Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Tỉnh Thức # 43: Đuôi Thắc Mắc Với Đầu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
08:11 11/09/2009
Sống Tỉnh thức # 43
ĐUÔI THẮC MẮC VỚI ĐẦU
* Chuyện ngụ ngôn kể: Ngày nọ cái đuôi con rắn phàn nàn với đầu rắn rằng: Tại sao tôi cứ phải theo anh hoài? Ai đặt anh chỉ huy tôi, việc gì mà tôi phải lẽo đẽo theo anh như tên đầy tớ.?
Bây giờ phải đổi lại, từ nay tôi đi trước, anh đi sau, anh phải theo tôi. Cái đầu không phản đối gì, đồng ý cho đuôi đi trước. Đuôi thỏa chí uốn éo lắc lư, rất có vẻ là người dẫn đường; nhưng vì không thấy đường nên đuôi vấp lung tung, đụng vào đá sắc ạnh, chui vào bụi gai, bò xuống hố nước, va cả vào đống lửa ! May mà cái đầu nhanh chóng giật lùi, nếu hkông thì đã cháy toàn thân. Từ đấy, đuôi chấp nhận đi sau, không còn dám đòi quyền dẫn đường nữa ! !
* Một phút hồi tâm: Câu chuyện trên không hàm ý khuyên tôi phải cam(yên) phận, vì cuộc sống là phải vươn lên, có người chịu sự lãnh đạo rồi dần dần trở thành người lãnh đạo.
Nhưng câu chuyện cho thấy một trật tự phải có trong mọi tổ chức để tránh rắc rối. Nguyên nhân của mọi phiền toái, dường như thường bắt đầu từ một người không thoả mãn với vị trí hiện tại của mình. Sự bất mãn ngấm ngầm khiến họ không chu toàn nhiệm vụ hiện tại, mà lại mơ tưởng đến công việc của người khác, thường là công việc vượt quá khả năng của họ. Tình trạng này dẫn đến việc xoi mói lẫn nhau: không ai nể ai; chẳng có trên có dưới, ai cũng cho mình là hay, là đúng; nên chia rẽ và đánh mất sự hoà hợp cần thiết.
Trong Cộng đoàn, Xã hội luôn phải đối diện với những “cái đuôi” thích làm đầu, thì Hội thánh sẽ thường xuyên chịu đựng những người không chu toàn phần việc của mình, mà chỉ thích tạo nên những rắc rối, thích dành quyền điều hành. Chúa muốn Hội thánh phải có trật tự, để duy trì vững mạnh, mỗi thuộc viên phải hiểu chức phận của mình và mối liên hệ của mình với Chúa Kitô, vì Người là ĐẦU.
Tuy vậy, lời Đức Cha Lãng, GM Xuân Lộc đã nhắc nhở các chức sắc như sau: “Anh em không phải là cánh tay nối dài, bảo đâu làm đấy; nhưng phải biết phát huy sáng kiến của mình khi phục vụ”.
Thánh Phaolô đã so sánh mọi người với thân thể: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều…thì Đức Kitô cũng vậy… (1 Cor12, 12-27)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
ĐUÔI THẮC MẮC VỚI ĐẦU
* Chuyện ngụ ngôn kể: Ngày nọ cái đuôi con rắn phàn nàn với đầu rắn rằng: Tại sao tôi cứ phải theo anh hoài? Ai đặt anh chỉ huy tôi, việc gì mà tôi phải lẽo đẽo theo anh như tên đầy tớ.?
Bây giờ phải đổi lại, từ nay tôi đi trước, anh đi sau, anh phải theo tôi. Cái đầu không phản đối gì, đồng ý cho đuôi đi trước. Đuôi thỏa chí uốn éo lắc lư, rất có vẻ là người dẫn đường; nhưng vì không thấy đường nên đuôi vấp lung tung, đụng vào đá sắc ạnh, chui vào bụi gai, bò xuống hố nước, va cả vào đống lửa ! May mà cái đầu nhanh chóng giật lùi, nếu hkông thì đã cháy toàn thân. Từ đấy, đuôi chấp nhận đi sau, không còn dám đòi quyền dẫn đường nữa ! !
* Một phút hồi tâm: Câu chuyện trên không hàm ý khuyên tôi phải cam(yên) phận, vì cuộc sống là phải vươn lên, có người chịu sự lãnh đạo rồi dần dần trở thành người lãnh đạo.
Nhưng câu chuyện cho thấy một trật tự phải có trong mọi tổ chức để tránh rắc rối. Nguyên nhân của mọi phiền toái, dường như thường bắt đầu từ một người không thoả mãn với vị trí hiện tại của mình. Sự bất mãn ngấm ngầm khiến họ không chu toàn nhiệm vụ hiện tại, mà lại mơ tưởng đến công việc của người khác, thường là công việc vượt quá khả năng của họ. Tình trạng này dẫn đến việc xoi mói lẫn nhau: không ai nể ai; chẳng có trên có dưới, ai cũng cho mình là hay, là đúng; nên chia rẽ và đánh mất sự hoà hợp cần thiết.
Trong Cộng đoàn, Xã hội luôn phải đối diện với những “cái đuôi” thích làm đầu, thì Hội thánh sẽ thường xuyên chịu đựng những người không chu toàn phần việc của mình, mà chỉ thích tạo nên những rắc rối, thích dành quyền điều hành. Chúa muốn Hội thánh phải có trật tự, để duy trì vững mạnh, mỗi thuộc viên phải hiểu chức phận của mình và mối liên hệ của mình với Chúa Kitô, vì Người là ĐẦU.
Tuy vậy, lời Đức Cha Lãng, GM Xuân Lộc đã nhắc nhở các chức sắc như sau: “Anh em không phải là cánh tay nối dài, bảo đâu làm đấy; nhưng phải biết phát huy sáng kiến của mình khi phục vụ”.
Thánh Phaolô đã so sánh mọi người với thân thể: “Ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều…thì Đức Kitô cũng vậy… (1 Cor12, 12-27)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Đức tin không có việc làm là đức tin chết
Tuyết Mai
09:22 11/09/2009
Nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Đức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: "Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm", mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì? (Gc 2, 14-18).
Tôi có một cô bạn đồng nghiệp cùng làm chung trong trung tâm người già, phát biểu với tôi rằng: "Người giầu, có thể mua được Nước Thiên Đàng rất dễ". Anh chị em nghĩ sao về lời phát biểu trên của cô ta? Khi cô ta phát biểu câu trên, đã làm tôi suy nghĩ lung lắm, suốt mấy ngày nay, định bụng sẽ xin Chúa Thánh Linh cho tôi một bài viết về đề tài trên. Thoạt nghe lời nói trên của cô ta, đã làm tôi vô cùng khó chịu vì nhớ rằng Lời đối thoại của Chúa Giêsu với một anh chàng nhà giầu, sau khi anh đã được Chúa khen vì anh đã giữ tất cả mọi giới răn từ thuở nhỏ. Chúa khen là anh không còn xa Nước Trời bao xa!? Chúa khuyên anh nếu anh thật sự muốn được Nước Trời thì hãy trở về bán tất cả tài sản của anh mà theo Chúa, nhưng anh đã tiu nghỉu buồn rầu mà bỏ đi vì anh là người rất giầu có. Sau đó Chúa phán dậy những người đi theo Chúa là con lạc đà còn có thể dễ dàng chui qua lỗ kim hơn là những người giầu có, họ rất khó mà vào được Nước Trời. Thưa vì sao vậy anh chị em!?
Tôi thiết nghĩ mọi sự trên trần gian này con người đều có thể tạo dựng được chúng tùy theo cái tâm gian hay ngay thẳng của chúng ta mà thôi! Thí dụ chúng ta có được 5 nén bạc Chúa giao cho để quản lý. Gặp người ngay lành thì có thể anh sẽ làm thành gấp đôi, với sự làm ăn cần mẫn và thành thật của anh. Nhưng với người có tánh gian manh, 5 nén bạc, anh cho vay ăn lời cắt cổ người ta, thì đối với 5 nén bạc, anh sẽ rất dễ dàng mà làm thành 15,20, hay có thể trở thành đến 30 nén bạc!?. Rồi thì có phải anh sẽ dùng những đồng tiền lời cho người ta vay cắt cổ, đi xin lễ đời đời cho mình hay cho người thân của anh, giúp cho những nơi mà các Cha xin tiền để xây dựng nhà thờ, cúng vào những nơi nghèo khổ, tung tiền ra để mời được các Cha làm lễ đồng tế để làm mầu làm mè cho thiên hạ suýt xoa khen thưởng, cầu nguyện cho linh hồn cha mẹ hay ông bà vừa mới qua đời. Thử hỏi tiền bạc lươn lẹo, gian xảo của những người này làm ra, có đáng cho Chúa nhận hay không, thưa anh chị em????
Thoạt nghe thì tôi cảm thấy rất vô lý, nhưng cô bạn của tôi một mực bảo tôi là chị có đang sống một cách đạo đức giả hay không!? Có ai nghèo đói và đang cần tiền mà chê tiền bạc của người giầu bao giờ!??? Trên đời này người nghèo thì chiếm đại đa số, mà hễ đã nghèo quá thì giúp được cho ai??? Cho nên những người giầu có, họ mới có thể giúp được người nghèo chứ! Chị thử suy nghĩ mà sống thực tế có được không, và bỏ đi sự suy nghĩ một cách cực đoan của chị, vì em thấy khó nghe lắm à nhe! Và rất ư là đụng chạm đó! Đồng ý là hiện giờ Chúa ban cho chị đủ ăn đủ mặc, thì chị không cần nhận những đồng tiền của người giầu, nhưng chị hãy nhìn thật kỹ chung quanh chị thử xem, người nghèo khổ thì luôn sống quanh mình, và những hội từ thiện thì có phải đã nhận được rất nhiều tiền bạc và bao nhiêu sự trợ giúp từ những người giầu có hay không!??
Có hội từ thiện nào mà dại dột đi từ chối sự giúp đỡ của người giầu có này!? Ai từ hội từ thiện hay một ông Cha, bà sơ,.... mà lại đi hỏi những người có tiền này là có phải ông hay bà đã cho chúng tôi là đồng tiền các ông bà đã làm ăn không lương thiện hay không? Mà hễ làm ăn lương thiện thì của đâu có dư mà có để đóng góp cho nhiều vào nhà thờ hay giáo hội khi cần cơ chứ!? Có phải vừa rồi Giáo Hội đã phải hụt biết bao nhiêu tiền để trả cho những việc bồi thường vì việc lầm lỡ các Cha Mỹ đã làm đó sao!? Một con sâu làm rầu nồi canh; vì vấn nạn trên mà bây giờ trên Nước Mỹ đã có biết bao nhiêu nơi nhà thờ bị đóng cửa. Biết bao nhiêu trung tâm do các sơ đảm nhận, đang giúp đỡ mọi người nghèo có nhu cầu như, khuyết tật, bệnh tật, neo đơn, không nơi nương tựa, nay cũng phải bị đóng cửa. Và thực tế có phải chị cũng được nghe các Cha than thở vì sự thiếu hụt của nhà thờ vì sự đóng góp của giáo dân ngày càng ít đi vào những ngày lễ cuối tuần đấy không? Nghèo như bà già góa mà chị hay nhắc nhở thì chẳng những bà còn không có mà ăn thì của đâu mà chị thấy những nhà thờ nơi vùng hẻo lánh được cất lên mà thờ phụng Chúa? Thì của đâu mà giúp đỡ cho những nơi thật nghèo khổ đang có nhu cầu? Các trung tâm khuyết tật, các cha già hưu trí, viện mồ côi, trung tâm giúp các bệnh nhân mang bệnh xi-da và các bệnh hiểm nghèo khác, ở khắp cùng mọi nơi?
Cô lại nói, chị đừng có khi tiền nhé! Vì đó không phải là chị đang sống thật đâu! Chị đang dối lòng đấy! Trên đời này em chưa thấy ai lại đi chê tiền bao giờ!?? Chỉ có tiền nó chê chị thì có vì chị đang sống đạo đức giả đấy!! Và khi chị chê nó thì đó là cái huông của chị, chị sẽ nghèo suốt đời. Mấy cô em chồng của em chúng nó đang gom góp tiền để gởi về VN cho các Cha xây nhà thờ. Vừa rồi bố chồng của em mất chúng nó mời được gần 20 Cha làm lễ đồng tế, thật thấy mà nở mày nở mặt với bà con. Chúng nó quen nhiều nên ban hát cũng rất đông và nổi tiếng. Tiền chúng nó cũng quyên góp lại với nhau được một xấp nhiều lắm để xin lễ cho bố chồng, chắc bố chồng em chắc hẳn sẽ được lên Thiên Đàng là cái chắc?? Tuy dù cuộc sống quá khứ của ông chẳng có gì là được ai tán dương cả!? Không nói thì chắc là cũng có thành tích vì ông chức vụ xưa kia thuộc thành phần có nhiều túi.. ..
Cô lại còn bảo tôi đừng nên xét đoán người, tôi bảo xét đoán là việc của Thiên Chúa làm, còn tôi chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở nhau mà thôi! Vì làm con cái Chúa những việc làm ăn gian xảo thì không nên thế thôi! Chứ việc xét đoán ấy, quả chỉ có một mình Thiên Chúa biết ai là được lên Thiên Đàng và ai là bị xuống hỏa ngục với hình phạt đời đời kiếp kiếp, khủng khiếp, và sợ hãi lắm!!! Và có phải nếu tất cả cùng đem nhau lên Trời thì thích hơn không, và Chúa muốn chúng ta làm được vậy!? Lên Trời một mình mình thì có gì là vui, phải không thưa anh chị em!??
Tôi thì từ trước đến nay chưa bao giờ mất một đồng để đi mua vé số, vì tin rằng của thiên thì trả địa, thế thôi! Đồng tiền mà không do công sức và mồ hôi của mình, thì tôi không thích, và có thể đó là một sự không may lành đến cho tôi và gia đình. Tôi tin đồng tiền do mình làm ra liêm chính ấy! Sẽ giúp tôi định giá cuộc sống của tôi một cách đàng hoàng hơn. Không quá tay hay quá trớn, và cần nhất là giá trị của cuộc sống và con người mà tôi cần phải làm gương cho các con tôi.
Suy đi nghĩ lại thì tôi lại nhớ đến vài mẩu chuyện tôi đã được đọc của các Thánh Nam Nữ ngày xưa. Chúng ta cũng có rất nhiều các Thánh có cuộc đời thật khó khăn và vất vả, nhưng ngược lại chúng ta cũng có không ít các Thánh có cuộc đời thật giầu có; có địa vị và danh vọng trong xã hội; có những Thánh xuất thân từ những gia đình rất vọng tộc vua chúa thời xưa. Các Ngài quá giầu có đến độ ăn chơi trác táng, sa đọa tội lỗi, làm những việc thật gian ác, và thật có tội với anh chị em. Và ai bảo các Thánh có cuộc đời nghèo khổ mà không phạm tội!? Cuộc đời thì bao thử thách, bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu giăng mắc của sự cám dỗ của quỷ ma. Ai cũng phải trải qua cuộc sống của trần gian này! Vì trần gian này là nơi mà Thiên Chúa thử thách con cái Chúa. Chúng ta như thanh kiếm được Chúa rèn trong lửa, càng được rèn nhiều thì càng nên cứng cáp. Cho nên tôi nghĩ rằng tất cả ai cũng có ơn Chúa. Có người biết nhận ra Chúa sớm, có người đến nửa đời người mới nhận ra Chúa, và có nhiều người nằm trên giường bệnh mới biết thống hối ăn năn, nhưng có phải tình yêu vô bờ bến của Chúa, thì mọi thứ đều có thể!??? Chúa sẽ xét xử con cái của Ngài rất khoan hồng và độ lượng. Ngài sẽ dìm linh hồn chúng ta vào trái tim cực Thánh của Ngài, và nhờ vào Lòng Thương Xót của Ngài, mà có thể sẽ không còn một linh hồn nào phải sa vào hỏa ngục của lửa đời đời.
Vâng thưa Lậy Chúa Giêsu! Quả đức tin không có việc làm là đức tin chết, xin cho con sống biết Chúa, biết mình, và biết anh chị em con, đừng sống đạo đức giả, mà luôn phê bình người. Bởi có phải con cũng giống như tất cả anh chị em con, là Chúa tác tạo và dựng nên từng người chúng con, thật cá biệt, không ai giống ai. Con là ai mà lại dám lên tội kết án người. Trong khi người mà con kết án lại biết nói: "Anh, anh có đức tin; còn tôi, tôi có việc làm". Anh hãy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. Amen
Tôi có một cô bạn đồng nghiệp cùng làm chung trong trung tâm người già, phát biểu với tôi rằng: "Người giầu, có thể mua được Nước Thiên Đàng rất dễ". Anh chị em nghĩ sao về lời phát biểu trên của cô ta? Khi cô ta phát biểu câu trên, đã làm tôi suy nghĩ lung lắm, suốt mấy ngày nay, định bụng sẽ xin Chúa Thánh Linh cho tôi một bài viết về đề tài trên. Thoạt nghe lời nói trên của cô ta, đã làm tôi vô cùng khó chịu vì nhớ rằng Lời đối thoại của Chúa Giêsu với một anh chàng nhà giầu, sau khi anh đã được Chúa khen vì anh đã giữ tất cả mọi giới răn từ thuở nhỏ. Chúa khen là anh không còn xa Nước Trời bao xa!? Chúa khuyên anh nếu anh thật sự muốn được Nước Trời thì hãy trở về bán tất cả tài sản của anh mà theo Chúa, nhưng anh đã tiu nghỉu buồn rầu mà bỏ đi vì anh là người rất giầu có. Sau đó Chúa phán dậy những người đi theo Chúa là con lạc đà còn có thể dễ dàng chui qua lỗ kim hơn là những người giầu có, họ rất khó mà vào được Nước Trời. Thưa vì sao vậy anh chị em!?
Tôi thiết nghĩ mọi sự trên trần gian này con người đều có thể tạo dựng được chúng tùy theo cái tâm gian hay ngay thẳng của chúng ta mà thôi! Thí dụ chúng ta có được 5 nén bạc Chúa giao cho để quản lý. Gặp người ngay lành thì có thể anh sẽ làm thành gấp đôi, với sự làm ăn cần mẫn và thành thật của anh. Nhưng với người có tánh gian manh, 5 nén bạc, anh cho vay ăn lời cắt cổ người ta, thì đối với 5 nén bạc, anh sẽ rất dễ dàng mà làm thành 15,20, hay có thể trở thành đến 30 nén bạc!?. Rồi thì có phải anh sẽ dùng những đồng tiền lời cho người ta vay cắt cổ, đi xin lễ đời đời cho mình hay cho người thân của anh, giúp cho những nơi mà các Cha xin tiền để xây dựng nhà thờ, cúng vào những nơi nghèo khổ, tung tiền ra để mời được các Cha làm lễ đồng tế để làm mầu làm mè cho thiên hạ suýt xoa khen thưởng, cầu nguyện cho linh hồn cha mẹ hay ông bà vừa mới qua đời. Thử hỏi tiền bạc lươn lẹo, gian xảo của những người này làm ra, có đáng cho Chúa nhận hay không, thưa anh chị em????
Thoạt nghe thì tôi cảm thấy rất vô lý, nhưng cô bạn của tôi một mực bảo tôi là chị có đang sống một cách đạo đức giả hay không!? Có ai nghèo đói và đang cần tiền mà chê tiền bạc của người giầu bao giờ!??? Trên đời này người nghèo thì chiếm đại đa số, mà hễ đã nghèo quá thì giúp được cho ai??? Cho nên những người giầu có, họ mới có thể giúp được người nghèo chứ! Chị thử suy nghĩ mà sống thực tế có được không, và bỏ đi sự suy nghĩ một cách cực đoan của chị, vì em thấy khó nghe lắm à nhe! Và rất ư là đụng chạm đó! Đồng ý là hiện giờ Chúa ban cho chị đủ ăn đủ mặc, thì chị không cần nhận những đồng tiền của người giầu, nhưng chị hãy nhìn thật kỹ chung quanh chị thử xem, người nghèo khổ thì luôn sống quanh mình, và những hội từ thiện thì có phải đã nhận được rất nhiều tiền bạc và bao nhiêu sự trợ giúp từ những người giầu có hay không!??
Có hội từ thiện nào mà dại dột đi từ chối sự giúp đỡ của người giầu có này!? Ai từ hội từ thiện hay một ông Cha, bà sơ,.... mà lại đi hỏi những người có tiền này là có phải ông hay bà đã cho chúng tôi là đồng tiền các ông bà đã làm ăn không lương thiện hay không? Mà hễ làm ăn lương thiện thì của đâu có dư mà có để đóng góp cho nhiều vào nhà thờ hay giáo hội khi cần cơ chứ!? Có phải vừa rồi Giáo Hội đã phải hụt biết bao nhiêu tiền để trả cho những việc bồi thường vì việc lầm lỡ các Cha Mỹ đã làm đó sao!? Một con sâu làm rầu nồi canh; vì vấn nạn trên mà bây giờ trên Nước Mỹ đã có biết bao nhiêu nơi nhà thờ bị đóng cửa. Biết bao nhiêu trung tâm do các sơ đảm nhận, đang giúp đỡ mọi người nghèo có nhu cầu như, khuyết tật, bệnh tật, neo đơn, không nơi nương tựa, nay cũng phải bị đóng cửa. Và thực tế có phải chị cũng được nghe các Cha than thở vì sự thiếu hụt của nhà thờ vì sự đóng góp của giáo dân ngày càng ít đi vào những ngày lễ cuối tuần đấy không? Nghèo như bà già góa mà chị hay nhắc nhở thì chẳng những bà còn không có mà ăn thì của đâu mà chị thấy những nhà thờ nơi vùng hẻo lánh được cất lên mà thờ phụng Chúa? Thì của đâu mà giúp đỡ cho những nơi thật nghèo khổ đang có nhu cầu? Các trung tâm khuyết tật, các cha già hưu trí, viện mồ côi, trung tâm giúp các bệnh nhân mang bệnh xi-da và các bệnh hiểm nghèo khác, ở khắp cùng mọi nơi?
Cô lại nói, chị đừng có khi tiền nhé! Vì đó không phải là chị đang sống thật đâu! Chị đang dối lòng đấy! Trên đời này em chưa thấy ai lại đi chê tiền bao giờ!?? Chỉ có tiền nó chê chị thì có vì chị đang sống đạo đức giả đấy!! Và khi chị chê nó thì đó là cái huông của chị, chị sẽ nghèo suốt đời. Mấy cô em chồng của em chúng nó đang gom góp tiền để gởi về VN cho các Cha xây nhà thờ. Vừa rồi bố chồng của em mất chúng nó mời được gần 20 Cha làm lễ đồng tế, thật thấy mà nở mày nở mặt với bà con. Chúng nó quen nhiều nên ban hát cũng rất đông và nổi tiếng. Tiền chúng nó cũng quyên góp lại với nhau được một xấp nhiều lắm để xin lễ cho bố chồng, chắc bố chồng em chắc hẳn sẽ được lên Thiên Đàng là cái chắc?? Tuy dù cuộc sống quá khứ của ông chẳng có gì là được ai tán dương cả!? Không nói thì chắc là cũng có thành tích vì ông chức vụ xưa kia thuộc thành phần có nhiều túi.. ..
Cô lại còn bảo tôi đừng nên xét đoán người, tôi bảo xét đoán là việc của Thiên Chúa làm, còn tôi chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở nhau mà thôi! Vì làm con cái Chúa những việc làm ăn gian xảo thì không nên thế thôi! Chứ việc xét đoán ấy, quả chỉ có một mình Thiên Chúa biết ai là được lên Thiên Đàng và ai là bị xuống hỏa ngục với hình phạt đời đời kiếp kiếp, khủng khiếp, và sợ hãi lắm!!! Và có phải nếu tất cả cùng đem nhau lên Trời thì thích hơn không, và Chúa muốn chúng ta làm được vậy!? Lên Trời một mình mình thì có gì là vui, phải không thưa anh chị em!??
Tôi thì từ trước đến nay chưa bao giờ mất một đồng để đi mua vé số, vì tin rằng của thiên thì trả địa, thế thôi! Đồng tiền mà không do công sức và mồ hôi của mình, thì tôi không thích, và có thể đó là một sự không may lành đến cho tôi và gia đình. Tôi tin đồng tiền do mình làm ra liêm chính ấy! Sẽ giúp tôi định giá cuộc sống của tôi một cách đàng hoàng hơn. Không quá tay hay quá trớn, và cần nhất là giá trị của cuộc sống và con người mà tôi cần phải làm gương cho các con tôi.
Suy đi nghĩ lại thì tôi lại nhớ đến vài mẩu chuyện tôi đã được đọc của các Thánh Nam Nữ ngày xưa. Chúng ta cũng có rất nhiều các Thánh có cuộc đời thật khó khăn và vất vả, nhưng ngược lại chúng ta cũng có không ít các Thánh có cuộc đời thật giầu có; có địa vị và danh vọng trong xã hội; có những Thánh xuất thân từ những gia đình rất vọng tộc vua chúa thời xưa. Các Ngài quá giầu có đến độ ăn chơi trác táng, sa đọa tội lỗi, làm những việc thật gian ác, và thật có tội với anh chị em. Và ai bảo các Thánh có cuộc đời nghèo khổ mà không phạm tội!? Cuộc đời thì bao thử thách, bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu giăng mắc của sự cám dỗ của quỷ ma. Ai cũng phải trải qua cuộc sống của trần gian này! Vì trần gian này là nơi mà Thiên Chúa thử thách con cái Chúa. Chúng ta như thanh kiếm được Chúa rèn trong lửa, càng được rèn nhiều thì càng nên cứng cáp. Cho nên tôi nghĩ rằng tất cả ai cũng có ơn Chúa. Có người biết nhận ra Chúa sớm, có người đến nửa đời người mới nhận ra Chúa, và có nhiều người nằm trên giường bệnh mới biết thống hối ăn năn, nhưng có phải tình yêu vô bờ bến của Chúa, thì mọi thứ đều có thể!??? Chúa sẽ xét xử con cái của Ngài rất khoan hồng và độ lượng. Ngài sẽ dìm linh hồn chúng ta vào trái tim cực Thánh của Ngài, và nhờ vào Lòng Thương Xót của Ngài, mà có thể sẽ không còn một linh hồn nào phải sa vào hỏa ngục của lửa đời đời.
Vâng thưa Lậy Chúa Giêsu! Quả đức tin không có việc làm là đức tin chết, xin cho con sống biết Chúa, biết mình, và biết anh chị em con, đừng sống đạo đức giả, mà luôn phê bình người. Bởi có phải con cũng giống như tất cả anh chị em con, là Chúa tác tạo và dựng nên từng người chúng con, thật cá biệt, không ai giống ai. Con là ai mà lại dám lên tội kết án người. Trong khi người mà con kết án lại biết nói: "Anh, anh có đức tin; còn tôi, tôi có việc làm". Anh hãy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. Amen
Đức Giêsu Kitô: Người là ai?
Anmai, CSsR
09:25 11/09/2009
CHÚA NHẬT 24 Thường niên B (Is 50, 5-9a; Gc 2,14-18; Mc 8, 27-35)
Thiên Chúa, Ngài có đó, Ngài còn đó và mãi mãi vẫn là Ngài.
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa yêu con người và đã cho con người thay Ngài để cai quản vũ trụ tốt đẹp do chính tay Ngài tạo dựng. Ngài cho con người hưởng tất cả hạnh phúc của Ngài chỉ trừ một điều duy nhất là đừng sờ vào, đừng đụng vào cái cây ở giữa vườn mà Thánh Kinh ghi lại là “cây biết lành biết dữ”. Cái cây ấy là dấu chỉ, là lời mà Ngài đã dặn đi dặn lại cho con người nhưng rồi con người đã vi phạm, đã giơ tay ra hái nó. Và từ đó, con người đã đánh mất đi mối tình đẹp giữa Thiên Chúa và con người. Tưởng chừng với biết bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc đời, của con người, con người sẽ trở về với Thiên Chúa nhưng không. Con người vẫn mãi mê với cái thế sự thăng trầm này để rồi không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, hay có nhận ra thì cũng nhận ra với một hình ảnh dị dạng, hình ảnh bóp méo hay hình ảnh một Thiên Chúa do chính người đó tạo dựng chứ không còn là một Thiên Chúa tuyệt vời, một người Cha nhân hậu nữa.
Cứ đọc lại những trang Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy được một Thiên Chúa tuyệt vời như thế nào. Dẫu cho rằng con người trắc trở, con người quay lưng với Thiên Chúa đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa vẫn tiếp cận với con người qua những trung gian của Ngài như các ngôn sứ.
Thiên Chúa luôn hiện diện, luôn đồng hành với con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời nhưng liệu rằng con người có nhận ra sự hiện diện, sự đồng hành đó hay không ? Đặc biệt, trong những biến cố đau thương bi đát của cuộc đời.
Hôm nay, chúng ta nghe tâm sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên.
Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà!
Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
ai còn dám kết tội? (Is 50, 5-9a)
Trong cái cảnh bi đát của cuộc đời, Isaia vẫn tin vào Chúa và bám chặt cuộc đời của mình vào Chúa. Hình ảnh người tôi tớ trong Isaia đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu khổ hình, chịu chết … Dù rơi vào cái cảnh khốn cùng nhất của con người, nhục nhã, đau đớn bi đát nhất của con người nhưng Giêsu vẫn tin vào Thiên Chúa Cha, tin vào sự quan phòng của cha mình.
Thiên Chúa mãi mãi vẫn là thách thức của lòng tin của con người.
“Con ơi Thiên Chúa tốt lành,
Đất trời có Chúa định thành mới nên.
Trên trời mọi sự do Thiên,
Bên nhân bên quả gắn liền với nhau”.
Cụ Kh. đã nhìn Thiên Chúa từ câu hỏi về nguồn gốc vạn vật.
Hỡi im lặng thiêng liêng, ngập tràn, ứa vựa,
Ta lia gươm rạch ứa máu ngàn không,
Để muôn đời không có nữa, Mênh Mông
Vẫn ngăn cách Hồn Yêu cùng Đạo lý.
Nhưng đau đớn! Ta vấp mồ thế kỷ
Chết nơi đây vì xét nghĩa Không Cùng
Đem trí người suy đoán nỗi Mông Lung
Của Thiên Chúa vẫn muôn đời bí mật.
Đó là một đoạn trong bài “Thể Chất” của Hồ Dzếch, gia nhập kitô giáo khoảng năm 1940. Nhà thơ này đã cúi đầu trước sự huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người về Ngài. Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa làm người cũng chất vấn mỗi người chúng ta về lòng tin vào Thiên Chúa, về lòng tin vào Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu thấy chất vấn các môn đệ cũng là chất vấn mỗi người chúng ta. Với mỗi người chúng ta, khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta thì liệu rằng chúng ta có can đảm, có tin nhận và trả lời như Phêrô hay không hay là chúng ta cũng nói rằng Chúa Giêsu cũng chỉ là một ngôn sứ như Êlia, như Gioan Tẩy Giả …
Nhiều lần nhiều lúc trong đầu kitô hữu thì Giêsu Kitô như là Êlia hay Môsê thôi chứ chẳng hơn. Bi đát nhất của cuộc đời đó là người ta tự hoạ cho mình một Thiên Chúa, một Giêsu Kitô theo nét vẽ riêng của họ.
Trong tuần thường huấn nọ ở một nhà dòng kia. Vị thuyết giảng chia sẻ về hình ảnh của một Giêsu chịu đóng đinh, chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã nói với Phêrô cũng như các môn đệ trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Vị thuyết giảng trình bày về một Giêsu theo mô tả của Thánh Kinh và một Giêsu lịch sử.
Sau khi trình bày thì nhiều người cứ chất vấn đi chất vấn lại về Giêsu ! Chất vấn đó là quyền tự do của con người nhưng khi đã là tu sĩ, linh mục thì không dừng ở chuyện chất vấn nữa mà là tin và hiểu thêm về diện mạo Chúa Giêsu. Chất vấn là vấn đề, là chuyện dành cho những người chưa tin. Tu sĩ, linh mục mà lại chất vấn đi chất vấn lại Giêsu thì nó làm sao ấy. Nếu như vậy thì niềm tin tu sĩ, linh mục ấy tuyên xưng nó làm sao ấy.
Mỗi người bắt gặp câu hỏi về Thiên Chúa một cách khác nhau. Câu hỏi có khi gay gắt, dồn dập, có khi dịu dàng êm nhẹ, có khi như ray rứt, có khi như ủi an. Có khi, thật lạ lùng, người ta đang đối đầu với câu hỏi về Thiên Chúa bằng cách chối phắt Ngài đi. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác thì mỗi người đều bắt gặp câu hỏi ấy; vào một lúc nào đó trong đời, người ta như chợt thấy. Ai sẵn sàng đón nhận và ra công tìm kiếm thì thế nào cũng gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không tiếc với ai cả, nhưng phải sẵn sàng đón nhận thì mới gặp được Ngài, còn nếu đã phủ nhận ngay từ đầu thì còn gặp thế nào được. Mở mắt ra và sẽ thấy. Mỗi người gặp được Ngài trong một cảnh ngộ khác nhau, vì mỗi người đã lên đường từ những khởi điểm khác nhau.
Đã hơn một lần, có người hỏi tôi rằng Chúa Giêsu là người da đen, da nâu hay da vàng ? Chúa Giêsu sinh ra chính xác là ngày nào ? Năm nào ?
Tôi trả lời ngay là không cần biết là Giêsu có da đen, da nâu, da vàng hay da đỏ miễn làm sao khi mở quyển Almanack thì bạn sẽ thấy rõ ràng rằng có một Giêsu sinh làm người tại hang đá Belem và sống cái làng Nagiaret nhỏ bé. Chúa Giêsu đã hiện diện rồi trong lịch sử nhưng ai tin vào đó là Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Ngôi Hai con Thiên Chúa làm người ?
Về diện mạo, về hình ảnh của một Giêsu lịch sử hay một Giêsu ký ức cũng cần tìm hiểu, cần đào sâu để mở rộng kiến thức để trình bày lại cho những người chưa hiểu hay những người chưa tin. Vấn đề cần ở đây là làm sao ta cũng phải tuyên xưng lòng tin vào Giêsu Kitô như Phêrô giữa nhiều và nhiều người không tin ở thời Chúa Giêsu. Vấn đề đã rõ, giữa biết bao nhiêu người không tin, giữa nhiều sự chất vất nhưng Phêrô đã vượt qua chuyện không tin và Phêrô đã tuyên xưng lòng tin của mình.
Thật sự ra mà nói không đơn giản để mà tuyên xưng được như Phêrô đâu. Có những lúc ta cũng mạnh mẽ tuyên xưng như Phêrô ấy nhưng có những lúc ta chối Chúa bây bẩy thôi.
Nếu chúng ta can đảm tuyên xưng một Giêsu là Đấng Kitô của đời mình như Phêrô thì chúng ta phải sống, phải thể hiện lòng tin ấy như Phêrô cách triệt để chứ không phải là nói suông. Lối sống của người có đức tin chúng ta vừa nghe Thánh Giacôbê mời gọi: Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin (Gc 2, 14-19)
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô, đấng đang hiện diện trong cuộc đời ta, đang có đứng trước mặt ta ban thêm lòng tin cho chúng ta để ta cũng mạnh dạn tuyên xưng lòng tin ấy vào Giêsu Kitô như Phêrô tông đồ hôm nay vậy. Và cũng xin Chúa ban thêm cho ta lòng mến để chúng ta diễn tả, chúng ta sống lòng tin ấy bằng đời sống thường nhật của chúng ta.
Thiên Chúa, Ngài có đó, Ngài còn đó và mãi mãi vẫn là Ngài.
Từ thuở tạo thành, Thiên Chúa yêu con người và đã cho con người thay Ngài để cai quản vũ trụ tốt đẹp do chính tay Ngài tạo dựng. Ngài cho con người hưởng tất cả hạnh phúc của Ngài chỉ trừ một điều duy nhất là đừng sờ vào, đừng đụng vào cái cây ở giữa vườn mà Thánh Kinh ghi lại là “cây biết lành biết dữ”. Cái cây ấy là dấu chỉ, là lời mà Ngài đã dặn đi dặn lại cho con người nhưng rồi con người đã vi phạm, đã giơ tay ra hái nó. Và từ đó, con người đã đánh mất đi mối tình đẹp giữa Thiên Chúa và con người. Tưởng chừng với biết bao nhiêu kinh nghiệm của cuộc đời, của con người, con người sẽ trở về với Thiên Chúa nhưng không. Con người vẫn mãi mê với cái thế sự thăng trầm này để rồi không còn nhận ra Thiên Chúa nữa, hay có nhận ra thì cũng nhận ra với một hình ảnh dị dạng, hình ảnh bóp méo hay hình ảnh một Thiên Chúa do chính người đó tạo dựng chứ không còn là một Thiên Chúa tuyệt vời, một người Cha nhân hậu nữa.
Cứ đọc lại những trang Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấy được một Thiên Chúa tuyệt vời như thế nào. Dẫu cho rằng con người trắc trở, con người quay lưng với Thiên Chúa đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa chẳng bỏ rơi bao giờ. Bằng cách này hay cách khác, Thiên Chúa vẫn tiếp cận với con người qua những trung gian của Ngài như các ngôn sứ.
Thiên Chúa luôn hiện diện, luôn đồng hành với con người trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời nhưng liệu rằng con người có nhận ra sự hiện diện, sự đồng hành đó hay không ? Đặc biệt, trong những biến cố đau thương bi đát của cuộc đời.
Hôm nay, chúng ta nghe tâm sự của Isaia:
Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi,
còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui.
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.
Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
vì thế, tôi đã không hổ thẹn,
vì thế, tôi trơ mặt ra như đá.
Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng.
Đấng tuyên bố rằng tôi công chính, Người ở kề bên.
Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu toà!
Ai muốn kiện cáo tôi? Cứ thử đến đây coi!
Này, có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi,
ai còn dám kết tội? (Is 50, 5-9a)
Trong cái cảnh bi đát của cuộc đời, Isaia vẫn tin vào Chúa và bám chặt cuộc đời của mình vào Chúa. Hình ảnh người tôi tớ trong Isaia đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu khổ hình, chịu chết … Dù rơi vào cái cảnh khốn cùng nhất của con người, nhục nhã, đau đớn bi đát nhất của con người nhưng Giêsu vẫn tin vào Thiên Chúa Cha, tin vào sự quan phòng của cha mình.
Thiên Chúa mãi mãi vẫn là thách thức của lòng tin của con người.
“Con ơi Thiên Chúa tốt lành,
Đất trời có Chúa định thành mới nên.
Trên trời mọi sự do Thiên,
Bên nhân bên quả gắn liền với nhau”.
Cụ Kh. đã nhìn Thiên Chúa từ câu hỏi về nguồn gốc vạn vật.
Hỡi im lặng thiêng liêng, ngập tràn, ứa vựa,
Ta lia gươm rạch ứa máu ngàn không,
Để muôn đời không có nữa, Mênh Mông
Vẫn ngăn cách Hồn Yêu cùng Đạo lý.
Nhưng đau đớn! Ta vấp mồ thế kỷ
Chết nơi đây vì xét nghĩa Không Cùng
Đem trí người suy đoán nỗi Mông Lung
Của Thiên Chúa vẫn muôn đời bí mật.
Đó là một đoạn trong bài “Thể Chất” của Hồ Dzếch, gia nhập kitô giáo khoảng năm 1940. Nhà thơ này đã cúi đầu trước sự huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Thiên Chúa vẫn chờ đợi sự đáp trả của con người về Ngài. Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa làm người cũng chất vấn mỗi người chúng ta về lòng tin vào Thiên Chúa, về lòng tin vào Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu thấy chất vấn các môn đệ cũng là chất vấn mỗi người chúng ta. Với mỗi người chúng ta, khi Chúa Giêsu hỏi chúng ta thì liệu rằng chúng ta có can đảm, có tin nhận và trả lời như Phêrô hay không hay là chúng ta cũng nói rằng Chúa Giêsu cũng chỉ là một ngôn sứ như Êlia, như Gioan Tẩy Giả …
Nhiều lần nhiều lúc trong đầu kitô hữu thì Giêsu Kitô như là Êlia hay Môsê thôi chứ chẳng hơn. Bi đát nhất của cuộc đời đó là người ta tự hoạ cho mình một Thiên Chúa, một Giêsu Kitô theo nét vẽ riêng của họ.
Trong tuần thường huấn nọ ở một nhà dòng kia. Vị thuyết giảng chia sẻ về hình ảnh của một Giêsu chịu đóng đinh, chịu đau khổ như Chúa Giêsu đã nói với Phêrô cũng như các môn đệ trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe. Vị thuyết giảng trình bày về một Giêsu theo mô tả của Thánh Kinh và một Giêsu lịch sử.
Sau khi trình bày thì nhiều người cứ chất vấn đi chất vấn lại về Giêsu ! Chất vấn đó là quyền tự do của con người nhưng khi đã là tu sĩ, linh mục thì không dừng ở chuyện chất vấn nữa mà là tin và hiểu thêm về diện mạo Chúa Giêsu. Chất vấn là vấn đề, là chuyện dành cho những người chưa tin. Tu sĩ, linh mục mà lại chất vấn đi chất vấn lại Giêsu thì nó làm sao ấy. Nếu như vậy thì niềm tin tu sĩ, linh mục ấy tuyên xưng nó làm sao ấy.
Mỗi người bắt gặp câu hỏi về Thiên Chúa một cách khác nhau. Câu hỏi có khi gay gắt, dồn dập, có khi dịu dàng êm nhẹ, có khi như ray rứt, có khi như ủi an. Có khi, thật lạ lùng, người ta đang đối đầu với câu hỏi về Thiên Chúa bằng cách chối phắt Ngài đi. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác thì mỗi người đều bắt gặp câu hỏi ấy; vào một lúc nào đó trong đời, người ta như chợt thấy. Ai sẵn sàng đón nhận và ra công tìm kiếm thì thế nào cũng gặp được Thiên Chúa. Thiên Chúa không tiếc với ai cả, nhưng phải sẵn sàng đón nhận thì mới gặp được Ngài, còn nếu đã phủ nhận ngay từ đầu thì còn gặp thế nào được. Mở mắt ra và sẽ thấy. Mỗi người gặp được Ngài trong một cảnh ngộ khác nhau, vì mỗi người đã lên đường từ những khởi điểm khác nhau.
Đã hơn một lần, có người hỏi tôi rằng Chúa Giêsu là người da đen, da nâu hay da vàng ? Chúa Giêsu sinh ra chính xác là ngày nào ? Năm nào ?
Tôi trả lời ngay là không cần biết là Giêsu có da đen, da nâu, da vàng hay da đỏ miễn làm sao khi mở quyển Almanack thì bạn sẽ thấy rõ ràng rằng có một Giêsu sinh làm người tại hang đá Belem và sống cái làng Nagiaret nhỏ bé. Chúa Giêsu đã hiện diện rồi trong lịch sử nhưng ai tin vào đó là Đấng nhân danh Chúa mà đến, là Ngôi Hai con Thiên Chúa làm người ?
Về diện mạo, về hình ảnh của một Giêsu lịch sử hay một Giêsu ký ức cũng cần tìm hiểu, cần đào sâu để mở rộng kiến thức để trình bày lại cho những người chưa hiểu hay những người chưa tin. Vấn đề cần ở đây là làm sao ta cũng phải tuyên xưng lòng tin vào Giêsu Kitô như Phêrô giữa nhiều và nhiều người không tin ở thời Chúa Giêsu. Vấn đề đã rõ, giữa biết bao nhiêu người không tin, giữa nhiều sự chất vất nhưng Phêrô đã vượt qua chuyện không tin và Phêrô đã tuyên xưng lòng tin của mình.
Thật sự ra mà nói không đơn giản để mà tuyên xưng được như Phêrô đâu. Có những lúc ta cũng mạnh mẽ tuyên xưng như Phêrô ấy nhưng có những lúc ta chối Chúa bây bẩy thôi.
Nếu chúng ta can đảm tuyên xưng một Giêsu là Đấng Kitô của đời mình như Phêrô thì chúng ta phải sống, phải thể hiện lòng tin ấy như Phêrô cách triệt để chứ không phải là nói suông. Lối sống của người có đức tin chúng ta vừa nghe Thánh Giacôbê mời gọi: Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin (Gc 2, 14-19)
Nguyện xin Chúa Giêsu Kitô, đấng đang hiện diện trong cuộc đời ta, đang có đứng trước mặt ta ban thêm lòng tin cho chúng ta để ta cũng mạnh dạn tuyên xưng lòng tin ấy vào Giêsu Kitô như Phêrô tông đồ hôm nay vậy. Và cũng xin Chúa ban thêm cho ta lòng mến để chúng ta diễn tả, chúng ta sống lòng tin ấy bằng đời sống thường nhật của chúng ta.
Nguyện Cầu Bên Thánh Giá
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:32 11/09/2009
Xin cho con một niềm tin son sắt
Để tuyên xưng “Thầy là Đấng Kitô”
Để cao rao Đấng chính là Thiên Chúa
Đến cho con và thế nhân tội đồ
Xin cho con niềm mến yêu đau khổ
Như món quà vô giá Chúa trao ban
Giữa biển đời bỏng sôi nước mắt
Xin cho con cảm nếm bình an
Xin cho con biết sẵn sàng từ bỏ
Mọi vinh hoa phù phiếm bủa giăng
Mọi đam mê tối đen lung lạc
Để chọn Ngài nguồn chính thực vinh quang
Xin cho con bước theo đường thập giá
Không ngại ngần mang sứ vụ tin yêu
Không than van vì trượt vấp, ngã xiêu
Vì bên con luôn có Ngài vác đỡ
Xin cho con sống một đời từ bỏ
Để dấn thân cho Chúa, cho người
Để hồn con không còn vương luỵ
Nhưng trong lành tình Chúa rạng soi!
(Cảm hứng Tin Mừng Mc 8, 27 – 35)
Để tuyên xưng “Thầy là Đấng Kitô”
Để cao rao Đấng chính là Thiên Chúa
Đến cho con và thế nhân tội đồ
Xin cho con niềm mến yêu đau khổ
Như món quà vô giá Chúa trao ban
Giữa biển đời bỏng sôi nước mắt
Xin cho con cảm nếm bình an
Xin cho con biết sẵn sàng từ bỏ
Mọi vinh hoa phù phiếm bủa giăng
Mọi đam mê tối đen lung lạc
Để chọn Ngài nguồn chính thực vinh quang
Xin cho con bước theo đường thập giá
Không ngại ngần mang sứ vụ tin yêu
Không than van vì trượt vấp, ngã xiêu
Vì bên con luôn có Ngài vác đỡ
Xin cho con sống một đời từ bỏ
Để dấn thân cho Chúa, cho người
Để hồn con không còn vương luỵ
Nhưng trong lành tình Chúa rạng soi!
(Cảm hứng Tin Mừng Mc 8, 27 – 35)
Đướng Hội Thánh đi là Đường Thánh Giá
Gioan Lê Quang Vinh
09:55 11/09/2009
Khi người ta cố gắng loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội thì rõ ràng có một hiện tượng trái ngược: bóng Thánh Giá xuất hiện nhiều hơn ở mọi nơi và mọi lúc. Lòng người lúc ấy thấy gắn bó với Chúa đặc biệt. Ngay cả trên TV, trong phim truyện, nhân vật đeo Thánh Giá nhiều hơn và cảnh nhà thờ cũng được chiếu thường xuyên hơn. Dấu Thánh giá là dấu của khổ nạn nhưng cũng là dấu của vinh quang và niềm hy vọng.
Hàng tuần Hội Thánh kính cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu vào ngày thứ sáu. Hàng năm có Mùa Chay, Tuần Thánh và nhất là ngày Thứ Sáu Thánh để dân Chúa tôn vinh mầu nhiệm đau khổ của Người. Nhưng một cách đặc biệt, giữa tháng 9, Hội Thánh có một ngày Lễ tôn vinh Thánh Giá Chúa Giêsu (14/9) và ngày hôm sau, Hội Thánh kính những nỗi thống khổ của Mẹ, Đấng Đồng Công cứu chuộc loài người. Như thế, mầu nhiệm Thánh Giá rất quan trọng trong đời sống Hội Thánh.
Đau khổ đi theo con người như một định mệnh. Định mệnh này chính con người gây ra khi tự mình bứt ra khỏi vòng tự do và hạnh phúc nơi Thiên Chúa, để chọn một cái độc lập giả tạo. Độc lập khỏi Thiên Chúa chính là lao vào vòng nô lệ cho tội. Đây là định lý chính xác hơn cả định lý toán học. Thiên Chúa là bầu khí quyển. Đòi thoát ra khỏi bầu khí quyển ấy ư? Con người tự mình nộp mạng cho tử thần. Mầu nhiệm Thánh giá kéo con người ra khỏi định mệnh ấy.
Mới đây có một bạn sinh viên trường Bách Khoa gửi tôi tin nhắn: “Bạn bè hỏi em là theo đạo Chúa được cái gì, sao con người vẫn khổ vậy, Chúa đâu?” Câu hỏi này chẳng phải là mới. Đọc lại Thánh Vịnh, chúng ta bắt gặp lời dân ngoại cười nhạo dân Chúa: “Chúa chúng nó ở đâu?” (TV 123). Còn bây giờ, người ta cũng lặp lại câu hỏi đó mà lại thêm những lời báng bổ. Khi nghĩ đến những chuyện này, tôi vẫn tự hỏi hoá ra chẳng lẽ thiên hạ mấy ngàn năm không thể văn minh hơn? Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ câu trả lời cho các vấn nạn muôn thuở chỉ có thể tìm thấy nơi Thánh Giá Đức Kytô.
Con Thiên Chúa vác Thánh giá lên đồi Canvê. Mẹ thánh của Người đau khổ cùng cực bên cạnh Người không chỉ trên đường Canvê mà là từ ngày Mẹ thưa Xin Vâng. Bé Samuel nhà chúng tôi chưa đi học, mới tập đánh vần A, B, C, nhưng khi chúng tôi hỏi viết tên Mẹ Maria thế nào, Samuel đánh vần ngay: X-I-N V-A-N-G. Hoá ra bé nhìn ảnh Mẹ dưới chân Thánh Giá và ngày nào cũng thấy từ Xin Vâng và nghĩ đó là tên gọi của Mẹ. Thế mà lại hoàn toàn chính xác.
Vậy thì Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm của Đức Kytô và là con cái của Mẹ Đồng Công, thì không thể nào đi con đường khác ngoài con đường khổ giá. Nhưng đường khổ giá là con đường nào? Ngày còn học phổ thông, chúng tôi bị cô giáo nạt bắt phải thuộc “thơ” của anh thợ thơ Tố Hữu: “Chuông đạo hát vô tư, Chuông khuyên, lời uỷ mị: Con, nhận khổ đời con, Để nhẹ thoát linh hồn, Thiên đàng trong nhẫn nhục, Oán thù là địa ngục. Cười vui theo gió quên". (Tôi mới tra lại trên Internet chứ “thơ” này tôi đã quên từ cái lúc chưa kịp nhớ!) Nếu đường Thánh giá là đường “nhẫn nhục”, “cười vui theo gió quên” thì hẳn Hội Thánh là tập hợp những con người ngu dại, ít học, không muốn tìm hạnh phúc!
Vậy đường Thánh giá mà Hội Thánh đi theo khác hẳn kiểu người đời lầm tưởng: là chịu đựng, là cắn răng với cái khổ, là lầm lũi bước đi mặc đời lầm than. Không, đường Thánh giá là con đường tuy khổ nhưng đẹp, tuy gian nan nhưng vinh quang. Tại sao thế?
Khi Đức Giêsu chấp nhận đường khổ giá, thì Người chỉ có một mục đích. Mục đích này đã được Đức Thánh Cha Benedicto tái khẳng định trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” rằng “Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa”, và cái chết của Chúa Giêsu là “dạng thức cao nhất của Tình Yêu”. Vậy đường Thánh Giá là đường tình yêu.
Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu không phải là cùng đích của mầu nhiệm Cứu độ, mà chính sự Phục Sinh vinh hiển của Người mới là trung tâm và cùng đích. Do đó, đường Thánh Giá là đường hy vọng.
Chúng ta khi suy ngắm con đường Chúa đi cũng cảm nghiệm được rằng đường Thánh Giá là đường phục vụ. Sứ mạng và bản chất của Hội Thánh là ra đi loan báo Tin Mừng Tình Yêu và hy vọng, thì hệ quả tất nhiên là phục vụ.
Chính vì yêu thương, hy vọng và phục vụ mà Hội Thánh đi con đường Thánh giá, chứ không phải vì không hiểu biết hay vì yếu kém. Và khi đi trên con đường ấy, Hội Thánh mang sứ mạng đi tìm công lý, bình an và cứu độ, cũng như Đức Kytô đi đường Thánh giá là để trả lại những giá trị ấy cho cõi nhân sinh. Như vậy, Hội Thánh không chấp nhận bất cứ hình thức thoả hiệp nào với cỏ dại bên vệ đường để tìm dễ dãi mà quên nhìn về phía trước nơi có ánh bình minh của ơn cứu độ.
Hội Thánh cũng không chấp nhận những bất công và để cho con cái mình mất mát thua thiệt. Chấp nhận Thánh giá với Đức Kytô là thái độ can đảm, biết làm chứng cho ánh sáng và công lý, chứ không hế là nhẫn nhục vô ích và vô lý. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta”. Vác thánh giá không phải là cắn răng chịu đựng, mà trước hết là can đảm sống trọn kiếp người với những vui buồn, thành công và thử thách. Vác thánh giá là ôm ấp niềm hy vọng, là chọn lựa vinh quang, là ra đi phục vụ trong yêu thương. Chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu: “Nước Trời chỉ dành cho người có sức mạnh”. Mà sức mạnh ấy từ đâu đến nếu không phải từ nơi Thánh giá ơn Cứu độ?
Lạy Mẹ Đồng công cứu chuộc loài người, xin Mẹ nâng đỡ chúng con, để chúng con vững tin và bước theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người với niềm tin và tình yêu không gì lay chuyển được.
Hàng tuần Hội Thánh kính cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu vào ngày thứ sáu. Hàng năm có Mùa Chay, Tuần Thánh và nhất là ngày Thứ Sáu Thánh để dân Chúa tôn vinh mầu nhiệm đau khổ của Người. Nhưng một cách đặc biệt, giữa tháng 9, Hội Thánh có một ngày Lễ tôn vinh Thánh Giá Chúa Giêsu (14/9) và ngày hôm sau, Hội Thánh kính những nỗi thống khổ của Mẹ, Đấng Đồng Công cứu chuộc loài người. Như thế, mầu nhiệm Thánh Giá rất quan trọng trong đời sống Hội Thánh.
Đau khổ đi theo con người như một định mệnh. Định mệnh này chính con người gây ra khi tự mình bứt ra khỏi vòng tự do và hạnh phúc nơi Thiên Chúa, để chọn một cái độc lập giả tạo. Độc lập khỏi Thiên Chúa chính là lao vào vòng nô lệ cho tội. Đây là định lý chính xác hơn cả định lý toán học. Thiên Chúa là bầu khí quyển. Đòi thoát ra khỏi bầu khí quyển ấy ư? Con người tự mình nộp mạng cho tử thần. Mầu nhiệm Thánh giá kéo con người ra khỏi định mệnh ấy.
Mới đây có một bạn sinh viên trường Bách Khoa gửi tôi tin nhắn: “Bạn bè hỏi em là theo đạo Chúa được cái gì, sao con người vẫn khổ vậy, Chúa đâu?” Câu hỏi này chẳng phải là mới. Đọc lại Thánh Vịnh, chúng ta bắt gặp lời dân ngoại cười nhạo dân Chúa: “Chúa chúng nó ở đâu?” (TV 123). Còn bây giờ, người ta cũng lặp lại câu hỏi đó mà lại thêm những lời báng bổ. Khi nghĩ đến những chuyện này, tôi vẫn tự hỏi hoá ra chẳng lẽ thiên hạ mấy ngàn năm không thể văn minh hơn? Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ câu trả lời cho các vấn nạn muôn thuở chỉ có thể tìm thấy nơi Thánh Giá Đức Kytô.
Con Thiên Chúa vác Thánh giá lên đồi Canvê. Mẹ thánh của Người đau khổ cùng cực bên cạnh Người không chỉ trên đường Canvê mà là từ ngày Mẹ thưa Xin Vâng. Bé Samuel nhà chúng tôi chưa đi học, mới tập đánh vần A, B, C, nhưng khi chúng tôi hỏi viết tên Mẹ Maria thế nào, Samuel đánh vần ngay: X-I-N V-A-N-G. Hoá ra bé nhìn ảnh Mẹ dưới chân Thánh Giá và ngày nào cũng thấy từ Xin Vâng và nghĩ đó là tên gọi của Mẹ. Thế mà lại hoàn toàn chính xác.
Vậy thì Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm của Đức Kytô và là con cái của Mẹ Đồng Công, thì không thể nào đi con đường khác ngoài con đường khổ giá. Nhưng đường khổ giá là con đường nào? Ngày còn học phổ thông, chúng tôi bị cô giáo nạt bắt phải thuộc “thơ” của anh thợ thơ Tố Hữu: “Chuông đạo hát vô tư, Chuông khuyên, lời uỷ mị: Con, nhận khổ đời con, Để nhẹ thoát linh hồn, Thiên đàng trong nhẫn nhục, Oán thù là địa ngục. Cười vui theo gió quên". (Tôi mới tra lại trên Internet chứ “thơ” này tôi đã quên từ cái lúc chưa kịp nhớ!) Nếu đường Thánh giá là đường “nhẫn nhục”, “cười vui theo gió quên” thì hẳn Hội Thánh là tập hợp những con người ngu dại, ít học, không muốn tìm hạnh phúc!
Vậy đường Thánh giá mà Hội Thánh đi theo khác hẳn kiểu người đời lầm tưởng: là chịu đựng, là cắn răng với cái khổ, là lầm lũi bước đi mặc đời lầm than. Không, đường Thánh giá là con đường tuy khổ nhưng đẹp, tuy gian nan nhưng vinh quang. Tại sao thế?
Khi Đức Giêsu chấp nhận đường khổ giá, thì Người chỉ có một mục đích. Mục đích này đã được Đức Thánh Cha Benedicto tái khẳng định trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” rằng “Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa”, và cái chết của Chúa Giêsu là “dạng thức cao nhất của Tình Yêu”. Vậy đường Thánh Giá là đường tình yêu.
Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu không phải là cùng đích của mầu nhiệm Cứu độ, mà chính sự Phục Sinh vinh hiển của Người mới là trung tâm và cùng đích. Do đó, đường Thánh Giá là đường hy vọng.
Chúng ta khi suy ngắm con đường Chúa đi cũng cảm nghiệm được rằng đường Thánh Giá là đường phục vụ. Sứ mạng và bản chất của Hội Thánh là ra đi loan báo Tin Mừng Tình Yêu và hy vọng, thì hệ quả tất nhiên là phục vụ.
Chính vì yêu thương, hy vọng và phục vụ mà Hội Thánh đi con đường Thánh giá, chứ không phải vì không hiểu biết hay vì yếu kém. Và khi đi trên con đường ấy, Hội Thánh mang sứ mạng đi tìm công lý, bình an và cứu độ, cũng như Đức Kytô đi đường Thánh giá là để trả lại những giá trị ấy cho cõi nhân sinh. Như vậy, Hội Thánh không chấp nhận bất cứ hình thức thoả hiệp nào với cỏ dại bên vệ đường để tìm dễ dãi mà quên nhìn về phía trước nơi có ánh bình minh của ơn cứu độ.
Hội Thánh cũng không chấp nhận những bất công và để cho con cái mình mất mát thua thiệt. Chấp nhận Thánh giá với Đức Kytô là thái độ can đảm, biết làm chứng cho ánh sáng và công lý, chứ không hế là nhẫn nhục vô ích và vô lý. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta”. Vác thánh giá không phải là cắn răng chịu đựng, mà trước hết là can đảm sống trọn kiếp người với những vui buồn, thành công và thử thách. Vác thánh giá là ôm ấp niềm hy vọng, là chọn lựa vinh quang, là ra đi phục vụ trong yêu thương. Chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu: “Nước Trời chỉ dành cho người có sức mạnh”. Mà sức mạnh ấy từ đâu đến nếu không phải từ nơi Thánh giá ơn Cứu độ?
Lạy Mẹ Đồng công cứu chuộc loài người, xin Mẹ nâng đỡ chúng con, để chúng con vững tin và bước theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người với niềm tin và tình yêu không gì lay chuyển được.
Tưởng lầm
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
10:01 11/09/2009
Chúa Nhật XXIV Thường niên (Mc 8, 27-35)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Chúa Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Rồi Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Trong đời sống có rất nhiều điều hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung quanh mình và chung quanh mặt trời.
Trong đời sống đạo cũng đã có những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh ra. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.
Có quan niệm sai lầm về Thiên chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giê-bê-đê mới xin Chúa cho 2 người con là Gio-an và Gia-cô-bê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa. Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai trong anh em muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em”. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công, được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo”.
Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ báo cáo về dư luận quần chúng, Chúa Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên chúa. Nhưng con đường Người đi là con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhụ, và phải chịu chết.
Người cũng cho các môn đệ biết ai muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người.
Phải chăng Thiên chúa muốn hành hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc ? Tại sao trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh giá và đau khổ ?
Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong. Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.
Chính Chúa Giêsu cũng phải đi qua con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Thành ra, đau khổ Chúa hứa không phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.
Những lời Chúa nói hôm nay, tuy khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc Nước Trời.
Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Đâu là những hiểu sai lầm về Chúa?
2. Đâu là những hiểu lầm về người môn đệ của Chúa?
3. Có phải Chúa muốn ta khổ sở khi bảo ta phải từ bỏ mình hay không?
4. Tại sao Chúa chịu đau khổ?
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Chúa Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Rồi Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Trong đời sống có rất nhiều điều hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung quanh mình và chung quanh mặt trời.
Trong đời sống đạo cũng đã có những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh ra. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.
Có quan niệm sai lầm về Thiên chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giê-bê-đê mới xin Chúa cho 2 người con là Gio-an và Gia-cô-bê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa. Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai trong anh em muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em”. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công, được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo”.
Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ báo cáo về dư luận quần chúng, Chúa Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên chúa. Nhưng con đường Người đi là con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhụ, và phải chịu chết.
Người cũng cho các môn đệ biết ai muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người.
Phải chăng Thiên chúa muốn hành hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc ? Tại sao trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh giá và đau khổ ?
Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong. Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.
Chính Chúa Giêsu cũng phải đi qua con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Thành ra, đau khổ Chúa hứa không phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.
Những lời Chúa nói hôm nay, tuy khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc Nước Trời.
Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Đâu là những hiểu sai lầm về Chúa?
2. Đâu là những hiểu lầm về người môn đệ của Chúa?
3. Có phải Chúa muốn ta khổ sở khi bảo ta phải từ bỏ mình hay không?
4. Tại sao Chúa chịu đau khổ?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 11/09/2009
CON NGÀI VÀ CON BƯỚM
Con ngài ấm ức, bất bình, kháng nghị với Đấng tạo hóa:
- “Cùng thuộc về côn trùng loại bộ cánh vảy, chủng loại ngài chúng con so với bươm bươm cũng nhiều gấp chín lần hơn, nhưng lại không nhận được sự coi trọng của ngoại giới, nói toạc móng heo ra: chẳng qua là vì chúng con lớn lên không được xinh đẹp. Ngài có thể nặng cái này mà nhẹ cái kia như thế ư?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Bé con thân yêu ạ, con biết không, trong toàn bộ sinh thái, vai trò mà con gánh vác thập phần quan trọng, không phải bất cứ sinh vật nào khác có thể giành giật và thay thế được. Hơn một nửa sinh hoạt của con là ban đêm, do đó, dáng vẻ bên ngoài xinh đẹp đối với con hoàn toàn không quan trọng, cái quan trọng là những thực vật nào nở vào ban đêm, đều phải nhờ con để truyền thụ phấn hoa”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Trong thân thể con người, phần nào cũng quan trọng, bộ vị nào cũng quan trọng và có ích lợi, không một bộ phận nào thay thế cho nhau được, và cũng không khinh không trọng bộ phận nào cả. Điều này ai cũng biết.
Nhưng có một điều mà không mấy ai biết, hay biết mà không thèm nghĩ tới, đó là mỗi một con người sinh ra trên mặt đất này đều có giá trị như nhau, có quyền bình đẳng như nhau, và quan trọng nhất là có bổn phận xây dựng thế giới này ngày càng tốt đẹp như ý muốn của Thiên Chúa, và đó là điều đáng nói.
Mỗi người tuỳ theo khả năng Thiên Chúa ban cho mà góp sức.
Đừng mặc cảm mình kiến thức không bằng ai mà không góp sức, nhà bác học không thể đổi công việc của mình cho bác nông dân; cô thợ may xinh đẹp không thể đổi công việc của mình cho chị kỹ sư; trẻ em không thể gánh vác công việc của người lớn; dì phước không đem công việc phục vụ của mình “bàn giao” cho anh công nhân; linh mục không đem bổn phận mục tử của mình gán cho một giáo sư…
Vậy thì có học thức hay không, có danh vọng địa vị hay không, đều không cần thiết khi phục vụ, cái cần thiết là tâm hồn có nhiệt tình phục vụ hay không mà thôi.
Đừng mặc cảm thua thiệt, bởi vì trước mặt Thiên Chúa mình cũng có một giá trị mà không ai có thể thay thế được.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Con ngài ấm ức, bất bình, kháng nghị với Đấng tạo hóa:
- “Cùng thuộc về côn trùng loại bộ cánh vảy, chủng loại ngài chúng con so với bươm bươm cũng nhiều gấp chín lần hơn, nhưng lại không nhận được sự coi trọng của ngoại giới, nói toạc móng heo ra: chẳng qua là vì chúng con lớn lên không được xinh đẹp. Ngài có thể nặng cái này mà nhẹ cái kia như thế ư?”
Đấng tạo hóa trả lời:
- “Bé con thân yêu ạ, con biết không, trong toàn bộ sinh thái, vai trò mà con gánh vác thập phần quan trọng, không phải bất cứ sinh vật nào khác có thể giành giật và thay thế được. Hơn một nửa sinh hoạt của con là ban đêm, do đó, dáng vẻ bên ngoài xinh đẹp đối với con hoàn toàn không quan trọng, cái quan trọng là những thực vật nào nở vào ban đêm, đều phải nhờ con để truyền thụ phấn hoa”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Trong thân thể con người, phần nào cũng quan trọng, bộ vị nào cũng quan trọng và có ích lợi, không một bộ phận nào thay thế cho nhau được, và cũng không khinh không trọng bộ phận nào cả. Điều này ai cũng biết.
Nhưng có một điều mà không mấy ai biết, hay biết mà không thèm nghĩ tới, đó là mỗi một con người sinh ra trên mặt đất này đều có giá trị như nhau, có quyền bình đẳng như nhau, và quan trọng nhất là có bổn phận xây dựng thế giới này ngày càng tốt đẹp như ý muốn của Thiên Chúa, và đó là điều đáng nói.
Mỗi người tuỳ theo khả năng Thiên Chúa ban cho mà góp sức.
Đừng mặc cảm mình kiến thức không bằng ai mà không góp sức, nhà bác học không thể đổi công việc của mình cho bác nông dân; cô thợ may xinh đẹp không thể đổi công việc của mình cho chị kỹ sư; trẻ em không thể gánh vác công việc của người lớn; dì phước không đem công việc phục vụ của mình “bàn giao” cho anh công nhân; linh mục không đem bổn phận mục tử của mình gán cho một giáo sư…
Vậy thì có học thức hay không, có danh vọng địa vị hay không, đều không cần thiết khi phục vụ, cái cần thiết là tâm hồn có nhiệt tình phục vụ hay không mà thôi.
Đừng mặc cảm thua thiệt, bởi vì trước mặt Thiên Chúa mình cũng có một giá trị mà không ai có thể thay thế được.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 24 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:11 11/09/2009
CHỦ NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay, bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai ?
2. Anh em bảo Thầy là ai ?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai ?
Thời của Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu thì cứ cho là Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?
Các môn đệ của Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai ? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân ? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình ? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy ? " Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay, bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai ?
2. Anh em bảo Thầy là ai ?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai ?
Thời của Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu thì cứ cho là Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?
Các môn đệ của Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai ? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân ? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình ? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy ? " Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 11/09/2009
N2T |
52. Nếu chúng ta muốn lên đỉnh cao của đức khiêm tốn, mau chóng đạt tới nó, thì chỉ có nhờ sự khiêm tốn ở đời này, mới có thể đạt tới vị trí cao ở thiên đàng.
(Thánh Benedict)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 11/09/2009
N2T |
224. Trượt chân té ngã, anh có thể lập tức đứng dậy lại; nhưng thất tín, thì vĩnh viễn anh không thể thu hồi.
Tưởng lầm
+TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
16:48 11/09/2009
Chúa Nhật XXIV Thường niên
TƯỞNG LẦM
(Mc 8, 27-35)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Chúa Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Rồi Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Trong đời sống có rất nhiều điều hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung quanh mình và chung quanh mặt trời.
Trong đời sống đạo cũng đã có những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.
Có quan niệm sai lầm về Thiên chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giê-bê-đê mới xin Chúa cho 2 người con là Gio-an và Gia-cô-bê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa. Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai trong anh em muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em”. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công, được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo”.
Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ báo cáo về dư luận quần chúng, Chúa Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên chúa. Nhưng con đường Người đi là con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhụ, và phải chịu chết.
Người cũng cho các môn đệ biết ai muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người.
Phải chăng Thiên chúa muốn hành hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc ? Tại sao trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh giá và đau khổ ?
Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong. Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.
Chính Chúa Giêsu cũng phải đi qua con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Thành ra, đau khổ Chúa hứa không phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.
Những lời Chúa nói hôm nay, tuy khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc Nước Trời.
Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Đâu là những hiểu sai lầm về Chúa?
2. Đâu là những hiểu lầm về người môn đệ của Chúa?
3. Có phải Chúa muốn ta khổ sở khi bảo ta phải từ bỏ mình hay không?
4. Tại sao Chúa chịu đau khổ?
TƯỞNG LẦM
(Mc 8, 27-35)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Chúa Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Rồi Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Trong đời sống có rất nhiều điều hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung quanh mình và chung quanh mặt trời.
Trong đời sống đạo cũng đã có những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.
Có quan niệm sai lầm về Thiên chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giê-bê-đê mới xin Chúa cho 2 người con là Gio-an và Gia-cô-bê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa. Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai trong anh em muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em”. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công, được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: “Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo”.
Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ báo cáo về dư luận quần chúng, Chúa Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên chúa. Nhưng con đường Người đi là con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhụ, và phải chịu chết.
Người cũng cho các môn đệ biết ai muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người.
Phải chăng Thiên chúa muốn hành hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc ? Tại sao trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh giá và đau khổ ?
Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong. Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.
Chính Chúa Giêsu cũng phải đi qua con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”.
Thành ra, đau khổ Chúa hứa không phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.
Những lời Chúa nói hôm nay, tuy khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc Nước Trời.
Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Đâu là những hiểu sai lầm về Chúa?
2. Đâu là những hiểu lầm về người môn đệ của Chúa?
3. Có phải Chúa muốn ta khổ sở khi bảo ta phải từ bỏ mình hay không?
4. Tại sao Chúa chịu đau khổ?
Cái mới trong cách nhìn của Vaticanô II về Giáo Hội
GM. Nguyễn Năng
20:55 11/09/2009
CÁI MỚI TRONG CÁCH NHÌN CỦA VATICANÔ II VỀ GIÁO HỘI
Đã 38 năm kỷ niệm ngày bế mạc Công đồng, nói về cái mới của Công đồng không biết có còn gì hấp dẫn không, vì những hứng khởi ban đầu trước cái mới đã qua rồi. Vả lại đó là một điều khó, vì người ta đang ngụp lặn trong cái mới rồi nên khó nhận ra những đổi mới của Công đồng. Gần 40 năm quen thuộc với cái mới nên đôi khi một cách mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng những suy tư và sinh hoạt hiện tại của Giáo Hội là chuyện đương nhiên, nhất là đối với những người hôm nay dưới 50 tuổi không hề biết cái cũ trước Công đồng. Thực ra những chuyện tưởng chừng như đương nhiên lại là kết quả từ bao nhiêu cố gắng của một sự thay đổi tâm tư não trạng ngàn đời trong Giáo Hội. Nếu đa số kitô hữu đang sống chan hòa trong bầu khí đổi mới của Công đồng rồi, thì tại sao phải bàn đến sự chuyển mình từ cái cũ đến cái mới? Phải chăng tốt hơn nên tận hưởng bầu khí mới mẻ đầy sức sống của Công đồng? Đúng là hít thở không khí quan trọng hơn là lý luận về thành phần hóa học của không khí, và có lẽ ai cũng biết các yếu tố cấu tạo và tầm quan trọng của không khí, nhưng dù vậy đôi khi cũng nên nhắc lại những chuyện lý thuyết cũ kỹ ấy để ta tận dụng không khí mà hít thở cho đầy hai buồng phổi và sẽ không làm gì để gây ô nhiễm bầu khí quyển quanh ta. Cũng vậy, dù chẳng còn là chuyện mới lạ, nhưng nếu nhận ra ý nghĩa và tầm mức quan trọng của việc đổi mới của Công đồng, các kitô hữu sẽ sống mầu nhiệm Giáo Hội cách phong phú hơn và phát huy cái gia sản ấy cách tích cực hơn.
Công trình của Vaticanô II quá đồ sộ không thể tóm gọn trong một vài trang. Vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn về lãnh vực giáo hội học. Việc giới hạn như vậy phát xuất từ một lý do sâu xa, đó là Vaticanô II là Công đồng đầu tiên bàn về mầu nhiệm Giáo Hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội họp nhau tại Công đồng để giới thiệu khuôn mặt đích thực của mình cho con cái và cho thế giới. Trong số 16 văn kiện của Công đồng, có tới hai Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội, tám Sắc lệnh về các thành phần và các hoạt động của Giáo Hội; các văn kiện khác cũng đều liên quan tới đời sống và hoạt động của Giáo Hội (1). Nhưng ngay cả khi đã giới hạn trong lãnh vực giáo hội học, thì nguyên việc kê khai những khẳng định mới của Công đồng cũng đã là một công việc đòi nhiều thời gian. Thực tế hơn và tốt hơn, có lẽ chúng ta chỉ nêu lên hướng đi căn bản của Công đồng, tức là một cái nhìn nền tảng tiềm ẩn dưới các văn kiện. Đó là một sự chọn lựa căn bản mới đã hướng dẫn công việc soạn thảo các bản văn, đồng thời chi phối và định hướng mọi quyết định của Công đồng. Vaticanô II không những đã có những khẳng định mới, mà chủ yếu là có một cách nhìn mới có khả năng đổi mới mọi sự.
Khi nói về cái mới trong giáo hội học của Vaticanô II, có lẽ cần tránh thái độ đối lập Vaticanô I và Vaticanô II. Cái lược đồ thường được nêu lên, đó là “trước – sau”, ngụ ý rằng cái trước Vaticanô II là dở, sau Vaticanô II mới tốt. Đó là một cái nhìn giản lược có nguy cơ làm méo mó sự thật. Quả là Vaticanô II đã thay đổi cách nhìn về Giáo Hội một cách sâu xa, – đó là điều chúng ta sẽ trình bày, – nhưng không phải vì vậy mà muốn cắt đứt với quá khứ, trái lại vẫn luôn muốn trung thành nối tiếp các Công đồng và Truyền Thống trong quá khứ (2). Sở dĩ Vaticanô II mới, chính là vì đã biết trở về nguồn. Riêng đối với Vaticanô I, có nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng chưa được bàn cãi và phải bỏ dở vì chiến tranh, chẳng hạn vấn đề truyền giáo, nhiệm vụ của giám mục… Một cách nào đó, Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I: Đức Gioan XXIII cho rằng Vaticanô II phải bổ túc và kiện toàn cho Hiến Chế về Giáo Hội của Vaticanô I, nhất là về chức giám mục và về giáo dân (3). Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh rằng Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I (4). Thực ra, nối tiếp hay gián đoạn đều phải được hiểu cách biện chứng. Nối tiếp không có nghĩa là lặp lại, và gián đoạn không có nghĩa là cắt đứt. Không thể có cái mới nếu không được chuẩn bị từ trong cái cũ, và không thể hiểu trọn vẹn cái cũ nếu không được chiếu dọi dưới ánh sáng của cái mới. Giáo hội học của Vaticanô II không cho phép trở lại với Vaticanô I nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cắt đứt với Vaticanô I (5).
Cuộc sống Giáo Hội như một dòng chảy liên tục không có ranh giới rạch ròi giữa vùng nước đi trước và vùng nước đến sau như khi phân chia hai lô đất. Thực tại quá phong phú và phức tạp nên không thể bị đóng khung trong bất cứ phạm trù nào. Tuy nhiên, để dễ nhận ra cái mới của Vaticanô II, có lẽ chúng ta vẫn cần đến những phạm trù. Phạm trù thì rõ ràng minh bạch nhưng không thể chuyển tải trọn vẹn tính cách đa dạng của thực tại. Ý thức như vậy, ta có thể nói một cách tổng quát rằng nhãn quan về Giáo hội trước Vaticanô II chủ yếu nặng tính cách pháp lý, còn giáo hội học của Vaticanô II chủ yếu mang tính hiệp thông (6). Đặc tính pháp lý của giai đoạn trước và đặc tính hiệp thông của giai đoạn sau không loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau; và cả hai đặc tính ấy cũng chưa đủ để diễn đạt trọn vẹn thực tại Giáo Hội. Mầu nhiệm Giáo Hội quá phong phú nên không thể tóm gọn và diễn đạt trong một khuôn mẫu mà thôi. Mỗi thời có cách diễn đạt của mình, có thể nhấn mạnh điểm này mà đặt nhẹ điểm kia, nhưng không vì thế mà loại trừ các khuôn mẫu khác (7).
1. CÁCH NHÌN VỀ GIÁO HỘI TRƯỚC VATICANÔ II
Nói tới cái mới của Vaticanô II, tức là quy chiếu về một giai đoạn của quá khứ. Điểm quy chiếu của chúng ta ở đây, đó là giáo hội học trong khoảng từ đầu thế kỷ XIX cho đến Vaticanô II. Ý niệm chìa khóa trong thời kỳ này là societas perfecta hierarchica.
Trước hết Giáo Hội là societas, một xã hội. Từ sau Công đồng Trentô, thánh Roberto Bellarmino, bấy giờ là một Hồng Y có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội, đã định nghĩa: “Giáo Hội duy nhất đích thực là cộng đoàn những người được qui tụ nhờ tuyên xưng cùng một đức tin và lãnh nhận các bí tích giống nhau, dưới quyền cai quản của các chủ chăn hợp pháp và nhất là của Vị đại diện duy nhất của Đức Kitô là Đức Giáo hoàng Rôma (8). Bellarminô đã nhấn mạnh đến các yếu tố hữu hình để đối lập lại quan niệm về một Giáo Hội vô hình của anh em Tin lành, và định nghĩa của ngài ảnh hưởng lâu dài trong Giáo Hội. Người ta coi Giáo Hội là một tập thể hữu hình gồm các cá nhân liên kết với nhau bằng một định chế pháp lý. Công thức đức tin được coi trọng hơn hành vi tin, nghi thức bí tích được nhấn mạnh hơn ân sủng của bí tích. L. Billot cho rằng thân xác Giáo Hội hiện hữu độc lập với ân sủng và các nhân đức nơi các phần tử. Ủy ban chuẩn bị của Vaticanô I đã đặt tựa đề cho chương I của Hiến chế Giáo Hội là “Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô”. Ngay lập tức 53 trên tổng số 130 Giám mục đã phê bình là “mơ hồ, quá trừu tượng và thần bí”, có lẽ là không mang tính cách Bellarminô!(9) Nhưng rồi thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII cũng đã làm được công việc là đưa khía cạnh ân sủng và các đoàn sủng vào thực tại xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên người ta vẫn chưa dứt bỏ được quá khứ. Theo P. Przywara, không phải là định nghĩa Giáo Hội bằng những hạn từ của Thân Thể mầu nhiệm, mà trái lại, phải định nghĩa Thân Thể mầu nhiệm bằng những hạn từ của Giáo Hội, nghĩa là của xã hội (10).
Kế đến, Giáo Hội là societas perfecta, một xã hội hoàn hảo. Ý niệm này phát xuất từ Aristote, nhưng chỉ được minh nhiên áp dụng cho Giáo Hội từ thế kỷ 18 khi có những lý thuyết cho rằng Nhà Nước có quyền cả trên lãnh vực tổ chức đời sống Giáo Hội nhằm hạn chế và kiểm soát sự tự do hoạt động của Giáo Hội; do đó, các Đức Giáo hoàng quả quyết rằng Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo. Tính từ “hoàn hảo” ở đây không có nghĩa luân lý, nhưng được hiểu là hoàn hảo và đầy đủ trên bình diện xã hội, như tất cả các xã hội khác, có đầy đủ mọi phương tiện và quyền hành để thực hiện sứ mạng đã lãnh nhận. Giáo Hội là một xã hội độc đáo, độc lập, do thần luật có đầy đủ mọi quyền hành để thực hiện cứu cánh siêu nhiên: “Xét như là xã hội đích thực và hoàn hảo, Giáo Hội đã được Đấng Sáng lập thần linh thiết định là không bị đóng khung giới hạn trong bất cứ phần đất nào của thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ quyền hành thế tục nào, trái lại, Giáo Hội tự do thi hành khả năng và quyền của mình để cứu độ mọi người ở mọi nơi trên trái đất” (11). Như vậy Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo theo nghĩa là có tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của một xã hội cao nhất và hoàn toàn độc lập. Một quan niệm như thế dễ đưa Giáo Hội tới chỗ tự mãn và rơi vào cạm bẫy quyền lực.
Sau cùng, Giáo Hội là xã hội bất bình đẳng và phẩm trật, societas inaequalis et hierarchica. Đây là một khẳng định then chốt trong giáo hội học chính thức từ Vaticanô I đến Vaticanô II. Người ta có thể đọc thấy trong chương X của lược đồ Supremi Pastoris của Vaticanô I: “Giáo Hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng (phẩm trật), và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo Hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy” (12). Đó là lập trường chung của các Đức Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Piô X, của Giáo luật 1917 (canon 107), của các thủ bản thần học, nhất là lúc bấy giờ các thủ bản này thường nặng tính hộ giáo. Cũng cần thêm rằng Phẩm trật tập trung tất cả vào Đức Giáo hoàng, tựa như một loại quân chủ trong tôn giáo. Như vậy Giáo Hội được quan niệm như một kim tự tháp: trên cùng là Đức Giáo hoàng, tầng kế tiếp là các giám mục, rồi đến tầng các linh mục, và dưới đáy là giáo dân, những tín hữu thường. Giáo dân là servile pecus, một đoàn lũ chẳng có một chút quyền hành và không được phép có sáng kiến.
Societas perfecta et hierarchica: Giáo Hội như là một định chế pháp lý. Quan niệm này giúp Giáo Hội củng cố vững chắc sự hiện diện và tính độc lập của mình đối với các xã hội trần thế; nó cũng giúp Giáo Hội được luôn thống nhất dưới quyền một thủ lãnh tối cao. Nếu xét đến bối cảnh lịch sử, đó là một lập trường dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên thế giới đã thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Thực ra cuộc thay đổi đã khởi sự từ thế kỷ XV với phong trào phục hưng và các học thuyết nhân bản, rồi đến Thế kỷ Ánh sáng với các trào lưu triết học mới như duy lý, duy khoa học, tiến hóa, mác-xít… Đứng trước những đổi thay của thế giới, đời sống của Giáo Hội cũng đã chuyển biến sâu rộng để có thể thích nghi với xã hội. Trên bình diện lý thuyết và chính thức, Giáo Hội vẫn được quan niệm như một định chế nặng tính pháp lý; nhưng trong thực tế của cuộc sống, đã có nhiều phong trào quan trọng – từ dưới chứ không phải từ trên – biểu lộ một ý thức mới về Giáo Hội. Từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện những phong trào như canh tân phụng vụ, tông đồ giáo dân, dấn thân truyền giáo, đối thoại đại kết. Nhiều người ý thức cần phải trở về với nguồn mạch của đời sống Giáo Hội là Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhờ vậy người ta tái khám phá những chiều kích thiết yếu của Giáo Hội lâu nay bị coi nhẹ, chẳng hạn chiều kích cộng đồng, ân sủng bí tích, hiệp thông, lịch sử,… Chúng ta không thể không nhắc đến các thần học gia tên tuổi của những thập niên từ 1930 đến 1960 đã tạo nên một khúc quanh trong giáo hội học như: Y. Congar, J. Daniélou, L. Cerfaux, E. Mersch, Ch. Journet, O. Semmelroth, H. de Lubac, H. U. von Balthasar, J. Hamer. Đặc biệt thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII (1943) đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng vô hình của ân sủng để bổ túc cho quan niệm quá pháp lý về Giáo Hội (13). Tất cả các yếu tố trên đã góp phần dọn đường cho Vaticanô II.
2. NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II
Dù đã được chuẩn bị từ xa trong thực tế sinh động của các kitô hữu và trong nỗ lực tìm tòi của các thần học gia, nhưng khám phá của Vaticanô II là kết quả một hành trình tìm kiếm tiệm tiến của chính Công đồng. Lược đồ I De Ecclesia được phát cho các Nghị phụ gồm 11 chương bàn về: bản chất và các thành phần của Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội cần thiết cho ơn cứu độ, chức giám mục là một bí tích, các giám mục sở tại, các bậc trọn lành, giáo dân, quyền giáo huấn, quyền bính và lòng vâng phục, quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, bổn phận truyền giáo, đại kết; và cuối cùng là một phụ lục về Đức Maria (14). Lược đồ này vẫn còn quan niệm Giáo Hội chủ yếu như một xã hội hữu hình, phẩm trật, pháp lý. Cuối khóa họp đầu tiên, lược đồ được đem ra thảo luận, và ngay lập tức nhận được nhiều phê bình gay gắt, chẳng hạn Đức Cha E. De Smedt cho rằng lược đồ còn mang não trạng thích vinh quang (triomphalisme), giáo sĩ trị (cléricalisme), nặng pháp lý (juridisme) (15). Nhiều Nghị phụ lấy làm tiếc vì bản văn không đáp lại ước nguyện của Đức Gioan XXIII là Vaticanô II phải mang tính mục vụ. Nội dung giáo lý trong kho tàng đức tin của Giáo Hội ngàn đời vẫn không thay đổi, nhưng theo ngài, – và sau này Đức Phaolô VI cũng tiếp tục xác định chọn lựa căn bản này – cần phải diễn tả thế nào để đáp ứng với hoàn cảnh xã hội đã thay đổi và mở ra nhiều hình thức tông đồ mới. Giáo Hội nhìn vào mình (ad intra) là một cộng đoàn các tín hữu tham dự vào sự sống của Đức Kitô, để rồi nhìn ra bên ngoài thế giới (ad extra) và phục vụ các nhu cầu của anh chị em (16). Cũng chính vì tính cách mục vụ này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, Vaticanô II không có những mệnh đề kết án với những anathema sit như vẫn thường có trong các Công đồng.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Vaticanô II đã có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về Giáo Hội. Thay vì được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo Hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” (17). Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ: giữa Giáo Hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo Hội công giáo với nhau: giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội hoàn vũ, giữa Giáo Hội công giáo với các Giáo Hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo Hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây: “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14; 20) (18); nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo Hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông.
Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn: amor (113 lần), dialogus (31 lần), evangelizare (18 lần), fraternus– fraterne – fraternitas (87 lần), historia (63 lần), laicus (200 lần), ministerium (147 lần), ministrare (31 lần), missionalis (75 lần), pauper (42 lần), servire (17 lần), servitium (80 lần), evangelium (157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) (19).
2.1 Qui chiếu về phạm trù “societas”: xã hội trở thành mầu nhiệm
Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo Hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo Hội”. Giáo Hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4): “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata”. (20) Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh: nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu (21). Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn: “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo Hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần” (HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo Hội, và như vậy, Giáo Hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi.
Do đó, một người thuộc về Giáo Hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo Hội sẽ được định nghĩa như sau: “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo Hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành”: Giáo Hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo Hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo Hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo Hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo Hội nữa.
Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo Hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo Hội anh chị em với Giáo Hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo Hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo Hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ: không phải là “có” hoặc “không” một cách tuyệt đối, mà là có “nhiều” hay “ít”, là công giáo trọn vẹn hay không trọn vẹn, có tính giáo hội hoàn toàn hay bất toàn. Chính vì vậy mà theo Vaticanô II, Giáo Hội của Đức Kitô không “là” (= không đồng hóa với) Giáo Hội công giáo, nhưng “tồn tại trong (subsistit in) Giáo Hội công giáo” (GH 8), bởi lẽ các Giáo Hội khác ít nhiều cũng là Giáo Hội của Đức Kitô. Phải mất bao nhiêu thế kỷ chúng ta mới khám phá ra tiếng “subsistit in” ấy, và chính sự khiêm tốn nhìn nhận Giáo Hội công giáo không phải là tất cả Giáo Hội của Đức Kitô đã đem lại niềm hy vọng và rút ngắn con đường đại kết.
Mầu nhiệm Giáo Hội vượt quá biên cương hữu hình của Giáo Hội, nên ngay cả những người không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình trên bình diện xã hội, vẫn “qui hướng về Dân Thiên Chúa”, và “nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ” (GH 16). Trong bối cảnh của giáo hội học nặng về pháp lý, dựa vào câu nói của thánh Cyprianô: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, người ta hiểu rằng những người ngoài tổ chức xã hội hữu hình của Giáo Hội không thể được cứu độ. Quả thực là ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ, nhưng Vaticanô II không hiểu theo nghĩa loại trừ, nghĩa là ngoài tổ chức Giáo Hội, không hề có ân sủng và không thể được cứu độ; trái lại Vaticanô II đã hiểu theo nghĩa tích cực là: kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện trong lịch sử một cách hữu hình nơi Giáo Hội, và vì thế Giáo Hội trở thành dấu chỉ và phương tiện mang tính xã hội và hữu hình của ơn cứu độ. Bởi vậy những người ở ngoài Giáo Hội hữu hình vẫn có thể được cứu độ, vì ân sủng của Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt và không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố nhân loại nào. Tuy nhiên Công đồng hiểu là mọi ân sủng đều là ân sủng của Đức Kitô, và Giáo Hội đã được Đức Kitô thiết lập để trở thành dấu chỉ hữu hình của ân sủng của Người trên trần gian, nên mọi ân sủng của Đức Kitô đều ít nhiều mang chiều kích Giáo Hội; bởi vậy những người công chính đều “qui hướng” và thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội một cách nào đó, và như thế ơn cứu độ của họ cũng mang chiều kích Giáo Hội. Đây chính là cơ sở để người ta nói đến các kitô hữu vô danh (22).
2.2 Qui chiếu về phạm trù “societas perfecta”: xã hội hoàn hảo trở thành bí tích.
Vaticanô II dứt khoát từ bỏ não trạng quyền lực của thời thế giới kitô giáo (chrétienté), không còn tự coi mình là một thế lực văn hóa xã hội có đầy đủ mọi tổ chức và quyền hành cạnh tranh với các xã hội thế tục. Lẽ dĩ nhiên Giáo Hội cũng cần có quyền bính để thực hiện mục đích của mình, nhưng Công đồng tỏ ra thận trọng và chỉ nói đến quyền bính trong bối cảnh thi hành sứ mạng, trách nhiệm, bổn phận, và nhất là không còn nhấn mạnh đến quyền ép buộc hoặc xử phạt (x. GH 27; GM 16). Ngoài ra, sự tự do mà Giáo Hội đòi hỏi không đặt nền tảng trên sự thỏa thuận giữa hai quyền lực như trong các thế kỷ trước, nhưng trên sự phục vụ những quyền lợi căn bản của phẩm giá con người. Sứ mạng của Giáo Hội thuộc phạm vi thiêng liêng, nên không hề cạnh tranh với các cộng đoàn chính trị, trái lại, Giáo Hội sẵn sàng hợp tác với xã hội để phục vụ con người (23). Đức Phaolô VI đã tuyên bố với Ngoại giao đoàn rằng Vaticanô II không còn quan niệm Giáo Hội như một thế lực cạnh tranh hoặc chống lại các quyền lực của thế giới, mà chỉ muốn cộng tác để xây dựng thế giới (24). Xin được nhắc lại một đoạn trong diễn văn của Đức Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc ngày 4-10-1965, tức là vào thời điểm đang hoàn thành Hiến chế Gaudium et Spes để chuẩn bị công bố vào ngày 7-12-1965:
Người đang nói với quý vị là một người trong quý vị, là anh em, thậm chí là một người nhỏ nhất trong quý vị, vì quý vị đại diện cho các cường quốc, còn người đang nói chỉ có một chút uy quyền trần thế nhỏ bé tượng trưng; đó chỉ là một chút cần thiết để tự do thi hành sứ mạng thiêng liêng và để bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi độc lập với mọi quyền bính của thế giới này. Chúng tôi không có một chút quyền lực trần gian và không hề có tham vọng cạnh tranh với quý vị. Thực vậy, chúng tôi không xin gì và cũng không đặt vấn đề gì; cùng lắm chỉ là trình bày một ước nguyện, đó là xin phép được phục vụ quý vị trong khả năng chuyên môn của chúng tôi một cách vô vị lợi, với khiêm tốn và yêu thương (25).
Theo Vaticanô II, thái độ căn bản của Giáo Hội là không tách rời khỏi thế gian nhưng đồng hành và phục vụ thế gian. Trong diễn văn khai mạc khóa ba của Công đồng, Đức Phaolô VI đã xác định hướng đi của Giáo Hội: “Mục đích của Giáo Hội không phải là chính Giáo Hội, trái lại, Giáo Hội ao ước được trọn vẹn thuộc về Đức Kitô, nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, được trọn vẹn thuộc về nhân loại, ở giữa nhân loại, sống cho nhân loại” (26). Đó là sự chọn lựa căn bản. “Tất cả giáo lý phong phú của Công đồng chỉ nhắm một mục đích là phục vụ con người. […] Có thể nói Giáo Hội là đầy tớ (ancilla) của nhân loại. […] Ý tưởng «phục vụ» chiếm vị trí trung tâm trong Công đồng” (27).
Nhận thức ấy đã đưa các nghị phụ Công đồng trở về với các giáo phụ và khám phá ra ý niệm bí tích để áp dụng vào Giáo Hội: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội tựa như bí tích, - tức là như dấu chỉ và khí cụ -, của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1). Khẳng định ấy bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, trên bình diện tín lý, Vaticanô II xác nhận Giáo Hội không có mục đích nơi chính mình, không phải là cứu cánh mà chỉ là dấu hiệu và phương tiện của ơn cứu độ. Khác với quan niệm trước đây, theo Vaticanô II, Giáo Hội không đồng hóa với Nước Trời nhưng là sự hiện diện mầu nhiệm (in mysterio) của Nước Đức Kitô (x. GH 3), là “mầm mống và khai nguyên của Nước Trời trên trần gian” (GH 5). Từ ngữ mysterio phải được hiểu theo nghĩa sacramentum, và vì thế có thể nói Giáo Hội là bí tích của Nước Trời. Nước Trời là thực tại cánh chung, dù là đã bắt đầu nơi Giáo Hội, còn Giáo Hội dù là dấu chỉ của Nước Trời, nhưng vẫn còn đang lữ hành trong lịch sử và “mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc đời này” (GH 48).
Kế đến trên bình diện mục vụ, vì là bí tích của sự hiệp nhất của toàn thể loài người với Thiên Chúa và với nhau, nên Giáo Hội không tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, trái lại đối thoại, đồng hành, và phục vụ nhân loại. Giáo Hội của Vaticanô II không còn là một xã hội hoàn hảo cạnh tranh hoặc chống lại các cơ cấu của xã hội trần gian, nhưng đã vượt lên trên phạm trù xã hội để trở thành bí tích cứu độ, làm men và muối, trở thành sức năng động nâng đỡ và thúc đẩy thế giới đi tới cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Chính ý thức về lịch sử và cánh chung đã làm cho Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến thế giới. Suốt hai mươi thế kỷ, Giáo Hội dường như không có ý thức mãnh liệt về lịch sử và vì thế dường như vắng mặt khỏi thế giới. Khái luận thần học về cánh chung chỉ dừng lại ở những vấn đề “tứ chung”, “de ultimis rebus”, đó là: chết, luyện ngục, thiên đàng và hỏa ngục. Y. Congar cho thấy bộ từ điển vĩ đại thuộc loại kinh điển Dictionnaire de Théologie catholique gồm có 41.338 cột, in thành 15 tập to lớn, xuất bản từ năm 1903 đến 1950, thế mà không hề nhắc tới nghề nghiệp, việc làm, gia đình, phụ nữ, tình yêu hôn nhân, tính dục, thân xác, niềm vui, đau khổ, bệnh tật, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, thế giới, nhân vị, giáo dân,… Và Congar nhận xét chí lý: một tôn giáo không có thế giới sẽ đưa tới hậu quả tất nhiên như chúng ta đang chứng kiến, đó là một thế giới không có tôn giáo (28). Vì thế chương VII của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium khẳng định chiều kích lịch sử và cánh chung của Giáo Hội: lữ hành trong lịch sử nhân loại và mang những đặc tính và dấu vết của đời này, Giáo Hội đang trên đường tiến về cánh chung. Giáo Hội ở trong thế giới và tiến bước trong lịch sử, nhưng thế giới đã được tháp nhập vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: kế hoạch đó khởi nguồn từ cuộc Vượt qua của Đức Kitô và đang nhắm tới cùng đích là Nước Trời cánh chung; còn vai trò của Giáo Hội hiện nay là trở thành người loan báo và là bí tích của kế hoạch ấy: Giáo Hội hiện diện trong thế giới “như là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (GH 48). Giáo Hội và thế giới vẫn phân biệt nhau, nhưng vì cả hai đều theo đuổi cùng một mục đích tối hậu, nên một cách nào đó cả Giáo Hội và thế giới đều làm nên chung một lịch sử là lịch sử cứu độ, vì nguyên lý duy nhất vẫn là Đức Kitô: “Thiên Chúa vừa là Đấng Cứu độ vừa là Đấng Tạo dựng, làm chủ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử cứu độ” (MV 41). Vấn đề này sẽ được triển khai sâu rộng trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.
2.3 Qui chiếu về phạm trù “societas inaequalis et hierarchica”: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa
Vaticanô II không phủ nhận tính chất cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và không hề chối bỏ Vaticanô I, trái lại vẫn dành cả chương III để nói về phẩm trật và vẫn nhắc lại giáo lý của Vaticanô I về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng (x. GH 18). Tuy nhiên Vaticanô II không còn nhìn Giáo Hội như một kim tự tháp và không đóng khung Giáo Hội trong cơ cấu phẩm trật. Như chúng ta đã nói, Lược đồ thứ nhất De Ecclesia vẫn còn mang nặng tinh thần pháp lý. Từ đầu năm 1963, Ủy ban giáo thuyết của Công đồng đã phải soạn thảo lại một bản văn khác. Có ít nhất mười lăm dự thảo được đề nghị, nhưng cuối cùng một Lược đồ mới gồm bốn chương được gửi tới các Nghị phụ và được thảo luận từ 30-9 đến 31-10 năm 1963: I- Mầu nhiệm Giáo Hội; II- Cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, đặc biệt về chức giám mục; III- Dân Chúa, đặc biệt là giáo dân; IV- Lời kêu gọi nên thánh trong Giáo Hội (29). Cuộc thảo luận đã đi tới kết luận là sắp xếp lại Lược đồ thành tám chương như chúng ta thấy hiện nay, trong đó chương II bàn đến Dân Thiên Chúa, tức là tất cả những gì liên quan đến toàn thể các tín hữu kitô; rồi sau đó mới nói đến các thành phần khác nhau trong Dân Chúa: phẩm trật trong chương III, giáo dân trong chương IV, tu sĩ trong chương VI. Sự thay đổi dàn bài đó rất có ý nghĩa: các Nghị phụ thấy rằng Phẩm trật chỉ có ý nghĩa khi được đặt vào trong lòng Dân Thiên Chúa và để phục vụ Dân Thiên Chúa chứ không phải là tất cả Giáo Hội và cũng không phải là cánh cửa hoặc là phẩm tính đầu tiên của Giáo Hội.
Ý niệm Dân Thiên Chúa trước hết gợi lại lịch sử cứu độ và những chặng đường của dân Do thái lữ hành trong sa mạc, và vì thế cũng cho thấy Giáo Hội là dân Israel mới đang lữ hành giữa những thăng trầm để tiến bước về thành thánh tương lai bất diệt. Dân Thiên Chúa cũng nói lên tính cách cộng đoàn của các tín hữu: “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc…” (GH 9). Danh xưng Dân Thiên Chúa còn cho thấy Giáo Hội không phải là một ý niệm trừu tượng hay chỉ là một định chế, một cơ cấu pháp lý tựa như một pháp nhân, nhưng trước hết đó là những con người cụ thể được tái sinh nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Giáo Hội là Giáo Hội của những con người được kêu gọi giữa loài người để thi hành sứ mạng cho loài người.
Từ xác tín này, trước hết Vaticanô II khơi dậy ý thức sống động về Giáo Hội địa phương. Từ lâu trước Công đồng, người ta đã từng tranh luận xem chức giám mục có phải là bí tích không. Các Nghị phụ đã dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền để đưa ra kết luận dứt khoát và tuyên bố chức giám mục là bí tích, đồng thời khám phá lại chiều kích tập đoàn (collegium) và hiệp thông của chức giám mục (x. GH 21-22). Cùng với việc nhận ra bí tích tính của chức giám mục, Công đồng cũng thấy được tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương. Dân Thiên Chúa là cộng đoàn duy nhất nhưng lại hiện diện nơi mọi dân mọi nước trần gian, hiện diện cách cụ thể trong từng địa phương. GH 23 và GM 11 cho thấy mỗi giáo phận, mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thể hiện trọn vẹn và đầy đủ mầu nhiệm Giáo Hội, vì ở đó có thừa tác vụ giám mục, có Lời Chúa và Thánh Thể; và chính trong Giáo Hội địa phương ấy mà Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự. Người ta chỉ thấy Giáo Hội hiện diện cụ thể tại địa phương này hay địa phương kia, chứ không thấy một Giáo Hội trừu tượng. Tuy nhiên Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại; có thể nói Giáo Hội ấy có một hiện hữu riêng và đã hiện hữu trước khi được thể hiện tại từng Giáo Hội địa phương. Chỉ có Giáo Hội hoàn vũ mới thực sự là Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô cách trọn vẹn, chỉ Giáo Hội ấy mới có thừa tác vụ Phêrô, và cũng chỉ Giáo Hội ấy mới biểu lộ trọn vẹn các phẩm tính của mầu nhiệm Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Dân Thiên Chúa ở mỗi địa phương mang dấu ấn riêng của từng nơi chốn và thời đại, của văn hóa và lịch sử tại địa phương ấy. Cộng đoàn Giáo Hội luôn luôn được định vị trong thời gian và không gian, tức là được địa phương hóa: đó không phải là yếu tố ngẫu nhiên hay tùy phụ, trái lại, đó là đòi hỏi của định luật nhập thể. Ý thức tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương chính là ý thức về một sự nhập thể cần thiết phải có để biểu lộ cụ thể mầu nhiệm Giáo Hội, và đồng thời cũng là ý thức về sự cần thiết của vấn đề hội nhập văn hóa, và như thế mới có thể xây dựng một Giáo Hội thực sự là công giáo (x. GH 13; 23).
Một cách đặc biệt, khi gọi Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Công đồng muốn nhấn mạnh đến tính cách bình đẳng căn bản giữa tất cả các kitô hữu. Giáo Hội trước hết không phải chỉ là giáo phẩm mà là cộng đoàn gồm tất cả những người tin vào Đức Kitô. Giá trị đầu tiên đó là được lãnh nhận bí tích rửa tội và Thánh Thể, nhờ đó tín hữu được tham dự vào sự sống của Đức Kitô để trở thành kitô hữu và làm thành Dân Thiên Chúa. Danh hiệu Dân Thiên Chúa liên quan và bao gồm mọi tín hữu kitô, nghĩa là cả phẩm trật lẫn giáo dân, vì “giữa tất cả mọi người vẫn có sự bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng Thân thể Đức Kitô” (GH 32). Sự bình đẳng căn bản của tất cả các kitô hữu đặt nền tảng trên chức tư tế chung do bí tích rửa tội đem lại. Đây chính là một tái khám phá của Công đồng. Các giáo phụ cũng như các tiến sĩ Giáo Hội đã từng dựa vào 1Pr 2, 9 để khai triển đề tài chức tư tế chung của các tín hữu. Nhưng vì những người Cải cách đã dựa vào chức tư tế phổ quát để chối bỏ chức tư tế thừa tác, nên Công đồng Trentô đã nhấn mạnh đến tính chất đặc thù cao cả của chức linh mục thừa tác. Tuy nhiên người ta dễ đi từ thái cực này đến thái cực kia: sự nhấn mạnh đôi khi quá đáng làm cho nhiều tín hữu trong suốt bốn thế kỷ quên đi địa vị và sứ mạng của mình để trở thành những người thụ động ù lỳ trong Giáo Hội. Vaticanô II đã lập lại sự quân bình khi cho thấy chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác khác biệt nhau về bản chất nhưng đồng thời cũng bổ túc cho nhau để cùng thể hiện sự phong phú nơi chức tư tế duy nhất của Đức Kitô (x. GH 10-11).
Đôi khi người ta nhân danh Giáo Hội là Dân Thiên Chúa để đề cao giáo dân và loại trừ phẩm trật. Thật là sự hiểu lầm đáng tiếc, Dân Thiên Chúa không đồng nghĩa với giáo dân. Sự bình đẳng căn bản không loại trừ việc khác biệt nhau trong thừa tác vụ, vì các chi thể chỉ là một trong Đức Kitô nhưng lại thi hành những nhiệm vụ khác nhau để làm cho thân thể được lớn lên (x. GH 7; 32).
Như vậy người giáo dân từ nay không còn là người ở bên lề Giáo Hội hay chỉ là thành phần thứ yếu, trái lại họ chu toàn một sứ mạng quan trọng và đặc thù trong thế giới: ”Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (GH 33). Giáo Hội không thể chu toàn trọn vẹn sứ mạng thánh hóa thế gian nếu không có những người giáo dân thánh hóa thế giới “như men từ bên trong”, “qua các công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội” (GH 31). Sứ mạng của họ không do hàng giáo phẩm chia phần cho, nhưng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của ơn gọi giáo dân, đó là tính chất trần thế.
Vì Giáo Hội là toàn Dân Thiên Chúa, việc nên thánh không còn là chuyện của các nhà tu hành mà là bổn phận của tất cả mọi người môn đệ Đức Kitô. Giáo Hội là thánh không phải chỉ trên bình diện cơ cấu hay hữu thể, nhưng cả trên bình diện hiện sinh nữa. Giáo Hội phải là cộng đoàn những con người thánh thiện, vì thế Hiến chế Lumen Gentium dành cả chương V để kêu gọi tất cả mọi kitô hữu nên thánh, rồi sau đó trong chương VI mới nói đến con đường nên thánh đặc thù của các tu sĩ. Nếu các tu sĩ được kêu gọi “tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm để hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt” (GH 44), thì tất cả mọi kitô hữu vì đã được thánh hóa nhờ bí tích rửa tội, nên dù ở “bất cứ bậc sống hay địa vị nào, cũng được kêu gọi để tiến đến sự viên mãn của đời sống kitô hữu và tiến đến sự trọn lành của đức ái” (GH 40). Từ các mục tử, giám mục hay linh mục, những người đang thi hành thừa tác vụ thánh, hoặc các tu sĩ sống trong cộng đoàn tu viện, đến các giáo dân sống đời hôn nhân giữa bụi trần của cuộc đời ô trọc, hay những người góa bụa, khổ đau, tất cả đều có thể và có bổn phận nên thánh để làm chứng cho Đức Kitô: sự thánh thiện phải được thực hiện và biểu lộ “trong và nhờ những trạng huống, chức nghiệp hay hoàn cảnh của cuộc sống” (GH 41). Do đó, cuộc sống giữa đời của người giáo dân không phải là một cản trở cho sự thánh thiện, và muốn nên thánh cũng không đòi phải trốn khỏi thế gian, trái lại, sống giữa đời với những bổn phận trần thế chính là con đường nên thánh của giáo dân và là nét đặc thù trong ơn gọi nên thánh của họ. Như vậy với Vaticanô II, sự thánh thiện không còn là đặc ân của một thiểu số, cũng không chỉ nằm trên bình diện tu đức hoặc chỉ là chuyện sở thích cá nhân; trái lại nó mang chiều kích Giáo Hội, nghĩa là nó biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội và là một đòi hỏi thiết yếu gắn liền với ơn gọi của từng người trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa.
Sau hết sẽ thật là thiếu sót nếu trình bày về giáo hội học của Vaticanô II mà không nói đến Đức Maria, bởi vì Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đã dành cả một chương cuối để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Chính tựa đề của chương VIII đã cho thấy ý nhắm sâu xa của Công đồng: phải nhìn Đức Maria trong lịch sử cứu độ, tức là trong ánh sáng của mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, và đó chính là một cái nhìn mới (30). Một mặt, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và được những đặc ân độc nhất vô nhị. Nhưng mặt khác, mầu nhiệm Đức Maria chỉ có ý nghĩa khi được tháp nhập vào mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội. “Đức Mẹ được chào kính như chi thể tối cao và độc nhất vô nhị của Giáo Hội, đồng thời như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái” (GH 53). Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội, là Đấng cộng tác cách đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô, là Đấng Trung gian tùy thuộc vào vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng đồng thời Người cũng là môn đệ đầu tiên biết lắng nghe và giữ lời Đức Kitô; trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa, Mẹ trổi vượt mọi tín hữu nhưng Mẹ không ở ngoài Giáo Hội, trái lại Mẹ vẫn là chi thể, một chi thể độc nhất ở vị trí tối cao của Giáo Hội.
Điều quan trọng đối với giáo hội học, đó là con người Đức Maria biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội. Thật vậy, cũng như Đức Maria là Mẹ và là Trinh Nữ, Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ và là Trinh Nữ qua chính con người của Đức Maria là “người đi tiên phong và là gương mẫu” của Giáo Hội (GH 63). Giáo Hội là thánh, nhưng sự thánh thiện của Giáo Hội được biểu lộ qua chính Đức Maria, vì “qua con người của Đức Trinh Nữ, Giáo Hội đã đạt tới một sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền”, trong khi chúng ta còn đang phải chiến đấu với tội lỗi để tiến lên trên con đường thánh thiện (GH 64). Sau nữa, “Mẹ của Đức Giêsu hôm nay đã được vinh hiển hồn xác trên trời chính là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành đời sau” (GH 68). Tất cả những đặc ân Đức Mẹ nhận được là vì Đức Kitô và vì thân thể của Người là Giáo Hội; hơn nữa chính qua các đặc ân của Đức Mẹ mà Giáo Hội nhận ra ơn gọi và định mệnh của mình, chính qua việc nhìn ngắm Đức Mẹ mà Giáo Hội thấy được chính mình và nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới. Đức Maria vừa là mẹ vừa là người môn đệ gương mẫu cho Giáo Hội, vừa là người đi trước vừa là kẻ đồng hành với Giáo Hội nhưng cũng là người về đến quê nhà trước Giáo Hội.
3. CÁI MỚI VẪN CHƯA CŨ
Thời gian chỉ cho phép chúng ta làm công việc kê toa thuốc, nghĩa là nói quá nhiều mà vẫn là quá ít. Nhưng rảo quanh một vòng ít nữa cũng gợi lên phần nào cái tinh thần mới trong giáo hội học của Vaticanô II. Hôm nay, 38 năm sau ngày bế mạc, Công đồng vẫn còn là mới mẻ và hợp thời, nhất là đối với nhiều người công giáo Việt Nam. Thực ra ngay từ khi Vaticanô II mới kết thúc, người ta đã nói rằng có lẽ cần một Vaticanô thứ III để bổ túc cho Vaticanô II. Chẳng hạn nếu như Vaticanô II dung hòa được sự chia cách giữa Giáo hoàng với giám mục, thì cũng cần một Công đồng khác để bàn đến mối liên hệ giữa giáo sĩ, cách riêng là linh mục, với giáo dân. Người ta cũng nhận xét rằng định nghĩa về giáo dân của Vaticanô II còn mang tính cách giáo luật: giáo dân không phải là giáo sĩ hay tu sĩ, và vì thế cần phải có một định nghĩa khác tích cực hơn và có tính cách thần học hơn. Ngoài ra, nhiều người ngày nay không muốn gọi Vaticanô II là Công đồng chung (concile oecuménique), vì Vaticanô II mới mở rộng những cánh cửa của hiệp nhất, còn thực tế các anh em của các Giáo Hội ngoài công giáo vẫn chưa có tiếng nói tại hội nghị. Và còn nhiều chuyện khác nữa (31).
Quả thực Công đồng đã không làm được hết mọi chuyện, và chính Công đồng cũng ý thức rằng mình chưa thực hiện được hết mọi dự tính. Nhưng có lẽ chúng ta đều nhận rằng Công đồng đã làm một cuộc cách mạng về giáo hội học, một cuộc khai phá để đem lại luồng khí mới cho Giáo Hội như Đức Gioan XXIII từng mơ ước. Những giá trị mà Công đồng đã khám phá hoặc tái khám phá vẫn còn đang tạo nên những chuyển biến tích cực trong Giáo Hội và trong thế giới. Để kỷ niệm 20 năm ngày bế mạc Công đồng, Đức Gioan-Phaolô II đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám mục đặc biệt vào năm 1985 để “họp mừng, chứng thực và cổ võ thực hiện Công đồng Vaticanô II”; các Nghị phụ đã tuyên bố rằng Công đồng quả là một hồng ân và là ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho thế giới trong thế kỷ này, và mời gọi mọi người học hỏi và đào sâu các văn kiện của Công đồng để đem ra thực hành (32). Riêng đối với Đức Gioan-Phaolô II, Vaticanô II là tất cả chương trình hành động của ngài: “Tôi đã được hồng ân đặc biệt là tham dự và cộng tác tích cực vào diễn tiến của Công đồng. Đối với tôi, cách riêng trong những năm của triều đại giáo hoàng của tôi, Vaticanô II đã và vẫn luôn luôn là điểm quy chiếu thường xuyên cho mọi hoạt động mục vụ của tôi, qua việc cố gắng đem các hướng dẫn của Công đồng ra áp dụng một cách cụ thể và trung thành, ở bình diện mỗi Giáo Hội cũng như ở mức độ toàn Giáo Hội. Phải không ngừng trở về với nguồn mạch này” (33). Và rồi để bước vào thiên niên kỷ mới, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã nhiều lần kêu gọi phải áp dụng Công đồng, vì đó là một ân huệ lớn lao của Thiên Chúa: “Năm tháng qua đi, nhưng các bản văn của Công đồng vẫn không hề mất giá trị và vẻ sáng chói. […] Đó vẫn là địa bàn (boussole) đáng tin cậy hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường của thế kỷ đang tới” (34).
Giáo hội học của Vaticanô II cho tới nay vẫn còn là một sứ điệp mang tính thời sự và có tính chất ngôn sứ. Không biết chừng nào sẽ có Vaticanô III, nhưng ít nữa Vaticanô II vẫn còn là một luồng sáng hướng đạo cho Giáo Hội trong thời đại chúng ta, và vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới sẽ là đào sâu và áp dụng cách sáng tạo những định hướng của Công đồng. Xin được nêu lên một vài gợi ý nhỏ.
Trước tiên hơn lúc nào hết, Giáo Hội hôm nay vẫn còn phải được xây dựng theo mô hình hiệp thông. Lẽ dĩ nhiên như chúng ta đã nói, mẫu giáo hội học hiệp thông không phải là mà cũng không thể là kiểu mẫu duy nhất để xây dựng Giáo Hội. Tuy nhiên đó là một kiểu mẫu trọng tâm, nền tảng và thiết yếu; và nếu như sau hết mọi sự sẽ chỉ có tình yêu là tồn tại mãi mãi, thì sự hiệp thông cũng sẽ mãi mãi là sự sống và là chứng từ của Giáo Hội đối với thế giới. Nhân loại hôm nay bị xâu xé vì chiến tranh và hận thù, từ chiến tranh quốc gia, chiến tranh kinh tế đến chiến tranh sắc tộc hay tôn giáo, và con người trở thành tế vật hy sinh của những tham vọng thống trị. Vì thế con người thời nay chờ đợi nơi Giáo Hội một chứng từ về sự hòa giải và về khả năng hiệp nhất trong đa dạng; điều đó chỉ có được khi Giáo Hội sống hiệp thông theo kiểu mẫu của mô hình hiệp thông nơi Chúa Ba Ngôi. Công đồng nhắc lại một lời của Đức Gioan XXIII: “Những gì liên kết các tín hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự” (MV 92).
Bên cạnh chiến tranh bom đạn là cuộc chiến của đồng tiền và kỹ thuật. Chúng ta đang dần dần tiến lên một xã hội giàu mạnh và hiện đại hóa. Nhưng cái thách đố lớn lao của xã hội hôm nay là người ta chạy theo công việc và lo làm giàu nên không còn giờ để sống cho nhau nữa. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, càng ngày càng có nhiều người nghèo hơn, nhiều người cô đơn và bị bỏ rơi hơn. Xã hội hiện đại hóa cũng là một xã hội công nghiệp hóa: tất cả đều chuyển sang máy móc tự động, ngay cả con người cũng trở thành một cỗ máy trong xưởng máy lớn lao của thế giới. Hiện đại hóa còn là đô thị hóa, đời sống trở nên nhộn nhịp đông đúc, nhưng trong đó mỗi người chỉ là một con số vô danh giữa một đám đông xô bồ. Con người hôm nay cần đến một tình yêu có khả năng ôm ấp, cảm thông và chia sẻ với những nỗi khổ đau và cô đơn của mình, và như vậy một Giáo Hội của sự hiệp thông sẽ trở thành niềm hy vọng cho những người đang đi tìm một mái nhà ấm áp thân yêu.
Kế đến, phạm trù bí tích áp dụng vào Giáo Hội mang một ý nghĩa hiện sinh và giải thích lý do sự hiện diện của Giáo Hội trong thế giới. Trung thành với lệnh truyền của Đức Kitô, Giáo Hội đã lên đường với hoài bão làm cho tất cả các dân tộc trở thành môn đệ của Chúa. Bao nhiêu lớp người đã vất vả ra đi gieo hạt giống Tin mừng, bao nhiêu máu đào của các vị tử đạo đã thấm vào mảnh đất của các dân tộc, rất nhiều chương trình truyền giáo, rất nhiều nỗ lực canh tân, nhưng hôm nay, sau hai mươi thế kỷ, Giáo Hội vẫn còn là “đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12, 32) giữa cộng đoàn nhân loại đông đảo. Dù công việc loan báo Tin Mừng đã đem lại nhiều kết quả lớn lao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Giáo Hội càng ngày càng trở thành thiểu số giữa lòng thế giới, nhất là khi tinh thần tục hóa ngày càng thấm nhập vào mọi cơ cấu và lãnh vực của đời sống con người. Rất nhiều khi một cách nào đó, các cộng đoàn kitô hữu giống như những kẻ bị lưu đày giữa thế gian, như những ốc đảo giữa các đại dương mênh mông. Giáo Hội sẽ chẳng bao giờ còn được phép mơ thấy một vương quốc kitô cạnh tranh hoặc bao trùm các vương quốc trần gian. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội thất vọng. Giáo Hội có con đường của riêng mình. Công đồng đã diễn tả thân phận và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới bằng những lời mà có lẽ mãi mãi vẫn không bao giờ lỗi thời: “Dân tộc thiên sai, tuy hiện nay chưa bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra như một đàn chiên nhỏ, nhưng lại là một mầm mống vững chắc nhất của sự hiệp nhất, của niềm hy vọng và của ơn cứu độ, cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy được Đức Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu độ cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất” (GH 9).
Sau hết, Công đồng đã mở ra cho Giáo Hội một viễn ảnh mới để đi vào lòng thế giới hôm nay, đó là giáo hội học của phục vụ. Như chúng ta đã trích lời của Đức Phaolô VI, một cách nào đó Giáo Hội từ nay mang một danh hiệu mới, đó là đầy tớ của nhân loại (35). Tinh thần phục vụ thấm nhập sâu xa vào trong các văn kiện của Vaticanô II và đã trở thành một trong những điểm thiết yếu của Công đồng. Tinh thần phục vụ ấy ngày càng tỏ ra cần thiết và hợp thời. Chỉ nói riêng tại châu Á, nỗ lực của Liên Hội Đồng Giám mục châu Á (FABC) là đem tinh thần phục vụ của Công đồng vào trong bối cảnh nghèo đói, đa văn hóa và đa tôn giáo của lục địa lớn lao này, trong đó các kitô hữu chỉ là một thiểu số 2% (36). Càng ngày các Giám mục của châu Á càng ý thức rằng chỉ có con đường phục vụ mới có khả năng thâm nhập vào các cơ cấu và giá trị của xã hội để phúc âm hóa chúng. Ba mươi ba năm sau Công đồng, Thượng Hội Đồng Giám mục về châu Á đã làm sống lại tinh thần của Vaticanô II và đồng thanh tuyên bố: “Như Đức Giêsu, ước gì Giáo Hội ngày càng trở thành một Giáo Hội đầy tớ và tiếp tục sứ mạng yêu thương và phục vụ các dân tộc châu Á” (37). Theo các Nghị phụ, cách thức hiện diện đặc thù của Giáo Hội tại châu Á, đó là phục vụ. Trở thành đầy tớ là một trong các nhân tố góp phần biến đổi bộ mặt tây phương của Giáo Hội thành bộ mặt mang tính châu Á (38). Đây là một đòi hỏi ưu tiên, vì trong bối cảnh châu Á, phục vụ như một tôi tớ là con đường thích hợp nhất để thông truyền sứ điệp Tin mừng, là cách hiện diện dễ đi vào lòng người nhất, và là cách tốt nhất để sống chung hòa bình với các tôn giáo khác.
Như vậy cái mới của giáo hội học của Vaticanô II vẫn chưa phải là cũ đối với chúng ta. Để kết thúc, xin được trích lại lời của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Văn hóa trong hội thảo chuyên đề “Bốn mươi năm sau Vaticanô II nhìn lại”: “Nhìn lại Vaticanô II là một điểm tái khởi hành. [...] Nếu trong bốn thập niên qua, Công đồng đã khơi lên bao sức sống được mệnh danh là luồng gió mới cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như cho Giáo Hội địa phương, thì hôm nay thiết nghĩ, Vaticanô II cũng vẫn còn đó nền tảng sức sống làm thành nguồn cảm hứng mới cho những cộng đoàn Giáo Hội thiết tha với sứ mệnh lên đường. Duc in altum. Hãy chèo ra chỗ nước sâu” (39).
1 Nói một cách tổng quát, hai mươi Công đồng trước đây xoay quanh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Chúa Thánh Thần, ân sủng, các bí tích, hoặc tái lập hiệp nhất và kỷ luật trong Giáo Hội. Người ta cũng đã bàn về các thành phần trong Giáo Hội, chẳng hạn như chức linh mục hoặc quyền tối thượng của Đức Giáo Chủ, nhưng chưa có một Công đồng nào dành được một chương nguyên vẹn để nói về mầu nhiệm Giáo Hội.
– Ký hiệu viết tắt: GH = Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium); MV = Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes); GM = Sắc lệnh về nhiệm vụ của Giám mục (Christus Dominus); HN = Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis Redintegratio); TG = Sắc lệnh về truyền giáo (Ad Gentes); TD = Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae).
2 Chẳng hạn trong các văn kiện của Vaticanô II, có 93 lần trích dẫn các Công đồng trước, trong đó 21 lần từ Trentô và 24 lần từ Vaticanô I; 201 lần trích dẫn hoặc qui chiếu về các văn kiện của Đức Piô XII. Xem E. Innocenti, Le citazioni pontificie nei documenti conciliari, trong Concretezza (16-7-1966) 6-10.
3 Xem Văn bản gửi cho Ủy Ban chuyên môn ngày 2-7-1960, trong S. Garofaro (dir.), Dizionariodel Concilio Ecumenico Vaticano Secondo, Roma 1969, cột 125. Chính Đức Piô XI và XII cũng đã có ý tiếp tục Vaticanô I nhưng chưa thực hiện được. Và khi chuẩn bị Công đồng, người ta đã nêu lên câu hỏi: đây là một Công đồng mới hay là nối tiếp Vaticanô I.
4 Diễn văn ngày 8-12-1969, trong Documentation catholique 1554 (1970) 10 tt.
5 Xem H. Pottmeyer, Continuità e innovazione nell’ecclesiologia del Vaticano II. L’influsso del Vaticano I sull’ecclesiologia del Vaticano II e la ri-recezione del Vaticano I alla luce del Vaticano II, trong G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981, 71-95.
6 Xem A. Acerbi, Due ecclesiologie. Ecclesiologia giuridica ed ecclesiologia di comunione nella “Lumen Gentium”, Bologna 1975.
7 Xem A. Dulles, Models of the Church, New York 1987. Tác giả trình bày năm mẫu căn bản: Giáo Hội như một đinh chế, như sự hiệp thông mầu nhiệm, như bí tích, như người loan báo Tin mừng, như người tôi tớ phục vụ. Vị Hồng Y này đề nghị một mẫu mới: Giáo Hội là cộng đoàn các môn đệ Đức Kitô.
8 R. Bellarminô, De Ecclesia, III, 2, Colonia 1619, 108.
9 Xem J. Rigal, Le mystère de l’Eglise. Fondements théologiques et perspectives pastorales, Paris 1996, 69-70.
10 XemY.Congar,Le Concile de Vatican II. Son Eglise. Peuple de Dieu et Corps du Christ,Paris 1984, 10.
11 Huấn dụ của Đức Piô IX với Cơ Mật Viện, Multis gravibusque, ngày 17-12-1860. Đức Piô IX nhấn mạnh nhiều lần với Cơ Mật Viện: Singulari quadam (9-12-1854), Maxima quidem laetitia (9-6-1862); rồi trong thông điệp Vix dum a Nobis (7-3-1874). Mệnh đề sau đây đã bị ngài lên án: “Giáo Hội không phải là một xã hội đích thực và hoàn hảo, hoàn toàn tự do, và không được hưởng các quyền riêng và trường tồn đã được Đấng Sáng Lập thần linh ban cho; chính quyền dân sự mới có quyền xác định các quyền của Giáo Hội và những giới hạn để thực thi các quyền này” (Syllabus, mệnh đề 19, 8-12-1864: DS 2919). Sau này, Đức Lêô XIII cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này (Diuturnum illud, 29-6-1881; Immortale Dei, 1-11-1885: DS 3167; Libertas praestantissimum, 20-6-1888), rồi Đức Piô X (Compendio della dottrina cristiana, 1905), Đức Bênêđitô XV (Providentissima Mater Ecclesia, 1917), Đức Piô XI (Divini illius magistri, 1929: DS 3685).
12 Mansi 51, 543.
13 Xem A. Antòn, Lo sviluppo della dottrina sulla Chiesa nella teologia dal Vaticano I al Vaticano II,L’ecclesiologia dal Vaticano I al Vaticano II, Brescia 1973, 64-69; O. Rousseau, La Constitution “Lumen Gentium” dans le cadre des mouvements rénovateurs de théologie et de pastorale des dernières décades, Unam Sanctam 51 b, 35-56; B. Kloppenburg, Ecclesiology of Vatican II, Chicago 1974, 1-10; R. Aubert, La théologie catholique au milieu du XXe siècle, (Cahiers de l’actualité religieuse), Tournai 1954.
14 Acta Synodalia, I/IV, 12-121.
15 Acta Synodalia, I/IV, 142 tt. Các nhận xét khác cũng tương tự: G. D’Avak, sđd., 148-150; A. Bea, sđd, 227-230, vv…
16 Đức Gioan XXIII: Audience générale, 25-10-1961, trong Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II Apparando, II/I, 117; Diễn văn khai mạc Công đồng, 11-10-1962, trong Acta Synodalia Sacrosancti Concilii Vaticani II, II/I, 172; Nuntius radiophonicus, 11-9-1962, AAS 54 (1962) 680. Đức Phaolô VI: Diễn văn khai mạc khóa IV, 14-9-1965, AAS 57 (1965) 79; Diễn văn kết thúc khóa IV.
17 Thượng Hội Đồng Giám Mục 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II), Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1980.
18 A. Acerbi (sđd) chứng tỏ rằng Công đồng vẫn giữ lại các yếu tố của một giáo hội học pháp lý, và nhiều người lấy làm tiếc vì Vaticanô II đã không đẩy vấn đề tới cùng. Nhưng thực ra các kiểu mẫu hay phạm trù giáo hội học không thể loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau, vì Giáo hội cũng mang cả chiều kích xã hội nữa.
19 Theo Y. Congar, Le Concile de Vatican II, sđd, 19.
20 Cyprianô, De Oratione Domini 23, PL 4, 553.
21 G. Philips, L’Église et son mystère au deuxième Concile du Vatican II, t. I, Paris 1967, 91.
22 Xem K. Rahner, Rapporto tra natura e grazia, trong Id., Saggi di antropologia soprannaturale, Roma 1969, 43-78; Id., Ateismo e cristianesimo implicito, trong Id., Nuovi Saggi, III, Roma 1969, 217-248.
23 Xem MV 42 §5; 76; TD 13.
24 “Une chose est certaine: l’évolution s’est faite dans le sens d’une prise de conscience croissante par la "cité temporelle" de son autonomie vis-à-vis de la "cité spirituelle", et réciproquement du désengagement de cette dernière par rapport à la cité temporelle. Mais alors que leur diversité même a pu les faire apparaýtre parfois non seulement distinctes, mais rivales et opposées, aujourd’hui, grâce à Dieu, et de plus en plus – et Nous voudrions souhaiter qu’il en soit ainsi dans le monde entier – elles ne se posent plus en adversaires. En ce qui concerne l’Église, en tout cas, son désir de collaboration avec les pouvoirs de ce monde est sans arrière-pensée: les actes du Concile l’ont prouvé avec éclat” (Discours au Corps diplomatique, 8 -1-1966, AAS 58 [1966] 144).
25 Diễn văn ngày 4-10-1965, AAS 57 (1965) 877.
26 Diễn văn ngày 14-9-1964, trong Documentation catholique (1964) 1222.
27 Bài giảng tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 58.
28 Y. Congar, sđd, 27.
29Cf. Acta Synodalia, II/I, 215-274.
30 Thực ra gần một nửa Nghị phụ muốn tách riêng lược đồ về Đức Maria. Ngày 29-10-1963, câu hỏi được đặt ra cho các Nghị phụ là: có muốn đổi lược đồ về Đức Trinh Nữ Mẹ Giáo Hội thành chương cuối cùng của lược đồ về Giáo Hội không? Trước hết, có chấp nhận xen lược đồ vào Hiến chế không: trong số 2193 Nghị phụ có mặt, thì 1114 vị bỏ phiếu thuận, 1074 phiếu chống. Kế đến, nếu xen, thì xen vào chỗ nào: Mẹ Thiên Chúa liên kết mật thiết với mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng giáo lý về Đức Maria lại vượt quá giáo lý về Giáo Hội. Do đó chỉ có thể đặt vào phần cuối của Hiến chế.
31 Xem G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981; R. Latourelle (ed.), Vatican II. Bilan et perspectives. Vingt-cinq ans après(1962-1987), 3 tập, Montréal-Paris 1988; Congresso del ventennio dal Concilio Vaticano II (Roma, 18-21/02/1985), 3 tập, Roma 1985.
32 Thượng Hội Đồng Giám mục 1985, Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1780; Nuntius, ibid., 1770-1773.
33 Diễn văn ngày 30-5-1986, số 5, trong AAS 78 (1986) 1273.
34 Tông thư Novo Millennio ineunte, 6-1-2001, số 57. Xem tông thư Tertio millennio adveniente,
35 Bài giảng của Đức Phaolô VI tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, tức là áp ngày bế mạc Công đồng: AAS 58 (1966) 58.
36 Xem Sứ điệp của FABC trong cuộc gặp gỡ lần thứ I tại Manila, 29-11-1970, và các văn kiện khác tiếp the. trong Facoltà Teologica Interregionale Milano, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 57-58. 10-11-1994, số 36.
Đã 38 năm kỷ niệm ngày bế mạc Công đồng, nói về cái mới của Công đồng không biết có còn gì hấp dẫn không, vì những hứng khởi ban đầu trước cái mới đã qua rồi. Vả lại đó là một điều khó, vì người ta đang ngụp lặn trong cái mới rồi nên khó nhận ra những đổi mới của Công đồng. Gần 40 năm quen thuộc với cái mới nên đôi khi một cách mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng những suy tư và sinh hoạt hiện tại của Giáo Hội là chuyện đương nhiên, nhất là đối với những người hôm nay dưới 50 tuổi không hề biết cái cũ trước Công đồng. Thực ra những chuyện tưởng chừng như đương nhiên lại là kết quả từ bao nhiêu cố gắng của một sự thay đổi tâm tư não trạng ngàn đời trong Giáo Hội. Nếu đa số kitô hữu đang sống chan hòa trong bầu khí đổi mới của Công đồng rồi, thì tại sao phải bàn đến sự chuyển mình từ cái cũ đến cái mới? Phải chăng tốt hơn nên tận hưởng bầu khí mới mẻ đầy sức sống của Công đồng? Đúng là hít thở không khí quan trọng hơn là lý luận về thành phần hóa học của không khí, và có lẽ ai cũng biết các yếu tố cấu tạo và tầm quan trọng của không khí, nhưng dù vậy đôi khi cũng nên nhắc lại những chuyện lý thuyết cũ kỹ ấy để ta tận dụng không khí mà hít thở cho đầy hai buồng phổi và sẽ không làm gì để gây ô nhiễm bầu khí quyển quanh ta. Cũng vậy, dù chẳng còn là chuyện mới lạ, nhưng nếu nhận ra ý nghĩa và tầm mức quan trọng của việc đổi mới của Công đồng, các kitô hữu sẽ sống mầu nhiệm Giáo Hội cách phong phú hơn và phát huy cái gia sản ấy cách tích cực hơn.
Công trình của Vaticanô II quá đồ sộ không thể tóm gọn trong một vài trang. Vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn về lãnh vực giáo hội học. Việc giới hạn như vậy phát xuất từ một lý do sâu xa, đó là Vaticanô II là Công đồng đầu tiên bàn về mầu nhiệm Giáo Hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội họp nhau tại Công đồng để giới thiệu khuôn mặt đích thực của mình cho con cái và cho thế giới. Trong số 16 văn kiện của Công đồng, có tới hai Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội, tám Sắc lệnh về các thành phần và các hoạt động của Giáo Hội; các văn kiện khác cũng đều liên quan tới đời sống và hoạt động của Giáo Hội (1). Nhưng ngay cả khi đã giới hạn trong lãnh vực giáo hội học, thì nguyên việc kê khai những khẳng định mới của Công đồng cũng đã là một công việc đòi nhiều thời gian. Thực tế hơn và tốt hơn, có lẽ chúng ta chỉ nêu lên hướng đi căn bản của Công đồng, tức là một cái nhìn nền tảng tiềm ẩn dưới các văn kiện. Đó là một sự chọn lựa căn bản mới đã hướng dẫn công việc soạn thảo các bản văn, đồng thời chi phối và định hướng mọi quyết định của Công đồng. Vaticanô II không những đã có những khẳng định mới, mà chủ yếu là có một cách nhìn mới có khả năng đổi mới mọi sự.
Khi nói về cái mới trong giáo hội học của Vaticanô II, có lẽ cần tránh thái độ đối lập Vaticanô I và Vaticanô II. Cái lược đồ thường được nêu lên, đó là “trước – sau”, ngụ ý rằng cái trước Vaticanô II là dở, sau Vaticanô II mới tốt. Đó là một cái nhìn giản lược có nguy cơ làm méo mó sự thật. Quả là Vaticanô II đã thay đổi cách nhìn về Giáo Hội một cách sâu xa, – đó là điều chúng ta sẽ trình bày, – nhưng không phải vì vậy mà muốn cắt đứt với quá khứ, trái lại vẫn luôn muốn trung thành nối tiếp các Công đồng và Truyền Thống trong quá khứ (2). Sở dĩ Vaticanô II mới, chính là vì đã biết trở về nguồn. Riêng đối với Vaticanô I, có nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng chưa được bàn cãi và phải bỏ dở vì chiến tranh, chẳng hạn vấn đề truyền giáo, nhiệm vụ của giám mục… Một cách nào đó, Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I: Đức Gioan XXIII cho rằng Vaticanô II phải bổ túc và kiện toàn cho Hiến Chế về Giáo Hội của Vaticanô I, nhất là về chức giám mục và về giáo dân (3). Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh rằng Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I (4). Thực ra, nối tiếp hay gián đoạn đều phải được hiểu cách biện chứng. Nối tiếp không có nghĩa là lặp lại, và gián đoạn không có nghĩa là cắt đứt. Không thể có cái mới nếu không được chuẩn bị từ trong cái cũ, và không thể hiểu trọn vẹn cái cũ nếu không được chiếu dọi dưới ánh sáng của cái mới. Giáo hội học của Vaticanô II không cho phép trở lại với Vaticanô I nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cắt đứt với Vaticanô I (5).
Cuộc sống Giáo Hội như một dòng chảy liên tục không có ranh giới rạch ròi giữa vùng nước đi trước và vùng nước đến sau như khi phân chia hai lô đất. Thực tại quá phong phú và phức tạp nên không thể bị đóng khung trong bất cứ phạm trù nào. Tuy nhiên, để dễ nhận ra cái mới của Vaticanô II, có lẽ chúng ta vẫn cần đến những phạm trù. Phạm trù thì rõ ràng minh bạch nhưng không thể chuyển tải trọn vẹn tính cách đa dạng của thực tại. Ý thức như vậy, ta có thể nói một cách tổng quát rằng nhãn quan về Giáo hội trước Vaticanô II chủ yếu nặng tính cách pháp lý, còn giáo hội học của Vaticanô II chủ yếu mang tính hiệp thông (6). Đặc tính pháp lý của giai đoạn trước và đặc tính hiệp thông của giai đoạn sau không loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau; và cả hai đặc tính ấy cũng chưa đủ để diễn đạt trọn vẹn thực tại Giáo Hội. Mầu nhiệm Giáo Hội quá phong phú nên không thể tóm gọn và diễn đạt trong một khuôn mẫu mà thôi. Mỗi thời có cách diễn đạt của mình, có thể nhấn mạnh điểm này mà đặt nhẹ điểm kia, nhưng không vì thế mà loại trừ các khuôn mẫu khác (7).
1. CÁCH NHÌN VỀ GIÁO HỘI TRƯỚC VATICANÔ II
Nói tới cái mới của Vaticanô II, tức là quy chiếu về một giai đoạn của quá khứ. Điểm quy chiếu của chúng ta ở đây, đó là giáo hội học trong khoảng từ đầu thế kỷ XIX cho đến Vaticanô II. Ý niệm chìa khóa trong thời kỳ này là societas perfecta hierarchica.
Trước hết Giáo Hội là societas, một xã hội. Từ sau Công đồng Trentô, thánh Roberto Bellarmino, bấy giờ là một Hồng Y có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội, đã định nghĩa: “Giáo Hội duy nhất đích thực là cộng đoàn những người được qui tụ nhờ tuyên xưng cùng một đức tin và lãnh nhận các bí tích giống nhau, dưới quyền cai quản của các chủ chăn hợp pháp và nhất là của Vị đại diện duy nhất của Đức Kitô là Đức Giáo hoàng Rôma (8). Bellarminô đã nhấn mạnh đến các yếu tố hữu hình để đối lập lại quan niệm về một Giáo Hội vô hình của anh em Tin lành, và định nghĩa của ngài ảnh hưởng lâu dài trong Giáo Hội. Người ta coi Giáo Hội là một tập thể hữu hình gồm các cá nhân liên kết với nhau bằng một định chế pháp lý. Công thức đức tin được coi trọng hơn hành vi tin, nghi thức bí tích được nhấn mạnh hơn ân sủng của bí tích. L. Billot cho rằng thân xác Giáo Hội hiện hữu độc lập với ân sủng và các nhân đức nơi các phần tử. Ủy ban chuẩn bị của Vaticanô I đã đặt tựa đề cho chương I của Hiến chế Giáo Hội là “Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô”. Ngay lập tức 53 trên tổng số 130 Giám mục đã phê bình là “mơ hồ, quá trừu tượng và thần bí”, có lẽ là không mang tính cách Bellarminô!(9) Nhưng rồi thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII cũng đã làm được công việc là đưa khía cạnh ân sủng và các đoàn sủng vào thực tại xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên người ta vẫn chưa dứt bỏ được quá khứ. Theo P. Przywara, không phải là định nghĩa Giáo Hội bằng những hạn từ của Thân Thể mầu nhiệm, mà trái lại, phải định nghĩa Thân Thể mầu nhiệm bằng những hạn từ của Giáo Hội, nghĩa là của xã hội (10).
Kế đến, Giáo Hội là societas perfecta, một xã hội hoàn hảo. Ý niệm này phát xuất từ Aristote, nhưng chỉ được minh nhiên áp dụng cho Giáo Hội từ thế kỷ 18 khi có những lý thuyết cho rằng Nhà Nước có quyền cả trên lãnh vực tổ chức đời sống Giáo Hội nhằm hạn chế và kiểm soát sự tự do hoạt động của Giáo Hội; do đó, các Đức Giáo hoàng quả quyết rằng Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo. Tính từ “hoàn hảo” ở đây không có nghĩa luân lý, nhưng được hiểu là hoàn hảo và đầy đủ trên bình diện xã hội, như tất cả các xã hội khác, có đầy đủ mọi phương tiện và quyền hành để thực hiện sứ mạng đã lãnh nhận. Giáo Hội là một xã hội độc đáo, độc lập, do thần luật có đầy đủ mọi quyền hành để thực hiện cứu cánh siêu nhiên: “Xét như là xã hội đích thực và hoàn hảo, Giáo Hội đã được Đấng Sáng lập thần linh thiết định là không bị đóng khung giới hạn trong bất cứ phần đất nào của thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ quyền hành thế tục nào, trái lại, Giáo Hội tự do thi hành khả năng và quyền của mình để cứu độ mọi người ở mọi nơi trên trái đất” (11). Như vậy Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo theo nghĩa là có tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của một xã hội cao nhất và hoàn toàn độc lập. Một quan niệm như thế dễ đưa Giáo Hội tới chỗ tự mãn và rơi vào cạm bẫy quyền lực.
Sau cùng, Giáo Hội là xã hội bất bình đẳng và phẩm trật, societas inaequalis et hierarchica. Đây là một khẳng định then chốt trong giáo hội học chính thức từ Vaticanô I đến Vaticanô II. Người ta có thể đọc thấy trong chương X của lược đồ Supremi Pastoris của Vaticanô I: “Giáo Hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng (phẩm trật), và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo Hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy” (12). Đó là lập trường chung của các Đức Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Piô X, của Giáo luật 1917 (canon 107), của các thủ bản thần học, nhất là lúc bấy giờ các thủ bản này thường nặng tính hộ giáo. Cũng cần thêm rằng Phẩm trật tập trung tất cả vào Đức Giáo hoàng, tựa như một loại quân chủ trong tôn giáo. Như vậy Giáo Hội được quan niệm như một kim tự tháp: trên cùng là Đức Giáo hoàng, tầng kế tiếp là các giám mục, rồi đến tầng các linh mục, và dưới đáy là giáo dân, những tín hữu thường. Giáo dân là servile pecus, một đoàn lũ chẳng có một chút quyền hành và không được phép có sáng kiến.
Societas perfecta et hierarchica: Giáo Hội như là một định chế pháp lý. Quan niệm này giúp Giáo Hội củng cố vững chắc sự hiện diện và tính độc lập của mình đối với các xã hội trần thế; nó cũng giúp Giáo Hội được luôn thống nhất dưới quyền một thủ lãnh tối cao. Nếu xét đến bối cảnh lịch sử, đó là một lập trường dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên thế giới đã thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Thực ra cuộc thay đổi đã khởi sự từ thế kỷ XV với phong trào phục hưng và các học thuyết nhân bản, rồi đến Thế kỷ Ánh sáng với các trào lưu triết học mới như duy lý, duy khoa học, tiến hóa, mác-xít… Đứng trước những đổi thay của thế giới, đời sống của Giáo Hội cũng đã chuyển biến sâu rộng để có thể thích nghi với xã hội. Trên bình diện lý thuyết và chính thức, Giáo Hội vẫn được quan niệm như một định chế nặng tính pháp lý; nhưng trong thực tế của cuộc sống, đã có nhiều phong trào quan trọng – từ dưới chứ không phải từ trên – biểu lộ một ý thức mới về Giáo Hội. Từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện những phong trào như canh tân phụng vụ, tông đồ giáo dân, dấn thân truyền giáo, đối thoại đại kết. Nhiều người ý thức cần phải trở về với nguồn mạch của đời sống Giáo Hội là Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhờ vậy người ta tái khám phá những chiều kích thiết yếu của Giáo Hội lâu nay bị coi nhẹ, chẳng hạn chiều kích cộng đồng, ân sủng bí tích, hiệp thông, lịch sử,… Chúng ta không thể không nhắc đến các thần học gia tên tuổi của những thập niên từ 1930 đến 1960 đã tạo nên một khúc quanh trong giáo hội học như: Y. Congar, J. Daniélou, L. Cerfaux, E. Mersch, Ch. Journet, O. Semmelroth, H. de Lubac, H. U. von Balthasar, J. Hamer. Đặc biệt thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII (1943) đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng vô hình của ân sủng để bổ túc cho quan niệm quá pháp lý về Giáo Hội (13). Tất cả các yếu tố trên đã góp phần dọn đường cho Vaticanô II.
2. NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II
Dù đã được chuẩn bị từ xa trong thực tế sinh động của các kitô hữu và trong nỗ lực tìm tòi của các thần học gia, nhưng khám phá của Vaticanô II là kết quả một hành trình tìm kiếm tiệm tiến của chính Công đồng. Lược đồ I De Ecclesia được phát cho các Nghị phụ gồm 11 chương bàn về: bản chất và các thành phần của Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội cần thiết cho ơn cứu độ, chức giám mục là một bí tích, các giám mục sở tại, các bậc trọn lành, giáo dân, quyền giáo huấn, quyền bính và lòng vâng phục, quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, bổn phận truyền giáo, đại kết; và cuối cùng là một phụ lục về Đức Maria (14). Lược đồ này vẫn còn quan niệm Giáo Hội chủ yếu như một xã hội hữu hình, phẩm trật, pháp lý. Cuối khóa họp đầu tiên, lược đồ được đem ra thảo luận, và ngay lập tức nhận được nhiều phê bình gay gắt, chẳng hạn Đức Cha E. De Smedt cho rằng lược đồ còn mang não trạng thích vinh quang (triomphalisme), giáo sĩ trị (cléricalisme), nặng pháp lý (juridisme) (15). Nhiều Nghị phụ lấy làm tiếc vì bản văn không đáp lại ước nguyện của Đức Gioan XXIII là Vaticanô II phải mang tính mục vụ. Nội dung giáo lý trong kho tàng đức tin của Giáo Hội ngàn đời vẫn không thay đổi, nhưng theo ngài, – và sau này Đức Phaolô VI cũng tiếp tục xác định chọn lựa căn bản này – cần phải diễn tả thế nào để đáp ứng với hoàn cảnh xã hội đã thay đổi và mở ra nhiều hình thức tông đồ mới. Giáo Hội nhìn vào mình (ad intra) là một cộng đoàn các tín hữu tham dự vào sự sống của Đức Kitô, để rồi nhìn ra bên ngoài thế giới (ad extra) và phục vụ các nhu cầu của anh chị em (16). Cũng chính vì tính cách mục vụ này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, Vaticanô II không có những mệnh đề kết án với những anathema sit như vẫn thường có trong các Công đồng.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Vaticanô II đã có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về Giáo Hội. Thay vì được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo Hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” (17). Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ: giữa Giáo Hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo Hội công giáo với nhau: giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội hoàn vũ, giữa Giáo Hội công giáo với các Giáo Hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo Hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây: “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14; 20) (18); nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo Hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông.
Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn: amor (113 lần), dialogus (31 lần), evangelizare (18 lần), fraternus– fraterne – fraternitas (87 lần), historia (63 lần), laicus (200 lần), ministerium (147 lần), ministrare (31 lần), missionalis (75 lần), pauper (42 lần), servire (17 lần), servitium (80 lần), evangelium (157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) (19).
2.1 Qui chiếu về phạm trù “societas”: xã hội trở thành mầu nhiệm
Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo Hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo Hội”. Giáo Hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4): “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata”. (20) Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh: nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu (21). Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn: “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo Hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần” (HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo Hội, và như vậy, Giáo Hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi.
Do đó, một người thuộc về Giáo Hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo Hội sẽ được định nghĩa như sau: “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo Hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành”: Giáo Hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo Hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo Hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo Hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo Hội nữa.
Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo Hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo Hội anh chị em với Giáo Hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo Hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo Hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ: không phải là “có” hoặc “không” một cách tuyệt đối, mà là có “nhiều” hay “ít”, là công giáo trọn vẹn hay không trọn vẹn, có tính giáo hội hoàn toàn hay bất toàn. Chính vì vậy mà theo Vaticanô II, Giáo Hội của Đức Kitô không “là” (= không đồng hóa với) Giáo Hội công giáo, nhưng “tồn tại trong (subsistit in) Giáo Hội công giáo” (GH 8), bởi lẽ các Giáo Hội khác ít nhiều cũng là Giáo Hội của Đức Kitô. Phải mất bao nhiêu thế kỷ chúng ta mới khám phá ra tiếng “subsistit in” ấy, và chính sự khiêm tốn nhìn nhận Giáo Hội công giáo không phải là tất cả Giáo Hội của Đức Kitô đã đem lại niềm hy vọng và rút ngắn con đường đại kết.
Mầu nhiệm Giáo Hội vượt quá biên cương hữu hình của Giáo Hội, nên ngay cả những người không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình trên bình diện xã hội, vẫn “qui hướng về Dân Thiên Chúa”, và “nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ” (GH 16). Trong bối cảnh của giáo hội học nặng về pháp lý, dựa vào câu nói của thánh Cyprianô: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, người ta hiểu rằng những người ngoài tổ chức xã hội hữu hình của Giáo Hội không thể được cứu độ. Quả thực là ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ, nhưng Vaticanô II không hiểu theo nghĩa loại trừ, nghĩa là ngoài tổ chức Giáo Hội, không hề có ân sủng và không thể được cứu độ; trái lại Vaticanô II đã hiểu theo nghĩa tích cực là: kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện trong lịch sử một cách hữu hình nơi Giáo Hội, và vì thế Giáo Hội trở thành dấu chỉ và phương tiện mang tính xã hội và hữu hình của ơn cứu độ. Bởi vậy những người ở ngoài Giáo Hội hữu hình vẫn có thể được cứu độ, vì ân sủng của Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt và không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố nhân loại nào. Tuy nhiên Công đồng hiểu là mọi ân sủng đều là ân sủng của Đức Kitô, và Giáo Hội đã được Đức Kitô thiết lập để trở thành dấu chỉ hữu hình của ân sủng của Người trên trần gian, nên mọi ân sủng của Đức Kitô đều ít nhiều mang chiều kích Giáo Hội; bởi vậy những người công chính đều “qui hướng” và thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội một cách nào đó, và như thế ơn cứu độ của họ cũng mang chiều kích Giáo Hội. Đây chính là cơ sở để người ta nói đến các kitô hữu vô danh (22).
2.2 Qui chiếu về phạm trù “societas perfecta”: xã hội hoàn hảo trở thành bí tích.
Vaticanô II dứt khoát từ bỏ não trạng quyền lực của thời thế giới kitô giáo (chrétienté), không còn tự coi mình là một thế lực văn hóa xã hội có đầy đủ mọi tổ chức và quyền hành cạnh tranh với các xã hội thế tục. Lẽ dĩ nhiên Giáo Hội cũng cần có quyền bính để thực hiện mục đích của mình, nhưng Công đồng tỏ ra thận trọng và chỉ nói đến quyền bính trong bối cảnh thi hành sứ mạng, trách nhiệm, bổn phận, và nhất là không còn nhấn mạnh đến quyền ép buộc hoặc xử phạt (x. GH 27; GM 16). Ngoài ra, sự tự do mà Giáo Hội đòi hỏi không đặt nền tảng trên sự thỏa thuận giữa hai quyền lực như trong các thế kỷ trước, nhưng trên sự phục vụ những quyền lợi căn bản của phẩm giá con người. Sứ mạng của Giáo Hội thuộc phạm vi thiêng liêng, nên không hề cạnh tranh với các cộng đoàn chính trị, trái lại, Giáo Hội sẵn sàng hợp tác với xã hội để phục vụ con người (23). Đức Phaolô VI đã tuyên bố với Ngoại giao đoàn rằng Vaticanô II không còn quan niệm Giáo Hội như một thế lực cạnh tranh hoặc chống lại các quyền lực của thế giới, mà chỉ muốn cộng tác để xây dựng thế giới (24). Xin được nhắc lại một đoạn trong diễn văn của Đức Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc ngày 4-10-1965, tức là vào thời điểm đang hoàn thành Hiến chế Gaudium et Spes để chuẩn bị công bố vào ngày 7-12-1965:
Người đang nói với quý vị là một người trong quý vị, là anh em, thậm chí là một người nhỏ nhất trong quý vị, vì quý vị đại diện cho các cường quốc, còn người đang nói chỉ có một chút uy quyền trần thế nhỏ bé tượng trưng; đó chỉ là một chút cần thiết để tự do thi hành sứ mạng thiêng liêng và để bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi độc lập với mọi quyền bính của thế giới này. Chúng tôi không có một chút quyền lực trần gian và không hề có tham vọng cạnh tranh với quý vị. Thực vậy, chúng tôi không xin gì và cũng không đặt vấn đề gì; cùng lắm chỉ là trình bày một ước nguyện, đó là xin phép được phục vụ quý vị trong khả năng chuyên môn của chúng tôi một cách vô vị lợi, với khiêm tốn và yêu thương (25).
Theo Vaticanô II, thái độ căn bản của Giáo Hội là không tách rời khỏi thế gian nhưng đồng hành và phục vụ thế gian. Trong diễn văn khai mạc khóa ba của Công đồng, Đức Phaolô VI đã xác định hướng đi của Giáo Hội: “Mục đích của Giáo Hội không phải là chính Giáo Hội, trái lại, Giáo Hội ao ước được trọn vẹn thuộc về Đức Kitô, nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, được trọn vẹn thuộc về nhân loại, ở giữa nhân loại, sống cho nhân loại” (26). Đó là sự chọn lựa căn bản. “Tất cả giáo lý phong phú của Công đồng chỉ nhắm một mục đích là phục vụ con người. […] Có thể nói Giáo Hội là đầy tớ (ancilla) của nhân loại. […] Ý tưởng «phục vụ» chiếm vị trí trung tâm trong Công đồng” (27).
Nhận thức ấy đã đưa các nghị phụ Công đồng trở về với các giáo phụ và khám phá ra ý niệm bí tích để áp dụng vào Giáo Hội: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội tựa như bí tích, - tức là như dấu chỉ và khí cụ -, của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1). Khẳng định ấy bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, trên bình diện tín lý, Vaticanô II xác nhận Giáo Hội không có mục đích nơi chính mình, không phải là cứu cánh mà chỉ là dấu hiệu và phương tiện của ơn cứu độ. Khác với quan niệm trước đây, theo Vaticanô II, Giáo Hội không đồng hóa với Nước Trời nhưng là sự hiện diện mầu nhiệm (in mysterio) của Nước Đức Kitô (x. GH 3), là “mầm mống và khai nguyên của Nước Trời trên trần gian” (GH 5). Từ ngữ mysterio phải được hiểu theo nghĩa sacramentum, và vì thế có thể nói Giáo Hội là bí tích của Nước Trời. Nước Trời là thực tại cánh chung, dù là đã bắt đầu nơi Giáo Hội, còn Giáo Hội dù là dấu chỉ của Nước Trời, nhưng vẫn còn đang lữ hành trong lịch sử và “mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc đời này” (GH 48).
Kế đến trên bình diện mục vụ, vì là bí tích của sự hiệp nhất của toàn thể loài người với Thiên Chúa và với nhau, nên Giáo Hội không tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, trái lại đối thoại, đồng hành, và phục vụ nhân loại. Giáo Hội của Vaticanô II không còn là một xã hội hoàn hảo cạnh tranh hoặc chống lại các cơ cấu của xã hội trần gian, nhưng đã vượt lên trên phạm trù xã hội để trở thành bí tích cứu độ, làm men và muối, trở thành sức năng động nâng đỡ và thúc đẩy thế giới đi tới cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Chính ý thức về lịch sử và cánh chung đã làm cho Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến thế giới. Suốt hai mươi thế kỷ, Giáo Hội dường như không có ý thức mãnh liệt về lịch sử và vì thế dường như vắng mặt khỏi thế giới. Khái luận thần học về cánh chung chỉ dừng lại ở những vấn đề “tứ chung”, “de ultimis rebus”, đó là: chết, luyện ngục, thiên đàng và hỏa ngục. Y. Congar cho thấy bộ từ điển vĩ đại thuộc loại kinh điển Dictionnaire de Théologie catholique gồm có 41.338 cột, in thành 15 tập to lớn, xuất bản từ năm 1903 đến 1950, thế mà không hề nhắc tới nghề nghiệp, việc làm, gia đình, phụ nữ, tình yêu hôn nhân, tính dục, thân xác, niềm vui, đau khổ, bệnh tật, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, thế giới, nhân vị, giáo dân,… Và Congar nhận xét chí lý: một tôn giáo không có thế giới sẽ đưa tới hậu quả tất nhiên như chúng ta đang chứng kiến, đó là một thế giới không có tôn giáo (28). Vì thế chương VII của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium khẳng định chiều kích lịch sử và cánh chung của Giáo Hội: lữ hành trong lịch sử nhân loại và mang những đặc tính và dấu vết của đời này, Giáo Hội đang trên đường tiến về cánh chung. Giáo Hội ở trong thế giới và tiến bước trong lịch sử, nhưng thế giới đã được tháp nhập vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: kế hoạch đó khởi nguồn từ cuộc Vượt qua của Đức Kitô và đang nhắm tới cùng đích là Nước Trời cánh chung; còn vai trò của Giáo Hội hiện nay là trở thành người loan báo và là bí tích của kế hoạch ấy: Giáo Hội hiện diện trong thế giới “như là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (GH 48). Giáo Hội và thế giới vẫn phân biệt nhau, nhưng vì cả hai đều theo đuổi cùng một mục đích tối hậu, nên một cách nào đó cả Giáo Hội và thế giới đều làm nên chung một lịch sử là lịch sử cứu độ, vì nguyên lý duy nhất vẫn là Đức Kitô: “Thiên Chúa vừa là Đấng Cứu độ vừa là Đấng Tạo dựng, làm chủ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử cứu độ” (MV 41). Vấn đề này sẽ được triển khai sâu rộng trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.
2.3 Qui chiếu về phạm trù “societas inaequalis et hierarchica”: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa
Vaticanô II không phủ nhận tính chất cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và không hề chối bỏ Vaticanô I, trái lại vẫn dành cả chương III để nói về phẩm trật và vẫn nhắc lại giáo lý của Vaticanô I về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng (x. GH 18). Tuy nhiên Vaticanô II không còn nhìn Giáo Hội như một kim tự tháp và không đóng khung Giáo Hội trong cơ cấu phẩm trật. Như chúng ta đã nói, Lược đồ thứ nhất De Ecclesia vẫn còn mang nặng tinh thần pháp lý. Từ đầu năm 1963, Ủy ban giáo thuyết của Công đồng đã phải soạn thảo lại một bản văn khác. Có ít nhất mười lăm dự thảo được đề nghị, nhưng cuối cùng một Lược đồ mới gồm bốn chương được gửi tới các Nghị phụ và được thảo luận từ 30-9 đến 31-10 năm 1963: I- Mầu nhiệm Giáo Hội; II- Cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, đặc biệt về chức giám mục; III- Dân Chúa, đặc biệt là giáo dân; IV- Lời kêu gọi nên thánh trong Giáo Hội (29). Cuộc thảo luận đã đi tới kết luận là sắp xếp lại Lược đồ thành tám chương như chúng ta thấy hiện nay, trong đó chương II bàn đến Dân Thiên Chúa, tức là tất cả những gì liên quan đến toàn thể các tín hữu kitô; rồi sau đó mới nói đến các thành phần khác nhau trong Dân Chúa: phẩm trật trong chương III, giáo dân trong chương IV, tu sĩ trong chương VI. Sự thay đổi dàn bài đó rất có ý nghĩa: các Nghị phụ thấy rằng Phẩm trật chỉ có ý nghĩa khi được đặt vào trong lòng Dân Thiên Chúa và để phục vụ Dân Thiên Chúa chứ không phải là tất cả Giáo Hội và cũng không phải là cánh cửa hoặc là phẩm tính đầu tiên của Giáo Hội.
Ý niệm Dân Thiên Chúa trước hết gợi lại lịch sử cứu độ và những chặng đường của dân Do thái lữ hành trong sa mạc, và vì thế cũng cho thấy Giáo Hội là dân Israel mới đang lữ hành giữa những thăng trầm để tiến bước về thành thánh tương lai bất diệt. Dân Thiên Chúa cũng nói lên tính cách cộng đoàn của các tín hữu: “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc…” (GH 9). Danh xưng Dân Thiên Chúa còn cho thấy Giáo Hội không phải là một ý niệm trừu tượng hay chỉ là một định chế, một cơ cấu pháp lý tựa như một pháp nhân, nhưng trước hết đó là những con người cụ thể được tái sinh nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Giáo Hội là Giáo Hội của những con người được kêu gọi giữa loài người để thi hành sứ mạng cho loài người.
Từ xác tín này, trước hết Vaticanô II khơi dậy ý thức sống động về Giáo Hội địa phương. Từ lâu trước Công đồng, người ta đã từng tranh luận xem chức giám mục có phải là bí tích không. Các Nghị phụ đã dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền để đưa ra kết luận dứt khoát và tuyên bố chức giám mục là bí tích, đồng thời khám phá lại chiều kích tập đoàn (collegium) và hiệp thông của chức giám mục (x. GH 21-22). Cùng với việc nhận ra bí tích tính của chức giám mục, Công đồng cũng thấy được tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương. Dân Thiên Chúa là cộng đoàn duy nhất nhưng lại hiện diện nơi mọi dân mọi nước trần gian, hiện diện cách cụ thể trong từng địa phương. GH 23 và GM 11 cho thấy mỗi giáo phận, mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thể hiện trọn vẹn và đầy đủ mầu nhiệm Giáo Hội, vì ở đó có thừa tác vụ giám mục, có Lời Chúa và Thánh Thể; và chính trong Giáo Hội địa phương ấy mà Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự. Người ta chỉ thấy Giáo Hội hiện diện cụ thể tại địa phương này hay địa phương kia, chứ không thấy một Giáo Hội trừu tượng. Tuy nhiên Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại; có thể nói Giáo Hội ấy có một hiện hữu riêng và đã hiện hữu trước khi được thể hiện tại từng Giáo Hội địa phương. Chỉ có Giáo Hội hoàn vũ mới thực sự là Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô cách trọn vẹn, chỉ Giáo Hội ấy mới có thừa tác vụ Phêrô, và cũng chỉ Giáo Hội ấy mới biểu lộ trọn vẹn các phẩm tính của mầu nhiệm Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Dân Thiên Chúa ở mỗi địa phương mang dấu ấn riêng của từng nơi chốn và thời đại, của văn hóa và lịch sử tại địa phương ấy. Cộng đoàn Giáo Hội luôn luôn được định vị trong thời gian và không gian, tức là được địa phương hóa: đó không phải là yếu tố ngẫu nhiên hay tùy phụ, trái lại, đó là đòi hỏi của định luật nhập thể. Ý thức tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương chính là ý thức về một sự nhập thể cần thiết phải có để biểu lộ cụ thể mầu nhiệm Giáo Hội, và đồng thời cũng là ý thức về sự cần thiết của vấn đề hội nhập văn hóa, và như thế mới có thể xây dựng một Giáo Hội thực sự là công giáo (x. GH 13; 23).
Một cách đặc biệt, khi gọi Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Công đồng muốn nhấn mạnh đến tính cách bình đẳng căn bản giữa tất cả các kitô hữu. Giáo Hội trước hết không phải chỉ là giáo phẩm mà là cộng đoàn gồm tất cả những người tin vào Đức Kitô. Giá trị đầu tiên đó là được lãnh nhận bí tích rửa tội và Thánh Thể, nhờ đó tín hữu được tham dự vào sự sống của Đức Kitô để trở thành kitô hữu và làm thành Dân Thiên Chúa. Danh hiệu Dân Thiên Chúa liên quan và bao gồm mọi tín hữu kitô, nghĩa là cả phẩm trật lẫn giáo dân, vì “giữa tất cả mọi người vẫn có sự bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng Thân thể Đức Kitô” (GH 32). Sự bình đẳng căn bản của tất cả các kitô hữu đặt nền tảng trên chức tư tế chung do bí tích rửa tội đem lại. Đây chính là một tái khám phá của Công đồng. Các giáo phụ cũng như các tiến sĩ Giáo Hội đã từng dựa vào 1Pr 2, 9 để khai triển đề tài chức tư tế chung của các tín hữu. Nhưng vì những người Cải cách đã dựa vào chức tư tế phổ quát để chối bỏ chức tư tế thừa tác, nên Công đồng Trentô đã nhấn mạnh đến tính chất đặc thù cao cả của chức linh mục thừa tác. Tuy nhiên người ta dễ đi từ thái cực này đến thái cực kia: sự nhấn mạnh đôi khi quá đáng làm cho nhiều tín hữu trong suốt bốn thế kỷ quên đi địa vị và sứ mạng của mình để trở thành những người thụ động ù lỳ trong Giáo Hội. Vaticanô II đã lập lại sự quân bình khi cho thấy chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác khác biệt nhau về bản chất nhưng đồng thời cũng bổ túc cho nhau để cùng thể hiện sự phong phú nơi chức tư tế duy nhất của Đức Kitô (x. GH 10-11).
Đôi khi người ta nhân danh Giáo Hội là Dân Thiên Chúa để đề cao giáo dân và loại trừ phẩm trật. Thật là sự hiểu lầm đáng tiếc, Dân Thiên Chúa không đồng nghĩa với giáo dân. Sự bình đẳng căn bản không loại trừ việc khác biệt nhau trong thừa tác vụ, vì các chi thể chỉ là một trong Đức Kitô nhưng lại thi hành những nhiệm vụ khác nhau để làm cho thân thể được lớn lên (x. GH 7; 32).
Như vậy người giáo dân từ nay không còn là người ở bên lề Giáo Hội hay chỉ là thành phần thứ yếu, trái lại họ chu toàn một sứ mạng quan trọng và đặc thù trong thế giới: ”Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (GH 33). Giáo Hội không thể chu toàn trọn vẹn sứ mạng thánh hóa thế gian nếu không có những người giáo dân thánh hóa thế giới “như men từ bên trong”, “qua các công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội” (GH 31). Sứ mạng của họ không do hàng giáo phẩm chia phần cho, nhưng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của ơn gọi giáo dân, đó là tính chất trần thế.
Vì Giáo Hội là toàn Dân Thiên Chúa, việc nên thánh không còn là chuyện của các nhà tu hành mà là bổn phận của tất cả mọi người môn đệ Đức Kitô. Giáo Hội là thánh không phải chỉ trên bình diện cơ cấu hay hữu thể, nhưng cả trên bình diện hiện sinh nữa. Giáo Hội phải là cộng đoàn những con người thánh thiện, vì thế Hiến chế Lumen Gentium dành cả chương V để kêu gọi tất cả mọi kitô hữu nên thánh, rồi sau đó trong chương VI mới nói đến con đường nên thánh đặc thù của các tu sĩ. Nếu các tu sĩ được kêu gọi “tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm để hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt” (GH 44), thì tất cả mọi kitô hữu vì đã được thánh hóa nhờ bí tích rửa tội, nên dù ở “bất cứ bậc sống hay địa vị nào, cũng được kêu gọi để tiến đến sự viên mãn của đời sống kitô hữu và tiến đến sự trọn lành của đức ái” (GH 40). Từ các mục tử, giám mục hay linh mục, những người đang thi hành thừa tác vụ thánh, hoặc các tu sĩ sống trong cộng đoàn tu viện, đến các giáo dân sống đời hôn nhân giữa bụi trần của cuộc đời ô trọc, hay những người góa bụa, khổ đau, tất cả đều có thể và có bổn phận nên thánh để làm chứng cho Đức Kitô: sự thánh thiện phải được thực hiện và biểu lộ “trong và nhờ những trạng huống, chức nghiệp hay hoàn cảnh của cuộc sống” (GH 41). Do đó, cuộc sống giữa đời của người giáo dân không phải là một cản trở cho sự thánh thiện, và muốn nên thánh cũng không đòi phải trốn khỏi thế gian, trái lại, sống giữa đời với những bổn phận trần thế chính là con đường nên thánh của giáo dân và là nét đặc thù trong ơn gọi nên thánh của họ. Như vậy với Vaticanô II, sự thánh thiện không còn là đặc ân của một thiểu số, cũng không chỉ nằm trên bình diện tu đức hoặc chỉ là chuyện sở thích cá nhân; trái lại nó mang chiều kích Giáo Hội, nghĩa là nó biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội và là một đòi hỏi thiết yếu gắn liền với ơn gọi của từng người trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa.
Sau hết sẽ thật là thiếu sót nếu trình bày về giáo hội học của Vaticanô II mà không nói đến Đức Maria, bởi vì Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đã dành cả một chương cuối để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Chính tựa đề của chương VIII đã cho thấy ý nhắm sâu xa của Công đồng: phải nhìn Đức Maria trong lịch sử cứu độ, tức là trong ánh sáng của mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, và đó chính là một cái nhìn mới (30). Một mặt, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và được những đặc ân độc nhất vô nhị. Nhưng mặt khác, mầu nhiệm Đức Maria chỉ có ý nghĩa khi được tháp nhập vào mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội. “Đức Mẹ được chào kính như chi thể tối cao và độc nhất vô nhị của Giáo Hội, đồng thời như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái” (GH 53). Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội, là Đấng cộng tác cách đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô, là Đấng Trung gian tùy thuộc vào vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng đồng thời Người cũng là môn đệ đầu tiên biết lắng nghe và giữ lời Đức Kitô; trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa, Mẹ trổi vượt mọi tín hữu nhưng Mẹ không ở ngoài Giáo Hội, trái lại Mẹ vẫn là chi thể, một chi thể độc nhất ở vị trí tối cao của Giáo Hội.
Điều quan trọng đối với giáo hội học, đó là con người Đức Maria biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội. Thật vậy, cũng như Đức Maria là Mẹ và là Trinh Nữ, Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ và là Trinh Nữ qua chính con người của Đức Maria là “người đi tiên phong và là gương mẫu” của Giáo Hội (GH 63). Giáo Hội là thánh, nhưng sự thánh thiện của Giáo Hội được biểu lộ qua chính Đức Maria, vì “qua con người của Đức Trinh Nữ, Giáo Hội đã đạt tới một sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền”, trong khi chúng ta còn đang phải chiến đấu với tội lỗi để tiến lên trên con đường thánh thiện (GH 64). Sau nữa, “Mẹ của Đức Giêsu hôm nay đã được vinh hiển hồn xác trên trời chính là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành đời sau” (GH 68). Tất cả những đặc ân Đức Mẹ nhận được là vì Đức Kitô và vì thân thể của Người là Giáo Hội; hơn nữa chính qua các đặc ân của Đức Mẹ mà Giáo Hội nhận ra ơn gọi và định mệnh của mình, chính qua việc nhìn ngắm Đức Mẹ mà Giáo Hội thấy được chính mình và nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới. Đức Maria vừa là mẹ vừa là người môn đệ gương mẫu cho Giáo Hội, vừa là người đi trước vừa là kẻ đồng hành với Giáo Hội nhưng cũng là người về đến quê nhà trước Giáo Hội.
3. CÁI MỚI VẪN CHƯA CŨ
Thời gian chỉ cho phép chúng ta làm công việc kê toa thuốc, nghĩa là nói quá nhiều mà vẫn là quá ít. Nhưng rảo quanh một vòng ít nữa cũng gợi lên phần nào cái tinh thần mới trong giáo hội học của Vaticanô II. Hôm nay, 38 năm sau ngày bế mạc, Công đồng vẫn còn là mới mẻ và hợp thời, nhất là đối với nhiều người công giáo Việt Nam. Thực ra ngay từ khi Vaticanô II mới kết thúc, người ta đã nói rằng có lẽ cần một Vaticanô thứ III để bổ túc cho Vaticanô II. Chẳng hạn nếu như Vaticanô II dung hòa được sự chia cách giữa Giáo hoàng với giám mục, thì cũng cần một Công đồng khác để bàn đến mối liên hệ giữa giáo sĩ, cách riêng là linh mục, với giáo dân. Người ta cũng nhận xét rằng định nghĩa về giáo dân của Vaticanô II còn mang tính cách giáo luật: giáo dân không phải là giáo sĩ hay tu sĩ, và vì thế cần phải có một định nghĩa khác tích cực hơn và có tính cách thần học hơn. Ngoài ra, nhiều người ngày nay không muốn gọi Vaticanô II là Công đồng chung (concile oecuménique), vì Vaticanô II mới mở rộng những cánh cửa của hiệp nhất, còn thực tế các anh em của các Giáo Hội ngoài công giáo vẫn chưa có tiếng nói tại hội nghị. Và còn nhiều chuyện khác nữa (31).
Quả thực Công đồng đã không làm được hết mọi chuyện, và chính Công đồng cũng ý thức rằng mình chưa thực hiện được hết mọi dự tính. Nhưng có lẽ chúng ta đều nhận rằng Công đồng đã làm một cuộc cách mạng về giáo hội học, một cuộc khai phá để đem lại luồng khí mới cho Giáo Hội như Đức Gioan XXIII từng mơ ước. Những giá trị mà Công đồng đã khám phá hoặc tái khám phá vẫn còn đang tạo nên những chuyển biến tích cực trong Giáo Hội và trong thế giới. Để kỷ niệm 20 năm ngày bế mạc Công đồng, Đức Gioan-Phaolô II đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám mục đặc biệt vào năm 1985 để “họp mừng, chứng thực và cổ võ thực hiện Công đồng Vaticanô II”; các Nghị phụ đã tuyên bố rằng Công đồng quả là một hồng ân và là ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho thế giới trong thế kỷ này, và mời gọi mọi người học hỏi và đào sâu các văn kiện của Công đồng để đem ra thực hành (32). Riêng đối với Đức Gioan-Phaolô II, Vaticanô II là tất cả chương trình hành động của ngài: “Tôi đã được hồng ân đặc biệt là tham dự và cộng tác tích cực vào diễn tiến của Công đồng. Đối với tôi, cách riêng trong những năm của triều đại giáo hoàng của tôi, Vaticanô II đã và vẫn luôn luôn là điểm quy chiếu thường xuyên cho mọi hoạt động mục vụ của tôi, qua việc cố gắng đem các hướng dẫn của Công đồng ra áp dụng một cách cụ thể và trung thành, ở bình diện mỗi Giáo Hội cũng như ở mức độ toàn Giáo Hội. Phải không ngừng trở về với nguồn mạch này” (33). Và rồi để bước vào thiên niên kỷ mới, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã nhiều lần kêu gọi phải áp dụng Công đồng, vì đó là một ân huệ lớn lao của Thiên Chúa: “Năm tháng qua đi, nhưng các bản văn của Công đồng vẫn không hề mất giá trị và vẻ sáng chói. […] Đó vẫn là địa bàn (boussole) đáng tin cậy hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường của thế kỷ đang tới” (34).
Giáo hội học của Vaticanô II cho tới nay vẫn còn là một sứ điệp mang tính thời sự và có tính chất ngôn sứ. Không biết chừng nào sẽ có Vaticanô III, nhưng ít nữa Vaticanô II vẫn còn là một luồng sáng hướng đạo cho Giáo Hội trong thời đại chúng ta, và vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới sẽ là đào sâu và áp dụng cách sáng tạo những định hướng của Công đồng. Xin được nêu lên một vài gợi ý nhỏ.
Trước tiên hơn lúc nào hết, Giáo Hội hôm nay vẫn còn phải được xây dựng theo mô hình hiệp thông. Lẽ dĩ nhiên như chúng ta đã nói, mẫu giáo hội học hiệp thông không phải là mà cũng không thể là kiểu mẫu duy nhất để xây dựng Giáo Hội. Tuy nhiên đó là một kiểu mẫu trọng tâm, nền tảng và thiết yếu; và nếu như sau hết mọi sự sẽ chỉ có tình yêu là tồn tại mãi mãi, thì sự hiệp thông cũng sẽ mãi mãi là sự sống và là chứng từ của Giáo Hội đối với thế giới. Nhân loại hôm nay bị xâu xé vì chiến tranh và hận thù, từ chiến tranh quốc gia, chiến tranh kinh tế đến chiến tranh sắc tộc hay tôn giáo, và con người trở thành tế vật hy sinh của những tham vọng thống trị. Vì thế con người thời nay chờ đợi nơi Giáo Hội một chứng từ về sự hòa giải và về khả năng hiệp nhất trong đa dạng; điều đó chỉ có được khi Giáo Hội sống hiệp thông theo kiểu mẫu của mô hình hiệp thông nơi Chúa Ba Ngôi. Công đồng nhắc lại một lời của Đức Gioan XXIII: “Những gì liên kết các tín hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự” (MV 92).
Bên cạnh chiến tranh bom đạn là cuộc chiến của đồng tiền và kỹ thuật. Chúng ta đang dần dần tiến lên một xã hội giàu mạnh và hiện đại hóa. Nhưng cái thách đố lớn lao của xã hội hôm nay là người ta chạy theo công việc và lo làm giàu nên không còn giờ để sống cho nhau nữa. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, càng ngày càng có nhiều người nghèo hơn, nhiều người cô đơn và bị bỏ rơi hơn. Xã hội hiện đại hóa cũng là một xã hội công nghiệp hóa: tất cả đều chuyển sang máy móc tự động, ngay cả con người cũng trở thành một cỗ máy trong xưởng máy lớn lao của thế giới. Hiện đại hóa còn là đô thị hóa, đời sống trở nên nhộn nhịp đông đúc, nhưng trong đó mỗi người chỉ là một con số vô danh giữa một đám đông xô bồ. Con người hôm nay cần đến một tình yêu có khả năng ôm ấp, cảm thông và chia sẻ với những nỗi khổ đau và cô đơn của mình, và như vậy một Giáo Hội của sự hiệp thông sẽ trở thành niềm hy vọng cho những người đang đi tìm một mái nhà ấm áp thân yêu.
Kế đến, phạm trù bí tích áp dụng vào Giáo Hội mang một ý nghĩa hiện sinh và giải thích lý do sự hiện diện của Giáo Hội trong thế giới. Trung thành với lệnh truyền của Đức Kitô, Giáo Hội đã lên đường với hoài bão làm cho tất cả các dân tộc trở thành môn đệ của Chúa. Bao nhiêu lớp người đã vất vả ra đi gieo hạt giống Tin mừng, bao nhiêu máu đào của các vị tử đạo đã thấm vào mảnh đất của các dân tộc, rất nhiều chương trình truyền giáo, rất nhiều nỗ lực canh tân, nhưng hôm nay, sau hai mươi thế kỷ, Giáo Hội vẫn còn là “đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12, 32) giữa cộng đoàn nhân loại đông đảo. Dù công việc loan báo Tin Mừng đã đem lại nhiều kết quả lớn lao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Giáo Hội càng ngày càng trở thành thiểu số giữa lòng thế giới, nhất là khi tinh thần tục hóa ngày càng thấm nhập vào mọi cơ cấu và lãnh vực của đời sống con người. Rất nhiều khi một cách nào đó, các cộng đoàn kitô hữu giống như những kẻ bị lưu đày giữa thế gian, như những ốc đảo giữa các đại dương mênh mông. Giáo Hội sẽ chẳng bao giờ còn được phép mơ thấy một vương quốc kitô cạnh tranh hoặc bao trùm các vương quốc trần gian. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội thất vọng. Giáo Hội có con đường của riêng mình. Công đồng đã diễn tả thân phận và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới bằng những lời mà có lẽ mãi mãi vẫn không bao giờ lỗi thời: “Dân tộc thiên sai, tuy hiện nay chưa bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra như một đàn chiên nhỏ, nhưng lại là một mầm mống vững chắc nhất của sự hiệp nhất, của niềm hy vọng và của ơn cứu độ, cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy được Đức Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu độ cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất” (GH 9).
Sau hết, Công đồng đã mở ra cho Giáo Hội một viễn ảnh mới để đi vào lòng thế giới hôm nay, đó là giáo hội học của phục vụ. Như chúng ta đã trích lời của Đức Phaolô VI, một cách nào đó Giáo Hội từ nay mang một danh hiệu mới, đó là đầy tớ của nhân loại (35). Tinh thần phục vụ thấm nhập sâu xa vào trong các văn kiện của Vaticanô II và đã trở thành một trong những điểm thiết yếu của Công đồng. Tinh thần phục vụ ấy ngày càng tỏ ra cần thiết và hợp thời. Chỉ nói riêng tại châu Á, nỗ lực của Liên Hội Đồng Giám mục châu Á (FABC) là đem tinh thần phục vụ của Công đồng vào trong bối cảnh nghèo đói, đa văn hóa và đa tôn giáo của lục địa lớn lao này, trong đó các kitô hữu chỉ là một thiểu số 2% (36). Càng ngày các Giám mục của châu Á càng ý thức rằng chỉ có con đường phục vụ mới có khả năng thâm nhập vào các cơ cấu và giá trị của xã hội để phúc âm hóa chúng. Ba mươi ba năm sau Công đồng, Thượng Hội Đồng Giám mục về châu Á đã làm sống lại tinh thần của Vaticanô II và đồng thanh tuyên bố: “Như Đức Giêsu, ước gì Giáo Hội ngày càng trở thành một Giáo Hội đầy tớ và tiếp tục sứ mạng yêu thương và phục vụ các dân tộc châu Á” (37). Theo các Nghị phụ, cách thức hiện diện đặc thù của Giáo Hội tại châu Á, đó là phục vụ. Trở thành đầy tớ là một trong các nhân tố góp phần biến đổi bộ mặt tây phương của Giáo Hội thành bộ mặt mang tính châu Á (38). Đây là một đòi hỏi ưu tiên, vì trong bối cảnh châu Á, phục vụ như một tôi tớ là con đường thích hợp nhất để thông truyền sứ điệp Tin mừng, là cách hiện diện dễ đi vào lòng người nhất, và là cách tốt nhất để sống chung hòa bình với các tôn giáo khác.
Như vậy cái mới của giáo hội học của Vaticanô II vẫn chưa phải là cũ đối với chúng ta. Để kết thúc, xin được trích lại lời của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Văn hóa trong hội thảo chuyên đề “Bốn mươi năm sau Vaticanô II nhìn lại”: “Nhìn lại Vaticanô II là một điểm tái khởi hành. [...] Nếu trong bốn thập niên qua, Công đồng đã khơi lên bao sức sống được mệnh danh là luồng gió mới cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như cho Giáo Hội địa phương, thì hôm nay thiết nghĩ, Vaticanô II cũng vẫn còn đó nền tảng sức sống làm thành nguồn cảm hứng mới cho những cộng đoàn Giáo Hội thiết tha với sứ mệnh lên đường. Duc in altum. Hãy chèo ra chỗ nước sâu” (39).
1 Nói một cách tổng quát, hai mươi Công đồng trước đây xoay quanh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Chúa Thánh Thần, ân sủng, các bí tích, hoặc tái lập hiệp nhất và kỷ luật trong Giáo Hội. Người ta cũng đã bàn về các thành phần trong Giáo Hội, chẳng hạn như chức linh mục hoặc quyền tối thượng của Đức Giáo Chủ, nhưng chưa có một Công đồng nào dành được một chương nguyên vẹn để nói về mầu nhiệm Giáo Hội.
– Ký hiệu viết tắt: GH = Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium); MV = Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes); GM = Sắc lệnh về nhiệm vụ của Giám mục (Christus Dominus); HN = Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis Redintegratio); TG = Sắc lệnh về truyền giáo (Ad Gentes); TD = Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae).
2 Chẳng hạn trong các văn kiện của Vaticanô II, có 93 lần trích dẫn các Công đồng trước, trong đó 21 lần từ Trentô và 24 lần từ Vaticanô I; 201 lần trích dẫn hoặc qui chiếu về các văn kiện của Đức Piô XII. Xem E. Innocenti, Le citazioni pontificie nei documenti conciliari, trong Concretezza (16-7-1966) 6-10.
3 Xem Văn bản gửi cho Ủy Ban chuyên môn ngày 2-7-1960, trong S. Garofaro (dir.), Dizionariodel Concilio Ecumenico Vaticano Secondo, Roma 1969, cột 125. Chính Đức Piô XI và XII cũng đã có ý tiếp tục Vaticanô I nhưng chưa thực hiện được. Và khi chuẩn bị Công đồng, người ta đã nêu lên câu hỏi: đây là một Công đồng mới hay là nối tiếp Vaticanô I.
4 Diễn văn ngày 8-12-1969, trong Documentation catholique 1554 (1970) 10 tt.
5 Xem H. Pottmeyer, Continuità e innovazione nell’ecclesiologia del Vaticano II. L’influsso del Vaticano I sull’ecclesiologia del Vaticano II e la ri-recezione del Vaticano I alla luce del Vaticano II, trong G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981, 71-95.
6 Xem A. Acerbi, Due ecclesiologie. Ecclesiologia giuridica ed ecclesiologia di comunione nella “Lumen Gentium”, Bologna 1975.
7 Xem A. Dulles, Models of the Church, New York 1987. Tác giả trình bày năm mẫu căn bản: Giáo Hội như một đinh chế, như sự hiệp thông mầu nhiệm, như bí tích, như người loan báo Tin mừng, như người tôi tớ phục vụ. Vị Hồng Y này đề nghị một mẫu mới: Giáo Hội là cộng đoàn các môn đệ Đức Kitô.
8 R. Bellarminô, De Ecclesia, III, 2, Colonia 1619, 108.
9 Xem J. Rigal, Le mystère de l’Eglise. Fondements théologiques et perspectives pastorales, Paris 1996, 69-70.
10 XemY.Congar,Le Concile de Vatican II. Son Eglise. Peuple de Dieu et Corps du Christ,Paris 1984, 10.
11 Huấn dụ của Đức Piô IX với Cơ Mật Viện, Multis gravibusque, ngày 17-12-1860. Đức Piô IX nhấn mạnh nhiều lần với Cơ Mật Viện: Singulari quadam (9-12-1854), Maxima quidem laetitia (9-6-1862); rồi trong thông điệp Vix dum a Nobis (7-3-1874). Mệnh đề sau đây đã bị ngài lên án: “Giáo Hội không phải là một xã hội đích thực và hoàn hảo, hoàn toàn tự do, và không được hưởng các quyền riêng và trường tồn đã được Đấng Sáng Lập thần linh ban cho; chính quyền dân sự mới có quyền xác định các quyền của Giáo Hội và những giới hạn để thực thi các quyền này” (Syllabus, mệnh đề 19, 8-12-1864: DS 2919). Sau này, Đức Lêô XIII cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này (Diuturnum illud, 29-6-1881; Immortale Dei, 1-11-1885: DS 3167; Libertas praestantissimum, 20-6-1888), rồi Đức Piô X (Compendio della dottrina cristiana, 1905), Đức Bênêđitô XV (Providentissima Mater Ecclesia, 1917), Đức Piô XI (Divini illius magistri, 1929: DS 3685).
12 Mansi 51, 543.
13 Xem A. Antòn, Lo sviluppo della dottrina sulla Chiesa nella teologia dal Vaticano I al Vaticano II,L’ecclesiologia dal Vaticano I al Vaticano II, Brescia 1973, 64-69; O. Rousseau, La Constitution “Lumen Gentium” dans le cadre des mouvements rénovateurs de théologie et de pastorale des dernières décades, Unam Sanctam 51 b, 35-56; B. Kloppenburg, Ecclesiology of Vatican II, Chicago 1974, 1-10; R. Aubert, La théologie catholique au milieu du XXe siècle, (Cahiers de l’actualité religieuse), Tournai 1954.
14 Acta Synodalia, I/IV, 12-121.
15 Acta Synodalia, I/IV, 142 tt. Các nhận xét khác cũng tương tự: G. D’Avak, sđd., 148-150; A. Bea, sđd, 227-230, vv…
16 Đức Gioan XXIII: Audience générale, 25-10-1961, trong Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II Apparando, II/I, 117; Diễn văn khai mạc Công đồng, 11-10-1962, trong Acta Synodalia Sacrosancti Concilii Vaticani II, II/I, 172; Nuntius radiophonicus, 11-9-1962, AAS 54 (1962) 680. Đức Phaolô VI: Diễn văn khai mạc khóa IV, 14-9-1965, AAS 57 (1965) 79; Diễn văn kết thúc khóa IV.
17 Thượng Hội Đồng Giám Mục 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II), Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1980.
18 A. Acerbi (sđd) chứng tỏ rằng Công đồng vẫn giữ lại các yếu tố của một giáo hội học pháp lý, và nhiều người lấy làm tiếc vì Vaticanô II đã không đẩy vấn đề tới cùng. Nhưng thực ra các kiểu mẫu hay phạm trù giáo hội học không thể loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau, vì Giáo hội cũng mang cả chiều kích xã hội nữa.
19 Theo Y. Congar, Le Concile de Vatican II, sđd, 19.
20 Cyprianô, De Oratione Domini 23, PL 4, 553.
21 G. Philips, L’Église et son mystère au deuxième Concile du Vatican II, t. I, Paris 1967, 91.
22 Xem K. Rahner, Rapporto tra natura e grazia, trong Id., Saggi di antropologia soprannaturale, Roma 1969, 43-78; Id., Ateismo e cristianesimo implicito, trong Id., Nuovi Saggi, III, Roma 1969, 217-248.
23 Xem MV 42 §5; 76; TD 13.
24 “Une chose est certaine: l’évolution s’est faite dans le sens d’une prise de conscience croissante par la "cité temporelle" de son autonomie vis-à-vis de la "cité spirituelle", et réciproquement du désengagement de cette dernière par rapport à la cité temporelle. Mais alors que leur diversité même a pu les faire apparaýtre parfois non seulement distinctes, mais rivales et opposées, aujourd’hui, grâce à Dieu, et de plus en plus – et Nous voudrions souhaiter qu’il en soit ainsi dans le monde entier – elles ne se posent plus en adversaires. En ce qui concerne l’Église, en tout cas, son désir de collaboration avec les pouvoirs de ce monde est sans arrière-pensée: les actes du Concile l’ont prouvé avec éclat” (Discours au Corps diplomatique, 8 -1-1966, AAS 58 [1966] 144).
25 Diễn văn ngày 4-10-1965, AAS 57 (1965) 877.
26 Diễn văn ngày 14-9-1964, trong Documentation catholique (1964) 1222.
27 Bài giảng tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 58.
28 Y. Congar, sđd, 27.
29Cf. Acta Synodalia, II/I, 215-274.
30 Thực ra gần một nửa Nghị phụ muốn tách riêng lược đồ về Đức Maria. Ngày 29-10-1963, câu hỏi được đặt ra cho các Nghị phụ là: có muốn đổi lược đồ về Đức Trinh Nữ Mẹ Giáo Hội thành chương cuối cùng của lược đồ về Giáo Hội không? Trước hết, có chấp nhận xen lược đồ vào Hiến chế không: trong số 2193 Nghị phụ có mặt, thì 1114 vị bỏ phiếu thuận, 1074 phiếu chống. Kế đến, nếu xen, thì xen vào chỗ nào: Mẹ Thiên Chúa liên kết mật thiết với mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng giáo lý về Đức Maria lại vượt quá giáo lý về Giáo Hội. Do đó chỉ có thể đặt vào phần cuối của Hiến chế.
31 Xem G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981; R. Latourelle (ed.), Vatican II. Bilan et perspectives. Vingt-cinq ans après(1962-1987), 3 tập, Montréal-Paris 1988; Congresso del ventennio dal Concilio Vaticano II (Roma, 18-21/02/1985), 3 tập, Roma 1985.
32 Thượng Hội Đồng Giám mục 1985, Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1780; Nuntius, ibid., 1770-1773.
33 Diễn văn ngày 30-5-1986, số 5, trong AAS 78 (1986) 1273.
34 Tông thư Novo Millennio ineunte, 6-1-2001, số 57. Xem tông thư Tertio millennio adveniente,
35 Bài giảng của Đức Phaolô VI tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, tức là áp ngày bế mạc Công đồng: AAS 58 (1966) 58.
36 Xem Sứ điệp của FABC trong cuộc gặp gỡ lần thứ I tại Manila, 29-11-1970, và các văn kiện khác tiếp the. trong Facoltà Teologica Interregionale Milano, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 57-58. 10-11-1994, số 36.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH sẽ họp với giới nghệ thuật tại Nguyện đường Sistine
Phụng Nghi
09:51 11/09/2009
VATICAN CITY (CNS) - Đức giáo hoàng Benedict XVI đã mời hàng trăm nghệ sĩ tới gặp ngài tại Vatican trong nỗ lực làm sống lại mối liên lạc đặc biệt có tính cách lịch sử giữa đức tin và nghê thuật.
Hơn 500 nhân vật trong thế giới nghệ thuật, kịch trường, văn chương và âm nhạc đã được mời đến họp với Đức giáo hoàng ngay dưới những bức bích họa lừng danh của Michelangelo trong Nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cho biết rằng cuộc họp này là một trong nhiều sáng kiến nhằm bắc một nhịp cầu nối lại khoảng trống ngăn cách giữa tâm linh và cách thức biểu hiện nghệ thuật đã xảy ra trong thế kỷ trước.
Tại một cuộc họp báo ở Vatican hôm 10 tháng 9, Tổng giám mục Ravasi nói rằng sự ngăn cách giữa hai bên có thể thấy được rõ ràng nơi nghệ thuật và kiến trúc của nhiều ngôi nhà thời mới, mà theo ngài thì không trình bầy được vẻ đẹp mà trái lại còn xấu nữa.”
Ngài nói rằng giáo hội hy vọng cuộc đối thoại có thể giúp cho các nghệ sĩ tìm lại được “tính siêu việt (transcendence )” đã gợi hứng cho nhà họa sĩ và điêu khắc Michelangelo ở thế kỷ 16, những người đồng thời với ông và biết bao nhiêu nghệ sĩ khác nữa, để tạo thành những công trình nghệ thuật tôn giáo trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Danh sách khách mời tới họp với Đức giáo hoàng bao gồm những người đã thành danh trong giới nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn, như kịch trường, khiêu vũ, điện ảnh và truyền hình.
Danh sách các nghệ sĩ sẽ được tiết lộ gần sát ngày họp, nhưng một số tên tuổi đã được đề cập tới trong buổi họp báo: nhạc sĩ người Ý viết nhạc phim Ennio Morricone, nhà biên đạo kịch Bob Wilson, kiến trúc sư Daniel Libeskind, và Bono, ca sĩ trưởng nhóm U2. Nhà nghệ sĩ Mỹ Bill Viola đã được mời nhưng cho biết không thể tới dự được.
Tổng giám mục Ravasi nói cuộc họp được triệu tập là để tiếp nối những nỗ lực lập lại mối quan hệ với giới nghệ thuật đương đại trước đây của các giáo hoàng. Bốn mươi lăm năm trước Đức giáo hoàng Phaolô VI đã có một buổi gặp gỡ tương tự như thế với các nghệ sĩ tại Nguyện đường Sistine, và mấy năm sau đã khai trương Bộ sưu tập Nghệ thuật Tôn giáo thời Hiện đại trong khuôn viên viện Bảo tàng Vatican. Mười năm trước đây, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết bức “Thư gửi Nghệ sĩ”, trong đó ngài khen ngợi công trình của họ và thúc giục cho có một sự cộng tác nhiều hơn giữa giáo hội và giới làm nghệ thuật.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Antonio Paolucci, Giám đốc Bảo tàng viện Vatican nói rằng nghệ thuật tôn giáo đương đại đã bị sa sút vì “khiếu thưởng ngoạn xấu đi.” Ông cho biết vào thời trung cổ, giáo dân sống cuộc đời nghèo khó và không mầu sắc nhưng lại tìm được những sắc mầu rực rỡ và “một chút thoáng nhìn dáng vẻ của thiên đàng” khi đi lễ ở các ngôi thánh đường tràn đầy những công trình nghệ thuật tuyệt vời.
“Ngày nay, nhiều người sống trong những vùng ngoại ô ảm đạm của các đô thị, trong những ngôi nhà không đẹp. Họ đi nhà thờ và thấy nhà thờ còn không đẹp hơn.”
Ông nói rằng suốt theo chiều dài của lịch sử, Giáo hội Công giáo đã không quản ngại nguy cơ lớn lao khi bảo trợ cho các loại hình nghệ thuật mới, và chính nghệ thuật đó khi được linh hứng bởi đức tin Kitô giáo đã tạo ra được nhiều tác phẩm vĩ đại nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua, tính ưu tú của nghệ thuật và đức tin tôn giáo đã tách biệt nhau ra, và nhiệm vụ của người làm văn hóa là phải cố hàn gắn lại sự phân cách. Giáo hội, theo lời ông, phải chứng tỏ lòng can đảm đã thể hiện trong quá khứ khi đối diện với nghệ thuật đương đại.
Tổng giám mục Ravasi nói rằng việc chọn lựa các nhà nghệ sĩ đến tham dự biến cố này tại Vatican là phần vụ khó khăn nhất, nhưng họ được tuyển chọn dựa trên tiếng tăm và trên các giải thưởng họ đã nhận được. Ngày hôm trước cuộc gặp gỡ Đức giáo hoàng tại Nhà nguyện Sistine, giới làm nghệ thuật sẽ được mời tham quan đặc biệt bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại tại Viện Bảo tàng Vatican được thực hiện theo ý nguyện của Đức giáo hoàng Phaolô VI.
Hơn 500 nhân vật trong thế giới nghệ thuật, kịch trường, văn chương và âm nhạc đã được mời đến họp với Đức giáo hoàng ngay dưới những bức bích họa lừng danh của Michelangelo trong Nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cho biết rằng cuộc họp này là một trong nhiều sáng kiến nhằm bắc một nhịp cầu nối lại khoảng trống ngăn cách giữa tâm linh và cách thức biểu hiện nghệ thuật đã xảy ra trong thế kỷ trước.
Tại một cuộc họp báo ở Vatican hôm 10 tháng 9, Tổng giám mục Ravasi nói rằng sự ngăn cách giữa hai bên có thể thấy được rõ ràng nơi nghệ thuật và kiến trúc của nhiều ngôi nhà thời mới, mà theo ngài thì không trình bầy được vẻ đẹp mà trái lại còn xấu nữa.”
Ngài nói rằng giáo hội hy vọng cuộc đối thoại có thể giúp cho các nghệ sĩ tìm lại được “tính siêu việt (transcendence )” đã gợi hứng cho nhà họa sĩ và điêu khắc Michelangelo ở thế kỷ 16, những người đồng thời với ông và biết bao nhiêu nghệ sĩ khác nữa, để tạo thành những công trình nghệ thuật tôn giáo trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Bích họa trong nguyện đường Sistine |
Danh sách khách mời tới họp với Đức giáo hoàng bao gồm những người đã thành danh trong giới nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn, như kịch trường, khiêu vũ, điện ảnh và truyền hình.
Danh sách các nghệ sĩ sẽ được tiết lộ gần sát ngày họp, nhưng một số tên tuổi đã được đề cập tới trong buổi họp báo: nhạc sĩ người Ý viết nhạc phim Ennio Morricone, nhà biên đạo kịch Bob Wilson, kiến trúc sư Daniel Libeskind, và Bono, ca sĩ trưởng nhóm U2. Nhà nghệ sĩ Mỹ Bill Viola đã được mời nhưng cho biết không thể tới dự được.
Tổng giám mục Ravasi nói cuộc họp được triệu tập là để tiếp nối những nỗ lực lập lại mối quan hệ với giới nghệ thuật đương đại trước đây của các giáo hoàng. Bốn mươi lăm năm trước Đức giáo hoàng Phaolô VI đã có một buổi gặp gỡ tương tự như thế với các nghệ sĩ tại Nguyện đường Sistine, và mấy năm sau đã khai trương Bộ sưu tập Nghệ thuật Tôn giáo thời Hiện đại trong khuôn viên viện Bảo tàng Vatican. Mười năm trước đây, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết bức “Thư gửi Nghệ sĩ”, trong đó ngài khen ngợi công trình của họ và thúc giục cho có một sự cộng tác nhiều hơn giữa giáo hội và giới làm nghệ thuật.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Antonio Paolucci, Giám đốc Bảo tàng viện Vatican nói rằng nghệ thuật tôn giáo đương đại đã bị sa sút vì “khiếu thưởng ngoạn xấu đi.” Ông cho biết vào thời trung cổ, giáo dân sống cuộc đời nghèo khó và không mầu sắc nhưng lại tìm được những sắc mầu rực rỡ và “một chút thoáng nhìn dáng vẻ của thiên đàng” khi đi lễ ở các ngôi thánh đường tràn đầy những công trình nghệ thuật tuyệt vời.
“Ngày nay, nhiều người sống trong những vùng ngoại ô ảm đạm của các đô thị, trong những ngôi nhà không đẹp. Họ đi nhà thờ và thấy nhà thờ còn không đẹp hơn.”
Ông nói rằng suốt theo chiều dài của lịch sử, Giáo hội Công giáo đã không quản ngại nguy cơ lớn lao khi bảo trợ cho các loại hình nghệ thuật mới, và chính nghệ thuật đó khi được linh hứng bởi đức tin Kitô giáo đã tạo ra được nhiều tác phẩm vĩ đại nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua, tính ưu tú của nghệ thuật và đức tin tôn giáo đã tách biệt nhau ra, và nhiệm vụ của người làm văn hóa là phải cố hàn gắn lại sự phân cách. Giáo hội, theo lời ông, phải chứng tỏ lòng can đảm đã thể hiện trong quá khứ khi đối diện với nghệ thuật đương đại.
Tổng giám mục Ravasi nói rằng việc chọn lựa các nhà nghệ sĩ đến tham dự biến cố này tại Vatican là phần vụ khó khăn nhất, nhưng họ được tuyển chọn dựa trên tiếng tăm và trên các giải thưởng họ đã nhận được. Ngày hôm trước cuộc gặp gỡ Đức giáo hoàng tại Nhà nguyện Sistine, giới làm nghệ thuật sẽ được mời tham quan đặc biệt bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại tại Viện Bảo tàng Vatican được thực hiện theo ý nguyện của Đức giáo hoàng Phaolô VI.
Đức Quốc Xã và lợi lộc của các cường quốc là lý do gây ra thế chiến thứ II
Linh Tiến Khải
11:04 11/09/2009
Cách đây 70 năm sáng sớm ngày mùng 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc Xã đã tấn công bán đảo Westerplatte nằm trước thành phố cảng Gdanz trên biển Baltic, và khai mào thế chiến thứ II. Nhưng trước đó môt tuần ngày 23 tháng 8, ngoại trưởng Vjaceslav Molotov của Nga và ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop của Đức đã ký kết thỏa hiệp Stalin - Hitler, theo đó Nga và Đức chia nhau thôn tính Ba Lan.
210 binh sĩ Ba Lan bảo vệ bán đảo Westerplatte đã anh dũng chiến đấu suốt 7 ngày, nhưng sau cùng phải đầu hàng. Thế là quân Đức Quốc xã tràn vào Gdanz và sau đó tiến về Varsava. Trong khi quân Đức bao vây Varsava thì ngày 17 tháng 9 Hồng quân Nga tiến chiếm phía Đông Ba Lan. Ngày 28 tháng 9 Varsava thất thủ, quân Đức Quốc Xã tiếp tục triệt hạ các thành phố khác.
Chỉ trong vòng 5 năm thế chiến thứ II đã tàn phá Âu châu khiến cho 55 triệu người phải thiệt mạng, trong đó có 6 triệu người Do thái, và hơn 25 triệu người Nga.
Chiều ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua hơn 30 vị quốc trưởng và thủ tưởng các nước Âu châu đã tham dự lễ tưởng niệm ngày đen tối này của lịch sử thế giới. Phát biểu trong dịp này, thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, bà Angela Merkel đã xin lỗi về “những khổ đau vô lường mà Đức Quốc Xã đã gây ra cho hàng triệu người”. Đối với bà và toàn dân Đức đây là một ngày tang thương đau buồn nhất. Nhưng hôm nay, bà nói, ”Âu châu đã thay đổi từ một lục địa của kinh hoàng và bạo lực trở thành đại lục của hòa bình và tự do. Và đây là một phép lạ đích thật”.
Tuy nhiên phép lạ đó đã xảy ra cũng là nhờ sự đóng góp của nhiều người và nhiều dân tộc. Bà Angela Merkel đã cám ơn các nước Trung Âu châu vì đã khai sinh ra các phong trào tranh đấu bất bạo động chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã dân đưa tới biến cố bức tường Berlin sụp đổ. Nhờ có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhờ có công đoàn độc lập Solidanocz đã nảy sinh tại chính thành phố cảng Gdankz này, mà nước Đức cũng đã được tái hiệp nhất trong tự do”. Điều quan trọng đó là ngày hôm nay chúng ta tất cả đều gặp nhau tại đây như là các nhà chính trị và là bạn bè. Bà thủ tướng Đức cũng nhắc tới bức thư chung của các Giám Mục Đức và Ba Lan như mẫu gương của tinh thần hòa giải.
Thủ tướng Vladimir Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải tưởng niệm biến cố thế chiến thứ II bùng nổ và giá máu rất cao đã phải đổ ra để chiến thắng Đức Quốc Xã. Trong số hơn 50 triệu người chết trong thế chiến thứ II có phân nửa là người Nga. Nhưng thủ tưởng Putin đã không xin lỗi nhân dân Ba Lan vì biến cố Hồng quân Nga xâm lăng phía Đông Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1939 theo lệnh của Stalin. Ông chỉ nhấn mạnh rằng nước Nga thừa nhận các lầm lỗi qúa khứ và muốn xây dựng một thế giới mới dựa trên các luật lệ mới. Thủ tướng Putin cũng không đề cập gì tới vụ người Nga sát hại hơn 20 ngàn sĩ quan và binh sĩ Ba Lan tại Katyn hồi năm 1940, nhưng chỉ nhắc lai rằng hồi năm 1989 Quốc hội Nga đã lên án thỏa hiệp Ribbentrop Molotov. Trước đó thủ tướng Putin đã viết một bài đăng trên nhật báo Varsava Gazeta với tựa đề ”Thư gửi người Ba Lan”, trong đó ông khẳng định: ”Chúng ta phải sang trang bằng cách tìm rũ bỏ các nghi ngờ và thù nghịch mà chúng ta đã nhận được như gia tài từ qúa khứ. Thủ tướng Putin coi thỏa hiệp xâm lăng Ba Lan ký kết giữa Hitler và Stalin là ”vô luân”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Richard Overy, sử gia người Anh, giáo sư sử học tại đại học Exeter, tác gỉa nhiều sách trong đó có cuốn ”Các nguyên do của đệ nhị thế chiến”, ”Bên lề vực thẳm. 1939: mười ngày lôi cuốn thế giới vào chiến tranh”.
Hỏi: Thưa giáo sư Overy, tại sao đệ nhị thế chiến lại không chỉ được coi là chiến tranh của Hitler mà thôi?
Đáp: Trước hết là vì chính hai nước Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức, chứ không phải vì Đức tuyên chiến với Anh và Pháp. Và đương nhiên là chiến tranh lan rộng sau khi Đức xâm lăng Ba Lan. Nhưng cũng cần phải duyệt xét sự bất ổn của bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ nữa. Trong các năm giữa hai thế chiến đa số các nhà lãnh đạo âu châu đều chia sẻ ý thức về sự cao vượt văn hóa và chủng tộc của các nước âu châu đối với thế giới, chứ đây không phải chỉ là quan niệm của người Đức mà thôi. Theo một thành kiến thịnh hành thời đó, quyền lực của người da trắng ngoài Âu châu là điều thiện ích cho tất cả mọi người, người thống trị cũng như kẻ bị trị. Và chủ thuyết đế quốc đã mở đường cho việc di cư và cho nền thương mại của người âu châu.
Năm 1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức để tìm thiết định một trật tự cho thế giới, mà hai nước là các thành phần được lợi chính. Sau thế chiến thứ I cả hai nước bắt đầu xuống dốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc bấy giờ khiến cho tình trạng này lại càng trầm trọng hơn. Trong khi tại một vài nước khác như Đức, Italia và Nhật nảy sinh ra các ý thức hệ duy quốc gia...
Hỏi: Sau khi Đức Quốc Xã chiếm Ba Lan các cường quốc tây âu đã có thể làm gì thư giáo sư?
Đáp: Chắc chắn đó đã là điều mà các cường quốc tây âu không chấp nhận được. Nhưng phản ứng của họ đã không chỉ là việc đơn thuần đáp trả lại sự gây hấn của Hitler mà thôi, như một vài sử gia đã giải thích. Các cường quốc đã có các tham vọng tái thiết lập một trật tự quốc tế. Nói cho cùng, việc chiến đấu cho Ba Lan đã là một phương thế để khẳng định sức mạnh của Pháp và Anh trong vùng Balcan, trong vùng Địa Trung Hải và cả ở Viễn Đông nữa. Hình ảnh truyền thống của các nền dân chủ tây âu hành động để bảo vệ tinh thần của ”Xã hội các quốc gia” chống lại các thể chế độc tài không còn đứng vững được nữa. Do đó họ chú ý bảo vệ các quyền lợi của họ hơn là cứu nguy Đông Âu. Và nếu họ đã không đạt được thế mạnh đủ để có thể tuyên chiến với Đức, thì Ba Lan sẽ chỉ bị hy sinh cũng như đã xảy ra với Tchecoslovakia.
Hỏi: Thưa ông Overy, đã có thể tránh được chiến tranh nếu các cường quốc đã chống lại Hitler trước, bằng cách tránh đường lối chính trị nhượng bộ, có đúng thế không?
Đáp: Hồi đó các cường quốc cũng có các vấn đề khác, như chiến tranh của Italia bên Etiopia và việc bành trướng của Nhật Bản sang Trung Quốc. Còn bên trong nội bộ thì dư luận công cộng tại Anh quốc và Pháp chống lại chiến tranh. Nhưng nhất là Anh quốc và Pháp không cảm thấy mình mạnh đủ để có thể đánh bại các lực lượng của khối trục bằng vũ lực. Thế rồi Thỏa Hiệp Thép Italia có lợi cho Hitler như là phương tiện gậy áp lực trên các nước vùng Địa Trung Hải, và giảm khả thể của người Anh và người Pháp trong việc can thiệp vào Đông Âu.
Hỏi: Tại sao Hoa Kỳ và Nga lại đã không can thiệp trước khi cuộc khủng hoảng thế giới mở màn thưa giáo sư?
Đáp: Họ đã không can thiệp một phần vì chỉ có sự suy yếu mới vén mở cho thấy nước Pháp và nước Anh không còn là các cường quốc nữa. Tuy nhiên các lý do chính của đường lối chính trị cô lập của Hoa Kỳ và Nga là các lý do nội bộ. Bên Hoa Kỳ dư luận công cộng chủ trương không can thiệp vào cuộc xung khắc gây áp lực qúa mạnh đối với tổng thống Roosevelt lúc đó đang nỗ lực tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 3 của ông. Còn bên Nga thì Stalin qúa chú ý tới việc củng cố quyền lực của đảng cộng sản. Thế rồi vượt ngoài những gì mà ông Putin và người Nga nói ngày nay, với thỏa hiệp Molotov Ribbentrop Liên Xô tìm trải rộng ảnh hưởng của mình trên Đông Âu, bằng cách làm cho Hitler có ảo tưởng là các cường quốc khác sẽ không can thiệp. Trong ngành viết sử tây âu người ta có khuynh hướng nhấn mạnh trên các tàn ác của Đức Quốc Xã hơn là các tàn ác của Liên Xô. Nhưng Liên Xô cũng không kém tàn ác, bằng chứng là vụ tàn sát ở Katyn, khi cảnh sát liên xô xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan.
Hỏi: Thưa sử gia Overy, tình hình thế giới hiện nay, với các sức đẩy mới của các khuynh hướng duy quốc gia, có thể gây ra một đệ tam thế chiến hay không?
Đáp: Tôi không tin là có thể xảy ra một đệ tam thế chiến. Khả thể của các xung khắc với sự tham dự của một số quốc gia đã được minh chứng trong cuộc chiến tại Afghanistan và vùng Trung Đông. Tuy nhiên càng xa rời thời đại của hai thế chiến bao nhiêu, thì chúng ta lài càng thấy rõ ràng đây là một giai đoạn đặc biệt, với một loạt các ảnh hưởng tạo ra bất ổn. Ngày nay có những nguồn gốc mới có thể gây ra sự bất ổn, nhưng chúng chưa mạnh đủ để có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cả khi như trong cuộc chiến chống lại nạn khủng bố phá hoại, sự đe đọa có thể lan rộng thêm.
Hỏi: Giáo Hội có hoạt động đủ để tránh cho chiến tranh khỏi xảy ra không, thưa giáo sư?
Đáp: Đức Giáo Hoàng Pio XII đã đưa ra các lời kêu gọi cho hòa bình. Nhưng giới lãnh đạo chính trị đã không chịu lắng nghe, vì có các lợi lộc quốc gia. Hòa bình đã chỉ có thể có được, nếu các chính quyền liên lụy có thể tự kiểm soát... Nhưng khi người ta thấy rõ ràng là Hitler đe dọa các lợi lộc của Pháp và Anh, thì ông Chamberlain, thủ tướng Anh đã viết cho Đức Tổng Giám Mục Cantebury như sau: ”Tôi đã hy vọng là có thể tránh được các thảm kịch này, nhưng tôi thành thật tin rằng với tên khùng đó, thì không thể tránh được... ”
210 binh sĩ Ba Lan bảo vệ bán đảo Westerplatte đã anh dũng chiến đấu suốt 7 ngày, nhưng sau cùng phải đầu hàng. Thế là quân Đức Quốc xã tràn vào Gdanz và sau đó tiến về Varsava. Trong khi quân Đức bao vây Varsava thì ngày 17 tháng 9 Hồng quân Nga tiến chiếm phía Đông Ba Lan. Ngày 28 tháng 9 Varsava thất thủ, quân Đức Quốc Xã tiếp tục triệt hạ các thành phố khác.
Chỉ trong vòng 5 năm thế chiến thứ II đã tàn phá Âu châu khiến cho 55 triệu người phải thiệt mạng, trong đó có 6 triệu người Do thái, và hơn 25 triệu người Nga.
Chiều ngày mùng 1 tháng 9 vừa qua hơn 30 vị quốc trưởng và thủ tưởng các nước Âu châu đã tham dự lễ tưởng niệm ngày đen tối này của lịch sử thế giới. Phát biểu trong dịp này, thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức, bà Angela Merkel đã xin lỗi về “những khổ đau vô lường mà Đức Quốc Xã đã gây ra cho hàng triệu người”. Đối với bà và toàn dân Đức đây là một ngày tang thương đau buồn nhất. Nhưng hôm nay, bà nói, ”Âu châu đã thay đổi từ một lục địa của kinh hoàng và bạo lực trở thành đại lục của hòa bình và tự do. Và đây là một phép lạ đích thật”.
Tuy nhiên phép lạ đó đã xảy ra cũng là nhờ sự đóng góp của nhiều người và nhiều dân tộc. Bà Angela Merkel đã cám ơn các nước Trung Âu châu vì đã khai sinh ra các phong trào tranh đấu bất bạo động chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã dân đưa tới biến cố bức tường Berlin sụp đổ. Nhờ có Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nhờ có công đoàn độc lập Solidanocz đã nảy sinh tại chính thành phố cảng Gdankz này, mà nước Đức cũng đã được tái hiệp nhất trong tự do”. Điều quan trọng đó là ngày hôm nay chúng ta tất cả đều gặp nhau tại đây như là các nhà chính trị và là bạn bè. Bà thủ tướng Đức cũng nhắc tới bức thư chung của các Giám Mục Đức và Ba Lan như mẫu gương của tinh thần hòa giải.
Thủ tướng Vladimir Putin cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải tưởng niệm biến cố thế chiến thứ II bùng nổ và giá máu rất cao đã phải đổ ra để chiến thắng Đức Quốc Xã. Trong số hơn 50 triệu người chết trong thế chiến thứ II có phân nửa là người Nga. Nhưng thủ tưởng Putin đã không xin lỗi nhân dân Ba Lan vì biến cố Hồng quân Nga xâm lăng phía Đông Ba Lan ngày 17 tháng 9 năm 1939 theo lệnh của Stalin. Ông chỉ nhấn mạnh rằng nước Nga thừa nhận các lầm lỗi qúa khứ và muốn xây dựng một thế giới mới dựa trên các luật lệ mới. Thủ tướng Putin cũng không đề cập gì tới vụ người Nga sát hại hơn 20 ngàn sĩ quan và binh sĩ Ba Lan tại Katyn hồi năm 1940, nhưng chỉ nhắc lai rằng hồi năm 1989 Quốc hội Nga đã lên án thỏa hiệp Ribbentrop Molotov. Trước đó thủ tướng Putin đã viết một bài đăng trên nhật báo Varsava Gazeta với tựa đề ”Thư gửi người Ba Lan”, trong đó ông khẳng định: ”Chúng ta phải sang trang bằng cách tìm rũ bỏ các nghi ngờ và thù nghịch mà chúng ta đã nhận được như gia tài từ qúa khứ. Thủ tướng Putin coi thỏa hiệp xâm lăng Ba Lan ký kết giữa Hitler và Stalin là ”vô luân”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Richard Overy, sử gia người Anh, giáo sư sử học tại đại học Exeter, tác gỉa nhiều sách trong đó có cuốn ”Các nguyên do của đệ nhị thế chiến”, ”Bên lề vực thẳm. 1939: mười ngày lôi cuốn thế giới vào chiến tranh”.
Hỏi: Thưa giáo sư Overy, tại sao đệ nhị thế chiến lại không chỉ được coi là chiến tranh của Hitler mà thôi?
Đáp: Trước hết là vì chính hai nước Anh và Pháp đã tuyên chiến với Đức, chứ không phải vì Đức tuyên chiến với Anh và Pháp. Và đương nhiên là chiến tranh lan rộng sau khi Đức xâm lăng Ba Lan. Nhưng cũng cần phải duyệt xét sự bất ổn của bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ nữa. Trong các năm giữa hai thế chiến đa số các nhà lãnh đạo âu châu đều chia sẻ ý thức về sự cao vượt văn hóa và chủng tộc của các nước âu châu đối với thế giới, chứ đây không phải chỉ là quan niệm của người Đức mà thôi. Theo một thành kiến thịnh hành thời đó, quyền lực của người da trắng ngoài Âu châu là điều thiện ích cho tất cả mọi người, người thống trị cũng như kẻ bị trị. Và chủ thuyết đế quốc đã mở đường cho việc di cư và cho nền thương mại của người âu châu.
Năm 1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức để tìm thiết định một trật tự cho thế giới, mà hai nước là các thành phần được lợi chính. Sau thế chiến thứ I cả hai nước bắt đầu xuống dốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc bấy giờ khiến cho tình trạng này lại càng trầm trọng hơn. Trong khi tại một vài nước khác như Đức, Italia và Nhật nảy sinh ra các ý thức hệ duy quốc gia...
Hỏi: Sau khi Đức Quốc Xã chiếm Ba Lan các cường quốc tây âu đã có thể làm gì thư giáo sư?
Đáp: Chắc chắn đó đã là điều mà các cường quốc tây âu không chấp nhận được. Nhưng phản ứng của họ đã không chỉ là việc đơn thuần đáp trả lại sự gây hấn của Hitler mà thôi, như một vài sử gia đã giải thích. Các cường quốc đã có các tham vọng tái thiết lập một trật tự quốc tế. Nói cho cùng, việc chiến đấu cho Ba Lan đã là một phương thế để khẳng định sức mạnh của Pháp và Anh trong vùng Balcan, trong vùng Địa Trung Hải và cả ở Viễn Đông nữa. Hình ảnh truyền thống của các nền dân chủ tây âu hành động để bảo vệ tinh thần của ”Xã hội các quốc gia” chống lại các thể chế độc tài không còn đứng vững được nữa. Do đó họ chú ý bảo vệ các quyền lợi của họ hơn là cứu nguy Đông Âu. Và nếu họ đã không đạt được thế mạnh đủ để có thể tuyên chiến với Đức, thì Ba Lan sẽ chỉ bị hy sinh cũng như đã xảy ra với Tchecoslovakia.
Hỏi: Thưa ông Overy, đã có thể tránh được chiến tranh nếu các cường quốc đã chống lại Hitler trước, bằng cách tránh đường lối chính trị nhượng bộ, có đúng thế không?
Đáp: Hồi đó các cường quốc cũng có các vấn đề khác, như chiến tranh của Italia bên Etiopia và việc bành trướng của Nhật Bản sang Trung Quốc. Còn bên trong nội bộ thì dư luận công cộng tại Anh quốc và Pháp chống lại chiến tranh. Nhưng nhất là Anh quốc và Pháp không cảm thấy mình mạnh đủ để có thể đánh bại các lực lượng của khối trục bằng vũ lực. Thế rồi Thỏa Hiệp Thép Italia có lợi cho Hitler như là phương tiện gậy áp lực trên các nước vùng Địa Trung Hải, và giảm khả thể của người Anh và người Pháp trong việc can thiệp vào Đông Âu.
Hỏi: Tại sao Hoa Kỳ và Nga lại đã không can thiệp trước khi cuộc khủng hoảng thế giới mở màn thưa giáo sư?
Đáp: Họ đã không can thiệp một phần vì chỉ có sự suy yếu mới vén mở cho thấy nước Pháp và nước Anh không còn là các cường quốc nữa. Tuy nhiên các lý do chính của đường lối chính trị cô lập của Hoa Kỳ và Nga là các lý do nội bộ. Bên Hoa Kỳ dư luận công cộng chủ trương không can thiệp vào cuộc xung khắc gây áp lực qúa mạnh đối với tổng thống Roosevelt lúc đó đang nỗ lực tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 3 của ông. Còn bên Nga thì Stalin qúa chú ý tới việc củng cố quyền lực của đảng cộng sản. Thế rồi vượt ngoài những gì mà ông Putin và người Nga nói ngày nay, với thỏa hiệp Molotov Ribbentrop Liên Xô tìm trải rộng ảnh hưởng của mình trên Đông Âu, bằng cách làm cho Hitler có ảo tưởng là các cường quốc khác sẽ không can thiệp. Trong ngành viết sử tây âu người ta có khuynh hướng nhấn mạnh trên các tàn ác của Đức Quốc Xã hơn là các tàn ác của Liên Xô. Nhưng Liên Xô cũng không kém tàn ác, bằng chứng là vụ tàn sát ở Katyn, khi cảnh sát liên xô xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan.
Hỏi: Thưa sử gia Overy, tình hình thế giới hiện nay, với các sức đẩy mới của các khuynh hướng duy quốc gia, có thể gây ra một đệ tam thế chiến hay không?
Đáp: Tôi không tin là có thể xảy ra một đệ tam thế chiến. Khả thể của các xung khắc với sự tham dự của một số quốc gia đã được minh chứng trong cuộc chiến tại Afghanistan và vùng Trung Đông. Tuy nhiên càng xa rời thời đại của hai thế chiến bao nhiêu, thì chúng ta lài càng thấy rõ ràng đây là một giai đoạn đặc biệt, với một loạt các ảnh hưởng tạo ra bất ổn. Ngày nay có những nguồn gốc mới có thể gây ra sự bất ổn, nhưng chúng chưa mạnh đủ để có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cả khi như trong cuộc chiến chống lại nạn khủng bố phá hoại, sự đe đọa có thể lan rộng thêm.
Hỏi: Giáo Hội có hoạt động đủ để tránh cho chiến tranh khỏi xảy ra không, thưa giáo sư?
Đáp: Đức Giáo Hoàng Pio XII đã đưa ra các lời kêu gọi cho hòa bình. Nhưng giới lãnh đạo chính trị đã không chịu lắng nghe, vì có các lợi lộc quốc gia. Hòa bình đã chỉ có thể có được, nếu các chính quyền liên lụy có thể tự kiểm soát... Nhưng khi người ta thấy rõ ràng là Hitler đe dọa các lợi lộc của Pháp và Anh, thì ông Chamberlain, thủ tướng Anh đã viết cho Đức Tổng Giám Mục Cantebury như sau: ”Tôi đã hy vọng là có thể tránh được các thảm kịch này, nhưng tôi thành thật tin rằng với tên khùng đó, thì không thể tránh được... ”
Tòa Thánh kêu gọi tín hữu Kitô và Hồi giáo cộng tác chống nghèo đói
LM Trần Đức Anh, OP
11:06 11/09/2009
VATICAN -. Trong sứ điệp nhân dịp kết thúc tháng chay tịnh Ramadan của Hồi giáo, Tòa Thánh kêu gọi các tín hữu Kitô và Hồi giáo cộng tác với nhau để chống nạn nghèo đói.
Sứ điệp được công bố ngày 11-9-2009, với chủ đề ”Kitô hữu và Hồi giáo: cùng nhau chiến thắng nghèo đói”, qua đó ĐHY Jean Louis Tauran, và Đức TGM Luigi Celata, Chủ tịch và Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn gửi lời chúc mừng các tín hữu Hồi giáo và đề cập đến những hậu quả tai hại của nghèo đói: nó có thể thúc đẩy người ta đi tới những hành động thù nghịch bằng tất cả những phương thế có được, tìm cách biện minh cho chúng bằng những luận điệu tôn giáo, mạo nhận đức công bằng của Thiên Chúa để chiếm đoạt tài sản của người khác, kể cả an ninh của họ. Vì thế, việc bài trừ những hiện tượng cực đoan và bạo lực nhất thiết đòi phải chiến đấu chống nghèo đói bằng cách thăng tiến sự phát triển con người toàn diện”.
Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn liệt kê những tình trạng nghèo đói hiển hiện trước mắt mọi người như nạn đói, thiếu nước uống, thiếu săn sóc sức khỏe và gia cư thích hợp, thiếu hệ thống giáo dục và văn hóa, nạn mù chữ, và những hình thức nghèo đói mới, như hiện tượng bị gạt ra ngoài lề xã hội, nghèo quan hệ, nghèo luân lý và tinh thần ở các nước giàu mạnh và tiến bộ”.
Từ những nhận định trên đây, Sứ điệp của Tòa Thánh khẳng định rằng: ”Đối với các tín hữu chúng ta, ước muốn phối hợp để cùng nhau tìm những giải pháp đúng đắn và lâu bền cho nạn nghèo đói có nghĩa là chúng ta suy tư về những vấn đề trầm trọng của thời nay, và khi có thể, cùng nhau dấn thân để tìm giải pháp. Để được vậy, cần làm sao để việc tham chiếu các khía cạnh của nghèo đói liên hệ với sự hoàn cầu hóa các xã hội của chúng ta mang một ý nghĩa tinh thần và luân lý vì chúng ta cùng chia sẻ ơn gọi xây dựng một gia đình duy nhất trong đó tất cả mọi người, cá nhân, dân tộc và quốc gia, đều hành sử theo những nguyên tắc huynh đệ và trách nhiệm”.
Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cũng nhận xét rằng: ”Sự chăm chú quan sát hiện tượng nghèo đói phức tạp sẽ giúp chúng ta thấy nguồn gốc sâu xa của chúng, đó là sự thiếu tôn trọng phẩm giá nội tại của con người, và chúng ta được kêu gọi thực thi sự liên đới hoàn vũ, ví dụ qua việc chấp nhận một bộ luật luân lý đạo đức chung: các qui luật này không phải chỉ có tính chất qui ước, nhưng chúng ăn rễ sâu nơi luật luân lý tự nhiên đã được Đấng Tạo Hóa ghi khắc trong lương tâm của mỗi người”.
Tháng Ramadan của các tín hữu Hồi giáo sẽ kết thúc vào ngày 20-9 tới đây và được các tín hữu cử hành như một đại lễ. (SD 11-9-2009)
Sứ điệp được công bố ngày 11-9-2009, với chủ đề ”Kitô hữu và Hồi giáo: cùng nhau chiến thắng nghèo đói”, qua đó ĐHY Jean Louis Tauran, và Đức TGM Luigi Celata, Chủ tịch và Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn gửi lời chúc mừng các tín hữu Hồi giáo và đề cập đến những hậu quả tai hại của nghèo đói: nó có thể thúc đẩy người ta đi tới những hành động thù nghịch bằng tất cả những phương thế có được, tìm cách biện minh cho chúng bằng những luận điệu tôn giáo, mạo nhận đức công bằng của Thiên Chúa để chiếm đoạt tài sản của người khác, kể cả an ninh của họ. Vì thế, việc bài trừ những hiện tượng cực đoan và bạo lực nhất thiết đòi phải chiến đấu chống nghèo đói bằng cách thăng tiến sự phát triển con người toàn diện”.
Sứ điệp của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn liệt kê những tình trạng nghèo đói hiển hiện trước mắt mọi người như nạn đói, thiếu nước uống, thiếu săn sóc sức khỏe và gia cư thích hợp, thiếu hệ thống giáo dục và văn hóa, nạn mù chữ, và những hình thức nghèo đói mới, như hiện tượng bị gạt ra ngoài lề xã hội, nghèo quan hệ, nghèo luân lý và tinh thần ở các nước giàu mạnh và tiến bộ”.
Từ những nhận định trên đây, Sứ điệp của Tòa Thánh khẳng định rằng: ”Đối với các tín hữu chúng ta, ước muốn phối hợp để cùng nhau tìm những giải pháp đúng đắn và lâu bền cho nạn nghèo đói có nghĩa là chúng ta suy tư về những vấn đề trầm trọng của thời nay, và khi có thể, cùng nhau dấn thân để tìm giải pháp. Để được vậy, cần làm sao để việc tham chiếu các khía cạnh của nghèo đói liên hệ với sự hoàn cầu hóa các xã hội của chúng ta mang một ý nghĩa tinh thần và luân lý vì chúng ta cùng chia sẻ ơn gọi xây dựng một gia đình duy nhất trong đó tất cả mọi người, cá nhân, dân tộc và quốc gia, đều hành sử theo những nguyên tắc huynh đệ và trách nhiệm”.
Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cũng nhận xét rằng: ”Sự chăm chú quan sát hiện tượng nghèo đói phức tạp sẽ giúp chúng ta thấy nguồn gốc sâu xa của chúng, đó là sự thiếu tôn trọng phẩm giá nội tại của con người, và chúng ta được kêu gọi thực thi sự liên đới hoàn vũ, ví dụ qua việc chấp nhận một bộ luật luân lý đạo đức chung: các qui luật này không phải chỉ có tính chất qui ước, nhưng chúng ăn rễ sâu nơi luật luân lý tự nhiên đã được Đấng Tạo Hóa ghi khắc trong lương tâm của mỗi người”.
Tháng Ramadan của các tín hữu Hồi giáo sẽ kết thúc vào ngày 20-9 tới đây và được các tín hữu cử hành như một đại lễ. (SD 11-9-2009)
Giới chức Công Giáo Hoa Kỳ cảnh giác trước những tuyên bố lạc quan của TT Obama về caỉ tổ Y tế,
Trần Mạnh Trác
14:18 11/09/2009
Giới chức Công Giáo Hoa Kỳ cảnh giác trước những tuyên bố lạc quan trong bài diễn văn của TT Obama về caỉ tổ Y tế,
Washington (CNS) – Lời cam kết cuả Tổng thống Barack Obama là sẽ tiếp tục cấm việc sử dụng quỹ liên bang để hổ trợ phá thai và sẽ duy trì luật bảo vệ lương tâm cho nhân viên y tế trong bất kỳ cải cách pháp luật về y tế, đã được chào đón bởi hai quan chức của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và cuả Chủ tịch Hiệp hội Y tế Công giáo (CHA).
Phát biểu với Catholic News Service ngày 10 tháng 9, vài giờ sau bài diễn văn cuả TT Obama, bà Kathy Saile, giám đốc phát triển xã hội trong ủy ban Tư pháp, Hòa bình và phát triển con người cuả USCCB, cho biết bài diễn văn cung cấp một dấu hiệu đáng khuyến khích là hành pháp đã lắng nghe mối quan tâm lớn từ các giám mục và các tổ chức phò sự sống về kinh phí phá thai trong cuộc cải cách pháp luật.
Trích dẫn lập trường đả có từ lâu cuả các giám mục là ‘tin tưởng rằng tất cả mọi người Mỹ phải có quyền truy cập vào hệ thống chăm sóc sức khỏe có chất lượng và hợp túi tiền’, bà Saile nói bài phát biểu của tổng thống phải được kiểm chứng qua những thay đổi thích hợp trong các dự luật hiện đang chờ xử lý trong cả hai viện Quốc hội.
Theo văn bản hiện hành cuả dự luật hàng đầu từ Hạ Viện, America's Affordable Health Choices Act of 2009, được gọi là HR 3200, thì vẫn cho phép liên bang tài trợ phá thai. Ngôn ngữ trong dự luật còn đang tiếp tục bàn caĩ tại Thượng viện.
Nhận thức rằng "nhiều chi tiết quan trọng cần được gọt giũa thêm," bà Saile nói rằng "chúng ta cần phải nhìn vào những ngôn từ sẽ được dùng để sửa đổi những quy định trong những dự luật hiện có."
"Chúng tôi mong được làm việc với (Obama) để đảm bảo rằng những gì ở trong văn bản cuối cùng, sẽ không có kinh phí liên bang (để phá thai), không có điều khoản ủy nhiệm (để trả tiền phá thai) và không có đòi hỏi người dân phải trả tiền phá thai cho người khác, "
Richard Doerflinger, phó giám đốc của những hoạt động phò sự sống, tiếp lời bà Saile trong một tuyên bố phát hành ngày 10 tháng 9.
"Chúng tôi tin rằng kết hợp những luật pháp liên bang thiết yếu và lâu đời này vào bất kỳ đề xuất mới nào sẽ tăng cường cho các cải cách Y Tế," Doerflinger cam kết làm việc với Quốc hội và toà Bạch Cung để đảm bảo rằng pháp luật hiện hành được sửa đổi.
Sơ Carol Keehan, một nữ tu dòng bác Ái, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Công giáo (CHA), nói với CNS rằng trong khi vẫn còn nhiều công việc cần sửa đổi trong các dự luật nhưng Sơ hài lòng về lập trường của Obama.
"Chúng tôi cảm thấy vừa lòng khi được biết quỹ liên bang sẽ không được sử dụng để phá thai và luật bảo vệ lương tâm sẽ được duy trì. Chúng tôi hài lòng khi nghe TT nói rằng chúng ta sẽ bắt đầu chuyển dịch ngay lập tức.
"Có quá nhiều người.. . những người cần những dịch vụ y tế như thế này. Chúng tôi tin rằng thời điểm là đã quá hạn. Đó là một mệnh lệnh đạo đức và kinh tế, chúng tôi hài lòng khi thấy TT quả quyết như thế", Sơ Carol nói.
Trong khi đó, một nhóm các nhà lập pháp và các tổ chức phò sự sống, do dân biểu Chris Smith, RN.J., thách thức lời tuyên bố của tổng thống nói rằng cải cách sẽ không bao gồm kinh phí phá thai.
Lời phát biểu của TT Obama tại lưỡng viện là lừa dối (misleading), DB Smith nói trong cuộc họp báo ngày 10 tháng 9 tại Capitol Hill cho biết rằng một phân tích cho thấy 3.200 nhân sự tài trợ cho phá thai vẫn còn tại chỗ.
"Mặc cho TT Obama nói gì, các dự luật sẽ vẫn cho phép phá thai bằng một kế hoạch liên bang và bằng những khoản phụ cấp cuả liên bang cho các kế hoạch tư nhân (bảo hiểm)", Ô. Smith nói.
"Tổng thống Obama phải chiụ trách nhiệm trên lời nói của ông ta," Ô. Smith nói thêm. "Nếu ông ta dự định hỗ trợ các sửa đổi có tính cách phò sự sống, mà cho đến nay đã bị xóa bỏ bởi các thành viên phò phá thai của đảng ông, thì chúng tôi sẽ hoan nghênh điều đó. Nhưng sự thật là ông ta tìm cách giấu giếm ý định của mình là sử dụng các kế hoạch công cộng để gửi checks từ Kho bạc cuả Mỹ đến các nhà phá thai khắp nước."
Đồng thanh với DB Smith là DB Joe Pitts, R-Pa, một trong những tác giả của một tu chính đã có thể đảm bảo rằng lệnh cấm của liên bang về kinh phí phá thai sẽ được thi hành. Tuy nhiên tu chính này bị đánh bại ngay tại cấp ủy ban.
"Tu chính rõ ràng này đã không còn trong dự luật," Ô. Pitts nói và thề sẽ đệ trình lại tu chính của mình khi dự luật được đưa ra tranh luận tại Hạ viện.
"Đây không phải là về tính hợp pháp hoặc hợp bất hợp pháp của phá thai. Đây là việc giữ chính quyền ra khỏi công việc dùng dịch vụ Y tế để khuyến khích phá thai," Ô. Pitts nói.
Tham gia buổi họp báo là những đại diện của các hội National Right to Life Committee (Ủy ban quốc gia Quyền được sống), Democrats for Life (đảng Dân chủ phò sự sống), Students for Life of America (sinh viên HK phò sự sống), 40 Days for Life (40 ngày phò sự sống) và Susan B. Anthony List (Danh sách Susan B. Anthony), nhằm khuyến khích các phụ nữ phò sự sống vào các chức vụ dân cử.
Một phần hoạt động của liên minh có tên là Stop the Abortion Mandate, các tổ chức cam kết sẽ thực hiện nhiều nỗ lực vận động lớn trên các thành viên Quốc hội để ngăn chặn sự mở rộng những tài trợ phá thai cuả liên bang.
Một liên minh thứ hai chủ yếu dựa trên các nhóm đức tin (faith-based groups) cũng cam kết "tràn ngập quốc hội" trong 48 giờ, bắt đầu từ ngày 15 tháng chín, với những thông điệp hỗ trợ cải cách chăm sóc sức khỏe.
Trong 40 ngày của chiến dịch cải cách y tế, điều phối bởi các nhóm Faith in Public Life, sẽ thực hiện những đợt sóng điện thoại trên toàn quốc gọi tới Quốc hội. Đồng thời, quảng cáo truyền hình kêu gọi mọi người gọi các thành viên của Quốc hội sẽ được phát sóng tại các thị trường truyền thông quan trọng ở Arkansas, Colorado, Indiana, Louisiana, Missouri và Bắc Dakota.
Nhóm này cũng có kế hoạch một ngày vận động hành lang tại Quốc hội vào ngày 16 tháng 9.
Washington (CNS) – Lời cam kết cuả Tổng thống Barack Obama là sẽ tiếp tục cấm việc sử dụng quỹ liên bang để hổ trợ phá thai và sẽ duy trì luật bảo vệ lương tâm cho nhân viên y tế trong bất kỳ cải cách pháp luật về y tế, đã được chào đón bởi hai quan chức của Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) và cuả Chủ tịch Hiệp hội Y tế Công giáo (CHA).
Phát biểu với Catholic News Service ngày 10 tháng 9, vài giờ sau bài diễn văn cuả TT Obama, bà Kathy Saile, giám đốc phát triển xã hội trong ủy ban Tư pháp, Hòa bình và phát triển con người cuả USCCB, cho biết bài diễn văn cung cấp một dấu hiệu đáng khuyến khích là hành pháp đã lắng nghe mối quan tâm lớn từ các giám mục và các tổ chức phò sự sống về kinh phí phá thai trong cuộc cải cách pháp luật.
Trích dẫn lập trường đả có từ lâu cuả các giám mục là ‘tin tưởng rằng tất cả mọi người Mỹ phải có quyền truy cập vào hệ thống chăm sóc sức khỏe có chất lượng và hợp túi tiền’, bà Saile nói bài phát biểu của tổng thống phải được kiểm chứng qua những thay đổi thích hợp trong các dự luật hiện đang chờ xử lý trong cả hai viện Quốc hội.
Theo văn bản hiện hành cuả dự luật hàng đầu từ Hạ Viện, America's Affordable Health Choices Act of 2009, được gọi là HR 3200, thì vẫn cho phép liên bang tài trợ phá thai. Ngôn ngữ trong dự luật còn đang tiếp tục bàn caĩ tại Thượng viện.
Nhận thức rằng "nhiều chi tiết quan trọng cần được gọt giũa thêm," bà Saile nói rằng "chúng ta cần phải nhìn vào những ngôn từ sẽ được dùng để sửa đổi những quy định trong những dự luật hiện có."
"Chúng tôi mong được làm việc với (Obama) để đảm bảo rằng những gì ở trong văn bản cuối cùng, sẽ không có kinh phí liên bang (để phá thai), không có điều khoản ủy nhiệm (để trả tiền phá thai) và không có đòi hỏi người dân phải trả tiền phá thai cho người khác, "
Richard Doerflinger, phó giám đốc của những hoạt động phò sự sống, tiếp lời bà Saile trong một tuyên bố phát hành ngày 10 tháng 9.
"Chúng tôi tin rằng kết hợp những luật pháp liên bang thiết yếu và lâu đời này vào bất kỳ đề xuất mới nào sẽ tăng cường cho các cải cách Y Tế," Doerflinger cam kết làm việc với Quốc hội và toà Bạch Cung để đảm bảo rằng pháp luật hiện hành được sửa đổi.
Sơ Carol Keehan, một nữ tu dòng bác Ái, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Công giáo (CHA), nói với CNS rằng trong khi vẫn còn nhiều công việc cần sửa đổi trong các dự luật nhưng Sơ hài lòng về lập trường của Obama.
"Chúng tôi cảm thấy vừa lòng khi được biết quỹ liên bang sẽ không được sử dụng để phá thai và luật bảo vệ lương tâm sẽ được duy trì. Chúng tôi hài lòng khi nghe TT nói rằng chúng ta sẽ bắt đầu chuyển dịch ngay lập tức.
"Có quá nhiều người.. . những người cần những dịch vụ y tế như thế này. Chúng tôi tin rằng thời điểm là đã quá hạn. Đó là một mệnh lệnh đạo đức và kinh tế, chúng tôi hài lòng khi thấy TT quả quyết như thế", Sơ Carol nói.
Trong khi đó, một nhóm các nhà lập pháp và các tổ chức phò sự sống, do dân biểu Chris Smith, RN.J., thách thức lời tuyên bố của tổng thống nói rằng cải cách sẽ không bao gồm kinh phí phá thai.
Lời phát biểu của TT Obama tại lưỡng viện là lừa dối (misleading), DB Smith nói trong cuộc họp báo ngày 10 tháng 9 tại Capitol Hill cho biết rằng một phân tích cho thấy 3.200 nhân sự tài trợ cho phá thai vẫn còn tại chỗ.
"Mặc cho TT Obama nói gì, các dự luật sẽ vẫn cho phép phá thai bằng một kế hoạch liên bang và bằng những khoản phụ cấp cuả liên bang cho các kế hoạch tư nhân (bảo hiểm)", Ô. Smith nói.
"Tổng thống Obama phải chiụ trách nhiệm trên lời nói của ông ta," Ô. Smith nói thêm. "Nếu ông ta dự định hỗ trợ các sửa đổi có tính cách phò sự sống, mà cho đến nay đã bị xóa bỏ bởi các thành viên phò phá thai của đảng ông, thì chúng tôi sẽ hoan nghênh điều đó. Nhưng sự thật là ông ta tìm cách giấu giếm ý định của mình là sử dụng các kế hoạch công cộng để gửi checks từ Kho bạc cuả Mỹ đến các nhà phá thai khắp nước."
Đồng thanh với DB Smith là DB Joe Pitts, R-Pa, một trong những tác giả của một tu chính đã có thể đảm bảo rằng lệnh cấm của liên bang về kinh phí phá thai sẽ được thi hành. Tuy nhiên tu chính này bị đánh bại ngay tại cấp ủy ban.
"Tu chính rõ ràng này đã không còn trong dự luật," Ô. Pitts nói và thề sẽ đệ trình lại tu chính của mình khi dự luật được đưa ra tranh luận tại Hạ viện.
"Đây không phải là về tính hợp pháp hoặc hợp bất hợp pháp của phá thai. Đây là việc giữ chính quyền ra khỏi công việc dùng dịch vụ Y tế để khuyến khích phá thai," Ô. Pitts nói.
Tham gia buổi họp báo là những đại diện của các hội National Right to Life Committee (Ủy ban quốc gia Quyền được sống), Democrats for Life (đảng Dân chủ phò sự sống), Students for Life of America (sinh viên HK phò sự sống), 40 Days for Life (40 ngày phò sự sống) và Susan B. Anthony List (Danh sách Susan B. Anthony), nhằm khuyến khích các phụ nữ phò sự sống vào các chức vụ dân cử.
Một phần hoạt động của liên minh có tên là Stop the Abortion Mandate, các tổ chức cam kết sẽ thực hiện nhiều nỗ lực vận động lớn trên các thành viên Quốc hội để ngăn chặn sự mở rộng những tài trợ phá thai cuả liên bang.
Một liên minh thứ hai chủ yếu dựa trên các nhóm đức tin (faith-based groups) cũng cam kết "tràn ngập quốc hội" trong 48 giờ, bắt đầu từ ngày 15 tháng chín, với những thông điệp hỗ trợ cải cách chăm sóc sức khỏe.
Trong 40 ngày của chiến dịch cải cách y tế, điều phối bởi các nhóm Faith in Public Life, sẽ thực hiện những đợt sóng điện thoại trên toàn quốc gọi tới Quốc hội. Đồng thời, quảng cáo truyền hình kêu gọi mọi người gọi các thành viên của Quốc hội sẽ được phát sóng tại các thị trường truyền thông quan trọng ở Arkansas, Colorado, Indiana, Louisiana, Missouri và Bắc Dakota.
Nhóm này cũng có kế hoạch một ngày vận động hành lang tại Quốc hội vào ngày 16 tháng 9.
Lời Hứa của Tổng Thống Obama được hoan nghênh: các vụ phá thai không được thuế Liên Bang tài trợ
Bùi Hữu Thư
14:45 11/09/2009
Các phụ tá cho hay Giáo Hội đã hoạt động cho việc cải tổ Y Tế hàng chục năm qua.
Hoa Thịnh Đốn ngày 10, 2009 (Zenit.org).- Các phụ tá của các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh một vài hứa hẹn Tổng Thống Obama đã tuyên bố ngày thứ tư vừa qua khi ông trình bầy với khán thính giả toàn quốc về kế hoạch cải tiến hệ thống săn sóc sức khỏe của ông.
Bà Kathy Saile, giám đốc uỷ ban Phát Triển Xã Hội Quốc Gia thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói các giám mục đã đồng ý là không ai phải phá sản vì bệnh tật.
Bà nói, "Chính vì vậy mà các giám mục Hoa Kỳ đã làm việc hàng chục năm qua để có sự săn sóc sức khỏe khả quan cho tất cả mọi người. Giáo Hội Công Giáo cung cấp việc săn sóc sức khỏe cho hàng triệu người, tài trợ cho các bảo hiểm, bù lấp những thiếu sót của một hệ thống Y Tế thất bại, và đã có một truyền thống lâu đời về việc giảng dậy về luân lý đạo đức trong ngành Y Tế.
"Việc cải tổ Y Tế để tôn trọng đời sống và phẩm giá của mọi người phải là một tiên quyết luân lý và một ưu tiên khẩn cấp của quốc gia."
Tài trợ Liên Bang
Ông Richard Doerflinger, Phụ tá giám đốc Ủy Ban Sinh Hoạt Bảo Vệ Đời Sống nói, cam kết đã được tuyên bố của Tổng Thống về việc không dùng ngân khoản Liên Bang để tài trợ cho các vụ phá thai được đặc biệt hoan nghênh, cũng như lời hứa của ông là bảo vệ quyền lương tâm.
Ông Doerflinger tiếp, "Chúng tôi tin rằng việc bao gồm các luật Liên Bang thiết yếu và đã có từ lâu đời vào bất cứ đề nghị mới nào sẽ tăng cường cho việc yểm trợ các cải tổ Y Tế. Chúng tôi sẽ làm việc để bảo đảm rằng các bảo vệ này sẽ được phản ảnh rõ ràng trong đạo luật mới, để cho không ai phải trả thuế cho/hay tham dự vào việc phá thai vì hậu quả của sự cải tổ Y Tế."
Bà Saile nói Tổng Thống có lý khi ông tuyên bố, “Có nhiều chi tiết cần phải được tu chỉnh cho thỏa đáng."
Bà tiếp, "Và với bài diễn văn tối qua, chúng tôi nhìn thấy có cơ hội để hợp tác cho một chính sách Y Tế thật sự hoàn vũ, tôn trọng đời sống và phẩm giá con người, tất cả mọi người đều có cơ hội, và đặc biệt lo lắng cho người nghèo, và bao gồm cả người di cư hợp pháp. Chúng tôi cũng thấy có sự khả dĩ đáp ứng mục tiêu của các giám mục là theo đuổi tiện ích chung, và duy trì sư đa dạng, kể cả quyền tự do lương tâm và có nhiều lựa chọn khác, đồng thời giảm được chi phí và áp dụng đồng đều cho các tầng lớp lợi tức của mọi người."
Hoa Thịnh Đốn ngày 10, 2009 (Zenit.org).- Các phụ tá của các giám mục Hoa Kỳ hoan nghênh một vài hứa hẹn Tổng Thống Obama đã tuyên bố ngày thứ tư vừa qua khi ông trình bầy với khán thính giả toàn quốc về kế hoạch cải tiến hệ thống săn sóc sức khỏe của ông.
Bà Kathy Saile, giám đốc uỷ ban Phát Triển Xã Hội Quốc Gia thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói các giám mục đã đồng ý là không ai phải phá sản vì bệnh tật.
Bà nói, "Chính vì vậy mà các giám mục Hoa Kỳ đã làm việc hàng chục năm qua để có sự săn sóc sức khỏe khả quan cho tất cả mọi người. Giáo Hội Công Giáo cung cấp việc săn sóc sức khỏe cho hàng triệu người, tài trợ cho các bảo hiểm, bù lấp những thiếu sót của một hệ thống Y Tế thất bại, và đã có một truyền thống lâu đời về việc giảng dậy về luân lý đạo đức trong ngành Y Tế.
"Việc cải tổ Y Tế để tôn trọng đời sống và phẩm giá của mọi người phải là một tiên quyết luân lý và một ưu tiên khẩn cấp của quốc gia."
Tài trợ Liên Bang
Ông Richard Doerflinger, Phụ tá giám đốc Ủy Ban Sinh Hoạt Bảo Vệ Đời Sống nói, cam kết đã được tuyên bố của Tổng Thống về việc không dùng ngân khoản Liên Bang để tài trợ cho các vụ phá thai được đặc biệt hoan nghênh, cũng như lời hứa của ông là bảo vệ quyền lương tâm.
Ông Doerflinger tiếp, "Chúng tôi tin rằng việc bao gồm các luật Liên Bang thiết yếu và đã có từ lâu đời vào bất cứ đề nghị mới nào sẽ tăng cường cho việc yểm trợ các cải tổ Y Tế. Chúng tôi sẽ làm việc để bảo đảm rằng các bảo vệ này sẽ được phản ảnh rõ ràng trong đạo luật mới, để cho không ai phải trả thuế cho/hay tham dự vào việc phá thai vì hậu quả của sự cải tổ Y Tế."
Bà Saile nói Tổng Thống có lý khi ông tuyên bố, “Có nhiều chi tiết cần phải được tu chỉnh cho thỏa đáng."
Bà tiếp, "Và với bài diễn văn tối qua, chúng tôi nhìn thấy có cơ hội để hợp tác cho một chính sách Y Tế thật sự hoàn vũ, tôn trọng đời sống và phẩm giá con người, tất cả mọi người đều có cơ hội, và đặc biệt lo lắng cho người nghèo, và bao gồm cả người di cư hợp pháp. Chúng tôi cũng thấy có sự khả dĩ đáp ứng mục tiêu của các giám mục là theo đuổi tiện ích chung, và duy trì sư đa dạng, kể cả quyền tự do lương tâm và có nhiều lựa chọn khác, đồng thời giảm được chi phí và áp dụng đồng đều cho các tầng lớp lợi tức của mọi người."
Cái mới trong cách nhìn của Vaticanô II về Giáo Hội
+ GM Giuse Nguyễn Năng
18:03 11/09/2009
LTS: Bài "Cái Mới Trong Cách Nhìn của Vaticanô II về Giáo Hội" do Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Tân Giám mục Giáo phận Phát Diệm, ghi nhận và biên soạn. Có thể nói đây là bài tóm lược vài điểm chính yếu nội dung luận án tiến sĩ về môn Giáo Hội Học của ngài tại Rôma mấy năm trước đây. Khẩu hiệu "Hiệp Thông và Phục Vụ" của Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã được ngài suy tư sâu sắc từ nhiều năm qua. Tình hình giáo hội và đất nước Việt Nam hôm nay dường như đang rất cần thể hiện sự liên đới, hiệp thông huynh đệ và phục vụ trong yêu thương, như mục đích mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đề xướng cho GHVN cử hành Năm Thánh 2010 sắp tới...
Đã 38 năm kỷ niệm ngày bế mạc Công đồng, nói về cái mới của Công đồng không biết có còn gì hấp dẫn không, vì những hứng khởi ban đầu trước cái mới đã qua rồi. Vả lại đó là một điều khó, vì người ta đang ngụp lặn trong cái mới rồi nên khó nhận ra những đổi mới của Công đồng. Gần 40 năm quen thuộc với cái mới nên đôi khi một cách mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng những suy tư và sinh hoạt hiện tại của Giáo Hội là chuyện đương nhiên, nhất là đối với những người hôm nay dưới 50 tuổi không hề biết cái cũ trước Công đồng. Thực ra những chuyện tưởng chừng như đương nhiên lại là kết quả từ bao nhiêu cố gắng của một sự thay đổi tâm tư não trạng ngàn đời trong Giáo Hội. Nếu đa số kitô hữu đang sống chan hòa trong bầu khí đổi mới của Công đồng rồi, thì tại sao phải bàn đến sự chuyển mình từ cái cũ đến cái mới? Phải chăng tốt hơn nên tận hưởng bầu khí mới mẻ đầy sức sống của Công đồng? Đúng là hít thở không khí quan trọng hơn là lý luận về thành phần hóa học của không khí, và có lẽ ai cũng biết các yếu tố cấu tạo và tầm quan trọng của không khí, nhưng dù vậy đôi khi cũng nên nhắc lại những chuyện lý thuyết cũ kỹ ấy để ta tận dụng không khí mà hít thở cho đầy hai buồng phổi và sẽ không làm gì để gây ô nhiễm bầu khí quyển quanh ta. Cũng vậy, dù chẳng còn là chuyện mới lạ, nhưng nếu nhận ra ý nghĩa và tầm mức quan trọng của việc đổi mới của Công đồng, các kitô hữu sẽ sống mầu nhiệm Giáo Hội cách phong phú hơn và phát huy cái gia sản ấy cách tích cực hơn.
Công trình của Vaticanô II quá đồ sộ không thể tóm gọn trong một vài trang. Vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn về lãnh vực giáo hội học. Việc giới hạn như vậy phát xuất từ một lý do sâu xa, đó là Vaticanô II là Công đồng đầu tiên bàn về mầu nhiệm Giáo Hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội họp nhau tại Công đồng để giới thiệu khuôn mặt đích thực của mình cho con cái và cho thế giới. Trong số 16 văn kiện của Công đồng, có tới hai Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội, tám Sắc lệnh về các thành phần và các hoạt động của Giáo Hội; các văn kiện khác cũng đều liên quan tới đời sống và hoạt động của Giáo Hội (1). Nhưng ngay cả khi đã giới hạn trong lãnh vực giáo hội học, thì nguyên việc kê khai những khẳng định mới của Công đồng cũng đã là một công việc đòi nhiều thời gian. Thực tế hơn và tốt hơn, có lẽ chúng ta chỉ nêu lên hướng đi căn bản của Công đồng, tức là một cái nhìn nền tảng tiềm ẩn dưới các văn kiện. Đó là một sự chọn lựa căn bản mới đã hướng dẫn công việc soạn thảo các bản văn, đồng thời chi phối và định hướng mọi quyết định của Công đồng. Vaticanô II không những đã có những khẳng định mới, mà chủ yếu là có một cách nhìn mới có khả năng đổi mới mọi sự.
Khi nói về cái mới trong giáo hội học của Vaticanô II, có lẽ cần tránh thái độ đối lập Vaticanô I và Vaticanô II. Cái lược đồ thường được nêu lên, đó là “trước – sau”, ngụ ý rằng cái trước Vaticanô II là dở, sau Vaticanô II mới tốt. Đó là một cái nhìn giản lược có nguy cơ làm méo mó sự thật. Quả là Vaticanô II đã thay đổi cách nhìn về Giáo Hội một cách sâu xa, – đó là điều chúng ta sẽ trình bày, – nhưng không phải vì vậy mà muốn cắt đứt với quá khứ, trái lại vẫn luôn muốn trung thành nối tiếp các Công đồng và Truyền Thống trong quá khứ (2). Sở dĩ Vaticanô II mới, chính là vì đã biết trở về nguồn. Riêng đối với Vaticanô I, có nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng chưa được bàn cãi và phải bỏ dở vì chiến tranh, chẳng hạn vấn đề truyền giáo, nhiệm vụ của giám mục… Một cách nào đó, Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I: Đức Gioan XXIII cho rằng Vaticanô II phải bổ túc và kiện toàn cho Hiến Chế về Giáo Hội của Vaticanô I, nhất là về chức giám mục và về giáo dân (3). Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh rằng Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I (4). Thực ra, nối tiếp hay gián đoạn đều phải được hiểu cách biện chứng. Nối tiếp không có nghĩa là lặp lại, và gián đoạn không có nghĩa là cắt đứt. Không thể có cái mới nếu không được chuẩn bị từ trong cái cũ, và không thể hiểu trọn vẹn cái cũ nếu không được chiếu dọi dưới ánh sáng của cái mới. Giáo hội học của Vaticanô II không cho phép trở lại với Vaticanô I nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cắt đứt với Vaticanô I (5).
Cuộc sống Giáo Hội như một dòng chảy liên tục không có ranh giới rạch ròi giữa vùng nước đi trước và vùng nước đến sau như khi phân chia hai lô đất. Thực tại quá phong phú và phức tạp nên không thể bị đóng khung trong bất cứ phạm trù nào. Tuy nhiên, để dễ nhận ra cái mới của Vaticanô II, có lẽ chúng ta vẫn cần đến những phạm trù. Phạm trù thì rõ ràng minh bạch nhưng không thể chuyển tải trọn vẹn tính cách đa dạng của thực tại. Ý thức như vậy, ta có thể nói một cách tổng quát rằng nhãn quan về Giáo hội trước Vaticanô II chủ yếu nặng tính cách pháp lý, còn giáo hội học của Vaticanô II chủ yếu mang tính hiệp thông (6). Đặc tính pháp lý của giai đoạn trước và đặc tính hiệp thông của giai đoạn sau không loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau; và cả hai đặc tính ấy cũng chưa đủ để diễn đạt trọn vẹn thực tại Giáo Hội. Mầu nhiệm Giáo Hội quá phong phú nên không thể tóm gọn và diễn đạt trong một khuôn mẫu mà thôi. Mỗi thời có cách diễn đạt của mình, có thể nhấn mạnh điểm này mà đặt nhẹ điểm kia, nhưng không vì thế mà loại trừ các khuôn mẫu khác (7).
1. CÁCH NHÌN VỀ GIÁO HỘI TRƯỚC VATICANÔ II
Nói tới cái mới của Vaticanô II, tức là quy chiếu về một giai đoạn của quá khứ. Điểm quy chiếu của chúng ta ở đây, đó là giáo hội học trong khoảng từ đầu thế kỷ XIX cho đến Vaticanô II. Ý niệm chìa khóa trong thời kỳ này là societas perfecta hierarchica.
Trước hết Giáo Hội là societas, một xã hội. Từ sau Công đồng Trentô, thánh Roberto Bellarmino, bấy giờ là một Hồng Y có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội, đã định nghĩa: “Giáo Hội duy nhất đích thực là cộng đoàn những người được qui tụ nhờ tuyên xưng cùng một đức tin và lãnh nhận các bí tích giống nhau, dưới quyền cai quản của các chủ chăn hợp pháp và nhất là của Vị đại diện duy nhất của Đức Kitô là Đức Giáo hoàng Rôma (8). Bellarminô đã nhấn mạnh đến các yếu tố hữu hình để đối lập lại quan niệm về một Giáo Hội vô hình của anh em Tin lành, và định nghĩa của ngài ảnh hưởng lâu dài trong Giáo Hội. Người ta coi Giáo Hội là một tập thể hữu hình gồm các cá nhân liên kết với nhau bằng một định chế pháp lý. Công thức đức tin được coi trọng hơn hành vi tin, nghi thức bí tích được nhấn mạnh hơn ân sủng của bí tích. L. Billot cho rằng thân xác Giáo Hội hiện hữu độc lập với ân sủng và các nhân đức nơi các phần tử. Ủy ban chuẩn bị của Vaticanô I đã đặt tựa đề cho chương I của Hiến chế Giáo Hội là “Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô”. Ngay lập tức 53 trên tổng số 130 Giám mục đã phê bình là “mơ hồ, quá trừu tượng và thần bí”, có lẽ là không mang tính cách Bellarminô!(9) Nhưng rồi thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII cũng đã làm được công việc là đưa khía cạnh ân sủng và các đoàn sủng vào thực tại xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên người ta vẫn chưa dứt bỏ được quá khứ. Theo P. Przywara, không phải là định nghĩa Giáo Hội bằng những hạn từ của Thân Thể mầu nhiệm, mà trái lại, phải định nghĩa Thân Thể mầu nhiệm bằng những hạn từ của Giáo Hội, nghĩa là của xã hội (10).
Kế đến, Giáo Hội là societas perfecta, một xã hội hoàn hảo. Ý niệm này phát xuất từ Aristote, nhưng chỉ được minh nhiên áp dụng cho Giáo Hội từ thế kỷ 18 khi có những lý thuyết cho rằng Nhà Nước có quyền cả trên lãnh vực tổ chức đời sống Giáo Hội nhằm hạn chế và kiểm soát sự tự do hoạt động của Giáo Hội; do đó, các Đức Giáo hoàng quả quyết rằng Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo. Tính từ “hoàn hảo” ở đây không có nghĩa luân lý, nhưng được hiểu là hoàn hảo và đầy đủ trên bình diện xã hội, như tất cả các xã hội khác, có đầy đủ mọi phương tiện và quyền hành để thực hiện sứ mạng đã lãnh nhận. Giáo Hội là một xã hội độc đáo, độc lập, do thần luật có đầy đủ mọi quyền hành để thực hiện cứu cánh siêu nhiên: “Xét như là xã hội đích thực và hoàn hảo, Giáo Hội đã được Đấng Sáng lập thần linh thiết định là không bị đóng khung giới hạn trong bất cứ phần đất nào của thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ quyền hành thế tục nào, trái lại, Giáo Hội tự do thi hành khả năng và quyền của mình để cứu độ mọi người ở mọi nơi trên trái đất” (11). Như vậy Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo theo nghĩa là có tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của một xã hội cao nhất và hoàn toàn độc lập. Một quan niệm như thế dễ đưa Giáo Hội tới chỗ tự mãn và rơi vào cạm bẫy quyền lực.
Sau cùng, Giáo Hội là xã hội bất bình đẳng và phẩm trật, societas inaequalis et hierarchica. Đây là một khẳng định then chốt trong giáo hội học chính thức từ Vaticanô I đến Vaticanô II. Người ta có thể đọc thấy trong chương X của lược đồ Supremi Pastoris của Vaticanô I: “Giáo Hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng (phẩm trật), và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo Hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy” (12). Đó là lập trường chung của các Đức Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Piô X, của Giáo luật 1917 (canon 107), của các thủ bản thần học, nhất là lúc bấy giờ các thủ bản này thường nặng tính hộ giáo. Cũng cần thêm rằng Phẩm trật tập trung tất cả vào Đức Giáo hoàng, tựa như một loại quân chủ trong tôn giáo. Như vậy Giáo Hội được quan niệm như một kim tự tháp: trên cùng là Đức Giáo hoàng, tầng kế tiếp là các giám mục, rồi đến tầng các linh mục, và dưới đáy là giáo dân, những tín hữu thường. Giáo dân là servile pecus, một đoàn lũ chẳng có một chút quyền hành và không được phép có sáng kiến.
Societas perfecta et hierarchica: Giáo Hội như là một định chế pháp lý. Quan niệm này giúp Giáo Hội củng cố vững chắc sự hiện diện và tính độc lập của mình đối với các xã hội trần thế; nó cũng giúp Giáo Hội được luôn thống nhất dưới quyền một thủ lãnh tối cao. Nếu xét đến bối cảnh lịch sử, đó là một lập trường dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên thế giới đã thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Thực ra cuộc thay đổi đã khởi sự từ thế kỷ XV với phong trào phục hưng và các học thuyết nhân bản, rồi đến Thế kỷ Ánh sáng với các trào lưu triết học mới như duy lý, duy khoa học, tiến hóa, mác-xít… Đứng trước những đổi thay của thế giới, đời sống của Giáo Hội cũng đã chuyển biến sâu rộng để có thể thích nghi với xã hội. Trên bình diện lý thuyết và chính thức, Giáo Hội vẫn được quan niệm như một định chế nặng tính pháp lý; nhưng trong thực tế của cuộc sống, đã có nhiều phong trào quan trọng – từ dưới chứ không phải từ trên – biểu lộ một ý thức mới về Giáo Hội. Từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện những phong trào như canh tân phụng vụ, tông đồ giáo dân, dấn thân truyền giáo, đối thoại đại kết. Nhiều người ý thức cần phải trở về với nguồn mạch của đời sống Giáo Hội là Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhờ vậy người ta tái khám phá những chiều kích thiết yếu của Giáo Hội lâu nay bị coi nhẹ, chẳng hạn chiều kích cộng đồng, ân sủng bí tích, hiệp thông, lịch sử,… Chúng ta không thể không nhắc đến các thần học gia tên tuổi của những thập niên từ 1930 đến 1960 đã tạo nên một khúc quanh trong giáo hội học như: Y. Congar, J. Daniélou, L. Cerfaux, E. Mersch, Ch. Journet, O. Semmelroth, H. de Lubac, H. U. von Balthasar, J. Hamer. Đặc biệt thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII (1943) đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng vô hình của ân sủng để bổ túc cho quan niệm quá pháp lý về Giáo Hội (13). Tất cả các yếu tố trên đã góp phần dọn đường cho Vaticanô II.
2. NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II
Dù đã được chuẩn bị từ xa trong thực tế sinh động của các kitô hữu và trong nỗ lực tìm tòi của các thần học gia, nhưng khám phá của Vaticanô II là kết quả một hành trình tìm kiếm tiệm tiến của chính Công đồng. Lược đồ I De Ecclesia được phát cho các Nghị phụ gồm 11 chương bàn về: bản chất và các thành phần của Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội cần thiết cho ơn cứu độ, chức giám mục là một bí tích, các giám mục sở tại, các bậc trọn lành, giáo dân, quyền giáo huấn, quyền bính và lòng vâng phục, quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, bổn phận truyền giáo, đại kết; và cuối cùng là một phụ lục về Đức Maria (14). Lược đồ này vẫn còn quan niệm Giáo Hội chủ yếu như một xã hội hữu hình, phẩm trật, pháp lý. Cuối khóa họp đầu tiên, lược đồ được đem ra thảo luận, và ngay lập tức nhận được nhiều phê bình gay gắt, chẳng hạn Đức Cha E. De Smedt cho rằng lược đồ còn mang não trạng thích vinh quang (triomphalisme), giáo sĩ trị (cléricalisme), nặng pháp lý (juridisme) (15). Nhiều Nghị phụ lấy làm tiếc vì bản văn không đáp lại ước nguyện của Đức Gioan XXIII là Vaticanô II phải mang tính mục vụ. Nội dung giáo lý trong kho tàng đức tin của Giáo Hội ngàn đời vẫn không thay đổi, nhưng theo ngài, – và sau này Đức Phaolô VI cũng tiếp tục xác định chọn lựa căn bản này – cần phải diễn tả thế nào để đáp ứng với hoàn cảnh xã hội đã thay đổi và mở ra nhiều hình thức tông đồ mới. Giáo Hội nhìn vào mình (ad intra) là một cộng đoàn các tín hữu tham dự vào sự sống của Đức Kitô, để rồi nhìn ra bên ngoài thế giới (ad extra) và phục vụ các nhu cầu của anh chị em (16). Cũng chính vì tính cách mục vụ này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, Vaticanô II không có những mệnh đề kết án với những anathema sit như vẫn thường có trong các Công đồng.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Vaticanô II đã có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về Giáo Hội. Thay vì được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo Hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” (17). Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ: giữa Giáo Hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo Hội công giáo với nhau: giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội hoàn vũ, giữa Giáo Hội công giáo với các Giáo Hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo Hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây: “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14; 20) (18); nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo Hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông.
Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn: amor (113 lần), dialogus (31 lần), evangelizare (18 lần), fraternus– fraterne – fraternitas (87 lần), historia (63 lần), laicus (200 lần), ministerium (147 lần), ministrare (31 lần), missionalis (75 lần), pauper (42 lần), servire (17 lần), servitium (80 lần), evangelium (157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) (19).
2.1 Qui chiếu về phạm trù “societas”: xã hội trở thành mầu nhiệm
Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo Hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo Hội”. Giáo Hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4): “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata” . (20) Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh: nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu (21). Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn: “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo Hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần” (HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo Hội, và như vậy, Giáo Hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi.
Do đó, một người thuộc về Giáo Hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo Hội sẽ được định nghĩa như sau: “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo Hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành”: Giáo Hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo Hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo Hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo Hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo Hội nữa.
Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo Hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo Hội anh chị em với Giáo Hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo Hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo Hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ: không phải là “có” hoặc “không” một cách tuyệt đối, mà là có “nhiều” hay “ít”, là công giáo trọn vẹn hay không trọn vẹn, có tính giáo hội hoàn toàn hay bất toàn. Chính vì vậy mà theo Vaticanô II, Giáo Hội của Đức Kitô không “là” (= không đồng hóa với) Giáo Hội công giáo, nhưng “tồn tại trong (subsistit in) Giáo Hội công giáo” (GH 8), bởi lẽ các Giáo Hội khác ít nhiều cũng là Giáo Hội của Đức Kitô. Phải mất bao nhiêu thế kỷ chúng ta mới khám phá ra tiếng “subsistit in” ấy, và chính sự khiêm tốn nhìn nhận Giáo Hội công giáo không phải là tất cả Giáo Hội của Đức Kitô đã đem lại niềm hy vọng và rút ngắn con đường đại kết.
Mầu nhiệm Giáo Hội vượt quá biên cương hữu hình của Giáo Hội, nên ngay cả những người không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình trên bình diện xã hội, vẫn “qui hướng về Dân Thiên Chúa”, và “nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ” (GH 16). Trong bối cảnh của giáo hội học nặng về pháp lý, dựa vào câu nói của thánh Cyprianô: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, người ta hiểu rằng những người ngoài tổ chức xã hội hữu hình của Giáo Hội không thể được cứu độ. Quả thực là ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ, nhưng Vaticanô II không hiểu theo nghĩa loại trừ, nghĩa là ngoài tổ chức Giáo Hội, không hề có ân sủng và không thể được cứu độ; trái lại Vaticanô II đã hiểu theo nghĩa tích cực là: kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện trong lịch sử một cách hữu hình nơi Giáo Hội, và vì thế Giáo Hội trở thành dấu chỉ và phương tiện mang tính xã hội và hữu hình của ơn cứu độ. Bởi vậy những người ở ngoài Giáo Hội hữu hình vẫn có thể được cứu độ, vì ân sủng của Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt và không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố nhân loại nào. Tuy nhiên Công đồng hiểu là mọi ân sủng đều là ân sủng của Đức Kitô, và Giáo Hội đã được Đức Kitô thiết lập để trở thành dấu chỉ hữu hình của ân sủng của Người trên trần gian, nên mọi ân sủng của Đức Kitô đều ít nhiều mang chiều kích Giáo Hội; bởi vậy những người công chính đều “qui hướng” và thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội một cách nào đó, và như thế ơn cứu độ của họ cũng mang chiều kích Giáo Hội. Đây chính là cơ sở để người ta nói đến các kitô hữu vô danh (22).
2.2 Qui chiếu về phạm trù “societas perfecta”: xã hội hoàn hảo trở thành bí tích.
Vaticanô II dứt khoát từ bỏ não trạng quyền lực của thời thế giới kitô giáo (chrétienté), không còn tự coi mình là một thế lực văn hóa xã hội có đầy đủ mọi tổ chức và quyền hành cạnh tranh với các xã hội thế tục. Lẽ dĩ nhiên Giáo Hội cũng cần có quyền bính để thực hiện mục đích của mình, nhưng Công đồng tỏ ra thận trọng và chỉ nói đến quyền bính trong bối cảnh thi hành sứ mạng, trách nhiệm, bổn phận, và nhất là không còn nhấn mạnh đến quyền ép buộc hoặc xử phạt (x. GH 27; GM 16). Ngoài ra, sự tự do mà Giáo Hội đòi hỏi không đặt nền tảng trên sự thỏa thuận giữa hai quyền lực như trong các thế kỷ trước, nhưng trên sự phục vụ những quyền lợi căn bản của phẩm giá con người. Sứ mạng của Giáo Hội thuộc phạm vi thiêng liêng, nên không hề cạnh tranh với các cộng đoàn chính trị, trái lại, Giáo Hội sẵn sàng hợp tác với xã hội để phục vụ con người (23). Đức Phaolô VI đã tuyên bố với Ngoại giao đoàn rằng Vaticanô II không còn quan niệm Giáo Hội như một thế lực cạnh tranh hoặc chống lại các quyền lực của thế giới, mà chỉ muốn cộng tác để xây dựng thế giới (24). Xin được nhắc lại một đoạn trong diễn văn của Đức Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc ngày 4-10-1965, tức là vào thời điểm đang hoàn thành Hiến chế Gaudium et Spesđể chuẩn bị công bố vào ngày 7-12-1965:
Người đang nói với quý vị là một người trong quý vị, là anh em, thậm chí là một người nhỏ nhất trong quý vị, vì quý vị đại diện cho các cường quốc, còn người đang nói chỉ có một chút uy quyền trần thế nhỏ bé tượng trưng; đó chỉ là một chút cần thiết để tự do thi hành sứ mạng thiêng liêng và để bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi độc lập với mọi quyền bính của thế giới này. Chúng tôi không có một chút quyền lực trần gian và không hề có tham vọng cạnh tranh với quý vị. Thực vậy, chúng tôi không xin gì và cũng không đặt vấn đề gì; cùng lắm chỉ là trình bày một ước nguyện, đó là xin phép được phục vụ quý vị trong khả năng chuyên môn của chúng tôi một cách vô vị lợi, với khiêm tốn và yêu thương (25).
Theo Vaticanô II, thái độ căn bản của Giáo Hội là không tách rời khỏi thế gian nhưng đồng hành và phục vụ thế gian. Trong diễn văn khai mạc khóa ba của Công đồng, Đức Phaolô VI đã xác định hướng đi của Giáo Hội: “Mục đích của Giáo Hội không phải là chính Giáo Hội, trái lại, Giáo Hội ao ước được trọn vẹn thuộc về Đức Kitô, nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, được trọn vẹn thuộc về nhân loại, ở giữa nhân loại, sống cho nhân loại” (26). Đó là sự chọn lựa căn bản. “Tất cả giáo lý phong phú của Công đồng chỉ nhắm một mục đích là phục vụ con người. […] Có thể nói Giáo Hội là đầy tớ (ancilla) của nhân loại. […] Ý tưởng «phục vụ» chiếm vị trí trung tâm trong Công đồng” (27).
Nhận thức ấy đã đưa các nghị phụ Công đồng trở về với các giáo phụ và khám phá ra ý niệm bí tích để áp dụng vào Giáo Hội: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội tựa như bí tích, - tức là như dấu chỉ và khí cụ -, của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1). Khẳng định ấy bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, trên bình diện tín lý, Vaticanô II xác nhận Giáo Hội không có mục đích nơi chính mình, không phải là cứu cánh mà chỉ là dấu hiệu và phương tiện của ơn cứu độ. Khác với quan niệm trước đây, theo Vaticanô II, Giáo Hội không đồng hóa với Nước Trời nhưng là sự hiện diện mầu nhiệm (in mysterio) của Nước Đức Kitô (x. GH 3), là “mầm mống và khai nguyên của Nước Trời trên trần gian” (GH 5). Từ ngữ mysterio phải được hiểu theo nghĩa sacramentum, và vì thế có thể nói Giáo Hội là bí tích của Nước Trời. Nước Trời là thực tại cánh chung, dù là đã bắt đầu nơi Giáo Hội, còn Giáo Hội dù là dấu chỉ của Nước Trời, nhưng vẫn còn đang lữ hành trong lịch sử và “mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc đời này” (GH 48).
Kế đến trên bình diện mục vụ, vì là bí tích của sự hiệp nhất của toàn thể loài người với Thiên Chúa và với nhau, nên Giáo Hội không tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, trái lại đối thoại, đồng hành, và phục vụ nhân loại. Giáo Hội của Vaticanô II không còn là một xã hội hoàn hảo cạnh tranh hoặc chống lại các cơ cấu của xã hội trần gian, nhưng đã vượt lên trên phạm trù xã hội để trở thành bí tích cứu độ, làm men và muối, trở thành sức năng động nâng đỡ và thúc đẩy thế giới đi tới cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Chính ý thức về lịch sử và cánh chung đã làm cho Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến thế giới. Suốt hai mươi thế kỷ, Giáo Hội dường như không có ý thức mãnh liệt về lịch sử và vì thế dường như vắng mặt khỏi thế giới. Khái luận thần học về cánh chung chỉ dừng lại ở những vấn đề “tứ chung”, “de ultimis rebus”, đó là: chết, luyện ngục, thiên đàng và hỏa ngục. Y. Congar cho thấy bộ từ điển vĩ đại thuộc loại kinh điển Dictionnaire de Théologie catholique gồm có 41.338 cột, in thành 15 tập to lớn, xuất bản từ năm 1903 đến 1950, thế mà không hề nhắc tới nghề nghiệp, việc làm, gia đình, phụ nữ, tình yêu hôn nhân, tính dục, thân xác, niềm vui, đau khổ, bệnh tật, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, thế giới, nhân vị, giáo dân,… Và Congar nhận xét chí lý: một tôn giáo không có thế giới sẽ đưa tới hậu quả tất nhiên như chúng ta đang chứng kiến, đó là một thế giới không có tôn giáo (28). Vì thế chương VII của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium khẳng định chiều kích lịch sử và cánh chung của Giáo Hội: lữ hành trong lịch sử nhân loại và mang những đặc tính và dấu vết của đời này, Giáo Hội đang trên đường tiến về cánh chung. Giáo Hội ở trong thế giới và tiến bước trong lịch sử, nhưng thế giới đã được tháp nhập vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: kế hoạch đó khởi nguồn từ cuộc Vượt qua của Đức Kitô và đang nhắm tới cùng đích là Nước Trời cánh chung; còn vai trò của Giáo Hội hiện nay là trở thành người loan báo và là bí tích của kế hoạch ấy: Giáo Hội hiện diện trong thế giới “như là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (GH 48). Giáo Hội và thế giới vẫn phân biệt nhau, nhưng vì cả hai đều theo đuổi cùng một mục đích tối hậu, nên một cách nào đó cả Giáo Hội và thế giới đều làm nên chung một lịch sử là lịch sử cứu độ, vì nguyên lý duy nhất vẫn là Đức Kitô: “Thiên Chúa vừa là Đấng Cứu độ vừa là Đấng Tạo dựng, làm chủ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử cứu độ” (MV 41). Vấn đề này sẽ được triển khai sâu rộng trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.
2.3 Qui chiếu về phạm trù “societas inaequalis et hierarchica”: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa
Vaticanô II không phủ nhận tính chất cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và không hề chối bỏ Vaticanô I, trái lại vẫn dành cả chương III để nói về phẩm trật và vẫn nhắc lại giáo lý của Vaticanô I về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng (x. GH 18). Tuy nhiên Vaticanô II không còn nhìn Giáo Hội như một kim tự tháp và không đóng khung Giáo Hội trong cơ cấu phẩm trật. Như chúng ta đã nói, Lược đồ thứ nhất De Ecclesia vẫn còn mang nặng tinh thần pháp lý. Từ đầu năm 1963, Ủy ban giáo thuyết của Công đồng đã phải soạn thảo lại một bản văn khác. Có ít nhất mười lăm dự thảo được đề nghị, nhưng cuối cùng một Lược đồ mới gồm bốn chương được gửi tới các Nghị phụ và được thảo luận từ 30-9 đến 31-10 năm 1963: I- Mầu nhiệm Giáo Hội; II- Cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, đặc biệt về chức giám mục; III- Dân Chúa, đặc biệt là giáo dân; IV- Lời kêu gọi nên thánh trong Giáo Hội (29). Cuộc thảo luận đã đi tới kết luận là sắp xếp lại Lược đồ thành tám chương như chúng ta thấy hiện nay, trong đó chương II bàn đến Dân Thiên Chúa, tức là tất cả những gì liên quan đến toàn thể các tín hữu kitô; rồi sau đó mới nói đến các thành phần khác nhau trong Dân Chúa: phẩm trật trong chương III, giáo dân trong chương IV, tu sĩ trong chương VI. Sự thay đổi dàn bài đó rất có ý nghĩa: các Nghị phụ thấy rằng Phẩm trật chỉ có ý nghĩa khi được đặt vào trong lòng Dân Thiên Chúa và để phục vụ Dân Thiên Chúa chứ không phải là tất cả Giáo Hội và cũng không phải là cánh cửa hoặc là phẩm tính đầu tiên của Giáo Hội.
Ý niệm Dân Thiên Chúa trước hết gợi lại lịch sử cứu độ và những chặng đường của dân Do thái lữ hành trong sa mạc, và vì thế cũng cho thấy Giáo Hội là dân Israel mới đang lữ hành giữa những thăng trầm để tiến bước về thành thánh tương lai bất diệt. Dân Thiên Chúa cũng nói lên tính cách cộng đoàn của các tín hữu: “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc…” (GH 9). Danh xưng Dân Thiên Chúa còn cho thấy Giáo Hội không phải là một ý niệm trừu tượng hay chỉ là một định chế, một cơ cấu pháp lý tựa như một pháp nhân, nhưng trước hết đó là những con người cụ thể được tái sinh nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Giáo Hội là Giáo Hội của những con người được kêu gọi giữa loài người để thi hành sứ mạng cho loài người.
Từ xác tín này, trước hết Vaticanô II khơi dậy ý thức sống động về Giáo Hội địa phương. Từ lâu trước Công đồng, người ta đã từng tranh luận xem chức giám mục có phải là bí tích không. Các Nghị phụ đã dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền để đưa ra kết luận dứt khoát và tuyên bố chức giám mục là bí tích, đồng thời khám phá lại chiều kích tập đoàn (collegium) và hiệp thông của chức giám mục (x. GH 21-22). Cùng với việc nhận ra bí tích tính của chức giám mục, Công đồng cũng thấy được tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương. Dân Thiên Chúa là cộng đoàn duy nhất nhưng lại hiện diện nơi mọi dân mọi nước trần gian, hiện diện cách cụ thể trong từng địa phương. GH 23 và GM 11 cho thấy mỗi giáo phận, mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thể hiện trọn vẹn và đầy đủ mầu nhiệm Giáo Hội, vì ở đó có thừa tác vụ giám mục, có Lời Chúa và Thánh Thể; và chính trong Giáo Hội địa phương ấy mà Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự. Người ta chỉ thấy Giáo Hội hiện diện cụ thể tại địa phương này hay địa phương kia, chứ không thấy một Giáo Hội trừu tượng. Tuy nhiên Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại; có thể nói Giáo Hội ấy có một hiện hữu riêng và đã hiện hữu trước khi được thể hiện tại từng Giáo Hội địa phương. Chỉ có Giáo Hội hoàn vũ mới thực sự là Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô cách trọn vẹn, chỉ Giáo Hội ấy mới có thừa tác vụ Phêrô, và cũng chỉ Giáo Hội ấy mới biểu lộ trọn vẹn các phẩm tính của mầu nhiệm Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Dân Thiên Chúa ở mỗi địa phương mang dấu ấn riêng của từng nơi chốn và thời đại, của văn hóa và lịch sử tại địa phương ấy. Cộng đoàn Giáo Hội luôn luôn được định vị trong thời gian và không gian, tức là được địa phương hóa: đó không phải là yếu tố ngẫu nhiên hay tùy phụ, trái lại, đó là đòi hỏi của định luật nhập thể. Ý thức tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương chính là ý thức về một sự nhập thể cần thiết phải có để biểu lộ cụ thể mầu nhiệm Giáo Hội, và đồng thời cũng là ý thức về sự cần thiết của vấn đề hội nhập văn hóa, và như thế mới có thể xây dựng một Giáo Hội thực sự là công giáo (x. GH 13; 23).
Một cách đặc biệt, khi gọi Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Công đồng muốn nhấn mạnh đến tính cách bình đẳng căn bản giữa tất cả các kitô hữu. Giáo Hội trước hết không phải chỉ là giáo phẩm mà là cộng đoàn gồm tất cả những người tin vào Đức Kitô. Giá trị đầu tiên đó là được lãnh nhận bí tích rửa tội và Thánh Thể, nhờ đó tín hữu được tham dự vào sự sống của Đức Kitô để trở thành kitô hữu và làm thành Dân Thiên Chúa. Danh hiệu Dân Thiên Chúa liên quan và bao gồm mọi tín hữu kitô, nghĩa là cả phẩm trật lẫn giáo dân, vì “giữa tất cả mọi người vẫn có sự bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng Thân thể Đức Kitô” (GH 32). Sự bình đẳng căn bản của tất cả các kitô hữu đặt nền tảng trên chức tư tế chung do bí tích rửa tội đem lại. Đây chính là một tái khám phá của Công đồng. Các giáo phụ cũng như các tiến sĩ Giáo Hội đã từng dựa vào 1Pr 2, 9 để khai triển đề tài chức tư tế chung của các tín hữu. Nhưng vì những người Cải cách đã dựa vào chức tư tế phổ quát để chối bỏ chức tư tế thừa tác, nên Công đồng Trentô đã nhấn mạnh đến tính chất đặc thù cao cả của chức linh mục thừa tác. Tuy nhiên người ta dễ đi từ thái cực này đến thái cực kia: sự nhấn mạnh đôi khi quá đáng làm cho nhiều tín hữu trong suốt bốn thế kỷ quên đi địa vị và sứ mạng của mình để trở thành những người thụ động ù lỳ trong Giáo Hội. Vaticanô II đã lập lại sự quân bình khi cho thấy chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác khác biệt nhau về bản chất nhưng đồng thời cũng bổ túc cho nhau để cùng thể hiện sự phong phú nơi chức tư tế duy nhất của Đức Kitô (x. GH 10-11).
Đôi khi người ta nhân danh Giáo Hội là Dân Thiên Chúa để đề cao giáo dân và loại trừ phẩm trật. Thật là sự hiểu lầm đáng tiếc, Dân Thiên Chúa không đồng nghĩa với giáo dân. Sự bình đẳng căn bản không loại trừ việc khác biệt nhau trong thừa tác vụ, vì các chi thể chỉ là một trong Đức Kitô nhưng lại thi hành những nhiệm vụ khác nhau để làm cho thân thể được lớn lên (x. GH 7; 32).
Như vậy người giáo dân từ nay không còn là người ở bên lề Giáo Hội hay chỉ là thành phần thứ yếu, trái lại họ chu toàn một sứ mạng quan trọng và đặc thù trong thế giới: "Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (GH 33). Giáo Hội không thể chu toàn trọn vẹn sứ mạng thánh hóa thế gian nếu không có những người giáo dân thánh hóa thế giới “như men từ bên trong”, “qua các công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội” (GH 31). Sứ mạng của họ không do hàng giáo phẩm chia phần cho, nhưng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của ơn gọi giáo dân, đó là tính chất trần thế.
Vì Giáo Hội là toàn Dân Thiên Chúa, việc nên thánh không còn là chuyện của các nhà tu hành mà là bổn phận của tất cả mọi người môn đệ Đức Kitô. Giáo Hội là thánh không phải chỉ trên bình diện cơ cấu hay hữu thể, nhưng cả trên bình diện hiện sinh nữa. Giáo Hội phải là cộng đoàn những con người thánh thiện, vì thế Hiến chế Lumen Gentium dành cả chương V để kêu gọi tất cả mọi kitô hữu nên thánh, rồi sau đó trong chương VI mới nói đến con đường nên thánh đặc thù của các tu sĩ. Nếu các tu sĩ được kêu gọi “tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm để hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt” (GH 44), thì tất cả mọi kitô hữu vì đã được thánh hóa nhờ bí tích rửa tội, nên dù ở “bất cứ bậc sống hay địa vị nào, cũng được kêu gọi để tiến đến sự viên mãn của đời sống kitô hữu và tiến đến sự trọn lành của đức ái” (GH 40). Từ các mục tử, giám mục hay linh mục, những người đang thi hành thừa tác vụ thánh, hoặc các tu sĩ sống trong cộng đoàn tu viện, đến các giáo dân sống đời hôn nhân giữa bụi trần của cuộc đời ô trọc, hay những người góa bụa, khổ đau, tất cả đều có thể và có bổn phận nên thánh để làm chứng cho Đức Kitô: sự thánh thiện phải được thực hiện và biểu lộ “trong và nhờ những trạng huống, chức nghiệp hay hoàn cảnh của cuộc sống” (GH 41). Do đó, cuộc sống giữa đời của người giáo dân không phải là một cản trở cho sự thánh thiện, và muốn nên thánh cũng không đòi phải trốn khỏi thế gian, trái lại, sống giữa đời với những bổn phận trần thế chính là con đường nên thánh của giáo dân và là nét đặc thù trong ơn gọi nên thánh của họ. Như vậy với Vaticanô II, sự thánh thiện không còn là đặc ân của một thiểu số, cũng không chỉ nằm trên bình diện tu đức hoặc chỉ là chuyện sở thích cá nhân; trái lại nó mang chiều kích Giáo Hội, nghĩa là nó biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội và là một đòi hỏi thiết yếu gắn liền với ơn gọi của từng người trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa.
Sau hết sẽ thật là thiếu sót nếu trình bày về giáo hội học của Vaticanô II mà không nói đến Đức Maria, bởi vì Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đã dành cả một chương cuối để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Chính tựa đề của chương VIII đã cho thấy ý nhắm sâu xa của Công đồng: phải nhìn Đức Maria trong lịch sử cứu độ, tức là trong ánh sáng của mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, và đó chính là một cái nhìn mới (30). Một mặt, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và được những đặc ân độc nhất vô nhị. Nhưng mặt khác, mầu nhiệm Đức Maria chỉ có ý nghĩa khi được tháp nhập vào mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội. “Đức Mẹ được chào kính như chi thể tối cao và độc nhất vô nhị của Giáo Hội, đồng thời như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái” (GH 53). Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội, là Đấng cộng tác cách đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô, là Đấng Trung gian tùy thuộc vào vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng đồng thời Người cũng là môn đệ đầu tiên biết lắng nghe và giữ lời Đức Kitô; trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa, Mẹ trổi vượt mọi tín hữu nhưng Mẹ không ở ngoài Giáo Hội, trái lại Mẹ vẫn là chi thể, một chi thể độc nhất ở vị trí tối cao của Giáo Hội.
Điều quan trọng đối với giáo hội học, đó là con người Đức Maria biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội. Thật vậy, cũng như Đức Maria là Mẹ và là Trinh Nữ, Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ và là Trinh Nữ qua chính con người của Đức Maria là “người đi tiên phong và là gương mẫu” của Giáo Hội (GH 63). Giáo Hội là thánh, nhưng sự thánh thiện của Giáo Hội được biểu lộ qua chính Đức Maria, vì “qua con người của Đức Trinh Nữ, Giáo Hội đã đạt tới một sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền”, trong khi chúng ta còn đang phải chiến đấu với tội lỗi để tiến lên trên con đường thánh thiện (GH 64). Sau nữa, “Mẹ của Đức Giêsu hôm nay đã được vinh hiển hồn xác trên trời chính là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành đời sau” (GH 68). Tất cả những đặc ân Đức Mẹ nhận được là vì Đức Kitô và vì thân thể của Người là Giáo Hội; hơn nữa chính qua các đặc ân của Đức Mẹ mà Giáo Hội nhận ra ơn gọi và định mệnh của mình, chính qua việc nhìn ngắm Đức Mẹ mà Giáo Hội thấy được chính mình và nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới. Đức Maria vừa là mẹ vừa là người môn đệ gương mẫu cho Giáo Hội, vừa là người đi trước vừa là kẻ đồng hành với Giáo Hội nhưng cũng là người về đến quê nhà trước Giáo Hội.
3. CÁI MỚI VẪN CHƯA CŨ
Thời gian chỉ cho phép chúng ta làm công việc kê toa thuốc, nghĩa là nói quá nhiều mà vẫn là quá ít. Nhưng rảo quanh một vòng ít nữa cũng gợi lên phần nào cái tinh thần mới trong giáo hội học của Vaticanô II. Hôm nay, 38 năm sau ngày bế mạc, Công đồng vẫn còn là mới mẻ và hợp thời, nhất là đối với nhiều người công giáo Việt Nam. Thực ra ngay từ khi Vaticanô II mới kết thúc, người ta đã nói rằng có lẽ cần một Vaticanô thứ III để bổ túc cho Vaticanô II. Chẳng hạn nếu như Vaticanô II dung hòa được sự chia cách giữa Giáo hoàng với giám mục, thì cũng cần một Công đồng khác để bàn đến mối liên hệ giữa giáo sĩ, cách riêng là linh mục, với giáo dân. Người ta cũng nhận xét rằng định nghĩa về giáo dân của Vaticanô II còn mang tính cách giáo luật: giáo dân không phải là giáo sĩ hay tu sĩ, và vì thế cần phải có một định nghĩa khác tích cực hơn và có tính cách thần học hơn. Ngoài ra, nhiều người ngày nay không muốn gọi Vaticanô II là Công đồng chung (concile oecuménique), vì Vaticanô II mới mở rộng những cánh cửa của hiệp nhất, còn thực tế các anh em của các Giáo Hội ngoài công giáo vẫn chưa có tiếng nói tại hội nghị. Và còn nhiều chuyện khác nữa (31).
Quả thực Công đồng đã không làm được hết mọi chuyện, và chính Công đồng cũng ý thức rằng mình chưa thực hiện được hết mọi dự tính. Nhưng có lẽ chúng ta đều nhận rằng Công đồng đã làm một cuộc cách mạng về giáo hội học, một cuộc khai phá để đem lại luồng khí mới cho Giáo Hội như Đức Gioan XXIII từng mơ ước. Những giá trị mà Công đồng đã khám phá hoặc tái khám phá vẫn còn đang tạo nên những chuyển biến tích cực trong Giáo Hội và trong thế giới. Để kỷ niệm 20 năm ngày bế mạc Công đồng, Đức Gioan-Phaolô II đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám mục đặc biệt vào năm 1985 để “họp mừng, chứng thực và cổ võ thực hiện Công đồng Vaticanô II”; các Nghị phụ đã tuyên bố rằng Công đồng quả là một hồng ân và là ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho thế giới trong thế kỷ này, và mời gọi mọi người học hỏi và đào sâu các văn kiện của Công đồng để đem ra thực hành (32). Riêng đối với Đức Gioan-Phaolô II, Vaticanô II là tất cả chương trình hành động của ngài: “Tôi đã được hồng ân đặc biệt là tham dự và cộng tác tích cực vào diễn tiến của Công đồng. Đối với tôi, cách riêng trong những năm của triều đại giáo hoàng của tôi, Vaticanô II đã và vẫn luôn luôn là điểm quy chiếu thường xuyên cho mọi hoạt động mục vụ của tôi, qua việc cố gắng đem các hướng dẫn của Công đồng ra áp dụng một cách cụ thể và trung thành, ở bình diện mỗi Giáo Hội cũng như ở mức độ toàn Giáo Hội. Phải không ngừng trở về với nguồn mạch này” (33). Và rồi để bước vào thiên niên kỷ mới, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã nhiều lần kêu gọi phải áp dụng Công đồng, vì đó là một ân huệ lớn lao của Thiên Chúa: “Năm tháng qua đi, nhưng các bản văn của Công đồng vẫn không hề mất giá trị và vẻ sáng chói. […] Đó vẫn là địa bàn (boussole) đáng tin cậy hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường của thế kỷ đang tới” (34).
Giáo hội học của Vaticanô II cho tới nay vẫn còn là một sứ điệp mang tính thời sự và có tính chất ngôn sứ. Không biết chừng nào sẽ có Vaticanô III, nhưng ít nữa Vaticanô II vẫn còn là một luồng sáng hướng đạo cho Giáo Hội trong thời đại chúng ta, và vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới sẽ là đào sâu và áp dụng cách sáng tạo những định hướng của Công đồng. Xin được nêu lên một vài gợi ý nhỏ.
Trước tiên hơn lúc nào hết, Giáo Hội hôm nay vẫn còn phải được xây dựng theo mô hình hiệp thông. Lẽ dĩ nhiên như chúng ta đã nói, mẫu giáo hội học hiệp thông không phải là mà cũng không thể là kiểu mẫu duy nhất để xây dựng Giáo Hội. Tuy nhiên đó là một kiểu mẫu trọng tâm, nền tảng và thiết yếu; và nếu như sau hết mọi sự sẽ chỉ có tình yêu là tồn tại mãi mãi, thì sự hiệp thông cũng sẽ mãi mãi là sự sống và là chứng từ của Giáo Hội đối với thế giới. Nhân loại hôm nay bị xâu xé vì chiến tranh và hận thù, từ chiến tranh quốc gia, chiến tranh kinh tế đến chiến tranh sắc tộc hay tôn giáo, và con người trở thành tế vật hy sinh của những tham vọng thống trị. Vì thế con người thời nay chờ đợi nơi Giáo Hội một chứng từ về sự hòa giải và về khả năng hiệp nhất trong đa dạng; điều đó chỉ có được khi Giáo Hội sống hiệp thông theo kiểu mẫu của mô hình hiệp thông nơi Chúa Ba Ngôi. Công đồng nhắc lại một lời của Đức Gioan XXIII: “Những gì liên kết các tín hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự” (MV 92).
Bên cạnh chiến tranh bom đạn là cuộc chiến của đồng tiền và kỹ thuật. Chúng ta đang dần dần tiến lên một xã hội giàu mạnh và hiện đại hóa. Nhưng cái thách đố lớn lao của xã hội hôm nay là người ta chạy theo công việc và lo làm giàu nên không còn giờ để sống cho nhau nữa. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, càng ngày càng có nhiều người nghèo hơn, nhiều người cô đơn và bị bỏ rơi hơn. Xã hội hiện đại hóa cũng là một xã hội công nghiệp hóa: tất cả đều chuyển sang máy móc tự động, ngay cả con người cũng trở thành một cỗ máy trong xưởng máy lớn lao của thế giới. Hiện đại hóa còn là đô thị hóa, đời sống trở nên nhộn nhịp đông đúc, nhưng trong đó mỗi người chỉ là một con số vô danh giữa một đám đông xô bồ. Con người hôm nay cần đến một tình yêu có khả năng ôm ấp, cảm thông và chia sẻ với những nỗi khổ đau và cô đơn của mình, và như vậy một Giáo Hội của sự hiệp thông sẽ trở thành niềm hy vọng cho những người đang đi tìm một mái nhà ấm áp thân yêu.
Kế đến, phạm trù bí tích áp dụng vào Giáo Hội mang một ý nghĩa hiện sinh và giải thích lý do sự hiện diện của Giáo Hội trong thế giới. Trung thành với lệnh truyền của Đức Kitô, Giáo Hội đã lên đường với hoài bão làm cho tất cả các dân tộc trở thành môn đệ của Chúa. Bao nhiêu lớp người đã vất vả ra đi gieo hạt giống Tin mừng, bao nhiêu máu đào của các vị tử đạo đã thấm vào mảnh đất của các dân tộc, rất nhiều chương trình truyền giáo, rất nhiều nỗ lực canh tân, nhưng hôm nay, sau hai mươi thế kỷ, Giáo Hội vẫn còn là “đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12, 32) giữa cộng đoàn nhân loại đông đảo. Dù công việc loan báo Tin Mừng đã đem lại nhiều kết quả lớn lao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Giáo Hội càng ngày càng trở thành thiểu số giữa lòng thế giới, nhất là khi tinh thần tục hóa ngày càng thấm nhập vào mọi cơ cấu và lãnh vực của đời sống con người. Rất nhiều khi một cách nào đó, các cộng đoàn kitô hữu giống như những kẻ bị lưu đày giữa thế gian, như những ốc đảo giữa các đại dương mênh mông. Giáo Hội sẽ chẳng bao giờ còn được phép mơ thấy một vương quốc kitô cạnh tranh hoặc bao trùm các vương quốc trần gian. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội thất vọng. Giáo Hội có con đường của riêng mình. Công đồng đã diễn tả thân phận và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới bằng những lời mà có lẽ mãi mãi vẫn không bao giờ lỗi thời: “Dân tộc thiên sai, tuy hiện nay chưa bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra như một đàn chiên nhỏ, nhưng lại là một mầm mống vững chắc nhất của sự hiệp nhất, của niềm hy vọng và của ơn cứu độ, cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy được Đức Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu độ cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất” (GH 9).
Sau hết, Công đồng đã mở ra cho Giáo Hội một viễn ảnh mới để đi vào lòng thế giới hôm nay, đó là giáo hội học của phục vụ. Như chúng ta đã trích lời của Đức Phaolô VI, một cách nào đó Giáo Hội từ nay mang một danh hiệu mới, đó là đầy tớ của nhân loại (35). Tinh thần phục vụ thấm nhập sâu xa vào trong các văn kiện của Vaticanô II và đã trở thành một trong những điểm thiết yếu của Công đồng. Tinh thần phục vụ ấy ngày càng tỏ ra cần thiết và hợp thời. Chỉ nói riêng tại châu Á, nỗ lực của Liên Hội Đồng Giám mục châu Á (FABC) là đem tinh thần phục vụ của Công đồng vào trong bối cảnh nghèo đói, đa văn hóa và đa tôn giáo của lục địa lớn lao này, trong đó các kitô hữu chỉ là một thiểu số 2% (36). Càng ngày các Giám mục của châu Á càng ý thức rằng chỉ có con đường phục vụ mới có khả năng thâm nhập vào các cơ cấu và giá trị của xã hội để phúc âm hóa chúng. Ba mươi ba năm sau Công đồng, Thượng Hội Đồng Giám mục về châu Á đã làm sống lại tinh thần của Vaticanô II và đồng thanh tuyên bố: “Như Đức Giêsu, ước gì Giáo Hội ngày càng trở thành một Giáo Hội đầy tớ và tiếp tục sứ mạng yêu thương và phục vụ các dân tộc châu Á” (37). Theo các Nghị phụ, cách thức hiện diện đặc thù của Giáo Hội tại châu Á, đó là phục vụ. Trở thành đầy tớ là một trong các nhân tố góp phần biến đổi bộ mặt tây phương của Giáo Hội thành bộ mặt mang tính châu Á (38). Đây là một đòi hỏi ưu tiên, vì trong bối cảnh châu Á, phục vụ như một tôi tớ là con đường thích hợp nhất để thông truyền sứ điệp Tin mừng, là cách hiện diện dễ đi vào lòng người nhất, và là cách tốt nhất để sống chung hòa bình với các tôn giáo khác.
Như vậy cái mới của giáo hội học của Vaticanô II vẫn chưa phải là cũ đối với chúng ta. Để kết thúc, xin được trích lại lời của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Văn hóa trong hội thảo chuyên đề “Bốn mươi năm sau Vaticanô II nhìn lại”: “Nhìn lại Vaticanô II là một điểm tái khởi hành. [...] Nếu trong bốn thập niên qua, Công đồng đã khơi lên bao sức sống được mệnh danh là luồng gió mới cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như cho Giáo Hội địa phương, thì hôm nay thiết nghĩ, Vaticanô II cũng vẫn còn đó nền tảng sức sống làm thành nguồn cảm hứng mới cho những cộng đoàn Giáo Hội thiết tha với sứ mệnh lên đường. Duc in altum. Hãy chèo ra chỗ nước sâu” (39).
Chú thích:
(1) Nói một cách tổng quát, hai mươi Công đồng trước đây xoay quanh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Chúa Thánh Thần, ân sủng, các bí tích, hoặc tái lập hiệp nhất và kỷ luật trong Giáo Hội. Người ta cũng đã bàn về các thành phần trong Giáo Hội, chẳng hạn như chức linh mục hoặc quyền tối thượng của Đức Giáo Chủ, nhưng chưa có một Công đồng nào dành được một chương nguyên vẹn để nói về mầu nhiệm Giáo Hội.
– Ký hiệu viết tắt: GH = Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium); MV = Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes); GM = Sắc lệnh về nhiệm vụ của Giám mục (Christus Dominus); HN = Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis Redintegratio); TG = Sắc lệnh về truyền giáo (Ad Gentes); TD = Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae).
(2) Chẳng hạn trong các văn kiện của Vaticanô II, có 93 lần trích dẫn các Công đồng trước, trong đó 21 lần từ Trentô và 24 lần từ Vaticanô I; 201 lần trích dẫn hoặc qui chiếu về các văn kiện của Đức Piô XII. Xem E. Innocenti, Le citazioni pontificie nei documenti conciliari, trong Concretezza (16-7-1966) 6-10.
(3) Xem Văn bản gửi cho Ủy Ban chuyên môn ngày 2-7-1960, trong S. Garofaro (dir.), Dizionariodel Concilio Ecumenico Vaticano Secondo, Roma 1969, cột 125. Chính Đức Piô XI và XII cũng đã có ý tiếp tục Vaticanô I nhưng chưa thực hiện được. Và khi chuẩn bị Công đồng, người ta đã nêu lên câu hỏi: đây là một Công đồng mới hay là nối tiếp Vaticanô I.
(4) Diễn văn ngày 8-12-1969, trong Documentation catholique 1554 (1970) 10 tt.
(5) Xem H. Pottmeyer, Continuità e innovazione nell’ecclesiologia del Vaticano II. L’influsso del Vaticano I sull’ecclesiologia del Vaticano II e la ri-recezione del Vaticano I alla luce del Vaticano II, trong G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981, 71-95.
(6) Xem A. Acerbi, Due ecclesiologie. Ecclesiologia giuridica ed ecclesiologia di comunione nella “Lumen Gentium”, Bologna 1975.
(7 Xem A. Dulles, Models of the Church, New York 1987. Tác giả trình bày năm mẫu căn bản: Giáo Hội như một đinh chế, như sự hiệp thông mầu nhiệm, như bí tích, như người loan báo Tin mừng, như người tôi tớ phục vụ. Vị Hồng Y này đề nghị một mẫu mới: Giáo Hội là cộng đoàn các môn đệ Đức Kitô.
(8) R. Bellarminô, De Ecclesia, III, 2, Colonia 1619, 108.
(9) Xem J. Rigal, Le mystère de l’Eglise. Fondements théologiques et perspectives pastorales, Paris 1996, 69-70.
(10) XemY.Congar,Le Concile de Vatican II. Son Eglise. Peuple de Dieu et Corps du Christ,Paris 1984, 10.
(11) Huấn dụ của Đức Piô IX với Cơ Mật Viện, Multis gravibusque, ngày 17-12-1860. Đức Piô IX nhấn mạnh nhiều lần với Cơ Mật Viện: Singulari quadam (9-12-1854), Maxima quidem laetitia (9-6-1862); rồi trong thông điệp Vix dum a Nobis (7-3-1874). Mệnh đề sau đây đã bị ngài lên án: “Giáo Hội không phải là một xã hội đích thực và hoàn hảo, hoàn toàn tự do, và không được hưởng các quyền riêng và trường tồn đã được Đấng Sáng Lập thần linh ban cho; chính quyền dân sự mới có quyền xác định các quyền của Giáo Hội và những giới hạn để thực thi các quyền này” (Syllabus, mệnh đề 19, 8-12-1864: DS 2919). Sau này, Đức Lêô XIII cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này (Diuturnum illud, 29-(6-1881; Immortale Dei, 1-11-1885: DS 3167; Libertas praestantissimum, 20-6-1888), rồi Đức Piô X (Compendio della dottrina cristiana, 1905), Đức Bênêđitô XV (Providentissima Mater Ecclesia, 1917), Đức Piô XI (Divini illius magistri, 1929: DS 3685).
(12) Mansi 51, 543.
(13) Xem A. Antòn, Lo sviluppo della dottrina sulla Chiesa nella teologia dal Vaticano I al Vaticano II,L’ecclesiologia dal Vaticano I al Vaticano II, Brescia 1973, 64-69; O. Rousseau, La Constitution “Lumen Gentium” dans le cadre des mouvements rénovateurs de théologie et de pastorale des dernières décades, Unam Sanctam 51 b, 35-56; B. Kloppenburg, Ecclesiology of Vatican II, Chicago 1974, 1-10; R. Aubert, La théologie catholique au milieu du XXe siècle, (Cahiers de l’actualité religieuse), Tournai 1954.
(14) Acta Synodalia, I/IV, 12-121.
(15) Acta Synodalia, I/IV, 142 tt. Các nhận xét khác cũng tương tự: G. D’Avak, sđd., 148-150; A. Bea, sđd, 227-230, vv…
(16) Đức Gioan XXIII: Audience générale, 25-10-1961, trong Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II Apparando, II/I, 117; Diễn văn khai mạc Công đồng, 11-10-1962, trong Acta Synodalia Sacrosancti Concilii Vaticani II, II/I, 172; Nuntius radiophonicus, 11-9-1962, AAS 54 (1962) 680. Đức Phaolô VI: Diễn văn khai mạc khóa IV, 14-9-1965, AAS 57 (1965) 79; Diễn văn kết thúc khóa IV.
(17) Thượng Hội Đồng Giám Mục 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II), Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1980.
(18) A. Acerbi (sđd) chứng tỏ rằng Công đồng vẫn giữ lại các yếu tố của một giáo hội học pháp lý, và nhiều người lấy làm tiếc vì Vaticanô II đã không đẩy vấn đề tới cùng. Nhưng thực ra các kiểu mẫu hay phạm trù giáo hội học không thể loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau, vì Giáo hội cũng mang cả chiều kích xã hội nữa.
(19) Theo Y. Congar, Le Concile de Vatican II, sđd, 19.
(20) Cyprianô, De Oratione Domini 23, PL 4, 553.
(21) G. Philips, L’Église et son mystère au deuxième Concile du Vatican II, t. I, Paris 1967, 91.
(22) Xem K. Rahner, Rapporto tra natura e grazia, trong Id., Saggi di antropologia soprannaturale, Roma 1969, 43-78; Id., Ateismo e cristianesimo implicito, trong Id., Nuovi Saggi, III, Roma 1969, 217-248.
(23) Xem MV 42 §5; 76; TD 13.
(24) “Une chose est certaine: l’évolution s’est faite dans le sens d’une prise de conscience croissante par la "cité temporelle" de son autonomie vis-à-vis de la "cité spirituelle", et réciproquement du désengagement de cette dernière par rapport à la cité temporelle. Mais alors que leur diversité même a pu les faire apparaýtre parfois non seulement distinctes, mais rivales et opposées, aujourd’hui, grâce à Dieu, et de plus en plus – et Nous voudrions souhaiter qu’il en soit ainsi dans le monde entier – elles ne se posent plus en adversaires. En ce qui concerne l’Église, en tout cas, son désir de collaboration avec les pouvoirs de ce monde est sans arrière-pensée: les actes du Concile l’ont prouvé avec éclat” (Discours au Corps diplomatique, 8 -1-1966, AAS 58 [1966] 144).
(25) Diễn văn ngày 4-10-1965, AAS 57 (1965) 877.
(26) Diễn văn ngày 14-9-1964, trong Documentation catholique (1964) 1222.
(27) Bài giảng tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 58.
(28) Y. Congar, sđd, 27.
(29) Cf. Acta Synodalia, II/I, 215-274.
(30) Thực ra gần một nửa Nghị phụ muốn tách riêng lược đồ về Đức Maria. Ngày 29-10-1963, câu hỏi được đặt ra cho các Nghị phụ là: có muốn đổi lược đồ về Đức Trinh Nữ Mẹ Giáo Hội thành chương cuối cùng của lược đồ về Giáo Hội không? Trước hết, có chấp nhận xen lược đồ vào Hiến chế không: trong số 2193 Nghị phụ có mặt, thì 1114 vị bỏ phiếu thuận, 1074 phiếu chống. Kế đến, nếu xen, thì xen vào chỗ nào: Mẹ Thiên Chúa liên kết mật thiết với mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng giáo lý về Đức Maria lại vượt quá giáo lý về Giáo Hội. Do đó chỉ có thể đặt vào phần cuối của Hiến chế.
(31) Xem G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981; R. Latourelle (ed.), Vatican II. Bilan et perspectives. Vingt-cinq ans après(1962-1987), 3 tập, Montréal-Paris 1988; Congresso del ventennio dal Concilio Vaticano II (Roma, 18-21/02/1985), 3 tập, Roma 1985.
(32) Thượng Hội Đồng Giám mục 1985, Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1780; Nuntius, ibid., 1770-1773.
(33) Diễn văn ngày 30-5-1986, số 5, trong AAS 78 (1986) 1273.
(34) Tông thư Novo Millennio ineunte, 6-1-2001, số 57. Xem tông thư Tertio millennio adveniente,
(35) Bài giảng của Đức Phaolô VI tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, tức là áp ngày bế mạc Công đồng: AAS 58 (1966) 58.
(36) Xem Sứ điệp của FABC trong cuộc gặp gỡ lần thứ I tại Manila, 29-11-1970, và các văn kiện khác tiếp the. trong Facoltà Teologica Interregionale Milano, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 57-58. 10-11-1994, số 36.
Đã 38 năm kỷ niệm ngày bế mạc Công đồng, nói về cái mới của Công đồng không biết có còn gì hấp dẫn không, vì những hứng khởi ban đầu trước cái mới đã qua rồi. Vả lại đó là một điều khó, vì người ta đang ngụp lặn trong cái mới rồi nên khó nhận ra những đổi mới của Công đồng. Gần 40 năm quen thuộc với cái mới nên đôi khi một cách mặc nhiên chúng ta nghĩ rằng những suy tư và sinh hoạt hiện tại của Giáo Hội là chuyện đương nhiên, nhất là đối với những người hôm nay dưới 50 tuổi không hề biết cái cũ trước Công đồng. Thực ra những chuyện tưởng chừng như đương nhiên lại là kết quả từ bao nhiêu cố gắng của một sự thay đổi tâm tư não trạng ngàn đời trong Giáo Hội. Nếu đa số kitô hữu đang sống chan hòa trong bầu khí đổi mới của Công đồng rồi, thì tại sao phải bàn đến sự chuyển mình từ cái cũ đến cái mới? Phải chăng tốt hơn nên tận hưởng bầu khí mới mẻ đầy sức sống của Công đồng? Đúng là hít thở không khí quan trọng hơn là lý luận về thành phần hóa học của không khí, và có lẽ ai cũng biết các yếu tố cấu tạo và tầm quan trọng của không khí, nhưng dù vậy đôi khi cũng nên nhắc lại những chuyện lý thuyết cũ kỹ ấy để ta tận dụng không khí mà hít thở cho đầy hai buồng phổi và sẽ không làm gì để gây ô nhiễm bầu khí quyển quanh ta. Cũng vậy, dù chẳng còn là chuyện mới lạ, nhưng nếu nhận ra ý nghĩa và tầm mức quan trọng của việc đổi mới của Công đồng, các kitô hữu sẽ sống mầu nhiệm Giáo Hội cách phong phú hơn và phát huy cái gia sản ấy cách tích cực hơn.
Công trình của Vaticanô II quá đồ sộ không thể tóm gọn trong một vài trang. Vì thế ở đây chúng ta chỉ bàn về lãnh vực giáo hội học. Việc giới hạn như vậy phát xuất từ một lý do sâu xa, đó là Vaticanô II là Công đồng đầu tiên bàn về mầu nhiệm Giáo Hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội họp nhau tại Công đồng để giới thiệu khuôn mặt đích thực của mình cho con cái và cho thế giới. Trong số 16 văn kiện của Công đồng, có tới hai Hiến chế trực tiếp nói về bản chất và sứ mạng của Giáo Hội, tám Sắc lệnh về các thành phần và các hoạt động của Giáo Hội; các văn kiện khác cũng đều liên quan tới đời sống và hoạt động của Giáo Hội (1). Nhưng ngay cả khi đã giới hạn trong lãnh vực giáo hội học, thì nguyên việc kê khai những khẳng định mới của Công đồng cũng đã là một công việc đòi nhiều thời gian. Thực tế hơn và tốt hơn, có lẽ chúng ta chỉ nêu lên hướng đi căn bản của Công đồng, tức là một cái nhìn nền tảng tiềm ẩn dưới các văn kiện. Đó là một sự chọn lựa căn bản mới đã hướng dẫn công việc soạn thảo các bản văn, đồng thời chi phối và định hướng mọi quyết định của Công đồng. Vaticanô II không những đã có những khẳng định mới, mà chủ yếu là có một cách nhìn mới có khả năng đổi mới mọi sự.
Khi nói về cái mới trong giáo hội học của Vaticanô II, có lẽ cần tránh thái độ đối lập Vaticanô I và Vaticanô II. Cái lược đồ thường được nêu lên, đó là “trước – sau”, ngụ ý rằng cái trước Vaticanô II là dở, sau Vaticanô II mới tốt. Đó là một cái nhìn giản lược có nguy cơ làm méo mó sự thật. Quả là Vaticanô II đã thay đổi cách nhìn về Giáo Hội một cách sâu xa, – đó là điều chúng ta sẽ trình bày, – nhưng không phải vì vậy mà muốn cắt đứt với quá khứ, trái lại vẫn luôn muốn trung thành nối tiếp các Công đồng và Truyền Thống trong quá khứ (2). Sở dĩ Vaticanô II mới, chính là vì đã biết trở về nguồn. Riêng đối với Vaticanô I, có nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra nhưng chưa được bàn cãi và phải bỏ dở vì chiến tranh, chẳng hạn vấn đề truyền giáo, nhiệm vụ của giám mục… Một cách nào đó, Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I: Đức Gioan XXIII cho rằng Vaticanô II phải bổ túc và kiện toàn cho Hiến Chế về Giáo Hội của Vaticanô I, nhất là về chức giám mục và về giáo dân (3). Đức Phaolô VI cũng đã nhấn mạnh rằng Vaticanô II nối tiếp Vaticanô I (4). Thực ra, nối tiếp hay gián đoạn đều phải được hiểu cách biện chứng. Nối tiếp không có nghĩa là lặp lại, và gián đoạn không có nghĩa là cắt đứt. Không thể có cái mới nếu không được chuẩn bị từ trong cái cũ, và không thể hiểu trọn vẹn cái cũ nếu không được chiếu dọi dưới ánh sáng của cái mới. Giáo hội học của Vaticanô II không cho phép trở lại với Vaticanô I nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cắt đứt với Vaticanô I (5).
Cuộc sống Giáo Hội như một dòng chảy liên tục không có ranh giới rạch ròi giữa vùng nước đi trước và vùng nước đến sau như khi phân chia hai lô đất. Thực tại quá phong phú và phức tạp nên không thể bị đóng khung trong bất cứ phạm trù nào. Tuy nhiên, để dễ nhận ra cái mới của Vaticanô II, có lẽ chúng ta vẫn cần đến những phạm trù. Phạm trù thì rõ ràng minh bạch nhưng không thể chuyển tải trọn vẹn tính cách đa dạng của thực tại. Ý thức như vậy, ta có thể nói một cách tổng quát rằng nhãn quan về Giáo hội trước Vaticanô II chủ yếu nặng tính cách pháp lý, còn giáo hội học của Vaticanô II chủ yếu mang tính hiệp thông (6). Đặc tính pháp lý của giai đoạn trước và đặc tính hiệp thông của giai đoạn sau không loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau; và cả hai đặc tính ấy cũng chưa đủ để diễn đạt trọn vẹn thực tại Giáo Hội. Mầu nhiệm Giáo Hội quá phong phú nên không thể tóm gọn và diễn đạt trong một khuôn mẫu mà thôi. Mỗi thời có cách diễn đạt của mình, có thể nhấn mạnh điểm này mà đặt nhẹ điểm kia, nhưng không vì thế mà loại trừ các khuôn mẫu khác (7).
1. CÁCH NHÌN VỀ GIÁO HỘI TRƯỚC VATICANÔ II
Nói tới cái mới của Vaticanô II, tức là quy chiếu về một giai đoạn của quá khứ. Điểm quy chiếu của chúng ta ở đây, đó là giáo hội học trong khoảng từ đầu thế kỷ XIX cho đến Vaticanô II. Ý niệm chìa khóa trong thời kỳ này là societas perfecta hierarchica.
Trước hết Giáo Hội là societas, một xã hội. Từ sau Công đồng Trentô, thánh Roberto Bellarmino, bấy giờ là một Hồng Y có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội, đã định nghĩa: “Giáo Hội duy nhất đích thực là cộng đoàn những người được qui tụ nhờ tuyên xưng cùng một đức tin và lãnh nhận các bí tích giống nhau, dưới quyền cai quản của các chủ chăn hợp pháp và nhất là của Vị đại diện duy nhất của Đức Kitô là Đức Giáo hoàng Rôma (8). Bellarminô đã nhấn mạnh đến các yếu tố hữu hình để đối lập lại quan niệm về một Giáo Hội vô hình của anh em Tin lành, và định nghĩa của ngài ảnh hưởng lâu dài trong Giáo Hội. Người ta coi Giáo Hội là một tập thể hữu hình gồm các cá nhân liên kết với nhau bằng một định chế pháp lý. Công thức đức tin được coi trọng hơn hành vi tin, nghi thức bí tích được nhấn mạnh hơn ân sủng của bí tích. L. Billot cho rằng thân xác Giáo Hội hiện hữu độc lập với ân sủng và các nhân đức nơi các phần tử. Ủy ban chuẩn bị của Vaticanô I đã đặt tựa đề cho chương I của Hiến chế Giáo Hội là “Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô”. Ngay lập tức 53 trên tổng số 130 Giám mục đã phê bình là “mơ hồ, quá trừu tượng và thần bí”, có lẽ là không mang tính cách Bellarminô!(9) Nhưng rồi thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII cũng đã làm được công việc là đưa khía cạnh ân sủng và các đoàn sủng vào thực tại xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên người ta vẫn chưa dứt bỏ được quá khứ. Theo P. Przywara, không phải là định nghĩa Giáo Hội bằng những hạn từ của Thân Thể mầu nhiệm, mà trái lại, phải định nghĩa Thân Thể mầu nhiệm bằng những hạn từ của Giáo Hội, nghĩa là của xã hội (10).
Kế đến, Giáo Hội là societas perfecta, một xã hội hoàn hảo. Ý niệm này phát xuất từ Aristote, nhưng chỉ được minh nhiên áp dụng cho Giáo Hội từ thế kỷ 18 khi có những lý thuyết cho rằng Nhà Nước có quyền cả trên lãnh vực tổ chức đời sống Giáo Hội nhằm hạn chế và kiểm soát sự tự do hoạt động của Giáo Hội; do đó, các Đức Giáo hoàng quả quyết rằng Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo. Tính từ “hoàn hảo” ở đây không có nghĩa luân lý, nhưng được hiểu là hoàn hảo và đầy đủ trên bình diện xã hội, như tất cả các xã hội khác, có đầy đủ mọi phương tiện và quyền hành để thực hiện sứ mạng đã lãnh nhận. Giáo Hội là một xã hội độc đáo, độc lập, do thần luật có đầy đủ mọi quyền hành để thực hiện cứu cánh siêu nhiên: “Xét như là xã hội đích thực và hoàn hảo, Giáo Hội đã được Đấng Sáng lập thần linh thiết định là không bị đóng khung giới hạn trong bất cứ phần đất nào của thế giới, không lệ thuộc vào bất cứ quyền hành thế tục nào, trái lại, Giáo Hội tự do thi hành khả năng và quyền của mình để cứu độ mọi người ở mọi nơi trên trái đất” (11). Như vậy Giáo Hội là một xã hội hoàn hảo theo nghĩa là có tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của một xã hội cao nhất và hoàn toàn độc lập. Một quan niệm như thế dễ đưa Giáo Hội tới chỗ tự mãn và rơi vào cạm bẫy quyền lực.
Sau cùng, Giáo Hội là xã hội bất bình đẳng và phẩm trật, societas inaequalis et hierarchica. Đây là một khẳng định then chốt trong giáo hội học chính thức từ Vaticanô I đến Vaticanô II. Người ta có thể đọc thấy trong chương X của lược đồ Supremi Pastoris của Vaticanô I: “Giáo Hội của Đức Kitô không phải là một xã hội gồm các phần tử bình đẳng, làm như thể là tất cả các tín hữu đều có những quyền như nhau; trái lại, đó là một xã hội bất bình đẳng (phẩm trật), và điều đó không chỉ có nghĩa là trong số các tín hữu có những người là giáo sĩ, có những người là giáo dân, mà nhất là vì trong Giáo Hội, Chúa đã thiết đặt một quyền mà một số người đã nhận được để thánh hóa, dạy dỗ và cai quản, trong khi những người khác không có quyền ấy” (12). Đó là lập trường chung của các Đức Giáo Hoàng Piô IX, Lêô XIII, Piô X, của Giáo luật 1917 (canon 107), của các thủ bản thần học, nhất là lúc bấy giờ các thủ bản này thường nặng tính hộ giáo. Cũng cần thêm rằng Phẩm trật tập trung tất cả vào Đức Giáo hoàng, tựa như một loại quân chủ trong tôn giáo. Như vậy Giáo Hội được quan niệm như một kim tự tháp: trên cùng là Đức Giáo hoàng, tầng kế tiếp là các giám mục, rồi đến tầng các linh mục, và dưới đáy là giáo dân, những tín hữu thường. Giáo dân là servile pecus, một đoàn lũ chẳng có một chút quyền hành và không được phép có sáng kiến.
Societas perfecta et hierarchica: Giáo Hội như là một định chế pháp lý. Quan niệm này giúp Giáo Hội củng cố vững chắc sự hiện diện và tính độc lập của mình đối với các xã hội trần thế; nó cũng giúp Giáo Hội được luôn thống nhất dưới quyền một thủ lãnh tối cao. Nếu xét đến bối cảnh lịch sử, đó là một lập trường dễ hiểu và cần thiết. Tuy nhiên thế giới đã thay đổi sâu rộng trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Thực ra cuộc thay đổi đã khởi sự từ thế kỷ XV với phong trào phục hưng và các học thuyết nhân bản, rồi đến Thế kỷ Ánh sáng với các trào lưu triết học mới như duy lý, duy khoa học, tiến hóa, mác-xít… Đứng trước những đổi thay của thế giới, đời sống của Giáo Hội cũng đã chuyển biến sâu rộng để có thể thích nghi với xã hội. Trên bình diện lý thuyết và chính thức, Giáo Hội vẫn được quan niệm như một định chế nặng tính pháp lý; nhưng trong thực tế của cuộc sống, đã có nhiều phong trào quan trọng – từ dưới chứ không phải từ trên – biểu lộ một ý thức mới về Giáo Hội. Từ thế kỷ XIX, đã xuất hiện những phong trào như canh tân phụng vụ, tông đồ giáo dân, dấn thân truyền giáo, đối thoại đại kết. Nhiều người ý thức cần phải trở về với nguồn mạch của đời sống Giáo Hội là Thánh Kinh và Thánh Truyền, nhờ vậy người ta tái khám phá những chiều kích thiết yếu của Giáo Hội lâu nay bị coi nhẹ, chẳng hạn chiều kích cộng đồng, ân sủng bí tích, hiệp thông, lịch sử,… Chúng ta không thể không nhắc đến các thần học gia tên tuổi của những thập niên từ 1930 đến 1960 đã tạo nên một khúc quanh trong giáo hội học như: Y. Congar, J. Daniélou, L. Cerfaux, E. Mersch, Ch. Journet, O. Semmelroth, H. de Lubac, H. U. von Balthasar, J. Hamer. Đặc biệt thông điệp Mystici Corporis của Đức Piô XII (1943) đã nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng vô hình của ân sủng để bổ túc cho quan niệm quá pháp lý về Giáo Hội (13). Tất cả các yếu tố trên đã góp phần dọn đường cho Vaticanô II.
2. NHÃN QUAN CỦA VATICANÔ II
Dù đã được chuẩn bị từ xa trong thực tế sinh động của các kitô hữu và trong nỗ lực tìm tòi của các thần học gia, nhưng khám phá của Vaticanô II là kết quả một hành trình tìm kiếm tiệm tiến của chính Công đồng. Lược đồ I De Ecclesia được phát cho các Nghị phụ gồm 11 chương bàn về: bản chất và các thành phần của Giáo Hội chiến đấu, Giáo Hội cần thiết cho ơn cứu độ, chức giám mục là một bí tích, các giám mục sở tại, các bậc trọn lành, giáo dân, quyền giáo huấn, quyền bính và lòng vâng phục, quan hệ giữa Giáo Hội với Nhà Nước, bổn phận truyền giáo, đại kết; và cuối cùng là một phụ lục về Đức Maria (14). Lược đồ này vẫn còn quan niệm Giáo Hội chủ yếu như một xã hội hữu hình, phẩm trật, pháp lý. Cuối khóa họp đầu tiên, lược đồ được đem ra thảo luận, và ngay lập tức nhận được nhiều phê bình gay gắt, chẳng hạn Đức Cha E. De Smedt cho rằng lược đồ còn mang não trạng thích vinh quang (triomphalisme), giáo sĩ trị (cléricalisme), nặng pháp lý (juridisme) (15). Nhiều Nghị phụ lấy làm tiếc vì bản văn không đáp lại ước nguyện của Đức Gioan XXIII là Vaticanô II phải mang tính mục vụ. Nội dung giáo lý trong kho tàng đức tin của Giáo Hội ngàn đời vẫn không thay đổi, nhưng theo ngài, – và sau này Đức Phaolô VI cũng tiếp tục xác định chọn lựa căn bản này – cần phải diễn tả thế nào để đáp ứng với hoàn cảnh xã hội đã thay đổi và mở ra nhiều hình thức tông đồ mới. Giáo Hội nhìn vào mình (ad intra) là một cộng đoàn các tín hữu tham dự vào sự sống của Đức Kitô, để rồi nhìn ra bên ngoài thế giới (ad extra) và phục vụ các nhu cầu của anh chị em (16). Cũng chính vì tính cách mục vụ này mà lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, Vaticanô II không có những mệnh đề kết án với những anathema sit như vẫn thường có trong các Công đồng.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Vaticanô II đã có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về Giáo Hội. Thay vì được nhìn chủ yếu dưới lăng kính pháp lý, Giáo Hội được nhìn như là một cộng đoàn hiệp thông. “Giáo hội học hiệp thông là ý tưởng trọng tâm và nền tảng trong các văn kiện của Công đồng” (17). Sự hiệp thông chính là luồng sáng dọi chiếu vào tất cả các mối quan hệ: giữa Giáo Hội với Thiên Chúa Ba Ngôi, giữa các thành phần trong Giáo Hội công giáo với nhau: giáo hoàng – giám mục – linh mục – tu sĩ – giáo dân, giữa các cộng đoàn Giáo Hội địa phương với nhau và với Giáo Hội hoàn vũ, giữa Giáo Hội công giáo với các Giáo Hội không công giáo và với các tôn giáo khác, giữa Giáo Hội và thế giới. Vaticanô II không phủ nhận phạm trù “xã hội hoàn hảo không đồng đều” và vẫn dùng lại những hạn từ như trước đây: “ut societas constituta et ordinata” (GH 8), “societas hierarchica ordinata” (GH 14; 20) (18); nhưng đó không còn là cửa ngõ để đi vào thực tại Giáo Hội, và cũng không còn là một giá trị chủ chốt nữa. Phạm trù ấy từ nay sẽ được nhìn lại dưới ánh sáng của lăng kính hiệp thông.
Tinh thần mới của Công đồng biểu hiện ngay trong việc chọn lựa và sử dụng các từ ngữ diễn tả phương diện tích cực của đời sống kitô hữu hơn là những ý niệm pháp lý. Vaticanô II dùng những từ ngữ không hề có trong Vaticanô I, chẳng hạn: amor (113 lần), dialogus (31 lần), evangelizare (18 lần), fraternus– fraterne – fraternitas (87 lần), historia (63 lần), laicus (200 lần), ministerium (147 lần), ministrare (31 lần), missionalis (75 lần), pauper (42 lần), servire (17 lần), servitium (80 lần), evangelium (157 lần, trong khi Vaticanô I chỉ có một lần) (19).
2.1 Qui chiếu về phạm trù “societas”: xã hội trở thành mầu nhiệm
Trước hết phải nhìn lên Ba Ngôi như là nguồn mạch mọi sự. Đành rằng Giáo Hội là một xã hội, nhưng tiên vàn là một thực tại mầu nhiệm vượt quá giác quan. Ngay từ đầu chương I của Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Công đồng nói về “mầu nhiệm Giáo Hội”. Giáo Hội được nhìn như là công trình biểu lộ tình yêu của Chúa Ba Ngôi trong lịch sử loài người (GH 2-4; TG 2), và vì thế Hiến chế trích lời của thánh Cyprianô: “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như một dân tộc được hiệp nhất khởi nguồn từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH 4): “De unitate Patris et Filii et Spiritus Sancti plebs adunata” . (20) Thực khó mà dịch tiếng “de” của latinh: nó vừa chỉ nguồn gốc, căn nguyên, vừa chỉ sự tham dự và mô phỏng một thực tại mẫu (21). Sắc lệnh Hiệp Nhất khẳng định rõ hơn: “Đó là mầu nhiệm thánh của sự hiệp nhất Giáo Hội trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, dưới tác động của Thánh Thần trong nhiều phận vụ khác nhau. Mẫu mực tối cao và nguyên lý của mầu nhiệm này là sự hiệp nhất trong Ba Ngôi của một Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con trong Thánh Thần” (HN 2). Sự hiệp thông của Ba Ngôi chính là nguyên nhân và nguồn mạch, là mẫu mực và là quê hương của Giáo Hội, và như vậy, Giáo Hội tự bản chất là hiệp thông theo kiểu mẫu của sự hiệp thông Ba Ngôi.
Do đó, một người thuộc về Giáo Hội chủ yếu là do mối liên hệ của họ với Ba Ngôi. Từ nay một phần tử của Giáo Hội sẽ được định nghĩa như sau: “Được kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Đức Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu độ được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Đức Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo hoàng và các giám mục” (GH 14). Như vậy yếu tố hữu hình không còn mang tính cách quyết định như trong định nghĩa của Bellarminô, vì Giáo Hội là “một thực thể phức hợp do yếu tố nhân loại và yếu tố thần linh kết thành”: Giáo Hội vừa là một xã hội phẩm trật vừa là nhiệm thể Chúa Kitô, là đoàn thể xã hội nhưng cũng là cộng đoàn thiêng liêng, là Giáo Hội trần gian nhưng đồng thời được tô điểm bằng những hồng ân thiên quốc (x. GH 8). Mức độ thuộc về Giáo Hội tùy thuộc mức độ người ta hội đủ các yếu tố vô hình và hữu hình nhiều hay ít. Theo kiểu nói của thánh Augustinô, một tín hữu công giáo có thể thuộc về Giáo Hội ngoài “thể xác”, nhưng “tâm hồn” thì không còn ở trong Giáo Hội nữa.
Đó cũng là nguyên tắc của sự hiệp nhất đại kết. Các tín hữu đã lãnh nhận phép rửa ngoài Giáo Hội công giáo, vì thực sự được kết hiệp với Đức Kitô và lãnh nhận Thánh Thần, nên cũng có quyền mang danh kitô hữu, và các cộng đoàn của họ cũng được gọi là Giáo Hội anh chị em với Giáo Hội công giáo, hoặc ít nữa là cộng đoàn giáo hội (communautés ecclésiales). Dù không đầy đủ, nhưng các cộng đoàn ấy cũng có một số yếu tố nền tảng của Giáo Hội công giáo, và vì thế tất cả các Giáo Hội đang hiệp thông với nhau rồi, dù là hiệp thông chưa trọn vẹn (x. GH 15; HN 3). Cách giải quyết vấn đề của Vaticanô II khác trước đây ở chỗ: không phải là “có” hoặc “không” một cách tuyệt đối, mà là có “nhiều” hay “ít”, là công giáo trọn vẹn hay không trọn vẹn, có tính giáo hội hoàn toàn hay bất toàn. Chính vì vậy mà theo Vaticanô II, Giáo Hội của Đức Kitô không “là” (= không đồng hóa với) Giáo Hội công giáo, nhưng “tồn tại trong (subsistit in) Giáo Hội công giáo” (GH 8), bởi lẽ các Giáo Hội khác ít nhiều cũng là Giáo Hội của Đức Kitô. Phải mất bao nhiêu thế kỷ chúng ta mới khám phá ra tiếng “subsistit in” ấy, và chính sự khiêm tốn nhìn nhận Giáo Hội công giáo không phải là tất cả Giáo Hội của Đức Kitô đã đem lại niềm hy vọng và rút ngắn con đường đại kết.
Mầu nhiệm Giáo Hội vượt quá biên cương hữu hình của Giáo Hội, nên ngay cả những người không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình trên bình diện xã hội, vẫn “qui hướng về Dân Thiên Chúa”, và “nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, họ cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu độ” (GH 16). Trong bối cảnh của giáo hội học nặng về pháp lý, dựa vào câu nói của thánh Cyprianô: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”, người ta hiểu rằng những người ngoài tổ chức xã hội hữu hình của Giáo Hội không thể được cứu độ. Quả thực là ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ, nhưng Vaticanô II không hiểu theo nghĩa loại trừ, nghĩa là ngoài tổ chức Giáo Hội, không hề có ân sủng và không thể được cứu độ; trái lại Vaticanô II đã hiểu theo nghĩa tích cực là: kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện trong lịch sử một cách hữu hình nơi Giáo Hội, và vì thế Giáo Hội trở thành dấu chỉ và phương tiện mang tính xã hội và hữu hình của ơn cứu độ. Bởi vậy những người ở ngoài Giáo Hội hữu hình vẫn có thể được cứu độ, vì ân sủng của Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt và không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố nhân loại nào. Tuy nhiên Công đồng hiểu là mọi ân sủng đều là ân sủng của Đức Kitô, và Giáo Hội đã được Đức Kitô thiết lập để trở thành dấu chỉ hữu hình của ân sủng của Người trên trần gian, nên mọi ân sủng của Đức Kitô đều ít nhiều mang chiều kích Giáo Hội; bởi vậy những người công chính đều “qui hướng” và thuộc về mầu nhiệm Giáo Hội một cách nào đó, và như thế ơn cứu độ của họ cũng mang chiều kích Giáo Hội. Đây chính là cơ sở để người ta nói đến các kitô hữu vô danh (22).
2.2 Qui chiếu về phạm trù “societas perfecta”: xã hội hoàn hảo trở thành bí tích.
Vaticanô II dứt khoát từ bỏ não trạng quyền lực của thời thế giới kitô giáo (chrétienté), không còn tự coi mình là một thế lực văn hóa xã hội có đầy đủ mọi tổ chức và quyền hành cạnh tranh với các xã hội thế tục. Lẽ dĩ nhiên Giáo Hội cũng cần có quyền bính để thực hiện mục đích của mình, nhưng Công đồng tỏ ra thận trọng và chỉ nói đến quyền bính trong bối cảnh thi hành sứ mạng, trách nhiệm, bổn phận, và nhất là không còn nhấn mạnh đến quyền ép buộc hoặc xử phạt (x. GH 27; GM 16). Ngoài ra, sự tự do mà Giáo Hội đòi hỏi không đặt nền tảng trên sự thỏa thuận giữa hai quyền lực như trong các thế kỷ trước, nhưng trên sự phục vụ những quyền lợi căn bản của phẩm giá con người. Sứ mạng của Giáo Hội thuộc phạm vi thiêng liêng, nên không hề cạnh tranh với các cộng đoàn chính trị, trái lại, Giáo Hội sẵn sàng hợp tác với xã hội để phục vụ con người (23). Đức Phaolô VI đã tuyên bố với Ngoại giao đoàn rằng Vaticanô II không còn quan niệm Giáo Hội như một thế lực cạnh tranh hoặc chống lại các quyền lực của thế giới, mà chỉ muốn cộng tác để xây dựng thế giới (24). Xin được nhắc lại một đoạn trong diễn văn của Đức Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc ngày 4-10-1965, tức là vào thời điểm đang hoàn thành Hiến chế Gaudium et Spesđể chuẩn bị công bố vào ngày 7-12-1965:
Người đang nói với quý vị là một người trong quý vị, là anh em, thậm chí là một người nhỏ nhất trong quý vị, vì quý vị đại diện cho các cường quốc, còn người đang nói chỉ có một chút uy quyền trần thế nhỏ bé tượng trưng; đó chỉ là một chút cần thiết để tự do thi hành sứ mạng thiêng liêng và để bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi độc lập với mọi quyền bính của thế giới này. Chúng tôi không có một chút quyền lực trần gian và không hề có tham vọng cạnh tranh với quý vị. Thực vậy, chúng tôi không xin gì và cũng không đặt vấn đề gì; cùng lắm chỉ là trình bày một ước nguyện, đó là xin phép được phục vụ quý vị trong khả năng chuyên môn của chúng tôi một cách vô vị lợi, với khiêm tốn và yêu thương (25).
Theo Vaticanô II, thái độ căn bản của Giáo Hội là không tách rời khỏi thế gian nhưng đồng hành và phục vụ thế gian. Trong diễn văn khai mạc khóa ba của Công đồng, Đức Phaolô VI đã xác định hướng đi của Giáo Hội: “Mục đích của Giáo Hội không phải là chính Giáo Hội, trái lại, Giáo Hội ao ước được trọn vẹn thuộc về Đức Kitô, nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, được trọn vẹn thuộc về nhân loại, ở giữa nhân loại, sống cho nhân loại” (26). Đó là sự chọn lựa căn bản. “Tất cả giáo lý phong phú của Công đồng chỉ nhắm một mục đích là phục vụ con người. […] Có thể nói Giáo Hội là đầy tớ (ancilla) của nhân loại. […] Ý tưởng «phục vụ» chiếm vị trí trung tâm trong Công đồng” (27).
Nhận thức ấy đã đưa các nghị phụ Công đồng trở về với các giáo phụ và khám phá ra ý niệm bí tích để áp dụng vào Giáo Hội: “Trong Đức Kitô, Giáo Hội tựa như bí tích, - tức là như dấu chỉ và khí cụ -, của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1). Khẳng định ấy bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, trên bình diện tín lý, Vaticanô II xác nhận Giáo Hội không có mục đích nơi chính mình, không phải là cứu cánh mà chỉ là dấu hiệu và phương tiện của ơn cứu độ. Khác với quan niệm trước đây, theo Vaticanô II, Giáo Hội không đồng hóa với Nước Trời nhưng là sự hiện diện mầu nhiệm (in mysterio) của Nước Đức Kitô (x. GH 3), là “mầm mống và khai nguyên của Nước Trời trên trần gian” (GH 5). Từ ngữ mysterio phải được hiểu theo nghĩa sacramentum, và vì thế có thể nói Giáo Hội là bí tích của Nước Trời. Nước Trời là thực tại cánh chung, dù là đã bắt đầu nơi Giáo Hội, còn Giáo Hội dù là dấu chỉ của Nước Trời, nhưng vẫn còn đang lữ hành trong lịch sử và “mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc đời này” (GH 48).
Kế đến trên bình diện mục vụ, vì là bí tích của sự hiệp nhất của toàn thể loài người với Thiên Chúa và với nhau, nên Giáo Hội không tách rời khỏi cộng đồng nhân loại, trái lại đối thoại, đồng hành, và phục vụ nhân loại. Giáo Hội của Vaticanô II không còn là một xã hội hoàn hảo cạnh tranh hoặc chống lại các cơ cấu của xã hội trần gian, nhưng đã vượt lên trên phạm trù xã hội để trở thành bí tích cứu độ, làm men và muối, trở thành sức năng động nâng đỡ và thúc đẩy thế giới đi tới cứu cánh của mình là Thiên Chúa.
Chính ý thức về lịch sử và cánh chung đã làm cho Giáo Hội quan tâm nhiều hơn đến thế giới. Suốt hai mươi thế kỷ, Giáo Hội dường như không có ý thức mãnh liệt về lịch sử và vì thế dường như vắng mặt khỏi thế giới. Khái luận thần học về cánh chung chỉ dừng lại ở những vấn đề “tứ chung”, “de ultimis rebus”, đó là: chết, luyện ngục, thiên đàng và hỏa ngục. Y. Congar cho thấy bộ từ điển vĩ đại thuộc loại kinh điển Dictionnaire de Théologie catholique gồm có 41.338 cột, in thành 15 tập to lớn, xuất bản từ năm 1903 đến 1950, thế mà không hề nhắc tới nghề nghiệp, việc làm, gia đình, phụ nữ, tình yêu hôn nhân, tính dục, thân xác, niềm vui, đau khổ, bệnh tật, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, thế giới, nhân vị, giáo dân,… Và Congar nhận xét chí lý: một tôn giáo không có thế giới sẽ đưa tới hậu quả tất nhiên như chúng ta đang chứng kiến, đó là một thế giới không có tôn giáo (28). Vì thế chương VII của Hiến Chế tín lý Lumen Gentium khẳng định chiều kích lịch sử và cánh chung của Giáo Hội: lữ hành trong lịch sử nhân loại và mang những đặc tính và dấu vết của đời này, Giáo Hội đang trên đường tiến về cánh chung. Giáo Hội ở trong thế giới và tiến bước trong lịch sử, nhưng thế giới đã được tháp nhập vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: kế hoạch đó khởi nguồn từ cuộc Vượt qua của Đức Kitô và đang nhắm tới cùng đích là Nước Trời cánh chung; còn vai trò của Giáo Hội hiện nay là trở thành người loan báo và là bí tích của kế hoạch ấy: Giáo Hội hiện diện trong thế giới “như là bí tích phổ quát của ơn cứu độ” (GH 48). Giáo Hội và thế giới vẫn phân biệt nhau, nhưng vì cả hai đều theo đuổi cùng một mục đích tối hậu, nên một cách nào đó cả Giáo Hội và thế giới đều làm nên chung một lịch sử là lịch sử cứu độ, vì nguyên lý duy nhất vẫn là Đức Kitô: “Thiên Chúa vừa là Đấng Cứu độ vừa là Đấng Tạo dựng, làm chủ lịch sử nhân loại cũng như lịch sử cứu độ” (MV 41). Vấn đề này sẽ được triển khai sâu rộng trong Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes.
2.3 Qui chiếu về phạm trù “societas inaequalis et hierarchica”: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa
Vaticanô II không phủ nhận tính chất cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội và không hề chối bỏ Vaticanô I, trái lại vẫn dành cả chương III để nói về phẩm trật và vẫn nhắc lại giáo lý của Vaticanô I về quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng (x. GH 18). Tuy nhiên Vaticanô II không còn nhìn Giáo Hội như một kim tự tháp và không đóng khung Giáo Hội trong cơ cấu phẩm trật. Như chúng ta đã nói, Lược đồ thứ nhất De Ecclesia vẫn còn mang nặng tinh thần pháp lý. Từ đầu năm 1963, Ủy ban giáo thuyết của Công đồng đã phải soạn thảo lại một bản văn khác. Có ít nhất mười lăm dự thảo được đề nghị, nhưng cuối cùng một Lược đồ mới gồm bốn chương được gửi tới các Nghị phụ và được thảo luận từ 30-9 đến 31-10 năm 1963: I- Mầu nhiệm Giáo Hội; II- Cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, đặc biệt về chức giám mục; III- Dân Chúa, đặc biệt là giáo dân; IV- Lời kêu gọi nên thánh trong Giáo Hội (29). Cuộc thảo luận đã đi tới kết luận là sắp xếp lại Lược đồ thành tám chương như chúng ta thấy hiện nay, trong đó chương II bàn đến Dân Thiên Chúa, tức là tất cả những gì liên quan đến toàn thể các tín hữu kitô; rồi sau đó mới nói đến các thành phần khác nhau trong Dân Chúa: phẩm trật trong chương III, giáo dân trong chương IV, tu sĩ trong chương VI. Sự thay đổi dàn bài đó rất có ý nghĩa: các Nghị phụ thấy rằng Phẩm trật chỉ có ý nghĩa khi được đặt vào trong lòng Dân Thiên Chúa và để phục vụ Dân Thiên Chúa chứ không phải là tất cả Giáo Hội và cũng không phải là cánh cửa hoặc là phẩm tính đầu tiên của Giáo Hội.
Ý niệm Dân Thiên Chúa trước hết gợi lại lịch sử cứu độ và những chặng đường của dân Do thái lữ hành trong sa mạc, và vì thế cũng cho thấy Giáo Hội là dân Israel mới đang lữ hành giữa những thăng trầm để tiến bước về thành thánh tương lai bất diệt. Dân Thiên Chúa cũng nói lên tính cách cộng đoàn của các tín hữu: “Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu độ loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc…” (GH 9). Danh xưng Dân Thiên Chúa còn cho thấy Giáo Hội không phải là một ý niệm trừu tượng hay chỉ là một định chế, một cơ cấu pháp lý tựa như một pháp nhân, nhưng trước hết đó là những con người cụ thể được tái sinh nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Giáo Hội là Giáo Hội của những con người được kêu gọi giữa loài người để thi hành sứ mạng cho loài người.
Từ xác tín này, trước hết Vaticanô II khơi dậy ý thức sống động về Giáo Hội địa phương. Từ lâu trước Công đồng, người ta đã từng tranh luận xem chức giám mục có phải là bí tích không. Các Nghị phụ đã dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền để đưa ra kết luận dứt khoát và tuyên bố chức giám mục là bí tích, đồng thời khám phá lại chiều kích tập đoàn (collegium) và hiệp thông của chức giám mục (x. GH 21-22). Cùng với việc nhận ra bí tích tính của chức giám mục, Công đồng cũng thấy được tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương. Dân Thiên Chúa là cộng đoàn duy nhất nhưng lại hiện diện nơi mọi dân mọi nước trần gian, hiện diện cách cụ thể trong từng địa phương. GH 23 và GM 11 cho thấy mỗi giáo phận, mỗi cộng đoàn Giáo Hội địa phương, thể hiện trọn vẹn và đầy đủ mầu nhiệm Giáo Hội, vì ở đó có thừa tác vụ giám mục, có Lời Chúa và Thánh Thể; và chính trong Giáo Hội địa phương ấy mà Giáo Hội duy nhất của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự. Người ta chỉ thấy Giáo Hội hiện diện cụ thể tại địa phương này hay địa phương kia, chứ không thấy một Giáo Hội trừu tượng. Tuy nhiên Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hợp lại; có thể nói Giáo Hội ấy có một hiện hữu riêng và đã hiện hữu trước khi được thể hiện tại từng Giáo Hội địa phương. Chỉ có Giáo Hội hoàn vũ mới thực sự là Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô cách trọn vẹn, chỉ Giáo Hội ấy mới có thừa tác vụ Phêrô, và cũng chỉ Giáo Hội ấy mới biểu lộ trọn vẹn các phẩm tính của mầu nhiệm Giáo Hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Dân Thiên Chúa ở mỗi địa phương mang dấu ấn riêng của từng nơi chốn và thời đại, của văn hóa và lịch sử tại địa phương ấy. Cộng đoàn Giáo Hội luôn luôn được định vị trong thời gian và không gian, tức là được địa phương hóa: đó không phải là yếu tố ngẫu nhiên hay tùy phụ, trái lại, đó là đòi hỏi của định luật nhập thể. Ý thức tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương chính là ý thức về một sự nhập thể cần thiết phải có để biểu lộ cụ thể mầu nhiệm Giáo Hội, và đồng thời cũng là ý thức về sự cần thiết của vấn đề hội nhập văn hóa, và như thế mới có thể xây dựng một Giáo Hội thực sự là công giáo (x. GH 13; 23).
Một cách đặc biệt, khi gọi Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Công đồng muốn nhấn mạnh đến tính cách bình đẳng căn bản giữa tất cả các kitô hữu. Giáo Hội trước hết không phải chỉ là giáo phẩm mà là cộng đoàn gồm tất cả những người tin vào Đức Kitô. Giá trị đầu tiên đó là được lãnh nhận bí tích rửa tội và Thánh Thể, nhờ đó tín hữu được tham dự vào sự sống của Đức Kitô để trở thành kitô hữu và làm thành Dân Thiên Chúa. Danh hiệu Dân Thiên Chúa liên quan và bao gồm mọi tín hữu kitô, nghĩa là cả phẩm trật lẫn giáo dân, vì “giữa tất cả mọi người vẫn có sự bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng Thân thể Đức Kitô” (GH 32). Sự bình đẳng căn bản của tất cả các kitô hữu đặt nền tảng trên chức tư tế chung do bí tích rửa tội đem lại. Đây chính là một tái khám phá của Công đồng. Các giáo phụ cũng như các tiến sĩ Giáo Hội đã từng dựa vào 1Pr 2, 9 để khai triển đề tài chức tư tế chung của các tín hữu. Nhưng vì những người Cải cách đã dựa vào chức tư tế phổ quát để chối bỏ chức tư tế thừa tác, nên Công đồng Trentô đã nhấn mạnh đến tính chất đặc thù cao cả của chức linh mục thừa tác. Tuy nhiên người ta dễ đi từ thái cực này đến thái cực kia: sự nhấn mạnh đôi khi quá đáng làm cho nhiều tín hữu trong suốt bốn thế kỷ quên đi địa vị và sứ mạng của mình để trở thành những người thụ động ù lỳ trong Giáo Hội. Vaticanô II đã lập lại sự quân bình khi cho thấy chức tư tế chung và chức tư tế thừa tác khác biệt nhau về bản chất nhưng đồng thời cũng bổ túc cho nhau để cùng thể hiện sự phong phú nơi chức tư tế duy nhất của Đức Kitô (x. GH 10-11).
Đôi khi người ta nhân danh Giáo Hội là Dân Thiên Chúa để đề cao giáo dân và loại trừ phẩm trật. Thật là sự hiểu lầm đáng tiếc, Dân Thiên Chúa không đồng nghĩa với giáo dân. Sự bình đẳng căn bản không loại trừ việc khác biệt nhau trong thừa tác vụ, vì các chi thể chỉ là một trong Đức Kitô nhưng lại thi hành những nhiệm vụ khác nhau để làm cho thân thể được lớn lên (x. GH 7; 32).
Như vậy người giáo dân từ nay không còn là người ở bên lề Giáo Hội hay chỉ là thành phần thứ yếu, trái lại họ chu toàn một sứ mạng quan trọng và đặc thù trong thế giới: "Giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động nơi và trong những hoàn cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (GH 33). Giáo Hội không thể chu toàn trọn vẹn sứ mạng thánh hóa thế gian nếu không có những người giáo dân thánh hóa thế giới “như men từ bên trong”, “qua các công việc và bổn phận trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội” (GH 31). Sứ mạng của họ không do hàng giáo phẩm chia phần cho, nhưng bắt nguồn từ tính chất đặc thù của ơn gọi giáo dân, đó là tính chất trần thế.
Vì Giáo Hội là toàn Dân Thiên Chúa, việc nên thánh không còn là chuyện của các nhà tu hành mà là bổn phận của tất cả mọi người môn đệ Đức Kitô. Giáo Hội là thánh không phải chỉ trên bình diện cơ cấu hay hữu thể, nhưng cả trên bình diện hiện sinh nữa. Giáo Hội phải là cộng đoàn những con người thánh thiện, vì thế Hiến chế Lumen Gentium dành cả chương V để kêu gọi tất cả mọi kitô hữu nên thánh, rồi sau đó trong chương VI mới nói đến con đường nên thánh đặc thù của các tu sĩ. Nếu các tu sĩ được kêu gọi “tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm để hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt” (GH 44), thì tất cả mọi kitô hữu vì đã được thánh hóa nhờ bí tích rửa tội, nên dù ở “bất cứ bậc sống hay địa vị nào, cũng được kêu gọi để tiến đến sự viên mãn của đời sống kitô hữu và tiến đến sự trọn lành của đức ái” (GH 40). Từ các mục tử, giám mục hay linh mục, những người đang thi hành thừa tác vụ thánh, hoặc các tu sĩ sống trong cộng đoàn tu viện, đến các giáo dân sống đời hôn nhân giữa bụi trần của cuộc đời ô trọc, hay những người góa bụa, khổ đau, tất cả đều có thể và có bổn phận nên thánh để làm chứng cho Đức Kitô: sự thánh thiện phải được thực hiện và biểu lộ “trong và nhờ những trạng huống, chức nghiệp hay hoàn cảnh của cuộc sống” (GH 41). Do đó, cuộc sống giữa đời của người giáo dân không phải là một cản trở cho sự thánh thiện, và muốn nên thánh cũng không đòi phải trốn khỏi thế gian, trái lại, sống giữa đời với những bổn phận trần thế chính là con đường nên thánh của giáo dân và là nét đặc thù trong ơn gọi nên thánh của họ. Như vậy với Vaticanô II, sự thánh thiện không còn là đặc ân của một thiểu số, cũng không chỉ nằm trên bình diện tu đức hoặc chỉ là chuyện sở thích cá nhân; trái lại nó mang chiều kích Giáo Hội, nghĩa là nó biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội và là một đòi hỏi thiết yếu gắn liền với ơn gọi của từng người trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa.
Sau hết sẽ thật là thiếu sót nếu trình bày về giáo hội học của Vaticanô II mà không nói đến Đức Maria, bởi vì Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đã dành cả một chương cuối để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Chính tựa đề của chương VIII đã cho thấy ý nhắm sâu xa của Công đồng: phải nhìn Đức Maria trong lịch sử cứu độ, tức là trong ánh sáng của mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, và đó chính là một cái nhìn mới (30). Một mặt, Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và được những đặc ân độc nhất vô nhị. Nhưng mặt khác, mầu nhiệm Đức Maria chỉ có ý nghĩa khi được tháp nhập vào mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội. “Đức Mẹ được chào kính như chi thể tối cao và độc nhất vô nhị của Giáo Hội, đồng thời như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái” (GH 53). Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội, là Đấng cộng tác cách đặc biệt vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô, là Đấng Trung gian tùy thuộc vào vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng đồng thời Người cũng là môn đệ đầu tiên biết lắng nghe và giữ lời Đức Kitô; trong cộng đoàn Dân Thiên Chúa, Mẹ trổi vượt mọi tín hữu nhưng Mẹ không ở ngoài Giáo Hội, trái lại Mẹ vẫn là chi thể, một chi thể độc nhất ở vị trí tối cao của Giáo Hội.
Điều quan trọng đối với giáo hội học, đó là con người Đức Maria biểu lộ chính mầu nhiệm Giáo Hội. Thật vậy, cũng như Đức Maria là Mẹ và là Trinh Nữ, Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ và là Trinh Nữ qua chính con người của Đức Maria là “người đi tiên phong và là gương mẫu” của Giáo Hội (GH 63). Giáo Hội là thánh, nhưng sự thánh thiện của Giáo Hội được biểu lộ qua chính Đức Maria, vì “qua con người của Đức Trinh Nữ, Giáo Hội đã đạt tới một sự toàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền”, trong khi chúng ta còn đang phải chiến đấu với tội lỗi để tiến lên trên con đường thánh thiện (GH 64). Sau nữa, “Mẹ của Đức Giêsu hôm nay đã được vinh hiển hồn xác trên trời chính là hình ảnh và khởi đầu của Giáo Hội phải được hoàn thành đời sau” (GH 68). Tất cả những đặc ân Đức Mẹ nhận được là vì Đức Kitô và vì thân thể của Người là Giáo Hội; hơn nữa chính qua các đặc ân của Đức Mẹ mà Giáo Hội nhận ra ơn gọi và định mệnh của mình, chính qua việc nhìn ngắm Đức Mẹ mà Giáo Hội thấy được chính mình và nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới. Đức Maria vừa là mẹ vừa là người môn đệ gương mẫu cho Giáo Hội, vừa là người đi trước vừa là kẻ đồng hành với Giáo Hội nhưng cũng là người về đến quê nhà trước Giáo Hội.
3. CÁI MỚI VẪN CHƯA CŨ
Thời gian chỉ cho phép chúng ta làm công việc kê toa thuốc, nghĩa là nói quá nhiều mà vẫn là quá ít. Nhưng rảo quanh một vòng ít nữa cũng gợi lên phần nào cái tinh thần mới trong giáo hội học của Vaticanô II. Hôm nay, 38 năm sau ngày bế mạc, Công đồng vẫn còn là mới mẻ và hợp thời, nhất là đối với nhiều người công giáo Việt Nam. Thực ra ngay từ khi Vaticanô II mới kết thúc, người ta đã nói rằng có lẽ cần một Vaticanô thứ III để bổ túc cho Vaticanô II. Chẳng hạn nếu như Vaticanô II dung hòa được sự chia cách giữa Giáo hoàng với giám mục, thì cũng cần một Công đồng khác để bàn đến mối liên hệ giữa giáo sĩ, cách riêng là linh mục, với giáo dân. Người ta cũng nhận xét rằng định nghĩa về giáo dân của Vaticanô II còn mang tính cách giáo luật: giáo dân không phải là giáo sĩ hay tu sĩ, và vì thế cần phải có một định nghĩa khác tích cực hơn và có tính cách thần học hơn. Ngoài ra, nhiều người ngày nay không muốn gọi Vaticanô II là Công đồng chung (concile oecuménique), vì Vaticanô II mới mở rộng những cánh cửa của hiệp nhất, còn thực tế các anh em của các Giáo Hội ngoài công giáo vẫn chưa có tiếng nói tại hội nghị. Và còn nhiều chuyện khác nữa (31).
Quả thực Công đồng đã không làm được hết mọi chuyện, và chính Công đồng cũng ý thức rằng mình chưa thực hiện được hết mọi dự tính. Nhưng có lẽ chúng ta đều nhận rằng Công đồng đã làm một cuộc cách mạng về giáo hội học, một cuộc khai phá để đem lại luồng khí mới cho Giáo Hội như Đức Gioan XXIII từng mơ ước. Những giá trị mà Công đồng đã khám phá hoặc tái khám phá vẫn còn đang tạo nên những chuyển biến tích cực trong Giáo Hội và trong thế giới. Để kỷ niệm 20 năm ngày bế mạc Công đồng, Đức Gioan-Phaolô II đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám mục đặc biệt vào năm 1985 để “họp mừng, chứng thực và cổ võ thực hiện Công đồng Vaticanô II”; các Nghị phụ đã tuyên bố rằng Công đồng quả là một hồng ân và là ân sủng mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và cho thế giới trong thế kỷ này, và mời gọi mọi người học hỏi và đào sâu các văn kiện của Công đồng để đem ra thực hành (32). Riêng đối với Đức Gioan-Phaolô II, Vaticanô II là tất cả chương trình hành động của ngài: “Tôi đã được hồng ân đặc biệt là tham dự và cộng tác tích cực vào diễn tiến của Công đồng. Đối với tôi, cách riêng trong những năm của triều đại giáo hoàng của tôi, Vaticanô II đã và vẫn luôn luôn là điểm quy chiếu thường xuyên cho mọi hoạt động mục vụ của tôi, qua việc cố gắng đem các hướng dẫn của Công đồng ra áp dụng một cách cụ thể và trung thành, ở bình diện mỗi Giáo Hội cũng như ở mức độ toàn Giáo Hội. Phải không ngừng trở về với nguồn mạch này” (33). Và rồi để bước vào thiên niên kỷ mới, Đức Gioan-Phaolô II cũng đã nhiều lần kêu gọi phải áp dụng Công đồng, vì đó là một ân huệ lớn lao của Thiên Chúa: “Năm tháng qua đi, nhưng các bản văn của Công đồng vẫn không hề mất giá trị và vẻ sáng chói. […] Đó vẫn là địa bàn (boussole) đáng tin cậy hướng dẫn chúng ta trên nẻo đường của thế kỷ đang tới” (34).
Giáo hội học của Vaticanô II cho tới nay vẫn còn là một sứ điệp mang tính thời sự và có tính chất ngôn sứ. Không biết chừng nào sẽ có Vaticanô III, nhưng ít nữa Vaticanô II vẫn còn là một luồng sáng hướng đạo cho Giáo Hội trong thời đại chúng ta, và vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới sẽ là đào sâu và áp dụng cách sáng tạo những định hướng của Công đồng. Xin được nêu lên một vài gợi ý nhỏ.
Trước tiên hơn lúc nào hết, Giáo Hội hôm nay vẫn còn phải được xây dựng theo mô hình hiệp thông. Lẽ dĩ nhiên như chúng ta đã nói, mẫu giáo hội học hiệp thông không phải là mà cũng không thể là kiểu mẫu duy nhất để xây dựng Giáo Hội. Tuy nhiên đó là một kiểu mẫu trọng tâm, nền tảng và thiết yếu; và nếu như sau hết mọi sự sẽ chỉ có tình yêu là tồn tại mãi mãi, thì sự hiệp thông cũng sẽ mãi mãi là sự sống và là chứng từ của Giáo Hội đối với thế giới. Nhân loại hôm nay bị xâu xé vì chiến tranh và hận thù, từ chiến tranh quốc gia, chiến tranh kinh tế đến chiến tranh sắc tộc hay tôn giáo, và con người trở thành tế vật hy sinh của những tham vọng thống trị. Vì thế con người thời nay chờ đợi nơi Giáo Hội một chứng từ về sự hòa giải và về khả năng hiệp nhất trong đa dạng; điều đó chỉ có được khi Giáo Hội sống hiệp thông theo kiểu mẫu của mô hình hiệp thông nơi Chúa Ba Ngôi. Công đồng nhắc lại một lời của Đức Gioan XXIII: “Những gì liên kết các tín hữu còn mạnh hơn những gì chia rẽ: hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự” (MV 92).
Bên cạnh chiến tranh bom đạn là cuộc chiến của đồng tiền và kỹ thuật. Chúng ta đang dần dần tiến lên một xã hội giàu mạnh và hiện đại hóa. Nhưng cái thách đố lớn lao của xã hội hôm nay là người ta chạy theo công việc và lo làm giàu nên không còn giờ để sống cho nhau nữa. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, càng ngày càng có nhiều người nghèo hơn, nhiều người cô đơn và bị bỏ rơi hơn. Xã hội hiện đại hóa cũng là một xã hội công nghiệp hóa: tất cả đều chuyển sang máy móc tự động, ngay cả con người cũng trở thành một cỗ máy trong xưởng máy lớn lao của thế giới. Hiện đại hóa còn là đô thị hóa, đời sống trở nên nhộn nhịp đông đúc, nhưng trong đó mỗi người chỉ là một con số vô danh giữa một đám đông xô bồ. Con người hôm nay cần đến một tình yêu có khả năng ôm ấp, cảm thông và chia sẻ với những nỗi khổ đau và cô đơn của mình, và như vậy một Giáo Hội của sự hiệp thông sẽ trở thành niềm hy vọng cho những người đang đi tìm một mái nhà ấm áp thân yêu.
Kế đến, phạm trù bí tích áp dụng vào Giáo Hội mang một ý nghĩa hiện sinh và giải thích lý do sự hiện diện của Giáo Hội trong thế giới. Trung thành với lệnh truyền của Đức Kitô, Giáo Hội đã lên đường với hoài bão làm cho tất cả các dân tộc trở thành môn đệ của Chúa. Bao nhiêu lớp người đã vất vả ra đi gieo hạt giống Tin mừng, bao nhiêu máu đào của các vị tử đạo đã thấm vào mảnh đất của các dân tộc, rất nhiều chương trình truyền giáo, rất nhiều nỗ lực canh tân, nhưng hôm nay, sau hai mươi thế kỷ, Giáo Hội vẫn còn là “đoàn chiên nhỏ bé” (Lc 12, 32) giữa cộng đoàn nhân loại đông đảo. Dù công việc loan báo Tin Mừng đã đem lại nhiều kết quả lớn lao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, Giáo Hội càng ngày càng trở thành thiểu số giữa lòng thế giới, nhất là khi tinh thần tục hóa ngày càng thấm nhập vào mọi cơ cấu và lãnh vực của đời sống con người. Rất nhiều khi một cách nào đó, các cộng đoàn kitô hữu giống như những kẻ bị lưu đày giữa thế gian, như những ốc đảo giữa các đại dương mênh mông. Giáo Hội sẽ chẳng bao giờ còn được phép mơ thấy một vương quốc kitô cạnh tranh hoặc bao trùm các vương quốc trần gian. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội thất vọng. Giáo Hội có con đường của riêng mình. Công đồng đã diễn tả thân phận và sứ mạng của Giáo Hội trong thế giới bằng những lời mà có lẽ mãi mãi vẫn không bao giờ lỗi thời: “Dân tộc thiên sai, tuy hiện nay chưa bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra như một đàn chiên nhỏ, nhưng lại là một mầm mống vững chắc nhất của sự hiệp nhất, của niềm hy vọng và của ơn cứu độ, cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy được Đức Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu độ cho mọi người, và được sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và muối đất” (GH 9).
Sau hết, Công đồng đã mở ra cho Giáo Hội một viễn ảnh mới để đi vào lòng thế giới hôm nay, đó là giáo hội học của phục vụ. Như chúng ta đã trích lời của Đức Phaolô VI, một cách nào đó Giáo Hội từ nay mang một danh hiệu mới, đó là đầy tớ của nhân loại (35). Tinh thần phục vụ thấm nhập sâu xa vào trong các văn kiện của Vaticanô II và đã trở thành một trong những điểm thiết yếu của Công đồng. Tinh thần phục vụ ấy ngày càng tỏ ra cần thiết và hợp thời. Chỉ nói riêng tại châu Á, nỗ lực của Liên Hội Đồng Giám mục châu Á (FABC) là đem tinh thần phục vụ của Công đồng vào trong bối cảnh nghèo đói, đa văn hóa và đa tôn giáo của lục địa lớn lao này, trong đó các kitô hữu chỉ là một thiểu số 2% (36). Càng ngày các Giám mục của châu Á càng ý thức rằng chỉ có con đường phục vụ mới có khả năng thâm nhập vào các cơ cấu và giá trị của xã hội để phúc âm hóa chúng. Ba mươi ba năm sau Công đồng, Thượng Hội Đồng Giám mục về châu Á đã làm sống lại tinh thần của Vaticanô II và đồng thanh tuyên bố: “Như Đức Giêsu, ước gì Giáo Hội ngày càng trở thành một Giáo Hội đầy tớ và tiếp tục sứ mạng yêu thương và phục vụ các dân tộc châu Á” (37). Theo các Nghị phụ, cách thức hiện diện đặc thù của Giáo Hội tại châu Á, đó là phục vụ. Trở thành đầy tớ là một trong các nhân tố góp phần biến đổi bộ mặt tây phương của Giáo Hội thành bộ mặt mang tính châu Á (38). Đây là một đòi hỏi ưu tiên, vì trong bối cảnh châu Á, phục vụ như một tôi tớ là con đường thích hợp nhất để thông truyền sứ điệp Tin mừng, là cách hiện diện dễ đi vào lòng người nhất, và là cách tốt nhất để sống chung hòa bình với các tôn giáo khác.
Như vậy cái mới của giáo hội học của Vaticanô II vẫn chưa phải là cũ đối với chúng ta. Để kết thúc, xin được trích lại lời của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giám mục về Văn hóa trong hội thảo chuyên đề “Bốn mươi năm sau Vaticanô II nhìn lại”: “Nhìn lại Vaticanô II là một điểm tái khởi hành. [...] Nếu trong bốn thập niên qua, Công đồng đã khơi lên bao sức sống được mệnh danh là luồng gió mới cho Giáo Hội hoàn vũ cũng như cho Giáo Hội địa phương, thì hôm nay thiết nghĩ, Vaticanô II cũng vẫn còn đó nền tảng sức sống làm thành nguồn cảm hứng mới cho những cộng đoàn Giáo Hội thiết tha với sứ mệnh lên đường. Duc in altum. Hãy chèo ra chỗ nước sâu” (39).
Chú thích:
(1) Nói một cách tổng quát, hai mươi Công đồng trước đây xoay quanh mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Chúa Thánh Thần, ân sủng, các bí tích, hoặc tái lập hiệp nhất và kỷ luật trong Giáo Hội. Người ta cũng đã bàn về các thành phần trong Giáo Hội, chẳng hạn như chức linh mục hoặc quyền tối thượng của Đức Giáo Chủ, nhưng chưa có một Công đồng nào dành được một chương nguyên vẹn để nói về mầu nhiệm Giáo Hội.
– Ký hiệu viết tắt: GH = Hiến chế tín lý về Giáo Hội (Lumen Gentium); MV = Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et Spes); GM = Sắc lệnh về nhiệm vụ của Giám mục (Christus Dominus); HN = Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis Redintegratio); TG = Sắc lệnh về truyền giáo (Ad Gentes); TD = Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae).
(2) Chẳng hạn trong các văn kiện của Vaticanô II, có 93 lần trích dẫn các Công đồng trước, trong đó 21 lần từ Trentô và 24 lần từ Vaticanô I; 201 lần trích dẫn hoặc qui chiếu về các văn kiện của Đức Piô XII. Xem E. Innocenti, Le citazioni pontificie nei documenti conciliari, trong Concretezza (16-7-1966) 6-10.
(3) Xem Văn bản gửi cho Ủy Ban chuyên môn ngày 2-7-1960, trong S. Garofaro (dir.), Dizionariodel Concilio Ecumenico Vaticano Secondo, Roma 1969, cột 125. Chính Đức Piô XI và XII cũng đã có ý tiếp tục Vaticanô I nhưng chưa thực hiện được. Và khi chuẩn bị Công đồng, người ta đã nêu lên câu hỏi: đây là một Công đồng mới hay là nối tiếp Vaticanô I.
(4) Diễn văn ngày 8-12-1969, trong Documentation catholique 1554 (1970) 10 tt.
(5) Xem H. Pottmeyer, Continuità e innovazione nell’ecclesiologia del Vaticano II. L’influsso del Vaticano I sull’ecclesiologia del Vaticano II e la ri-recezione del Vaticano I alla luce del Vaticano II, trong G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981, 71-95.
(6) Xem A. Acerbi, Due ecclesiologie. Ecclesiologia giuridica ed ecclesiologia di comunione nella “Lumen Gentium”, Bologna 1975.
(7 Xem A. Dulles, Models of the Church, New York 1987. Tác giả trình bày năm mẫu căn bản: Giáo Hội như một đinh chế, như sự hiệp thông mầu nhiệm, như bí tích, như người loan báo Tin mừng, như người tôi tớ phục vụ. Vị Hồng Y này đề nghị một mẫu mới: Giáo Hội là cộng đoàn các môn đệ Đức Kitô.
(8) R. Bellarminô, De Ecclesia, III, 2, Colonia 1619, 108.
(9) Xem J. Rigal, Le mystère de l’Eglise. Fondements théologiques et perspectives pastorales, Paris 1996, 69-70.
(10) XemY.Congar,Le Concile de Vatican II. Son Eglise. Peuple de Dieu et Corps du Christ,Paris 1984, 10.
(11) Huấn dụ của Đức Piô IX với Cơ Mật Viện, Multis gravibusque, ngày 17-12-1860. Đức Piô IX nhấn mạnh nhiều lần với Cơ Mật Viện: Singulari quadam (9-12-1854), Maxima quidem laetitia (9-6-1862); rồi trong thông điệp Vix dum a Nobis (7-3-1874). Mệnh đề sau đây đã bị ngài lên án: “Giáo Hội không phải là một xã hội đích thực và hoàn hảo, hoàn toàn tự do, và không được hưởng các quyền riêng và trường tồn đã được Đấng Sáng Lập thần linh ban cho; chính quyền dân sự mới có quyền xác định các quyền của Giáo Hội và những giới hạn để thực thi các quyền này” (Syllabus, mệnh đề 19, 8-12-1864: DS 2919). Sau này, Đức Lêô XIII cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này (Diuturnum illud, 29-(6-1881; Immortale Dei, 1-11-1885: DS 3167; Libertas praestantissimum, 20-6-1888), rồi Đức Piô X (Compendio della dottrina cristiana, 1905), Đức Bênêđitô XV (Providentissima Mater Ecclesia, 1917), Đức Piô XI (Divini illius magistri, 1929: DS 3685).
(12) Mansi 51, 543.
(13) Xem A. Antòn, Lo sviluppo della dottrina sulla Chiesa nella teologia dal Vaticano I al Vaticano II,L’ecclesiologia dal Vaticano I al Vaticano II, Brescia 1973, 64-69; O. Rousseau, La Constitution “Lumen Gentium” dans le cadre des mouvements rénovateurs de théologie et de pastorale des dernières décades, Unam Sanctam 51 b, 35-56; B. Kloppenburg, Ecclesiology of Vatican II, Chicago 1974, 1-10; R. Aubert, La théologie catholique au milieu du XXe siècle, (Cahiers de l’actualité religieuse), Tournai 1954.
(14) Acta Synodalia, I/IV, 12-121.
(15) Acta Synodalia, I/IV, 142 tt. Các nhận xét khác cũng tương tự: G. D’Avak, sđd., 148-150; A. Bea, sđd, 227-230, vv…
(16) Đức Gioan XXIII: Audience générale, 25-10-1961, trong Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II Apparando, II/I, 117; Diễn văn khai mạc Công đồng, 11-10-1962, trong Acta Synodalia Sacrosancti Concilii Vaticani II, II/I, 172; Nuntius radiophonicus, 11-9-1962, AAS 54 (1962) 680. Đức Phaolô VI: Diễn văn khai mạc khóa IV, 14-9-1965, AAS 57 (1965) 79; Diễn văn kết thúc khóa IV.
(17) Thượng Hội Đồng Giám Mục 1985 (kỷ niệm 20 năm bế mạc Công đồng Vaticanô II), Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1980.
(18) A. Acerbi (sđd) chứng tỏ rằng Công đồng vẫn giữ lại các yếu tố của một giáo hội học pháp lý, và nhiều người lấy làm tiếc vì Vaticanô II đã không đẩy vấn đề tới cùng. Nhưng thực ra các kiểu mẫu hay phạm trù giáo hội học không thể loại trừ nhau nhưng bổ túc cho nhau, vì Giáo hội cũng mang cả chiều kích xã hội nữa.
(19) Theo Y. Congar, Le Concile de Vatican II, sđd, 19.
(20) Cyprianô, De Oratione Domini 23, PL 4, 553.
(21) G. Philips, L’Église et son mystère au deuxième Concile du Vatican II, t. I, Paris 1967, 91.
(22) Xem K. Rahner, Rapporto tra natura e grazia, trong Id., Saggi di antropologia soprannaturale, Roma 1969, 43-78; Id., Ateismo e cristianesimo implicito, trong Id., Nuovi Saggi, III, Roma 1969, 217-248.
(23) Xem MV 42 §5; 76; TD 13.
(24) “Une chose est certaine: l’évolution s’est faite dans le sens d’une prise de conscience croissante par la "cité temporelle" de son autonomie vis-à-vis de la "cité spirituelle", et réciproquement du désengagement de cette dernière par rapport à la cité temporelle. Mais alors que leur diversité même a pu les faire apparaýtre parfois non seulement distinctes, mais rivales et opposées, aujourd’hui, grâce à Dieu, et de plus en plus – et Nous voudrions souhaiter qu’il en soit ainsi dans le monde entier – elles ne se posent plus en adversaires. En ce qui concerne l’Église, en tout cas, son désir de collaboration avec les pouvoirs de ce monde est sans arrière-pensée: les actes du Concile l’ont prouvé avec éclat” (Discours au Corps diplomatique, 8 -1-1966, AAS 58 [1966] 144).
(25) Diễn văn ngày 4-10-1965, AAS 57 (1965) 877.
(26) Diễn văn ngày 14-9-1964, trong Documentation catholique (1964) 1222.
(27) Bài giảng tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 58.
(28) Y. Congar, sđd, 27.
(29) Cf. Acta Synodalia, II/I, 215-274.
(30) Thực ra gần một nửa Nghị phụ muốn tách riêng lược đồ về Đức Maria. Ngày 29-10-1963, câu hỏi được đặt ra cho các Nghị phụ là: có muốn đổi lược đồ về Đức Trinh Nữ Mẹ Giáo Hội thành chương cuối cùng của lược đồ về Giáo Hội không? Trước hết, có chấp nhận xen lược đồ vào Hiến chế không: trong số 2193 Nghị phụ có mặt, thì 1114 vị bỏ phiếu thuận, 1074 phiếu chống. Kế đến, nếu xen, thì xen vào chỗ nào: Mẹ Thiên Chúa liên kết mật thiết với mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng giáo lý về Đức Maria lại vượt quá giáo lý về Giáo Hội. Do đó chỉ có thể đặt vào phần cuối của Hiến chế.
(31) Xem G. Alberigo (ed.), L’ecclesiologia del Vaticano II: dinamismi e prospettive, Bologna 1981; R. Latourelle (ed.), Vatican II. Bilan et perspectives. Vingt-cinq ans après(1962-1987), 3 tập, Montréal-Paris 1988; Congresso del ventennio dal Concilio Vaticano II (Roma, 18-21/02/1985), 3 tập, Roma 1985.
(32) Thượng Hội Đồng Giám mục 1985, Relatio finalis, Enchiridion Vaticanum 9: 1780; Nuntius, ibid., 1770-1773.
(33) Diễn văn ngày 30-5-1986, số 5, trong AAS 78 (1986) 1273.
(34) Tông thư Novo Millennio ineunte, 6-1-2001, số 57. Xem tông thư Tertio millennio adveniente,
(35) Bài giảng của Đức Phaolô VI tại khóa IX của Công đồng, 7-12-1965, tức là áp ngày bế mạc Công đồng: AAS 58 (1966) 58.
(36) Xem Sứ điệp của FABC trong cuộc gặp gỡ lần thứ I tại Manila, 29-11-1970, và các văn kiện khác tiếp the. trong Facoltà Teologica Interregionale Milano, 7-12-1965, AAS 58 (1966) 57-58. 10-11-1994, số 36.
Top Stories
Vietnam's nationalist bloggers: Getting it off your chest
The Economist
09:35 11/09/2009
A crackdown on online patriotism
IN A country as fiercely patriotic as Vietnam, you would expect the government to cheer a plan by citizens to distribute T-shirts bearing nationalistic slogans. However, the T-shirts in question carried messages of hostility towards China, Vietnam’s biggest trading partner. Worse, their pedlars were popular and sometimes critical bloggers.
Two well-known bloggers and an online reporter have been detained after the police uncovered an apparent attempt to print T-shirts opposing Chinese investment in a controversial new bauxite-mining project in Vietnam’s Central Highlands and casting doubt on China’s claims to disputed islands in the South China Sea.
The trio, who had all written critically about Vietnam-China relations on the internet, were detained on suspicion of “abusing democratic freedoms” to undermine the state. By the middle of this week Bui Thanh Hieu, a blogger who used the pen name Nguoi Buon Gio (“Wind Trader”), and Pham Doan Trang, a journalist who works for VietnamNet, a news site, had been freed without charge after several days in detention. Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged as Me Nam (“Mother Mushroom”), was still in custody.
These are the latest arrests in a continuing crackdown against bloggers and journalists. Ahead of a congress of the ruling Communist Party in 2011, when the country’s top three political posts will be up for grabs, the government is keen to rein in more outspoken commentators. Last December it imposed new restrictions on bloggers, making it illegal for them to publish under a pseudonym or to write about politics. Policing these rules will be hard.
More than 21m people, a quarter of the population, use the internet, according to government figures. Estimates of the number producing blogs range from a low of 1m to as many as 4m. The vast majority are personal diarists, not sociopolitical activists, but the spectacular growth of blogs and the difficulty of regulating them make the government, used to exercising total control of the media, twitchy.
Bloggers who have found themselves in the dock include some who have exposed government corruption or made negative remarks about the former Soviet Union. But the government seems particularly anxious about criticism of China.
Many Vietnamese remain hostile to their northern neighbour, after 1,000 years of imperial domination and a bloody border war in 1979. But the country runs a large trade deficit with China and needs its investment more than ever. This explains the government’s eagerness to push ahead with the Chinese bauxite-mining project, despite widespread criticism from scientists and generals (as well as bloggers). They have questioned Chinese companies’ environmental records and expressed their fears for national security.
International press-freedom groups, which often rank Vietnam alongside China and Myanmar as among the riskiest countries for bloggers, have condemned the latest arrests. Foreign diplomats fear that the clampdown will harm the fight against corruption. The new rules may cow bloggers, and journalists may be too scared to cover anything even vaguely risky—the law is unclear about what they can and cannot report.
But not everyone is deterred. “They only ever go after the big fish,” says one young Hanoi blogger, who has also openly criticised China many times. Besides, he adds, the government may be shooting itself in the foot. When bloggers are arrested, their readership usually takes off.
(Source: http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=14419371)
IN A country as fiercely patriotic as Vietnam, you would expect the government to cheer a plan by citizens to distribute T-shirts bearing nationalistic slogans. However, the T-shirts in question carried messages of hostility towards China, Vietnam’s biggest trading partner. Worse, their pedlars were popular and sometimes critical bloggers.
Illustration by Claudio Munoz |
The trio, who had all written critically about Vietnam-China relations on the internet, were detained on suspicion of “abusing democratic freedoms” to undermine the state. By the middle of this week Bui Thanh Hieu, a blogger who used the pen name Nguoi Buon Gio (“Wind Trader”), and Pham Doan Trang, a journalist who works for VietnamNet, a news site, had been freed without charge after several days in detention. Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged as Me Nam (“Mother Mushroom”), was still in custody.
These are the latest arrests in a continuing crackdown against bloggers and journalists. Ahead of a congress of the ruling Communist Party in 2011, when the country’s top three political posts will be up for grabs, the government is keen to rein in more outspoken commentators. Last December it imposed new restrictions on bloggers, making it illegal for them to publish under a pseudonym or to write about politics. Policing these rules will be hard.
More than 21m people, a quarter of the population, use the internet, according to government figures. Estimates of the number producing blogs range from a low of 1m to as many as 4m. The vast majority are personal diarists, not sociopolitical activists, but the spectacular growth of blogs and the difficulty of regulating them make the government, used to exercising total control of the media, twitchy.
Bloggers who have found themselves in the dock include some who have exposed government corruption or made negative remarks about the former Soviet Union. But the government seems particularly anxious about criticism of China.
Many Vietnamese remain hostile to their northern neighbour, after 1,000 years of imperial domination and a bloody border war in 1979. But the country runs a large trade deficit with China and needs its investment more than ever. This explains the government’s eagerness to push ahead with the Chinese bauxite-mining project, despite widespread criticism from scientists and generals (as well as bloggers). They have questioned Chinese companies’ environmental records and expressed their fears for national security.
International press-freedom groups, which often rank Vietnam alongside China and Myanmar as among the riskiest countries for bloggers, have condemned the latest arrests. Foreign diplomats fear that the clampdown will harm the fight against corruption. The new rules may cow bloggers, and journalists may be too scared to cover anything even vaguely risky—the law is unclear about what they can and cannot report.
But not everyone is deterred. “They only ever go after the big fish,” says one young Hanoi blogger, who has also openly criticised China many times. Besides, he adds, the government may be shooting itself in the foot. When bloggers are arrested, their readership usually takes off.
(Source: http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=14419371)
COREE DU SUD: Le gouvernement prend des mesures contre le prosélytisme des protestants évangéliques dans les pays musulmans
Eglises d'Asie
10:59 11/09/2009
A la suite de plaintes émanant de gouvernements de pays musulmans à l’encontre de protestants sud-coréens jugés trop prosélytes, Séoul a décidé de réagir. Cet été, l’Iran, la Jordanie et le Yémen ont expulsé 80 ressortissants sud-coréens, au motif principal de prosélytisme, une activité interdite dans ces pays. Selon l’agence Ucanews (1), le ministre des Affaires étrangères sud-coréen a envoyé, le 21 août dernier, au KWMA (Korean World Missions Association), un rassemblement de 142 Eglises missionnaires protestantes, un courrier dont le contenu n’a pas été révélé à la presse, le sujet ayant été jugé « trop sensible » par les deux parties.
Des informations ont cependant filtré, selon lesquelles le ministre aurait menacé de retirer ou du moins de restreindre la délivrance et la durée de leurs passeports aux ressortissants expulsés, spécialement aux missionnaires travaillant au Moyen-Orient. Le gouvernement sud-coréen a en effet la possibilité de retirer les passeports de ceux qui ont « porté atteinte à la dignité de la nation », sur une durée pouvant aller d’un à trois ans. Un responsable du ministère des Affaires étrangères, cité par le quotidien coréen Chosun Ilbo du 27 août, a déclaré que le gouvernement craignait que « le comportement offensif » des missionnaires ne provoque « des attaques dirigées non seulement contre les missionnaires eux-mêmes mais aussi contre l’ensemble des Coréens voyageant en simples touristes ».
Ce n’est pas la première fois que Séoul prend des mesures pour modérer l’ardeur missionnaire des protestants, en particulier des évangéliques, de plus en plus nombreux dans le pays. A la suite de la dramatique « affaire des otages » de 2007 où 23 jeunes protestants sud-coréens avaient été enlevés – et deux d’entre eux exécutés – par les talibans en Afghanistan (2), le ministère des Affaires étrangères avait interdit aux missionnaires et à leurs acolytes, les séjours dans les zones « à risque » de la planète (comme l’Iran, l’Afghanistan et la Somalie), précisant que les contrevenants seraient passibles d’une peine allant jusqu’à un an de prison et une amende de trois millions de wons (1 700 euros). Le Conseil national des Eglises en Corée, principal regroupement des communautés protestantes, avait alors déclaré que leur travail missionnaire serait désormais mené de façon plus prudente (3). En échange de la libération des otages, le gouvernement sud-coréen s’était engagé à rapatrier ses missionnaires présents en Afghanistan et à ne plus en envoyer. Mais, en 2006, quelque 2 000 évangéliques sud-coréens avaient bravé l’interdiction de Séoul et s’étaient rendus en Afghanistan, munis d’un visa de touriste, avant d’être, pour la plupart d’entre eux, expulsés.
Aujourd’hui, l’évangélisation en terre d’islam continue d’être la préoccupation principale des missionnaires protestants sud-coréens. On peut ainsi lire sur une brochure, largement utilisée par les membres de nombreuses Eglises protestantes locales, dont la puissante Eglise du Plein Evangile de Yoido (Yoido Full Gospel Church) (4), un appel aux chrétiens de prier pendant le ramadan afin que « les musulmans entrent dans le royaume éternel de Jésus ».
Quant au groupe missionnaire Middle East Team (MET), son site Internet proclame que ses membres doivent prier pour « vaincre les forces du mal qui règnent sur les régions islamiques et proclamer la victoire de Jésus-Christ ». Le MET, fondé en 1984, est le premier groupe de missionnaires coréens à être parti évangéliser les pays musulmans.
Selon le P. Kim Myong-dong, supérieur général de la Société des missionnaires coréens (KMS), les méthodes des missionnaires coréens protestants sont sensiblement différentes de celles des missionnaires catholiques. Les protestants « doivent apprendre à respecter le sentiment religieux, l’histoire et la culture » des peuples qu’ils veulent rencontrer, explique-t-il. « Sinon, une approche missionnaire de ce type ne tiendra pas à long terme. » Il critique toutefois la réaction du gouvernement: « Cette restriction semble avoir été mise en place pour protéger la réputation de l’Etat et non pas pour la sécurité des gens, et ceci est inqualifiable. » Il souligne par ailleurs qu’«étant donné que les Eglises protestantes ont de nombreux missionnaires, elles pourront poursuivre leurs activités malgré les restrictions du gouvernement ».
Les méthodes d’évangélisation des protestants coréens sont également critiquées par les bouddhistes, dans un pays où cette religion traditionnellement dominante est pratiquée par plus de 49 millions de croyants. L’animosité de ces derniers s’est renforcée depuis qu’en 2006, un grand rassemblement évangélique a fait prier pour que « tous les temples bouddhistes soient démolis ». L’affaire avait fortement embarrassé Lee Myung-bak, alors candidat aux élections présidentielles (5), qui apparaissait en vidéo lors du meeting. Il avait par la suite présenté des excuses aux bouddhistes, disant qu’il n’avait jamais eu connaissance de ces intentions de prière.
Après les Etats-Unis, la Corée du Sud est le pays qui envoie le plus de missionnaires à l’étranger. Selon des sources protestantes, il y aurait plus de 17 000 missionnaires sud-coréens dans quelque 170 pays.
(1) Ucanews, 10 septembre 2009
(2) Le 19 juillet 2007, 23 Sud-Coréens, dont 18 femmes, tous membres de l’Eglise presbytérienne de mouvance évangélique, La Communauté de Saemmul, en voyage humanitaire et missionnaire en Afghanistan avec leur pasteur, sont enlevés par les talibans. Ces derniers demandent la libération de 23 des leurs en échange des otages. Après le refus de Kaboul, les talibans exécutent successivement deux otages et réclament des négociations avec le gouvernement sud-coréen. Le 30 août, après de longues tractations, les derniers otages sont libérés. La Corée du Sud s’engage à retirer ses 200 militaires encore présents en Afghanistan et à ne plus envoyer de missionnaires chrétiens dans le pays.
(3) Voir EDA 468.
(4) La Yoido Full Gospel Church, fondée en Corée, passe pour être la plus importante Eglise pentecôtiste du monde; elle revendique plus de 800 000 fidèles.
(5) Lee Myung-bak, protestant convaincu, a été élu président de la République en 2007 (pour un mandat de cinq ans).
(Source: Eglises d'Asie, 11 septembre 2009)
Des informations ont cependant filtré, selon lesquelles le ministre aurait menacé de retirer ou du moins de restreindre la délivrance et la durée de leurs passeports aux ressortissants expulsés, spécialement aux missionnaires travaillant au Moyen-Orient. Le gouvernement sud-coréen a en effet la possibilité de retirer les passeports de ceux qui ont « porté atteinte à la dignité de la nation », sur une durée pouvant aller d’un à trois ans. Un responsable du ministère des Affaires étrangères, cité par le quotidien coréen Chosun Ilbo du 27 août, a déclaré que le gouvernement craignait que « le comportement offensif » des missionnaires ne provoque « des attaques dirigées non seulement contre les missionnaires eux-mêmes mais aussi contre l’ensemble des Coréens voyageant en simples touristes ».
Ce n’est pas la première fois que Séoul prend des mesures pour modérer l’ardeur missionnaire des protestants, en particulier des évangéliques, de plus en plus nombreux dans le pays. A la suite de la dramatique « affaire des otages » de 2007 où 23 jeunes protestants sud-coréens avaient été enlevés – et deux d’entre eux exécutés – par les talibans en Afghanistan (2), le ministère des Affaires étrangères avait interdit aux missionnaires et à leurs acolytes, les séjours dans les zones « à risque » de la planète (comme l’Iran, l’Afghanistan et la Somalie), précisant que les contrevenants seraient passibles d’une peine allant jusqu’à un an de prison et une amende de trois millions de wons (1 700 euros). Le Conseil national des Eglises en Corée, principal regroupement des communautés protestantes, avait alors déclaré que leur travail missionnaire serait désormais mené de façon plus prudente (3). En échange de la libération des otages, le gouvernement sud-coréen s’était engagé à rapatrier ses missionnaires présents en Afghanistan et à ne plus en envoyer. Mais, en 2006, quelque 2 000 évangéliques sud-coréens avaient bravé l’interdiction de Séoul et s’étaient rendus en Afghanistan, munis d’un visa de touriste, avant d’être, pour la plupart d’entre eux, expulsés.
Aujourd’hui, l’évangélisation en terre d’islam continue d’être la préoccupation principale des missionnaires protestants sud-coréens. On peut ainsi lire sur une brochure, largement utilisée par les membres de nombreuses Eglises protestantes locales, dont la puissante Eglise du Plein Evangile de Yoido (Yoido Full Gospel Church) (4), un appel aux chrétiens de prier pendant le ramadan afin que « les musulmans entrent dans le royaume éternel de Jésus ».
Quant au groupe missionnaire Middle East Team (MET), son site Internet proclame que ses membres doivent prier pour « vaincre les forces du mal qui règnent sur les régions islamiques et proclamer la victoire de Jésus-Christ ». Le MET, fondé en 1984, est le premier groupe de missionnaires coréens à être parti évangéliser les pays musulmans.
Selon le P. Kim Myong-dong, supérieur général de la Société des missionnaires coréens (KMS), les méthodes des missionnaires coréens protestants sont sensiblement différentes de celles des missionnaires catholiques. Les protestants « doivent apprendre à respecter le sentiment religieux, l’histoire et la culture » des peuples qu’ils veulent rencontrer, explique-t-il. « Sinon, une approche missionnaire de ce type ne tiendra pas à long terme. » Il critique toutefois la réaction du gouvernement: « Cette restriction semble avoir été mise en place pour protéger la réputation de l’Etat et non pas pour la sécurité des gens, et ceci est inqualifiable. » Il souligne par ailleurs qu’«étant donné que les Eglises protestantes ont de nombreux missionnaires, elles pourront poursuivre leurs activités malgré les restrictions du gouvernement ».
Les méthodes d’évangélisation des protestants coréens sont également critiquées par les bouddhistes, dans un pays où cette religion traditionnellement dominante est pratiquée par plus de 49 millions de croyants. L’animosité de ces derniers s’est renforcée depuis qu’en 2006, un grand rassemblement évangélique a fait prier pour que « tous les temples bouddhistes soient démolis ». L’affaire avait fortement embarrassé Lee Myung-bak, alors candidat aux élections présidentielles (5), qui apparaissait en vidéo lors du meeting. Il avait par la suite présenté des excuses aux bouddhistes, disant qu’il n’avait jamais eu connaissance de ces intentions de prière.
Après les Etats-Unis, la Corée du Sud est le pays qui envoie le plus de missionnaires à l’étranger. Selon des sources protestantes, il y aurait plus de 17 000 missionnaires sud-coréens dans quelque 170 pays.
(1) Ucanews, 10 septembre 2009
(2) Le 19 juillet 2007, 23 Sud-Coréens, dont 18 femmes, tous membres de l’Eglise presbytérienne de mouvance évangélique, La Communauté de Saemmul, en voyage humanitaire et missionnaire en Afghanistan avec leur pasteur, sont enlevés par les talibans. Ces derniers demandent la libération de 23 des leurs en échange des otages. Après le refus de Kaboul, les talibans exécutent successivement deux otages et réclament des négociations avec le gouvernement sud-coréen. Le 30 août, après de longues tractations, les derniers otages sont libérés. La Corée du Sud s’engage à retirer ses 200 militaires encore présents en Afghanistan et à ne plus envoyer de missionnaires chrétiens dans le pays.
(3) Voir EDA 468.
(4) La Yoido Full Gospel Church, fondée en Corée, passe pour être la plus importante Eglise pentecôtiste du monde; elle revendique plus de 800 000 fidèles.
(5) Lee Myung-bak, protestant convaincu, a été élu président de la République en 2007 (pour un mandat de cinq ans).
(Source: Eglises d'Asie, 11 septembre 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những sáng kiến bổ ích trong Năm Linh Mục tại TGP Huế
Lm Đaminh Phan Hưng
09:30 11/09/2009
HUẾ - Khi loan báo về Năm Linh mục trong bài diễn văn ngày 16/3 / 2009 với Thánh bộ Giáo sĩ, Đức Thánh Cha đã nói rằng - "Năm đặc biệt này nhằm “cổ vũ các linh mục trong nỗ lực trọn lành thiêng liêng, là điều mà hiệu năng sứ vụ của các vị lệ thuộc. Vì thế nó phải trở nên, theo một cách thức rất đặc biệt, một năm cầu nguyện của các linh mục, cầu nguyện với các linh mục và cho các linh mục, một năm canh tân linh đạo của hàng linh mục và của mỗi linh mục."
Chính trong chiều hưống đó mà một số anh em Linh mục của Giáo Phận Huế đã có những sáng kiến tốt lành: là đi thăm các anh em Linh mục đang sinh sống và hoạt động truyền giáo ở những nơi xa xôi, đèo heo hút gió, nhằm thể hiện tình nghĩa anh em Linh mục đoàn, vừa cổ vỏ tinh thần phục vụ và tình liên đới của những con người cùng chung chí hướng!
Nét đẹp của những chuyến viếng thăm nhau đó đã được nhân lên gấp bội khi hôm nay, ngày thứ năm mồng 10 tháng 9, ngày của truyền thống cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục tu sĩ, các cha trong nhóm Linh mục phục vụ ở Tòa Giám Mục gồm cha Emmanuel Nguyễn vinh Gioang, cha Stanislaô Nguyễn đức Vệ, cha Đaminh Phan Hưng, cha Antôn Nguyễn văn Thăng, cha Bênêđitô Lê quang Viên, và cha Phêrô Nguyễn văn Linh, đã cùng nhau hành hương về núi Thiên Thai, để kính viếng Nghĩa trang của các Đức Cha, các Linh Mục thuộc Tổng Giáo Phận đang an nghỉ trong lòng đất thánh thẳm sâu!
Dừng chân suy ngắm trước từng ngôi mộ của những anh em Linh mục, có vị trước đây vẫn từng quen biết như thưở nào còn vui đùa sum họp; cũng có vị mà tên tuổi đã một thời vang bóng liệt oanh trên khắp cánh dồng truyền giáo của vùng nắng gió Thừa thiên Quảng trị Quảng bình; cũng có những vị mà cuộc đời của họ hoàn toàn gắn liền với lịch sử của Mẹ Giáo phận từ thưở hồng hoang của những năm khai sinh ấu thời !
Tất cả, phải, tất cả giờ đã nghỉ yên trong tình thương bao la hải hà của Thiên Chúa từ nhân, đợi ngày sống lại trong mùa Cánh chung của "một trời mới đất mới "!
Đây cũng là dịp đặc biệt để quy hướng lời cầu nguyện cách nồng nàn thẳm sâu hơn cho những anh em Linh mục đuợc Chúa gọi về trước chúng ta! Bởi khi đứng trước mộ phần của họ, cái chết như không còn mang chiều kích hay ý nghĩa của chia ly hay mất mát, mà ngược lại, "người chết nối linh thiêng vào đời".
Thực vậy, người chết ra đi nhưng vẫn còn hiện diện sâu xa qua cung cách sống hiền hòa và chan chứa yêu thương trên dân chúng; họ ra đi nhưng âm vang của đời sống đạo dức thánh thiện của họ vẫn còn tồn tại trong tâm hồn của giáo hữu xa gần; họ ra đi về thế giới bên kia, nhưng lòng bác ái cao độ của họ, cọng với một đức tin nồng nàn của tình yêu Chúa, và sự tận tình phục vụ không ngừng nghỉ của họ đã và sẽ còn âm hưởng sâu xa trong lòng mọi người thành tâm thiện chí đang hướng về Chân thiện Mỹ trên thế giới bi tráng và kì diệu này!
Thật đúng như lời Đức Hồng y Cláudio Hummes, Nguyên Tổng Giám mục Sao Paulo Chủ tịch Bộ Giáo Sĩ, trong lá thư gửi các Linh mục nhân năm thánh Linh Mục này, đã khẳng định rằng: "Các linh mục là những người rất xứng đáng, hiến thân cho thừa tác vụ, những con người cầu nguyện và của đức ái mục vụ, đầu tư tất cả cuộc sống của mình trong việc thực hiện ơn gọi và sứ mạng, thường là bằng những hy sinh bản thân lớn lao, nhưng luôn luôn với một tình yêu đích thực dành cho Chúa Giêsu-Kitô, cho Giáo Hội và dân chúng, liên đới với những người nghèo và những người đau khổ. Bởi thế, Giáo Hội tự hào về các linh mục trên khắp thế giới của mình."
Kính thưa Quý Đức Cha và quý Linh Mục đang an nghỉ trong Đất Thánh của nghĩa trang Thiên thai, hay ở một nơi nào đó trên địa cầu thân yêu này, chúng con xin cám ơn quý Đức Cha, quý Cha, đã rất xứng đáng trong thiên chức các ngài đã lãnh nhận, và đã để lại cho chúng con mẫu gương sáng ngời về đời sống Linh Mục thánh thiện dễ thương của các ngài.
Chúng con rất tự hào về những gì quý Đức Cha và quý cha đã sống !
Cũng xin cám ơn những sáng kiến độc đáo của anh em Linh Mục trong chuyến viếng thăm tràn trào ý nghĩa và suy tư này, dẫn dắt chúng ta không quên nguồn cội của đời người, không quên căn tính sau cùng của đời Linh mục, và cũng an nhiên tự tại vì biết rằng: rồi ra chúng ta cũng có "một cõi đi về" như bao anh em của chúng ta đã ra đi truớc! Đi về thiên đàng và gặp nhau lại trước mặt Thầy Linh Mục Giêsu của chúng ta!
Chính trong chiều hưống đó mà một số anh em Linh mục của Giáo Phận Huế đã có những sáng kiến tốt lành: là đi thăm các anh em Linh mục đang sinh sống và hoạt động truyền giáo ở những nơi xa xôi, đèo heo hút gió, nhằm thể hiện tình nghĩa anh em Linh mục đoàn, vừa cổ vỏ tinh thần phục vụ và tình liên đới của những con người cùng chung chí hướng!
Nét đẹp của những chuyến viếng thăm nhau đó đã được nhân lên gấp bội khi hôm nay, ngày thứ năm mồng 10 tháng 9, ngày của truyền thống cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục tu sĩ, các cha trong nhóm Linh mục phục vụ ở Tòa Giám Mục gồm cha Emmanuel Nguyễn vinh Gioang, cha Stanislaô Nguyễn đức Vệ, cha Đaminh Phan Hưng, cha Antôn Nguyễn văn Thăng, cha Bênêđitô Lê quang Viên, và cha Phêrô Nguyễn văn Linh, đã cùng nhau hành hương về núi Thiên Thai, để kính viếng Nghĩa trang của các Đức Cha, các Linh Mục thuộc Tổng Giáo Phận đang an nghỉ trong lòng đất thánh thẳm sâu!
Dừng chân suy ngắm trước từng ngôi mộ của những anh em Linh mục, có vị trước đây vẫn từng quen biết như thưở nào còn vui đùa sum họp; cũng có vị mà tên tuổi đã một thời vang bóng liệt oanh trên khắp cánh dồng truyền giáo của vùng nắng gió Thừa thiên Quảng trị Quảng bình; cũng có những vị mà cuộc đời của họ hoàn toàn gắn liền với lịch sử của Mẹ Giáo phận từ thưở hồng hoang của những năm khai sinh ấu thời !
Tất cả, phải, tất cả giờ đã nghỉ yên trong tình thương bao la hải hà của Thiên Chúa từ nhân, đợi ngày sống lại trong mùa Cánh chung của "một trời mới đất mới "!
Đây cũng là dịp đặc biệt để quy hướng lời cầu nguyện cách nồng nàn thẳm sâu hơn cho những anh em Linh mục đuợc Chúa gọi về trước chúng ta! Bởi khi đứng trước mộ phần của họ, cái chết như không còn mang chiều kích hay ý nghĩa của chia ly hay mất mát, mà ngược lại, "người chết nối linh thiêng vào đời".
Thực vậy, người chết ra đi nhưng vẫn còn hiện diện sâu xa qua cung cách sống hiền hòa và chan chứa yêu thương trên dân chúng; họ ra đi nhưng âm vang của đời sống đạo dức thánh thiện của họ vẫn còn tồn tại trong tâm hồn của giáo hữu xa gần; họ ra đi về thế giới bên kia, nhưng lòng bác ái cao độ của họ, cọng với một đức tin nồng nàn của tình yêu Chúa, và sự tận tình phục vụ không ngừng nghỉ của họ đã và sẽ còn âm hưởng sâu xa trong lòng mọi người thành tâm thiện chí đang hướng về Chân thiện Mỹ trên thế giới bi tráng và kì diệu này!
Thật đúng như lời Đức Hồng y Cláudio Hummes, Nguyên Tổng Giám mục Sao Paulo Chủ tịch Bộ Giáo Sĩ, trong lá thư gửi các Linh mục nhân năm thánh Linh Mục này, đã khẳng định rằng: "Các linh mục là những người rất xứng đáng, hiến thân cho thừa tác vụ, những con người cầu nguyện và của đức ái mục vụ, đầu tư tất cả cuộc sống của mình trong việc thực hiện ơn gọi và sứ mạng, thường là bằng những hy sinh bản thân lớn lao, nhưng luôn luôn với một tình yêu đích thực dành cho Chúa Giêsu-Kitô, cho Giáo Hội và dân chúng, liên đới với những người nghèo và những người đau khổ. Bởi thế, Giáo Hội tự hào về các linh mục trên khắp thế giới của mình."
Kính thưa Quý Đức Cha và quý Linh Mục đang an nghỉ trong Đất Thánh của nghĩa trang Thiên thai, hay ở một nơi nào đó trên địa cầu thân yêu này, chúng con xin cám ơn quý Đức Cha, quý Cha, đã rất xứng đáng trong thiên chức các ngài đã lãnh nhận, và đã để lại cho chúng con mẫu gương sáng ngời về đời sống Linh Mục thánh thiện dễ thương của các ngài.
Chúng con rất tự hào về những gì quý Đức Cha và quý cha đã sống !
Cũng xin cám ơn những sáng kiến độc đáo của anh em Linh Mục trong chuyến viếng thăm tràn trào ý nghĩa và suy tư này, dẫn dắt chúng ta không quên nguồn cội của đời người, không quên căn tính sau cùng của đời Linh mục, và cũng an nhiên tự tại vì biết rằng: rồi ra chúng ta cũng có "một cõi đi về" như bao anh em của chúng ta đã ra đi truớc! Đi về thiên đàng và gặp nhau lại trước mặt Thầy Linh Mục Giêsu của chúng ta!
Giáo xứ Thuận Vi giáo phận Thái Bình có thêm 11 tân tòng được gia nhập Giáo hội
Lm. Thanh Quang CSsR
09:50 11/09/2009
THÁI BÌNH - ngày 9.9.2009 bà con giáo dân cả vùng tưng bừng hân hoan vì 11 anh chị em “Họ” Thuận Vi được Rửa tội, gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Không vui sao được khi thấy trải qua bao vất vả nhọc nhằn trong công cuộc truyền giáo chung của Hội Thánh, nay bà con tín hữu nhìn thấy rõ “cây Thuận Vi” đơm bông kết trái là 11 anh chị em được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Tôi nhìn lên khuôn mặt mọi người, thấy ai ai cũng vui mừng rạng rỡ, lòng tôi cũng trào tràn niềm vui và không ngớt thầm cảm tạ Thiên Chúa.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do hai cha Giuse Phạm Thanh Quang CSsR và cha Phêrô Phạm Xuân Lộc CSsR cử hành, đã được diễn ra trong sự phấn khởi, trang trọng, ý nghĩa và để lại dấu ấn lớn khó phai trên đất Thuận Vi, Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình.
Ai về Đất Thuận mà xem,
Nhà thờ bé tí lem nhem chẳng là!
Mong cho lễ Rửa hình thành,
Mà cũng không thể tiến hành cho xong.
Đành mượn một góc sân trong
Của nhà tín hữu mới mong theo THẦY
Ấy vậy lễ Rửa thấy thành
Làm cho mọi chốn rành rành kháo nhau,
Hướng lòng tế lễ cầu Cha
Người người hiệp nhất tụng ca Chúa Trời.
Nhân đây, tôi xin nói sơ qua về “Giáo Họ” nhỏ bé Thuận Vi. Giáo Họ này được khai sinh từ những năm 1900, số giáo dân cũng tương đối đông. Có thời, đã có một số cha, thầy, sơ về để chăm sóc cho Giáo Họ này, nhưng do hoàn cảnh lịch sử tưởng như đã mai một và xóa sổ. Những biến cố như 1945, 1954, 1975 đã tác động rất mạnh đến đời sống đạo của bà con. Dần dà, bà con tín hữu một số di cư, một số tản mác và đại đa số bỏ đạo, con cháu của họ trở thành lương dân. Trước ngày 9.9.2009 chỉ còn độc nhất có một cụ già 86 tuổi còn giữ đạo. Số đông giáo dân ở vùng lân cận, thậm chí ngay cả các cha trong vùng cũng nghĩ rằng, “Giáo Họ” này sẽ bị xóa sổ. Thế nhưng, Chúa đã làm việc để khôi phục lại như ngày xưa dân Israel trở về từ miền đất họ bị lưu đày hầu làm mới lại thành thánh Giêrusalem!
11 anh chị em được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy hôm nay như là một khởi đầu mới, như là một sự “bùng nổ” cho những cuộc trở lại sau này. Những con cháu của những người theo Chúa hôm nay cũng nói lên sự quyết tâm theo Chúa của mình với cha Quản Nhiệm rằng: “Sau này chúng con sẽ nhất định đi theo Chúa, đi theo con đường của bố mẹ con đã đi, xin cha cứ yên tâm!” Nghe những lời này, lòng tôi trào tràn niềm phấn khởi. Tôi thấy rõ Chúa đang dẫn đường chỉ lối cho họ.
Thực sự ra, để có được ngày hôm nay với những thành quả của công cuộc truyền giáo tốt đẹp như thế này, không thể không kể đến những công lao của quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế, cha cố Duyệt, cha xứ Nghĩa Chính, anh chị em Thuận Nghiệp, Tăng Bổng, Bổng Điền.
Một chân trời mới đang mở ra cho Thuận Vi, một vùng đất m àu mỡ ven sông Hồng, một vùng đất có đại đa số anh chị em lương dân. Hy vọng đến một ngày kia, người người đón nhận Tin Mừng, nhà nhà đón nhận Tin Mừng. Xin mọi người tiếp tục hợp lòng một ý cầu nguyện thật nhiều cho công cuộc truyền giáo ở nơi đây.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do hai cha Giuse Phạm Thanh Quang CSsR và cha Phêrô Phạm Xuân Lộc CSsR cử hành, đã được diễn ra trong sự phấn khởi, trang trọng, ý nghĩa và để lại dấu ấn lớn khó phai trên đất Thuận Vi, Bách Thuận, Vũ Thư, Thái Bình.
Ai về Đất Thuận mà xem,
Nhà thờ bé tí lem nhem chẳng là!
Mong cho lễ Rửa hình thành,
Mà cũng không thể tiến hành cho xong.
Đành mượn một góc sân trong
Của nhà tín hữu mới mong theo THẦY
Ấy vậy lễ Rửa thấy thành
Làm cho mọi chốn rành rành kháo nhau,
Hướng lòng tế lễ cầu Cha
Người người hiệp nhất tụng ca Chúa Trời.
Nhân đây, tôi xin nói sơ qua về “Giáo Họ” nhỏ bé Thuận Vi. Giáo Họ này được khai sinh từ những năm 1900, số giáo dân cũng tương đối đông. Có thời, đã có một số cha, thầy, sơ về để chăm sóc cho Giáo Họ này, nhưng do hoàn cảnh lịch sử tưởng như đã mai một và xóa sổ. Những biến cố như 1945, 1954, 1975 đã tác động rất mạnh đến đời sống đạo của bà con. Dần dà, bà con tín hữu một số di cư, một số tản mác và đại đa số bỏ đạo, con cháu của họ trở thành lương dân. Trước ngày 9.9.2009 chỉ còn độc nhất có một cụ già 86 tuổi còn giữ đạo. Số đông giáo dân ở vùng lân cận, thậm chí ngay cả các cha trong vùng cũng nghĩ rằng, “Giáo Họ” này sẽ bị xóa sổ. Thế nhưng, Chúa đã làm việc để khôi phục lại như ngày xưa dân Israel trở về từ miền đất họ bị lưu đày hầu làm mới lại thành thánh Giêrusalem!
11 anh chị em được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy hôm nay như là một khởi đầu mới, như là một sự “bùng nổ” cho những cuộc trở lại sau này. Những con cháu của những người theo Chúa hôm nay cũng nói lên sự quyết tâm theo Chúa của mình với cha Quản Nhiệm rằng: “Sau này chúng con sẽ nhất định đi theo Chúa, đi theo con đường của bố mẹ con đã đi, xin cha cứ yên tâm!” Nghe những lời này, lòng tôi trào tràn niềm phấn khởi. Tôi thấy rõ Chúa đang dẫn đường chỉ lối cho họ.
Thực sự ra, để có được ngày hôm nay với những thành quả của công cuộc truyền giáo tốt đẹp như thế này, không thể không kể đến những công lao của quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế, cha cố Duyệt, cha xứ Nghĩa Chính, anh chị em Thuận Nghiệp, Tăng Bổng, Bổng Điền.
Một chân trời mới đang mở ra cho Thuận Vi, một vùng đất m àu mỡ ven sông Hồng, một vùng đất có đại đa số anh chị em lương dân. Hy vọng đến một ngày kia, người người đón nhận Tin Mừng, nhà nhà đón nhận Tin Mừng. Xin mọi người tiếp tục hợp lòng một ý cầu nguyện thật nhiều cho công cuộc truyền giáo ở nơi đây.
Đức tân Giám mục GP Buôn Mê Thuột - ĐC Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - dâng thánh lễ tạ ơn tại quê hương xứ Thúy Lâm, Hải Phòng
SVCG TGP Hà Nội
10:31 11/09/2009
HẢI DƯƠNG, Hải Phòng - Ngày 10.09.2009 hôm nay là một ngày trời mùa thu nắng nhẹ và dịu mát, Đức Tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục chính toà Giáo phận Buôn Mê Thuột cùng với Cha quản lý toà Giám mục Buôn Mê Thuột và thân bằng quyến thuộc của Đức Cha từ Quy Nhơn, Sài gòn trở về quê hương - Giáo xứ Thuý Lâm dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ tổ tiên trong sự đón tiếp nồng nhiệt của gia tộc họ nội Thuý Lâm, họ ngoại Đầu Lâm và đông đảo tín hữu liên xứ Ba Đông, Kẻ Bượi và Thuý Lâm.
Đúng 9 giờ sáng Cha quản nhiệm Đa Minh Cao Văn Đức cùng các hội đoàn: Thiếu Nhi Thể, Ca đoàn, Kim nhạc, các nhội đoàn đạo đức của nhà xứ Thuý Lâm và họ Đầu Lâm trong trang phục lễ hội đủ màu sắc tề tựu trước cổng chào đầu làng nghinh đón hai Đức Cha.
9giờ 20 đoàn của hai Đức Cha từ Toà Giám mục Hải Phòng đã về đến đầu làng, dẫn đầu là xe chở Đức Giám mục Giáo phận Hải Phòng. Hai Đức Cha xuống xe trong tràng pháo tay giòn dã của cộng đoàn nghinh đón. Những đoá hoa, vòng hoa rực rỡ tươi thắm được dâng lên, những bông hoa trong tay vẫy chào quí Đức Cha và những bài kèn được cử lên hoành tráng rước quí Đức Cha tiến về ngôi Thánh đường đã được thánh hiến cách đây gần 2 năm( ngày 14.10.2007).
Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà, Đức Cha đã được ông bà cố sinh dưỡng và đã gắn bó với một Giáo phận miền Trung Tây Nguyên, và Ngài đã có thời gian dài đi du học ở ngoại quốc, nhưng chắc có lẽ chưa bao giờ Đức Cha vui như hôm nay, bời vì hôm nay Đức Cha trở về nhà của mình, trở về đất tổ quê cha, là Giáo xứ Thuý Lâm nơi Ông cố Vinh Sơn Nguyễn Văn Biện và bà cố Maria Hoàng Thị Lụa đã sinh sống và gắn bó từ trước biến cố năm 1954.
9giờ 45 phút, sau bài kèn là bài ca nhập lễ Đường đi lên nhà Chúa rước đoàn đồng tế gồm quí cha Quản lý toà Giám mục Buôn Mê Thuột, quí Cha dòng Thánh thể, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Donbosco qúi Cha quản hạt Hải Phòng, Quảng Ninh, đông đảo quí Cha trong Giáo phận cùng hai Đức Giám mục lên nhà thờ dâng Thánh lễ.
Thánh lễ hôm nay rất đặc biệt bởi vì chưa bao giờ giáo xứ Thuý Lâm được đón tiếp hai Đức Cha: Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đến từ miền núi, miền Trung Tây Nguyên xa xôi và Đức Cha Giuse Vũ Thiên vị chủ chăn đáng kính của Giáo phận nhà miền duyên hải Hải Phòng.
Vị đại diện cho Giáo xứ có những lời chào chúc nói lên tinh thần hiệp thông trong Giáo hội và bày tỏ niềm vui vinh dự và tự hào của quê hương Thuý Lâm. Và những đoá hoa được dâng lên chúc mừng quí Đức Cha của Giáo xứ, của gia tộc nội ngoại và của quí vị đại biểu đại diện cho chính quyền huyện Thanh Miện, xã đoàn Tùng.
Đức Giám mục Hải Phòng giới thiệu Đức Cha Quê hương với cộng đoàn trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Đức Cha Quê hương bày tỏ lòng biết ơn Đức Giám mục Giáo phận, nỗi xúc động khi về quê hương tạ ơn tổ tiên và ông bà cố và mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với ngài trong Thánh lễ hôm nay.
Kể từ khi nghe tin chính thức vào sáng ngày 21 tháng 2 năm 2009 Phòng báo chí Toà thánh Vatican loan báo Đức Giáo hoàng Bênêđictô thứ 16 bổ nhiệm một người con quê hương Thuý Lâm là cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản làm Giám mục giáo phận Buôn Mê Thuột, bà con giáo hữu Công giáo Thuý Lâm rất lấy làm vinh dự tự hào và khắc khoải mong chờ từng ngày được chiêm ngưỡng Đức Cha trong phẩm phục Giám mục tại quê hương. Hôm nay nỗi mong chờ đã được tỏ tường.
Trong tinh thần tạ ơn, Đức Cha chủ tế thân tình gần gũi chia sẻ với cộng đoàn phụng về hồng ân chức Giám mục mà Chúa qua Toà thánh đã trao ban cho Ngài. Thay vì là gánh nặng thì đây là ân ban cho Ngài mặc dù lúc đầu Ngài bối rối, do dự chẳng muốn vì dường như không đúng với khả năng ý nuốn của Ngài. Ngài muốn là một giáo sư nghiên cứu và dạy học hơn là quản lý kho tàng đức tin, Ngài muốn chia sẻ kiến thức hơn là điều hành Giáo hội. Ngài lấy tâm tình của Đức Tân Giám mục Nguyễn Năng, Giám mục chính toà Phát Diệm mà nói với họ hàng thân tộc nội ngoại, làm Giám mục không phải đem lại của cải vật chất cho gia đình và quê hương nhưng muốn gia đình và quê hương đóng góp nhiều hơn cả tinh thần lẫn vật chất để cùng với Ngài xây dựng Giáo hội.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, thân tình, thánh thiện và kết thúc lúc 11 giờ 30 phút.
Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay. Đúng như vậy, đối với Giáo xứ Thuý Lâm một Giáo xứ toàn tòng đông về số lượng, với 1200 tín hữu nhưng kinh nghiệm tổ chức lễ lớn lại rất khiêm tốn, thì chưa bao giờ được diễm phúc đón tiếp hai Đức Giám mục và đông đảo quí Cha trong cũng như ngoài Giáo phận như vậy.
Ai bảo đạo Thuý Lâm là nhệu nhạo, ai bảo người Làng Gừng là lừng khừng. Hãy đến mà xem.
Ngày xưa, trong Kính Thánh người ta bảo, Belem làm gì có cái chi hay. Ngày nay Giáo xứ cũng được nghe người ta nói Thuý Lâm làm gì có cái chi hay, một Giáo xứ ở Vùng sâu vùng xa, xa xôi về địa lý đã vậy nhưng lại heo hút vì lòng người. Hôm nay chính Đức Cha Quê hương đã nắn lại và mỗi tín hữu sẽ quyết tâm sửa dần dần dòng chữ quê hương không mấy thẳng hàng đó.
Mặc dù trăm công nghìn việc trong chuyến công du thăm các toà Giám mục miền Bắc ngài đã dành thời gian trở về quê hương Thuý Lâm và để lại ấn tượng tốt đẹp của ngài đối với quê hương. Ngài dời quê hương Thuý Lâm đi Hà Nội lúc 14 giờ ngày 10.09.2009. Trong khi đó cơn bảo số 7 đã đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ và đang tiến vào đất liền. Tạ ơn Chúa vô cùng.
Đúng 9 giờ sáng Cha quản nhiệm Đa Minh Cao Văn Đức cùng các hội đoàn: Thiếu Nhi Thể, Ca đoàn, Kim nhạc, các nhội đoàn đạo đức của nhà xứ Thuý Lâm và họ Đầu Lâm trong trang phục lễ hội đủ màu sắc tề tựu trước cổng chào đầu làng nghinh đón hai Đức Cha.
9giờ 20 đoàn của hai Đức Cha từ Toà Giám mục Hải Phòng đã về đến đầu làng, dẫn đầu là xe chở Đức Giám mục Giáo phận Hải Phòng. Hai Đức Cha xuống xe trong tràng pháo tay giòn dã của cộng đoàn nghinh đón. Những đoá hoa, vòng hoa rực rỡ tươi thắm được dâng lên, những bông hoa trong tay vẫy chào quí Đức Cha và những bài kèn được cử lên hoành tráng rước quí Đức Cha tiến về ngôi Thánh đường đã được thánh hiến cách đây gần 2 năm( ngày 14.10.2007).
Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà, Đức Cha đã được ông bà cố sinh dưỡng và đã gắn bó với một Giáo phận miền Trung Tây Nguyên, và Ngài đã có thời gian dài đi du học ở ngoại quốc, nhưng chắc có lẽ chưa bao giờ Đức Cha vui như hôm nay, bời vì hôm nay Đức Cha trở về nhà của mình, trở về đất tổ quê cha, là Giáo xứ Thuý Lâm nơi Ông cố Vinh Sơn Nguyễn Văn Biện và bà cố Maria Hoàng Thị Lụa đã sinh sống và gắn bó từ trước biến cố năm 1954.
9giờ 45 phút, sau bài kèn là bài ca nhập lễ Đường đi lên nhà Chúa rước đoàn đồng tế gồm quí cha Quản lý toà Giám mục Buôn Mê Thuột, quí Cha dòng Thánh thể, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Donbosco qúi Cha quản hạt Hải Phòng, Quảng Ninh, đông đảo quí Cha trong Giáo phận cùng hai Đức Giám mục lên nhà thờ dâng Thánh lễ.
Thánh lễ hôm nay rất đặc biệt bởi vì chưa bao giờ giáo xứ Thuý Lâm được đón tiếp hai Đức Cha: Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đến từ miền núi, miền Trung Tây Nguyên xa xôi và Đức Cha Giuse Vũ Thiên vị chủ chăn đáng kính của Giáo phận nhà miền duyên hải Hải Phòng.
Vị đại diện cho Giáo xứ có những lời chào chúc nói lên tinh thần hiệp thông trong Giáo hội và bày tỏ niềm vui vinh dự và tự hào của quê hương Thuý Lâm. Và những đoá hoa được dâng lên chúc mừng quí Đức Cha của Giáo xứ, của gia tộc nội ngoại và của quí vị đại biểu đại diện cho chính quyền huyện Thanh Miện, xã đoàn Tùng.
Đức Giám mục Hải Phòng giới thiệu Đức Cha Quê hương với cộng đoàn trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Đức Cha Quê hương bày tỏ lòng biết ơn Đức Giám mục Giáo phận, nỗi xúc động khi về quê hương tạ ơn tổ tiên và ông bà cố và mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với ngài trong Thánh lễ hôm nay.
Kể từ khi nghe tin chính thức vào sáng ngày 21 tháng 2 năm 2009 Phòng báo chí Toà thánh Vatican loan báo Đức Giáo hoàng Bênêđictô thứ 16 bổ nhiệm một người con quê hương Thuý Lâm là cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản làm Giám mục giáo phận Buôn Mê Thuột, bà con giáo hữu Công giáo Thuý Lâm rất lấy làm vinh dự tự hào và khắc khoải mong chờ từng ngày được chiêm ngưỡng Đức Cha trong phẩm phục Giám mục tại quê hương. Hôm nay nỗi mong chờ đã được tỏ tường.
Trong tinh thần tạ ơn, Đức Cha chủ tế thân tình gần gũi chia sẻ với cộng đoàn phụng về hồng ân chức Giám mục mà Chúa qua Toà thánh đã trao ban cho Ngài. Thay vì là gánh nặng thì đây là ân ban cho Ngài mặc dù lúc đầu Ngài bối rối, do dự chẳng muốn vì dường như không đúng với khả năng ý nuốn của Ngài. Ngài muốn là một giáo sư nghiên cứu và dạy học hơn là quản lý kho tàng đức tin, Ngài muốn chia sẻ kiến thức hơn là điều hành Giáo hội. Ngài lấy tâm tình của Đức Tân Giám mục Nguyễn Năng, Giám mục chính toà Phát Diệm mà nói với họ hàng thân tộc nội ngoại, làm Giám mục không phải đem lại của cải vật chất cho gia đình và quê hương nhưng muốn gia đình và quê hương đóng góp nhiều hơn cả tinh thần lẫn vật chất để cùng với Ngài xây dựng Giáo hội.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, thân tình, thánh thiện và kết thúc lúc 11 giờ 30 phút.
Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay. Đúng như vậy, đối với Giáo xứ Thuý Lâm một Giáo xứ toàn tòng đông về số lượng, với 1200 tín hữu nhưng kinh nghiệm tổ chức lễ lớn lại rất khiêm tốn, thì chưa bao giờ được diễm phúc đón tiếp hai Đức Giám mục và đông đảo quí Cha trong cũng như ngoài Giáo phận như vậy.
Ai bảo đạo Thuý Lâm là nhệu nhạo, ai bảo người Làng Gừng là lừng khừng. Hãy đến mà xem.
Ngày xưa, trong Kính Thánh người ta bảo, Belem làm gì có cái chi hay. Ngày nay Giáo xứ cũng được nghe người ta nói Thuý Lâm làm gì có cái chi hay, một Giáo xứ ở Vùng sâu vùng xa, xa xôi về địa lý đã vậy nhưng lại heo hút vì lòng người. Hôm nay chính Đức Cha Quê hương đã nắn lại và mỗi tín hữu sẽ quyết tâm sửa dần dần dòng chữ quê hương không mấy thẳng hàng đó.
Mặc dù trăm công nghìn việc trong chuyến công du thăm các toà Giám mục miền Bắc ngài đã dành thời gian trở về quê hương Thuý Lâm và để lại ấn tượng tốt đẹp của ngài đối với quê hương. Ngài dời quê hương Thuý Lâm đi Hà Nội lúc 14 giờ ngày 10.09.2009. Trong khi đó cơn bảo số 7 đã đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ và đang tiến vào đất liền. Tạ ơn Chúa vô cùng.
Phát Diệm - Miền đất với bề dày lịch sử hào hùng và một tương lai chứa chan hi vọng
J.B Nguyễn Hữu Vinh
10:45 11/09/2009
Sáng 8/9/2009, tại quảng trường TGM Phát Diệm, Thánh lễ tấn phong Giám mục Giuse Nguyễn Năng đã được tổ chức trọng thể với hơn 20.000 người tham dự. Với giáo dân Phát Diệm thì đã từ lâu lắm mới có một dịp tập trung giáo dân đông đúc và trọng thể như thế.
Phát Diệm - Miền đất với bề dày lịch sử hào hùng
Đã từ lâu, hai tiếng Phát Diệm khắc sâu vào lòng người Công giáo, một địa danh có chiều dày lịch sử gắn liền với Giáo hội Việt Nam như một điểm tựa của niềm tin, của sức mạnh và đạo đức.
Nơi đây, có những công trình tôn giáo to lớn, dày đặc và mật độ giáo dân rất cao trên tỷ lệ dân số. Nơi đây cũng đã sản sinh cho Giáo hội nhiều ơn gọi, nhiều nhà lãnh đạo Giáo hội xuất sắc mà dù thời gian có qua đi thì những tên tuổi đó vẫn lưu danh những tấm gương sáng ngời trong sử sách của Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi lần nhắc đến địa danh này, người ta liên tưởng ngay đến một mảnh đất đầy hồng ân Thiên Chúa, nhiều ơn gọi và có nhiều cơ sở để người ta đặt vào đó lòng tin, mến và hi vọng.
Suốt một thời gian dài, nhắc đến Phát Diệm là nhắc đến tinh thần công giáo, hiệp thông và thánh thiện. Người ta nhắc đến Phát Diệm với một niềm tự hào như nhắc đến trang sử vinh quang của ngay chính bản thân mình, xứ sở mình.
Rồi thời thế thay đổi, những địa danh Phát Diệm, Bùi Chu là những được sự chú ý bậc nhất trong những năm tháng “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” . Cũng những nơi này, nhiều cơ sở tôn giáo được mượn, được trưng thu, được thuê… để phục vụ cho công cuộc “cả nước cùng ra trận” .
Không chỉ những cơ sở vật chất bị chiếm dụng, thu hẹp, những vùng Công giáo toàn tòng, những vùng trung tâm Công giáo còn phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của “cuộc cách mạng tư tưởng, văn hóa” . Ở đó, đồng bào Công giáo và nhất là các tu sĩ, linh mục, nhà thờ là đối tượng cho không biết bao nhiêu những tay bồi bút nô lệ, những “nhà văn, nhà báo” hoạt động như những “cỗ máy chạy bằng cơm” để nảy sinh ra những thứ văn hóa kỳ thị, xuyên tạc và bôi xấu giáo hội, giáo dân.
Những tác phẩm như “Bão biển”, “Giáp mặt” của Chu Văn, “Ngày Lễ Thánh” của Bạch Diệp, “Cuộc đời bên ngoài” của Vũ Huy Anh… và muôn vàn bài báo, phim ảnh khác nhau mà ở đó tu sĩ, linh mục… là những nhân vật phản diện đã góp công lớn để tạo nên những mâu thuẫn giữa giáo dân và những thành phần dân chúng khác. Đặc biệt là tạo nên một sự kỳ thị lớn lao, một cách nhìn thiếu thiện cảm và sai lạc đối với cộng đồng Công giáo. Chính những sản phẩm đó, tác phẩm đó đã làm tổn hại lớn lao đến chính sách đại đoàn kết dân tộc mà nhà nước đã chủ trương bằng văn bản từ lâu.
Những sự kiện gần đây xảy ra tại Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa… hệ thống báo chí lại lần nữa thể hiện tinh thần “cách mạng văn hóa” với cơ sở chính là sự xuyên tạc, bóp méo, nhục mạ và kết tội không chỉ giáo dân, tu sĩ mà ngay cả với các vị lãnh đạo tôn giáo đã hết mình vì đoàn chiên, những con người có tư chất, khí phách và nhân cách cao quý mà ngay cả những kẻ không ưa nhất cũng phải kính sợ.
Vì vậy, giáo dân được xếp vào hàng ngũ của “những công dân hạng hai” mà không cần phải bàn cãi và những địa danh công giáo được “chiếu cố” là điều hiển nhiên. Điều này không chỉ có trong lý thuyết, mà trong thực tế đời sống xã hội, người công giáo dường như bị “cấm” tham gia một số ngành nghề, lĩnh vực mà lẽ ra với 1/10 dân số họ có quyền được hưởng.
Sự chiếu cố đó không phải là không có “kết quả” (hay hậu quả) cho giáo hội. Ngoài việc nhiều nơi, nhà thờ biến thành hội trường, nhà kho, xưởng sản xuất… thì cũng có nhiều linh mục, tu sĩ biến thành cán bộ tự nguyện, linh mục quốc doanh, giáo dân biến dạng thành các giáo gian chính hiệu… Đó là vấn nạn của Giáo hội một thời và ngay cả hiện tại vẫn còn nhức nhối.
Để những hậu quả của sự tuyên truyền lừa bịp, kỳ thị không còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là giáo dân trong xã hội hiện tại và tương lai thì việc xây dựng, củng cố ngôi nhà Giáo hội nói chung, từng giáo phận nói riêng là điều không tối cần thiết.
Bằng những hành động cụ thể và những việc làm tốt đẹp trong thực tế đời sống Giáo hội từ các giám mục, linh mục, các tu sĩ và giáo dân sẽ là những thực tế không thể phủ nhận bác bỏ mọi sự chỉ trích, mọi luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những kẻ luôn âm mưu chống phá Giáo hội bằng mọi phương cách có thể.
Đó cũng là những nhiệm vụ nặng nề của những chủ chăn phải gánh vác trong những năm tháng tới đây.
Chủ chăn mới và những hi vọng mới
Đã hơn nửa thế kỷ, dù vật đổi sao dời, tấm lòng giáo dân Phát Diệm với tình yêu Thiên Chúa mãnh liệt vẫn nồng cháy qua những năm tháng thăng trầm. Tòa Giám mục Phát Diệm vẫn là nơi càng nhiều người tìm đến không chỉ là một địa danh với những công trình văn hóa Công giáo đặc sắc đậm nét Á đông, mà còn hơn tất cả là tìm về một nơi trung tâm Công giáo mạnh mẽ với niềm hi vọng lớn lao.
Để có một giáo phận mạnh mẽ xứng tầm với lịch sử hình thành và niềm tin yêu của toàn thể Giáo hội, Giáo phận Phát Diệm mong ước một chủ chăn thánh thiện, một chủ chăn thật sự là “thợ gặt lành nghề, là đấng chăn chiên lành của Chúa” . Đó là những chủ chăn biết dấn thân cho sứ mệnh của mình trên con đường phục vụ tha nhân, phục vụ mọi người mà trước hết là dấn thân cho Sự thật, cho Công lý và Hòa Bình theo con đường Thiên Chúa đã vạch ra “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8-32).
Bởi chắc chắn không có một tổ chức, giáo hội hay xã hội nào có thể tồn tại nếu thiếu đi sự thật và công lý. Đặc biệt với Giáo hội Công giáo thì sự thật, công lý chính là một trong những đòi buộc cần thiết khi muốn hoàn thành sứ mệnh của một Kitô hữu, sứ mệnh Ngôn sứ.
Vì vậy, Thánh lễ truyền chức Tân Giám mục Phát Diệm được cử hành sáng 8/9/2009 là một sự kiện trọng đại, là sự kết thúc của những hồi hộp đón chờ, chuẩn bị nhưng lại là sự mở đầu cho những hi vọng của của mọi thành phần dân Chúa không chỉ trong Giáo phận Phát Diệm mà là toàn thể Giáo hội Công giáo.
Hoành tráng, trọng thể - nỗi lòng giáo dân
Từ chiều ngày 7/9/2009, từng đoàn giáo dân khắp nơi đã nô nức tiến về Phát Diệm bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đến tối 7/8/2009 cả Thị trấn Kim Sơn đã đông nghịt người. Khu vực Tòa Giám mục Phát Diệm được trang hoàng lộng lẫy như đón mời mọi người đến chờ đợi và chia sẻ niềm vui chung của toàn Giáo phận.
Buổi diễn nguyện tối 7/9/2009 đón chào sự kiện trọng đại này nói lên được phần nào những háo hức mong chờ và tấm lòng của giáo dân, các linh mục, tu sĩ toàn Giáo phận với những tiết mục biểu diễn xuất sắc…
Nhưng ý nghĩa hơn cả là cả quảng trường chật ních người xem trong cái oi ả của khí hậu nóng bức bởi ảnh hưởng của cơn áp thấp nhiệt đới. Những lớp người chen nhau giữa quảng trường vốn rộng lớn nhưng không còn một chỗ trống.
Trên loa phóng thanh trong Tòa Giám mục, Ban Tổ chức luôn phát lời xin lỗi các linh mục, tu sĩ đang đứng chờ phía ngoài để được xếp phòng nghỉ vì tình trạng “quá tải”. Đơn giản chỉ vì tấm lòng náo nức, vui mừng trước sự kiện trọng đại này của Giáo phận Phát Diệm đã thôi thúc lòng người.
Buổi sáng 8/9/2009 là một buổi sáng đáng ghi vào lịch sử Giáo phận Phát Diệm, từng đoàn người các nơi tiếp tục đổ về khu vực Tòa Giám mục làm cho không khí vốn đã nóng càng nóng hơn. Hàng vạn con người hướng mắt về lễ đài, nơi chuẩn bị cho một biến cố trọng thể của Giáo phận sắp xảy ra: Phong chức cho vị Giám mục Việt Nam thứ 100 – Giám mục Giuse Nguyễn Năng.
Khắp khu vực Tòa Giám mục, khu vực Nhà thờ lớn Phát Diệm và con đường xung quanh hồ nước phía trước hầu như không còn chỗ trống.
Cả khu vực quảng trường trước lễ đài, hàng loạt khẩu hiệu lớn đỏ rực với nội dung chào đón Đức tân Giám mục và tỏ lòng yêu mến đặc biệt với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội cũng như Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Cao Đình Thuyên được căng lên thật rực rỡ và hoành tráng là một sự lạ lùng và mới mẻ.
Những khẩu hiệu, băng rôn màu trắng, vàng được dựng bên các lối đi, làm thành các cổng chào nói lên nỗi lòng của giáo dân trong toàn thể Giáo hội Việt Nam không chỉ riêng Phát Diệm với nội dung “Chúc mừng Đức tân Giám mục Phát Diệm, Giáo dân tổng giáo phận Hà Nội yêu mến Đức Tổng Giuse, chúc con luôn vâng phục và đồng hành với Đức Tổng”, “ Chúng con yêu mến Đức Tổng Giuse”, “ Đức cha Cao Đình Thuyên, giám mục cao niên can trường”, “Đức Giám mục Cao Đình Thuyên - Người sống mầu nhiệm hiệp thông”, “ Đức Tổng Giám mục Hà Nội - chứng nhân của công lý và sự thật”, “Hiệp thông với Đức Tổng Giám mục Giuse”…
Những dòng chữ trên các khẩu hiệu lớn rực rỡ như tấm lòng, trái tim và suy nghĩ của mọi thành phần dân Chúa trong Giáo hội Việt Nam với những con người đã in sâu đậm vào tâm khảm họ bằng tất cả sự tin yêu, mến phục qua hành động và việc làm của các vị giám mục đáng kính sau những biến cố gần đây tại Tổng Giáo phận Hà Nội như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa…
Đúng 9 giờ, nắng bắt đầu đổ xuống, đoàn đồng tế tiến ra lễ đài trong sự hân hoan nô nức của cả hàng vạn trái tim và hai đội kèn, trống vang lên những bài ca mở đầu Thánh lễ truyền chức.
Ấn tượng nhất là khi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt xuất hiện đến đâu, cả khu vực rào lên những hồi vỗ tay không ngớt cùng với những lời hô vang “Hoan hô Đức Tổng” “Đức Tổng muôn năm” … những chiếc khẩu hiệu mang nội dung yêu mến, cảm phục và biết ơn Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên được căng ra thành các cổng chào đón đoàn đồng tế gồm Hồng Y, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và các Đức Giám mục, Ngài đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, các cán bộ các cấp chính quyền, tôn giáo bạn… cũng như toàn thể cộng đồng dân Chúa hôm nay.
Cả khu vực quảng trường không khí chộn rộn hẳn lên, ai cũng cố gắng nhìn gần hơn, chen nhau được tường mặt hoặc vẫy những lá cờ vàng trắng chào đón Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.
Đức Tiến chức bước ra lễ đài trong sự hồi hộp, xúc động của muôn trái tim tín hữu. Với dáng dấp nhỏ nhắn, gương mặt thanh tú trẻ trung, Ngài đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của toàn thể giáo dân đang nô nức hồi hộp theo dõi Thánh lễ.
Từ dưới sân cỏ trước quảng trường, một giáo dân nói to: “Chúng tôi hi vọng Tân Giám mục của Giáo phận chúng tôi sẽ là người được sự ủng hộ mạnh mẽ và sự tin yêu của đàn chiên như tấm gương Đức Tổng Giuse và Giám mục Cao Đình Thuyên” mọi người xung quanh đồng thời quay đầu nhìn lại và ánh mắt hân hoan đồng cảm với tiếng nói đó.
Trước Thánh lễ, Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã thông báo về Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng mới được Chúa gọi về, xin chia buồn với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, đề nghị tất cả dừng một phút mặc niệm cố Giám mục Phaolô.
Thánh lễ được tổ chức long trọng theo nghi thức và đầy xúc động, nhất là khi Tiến chức nằm phủ phục trước bàn thờ, nhận phép xức dầu Thánh và đội lên đầu cuốn Phúc âm, nhận mũ, gậy, nhẫn...
Từ đây, một Tiến chức được đưa vào hàng ngũ Giám mục La Mã thề hứa trung thành đến cùng với Giáo hội Công giáo, tình nguyện vác trên vai mình một Thánh giá nặng nề trong công cuộc hiến thân phục vụ tha nhân. Cả Giáo hội cầu nguyện cho Ngài, các Thánh được kêu cầu bầu cử cho Ngài được vững bước trên con đường Ngài tự nguyện dấn thân và đã được Thiên Chúa chọn lấy.
Vị Giám mục Việt Nam thứ 100
Trong lịch sử Giáo hội Công giáo, đã có một giám mục mang tên Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Vinh. Tên tuổi của Ngài được gắn liền với thời kỳ khó khăn nhất của Giáo phận như di cư, sơ tán, hồi cư, bom đạn tan hoang vật chất và tinh thần.
Ký ức về đời chủ chăn Giáo phận của Ngài là ấn tượng về một người Cha dịu hiền, yêu thương con cái, khiêm tốn tột bậc đối với mọi người nhưng kiên quyết trong việc bảo vệ tín hữu, bảo vệ Giáo phận. Khẩu hiệu Giám mục của Ngài nói rõ thái độ phục vụ trong chức vụ chủ chăn Giáo phận: “Vâng lời Thầy, con thả lưới” .
Khi những công việc của thời kỳ khó khăn của Giáo phận Vinh đã dần dần qua đi, Ngài trở về nhà Chúa ngày 6/7/1978 chỉ hưởng thọ 68 tuổi nhưng hình ảnh, tấm lòng đạo đức của Ngài đã không thể mờ phai trong mỗi con tim giáo dân Giáo phận Vinh đến hôm nay.
Cũng nhờ vậy mà hôm nay Cộng đồng dân Chúa Giáo phận Vinh là một cộng đồng mạnh mẽ, kiên trung và vững vàng, đoàn kết một lòng “tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa” như lời Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên đã nói.
Và hôm nay, lại có một Giám mục Nguyễn Năng, vị giám mục người Việt Nam thứ 100 của Giáo hội Công giáo. Cuộc đời Ngài cũng đã từng trải qua những thăng trầm, biến cố của thời đại và thậm chí cũng là nạn nhân của các sự kiện đó trong cuộc đời tu hành, người ta tin rằng, những năm tháng đó đã và sẽ đúc rèn nên tính cách, nhân cách cần có của một Chủ chăn vì đàn chiên của mình.
Hiệp thông và Phục vụ
Đức tân Giám mục chọn khẩu hiệu là “Hiệp thông và Phục vụ” làm đường hướng cho cuộc đời Giám mục của Ngài. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống Giáo hội VN hiện nay.
Hiệp thông là một mầu nhiệm trong Giáo hội Công giáo. Đó là sự hiệp thông giữa Giáo hội nơi trần thế với Đức Kitô như lời nguyện: “Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha. Xin Cha cho mọi người nên một trong chúng ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai con”.
Đó cũng là sự hiệp thông giữa mọi thành phần con cái trong Giáo hội của Chúa, hiệp thông giữa các mục tử, giữa mục tử và đoàn chiên để thể hiện tinh thần theo Đức Kitô: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
Hiệp thông tạo nên sức mạnh để vượt qua tất cả những trở ngại trên bước đường phát triển vững mạnh. Hiệp thông là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà khắp nơi trong Giáo hội luôn có những biến động và sự kiện được hệ thống thông tin toàn cầu cập nhật nhanh chóng đến mọi người, khi mà các thế lực đen tối, ma quỷ đang tìm mọi cách chia rẽ làm mất đi sức mạnh của Giáo hội. Hiệp thông tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong mọi thành phần dân Chúa, hướng cả cộng đồng dân Chúa đến những mục đích cao đẹp, lành thánh.
Muốn thực sự cho Phục vụ có ý nghĩa, điều không thể thiếu là sự Hiệp thông.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong phần kết luận tông thư Đức Ái Trong Sự Thật, đã viết:
“… con người không thể tự mình tạo ra tiến bộ cho mình được, vì tự sức họ, con người không thể thiết lập được một nền nhân bản chân chính. Chỉ khi nào ý thức được ơn gọi của mình, trong tư cách cá nhân cũng như trong tư cách cộng đồng, để trở nên thành phần trong gia đình Thiên Chúa, như con cái của Người, ta mới có khả năng sản sinh được một cái nhìn mới mẻ và tập trung được một năng lực mới để phục vụ một nền nhân bản thực sự toàn diện. Như thế, phục vụ lớn nhất dành cho phát triển chính là một nền nhân bản Kitô Giáo biết khơi động đức ái và nhận chân lý làm đuốc soi đường, chấp nhận cả hai thứ ấy như hồng ân lâu dài của Chúa. Mở lòng ra với Thiên Chúa sẽ giúp ta mở lòng ra với anh chị em mình và hướng tới việc hiểu sự sống như một trách vụ hân hoan cần phải hoàn tất trong tinh thần liên đới. Mặt khác, việc khước từ Thiên Chúa có tính ý thức hệ và chủ nghĩa duy vật đầy dửng dưng, quên khuấy cả Đấng Tạo Hóa và liều mình cũng quên khuấy cả các giá trị nhân bản, sẽ tạo nên nhiều trở ngại lớn cho việc phát triển ngày nay. Chủ nghĩa nhân bản nào loại bỏ Thiên Chúa đều là chủ nghĩa nhân bản phi nhân”…
Cũng có một thực tế không thể không đề cập đến nơi đây, như lời của cố Giám mục Phaolo Lê Đắc Trọng, người vừa từ biệt Giáo hội 1 ngày ngay trước Thánh lễ này về hiện tình Giáo hội: “Giám Mục đoàn yếu, nhiều vị tuổi già, bệnh tật, lại ở những vị trí quan trọng. Thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền, theo địa phương, tuy chưa đến độ trầm trọng. Vị thì chỉ lo cho quyền lợi Giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung: vị khác lo bảo vệ vinh quang (học vị), hầu hết nhút nhát sợ sệt, nhất là các vị miền Nam, vì luôn bị mặc cảm chiến bại” . (Trích Hồi ký của cố Giám mục Phaolo Lê Đắc Trọng).
“Con chim trước khi chết cất tiếng kêu thương, con người trước khi chết nói lời nói phải” câu nói này đã được tổng kết qua nhiều thời kỳ, đây cũng là một điều cần suy nghĩ dù khi nói ra thật nhiều đau đớn.
Cộng đồng dân Chúa, nhất là những ai có nhiều suy tư về Giáo hội đã hết sức vui mừng trước sự chọn lựa đúng đắn, kịp thời và rõ ràng của Đức Tân Giám mục Phát Diệm: Hiệp thông và Phục vụ. Bởi với con đường đó, một Giám mục mới là chủ chăn thật sự của đoàn chiên Chúa, một thủ lãnh được tin cậy, mến yêu trong cộng đoàn dân Chúa hôm nay.
Hiệp thông cùng toàn thể cộng đoàn Phát Diệm cũng như toàn thể cộng đồng dân Chúa Việt Nam, chúng ta cầu nguyện cho Đức Tân Giám mục có được tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa quan phòng, xứng đáng với lòng mong mỏi, đợi chờ của không chỉ Phát Diệm mà còn là toàn thể Giáo hội Việt Nam.
Trước hết, chúng ta cầu chúc cho đường hướng “Hiệp thông và phục vụ’ của Ngài được thực hiện cách trọn hảo như ý Thánh Linh đã hướng dẫn ngài trước bước đường lựa chọn ban đầu, dẫu biết đó là con đường nhiều chông gai.
Chúng ta tin rằng: các linh mục, tu sĩ và giáo dân Phát Diệm cũng như toàn thể Giáo hội Việt Nam sẽ luôn đồng hành với Ngài trên những bước đường đó.
Chúng ta cũng “Chào mừng Tân Giám mục Phát Diệm, người con ưu tú của miền đất tử đạo Phúc Nhạc” như một câu khẩu hiệu được đưa lên trong buổi lễ tấn phong Giám mục của Ngài và hi vọng Ngài sẽ được Thiên Chúa quan phòng, dẫn dắt bước đi với tinh thần đó.
Hà Nội, Ngày 10/9/2009
Phát Diệm - Miền đất với bề dày lịch sử hào hùng
Đã từ lâu, hai tiếng Phát Diệm khắc sâu vào lòng người Công giáo, một địa danh có chiều dày lịch sử gắn liền với Giáo hội Việt Nam như một điểm tựa của niềm tin, của sức mạnh và đạo đức.
Nơi đây, có những công trình tôn giáo to lớn, dày đặc và mật độ giáo dân rất cao trên tỷ lệ dân số. Nơi đây cũng đã sản sinh cho Giáo hội nhiều ơn gọi, nhiều nhà lãnh đạo Giáo hội xuất sắc mà dù thời gian có qua đi thì những tên tuổi đó vẫn lưu danh những tấm gương sáng ngời trong sử sách của Giáo Hội Việt Nam.
Mỗi lần nhắc đến địa danh này, người ta liên tưởng ngay đến một mảnh đất đầy hồng ân Thiên Chúa, nhiều ơn gọi và có nhiều cơ sở để người ta đặt vào đó lòng tin, mến và hi vọng.
Suốt một thời gian dài, nhắc đến Phát Diệm là nhắc đến tinh thần công giáo, hiệp thông và thánh thiện. Người ta nhắc đến Phát Diệm với một niềm tự hào như nhắc đến trang sử vinh quang của ngay chính bản thân mình, xứ sở mình.
Rồi thời thế thay đổi, những địa danh Phát Diệm, Bùi Chu là những được sự chú ý bậc nhất trong những năm tháng “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” . Cũng những nơi này, nhiều cơ sở tôn giáo được mượn, được trưng thu, được thuê… để phục vụ cho công cuộc “cả nước cùng ra trận” .
Không chỉ những cơ sở vật chất bị chiếm dụng, thu hẹp, những vùng Công giáo toàn tòng, những vùng trung tâm Công giáo còn phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của “cuộc cách mạng tư tưởng, văn hóa” . Ở đó, đồng bào Công giáo và nhất là các tu sĩ, linh mục, nhà thờ là đối tượng cho không biết bao nhiêu những tay bồi bút nô lệ, những “nhà văn, nhà báo” hoạt động như những “cỗ máy chạy bằng cơm” để nảy sinh ra những thứ văn hóa kỳ thị, xuyên tạc và bôi xấu giáo hội, giáo dân.
Những tác phẩm như “Bão biển”, “Giáp mặt” của Chu Văn, “Ngày Lễ Thánh” của Bạch Diệp, “Cuộc đời bên ngoài” của Vũ Huy Anh… và muôn vàn bài báo, phim ảnh khác nhau mà ở đó tu sĩ, linh mục… là những nhân vật phản diện đã góp công lớn để tạo nên những mâu thuẫn giữa giáo dân và những thành phần dân chúng khác. Đặc biệt là tạo nên một sự kỳ thị lớn lao, một cách nhìn thiếu thiện cảm và sai lạc đối với cộng đồng Công giáo. Chính những sản phẩm đó, tác phẩm đó đã làm tổn hại lớn lao đến chính sách đại đoàn kết dân tộc mà nhà nước đã chủ trương bằng văn bản từ lâu.
Những sự kiện gần đây xảy ra tại Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa… hệ thống báo chí lại lần nữa thể hiện tinh thần “cách mạng văn hóa” với cơ sở chính là sự xuyên tạc, bóp méo, nhục mạ và kết tội không chỉ giáo dân, tu sĩ mà ngay cả với các vị lãnh đạo tôn giáo đã hết mình vì đoàn chiên, những con người có tư chất, khí phách và nhân cách cao quý mà ngay cả những kẻ không ưa nhất cũng phải kính sợ.
Vì vậy, giáo dân được xếp vào hàng ngũ của “những công dân hạng hai” mà không cần phải bàn cãi và những địa danh công giáo được “chiếu cố” là điều hiển nhiên. Điều này không chỉ có trong lý thuyết, mà trong thực tế đời sống xã hội, người công giáo dường như bị “cấm” tham gia một số ngành nghề, lĩnh vực mà lẽ ra với 1/10 dân số họ có quyền được hưởng.
Sự chiếu cố đó không phải là không có “kết quả” (hay hậu quả) cho giáo hội. Ngoài việc nhiều nơi, nhà thờ biến thành hội trường, nhà kho, xưởng sản xuất… thì cũng có nhiều linh mục, tu sĩ biến thành cán bộ tự nguyện, linh mục quốc doanh, giáo dân biến dạng thành các giáo gian chính hiệu… Đó là vấn nạn của Giáo hội một thời và ngay cả hiện tại vẫn còn nhức nhối.
Để những hậu quả của sự tuyên truyền lừa bịp, kỳ thị không còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là giáo dân trong xã hội hiện tại và tương lai thì việc xây dựng, củng cố ngôi nhà Giáo hội nói chung, từng giáo phận nói riêng là điều không tối cần thiết.
Bằng những hành động cụ thể và những việc làm tốt đẹp trong thực tế đời sống Giáo hội từ các giám mục, linh mục, các tu sĩ và giáo dân sẽ là những thực tế không thể phủ nhận bác bỏ mọi sự chỉ trích, mọi luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những kẻ luôn âm mưu chống phá Giáo hội bằng mọi phương cách có thể.
Đó cũng là những nhiệm vụ nặng nề của những chủ chăn phải gánh vác trong những năm tháng tới đây.
Chủ chăn mới và những hi vọng mới
Đã hơn nửa thế kỷ, dù vật đổi sao dời, tấm lòng giáo dân Phát Diệm với tình yêu Thiên Chúa mãnh liệt vẫn nồng cháy qua những năm tháng thăng trầm. Tòa Giám mục Phát Diệm vẫn là nơi càng nhiều người tìm đến không chỉ là một địa danh với những công trình văn hóa Công giáo đặc sắc đậm nét Á đông, mà còn hơn tất cả là tìm về một nơi trung tâm Công giáo mạnh mẽ với niềm hi vọng lớn lao.
Để có một giáo phận mạnh mẽ xứng tầm với lịch sử hình thành và niềm tin yêu của toàn thể Giáo hội, Giáo phận Phát Diệm mong ước một chủ chăn thánh thiện, một chủ chăn thật sự là “thợ gặt lành nghề, là đấng chăn chiên lành của Chúa” . Đó là những chủ chăn biết dấn thân cho sứ mệnh của mình trên con đường phục vụ tha nhân, phục vụ mọi người mà trước hết là dấn thân cho Sự thật, cho Công lý và Hòa Bình theo con đường Thiên Chúa đã vạch ra “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8-32).
Bởi chắc chắn không có một tổ chức, giáo hội hay xã hội nào có thể tồn tại nếu thiếu đi sự thật và công lý. Đặc biệt với Giáo hội Công giáo thì sự thật, công lý chính là một trong những đòi buộc cần thiết khi muốn hoàn thành sứ mệnh của một Kitô hữu, sứ mệnh Ngôn sứ.
Vì vậy, Thánh lễ truyền chức Tân Giám mục Phát Diệm được cử hành sáng 8/9/2009 là một sự kiện trọng đại, là sự kết thúc của những hồi hộp đón chờ, chuẩn bị nhưng lại là sự mở đầu cho những hi vọng của của mọi thành phần dân Chúa không chỉ trong Giáo phận Phát Diệm mà là toàn thể Giáo hội Công giáo.
Hoành tráng, trọng thể - nỗi lòng giáo dân
Từ chiều ngày 7/9/2009, từng đoàn giáo dân khắp nơi đã nô nức tiến về Phát Diệm bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đến tối 7/8/2009 cả Thị trấn Kim Sơn đã đông nghịt người. Khu vực Tòa Giám mục Phát Diệm được trang hoàng lộng lẫy như đón mời mọi người đến chờ đợi và chia sẻ niềm vui chung của toàn Giáo phận.
Buổi diễn nguyện tối 7/9/2009 đón chào sự kiện trọng đại này nói lên được phần nào những háo hức mong chờ và tấm lòng của giáo dân, các linh mục, tu sĩ toàn Giáo phận với những tiết mục biểu diễn xuất sắc…
Nhưng ý nghĩa hơn cả là cả quảng trường chật ních người xem trong cái oi ả của khí hậu nóng bức bởi ảnh hưởng của cơn áp thấp nhiệt đới. Những lớp người chen nhau giữa quảng trường vốn rộng lớn nhưng không còn một chỗ trống.
Trên loa phóng thanh trong Tòa Giám mục, Ban Tổ chức luôn phát lời xin lỗi các linh mục, tu sĩ đang đứng chờ phía ngoài để được xếp phòng nghỉ vì tình trạng “quá tải”. Đơn giản chỉ vì tấm lòng náo nức, vui mừng trước sự kiện trọng đại này của Giáo phận Phát Diệm đã thôi thúc lòng người.
Buổi sáng 8/9/2009 là một buổi sáng đáng ghi vào lịch sử Giáo phận Phát Diệm, từng đoàn người các nơi tiếp tục đổ về khu vực Tòa Giám mục làm cho không khí vốn đã nóng càng nóng hơn. Hàng vạn con người hướng mắt về lễ đài, nơi chuẩn bị cho một biến cố trọng thể của Giáo phận sắp xảy ra: Phong chức cho vị Giám mục Việt Nam thứ 100 – Giám mục Giuse Nguyễn Năng.
Khắp khu vực Tòa Giám mục, khu vực Nhà thờ lớn Phát Diệm và con đường xung quanh hồ nước phía trước hầu như không còn chỗ trống.
Cả khu vực quảng trường trước lễ đài, hàng loạt khẩu hiệu lớn đỏ rực với nội dung chào đón Đức tân Giám mục và tỏ lòng yêu mến đặc biệt với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội cũng như Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Cao Đình Thuyên được căng lên thật rực rỡ và hoành tráng là một sự lạ lùng và mới mẻ.
Những khẩu hiệu, băng rôn màu trắng, vàng được dựng bên các lối đi, làm thành các cổng chào nói lên nỗi lòng của giáo dân trong toàn thể Giáo hội Việt Nam không chỉ riêng Phát Diệm với nội dung “Chúc mừng Đức tân Giám mục Phát Diệm, Giáo dân tổng giáo phận Hà Nội yêu mến Đức Tổng Giuse, chúc con luôn vâng phục và đồng hành với Đức Tổng”, “ Chúng con yêu mến Đức Tổng Giuse”, “ Đức cha Cao Đình Thuyên, giám mục cao niên can trường”, “Đức Giám mục Cao Đình Thuyên - Người sống mầu nhiệm hiệp thông”, “ Đức Tổng Giám mục Hà Nội - chứng nhân của công lý và sự thật”, “Hiệp thông với Đức Tổng Giám mục Giuse”…
Những dòng chữ trên các khẩu hiệu lớn rực rỡ như tấm lòng, trái tim và suy nghĩ của mọi thành phần dân Chúa trong Giáo hội Việt Nam với những con người đã in sâu đậm vào tâm khảm họ bằng tất cả sự tin yêu, mến phục qua hành động và việc làm của các vị giám mục đáng kính sau những biến cố gần đây tại Tổng Giáo phận Hà Nội như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa…
Đúng 9 giờ, nắng bắt đầu đổ xuống, đoàn đồng tế tiến ra lễ đài trong sự hân hoan nô nức của cả hàng vạn trái tim và hai đội kèn, trống vang lên những bài ca mở đầu Thánh lễ truyền chức.
Ấn tượng nhất là khi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt xuất hiện đến đâu, cả khu vực rào lên những hồi vỗ tay không ngớt cùng với những lời hô vang “Hoan hô Đức Tổng” “Đức Tổng muôn năm” … những chiếc khẩu hiệu mang nội dung yêu mến, cảm phục và biết ơn Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên được căng ra thành các cổng chào đón đoàn đồng tế gồm Hồng Y, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam và các Đức Giám mục, Ngài đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, các cán bộ các cấp chính quyền, tôn giáo bạn… cũng như toàn thể cộng đồng dân Chúa hôm nay.
Cả khu vực quảng trường không khí chộn rộn hẳn lên, ai cũng cố gắng nhìn gần hơn, chen nhau được tường mặt hoặc vẫy những lá cờ vàng trắng chào đón Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.
Đức Tiến chức bước ra lễ đài trong sự hồi hộp, xúc động của muôn trái tim tín hữu. Với dáng dấp nhỏ nhắn, gương mặt thanh tú trẻ trung, Ngài đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của toàn thể giáo dân đang nô nức hồi hộp theo dõi Thánh lễ.
Từ dưới sân cỏ trước quảng trường, một giáo dân nói to: “Chúng tôi hi vọng Tân Giám mục của Giáo phận chúng tôi sẽ là người được sự ủng hộ mạnh mẽ và sự tin yêu của đàn chiên như tấm gương Đức Tổng Giuse và Giám mục Cao Đình Thuyên” mọi người xung quanh đồng thời quay đầu nhìn lại và ánh mắt hân hoan đồng cảm với tiếng nói đó.
Trước Thánh lễ, Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã thông báo về Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng mới được Chúa gọi về, xin chia buồn với Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, đề nghị tất cả dừng một phút mặc niệm cố Giám mục Phaolô.
Thánh lễ được tổ chức long trọng theo nghi thức và đầy xúc động, nhất là khi Tiến chức nằm phủ phục trước bàn thờ, nhận phép xức dầu Thánh và đội lên đầu cuốn Phúc âm, nhận mũ, gậy, nhẫn...
Từ đây, một Tiến chức được đưa vào hàng ngũ Giám mục La Mã thề hứa trung thành đến cùng với Giáo hội Công giáo, tình nguyện vác trên vai mình một Thánh giá nặng nề trong công cuộc hiến thân phục vụ tha nhân. Cả Giáo hội cầu nguyện cho Ngài, các Thánh được kêu cầu bầu cử cho Ngài được vững bước trên con đường Ngài tự nguyện dấn thân và đã được Thiên Chúa chọn lấy.
Vị Giám mục Việt Nam thứ 100
Trong lịch sử Giáo hội Công giáo, đã có một giám mục mang tên Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Vinh. Tên tuổi của Ngài được gắn liền với thời kỳ khó khăn nhất của Giáo phận như di cư, sơ tán, hồi cư, bom đạn tan hoang vật chất và tinh thần.
Ký ức về đời chủ chăn Giáo phận của Ngài là ấn tượng về một người Cha dịu hiền, yêu thương con cái, khiêm tốn tột bậc đối với mọi người nhưng kiên quyết trong việc bảo vệ tín hữu, bảo vệ Giáo phận. Khẩu hiệu Giám mục của Ngài nói rõ thái độ phục vụ trong chức vụ chủ chăn Giáo phận: “Vâng lời Thầy, con thả lưới” .
Khi những công việc của thời kỳ khó khăn của Giáo phận Vinh đã dần dần qua đi, Ngài trở về nhà Chúa ngày 6/7/1978 chỉ hưởng thọ 68 tuổi nhưng hình ảnh, tấm lòng đạo đức của Ngài đã không thể mờ phai trong mỗi con tim giáo dân Giáo phận Vinh đến hôm nay.
Cũng nhờ vậy mà hôm nay Cộng đồng dân Chúa Giáo phận Vinh là một cộng đồng mạnh mẽ, kiên trung và vững vàng, đoàn kết một lòng “tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa” như lời Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên đã nói.
Và hôm nay, lại có một Giám mục Nguyễn Năng, vị giám mục người Việt Nam thứ 100 của Giáo hội Công giáo. Cuộc đời Ngài cũng đã từng trải qua những thăng trầm, biến cố của thời đại và thậm chí cũng là nạn nhân của các sự kiện đó trong cuộc đời tu hành, người ta tin rằng, những năm tháng đó đã và sẽ đúc rèn nên tính cách, nhân cách cần có của một Chủ chăn vì đàn chiên của mình.
Hiệp thông và Phục vụ
Đức tân Giám mục chọn khẩu hiệu là “Hiệp thông và Phục vụ” làm đường hướng cho cuộc đời Giám mục của Ngài. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống Giáo hội VN hiện nay.
Hiệp thông là một mầu nhiệm trong Giáo hội Công giáo. Đó là sự hiệp thông giữa Giáo hội nơi trần thế với Đức Kitô như lời nguyện: “Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha. Xin Cha cho mọi người nên một trong chúng ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai con”.
Đó cũng là sự hiệp thông giữa mọi thành phần con cái trong Giáo hội của Chúa, hiệp thông giữa các mục tử, giữa mục tử và đoàn chiên để thể hiện tinh thần theo Đức Kitô: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”.
Hiệp thông tạo nên sức mạnh để vượt qua tất cả những trở ngại trên bước đường phát triển vững mạnh. Hiệp thông là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà khắp nơi trong Giáo hội luôn có những biến động và sự kiện được hệ thống thông tin toàn cầu cập nhật nhanh chóng đến mọi người, khi mà các thế lực đen tối, ma quỷ đang tìm mọi cách chia rẽ làm mất đi sức mạnh của Giáo hội. Hiệp thông tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong mọi thành phần dân Chúa, hướng cả cộng đồng dân Chúa đến những mục đích cao đẹp, lành thánh.
Muốn thực sự cho Phục vụ có ý nghĩa, điều không thể thiếu là sự Hiệp thông.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong phần kết luận tông thư Đức Ái Trong Sự Thật, đã viết:
“… con người không thể tự mình tạo ra tiến bộ cho mình được, vì tự sức họ, con người không thể thiết lập được một nền nhân bản chân chính. Chỉ khi nào ý thức được ơn gọi của mình, trong tư cách cá nhân cũng như trong tư cách cộng đồng, để trở nên thành phần trong gia đình Thiên Chúa, như con cái của Người, ta mới có khả năng sản sinh được một cái nhìn mới mẻ và tập trung được một năng lực mới để phục vụ một nền nhân bản thực sự toàn diện. Như thế, phục vụ lớn nhất dành cho phát triển chính là một nền nhân bản Kitô Giáo biết khơi động đức ái và nhận chân lý làm đuốc soi đường, chấp nhận cả hai thứ ấy như hồng ân lâu dài của Chúa. Mở lòng ra với Thiên Chúa sẽ giúp ta mở lòng ra với anh chị em mình và hướng tới việc hiểu sự sống như một trách vụ hân hoan cần phải hoàn tất trong tinh thần liên đới. Mặt khác, việc khước từ Thiên Chúa có tính ý thức hệ và chủ nghĩa duy vật đầy dửng dưng, quên khuấy cả Đấng Tạo Hóa và liều mình cũng quên khuấy cả các giá trị nhân bản, sẽ tạo nên nhiều trở ngại lớn cho việc phát triển ngày nay. Chủ nghĩa nhân bản nào loại bỏ Thiên Chúa đều là chủ nghĩa nhân bản phi nhân”…
Cũng có một thực tế không thể không đề cập đến nơi đây, như lời của cố Giám mục Phaolo Lê Đắc Trọng, người vừa từ biệt Giáo hội 1 ngày ngay trước Thánh lễ này về hiện tình Giáo hội: “Giám Mục đoàn yếu, nhiều vị tuổi già, bệnh tật, lại ở những vị trí quan trọng. Thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền, theo địa phương, tuy chưa đến độ trầm trọng. Vị thì chỉ lo cho quyền lợi Giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung: vị khác lo bảo vệ vinh quang (học vị), hầu hết nhút nhát sợ sệt, nhất là các vị miền Nam, vì luôn bị mặc cảm chiến bại” . (Trích Hồi ký của cố Giám mục Phaolo Lê Đắc Trọng).
“Con chim trước khi chết cất tiếng kêu thương, con người trước khi chết nói lời nói phải” câu nói này đã được tổng kết qua nhiều thời kỳ, đây cũng là một điều cần suy nghĩ dù khi nói ra thật nhiều đau đớn.
Cộng đồng dân Chúa, nhất là những ai có nhiều suy tư về Giáo hội đã hết sức vui mừng trước sự chọn lựa đúng đắn, kịp thời và rõ ràng của Đức Tân Giám mục Phát Diệm: Hiệp thông và Phục vụ. Bởi với con đường đó, một Giám mục mới là chủ chăn thật sự của đoàn chiên Chúa, một thủ lãnh được tin cậy, mến yêu trong cộng đoàn dân Chúa hôm nay.
Hiệp thông cùng toàn thể cộng đoàn Phát Diệm cũng như toàn thể cộng đồng dân Chúa Việt Nam, chúng ta cầu nguyện cho Đức Tân Giám mục có được tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa quan phòng, xứng đáng với lòng mong mỏi, đợi chờ của không chỉ Phát Diệm mà còn là toàn thể Giáo hội Việt Nam.
Trước hết, chúng ta cầu chúc cho đường hướng “Hiệp thông và phục vụ’ của Ngài được thực hiện cách trọn hảo như ý Thánh Linh đã hướng dẫn ngài trước bước đường lựa chọn ban đầu, dẫu biết đó là con đường nhiều chông gai.
Chúng ta tin rằng: các linh mục, tu sĩ và giáo dân Phát Diệm cũng như toàn thể Giáo hội Việt Nam sẽ luôn đồng hành với Ngài trên những bước đường đó.
Chúng ta cũng “Chào mừng Tân Giám mục Phát Diệm, người con ưu tú của miền đất tử đạo Phúc Nhạc” như một câu khẩu hiệu được đưa lên trong buổi lễ tấn phong Giám mục của Ngài và hi vọng Ngài sẽ được Thiên Chúa quan phòng, dẫn dắt bước đi với tinh thần đó.
Hà Nội, Ngày 10/9/2009
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn
GP Ban Mê Thuột
11:33 11/09/2009
Cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn - Cuốn từ điển bách khoa sống
Người giáo dân Vinh không ai là không biết đến địa danh xứ đạo Thọ Ninh. Đó là một xứ đạo truyền thống “lắm cụ nhiều quan”, nơi sản sinh nhiều nhân vật đạo đời nổi tiếng. Từ trước tới nay, Giáo xứ Thọ Ninh đã cung cấp cho Giáo Hội đến 79 linh mục triều, dòng. Nhưng nổi bật hơn cả, phải kể đến cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn. Ngài vừa là linh mục gốc giáo phận Vinh, nhưng cũng là linh mục của giáo phận Ban Mê Thuột với các chức danh: cha sở, cha quản hạt, cha Tổng đại diện giáo phận Ban Mê Thuột.
Ngài sinh năm 1898 trong một gia đình Công giáo đạo hạnh tại giáo xứ Thọ Ninh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thân phụ là một nhà nho làm nghề đông y nổi tiếng. Sau khi học 6 năm Tiểu chủng viện và giúp xứ 6 năm, thầy Ngoạn được cử đi du học 6 năm tại Đại chủng viện Penang, Malaysia, một Đại chủng viện quốc tế dành cho các sinh viên miền Đông Á. Tốt nghiệp, ngài trở về Việt Nam và chịu chức linh mục dịp Lễ Chúa Giáng sinh 1932. Sau đó, ngài lần lượt đảm nhận các chức vụ: giáo sư Tiểu chủng viện (1933-1943); giáo sư Đại chủng viện, rồi Giám đốc Đại chủng viện Xã Đoài (1943-1956).
Biến cố chia đôi đất nước đưa ngài lên cao nguyên Ban Mê Thuột cùng với một số giáo dân Vinh. Ngài nhập giáo phận Kontum và làm cha sở giáo xứ Ban Mê Thuột. Ngài xây nhà thờ với kiểu dáng giống nhà thờ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hóa. Nhà thờ này trở thành Nhà thờ Chính Tòa khi thành lập giáo phận Ban Mê Thuột năm 1967.
Năm 1969, cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn xin nghỉ hưu, vì tuổi già sức yếu. Ngài rút về nhà người cháu là ông Trần Văn Cung, để nghỉ ngơi và chuyên lo nghiên cứu và đọc sách. Thỉnh thoảng ngài được mời giảng tĩnh tâm, hay thuyết trình cho các linh mục, các Dòng tu về thần học và tu đức.
Ngài là một linh mục thánh thiện, khiêm tốn. Tuy cao niên và là bậc thầy của nhiều thế hệ linh mục, ngài vẫn xưng “con” với người đối thoại. Ngài sống rất khó nghèo, đạm bạc… Đơn sơ trong y phục và sử dụng các phương tiện. Những dịp tĩnh tâm hạt, hoặc tĩnh tâm thường niên của các linh mục giáo phận, ngài thường lưu ý: Phải đọc Thần vụ thong thả để có thể nếm được cái ý vị ngọt ngào và phong phú của Thánh Vịnh. Ngài dâng lễ sốt sắng, khoan thai. Các bài giảng của ngài phải nói được là những bài giáo lý mẫu (Keryma) rất hấp dẫn, cụ thể, được minh họa bằng những câu chuyện sinh động, trí thức kính nể, bình dân hiểu rõ. Các giáo xứ đến phiên chầu lượt, đều muốn mời cha già Ngoạn đến giảng về Bí tích Thánh Thể. Nổi tiếng là thông thái, ngài cũng từng được mời giảng trong thánh lễ riêng của vị đứng đầu chính phủ VNCH thời đó. Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sau khi tiếp xúc với cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn, thấy được kiến thức uyên bác của ngài, đã nói: “Ban Mê Thuột có một cuốn từ điển bách khoa sống”. Đức Cố Giám mục Paul Seitz (Đức cha Kim) đã dùng cha Ngoạn làm cố vấn thần học. Một linh mục học trò của ngài kể lại: Khi còn là giáo sư Đại chủng viện Xã Đoài, giáo phận Vinh, mỗi dịp đi nghỉ hè, ngài thường đưa một số đại chủng sinh đi theo, đến một xứ nào đó, để trình bày về một vấn đề thần học, hoặc triết học. Cách trình bày rất bình dân, dễ hiểu, ai cũng có thể tiếp thu.
Về sự nghiệp văn hóa: cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn là một “học giả thầm lặng". Có thể gọi ngài là "nhà thần học uyên thâm của Giáo Hội Việt Nam” (lời Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp) Bẩm sinh thông minh, hiếu học, say mê đọc sách. Thích nghiên cứu, sưu tầm đủ loại vấn đề, ghi chép thành “fiches” (phiếu). Các học trò của ngài đều được khuyến khích viết fiches. Ngài có một bộ phiếu khổng lồ mà Ngài gọi là “silva rerum”, nghĩa là như một khu rừng tài liệu văn hóa. Rất tiếc là kho tàng quý báu này đã bị tiêu tán mất 2 lần, vào năm 1955 (di cư vào Nam) và 1975 (thống nhất đất nước).
Chính ngài đã tâm sự thế này: “Trong đời linh mục của tôi đến nay (1975) đã trên 40 năm. Tôi thích đọc sách, nghiên cứu, sưu tầm, rồi lập danh mục, viết những phiếu ghi chép … Có loại phiếu đánh số thứ tự, loại ghi theo chuyên đề… Có khi viết ra thành tập như tập “Thế giới vô cùng lớn”, “Thế giới vô cùng nhỏ”, “Khoa học có thể tạo nên vật sống được không, theo phương diện tín lý”? “Đức tin và Tín ngưỡng”, “Đức tin và luân lý”, Đức tin và Tôn giáo”, “Suy luận về định nghĩa Đức tin theo thần học cổ điển”, “Thần học cổ điển và Thần học Thánh Kinh”, “Cho được sống mầu nhiệm Đức tin”…
Còn nhiều tập khác, ngài không thể nhớ hết. Trong đời ngài, có 2 lần mất mát mà ngài cho là lớn nhất, vì là mất những cái mà ngài cho là quý hóa nhất. Đó là mất những biên tập, những ghi chép nói trên. Mỗi lần mất như vậy, là mất hết những công trình sưu tầm trong 20 năm, từ khi làm giáo sư Tiểu rồi Đại chủng viện (1935–1955). Biến cố đất nước chia đôi và cuộc di cư khiến ngài không mang được gì.
Tại miền Nam, Ngài lại khởi công sưu tầm, biên chép làm phiếu, ghi notes… và biên khảo, như tập “Những đặc điểm ngoại thường trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng”, và tập viết bằng Pháp văn. “Essai d’une nouvelle exposition de la doctrine Eucharistique”… Nhưng tập ngài yêu quý nhất là tập “Cho được sống mầu nhiệm Phục Sinh” đang viết dở dang, dày 400 trang vở học sinh, chữ nhỏ. Đùng một cái, vừa đúng 20 năm sưu tầm, tức là ngày 10-03-1975, nhà ngài bị đạn pháo bắn cháy thiêu hủy tất cả tài sản.
Sau lần tổn thất to lớn này, ngài không còn hy vọng tiếp tục công trình sưu tầm, nghiên cứu, vì một phần tuổi già, sức yếu, một phần không thể kiếm lại và mua sắm được những sách vở, tài liệu như trước. Thỉnh thoảng, - như một quán tính, - ngài vẫn cố nhớ lại những gì đã viết, đã nghiên cứu. Sự hồi tưởng này giúp ngài như được nếm những vị ngọt trên trời (sapere coelestia). Sự cố gắng hồi tưởng và “bươi móc” ký ức, theo ngài, không những giúp ích thiêng liêng, mà còn có thể thu thập được một số “mảnh vụn” (fragmenta). Nếu không được “12 thúng” thì ít ra cùng được vài “nhúm tay”. Như vậy, cũng không phải là uổng công dã tràng! (Colligite quae superaverunt fragmenta, ne pereant).
Người ta càng khâm phục và ca ngợi trí thông minh sâu sắc của cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn, khi biết rằng, tuy được hấp thụ một nền thần học cổ điển, kinh viện, thời Trung cổ, thế nhưng, ngài đã có một ngòi bút phân tích và tổng hợp rất hệ thống. Chúng ta hãy đọc những “fragmenta” ngài viết trong thời gian nghỉ hưu và bệnh tật:
1. Đức Tin Phục Sinh.
2. Những đặc điểm ngoại thường trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng.
3. Thiên Chúa là Tình Yêu.
4. Bí tích Thánh Thể theo trào lưu Thần học thời đại Vaticanô II.
5. Thánh Thần ban sự sống.
6. Nghệ thuật thuyết giảng của linh mục.
7. Thần học cổ điển và Thần học Thánh Kinh.
8. Đức Tin Và Tín Ngưỡng.
9. Thế giới vô cùng lớn.
10. Thế giới vô cùng nhỏ.
(Theo tài liệu do con cháu cha Gioan B. Trần Thanh Ngoạn cung cấp)
Người giáo dân Vinh không ai là không biết đến địa danh xứ đạo Thọ Ninh. Đó là một xứ đạo truyền thống “lắm cụ nhiều quan”, nơi sản sinh nhiều nhân vật đạo đời nổi tiếng. Từ trước tới nay, Giáo xứ Thọ Ninh đã cung cấp cho Giáo Hội đến 79 linh mục triều, dòng. Nhưng nổi bật hơn cả, phải kể đến cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn. Ngài vừa là linh mục gốc giáo phận Vinh, nhưng cũng là linh mục của giáo phận Ban Mê Thuột với các chức danh: cha sở, cha quản hạt, cha Tổng đại diện giáo phận Ban Mê Thuột.
Ngài sinh năm 1898 trong một gia đình Công giáo đạo hạnh tại giáo xứ Thọ Ninh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thân phụ là một nhà nho làm nghề đông y nổi tiếng. Sau khi học 6 năm Tiểu chủng viện và giúp xứ 6 năm, thầy Ngoạn được cử đi du học 6 năm tại Đại chủng viện Penang, Malaysia, một Đại chủng viện quốc tế dành cho các sinh viên miền Đông Á. Tốt nghiệp, ngài trở về Việt Nam và chịu chức linh mục dịp Lễ Chúa Giáng sinh 1932. Sau đó, ngài lần lượt đảm nhận các chức vụ: giáo sư Tiểu chủng viện (1933-1943); giáo sư Đại chủng viện, rồi Giám đốc Đại chủng viện Xã Đoài (1943-1956).
Biến cố chia đôi đất nước đưa ngài lên cao nguyên Ban Mê Thuột cùng với một số giáo dân Vinh. Ngài nhập giáo phận Kontum và làm cha sở giáo xứ Ban Mê Thuột. Ngài xây nhà thờ với kiểu dáng giống nhà thờ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hóa. Nhà thờ này trở thành Nhà thờ Chính Tòa khi thành lập giáo phận Ban Mê Thuột năm 1967.
Năm 1969, cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn xin nghỉ hưu, vì tuổi già sức yếu. Ngài rút về nhà người cháu là ông Trần Văn Cung, để nghỉ ngơi và chuyên lo nghiên cứu và đọc sách. Thỉnh thoảng ngài được mời giảng tĩnh tâm, hay thuyết trình cho các linh mục, các Dòng tu về thần học và tu đức.
Ngài là một linh mục thánh thiện, khiêm tốn. Tuy cao niên và là bậc thầy của nhiều thế hệ linh mục, ngài vẫn xưng “con” với người đối thoại. Ngài sống rất khó nghèo, đạm bạc… Đơn sơ trong y phục và sử dụng các phương tiện. Những dịp tĩnh tâm hạt, hoặc tĩnh tâm thường niên của các linh mục giáo phận, ngài thường lưu ý: Phải đọc Thần vụ thong thả để có thể nếm được cái ý vị ngọt ngào và phong phú của Thánh Vịnh. Ngài dâng lễ sốt sắng, khoan thai. Các bài giảng của ngài phải nói được là những bài giáo lý mẫu (Keryma) rất hấp dẫn, cụ thể, được minh họa bằng những câu chuyện sinh động, trí thức kính nể, bình dân hiểu rõ. Các giáo xứ đến phiên chầu lượt, đều muốn mời cha già Ngoạn đến giảng về Bí tích Thánh Thể. Nổi tiếng là thông thái, ngài cũng từng được mời giảng trong thánh lễ riêng của vị đứng đầu chính phủ VNCH thời đó. Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sau khi tiếp xúc với cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn, thấy được kiến thức uyên bác của ngài, đã nói: “Ban Mê Thuột có một cuốn từ điển bách khoa sống”. Đức Cố Giám mục Paul Seitz (Đức cha Kim) đã dùng cha Ngoạn làm cố vấn thần học. Một linh mục học trò của ngài kể lại: Khi còn là giáo sư Đại chủng viện Xã Đoài, giáo phận Vinh, mỗi dịp đi nghỉ hè, ngài thường đưa một số đại chủng sinh đi theo, đến một xứ nào đó, để trình bày về một vấn đề thần học, hoặc triết học. Cách trình bày rất bình dân, dễ hiểu, ai cũng có thể tiếp thu.
Về sự nghiệp văn hóa: cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn là một “học giả thầm lặng". Có thể gọi ngài là "nhà thần học uyên thâm của Giáo Hội Việt Nam” (lời Đức cha Phêrô Trần Xuân Hạp) Bẩm sinh thông minh, hiếu học, say mê đọc sách. Thích nghiên cứu, sưu tầm đủ loại vấn đề, ghi chép thành “fiches” (phiếu). Các học trò của ngài đều được khuyến khích viết fiches. Ngài có một bộ phiếu khổng lồ mà Ngài gọi là “silva rerum”, nghĩa là như một khu rừng tài liệu văn hóa. Rất tiếc là kho tàng quý báu này đã bị tiêu tán mất 2 lần, vào năm 1955 (di cư vào Nam) và 1975 (thống nhất đất nước).
Chính ngài đã tâm sự thế này: “Trong đời linh mục của tôi đến nay (1975) đã trên 40 năm. Tôi thích đọc sách, nghiên cứu, sưu tầm, rồi lập danh mục, viết những phiếu ghi chép … Có loại phiếu đánh số thứ tự, loại ghi theo chuyên đề… Có khi viết ra thành tập như tập “Thế giới vô cùng lớn”, “Thế giới vô cùng nhỏ”, “Khoa học có thể tạo nên vật sống được không, theo phương diện tín lý”? “Đức tin và Tín ngưỡng”, “Đức tin và luân lý”, Đức tin và Tôn giáo”, “Suy luận về định nghĩa Đức tin theo thần học cổ điển”, “Thần học cổ điển và Thần học Thánh Kinh”, “Cho được sống mầu nhiệm Đức tin”…
Còn nhiều tập khác, ngài không thể nhớ hết. Trong đời ngài, có 2 lần mất mát mà ngài cho là lớn nhất, vì là mất những cái mà ngài cho là quý hóa nhất. Đó là mất những biên tập, những ghi chép nói trên. Mỗi lần mất như vậy, là mất hết những công trình sưu tầm trong 20 năm, từ khi làm giáo sư Tiểu rồi Đại chủng viện (1935–1955). Biến cố đất nước chia đôi và cuộc di cư khiến ngài không mang được gì.
Tại miền Nam, Ngài lại khởi công sưu tầm, biên chép làm phiếu, ghi notes… và biên khảo, như tập “Những đặc điểm ngoại thường trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng”, và tập viết bằng Pháp văn. “Essai d’une nouvelle exposition de la doctrine Eucharistique”… Nhưng tập ngài yêu quý nhất là tập “Cho được sống mầu nhiệm Phục Sinh” đang viết dở dang, dày 400 trang vở học sinh, chữ nhỏ. Đùng một cái, vừa đúng 20 năm sưu tầm, tức là ngày 10-03-1975, nhà ngài bị đạn pháo bắn cháy thiêu hủy tất cả tài sản.
Sau lần tổn thất to lớn này, ngài không còn hy vọng tiếp tục công trình sưu tầm, nghiên cứu, vì một phần tuổi già, sức yếu, một phần không thể kiếm lại và mua sắm được những sách vở, tài liệu như trước. Thỉnh thoảng, - như một quán tính, - ngài vẫn cố nhớ lại những gì đã viết, đã nghiên cứu. Sự hồi tưởng này giúp ngài như được nếm những vị ngọt trên trời (sapere coelestia). Sự cố gắng hồi tưởng và “bươi móc” ký ức, theo ngài, không những giúp ích thiêng liêng, mà còn có thể thu thập được một số “mảnh vụn” (fragmenta). Nếu không được “12 thúng” thì ít ra cùng được vài “nhúm tay”. Như vậy, cũng không phải là uổng công dã tràng! (Colligite quae superaverunt fragmenta, ne pereant).
Người ta càng khâm phục và ca ngợi trí thông minh sâu sắc của cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn, khi biết rằng, tuy được hấp thụ một nền thần học cổ điển, kinh viện, thời Trung cổ, thế nhưng, ngài đã có một ngòi bút phân tích và tổng hợp rất hệ thống. Chúng ta hãy đọc những “fragmenta” ngài viết trong thời gian nghỉ hưu và bệnh tật:
1. Đức Tin Phục Sinh.
2. Những đặc điểm ngoại thường trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng.
3. Thiên Chúa là Tình Yêu.
4. Bí tích Thánh Thể theo trào lưu Thần học thời đại Vaticanô II.
5. Thánh Thần ban sự sống.
6. Nghệ thuật thuyết giảng của linh mục.
7. Thần học cổ điển và Thần học Thánh Kinh.
8. Đức Tin Và Tín Ngưỡng.
9. Thế giới vô cùng lớn.
10. Thế giới vô cùng nhỏ.
(Theo tài liệu do con cháu cha Gioan B. Trần Thanh Ngoạn cung cấp)
Hội thảo & Triển lãm Dấu ấn Đức tin II
PV WHĐ
11:39 11/09/2009
WHĐ (11.09.2009) – Trong khuôn khổ kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, và mừng Năm thánh 2010, đánh dấu 50 năm thiết lập Hàng giáo phẩm Việt Nam, Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo & Triển lãm “Dấu ấn Đức tin II” tại Trung tâm Văn hoá Công giáo Việt Nam, 6 Tôn Đức Thắng Q.1 TP.HCM, vào ngày 9-09-2009.
Đến dự Hội thảo có khoảng 200 tham dự viên, đa số là linh mục, tu sĩ nam nữ từ nhiều giáo phận cùng với các họa sĩ, nhà điêu khắc có tác phẩm tham gia Triển lãm.
Đúng 8g30 Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá Hội đồng Giám mục Việt Nam, tuyên bố khai mạc Hội thảo. Đức cha ngỏ lời chào mừng các thuyết trình viên và toàn thể hội nghị. Ngài nêu bật ý nghĩa đặc biệt của ngày 09.09.2009 vì cách đây đúng 350 năm, ngày 09.09.1659 Đức Thánh Cha Alexander VII đã thiết lập hai giáo phận tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài sau 125 năm hạt giống Tin Mừng được gieo trên quê hương Việt Nam. Hội thảo này muốn khắc ghi dấu ấn đức tin của các nhà truyền giáo tiên phong để tôn vinh tiền nhân và tạo lực đẩy cho tương lai.
Tiếp theo, cha Giuse Trịnh Tín Ý, Tổng thư ký UB Văn hóa, giới thiệu các thuyết trình viên của hội thảo.
Cha Antôn Vũ Trường Thăng, chính xứ Hội An, mở đầu với đề tài I: “Bối cảnh truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam trong thời điểm thiết lập Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài“. Cùng với những hình ảnh minh hoạ trình chiếu, diễn giả cung cấp cho tham dự viên cái nhìn toàn cảnh về tình hình thế giới và tình hình chính trị tại Việt Nam trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII để có thể hiểu được bước đầu công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Ngài cũng khắc họa chân dung các nhà truyền giáo cũng như một số giáo dân và thầy giảng tiêu biểu như: cha Francesco Buzomi, cha Francisco de Pina, cha Alexandre de Rhodes, thầy giảng Anrê – vị tử đạo tiên khởi, Minh Đức Vương thái phi, Ngọc Liên Công chúa…
Đề tài II của cha Phanxicô Nguyễn Thanh Hoài, Dòng Tên, giới thiệu những đóng góp của Dòng Tên cho Giáo Hội Việt Nam: “Thoáng nhìn về 210 năm Dòng Tên hiện diện và phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam“. Bài thuyết trình không nhắm đến việc trình bày lịch sử truyền giáo của Dòng Tên tại Việt Nam, nhưng đưa ra một cái nhìn chung về những hoạt động và sứ vụ chính của Dòng Tên tại Việt Nam, từ khi đặt chân đến đất Việt cho đến nay theo 3 giai đoạn: (1) mở đường và xây dựng 1615–1773), (2) trở lại, huấn luyện và đào tạo giới trí thức và giáo sĩ (1957–1975), (3) hòa mình với Giáo Hội trong hoàn cảnh mới (1975–2009).
Cha Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu, dòng Đa Minh, tiếp tục đề tài III về “Dấu ấn Dòng Đa Minh trên quê hương Việt Nam và cho đến hôm nay“. Qua phần trình bày của cha Đào Trung Hiệu, có thể thấy Dòng Đa Minh đã để lại dấu ấn khá đậm nét. Các tu sĩ Đa Minh đã có mặt ngay từ ban đầu, giữa thế kỷ XVI, và hiện diện liên tục trên quê hương này tính đến nay tròn 333 năm. Những địa phận quen gọi là “địa phận dòng” gồm Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn đều do dòng Đa Minh trực tiếp phụ trách. Về những đóng góp của Dòng Đa Minh, ngoài truyền thống các thừa sai (chứng nhân anh hùng, đến với quần chúng bình dân, tin tưởng lạc quan sáng tạo) còn phải kể đến truyền thống Đa Minh Việt nam (đứng ngoài các cuộc bạo động, chứng từ của lòng bác ái, chứng nhân niềm tin và chứng nhân thuyết giáo).
Sau bữa ăn trưa và nghỉ giải lao, Hội thảo tiếp tục với đề tài IV của cha Phi Khanh Vương Đình Khởi: “Dấu ấn mọn hèn của Anh Em Phan Sinh trên Đất Việt“. Tên gọi của đề tài cho thấy Dòng Phan Sinh tự nhận đóng góp của Dòng cho Giáo Hội Việt Nam khá khiêm tốn; tuy vậy cũng không kém phần “vinh quang”. Nhưng yếu tố chủ chốt của vinh quang ấy lại không phải là số lượng các thừa sai, cũng không phải là sự thánh thiện được Giáo Hội chính thức công nhận qua việc phong thánh, hay là quyền tài phán, mà là những dấu ấn mọn hèn đặc thù theo gương mẫu và giáo huấn của thánh Phanxicô, người Anh Em Hèn Mọn đầu tiên.
Kết thúc hội thảo, Đức cha Giuse đề nghị đặt tên cho Dấu ấn Đức tin II là “Duy nhất trong đa dạng”. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy duy trì sự hiệp nhất, mặc dù có những đa dạng trong hoạt động, để cùng nhau vượt qua những thách thức của thời đại hôm nay, xây dựng Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tiếp đến là khai mạc Triển lãm vào lúc 16g30. Đức cha Giuse giới thiệu “Phần triển lãm như là nối dài của Hội thảo“. Dấu ấn đức tin được cụ thể hóa qua những sắc màu và hình khối. Ngài cầu chúc mỗi người sẽ có những dấu ấn đức tin của riêng mình đóng góp vào gia sản chung của Giáo Hội. Sau khi chụp hình chung với các tác giả có tranh tượng tham gia triển lãm, Đức Hồng y Gioan Baotixita, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng cắt băng khánh thành phòng triển lãm. Khoảng 60 họa sĩ và điêu khắc gia tham gia trưng bày tác phẩm trong triển lãm này, sẽ mở cửa đến ngày 16 tháng 9.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Đến dự Hội thảo có khoảng 200 tham dự viên, đa số là linh mục, tu sĩ nam nữ từ nhiều giáo phận cùng với các họa sĩ, nhà điêu khắc có tác phẩm tham gia Triển lãm.
Đúng 8g30 Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá Hội đồng Giám mục Việt Nam, tuyên bố khai mạc Hội thảo. Đức cha ngỏ lời chào mừng các thuyết trình viên và toàn thể hội nghị. Ngài nêu bật ý nghĩa đặc biệt của ngày 09.09.2009 vì cách đây đúng 350 năm, ngày 09.09.1659 Đức Thánh Cha Alexander VII đã thiết lập hai giáo phận tông tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài sau 125 năm hạt giống Tin Mừng được gieo trên quê hương Việt Nam. Hội thảo này muốn khắc ghi dấu ấn đức tin của các nhà truyền giáo tiên phong để tôn vinh tiền nhân và tạo lực đẩy cho tương lai.
Tiếp theo, cha Giuse Trịnh Tín Ý, Tổng thư ký UB Văn hóa, giới thiệu các thuyết trình viên của hội thảo.
Cha Antôn Vũ Trường Thăng, chính xứ Hội An, mở đầu với đề tài I: “Bối cảnh truyền giáo của Giáo Hội Việt Nam trong thời điểm thiết lập Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài“. Cùng với những hình ảnh minh hoạ trình chiếu, diễn giả cung cấp cho tham dự viên cái nhìn toàn cảnh về tình hình thế giới và tình hình chính trị tại Việt Nam trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII để có thể hiểu được bước đầu công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Ngài cũng khắc họa chân dung các nhà truyền giáo cũng như một số giáo dân và thầy giảng tiêu biểu như: cha Francesco Buzomi, cha Francisco de Pina, cha Alexandre de Rhodes, thầy giảng Anrê – vị tử đạo tiên khởi, Minh Đức Vương thái phi, Ngọc Liên Công chúa…
Đề tài II của cha Phanxicô Nguyễn Thanh Hoài, Dòng Tên, giới thiệu những đóng góp của Dòng Tên cho Giáo Hội Việt Nam: “Thoáng nhìn về 210 năm Dòng Tên hiện diện và phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam“. Bài thuyết trình không nhắm đến việc trình bày lịch sử truyền giáo của Dòng Tên tại Việt Nam, nhưng đưa ra một cái nhìn chung về những hoạt động và sứ vụ chính của Dòng Tên tại Việt Nam, từ khi đặt chân đến đất Việt cho đến nay theo 3 giai đoạn: (1) mở đường và xây dựng 1615–1773), (2) trở lại, huấn luyện và đào tạo giới trí thức và giáo sĩ (1957–1975), (3) hòa mình với Giáo Hội trong hoàn cảnh mới (1975–2009).
Cha Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu, dòng Đa Minh, tiếp tục đề tài III về “Dấu ấn Dòng Đa Minh trên quê hương Việt Nam và cho đến hôm nay“. Qua phần trình bày của cha Đào Trung Hiệu, có thể thấy Dòng Đa Minh đã để lại dấu ấn khá đậm nét. Các tu sĩ Đa Minh đã có mặt ngay từ ban đầu, giữa thế kỷ XVI, và hiện diện liên tục trên quê hương này tính đến nay tròn 333 năm. Những địa phận quen gọi là “địa phận dòng” gồm Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn đều do dòng Đa Minh trực tiếp phụ trách. Về những đóng góp của Dòng Đa Minh, ngoài truyền thống các thừa sai (chứng nhân anh hùng, đến với quần chúng bình dân, tin tưởng lạc quan sáng tạo) còn phải kể đến truyền thống Đa Minh Việt nam (đứng ngoài các cuộc bạo động, chứng từ của lòng bác ái, chứng nhân niềm tin và chứng nhân thuyết giáo).
Sau bữa ăn trưa và nghỉ giải lao, Hội thảo tiếp tục với đề tài IV của cha Phi Khanh Vương Đình Khởi: “Dấu ấn mọn hèn của Anh Em Phan Sinh trên Đất Việt“. Tên gọi của đề tài cho thấy Dòng Phan Sinh tự nhận đóng góp của Dòng cho Giáo Hội Việt Nam khá khiêm tốn; tuy vậy cũng không kém phần “vinh quang”. Nhưng yếu tố chủ chốt của vinh quang ấy lại không phải là số lượng các thừa sai, cũng không phải là sự thánh thiện được Giáo Hội chính thức công nhận qua việc phong thánh, hay là quyền tài phán, mà là những dấu ấn mọn hèn đặc thù theo gương mẫu và giáo huấn của thánh Phanxicô, người Anh Em Hèn Mọn đầu tiên.
Kết thúc hội thảo, Đức cha Giuse đề nghị đặt tên cho Dấu ấn Đức tin II là “Duy nhất trong đa dạng”. Ngài nhắn nhủ mọi người hãy duy trì sự hiệp nhất, mặc dù có những đa dạng trong hoạt động, để cùng nhau vượt qua những thách thức của thời đại hôm nay, xây dựng Giáo Hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Tiếp đến là khai mạc Triển lãm vào lúc 16g30. Đức cha Giuse giới thiệu “Phần triển lãm như là nối dài của Hội thảo“. Dấu ấn đức tin được cụ thể hóa qua những sắc màu và hình khối. Ngài cầu chúc mỗi người sẽ có những dấu ấn đức tin của riêng mình đóng góp vào gia sản chung của Giáo Hội. Sau khi chụp hình chung với các tác giả có tranh tượng tham gia triển lãm, Đức Hồng y Gioan Baotixita, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm cùng cắt băng khánh thành phòng triển lãm. Khoảng 60 họa sĩ và điêu khắc gia tham gia trưng bày tác phẩm trong triển lãm này, sẽ mở cửa đến ngày 16 tháng 9.
(Nguồn: www.hdgmvietnam.org)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo xứ Tam Tòa: các vị chủ chăn sống chết với đoàn chiên
Nguyễn Đức Cung
10:58 11/09/2009
Trong Tin Mừng thứ tư của Tân Ước, Thánh sử Gioan có viết: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên.” [1] Những lời này được viết xuống cách đây gần hai nghìn năm vẫn là những lời tuyên xưng nhiệm vụ cao cả của người mục tử và đã được chứng minh qua trường kỳ lịch sử, lúc yên hàn cũng như khi sóng gió, ở một đất nước văn minh hay tại một nơi quê mùa thô lậu, người mục tử nhân lành luôn luôn hiện diện, sống chết giữa đàn chiên.
Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, giáo xứ Lũy hay Động Hải (tiền thân của các xứ đạo Sáo Bùn và Tam Tòa) đã giữ đạo với tính cách cha truyền con nối, rất hiếm khi có được linh mục sống thường trực với họ để ban các phép bí tích hay làm công tác mục vụ. Tuy vậy, các vị mục tử dù ở xa tận kinh đô Huế vẫn tìm cách vượt qua bao khó khăn để đến với giáo hữu những lúc có cơ hội. Bước qua thế kỷ XIX và XX đã hình thành các cơ cấu giáo xứ khá chặt chẽ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo có trụ sở chính tại Paris và mặc dầu còn ít nhưng bóng dáng linh mục cũng đã hiện diện nhiều nơi tại Quảng Bình, đặc biệt là tại giáo xứ Sáo Bùn. Đối với người Công Giáo, mỗi giai đoạn lịch sử mới có một thử thách mới nhờ đó đức tin như sắt thép được trui rèn trong lửa mà trở nên dẻo dai, cứng cáp hơn.
Dưới thời Tây Sơn rồi trải qua các triều đại của Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức cũng như qua biến động lịch sử của phong trào Cần Vương – Văn Thân, các cuộc bách hại đạo Công Giáo được nâng lên tầm vóc quốc gia với những chỉ dụ gắt gao, với các cuộc tàn sát khốc liệt thì cũng xuất phát trong bối cảnh nghiệt ngã đó những tấm gương các vị mục tử anh hùng sống chết với đàn chiên mà giáo xứ Sáo Bùn có thời là một điểm nóng trong lịch sử tử đạo trước đây.
1.- Một chút bối cảnh chính trị – xã hội của giáo xứ Sáo Bùn qua lịch sử.
Năm 1797, giáo xứ Động Hải dời về xóm Bùn (khu vực Cầu Ngắn) lấy tên mới là giáo xứ Sáo Bùn. Tên Sáo Bùn được đặt cho giáo xứ vì có liên hệ với nghề nghiệp của đa số giáo dân tại đây vốn dùng những tấm sáo cắm vào chỗ nước nong đầy bùn để bắt cá nên có tên gọi nôm na như vậy. Trong tư liệu Les lieux historiques du Quảng Bình (Những vùng đất lịch sử của Quảng Bình) linh mục Léopold Cadière (tên VN là Cả) khi viết về lũy Đồng Hới nằm trong hệ thống chiến lũy Đâu-Mâu – Nhật Lệ, chỉ đề cập thoáng một chút về con kênh nhỏ Sáo-bùn (le petit arroyo dit de Sáo-bùn) [2], một vị trí mà ngày nay nhìn trên bản đồ ta thấy đó là một con lạch chảy qua một chiếc cầu nhỏ gọi là Cầu Ngắn nằm trên quốc lộ IA. Phạm vi cương giới của giáo xứ Sáo Bùn ngày xưa chắc phải nằm ở cả hai bên quốc lộ IA này từ Cầu Ngắn trở vào.
Với cuộc sống dĩ nhiên vất vả của những người dân quê Công Giáo này quanh năm cột buộc vào chốn bùn lầy nước đọng để nuôi sống bản thân nên họ cũng ít có hy vọng một ngày mai sáng tươi hơn, mặc dù vậy tấm lòng của họ lại là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng đức tin tôn giáo kiên cường. Các thế lực cầm quyền, cai trị thường đánh giá sai lầm cho rằng những người dân quê ít học, thấp cổ bé miệng là thành phần dễ sai bảo, dễ đàn áp, nói gì cũng nghe. Thực tế không phải như vậy bởi vì trời sinh ra họ có lương tri (bon sens), và riêng trong lãnh vực tín ngưỡng, tôn giáo khi giáo dân cảm nhận được ơn thúc đẩy từ bên trong hoặc từ trên cao – mà người Công Giáo thường gọi là Chúa Thánh Thần hay Thần Khí – họ sẽ hành động theo sự hướng dẫn, thúc đẩy đó dù phải chấp nhận thử thách,mất mát, đau khổ, kể cả cái chết. Mẫu người giáo dân giáo xứ Sáo Bùn ngày trước hay Tam Tòa ngày nay cũng như vậy.
Vào thập niên cuối của thế kỷ XVIII, lúc bấy giờ chúa Nguyễn Ánh ở Gia Định cứ hàng năm đợi dịp gió mùa kéo quân ra tấn công Tây Sơn khi thì ở Bình Định, lúc Đà Nẵng tạo thành truyền thống mong chờ, hy vọng đi vào ca dao như:
Lạy trời cho chóng gió nồm
Cho thuyền chúa Nguyễn dong buồm thẳng ra.
Giáo xứ Sáo Bùn ở trong vùng cai trị của Tây Sơn mà thủ đô chính trị của Nguyễn Quang Toản (con vua Quang Trung) khi đó là Phú Xuân. Bản chất của Tây Sơn không tốt lành gì với các tôn giáo. Theo các tư liệu để lại, gia đình Hồ Phi Phúc, cha của anh em Nguyễn Nhạc vốn theo Công Giáo khi họ còn ở Nghệ An nhưng Nhạc bỏ Công Giáo mà trở thành một kẻ vô thần. Nguyễn Huệ tu trong một ngôi chùa rồi hồi tục. Giáo sĩ La Bartette nhận định: “Tôi không thấy gì tốt có thể hy vọng được nơi các ông đó; ở đây, họ đã phá hủy những giáo đường đẹp đẽ nhất của chúng tôi, họ đã phá hủy tất cả các chùa chiền cùng bắt buộc hết thảy các nhà sư phải mang khí giới ra trận.” [3] Chắc chắn số phận của những người Công Giáo giáo xứ Sáo Bùn cũng không mấy tốt đẹp nếu không nói là sống trong khắc khoải, lo âu trước tương lai vô định.
Qua lãnh vực tôn giáo, giáo dân từ Phú Xuân trở ra còn bị buộc cung ứng cho chế độ Tây Sơn các nhu cầu về chiến tranh, chẳng hạn như nộp cho họ 10.000 cân đồng có lẽ dùng đúc súng đạn [4]. Trong thời gian này, Cảnh Thịnh nghi ngờ người Công Giáo làm loạn vì bắt được lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Labartette ở Phú Xuân nên hạ lệnh cho các quan bí mật đến tháng 5 năm 1798 sẽ bắt gọn các bổn đạo giết cho sạch. Các quan hết sức can ngăn nhưng vua cương quyết bắt phải thi hành mệnh lệnh. Giáo dân nghe biết bèn rũ nhau trốn kẻ lên núi, người xuống biển [5]. Ngày 17.8.1798 Tây Sơn đưa ra sắc lệnh bài đạo dựa trên lý lẽ: “Xét rằng kiến thức điều khiển quốc gia đều gồm trong tam cương. ngũ thường (...) trong khi đạo Hoa lang lại đầy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xã hội.” [6] Luận điệu này gần giống với quan điểm của Minh-Mạng, khi ông ban hành sắc dụ cấm đạo ngày 6.1.1833 với những lời lẽ như: “Đã từ lâu nhiều người Âu-Châu đến giảng đạo Da-Tô, lừa dối dân đen, dậy chúng có một Thiên Đàng Hỏa Ngục, chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gái ra vào lẫn lộn, mục-đích chúng là quyến rũ phụ-nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm! Thật là một điều trái với luân thường đạo nghĩa...” [7] Linh mục sử gia Phan Phát Huồn cho rằng “những quan niệm trên có nhiều chỗ không đúng sự thật. Người Công Giáo không thờ cúng tổ tiên không có nghĩa là họ không thảo kính và mến yêu ông bà, tổ tiên. Chứng cớ là khoản 4 của Thập Điều dậy tín hữu công giáo phải thảo kính cha mẹ. Đạo Công –giáo cấm thờ cúng tổ tiên hoặc một thực tài nào khác ngoài Thiên-Chúa do đó đạo Công-Giáo là một tôn giáo độc-thần.” [8] Trong sắc dụ cấm đạo ngày 17.1.1860, Tự-Đức viết rằng: “Từ lâu đạo Da-Tô đã vào nước chúng ta và đã làm mê hoặc dân chúng, đã có những sắc dụ rất nghiêm khắc cấm tả-đạo, mỗi lần có tên công-giáo nào bị bắt chúng ta đã trừng trị nó, vậy mà vẫn có những bọn người ngu ngốc mù quáng nhất định không chịu xuất giáo.
Lúc tàu bọn mọi rợ đến trong nước chúng ta, vô cớ chúng đã đưa sự loạn lạc trong các tỉnh Quảng-Nam và Gia-Định, nhưng chúng đã không đi đến một kết quả nào, ban đầu chúng muốn liên lạc với chúng ta, và đã khiêm nhường yêu cầu chúng ta kính trọng sự tự-do tín-ngưỡng. Rõ ràng chúng không có mục-đích gì khác ngoài mục-đích nầy.
Những kẻ thủ lãnh của bọn chúng đã tưởng rằng vì lời yêu cầu ấy chúng ta sẽ hủy bỏ những dụ cấm đạo, chúng ta biết chắc chúng nuôi ý tưởng ấy thầm kín ở trong lòng. Chúng ta cần phải trừng trị chúng một lần nữa cho chúng biết mặt. Chúng ta cần phải rẽ lúa tốt ra khỏi cỏ lùng, người lương dân với bọn côn đồ, chúng ta phải tiêu diệt tất cả những ước vọng xấu xa của chúng...” [9]
Thêm nữa các lý lẽ do giới cầm quyền nêu lên xét ra không vững vì với lập luận hàm hồ xa rời thực tế đối chiếu cùng nội dung mà giáo lý Công Giáo truyền dạy lúc bấy giờ. Trong cuốn sách nhỏ mới in gần đây có tên Đạo Trung Tùy Bút, giáo sư Trần Văn Toàn đã soi sáng những uẩn khúc nằm trong cái lý lẽ nêu trên: “Người Việt, bên lương cũng như bên giáo, thường có điều thắc mắc, vì nghĩ rằng theo đạo từ ngoại quốc đưa vào, thì tất không hợp với tập tục của mình. Có người cho rằng đi đạo là bỏ ông bà cha mẹ. Vì thế ngay từ buổi đầu, các giáo sĩ đã ra công giải thích rằng: tuy đạo Thiên Chúa từ Thái-Tây truyền sang, nhưng nguồn gốc nó lại là từ Tiểu Á, đàng khác truyền thống tam giáo Việt Nam cũng là từ ngoại quốc, Ấn Độ và Trung Hoa, đem vào, và sau cùng thì người theo đạo Thiên Chúa sống ở đời cũng không ngoài phạm vi trung hiếu, có khác chăng là khác thể thức. Muốn giảng tin lành cho một xã hội tổ chức trên căn bản Nho giáo, lẽ tất nhiên là các giáo sĩ đạo Thiên Chúa phải nói đến lập trường của mình về tam cương ngũ thường, vì lẽ rằng từ vua quan cho đến dân chúng, ai cũng đứng vào lập trường chính đạo để đánh giá tin lành, xem có thể chấp nhận được hay là không.” [10]
Một vị túc nho ở Huế, linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích đã mượn những chữ trong sách Xuân Thu và Trung Dung qua một đối liên tuyệt diệu để nói lên tấm lòng người Công Giáo đối với gia đình, đất nước và nhất là sự trung thành, chung thủy với tôn giáo của mình:
Tử hựu hà phương, vi trung vi hiếu,
Đạo bất khả lị, duy nhất duy tinh.
Nghĩa là:
Chết nào hại được ai, vẫn trung vẫn hiếu,
Đạo không thể xa lìa, duy nhất duy tinh. [11]
Câu trên lấy ý từ sách Xuân Thu của Khổng Tử, câu dưới mượn ở sách Mạnh Tử của thầy Mạnh. Trong trường hợp này, linh mục Nguyễn Văn Thích muốn nói lên tấm lòng của Thánh Micae Hồ Đình Hy (1808-1857) là một vị quan lớn trong triều Tự Đức với chức tước Thái Bộc Tự Khanh, thuộc Giáo phận Huế, đã được phúc tử vì đạo, để chứng minh rằng cái chết không thể nào làm hại được ai, càng tôn lên phẩm tiết của người tử đạo và tấm lòng hiếu với nhà, trung với nước vẫn tỏ rõ cùng trời đất, nhất là đạo Công Giáo là chính đạo, là đạo duy nhất, duy tinh nên càng không thể bỏ được.
Trần Văn Giàu, sử gia của chế độ Cộng Sản Việt Nam tuy rất kính trọng linh mục Nguyễn Văn Thích nhưng trong một số bài viết vẫn cho rằng linh mục Sảng Đình đã dùng tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại để biện minh cho đạo Công Giáo. Thật sự, quan điểm của linh mục Nguyễn Văn Thích cũng là quan điểm của một số các nhà Trung Hoa Học (Sinologue) trong đó có nhiều vị thừa sai nổi tiếng như Léon Wieger, Séraphin Couvreur, Henri Bernard-Maitre, mục sư James Legge v.v... Trong tác phẩm Sage chinoise et Philosophie chrétienne, [12] Henri Bernard-Maitre trình bày nhiều đề tài triết học, tôn giáo của Tây Âu đối chiếu với triết học và lịch sử Trung Quốc. Chống đối hay biện minh cho một tôn giáo hoàn toàn tùy thuộc vào chỗ đứng và cách nhìn của từng người. Điều quan trọng là phản ảnh đúng sự thật và nhất là luận điểm đưa ra có thuyết phục được người khác hay không.
Nếu trước đây, trong các thế kỷ XVII, XVIII, khi số lượng giáo dân còn ít, các chúa Nguyễn nhắm đối tượng cấm đoán là các giáo sĩ ngoại quốc để vu cho họ là gián điệp, do thám nhằm có cớ để giết hay trục xuất thì qua thế kỷ XIX, lúc con số giáo dân đã đông đảo dần lên có thể trở thành một thế lực trong chính trị, nhà cầm quyền như Tây Sơn hay các vua nhà Nguyễn dồn chủ đích tiêu diệt vào khối thần dân của mình. Các lý lẽ cấm đạo trong nhiều sắc dụ của triều đình đều giống nhau nhưng hoàn toàn sai lạc, xa với sự thật khi đối chiếu lại với giáo lý, đường lối, phong cách xử thế của Công giáo.
Tuy nhiên giữa trận bão âm thanh cuồng loạn, ác sát, ngập mùi tử khí đối với người Công Giáo từ triều đại Cảnh Thịnh qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị rồi Tự Đức, bỗng nhiên xuất hiện một luồng ánh sáng tươi dịu qua tờ trình của Nguyễn Đăng Giai, kinh lược sứ miền Bắc của triều Huế thời Tự Đức xin nhà vua kính sự tự do tín ngưỡng của người Công Giáo cũng là con dân của mình. Tờ trình có dụng ý làm cho Tự Đức nhận chân được sự thật và đình chỉ việc bách hại đạo.
Sau đây là một vài đoạn trích dẫn: “Đạo Da-Tô là một tả đạo, đạo này đã lừa dân và đưa lại bao sự xấu xa cho dân chúng như lời Hoàng Đế đã tuyên bố. Vậy đạo nầy không phải là một đạo mới tràn lan trong dân chúng Việt Nam. Những người dân công giáo bây giờ giữ đạo vì cha mẹ, tổ tiên họ đã có đạo; số của người công giáo già trẻ, nam phụ lão ấu có đến 100.000 người; không phải trong vài tháng, vài năm mà chúng ta có thể sửa lại sự sai lầm của chừng ấy người!... Sách của chúng, về mặt văn chương chẳng có gì đáng kể, nhưng những sách ấy không dạy điều gì trái ngược luân thường đạo lý. Sách ấy không hại đến xã hội. Tất cả lời lẽ trong sách đều có một mục đích: “Đem hạnh phúc cho loài người”. Mặc dù người công giáo có nhiều điều sai lầm nhưng họ sống trong bình an. Họ trả thuế đàng hoàng và ít khi bắt được người công giáo làm nghề ăn trộm hay là nghề phiến loạn. Tối sáng bọn chúng đọc kinh, đêm cũng như ngày chúng ra sức cải thiện đời sống của mình để được phúc thiên đàng. Chỉ vì sai lầm như thế, hỏi có nên trừng trị họ một cách quá nghiêm khắc không?” [13] Tờ trình của Nguyễn Đăng Giai có những điểm xem ra phù hợp với thực trạng người Công Giáo nhiều thế kỷ về sau nhất là về phương diện xã hội.
Đoạn văn trích dẫn tiếp đây càng phản ảnh đúng con đường phát triển Tin Mừng của người Công Giáo trong những năm đầu thế kỷ XIX mà có lẽ xứ đạo Sáo Bùn cũng là một trong những giáo xứ điển hình: “Đây là phương pháp người công giáo thường dùng để tuyên truyền đạo: trước nhất họ làm cho nhiều người đàn ông theo đạo, tất nhiên cả gia-đình người đàn ông ấy cũng theo đạo. Ban đầu chỉ có vài gia đình công-giáo, với thời gian cả ấp, rồi cả làng đều có đạo Công giáo; và cứ lặng lẽ họ đã đi đến cái con số khổng lồ ngày nay. Người công-giáo nuôi nấng những kẻ bần cùng, đói rách, giúp đỡ những người đau khổ xác hồn. Không kể màu da nước tóc, họ vẫn coi nhau như phần-tử của một thân hình, vì thế những ai đã theo tả-đạo, người ấy lấy làm thích thú và không sao bỏ đạo được. Vả lại người công-giáo thấy những kẻ không công-giáo, ở ngoài xã-hội phải làm việc quá nhọc, trong gia đình phải khổ cực trăm bề, cha mẹ con cái, bà con không giúp đỡ lẫn nhau, cả ngày say đắm trong tài sắc, sống trong bất công và hằn thù ghen ghét nhau.” [14] Tuy ông Nguyễn Đăng Giai đã cố đưa ra những dữ kiện rất cụ thể để thuyết phục vua Tự Đức bãi bỏ các chỉ dụ cấm đạo nhưng nhà vua vẫn quyết định chính sách theo ý riêng của mình, bất chấp những lời can gián hợp lý.
2.- Những chủ chăn sống chết giữa đàn chiên xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa).
Một trong những vị chủ chăn đã đem hết tinh thần và sức lực phục vụ đàn chiên trong thời kỳ khó khăn nhất của Giáo hội và đã đổ máu đào minh chứng cho Đức tin tại giáo xứ Sáo Bùn, đó là linh mục Gio-an Đoạn Trinh Hoan.
Linh mục Đoạn Trinh Hoan sinh năm 1798 tại làng Vân Dương, tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, về sau dời đến làng Kim Long, tổng An Ninh, huyện Hương Trà cùng tỉnh. Ngài là con của ông Batôlômêô Đoạn Trinh Sương và bà Isave Diệm, là em của ông Đoạn Trinh Cung.
Linh mục Đoạn Trinh Hoan xuất thân trong một gia đình có nhiều người làm linh mục, bị đày đọa, bắt bớ, cầm tù, chết trong ngục hay chết vì đạo.
Ông Đoạn Trinh Cung chết rũ tù dưới thời bắt đạo của Tây Sơn. Các con của ông là Đoạn Trinh Cách bị lưu đày, và một người con khác là linh mục Đoạn Trinh Khoan (1829-1885) bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày 8.9.1885.
Thuở ấu thời, Đoạn Trinh Hoan học La-Tinh với cha Kiết, sau được cha này bảo trợ vào học Tiểu chủng viện An Ninh hoặc Tiểu chủng viện Di Loan thời Đức Cha Labartette làm Giám đốc, từ 1802. Khoảng năm 1816, Đoạn Trinh Hoan được Đức Cha Labartette gửi qua học tại chủng viện Pénang, rồi về nước năm 1824. Thầy Hoan giúp chủng viện An Ninh rồi khi thừa sai Jaccard (tên Việt là Phan) đưa chủng viện vào Dương Sơn, thầy Hoan cũng theo vào và từ đó làm thư ký cho Đức Cha Taberd. Năm 1836 Đức Cha Stéphane Cuénot (tên Việt là Thể) truyền chức linh mục cho thầy Hoan tại nhà thờ Gò Thị (Bình Định) và phái tân linh mục ra coi hai xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng từ năm 1836 đến 1838.
Từ năm 1838 đến 1842 cha Hoan làm quản xứ giáo xứ Bái Trời thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, kế tiếp đi coi một vài họ đạo tại Huế rồi lại ra Sen-Bàng lần thứ hai trong 4 năm.
Năm 1850, Giáo phận Bắc Đàng Trong (tức Giáo phận Huế ngày nay) được thành lập và Đức Cha Sohier (tên Việt là Bình) bổ nhiệm linh mục Đoạn Trinh Hoan làm cha sở giáo xứ Sáo Bùn (Tam Tòa, Đồng Hới) khoảng cuối năm 1851, đồng thời phụ trách hai tu viện Dòng Mến Thánh Giá Mỹ-Hương và Kẻ Bàng. Ngoài ra linh mục Hoan cũng coi thêm một họ đạo nhỏ gần giáo xứ Sáo Bùn là Kẻ Lái (hay Kẻ Lậy cũng gọi là Lý Nhơn) ở Bố Trạch, Quảng Bình.
Ngày nay các tư liệu còn lại của Giáo phận Huế cho biết linh mục Đoạn Trinh Hoan là người có công trong việc đào tạo, huấn luyện một số linh mục trẻ tuổi xuất sắc như linh mục Đoạn Trinh Khoan (gọi ngài bằng chú), linh mục Trần Phi Long, linh mục Inhaxiô Lê Văn Huấn, thầy Sáu Cang v.v... Các giám mục Cuénot, Pellerin, Sohier rất tín nhiệm cha Hoan trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ linh mục trẻ và nhiệt liệt khen ngợi ngài. [15] Lúc bấy giờ, làn sóng khủng bố người Công Giáo dâng cao với chính sách “phân sáp” ác liệt đang bổ xuống trên đầu giáo dân. Vào đầu năm 1861, cha Hoan đến xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) cho giáo dân xưng tội để chuẩn bị mừng Lễ Ba Vua (Lễ Hiển Linh). Nơi đây cha được ông Trùm xứ Nguyễn Văn Phượng lo nơi trú ẩn chu đáo. Khi đó có hai người ngoài Công Giáo thuộc hai làng Đức-Phổ và Hữu Cai (còn gọi là Hồ Cai) rình rập theo dõi và đi tố cáo với quan. Quan quân tại phủ lị Đồng Hới chuẩn bị kéo đến Sáo Bùn. Có ba giáo dân Sáo Bùn thấy vậy bèn chạy về cấp báo vì biết có thể người ta định đến bắt cha Hoan, trong khi đó các vị trong Ban Chức Việc bán tín bán nghi nên không chịu dẫn cha Hoan đi trốn ngay. Khi quan quân kéo đến Sáo Bùn, cha Hoan chạy ra bờ sông, xuống được một chiếc thuyền chèo ra xa. Không tìm thấy dấu tích vị linh mục, quan quân dập tắt hết đèn đuốc kéo ra bờ sông phục kích. Cha Hoan thấy bốn bề yên tĩnh bèn lên bờ tìm một bụi kín để núp nhưng bị lính phát hiện, báo động và ngài buộc phải lên tiếng xưng mình là đạo trưởng. Lính bắt ngài dẫn về Đồng Hới lúc đó đã quá nửa đêm ngày mồng 2 rạng mồng 3.1.1861.
Sáng ngày 3.1.1861, quan quân lùng bắt được ông Trùm xứ Nguyễn Văn Phượng.
Nghe tin cha Hoan bị bắt, Đức Cha Sohier (tên Việt là Bình) lúc đó đang ẩn trốn tại Sen Bàng xuất 15 nén bạc cộng thêm một số tiền của một vài giáo hữu giàu có ở đó đem vào Đồng Hới để tính chuộc cha Hoan ra nhưng các quan ở Đồng Hới không dám thả ngài vì ngài là đạo trưởng vốn là đối tượng chủ yếu trong chiến dịch lùng bắt người Công Giáo.
Ngày 4.1.1861 cha Hoan bị đưa ra xét xử cùng với 9 giáo dân. Trong tù, linh mục Đoạn Trinh Hoan bị tra tấn nhiều lần nhưng ngài không chịu xuất giáo, bị đánh 19 roi và vẫn hiên ngang làm công tác mục vụ như giải tội cho các tù nhân, an ủi khuyên bảo họ. Cuối tháng ba, cha Hoan bị kết án tử hình và tịch thu tài sản. Một số các giáo dân khác bị xử lưu đày gồm có: ông Biện, Thầy Huệ, ông Quế và bà Ban. Bốn người khác có liên can đến vụ này nhưng đã chạy trốn sẽ bị kết án khi bắt được.
Ngày 25.5.1861, bản án vua Tự Đức duyệt phê ra tới Đồng Hới.
Ngày 26.5.1861, một viên cai đội cùng lính tráng đến nhà tù tuyên đọc bản án trước sự hiện diện của cha Đoạn Trinh Hoan như sau: “Tự Đức năm thứ 14, ngày 17 tháng 4, tên Hoan là đạo trưởng, dạy đạo và lừa dối nhiều người, luận phải xử chém lập tức” . Sau đó ông ra lệnh đóng gông vào cổ cha và cho bốn tên lính cầm giáo áp tải cha đi ra cửa thành và đưa ra pháp trường là một cánh đồng trống ở ngoài thành Động Hải, kế cận làng Phú Ninh. Biết trước cuộc tử đạo của cha Hoan sắp diễn ra nên giáo dân Sáo Bùn đã chuẩn bị đến pháp trường trước, trải chiếu sẵn để cha quì lên trên.
Sau khi ngước mắt lên trời cầu nguyện rất sốt sắng một hồi lâu, linh mục Đoạn Trinh Hoan bình thản nói với lý hình: “Tôi đã sẵn sàng”. Trước khi khai đao, lý hình nhảy múa chờ lệnh để chém xuống. Nhát đao thứ nhất chém trúng vai khiến cha Hoan té ngửa, tên lính túm tóc cha ngồi lên và chém nhát thứ hai vào má rồi chém tiếp theo hai nhát nữa. Nhát sau cùng đã trúng cổ khiến đầu cha văng ra xa khoảng năm bước. [16] Giáo dân thuộc nhiều xứ Sáo Bùn, Mỹ Hương được phép vào thấm máu và tẩm liệm rồi đem về an táng tại nghĩa trang các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ở Mỹ Hương. Sau khi vua Tự Đức tha đạo và giáo hội lập hồ sơ phong á thánh, xác ngài được cải táng và đưa về đại chủng viện Phú Xuân (Huế).
Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn linh mục Đoạn Trinh Hoan lên hàng Chân Phúc ngày 2.5.1909.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh cha Hoan lên bậc Hiển Thánh ngày 19.6.1988.
Cùng chịu tử vì đạo với linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan ngày 26.5.1861 tại pháp trường Đồng Hới còn có ông Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1801-1861), Trùm xứ Sáo Bùn và Trùm hạt Quảng Bình.
Hai vị thừa sai người Pháp cũng đã chia xẻ những khổ cực, gian nan với giáo dân Sáo Bùn, sống chết với đàn chiên trong hoàn cảnh truân chuyên nhất dưới thời Văn Thân – Cần Vương (1885-1886) đó là linh mục Jean Héry (tên Việt là Y) và linh mục Claude Bonin (cố Ninh).
Từ tháng giêng năm 1886 đến tháng 6-1886, linh mục Jean Héry (tên Việt là Y) trông coi giáo xứ Sáo Bùn với dân số khoảng 1200 giáo dân, Có tu viện Dòng Mến Thánh Giá và một viện dục anh nuôi trẻ em mồ côi. Thời gian đầu năm 1886, trong khi các giáo xứ nam Quảng Bình như Mỹ Hương, Mỹ Phước, Trung Quán, Xuân Hồi còn yên ổn thì các giáo xứ ở Quảng Trị, chủng viện An Ninh bị tấn công. Cha Héry tới xin đồn Pháp đóng ở cửa Đồng Hới một số súng ống nhưng bị từ chối vì trước đó họ đã giúp cho cố hai lần một số vũ khí và ngài đã chở vào giúp cho giáo xứ và chủng viện An Ninh khoảng tháng 9.1886. Không trông chờ được sự giúp đỡ của người Pháp, các giáo xứ nam Quảng Bình khi bị Văn Thân tấn công phải tự cứu mình trong hoàn cảnh khẩn trương. Lúc bấy giờ đại đa số giáo dân bỏ chạy về giáo xứ Sáo Bùn nên giáo xứ Sáo Bùn trở thành một khu tị nạn lớn. Mặc dù khó khăn nhưng giáo dân Sáo Bùn hết lòng cưu mang, giúp đỡ anh chị em của mình. Cha Héry đã lo tổ chức cứu trợ rất tận tình, chu đáo.
Sau đó, tình hình trở lại yên ổn và mọi người ai nấy trở về giáo xứ của mình.
Ngày 14.6.1886, được phép của giáo quyền, linh mục Héry rời Sáo Bùn qua Hồng Kông chữa bệnh, sau 6 năm làm quản nhiệm ở đây. Sau đó cha Héry về Pháp và năm 1906 ngài qua đời tại đó.
Linh mục Claude Bonin (tên Việt là Ninh) đến thay cố Y làm quản xứ Sáo Bùn. Nhận được giáo xứ sau mười ngày, thì ngày 24.6.1886 quân Văn Thân bất ngờ tấn công Sáo Bùn, một mặt đốt phá nha dân chúng, một mặt tấn công nhà thờ giết 52 giáo dân đang trốn ở đó. Một số lớn giáo dân khác chạy về ẩn núp tại Đồng Hới. Linh mục Bonin nhanh chân xuống ghe chèo ra Đồng Hới cùng với giáo dân.
Ngày 5.8.1886, quân Văn Thân do tên chỉ huy tên là Cộc đánh vào thành Đồng Hới nhưng thất bại. Trong trận này có 3 giáo dân Sáo Bùn bị tử thương.
Một biến cố khác có liên hệ tới giáo xứ Sáo Bùn là việc quânVăn Thân tấn công giáo xứ Mỹ Phước, bắt cha sở Tống Viết Cơ đem đi giết. Giáo dân chạy vào nhà thờ nên quân Văn Thân đốt nhà thờ thiêu sát khoảng 442 người ngày 13.1.1886. Cùng bị bắt với cha sở Tống Viết Cơ và bị giết có một nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ở tu viện Nhu Lý tên là Y [18] Theo Bulletin Des Amis Du Vieux Hué tháng 7-8 năm 1941, tr. 297-298. Khi xảy ra thảm kịch nói trên, linh mục Héry đến đồn Pháp ở cửa Đồng Hới xin giúp đỡ. Chỉ huy trưởng người Pháp cho một tiểu đội theo cha Héry lên giáo xứ Mỹ Hương tìm không gặp được ai cả. Tất cả giáo dân chạy trốn sau những động cát ngoài bờ biển. Cha Héry đã đi tìm và gặp được họ đang sợ hãi ẩn náu ở đó nên đưa tất cả về tạm trú tại ba địa điểm: Sáo Bùn, Sáo Cát Thượng và Sáo Cát Hạ. Số giáo dân này gồm có 50 nữ tu, các trẻ em mồ coi viện Dục anh và 410 giáo dân họ đạo Mỹ Hương [17]. Theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc, cuối năm 1886, linh mục Bonin lập trại định cư trên sở đất gần cửa Đồng Hới gọi tên mới là Tam Tòa gồm có dân Sáo Bùn, và một số đông giáo dân Mỹ Hương, Mỹ Phước, Trung Quán, Mỹ Duyệt. [18] Linh mục Cadière, trong cuốn sách Les lieux historiques du Quảng Bình, có viết: “Ở giữa trại lính là một cái miếu mỗi năm đều có lễ tế các tử sĩ trận vong đã hy sinh vì xứ sở trong việc bảo vệ lũy. Muốn tới đó người ta phải qua một cổng khoét ở tường thành. Ở trung tâm nơi này ngày xưa có ba tòa miếu nên do đó có tên Tam Tòa mà người công giáo hiện đang chiếm cư trại đó.” [19] Căn cứ theo sự sưu khảo của nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2006), “trước Cách mạng tháng 8-1945, phường Đồng Mỹ bao gồm làng Lệ Mỹ và họ giáo Tam Tòa. Địa giới phường này từ cầu Mụ Kề đến Khe Nước (Khe này có vị trí tương đương với con mương phóng thủy ở Hải Thành hiện nay). Một con đường duy nhất đi suốt chiều dài phường Đồng Mỹ, cũn bắt đầu từ phía cầu Mụ Kề đến Khe Nước. Mùa hè, khe cạn, con đường có thể cho xe vượt qua để đi tiếp đến bãi tắm Nhật Lệ. Họ giáo Tam Tòa ăn ở tập trung trên chiều dài dọc con lộ này, đến trước mặt nhà thờ thì có một con đường cắt ngang thẳng từ nhà thờ đến đường quốc lộ hiện nay.” [20] Tác giả Nguyễn Tú cho biết thêm: “Người làng Lệ Mỹ là một vạn chài, sinh sống bằng nghề cá trên sông, biển, lênh đênh mạn thuyền, ít người sống trên đất, nên phường Đồng Mỹ, dân cư chủ yếu là họ giáo Tam Tòa.. Họ giáo này không phải là người bản địa ở làng Lệ Mỹ mà họ có sự khai thiết từ thế kỷ XVII. Ngày nay, chúng ta quen gọi Tam Tòa như một địa danh làng xóm, nhưng thực ra, Tam Tòa là nơi ba cái miếu thờ: Cửu Thiên huyền nữ, Liễu Hạnh công chúa và Huyền Trân công chúa.” Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển VII chép về Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, nói “năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) dựng hai miếu Hội Đồng và Tam Tòa ở Quảng Bình. Miếu Hội Đồng ở xã Lương Yến huyện Phong Lộc (nay là xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh); miếu Tam Tòa ở ngoài lũy Nhật Lệ (tức phường Đồng Mỹ ngày nay).” [21]
Ngày nay, dù bối cảnh lịch sử có khác nhưng tâm tình hiệp thông giữa các vị mục tử với đàn chiên, cụ thể là qua biến cố Tam Tòa ngày 20-7-2009 đã được nâng lên tầm mức cao hơn. Thực chất của biến cố ngày nay cũng không khác gì cốt lõi của sự kiện lịch sử ngày trước với cảnh các vị chủ chăn lên tiếng đòi hỏi cho Công lý và Sự thật mà bị đánh đập, sách nhiễu, lăng mạ, chửi rủa. Riêng trong biến cố Tam Tòa, có thể so sánh Giám Mục Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh với Giám Mục Joseph Hyacinthe Sohier (tên Việt là Bình) của Giáo phận Huế. Các linh mục Lê Thanh Hồng, Nguyễn Đình Phú, Ngô Thế Bính là hậu thân của các linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn, Lôrensô Huỳnh Văn Lâu, Gioan Đoạn Trinh Hoan, biểu trưng sự gắn bó nhiệt thành, sự hiểu biết sâu sắc giữa mục tử và đàn chiên. Tất cả đều gợi nhớ lại nội dung của Tân Ước nói về vai trò mục tử. Chỉ khác là ngày nay hệ thống truyền thông từ hai phía thống trị và bị trị đều đã nhập cuộc trong một thế trận sống mái, quyết liệt. Chính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã công khai phủ nhận quan hệ xin – cho trong tôn giáo. Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên bày tỏ một tình hiệp thông sâu đậm khi tuyên bố “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo phận Vinh, việc của Vinh cũng là việc của Thái Hà” và cho biết Giáo hội không chủ trương bạo động, không đòi lật đổ chính quyền mà chỉ đòi Công lý và Sự thật. Qua biến cố Tam Tòa, chúng ta học được nhiều bài học lịch sử chẳng những của quá khứ mà còn của cả hiện tại thể hiện trong vai trò của các vị mục tử nhân lành. Dĩ nhiên vai trò đó không chỉ xuất hiện trong thời buổi khó khăn, nghĩa là lúc Giáo hội bị bách hại, mà còn cả trong thời gian yên ổn khi Giáo hội được tự do rao giảng Tin Mừng mà việc tổ chức Năm Thánh Cầu Cho Linh Mục càng có thêm ý nghĩa đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
New Jersey Sept. 11, 2009
CHÚ THÍCH:
1.-Gio-an 10: 11-13; Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng giám mục Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, 1994, trang 438.
2.- R. P. Cadière, Missionnaire apostolique, Les lieux historiques du Quảng Bình, B.E.F.E.O, No. 3, 1903,
3.- Thư của Labartette, viết ngày 23.6.1786, Documents, trang 14, dẫn lại theo Nguyễn Phương, Việt Nam Thời Bành Trướng: Tây Sơn, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1967, trang 327.
4.-Thư giáo sĩ Longer cho Giám đốc nhà Dòng các Phái đoàn Truyền giáo, 14.4.1792 (A. Launay, III, t. 239, dẫn lại theo Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, từ 1771 đến 1802, Nxb. Văn Sử Học, 1973, tr. 309.
5.- Thư giáo sĩ Longer cho Giám đốc nhà Dòng các Phái đoàn truyền giáo, Tonkin, 3.6.1799 (A. Launay, III, t. 250, dẫn theo Tạ Chí Đại Trường, Sđd, tr. 309.
6.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Cứu Thế Tùng Thư xb. Quyển I, 1965, tr. 247.
7.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Cứu Thế Tùng Thư xb., bản in lần hai, 1965, quyển I, tr. 327.
8.- Phan Phát Huồn, Sách đã dẫn, tr. 319.
9.- Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 450.
10.- Trần Văn Toàn, Đạo Trung Tùy Bút, Nxb. Tôn Giáo, 2008, tr. 86.
11.- Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, Quyển I, 2006, tr. 563.
12.- Henri Bernard-Maitre, Sage chinoise et Philosophie chrétienne, in tại Sienhsien, Trung Quốc, 1935.
13.- Louvet, La Cochinchine religieuse, II, 200, dẫn lại theo Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 416-417.
14.- Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 416.
15.- Linh mục Nguyễn Văn Hội, Tiểu sử các linh mục Giáo phận Huế, Tài liệu đánh máy, tr. 63.
16.- Lữ Giang, Tam Tòa: Nối tiếp gương các Thánh Tử Đạo, VietCatholic News, Aug. 01.2009
17.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Quảng Bình. Tlđd, tr. 23.
18.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Tư liệu đã dẫn, tr. 23-24.
19.- Léopold Cadière, Sđd, tr. 181.
20.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VNTT Thị xã Đồng Hới, 2000, tr. 149.
21.- Nguyễn Tú, Sđd, tr. 149.
Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, giáo xứ Lũy hay Động Hải (tiền thân của các xứ đạo Sáo Bùn và Tam Tòa) đã giữ đạo với tính cách cha truyền con nối, rất hiếm khi có được linh mục sống thường trực với họ để ban các phép bí tích hay làm công tác mục vụ. Tuy vậy, các vị mục tử dù ở xa tận kinh đô Huế vẫn tìm cách vượt qua bao khó khăn để đến với giáo hữu những lúc có cơ hội. Bước qua thế kỷ XIX và XX đã hình thành các cơ cấu giáo xứ khá chặt chẽ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo có trụ sở chính tại Paris và mặc dầu còn ít nhưng bóng dáng linh mục cũng đã hiện diện nhiều nơi tại Quảng Bình, đặc biệt là tại giáo xứ Sáo Bùn. Đối với người Công Giáo, mỗi giai đoạn lịch sử mới có một thử thách mới nhờ đó đức tin như sắt thép được trui rèn trong lửa mà trở nên dẻo dai, cứng cáp hơn.
Dưới thời Tây Sơn rồi trải qua các triều đại của Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức cũng như qua biến động lịch sử của phong trào Cần Vương – Văn Thân, các cuộc bách hại đạo Công Giáo được nâng lên tầm vóc quốc gia với những chỉ dụ gắt gao, với các cuộc tàn sát khốc liệt thì cũng xuất phát trong bối cảnh nghiệt ngã đó những tấm gương các vị mục tử anh hùng sống chết với đàn chiên mà giáo xứ Sáo Bùn có thời là một điểm nóng trong lịch sử tử đạo trước đây.
1.- Một chút bối cảnh chính trị – xã hội của giáo xứ Sáo Bùn qua lịch sử.
Năm 1797, giáo xứ Động Hải dời về xóm Bùn (khu vực Cầu Ngắn) lấy tên mới là giáo xứ Sáo Bùn. Tên Sáo Bùn được đặt cho giáo xứ vì có liên hệ với nghề nghiệp của đa số giáo dân tại đây vốn dùng những tấm sáo cắm vào chỗ nước nong đầy bùn để bắt cá nên có tên gọi nôm na như vậy. Trong tư liệu Les lieux historiques du Quảng Bình (Những vùng đất lịch sử của Quảng Bình) linh mục Léopold Cadière (tên VN là Cả) khi viết về lũy Đồng Hới nằm trong hệ thống chiến lũy Đâu-Mâu – Nhật Lệ, chỉ đề cập thoáng một chút về con kênh nhỏ Sáo-bùn (le petit arroyo dit de Sáo-bùn) [2], một vị trí mà ngày nay nhìn trên bản đồ ta thấy đó là một con lạch chảy qua một chiếc cầu nhỏ gọi là Cầu Ngắn nằm trên quốc lộ IA. Phạm vi cương giới của giáo xứ Sáo Bùn ngày xưa chắc phải nằm ở cả hai bên quốc lộ IA này từ Cầu Ngắn trở vào.
Với cuộc sống dĩ nhiên vất vả của những người dân quê Công Giáo này quanh năm cột buộc vào chốn bùn lầy nước đọng để nuôi sống bản thân nên họ cũng ít có hy vọng một ngày mai sáng tươi hơn, mặc dù vậy tấm lòng của họ lại là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng đức tin tôn giáo kiên cường. Các thế lực cầm quyền, cai trị thường đánh giá sai lầm cho rằng những người dân quê ít học, thấp cổ bé miệng là thành phần dễ sai bảo, dễ đàn áp, nói gì cũng nghe. Thực tế không phải như vậy bởi vì trời sinh ra họ có lương tri (bon sens), và riêng trong lãnh vực tín ngưỡng, tôn giáo khi giáo dân cảm nhận được ơn thúc đẩy từ bên trong hoặc từ trên cao – mà người Công Giáo thường gọi là Chúa Thánh Thần hay Thần Khí – họ sẽ hành động theo sự hướng dẫn, thúc đẩy đó dù phải chấp nhận thử thách,mất mát, đau khổ, kể cả cái chết. Mẫu người giáo dân giáo xứ Sáo Bùn ngày trước hay Tam Tòa ngày nay cũng như vậy.
Vào thập niên cuối của thế kỷ XVIII, lúc bấy giờ chúa Nguyễn Ánh ở Gia Định cứ hàng năm đợi dịp gió mùa kéo quân ra tấn công Tây Sơn khi thì ở Bình Định, lúc Đà Nẵng tạo thành truyền thống mong chờ, hy vọng đi vào ca dao như:
Lạy trời cho chóng gió nồm
Cho thuyền chúa Nguyễn dong buồm thẳng ra.
Giáo xứ Sáo Bùn ở trong vùng cai trị của Tây Sơn mà thủ đô chính trị của Nguyễn Quang Toản (con vua Quang Trung) khi đó là Phú Xuân. Bản chất của Tây Sơn không tốt lành gì với các tôn giáo. Theo các tư liệu để lại, gia đình Hồ Phi Phúc, cha của anh em Nguyễn Nhạc vốn theo Công Giáo khi họ còn ở Nghệ An nhưng Nhạc bỏ Công Giáo mà trở thành một kẻ vô thần. Nguyễn Huệ tu trong một ngôi chùa rồi hồi tục. Giáo sĩ La Bartette nhận định: “Tôi không thấy gì tốt có thể hy vọng được nơi các ông đó; ở đây, họ đã phá hủy những giáo đường đẹp đẽ nhất của chúng tôi, họ đã phá hủy tất cả các chùa chiền cùng bắt buộc hết thảy các nhà sư phải mang khí giới ra trận.” [3] Chắc chắn số phận của những người Công Giáo giáo xứ Sáo Bùn cũng không mấy tốt đẹp nếu không nói là sống trong khắc khoải, lo âu trước tương lai vô định.
Qua lãnh vực tôn giáo, giáo dân từ Phú Xuân trở ra còn bị buộc cung ứng cho chế độ Tây Sơn các nhu cầu về chiến tranh, chẳng hạn như nộp cho họ 10.000 cân đồng có lẽ dùng đúc súng đạn [4]. Trong thời gian này, Cảnh Thịnh nghi ngờ người Công Giáo làm loạn vì bắt được lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Labartette ở Phú Xuân nên hạ lệnh cho các quan bí mật đến tháng 5 năm 1798 sẽ bắt gọn các bổn đạo giết cho sạch. Các quan hết sức can ngăn nhưng vua cương quyết bắt phải thi hành mệnh lệnh. Giáo dân nghe biết bèn rũ nhau trốn kẻ lên núi, người xuống biển [5]. Ngày 17.8.1798 Tây Sơn đưa ra sắc lệnh bài đạo dựa trên lý lẽ: “Xét rằng kiến thức điều khiển quốc gia đều gồm trong tam cương. ngũ thường (...) trong khi đạo Hoa lang lại đầy mê tín, dối gạt dân chúng và đảo lộn trật tự xã hội.” [6] Luận điệu này gần giống với quan điểm của Minh-Mạng, khi ông ban hành sắc dụ cấm đạo ngày 6.1.1833 với những lời lẽ như: “Đã từ lâu nhiều người Âu-Châu đến giảng đạo Da-Tô, lừa dối dân đen, dậy chúng có một Thiên Đàng Hỏa Ngục, chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gái ra vào lẫn lộn, mục-đích chúng là quyến rũ phụ-nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm! Thật là một điều trái với luân thường đạo nghĩa...” [7] Linh mục sử gia Phan Phát Huồn cho rằng “những quan niệm trên có nhiều chỗ không đúng sự thật. Người Công Giáo không thờ cúng tổ tiên không có nghĩa là họ không thảo kính và mến yêu ông bà, tổ tiên. Chứng cớ là khoản 4 của Thập Điều dậy tín hữu công giáo phải thảo kính cha mẹ. Đạo Công –giáo cấm thờ cúng tổ tiên hoặc một thực tài nào khác ngoài Thiên-Chúa do đó đạo Công-Giáo là một tôn giáo độc-thần.” [8] Trong sắc dụ cấm đạo ngày 17.1.1860, Tự-Đức viết rằng: “Từ lâu đạo Da-Tô đã vào nước chúng ta và đã làm mê hoặc dân chúng, đã có những sắc dụ rất nghiêm khắc cấm tả-đạo, mỗi lần có tên công-giáo nào bị bắt chúng ta đã trừng trị nó, vậy mà vẫn có những bọn người ngu ngốc mù quáng nhất định không chịu xuất giáo.
Lúc tàu bọn mọi rợ đến trong nước chúng ta, vô cớ chúng đã đưa sự loạn lạc trong các tỉnh Quảng-Nam và Gia-Định, nhưng chúng đã không đi đến một kết quả nào, ban đầu chúng muốn liên lạc với chúng ta, và đã khiêm nhường yêu cầu chúng ta kính trọng sự tự-do tín-ngưỡng. Rõ ràng chúng không có mục-đích gì khác ngoài mục-đích nầy.
Những kẻ thủ lãnh của bọn chúng đã tưởng rằng vì lời yêu cầu ấy chúng ta sẽ hủy bỏ những dụ cấm đạo, chúng ta biết chắc chúng nuôi ý tưởng ấy thầm kín ở trong lòng. Chúng ta cần phải trừng trị chúng một lần nữa cho chúng biết mặt. Chúng ta cần phải rẽ lúa tốt ra khỏi cỏ lùng, người lương dân với bọn côn đồ, chúng ta phải tiêu diệt tất cả những ước vọng xấu xa của chúng...” [9]
Thêm nữa các lý lẽ do giới cầm quyền nêu lên xét ra không vững vì với lập luận hàm hồ xa rời thực tế đối chiếu cùng nội dung mà giáo lý Công Giáo truyền dạy lúc bấy giờ. Trong cuốn sách nhỏ mới in gần đây có tên Đạo Trung Tùy Bút, giáo sư Trần Văn Toàn đã soi sáng những uẩn khúc nằm trong cái lý lẽ nêu trên: “Người Việt, bên lương cũng như bên giáo, thường có điều thắc mắc, vì nghĩ rằng theo đạo từ ngoại quốc đưa vào, thì tất không hợp với tập tục của mình. Có người cho rằng đi đạo là bỏ ông bà cha mẹ. Vì thế ngay từ buổi đầu, các giáo sĩ đã ra công giải thích rằng: tuy đạo Thiên Chúa từ Thái-Tây truyền sang, nhưng nguồn gốc nó lại là từ Tiểu Á, đàng khác truyền thống tam giáo Việt Nam cũng là từ ngoại quốc, Ấn Độ và Trung Hoa, đem vào, và sau cùng thì người theo đạo Thiên Chúa sống ở đời cũng không ngoài phạm vi trung hiếu, có khác chăng là khác thể thức. Muốn giảng tin lành cho một xã hội tổ chức trên căn bản Nho giáo, lẽ tất nhiên là các giáo sĩ đạo Thiên Chúa phải nói đến lập trường của mình về tam cương ngũ thường, vì lẽ rằng từ vua quan cho đến dân chúng, ai cũng đứng vào lập trường chính đạo để đánh giá tin lành, xem có thể chấp nhận được hay là không.” [10]
Một vị túc nho ở Huế, linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích đã mượn những chữ trong sách Xuân Thu và Trung Dung qua một đối liên tuyệt diệu để nói lên tấm lòng người Công Giáo đối với gia đình, đất nước và nhất là sự trung thành, chung thủy với tôn giáo của mình:
Tử hựu hà phương, vi trung vi hiếu,
Đạo bất khả lị, duy nhất duy tinh.
Nghĩa là:
Chết nào hại được ai, vẫn trung vẫn hiếu,
Đạo không thể xa lìa, duy nhất duy tinh. [11]
Câu trên lấy ý từ sách Xuân Thu của Khổng Tử, câu dưới mượn ở sách Mạnh Tử của thầy Mạnh. Trong trường hợp này, linh mục Nguyễn Văn Thích muốn nói lên tấm lòng của Thánh Micae Hồ Đình Hy (1808-1857) là một vị quan lớn trong triều Tự Đức với chức tước Thái Bộc Tự Khanh, thuộc Giáo phận Huế, đã được phúc tử vì đạo, để chứng minh rằng cái chết không thể nào làm hại được ai, càng tôn lên phẩm tiết của người tử đạo và tấm lòng hiếu với nhà, trung với nước vẫn tỏ rõ cùng trời đất, nhất là đạo Công Giáo là chính đạo, là đạo duy nhất, duy tinh nên càng không thể bỏ được.
Trần Văn Giàu, sử gia của chế độ Cộng Sản Việt Nam tuy rất kính trọng linh mục Nguyễn Văn Thích nhưng trong một số bài viết vẫn cho rằng linh mục Sảng Đình đã dùng tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại để biện minh cho đạo Công Giáo. Thật sự, quan điểm của linh mục Nguyễn Văn Thích cũng là quan điểm của một số các nhà Trung Hoa Học (Sinologue) trong đó có nhiều vị thừa sai nổi tiếng như Léon Wieger, Séraphin Couvreur, Henri Bernard-Maitre, mục sư James Legge v.v... Trong tác phẩm Sage chinoise et Philosophie chrétienne, [12] Henri Bernard-Maitre trình bày nhiều đề tài triết học, tôn giáo của Tây Âu đối chiếu với triết học và lịch sử Trung Quốc. Chống đối hay biện minh cho một tôn giáo hoàn toàn tùy thuộc vào chỗ đứng và cách nhìn của từng người. Điều quan trọng là phản ảnh đúng sự thật và nhất là luận điểm đưa ra có thuyết phục được người khác hay không.
Nếu trước đây, trong các thế kỷ XVII, XVIII, khi số lượng giáo dân còn ít, các chúa Nguyễn nhắm đối tượng cấm đoán là các giáo sĩ ngoại quốc để vu cho họ là gián điệp, do thám nhằm có cớ để giết hay trục xuất thì qua thế kỷ XIX, lúc con số giáo dân đã đông đảo dần lên có thể trở thành một thế lực trong chính trị, nhà cầm quyền như Tây Sơn hay các vua nhà Nguyễn dồn chủ đích tiêu diệt vào khối thần dân của mình. Các lý lẽ cấm đạo trong nhiều sắc dụ của triều đình đều giống nhau nhưng hoàn toàn sai lạc, xa với sự thật khi đối chiếu lại với giáo lý, đường lối, phong cách xử thế của Công giáo.
Tuy nhiên giữa trận bão âm thanh cuồng loạn, ác sát, ngập mùi tử khí đối với người Công Giáo từ triều đại Cảnh Thịnh qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị rồi Tự Đức, bỗng nhiên xuất hiện một luồng ánh sáng tươi dịu qua tờ trình của Nguyễn Đăng Giai, kinh lược sứ miền Bắc của triều Huế thời Tự Đức xin nhà vua kính sự tự do tín ngưỡng của người Công Giáo cũng là con dân của mình. Tờ trình có dụng ý làm cho Tự Đức nhận chân được sự thật và đình chỉ việc bách hại đạo.
Sau đây là một vài đoạn trích dẫn: “Đạo Da-Tô là một tả đạo, đạo này đã lừa dân và đưa lại bao sự xấu xa cho dân chúng như lời Hoàng Đế đã tuyên bố. Vậy đạo nầy không phải là một đạo mới tràn lan trong dân chúng Việt Nam. Những người dân công giáo bây giờ giữ đạo vì cha mẹ, tổ tiên họ đã có đạo; số của người công giáo già trẻ, nam phụ lão ấu có đến 100.000 người; không phải trong vài tháng, vài năm mà chúng ta có thể sửa lại sự sai lầm của chừng ấy người!... Sách của chúng, về mặt văn chương chẳng có gì đáng kể, nhưng những sách ấy không dạy điều gì trái ngược luân thường đạo lý. Sách ấy không hại đến xã hội. Tất cả lời lẽ trong sách đều có một mục đích: “Đem hạnh phúc cho loài người”. Mặc dù người công giáo có nhiều điều sai lầm nhưng họ sống trong bình an. Họ trả thuế đàng hoàng và ít khi bắt được người công giáo làm nghề ăn trộm hay là nghề phiến loạn. Tối sáng bọn chúng đọc kinh, đêm cũng như ngày chúng ra sức cải thiện đời sống của mình để được phúc thiên đàng. Chỉ vì sai lầm như thế, hỏi có nên trừng trị họ một cách quá nghiêm khắc không?” [13] Tờ trình của Nguyễn Đăng Giai có những điểm xem ra phù hợp với thực trạng người Công Giáo nhiều thế kỷ về sau nhất là về phương diện xã hội.
Đoạn văn trích dẫn tiếp đây càng phản ảnh đúng con đường phát triển Tin Mừng của người Công Giáo trong những năm đầu thế kỷ XIX mà có lẽ xứ đạo Sáo Bùn cũng là một trong những giáo xứ điển hình: “Đây là phương pháp người công giáo thường dùng để tuyên truyền đạo: trước nhất họ làm cho nhiều người đàn ông theo đạo, tất nhiên cả gia-đình người đàn ông ấy cũng theo đạo. Ban đầu chỉ có vài gia đình công-giáo, với thời gian cả ấp, rồi cả làng đều có đạo Công giáo; và cứ lặng lẽ họ đã đi đến cái con số khổng lồ ngày nay. Người công-giáo nuôi nấng những kẻ bần cùng, đói rách, giúp đỡ những người đau khổ xác hồn. Không kể màu da nước tóc, họ vẫn coi nhau như phần-tử của một thân hình, vì thế những ai đã theo tả-đạo, người ấy lấy làm thích thú và không sao bỏ đạo được. Vả lại người công-giáo thấy những kẻ không công-giáo, ở ngoài xã-hội phải làm việc quá nhọc, trong gia đình phải khổ cực trăm bề, cha mẹ con cái, bà con không giúp đỡ lẫn nhau, cả ngày say đắm trong tài sắc, sống trong bất công và hằn thù ghen ghét nhau.” [14] Tuy ông Nguyễn Đăng Giai đã cố đưa ra những dữ kiện rất cụ thể để thuyết phục vua Tự Đức bãi bỏ các chỉ dụ cấm đạo nhưng nhà vua vẫn quyết định chính sách theo ý riêng của mình, bất chấp những lời can gián hợp lý.
2.- Những chủ chăn sống chết giữa đàn chiên xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa).
Một trong những vị chủ chăn đã đem hết tinh thần và sức lực phục vụ đàn chiên trong thời kỳ khó khăn nhất của Giáo hội và đã đổ máu đào minh chứng cho Đức tin tại giáo xứ Sáo Bùn, đó là linh mục Gio-an Đoạn Trinh Hoan.
Linh mục Đoạn Trinh Hoan sinh năm 1798 tại làng Vân Dương, tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, về sau dời đến làng Kim Long, tổng An Ninh, huyện Hương Trà cùng tỉnh. Ngài là con của ông Batôlômêô Đoạn Trinh Sương và bà Isave Diệm, là em của ông Đoạn Trinh Cung.
Linh mục Đoạn Trinh Hoan xuất thân trong một gia đình có nhiều người làm linh mục, bị đày đọa, bắt bớ, cầm tù, chết trong ngục hay chết vì đạo.
Ông Đoạn Trinh Cung chết rũ tù dưới thời bắt đạo của Tây Sơn. Các con của ông là Đoạn Trinh Cách bị lưu đày, và một người con khác là linh mục Đoạn Trinh Khoan (1829-1885) bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày 8.9.1885.
Thuở ấu thời, Đoạn Trinh Hoan học La-Tinh với cha Kiết, sau được cha này bảo trợ vào học Tiểu chủng viện An Ninh hoặc Tiểu chủng viện Di Loan thời Đức Cha Labartette làm Giám đốc, từ 1802. Khoảng năm 1816, Đoạn Trinh Hoan được Đức Cha Labartette gửi qua học tại chủng viện Pénang, rồi về nước năm 1824. Thầy Hoan giúp chủng viện An Ninh rồi khi thừa sai Jaccard (tên Việt là Phan) đưa chủng viện vào Dương Sơn, thầy Hoan cũng theo vào và từ đó làm thư ký cho Đức Cha Taberd. Năm 1836 Đức Cha Stéphane Cuénot (tên Việt là Thể) truyền chức linh mục cho thầy Hoan tại nhà thờ Gò Thị (Bình Định) và phái tân linh mục ra coi hai xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng từ năm 1836 đến 1838.
Từ năm 1838 đến 1842 cha Hoan làm quản xứ giáo xứ Bái Trời thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, kế tiếp đi coi một vài họ đạo tại Huế rồi lại ra Sen-Bàng lần thứ hai trong 4 năm.
Năm 1850, Giáo phận Bắc Đàng Trong (tức Giáo phận Huế ngày nay) được thành lập và Đức Cha Sohier (tên Việt là Bình) bổ nhiệm linh mục Đoạn Trinh Hoan làm cha sở giáo xứ Sáo Bùn (Tam Tòa, Đồng Hới) khoảng cuối năm 1851, đồng thời phụ trách hai tu viện Dòng Mến Thánh Giá Mỹ-Hương và Kẻ Bàng. Ngoài ra linh mục Hoan cũng coi thêm một họ đạo nhỏ gần giáo xứ Sáo Bùn là Kẻ Lái (hay Kẻ Lậy cũng gọi là Lý Nhơn) ở Bố Trạch, Quảng Bình.
Ngày nay các tư liệu còn lại của Giáo phận Huế cho biết linh mục Đoạn Trinh Hoan là người có công trong việc đào tạo, huấn luyện một số linh mục trẻ tuổi xuất sắc như linh mục Đoạn Trinh Khoan (gọi ngài bằng chú), linh mục Trần Phi Long, linh mục Inhaxiô Lê Văn Huấn, thầy Sáu Cang v.v... Các giám mục Cuénot, Pellerin, Sohier rất tín nhiệm cha Hoan trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ linh mục trẻ và nhiệt liệt khen ngợi ngài. [15] Lúc bấy giờ, làn sóng khủng bố người Công Giáo dâng cao với chính sách “phân sáp” ác liệt đang bổ xuống trên đầu giáo dân. Vào đầu năm 1861, cha Hoan đến xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) cho giáo dân xưng tội để chuẩn bị mừng Lễ Ba Vua (Lễ Hiển Linh). Nơi đây cha được ông Trùm xứ Nguyễn Văn Phượng lo nơi trú ẩn chu đáo. Khi đó có hai người ngoài Công Giáo thuộc hai làng Đức-Phổ và Hữu Cai (còn gọi là Hồ Cai) rình rập theo dõi và đi tố cáo với quan. Quan quân tại phủ lị Đồng Hới chuẩn bị kéo đến Sáo Bùn. Có ba giáo dân Sáo Bùn thấy vậy bèn chạy về cấp báo vì biết có thể người ta định đến bắt cha Hoan, trong khi đó các vị trong Ban Chức Việc bán tín bán nghi nên không chịu dẫn cha Hoan đi trốn ngay. Khi quan quân kéo đến Sáo Bùn, cha Hoan chạy ra bờ sông, xuống được một chiếc thuyền chèo ra xa. Không tìm thấy dấu tích vị linh mục, quan quân dập tắt hết đèn đuốc kéo ra bờ sông phục kích. Cha Hoan thấy bốn bề yên tĩnh bèn lên bờ tìm một bụi kín để núp nhưng bị lính phát hiện, báo động và ngài buộc phải lên tiếng xưng mình là đạo trưởng. Lính bắt ngài dẫn về Đồng Hới lúc đó đã quá nửa đêm ngày mồng 2 rạng mồng 3.1.1861.
Sáng ngày 3.1.1861, quan quân lùng bắt được ông Trùm xứ Nguyễn Văn Phượng.
Nghe tin cha Hoan bị bắt, Đức Cha Sohier (tên Việt là Bình) lúc đó đang ẩn trốn tại Sen Bàng xuất 15 nén bạc cộng thêm một số tiền của một vài giáo hữu giàu có ở đó đem vào Đồng Hới để tính chuộc cha Hoan ra nhưng các quan ở Đồng Hới không dám thả ngài vì ngài là đạo trưởng vốn là đối tượng chủ yếu trong chiến dịch lùng bắt người Công Giáo.
Ngày 4.1.1861 cha Hoan bị đưa ra xét xử cùng với 9 giáo dân. Trong tù, linh mục Đoạn Trinh Hoan bị tra tấn nhiều lần nhưng ngài không chịu xuất giáo, bị đánh 19 roi và vẫn hiên ngang làm công tác mục vụ như giải tội cho các tù nhân, an ủi khuyên bảo họ. Cuối tháng ba, cha Hoan bị kết án tử hình và tịch thu tài sản. Một số các giáo dân khác bị xử lưu đày gồm có: ông Biện, Thầy Huệ, ông Quế và bà Ban. Bốn người khác có liên can đến vụ này nhưng đã chạy trốn sẽ bị kết án khi bắt được.
Ngày 25.5.1861, bản án vua Tự Đức duyệt phê ra tới Đồng Hới.
Ngày 26.5.1861, một viên cai đội cùng lính tráng đến nhà tù tuyên đọc bản án trước sự hiện diện của cha Đoạn Trinh Hoan như sau: “Tự Đức năm thứ 14, ngày 17 tháng 4, tên Hoan là đạo trưởng, dạy đạo và lừa dối nhiều người, luận phải xử chém lập tức” . Sau đó ông ra lệnh đóng gông vào cổ cha và cho bốn tên lính cầm giáo áp tải cha đi ra cửa thành và đưa ra pháp trường là một cánh đồng trống ở ngoài thành Động Hải, kế cận làng Phú Ninh. Biết trước cuộc tử đạo của cha Hoan sắp diễn ra nên giáo dân Sáo Bùn đã chuẩn bị đến pháp trường trước, trải chiếu sẵn để cha quì lên trên.
Sau khi ngước mắt lên trời cầu nguyện rất sốt sắng một hồi lâu, linh mục Đoạn Trinh Hoan bình thản nói với lý hình: “Tôi đã sẵn sàng”. Trước khi khai đao, lý hình nhảy múa chờ lệnh để chém xuống. Nhát đao thứ nhất chém trúng vai khiến cha Hoan té ngửa, tên lính túm tóc cha ngồi lên và chém nhát thứ hai vào má rồi chém tiếp theo hai nhát nữa. Nhát sau cùng đã trúng cổ khiến đầu cha văng ra xa khoảng năm bước. [16] Giáo dân thuộc nhiều xứ Sáo Bùn, Mỹ Hương được phép vào thấm máu và tẩm liệm rồi đem về an táng tại nghĩa trang các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ở Mỹ Hương. Sau khi vua Tự Đức tha đạo và giáo hội lập hồ sơ phong á thánh, xác ngài được cải táng và đưa về đại chủng viện Phú Xuân (Huế).
Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn linh mục Đoạn Trinh Hoan lên hàng Chân Phúc ngày 2.5.1909.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh cha Hoan lên bậc Hiển Thánh ngày 19.6.1988.
Cùng chịu tử vì đạo với linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan ngày 26.5.1861 tại pháp trường Đồng Hới còn có ông Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1801-1861), Trùm xứ Sáo Bùn và Trùm hạt Quảng Bình.
Hai vị thừa sai người Pháp cũng đã chia xẻ những khổ cực, gian nan với giáo dân Sáo Bùn, sống chết với đàn chiên trong hoàn cảnh truân chuyên nhất dưới thời Văn Thân – Cần Vương (1885-1886) đó là linh mục Jean Héry (tên Việt là Y) và linh mục Claude Bonin (cố Ninh).
Từ tháng giêng năm 1886 đến tháng 6-1886, linh mục Jean Héry (tên Việt là Y) trông coi giáo xứ Sáo Bùn với dân số khoảng 1200 giáo dân, Có tu viện Dòng Mến Thánh Giá và một viện dục anh nuôi trẻ em mồ côi. Thời gian đầu năm 1886, trong khi các giáo xứ nam Quảng Bình như Mỹ Hương, Mỹ Phước, Trung Quán, Xuân Hồi còn yên ổn thì các giáo xứ ở Quảng Trị, chủng viện An Ninh bị tấn công. Cha Héry tới xin đồn Pháp đóng ở cửa Đồng Hới một số súng ống nhưng bị từ chối vì trước đó họ đã giúp cho cố hai lần một số vũ khí và ngài đã chở vào giúp cho giáo xứ và chủng viện An Ninh khoảng tháng 9.1886. Không trông chờ được sự giúp đỡ của người Pháp, các giáo xứ nam Quảng Bình khi bị Văn Thân tấn công phải tự cứu mình trong hoàn cảnh khẩn trương. Lúc bấy giờ đại đa số giáo dân bỏ chạy về giáo xứ Sáo Bùn nên giáo xứ Sáo Bùn trở thành một khu tị nạn lớn. Mặc dù khó khăn nhưng giáo dân Sáo Bùn hết lòng cưu mang, giúp đỡ anh chị em của mình. Cha Héry đã lo tổ chức cứu trợ rất tận tình, chu đáo.
Sau đó, tình hình trở lại yên ổn và mọi người ai nấy trở về giáo xứ của mình.
Ngày 14.6.1886, được phép của giáo quyền, linh mục Héry rời Sáo Bùn qua Hồng Kông chữa bệnh, sau 6 năm làm quản nhiệm ở đây. Sau đó cha Héry về Pháp và năm 1906 ngài qua đời tại đó.
Linh mục Claude Bonin (tên Việt là Ninh) đến thay cố Y làm quản xứ Sáo Bùn. Nhận được giáo xứ sau mười ngày, thì ngày 24.6.1886 quân Văn Thân bất ngờ tấn công Sáo Bùn, một mặt đốt phá nha dân chúng, một mặt tấn công nhà thờ giết 52 giáo dân đang trốn ở đó. Một số lớn giáo dân khác chạy về ẩn núp tại Đồng Hới. Linh mục Bonin nhanh chân xuống ghe chèo ra Đồng Hới cùng với giáo dân.
Ngày 5.8.1886, quân Văn Thân do tên chỉ huy tên là Cộc đánh vào thành Đồng Hới nhưng thất bại. Trong trận này có 3 giáo dân Sáo Bùn bị tử thương.
Một biến cố khác có liên hệ tới giáo xứ Sáo Bùn là việc quânVăn Thân tấn công giáo xứ Mỹ Phước, bắt cha sở Tống Viết Cơ đem đi giết. Giáo dân chạy vào nhà thờ nên quân Văn Thân đốt nhà thờ thiêu sát khoảng 442 người ngày 13.1.1886. Cùng bị bắt với cha sở Tống Viết Cơ và bị giết có một nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ở tu viện Nhu Lý tên là Y [18] Theo Bulletin Des Amis Du Vieux Hué tháng 7-8 năm 1941, tr. 297-298. Khi xảy ra thảm kịch nói trên, linh mục Héry đến đồn Pháp ở cửa Đồng Hới xin giúp đỡ. Chỉ huy trưởng người Pháp cho một tiểu đội theo cha Héry lên giáo xứ Mỹ Hương tìm không gặp được ai cả. Tất cả giáo dân chạy trốn sau những động cát ngoài bờ biển. Cha Héry đã đi tìm và gặp được họ đang sợ hãi ẩn náu ở đó nên đưa tất cả về tạm trú tại ba địa điểm: Sáo Bùn, Sáo Cát Thượng và Sáo Cát Hạ. Số giáo dân này gồm có 50 nữ tu, các trẻ em mồ coi viện Dục anh và 410 giáo dân họ đạo Mỹ Hương [17]. Theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc, cuối năm 1886, linh mục Bonin lập trại định cư trên sở đất gần cửa Đồng Hới gọi tên mới là Tam Tòa gồm có dân Sáo Bùn, và một số đông giáo dân Mỹ Hương, Mỹ Phước, Trung Quán, Mỹ Duyệt. [18] Linh mục Cadière, trong cuốn sách Les lieux historiques du Quảng Bình, có viết: “Ở giữa trại lính là một cái miếu mỗi năm đều có lễ tế các tử sĩ trận vong đã hy sinh vì xứ sở trong việc bảo vệ lũy. Muốn tới đó người ta phải qua một cổng khoét ở tường thành. Ở trung tâm nơi này ngày xưa có ba tòa miếu nên do đó có tên Tam Tòa mà người công giáo hiện đang chiếm cư trại đó.” [19] Căn cứ theo sự sưu khảo của nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2006), “trước Cách mạng tháng 8-1945, phường Đồng Mỹ bao gồm làng Lệ Mỹ và họ giáo Tam Tòa. Địa giới phường này từ cầu Mụ Kề đến Khe Nước (Khe này có vị trí tương đương với con mương phóng thủy ở Hải Thành hiện nay). Một con đường duy nhất đi suốt chiều dài phường Đồng Mỹ, cũn bắt đầu từ phía cầu Mụ Kề đến Khe Nước. Mùa hè, khe cạn, con đường có thể cho xe vượt qua để đi tiếp đến bãi tắm Nhật Lệ. Họ giáo Tam Tòa ăn ở tập trung trên chiều dài dọc con lộ này, đến trước mặt nhà thờ thì có một con đường cắt ngang thẳng từ nhà thờ đến đường quốc lộ hiện nay.” [20] Tác giả Nguyễn Tú cho biết thêm: “Người làng Lệ Mỹ là một vạn chài, sinh sống bằng nghề cá trên sông, biển, lênh đênh mạn thuyền, ít người sống trên đất, nên phường Đồng Mỹ, dân cư chủ yếu là họ giáo Tam Tòa.. Họ giáo này không phải là người bản địa ở làng Lệ Mỹ mà họ có sự khai thiết từ thế kỷ XVII. Ngày nay, chúng ta quen gọi Tam Tòa như một địa danh làng xóm, nhưng thực ra, Tam Tòa là nơi ba cái miếu thờ: Cửu Thiên huyền nữ, Liễu Hạnh công chúa và Huyền Trân công chúa.” Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển VII chép về Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, nói “năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) dựng hai miếu Hội Đồng và Tam Tòa ở Quảng Bình. Miếu Hội Đồng ở xã Lương Yến huyện Phong Lộc (nay là xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh); miếu Tam Tòa ở ngoài lũy Nhật Lệ (tức phường Đồng Mỹ ngày nay).” [21]
Ngày nay, dù bối cảnh lịch sử có khác nhưng tâm tình hiệp thông giữa các vị mục tử với đàn chiên, cụ thể là qua biến cố Tam Tòa ngày 20-7-2009 đã được nâng lên tầm mức cao hơn. Thực chất của biến cố ngày nay cũng không khác gì cốt lõi của sự kiện lịch sử ngày trước với cảnh các vị chủ chăn lên tiếng đòi hỏi cho Công lý và Sự thật mà bị đánh đập, sách nhiễu, lăng mạ, chửi rủa. Riêng trong biến cố Tam Tòa, có thể so sánh Giám Mục Cao Đình Thuyên của Giáo phận Vinh với Giám Mục Joseph Hyacinthe Sohier (tên Việt là Bình) của Giáo phận Huế. Các linh mục Lê Thanh Hồng, Nguyễn Đình Phú, Ngô Thế Bính là hậu thân của các linh mục Manuel Nguyễn Văn Bổn, Lôrensô Huỳnh Văn Lâu, Gioan Đoạn Trinh Hoan, biểu trưng sự gắn bó nhiệt thành, sự hiểu biết sâu sắc giữa mục tử và đàn chiên. Tất cả đều gợi nhớ lại nội dung của Tân Ước nói về vai trò mục tử. Chỉ khác là ngày nay hệ thống truyền thông từ hai phía thống trị và bị trị đều đã nhập cuộc trong một thế trận sống mái, quyết liệt. Chính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã công khai phủ nhận quan hệ xin – cho trong tôn giáo. Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên bày tỏ một tình hiệp thông sâu đậm khi tuyên bố “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo phận Vinh, việc của Vinh cũng là việc của Thái Hà” và cho biết Giáo hội không chủ trương bạo động, không đòi lật đổ chính quyền mà chỉ đòi Công lý và Sự thật. Qua biến cố Tam Tòa, chúng ta học được nhiều bài học lịch sử chẳng những của quá khứ mà còn của cả hiện tại thể hiện trong vai trò của các vị mục tử nhân lành. Dĩ nhiên vai trò đó không chỉ xuất hiện trong thời buổi khó khăn, nghĩa là lúc Giáo hội bị bách hại, mà còn cả trong thời gian yên ổn khi Giáo hội được tự do rao giảng Tin Mừng mà việc tổ chức Năm Thánh Cầu Cho Linh Mục càng có thêm ý nghĩa đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
New Jersey Sept. 11, 2009
CHÚ THÍCH:
1.-Gio-an 10: 11-13; Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng giám mục Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, 1994, trang 438.
2.- R. P. Cadière, Missionnaire apostolique, Les lieux historiques du Quảng Bình, B.E.F.E.O, No. 3, 1903,
3.- Thư của Labartette, viết ngày 23.6.1786, Documents, trang 14, dẫn lại theo Nguyễn Phương, Việt Nam Thời Bành Trướng: Tây Sơn, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1967, trang 327.
4.-Thư giáo sĩ Longer cho Giám đốc nhà Dòng các Phái đoàn Truyền giáo, 14.4.1792 (A. Launay, III, t. 239, dẫn lại theo Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, từ 1771 đến 1802, Nxb. Văn Sử Học, 1973, tr. 309.
5.- Thư giáo sĩ Longer cho Giám đốc nhà Dòng các Phái đoàn truyền giáo, Tonkin, 3.6.1799 (A. Launay, III, t. 250, dẫn theo Tạ Chí Đại Trường, Sđd, tr. 309.
6.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Cứu Thế Tùng Thư xb. Quyển I, 1965, tr. 247.
7.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Cứu Thế Tùng Thư xb., bản in lần hai, 1965, quyển I, tr. 327.
8.- Phan Phát Huồn, Sách đã dẫn, tr. 319.
9.- Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 450.
10.- Trần Văn Toàn, Đạo Trung Tùy Bút, Nxb. Tôn Giáo, 2008, tr. 86.
11.- Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, Quyển I, 2006, tr. 563.
12.- Henri Bernard-Maitre, Sage chinoise et Philosophie chrétienne, in tại Sienhsien, Trung Quốc, 1935.
13.- Louvet, La Cochinchine religieuse, II, 200, dẫn lại theo Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 416-417.
14.- Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 416.
15.- Linh mục Nguyễn Văn Hội, Tiểu sử các linh mục Giáo phận Huế, Tài liệu đánh máy, tr. 63.
16.- Lữ Giang, Tam Tòa: Nối tiếp gương các Thánh Tử Đạo, VietCatholic News, Aug. 01.2009
17.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Quảng Bình. Tlđd, tr. 23.
18.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Tư liệu đã dẫn, tr. 23-24.
19.- Léopold Cadière, Sđd, tr. 181.
20.- Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, Trung Tâm VNTT Thị xã Đồng Hới, 2000, tr. 149.
21.- Nguyễn Tú, Sđd, tr. 149.
Báo Điện Tử Của Đảng Cộng Sản Bán Đứng Hoàng Sa
Ngọc Khánh
15:47 11/09/2009
Cư dân mạng mấy hôm nay lại được dịp bàn tán xung quanh vụ sì- căng-đan liên quan tới cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Được người bạn gửi cho đường link với lời bình cụt lủn "bó tay chấm com", tôi nhấn vội để đọc nhưng đã thấy bài viết bị xóa trắng mà không kèm theo một lời đính chính nào.
Thì ra, đây là cái cách làm báo thời nay của mấy trăm tờ báo trong nước, báo điện tử của ĐCSVN cũng không phải là một ngoại lệ.
Về cách "kiểm duyệt" này, cô nhà báo Phạm Đoan Trang, người vừa được ăn cơm tù 9 ngày vì lối viết lách không tôn trọng "lề phải" đã mô tả như sau:
"Truyền thống của làng báo điện tử Việt Nam là bài nếu có cái sai nhỏ thì len lén vào sửa, có cái sai lớn thì rút xuống phi tang".
Mấy chuyện vặt như phi tang hay chối đây đẩy vốn là "nghề" của đảng, kiểu như "Việt Nam không có tù chính trị, không có ai bị bắt về bất đồng chính kiến".v.v.
Nhưng lần này, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nhiều bolgger đã kịp ghi lại nguyên văn bài báo mà cơ quan ngôn luận thuộc hàng "đứng đắn" nhất Việt Nam này đã phi tang.
Bài báo "Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông" đăng trên trang báo điện tử ĐCS, ngày 4/9/2009 đã quảng cáo hình ảnh, sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Không dừng lại ở đó, bài báo tỉnh bơ nhắc tới những hoạt động của Trung Quốc liên quan tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thể đó là những phần lãnh thổ hiển nhiên thuộc về Trung Quốc. Xin trích một vài đoạn:
..."Ngày 18.8.2009, đội tàu hộ tống gồm hơn 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiến hành tiếp tế, hậu cần, thăm quan cơ sở công tác và sinh hoạt của binh lính trên đảo, đồng thời đưa 2 tàu chở trực thăng là ”Thâm Quyến” và ”Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không"...
Và tiếp theo:
..."Ngày 24.8.2009, lực lượng Hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân Trung Quốc. Một trong những nội dung mới đáng lưu ý trong các hoạt động huấn luyện quân sự năm 2009 là hoạt động huấn luyện nhảy dù từ máy bay trực thăng và từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa"...
Đáng lý, dưới bản tin như vậy, báo ĐCS phải đưa ra quan điểm khẳng định chủ quyền của VN với 2 quần đảo này hay lên án việc tập trận của Trung Quốc nhưng tờ báo lại hành xử như thể đó là cơ quan ngôn luận của ĐCS... Trung Quốc!
Dư luận có quyền phẫn nộ với những bài báo như vậy, nhất là khi đó là một chuỗi những sai lầm liên tiếp! Từ cuốn sách ca ngợi việc Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" của Mạc Ngôn xuất bản đúng dịp kỉ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung, tới trang web mang tên miền chính phủ ca ngợi và bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hay gần đây nhất, Thông tấn xã Việt Nam gọi Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc khi đưa tin về việc Trung Quốc thả các ngư phủ Việt Nam. Bài báo đó đã nói rằng "những ngư dân Việt Nam bị giam giữ ở Trung Quốc". Trong khi đó, họ bị giam giữ tại một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa! Sau vài ngày, nhờ sự phát hiện của nhiều bạn đọc và sự phản ảnh của một số trang báo mạng hải ngoại, TTXVN mới "len lén vào sửa" lại! Không ít bạn đọc đã đưa ra những câu hỏi ngờ vực trước hàng loạt các sự kiện như vậy, hay là nhà nước đang mở đường cho việc công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc?
Hy vọng là không phải như vậy mà đơn thuần là do "lỗi kỹ thuật" http://bauxitevietnam.info/c/8090.html như một ông lớn nào đó của tòa báo vừa lên tiếng.
Các cụ xưa kia dạy "bút sa gà chết". Ông Phạm Văn Đồng đã "sa bút" để mấy chục triệu "con gà" Việt Nam chết dở rồi! Mong sao các nhà báo, lều báo Việt Nam viết lách cho cận thận một tý.
Nguồn: http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8079
Thì ra, đây là cái cách làm báo thời nay của mấy trăm tờ báo trong nước, báo điện tử của ĐCSVN cũng không phải là một ngoại lệ.
Về cách "kiểm duyệt" này, cô nhà báo Phạm Đoan Trang, người vừa được ăn cơm tù 9 ngày vì lối viết lách không tôn trọng "lề phải" đã mô tả như sau:
"Truyền thống của làng báo điện tử Việt Nam là bài nếu có cái sai nhỏ thì len lén vào sửa, có cái sai lớn thì rút xuống phi tang".
Mấy chuyện vặt như phi tang hay chối đây đẩy vốn là "nghề" của đảng, kiểu như "Việt Nam không có tù chính trị, không có ai bị bắt về bất đồng chính kiến".v.v.
Nhưng lần này, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nhiều bolgger đã kịp ghi lại nguyên văn bài báo mà cơ quan ngôn luận thuộc hàng "đứng đắn" nhất Việt Nam này đã phi tang.
Bài báo "Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông" đăng trên trang báo điện tử ĐCS, ngày 4/9/2009 đã quảng cáo hình ảnh, sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Không dừng lại ở đó, bài báo tỉnh bơ nhắc tới những hoạt động của Trung Quốc liên quan tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thể đó là những phần lãnh thổ hiển nhiên thuộc về Trung Quốc. Xin trích một vài đoạn:
..."Ngày 18.8.2009, đội tàu hộ tống gồm hơn 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiến hành tiếp tế, hậu cần, thăm quan cơ sở công tác và sinh hoạt của binh lính trên đảo, đồng thời đưa 2 tàu chở trực thăng là ”Thâm Quyến” và ”Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không"...
Và tiếp theo:
..."Ngày 24.8.2009, lực lượng Hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân Trung Quốc. Một trong những nội dung mới đáng lưu ý trong các hoạt động huấn luyện quân sự năm 2009 là hoạt động huấn luyện nhảy dù từ máy bay trực thăng và từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa"...
Đáng lý, dưới bản tin như vậy, báo ĐCS phải đưa ra quan điểm khẳng định chủ quyền của VN với 2 quần đảo này hay lên án việc tập trận của Trung Quốc nhưng tờ báo lại hành xử như thể đó là cơ quan ngôn luận của ĐCS... Trung Quốc!
Dư luận có quyền phẫn nộ với những bài báo như vậy, nhất là khi đó là một chuỗi những sai lầm liên tiếp! Từ cuốn sách ca ngợi việc Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" của Mạc Ngôn xuất bản đúng dịp kỉ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung, tới trang web mang tên miền chính phủ ca ngợi và bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hay gần đây nhất, Thông tấn xã Việt Nam gọi Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc khi đưa tin về việc Trung Quốc thả các ngư phủ Việt Nam. Bài báo đó đã nói rằng "những ngư dân Việt Nam bị giam giữ ở Trung Quốc". Trong khi đó, họ bị giam giữ tại một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa! Sau vài ngày, nhờ sự phát hiện của nhiều bạn đọc và sự phản ảnh của một số trang báo mạng hải ngoại, TTXVN mới "len lén vào sửa" lại! Không ít bạn đọc đã đưa ra những câu hỏi ngờ vực trước hàng loạt các sự kiện như vậy, hay là nhà nước đang mở đường cho việc công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc?
Hy vọng là không phải như vậy mà đơn thuần là do "lỗi kỹ thuật" http://bauxitevietnam.info/c/8090.html như một ông lớn nào đó của tòa báo vừa lên tiếng.
Các cụ xưa kia dạy "bút sa gà chết". Ông Phạm Văn Đồng đã "sa bút" để mấy chục triệu "con gà" Việt Nam chết dở rồi! Mong sao các nhà báo, lều báo Việt Nam viết lách cho cận thận một tý.
Nguồn: http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8079
Hồi ký Cố Gm Lê Đắc Trọng - Hiện tình tôn giáo sau năm 1975
+Gm Phaolô Lê Đắc Trọng
15:51 11/09/2009
I. NHÀ NƯỚC VỚI TÔN GIÁO
Phật Giáo đấu tranh mạnh và nhiều với Nhà Nước, song Nhà Nước không sợ họ bằng sợ Công Giáo. Vì cho rằng Công Giáo đoàn kết hơn, giáo lý vững chắc, hậu thuẫn là cả một Giáo Hội hoàn vũ cũng vững chắc, cấu kết mạnh mẽ, một lực lượng tinh thần mạnh nhất trên thế giới (Họ không biết Thiên Chúa mới là Đá Tảng). Nếu phân biệt fond (nền) và forme (hình thức bề ngoài) trong mối quan hệ, như khi làm dissertation, thì forme có thay đổi – có đôi chút dễ dãi; nhưng về fond vẫn giữ nguyên nghi ngờ, đề phòng, căm ghét, không làm gì thì chịu vậy đấy thôi! Với Vatican, có tôn trọng, nể nang hơn xưa một chút, không còn coi là kẻ thù, nhưng vẫn còn nghi ngờ, canh chừng.
Đặt ra các lý do để từ chối việc nọ việc kia. Như xin cho người trong Nam ra làm việc ngoài Bắc, sẽ trả lời: Bắc người ta không thích Nam, hoặc ngoài Bắc đủ người rồi. Lúc khác thì lại nêu miền Nam tiến bộ lên, để Bắc noi theo. Những lý do chỗ công khai thì khác, chỗ riêng tư lại khác. Cán bộ lên lớp, phê phán, chỉ trích một người nào đó, hết buổi họp lại ra uống nước vui vẻ với nhau. Làm việc không theo luật lệ, mà chỉ thích theo ý muốn cấp trên khoán cho cấp dưới. Ví dụ, cấp trên không muốn cho tổ chức lễ nọ lễ kia, hay một vị Giám Mục trở về nhiệm sở, cấp dưới bầy đủ ra mọi lý do, có khi rất trẻ con, miễn sao ngăn cản được, và nếu thành công, cấp dưới được khen thưởng. Nếu không, là tại cấp dưới, bởi đó cấp dưới cố công mà làm cho được.
Họ không nhận trách nhiệm bao giờ, chỉ bắt đương sự phải gánh hết, người dân đi lính phải làm đơn xin đi, mặc dầu trốn lính không được. Người phá thai phải làm đơn yêu cầu (thế mà đẻ con thì bị phạt). Đức Cha Thuận đi Rôma là vì ngài yêu cầu, ngài ở lại là vì ngài yêu cầu (được thu xếp cho yêu cầu). Luận điệu chung, nhà nước rất dễ dàng, khó khăn là ở các ông, ở nội bộ các ông …
II. NỘI TÌNH CÔNG GIÁO
Hàng Giám Mục
Giám Mục đoàn yếu, nhiều vị tuổi già, bệnh tật, lại ở những vị trí quan trọng. Thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền, theo địa phương, tuy chưa đến độ trầm trọng. Vị thì chỉ lo cho quyền lợi Giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung: vị khác lo bảo vệ vinh quang (học vị), hầu hết nhút nhát sợ sệt, nhất là các vị miền Nam, vì luôn bị mặc cảm chiến bại. Đức Giám Mục Mỹ Tho đạo đức chân chính bị coi là lẩm cẩm. Không thiếu những vị kỳ thị Giáo phận nhỏ to, thầm mơ ước, và thậm chí nếu có thể, vận động cách nào đó để được chuyển vào những vị trí cao sang. Ngày trước có một vị linh mục, đi qua viếng Rôma về nói: Sang Rôma về kém cả lòng tin, vì lúc đó có nhiều thói cũ, tệ lạm … Có lẽ vì thế mà những vị nào học Rôma về dễ kém lòng tôn trọng Tòa Thánh, muốn theo ý riêng hơn là đường lối chung. Tất cả đều orthodoxe (chính thống), nhưng thái độ khác nhau trước Đoàn Kết, và thường là không dứt khoát. Trong một buổi gặp mặt nọ, một linh mục đứng lên hỏi Đức Tổng của mình về thái độ phải có trước phong trào đó, Ngài chỉ nói: “Các cha đã biết thái độ của tôi rồi”. Thái độ đó nào ai biết !
Các Linh Mục
Vì các vị chủ chăn giáo phận như thế, thì hàng linh mục làm sao hoàn hảo được. Giám mục thế nào, thì linh mục cũng thế, và kém xa nữa.
Miền Bắc ít linh mục, ít phức tạp. Miền Nam, nhất là Sài Gòn, nhiều linh mục, rất phức tạp. Có một số những vị học hành nhiều, nhưng một số coi nhẹ căn tính linh mục, mà nặng về học vị. Cộng sản khi thịnh hành, không sợ trí thức cho bằng tôn giáo. Trí thứ cũng như tư bản hay ngả nghiêng nhất, nên dễ bị lợi dụng. Người Việt Nam lại quý trọng những người bằng cấp, được nhiều sùng bái, bởi đó sự ngả nghiêng của những vị đó có thể tác hại nhiều đối với những người sùng bái.
Sự giầu có đang xâm nhập vào hàng giáo sĩ, cả Nam – Bắc. Các nhà của các vị giáo sĩ đầy đủ tiện nghi hiện đại hơn là giáo dân. Người nghèo khó đến nhà linh mục, không có chỗ mà ngồi.
Người giáo dân
Giáo dân, nói chung đều tốt cả. Người ta nói: Ngày nay Chúa Thánh Thần hoạt động nơi giáo dân hơn là nơi giáo sĩ. Không biết có đúng không, nhưng có hiện tượng như thế. Trong xã hội, người ta lấy dân làm gốc. Trong đạo lúc này đúng là giáo dân được ơn Chúa soi sáng thúc đẩy hơn là giáo sĩ. Ngoài Bắc, thấy cha xứ thiếu tư cách, giáo dân kiện lên Bề Trên, tẩy chay cha không đi xem lễ. Hoặc họ nhắm mắt nói: “Cha có tội mặc kệ cha, mình chỉ tin Chúa”. Thái độ thụ động, chịu đựng thành thói quen trong chế độ, cả trong miền Nam. Ở miền Nam, họ đánh linh mục, đuổi linh mục, như ở Hoàng Mai, Xóm Mới, Tân Sa Châu. Giáo quyền đóng cửa nhà thờ, giáo dân đành thiệt phận.
Một định giá có vẻ ngạo mạn: giáo dân tốt hơn linh mục, linh mục hơn Giám Mục. Điều đó có thể chứng minh trong việc phong thánh, giới nào vững vàng nhất. Ở trong tù, thường là thế này: giáo dân hơn tu sĩ, tu sĩ hơn linh mục. Trong những vấn đề khó khăn: giáo dân vững vàng, linh mục nhẹ nhàng, Giám Mục im tiếng, hoặc xuê xoa.
III. PHONG TRÀO GIÁO LÝ
Miền Bắc theo lối cổ truyền: học thuộc lòng kinh bổn, không thấy giải nghĩa. Trước kia, tụ tập học như thế cũng không được, phương chi giảng dạy. Họ vẫn giữ tốt đạo, nhờ ơn Chúa Thánh Linh bù đắp, dù thiếu học hành giáo lý. Ngày nay phong trào giáo lý bắt đầu rầm rộ ở khắp nơi, tuy mới trong trình độ sơ khai, vì cơ chế các giáo lý viên đang hình thành. Tinh thần giáo lý ở miền Bắc nặng về những nguyên tắc luân lý, về đời sống. Nhưng do đó mà trước nay người ta còn giữ được đạo. Nhất là ngày nay trong cái xã hội đang xuống dốc về mặt luân lý. Một vị Tỉnh Ủy kia khen và tỏ lòng biết ơn một linh mục xứ kia, vì ông nói rằng nhờ linh mục xứ mà trẻ em ngoan ngoãn, có nhiều đức tính tốt, mặc dù linh mục đó chỉ giảng đạo trong nhà thờ. Có thể nói một mùa xuân chớm nở, ít người trở lại đạo tự ý, hầu hết là kết bạn. Bù lại, những nơi lơ là về đạo, từ hàng mấy chục năm nay, giờ đây trở lại, tự mình xây dựng lại nhà thờ, đọc kinh, học giáo lý. Ở mạn Bắc Việt Nam, gần Tàu, có hàng chục ngàn người Mèo (Hơ-mông) đang xin tòng giáo, mặc dù bị đánh đập, trục xuất khỏi bản làng, mà họ chỉ có học với đài Vatican.
Miền Nam, nơi được tự do từ lâu, có nhiều giáo lý viên, các lớp giáo lý rất thịnh hành. Họ có đời sống đạo ở mức cao và rộng rãi, nhờ được học tập nhiều. Học tập nặng về tri thức, kiến thức hơn là về đời sống luân lý, có lẽ nhiễm ảnh hưởng Tây Phương nhiều.
IV. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG (pragmatisme)
Giáo Hội Bắc và Nam khác nhau ở điểm đón nhận đời sống. Miền Bắc, bị Chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng, bị tước đoạt tất cả, chỉ lo giữ cái cốt yếu, giữ nguyên tắc, còn các cái khác không đáng kể. Một câu trả lời tiêu biểu cho khuynh hướng đó. Một cán bộ hỏi một người nghèo khó: “Đạo anh là đạo thế nào?” – “Đạo tôi là đạo thà chết chẳng thà bỏ đạo”. Bởi ít nhẹ nhàng uyển chuyển, nên bị coi là cứng nhắc, hoặc bảo thủ. Nhưng có bảo thủ như thế mới giữ được tới ngày nay. Ít chịu mua chuộc bởi lợi lộc, hay nói đúng, không chịu để bị mua chuộc bởi lợi lộc.
Miên Nam, chịu ảnh hưởng Chủ nghĩa thực dụng của Mỹ, làm sao được lợi nhiều, nặng về quyền lợi hơn là nguyên tắc. Ở đây không phê phán lối sống đó, nhưng chỉ nêu một số nhận xét: lo lắng làm sao giữ được quyền lợi, làm được một việc gì đó, mặc dù vì thế ảnh hưởng không hay đến nguyên tắc. Ví dụ nhóm tiến bộ yêu nước được coi là cần thiết, ích lợi cho Giáo Hội, vì nhờ có họ mà Giáo Hội được dễ dàng. Các tác phẩm văn hóa được xuất bản dưới bảo trợ của Đoàn Kết, vì có thế mới ra đời được, nhất là tên tuổi tác giả…không nghĩ rằng những việc vào loại đó ảnh hưởng đến sự hợp nhất trong Giáo Hội, sự hợp nhất phải gìn giữ như con ngươi trong mắt. Tham gia việc nọ việc kia để được ra Bắc du lịch, được xuất ngoại, sang được cả My. Do đó mà phong trào đoàn kết có đất sống vậy.
V. PHONG TRÀO CÁC PATRIOTES
Ở miền Bắc trước đây là “Hội liên lạc những người Công giáo yêu nước và hòa bình”. Giáo Hội khổ nhiều nhất vì nhóm đó trong nhiều năm, vì đó là công cụ để phá đạo, bách hại đạo, giống kiểu Julien Apostats: lấy đạo chống đạo, lấy người có đạo đập người có đạo, lấy con cái chống lại cha mẹ. Người ta bảo:
Nhà nước tôn trọng tôn giáo, những xích mích là do nội bộ các anh. Thế mà ai không theo nhóm đó là không theo chế độ, chống lại nhóm đó là chống lại nhà nước, được mang danh hiệu là đội lốt tôn giáo, phản quốc, vì chống lại những người yêu nước. Người Công giáo chịu bao khốn khó, tù đầy cũng là do nhóm này. Cũng may là những linh mục hay giáo dân lãnh đạo được lựa chọn ở những thành phần không đạo đức, nên ít ai theo; nhưng họ lại có quyền của nhà nước, mà họ dốt nát, nên càng dữ tợn, người ta vừa sợ, vừa biết bộ mặt của họ. Vì thế, nó đã sắp tàn nếu không có miền Nam đến tiếp sức và hồi phục nó dưới nhãn hiệu mới “Ban Đoàn Kết”.
Ủy ban này có lãnh đạo trí thức (các linh mục bằng cấp), tìm được đất màu mỡ ở miền Nam và sống mạnh, nhờ vào việc thay đổi chiến thuật: tế nhị, hiền từ chứ không hung hăng như ở miền Bắc xưa, lại thêm tính thực dụng trong đời sống, cộng với tinh thần sợ sệt coi mình như chiến bại (đi với họ, có lợi, không phải sợ gì; ở Bắc xưa, họ tuyển người ở nhóm ngụy quân ngụy quyền, những người bỏ đạo hoặc có mâu thuẫn với đạo, như thế dễ sai, sai gì cũng phải làm).
Forme có đổi, fond vẫn không thay đổi. Tuyên bố không tách khỏi Giáo Hội, lại còn giúp in những sách đạo, phổ biến Phúc Âm giáo lý, giúp cho các cha các xứ được quyền lợi nọ kia, đạo được dễ dàng, nhưng thực tế vẫn là tách khỏi Giáo Hội, vì họ làm mọi việc đó nhân danh họ, người quyền bính chính thức của Giáo Hội. Chê trách Tòa Thánh càng biểu lộ rõ rệt hơn nữa: điều cốt yếu hay xảy ra trong đạo, báo chí của họ chẳng nói gì tới, nhưng nếu có một chuyện scandale ở đâu, hoặc trong một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng nếu có người nào đứng lên phản đối, thì họ không bỏ sót. Họ là những người trí thức thì họ phải biết mỗi tờ báo của họ đều có một ủy viên Trung Ương làm chủ nhiệm ở đằng sau.
Họ phải thừa hiểu rằng: được chín cái lợi mà hy sinh một điều thôi, có thể là hết tất cả. Hy sinh đó cũng lợi nữa. Ví dụ chỉ chấp nhận thế này: “Ông là bạn tốt của tôi, ông giúp đỡ tôi rất nhiều. Chúng ta là bạn tốt với nhau!”. Đã là bạn tốt với nhau, đâu còn dám làm phật ý nhau, làm khác ý ông bạn của mình, phương chi làm ngược ý bạn, thế mà ông bạn kia lại là người tham lam, cho đi tất cả để lấy lại tất cả. Nhận mình thuộc về người bạn đó, là hiến cả đời sống cho người đó, cả Giáo Hội, nếu có thể.
Nhưng một khi đã trót rồi, không thể rút ra được nữa. Kinh nghiệm xưa là thế, nay vẫn thế. Nào mất quyền lợi, nào nguy cơ tưởng tượng, nào sĩ diện. Nay mọi cái mọi nơi đều thay đổi, chỉ con người có tinh thần ly khai, chống Giáo hội thì vẫn y nguyên. Một Đức giám Mục nói về Tổng Đại diện của mình đang thao túng mọi việc trong Giáo phận mà vị đó đã là và nay vẫn còn tinh thần patriot. Tòa thánh đã biết, dư luận chống đối, muốn vị đó từ chức. Đức Giám Mục nói: “Ông ấy tốt, giúp nhiều việc, làm sao bãi chức ông được. Khi nào tôi chết tức khắc ông ấy hết quyền”. Bi đát làm sao! Truyện thật 100%!
Những ấn loát muốn được ra mắt, phải dán nhãn hiệu “Đoàn kết”. Các tác phẩm mất giá một phần, bị nghi ngờ. Nay dưới nhãn hiệu “Xuất bản của Tòa Tổng Giám Mục”. Lãnh tụ đã vào ngự tòa rồi. Hết kỳ thị!
Giáo phận Thanh Hóa, có một linh mục làm tổng thư ký Đoàn Kết (Đức cố Giám Mục ở đó cũng rất thân với nhóm). Về Đức Cha Lâm (Đà Lạt) người ta nói nhà nước không ưa (trước thì ưa, và đã có lần người ta giới thiệu với Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn đưa về làm Phó Tổng Giám Mục, hồi Đức Cha Sang chưa được chọn) thế mà nghe nói nay sắp được về Thanh Hóa. Trước khi có tin này, nhân viên Bộ Nội Vụ sửng sốt loan báo Đức Giám Mục Hà Nội: "Cụ có biết ông Lâm ra Thanh Hóa để làm bàn đạp lên Hà Nội không? Và bây giờ họ mới tin!”.
Có dư luận rằng: miền Bắc nói chung, Hà nội nói riêng, không thích cho người Nam Ra Bắc. Điều đó không đúng. Nếu miền Bắc có sợ, thì sợ điều này: ví dụ, Đức Cha Lâm mà mang theo sự nhẹ nhàng, dễ dãi với Đoàn kết, dễ thân người quyền thế, thì sợ thật. Đức Cha Sang đi Thái Bình, nhẹ cho Hà Nội một phần, vì ngài nhẹ nhàng dễ dãi với Đoàn Kết mà ở Địa phận thủ đô thì tai hại cho toàn thể giáo đoàn Việt Nam. Miền Bắc, nhất là Hà Nội, đã trải qua bao vất vả để giữ toàn vẹn lòng trung thành, bây giờ thảng hoặc lại lâm cảnh như Sài Gòn, thì khốn khổ. Mong muốn miền Nam, nhưng phải là những đấng có orthodoxie hẳn hoi, đã có được thử thách. Khốn nỗi, những vị được thử thách, trung kiên thì lại không có cơ hội may mắn. Thành ra miền Bắc phải chịu cái tiếng oan là không thích miền Nam. Ước muốn của người viết những dòng này là phải sàn bằng cái hố Nam Bắc. Làm gì có nhóm của Apollo, nhóm của Phaolô… của người thông thái, của người thấp kém, của người giầu, của người nghèo. Chỉ có một Đức Kitô, nhưng thương ôi! Cái thế gian tính, cái loài người tính, cái địa phương tính nó vẫn bám chặt vào con người, không kể cấp bậc nào!
KẾT LUẬN
Không phải kết luận theo những dòng đầy bi đát ở trên. Nhưng phải là tin tưởng, tươi vui sáng sủa. Trong xã hội người ta vẫn chê cái lối hành động này “Làm láo, báo cáo thì hay”. Thói đó, đời người ta cũng chê. Thì làm sao khi nói về những hành vi con người trước mặt Chúa mà lại chỉ có là tốt đẹp cả.
Bi quan hay lạc quan? Những cái bóng tối chỉ là giới hạn, cá thể nhiều hơn, tuy có tác hại nhiều. Luôn phải nhớ. Ngọn gió Chúa Thánh Linh đã và đang nổi lên mạnh mẽ trong Giáo Đoàn Việt Nam. Lửa Chúa Thánh Linh hằng tác động nơi lòng người tín hữu. Trên 90% người tín hữu cố gắng sống đức tin. Ơn kêu gọi tu sĩ, linh mục rất nhiều, trung thành gắn bó với Giáo Hội Mẹ, lòng tôn sùng Đức Mẹ nồng nàn khắp nơi. Mấy nước trên thế giới được như thế! Những kết quả đó không ai gây nên được, không lớp người hay thế hệ nào gây nên được. Hoàn toàn do hồng ân Thiên Chúa ban cho đất Việt Nam, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Phải hết lòng tạ ơn.
Bầu khí chung: an bình, chuẩn bị cho ngày mai, không sốt ruột mong thay đổi. Chăm lo xây dựng con người, xây dựng người tín hữu, xây dựng đời sống đạo đức, xây dựng văn hóa Kitô, để dù sống trong hoàn cảnh nào, có những thay đổi nào đi nữa, Giáo Hội tồn tại và tồn tại xứng đáng.
Phật Giáo đấu tranh mạnh và nhiều với Nhà Nước, song Nhà Nước không sợ họ bằng sợ Công Giáo. Vì cho rằng Công Giáo đoàn kết hơn, giáo lý vững chắc, hậu thuẫn là cả một Giáo Hội hoàn vũ cũng vững chắc, cấu kết mạnh mẽ, một lực lượng tinh thần mạnh nhất trên thế giới (Họ không biết Thiên Chúa mới là Đá Tảng). Nếu phân biệt fond (nền) và forme (hình thức bề ngoài) trong mối quan hệ, như khi làm dissertation, thì forme có thay đổi – có đôi chút dễ dãi; nhưng về fond vẫn giữ nguyên nghi ngờ, đề phòng, căm ghét, không làm gì thì chịu vậy đấy thôi! Với Vatican, có tôn trọng, nể nang hơn xưa một chút, không còn coi là kẻ thù, nhưng vẫn còn nghi ngờ, canh chừng.
Đặt ra các lý do để từ chối việc nọ việc kia. Như xin cho người trong Nam ra làm việc ngoài Bắc, sẽ trả lời: Bắc người ta không thích Nam, hoặc ngoài Bắc đủ người rồi. Lúc khác thì lại nêu miền Nam tiến bộ lên, để Bắc noi theo. Những lý do chỗ công khai thì khác, chỗ riêng tư lại khác. Cán bộ lên lớp, phê phán, chỉ trích một người nào đó, hết buổi họp lại ra uống nước vui vẻ với nhau. Làm việc không theo luật lệ, mà chỉ thích theo ý muốn cấp trên khoán cho cấp dưới. Ví dụ, cấp trên không muốn cho tổ chức lễ nọ lễ kia, hay một vị Giám Mục trở về nhiệm sở, cấp dưới bầy đủ ra mọi lý do, có khi rất trẻ con, miễn sao ngăn cản được, và nếu thành công, cấp dưới được khen thưởng. Nếu không, là tại cấp dưới, bởi đó cấp dưới cố công mà làm cho được.
Họ không nhận trách nhiệm bao giờ, chỉ bắt đương sự phải gánh hết, người dân đi lính phải làm đơn xin đi, mặc dầu trốn lính không được. Người phá thai phải làm đơn yêu cầu (thế mà đẻ con thì bị phạt). Đức Cha Thuận đi Rôma là vì ngài yêu cầu, ngài ở lại là vì ngài yêu cầu (được thu xếp cho yêu cầu). Luận điệu chung, nhà nước rất dễ dàng, khó khăn là ở các ông, ở nội bộ các ông …
II. NỘI TÌNH CÔNG GIÁO
Hàng Giám Mục
Giám Mục đoàn yếu, nhiều vị tuổi già, bệnh tật, lại ở những vị trí quan trọng. Thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền, theo địa phương, tuy chưa đến độ trầm trọng. Vị thì chỉ lo cho quyền lợi Giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung: vị khác lo bảo vệ vinh quang (học vị), hầu hết nhút nhát sợ sệt, nhất là các vị miền Nam, vì luôn bị mặc cảm chiến bại. Đức Giám Mục Mỹ Tho đạo đức chân chính bị coi là lẩm cẩm. Không thiếu những vị kỳ thị Giáo phận nhỏ to, thầm mơ ước, và thậm chí nếu có thể, vận động cách nào đó để được chuyển vào những vị trí cao sang. Ngày trước có một vị linh mục, đi qua viếng Rôma về nói: Sang Rôma về kém cả lòng tin, vì lúc đó có nhiều thói cũ, tệ lạm … Có lẽ vì thế mà những vị nào học Rôma về dễ kém lòng tôn trọng Tòa Thánh, muốn theo ý riêng hơn là đường lối chung. Tất cả đều orthodoxe (chính thống), nhưng thái độ khác nhau trước Đoàn Kết, và thường là không dứt khoát. Trong một buổi gặp mặt nọ, một linh mục đứng lên hỏi Đức Tổng của mình về thái độ phải có trước phong trào đó, Ngài chỉ nói: “Các cha đã biết thái độ của tôi rồi”. Thái độ đó nào ai biết !
Các Linh Mục
Vì các vị chủ chăn giáo phận như thế, thì hàng linh mục làm sao hoàn hảo được. Giám mục thế nào, thì linh mục cũng thế, và kém xa nữa.
Miền Bắc ít linh mục, ít phức tạp. Miền Nam, nhất là Sài Gòn, nhiều linh mục, rất phức tạp. Có một số những vị học hành nhiều, nhưng một số coi nhẹ căn tính linh mục, mà nặng về học vị. Cộng sản khi thịnh hành, không sợ trí thức cho bằng tôn giáo. Trí thứ cũng như tư bản hay ngả nghiêng nhất, nên dễ bị lợi dụng. Người Việt Nam lại quý trọng những người bằng cấp, được nhiều sùng bái, bởi đó sự ngả nghiêng của những vị đó có thể tác hại nhiều đối với những người sùng bái.
Sự giầu có đang xâm nhập vào hàng giáo sĩ, cả Nam – Bắc. Các nhà của các vị giáo sĩ đầy đủ tiện nghi hiện đại hơn là giáo dân. Người nghèo khó đến nhà linh mục, không có chỗ mà ngồi.
Người giáo dân
Giáo dân, nói chung đều tốt cả. Người ta nói: Ngày nay Chúa Thánh Thần hoạt động nơi giáo dân hơn là nơi giáo sĩ. Không biết có đúng không, nhưng có hiện tượng như thế. Trong xã hội, người ta lấy dân làm gốc. Trong đạo lúc này đúng là giáo dân được ơn Chúa soi sáng thúc đẩy hơn là giáo sĩ. Ngoài Bắc, thấy cha xứ thiếu tư cách, giáo dân kiện lên Bề Trên, tẩy chay cha không đi xem lễ. Hoặc họ nhắm mắt nói: “Cha có tội mặc kệ cha, mình chỉ tin Chúa”. Thái độ thụ động, chịu đựng thành thói quen trong chế độ, cả trong miền Nam. Ở miền Nam, họ đánh linh mục, đuổi linh mục, như ở Hoàng Mai, Xóm Mới, Tân Sa Châu. Giáo quyền đóng cửa nhà thờ, giáo dân đành thiệt phận.
Một định giá có vẻ ngạo mạn: giáo dân tốt hơn linh mục, linh mục hơn Giám Mục. Điều đó có thể chứng minh trong việc phong thánh, giới nào vững vàng nhất. Ở trong tù, thường là thế này: giáo dân hơn tu sĩ, tu sĩ hơn linh mục. Trong những vấn đề khó khăn: giáo dân vững vàng, linh mục nhẹ nhàng, Giám Mục im tiếng, hoặc xuê xoa.
III. PHONG TRÀO GIÁO LÝ
Miền Bắc theo lối cổ truyền: học thuộc lòng kinh bổn, không thấy giải nghĩa. Trước kia, tụ tập học như thế cũng không được, phương chi giảng dạy. Họ vẫn giữ tốt đạo, nhờ ơn Chúa Thánh Linh bù đắp, dù thiếu học hành giáo lý. Ngày nay phong trào giáo lý bắt đầu rầm rộ ở khắp nơi, tuy mới trong trình độ sơ khai, vì cơ chế các giáo lý viên đang hình thành. Tinh thần giáo lý ở miền Bắc nặng về những nguyên tắc luân lý, về đời sống. Nhưng do đó mà trước nay người ta còn giữ được đạo. Nhất là ngày nay trong cái xã hội đang xuống dốc về mặt luân lý. Một vị Tỉnh Ủy kia khen và tỏ lòng biết ơn một linh mục xứ kia, vì ông nói rằng nhờ linh mục xứ mà trẻ em ngoan ngoãn, có nhiều đức tính tốt, mặc dù linh mục đó chỉ giảng đạo trong nhà thờ. Có thể nói một mùa xuân chớm nở, ít người trở lại đạo tự ý, hầu hết là kết bạn. Bù lại, những nơi lơ là về đạo, từ hàng mấy chục năm nay, giờ đây trở lại, tự mình xây dựng lại nhà thờ, đọc kinh, học giáo lý. Ở mạn Bắc Việt Nam, gần Tàu, có hàng chục ngàn người Mèo (Hơ-mông) đang xin tòng giáo, mặc dù bị đánh đập, trục xuất khỏi bản làng, mà họ chỉ có học với đài Vatican.
Miền Nam, nơi được tự do từ lâu, có nhiều giáo lý viên, các lớp giáo lý rất thịnh hành. Họ có đời sống đạo ở mức cao và rộng rãi, nhờ được học tập nhiều. Học tập nặng về tri thức, kiến thức hơn là về đời sống luân lý, có lẽ nhiễm ảnh hưởng Tây Phương nhiều.
IV. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG (pragmatisme)
Giáo Hội Bắc và Nam khác nhau ở điểm đón nhận đời sống. Miền Bắc, bị Chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng, bị tước đoạt tất cả, chỉ lo giữ cái cốt yếu, giữ nguyên tắc, còn các cái khác không đáng kể. Một câu trả lời tiêu biểu cho khuynh hướng đó. Một cán bộ hỏi một người nghèo khó: “Đạo anh là đạo thế nào?” – “Đạo tôi là đạo thà chết chẳng thà bỏ đạo”. Bởi ít nhẹ nhàng uyển chuyển, nên bị coi là cứng nhắc, hoặc bảo thủ. Nhưng có bảo thủ như thế mới giữ được tới ngày nay. Ít chịu mua chuộc bởi lợi lộc, hay nói đúng, không chịu để bị mua chuộc bởi lợi lộc.
Miên Nam, chịu ảnh hưởng Chủ nghĩa thực dụng của Mỹ, làm sao được lợi nhiều, nặng về quyền lợi hơn là nguyên tắc. Ở đây không phê phán lối sống đó, nhưng chỉ nêu một số nhận xét: lo lắng làm sao giữ được quyền lợi, làm được một việc gì đó, mặc dù vì thế ảnh hưởng không hay đến nguyên tắc. Ví dụ nhóm tiến bộ yêu nước được coi là cần thiết, ích lợi cho Giáo Hội, vì nhờ có họ mà Giáo Hội được dễ dàng. Các tác phẩm văn hóa được xuất bản dưới bảo trợ của Đoàn Kết, vì có thế mới ra đời được, nhất là tên tuổi tác giả…không nghĩ rằng những việc vào loại đó ảnh hưởng đến sự hợp nhất trong Giáo Hội, sự hợp nhất phải gìn giữ như con ngươi trong mắt. Tham gia việc nọ việc kia để được ra Bắc du lịch, được xuất ngoại, sang được cả My. Do đó mà phong trào đoàn kết có đất sống vậy.
V. PHONG TRÀO CÁC PATRIOTES
Ở miền Bắc trước đây là “Hội liên lạc những người Công giáo yêu nước và hòa bình”. Giáo Hội khổ nhiều nhất vì nhóm đó trong nhiều năm, vì đó là công cụ để phá đạo, bách hại đạo, giống kiểu Julien Apostats: lấy đạo chống đạo, lấy người có đạo đập người có đạo, lấy con cái chống lại cha mẹ. Người ta bảo:
Nhà nước tôn trọng tôn giáo, những xích mích là do nội bộ các anh. Thế mà ai không theo nhóm đó là không theo chế độ, chống lại nhóm đó là chống lại nhà nước, được mang danh hiệu là đội lốt tôn giáo, phản quốc, vì chống lại những người yêu nước. Người Công giáo chịu bao khốn khó, tù đầy cũng là do nhóm này. Cũng may là những linh mục hay giáo dân lãnh đạo được lựa chọn ở những thành phần không đạo đức, nên ít ai theo; nhưng họ lại có quyền của nhà nước, mà họ dốt nát, nên càng dữ tợn, người ta vừa sợ, vừa biết bộ mặt của họ. Vì thế, nó đã sắp tàn nếu không có miền Nam đến tiếp sức và hồi phục nó dưới nhãn hiệu mới “Ban Đoàn Kết”.
Ủy ban này có lãnh đạo trí thức (các linh mục bằng cấp), tìm được đất màu mỡ ở miền Nam và sống mạnh, nhờ vào việc thay đổi chiến thuật: tế nhị, hiền từ chứ không hung hăng như ở miền Bắc xưa, lại thêm tính thực dụng trong đời sống, cộng với tinh thần sợ sệt coi mình như chiến bại (đi với họ, có lợi, không phải sợ gì; ở Bắc xưa, họ tuyển người ở nhóm ngụy quân ngụy quyền, những người bỏ đạo hoặc có mâu thuẫn với đạo, như thế dễ sai, sai gì cũng phải làm).
Forme có đổi, fond vẫn không thay đổi. Tuyên bố không tách khỏi Giáo Hội, lại còn giúp in những sách đạo, phổ biến Phúc Âm giáo lý, giúp cho các cha các xứ được quyền lợi nọ kia, đạo được dễ dàng, nhưng thực tế vẫn là tách khỏi Giáo Hội, vì họ làm mọi việc đó nhân danh họ, người quyền bính chính thức của Giáo Hội. Chê trách Tòa Thánh càng biểu lộ rõ rệt hơn nữa: điều cốt yếu hay xảy ra trong đạo, báo chí của họ chẳng nói gì tới, nhưng nếu có một chuyện scandale ở đâu, hoặc trong một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng nếu có người nào đứng lên phản đối, thì họ không bỏ sót. Họ là những người trí thức thì họ phải biết mỗi tờ báo của họ đều có một ủy viên Trung Ương làm chủ nhiệm ở đằng sau.
Họ phải thừa hiểu rằng: được chín cái lợi mà hy sinh một điều thôi, có thể là hết tất cả. Hy sinh đó cũng lợi nữa. Ví dụ chỉ chấp nhận thế này: “Ông là bạn tốt của tôi, ông giúp đỡ tôi rất nhiều. Chúng ta là bạn tốt với nhau!”. Đã là bạn tốt với nhau, đâu còn dám làm phật ý nhau, làm khác ý ông bạn của mình, phương chi làm ngược ý bạn, thế mà ông bạn kia lại là người tham lam, cho đi tất cả để lấy lại tất cả. Nhận mình thuộc về người bạn đó, là hiến cả đời sống cho người đó, cả Giáo Hội, nếu có thể.
Nhưng một khi đã trót rồi, không thể rút ra được nữa. Kinh nghiệm xưa là thế, nay vẫn thế. Nào mất quyền lợi, nào nguy cơ tưởng tượng, nào sĩ diện. Nay mọi cái mọi nơi đều thay đổi, chỉ con người có tinh thần ly khai, chống Giáo hội thì vẫn y nguyên. Một Đức giám Mục nói về Tổng Đại diện của mình đang thao túng mọi việc trong Giáo phận mà vị đó đã là và nay vẫn còn tinh thần patriot. Tòa thánh đã biết, dư luận chống đối, muốn vị đó từ chức. Đức Giám Mục nói: “Ông ấy tốt, giúp nhiều việc, làm sao bãi chức ông được. Khi nào tôi chết tức khắc ông ấy hết quyền”. Bi đát làm sao! Truyện thật 100%!
Những ấn loát muốn được ra mắt, phải dán nhãn hiệu “Đoàn kết”. Các tác phẩm mất giá một phần, bị nghi ngờ. Nay dưới nhãn hiệu “Xuất bản của Tòa Tổng Giám Mục”. Lãnh tụ đã vào ngự tòa rồi. Hết kỳ thị!
Giáo phận Thanh Hóa, có một linh mục làm tổng thư ký Đoàn Kết (Đức cố Giám Mục ở đó cũng rất thân với nhóm). Về Đức Cha Lâm (Đà Lạt) người ta nói nhà nước không ưa (trước thì ưa, và đã có lần người ta giới thiệu với Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn đưa về làm Phó Tổng Giám Mục, hồi Đức Cha Sang chưa được chọn) thế mà nghe nói nay sắp được về Thanh Hóa. Trước khi có tin này, nhân viên Bộ Nội Vụ sửng sốt loan báo Đức Giám Mục Hà Nội: "Cụ có biết ông Lâm ra Thanh Hóa để làm bàn đạp lên Hà Nội không? Và bây giờ họ mới tin!”.
Có dư luận rằng: miền Bắc nói chung, Hà nội nói riêng, không thích cho người Nam Ra Bắc. Điều đó không đúng. Nếu miền Bắc có sợ, thì sợ điều này: ví dụ, Đức Cha Lâm mà mang theo sự nhẹ nhàng, dễ dãi với Đoàn kết, dễ thân người quyền thế, thì sợ thật. Đức Cha Sang đi Thái Bình, nhẹ cho Hà Nội một phần, vì ngài nhẹ nhàng dễ dãi với Đoàn Kết mà ở Địa phận thủ đô thì tai hại cho toàn thể giáo đoàn Việt Nam. Miền Bắc, nhất là Hà Nội, đã trải qua bao vất vả để giữ toàn vẹn lòng trung thành, bây giờ thảng hoặc lại lâm cảnh như Sài Gòn, thì khốn khổ. Mong muốn miền Nam, nhưng phải là những đấng có orthodoxie hẳn hoi, đã có được thử thách. Khốn nỗi, những vị được thử thách, trung kiên thì lại không có cơ hội may mắn. Thành ra miền Bắc phải chịu cái tiếng oan là không thích miền Nam. Ước muốn của người viết những dòng này là phải sàn bằng cái hố Nam Bắc. Làm gì có nhóm của Apollo, nhóm của Phaolô… của người thông thái, của người thấp kém, của người giầu, của người nghèo. Chỉ có một Đức Kitô, nhưng thương ôi! Cái thế gian tính, cái loài người tính, cái địa phương tính nó vẫn bám chặt vào con người, không kể cấp bậc nào!
KẾT LUẬN
Không phải kết luận theo những dòng đầy bi đát ở trên. Nhưng phải là tin tưởng, tươi vui sáng sủa. Trong xã hội người ta vẫn chê cái lối hành động này “Làm láo, báo cáo thì hay”. Thói đó, đời người ta cũng chê. Thì làm sao khi nói về những hành vi con người trước mặt Chúa mà lại chỉ có là tốt đẹp cả.
Bi quan hay lạc quan? Những cái bóng tối chỉ là giới hạn, cá thể nhiều hơn, tuy có tác hại nhiều. Luôn phải nhớ. Ngọn gió Chúa Thánh Linh đã và đang nổi lên mạnh mẽ trong Giáo Đoàn Việt Nam. Lửa Chúa Thánh Linh hằng tác động nơi lòng người tín hữu. Trên 90% người tín hữu cố gắng sống đức tin. Ơn kêu gọi tu sĩ, linh mục rất nhiều, trung thành gắn bó với Giáo Hội Mẹ, lòng tôn sùng Đức Mẹ nồng nàn khắp nơi. Mấy nước trên thế giới được như thế! Những kết quả đó không ai gây nên được, không lớp người hay thế hệ nào gây nên được. Hoàn toàn do hồng ân Thiên Chúa ban cho đất Việt Nam, qua lời bầu cử của Mẹ Maria, của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Phải hết lòng tạ ơn.
Bầu khí chung: an bình, chuẩn bị cho ngày mai, không sốt ruột mong thay đổi. Chăm lo xây dựng con người, xây dựng người tín hữu, xây dựng đời sống đạo đức, xây dựng văn hóa Kitô, để dù sống trong hoàn cảnh nào, có những thay đổi nào đi nữa, Giáo Hội tồn tại và tồn tại xứng đáng.
Đức giám mục Cao Đình Thuyên luôn gắn bó với đàn chiên lúc gian nguy
Nguyễn An Quý
20:04 11/09/2009
“Ta là mực tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta…” (Joan 10,11-18).
Khi Biến cố Tam Toà xẩy ra, hình ảnh một vị chủ chăn biết lo lắng cho đàn chiên trong lúc gian nguy lại được nhiều người biết đến, đó là vị Giám mục Giáo Phận Vinh. Trong trách nhiệm của người chủ chăn, mặc dù đang ở hải ngoại, Đức Giám mục Cao đình Thuyên vẫn thường xuyên theo dõi các biến động với những ưu tư và luôn chia sẻ sự đớn đau mà giáo dân Tam Toà đang gánh chịu, nổi lo lắng được thể hiện qua các bức thư từ hải ngoại gởi về. Trách nhiệm của người chủ chăn đã gắn bó với đàn chiên như thế, cho nên đàn chiên đã bày tỏ sự kính trọng và lòng mộ mến vị chủ chăn một cách thiết thực, cụ thể qua cuộc đón rước khi ngài trở về nước sau chuyến viếng thăm Ad limina và triều yết Đức Giáo Hoàng tại Roma.
Từ trước đến nay, việc các Giám mục Việt Nam được xuất ngoại rồi trở về nước cũng khá nhiều, nhưng khi Giám mục Cao Đình Thuyên xuất ngọai trở về nước, thì tự nhiên một hiện tượng khác thường lại bộc phát xẩy ra, đó là việc giáo dân cùng nhau tổ chức cuộc đón rưóc vị chủ chăn rất đặc biệt và đầy cảm động chưa từng thấy tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Phi trường Hàng Không Vinh trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày, đông đảo giáo dân đã cùng nhau tập trung tại phi trường để đón vị chủ chăn. Hình ảnh cuộc đón rước vị giám mục Giáo phân Vinh khá long trọng được phóng lên nét, từ hải ngoại tôi nhìn xem hình ảnh này với lòng hâm mộ và tự nhiên lời của Thánh Gioan trong Phúc âm lại hiện về trong tâm trí tôi với một nhận định rõ ràng: ngài Cao Đình Thuyên đúng là vị mục tử tốt lành, ngài biết chiên ngài và các chiên ngài biết ngài. Được biết, khi nghe tin Đức Giám Giáo phận trở về nước, nhiều giáo dân dù bận rộn đến đâu, cũng đã bỏ hết cả công ăn việc làm để đi đón vị chủ chăn. Từ phi cảng Vinh về đến Toà Giám mục, đoàn người tham dự cuộc đón rước vị Giám mục Giáo phận gồm đủ các loại xe tháp tùng theo vị chủ chăn trên các đoạn đường dài ngun ngút với cờ Hội Thánh rợp trời. Nhìn hình ảnh vị Giám mục già hiên ngang vẩy tay chào giáo dân qua các đoạn đường, ai mà chẳng vui lên trong bài ca hiệp nhất. Thật hiếm có về một hình ảnh tươi đẹp mang tính yêu thương và sự hiệp nhầt đúng vào thời điểm nóng bỏng về vụ Tam Toà bị nạn, nghiệm đúng với hình ảnh của vị mục tử tối cao là Đức Kitô đã phán theo Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết ta”.
Thật vậy, trong những ngày xa Giáo phận, nhưng ngài vẫn luôn luôn mang trọng trách của một vị chủ chăn, và sẳn sàng nhận lảnh trách nhiệm từ những thông cáo mà cha Chánh Văn phòng Toà Giám mục phổ biến. Ngoài ra, ngài thường xuyên ân cần thăm hỏi tin tức, quan tâm đến những đau thương của giáo dân, cũng như luôn có lời an ủi, nâng đỡ, khích lệ sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau Điển hình, ngày 22 tháng 7 ngài đã gởi bức thư thăm hỏi để chia sẻ nổi đau buồn với giáo dân Tam Toà, thư có đoạn như sau: “Trước tiên cha xin chia sẻ nổi đau của anh chị em giáo dân Tam Toà. Cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bị bắt giữ. Trong sự hiệp thông sâu xa nhất, cha cầu nguyện cho anh chị em Tam Toà được ơn Chúa mà can đảm đến cùng. Dù xa cách về địa lý, nhưng lúc này cha đang hiệp thông và ở bên chúng con trong lời cầu nguyện tha thiết nhất…”Trước sự lo lắng của vị chủ chăn khi đang công tác xa nhà đã tạo niềm tin vững vàng cho đàn chiên trong Giáo phận một cách thiết thực, vì thế phong trào hiệp thông cầu nguyện với Tam Tòa đã nở rộ khắp toàn giáo phận một cách đồng loạt và thống nhất.trong khẩu hiệu: “CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TOÀ BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ.”
Thông cáo 4 vừa được phóng lên báo tin về vụ hai linh mục và một số giáo dân bị bọn côn dồ đánh đập đến trọng thương có sự chỉ đạo của công an Quảng bình, lập tức Đức Giám mục có thư đề ngày 31 tháng 7 với tâm tình chia sẻ sâu xa như sau: “Tôi xin bày tỏ niềm cảm mến và tạ ơn Chúa về tính hiệp thông và lòng can đảm hợp với tinh thần Phúc âm của toàn thể cộng đồng dân Chúa với giáo xứ Tam Toà trong những ngày qua.- Tôi ân cần chia sẻ với cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, cha Phêrô Ngô Thế Bính và nhũng anh chị em đã bị đối xử bất công. Cùng với Giáo phận, tôi luôn cầu nguyện và ở bên quý cha và anh chị em.- xin mọi thành phần dân Chúa tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận, đặc biệt cho giaó xứ Tam Toà sớm được thái bình và công lý…”
Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Quan Thầy của Giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 200 ngàn giáo dân, cuối Thánh lễ, Đức Giám mục lại khẳng định một lần nữa về trách nhiệm của vị chủ chăn đối với đàn chiên trong câu chuyện ngài kể lại với giọng nói cương quyết và rất cảm động: “Khi tôi mới về có một người đưa cho tôi bản tin và nói, Đức Cha đã đọc tin này chưa, tôi bảo chưa, ông ta đưa tôi bản tin có ghi phóng viên, nhưng không biết tờ báo nào, bản tin viết: “Đang khi Giám mục Cao Đình Thuyên xa nhà, linh mục Chánh văn phòng Antôn Phạm Đình Phùng vượt lên trên quyền, nói một cách ngô nghê, giáo dân bị công an Quảng bình đánh đập và bắt giữ, - không biết có ngô nghê hay là không? cũng không cần phải chứng minh làm gì, bởi vì các nạn nhân hiện tại đang còn sống. Việc cha Chánh văn phòng có nói điều gì thì đó là việc chung của Giáo phận, có cha Tổng Đại diện, có Hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục, nhiều linh mục và toàn thể 500 ngàn giáo dân đều đồng nhất, đó là điều tôi rất vui mừng vì có sự đoàn kết nhất trí với nhau không phải chỉ của một người, đó là cùng chung, cũng như phát ngôn viên của Chính phủ ta, ông Lê Dũng. Ông Lê Dũng phát ngôn ra, đâu phải là của cá nhân ông mà đó là của chính phủ. Ở đây cũng vậy, phải hiểu cho rõ, thì bây giờ trong khi chờ hiệu nghiệm, phải cảnh giác.
Tôi nhớ có một cha nào đó không biết, nghe trong điện thoại, khi tôi còn ở bên ngoại quốc nghe tin có 2 linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, rất đau buồn, tôi muốn về, có cha đánh điện xin Đức Cha an tâm, chúng con không phải chỉ có một Đức Cha Thuyên, mà ở đây chúng con có cả 500 ngàn Đức Cha Thuyên. Điều đó nói lên có một sự thống nhất cao. Vì thế phải luôn luón yêu thuơng và đoàn kết lẫn nhau, và chúng ta nhớ đường hướng của Giáo hội mà thực hành: Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy- Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính. Phải cầu nguyện Chúa làm được, không ai làm được cả, Chúa làm được, Đức Mẹ làm đuợc, lịch sử đã chứng minh điều đó, cho nên xin anh chị em luôn luôn bình tĩnh và đòan kết với nhau và cầu nguyện, để làm cho chúng ta được sáng tỏ, đó là điều tôi muốn nhắc anh chị em trong ngày lễ Quan Thầy”.
Qua lời tâm tình của Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên với toàn thể dân Chúa hiện diện trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo phận thật là lời vàng ngọc cho đàn chiên và cũng là sự xác minh với nhà nước cộng sản Việt nam, với thế giới biết: “Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy - Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình”.
Từ đó xác minh rõ ràng: Tam Toà, cũng như Toà Khâm Sứ,Thái Hà chỉ đòi công lý và sự thật.
Khi Biến cố Tam Toà xẩy ra, hình ảnh một vị chủ chăn biết lo lắng cho đàn chiên trong lúc gian nguy lại được nhiều người biết đến, đó là vị Giám mục Giáo Phận Vinh. Trong trách nhiệm của người chủ chăn, mặc dù đang ở hải ngoại, Đức Giám mục Cao đình Thuyên vẫn thường xuyên theo dõi các biến động với những ưu tư và luôn chia sẻ sự đớn đau mà giáo dân Tam Toà đang gánh chịu, nổi lo lắng được thể hiện qua các bức thư từ hải ngoại gởi về. Trách nhiệm của người chủ chăn đã gắn bó với đàn chiên như thế, cho nên đàn chiên đã bày tỏ sự kính trọng và lòng mộ mến vị chủ chăn một cách thiết thực, cụ thể qua cuộc đón rước khi ngài trở về nước sau chuyến viếng thăm Ad limina và triều yết Đức Giáo Hoàng tại Roma.
Từ trước đến nay, việc các Giám mục Việt Nam được xuất ngoại rồi trở về nước cũng khá nhiều, nhưng khi Giám mục Cao Đình Thuyên xuất ngọai trở về nước, thì tự nhiên một hiện tượng khác thường lại bộc phát xẩy ra, đó là việc giáo dân cùng nhau tổ chức cuộc đón rưóc vị chủ chăn rất đặc biệt và đầy cảm động chưa từng thấy tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Phi trường Hàng Không Vinh trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày, đông đảo giáo dân đã cùng nhau tập trung tại phi trường để đón vị chủ chăn. Hình ảnh cuộc đón rước vị giám mục Giáo phân Vinh khá long trọng được phóng lên nét, từ hải ngoại tôi nhìn xem hình ảnh này với lòng hâm mộ và tự nhiên lời của Thánh Gioan trong Phúc âm lại hiện về trong tâm trí tôi với một nhận định rõ ràng: ngài Cao Đình Thuyên đúng là vị mục tử tốt lành, ngài biết chiên ngài và các chiên ngài biết ngài. Được biết, khi nghe tin Đức Giám Giáo phận trở về nước, nhiều giáo dân dù bận rộn đến đâu, cũng đã bỏ hết cả công ăn việc làm để đi đón vị chủ chăn. Từ phi cảng Vinh về đến Toà Giám mục, đoàn người tham dự cuộc đón rước vị Giám mục Giáo phận gồm đủ các loại xe tháp tùng theo vị chủ chăn trên các đoạn đường dài ngun ngút với cờ Hội Thánh rợp trời. Nhìn hình ảnh vị Giám mục già hiên ngang vẩy tay chào giáo dân qua các đoạn đường, ai mà chẳng vui lên trong bài ca hiệp nhất. Thật hiếm có về một hình ảnh tươi đẹp mang tính yêu thương và sự hiệp nhầt đúng vào thời điểm nóng bỏng về vụ Tam Toà bị nạn, nghiệm đúng với hình ảnh của vị mục tử tối cao là Đức Kitô đã phán theo Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết ta”.
Thật vậy, trong những ngày xa Giáo phận, nhưng ngài vẫn luôn luôn mang trọng trách của một vị chủ chăn, và sẳn sàng nhận lảnh trách nhiệm từ những thông cáo mà cha Chánh Văn phòng Toà Giám mục phổ biến. Ngoài ra, ngài thường xuyên ân cần thăm hỏi tin tức, quan tâm đến những đau thương của giáo dân, cũng như luôn có lời an ủi, nâng đỡ, khích lệ sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau Điển hình, ngày 22 tháng 7 ngài đã gởi bức thư thăm hỏi để chia sẻ nổi đau buồn với giáo dân Tam Toà, thư có đoạn như sau: “Trước tiên cha xin chia sẻ nổi đau của anh chị em giáo dân Tam Toà. Cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bị bắt giữ. Trong sự hiệp thông sâu xa nhất, cha cầu nguyện cho anh chị em Tam Toà được ơn Chúa mà can đảm đến cùng. Dù xa cách về địa lý, nhưng lúc này cha đang hiệp thông và ở bên chúng con trong lời cầu nguyện tha thiết nhất…”Trước sự lo lắng của vị chủ chăn khi đang công tác xa nhà đã tạo niềm tin vững vàng cho đàn chiên trong Giáo phận một cách thiết thực, vì thế phong trào hiệp thông cầu nguyện với Tam Tòa đã nở rộ khắp toàn giáo phận một cách đồng loạt và thống nhất.trong khẩu hiệu: “CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TOÀ BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ.”
Thông cáo 4 vừa được phóng lên báo tin về vụ hai linh mục và một số giáo dân bị bọn côn dồ đánh đập đến trọng thương có sự chỉ đạo của công an Quảng bình, lập tức Đức Giám mục có thư đề ngày 31 tháng 7 với tâm tình chia sẻ sâu xa như sau: “Tôi xin bày tỏ niềm cảm mến và tạ ơn Chúa về tính hiệp thông và lòng can đảm hợp với tinh thần Phúc âm của toàn thể cộng đồng dân Chúa với giáo xứ Tam Toà trong những ngày qua.- Tôi ân cần chia sẻ với cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, cha Phêrô Ngô Thế Bính và nhũng anh chị em đã bị đối xử bất công. Cùng với Giáo phận, tôi luôn cầu nguyện và ở bên quý cha và anh chị em.- xin mọi thành phần dân Chúa tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận, đặc biệt cho giaó xứ Tam Toà sớm được thái bình và công lý…”
Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Quan Thầy của Giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 200 ngàn giáo dân, cuối Thánh lễ, Đức Giám mục lại khẳng định một lần nữa về trách nhiệm của vị chủ chăn đối với đàn chiên trong câu chuyện ngài kể lại với giọng nói cương quyết và rất cảm động: “Khi tôi mới về có một người đưa cho tôi bản tin và nói, Đức Cha đã đọc tin này chưa, tôi bảo chưa, ông ta đưa tôi bản tin có ghi phóng viên, nhưng không biết tờ báo nào, bản tin viết: “Đang khi Giám mục Cao Đình Thuyên xa nhà, linh mục Chánh văn phòng Antôn Phạm Đình Phùng vượt lên trên quyền, nói một cách ngô nghê, giáo dân bị công an Quảng bình đánh đập và bắt giữ, - không biết có ngô nghê hay là không? cũng không cần phải chứng minh làm gì, bởi vì các nạn nhân hiện tại đang còn sống. Việc cha Chánh văn phòng có nói điều gì thì đó là việc chung của Giáo phận, có cha Tổng Đại diện, có Hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục, nhiều linh mục và toàn thể 500 ngàn giáo dân đều đồng nhất, đó là điều tôi rất vui mừng vì có sự đoàn kết nhất trí với nhau không phải chỉ của một người, đó là cùng chung, cũng như phát ngôn viên của Chính phủ ta, ông Lê Dũng. Ông Lê Dũng phát ngôn ra, đâu phải là của cá nhân ông mà đó là của chính phủ. Ở đây cũng vậy, phải hiểu cho rõ, thì bây giờ trong khi chờ hiệu nghiệm, phải cảnh giác.
Tôi nhớ có một cha nào đó không biết, nghe trong điện thoại, khi tôi còn ở bên ngoại quốc nghe tin có 2 linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, rất đau buồn, tôi muốn về, có cha đánh điện xin Đức Cha an tâm, chúng con không phải chỉ có một Đức Cha Thuyên, mà ở đây chúng con có cả 500 ngàn Đức Cha Thuyên. Điều đó nói lên có một sự thống nhất cao. Vì thế phải luôn luón yêu thuơng và đoàn kết lẫn nhau, và chúng ta nhớ đường hướng của Giáo hội mà thực hành: Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy- Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính. Phải cầu nguyện Chúa làm được, không ai làm được cả, Chúa làm được, Đức Mẹ làm đuợc, lịch sử đã chứng minh điều đó, cho nên xin anh chị em luôn luôn bình tĩnh và đòan kết với nhau và cầu nguyện, để làm cho chúng ta được sáng tỏ, đó là điều tôi muốn nhắc anh chị em trong ngày lễ Quan Thầy”.
Qua lời tâm tình của Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên với toàn thể dân Chúa hiện diện trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo phận thật là lời vàng ngọc cho đàn chiên và cũng là sự xác minh với nhà nước cộng sản Việt nam, với thế giới biết: “Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy - Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình”.
Từ đó xác minh rõ ràng: Tam Toà, cũng như Toà Khâm Sứ,Thái Hà chỉ đòi công lý và sự thật.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm khung trời giáo dục dành cho trẻ tự kỷ
Võ Thị Khoái
07:42 11/09/2009
NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ
LTS: VietCatholic nhận được loạt bài về giáo dục cho trẻ em "tự kỷ" (autism) của bà Hiệu Trưởng Võ Thị Khoái. Chúng tôi đăng loạt bài này nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các nhà giáo dục đang hoạt động trong ngành giáo dục đắc biệt (Special Education).
I. NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC
1./ Cho phép trẻ em “KHÁC” CHÚNG TA
2./ Cho phép trẻ em “SAI LẦM”
3./ Cho phép trẻ em diễn tả và trình bày xúc động
4./ Cho phép trẻ em trình bày những ước muốn, nguyện vọng, nhu cầu.
5./ Cho phép trẻ em từ chối, nói KHÔNG
II CÁI NHÌN VỀ TRẺ TỰ KỶ
Chúng ta cần hiểu rõ:
- Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ là ai?
- Có những khó khăn và vấn đề như thế nào?
Đối với trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ, 3 điểm cần lưu tâm, một cách đặc biệt, khi làm việc với những trẻ em nầy
1./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ
- Không biết mình ở đâu, tất cả đều xa lạ.
- Không có những điểm để bám víu. Cho nên, các em ở đâu cũng sợ, đi đâu cũng phân vân, lo ngại. Chính vì lý do nầy các em sống
- Bít kín, không tiếp xúc trao đổi, không an tâm
- Dễ bùng nổ, dễ trở thành bạo động
2./ Trẻ em có nguy cơ Tự kỷ.
- Không biết mình là ai!
- Không ý thức được mình cần gì!
- Các em sống hoàn toàn trong một nỗi sợ hãi vô hình cứ ngày ngày đeo đuổi mình, như bóng theo hình
3./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ cảm thấy mình
- Sống trong một vị trí tê liệt và bất động. Chính vì lý do nầy, trên bình diện hành vi, các em:
- Lăng xăng hiếu động, nghĩa là:
- Không yên người, yên ổn và không cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
III. / DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM MỞ CỦA LS. VYGOSTKY
- Dạy bất cứ lúc nào
- Dạy lúc trẻ em tĩnh thức, hoạt bát, sinh động
- Dạy từ vùng tiếp cận hay vùng học tập của trẻ em tức điều trẻ em biết làm, chỉ thêm một yêu cầu nhỏ để kích thích khả năng phát triển của trẻ ( 3 Vùng sinh hoạt từ Lượng giá PEP 3 )
- Về vấn đề lăng xăng, với những trẻ em nầy “ Ngồi yên một chỗ “ đang thuộcc vùng xa lạ theo Vygostky- Một Nhà Giáo Dục học người Nga, thế nên chỉ khởi đầu với những điều trẻ em thích và có khả năng làm trong phương pháp giáo dục và dạy dỗ
Mặt khác, theo Winnicott, để làm việc với những trẻ em nầy chúng ta cần nắm vững những phương thức như sau:
Thứ nhất là Holding – Nâng đỡ đùm bọc..
.- Tiếp xúc với 5 giác quan của trẻ.
1./ Tác động qua xúc giác. Các em cần được vuốt ve, xoa bóp, vỗ về …cho phép trẻ em chạy nhảy, leo tuột để khám phá
2./ Khám phá với tai, mắt: Tạo điều kiện để kích thích tác động tai theo dõi bằng mắt mắt … nhìn lên, xuống, phải trái…
3./ Bắt chước làm theo
4./ Dùng vật trung gian để giao tiếp.
Thứ hai là Handling: Cư xử đãi ngộ.. có nghĩa là kính trọng tính chủ thể của trẻ em:
- Không la nạt, ép buộc, lôi kéo …
- Biết lắng nghe trẻ, tôn trọng trẻ nhất là quyển từ chối của trẻ em
- Nương theo trẻ em, đi theo sở thích và sáng kiến của trẻ em thay vì áp đặt, bắt buộc
Thứ ba là Object Presenting: giới thiệu những những gí có mặt trong môi trường..
Có nghĩa là giúp trẻ em từng bước đi lên bắt đầu từ vùng tự lập, nghĩa là từ những gì trẻ đã làm, biết làm, thậm chí những điều mà chúng ta đánh giá là tiêu cực như lăng xăng, hay lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ …
III./ VUI CHƠI VẬN ĐỘNG
Chính vì những lý do trên đây Vui chơi- Vận động ( Tâm vận động ) để giúp trẻ em từ từ mở rộng con người của mình ra trong 3 chiều hướng sau đây:
1./ Trong phòng Tâm Vận Động, trẻ em có thể CHỌN LỰA theo ý mình: điều trẻ thích, việc trẻ muốn làm, dụng cụ để chơi…
Sau một thời gian, khi có phép chọn lựa như vậy, trẻ em sẽ cảm thấy mình có thể sống, có thể thở! Có thể được tôn trọng khi bước vào phòng Tâm Vận động
2./ Khi vui chơi trẻ em có thể làm những điều tạo VUI THÍCH, HỨNG THÚ cho mình
Nhờ đó dần dần trẻ em sẽ ý thức về mình:
“ Tôi là một con người có giá trị - có khả năng – có những nhu cầu và sáng kiến “
3./ Được vui chơi, trẻ em có nguy cơ Tự kỷ có thể làm, không ở trong một tình trạng chờ đợi, bị ép buộc hay là cấm đáon. Trái lại, trẻ em có thể THẤY, NGHE, LÀM, CHẠY, NHẢY, NÚP, CHE GIẤU…
Với cách làm nầy, dần dần trẻ em trở nên CHỦ ĐỘNG, không còn bị động, Trước khi tiếp xúc với bao nhiêu người khác, trẻ em có thể bắt đầu tiếp xúc với dụng cụ, vật liệu.
Nói tóm lại, nếu với những sinh hoạt vui chơi, trẻ em từ từ có thể:
- Biết chọn lựa
- Biết diễn tả vui thích và hứng thú
- Biết làm bất cứ một cái gì … với thân thể của chính mình
Chúng ta đã bước vững chắc, trên con đường giúp trẻ em trở thành “ MỘT CHỦ THỂ “ biết mình và có khả năng tiếp xúc, diễn đạt và trao đổi
Trong tiếng Anh, các sinh viên thuộc ngành sư phạm thường sử dụng một công thức như sau:
P = px5
P lớn là Pedagogy, sư phạm
P nhỏ p1 = play - pleasure: chơi, vui thích
2. p2 = Permission: có phép, được phép, cho phép
3. p3 = power: có thể, có khả năng
4. p4 = potency: có quyền lực, có ảnh hưởng, hữu hiệu
5. p5 = productivity: có thành quảm, sản xuất và sáng tạo
IV./ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
Điều đáng chúng ta quan tâm là ngành Sư Phạm giáo dục đặc biệt đã khám phá “ MỘT SỰ THẬT MỚI”! – Cách học của các em có những nét riêng biệt, đặc thù, đôc đáo, cần được nghiên cứu, phát hiện.
Dạy không phải là từ trên, từ ngoài”đổ “xuống,” rót” vào cho đầy !
Khi một trẻ em thất bại, không tiến bộ, chưa hẳn vì nó dốt, nó lười biếng, hay vì dòng họ nó là như vậy!.
Ngày hôm nay, khi một vấn đề xảy đến cho một trẻ em, chính người giáo viên phải bắt đầu đặt lại vấn đề:
- Tôi đã dạy làm sao?
- Lối nhìn của tôi về em ấy đã tạo nên những ảnh hưởng gì?
- Quan hệ tình cảm đóng vai trò như thế nào?
- Ngôn ngữ tôi sử dụng có thích hợp với “ kế hoạch học tập “ của trẻ em ấy không?
Không “ NHÌN MÌNH” một cách thành tâm và khiêm cung hay chúng ta tự tôn phong cho mình là người “ có mọi chân lý”!
Và phía bên kia chính là các trẻ em “ có bổn phận” tuân hành, vâng lời” dựa cột mà nghe” hay tệ hại hơn nữa là chúng ta dùng roi đòn để giáo dục ! thì liệu phương pháp giảng dạy của chúng ta sẽ đạt kết quả đến mức độ nào?!
Câu trả lời chân thành về vấn nạn trên sẽ dành cho chính các bạn là những người ĐỒNG CẢM VÀ ĐỒNG HÀNH trong vai trò giúp trẻ em Tự Kỷ phát triển
Tài liệu nguồn:
1./ Nguyễn Văn Thành TRẺ EM TỰ KỶ( Autistic Children) – Phương thức giáo dục
NXB Tôn giáo 2006
2./ Nguyễn Văn Thành – TRẺ EM CHẬM PHÁT TRIỂN – Phương thức giáo dục và dạy dỗ
Lausanne Thụy Sĩ 2007
3./ Nguyễn Văn Thành – ĐỒNG CẢM ĐỂ ĐỒNG HÀNH
Tử sách Tình Người – Lausanne Thụy Sĩ 2003
4./ Nguyễn Văn Thành – NGUYỄN TRÃI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON CÁI
Tủ sách Tình Người – Lausanne, 2001
Võ Thị Khoái
Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH
LTS: VietCatholic nhận được loạt bài về giáo dục cho trẻ em "tự kỷ" (autism) của bà Hiệu Trưởng Võ Thị Khoái. Chúng tôi đăng loạt bài này nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các nhà giáo dục đang hoạt động trong ngành giáo dục đắc biệt (Special Education).
I. NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC
1./ Cho phép trẻ em “KHÁC” CHÚNG TA
2./ Cho phép trẻ em “SAI LẦM”
3./ Cho phép trẻ em diễn tả và trình bày xúc động
4./ Cho phép trẻ em trình bày những ước muốn, nguyện vọng, nhu cầu.
5./ Cho phép trẻ em từ chối, nói KHÔNG
II CÁI NHÌN VỀ TRẺ TỰ KỶ
Chúng ta cần hiểu rõ:
- Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ là ai?
- Có những khó khăn và vấn đề như thế nào?
Đối với trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ, 3 điểm cần lưu tâm, một cách đặc biệt, khi làm việc với những trẻ em nầy
1./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ
- Không biết mình ở đâu, tất cả đều xa lạ.
- Không có những điểm để bám víu. Cho nên, các em ở đâu cũng sợ, đi đâu cũng phân vân, lo ngại. Chính vì lý do nầy các em sống
- Bít kín, không tiếp xúc trao đổi, không an tâm
- Dễ bùng nổ, dễ trở thành bạo động
2./ Trẻ em có nguy cơ Tự kỷ.
- Không biết mình là ai!
- Không ý thức được mình cần gì!
- Các em sống hoàn toàn trong một nỗi sợ hãi vô hình cứ ngày ngày đeo đuổi mình, như bóng theo hình
3./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ cảm thấy mình
- Sống trong một vị trí tê liệt và bất động. Chính vì lý do nầy, trên bình diện hành vi, các em:
- Lăng xăng hiếu động, nghĩa là:
- Không yên người, yên ổn và không cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
III. / DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM MỞ CỦA LS. VYGOSTKY
- Dạy bất cứ lúc nào
- Dạy lúc trẻ em tĩnh thức, hoạt bát, sinh động
- Dạy từ vùng tiếp cận hay vùng học tập của trẻ em tức điều trẻ em biết làm, chỉ thêm một yêu cầu nhỏ để kích thích khả năng phát triển của trẻ ( 3 Vùng sinh hoạt từ Lượng giá PEP 3 )
- Về vấn đề lăng xăng, với những trẻ em nầy “ Ngồi yên một chỗ “ đang thuộcc vùng xa lạ theo Vygostky- Một Nhà Giáo Dục học người Nga, thế nên chỉ khởi đầu với những điều trẻ em thích và có khả năng làm trong phương pháp giáo dục và dạy dỗ
Mặt khác, theo Winnicott, để làm việc với những trẻ em nầy chúng ta cần nắm vững những phương thức như sau:
Thứ nhất là Holding – Nâng đỡ đùm bọc..
.- Tiếp xúc với 5 giác quan của trẻ.
1./ Tác động qua xúc giác. Các em cần được vuốt ve, xoa bóp, vỗ về …cho phép trẻ em chạy nhảy, leo tuột để khám phá
2./ Khám phá với tai, mắt: Tạo điều kiện để kích thích tác động tai theo dõi bằng mắt mắt … nhìn lên, xuống, phải trái…
3./ Bắt chước làm theo
4./ Dùng vật trung gian để giao tiếp.
Thứ hai là Handling: Cư xử đãi ngộ.. có nghĩa là kính trọng tính chủ thể của trẻ em:
- Không la nạt, ép buộc, lôi kéo …
- Biết lắng nghe trẻ, tôn trọng trẻ nhất là quyển từ chối của trẻ em
- Nương theo trẻ em, đi theo sở thích và sáng kiến của trẻ em thay vì áp đặt, bắt buộc
Thứ ba là Object Presenting: giới thiệu những những gí có mặt trong môi trường..
Có nghĩa là giúp trẻ em từng bước đi lên bắt đầu từ vùng tự lập, nghĩa là từ những gì trẻ đã làm, biết làm, thậm chí những điều mà chúng ta đánh giá là tiêu cực như lăng xăng, hay lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ …
III./ VUI CHƠI VẬN ĐỘNG
Chính vì những lý do trên đây Vui chơi- Vận động ( Tâm vận động ) để giúp trẻ em từ từ mở rộng con người của mình ra trong 3 chiều hướng sau đây:
1./ Trong phòng Tâm Vận Động, trẻ em có thể CHỌN LỰA theo ý mình: điều trẻ thích, việc trẻ muốn làm, dụng cụ để chơi…
Sau một thời gian, khi có phép chọn lựa như vậy, trẻ em sẽ cảm thấy mình có thể sống, có thể thở! Có thể được tôn trọng khi bước vào phòng Tâm Vận động
2./ Khi vui chơi trẻ em có thể làm những điều tạo VUI THÍCH, HỨNG THÚ cho mình
Nhờ đó dần dần trẻ em sẽ ý thức về mình:
“ Tôi là một con người có giá trị - có khả năng – có những nhu cầu và sáng kiến “
3./ Được vui chơi, trẻ em có nguy cơ Tự kỷ có thể làm, không ở trong một tình trạng chờ đợi, bị ép buộc hay là cấm đáon. Trái lại, trẻ em có thể THẤY, NGHE, LÀM, CHẠY, NHẢY, NÚP, CHE GIẤU…
Với cách làm nầy, dần dần trẻ em trở nên CHỦ ĐỘNG, không còn bị động, Trước khi tiếp xúc với bao nhiêu người khác, trẻ em có thể bắt đầu tiếp xúc với dụng cụ, vật liệu.
Nói tóm lại, nếu với những sinh hoạt vui chơi, trẻ em từ từ có thể:
- Biết chọn lựa
- Biết diễn tả vui thích và hứng thú
- Biết làm bất cứ một cái gì … với thân thể của chính mình
Chúng ta đã bước vững chắc, trên con đường giúp trẻ em trở thành “ MỘT CHỦ THỂ “ biết mình và có khả năng tiếp xúc, diễn đạt và trao đổi
Trong tiếng Anh, các sinh viên thuộc ngành sư phạm thường sử dụng một công thức như sau:
P = px5
P lớn là Pedagogy, sư phạm
P nhỏ p1 = play - pleasure: chơi, vui thích
2. p2 = Permission: có phép, được phép, cho phép
3. p3 = power: có thể, có khả năng
4. p4 = potency: có quyền lực, có ảnh hưởng, hữu hiệu
5. p5 = productivity: có thành quảm, sản xuất và sáng tạo
IV./ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
Điều đáng chúng ta quan tâm là ngành Sư Phạm giáo dục đặc biệt đã khám phá “ MỘT SỰ THẬT MỚI”! – Cách học của các em có những nét riêng biệt, đặc thù, đôc đáo, cần được nghiên cứu, phát hiện.
Dạy không phải là từ trên, từ ngoài”đổ “xuống,” rót” vào cho đầy !
Khi một trẻ em thất bại, không tiến bộ, chưa hẳn vì nó dốt, nó lười biếng, hay vì dòng họ nó là như vậy!.
Ngày hôm nay, khi một vấn đề xảy đến cho một trẻ em, chính người giáo viên phải bắt đầu đặt lại vấn đề:
- Tôi đã dạy làm sao?
- Lối nhìn của tôi về em ấy đã tạo nên những ảnh hưởng gì?
- Quan hệ tình cảm đóng vai trò như thế nào?
- Ngôn ngữ tôi sử dụng có thích hợp với “ kế hoạch học tập “ của trẻ em ấy không?
Không “ NHÌN MÌNH” một cách thành tâm và khiêm cung hay chúng ta tự tôn phong cho mình là người “ có mọi chân lý”!
Và phía bên kia chính là các trẻ em “ có bổn phận” tuân hành, vâng lời” dựa cột mà nghe” hay tệ hại hơn nữa là chúng ta dùng roi đòn để giáo dục ! thì liệu phương pháp giảng dạy của chúng ta sẽ đạt kết quả đến mức độ nào?!
Câu trả lời chân thành về vấn nạn trên sẽ dành cho chính các bạn là những người ĐỒNG CẢM VÀ ĐỒNG HÀNH trong vai trò giúp trẻ em Tự Kỷ phát triển
Tài liệu nguồn:
1./ Nguyễn Văn Thành TRẺ EM TỰ KỶ( Autistic Children) – Phương thức giáo dục
NXB Tôn giáo 2006
2./ Nguyễn Văn Thành – TRẺ EM CHẬM PHÁT TRIỂN – Phương thức giáo dục và dạy dỗ
Lausanne Thụy Sĩ 2007
3./ Nguyễn Văn Thành – ĐỒNG CẢM ĐỂ ĐỒNG HÀNH
Tử sách Tình Người – Lausanne Thụy Sĩ 2003
4./ Nguyễn Văn Thành – NGUYỄN TRÃI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON CÁI
Tủ sách Tình Người – Lausanne, 2001
Võ Thị Khoái
Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH
Kế họach giáo dục cá nhân cho một em bé tự kỷ
Võ Thị Khoái
21:03 11/09/2009
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO MỘT EM BÉ TỰ KỶ
Tên trẻ em: N.L.D
Sinh 06.11.2005
Người thực hiện kế hoạch: Trương Thị Kim Nga + Võ Thị Khoái
Giáo viên phụ trách thực hiện với trẻ: Cô Hà Ly.
Kế hoạch cần tác động trong thời gian 3 tháng
( Từ 29.07. 2009 đến 11.2009)
Các lãnh vực cần được tác động
I. Tư duy
II. Vận động thô
III. Nhận thức giác quan
IV. Vận động tinh
(Thời gian 3 tháng)
I. TƯ DUY
Mục tiêu:
- Nguyên tắc giao tiếp
- Cho – nhận
- Được – không được – Chấp nhận
- Phát triển tư duy
- Ngôn ngữ: diễn đạt bằng cử chỉ điệu bộ
Hoạt động:
1. Biết cho khi có người xin
2.Biết xin khi có nhu cầu
3. Hiểu biết chấp nhận nguyên tắc thực tế: ( qui luật)
- Lúc nào tôi được phép
- Lúc nào tôi không được phép chấp nhận
4 Biết chào: bắt tay, vòng tay cúi đầu có trợ giúp/ không trợ giúp
- Giơ tay chào ( bye bye)
5. Biết bày tỏ cử chỉ hành động cám ơn
6. Biết bày tỏ cử chỉ hành động biết lỗi
II VẬN ĐỘNG THÔ
ĐI TRÊN GHẾ ( Sở thích, sở trường- khả năng )
Mục tiêu nhằm phát triển
- Nhận thức về cơ thể
- Tập trung chú ý
- Thăng bằng
- Giao tiếp xã hội
- Ngôn ngữ
- Giác quan
- Định vị
- Qui luật
Hoạt động
1 Khoảng cách gần – xa
2. Đi trên ghế - nhảy vào hồ banh/ nệm
3. Đi trên ghế - lên bàn – nhảy vào hồ banh
4. Đi trên ghế mang vật nặng ( balô) - nhảy vào hồ banh
5. Đi trên ghế kết hợp hiệu lệnh (chờ đợi ) 1 2 3/ hoặc vỗ tay nhảy vào hồ banh
6. Đi trên ghế - thả rơi banh vào hồ banh / rỗ
7 Đi trên ghế - thả banh vào hồ banh- nhảy vào
8. Đi trên ghế - rẽ phải – rẽ trái
- Đi theo thẳng ngang – thẳng đứng - ngang – thẳng xuống – ngang
LĂN BÓNG – ĐẨY BÓNG VỀ PHÍA TRƯỚC
Mục tiêu
Nhận thức bản thân - Phát triển các kỹ năng
- Tập trung
- Giác quan
- Giao tiếp xã hội
- Tư duy
- Ngôn ngữ
- Định vị
Hoạt động
1. Bắt chước vận động cổ tay; phất cờ / khăn
2. Đẩy xe cho rơi xuống bàn
3. Dùng vật trung gian ( vợt – bảng) đẩy bong lăn xuống bàn
4. Dùng tay lăn bong
5. Lăn bóng trong 2 đường giới hạn
6. Chơi bowling, đẩy bóng ngã lăn
III. NHẬN THỨC GIÁC QUAN
A. THỊ GIÁC
Mục tiêu:
- Khả năng tập trung chú ý- Nhìn trưc diện
- Kỹ năng giao tiếp xã hội. Thể hiện nhu cầu
- Phát triển Tư duy
Hoạt động:
1. Nhìn theo dõi vật xoay tròn có mằu sắc hay ánh đèn ( thời gian tăng dần kéo dài sự tập trung chú ý)
Thay đổi với vật có khả năng di chuyển…
2. Nhìn tập trung chăm chú vào 1 hình ảnh ( thời gian tăng dần)
3. Nhìn một vật, dụng cụ chơi, một cách chăm chú / Nhìn sang người xin giúp đỡ
4. Nhìn kết hợp ngón tay để chỉ
5. Nhìn giao tiếp trực diện
a.Vật trung gian: Khung hình
• Mặt nạ vui – cười - buồn, gây thích thú
• Nhìn qua gương
• Nhìn bàn tay
b. Trực diện:
- kéo co, trốn tìm…
- ầm tay vận động theo âm nhạc…
B THÍNH GIÁC: nghe
Mục tiêu:
- xác định không gian
- Tập trung
- Tạo âm thanh-phản hồi
Nhạc cụ:
Chuông, trống, đàn, thanh gõ, đĩa nhạc
Hoạt động:
- Nghe tiếng chuông _ Bắt chước lập lại
- Nghe tiếng trống _ Bắt chước lập lại, ……
- Nghe tiếng chuông _ Xác định tiếng chuông[chọn 1 trong 2 loại nhạc cụ ]
C Khứu giác;
- ngửi, luyện hơi thở.
Mục tịêu:
- Nhận thức bản thân
- Tập trung
- Cảm nhận xúc giác
- Điều kiện phát triển ngôn ngữ
Hoạt động:
- Làm quen mùi vị: hương thơm:thức ăn, nước trái cây, bánh,….
- Làm quen mùi vị; thối, mùi vị không thích.
D Vị giác:làm quen với thức ăn lạ:
Mục tiêu:
- Nhận thức bản thân
- Tập trung
- Cảm nhận xúc giác
Hoạt động làm quen thức ăn lạ
- Thoa lên môi.
- Chạm vào đầu lưỡi.
- Đặt thức ăn trên lưỡi
- Tự đưa thức ăn vào miệng.
E. XÚC GIÁC
* Phát triển khả năng bàn tay, ngón tay..
Mục tiêu:
- Nhận thức về bản thân
- Tiếp xúc qua làn da
- Cầm nắm đồ vật to nhỏ
- Giao tiếp xã hội
- Kỹ năng ngôn ngữ
- Định vị
- Tu duy
Trình tự: Cả bàn tay 5 ngón / 3 ngón/ 2 ngón
Hoạt động:
1. Cầm khối cho vào rỗ/ thau/ lon..
2. Cầm nắm vật cho vào lỗ nắp hộp
3. Cầm khối xếp chồng lên nhau
4. Tháo kẹp ra khỏi bìa
5. Giấu hạt trong bàn tay
* Bông tắm: massage cơ thể
F CẢM NHẬN QUA XÚC GIÁC.
- Nuớc nóng lạnh( nóng vừa phải)
Dùng khăn mousse,
- Chất liệu khắc nhau: vật cứng/ mềm..
- Nhám/ trơn láng.
- Thô/ mịn
IV. VẬN ĐỘNG TINH
Sử dụng các ngón tay cầm nắm vật, khéo léo của bàn tay
Mục tiêu:
- Giao tiếp xã hội
- Ngôn ngữ trong giao tiếp
- Nguyên tắc thực tế ( làm quen qui luât)
- Tập trung chú ý
- Phối hợp tay mắt,
- Phát triển tư duy
- Định vị không gian
Tiến trình; vận dụng các đầu ngón tay,3 ngón, 2 ngón
Hoạt động:
- Dùng tay phải lấy hạt ra khỏi trụ/ tay trái
- Lấy hạt ra khỏi trụ cho vào rỗ theo yêu cầu
- Dùng tay phải xâu hạt vào trụ? Tay trái
- Dùng tay phải vượt đường giữa, xâu hạt vào trụ/ tay trái.
Tên trẻ em: N.L.D
Sinh 06.11.2005
Người thực hiện kế hoạch: Trương Thị Kim Nga + Võ Thị Khoái
Giáo viên phụ trách thực hiện với trẻ: Cô Hà Ly.
Kế hoạch cần tác động trong thời gian 3 tháng
( Từ 29.07. 2009 đến 11.2009)
Các lãnh vực cần được tác động
I. Tư duy
II. Vận động thô
III. Nhận thức giác quan
IV. Vận động tinh
(Thời gian 3 tháng)
I. TƯ DUY
Mục tiêu:
- Nguyên tắc giao tiếp
- Cho – nhận
- Được – không được – Chấp nhận
- Phát triển tư duy
- Ngôn ngữ: diễn đạt bằng cử chỉ điệu bộ
Hoạt động:
1. Biết cho khi có người xin
2.Biết xin khi có nhu cầu
3. Hiểu biết chấp nhận nguyên tắc thực tế: ( qui luật)
- Lúc nào tôi được phép
- Lúc nào tôi không được phép chấp nhận
4 Biết chào: bắt tay, vòng tay cúi đầu có trợ giúp/ không trợ giúp
- Giơ tay chào ( bye bye)
5. Biết bày tỏ cử chỉ hành động cám ơn
6. Biết bày tỏ cử chỉ hành động biết lỗi
II VẬN ĐỘNG THÔ
ĐI TRÊN GHẾ ( Sở thích, sở trường- khả năng )
Mục tiêu nhằm phát triển
- Nhận thức về cơ thể
- Tập trung chú ý
- Thăng bằng
- Giao tiếp xã hội
- Ngôn ngữ
- Giác quan
- Định vị
- Qui luật
Hoạt động
1 Khoảng cách gần – xa
2. Đi trên ghế - nhảy vào hồ banh/ nệm
3. Đi trên ghế - lên bàn – nhảy vào hồ banh
4. Đi trên ghế mang vật nặng ( balô) - nhảy vào hồ banh
5. Đi trên ghế kết hợp hiệu lệnh (chờ đợi ) 1 2 3/ hoặc vỗ tay nhảy vào hồ banh
6. Đi trên ghế - thả rơi banh vào hồ banh / rỗ
7 Đi trên ghế - thả banh vào hồ banh- nhảy vào
8. Đi trên ghế - rẽ phải – rẽ trái
- Đi theo thẳng ngang – thẳng đứng - ngang – thẳng xuống – ngang
LĂN BÓNG – ĐẨY BÓNG VỀ PHÍA TRƯỚC
Mục tiêu
Nhận thức bản thân - Phát triển các kỹ năng
- Tập trung
- Giác quan
- Giao tiếp xã hội
- Tư duy
- Ngôn ngữ
- Định vị
Hoạt động
1. Bắt chước vận động cổ tay; phất cờ / khăn
2. Đẩy xe cho rơi xuống bàn
3. Dùng vật trung gian ( vợt – bảng) đẩy bong lăn xuống bàn
4. Dùng tay lăn bong
5. Lăn bóng trong 2 đường giới hạn
6. Chơi bowling, đẩy bóng ngã lăn
III. NHẬN THỨC GIÁC QUAN
A. THỊ GIÁC
Mục tiêu:
- Khả năng tập trung chú ý- Nhìn trưc diện
- Kỹ năng giao tiếp xã hội. Thể hiện nhu cầu
- Phát triển Tư duy
Hoạt động:
1. Nhìn theo dõi vật xoay tròn có mằu sắc hay ánh đèn ( thời gian tăng dần kéo dài sự tập trung chú ý)
Thay đổi với vật có khả năng di chuyển…
2. Nhìn tập trung chăm chú vào 1 hình ảnh ( thời gian tăng dần)
3. Nhìn một vật, dụng cụ chơi, một cách chăm chú / Nhìn sang người xin giúp đỡ
4. Nhìn kết hợp ngón tay để chỉ
5. Nhìn giao tiếp trực diện
a.Vật trung gian: Khung hình
• Mặt nạ vui – cười - buồn, gây thích thú
• Nhìn qua gương
• Nhìn bàn tay
b. Trực diện:
- kéo co, trốn tìm…
- ầm tay vận động theo âm nhạc…
B THÍNH GIÁC: nghe
Mục tiêu:
- xác định không gian
- Tập trung
- Tạo âm thanh-phản hồi
Nhạc cụ:
Chuông, trống, đàn, thanh gõ, đĩa nhạc
Hoạt động:
- Nghe tiếng chuông _ Bắt chước lập lại
- Nghe tiếng trống _ Bắt chước lập lại, ……
- Nghe tiếng chuông _ Xác định tiếng chuông[chọn 1 trong 2 loại nhạc cụ ]
C Khứu giác;
- ngửi, luyện hơi thở.
Mục tịêu:
- Nhận thức bản thân
- Tập trung
- Cảm nhận xúc giác
- Điều kiện phát triển ngôn ngữ
Hoạt động:
- Làm quen mùi vị: hương thơm:thức ăn, nước trái cây, bánh,….
- Làm quen mùi vị; thối, mùi vị không thích.
D Vị giác:làm quen với thức ăn lạ:
Mục tiêu:
- Nhận thức bản thân
- Tập trung
- Cảm nhận xúc giác
Hoạt động làm quen thức ăn lạ
- Thoa lên môi.
- Chạm vào đầu lưỡi.
- Đặt thức ăn trên lưỡi
- Tự đưa thức ăn vào miệng.
E. XÚC GIÁC
* Phát triển khả năng bàn tay, ngón tay..
Mục tiêu:
- Nhận thức về bản thân
- Tiếp xúc qua làn da
- Cầm nắm đồ vật to nhỏ
- Giao tiếp xã hội
- Kỹ năng ngôn ngữ
- Định vị
- Tu duy
Trình tự: Cả bàn tay 5 ngón / 3 ngón/ 2 ngón
Hoạt động:
1. Cầm khối cho vào rỗ/ thau/ lon..
2. Cầm nắm vật cho vào lỗ nắp hộp
3. Cầm khối xếp chồng lên nhau
4. Tháo kẹp ra khỏi bìa
5. Giấu hạt trong bàn tay
* Bông tắm: massage cơ thể
F CẢM NHẬN QUA XÚC GIÁC.
- Nuớc nóng lạnh( nóng vừa phải)
Dùng khăn mousse,
- Chất liệu khắc nhau: vật cứng/ mềm..
- Nhám/ trơn láng.
- Thô/ mịn
IV. VẬN ĐỘNG TINH
Sử dụng các ngón tay cầm nắm vật, khéo léo của bàn tay
Mục tiêu:
- Giao tiếp xã hội
- Ngôn ngữ trong giao tiếp
- Nguyên tắc thực tế ( làm quen qui luât)
- Tập trung chú ý
- Phối hợp tay mắt,
- Phát triển tư duy
- Định vị không gian
Tiến trình; vận dụng các đầu ngón tay,3 ngón, 2 ngón
Hoạt động:
- Dùng tay phải lấy hạt ra khỏi trụ/ tay trái
- Lấy hạt ra khỏi trụ cho vào rỗ theo yêu cầu
- Dùng tay phải xâu hạt vào trụ? Tay trái
- Dùng tay phải vượt đường giữa, xâu hạt vào trụ/ tay trái.
Tin Đáng Chú Ý
Tội ác tày trời của csVN: biến trường học cấp 2 thành nơi bán trinh tiết trẻ em
Hà Long
11:42 11/09/2009
Nền giáo dục tại VN ngày nay không chỉ bị phá sản về tri thức mà còn đang trên đà đạp đổ luân lý qua việc một hiệu trưởng trường trung học cấp 2 đưa hàng chục em học sinh thiếu niên vào đường dây bán trinh.
Tờ VietnamNet ngày 11/9/2009 đã tường trình tội ác của tên ác thú Sầm Đức Xương, đảng viên, hiệu trưởng THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) bị công an còng tay bắt giam vì tội tham gia đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên.
Cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bàng hoàng, phẫn nộ, tức tưởi trước thông tin ác nghiệt này trong vài ngày qua.
Theo VietnamNet ông Sầm Đức Xương đã tham gia đường dây mua dâm bán trẻ vị thành niên là các học sinh cấp 2, cấp 3, học trò của chính mình trong một thời gian khá dài.
Cũng theo tờ báo, gia đình em N.T.K (học sinh lớp 8C, trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) là người đầu tiên dũng cảm đứng lên tố cáo tên dâm tặc Sầm Đức Xương và ông Nguyễn Văn Hải, bác ruột cháu N.T.K kể lại:
“Hôm đó là thứ Tư, ngày 26/8, cháu K. (mới 13 tuổi, sinh năm 1996) về nhà với vẻ mệt mỏi, thất thần khác với mọi ngày. Em trai tôi (bố cháu K.) gặng hỏi, nhưng cháu im lặng không nói gì. Một lúc sau, mẹ của cháu thấy trong cặp cháu có một vỉ thuốc còn sót lại một viên, một viên đã bị bóc ra. Gặng hỏi mãi, cháu K. mới nói đó là thuốc của một chị đưa cho dặn về nhà uống và đã bóc ra uống một viên.
Em trai tôi nghi ngờ, đó là thuốc kích dục hoặc thuốc tránh thai, nên bảo mẹ cháu mang ra hiệu thuốc (cạnh KM 26, Quốc lộ 2) để hỏi. Chủ hiệu thuốc cho biết, đấy là thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến lúc ấy, nhà tôi (vợ ông Hải) và mẹ cháu K. mới kéo cháu ra một góc, tỉ tê hỏi chuyện, cháu mới nói ra sự thật. Đau đớn và xót xa quá...” - ông Hải tâm sự.
Theo cung cấp của ông Hải với VietNamNet, chiều 26/8, sau khi tan học, cháu K. được một bạn học cùng trường tên T. (học trên một lớp, cùng trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) rủ: “Đi xem mặt người yêu với chị!”.
Sau đó, T. đưa cháu K. lên một chiếc xe hơi do một người khác đưa xuống khách sạn Tân Bình (huyện Bắc Quang). Tại đây, K. được đưa lên phòng 104. Trong lúc ngồi đợi, một trong số người này gọi điện cho một người đàn ông xuống phòng 106 rồi đẩy cháu K. vào đó... Sau khi sự việc đã xảy ra, mấy người này đưa cho cháu K. hai viên thuốc dặn mang về uống, chia làm hai lần.
Sáng 27/8, cháu K. đi học về nhà đưa cho mẹ một mẩu giấy của một người bạn cùng lớp (tên N.) có nội dung: “Mẹ cậu có hỏi về chuyện ấy của chúng mình và về viên thuốc thì đừng nói gì nhé!”. Nét chữ học trò còn nguệch ngoạc, chưa thẳng dòng. Mẹ cháu tra hỏi, K. sợ hãi kể hết mọi chuyện. Cháu cho biết, cháu bị đe doạ, nếu tiết lộ sẽ bị đánh.
Đau đớn và xót xa, sau nhiều ngày suy nghĩ, ngày 3/9, ông Hải đã thay mặt em mình viết đơn tố cáo gửi công an thị trấn Việt Lâm và báo cáo sự việc tới giáo viên chủ nhiệm của cháu K. (cô Mai Thị Hà) và ban giám hiệu trường.“
Trước khi Sầm Đức Xương bị Công an huyện Vị Xuyên bắt giữ, hai học sinh có tên Nguyễn Thị Thuý và Hằng (vừa tốt nghiệp cấp 3 vào tháng 6/2009, trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) đã bị bắt.
Theo lời khai trong bản tường trình của các học sinh cấp 2 trường THCS thị trấn Việt Lâm, hai học sinh này đã rủ rê, đưa các em lên xe ô tô tới nhà nghỉ rồi đẩy các em vào phòng có „người đàn ông lạ mặt“ đã chờ sẵn. Ông Sầm Đức Xương chỉ bị bắt khi hai em Thuý và Hằng khai nhận tại Công an huyện Vị Xuyên về danh tính “người đàn ông lạ mặt”.
Cũng qua bản tường trình và lời khai của các em học sinh nói trên, hàng chục em học sinh cấp 2 trường THCS Thị trấn Việt Lâm đang là những nạn nhân của một đường dây mua - bán, cưỡng hiếp trinh trẻ vị thành niên.
Nền giáo dục tại Việt Nam đang là sợi dây thòng lọng thắt chặt vào cổ csVN
Mới cách đây chưa đầy 3 tuần, ngày 25/8/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng than phiền tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các trường ĐH và CĐ về việc giáo dục tại VN hầu như bị phá sản vì các “Giảng viên vừa thiếu vừa yếu“. Ông Dũng hoảng sợ phải gióng lên: “Tập trung giải quyết yếu kém trong quản lý giáo dục đại học.”
Rồi sau đó một con số thống kê không thể bịt kín nói về sự phá sản này: Cả nước VN hiện có 376 trường ĐH và CĐ, tuy nhiên chỉ có một đội ngũ giảng dạy chưa bằng con số tại một thành phố tại Phương Tây là 320 giáo sư. Phân tích đơn sơ con số bé teo 320 giáo sư cho 900.000 sinh viên và được sự phụ giúp thêm của hàng ngũ phó giáo sư cũng chỉ chưa đầy 2.000 giảng viên thì mọi người phải ngả nón chào thua nền GD tại VN.
Chiếc dây thòng lọng càng bị xiết vào cổ về vấn đề giáo dục khi bộ trưởng GD-ĐT, ông Nguyễn Thiện Nhân rên rỉ: “Tôi không dám nói điều gì quá, bởi tôi biết, cũng còn nằm trong một hệ thống chung của guồng máy. Song tôi cũng có cảm giác dường như biết bao nhiêu mơ ước mấy hôm nay hình như chưa thỏa mãn được mấy.“
Sự phá sản về tri thức trong hệ thống giáo dục tại VN đang mở đường tạo ra một trong những tên ác tặc như Sầm Đức Xương. Nơi đây đụng chạm đến danh tiếng của Đảng vì thế trước khi được pháp luật xét xử, csVN đã muốn xóa ngay tên tội đồ Sầm Đức Xương ra khỏi danh sách đảng viên vào ngày 07/9/2009. Đúng là một trò hề tồi tệ!
Điều quan trọng làm người dân tại thị trấn Việt Lâm phẫn nộ đến cực độ là chuyện tồi bại đã xảy ra lâu ngay trong trường học mà không một ai biết để khai báo? Hay là có biết mà vẫn lặng thinh trước tội ác khủng khiếp đối với hàng chục trẻ em bị cưởng hiếp?
Chuyện tày trời này phải liên quan đến một đường dây to lớn của kẻ tổ chức, môi giới, mua trinh, cho bao thuê khách sạn..., có thể cả giới đại gia cũng nhúng tay vào. Thế mà „trong một thời gian khá dài“ việc mua trinh tiết vẫn được bịt kín. Trường THPT Việt Vinh này không khác gì một tổ chức tội phạm Mafia chuyên nghiệp.
Nếu đúng thế thì chuyện dâm tặc đảng viên Sầm Đức Xương chỉ có thật sự ở Việt Nam!
Ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ nói gì về tên đồng nghiệp đại gian ác này?
Tờ VietnamNet ngày 11/9/2009 đã tường trình tội ác của tên ác thú Sầm Đức Xương, đảng viên, hiệu trưởng THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) bị công an còng tay bắt giam vì tội tham gia đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên.
Cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bàng hoàng, phẫn nộ, tức tưởi trước thông tin ác nghiệt này trong vài ngày qua.
Theo VietnamNet ông Sầm Đức Xương đã tham gia đường dây mua dâm bán trẻ vị thành niên là các học sinh cấp 2, cấp 3, học trò của chính mình trong một thời gian khá dài.
Cũng theo tờ báo, gia đình em N.T.K (học sinh lớp 8C, trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) là người đầu tiên dũng cảm đứng lên tố cáo tên dâm tặc Sầm Đức Xương và ông Nguyễn Văn Hải, bác ruột cháu N.T.K kể lại:
“Hôm đó là thứ Tư, ngày 26/8, cháu K. (mới 13 tuổi, sinh năm 1996) về nhà với vẻ mệt mỏi, thất thần khác với mọi ngày. Em trai tôi (bố cháu K.) gặng hỏi, nhưng cháu im lặng không nói gì. Một lúc sau, mẹ của cháu thấy trong cặp cháu có một vỉ thuốc còn sót lại một viên, một viên đã bị bóc ra. Gặng hỏi mãi, cháu K. mới nói đó là thuốc của một chị đưa cho dặn về nhà uống và đã bóc ra uống một viên.
Em trai tôi nghi ngờ, đó là thuốc kích dục hoặc thuốc tránh thai, nên bảo mẹ cháu mang ra hiệu thuốc (cạnh KM 26, Quốc lộ 2) để hỏi. Chủ hiệu thuốc cho biết, đấy là thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến lúc ấy, nhà tôi (vợ ông Hải) và mẹ cháu K. mới kéo cháu ra một góc, tỉ tê hỏi chuyện, cháu mới nói ra sự thật. Đau đớn và xót xa quá...” - ông Hải tâm sự.
Theo cung cấp của ông Hải với VietNamNet, chiều 26/8, sau khi tan học, cháu K. được một bạn học cùng trường tên T. (học trên một lớp, cùng trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) rủ: “Đi xem mặt người yêu với chị!”.
Sau đó, T. đưa cháu K. lên một chiếc xe hơi do một người khác đưa xuống khách sạn Tân Bình (huyện Bắc Quang). Tại đây, K. được đưa lên phòng 104. Trong lúc ngồi đợi, một trong số người này gọi điện cho một người đàn ông xuống phòng 106 rồi đẩy cháu K. vào đó... Sau khi sự việc đã xảy ra, mấy người này đưa cho cháu K. hai viên thuốc dặn mang về uống, chia làm hai lần.
Sáng 27/8, cháu K. đi học về nhà đưa cho mẹ một mẩu giấy của một người bạn cùng lớp (tên N.) có nội dung: “Mẹ cậu có hỏi về chuyện ấy của chúng mình và về viên thuốc thì đừng nói gì nhé!”. Nét chữ học trò còn nguệch ngoạc, chưa thẳng dòng. Mẹ cháu tra hỏi, K. sợ hãi kể hết mọi chuyện. Cháu cho biết, cháu bị đe doạ, nếu tiết lộ sẽ bị đánh.
Đau đớn và xót xa, sau nhiều ngày suy nghĩ, ngày 3/9, ông Hải đã thay mặt em mình viết đơn tố cáo gửi công an thị trấn Việt Lâm và báo cáo sự việc tới giáo viên chủ nhiệm của cháu K. (cô Mai Thị Hà) và ban giám hiệu trường.“
Trước khi Sầm Đức Xương bị Công an huyện Vị Xuyên bắt giữ, hai học sinh có tên Nguyễn Thị Thuý và Hằng (vừa tốt nghiệp cấp 3 vào tháng 6/2009, trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) đã bị bắt.
Theo lời khai trong bản tường trình của các học sinh cấp 2 trường THCS thị trấn Việt Lâm, hai học sinh này đã rủ rê, đưa các em lên xe ô tô tới nhà nghỉ rồi đẩy các em vào phòng có „người đàn ông lạ mặt“ đã chờ sẵn. Ông Sầm Đức Xương chỉ bị bắt khi hai em Thuý và Hằng khai nhận tại Công an huyện Vị Xuyên về danh tính “người đàn ông lạ mặt”.
Cũng qua bản tường trình và lời khai của các em học sinh nói trên, hàng chục em học sinh cấp 2 trường THCS Thị trấn Việt Lâm đang là những nạn nhân của một đường dây mua - bán, cưỡng hiếp trinh trẻ vị thành niên.
Nền giáo dục tại Việt Nam đang là sợi dây thòng lọng thắt chặt vào cổ csVN
Mới cách đây chưa đầy 3 tuần, ngày 25/8/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng than phiền tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới khối các trường ĐH và CĐ về việc giáo dục tại VN hầu như bị phá sản vì các “Giảng viên vừa thiếu vừa yếu“. Ông Dũng hoảng sợ phải gióng lên: “Tập trung giải quyết yếu kém trong quản lý giáo dục đại học.”
Rồi sau đó một con số thống kê không thể bịt kín nói về sự phá sản này: Cả nước VN hiện có 376 trường ĐH và CĐ, tuy nhiên chỉ có một đội ngũ giảng dạy chưa bằng con số tại một thành phố tại Phương Tây là 320 giáo sư. Phân tích đơn sơ con số bé teo 320 giáo sư cho 900.000 sinh viên và được sự phụ giúp thêm của hàng ngũ phó giáo sư cũng chỉ chưa đầy 2.000 giảng viên thì mọi người phải ngả nón chào thua nền GD tại VN.
Chiếc dây thòng lọng càng bị xiết vào cổ về vấn đề giáo dục khi bộ trưởng GD-ĐT, ông Nguyễn Thiện Nhân rên rỉ: “Tôi không dám nói điều gì quá, bởi tôi biết, cũng còn nằm trong một hệ thống chung của guồng máy. Song tôi cũng có cảm giác dường như biết bao nhiêu mơ ước mấy hôm nay hình như chưa thỏa mãn được mấy.“
Sự phá sản về tri thức trong hệ thống giáo dục tại VN đang mở đường tạo ra một trong những tên ác tặc như Sầm Đức Xương. Nơi đây đụng chạm đến danh tiếng của Đảng vì thế trước khi được pháp luật xét xử, csVN đã muốn xóa ngay tên tội đồ Sầm Đức Xương ra khỏi danh sách đảng viên vào ngày 07/9/2009. Đúng là một trò hề tồi tệ!
Điều quan trọng làm người dân tại thị trấn Việt Lâm phẫn nộ đến cực độ là chuyện tồi bại đã xảy ra lâu ngay trong trường học mà không một ai biết để khai báo? Hay là có biết mà vẫn lặng thinh trước tội ác khủng khiếp đối với hàng chục trẻ em bị cưởng hiếp?
Chuyện tày trời này phải liên quan đến một đường dây to lớn của kẻ tổ chức, môi giới, mua trinh, cho bao thuê khách sạn..., có thể cả giới đại gia cũng nhúng tay vào. Thế mà „trong một thời gian khá dài“ việc mua trinh tiết vẫn được bịt kín. Trường THPT Việt Vinh này không khác gì một tổ chức tội phạm Mafia chuyên nghiệp.
Nếu đúng thế thì chuyện dâm tặc đảng viên Sầm Đức Xương chỉ có thật sự ở Việt Nam!
Ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ nói gì về tên đồng nghiệp đại gian ác này?
Văn Hóa
Ai đúng, ai sai?
lykhách
19:59 11/09/2009
Như cô vợ bé trong cuộc tình tội lỗi
Vướng thằng chồng bất lương, ngang ngược vô lối
Sẵn sàng đánh đập, chửi rủa, hay bắt tội
Đảng ta gặp đảng Tàu một bước tới, thối ba bước lui!
Tàu muốn bô-xít có bô-xít
Tàu kêu bịt miệng dân liền bịt
Tàu đâm tàu dân, bảo tàu lạ im thin thít
Tàu đổ rác hàng Tàu qua giả nhắm mắt vờ quịt!
Đảng ta còn hơn là khôn nhà dại chợ
Chính rõ là tay sai rất hèn vì sợ
Đối với dân đảng nhanh tay bắt bớ
Nếu dám nói đảng hèn, đảng nhớp nhơ!
Thế giới này có chính quyền nào hèn như thế?
Mất biển đảo mình mà vẫn mãi làm thinh
Đảng làm giàu trên đời dân manh lệ
Để đảng đề cao…đạo đức Hồ Chí Minh
Tiền của phi nghĩa thường đi với cái hèn
Sống trên xương máu dân là bầy lũ đảng viên
Chính nghĩa lụn tàn đảng bám vào một xác chết
Lộng kiếng, giả soi mấy đạo đức đảo điên
Bác không anh hùng mà bác là gian hùng
Tôn thờ gì một đạo đức giả hình?
Như Tào-Tháo giết lầm hơn bỏ sót
Mấy mươi năm kể từ bác lập đảng u minh
Hãy nhìn trái thì biết rõ cả cây
Hãy nhìn lá ngọn thì biết rễ ra ngay
Chủ nghĩa hôm nay chính là hệ lụy
Của gian hùng cùng dốt nát họp bầy
Thời anh hùng ít, gian hùng thì nhiều
Nên lòng dân ngày càng ly tán tiêu điều
Muôn sự gian dối hằng ngày nhãn tiền đủ kiểu
Kẻ còn lương tri nhìn xấu hổ bao nhiêu!
Ấy thế nhưng nhìn quen rồi dửng dưng
Kẻ trí thức thấy mãi cũng phân vân
Kẻ đạo đức nghe mãi cũng lừng khừng
Cũng đồng thuận dù không đồng cảm
Đã sống quen rồi trong chế độ bất nhân!
Ai còn biết nhục thì xin hãy thấy nhục
Nhục non sông thời thế buổi suy vong
Còn nước mắt thì xin cùng nhau khóc
Còn lương tâm xin tự hổ thẹn lòng!
Truyền thống cha ông như ngọn đèn trước gió
Hiu hắt năm canh, sáu khắc cháy lạc loài
Bao thế hệ qua đi rồi bỏ ngõ
Chẳng nối lửa thiêng soi hậu thế tình người!
Soi kim cổ thấy chi lắm phủ phàng
Đất nước điêu tàn lại tiếp nối dở dang
Trí thức mơ ngủ nhắm mắt nhìn ánh sáng
Qua chăn mền của riêng kiếp lo toan
Như đất nước nhìn qua con mắt đảng
Là một nơi sinh ra để làm quan
Đảng tự thưởng mình qua một thời bom đạn
Mãi làm tiền mặc non nước tác tan!
Như cô vợ bé muốn lấy lòng thằng chồng vô độ
Đảng đánh con dân riêng cho gã nhân tình thấy rõ
Đảng ta trung thành làm cô vợ nhỏ
Cho chồng hờ mấy ngàn năm giở lắm quẻ trò
Nhưng hắn làm sao mà thấy trọn vui
Chỉ mới Hoàng-Sa, một phần Trường-Sa thôi
Còn biển Đông, con bò vừa thè cái lưỡi
Dân nhịn bao năm cũng chịu hết nổi rồi!
Và vì thế cô vợ bé càng đâm lo
Cấm dân phản biện nói đụng thằng chồng hờ
Anh em ơi mảnh đất này chính tổ tiên đã đánh đổi
Bằng máu xương chứ chẳng phải “xin-cho”
Ta đã ngủ một giấc dài mấy thế hệ
Mở mắt ra để thấy non nước mệt nhoài
Người đã đi trước ta gần thế kỷ
Ta còn đằng sau hỏi ai đúng, ai sai?!
Vướng thằng chồng bất lương, ngang ngược vô lối
Sẵn sàng đánh đập, chửi rủa, hay bắt tội
Đảng ta gặp đảng Tàu một bước tới, thối ba bước lui!
Tàu muốn bô-xít có bô-xít
Tàu kêu bịt miệng dân liền bịt
Tàu đâm tàu dân, bảo tàu lạ im thin thít
Tàu đổ rác hàng Tàu qua giả nhắm mắt vờ quịt!
Đảng ta còn hơn là khôn nhà dại chợ
Chính rõ là tay sai rất hèn vì sợ
Đối với dân đảng nhanh tay bắt bớ
Nếu dám nói đảng hèn, đảng nhớp nhơ!
Thế giới này có chính quyền nào hèn như thế?
Mất biển đảo mình mà vẫn mãi làm thinh
Đảng làm giàu trên đời dân manh lệ
Để đảng đề cao…đạo đức Hồ Chí Minh
Tiền của phi nghĩa thường đi với cái hèn
Sống trên xương máu dân là bầy lũ đảng viên
Chính nghĩa lụn tàn đảng bám vào một xác chết
Lộng kiếng, giả soi mấy đạo đức đảo điên
Bác không anh hùng mà bác là gian hùng
Tôn thờ gì một đạo đức giả hình?
Như Tào-Tháo giết lầm hơn bỏ sót
Mấy mươi năm kể từ bác lập đảng u minh
Hãy nhìn trái thì biết rõ cả cây
Hãy nhìn lá ngọn thì biết rễ ra ngay
Chủ nghĩa hôm nay chính là hệ lụy
Của gian hùng cùng dốt nát họp bầy
Thời anh hùng ít, gian hùng thì nhiều
Nên lòng dân ngày càng ly tán tiêu điều
Muôn sự gian dối hằng ngày nhãn tiền đủ kiểu
Kẻ còn lương tri nhìn xấu hổ bao nhiêu!
Ấy thế nhưng nhìn quen rồi dửng dưng
Kẻ trí thức thấy mãi cũng phân vân
Kẻ đạo đức nghe mãi cũng lừng khừng
Cũng đồng thuận dù không đồng cảm
Đã sống quen rồi trong chế độ bất nhân!
Ai còn biết nhục thì xin hãy thấy nhục
Nhục non sông thời thế buổi suy vong
Còn nước mắt thì xin cùng nhau khóc
Còn lương tâm xin tự hổ thẹn lòng!
Truyền thống cha ông như ngọn đèn trước gió
Hiu hắt năm canh, sáu khắc cháy lạc loài
Bao thế hệ qua đi rồi bỏ ngõ
Chẳng nối lửa thiêng soi hậu thế tình người!
Soi kim cổ thấy chi lắm phủ phàng
Đất nước điêu tàn lại tiếp nối dở dang
Trí thức mơ ngủ nhắm mắt nhìn ánh sáng
Qua chăn mền của riêng kiếp lo toan
Như đất nước nhìn qua con mắt đảng
Là một nơi sinh ra để làm quan
Đảng tự thưởng mình qua một thời bom đạn
Mãi làm tiền mặc non nước tác tan!
Như cô vợ bé muốn lấy lòng thằng chồng vô độ
Đảng đánh con dân riêng cho gã nhân tình thấy rõ
Đảng ta trung thành làm cô vợ nhỏ
Cho chồng hờ mấy ngàn năm giở lắm quẻ trò
Nhưng hắn làm sao mà thấy trọn vui
Chỉ mới Hoàng-Sa, một phần Trường-Sa thôi
Còn biển Đông, con bò vừa thè cái lưỡi
Dân nhịn bao năm cũng chịu hết nổi rồi!
Và vì thế cô vợ bé càng đâm lo
Cấm dân phản biện nói đụng thằng chồng hờ
Anh em ơi mảnh đất này chính tổ tiên đã đánh đổi
Bằng máu xương chứ chẳng phải “xin-cho”
Ta đã ngủ một giấc dài mấy thế hệ
Mở mắt ra để thấy non nước mệt nhoài
Người đã đi trước ta gần thế kỷ
Ta còn đằng sau hỏi ai đúng, ai sai?!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mầu Hoa Mộng
Trần Ngọc Thu
09:20 11/09/2009
MẦU HOA MỘNG
Ảnh của Trần Ngọc Thu
Em về ngọn nến lung linh gió
Trải xuống vô cùng sợi sắc không
Đưa tay khuấy bóng em thành khói
Chợt cõi vô cùng nở rộ bông
(Trích thơ của Hư Vô)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hồ Lặng
Hồng Thị Vinh
22:09 11/09/2009
HỒ LẶNG
Ảnh của Hồng Thị Vinh
Đào hồ thả nguyệt câu trăng
Một thuyền một bóng huyền đăng soi tình...
(Hồng Thị Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Maastricht - Marcosians
Nguyễn Trọng Đa
15:42 11/09/2009
Maastricht
Đền thánh Maastricht. Là đền thánh dâng kính “Đức Mẹ Sao Biển,” gần biên giới nước Bỉ ở miền đông nam Hà Lan, gần sông Meuse. Đền thánh có tượng gỗ cao 1,2m là tượng Đức Mẹ bồng ẵm Chúa Hài nhi bên tay trái. Chúa nghiêng người vào vai trái Đức Mẹ khi Ngài cố vươn tới cánh hoa, mà Đức Mẹ đang giữ trong lọ hoa. Cả hai đều đội vương miện vàng. Lịch sử của đền thánh là vào năm 1400 khi một tập sinh đem tượng như là gia sản của mình vào Dòng Phanxicô ở Maastricht. Kể từ đó, đền thánh đáng quý mến nhất ở Hà Lan trở thành đối tượng cho mọi thứ chống đối. Nó tượng trưng cho các cuộc đấu tranh tôn giáo của người dân Hà Lan, khi họ đến đền thánh hàng ngàn người mỗi ngày đêm để tỏ lòng tôn kính “Maris Stella" (Đức Mẹ Sao Biển.)
M
M, Maria – Đức Maria, Đức Mẹ.
M
M, Memorial, tưởng nhớ, ghi nhớ, tưởng niệm.
M.A.
M.A., Magister Artium – Thạc sĩ Văn chương, Cao học Văn chương.
Maccabees
Maccabees, gia đình Ma-ca-bê. Là một gia đình kiểm sóat dòng lịch sử Do thái từ năm 166 đến năm 63 trước Công nguyên, và bảo đảm một số biện pháp tự do tôn giáo và độc lập chính trị trong những năm xáo động ấy. Vua Seleucid (Xê-lêu-cô), Antiochus Epiphanes (An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê), người cai trị Palestine, quyết định xóa bỏ Do Thái giáo và áp đặt văn hóa Hi Lạp lên người Do Thái (I Mcb 1). Khi vua cho phép thực hiện việc dâng lễ vật cho thần ngọai Zeus (Dớt) trong Đền thờ ở Jerusalem (Giê-ru-sa-lem), tư tế Mattathias (Mát-tít-gia) mở cuộc nổi loạn công khai, từ chối dâng lễ vật cho thần. Mattathias và năm con trai phải rời Jerusalem, nhưng cuộc đấu tranh chỉ mới bắt đầu. Sau khi Mattathias qua đời, con trai ông là Judas Maccabaeus (Giu-đa Ma-ca-bê) nắm quyền lãnh đạo (I Mcb 2) trở về Jerusalem sau chiến thắng, và ông tẩy uế đền thờ (I Mcb 3-9). Rốt cuộc ông tử trận, nhưng em ông là Jonathan (Giô-na-than) tiếp tục cuộc đấu tranh trong 18 năm (I Mcb 9-12). Sau đó người em thứ ba là Simon (Si-môn) lãnh đạo, và hòan thành việc đấu tranh cho tự do chính trị vào năm 142 trước Công nguyên. Tuy nhiên mưu đồ và bạo lực không hề ngừng; cả Jonathan lẫn Simon đã bị sát hại. Phải chờ đến thời của Gioan Hyrcanus, con trai của ông Simon, Judaea (Giu-đê) mới trở thành thế lực mạnh nhất ở Palestine (I Mcb 13-16). Nhiều thành viên gia đình Maccabee thay nhau cai trị (Aristobulus I (A-rít-tô-bu-lô I), Alexander Jannaeus, Alexandra, và Aristobulus II), nhưng sự chia rẽ nội bộ làm suy yếu chính quyền. Cuối cùng các đạo binh Roma bao vây Jerusalem năm 63 trước Công nguyên, nắm quyền kiểm sóat, và vương triều Do Thái bị xóa sổ. Triều đại Maccabee bị tiêu diệt sau một thế kỷ đầy bạo lực. Lịch sử cuộc đấu tranh oai hùng này được kể lại chi tiết trong sách I Mcb. Sách II Mcb là một trình thuật dông dài về bảy chương đầu của sách I Mcb, nhưng chỉ kể lại thời gian 15 năm mà thôi.
Mace
Trượng, vương trượng, gậy quyền, gậy chỉ huy. Là một gậy ngắn được trang trí đẹp, với đầu gậy thường được tô điểm bằng một huy hiệu, được chức sắc Giáo hội cầm hoặc rước trước chức sắc, chẳng hạn một Giám mục cầm vương trượng này như một biểu tượng quyền bính của ngài.
Macedonianism
Lạc giáo Maxêđôniô. Là lạc giáo gọi theo tên của Macedonius, vị Giám mục Arian ở Constantinople (qua đời khỏang năm 362), và các người theo phái này chối bỏ thiên tính của Chúa Thánh Thần. Không như Macedonius, phần lớn người phái này nhìn nhận thiên tính của Chúa Kitô. Lạc giáo này bị chống đối bởi các thánh Athanasius, Basil, và Gregory thánh Nyssa, và bị Công đồng Constantinople I lên án năm 381.
Machiavellianism
Thuyết Machiavelli. Là triết học chính trị của Niccolò Machiavelli (1469-1527) và của những người áp dụng các nguyên tắc của ông trong việc cai trị xã hội dân sự. Đây là sự phối hợp của sự lừa lọc và mưu đồ, gian trá và chuyên chế, và bản chất thuyết này nằm trong cuốn Quân vương (Prince) của Machiavelli. Nền tảng của đạo đức chính trị là tính chất thủ đọan, trong đó bất cứ phương tiện nào đều biện minh cho điều được xem là tốt cho Nhà Nước. Luật luân lý và đạo đức cá nhân phải nhường cho quyền lợi Nhà Nước khi được yêu cầu. Như thế một nhà lãnh đạo hoặc nhà lập pháp có thể tiếp tục tuyên xưng các nguyên tắc Kitô giáo, với tư cách cá nhân, trong khi phải chối bỏ các nguyên tắc này trong thực hành với tư cách chính khách.
Madhu, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Madhu. Là đền thánh Đức Mẹ nổi tiếng nhất ở Ceylon (nay là Sri Lanka). Khi người Hà Lan chiếm Ceylon và bắt đầu cố gắng xóa bỏ đạo Công giáo, một nhóm người Công giáo địa phương được các linh mục Bồ Đào Nha rửa tội trước đó đã chạy trốn vào rừng, mang theo một tượng Đức Mẹ. Và rồi một nhà thờ được xây dựng để giữ gìn tượng. Vì không ai có thể sống trong rừng vào mùa ướt át, tượng Đức Mẹ ở lại đó trong nhiều tháng, và khi mùa mưa qua đi, người Hồi giáo, người Ấn giáo và người Công giáo lại đi về Madhu. Cuộc hành hương dự trù diễn ra một tháng. Họ vừa hát thánh ca, lần chuỗi Mân Côi vừa bước đi chậm chạp qua vùng thực vật mọc lộn xộn. Đây là tượng Đức Mẹ Mân Côi. Có một thói quen là người bệnh phải ở lại bên ngoài nhà thờ, và nói lời nài xin thật lớn để cho Đức Mẹ có thể nghe được. Bụi bên ngoài nhà thờ nhỏ được chứng tỏ là thuốc trị nọc rắn độc cắn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đọc kinh cầu nguyện hàng ngày tại đền thánh Madhu đã cứu Ceylon khỏi bị quân Nhật xâm chiếm.
Madonna
Madonna, Đức Bà, Đức Mẹ. Là Đức Mẹ, Đức Maria Đồng trinh, là tước hiệu hoặc lối diễn tả về Đức Trinh Nữ. Cũng thường được phối hợp với một danh hiệu khác, chẳng hạn Madonna della Strada, Đức Mẹ Những Con Đường, Đức Mẹ Phó Thác. (Từ nguyên Italian madonna, từ chữ mia donna, đức bà; từ chữ Latinh mea domina, đức bà của tôi.)
Maestro Di Camera
Maestro Di Camera, Trưởng Văn phòng Quản gia Giáo hòang. Là tước hiệu của Viên thị thần chính của Vatican. Vị này phụ trách mọi dịch vụ riêng hàng ngày của Đức Giáo hòang, như gia chính, vệ binh Giáo hòang và lời xin triều yết. Vị này sắp xếp các lễ nghi cho Giáo hòang và là người bảo vệ Nhẫn Ngư phủ của Giáo hòang.
Mag
Mag, Magister—Thầy, chủ, sư phụ.
Magdalene, Mary
Bà Mary Magdalene, bà Maria Mác-đa-la, bà Maria Ma-đa-lê-na. Là một phụ nữ ở Galilee (Ga-li-lê) với tên gọi có lẽ phát sinh từ thị trấn quê hương của bà là Magdala. Lòng mộ mến của bà đối với Chúa Giêsu là sự biết ơn của bà đối với việc Chúa trừ cho bà khỏi bảy quỷ (Mc 16:9). Theo truyện kể lại, bà đã từng là gái điếm. Sự trung thành của bà với Chúa được tỏ lộ rõ ràng trong việc bà là một trong số ít người có mặt trên đồi Calvary, khi Chúa bị đóng đinh (Mt 27:56). Bà nhìn xem Chúa được an táng, là một trong ba phụ nữ đi đến mồ trong buổi sáng Phục sinh (Mc 15:47; 16:1), và phát hiện rằng Chúa đã sống lại (Mt 28:1-8). Người đầu tiên được Chúa hiện ra vào sáng ngày ấy chính là Mary Magdalene (Ga 20:14-18).
Magi
Đạo sĩ, Ba Vua. Là thành viên của đẳng cấp tư tế của tôn giáo Mazdean, với sự qui chiếu đặc biệt đến ba người đạo sĩ mang quà tặng Chúa Hài Đồng lúc mới sinh. Sự xuất hiện của ngôi sao lạ đã làm cho họ rời Đông phương đi tìm một vị Vua, mà ngôi sao là dấu hiệu của việc Vua ấy ra đời. Vua Herod (Hê-rô-đê) yêu cầu họ trở lại gặp ông sau khi tìm được Hài Nhi. Nhưng ba nhà đạo sĩ, được báo tin trong giấc mộng, đã lên đường trở về Đông phương theo hương khác. Họ được mô tả mang ba thứ quà tặng, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Tên của họ là Gaspar, Melchior, và Balthasar, được nhắc đến lần đầu tiên trong thế kỷ thứ sáu. Việc Ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa đã sớm trở thành một trong các đề tài nổi tiếng nhất của sự diễn đạt trong nghệ thuật, bức họa đầu tiên về đề tài này là trong Cappela Greca (Nhà nguyện Hi Lạp) của hang tọai đạo Priscilla (Roma), thuộc thế kỷ thứ hai.
Magisterium
Magisterium, Huấn quyền, quyền giáo huấn. Là quyền giáo huấn của Giáo hội, được ban cho các Giám mục, với tư cách là kế vị các thánh Tông đồ, dưới quyền Đức Giáo chủ Roma, như là đấng kế vị thánh Phêrô. Quyền này cũng được ban cho Đức Giáo hòang, như là Vị Đại diện của Chúa Kitô và là thủ lĩnh hữu hình của Giáo hội Công giáo. (Từ nguyên Latinh magister, thầy dạy.)
Magisterium, Extraordinary
Huấn quyền đặc biệt, đặc huấn. Là quyền giáo huấn của Giáo hội được thực thi một cách long trọng, như trong các tuyên bố chính thức của Đức Giáo hòang, hay của Công đồng chung có sự tham dự của các Giám mục và được sự chuẩn thuận của Đức Giáo hòang. Khi huấn quyền đặc biệt lấy hình thức định nghĩa của Đức Giáo hòang, hay quyết định của Công đồng chung ràng buộc lương tâm của tín hữu trong vấn đề tín lý hay luân lý, huấn quyền này là vô ngộ.
Magisterium, Ordinary
Huấn quyền thông thường. Là quyền giáo huấn của các phẩm trật dưới quyền của Đức Giáo hòang, được thực thi một cách thông thường, nghĩa là thông qua các phương tiện thông thường về giáo huấn tín hữu. Các phương tiện này là mọi kênh truyền thông thông thường, dù là viết, nói hoặc thực tế. Khi nào huấn quyền thông thường cũng là phổ quát, nghĩa là nhắm tới mọi tín hữu, lúc ấy huấn quyền cũng là vô ngộ.
Magistracy
Quyền do chức vụ, quyền do địa vị. Là quyền của một người đang giữ chức vụ và có quyền luân lý để thực thi pháp luật.
Magnanimity
Hào hiệp, đại lượng, khoan nhân. Là sự cao cả của tâm hồn. Nó nhằm tôn vinh và tìm kiếm thực thi việc lành. Mục tiêu của nó là thực hiện các hành vi mà đức tin bảo là cao cả trong con mắt của Chúa, dù cho người ta có nghĩ gì về lối hành xử của mình chăng nữa. (Từ nguyên Latinh magnus, lớn + animus, tâm trí: magnanimitas.)
Magnificat
Kinh Magnificat, Bài ca Ngợi khen. Là bài ca của Đức Trinh Nữ Maria, bắt đầu với câu "Magnificat anima mea Dominum" (Linh hồn tôi chúc tụng Thiên Chúa). Đức Maria đọc lời này lần đầu tiên khi đến thăm bà chị họ Elizabeth (Ê-li-sa-bét), sau khi Mẹ được Truyền tin và mang thai Chúa Kitô. Kinh này có trong Sách Nhật tụng Roma, được hát hay đọc mỗi ngày vào giờ kinh Chiều, và long trọng đọc vào các dịp khác.
Major Basilica
Vương cung thánh đường Cả. Là một tước hiệu vinh dự mà Tòa Thánh ban cho một số các nhà thờ nổi tiếng trên thế giới, cụ thể là các vương cung thánh đường có tòa thượng phụ ở Roma. Trong số các vương cung thánh đường Cả bên ngòai Roma, nổi tiếng nhất là Vương cung thánh đường Đức Bà Thiên thần ở Átxidi, Ý.
Major Orders
Các chức thánh lớn. Đó là chức Phó tế, chức Linh mục và chức Giám mục. Cho đến Công đồng chung Vatican II và quyết định của Đức Giáo hòang Phaolô VI năm 1973, chức Phụ phó tế (chức Năm) vẫn được xem là một chức thánh lớn.
Major Sacraments
Các bí tích lớn. Là từ ngữ được một số nhóm Tin lành Luther dùng để chỉ Bí tích Rửa tội, Bữa ăn của Chúa Kitô (Thánh Thể), và Bí tích Sám hối, bởi vì cả ba được cho là có nền tảng Kinh thánh. Các bí tích khác trong Giáo hội Công giáo được họ gọi là các bí tích nhỏ.
Major Superior
Bề trên thượng cấp. Là Viện phụ cả, bề trên viện phụ của một cộng đòan đan tu, viện phụ của một tu viện, bề trên tổng quyền của một Dòng tu, bề trên giám tỉnh, người phó của các vị trên đây, và các vị khác có quyền tương đương một bề trên giám tỉnh.
Malabar Christians
Kitô hữu Malabar. Còn gọi là “Kitô hữu thánh Tôma,” họ sống ở miền tây nam Ấn Độ, dọc duyên hải khu vực Travancore và Cochin. Ông tổ tinh thần của họ là thánh Tôma Tông đồ, hiện nay họ chia làm ba nhóm: nhóm Jacobite (Gia-cô-bi-ta), hoặc phái Nhất tính thuyết, bác bỏ Công đồng chung Chalcedon; nhóm Công giáo được các linh mục Bồ Đào Nha hoán cải từ nhóm thuyết Cảnh giáo (Nestorius) năm 1599; và nhóm Malankar hợp nhất với Roma năm 1930. Mỗi nhóm trên đây có phụng vụ đặc biệt riêng.
Malabar Rites
Nghi lễ Malabar. Là phong tục tập quán của người dân bản địa ở miền nam Ấn Độ, được các thừa sai Dòng Tên trong thế kỷ 17 cho phép người trở lại đạo duy trì, nhưng sau đó bị Tòa Thánh cấm. Robert de Nobili (1577-1656) khởi xướng các nghi lễ này để dọn đường cho việc trở lại được mong đợi của người Bà La Môn. Trong số những người tuân giữ nghi lễ Malabar có thánh Gioan thành Britto (1647-93).
Malachi
Sách Malachi, sách Ma-la-khi (Ml). Tên này xuất hiện như là tên của sách cuối cùng trong Cựu Ước. Bởi vì tên này có nghĩa là “Sứ giả,” nó có nghĩa rằng tác giả, vị ngôn sứ nhỏ cuối cùng, đang chuyển một sứ điệp của Đức Chúa. Không có ai tên là Malachi được nhắc đến hay được biết đến ở chỗ nào khác trong Kinh thánh. Cuốn sách ngắn này có ba chương, và nêu ra bằng chứng rõ ràng về việc Đức Chúa không hài lòng về công việc của các tư tế và sự bất tuân của người dân. Sách than phiền về nhiều tật xấu, trong đó có hôn nhân hỗn hợp, ly dị và việc không nộp thuế thập phân. Sách có lẽ được viết vào thế kỷ thứ năm trước Chúa Kitô (Ml 1-3).
Mala Fide
Mala Fide, ác ý, ý xấu, giả dối, không chân thành. Là một hành vi được thực hiện một cách không thành thật, hàm ý rằng người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm cách đáng trách và do đó, trong vấn đề công bằng, phải đền bù cho người khác. Trái nghĩa là bona fide (có thiện ý, ngay tình, thành thật).
Malevolence
Ác tâm, ác ý, ảnh hưởng xấu. Là sự chuẩn bị làm điều xấu cho người khác, và đây là đặc tính của sự dữ. Là tật xấu của con người, nó đối lập với nhân đức khoan dung hay thiện tâm. (Từ nguyên Latinh malevolentia, muốn sự xấu, thái độ xấu.)
Malice
Ác độc, ác hiểm, tinh quái. Là sự dữ của việc cố ý vi phạm luật Chúa. Đây là sự coi thường Tác giả thiên linh của luật, và là sự từ chối mặc nhiên về tôn kính Chúa, trong khi Chúa là Đấng Tạo Thành có quyền đòi hỏi các tạo vật vâng phục Chúa. Đây là sự dữ cơ bản của tội.
Malign
Độc ác, thâm hiểm, nói xấu. Nói xấu người khác với mục đích xúc phạm người ấy, và không quan tâm đến sự thật. Sự nói xấu thâm hiểm mang hàm ý làm hại một người, một nhóm người, một tổ chức, một dân tộc bằng các phương tiện giả dối, thậm chí cả khi người nói xấu không cố ý nói dối. (Từ nguyên Latinh malignus, độc ác, thâm hiểm; nghĩa gốc là ‘bản tính xấu’.)
Malo Animo
Malo Animo, tinh thần xấu, ý định xấu. Với tinh thần xấu hoặc ý định xấu xa. Là một hành vi được thực hiện với ý xấu được suy tính trước, nên gia tăng sự tội.
Maltese Cross
Thánh giá Dòng Hiệp sĩ Malta. Là một thánh giá với bốn đầu thanh chìa rộng ra bằng nhau, và mỗi đầu thanh có hình tam giác. Được gọi tên như thế, bởi vì đây là huy hiệu của Dòng Hiệp sĩ Malta.
Malum In Se
Malum In Se, tội ác tự bản chất, xấu tự bản chất, sai lầm tự bản chất. Được áp dụng cho các hành vi con ngưởi vốn là sai lạc trong cơ bản, chẳng hạn phạm thượng, và không thuần túy do ý định xấu.
Mammon
Mammon, Thần tiền, Tiền Của. Là một danh từ tiếng Aramaic, có nghĩa là tiền bạc, tài sản. Đã nhiều lần Chúa Giêsu đối lập lòng mến Chúa với lòng mê tiền của, như là hai mục tiêu lọai trừ nhau trong cuộc đời chúng ta (Mt 6:24; Lc 16:13).
Man
Người, con người. Từ ngữ Latinh homo, là con người, để phân biệt với nam nhân (vir) tức người đàn ông. Chữ homo không có chữ đồng nghĩa hoàn chỉnh trong tiếng Anh, nhưng là một phần của từ vựng chính thức của Giáo hội, và thường được dùng trong văn kiện lớn của Giáo hội Công giáo. Là một sinh vật, gồm có phần thân thể vật chất sẽ chết, và linh hồn thiêng liêng là bất tử. Con người là thụ tạo được Chúa tạo thành giống hình ảnh Chúa và giống như Chúa, để chúc tụng, kính tôn và phụng sự Chúa trong cuộc đời này, và nhờ đó sẽ sở hữu Chúa muôn thuở trong cuộc sống mai sau. Trong từ vựng triết học, con người là động vật có lý trí, và toàn bộ số người trên thế giới gọi là loài người hay nhân loại. (Từ nguyên Anglo-Saxon man, một con người.)
Manasseh
Manasseh, ông Mơ-na-se. 1. Là con trai trưởng của ông Giuse và bà Asenath (Át-nát). Giuse giải thích tên này là “quên đi,” vì Manasseh giúp ông quên đi các khổ đau (St 41:51). Jacob (Gia-cóp) là ông nội của Manasseh và Ephraim (Ép-ra-im), em trai Manasseh, và nhận nuôi hai anh em. Đây là một tập tục bình thường thời ấy, vì con nuôi sẽ hưởng gia tài. Khi Jacob chúc phúc cho họ trước khi qua đời, ông nói lời sứ ngôn rằng Ephraim sẽ là ông tổ của một dân tộc lớn. Lời sứ ngôn được chứng tỏ là chính xác (St 48:19). Manasseh kết hôn với một cô gái Canaan và định cư trong thung lũng Jordan (Gio-đan). Hậu duệ nổi tiếng nhất của ông là Gilead (Ga-la-át); 2. Vua Mơ-na-se, con trai của vua cha Hezekiah (Khít-ki-gia). Ông kế vị vua cha làm Vua Judah (Giu-đa) và cai trị từ năm 687 đến năm 642 trước Công nguyên, triều vua lâu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên sự ổn định là không do đức hạnh của vua; các sử gia Do Thái gọi ông là vua xấu xa nhất trong lịch sử của Judah, bởi vì vua cho du nhập các tục lệ tôn giáo đáng xấu hổ và khuyến khích thờ ngẫu tượng và tin ma thuật. Ông thường làm đổ máu người vô tội và liên tục coi thường Đức Chúa. Con trai ông là Amon (A-môn) kế vị ông làm vua, nhưng bị giết chết sau hai năm (II V 21). Kinh Thánh nhắc đến ba người khác mang tên Manasseh: phu quân bà Judith (Giu-đi-tha) chết do trúng nắng (Gđt 8:2-3); con trai của ông Pahath-moab (Pa-khát Mô-áp) lấy vợ người ngoại (Er 10:30); và con trai của ông Hashum (Kha-sum) cũng bị khiển trách vì lấy vợ người ngọai (Er 10:33). Tuy nhiên hai người cuối này đã bỏ vợ của mình và làm việc đền tội (Er 10:44).
Mand
Mand, Mandamus – chỉ thị, ra lệnh, bắt buộc.
Mand. Ap.
Mand. Ap., Mandatum apostolicum -- Ủy nhiệm thư tông tòa, chẳng hạn để tấn phong một Giám mục.
Mandatum
Mandatum, Nghi thức Rửa chân. Là nghi thức Rửa chân trong Phụng vụ ngày thứ Năm Tuần Thánh. Trong nghi thức duyệt lại, việc Rửa chân diễn ra sau bài Tin Mừng, vốn tường thuật cùng một sự việc trong Bữa Tiệc Ly. Những người được chọn được dẫn đến ghế ngồi dành cho họ. Rồi linh mục đi đến từng người, đổ nước lên chân mỗi người và lau khô bằng khăn. Trong khi đó ca đòan hay cộng đoàn hát một số điệp ca trích từ trình thuật Tin Mừng tương ứng của thánh Gioan. Nghi thức Rửa chân được gọi là mandatum, bởi vì nhân dịp rửa chân cho các môn đệ Chúa Kitô ban cho chúng ta điều răn mới (novum mandatum) là hãy yêu thương nhau như chính Chúa yêu thương chúng ta (Ga 13:4-35). (Từ nguyên Latinh mandatum, ủy thác, lệnh truyền.)
Manichaeism
Thuyết lưỡng nguyên, thuyết Manichaeus. Là lạc giáo lưỡng nguyên được khởi xướng trong thế kỷ thứ ba bởi một người Ba Tư tên là Mani, Manes, hay Manichaeus (năm 215-75). Ông được xem là được Chúa linh ứng, và nhiều người tin theo ông. Trong thuyết này, có hai nguồn sáng tạo, là nguồn lành và nguồn dữ. Chúa là Đấng sáng tạo những gì là tốt lành, còn Satan nhưng gì là xấu dữ. Tinh thần con người là từ Chúa, còn thể xác là từ quỷ. Do đó có sự đấu tranh liên lỉ giữa các lực lượng tốt và lực lượng xấu. Sự lành chiến thắng sự dữ khi tinh thần trỗi cao hơn thể xác. Trong thực tế, thuyết Manichaeus phủ nhận trách nhiệm của con người cho điều dữ mình làm, trong tiền đề rằng do con người không có ý chí tự do nhưng do sự thống trị của quyền lực Satan trên đời sống con người.
Manifestation Of Conscience
Bày tỏ lương tâm, bày tỏ tâm hồn. Là sự bộc lộ tình trạng đời sống luân lý của mình cho người khác biết để có sự linh hướng. Đây là một thói quen trong các Dòng tu từ thời đầu của nếp sống đan tu. Luật Giáo hội tôn trọng các Dòng giáo sĩ này, vốn đòi hỏi sự bày tỏ lương tâm. Nhưng thái độ chung của Giáo hội là cấm bề trên đòi hỏi tu sĩ bộc lộ đời sống nội tâm. Đàng khác, Giáo hội cổ vũ mọi tu sĩ nam và nữ nên cởi mở hoàn toàn với bề trên, và nếu muốn, bày tỏ cách tự do với bề trên các suy tư và mong muốn riêng của mình. Trong các cộng đoàn giáo sĩ, người ta cho rằng các bề trên, cũng là linh mục, nên tiếp nhận các bày tỏ cố ý về lương tâm của tu sĩ trong Bí tích Hòa giải. Trong các cộng đòan không giáo sĩ, Giáo hội mong muốn các tu sĩ hãy bày tỏ lương tâm của mình theo định kỳ cho một linh mục có thẩm quyền, ở trong hoặc ngoài việc xưng tội, như một sự thực hành đức khiêm nhượng và là một phương thế tiến triển trên đường thánh thiện.
Maniple
Khăn đeo tay. Là một lễ phục nhỏ được trang trí, dài và hẹp, được linh mục mang trước đây ở cánh tay trái khi cử hành Thánh lễ. Nguyên thủy đây là khăn tay được xếp lại. Hiện nay nó không còn là lễ phục bắt buộc nữa. (Từ nguyên Latinh manipulus, cái gì che tay; từ chữ manus, bàn tay.)
Manna
Manna, bánh Manna. Là danh từ trong Kinh thánh để chỉ một lương thực thần diệu được gửi tới cho dân Do Thái trong sa mạc (Xh 16:4-36). Là chất rỉ ra cách tự nhiên từ cây và cây bụi ở Arabia, vốn tiết ra, trong hai tháng mùa thu, một lượng nhỏ chất ăn được. Nhưng sự cung cấp này là quá ít, với mùi vị đặc trưng, nên chất ăn được này là hòan toàn khác với thức ăn mà Kinh thánh mô tả như là manna trong cuộc Xuất hành.
Mantelletta
Mantelletta, áo chòang ngắn không tay. Là áo choàng ngoài, không cánh tay, được thắt dây ở cổ, dài đến đầu gối, hở đàng trước, được các hồng y, giám mục, viện phụ, và một số giám chức của Tòa Thánh mang. (Từ nguyên Latinh mantelletta, là từ giảm nhẹ của mantellum, áo khóac.)
Manuscripts, Illuminated
Bản chép tay được tô điểm. Là một nghệ thuật trong đó các bản chép tay có mẫu trang trí ở các mẫu tự đầu câu, đường viền, trang trí lề, và có thể hình vẽ cả trang giấy. Các thí dụ xưa nhất được tìm thấy trên các trang giấy cuộn của họa sĩ Hi Lạp và Macedonia. Trong thế kỷ thứ năm, một phong cách tô điểm đã được phổ biến từ các Tu viện Công giáo Đông phương đến Armenia. Trang tô điểm Byzantine đạt thời hoàng kim trong thế kỷ thứ chín, với mọi quốc gia Slavic chứng tỏ ảnh hưởng của nó. Sách Kells là một thí dụ nổi tiếng của sự hoàn thiện nghệ thuật tô điểm ở Ireland. Các tu sĩ Ireland mang nghệ thuật này đến Anh và lục địa châu Âu, nơi nghệ thuật phát triển mạnh trong các tu viện thời Trung Cổ. Các họa sĩ Flemish (Bỉ) dùng phong cảnh thực làm hậu cảnh, và chân dung người được vẽ chi tiết và trung thực. Việc phát minh máy in đánh dấu sự kết thúc của nghệ thuật này.
Many Questions
Mẹo nhiều câu hỏi. Một mẹo sai lạc trong thảo luận khi một câu trả lời đáp ứng cho một câu hỏi, nhưng đó thực ra là nhiều câu hỏi đòi hỏi nhiều câu trả lời riêng rẻ. Đây cũng là một mẹo hỏi một câu hỏi trong đó có một sự yêu cầu mặc nhiên, và câu trả lời không thành thạo cũng có thể đưa ra sự đồng ý cho yêu cầu đó.
Maranatha
Maranatha. Là một thành ngữ trong tiếng Aramaic xuất hiện trong bản văn của thánh Phaolô (I Cr 16:22) trong câu “Nếu ai không yêu mến Chúa thì là đồ khốn kiếp! Ma-ra-na tha!" Các Giáo phụ hiểu cụm từ này có nghĩa là “Chúa chúng ta đã đến." Nhưng chắc là nó có nghĩa như thánh Gioan muốn nói trong phần kết thúc Tân Ước: “A-men, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến!" (Kh 22:20).
Marcionism
Lạc giáo Marcion. Là lạc giáo thời thế kỷ thứ hai của Marcion và những người theo ông, khi họ không chấp nhận Cựu Ước và nói rằng các Tông đồ đã sai lầm khi cho rằng Tân Ước hoàn thành Cựu Ước. Ông Marcion chủ trương rằng cần dạy một Kitô giáo thuần túy, theo gương thánh Phaolô. Ông viết lại Tân Ước theo kiểu cắt xén, chủ yếu gồm có Tin Mừng theo thánh Luca và 10 thư của thánh Phaolô. Lý thuyết chính của phái Macion là Kitô giáo là một Tin mừng yêu thương, loại trừ mọi luật lệ. Trong số những người theo phái này, người đã kết hôn không thể đi quá thời kỳ dự tòng. Chỉ những người đồng trinh, người góa, và người độc thân mới được rửa tội. Lạc giáo Marcion tan rã hoàn toàn sau thế kỷ thứ bảy.
Marcosians
Phái Ngộ đạo Marcus. Là những người theo ông Marcus Ngộ đạo, phái này phát triển mạnh ở Gaul trong thế kỷ thứ hai. Marcus là một pháp sư, có các phụ nữ phục vụ như là nữ ngôn sứ, và môn đệ ông thích thú với các nghi thức bí tích tỉ mỉ, và thực hiện các dự đoán lạ thường về con số. Phái này không biết đến sách Tân Ước, và bản văn ưa chuộng của họ là sách Công vụ của thánh Tôma.