Ngày 09-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:06 09/09/2015
17. ÁO MÃO CỦA ƯU MẠNH.
N2T

Tướng quốc nước Sở là Tôn Thúc Ngao giúp cho Sở Trang vương lo việc quốc sự, rất có thành tích chính trị, Sở Trang vương rất đề cao ông ta. Nhưng sau khi Tôn Thúc Ngao tạ thế, Sở Trang vương lại quên mất công đức của ông ta, và đối với cuộc sống của con cháu ông ta thì không hề chăm sóc.
Ưu Mạnh mặc áo quan của Tôn Thúc Ngao, bắt chước thái độ của thần thánh, đi về phía Sở Trang vương chúc thọ. Trang vương rất kinh ngạc cho rằng Tôn Thúc Ngao sống lại, và yêu cầu ông ta ra làm tướng lại. Ưu Mạnh nói:
- “Vua tôi của nước Sở có nhiều việc không làm được, giống như Tôn Thúc Ngao, tận sức kiệt lực vì nước Sở mà cống hiến sức lực, vì thế Sở vương mới được gọi là Bá, sau khi ông ta chết thì con của ông ta phải nhờ vào việc kiếm củi sống cho qua ngày…”.
Bây giờ Sở Trang vương mới phát giác ra ông ta không phải là Tôn Thúc Ngao.
Ưu Mạnh cởi bỏ áo mão của Tôn thúc Ngao hát lên một bài ca:
- “Tham quan vô lại nhiều quang vinh, cháu con không phải lo nghèo đói, có người thì ăn xương tủy của dân; việc công mà quên việc tư thì hỏng bét, ngài coi ngày trước –quan nước Sở là Tôn Thúc Ngao, cả đời thống khổ, sau khi chết thì tiêu điều, con cháu nghèo khổ, không nơi nương tựa. Tôi xin khuyên ngài không cần làm một thanh quan, mà nên làm một tham quan ô lại thì tốt hơn !”
Sở Trang vương rất là cảm động và con cháu của Tôn Thúc Ngao từ đó được phong chức tước.
(Sử ký)
Suy tư 17:
Được làm con cháu của các thánh tử đạo là một niềm vinh hạnh, nhưng cái vinh hạnh cao quý nhất chính là noi gương nhân đức “mến Chúa yêu người” của các ngài, bởi vì có nhiều người lợi dụng danh nghĩa con cháu của vị thánh tử đạo này, thánh tử đạo nọ để khoe khoang, để “lấy le” với mọi người với thái độ vênh vang tự đắc.
Các tín hữu rất tôn kính và yêu mến các thánh tử đạo tiền nhân của mình, bởi vì các ngài có một đời sống gương mẫu thánh thiện, dám hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho niềm tin của mình vào Đức Ki-tô, các ngài giờ đây không phải chỉ là gia sản của cháu con mà thôi, mà còn là gia sản quý báu của Giáo Hội, của những người Công Giáo Việt Nam và trên toàn thế giới.
Niềm tự hào của chúng ta về các ngài, không phải là giương cờ biểu ngữ, lạc quyên đóng góp xây dựng đền thờ to lớn để kính các ngài, nhưng chính là suy tư về cung cách giữ đạo và sống đạo của các ngài để bắt chước noi theo, như thế là chúng ta đã xây dựng trong tâm hồn mình một đền thờ các thánh tử đạo rất sinh động, không những một ngôi đền, mà là hàng triệu ngôi đền các thánh tử đạo trên khắp đất nước Việt Nam, và trên thế giới nơi đâu có bóng dáng người Công Giáo Việt Nam, thì ờ đó là có gương anh hùng của các thánh tử đạo Viêt Nam xuất hiện, đó không phải là đền thờ sống động sao ?
Ai hiểu thì hiểu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tiết lộ: Trong tổng số 2.5 triệu người tị nạn Syria trong năm 2013, Hoa Kỳ chỉ nhận có 26 người!
Đặng Tự Do
00:19 09/09/2015
Các cuộc nổi dậy tại Syria đã bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, chủ yếu là những cuộc biểu tình bất bạo động nổ ra tại một loạt các thành phố nhằm chống lại chế độ tham nhũng, và bè phái của Tổng thống Bashar al-Assad.

Chế độ Assad đáp lại những cuộc biểu tình trên đường phố bằng vũ lực. Cuối cùng, lẽ tự nhiên, nhiều người dân có lẽ đã cầm vũ khí để tự vệ. Tuy nhiên, nếu không có những can dự bên ngoài nhằm theo đuổi những toan tính kinh tế và chính trị trong vùng, nếu không có những nguồn tiếp liệu khí tài chiến tranh khổng lồ, những cuộc biểu tình đã không thể trở thành một cuộc nội chiến chỉ trong vài tháng sau đó.

Cuộc chiến leo thang rất nhanh chóng. Tháng 3 năm 2012, Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 9,000 người Syria người đã bị giết trong những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy. Vào tháng Giêng năm 2013, con số đã lên đến 60,000; sau đó 100,000 vào tháng Bảy cùng năm. Con số những người tị nạn Syria nhanh chóng lên đến 2.5 triệu người vào tháng Sáu năm 2013. Trong số những quốc gia chấp nhận đón người tị nạn Syria, Hoa Kỳ, siêu cường mạnh nhất hành tinh, đón nhận một con số rất đáng xấu hổ là 26 người tị nạn. Vấn đề chấp nhận người tị nạn là phức tạp và các quốc gia có quyền và bổn phận điều hòa các làn sóng di dân vào nước họ. Tuy nhiên, siêu cường mạnh nhất hành tinh, chỉ chấp nhận có 26 người tị nạn, so với nước Đức dám mở rộng vòng tay đón 500,000 người tị nạn mỗi năm thì con số này quả là khôi hài, ấy là chưa kể những trách nhiệm luân lý phát sinh từ cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003.

Và trong khi cuộc xung đột vẫn đang diễn tiến, không biết đến khi nào kết thúc, Stephen O'Brien, phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo, cho biết cho đến tháng 8 năm 2015, hơn 250,000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột bi đát này. Và trong khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn trong bối cảnh có những thoả thuận ngầm nào đó cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể tập trung quân, chiến xa, và các loại xe cơ giới ngang nhiên chiếm hết thành phố này đến thành phố khác của Syria, chắc chắn trong tương lai gần hàng triệu người Syria và Iraq không thể quay trở lại ngôi nhà của mình.

Cho đến nay, tổng cộng, khoảng một nửa dân Syria đã bị bật gốc bởi cuộc chiến. Nhiều người trong số họ, không có chỗ nào để đi trừ ra những trại tạm cư ở các nước láng giềng như Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Trong năm 2014 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia có đông người tị nạn nhất trên thế giới với hơn 2 triệu người tị nạn trong đó 1.8 triệu là người Syria. Li Băng đã mở rộng vòng tay đón tiếp 1,172,000. Đất nước chỉ có 4 triệu dân nay có tới hơn 6 triệu dân. Trong khi đó, 629,000 người Syria đã xin tị nạn tại Jordan và đang sinh sống trong những hoàn cảnh rất cơ cực. Ngay cả miền Iraq Kurdistan, bản thân hiện đang ở giữa một cuộc chiến tranh chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, vẫn phải cưu mang hơn 200,000 người Syria.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, trích dẫn số liệu của Liên Hợp Quốc, báo cáo rằng “ít nhất 40% số người tị nạn ở Li Băng sống trong nơi không xứng với phẩm giá con người” trong khi Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết ngân sách dành cho họ đã bị cắt giảm đến 3 tỉ Mỹ Kim trong tài khóa 2015-2016 mặc dù số người tị nạn không ngừng gia tăng. Trong tháng 12 năm 2014, Chương trình Lương thực Thế giới tuyên bố rằng họ đã phải ngừng cung cấp lương thực cho 1,7 triệu người tị nạn - bởi vì họ không có đủ tiền mặt.

Trong tình cảnh đó, người tị nạn còn biết làm gì hơn là liều mình chấp nhận những chuyến đi nguy hiểm vào Âu Châu. Khoảng 332,000 người di cư đã vào châu Âu qua ngã Địa Trung Hải trong năm nay. Theo tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc khoảng một nửa số người di cư bằng cách vượt biển Địa Trung Hải là người Syria. Tổ chức Di cư Quốc tế ước tính khoảng 850,000 người tị nạn sẽ đổ vào Âu Châu từ đây đến cuối năm.

Hoa Kỳ, về phần mình, đã làm ngơ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, tính đến tháng 8 năm 2015, siêu cường mạnh nhất hành tinh chỉ chấp nhận cho tái định cư 1,434 người tị nạn Syria, và chỉ cam kết cho thêm một vài ngàn người nữa trong những năm sắp tới. Toàn bộ chương trình tái định cư tị nạn của Mỹ được giới hạn ở mức 70,000 người tị nạn trên toàn cầu một năm - một hạn ngạch giống nhau trong nhiều năm qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng.
 
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher kêu gọi chính phủ Úc đón nhận các Kitô hữu tị nạn Syria
Đặng Tự Do
04:40 09/09/2015
Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Úc tăng hạn ngạch đón nhận người tị nạn và đặc biệt ưu tiên đón nhận các Kitô hữu vào Úc.

Ngài nói các Kitô hữu phải được đối xử đặc biệt vì sinh mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng trong sách lược “xua đuổi các Kitô hữu ra khỏi Trung Đông”.

Đức Cha nói thêm:

“Các nhóm khác cũng đang phải gánh chịu những khó khăn nặng nề và bị đàn áp nhưng nhiều Kitô hữu Syria có người thân tại Úc này và có một mối quan hệ văn hóa với nền văn hóa Úc và chúng ta nên tôn trọng những mối quan hệ và kết nối này”'.

Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục cho biết:

“Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã viết thư cho Thủ tướng Tony Abbott và Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong bất kỳ cách thế nào có thể giúp tái định cư cho những người tị nạn”.

Tuyên bố cũng cho biết thêm những chi tiết sau:

“Do thiếu một giải pháp ngoại giao hay chính trị ngay lập tức để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria, chúng tôi mong chính phủ Úc vui lòng bổ sung cấp thời một hạn ngạch là 10,000 chỗ cho người tị nạn, đặc biệt cho những người chạy trốn khỏi Syria. Nếu được, thông qua Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chúng tôi mong những người này có thể đặt chân đến Úc trước Giáng Sinh này '

George Christensen, dân biểu vùng Dawson ở tiểu bang Queensland, lên tiếng ủng hộ cho ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher vào hôm thứ Ba.

“Kitô hữu thiểu số là những người bị chặt đầu trên các đường phố của Nhà nước Hồi giáo. Họ là những người bị đe dọa trực tiếp nhất, và họ phải được ưu tiên hàng đầu của chúng ta”
 
Cần cấp thiết củng cố liên lạc giữa gia đình và cộng đoàn kitô
Linh Tiến Khải
08:24 09/09/2015
Cần cấp thiết củng cố liên lạc giữa gia đình và cộng đoàn kitô


Giữa Giáo Hội và gia đình có một mối dây nối kết “tự nhiên”, bởi vì Giáo Hội là một gia đình tinh thần và gia đình là một Giáo Hội nhỏ. Một Giáo Hội theo Tin Mừng chỉ có thể có hình thái của một căn nhà tiếp đón với cánh cửa luôn luôn rộng mở. Các nhà thờ, các giáo xứ, các cơ cấu với cửa đóng, thì không được gọi là nhà thờ, mà phải gọi là viện bảo tàng.

ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư mùng 9 tháng 9 hôm qua.Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý “Tương quan giữa gia đình và cộng đoàn kitô”. Ngài nói:

Cộng đoàn kitô là căn nhà của những người tin nơi Chúa Giêsu như là suối nguồn của tình huynh đệ giữa tất cả mọi người. Giáo Hội bước đi giữa các dân tộc, trong lịch sử của các người nam nữ, của cha mẹ, con trai con gái: đó là lịch sử có giá trị đối với Chúa. Các biến cố lớn của các quyền lực trần gian được ghi trong lịch sử và ở lại trong đó. Nhưng lịch sử của các yêu thương nhân loại được viết trực tiếp trong con tim của Thiên Chúa, và nó là lịch sử vĩnh cửu. Đó là nơi chốn của cuộc sống đức tin. Gia đình là nơi khai tâm của chúng ta vào lịch sử đó – không thể thay thế được và không thể huỷ diệt được. Khai tâm vào lịch sử này của cuộc sống tràn đầy sẽ kết thúc trong việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa đời đời trên Trời, nhưng bắt đầu từ gia đình. Và chính vì thế mà gia đình quan trọng biết bao.

Con Thiên Chúa đã học lịch sử nhân loại qua con đường này và đã đi nó cho tới cùng (x. Dt 2,18; 5,8). Thật là đẹp chiêm nguỡng trở lại Chúa Giêsu và các dấu chỉ của mối dây liên lạc ấy! Ngài đã sinh ra trong một gia đình, và ở đó Ngài học hiểu thế giới: một hàng quán, bốn căn nhà, một xứ bé nhỏ vô nghĩa. Ấy thế mà khi sống 30 năm kinh nghiệm này, Chúa Giêsu đã tiêu hóa điều kiện là người , bằng cách đón nhận nó trong sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha và trong chính sứ mạng tông đồ. Thế rồi khi bỏ Nagiarét và bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu thành lập một cộng đoàn chung quanh mình, một “cộng đồng”, nghĩa là một cùng-mời gọi các con người. Đó là ý nghĩa từ Giáo Hội.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Trong các Phúc Âm, cộng đoàn của Chúa Giêsu có hình thái của một gia đình, và của một gia đình hiếu khách, chứ không phải của một giáo phái khai trừ, khép kín: chúng ta tìm thấy ở đó Phêrô và Gioan,, nhưng cũng tìm thấy người đói, kẻ khát, người ngoại kiều, và người bị bách hại, phụ nữ tội lỗi và người thu thuế, các người Pharisêu và các đám đông. Và Chúa Giêsu không ngừng tiếp đón và nói chuyện với tất cả mọi người, cả với người không chờ đợi gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc đời họ nữa. Đây là một bài học mạnh mẽ cho Giáo Hội! Chính các môn đệ đã được chọn dể lo lắng cho cộng đoàn này, cho gia đình các khách này của Thiên Chúa.

Để cho thực tại cộng đoàn này của Chúa Giêsu sống dộng ngày nay, cần phải làm sống động trở lại giao ước giữa gia đình và cộng đoàn kitô. Chúng ta có thể nói rằng gia đình và giáo xứ là hai nơi chốn, trong đó được thực hiện sự hiệp thông tình yêu tìm thấy hình thái cuối cùng của nó nơi chính Thiên Chúa. Một Giáo Hội thực sự theo Tin Mừng chỉ có thể có hình thái của một căn nhà tiếp đón với cánh cửa luôn luôn rộng mở. Các nhà thờ, các giáo xứ, các cơ cấu với cửa đóng, thì không được gọi là nhà thờ, mà phải gọi là viện bảo tàng! ĐTC quảng diễn thêm như sau:

Và ngày nay đó là một giao ước định đoạt “chống lại các trung tâm quyền lực ý thức hệ tài chánh và chính trị, chúng ta đặt hy vọng nơi các trung tâm quyền lực này hay sao? Không! Nhưng đặt hy vọng nơi các trung tâm tình yêu! Niềm hy vọng của chúng ta là nơi các trung tâm tình yêu này, các trung tâm rao truyền Tin Mừng, phong phú hơi ấm tình người, dựa trên tình liên đới và sự chia sẻ” (Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình, Các giáo huấn của Đức J. M. Bergoglio – Papa Francesco sulla famiglia e sulla vita 1999-2014, LEV 2014, 189). Cả trên sự tha thứ giữa chúng ta nữa.

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Củng cố mối dây giữa gia đình và cộng đoàn kitô ngày nay là điều không thể thiếu và cấp thiết. Chắc chắn rồi, cần phải có một niềm tin quảng đại để tìm lại sư thông minh và lòng can đảm giúp canh tân giao ước này. Đôi khi các gia đình tháo lui và nói mình không ở trên độ cao phải có: “Thưa cha, chúng con là một gia đình nghèo và cũng hơi xập xệ một chút”, “Chúng con không có khả năng”, “Chúng con có biết bao nhiều vấn đề trong nhà”, “Chúng con không có sức”. Điều này đúng thật. Nhưng không có ai xứng đáng, không có ai ở độ cao, không có ai có sức mạnh! Không có ơn thánh Chúa chúng ta sẽ không làm được gì cả. Tất cả đều được ban cho chúng ta, được ban một cách nhưng không! Và Chúa không bao giờ đến trong một gia đình mà không làm vài phép lạ. Chúng ta hãy nhớ lại điều Ngài làm tại tiệc cưới Cana! Phải, ở đó Chúa, nếu chúng ta đặt mình trong tay Ngài, Ngài làm cho chúng ta hoàn thành các phép lạ - nhưng các phép lạ của mỗi ngày – khi có Chúa, ở đó, trong gia đình ấy.

Dĩ nhiên, cả cộng đoàn kitô cũng phải góp phần mình. Chẳng hạn, tìm thắng vượt các thái độ qúa ra lệnh hay quá dễ dãi, tao thuận tiện cho việc đối thoại liên bản vị và hiểu biết quý trọng lẫn nhau. Các gia đình hãy có sáng kiến và cảm thấy trách nhiệm đem các món quà quý báu cho cộng đoàn. Tất cả chúng ta phải ý thức rằng đức tin được sống trên sân rộng mở của cuộc sống chia sẻ với tất cả mọi người, gia đình và giáo xứ phải hoàn thành phép lạ của một cuộc sống cộng đoàn hơn đối với toàn xã hội.

Tại Cana, đã có Mẹ Chúa Giêsu, là Mẹ “chỉ bào đàng lành”. Chúng ta hãy lắng nghe lời Mẹ: “Hãy làm những gì Ngài bảo” (x. Ga 2,5). Các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ thân mến, chúng ta hãy để cho mình được linh hứng bởi Mẹ, hãy làm tất cả những gì Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta và chúng ta sẽ đứng trước phép lạ, phép lạ của mỗi ngày!

ĐTC đã chào nhiều nhóm khác nhau. Với các nhóm đến từ Pháp và Thụy Sĩ ngài chào đặc biệt các chủng sinh đại chủng viện thánh Giuse do ĐHY Jean Pierre Ricard TGM Bordeaux hướng dẫn. Ngài khuyến khích các gia đình quảng đại dấn thân giúp người trẻ sống kinh nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, tình bác ái huynh đệ và tiếp đón tha nhân.

Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nam Phi, Trung Quốc, Philippines và Singapore, đoàn cảnh sát viên Colombia, các tín hữu châu Mỹ Latinh, các GM Bồ Đào Nha về Roma viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh; các tín hữu A Rập, đặc biệt các kitô hữu Iraq và Ai Cập.

Trong các nhóm Ý ĐTC chào các bạn trẻ phong trào Phan Sinh Italia, cũng như các đoàn hành hương các giáo phận Mantova, và Chiavari do các GM sở tại hướng dẫn; phái đoàn Liên hiệp quốc tế giải phẫu thần kinh, cũng như các thành viên hiệp hội chuyên viên vật lý trị liệu vùng Puglia nam Italia.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết hôm qua là lễ thánh Pietro Claver, dòng Tên, bổn mạng các nhà truyền giáo Phi châu. Ngài cầu mong giới trẻ noi gương thánh nhân phục vụ người nghèo và liên đới với những người cần được trợ giúp. Ngài xin cho các bệnh nhân được sức mạnh tinh thần của thánh nhân trợ lực can đảm vác thánh giá khổ đau; cho các đôi tân hôn được tình yêu của thánh nhân đối với Chúa Kitô giúp lấy tình yêu làm trung tâm cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi nguời.

Linh Tiến Khải
 
Đức TGM Ngoại Trưởng Gallagher kêu gọi bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại Trung Đông
Linh Tiến Khải
23:46 09/09/2015
Đức TGM Ngoại Trưởng Gallagher kêu gọi bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại Trung Đông

PARIS: ĐTGM Paul Richard Gallagher, ngoại trưởng Toà Thánh, kêu gọi cồng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông, trợ giúp người tỵ nạn, giúp họ hồi hương, nghiêm chỉnh đương đầu với hiện tượng khủng bố và đối thoại liên tôn.

ĐTGM Gallagher đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại hội nghị ở Paris về “Các nạn nhân của bạo lực chủng tộc và tôn giáo trong vùng Trung Đông” hôm mùng 8 tháng 9 vừa qua. Hội nghị do ông Laurent Fabius, ngoại trưởng Pháp và ông Nasser Judeh, ngoại trưởng Giordania tổ chức. Nhắc lại thảm cảnh hàng chục ngàn kitô hữu và tín đồ các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy trốn và tìm nơi ẩn trú tại nơi khác trong các điều kiện tạm bợ với biết bao khổ đau thể lý và tinh thần, ĐC Gallagher nói đây là vấn đề liên quan tới các nguyên tắc nền tảng như: giá trị của sự sống, nhân phẩm, tự do tôn giáo và việc chung sống hòa bình giữa các con người và các dân tộc. Hiện tượng khủng bố bách hại này vẫn tiếp diễn với các vi phạm quyền con người và quyền nhân đạo quốc tế từ phía nhà nước Hồi cũng như các lực lượng tham chiến.

Vị đại diện Tòa Thánh đã đưa ra ba đề nghị giúp cải tiến tình hình thê thảm hiện nay. Thứ nhất, gây ý thức cho cộng đồng quốc tế để đương đầu với tình trạng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và bảo đảm các điều kiện an ninh tối thiểu cho các nhóm thiểu số và các cộng đoàn kitô. Cần cung cấp thực phẩm, nước uống, nhà ở và giáo dục cho người trẻ, công ăn việc làm và săn sóc sức khỏe cho các người di cư tỵ nạn trong toàn vùng Trung Đông. Trong số các thách đố phải đương đầu trước hết có việc tôn trọng các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Cần nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo cũng bao gồm quyền tự do theo tôn giáo mình muốn. Nó cũng bao gồm việc bào đảm cho tín hữu của mọi tôn giáo quyền tự do sống và tuyên xưng niềm tin của mình. Chính vì thế các quốc gia trong vùng Trung Đông cùng với cộng đồng quốc tế phải bảo vệ các quyền căn bản của kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác.

Thứ hai, bảo đảm quyền của người tỵ nạn trở về quê hương và sống trong phẩm giá và an ninh. Phải biết rằng các kitô hữu và tín hữu các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số khác không chỉ muốn được nhân nhượng, mà được coi như là các công dân có mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Cần phải có các dụng cụ pháp luật thích hợp bảo đảm cho thực tại này.

Thứ ba, đương đầu với hiện tượng khủng bố phá hoại và tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại liên tôn. Cần phải tìm ra các cơ cấu để khích lệ tất cả, đặc biệt bao gồm các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, đối phó với nạn khủng bố một cách nghiêm chỉnh, và đặc biệt chú ý tới việc giáo dục trong các trường học. Để đạt điều này cần chú ý đên việc giảng dậy trong các trường học, sử dụng hệ thống thông tin liên mạng và qua nội dung các bài thuyết giáo của các vị lãnh đạo tôn giáo, làm sao để loại bỏ các thái độ qúa khích triệt để, nhưng trái lại thăng tiến đối thoại liên tôn và hòa giải. Ngoài ra, thế giới tây phương cũng nên cẩn thận trong việc dùng các kiểu nói và biểu lộ thế nào để tránh xúc phạm và khiêu khích các tâm tình của vài tôn giáo.

Đối thoại liên tôn là liều thuốc chống lại khuynh hướng tôn giáo qúa khích khiến cho các tôn giáo phải đau buồn. Các vị lãnh đạo các tôn giáo Do thái, Kitô, Hồi giáo có thể và phải năm giữ vai trò nền tảng là tạo thuận tiện cho việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giáo dục sự hiểu biết nhau. Ngoài ra cũng cần tố cáo rõ ràng việc sử dụng tôn giáo để biện minh cho bạo lực. Bên cạnh đó cần thăng tiến việc tách rời tích cực và tôn trọng giữa tôn giáo và Nhà nước, phân biệt hai lãnh vực làm sao để mỗi bên tự trị và độc lập, mà không ngăn cản sự cộng tác cần thiết giữa hai bên, cùng hiện hữu nhưng không chống lại nhau nhờ sự đối thoại giữa các giới chức tôn giáo và chính trị trong việc tôn trọng các thẩm quyền của nhau (SD 8-9-2015)

Linh Tiến Khải
 
Saudi Arabia cấm lưu hành nguyệt san National Geographic vì đăng hình ĐGH?
Trần Mạnh Trác
20:38 09/09/2015
Mặc dù được cả Thế Giới kính phục vì đức bác ái và khiêm nhượng, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô hình như vẫn chưa 'lấy đuợc lòng' một quốc gia Hồi Giáo cực đoan là Saudi Arabia.

Mới đây, số Tháng 8 cuả tờ nguyệt san nổi tiếng trong giới văn học khoa học nghệ thuật là báo 'National Geographic' đã bị cấm không được phân phôí tại Saudi Arabia vì trên bià có in hình cuả Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bức hình trình bày chiếc lưng áo trắng cuả Ngài trước những bức hoạ lộng lẫy cuả Michelangelo trong nguyện đường Sistine.

Tại sao vậy?

Tuy Vatican và Saudi Arabia chưa thiết lập toà đại sứ với nhau, nhưng những quan hệ ngoại giao thì đã phát triển tốt đẹp qua ngã toà đại sứ Ý từ nhiều năm nay. Qua ngưỡng cửa này, vị quân vương cuả Saudi Arabia đã gửi lời chúc mừng ĐGH nhân dịp Ngài đăng quang.

Đươc biết Vatican vẫn chưa có ngoại giao với 7 quốc gia là Afganistan, Bhutan, Trung Hoa, Bắc Hàn, Oman, Saudi Arabia và Việt Nam (không kể Maldives và Tuvalu là hai đảo quốc tí hon ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.)

Riêng Việt Nam thì đang có những quan hệ bán chính thức với Vatican, nghiã là những liên lạc không còn phải nhờ qua ngã một toà đại sứ trung gian nào nữa, hai bên chỉ chưa có một vị đại sứ thường trực cư ngụ tại chỗ.

Trở lại câu hỏi vì lý do nào mà hình cuả ĐGH bị cấm đoán ở Saudi Arabia? Theo lời giải thích chính thức cuả vị chủ bút Ả Rập là Alsaad Omar al-Menhaly thì đây là "lý do văn hoá".

"Bạn đọc ở Ả Rập Saudi thân mến, chúng tôi xin lỗi quí bạn đã không nhận được tạp chí Tháng 8," ông viết như vậy trên chương mục Twitter cuả National Geographic tiếng Ả Rập, "Theo tin tức từ công ty phân phối, thì tạp chí đã bị từ chối nhập cảnh vì lý do văn hóa."

"Lý do văn hoá" là một cái cớ chung mỗi khi quốc gia hồi giáo này cảm thấy bị đe doạ, thường là vì lý do tôn giáo chứ không vì lý do lãnh thổ, quân sự, kinh tế hay xã hội.

Mỗi khi các đạo sĩ cuả giáo phái Wahhabi cảm thấy quyền lực cuả họ bị thách thức, thì chính quyền sẽ áp dụng những chính sách quá khích để bảo vệ họ.

Sự liên kết giữa chính quyền Saudi Arabia và giáo phái Wahhabi bắt đầu từ năm 1744. Lúc đó một vị đạo sĩ là ibn 'Abd al-Wahhab đã cổ võ một phong trào 'thanh tẩy' Hồi giáo chống lại những thói tục mà ông coi là xai lầm như 'tôn kính các vị thánh' hoặc 'đi viếng mộ người chết' hay đi 'hành hương các thánh địa'...ông bị tẩy chay và phải chốn chạy nay đây mai đó. Một vị tù trưởng tên là Muhammad ibn Saud đã mời ông ta ở lại với mình và hai người cam kết với nhau rằng, giáo phái cuả Wahhab sẽ được giòng tộc Saud bảo vệ; đổi lại thì giòng tộc Saud sẽ được tuyên xưng là sở hữu chủ hợp pháp dưới quyền Thiên Chuá tất cả mọi đất đai cuả loài người mà họ chiếm được.

Từ đó gia đình Saud xua quân xâm chiếm các bộ lạc lân cận, có khi họ tàn sát toàn diện nam giới và bắt toàn thể phụ nữ làm nô lệ, tàn ác không khác gì đám ISIS ngày nay. Qua nhiều giai đoạn biến chuyển và nhờ ở cái may được Anh Quốc hậu thuẫn trong cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Ottoman, thêm vào nữa là cái may khám phá ra dầu hoả vào năm 1938, họ đã trở thành một quốc gia Saudi Arabia giàu có như ngày nay. Trong quốc gia này thì miêu duệ cuả Wahhab luôn làm đạo sĩ nắm độc quyền tôn giáo và miêu duệ cuả Saud nắm độc quyền dân sự.

Một mô hình độc quyền như thế thì khó mà tồn tại vững bền được, bất công và tham nhũng trở thành một cái gánh nặng khó vác và sự tranh giành quyền lực giữa những đạo sĩ cũng như giữa các ông hoàng thì luôn luôn âm ỉ chờ dịp để bùng nổ.

Và tuy là một quốc gia giàu có vào bậc nhất dựa vào lợi nhuận dửng dưng cuả dầu hoả, số người sinh ra ở đây bị liệt vào loại ngheò khổ (vì thu thập dưới 17 đôla một ngày) vẫn lên tới một tỷ số bất thường là 25%.

Nếu không dựa vào dầu hoả, và do đó là sự bảo vệ vô điều kiện cuả Hoa Kỳ, và vào sự độc tài chuyên chế cũng như vào sự bưng bít triệt để các tin tức bất lợi, thì khó mà tưởng tượng nổi chế độ này còn có thể tồn tại cho tới ngày hôm nay.

Cho nên trước tình trạng giá dầu tuột giốc lôi kéo theo nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, và loạn quân Al Queda và ISIS đang tìm cách xâm nhập, và thế lực cuả phái phái thù địch Shi'a (điển hình là Iran) đang lấn lướt ở nhiều nơi như Irak, Yemen và Bahrain, thì người ta không ngạc nhiên khi thấy Saudi Arabia đã có những hành động 'tự vệ' quá đáng để sống còn.

Nhưng người ta vẫn ngạc nhiên phải hỏi tại sao là Đức Giáo Hoàng?

Dĩ nhiên là việc đưa vị Đại Diện Chúa Kitô lên bìa cuả một tạp chí có thể gây nên sự ganh tị giữa các đạo sĩ Hồi Giáo ở đây. Nhưng hơn thế nữa, sự kiểm duyệt cũng hé lộ cho thấy cách mô tả về ĐGH cuả báo National Geographic có thể gây nên những tác động mà một nhà nước Wahhabi cho là nguy hiểm. Trang bià National Geographic mô tả Đức Thánh Cha Phanxicô đang dẫn đầu một "cuộc cách mạng thầm lặng" để cải cách Giáo Hội Công Giáo.

Dù đó là một quan điểm về Công Giáo mà thôi, và quan điểm này cũng không được chia sẻ ngay cả trong nội bộ Công Giáo, nhưng đối với giới đạo sĩ Wahhabi thì đây là một quan điểm nguy hiểm vượt ra khuôn khổ đạo Công Giáo. Nó chứng tỏ là các tổ chức tôn giáo phải thích ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. " Những tín điều trụ cột," bài viết cuả National Geographic lập luận, "chỉ là công cụ nhằm để giữ gìn một cái gì đó, và nếu chúng không còn có khả năng đó, chúng phải được thay đổi."

Thay đổi là điều không thể chấp nhận được ở Saudi Arabia, lại càng khó nghe cho phái Wahhabi là môn phái giải thích kinh Qur'an theo từng chữ từng vần một. Người theo phái Wahhabi phấn đấu cho sự thực hiện trở lại những lối sống cuả những thế hệ đầu tiên của người Hồi giáo ở thế kỷ thứ bảy; một quan điểm cho rằng tôn giáo phải di dịch và thay đổi với thời gian là điều mà họ phải dàn trận để chống trả mãnh liệt.

Vị quân vương cuả Saudi Arabia đã có một vài cử chỉ chứng tỏ ông mong muốn có những đối thoại liên-tôn, nhưng cho tới nay thì hình như đó chỉ là những câu chuyện ngoại giao cho có lệ mà thôi.

Câu hỏi là nếu chế độ không có sự cải thiện, thì liệu họ có thể cầm cự được bao lâu? Những nguồn tin cho thấy rằng mỗi khi có lời kêu gọi nổi dậy ở trên Mạng (Web) từ đám ISIS đưa ra, thì những 'chatters' (tiếng dội) vang lên từ các điạ điểm trên Mạng cuả Saudi Arabia là nhiều vô kể và từ khắp nơi trong nước!

Trong khi Saudi Arabia vẫn bế quan toả cảng, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại đang cố gắng để xây dựng một chiếc cầu nối với thế giới Hồi giáo. Ngài tin rằng Hồi giáo là một tôn giáo có khả năng hòa bình, và gần đây hơn Ngài kêu gọi các giáo xứ Châu Âu hãy cung cấp nơi cư trú cho những người tị nạn từ Trung Đông, trong đó rất nhiều người là Hồi giáo.

"Đối mặt với bi kịch của hàng chục ngàn người tị nạn đang chạy trốn cái chết vì chiến tranh và đói khát, và đang đi tìm một niềm hy vọng cho cuộc sống, Tin Mừng mời gọi chúng ta phải là người láng giềng tốt cho những người nhỏ nhất và dễ bị bỏ rơi nhất, và cung cấp cho họ một hy vọng cụ thể, " Ngài nói.

Saudi Arabia, trong khi đó, vẫn chưa hề nhận một người tị nạn từ Syria nào cả.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Miền Trung Đông Hoa Kỳ 2015
Đinh Văn Chính
14:38 09/09/2015
Emmitsburg, Maryland ngày 5 tháng 9 năm 2015 - Gần 1,500 giáo dân từ các tiểu bang thuộc Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông Hoa Kỳ đã tấp nập đến Trung Tâm Hành Hương Núi Đức Mẹ Lộ Đức (Grotto of Our Lady of Lourdes) từ 9 giờ sáng thứ bảy liên tục đến gần giờ khai mạc chương trình hành hương.

Thời tiết địa phương vào buổi có nhiều mây che bớt ánh nắng của cuối hè, nhưng cũng có dấu hiệu của một ngày đẹp trời cho cuộc hành hương năm nay của các tín hữu thuộc các tiểu bang Pennsylvania, Delaware, Maryland và Virginia. Càng về gần trưa, ánh nắng bắt đầu xé bóng mây chiếu rọi chào đón các cộng đoàn chuẩn bị cho cuộc rước kiệu và thánh lễ. Gần đài Đức Mẹ Gualalupê, và Đài Chúa Biến Hình trên núi Tabôrê, ban rước kiệu của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington và Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa thuộc Giáo thuộc giáo phận Harrisburg bận rộn chuẩn bị dựng kiệu và trang hoàng các bông hoa rực rỡ cho Kiệu các Thánh Tử Đạo và Kiệu Đức Mẹ. Tiếng ông MC vang dội những lời thông báo nhắc nhở chương trình của ngày hành hương.

Đến khoảng 12 giờ trưa, các cộng đoàn được điều động vào đội hình rước kiệu. Quý Cha, quý Thày, quý Sơ, các em trong ban giúp lễ tề tựu đông đủ để cuộc rước được bắt đầu đúng giờ. Tiếng nguyện kinh của quý Sơ được cất giọng để báo hiệu cho các em ban giúp lễ cầm bình hương và Thánh Giá Nến Cao bắt đầu dẫn đường đoàn rước. Đi đầu là trưởng ban nghi lễ của ban giúp lễ. Tiếng kinh ngân nga, tiếng hát xen kẽ các ngắm của Năm Sự Mừng vang lên trong bầu khí thường vẫn tĩnh lặng của Trung Tâm Hành Hương. Các cộng đoàn nối đuôi nhau sau kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và sau các giáo dân là Kiệu Đức Mẹ được các em tung hoa trong suốt đoạn đường đi rước. Một Thày Phó Tế, Đức Ông Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cha Chủ Tịch Miền và quý Cha trong miền và quý Cha khách đi sau Kiệu Đức Mẹ là những người đi cuối đoàn rước. Những khuôn mặt trẻ già, lớn bé nghiêm trang nối đuôi nhau sốt sắng đọc kinh cho đến khi mọi người về chỗ ngồi của những hàng ghế lộ thiên đối diện hang đá Đức Mẹ Lộ Đức.

Ban vũ dâng hoa gần 40 thiếu nhi và thiếu niên nam nữ của giáo đoàn Mẹ Thiện Chúa Harrisburg đã kết thúc cuộc rước kiệu với màn vũ phụng vụ thật đẹp mắt, thật nhịp nhàng uyển chuyển. Tiếng vỗ tay vang lên thật lớn khi tiếng nhạc và những tác động của màn vũ vừa chấm dứt.

Trước thánh lễ, Cha Nguyễn Xuân Quýnh, Linh Mục Thư Ký của Ban Chấp Hành Giáo Sĩ, giới thiệu quý Cha hiện diện và kế đó là những lời chào đón của Cha Đinh Công Huỳnh, Linh Mục Chủ Tịch Miền Trung Đông. Trước khi bắt đầu thánh lễ, Đức Ông Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngỏ lời cám ơn Cha Chủ Tịch Miền cho ngài vinh dự chủ tế thánh lễ của ngày hành hương miền năm nay. Phụ tế thánh lễ là Thày Sáu Trần Công Huấn thuộc Cộng Đoàn St. Helena, Tổng Giáo Phận Philadelphia và cùng đồng tế là 8 Cha trong miền và một Cha khách từ Việt Nam sang.

Đảm trách phần giảng thuyết là Cha Nguyễn Duy Thường, Quản Nhiệm Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa. Trong bài giảng, ngài nói đến vai trò quan trọng của Đức Mẹ và những ảnh hưởng của lời cầu bầu của Người trước Thiên Chúa, khởi đầu từ phép lạ tại tiệc cưới Cana. Cha giảng thuyết cũng chứng minh kinh nghiệm bản thân khi ngài tha thiết cầu nguyện Đức Mẹ và được nhận lời. Lời giảng của Cha nhờ những gói ghém bộc lộ chân tình và những lời ngợi khen Đức Mẹ đã lôi cuốn giáo dân lắng nghe theo dõi. Qua bài giảng, mọi người hiện diện cảm thấy lòng sùng kính Đức Mẹ được bồi dưỡng cao trọng và tăng phần gấp bội.

Dưới ánh nắng của một ngày đẹp trời, mọi người sốt sắng tham dự thánh lễ qua lời đối đáp trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, hòa lẫn tiếng hát của anh chị em thuộc Ca Đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington đã tạo một bầu khí tưng bừng nhưng trang nghiêm tại Núi Đá Đức Mẹ Lộ Đức, nơi cử hành thánh lễ. Nơi đây, hàng ngày Đức Mẹ vẫn được nhiều người đến thăm viếng cầu nguyện nhưng trong bầu khí nhẹ nhàng, thinh lặng hơn.

Cuối lễ, Đức Ông chủ tế trong vai trò Chủ Tịch LĐCGVN tại Hoa Kỳ, đã ngỏ lời cùng tất cả giáo dân hiện diện. Nhân dịp này, ngài cũng nói đến thành quả vận động của ngài với ban tổ chức của Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình (World Meeting of Families -WMOF Philadelphia 2015) tại Tổng Giáo Phận Philadelphia vào cuối tháng chín này. Thành qủa được nói là đáng kể vì số người Việt Nam tham dự Hội Nghị diễn giảng về gia đình cũng như những vấn đề mà chúng ta đang phải đương đầu trong xã hội ngày nay. Đức Ông cho biết, khi ngài xin với Ban Tổ Chức cho tiếng Việt Nam nếu hội đủ 10% tổng số người đăng ký tham dự Hội Nghị thì được chấp thuận có thông dịch trực tiếp tiếng Việt trong các buổi hội nghị. Ban tổ chức miễn cưỡng chấp nhận nhưng không tin rằng số người Việt Nam tham dự khó mà có thể đạt được con số đó. Vui mừng và hãnh diện thay khi trong tổng số của khoảng trên dưới 15 ngàn người từ khắp các nơi trên thế giới đăng ký tham dự cácbuổi hội nghị từ ngày 23 đến 26/9 tại Convention Center của Thành Phố Philadelphia thì số người Việt Nam chúng ta đã ghi danh được 10% của con số. Nhờ đó, ban tổ chức đã thán phục và đồng ý với Đức Ông Trịnh Minh Trí là tiếng Việt Nam được công nhận là một trong số các ngoại ngữ (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức) được thông dịch trực tiếp tại hội nghị. Ngoài ra, chúng ta cũng được phép có những buổi hội thảo bằng tiếng Việt. Đức Ông cũng cho biết là Đại Hội lần thứ 7 tại Milan, Ý Đại Lợi, số người tham dự hôi nghị khoảng 7 ngàn người, trong khi lần tổ chức thứ 8 tại Philadelphia con số đã lên đến gần 15 ngàn người.

Ngoài ra, Ca Đoàn Việt Nam cũng đưọc chọn hát thánh ca chung với ca đoàn gồm những người gốc dân Nam Mỹ (Hispanic) và ca đoàn Hoa Kỳ trong thánh lễ bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô (Papal Mass) vào lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật 27/9 tại Benjamin Franklin Parkway (đại lộ lớn nhất của Thành phố Phialdephia). Được Biết, bảy (7) cộng đoàn thuộc Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Philadelphia trong suốt năm vừa qua và cho đến bây giờ vẫn tiếp tục làm việc ráo riết để chuẩn bị đón tiếp quý Đức Cha, quý Cha, quý Thày, quý Sơ, quý Tu Sĩ Nam Nữ và giáo dân Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới về tham dự Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình lần thứ 8 được tổ chức tại thành phố cổ kính Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Sáng thứ bảy 26/9, lúc 10 giờ sáng sẽ có thánh lễ dành riêng cho các tín hữu Việt Nam từ khắp nơi về tham dự Đại Hội. Thánh lể sẽ được tổ chức tại Auditorium của Aspira Headstart Center, 6301 N. 2nd Street, Philadelphia PA 19120.

Thánh lễ kết thúc sau phần cám ơn ngắn gọn và ngọt ngào (short and sweet) của vị đại diện Ban Thường Vụ Giáo Dân của LĐCGVN Miền Trung Đông Hoa kỳ. Mọi nguời từ giã Núi Đá Đức Mẹ Lộ Đức và cùng gìa đình, bạn bè tìm những sân cỏ tươi mát trong Trung Tâm Hành Hương để cùng nhau picnic vui chơi đến 5 giờ chiều trước khi chia tay hẹn gặp ngày hành hương miền năm tới vào thứ bảy cuối tuần Labor Day năm 2016. Đó là ngày 3/9/2016.

Đinh Văn Chính tường thuật

Sau đây là một số hình ảnh cuộc hành hương do quý ông Lê Văn Thảo và Đào Đình Tuyên thực hiện:

https://www.flickr.com/photos/18607564@N00/sets/72157658412844505
 
Thánh Lễ truyền Chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn
BTT GP Lạng Sơn
15:34 09/09/2015
Thánh Lễ truyền Chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn

Sáng nay, ngày 08/09/2015, tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chủ sự thánh lễ truyền chức linh mục cho ba thầy phó tế trong cơn mưa hồng ân tuôn đổ xuống trên giáo phận.

Xem Hình

So với các giáo phận khác, ba linh mục thật ít ỏi, nhưng theo lời của Đức Cha Giuse, đây là thánh lễ truyền chức linh mục đông nhất của giáo phận kể từ 70 năm qua. Đây quả là hồng ân lớn lao Thiên Chúa tuôn đổ trên giáo phận truyền giáo miền sơn cước.

Đồng tế trong thánh lễ truyền chức Linh mục hôm nay, có sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện giáo phận, Cha Đại Diện Giám mục, cha Phó giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc, đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận cùng quý thầy phó tế.

Nhà thờ Chính Toà hôm nay trở nên chập hẹp vì đông đảo quý cha, quý thầy, quý dì, quý cố, quý ân nhân, thân nhân, quý cộng đoàn trong và ngoài giáo phận. Cả ba tân chức hôm nay đều xuất thân từ giáo phận Thái Bình.

Đúng 9g15, đoàn rước nhập lễ long trọng tiến từ khuôn viên Tòa Giám Mục về nhà thờ Chính Tòa trong tiếng kèn trống hân hoan của bài “Đẹp Thay”. Trong khi đoàn rước đang tiến vào nhà thờ, bỗng xuất hiện cơn mưa nặng hạt, điều đó như minh chứng thêm rằng: hồng ân Thiên Chúa đang tuôn đổ dồi dào trên giáo phận truyền giáo Lạng Sơn-Cao Bằng. Những hạt mưa hồng ân sẽ tăng thêm sức để hạt giống Tin Mừng được nảy mầm.

Trong lời khai lễ, Đức Cha Giuse gửi lời chúc mừng tới các tiến chức cùng gia đình và toàn thể giáo phận.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa là nghi thức phong chức, gồm ba phần: nghi thức mở đầu, nghi chức phong chức và nghi thức diễn nghĩa. Mở đầu, cha Tổng Đại Diện xướng danh 3 thầy phó tế, đệ trình lên Đức Cha để xin được truyền chức linh mục cho các thầy:

1. Thầy Phê rô Vũ Văn Tạo

2. Thầy An tôn Bùi Văn Tăng

3. Thầy An tôn Đỗ Văn Tiên

Trong bài huấn từ, Đức Cha cho thấy thánh lễ hôm nay thật ý nghĩa khi trùng vào ngày Lễ kính Sinh Nhật Đức Trinh nữ Maria. Ngài đã dành phần trước hết để nói về Đức Maria - người Mẹ tuyệt vời của chúng ta. Vì được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế, nên Đức Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ cho khỏi tội nguyên tổ ngay từ trong cung lòng thân mẫu. Và với lời thưa “xin vâng” khi sứ thần Truyền tin, Đức Maria đã khai mở một kỷ nguyên mới cho Giáo Hội, cho thế giới và cho mỗi người chúng ta.

Tiếp sau đó, Đức Cha Giuse đã ân cần ngỏ lời với các tân chức. Ngài nhấn mạnh đến sứ vụ công bố Lời Chúa linh mục cho dân Chúa, như Đức Maria đã suy niệm Lời Chúa trong lòng rồi đem ra thực hành và sẻ chia.

Con người khởi đầu hành trình dâng hiến với ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Đấng tuyệt đối đã cúi xuống, đụng chạm và nâng đỡ sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo”. Được kêu mời trong tình yêu, đời thánh hiến được ấp ủ, dưỡng nuôi, nâng niu bởi bàn tay nhiệm mầu trên những con người bé nhỏ, yếu đuối và bất toàn của đời thánh hiến. Đó là hình ảnh của 3 thầy phó tế - những người đã biểu lộ sự cam kết tình yêu bằng sự sẵn sàng hi sinh phục vụ để thi hành sứ mạng của Giáo Hội là giới thiệu Đức Ki-tô cho nhiều người. Và qua việc phong chức, các thầy đã được gia nhập vào đoàn tư tế để dâng của lễ lên Thiên Chúa trong niềm hân hoan của toàn giáo phận.

Và thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể. Các tân linh mục bắt đầu sứ vụ mới, đồng tế với Đức Giám Mục trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể nhiệm mầu.

Thánh Lễ khép lại với lời tạ ơn của cha Tổng Đại Diện. Ngài thay lời cho các tân chức và gia đình tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã yêu thương và chọn gọi các tân linh mục; cảm tạ Đức Giám Mục vì đã đồng hành và truyền chức cho các cha mới; cám ơn quý cha đồng tế, quý ân nhân, thân nhân và mọi người đã cầu nguyện, dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ các tân chức trong hành trình ơn gọi.

Lời đáp từ sau cùng của Đức Cha Giuse với những hàng lệ vì ngài đồng cảm với các tân chức hôm nay chỉ còn các bà cố. Một lần nữa, Đức Cha nhắc đến những cơn mưa hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên giáo phận và mỗi người. Với ba tân chức, hiện nay giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng có 20 linh mục. Đây là một bước tiến mới của giáo phận, hy vọng một mùa gặt mới trên cánh đồng truyền giáo.
 
Thông Báo
Thông Báo của Ca Đoàn Tổng Hợp Đại Hội Gia Đình 2015 tại Philadelphia
Lm. JB. Nguyễn Đức Vượng
17:22 09/09/2015
CA ĐOÀN TỔNG HỢP ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH TẠI PHILADELPHIA THÔNG BÁO.

Mến gửi các anh chị em tham gia hát lễ 26-9-2015.

Qua thư này, Chúng con cám ơn Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và Ban Tổ Chức đã cho phép chúng con được mời gọi các thành viên trong các Ca Đoàn để tổ chức thành một Ca Đoàn Tổng Hợp cho Đại Hội Gia Đình.

Với quý Ca Viên khắp nơi đã ghi danh tham dự Ca Đoàn, chỉ còn 3 tuần nữa chúng ta cùng nhau về dự và hát lễ trong Đại Hội Gia Đình tại Philadelphia.

Trước hết xin cám ơn các anh chị em đã nhiệt tình ghi danh tham gia hát chung với Ca Đoàn Tổng Hợp Philadelphia trong Thánh Lễ 10 giờ Sáng Thứ Bảy 26-9-2015 tại Philadelphia. (hiện nay đã có trên 170 ca viên ghi danh tham dự CĐTH)

Tiếp đến xin thông báo cùng các anh chị em, vì số người tham dự Đại Hội Gia Đình rất đông như Văn Phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ đã thông báo nên địa điểm cử hành Thánh Lễ và cũng là nơi chúng ta sẽ tổng dợt lúc 8 giờ sáng trước thánh lễ, sẽ được dời sang:

Aspira Headstart Center 6301 N. Second St. Philadelphia, PA 19120 thay vì nhà thờ Giáo xứ St Hellena như đã được thông báo trước đây. Địa điểm này cách nhà thờ St HELENA chỉ 5 phút lái xe thôi.

Xin anh chị em mặc đồng phục như đã nói trong thư mời đã đăng trên VIETCATHOLIC mà các anh chị em đã đọc. Nay xin nhắc lại:

-Nữ : Áo dài TRẮNG , quần TRẮNG.

-Nam: Áo sơ-mi TRẮNG , quần ĐEN, thắt cà-vạt ĐỎ.

Sách hát (booklet) đã được in đầy đủ để cho mỗi ca viên 1 quyển xử dụng trong thánh lễ. Vì thời gian tổng dợt có hạn, nên xin các anh chị em đến đúng giờ, tốt nhất là đến trước 15 phút để chúng ta kịp tổng dợt và hãy tập kỹ bè nào mình đã chọn.

Xin Chúa trả công và ban muôn ơn lành hồn xác cho các anh chị em . Hẹn gặp lại lúc 8 giờ sáng Thứ Bảy 26-9-2015.

Một lần nữa, mọi thắc mắc xin liên lạc trực triếp với Anh Ca trưởng Ca Đoàn Tổng Hợp Philadelphia (Đại Hội Gia Đình 2015). Số phôn (215) 847-2067 hay datmaidung@yahoo.com, vuongduclavang@gmail.com

Ca Trưởng CĐTH Philadelphia và Cha Vượng trưởng ban Thánh nhạc Liên Đoàn.

Thân mời.

LM JB. Nguyễn Đức Vượng
 
Văn Hóa
Cảm nhận khi đọc thư của ĐGM Chủ Tịch Uỷ Ban Giáo Dục gửi Sinh Viên Học Sinh đầu năm học 2015-2016
Sinh Viên
08:33 09/09/2015
1. CHIA SẺ VỚI NHAU NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2015-2016

Các bạn sinh viên thân mến!

Những nghỉ ngơi, vui đùa của ngày tháng hè dần kết thúc, tôi cũng như các bạn bắt đầu chuẩn bị những thứ cần thiết cho một năm học mới. Nhân dịp này, tôi xin gửi đến các bạn lời chào thân thương và lời cầu chúc các bạn có một năm học đạt nhiều kết quả, thăng tiến và lớn lên về mọi mặt: “kiến thức, nhân cách và lòng mến Chúa yêu người” như Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo đã cầu chúc cho giới trẻ học đường chúng ta trong thư của Ngài gửi sinh viên - học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới 2015-2016.

Trong thư, Đức Cha Giuse nhắn nhủ cách đặc biệt:

“Các con rất thân mến, là sinh viên, học sinh Công Giáo, các con phải dẫn đầu trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Dân Tộc. Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và sức mạnh của Tin Mừng, các con hãy làm cho lòng nhân ái, tình thương yêu, sự hy sinh cho tha nhân lan tỏa tới mọi nơi, nhất là trong gia đình, tại giảng đường và trường học”.

Thật thế, Văn hóa Việt Nam chúng ta chất chứa “nhiều giá trị thiêng liêng và nhân bản”, là một nếp sống đầy lòng nhân ái và tình nghĩa, đáng để cho chúng ta, như Đức Cha nói: “hãnh diện và nỗ lực vun đắp”. Những truyền thống tốt đẹp đó đã làm nên những nếp sống đầm ấm của gia đình Việt, cũng như tạo thành sức sống dồi dào nơi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên khắp thế giới, vì như Mahatma Gandhi đã xác định: "Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân", đã tạo nên sức mạnh cá nhân và tập thể, nếu biết vận dụng để sống…

Thế nhưng, trong thời gian gần đây, nhiều lối sống và nhiều giá trị giả đang được quảng bá rộng rãi, tràn ngập xã hội đến độ làm cho các giá trị thật và lối sống tốt đẹp trong văn hóa có nguy cơ bị lấn át và xóa nhòa, nhiều việc xấu xuất hiện trong học đường và xã hội Việt Nam khiến cho mọi người bàng hoàng, như trong thư Đức Cha nhắc đến: bạo lực học đường, vô lễ đối với thầy cô giáo xuất hiện ở mọi cấp học và ở mọi nơi; lo ngại hơn nữa là có những người con ngỗ nghịch giết cha mẹ mình chỉ vì bực tức hay một chút tiền bạc…., thật bất nhân, bất nghĩa… Trước những thực tế đáng buồn đó, giới trẻ chúng ta ngẫm lại về bổn phận và trách nhiệm của mình… theo giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đại hội giới trẻ Á Châu mà Đức Cha Giuse nhắc lại:

“… Các con chứng kiến và yêu mến, từ bên trong, tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quý và chân thật trong các nền văn hóa và truyền thống của các con. Nhưng là những Kitô hữu, các con cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh luyện, nâng cao và làm cho hoàn hảo di sản này”.

Là những sinh viên Công Giáo - tinh hoa của đất nước đang được đào tạo và tôi luyện trong nền văn hóa cao quý và trong đức tin sống động, chúng ta như Đức Cha chỉ dạy: phải dẫn đầu trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Dân Tộc, cùng quyết tâm: “khám phá và trân trọng những giá trị và những điều tốt đẹp trong các nền văn hóa của Quê hương Việt Nam”. Thật thế, một Văn hóa của Dân tộc có nhiều gía trị tốt đẹp dạy ta sống: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, dũng, lại được sức mạnh thêm bởi Tin Mừng của tình yêu, dấn thân, phục vụ… vun trồng, khi chúng ta biết, tin và sống kết hợp với tình yêu của Đức Kitô…

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn trong năm học mới này.

Xin Mẹ Maria giang rộng vòng tay Hiền Mẫu che chở và gìn giữ chúng ta.

Thân ái chào các bạn!

Ngày 06 tháng 09 năm 2015

Joseph Nguyễn Sinh, sinh viên kỹ thuật điện

2. VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN HỌC SINH Công Giáo DỊP ĐẦU NĂM HỌC 2015 - 2016 CỦA Đức Cha CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DỤC Công Giáo.

Năm học mới bắt đầu là kết quả của biết bao lo toan, chuẩn bị chu đáo từ nhiều ngày. Các bậc cha mẹ gửi gắm trọn con tim, khối óc, sức khỏe và niềm hi vọng vào con trong năm học mới. Cha mẹ ước cho con được dạy dỗ trong nền giáo dục toàn diện, chất lượng và trong sạch. Cha mẹ cũng mong cho các con đạt được kết quả thật tốt trong quá trình trau dồi kiến thức để chuẩn bị cho tương lai rực rỡ.

Sinh viên miền quê, phải rời xa tổ ấm gia đình về thành phố để tiếp tục học tập trong môi trường đại học và con cũng là một trong số ấy. Đầu năm học mới này, con không được sắm sửa cho từng li từng tí như hồi còn thời học sinh… Đôi khi, con ước gì mình được trở về quá khứ là học sinh để được ba mẹ dẫn đi mua sách vở và chở đi học... Tuy nhiên, trong hiện tại giờ đây con đã thành sinh viên và để chu cấp cho việc học tập xa nhà của con, ba mẹ phải vất vả làm việc, lo lắng và cực khổ nhiều để lo phần học phí và những chi phí cần thiết… Con tự nhủ sẽ tự cố gắng…

Hôm nay là ngày khai giảng, con và các bạn học sinh, sinh viên chính thức bước vào năm học mới. Sau thời gian nghỉ hè ngắn ngủi,con phải tiếp tục chương trình ở đại học. Con chào ba mẹ, bước đi mà trong lòng buồn man mác. Con phải rời xa gia đình một thời gian, mang đi những khoản tiền do cha mẹ vất vả lao động kiếm được, xa đứa em gái mới chập chững vào lớp Một.

Hôm qua, khi con trở lại Sài Gòn, không khí ảm đạm buổi chiều ngày đầu tiên luôn mang đến nỗi nhớ nhà. Cộng với việc đăng kí học phần chuẩn bị cho năm học mới càng làm con cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Lúc ấy, con nghĩ mình phải tìm lại sức sống mạnh mẽ, ngày đầu tiên đi học mà ủ rũ thì cả năm chắc cũng không được phấn khởi. Con lang thang trên những trang web Công Giáo để tìm sự an ủi, sức mạnh của Chúa qua những bài chia sẻ về Lời Chúa. Và tình cờ, con đọc được bức thư của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo gửi cho sinh viên học sinh, nhân ngày khai giảng năm học mới 2015-2016. Sau khi đọc, con cảm nhận được tình thương cao vời mà Chúa dành cho con qua sự quan tâm của Đức Cha. Những lời giáo huấn sâu sắc của Đức Cha là động lực để con có thêm sức mạnh, đức tin và sự kiên trì ngõ hầu con thăng tiến về kiến thức, nhân cách và lòng mến Chúa yêu người.

Đức Cha Giuse mời chúng con hãy “khám phá và trân trọng những giá trị, những điều tốt đẹp trong nền văn hóa của quê hương Việt Nam”. Thật thế, đó là nền văn hóa chứa nhiều “giá trị thiêng liêng và nhân bản”, tạo nên nếp sống đẹp, đầy lòng nhân ái và tình nghĩa. Như ý nghĩa sâu sắc của từ văn hóa trong phần nhiều ngôn ngữ Âu châu, “văn hóa” có gốc từ "cultus" của tiếng La Tinh (từ đó mới phát sinh từ culture tiếng Pháp, cultures trong tiếng Anh và kultur của tiếng Đức) mang ý nghĩa cơ bản là trồng trọt, cày cấy, xuất phát từ, được dùng theo nghĩa Cultus Agri nghĩa là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người" cho nên nhà triết học người Anh Thomas Hobbes (1588 - 1679) nói: "Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần" .

Thế nhưng, dù chúng ta có kho tàng văn hóa tốt đẹp ấy, nhưng người trẻ chúng con đang dần bị mai một bởi xu hướng tục hóa, lối sống thích hưởng thụ, đam mê những thú vui vô bổ không lành mạnh. Lời nhắn nhủ của Đức Cha đã đánh tan nỗi buồn tủi, nhớ nhà, sự chậm cầu tiến đang ngự trị trong con… Những lời dạy dỗ tác động đến cõi lòng đầy yếu đuối, giúp con ý thức rằng mình là sinh viên Công Giáo, là Ki-tô hữu và là con Chúa.

Con ý thức như lời Đức Thánh Cha Phanxico nhắn ngủ các bạn trẻ Châu Á mà Đức Cha có nhắc lại: qua hồng ân thánh tẩy con được là con Chúa, có Chúa Thánh Thần và với Bí tích Thêm sức, Chúa Thánh Thần lại ban thêm bảy đặc ân để con có thể thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Chúa giữa thế gian đang có xu thế tục hóa và hưởng thụ. Như thế, con nhận ra rằng mình có sức mạnh để vượt qua nỗi nhớ nhà; có trí thông minh, khôn ngoan để học tập thật tốt; có lòng kính sợ Chúa và đạo đức để luôn tin yêu Chúa, sẵn sàng giúp đỡ anh em và giới thiệu về Thiên Chúa Tình yêu đến mọi người. Không những thế, con nhận rằng những ơn Chúa Thánh Thần luôn ở và con phải luôn cố gắng rèn luyện, cộng tác thì mới sử dụng hữu hiệu được những ơn thiêng đó hầu vượt qua mọi khó khăn.

Trong thư, Đức Cha đã dùng câu chuyện Chỉ buộc chân voi của tác giả Phạm Quỳnh trong Hoa đường tùy bút, làm ví dụ minh họa sống động cho sự thanh luyện trong tình yêu. Câu chuyện ấy khiến con thay đổi cái nhìn về sự rèn luyện. Con nhận thấy rằng dù là những điều nhỏ nhặt mà không phù hợp với giáo huấn của Chúa và Giáo Hội thì dù nhận được những lợi ích lớn cho thân xác cũng không làm, những việc nhỏ mà có ích cho phần hồn thì cũng không nên bỏ qua. Luôn giữ kỉ luật bản thân để thăng tiến trong cuộc sống. Câu chuyện đơn sơ mà sâu sắc thúc đẩy lòng hướng thiện trong con, tiếp thêm sự siêng năng, chuyên cần học tập, thêm lòng đạo đức và yêu mến Thiên Chúa.

Đọc tới đoạn cuối bức thư, con thật sự cảm động trước tình thương dào dạt của Đức Cha Giuse dành cho chúng con – sinh viên học sinh: Ngài không những giảng dạy, nhắc nhở mà còn củng cố tinh thần cầu tiến trong con. Qua đó con nhìn thấy Đức Cha Giuse với tâm tình người cha, người thầy đang đồng hành với chúng con và con tin chắc chắn Thiên Chúa sẽ đổ đầy ân sủng, cũng như ban ơn can đảm giúp chúng con cố gắng học tốt, ý thức rèn luyện nhân cách và sẵn sàng làm chứng về Thiên Chúa trong mọi môi trường.

Con chân thành cảm ơn Đức Cha Giuse. Nguyện xin Chúa ban cho Đức Cha mạnh khỏe để hướng dẫn những con chiên lạc đàn về với Chúa.

Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria cũng chúc lành học sinh, sinh viên chúng con!

Phêrô Trần

Sinh viên năm III, Đại học Luật TP.HCM.


3. TÂM TÌNH VỚI Đức Cha GIUSE – CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DỤC Công Giáo NHÂN DỊP ĐỌC THƯ NĂM HỌC MỚI 2015-2016

Cha kính mến!

Hợp chung tinh thần vui mừng và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong khởi đầu hành trình của năm học mới 2015-2016 với lời mời gọi, lời chúc tốt đẹp đến từ Cha qua thư gửi sinh viên học sinh, chúng con cũng có những suy tư về đời sống của một sinh viên Kitô giáo trong một đất nước giàu vốn Văn hóa trải dài suốt dòng lịch sử…

Thưa cha, bước vào con đường học thức với vô số những cạm bẫy của triết –luận, với hằng hà những lý thuyết hủ lậu khác nhau khoác trên mình những ý nghĩa rực rỡ, chúng con thật như đang lung lạc… Cùng với xã hội ngày càng phát triển với những bước chuyển mình “toàn cầu hóa” hội nhập với đại gia đình nhân loại. Chúng con nghe Cha nhắc nhở phải “hãnh diện và nỗ lực vun đắp” những “giá trị thiêng liêng và nhân bản, tạo nên một nếp sống đầy lòng nhân ái và tình nghĩa” trong giá trị sống Việt…

Chúng con thấy được sự mến mộ của các quốc gia khác đối với Văn hóa Việt Nam, chúng con cảm được những cái hay trong gia tài văn hóa, chúng con biết ứng dụng phần nào truyền thống vào trong cuộc sống để gìn giữ và phát huy như John Abbott khẳng định: “Năng lực của mỗi người có thể gia tăng hoặc mạnh mẽ hơn nhờ văn hóa”. Trên hết, chúng con hiểu được ước muốn của Cha nơi chúng con. Nhưng điều làm chúng con còn dậm chân tại chỗ là không chịu can đảm tiến bước: Chúng con biết, nhưng không thực hành…

Qua học hỏi, chúng con thấy Đạo lý Dân tộc có những điều giàu ý nghĩa làm người, ví dụ như lời răn về lòng thảo hiếu:

“Mỗi năm mỗi thắp đèn trời,

Cầu cho Cha mẹ sống đời với con”

Mà sách Huấn ca trong Kinh Thánh, có cách đây 2200 năm (tức là khoảng năm 200-175 TCN) đã dạy cụ thể:

“Ai thờ Cha thì bù đắp lỗi lầm,

Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu”

(Hc 3, 3-4)

Đối người bất hiếu, sách Huấn ca chỉ trực diện:

“Ai bỏ rơi Cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,

Ai chọc giận Mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa”

(Hc 3,16)

Con thiết nghĩ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cụ thể lòng hiếu thảo đã được hun đúc trong Kinh Thánh, cụ thể là sách Huấn ca (về lòng hiếu thảo) đã có từ xa xưa. Như vậy, nếu chúng con thực thi những gì Kinh Thánh đúc kết và truyền dạy về chữ hiếu, thì chúng con đã đảm bảo được ứng dụng văn hóa cùng với việc “gìn giữ và phát triển vốn giá trị thiêng liêng và nhân bản của dân tộc” mà cha đã dạy chúng con… Hơn thế nữa, ứng dụng những giá trị văn hóa, chúng con sẽ có những hoa quả cho chính chúng con như Jawaharlal Nehru nói: “Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn”.

Trong thư, Đức Cha nhắc lại lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô tại đại hội giới trẻ Á Châu “nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì tốt đẹp, cao thượng và chân thật” , và Cha cũng mời gọi học sinh sinh viên chúng con thêm: “ hãy khám phá và trân trọng những giá trị và những điều tốt đẹp trong các nền văn hóa của quê hương Việt Nam”. Chúng con sẽ cố gắng chia sẻ với các Ngài lo toan về tương lai của xã hội và Giáo Hội bằng chính những cố gắng thay đổi nếp sống cũ vì tương lai của chúng con.

Khi nghĩ lại, chúng con tự vấn mình về khả năng yêu mến Thiên Chúa liệu có đạt được khi mà bản thân còn biếng lười, thân xác đam mê thú vui vô bổ, đầu óc tính toán vụ lợi, tinh thần hướng về những khoái cảm nhục dục đã chiếm hết con người mình…

Một cái túi đã đầy, nhưng lại cần được sắp xếp và chọn lựa cái nào giữ lại - cái nào bỏ đi! Ước chi từ đây, chúng con dù ở nơi nào trong đất nước nhưng khi gặp nhau, khi được nối kết trong sợi dây tình thương Kitô Giaó thì bàn tay sẽ nắm lấy bàn tay, giúp đỡ nhau tiến bước trên con đường thăng tiến bản thân, song song với đó là việc giữ gìn những truyền thống Văn hóa dân tộc thuận với tín lý…

Xin Đức Kitô Giêsu thánh hóa tình huynh đệ thắm thiết trong ân sủng Người và Xin Mẹ Maria gìn giữ Cha và cả chúng con nữa.

Chắc chắn trong hành trình mới, Cha và chúng con sẽ gặp phải những gian nan nhưng con quyết học theo Cha tín thác vào Chúa khi đặt nơi Ngài những nỗi lo toan này và tự hứa sẽ dấn thân tiến bước trong thế gian đầy mưu chước. Hy vọng trong tương lai không xa Cha và chúng con được cùng nhau hát vang lên câu ca vịnh:

“họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo;

Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng…”

(Tv 125)

Vâng thưa Cha, lúa – hoa trái của nền Văn hóa Việt, chính là tương lai của người tín hữu Kitô trẻ Việt Nam...

Con xin được gửi tới Cha lời cầu chúc bình an và lòng quyết tâm thay đổi…

ĐH Mỹ thuật, 8/ 9/ 2015

Mừng sinh nhật Mẹ Maria!!!

“ hoang vu ”
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Trắng Dưới Nắng Hè
Nguyễn Đức Cung
21:02 09/09/2015
SEN TRẮNG DƯỚI NẮNG HÈ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhìn hoa sen trắng dưới nắng hè
Thương về làng cũ nhớ ao sen.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/9 – 09/09/2015: Cuộc khủng hoảng người tị nạn tại Âu Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:10 09/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn

Điều kiện sinh hoạt tồi tệ trong các trại tỵ nạn với những nguồn viện trợ nhỏ giọt và thất thường, cùng với sự lụi tàn hy vọng được trở về cố hương trước những chiến thắng dòn dã của quân khủng bố Hồi Giáo IS, trong bối cảnh sự thờ ơ của thế giới, đã khiến hàng trăm ngàn người tị nạn tại Iraq, Syria và A Phú Hãn lũ lượt tìm đường vượt biên sang Âu Châu.

Theo những con số thống kê chưa đầy đủ 340,000 người tị nạn đã di dân bất hợp pháp vào Âu Châu trong 6 tháng đầu năm nay. Chỉ riêng trong tháng 7, con số người tị nạn tràn vào Âu Châu đã tăng vọt lên tới 107,500 người. Trong khi đó xác những người vượt biên bằng đường biển trôi bập bềnh vào bờ biển của Libya và Thổ Nhĩ Kỳ. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính có ít nhất 2800 người đã chết trong vùng biển Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay.

Sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được tại thành phố Al-Qaryatayn, thiết lập guồng máy hành chính tại đây, đã có những lo âu theo đó các cường quốc phương Tây đang thỏa thuận với các cường quốc dầu hỏa trong vùng mượn tay quân khủng bố Hồi Giáo IS để thực hiện sách lược Hồi Giáo hóa khu vực. Làn sóng người tị nạn tràn vào Âu Châu càng tăng vọt và ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng người tị nạn đánh nhau với công an biên phòng khi họ bị ngăn cản vượt qua biên giới.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng 9 tại quảng trường Thánh Phêrô trước hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giáo xứ và các tổ chức Công Giáo trên toàn Âu Châu đón nhận người tị nạn.

Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, người ta nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua các việc làm của chúng ta, như cuộc sống của chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta mà chúng ta tưởng niệm ngày qua đời hôm 5 tháng 9 này.

Đứng trước thảm trạng hàng chục ngàn người tị nạn trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói và họ đang hành trình tiến về cuộc sống hy vọng, Tin Mừng kêu gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta hãy trở thành “những người thân cận của những người bé nhỏ nhất và bị bỏ rơi, mang lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Vì thế, nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến gần, tôi kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và Đền thánh ở toàn Âu Châu hãy biểu lộ sự cụ thể của Tin Mừng và đón tiếp một gia đình tị nạn. Đó là một cử chỉ cụ thể để chuẩn bị cho Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, mỗi đan viện, mỗi đền thánh ở Âu Châu hãy tiếp nhận một gia đình, bắt đầu từ giáo phận Rôma của tôi.

Tôi ngỏ lời với các anh em Giám Mục Âu Châu của tôi, là những chủ chăn đích thực, để các vị hỗ trợ lời kêu gọi này của tôi trong các giáo phận của các vị, nhớ rằng Lòng Thương Xót là danh xưng thứ hai của Tình Yêu: ‘Tất cả những gì các con làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các con làm cho Thầy’ (Mt 25,40).

Cả hai giáo xứ ở Vatican cũng sẽ đón nhận 2 gia đình tị nạn trong những ngày này.

2. Tuyên bố của cha Lombardi về lời của Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các giáo xứ tại Âu Châu đón nhận người tị nạn

Buổi chiều Chúa Nhật 6 tháng 9, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã có cuộc họp báo giải thích về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha và các Đức Thượng Phụ trong thế giới Ả rập nhiều lần tuyên bố “Không chấp nhận một Trung Đông không có các tín hữu Kitô”. Một số ký giả nêu câu hỏi có phải với lời kêu gọi này, Tòa Thánh thay đổi thái độ, chấp nhận một thực tế là các tín hữu Kitô không thể trụ lại trong vùng, và do đó chuyển sang phương án đón nhận họ vào Âu Châu.

Cha Federico Lombardi nhấn mạnh rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha chỉ nên hiểu là lời mời gọi thể hiện tình đoàn kết và các phản ứng sáng tạo và quảng đại trước cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra khi chúng ta chuẩn bị cho Năm Thánh của Lòng Thương Xót, một sự chuẩn bị phải đi vào cuộc sống thông qua các công việc bác ái cụ thể. Cha Lombardi nhấn mạnh: “Đức Thánh Cha không phải là đang đề cập đến các công việc chuẩn bị về tổ chức hay hậu cần”.

Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi, Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Maronite từ Li Băng cũng lặp lại quyết tâm “Không chấp nhận một Trung Đông không có các tín hữu Kitô”.

Ngài nói:

“Chúng ta biết rằng một thế giới Ả rập không có tín hữu Kitô sẽ là một tai họa cho cả Ðông lẫn Tây phương, bởi vì Ả rập sẽ không còn là một nền văn hóa đa diện, mà sẽ bị nuốt chửng bởi văn hóa tôn giáo của Hồi giáo. Cả Hồi Giáo lẫn Âu châu đều không thể sống trong một hoàn cảnh như thế”

Cha Lombardi nói thêm rằng khi Đức Thánh Cha nói về các giáo xứ, ngài muốn đưa ra lời kêu gọi đến toàn bộ cộng đồng giáo xứ được thiết lập trên thực tại địa phương, chứ không chỉ nhắm đến các linh mục giáo xứ và nhà xứ của các linh mục.

Cha Lombardi nhận xét rằng cộng đoàn giáo xứ sẽ có thể tìm ra cách tốt nhất để thực hiện lời kêu gọi này.

Và khi Đức Thánh Cha nói đến “các cộng đoàn dòng tu” ngài đang sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ đã từng sử dụng khi ngài đến thăm “Centro Astalli” là Trung tâm tị nạn ở Rôma do các linh mục dòng Tên điều hành.

Đây là những lời của Đức Giáo Hoàng trong dịp đó: “Chúa đã kêu gọi chúng ta sống với lòng can đảm và lòng hiếu khách quảng đại hơn trong các cộng đoàn, trong các nhà và trong các tu viện không dùng đến. Anh chị em nam nữ tu sĩ thân mến, các tu viện không dùng đến của anh chị em không có ích gì cho Giáo Hội nếu chúng được biến thành khách sạn để kiếm tiền. Các tu viện không dùng đến không thuộc về anh chị em, nhưng là xác thịt của Chúa Kitô cho những người tị nạn. Chúa mời gọi chúng ta sống với lòng can đảm và rộng lượng lớn hơn, để đón nhận những người tị nạn trong cộng đoàn, nhà ở và các tu viện bỏ hoang. Điều này tất nhiên không phải là một điều gì đó đơn giản; nó đòi hỏi một tiêu chuẩn và trách nhiệm, nhưng cả lòng can đảm nữa. Chúng ta làm rất nhiều, nhưng có lẽ chúng ta được kêu gọi để làm nhiều hơn nữa, chấp nhận và chia sẻ với những người mà Chúa Quan Phòng đã gởi đến cho chúng ta phục vụ cụ thể”. (Ngày 10 tháng 9 2013)

Cuối cùng, Cha Lombardi giải thích rằng “hai giáo xứ” Đức Giáo Hoàng đề cập đến bên trong Vatican là giáo xứ Santa Anna và Đền Thờ Thánh Phêrô. Cha nói rằng hai giáo xứ này là những thực tại vô cùng khác nhau và mỗi giáo xứ sẽ tìm cách riêng của mình để đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng.

3. Trong thánh lễ với các vị Thượng Phụ và Giám Mục Armenia, Đức Thánh Cha nói: Các Kitô hữu đang bị bách hại với một sự im lặng đồng lõa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ sáng thứ Hai mùng 7 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, với Đức Thượng Phụ tân cử Cilicia của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia, và Đức Tổng Giám Mục Gregoriô Phêrô Ghabroyan thứ 20, cũng như với các Giám Mục của Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia và Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.

Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã nói về tình trạng nhiều Kitô hữu trên thế giới đang tiếp tục bị bách hại với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc trên thế giới. Thậm chí ngày nay, “các tín hữu Kitô còn bị bách hại trầm trọng hơn trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội. Họ bị giết, đuổi ra khỏi nhà, bị cướp, bị bóc lột, chỉ vì họ là Kitô hữu”

Ngài nói:

“Anh em thân mến, không có Thiên Chúa giáo nếu không có bách hại. Hãy nhớ đến mối phúc cuối cùng trong Tám Mối Phúc Thật: [Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.] Nếu người ta tống cổ anh em ra khỏi hội đường, ngược đãi anh em, chửi rủa anh em, anh em hãy biết đó là số phận của một Kitô hữu. Ngày nay cũng vậy, điều này xảy ra trước mắt thế giới, với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc là những người có thể ngăn chặn điều đó. Chúng ta đang đối mặt với số phận của người Kitô hữu, đó là đi trên cùng một con đường Chúa Giêsu đã đi qua”.

Đức Thánh Cha nhắc lại: “Một trong những cuộc bách hại rất lớn: đó là cuộc thảm sát những người Armenia. Đây là quốc gia đầu tiên cải đạo sang Thiên Chúa giáo: nước đầu tiên. Họ đã bị đàn áp chỉ vì là các Kitô hữu. Những người Armenia đã bị đàn áp, bị đuổi ra khỏi quê hương của họ, không nơi nương tựa, chết trong sa mạc.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Câu chuyện này đã bắt đầu với Chúa Giêsu. Những gì họ đã làm với Chúa Giêsu, thì họ đã lập lại trong suốt quá trình lịch sử trên chính nhiệm thể của Ngài, là Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hôm nay, trong Phụng Vụ Thánh Thể đầu tiên của tôi với anh em như những anh em Giám Mục với nhau, các anh em Giám Mục và Thượng Phụ và tất cả các tín hữu Armenia và các linh mục thân mến, tôi muốn ôm anh chị em vào lòng và tưởng nhớ cuộc bách hại này mà anh chị em đã phải gánh chịu, trong khi nhớ đến những người thánh thiện, đến cơ man những vị thánh của anh chị em là những người đã phải chết vì đói, vì lạnh, vì bị tra tấn, vì bị đầy vào hoang địa chỉ vì là Kitô hữu. "

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ cuộc đàn áp rộng lớn hơn mà các Kitô hữu ngày nay đang phải chịu. “Ngay trong thời đại chúng ta đây, trên các tờ báo, chúng ta đọc thấy những kinh hoàng do những nhóm khủng bố gây ra, như cắt cổ họng những người chỉ vì họ là Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ về các vị tử đạo Ai Cập, gần đây, trên bờ biển Libya, những người đã bị giết hại trong khi kêu tên Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha đã cầu nguyện xin Chúa “ban cho chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Đức Kitô, là Đấng đã vác Thánh Giá, Thánh Giá của bách hại, Thánh Giá của hận thù, Thánh Giá xuất phát từ sự giận dữ của những kẻ bắt bớ - một sự tức giận được khuấy động bởi ma quỷ là ‘cha của mọi điều gian ác’”.

“Nguyện xin Chúa, ngày hôm nay đây làm cho chúng ta cảm thấy trong cơ thể của Giáo Hội một tình yêu dành cho các vị tử đạo của chúng ta, và cả ơn gọi tử đạo. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta không biết. Chỉ xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nếu cuộc bức hại này xảy ra một ngày nào đó, thì chúng ta có lòng dũng cảm và có thể làm chứng cho Chúa như tất cả các vị tử đạo Kitô giáo, và đặc biệt là như các Kitô hữu người Armenia.”

4. Đức Thánh Cha tiếp 40 Giám Mục Bồ Đào Nha

Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Bồ Đào Nha tiếp tục đẩy mạnh công trình loan báo Tin Mừng mặc dù có nhiều thách đố trong Giáo Hội địa phương.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài huấn dụ trao cho 40 Giám Mục Bồ Đào Nha về thăm Tòa Thánh và được Đức Thánh Cha tiếp kiến chung sáng thứ Hai 7 tháng 9.

Sau khi đề cao những điểm sáng của Giáo Hội tại Bồ trong phúc trình của các Giám Mục nước này, Đức Thánh Cha viết: “Tôi khuyên nhủ anh em hãy kiên trì trong quyết tâm loan báo Tin Mừng liên lỷ và có phương pháp, với xác tín rằng việc huấn luyện đích thực cho lương tâm, theo tinh thần Kitô, là một trợ lực hết sức quan trọng và không thể thiếu được cho sự trưởng thành về xã hội và cho cuộc sống quân bình tại Bồ Đào Nha. Với niềm tín thác sâu xa nơi Thiên Chúa, anh em đừng nản chí trước những tình trạng tạo nên sự ngỡ ngàng và cay đắng, ví dụ nhiều giáo xứ xa xút đang cần khơi lại niềm tin khi lãnh nhận bí tích rửa tội, để mang lại cho mỗi cá nhân và cộng đoàn tín hữu ý thức về sự mang của mình.”

Đức Thánh Cha nói thêm:

Có những giáo xứ nhiều khi co cụm và khép kín vào cha sở và thiếu các linh mục, cần có tinh thần cởi mở và hiệp thông sinh động hơn. Có một số linh mục miệt mài làm việc mục vụ mà không vun trồng đời sống cầu nguyện và đời sống tâm linh sâu xa, vốn là điều thiết yếu đối với công cuộc loan báo Tin Mừng.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến hiện tượng nhiều người trẻ ở Bồ Đào Nha không thực hành đạo nữa, sau khi lãnh nhận bí tích thêm sức, họ không được huấn luyện về đời sống Kitô, sự huấn luyện này có thể giúp họ tránh được những tình trạng gia đình bất hợp lệ trong tương lai. Sau cùng, cần có sự hoán cải bản thân và mục vụ của các vị mục tử và các tín hữu, cho đến khi nào mỗi người có thể thành thực và vui mừng nói rằng: Giáo Hội chính là nhà của chúng ta”.

Giáo Hội Công Giáo tại Bồ Đào Nha có 9 triệu 500 ngàn tín hữu trên tổng số 10 triệu dân cư, thuộc 3 giáo tỉnh với 21 giáo phận.

Từ đây đến cuối năm, còn 2 Hội Đồng Giám Mục sẽ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, đó là Hội Đồng Giám Mục Đức từ ngày 18 tháng 9 tới đây và Hội Đồng Giám Mục Slovak từ ngày 14 tháng 11

5. 4 ngàn tu sĩ nam nữ trẻ sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế tại Rôma

Khoảng 4 ngàn tu sĩ nam nữ trẻ sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế từ ngày 15 đến 19-9-2015 tại Roma do Bộ các Dòng Tu tổ chức nhân dịp Năm về Đời Sống Thánh Hiến.

Cuộc gặp gỡ có chủ đề là “Hãy đánh thức thế giới - Tin Mừng, Ngôn Sứ và Hy Vọng”, với sự tham dự của những người trẻ thánh hiến đến từ 5 châu. Mục đích cuộc gặp gỡ là để sống một kinh nghiệm huấn luyện, qua sự đào sâu các yếu tố cơ bản của đời sống thánh hiến về mặt Kinh Thánh, thần học đoàn sủng và Giáo Hội học. Đây cũng là cơ hội để các tu sĩ trẻ trao đổi về thực tại bản thân, những ước muốn và mong đợi về mặt huấn luyện. Sau cùng là để cử hành và làm chứng về vẻ đẹp ơn gọi của mình.

Trong 5 ngày gặp gỡ, mỗi sáng các tu sĩ sẽ tụ họp tại Đại thính đường Phaolô 6 ở nội thành Vatican để lắng nghe và suy tư về các đề tài ơn gọi, đời sống huynh đệ và sứ vụ. Ban chiều, họ họp nhau tại các nơi khác nhau ở Roma để đối thoại và chia sẻ. Chiều tối họ có thể tham gia những lộ trình được đề nghị như: con đường loan báo hay là đêm thừa sai tại trung tâm Roma; con đường gặp gỡ: cụ thể là gặp một số tổ chức xã hội Công Giáo như Caritas, Cộng đồng thánh Egidio, Talitha Kum); con đường mỹ thuật với các cuộc viếng thăm Bảo tàng viện Vatican và Nhà nguyện Sistina.

Thông cáo của Bộ các dòng tu cho biết có 3 sinh hoạt được mở rộng cho tất cả mọi người:

- Trước tiên là buổi canh thức cầu nguyện tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 8 giờ rưỡi tối ngày 15-9 do Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, người Tây Ban Nha thuộc dòng Phanxicô, Tổng thư ký Bộ các dòng tu;

- Thứ hai là thánh lễ do Đức Hồng Y Tổng trưởng João Braz de Aviz, người Brazil, chủ sự lúc 11 giờ rưỡi sáng thứ Bẩy 19-9 tại Đền thờ Thánh Phêrô.

- Sau cùng là đêm âm nhạc và chứng từ tại Quảng trường thánh Phêrô lúc 8 giờ rưỡi tối ngày thứ sáu 18-9.

Thứ Bẩy 19-9 sẽ là ngày đại tưởng niệm các vị thánh và các vị tử đạo của Đời sống Thánh Hiến: đây là một cuộc tuần hành cầu nguyện, khởi hành từ Nhà thờ Đức Mẹ ở Aracoeli cạnh Quảng trường Venezia ở trung tâm Roma, tiến qua Nhà tù Mamertino và Fori Imperiali để tới hý trường Colosseo

6. Đức Thánh Cha gặp gỡ phong trào “Các tổ truyền giáo của giáo xứ”

Sáng thứ Bẩy, 5 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 5 ngàn thành viên đến từ các nơi trên thế giới thuộc Phong trào “Các tổ truyền giáo của giáo xứ”.

Phong trào này được linh mục Pi.Gi. Perini, một cha sở ở Milano, bắc Italia thành lập ở Milano năm 1987 và nay đã lan rộng ra các nơi trên thế giới, cả những nước như Trung Quốc, Brazil, Tân Caledonie, Burkina Faso, nhiều ước Âu Châu. Quy chế của Phong trào được Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân phê chuẩn chung kết hồi tháng 4 năm 2015. Trong số 5 ngàn người dự buổi tiếp kiến sáng hôm qua, có 1 ngàn người đến từ nước ngoài.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhiệt liệt khuyến khích các “Tổ truyền giáo của giáo xứ” tiếp tục là những hạt giống nhờ đó cộng đoàn giáo xứ tự hỏi về bản chất truyền giáo của mình. Để được vậy, cần lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh tiếp tục nói với Giáo Hội và thúc đẩy tìm ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng: “Anh chị em hãy khuyến khích cộng đoàn giáo xứ trở thành một gia đình trong đó có thực tại phong phú và đa dạng của Giáo Hội” (LG 8).. Gặp nhau trong các tư gia để chia sẻ niềm vui và những mong đợi trong tâm hồn mỗi người. Đó thực là một kinh nghiệm chân thực về việc loan báo Tin Mừng, như thời Giáo Hội sơ khai”.

Sau cùng Đức Thánh Cha khích lệ các tổ truyền giáo của giáo xứ hãy tăng cường đời sống cộng đồng, có khả năng tiếp đón mọi người không phân biệt ai. Ngài nói thêm rằng: “Tôi khuyến khích anh chị em hãy biến Thánh Thể thành con tim sứ mạng truyền giáo của mình, để mỗi tổ truyền giáo là một cộng đoàn Thánh Thể.. trong đó anh chị em tìm được sức mạnh để đề nghị vẻ đẹp của đức tin, vì Thánh Thể làm cho chúng ta cảm nghiệm tình thương vô biên, và mang lại một dấu chỉ cụ thể chứng tỏ Giáo Hội là “Nhà Cha trong đó có chỗ cho mỗi người có đời sống vất vả” (Evangelii Gaudium, 47)

7. 140 Giám Mục Chính Thống từ các nơi trên thế giới nhóm họp tại Istanbul

140 Giám Mục Chính Thống từ các nơi trên thế giới đã nhóm họp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để chuẩn bị cho Công đồng Liên Chính Thống giáo khai mạc vào lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm tới, 2016.

Các Giám Mục tựu về đây theo lời mời của Đức Thượng Phụ Bartholômêô, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople và cũng là Giáo Chủ danh dự chung của toàn Chính Thống giáo. Ngày 1 tháng 9, các Giám Mục cử hành ngày cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên, ngày mà Giáo Hội Công Giáo cử hành lần đầu tiên, tại Đền thờ Thánh Phêrô và các nơi khác.

Công đồng Chính Thống vào năm tới sẽ là Công đồng Liên Chính Thống giáo đầu tiên từ hơn 10 thế kỷ. Công đồng chung lần chót với sự tham dự của các Giám Mục Đông và Tây là Công đồng Nicea năm 787.

Công đồng Liên Chính Thống giáo đã được đề nghị từ năm 1961, nhưng cho đến nay chưa tiến hành được. Vì nhiều tranh luận không được giải quyết, nên có nhiều người nghi ngờ không biết Công đồng dự kiến vào năm tới có thể tiến hành được không. Cả việc chọn lựa các đề tài cũng là điều gây tranh luận. Giáo Hội Chính Thống Nga cho rằng Công đồng chỉ bàn về những đề tài được tất cả các Giáo Hội Chính Thống quốc gia đồng ý. Một vấn đề gây xung đột trầm trọng là những quan điểm khác nhau về các Giáo Hội Chính Thống ở Cộng hòa Ukraine và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại nước này.

Ngoài ra Công đồng sẽ bàn về những vấn đề như lịch phụng vụ, và luật về hôn phối, giá trị bí tích rửa tội của các tín hữu Kitô khác, việc thành lập các Giáo Hội tự quản, xét vì các tín hữu từ những nước có truyền thống Chính Thống kỳ cựu ngày càng di cư sang Tây Phương và các nơi khác.

8. Người Công Giáo Do Thái biểu tình chống chính phủ cắt giảm trợ cấp giáo dục cho các trường

Một trong các nghĩa vụ chính yếu của nhà nước là giáo dục thế hệ trẻ. Khi nhà nước nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và tư nhân trong lãnh vực này, nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ cụ thể bằng tài chính để các cơ sở giáo dục không do nhà nước trực tiếp quản lý có thể sống nổi. Luật pháp Do Thái quy định như thế, tuy nhiên, trong những năm qua đã liên tiếp xảy ra những cắt giảm trong việc tài trợ cho các trường Công Giáo tại Do Thái.

Từ đầu tháng 9 đến nay, người Công Giáo Do Thái ở Nazareth đã tổ chức các cuộc biểu tình để phản đối các chính sách cắt giảm này của chính phủ Israel.

Đức Giám Mục Giacinto Boulos Marcuzzo, giám mục phụ tá Tòa Thượng phụ nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem đã dẫn đầu cuộc biểu tình cùng với một số linh mục và tu sĩ Công Giáo. Ngài cáo buộc rằng các chính sách của Israel đang đặt sự tồn tại tiếp tục của các trường Công Giáo dưới những nguy cơ diệt vong.

Có 47 trường Công Giáo ở Israel, giáo dục hơn 33,000 học sinh. Nhà nước hỗ trợ cho các trường học đã được giảm đi gần một nửa trong những năm gần đây.

9. Hội Đồng Giám Mục Pháp bày tỏ hy vọng “Mong sao cái chết của Aylan thức tỉnh lương tâm chúng ta”.

Hôm thứ Sáu 04 tháng 09 năm 2015, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã công bố một bản thông cáo, mang chữ ký của Đức Giám Mục Renauld de Dinechin, giám mục phụ tá Paris, đặc trách mục vụ cho người di dân thuộc Hội Đồng Giám Mục Pháp, bày tỏ “nỗi buồn rất sâu sắc” khi được tin “tìm thấy xác cháu bé Aylan, 3 tuổi, trốn chạy khỏi Syria, tại một bãi biển của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thông cáo viết: “Hình ảnh cháu bé này đã gây nên một cảm xúc mạnh mẽ, tự nhiên và đau xót” và cho biết thêm “anh của Aylan (5 tuổi) và mẹ của hai cháu cũng đã chết và xác của họ cũng đã được tìm thấy trên bãi biển trong số 11 người tử nạn trong vụ đắm tầu này”.

Đức Giám Mục Dinechin nhắc lại rằng “Ðây cũng là cảm xúc về hàng ngàn người nam, nữ và trẻ em đã chết trong cuộc xuất hành, đi tìm một thế giới tốt đẹp hơn chính quê hương của họ”.

Đức Cha Dinechin còn nhấn mạnh: “Vào tháng Bảy năm 2013, trước thảm cảnh Lampedusa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới đây 'để thức tỉnh lương tâm chúng ta hầu cho điều đã xảy ra không còn tái diễn nữa'. Và ngài cảm thấy ngao ngán: “Thế mà hôm nay, điều đó lại tái diễn...”.

“Chúng ta biết, tình hình quả là phức tạp vì các quốc gia có quyền và bổn phận điều hòa các làn sóng di dân vào nước họ. Tuy nhiên, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở các nghị sĩ châu Âu trong chuyến viếng thăm của ngài tại Strasbourg hồi tháng Mười Một năm 2014, rằng Liên hiệp châu Âu phải 'giúp đỡ và tiếp nhận' các di dân kéo tới biên giới của mình một cách bất hợp pháp. Trên bình diện châu Âu, cần phải triển khai các biện pháp bổ sung, các hành động mới, vượt lên trên những tính toán ích kỷ và sợ hãi”.

Thông cáo viết thêm: “Việc huy động này cũng phải được diễn ra ở mọi cấp độ của xã hội chúng ta, trên bình diện quốc gia, trên bình diện địa phương cũng như cá nhân” và nhấn mạnh tới “hành động của nhiều người đã dấn thân để cứu vớt và giúp đỡ các người di dân”.

Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Pháp tha thiết “kêu gọi tất cả mọi người Công Giáo và người thiện chí trợ giúp và mở lòng trước những người anh em của mình để cuộc phiêu bạt của họ đi tìm một cuộc sống tốt hơn không còn dẫn họ tới cái chết”.

Ðối với Đức Cha Dinechin, “hình ảnh cháu bé Aylan cho chúng ta thêm ý thức về thực tại của các thảm kịch những người di dân đã phải trải qua” và “Thiên Chúa đang nói với chúng ta qua các biến cố này và thức tỉnh lương tâm chúng ta”. Ngài nói thêm: “Chúng ta cần phải đọc ra ý nghĩa của các biến cố này trong cầu nguyện. Và Chúa Nhật 6 tháng Chín, trong nhiều nhà thờ, người Công Giáo chúng ta sẽ cầu nguyện”.

Đức Giám Mục phụ tá Paris bày tỏ mong muốn rằng: “Trong khi biến cố đau buồn này bộc lộ cho chính xã hội của chúng ta thấy những sự ích kỷ, những rối loạn chức năng và tính mỏng manh của nó... thì cũng sẽ làm mỗi người và tập thể phải giật mình”. Ngài nhấn mạnh: “Chính việc tiếp nhận con người mong manh dễ bị tổn thương, những người nghèo khổ nhất, người di dân, sẽ cứu xã hội chúng ta”.

Trong khi đó, Đức Giám Mục Jean-Michel Di Falco, giám mục Gap, cũng phổ biến một thông báo cho biết ngài “xấu hổ” trước tấm hình của cháu Aylan trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ và trước phản ứng “của báo chí Pháp, không như báo chí châu Âu, đã lờ đi tấm hình này”.

10. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Vienna lên tiếng trấn an những lo sợ về cuộc khủng hoảng người tị nạn Âu Châu

Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục thủ đô Vienna của Áo, cho biết ngài đã đến Nickelsdorf, một thị trấn nhỏ trên biên giới với Hung Gia Lợi, ngay sau khi 71 người di cư được phát hiện đã chết trong một chiếc xe tải trên đường cao tốc Budapest-Vienna.

Kêu gọi “lòng nhân đạo” đối với “những người còn sống là những người có những nỗi sợ hãi, lo lắng, hy vọng” như những người đã chết - Đức Hồng Y đã cảnh báo chống lại những hoảng sợ về cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu mà báo chí địa phương đưa ra.

Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng người tị nạn Âu Châu hiện nay là một phần trong sách lược Hồi Giáo hóa Âu Châu khi những người Trung Đông, phần lớn theo Hồi Giáo, tràn ngập vào lục địa này.

Ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng kêu gọi đón nhận người tị nạn, một giám mục Hung Gia Lợi nói với tờ Washington Post rằng Đức Giáo Hoàng “không nắm được tình hình”. Ngài nói những người di cư vào đất nước ngài “không phải là người tị nạn”.

“Đây là một cuộc xâm lược”, Đức Cha László Kiss-Rigo của giáo phận Szeged-Csanád nói thêm “Họ đến đây với tiếng những tiếng kêu Allahu Akbar. Họ muốn xâm lược.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Christoph Schönborn nói:

“Số người tị nạn đang vào Âu Châu chỉ là 1% trong số những người tị nạn trên thế giới và dù tất cả họ có được cấp quy chế tị nạn, họ chỉ chiếm 0.1% dân số của châu Âu.”

11. Huynh đoàn Thánh Piô 10 hoan nghênh cử chỉ hiền phụ của Đức Thánh Cha

Huynh đoàn Thánh Piô X đã hoan nghênh cử chỉ hiền phụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Huynh đoàn được nêu rõ trong bức thư ngài gửi Ðức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá, về việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương xót.

Trong một thông cáo được phổ biến ngay trong ngày Toà Thánh công bố bức thư trên, tức là hôm thứ Ba 01 tháng Chín năm 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã bày tỏ vui mừng về quyết định của Ðức giáo hoàng Phanxicô nhìn nhận là hợp pháp việc nhận lãnh ơn tha thứ do các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X giải tội trong suốt Năm Thánh Lòng Thương xót.

Trong bức thư nói trên, Đức Thánh Cha viết:

“Một cân nhắc cuối cùng liên quan đến các tín hữu vì nhiều lý do đã chọn tham dự thánh lễ tại các nhà thờ điều hành bởi các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X. Năm Thánh Lòng Thương Xót không loại trừ một ai. Từ các miền khác nhau, một số anh em giám mục nói với tôi về đức tin và việc thực hành các bí tích tốt đẹp của họ, tuy nhiên họ sống trong một tình trạng áy náy về mục vụ... Trong khi tìm một giải pháp tái lập sự hiệp thông trọn vẹn với các linh mục và các vị bề trên của Huynh đoàn, tôi qui định rằng những tín hữu ấy, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, khi đến lãnh nhận bí tích Hòa Giải nơi các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X, thì họ lãnh nhận ơn xá giải các tội lỗi của họ một cách hữu hiệu và thành sự.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thư trên, Đức Thánh Cha cũng ban cho tấc cả các linh mục năng quyền tha tội phá thai trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài viết:

“Tôi quyết định ban phép cho tất cả các linh mục, trong Năm Thánh, được giải tội phá thai cho những người đã gây ra và nếu họ thành tâm thống hối xin tha thứ. Các linh mục hãy chuẩn bị thi hành công tác quan trọng này, hãy biết liên kết những lời đón tiếp chân thành với một suy tư giúp hiểu tội đã phạm và chỉ dẫn con đường hoán cải đích thực để đón nhận sự tha thứ chân thực và quảng đại của Chúa Cha, Đấng đổi mới mọi sự bằng sự hiện diện của Ngài.”

12. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Israel.

Hôm thứ Năm 03 tháng 09 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến ông Reuven Rivlin, Tổng thống Israel. Theo Phòng Báo chí Toà Thánh, cuộc hội kiến đã đề cập đến “tình hình chính trị-xã hội của khu vực đang có nhiều xung đột”, đặc biệt hai nhà lãnh đạo đã lưu tâm đến số phận của các Kitô hữu giáo và các nhóm thiểu số khác.

Hai vị nhấn mạnh “tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và việc các nhà lãnh đạo tôn giáo tham gia vào tiến trình hoà giải và xây dựng hoà bình”. Hai vị cũng đồng ý với nhau về “tầm quan trọng của sự phục hồi tin tưởng giữa người Israel và người Palestine, cũng như cấp thiết phải nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp, bàn về một thỏa thuận tôn trọng các nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước, đó sẽ là cơ sở cho nền hoà bình và ổn định của toàn khu vực”.

Cuối cùng là vấn đề về các mối quan hệ giữa Israel và Toà Thánh, cũng như các mối quan hệ tại địa phương giữa chính quyền và các cộng đồng Công Giáo, và “trong viễn tượng mong muốn sẽ đạt được một thỏa thuận song phương trong cuộc đàm phán và đi đến giải pháp cho một số điểm hai bên cùng quan tâm, như tình trạng của các trường học Kitô giáo ở Israel”.

Trong phần trao đổi quà tặng theo truyền thống, Ðức giáo hoàng Phanxicô tặng ông Rivlin một kỷ niệm chương bằng đồng mà trước đó ngài chưa bao giờ tặng cho vị khách nào. Tấm kỷ niệm chương gồm hai khối riêng biệt, ở giữa là một nhánh ô liu, dấu hiệu của hoà bình, xung quanh ghi hàng chữ: “Hãy tìm kiếm những gì hợp nhất, hãy vượt qua những gì chia rẽ”.

Còn Tổng thống Israel tặng Ðức giáo hoàng món quà bằng đá bazan trên đó có khắc một câu thánh vịnh, và ông giải thích: “Tôi nghĩ có lẽ rất thích đáng khi nhắc lại rằng Do Thái giáo và Kitô giáo có chung một nguồn gốc”.

13. Ðức Thánh Cha đề cao liên hệ chặt chữa giữa đạo lý và mục vụ.

Trong sứ điệp gửi các tham dự viên Hội nghị thần học quốc tế ở Buenos Aires, Ðức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa đạo lý và mục vụ.

Hội nghị đã kết thúc hôm 3 tháng 9 năm 2015 sau 3 ngày tiến hành tại thủ đô nước Á Căn Đình, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phân khoa thần học thuộc Ðại học Công Giáo Á Căn Đình và 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2.

Trong sứ điệp Video, Ðức Thánh Cha nhắc nhở đông đảo các tham dự viên Hội nghị rằng nhà thần học là người con của dân chúng, gặp gỡ con người với những lịch sử và truyền thống; nhà thần học là tín hữu đã cảm nguyện về Chúa Giêsu Kitô, và sau cùng nhà thần học là ngôn sứ, vì khi suy tư về truyền thống đã lành nhận từ Giáo Hội, họ duy trì sinh động ý thức về quá khứ, kiến tạo lời mời gọi hướng về tương lai, trong đó Chúa Giêsu đánh bại thái độ tự tham chiếu (autoreferenzialità) và thiếu hy vọng.

Về tương quan giữa đạo lý và mục vụ, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “nghiên cứu của nhà thần học có một giá trị quan trọng hàng đầu, nhưng không thể có một ý niệm thuần túy là đạo lý, tách rời khỏi mục vụ. Các Giáo Phụ như các thánh “Irênê, Augustino, Basilio, Ambrogio” là những đại thần học gia, vì các ngài là các đại mục tử.

Trong bối cảnh đó, Ðức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự gặp gỡ với các gia đình, người nghèo, những người sầu khổ, những người ở ngoại biên, đó là những con đường để hiểu rõ hơn về đức tin. “Những nhu cầu của dân chúng, những lo âu, ước mơ, các cuộc đấu tranh và lo lắng của họ có một giá trị giải thích mà chúng ta không thể làm ngơ không biết đến”.

14. Tòa Thánh dè dặt đối với một số điểm trong chương trình Liên Hiệp Quốc.

Tòa Thánh bày tỏ sự dè dặt đối với một số điểm trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc sau năm 2015, có thể hiểu là cho phép phá thai và xóa bỏ khác biệt tự nhiên giữa nam nữ.

Chương trình này mang tựa đề “Biến đổi thế giới chúng ta: chương trình hành động 2030 để phát triển dài hạn”, được thông qua trong những ngày qua tại Liên Hiệp Quốc ở New York.

Lên tiếng về chương trình này, Sứ bộ quan sát thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc đã tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh về tương quan vợ chồng giữa một người nam và một người nữ, các phương pháp làm cha làm mẹ trong tinh thần trách nhiệm đứng trước những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình không tôn trọng tự do và phẩm giá con người; “gender” (giống) của con người được hiểu như một từ ngữ dựa trên căn tính tính dục sinh lý nam nữ; ưu tiên của cha mẹ trong việc giải dục con cái.

Tuy Tòa Thánh đồng ý với một số mục tiêu và một số điểm trong Chương trình của Liên Hiệp Quốc, nhưng Tòa Thánh tỏ ra dè dặt về một số ý niệm trong văn kiện. Ví dụ thành ngữ “sức khỏe tính dục và sinh sản” và “các quyền sinh sản” được văn kiện của Liên Hiệp Quốc sử dụng với một nghĩa quá rộng lớn, và chúng có thể bị người ta dựa vào đó để cổ võ phá thai và sử dụng các thuốc phá thai như phương thế kế hoạch hóa gia đình, không tôn trọng tự do của các đôi vợ chồng, phẩm giá cũng như các nhân quyền của những người liên hệ.

Những lập trường trên đây đã được Tòa Thánh khẳng định trong dịp Hội nghị thế giới kỳ 4 ở Bắc Kinh về phụ nữ.

Sứ bộ Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc cho biết về vấn đề giáo dục, thông tin và tính dục, Tòa Thánh nhấn mạnh trách nhiệm đầu tiên và các quyền ưu tiên của các cha mẹ đối với con cái, kể cả quyền tự do tôn giáo. Theo ý nghĩa đó, Tòa Thánh nhấn mạnh vị thế trung tâm của gia đình như nòng cốt tự nhiên và cơ bản của xã hội.

15. Ðức Thánh Cha kêu gọi các linh mục thuộc Tu hội Schoenstatt giúp các gia đình.

Ðức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Linh Mục thuộc Tu hội Schoenstatt chăm sóc các gia đình và dành nhiều thời giờ hơn cho việc giải tội nhân dịp Năm Thánh Lòng thương xót.

Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 3 tháng 9 năm 2015 dành cho 50 tham dự viên tổng tu nghị của tu hội, dưới sự hướng dẫn của Cha Juan Pblo Catoggio người Á Căn Đình, tân bề trên Tổng Quyền.

Trong bài huấn dụ, Ðức Thánh Cha diễn giải ý nghĩa và nhắn nhủ các Linh Mục của tu hội Schoenstatt tăng cường việc chiêm niệm và đời sống phụng vụ, phục vụ đồng hành với tha nhân và sống tình huynh đệ linh mục. Rồi ngài chân thành xin các Linh Mục Schoenstatt: trước tiên hãy tháp tùng và chăm sóc các gia đình để họ sống một cách thánh thiện giao ước tình yêu và sự sống, nhất là những gia đình đang trải qua những lúc khủng hoảng hoặc khó khăn.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến bí tích hòa giải trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngài nói:

Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp đến, hãy dành nhiều giờ cho bí tích hòa giải. Ước gì trong các cộng đoàn của tu hội, anh em hãy trở thành những chứng nhân về lòng thương xót và dịu hiền của Thiên Chúa”.

Phong trào Schoenstatt do cha Josef Kentenich (1885-1968) người Ðức sáng lập năm 1914 và đến năm 1965 thì tu hội đời các Linh Mục Schoenstatt được chính thức thành lập tại giáo phận Fulda bên Ðức, rồi được Tòa Thánh công nhận năm 1988.

16. Ðức Thánh Cha kêu gọi: Ðừng bao giờ chiến tranh nữa!

Nhân kỷ niệm 70 năm chấm dứt thế chiến thứ hai tại Á Châu, Ðức Thánh Cha Phanxicô tái khẩn cầu Thiên Chúa ban hòa bình cho nhân loại trước những cuộc chiến tranh đẫm máu ngày nay.

Ngỏ lời với các tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 2 tháng 9 năm 2015 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha nói:

“Trong những ngày này, ở Viễn Ðông cũng kỷ niệm kết thúc Thế Chiến thứ hai. Tôi tái dâng lên vị Chúa Tể của tất cả mọi người lời khẩn nguyện sốt sắng để, nhờ lời chuyển cầu của Ðức Trinh Nữ Maria, thế giới ngày nay không còn phải trải qua những kinh khiếp và đau khổ kinh khủng vì những thảm trạng như thế nữa. Nhưng thế giới đang trải qua những đau khổ ấy! Ðây cũng là khát vọng trường kỳ của các dân tộc, nhất là những dân tộc đang là nạn nhân của các cuộc xung đột đẫm máu.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Các nhóm thiểu số bị bách hại, các Kitô hữu bị bách hại, sự phá hủy điên rồ, và rồi những kẻ chế tạo và buôn bán võ khí, các võ khí đẫm máu của bao nhiêu người vô tội. Không bao giờ chiến tranh nữa! Ðó là tiếng kêu thống thiết từ tâm hồn chúng ta và tâm hồn của tất cả mọi người nam nữ thiện chí lên tới Vị Vua Hòa Bình”.

Thế chiến thứ 2 kéo dài 5 năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 1939 và kết thúc tại Âu Châu ngày 8 tháng 5 năm 1945 với sự đầu hàng của Ðức, và tại Á châu ngày 2 tháng 9 cùng năm 1945 với sự đầu hàng của Nhật Bản. Ðây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại với tổng cộng từ 55 đến 60 triệu người chết, trong số này có 50 triệu người thuộc khối đồng minh và 12 triệu người thuộc khối trục gồm Ðức, Nhật và Italia. Khối đồng minh có 17 triệu quân nhân bị thiệt mạng và khối trục có 8 triệu binh sĩ tử thương.