Phụng Vụ - Mục Vụ
Đối với tôi, Chúa Giê-su là ai ?
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:39 10/09/2021
Chúa Giê-su rảo qua nhiều vùng đất Do-thái để rao giảng Tin mừng, chữa bệnh, trừ quỷ, làm nhiều phép lạ… suốt 3 năm trường, nhưng không mấy ai biết đích xác Ngài là ai. Họ tưởng Ngài là Gio-an Tẩy giả bị Hê-rô-đê trảm quyết nay sống lại; có kẻ thì tưởng lầm Ngài là ngôn sứ Ê-li-a; kẻ khác thì cho rằng Ngài là một ngôn sứ nào đó.
Thế rồi, Chúa Giê-su hỏi các môn đệ: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy là Đấng Ki-tô" (Mc 8, 29).
Như vậy, ngoài Phê-rô, dường như chẳng ai biết được chân tướng của Chúa Giê-su. Phê-rô quả có phúc lớn vì được biết căn tính của Thầy mình.
Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đặt lại câu hỏi nầy với mỗi người chúng ta. Ngài muốn chúng ta bày tỏ nhận định của ta về Ngài: “Phần con, con nghĩ Thầy là ai?”
Thầy là Thẩm phán khắt khe
Đối với một số tín hữu, Chúa Giê-su là một vị thẩm phán khắt khe, trừng phạt đích đáng những kẻ có tội… nên họ tham dự Thánh lễ Chúa nhật hằng tuần hay làm những việc đạo đức khác chỉ vì sợ phạm tội, sợ bị Chúa phạt… chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa.
Thầy là một vị thần Tài
Một số người khác xem Chúa Giê-su như một ông thần Tài; họ thờ phượng Chúa để mưu tìm lợi lộc vật chất, được ăn nên làm ra, buôn may bán đắt… Nếu được Chúa cho như ý thì siêng năng đến với Chúa. Nếu không được toại ý, thì họ lơ là, nguội lạnh, xa cách Chúa. Họ thờ Chúa không phải vì yêu mến Chúa mà chỉ vì mình.
Thầy là tấm phao cứu hộ
Đối với nhiều người khác, Chúa Giê-su như vị Thần hộ mạng, như tấm phao cứu hộ. Khi được bình an, sức khỏe, khi còn trẻ trung… họ không quan tâm đến Chúa. Đến khi già yếu, khi lâm bệnh nguy kịch hoặc gặp gian nan khốn khó trong cuộc đời… họ sẽ tìm đến với Chúa, thiết tha cầu khẩn Ngài cứu giúp. Họ xem Ngài như một tấm phao cứu hộ; khi trời yên biển lặng thì bất cần phao, nhưng khi sóng to bão lớn thì cố giằng lấy phao cho bằng được.
Thiên Chúa đau buồn biết bao khi đoàn con yêu dấu của Ngài đối xử với Ngài như thế, khi họ tìm đến với Ngài để mưu cầu lợi ích cho mình chứ không vì lòng yêu mến.
Ước gì, đừng có ai trong chúng ta xem Chúa là Thẩm phán khắt khe để rồi đến với Chúa vì sợ bị phạt chứ không vì lòng yêu mến; đừng thờ Chúa như thần Tài để xin ân huệ và lợi lộc cho mình hoặc xem Chúa như tấm phao và chỉ tìm đến Chúa khi gặp gian nan nguy khốn.
Khi thấy dân chúng chẳng hiểu căn tính của mình, ngay cả các môn đệ cũng chẳng biết Đấng Ki-tô là ai, Chúa Giê-su liền bày tỏ cho họ biết Ngài chính là Đức Ki-tô, nhưng không phải là một Đức Ki-tô vinh thắng chinh phục các lân bang và báo thù cho dân riêng của Chúa như người Do-thái mong đợi, nhưng là một Đức Ki-tô nhẫn nhục, hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân. Ngài nói với các môn đệ rằng: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8,31).
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là Đấng đã nộp mình chịu chết để đền tội cho chúng con, cho chúng con được sống muôn đời. Chúa yêu thương chúng con hết lòng hết sức trên hết mọi sự.
Vì thế, chúng con xin chọn Chúa làm thần tượng của mình và dành chỗ nhất cho Chúa trong trái tim chúng con. Amen.
Ngày 11/9: Chúa Giêsu là cây trường sinh. Suy Niệm: Linh mục Augustinô Lê Quý Phi, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:42 10/09/2021
PHÚC ÂM: Lc 6, 43-49
“Tại sao các con gọi Thầy ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’, mà không thi hành điều Thầy dạy bảo?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu, và cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái trái vả nơi bụi gai, và người ta cũng không hái trái nho nơi cây dâu đất. Người tốt phát ra điều tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, và kẻ xấu phát ra điều xấu từ kho tàng xấu của nó, vì lòng đầy thì miệng mới nói ra. Tại sao các con gọi Thầy: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’, mà các con không thi hành điều Thầy dạy bảo? Ai đến cùng Thầy, thì nghe lời Thầy và đem ra thực hành. Thầy sẽ chỉ cho các con biết người ấy giống ai. Người ấy giống như người xây nhà: ông ta đào sâu và đặt nền móng trên đá. Khi có trận lụt, dù nước ùa vào nhà, cũng không làm cho nó lay chuyển, vì nhà đó được đặt nền trên đá. Trái lại, kẻ nghe mà không đem ra thực hành, thì giống như người xây nhà ngay trên mặt đất mà không có nền móng. Khi sóng nước ùa vào nhà, nó liền sụp đổ, và nhà đó bị hư hại nặng nề”.
Đó là lời Chúa.
Thánh Giá và chúng ta
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:44 10/09/2021
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN B
THÁNH GIÁ VÀ CHÚNG TA
Trong Tin Mừng hôm nay (theo thánh Marcô), sau lời tuyên tín của thánh Phêrô: "Thầy là Đấng Kitô" và sau khi mạc khải mầu nhiệm thánh giá mà chính mình tự nguyện bước vào, Chúa Giêsu mời gọi tất cả mọi người: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình”.
Nói đến thánh giá là nói đến tình yêu: Tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa đã làm phát sinh những kết quả vô cùng từ thánh giá.
Học lấy tình yêu của Thiên Chúa nơi thánh giá Chúa Kitô, chúng ta xác tín mạnh mẽ, chỉ một mình Thiên Chúa mới là Người Yêu đích thực của chúng ta. Nhờ Người Yêu và nhờ tình yêu có một không hai ấy, con đường thánh giá trở thành con đường đẹp, tinh tuyền, xóa hết những tội lỗi, những thù nghịch để chỉ còn lại một bầu trời dung thứ, bình an, thắng vượt, nghĩa ân.
Chúa Kitô muôn đời trở nên vì Thiên Chúa gần gũi, sống động của con người. Thánh giá Chúa Kitô mãi mãi là cây thánh giá của ơn nâng đỡ, sớt chia, ủi an dành cho từng người chúng ta.
Biết bao nhiêu tâm hồn chìm trong tội, nhận ra bầu trời trong – mát – dịu của thánh giá, can đảm tách rời khỏi quá khứ tội lỗi, làm lại cuộc đời.
Biết bao nhiêu tâm hồn suốt đời chỉ chìm trong bạo lực đã nhìn lên bóng thánh giá mà rửa mình sạch mọi dơ bẩn để trở nên hiền hòa, đức độ.
Biết bao nhiêu con người đêm ngày ngụp lặt trong bất công, xảo kế, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã quay lưng với tất cả lợi lộc từ những gian xảo mang lại, để biến mình thành môn đệ Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu những tâm hồn lồng lộn dữ dằn như những con thú hoang, bỗng một lần khám phá ánh sáng yêu thương chiếu dọi từ thánh giá, đã trở nên hiền hòa, nhân hậu, đáng mến.
Biết bao nhiêu kẻ sống ích kỷ, đêm ngày chỉ biết tư lợi, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã trở thành kẻ xả kỷ, biết hiến thân và hiến dâng.
Cũng vậy: Biết bao nhiêu tâm hồn bị đày ải, khổ đau, cuộc sống như chỉ còn muốn sống cho qua ngày, đoạn tháng, bỗng được tình yêu của thánh giá chiếu rọi, trở nên bình an hơn, chấp nhận trong vui tươi hơn.
Biết bao nhiêu kẻ tử tù, trên đường đi về cái chết, đã nhìn thấy thánh giá, và thánh giá bỗng trở nên sức mạnh khiến cuộc ra đi không còn đau đớn, chỉ còn là niềm tin chiến thắng.
Biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta thầm lặng, hoặc công khai, giữa những lúc bị bách hại, vì thánh giá, bất chấp mọi đe dọa, đêm ngày rao giảng đức tin vào tình yêu kỳ diệu của thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người, nhìn cứ tưởng yếu đuối, mỏng dòn, nhưng nhờ tin vào thánh giá Chúa Kitô, họ đã có sức mạnh phi thường vượt thắng mọi thách thức mà con người, hay hoàn cảnh, hay môi trường mang lại.
Biết bao nhiêu người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi…, vì thánh giá Chúa Kitô, đã có thể sống trung thành với đức tin mà không gợn một chút nghi nan, một chút u uất nào.
Biết bao nhiêu tâm hồn đầy chữ nghĩa, khoa bản, hiểu biết…, nhìn lên thánh giá, đã biết học lấy bài học của khiêm tốn, sống đơn sơ, thậm chí thô sơ với mọi anh chị em dù họ thấp kém, hay sang trọng.
Ngược lại, cũng có biết bao nhiêu tâm hồn, nhờ tình yêu đối với thánh giá, và đêm ngày chỉ biết suy tư cùng thánh giá, ôm lấy thánh giá trọn đời mình, dù họ là người kém cõi, ít hiểu biết, lại trở nên khôn ngoan, thấu hiểu những chân lý cao siêu lạ thường.
Biết bao nhiêu người suốt đời chỉ biết nhìn lên thánh giá, chọn thánh giá làm lẽ sống, vì thế đời họ luôn luôn sáng rực nụ cười và gieo nụ cười ấy khắp nơi.
Biết bao nhiêu người đã có thể trải lòng mình cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, nhờ kiên định trong tình yêu đối với thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người bước ra từ trong đau khổ, vẫn không mất niềm bình an, bởi họ đã tin vào thánh giá Chúa Kitô.
Nhìn thân xác quằn quại trên thánh giá, một thân xác không còn hình tượng người ta, khó có ai bảo rằng đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian.
Nhưng quả thật, đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian!
Loài người chỉ có thể khám phá vẻ đẹp của “Con Người”, một khi họ nhìn Ngài bằng ánh mắt của tình yêu mà Ngài đã yêu, và vẫn yêu.
Chúa Kitô, một tình yêu kiểu mẫu, một tình yêu rực sáng, một tình yêu dòi dọi, một tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu đại lượng.
Chúa Kitô là người đẹp nhất bởi vì Chúa đã yêu, vẫn yêu, yêu đến cùng, yêu cả khi không nhận được tình yêu từ người mình yêu, yêu càng mãnh liệt khi bị kẻ mình yêu khước từ, chống đối, giết chết.
Chúa là người đẹp nhất bởi tình yêu nguyên tuyền, không một chút phai, không một chút nhạt, không một chút suy suyển, dẫu Chúa chỉ nhận được những cuồng nộ, những bạo lực.
Chúa là người đẹp nhất, bởi tình yêu của Chúa đứng trên tất cả mọi tình yêu. Tình yêu của Chúa còn đứng trên cả sự tàn ác, hung bạo của những kẻ mình yêu.
Mãnh lực của tình yêu Giêsu Kitô vừa lạ lùng, vừa cuốn hút, vừa êm đềm, vừa mạnh mẽ.
Tất cả chúng ta hãy sống, hãy tỉnh thức mà khám phá tình yêu quá đỗi ấy. Hãy bắt chước Chúa mà yêu đến cùng, yêu đến hy sinh, yêu đến mất mạng sống… cho tất cả mọi anh chị em mà Chúa dạy chúng ta phải yêu.
“Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”. Đó là lời mời gọi Chúa Kitô dành cho những kẻ muốn tiếp bước đi theo Ngài, để họ nhận ra điều kiện tiên quyết là phải hy sinh. Hy sinh là chữ đầu tiên mà ta có thể sống để tháp nhập mình vào thánh giá Chúa Kitô.
Hãy để thánh giá Chúa sống trong đời ta. Thánh giá sẽ nhắc ta trong mọi chiều kích của cuộc đời rằng: LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TA LÀ CHÍNH CHÚA GIÊSU KITÔ.
Đức Ki-Tô Là Ai Đối Với Tôi?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
08:50 10/09/2021
Đức Ki-Tô Là Ai Đối Với Tôi?
Suy niệm Chúa nhật 24 TNB
1. Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Bây giờ có một người ngoại giáo đến bên cạnh chúng ta là những ki-tô hữu, họ nói họ muốn biết về Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có thể chúng ta sẽ liệt kê một loạt câu trả lời: quê quán, nơi sinh, bố mẹ, dòng dõi, cũng như công việc của Ngài rất dễ dàng, nhưng đôi khi chúng ta thấy bỡ ngỡ và khó khăn khi nói về Đức Giê-su cho người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin. Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi nói về Đức Ki-tô cho người khác? Phải chăng chúng ta chưa thực sự biết rõ về Ngài qua giáo lý, qua Tin mừng; có thể chúng ta chưa yêu mến Ngài đủ; có thể chúng ta không chọn Ngài là điểm tựa, là ‘thần tượng’ của mình; có thể chúng ta chỉ biết Ngài khi nghe bố mẹ ông bà kể lại mà chưa thật sự gặp gỡ Ngài trong đời sống cầu nguyện, qua việc đọc – suy niệm Lời Chúa cũng như đón nhận Ngài ngang qua các Bí tích, nhất là Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Chính vì thế, chúng ta chỉ tin vào Đức Giê-su thì chưa đủ, nhưng chúng ta còn phải đi vào tương quan liên cả vị với Ngài, gặp gỡ Ngài, đón nhận Ngài và đặc biệt thực hành những Lời Ngài giảng dạy. Chính lúc đó, chúng ta mới dễ dàng trả lời cho bất cứ những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của chúng ta, (x.1Pr 3,15) hoặc về Đức Ki-tô? Do đó, trước khi trả lời cho người khác về Đức Ki-tô là ai, tiên vàn tôi phải trả lời được câu hỏi cho chính mình tôi: Đức Giê-su Ki-tô là ai đối với tôi?
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Sau khi rao giảng công khai và thi thố nhiều phép lạ tại nhiều vùng miền khác nhau đối với nhiều người, Đức Giê-su Ki-tô cũng muốn dừng lại để thăm dò ý kiến và cách nhìn nhận của nhiều người về Ngài. Tin mừng hôm nay đã trình thuật về câu hỏi của Đức Giê-su và cách nhìn về Ngài của nhiều người: “Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:“Người ta nói Thầy là ai?”Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8,27-28). Quả thật, nhiều người đã có cách nhìn khác nhau về Đức Giê-su. Tuy đôi khi chưa thoát khỏi não trạng thành kiến về quê hương và gia đình của Đức Giê-su, nhưng thông qua cách giảng dạy cũng như phép lạ Ngài thực hiện, nhiều người đã xem Ngài là người ‘khác lạ’, là người có uy quyền trong lời giảng và việc làm. Đó là cách nhìn của đám đông. Riêng đối với các môn đệ, các Tông đồ, những người kề cận, đụng chạm hằng ngày với Thầy, chứng kiến đủ phép lạ và được huấn luyện kỳ công từ Thầy Giê-su, hôm nay, Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại trắc nghiệm các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.(c.29) Điều này mới đáng để suy nghĩ và nhìn nhận. Nhưng khó quá! Làm sao đây? Phê-rô, Tông đồ trưởng đã nhanh nhẹn để tuyên xưng thay các anh em: “Thầy là Đấng Ki-tô.”(c.29tt)
Đấng Ki-tô là ai vậy? Nơi bài đọc I, người Tôi Trung của Thiên Chúa được giới thiệu như là hình ảnh báo trước về Đấng Ki-tô sau này. Ngài được trình bày như một người Tôi Tớ hay Tôi Trung hiền lành, chịu mọi thiệt thòi; Ngài không kêu to hay phản kháng khi bị chống đối hay bị bắt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50, 5-7). Ngài là hình ảnh hữu hình nơi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Những gì tiên báo về người Tôi Trung của Thiên Chúa đã được hiện thực hoá nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại nhưng mạnh mẽ tuyên bố: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”( Mc 8, 31)
Quả thật, Đấng Ki-tô muốn đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại tội lỗi, thì Ngài phải làm người giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x.Pl 2,6-7) để giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi và quỷ thần. Như vậy, cách thế để cứu độ của Đấng Ki-tô là phải trải qua đau khổ, trải qua thập giá, trải qua cái chết rồi mới đến vinh quang, mới sống lại để đem lại niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, chúng ta biết về Đức Giê-su như vậy chưa đủ, nhưng đòi buộc đi vào tương giao với Ngài để nên đồng hành đồng dạng với Ngài trong mọi đường đi nước bước.(x.Rm 8,29). Ngang qua việc gặp gỡ, tiếp cận, đối thoại, cầu nguyện, lắng nghe-đón nhận-suy niệm và sống Lời Chúa từng giây phút trong cuộc đời, chúng ta mới dễ dàng sở hữu được Đức Giê-su Ki-tô và nhờ đó, chúng ta dễ dàng trả lời cũng như khẳng quyết về niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giê-su cho những người chung quanh. Thật vậy, chỉ có niềm vui và bình an thật sự nơi Đức Giê-su, chúng ta mới sẵn sàng lan toả cũng như rao giảng về Ngài cho bất của ai chất vấn chúng ta. Vì thế,
3. Đời sống thường ngày sẽ trả lời đúng đắn nhất về câu hỏi: Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Nhiều người lương dân không ngần ngại để nói rằng: chúng tôi có thể tin đạo, tin Chúa, tin vào Lời Chúa nhưng chúng tôi không tin bao giờ những người theo đạo hoặc những người có đạo. Tại sao vậy? Vì những người có đạo đã không thực hành đạo nơi đời sống thường ngày. Vì người có đạo chỉ biết đọc kinh, xem lễ và tuân giữ các điều Luật buộc mà thôi, nhưng nơi môi trường xã hội, nơi môi trường tương quan, chúng ta lại sống xa vắng Chúa, xa vắng giới răn Chúa bằng cuộc sống ích kỷ, vô cảm, vô tâm, hận thù, ghen ghét, tham lam, trộm cắp, ngoại tình, nói xấu nói hành, vu khống,…Cách sống như thế làm sao chúng ta có thể trả lời Đức Giê-su khi Ngài hỏi: Anh em bảo Thầy là ai? Hoặc ai đó hỏi: Đức Giê-su là ai đối với bạn vậy? Quả thật, Thánh Gia-cô-bê Tông đồ đã dạy chúng ta nơi bài đọc II thế này: đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. (Gc 2,17). Tin Chúa mà không thực hành và sống đức tin bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương thì chúng ta chưa thật sự là những người tin theo Chúa.
Như vậy, để người khác nhận ra Đức Giê-su là ai ngang qua đời sống của tôi? Tôi phải chấp nhận từ bỏ chính mình để theo Đức Giê-su Ki-tô. Nhưng bỏ chính mình là bỏ như thế nào? Xin thưa là từ bỏ cái tôi ích kỷ, bỏ đi ý riêng, bỏ đi con người tội lỗi – hư hỏng, bỏ đi con người tham lam, hận thù, bất hoà bất thuận, bỏ đi con người giả tạo, đạo đức giả,…để tinh thần và giới răn của Chúa đi vào trong con người và cuộc đời của tôi. Chính cách sống tốt lành và yêu thương của chúng ta nơi môi trường hằng ngày là cách trả lời thiết thực nhất về Đức Ki-tô là ai đối với tôi? Đức Ki-tô là ai đối với bạn? Chính cuộc sống, sự chịu thương chịu khó nơi Con Người Đức Giê-su đã diễn tả Ngài đúng là Con Thiên Chúa, Ngài chính là Con Chiên hiền lành, là Người Tôi Trung tuyệt vời của Thiên Chúa ở với nhân loại. Điều này được làm rõ hơn trong bộ sách ‘Tự thuật’ (Confessio), Thánh Augustinô có viết một giai thoại với hai nhân vật : Ngài và người trộm lành. Ngài hỏi vị thánh ăn trộm: “Này anh bạn, anh chưa được rửa tội, chưa từng học giáo lý, chưa biết tí gì về Đức Giêsu, chưa bao giờ bước chân vào nhà thờ, thế thì tại sao anh lại nhận ra ông Giêsu, người cũng bị xử tử trên Thập giá giống như anh, là Đấng Cứu thế và tin vào Ngài?” Người trộm lành trả lời: “Ông nói đúng. Tôi chưa hề biết Đức Giêsu là ai. Tôi cũng chưa phải là người Công Giáo và chưa được rửa tội. Nhưng trong những giờ phút bi thương cuối cùng trước khi chết, tôi đã nhìn vào đôi mắt của Ngài. Từ ánh mắt hiền dịu ấy, tôi khám phá ra cả một bầu trời mênh mông của tình yêu vô tận. Cặp mắt Đức Giêsu đã chọc thủng bức màn tăm tối nơi tâm hồn tôi và tôi đã tin vào Ngài. Cuộc hành trình đức tin của tôi được khởi đầu bằng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu”. Đây quả là một tên trộm kiệt xuất, bởi vì trước khi chết anh ta còn ăn trộm được cả nước Thiên đàng nữa.
Lạy Chúa Giê-su, hôm nay, nếu Ngài hiện đến bên con và Ngài hỏi: Đối với con, Ta là ai? Có lẽ Chúa sẽ rất buồn vì con đã không trả lời được vì con không chỉ biết quá ít về Ngài mà con còn chưa thực hành cũng như sống những điều răn của Thầy dạy. Nhưng con cũng cám ơn Chúa đã thức tỉnh con để từ nay con sẽ cố gắng hơn để tìm biết, tin yêu và sống Lời Ngài dạy nơi môi trường sống của con để qua đó con dễ dàng trả lời cho Thầy và cho những ai muốn hiểu biết về Ngài. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy niệm Chúa nhật 24 TNB
1. Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Bây giờ có một người ngoại giáo đến bên cạnh chúng ta là những ki-tô hữu, họ nói họ muốn biết về Đức Giê-su Ki-tô, chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có thể chúng ta sẽ liệt kê một loạt câu trả lời: quê quán, nơi sinh, bố mẹ, dòng dõi, cũng như công việc của Ngài rất dễ dàng, nhưng đôi khi chúng ta thấy bỡ ngỡ và khó khăn khi nói về Đức Giê-su cho người khác, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin. Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi nói về Đức Ki-tô cho người khác? Phải chăng chúng ta chưa thực sự biết rõ về Ngài qua giáo lý, qua Tin mừng; có thể chúng ta chưa yêu mến Ngài đủ; có thể chúng ta không chọn Ngài là điểm tựa, là ‘thần tượng’ của mình; có thể chúng ta chỉ biết Ngài khi nghe bố mẹ ông bà kể lại mà chưa thật sự gặp gỡ Ngài trong đời sống cầu nguyện, qua việc đọc – suy niệm Lời Chúa cũng như đón nhận Ngài ngang qua các Bí tích, nhất là Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể. Chính vì thế, chúng ta chỉ tin vào Đức Giê-su thì chưa đủ, nhưng chúng ta còn phải đi vào tương quan liên cả vị với Ngài, gặp gỡ Ngài, đón nhận Ngài và đặc biệt thực hành những Lời Ngài giảng dạy. Chính lúc đó, chúng ta mới dễ dàng trả lời cho bất cứ những ai chất vấn về đức tin và niềm hy vọng của chúng ta, (x.1Pr 3,15) hoặc về Đức Ki-tô? Do đó, trước khi trả lời cho người khác về Đức Ki-tô là ai, tiên vàn tôi phải trả lời được câu hỏi cho chính mình tôi: Đức Giê-su Ki-tô là ai đối với tôi?
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Sau khi rao giảng công khai và thi thố nhiều phép lạ tại nhiều vùng miền khác nhau đối với nhiều người, Đức Giê-su Ki-tô cũng muốn dừng lại để thăm dò ý kiến và cách nhìn nhận của nhiều người về Ngài. Tin mừng hôm nay đã trình thuật về câu hỏi của Đức Giê-su và cách nhìn về Ngài của nhiều người: “Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:“Người ta nói Thầy là ai?”Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” (Mc 8,27-28). Quả thật, nhiều người đã có cách nhìn khác nhau về Đức Giê-su. Tuy đôi khi chưa thoát khỏi não trạng thành kiến về quê hương và gia đình của Đức Giê-su, nhưng thông qua cách giảng dạy cũng như phép lạ Ngài thực hiện, nhiều người đã xem Ngài là người ‘khác lạ’, là người có uy quyền trong lời giảng và việc làm. Đó là cách nhìn của đám đông. Riêng đối với các môn đệ, các Tông đồ, những người kề cận, đụng chạm hằng ngày với Thầy, chứng kiến đủ phép lạ và được huấn luyện kỳ công từ Thầy Giê-su, hôm nay, Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại trắc nghiệm các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.(c.29) Điều này mới đáng để suy nghĩ và nhìn nhận. Nhưng khó quá! Làm sao đây? Phê-rô, Tông đồ trưởng đã nhanh nhẹn để tuyên xưng thay các anh em: “Thầy là Đấng Ki-tô.”(c.29tt)
Đấng Ki-tô là ai vậy? Nơi bài đọc I, người Tôi Trung của Thiên Chúa được giới thiệu như là hình ảnh báo trước về Đấng Ki-tô sau này. Ngài được trình bày như một người Tôi Tớ hay Tôi Trung hiền lành, chịu mọi thiệt thòi; Ngài không kêu to hay phản kháng khi bị chống đối hay bị bắt: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui. Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, vì thế, tôi đã không hổ thẹn, vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.” (Is 50, 5-7). Ngài là hình ảnh hữu hình nơi Đức Giê-su, Con Thiên Chúa làm người. Những gì tiên báo về người Tôi Trung của Thiên Chúa đã được hiện thực hoá nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính Đức Giê-su cũng đã không ngần ngại nhưng mạnh mẽ tuyên bố: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”( Mc 8, 31)
Quả thật, Đấng Ki-tô muốn đem lại ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại tội lỗi, thì Ngài phải làm người giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x.Pl 2,6-7) để giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi và quỷ thần. Như vậy, cách thế để cứu độ của Đấng Ki-tô là phải trải qua đau khổ, trải qua thập giá, trải qua cái chết rồi mới đến vinh quang, mới sống lại để đem lại niềm hy vọng cho con người. Tuy nhiên, chúng ta biết về Đức Giê-su như vậy chưa đủ, nhưng đòi buộc đi vào tương giao với Ngài để nên đồng hành đồng dạng với Ngài trong mọi đường đi nước bước.(x.Rm 8,29). Ngang qua việc gặp gỡ, tiếp cận, đối thoại, cầu nguyện, lắng nghe-đón nhận-suy niệm và sống Lời Chúa từng giây phút trong cuộc đời, chúng ta mới dễ dàng sở hữu được Đức Giê-su Ki-tô và nhờ đó, chúng ta dễ dàng trả lời cũng như khẳng quyết về niềm tin và niềm hy vọng vào Đức Giê-su cho những người chung quanh. Thật vậy, chỉ có niềm vui và bình an thật sự nơi Đức Giê-su, chúng ta mới sẵn sàng lan toả cũng như rao giảng về Ngài cho bất của ai chất vấn chúng ta. Vì thế,
3. Đời sống thường ngày sẽ trả lời đúng đắn nhất về câu hỏi: Đức Ki-tô là ai đối với tôi?
Nhiều người lương dân không ngần ngại để nói rằng: chúng tôi có thể tin đạo, tin Chúa, tin vào Lời Chúa nhưng chúng tôi không tin bao giờ những người theo đạo hoặc những người có đạo. Tại sao vậy? Vì những người có đạo đã không thực hành đạo nơi đời sống thường ngày. Vì người có đạo chỉ biết đọc kinh, xem lễ và tuân giữ các điều Luật buộc mà thôi, nhưng nơi môi trường xã hội, nơi môi trường tương quan, chúng ta lại sống xa vắng Chúa, xa vắng giới răn Chúa bằng cuộc sống ích kỷ, vô cảm, vô tâm, hận thù, ghen ghét, tham lam, trộm cắp, ngoại tình, nói xấu nói hành, vu khống,…Cách sống như thế làm sao chúng ta có thể trả lời Đức Giê-su khi Ngài hỏi: Anh em bảo Thầy là ai? Hoặc ai đó hỏi: Đức Giê-su là ai đối với bạn vậy? Quả thật, Thánh Gia-cô-bê Tông đồ đã dạy chúng ta nơi bài đọc II thế này: đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết. (Gc 2,17). Tin Chúa mà không thực hành và sống đức tin bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương thì chúng ta chưa thật sự là những người tin theo Chúa.
Như vậy, để người khác nhận ra Đức Giê-su là ai ngang qua đời sống của tôi? Tôi phải chấp nhận từ bỏ chính mình để theo Đức Giê-su Ki-tô. Nhưng bỏ chính mình là bỏ như thế nào? Xin thưa là từ bỏ cái tôi ích kỷ, bỏ đi ý riêng, bỏ đi con người tội lỗi – hư hỏng, bỏ đi con người tham lam, hận thù, bất hoà bất thuận, bỏ đi con người giả tạo, đạo đức giả,…để tinh thần và giới răn của Chúa đi vào trong con người và cuộc đời của tôi. Chính cách sống tốt lành và yêu thương của chúng ta nơi môi trường hằng ngày là cách trả lời thiết thực nhất về Đức Ki-tô là ai đối với tôi? Đức Ki-tô là ai đối với bạn? Chính cuộc sống, sự chịu thương chịu khó nơi Con Người Đức Giê-su đã diễn tả Ngài đúng là Con Thiên Chúa, Ngài chính là Con Chiên hiền lành, là Người Tôi Trung tuyệt vời của Thiên Chúa ở với nhân loại. Điều này được làm rõ hơn trong bộ sách ‘Tự thuật’ (Confessio), Thánh Augustinô có viết một giai thoại với hai nhân vật : Ngài và người trộm lành. Ngài hỏi vị thánh ăn trộm: “Này anh bạn, anh chưa được rửa tội, chưa từng học giáo lý, chưa biết tí gì về Đức Giêsu, chưa bao giờ bước chân vào nhà thờ, thế thì tại sao anh lại nhận ra ông Giêsu, người cũng bị xử tử trên Thập giá giống như anh, là Đấng Cứu thế và tin vào Ngài?” Người trộm lành trả lời: “Ông nói đúng. Tôi chưa hề biết Đức Giêsu là ai. Tôi cũng chưa phải là người Công Giáo và chưa được rửa tội. Nhưng trong những giờ phút bi thương cuối cùng trước khi chết, tôi đã nhìn vào đôi mắt của Ngài. Từ ánh mắt hiền dịu ấy, tôi khám phá ra cả một bầu trời mênh mông của tình yêu vô tận. Cặp mắt Đức Giêsu đã chọc thủng bức màn tăm tối nơi tâm hồn tôi và tôi đã tin vào Ngài. Cuộc hành trình đức tin của tôi được khởi đầu bằng chính ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu”. Đây quả là một tên trộm kiệt xuất, bởi vì trước khi chết anh ta còn ăn trộm được cả nước Thiên đàng nữa.
Lạy Chúa Giê-su, hôm nay, nếu Ngài hiện đến bên con và Ngài hỏi: Đối với con, Ta là ai? Có lẽ Chúa sẽ rất buồn vì con đã không trả lời được vì con không chỉ biết quá ít về Ngài mà con còn chưa thực hành cũng như sống những điều răn của Thầy dạy. Nhưng con cũng cám ơn Chúa đã thức tỉnh con để từ nay con sẽ cố gắng hơn để tìm biết, tin yêu và sống Lời Ngài dạy nơi môi trường sống của con để qua đó con dễ dàng trả lời cho Thầy và cho những ai muốn hiểu biết về Ngài. Amen.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Anh em bảo thầy là ai?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
14:42 10/09/2021
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN
Anh em bảo thầy là ai?
Is 50:5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8,27-35
Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều trình thuật cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ ở Xêdarê Phillipê. Người hỏi họ rằng người ta nói Thầy là ai? Cả ba Tin Mừng đều ghi lại câu trả lời của Phêrô rằng: “Thầy là Đấng Kitô.”
Riêng Mátthêu thì thêm: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Tuy nhiên đây có thể là sự tuyên xưng niềm tin của Giáo Hội sau Phục Sinh.
Sau đó, tước hiệu “Đấng Kitô” trở thành tên thứ hai của Chúa Giêsu. Nó được nói đến hơn 500 lần trong Tân Ước, hầu như luôn theo hình thức kết hợp “Chúa Giêsu Kitô” hoặc là “Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
1- Từ Đấng Kitô như một vị vua
Tuy nhiên, ngay từ ban đầu không phải như thế. Có một động từ nối giữa Giêsu và Kitô: “Chúa Giêsu là Đấng Kitô.” Cách gọi “Đấng Kitô” không phải để gọi theo tên riêng Người, nhưng để khẳng định về vai trò của Người.
Chúng ta biết từ Kitô trong bản dịch Hy Lạp từ tiếng Do Thái là Mashiah, hoặc là Messiah, và cả hai từ này có nghĩa là Đấng “được xức dầu.”
Hạn từ này phát xuất từ sự kiện trong Cựu Ước khi các vua, các ngôn sứ và các tư tế, từ lúc được chọn, họ được thánh hiến nhờ việc xức dầu với dầu thơm. Họ là những người được xức dầu (kitô).
Nhưng rõ ràng dần dần trong Kinh Thánh người ta nói về một Đấng được xức dầu, hay được thánh hiến cách đặc biệt, Đấng đó sẽ đến vào thời cuối cùng để thực hiện những lời Thiên Chúa hứa về ơn cứu độ cho dân Người. Tước hiệu này được gọi theo Cứu Thế luận Kinh Thánh (the biblical Messianism) vốn mang một màu sắc khác biệt, theo đó, Đấng Mêsia được nhìn với tư cách như là một vị vua tương lai (Cứu Thế luận hoàng gia) hoặc giống như thị kiến của Đanien về Con Người (Cứu Thế luận khải huyền).
Toàn thể truyền thống tiên khởi của Giáo Hội đều đồng thuận khi tuyên xưng rằng Chúa Giêsu thành Nadarét là Đấng Mêsia được chờ đợi. Theo Máccô, chính Chúa Giêsu tự giới thiệu mình với tư cách này trước Công Nghị Do Thái, để trả lời cho câu hỏi của vị Thượng Tế: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng đáng chúc tụng không? Đức Giêsu trả lời: Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61).
Vì thế, để tránh sự hiểu lầm liên quan cuộc đối thoại giữa Chúa với các môn đệ ở Xêdarê Philipphê, “Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.”
Tuy nhiên, lý do là quá rõ ràng. Chúa Giêsu chấp nhận đồng hóa mình với Đấng Mêsia, nhưng không theo ý tưởng mà Do Thái Giáo đã tạo nên về Đấng Mêsia. Theo quan niệm đang thịnh hành lúc đó, Đấng Mêsia được trông chờ và phải là như một vị lãnh đạo chính trị và quân sự, Đấng đến để giải thoát Ítraen khỏi sự đô hộ ngoại bang và thiết lập triều đại Thiên Chúa trên trái đất bằng sức mạnh quân sự.
2- Đến Đấng Kitô như một tôi tớ đau khổ
Chúa Giêsu phải điều chỉnh tận căn tư tưởng này nơi các Tông Đồ, sau khi cho phép họ nói về Người như là Đấng Mêsia. Nên ngay lập tức, Người bắt đầu dạy cho các ông biết: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại.”
Những lời nghe rất chói tai, Phêrô liền can ngăn Người như ma quỷ cám dỗ Người nơi sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu trách ông Phêrô: “Xatan! Lui lại đàng sau Thầy!” Vị trí của môn đệ là ở sau Thầy; nhiệm vụ của môn đệ là đi theo Thầy. Phêrô chưa muốn và chưa thể đi vào vị trí đó và bước theo Thầy trên con đường thập giá. Nhưng sau này, một khi đã hiểu, đã trưởng thành, ông đã làm đúng như Lời Thầy dạy. Cả Phêrô lẫn Xatan đều muốn cám dỗ Chúa Giêsu trốn khỏi con đường thập giá – đó là con đường người Tôi Tớ đau khổ của Giavê (bài đọc I) – để đi vào con đường dễ dãi khác theo “tư tưởng loài người,” nhưng không phải là con đường dẫn tới ơn cứu độ.
Chúa Giêsu đã thẳng thắn khước từ con đường đó nhưng lại chọn con đường thập giá để cứu độ nhân loại. Thật vậy, Chúa Giêsu mang lại ơn cứu độ cho loài người qua “việc hiến ban sự sống người làm giá chuộc cho nhiều người,” chứ không phải dùng quyền lực để tiêu diệp kẻ thù.
Một cách đáng tiếc chúng ta phải nói rằng sai lầm của Phêrô đã tiếp tục lặp đi lặp lại trong lịch sử Giáo Hội. Nhiều người Kitô hữu lắm lúc đã cư xử như thể Nước Thiên Chúa thuộc về thế gian này, đã củng cố Nước đó bằng sức mạnh quyền lực và những chiến công lẫy lừng (có khi bằng sức mạnh quân đội, chính trị) để chiến thắng kẻ thù, thay vì chọn lựa sống theo con đường hy sinh, thập giá và tử đạo mà Chúa Giêsu đã đi.
3- Tin vào Đức Kitô
Lời Chúa luôn thức thời. Cuộc đối thoại ở Xêdarê Philiphê có tính thời sự rất đặc biệt. Ngày nay, hoàn cảnh đã thay đổi. Con người có những quan điểm khác nhau về Chúa Giêsu: như một tiên tri, một bậc thầy vĩ đại, một nhân cách cao cả. Nhiều lúc người ta còn trình bày một Đức Giêsu như một nhân vật rất hấp dẫn qua phim ảnh hay tiểu thuyết, nhưng lại rất xa lạ với Tin Mừng. Nếu Chúa Giêsu có mặt hôm nay với chúng ta, chắc chắn Người rất ngạc nhiên bởi những quan niệm như thế. Người cũng tiếp tục đặt câu hỏi này cho mỗi người chúng ta: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần có những điều kiện sau đây:
Trước hết, chúng ta cần đến ơn Chúa, hay nói đúng hơn là cần có một cú nhảy đức tin. Bởi lẽ tin vào Chúa Giêsu không phải do kết quả của sự khôn ngoan, thông thái đến từ con người, nhưng đúng ra đó là một hồng ân đến từ Thiên Chúa.
Thứ đến, chúng ta cần gắn bó mật thiết, vác thập giá và bước theo Chúa Kitô. Như Chúa Giêsu mời gọi: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Đây là điều kiện để theo Chúa và nên giống Chúa. Cũng như thánh Phêrô, chúng ta muốn theo Chúa, nhưng nhiều lúc chúng ta không sẵn sàng chấp nhận con đường của Chúa. Chúng ta muốn vinh quang, nhưng phủ nhận thập giá.
Cuối cùng, chúng ta được mời gọi hiến mình phục vụ tha nhân. Bởi thế, trong bài đọc II, thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17).
Như thế, chúng ta cần phải luôn trau đồi để có một đức tin tinh tuyền và chân thật vào Chúa Kitô. Chúng ta còn được mời gọi tuyên xưng niềm tin đó ra ngoài và thể niềm tin đó bằng những việc làm bác ái đối với tha nhân. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 10/09/2021
8. Người cam tâm từ khước khoái lạc vật chất của thế tục, khi lìa khỏi thế gian thì không cảm thấy đau khổ.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 10/09/2021
55. BÌNH LUẬN THƠ ĐỔ PHỦ
Có một học trò quốc tử giám thích nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, đọc văn chương của người khác thì bình luận như sau:
- “Hai chim vàng anh hót trên cây xanh, một đàn cò trắng bay trên trời xanh”.
Có người kinh ngạc hỏi duyên cớ, anh học trò đáp:
- “Câu trên thì là văn chương, chỉ nghe đến nó kêu bạch bạch thì nghe hay rồi; câu dưới thì văn chương hồ đồ không rõ ràng”.
Mọi người đều bái phục kỹ xảo bình luận văn chương của anh học trò quốc tử giám.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 55:
Bình luận văn chương thì có nhiều cách và nhiều ý tứ: có cách bình luận ngắn gọn mà ý tứ siêu thoát, có cách phê bình châm biếm mà ý tứ như châm chích, có cách phê bình từ tốn nhưng ý tứ lại thâm thúy...
Thời nay cũng có những người tự nhận mình đã đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tôn giáo đã phê bình Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su với ác ý, ác tâm và xuyên tạc, họ coi sách Phúc Âm như một quyển tiểu thuyết thần thoại, và phê bình nội dung Phúc Âm với tâm địa của người không có đức tin và đức ái...
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu tuy không phê bình sách Phúc Âm, nhưng cuộc sống của họ tương phản với tinh thần Phúc Âm: Phúc Âm dạy kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, thì họ lại đi thờ bụt thần, đồng bóng; Phúc Âm dạy sống công bằng thì họ lại sống gian ngoa lường gạt; Phúc Âm dạy ngay cả kẻ ghét mình cũng nên yêu thương, nhưng họ lại ghen ghét ngay cả anh chị em ruột thịt của mình...
Sống tương phản với tinh thần Phúc Âm, thì nguy hiểm hơn cả những người ác tâm ác ý phê bình xuyên tạc Phúc Âm gấp nhiều lần.
Nguy hiểm thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học trò quốc tử giám thích nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, đọc văn chương của người khác thì bình luận như sau:
- “Hai chim vàng anh hót trên cây xanh, một đàn cò trắng bay trên trời xanh”.
Có người kinh ngạc hỏi duyên cớ, anh học trò đáp:
- “Câu trên thì là văn chương, chỉ nghe đến nó kêu bạch bạch thì nghe hay rồi; câu dưới thì văn chương hồ đồ không rõ ràng”.
Mọi người đều bái phục kỹ xảo bình luận văn chương của anh học trò quốc tử giám.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 55:
Bình luận văn chương thì có nhiều cách và nhiều ý tứ: có cách bình luận ngắn gọn mà ý tứ siêu thoát, có cách phê bình châm biếm mà ý tứ như châm chích, có cách phê bình từ tốn nhưng ý tứ lại thâm thúy...
Thời nay cũng có những người tự nhận mình đã đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tôn giáo đã phê bình Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su với ác ý, ác tâm và xuyên tạc, họ coi sách Phúc Âm như một quyển tiểu thuyết thần thoại, và phê bình nội dung Phúc Âm với tâm địa của người không có đức tin và đức ái...
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu tuy không phê bình sách Phúc Âm, nhưng cuộc sống của họ tương phản với tinh thần Phúc Âm: Phúc Âm dạy kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, thì họ lại đi thờ bụt thần, đồng bóng; Phúc Âm dạy sống công bằng thì họ lại sống gian ngoa lường gạt; Phúc Âm dạy ngay cả kẻ ghét mình cũng nên yêu thương, nhưng họ lại ghen ghét ngay cả anh chị em ruột thịt của mình...
Sống tương phản với tinh thần Phúc Âm, thì nguy hiểm hơn cả những người ác tâm ác ý phê bình xuyên tạc Phúc Âm gấp nhiều lần.
Nguy hiểm thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:41 10/09/2021
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Đức Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai?
2. Anh em bảo Thầy là ai?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai?
Thời của Đức Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Đức Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu thì cứ cho là Đức Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Đức Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Đức Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Đức Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Đức Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Đức Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Các môn đệ của Đức Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Đức Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy? Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Đức Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Đức Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Đức Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai?
2. Anh em bảo Thầy là ai?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai?
Thời của Đức Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Đức Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu thì cứ cho là Đức Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Đức Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Đức Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Đức Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Đức Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Đức Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Các môn đệ của Đức Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Đức Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy? Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Đức Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Đức Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường Yêu Thương
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:52 10/09/2021
Đường Yêu Thương
(Chúa Nhật XXIV TN B)
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo. Dù kết án Kitô giáo, nhưng khi đã nắm được quyền thì người ta lại giương khẩu hiệu rằng nhân dân hãy hy sinh chịu khó, chịu khổ vì một tương lai tươi sáng sau này to đẹp hơn gấp mười lần hôm nay, một tương lai mà nhiều người nhận định rằng chỉ là một viễn ảnh khó thành hiện thực, dĩ nhiên là đối với đám dông dân chúng bị trị. Phải chăng cái khẩu hiệu ấy cũng là một thứ thuốc an thần? Cái vòng lẩn quẩn và cũng là một nghịch lý xem ra khó có câu trả lời.
Không gì hơn là tập chú vào cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô để tìm lời giải đáp cho vấn nạn nêu trên, cho dù biết rằng trong kiếp lữ hành này chúng ta không thể nào đến với sự thật toàn vẹn, vì được mấy ai dám chắc chắn là mình đã mở hết lòng để đón nhận Thần Chân Lý. Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, chịu cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém: nếu là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết, thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá. Thiên Chúa là người Cha trên mọi người cha, là Đấng trọn hảo nên Người chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái (x.Lc 11,9-13; 12,32). Vậy lý giải thế nào về sự hiện hữu của thập giá mà Chúa Giêsu đã gánh trên vai và Người đã minh nhiên mời gọi chúng ta vác lấy để đi theo Người?
Đường yêu thương, con đường làm người chính là chìa khóa giải đáp cho vấn nạn này. “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Đây không phải là một tình yêu quy ngã nhưng là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đã thông chia tình yêu này cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Rất nhiều triết gia đã đồng thuận về một ý nghĩa của sự hiện hữu là “hiện hữu cho” nơi các loài. Chẳng hạn đất đai khoáng sản có ra là cho thảo mộc cỏ cây; cỏ cây thảo mộc có ra là cho động vật… Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Ngược lại Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao ban lại tất cả cho Chúa Cha. Và Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.
Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau mà chúng ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực nhưng chính là dữ kiện và có thể nói là điều kiện mà chúng ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình, vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được nhiều người gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng ít nhiều còn khập khiễng. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ, được tự do trong tình con với Cha trên trời. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,18-19).
“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê tông đồ chỉ dạy đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.
Nhiều chí sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận án hình thập giá vì một nền độc lập tự do cho dân tộc. Vì sự tự do đích thực để con người có thể đến với Đấng Toàn Năng, Người Cha nhân ái như là những người con thì Chúa Giêsu chấp nhận trả giá bằng khổ hình thập tự. Sự tự do không bao giờ là miễn phí cả (freedom never free). Cái giá của sự tự do không hề nhỏ. Trái lại nếu ta cứ mãi cam chịu cảnh đời nô lệ hoặc nô lệ hóa tha nhân cách này thể khác, kể những cách thế sống đức tin kiểu vụ luật, thảy đều là trọng tội đáng trách, có khi là đáng lên án vậy.
Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXIV TN B)
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo. Dù kết án Kitô giáo, nhưng khi đã nắm được quyền thì người ta lại giương khẩu hiệu rằng nhân dân hãy hy sinh chịu khó, chịu khổ vì một tương lai tươi sáng sau này to đẹp hơn gấp mười lần hôm nay, một tương lai mà nhiều người nhận định rằng chỉ là một viễn ảnh khó thành hiện thực, dĩ nhiên là đối với đám dông dân chúng bị trị. Phải chăng cái khẩu hiệu ấy cũng là một thứ thuốc an thần? Cái vòng lẩn quẩn và cũng là một nghịch lý xem ra khó có câu trả lời.
Không gì hơn là tập chú vào cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô để tìm lời giải đáp cho vấn nạn nêu trên, cho dù biết rằng trong kiếp lữ hành này chúng ta không thể nào đến với sự thật toàn vẹn, vì được mấy ai dám chắc chắn là mình đã mở hết lòng để đón nhận Thần Chân Lý. Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, chịu cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém: nếu là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết, thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá. Thiên Chúa là người Cha trên mọi người cha, là Đấng trọn hảo nên Người chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái (x.Lc 11,9-13; 12,32). Vậy lý giải thế nào về sự hiện hữu của thập giá mà Chúa Giêsu đã gánh trên vai và Người đã minh nhiên mời gọi chúng ta vác lấy để đi theo Người?
Đường yêu thương, con đường làm người chính là chìa khóa giải đáp cho vấn nạn này. “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Đây không phải là một tình yêu quy ngã nhưng là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đã thông chia tình yêu này cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Rất nhiều triết gia đã đồng thuận về một ý nghĩa của sự hiện hữu là “hiện hữu cho” nơi các loài. Chẳng hạn đất đai khoáng sản có ra là cho thảo mộc cỏ cây; cỏ cây thảo mộc có ra là cho động vật… Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Ngược lại Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao ban lại tất cả cho Chúa Cha. Và Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.
Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau mà chúng ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực nhưng chính là dữ kiện và có thể nói là điều kiện mà chúng ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình, vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được nhiều người gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng ít nhiều còn khập khiễng. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ, được tự do trong tình con với Cha trên trời. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,18-19).
“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê tông đồ chỉ dạy đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.
Nhiều chí sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận án hình thập giá vì một nền độc lập tự do cho dân tộc. Vì sự tự do đích thực để con người có thể đến với Đấng Toàn Năng, Người Cha nhân ái như là những người con thì Chúa Giêsu chấp nhận trả giá bằng khổ hình thập tự. Sự tự do không bao giờ là miễn phí cả (freedom never free). Cái giá của sự tự do không hề nhỏ. Trái lại nếu ta cứ mãi cam chịu cảnh đời nô lệ hoặc nô lệ hóa tha nhân cách này thể khác, kể những cách thế sống đức tin kiểu vụ luật, thảy đều là trọng tội đáng trách, có khi là đáng lên án vậy.
Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sống Đức tin hành động
Lm. Nguyễn Xuân Trường
23:02 10/09/2021
SỐNG ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG
Ông bà anh chị em tin Chúa không? Chắc có nhiều người dễ dàng trả lời tin chứ, cả nhà, cả họ tin Chúa, đạo gốc mà. Vậy anh chị em sống đức tin ra sao? Lúc này bắt đầu thấy ngập ngừng khó nói. Lời Chúa tuần này cho câu trả lời về sống đức tin đúng phải là yêu thương tha nhân và hy sinh quên mình.
1. Tin Sống Yêu Thương. Nơi bài đọc 2, thánh Giacôbê viết những lời hùng biện về đức tin phải bằng hành động. Tin không dừng lại ở những lời nói an ủi vỗ về người đang đói khổ, mà phải dấn thân hành động, rộng lòng cho nhau cơm ăn áo mặc. Đức tin không có hành động thì vô ích, đức tin bị chết mất rồi. Hãy chứng tỏ đức tin bằng những nghĩa cử yêu thương chăm lo cho nhau no ấm.
2. Tin Sống Hy Sinh. Bài Phúc Âm cho thấy thánh Phêrô tuyên xưng đức tin ‘chuẩn không cần chỉnh’: “Thầy là Đấng Kitô.” Thế nhưng hành động của ngài lại sai lạc đến độ bị Chúa mắng thậm tệ: “Satan, lui lại đàng sau Thầy!” Mắng thế có khác gì bảo: “Thằng quỷ này, cút đi!” Sao Chúa nặng lời vậy? Bởi vì hành động của Phêrô chỉ lo an toàn có lợi cho bản thân mình, lối hành động ích kỷ của thế gian chứ không phải của Chúa. Còn Chúa đã sống và muốn các môn đệ sống đức tin dám hy sinh bản thân mình để cứu độ, để lo cho sự sống người khác, sự sống vĩnh cửu đời đời, đó là sự sống phục sinh qua sự hy sinh mạng sống mình.
Thế cho nên, tin Chúa không chỉ diễn tả bằng những nghi thức tôn giáo, mà phải diễn tả bằng lối sống vượt ra khỏi mình để chăm lo hạnh phúc cho tha nhân, và hy sinh quên mình để làm theo thánh ý Chúa.Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tượng Đức Mẹ được tìm thấy còn nguyên vẹn giữa đống đổ nát sau cơn bão Ida ở Louisiana
Đặng Tự Do
06:13 10/09/2021
Giáo xứ St. Hubert, Garyville, Louisiana đã đăng một bức ảnh đáng kinh ngạc về bức tượng Đức Mẹ vẫn hoàn toàn nguyên vẹn sau cơn bão Ida.
Cơn bão cấp 4 đổ bộ vào Louisiana hôm 29 tháng 8, khiến hơn một triệu người ở khu vực đô thị New Orleans mất điện. Hàng trăm ngàn người cũng thiếu nước và nhiên liệu.
Ngôi nhà thờ tại New Orleans trong tâm chấn đã công bố một bức ảnh vào ngày 30 tháng 8, cảm ơn sự bảo vệ của Đức Mẹ khỏi cơn bão. Bài đăng trên Facebook đã khiến những người dùng khác chia sẻ những bức ảnh của họ về những bức tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn sau trận cuồng phong!
Giáo xứ St. Hubert viết: “Giữa lúc cây cối bị tàn phá, Đức Mẹ đã đứng ra bảo vệ cho ngôi làng Garyville của chúng ta. Không một cành cây nào chạm vào Mẹ khi chúng rơi xuống xung quanh Mẹ. Xin cám ơn Mẹ Ma-ri-a đã chuyển cầu cho chúng con”.
Chỉ một giờ sau, bài đăng đã tạo ra gần 700 phản ứng và hơn 3,000 lượt chia sẻ.
Rose Robinson nhận xét rằng: “Wow! Thật là một phép màu kỳ diệu! “
Karen Monasky thì viết “Cầu nguyện cho tất cả các bạn khi các bạn bước đi với Chúa Giêsu Kitô qua hậu quả của trận cuồng phong này”.
Carla Frilot đã viết “Cảm ơn Mẹ Đức Maria. Mẹ đã cứu nhiều người trong chúng con trong cơn bão khủng khiế nàyp”.
Bobby Lear nhận định: “Chúa Giêsu đã bảo vệ tượng của Mẹ Ngài. Thật đáng kinh ngạc. “
Hai người dùng khác đã đăng ảnh những bức tượng Đức Mẹ mà họ nhìn thấy hoàn toàn không bị ảnh hưởng sau cơn bão.
Source:Church POP
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi 15,000 cây kem cho các tù nhân ở Rôma
Đặng Tự Do
06:13 10/09/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 15,000 cây kem cho các tù nhân ở Rôma khi Thành phố Vĩnh cửu ngột ngạt trong cái nóng mùa hè, Vatican cho biết như trên hôm thứ Ba.
Các cây kem, tiếng Ý là Gelati, đã được đưa đến các nhà tù Regina Coeli và Rebibbia bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng. Thông cáo báo chí ngày 7 tháng 9 cho biết như trên.
Văn phòng thực hiện các hoạt động bác ái thay mặt cho Đức Giáo Hoàng của Vatican cho biết rằng trong những tháng mùa hè, họ đã tìm cách thực hiện “những cử chỉ truyền giáo nhỏ để giúp đỡ và mang lại hy vọng cho hàng ngàn người trong các nhà tù ở Rôma”.
Văn phòng giải thích rằng họ tập trung vào việc thực hiện các công việc thương xót thể xác trong mùa hè, khi các câu lạc bộ và tổ chức bác ái ở Rôma bị buộc phải hạn chế các hoạt động của họ.
Thông cáo cho biết thêm: “Do đó, như mọi năm, những nhóm nhỏ người vô gia cư, hoặc những người sống trong ký túc xá, được đưa đến biển hoặc hồ, gần Castel Gandolfo, để thư giãn và ăn tối trong một tiệm bánh pizza.”
Văn phòng cho biết thêm rằng họ cũng đã giám sát việc cung cấp thuốc và thiết bị y tế cho các nước đang phát triển.
“Ví dụ, chỉ riêng trong tháng 8, một máy chụp cắt lớp, hay CT scan, đã được mua cho Madagascar, trị giá khoảng 600,000 đô la, và việc chuẩn bị các phòng khám y tế, cải tạo hoặc xây mới, đã được hoàn thành với giá gần hai triệu euro, tức là 2.4 triệu đô la, ở ba quốc gia nghèo nhất của Phi Châu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù Rebibbia vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2015 và cho các tù nhân tại nhà tù Regina Coeli ba năm sau đó.
Vào tháng 6 năm nay, Đức Giáo Hoàng đã tiếp một nhóm khoảng 20 tù nhân tại Santa Marta. Những người đàn ông này là tù nhân của một nhà tù an ninh thấp, một phần của khu phức hợp Rebibbia nằm ở ngoại ô phía đông của Rome.
Họ được tháp tùng bởi giám đốc nhà tù, tuyên úy và các quan chức. Sau đó, họ đến Bảo tàng Vatican, nơi mở cửa trở lại cho du khách vào tháng Năm.
Vào tháng 3 năm 2020, khi bắt đầu bùng phát coronavirus ở Ý, chính phủ Ý đã cấm thăm các tù nhân.
Một số tù nhân tại khu phức hợp nhà tù Rebibbia đã nổi loạn để phản đối quyết định này. Ở những nơi khác ở Ý, các tù nhân bắt đầu phóng hỏa, bắt con tin, và đột kích các phòng khám y tế của nhà tù. Ít nhất 12 tù nhân đã chết tại đất nước này trong ba ngày do hậu quả của bạo loạn.
Mùa hè năm nay là một trong những mùa hè nóng nhất được ghi nhận ở Ý, với những đám cháy rừng hoành hành ở miền nam đất nước. Đảo Sicily ở Địa Trung Hải đã ghi nhận nhiệt độ lên đến 48.8 độ C vào ngày 11 tháng 8, được cho là mức cao nhất từng được ghi nhận ở Âu Châu.
Đức Hồng Y Krajewski, 57 tuổi, giữ chức quan phát chẩn từ năm 2013. Ngài là người Ba Lan, và đã nhận được chiếc mũ đỏ từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2018.
Một năm sau, vị Hồng Y có biệt danh là “ Robin Hood của giáo hoàng “, đã trèo xuống một miệng cống để khôi phục điện cho một khu đất thuộc sở hữu nhà nước Ý ở Rôma, nơi những người vô gia cư đang sinh sống.
Source:Catholic News Agency
Chính quyền Biden kiện tiểu bang Texas về luật ủng hộ sự sống
Đặng Tự Do
06:14 10/09/2021
Hôm thứ Năm 8 tháng 9, chính quyền Biden đã kiện tiểu bang Texas về luật mới trong đó cấm hầu hết các trường hợp phá thai sau khi phát hiện ra nhịp tim của thai nhi.
Trong một đơn khiếu nại gửi lên một tòa án cấp liên bang ở Tây Texas, Bộ Tư pháp cho biết tiểu bang đã hành động “ngang nhiên bất chấp Hiến pháp” khi hạn chế “hầu hết các trường hợp phá thai”.
“Đạo luật rõ ràng là vi hiến theo tiền lệ của Tòa án Tối cao đã có từ lâu”, Tổng trưởng Tư Pháp Merrick Garland tuyên bố hôm thứ Năm.
“Hoa Kỳ có thẩm quyền và trách nhiệm bảo đảm rằng không tiểu bang nào có thể tước bỏ các quyền hiến định của cá nhân thông qua một chương trình lập pháp được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn việc thực thi tự do các quyền đó”.
Khiếu nại này, được Bloomberg News đưa tin, tìm kiếm một lệnh cấm vĩnh viễn đối với các quan chức nhà nước và các bên tư nhân muốn kiện những người cung cấp dịch vụ phá thai theo luật mới của Texas, thường được gọi là Đạo luật Nhịp tim.
Đạo luật Nhịp tim Texas, SB 8, yêu cầu các bác sĩ kiểm tra nhịp tim của thai nhi trước khi thực hiện phá thai. Nếu phát hiện nhịp tim - có thể sớm nhất là khi thai được sáu tuần - luật nghiêm cấm phá thai, trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Tuy nhiên, điểm độc đáo là luật được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự của tư nhân chứ không phải qua các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước.
Đối diện với nguy cơ sạt nghiệp vì các vụ kiện cáo, các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã thách thức luật này trước tòa, nhưng Tòa án Tối cao vào ngày 1 tháng 9 đã bác bỏ kiến nghị của họ muốn ngăn hiệu lực của luật này.
Ông Joe Biden và bà Kamala Harris nhận ra tức khắc tác dụng phò sinh của luật nhịp tim của Texas; và họ tìm mọi cách để ngăn chặn. Biden gọi đạo luật này là “ một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ, “và hứa sẽ nỗ lực toàn chính phủ” để duy trì việc phá thai ở Texas.
Ông đã chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động có thể được thực hiện “để bảo đảm rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp theo phán quyết Roe chống Wade”.
Theo luật Texas, nguyên đơn không được kiện người phụ nữ phá thai bất hợp pháp. Họ có thể kiện những người thực hiện phá thai bất hợp pháp và bất kỳ ai “cố ý” hỗ trợ vụ phá thai bất hợp pháp đó. Người khởi kiện có thể là bất cứ ai phát hiện ra hoạt động phá thai bất hợp pháp không nhất thiết phải là thân nhân của người phụ nữ phá thai.
Các vụ kiện thành công có thể được bồi thường ít nhất 10,000 đô la, cộng với chi phí tòa án và luật sư.
Các quan chức Bộ Tư pháp Liên bang cáo buộc trong đơn khiếu nại của họ rằng thay vì thực thi luật pháp, bang Texas “đã cử các công dân bình thường làm thợ săn tiền thưởng.”
Bộ Tư pháp Liên bang viết: “Không cần nhiều tưởng tượng, người ta cũng nhận ra rằng mục tiêu của Texas là làm cho các phòng khám phá thai hoạt động trong tiểu bang trở nên quá sức rủi ro. Cho đến nay, luật đã có hiệu lực như mong muốn. Các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã ngừng cung cấp các dịch vụ bị cấm bởi SB 8, khiến phụ nữ ở Texas bị tước đoạt dịch vụ phá thai một cách không thể chấp nhận và vi hiến”.
Bà Kamala Harris dự kiến gặp “các nhà cung cấp dịch vụ phá thai và sức khỏe sinh sản và những người phụ nữ muốn phá thai từ Texas, Mississippi, Kentucky, và New Mexico” vào chiều thứ Năm, để “an ủi họ” và thảo luận về luật Texas.
Bà ta nói: “Quyền của phụ nữ được đưa ra quyết định về cơ thể của họ là không thể thương lượng. Chúng ta cần luật hóa phán quyết Roe chống Wade”.
Đứng trước vụ kiện hôm thứ Năm, một nhà lãnh đạo phò sinh đã gọi vụ kiện Bộ Tư Pháp Mỹ kiện tiểu bang Texas là “phản dân chủ”.
Các nhà lãnh đạo Phò sinh chỉ ra rằng cơ quan lập pháp tiểu bang Texas gần đây đã tăng lợi ích công cộng cho các bà mẹ có thu nhập thấp, mở rộng phạm vi bảo hiểm Medicaid cho các bà mẹ mới sinh và tài trợ cho chương trình Thay thế Phá thai.
“Texas tiếp tục dẫn đầu về lòng từ bi đối với phụ nữ và gia đình với chương trình 100 triệu Mỹ Kim để phụ nữ đừng phá thai và tăng mười lần số trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai” Marjorie Dannenfelser, chủ tịch của phò sự sống Susan B. Anthony nói hôm thứ Năm.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas ở Kansas, chủ tịch ủy ban ủng hộ đời sống của các giám mục Hoa Kỳ, đã chỉ ra hoạt động tiếp cận quốc gia của các giám mục “Đồng hành với các bà mẹ đang cần” nhằm giúp các giáo xứ đáp ứng nhu cầu của các bà mẹ mang thai.
Trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục nói rằng “
Giết một đứa trẻ không bao giờ là một giải pháp cho một vấn đề. Đáng buồn thay, Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện và các quan chức công quyền khác đã đáp lại bằng những tuyên bố phớt lờ lợi ích thiêng liêng của quốc gia chúng ta là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi, thay vào đó họ đưa ra những cam kết triệt để huy động toàn bộ lực lượng của chính phủ liên bang để ngăn chặn mọi nỗ lực bảo vệ sự sống của đứa trẻ trong bụng mẹ”
“Là người Công Giáo, chúng ta cam kết làm việc và cầu nguyện cho sự chuyển đổi lòng trí của họ để tất cả mọi người biết tôn trọng phẩm giá của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”.
Source:Catholic News Agency
Một thiếu nữ Công Giáo khỏi bệnh lạ lùng sẽ tham dự lễ tuyên Chân Phước cho người cứu mình
Đặng Tự Do
16:19 10/09/2021
Chúa Nhật 12 tháng 9 này, một thiếu nữ Công Giáo Ba Lan sẽ tham dự lễ tuyên chân phước cho một nữ tu thế kỷ 20, người mà cô ghi công vì đã được hồi phục sau một tai nạn kinh hoàng.
Karolina Gawrych sẽ mang di tích của Mẹ Elżbieta Róża Czacka lên bàn thờ của Đền thờ phượng Quan phòng của Warsaw vào ngày 12 tháng 9 trong lễ phong chân phước chung cho vị nữ tu và Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội Ba Lan chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Cô gái 18 tuổi này bị thương nặng vào năm 2010 khi một chiếc xích đu mà cô đang chơi bị sập và cái xà trên cao rơi vào người cô.
Vết thương ở đầu của cô nghiêm trọng đến mức các bác sĩ nghĩ rằng cô sẽ chết, hay vẫn ở trong tình trạng thực vật dai dẳng, hoặc trong trường hợp may mắn nhất là mất thị giác và thính giác.
Các Nữ tu Dòng Thánh giá Phanxicô, một giáo đoàn do Mẹ Czacka thành lập năm 1918, đã cầu nguyện cho cô bé 7 tuổi. Mẹ Elżbieta Róża Czacka đã qua đời vào năm 1961 sau một đời phục vụ những người mù của mình.
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 29 tháng 8, 2010. Vào ngày 13 tháng 9, phép lạ xảy ra. Cô ấy đã tự bước xuống giường và đi ra khỏi bệnh viện bằng hai chân mình trước sự kinh ngạc của các bác sĩ và y tá.
Giờ đây, hoàn toàn bình phục, và rất khoẻ mạnh, cô sẽ bắt đầu vào tháng tới tại Đại học Warmia và Mazury ở Olsztyn, miền bắc Ba Lan, nơi cô sẽ theo học ngành tâm lý học.
Hôm 27 tháng 10 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép công bố một sắc lệnh công nhận sự hồi phục của Karolina là một phép lạ, mở đường cho việc tuyên chân phước cho Sơ Czacka.
Source:Catholic News Agency
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil lên tiếng nhân ngày lễ độc lập
Đặng Tự Do
16:20 10/09/2021
Ngày Độc lập “ phải làm cho chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta là anh em, kể cả những người mà chúng ta không đồng ý”. Đức Tổng Giám Mục Walmor Oliveira de Azevedo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, đã kêu gọi các Kitô hữu “đừng thờ ơ” trước những người bị xã hội loại trừ và nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp nhằm mang lại công ăn việc làm cho người nghèo.
“Đói là thực tế của gần 20 triệu người Brazil. Người cha không có thức ăn để cho con mình là anh em của anh chị em, anh em của chúng ta. Tương tự như vậy, trẻ em và người phụ nữ đau khổ là chị em của anh chị em, là chị em của chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Belo Horizonte và là chủ tịch CNBB nói trong một video được phát hành nhân Ngày Độc lập của Brazil, được tổ chức hôm 7 tháng 9.
Ngày kỷ niệm này đối với người Brazil “nên truyền cảm hứng cho sự thừa nhận rằng tất cả đều là anh em, kể cả những người không đồng ý với chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục nói trong video gửi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Đức Cha Oliveira de Azevedo đã bày tỏ sự tức giận của ngài trước hiện trạng xã hội, đồng thời chỉ trích những người, nhân danh ý thức hệ, đã và đang gây chia rẽ xã hội bằng bạo lực: “Bất cứ ai tự xác định mình là tín hữu Kitô phải là người kiến tạo hòa bình và hòa bình không thể xây dựng bằng vũ khí. Tất cả chúng ta đều là anh em. Sự thật này được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Thông điệp Fratelli Tutti”.
Đức Cha Chủ tịch CNBB chỉ ra tầm quan trọng của ngày 7 tháng 9, trong tương giao với việc thực hiện quyền công dân, trong một sự tham gia chính trị đòi hỏi “quyền, với tự do” và nhằm mục đích “củng cố các thể chế dân chủ”.
“Đừng bị thuyết phục bởi những người tấn công quyền lập pháp và tư pháp. Sự tồn tại của ba hệ thống quyền lực ngăn cản sự tồn tại của chủ nghĩa toàn trị”. Đức Tổng Giám Mục cũng chỉ trích những người sử dụng các động từ như “ tấn công, loại bỏ, coi như kẻ thù, phớt lờ”, bởi vì “chúng là những động từ không phù hợp với một hệ thống dân chủ”, thậm chí tấn công nền dân chủ. Trong thông điệp của mình, chủ tịch của CNBB cũng yêu cầu suy nghĩ về “những người bản địa, những dân tộc nguyên thủy, những người bị đàn áp và tàn sát trong lịch sử”, những người ngày nay “đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đến từ các thế lực kinh tế tham lam, vốn đã vắt kiệt và làm mọi thứ khiến tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt”.
“Việc khai thác đất không hợp lý và vô hạn cùng với việc chặt phá rừng đang gây ra tình trạng thiếu nước trong vòi nước của chúng ta. Chúng ta không thể để Brazil, được quốc tế được công nhận là giàu tài nguyên thiên nhiên, bị tàn phá và trở thành vùng đất bị đốt cháy. Vào Ngày Độc lập này chúng ta hãy cầu nguyện xin cho Brazil tìm ra cách để vượt qua các cuộc khủng hoảng. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của Covid-19”.
Source:Fides
Thánh giá và ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thăm các giáo phận Tây Ban Nha
Đặng Tự Do
16:20 10/09/2021
Những người trẻ từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã vượt qua biên giới Vilar Formoso hôm 6 tháng 9 với các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới. Đó là phần đầu của cuộc hành hương Thánh giá và ảnh Đức Mẹ qua các giáo phận Tây Ban Nha.
Đối với những người trẻ tuổi từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, từ các giáo phận biên giới Guarda và Ciudad Rodrigo, việc giới trẻ Bồ Đào Nha tham gia trao các biểu tượng của giới trẻ Bồ Đào Nha cho giới trẻ Tây Ban Nha là một cách tạo ra “sự gần gũi hơn” với Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Lisbon, vào năm 2023.
“Chúng ta sẽ sống, vào năm 2023, những cuộc hành hương và điều quan trọng là họ phải cảm thấy gần gũi hơn với WYD để khi họ đến với chúng ta, tất cả cùng nhau, chúng ta có thể sống những cuộc hành hương theo cách tốt hơn,” Filipa nói với tờ ECCLESIA.
Đối với Maria, cũng đến từ Giáo phận Guarda, lần đầu tiên được tiếp xúc với các biểu tượng của WYD và trên một cột mốc biên giới là một cảm nghiệm “nói lên rất nhiều”.
Clara, Sónia và Mónica là ba trong số 10 thanh niên đến từ Tây Ban Nha đã nhận được từ 10 thanh niên Bồ Đào Nha các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới, trong một buổi lễ được đánh dấu bởi “vẻ đẹp” và ý nghĩa của Thánh giá và ảnh Đức Mẹ.
“Chúng tôi rất vui mừng nhận được các biểu tượng trước cuộc hành hương trên khắp Tây Ban Nha”, người đứng đầu Ủy ban Thanh niên của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nói với tờ Ecclesia.
Cha Raúl Tinajero đề cập đến “con đường chung” mà Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang thực hiện để chuẩn bị cho WYD, và “một khoảnh khắc tuyệt vời khác” tại Đại hội Giới trẻ Âu Châu, ở Santiago de Compostela, vào tháng 8 năm 2022.
Đối với Cha Filipe Diniz, cuộc hành hương của các biểu tượng của ĐHGTTG tại Tây Ban Nha trong hai tháng là “rất quan trọng và đáng khích lệ” vì sự tham gia của những người trẻ Tây Ban Nha trong cuộc họp ở Lisbon là “rất quan trọng”.
Giám đốc Ủy Ban Thanh niên Quốc gia thuộc Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha cho biết Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi Dân Rôma đã thăm Angola, Ba Lan và bây giờ là đến Tây Ban Nha.
Các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ đi qua các giáo phận của Tây Ban Nha cho đến ngày 29 tháng 10; kết thúc tại Ayamonte, thuộc giáo phận Huelva, với Thánh Thể lúc 18:30 chiều.
Các biểu tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã hành hương qua các giáo phận Angola và Ba Lan, và cuộc hành hương tại tất cả các giáo phận của Bồ Đào Nha được lên kế hoạch từ tháng 11 năm nay cho đến tháng 7 năm 2023.
Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao cho những người trẻ vào tháng 4 năm 1984 và đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc hành hương của giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới; vào năm 2000, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cũng đã giao cho những người trẻ một bức ảnh Đức Mẹ 'Maria Salus Populi Romani', nghĩa là Đức Mẹ là Phần Rỗi Dân Rôma.
Cây thánh giá bằng gỗ có chiều cao 380 cm và nặng 31 kg; hai cánh tay có chiều rộng 175 cm và các tấm gỗ có chiều rộng 25 cm. Bức ảnh Đức Mẹ có chiều cao 118 cm, chiều rộng 79 cm và chiều sâu 5 cm, nặng 15 kg.
Source:Ecclesia
Ngày 11 tháng 9 đã vô tình mở đường ra sao cho cuộc bầu cử Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:49 10/09/2021
Theo Christopher White, La Croix International ngày 9 tháng 9, 2021 (https://international.la-croix.com/news/religion/how-sept-11-inadvertently-paved-the-way-for-the-future-election-of-pope-francis/14860), khi những kẻ khủng bố gây tàn phá cho Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, nó đã thay đổi vĩnh viễn các vụ việc hoàn cầu - bao gồm cả việc vô tình mở đường cho một vị Hồng Y người Á Căn Đình tương đối vô danh cuối cùng trở thành giáo hoàng.
Hai mươi năm trước sau biến cố bi thảm của ngày 11/9, Đức Hồng Y Edward Egan có nhiệm vụ chăm sóc một thành phố và đoàn chiên đau buồn ở Thành phố New York, tâm điểm của các vụ tấn công.
Ngài cũng đã được giao nhiệm vụ làm tổng tường trình viên của Thượng Hội đồng Giám mục năm 2001 tại Rôma, dự kiến bắt đầu vào ngày 30 tháng 9.
Với tư cách đó, ngài chịu trách nhiệm phác thảo các chủ đề của Thượng hội đồng, tổ chức và liên lạc với các nghị phụ Thượng hội đồng và tóm tắt các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng trước khi Đức Giáo Hoàng xem xét các đề nghị cuối cùng của nó.
Joseph Zwilling, phát ngôn viên của tổng giáo phận New York, nói với tờ National Catholic Reporter rằng Đức Hồng Y Egan đã xin Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lúc đó là Đức Hồng Y Angelo Sodano, cho phép ngài trình bầy tường trình khai mạc tại Thượng hội đồng và sau đó được phép trở về New York.
Zwilling nhớ lại rằng “Khi Đức Hồng Y Sodano chuyển lời lại cho Đức Hồng Y Egan, Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài ở lại, điều mà ngài đã làm, một cách miễn cưỡng nhưng ngoan ngoãn”.
Nhưng một thành phố tang tóc đã lôi kéo Egan trở về nhà, và nửa chừng trong thượng hội đồng kéo dài một tháng, ngài đã được phép trở lại New York để chủ tọa buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của ngày 11 tháng 9, sau đó, trở lại Rôma trong một thời gian ngắn trước khi cuối cùng được phép trở về Hoa Kỳ luôn.
Thế là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, lúc bấy giờ là tổng giám mục của Buenos Aires, Á Căn Đình, và là phụ tá tổng tường trình viên của Thượng hội đồng, người số hai sau Đức Hồng Y Egan.
Trong suốt một tháng tập hợp các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, khi giáo phận quê hương của Đức Hồng Y Egan khiến ngài phải tập chú vào nơi khác, vị Hồng Y người Á Căn Đình đã đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn, cả công khai lẫn riêng tư, khiến ngài được chú ý khắp Vatican và quá đó nữa.
Nhà báo Á Căn Đình Elisabetta Piqué cho hay, "Vai trò của Đức Hồng Y Bergoglio tại Thượng hội đồng năm 2001 rất quan trọng và cốt yếu đối với cuộc bầu cử sau này của ngài. Thực thế, ngài đã làm việc rất tốt trong tư cách tổng tường trình viên, thay thế Đức Hồng Y Egan, đến nỗi ngài bắt đầu được biết đến và chú ý ở Rôma như một chuẩn giáo hoàng'' nghĩa là có thể là người tranh chức Giáo Hoàng sắp tới.
Nhà báo trên nói với tờ National Catholic Reporter: “Từ đó trở đi, ngài vẫn nằm trong tầm dò tìm của nhiều vị Hồng Y - không chỉ các vị cấp tiến - đang tìm kiếm người kế vị Đức Gioan Phaolô II".
Tránh xa ánh đèn sân khấu, tỏa sáng khi cần thiết
Khi Đức Hồng Y Bergoglio tiếp nhận các đòi hỏi của vai trò mới của mình tại Thượng hội đồng năm 2001, các nhà báo đưa tin về hội đồng đã bắt đầu lưu ý, thường nhận xét rằng trong khi vị Hồng Y người Á Căn Đình tránh xa ánh đèn sân khấu, ngài đã chứng tỏ là một người có khả năng thông đạt khi cần thiết.
Nhà báo kỳ cựu về Vatican, Sandro Magister, viết trên tờ L'espresso về vai trò thay thế Đức Hồng Y Egan tại Thượng Hội Đồng Giám Mục rằng: "Đức Hồng Y Bergoglio trổi vượt trong việc thông đạt một đối một, nhưng ngài cũng có thể nói giỏi trước đám đông khi cần thiết".
"Đức Hồng Y Bergoglio điều khiển cuộc họp tốt đến nỗi, vào thời điểm bầu mười hai thành viên của hội đồng thư ký, các giám mục anh em của ngài đã chọn ngài với số phiếu cao nhất".
John Allen, tường trình về thượng hội đồng cho National Catholic Reporter vào thời điểm đó, cho biết, "các cuộc bỏ phiếu đã được theo dõi chặt chẽ để tìm ra những dấu hiệu cho thấy các vị giám mục nào đã gây ấn tượng với các đồng nghiệp của họ". Ông viết thêm rằng "kết quả đã củng cố danh tiếng của những vị này trong tư cách chuẩn Giáo Hoàng”.
Magister tường trình rằng, sau Thượng hội đồng, tên của Đức Hồng Y Bergoglio được cho là có khả năng đứng đầu một bộ quan trọng của Vatican. Magister viết: “ngài [Bergoglio] nài nỉ: ‘Làm ơn, tôi chết ở giáo triều mất'”.
Magister viết tiếp: “Kể từ thời điểm đó, ý nghĩ về việc ngài sẽ trở lại Rôma trong tư cách người kế vị Thánh Phêrô đã bắt đầu lan rộng với cường độ ngày càng lớn. Các Hồng Y người Mỹ Latinh ngày càng tập chú vào ngài, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng vậy”.
Piqué, nhà báo người Á Căn Đình, tác giả cuốn Giáo hoàng Phanxicô: Cuộc sống và Cách mạng, nói với National Catholic Reporterrằng những người tham dự Thượng hội đồng rất có ấn tượng bởi khả năng của ngài trong việc tổng hợp và phát biểu quan điểm của các giám mục "và đó là lý do tại sao trong mật nghị năm 2005, ngài nổi lên như kẻ thách thức thực sự đối với Đức Bênêđíctô”.
Bốn năm sau, sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2005, ai cũng hiểu Đức Hồng Y Bergoglio là người về nhì sau Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, người được bầu làm Giáo hoàng Bênêđíctô XVI.
Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, Đức Hồng Y Bergoglio đã không bị lãng quên.
Piqué nhận xét, "Theo nghĩa đó, điều đáng lưu ý là nghĩ rằng điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện của Giáo Hội nếu biến cố 11/9 không xảy ra".
Các Thượng Hội Đồng và tính đồng nghị đóng vai trò trung tâm
Theo nhiều khía cạnh, các chủ đề của thượng hội đồng năm 2001, tập trung vào "Giám mục: Tôi tớ của Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho niềm hy vọng của thế giới," báo trước nhiều tiêu điểm và căng thẳng y hệt của triều giáo hoàng Phanxicô.
Người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, Austen Ivereigh, nói với National Catholic Reporterrằng, về mặt lịch sử, một "Vấn đề dây dưa" của các thượng hội đồng là vấn đề "thẩm quyền của hợp đoàn giám mục, và vai trò của nó trong việc quản trị phổ quát của giáo hội" và lèo lái "sự cân bằng đúng đắn giữa tính hợp đoàn và tính tối thượng".
Ivereigh nói: “Thượng hội đồng năm 2001 là một thời điểm chủ chốt trong việc đối đầu với lời kêu hợp đoàn này, vì người ta có cảm thức rằng thời đại Gioan Phaolô đã đến hồi kết thúc và việc quản trị trung ương tập quyền đã trở nên một trở ngại lớn đối với sứ mệnh của giáo hội.
Ông nhắc đến mật nghị hội năm 2001 - khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập một số Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Bergoglio, xuất thân từ Châu Mỹ Latinh - như một thời điểm quan yếu".
Ivereigh cho rằng vì mật nghị hội đó gồm rất nhiều vị Hồng Y người Mỹ Latinh, nên người ta có cảm thức rằng các vùng trung tâm Công Giáo - Châu Âu và Châu Mỹ Latinh - đang thúc đẩy tính hợp đoàn vốn bị Rôma chống lại. Đức Hồng Y Bergoglio đã nhìn thấy tất cả những điều này, và ghi nhận nó.
Theo Ivereigh, trong thượng hội đồng năm 2001, vấn đề đó lại nổi lên, với 1/5 bài phát biểu của các nghị phụ trong thượng hội đồng đề cập tới tính hợp đoàn. Ngược lại, tính hợp đoàn chỉ được đề cập hai lần trong tài liệu làm việc của Thượng hội đồng và Đức Hồng Y Jan Pieter Schotte đã loại bỏ nó khỏi báo cáo cuối cùng".
Ivereigh nhớ, tại cuộc họp báo đầu tiên của ngài với tư cách tổng tường trình viên sau khi Đức Hồng Y Egan trở lại New York, Đức Hồng Y Bergoglio đã được hỏi về tính hợp đoàn. "Ngồi cạnh Đức Hồng Y Schotte, ngài nói rằng một cuộc thảo luận thích hợp về chủ đề này 'vượt quá giới hạn chuyên biệt của thượng hội đồng này' và cần được xử lý ở nơi khác và với sự chuẩn bị thỏa đáng".
Ivereigh nói: “Nhìn lại, rõ ràng ngài muốn cho thấy tính hợp đoàn chỉ có thể được dẫn nhập qua một cuộc cải cách triệt để của chính Thượng hội đồng, biến nó thành một công cụ quản trị hợp đoàn và biện phân của giáo hội”.
Piqué cũng đưa ra một đánh giá tương tự, nói với National Catholic Reporterrằng kinh nghiệm của Đức Hồng Y Bergoglio tại thượng hội đồng năm 2001 là "điều chủ yếu đối với ngài là hiểu rõ hơn nhu cầu tham khảo thực sự, với các cuộc thảo luận, trong Giáo Hội, vì ngài thấy những cuộc họp kiểu đó đã được chế tạo sẵn".
Nên sau khi được bầu làm giáo hoàng, chính Đức Phanxicô đã không gượng nhẹ về những gì ngài học được trong diễn trình thượng hội đồng và niềm tin của ngài về việc cải tổ là điều cần thiết.
Quả vậy, ngài nói với tờ La Nacion năm 2014. “Tôi là tổng tường trình viên của Thượng hội đồng năm 2001 và có một vị Hồng Y đã nói với chúng tôi điều gì nên thảo luận và điều gì không nên. Điều đó nay sẽ không xẩy ra nữa”.
Sau khi Đức Hồng Y Bergoglio được bầu bất ngờ vào tháng 3 năm 2013, Đức Hồng Y Egan - lúc đó đã nghỉ hưu - hồi tưởng lại vai trò mà vị Hồng Y người Á Căn Đình lúc bấy giờ đã đảm nhận vào năm 2001.
Đức Hồng Y Egan nói với tờ Catholic New York vào năm 2013, "Ngài bắt đầu làm việc với chúng tôi mỗi ngày. Ngài đáp ứng một cách quảng đại, tử tế và rất thành thạo. Ngài đơn giản chỉ là tuyệt vời. Tôi đã trở thành một người ngưỡng mộ ngài tuyệt diệu. Ngài là một giám mục và linh mục tốt lành như bất cứ ai có thể hy vọng".
Đức Hồng Y Egan tiếp tục nhắc đến việc một vài ngày trước mật nghị bầu Giáo hoàng năm 2013, ngài có gặp Đức Hồng Y Bergoglio. Trong cuộc gặp gỡ này, ngài nhắc Đức Hồng Y Bergoglio về lời mời mà ngài đã ngỏ cùng Đức Hồng Y vào năm 2001, lời mời mà Đức Hồng Y đã chấp nhận: một ngày nào đó sẽ viếng thăm New York.
Mặc dù Egan qua đời vào tháng 3 năm 2015, chỉ vài tháng sau đó, Đức Hồng Y Bergoglio đã thực hiện tốt lời hứa đó vào tháng 9 năm 2015, cuối cùng đã thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Hoa Kỳ, và đặc biệt là tại New York, nơi - trong tư cách là giáo hoàng - ngài đã cầu nguyện trong khuôn viên đài tưởng niệm cho nạn nhân của vụ tấn công ngày 11 tháng 9.
Một Linh mục Công Giáo ở Haiti bị sát hại
Thanh Quảng sdb
19:53 10/09/2021
Một Linh mục Công Giáo ở Haiti bị sát hại
(Aleteia)
Am sát là một tội ác mới nhất chống lại các giáo sĩ và tôn giáo trong năm nay, trong đó các vụ bắt cóc và uy hiếp bao lực gia tăng đáng kể.
Thông tấn xã Công Giáo (CAN) đưa tin, một linh mục Công Giáo đã bị bắn chết ở Haiti vào hôm thứ Hai (13/9/2021).
Cha André Sylvestre, 70 tuổi, đã bị giết tại thành phố lớn thứ hai Cap-Haitien, bên ngoài một ngân hàng nơi cha vừa hoàn tất việc giao dịch với ngân hàng.
Vụ tấn công xảy ra vào xế chiều do những tay súng có vũ trang đi xe mô tô thực hiện. Theo báo cáo của cảnh sát Haiti thì những tay súng này đã không kịp lấy túi tiền mà vị linh mục này đang mang.
Cha Sylvestre đang làm việc tại giáo xứ Notre Dame de La Mercie cho hay: Trong những năm gần đây, đất nước này đã phải đối diện với một tội khuấy động an ninh dựa vào sự bất ổn chính trị và khó khăn kinh tế của đất nước. Trong vài tháng qua, số lượng các vụ bắt cóc đã gia tăng đáng kể.
Vào tháng 4, một băng nhóm tội phạm mang tên “400 Mazowo” đã bắt cóc 10 người Công Giáo, trong đó có 5 linh mục và 2 nữ tu. Các con tin sau đó đã được thả. Người ta không rõ Giáo hội có phải trả tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc để giải cứu các con tin hay không...
Đức Tổng Giám Mục Max Leroy Mésidor vui mừng trước việc trả tự do cho các con tin, nhưng ngài lưu ý rằng “mong ước to lớn của chúng tôi là thấy mình được sống trong một đất nước không còn nsợ bị bắt cóc. Chúng tôi mong muốn được sống trong một đất nước mà mọi người được tự do đi lại đến nơi họ muốn, và mọi người tôn trọng luật pháp.”
Lâu nay đất nước này càng ngày càng chìm sâu vào những hỗn loạn nhiễu nhương... Một trận động đất kinh hoàng khiến hơn 2.000 người chết và vụ ám sát tổng thống hồi đầu mùa hè qua đã khiến cho nền dân chủ mong manh của Haiti rơi vào tình trạng gẫy đổ...
(Aleteia)
Am sát là một tội ác mới nhất chống lại các giáo sĩ và tôn giáo trong năm nay, trong đó các vụ bắt cóc và uy hiếp bao lực gia tăng đáng kể.
Thông tấn xã Công Giáo (CAN) đưa tin, một linh mục Công Giáo đã bị bắn chết ở Haiti vào hôm thứ Hai (13/9/2021).
Cha André Sylvestre, 70 tuổi, đã bị giết tại thành phố lớn thứ hai Cap-Haitien, bên ngoài một ngân hàng nơi cha vừa hoàn tất việc giao dịch với ngân hàng.
Vụ tấn công xảy ra vào xế chiều do những tay súng có vũ trang đi xe mô tô thực hiện. Theo báo cáo của cảnh sát Haiti thì những tay súng này đã không kịp lấy túi tiền mà vị linh mục này đang mang.
Cha Sylvestre đang làm việc tại giáo xứ Notre Dame de La Mercie cho hay: Trong những năm gần đây, đất nước này đã phải đối diện với một tội khuấy động an ninh dựa vào sự bất ổn chính trị và khó khăn kinh tế của đất nước. Trong vài tháng qua, số lượng các vụ bắt cóc đã gia tăng đáng kể.
Vào tháng 4, một băng nhóm tội phạm mang tên “400 Mazowo” đã bắt cóc 10 người Công Giáo, trong đó có 5 linh mục và 2 nữ tu. Các con tin sau đó đã được thả. Người ta không rõ Giáo hội có phải trả tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc để giải cứu các con tin hay không...
Đức Tổng Giám Mục Max Leroy Mésidor vui mừng trước việc trả tự do cho các con tin, nhưng ngài lưu ý rằng “mong ước to lớn của chúng tôi là thấy mình được sống trong một đất nước không còn nsợ bị bắt cóc. Chúng tôi mong muốn được sống trong một đất nước mà mọi người được tự do đi lại đến nơi họ muốn, và mọi người tôn trọng luật pháp.”
Lâu nay đất nước này càng ngày càng chìm sâu vào những hỗn loạn nhiễu nhương... Một trận động đất kinh hoàng khiến hơn 2.000 người chết và vụ ám sát tổng thống hồi đầu mùa hè qua đã khiến cho nền dân chủ mong manh của Haiti rơi vào tình trạng gẫy đổ...
Tòa Thánh, qua Đức Hồng Y Koch, chính thức trả lời các Giáo Sĩ Do Thái thắc mắc về việc Đức Phanxicô dạy rằng Luật Môsê không đem lại sự sống
Vũ Văn An
20:31 10/09/2021
Tòa Thánh, qua Đức Hồng Y Koch, chính thức trả lời các Giáo Sĩ Do Thái thắc mắc về việc Đức Phanxicô dạy rằng Luật Môsê không đem lại sự sống
Theo hãng tin CNA, ngày 10 tháng 9 hôm qua, Đức Hồng Y Koch đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo để quả quyết rằng các nhận định gần đây của Đức Phanxicô không nhằm hạ giá Kinh Torah.
Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hợp nhất Kitô giáo, cơ quan giám sát Ủy ban Liên hệ Tôn giáo của Vatican với người Do Thái, đã công bố hai bức thư vào ngày 10 tháng 9, được Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch của cả hội đồng và ủy ban, viết.
Các bức thư, đề ngày 3 tháng 9, lần lượt được gửi tới Giáo sĩ Rasson Arousi, chủ tịch Ủy ban Đối thoại với Tòa thánh tại Giêrusalem, và Giáo sĩ David Sandmel, chủ tịch Ủy ban Tham vấn liên tôn của người Do Thái quốc tế ở New York.
Hội đồng Giáo hoàng cho biết Giáo sĩ Arousi đã viết thư cho Đức Hồng Y Koch vào ngày 12 tháng 8, liên quan đến bài diễn văn ở buổi yết kiến chung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 11 tháng 8, dành riêng nói về Luật Môsê.
Hội Đồng nói thêm rằng Sandmel đã viết "một bức thư tương tự" cho vị Hồng Y người Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng 8.
Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng là bài thứ tư trong chu kỳ dạy giáo lý của ngài về Thư gửi tín hữu Galát, trong đó Thánh Phaolô đề cập đến một tranh cãi trong cộng đồng Kitô giáo sơ khai về việc các Kitô hữu phải tuân giữ luật Do Thái chặt chẽ đến đâu.
Đức Giáo Hoàng nói: "Thực ra, Kinh Torah, tức Lề luật, không bao gồm trong lời hứa với Ápraham".
“Tuy nhiên, nói thế rồi, người ta không nên nghĩ rằng Thánh Phaolô đã chống lại Luật Môsê. Không, ngài đã tuân giữ nó. Nhiều lần trong các Thư của ngài, ngài bảo vệ nguồn gốc thần linh của nó và nói rằng nó có một vai trò được xác định rõ trong lịch sử cứu độ".
“Tuy nhiên, Lề luật không ban sự sống, nó không cung ứng việc nên trọn lời hứa vì nó không có khả năng thực hiện điều đó”.
Hạn từ Torah chỉ năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh tiếng Do Thái, nhưng có thể được sử dụng rộng rãi hơn để chỉ toàn bộ luật Do Thái.
Hãng tin Reuters vào ngày 25 tháng 8 đưa tin rằng Giáo sĩ Arousi bày tỏ lo ngại rằng các bình luận của Đức Giáo Hoàng ngụ ý rằng luật Do Thái đã lỗi thời.
Trong những bức thư có lời lẽ giống hệt nhau, Đức Hồng Y Koch nói rằng ngài đã tham khảo ý kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và hiện trả lời vị giáo sĩ Do Thái theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng.
Ngài viết, “trong diễn văn của Đức Giáo Hoàng, Kinh Torah không bị hạ giá, khi ngài minh nhiên quả quyết rằng Thánh Phaolô không chống đối Luật Môsê: thực ra, ngài tuân giữ Luật ấy, nhấn mạnh nguồn gốc thần linh của nó, và gán cho nó một vai trò trong lịch sử cứu độ".
Câu “Lề luật không ban sự sống, không cung ứng việc nên trọn lời hứa” không nên bị ngoại suy khỏi ngữ cảnh của nó, nhưng phải được xem xét trong khuôn khổ tổng thể của thần học Phaolô”.
“Xác tín Kitô giáo lâu đời vẫn tin chắc rằng Chúa Giêsu Kitô là con đường cứu rỗi mới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Kinh Torah bị giảm thiểu hoặc không còn được công nhận là 'đường cứu rỗi cho người Do Thái'".
Đức Hồng Y Koch đã trích dẫn một bài diễn văn năm 2015 được Đức Giáo Hoàng trình bày trước Hội đồng Quốc tế các Kitô hữu và người Do Thái.
Vào dịp đó, Đức Giáo Hoàng nói: “Các hệ phái Kitô giáo tìm thấy sự hợp nhất của họ trong Chúa Kitô; Do Thái giáo tìm thấy sự hợp nhất của họ trong kinh Torah. Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Lời của Thiên Chúa đã trở nên xác thịt trong thế gian; đối với người Do Thái, Lời Chúa hiện diện trước hết trong kinh Torah. Cả hai truyền thống đức tin đều tìm thấy nền tảng của chúng nơi một Thiên Chúa duy nhất, Thiên Chúa của Giao ước, Đấng tự mặc khải Người ra qua Lời của Người”.
Đức Hồng Y Koch nhấn mạnh rằng trong bài phát biểu tại buổi yết kiến chung của ngài, Đức Giáo Hoàng suy tư “về nền thần học Phaolô trong bối cảnh lịch sử của một thời đại nhất định” và không bình luận về Do Thái giáo đương thời.
Ngài viết: “Sự kiện Kinh Torah rất quan trọng đối với Do Thái giáo hiện đại không hề bị nghi vấn bất cứ cách nào”.
Ngài viết tiếp, “Ghi nhớ các khẳng định tích cực liên tục được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra về đạo Do Thái, không thể nào người ta có thể cho rằng ngài đang quay trở lại với điều gọi là‘ lý thuyết khinh miệt’” được.
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoàn toàn tôn trọng các nền tảng của Do Thái giáo và luôn tìm cách làm sâu sắc thêm mối liên hệ hữu nghị giữa hai truyền thống đức tin”.
Đức Hồng Y Koch nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đồng ý với việc mô tả mối liên hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo trong tài liệu “Giữa Jerusalem và Rome” năm 2017, đánh dấu kỷ niệm 50 năm Tuyên bố chính thức của Công đồng Vatican II về Mối liên hệ của Giáo hội với các tôn giáo không phải là Kitô giáo, tức tuyên ngôn Nostra aetate.
Bản văn trên do Hội đồng các Giáo sĩ Do Thái giáo châu Âu, Hội đồng các Giáo sĩ Hoa Kỳ, và Ủy ban Giáo sĩ trưởng của Israel ban hành, nói rằng: “Các khác biệt về tín lý là điều chủ yếu và không thể tranh luận hoặc thương lượng; ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng thuộc các nghị bàn quốc tế của các cộng đồng đức tin liên hệ... Tuy nhiên, các khác biệt tín lý không và không được cản trở việc cộng tác hòa bình của chúng ta để cải thiện thế giới chung của chúng ta và cuộc sống của con cái Nô-ê”.
Tài liệu đã được trình cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican vào ngày 31 tháng 8 năm 2017.
Trong một bài diễn văn, ngài nói: “Tuyên bố ‘Giữa Giêrusalem và Rôma’ không che giấu… những khác biệt thần học hiện hữu giữa các truyền thống đức tin của chúng ta. Tuy thế, nó vẫn nói lên quyết tâm hợp tác chặt chẽ hơn, hiện nay và trong tương lai".
Kết luận bức thư của ngài, Đức Hồng Y Koch viết: “Tôi tin tưởng rằng phúc đáp này làm sáng tỏ nền tảng thần học trong lời lẽ của Đức Thánh Cha".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Legio Mariae Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Melbourne Mừng Sinh Nhật Đức Mẹ.
Trần Văn Minh
00:45 10/09/2021
Hình chụp qua màn hình Zoom |
Năm nay, cũng là năm mừng Legio Mariae kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Kể từ đầu năm, mỗi khi có dịp họp nhau tại các buổi họp. Hội đồng Comitium luôn luôn bàn về chương trình tổ chức lễ mừng Sinh nhật Đức Mẹ và mừng 100 năm ngày thành lập đội binh đang bước theo dưới lá cờ của Đức Mẹ, để chiến đấu với ba thù, cứu vớt các linh hồn. Các buổi họp cũng đã phân công cho các đơn vị phụ trách trong Thánh Lễ và buổi họp mặt toàn thể hội viên như các năm chưa có dịch.
Cuối cùng, mọi chương trình sắp xếp đã phải hủy vì lệnh lockdown của chính phủ Tiểu Bang Victoria, Úc Châu. Nhờ cũng còn thời gian, nên hội đồng chuyển sang tổ chức Ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ và kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Legio Mariae qua hệ thống ZOOM. Do anh Lê N Vinh phụ trách kỹ thuật, hướng dẫn, thực tập sử dụng Zoom cho các anh chị hội viên.
Với trên 125 người và gia đình tham dự, đây là một sự khích lệ rất lớn đến Hội đồng Comitium và những người phụ trách kỹ thuật, đã dùng kỹ thuật số mới mẻ, để kết nối điều hành, tổ chức một buổi họp, một buổi lễ lớn của một hội đoàn.
Phần đọc kinh, do anh Trưởng Comitium Nguyễn Văn Thống điều hành, dù đã được hướng dẫn, nhưng một số anh chị vẫn bị lúng túng với những nút tắt, mở, nên nhiều anh chị đã không bắt kịp. Các bài chia sẻ được cha linh giám Phạm Minh Ước SJ tâm tình, và các anh Phó Nguyễn Hoàng Sơn soạn thảo: Trình bày nguồn gốc siêu nhiên và lịch sử 100 năm của Legio. Anh Nguyễn Cao Ánh với: Lòng biết ơn và tôn sùng của người quân binh Legio đối với Mẹ. Tất cả được soạn thảo rất công phu, được chiếu lên rõ ràng để mọi người theo dõi, cùng suy niệm lịch sử của Legio qua 100 năm thành lập
Qua phần văn nghệ, có hai bài múa của hai đơn vị Curia Tôma Thiên và đơn vị Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời rất hay, chị Tin đã đóng góp một câu chuyện “Đường hẹp, đường rộng, chị Trang đơn ca một bài thánh ca về Mẹ. nhưng cũng có tí trục trặc vì phần kỹ thuật chuyển từ Video qua Zoom, nên bị mờ và hình ảnh không chạy đều. Dù sao, với các nỗ lực và khả năng của mọi người đã cố gắng hết lòng, vì tình yêu mến Đức Mẹ, nên phần kỹ thuật đã được mọi người vui mừng, và cũng nhờ kỹ thuật đã giúp mọi người có cơ hội đến bên nhau qua màn hình, mà tạm quên đi bên ngoài cộng đồng vẫn còn đang bị dịch Covid 19 (Wuhan) hoành hành.
Phần thảo luận, sau khi anh Trưởng Nguyễn Văn Thống khai đề đã đưa ra chủ đề về Nhân đức Khiêm nhường của Đức Mẹ, đã được quý anh Phạm Hiếu, chị Tin, chị Phương vv đóng góp, thời gian không cho phép tiếp tục. Mọi người đã đọc kinh bế mạc, tạ ơn Mẹ vẫy tay thay lời chào tạm biệt khi đồng hồ đã chỉ gần 11 giờ đêm.
Thư Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Borsum Gửi Cộng Đoàn Bắc Đức
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
08:39 10/09/2021
Borsum, Thứ sáu, ngày 10.9.2021
Ngày mai, thứ bẩy 11.9.2021, cách đây đúng 20 năm các chiếc máy bay dân sự do quân khủng bố Hồi giáo lao vào tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới tại New York ngày 11.9.2001 đã tạo ra một hỏa ngục của trần gian. Ký ức kinh hoàng của khủng bố vẫn chưa xóa nhòa được khỏi tâm trí nhân loại. Nước Mỹ và thế giới đã tốn tiền tốn của về thay đổi an ninh phòng thủ khủng bố, nhất là sự tự do đi lại của người dân bị xét hỏi nhiều hơn.
Ngày nay với dịch bệnh Corona phát xuất Vũ Hán còn kinh hoàng hơn thế nữa. Con vi trùng bé tí ti đang len lõi từng ngóc ngách bé nhỏ của địa cầu - không một phòng thủ an toàn quốc gia nào có thể ngăn nổi nó. Cả thế giới bị tê liệt. Không phải xảy ra một ngày, mà đã gần 2 năm trời đằng đẵng - còn tương lai tươi sáng mới cũng chưa ló diện được. Tóm lại một câu: Khủng khiếp quá đỗi. Một đất nước ở Á Châu được thế giới khen ngợi gương mẫu hơn 1 năm nay về chống dịch Covid-19 là Việt Nam, bây giờ đã ngã gục kinh hoàng từ 3 tháng nay, nhất là TP Sài Gòn thân yêu của chúng ta. Ngày 10.9 với 576.000 người lây bệnh và 14.470 qua đời. Chỉ riêng tại Sài Gòn với con số kinh hoàng nhất: 279.223 lây bệnh và 11.409 đã chết vì Covid-19, tính ra 79% người chết tại Sài Gòn. Đức TGM Giuse Nguyễn Năng viết Thư Mục Vụ gửi đến gia đình Tổng giáo phận Sài Gòn ngày 31.08.2021: "Người dân Sài Gòn đã qua ba tháng giãn cách xã hội, từ nghiêm ngặt tới rất nghiêm ngặt, hy vọng sớm kiểm soát dịch bệnh lây lan. Chúng ta mong đợi từng ngày, nhưng tới hôm nay tình hình vẫn còn nguy cơ rất cao. Số ca lây nhiễm vẫn tăng lên, nhất là trong tháng 7 và tháng 8, và vì thế từ mấy tuần qua, con số tử vong mỗi ngày là vài trăm. Dịch bệnh kéo dài, rất nhiều gia đình ngày càng thiếu tiền bạc, thiếu của ăn. Virus đã vào trong nhà chúng ta và cướp đi sinh mạng những người thân yêu. Khó khăn thử thách giờ đây không còn chỉ là phương tiện y tế, là tài chánh, là lương thực, nhưng còn là những đau khổ tâm lý và tinh thần vì những người thân yêu nhiễm bệnh, vội vã ra đi mà vẫn chưa được hỏa táng, và sẽ trở về trong phận bụi tro..."
Đó là những lời viết đầy lo lắng rất quặn đau của vị Chủ Chăn TGP Sài Gòn, chúng ta chỉ trích ra một đoạn ngắn trên để hiểu rõ "lòng chảo Corona tại Sàigòn", theo tôi nhận định và có thể nói Sàigòn hiện tại là "Bergamo của Vietnam" (miền Bắc Ý vào đầu năm 2020 có 33.931 người chết trong số 872.000 người mắc Covid-19). Chỉ có điều khác hơn là người trong độ tuổi từ 40 đến 60 đã qua đời rất nhiều tại VN trong thời gian hiện tại, còn nơi Bergamo là những người cao niên trong viện dưỡng lão và lúc đó chưa có thuốc chủng ngừa.
Với vài ý nhắc về New York và dịch Corona, khi tôi nghe lại bài hát "Dâng Đời Viễn Xứ" được Ca Đoàn Thánh Linh Hamburg hát mới thấm thía nghĩ lại cuộc đời rất mỏnh manh nơi trần gian của chúng ta: "... Ngày từng ngày nhờ ơn của Chúa dìu đưa, vượt gian nan và những âu lo buồn phiền... Xin dâng lên Ngài, dâng lên với lòng thành kính, dâng lên Chúa bài ca cảm tạ..." Đúng như vậy - trong đại dịch chúng ta còn sống, còn khỏe mạnh, chưa đói, chưa khát và được tiêm đủ 2 mũi: đó là ngày từng ngày nhờ ơn Chúa dìu đưa để vượt đại dịch hiện tại và mong rằng với tâm hồn khiêm nhu biết nhẹ nhàng dâng lên Chúa bài ca cảm tạ. Tôi đề nghị Anh Chị Em dành 6 phút trong cuối tuần này nghe bài hát này như một lời kinh nguyện cảm tạ Thiên Chúa.
- Xin xem tờ Mục Vụ gửi kèm 2 trang với chương trình các Thánh Lễ theo dạng PDF
Xin Thiên Chúa gìn giữ mọi người chúng ta bình an trong cơn đại dịch Corona.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Ngày mai, thứ bẩy 11.9.2021, cách đây đúng 20 năm các chiếc máy bay dân sự do quân khủng bố Hồi giáo lao vào tòa tháp Trung tâm thương mại thế giới tại New York ngày 11.9.2001 đã tạo ra một hỏa ngục của trần gian. Ký ức kinh hoàng của khủng bố vẫn chưa xóa nhòa được khỏi tâm trí nhân loại. Nước Mỹ và thế giới đã tốn tiền tốn của về thay đổi an ninh phòng thủ khủng bố, nhất là sự tự do đi lại của người dân bị xét hỏi nhiều hơn.
Ngày nay với dịch bệnh Corona phát xuất Vũ Hán còn kinh hoàng hơn thế nữa. Con vi trùng bé tí ti đang len lõi từng ngóc ngách bé nhỏ của địa cầu - không một phòng thủ an toàn quốc gia nào có thể ngăn nổi nó. Cả thế giới bị tê liệt. Không phải xảy ra một ngày, mà đã gần 2 năm trời đằng đẵng - còn tương lai tươi sáng mới cũng chưa ló diện được. Tóm lại một câu: Khủng khiếp quá đỗi. Một đất nước ở Á Châu được thế giới khen ngợi gương mẫu hơn 1 năm nay về chống dịch Covid-19 là Việt Nam, bây giờ đã ngã gục kinh hoàng từ 3 tháng nay, nhất là TP Sài Gòn thân yêu của chúng ta. Ngày 10.9 với 576.000 người lây bệnh và 14.470 qua đời. Chỉ riêng tại Sài Gòn với con số kinh hoàng nhất: 279.223 lây bệnh và 11.409 đã chết vì Covid-19, tính ra 79% người chết tại Sài Gòn. Đức TGM Giuse Nguyễn Năng viết Thư Mục Vụ gửi đến gia đình Tổng giáo phận Sài Gòn ngày 31.08.2021: "Người dân Sài Gòn đã qua ba tháng giãn cách xã hội, từ nghiêm ngặt tới rất nghiêm ngặt, hy vọng sớm kiểm soát dịch bệnh lây lan. Chúng ta mong đợi từng ngày, nhưng tới hôm nay tình hình vẫn còn nguy cơ rất cao. Số ca lây nhiễm vẫn tăng lên, nhất là trong tháng 7 và tháng 8, và vì thế từ mấy tuần qua, con số tử vong mỗi ngày là vài trăm. Dịch bệnh kéo dài, rất nhiều gia đình ngày càng thiếu tiền bạc, thiếu của ăn. Virus đã vào trong nhà chúng ta và cướp đi sinh mạng những người thân yêu. Khó khăn thử thách giờ đây không còn chỉ là phương tiện y tế, là tài chánh, là lương thực, nhưng còn là những đau khổ tâm lý và tinh thần vì những người thân yêu nhiễm bệnh, vội vã ra đi mà vẫn chưa được hỏa táng, và sẽ trở về trong phận bụi tro..."
Đó là những lời viết đầy lo lắng rất quặn đau của vị Chủ Chăn TGP Sài Gòn, chúng ta chỉ trích ra một đoạn ngắn trên để hiểu rõ "lòng chảo Corona tại Sàigòn", theo tôi nhận định và có thể nói Sàigòn hiện tại là "Bergamo của Vietnam" (miền Bắc Ý vào đầu năm 2020 có 33.931 người chết trong số 872.000 người mắc Covid-19). Chỉ có điều khác hơn là người trong độ tuổi từ 40 đến 60 đã qua đời rất nhiều tại VN trong thời gian hiện tại, còn nơi Bergamo là những người cao niên trong viện dưỡng lão và lúc đó chưa có thuốc chủng ngừa.
Với vài ý nhắc về New York và dịch Corona, khi tôi nghe lại bài hát "Dâng Đời Viễn Xứ" được Ca Đoàn Thánh Linh Hamburg hát mới thấm thía nghĩ lại cuộc đời rất mỏnh manh nơi trần gian của chúng ta: "... Ngày từng ngày nhờ ơn của Chúa dìu đưa, vượt gian nan và những âu lo buồn phiền... Xin dâng lên Ngài, dâng lên với lòng thành kính, dâng lên Chúa bài ca cảm tạ..." Đúng như vậy - trong đại dịch chúng ta còn sống, còn khỏe mạnh, chưa đói, chưa khát và được tiêm đủ 2 mũi: đó là ngày từng ngày nhờ ơn Chúa dìu đưa để vượt đại dịch hiện tại và mong rằng với tâm hồn khiêm nhu biết nhẹ nhàng dâng lên Chúa bài ca cảm tạ. Tôi đề nghị Anh Chị Em dành 6 phút trong cuối tuần này nghe bài hát này như một lời kinh nguyện cảm tạ Thiên Chúa.
- Xin xem tờ Mục Vụ gửi kèm 2 trang với chương trình các Thánh Lễ theo dạng PDF
Xin Thiên Chúa gìn giữ mọi người chúng ta bình an trong cơn đại dịch Corona.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Giáo xứ San Gebriel nam California nơi có Cộng Đồng Công Giáo VN kỷ niệm 250 năm thành lập
Lê Sự
15:03 10/09/2021
Giáo xứ San Gebriel tại Nam California nơi có Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam kỷ niệm 250 năm thành lập;
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biện Phân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:53 10/09/2021
Biện Phân
“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu, và cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái trái vả nơi bụi gai, và người ta cũng không hái trái nho nơi cây dâu đất. Người tốt phát ra điều tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, và kẻ xấu phát ra điều xấu từ kho tàng xấu của nó, vì lòng đầy thì miệng mới nói ra.” (Lc 6,43-45).
Những lời mà Chúa Giêsu phán dạy trong bài trích Tin Mừng ngày thứ Ba sau Chúa Nhật XXIII TN muốn chỉ bảo chúng ta phải phân biệt nguồn gốc các ngôn từ chúng ta nghe nhận. Thế nhưng làm sao có thể phân biệt sự tốt xấu nơi ngôn từ của một ai đó, vi có thể cùng một lời nói người này cho là tốt nhưng người lại không nghĩ như vậy?
Là Kitô hữu, dưới ánh sáng đức tin chúng ta tin nhận rằng mọi lời do Thiên Chúa phán dạy đều tốt đẹp. Và những lời xuất ra từ miệng các sứ ngôn chắc chắn là lời do Thiên Chúa truyền phán. Chúng ta có thể nhận ra đâu là lời của Thiên Chúa truyền phán qua một vài dấu chỉ sau:
Lời Thiên Chúa thường như lưỡi gươm sắc bén phân rẽ tâm hồn. Thiên Chúa sẽ làm cho miệng lưỡi ngôn sứ nên như gươm sắc bén, làm cho ngôn sứ nên như mủi tên xuyên thủng tâm hồn (x.Is 46,2): Đã là lời của Thiên Chúa thì luôn tác động đến người nghe. Một lời giảng dạy mà kiểu chung chung, nói đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sợ sai mà không thực sự nói với ai cả vì người nghe chưa thực sự thấy động đến tâm hồn mình thì hầu chắc chưa phải là điểu Thiên Chúa muốn truyền dạy. Công Đồng Vaticanô II qua Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục dạy rằng: “Các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm”…Phải trình bày Lời Chúa không phải cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.”(số 4).
Dù không thể cân xứng 55-50, nhưng lời ngôn sứ là lời đủ đầy các mặt vừa nhận xét, phê bình vừa góp ý xây dựng. “Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì ngươi cứ nói…Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi…để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng.” (Gr 1,5-10). Những lời chỉ nghiêng chiều một mặt mặt nào đó mà thôi chẳng hạn chỉ biết tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế hoặc chỉ là lời đả đảo, chỉ trích thì hầu chắc không phải lời của Thiên Chúa mà là của những nịnh thần hay phản thần xưa cũng như nay.
Lượm lặt được vài ý tưởng trên mạng xã hội và xin góp thêm tí mắm muối: Khi ta sai thì nói rằng ta sai thì đó lời người đáng làm thầy ta. Khi ta đúng thì nói là đúng thì đó lời người đáng làm bạn ta. Khi ta đúng mà nói là ta sai thì đó là lời kẻ nghịch cùng ta nhưng là ở ngoài. Còn khi ta sai mà nói là ta đúng thì đích thực là kẻ nội thù.
Biện phân xuất xứ lời được nghe nhận quả điều không mấy dễ. Tất thảy vì một lẽ thường tình là ai cũng thích nhận “lời dễ nghe”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
“Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không có cây nào tốt mà sinh trái xấu, và cũng không có cây nào xấu mà sinh trái tốt. Thật vậy, cứ xem trái thì biết cây. Người ta không hái trái vả nơi bụi gai, và người ta cũng không hái trái nho nơi cây dâu đất. Người tốt phát ra điều tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, và kẻ xấu phát ra điều xấu từ kho tàng xấu của nó, vì lòng đầy thì miệng mới nói ra.” (Lc 6,43-45).
Những lời mà Chúa Giêsu phán dạy trong bài trích Tin Mừng ngày thứ Ba sau Chúa Nhật XXIII TN muốn chỉ bảo chúng ta phải phân biệt nguồn gốc các ngôn từ chúng ta nghe nhận. Thế nhưng làm sao có thể phân biệt sự tốt xấu nơi ngôn từ của một ai đó, vi có thể cùng một lời nói người này cho là tốt nhưng người lại không nghĩ như vậy?
Là Kitô hữu, dưới ánh sáng đức tin chúng ta tin nhận rằng mọi lời do Thiên Chúa phán dạy đều tốt đẹp. Và những lời xuất ra từ miệng các sứ ngôn chắc chắn là lời do Thiên Chúa truyền phán. Chúng ta có thể nhận ra đâu là lời của Thiên Chúa truyền phán qua một vài dấu chỉ sau:
Lời Thiên Chúa thường như lưỡi gươm sắc bén phân rẽ tâm hồn. Thiên Chúa sẽ làm cho miệng lưỡi ngôn sứ nên như gươm sắc bén, làm cho ngôn sứ nên như mủi tên xuyên thủng tâm hồn (x.Is 46,2): Đã là lời của Thiên Chúa thì luôn tác động đến người nghe. Một lời giảng dạy mà kiểu chung chung, nói đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng chẳng sợ sai mà không thực sự nói với ai cả vì người nghe chưa thực sự thấy động đến tâm hồn mình thì hầu chắc chưa phải là điểu Thiên Chúa muốn truyền dạy. Công Đồng Vaticanô II qua Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục dạy rằng: “Các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm”…Phải trình bày Lời Chúa không phải cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.”(số 4).
Dù không thể cân xứng 55-50, nhưng lời ngôn sứ là lời đủ đầy các mặt vừa nhận xét, phê bình vừa góp ý xây dựng. “Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì ngươi cứ nói…Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi…để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng.” (Gr 1,5-10). Những lời chỉ nghiêng chiều một mặt mặt nào đó mà thôi chẳng hạn chỉ biết tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế hoặc chỉ là lời đả đảo, chỉ trích thì hầu chắc không phải lời của Thiên Chúa mà là của những nịnh thần hay phản thần xưa cũng như nay.
Lượm lặt được vài ý tưởng trên mạng xã hội và xin góp thêm tí mắm muối: Khi ta sai thì nói rằng ta sai thì đó lời người đáng làm thầy ta. Khi ta đúng thì nói là đúng thì đó lời người đáng làm bạn ta. Khi ta đúng mà nói là ta sai thì đó là lời kẻ nghịch cùng ta nhưng là ở ngoài. Còn khi ta sai mà nói là ta đúng thì đích thực là kẻ nội thù.
Biện phân xuất xứ lời được nghe nhận quả điều không mấy dễ. Tất thảy vì một lẽ thường tình là ai cũng thích nhận “lời dễ nghe”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh nếp sống đức tin người Kitô hữu
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:56 10/09/2021
Hình ảnh nếp sống đức tin người Kitô hữu
Từ khi nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn người Kitô hữu. Và trong suốt dọc đời sống đức tin đó là hướng chỉ dẫn cho nếp sống tinh thần người Kitô hữu.
Nhưng nếp sống tinh thần đức tin đó cần thể hiện ra như thế nào?
Hiến chương nước trời, mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài giảng Tám mối phúc thật là khuôn thước cho nếp sống đức tin trong chiều hướng thượng vươn lên trời cao với Thiên Chúa, và chiều ngang đường chân trời với con người đồng loại.( Mt 5,1-12).
Thánh Giacobe, Tông đồ của Chúa Giêsu Kito đã viết cụ thể về nếp sống đức tin như sau: “ Anh em thân mến, nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?” ( Thư Thánh Giacobe 2, 14-18).
Thánh Tông đồ Giacobe viết đề ra hướng dẫn cụ thể dựa trên Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu Kitô: cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc!
Mọi người trong vũ trụ đều do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng và nuôi sống. Trong đời sống xã hội trần gian con người khi thể hiện tình liên đới với những người khác cùng chung sống trong vũ trụ cũng thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình ban cho sự sống.
Mọi người được tạo dựng có cùng nhân phẩm là con Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa. Họ có những quyền được hưởng về nhà cửa, cơm ăn áo mặc, về sự được chăm sóc bảo vệ. Nhưng từ ngày Ông bà nguyên tổ Adong Eva lỗi phạm luật Thiên Chúa, sự tội, sự dữ đã xâm chiếm vào trần gian. Nó hoành hành làm cho nếp sống con người bị chênh lệch mất công bằng. Nên luôn hằng xảy ra tình trạng mất quân bình khiến luôn xảy ra tình trạng không phải tất cả mọi người trong đều có được quyền hưởng như nhau trong đời sống.
Vì thế tình liên đới bác ái giúp đỡ giữa con người với nhau và cho nhau là điều quan hệ cần thiết để có được bình an cho đời sống chung cũng như riêng. Và qua đó thể hiện ơn kêu gọi Thiên Chúa ký thác nơi con người.
Điều này thể hiện gía trị nếp sống Kito giáo làm cho sống động chiếu tỏa trong nếp sống văn hóa nơi khung cảnh đời sống xã hội con người.
Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những tổ chức, những người theo tinh thần đức tin Kitô giáo kêu gọi mọi người cùng liên đới chia sẻ cơm áo, cơ hội sinh sống với những người kém may mắn trong đời sống, nhất là những người trong vùng bị thiên tai phá hủy, bị bệnh đại dịch lúc này hoành hành đe dọa, vùng có chiến tranh loạn lạc…
Nếp sống tình liên đới là trung tâm đời sống đức tin vào Thiên Chúa trong đời sống xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô có tâm tình kêu gọi:
“Phải ý thức rằng chúng ta cần đến nhau; chúng ta phải có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới; thật hữu ích nếu chúng ta lương thiện và tốt lành.
Đã có một thời gian dài chúng ta sống sa đoạ về mặt luân lý, chúng ta cười chê đạo đức, niềm tin và lương thiện; đã đến lúc sự hời hợt bề ngoài không giúp ích gì cho chúng ta.
Việc tàn phá bất cứ nền tảng nào của đời sống cộng đoàn, cuối cùng cũng đưa đến sự chống đối người này với người kia, mỗi người tự tìm để bảo vệ những lợi ích cho riêng mình; từ thái độ đó đưa đến những hình thức bạo lực và độc ác, ngăn cản sự phát triển một nền văn hoá đích thực để bảo vệ môi trường.” ( Laudato Si 229.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ khi nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn người Kitô hữu. Và trong suốt dọc đời sống đức tin đó là hướng chỉ dẫn cho nếp sống tinh thần người Kitô hữu.
Nhưng nếp sống tinh thần đức tin đó cần thể hiện ra như thế nào?
Hiến chương nước trời, mà Chúa Giêsu đã đề ra trong bài giảng Tám mối phúc thật là khuôn thước cho nếp sống đức tin trong chiều hướng thượng vươn lên trời cao với Thiên Chúa, và chiều ngang đường chân trời với con người đồng loại.( Mt 5,1-12).
Thánh Giacobe, Tông đồ của Chúa Giêsu Kito đã viết cụ thể về nếp sống đức tin như sau: “ Anh em thân mến, nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Ðức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?” ( Thư Thánh Giacobe 2, 14-18).
Thánh Tông đồ Giacobe viết đề ra hướng dẫn cụ thể dựa trên Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu Kitô: cho kẻ đói ăn, cho kẻ rách rưới ăn mặc!
Mọi người trong vũ trụ đều do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tạo dựng và nuôi sống. Trong đời sống xã hội trần gian con người khi thể hiện tình liên đới với những người khác cùng chung sống trong vũ trụ cũng thể hiện mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình ban cho sự sống.
Mọi người được tạo dựng có cùng nhân phẩm là con Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa. Họ có những quyền được hưởng về nhà cửa, cơm ăn áo mặc, về sự được chăm sóc bảo vệ. Nhưng từ ngày Ông bà nguyên tổ Adong Eva lỗi phạm luật Thiên Chúa, sự tội, sự dữ đã xâm chiếm vào trần gian. Nó hoành hành làm cho nếp sống con người bị chênh lệch mất công bằng. Nên luôn hằng xảy ra tình trạng mất quân bình khiến luôn xảy ra tình trạng không phải tất cả mọi người trong đều có được quyền hưởng như nhau trong đời sống.
Vì thế tình liên đới bác ái giúp đỡ giữa con người với nhau và cho nhau là điều quan hệ cần thiết để có được bình an cho đời sống chung cũng như riêng. Và qua đó thể hiện ơn kêu gọi Thiên Chúa ký thác nơi con người.
Điều này thể hiện gía trị nếp sống Kito giáo làm cho sống động chiếu tỏa trong nếp sống văn hóa nơi khung cảnh đời sống xã hội con người.
Chính vì thế, xưa nay luôn hằng có những tổ chức, những người theo tinh thần đức tin Kitô giáo kêu gọi mọi người cùng liên đới chia sẻ cơm áo, cơ hội sinh sống với những người kém may mắn trong đời sống, nhất là những người trong vùng bị thiên tai phá hủy, bị bệnh đại dịch lúc này hoành hành đe dọa, vùng có chiến tranh loạn lạc…
Nếp sống tình liên đới là trung tâm đời sống đức tin vào Thiên Chúa trong đời sống xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô có tâm tình kêu gọi:
“Phải ý thức rằng chúng ta cần đến nhau; chúng ta phải có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới; thật hữu ích nếu chúng ta lương thiện và tốt lành.
Đã có một thời gian dài chúng ta sống sa đoạ về mặt luân lý, chúng ta cười chê đạo đức, niềm tin và lương thiện; đã đến lúc sự hời hợt bề ngoài không giúp ích gì cho chúng ta.
Việc tàn phá bất cứ nền tảng nào của đời sống cộng đoàn, cuối cùng cũng đưa đến sự chống đối người này với người kia, mỗi người tự tìm để bảo vệ những lợi ích cho riêng mình; từ thái độ đó đưa đến những hình thức bạo lực và độc ác, ngăn cản sự phát triển một nền văn hoá đích thực để bảo vệ môi trường.” ( Laudato Si 229.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hương Tình Thập Giá
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
20:54 10/09/2021
Hương Tình Thập Giá
Nếu như chúng ta nhìn thấy những chồi non lấm tấm trên cây cùng với tiết trời nhè nhẹ, dịu dàng thì ta biết mùa xuân đã về. Nhìn màu đỏ của những cành phượng vĩ trước sân trường gợi lên trong ta một ký ức của thời học sinh với mùa hè rực nóng đang đến. Nhìn những làn gió nhè nhẹ bay về cùng với sắc trời trong xanh mát mẻ ta nhận ra rằng trời thu bên cạnh. Hôm nay nhìn lên cây thập giá, trong tôi bỗng thấp thoáng tình yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh. Nơi đây đang dẫn lối tôi về để thêm một lần cảm nhận được một tình yêu với đủ loại sắc hương của cuộc sống.
Có quá chủ quan không, khi có người nghĩ rằng, thập giá chỉ có và dành riêng cho những người thánh hiến, cách riêng là người nữ tu Mến Thánh Giá. Thật ra, thập giá xuất hiện mọi nơi mọi lúc và dành cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người đều được Chúa trao cho một công việc và nhiệm vụ; và chúng ta phải hoàn thành công việc đó theo khả năng của mình. Và thế là phải chấp nhận mọi rủi ro, thành công cũng như thất bại, niềm vui cũng như nỗi buồn...; thập giá đời mình phát sinh từ đó.
Thập giá, trong ý nghĩa thông thường, đã có từ lâu trong xã hội phương Tây, là một hình phạt đáng sợ, ghê tởm, một sự thất bại hoàn toàn. Vì thế, thập giá luôn gợi lên một trải nghiệm, một cảm giác đau đớn, ê chề, thất vọng…; và thường dẫn lối đưa đường đến thái độ chán nản, chào thua, thất vọng…
Nhưng, kể từ “buổi chiều thứ Sáu trên Đồi Sọ” cách đây hai ngàn năm, dưới nhãn quan đức tin của những người thuộc về “Đấng bị treo lên”, thì thập giá là đỉnh cao của tình yêu mà Thiên Chúa dùng để cứu chuộc loài người tội lỗi chúng ta. Vì từ nơi thập giá Thiên Chúa đã nối kết chúng ta lại trong ân nghĩa với Thiên Chúa, nhờ tình yêu, chúng ta được trở lại làm con Chúa: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16).
Sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội, toàn thể nhân loại đã đánh mất tình nghĩa với Thiên Chúa; nhưng nhờ “công trình cứu độ qua thập giá của Đức Kitô” đã đưa chúng ta trở lại tình trạng nguyên vẹn sau khi đã hư mất: “Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người” (Ep 1,7). Nhờ thập giá mà tình Chúa và tình người được giao hòa với nhau. Từ nơi thập giá ấy Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót vô biên của Ngài đối với loài người tội lỗi, bất trung. Từ nơi thập giá ấy, Chúa Giêsu đã dùng chính tình yêu của mình để chiến thắng tội lỗi, dùng sự tha thứ bao dung để chiến thắng hận thù chia rẽ; để từ đó “nối kết đất với trời” và “người với người” để xây dựng một mối giây hiệp thông hoàn hảo như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cắt nghĩa trong thông điệp Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót (Dives in Misericordia): “Thập giá Đức Kitô ở Núi Sọ được dựng lên trên con đường của admirabile commercium, của tương giao (việc giao tiếp) đáng thán phục của Thiên Chúa với con người và đồng thời kêu gọi con người tham dự vào sự sống thần linh, bằng cách tự hiến mình cho Ngài và dâng hiến vũ trụ cùng với mình; tham dự với tư cách nghĩa tử vào chân lý và tình thương ở nơi Thiên Chúa và xuất phát từ Thiên Chúa.” (Số 7).
Thập giá là tiếng nói mạnh mẽ, là bằng chứng hùng hồn nhất, là bài ca tuyệt vời nhất dành cho nhân loại. Cái chết của Chúa Giêsu nói lên rằng: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”; và tình yêu ấy, một khi được con người tin nhận và đem vào cuộc sống, sẽ là sức mạnh để tiêu diệt bất công, hận thù, chia rẽ và đem lại sự sống bất tận cho con người. Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết trên thập giá đó là quà tặng vô giá của tình yêu, vì “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu” (Ga 15,13). Ta có thể mạnh mẽ nói lên rằng: Thập giá là “bài ca tuyệt mỹ”, là “quà tặng tuyệt hảo” của tình yêu mà chỉ duy nơi Thiên Chúa mới có được. Bài ca đó, phải chăng, đã vang vọng lên trong tâm hồn chúng ta mỗi ngày qua những lo lắng, sợ hãi, khổ đau, bệnh tật, nghèo túng, cơm áo gạo tiền, hận thù, chia rẽ, chiến tranh, bạo lực, dịch bệnh … cùng bao nhiêu “thánh giá” khác, những thực tại khiến cho nhiều người phải vật lộn từng ngày và đã lắm phen lâm vào cảnh bế tắc, khốn cùng…
Là nữ tu Mến Thánh Giá, khi ta chiêm ngắm Đức Kitô trên thập giá, phải chăng chính là lúc ta được gọi mời để sống, để cảm nghiệm và nhận ra tình yêu của Thiên Chúa ngay trong lúc khốn cùng nhất; và chỉ có nơi tình yêu trên thập giá mới giúp ta sống và vượt qua được những khó khăn trong đời sống thánh hiến; chỉ có tình yêu trên thập giá mới có thể lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn ta. Lắm lúc trong sứ vụ cũng như trong đời sống cộng đoàn ta cảm thấy chán nãn, thất vọng, trống vắng, hụt hẫng… vì đời tu không như ta tưởng; và không ít lần ta cũng muốn đi tìm đâu đó một “bờ vai đỡ nâng” hay một chút ủi an trần tục… để lấy lại quân bình sau những bước chân khập khiễng và mệt nhoài. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có thập giá mới là nguồn trợ lực, là sức mạnh giúp ta vững bước trên hành trình phục vụ. Đức Hồng Y Tagle đã chia sẻ: “Nếu chúng ta không có tình yêu, chúng ta không thể sống cách trọn vẹn được, bởi vì sự năng động của cuộc sống chính là tình yêu. Đức Giêsu đã yêu, đã chết cho nhân lại được sống và sống lại để cho chúng ta được sống trọn vẹn”. Chỉ khi nào chúng ta ngụp lặn trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể hiến dâng thân mình cách trọn vẹn. Chính vì thế mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định:“Khi chúng ta bước đi mà không có thánh giá, khi chúng ta xây dựng cuộc sống này mà không có thánh giá, khi chúng ta rao giảng Tin Mừng mà thiếu vắng thánh giá, chúng ta không phải là môn đệ đích thật của Chúa Giêsu. Nếu thiếu vắng thánh giá trong cuộc đời, chúng ta chỉ đơn thuần là những Kitô hữu, chúng ta không phải là môn đệ của Đức Giêsu”
Chúa Giêsu trên thập giá đang nhìn ta với cái nhìn yêu thương. Trong thinh lặng của cõi lòng, ta sẽ nhận ra rằng thập giá không hoàn toàn “tiêu cực” như ta tưởng: là khổ đau, là thất bại, là ghê tởm, là gánh nặng… nhưng là hạnh phúc đích thực; vì chỉ ở nơi thập giá ta mới nhận ra tình yêu thương thực sự; và là nơi dạy ta bài học của tình bác ái, tha thứ, bao dung… Thập giá cho ta cái nhìn mới về sự đau khổ, về giá trị của sự hy sinh tha thứ, về các mối tương quan trong đời sống chung. Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá sẽ giúp ta hiểu thấu được nỗi đau, nỗi mất mát của anh chị em đồng loại. Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá tôi hiểu được giá trị cao quý của đời sống cộng đoàn, để từ đó trở thành chứng nhân của “lòng thương xót” như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Đức Kitô, Đấng bị đóng đinh vào Thập giá, là Lời sẽ không qua đi. Người là kẻ đứng bên cửa và gõ vào lòng dạ mọi người, không ép uổng sự tự do của họ mà chỉ tìm cách dấy lên từ lòng dạ ấy một tình thương chẳng những là một hành động kết hợp với Con Người đau khổ mà còn là một hình thức “lòng thương xót” mà mỗi chúng ta biểu lộ với Con của Cha muôn đời” (Thông điệp Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót số 8).
Phải chăng cộng đoàn là nơi mọi người chen vai vác thập giá cùng với Đức Kitô ! Nhưng nếu mọi người đều khước từ “thập giá của đau khổ, bệnh tật”, “thập giá của cô đơn, thất bại”, “thập giá của chia ly, mất mát”, “thập giá của thua thiệt, khinh thường”…, thì cuộc đời tu sớm muộn gì cũng đi vào ngõ cụt; và đời sống cộng đoàn mãi mãi là một gánh nặng mà hằng ngày bất đắc dĩ phải mang và lê lết bước đi trong chán chường mệt mỏi. Nhưng với cũng với những “thập giá đó”, nếu tất cả mọi người đều nhìn thấy tình yêu của Đức Kitô, thì mọi sự sẽ nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, bởi vì “ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,30).
Chính vì thế, chúng ta, những người đang dấn thân sống đời thánh hiến, cần phải thường xuyên chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá và gặp gỡ Ngài với một tình yêu sâu thẳm. Dĩ nhiên, còn nhiều con đường khác, nhưng đây chính là phương thế cần thiết và hiệu nghiệm nhất để ta dần dần học biết và cảm thấu được tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta. Mỗi ngày, nếu biết trân trọng “cởi dép ra” và thành tâm dừng lại nơi “vùng đất thánh thiêng của thập giá” (Xh 3,4-5), chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra hương tình yêu luôn luôn tỏa ngát và bao phủ cuộc đời mình; đó là hương thơm của hy sinh, khiêm nhường, của bác ái, vâng phục, của khó nghèo, khiết tịnh, của độ lượng, bao dung, của thứ tha, phục vụ,…
Nào chẳng phải, những “người Chị Tôi Tớ Chúa của chúng ta”, các chị Anê Soạn, Anna Trị, vì đã cảm nhận được mùi hương của Đức Kitô tỏa ra từ thập giá và đã đáp trả tình yêu của Đức Kitô dành cho mình, nên đã làm cho hương thơm ấy tỏa lan trên mọi nẻo đường phục vụ giữa mùa bách hại; và sau cùng, đã viết trọn cuộc đời bằng tình yêu hy tế tử đạo !
Ước gì hôm nay, “mùi hương thập giá” ấy cũng lan toả trên mỗi người chúng ta, trên mỗi cộng đoàn chúng ta, những thế hệ cháu con và đàn em của biết bao vị thánh âm thầm, giản đơn nhưng đời đời bất diệt !
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
Nếu như chúng ta nhìn thấy những chồi non lấm tấm trên cây cùng với tiết trời nhè nhẹ, dịu dàng thì ta biết mùa xuân đã về. Nhìn màu đỏ của những cành phượng vĩ trước sân trường gợi lên trong ta một ký ức của thời học sinh với mùa hè rực nóng đang đến. Nhìn những làn gió nhè nhẹ bay về cùng với sắc trời trong xanh mát mẻ ta nhận ra rằng trời thu bên cạnh. Hôm nay nhìn lên cây thập giá, trong tôi bỗng thấp thoáng tình yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh. Nơi đây đang dẫn lối tôi về để thêm một lần cảm nhận được một tình yêu với đủ loại sắc hương của cuộc sống.
Có quá chủ quan không, khi có người nghĩ rằng, thập giá chỉ có và dành riêng cho những người thánh hiến, cách riêng là người nữ tu Mến Thánh Giá. Thật ra, thập giá xuất hiện mọi nơi mọi lúc và dành cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người đều được Chúa trao cho một công việc và nhiệm vụ; và chúng ta phải hoàn thành công việc đó theo khả năng của mình. Và thế là phải chấp nhận mọi rủi ro, thành công cũng như thất bại, niềm vui cũng như nỗi buồn...; thập giá đời mình phát sinh từ đó.
Thập giá, trong ý nghĩa thông thường, đã có từ lâu trong xã hội phương Tây, là một hình phạt đáng sợ, ghê tởm, một sự thất bại hoàn toàn. Vì thế, thập giá luôn gợi lên một trải nghiệm, một cảm giác đau đớn, ê chề, thất vọng…; và thường dẫn lối đưa đường đến thái độ chán nản, chào thua, thất vọng…
Nhưng, kể từ “buổi chiều thứ Sáu trên Đồi Sọ” cách đây hai ngàn năm, dưới nhãn quan đức tin của những người thuộc về “Đấng bị treo lên”, thì thập giá là đỉnh cao của tình yêu mà Thiên Chúa dùng để cứu chuộc loài người tội lỗi chúng ta. Vì từ nơi thập giá Thiên Chúa đã nối kết chúng ta lại trong ân nghĩa với Thiên Chúa, nhờ tình yêu, chúng ta được trở lại làm con Chúa: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá, Người đã tiêu diệt sự thù ghét” (Ep 2,16).
Sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội, toàn thể nhân loại đã đánh mất tình nghĩa với Thiên Chúa; nhưng nhờ “công trình cứu độ qua thập giá của Đức Kitô” đã đưa chúng ta trở lại tình trạng nguyên vẹn sau khi đã hư mất: “Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người” (Ep 1,7). Nhờ thập giá mà tình Chúa và tình người được giao hòa với nhau. Từ nơi thập giá ấy Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót vô biên của Ngài đối với loài người tội lỗi, bất trung. Từ nơi thập giá ấy, Chúa Giêsu đã dùng chính tình yêu của mình để chiến thắng tội lỗi, dùng sự tha thứ bao dung để chiến thắng hận thù chia rẽ; để từ đó “nối kết đất với trời” và “người với người” để xây dựng một mối giây hiệp thông hoàn hảo như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cắt nghĩa trong thông điệp Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót (Dives in Misericordia): “Thập giá Đức Kitô ở Núi Sọ được dựng lên trên con đường của admirabile commercium, của tương giao (việc giao tiếp) đáng thán phục của Thiên Chúa với con người và đồng thời kêu gọi con người tham dự vào sự sống thần linh, bằng cách tự hiến mình cho Ngài và dâng hiến vũ trụ cùng với mình; tham dự với tư cách nghĩa tử vào chân lý và tình thương ở nơi Thiên Chúa và xuất phát từ Thiên Chúa.” (Số 7).
Thập giá là tiếng nói mạnh mẽ, là bằng chứng hùng hồn nhất, là bài ca tuyệt vời nhất dành cho nhân loại. Cái chết của Chúa Giêsu nói lên rằng: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”; và tình yêu ấy, một khi được con người tin nhận và đem vào cuộc sống, sẽ là sức mạnh để tiêu diệt bất công, hận thù, chia rẽ và đem lại sự sống bất tận cho con người. Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết trên thập giá đó là quà tặng vô giá của tình yêu, vì “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu” (Ga 15,13). Ta có thể mạnh mẽ nói lên rằng: Thập giá là “bài ca tuyệt mỹ”, là “quà tặng tuyệt hảo” của tình yêu mà chỉ duy nơi Thiên Chúa mới có được. Bài ca đó, phải chăng, đã vang vọng lên trong tâm hồn chúng ta mỗi ngày qua những lo lắng, sợ hãi, khổ đau, bệnh tật, nghèo túng, cơm áo gạo tiền, hận thù, chia rẽ, chiến tranh, bạo lực, dịch bệnh … cùng bao nhiêu “thánh giá” khác, những thực tại khiến cho nhiều người phải vật lộn từng ngày và đã lắm phen lâm vào cảnh bế tắc, khốn cùng…
Là nữ tu Mến Thánh Giá, khi ta chiêm ngắm Đức Kitô trên thập giá, phải chăng chính là lúc ta được gọi mời để sống, để cảm nghiệm và nhận ra tình yêu của Thiên Chúa ngay trong lúc khốn cùng nhất; và chỉ có nơi tình yêu trên thập giá mới giúp ta sống và vượt qua được những khó khăn trong đời sống thánh hiến; chỉ có tình yêu trên thập giá mới có thể lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn ta. Lắm lúc trong sứ vụ cũng như trong đời sống cộng đoàn ta cảm thấy chán nãn, thất vọng, trống vắng, hụt hẫng… vì đời tu không như ta tưởng; và không ít lần ta cũng muốn đi tìm đâu đó một “bờ vai đỡ nâng” hay một chút ủi an trần tục… để lấy lại quân bình sau những bước chân khập khiễng và mệt nhoài. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có thập giá mới là nguồn trợ lực, là sức mạnh giúp ta vững bước trên hành trình phục vụ. Đức Hồng Y Tagle đã chia sẻ: “Nếu chúng ta không có tình yêu, chúng ta không thể sống cách trọn vẹn được, bởi vì sự năng động của cuộc sống chính là tình yêu. Đức Giêsu đã yêu, đã chết cho nhân lại được sống và sống lại để cho chúng ta được sống trọn vẹn”. Chỉ khi nào chúng ta ngụp lặn trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta mới có thể hiến dâng thân mình cách trọn vẹn. Chính vì thế mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định:“Khi chúng ta bước đi mà không có thánh giá, khi chúng ta xây dựng cuộc sống này mà không có thánh giá, khi chúng ta rao giảng Tin Mừng mà thiếu vắng thánh giá, chúng ta không phải là môn đệ đích thật của Chúa Giêsu. Nếu thiếu vắng thánh giá trong cuộc đời, chúng ta chỉ đơn thuần là những Kitô hữu, chúng ta không phải là môn đệ của Đức Giêsu”
Chúa Giêsu trên thập giá đang nhìn ta với cái nhìn yêu thương. Trong thinh lặng của cõi lòng, ta sẽ nhận ra rằng thập giá không hoàn toàn “tiêu cực” như ta tưởng: là khổ đau, là thất bại, là ghê tởm, là gánh nặng… nhưng là hạnh phúc đích thực; vì chỉ ở nơi thập giá ta mới nhận ra tình yêu thương thực sự; và là nơi dạy ta bài học của tình bác ái, tha thứ, bao dung… Thập giá cho ta cái nhìn mới về sự đau khổ, về giá trị của sự hy sinh tha thứ, về các mối tương quan trong đời sống chung. Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá sẽ giúp ta hiểu thấu được nỗi đau, nỗi mất mát của anh chị em đồng loại. Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá tôi hiểu được giá trị cao quý của đời sống cộng đoàn, để từ đó trở thành chứng nhân của “lòng thương xót” như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Đức Kitô, Đấng bị đóng đinh vào Thập giá, là Lời sẽ không qua đi. Người là kẻ đứng bên cửa và gõ vào lòng dạ mọi người, không ép uổng sự tự do của họ mà chỉ tìm cách dấy lên từ lòng dạ ấy một tình thương chẳng những là một hành động kết hợp với Con Người đau khổ mà còn là một hình thức “lòng thương xót” mà mỗi chúng ta biểu lộ với Con của Cha muôn đời” (Thông điệp Thiên Chúa Đấng giàu lòng thương xót số 8).
Phải chăng cộng đoàn là nơi mọi người chen vai vác thập giá cùng với Đức Kitô ! Nhưng nếu mọi người đều khước từ “thập giá của đau khổ, bệnh tật”, “thập giá của cô đơn, thất bại”, “thập giá của chia ly, mất mát”, “thập giá của thua thiệt, khinh thường”…, thì cuộc đời tu sớm muộn gì cũng đi vào ngõ cụt; và đời sống cộng đoàn mãi mãi là một gánh nặng mà hằng ngày bất đắc dĩ phải mang và lê lết bước đi trong chán chường mệt mỏi. Nhưng với cũng với những “thập giá đó”, nếu tất cả mọi người đều nhìn thấy tình yêu của Đức Kitô, thì mọi sự sẽ nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, bởi vì “ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,30).
Chính vì thế, chúng ta, những người đang dấn thân sống đời thánh hiến, cần phải thường xuyên chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá và gặp gỡ Ngài với một tình yêu sâu thẳm. Dĩ nhiên, còn nhiều con đường khác, nhưng đây chính là phương thế cần thiết và hiệu nghiệm nhất để ta dần dần học biết và cảm thấu được tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta. Mỗi ngày, nếu biết trân trọng “cởi dép ra” và thành tâm dừng lại nơi “vùng đất thánh thiêng của thập giá” (Xh 3,4-5), chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra hương tình yêu luôn luôn tỏa ngát và bao phủ cuộc đời mình; đó là hương thơm của hy sinh, khiêm nhường, của bác ái, vâng phục, của khó nghèo, khiết tịnh, của độ lượng, bao dung, của thứ tha, phục vụ,…
Nào chẳng phải, những “người Chị Tôi Tớ Chúa của chúng ta”, các chị Anê Soạn, Anna Trị, vì đã cảm nhận được mùi hương của Đức Kitô tỏa ra từ thập giá và đã đáp trả tình yêu của Đức Kitô dành cho mình, nên đã làm cho hương thơm ấy tỏa lan trên mọi nẻo đường phục vụ giữa mùa bách hại; và sau cùng, đã viết trọn cuộc đời bằng tình yêu hy tế tử đạo !
Ước gì hôm nay, “mùi hương thập giá” ấy cũng lan toả trên mỗi người chúng ta, trên mỗi cộng đoàn chúng ta, những thế hệ cháu con và đàn em của biết bao vị thánh âm thầm, giản đơn nhưng đời đời bất diệt !
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
VietCatholic TV
Lạ lùng: Không thể giải thích - Bão Ida tàn phá kinh hoàng New Orleans, chừa ra các tượng Đức Mẹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:12 10/09/2021
1. Tượng Đức Mẹ được tìm thấy còn nguyên vẹn giữa đống đổ nát sau cơn bão Ida ở Louisiana
Giáo xứ St. Hubert, Garyville, Louisiana đã đăng một bức ảnh đáng kinh ngạc về bức tượng Đức Mẹ vẫn hoàn toàn nguyên vẹn sau cơn bão Ida.
Cơn bão cấp 4 đổ bộ vào Louisiana hôm 29 tháng 8, khiến hơn một triệu người ở khu vực đô thị New Orleans mất điện. Hàng trăm ngàn người cũng thiếu nước và nhiên liệu.
Ngôi nhà thờ tại New Orleans trong tâm chấn đã công bố một bức ảnh vào ngày 30 tháng 8, cảm ơn sự bảo vệ của Đức Mẹ khỏi cơn bão. Bài đăng trên Facebook đã khiến những người dùng khác chia sẻ những bức ảnh của họ về những bức tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn sau trận cuồng phong!
Giáo xứ St. Hubert viết: “Giữa lúc cây cối bị tàn phá, Đức Mẹ đã đứng ra bảo vệ cho ngôi làng Garyville của chúng ta. Không một cành cây nào chạm vào Mẹ khi chúng rơi xuống xung quanh Mẹ. Xin cám ơn Mẹ Ma-ri-a đã chuyển cầu cho chúng con”.
Chỉ một giờ sau, bài đăng đã tạo ra gần 700 phản ứng và hơn 3,000 lượt chia sẻ.
Rose Robinson nhận xét rằng: “Wow! Thật là một phép màu kỳ diệu! “
Karen Monasky thì viết “Cầu nguyện cho tất cả các bạn khi các bạn bước đi với Chúa Giêsu Kitô qua hậu quả của trận cuồng phong này”.
Carla Frilot đã viết “Cảm ơn Mẹ Đức Maria. Mẹ đã cứu nhiều người trong chúng con trong cơn bão khủng khiế nàyp”.
Bobby Lear nhận định: “Chúa Giêsu đã bảo vệ tượng của Mẹ Ngài. Thật đáng kinh ngạc. “
Hai người dùng khác đã đăng ảnh những bức tượng Đức Mẹ mà họ nhìn thấy hoàn toàn không bị ảnh hưởng sau cơn bão.
Source:Church POP
2. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi 15,000 cây kem cho các tù nhân ở Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi 15,000 cây kem cho các tù nhân ở Rôma khi Thành phố Vĩnh cửu ngột ngạt trong cái nóng mùa hè, Vatican cho biết như trên hôm thứ Ba.
Các cây kem, tiếng Ý là Gelati, đã được đưa đến các nhà tù Regina Coeli và Rebibbia bởi Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng. Thông cáo báo chí ngày 7 tháng 9 cho biết như trên.
Văn phòng thực hiện các hoạt động bác ái thay mặt cho Đức Giáo Hoàng của Vatican cho biết rằng trong những tháng mùa hè, họ đã tìm cách thực hiện “những cử chỉ truyền giáo nhỏ để giúp đỡ và mang lại hy vọng cho hàng ngàn người trong các nhà tù ở Rôma”.
Văn phòng giải thích rằng họ tập trung vào việc thực hiện các công việc thương xót thể xác trong mùa hè, khi các câu lạc bộ và tổ chức bác ái ở Rôma bị buộc phải hạn chế các hoạt động của họ.
Thông cáo cho biết thêm: “Do đó, như mọi năm, những nhóm nhỏ người vô gia cư, hoặc những người sống trong ký túc xá, được đưa đến biển hoặc hồ, gần Castel Gandolfo, để thư giãn và ăn tối trong một tiệm bánh pizza.”
Văn phòng cho biết thêm rằng họ cũng đã giám sát việc cung cấp thuốc và thiết bị y tế cho các nước đang phát triển.
“Ví dụ, chỉ riêng trong tháng 8, một máy chụp cắt lớp, hay CT scan, đã được mua cho Madagascar, trị giá khoảng 600,000 đô la, và việc chuẩn bị các phòng khám y tế, cải tạo hoặc xây mới, đã được hoàn thành với giá gần hai triệu euro, tức là 2.4 triệu đô la, ở ba quốc gia nghèo nhất của Phi Châu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù Rebibbia vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2015 và cho các tù nhân tại nhà tù Regina Coeli ba năm sau đó.
Vào tháng 6 năm nay, Đức Giáo Hoàng đã tiếp một nhóm khoảng 20 tù nhân tại Santa Marta. Những người đàn ông này là tù nhân của một nhà tù an ninh thấp, một phần của khu phức hợp Rebibbia nằm ở ngoại ô phía đông của Rome.
Họ được tháp tùng bởi giám đốc nhà tù, tuyên úy và các quan chức. Sau đó, họ đến Bảo tàng Vatican, nơi mở cửa trở lại cho du khách vào tháng Năm.
Vào tháng 3 năm 2020, khi bắt đầu bùng phát coronavirus ở Ý, chính phủ Ý đã cấm thăm các tù nhân.
Một số tù nhân tại khu phức hợp nhà tù Rebibbia đã nổi loạn để phản đối quyết định này. Ở những nơi khác ở Ý, các tù nhân bắt đầu phóng hỏa, bắt con tin, và đột kích các phòng khám y tế của nhà tù. Ít nhất 12 tù nhân đã chết tại đất nước này trong ba ngày do hậu quả của bạo loạn.
Mùa hè năm nay là một trong những mùa hè nóng nhất được ghi nhận ở Ý, với những đám cháy rừng hoành hành ở miền nam đất nước. Đảo Sicily ở Địa Trung Hải đã ghi nhận nhiệt độ lên đến 48.8 độ C vào ngày 11 tháng 8, được cho là mức cao nhất từng được ghi nhận ở Âu Châu.
Đức Hồng Y Krajewski, 57 tuổi, giữ chức quan phát chẩn từ năm 2013. Ngài là người Ba Lan, và đã nhận được chiếc mũ đỏ từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2018.
Một năm sau, vị Hồng Y có biệt danh là “ Robin Hood của giáo hoàng “, đã trèo xuống một miệng cống để khôi phục điện cho một khu đất thuộc sở hữu nhà nước Ý ở Rôma, nơi những người vô gia cư đang sinh sống.
Source:Catholic News Agency
3. Chính quyền Biden kiện tiểu bang Texas về luật ủng hộ sự sống
Hôm thứ Năm 8 tháng 9, chính quyền Biden đã kiện tiểu bang Texas về luật mới trong đó cấm hầu hết các trường hợp phá thai sau khi phát hiện ra nhịp tim của thai nhi.
Trong một đơn khiếu nại gửi lên một tòa án cấp liên bang ở Tây Texas, Bộ Tư pháp cho biết tiểu bang đã hành động “ngang nhiên bất chấp Hiến pháp” khi hạn chế “hầu hết các trường hợp phá thai”.
“Đạo luật rõ ràng là vi hiến theo tiền lệ của Tòa án Tối cao đã có từ lâu”, Tổng trưởng Tư Pháp Merrick Garland tuyên bố hôm thứ Năm.
“Hoa Kỳ có thẩm quyền và trách nhiệm bảo đảm rằng không tiểu bang nào có thể tước bỏ các quyền hiến định của cá nhân thông qua một chương trình lập pháp được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn việc thực thi tự do các quyền đó”.
Khiếu nại này, được Bloomberg News đưa tin, tìm kiếm một lệnh cấm vĩnh viễn đối với các quan chức nhà nước và các bên tư nhân muốn kiện những người cung cấp dịch vụ phá thai theo luật mới của Texas, thường được gọi là Đạo luật Nhịp tim.
Đạo luật Nhịp tim Texas, SB 8, yêu cầu các bác sĩ kiểm tra nhịp tim của thai nhi trước khi thực hiện phá thai. Nếu phát hiện nhịp tim - có thể sớm nhất là khi thai được sáu tuần - luật nghiêm cấm phá thai, trừ trường hợp cấp cứu y tế.
Tuy nhiên, điểm độc đáo là luật được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự của tư nhân chứ không phải qua các cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước.
Đối diện với nguy cơ sạt nghiệp vì các vụ kiện cáo, các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã thách thức luật này trước tòa, nhưng Tòa án Tối cao vào ngày 1 tháng 9 đã bác bỏ kiến nghị của họ muốn ngăn hiệu lực của luật này.
Ông Joe Biden và bà Kamala Harris nhận ra tức khắc tác dụng phò sinh của luật nhịp tim của Texas; và họ tìm mọi cách để ngăn chặn. Biden gọi đạo luật này là “ một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ, “và hứa sẽ nỗ lực toàn chính phủ” để duy trì việc phá thai ở Texas.
Ông đã chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động có thể được thực hiện “để bảo đảm rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp theo phán quyết Roe chống Wade”.
Theo luật Texas, nguyên đơn không được kiện người phụ nữ phá thai bất hợp pháp. Họ có thể kiện những người thực hiện phá thai bất hợp pháp và bất kỳ ai “cố ý” hỗ trợ vụ phá thai bất hợp pháp đó. Người khởi kiện có thể là bất cứ ai phát hiện ra hoạt động phá thai bất hợp pháp không nhất thiết phải là thân nhân của người phụ nữ phá thai.
Các vụ kiện thành công có thể được bồi thường ít nhất 10,000 đô la, cộng với chi phí tòa án và luật sư.
Các quan chức Bộ Tư pháp Liên bang cáo buộc trong đơn khiếu nại của họ rằng thay vì thực thi luật pháp, bang Texas “đã cử các công dân bình thường làm thợ săn tiền thưởng.”
Bộ Tư pháp Liên bang viết: “Không cần nhiều tưởng tượng, người ta cũng nhận ra rằng mục tiêu của Texas là làm cho các phòng khám phá thai hoạt động trong tiểu bang trở nên quá sức rủi ro. Cho đến nay, luật đã có hiệu lực như mong muốn. Các nhà cung cấp dịch vụ phá thai đã ngừng cung cấp các dịch vụ bị cấm bởi SB 8, khiến phụ nữ ở Texas bị tước đoạt dịch vụ phá thai một cách không thể chấp nhận và vi hiến”.
Bà Kamala Harris dự kiến gặp “các nhà cung cấp dịch vụ phá thai và sức khỏe sinh sản và những người phụ nữ muốn phá thai từ Texas, Mississippi, Kentucky, và New Mexico” vào chiều thứ Năm, để “an ủi họ” và thảo luận về luật Texas.
Bà ta nói: “Quyền của phụ nữ được đưa ra quyết định về cơ thể của họ là không thể thương lượng. Chúng ta cần luật hóa phán quyết Roe chống Wade”.
Đứng trước vụ kiện hôm thứ Năm, một nhà lãnh đạo phò sinh đã gọi vụ kiện Bộ Tư Pháp Mỹ kiện tiểu bang Texas là “phản dân chủ”.
Các nhà lãnh đạo Phò sinh chỉ ra rằng cơ quan lập pháp tiểu bang Texas gần đây đã tăng lợi ích công cộng cho các bà mẹ có thu nhập thấp, mở rộng phạm vi bảo hiểm Medicaid cho các bà mẹ mới sinh và tài trợ cho chương trình Thay thế Phá thai.
“Texas tiếp tục dẫn đầu về lòng từ bi đối với phụ nữ và gia đình với chương trình 100 triệu Mỹ Kim để phụ nữ đừng phá thai và tăng mười lần số trung tâm trợ giúp các phụ nữ đang mang thai” Marjorie Dannenfelser, chủ tịch của phò sự sống Susan B. Anthony nói hôm thứ Năm.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas ở Kansas, chủ tịch ủy ban ủng hộ đời sống của các giám mục Hoa Kỳ, đã chỉ ra hoạt động tiếp cận quốc gia của các giám mục “Đồng hành với các bà mẹ đang cần” nhằm giúp các giáo xứ đáp ứng nhu cầu của các bà mẹ mang thai.
Trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục nói rằng “
Giết một đứa trẻ không bao giờ là một giải pháp cho một vấn đề. Đáng buồn thay, Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện và các quan chức công quyền khác đã đáp lại bằng những tuyên bố phớt lờ lợi ích thiêng liêng của quốc gia chúng ta là bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi, thay vào đó họ đưa ra những cam kết triệt để huy động toàn bộ lực lượng của chính phủ liên bang để ngăn chặn mọi nỗ lực bảo vệ sự sống của đứa trẻ trong bụng mẹ”
“Là người Công Giáo, chúng ta cam kết làm việc và cầu nguyện cho sự chuyển đổi lòng trí của họ để tất cả mọi người biết tôn trọng phẩm giá của con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên”.
Source:Catholic News Agency
Trường hợp khỏi bệnh lạ lùng của thiếu nữ Ba Lan được Tòa Thánh công nhận. Brazil sống với dịch
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 10/09/2021
1. Một thiếu nữ Công Giáo khỏi bệnh lạ lùng sẽ tham dự lễ tuyên Chân Phước cho người cứu mình
Chúa Nhật 12 tháng 9 này, một thiếu nữ Công Giáo Ba Lan sẽ tham dự lễ tuyên chân phước cho một nữ tu thế kỷ 20, người mà cô ghi công vì đã được hồi phục sau một tai nạn kinh hoàng.
Karolina Gawrych sẽ mang di tích của Mẹ Elżbieta Róża Czacka lên bàn thờ của Đền thờ phượng Quan phòng của Warsaw vào ngày 12 tháng 9 trong lễ phong chân phước chung cho vị nữ tu và Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội Ba Lan chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Cô gái 18 tuổi này bị thương nặng vào năm 2010 khi một chiếc xích đu mà cô đang chơi bị sập và cái xà trên cao rơi vào người cô.
Vết thương ở đầu của cô nghiêm trọng đến mức các bác sĩ nghĩ rằng cô sẽ chết, hay vẫn ở trong tình trạng thực vật dai dẳng, hoặc trong trường hợp may mắn nhất là mất thị giác và thính giác.
Các Nữ tu Dòng Thánh giá Phanxicô, một giáo đoàn do Mẹ Czacka thành lập năm 1918, đã cầu nguyện cho cô bé 7 tuổi. Mẹ Elżbieta Róża Czacka đã qua đời vào năm 1961 sau một đời phục vụ những người mù của mình.
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 29 tháng 8, 2010. Vào ngày 13 tháng 9, phép lạ xảy ra. Cô ấy đã tự bước xuống giường và đi ra khỏi bệnh viện bằng hai chân mình trước sự kinh ngạc của các bác sĩ và y tá.
Giờ đây, hoàn toàn bình phục, và rất khoẻ mạnh, cô sẽ bắt đầu vào tháng tới tại Đại học Warmia và Mazury ở Olsztyn, miền bắc Ba Lan, nơi cô sẽ theo học ngành tâm lý học.
Hôm 27 tháng 10 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép công bố một sắc lệnh công nhận sự hồi phục của Karolina là một phép lạ, mở đường cho việc tuyên chân phước cho Sơ Czacka.
Source:Catholic News Agency
2. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil lên tiếng nhân ngày lễ độc lập
Ngày Độc lập “ phải làm cho chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta là anh em, kể cả những người mà chúng ta không đồng ý”. Đức Tổng Giám Mục Walmor Oliveira de Azevedo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Brazil, gọi tắt là CNBB, đã kêu gọi các Kitô hữu “đừng thờ ơ” trước những người bị xã hội loại trừ và nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp nhằm mang lại công ăn việc làm cho người nghèo.
“Đói là thực tế của gần 20 triệu người Brazil. Người cha không có thức ăn để cho con mình là anh em của anh chị em, anh em của chúng ta. Tương tự như vậy, trẻ em và người phụ nữ đau khổ là chị em của anh chị em, là chị em của chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Belo Horizonte và là chủ tịch CNBB nói trong một video được phát hành nhân Ngày Độc lập của Brazil, được tổ chức hôm 7 tháng 9.
Ngày kỷ niệm này đối với người Brazil “nên truyền cảm hứng cho sự thừa nhận rằng tất cả đều là anh em, kể cả những người không đồng ý với chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục nói trong video gửi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Đức Cha Oliveira de Azevedo đã bày tỏ sự tức giận của ngài trước hiện trạng xã hội, đồng thời chỉ trích những người, nhân danh ý thức hệ, đã và đang gây chia rẽ xã hội bằng bạo lực: “Bất cứ ai tự xác định mình là tín hữu Kitô phải là người kiến tạo hòa bình và hòa bình không thể xây dựng bằng vũ khí. Tất cả chúng ta đều là anh em. Sự thật này được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Thông điệp Fratelli Tutti”.
Đức Cha Chủ tịch CNBB chỉ ra tầm quan trọng của ngày 7 tháng 9, trong tương giao với việc thực hiện quyền công dân, trong một sự tham gia chính trị đòi hỏi “quyền, với tự do” và nhằm mục đích “củng cố các thể chế dân chủ”.
“Đừng bị thuyết phục bởi những người tấn công quyền lập pháp và tư pháp. Sự tồn tại của ba hệ thống quyền lực ngăn cản sự tồn tại của chủ nghĩa toàn trị”. Đức Tổng Giám Mục cũng chỉ trích những người sử dụng các động từ như “ tấn công, loại bỏ, coi như kẻ thù, phớt lờ”, bởi vì “chúng là những động từ không phù hợp với một hệ thống dân chủ”, thậm chí tấn công nền dân chủ. Trong thông điệp của mình, chủ tịch của CNBB cũng yêu cầu suy nghĩ về “những người bản địa, những dân tộc nguyên thủy, những người bị đàn áp và tàn sát trong lịch sử”, những người ngày nay “đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đến từ các thế lực kinh tế tham lam, vốn đã vắt kiệt và làm mọi thứ khiến tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt”.
“Việc khai thác đất không hợp lý và vô hạn cùng với việc chặt phá rừng đang gây ra tình trạng thiếu nước trong vòi nước của chúng ta. Chúng ta không thể để Brazil, được quốc tế được công nhận là giàu tài nguyên thiên nhiên, bị tàn phá và trở thành vùng đất bị đốt cháy. Vào Ngày Độc lập này chúng ta hãy cầu nguyện xin cho Brazil tìm ra cách để vượt qua các cuộc khủng hoảng. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của Covid-19”.
Source:Fides
3. Thánh giá và ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thăm các giáo phận Tây Ban Nha
Những người trẻ từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã vượt qua biên giới Vilar Formoso hôm 6 tháng 9 với các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới. Đó là phần đầu của cuộc hành hương Thánh giá và ảnh Đức Mẹ qua các giáo phận Tây Ban Nha.
Đối với những người trẻ tuổi từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, từ các giáo phận biên giới Guarda và Ciudad Rodrigo, việc giới trẻ Bồ Đào Nha tham gia trao các biểu tượng của giới trẻ Bồ Đào Nha cho giới trẻ Tây Ban Nha là một cách tạo ra “sự gần gũi hơn” với Ngày Giới trẻ Thế giới diễn ra ở Lisbon, vào năm 2023.
“Chúng ta sẽ sống, vào năm 2023, những cuộc hành hương và điều quan trọng là họ phải cảm thấy gần gũi hơn với WYD để khi họ đến với chúng ta, tất cả cùng nhau, chúng ta có thể sống những cuộc hành hương theo cách tốt hơn,” Filipa nói với tờ ECCLESIA.
Đối với Maria, cũng đến từ Giáo phận Guarda, lần đầu tiên được tiếp xúc với các biểu tượng của WYD và trên một cột mốc biên giới là một cảm nghiệm “nói lên rất nhiều”.
Clara, Sónia và Mónica là ba trong số 10 thanh niên đến từ Tây Ban Nha đã nhận được từ 10 thanh niên Bồ Đào Nha các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới, trong một buổi lễ được đánh dấu bởi “vẻ đẹp” và ý nghĩa của Thánh giá và ảnh Đức Mẹ.
“Chúng tôi rất vui mừng nhận được các biểu tượng trước cuộc hành hương trên khắp Tây Ban Nha”, người đứng đầu Ủy ban Thanh niên của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nói với tờ Ecclesia.
Cha Raúl Tinajero đề cập đến “con đường chung” mà Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang thực hiện để chuẩn bị cho WYD, và “một khoảnh khắc tuyệt vời khác” tại Đại hội Giới trẻ Âu Châu, ở Santiago de Compostela, vào tháng 8 năm 2022.
Đối với Cha Filipe Diniz, cuộc hành hương của các biểu tượng của ĐHGTTG tại Tây Ban Nha trong hai tháng là “rất quan trọng và đáng khích lệ” vì sự tham gia của những người trẻ Tây Ban Nha trong cuộc họp ở Lisbon là “rất quan trọng”.
Giám đốc Ủy Ban Thanh niên Quốc gia thuộc Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha cho biết Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi Dân Rôma đã thăm Angola, Ba Lan và bây giờ là đến Tây Ban Nha.
Các biểu tượng của Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ đi qua các giáo phận của Tây Ban Nha cho đến ngày 29 tháng 10; kết thúc tại Ayamonte, thuộc giáo phận Huelva, với Thánh Thể lúc 18:30 chiều.
Các biểu tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã hành hương qua các giáo phận Angola và Ba Lan, và cuộc hành hương tại tất cả các giáo phận của Bồ Đào Nha được lên kế hoạch từ tháng 11 năm nay cho đến tháng 7 năm 2023.
Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao cho những người trẻ vào tháng 4 năm 1984 và đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc hành hương của giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới; vào năm 2000, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cũng đã giao cho những người trẻ một bức ảnh Đức Mẹ 'Maria Salus Populi Romani', nghĩa là Đức Mẹ là Phần Rỗi Dân Rôma.
Cây thánh giá bằng gỗ có chiều cao 380 cm và nặng 31 kg; hai cánh tay có chiều rộng 175 cm và các tấm gỗ có chiều rộng 25 cm. Bức ảnh Đức Mẹ có chiều cao 118 cm, chiều rộng 79 cm và chiều sâu 5 cm, nặng 15 kg.
Source:Ecclesia
Tin Vui: Nhật và Úc tin rằng Novavax là giải pháp cho đại dịch, cuộc sống sẽ sớm bình thường trở lại
Giáo Hội Năm Châu
21:22 10/09/2021
1. Người Nhật tin rằng Novavax là giải pháp cho đại dịch coronavirus
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết theo thông báo của Bộ Y tế Nhật Bản hôm 10 tháng 9, Nhật Bản đã quyết định mua 150 triệu liều vắc xin Novavax của Mỹ để bắt đầu phân phối từ đầu năm 2022. Thông báo nói thêm rằng công ty dược phẩm Takeda sẽ chịu trách nhiệm sản xuất vắc-xin trong nước sau khi nhận được sự chấp thuận của bộ Y Tế Nhật Bản.
Nhật Bản đã áp dụng các hạn chế nghiêm nhặt để đối phó với coronavirus như quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này. Chợ búa, đường xá vắng hoe ở những vùng đỏ và cam.
Dù thế, hôm 9 tháng 9, 10,634 trường hợp nhiễm mới Covid-19 mới và 62 trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Nhờ việc mở rộng tình trạng khẩn cấp cho một số tỉnh kể từ cuối tháng 8, khi Nhật Bản báo cáo gần 25 nghìn trường hợp mắc mới trong một ngày, các ca nhiễm trùng đã bắt đầu giảm.
Theo cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, đại dịch Covid-19 cũng đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch thu nhập. Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida đã tuyên bố ứng cử cho cuộc bầu cử nội bộ của Đảng Dân chủ Tự do nhằm chỉ định người kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga vào ngày 29/9.
Những người khác dự kiến sẽ tuyên bố ứng cử trong cuộc đua này bao gồm Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, người được các cuộc thăm dò ủng hộ là người có triển vọng nhất, và cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi.
Trình bày các đề xuất kinh tế của riêng mình, Kishida giải thích rằng chủ nghĩa tân tự do và việc bãi bỏ các quy định nghiêm nhặt, được thúc đẩy bởi các cải cách vào đầu những năm 2000, đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Nhật Bản. Ông nói: “Nếu không có sự phân phối của cải công bằng hơn, sẽ không có sự gia tăng tiêu thụ và nhu cầu, và như thế nền kinh tế của chúng ta không thể tăng trưởng hơn nữa. Vị cựu Ngoại trưởng cũng nhắc lại sự cần thiết của một gói kích thích kinh tế “hàng chục nghìn tỷ yên” để chống lại những tác động của đại dịch.
Theo truyền thông địa phương, cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi được sự ủng hộ của cựu Thủ tướng Shinzo Abe. Nếu được bầu, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản giữ chức vụ thủ tướng. Xuất thân từ phe bảo thủ của đảng, các cuộc thăm dò hiện đang xếp cô ấy khá thấp. Takaichi đã tuyên bố rằng cô ấy muốn giải quyết các vấn đề mà các chính quyền trước đây chưa giải quyết, chẳng hạn như lạm phát đạt mức 2% và đưa ra luật “ngăn chặn việc rò rỉ thông tin nhạy cảm sang Trung Quốc”.
2. Tình trạng tự tử tại Nhật Bản gia tăng vì lockdown
Tờ Japan Times, cho biết số vụ tự tử đã gia tăng ở Nhật Bản trong tháng 8 do tình trạng lockdown. Điều đó mang đến cái nhìn đầu tiên về hậu quả của những căng thẳng liên quan đến sức khỏe tâm thần do COVID-19 gây ra trên toàn cầu.
Nhật Bản nằm trong số những cường quốc kinh tế công bố dữ liệu kịp thời về các vụ tự tử vì đây là một vấn đề xã hội dai dẳng. Các con số này gợi ý cho thấy những gì có thể xảy ra trên khắp thế giới khi các quốc gia phải vật lộn với thảm họa thất nghiệp hàng loạt và sự cô lập xã hội đang tác động đến một số nhóm người nhất định trong xã hội.
Các nhà xã hội học từ lâu đã cảnh báo rằng sự cô lập về kinh tế và xã hội gây ra bởi các biện pháp ngăn chặn coronavirus có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn chính căn bệnh quái ác này.
Tử vong tại Nhật Bản, tính đến ngày 10 tháng 9, đã lên đến 16,603 người, trong số 1,613,841 trường hợp nhiễm coronavirus. Tuy nhiên, số người tự tử từ tháng 3 năm 2020 đến nay là hơn 80,000 người, tức là gần gấp 5 lần số người chết vì coronavirus.
Theo thống kê của chính phủ, số vụ tự tử trong tháng 8 vừa đã tăng 11.4%. Số phụ nữ tự sát được ghi nhận là tăng rất cao khoảng 40%. Bạo hành gia đình trong thời gian lockdown là một trong các nguyên nhân.
Sức khỏe tâm thần có vẻ là một trong những tai hại ngấm ngầm nhất của đại dịch quỷ quái này do khó nắm bắt hoặc đo lường mức độ tổn hại của bản thân cho đến khi quá muộn.
3. Úc quyết định mua Novavax
Người đứng đầu cơ quan quản lý dược phẩm của Úc cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm bảo đảm một loại vắc-xin COVID-19 thứ ba do Novavax sản xuất.
Sau khi vắc-xin AstraZeneca không còn được khuyến khích dùng cho người Úc dưới 50 tuổi, mọi sự chú ý đều tập trung vào các lựa chọn vắc-xin COVID-19 khác.
Chính phủ liên bang đã đặt hàng 40 triệu liều vắc-xin Pfizer, dự kiến sẽ là loại vắc-xin chủ lực trong chương trình chủng ngừa của Úc, trong khi vắc-xin AstraZeneca sẽ tiếp tục được tiêm cho những người trên 50 tuổi trong giai đoạn 1B hiện tại và cuối cùng Úc sẽ chia tay với AstraZeneca.
Chính phủ Úc cũng đã quyết định không sử dụng vắc-xin Johnson & Johnson, do cách thức hoạt động tương tự như AstraZeneca.
Trong bối cảnh đó Úc đã có một thỏa thuận đối với loại vắc-xin thứ ba, được sản xuất bởi công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ.
Chính phủ đã đặt hàng 51 triệu liều vắc-xin này.
Vào thời điểm này, Novavax sẽ được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu vào Úc, mặc dù công ty công nghệ sinh học CSL có trụ sở tại Melbourne có thể sản xuất nếu chính phủ yêu cầu.
4. Vắc-xin Novavax hoạt động như thế nào?
Vắc-xin Novavax được tiêm hai liều, tương tự như Pfizer và AstraZeneca.
Nó có thể được bảo quản đến ba tháng trong tủ lạnh bình thườnf, khác với vắc-xin mRNA của Pfizer cần được giữ ở nhiệt độ cực thấp.
Thực ra, vắc-xin Pfizer có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ đông thông thường trong hai tuần trong quá trình vận chuyển và ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường trong năm ngày – mặc dù vẫn cần phải lưu trữ ở nhiệt độ cực lạnh sau khi vận chuyển và trong thời gian dài.
Vắc-xin Novavax cũng sử dụng một công nghệ khác với vắc-xin Pfizer và AstraZeneca, gọi là “protein subunit”: nó đưa một phần virus vào hệ miễn dịch, nhưng phần virus này không chứa bất kỳ thành phần sống nào của virus.
Phần protein của vắc-xin là “protein gai” của coronavirus. Vắc-xin Novavax sử dụng một phiên bản của protein gai được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Các protein gai này được tập hợp thành các hạt nhỏ gọi là “hạt nano” giống với cấu trúc của coronavirus, tuy nhiên chúng không thể nhân lên sau khi được tiêm, và cũng không thể khiến bạn bị nhiễm COVID-19.
Để giúp tạo ra các phản ứng bảo vệ mạnh mẽ, vắc-xin cần bao gồm các phân tử giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, được gọi là các “chất bổ trợ”.
Mục tiêu của các chất bổ trợ này là bắt chước cách virus kích hoạt hệ miễn dịch, nhằm tạo ra khả năng bảo vệ tối đa.
Vắc-xin Novavax có chứa một chất bổ trợ dựa trên một sản phẩm tự nhiên được gọi là saponin, chiết xuất từ vỏ cây xà phòng Chile.
5. Vắc-xin Novavax hiệu quả như thế nào?
Dữ liệu sơ khởi từ các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3, được công bố vào tháng 3/2021, rất đáng khích lệ.
Tại Anh, trong một thử nghiệm lâm sàng với hơn 15,000 người, vắc-xin này có hiệu quả 96% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 đối với những người bị nhiễm chủng coronavirus nguyên thuỷ.
Kết quả này tương tự như với vắc-xin Pfizer, có mức độ hiệu quả 95%, và cao hơn vắc-xin AstraZeneca (76%).
Vắc-xin Novavax có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như đau nhức tại chỗ tiêm, và không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận.
Vậy còn các biến thể của coronavirus thì sao?
Trong các thử nghiệm ở Anh, vắc-xin Novavax duy trì khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh tật ở những người bị nhiễm “biến thể Anh quốc” B.1.1.7, với mức độ hiệu quả 86%.
Tuy nhiên, nó lại kém hiệu quả hơn đối với “biến thể Nam Phi” B.1.351, với mức độ hiệu quả 55%. Nhưng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng là 100%, cho thấy vắc-xin vẫn có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do biến thể này.
Novavax và nhiều công ty lớn khác đang phát triển các liều thuốc chủng tăng cường nhắm vào biến thể B.1.351. Cụ thể, Novavax đang có kế hoạch thử nghiệm một loại vắc-xin sử dụng protein gai từ chủng virus ở Vũ Hán lẫn biến thể B.1.351.