục đã chọn - một châm ngôn “khá hiếm” đối với các tân Giám mục trước đây là “Mang vào mình mùi chiên”. Đồng thời Ngài trích dẫn lời tâm tình của Đức tân Giám mục với cộng đồng dân Chúa khi Ngài được nhận sứ vụ cao cả: ”Sứ mạng mục tử là sứ mạng tương tác: đem Chúa đến với chiên và đem chiên về với Chúa”. Nhân ngày thứ 7, Đức Cha Phêrô đã đề nghị cộng đồng cầu xin Mẹ Maria bầu cử và phù hộ Đức Tân Giám mục và hai Linh mục (anh trai và em trai) của Ngài được bình an và hoàn thành tốt sứ mạng mục tử của mình. Bài giảng của ngài được kết thúc trong những tràng pháo tay vang dội cả quảng trường. Mỗi thành viên cộng đoàn như được tiếp thêm niềm vui và sức mạnh từ Lời Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, Đức tân Giám mục đã có lời cám ơn ngắn gọn nhưng đầy sự thân tình và sâu sắc. Ngài chân thành cảm ơn các đấng, cảm ơn tổ tiên, gia đình, quê hương đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo, giúp đỡ ngài mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt trong Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay. Ngài khiêm tốn nhận mình “là người thợ trong vườn nho của Chúa” và mong tất cả mọi người cầu xin Chúa và Mẹ Maria cho Ngài “được ơn trở nên một mục tử tốt lành, theo gương Chúa”. Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan đón nhận ơn ban phép lành của Đức tân Giám mục.
Giáo xứ Nỗ Lực – nơi có lịch sử trên 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng - nhớ mãi ngày hôm nay, nguyện một lòng đồng hành cùng người thân yêu của mình trên con đường theo Chúa.
Ban Truyền Thông GP. Hưng Hóa
Xem hình ảnh
Ngay từ 2 giờ chiều, gần một ngàn đại biểu, giáo dân giáo xứ sở tại và giáo xứ, giáo họ bạn đã tề tựu tại khu vực nhà xứ để chào đón Đức tân Giám mục. Ngài xuất hiện, giản dị và khiêm nhường, nụ cười hiền hậu, thân tình, cởi mở. Như người con xa quê nay có dịp trở về nơi sinh thành và nuôi dưỡng mình trong tuổi ấu thơ, Ngài giơ tay chào cộng đồng trong tiếng vỗ tay và niềm hân hoan vô bờ của mọi người. Có rất nhiều đoàn trong đạo ngoài đời cũng như thân nhân đã lần lượt tặng hoa, quà và dành cho ngài những lời chúc mừng trân trọng và tình cảm nồng thắm nhất.
Trong bầu khí thân tình, trước niềm hân hoan của cộng đồng, Đức tân Giám mục như quên hết những mệt mỏi mấy ngày qua, ngài vui vẻ đón nhận sự quý trọng và tình cảm của mọi người và chân thành cảm ơn với những lời thật khiêm cung, từ tốn khiến ai nấy đều cảm động. Sự hòa đồng của một người mang chức sắc của Giáo Hội với cộng đồng, không phân biệt ranh giới, thành phần...ngay từ những phút đầu tiên của buổi gặp mặt đã minh chứng cho khẩu hiệu – châm ngôn mà Ngài đã chọn cho sứ vụ tông đồ của bản thân hôm nay và mãi mãi, đó chính là hãy “Mang vào mình mùi chiên” vậy!
Tối 6/9/2013, tại quảng trường giáo xứ đã diễn ra buổi dạ hội chào mừng Đức tân Giám mục về dâng Lễ tạ ơn tại quê nhà. Hàng ngàn đại biểu và giáo dân đã ở lại chung vui cùng với các đội văn nghệ, các diễn viên đến từ các giáo xứ, giáo họ của Giáo phận Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn...Mặc dù không phải là “diễn viên chuyên nghiệp”, nhưng với lòng thành kính Thiên Chúa và tâm tình tri ân, sự nhiệt tình kết hợp với công phu tập luyện, các “diễn viên không chuyên” đã đem đến cho người xem một đêm diễn đầy ấn tượng và vui vẻ. Sự phong phú của các thể loại (đơn ca, song ca, hợp ca, múa, kịch ngắn tự biên, tự diễn, đặc biệt là dàn trống hoành tráng của Giáo xứ Đàn Giảng – Tổng Giáo phận Hà Nội); trang phục đẹp và phù hợp với người trình diễn đủ các lứa tuổi... đã thể hiện tính cộng đồng sâu sắc của đoàn chiên đông đảo dưới mái nhà chung – Giáo Hội Thiên Chúa. Điều cảm động và kính phục hơn nữa là chính Đức tân Giám mục đã ngồi thưởng thức chương trình văn nghệ đặc biệt này suốt từ đầu đến cuối. Ngài ngồi giữa các em thiếu nhi Thánh thể, hiền dịu như người ông hiền từ và tươi vui, cùng vỗ tay nhiệt liệt động viên, cổ vũ sau những tiết mục biểu diễn. Kết thúc đêm diễn, ngài lên sân khấu, đứng trong vòng tròn các diễn viên, vui vẻ nói lời cảm ơn mọi người đã dành cho ngài một chương trình đặc sắc mà trong đời ít gặp. Ngài ban phép lành và chân thành mời đón mọi người ngày mai tới hiệp thông trong Lễ Tạ Ơn của mình.
Thánh lễ Tạ ơn của Đức tân Giám mục Anphongsô được cử hành trọng thể bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 7/9/2013 tại Lễ đài quảng trường Đức Mẹ Mân Côi giáo xứ Nỗ Lực. Đoàn kèn đồng xứ sở tại, xứ Tiên Kiên, đoàn trống Giáo phận Hà Nội, ca đoàn, đại diện cộng đoàn... long trọng rước đoàn chủ tế ra Lễ đài trong niềm hân hoan của trên 3 ngàn đại biểu, nam nữ tu sỹ, giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế do Đức tân Giám mục Chủ lễ cùng với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Giám mục phụ tá Giáo phận Sài gòn, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha Phêrô Phùng Văn Tôn - Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa; trên 50 Linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Mở đầu Thánh lễ, Đức tân Giám mục ngỏ lời cảm ơn các Đức Cha, các Cha cùng toàn thể cộng đồng đã dành thời gian vàng ngọc, không quản ngại đường xá xa xôi, mưa gió về hiệp thông cùng Ngài dâng Lễ tạ ơn Thiên Chúa và làm giàu thêm ý nghĩa của Thánh lễ đầu tiên sau khi nhậm chức Giám mục trên chính quê hương yêu dấu của mình.
Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm tại buổi lễ mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Trước tiên, Người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban sự ưu ái cho Giáo Hội Việt Nam nói chung, Giáo phận Hưng Hóa nói riêng, đặc biệt là cho giáo xứ Nỗ Lực có được “một vị mục tử tốt lành”. Chúa đã ban một ơn đặc biệt dễ nhận biết, đó là tạo “một thời tiết hết sức thuận lợi, thậm chí rất đẹp” cho dịp tấn phong Đức tân Giám mục Anphongsô. Trong những ngày này, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cả nước, nhất là khu vực phía Bắc mưa gió tầm tã, ấy vậy mà thời gian từ lúc cử hành Lễ tấn phong (sáng 6/9) cho đến giờ phút này không có mưa, thời tiết lại cực kỳ mát mẻ. Đó chẳng phải là ơn riêng hay sao? Ngài cũng rất hài lòng về sự chuẩn bị chu đáo của cha quản xứ, Ban hành giáo và bà con giáo dân về mọi phương diện làm cho bầu khí buổi lễ vừa trang nghiêm, sốt sắng vừa tràn đầy niềm vui trong sự hiệp thông, chia sẻ. Sự gắn kết, thân tình ấy khiến ngài tưởng tượng như đang đứng thuyết trình tại Trung tâm mục vụ của Giáo phận mình vậy.
Tiếp tục và mở rộng chủ đề sứ mệnh người môn đệ của Chúa trong buổi lễ tối hôm trước, Ngài đi sâu phân tích ý nghĩa dụ ngôn của Đức Giêsu về việc người chủ chăn đã bỏ lại 99 con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc và sự vui mừng của ông khi vác con chiên lạc đó về nhà loan báo với bạn bè. Thiên Chúa cũng vậy, Người quyết tâm đi tìm và cũng vui mừng không kém người chủ chăn kia khi tìm thấy một kẻ tội lỗi biết đường ăn năn thống hối mà trở về con đường chân chính - trở về đoàn chiên yêu dấu của mình.
Ngài nhấn mạnh từ “niềm vui” được nhắc lại nhiều lần trong bài Tin Mừng và đi đến kết luận: Đó là “Niềm vui của tình yêu”, “Niềm vui của lòng biết ơn” và “Niềm vui của sự đồng hành”. Các môn đệ của Thiên Chúa cần mang trọn niềm vui đó trong suốt cuộc đời phục vụ nhân sinh của mình. Từ đó, Ngài liên hệ đến câu châm ngôn - khẩu hiệu mà Đức Tân Giám mục đã chọn - một châm ngôn “khá hiếm” đối với các tân Giám mục trước đây là “Mang vào mình mùi chiên”. Đồng thời Ngài trích dẫn lời tâm tình của Đức tân Giám mục với cộng đồng dân Chúa khi Ngài được nhận sứ vụ cao cả: ”Sứ mạng mục tử là sứ mạng tương tác: đem Chúa đến với chiên và đem chiên về với Chúa”. Nhân ngày thứ 7, Đức Cha Phêrô đã đề nghị cộng đồng cầu xin Mẹ Maria bầu cử và phù hộ Đức Tân Giám mục và hai Linh mục (anh trai và em trai) của Ngài được bình an và hoàn thành tốt sứ mạng mục tử của mình. Bài giảng của ngài được kết thúc trong những tràng pháo tay vang dội cả quảng trường. Mỗi thành viên cộng đoàn như được tiếp thêm niềm vui và sức mạnh từ Lời Chúa.
Kết thúc Thánh lễ, Đức tân Giám mục đã có lời cám ơn ngắn gọn nhưng đầy sự thân tình và sâu sắc. Ngài chân thành cảm ơn các đấng, cảm ơn tổ tiên, gia đình, quê hương đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, chăm lo, giúp đỡ ngài mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt trong Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay. Ngài khiêm tốn nhận mình “là người thợ trong vườn nho của Chúa” và mong tất cả mọi người cầu xin Chúa và Mẹ Maria cho Ngài “được ơn trở nên một mục tử tốt lành, theo gương Chúa”. Thánh lễ kết thúc trong niềm hân hoan đón nhận ơn ban phép lành của Đức tân Giám mục.
Giáo xứ Nỗ Lực – nơi có lịch sử trên 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng - nhớ mãi ngày hôm nay, nguyện một lòng đồng hành cùng người thân yêu của mình trên con đường theo Chúa.
Ban Truyền Thông GP. Hưng Hóa
Gx Thuận Nghĩa hiệp thông cùng giáo xứ Mỹ Yên
Pv Thuận Nghĩa
11:27 08/09/2013
Hiệp cùng toàn thể giáo phận Vinh, gần 12 ngàn con tim của Giáo xứ Thuận Nghĩa ngày hôm nay hướng về các nạn nhân ở Giáo xứ Mỹ yên. Trước các thánh lễ chiều thứ bảy và ngày Chúa Nhật, Cha quản xứ sau đọc thông cáo của Toà Giám Mục và thư chung của Đức Giám Mục Giáo Phận và giải thích cặn kẽ nguyên nhân và diễn tiến của vụ việc xảy ra ngày 04/9/2013 tại Giáo xứ Mỹ Yên. Đặc biệt tối hôm nay, giáo dân tập trung về nhà thờ giáo xứ để cầu nguyện cho các nạn nhân bị bạo quyền khủng bố. Chương trình bắt đầu bằng giờ kinh tối, lần hạt kính Đức Mẹ, sau đó giáo dân được xem các hình ảnh về các nạn nhân trên màn máy chiếu.
Xem hình ảnh
Giờ chầu Thánh Thể bắt đầu bằng lời mời gọi “Kính thưa cộng đoàn, trong giờ chầu Thánh Thể hôm nay, giáo xứ chúng ta hiệp thông với hơn 500 ngàn con tim trong giáo phận, tha thiết cầu xin Chúa nâng đỡ, ủi an các nạn nhân tại giáo xứ Mỹ yên đã bị Bạo Quyền bắt bớ, đánh đập dã man. Xin cho các bạo quyền tỉnh Nghệ An biết lắng nghe tiếng lương tâm chân chính, tôn trọng sự thật và công lý, tôn trọng phẩm giá của người dân và niềm tin tôn giáo”. Sau lời mời gọi, toàn thể cộng đoàn hiệp với ca đoàn trong tâm tình thờ lạy, cầu xin và cảm tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi phần được bắt đầu bằng đoạn Lời Chúa, suy niệm và hát thánh ca. Tất cả được chìm ngập trong tình Chúa và sự hiệp thông với những anh chị em bị nạn.
Lời kinh hoà bình được cất lên để kết thúc giờ chầu như một lần nữa muốn nói cho các bạo quyền Nghệ An biết rằng: Tất cả mọi người dân đều mong muốn có một đời sống bình an thực sự trên quê hương, đất nước. Nhưng thực tế cho thấy, bình an đang bị đe doạ khi nhân phẩm, nhân quyền của con người bị khinh miệt. Bình an còn bị đe doạ và có nguy cơ tan vỡ, khi sử dụng bạo lực và vũ lực để giải quyết những bất đồng và những tranh chấp. Bạo lực, khủng bố, là những biểu hiện của văn hoá sự chết. Lịch sử loài người chứng minh: sử dụng văn hoá sự chết để bắt nạt, trấn áp, và buộc người khác tuân thủ, làm theo ý đồ của mình chỉ có thể gieo rắc hận thù và bất ổn, đau thương và chết chóc.
Mỗi người ra về nhưng nhớ lại những hình ảnh người dân bị đánh trọng thương không ai mà không cảm thấy đau đớn, xót xa. Đau đớn vì chính quyền coi dân như kẻ thù. Đau đớn vì chính quyền hành xử như côn đồ…Một chính quyền giống như bạo quyền, coi dân như kẻ thù thì chính quyền đó rồi sẽ đi về đâu?
Xem hình ảnh
Giờ chầu Thánh Thể bắt đầu bằng lời mời gọi “Kính thưa cộng đoàn, trong giờ chầu Thánh Thể hôm nay, giáo xứ chúng ta hiệp thông với hơn 500 ngàn con tim trong giáo phận, tha thiết cầu xin Chúa nâng đỡ, ủi an các nạn nhân tại giáo xứ Mỹ yên đã bị Bạo Quyền bắt bớ, đánh đập dã man. Xin cho các bạo quyền tỉnh Nghệ An biết lắng nghe tiếng lương tâm chân chính, tôn trọng sự thật và công lý, tôn trọng phẩm giá của người dân và niềm tin tôn giáo”. Sau lời mời gọi, toàn thể cộng đoàn hiệp với ca đoàn trong tâm tình thờ lạy, cầu xin và cảm tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi phần được bắt đầu bằng đoạn Lời Chúa, suy niệm và hát thánh ca. Tất cả được chìm ngập trong tình Chúa và sự hiệp thông với những anh chị em bị nạn.
Lời kinh hoà bình được cất lên để kết thúc giờ chầu như một lần nữa muốn nói cho các bạo quyền Nghệ An biết rằng: Tất cả mọi người dân đều mong muốn có một đời sống bình an thực sự trên quê hương, đất nước. Nhưng thực tế cho thấy, bình an đang bị đe doạ khi nhân phẩm, nhân quyền của con người bị khinh miệt. Bình an còn bị đe doạ và có nguy cơ tan vỡ, khi sử dụng bạo lực và vũ lực để giải quyết những bất đồng và những tranh chấp. Bạo lực, khủng bố, là những biểu hiện của văn hoá sự chết. Lịch sử loài người chứng minh: sử dụng văn hoá sự chết để bắt nạt, trấn áp, và buộc người khác tuân thủ, làm theo ý đồ của mình chỉ có thể gieo rắc hận thù và bất ổn, đau thương và chết chóc.
Mỗi người ra về nhưng nhớ lại những hình ảnh người dân bị đánh trọng thương không ai mà không cảm thấy đau đớn, xót xa. Đau đớn vì chính quyền coi dân như kẻ thù. Đau đớn vì chính quyền hành xử như côn đồ…Một chính quyền giống như bạo quyền, coi dân như kẻ thù thì chính quyền đó rồi sẽ đi về đâu?
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo báo chí của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam về việc cộng sản tấn công giáo dân Giáo Xứ Mỹ Yên
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
00:53 08/09/2013
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
FOR IMMEDIATE RELEASE.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
paulvanchi@yahoo.com
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney ngày 7 tháng 9 năm 2013 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nhận được Thông Cáo của Tòa Giám Mục Xã Đoài Giáo Phận Vinh ngày 5 tháng 9 năm 2013 về sự kiện "Chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân." Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh, gửi ngày 6 tháng 9 năm 2013. Thông Cáo của Giáo Phận Vinh và Thư Chung của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đều lên tiếng "cực lực lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền tỉnh Nghệ An dùng bạo lực đàn áp quần chúng nhân dân," vào buổi chiều ngày 4.9.2013 tại Giáo Xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thông Cáo và Thư Chung đã ghi rõ sự đàn áp bất nhân và dã man này, khi người nhà của ông Phêrô Ngô Văn Khởi và Antôn Nguyễn Văn Hải cùng nhiều bà con giáo dân thuộc Giáo Xứ Mỹ Yên tới UBND xã Nghi Phương để nhận 2 ông về nhà theo Giấy cam kết của nhà cầm quyền. Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, và lựu đan cay...tấn công dã man. Nhiều người ngất xỉu và những người còn lại hoảng loạn bỏ chạy tứ tung. Lực lượng công quyền còn phá cửa, xông vào nhà, đập phá đồ đạc, tấn công những người trốn chạy vào những ngôi nhà đối diện với trụ sở UBND xã, và hành hung bắt cả chủ nhà...Nghiêm trọng hơn nữa, họ đã đập vỡ và xúc phạm tượng thánh tại tư gia anh Antôn Nguyễn Văn Văn. Đây là hành vi phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo.
Hậu quả thê thảm này theo Thông Cáo và Thư Chung đã gây thương tích cho ít nhất 30 người, trong đó có cả phụ nữ và thiếu niên. Một số nạn nhân còn trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Tòa Giám Mục đã lo lắng để các nạn nhân được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Xã Đoài, Bệnh viện 115, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An...
Thông Cáo của Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh gồm 3 điểm: Điểm thứ nhất nhấn mạnh chính quyền đưa hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và côn đồ, cùng với vũ khí và chó nghiệp vụ gây hỗn loạn, đánh đập dã man giáo dân, vào nhà dân đập tượng tôn giáo. Điểm thứ hai TGM Vinh lên án hành động sai trái của chính quyền Nghệ An. Điểm thứ ba là kêu gọi những người yêu chuộng công lý và hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân và lên tiếng bảo vệ giáo dân.
Hơn thế nữa, trước tình cảnh đau thương này, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi: "Cùng với Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Ðoài, tôi cực lực lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền. Ðồng thời, tôi tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hy sinh cũng như có những hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực”.
Đứng trước sự kiện đau thương và sự kiện tấn công dã man tại Giáo Xứ Mỹ Yên, cũng như lời kêu gọi của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam cực lực phản đối trước cộng đồng thế giới và quý Cộng Đồng Việt Nam trong nước và hải ngoại, đồng thời, nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống Công An, Cảnh Sát và côn đồ do nhà cầm quyền điều động như công cụ để đàn áp và tấn Công Giáo dân Giáo Xứ Mỹ Yên, Tỉnh Nghệ An, Giáo Phận Vinh.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam xin cùng Hiệp Thông, Cầu Nguyện, và chia sẻ với Giáo Xứ Mỹ Yên và Giáo Phận Vinh, đồng thời, nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp, tấn công, hành hung, và xúc phạm niềm tin Công Giáo tại Giáo Xứ Mỹ Yên. Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
1) Chấm dứt ngay lập tức những hành động đàn áp, tấn công, hành hung, xúc phạm niềm tin Công Giáo tại Giáo Xứ Mỹ Yên và trên toàn quốc Việt Nam.
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và quý Tôn Giáo bạn. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả quý Tôn Giáo.
3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của quý Tôn Giáo bạn.
4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết để hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Giáo Xứ Mỹ Yên và Giáo Phận Vinh nói riêng, cùng toàn thể Dân Tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh bi thương này.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Quý Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các quốc gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức thường quan tâm đến Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới và Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Nam trên toàn thế giới, cùng đồng hành đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam.
Liên hệ:
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
P.O. Box 735, Avalon, CA 90704
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Phó Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
FOR IMMEDIATE RELEASE.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
paulvanchi@yahoo.com
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney ngày 7 tháng 9 năm 2013 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nhận được Thông Cáo của Tòa Giám Mục Xã Đoài Giáo Phận Vinh ngày 5 tháng 9 năm 2013 về sự kiện "Chính quyền Nghệ An tổ chức dùng vũ lực trấn áp giáo dân." Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được Thư Chung của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh, gửi ngày 6 tháng 9 năm 2013. Thông Cáo của Giáo Phận Vinh và Thư Chung của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đều lên tiếng "cực lực lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền tỉnh Nghệ An dùng bạo lực đàn áp quần chúng nhân dân," vào buổi chiều ngày 4.9.2013 tại Giáo Xứ Mỹ Yên thuộc xã Nghi Phương huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thông Cáo và Thư Chung đã ghi rõ sự đàn áp bất nhân và dã man này, khi người nhà của ông Phêrô Ngô Văn Khởi và Antôn Nguyễn Văn Hải cùng nhiều bà con giáo dân thuộc Giáo Xứ Mỹ Yên tới UBND xã Nghi Phương để nhận 2 ông về nhà theo Giấy cam kết của nhà cầm quyền. Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền đã bày binh bố trận với hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ, chó nghiệp vụ, và lựu đan cay...tấn công dã man. Nhiều người ngất xỉu và những người còn lại hoảng loạn bỏ chạy tứ tung. Lực lượng công quyền còn phá cửa, xông vào nhà, đập phá đồ đạc, tấn công những người trốn chạy vào những ngôi nhà đối diện với trụ sở UBND xã, và hành hung bắt cả chủ nhà...Nghiêm trọng hơn nữa, họ đã đập vỡ và xúc phạm tượng thánh tại tư gia anh Antôn Nguyễn Văn Văn. Đây là hành vi phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo.
Hậu quả thê thảm này theo Thông Cáo và Thư Chung đã gây thương tích cho ít nhất 30 người, trong đó có cả phụ nữ và thiếu niên. Một số nạn nhân còn trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Tòa Giám Mục đã lo lắng để các nạn nhân được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Xã Đoài, Bệnh viện 115, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An...
Thông Cáo của Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh gồm 3 điểm: Điểm thứ nhất nhấn mạnh chính quyền đưa hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và côn đồ, cùng với vũ khí và chó nghiệp vụ gây hỗn loạn, đánh đập dã man giáo dân, vào nhà dân đập tượng tôn giáo. Điểm thứ hai TGM Vinh lên án hành động sai trái của chính quyền Nghệ An. Điểm thứ ba là kêu gọi những người yêu chuộng công lý và hòa bình hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân và lên tiếng bảo vệ giáo dân.
Hơn thế nữa, trước tình cảnh đau thương này, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi: "Cùng với Thông cáo của Tòa Giám mục Xã Ðoài, tôi cực lực lên án cách ứng xử bất nhân và những hành vi bạo lực dã man của cơ quan công quyền. Ðồng thời, tôi tha thiết mời gọi anh chị em cầu nguyện, dâng những hy sinh cũng như có những hành động cụ thể biểu lộ sự hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên và tình liên đới với các nạn nhân của bạo lực”.
Đứng trước sự kiện đau thương và sự kiện tấn công dã man tại Giáo Xứ Mỹ Yên, cũng như lời kêu gọi của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam cực lực phản đối trước cộng đồng thế giới và quý Cộng Đồng Việt Nam trong nước và hải ngoại, đồng thời, nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng hệ thống Công An, Cảnh Sát và côn đồ do nhà cầm quyền điều động như công cụ để đàn áp và tấn Công Giáo dân Giáo Xứ Mỹ Yên, Tỉnh Nghệ An, Giáo Phận Vinh.
1) Chấm dứt ngay lập tức những hành động đàn áp, tấn công, hành hung, xúc phạm niềm tin Công Giáo tại Giáo Xứ Mỹ Yên và trên toàn quốc Việt Nam.
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và quý Tôn Giáo bạn. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả quý Tôn Giáo.
3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của quý Tôn Giáo bạn.
4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết để hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Giáo Xứ Mỹ Yên và Giáo Phận Vinh nói riêng, cùng toàn thể Dân Tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh bi thương này.
Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Quý Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các quốc gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức thường quan tâm đến Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới và Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Nam trên toàn thế giới, cùng đồng hành đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam.
Liên hệ:
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
P.O. Box 735, Avalon, CA 90704
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Phó Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Xưa
Joseph Ngọc Phạm
21:36 08/09/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Mùa phượng cũ chẳng còn ai đợi
Thôi ta về hẹn với chiêm bao ...
(Trích thơ của PN )