Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Chúa bao dung
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:40 10/09/2010
TÌNH CHÚA BAO DUNG
Qua hai dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về “Con chiên lạc” và “Đồng tiền bị đánh mất” ta nhận thấy có những điểm giống nhau:
1. Con chiên bị lạc và đồng bạc bị đánh mất. Cả hai đều được chủ đi tìm cách tận tình.
2. Khi tìm thấy, cả hai chủ đều vui mừng, mời bạn hữu đến chia vui.
Xét về mặt kinh tế, có khi việc mời bạn bè đến chia vui còn phải chi phí nhiều hơn giá trị con chiên hay đồng bạc tìm lại được. Nhưng giá trị của con chiên hay đồng bạc chính ở chỗ đó, vì nó đã trở nên thân thiết bằng giá sự sống của người chủ, khiến chủ không còn tính toán hơn thiệt, chỉ vui mừng vì tìm lại được những gì thân thiết đã mất. Đối với dụ ngôn “Con chiên lạc” chủ còn vác chiên lên vai, khiến ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu dạy các Tông đồ “Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho các con biết” (Ga 15, 15). Từ tình trạng tôi tớ trở thành bạn hữu, đó chính là sự biến đổi về chất. Hình ảnh chiên được vác trên vai diễn tả một thực tế còn biến đổi sâu xa hơn nữa, đó là sự biến đổi của chính mỗi người chúng ta. Thánh Phaolô đã diễn giải sự biến đổi đó: “ Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba ! Cha ơi !” (Rm 8,15)
Người ta có thể lập luận rằng con chiên lạc có thể do ngoại cảnh tác động, nhưng biết đâu có con đã cố ý tách đoàn hay “ăn mảnh” vì tìm được nguồn lợi riêng thì sao? Cho dù sự thật là thế thì bước chân trở lại của chiên lạc do yếu đuối tội lỗi kia cũng khiến cả “Thiên đàng vui mừng” (x. Lc 15,10). Ta nhận ra chỉ có tình thương của Chúa mới xử sự cách lạ kỳ và không tính toán như vậy. Lòng khoan dung của Chúa là vô bờ bến, xuất phát từ tình yêu vô cùng của Chúa. Tình yêu và lòng khoan dung ấy luôn đi bước trước. Như thánh Phaolô đã diễn tả: “ Ngay khi chúng ta còn là những người tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chịu chết vì chúng ta, phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.” (Rm 5,8-9). Vì Chúa yểu thương và tha thứ trước, nên khoảng cách chỉ còn là một sự quay đầu trở lại. Dù ta đã quay lưng lại với Chúa, dù ta đã lạc xa đường Chúa đến mấy. Thông điệp tình yêu Chúa gửi cho ta là hãy luôn nhận biết tình Chúa yêu thương, và vì yêu thương nên luôn luôn theo dõi ân cần, thao thức tìm kiếm...
Hồi Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo đi Rôma lần đầu tiên năm 1980, Liên Tu sĩ Việt Nam tại Rôma và đặc biệt là con cái Phát Diệm tại Rôma vui mừng đón tiếp người cha già kính yêu từ giáo phận quê hương sang thăm. Tấm lòng hiếu thảo thúc đẩy sáng kiến để ai cũng có quà tặng người cha khi về nước. Trong số các quà tặng đó, có một chiếc đồng hồ đeo tay mạ vàng của Thụy Sĩ đắt giá. Về đến nhà, Đức cha luôn giữ gìn như một kỷ niệm. Ngày kia có đứa bé ăn xin đã lấy cắp chiếc đồng hồ đó. Đức cha phát hiện được ngay khi đứa bé mới ra đến cổng. Ngài gọi người nhà cho biết sự việc. Ai cũng nghĩ phải đuổi theo ngay để lấy lại chiếc đồng hồ. Nhưng Đức cha lại không nghĩ như vậy. Ngài băn khoăn thổ lộ: “Làm sao tìm được đứa bé ấy và bảo cho nó biết rằng đồng hồ ấy đắt giá lắm đấy, để nó biết giá mà bán được nhiều tiền, đừng vội vàng bán rẻ đi” !
Tấm lòng của Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo giúp ta dễ hiểu hơn về lòng thương xót vô biên của Chúa Giêsu Kitô, Đấng chăn chiên đích thực, Đấng đã luôn kêu gọi: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”(Ga 15, 9b).
Lạy Chúa Giêsu,
con đã lạc xa đường Chúa.
Con mang trên mình những vết thương
là hậu quả của sự xa lạc ấy.
Chúa không phân tích, tính toán
Nhưng chỉ hối thúc con mau trở về.
Xin thêm sức mạnh cho con
để con không lạc xa đường Chúa nữa.
Xin băng bó vết thương cho con
để con yên hàn nghỉ ngơi trong tình Chúa.
Xin dạy con biết yêu như Chúa yêu,
để con luôn được ở trong tình yêu Chúa.
Trong cánh tay quyền năng và tấm lòng bao dung của Chúa. Amen.
Qua hai dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về “Con chiên lạc” và “Đồng tiền bị đánh mất” ta nhận thấy có những điểm giống nhau:
1. Con chiên bị lạc và đồng bạc bị đánh mất. Cả hai đều được chủ đi tìm cách tận tình.
2. Khi tìm thấy, cả hai chủ đều vui mừng, mời bạn hữu đến chia vui.
Xét về mặt kinh tế, có khi việc mời bạn bè đến chia vui còn phải chi phí nhiều hơn giá trị con chiên hay đồng bạc tìm lại được. Nhưng giá trị của con chiên hay đồng bạc chính ở chỗ đó, vì nó đã trở nên thân thiết bằng giá sự sống của người chủ, khiến chủ không còn tính toán hơn thiệt, chỉ vui mừng vì tìm lại được những gì thân thiết đã mất. Đối với dụ ngôn “Con chiên lạc” chủ còn vác chiên lên vai, khiến ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu dạy các Tông đồ “Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho các con biết” (Ga 15, 15). Từ tình trạng tôi tớ trở thành bạn hữu, đó chính là sự biến đổi về chất. Hình ảnh chiên được vác trên vai diễn tả một thực tế còn biến đổi sâu xa hơn nữa, đó là sự biến đổi của chính mỗi người chúng ta. Thánh Phaolô đã diễn giải sự biến đổi đó: “ Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba ! Cha ơi !” (Rm 8,15)
Người ta có thể lập luận rằng con chiên lạc có thể do ngoại cảnh tác động, nhưng biết đâu có con đã cố ý tách đoàn hay “ăn mảnh” vì tìm được nguồn lợi riêng thì sao? Cho dù sự thật là thế thì bước chân trở lại của chiên lạc do yếu đuối tội lỗi kia cũng khiến cả “Thiên đàng vui mừng” (x. Lc 15,10). Ta nhận ra chỉ có tình thương của Chúa mới xử sự cách lạ kỳ và không tính toán như vậy. Lòng khoan dung của Chúa là vô bờ bến, xuất phát từ tình yêu vô cùng của Chúa. Tình yêu và lòng khoan dung ấy luôn đi bước trước. Như thánh Phaolô đã diễn tả: “ Ngay khi chúng ta còn là những người tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chịu chết vì chúng ta, phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Kitô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.” (Rm 5,8-9). Vì Chúa yểu thương và tha thứ trước, nên khoảng cách chỉ còn là một sự quay đầu trở lại. Dù ta đã quay lưng lại với Chúa, dù ta đã lạc xa đường Chúa đến mấy. Thông điệp tình yêu Chúa gửi cho ta là hãy luôn nhận biết tình Chúa yêu thương, và vì yêu thương nên luôn luôn theo dõi ân cần, thao thức tìm kiếm...
Hồi Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo đi Rôma lần đầu tiên năm 1980, Liên Tu sĩ Việt Nam tại Rôma và đặc biệt là con cái Phát Diệm tại Rôma vui mừng đón tiếp người cha già kính yêu từ giáo phận quê hương sang thăm. Tấm lòng hiếu thảo thúc đẩy sáng kiến để ai cũng có quà tặng người cha khi về nước. Trong số các quà tặng đó, có một chiếc đồng hồ đeo tay mạ vàng của Thụy Sĩ đắt giá. Về đến nhà, Đức cha luôn giữ gìn như một kỷ niệm. Ngày kia có đứa bé ăn xin đã lấy cắp chiếc đồng hồ đó. Đức cha phát hiện được ngay khi đứa bé mới ra đến cổng. Ngài gọi người nhà cho biết sự việc. Ai cũng nghĩ phải đuổi theo ngay để lấy lại chiếc đồng hồ. Nhưng Đức cha lại không nghĩ như vậy. Ngài băn khoăn thổ lộ: “Làm sao tìm được đứa bé ấy và bảo cho nó biết rằng đồng hồ ấy đắt giá lắm đấy, để nó biết giá mà bán được nhiều tiền, đừng vội vàng bán rẻ đi” !
Tấm lòng của Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo giúp ta dễ hiểu hơn về lòng thương xót vô biên của Chúa Giêsu Kitô, Đấng chăn chiên đích thực, Đấng đã luôn kêu gọi: “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”(Ga 15, 9b).
Lạy Chúa Giêsu,
con đã lạc xa đường Chúa.
Con mang trên mình những vết thương
là hậu quả của sự xa lạc ấy.
Chúa không phân tích, tính toán
Nhưng chỉ hối thúc con mau trở về.
Xin thêm sức mạnh cho con
để con không lạc xa đường Chúa nữa.
Xin băng bó vết thương cho con
để con yên hàn nghỉ ngơi trong tình Chúa.
Xin dạy con biết yêu như Chúa yêu,
để con luôn được ở trong tình yêu Chúa.
Trong cánh tay quyền năng và tấm lòng bao dung của Chúa. Amen.
Kẻ tội lỗi
Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
09:55 10/09/2010
Đức Giêsu, con người với vô vàn điểm lạ, đặc biệt trên tất cả là tình yêu dành cho kẻ có tội. Dường như tha tội là khả năng bẩm sinh của Ngài vậy. Nói đến lòng khoan dung nhân hậu, thì ở trong sâu thẳm con người Ngài, không có giới hạn, không có một lý thuyết, chuẩn mực nào có thể đo được tấm lòng vị tha của Thiên Chúa. Hình như, cả cuộc đời, Ngài chỉ biết đến và chỉ sống cho hai từ: “tha thứ”.
Tha thứ, gọi tên nghe rất vần điệu, nhưng không dễ thực hiện chút nào. Sự tha thứ nào càng liên quan đến vật chất thì càng khó hơn bội phần. Tha thứ thuộc về lãnh vực tâm linh, nhưng lại bị vật chất ràng buộc. Cũng chỉ vì bạc tiền, danh vọng, của cải mà người ta khó nói lời tha thứ cho nhau. Chém giết, sát hại lẫn nhau cũng chỉ tại ganh ghét, bất công, xảo trá.
Hơn bao giờ hết, con người thời đại khó tha thứ. Nhiều cái chết lãng xẹt, nhiều vụ cãi cọ ẩu đả xảy ra với những lý do hết sức tầm thường đến độ ngạc nhiên quá mức. Tại sao vậy, có phải ngày nay nhân loại không còn biết yêu thương? Hay tại vì tình yêu thương trong tâm lòng thế giới đã bị thui chột, bị bán rẻ hay bị mua chuộc?
Tha thứ thuộc về tình yêu, có tình yêu là có tha thứ. Thiên Chúa tha thứ không ngừng, không giới bạn vì Ngài là tình yêu. Con người khó tha thứ vì con người xem nhẹ tình yêu, không sống tình yêu mà chỉ biết sống hưởng thụ, chỉ biết đặt nhu cầu cá nhân lên vị thế ưu tiên.
Thế giới thích nói tha thứ, hay nói tha thứ và năng đề cập, quan tâm đến tha thứ, nhưng chẳng mấy ai sống tha thứ, có lẽ vì bởi nhân loại tự đặt ra quá nhiều luật lệ, những luật lệ không phục vụ con người nhưng lại trở thành công cụ, vũ khí giết hại con người. Người ta tự tạo ra cho nhau những hàng rào kỷ luật thay vì giúp nhân loại phát triển lại trở thành vũ khí bóp nghẹt tâm linh con người, bằng những bức tường kiên cố của thành kiến, tham vọng. Nhân loại chỉ có những mớ lý thuyết vô hồn, những kỷ luật chết, không mang lại cho nhau tình yêu và sự sống. Con người đề cao tình yêu nhưng chẳng bao giờ biết sống tình yêu, nơi nào cũng chỉ thấy toàn là tranh chấp, ghét ghen, thù oán. Trong khi nhân loại ràng buộc nhau bằng những mớ luật lệ, thì Thiên Chúa lại phá tung hàng rào ngăn cách ấy bằng tha thứ và yêu thương. Ngài không phủ nhận kỷ luật nhưng Ngài sống tinh thần kỷ luật, tinh thần ấy được đặt nền móng trên sức bác ái, quảng đại, nhân hậu và tha thứ chứ không phải vị luật, không phải vì tuân giữ luật lệ cứng nhắc mà giết chết nhân phẩm con người. Lý thuyết của nhân loại cách xa lý thuyết của Thiên Chúa bằng hành động. Nhân loại chỉ biết nói tha thứ, chỉ biết gọi yêu thương nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết sống, mới dám hành động yêu thương. Không có chuẩn mực yêu thương trong trái tim Thiên Chúa, không có luật trừ cho người tội lỗi, tất cả mọi người ai cũng đều được ở trong cung lòng yêu thương của Ngài. Chẳng có lý lẽ nào có thể ngăn cản Ngài thôi yêu thương. Yêu luôn luôn, yêu mãi mãi và tha thứ không ngừng là phẩm tính căn nguyên của Thiên Chúa.
Con người chỉ biết trừng phạt, sửa dạy, nghiêm trị và chỉ biết dùng luật lệ mà điều khiển nhau. Thiên Chúa lại không như vậy, Ngài không bắt ép con người theo ý mình, nhưng Ngài kêu gọi lòng đáp trả và sự sộng tác. Chính hành vi cộng tác ấy mà họ được cứu độ. Giả như không biết Thiên Chúa thật, nói không yêu thương có thể tạm chấp nhận, đàng này cả một đời theo Chúa, chẳng lẽ không thể cảm nhận tình yêu bất tận Thiên Chúa giành ban cho mình để mà sống yêu thương sao?
Thế giới ngày nay cần hơn bao giờ hết Thiên Chúa tình thương. Người ta không còn mấy quan tâm đến tên tuổi, công trạng của kẻ quyền cao chức trọng mà không biết yêu thương. Ngày nay thế giới cần sự tha thứ, phục vụ, chứ không cần lý thuyết sáo rỗng, những bài giảng hùng hồn về yêu thương nữa. Tại sao vậy, có lẽ vì bởi lý thuyết thì quá nhiều, quá trừu tượng, mông lung và mơ hồ, thực tế lại cần hơn bao giờ hết hành vi yêu thương thực sự.
Không phải con người không có khả năng chừa tội, nhưng đúng hơn là được sinh ra trong tội, ngay cả khi còn là bào thai trong lòng mẹ. Điều quan trọng không phải tội hay không tội, nhưng đúng hơn là thái độ dành cho người có tội. Chả hiểu vì sao không ai là người không phạm tội nhưng người ta vẫn thích ném đá kẻ có tội. Nguyên phạm tội đã là bất hạnh lắm rồi, nhân loại lại còn giành cho nhau lời buộc tội thì bất hạnh biết đến chừng nào.
Thật ra, ai chẳng thích mình sạch tội. Phạm tội không phải là cái thú nhưng chính là cái yếu đuối của bản ngã. Bản thân mình cũng là kẻ phạm tội mà trớ trêu thay, cứ thích đi vạch trần, bươi móc, phán xét kẻ có tội. Nhân loại loan báo yêu thương nhưng lại đi bóp nghẹt tình yêu thương, khép lòng trước mọi giọt nước mắt đớn đau, sám hối, thống khổ. Cái đáng buồn lớn nhất của thế giới không phải là số người tội lỗi gia tăng nhưng đúng hơn chính là lương tâm nhân loại đã dần đi vào quỹ đạo của chai lỳ cứng cỏi và cạn kiệt tình yêu. Không gì đáng sợ hơn kẻ giẫm lên nước mắt và sự sống của người khác, cam lòng nhìn họ đớn đau để đi tìm cho mình hạnh phúc thì thật là điều kinh khủng.
Thiên Chúa không bao giờ bước lên sự thống khổ của người khác để sống cho hạnh phúc của mình, ngược lại Ngài đã chấp nhận xoá mình vào cuộc, cùng khóc, cùng buồn, cùng đau khổ với nhân loại, để cho họ được cảm nghiệm, được sờ thấu tình yêu Thiên Chúa chân thật. Tình yêu đích thực thì chân chính, vị tha và cao cả như vậy đấy. Tình đời thì sao đây, có chân thật, đáng tin cậy được không để cho nhân loại thôi không còn khóc. Con người khó tha thứ cho kẻ có tội đến kỳ lạ, trong khi họ cũng chính là kẻ phạm tội hết cả đấy thôi. Nhân loại kinh tởm kẻ có tội như là quái vật, Thiên Chúa lại ôm trọn họ vào lòng, chỉ vì quá yêu thương họ.
Lạy Chúa, “tha thứ và yêu thương” là cụm từ con muốn giành riêng để gọi tên Ngài, con yêu Ngài vì điều ấy. Con yêu Ngài vì Ngài biết yêu thương cách vô cùng kỳ diệu riêng với người tội lỗi. Con là kẻ có tội, kẻ từng phạm tội, kẻ luôn sống trong tội nên con thấu cảm. Con biết lòng nhân hậu, bao dung vô bờ của Thiên Chúa, con xúc động vì mình là kẻ lạc loài được Ngài thương cứu vớt. Con đã bước chệch ra khỏi đường dây quỹ đạo của những người vô tội, vậy mà Ngài vẫn từ ái nhân lành kiên nhẫn đón đưa con trở lại. Ở trong cung lòng Thiên Chúa, con chỉ còn biết gục đầu nức nở trước biển tha thứ bao la, vô tận. Xin hãy tha thứ cho con, cho dẫu con ra sao mai này, thì ở trong tột cùng cõi thinh lặng, con vẫn là kẻ tội lỗi mong chờ Ngài đến cứu vớt, dủ thương.
Tha thứ, gọi tên nghe rất vần điệu, nhưng không dễ thực hiện chút nào. Sự tha thứ nào càng liên quan đến vật chất thì càng khó hơn bội phần. Tha thứ thuộc về lãnh vực tâm linh, nhưng lại bị vật chất ràng buộc. Cũng chỉ vì bạc tiền, danh vọng, của cải mà người ta khó nói lời tha thứ cho nhau. Chém giết, sát hại lẫn nhau cũng chỉ tại ganh ghét, bất công, xảo trá.
Hơn bao giờ hết, con người thời đại khó tha thứ. Nhiều cái chết lãng xẹt, nhiều vụ cãi cọ ẩu đả xảy ra với những lý do hết sức tầm thường đến độ ngạc nhiên quá mức. Tại sao vậy, có phải ngày nay nhân loại không còn biết yêu thương? Hay tại vì tình yêu thương trong tâm lòng thế giới đã bị thui chột, bị bán rẻ hay bị mua chuộc?
Tha thứ thuộc về tình yêu, có tình yêu là có tha thứ. Thiên Chúa tha thứ không ngừng, không giới bạn vì Ngài là tình yêu. Con người khó tha thứ vì con người xem nhẹ tình yêu, không sống tình yêu mà chỉ biết sống hưởng thụ, chỉ biết đặt nhu cầu cá nhân lên vị thế ưu tiên.
Thế giới thích nói tha thứ, hay nói tha thứ và năng đề cập, quan tâm đến tha thứ, nhưng chẳng mấy ai sống tha thứ, có lẽ vì bởi nhân loại tự đặt ra quá nhiều luật lệ, những luật lệ không phục vụ con người nhưng lại trở thành công cụ, vũ khí giết hại con người. Người ta tự tạo ra cho nhau những hàng rào kỷ luật thay vì giúp nhân loại phát triển lại trở thành vũ khí bóp nghẹt tâm linh con người, bằng những bức tường kiên cố của thành kiến, tham vọng. Nhân loại chỉ có những mớ lý thuyết vô hồn, những kỷ luật chết, không mang lại cho nhau tình yêu và sự sống. Con người đề cao tình yêu nhưng chẳng bao giờ biết sống tình yêu, nơi nào cũng chỉ thấy toàn là tranh chấp, ghét ghen, thù oán. Trong khi nhân loại ràng buộc nhau bằng những mớ luật lệ, thì Thiên Chúa lại phá tung hàng rào ngăn cách ấy bằng tha thứ và yêu thương. Ngài không phủ nhận kỷ luật nhưng Ngài sống tinh thần kỷ luật, tinh thần ấy được đặt nền móng trên sức bác ái, quảng đại, nhân hậu và tha thứ chứ không phải vị luật, không phải vì tuân giữ luật lệ cứng nhắc mà giết chết nhân phẩm con người. Lý thuyết của nhân loại cách xa lý thuyết của Thiên Chúa bằng hành động. Nhân loại chỉ biết nói tha thứ, chỉ biết gọi yêu thương nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết sống, mới dám hành động yêu thương. Không có chuẩn mực yêu thương trong trái tim Thiên Chúa, không có luật trừ cho người tội lỗi, tất cả mọi người ai cũng đều được ở trong cung lòng yêu thương của Ngài. Chẳng có lý lẽ nào có thể ngăn cản Ngài thôi yêu thương. Yêu luôn luôn, yêu mãi mãi và tha thứ không ngừng là phẩm tính căn nguyên của Thiên Chúa.
Con người chỉ biết trừng phạt, sửa dạy, nghiêm trị và chỉ biết dùng luật lệ mà điều khiển nhau. Thiên Chúa lại không như vậy, Ngài không bắt ép con người theo ý mình, nhưng Ngài kêu gọi lòng đáp trả và sự sộng tác. Chính hành vi cộng tác ấy mà họ được cứu độ. Giả như không biết Thiên Chúa thật, nói không yêu thương có thể tạm chấp nhận, đàng này cả một đời theo Chúa, chẳng lẽ không thể cảm nhận tình yêu bất tận Thiên Chúa giành ban cho mình để mà sống yêu thương sao?
Thế giới ngày nay cần hơn bao giờ hết Thiên Chúa tình thương. Người ta không còn mấy quan tâm đến tên tuổi, công trạng của kẻ quyền cao chức trọng mà không biết yêu thương. Ngày nay thế giới cần sự tha thứ, phục vụ, chứ không cần lý thuyết sáo rỗng, những bài giảng hùng hồn về yêu thương nữa. Tại sao vậy, có lẽ vì bởi lý thuyết thì quá nhiều, quá trừu tượng, mông lung và mơ hồ, thực tế lại cần hơn bao giờ hết hành vi yêu thương thực sự.
Không phải con người không có khả năng chừa tội, nhưng đúng hơn là được sinh ra trong tội, ngay cả khi còn là bào thai trong lòng mẹ. Điều quan trọng không phải tội hay không tội, nhưng đúng hơn là thái độ dành cho người có tội. Chả hiểu vì sao không ai là người không phạm tội nhưng người ta vẫn thích ném đá kẻ có tội. Nguyên phạm tội đã là bất hạnh lắm rồi, nhân loại lại còn giành cho nhau lời buộc tội thì bất hạnh biết đến chừng nào.
Thật ra, ai chẳng thích mình sạch tội. Phạm tội không phải là cái thú nhưng chính là cái yếu đuối của bản ngã. Bản thân mình cũng là kẻ phạm tội mà trớ trêu thay, cứ thích đi vạch trần, bươi móc, phán xét kẻ có tội. Nhân loại loan báo yêu thương nhưng lại đi bóp nghẹt tình yêu thương, khép lòng trước mọi giọt nước mắt đớn đau, sám hối, thống khổ. Cái đáng buồn lớn nhất của thế giới không phải là số người tội lỗi gia tăng nhưng đúng hơn chính là lương tâm nhân loại đã dần đi vào quỹ đạo của chai lỳ cứng cỏi và cạn kiệt tình yêu. Không gì đáng sợ hơn kẻ giẫm lên nước mắt và sự sống của người khác, cam lòng nhìn họ đớn đau để đi tìm cho mình hạnh phúc thì thật là điều kinh khủng.
Thiên Chúa không bao giờ bước lên sự thống khổ của người khác để sống cho hạnh phúc của mình, ngược lại Ngài đã chấp nhận xoá mình vào cuộc, cùng khóc, cùng buồn, cùng đau khổ với nhân loại, để cho họ được cảm nghiệm, được sờ thấu tình yêu Thiên Chúa chân thật. Tình yêu đích thực thì chân chính, vị tha và cao cả như vậy đấy. Tình đời thì sao đây, có chân thật, đáng tin cậy được không để cho nhân loại thôi không còn khóc. Con người khó tha thứ cho kẻ có tội đến kỳ lạ, trong khi họ cũng chính là kẻ phạm tội hết cả đấy thôi. Nhân loại kinh tởm kẻ có tội như là quái vật, Thiên Chúa lại ôm trọn họ vào lòng, chỉ vì quá yêu thương họ.
Lạy Chúa, “tha thứ và yêu thương” là cụm từ con muốn giành riêng để gọi tên Ngài, con yêu Ngài vì điều ấy. Con yêu Ngài vì Ngài biết yêu thương cách vô cùng kỳ diệu riêng với người tội lỗi. Con là kẻ có tội, kẻ từng phạm tội, kẻ luôn sống trong tội nên con thấu cảm. Con biết lòng nhân hậu, bao dung vô bờ của Thiên Chúa, con xúc động vì mình là kẻ lạc loài được Ngài thương cứu vớt. Con đã bước chệch ra khỏi đường dây quỹ đạo của những người vô tội, vậy mà Ngài vẫn từ ái nhân lành kiên nhẫn đón đưa con trở lại. Ở trong cung lòng Thiên Chúa, con chỉ còn biết gục đầu nức nở trước biển tha thứ bao la, vô tận. Xin hãy tha thứ cho con, cho dẫu con ra sao mai này, thì ở trong tột cùng cõi thinh lặng, con vẫn là kẻ tội lỗi mong chờ Ngài đến cứu vớt, dủ thương.
Tình Cha vô biên
Tuyết Mai
12:27 10/09/2010
Chúa Nhật Thứ 24 Mùa Thường Niên, Năm C
Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'. (Lc 15, 1-10(hoặc 1-32)).
Trên đời theo lẽ thường tình thì người cha nào mà không thương con trai của mình cơ chứ!? Vì có phải từ ngàn xưa, con trai là người nối dõi tông đường, nối nghiệp cha, truyền giống, và hưởng gia tài của người cha để lại. Dù ông có một, hai, hay cả chục cậu con trai, ông cũng vẫn thương hết bấy nhiêu, vì tất cả chúng là cốt nhục của ông cơ mà! Chuyện của cậu út, người con trai hoang đàng của bài Phúc Âm tuần này, luôn nhắc nhở chúng ta, trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta trở thành người con hư này đây!. Cuộc đời là muôn ngàn cạm bẫy, là muôn ngàn thú vui chơi, là muôn ngàn kiểu dụ dỗ, chúng ta từ trẻ đến già cũng không sao tránh cho được!?.
Có phải trên đời cái vui hay cái thú tiêu khiển, mà càng tốn tiền nhiều thì mới cho chúng ta cái tên là con người sành điệu, biết chịu chơi, biết mode, biết theo thời, biết cách tiêu tiền, và được nhiều người đi theo và bắt chước!? Thưa để được cái gì? Đó là điều mà tôi và nhiều người cũng không hiểu nổi là tại sao? Nguyên do gì? Bất mãn đời ư? Bất mãn gia đình ư? Bất mãn chính mình ư? Bất mãn ông Trời ư???. Quả không sai! Xã hội suốt từ ngàn xưa cho đến nay, từ thế kỷ này cho đến thế kỷ kia, con người luôn luôn phải bất mãn điều gì đó, mà làm cho con người trở nên tội lỗi, sống trong thác loạn xu thời, sống trong băng đảng tự hủy hoại thân xác của mình, gia đình, và xã hội.
Có phải nguyên do chính là vì chúng ta thích chiều chuộng cái thân xác hư hỏng và đáng chết này hay không? Đàn ông con trai thì khi bất mãn gia đình, hay thích đi tìm những thứ vui tiêu khiển chết người. Khi còn ở trong gia đình, đàn đúm theo bạn theo bè, xin tiền bố mẹ đi chơi không cho thì ăn cắp. Ăn cắp tiền không được thì ăn cắp mọi thứ gì có giá đem ra ngoài bán để có tiền ăn chơi. Đến khi ăn cắp bắt quả tang thì bỏ nhà đi hoang, khi nào tấm thân người không ra người, ngợm không ra ngợm, lúc bấy giờ mới lê lết trở về nhà. Tôi không hiểu sao thành phần hư hỏng này thường xẩy ra trong một gia đình khấm khá và giầu có. Tại người giầu có thường không có thời giờ dậy dỗ con cái của họ hay sao? Họ giầu có quá thì lại biến thành con người sống ích kỷ chỉ biết phụng sự bản thân của mình thôi sao!? Miễn sao cả nhà được ông đài thọ cho đầy đủ thì nghĩ thế là đã làm tròn bổ phận và trách nhiệm làm cha và làm chồng trong gia đình? Rồi thì mạnh ai người nấy sống! Ông có cuộc sống riêng, công việc, và bạn bè riêng của ông. Còn bà thì có cuộc sống, công việc, và bạn bè riêng của bà. Các con thì cứ mặc giao cho các bà vú và tài xế lo cho là đủ rồi!?.
Có rất nhiều thương gia có máu mặt có tiếng trong xã hội thường gởi các con đi học thật xa, vào những trường thật nổi tiếng trong nước từ cái tuổi còn rất nhỏ, mà một năm chúng chỉ được phép về nhà hưởng mấy tuần trong dịp lễ lớn là Giáng Sinh và Năm Mới (X-Mas và New Year)??. Thế giới của chúng và bạn chúng là đều bị cha mẹ bỏ bê mà sự dậy dỗ và yêu thương họ mặc cho người ngoài lo cho chúng. Cốt yếu khi khôn lớn chúng có bằng cấp cao để nối nghiệp cha của chúng, hay phụ với cha trong thương trường, để tiền bạc không sợ thất thoát ra ngoài. Đối với những cha mẹ này thì chỉ có tiền là trên hết tất cả! Là Chúa của cuộc đời họ! Là sự đảm bảo và là bảo hiểm cho cuộc đời của họ! Là tất cả những danh vọng, tiền tài, thế lực, và mọi hào nhoáng mà họ muốn chiếm đoạt và chế ngự! Bởi có tiền thì họ mới có nhiều vợ đẹp con khôn? Bởi có tiền thì họ mới mua được mọi sự trên trần gian này mà trước đây không thuộc về của họ! Bởi vì tham danh lợi thú trần, con người đã trở thành gian xảo, lọc lừa, có nói không không nói có, không còn một chút lương tri, vô thần, và vô cảm. Những con người này họ thường tỏ lộ sự lạnh lùng ra mặt trước những đau khổ của tất cả mọi người bất hạnh.
Có ai giầu ba họ và có ai khó ba đời? Cái câu này tôi nghe rất thường nhưng hình như tôi cảm thấy nó có tính cách khôi hài, chua chát, và đắng đót sao đó! Vì nhìn chung quanh xem, những con người thấp cổ bé họng nghèo khổ, sống chung quanh những con người giầu xụ, thì dù chúng ta có tru tréo, chúc dữ, và trù ẻo họ thế nào, thì sự giầu sang sung túc của họ, chẳng có gì làm cho họ phải gặp xui xẻo hay sửa đổi được họ gì cả!!!?.
Chuyện người con hoang đàng và hư hỏng của ngày hôm nay, quả thực Chúa đã ví người con hoang đàng này là hình ảnh của tất cả chúng ta đó, thưa anh chị em! Và người cha nhân hiền này chính là Thiên Chúa Cha rất yêu thương của chúng ta. Người cha trần thế ông phải giầu có lắm đến độ khi cậu ấm con trai út của ông ngỏ lời xin ông phần gia tài của cậu để đi lập nghiệp mãi tận phương xa, ông đã không tính toán và nghĩ ngợi, mà liền vui vẻ yên trí trao cho cậu con út số tiền không nhỏ ấy!. Có phải Ý Thiên Chúa Cha muốn cho tất cả nhân loại chúng ta hiểu rằng Ngài rất rất giầu có và quyền uy? Ngài không giầu có và quyền uy sao được, khi mà Thiên Chúa của chúng ta Ngài đã tác tạo nên tất cả vũ trụ trên trời và dưới đất, tạo dựng nên con người từ bụi tro, ban cho sự sống có linh hồn không như các loài thú, mọi tạo vật, và mọi sinh linh trên trần gian này!. Ngài không quyền uy sao được khi mà Ngài có thể dùng quyền bính của Ngài để biến tất cả mọi thứ ra tối tăm??.
Nhìn vũ trụ, vạn vật, và muôn loài chung quanh chúng ta, nhắc nhở chúng ta là Thiên Chúa Đấng tác tạo muôn loài trên trời và dưới đất, luôn dõi mắt trên tất cả chúng ta là con cái của Ngài, không trừ một ai. Ngài thương yêu chúng ta vô cùng tận, yêu vô biên, yêu vô điều kiện. Hẳn chúng ta hiểu được rằng con người của chúng ta rất yếu đuối và mỏng dòn vô cùng, vì không ai sống được nếu chúng ta thiếu dưỡng khí? Mà dưỡng khí là thứ rất cần Chúa ban cho chúng ta nhưng không. Thường ngày thân xác của chúng ta cũng được Chúa ban cho hằng ngày dùng đủ do thực phẩm thiên nhiên Chúa ban cho chúng ta rất nhưng không, là gạo lúa mì, là đồ biển, rau cải, và trái cây, v.v...., thế gian này có ai dám vỗ ngực bảo là mình giầu nhất vũ trụ hơn cả Thiên Chúa? Có ai dám khoe là mình sống thọ hơn Thiên Chúa? Khoẻ mạnh hơn Thiên Chúa?? Tất nhiên là không rồi! Vì Ngài mới là Tất Cả của chúng ta. Vì Ngài mới là Đấng mà ban cho chúng ta cái thân xác này! Vì Ngài mới là Đấng ban cho chúng ta có Linh Hồn sống đời đời này! Vì Ngài mới là Cha Hằng Sống Hằng Trị Muôn Đời của chúng ta ngay tại thế giới này và thế giới mới ở cuộc sống Muôn Đời sau.
Phận làm con hư hỏng, chúng ta cố gắng sửa đổi cách sống để luôn sống đẹp lòng Chúa, mà sống đẹp lòng Chúa thì chúng ta cũng được Chúa đòi hỏi là phải yêu thương anh chị em như yêu chính mình là hai giới răn căn bản nhất để tất cả chúng ta được Thiên Chúa đón chờ ngày trở về Nhà Cha trên Thiên Đàng hằng sống vui vẻ hạnh phúc thiên thu và bất tận. Amen.
Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'. (Lc 15, 1-10(hoặc 1-32)).
Trên đời theo lẽ thường tình thì người cha nào mà không thương con trai của mình cơ chứ!? Vì có phải từ ngàn xưa, con trai là người nối dõi tông đường, nối nghiệp cha, truyền giống, và hưởng gia tài của người cha để lại. Dù ông có một, hai, hay cả chục cậu con trai, ông cũng vẫn thương hết bấy nhiêu, vì tất cả chúng là cốt nhục của ông cơ mà! Chuyện của cậu út, người con trai hoang đàng của bài Phúc Âm tuần này, luôn nhắc nhở chúng ta, trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta trở thành người con hư này đây!. Cuộc đời là muôn ngàn cạm bẫy, là muôn ngàn thú vui chơi, là muôn ngàn kiểu dụ dỗ, chúng ta từ trẻ đến già cũng không sao tránh cho được!?.
Có phải trên đời cái vui hay cái thú tiêu khiển, mà càng tốn tiền nhiều thì mới cho chúng ta cái tên là con người sành điệu, biết chịu chơi, biết mode, biết theo thời, biết cách tiêu tiền, và được nhiều người đi theo và bắt chước!? Thưa để được cái gì? Đó là điều mà tôi và nhiều người cũng không hiểu nổi là tại sao? Nguyên do gì? Bất mãn đời ư? Bất mãn gia đình ư? Bất mãn chính mình ư? Bất mãn ông Trời ư???. Quả không sai! Xã hội suốt từ ngàn xưa cho đến nay, từ thế kỷ này cho đến thế kỷ kia, con người luôn luôn phải bất mãn điều gì đó, mà làm cho con người trở nên tội lỗi, sống trong thác loạn xu thời, sống trong băng đảng tự hủy hoại thân xác của mình, gia đình, và xã hội.
Có phải nguyên do chính là vì chúng ta thích chiều chuộng cái thân xác hư hỏng và đáng chết này hay không? Đàn ông con trai thì khi bất mãn gia đình, hay thích đi tìm những thứ vui tiêu khiển chết người. Khi còn ở trong gia đình, đàn đúm theo bạn theo bè, xin tiền bố mẹ đi chơi không cho thì ăn cắp. Ăn cắp tiền không được thì ăn cắp mọi thứ gì có giá đem ra ngoài bán để có tiền ăn chơi. Đến khi ăn cắp bắt quả tang thì bỏ nhà đi hoang, khi nào tấm thân người không ra người, ngợm không ra ngợm, lúc bấy giờ mới lê lết trở về nhà. Tôi không hiểu sao thành phần hư hỏng này thường xẩy ra trong một gia đình khấm khá và giầu có. Tại người giầu có thường không có thời giờ dậy dỗ con cái của họ hay sao? Họ giầu có quá thì lại biến thành con người sống ích kỷ chỉ biết phụng sự bản thân của mình thôi sao!? Miễn sao cả nhà được ông đài thọ cho đầy đủ thì nghĩ thế là đã làm tròn bổ phận và trách nhiệm làm cha và làm chồng trong gia đình? Rồi thì mạnh ai người nấy sống! Ông có cuộc sống riêng, công việc, và bạn bè riêng của ông. Còn bà thì có cuộc sống, công việc, và bạn bè riêng của bà. Các con thì cứ mặc giao cho các bà vú và tài xế lo cho là đủ rồi!?.
Có rất nhiều thương gia có máu mặt có tiếng trong xã hội thường gởi các con đi học thật xa, vào những trường thật nổi tiếng trong nước từ cái tuổi còn rất nhỏ, mà một năm chúng chỉ được phép về nhà hưởng mấy tuần trong dịp lễ lớn là Giáng Sinh và Năm Mới (X-Mas và New Year)??. Thế giới của chúng và bạn chúng là đều bị cha mẹ bỏ bê mà sự dậy dỗ và yêu thương họ mặc cho người ngoài lo cho chúng. Cốt yếu khi khôn lớn chúng có bằng cấp cao để nối nghiệp cha của chúng, hay phụ với cha trong thương trường, để tiền bạc không sợ thất thoát ra ngoài. Đối với những cha mẹ này thì chỉ có tiền là trên hết tất cả! Là Chúa của cuộc đời họ! Là sự đảm bảo và là bảo hiểm cho cuộc đời của họ! Là tất cả những danh vọng, tiền tài, thế lực, và mọi hào nhoáng mà họ muốn chiếm đoạt và chế ngự! Bởi có tiền thì họ mới có nhiều vợ đẹp con khôn? Bởi có tiền thì họ mới mua được mọi sự trên trần gian này mà trước đây không thuộc về của họ! Bởi vì tham danh lợi thú trần, con người đã trở thành gian xảo, lọc lừa, có nói không không nói có, không còn một chút lương tri, vô thần, và vô cảm. Những con người này họ thường tỏ lộ sự lạnh lùng ra mặt trước những đau khổ của tất cả mọi người bất hạnh.
Có ai giầu ba họ và có ai khó ba đời? Cái câu này tôi nghe rất thường nhưng hình như tôi cảm thấy nó có tính cách khôi hài, chua chát, và đắng đót sao đó! Vì nhìn chung quanh xem, những con người thấp cổ bé họng nghèo khổ, sống chung quanh những con người giầu xụ, thì dù chúng ta có tru tréo, chúc dữ, và trù ẻo họ thế nào, thì sự giầu sang sung túc của họ, chẳng có gì làm cho họ phải gặp xui xẻo hay sửa đổi được họ gì cả!!!?.
Chuyện người con hoang đàng và hư hỏng của ngày hôm nay, quả thực Chúa đã ví người con hoang đàng này là hình ảnh của tất cả chúng ta đó, thưa anh chị em! Và người cha nhân hiền này chính là Thiên Chúa Cha rất yêu thương của chúng ta. Người cha trần thế ông phải giầu có lắm đến độ khi cậu ấm con trai út của ông ngỏ lời xin ông phần gia tài của cậu để đi lập nghiệp mãi tận phương xa, ông đã không tính toán và nghĩ ngợi, mà liền vui vẻ yên trí trao cho cậu con út số tiền không nhỏ ấy!. Có phải Ý Thiên Chúa Cha muốn cho tất cả nhân loại chúng ta hiểu rằng Ngài rất rất giầu có và quyền uy? Ngài không giầu có và quyền uy sao được, khi mà Thiên Chúa của chúng ta Ngài đã tác tạo nên tất cả vũ trụ trên trời và dưới đất, tạo dựng nên con người từ bụi tro, ban cho sự sống có linh hồn không như các loài thú, mọi tạo vật, và mọi sinh linh trên trần gian này!. Ngài không quyền uy sao được khi mà Ngài có thể dùng quyền bính của Ngài để biến tất cả mọi thứ ra tối tăm??.
Nhìn vũ trụ, vạn vật, và muôn loài chung quanh chúng ta, nhắc nhở chúng ta là Thiên Chúa Đấng tác tạo muôn loài trên trời và dưới đất, luôn dõi mắt trên tất cả chúng ta là con cái của Ngài, không trừ một ai. Ngài thương yêu chúng ta vô cùng tận, yêu vô biên, yêu vô điều kiện. Hẳn chúng ta hiểu được rằng con người của chúng ta rất yếu đuối và mỏng dòn vô cùng, vì không ai sống được nếu chúng ta thiếu dưỡng khí? Mà dưỡng khí là thứ rất cần Chúa ban cho chúng ta nhưng không. Thường ngày thân xác của chúng ta cũng được Chúa ban cho hằng ngày dùng đủ do thực phẩm thiên nhiên Chúa ban cho chúng ta rất nhưng không, là gạo lúa mì, là đồ biển, rau cải, và trái cây, v.v...., thế gian này có ai dám vỗ ngực bảo là mình giầu nhất vũ trụ hơn cả Thiên Chúa? Có ai dám khoe là mình sống thọ hơn Thiên Chúa? Khoẻ mạnh hơn Thiên Chúa?? Tất nhiên là không rồi! Vì Ngài mới là Tất Cả của chúng ta. Vì Ngài mới là Đấng mà ban cho chúng ta cái thân xác này! Vì Ngài mới là Đấng ban cho chúng ta có Linh Hồn sống đời đời này! Vì Ngài mới là Cha Hằng Sống Hằng Trị Muôn Đời của chúng ta ngay tại thế giới này và thế giới mới ở cuộc sống Muôn Đời sau.
Phận làm con hư hỏng, chúng ta cố gắng sửa đổi cách sống để luôn sống đẹp lòng Chúa, mà sống đẹp lòng Chúa thì chúng ta cũng được Chúa đòi hỏi là phải yêu thương anh chị em như yêu chính mình là hai giới răn căn bản nhất để tất cả chúng ta được Thiên Chúa đón chờ ngày trở về Nhà Cha trên Thiên Đàng hằng sống vui vẻ hạnh phúc thiên thu và bất tận. Amen.
Tình Cha trên trời thật khoan dung và rộng lượng khôn lường
Lm Nguyễn Hữu Thy
15:30 10/09/2010
Tình Cha trên trời thật khoan dung và rộng lượng khôn lường
(CN24TN/C: Lc 15,1-32)
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng hình ảnh hai người anh em ruột đang nỗ lực tìm hạnh phúc cho đời mình theo hai cách thức hoàn toàn khác nhau. Qua hành động và tư duy của mình, cả hai người đã trình bày hai thái độ khác nhau của rất nhiều người trong chúng ta.
Người con cả ngoan ngoãn ở lại với cha mình trong gia đình, cùng với ông lo việc đồng áng ruộng vườn, và hy vọng một ngày kia sẽ được thừa tự gia sản của cha để lại. Còn người con thứ lại muốn hưởng thụ đời ngay bây giờ và đặt tràn trề hy vọng vào một cuộc sống đầy hạnh phúc nơi một miền đất xa lạ. Vì thế cậu đã đòi cha chia cho phần gia tài thuộc quyền cậu, rồi giã từ tất cả ra đi: Cha già, anh ruột, gia đình và bạn bè thân thích!
Nhưng rồi điều gì phải đến, cũng đã đến: Chẳng bao lâu cậu con thứ non trẻ đã tiêu xài trọn gia tài của mình và phải rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong cuộc sống đầy khốn cùng đó, cậu mới bừng tĩnh, hồi tâm nhớ đến cha mình và nhận ra tình thương bao la cũng như lòng quảng đại vô bờ bến của cha. Vì thế, dù cho lòng đầy bao xấu hổ nhục nhã, cậu con thứ đã nhất định trở về với cha mình trong gia đình. Cậu đã thắng vượt được sự tự ái, cậu đã can đảm thú nhận sự yếu đuối lầm lỡ của mình và ước ao được một vận may mới để làm lại từ đầu, dù chỉ là một người làm công nhật cho cha mà thôi.
Về phần người cha, ông không chỉ cho phép người con lầm lỡ được trở lại gia đình, nhưng ông còn vui mừng đón nhận cậu là con trai thực sự của mình như trước kia, nghĩa là ông lại ban cho cậu được quyền thừa hưởng gia tài sau này, mặc dù cậu con thứ đã hoàn toàn mất hết quyền thừa kế đó. Điều đó cho chúng ta thấy rằng người cha nhân từ đã không để tình cảm và hành động của ông bị luật lệ chi phối và điều khiển, nhưng mọi sự đều do tình yêu, tình phụ tử bao la của ông quyết định.
Vâng, đó chính là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã muốn làm nỗi bật qua chân dung người cha nhân hậu trong dụ ngôn. Vì tình yêu vô bờ bến đối với nhân loại, Thiên Chúa đã tha thứ cả những tội phạm nặng nề nhất, nếu người có tội, nếu chúng ta đầy lòng tin tưởng biết quay trở về với Người như người con hoang đàng trong Phúc Âm. Và như người cha nhân hậu trong dụ ngôn, Thiên Chúa cũng hối hả chạy ra đón chúng ta và tiếp nhận chúng ta như những đứa con yêu thương của Người. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống và mặc lấy thân phận kẻ nô lệ, hầu mở ra cho chúng ta con đường dẫn tới sự vinh quang cao cả của Người.
Nhưng cũng chính ở đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao người cha, tại sao Thiên Chúa lại hành động «bất công» đối với người con cả như thế? Anh ta đã chẳng luôn là người con trung thành, đã chẳng luôn chăm chỉ với công việc gia đình và đã chẳng luôn làm cho cha mình vui lòng, hoàn toàn trái với cậu con thứ? Thế, tại sao bây giờ trong việc chia tài sản, cậu lại bị cha mình để thiệt thòi như thế?
Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng người cha đã không có lý do để phàn nàn chê bai công việc làm ăn và lòng hiếu thảo của cậu con cả, nhưng ông phê bình quan điểm và thái độ của cậu: «Con chỉ nghĩ đến một mình con mà thôi, con chỉ nghĩ đến hạnh phúc và quyền lợi của riêng mình mà thôi. Con ích kỷ quá nên con không thể hiểu được sự vui mầng của cha khi thấy đứa con thứ của cha biết quay trở về với cha, và chính nó cũng là người em ruột của con. Con quá lo cho quyền lợi của mình, nên con đã không thể hiểu được tình yêu và lòng nhân từ của cha!»
Như thế, hai người con là hai thái độ sống và hai cách cư xử hoàn toàn khác nhau:
• Một người dựa vào công sức của mình, còn người kia lại nhìn nhận lỗi lầm và sự yếu đuối của mình;
• Một người đòi hỏi quyền lợi của mình, còn người kia chỉ mong chờ sự thông cảm và tha thứ;
• Một người không thể hiểu được sự tha thứ của người cha và không muốn bước chân vào nhà, còn người kia lại từ xa xôi tìm về với cha mình với một niềm hy vọng duy nhất là được cha tha thứ và được kể như một người làm công của cha.
Nhưng đối với người con cả, người cha cũng luôn đầy lòng yêu thương trìu mến: «Con luôn ở bên cha và những gì cha có đều là của con!» Khi nói thế, chắc hẳn người cha đã nghĩ tới tất cả những gì ông có đuợc – về phương diện vật chất cũng như tinh thần – trong thời gian người con thứ vắng nhà. Và ông đã mời cậu con cả cùng vào dự tiệc vui với cả gia đình. Thái độ mời mọc thân tình của người cha dành cho người con cả thật thân thương cảm động! Nhưng liệu cậu con cả có nhận lời mời đó của cha cậu không?
Câu hỏi hơi có vẻ khiêu khích này vẫn còn được bỏ ngỏ: Bởi vì nó được đặt ra cho các người nghe, xưa kia cũng ngày nay! Vâng, người con cả trong dụ ngôn rất có thể là chính tôi, một «Kitô hữu đạo hạnh», là người «luôn ở lại trong gia đình với cha». Chỉ vì tôi mà cha tôi đã «đi ra năn nỉ», chỉ vì tôi mà Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống làm một phàm nhân trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người, để gặp gỡ tôi, một phàm nhân yếu hèn và tội lỗi bất xứng.
Qua câu chuyện hai người con trong dụ ngôn, chúng ta thấy rằng cả hai anh em đều giống nhau: Cả hai đều ở ngoài nhà cha và người cha đều phải đích thân ra đón nhận cả hai vào nhà, dĩ nhiên theo cách thức và trong hai tình huống khác nhau; nghĩa là cả hai đều là những kẻ có tội và cả hai đều cần đến tình thương, lòng quảng đại và sự tha thứ của cha.
Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần tự hỏi: Đời sống cụ thể của tôi thế nào? Quan hệ của tôi với Thiên Chúa ra sao? Tôi có thường tự bằng lòng với cuộc sống của mình, có tự phụ và tự cho mình là công chính thánh thiện, đến nỗi không cần tới sự tha thứ của Thiên Chúa không? Thái độ của tôi thế nào đối với «những người em thứ» của tôi mà tôi luôn gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống cụ thể, dưới đủ hình thức?
Dụ ngôn «Người con hoang đàng» hay «Người cha nhân hậu» có thể nhắc bảo chúng ta luôn ý thức rằng: Đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không chỉ hành động của chúng ta, nhưng trước hết là quan điểm, sự thâm tín và thái độ của chúng ta trong tương quan với Người. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi phàm nhân chúng ta không hề có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì. Điều chúng ta có thể và cần phải làm là xưng nhận cùng Thiên Chúa sự yếu hèn và các tội lỗi của mình, và tiếp đến là hãy mở rộng lòng mình đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Người. Cả khi chúng ta - theo phạm trù nhân loại hạn hẹp của mình – không thể thấu hiểu được tình yêu đó của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa vô cùng cao vời hơn con tim của chúng ta, và tình yêu của Người thì muôn trùng rộng lớn hơn trí năng hiểu biết của chúng ta.
Vâng, Thiên Chúa đi ra gặp gỡ mỗi người trong chúng ta. Tình yêu của Người không bao giờ bỏ quên hay để bất cứ ai trong chúng ta bị thiệt thòi. Tình yêu đó luôn được tuôn đổ dồi dào trên chúng ta, tuy nhiên mỗi người được lãnh nhận nó theo những cách thức và mức độ khác nhau. Tương tự như người cha trong dụ ngôn: Ông yêu thương cả hai người con của ông, nhưng tình yêu của ông đối với họ được bày tỏ dưới hai cách thức khác nhau. Cũng thế, Thiên Chúa thương yêu tất cả chúng ta, nhưng tình yêu của Người dành cho mỗi người trong chúng ta lại khác nhau, như chính chúng ta là những con người vốn khác nhau vậy.
(CN24TN/C: Lc 15,1-32)
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng hình ảnh hai người anh em ruột đang nỗ lực tìm hạnh phúc cho đời mình theo hai cách thức hoàn toàn khác nhau. Qua hành động và tư duy của mình, cả hai người đã trình bày hai thái độ khác nhau của rất nhiều người trong chúng ta.
Người con cả ngoan ngoãn ở lại với cha mình trong gia đình, cùng với ông lo việc đồng áng ruộng vườn, và hy vọng một ngày kia sẽ được thừa tự gia sản của cha để lại. Còn người con thứ lại muốn hưởng thụ đời ngay bây giờ và đặt tràn trề hy vọng vào một cuộc sống đầy hạnh phúc nơi một miền đất xa lạ. Vì thế cậu đã đòi cha chia cho phần gia tài thuộc quyền cậu, rồi giã từ tất cả ra đi: Cha già, anh ruột, gia đình và bạn bè thân thích!
Nhưng rồi điều gì phải đến, cũng đã đến: Chẳng bao lâu cậu con thứ non trẻ đã tiêu xài trọn gia tài của mình và phải rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong cuộc sống đầy khốn cùng đó, cậu mới bừng tĩnh, hồi tâm nhớ đến cha mình và nhận ra tình thương bao la cũng như lòng quảng đại vô bờ bến của cha. Vì thế, dù cho lòng đầy bao xấu hổ nhục nhã, cậu con thứ đã nhất định trở về với cha mình trong gia đình. Cậu đã thắng vượt được sự tự ái, cậu đã can đảm thú nhận sự yếu đuối lầm lỡ của mình và ước ao được một vận may mới để làm lại từ đầu, dù chỉ là một người làm công nhật cho cha mà thôi.
Về phần người cha, ông không chỉ cho phép người con lầm lỡ được trở lại gia đình, nhưng ông còn vui mừng đón nhận cậu là con trai thực sự của mình như trước kia, nghĩa là ông lại ban cho cậu được quyền thừa hưởng gia tài sau này, mặc dù cậu con thứ đã hoàn toàn mất hết quyền thừa kế đó. Điều đó cho chúng ta thấy rằng người cha nhân từ đã không để tình cảm và hành động của ông bị luật lệ chi phối và điều khiển, nhưng mọi sự đều do tình yêu, tình phụ tử bao la của ông quyết định.
Vâng, đó chính là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã muốn làm nỗi bật qua chân dung người cha nhân hậu trong dụ ngôn. Vì tình yêu vô bờ bến đối với nhân loại, Thiên Chúa đã tha thứ cả những tội phạm nặng nề nhất, nếu người có tội, nếu chúng ta đầy lòng tin tưởng biết quay trở về với Người như người con hoang đàng trong Phúc Âm. Và như người cha nhân hậu trong dụ ngôn, Thiên Chúa cũng hối hả chạy ra đón chúng ta và tiếp nhận chúng ta như những đứa con yêu thương của Người. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống và mặc lấy thân phận kẻ nô lệ, hầu mở ra cho chúng ta con đường dẫn tới sự vinh quang cao cả của Người.
Nhưng cũng chính ở đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao người cha, tại sao Thiên Chúa lại hành động «bất công» đối với người con cả như thế? Anh ta đã chẳng luôn là người con trung thành, đã chẳng luôn chăm chỉ với công việc gia đình và đã chẳng luôn làm cho cha mình vui lòng, hoàn toàn trái với cậu con thứ? Thế, tại sao bây giờ trong việc chia tài sản, cậu lại bị cha mình để thiệt thòi như thế?
Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng người cha đã không có lý do để phàn nàn chê bai công việc làm ăn và lòng hiếu thảo của cậu con cả, nhưng ông phê bình quan điểm và thái độ của cậu: «Con chỉ nghĩ đến một mình con mà thôi, con chỉ nghĩ đến hạnh phúc và quyền lợi của riêng mình mà thôi. Con ích kỷ quá nên con không thể hiểu được sự vui mầng của cha khi thấy đứa con thứ của cha biết quay trở về với cha, và chính nó cũng là người em ruột của con. Con quá lo cho quyền lợi của mình, nên con đã không thể hiểu được tình yêu và lòng nhân từ của cha!»
Như thế, hai người con là hai thái độ sống và hai cách cư xử hoàn toàn khác nhau:
• Một người dựa vào công sức của mình, còn người kia lại nhìn nhận lỗi lầm và sự yếu đuối của mình;
• Một người đòi hỏi quyền lợi của mình, còn người kia chỉ mong chờ sự thông cảm và tha thứ;
• Một người không thể hiểu được sự tha thứ của người cha và không muốn bước chân vào nhà, còn người kia lại từ xa xôi tìm về với cha mình với một niềm hy vọng duy nhất là được cha tha thứ và được kể như một người làm công của cha.
Nhưng đối với người con cả, người cha cũng luôn đầy lòng yêu thương trìu mến: «Con luôn ở bên cha và những gì cha có đều là của con!» Khi nói thế, chắc hẳn người cha đã nghĩ tới tất cả những gì ông có đuợc – về phương diện vật chất cũng như tinh thần – trong thời gian người con thứ vắng nhà. Và ông đã mời cậu con cả cùng vào dự tiệc vui với cả gia đình. Thái độ mời mọc thân tình của người cha dành cho người con cả thật thân thương cảm động! Nhưng liệu cậu con cả có nhận lời mời đó của cha cậu không?
Câu hỏi hơi có vẻ khiêu khích này vẫn còn được bỏ ngỏ: Bởi vì nó được đặt ra cho các người nghe, xưa kia cũng ngày nay! Vâng, người con cả trong dụ ngôn rất có thể là chính tôi, một «Kitô hữu đạo hạnh», là người «luôn ở lại trong gia đình với cha». Chỉ vì tôi mà cha tôi đã «đi ra năn nỉ», chỉ vì tôi mà Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống làm một phàm nhân trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người, để gặp gỡ tôi, một phàm nhân yếu hèn và tội lỗi bất xứng.
Qua câu chuyện hai người con trong dụ ngôn, chúng ta thấy rằng cả hai anh em đều giống nhau: Cả hai đều ở ngoài nhà cha và người cha đều phải đích thân ra đón nhận cả hai vào nhà, dĩ nhiên theo cách thức và trong hai tình huống khác nhau; nghĩa là cả hai đều là những kẻ có tội và cả hai đều cần đến tình thương, lòng quảng đại và sự tha thứ của cha.
Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần tự hỏi: Đời sống cụ thể của tôi thế nào? Quan hệ của tôi với Thiên Chúa ra sao? Tôi có thường tự bằng lòng với cuộc sống của mình, có tự phụ và tự cho mình là công chính thánh thiện, đến nỗi không cần tới sự tha thứ của Thiên Chúa không? Thái độ của tôi thế nào đối với «những người em thứ» của tôi mà tôi luôn gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống cụ thể, dưới đủ hình thức?
Dụ ngôn «Người con hoang đàng» hay «Người cha nhân hậu» có thể nhắc bảo chúng ta luôn ý thức rằng: Đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không chỉ hành động của chúng ta, nhưng trước hết là quan điểm, sự thâm tín và thái độ của chúng ta trong tương quan với Người. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi phàm nhân chúng ta không hề có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì. Điều chúng ta có thể và cần phải làm là xưng nhận cùng Thiên Chúa sự yếu hèn và các tội lỗi của mình, và tiếp đến là hãy mở rộng lòng mình đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Người. Cả khi chúng ta - theo phạm trù nhân loại hạn hẹp của mình – không thể thấu hiểu được tình yêu đó của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa vô cùng cao vời hơn con tim của chúng ta, và tình yêu của Người thì muôn trùng rộng lớn hơn trí năng hiểu biết của chúng ta.
Vâng, Thiên Chúa đi ra gặp gỡ mỗi người trong chúng ta. Tình yêu của Người không bao giờ bỏ quên hay để bất cứ ai trong chúng ta bị thiệt thòi. Tình yêu đó luôn được tuôn đổ dồi dào trên chúng ta, tuy nhiên mỗi người được lãnh nhận nó theo những cách thức và mức độ khác nhau. Tương tự như người cha trong dụ ngôn: Ông yêu thương cả hai người con của ông, nhưng tình yêu của ông đối với họ được bày tỏ dưới hai cách thức khác nhau. Cũng thế, Thiên Chúa thương yêu tất cả chúng ta, nhưng tình yêu của Người dành cho mỗi người trong chúng ta lại khác nhau, như chính chúng ta là những con người vốn khác nhau vậy.
Tin vào lòng nhân hậu Chúa
Mic. Cao Danh Viện
18:53 10/09/2010
Đường dương thế ai không từng vấp ngã
Bàn tay nào chưa bóp nát tim Cha
Ai trung kiên từ lúc trẻ đến già
Mà nước mắt chưa một lần hối cải
Đường về trời, đường vào tim dấu ái
Của tình Cha nhân hậu rất nhiều ngăn
Hộ chiếu vào tim là sám hối ăn năn
Cha chờ cửa tay cầm đèn soi lối
Về đi con! Ai mà không lầm lỗi!
Trên vai Cha, con thỏ thẻ tiếng yêu
Tội con nhiều, tình Cha lại càng nhiều
Cha không nỡ bỏ, giọt máu đào quý giá
Lời sám hối của con là phép lạ
Đụng chạm vào bỏng rát trái tim Cha
Tình con yêu, lòng Cha sẽ vỡ òa
Thành tha thứ từ cội nguồn nhân hậu
Hạnh phúc nào bằng cha con đoàn tụ
Tiệc tẩy trần đã dọn sẵn cho con
Khoác xiêm y, đeo nhẫn ngọc liên hoan
Con áp tai vào ngực, nghe lời Cha tha thứ.
Hãy sám hối! Hởi đứa con thừa tự!
Cứ tin vào lòng nhân hậu Cha yêu.
Bàn tay nào chưa bóp nát tim Cha
Ai trung kiên từ lúc trẻ đến già
Mà nước mắt chưa một lần hối cải
Đường về trời, đường vào tim dấu ái
Của tình Cha nhân hậu rất nhiều ngăn
Hộ chiếu vào tim là sám hối ăn năn
Cha chờ cửa tay cầm đèn soi lối
Về đi con! Ai mà không lầm lỗi!
Trên vai Cha, con thỏ thẻ tiếng yêu
Tội con nhiều, tình Cha lại càng nhiều
Cha không nỡ bỏ, giọt máu đào quý giá
Lời sám hối của con là phép lạ
Đụng chạm vào bỏng rát trái tim Cha
Tình con yêu, lòng Cha sẽ vỡ òa
Thành tha thứ từ cội nguồn nhân hậu
Hạnh phúc nào bằng cha con đoàn tụ
Tiệc tẩy trần đã dọn sẵn cho con
Khoác xiêm y, đeo nhẫn ngọc liên hoan
Con áp tai vào ngực, nghe lời Cha tha thứ.
Hãy sám hối! Hởi đứa con thừa tự!
Cứ tin vào lòng nhân hậu Cha yêu.
Mầu tím buồn với người con thứ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:55 10/09/2010
Chúa Nhật 24 C
Ðọc đoạn Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Anh ta đã phá đi truyền thống gia đình. Trẩy đi miền xa, người thanh niên này mang nỗi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Khi trở về chẳng còn gì: Tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng, sự hối hận? mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Anh ta đã mất bạn bè, mất niềm vui bình an nội tâm, chỉ còn lại một điều duy nhất là "đứa con nhỏ của cha nó". Ở đời, người ta thường vinh quy bái tổ khi công thành danh toại, còn người con thứ khi trở về thì thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng.
Ðộng lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Lu-ca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi dậy, tôi sẽ về cùng Cha tôi". Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là?224;m sao để được ăn.Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công. Ðó là một cuộc trở về trọn vẹn hay sao ? Ðó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin,không đủ liều mạng để đi trộm cướp, không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu, nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời, đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời "Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa".
Giu-đa đã phản bội Chúa Giê-su, Phê-rô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giu-đa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phê-rô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giu-đa chọn cái chết. Phê-rô chọn sự sống.
Ðọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ không phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thức tế cuộc sống, khi ngồi Toà Giải Tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát? đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống.
"Ngồi Toà" với những người như thế, tôi càng thấm thía hơn dụ ngôn "Ðứa Con Hoang Ðàng".
CHÚA GIÊ-SU ÐÃ TRỞ NÊN "NGƯỜI CON HOANG ÐÀNG" VÌ CHÚNG TA
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Ðoàn Giê-ru-sa-lem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giê-su như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm "Người Cha Nhân Hậu" của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
"Ðức Giê-su được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài?
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: "Ta khát". Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Ðứng thẳng, Ngài kêu lên: "Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con". Và Ngài đã trở lại Thiên Ðàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: "Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Ðàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về..."
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên..."
Ðọc đoạn Tin Mừng hôm nay, tôi thấy man mác một màu tím buồn với người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Anh ta đã phá đi truyền thống gia đình. Trẩy đi miền xa, người thanh niên này mang nỗi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà.
Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Khi trở về chẳng còn gì: Tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng, sự hối hận? mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Anh ta đã mất bạn bè, mất niềm vui bình an nội tâm, chỉ còn lại một điều duy nhất là "đứa con nhỏ của cha nó". Ở đời, người ta thường vinh quy bái tổ khi công thành danh toại, còn người con thứ khi trở về thì thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng.
Ðộng lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Lu-ca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi dậy, tôi sẽ về cùng Cha tôi". Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là?224;m sao để được ăn.Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công. Ðó là một cuộc trở về trọn vẹn hay sao ? Ðó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi.
Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin,không đủ liều mạng để đi trộm cướp, không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu, nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời, đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc.
Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời "Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa".
Giu-đa đã phản bội Chúa Giê-su, Phê-rô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giu-đa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phê-rô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giu-đa chọn cái chết. Phê-rô chọn sự sống.
Ðọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ không phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thức tế cuộc sống, khi ngồi Toà Giải Tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát? đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống.
"Ngồi Toà" với những người như thế, tôi càng thấm thía hơn dụ ngôn "Ðứa Con Hoang Ðàng".
CHÚA GIÊ-SU ÐÃ TRỞ NÊN "NGƯỜI CON HOANG ÐÀNG" VÌ CHÚNG TA
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Ðoàn Giê-ru-sa-lem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giê-su như người con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm "Người Cha Nhân Hậu" của Henri J. M. Nouwen, trong đó có một đoạn anh Pierre Marie đã viết:
"Ðức Giê-su được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã để mọi sự dưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài?
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miền đất rất xa... nơi mà Ngài đã trở thành như con người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giường đầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống như một cây đâm rễ nơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bị khinh bỉ là hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sự lưu đày, sự chống đối, sự cô độc... sau khi đã cho đi mọi thứ trong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sự thật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn đời.
Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Ít-ra-en, Ngài đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Sa-ma-ri-a, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từ Thánh Giá nơi Ngài bị đóng đinh: "Ta khát". Ngài đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Ðứng thẳng, Ngài kêu lên: "Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con". Và Ngài đã trở lại Thiên Ðàng...
Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: "Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Ðàng của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về..."
Và tất cả bọn họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên..."
Thiên Chúa giầu lòng xót thương
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:57 10/09/2010
Chúa Nhật 24 C
Chúa Giêsu thường quan tâm chăm sóc gần gũi những người tội lỗi, nhóm Pharisêu và Kinh sư trách móc, xầm xì, phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Chúa đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.
Ba dụ ngôn: con chiên lạc, đồng bạc mất, người con hoang đàng trình bày đề tài: Thiên Chúa tình yêu và Ngài luôn tìm kiếm người tội lỗi. Một con chiên quý giá vô ngần đối với mục tử. Một đồng xu rất quý giá đối với người đàn bà nghèo khổ. Một người con quá quý giá đối với tấm lòng người cha. Cũng vậy, một người tội lỗi cũng đáng giá như thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Ba dụ ngôn đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Hôm nay chúng ta cùng suy niệm về dụ ngôn thứ ba. “Dụ ngôn đứa con hoang đàng” được gọi là “Dụ ngôn người cha nhân hậu” thì hợp lý hơn, bởi vì dung mạo trung tâm của câu chuyện chính là người cha.
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụ ngôn “người cha nhân hậu” là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
Người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà. Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Anh ta ra đi không phải để học hành, tìm việc làm mà là ăn chơi đàng điếm, phung phí hết tài sản, sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Anh ta trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về chẳng còn gì: tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Anh ta chỉ còn lại một điều duy nhất là ”đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Lu-ca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng Cha tôi”. Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công.
Đó phải chăng là một cuộc trở về trọn vẹn ? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi. Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin, nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp, nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc. Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giu-đa đã phản bội Chúa, Phê-rô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giu-đa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phê-rô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giu-đa chọn cái chết. Phê-rô chọn sự sống. Đọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ chẳng phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tế cuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ nhiều người như thế, tôi cảm thông với người con thứ.
Người con cả.
Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Con người lao động cần cù có tinh thần trách nhiệm, không rượu chè trác táng, chỉ lo ruộng rẫy nương vườn. Anh là con người mẫu mực. Thế nhưng, biến cố đứa em trở về đã bộc lộ con người thật của anh.Tuy ở trong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng em bất hiếu, còn anh một con bê nhỏ để vui với bạn bè cũng không có. Anh tức giận vì thấy quyền lợi bị xúc phạm. Anh chẳng chịu vào nhà. Hoá ra cả hai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cả hai đều ở ngoài nhà cha. Con thứ không thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cả không chia sẽ được hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu sự tha thứ cho em. Thái độ của người con cả là thái độ tiêu biểu của người biệt phái, luật sĩ hôm qua và hôm nay. Ích kỷ cho quyền lợi riêng mình. Tụ mãn về cách giữ luật “con không hề trái lệnh cha một điều nào”, tự hào về cách sống đạo “ không như thằng con của cha” Chỉ muốn kẻ lỗi lầm không đựơc cứu thoát mà phải chết.
Lúc sự giận dữ bùng nổ đến cực điểm, anh cả gặp lại tình cha. Cha đi ra năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: con ơi, mọi sự của cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiều rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏ mọn. Cái ích kỷ làm anh tẩy chay sự trở về của đứa em. Cái nhỏ mọn làm anh làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷ trong anh.
Hình ảnh người con cả thật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹ với trách nhiệm, chứ chưa phải là tình thương. Không chia sẽ nổi buồn, nổi khổ tâm, nổi âu lo của cha mẹ. Chỉ biết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉ trích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạo đức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnh đó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.
Cả hai người con cần phải trở về. Sám hối chính là trở về với tình cha, trở lại với tình yêu, tìm lại niềm vui và sự sống.
Người cha
Khi chia gia tài cho con lòng cha đau đớn. Vì tôn trọng tự do của con chứ không phải cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời như cánh chim bay, lòng cha thấy trống trải, muộn phiền vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trở về. Thế rồi một ngày kia, đứa con trở về thật. Nó về trong dáng vẻ thất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộc đời nó về làm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giả như nó không về, người ta sẽ lãng quên. Nay nó trở về nhắc cho bà con làng xóm thấy sự thất bại của gia đình ông. Con ông về trong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng!
Ở đời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều về thăm, cha mẹ mở tiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái, người ta mắc cở không dám kể về đứa con bất hiếu, ngổ nghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉ khoe đứa con ngoan, tự hào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sự nghiệp. Thế mà, người cha lại mở tiệc lớn. Mừng đứa con trở về thất bại tả tơi. Khách mời ngỡ ngàng khi chủ nhà giới thiệu con ông về nhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thế nhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụ tử là gì thì thông cảm và chia vui với người cha. Cha đã tha thứ cho con trước khi con tự thú. Cha vui vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độ người cha đối với hai đứa con là thái độ của Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉ có tình thương. Người không có trí nhớ về tội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hư hỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc, cha yêu con chỉ vì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa của Đức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cả hai người con trong dụ ngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗ của thế gian xác thịt mà nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bại đau khổ mới hối hận trở về với Chúa. Nhiều lần ta là con cả tưởng mình đạo đức mà lên án tẩy chay người khác. Cần trở về với Cha, về với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.
Chúa Giêsu thường quan tâm chăm sóc gần gũi những người tội lỗi, nhóm Pharisêu và Kinh sư trách móc, xầm xì, phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Chúa đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.
Ba dụ ngôn: con chiên lạc, đồng bạc mất, người con hoang đàng trình bày đề tài: Thiên Chúa tình yêu và Ngài luôn tìm kiếm người tội lỗi. Một con chiên quý giá vô ngần đối với mục tử. Một đồng xu rất quý giá đối với người đàn bà nghèo khổ. Một người con quá quý giá đối với tấm lòng người cha. Cũng vậy, một người tội lỗi cũng đáng giá như thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Ba dụ ngôn đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Hôm nay chúng ta cùng suy niệm về dụ ngôn thứ ba. “Dụ ngôn đứa con hoang đàng” được gọi là “Dụ ngôn người cha nhân hậu” thì hợp lý hơn, bởi vì dung mạo trung tâm của câu chuyện chính là người cha.
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụ ngôn “người cha nhân hậu” là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
Người con thứ.
Người con thứ đòi Cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà. Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Anh ta ra đi không phải để học hành, tìm việc làm mà là ăn chơi đàng điếm, phung phí hết tài sản, sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Anh ta trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về chẳng còn gì: tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị tiêu xài hoang phí. Anh ta chỉ còn lại một điều duy nhất là ”đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Lu-ca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng Cha tôi”. Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến Cha, không bao giờ sám hối vì bỏ Cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của Cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công.
Đó phải chăng là một cuộc trở về trọn vẹn ? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi. Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin, nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp, nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho Cha để có cơm ăn áo mặc. Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giu-đa đã phản bội Chúa, Phê-rô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giu-đa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phê-rô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giu-đa chọn cái chết. Phê-rô chọn sự sống. Đọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ chẳng phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tế cuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ nhiều người như thế, tôi cảm thông với người con thứ.
Người con cả.
Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Con người lao động cần cù có tinh thần trách nhiệm, không rượu chè trác táng, chỉ lo ruộng rẫy nương vườn. Anh là con người mẫu mực. Thế nhưng, biến cố đứa em trở về đã bộc lộ con người thật của anh.Tuy ở trong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng em bất hiếu, còn anh một con bê nhỏ để vui với bạn bè cũng không có. Anh tức giận vì thấy quyền lợi bị xúc phạm. Anh chẳng chịu vào nhà. Hoá ra cả hai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cả hai đều ở ngoài nhà cha. Con thứ không thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cả không chia sẽ được hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu sự tha thứ cho em. Thái độ của người con cả là thái độ tiêu biểu của người biệt phái, luật sĩ hôm qua và hôm nay. Ích kỷ cho quyền lợi riêng mình. Tụ mãn về cách giữ luật “con không hề trái lệnh cha một điều nào”, tự hào về cách sống đạo “ không như thằng con của cha” Chỉ muốn kẻ lỗi lầm không đựơc cứu thoát mà phải chết.
Lúc sự giận dữ bùng nổ đến cực điểm, anh cả gặp lại tình cha. Cha đi ra năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: con ơi, mọi sự của cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiều rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏ mọn. Cái ích kỷ làm anh tẩy chay sự trở về của đứa em. Cái nhỏ mọn làm anh làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷ trong anh.
Hình ảnh người con cả thật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹ với trách nhiệm, chứ chưa phải là tình thương. Không chia sẽ nổi buồn, nổi khổ tâm, nổi âu lo của cha mẹ. Chỉ biết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉ trích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạo đức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnh đó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.
Cả hai người con cần phải trở về. Sám hối chính là trở về với tình cha, trở lại với tình yêu, tìm lại niềm vui và sự sống.
Người cha
Khi chia gia tài cho con lòng cha đau đớn. Vì tôn trọng tự do của con chứ không phải cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời như cánh chim bay, lòng cha thấy trống trải, muộn phiền vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trở về. Thế rồi một ngày kia, đứa con trở về thật. Nó về trong dáng vẻ thất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộc đời nó về làm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giả như nó không về, người ta sẽ lãng quên. Nay nó trở về nhắc cho bà con làng xóm thấy sự thất bại của gia đình ông. Con ông về trong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng!
Ở đời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều về thăm, cha mẹ mở tiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái, người ta mắc cở không dám kể về đứa con bất hiếu, ngổ nghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉ khoe đứa con ngoan, tự hào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sự nghiệp. Thế mà, người cha lại mở tiệc lớn. Mừng đứa con trở về thất bại tả tơi. Khách mời ngỡ ngàng khi chủ nhà giới thiệu con ông về nhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thế nhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụ tử là gì thì thông cảm và chia vui với người cha. Cha đã tha thứ cho con trước khi con tự thú. Cha vui vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độ người cha đối với hai đứa con là thái độ của Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉ có tình thương. Người không có trí nhớ về tội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hư hỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc, cha yêu con chỉ vì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa của Đức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cả hai người con trong dụ ngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗ của thế gian xác thịt mà nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bại đau khổ mới hối hận trở về với Chúa. Nhiều lần ta là con cả tưởng mình đạo đức mà lên án tẩy chay người khác. Cần trở về với Cha, về với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Tôi Cần Gặp Người Tội Lỗi
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
18:58 10/09/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN24TN/C
Cần cho Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
TÔI CẦN TÌM GẶP NGƯỜI TỘI LỖI
TÔI GIÚP NGƯỜI CÓ TỘI TRỞ VỀ
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections)
Bài đọc 1: Xuất hành (32:7-11;...) Đức Chúa phán với Mô-sê.: “Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ.” (câu 9)
* Thiên Chúa đã nổi giận vì dân Ít-ra-en không giữ các điều răn của Ngài. Ông Mô-sê đã khẩn khoản nài xin Chúa thương xót dân Ngài, và Ngài đã nguôi cơn giận không huỷ diệt dân Ngài nữa.
1- Những tội gây chia rẽ và xào xáo trong Gia đình và Cộng đoàn ?
2- Bạn nghĩ thế nào về câu tục ngữ: thượng bất chính, hạ tắc loạn ?
Bài đọc 2: 1Timôthê (1:12-17). Đức Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà người đầu tiên là tôi. (câu 15)
* Thiên Chúa đầy lòng nhân từ, mà Thánh Phaolô đã cảm nhận thật với lòng khiêm nhường của mình là kẻ tội lỗi nhiều nhất, nay ông đã hết lòng phục vụ Chúa. Để nhắc nhở những người dù tội lỗi thế nào đi nữa, cũng đừng thất vọng, hãy trông cậy vào Chúa thứ tha.
1- Hôm nay, tôi cần bắt chước thánh Phaolô những nhân đức nào?
2- Bạn thử xét mình xem mình đã ngoại tình với Chúa bao nhiêu lần?
Tin Mừng: Lc (15:1-10). Người Pharisêu và kinh sư xầm xì: “Ông này đón tiếp phường tội lội lỗi và ăn uống với chúng!” (câu 2)
* Hai lớp người thu thuế và tội lỗi thường hay đến với Đức Giêsu nghe giảng, nên họ bị nhóm Pharisêu lên án. Người liền kể cho họ hai dụ ngôn: Bỏ 99 con chiên, để kiếm một con chiên bị lạc, khi kiếm được thì mừng rỡ.(câu 4) Người phụ nữ đánh mất một đồng quan, liền thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho bằng được. (câu 8)
1- Tại sao tôi lánh xa người tội lổi? Khi nào gặp họ, khi nào không?
2- Người đã phạm tội, họ cần được sự nâng đỡ và ủi an như thế nào?
3- Tôi cần có những thái độ nào với người trong gia đình bị sa ngã?
B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
AI NẤY SẼ VUI MỪNG VÌ MỘT NGƯỜI TỘI LỖI ĂN NĂN SÁM HỐI, HƠN LÀ CHÍN MƯƠI CHÍN NGƯỜI CÔNG CHÍNH KHÔNG CẦN SÁM HỐI ĂN NĂN. (Lc 15, 7)
Chúa không chấp dư luận, Ngài đến gần người tội lỗi, đối thoại với họ, đưa họ trở về công chính. Chúa nói rõ cho biết họ được quí trọng trong Nước Trời, như dụ ngôn 100 con chiên.
1-Tôi năng tìm gặp gỡ, nâng đỡ người lỗi lầm, niềm nở đón tiếp họ.
2- Bạn dùng lời nói và gương sáng giúp người trong gia đình trở về.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối. Xin vì lòng thương xót của Cha cho con là kẻ tội lỗi, được sống với lòng tin, lòng mến, nêu gương tha thứ cho những ai đang sa ngã, mau đứng dậy trở về, để họ làm chứng nhân cho lòng thương xót của Cha. Con cùng Mẹ Maria luôn ca ngợi lòng thương xót của Cha từ đời nọ cho đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người. Amen.
Hoa thơm cỏ lạ: CÀNG BƯỚC GẦN CHÚA, TA CÀNG THẤY RÕ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA NGÀI./ The closer we walk with God, the clearer we see His guidance.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Ptế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
TÔI CẦN TÌM GẶP NGƯỜI TỘI LỖI
TÔI GIÚP NGƯỜI CÓ TỘI TRỞ VỀ
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections)
Bài đọc 1: Xuất hành (32:7-11;...) Đức Chúa phán với Mô-sê.: “Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ.” (câu 9)
* Thiên Chúa đã nổi giận vì dân Ít-ra-en không giữ các điều răn của Ngài. Ông Mô-sê đã khẩn khoản nài xin Chúa thương xót dân Ngài, và Ngài đã nguôi cơn giận không huỷ diệt dân Ngài nữa.
1- Những tội gây chia rẽ và xào xáo trong Gia đình và Cộng đoàn ?
2- Bạn nghĩ thế nào về câu tục ngữ: thượng bất chính, hạ tắc loạn ?
Bài đọc 2: 1Timôthê (1:12-17). Đức Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà người đầu tiên là tôi. (câu 15)
* Thiên Chúa đầy lòng nhân từ, mà Thánh Phaolô đã cảm nhận thật với lòng khiêm nhường của mình là kẻ tội lỗi nhiều nhất, nay ông đã hết lòng phục vụ Chúa. Để nhắc nhở những người dù tội lỗi thế nào đi nữa, cũng đừng thất vọng, hãy trông cậy vào Chúa thứ tha.
1- Hôm nay, tôi cần bắt chước thánh Phaolô những nhân đức nào?
2- Bạn thử xét mình xem mình đã ngoại tình với Chúa bao nhiêu lần?
Tin Mừng: Lc (15:1-10). Người Pharisêu và kinh sư xầm xì: “Ông này đón tiếp phường tội lội lỗi và ăn uống với chúng!” (câu 2)
* Hai lớp người thu thuế và tội lỗi thường hay đến với Đức Giêsu nghe giảng, nên họ bị nhóm Pharisêu lên án. Người liền kể cho họ hai dụ ngôn: Bỏ 99 con chiên, để kiếm một con chiên bị lạc, khi kiếm được thì mừng rỡ.(câu 4) Người phụ nữ đánh mất một đồng quan, liền thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho bằng được. (câu 8)
1- Tại sao tôi lánh xa người tội lổi? Khi nào gặp họ, khi nào không?
2- Người đã phạm tội, họ cần được sự nâng đỡ và ủi an như thế nào?
3- Tôi cần có những thái độ nào với người trong gia đình bị sa ngã?
B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi chọn làm Châm ngôn Sống:
AI NẤY SẼ VUI MỪNG VÌ MỘT NGƯỜI TỘI LỖI ĂN NĂN SÁM HỐI, HƠN LÀ CHÍN MƯƠI CHÍN NGƯỜI CÔNG CHÍNH KHÔNG CẦN SÁM HỐI ĂN NĂN. (Lc 15, 7)
Chúa không chấp dư luận, Ngài đến gần người tội lỗi, đối thoại với họ, đưa họ trở về công chính. Chúa nói rõ cho biết họ được quí trọng trong Nước Trời, như dụ ngôn 100 con chiên.
1-Tôi năng tìm gặp gỡ, nâng đỡ người lỗi lầm, niềm nở đón tiếp họ.
2- Bạn dùng lời nói và gương sáng giúp người trong gia đình trở về.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối. Xin vì lòng thương xót của Cha cho con là kẻ tội lỗi, được sống với lòng tin, lòng mến, nêu gương tha thứ cho những ai đang sa ngã, mau đứng dậy trở về, để họ làm chứng nhân cho lòng thương xót của Cha. Con cùng Mẹ Maria luôn ca ngợi lòng thương xót của Cha từ đời nọ cho đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người. Amen.
Hoa thơm cỏ lạ: CÀNG BƯỚC GẦN CHÚA, TA CÀNG THẤY RÕ SỰ HƯỚNG DẪN CỦA NGÀI./ The closer we walk with God, the clearer we see His guidance.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Ptế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Thánh giá Tình yêu
+GM Giuse Vũ Duy Thống
19:03 10/09/2010
Không biết từ bao giờ Thập giá đã được ngành tư pháp Rôma chọn làm án tử cho kẻ tội đồ và trở thành biểu tượng cho cái chết nhục nhã, nhưng lại biết rất rõ là từ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thập giá đã mang lấy ý nghĩa của ơn Cứu Độ Thiên Chúa đem đến trần gian và trở nên dấu chứng của tình yêu khơi nguồn sự sống. “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”.
Trong ngày lễ Suy tôn Thánh giá, xin chia sẻ về Thánh giá dấu chứng tình yêu đặc biệt này: dấu chứng tình yêu tự hiến; dấu chứng tình yêu tận hiến; dấu chứng tình yêu thánh hiến.
1. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU TỰ HIẾN
Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh chính là đỉnh cao của quá trình tự hiến. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã nêu lên quá trình tự hiến này khởi đi từ Mầu nhiệm Nhập Thể và kết thúc nơi Mầu nhiệm Cứu Độ. Chúa Giêsu vốn phận là Thiên Chúa, nhưng lại hủy mình ra không mà nhận lấy phận tôi đòi. Đó là tình yêu tự hiến trong Mầu nhiệm Nhập Thể. Người lại còn tự hạ vâng lời Chúa Cha cho đến chết, không êm ả trên nhung lụa mà vất vả trên cây Thập giá, để giải thoát muôn người. Đó là tình yêu tự hiến trong Mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh.
Tất nhiên, trong Mầu nhiệm Nhập Thể đã hàm chứa Mầu nhiệm Cứu độ ở dạng tiền đế, nhưng chính khi đi đến cùng nơi việc tự hạ của Chúa Giêsu qua Mầu nhiệm Thánh giá, người ta mới thấy lộ diện không phải là một luận lý mạch lạc của Ơn Cứu Độ, mà chính là tấm lòng của Đấng Cứu Thế vừa hiến mình vuông tròn làm của lễ đẹp ý Chúa Cha, vừa tự hiến trọn vẹn thân mình đến chết vì phần rỗi của hết mọi người.
Chính vì muốn làm nổi bật ý nghĩa của tình yêu tự hiến này, bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ 2005 đã điều chỉnh chữ “tự ý” bằng chữ “tự nguyện”. Chữ “tự ý” có nguy cơ khiến người đọc hôm nay hiểu là Chúa Giêsu tự do làm theo ý riêng hay do tự ý mình mà Chúa Giêsu tìm đến Thánh giá; còn chữ “tự nguyện” muốn diễn tả Chúa Giêsu tự do buông mình sẵn sàng làm theo ý nguyện của Chúa Cha. Như thế, Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã trở thành dấu chứng của tình yêu tự hiến, một tình yêu tự nguyện hiến mình cho vinh quang Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi thế gian.
2. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU TẬN HIẾN
Với Chúa Giêsu, Thánh giá là dấu chứng của tình yêu tự hiến; nhưng với Thiên Chúa, Thánh giá còn là dấu chứng của một tình yêu bao la và bao dung sẵn sàng hiến ban tất cả những gì cao quý nhất và cao giá nhất cho hạnh phúc của mọi tâm hồn. Xin gọi đó là một tình yêu tận hiến, cho dẫu ngôn ngữ thường ngày chỉ quen dùng “con người tận hiến cho Thiên Chúa” chứ không quen nói “Thiên Chúa tận hiến cho con người”.
Nếu tình yêu hệ tại thái độ cho đi, thì thái độ cho đi càng mạnh tình yêu sẽ càng lớn. Vẫn biết “cách cho quý hơn của cho” theo kinh nghiệm nhân gian, nhưng nơi Thiên Chúa cả “của cho” lẫn “cách cho” của Ngài đều quý trọng tột bậc. Ngài không cho con người món quà bên ngoài có thể mua sắm được hay chí ít cũng có thể tìm được ở nơi khác, nhưng rút ruột mình mà đem cho nhân loại một thành viên trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô. Phúc Âm hôm nay đã diễn tả minh nhiên: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình” (Ga 3,16). Đó là dấu chứng của tình yêu tột cùng. Nhưng phải nhìn “cách cho” của Thiên Chúa mới thấy thắm đẹp làm sao một tình yêu thực sự khác thường.
Thực ra trong mầu nhiệm Đức Giêsu xuống thế làm người, ta đã thấy sáng lên dung mạo tình yêu của Thiên Chúa, song trong chính Mầu nhiệm Thánh igá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, ta mới nhận ra độ sâu rộng dài của một tình yêu đã cho đi là cho đi đến hết, và ở đây là cho đi đến độ đẩy người Con Một của mình đến chết trên Thánh giá, để trở nên mẫu mực cho tình yêu cao ngất và cũng là cao nhất trên đời. Từ đó ta nhận ra không có danh xưng nào áp dụng tương thích với tấm lòng của Thiên Chúa bằng danh xưng Tình Yêu, một tình yêu hiến ban tất cả cho nhân trần.
3. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU THÁNH HIẾN
“Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Sinh thời Chúa Giêsu đã khẳng định như vậy về giờ của Người: giờ Tử Nạn và Phục Sinh, để khi giờ ấy đến, thân xác bị treo trên Thập giá, Người đi đến cùng trong vận mệnh cứu độ và thánh hiến tất cả những ai tìm đến trông cậy Người như nguồn ơn giải thoát. Đọc lại bài Passio, người ta thấy ngày khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thánh giá đã bắt đầu phát huy sức mạnh cứu rỗi. Dân chúng được thanh tẩy tội lụy vì được bao bọc bởi tình yêu bao dung tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Ông trộm lành được vào Thiên Đàng vì được đặt vào tình yêu thánh hóa gieo hy vọng. “Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta”. Những người chứng kiến cuộc Thương Khó trở về đấm ngực ăn năn và người đội trưởng phải thốt lên: “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” vì họ được soi sáng trong tình yêu kiếm tìm sự thật. Tất cả đã gặp nơi Thánh giá Chúa Giêsu một sức mạnh thánh hiến.
Đường Thánh giá ấy không êm ả sốt sắng như mười bốn chặng được bố trí trong nguyện đường, đường Thánh giá ấy không vắn gọn dễ thuộc như lời kinh truyền thống, đường Thánh giá ấy cũng không phân cách rạch ròi từng nơi từng chặng để biết lúc nào khởi đầu và khi nào kết thúc. Nếu đường ấy là dấu chứng Thiên Chúa yêu thương con người, thì cũng bằng đường ấy con người chứng minh tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa. Mến Thánh giá nghĩa là như thế.
Nhà thơ Raxun Gamazatop có mấy vần thơ về đường tình yêu thật gợi ý. Xin mượn để kết thúc những chia sẻ về Thánh giá như dấu chứng tình yêu tự hiến, tận hiến và thánh hiến; đồng thời cũng chung tâm tình cầu nguyện cho chúng ta được vững bước thẳng tiến trên đường lựa chọn dẫu đó là đường khó khăn và dài lâu:
Trên trái đất đường đi không kể xiết,
Đường dài lâu gian khổ cũng rất nhiều,
Nhưng anh hiểu khó và dài hơn hết,
Là con đường ta vẫn gọi: Tình Yêu.
Trong ngày lễ Suy tôn Thánh giá, xin chia sẻ về Thánh giá dấu chứng tình yêu đặc biệt này: dấu chứng tình yêu tự hiến; dấu chứng tình yêu tận hiến; dấu chứng tình yêu thánh hiến.
1. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU TỰ HIẾN
Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh chính là đỉnh cao của quá trình tự hiến. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Philipphê đã nêu lên quá trình tự hiến này khởi đi từ Mầu nhiệm Nhập Thể và kết thúc nơi Mầu nhiệm Cứu Độ. Chúa Giêsu vốn phận là Thiên Chúa, nhưng lại hủy mình ra không mà nhận lấy phận tôi đòi. Đó là tình yêu tự hiến trong Mầu nhiệm Nhập Thể. Người lại còn tự hạ vâng lời Chúa Cha cho đến chết, không êm ả trên nhung lụa mà vất vả trên cây Thập giá, để giải thoát muôn người. Đó là tình yêu tự hiến trong Mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh.
Tất nhiên, trong Mầu nhiệm Nhập Thể đã hàm chứa Mầu nhiệm Cứu độ ở dạng tiền đế, nhưng chính khi đi đến cùng nơi việc tự hạ của Chúa Giêsu qua Mầu nhiệm Thánh giá, người ta mới thấy lộ diện không phải là một luận lý mạch lạc của Ơn Cứu Độ, mà chính là tấm lòng của Đấng Cứu Thế vừa hiến mình vuông tròn làm của lễ đẹp ý Chúa Cha, vừa tự hiến trọn vẹn thân mình đến chết vì phần rỗi của hết mọi người.
Chính vì muốn làm nổi bật ý nghĩa của tình yêu tự hiến này, bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ 2005 đã điều chỉnh chữ “tự ý” bằng chữ “tự nguyện”. Chữ “tự ý” có nguy cơ khiến người đọc hôm nay hiểu là Chúa Giêsu tự do làm theo ý riêng hay do tự ý mình mà Chúa Giêsu tìm đến Thánh giá; còn chữ “tự nguyện” muốn diễn tả Chúa Giêsu tự do buông mình sẵn sàng làm theo ý nguyện của Chúa Cha. Như thế, Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã trở thành dấu chứng của tình yêu tự hiến, một tình yêu tự nguyện hiến mình cho vinh quang Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi thế gian.
2. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU TẬN HIẾN
Với Chúa Giêsu, Thánh giá là dấu chứng của tình yêu tự hiến; nhưng với Thiên Chúa, Thánh giá còn là dấu chứng của một tình yêu bao la và bao dung sẵn sàng hiến ban tất cả những gì cao quý nhất và cao giá nhất cho hạnh phúc của mọi tâm hồn. Xin gọi đó là một tình yêu tận hiến, cho dẫu ngôn ngữ thường ngày chỉ quen dùng “con người tận hiến cho Thiên Chúa” chứ không quen nói “Thiên Chúa tận hiến cho con người”.
Nếu tình yêu hệ tại thái độ cho đi, thì thái độ cho đi càng mạnh tình yêu sẽ càng lớn. Vẫn biết “cách cho quý hơn của cho” theo kinh nghiệm nhân gian, nhưng nơi Thiên Chúa cả “của cho” lẫn “cách cho” của Ngài đều quý trọng tột bậc. Ngài không cho con người món quà bên ngoài có thể mua sắm được hay chí ít cũng có thể tìm được ở nơi khác, nhưng rút ruột mình mà đem cho nhân loại một thành viên trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô. Phúc Âm hôm nay đã diễn tả minh nhiên: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình” (Ga 3,16). Đó là dấu chứng của tình yêu tột cùng. Nhưng phải nhìn “cách cho” của Thiên Chúa mới thấy thắm đẹp làm sao một tình yêu thực sự khác thường.
Thực ra trong mầu nhiệm Đức Giêsu xuống thế làm người, ta đã thấy sáng lên dung mạo tình yêu của Thiên Chúa, song trong chính Mầu nhiệm Thánh igá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, ta mới nhận ra độ sâu rộng dài của một tình yêu đã cho đi là cho đi đến hết, và ở đây là cho đi đến độ đẩy người Con Một của mình đến chết trên Thánh giá, để trở nên mẫu mực cho tình yêu cao ngất và cũng là cao nhất trên đời. Từ đó ta nhận ra không có danh xưng nào áp dụng tương thích với tấm lòng của Thiên Chúa bằng danh xưng Tình Yêu, một tình yêu hiến ban tất cả cho nhân trần.
3. THÁNH GIÁ: DẤU CHỨNG TÌNH YÊU THÁNH HIẾN
“Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Sinh thời Chúa Giêsu đã khẳng định như vậy về giờ của Người: giờ Tử Nạn và Phục Sinh, để khi giờ ấy đến, thân xác bị treo trên Thập giá, Người đi đến cùng trong vận mệnh cứu độ và thánh hiến tất cả những ai tìm đến trông cậy Người như nguồn ơn giải thoát. Đọc lại bài Passio, người ta thấy ngày khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thánh giá đã bắt đầu phát huy sức mạnh cứu rỗi. Dân chúng được thanh tẩy tội lụy vì được bao bọc bởi tình yêu bao dung tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Ông trộm lành được vào Thiên Đàng vì được đặt vào tình yêu thánh hóa gieo hy vọng. “Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với Ta”. Những người chứng kiến cuộc Thương Khó trở về đấm ngực ăn năn và người đội trưởng phải thốt lên: “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” vì họ được soi sáng trong tình yêu kiếm tìm sự thật. Tất cả đã gặp nơi Thánh giá Chúa Giêsu một sức mạnh thánh hiến.
Đường Thánh giá ấy không êm ả sốt sắng như mười bốn chặng được bố trí trong nguyện đường, đường Thánh giá ấy không vắn gọn dễ thuộc như lời kinh truyền thống, đường Thánh giá ấy cũng không phân cách rạch ròi từng nơi từng chặng để biết lúc nào khởi đầu và khi nào kết thúc. Nếu đường ấy là dấu chứng Thiên Chúa yêu thương con người, thì cũng bằng đường ấy con người chứng minh tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa. Mến Thánh giá nghĩa là như thế.
Nhà thơ Raxun Gamazatop có mấy vần thơ về đường tình yêu thật gợi ý. Xin mượn để kết thúc những chia sẻ về Thánh giá như dấu chứng tình yêu tự hiến, tận hiến và thánh hiến; đồng thời cũng chung tâm tình cầu nguyện cho chúng ta được vững bước thẳng tiến trên đường lựa chọn dẫu đó là đường khó khăn và dài lâu:
Trên trái đất đường đi không kể xiết,
Đường dài lâu gian khổ cũng rất nhiều,
Nhưng anh hiểu khó và dài hơn hết,
Là con đường ta vẫn gọi: Tình Yêu.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mục sư Terry Jones bỏ ý định đốt sách kinh Koran
Phụng Nghi
06:42 10/09/2010
Gainesville, Fla.(CNA/EWTN News).- Một mục sư ở Florida, người đã khơi động bao nhiêu lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo vì dự tính tổ chức một buổi đốt sách kinh Koran nhân kỷ niệm ngày xảy ra những cuộc tấn công khủng bố (11 tháng 9), chiều hôm qua đã tuyên bố ông sẽ hủy bỏ dự tính này.
Mục sư Terry Jones của Trung tâm Dove World Outreach ở Gainsville, bang Florida, trước đây đã cho biết ý định sẽ đốt sách kinh Koran là để nêu lên những “câu hỏi hóc búa” về nội dung cuốn sách và về bản chất của Hồi giáo. Được biết Trung tâm do ông cai quản chỉ có khoảng 50 thành viên.
Dự tính của ông mục sư này làm dấy động lên một làn sóng phẫn nộ trên khắp thế giới, khiến cho các viên chức chính phủ Hoa kỳ, các giám mục Công giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn phải đưa ra những lời chỉ trích nặng nề.
Ngày hôm qua mùng 9 tháng 9, mục sư Jones tổ chức một cuộc họp báo ở phía bên ngoài nhà thờ của ông để tuyên bố ông đã thay đổi dự tính. Tin của báo New York Times cho hay mục sư nói rằng ông sẽ bay tới New York để gặp vị giáo trưởng, người có kế hoạch xây một nguyện đường và trung tâm Hồi giáo gần khu vực Ground Zero, nơi quân khủng bố đánh bom 9 năm trước đây.
Mục sư Jones cho biết Giáo trưởng Feisal Abdul Rauf ở Thành phố New York đã “đồng ý di chuyển nguyện đường đi chỗ khác”, và cả hai người – mục sư và giáo trưởng - sẽ được đồng hành với Giáo trưởng Muhammad Musri, người đứng đầu Hiệp hội Hồi giáo Trung Florida. Tuy nhiên, Musri lại tuyên bố với báo chí rằng chưa có một thoả thuận nào đã đạt được về việc di chuyển trung tâm và nguyện đường Hồi giáo ở New York cả.
Tin hãng thông tấn AP (Associated Press) cho hay Ngũ giác đài xác nhận việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã gọi cho mục sư Jones để hối thúc ông đừng đốt sách kinh Koran.
Ủy viên báo chí của Ngũ giác đài Geoff Morrells nói với AP rằng Bộ trưởng Gates đã bày tỏ “mối quan ngại sâu xa” vì hành động đốt sách kinh Koran sẽ làm nguy hại đến sinh mạng của các binh sĩ Hoa kỳ, đặc biệt là tại Iraq và Afghanistan.
Hôm thứ Ba vừa rồi, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn của Tòa thánh cũng lên tiếng phản đối dự tính đốt sách này. Hội đồng ra tuyên bố bày tỏ mối “quan ngại lớn lao” về dự tính đó và nói rằng “những hành động bạo hành đáng bị lên án … không thể được trả đũa” bằng việc đốt cuốn sách thánh thiêng của một tôn giáo khác.
Nhiều vị giám mục Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối dự tính đốt sách này. Để ủng hộ các nhà lãnh đạo nhiều tôn giáo họp tại Washington, D.C. hôm 7 tháng 9, Tổng giám mục Wilton Gregory, Giám mục William Murphy và Giám mục Howard Hubbard tuyên bố các ngài lên tiếng để bày tỏ sự “hiệp thông” với các nhà lãnh đạo đã nhóm họp nhằm “phản đối có hệ thống hành vi nhạo báng, thông tin sai lạc và hoàn toàn cố chấp, trực tiếp chống lại cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ.”
Ba vị giám mục nói trên, theo thứ tự, đang giữ các chức vụ sau đây trong Hội đồng Giám mục Hoa kỳ: chủ tịch Ủy ban Đại kết và Liên tôn giáo vụ, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Phát triển Nhân đạo Quốc gia, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình Quốc tế.
Mục sư Terry Jones của Trung tâm Dove World Outreach ở Gainsville, bang Florida, trước đây đã cho biết ý định sẽ đốt sách kinh Koran là để nêu lên những “câu hỏi hóc búa” về nội dung cuốn sách và về bản chất của Hồi giáo. Được biết Trung tâm do ông cai quản chỉ có khoảng 50 thành viên.
Dự tính của ông mục sư này làm dấy động lên một làn sóng phẫn nộ trên khắp thế giới, khiến cho các viên chức chính phủ Hoa kỳ, các giám mục Công giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn phải đưa ra những lời chỉ trích nặng nề.
Ngày hôm qua mùng 9 tháng 9, mục sư Jones tổ chức một cuộc họp báo ở phía bên ngoài nhà thờ của ông để tuyên bố ông đã thay đổi dự tính. Tin của báo New York Times cho hay mục sư nói rằng ông sẽ bay tới New York để gặp vị giáo trưởng, người có kế hoạch xây một nguyện đường và trung tâm Hồi giáo gần khu vực Ground Zero, nơi quân khủng bố đánh bom 9 năm trước đây.
Terry Jones cầm sách kinh Koran |
Mục sư Jones cho biết Giáo trưởng Feisal Abdul Rauf ở Thành phố New York đã “đồng ý di chuyển nguyện đường đi chỗ khác”, và cả hai người – mục sư và giáo trưởng - sẽ được đồng hành với Giáo trưởng Muhammad Musri, người đứng đầu Hiệp hội Hồi giáo Trung Florida. Tuy nhiên, Musri lại tuyên bố với báo chí rằng chưa có một thoả thuận nào đã đạt được về việc di chuyển trung tâm và nguyện đường Hồi giáo ở New York cả.
Tin hãng thông tấn AP (Associated Press) cho hay Ngũ giác đài xác nhận việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã gọi cho mục sư Jones để hối thúc ông đừng đốt sách kinh Koran.
Ủy viên báo chí của Ngũ giác đài Geoff Morrells nói với AP rằng Bộ trưởng Gates đã bày tỏ “mối quan ngại sâu xa” vì hành động đốt sách kinh Koran sẽ làm nguy hại đến sinh mạng của các binh sĩ Hoa kỳ, đặc biệt là tại Iraq và Afghanistan.
Hôm thứ Ba vừa rồi, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn của Tòa thánh cũng lên tiếng phản đối dự tính đốt sách này. Hội đồng ra tuyên bố bày tỏ mối “quan ngại lớn lao” về dự tính đó và nói rằng “những hành động bạo hành đáng bị lên án … không thể được trả đũa” bằng việc đốt cuốn sách thánh thiêng của một tôn giáo khác.
Nhiều vị giám mục Mỹ cũng đã lên tiếng phản đối dự tính đốt sách này. Để ủng hộ các nhà lãnh đạo nhiều tôn giáo họp tại Washington, D.C. hôm 7 tháng 9, Tổng giám mục Wilton Gregory, Giám mục William Murphy và Giám mục Howard Hubbard tuyên bố các ngài lên tiếng để bày tỏ sự “hiệp thông” với các nhà lãnh đạo đã nhóm họp nhằm “phản đối có hệ thống hành vi nhạo báng, thông tin sai lạc và hoàn toàn cố chấp, trực tiếp chống lại cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ.”
Ba vị giám mục nói trên, theo thứ tự, đang giữ các chức vụ sau đây trong Hội đồng Giám mục Hoa kỳ: chủ tịch Ủy ban Đại kết và Liên tôn giáo vụ, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Phát triển Nhân đạo Quốc gia, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình Quốc tế.
Chia sẻ các giá trị và các quyền để đối thoại giữa các nền văn văn hóa
Nguyễn Hoàng Thương
08:20 10/09/2010
Chia sẻ các giá trị và các quyền để đối thoại giữa các nền văn văn hóa
Vatican City (VIS) - Sau buổi triều yết chung vào buổi sáng hôm thứ Tư 8/9/2010, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên của Cơ quan Nghị viện Hội đồng Âu Châu. Cuộc gặp đánh dấu kỷ niệm lần thứ 60 Công ước Âu Châu về Nhân quyền, trong đó "cam kết các quốc gia thành viên của Hội đồng Âu Châu thăng tiến và bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của con người".
Phát biểu bằng Anh ngữ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến các chủ đề trong nghị trình của nghị viện, như "những người sống trong các hoàn cảnh hết sức khó khăn hoặc là đối tượng của những vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá của họ". Ngài đề cập cụ thể đến "những người bị ảnh hưởng bởi sự cản trở, trẻ em bị bạo hành, người di dân, người tị nạn, những người phải trả giá nhiều nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay, những nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan hoặc các hình thức mới của chế độ nô lệ như nạn buôn người, buôn bán ma túy bất hợp pháp và tệ nạn mại dâm,... nạn nhân của chiến tranh và những người sống trong các nền dân chủ mong manh". Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến những nỗ lực của tổ chức này "để bảo vệ tự do tôn giáo, chống lại bạo lực và bất khoan dung đối với các tín hữu ở Âu Châu và trên khắp thế giới".
Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Nhận biết rằng bối cảnh xã hội ngày nay, các dân tộc và các nền văn hóa đến với nhau, đòi hỏi phải phát triển các giá trị phổ quát của các quyền như quyền bất khả xâm phạm, không thể nhân nhượng và không thể tách rời của họ. Trong những dịp khác nhau, tôi đã đưa ra các nguy cơ liên quan đến thuyết tương đối trong phạm vi các giá trị, các quyền và trách nhiệm. Nếu thiếu mục tiêu nền móng hợp lý, phổ thông cho tất cả các dân tộc, và chỉ được dựa trên nền văn hóa cụ thể riêng biệt, thì làm sao các quyết định lập pháp hoặc phán quyết của tòa án có thể đưa ra nền tảng vững chắc và lâu dài cho các tổ chức siêu quốc gia như Hội đồng Âu Châu?... Cuộc đối thoại mang lại hiệu quả giữa các nền văn hóa làm sao có thể diễn ra mà lại không có các giá trị, các quyền phổ biến và ổn định, không có các nguyên tắc phổ quát mà tất cả các nước thành viên của Hội đồng Âu Châu hiểu theo cùng một cách?".
Ngài cho hay thêm: "Những giá trị, quyền và trách nhiệm này được bén rễ từ phẩm giá tự nhiên của mỗi con người, một điều gì đó ảnh hưởng đến lý trí con người. Đức tin Kitô giáo không cản trở, ngược lại còn ủng hộ cuộc tìm kiếm này, và mời gọi tìm kiếm một nền tảng siêu nhiên cho phẩm giá này".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách bày tỏ niềm tin tưởng rằng "những nguyên tắc này, vốn được duy trì một cách chắc chắn, trên hết khi áp dụng vào sự sống con người, từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời theo cách tự nhiên, áp dụng vào hôn nhân - bắt nguồn từ quà tặng duy nhất và không thể phân ly của bản thân giữa một người Nam và một người Nữ - áp dụng vào tự do tôn giáo và giáo dục phải là những điều kiện cần thiết nếu chúng ta muốn đáp ứng một cách thích đáng những thách đố dứt khoát và cấp bách mà lịch sử đặt ra".
Vatican City (VIS) - Sau buổi triều yết chung vào buổi sáng hôm thứ Tư 8/9/2010, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến các thành viên của Cơ quan Nghị viện Hội đồng Âu Châu. Cuộc gặp đánh dấu kỷ niệm lần thứ 60 Công ước Âu Châu về Nhân quyền, trong đó "cam kết các quốc gia thành viên của Hội đồng Âu Châu thăng tiến và bảo vệ phẩm giá bất khả xâm phạm của con người".
Phát biểu bằng Anh ngữ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến các chủ đề trong nghị trình của nghị viện, như "những người sống trong các hoàn cảnh hết sức khó khăn hoặc là đối tượng của những vi phạm nghiêm trọng đến phẩm giá của họ". Ngài đề cập cụ thể đến "những người bị ảnh hưởng bởi sự cản trở, trẻ em bị bạo hành, người di dân, người tị nạn, những người phải trả giá nhiều nhất cho cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay, những nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan hoặc các hình thức mới của chế độ nô lệ như nạn buôn người, buôn bán ma túy bất hợp pháp và tệ nạn mại dâm,... nạn nhân của chiến tranh và những người sống trong các nền dân chủ mong manh". Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến những nỗ lực của tổ chức này "để bảo vệ tự do tôn giáo, chống lại bạo lực và bất khoan dung đối với các tín hữu ở Âu Châu và trên khắp thế giới".
Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Nhận biết rằng bối cảnh xã hội ngày nay, các dân tộc và các nền văn hóa đến với nhau, đòi hỏi phải phát triển các giá trị phổ quát của các quyền như quyền bất khả xâm phạm, không thể nhân nhượng và không thể tách rời của họ. Trong những dịp khác nhau, tôi đã đưa ra các nguy cơ liên quan đến thuyết tương đối trong phạm vi các giá trị, các quyền và trách nhiệm. Nếu thiếu mục tiêu nền móng hợp lý, phổ thông cho tất cả các dân tộc, và chỉ được dựa trên nền văn hóa cụ thể riêng biệt, thì làm sao các quyết định lập pháp hoặc phán quyết của tòa án có thể đưa ra nền tảng vững chắc và lâu dài cho các tổ chức siêu quốc gia như Hội đồng Âu Châu?... Cuộc đối thoại mang lại hiệu quả giữa các nền văn hóa làm sao có thể diễn ra mà lại không có các giá trị, các quyền phổ biến và ổn định, không có các nguyên tắc phổ quát mà tất cả các nước thành viên của Hội đồng Âu Châu hiểu theo cùng một cách?".
Ngài cho hay thêm: "Những giá trị, quyền và trách nhiệm này được bén rễ từ phẩm giá tự nhiên của mỗi con người, một điều gì đó ảnh hưởng đến lý trí con người. Đức tin Kitô giáo không cản trở, ngược lại còn ủng hộ cuộc tìm kiếm này, và mời gọi tìm kiếm một nền tảng siêu nhiên cho phẩm giá này".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách bày tỏ niềm tin tưởng rằng "những nguyên tắc này, vốn được duy trì một cách chắc chắn, trên hết khi áp dụng vào sự sống con người, từ lúc thụ thai cho đến khi qua đời theo cách tự nhiên, áp dụng vào hôn nhân - bắt nguồn từ quà tặng duy nhất và không thể phân ly của bản thân giữa một người Nam và một người Nữ - áp dụng vào tự do tôn giáo và giáo dục phải là những điều kiện cần thiết nếu chúng ta muốn đáp ứng một cách thích đáng những thách đố dứt khoát và cấp bách mà lịch sử đặt ra".
Khánh thành nhà thờ chính tòa tại thủ đô Pristina, Kosovo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:09 10/09/2010
ROMA, (Zenit.org) - Hàng ngàn tín hữu đã tập trung tại Pristina, thủ đô của Kosovo, vào hôm thứ Bảy vừa qua để khánh thành nhà thờ chính tòa Công Giáo, kính chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, đã được Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong vào năm 2003. Nghi lễ này nằm trong chuỗi sự kiện được tổ chức, trong suốt năm nay, để mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của vị nữ tu (26 tháng Tám 2010), gốc Albania và sinh tại Macedoine, người sáng lập dòng Thừa Sai Bác Ái, từng cống hiện suốt 50 năm cuộc đời cho các bệnh nhân và những người chịu thiệt thòi tại Ấn Độ và trên thế giới. Mẹ Têrêsa qua đời cách đây 13 năm, vào ngày 5 tháng Chín 1997.
Đoàn rước các linh mục đã đi ngược lên đường phố chính của Pristina. Bên trong nhà thờ chính tòa được xây bằng gạch đỏ, các tín hữu vẫy dải khăn trắng và những biểu ngữ. Trong khi đó một vài người mặc trang phục truyền thống và giương cao quốc kỳ Albania.
Quyết định công việc xây dựng nhà thờ chính tòa đã được Cố Tổng Thống Ibrahim Rugova đưa ra vào 2007. Nhà lãnh đạo tượng trưng trong việc đòi độc lập cho Kosovo từ Serbia, trước khi qua đời, chính ông đã trở lại đạo Công Giáo.
Những nguồn tin chính thống trong Giáo Hội khẳng định rằng còn cần phải mất chừng hai năm trước khi nhà thờ chính tòa hoàn toàn được khánh thành.
Kosovo đã đơn phương tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng Hai 2008, tuy nhiên Serbia vẫn đòi lấy lãnh thổ này, và nền độc lập của Kosovo đã không được nhiều quốc gia công nhận trong đó có Tây Ban Nha.
Tổng Thống Kosovo Fatmir Sejdiu cho biết có nhiều nhân vật thuộc giới chính trị, ngoại giao, tôn giáo của các niềm tin khác nhau đến Kosovo để tham dự nhiều hoạt động của « Năm Mẹ Têrêsa » nhằm tôn vinh người nữ tu Công Giáo này.
Mặc dù tỉnh miền này thuộc Nam Tư cũ là một Tiểu Bang tục hóa với 90 % là người Hồi Giáo, chỉ 5% là Công Giáo và số còn lại là Chính Thống Giáo, các bưu điện của Koso vô đã phát hành con tem hình vị sáng lập dòng Thừa Sai Bác Ái.
Theo các dự án xây dựng hiện nay, nhà thờ chính tòa sẽ là tòa nhà cao nhất của Kosovo. Việc thi công được thành phố Pristina, các Hội Truyền Giáo Công Giáo Châu Âu và nhiều cá nhân đóng góp tài chính.
Đoàn rước các linh mục đã đi ngược lên đường phố chính của Pristina. Bên trong nhà thờ chính tòa được xây bằng gạch đỏ, các tín hữu vẫy dải khăn trắng và những biểu ngữ. Trong khi đó một vài người mặc trang phục truyền thống và giương cao quốc kỳ Albania.
Quyết định công việc xây dựng nhà thờ chính tòa đã được Cố Tổng Thống Ibrahim Rugova đưa ra vào 2007. Nhà lãnh đạo tượng trưng trong việc đòi độc lập cho Kosovo từ Serbia, trước khi qua đời, chính ông đã trở lại đạo Công Giáo.
Những nguồn tin chính thống trong Giáo Hội khẳng định rằng còn cần phải mất chừng hai năm trước khi nhà thờ chính tòa hoàn toàn được khánh thành.
Kosovo đã đơn phương tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng Hai 2008, tuy nhiên Serbia vẫn đòi lấy lãnh thổ này, và nền độc lập của Kosovo đã không được nhiều quốc gia công nhận trong đó có Tây Ban Nha.
Tổng Thống Kosovo Fatmir Sejdiu cho biết có nhiều nhân vật thuộc giới chính trị, ngoại giao, tôn giáo của các niềm tin khác nhau đến Kosovo để tham dự nhiều hoạt động của « Năm Mẹ Têrêsa » nhằm tôn vinh người nữ tu Công Giáo này.
Mặc dù tỉnh miền này thuộc Nam Tư cũ là một Tiểu Bang tục hóa với 90 % là người Hồi Giáo, chỉ 5% là Công Giáo và số còn lại là Chính Thống Giáo, các bưu điện của Koso vô đã phát hành con tem hình vị sáng lập dòng Thừa Sai Bác Ái.
Theo các dự án xây dựng hiện nay, nhà thờ chính tòa sẽ là tòa nhà cao nhất của Kosovo. Việc thi công được thành phố Pristina, các Hội Truyền Giáo Công Giáo Châu Âu và nhiều cá nhân đóng góp tài chính.
Hơn 200 Giám Mục tham dự khóa bồi dưỡng ở Roma
LM Trần Đức Anh OP
12:11 10/09/2010
ROMA. Trong những ngày này, hai khóa bồi dưỡng dành cho hơn 200 GM thụ phong trong những năm gần đây, đang tiến hành tại Roma.
Khóa thứ I dành cho hơn 100 GM thuộc Bộ truyền giáo, tiến hành tại Học viện Giáo Hoàng Thánh Phaolô, từ ngày 6 đến 18-9-2010. Trong số các tham dự viên có 9 GM từ Việt Nam, thuộc các giáo phận Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Qui Nhơn, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khóa thứ II dành cho lối 100 GM thuộc Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, phần lớn từ Âu Mỹ, Phi luật tân và Úc, trong số này có Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, GM Phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada. Khóa này được tổ chức từ chiều ngày 9 đến 17-9 tại Học Viện Giáo Hoàng Nữ Vương Các Tông Đồ thuộc dòng Chiến Sĩ Chúa Kitô.
Giảng viên tại hai khóa bồi dưỡng trên đây phần lớn là các HY và TGM Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan Trung Ương Tòa Thánh. Đề tài các bài thuyết trình xoay quanh các khía cạnh khác nhau của sứ vụ Giám Mục.
Sáng ngày 10-9-2010, ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã đến dâng thánh lễ với các GM tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ giám mục tổ chức. Ngài đặc biệt nhắc nhở các GM về nghĩa vụ dùng gương sáng và sự nâng đỡ huynh đệ, để giúp các linh mục trung thành theo ơn gọi và hăng say làm việc với lòng yêu mến trong vườn nho của Chúa”.
Theo dự kiến, chiều thứ bẩy, 11-9-2010, các GM Việt Nam viếng hài cốt Chân Phước Anrê Phú Yên tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Tên và viếng mộ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, nhân lễ giỗ sắp tới của ngài vào ngày 16-9 tới đây (PN 10-9-2010)
Khóa thứ I dành cho hơn 100 GM thuộc Bộ truyền giáo, tiến hành tại Học viện Giáo Hoàng Thánh Phaolô, từ ngày 6 đến 18-9-2010. Trong số các tham dự viên có 9 GM từ Việt Nam, thuộc các giáo phận Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Phát Diệm, Qui Nhơn, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khóa thứ II dành cho lối 100 GM thuộc Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, phần lớn từ Âu Mỹ, Phi luật tân và Úc, trong số này có Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, GM Phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada. Khóa này được tổ chức từ chiều ngày 9 đến 17-9 tại Học Viện Giáo Hoàng Nữ Vương Các Tông Đồ thuộc dòng Chiến Sĩ Chúa Kitô.
Giảng viên tại hai khóa bồi dưỡng trên đây phần lớn là các HY và TGM Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan Trung Ương Tòa Thánh. Đề tài các bài thuyết trình xoay quanh các khía cạnh khác nhau của sứ vụ Giám Mục.
Sáng ngày 10-9-2010, ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã đến dâng thánh lễ với các GM tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ giám mục tổ chức. Ngài đặc biệt nhắc nhở các GM về nghĩa vụ dùng gương sáng và sự nâng đỡ huynh đệ, để giúp các linh mục trung thành theo ơn gọi và hăng say làm việc với lòng yêu mến trong vườn nho của Chúa”.
Theo dự kiến, chiều thứ bẩy, 11-9-2010, các GM Việt Nam viếng hài cốt Chân Phước Anrê Phú Yên tại trụ sở Bề trên Tổng quyền dòng Tên và viếng mộ Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, nhân lễ giỗ sắp tới của ngài vào ngày 16-9 tới đây (PN 10-9-2010)
Đức Thánh Cha tiếp kiến 28 Giám Mục Brazil
LM Trần Đức Anh OP
12:12 10/09/2010
CASTEL GANDOLFO. Trong buổi tiếp kiến sáng 10-9-2010 dành cho 28 GM thuộc miền Đông Bắc III của Brazil, ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các vị đẩy mạnh việc huấn giáo cho các tín hữu và cổ võ đại kết chân chính đứng trước nạn giáo phái lan tràn tại Brazil.
ĐTC nhận xét rằng trong những thập niên gần đây có nhiều yếu tố xa lạ tràn vào xã hội Brazil làm cho nhiều tín hữu Công Giáo xa lìa việc thực hành đạo và rời bỏ Giáo Hội Công Giáo đi theo các cộng đoàn Tin Lành và Tân Pentecostal. Theo một nghĩa nào đó, lý do thành công của các nhóm này là một dấu hiệu cho thấy có sự khao khát Thiên Chúa nơi dân tộc Brazil. Sự kiện đó cũng chứng tỏ có sự truyền giáo hời hợt, các tín hữu Công Giáo không được truyền giảng Tin Mừng đầy đủ nên đức tin của họ mong manh, yếu ớt, nhiều khi chỉ dựa trên lòng sùng mộ thơ ngây.
Trong bối cảnh ấy, ĐTC khích lệ Cộng đoàn Công Giáo tại Brazil cấp thiết dấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, và không từ bỏ nỗ lực nào trong việc tìm kiếm những tín hữu Công Giáo đã xa lìa Giáo Hội, cũng như những người chỉ biết ít ỏi hoặc không biết gì về sứ điệp Tin Mừng, để dẫn đưa họ đến một cuộc gặp gỡ riêng với Chúa Kitô hằng sống và hoạt động trong Giáo Hội”.
ĐTC phê bình những nhóm mệnh danh là môn đệ Chúa Kitô, họ thi hành việc chiêu dụ tín đồ một cách ồ ạt. Nhóm người này đề ra những vấn đề mới cho việc thiết lập một cuộc đối thoại đại kết lành mạnh trong sự thật để mang lại sự minh bạch trong một bối cảnh hỗn độn.
ĐTC cổ võ thực thi việc đối thoại chân chính vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu và cộng đoàn Kitô chính là một gương mù, một chướng ngại cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, đó cũng là điều hoàn toàn trái ngược với ý muốn của Chúa Kitô ”Ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21). Ngài kêu gọi loại bỏ quan niệm sai lầm đưa tới thái độ dửng dưng về đạo lý, coi đạo lý của cộng đoàn Kitô nào cũng như nhau, hoặc có thái độ chấp nhận các đạo lý mà không có tinh thần phê bình.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, Đức Cha Czeslaw Stanula, Dòng Chúa Cứu Thế, chủ tịch Hội đồng Giám Mục miền Đông bắc III của Brazil, cũng bày tỏ lo âu trước sự lan tràn của các giáo phái và số người tuyên bố mình không có tín ngưỡng nào cả. (SD 10-9-2010)
ĐTC nhận xét rằng trong những thập niên gần đây có nhiều yếu tố xa lạ tràn vào xã hội Brazil làm cho nhiều tín hữu Công Giáo xa lìa việc thực hành đạo và rời bỏ Giáo Hội Công Giáo đi theo các cộng đoàn Tin Lành và Tân Pentecostal. Theo một nghĩa nào đó, lý do thành công của các nhóm này là một dấu hiệu cho thấy có sự khao khát Thiên Chúa nơi dân tộc Brazil. Sự kiện đó cũng chứng tỏ có sự truyền giáo hời hợt, các tín hữu Công Giáo không được truyền giảng Tin Mừng đầy đủ nên đức tin của họ mong manh, yếu ớt, nhiều khi chỉ dựa trên lòng sùng mộ thơ ngây.
Trong bối cảnh ấy, ĐTC khích lệ Cộng đoàn Công Giáo tại Brazil cấp thiết dấn thân tái truyền giảng Tin Mừng, và không từ bỏ nỗ lực nào trong việc tìm kiếm những tín hữu Công Giáo đã xa lìa Giáo Hội, cũng như những người chỉ biết ít ỏi hoặc không biết gì về sứ điệp Tin Mừng, để dẫn đưa họ đến một cuộc gặp gỡ riêng với Chúa Kitô hằng sống và hoạt động trong Giáo Hội”.
ĐTC phê bình những nhóm mệnh danh là môn đệ Chúa Kitô, họ thi hành việc chiêu dụ tín đồ một cách ồ ạt. Nhóm người này đề ra những vấn đề mới cho việc thiết lập một cuộc đối thoại đại kết lành mạnh trong sự thật để mang lại sự minh bạch trong một bối cảnh hỗn độn.
ĐTC cổ võ thực thi việc đối thoại chân chính vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu và cộng đoàn Kitô chính là một gương mù, một chướng ngại cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, đó cũng là điều hoàn toàn trái ngược với ý muốn của Chúa Kitô ”Ước gì tất cả chúng được nên một” (Ga 17,21). Ngài kêu gọi loại bỏ quan niệm sai lầm đưa tới thái độ dửng dưng về đạo lý, coi đạo lý của cộng đoàn Kitô nào cũng như nhau, hoặc có thái độ chấp nhận các đạo lý mà không có tinh thần phê bình.
Trước đó, trong lời chào mừng ĐTC, Đức Cha Czeslaw Stanula, Dòng Chúa Cứu Thế, chủ tịch Hội đồng Giám Mục miền Đông bắc III của Brazil, cũng bày tỏ lo âu trước sự lan tràn của các giáo phái và số người tuyên bố mình không có tín ngưỡng nào cả. (SD 10-9-2010)
Anh Quốc: những chống đối không làm cho Tòa Thánh lo ngại
Bùi Hữu Thư
15:14 10/09/2010
Cha Federico Lombardi trình bày về chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Rôma, Thứ Sáu 10 tháng 9, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trước những sự phản đối trong mấy ngày qua về cuộc viếng thăm Anh Quốc của Đức Thánh Cha Benedict XVI, linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh đã khẳng định rằng không có gì trong các sự chống đối này khiến cho Tòa Thánh lo ngại.
Cha Lombardi đã trình bầy ngày thứ sáu này về chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Anh Quốc từ ngày 16 đến 19 tháng 9, trong một buổi họp báo tại Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Cha giám đốc văn phòng báo chí đã giải thích rằng những chống đối thuộc vấn đề “bầu khí bình thường của một xã hội đa dạng trong đó có một sự tự do phát biểu rất rộng rãi, như xã hội nước Anh, nơi người Công Giáo chỉ là một thiểu số.”
Trong số 59 triệu dân nước Anh, 5 triệu là người Công Giáo. Trong số này người ta ước tính chỉ có 1 triệu người đi lễ ngày Chúa Nhật.
Cha Lombardi cũng đề cập đến một phúc trình đăng trong tờ báo Công Giáo Anh mang tên The Tablet, cho hay là những người đố kỵ Đức Thánh Cha chỉ là một phần thiểu số.
Cha đã tuyên bố: “Dường như tiếng vang của những chống đối này dội lớn hơn là thực tế của bầu khí hiện thật nơi trung tâm của quần chúng. Một vài sự thăm dò cho hay nhiều người chú ý đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha và con số chống đối rất nhỏ.”
Đây là chuyến du hành bên ngoài nước Ý thứ 17 của Đức Thánh Cha.
Cha Lombardi đã xác nhận là Đức Thánh Cha sẽ không tham dự bữa tiệc chính phủ Anh khoản đãi ngài chính thức tại điện Lancaster, ở Luân Đôn. Vị đại diện của ngài là Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone sẽ tham dự.
Linh mục giám đốc văn phòng báo chí đã giải thích rằng vì vấn đề thủ tục nghi lễ, ngài sẽ không ngồi ăn với các chính khách, đây là một bổn phận tôn giáo thay vì chính trị.
Rôma, Thứ Sáu 10 tháng 9, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Trước những sự phản đối trong mấy ngày qua về cuộc viếng thăm Anh Quốc của Đức Thánh Cha Benedict XVI, linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh đã khẳng định rằng không có gì trong các sự chống đối này khiến cho Tòa Thánh lo ngại.
Cha Lombardi đã trình bầy ngày thứ sáu này về chương trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Anh Quốc từ ngày 16 đến 19 tháng 9, trong một buổi họp báo tại Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Cha giám đốc văn phòng báo chí đã giải thích rằng những chống đối thuộc vấn đề “bầu khí bình thường của một xã hội đa dạng trong đó có một sự tự do phát biểu rất rộng rãi, như xã hội nước Anh, nơi người Công Giáo chỉ là một thiểu số.”
Trong số 59 triệu dân nước Anh, 5 triệu là người Công Giáo. Trong số này người ta ước tính chỉ có 1 triệu người đi lễ ngày Chúa Nhật.
Cha Lombardi cũng đề cập đến một phúc trình đăng trong tờ báo Công Giáo Anh mang tên The Tablet, cho hay là những người đố kỵ Đức Thánh Cha chỉ là một phần thiểu số.
Cha đã tuyên bố: “Dường như tiếng vang của những chống đối này dội lớn hơn là thực tế của bầu khí hiện thật nơi trung tâm của quần chúng. Một vài sự thăm dò cho hay nhiều người chú ý đến chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha và con số chống đối rất nhỏ.”
Đây là chuyến du hành bên ngoài nước Ý thứ 17 của Đức Thánh Cha.
Cha Lombardi đã xác nhận là Đức Thánh Cha sẽ không tham dự bữa tiệc chính phủ Anh khoản đãi ngài chính thức tại điện Lancaster, ở Luân Đôn. Vị đại diện của ngài là Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone sẽ tham dự.
Linh mục giám đốc văn phòng báo chí đã giải thích rằng vì vấn đề thủ tục nghi lễ, ngài sẽ không ngồi ăn với các chính khách, đây là một bổn phận tôn giáo thay vì chính trị.
Khoa bí nhiệm của Don Bosco: ''Xin cho tôi các linh hồn''
Nguyễn Kim Ngân
16:32 10/09/2010
KHOA BÍ NHIỆM của Don Bosco: “XIN CHO TÔI CÁC LINH HỒN”
Đêm thứ bẩy này, 11 tháng 9 năm 2010, linh quan của Cha Thánh Gioan Bosco sẽ đến sân bay Cựu Kim Sơn, điểm đặt chân đầu tiên của các con cái Ngài, cách đây hơn 100 năm, trong bước khởi đầu công cuộc xây dựng tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco tại Hoa Kỳ. Đây là một biến cố trọng đại và mang đậm ý nghĩa, nhằm chuẩn bị cho dịp kỷ niệm đệ nhị bách chu niên sinh nhật của Cha Thánh Don Bosco (1815—2015), một thời điểm đáng ghi nhớ mà các con cái Ngài trên khắp thế giới đang nô nức hân hoan hướng tới. Trong khi nghênh đón linh quan của Cha Thánh, thiết tưởng không có gì tốt đẹp hơn là nhìn lại và nghiền ngẫm về nét bí nhiệm trong sự thánh thiện của vị tông đồ giới trẻ mà danh tiếng đã vang lừng không chỉ trong dòng lịch sử của Giáo hội gần hai trăm năm qua, mà hiện nay còn rất linh hoạt qua các công cuộc giáo dục và truyền giáo của các con cái Ngài trên khắp năm châu. Đó là nét thần bí được cô đọng trong câu nói rất đơn sơ, nhưng đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc đời của Cha Thánh, và tất nhiên, cũng trở thành châm ngôn để đời cho từng người con đã một lần dấn bước theo Ngài: “Da mihi animas, coetera tolle—Xin cho tôi các linh hồn, còn các sự khác xin hãy lấy đi.” Văng vẳng đâu đây lời Chúa cảnh báo: “Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?”(Luca 9:25; Mt. 16: 24-27; Mc 8:34-38)
Đây là bản văn trích từ sách “DON BOSCO - NHÂN CÁCH VÀ SỰ THÁNH THIỆN” của LM Pietro Brocardo, SDB, được anh em Salêdiêng Việt Nam dịch thuật theo bản Anh ngữ: “Don Bosco deeply human and deeply holy” của Abraham Kadaplackel, Don Bosco Publications, Madras. Kính mời bạn đọc cùng theo dõi để thêm lòng ngưỡng phục một vị thánh đã trọn đời hy sinh vì phần rỗi các linh hồn.
Nguyễn Kim Ngân
xxxxx
Những lời vua Sôđôma nói với Abraham: “Xin ông cho tôi lại những nhân mạng, còn của cải xin ông cứ giữ lấy” (St 14,21) đã được Don Bosco chuyển dịch lại dựa theo một truyền thống lâu đời rằng: “Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, còn mọi sự khác xin lấy đi.”
Từ chìa khóa trong câu văn này là “các linh hồn,” một danh từ đã được nền văn chương Kitô giáo từ nhiều thế kỷ dùng để chỉ về yếu tố linh thiêng, được định chỗ trong thời gian nhưng bất tử, giữa cứu rỗi và án phạt đời đời, giữa tội và ân sủng, giữa Giêrusalem và Babilon, giữa Thiên Chúa và Satan” (P. Stella).
Don Bosco viết: “Nếu các con cứu được linh hồn mình, mọi sự đều tốt đẹp, và các con luôn được hạnh phúc, bằng không các con sẽ mất linh hồn, thân xác, Thiên Chúa và thiên đàng, và rồi sẽ bị án phạt đời đời.” Ngày nay chúng ta có một nhãn quan bao quát hơn về định mệnh con người và những thực tại nhân loại. Dù sao, theo ngôn từ thời đại, Don Bosco đã vạch ra cho người ta thấy đúng hướng họ phải theo. Ngài lâp đi lập lại cho mọi người rằng: con người được dựng nên không phải cho thế giới này, rằng con người là một nhân chứng cho mối căng thẳng và niềm hy vọng của tương lai đang đón chờ họ, chúng ta có thể tin tưởng nghe theo lời ngài. Ngài có lý khi nói rằng khát vọng thâm sâu nhất, lời kinh tha thiết nhất của ngài là xin cho “các linh hồn được cứu rỗi” và được bảo đảm nước Trời.
Luôn luôn là linh mục, trọn vẹn là linh mục.
Câu “xin cho con các linh hồn” là niềm say mê, là nỗi ám ảnh, và là khoa bí nhiệm của ngài. Khoa bí nhiệm này qui vào tâm điểm là Thiên Chúa và Chúa Kitô, nhưng nó cũng là hệ quả trực tiếp của tư cách ngài là linh mục, người được gọi và tách riêng ra trên bình diện bản thể, để cộng tác với Chúa Kitô trong việc phục vụ phần rỗi. Chúng ta không thể nghĩ về Don Bosco ngoài tư cách là “Linh mục Bosco.”
Thời niên thiếu của ngài là gì nếu không phải là chuẩn bị cho chức linh mục, một sự chuẩn bị tự ý, đầy quyết tâm và bền bỉ? “Tôi phải sớm trở nên linh mục - ngài tự nhủ - để sống với thanh thiếu niên và để giúp đỡ chúng”. Và cuộc đời của ngài là gì nếu không phải là thực hiện lời thề hứa của ngài khi còn niên thiếu?
Ngài muốn là hình ảnh hoàn hảo nhất, sự trung gian bí tích sáng ngời nhất của Chúa Kitô linh mục, Đấng là trung gian duy nhất và hiện thực nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài không bao giờ nao núng khi nghĩ tới trọng trách của chức linh mục. Luôn luôn là linh mục, trọn vẹn là linh mục và không là gì khác.
Ngài thường nói: “Linh mục thì luôn luôn là linh mục và phải tỏ ra như thế trong mọi lời nói của mình,” “Ai trở thành một linh mục thì phải là một linh mục thánh thiện.” Từ “linh mục” không mấy được ưa chuộng vào thời ấy, vì các bà mẹ tốt lành ở Torino thường vẫn dạy con cái họ đừng gọi là “linh mục” mà gọi là “ông cố”. Vì tên gọi linh mục bị một số người khinh bỉ. Ấy thế mà chữ linh mục được lập đi lập lại đến bảy lần trong lời mào đầu cho cuộc đối thoại giữa Don Bosco và Bộ trưởng Bettino Ricasoli tại Florence tháng 12 năm 1866: “Thưa ngài Bộ trưởng, xin ngài nhớ cho rằng Don Bosco là linh mục ở bàn thờ, linh mục ở tòa cáo giải, linh mục ở giữa thanh thiếu niên. Ông ta là linh mục ở Torino thế nào thì ông ta cũng là linh mục ở Florence như thế đó, linh mục tại nhà của dân nghèo, linh mục nơi cung điện vua chúa.”
Cái ý nghĩ vẫn còn đậm nét khi nói về linh mục đó là ý nghĩ về một con người cao sang, đóng kín trong thế giới riêng của mình và trong nhà thờ. Don Bosco thì ngược hẳn. Ngài tỏ ra mình là một tiền hô cho linh mục, hoàn toàn hiến thân cho sứ mệnh, mở rộng trước hơi thở của Thần Khí trong lịch sử, hòa mình vào trong xã hội và với đồng loại, sẵn sàng phục vụ hết mọi người, nhưng nhất là trẻ em và người nghèo. Nơi ngài không hề có phân rẽ giữa đời sống thiêng liêng và đời sống mục vụ.
Ngài xác tín sâu xa rằng một linh mục chỉ tự thánh hóa và tự cứu rỗi mình xuyên qua việc thi hành thừa tác vụ và sứ mệnh chuyên biệt của mình. Niềm xác tín ấy tỏa sáng nơi một ít những lời tuyên bố cô đọng và mạnh mẽ của ngài: “Tài sản của linh mục không là gì khác ngoài các linh hồn.” “Linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, nhưng bao giờ cũng kéo theo các linh hồn mà mình đã cứu được hay để mất.”
“Mỗi lời linh mục nói ra phải là muối của sự sống đời đời cho mọi người và ở mọi nơi. Bất cứ ai đến gặp một linh mục, lúc ra về cũng phải mang theo được một sứ điệp nào đó có ích cho linh hồn mình.” “Linh mục không được có mối quan tâm nào khác ngoài những mối quan tâm của Chúa Kitô.”
“Ở tận cốt lõi, những mối quan tâm của Chúa Kitô, Đấng mặc khải và tôn thờ Chúa Cha, Đấng cứu chuộc nhân loại, chính là “Vinh quang Thiên Chúa” và “phần rỗi loài người.” Và đây lại chính là những gì Don Bosco hằng quan tâm lo lắng suốt cả cuộc đời. Lòng ngài chỉ ao ước cứu rỗi và thánh hóa các linh hồn.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ám chỉ điều đó trong bài diễn văn đọc cho các thành viên Tổng Tu Nghị XXII ngày 4 tháng 4 năm 1984: “Điều quan trọng là phải nhấn mạnh và luôn ý thức rằng khoa sư phạm của Don Bosco chứa đựng một năng động lực và một viễn tượng có tính chất cánh chung sâu xa. Điều cốt yếu Chúa Giêsu hằng lập đi lập lại trong Phúc âm, đó là “vào Nước Thiên Chúa.”
Vào Nước Thiên Chúa có nghĩa là chiếm được ơn cứu rỗi vĩnh cửu. “Cứu rỗi linh hồn mình” và cộng tác vào việc “cứu rỗi các linh hồn” là những câu mà Don Bosco thường lập đi lập lại cho các học sinh, các tu sĩ Salêdiêng và hết mọi người, dù thuộc giới bình dân hay thượng lưu. “Cha nhắc nhở các con là hãy lo cứu rỗi linh hồn mình.”
Cảnh tượng Chúa Giêsu, Đấng mục tử nhân hậu, đến trần gian để qui tụ và cứu vớt các con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi, thúc đẩy Don Bosco tiêu hao đời mình cho giới trẻ thời ngài, đặc biệt giới trẻ nghèo khổ nhất, bị bỏ rơi và gặp nguy hiểm trầm luân nhất.
Trong thâm tâm, Don Bosco lúc nào cũng chỉ nghĩ tới việc cứu rỗi các linh hồn, nhất là những linh hồn được Chúa trao phó cho ngài. Nó là “hạt nhân cốt yếu và bó buộc, là nền tảng sâu xa nhất của đời sống nội tâm, của việc ngài đối thoại với Thiên Chúa, của nỗ lực ngài làm trên bản thân mình, của công việc ngài làm trong tư cách một tông đồ được gọi và chọn để cứu rỗi giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi” (P. Stella).
“Lạy Chúa, xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin Chúa lấy đi,” là câu phương châm Đaminh Saviô đọc được trong phòng Don Bosco, cho thấy rõ điều ngài muốn nhấn mạnh trong các quyết tâm ngài đã làm vào dịp tĩnh tâm chuẩn bị lãnh chức linh mục: “Tôi luôn sẵn sàng chịu đau khổ, làm việc, hạ mình trong mọi sự, một khi phần rỗi các linh hồn đòi hỏi”. Thực thế, trái tim ngài đã luôn luôn đập theo nhịp của câu: “Xin cho con các linh hồn” (E. Viganò).
Yếu tố hợp nhất
Đây là sức mạnh hợp nhất cả đời sống ngài: ngài sống vì nó và cho nó. Những gì ngài làm trong tư cách là nhà giáo dục, mục tử, văn sĩ và Đấng sáng lập dòng, đều chứng tỏ điều trên. Điều đó còn được minh chứng bởi những câu nói đầy xác tín nơi miệng ngài: “Các thiếu niên đến ở nguyện xá, cha mẹ và các ân nhân gởi chúng đến với chúng ta để chúng được hưởng một nền giáo dục,.. . Nhưng Thiên Chúa gởi chúng đến để chúng ta làm việc cho linh hồn chúng và để chúng có thể tìm được ở đây con đường dẫn tới phần rỗi đời đời. Vì thế chúng ta phải coi mọi sự khác như là phương tiện để đạt mục đích của chúng ta: đó là làm cho chúng trở nên tốt lành và cứu rỗi được linh hồn mình.” “Mọi nghệ thuật đều quan trọng, nhưng nghệ thuật của tất cả mọi nghệ thuật chính là cứu rỗi các linh hồn. Chỉ có điều đó mới đáng kể.” “Mọi phí tổn, mọi mệt nhọc, mọi phiền hà, mọi hy sinh, tất cả đều không có nghĩa lý gì khi chúng ta cứu giúp các linh hồn cho Thiên Chúa.” Ngài thường cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cứ để chúng con chịu đựng những thánh giá, mạo gai, bách hại đủ thứ, miễn là chúng con có thể cứu rỗi linh hồn người khác và linh hồn mình.” “Tình yêu của cha (đối với chúng con) - ngài nói với các thợ thủ công tại Valdocco - được đặt nền trên lòng ao ước của cha là cứu rỗi linh hồn chúng con, vì tất cả đã được mua chuộc bằng bảo huyết của Chúa Kitô Giêsu, và chúng con yêu mến cha là bởi vì cha đang cố gắng dẫn đưa chúng con trên đường đi tới phần rỗi đời đời.” Ngay trong cơn hấp hối, giữa các cơn ác mộng của ngài, người ta cũng thấy ngài lăn lộn, vỗ tay và la to: “Chạy, chạy nhanh lên và cứu những đứa trẻ ấy... Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin hãy cứu vớt chúng!” Thậm chí Ngài còn nói: “Giả như cha lo lắng cho phần rỗi của mình bằng cách lo cho phần rỗi kẻ khác, thì chắc chắn cha sẽ cứu được linh hồn mình.”
Như nhà nghệ sĩ cảm thấy đau khổ khi không thể dùng ngôn ngữ nhân loại để diễn tả cái trực giác say mê của tâm hồn, Don Bosco cũng than phiền rằng ngài không thể diễn tả được đầy đủ ý tưởng cứu rỗi các linh hồn đúng như ngài đã trải nghiệm và đích thân sống: “Ôi! - ngài thốt lên - Giá mà cha có thể diễn tả cho các con điều cha cảm nghiệm. Ngôn từ thì quá nghèo nàn và giới hạn, mà đề tài lại quá cao siêu và quá quan trọng.”
Các cố gắng, các tổ chức của ngài, việc sáng lập Tu hội Salêdiêng và Tu hội Con Đức Mẹ Phù hộ, hội các Cộng tác viên, tất cả chỉ nhắm một mục đích tối thượng này mà thôi. “Mục đích duy nhất của nguyện xá là để cứu rỗi các linh hồn.” “Đối với các hội viên, tu hội này không có mục đích nào khác ngoài việc kêu mời họ hiệp nhất tinh thần để hoạt động cho vinh quang cao cả Chúa và phần rỗi các linh hồn,” theo lời khích lệ của thánh Augustinô: “Làm việc cho phần rỗi các linh hồn là công việc linh thiêng.” Ngài thêm: “Đây là mục đích cao qúy nhất chúng ta có thể nghĩ đến, đây phải là hơi thở triền miên của người Salêdiêng.” Don Rua đã có thể tuyên bố một cách chắc chắn tuyệt đối trong án phong thánh: “Ngài không hề tiến một bước, nói một lời, không hề khởi sự một sáng kiến nào mà không phải là vì phần rỗi giới trẻ, ngài để mặc người khác thu tích của cải, tìm kiếm lạc thú, và chạy theo danh vọng, lòng ngài không có gì khác ngoài các linh hồn. Câu Ngài nói: “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin lấy đi” - không chỉ là một lời nói suông mà là cả một hành động.”
Don Albera, người đã sống lâu năm bên cạnh Don Bosco, cũng khẳng định: “Động cơ của cả cuộc đời Don Bosco là làm việc cho các linh hồn, cho tới khi ngài hoàn tất nghi lễ hiến dâng chính bản thân mình... Có thể bảo rằng: Cứu rỗi các linh hồn chính là lẽ sống duy nhất của ngài.”
Đức thánh Cha Pio XI đã đưa ra những nhận xét rất giá trị trong buổi tiếp kiến dành cho Đại Gia đình Salêdiêng ngày 3 tháng 4 năm 1934, tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa biến cố phong thánh đầy vui mừng với những giá trị của năm thánh cứu độ: “Don Bosco nói với chúng ta hôm nay “hãy sống đời sống Kitô hữu như cha đã sống và dạy chúng con.” Nhưng Ta nghĩ rằng Don Bosco đang nói những lời có ý nghĩa đặc biệt với chúng ta, những người con rất thân yêu của ngài, ngài dạy chúng con biết bí quyết đầu tiên của ngài đó là yêu mến Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc. Phải nói rằng đây là một trong những ý tưởng chiếm ưu thế trong cuộc đời ngài. Ngài cho chúng ta hiểu điều đó qua phương châm “Xin cho con các linh hồn.” Bởi đó lòng yêu các linh hồn là đề tài nguyện ngắm liên lỉ của ngài, ngài không lúc nào không nghĩ tới các linh hồn, không phải nơi tự thân các linh hồn, mà nơi ý tưởng, hành động, Máu và sự chết của Đấng Cứu chuộc chí thánh. Ở đây, Don Bosco thấy được rằng các linh hồn quả là một kho tàng vô giá và khó đạt thấu. Bởi thế mới phát sinh khát vọng và lời cầu xin của ngài: “xin cho con các linh hồn.” Đây là biểu hiện của lòng ngài yêu mến Đấng Cứu chuộc, một biểu hiện nói lên rằng, xuyên qua nhu cầu may mắn của sự việc, tình yêu đối với tha nhân trở thành tình yêu đối với Đấng Cứu chuộc, và tình yêu đối với Đấng Cứu chuộc trở thành tình yêu đối với các linh hồn đã được cứu chuộc, những linh hồn được mua bằng Máu Người, nhưng không phải một giá quá đắt theo tư tưởng và phán đoán của Người.”
Các Tổng dòng và các Tu hội lớn đã diễn đạt những khía cạnh đặc trưng của đoàn sủng họ vào các câu cô đọng. Dòng Biển đức với câu “Cầu nguyện và lao động”; dòng Đa minh với câu “Chiêm ngắm và truyền đạt lại điều chiêm ngắm”; dòng Tên với câu “Vinh quang cao cả Chúa và phần rỗi các linh hồn.”
Cha E. Viganò, Bề trên Cả dòng Salêdiêng viết: “Tôi xác tín rằng không có lối diễn tả cô đọng nào lột hết được tinh thần Salêdiêng ngoài câu phương châm mà chính Don Bosco đã chọn: “Xin cho con các linh hồn, mọi sự khác xin lấy đi.” Câu này bộc lộ sự kết hợp nồng cháy với Thiên Chúa, khiến ta đi sâu vào được mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi, được mặc khải trong lịch sử qua việc sai phái Chúa Con và Thánh Thần như Tình yêu vô hạn hầu cứu rỗi loài người”.
Những gì được bộc lộ từ câu phương châm và từ năng lực của đức ái mục tử, hiện thân nơi sự ưu ái dành cho giới trẻ và cụ thể hóa nơi lòng “trìu mến,” tất cả những điều đó vẫn chưa cho chúng ta hình ảnh đầy đủ về sự thánh thiện của Don Bosco.
Mối quan tâm và ưu ái lớn lao dường ấy của thánh nhân đối với các linh hồn không thể dẫn chúng ta tới kết luận rằng, đối với ngài, con người chỉ là linh hồn và linh hồn tách biệt với thân xác. Không phải thế. “Con người bao gồm hồn và xác,” và nếu linh hồn tự do, bất tử, là “hơi thở thần linh” phản chiếu “hình ảnh và chân dung Thiên Chúa”, thì thân xác chính là một “quà tặng.” Trong cuốn “Tháng Năm” của ngài, ta đọc thấy rằng “Thiên Chúa đã tạo dựng thân xác với những đặc tính kỳ diệu khiến chúng ta phải thán phục.” Don Bosco luôn luôn đề cao những giá trị của thân xác và tạo vật, tuy ngài cũng đã vạch ra mối nguy hiểm mà thân xác có thể gây ra do tội lỗi. Ngài nhắn nhủ trong cuốn “Bạn đường tuổi trẻ”: “Với những ai cho rằng không nên hãm dẹp thân xác nhiều đến thế, hãy nói rằng: Ai không chịu khổ với Chúa Giêsu Kitô thì cũng sẽ không được vui mừng hân hoan với Người.” Nhưng khi đề cập tới việc cứu rỗi linh hồn, tuy vẫn chấp nhận quan niệm nhị nguyên của thời ấy, song ngài luôn luôn nghĩ tới đứa trẻ như một nhân vị - sự cứu rỗi của đứa trẻ toàn diện, của từng đứa một, và nhờ đó dẫn tới sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại.
“Là con người thực tế, Don Bosco nhìn “giới trẻ” trong tình huống cụ thể của nó: một cá nhân được tiền định để huởng thiên đàng, nhưng đồng thời có một sứ mệnh phải thực hiện ở trần gian này; một công dân của thành phố Giêrusalem thiên quốc, được đặt giữa lòng đoàn dân lữ khách của Thiên Chúa tiến về nhà Cha, và một công dân của thành phố trần gian với mọi hệ lụy của sự tăng truởng, trưởng thành thể lý, tình cảm và văn hóa, và của việc dấn thân dần dần vào xã hội” (C. Colli).
Sự gắng sức của Don Bosco trong tư cách linh mục - nhà giáo dục và mục tử, nhằm ba mục tiêu thực tiễn sau: (1) đáp ứng những nhu cầu căn bản và vật chất của thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi, cho chúng có “cơm ăn, áo mặc và nơi ở,” giúp chúng có khả năng kiếm kế sinh nhai một cách lương thiện bằng việc buôn bán hay nghề nghiệp. Ngài viết cho Bá tước Solaro di Margherita: “Với một đứa trẻ đang gặp nguy hiểm, việc tôi từ chối cho nó một mẩu bánh là tôi đã liều để nó rơi vào nguy cơ trầm trọng về linh hồn cũng như thể xác”. (2) bằng việc kiên nhẫn, giáo dục, giúp chúng trưởng thành và phát triển về phương diện con người và xã hội, để chúng trở thành những công dân lương thiện. Ngài thường nói: “Bất cứ nhà giáo dục nào quý trọng thiên chức của mình (và phải thế), họ sẵn sàng chịu mọi mệt nhọc cay đắng để đạt mục tiêu là đào luyện học sinh của mình về lãnh vực công dân, luân lý và khoa học.” (3) Nền giáo dục Kitô giáo dẫn đưa học sinh tới việc sống đạo Kitô một cách đầy xác tín và kiên trì “thiếu tôn giáo - ngài thường nói - thì không thể giáo dục giới trẻ được.” Trong hệ thống của ngài, việc đào luyện đời sống ân sủng và tình nghĩa thiết với Chúa Kitô được đẩy tới đỉnh cao của sự thánh thiện đích thực. Như đã nói, Don Bosco có công lớn trong việc “đưa sự thánh thiện vào thế giới của việc giáo dục,” theo nghĩa là ngài đã “triển khai nền sư phạm Kitô giáo, biến nó thành nguồn mạch phát sinh sự thánh thiện cho giới trẻ” (E. Viganò). Cậu bé Đaminh Savio là thiếu niên đầu tiên từng được tôn phong là vị thánh hiển tu trong lịch sử Hội thánh và là hoa quả của một phương pháp sư phạm.
Như cha P. Braido đã vạch ra một cách thông suốt, ba mục tiêu nói trên, vốn đã được thể hiện một cách cụ thể và đồng thời trong công trình giáo dục của Don Bosco, thực ra không là gì khác ngoài một mục tiêu duy nhất, tối thượng, luân lý, tôn giáo và siêu nhiên, bao gồm những yếu tố chi phối cá nhân và cả xã hội. Khoa bí nhiệm “xin cho con các linh hồn” là sự pha trộn đậm đà giữa sự phát triển nhân bản và tiến bộ thiêng liêng với sự nhấn mạnh rất đặc biệt trên khía cạnh tôn giáo. Công đồng đã tái khẳng định sự hòa hợp nội tại này: “Hội thánh có nghĩa vụ quan tâm tới đời sống toàn diện của con người, kể cả đời sống trần thế, vì nó gắn liền với ơn gọi siêu nhiên của con người” (Gaudium et Spes, Nhập đề).
Theo http://donboscoviet.org
09/11/10
Để chào đón linh quan Cha Thánh Gioan Bosco
đến với vùng vịnh Cựu Kim Sơn
Vụ đốt kinh Quran, một trò hề vô trách nhiệm của báo chí?
Trần Mạnh Trác
18:43 10/09/2010
"Chúng tôi là một nhà thờ nhỏ, trong một thị trấn nhỏ, ở một con đường nhỏ; Chúng tôi đốt sách của riêng mình, trong phần đất của riêng mình; chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ bạo lực nào xảy ra chỉ vì mục đích là trả đũa chúng tôi"
Đó là lời tuyên bố của mục sư “Tiến Sĩ” Terry Jones đọc trên trang web Dove World Outreach Center của nhà thờ trước khi trang web này bị đưa xuống.
Công ty dịch vụ Internet Rackspace đã chấm dứt hợp đồng với nhà thờ Dove. Một phát ngôn viên cho biết là nhà thờ vi phạm chính sách của công ty là cấm cổ vũ hận thù.
Tuy có cái danh xưng rất là ấn tượng Dove World Outreach Center (Trung tâm liên lạc thế giới Dove), nhưng nhà thờ chỉ vỏn vẹn có 50 giáo dân.
Nhưng tại sao một biến cố từ một nhà thờ vô danh lại có tác dụng lớn lao tới tòan thế giới như vậy?
Câu trả lời là, đây là một trò hề của một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm, thích thổi phồng nhửng việc chướng tai gai mắt và tải tin một cách thiếu quân bình.
Những thí dụ về sự thiếu quân bình thì không ít. Như một tin tức về một giáo sĩ lạm dụng tình dục được đăng đi đăng lại cả tháng trời trong khi những tin tốt của những việc phúc đức của Mẹ Teresa thì chỉ được đăng một lần duy nhất vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Mẹ. Gần đây hàng ngàn những chuẩn bị có liên hệ tới hàng trăm ngàn người cho chuyến công du Anh Quốc của Đức Giáo Hòang đã bị đè nén trong khi một tin chống đối của một người vô thần duy nhất đòi bắt nhốt ĐGH thì được bàn cãi trong nhiều tháng trời.
Trở lại vấn đề, nhà thờ Dove World Outreach Center đã có tai tiếng tại địa phương Gainesville Florida từ năm 1986 ngay sau khi thành lập với những hành động chống Hồi giáo và chống đồng tính và cải giới LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender ). Họ bắt đầu gây ồn ào vào mùa hè năm 2009, khi Mục Sư Jones dựng những bích chương trên sân nhà thờ với câu "Hồi giáo là của ma quỷ." Tờ báo The Sun Gainesville (sở hữu của tờ The New York Times) đã có đăng một phóng sự với tiêu đề "Chống đạo Hồi, nhà thờ khuấy động sự phẫn nộ của cộng đồng."
Nhưng MS Jones không chỉ chống Hồi giáo và LGBT bằng miệng mà thôi, ông đã tổ chức biểu tình chống lại ông Craig Lowe, một người đồng tính tranh cử thị trưởng thành phố Gainesville trong tháng Tư 2010 vừa qua. Sự tham gia chính trị này là cớ cho sở thuế lấy đi tính cách vô vị lợi của trung tâm Dove.
Ông cũng chống lại mọi nhà thờ Kitô giáo khác "Vấn đề thực sự không phải là hệ thống giáo dục của chúng ta là muốn loại bỏ Thiên Chúa ra ngòai xã hội. Vấn đề là các nhà thờ đã tự đưa đến cho mình.. là đã nhượng bộ." Ông viết.
Ông đã dùng cơ sở Dove và trang web để buôn bán bàn ghế và đồ cổ dứơi nhãn hiệu TS & Co của vợ ông, bà Sylvia. Đây là một vi phạm về thuế và đã bị phạt.
Jones trước đây cũng đã thành lập một nhà thờ nhỏ ở Đức, cộng đồng Kitô giáo Cologne, và đã bị con gái của ông và các chức sắc cáo buộc ông thâm lạm tiền quĩ để làm của riêng. Ông đã bị đuổi nhưng ông vẫn bác bỏ mọi sai trái.
Những tranh cãi như vậy hầu như vẫn chưa đủ, ngay cả danh xưng "tiến sĩ" của ông cũng có điều nghi ngờ.
Ông nói rằng ông đã được trao bằng tiến sĩ danh dự thần học tại California School of Theology tại Rosemead, CA năm 1983. Nhưng đây là một trường không có quyền phát tín chỉ. Theo giới báo chí của Đức thì trong năm 2002, Jones đã bị kết án bởi một tòa hành chính ở Cologne là man trá tiếm vị và bị phạt $ 3,800.
Phê bình ông, có người đã gay gắt: "tay này có vẻ là một thằng khùng và rồi sẽ bị quên đi" (maybe this guy was just a lunatic and it would go away) lời của Kevin Eckstrom, biên tập viên của cơ quan Religion News Service.
Nhưng không chỉ là khùng, Jones còn chứng tỏ là một người thiếu hiểu biết.
Trong một thẩm vấn của tòa án liên can đến một tranh chấp của nhà thờ, Jones được hỏi ông biết gì về luật Sharia của Hồi giáo, Jones và vợ trả lời là họ đã biết về luật Sharia bằng cách xem các video trên You Tube.
"Ông có biết luật Sharia đến từ đâu không?" Jones được hỏi.
"Không thực sự, không," ông trả lời, "Tôi nghĩ rằng có chuyên gia nói rằng nó đến từ bộ luật Maisen cũ... Nhưng không, tôi không biết."
Luật sư cũng yêu cầu Jones cho biết ông có quen một người Hồi giáo nào không.
"Tôi không nghĩ rằng tôi biết bất kỳ cá nhân nào," ông nói, "Tôi đã không phỏng vấn bất kỳ ai."
Khi được hỏi về bản tuyên cáo sứ mệnh (mission statement) của trung tâm Dove là gì, Jones cho biết rằng có, nhưng khi bị hỏi thêm, Jones nói với luật sư của mình là ông không nhớ lời tuyên cáo đó như thế nào.
Những bản văn của nhà thờ của ông Jones thường xuyên đề cập đến những câu như "chức vụ lãnh đạo tông đồ" và "xức dầu tông đồ," là những danh từ của giáo phái Tin Lành Ngũ Tuần (Pentecostal), đây là một giáo phái dạy rằng Chúa Thánh Linh biểu hiện ngày hôm nay qua những tiếng lạ, những việc chữa lành và các phép lạ khác. Nhưng Jones không có quan hệ rõ ràng với bất kỳ nhóm Ngũ Tuần nào, theo Vinson Synon, người đã nghiên cứu phong trào Pentecostal trong nhiều thập kỷ, và là khoa trưởng danh dự của Trường Đại học Regent of Divinity thì "Đó là một nhà thờ đang làm theo cái ý riêng mà thôi,"
Đầu tháng 7 vừa qua, nhà thờ này tuyên bố họ sẽ tổ chức "đốt kinh Quran" vào ngày 11 tháng 9 (9/11) để chống đối Hồi Giáo nhân ngày kỷ niệm 9 năm cuộc khủng bố đánh bằng máy bay hai tòa nhà World Trade Center ở New York, ở Ngũ Giác Đài và ở Pennsylvania.
Trên mạng Facebook Dove World Outreach Center ông lập một trang với tựa đề "Một ngày quốc tế đốt kinh Koran." (International Burn a Koran Day)
Kinh Quran là sách thánh kinh của người Hồi Giáo.
Việc xâm phạm kinh Quran không có gì là lạ "Mỗi ngày chúng tôi đều nhận được những đoạn video của ai đó bắn vào kinh Quran, đốt kinh Quran," theo lời Ibrahim Hooper, phát ngôn viên của Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi (CAIR: Council on American-Islamic Relations) "Chúng tôi thường không làm gì cả, bởi vì chúng tôi không muốn dành cho họ sự chú ý nhiều hơn là họ xứng đáng."
Nhưng lần này, CAIR nghĩ rằng thành kiến chống lại người Hồi giáo đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến cay đắng về trung tâm Hồi giáo ở Manhattan trong mùa hè, do đó họ làm một ngoại lệ khi đọc được trang Facebook của Terry Jones. Một ngọai lệ mà họ sẽ hối hận vì đó là một cái hộp của nàng Pandora chất chứa tất cả những ác độc của lòai người.
Một khi hộp Pandora bị mở ra thì những quái vật sẽ có sự sống riêng của chúng.
Ngày 19 tháng 7 CAIR gửi ra một thông cáo cho báo chí, thông báo ý định là để đáp ứng với "Burn A Quran Day" của Jones, họ sẽ phân phối miễn phí nhiều bản kinh Quran.
Và như thế, một mục sư không tên tuổi ở Florida trở thành một tin nóng hổi trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Trong vòng vài ngày, các câu chuyện về nhà thờ Gainesville, Fla xuất hiện trên Religion News Service, Daily News bên Ai Cập, Wonkette, Gawker, The Guardian, AP và Al Arabiya.
Mười ngày sau Rich Sanchez đã mời Jones lên chương trình CNN. Sanchez phê bình kế họach của Jones là "điên rồ" nhưng lại ngây thơ thêm vào một câu khen thưởng vô trách nhiệm "Ít nhất ông ta cũng có gan (guts) đối mặt với những điều ông ta tin tưởng. "
Rõ ràng Sanchez đã không biết phân biệt đâu là cái 'gan lì' làm một việc thiện và đâu là cái 'cứng đầu' (hard headed) của một công việc ác.
Trang Facebook "Một ngày quốc tế đốt kinh Quran." đã tăng thêm 12 ngàn người ghi danh.
Trong bảy tuần tiếp theo, Hoa Kỳ phải đối đầu với một thế giới Hồi giáo ồn ào xôi động. Biểu tình xẩy ra tại Afghanistan và tại các quốc gia Hồi giáo. Tại Kabul hôm Chủ Nhật có 500 người đã đốt hình mộm của Mục Sư Jones và cờ Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Mục Sư Jones cho biết ông luôn luôn mang trong người một khẩu súng tay 0.40 ly. Cục Điều tra Liên bang FBI cũng đang họat động để ngăn cản những rắc rối trong những ngày tới. Một tin tức địa phương (Fox) đã báo cáo rằng một "vụ ném bom giết người" có thể đã được đưa vào thị trấn.
Những tín hữu Kitô giáo ở khắp nơi bắt đầu lo sợ một cuộc khủng bố từ các phần tử hồi giáo cực đoan.
Trong tuần này, với ngày 9/11 kế cận, các phương tiện truyền thông đều tập trung vào những diễn biến ở Florida. Vào thứ tư vừa qua, câu chuyện xuất hiện trên trang đầu của 50 tờ báo Mỹ và được tất cả các mạng Truyền Hình đề cập tới.
Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đã lên tiếng kết án kế họach đốt kinh Quran của Jones.
Vatican và Liên Hiệp Quốc cũng ra thông cáo phản đối.
Người ta bắt đầu tìm cách hạ nhiệt. Một vài hãng truyền thông có lẽ đã nhìn thấy cái hớ của mình nên áp dụng vài biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng tai hại.
Hãng AP cảnh báo các nhân viên hãy cẩn trọng đưa thông tin trong ngày thứ bảy, và cam kết không phân phối hình ảnh, âm thanh hoặc chi tiết việc kinh Quran bị đốt cháy. "Hãy giữ phạm vi thông tin của chúng ta cho có tỷ lệ," Tom Kent, Phó tổng biên tập của AP ra lệnh.
Chris Cuomo, phát ngôn viên chính của ABC News, cũng viết: "Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông đang đốt cháy Florida... và đó là điều thiếu thận trọng. "
Nhưng liệu những biện pháp đó có là quá trễ không?
Hisham Melhem, trưởng văn phòng Washington của Al Arabiya, cho rằng dù những tổ chức truyền thông lớn có quyết định không đưa tin, thì ngay cả một hình ảnh duy nhất của một máy ảnh trên điện thoại di động và trực tuyến cũng có hậu quả rất tàn phá.
Cho nên bài học vẫn là ngừa bệnh hơn chữa bệnh.Trong lãnh vực thông tin người ta đã kể những đức tính như chân thật và cân đối.
Liên hệ một việc với những sự việc bên ngòai không có căn cứ là trường hợp mà Ibrahim Hooper của cơ quan CAIR đã mắc phải: "Tôi nghĩ rằng sự khác biệt lần này là nó đến trong bối cảnh gia tăng tình cảm chống Hồi giáo trong xã hội của chúng ta, vì vậy chúng tôi đã không xem điều này như là một sự việc cô lập, nhưng như là một triệu chứng của một cái gì đó cần phải được giải quyết."
Triệu chứng Jones đã có từ trước những tranh cãi ở Manhattan, và tuyệt đối không có liên hệ gì với nhau. Liên kết hai sự kiện như vậy là xuyên tạc.
Đặt vấn đề sai cũng rất nguy hiểm. Thị trưởng New York Michael Bloomberg là một trong những quan chức lên tiếng bảo vệ quyền của Jones "Tôi không nghĩ rằng việc đốt cháy một cuốn sách là thánh thiện... Nhưng Tu Chánh Án thứ Nhất bảo vệ tất cả mọi người, và bạn không thể nói rằng chúng ta chỉ áp dụng Tu Chánh Án thứ Nhất nếu chúng ta có thỏa thuận với nhau, " Bloomberg trích dẫn phần của Hiến pháp bảo vệ tự do ngôn luận.
Ơ hay, quyền của Jones đã không hề bị xâm phạm và là một thị trưởng ở New York, Bloomberg cũng chả có quyền cấm đóan ai trên một thành phố ở Florida, dù đó là một phố nhỏ. Lời của Bloomberg chỉ là cách nói rằng hãy từ bỏ quyền tự do ngôn luận để bảo vệ sự tốt đi, và hãy khuyến khích những điều quái gở.
Vào cuối ngày thứ Sáu hôm nay thì hình như mọi tiếng súng (nghĩa bóng) trên mặt trận Florida đã lặng tiếng, nhất là sau khi MS Jones cho biết ông đã ngưng kế họach đốt kinh Quran để đánh đổi lấy việc di dời trung tâm Hồi giáo ở Manhattan.
Sự việc kết thúc ra sao thì còn phải chờ xem, nhưng hình như qua những sự kiện này mọi người đều thua thiệt. Các hãng truyền thông bị phê bình vì thông tin vô trách nhiệm, nhân dân Hoa Kỳ thua thiệt vì những tranh luận về kinh tế bị lu mờ trước một sự việc vô duyên, cả khối Hồi giáo bị mang tiếng là hung ác, các tín hữu kitô khắp nơi bị một mẻ hú hồn. Người duy nhất có lợi là ông MS Jones, một con quái vật, được đưa lên hàng Siêu Sao bởi một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm.
Nhưng nghĩ cho cùng, một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm thì sản xuất được gì, ngòai những con quái vật từ cái hộp Pandora?
Đó là lời tuyên bố của mục sư “Tiến Sĩ” Terry Jones đọc trên trang web Dove World Outreach Center của nhà thờ trước khi trang web này bị đưa xuống.
Công ty dịch vụ Internet Rackspace đã chấm dứt hợp đồng với nhà thờ Dove. Một phát ngôn viên cho biết là nhà thờ vi phạm chính sách của công ty là cấm cổ vũ hận thù.
Tuy có cái danh xưng rất là ấn tượng Dove World Outreach Center (Trung tâm liên lạc thế giới Dove), nhưng nhà thờ chỉ vỏn vẹn có 50 giáo dân.
Nhưng tại sao một biến cố từ một nhà thờ vô danh lại có tác dụng lớn lao tới tòan thế giới như vậy?
Câu trả lời là, đây là một trò hề của một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm, thích thổi phồng nhửng việc chướng tai gai mắt và tải tin một cách thiếu quân bình.
Những thí dụ về sự thiếu quân bình thì không ít. Như một tin tức về một giáo sĩ lạm dụng tình dục được đăng đi đăng lại cả tháng trời trong khi những tin tốt của những việc phúc đức của Mẹ Teresa thì chỉ được đăng một lần duy nhất vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Mẹ. Gần đây hàng ngàn những chuẩn bị có liên hệ tới hàng trăm ngàn người cho chuyến công du Anh Quốc của Đức Giáo Hòang đã bị đè nén trong khi một tin chống đối của một người vô thần duy nhất đòi bắt nhốt ĐGH thì được bàn cãi trong nhiều tháng trời.
Trở lại vấn đề, nhà thờ Dove World Outreach Center đã có tai tiếng tại địa phương Gainesville Florida từ năm 1986 ngay sau khi thành lập với những hành động chống Hồi giáo và chống đồng tính và cải giới LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender ). Họ bắt đầu gây ồn ào vào mùa hè năm 2009, khi Mục Sư Jones dựng những bích chương trên sân nhà thờ với câu "Hồi giáo là của ma quỷ." Tờ báo The Sun Gainesville (sở hữu của tờ The New York Times) đã có đăng một phóng sự với tiêu đề "Chống đạo Hồi, nhà thờ khuấy động sự phẫn nộ của cộng đồng."
Nhưng MS Jones không chỉ chống Hồi giáo và LGBT bằng miệng mà thôi, ông đã tổ chức biểu tình chống lại ông Craig Lowe, một người đồng tính tranh cử thị trưởng thành phố Gainesville trong tháng Tư 2010 vừa qua. Sự tham gia chính trị này là cớ cho sở thuế lấy đi tính cách vô vị lợi của trung tâm Dove.
Ông cũng chống lại mọi nhà thờ Kitô giáo khác "Vấn đề thực sự không phải là hệ thống giáo dục của chúng ta là muốn loại bỏ Thiên Chúa ra ngòai xã hội. Vấn đề là các nhà thờ đã tự đưa đến cho mình.. là đã nhượng bộ." Ông viết.
Ông đã dùng cơ sở Dove và trang web để buôn bán bàn ghế và đồ cổ dứơi nhãn hiệu TS & Co của vợ ông, bà Sylvia. Đây là một vi phạm về thuế và đã bị phạt.
Jones trước đây cũng đã thành lập một nhà thờ nhỏ ở Đức, cộng đồng Kitô giáo Cologne, và đã bị con gái của ông và các chức sắc cáo buộc ông thâm lạm tiền quĩ để làm của riêng. Ông đã bị đuổi nhưng ông vẫn bác bỏ mọi sai trái.
Những tranh cãi như vậy hầu như vẫn chưa đủ, ngay cả danh xưng "tiến sĩ" của ông cũng có điều nghi ngờ.
Ông nói rằng ông đã được trao bằng tiến sĩ danh dự thần học tại California School of Theology tại Rosemead, CA năm 1983. Nhưng đây là một trường không có quyền phát tín chỉ. Theo giới báo chí của Đức thì trong năm 2002, Jones đã bị kết án bởi một tòa hành chính ở Cologne là man trá tiếm vị và bị phạt $ 3,800.
Phê bình ông, có người đã gay gắt: "tay này có vẻ là một thằng khùng và rồi sẽ bị quên đi" (maybe this guy was just a lunatic and it would go away) lời của Kevin Eckstrom, biên tập viên của cơ quan Religion News Service.
Nhưng không chỉ là khùng, Jones còn chứng tỏ là một người thiếu hiểu biết.
Trong một thẩm vấn của tòa án liên can đến một tranh chấp của nhà thờ, Jones được hỏi ông biết gì về luật Sharia của Hồi giáo, Jones và vợ trả lời là họ đã biết về luật Sharia bằng cách xem các video trên You Tube.
"Ông có biết luật Sharia đến từ đâu không?" Jones được hỏi.
"Không thực sự, không," ông trả lời, "Tôi nghĩ rằng có chuyên gia nói rằng nó đến từ bộ luật Maisen cũ... Nhưng không, tôi không biết."
Luật sư cũng yêu cầu Jones cho biết ông có quen một người Hồi giáo nào không.
"Tôi không nghĩ rằng tôi biết bất kỳ cá nhân nào," ông nói, "Tôi đã không phỏng vấn bất kỳ ai."
Khi được hỏi về bản tuyên cáo sứ mệnh (mission statement) của trung tâm Dove là gì, Jones cho biết rằng có, nhưng khi bị hỏi thêm, Jones nói với luật sư của mình là ông không nhớ lời tuyên cáo đó như thế nào.
Những bản văn của nhà thờ của ông Jones thường xuyên đề cập đến những câu như "chức vụ lãnh đạo tông đồ" và "xức dầu tông đồ," là những danh từ của giáo phái Tin Lành Ngũ Tuần (Pentecostal), đây là một giáo phái dạy rằng Chúa Thánh Linh biểu hiện ngày hôm nay qua những tiếng lạ, những việc chữa lành và các phép lạ khác. Nhưng Jones không có quan hệ rõ ràng với bất kỳ nhóm Ngũ Tuần nào, theo Vinson Synon, người đã nghiên cứu phong trào Pentecostal trong nhiều thập kỷ, và là khoa trưởng danh dự của Trường Đại học Regent of Divinity thì "Đó là một nhà thờ đang làm theo cái ý riêng mà thôi,"
Đầu tháng 7 vừa qua, nhà thờ này tuyên bố họ sẽ tổ chức "đốt kinh Quran" vào ngày 11 tháng 9 (9/11) để chống đối Hồi Giáo nhân ngày kỷ niệm 9 năm cuộc khủng bố đánh bằng máy bay hai tòa nhà World Trade Center ở New York, ở Ngũ Giác Đài và ở Pennsylvania.
Trên mạng Facebook Dove World Outreach Center ông lập một trang với tựa đề "Một ngày quốc tế đốt kinh Koran." (International Burn a Koran Day)
Kinh Quran là sách thánh kinh của người Hồi Giáo.
Việc xâm phạm kinh Quran không có gì là lạ "Mỗi ngày chúng tôi đều nhận được những đoạn video của ai đó bắn vào kinh Quran, đốt kinh Quran," theo lời Ibrahim Hooper, phát ngôn viên của Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi (CAIR: Council on American-Islamic Relations) "Chúng tôi thường không làm gì cả, bởi vì chúng tôi không muốn dành cho họ sự chú ý nhiều hơn là họ xứng đáng."
Nhưng lần này, CAIR nghĩ rằng thành kiến chống lại người Hồi giáo đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến cay đắng về trung tâm Hồi giáo ở Manhattan trong mùa hè, do đó họ làm một ngoại lệ khi đọc được trang Facebook của Terry Jones. Một ngọai lệ mà họ sẽ hối hận vì đó là một cái hộp của nàng Pandora chất chứa tất cả những ác độc của lòai người.
Một khi hộp Pandora bị mở ra thì những quái vật sẽ có sự sống riêng của chúng.
Ngày 19 tháng 7 CAIR gửi ra một thông cáo cho báo chí, thông báo ý định là để đáp ứng với "Burn A Quran Day" của Jones, họ sẽ phân phối miễn phí nhiều bản kinh Quran.
Và như thế, một mục sư không tên tuổi ở Florida trở thành một tin nóng hổi trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
Trong vòng vài ngày, các câu chuyện về nhà thờ Gainesville, Fla xuất hiện trên Religion News Service, Daily News bên Ai Cập, Wonkette, Gawker, The Guardian, AP và Al Arabiya.
Mười ngày sau Rich Sanchez đã mời Jones lên chương trình CNN. Sanchez phê bình kế họach của Jones là "điên rồ" nhưng lại ngây thơ thêm vào một câu khen thưởng vô trách nhiệm "Ít nhất ông ta cũng có gan (guts) đối mặt với những điều ông ta tin tưởng. "
Rõ ràng Sanchez đã không biết phân biệt đâu là cái 'gan lì' làm một việc thiện và đâu là cái 'cứng đầu' (hard headed) của một công việc ác.
Trang Facebook "Một ngày quốc tế đốt kinh Quran." đã tăng thêm 12 ngàn người ghi danh.
Trong bảy tuần tiếp theo, Hoa Kỳ phải đối đầu với một thế giới Hồi giáo ồn ào xôi động. Biểu tình xẩy ra tại Afghanistan và tại các quốc gia Hồi giáo. Tại Kabul hôm Chủ Nhật có 500 người đã đốt hình mộm của Mục Sư Jones và cờ Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Mục Sư Jones cho biết ông luôn luôn mang trong người một khẩu súng tay 0.40 ly. Cục Điều tra Liên bang FBI cũng đang họat động để ngăn cản những rắc rối trong những ngày tới. Một tin tức địa phương (Fox) đã báo cáo rằng một "vụ ném bom giết người" có thể đã được đưa vào thị trấn.
Những tín hữu Kitô giáo ở khắp nơi bắt đầu lo sợ một cuộc khủng bố từ các phần tử hồi giáo cực đoan.
Trong tuần này, với ngày 9/11 kế cận, các phương tiện truyền thông đều tập trung vào những diễn biến ở Florida. Vào thứ tư vừa qua, câu chuyện xuất hiện trên trang đầu của 50 tờ báo Mỹ và được tất cả các mạng Truyền Hình đề cập tới.
Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đã lên tiếng kết án kế họach đốt kinh Quran của Jones.
Vatican và Liên Hiệp Quốc cũng ra thông cáo phản đối.
Người ta bắt đầu tìm cách hạ nhiệt. Một vài hãng truyền thông có lẽ đã nhìn thấy cái hớ của mình nên áp dụng vài biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng tai hại.
Hãng AP cảnh báo các nhân viên hãy cẩn trọng đưa thông tin trong ngày thứ bảy, và cam kết không phân phối hình ảnh, âm thanh hoặc chi tiết việc kinh Quran bị đốt cháy. "Hãy giữ phạm vi thông tin của chúng ta cho có tỷ lệ," Tom Kent, Phó tổng biên tập của AP ra lệnh.
Chris Cuomo, phát ngôn viên chính của ABC News, cũng viết: "Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông đang đốt cháy Florida... và đó là điều thiếu thận trọng. "
Nhưng liệu những biện pháp đó có là quá trễ không?
Hisham Melhem, trưởng văn phòng Washington của Al Arabiya, cho rằng dù những tổ chức truyền thông lớn có quyết định không đưa tin, thì ngay cả một hình ảnh duy nhất của một máy ảnh trên điện thoại di động và trực tuyến cũng có hậu quả rất tàn phá.
Cho nên bài học vẫn là ngừa bệnh hơn chữa bệnh.Trong lãnh vực thông tin người ta đã kể những đức tính như chân thật và cân đối.
Liên hệ một việc với những sự việc bên ngòai không có căn cứ là trường hợp mà Ibrahim Hooper của cơ quan CAIR đã mắc phải: "Tôi nghĩ rằng sự khác biệt lần này là nó đến trong bối cảnh gia tăng tình cảm chống Hồi giáo trong xã hội của chúng ta, vì vậy chúng tôi đã không xem điều này như là một sự việc cô lập, nhưng như là một triệu chứng của một cái gì đó cần phải được giải quyết."
Triệu chứng Jones đã có từ trước những tranh cãi ở Manhattan, và tuyệt đối không có liên hệ gì với nhau. Liên kết hai sự kiện như vậy là xuyên tạc.
Đặt vấn đề sai cũng rất nguy hiểm. Thị trưởng New York Michael Bloomberg là một trong những quan chức lên tiếng bảo vệ quyền của Jones "Tôi không nghĩ rằng việc đốt cháy một cuốn sách là thánh thiện... Nhưng Tu Chánh Án thứ Nhất bảo vệ tất cả mọi người, và bạn không thể nói rằng chúng ta chỉ áp dụng Tu Chánh Án thứ Nhất nếu chúng ta có thỏa thuận với nhau, " Bloomberg trích dẫn phần của Hiến pháp bảo vệ tự do ngôn luận.
Ơ hay, quyền của Jones đã không hề bị xâm phạm và là một thị trưởng ở New York, Bloomberg cũng chả có quyền cấm đóan ai trên một thành phố ở Florida, dù đó là một phố nhỏ. Lời của Bloomberg chỉ là cách nói rằng hãy từ bỏ quyền tự do ngôn luận để bảo vệ sự tốt đi, và hãy khuyến khích những điều quái gở.
Vào cuối ngày thứ Sáu hôm nay thì hình như mọi tiếng súng (nghĩa bóng) trên mặt trận Florida đã lặng tiếng, nhất là sau khi MS Jones cho biết ông đã ngưng kế họach đốt kinh Quran để đánh đổi lấy việc di dời trung tâm Hồi giáo ở Manhattan.
Sự việc kết thúc ra sao thì còn phải chờ xem, nhưng hình như qua những sự kiện này mọi người đều thua thiệt. Các hãng truyền thông bị phê bình vì thông tin vô trách nhiệm, nhân dân Hoa Kỳ thua thiệt vì những tranh luận về kinh tế bị lu mờ trước một sự việc vô duyên, cả khối Hồi giáo bị mang tiếng là hung ác, các tín hữu kitô khắp nơi bị một mẻ hú hồn. Người duy nhất có lợi là ông MS Jones, một con quái vật, được đưa lên hàng Siêu Sao bởi một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm.
Nhưng nghĩ cho cùng, một hệ thống truyền thông vô trách nhiệm thì sản xuất được gì, ngòai những con quái vật từ cái hộp Pandora?
Dư luận về chuyến viếng Anh của Đức Giáo Hoàng (2)
Vũ Văn An
22:37 10/09/2010
II. Chống Đối
Lời lẽ của Tổng Giám Mục Williams, vị lãnh đạo đáng kính của Hiệp Thông Anh Giáo, vẫn không giảm bớt làn sóng chống đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Ngày 29 tháng 8 vừa qua, trên hãng tin Zenit, Linh mục John Flynn L.C. có một bài tóm lược các thái độ chống đối mỗi ngày một gia tăng này.
Ngày 13 tháng 8, trên nhật báo The Independent, ký giả Peter Tatchell, một người nổi tiếng hay phê phán Giáo Hội Công Giáo, có cho đăng tải bài “Phần đông người Công Giáo chống đối nhiều giáo huấn” của Đức Bênêđíctô XVI. Trong tư cách phát ngôn viên của chiến dịch Phản Đối Đức Giáo Hoàng, Tatchell liệt kê một danh sách dài các giáo huấn bị ông cho là khắc nghiệt và cực đoan. Tatchell cũng được Kênh Truyền Hình Số 4 chọn điều khiển chương trình 60 phút nói về Đức Giáo Hoàng, sẽ được phát hình cùng lúc với chuyến viếng thăm của ngài.
Nhưng đó không phải là chương trình duy nhất nhằm phê phán Giáo Hội Công Giáo. Theo tờ Guardian ngày 3 tháng 8, đài BBC cũng đang soạn một phim tài liệu dài 1 giờ nói về các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục
Cùng với sự chống đối từ phía Hội Cam Của Ái Nhĩ Lan (Orange Order of Ireland) và nhà thuyết giảng Thệ Phản Ian Paisley, chính phủ Anh cũng để mình dính líu tới một trường hợp kỳ thị Công Giáo một cách lộ liễu. Ngày 25 tháng 4 vừa qua, tờ Sunday Times tường trình rằng: Bộ Ngoại Giao đã phải công bố lời xin lỗi chính thức sau khi một tài liệu của chính phủ về chuyến viếng thăm này bị tiết lộ. Tài liệu này là một bản đề nghị gửi cho các viên chức chính phủ yêu cầu Đức Giáo Hoàng phải sa thải các giám mục “láu cá” (dodgy), xin lỗi vì các Hạm Đội Tây Ban Nha, và cho mở các bệnh viện phá thai.
Thực ra, theo cha Flynn, các vấn đề mà Giáo Hội Công Giáo phải đương đầu không chỉ giới hạn ở các ngôn từ thù nghịch. Một loạt các đạo luật chống lại điều tự mệnh danh là tội gây thù oán và kỳ thị đã khiến các Kitô hữu tại Vương Quốc Thống Nhất gặp nhiều thách đố về luật pháp. Theo một cuốn sách nhỏ vừa được công bố về chủ đề này, Jon Gower Davies đã liệt kê hơn 35 Đạo Luật của Quốc Hội, 52 Nghị Định, 13 Qui Tắc Hành Sự, 3 Qui Tắc Điều Hướng và 16 Chỉ Thị của Hội Đồng Âu Châu bất lợi cho người Kitô hữu. Trong cuốn “Tân Tòa Án Dị Giáo: việc bách hại tôn giáo tại Anh ngày nay”, ông còn liệt kê nhiều trường hợp mới đây trong đó người Kitô hữu phải lao đao với những luật lệ trên.
Trong phạm vi nhận con nuôi, gần đây nhất là vụ tổ chức Catholic Care tại Leeds thua cuộc tại Tối Cao Pháp Viện trong một vụ kháng án xem họ có thể từ khước không trao con nuôi cho các cặp đồng tính luyến ái hay không. Tưởng cần nhắc lại, luật lệ ban hành năm 2007 cấm các sở con nuôi không được “kỳ thị” như thế. Theo một bài báo ngày 19 tháng 4 vừa qua, thì Catholic Care là cơ sở con nuôi cuối cùng của Công Giáo chống lại luật lệ kia. Kể từ ngày luật kia có hiệu lực vào năm 2009, 11 cơ sở con nuôi khác của Công Giáo hoặc tự động đóng cửa hoặc phải tách khỏi sự lệ thuộc Giáo Hội Công Giáo. Ông còn kể ra nhiều trường hợp tương tự như thế. Như vụ một vị giảng thuyết Công Giáo bị bắt giam vì công khai nói rằng đồng tính luyến ái là một tội. Dale McAlpine bị giam 7 tiếng đồng hồ và sau đó bị kết vào tội “gây xách nhiễu”… Rồi vụ Shirley Chaplin, một y tá Công Giáo, bị sa thải vì không chịu cởi bỏ dây đeo cổ có tượng chịu nạn.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi đầu năm nay, cựu Tổng Giám Mục Canterbury là Ngài Carey cùng với 6 giám mục Anh Giáo khác phải viết cho tờ Sunday Telegraph một lá thư phản đối về việc ngược đãi Kitô hữu tại Anh, trong khi tín hữu các tôn giáo khác được vị nể.
Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng đã lên tiếng về những ngược đãi đó. Trong bài diễn văn ngày 1 tháng 2 năm nay với các giám mục Anh và Wales, Đức GH nhận xét rằng: xứ sở của họ được tiếng là dành sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân của mình, nhưng lại không tôn trọng tự do tôn giáo. “Ở một số khía cạnh, nó đã thực sự vi phạm luật tự nhiên được dùng làm cơ sở cho sự bình đẳng về cơ hội của mọi con người nhân bản”.
Sự tấn công người Kitô hữu nói chung và người Công Giáo nói riêng trên đây đã khiến một số giới, cả người vô thần, bất bình. Dù không phải là đại diện chính thức, nhưng một nhóm tín hữu Công Giáo đã được thành lập lấy tên là Tiếng Nói Công Giáo. Dưới sự lãnh đạo của Jack Valero, giám đốc Opus Dei tại Anh, nhóm này cương quyết bênh vực các giáo huấn của Giáo Hội.
Theo tờ The Observer ngày 22 tháng 8 vừa qua, Padraig Reidy, một người tự xưng là vô thần, đã chỉ trích bản chất cực đoan trong các trước tác chống Công Giáo. Ngày 28 tháng 7, viết cho trang mạng Spiked, Kevin Rooney, cũng là một người vô thần, đã mô tả những vụ công kích Giáo Hội Công Giáo là “không tự do, là có tính kiểm duyệt và ngu dốt”, không những chống đối giáo huấn của Giáo Hội này mà còn ngăn cản Giáo Hội ấy không được lên tiếng.
Đài BBC
Chống đối vô lý và có bài bản hơn cả có lẽ là đài BBC. Ngay năm 2009 (23/09), khi nghe tin Đức Giáo Hoàng được mời qua thăm chính thức Anh Quốc và Tô Cách Lan, Đài này đã cho phát tán một lời bình luận đầy tiêu cực. Chưa chi nó đã tiên đoán sai là chuyến viếng thăm sẽ kéo dài 6 ngày như chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II cách nay gần 30 năm. Nhưng khác với vị tiền nhiệm, lần này Đức Bênêđíctô XVI sẽ thăm cả Bắc Ái Nhĩ Lan, trong khi Đức Gioan Phaolô II chỉ đi thăm Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan và tại đấy, ngài cầu nguyện cho việc kết thúc bạo động phe nhóm tại phía Bắc. BBC cũng có ác ý khi cho rằng tại Anh và Wales, số người Công Giáo chỉ là 4 triệu 2, trong khi, theo VIS (bản tin ngày 8 tháng 9), con số ấy là 5,264,000, chiếm 8.87% tổng số 59,381,000 dân Anh và Wales.
Bài trên không quên đưa tin tổ chức The National Secular Society đang dự tính tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại điều họ gọi là “sự quá đáng và chủ nghĩa cực đoan” của Đức Bênêđíctô. Một phát ngôn viên của tổ chức này cho hay “sẽ làm cho Đức Giáo Hoàng hiểu rõ: bất luận chính phủ dành cho ngài các nghi lễ tiếp đón như thế nào, ngài cũng không được mọi người ở đây hoan nghinh”.
Ngày 4 tháng 3 năm nay, BBC đăng tin: The National Secular Society đệ nạp một thỉnh nguyện thư tại Phủ Thủ Tướng phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Thỉnh nguyện thư yêu cầu thủ tướng miễn cho người chịu thuế khỏi tài trợ chuyến viếng thăm này, mà chi phí được họ ước chừng là 20 triệu bảng (trong khi theo Ngài Patten, chi phí này chỉ là 12 triệu bảng). Tổ chức này cho hay hiện đã có 28,000 người ký vào thỉnh nguyện thư. Phần BBC, thông tín viên lo về tôn giáo vụ là Robert Pigott cho hay: người Công Giáo Rôma đang cố gắng cải thiện phương cách làm cho sứ điệp của Giáo Hội đến tai quần chúng đang hoài nghi về việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Đài này cho hay nhiều người Công Giáo có tài ăn nói đang được huấn luyện để trả lời những câu hỏi gây lúng túng về việc ngừa thai và bệnh AIDS, về đồng tính luyến ái, và về ý nghĩa việc phong thánh trong thế kỷ 21, những câu hỏi chắc chắn sẽ được nêu ra trong chuyến viếng thăm lần này.
Họ cho rằng Đức Bênêđíctô khá bảo thủ, không ngần ngại củng cố giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như phá thai, bình đẳng cho người đồng tính luyến ái và việc dùng tế bào gốc (của phôi thai) để nghiên cứu. Thông tín viên này cho rằng đây là cơ hội để những người duy tục nắm lấy cơ hội và tạo ra một liên minh bao gồm những người không hài lòng với sứ điệp duy cổ truyền của Kitô giáo trong nhiều lãnh vực.
Ngày 2 tháng 7, BBC loan tin: theo mục sư Ian Paisley, chuyến viếng thăm Anh của Đức Giáo Hoàng là một “lầm lỗi”, lầm lỗi ngay ở lời mời. Ông này cho hay: tại Ái Nhĩ Lan, đang xẩy ra những điều khủng khiếp do các linh mục và nữ tu có những tác phong tồi bại với người trẻ mà Giáo Hội Công Giáo không chịu mạnh mẽ sửa sai. Ông bảo: có những linh mục, sau khi phạm những tội tầy trời ấy, vẫn có thể nói: tôi có thể tha tội. Đúng là một thứ ngụy Kitô. Ông này bịa đặt cho rằng các giàn xếp cho chuyến viếng thăm đã được thực hiện một cách bí mật. “Không ai biết ai đã làm gì; cứ đi hỏi bất cứ bộ trưởng nào mà xem, bạn sẽ thấy ông ta bảo ông ta chẳng dính dáng gì tới việc đó”.
Không ai ngạc nhiên về thái độ của ông mục sư này, người từng làm gián đoạn bài diễn văn tại Strasbourg năm 1988 của Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng bị ông gọi là ngụy Kitô.
Ngày 5 tháng 7, BBC nhận định rằng chuyến viếng thăm này gây tranh cãi vì phí tổn và các tai tiếng do việc lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công Giáo gây ra.
Ngày 4 tháng 9 vừa qua, BBC loan tin theo cuộc thăm dò của Theos với trên 2 ngàn người, 77% không đồng ý tài trợ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng; 79% không quan tâm tới chuyến viếng thăm ấy.
Tuy nhiên, cũng cuộc thăm dò này cho hay: 24% đồng ý với câu: “tôi không chấp thuận cuộc viếng thăm Anh của Đức Giáo Hoàng”, nhưng 49% lại không nhất trí với câu đó. Theo Paul Wolley, giám đốc Theos, lý do đa số dân Anh không ủng hộ chuyến viếng thăm là do họ không hiểu rằng ngoài tư cách lãnh tụ tôn giáo, Đức Bênêđíctô XVI còn là người cầm đầu một quốc gia.
Về thái độ nói chung của BBC với Kitô Giáo, nhất là Công Giáo, tờ Sunday Times tuần rồi tường thuật rằng theo Đức Hồng Y Keith O’Brien, TGM St Andrews và Edingurgh, BBC luôn có sự “thiên lệch có tính định chế”. Các chương trình tin tức và thời sự của họ bị vấy bẩn bởi một thế giới quan hoàn toàn thế tục và phóng túng về xã hội, nên mất hết tính chuyên nghiệp và quân bình. Trong chiều hướng ấy, cơ quan này đã dành thì giờ một cách quá đáng cho những người vô thần như Richard Dawkins, trong khi làm ngơ nhiều quan điểm Kitô Giáo chính dòng. BBC đã cắt giảm nhiều chương trình về tôn giáo, coi tôn giáo như “một màn trình diễn có tính đồng bóng” (a freak show).
Những tờ báo khác
Tờ Wall Street Journal ngày 8 tháng 9, khi đưa tin: nhân chuyến viếng thăm Anh sắp tới, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ một số nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, đã chỉ trích tính cách bí mật quanh cuộc gặp gỡ này và ngầm cho thấy đây chỉ là một chiến thuật nhằm gỡ ngòi các chỉ trích chống lại Đức Giáo Hoàng.
Ông Kilgallon, người có nhiệm vụ sắp xếp để một số nạn nhân trên gặp Đức Giáo Hoàng nhân chuyến viếng thăm Anh của ngài, cho hay không thể tiết lộ danh tánh cũng như địa điểm cuộc gặp mặt vì “đối với các nạn nhân, đây là vấn đề tư riêng’. Giáo Hội phải bảo vệ họ. Vả lại, khung cảnh thân mật yên tĩnh mới cho phép các nạn nhân và Đức Giáo Hoàng hoàn toàn nói thẳng nói thật (candid).
Nhưng dựa vào một số ý kiến thiên lệch, tờ này cho hay các giáo dân tại Đức tin rằng Giáo Hội luôn xử lý tồi tệ cuộc khủng hoảng này. Họ cho rằng việc giữ bí mật cho thấy: trong nhiều thập niên qua, Giáo Hội luôn từ khước, không chịu công khai nhìn nhận các vụ lạm dụng. Một cách đặc trưng, Giáo Hội tìm đủ mọi cách tránh né các nhóm bênh vực cho nạn nhân, những người thường công khai chỉ trích Đức Giáo Hoàng. Đối với các cuộc gặp gỡ, Giáo Hội tự lựa chọn các nạn nhân và ra lệnh cho họ không được công khai nói gì về cuộc gặp gỡ. Tờ báo cũng nhấn mạnh tới việc Đức Giáo Hoàng không buộc các viên chức Giáo Hội phải phúc trình các vụ lạm dụng tình dục cho nhà chức trách dân sự.
Tờ The Guardian ngày 6 tháng 9 có bài tỏ ý hoài nghi sự thành công của chuyến viếng thăm khi đem so sánh nó với chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1982, một chuyến viếng thăm khó có thể bắt chước, dù lúc ấy đang có cuộc chiến Falklands và những người Trưởng Lão Tự Do (Free Presbyterians) luôn kịch liệt chống đối Giáo Hội Công Giáo. Bất chấp Đức Bênêđíctô XVI phải đối diện với thách đố nào tại Anh vào tuần tới, các thách đố ấy cũng chẳng thấm gì so với các thách đố năm 1982. Tờ báo dùng nhiều tĩnh từ tốt đẹp để mô tả Đức Gioan Phaolô II: hấp dẫn quần chúng (charismatic), “thoả mãn ước vọng của họ một cách trọn vẹn”, “ra ngoài văn bản soạn sẵn 3 lần”, “vượt quá chính trị”, “hiểu biết rất rõ chủ nghĩa tự do tương đối của người Công Giáo Anh đối với các vấn đề xã hội”, “lôi cuốn những đám đông vĩ đại, đặt các tín lý của mình vào ngữ cảnh thời đại và ngữ cảnh Anh Quốc”, “một người thích Anh (Anglophilia)”, “nói bằng nét hùng hồn của một kịch sĩ và một thi sĩ”, “với người trẻ, quả là một hấp dẫn quần chúng nguyên tuyền”, “với người già, trở thành một linh mục tầm thường”… Đến độ giới trẻ hô to “Không”, không muốn ngài trở về Rôma. Ngài bảo: ngài hy vọng có dịp trở lại. Dịp ấy không bao giờ xẩy ra. Bài báo kết luận: “thay vào đó, người thừa kế của ngài sẽ tới”.
Cái nhìn bình thản
Rất may, cũng ngày ấy, tờ The Guardian cho đăng bài xã luận với tựa đề: “Chuyến Viếng Thăm Của Đức Giáo Hoàng: Người du hành xấu, cuộc du hành tốt” (Papal Visit: Bad tripper, good trip). Bài xã luận bắt đầu bằng nhận định: “Có những luận điểm mạnh mẽ chống lại chuyến viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI, nhưng người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo là một sức mạnh mà ta không thể làm ngơ. Vatican không phải là một quốc gia tầm thường và cuộc du hành tới Anh của Đức Giáo Hoàng trong tháng này sẽ không phải là một cuộc thăm viếng chính thức bình thường. Không một nhà lãnh đạo nào từng đến đất nước này lại dành thì giờ giữa các cuộc gặp gỡ và tiệc tùng chính thức để chủ tọa một buổi phong thánh, như Đức Bênêđíctô dự tính thực hiện. Không ai, kể cả Tổng Thống Mỹ, trông mong thu hút được các đám đông tương tự, lôi cuốn được sự sủng ái, hay chống đối như ngài”. Điều đáng lưu ý là bài này nói tới một sự kiện nghịch lý: “mấy ông vô thần chuyên dụ người ta theo mình đang cố gắng khuyến khích công chúng chống lại các phí tổn do việc sử dụng cảnh sát giữ an ninh cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng chính bọn họ đã tạo ra các chi phí ấy khi gợi ý rằng họ sẽ cố gắng bắt giữ ngài”. Thực ra, luận điểm tài chánh chỉ là một chiến thuật đánh hỏa mù, một tấm màn che đậy các cảm xúc tiêu cực chống lại một thần quân (theocrat) hàng đầu.
Theo bài xã luận, người ta có nhiều lý do chống lại vị thần quân này. Dù đứng hàng đầu trong công cuộc chống nghèo đói, Giáo Hội Công Giáo lại trực tiếp làm gia trọng số phận những con người yếu đuối: chống việc thụ thai trong ống nghiệm vốn có mục đích đem con cái lại cho những người không thể có con, chống việc nghiên cứu tế bào gốc của phôi thai để đem hy vọng lại cho người bệnh, chống việc dùng “áo mưa”, dù là để ngăn cản không cho HIV lan tràn. Các quan điểm cứng rắn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái, về vai trò của phụ nữ không có gì độc đáo trong thế giới tôn giáo, hay ngay cả trong Kitô Giáo, nhưng qui mô các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục quả là hãi hùng, cũng như khuynh hướng che đậy vụ tai tiếng này. Ngoài ra, Đức Bênêđíctô còn bị chỉ trích là chống đối việc phúc trình các vụ tai tiếng cho cảnh sát, cũng như nhẹ tay với các nhân vật từng làm ngơ trước sự tàn bạo của Quốc Xã.
Tuy nhiên, theo tờ The Guardian, chống đối cá nhân ngài không đồng nghĩa với việc chống lại cuộc viếng thăm chính thức. Trung Hoa là điển hình. Nước này nổi tiếng vi phạm nhân quyền, nhưng không vì thế mà nước Anh không tiếp đón Chủ Tịch Hu Jintao năm 2005. Vatican quả là một nhà nước như Trung Hoa, có liên hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới. Đức Giáo Hoàng quả là người đứng đầu nhà nước ấy, nên ngài là một sức mạnh không thể làm ngơ. Nhà nước ấy từng tranh đấu xóa nợ cho các nước nghèo và là một tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề thay đổi khí hậu. London quả có lý khi nhìn nhận rằng Đức Giáo Hoàng có tư thế bảo vệ rừng già Ba Tây hơn Bộ Ngoại Giao của mình. Tờ The Guardian kết luận: “Đức Giáo Hoàng có thể tới đây chỉ với tư cách thuần mục vụ như vị tiền nhiệm của ngài năm 1982. Nhưng ngay cả trong tư cách ấy, người ta cho rằng việc vị giáo hoàng trước tới đây cũng đã trùng hợp với việc hạn chế cuộc chiến Falklands, và lần này sự thật là chúng ta cần tới một hành động ngoại giao nghiêm túc. Bất kể vị khách này có thiếu lôi cuốn bao nhiêu đi chăng nữa, thì cuộc viếng thăm của ngài vẫn được biện minh trọn vẹn”
Không hẳn nhiều thách đố nhất
John Allen, nhà bình luận Mỹ về Vatican và Giáo Hội Công Giáo, khi trả lời câu hỏi: chuyến đi Anh lần này có phải là chuyến đi nhiều thách đố nhất của Đức Bênêđíctô XVI không, đã trả lời là không. Ông nhắc mọi người nhớ đây là chuyến viếng thăm chính thức lần thứ 17 của Đức Giáo Hoàng. Nhiều chuyến còn nhiều thách đố hơn. Chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006, chẳng hạn, chắc chắn nguy hiểm (dicey) hơn, vì diễn ra ngay sau bài diễn văn Regensburg từng gây phẫn nộ cho nhiều giới Hồi Giáo. Ngay chuyến viếng thăm Do Thái và Palestine năm 2009 mới đây, theo ông, cũng là một hành động đi giây (high-wire) hết sức nguy hiểm, cả về phương diện ngoại giao lẫn phương diện liên tôn. Trong phạm vi Âu Châu, Allen cho chuyến đi Tây Ban Nha năm 2006 của Đức GH cũng hết sức sóng gió (choppy), một cuộc đụng độ lần đầu với viên thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero của phe xã hội, được nhiều người Công Giáo Âu Châu coi như hiện thân của chủ nghĩa duy tục. Sự điên khùng chống phá giáo sĩ của Tây Ban Nha lúc ấy ít nhất cũng có nhiều đe dọa đối với Đức Giáo Hoàng hơn là sự nhạo báng nhẹ nhàng của người Anh.
John Allen không lo ngại bao nhiêu về cuộc biểu tình chống lại chuyến viếng thăm của Đức GH, vì tính phèng la trên báo chí của nó ít khi phù hợp với thực tế trên trận địa. “Tiếng nói của những người biểu tình chống Đức GH trên truyền thông thường lớn hơn là thế đứng xã hội của họ trên thực tế. Nên các tiên đoán về số người tham dự đông đảo hầu như chưa bao giờ thành sự thật. Số người ít ỏi la ó đả đảo chỉ như một lời ghi chú cuối bài (footnote) so với đám đông đầy hứng khởi nghinh đón Đức Giáo Hoàng, nhất là vì những người ủng hộ ngài sẽ lọt vào mọi ống hình, trong khi những người phản đối phải đứng tít ngoài xa".
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols của tổng giáo phận Westminster cũng có cùng một cảm nghĩ như John Allen, nhưng dựa vào một thực tế khác. Theo ngài, thực tế đó là: trước các chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, bao giờ cũng có những dư luận chỉ trích, phê phán rất mạnh mẽ của truyền thông chống lại Giáo Hội nói chung và Đức Giáo Hoàng nói riêng, nhưng khi chuyến viếng thăm diễn ra thực sự thì tình hình khác hẳn. Ngài bảo: Khi Đức Giáo Hoàng tới, thì như mặt trời ló rạng, khiến người ta quên hết các cơn mưa!
Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, ngày 10 tháng 9, thì cho báo chí hay: Tòa Thánh không có chi lo ngại về những cuộc biểu tình chống Đức Giáo Hoàng, nếu có. Bởi đó chỉ là “bầu khí thông thường của một xã hội đa nguyên, như xã hội Anh”, một xã hội trong đó con người được tự do phát biểu và người Công Giáo chỉ là thiểu số, thiểu số thật vì trong số 51 triệu dân Anh, người Công Giáo chỉ là 5 triệu, nhưng đi lễ Chúa Nhật thì chỉ là 1 triệu. Tuy nhiên, cha cho hay: dựa vào cuộc điều tra của tạp chí The Tablet, thì những người phản đối Đức Giáo Hoàng chỉ là thiểu số. Kết quả nhiều cuộc thăm dò khác cũng cho thấy con số những người quan tâm tới chuyến viếng thăm của Đức GH không hẳn là ít.
Đại kết
Dù Đức TGM Vincent Nichols tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và TGM Wiiliams của Anh Giáo, vì có người cho rằng chuyến viếng thăm này chỉ là một mưu toan cải đạo, nhưng vị tân chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo, là Đức TGM Kurt Koch, lại tỏ ra hết sức lạc quan trước viễn ảnh cuộc gặp gỡ ấy. Ngày 9 tháng 9 vừa qua, ngài nói với tờ L’Osservatore Romano rằng: chuyến viếng thăm này phản ảnh “sợi dây liên kết gần gũi giữa các cộng đồng Kitô Giáo và Anh Giáo” cũng như làm nổi bật đức tin và sứ mệnh chung của hai cộng đồng. Ngài cho hay: chuyến đi này có một tầm quan trọng rất lớn về đại kết vì nó củng cố các thành quả tích cực trong quá khứ và minh xác cả các tiến triển lẫn các khó khăn cố hữu trong việc tìm kiếm hợp nhất.
Đức TGM Kurt Koch nhấn mạnh tới “tình thân ái và thân hữu ngày một lớn mạnh hơn” trong các liên hệ giữa hai bên kể từ chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1982, một chuyến viếng thăm vốn mở ra vòng đối thoại chính thức thứ hai giữa Hiệp Thông Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo. Nhiều cộng đoàn địa phương đang cùng nhau chia sẻ các buổi cầu nguyện chung cũng như các sáng kiến mục vụ và bác ái thực tiễn. Các giám mục cũng gặp nhau thường xuyên với nhiều thành quả tốt đẹp.
Đức TGM Koch không quên nhiều khó khăn trong mối liên hệ này, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tuy nhiên, theo ngài, ta nên nhìn các khó khăn đó trong một ngữ cảnh rộng lớn hơn, tức chứng từ Kitô Giáo chung giữa người Công Giáo và người Anh Giáo. Việc này sẽ nổi bật trong cuộc gặp gỡ giữa Đức GH và TGM Canterbury khi hai vị cùng cầu nguyện trước mộ Thánh Edward Hiển Tu, vị Thánh được cả hai Giáo Hội tôn kính.
Chiều kích đại kết của chuyến viếng thăm cũng tìm thấy trong lễ phong chân phúc cho Đức Hồng Y John Henry Newman, một lễ sẽ do chính Đức Bênêđíctô XVI chủ tế. Vị Hồng Y này luôn khuyến khích người Công Giáo ủng hộ người Anh Giáo và hợp tác với họ trong sứ mệnh công bố các nguyên tắc và học thuyết Kitô Giáo. Ngày nay, sứ điệp này hợp thời hơn bao giờ hết nếu ta muốn nói với thế giới hết sức phức tạp hiện nay.
Phần Đức Giáo Hoàng, ngày 8 tháng 9 vừa qua, trong thông điệp gửi Vương Quốc Thống Nhất, ngài tỏ lòng nôn nóng được tới Vương Quốc này, không những để phong chân phúc cho “người Anh thực sự vĩ đại” mà còn để gặp gỡ đại diện các truyền thống tôn giáo và văn hóa từng tạo thành dân số Anh Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo dân sự và chính trị. Ngài đặc biệt mong được gặp Nữ Hoàng và Đức Tổng Giám Mục Canterbury.
Lời lẽ của Tổng Giám Mục Williams, vị lãnh đạo đáng kính của Hiệp Thông Anh Giáo, vẫn không giảm bớt làn sóng chống đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Ngày 29 tháng 8 vừa qua, trên hãng tin Zenit, Linh mục John Flynn L.C. có một bài tóm lược các thái độ chống đối mỗi ngày một gia tăng này.
Ngày 13 tháng 8, trên nhật báo The Independent, ký giả Peter Tatchell, một người nổi tiếng hay phê phán Giáo Hội Công Giáo, có cho đăng tải bài “Phần đông người Công Giáo chống đối nhiều giáo huấn” của Đức Bênêđíctô XVI. Trong tư cách phát ngôn viên của chiến dịch Phản Đối Đức Giáo Hoàng, Tatchell liệt kê một danh sách dài các giáo huấn bị ông cho là khắc nghiệt và cực đoan. Tatchell cũng được Kênh Truyền Hình Số 4 chọn điều khiển chương trình 60 phút nói về Đức Giáo Hoàng, sẽ được phát hình cùng lúc với chuyến viếng thăm của ngài.
Nhưng đó không phải là chương trình duy nhất nhằm phê phán Giáo Hội Công Giáo. Theo tờ Guardian ngày 3 tháng 8, đài BBC cũng đang soạn một phim tài liệu dài 1 giờ nói về các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục
Cùng với sự chống đối từ phía Hội Cam Của Ái Nhĩ Lan (Orange Order of Ireland) và nhà thuyết giảng Thệ Phản Ian Paisley, chính phủ Anh cũng để mình dính líu tới một trường hợp kỳ thị Công Giáo một cách lộ liễu. Ngày 25 tháng 4 vừa qua, tờ Sunday Times tường trình rằng: Bộ Ngoại Giao đã phải công bố lời xin lỗi chính thức sau khi một tài liệu của chính phủ về chuyến viếng thăm này bị tiết lộ. Tài liệu này là một bản đề nghị gửi cho các viên chức chính phủ yêu cầu Đức Giáo Hoàng phải sa thải các giám mục “láu cá” (dodgy), xin lỗi vì các Hạm Đội Tây Ban Nha, và cho mở các bệnh viện phá thai.
Thực ra, theo cha Flynn, các vấn đề mà Giáo Hội Công Giáo phải đương đầu không chỉ giới hạn ở các ngôn từ thù nghịch. Một loạt các đạo luật chống lại điều tự mệnh danh là tội gây thù oán và kỳ thị đã khiến các Kitô hữu tại Vương Quốc Thống Nhất gặp nhiều thách đố về luật pháp. Theo một cuốn sách nhỏ vừa được công bố về chủ đề này, Jon Gower Davies đã liệt kê hơn 35 Đạo Luật của Quốc Hội, 52 Nghị Định, 13 Qui Tắc Hành Sự, 3 Qui Tắc Điều Hướng và 16 Chỉ Thị của Hội Đồng Âu Châu bất lợi cho người Kitô hữu. Trong cuốn “Tân Tòa Án Dị Giáo: việc bách hại tôn giáo tại Anh ngày nay”, ông còn liệt kê nhiều trường hợp mới đây trong đó người Kitô hữu phải lao đao với những luật lệ trên.
Trong phạm vi nhận con nuôi, gần đây nhất là vụ tổ chức Catholic Care tại Leeds thua cuộc tại Tối Cao Pháp Viện trong một vụ kháng án xem họ có thể từ khước không trao con nuôi cho các cặp đồng tính luyến ái hay không. Tưởng cần nhắc lại, luật lệ ban hành năm 2007 cấm các sở con nuôi không được “kỳ thị” như thế. Theo một bài báo ngày 19 tháng 4 vừa qua, thì Catholic Care là cơ sở con nuôi cuối cùng của Công Giáo chống lại luật lệ kia. Kể từ ngày luật kia có hiệu lực vào năm 2009, 11 cơ sở con nuôi khác của Công Giáo hoặc tự động đóng cửa hoặc phải tách khỏi sự lệ thuộc Giáo Hội Công Giáo. Ông còn kể ra nhiều trường hợp tương tự như thế. Như vụ một vị giảng thuyết Công Giáo bị bắt giam vì công khai nói rằng đồng tính luyến ái là một tội. Dale McAlpine bị giam 7 tiếng đồng hồ và sau đó bị kết vào tội “gây xách nhiễu”… Rồi vụ Shirley Chaplin, một y tá Công Giáo, bị sa thải vì không chịu cởi bỏ dây đeo cổ có tượng chịu nạn.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi đầu năm nay, cựu Tổng Giám Mục Canterbury là Ngài Carey cùng với 6 giám mục Anh Giáo khác phải viết cho tờ Sunday Telegraph một lá thư phản đối về việc ngược đãi Kitô hữu tại Anh, trong khi tín hữu các tôn giáo khác được vị nể.
Chính Đức Bênêđíctô XVI cũng đã lên tiếng về những ngược đãi đó. Trong bài diễn văn ngày 1 tháng 2 năm nay với các giám mục Anh và Wales, Đức GH nhận xét rằng: xứ sở của họ được tiếng là dành sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân của mình, nhưng lại không tôn trọng tự do tôn giáo. “Ở một số khía cạnh, nó đã thực sự vi phạm luật tự nhiên được dùng làm cơ sở cho sự bình đẳng về cơ hội của mọi con người nhân bản”.
Sự tấn công người Kitô hữu nói chung và người Công Giáo nói riêng trên đây đã khiến một số giới, cả người vô thần, bất bình. Dù không phải là đại diện chính thức, nhưng một nhóm tín hữu Công Giáo đã được thành lập lấy tên là Tiếng Nói Công Giáo. Dưới sự lãnh đạo của Jack Valero, giám đốc Opus Dei tại Anh, nhóm này cương quyết bênh vực các giáo huấn của Giáo Hội.
Theo tờ The Observer ngày 22 tháng 8 vừa qua, Padraig Reidy, một người tự xưng là vô thần, đã chỉ trích bản chất cực đoan trong các trước tác chống Công Giáo. Ngày 28 tháng 7, viết cho trang mạng Spiked, Kevin Rooney, cũng là một người vô thần, đã mô tả những vụ công kích Giáo Hội Công Giáo là “không tự do, là có tính kiểm duyệt và ngu dốt”, không những chống đối giáo huấn của Giáo Hội này mà còn ngăn cản Giáo Hội ấy không được lên tiếng.
Đài BBC
Chống đối vô lý và có bài bản hơn cả có lẽ là đài BBC. Ngay năm 2009 (23/09), khi nghe tin Đức Giáo Hoàng được mời qua thăm chính thức Anh Quốc và Tô Cách Lan, Đài này đã cho phát tán một lời bình luận đầy tiêu cực. Chưa chi nó đã tiên đoán sai là chuyến viếng thăm sẽ kéo dài 6 ngày như chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II cách nay gần 30 năm. Nhưng khác với vị tiền nhiệm, lần này Đức Bênêđíctô XVI sẽ thăm cả Bắc Ái Nhĩ Lan, trong khi Đức Gioan Phaolô II chỉ đi thăm Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan và tại đấy, ngài cầu nguyện cho việc kết thúc bạo động phe nhóm tại phía Bắc. BBC cũng có ác ý khi cho rằng tại Anh và Wales, số người Công Giáo chỉ là 4 triệu 2, trong khi, theo VIS (bản tin ngày 8 tháng 9), con số ấy là 5,264,000, chiếm 8.87% tổng số 59,381,000 dân Anh và Wales.
Bài trên không quên đưa tin tổ chức The National Secular Society đang dự tính tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống lại điều họ gọi là “sự quá đáng và chủ nghĩa cực đoan” của Đức Bênêđíctô. Một phát ngôn viên của tổ chức này cho hay “sẽ làm cho Đức Giáo Hoàng hiểu rõ: bất luận chính phủ dành cho ngài các nghi lễ tiếp đón như thế nào, ngài cũng không được mọi người ở đây hoan nghinh”.
Ngày 4 tháng 3 năm nay, BBC đăng tin: The National Secular Society đệ nạp một thỉnh nguyện thư tại Phủ Thủ Tướng phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Thỉnh nguyện thư yêu cầu thủ tướng miễn cho người chịu thuế khỏi tài trợ chuyến viếng thăm này, mà chi phí được họ ước chừng là 20 triệu bảng (trong khi theo Ngài Patten, chi phí này chỉ là 12 triệu bảng). Tổ chức này cho hay hiện đã có 28,000 người ký vào thỉnh nguyện thư. Phần BBC, thông tín viên lo về tôn giáo vụ là Robert Pigott cho hay: người Công Giáo Rôma đang cố gắng cải thiện phương cách làm cho sứ điệp của Giáo Hội đến tai quần chúng đang hoài nghi về việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Đài này cho hay nhiều người Công Giáo có tài ăn nói đang được huấn luyện để trả lời những câu hỏi gây lúng túng về việc ngừa thai và bệnh AIDS, về đồng tính luyến ái, và về ý nghĩa việc phong thánh trong thế kỷ 21, những câu hỏi chắc chắn sẽ được nêu ra trong chuyến viếng thăm lần này.
Họ cho rằng Đức Bênêđíctô khá bảo thủ, không ngần ngại củng cố giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như phá thai, bình đẳng cho người đồng tính luyến ái và việc dùng tế bào gốc (của phôi thai) để nghiên cứu. Thông tín viên này cho rằng đây là cơ hội để những người duy tục nắm lấy cơ hội và tạo ra một liên minh bao gồm những người không hài lòng với sứ điệp duy cổ truyền của Kitô giáo trong nhiều lãnh vực.
Ngày 2 tháng 7, BBC loan tin: theo mục sư Ian Paisley, chuyến viếng thăm Anh của Đức Giáo Hoàng là một “lầm lỗi”, lầm lỗi ngay ở lời mời. Ông này cho hay: tại Ái Nhĩ Lan, đang xẩy ra những điều khủng khiếp do các linh mục và nữ tu có những tác phong tồi bại với người trẻ mà Giáo Hội Công Giáo không chịu mạnh mẽ sửa sai. Ông bảo: có những linh mục, sau khi phạm những tội tầy trời ấy, vẫn có thể nói: tôi có thể tha tội. Đúng là một thứ ngụy Kitô. Ông này bịa đặt cho rằng các giàn xếp cho chuyến viếng thăm đã được thực hiện một cách bí mật. “Không ai biết ai đã làm gì; cứ đi hỏi bất cứ bộ trưởng nào mà xem, bạn sẽ thấy ông ta bảo ông ta chẳng dính dáng gì tới việc đó”.
Không ai ngạc nhiên về thái độ của ông mục sư này, người từng làm gián đoạn bài diễn văn tại Strasbourg năm 1988 của Đức Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng bị ông gọi là ngụy Kitô.
Ngày 5 tháng 7, BBC nhận định rằng chuyến viếng thăm này gây tranh cãi vì phí tổn và các tai tiếng do việc lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công Giáo gây ra.
Ngày 4 tháng 9 vừa qua, BBC loan tin theo cuộc thăm dò của Theos với trên 2 ngàn người, 77% không đồng ý tài trợ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng; 79% không quan tâm tới chuyến viếng thăm ấy.
Tuy nhiên, cũng cuộc thăm dò này cho hay: 24% đồng ý với câu: “tôi không chấp thuận cuộc viếng thăm Anh của Đức Giáo Hoàng”, nhưng 49% lại không nhất trí với câu đó. Theo Paul Wolley, giám đốc Theos, lý do đa số dân Anh không ủng hộ chuyến viếng thăm là do họ không hiểu rằng ngoài tư cách lãnh tụ tôn giáo, Đức Bênêđíctô XVI còn là người cầm đầu một quốc gia.
Về thái độ nói chung của BBC với Kitô Giáo, nhất là Công Giáo, tờ Sunday Times tuần rồi tường thuật rằng theo Đức Hồng Y Keith O’Brien, TGM St Andrews và Edingurgh, BBC luôn có sự “thiên lệch có tính định chế”. Các chương trình tin tức và thời sự của họ bị vấy bẩn bởi một thế giới quan hoàn toàn thế tục và phóng túng về xã hội, nên mất hết tính chuyên nghiệp và quân bình. Trong chiều hướng ấy, cơ quan này đã dành thì giờ một cách quá đáng cho những người vô thần như Richard Dawkins, trong khi làm ngơ nhiều quan điểm Kitô Giáo chính dòng. BBC đã cắt giảm nhiều chương trình về tôn giáo, coi tôn giáo như “một màn trình diễn có tính đồng bóng” (a freak show).
Những tờ báo khác
Tờ Wall Street Journal ngày 8 tháng 9, khi đưa tin: nhân chuyến viếng thăm Anh sắp tới, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ một số nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục, đã chỉ trích tính cách bí mật quanh cuộc gặp gỡ này và ngầm cho thấy đây chỉ là một chiến thuật nhằm gỡ ngòi các chỉ trích chống lại Đức Giáo Hoàng.
Ông Kilgallon, người có nhiệm vụ sắp xếp để một số nạn nhân trên gặp Đức Giáo Hoàng nhân chuyến viếng thăm Anh của ngài, cho hay không thể tiết lộ danh tánh cũng như địa điểm cuộc gặp mặt vì “đối với các nạn nhân, đây là vấn đề tư riêng’. Giáo Hội phải bảo vệ họ. Vả lại, khung cảnh thân mật yên tĩnh mới cho phép các nạn nhân và Đức Giáo Hoàng hoàn toàn nói thẳng nói thật (candid).
Nhưng dựa vào một số ý kiến thiên lệch, tờ này cho hay các giáo dân tại Đức tin rằng Giáo Hội luôn xử lý tồi tệ cuộc khủng hoảng này. Họ cho rằng việc giữ bí mật cho thấy: trong nhiều thập niên qua, Giáo Hội luôn từ khước, không chịu công khai nhìn nhận các vụ lạm dụng. Một cách đặc trưng, Giáo Hội tìm đủ mọi cách tránh né các nhóm bênh vực cho nạn nhân, những người thường công khai chỉ trích Đức Giáo Hoàng. Đối với các cuộc gặp gỡ, Giáo Hội tự lựa chọn các nạn nhân và ra lệnh cho họ không được công khai nói gì về cuộc gặp gỡ. Tờ báo cũng nhấn mạnh tới việc Đức Giáo Hoàng không buộc các viên chức Giáo Hội phải phúc trình các vụ lạm dụng tình dục cho nhà chức trách dân sự.
Tờ The Guardian ngày 6 tháng 9 có bài tỏ ý hoài nghi sự thành công của chuyến viếng thăm khi đem so sánh nó với chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1982, một chuyến viếng thăm khó có thể bắt chước, dù lúc ấy đang có cuộc chiến Falklands và những người Trưởng Lão Tự Do (Free Presbyterians) luôn kịch liệt chống đối Giáo Hội Công Giáo. Bất chấp Đức Bênêđíctô XVI phải đối diện với thách đố nào tại Anh vào tuần tới, các thách đố ấy cũng chẳng thấm gì so với các thách đố năm 1982. Tờ báo dùng nhiều tĩnh từ tốt đẹp để mô tả Đức Gioan Phaolô II: hấp dẫn quần chúng (charismatic), “thoả mãn ước vọng của họ một cách trọn vẹn”, “ra ngoài văn bản soạn sẵn 3 lần”, “vượt quá chính trị”, “hiểu biết rất rõ chủ nghĩa tự do tương đối của người Công Giáo Anh đối với các vấn đề xã hội”, “lôi cuốn những đám đông vĩ đại, đặt các tín lý của mình vào ngữ cảnh thời đại và ngữ cảnh Anh Quốc”, “một người thích Anh (Anglophilia)”, “nói bằng nét hùng hồn của một kịch sĩ và một thi sĩ”, “với người trẻ, quả là một hấp dẫn quần chúng nguyên tuyền”, “với người già, trở thành một linh mục tầm thường”… Đến độ giới trẻ hô to “Không”, không muốn ngài trở về Rôma. Ngài bảo: ngài hy vọng có dịp trở lại. Dịp ấy không bao giờ xẩy ra. Bài báo kết luận: “thay vào đó, người thừa kế của ngài sẽ tới”.
Cái nhìn bình thản
Rất may, cũng ngày ấy, tờ The Guardian cho đăng bài xã luận với tựa đề: “Chuyến Viếng Thăm Của Đức Giáo Hoàng: Người du hành xấu, cuộc du hành tốt” (Papal Visit: Bad tripper, good trip). Bài xã luận bắt đầu bằng nhận định: “Có những luận điểm mạnh mẽ chống lại chuyến viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI, nhưng người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo là một sức mạnh mà ta không thể làm ngơ. Vatican không phải là một quốc gia tầm thường và cuộc du hành tới Anh của Đức Giáo Hoàng trong tháng này sẽ không phải là một cuộc thăm viếng chính thức bình thường. Không một nhà lãnh đạo nào từng đến đất nước này lại dành thì giờ giữa các cuộc gặp gỡ và tiệc tùng chính thức để chủ tọa một buổi phong thánh, như Đức Bênêđíctô dự tính thực hiện. Không ai, kể cả Tổng Thống Mỹ, trông mong thu hút được các đám đông tương tự, lôi cuốn được sự sủng ái, hay chống đối như ngài”. Điều đáng lưu ý là bài này nói tới một sự kiện nghịch lý: “mấy ông vô thần chuyên dụ người ta theo mình đang cố gắng khuyến khích công chúng chống lại các phí tổn do việc sử dụng cảnh sát giữ an ninh cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng chính bọn họ đã tạo ra các chi phí ấy khi gợi ý rằng họ sẽ cố gắng bắt giữ ngài”. Thực ra, luận điểm tài chánh chỉ là một chiến thuật đánh hỏa mù, một tấm màn che đậy các cảm xúc tiêu cực chống lại một thần quân (theocrat) hàng đầu.
Theo bài xã luận, người ta có nhiều lý do chống lại vị thần quân này. Dù đứng hàng đầu trong công cuộc chống nghèo đói, Giáo Hội Công Giáo lại trực tiếp làm gia trọng số phận những con người yếu đuối: chống việc thụ thai trong ống nghiệm vốn có mục đích đem con cái lại cho những người không thể có con, chống việc nghiên cứu tế bào gốc của phôi thai để đem hy vọng lại cho người bệnh, chống việc dùng “áo mưa”, dù là để ngăn cản không cho HIV lan tràn. Các quan điểm cứng rắn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái, về vai trò của phụ nữ không có gì độc đáo trong thế giới tôn giáo, hay ngay cả trong Kitô Giáo, nhưng qui mô các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục quả là hãi hùng, cũng như khuynh hướng che đậy vụ tai tiếng này. Ngoài ra, Đức Bênêđíctô còn bị chỉ trích là chống đối việc phúc trình các vụ tai tiếng cho cảnh sát, cũng như nhẹ tay với các nhân vật từng làm ngơ trước sự tàn bạo của Quốc Xã.
Tuy nhiên, theo tờ The Guardian, chống đối cá nhân ngài không đồng nghĩa với việc chống lại cuộc viếng thăm chính thức. Trung Hoa là điển hình. Nước này nổi tiếng vi phạm nhân quyền, nhưng không vì thế mà nước Anh không tiếp đón Chủ Tịch Hu Jintao năm 2005. Vatican quả là một nhà nước như Trung Hoa, có liên hệ ngoại giao với 178 quốc gia trên thế giới. Đức Giáo Hoàng quả là người đứng đầu nhà nước ấy, nên ngài là một sức mạnh không thể làm ngơ. Nhà nước ấy từng tranh đấu xóa nợ cho các nước nghèo và là một tiếng nói mạnh mẽ về các vấn đề thay đổi khí hậu. London quả có lý khi nhìn nhận rằng Đức Giáo Hoàng có tư thế bảo vệ rừng già Ba Tây hơn Bộ Ngoại Giao của mình. Tờ The Guardian kết luận: “Đức Giáo Hoàng có thể tới đây chỉ với tư cách thuần mục vụ như vị tiền nhiệm của ngài năm 1982. Nhưng ngay cả trong tư cách ấy, người ta cho rằng việc vị giáo hoàng trước tới đây cũng đã trùng hợp với việc hạn chế cuộc chiến Falklands, và lần này sự thật là chúng ta cần tới một hành động ngoại giao nghiêm túc. Bất kể vị khách này có thiếu lôi cuốn bao nhiêu đi chăng nữa, thì cuộc viếng thăm của ngài vẫn được biện minh trọn vẹn”
Không hẳn nhiều thách đố nhất
John Allen, nhà bình luận Mỹ về Vatican và Giáo Hội Công Giáo, khi trả lời câu hỏi: chuyến đi Anh lần này có phải là chuyến đi nhiều thách đố nhất của Đức Bênêđíctô XVI không, đã trả lời là không. Ông nhắc mọi người nhớ đây là chuyến viếng thăm chính thức lần thứ 17 của Đức Giáo Hoàng. Nhiều chuyến còn nhiều thách đố hơn. Chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006, chẳng hạn, chắc chắn nguy hiểm (dicey) hơn, vì diễn ra ngay sau bài diễn văn Regensburg từng gây phẫn nộ cho nhiều giới Hồi Giáo. Ngay chuyến viếng thăm Do Thái và Palestine năm 2009 mới đây, theo ông, cũng là một hành động đi giây (high-wire) hết sức nguy hiểm, cả về phương diện ngoại giao lẫn phương diện liên tôn. Trong phạm vi Âu Châu, Allen cho chuyến đi Tây Ban Nha năm 2006 của Đức GH cũng hết sức sóng gió (choppy), một cuộc đụng độ lần đầu với viên thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero của phe xã hội, được nhiều người Công Giáo Âu Châu coi như hiện thân của chủ nghĩa duy tục. Sự điên khùng chống phá giáo sĩ của Tây Ban Nha lúc ấy ít nhất cũng có nhiều đe dọa đối với Đức Giáo Hoàng hơn là sự nhạo báng nhẹ nhàng của người Anh.
John Allen không lo ngại bao nhiêu về cuộc biểu tình chống lại chuyến viếng thăm của Đức GH, vì tính phèng la trên báo chí của nó ít khi phù hợp với thực tế trên trận địa. “Tiếng nói của những người biểu tình chống Đức GH trên truyền thông thường lớn hơn là thế đứng xã hội của họ trên thực tế. Nên các tiên đoán về số người tham dự đông đảo hầu như chưa bao giờ thành sự thật. Số người ít ỏi la ó đả đảo chỉ như một lời ghi chú cuối bài (footnote) so với đám đông đầy hứng khởi nghinh đón Đức Giáo Hoàng, nhất là vì những người ủng hộ ngài sẽ lọt vào mọi ống hình, trong khi những người phản đối phải đứng tít ngoài xa".
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols của tổng giáo phận Westminster cũng có cùng một cảm nghĩ như John Allen, nhưng dựa vào một thực tế khác. Theo ngài, thực tế đó là: trước các chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, bao giờ cũng có những dư luận chỉ trích, phê phán rất mạnh mẽ của truyền thông chống lại Giáo Hội nói chung và Đức Giáo Hoàng nói riêng, nhưng khi chuyến viếng thăm diễn ra thực sự thì tình hình khác hẳn. Ngài bảo: Khi Đức Giáo Hoàng tới, thì như mặt trời ló rạng, khiến người ta quên hết các cơn mưa!
Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, ngày 10 tháng 9, thì cho báo chí hay: Tòa Thánh không có chi lo ngại về những cuộc biểu tình chống Đức Giáo Hoàng, nếu có. Bởi đó chỉ là “bầu khí thông thường của một xã hội đa nguyên, như xã hội Anh”, một xã hội trong đó con người được tự do phát biểu và người Công Giáo chỉ là thiểu số, thiểu số thật vì trong số 51 triệu dân Anh, người Công Giáo chỉ là 5 triệu, nhưng đi lễ Chúa Nhật thì chỉ là 1 triệu. Tuy nhiên, cha cho hay: dựa vào cuộc điều tra của tạp chí The Tablet, thì những người phản đối Đức Giáo Hoàng chỉ là thiểu số. Kết quả nhiều cuộc thăm dò khác cũng cho thấy con số những người quan tâm tới chuyến viếng thăm của Đức GH không hẳn là ít.
Đại kết
Dù Đức TGM Vincent Nichols tỏ ra quan tâm tới cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và TGM Wiiliams của Anh Giáo, vì có người cho rằng chuyến viếng thăm này chỉ là một mưu toan cải đạo, nhưng vị tân chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Động Hợp Nhất Kitô Giáo, là Đức TGM Kurt Koch, lại tỏ ra hết sức lạc quan trước viễn ảnh cuộc gặp gỡ ấy. Ngày 9 tháng 9 vừa qua, ngài nói với tờ L’Osservatore Romano rằng: chuyến viếng thăm này phản ảnh “sợi dây liên kết gần gũi giữa các cộng đồng Kitô Giáo và Anh Giáo” cũng như làm nổi bật đức tin và sứ mệnh chung của hai cộng đồng. Ngài cho hay: chuyến đi này có một tầm quan trọng rất lớn về đại kết vì nó củng cố các thành quả tích cực trong quá khứ và minh xác cả các tiến triển lẫn các khó khăn cố hữu trong việc tìm kiếm hợp nhất.
Đức TGM Kurt Koch nhấn mạnh tới “tình thân ái và thân hữu ngày một lớn mạnh hơn” trong các liên hệ giữa hai bên kể từ chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1982, một chuyến viếng thăm vốn mở ra vòng đối thoại chính thức thứ hai giữa Hiệp Thông Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo. Nhiều cộng đoàn địa phương đang cùng nhau chia sẻ các buổi cầu nguyện chung cũng như các sáng kiến mục vụ và bác ái thực tiễn. Các giám mục cũng gặp nhau thường xuyên với nhiều thành quả tốt đẹp.
Đức TGM Koch không quên nhiều khó khăn trong mối liên hệ này, cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tuy nhiên, theo ngài, ta nên nhìn các khó khăn đó trong một ngữ cảnh rộng lớn hơn, tức chứng từ Kitô Giáo chung giữa người Công Giáo và người Anh Giáo. Việc này sẽ nổi bật trong cuộc gặp gỡ giữa Đức GH và TGM Canterbury khi hai vị cùng cầu nguyện trước mộ Thánh Edward Hiển Tu, vị Thánh được cả hai Giáo Hội tôn kính.
Chiều kích đại kết của chuyến viếng thăm cũng tìm thấy trong lễ phong chân phúc cho Đức Hồng Y John Henry Newman, một lễ sẽ do chính Đức Bênêđíctô XVI chủ tế. Vị Hồng Y này luôn khuyến khích người Công Giáo ủng hộ người Anh Giáo và hợp tác với họ trong sứ mệnh công bố các nguyên tắc và học thuyết Kitô Giáo. Ngày nay, sứ điệp này hợp thời hơn bao giờ hết nếu ta muốn nói với thế giới hết sức phức tạp hiện nay.
Phần Đức Giáo Hoàng, ngày 8 tháng 9 vừa qua, trong thông điệp gửi Vương Quốc Thống Nhất, ngài tỏ lòng nôn nóng được tới Vương Quốc này, không những để phong chân phúc cho “người Anh thực sự vĩ đại” mà còn để gặp gỡ đại diện các truyền thống tôn giáo và văn hóa từng tạo thành dân số Anh Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo dân sự và chính trị. Ngài đặc biệt mong được gặp Nữ Hoàng và Đức Tổng Giám Mục Canterbury.
Top Stories
Thailande: Dans les trois provinces à majorité musulmane du sud du pays, la violence persiste
Eglises d'Asie
09:57 10/09/2010
Eglises d’Asie, 10 septembre 2010 – Le 7 septembre dernier, un couple d’enseignants, tous deux bouddhistes et instituteurs dans une école publique de la province de Narathiwat, dans le sud du pays, ont été tués alors qu’ils se rendaient à motocyclette, tôt le matin, à leur travail. Le tueur se trouvait sur une autre moto et les a criblés de balles à l’arme automatique en les dépassant. Le lendemain, en signe de protestation, la Fédération des enseignants de Narathiwat a appelé les quelque trois cents établissements scolaires de la province à fermer leurs portes, tandis qu’à Bangkok, le Premier ministre Abhisit Vejjajiva promettait qu’il se rendrait dans le sud thaïlandais « dès que possible ».
Depuis le 4 janvier 2004, les trois provinces les plus méridionales de la Thaïlande, Pattani, Yala et Narathiwat, sont la proie d’une insurrection larvée, les rebelles demandant le rattachement de cette région majoritairement musulmane à la Malaisie toute proche (1). Au-delà de la revendication politique, qui s’appuie sur le fait que, juqu’en 1909, les trois provinces faisaient partie d’un sultanat de Malaisie, le conflit, particulièrement meurtrier, a des causes multiples et complexes. Un récent rapport de police recense 4 137 morts et 7 135 blessés en l’espace de six ans. Les attentats, attaques à l’arme automatique ou à la bombe, se succèdent dans ces provinces où les populations majoritairement malaises et de religion musulmane sunnite offrent un contraste marqué avec le reste de la Thaïlande, essentiellement bouddhiste. Les insurgés prennent généralement pour cibles des personnes qu’ils considèrent comme étant des « collaborateurs » du régime thaïlandais: soldats, policiers, membres de l’administration ou enseignants (on dénombre 135 morts parmi ces derniers). Le mode opératoire est souvent le même: les personnes visées sont abattues alors qu’elles se rendent à leur travail en mobylette. L’insécurité n’est toutefois pas du seul fait des insurgés musulmans, la population locale se plaignant amèrement de l’attitude des forces armées et des nombreuses exactions commises par elles ou les milices qui leur sont liées. De plus, la région est connue pour abriter d’importants réseaux de trafiquants de drogue (2).
Le climat de peur qui pèse sur la vie des populations locales a forcé nombre de non-musulmans à refluer plus au nord. Les catholiques, qui constituent une toute petite minorité, sont 400 fidèles à peine pour l’ensemble des trois provinces. L’Eglise est toutefois relativement présente dans la région, notamment par le biais d’établissements scolaires. Dans la province de Yala, Veerawat Buakaew enseigne à l’école Mana Suksa, une école primaire et secondaire de plus de 800 élèves. L’action meurtrière du 7 septembre l’inquiète, mais il se déclare prêt à rester sur place. « Lorsque j’ai commencé à enseigner ici, il n’y avait pas autant d’attaques. Mais j’ai créé des liens avec mes élèves et c’est aussi pour cela que je ne veux pas les quitter », témoigne-t-il à l’agence Ucanews (3). Lucide, il ne cache pas que chaque jour est vécu dans la crainte d’une action terroriste. Chaque aller-et-retour entre son domicile et l’établissement scolaire peut être le dernier. « Je ne sais pas ce qui va se passer au tournant de la rue. Parfois, on trouve des grenades. J’ai peur », explique-t-il encore.
Pour la directrice de l’école Mana Suksa, Sœur Jenta Rattanasakchaichan, « l’attaque qui vient d’être commise a eu un fort impact sur le moral des enseignants ». Pour prévenir le danger, un réseau de 16 caméras de surveillance a été installé tout autour de l’école il y a deux mois et les enseignants ont pour consigne de retourner chez eux immédiatement après le travail, sans attendre la tombée du jour. Si le conflit oppose les insurgés, issus de la population locale malaise et musulmane, aux représentants du pouvoir central, thaïs et bouddhistes, les chrétiens sont assimilés à ces derniers. Le 1er septembre dernier, la directrice d’une autre école catholique, Sœur Lawan Kokkruo, de l’école Charoensi Suksa, dans la province de Pattani, a échappé de peu à la mort lorsqu’une bombe a explosé à un checkpoint situé juste à l’extérieur de son établissement. Lorsque l’engin a explosé, personne ne se trouvait à proximité et les dégâts n’ont été que matériels.
En dépit de ce contexte tendu, l’Eglise locale veut croire que la cohabitation entre les communautés ethniques et religieuses est possible. En janvier dernier, le diocèse de Surat Thani a ainsi lancé un programme de formation pour 3 500 musulmanes, dont le mari est mort ou handicapé à la suite d’actes de violence. Financé par l’Union européenne, le programme, qui durera trois ans, vise à leur faire acquérir un savoir-faire professionnel leur permettant de nourrir leur foyer. Il vise également à améliorer les relations entre la population locale et les autorités, relations le plus souvent empreintes de défiance. Le P. Suwat Luang-sa-ard, directeur du Centre diocésain de développement social, précise que le gouvernement mène des programmes similaires mais que, contrairement à ceux mis en place par le diocèse, ceux-ci ne touchent pas les villages des zones rurales, notamment en « zone rouge » où les représentants des autorités ne se risquent pas à pénétrer.
Enfin, une autre initiative de l’Eglise catholique a été récemment lancée pour désamorcer la méfiance entre les communautés. Directeur du Centre de recherche pour la paix au sein de la prestigieuse université Mahidol à Bangkok, Kothom Areeya, laïc catholique, a initié avec six de ses pairs une marche pour la paix de 1 100 km pour relier la capitale du royaume aux trois provinces du sud. Les marcheurs sont arrivés début septembre à la Grande Mosquée de Pattani, en ayant passé chaque nuit dans des temples bouddhistes ou des mosquées. En cours de route, ils ont été rejoints par plusieurs centaines de personnes, dont des moines bouddhistes. Les médias nationaux ont rapporté leur initiative, indiquant que, sur la route, les habitants offraient eau et nourriture aux marcheurs, ainsi que des messages écrits en faveur de la paix dans le sud thaïlandais.
(1) Sur les 61 millions de Thaïlandais, les bouddhistes représentent 90 % de la population, devant 4 millions de musulmans et 300 000 catholiques.
(2) Voir EDA 390, 393, 404, 417, 425, 427, 457, 469, 522
(3) Ucanews, 10 septembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2010)
Depuis le 4 janvier 2004, les trois provinces les plus méridionales de la Thaïlande, Pattani, Yala et Narathiwat, sont la proie d’une insurrection larvée, les rebelles demandant le rattachement de cette région majoritairement musulmane à la Malaisie toute proche (1). Au-delà de la revendication politique, qui s’appuie sur le fait que, juqu’en 1909, les trois provinces faisaient partie d’un sultanat de Malaisie, le conflit, particulièrement meurtrier, a des causes multiples et complexes. Un récent rapport de police recense 4 137 morts et 7 135 blessés en l’espace de six ans. Les attentats, attaques à l’arme automatique ou à la bombe, se succèdent dans ces provinces où les populations majoritairement malaises et de religion musulmane sunnite offrent un contraste marqué avec le reste de la Thaïlande, essentiellement bouddhiste. Les insurgés prennent généralement pour cibles des personnes qu’ils considèrent comme étant des « collaborateurs » du régime thaïlandais: soldats, policiers, membres de l’administration ou enseignants (on dénombre 135 morts parmi ces derniers). Le mode opératoire est souvent le même: les personnes visées sont abattues alors qu’elles se rendent à leur travail en mobylette. L’insécurité n’est toutefois pas du seul fait des insurgés musulmans, la population locale se plaignant amèrement de l’attitude des forces armées et des nombreuses exactions commises par elles ou les milices qui leur sont liées. De plus, la région est connue pour abriter d’importants réseaux de trafiquants de drogue (2).
Le climat de peur qui pèse sur la vie des populations locales a forcé nombre de non-musulmans à refluer plus au nord. Les catholiques, qui constituent une toute petite minorité, sont 400 fidèles à peine pour l’ensemble des trois provinces. L’Eglise est toutefois relativement présente dans la région, notamment par le biais d’établissements scolaires. Dans la province de Yala, Veerawat Buakaew enseigne à l’école Mana Suksa, une école primaire et secondaire de plus de 800 élèves. L’action meurtrière du 7 septembre l’inquiète, mais il se déclare prêt à rester sur place. « Lorsque j’ai commencé à enseigner ici, il n’y avait pas autant d’attaques. Mais j’ai créé des liens avec mes élèves et c’est aussi pour cela que je ne veux pas les quitter », témoigne-t-il à l’agence Ucanews (3). Lucide, il ne cache pas que chaque jour est vécu dans la crainte d’une action terroriste. Chaque aller-et-retour entre son domicile et l’établissement scolaire peut être le dernier. « Je ne sais pas ce qui va se passer au tournant de la rue. Parfois, on trouve des grenades. J’ai peur », explique-t-il encore.
Pour la directrice de l’école Mana Suksa, Sœur Jenta Rattanasakchaichan, « l’attaque qui vient d’être commise a eu un fort impact sur le moral des enseignants ». Pour prévenir le danger, un réseau de 16 caméras de surveillance a été installé tout autour de l’école il y a deux mois et les enseignants ont pour consigne de retourner chez eux immédiatement après le travail, sans attendre la tombée du jour. Si le conflit oppose les insurgés, issus de la population locale malaise et musulmane, aux représentants du pouvoir central, thaïs et bouddhistes, les chrétiens sont assimilés à ces derniers. Le 1er septembre dernier, la directrice d’une autre école catholique, Sœur Lawan Kokkruo, de l’école Charoensi Suksa, dans la province de Pattani, a échappé de peu à la mort lorsqu’une bombe a explosé à un checkpoint situé juste à l’extérieur de son établissement. Lorsque l’engin a explosé, personne ne se trouvait à proximité et les dégâts n’ont été que matériels.
En dépit de ce contexte tendu, l’Eglise locale veut croire que la cohabitation entre les communautés ethniques et religieuses est possible. En janvier dernier, le diocèse de Surat Thani a ainsi lancé un programme de formation pour 3 500 musulmanes, dont le mari est mort ou handicapé à la suite d’actes de violence. Financé par l’Union européenne, le programme, qui durera trois ans, vise à leur faire acquérir un savoir-faire professionnel leur permettant de nourrir leur foyer. Il vise également à améliorer les relations entre la population locale et les autorités, relations le plus souvent empreintes de défiance. Le P. Suwat Luang-sa-ard, directeur du Centre diocésain de développement social, précise que le gouvernement mène des programmes similaires mais que, contrairement à ceux mis en place par le diocèse, ceux-ci ne touchent pas les villages des zones rurales, notamment en « zone rouge » où les représentants des autorités ne se risquent pas à pénétrer.
Enfin, une autre initiative de l’Eglise catholique a été récemment lancée pour désamorcer la méfiance entre les communautés. Directeur du Centre de recherche pour la paix au sein de la prestigieuse université Mahidol à Bangkok, Kothom Areeya, laïc catholique, a initié avec six de ses pairs une marche pour la paix de 1 100 km pour relier la capitale du royaume aux trois provinces du sud. Les marcheurs sont arrivés début septembre à la Grande Mosquée de Pattani, en ayant passé chaque nuit dans des temples bouddhistes ou des mosquées. En cours de route, ils ont été rejoints par plusieurs centaines de personnes, dont des moines bouddhistes. Les médias nationaux ont rapporté leur initiative, indiquant que, sur la route, les habitants offraient eau et nourriture aux marcheurs, ainsi que des messages écrits en faveur de la paix dans le sud thaïlandais.
(1) Sur les 61 millions de Thaïlandais, les bouddhistes représentent 90 % de la population, devant 4 millions de musulmans et 300 000 catholiques.
(2) Voir EDA 390, 393, 404, 417, 425, 427, 457, 469, 522
(3) Ucanews, 10 septembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2010)
Huê: colloque sur le P. Léopold Michel Cadière (1869-1955)
Eglises d'Asie
09:58 10/09/2010
Eglises d’Asie, 10 septembre 2010 – Voilà cinquante-cinq ans décédait le P. Léopold Michel Cadière après avoir consacré soixante-trois ans de sa vie au Vietnam dans l’archidiocèse de Huê et laissé derrière lui une œuvre considérable sur la culture vietnamienne. Ses recherches et études étaient déjà bien connues de son vivant dans les milieux spécialisés. Ce n’est pourtant que depuis quelques années que se manifeste pour lui un renouveau d’intérêt au Vietnam, dans l’Eglise catholique, mais aussi dans les milieux officiels et universitaires.
L’archidiocèse de Huê, la Commission épiscopale de la culture et le « Club Paul Nguyên Van Binh » ont profité de cet anniversaire pour organiser, du 7 au 9 septembre dernier, un colloque sur sa vie et son œuvre. Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, archevêque du lieu, de nombreux évêques ainsi que des représentants des autorités civiles, des érudits, beaucoup de prêtres, de religieux, de religieuses et de laïcs étaient venus participer à cette manifestation. Le colloque s’est déroulé au Centre pastoral de l’archidiocèse dont les 600 places étaient toutes occupées. Durant la première journée, après l’introduction de l’archevêque du lieu, plusieurs aspects des recherches et de la vie du P. Léopod Cadière ont été mis en relief par divers intervenants, parmi lesquels le P. Jean-Baptiste Etcharren, ancien supérieur des Missions Etrangères de Paris (MEP), société à laquelle appartenait le P. Cadière. Dans la matinée du deuxième jour, les participants sont allés prier et se recueillir au grand séminaire, auprès duquel est enterré le P. Cadière, avant de revenir au Centre pastoral écouter les dernières conférences.
Arrivé, jeune prêtre, au Vietnam en 1892, le P. Cadière y est mort en 1955 à l’âge de 86 ans. Entre-temps, parallèlement à une vie missionnaire bien remplie au service d’un certain nombre de chrétientés du diocèse de Huê, il a mené des activités de recherche dont les résultats ont été appréciés dès leur parution. Il commença par enseigner au séminaire diocésain, puis se vit confier un certain nombre de paroisses parmi lesquelles celle de Tam Toa – où a eu lieu récemment un violent conflit entre les autorités et la communauté catholique (1) – et surtout Di Loan, où il resta vingt-sept ans (1918-1945). Il fut ensuite amené par les forces vietminh en résidence surveillée dans le diocèse de Vinh avec six de ses confrères. Il y restera plus de six ans. A sa libération, en juin 1953, il refusera de revenir en France et s’installera à Huê jusqu’à sa mort le 6 juillet 1955.
Ses recherches, qu’il a entamées dès son arrivée en mission et qu’il n’a jamais abandonnées au cours de sa vie, ont couvert le vaste champ de la culture vietnamienne. Il a parcouru celle-ci de bout en bout, dans tous ses domaines: l’histoire récente et ancienne, la langue sous ses aspects phonologiques, syntaxiques comme sémantiques, toutes les manifestations de la culture populaire, les religions, etc. Cette richesse de perspective et la largeur de vue de ces recherches ont été respectées grâce à la multiplicité des approches choisies par les divers orateurs.
En guise d’introduction, l’archevêque de Huê a situé le missionnaire dans le contexte de son diocèse et de l’histoire de la mission. Le président de la Commission de la culture, Mgr Vu Duy Thông, a ensuite tracé un portrait d’un homme qui avait réussi à être à la fois un missionnaire zélé, un scientifique rigoureux et un homme passionné de culture. Dans un exposé de grande ampleur, le nouvel évêque de Vinh, Mgr Nguyên Thai Hop, a présenté l’expérience missionnaire du P. Cadière comme un modèle d’annonce de l’Evangile répondant aux exigences de l’adaptation culturelle. Sa valeur exemplaire devrait être reconnue par l’Eglise du Vietnam. On entendit ensuite l’exposé de l’historien Dao Hung qui non seulement présenta l’apport scientifique du prêtre des Missions Etrangères dans le contexte des efforts déployés par l’Ecole française d’Extrême-Orient, mais rappela aussi les importantes contributions, en ce même domaine, de certains de ses confrères, comme François-Marie Savina pour le nord-ouest du Vietnam, ou encore plus tard, de Jacques Dournes pour les ethnies minoritaires des Hauts Plateaux du centre. L’intervenant suivant, le professeur Tran Van Toan, venu de France, traita de la conception de l’univers et de l’homme, propre à la culture vietnamienne et telle que l’a décrite le P. Cadière. Un second spécialiste, Nguyên Huu Châu Phân, s’attacha ensuite à décrire le regard porté par le missionnaire sur la ville impériale de Huê pour laquelle il avait créé « l’Association des amis du Vieux Huê », dont le bulletin fut vite réputé et qui reste, aujourd’hui encore, une mine incomparable d’informations sur cette ville et sur l’histoire de la culture du Vietnam (2). L’exposé du P. Jean-Baptiste Etcharren, prononcé en vietnamien, avait pris pour titre: « Léopold Cadière, image d’un missionnaire et conseils pour les nouvelles générations missionnaires ». L’ancien supérieur des Missions Etrangères de Paris s’est appliqué à montrer comment la foi et la vie spirituelle ont été les fondements des choix et des activités du P. Cadière.
Dans l’après-midi du deuxième jour et durant le troisième jour, de nombreux exposés se sont succédé, émanant de prêtres, d’écrivains, d’érudits, de spécialistes en linguistique ou en anthropologie, dont beaucoup n’étaient pas catholiques. Il est malheureusement impossible de relater ici le contenu de toutes ces conférences (3), parmi lesquelles celle du P. Gérard Moussay (MEP), qui a été lue en l’absence de son auteur retenu en France. Elles ont fait découvrir l’étendue des connaissances et des recherches du P. Cadière, mais aussi la richesse et la profondeur de cette culture vietnamienne qui a fasciné le missionnaire.
(1) Voir EDA 512, 513
(2) L’œuvre du P. Léopold Cadière est fort importante. La bibliographie rédigée par le service des archives des Missions Etrangères de Paris (« Dossier Cadière ») comporte neuf pages de titres. Une grande partie de sa production a été publiée sous forme d’articles dans diverses revues scientifiques, telles le Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, le Bulletin des amis du Vieux Huê, Anthropos, etc. Beaucoup de ces textes ont été rassemblés dans les trois volumes de l’ouvrage intitulé: Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, Hanoi, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944-57.
(3) On peut déjà trouver le texte original en vietnamien de nombre des conférences prononcées pendant le colloque sur le site de l’archidiocèse de Huê à l’adresse suivante: http://tonggiaophanhue.net/
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2010)
L’archidiocèse de Huê, la Commission épiscopale de la culture et le « Club Paul Nguyên Van Binh » ont profité de cet anniversaire pour organiser, du 7 au 9 septembre dernier, un colloque sur sa vie et son œuvre. Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence épiscopale, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, archevêque du lieu, de nombreux évêques ainsi que des représentants des autorités civiles, des érudits, beaucoup de prêtres, de religieux, de religieuses et de laïcs étaient venus participer à cette manifestation. Le colloque s’est déroulé au Centre pastoral de l’archidiocèse dont les 600 places étaient toutes occupées. Durant la première journée, après l’introduction de l’archevêque du lieu, plusieurs aspects des recherches et de la vie du P. Léopod Cadière ont été mis en relief par divers intervenants, parmi lesquels le P. Jean-Baptiste Etcharren, ancien supérieur des Missions Etrangères de Paris (MEP), société à laquelle appartenait le P. Cadière. Dans la matinée du deuxième jour, les participants sont allés prier et se recueillir au grand séminaire, auprès duquel est enterré le P. Cadière, avant de revenir au Centre pastoral écouter les dernières conférences.
Arrivé, jeune prêtre, au Vietnam en 1892, le P. Cadière y est mort en 1955 à l’âge de 86 ans. Entre-temps, parallèlement à une vie missionnaire bien remplie au service d’un certain nombre de chrétientés du diocèse de Huê, il a mené des activités de recherche dont les résultats ont été appréciés dès leur parution. Il commença par enseigner au séminaire diocésain, puis se vit confier un certain nombre de paroisses parmi lesquelles celle de Tam Toa – où a eu lieu récemment un violent conflit entre les autorités et la communauté catholique (1) – et surtout Di Loan, où il resta vingt-sept ans (1918-1945). Il fut ensuite amené par les forces vietminh en résidence surveillée dans le diocèse de Vinh avec six de ses confrères. Il y restera plus de six ans. A sa libération, en juin 1953, il refusera de revenir en France et s’installera à Huê jusqu’à sa mort le 6 juillet 1955.
Ses recherches, qu’il a entamées dès son arrivée en mission et qu’il n’a jamais abandonnées au cours de sa vie, ont couvert le vaste champ de la culture vietnamienne. Il a parcouru celle-ci de bout en bout, dans tous ses domaines: l’histoire récente et ancienne, la langue sous ses aspects phonologiques, syntaxiques comme sémantiques, toutes les manifestations de la culture populaire, les religions, etc. Cette richesse de perspective et la largeur de vue de ces recherches ont été respectées grâce à la multiplicité des approches choisies par les divers orateurs.
En guise d’introduction, l’archevêque de Huê a situé le missionnaire dans le contexte de son diocèse et de l’histoire de la mission. Le président de la Commission de la culture, Mgr Vu Duy Thông, a ensuite tracé un portrait d’un homme qui avait réussi à être à la fois un missionnaire zélé, un scientifique rigoureux et un homme passionné de culture. Dans un exposé de grande ampleur, le nouvel évêque de Vinh, Mgr Nguyên Thai Hop, a présenté l’expérience missionnaire du P. Cadière comme un modèle d’annonce de l’Evangile répondant aux exigences de l’adaptation culturelle. Sa valeur exemplaire devrait être reconnue par l’Eglise du Vietnam. On entendit ensuite l’exposé de l’historien Dao Hung qui non seulement présenta l’apport scientifique du prêtre des Missions Etrangères dans le contexte des efforts déployés par l’Ecole française d’Extrême-Orient, mais rappela aussi les importantes contributions, en ce même domaine, de certains de ses confrères, comme François-Marie Savina pour le nord-ouest du Vietnam, ou encore plus tard, de Jacques Dournes pour les ethnies minoritaires des Hauts Plateaux du centre. L’intervenant suivant, le professeur Tran Van Toan, venu de France, traita de la conception de l’univers et de l’homme, propre à la culture vietnamienne et telle que l’a décrite le P. Cadière. Un second spécialiste, Nguyên Huu Châu Phân, s’attacha ensuite à décrire le regard porté par le missionnaire sur la ville impériale de Huê pour laquelle il avait créé « l’Association des amis du Vieux Huê », dont le bulletin fut vite réputé et qui reste, aujourd’hui encore, une mine incomparable d’informations sur cette ville et sur l’histoire de la culture du Vietnam (2). L’exposé du P. Jean-Baptiste Etcharren, prononcé en vietnamien, avait pris pour titre: « Léopold Cadière, image d’un missionnaire et conseils pour les nouvelles générations missionnaires ». L’ancien supérieur des Missions Etrangères de Paris s’est appliqué à montrer comment la foi et la vie spirituelle ont été les fondements des choix et des activités du P. Cadière.
Dans l’après-midi du deuxième jour et durant le troisième jour, de nombreux exposés se sont succédé, émanant de prêtres, d’écrivains, d’érudits, de spécialistes en linguistique ou en anthropologie, dont beaucoup n’étaient pas catholiques. Il est malheureusement impossible de relater ici le contenu de toutes ces conférences (3), parmi lesquelles celle du P. Gérard Moussay (MEP), qui a été lue en l’absence de son auteur retenu en France. Elles ont fait découvrir l’étendue des connaissances et des recherches du P. Cadière, mais aussi la richesse et la profondeur de cette culture vietnamienne qui a fasciné le missionnaire.
(1) Voir EDA 512, 513
(2) L’œuvre du P. Léopold Cadière est fort importante. La bibliographie rédigée par le service des archives des Missions Etrangères de Paris (« Dossier Cadière ») comporte neuf pages de titres. Une grande partie de sa production a été publiée sous forme d’articles dans diverses revues scientifiques, telles le Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, le Bulletin des amis du Vieux Huê, Anthropos, etc. Beaucoup de ces textes ont été rassemblés dans les trois volumes de l’ouvrage intitulé: Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, Hanoi, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944-57.
(3) On peut déjà trouver le texte original en vietnamien de nombre des conférences prononcées pendant le colloque sur le site de l’archidiocèse de Huê à l’adresse suivante: http://tonggiaophanhue.net/
(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Người Công Giáo ở Điện Biên, Lai Châu bất chấp lệnh cấm sinh hoạt tôn giáo
Trung Thiên
08:26 10/09/2010
Người Công Giáo ở Điện Biên, Lai Châu bất chấp lệnh cấm sinh hoạt tôn giáo
Lai Châu (UCAN) - Hàng ngàn người Công Giáo ở ba tỉnh Tây Bắc đã bất chấp lệnh cấm hoạt động tôn giáo của chính quyền bằng cách tụ họp tại nhà giáo dân để cầu nguyện.
Ông Giuse Nguyễn Văn Tiến, sinh sống tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, nói rằng ông bắt đầu mời gọi người Công Giáo cầu nguyện tại nhà mình ba tháng trước sau khi ông tham dự một buổi cầu nguyện cách đó 80 cây số. Người giáo dân 54 tuổi này cho hay: “Tôi rất vui mừng khi giờ đây có 120 giáo dân Công Giáo địa phương thường xuyên tập trung tại nhà tôi vào ngày Chúa Nhật để đọc kinh cầu nguyện".
Người cha của năm người con này cho biết công an đã thẩm vấn ông nhiều lần và yêu cầu ông không được tổ chức các buổi cầu nguyện, nhưng ông lập luận: "Chúng tôi không lo sợ gì cả vì chúng tôi tập trung cầu nguyện để sống đời sống tốt đẹp hơn và cầu cho những người thân vào những ngày giỗ. Chúng tôi không gây mất trật tự công cộng."
Ông nói rằng vào tháng Tám vừa qua, Đức Giám mục Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất của Giáo phận Hưng Hóa đã kiến nghị chính quyền địa cho phép người Công Giáo cầu nguyện chung với nhau vào các buổi tối trong tuần.
Theo cha Phêrô Nguyễn Thanh Bình ở Nhà thờ SaPa, tỉnh Lai Châu thì các hoạt động mục vụ dành cho người Công Giáo ở tỉnh Điện Biên và Lai Châu, nơi mà hoạt động tôn giáo bị cấm đoán, đã bắt đầu từ năm 2007. Vào thời điểm đó, cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé, khoảng 50-70 người, tập trung tại nhà để cầu nguyện. Cha Bình cho hay hiện nay đã có hơn 4.000 giáo dân. Cha cũng cho biết ngài đã gửi các giáo lý viên và chủng sinh đến để dạy giáo lý cho họ.
Nhiều người Công Giáo nói rằng họ muốn chính quyền địa phương công nhận hoạt động tôn giáo của mình và cho phép họ xây dựng các nhà thờ.
Ông Giuse Nguyễn Văn Tiến, sinh sống tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, nói rằng ông bắt đầu mời gọi người Công Giáo cầu nguyện tại nhà mình ba tháng trước sau khi ông tham dự một buổi cầu nguyện cách đó 80 cây số. Người giáo dân 54 tuổi này cho hay: “Tôi rất vui mừng khi giờ đây có 120 giáo dân Công Giáo địa phương thường xuyên tập trung tại nhà tôi vào ngày Chúa Nhật để đọc kinh cầu nguyện".
Người cha của năm người con này cho biết công an đã thẩm vấn ông nhiều lần và yêu cầu ông không được tổ chức các buổi cầu nguyện, nhưng ông lập luận: "Chúng tôi không lo sợ gì cả vì chúng tôi tập trung cầu nguyện để sống đời sống tốt đẹp hơn và cầu cho những người thân vào những ngày giỗ. Chúng tôi không gây mất trật tự công cộng."
Ông nói rằng vào tháng Tám vừa qua, Đức Giám mục Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất của Giáo phận Hưng Hóa đã kiến nghị chính quyền địa cho phép người Công Giáo cầu nguyện chung với nhau vào các buổi tối trong tuần.
Theo cha Phêrô Nguyễn Thanh Bình ở Nhà thờ SaPa, tỉnh Lai Châu thì các hoạt động mục vụ dành cho người Công Giáo ở tỉnh Điện Biên và Lai Châu, nơi mà hoạt động tôn giáo bị cấm đoán, đã bắt đầu từ năm 2007. Vào thời điểm đó, cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé, khoảng 50-70 người, tập trung tại nhà để cầu nguyện. Cha Bình cho hay hiện nay đã có hơn 4.000 giáo dân. Cha cũng cho biết ngài đã gửi các giáo lý viên và chủng sinh đến để dạy giáo lý cho họ.
Nhiều người Công Giáo nói rằng họ muốn chính quyền địa phương công nhận hoạt động tôn giáo của mình và cho phép họ xây dựng các nhà thờ.
Buổi hội thảo tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn: Học hiểu tâm lý để giáo dục trẻ nên người
Nguyễn Hoàng Thương
08:35 10/09/2010
Học hiểu tâm lý để giáo dục trẻ nên người
Ông bà ta thường có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ”, điều đó vẫn không sai qua mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, có thể nói dạy con là cả một nghệ thuật sống với trẻ, hòa hợp với trẻ bằng cả tình yêu thương, hiểu biết tâm lý trẻ và phải dựa vào phương pháp sư phạm để dẫn dắt chúng lớn khôn chứ không chỉ đơn thuần là truyền thụ những kinh nghiệm mà mình đã kinh qua.
Xem hình buổi hội thảo
Với công nghệ thông tin, một đứa trẻ lên 2 đã có thể dọ dẫm cầm chuột máy vi tính, lên đến 4 – 5 tuổi khi chưa đọc được mặt chữ nhưng chúng cũng có thể bắt đầu rê chuột vẽ hình, thậm chí biết thế nào là vào internet để chơi những trò chơi đơn giản. Bước vào lớp một khi vừa tròn 6 tuổi, cha mẹ không khéo con trẻ cũng có thể chúi mũi vào trò chơi trực tuyến (game online), có thể cả những trò chơi mang tính bạo lực. Gần ba chục năm về trước, truyền hình không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận, còn ngày nay, quảng cáo không kiểm soát, quá sự thật đầy rẫy trên truyền hình cũng có thể làm đứa trẻ lên hai mê mẫn. Bởi thế mà thời nay người ta thường hay nhắc tới từ kỹ năng sống, và để con trẻ có được những kỹ năng sống khi trưởng thành, cha mẹ cần phải biết cách giáo dục con trẻ từ khi còn thơ bé, ở lứa tuổi trước khi bước vào lớp một. Vì theo các chuyên gia tâm lý thì thời thơ ấu là thời kỳ then chốt phát triển cảm xúc, trí khôn, khám phá các mối quan hệ và là giai đoạn hình thành nhân cách của con người. Do đó, giáo dục trẻ nhỏ là việc hệ trọng có tính quyết định đến sự hình thành phẩm chất, cá tính và hạnh phúc của cả đời người, cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến sự bình ổn và phát triển của xã hội.
Hiểu được nhu cầu học hỏi của các bậc cha mẹ, các bạn trẻ và các nhà giáo dục mầm non, chiều ngày thứ Bảy 04/9/2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Tâm lý và cách giáo dục trẻ 0-6 tuổi” nhằm đem đến cho các tham dự viên những kiến thức để họ nắm bắt cơ hội khắc ghi lên tâm hồn con trẻ những giá trị làm người căn bản, để khi lớn lên chúng có cuộc sống quân bình và hữu dụng trong xã hội.
Mở đầu buổi hội thảo, 3 bạn trẻ nhóm Kỹ Năng Sống đã làm hội trường sôi động bằng những cử điệu trên nền bài bài hát I love you, Giêsu: “Hãy sống như Giêsu, hãy nói như Giêsu, sống yêu thương thứ tha…”
Bằng chất giọng ngọt ngào, cùng với lối dẫn giải vấn đề một cách súc tích, đôi lúc tạo sự vui nhộn, thoải mái cho người tham dự, Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng, diễn giả buổi hội thảo, đã trình bày Sự phát triển tâm lý trẻ em (từ 0 đến 6 tuổi) bằng những khái quát chung về trẻ em. Khi nhìn một đứa trẻ chúng ta thường nhìn chúng thế nào thì đối xử với chúng thế đó. Bằng cách tiếp cận vấn đề Quan niệm về trẻ em, cô đã đưa ra một vài quan điểm không thích hợp khi các bậc cha mẹ nghĩ về con trẻ:
Trẻ em là người lớn thu nhỏ: bằng quan niệm này, cha mẹ thường cư xử với con trẻ như những người lớn, chẳng hạn đòi hỏi chúng phải đi vào nề nếp, có ý thức tổ chức, đúng giờ, đúng giấc. Đây là những điều người lớn còn phải rèn luyện, có thể trong nhiều năm nhưng cha mẹ nhiều khi lại áp đặt bắt con trẻ phải thực hiện trong một sớm một chiều là điều không thể. Có những vấn đề, ngay cả người lớn không phải khi người ta nói một lần là hiểu, nói một lần là nhớ ngay huống chi là trẻ con. Thế nhưng, người lớn lại thường quan niệm rằng trẻ cần phải hiểu ngay và nhớ những điều mà mình nói ra. Khi con trẻ lỡ sai lầm - như làm đánh rơi vật dụng, làm đổ vỡ - ta thường không sửa dạy, chỉ bảo con trẻ mà chỉ la mắng chúng. Có khi ta bảo trẻ làm việc quá sức như bắt trẻ học nhiều trong độ tuổi mà chúng chỉ biết chơi, bắt chúng làm những việc mà người lớn làm như đánh giày, bán vé số… Những điều trên là quan niệm sai lầm khi cho rằng trẻ phải hiểu, phải suy nghĩ và hành động như người lớn.
Trẻ em là đứa con nít: quan niệm này cho rằng đứa trẻ không biết gì, cha mẹ coi con trẻ còn khờ dại. Chính vì thế người lớn coi thường trẻ, không quan tâm đến ý kiến của chúng, áp đặt chúng theo ý của mình.
Về phương diện tâm lý học thì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nhưng trẻ em có suy nghĩ và cảm nhận riêng không như ta nghĩ. Diễn giả đã đưa ra 3 ví dụ điển hình cho thấy trẻ em có cảm nhận riêng về môi trường xung quanh:
VD1. Một bé trai 3 tuổi học lớp mầm, trong một lần đi học về gặp bố cứ nhào vào lòng bố, mè nheo đòi ẵm. Người bố đi làm về mệt nhọc, bực bội trong người gắt với con: Con cái gì mà, đi làm về mệt còn mè nheo không cho nghỉ ngơi! Đứa bé rời bố, thản nhiên, không hờn, không giận, khuôn mặt tỉnh bơ, nhưng đáp lại lời bố: Bố nói sai rồi, con là “con đực” chứ đâu phải “con cái”.
VD2. Một đứa bé khác (cũng 3 tuổi) đi học về thì bảo mẹ: mẹ ơi, mai nghỉ học. Người mẹ thoáng nghĩ rồi trả lời: không, mai thứ Năm sao nghỉ học? Đứa bé lại trả lời: Bảng ghi mai nghỉ học mà! Mẹ ngạc nhiên, nó 3 tuổi làm gì biết đọc mà bảng ghi thế này thế nọ, thường thì có gì cô giáo dặn bố mẹ chứ làm sao trẻ biết, mẹ khẳng định: không, mai đi học. Đứa bé vẫn khăng khăng: mai nghỉ mà! Người mẹ nghĩ rằng chắc con làm sao đó nên lờ chuyện này luôn. Sáng hôm sau, đứa bé nằng nặc không đi học, nhưng mẹ thì cương quyết đưa con đến trường. Đến trường, mẹ bảo bé: các bạn đi học đông đủ sao con bảo là nghỉ? Bé dẫn mẹ đến tấm bảng mà hằng ngày cô giáo thường ghi thực đơn và nói với mẹ rằng hôm qua con thấy bảng ghi là mai nghỉ học. Người mẹ nhìn vào bảng thì thấy từ thứ Hai đến thứ Năm ghi đặc kín thực đơn, lúc đó mới chợt hiểu là do bé quan sát khi thấy tấm bảng ghi đầy chữ thì biết ngày mai là thứ Bảy được nghỉ học. Do các tuần trước, ngày nào cô ghi thực đơn ngày hôm đó, nhưng tuần này vì lý do gì đó nên thứ Tư cô đã ghi sẵn thực đơn đến thứ Sáu nên bé quan sát thấy bảng đã ghi đầy, cứ tưởng là mai được nghỉ học.
VD3. Một ông bố chở con đi học về, đường xá xe cộ đông đúc, ông bố thấy một chàng thanh niên đánh rơi tập hồ sơ, ông liền kêu chàng thanh niên: rớt đồ anh ơi! Chàng thanh niên không kịp nghe, và rồi xe cộ đông đúc ông cũng không kịp lượm giúp. Nhưng từ đó về nhà đứa con cứ hỏi bố: bố kêu chú chi vậy? Bố trả lời: để chú lượm lại. Đứa bé tiếp tục thắc mắc: bố kêu chú chi vậy? Bố: Kêu chú để chú lượm lại hồ sơ của chú. Bé: Nhưng mà bố kêu chú chi vậy? Ông bố không thể hiểu được hôm nay tại sao con cứ hỏi hoài một câu hỏi. Về đến nhà, con lại tiếp tục hỏi cùng một câu hỏi đó. Bố kể cho mẹ bé nghe câu chuyện và cũng thắc mắc là không biết tại sao con lại hỏi như thế? Lúc này, người mẹ mới nhận ra lý do, thì ra thỉnh thoảng trong những lần chở con đi chơi, bé thường cầm theo đồ chơi, có lúc đánh rơi, bé la lên đòi lượm lại, những lúc ấy bố mẹ thường bảo thôi lỡ rớt rồi, bỏ đi con. Bởi vậy, khi thấy chàng thanh niên đánh rơi hồ sơ mà bố lại kêu lượm lại thì bé thắc mắc không hiểu tại sao bố lại kêu lượm làm chi?
Qua ba ví dụ trên có thể kết luận rằng, trong giáo dục trẻ em, không nên áp dụng kinh nghiệm chủ quan của người lớn đối với trẻ, vì trẻ có những cảm nhận riêng về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, mỗi thời đại mỗi khác nên kinh nghiệm dạy trẻ là khác nhau do xã hội ngày càng phát triển.
Nói đến một con người không thể chỉ đề cập con người đó từ lúc lọt lòng mẹ, mà cần phải xác định rằng con người đã được hình thành từ lúc hoài thai, bởi vậy giai đoạn thai nhi cũng là giai đoạn rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến sau này.
Trong phạm vi chủ đề giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, là thời kỳ trước tuổi đi học, có thể chia làm ba giai đoạn: sơ sinh: từ 0 đến 1 tuổi, nhà trẻ: từ 1 đến 3 tuổi và mẫu giáo: từ 3 đến 6 tuổi.
Để tìm hiểu Tâm lý trẻ sơ sinh (0-1 tuổi), chúng ta cần nhắc lại kinh nghiệm của người đi trước, ông bà ta thường khuyên nhủ: không nên thăm trẻ khi trẻ chưa đầy tháng. Theo dân gian, người ta thường hay cho rằng đây là vấn đề kiêng cử, nhưng theo thực tế cần phải biết rằng giai đoạn trong tháng trẻ dành 80% thời gian để ngủ, mà lại là ngủ ban ngày để thức ban đêm. Thời kỳ này cần đáp ứng nhu cầu vật chất: bú no, mặc ấm. Ngoài ra, trẻ còn có nhu cầu ấn tượng, trẻ cần thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ: làm quen với ánh sáng, tiếng động, không gian trong phòng, những khuôn mặt thường chăm sóc trẻ. Thường đến lúc đầy tháng là lúc đủ thời gian cần thiết để trẻ thích ứng với bên ngoài, nhưng cũng có thể sớm hay trễ hơn.
Khi ra ngoài tháng, bé có thêm nhu cầu nhận thức: nhận thức được thế giới xung quanh, nhận biết được những người chăm sóc bé. Đến cuối tháng thứ hai thì bé có nhu cầu giao lưu: bé sẽ có hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao lưu bằng xúc cảm trực tiếp với người lớn, thông qua xúc giác, nghĩa là cảm nhận bằng cảm xúc, nhất là qua giọng nói và điệu bộ của người lớn. Với hoạt động chủ đạo này, tùy theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: trẻ giao lưu nhiều do đó đạt được cảm xúc tin tưởng. Thông thường người mẹ sau khi sinh thì theo sát, không rời con trong thời gian 3-4 tháng làm cho đứa trẻ có mật độ giao lưu cao với mẹ. Người mẹ biết tất cả mọi thói quen của trẻ, khi nào khóc do đói, khi nào khóc do nhu cầu vệ sinh hay khóc vì những lý do khác. Điều đó tạo nên cảm xúc tin tưởng nơi đứa trẻ, do người mẹ đã đáp ứng, quan tâm đến trẻ mỗi lúc bé cần. Cảm xúc tin tưởng sẽ làm đứa bé tự tin, bản lĩnh, tâm lý cân bằng, dễ vượt khó…
Chiều hướng hạn chế: trẻ ít giao lưu do sự đáp ứng không được tốt sẽ dẫn đến trẻ có cảm xúc không tự tin. Một đứa trẻ sinh ra không có người thường xuyên chăm sóc mình, như những trẻ mồ côi trong các cơ sở bảo trợ xã hội, những người chăm sóc không thể chăm nhiều trẻ cùng một lúc mà phải theo nguyên tắc tuần tự, làm cho mật độ giao lưu bị hạn chế, vấn đề đáp ứng cũng hạn chế: nhiều trẻ cùng khóc với nhiều lý do khác nhau làm cho có bé phải chờ đợi, khiến bé có cảm nhận hoang mang, nghi ngờ dẫn đến tự vệ cao, yếu đuối, không tự tin…
Vấn đề đặt ra là có nên thay đổi người chăm sóc trẻ liên tục, hay mặc kệ trẻ khóc cho “nở phổi”, hay trốn bé để sau này bé không đeo mẹ? Câu trả lời là không! Vì như thế sẽ rơi vào tình trạng người chăm sóc không hiểu trẻ, làm cho trẻ hoang mang, tạo cho trẻ cảm xúc bất an, không tin tưởng. Mỗi khi người chăm sóc đến với trẻ là để xem nhu cầu của trẻ là gì, nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp trẻ bình an chứ không phải để bồng ẵm, tạo thói quen ỷ lại cho trẻ.
Tóm lại, những gì xảy ra trong giai đoạn sơ sinh sẽ lưu lại và ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ sau này. Với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần giáo dục con cái các đức tính: tính sạch sẽ, tính kỹ luật: ăn ngủ đúng giờ, tính kiên nhẫn, tính thẩm mỹ: trang trí phòng ốc, đồ chơi và dạy trẻ nhận biết thế giới xung quanh.
Khi trẻ em tròn 1 tuổi - được đánh dấu bằng ngày thôi nôi, là lúc cha mẹ cần nắm bắt Tâm lý tuổi Nhà trẻ (1-3 tuổi). Bước vào thời kỳ này, trẻ có ba dấu hiệu tiến bộ hơn trước lúc thôi nôi: biết đi, biết sử dụng đồ vật và biết nói. Nhờ đâu mà trẻ có được những thành tựu này? Đó là nhờ vào sự dạy bảo, giúp đỡ của người lớn. Đây là giai đoạn trẻ thực sự được xã hội hóa, là giai đoạn trẻ phát triển không đồng đều giữa các chức năng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào người chăm sóc. Chính vì thế, đừng vội đánh giá trẻ này chậm hơn những trẻ khác về mặt này, mặt kia làm ảnh hưởng đến việc phát triển tâm lý trẻ rất nhiều.
Mặt khác, ba thành tựu này cũng giúp trẻ độc lập hơn, ít phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu chứng kiến một vài tình huống: muốn thực hiện điều gì đó mà không được, chẳng hạn như nghịch cát, táy máy đồ đạc như quạt máy, ổ điện… hoặc ngược lại trẻ không muốn mà bị buộc phải làm như ăn cơm, uống thuốc… Lúc này, trẻ ý thức được cái tôi của mình, thậm chí bướng bỉnh, chống đối, chỉ muốn làm theo ý thích của mình, đó là chuyện bình thường trong phát triển tâm lý trẻ em. Trong cư xử với trẻ, đây là giai đoạn cần giải thích cho trẻ những vấn đề xung quanh. Quá trình sử dụng đồ vật của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Đặc điểm của trẻ là rất dễ có cảm xúc, nhưng cảm xúc không bền, hay thay đổi, cần dựa vào đặc điểm này để cư xử với trẻ, không được ép buộc trẻ, mà nên dùng cách đánh lạc hướng. Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật, công cụ. Tương tự như giai đoạn sơ sinh, tùy theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: Nếu trẻ được hướng dẫn hoạt động thì trẻ sẽ có khả năng tự trị, nghĩa là trẻ biết tự kiểm soát hành vi, tự điều chỉnh, tự quyết định, biết được khả năng của mình, giúp trẻ tự tin. Những hoạt động mà trẻ có thể tự thực hiện dần: tự múc cơm, tự tắm, tự mang dép, tự thay quần áo…
Chiều hướng hạn chế: Nếu trẻ không được giải thích, hướng dẫn trong sinh hoạt, trẻ sẽ hoạt động, sinh hoạt với cảm xúc xấu hổ, thường là do bị chê bai, dẫn đến hoang mang, không biết khả năng của mình.
Thông thường trẻ thôn quê lại dễ đi theo chiều hướng tích cực, trong khi trẻ thành thị do được cha mẹ “chăm sóc kỹ lưỡng” quá lại dẫn đến thụ động mà đi theo chiều hướng hạn chế.
Sau giai đoạn nhà trẻ, để hiểu rõ Tâm lý tuổi Mẫu giáo (3-6 tuổi), các bậc cha mẹ cần nắm bắt các hoạt động của trẻ, trong độ tuổi này trẻ tiếp tục hoạt động với đồ vật công cụ, trẻ bắt đầu tham gia những hoạt động cơ bản của con người, được thể hiện một cách đa dạng qua các hoạt động:
Vui chơi: trẻ bắt đầu hoạt động với cộng đồng qua các trò chơi sắm vai như: làm cô giáo, bác sĩ, cha mẹ trong gia đình…
Lao động: trẻ biết tự phục vụ và phụ giúp cha mẹ như: đánh răng, thay đồ, quét nhà, dọn bát đĩa ăn cơm… Tuy lao động không đem lại hiệu quả kinh tế nhưng trong giai đoạn này nó mang ý nghĩa giáo dục cho sự phát triển của trẻ, kích thích lòng ham muốn làm việc, tránh đi sự lười biếng.
Học tập: lúc này trẻ học kỹ năng nhận thức chứ không phải tiếp nhận tri thức, như tập ngồi yên, chú ý nghe cô nói, học quan sát. Chính vì thế, đừng nhồi nhét trẻ trong giai đoạn này.
Đồng thời, trong độ tuổi này trẻ xuất hiện trí tưởng tượng phong phú, chi phối cảm xúc và hành vi. Trẻ sống và nói theo trí tưởng tượng, đôi khi làm cho người lớn nghĩ là trẻ bịa chuyện.
Ví dụ: trẻ thường được ba mẹ dẫn đi tiệc cưới và được cho bong bóng, đôi lúc bé lại khoe với bạn bè là do đám cưới của ba mẹ mình nên mình được cho một chùm bong bóng lớn! Cần phải khuyến khích trí tưởng tượng vừa phải của trẻ, chứ đừng nên dập tắt trí tưởng tượng nơi trẻ.
Tuổi mẫu giáo cũng là giai đoạn của sự hình thành nhân cách . Có một số yếu tố hình thành nên nhân cách trẻ như tính cách ổn định, đó là những biểu hiện tâm lý ổn định, những dấu hiệu lặp đi lặp lại tạo nên tính cách khác với trẻ khác, chẳng hạn như trẻ hay cho đồ người khác. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu có hành động hướng đích, biết rằng làm một việc nào đó để làm gì, chẳng hạn như ăn cơm nhanh để đi siêu thị. Đặc biệt, nơi trẻ cũng xuất hiện những tình cảm cấp cao là tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm đạo đức: trẻ biết phán xét, biểu lộ thái độ và có lương tri, nghĩa là bày tỏ thái độ trước những hành vi đúng, sai. Trước những điều tốt, trẻ ủng hộ, đồng tình và cả tự hào; còn trước những điều sai trái, trẻ phê và tự phê một cách công bằng, nghiêm túc, chẳng hạn tại sao bố hay mẹ lại vượt đèn đỏ, sao bố hay mẹ lại nói mày, tao?
Tình cảm trí tuệ: thông qua hành vi, trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ tự khám phá và thích khám phá, chẳng hạn khi mua đồ chơi về, trẻ thích nghịch ngợm tìm tòi, gỡ bung ra mọi thứ để xem bên trong có các bộ phận gì. Độ tuổi này trẻ thường đặt câu hỏi và luôn hỏi tới, vì thế người lớn cần tìm câu trả lời thích hợp, thỏa đáng cho trẻ, cần tôn trọng trẻ chứ không nên dập tắt vì trẻ ham “học hỏi”.
Tình cảm thẩm mỹ: thích cảm thụ, thưởng thức và sở hữu cái đẹp.
Trên đây là những đặc điểm để trẻ hình thành nhân cách và quá trình phát triển nhân cách là giai đoạn tạo nền móng để trẻ phát triển lâu dài về sau. Cơ chế để hình thành nhân cách thông qua việc bắt chước và người lớn cần phải có trách nhiệm giáo dục trẻ. Do đặc điểm bắt chước mà trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và cô giáo. Trẻ chứng kiến hoạt động của người lớn và làm theo cả điều đúng lẫn điều sai, chẳng hạn thấy người lớn cụng ly trong các buổi tiệc, trẻ uống nước cũng bắt chước cụng ly. Nếu người lớn chuẩn mực thì trẻ sẽ bắt chước điều hay, trẻ được giáo dục đúng thì sẽ có tính tốt. Bên cạnh đó, trẻ dễ tiêm nhiễm thói xấu của người lớn nên cần cẩn trọng trong hành vi trước mặt trẻ.
Trong độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Nếu trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực, trẻ sẽ chủ động, sáng tạo, nên trẻ cần phải được khuyến khích và hướng dẫn để biết được khả năng của mình, làm cho trẻ tự tin. Ngược lại nếu trẻ cứ bị la mắng, cấm đoán sẽ khiến cho trẻ đi đến chỗ mặc cảm, trẻ sẽ thụ động và chậm phát triển.
Sau ba tiếng đồng hồ với đề tài tâm lý giáo dục trẻ em bằng những ví dụ minh họa thực tế, dí dỏm làm cho người tham dự dễ tiếp thu và ghi nhớ. Để đúc kết đề tài, cô đã đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm kết thúc buổi thuyết trình:
1. Bé Hà và ba mẹ đến chơi nhà bác Hải. Thấy bác Hải có con búp bê đẹp, đắt tiền, bé Hà khóc đòi nằng nặc để được mang búp bê đó về nhà. Mặc dù ba mẹ đã nhẹ nhàng giải thích để Hà thôi không đòi nữa nhưng Hà vẫn ngoan cố. Ba mẹ của Hà nên có thái độ như thế nào?
a. Cương quyết không cho mang về, để mặc Hà khóc lóc.
b. Nói bác Hải cho mượn về nhà, sau sẽ trả lại.
c. Trách mắng bé Hà ngay tại nhà bác Hải.
d. Hứa mua một búp bê y hệt trên đường về.
2. Hôm nay cả gia đình dự tiệc cưới. Bạn đã chuẩn bị bộ quần áo đẹp cho con. Nhưng cháu không chịu và nằng nặc đòi một bộ khác, theo bạn không được đẹp lắm. Bạn đã giảng giải nhưng con bạn vẫn chưa chịu. Theo bạn, thái độ nào dưới đây là hay nhất?
a. Cứ mặc cho con bộ đồ đã chuẩn bị sẵn, dù bé không chịu.
b. Dọa rằng nếu bé không mặc bộ đồ đẹp đó thì không cho đi cùng với ba mẹ.
c. Nói ngon, nói ngọt để bé chịu mặc bộ đồ đẹp đó.
d. Cho bé được mặc theo ý thích.
3. Quan niệm nào dưới đây là đúng nhất?
a. Trẻ không vâng lời người lớn sẽ không thành người tốt.
b. Trẻ vâng lời người lớn chắc chắn sẽ nên người.
c. Trẻ chỉ biết vâng lời sẽ thụ động, ít sáng tạo.
d. Người lớn lúc nào cũng cư xử đúng với trẻ.
4. Đối với một đứa trẻ hiếu động cha mẹ cần phải:
a. Dọn dẹp tất cả các đồ vật trong nhà để trẻ không quậy phá được.
b. Thường xuyên trách phạt cho trẻ sợ không quậy phá nữa.
c. Cho trẻ được hoạt động tự do, thoải mái.
5. Mẹ bé Ngọc thường dùng cách thức sau đây để buộc bé Ngọc phải làm theo ý mẹ: chị đếm 1… 2… 3 mà bé chưa vâng lời là bị đòn. Bạn đánh giá cách làm này như thế nào?
a. Cách này hay, trẻ nhanh chóng vâng lời người lớn.
b. Cách này không hay, trẻ khiếp sợ, tuân phục thụ động.
c. Cách này hay, đúng ý “thương cho roi cho vọt”.
d. Cách này không hay, cứ đánh đòn không cần đếm.
Sau khi thảo luận sôi nổi, biểu quyết chọn đáp án, cô đã đưa ra câu đáp án cùng với giải thích:
1.a, điều chỉnh cảm xúc mong muốn không hợp lý của trẻ.
2.d, bé lấy áo do mình chọn không ảnh hưởng đến kỷ luật. Ngược lại tôn trọng sở thích, khả năng tự trị, làm cho bé kiểm soát được ước muốn.
3.c; 4.d, cần bảo vệ sự an toàn của trẻ; 5.b.
Sau khi trả lời một số câu hỏi về cách nuôi dạy trẻ trong những hoàn cảnh cụ thể bằng kinh nghiệm của một nhà giáo dục tâm lý trẻ em, cô Bích Hồng đã được các tham dự viên chia tay trong quyến luyến, với hy vọng rằng sẽ được gặp lại cô trong một chuyên đề khác và tri ân cô đã dành thời gian quý báu để giúp các tham dự viên có thêm kiến thức bổ ích về nuôi dạy trẻ.
Trong thời đại ngày nay, có vẻ như đa số trẻ em được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, chẳng hạn như càng ngày càng có nhiều loại sữa phát triển trí não, chiều cao… và trẻ được giáo dục tốt hơn, thậm chí cha mẹ phải chạy vạy để chọn cho con trường mẫu giáo tốt nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ hoặc các các nhà giáo dục hiểu được tâm lý và dưỡng dục trẻ một cách đúng đắn để trẻ có thể phát triển với tâm lý cân bằng và có được kỹ năng sống thích hợp. Mong sao sẽ càng có nhiều cặp gia đình trẻ tiếp cận được với các đề tài giáo dục con cái để họ biết cách hướng con mình theo con đường chân thiện mỹ.
Ông bà ta thường có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ”, điều đó vẫn không sai qua mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, có thể nói dạy con là cả một nghệ thuật sống với trẻ, hòa hợp với trẻ bằng cả tình yêu thương, hiểu biết tâm lý trẻ và phải dựa vào phương pháp sư phạm để dẫn dắt chúng lớn khôn chứ không chỉ đơn thuần là truyền thụ những kinh nghiệm mà mình đã kinh qua.
Xem hình buổi hội thảo
Với công nghệ thông tin, một đứa trẻ lên 2 đã có thể dọ dẫm cầm chuột máy vi tính, lên đến 4 – 5 tuổi khi chưa đọc được mặt chữ nhưng chúng cũng có thể bắt đầu rê chuột vẽ hình, thậm chí biết thế nào là vào internet để chơi những trò chơi đơn giản. Bước vào lớp một khi vừa tròn 6 tuổi, cha mẹ không khéo con trẻ cũng có thể chúi mũi vào trò chơi trực tuyến (game online), có thể cả những trò chơi mang tính bạo lực. Gần ba chục năm về trước, truyền hình không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận, còn ngày nay, quảng cáo không kiểm soát, quá sự thật đầy rẫy trên truyền hình cũng có thể làm đứa trẻ lên hai mê mẫn. Bởi thế mà thời nay người ta thường hay nhắc tới từ kỹ năng sống, và để con trẻ có được những kỹ năng sống khi trưởng thành, cha mẹ cần phải biết cách giáo dục con trẻ từ khi còn thơ bé, ở lứa tuổi trước khi bước vào lớp một. Vì theo các chuyên gia tâm lý thì thời thơ ấu là thời kỳ then chốt phát triển cảm xúc, trí khôn, khám phá các mối quan hệ và là giai đoạn hình thành nhân cách của con người. Do đó, giáo dục trẻ nhỏ là việc hệ trọng có tính quyết định đến sự hình thành phẩm chất, cá tính và hạnh phúc của cả đời người, cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến sự bình ổn và phát triển của xã hội.
Hiểu được nhu cầu học hỏi của các bậc cha mẹ, các bạn trẻ và các nhà giáo dục mầm non, chiều ngày thứ Bảy 04/9/2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề Cuối Tuần của Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Tâm lý và cách giáo dục trẻ 0-6 tuổi” nhằm đem đến cho các tham dự viên những kiến thức để họ nắm bắt cơ hội khắc ghi lên tâm hồn con trẻ những giá trị làm người căn bản, để khi lớn lên chúng có cuộc sống quân bình và hữu dụng trong xã hội.
Mở đầu buổi hội thảo, 3 bạn trẻ nhóm Kỹ Năng Sống đã làm hội trường sôi động bằng những cử điệu trên nền bài bài hát I love you, Giêsu: “Hãy sống như Giêsu, hãy nói như Giêsu, sống yêu thương thứ tha…”
Bằng chất giọng ngọt ngào, cùng với lối dẫn giải vấn đề một cách súc tích, đôi lúc tạo sự vui nhộn, thoải mái cho người tham dự, Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng, diễn giả buổi hội thảo, đã trình bày Sự phát triển tâm lý trẻ em (từ 0 đến 6 tuổi) bằng những khái quát chung về trẻ em. Khi nhìn một đứa trẻ chúng ta thường nhìn chúng thế nào thì đối xử với chúng thế đó. Bằng cách tiếp cận vấn đề Quan niệm về trẻ em, cô đã đưa ra một vài quan điểm không thích hợp khi các bậc cha mẹ nghĩ về con trẻ:
Trẻ em là người lớn thu nhỏ: bằng quan niệm này, cha mẹ thường cư xử với con trẻ như những người lớn, chẳng hạn đòi hỏi chúng phải đi vào nề nếp, có ý thức tổ chức, đúng giờ, đúng giấc. Đây là những điều người lớn còn phải rèn luyện, có thể trong nhiều năm nhưng cha mẹ nhiều khi lại áp đặt bắt con trẻ phải thực hiện trong một sớm một chiều là điều không thể. Có những vấn đề, ngay cả người lớn không phải khi người ta nói một lần là hiểu, nói một lần là nhớ ngay huống chi là trẻ con. Thế nhưng, người lớn lại thường quan niệm rằng trẻ cần phải hiểu ngay và nhớ những điều mà mình nói ra. Khi con trẻ lỡ sai lầm - như làm đánh rơi vật dụng, làm đổ vỡ - ta thường không sửa dạy, chỉ bảo con trẻ mà chỉ la mắng chúng. Có khi ta bảo trẻ làm việc quá sức như bắt trẻ học nhiều trong độ tuổi mà chúng chỉ biết chơi, bắt chúng làm những việc mà người lớn làm như đánh giày, bán vé số… Những điều trên là quan niệm sai lầm khi cho rằng trẻ phải hiểu, phải suy nghĩ và hành động như người lớn.
Trẻ em là đứa con nít: quan niệm này cho rằng đứa trẻ không biết gì, cha mẹ coi con trẻ còn khờ dại. Chính vì thế người lớn coi thường trẻ, không quan tâm đến ý kiến của chúng, áp đặt chúng theo ý của mình.
Về phương diện tâm lý học thì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nhưng trẻ em có suy nghĩ và cảm nhận riêng không như ta nghĩ. Diễn giả đã đưa ra 3 ví dụ điển hình cho thấy trẻ em có cảm nhận riêng về môi trường xung quanh:
VD1. Một bé trai 3 tuổi học lớp mầm, trong một lần đi học về gặp bố cứ nhào vào lòng bố, mè nheo đòi ẵm. Người bố đi làm về mệt nhọc, bực bội trong người gắt với con: Con cái gì mà, đi làm về mệt còn mè nheo không cho nghỉ ngơi! Đứa bé rời bố, thản nhiên, không hờn, không giận, khuôn mặt tỉnh bơ, nhưng đáp lại lời bố: Bố nói sai rồi, con là “con đực” chứ đâu phải “con cái”.
VD2. Một đứa bé khác (cũng 3 tuổi) đi học về thì bảo mẹ: mẹ ơi, mai nghỉ học. Người mẹ thoáng nghĩ rồi trả lời: không, mai thứ Năm sao nghỉ học? Đứa bé lại trả lời: Bảng ghi mai nghỉ học mà! Mẹ ngạc nhiên, nó 3 tuổi làm gì biết đọc mà bảng ghi thế này thế nọ, thường thì có gì cô giáo dặn bố mẹ chứ làm sao trẻ biết, mẹ khẳng định: không, mai đi học. Đứa bé vẫn khăng khăng: mai nghỉ mà! Người mẹ nghĩ rằng chắc con làm sao đó nên lờ chuyện này luôn. Sáng hôm sau, đứa bé nằng nặc không đi học, nhưng mẹ thì cương quyết đưa con đến trường. Đến trường, mẹ bảo bé: các bạn đi học đông đủ sao con bảo là nghỉ? Bé dẫn mẹ đến tấm bảng mà hằng ngày cô giáo thường ghi thực đơn và nói với mẹ rằng hôm qua con thấy bảng ghi là mai nghỉ học. Người mẹ nhìn vào bảng thì thấy từ thứ Hai đến thứ Năm ghi đặc kín thực đơn, lúc đó mới chợt hiểu là do bé quan sát khi thấy tấm bảng ghi đầy chữ thì biết ngày mai là thứ Bảy được nghỉ học. Do các tuần trước, ngày nào cô ghi thực đơn ngày hôm đó, nhưng tuần này vì lý do gì đó nên thứ Tư cô đã ghi sẵn thực đơn đến thứ Sáu nên bé quan sát thấy bảng đã ghi đầy, cứ tưởng là mai được nghỉ học.
VD3. Một ông bố chở con đi học về, đường xá xe cộ đông đúc, ông bố thấy một chàng thanh niên đánh rơi tập hồ sơ, ông liền kêu chàng thanh niên: rớt đồ anh ơi! Chàng thanh niên không kịp nghe, và rồi xe cộ đông đúc ông cũng không kịp lượm giúp. Nhưng từ đó về nhà đứa con cứ hỏi bố: bố kêu chú chi vậy? Bố trả lời: để chú lượm lại. Đứa bé tiếp tục thắc mắc: bố kêu chú chi vậy? Bố: Kêu chú để chú lượm lại hồ sơ của chú. Bé: Nhưng mà bố kêu chú chi vậy? Ông bố không thể hiểu được hôm nay tại sao con cứ hỏi hoài một câu hỏi. Về đến nhà, con lại tiếp tục hỏi cùng một câu hỏi đó. Bố kể cho mẹ bé nghe câu chuyện và cũng thắc mắc là không biết tại sao con lại hỏi như thế? Lúc này, người mẹ mới nhận ra lý do, thì ra thỉnh thoảng trong những lần chở con đi chơi, bé thường cầm theo đồ chơi, có lúc đánh rơi, bé la lên đòi lượm lại, những lúc ấy bố mẹ thường bảo thôi lỡ rớt rồi, bỏ đi con. Bởi vậy, khi thấy chàng thanh niên đánh rơi hồ sơ mà bố lại kêu lượm lại thì bé thắc mắc không hiểu tại sao bố lại kêu lượm làm chi?
Qua ba ví dụ trên có thể kết luận rằng, trong giáo dục trẻ em, không nên áp dụng kinh nghiệm chủ quan của người lớn đối với trẻ, vì trẻ có những cảm nhận riêng về thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, mỗi thời đại mỗi khác nên kinh nghiệm dạy trẻ là khác nhau do xã hội ngày càng phát triển.
Nói đến một con người không thể chỉ đề cập con người đó từ lúc lọt lòng mẹ, mà cần phải xác định rằng con người đã được hình thành từ lúc hoài thai, bởi vậy giai đoạn thai nhi cũng là giai đoạn rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến sau này.
Trong phạm vi chủ đề giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, là thời kỳ trước tuổi đi học, có thể chia làm ba giai đoạn: sơ sinh: từ 0 đến 1 tuổi, nhà trẻ: từ 1 đến 3 tuổi và mẫu giáo: từ 3 đến 6 tuổi.
Để tìm hiểu Tâm lý trẻ sơ sinh (0-1 tuổi), chúng ta cần nhắc lại kinh nghiệm của người đi trước, ông bà ta thường khuyên nhủ: không nên thăm trẻ khi trẻ chưa đầy tháng. Theo dân gian, người ta thường hay cho rằng đây là vấn đề kiêng cử, nhưng theo thực tế cần phải biết rằng giai đoạn trong tháng trẻ dành 80% thời gian để ngủ, mà lại là ngủ ban ngày để thức ban đêm. Thời kỳ này cần đáp ứng nhu cầu vật chất: bú no, mặc ấm. Ngoài ra, trẻ còn có nhu cầu ấn tượng, trẻ cần thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ: làm quen với ánh sáng, tiếng động, không gian trong phòng, những khuôn mặt thường chăm sóc trẻ. Thường đến lúc đầy tháng là lúc đủ thời gian cần thiết để trẻ thích ứng với bên ngoài, nhưng cũng có thể sớm hay trễ hơn.
Khi ra ngoài tháng, bé có thêm nhu cầu nhận thức: nhận thức được thế giới xung quanh, nhận biết được những người chăm sóc bé. Đến cuối tháng thứ hai thì bé có nhu cầu giao lưu: bé sẽ có hoạt động chủ đạo, đó là hoạt động giao lưu bằng xúc cảm trực tiếp với người lớn, thông qua xúc giác, nghĩa là cảm nhận bằng cảm xúc, nhất là qua giọng nói và điệu bộ của người lớn. Với hoạt động chủ đạo này, tùy theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: trẻ giao lưu nhiều do đó đạt được cảm xúc tin tưởng. Thông thường người mẹ sau khi sinh thì theo sát, không rời con trong thời gian 3-4 tháng làm cho đứa trẻ có mật độ giao lưu cao với mẹ. Người mẹ biết tất cả mọi thói quen của trẻ, khi nào khóc do đói, khi nào khóc do nhu cầu vệ sinh hay khóc vì những lý do khác. Điều đó tạo nên cảm xúc tin tưởng nơi đứa trẻ, do người mẹ đã đáp ứng, quan tâm đến trẻ mỗi lúc bé cần. Cảm xúc tin tưởng sẽ làm đứa bé tự tin, bản lĩnh, tâm lý cân bằng, dễ vượt khó…
Chiều hướng hạn chế: trẻ ít giao lưu do sự đáp ứng không được tốt sẽ dẫn đến trẻ có cảm xúc không tự tin. Một đứa trẻ sinh ra không có người thường xuyên chăm sóc mình, như những trẻ mồ côi trong các cơ sở bảo trợ xã hội, những người chăm sóc không thể chăm nhiều trẻ cùng một lúc mà phải theo nguyên tắc tuần tự, làm cho mật độ giao lưu bị hạn chế, vấn đề đáp ứng cũng hạn chế: nhiều trẻ cùng khóc với nhiều lý do khác nhau làm cho có bé phải chờ đợi, khiến bé có cảm nhận hoang mang, nghi ngờ dẫn đến tự vệ cao, yếu đuối, không tự tin…
Vấn đề đặt ra là có nên thay đổi người chăm sóc trẻ liên tục, hay mặc kệ trẻ khóc cho “nở phổi”, hay trốn bé để sau này bé không đeo mẹ? Câu trả lời là không! Vì như thế sẽ rơi vào tình trạng người chăm sóc không hiểu trẻ, làm cho trẻ hoang mang, tạo cho trẻ cảm xúc bất an, không tin tưởng. Mỗi khi người chăm sóc đến với trẻ là để xem nhu cầu của trẻ là gì, nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp trẻ bình an chứ không phải để bồng ẵm, tạo thói quen ỷ lại cho trẻ.
Tóm lại, những gì xảy ra trong giai đoạn sơ sinh sẽ lưu lại và ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ sau này. Với trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần giáo dục con cái các đức tính: tính sạch sẽ, tính kỹ luật: ăn ngủ đúng giờ, tính kiên nhẫn, tính thẩm mỹ: trang trí phòng ốc, đồ chơi và dạy trẻ nhận biết thế giới xung quanh.
Khi trẻ em tròn 1 tuổi - được đánh dấu bằng ngày thôi nôi, là lúc cha mẹ cần nắm bắt Tâm lý tuổi Nhà trẻ (1-3 tuổi). Bước vào thời kỳ này, trẻ có ba dấu hiệu tiến bộ hơn trước lúc thôi nôi: biết đi, biết sử dụng đồ vật và biết nói. Nhờ đâu mà trẻ có được những thành tựu này? Đó là nhờ vào sự dạy bảo, giúp đỡ của người lớn. Đây là giai đoạn trẻ thực sự được xã hội hóa, là giai đoạn trẻ phát triển không đồng đều giữa các chức năng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào người chăm sóc. Chính vì thế, đừng vội đánh giá trẻ này chậm hơn những trẻ khác về mặt này, mặt kia làm ảnh hưởng đến việc phát triển tâm lý trẻ rất nhiều.
Mặt khác, ba thành tựu này cũng giúp trẻ độc lập hơn, ít phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu chứng kiến một vài tình huống: muốn thực hiện điều gì đó mà không được, chẳng hạn như nghịch cát, táy máy đồ đạc như quạt máy, ổ điện… hoặc ngược lại trẻ không muốn mà bị buộc phải làm như ăn cơm, uống thuốc… Lúc này, trẻ ý thức được cái tôi của mình, thậm chí bướng bỉnh, chống đối, chỉ muốn làm theo ý thích của mình, đó là chuyện bình thường trong phát triển tâm lý trẻ em. Trong cư xử với trẻ, đây là giai đoạn cần giải thích cho trẻ những vấn đề xung quanh. Quá trình sử dụng đồ vật của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Đặc điểm của trẻ là rất dễ có cảm xúc, nhưng cảm xúc không bền, hay thay đổi, cần dựa vào đặc điểm này để cư xử với trẻ, không được ép buộc trẻ, mà nên dùng cách đánh lạc hướng. Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật, công cụ. Tương tự như giai đoạn sơ sinh, tùy theo hoàn cảnh được chăm sóc mà trẻ sẽ hoạt động theo chiều hướng tích cực hoặc hạn chế.
Chiều hướng tích cực: Nếu trẻ được hướng dẫn hoạt động thì trẻ sẽ có khả năng tự trị, nghĩa là trẻ biết tự kiểm soát hành vi, tự điều chỉnh, tự quyết định, biết được khả năng của mình, giúp trẻ tự tin. Những hoạt động mà trẻ có thể tự thực hiện dần: tự múc cơm, tự tắm, tự mang dép, tự thay quần áo…
Chiều hướng hạn chế: Nếu trẻ không được giải thích, hướng dẫn trong sinh hoạt, trẻ sẽ hoạt động, sinh hoạt với cảm xúc xấu hổ, thường là do bị chê bai, dẫn đến hoang mang, không biết khả năng của mình.
Thông thường trẻ thôn quê lại dễ đi theo chiều hướng tích cực, trong khi trẻ thành thị do được cha mẹ “chăm sóc kỹ lưỡng” quá lại dẫn đến thụ động mà đi theo chiều hướng hạn chế.
Sau giai đoạn nhà trẻ, để hiểu rõ Tâm lý tuổi Mẫu giáo (3-6 tuổi), các bậc cha mẹ cần nắm bắt các hoạt động của trẻ, trong độ tuổi này trẻ tiếp tục hoạt động với đồ vật công cụ, trẻ bắt đầu tham gia những hoạt động cơ bản của con người, được thể hiện một cách đa dạng qua các hoạt động:
Vui chơi: trẻ bắt đầu hoạt động với cộng đồng qua các trò chơi sắm vai như: làm cô giáo, bác sĩ, cha mẹ trong gia đình…
Lao động: trẻ biết tự phục vụ và phụ giúp cha mẹ như: đánh răng, thay đồ, quét nhà, dọn bát đĩa ăn cơm… Tuy lao động không đem lại hiệu quả kinh tế nhưng trong giai đoạn này nó mang ý nghĩa giáo dục cho sự phát triển của trẻ, kích thích lòng ham muốn làm việc, tránh đi sự lười biếng.
Học tập: lúc này trẻ học kỹ năng nhận thức chứ không phải tiếp nhận tri thức, như tập ngồi yên, chú ý nghe cô nói, học quan sát. Chính vì thế, đừng nhồi nhét trẻ trong giai đoạn này.
Đồng thời, trong độ tuổi này trẻ xuất hiện trí tưởng tượng phong phú, chi phối cảm xúc và hành vi. Trẻ sống và nói theo trí tưởng tượng, đôi khi làm cho người lớn nghĩ là trẻ bịa chuyện.
Ví dụ: trẻ thường được ba mẹ dẫn đi tiệc cưới và được cho bong bóng, đôi lúc bé lại khoe với bạn bè là do đám cưới của ba mẹ mình nên mình được cho một chùm bong bóng lớn! Cần phải khuyến khích trí tưởng tượng vừa phải của trẻ, chứ đừng nên dập tắt trí tưởng tượng nơi trẻ.
Tuổi mẫu giáo cũng là giai đoạn của sự hình thành nhân cách . Có một số yếu tố hình thành nên nhân cách trẻ như tính cách ổn định, đó là những biểu hiện tâm lý ổn định, những dấu hiệu lặp đi lặp lại tạo nên tính cách khác với trẻ khác, chẳng hạn như trẻ hay cho đồ người khác. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu có hành động hướng đích, biết rằng làm một việc nào đó để làm gì, chẳng hạn như ăn cơm nhanh để đi siêu thị. Đặc biệt, nơi trẻ cũng xuất hiện những tình cảm cấp cao là tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm đạo đức: trẻ biết phán xét, biểu lộ thái độ và có lương tri, nghĩa là bày tỏ thái độ trước những hành vi đúng, sai. Trước những điều tốt, trẻ ủng hộ, đồng tình và cả tự hào; còn trước những điều sai trái, trẻ phê và tự phê một cách công bằng, nghiêm túc, chẳng hạn tại sao bố hay mẹ lại vượt đèn đỏ, sao bố hay mẹ lại nói mày, tao?
Tình cảm trí tuệ: thông qua hành vi, trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ tự khám phá và thích khám phá, chẳng hạn khi mua đồ chơi về, trẻ thích nghịch ngợm tìm tòi, gỡ bung ra mọi thứ để xem bên trong có các bộ phận gì. Độ tuổi này trẻ thường đặt câu hỏi và luôn hỏi tới, vì thế người lớn cần tìm câu trả lời thích hợp, thỏa đáng cho trẻ, cần tôn trọng trẻ chứ không nên dập tắt vì trẻ ham “học hỏi”.
Tình cảm thẩm mỹ: thích cảm thụ, thưởng thức và sở hữu cái đẹp.
Trên đây là những đặc điểm để trẻ hình thành nhân cách và quá trình phát triển nhân cách là giai đoạn tạo nền móng để trẻ phát triển lâu dài về sau. Cơ chế để hình thành nhân cách thông qua việc bắt chước và người lớn cần phải có trách nhiệm giáo dục trẻ. Do đặc điểm bắt chước mà trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ và cô giáo. Trẻ chứng kiến hoạt động của người lớn và làm theo cả điều đúng lẫn điều sai, chẳng hạn thấy người lớn cụng ly trong các buổi tiệc, trẻ uống nước cũng bắt chước cụng ly. Nếu người lớn chuẩn mực thì trẻ sẽ bắt chước điều hay, trẻ được giáo dục đúng thì sẽ có tính tốt. Bên cạnh đó, trẻ dễ tiêm nhiễm thói xấu của người lớn nên cần cẩn trọng trong hành vi trước mặt trẻ.
Trong độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Nếu trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực, trẻ sẽ chủ động, sáng tạo, nên trẻ cần phải được khuyến khích và hướng dẫn để biết được khả năng của mình, làm cho trẻ tự tin. Ngược lại nếu trẻ cứ bị la mắng, cấm đoán sẽ khiến cho trẻ đi đến chỗ mặc cảm, trẻ sẽ thụ động và chậm phát triển.
Sau ba tiếng đồng hồ với đề tài tâm lý giáo dục trẻ em bằng những ví dụ minh họa thực tế, dí dỏm làm cho người tham dự dễ tiếp thu và ghi nhớ. Để đúc kết đề tài, cô đã đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm kết thúc buổi thuyết trình:
1. Bé Hà và ba mẹ đến chơi nhà bác Hải. Thấy bác Hải có con búp bê đẹp, đắt tiền, bé Hà khóc đòi nằng nặc để được mang búp bê đó về nhà. Mặc dù ba mẹ đã nhẹ nhàng giải thích để Hà thôi không đòi nữa nhưng Hà vẫn ngoan cố. Ba mẹ của Hà nên có thái độ như thế nào?
a. Cương quyết không cho mang về, để mặc Hà khóc lóc.
b. Nói bác Hải cho mượn về nhà, sau sẽ trả lại.
c. Trách mắng bé Hà ngay tại nhà bác Hải.
d. Hứa mua một búp bê y hệt trên đường về.
2. Hôm nay cả gia đình dự tiệc cưới. Bạn đã chuẩn bị bộ quần áo đẹp cho con. Nhưng cháu không chịu và nằng nặc đòi một bộ khác, theo bạn không được đẹp lắm. Bạn đã giảng giải nhưng con bạn vẫn chưa chịu. Theo bạn, thái độ nào dưới đây là hay nhất?
a. Cứ mặc cho con bộ đồ đã chuẩn bị sẵn, dù bé không chịu.
b. Dọa rằng nếu bé không mặc bộ đồ đẹp đó thì không cho đi cùng với ba mẹ.
c. Nói ngon, nói ngọt để bé chịu mặc bộ đồ đẹp đó.
d. Cho bé được mặc theo ý thích.
3. Quan niệm nào dưới đây là đúng nhất?
a. Trẻ không vâng lời người lớn sẽ không thành người tốt.
b. Trẻ vâng lời người lớn chắc chắn sẽ nên người.
c. Trẻ chỉ biết vâng lời sẽ thụ động, ít sáng tạo.
d. Người lớn lúc nào cũng cư xử đúng với trẻ.
4. Đối với một đứa trẻ hiếu động cha mẹ cần phải:
a. Dọn dẹp tất cả các đồ vật trong nhà để trẻ không quậy phá được.
b. Thường xuyên trách phạt cho trẻ sợ không quậy phá nữa.
c. Cho trẻ được hoạt động tự do, thoải mái.
5. Mẹ bé Ngọc thường dùng cách thức sau đây để buộc bé Ngọc phải làm theo ý mẹ: chị đếm 1… 2… 3 mà bé chưa vâng lời là bị đòn. Bạn đánh giá cách làm này như thế nào?
a. Cách này hay, trẻ nhanh chóng vâng lời người lớn.
b. Cách này không hay, trẻ khiếp sợ, tuân phục thụ động.
c. Cách này hay, đúng ý “thương cho roi cho vọt”.
d. Cách này không hay, cứ đánh đòn không cần đếm.
Sau khi thảo luận sôi nổi, biểu quyết chọn đáp án, cô đã đưa ra câu đáp án cùng với giải thích:
1.a, điều chỉnh cảm xúc mong muốn không hợp lý của trẻ.
2.d, bé lấy áo do mình chọn không ảnh hưởng đến kỷ luật. Ngược lại tôn trọng sở thích, khả năng tự trị, làm cho bé kiểm soát được ước muốn.
3.c; 4.d, cần bảo vệ sự an toàn của trẻ; 5.b.
Sau khi trả lời một số câu hỏi về cách nuôi dạy trẻ trong những hoàn cảnh cụ thể bằng kinh nghiệm của một nhà giáo dục tâm lý trẻ em, cô Bích Hồng đã được các tham dự viên chia tay trong quyến luyến, với hy vọng rằng sẽ được gặp lại cô trong một chuyên đề khác và tri ân cô đã dành thời gian quý báu để giúp các tham dự viên có thêm kiến thức bổ ích về nuôi dạy trẻ.
Trong thời đại ngày nay, có vẻ như đa số trẻ em được chăm sóc tốt hơn về dinh dưỡng, chẳng hạn như càng ngày càng có nhiều loại sữa phát triển trí não, chiều cao… và trẻ được giáo dục tốt hơn, thậm chí cha mẹ phải chạy vạy để chọn cho con trường mẫu giáo tốt nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ hoặc các các nhà giáo dục hiểu được tâm lý và dưỡng dục trẻ một cách đúng đắn để trẻ có thể phát triển với tâm lý cân bằng và có được kỹ năng sống thích hợp. Mong sao sẽ càng có nhiều cặp gia đình trẻ tiếp cận được với các đề tài giáo dục con cái để họ biết cách hướng con mình theo con đường chân thiện mỹ.
Mục Vụ Giới Trẻ Việt Nam tại TGP Sydney
Diệp Hải Dung
10:05 10/09/2010
SYDNEY - Tối thứ Sáu 10/09/2010 rất đông đủ các bạn trẻ đã đến hội trường nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự buổi hội ngộ và gặp gỡ Đức Giám Mục Eugene Hurley Giám Mục Giáo Phận Darwin (Bắc Úc)
Khai mạc chương trình Mc. Brenan ngỏ lời chào mừng các bạn trẻ và giới thiệu những người bạn Thổ Dân Úc đến từ Penrith – Blacktown và cùng sinh hoạt với điệu múa truyền thống của Thổ Dân qua tiếng Kèn Diggerridoo và vũ điệu One People One Land tạo bầu khí sinh hoạt vui tươi và sôi động.
Xem hình ảnh
Sau đó anh Brenan giới thiệu Đức Giám Mục Eugene Hurley đến từ miền xa xôi Bắc Úc gặp gỡ các Bạn Trẻ Sydney. ĐGM Hurley chào mừng các Bạn Trẻ và Ngài thuyết giảng về đề tài “Linh Đạo KiTô Giáo Qua Cái Nhìn Của Người Thổ Dân” Ngài nói người Thổ Dân sống rất gần gũi Thiên Chúa hơn so với những người Tây Phương. Tuy rằng họ tội lỗi yếu hèn nhưng họ rất là gần gũi Thiên Chúa, bất làm cứ việc gì Thiên Chúa vẫn là ưu tiên trước nhất. Đời sống của họ theo lối sống truyền thống hoang dã, nhưng Niềm Tin của họ rất vững mạnh…
Sau khi Đức Giám Mục kết thúc phần thuyết giảng là phần chia sẻ đặt những câu hỏi. Đức Giám Mục đã trả lời thỏa đáng. Có một bạn trẻ hỏi Đức Giám Mục “ Giới Trẻ chúng con thấy những người Thổ Dân rất tội nghiệp nên muốn giúp đỡ họ thì giúp bằng cách nào ?” Đức Giám Mục trả lời: “Các bạn trẻ có dịp đi lên Darwin tham quan và gặp gỡ những người Thổ Dân và thấy nếp sống của họ như thế nào thì tùy cách giúp đỡ, và Ngài cũng nhấn mạnh rằng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất thương yêu Giới Trẻ nên tạo nền tảng cho Giới Trẻ để cùng xây dựng phát triển Giáo Hội.
Sau đó Cha Dương Thanh Liêm ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái đến với Giới Trẻ Sydney và giúp cho các bạn trẻ am hiểu về Niềm Tin của người Thổ Dân và Cha đề nghị bà Janicen và anh Nuamen Yarrie hướng dẫn các bạn trẻ về vũ điệu của Thổ Dân và mọi ngưòi cùng ra nhảy để chung vui. Kế tiếp Đức Giám Mục cùng tất cả mọi người thắp lên ngọn Nến đứng vây quanh Thánh Giá và dâng lời cầu nguyện. Cầu cho đất nước Úc, cầu cho thế giới hòa bình, cầu cho những người Thổ Dân và Giới Trẻ khắp nơi. Qua những giây phút thinh lặng cầu nguyện, Đức Giám Mục ban phép lành cho tất cả mọi người kết thúc buổi hội ngộ giới trẻ tại Sydney.
Khai mạc chương trình Mc. Brenan ngỏ lời chào mừng các bạn trẻ và giới thiệu những người bạn Thổ Dân Úc đến từ Penrith – Blacktown và cùng sinh hoạt với điệu múa truyền thống của Thổ Dân qua tiếng Kèn Diggerridoo và vũ điệu One People One Land tạo bầu khí sinh hoạt vui tươi và sôi động.
Xem hình ảnh
Sau đó anh Brenan giới thiệu Đức Giám Mục Eugene Hurley đến từ miền xa xôi Bắc Úc gặp gỡ các Bạn Trẻ Sydney. ĐGM Hurley chào mừng các Bạn Trẻ và Ngài thuyết giảng về đề tài “Linh Đạo KiTô Giáo Qua Cái Nhìn Của Người Thổ Dân” Ngài nói người Thổ Dân sống rất gần gũi Thiên Chúa hơn so với những người Tây Phương. Tuy rằng họ tội lỗi yếu hèn nhưng họ rất là gần gũi Thiên Chúa, bất làm cứ việc gì Thiên Chúa vẫn là ưu tiên trước nhất. Đời sống của họ theo lối sống truyền thống hoang dã, nhưng Niềm Tin của họ rất vững mạnh…
Sau khi Đức Giám Mục kết thúc phần thuyết giảng là phần chia sẻ đặt những câu hỏi. Đức Giám Mục đã trả lời thỏa đáng. Có một bạn trẻ hỏi Đức Giám Mục “ Giới Trẻ chúng con thấy những người Thổ Dân rất tội nghiệp nên muốn giúp đỡ họ thì giúp bằng cách nào ?” Đức Giám Mục trả lời: “Các bạn trẻ có dịp đi lên Darwin tham quan và gặp gỡ những người Thổ Dân và thấy nếp sống của họ như thế nào thì tùy cách giúp đỡ, và Ngài cũng nhấn mạnh rằng Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất thương yêu Giới Trẻ nên tạo nền tảng cho Giới Trẻ để cùng xây dựng phát triển Giáo Hội.
Sau đó Cha Dương Thanh Liêm ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã ưu ái đến với Giới Trẻ Sydney và giúp cho các bạn trẻ am hiểu về Niềm Tin của người Thổ Dân và Cha đề nghị bà Janicen và anh Nuamen Yarrie hướng dẫn các bạn trẻ về vũ điệu của Thổ Dân và mọi ngưòi cùng ra nhảy để chung vui. Kế tiếp Đức Giám Mục cùng tất cả mọi người thắp lên ngọn Nến đứng vây quanh Thánh Giá và dâng lời cầu nguyện. Cầu cho đất nước Úc, cầu cho thế giới hòa bình, cầu cho những người Thổ Dân và Giới Trẻ khắp nơi. Qua những giây phút thinh lặng cầu nguyện, Đức Giám Mục ban phép lành cho tất cả mọi người kết thúc buổi hội ngộ giới trẻ tại Sydney.
Tóm lược Hội thảo về Thân thế và Sự nghiệp Léopold Cadière
TrươngTrí
10:48 10/09/2010
Trong bối cảnh Giáo hội Công giáo Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ủy Ban Văn Hóa HĐGM Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế tổ chức cuộc Hội thảo về Thân thế và Sự nghiệp Léopold Cadière, một linh mục thừa sai Paris, đồng thời cũng là một nhà Bác học lỗi lạc, một nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ. Ngài đã để lại cho hậu thế, cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô giá về văn học, về dân tộc, về lịch sử…mà các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đã minh chứng trong các tham luận được thuyết trình tại Hội thảo.
Xem hình ảnh
Cuộc Hội thảo diễn ra trong ba ngày 7.8.9/9 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế của 14 vị Tổng Giám mục và Giám mục trong nước, linh mục J.B.Etcharren và các linh mục và nhân sĩ trí thức đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Suốt ba ngày hội thảo đều có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế. Tổng số người tham dự lên đến chừng 2ngàn người, bình quân mỗi ngày trên 6 trăm người.
Mở đầu ngày khai mạc, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGM Việt Nam đọc diễn văn khai mạc. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Huấn thị của Thánh bộ Truyền giáo vào năm 1659, khi bổ nhiệm hai Giám mục đại diện Tông tòa cho hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó có trích đoạn: “…Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẻ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ…Nguyên việc sửa chửa những quốc lệ của người ta cũng đã gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có từ lâu đời.” Những lời căn dặn của huấn thị đã âm vang trong lòng của cha L.Cadière, một linh mục thừa sai Paris đã đến Huế vào năm 1892. Suốt 63 năm mục vụ tại giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là Tổng giáo phận Huế, ngài đã cuộc đời mục tử nhiệt thành và qua sự nghiệp văn hóa, học thuật đồ sộ của mình. Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM thay mặt Ban Tổ chức tuyên bố khai mạc Hội thảo trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường.
Đức Giám mục chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGM Việt Nam Giuse Vũ Duy Thống, chủ tọa của buổi hội thảo đầu tiên. Trong phát biểu mở đầu, ngài đã đánh giá Léopold Cadière là một nhà truyền giáo nhiệt thành, đã đem Tin mừng của Đức Kitô đến với người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, là nhà Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Thực vật học, nhà Huế học. Ngài đã nghiên cứu sâu sắc về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tôn giáo của người Việt Nam. Đồng thời ngài cũng là con người thích nghi và hội nhập với văn hóa Việt Nam: ngài dung tên Việt (Cố Cả), ăn mặc theo người Việt, chân đi guốc mộc, nói tiếng Việt như người Việt. Và cuối cùng ngài đã xin được chết tại Việt Nam, chôn cất tại Huế, nơi mà ngài đã sống và phục vụ suốt 63 năm.
Xuyên suốt 13 bài tham luận của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá về sự tài ba lỗi lạc của cha L.Cadière. Những phát biểu bổ sung nhận xét của các tham dự viên cũng là những nhân sĩ trí thức tiếng tăm. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin được nêu một số vấn đề:
-Theo nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ: khi nghiên cứu một vấn đề, ngài đã đến tận nơi, mặc dù phương tiện duy nhất thời bấy giờ là đi bộ. Ngài hỏi cặn kẻ từ dân địa phương, đã đo vẽ chính xác từng milimét hiện trường và hiện vật cần tìm hiểu. Trong các tác phẩm để lại, với các minh họa ghi rõ chi tiết về kích thước. Nhất là với những tư liệu đã có sẵn, ngài vẫn đến tận nơi để kiểm chứng lại sự việc để so sánh. Với trên 250 bài viết, chưa thấy ngài phê phán một điều gì, kể cả những việc mà chúng ta cho là mê tín dị đoan.
-Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L.Cadière”: đã nêu bật cái nhìn đầy cảm thông về Đạo Hiếu. Theo đó, “Gia đình” bao gồm cả Ông Bà Tổ Tiên và những người đã khuất, nhưng vẫn luôn hiện diện trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên mang tính Tôn giáo. Trong đó, người con trai trưởng có trách nhiệm lập bàn thờ và thờ cúng tổ tiên. Do đó luôn phải có con trai để nối dỏi. Có những trường hợp không có con trai, đích thân người vợ cả đi cưới vợ hai cho chồng. Trong một gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, là nội tướng có nhiệm vụ quán xuyến mọi công việc trong nhà, là tay hòm chìa khóa. Phụ nữ lo tần tảo buôn bán ngược xuôi, nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc và dạy dổ con cái.
- Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: L.Cadière là chủ bút của một tập san nổi tiếng là B.A.V.H. trong suốt thời gian 31 năm (1914-1944), nghĩa là từ khi khai trương đến khi đình bản. Vào thời điểm đó cũng có rất nhiều tập san nổi tiếng, nhưng chưa có ai đủ khả năng làm chủ bút với một thời gian lâu như vậy. Chính ông là người sáng lập ra Bảo tang Khải Định, sau này là Bảo tàng cổ vật và bây giờ là Bảo tang Mỹ thuật Cung đình Huế. Lúc đầu chỉ là một số cổ vật do triều đình tặng, về sau do nhiều người mến mộ từ khắp nơi đem đến tặng, có lúc lên đến con số 10 ngàn đơn vị.
-Nhà văn Chu Hảo, Tổng biên tập tạp chí Trí Thức nhận định: L.Cadière là nhà Việt Nam học đầu tiên tâm huyết nhất với nền văn học Việt Nam, đã gắn liền truyền thống Kitô giáo với văn hóa dân tộc, là những nền tảng đạo đức để phát triẻn đất nước. Ông đánh giá rất cao những tham luận rất công phu của các nhà nghiên cứu, làm cho người nghe đi từ ngạc nhiên này đén ngạc nhien khác. Với những đóng góp to lớn đã được trình bày, Huế cần phải có một cái gì đó để vinh danh ông.
-Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng: Trong tất cả các tài liệu mà ông để lại cho hậu thế, không hề có biểu hiện gì mang tính “cha cố”, mặc dù ông là một linh mục của Hội Thừa sai Paris. Ông chính là con chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Huế.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông: Không phải giáo hội hay nhà thờ, mà là những tâm hồn yêu mến L.Cadière, mỗi người đóng góp một giọt đồng để làm nên bức tượng Léopold Cadière.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: L.Cadière là người rất giỏi và thông thạo tiếng Việt. Vậy tại sao trong các công trình của ông lại viết bằng tiếng Pháp? Là vì ông viết về Việt Nam và về Huế để cho người Pháp và cho cả toàn thế giới đọc để biết về Huế và Việt Nam. Ông là người đầu tiên quảng bá Việt Nam và Huế ra thế giới. Người Huế đã làm được gì cho ông? Một thư viện? Một công trình văn hóa hay một con đường mang tên ông? Ông xứng đáng được tôn vinh như thế.
-Tiến sĩ Phan Thanh Hải: với những tài sản vô giá mà L.Cadière đã để lại cho thế hệ. Chúng ta nên thành lập một Quỷ giải thưởng định kỳ mang tên ngài, dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị.
Bên lề cuộc hội thảo, chúng tôi ghi nhận những ý kiến cho rằng để làm được điều này, chỉ có Tòa Tổng Giám mục Huế “Danh chính ngôn thuận” và đủ tư cách để thành lập. Về kinh phí chắc chắn sẽ có rất nhiều đơn vị ủng hộ, ví dụ Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế là đơn vị đựợc thừa hưởng nhiều nhất những tài sản quý báu do Ngài để lại. Kể cả các kỳ Festival tại Huế, những lễ hội được phục dựng hầu hết đều dựa trên những tư liệu mà ngài đã lưu lại.
Cảm động nhất là ngày viếng mộ và tưởng niệm Léopold Cadière. Có gần cả ngàn người viếng mộ và tưởng niệm 55 năm ngày mất của ngài. Các vị Tổng Giám mục và Giám mục niệm hương trước phần mộ tại Đất Thánh sau lưng nhà nguyện Đại Chủng viện Xuân Bích Huế. Các linh mục và các nhân sĩ trí thức, trong đó có những bậc lão niên 80, 90 tuổi vẫn kính cẩn dâng nén hương để nhớ đến ngài.
Như thế để thấy rằng, rất và rất nhiều người quan tâm đến nền văn hóa dân tộc, quan tâm đến sự suy đồi đạo đức trong xã hội ngày nay. Chính nền văn hóa dân tộc Việt Nam lại được gìn giữ bởi một người tâm huyết là người nước ngoài, là một linh mục thừa sai, yêu mến con người Việt Nam và xin được chết và chôn cất trên quê hương Việt Nam. Cũng trong ngày giổ lần thứ 55 này, trước bài vị của ngài, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện cho ngài, các thầy Đại chủng viện đọc bài văn tế. Sau đó, Đức Tổng Giám mục khai mở tượng đài bằng đá cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước, Đà Nẵng gởi tặng.
Buổi chiều ngày 8.9, mọi người được thưởng thức những tiết mục ca múa do các nữ tu các Hội dòng Mến Thánh Giá Huế, Con Đức Mẹ Đi viếng và Con Đức Mẹ Vô nhiễm, và liên khúc ca Huế do các em thiếu nhi giáo xứ chính tòa Phủ Cam biểu diễn với làn điệu “Lý tình tang”, “Lý ngựa ô”. Vũ điệu một thoáng Thăng Long mang ý nghĩa hướng về Hà Nội ngàn năm Thăng Long. Một đêm ẩm thực chợ quê do các hội dòng nam nữ tại giáo phận Huế đạo diễn với những món ăn thuần túy Huế, tạo một bầu khí đầm ấm dân dã đậm đà hương vị quê hương.
Ba ngày hội thảo trôi qua, không thể diễn đạt hết công lao to lớn mà cha đã để lại cho hậu thế. Đây cũng chỉ mới là bước tiên phong mà Tòa Tổng Giám mục Huế khởi xướng, đã được sự ủng hộ hết sức chân tình của tất cả mọi người.
Trước khi bế mạc, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, với cương vị chủ nhà đăng cai tổ chức, nói lời cảm ơn các thuyết trình viên, trong đó có giáo sư Trần Văn Toàn đến từ Pháp, cũng là người thầy dạy của ngài trong những năm tháng ở giảng đường đại học, ngài xúc động và vui mừng khi thấy người thầy đã cao tuổi những vẫn mạnh khỏe, và nhiệt tình tham dự với bài tham luận rất giá trị. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện thuận lợi để những ngày hội thảo diẽn ra tốt đẹp. Cảm ơn tất cả tham dự viên đã ủng hộ hội thảo và đã có những đóng quan trọng trong những ngày qua.
Kết thúc Hội thảo, cả hội trường đứng lên với ánh nến lung linh, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình với tất cả lòng ái mộ một con người tâm huyết, tài ba lỗi lạc đã hết lòng với dân tộc Việt Nam. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến và đầy tràn cảm xúc.
Xem hình ảnh
Cuộc Hội thảo diễn ra trong ba ngày 7.8.9/9 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế của 14 vị Tổng Giám mục và Giám mục trong nước, linh mục J.B.Etcharren và các linh mục và nhân sĩ trí thức đến từ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.
Suốt ba ngày hội thảo đều có sự hiện diện của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế. Tổng số người tham dự lên đến chừng 2ngàn người, bình quân mỗi ngày trên 6 trăm người.
Mở đầu ngày khai mạc, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGM Việt Nam đọc diễn văn khai mạc. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến Huấn thị của Thánh bộ Truyền giáo vào năm 1659, khi bổ nhiệm hai Giám mục đại diện Tông tòa cho hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó có trích đoạn: “…Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẻ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ…Nguyên việc sửa chửa những quốc lệ của người ta cũng đã gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có từ lâu đời.” Những lời căn dặn của huấn thị đã âm vang trong lòng của cha L.Cadière, một linh mục thừa sai Paris đã đến Huế vào năm 1892. Suốt 63 năm mục vụ tại giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là Tổng giáo phận Huế, ngài đã cuộc đời mục tử nhiệt thành và qua sự nghiệp văn hóa, học thuật đồ sộ của mình. Đức Tổng Giám mục chủ tịch HĐGM thay mặt Ban Tổ chức tuyên bố khai mạc Hội thảo trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cả hội trường.
Đức Giám mục chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGM Việt Nam Giuse Vũ Duy Thống, chủ tọa của buổi hội thảo đầu tiên. Trong phát biểu mở đầu, ngài đã đánh giá Léopold Cadière là một nhà truyền giáo nhiệt thành, đã đem Tin mừng của Đức Kitô đến với người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc, là nhà Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Thực vật học, nhà Huế học. Ngài đã nghiên cứu sâu sắc về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tôn giáo của người Việt Nam. Đồng thời ngài cũng là con người thích nghi và hội nhập với văn hóa Việt Nam: ngài dung tên Việt (Cố Cả), ăn mặc theo người Việt, chân đi guốc mộc, nói tiếng Việt như người Việt. Và cuối cùng ngài đã xin được chết tại Việt Nam, chôn cất tại Huế, nơi mà ngài đã sống và phục vụ suốt 63 năm.
Xuyên suốt 13 bài tham luận của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu đã đánh giá về sự tài ba lỗi lạc của cha L.Cadière. Những phát biểu bổ sung nhận xét của các tham dự viên cũng là những nhân sĩ trí thức tiếng tăm. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi chỉ xin được nêu một số vấn đề:
-Theo nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ: khi nghiên cứu một vấn đề, ngài đã đến tận nơi, mặc dù phương tiện duy nhất thời bấy giờ là đi bộ. Ngài hỏi cặn kẻ từ dân địa phương, đã đo vẽ chính xác từng milimét hiện trường và hiện vật cần tìm hiểu. Trong các tác phẩm để lại, với các minh họa ghi rõ chi tiết về kích thước. Nhất là với những tư liệu đã có sẵn, ngài vẫn đến tận nơi để kiểm chứng lại sự việc để so sánh. Với trên 250 bài viết, chưa thấy ngài phê phán một điều gì, kể cả những việc mà chúng ta cho là mê tín dị đoan.
-Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L.Cadière”: đã nêu bật cái nhìn đầy cảm thông về Đạo Hiếu. Theo đó, “Gia đình” bao gồm cả Ông Bà Tổ Tiên và những người đã khuất, nhưng vẫn luôn hiện diện trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên mang tính Tôn giáo. Trong đó, người con trai trưởng có trách nhiệm lập bàn thờ và thờ cúng tổ tiên. Do đó luôn phải có con trai để nối dỏi. Có những trường hợp không có con trai, đích thân người vợ cả đi cưới vợ hai cho chồng. Trong một gia đình, người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, là nội tướng có nhiệm vụ quán xuyến mọi công việc trong nhà, là tay hòm chìa khóa. Phụ nữ lo tần tảo buôn bán ngược xuôi, nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc và dạy dổ con cái.
- Theo nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: L.Cadière là chủ bút của một tập san nổi tiếng là B.A.V.H. trong suốt thời gian 31 năm (1914-1944), nghĩa là từ khi khai trương đến khi đình bản. Vào thời điểm đó cũng có rất nhiều tập san nổi tiếng, nhưng chưa có ai đủ khả năng làm chủ bút với một thời gian lâu như vậy. Chính ông là người sáng lập ra Bảo tang Khải Định, sau này là Bảo tàng cổ vật và bây giờ là Bảo tang Mỹ thuật Cung đình Huế. Lúc đầu chỉ là một số cổ vật do triều đình tặng, về sau do nhiều người mến mộ từ khắp nơi đem đến tặng, có lúc lên đến con số 10 ngàn đơn vị.
-Nhà văn Chu Hảo, Tổng biên tập tạp chí Trí Thức nhận định: L.Cadière là nhà Việt Nam học đầu tiên tâm huyết nhất với nền văn học Việt Nam, đã gắn liền truyền thống Kitô giáo với văn hóa dân tộc, là những nền tảng đạo đức để phát triẻn đất nước. Ông đánh giá rất cao những tham luận rất công phu của các nhà nghiên cứu, làm cho người nghe đi từ ngạc nhiên này đén ngạc nhien khác. Với những đóng góp to lớn đã được trình bày, Huế cần phải có một cái gì đó để vinh danh ông.
-Nhà nghiên cứu Mai Khắc Ứng: Trong tất cả các tài liệu mà ông để lại cho hậu thế, không hề có biểu hiện gì mang tính “cha cố”, mặc dù ông là một linh mục của Hội Thừa sai Paris. Ông chính là con chim đầu đàn trong việc gìn giữ văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Huế.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông: Không phải giáo hội hay nhà thờ, mà là những tâm hồn yêu mến L.Cadière, mỗi người đóng góp một giọt đồng để làm nên bức tượng Léopold Cadière.
-Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: L.Cadière là người rất giỏi và thông thạo tiếng Việt. Vậy tại sao trong các công trình của ông lại viết bằng tiếng Pháp? Là vì ông viết về Việt Nam và về Huế để cho người Pháp và cho cả toàn thế giới đọc để biết về Huế và Việt Nam. Ông là người đầu tiên quảng bá Việt Nam và Huế ra thế giới. Người Huế đã làm được gì cho ông? Một thư viện? Một công trình văn hóa hay một con đường mang tên ông? Ông xứng đáng được tôn vinh như thế.
-Tiến sĩ Phan Thanh Hải: với những tài sản vô giá mà L.Cadière đã để lại cho thế hệ. Chúng ta nên thành lập một Quỷ giải thưởng định kỳ mang tên ngài, dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị.
Bên lề cuộc hội thảo, chúng tôi ghi nhận những ý kiến cho rằng để làm được điều này, chỉ có Tòa Tổng Giám mục Huế “Danh chính ngôn thuận” và đủ tư cách để thành lập. Về kinh phí chắc chắn sẽ có rất nhiều đơn vị ủng hộ, ví dụ Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế là đơn vị đựợc thừa hưởng nhiều nhất những tài sản quý báu do Ngài để lại. Kể cả các kỳ Festival tại Huế, những lễ hội được phục dựng hầu hết đều dựa trên những tư liệu mà ngài đã lưu lại.
Cảm động nhất là ngày viếng mộ và tưởng niệm Léopold Cadière. Có gần cả ngàn người viếng mộ và tưởng niệm 55 năm ngày mất của ngài. Các vị Tổng Giám mục và Giám mục niệm hương trước phần mộ tại Đất Thánh sau lưng nhà nguyện Đại Chủng viện Xuân Bích Huế. Các linh mục và các nhân sĩ trí thức, trong đó có những bậc lão niên 80, 90 tuổi vẫn kính cẩn dâng nén hương để nhớ đến ngài.
Như thế để thấy rằng, rất và rất nhiều người quan tâm đến nền văn hóa dân tộc, quan tâm đến sự suy đồi đạo đức trong xã hội ngày nay. Chính nền văn hóa dân tộc Việt Nam lại được gìn giữ bởi một người tâm huyết là người nước ngoài, là một linh mục thừa sai, yêu mến con người Việt Nam và xin được chết và chôn cất trên quê hương Việt Nam. Cũng trong ngày giổ lần thứ 55 này, trước bài vị của ngài, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện cho ngài, các thầy Đại chủng viện đọc bài văn tế. Sau đó, Đức Tổng Giám mục khai mở tượng đài bằng đá cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước, Đà Nẵng gởi tặng.
Buổi chiều ngày 8.9, mọi người được thưởng thức những tiết mục ca múa do các nữ tu các Hội dòng Mến Thánh Giá Huế, Con Đức Mẹ Đi viếng và Con Đức Mẹ Vô nhiễm, và liên khúc ca Huế do các em thiếu nhi giáo xứ chính tòa Phủ Cam biểu diễn với làn điệu “Lý tình tang”, “Lý ngựa ô”. Vũ điệu một thoáng Thăng Long mang ý nghĩa hướng về Hà Nội ngàn năm Thăng Long. Một đêm ẩm thực chợ quê do các hội dòng nam nữ tại giáo phận Huế đạo diễn với những món ăn thuần túy Huế, tạo một bầu khí đầm ấm dân dã đậm đà hương vị quê hương.
Ba ngày hội thảo trôi qua, không thể diễn đạt hết công lao to lớn mà cha đã để lại cho hậu thế. Đây cũng chỉ mới là bước tiên phong mà Tòa Tổng Giám mục Huế khởi xướng, đã được sự ủng hộ hết sức chân tình của tất cả mọi người.
Trước khi bế mạc, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, với cương vị chủ nhà đăng cai tổ chức, nói lời cảm ơn các thuyết trình viên, trong đó có giáo sư Trần Văn Toàn đến từ Pháp, cũng là người thầy dạy của ngài trong những năm tháng ở giảng đường đại học, ngài xúc động và vui mừng khi thấy người thầy đã cao tuổi những vẫn mạnh khỏe, và nhiệt tình tham dự với bài tham luận rất giá trị. Cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện thuận lợi để những ngày hội thảo diẽn ra tốt đẹp. Cảm ơn tất cả tham dự viên đã ủng hộ hội thảo và đã có những đóng quan trọng trong những ngày qua.
Kết thúc Hội thảo, cả hội trường đứng lên với ánh nến lung linh, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình với tất cả lòng ái mộ một con người tâm huyết, tài ba lỗi lạc đã hết lòng với dân tộc Việt Nam. Mọi người chia tay nhau trong lưu luyến và đầy tràn cảm xúc.
Giáo Dân 3 Tỉnh Miền Bắc Việt Nam: tụ họp đọc kinh bất kể bị cấm
Việt Báo
12:36 10/09/2010
ĐIỆN BIÊN -- Nhiều ngàn người Công Giáo tại ba tỉnh phía tây bắc VN -- Điện Biên, Lai Châu, Hưng Hóa -- đã chống lại lệnh chính phủ cấm sinh hoạt tôn giáo bằng cách tụ họp ở nhà dân để cầu nguyện. Bản tin của mạng Công Giáo quốc tế UCAN đươc dịch như sau.
Joseph Nguyen Van Tien, 54 tuổi, hiện sống tai huyen Muong Ang, tỉnh Điện Biên, nói là ông bắt đầu mời giaó dân Công Giáo địa phương tới nhà ông cầu nguyện từ 3 tháng trước, sau khi ông tham dựï một buổi cầu nguyện ở xa cách đó 80 kilomét.
Ông nói bây giờ có khoảng 120 tín đồ Công Giaó thường xuyên tới nhà ông vào chủ nhật để cầu nguyện.
Ông có 5 con, và kể rằng công an nhiều lần thẩm vấn ông và đòi chấm dứt tụ họp cầu nguyện.
Tien nói, “Chúng tôi không sợ gì hết vì chúng tôi cầu nguyện cho đời chúng tôi sống tốt hơn và cho các thân nhân chúng tôi nhân ngaỳ giỡ của họ. Chúng tôi không gây bất ổn công cộng.”
Nhiều giáo dân Công Giáo nói họ muốn chính quyền địa phương công nhận sinh hoạt tôn giáo của họ và sẽ cho phép họ xây nhà thờ.
(Nguồn: http://www.ucanews.com/2010/09/09/vietnamese-catholics-defy-ban-on-religious-gatherings)
Joseph Nguyen Van Tien, 54 tuổi, hiện sống tai huyen Muong Ang, tỉnh Điện Biên, nói là ông bắt đầu mời giaó dân Công Giáo địa phương tới nhà ông cầu nguyện từ 3 tháng trước, sau khi ông tham dựï một buổi cầu nguyện ở xa cách đó 80 kilomét.
Ông nói bây giờ có khoảng 120 tín đồ Công Giaó thường xuyên tới nhà ông vào chủ nhật để cầu nguyện.
Ông có 5 con, và kể rằng công an nhiều lần thẩm vấn ông và đòi chấm dứt tụ họp cầu nguyện.
Tien nói, “Chúng tôi không sợ gì hết vì chúng tôi cầu nguyện cho đời chúng tôi sống tốt hơn và cho các thân nhân chúng tôi nhân ngaỳ giỡ của họ. Chúng tôi không gây bất ổn công cộng.”
Nhiều giáo dân Công Giáo nói họ muốn chính quyền địa phương công nhận sinh hoạt tôn giáo của họ và sẽ cho phép họ xây nhà thờ.
(Nguồn: http://www.ucanews.com/2010/09/09/vietnamese-catholics-defy-ban-on-religious-gatherings)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Diễn đạt yêu thương: bản chất tình thế hay chất lượng thời gian
Jos. Tú Nạc, NMS
10:08 10/09/2010
Hàng nhiều năm, Ts. Chapman đã nghiên cứu cách thức mà người ta truyền đạt tình yêu cho nhau. Ông đã đưa ra những gợi ý bằng cách nào để người ta có thể tỏ tình với nhau đậm đà hơn. Ông đã gọi chúng là “cách diễn đạt yêu thương”. Lần trước chúng ta đã đề cập đến cách diễn đạt yêu thương thứ nhất: những lời lẽ ân cần. Lần này chúng ta bàn đến cách diễn đạt yêu thương thứ hai: bản chất tình thế hay chất lượng thời gian (Quality time.)
Một hôm John và Sara đến gặp Ts. Chapman. Trong cuộc sống hôn nhân của họ chẳng có gì là hạnh phúc. Họ bất đồng với nhau đủ thứ. Họ thường xuyên đấu khẩu với nhau. Họ không còn thời gian để cùng nhau vui vẻ. Họ cho rằng họ không còn yêu nhau nữa.
Ts. Chapman đã mang đến cho họ một vài lời khuyên. Ông nói với họ hãy bắt đầu nói với nhau bằng những lời lẽ ân cần. Ông bảo John hãy nói với Sara rằng cô ta xinh đẹp hoặc cảm ơn Sara khi cô làm bất kỳ một việc gì. Và Ts. Chapman cũng nói với Sara hãy thực hiện y như vậy. Khi John làm những việc quanh nhà hoặc hoàn thiện một công việc gì, là Sara nói với John lời cảm ơn. Sara phải nói với John rằng cô đã nhận ra giá trị những công việc mà John đã thực hiện.
Hai tháng trời, John và Sara đã thực hiện lời khuyên của Ts. Chapman. Họ làm việc tích cực và nói với nhau bằng những lời lẽ ân cần. Cuộc hôn nhân của họ dần bắt đầu khởi sắc. Nhưng vẫn còn một vấn đề phức tạp nhỏ.
Sau hai tháng, Ts. Chapman đã lẩn lượt gặp John và Sara. Ông đã hỏi về cuộc hôn nhân của họ như thế nào. John rất hạnh phúc. Anh đã nói rằng Sara đã dùng những lời lẽ ân cần tạo cho anh cảm giác muốn và cần, và được yêu thương. Anh nói rằng anh cảm thấy mình như một người đàn ông trở lại. Nhưng khi Ts. Chapman gặp Sara., ông nhận thấy rằng cô ta có cảm giác khác. Cô không được hạnh phúc như John. John đã đem đến cho cô những lời lẽ ân cần, trìu mến. Và Sara cũng thích nghe John nói lên những lời nói ấy. Nhưng có một cái gì đó vẫn trông vắng đối với Sara. Cô cảm thấy thích và cần hơn không chỉ là những lời nói trìu mến chân thành.
Trong cuốn sách của mình, The Five Love Languages, Ts. Chapman đã nhận diện năm cách khác nhau để bày tỏ tình yêu. Theo ông, năm cách diễn đạt này là:
Những lời nói ân cần chân thực
Bản chất tình thế
Đón nhân những món quà
Những cử chỉ phục vụ
Va chạm thể xác
Qua nhiều năm nghiên cứu, Ts. Chapman đã nhận thấy rằng tất cả mọi người đều không cảm và nhận tình yêu theo cùng phương thức. Ông tin rằng để diễn tả tình yêu một cách chân thành với người khác, bạn phải thấu hiểu cách diễn đạt yêu thương của họ. Nó rất quan trọng để biết cách họ cảm nhận yêu thương tốt nhất.
Câu chuyện giữa John và Sara của chúng ta là môt hiển nhiên, cả hai không cùng chung cách diễn đạt yêu thương. Mà, Sara cần một điều gì ở John để cảm thấy được yêu thương. Đó là gì? Đây là những gì mà Sara trình bày với Ts. Chapman,
“Thưa Tiến sỹ, cuộc hôn nhân của chúng tôi có phần cải thiện. John đã và đang mang đến cho tôi những lời lẽ ân cần chân thực như ông đã gợi ý … Nhưng, anh vẫn chẳng dành cho tôi thời gian gần gũi nào. Anh ta vẫn bận rộn những công việc mà chúng tôi chẳng hề có thời gian bên nhau.”
Cách diễn đạt yêu thương chủ yếu của Sara là bản chất tình thế. Cô cảm thấy được yêu thương tuyệt đối khi người ta dành thời gian đến với mình.
Việc dành bản chất tình thế cho một người nào đó có nghĩa mang đến cho người ấy sự chú ý của bạn. Đó là, tâm trí và tư tưởng của bạn phải thuộc về người ấy, và không thuộc về bất cứ một điều gì khác. Ts. Chapman nói,
“bằng ‘bản chất tình thế’, tôi muốn nói là đem đến cho một người nào đó sự tập trung của bạn – không bị chi phối. Tôi không nói việc cùng ngồi trên trường kỷ theo dõi truyền hình. Khi bạn dành thời gian bên nhau theo cách ấy thì chiếc truyên hình là sự chú ý của bạn chứ không phải là người khác. Điều mà tôi muốn nói là cùng ngồi trên ghế trường kỷ với chiếc truyền hình đã được tắt, nhìn nhau và trò truyện …”
Nhiêm vụ của bản chất tình thế là bản chất truyền đạt. Điều này khác hơn là việc mang đến những lời lẽ ân cần chân thực. Bản chất truyền đạt muốn nói rằng bạn phải là người biết lắng nghe. Bạn phải đặt câu hỏi làm thế nào để người nào đó có thể cảm nhận. Bạn phải mang đến cho họ sự cảm thông, những người mà đang có một ngày ảm đạm. Bạn đừng làm gián đoạn bằng cách ngắt lời người khác khi họ đang nói. Bạn nên cố gắng giải tỏa những điều phiền muộn của người khác. Đơn giản bạn lắng nghe và bày tỏ rằng bạn đã hiểu.
Nhưng phần quan trọng khác của bản chất thời gian, thực ra là muốn nói đến giây phút bên nhau. Bạn hãy tưởng tượng bạn có cảm giác như thế khi một người bạn đến thăm. Điều đó có thể làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Khi một người nào đó chắt chiu thời gian dành cho bạn, điều đó có nghĩa là họ yêu bạn thiết tha!
Việc dành bản chất thời gian với con người muốn nói rằng bạn hãy thực hiện những điều mà họ thích được thực hiện. Nó không có nghĩa là thực hiện những điều mà bạn thích. Nếu người bạn ấy không thích thể thao thì bản đừng yêu cầu anh ta xem một trận đá bóng. Thay vào đó, hãy hỏi anh ta thích cái gì. Và sau đó, thực hiên y như vậy. Điều đó muốn nói với bạn của mình rằng bạn đã quan tâm đến anh ta.
Một sản phẩm của việc dành bản chất tình thế với một người nào đó là những kỷ niệm tuyệt vời. Trong những năm đã qua, bạn có thể hồi tưởng những giây phút êm đềm bên nhau. Những kỷ niệm tuyệt vời đó thể hiện những giây phút khi bạn chia sẻ niềm yêu thương chân chính. Dành bản chất tình thế với một người nào đó là cách duy nhất để diễn tả tình yêu đó là tình yêu vĩnh cửu.
Ts. Chapman đã lưu lại trong chúng ta với những tư tưởng về cách diễn đạt yêu thương của hôm nay.
“Và bạn tìm thấy những hành động yêu thương như vậy ở đâu …” Chúng tạo tình huống chỉ khi chúng ta sửa soạn chuẩn bị cho một bữa ăn trưa hoặc ăn tối. Tại sao? Bởi vì nó chỉ quan trọng đối với tình bạn và hôn nhân vì những bữa ăn mang lại sức khỏe cho chúng ta. Điều đó phải chăng khó để tạo ra bản chất tình thế cho một người nào đó? Phải chăng đó là kế hoạch chăm sóc? Vâng! Phải chăng nó muốn nói chúng ta từ bỏ những một số những hành động cá nhân? Có lẽ. Có phải nó muốn nói chúng ta cảm khoái một cách riêng tư? Tất nhiên! Nó có xứng đáng không? Tốt hơn hết bạn hãy tin tưởng nó! Nó tồn tại điều gì trong tôi? Tri thức về sự hiện hữu một người bạn, người chồng hay người vợ, người mà cảm thấy được yêu thương.”
Một hôm John và Sara đến gặp Ts. Chapman. Trong cuộc sống hôn nhân của họ chẳng có gì là hạnh phúc. Họ bất đồng với nhau đủ thứ. Họ thường xuyên đấu khẩu với nhau. Họ không còn thời gian để cùng nhau vui vẻ. Họ cho rằng họ không còn yêu nhau nữa.
Ts. Chapman đã mang đến cho họ một vài lời khuyên. Ông nói với họ hãy bắt đầu nói với nhau bằng những lời lẽ ân cần. Ông bảo John hãy nói với Sara rằng cô ta xinh đẹp hoặc cảm ơn Sara khi cô làm bất kỳ một việc gì. Và Ts. Chapman cũng nói với Sara hãy thực hiện y như vậy. Khi John làm những việc quanh nhà hoặc hoàn thiện một công việc gì, là Sara nói với John lời cảm ơn. Sara phải nói với John rằng cô đã nhận ra giá trị những công việc mà John đã thực hiện.
Hai tháng trời, John và Sara đã thực hiện lời khuyên của Ts. Chapman. Họ làm việc tích cực và nói với nhau bằng những lời lẽ ân cần. Cuộc hôn nhân của họ dần bắt đầu khởi sắc. Nhưng vẫn còn một vấn đề phức tạp nhỏ.
Sau hai tháng, Ts. Chapman đã lẩn lượt gặp John và Sara. Ông đã hỏi về cuộc hôn nhân của họ như thế nào. John rất hạnh phúc. Anh đã nói rằng Sara đã dùng những lời lẽ ân cần tạo cho anh cảm giác muốn và cần, và được yêu thương. Anh nói rằng anh cảm thấy mình như một người đàn ông trở lại. Nhưng khi Ts. Chapman gặp Sara., ông nhận thấy rằng cô ta có cảm giác khác. Cô không được hạnh phúc như John. John đã đem đến cho cô những lời lẽ ân cần, trìu mến. Và Sara cũng thích nghe John nói lên những lời nói ấy. Nhưng có một cái gì đó vẫn trông vắng đối với Sara. Cô cảm thấy thích và cần hơn không chỉ là những lời nói trìu mến chân thành.
Trong cuốn sách của mình, The Five Love Languages, Ts. Chapman đã nhận diện năm cách khác nhau để bày tỏ tình yêu. Theo ông, năm cách diễn đạt này là:
Những lời nói ân cần chân thực
Bản chất tình thế
Đón nhân những món quà
Những cử chỉ phục vụ
Va chạm thể xác
Qua nhiều năm nghiên cứu, Ts. Chapman đã nhận thấy rằng tất cả mọi người đều không cảm và nhận tình yêu theo cùng phương thức. Ông tin rằng để diễn tả tình yêu một cách chân thành với người khác, bạn phải thấu hiểu cách diễn đạt yêu thương của họ. Nó rất quan trọng để biết cách họ cảm nhận yêu thương tốt nhất.
Câu chuyện giữa John và Sara của chúng ta là môt hiển nhiên, cả hai không cùng chung cách diễn đạt yêu thương. Mà, Sara cần một điều gì ở John để cảm thấy được yêu thương. Đó là gì? Đây là những gì mà Sara trình bày với Ts. Chapman,
“Thưa Tiến sỹ, cuộc hôn nhân của chúng tôi có phần cải thiện. John đã và đang mang đến cho tôi những lời lẽ ân cần chân thực như ông đã gợi ý … Nhưng, anh vẫn chẳng dành cho tôi thời gian gần gũi nào. Anh ta vẫn bận rộn những công việc mà chúng tôi chẳng hề có thời gian bên nhau.”
Cách diễn đạt yêu thương chủ yếu của Sara là bản chất tình thế. Cô cảm thấy được yêu thương tuyệt đối khi người ta dành thời gian đến với mình.
Việc dành bản chất tình thế cho một người nào đó có nghĩa mang đến cho người ấy sự chú ý của bạn. Đó là, tâm trí và tư tưởng của bạn phải thuộc về người ấy, và không thuộc về bất cứ một điều gì khác. Ts. Chapman nói,
“bằng ‘bản chất tình thế’, tôi muốn nói là đem đến cho một người nào đó sự tập trung của bạn – không bị chi phối. Tôi không nói việc cùng ngồi trên trường kỷ theo dõi truyền hình. Khi bạn dành thời gian bên nhau theo cách ấy thì chiếc truyên hình là sự chú ý của bạn chứ không phải là người khác. Điều mà tôi muốn nói là cùng ngồi trên ghế trường kỷ với chiếc truyền hình đã được tắt, nhìn nhau và trò truyện …”
Nhiêm vụ của bản chất tình thế là bản chất truyền đạt. Điều này khác hơn là việc mang đến những lời lẽ ân cần chân thực. Bản chất truyền đạt muốn nói rằng bạn phải là người biết lắng nghe. Bạn phải đặt câu hỏi làm thế nào để người nào đó có thể cảm nhận. Bạn phải mang đến cho họ sự cảm thông, những người mà đang có một ngày ảm đạm. Bạn đừng làm gián đoạn bằng cách ngắt lời người khác khi họ đang nói. Bạn nên cố gắng giải tỏa những điều phiền muộn của người khác. Đơn giản bạn lắng nghe và bày tỏ rằng bạn đã hiểu.
Nhưng phần quan trọng khác của bản chất thời gian, thực ra là muốn nói đến giây phút bên nhau. Bạn hãy tưởng tượng bạn có cảm giác như thế khi một người bạn đến thăm. Điều đó có thể làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Khi một người nào đó chắt chiu thời gian dành cho bạn, điều đó có nghĩa là họ yêu bạn thiết tha!
Việc dành bản chất thời gian với con người muốn nói rằng bạn hãy thực hiện những điều mà họ thích được thực hiện. Nó không có nghĩa là thực hiện những điều mà bạn thích. Nếu người bạn ấy không thích thể thao thì bản đừng yêu cầu anh ta xem một trận đá bóng. Thay vào đó, hãy hỏi anh ta thích cái gì. Và sau đó, thực hiên y như vậy. Điều đó muốn nói với bạn của mình rằng bạn đã quan tâm đến anh ta.
Một sản phẩm của việc dành bản chất tình thế với một người nào đó là những kỷ niệm tuyệt vời. Trong những năm đã qua, bạn có thể hồi tưởng những giây phút êm đềm bên nhau. Những kỷ niệm tuyệt vời đó thể hiện những giây phút khi bạn chia sẻ niềm yêu thương chân chính. Dành bản chất tình thế với một người nào đó là cách duy nhất để diễn tả tình yêu đó là tình yêu vĩnh cửu.
Ts. Chapman đã lưu lại trong chúng ta với những tư tưởng về cách diễn đạt yêu thương của hôm nay.
“Và bạn tìm thấy những hành động yêu thương như vậy ở đâu …” Chúng tạo tình huống chỉ khi chúng ta sửa soạn chuẩn bị cho một bữa ăn trưa hoặc ăn tối. Tại sao? Bởi vì nó chỉ quan trọng đối với tình bạn và hôn nhân vì những bữa ăn mang lại sức khỏe cho chúng ta. Điều đó phải chăng khó để tạo ra bản chất tình thế cho một người nào đó? Phải chăng đó là kế hoạch chăm sóc? Vâng! Phải chăng nó muốn nói chúng ta từ bỏ những một số những hành động cá nhân? Có lẽ. Có phải nó muốn nói chúng ta cảm khoái một cách riêng tư? Tất nhiên! Nó có xứng đáng không? Tốt hơn hết bạn hãy tin tưởng nó! Nó tồn tại điều gì trong tôi? Tri thức về sự hiện hữu một người bạn, người chồng hay người vợ, người mà cảm thấy được yêu thương.”
Thông Báo
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao thông báo chương trình ngày 13 mỗi tháng
Ban Điều Hành
19:01 10/09/2010
Nhằm đáp ứng nhu cầu hành hương của các tín hữu và quý khách; để không bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng khi tham dự thánh lễ.
Đức Giám Mục Giáo Phận quyết định:
Bắt đầu từ tháng 09.2010, chương trình ngày 13 mỗi tháng như sau:
• 6g30: Cộng đoàn cử hành giờ Khấn Đức Mẹ.
• 7g00: Thánh lễ đồng tế.
Xin thông báo đến quý khách hành hương được biết để cùng nhau tham dự.
Cám ơn chân thành.
Văn Hóa
Phúc lành của Cha
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:42 10/09/2010
PHÚC LÀNH CỦA CHA
Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc.
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !
Bàn tay Cha phủ rộng khắp vũ hoàn,
Chúc lành cho con, dịu dàng tình người mẹ.
Phúc lành của Cha,
Êm đềm mà mạnh mẽ.
Như đại dương nhấn chìm cuồng phong bão tố,
Như địa tầng mài giũa ngọc, kim cương;
Như muối mặn nhuần thấm đại dương,
Như sức hút từ trường khắp toàn vũ trụ.
Phúc lành của Cha
Tình thương hội tụ,
Dạt dào phong phú,
Sâu lắng trong con tình yêu ấp ủ,
Chắp cánh đời con cư trú Nước Trời.
Phúc lành của Cha
Bao dung, đổi mới
Vượt thời gian, không biên giới.
Thần lực trao ban giúp con tiến tới,
Cứu cánh đời con: được sống dưới tay Người.
Con vẫn tin yêu suốt cuộc đời
Phúc lành Cha xuống chẳng khi ngơi.
Thao thức mỏi mòn trong tình mến,
Hạnh phúc tràn tuôn mãi diệu vời.
Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !
Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc.
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !
Bàn tay Cha phủ rộng khắp vũ hoàn,
Chúc lành cho con, dịu dàng tình người mẹ.
Phúc lành của Cha,
Êm đềm mà mạnh mẽ.
Như đại dương nhấn chìm cuồng phong bão tố,
Như địa tầng mài giũa ngọc, kim cương;
Như muối mặn nhuần thấm đại dương,
Như sức hút từ trường khắp toàn vũ trụ.
Phúc lành của Cha
Tình thương hội tụ,
Dạt dào phong phú,
Sâu lắng trong con tình yêu ấp ủ,
Chắp cánh đời con cư trú Nước Trời.
Phúc lành của Cha
Bao dung, đổi mới
Vượt thời gian, không biên giới.
Thần lực trao ban giúp con tiến tới,
Cứu cánh đời con: được sống dưới tay Người.
Con vẫn tin yêu suốt cuộc đời
Phúc lành Cha xuống chẳng khi ngơi.
Thao thức mỏi mòn trong tình mến,
Hạnh phúc tràn tuôn mãi diệu vời.
Phúc lành của Cha,
Bao la hạnh phúc
Phúc lành của Cha
Hun đúc tim con !
Yêu nhé?
lykhách
09:53 10/09/2010
Vui đây rồi lại chợt buồn đấy
Từng nắng mưa bất chợt trời nầy
Không gian cũ bao lần thay vẫn vậy
Đếm buồn vui mòn mười ngón tay
Những nụ cười với nhau hôm nay
Cũng có khi trở lại xót xa đầy
Nhân sinh trôi chẳng ai đưa đẩy
Một hôm nao biết còn có bao ngày!
Còn có bao ngày để yêu thương
Trái tim xin thênh thang độ lượng
Sống vui buồn tình đừng miễn cưỡng
Ngày sẽ ươm thơm dịu chút dư hương
Cái tôi và cái ta vẫn hằng ngày đụng chạm
Bởi tìm chúng ta để so đọ riêng tôi
Tim lạc lỗi nhịp thần giao cách cảm
Chung trăng sao cũng riêng một góc trời!
Giữa chúng ta thật chẳng có gì đáng nói
Phơi bày đời riêng chưa nhất thiết đáng coi
Chất gánh nặng vai nhau thêm mệt mỏi
Nếu trái tim không ẩn chứa tình người
Suy tư đi xa trước vạn ngày
Mắt nhìn nào giới hạn chân mây
Tình ơi nếu tính cho nhau xa vậy
Thì từng chút thôi bắt đầu từ hôm nay
Hãy yêu như chưa yêu lần nào
Hãy cho mơ cho cả trăng sao
Cõi nhân gian sống để yêu dạo
Biết đâu chừng thấu ý trời cao
Nếu chẳng yêu thì còn gì đáng sống?
Yêu chẳng cho tình cũng như không
Cho còn tính nên lòng chưa đủ rộng
Chứa nhân sinh một cõi lòng vòng!
Yêu nhé, tim yêu như lần cuối
Trước sau tình ý hãy như nhau
Ngày còn gần xin mở miệng nói
Lời yêu thương thơm thánh thiện kinh cầu.
Từng nắng mưa bất chợt trời nầy
Không gian cũ bao lần thay vẫn vậy
Đếm buồn vui mòn mười ngón tay
Những nụ cười với nhau hôm nay
Cũng có khi trở lại xót xa đầy
Nhân sinh trôi chẳng ai đưa đẩy
Một hôm nao biết còn có bao ngày!
Còn có bao ngày để yêu thương
Trái tim xin thênh thang độ lượng
Sống vui buồn tình đừng miễn cưỡng
Ngày sẽ ươm thơm dịu chút dư hương
Cái tôi và cái ta vẫn hằng ngày đụng chạm
Bởi tìm chúng ta để so đọ riêng tôi
Tim lạc lỗi nhịp thần giao cách cảm
Chung trăng sao cũng riêng một góc trời!
Giữa chúng ta thật chẳng có gì đáng nói
Phơi bày đời riêng chưa nhất thiết đáng coi
Chất gánh nặng vai nhau thêm mệt mỏi
Nếu trái tim không ẩn chứa tình người
Suy tư đi xa trước vạn ngày
Mắt nhìn nào giới hạn chân mây
Tình ơi nếu tính cho nhau xa vậy
Thì từng chút thôi bắt đầu từ hôm nay
Hãy yêu như chưa yêu lần nào
Hãy cho mơ cho cả trăng sao
Cõi nhân gian sống để yêu dạo
Biết đâu chừng thấu ý trời cao
Nếu chẳng yêu thì còn gì đáng sống?
Yêu chẳng cho tình cũng như không
Cho còn tính nên lòng chưa đủ rộng
Chứa nhân sinh một cõi lòng vòng!
Yêu nhé, tim yêu như lần cuối
Trước sau tình ý hãy như nhau
Ngày còn gần xin mở miệng nói
Lời yêu thương thơm thánh thiện kinh cầu.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Những Con Búp Bê Xinh Xinh
Nguyễn Đăng Khoa
22:22 10/09/2010
NHỮNG CON BÚP BÊ XINH XINH
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Mẹ mua cho em một con Búp Bê
Má hồng trông xinh lắm
Miệng luôn mỉm cười.
Mẹ mua cho em một con Búp Bê
Khi nằm nhắm mắt, ngồi giậy khóc oe…
À ơi à ơi ngủ ngoan đi nhé, chị còn đi làm bài.
(Trích nhạc Thiếu Nhi)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền