Phụng Vụ - Mục Vụ
Sửa lỗi huynh đệ
Lm. Vinh Sơn scj
09:13 10/09/2017
Đức Giám mục A-mo-la đến thăm mục vụ một làng nọ, dân chúng đã bày tỏ với ngài lòng bất mãn tột độ của họ đối với một vị ẩn tu trên núi, vì ông ta đem theo một phụ nữ để chung sống. Vị ẩn tu này đã không ngớt là đối tượng để dân làng đàm tiếu, chỉ trích và lên án:”Hôm nay Đức Cha đã đến đây thì ngài phải giải quyết dứt khoát tình trạng bê bối này gây nhiều gương xấu của vị ẩn sĩ trên núi kia”. Sau khi nghe những lời kết án gay gắt của dân làng, Đức Giám mục quyết định leo lên núi. Ngài đi đầu, dân làng lũ lượt theo sau. Vị ẩn tu thấy đám đông kéo đến túp lều của mình thì hoảng sợ và bảo người phụ nữ chui vào trốn trong một chiếc thùng rỗng.
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.
Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
Sống ở trên đời, ai cũng có những lầm lỗi, có thể là lỗi lầm riêng với bản thân, có thể là những thiếu sót và lầm lỡ với anh em, bạn bè chung quanh, lỗi lầm thiếu trách nhiệm với cộng đoàn, xã hội. Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” ( 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng khẳng định :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
Đức Giêsu mời gọi các môn đệ sửa lỗi cho nhau, sự sửa lỗi cũng đã được Luật Môsê đề cập đến: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó” (Lv 19, 17). Sửa lỗi cho nhau là trách nhiệm, Luật này trích dẫn đặt liền sau huấn lệnh: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Cho nên, sửa lỗi cho anh em không chỉ mang tinh thần trách nhiệm nhưng còn thuộc về luật đức ái. Chính vì yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sửa đổi lẫn nhau, không để cho nhau chết trong lầm lỗi của mình (x. Ez 33, 7-9). Sửa lỗi cho nhau là vì sự tốt đẹp và ích lợi của nhau. Không có tấm lòng yêu thương chân thật thì mọi cách sửa lỗi đều vô hiệu, mà trái lại còn gây nên phản kháng và chống báng. Càng yêu thương nhau thì sự sửa lỗi cho nhau càng hữu hiệu.
Vì thế việc sửa lỗi cho anh em là điều cần thiết. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị: Tế nhị về phía người được sửa lỗi: Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình và khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy rằng : không chỉ người lỗi lầm ái ngại mà người đứng ra sửa lỗi cũng rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Dân gian có câu: ”Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”, với tinh thần trách nhiệm và bác ái của cộng đoàn, cần sửa lỗi anh em, đó là liều thuốc đắng cho dã tật, để người tội lỗi như người bệnh được uống, là biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa.
Liều thuốc mà Chúa Giêsu đã đề nghị bằng một tiến trình sư phạm gồm ba giai đoạn trong việc sửa lỗi huynh đệ :
- Đầu tiên Sửa lỗi anh em trong cuộc gặp gỡ riêng tư chỉ giữa hai người: mình và đương sự, không cho ai khác hay biết.
- Nếu sự việc sửa lỗi của giai đọan đầu không có kết quả, chúng ta tiếp tục giai đọan thứ hai với sự hiện diện của một hay hai người khôn ngoan khuyên nhủ để người lầm lỗi thấu tình đạt lý mà sửa chữa lỗi lầm. Với hai hoặc ba nhân chứng, lời khuyên này sau này nơi các tín hữu tiên khởi đã được thực hành khi sửa lỗi, cụ thể trong cộng đoàn tại Côrintô dưới sự chứng giám của Phaolô, (2Cr 13,1). Biện pháp này là phương pháp sư phạm tránh cho người lầm lỗi khỏi bị sỉ nhục ở nơi cộng đoàn.
- Nhưng nếu giai đọan hai cũng thất bại, lúc đó mới thưa với cộng đoàn. Nếu người anh em này không chịu nghe cộng đoàn, hoặc cố chấp, không có tinh thần phục thiện, lúc đó người này mới có thể bị khai trừ như Tin Mừng nhấn mạnh : Ta hãy coi họ như "người ngoại và người thu thuế”. Nghĩa là người ngoan cố tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chứng nhận sự tách lìa này, và chỉ sẵn sàng đón nhận lại như người anh em khi người tội lỗi được ơn thánh thay đổi, hối lỗi quay về.
“Nhân vô thập toàn”: ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi, và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện như Chúa Giêsu kêu gọi cho của mỗi người chúng ta: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48). Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục.
Ngay từ ban đầu có vũ trụ, phản ứng tự vệ, chối tội đã có trong thái độ con người khi phạm tội và khi được sửa chữa. Thánh Kinh ghi nhận, sau khi phạm tội bất tuân Thiên Chúa khi ăn trái cấm, Khi được Chúa hỏi, nguyên tổ Adam không nhận mình có lỗi và đổ lỗi cho bạn mình là Evà. Evà cũng không nhận mình có lỗi, nhưng lại đổ lỗi cho con rắn, dù chính mình lầm lỗi, con người cũng chưa muốn nhận mình có lỗi.
Giuđa phạm lỗi lầm rất lớn vì ba mươi đồng bạc đã bán thầy...(x. Mt 26, 14 -16; Mc 14, 10 -11; Lc 22, 3-6). Chúa nhắc nhở liền sau cái hôn phản bội của ông trong vườn Cây Dầu: “Giuđa, con nộp Con Người với cái hôn này sao?” (Lc 22, 48), ông vẫn không nhận lỗi, Giuđa đổ lỗi cho mấy thầy thượng tế và kỳ lão, trốn chạy bằng cái chết cách thắt cổ rất tang thương ai oán...(x. Mt 27, 3-10; Cv 1, 18 -19 ). Phêrô chối thầy, chối tới ba lần, được Chúa nhìn nhắc nhở, Phêrô đã nhận ra tội chối thầy. Ông khóc lóc hối lỗi (x. Mt 26, 69-75), Chúa vẫn tín nhiệm trao phó sứ mạng lớn lao: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,17) sau khi Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: “con có yêu mến Thầy không”. Phêrô của yếu đuối lầm lỗi và nhận lỗi đã xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn: “Con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17)
Sống trong gia đình, sống với và sống cùng bạn bè - đồng nghiệp…, chắc chắn tôi và bạn có những lỗi lầm thiếu sót làm mọi người chung quanh tổn thương, những lỗi lầm ấy có thể do chủ tâm hoặc cũng có thể do lỡ lầm yếu đuối, tuy nhiên như Henry Ford nói:”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị". Chữa trị bằng sự kiên trì với tình yêu bao la của Cộng Đoàn: sửa lỗi anh em vì đức ái, để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Còn người lầm lỗi chữa trị bằng tâm hồn khiêm tốn nhận mình lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa...
Hôm nay tôi và bạn học tinh thần sửa chữa huynh đệ: khi tôi sai lỗi, được anh em bạn bè gia đình nhắc nhở sửa chữa, tôi sẽ khiêm tốn đón nhận. Khi thấy bạn bè anh em sai lỗi, tôi sẽ áp dụng phương pháp của Chúa: không phải bằng những chỉ trích, phê bình, hoặc lên án, mà với tấm lòng yêu thương và kiên nhẫn, giúp anh em nên hoàn thiện.
Vâng, lạy Chúa xin giúp con yêu thương sửa lỗi nhau cách tế nhị, kiên nhẫn và khiêm tốn sửa lỗi khi được nhắc nhở...
...Ôn tồn tế nhị, người lầm lỗi,
cởi mở khoan dung, kẻ chán chường,
Bầu khí tươi vui bừng đức ái,
hoa lòng hé nụ tỏa thơm hương.
(Hạt Nắng, Vun đắp tình yêu)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Đức Giám mục là người đầu tiên đến túp lều và cũng là người đầu tiên bước chân vào. Ngài đưa mắt nhìn chung quanh và hiểu ngay tình hình. Ngài ung dung đi thẳng đến chiếc thùng gỗ và ngồi trên đó để nghỉ chân, rồi bình thản gọi dân làng vào và bảo: “Vào đây, anh chị em hãy vào và lục soát túp lều để tìm người phụ nữ”. Họ lăng xăng lục lọi, nhưng không tìm đâu ra bóng dáng người đàn bà. Khi ấy, Đức Giám mục mới nói: “Bây giờ anh chị em phải qùy xuống xin lỗi Thiên Chúa vì đã nói xấu vị ẩn tu này vô cớ”.
Nhưng sau đó, khi mọi người đã kéo nhau xuống núi, Đức Giám mục tiến lại gần vị ẩn tu, nắm chặt hai bàn tay của ông, đưa mắt nhân từ nhưng cương nghị nhìn sâu vào đôi mắt của ông và chậm rải nói: “Hỡi người anh em, hãy cẩn thận giữ mình kẻo mất linh hồn đấy”.
Sống ở trên đời, ai cũng có những lầm lỗi, có thể là lỗi lầm riêng với bản thân, có thể là những thiếu sót và lầm lỡ với anh em, bạn bè chung quanh, lỗi lầm thiếu trách nhiệm với cộng đoàn, xã hội. Thánh Gioan tông đồ khẳng định :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối và sự thật không ở trong họ” ( 1Ga 1,10). Thánh Phaolô tông đồ cũng khẳng định :”Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể” (Ep 4,11).
Đức Giêsu mời gọi các môn đệ sửa lỗi cho nhau, sự sửa lỗi cũng đã được Luật Môsê đề cập đến: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó” (Lv 19, 17). Sửa lỗi cho nhau là trách nhiệm, Luật này trích dẫn đặt liền sau huấn lệnh: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 18). Cho nên, sửa lỗi cho anh em không chỉ mang tinh thần trách nhiệm nhưng còn thuộc về luật đức ái. Chính vì yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sửa đổi lẫn nhau, không để cho nhau chết trong lầm lỗi của mình (x. Ez 33, 7-9). Sửa lỗi cho nhau là vì sự tốt đẹp và ích lợi của nhau. Không có tấm lòng yêu thương chân thật thì mọi cách sửa lỗi đều vô hiệu, mà trái lại còn gây nên phản kháng và chống báng. Càng yêu thương nhau thì sự sửa lỗi cho nhau càng hữu hiệu.
Vì thế việc sửa lỗi cho anh em là điều cần thiết. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị: Tế nhị về phía người được sửa lỗi: Không ai muốn người khác nhắc đến lỗi lầm của mình và khó khăn về phía người sửa lỗi, muốn giúp người khác nên hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy rằng : không chỉ người lỗi lầm ái ngại mà người đứng ra sửa lỗi cũng rất ngại ngùng, một đàng vì người có lỗi không muốn nghe, một đàng chính người sửa lỗi người khác cũng cảm thấy e ngại vì nhớ đến lời Chúa phán :”Hãy lấy cái đà ra khỏi mắt anh đã”.
Dân gian có câu: ”Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”, với tinh thần trách nhiệm và bác ái của cộng đoàn, cần sửa lỗi anh em, đó là liều thuốc đắng cho dã tật, để người tội lỗi như người bệnh được uống, là biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa.
Liều thuốc mà Chúa Giêsu đã đề nghị bằng một tiến trình sư phạm gồm ba giai đoạn trong việc sửa lỗi huynh đệ :
- Đầu tiên Sửa lỗi anh em trong cuộc gặp gỡ riêng tư chỉ giữa hai người: mình và đương sự, không cho ai khác hay biết.
- Nếu sự việc sửa lỗi của giai đọan đầu không có kết quả, chúng ta tiếp tục giai đọan thứ hai với sự hiện diện của một hay hai người khôn ngoan khuyên nhủ để người lầm lỗi thấu tình đạt lý mà sửa chữa lỗi lầm. Với hai hoặc ba nhân chứng, lời khuyên này sau này nơi các tín hữu tiên khởi đã được thực hành khi sửa lỗi, cụ thể trong cộng đoàn tại Côrintô dưới sự chứng giám của Phaolô, (2Cr 13,1). Biện pháp này là phương pháp sư phạm tránh cho người lầm lỗi khỏi bị sỉ nhục ở nơi cộng đoàn.
- Nhưng nếu giai đọan hai cũng thất bại, lúc đó mới thưa với cộng đoàn. Nếu người anh em này không chịu nghe cộng đoàn, hoặc cố chấp, không có tinh thần phục thiện, lúc đó người này mới có thể bị khai trừ như Tin Mừng nhấn mạnh : Ta hãy coi họ như "người ngoại và người thu thuế”. Nghĩa là người ngoan cố tự loại mình ra khỏi cộng đoàn và Giáo hội chứng nhận sự tách lìa này, và chỉ sẵn sàng đón nhận lại như người anh em khi người tội lỗi được ơn thánh thay đổi, hối lỗi quay về.
“Nhân vô thập toàn”: ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi, và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện như Chúa Giêsu kêu gọi cho của mỗi người chúng ta: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48). Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục.
Ngay từ ban đầu có vũ trụ, phản ứng tự vệ, chối tội đã có trong thái độ con người khi phạm tội và khi được sửa chữa. Thánh Kinh ghi nhận, sau khi phạm tội bất tuân Thiên Chúa khi ăn trái cấm, Khi được Chúa hỏi, nguyên tổ Adam không nhận mình có lỗi và đổ lỗi cho bạn mình là Evà. Evà cũng không nhận mình có lỗi, nhưng lại đổ lỗi cho con rắn, dù chính mình lầm lỗi, con người cũng chưa muốn nhận mình có lỗi.
Giuđa phạm lỗi lầm rất lớn vì ba mươi đồng bạc đã bán thầy...(x. Mt 26, 14 -16; Mc 14, 10 -11; Lc 22, 3-6). Chúa nhắc nhở liền sau cái hôn phản bội của ông trong vườn Cây Dầu: “Giuđa, con nộp Con Người với cái hôn này sao?” (Lc 22, 48), ông vẫn không nhận lỗi, Giuđa đổ lỗi cho mấy thầy thượng tế và kỳ lão, trốn chạy bằng cái chết cách thắt cổ rất tang thương ai oán...(x. Mt 27, 3-10; Cv 1, 18 -19 ). Phêrô chối thầy, chối tới ba lần, được Chúa nhìn nhắc nhở, Phêrô đã nhận ra tội chối thầy. Ông khóc lóc hối lỗi (x. Mt 26, 69-75), Chúa vẫn tín nhiệm trao phó sứ mạng lớn lao: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,17) sau khi Chúa hỏi Phêrô đến ba lần: “con có yêu mến Thầy không”. Phêrô của yếu đuối lầm lỗi và nhận lỗi đã xác định cả ba lần, càng về cuối càng cương quyết hơn: “Con yêu mến Thầy” (Ga 21,15-17)
Sống trong gia đình, sống với và sống cùng bạn bè - đồng nghiệp…, chắc chắn tôi và bạn có những lỗi lầm thiếu sót làm mọi người chung quanh tổn thương, những lỗi lầm ấy có thể do chủ tâm hoặc cũng có thể do lỡ lầm yếu đuối, tuy nhiên như Henry Ford nói:”Đừng chỉ lo tìm lỗi lầm nhưng hãy tìm cách chữa trị". Chữa trị bằng sự kiên trì với tình yêu bao la của Cộng Đoàn: sửa lỗi anh em vì đức ái, để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Còn người lầm lỗi chữa trị bằng tâm hồn khiêm tốn nhận mình lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa...
Hôm nay tôi và bạn học tinh thần sửa chữa huynh đệ: khi tôi sai lỗi, được anh em bạn bè gia đình nhắc nhở sửa chữa, tôi sẽ khiêm tốn đón nhận. Khi thấy bạn bè anh em sai lỗi, tôi sẽ áp dụng phương pháp của Chúa: không phải bằng những chỉ trích, phê bình, hoặc lên án, mà với tấm lòng yêu thương và kiên nhẫn, giúp anh em nên hoàn thiện.
Vâng, lạy Chúa xin giúp con yêu thương sửa lỗi nhau cách tế nhị, kiên nhẫn và khiêm tốn sửa lỗi khi được nhắc nhở...
...Ôn tồn tế nhị, người lầm lỗi,
cởi mở khoan dung, kẻ chán chường,
Bầu khí tươi vui bừng đức ái,
hoa lòng hé nụ tỏa thơm hương.
(Hạt Nắng, Vun đắp tình yêu)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói chuyện với giới trẻ Colombia
VietCatholic Network
10:27 10/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxico đã viếng nhà thờ chính tòa thủ đô Bogotà và chào thăm 22 ngàn bạn trẻ Colombia.
Khi gần đến nhà thờ chính tòa, Đức Thánh Cha đã được ông đô trưởng thành Bogotà trao tặng chìa khóa của thành phố, rồi ngài đi bộ vào thăm nhà thờ.
Thánh đường hùng vĩ này được xây ngay tại nơi trước kia là một nhà thờ bằng rơm. Nhà thờ hiện nay được khởi công xây cất cách đây 217 năm (1807) và hoàn tất 16 năm sau đó. Tại đây có di hài của ông Jonzalo Jiménez de Quesada, người đã sáng lập thành Bogotà.
Trước ngưỡng cửa nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Tổng Giám Mục sở tại, Rubén Salazar Gómez, cùng với kinh sĩ đoàn đón tiếp. Đức Hồng Y là Chủ chăn của gần 3 triệu 900 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 280 giáo xứ.
Sau khi hôn kính hài cốt thánh nữ Elisabet Hoàng hậu Hungari, Đức Thánh Cha tiến đến bàn thờ trên đó có đặt ảnh Đức Mẹ Chiquinquirà, Bổn mạng Colombia, được đưa về đây từ Đền Thánh do các cha dòng Đa Minh coi sóc, nhân cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Hiện diện trong Nhà thờ chính tòa lúc ấy có tới 3 ngàn tín hữu. Đức Thánh Cha đã quì cầu nguyện trong thinh lặng trước ảnh Đức Mẹ, rồi cộng đoàn đọc kinh cầu Đức Mẹ, và ngài dâng kính ảnh Đức Mẹ một bông hoa hồng.
Sau nghi thức trên đây, Đức Thánh Cha tiến vào nhà nguyện bên cạnh để chào thăm từng người trong ban tổ chức cuộc viếng thăm của ngài ở địa phương, rồi sang tòa Tổng Giám Mục ở bên cạnh, quen gọi là dinh Hồng Y, để lên bao lơn chào thăm và ban phép lành cho khoảng 22 ngàn bạn trẻ từ nhiều nơi tụ tập tại quảng trường Bolivar bên dưới.
Trong bài Huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ hãy giữ cho niềm vui của mình được sinh động, đó là dấu chỉ một tâm hồn trẻ trung, đã gặp Chúa. Không ai có thể tước mất niềm vui đó của các con (Xc Ga 16,22).
Ngài nói:
“Các con đừng để cho mình bị cướp mất niềm vui đó, hãy chăm sóc niềm vui ấy, niềm vui liên kết mọi sự, vì biết rằng mình được Chúa yêu thương. Ngọn lửa tình thương làm cho niềm vui này được trào dâng và đủ để đốt cháy cả thế giới.. Các con đừng sợ tương lai! Hãy dám mơ ước những điều cao cả. Ngày hôm nay cha muốn mời gọi các con hãy có giấc mơ lớn lao như vậy”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Những người trẻ các con có một sự nhạy cảm đặc biệt trong việc nhận ra sự đau khổ của người khác; các công việc thiện nguyện trên toàn thế giới được nuôi dưỡng nhờ hàng ngàn những người trẻ như các con, có khả năng dành thời gian, từ bỏ cuộc sống tiện nghi thoải mái, những dự phóng qui hướng về mình, để cho mình được xúc động trước những nhu cầu của những người mong manh yếu đuối nhất và tận tụy săn sóc họ. Nhưng cũng có thể là các con sinh ra trong những môi trường trong đó chết chóc, đau khổ, chia rẽ đã thấu nhập xâu đến độ làm cho các con cảm thấy buồn nôn, và như bị tê liệt không còn nhạy cảm nữa: các con hãy để cho mình bị đau khổ của các đồng bào Colombia đánh động và động viên. Và các con hãy giúp đỡ những người lớn tuổi đừng quen với đau khổ và sự bỏ rơi.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Hỡi các con là những người trẻ nam nữ, đang sống trong những môi trường phức tạop, với những thực tại khác nhau và tình trạng gia đình khác biệt nhất, các con quen nhìn thấy rằng không phải mọi sự là trắng hay đen, cuộc sống thường nhật được giải quyết trong một loạt những sắc thái xám khác nhau, và điều này làm cho các con có nguy cơ rơi vào bầu không khí duy tương đối, gạt sang một bên tiềm năng của người trẻ trong việc hiểu đau khổ của những người đã đau khổ. Các con không những có khả năng phán đoán, nêu rõ những sai lầm, nhưng còn có khả năng đẹp đẽ và xây dựng, đó là khả năng thông cảm. Hiểu rằng đằng sau một sai lầm, có vô số các lý do, làm giảm trách nhiệm. Colombia rất cần các con để đặt mình trong hoàn cảnh của nhiều thế hệ không có thể hoặc không biết làm như vậy, và không tìm được phương thức đúng để cảm thông!
Sau cùng Đức Thánh Cha khích lệ các bạn trẻ hãy dấn thân trong việc canh tân xã hội, để xã hội trở nên công chính, vững bền và phong phú.
Thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi tại Medellín
VietCatholic Network
16:31 10/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Medellin là thành phố có hơn 2,8 triệu dân, và nổi tiếng là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu” vì có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Tổng giáo phận Medellin được thành lập năm 1868, có gần 4 triệu dân, 76% theo công giáo. Giáo phận gồm 332 giáo xứ, có 23 nhà thờ lớn. Nhân lực của giáo phận gồm 737 linh mục triều, 48 Phó tế vĩnh viễn, 214 chủng sinh thần học và triết học, 680 tu huynh, 2.945 nữ tu. Giáo phận điều hành 362 cơ sở giáo dục, 88 trung tâm bác ái.
Đức Thánh Cha đã được Đức Tổng Giám Mục và ông thị trưởng Medellin tiếp đón và lên xe díp đi một vòng để chào tín hữu tụ tập tại phi trường để tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành.
Phi trường Enrique Olaya Herrera đã được khánh thành năm 1932 và mang tên vị tổng thống cai trị Colombia giữa các năm 1930-1934 và chỉ có các chuyến bay nội địa. Phi trường có thể chứa được 1 triệu người. Vì giá trị lịch sử và kiến trúc của nó thành phố đã được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là gia tài của nhân loại năm 1995. Năm 1986 trong chuyến công du Colombia Đức Gioan Phaolô II cũng đã cử hành thánh lễ tại đây cho tín hữu.
Giảng trong thánh lễ kính thánh Pietro Claver dòng Tên tông đồ của người nô lệ da đen bị đi đầy, Đức Thánh Cha khích lệ Giáo Hội Colombia dấn thân chuẩn bị và đào tạo các môn đệ thừa sai với nhiều táo bạo hơn như các Giám Mục đã đề nghị trong hội nghị Aparecida năm 2007, và luôn luôn trung thành vững vàng trong Chúa Kitô để sống trọn vẹn ơn gọi là môn đệ thừa sai.
Chúa Giêsu chỉ cho các môn đệ kiểu vâng lời đi theo chân ngài. Và con đường theo Chúa ấy đặt để họ trước các người phong cùi, các người bại liệt, các kẻ tội lỗi. Thực tại này đỏi hỏi họ nhiều hơn là một đơn thuốc kê sẵn, một điều luật xác định. Các môn đệ học biết rằng đi theo Chúa bao gồm nhiều ưu tiên khác, nhiều duyệt xét khác để phục vụ Thiên Chúa. Khi là môn đệ điều quan trọng là không bám víu vào một kiểu sống nhất định nào đó, vào các thực hành nào đó khiến cho chúng ta giống vài người Pharisêu thời Chúa Giêsu.
Để theo Chúa Giêsu cần cố gắng thanh tẩy tâm trí và cung cách suy tư hãnh xử của mình mỗi ngày cho phù hợp với kiểu sống và tinh thần của Chúa Giêsu, đi vào điểm nòng cốt, tự canh tân và để cho mình bị Chúa lôi cuốn, chứ không bám víu vào việc thực hành các điều lệ có sẵn hay các thói quen và truyền thống cứng nhắc.
Đi đến điều nòng cốt có nghĩa là đi vào chiều sâu, sống kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và luôn luôn hướng tới Chúa Kitô.
Canh tân chính mình đòi hỏi hy sinh và can đảm để có thể đáp trả lời mời gọi của Chúa một cách tốt đẹp hơn, không sợ hãi đổi mới, và dám lượng định các luật lệ, khi nó liên quan tới việc theo Chúa, khi các vết thương của Ngài còn mở, khi tiếng kêu đói khát công bằng của Ngài gọi hỏi chúng ta, và đòi buộc phải có các câu trả lời mới.
Và thứ ba là để cho mình bị lôi cuốn vào công việc của Chúa mà không sợ vị vấy bẩn. Chúa đòi hỏi chúng ta lớn lên trong sự táo bạo và can đảm theo tinh thần phúc âm, biết trông thấy và đáp trả các nhu cầu của những người đói khát Thiên Chúa, đói khát phẩm giá là người, vì họ đã bị bóc lột tất cả. Là kitô hữu chúng ta phải trợ giúp họ chứ không cản ngăn họ gặp Chúa, không giăng bảng cấm vào, không nói đây là đất của tôi. Giáo Hội là của Chúa, chứ không phải của chúng ta.
Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Các con hãy cho họ ăn đi!” (Mt 14,16): đó là công việc phục vụ của chúng ta. Thánh Pietro Claver đã hiểu những điều này và đã lấy khẩu hiệu là “nô lệ của người da đen”, vì ngài hiểu rằng như là môn đệ của Chúa Giêsu ngài không thể thờ ơ trước nỗi khổ đau của các người bị bỏ rơi và lăng nhục thời ngài và cần phải làm cái gì đó để làm vơi nhẹ nỗi khổ đau đó. Chúng ta hãy là các môn đệ thừa sai biết duyệt xét các thực tại với đôi mắt và con tim của Chúa Giêsu.
Xin Mẹ Maria de la Candelaria đồng hành với chúng ta trên con đường là môn đệ Chúa để chúng ta là các thừa sai đem ánh sáng và niềm vui Phúc Âm tới cho hết mọi người.
Từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã đi xe về đại chủng viện Conciliar cách đó 8 cây số để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến thăm các trẻ em mồ côi và nạn nhân của bạo lực tại nhà thánh Giuse, và gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ, chủng sinh và thân nhân các vị vào ban chiều.
Ngày thứ năm của Đức Phanxicô tại Colombia: “hãy làm nô lệ cho hòa bình, mãi mãi!”
Vũ Văn An
22:24 10/09/2017
Ký giả Gerard O’Connell, trên tập san America của các Cha Dòng Tên Mỹ, cho hay: ngày kết thúc chuyến tông du 5 ngày của ngài tại Colombia nhằm cổ vũ hòa bình và hòa giải, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi cuối cùng hết sức thống thiết với các cư dân của quốc gia đa số theo Công Giáo này “Hãy làm nô lệ cho hòa bình, mãi mãi!”
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong một Thánh Lễ có sự tham dự của 800,000 người và của Tổng Thống Juan Manuel Santos cũng như các nhà cầm quyền dân sự và chính trị khác, cử hành tại khu vực hải cảng Cartagena. Khu vực này được trang trí bằng những sắp xếp hoa lá hết sức rực rỡ (Colombia vốn là nước sản xuất hoa số một trên thế giới) và Thánh Lễ diễn ra trong tiếng nhạc du dương và những bài thánh ca say đắm lòng người.
Đức Phanxicô diễn tả lời kêu gọi của ngài bằng cách mô phỏng khẩu hiệu của Thánh Peter Claver, vị thánh đã tự mô tả mình là “nô lệ cho các nô lệ, mãi mãi”.
Khẩu hiệu chuyến tông du của Đức Phanxicô là “Chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”. Lúc chuẩn bị rời quốc gia 49 triệu dân này, nơi 4 triệu người đã tham dự các Thánh Lễ của ngài và nhiều người khác tràn ra các phố để hoan hô ngài, ngài không muốn năng động tính ấy mất đi. Do đó, ngài nói với họ, “Chúng ta đừng bằng lòng với việc ‘thực hiện bước đi đầu tiên’, thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta như mới mỗi ngày, ra đi gặp gỡ người khác và khuyến khích tình hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng im”.
Ngài nhắc nhớ rằng Thánh Peter Claver, qua đời tại đây ngày 8 tháng Chín năm 1654, “sau 40 năm tự nguyện làm nô lệ, làm việc không mêt mỏi vì người nghèo, không đứng im”. Theo Đức Giáo Hoàng, bước đầu tiên của ngài đã gợi hứng cho nhiều người khác vươn tay ra với người lân cận và bước đi ấy ngày nay nên có cùng một tác dụng “vì anh chị em của anh chị em đang cần anh chị em”.
Trong một sứ điệp từ giã đầy xúc động, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu của lãnh thổ tươi đẹp này rằng “anh chị em hãy đi gặp họ. Đem đến cho họ cái ôm hòa bình, loại bỏ hết mọi bạo lực. Anh chị em ‘hãy làm nô lệ cho hòa bình, mãi mãi!’”.
Chuyến viếng thăm của ngài tại đây là một thành công lớn và khi ngài rời Bogota sáng nay, hàng ngàn người đã tụ tập từ sáng sớm để chào từ giã ngài khi ngài vượt lộ trình 15 kilômét từ thành phố ra phi trường.
Trong bài giảng lễ, Đức Phanxicô cũng nhắc mọi người nhớ rằng Cartagena, thành phố lớn thứ năm trong nước, được mệnh danh là “anh hùng” vì sự trì chí của nó trong việc bảo vệ nền độc lập và tự do của xứ sở cách nay 200 năm. Và năm 1985, Quốc Hội đã tuyên bố Cartagena là đại bản doanh nhân quyền của Colombia, vì nhờ đội ngũ truyền giáo của các linh mục Dòng Tên Peter Claver y Corberó, Alonso de Sandoval và Thầy Nicolás González, được đồng hành bởi nhiều công dân thành phố Cartagena de Indias ở thế kỷ thứ 17, đã phát sinh ý nguyện làm dịu tình huống của những người bị áp bức lúc đó, nhất là các nô lệ, mà các vị này đã khẩn khoản phải dành cho họ sự đối xử tử tế và quyền tự do.
Rút tỉa từ Tin Mừng trong ngày, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “tội do một người phạm thách thức mọi người chúng ta, nhưng chủ yếu nó liên hệ tới nạn nhân của tội một ai đó. Nạn nhân này được kêu gọi phải đưa ra sáng kiến để bất cứ ai gây hại không bị hư mất”.
Ngài cho rằng những ngày này, ngài nghe được nhiều chứng từ “của những người đã vươn tay ra với những ai gây hại cho họ” và do đó, “đã thực hiện bước đi đầu tiên trên một con đường khác hẳn với con đường đã đi" trên lãnh thổ này.
Ngài nói: “Hàng thập niên qua, Colombia luôn mong mỏi hòa bình nhưng, như Chúa Giêsu giảng dạy, hai bên xích lại gần nhau để đối thoại chưa đủ; còn cần nhiều tác nhân khác tham dự cuộc đối thoại này nữa để chữa lành tội lỗi”.
Ngài nói với họ, có lẽ như một lời cố vấn, rằng “Lịch sử chứng tỏ: các đường lối thực hiện hòa bình nhằm đặt lý lẽ lên trên trả thù, hòa hợp tinh tế giữa chính trị và luật pháp, đường lối này không thể làm ngơ sự can dự của người dân”. Nói cách khác, phải khai triển được một sự đồng thuận nơi công chúng, một điều hiện chưa diễn ra tại Colombia nhưng, có lẽ, chuyến viếng thăm của ngài có thể góp phần làm nó khả hữu.
Trong bài giảng lễ được nhiều người hoan hô, Đức Phanxicô nhắc mọi người nhớ rằng “hòa bình không đạt được bằng khuôn khổ luật lệ và các sắp xếp định chế giữa các nhóm chính trị và kinh tế có thiện ý”. Mặt khác, “Chúa Giêsu tìm thấy giải pháp cho sự thiệt hại đã gây ra nhờ việc đích thân gặp gỡ nhau của các phe phái”. Ngoài ra, theo ngài, “Điều luôn hữu ích là lồng vào các diễn trình hòa bình của chúng ta kinh nghiệm của các giới thường bị làm ngơ, để chính các cộng đồng có thể gây ảnh hưởng vào việc khai triển một ký ức tập thể”.
Hình như muốn đề nghị lập ra một Ủy Ban Chân Lý và Hoà Giải tại Colombia, nên Đức Phanxicô nói với họ rằng “các thương tích sâu hoắc và có tính lịch sử nhất thiết đòi hỏi các thời khắc trong đó công lý được thực hiện, các nạn nhân được dành cho cơ hội để biết sự thật, sự thiệt hại được sửa chữa thích đáng và các cam kết rõ ràng được đưa ra để tránh nhắc lại các tội ác này”.
Nhưng, ngài nói thêm, “đó mới chỉ là khúc đầu trong giải đáp của Kitô Giáo. Chúng ta buộc phải phát sinh ra một thay đổi văn hóa, 'từ bên dưới': để chúng ta thay thế nền văn hóa sự chết và bạo lực bằng nền văn hóa sự sống và gặp gỡ”. Đây là một diễn trìnhmà ngài tìm cách khuyến khích trong tuần vừa rồi.
Ngài nói với những người hiện diện rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta đối chất “với các lối sống chỉ gây hại cho xã hội và tiêu diệt cộng đoàn”. Ngài bảo Thánh Peter Claver có khả năng phục hồi hy vọng cho những người ngài phục vụ không phải nhờ các bằng cấp đại học, mà nhờ “ngài có thiên tài sống Tin Mừng cách trọn vẹn, gặp gỡ những người bị người khác coi chỉ như các vật liệu phế thải”.
Ở đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại điều ngài đã nói với Liên Hiệp Quốc ngày 25 tháng Tám, năm 2015: “ích chung của mọi người nam nữ phải tiếp tục thăng tiến dựa trên nền tảng một cái hiểu đúng đắn về tình huynh đệ phổ quát và lòng tôn trọng tính thánh thiêng của mọi sự sống nhân bản, của mọi người nam nữ, người nghèo, người cao niên, trẻ em, người tàn tật, người chưa sinh, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, tất cả những ai bị coi là có thể vứt bỏ vì họ chỉ được coi như thành phần của một con số thống kê. Căn nhà chung của mọi người nam nữ cũng phải được xây dựng trên việc hiểu tính thánh thiêng nào đó của thế giới tạo dựng”.
Đức Phanxicô ca ngợi “tất cả những ai đã anh dũng và không mệt mỏi làm việc, thậm chí hy sinh mạng sống mình, cho việc bênh vực và bảo vệ các quyền và phẩm giá của con người nhân bản”. Ngài nói: ngày nay, “lịch sử đang yêu cầu chúng ta dứt khoát dấn thân để bênh vực các nhân quyền”.
Cuối cùng, ngài nói “Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cùng nhau cầu nguyện… cho việc cứu vớt những người sai lầm chứ không hủy hoại họ, cho công lý chứ không phải trả thù, cho việc hàn gắn trong sự thật chứ không phải cho việc quên lãng”.
Ngài yêu cầu họ cầu nguyện để làm trọn chủ đề của chuyến viếng thăm này: “Chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên!”
Đức Phanxicô nói rằng “đòi hỏi là xây dựng hòa bình” và cầu nguyện với nhau, “vì Chúa có khả năng cởi trói điều xem ra đối với chúng ta là bất khả, và Người vốn hứa sẽ đồng hành với chúng ta cho đến ngày sau cùng, và sẽ đem mọi cố gắng của chúng ta tới thành quả”.
800,000 người dự Thánh Lễ đứng im và hoan hô vang dậy khi ngài kết thúc bài nói. Non hai giờ đồng hồ sau đó, trước khi lên máy bay trở lại Rôma, họ dành cho ngài một buổi chia tay long trọng với sự trình diễn vũ và nhạc cổ truyền ngoạn mục. Ngài tỏ ra thưởng thức mọi giây phút của buổi chia tay này.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong một Thánh Lễ có sự tham dự của 800,000 người và của Tổng Thống Juan Manuel Santos cũng như các nhà cầm quyền dân sự và chính trị khác, cử hành tại khu vực hải cảng Cartagena. Khu vực này được trang trí bằng những sắp xếp hoa lá hết sức rực rỡ (Colombia vốn là nước sản xuất hoa số một trên thế giới) và Thánh Lễ diễn ra trong tiếng nhạc du dương và những bài thánh ca say đắm lòng người.
Đức Phanxicô diễn tả lời kêu gọi của ngài bằng cách mô phỏng khẩu hiệu của Thánh Peter Claver, vị thánh đã tự mô tả mình là “nô lệ cho các nô lệ, mãi mãi”.
Khẩu hiệu chuyến tông du của Đức Phanxicô là “Chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên”. Lúc chuẩn bị rời quốc gia 49 triệu dân này, nơi 4 triệu người đã tham dự các Thánh Lễ của ngài và nhiều người khác tràn ra các phố để hoan hô ngài, ngài không muốn năng động tính ấy mất đi. Do đó, ngài nói với họ, “Chúng ta đừng bằng lòng với việc ‘thực hiện bước đi đầu tiên’, thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta như mới mỗi ngày, ra đi gặp gỡ người khác và khuyến khích tình hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng im”.
Ngài nhắc nhớ rằng Thánh Peter Claver, qua đời tại đây ngày 8 tháng Chín năm 1654, “sau 40 năm tự nguyện làm nô lệ, làm việc không mêt mỏi vì người nghèo, không đứng im”. Theo Đức Giáo Hoàng, bước đầu tiên của ngài đã gợi hứng cho nhiều người khác vươn tay ra với người lân cận và bước đi ấy ngày nay nên có cùng một tác dụng “vì anh chị em của anh chị em đang cần anh chị em”.
Trong một sứ điệp từ giã đầy xúc động, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu của lãnh thổ tươi đẹp này rằng “anh chị em hãy đi gặp họ. Đem đến cho họ cái ôm hòa bình, loại bỏ hết mọi bạo lực. Anh chị em ‘hãy làm nô lệ cho hòa bình, mãi mãi!’”.
Chuyến viếng thăm của ngài tại đây là một thành công lớn và khi ngài rời Bogota sáng nay, hàng ngàn người đã tụ tập từ sáng sớm để chào từ giã ngài khi ngài vượt lộ trình 15 kilômét từ thành phố ra phi trường.
Trong bài giảng lễ, Đức Phanxicô cũng nhắc mọi người nhớ rằng Cartagena, thành phố lớn thứ năm trong nước, được mệnh danh là “anh hùng” vì sự trì chí của nó trong việc bảo vệ nền độc lập và tự do của xứ sở cách nay 200 năm. Và năm 1985, Quốc Hội đã tuyên bố Cartagena là đại bản doanh nhân quyền của Colombia, vì nhờ đội ngũ truyền giáo của các linh mục Dòng Tên Peter Claver y Corberó, Alonso de Sandoval và Thầy Nicolás González, được đồng hành bởi nhiều công dân thành phố Cartagena de Indias ở thế kỷ thứ 17, đã phát sinh ý nguyện làm dịu tình huống của những người bị áp bức lúc đó, nhất là các nô lệ, mà các vị này đã khẩn khoản phải dành cho họ sự đối xử tử tế và quyền tự do.
Rút tỉa từ Tin Mừng trong ngày, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “tội do một người phạm thách thức mọi người chúng ta, nhưng chủ yếu nó liên hệ tới nạn nhân của tội một ai đó. Nạn nhân này được kêu gọi phải đưa ra sáng kiến để bất cứ ai gây hại không bị hư mất”.
Ngài cho rằng những ngày này, ngài nghe được nhiều chứng từ “của những người đã vươn tay ra với những ai gây hại cho họ” và do đó, “đã thực hiện bước đi đầu tiên trên một con đường khác hẳn với con đường đã đi" trên lãnh thổ này.
Ngài nói: “Hàng thập niên qua, Colombia luôn mong mỏi hòa bình nhưng, như Chúa Giêsu giảng dạy, hai bên xích lại gần nhau để đối thoại chưa đủ; còn cần nhiều tác nhân khác tham dự cuộc đối thoại này nữa để chữa lành tội lỗi”.
Ngài nói với họ, có lẽ như một lời cố vấn, rằng “Lịch sử chứng tỏ: các đường lối thực hiện hòa bình nhằm đặt lý lẽ lên trên trả thù, hòa hợp tinh tế giữa chính trị và luật pháp, đường lối này không thể làm ngơ sự can dự của người dân”. Nói cách khác, phải khai triển được một sự đồng thuận nơi công chúng, một điều hiện chưa diễn ra tại Colombia nhưng, có lẽ, chuyến viếng thăm của ngài có thể góp phần làm nó khả hữu.
Trong bài giảng lễ được nhiều người hoan hô, Đức Phanxicô nhắc mọi người nhớ rằng “hòa bình không đạt được bằng khuôn khổ luật lệ và các sắp xếp định chế giữa các nhóm chính trị và kinh tế có thiện ý”. Mặt khác, “Chúa Giêsu tìm thấy giải pháp cho sự thiệt hại đã gây ra nhờ việc đích thân gặp gỡ nhau của các phe phái”. Ngoài ra, theo ngài, “Điều luôn hữu ích là lồng vào các diễn trình hòa bình của chúng ta kinh nghiệm của các giới thường bị làm ngơ, để chính các cộng đồng có thể gây ảnh hưởng vào việc khai triển một ký ức tập thể”.
Hình như muốn đề nghị lập ra một Ủy Ban Chân Lý và Hoà Giải tại Colombia, nên Đức Phanxicô nói với họ rằng “các thương tích sâu hoắc và có tính lịch sử nhất thiết đòi hỏi các thời khắc trong đó công lý được thực hiện, các nạn nhân được dành cho cơ hội để biết sự thật, sự thiệt hại được sửa chữa thích đáng và các cam kết rõ ràng được đưa ra để tránh nhắc lại các tội ác này”.
Nhưng, ngài nói thêm, “đó mới chỉ là khúc đầu trong giải đáp của Kitô Giáo. Chúng ta buộc phải phát sinh ra một thay đổi văn hóa, 'từ bên dưới': để chúng ta thay thế nền văn hóa sự chết và bạo lực bằng nền văn hóa sự sống và gặp gỡ”. Đây là một diễn trìnhmà ngài tìm cách khuyến khích trong tuần vừa rồi.
Ngài nói với những người hiện diện rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng ta đối chất “với các lối sống chỉ gây hại cho xã hội và tiêu diệt cộng đoàn”. Ngài bảo Thánh Peter Claver có khả năng phục hồi hy vọng cho những người ngài phục vụ không phải nhờ các bằng cấp đại học, mà nhờ “ngài có thiên tài sống Tin Mừng cách trọn vẹn, gặp gỡ những người bị người khác coi chỉ như các vật liệu phế thải”.
Ở đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc lại điều ngài đã nói với Liên Hiệp Quốc ngày 25 tháng Tám, năm 2015: “ích chung của mọi người nam nữ phải tiếp tục thăng tiến dựa trên nền tảng một cái hiểu đúng đắn về tình huynh đệ phổ quát và lòng tôn trọng tính thánh thiêng của mọi sự sống nhân bản, của mọi người nam nữ, người nghèo, người cao niên, trẻ em, người tàn tật, người chưa sinh, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, tất cả những ai bị coi là có thể vứt bỏ vì họ chỉ được coi như thành phần của một con số thống kê. Căn nhà chung của mọi người nam nữ cũng phải được xây dựng trên việc hiểu tính thánh thiêng nào đó của thế giới tạo dựng”.
Đức Phanxicô ca ngợi “tất cả những ai đã anh dũng và không mệt mỏi làm việc, thậm chí hy sinh mạng sống mình, cho việc bênh vực và bảo vệ các quyền và phẩm giá của con người nhân bản”. Ngài nói: ngày nay, “lịch sử đang yêu cầu chúng ta dứt khoát dấn thân để bênh vực các nhân quyền”.
Cuối cùng, ngài nói “Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cùng nhau cầu nguyện… cho việc cứu vớt những người sai lầm chứ không hủy hoại họ, cho công lý chứ không phải trả thù, cho việc hàn gắn trong sự thật chứ không phải cho việc quên lãng”.
Ngài yêu cầu họ cầu nguyện để làm trọn chủ đề của chuyến viếng thăm này: “Chúng ta hãy thực hiện bước đi đầu tiên!”
Đức Phanxicô nói rằng “đòi hỏi là xây dựng hòa bình” và cầu nguyện với nhau, “vì Chúa có khả năng cởi trói điều xem ra đối với chúng ta là bất khả, và Người vốn hứa sẽ đồng hành với chúng ta cho đến ngày sau cùng, và sẽ đem mọi cố gắng của chúng ta tới thành quả”.
800,000 người dự Thánh Lễ đứng im và hoan hô vang dậy khi ngài kết thúc bài nói. Non hai giờ đồng hồ sau đó, trước khi lên máy bay trở lại Rôma, họ dành cho ngài một buổi chia tay long trọng với sự trình diễn vũ và nhạc cổ truyền ngoạn mục. Ngài tỏ ra thưởng thức mọi giây phút của buổi chia tay này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Việt Nam Giáo xứ St. Margaret Mary mừng 10 năm hồng ân
Trần Văn Minh
06:27 10/09/2017
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 10/9/2017. Tại Nhà thờ Giáo xứ Saint Margaret Mary, vùng Brunwick North. Cộng đồng Công giáo Việt Nam thuộc giáo xứ đã dâng thánh lễ trọng thể kỷ niệm 10 năm hồng ân để tạ ơn Thiên Chúa và tất cả những ai đã góp công sức xây dựng Cộng đoàn yêu thương của giáo xứ trong suốt 10 năm qua và những ngày sắp tới.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng Chánh xứ và tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với quý Linh mục: Vũ Ngọc Tuyển, Linh mục Kiệt, Linh mục Khánh, Đăng và đông đảo giáo dâng trong cộng đoàn về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Để đánh dấu mười năm hồng ân, trước khi cử hành thánh lễ, đại diên cho mười đoàn thể bao gồm: ban mục vụ, TN Salesian, Ca đoàn Don Bosco, Ban Lòng Chúa Thương Xót, Hội Mân Côi, Phong trào Cursillo, Hội Legio Mariae, Ban Thừa tác viên, Đại diện tu sĩ vv. Mỗi vị đại diện được mang nến lên thắp trên bàn thờ, như dâng những thành quả mà qua mười năm cộng đoàn đã đạt được để dâng lên Thiên Chúa như một lời cảm tạ.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chánh xứ đã ôn lại chặng đường mười năm, đi từ những khó khăn trong một cộng đoàn mới chỉ có mấy gia đình. Trong đó, cơ sở vật chất còn thiếu thốn để làm nơi sinh hoạt. Điều đáng kể là trường Việt Ngữ Thiên Ân. Từ một xưởng may hoang phế, dột nát. Với một số bàn tay góp công xây dựng, sửa chữa, dọn dẹp, rồi trang bị lại bàn ghế từ các trường họ bỏ đi, mình mang về trang bị thành các lớp học. Do từ không, qua bao bàn tay đóng góp đã có một cơ sở. Do đó, tên Trường Việt ngữ Thiên Ân như một lời cảm tạ ân từ trời ban cho giáo xứ.
Riêng về cộng đoàn, cũng là một Hồng Ân, vì có mấy gia đình lúc đầu, hiện nay giáo xứ đã lớn mạnh với đầy đủ các ban ngành, đoàn thể hoạt động nhịp nhàng đoàn kết yêu thương, đã trở thành một cộng đoàn lớn trong cộng đồng.
Sau phần chia sẻ, Linh mục chủ tế đã vui mừng ban phép Bí tích thanh tẩy cho bốn thành viên mới gia nhập giáo hội, bao gồm ba cháu và một chị đã trưởng thành, đây cũng là kết quả mà các thành viên trong cộng đoàn đã gặt hái được trong công tác tông đồ.
Được biết, để kỷ niệm mười năm hồng ân, cộng đoàn đã có bữa tiệc mừng tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy để mọi thành phần dân Chúa về chung vui cùng giáo xứ nói chung và Cộng đoàn Việt Nam nói riêng. Một buổi tiệc thật vui với phần văn nghệ thật đặc sắc do các ca đoàn và đoàn thể trình diễn, mọi người gặp nhau trong niềm vui, thân ái để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa ban cho giáo xứ.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng Chánh xứ và tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với quý Linh mục: Vũ Ngọc Tuyển, Linh mục Kiệt, Linh mục Khánh, Đăng và đông đảo giáo dâng trong cộng đoàn về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Để đánh dấu mười năm hồng ân, trước khi cử hành thánh lễ, đại diên cho mười đoàn thể bao gồm: ban mục vụ, TN Salesian, Ca đoàn Don Bosco, Ban Lòng Chúa Thương Xót, Hội Mân Côi, Phong trào Cursillo, Hội Legio Mariae, Ban Thừa tác viên, Đại diện tu sĩ vv. Mỗi vị đại diện được mang nến lên thắp trên bàn thờ, như dâng những thành quả mà qua mười năm cộng đoàn đã đạt được để dâng lên Thiên Chúa như một lời cảm tạ.
Trong bài chia sẻ, Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chánh xứ đã ôn lại chặng đường mười năm, đi từ những khó khăn trong một cộng đoàn mới chỉ có mấy gia đình. Trong đó, cơ sở vật chất còn thiếu thốn để làm nơi sinh hoạt. Điều đáng kể là trường Việt Ngữ Thiên Ân. Từ một xưởng may hoang phế, dột nát. Với một số bàn tay góp công xây dựng, sửa chữa, dọn dẹp, rồi trang bị lại bàn ghế từ các trường họ bỏ đi, mình mang về trang bị thành các lớp học. Do từ không, qua bao bàn tay đóng góp đã có một cơ sở. Do đó, tên Trường Việt ngữ Thiên Ân như một lời cảm tạ ân từ trời ban cho giáo xứ.
Riêng về cộng đoàn, cũng là một Hồng Ân, vì có mấy gia đình lúc đầu, hiện nay giáo xứ đã lớn mạnh với đầy đủ các ban ngành, đoàn thể hoạt động nhịp nhàng đoàn kết yêu thương, đã trở thành một cộng đoàn lớn trong cộng đồng.
Sau phần chia sẻ, Linh mục chủ tế đã vui mừng ban phép Bí tích thanh tẩy cho bốn thành viên mới gia nhập giáo hội, bao gồm ba cháu và một chị đã trưởng thành, đây cũng là kết quả mà các thành viên trong cộng đoàn đã gặt hái được trong công tác tông đồ.
Được biết, để kỷ niệm mười năm hồng ân, cộng đoàn đã có bữa tiệc mừng tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy để mọi thành phần dân Chúa về chung vui cùng giáo xứ nói chung và Cộng đoàn Việt Nam nói riêng. Một buổi tiệc thật vui với phần văn nghệ thật đặc sắc do các ca đoàn và đoàn thể trình diễn, mọi người gặp nhau trong niềm vui, thân ái để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa ban cho giáo xứ.
Khai Giảng Năm Học Giáo Lý 2017 – 2018 tại Giáo Xứ Nhượng Nghĩa – Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
12:09 10/09/2017
Lúc 15 giờ , Chúa Nhật 10 / 9 / 2017, tại khuôn viên Thánh đường Nhượng Nghĩa , hơn 200 Thiếu nhi Thánh Thể ( TNTT) xứ Đoàn Thánh Linh – Giáo xứ Nhượng Nghĩa , học trong 9 lớp và 30 Trưởng vừa là Giáo Lý viên , hân hoan khai giảng năm học mới.
Sau nghi thức Chào cờ Đoàn TNTT và huấn từ của Sơ Trợ úy, Anh Phê-rô Võ Thái Hoàng (Trưởng Ban Thường vụ HĐMV, Cố vấn Đoàn TNTT Giáo xứ) giới thiệu với Đoàn TNTT Giáo xứ Tân Trưởng Đoàn TNTT Giáo xứ Nhượng Nghĩa , anh GB Hoàng Quốc Dũng.
Xem Hình
Anh Tân Trưởng đoàn đại diện Đoàn cám ơn Anh Phê-rô Võ Thái Hoàng và chị An na Nguyễn Thị Phương Mỹ ( 2 Vị nguyên Trưởng Đoàn TNTT Giáo xứ tiền nhiệm) , đồng thời mời gọi các anh chị Trưởng vừa là Giáo Lý viên cộng tác trong việc giáo dục nhân bản , Giáo lý và Đạo đức cho các em. Anh Tân Trưởng đoàn cũng mời gọi các em có lòng biết ơn và cầu nguyện cho các anh chị Trưởng , cách riêng Anh nguyên Trưởng đoàn, trong thời gian sắp đến sẽ có nhiều thay đổi về sinh hoạt mục vụ.
Sau lời tuyên bố khai giảng Năm học mới của anh Trưởng Đoàn , các em đã vào nhà thờ Chầu Thánh Thể . Xin Chúa Giê-su Thánh Thể tuôn đổ tràn đầy ơn trong tâm hồn các em và các anh chị Giáo Lý viên, để Lời Chúa được sinh hoa kết quả dồi dào trong tâm hồn mỗi người.
Cao điểm là Thánh lễ cầu nguyện cho Năm học Giáo lý, được đong đầy tình Chúa và tình người. Cha Tuyên Úy Xứ đoàn ( Cha Quản xứ) , dẫn Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay để huấn từ cộng đoàn , cách riêng các em : “ phải tế nhị trong việc sửa lỗi cho nhau…”
Sau Bài Giảng , Cha Tuyên Úy đã làm phép khăn quàng, Cha và Sơ Trợ Úy đã trao khăn , đổi màu khăn cho các em được lên lớp , được thăng cấp… đặc biệt có 12 anh chị từ Dự trưởng lên Trưởng .
Cộng đoàn rất cảm động trong nghi thức Tuyên hứa và cấp Chứng chỉ trong Quyết định : Công nhận là Huynh Trưởng cấp I cho anh Phan-xi-cô Trần Trọng Hân, sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo Sa Mạc huấn luyện Huynh Trưởng cấp I từ ngày 10 đến 12 / 7 / 2017 tại Phú Thượng - Gp Đà Nẵng.
Với lòng khiêm tốn anh thưa : “ nhờ Ơn Chúa giúp , con xin hứa dấn thân, rèn luyện bản thân để phục vụ giáo dục các em , yêu mến Chúa , kết hiệp với Chúa Giê-su Thánh Thể và tuân phục yêu mến Giáo Hội”.
Cha Quản xứ đã nhân Danh Tuyên Úy xứ đoàn, chứng nhận lời tuyên hứa , đồng thời gắn Cấp hiệu và trao Chứng chỉ khả năng cho Anh. Để càng tiến thân trong Chức vụ , Anh càng đắc lực trong việc phục vụ Xứ đoàn và Liên Đoàn TNTT.
Xin Chúa Giê-su Thánh Thể cho mỗi người , cách riêng các em TNTT hằng yêu mến vâng phục Thiên Chúa , qua việc thi hành Lời Chúa. Biết vâng lời Cha mẹ Thầy cô , các anh chị Huynh Trưởng… những Người Lãnh đạo và có trách nhiệm giáo dục, để các em ngày càng nên con ngoan trong gia đình , nơi Nhà trường , trong xã hội , và đặc biệt là con yêu của Chúa và Giáo Hội.
Toma Trương Văn Ân
Sau nghi thức Chào cờ Đoàn TNTT và huấn từ của Sơ Trợ úy, Anh Phê-rô Võ Thái Hoàng (Trưởng Ban Thường vụ HĐMV, Cố vấn Đoàn TNTT Giáo xứ) giới thiệu với Đoàn TNTT Giáo xứ Tân Trưởng Đoàn TNTT Giáo xứ Nhượng Nghĩa , anh GB Hoàng Quốc Dũng.
Xem Hình
Anh Tân Trưởng đoàn đại diện Đoàn cám ơn Anh Phê-rô Võ Thái Hoàng và chị An na Nguyễn Thị Phương Mỹ ( 2 Vị nguyên Trưởng Đoàn TNTT Giáo xứ tiền nhiệm) , đồng thời mời gọi các anh chị Trưởng vừa là Giáo Lý viên cộng tác trong việc giáo dục nhân bản , Giáo lý và Đạo đức cho các em. Anh Tân Trưởng đoàn cũng mời gọi các em có lòng biết ơn và cầu nguyện cho các anh chị Trưởng , cách riêng Anh nguyên Trưởng đoàn, trong thời gian sắp đến sẽ có nhiều thay đổi về sinh hoạt mục vụ.
Sau lời tuyên bố khai giảng Năm học mới của anh Trưởng Đoàn , các em đã vào nhà thờ Chầu Thánh Thể . Xin Chúa Giê-su Thánh Thể tuôn đổ tràn đầy ơn trong tâm hồn các em và các anh chị Giáo Lý viên, để Lời Chúa được sinh hoa kết quả dồi dào trong tâm hồn mỗi người.
Cao điểm là Thánh lễ cầu nguyện cho Năm học Giáo lý, được đong đầy tình Chúa và tình người. Cha Tuyên Úy Xứ đoàn ( Cha Quản xứ) , dẫn Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay để huấn từ cộng đoàn , cách riêng các em : “ phải tế nhị trong việc sửa lỗi cho nhau…”
Sau Bài Giảng , Cha Tuyên Úy đã làm phép khăn quàng, Cha và Sơ Trợ Úy đã trao khăn , đổi màu khăn cho các em được lên lớp , được thăng cấp… đặc biệt có 12 anh chị từ Dự trưởng lên Trưởng .
Cộng đoàn rất cảm động trong nghi thức Tuyên hứa và cấp Chứng chỉ trong Quyết định : Công nhận là Huynh Trưởng cấp I cho anh Phan-xi-cô Trần Trọng Hân, sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo Sa Mạc huấn luyện Huynh Trưởng cấp I từ ngày 10 đến 12 / 7 / 2017 tại Phú Thượng - Gp Đà Nẵng.
Với lòng khiêm tốn anh thưa : “ nhờ Ơn Chúa giúp , con xin hứa dấn thân, rèn luyện bản thân để phục vụ giáo dục các em , yêu mến Chúa , kết hiệp với Chúa Giê-su Thánh Thể và tuân phục yêu mến Giáo Hội”.
Cha Quản xứ đã nhân Danh Tuyên Úy xứ đoàn, chứng nhận lời tuyên hứa , đồng thời gắn Cấp hiệu và trao Chứng chỉ khả năng cho Anh. Để càng tiến thân trong Chức vụ , Anh càng đắc lực trong việc phục vụ Xứ đoàn và Liên Đoàn TNTT.
Xin Chúa Giê-su Thánh Thể cho mỗi người , cách riêng các em TNTT hằng yêu mến vâng phục Thiên Chúa , qua việc thi hành Lời Chúa. Biết vâng lời Cha mẹ Thầy cô , các anh chị Huynh Trưởng… những Người Lãnh đạo và có trách nhiệm giáo dục, để các em ngày càng nên con ngoan trong gia đình , nơi Nhà trường , trong xã hội , và đặc biệt là con yêu của Chúa và Giáo Hội.
Toma Trương Văn Ân
Legio Mariae xứ Nhượng Nghiã mừng sinh nhật Đức Mẹ
Toma Trương Văn Ân
18:05 10/09/2017
Lúc 17 giờ ngày thứ sáu , 8 / 9 / 2017, toàn thể Hội viên Legio Mariae trong các Praesidia Giáo xứ Nhượng Nghĩa , Cộng đoàn, các Đại diện khách mời , đã tham dự Thánh lễ Mừng Sinh Nhật Đức Maria, tại Thánh đường Giáo xứ , Nhân dịp kỷ niệm 69 năm ( 12 / 8 / 1948-2017) Legio hiện diện tại Việt Nam, và mừng ngày họp bạn các Hội viên trong Giáo xứ.
Xem Hình
Sau Thánh lễ , tiệc mừng tại sân nhà xứ với một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” thật vui và ý nghĩa.
Tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa, Hội đoàn Legio Mariae có từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau ngày thống nhất đất nước 1975 , tạm dừng hoạt động, mãi đến 1998 được tái lập.
Qua gần 20 năm tái lập và phát triển , hiện nay Praesidium ( đơn vị Legio cấp Giáo xứ) Nhượng Nghĩa thuộc Curia ( cấp Giáo hạt) An Hải, có 2 Praesidia Senior ( đội người trưởng thành) , và 2 Praesidia Junior ( đội các thiếu niên) , với 90 Hội viên , Cha Phê-rô Lê Hưng , Quản xứ - Linh giám. Có 40 Hội viên Hoạt động và 50 Hội viên Tán trợ. Các Hội viên Junior liên kết với Praesidia Junior Giáo xứ Thanh Bình ( Gp Đà Nẵng) lập thành Curia Thanh Nghĩa. .
Các hội viên hoạt động , ngoài giờ kinh nguyện theo Thủ bản của Hội Legio, hằng tuần còn đi thăm viếng Bệnh viện, người già yếu neo đơn; giúp tắm rửa, vệ sinh cá nhân, giặt y phục cho người bệnh. Các Hội viên còn đến thăm , an ủi hòa giải các gia đình bất hòa , giúp gỡ rối những khó khăn trong hôn nhân gia đình cả đời sống Đạo và nhân văn xã hội… đến thăm Quý Cha và Quý Sơ đang ở nhà hưu dưỡng của Nhà Dòng và Giáo phận.
Các hội viên Tán trợ, dâng những kinh nguyện, việc làm đạo đức , để cầu nguyện cho các hội viên Hoạt động. Có những việc làm hết sức khó khăn , nhưng nhờ lời cầu nguyện liên lỉ, Ơn Chúa qua Đức Mẹ đã tuôn đổ cho mỗi người .
Hội viên hằng năm được xuất du, đi hành hương Đức Mẹ La Vang, du lịch dã ngoại, tạo niềm vui và chất keo liên kết mỗi người.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần và lời chuyển cầu của Đức Maria, chúng con hằng tạ ơn vì muôn ơn chúng con nhận được. xin Thiên Chúa và Đức Mẹ cho mỗi Hội viên trung thành bền đổ trong Ơn gọi Tông đồ, được Đoàn sủng của Hội Legio….
Xin Đức Maria chuyển lời cầu bầu và nâng đỡ mỗi Hội viên chúng con.
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Sau Thánh lễ , tiệc mừng tại sân nhà xứ với một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” thật vui và ý nghĩa.
Tại Giáo xứ Nhượng Nghĩa, Hội đoàn Legio Mariae có từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Sau ngày thống nhất đất nước 1975 , tạm dừng hoạt động, mãi đến 1998 được tái lập.
Qua gần 20 năm tái lập và phát triển , hiện nay Praesidium ( đơn vị Legio cấp Giáo xứ) Nhượng Nghĩa thuộc Curia ( cấp Giáo hạt) An Hải, có 2 Praesidia Senior ( đội người trưởng thành) , và 2 Praesidia Junior ( đội các thiếu niên) , với 90 Hội viên , Cha Phê-rô Lê Hưng , Quản xứ - Linh giám. Có 40 Hội viên Hoạt động và 50 Hội viên Tán trợ. Các Hội viên Junior liên kết với Praesidia Junior Giáo xứ Thanh Bình ( Gp Đà Nẵng) lập thành Curia Thanh Nghĩa. .
Các hội viên hoạt động , ngoài giờ kinh nguyện theo Thủ bản của Hội Legio, hằng tuần còn đi thăm viếng Bệnh viện, người già yếu neo đơn; giúp tắm rửa, vệ sinh cá nhân, giặt y phục cho người bệnh. Các Hội viên còn đến thăm , an ủi hòa giải các gia đình bất hòa , giúp gỡ rối những khó khăn trong hôn nhân gia đình cả đời sống Đạo và nhân văn xã hội… đến thăm Quý Cha và Quý Sơ đang ở nhà hưu dưỡng của Nhà Dòng và Giáo phận.
Các hội viên Tán trợ, dâng những kinh nguyện, việc làm đạo đức , để cầu nguyện cho các hội viên Hoạt động. Có những việc làm hết sức khó khăn , nhưng nhờ lời cầu nguyện liên lỉ, Ơn Chúa qua Đức Mẹ đã tuôn đổ cho mỗi người .
Hội viên hằng năm được xuất du, đi hành hương Đức Mẹ La Vang, du lịch dã ngoại, tạo niềm vui và chất keo liên kết mỗi người.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần và lời chuyển cầu của Đức Maria, chúng con hằng tạ ơn vì muôn ơn chúng con nhận được. xin Thiên Chúa và Đức Mẹ cho mỗi Hội viên trung thành bền đổ trong Ơn gọi Tông đồ, được Đoàn sủng của Hội Legio….
Xin Đức Maria chuyển lời cầu bầu và nâng đỡ mỗi Hội viên chúng con.
Toma Trương Văn Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cờ mang hồn…. VC.
Bảo giang
07:42 10/09/2017
Viết nhân ngày lưu ký Việt cộng cướp chính quyền 2/9/1945.
Qụa là một loài ác điểu. Xem ra, nó cũng có một vài loại là những con tương cận, nhưng không có bạn bè và cũng chẳng có loại nào muốn sống gần bên nó. Nó không thể gần gũi được với những loại chim trời vì những lý do cơ bản sau:
a. Loài phản trắc, không biết làm tổ, chỉ đi đẻ nhờ. Khi nó vào đẻ nhờ nhà người khác thì thường ăn thịt chim non hay đập phá, mổ hết trứng của loài chim gốc.
b. Loài ác thú. Nó chỉ rình mò kiếm ăn trên những xác chết thối, hay ăn thịt các con chim non, chim gìa yếu đuối hoặc nhỏ hơn nó.
c. Hình dạng. Nó có một màu đen tối tăm, dơ bẩn, từ đầu đến cuối.
Đời nó thế, nhưng thật khó để trách chúng. Bởi lẽ, chúng là loài vô tri chỉ sống theo bản năng. Hơn thế, khéo mà Trời cũng không cho nó cái bản năng biết nuôi dưỡng con cái của mình, nên phải đi đẻ nhờ và nhờ kẻ khác nuôi nấng chủng loại của mình. Tuy thế, cái khốn nạn nhất của chủng loại này là những đứa con được nuôi nhờ từ tổ ấm không cùng giống loài kia, khi lớn lên, chúng trở thành kẻ săn đuổi, ăn thịt thay vì báo dưỡng kẻ đã ấp ủ, nuôi dưỡng mình! Nó giống như hoàn cảnh người Việt Nam nuôi dưỡng VC để hôm nay rước lấy họa cho dân tộc mình.
Khi tôi viết đến bản chất của loài qụa này, hẳn nhiên, bạn đã thấy có câu chuyện của một loài cũng thuộc giống người, nhưng nó có những đặc thù như loài qụa đen trong giống chim trời sống ở trên phần đất gọi là Việt Nam. Ở đó, trước kia thì không! Nhưng từ khoảng 02-9-1945, đúng ra là từ 3-2-1930 đến nay, nó ẩn hiện ngay trước mắt, đôi khi lấn cả vào trong từng gia đình rồi để lại những dấu búa, nhát dao tàn bạo trong đời sống của người Việt Nam! Những hình ảnh của chúng được lưu ký như sau:
I. Ghi nhận từ bên ngoài.
Trong cuốn “Why Vietnam?, Prelude to America’s Albatross” của Archimedes L.A. Patti (1913 – 1998) cho biết: Parti một Trung Tá trong quân đội Hoa Kỳ, là người chỉ huy các cuộc hành quân của tổ chức Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, chống Nhật ở Côn Minh (Vân Nam) và Bắc Việt trong những năm 1944 và 1945 với những hoạt động như sau:
Năm 1944, với trợ giúp của Mỹ, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng giới Thạch, qua Trương phát Khuê đã yêu cầu Việt Cách ( Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) tổ chức một hội nghị nhằm đưa người trở về Việt Nam hoạt động chống Nhật. Kết qủa, trong cuộc họp tại Liễu Châu vào ngày họp 19-3-1944, hâu hết những người hoạt động trong Việt Cách đều không muốn xung phong trở về. Tuy nhiên, có một người được chính Trương phát Khuê ra lệnh thả ra khỏi tù, và cũng do TPK xắp xếp là Hồ Chí Minh giơ tay xung phong trở về Việt Nam. Từ việc tình nguyện này, Hồ được cấp một giấy thông hành dài hạn do THQG ký, một bản đồ quân sự, một số tiền bạc và 20 cán bộ do Y lựa chọn. Đa số những người được lựa chọn là đảng viên đảng CS. Trong đó có Nguyễn thị Lạc, người về sau được cho là đã có một con gái với HCM, nhưng đã bị Y thủ tiêu cả hai mẹ con. Và vào khoảng tháng 7 năm 1944, khi đến Bắc Giang, có hai cán bộ trong đoàn bị Y giết vì không chịu theo Đảng Cộng Sản.
II. Tình hình tại Việt Nam.
Trong khi đó tình hình tại Việt Nam diễn ra như sau: Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 10.3.1945 Tổng Tư Lệnh Nhật tại Đông Dương tuyên bố: “Chánh phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á”.
Trong tình hình này, Bảo Đại tuyên bố nền Độc Lập của Việt Nam:
Tuyên cáo Việt Nam Độc lập là tên gọi một đạo dụ được hoàng đế Bảo Đại ký ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1945. Đạo dụ này tuyên bố hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa An Nam và Đế quốc Thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp, công nhận vai trò lãnh đạo vùng Đông Á cũng như quyền trưng dụng mọi tài sản tại Việt Nam của Đế quốc Nhật Bản, đồng thời tiên khởi cho những biến động mới trên lãnh thổ Việt Nam. Nó đưa đến sự thành lập chính phủ Việt Nam vào ngày 7 tháng 4 năm 1945…. Cứ theo tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập.(vikipedia)
Ngày 12.3.1945 Cao Miên cũng tuyên bố độc lập. Trong vùng đông dương, Lào tuyên bố độc lập chậm nhất, vào ngày 15.4.1945. Riêng tại Việt Nam, ngày 17.4.1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Thành phần chỉnh phủ gồm 10 bộ trưởng và ông là Tổng Lý Nội Các (Thủ Tướng).
Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định sẽ bảo vệ nội các Đế quốc Việt Nam. Ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại đã gửi thư cho cho các cường quốc Đồng Minh (Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc) đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các bức thư đều không được trả lời. Lý do, theo Tuyên bố Cairo, các nước khối Đồng Minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ bị chiếm đóng.
Trong khi đó, sau khi Nhật đầu hàng, vào sáng 19.8.1945, khi quân Nhật vẫn còn đứng gác trên các đường ở Hà Nội, Việt Minh và các tỏ chức hô hào dân chúng đến biểu tình trước Nhà Hát Lớn. Đoàn người biểu tình sau đó đã chiếm Nhà Hát Lớn và lá cờ đỏ có một sao ở giữa của Phúc Kiến lần đầu tiên xuất hiện ở đây. Nhìn cờ, nhiều ngưòi ngỡ ngàng vì nó không phải là hình ảnh lá cờ Vàng quen thuộc của Việt Nam trước kia.
Ngày 23.8.1945 Việt Minh kéo về công bố chính phủ lâm thời. Vào ngày 25.8.1945, tại lầu Ngọ Môn, Huế, Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị. Sau đó Bảo Đại trao quốc ấn và bảo kiếm cho đại diện của Việt Minh là Trần Huy Liệu, và Củ huy Cận. Tưởng cũng nên nhắc lại, Trần huy Liệu là kẻ đã gian trá tạo nên câu chuyện thiếu niên Lê văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng của địch cách đó cả trăm mét. Xem ra trên thế gian này thật khó kiếm ra những kẻ lưu manh, gian trá lừa đảo người ta tài tình như thế. Tuy nhiên, Với cộng sản thì đây lại là thành tích lẫy lừng, góp công sức lớn cho đảng! Đó là lý do, bài học và công viên Lê văn Tám đến nay vẫn là một mốc điểm quan trọng để Việt cộng tôn thờ, học tập và nó trở thành chủ đề thách thức sự hiểu biết của người Việt Nam.
Trước đó, từ ngày 22.8.1945, Archimedes L.A. Patti cùng với Carleton B. Swift Jr (OSS) và một viên chức Pháp đã đến Hà Nội lo về các tù binh. Ngày 26.8.1945, Patti đã gặp lại Hồ Chí Minh và Patti chính là người đã giúp soạn bản tuyên ngôn độc lập phỏng theo bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ.
III. Cờ tổ qụa và chuyện đất nước tôi.
Gần một triệu người Việt Nam đã xanh máu mặt chạy trốn nó từ sau ngày 20-7-1954. Tưởng rằng thoát nợ. Hỡi ơi, trong lúc đàn chim về tổ ấm thì bày qụa đen cũng đuổi theo. Nó cắn, nó xé xác người, xác chim non, không trừ một thứ gì. Đến ngày 30-4-1975, người miền nam mặt không còn một chút máu khi nhìn thấy chúng phe phẩy cái mũ cối ngay trên thành phố của mình. Một lần nữa, người dân lại chạy thục mạng. Từ Trung vào Nam. Rồi từ Nam ra hải ngoại.
Hỏi xem, con tàu nào, máy bay nào có thể chở, đón hết được đoàn người muốn ra đi? Kết qủa là họ phải ở lại, phải quay về với đôi mắt trắng nhìn đàn qụa đen chồm hổm trên sân. Từ đây, sự chết đã đổ xuống cho người dân Việt trong tiếng cười, tiếng quang quang của loài qụa hoang này. Cửa Chùa với lòng từ bi muôn thuở như khép lại và thay thế vào đó là một đoàn xát tăng gỉa hình? Chuông giáo đường không còn ngân vang mỗi khi chiều xuống để đem an bình đến cho lòng người, nhưng phải im tiếng. Gác chuông rêu mốc. Nhiều ngưòi cai quản được mời vào nhà tù không có ngày về. Rồi trên gác cao kia có loài qụa đen tuyền đứng nhìn xuống, chúng rình rập, chờ mồi.
Ngày nay, chuyện cờ đỏ và con qụa đen xem ra không còn là câu chuyện, nhưng nó là sự hiện diện nghiệt ngã trên quê hương Việt Nam. Ở đó, dưới lá cờ đỏ sao vàng, cộng sản không ngừng gian trá truyền đi sự ảo tưởng cho người dân về một đất nước độc lập, một đất nước tự do đang phát triển dưới cờ đỏ. Ở đó, không còn cảnh người bóc lột người. Kết qủa, ở đó không còn cảnh người bóc lột người. Chỉ có cảnh cán cộng, qụa đen ngày đêm thi nhau gầm rú, rỉa rói trên thân xác của người Việt Nam mà thôi.
Phần nhân dân, cả một đời lam lũ không hề biết đến chữ nước có độc lập, dân có tự do, có hạnh phúc dù có cái bảng thật to ngay trên đường. Trái lại, dưới chân những tấm bảng hiệu lớn nhất ấy là một đoàn người thống khổ, trên mình mang đầy thương tích, khổ đau. Và nằm ngay trên đường đi kia là những thân xác rã rời, hay ngã xuống trong đau thương, uất nghẹn. Mà la! Khi người VN ngã xuống lại trở thành miếng mồi hạnh phúc cho đàn quạ đen VC đánh chén. Chúng vui mừng như trong ngày hội với lá cờ đỏ sao vàng phe phẩy trên tay.
Xã hội là thế. Phần tổ chức thì cho đến nay, người ta vẫn không có thể lý giải được rõ ràng về nguồn gốc lá cờ màu đỏ có một sao vàng ở giữa, mà Việt cộng gọi là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, là cờ mang đến đau thương tang tóc cho người Việt Nam, là cờ trước kia gọi là cờ của Việt Minh, có nguồn gốc ra sao. Họ cứ mãi quanh co, ù ơ. Kẻ bảo tự phát xuất ở trong nam, kẻ cho là từ Trung cộng. Kết qủa, khi nhìn lại tài liệu, người ta có thể nhìn thấy dẫn chứng sau:
Theo Võ nguyên Giáp, hiệu kỳ này lần đầu do Hồ chí Minh sử dụng tại buổi mở lớp "Con đường giải phóng" huấn luyện cán bộ chuẩn bị thành lập mặt trận đại đoàn kết dân tộc vào cuối năm 1940, và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày "19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” ( tên gọi tắt là Việt Minh). Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến Quân Ca, tuy trong ca khúc có những câu như "...Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,... " nhưng lúc đó Văn Cao cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra “ cờ chiến thắng” theo tinh thần của nghệ sỹ.
Rồi ngày 22/12/1944, lá cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh trao cho Võ nguyên Giáp làm lễ khai sinh đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. (wikipedia) Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong buổi lễ gọi là tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Ngày 5 tháng 9 Hồ chí Minh, ký sắc lệnh quyết định cờ đỏ sao vàng là cờ của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, gọi tắt là Việt cộng. Lá cờ này có những chỉ dẫn về nguồn gốc như sau:
a. Nguồn gốc.
Ngày nay thấy có vài chứng liệu cho rằng nó phát xuất từ trong Nam trong khoảng 1940. Tuy nhiên cũng có nhiều bài viết của chính họ phản bác về lập luận này. Theo đó, những hình ảnh dưới đây được xác nhận là nguồn gốc của lá cờ này:
Đây chính là lá cờ được chính quyền tỉnh Phúc Kiến dùng năm xưa (1933-1934). Đây có thể cũng là nơi Hồ chí Minh đã tuyên thệ gia nhập làm đảng viên đảng cộng sản Trung cộng khi hoạt động ở đây? Tuy thế, nó có điểm khác biệt là, sau khi chỉnh sửa thì ngôi sao đã ngay hàng, cánh không còn mang hình bầu như trong hình của cờ gốc ở Phúc Kiến!
Đến nay, cuộc chỉnh sửa này xem ra cũng không còn mang nhiều ý nghĩa nữa. Bởi vì, chính Hà Nội trong những dịp đón rước các quan chức Trung cộng, đặc biệt là trường hợp Tập cẩm Bình đến Việt Nam đã có một chủ kiến khác. Ở đó, trước phủ gọi là chủ tịch nước, và trên đường đón rước Y là đoàn trẻ Việt Nam được mặc áo đỏ, tay cầm cờ đỏ với 6 ngôi sao (một lớn 5 nhỏ) để đón Binh. Trong thực tế cờ của Trung cộng hiện nay chỉ có 1 Sao lớn và 4 sao nhỏ mà thôi. Sau cuộc đón rước Bình, có nhiều nguồn dư luận trong nước xôn sao, nhà nước VC cười trừ bảo là… lầm lẫn. Tuy thế, sự lầm lẫn này không chỉ một lần. Như thế, hỏi xem những công hàm bán nước chúng ký trước đây đều là lầm lẫn cả ư? Hoặc gỉa, nếu biết là lầm lẫn tại sao còn tiếp tục nối đuôi nhau đi chầu TC để có Hiệp Ước Thành Đô, Ở đó Việt Nam sẽ được coi như một phiên quốc của TC vào năm 2020?
Cờ 6 sao xuất hiện chính thức lần thứ ba tại Hà Nội. (2011 - ngay tại phủ chủ tịch VC! ảnh: Vietnamnet)
b. Nhập cư, tang thương và rách nát.
Gần đây xuất hiện trên Internet hiệu kỳ của nhà nưóc Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Cộng với hình dáng bạn thấy ở trên. Thân cờ xem ra đã tan nát, nhưng cái ngôi sao là của Trung cộng vẫn còn Y nguyên. Đó là một điều để chúng ta chú ý. Khi cái mảnh màu đò nát như bươm buớm không còn gía trị thì cái ngôi sao ấy có khi lại được khiêng đi, nối kết vào một lá cờ có đến bốn năm sao có sẵn? Thế là ta mất nước và Hồ chí Minh lại quay về Tàu? Bạn hỏi tại sao ư?
Rõ ràng nó là hình ảnh đi vay mượn. Tự nó không có tự chủ. Và hình như nhà cầm quyền của chế độ này cũng biết chuyện đó nên muốn được di dời cái ngôi sao lẻ bóng ấy vào chung với lá cờ của Trung cộng, như họ đã vờ làm như thế trong ngày đón rước Tập cẩm Bình? Nếu ngày ấy đến, hỏi xem, bạn, tôi và toàn dân ta sẽ là tang thương hay hạnh phúc? Rồi vinh quang rực rỡ có đến với tập đoàn Việt cộng bán nước chăng? Hay là, khi ấy dòng giống Việt Nam chúng ta chỉ có một con đường duy nhất không phải chọn lựa là chờ chết. Chết trong đau đớn tủi nhục như Tây Tạng, Mông Cổ! Chết trong một lịch sử bị nhấn chìm?
IV. Là người Việt Nam, bạn nghĩ gì cho Việt Nam ngày mai?
- Theo Việt cộng, làm nô lệ cho Tàu cộng để kiếm ăn?
- Là người Việt Nam, ta đứng dậy, sống đời Quang Trung?
Tôi cho rằng, chúng ta chỉ có một trong hai con đường ấy để đi. Đường làm Nô Lệ cho cộng sản và đường làm người dân của một nước Độc Lập. Bạn chọn con đường nào?
Đường làm Nô Lệ ư? Tôi vĩnh viễn cho rằng lá cờ đỏ sao vàng ấy sẽ dẫn bạn đến đích. Bởi vì, nó không thuộc về chúng ta và của chúng ta. Nó thuộc về bất nhân và bất lương. Bạn nhớ đấy, ngay từ khi nó xuất hiện, hơn 172000 ngàn ngươi đã bị nó cướp đi mạng sống, gia sản và gia đình của họ. Rồi hàng trăm ngàn gia đình khác phải tan nát. Ấy là chưa kể đến con số hơn 4 triệu người đã chết tang thương trong chiến tranh. Tuy thế, tất cả những khốn khổ đau thương ấy không thấm vào đâu, nếu đem so với việc nó làm suy đồi nền văn hóa của dân tộc ta như hôm nay. Đã tồi tệ như thế, nhưng ngay mảnh sơn hà của cha ông ta để lại cũng sẽ không còn là nơi cho dân ta ở. Bởi, Việt cộng còn, Trung cộng sẽ tràn sang. Những kẻ Nô lệ sẽ được đổi tên và khoác lên mình một manh áo chư hầu.
Là con cháu của Lý Trần Lê Nguyễn… đường NÔ Lệ cho Tàu như Việt cộng không phải là con đường của chúng ta. Trái lại phải là con đường vượt qua Đống Đa, ra Chi Lăng chém kẻ cướp nước mà giữ nước. Như thế, hỏi anh, hỏi em, hỏi chị… là người Việt Nam, nếu còn nghĩ đến dân tộc và tương lai của đất nước này mà đành quên đi tiền đồ của cha ông ta ư? Hay hỏi xem, khi thân xác ta tan hòa cùng sông núi, nhưng đất nước này vĩnh viễn thuộc về giòng giống Việt Nam, không thể rơi vào tay bắc phương, điều ấy có đáng làm hay không?
Hỡi nhân dân Việt Nam anh hùng, còn chờ gì nữa, hãy đứng dậy mà đi. Hãy chung nhau một vòng tay. Hãy cùng nhau một lời quyết chiến. Thề đạp tan sự thống trị độc ác của tập đoàn CS mà viết lại trang sử Nhân Bản cho nhà Việt Nam. Để ở đó, không phải là nơi cho lá cờ máu của CS trú ản để chúng mang oan khiên, độc ác đến cho người dân. Ở đó không còn là nơi để cho các đoàn đảng viên Tàu cộng, Việt cộng nhớn nhỏ đấu tố cuộc sống an bình của con dân Việt Nam. Trái lại:
Ở đó là một Việt Nam mến yêu, nơi đem yêu thương và sức sống nhân bản đến cho mọi người dân Việt Nam. Ở đó là nơi mở ra, đong đầy khát vọng của Tiên Long. Là tổ ấm, là nhà Việt Nam cho mọi người Việt Nam cùng chung sống Hòa Minh bên nhau trong tự tình Dân Tộc. Cùng chung tay xây dựng Hoà Bình, Công Lý. Cùng chung tay xây dựng đời sống Dân Sinh trong Tự Do, Dân Chủ và bảo vệ nền Độc Lập trường cửu của Tổ Quốc Việt Nam.
Bảo Giang.
9-9- 2017
Thánh Ca
Thánh ca: Sống Trong Tình Chúa - Ca sĩ Hằng Nga
VietCatholic Network
15:37 10/09/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Có Chúa cùng tôi, dù phong ba bão giông, dù gian lao hiểm nguy,
Dù cho muôn đắng cay tôi luôn vững tâm theo Ngài.
Ngài ở bên tôi, như cánh tay mẹ hiền, nâng đỡ con đêm ngày,
Tình thương Ngài chứa chan, như sóng tràn dâng biển khơi.
2. Sống trong tình Chúa. Suốt đời an vui. Tôi lo sợ gì. Ngài ở với tôi.
Sống trong tình Chúa. Chúa ở cùng tôi. Tôi đi trên đời. Lòng luôn thảnh thơi.
Hãy đến người ơi, nào ai đang khổ đau,
Nào ai đang mải mê, nào ai trong tối tăm, mau ta bước đi theo Ngài.
Tình Ngài cho ta, như suối reo trên ngàn, ươm mát cho cuộc đời.
Tình thương Ngài đỡ nâng, năm tháng dài trên trần gian.
Sống trong tình Chúa. Suốt đời an vui. Tôi lo sợ gì. Ngài ở với tôi.
3. Sống trong tình Chúa. Chúa ở cùng tôi. Tôi đi trên đời. Lòng luôn thảnh thơi.
Hãy đến người ơi, nào ai đang khổ đau,
Nào ai đang mải mê, nào ai trong tối tăm, mau ta bước đi theo Ngài.
Tình Ngài cho ta, như suối reo trên ngàn, ươm mát cho cuộc đời.
Tình thương Ngài đỡ nâng, năm tháng dài trên trần gian.
Sống trong tình Chúa. Suốt đời an vui. Tôi lo sợ gì. Ngài ở với tôi.