Ngày 11-09-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:17 11/09/2013
HÒA HỢP NHỊ TIÊN (2)
N2T

Hà và Hạp từ từ trưởng thành, dân trong làng phát hiện chúng nó rất biết kể chuyện, bất luận là người lớn hay trẻ em đều rất thích nghe chúng nó kể chuyện. Chuyện này bay tới tai quan huyện, lập tức ông ta sai lính đến bắt Hà và Hạp vào trong thành để kể chuyện cho ông ta nghe.
Những con ếch đem Hà và Hạp ẩn trốn trong thạch động bên bờ hồ, cá tôm cua thì che chắn bên ngoài, quan binh tìm không ra chúng nó nên bỏ về. Từ đó mới bắt đầu có lời đồn là Hà và Hạp đều là yêu quái hại người. Người trong thôn phân thành hai bên, một bên thì bảo vệ chúng nó, và một bên thì muốn đuổi chúng nó đi, trong thôn đầy những tiếng chửi rủa phẫn nộ cãi nhau.
Hà và Hạp bỏ đi rồi, người trong thôn rất thương nhớ chúng nó, thậm chí còn nói chúng nó là tiên trên trời đem những câu chuyện xuống nhân gian, có người vẽ hình chúng nó trên tay cầm một cái hộp quý, chuyện này truyền mãi truyền mãi nên chúng nó trở thành Hòa Hợp Nhị Tiên.
(Minh, “Tây Hồ du lãm chí dư”)

Suy tư:
Những con người biết hòa đồng với mọi người thì ai cũng mến, bởi vì những người ấy không biết phân biệt giai cấp, không phân biệt giàu nghèo.v.v...
Các linh mục là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, được gọi là người của Chúa, là người đem chuyện trên trời kể lại cho mọi người nghe, chuyện trên trời là kể về Thiên Chúa Cha là Đấng quyền năng tạo dựng nên trời đất muôn vật, là chuyện Đức Chúa Giê-su –Ngơi hai Thiên Chúa- xuống thế làm người chuộc tội cho thiên hạ, và chuyện Đức Chúa Thánh Thần thánh hóa và dẫn dắt Hội Thánh trên đường lữ thứ trần gian đi về quê trời...
Những người chống đối Giáo Hội thì nói rằng tôn giáo là thuốc phiện mê dân, và nói các linh mục là những người nguy hiểm cho họ cần phải tìm cách diệt trừ; những người yêu mến Giáo Hội thì nói rằng các linh mục là những người cao thượng, những người có mức độ hy sinh tuyệt vời, là những người đáng tin cậy vì họ đã khước từ thế gian để đi theo lý tưởng của Phúc Âm để hướng dẫn người khác tìm đến với Thiên Chúa...
Linh mục không phải là người từ trên trời xuống, nhưng là người đang trên đường về quê trời và hướng dẫn người khác cùng đi trên con đường hạnh phúc ấy.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:20 11/09/2013
N2T

19. Lời nói gièm pha thì như lửa trong gió, trong nháy mắt thì lan rộng bốn phía, tất cả nếu không bị nó đốt cháy thì cũng bị nám đen thui.

(Thánh John Baptist of Sales)
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ suy tôn thánh giá: Lời mời khó
Anmai, CSsR
08:54 11/09/2013
LỜI MỜI KHÓ

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo" (Lc 9, 23)

Ở đời ! Có chăng người ta sẽ hăng hái bước đi theo ai đó, đi tìm điều gì đó nhẹ nhàng và thênh thang, êm ái và dịu chàng chứ chẳng ai đời lại muốn đi tìm cái khổ, cái khó cả.

Thoạt đầu, xem ra lời mời gọi khó nghe và nghịch lý nhưng ở khi đối diện với thực tại của cuộc đời, ai cũng có cây thập giá của đời mình. Và nếu như ai vui lòng vác những đau khổ, những vất vả thì đến cuối cuộc đời, đến cuối chặng đường sẽ cảm thấy lòng thanh thản và được hưởng vinh quang cùng với Đấng đã vui lòng vâng phục Chúa Cha.

Thập giá, từ xưa đó chính là dấu chỉ, là biểu tượng, là hình ảnh, là dụng cụ để người ta thi hành án tử cho tên tử tội. Với Chúa Giêsu cũng vậy, Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi cây thập giá khi thi hành án. Cũng vì loại trừ, vì khước từ một Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ trần gian cho nhân loại, những người Do Thái thời Chúa Giêsu đã tìm đủ mọi cách để khử trừ Đấng đó ra khỏi cuộc đời này khi có dịp.

Cái tội kiêu ngạo đẩy con người vào con đường chết đó không phải có vào thời Chúa Giêsu nhưng nó đã có từ khi con người xuất hiện. Chính ông bà nguyên tổ đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình vì tưởng rằng sau khi ăn trái cấm như lời con rắn dữ mời gọi họ sẽ hơn Thiên Chúa.

Vẫn là cái tội kiêu ngạo không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình.

Trong cái thân phận là thụ tạo, điều chính yếu, điều căn cốt nhất mà con người phải nhận ra đó chính là mình chẳng là gì cả, tất cả là nhờ Chúa và bởi Chúa. Khi ý thức như vậy, con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Và ngược lại, khi con người không nhận ra căn cốt của đời mình thì con người sẽ nổi loạn để rồi lại bất phục tùng và cảm thấy mệt mỏi khi phải vác thập giá của đời mình.

Trong dòng chảy lịch sử cứu độ, những khuôn mặt, nhưng hình ảnh của những con người đau khổ vẫn còn đó như là bài học cho những ai bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Những khuôn mặt đó, nhìn thấy quả là đau khổ bởi lẽ không còn gì đau khổ hơn nhưng những người đó vẫn đi theo Chúa cho đến cùng.

Khuôn mặt sáng, khuôn mặt đẹp mà ta nhìn ngắm phải chăng là khuôn mặt của ông Giob. Đọc lại cuộc đời của ông. Nỗi đau tột cùng của ông sẽ không đau lắm khi ông là người bình thường mà lại rơi vào cảnh mất mát, đau thương cả tinh thần lẫn thể xác. Nỗi đau càng giày vò ông khi cuộc đời của ông đang sống trong vinh quang, trong phú quý và có thể nói là đỉnh, là điều mà nhiều người mơ ước với cái cơ nghiệp, con đàn cháu đống cùng với đàn súc vật thật đông. Nỗi đau sâu hoẵm đó nó khoét đời ông và thử thách niềm tin của ông khi những người bạn đến thách thức ông. Đau hơn nữa đó chính là lời phỉ báng, lời kém tin của người vợ của ông. Nhưng, trong những thử thách đó, lòng ông vẫn đơn thành : "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về lòng đất cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Người muốn sao nên vậy : xin chúc tụng danh Chúa. Mình biết đón nhận ơn lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?" (G 1,21 ; 2,10b)

Lịch sử lại cứ trôi và cuộc đời vẫn chảy. Ta lại bắt gặp hình ảnh của người môn đệ đã hoàn thành cách xuất sắc khi bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.

Nhìn, nghe, đọc những trang giấy trong sách Thánh, ta sẽ thấy những đau khổ của người môn đệ đau khổ đến tột cùng là Đức Trinh Nữ Maria. Thấy thôi chứ không cảm được đau khổ mà Mẹ phải chịu.

Thập giá ập đến ngay cuộc đời của Mẹ khi Mẹ nhận lời sứ thần truyền là mang thai Đấng Cứu Độ. Sẽ bị ném đá theo luật Do Thái ngay khi người ta truy tầm ra rằng thiếu nữ Maria không có chồng mà lại có mang. Thoát được án tử sau khi Giuse nhận Mẹ về làm vợ. Cuộc đời đâu êm ả như bao người suy và bao nhiêu người nghĩ. Tưởng chừng một màu hồng tươi đẹp trải suốt trên cuộc đời của Mẹ nhưng đâu được như thế ! Đau khổ cứ như cuộn, cứ như ôm lấy cuộc đời của Mẹ. Đau khổ đó cuộc vào đời Mẹ cho đến tận cùng đó chính là đỉnh đồi Canvê. Không còn nỗi nhục và nỗi đau nào cho bằng con mình vô tội lại chịu chết treo cùng với hai người có tội. Vô cớ, oan khiên nhưng đành phải chấp nhận bởi lòng người gian ác.

Mẹ đã thưa hai tiếng xin vâng cho đến cuối cuộc đời.

Và sẽ là một thiếu sót lớn hay nói cách khác là sẽ vô nghĩa khi không chiêm ngắm con người chịu treo trên thập giá để mang lại ơn cứu độ cho con người. Ơn cứu độ cho nhân loại khởi nguồn từ con người đã hoàn toàn vâng phục chịu chết treo trên thập giá như người mang trọng tội.

Thư gửi tín hữu Philip đã diễn tả :

“Đức Giêsu Kitô

vốn dĩ là Thiên Chúa

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang

mặc lấy thân nô lệ

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,

chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)

Chúa Giêsu, dù ở cái địa vị vinh quang nhưng lại trút bỏ và vâng phục và chết một cách nhục nhã. Còn ta, ta là ai mà ta lại tưởng mình thế này thế kia để ta lại muốn một lần nữa treo Chúa Giêsu - Đấng Cứu Độ trần gian - trên thập giá.

Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,

Ngài phán bảo : "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi !"

Ngàn năm Chúa kể là gì,

tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,

khác nào một trống canh thôi !

Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,

như cỏ đồng trổi mọc ban mai,

nở hoa vươn mạnh sớm ngày,

chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.

Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,

ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.

Lạy Chúa, xin trở lại ! Ngài đợi đến bao giờ ?

Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây. (Tv 89,3-4.5-6.12)

Lời mời gọi bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá mãi mãi vẫn là lời mời gọi luôn luôn mới và giá trị trên cuộc đời của ta. Lời mời gọi đó quả là khó chứ không phải dễ dàng bước theo. Khi và chỉ khi ta nhìn nhận thật phận tôi đòi của chúng ta, thân phận thụ tạo của chúng ta thì khi ấy chúng ta lại nhẹ nhàng và thanh thản để đi theo con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Và, khi vâng phục đến tột đỉnh vác thập giá đời mình thì dĩ nhiên ta cũng sẽ được hưởng phần phúc cứu độ mà Đấng Cứu Độ trần gian bị treo trên thập giá đã hứa ban cho những ai ngày mỗi ngày bước đi theo Ngài.

Lễ suy tôn Thánh Giá

Anmai, CSsR
 
Học yêu Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:54 11/09/2013
Tình cờ tôi nghe bài hát từ web “Học yêu Thánh Giá”. Lời ca ngắn gọn mà sâu sắc, giai điệu nhẹ nhàng cho tôi cảm nhận sâu lắng về tình yêu Thánh Giá Chúa Giêsu.

Thánh Giá là chữ T.
Người nằm giang tay chữ Y.
Là tình yêu, yêu đến tận cùng.
Yêu nhân gian chiều ngang.
Yêu đời mình chiều sâu.
Yêu Chúa là chiều cao.
Để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu.

Thập giá là chữ T được tạo nên do hai thanh gỗ. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng.

Trên thập giá, Chúa Kitô chịu đóng đinh dang tay thành chữ Y. Tình yêu là điểm giao thoa giữa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống. Cả ba chiều kích ngang, sâu, cao của thập giá đều quy tụ nơi tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Chúa Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại.

Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh. Tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha “đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người trở nên lương thực nuôi sống chúng ta.

Thánh Phaolô nhấn mạnh sự tương phản chưa từng thấy trong mầu nhiệm Thập giá. Sự hạ mình sâu thẳm của Đức Giêsu Kitô “Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người, tặng ban Danh hiệu vượt trên mọi Danh hiệu. Và khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, mọi gối phải bái quỳ để tôn vinh Chúa Cha và tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa” ( Pl 2,6-11).

Theo cái nhìn của Phaolô cũng như của Gioan, Chúa Giêsu chịu đóng đinh cũng chính là Chúa Giêsu được tôn vinh. Đó là sự tôn vinh Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, và Tình Yêu ấy đã biểu lộ rõ ràng nhất nơi Thập giá Chúa Kitô. Không nơi nào Tình Yêu của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn như nơi “con người Chúa Giêsu chịu đóng đinh”.

Ca nhập lễ ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá đã mượn lời của Thánh Phaolô trong thư Galat 6,14 để hân hoan hát lên : “Niềm vinh dự của chúng ta chính là Thập Giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng ta được cứu độ, được sống và được phục sinh; chính Người cứu độ và giải thoát chúng ta”.

Kinh Tiền Tụng đã chú giải : “Thật vậy, xưa vì cây trái cấm, loài người chúng con phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời; và ma quỷ xưa chiến thắng nhờ cây trái cấm nay thảm bại vì cây thập giá của Đức Kitô, Chúa chúng con”.

Thánh Bonaventura viết : "Thánh Giá là cây tòan hảo, được thánh hóa bởi Máu Chúa Kitô, mang đầy trái thơm ngon". Cây Thánh giá còn được phong phú hóa như là một loài cây quý hiếm và tươi thắm diễm lệ, hoa trái tràn đầy trong lời trong kinh ‘A Rất Thánh Giá’: “Khen cây thánh giá ở giữa rừng phàm, nên giống báu lành, nên cây sang trọng, nên đơn linh nghiệm, nên tàu vượt qua biển hiểm thế nầy….Cây thánh giá tốt lành rất mực dìm dà êm mát, bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình. Cội rễ, nhành lá, búp bông, hoa quả. Từ xưa đến nay, cây nào dám ví bằng cây thánh giá, từ cây thánh giá chở mình Chúa Cả đóng đinh trên cây thánh giá”.

Tại bãi biển Copacabana tối thứ sáu 26-7-2013 đi Đàng Thánh Giá, Đức Thánh Cha Phanxicô diễn giảng Thập giá là : “Một tình yêu tuyệt vời khi đi vào tội lỗi của chúng ta và tha thứ cho nó, đi vào đau khổ của chúng ta và cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đi vào cái chết để chiến thắng nó và cứu vớt chúng ta. Thập giá của Chúa Kitô chất chứa tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt vào đó tất cả niềm tin của chúng ta, nơi chúng ta có thể tin tưởng. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy phó thác vào Người một cách trọn vẹn! (x. Ánh Sáng Đức Tin, 16). Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, chúng ta mới có thể tìm thấy phần rỗi và ơn cứu độ. Với Ngài, sự dữ sự đau khổ và cái chết không còn quyền thế, bởi vì Ngài cho chúng ta hy vọng và sự sống: Ngài đã biến Thập giá từ một công cụ của sự thù ghét, sự thất bại và sự chết thành một dấu chứng của tình yêu, sự khải hoàn và sự sống”.

Đức Thánh Cha nhắc lại sự kiện vào cuối Năm Thánh Cứu Độ 1984, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã muốn tín thác Thập Giá Chúa cho người trẻ và ngài nói: “Các con hãy đem Thánh Giá vào trong thế giới như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với nhân loại, và loan báo cho tất cả mọi người rằng chỉ nơi Chúa Kitô chết và phục sinh, mới có sự cứu rỗi và ơn cứu độ” (Diễn văn với giới trẻ, 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thập Giá đã rong ruổi qua mọi đại lục, và đi qua các thế giới khác nhau nhất của cuộc sống con người, hầu như được thấm nhập bởi các tình trạng sống của biết bao nhiêu người trẻ đã trông thấy và đã mang Thập Giá đó. Không có ai đụng tới Thập Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính mình, và không đem một cái gì đó của Thập Giá Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của mình.

Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vì “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống. Thánh Giá là biểu tượng của Tình Yêu cứu độ. Thánh giá là niềm tự hào và vinh quang của người tín hữu.Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).

Chúa Giêsu chết trên thập giá, muốn minh chứng rằng Người yêu thế gian hơn yêu chính mình. Nơi thập giá,Chúa Giêsu chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là một tình yêu ở dạng thức cao nhất:Tình Yêu đến mức tận cùng, một Tình Yêu tự hiến trọn vẹn của Thiên Chúa. Yêu là hiến tế, là hy sinh chính mình. Hiến dâng chính mình vì thiện ích của kẻ khác. Chúa Giêsu hiến dâng chính mình trên thập giá như là sự đền bù vì ơn cứu độ nhân loại.

Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.

Chúng ta yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trên Thánh Giá.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn tình yêu, sự sống của Chúa Kitô.
 
Bao dung nhân hậu noi gương đức Chúa Giêsu
Lm. Đan Vinh
17:35 11/09/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN C

Xh 32,7-11.13-14 ; 1 Tm 1,12-17 ; Lc 15,1-32

BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 15,1-32

(1) Tất cả những người Thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giê-su mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pha-ri-sêu và các kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. (3) Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? (5) Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy, tôi nói cho các ông hay: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. (8) Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? (9) Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”. (10) Cũng thế, tôi bảo cho các ông hay: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. (11) Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Mõt người kia có hai con trai. (12) Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với Người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, (23) rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, (26) liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. (27) Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”. (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”. (31) Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

2. Ý CHÍNH:

Thấy Đức Giê-su gần gũi với những người thu thuế và tội lỗi, nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư lên tiếng trách cứ Người. Bấy giờ Người đã dùng ba dụ ngôn để diễn tả lòng thương xót và niềm vui của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi ăn năn hối cải là: “Con chiên bị lạc”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người Cha nhân hậu”. Hai dụ ngôn đầu nhấn mạnh đến thái độ của Thiên Chúa luôn đi tìm người tội lỗi. Dụ ngôn thứ ba nhấn mạnh đến thái độ khoan dung tha thứ và sẵn sàng đón nhận họ hồi tâm sám hối trở về.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi: Trong xã hội Do thái, những người thu thuế bị coi như tội nhân công khai. Hai hạng người thu thuế và gái điếm thường bị nhóm Pha-ri-sêu và kinh sư lên án (x. Lc 5,30; 7,34). Ở đây Lu-ca ghi nhận những người thu thuế và tội lỗi thường đến nghe Đức Giê-su giảng. Điều này cho thấy Đức Giê-su không khinh dể xa lánh tội nhân, nhưng sẵn sàng đón tiếp để cứu độ họ.

- C 4-7: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con...: Hình ảnh người mục tử với đàn chiên là một đề tài cổ điển của Cựu ước, nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Người (x. Lc 12,32). Con chiên tìm lại được là biểu tượng về ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. Mt 4,6-7). Lu-ca cho thấy tình thương của Thiên Chúa luôn đi tìm và đem các tội nhân trở về đàn chiên (x. Lc 15,4-7). + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất: Ở đây phải hiểu ngầm là chín mươi chín con chiên trong đàn đã được mục tử nhốt ở một nơi an tòan trong hoang địa, trước khi đi tìm con chiên lạc. Tuy chỉ là một con chiên, nhưng đối với người mục tử cũng là một số lớn đến nỗi ông quyết tâm đi tìm bằng được. Điều này cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với tội nhân thật là lớn lao.

- C 8-10: + Người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng...: Đồng quan là một đơn vị tiền tệ của Hy-lạp. Đơn vị tiền tệ này tương đương với quan tiền Rô-ma (x. Lc 7,41), là tiền công nhật của một nông nhân làm việc đồng áng (x. Mt 20,2). + Lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ?: Nhà của người dân Pha-lét-tin làm bằng đất sét và có ít cửa nên bị tối. Do đó, dù giữa ban ngày, để tìm kiếm một vật nhỏ như một quan tiền, người ta cũng phải thắp đèn cầy. Trong dụ ngôn này, một phụ nữ vốn liếng chỉ có mười quan tiền, nên phải vất vả tìm kiếm bằng được đồng quan bị mất... Điều này ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với tội nhân. Người không muốn bất cứ ai bị hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống. + Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối: Thiên Chúa vui mừng và chia sẻ niềm vui với cả triều thần thánh trên trời khi thấy một người tội lỗi ăn năn hối cải trở về.

4. CÂU HỎI: 1) Những ai bị người Pha-ri-sêu và kinh sư khinh dể, nhưng được Đức Giê-su sẵn sàng đón tiếp ? 2) Thánh kinh thường dùng hình ảnh nào để diễn tả tương quan giữa Đức Chúa với Ít-ra-en là con dân của Người ? 3) Phải chăng chủ chiên bỏ mặc 99 con chiên giữa hoang địa cho sói dữ cắn xé, để đi tìm một con chiên bị lạc ? 4) Hai dụ ngôn nào diễn tả tình thương của Thiên Chúa luôn quan tâm đi tìm các tội nhân, và dụ ngôn nào cho thấy tình thương của Người sẵn sàng tha thứ và đón nhận tội nhân sám hối trở về ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).

2. CÂU CHUYỆN: LOÀI NGƯỜI THÍCH KẾT ÁN HƠN CẢM THÔNG VỚI TỘI NHÂN:

Bệnh HIV AIDS (hay SI-DA) ngày nay đã trở thành một vấn đề lớn của nhân loại, một “căn bệnh của thế kỷ” mà đến nay loài người vẫn chưa tìm ra phương thế chữa trị hữu hiệu. Cách đây ít lâu, trên đài VTV3 có chiếu một bộ phim nhiều tập khá hay, nhan đề là “Gió qua miền tối sáng”. Bộ phim đề cập đến số phận của nhiều nhân vật bị lây nhiễm vi-rút liệt kháng (HIV-AIDS). Thái độ của các bệnh nhân đầu tiên thường là bàng hoàng, không tin là mình lại bị mắc chứng bệnh quái ác này. Rồi sau khi đã chấp nhận thực tế, một mặt họ tìm xem ai đã lây bệnh cho mình, mặt khác họ vẫn cố che giấu không để người chung quanh không biết mình đã bị mắc bệnh. Rồi trong số những người mắc bệnh, người thì chấp nhận hoàn cảnh để cố sống tốt đẹp và tránh lây bệnh cho tha nhân. Nhưng cũng có kẻ hận đời để sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi, nhằm truyền bệnh cho nhiều người cùng chết cho hả dạ. Còn quần chúng nói chung, do chưa hiểu về phương cách lây lan, nên khi vừa nghe người nào mắc phải thứ bệnh quái ác này là họ bắt đầu bàn tán xầm xì to nhỏ và cảnh giác cao độ thể hiện qua thái độ xa lánh bệnh nhân... khiến người mắc bệnh cảm thấy rất cô đơn và tủi hổ. Cuối cùng người bệnh đành phải dời chỗ ở đến nơi không ai biết mình bị mắc chứng bệnh này.

Gần đây ở Phi-líp-pin cũng có chiếu một bộ phim tài liệu về việc phòng chống HIV AIDS. Phóng viên đã hỏi một thanh niên bị mắc bệnh AIDS thời kỳ chót: “Anh dự định thế nào về tương lai của anh ?” Chàng thanh niên đã thành thật cho biết như sau: “Tôi hy vọng sau khi tôi chết, hãng bảo hiểm nhân thọ sẽ trả cho tôi một số tiền để nuôi chú chó cưng của tôi. Vì từ khi tôi công khai cho biết về chứng bệnh này, tôi đã bị mọi người khinh dể xa lánh, kể cả những người thân trong gia đình ruột thịt của tôi. Chỉ có chú chó cưng là không thay lòng đổi dạ. Nó vẫn tiếp tục vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi gặp mặt như trước”.

3. SUY NIỆM:

Khi thấy Đức Giê-su tiếp đón và ngồi ăn đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi thì các người pha-ri-sêu và các kinh sư liền lẩm bẩm phê phán Người. Để trả lời cho họ, Đức Giê-su đã kể ra ba dụ ngôn về tình thương của Thiên Chúa đối với các tội nhân: Một là con chiên bị lạc, hai là đồng bạc bị mất và ba là người cha bao dung để tư đó mời gọi mọi người phải noi gương Thiên Chúa đối xử bao dung với các tội nhân có lòng sám hối.

1)Tinh thương bao dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân thể hiện qua hai thái độ của Đức Giê-su như sau:

a) Không bỏ rơi nhưng ra sức đi tìm:

Đức Giê-su là mục tử tốt lành biết rõ và gọi tên từng con chiên (x Ga 10,14), đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (x Ga 10,10). Con người thật là đáng quí trước mặt Người. Người tìm kiếm con người và không muốn một ai bị hư mất. Như người mục tử tốt lành không đành bỏ rơi một con chiên lạc, nhưng quyết tâm đi tìm cho tới khi tìm thấy (x Lc 15,4); Như người đàn bà có mười quan tiền mà bị rớt một đồng, đã không bỏ mặc, nhưng đốt đèn, quét nhà quyết tìm cho bằng được (x Lc 15,8); Như người cha có hai đứa con trai, đã không bỏ mặc đứa con thứ bất hiếu bỏ nhà đi hoang, nhưng hằng ngày mong chờ no sớm hồi tâm trở về (x Lc 15,20).

b) Vui mưng khi tìm thấy và chia sẻ niêm vui với người chung quanh: Đức Giê-su là hiện thân lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa khi không muôn tội nhân bị hư mất nhưng muốn họ ăn năn sám hôi và được sống. Người vui mưng đón tiếp người tội lỗi sám hối trở về:

Người giống như một mục tử tốt lành khi đã tìm thấy con chiên lạc, liên vui mừng vác nó trên vai đưa về đàn. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (Lc 15,5-6); Người cũng có thái độ giống như người đàn bà kia sau khi tìm thấy quan tiền bị mất, đã chia sẻ niềm vui với người xung quanh: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (Lc 15,9); Người giống như người cha nhân lành trong dụ ngôn, hằng ngày chờ mong đứa con đi hoang trở về, và khi thấy bóng nó từ đàng xa, đã chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ nó và hôn lấy hôn để. Rồi không để cho nó nói hết câu sám hối đã tha thứ và trả lại hết nhưng quyên lợi nó bị mất khi bỏ nhà đi hoang: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,20-24).

2) Chung ta phải làm gì để noi gương nhân hậu của Đưc Giê-su ?

- Thực ra con chiên lạc, đồng bạc mất và cả đứa con hoang đàng đều không đáng để chủ nhân phải hành động “điên rồ”: người chăn chiên phải bỏ lại chín mươi chín con chiên khác; người phụ nữ phải vất vả thắp đèn, quét nhà, moi móc từng góc nhà; người cha phải suốt ngày đứng tựa cửa, héo hắt chờ đợi. Nhưng ở đây phải xét theo giá trị tình thương: Sở dĩ con chiên, đồng bạc hay người con có giá trị lớn lao là nhờ tình thương của chủ nhân dành cho chúng. Nói cách khác: giá trị của chúng được đo bằng thước đo tình thương hơn bằng giá trị vật chất. Mối tương quan thân thiết và tấm lòng yêu thương của chủ nhân trong ba dụ ngôn nói trên đều phản ảnh tình yêu bao dung của Thiên Chúa đối với tội nhân. Dù chúng ta đã cố tình bỏ nhà đi hoang thì Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Ngài đã dùng nhiều người nhiều cách để tìm kiếm chúng ta và mong chúng ta mau hồi tâm trở về với Ngài. Ngài và cả triều thần thiên quốc đều vui mừng khi thấy các tội nhân thực tâm sám hối như người cha nói với anh con cả trong dụ ngôn: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32).

- Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có thái độ giống như biệt phái và Kinh sư Do thái khi hay xét đoán và kết án lỗi lầm của tha nhân. Nhưng Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Đức Giê-su thật từ bi nhân hậu: Người cảm thông khi sẵn sàng ngồi đồng bàn với các người thu thuế tội lỗi. Người chọn một người thu thuế tên là Lê-vi vào số mười hai Tông đồ. Người bênh vực người phụ nữ phạm tội ngoại tình khỏi bị ném đá chết. Chỉ có một tội không bao giờ được tha là “xúc phạm đến Chúa Thánh Thần” của các người Pha-ri-sêu và Kinh sư Do thái, khi họ cố chấp không tin nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và không gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập.

- Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng từ bi nhân hậu tha thứ tội lỗi chúng ta, thì Người muốn mỗi người chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ các tội xúc phạm của tha nhân đối với chúng ta, như người cha trong dụ ngôn đã yêu cầu người anh cả hãy tiếp nhận đứa em đã phạm tội bỏ nhà đi hoang. Trong thực tế, người ta chỉ dễ tha thứ lỗi lầm của kẻ khác khi ý thức được tình trạng tội lỗi của mình. Có nhận mình cũng là tội nhân, người ta mới dễ cảm thông và tha thứ cho kẻ khác. Chúng ta đừng đòi kẻ có tội phải bị trừng phạt thì mới hài lòng. Mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) đã nói như sau: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì chắc mọi người đã trở thành những kẻ mù lòa từ lâu rồi !”.

- Phải tha thứ thế nào? : Một phóng viên đã hỏi Tổng thống LANH-CÔN (A Lincoln) là ông sẽ đối xử thế nào đối với dân Miền Nam sau khi cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ chấm dứt ? Ông liền trả lời rằng: “Tôi sẽ đối xử với họ như họ chưa bao giờ bỏ nhà ra đi”. Đây cũng chính là cách đối xử của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Người sẵn sàng tha thứ, “phục hồi trọn vẹn” cho Phê-rô, như thể ông chưa bao giờ phạm tội chối Thầy. Đây cũng chính là cung cách chúng ta phải cư xử với những kẻ có lỗi với chúng ta: phải sẵn sàng tha thứ vô điều kiện để đem họ về với Chúa, cư xử với họ với một tình thương bao dung như Thiên Chúa đã đối xử nhân từ bao dung với chúng ta như lời kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Vì nếu chúng ta đối xử với tha nhân thế nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đối xử với chúng ta như thế như lời Đức Giê-su : “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,2).

4. THẢO LUẬN:

Giả như bạn là người anh cả trong dụ ngôn hôm nay thì bạn sẽ làm gì: vào nhà cha để cùng tham dự bữa tiệc vui đón đứa em đi hoang trở về, hay đứng bên ngoài kêu trách lòng nhân hậu của Cha, như các người Pha-ri-sêu và kinh sư xưa đã làm ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHA. Chúng con thường hay cư xử như người con thứ trong bài dụ ngôn khi muốn tự do bay nhảy ngoài vòng tay che chở của Cha. Nhưng chính sự tự do ấy đã biến chúng con trở thành nô lệ cho ma quỷ, thế gian và xác thịt mình, và những hạnh phúc do thế gian ban tặng cuối cùng cũng chỉ là thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Cũng như người con thứ trong bài Tin mừng hôm nay, chúng con bỗng cảm thấy mình bị rơi xuống hố sâu tội lỗi và nếm mùi đau khổ cùng cực.

- LẠY CHA đầy lòng bao dung nhân hậu. Xin dẫn dắt chúng con mau quay về với Cha, giúp chúng con năng điều chỉnh những sai lỗi. Xin hãy nâng chúng con mau trỗi dậy vì tin rằng tình thương của cha còn lớn gấp muôn ngàn lần những tội lỗi của chúng con. Ước gì vấp ngã sẽ làm chúng con nên trưởng thành hơn, thấy được sự mỏng dòn yếu đuối của bản thân và cảm nghiệm được lòng bao dung nhân hậu của Cha. Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con cũng biết đối xử bao dung hơn đối với những kẻ đã xúc phạm đến chúng con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Sự hoang đàng của anh hai
Duy Thạch, SVD
20:24 11/09/2013
SỰ HOANG ĐÀNG CỦA ANH HAI (Lc 15, 11-32)

Nếu như tuổi 15 được xem như là tuổi đẹp nhất của một đời người, được ví như tuổi trăng tròn hay là trăng rằm, thì chương 15 của Tin Mừng theo thánh Luca cũng là chương đẹp nhất, tròn trịa nhất về tình cha. Với một dụ ngôn 3 trong một, dụ ngôn mang nhãn hiệu độc quyền, thánh Luca đã phác họa nên một chân dung người Cha nhân hậu không tưởng trên toàn cõi vũ hoàn. Bức tranh tình cha được khắc họa tinh tế bởi nhiều gam màu sáng tối đan xem lẫn nhau. Từ những toan tính, sự sai lầm, gục ngã, niềm đau và nước mắt của người con hoang đàng đến những cử chỉ âu yếm của lòng nhân từ vô bờ bến, khôn tả của Thiên Chúa. Tiếc thay, trong bức tranh tình cha tuyệt vời ấy có một nét vẽ dường như bị lệch bên ngoài. Nét vẽ ấy to đến nỗi, lạc đến nỗi làm cho làm cho bức tranh niềm vui gia đình dường như không trọn vẹn. Đó là nét vẽ về người người anh hai. Trong niềm vui linh đình của gia đình, thì người anh hai bỗng thấy mình lạc lõng, bơ vơ bên ngoài cánh cổng. Trong bản hòa tấu khúc nhạc vui mừng người em đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy, cung đàn của anh hai bỗng lạc điệu. Chúng ta cùng thử tìm hiểu sự lạc điệu và sự lạc lõng, chua chát, đến bi đát này của người anh hai này.

Ở ngoài đồng

Trước hết, thánh Luca diễn tả không gian của người anh cả chính là nơi đồng ruộng. Động từ ở (eimi) được chia ở thì vị hoàn (imperfect) diễn tả tình trạng đã, đang và có thể sẽ tiếp tục. Chi tiết này nghe có vẻ bình thường đối với một người làm nông trại, nhưng lại rất bất thường trong toàn bộ câu chuyện. Thánh Luca ca dường đang như gợi mở một không gian hoạt động bất thường của người anh hai trong tương quan với gia đình, đặc biệt là với người cha. Người cha thì ở nhà, còn người anh hai thì luôn ở trên cánh đồng. Anh ta có thể chỉ biết một việc là làm và làm chứ không để ý chút gì đến cõi lòng của người cha.

Không biết điều gì xảy ra

Khi về nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, anh hai vội gọi một tên đầy tớ đến để hỏi xem có chuyện gì xảy ra. Luôn ở ngoài đồng, không quan tâm đến tâm trạng người Cha thì làm sao biết được chuyện nhà. Chuyện nhà của anh, nhưng anh lại không biết mà phải hỏi người làm công của anh. Cha anh đãi tiệc chắc là mời nhiều người, nghĩa là, người ngoài ngõ đã tường mà người trong nhà lại chưa tỏ. Chưa tỏ vì thực ra anh không ở trong nhà. Về điểm này có thể nói sự gần gũi và hiểu biết của anh về chuyện nhà không bằng một người làm công. Tương quan của anh và người cha cũng không bằng tương quan giữa cha anh và đứa làm công.

Thái độ: Giận dữ, từ chối vào nhà

Lòng anh ta giờ đây chỉ còn một cảm giác giận dữ và chỉ chờ để được trút giận. Anh ta không muốn vào nhà tý nào. Động từ “muốn” (thêlô) lại được thánh Luca dùng ở thì vị hoàn (êthelen), nghĩa là tình trạng không muốn vẫn cứ tiếp tục. Chính vì thế mà người cha phải ra năn nỉ. Ứng với thái độ không muốn có nguy cơ kéo dài của người anh hai, hành động nài nỉ của người cha cũng được thánh Luca dùng ở thì vị hoàn (parekalei), một sự nài nỉ vẫn đang tiếp diễn và có thể còn kéo dài thêm nữa.

Tương quan đổ bể

Sự bực dọc, giận dữ của anh hai được thể hiện trong lời trách móc: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè”. Câu nói của người anh hai bộc lộ rất nhiều chi tiết đắng cay trong tương quan đổ bể, không lành lặn giữa anh và cha.

Thứ nhất, anh chưa bao giờ gọi cha mình một tiếng cha (pater). Trong bản dịch Việt ngữ cách xưng hô của anh nghe có vẻ nhẹ nhàng: “Cha coi”, thế nhưng trong nguyên ngữ tiếng Hy Lạp không hề có một tiếng cha như thế, tất cả đại từ mà anh hai dùng trong cuộc đối thoại với cha chỉ là đại từ ngôi thứ hai (su) mà thôi, chứ không phải là cha (Pater). Vì thế, câu nói của “anh hai” trong ngôn ngữ bực dọc có thể là: “Ông coi, đã bao nhiêu năm trời tôi hầu hạ ông, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ ông cho lấy được một con dê con để tôi ăn mừng với bạn bè”. Điều này hoàn toàn khác biệt đối với tâm thức của người con thứ. Dẫu rằng ngỗ nghịch, đi xa nhưng trong lòng anh ta lúc nào cũng xem người cha là cha của mình. Lúc nào anh cũng gọi là “cha tôi”: “biết bao người làm công cho cha tôi”; “Thưa cha! Con thật đắc tội…”; “thôi ta đứng lên đi về cùng cha”.

Thứ hai, “đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha và không bao giờ trái lệnh”. Trong ý nghĩ lâu nay của anh, tương quan giữa anh và ông ấy không phải là tương quan cha-con nhưng là tương quan chủ tớ. Trong đó anh ta là tớ còn ông ấy là chủ. Và anh phải làm đầy tớ bao nhiêu năm trời rồi. Một đầy tớ hết sức trung thành, chưa bao giờ trái lệnh. Anh biến cha anh thành người chỉ biết ra lệnh còn anh là người thi hành theo mệnh lệnh không hơn không kém. Động từ “douleúồ” (được dịch là hầu hạ) trong nguyên ngữ tiếng Hy Lạp có nghĩa đầu tiên là “làm nô lệ”. Mà động từ này lại được dùng ở thì hiện tại, diễn tả một tình trạng thực tế không bao giờ thay đổi: bao nhiêu năm nay anh vẫn là một người nô lệ của cha mình.

“Không trái lệnh khi nào” nghĩa là anh ta tự xem mình là một người hoàn thành bổn phận một cách tốt đẹp, không còn gì đáng chê trách.

Thế mà ông chưa bao giờ cho anh một “con dê con”. Sự so sánh giữa một con dê con và một con bê vỗ béo cho thấy sự cay đắng trong ngôn ngữ của anh khi nghĩ về cách đối đãi của “ông” cha với anh. Anh đã làm đầy đủ bổn phận và lẽ ra anh nên được đãi ngộ tốt hơn, hoặc ít ra ngang bằng với người con thứ, đằng này anh lại chẳng được gì.

Thứ ba, không xem ông ấy là cha, cho nên “con dê con” nếu có, anh ta cũng chỉ muốn được “nhậu” với chúng bạn chứ không phải với cha, với gia đình.

Tương quan của anh với cha xưa nay vốn không tốt, không lành lặn, nay bỗng bùng nổ thành lời khi anh thấy ông đãi tiệc mừng người con thứ.

Cuối cùng, ranh giới được người anh hai vạch rõ ràng hơn khi tuyên bố “thằng con của ông kia”. Tuyên bố “thằng con của ông”, nghĩa là nó không phải em của anh, cũng có nghĩa là anh không phải là con của ông.

Điều này hợp với tiến trình mà thánh Luca mô tả anh từ đầu đến giờ: ở ngoài đồng, không biết nhà đang có chuyện vui gì, không muốn vô nhà, tự xem mình là một người nô lệ, ăn mừng với chúng bạn. Tất cả dữ liệu đều chứng tỏ rằng anh ta không thuộc về gia đình này, người cha không phải là cha anh, người con thứ không phải là em của anh.

Thật bùi ngùi xót xa cho thân phận bơ vơ lạc lõng của người “anh hai”. Anh không xin cha chia gia tài, anh không cuốn gói ra đi phương xa, anh không tiêu xài phung phú của cải, anh không lâm vào tình trạng đói cơm thiếu áo, nhân phẩm của anh không tuột dốc đến mức không bằng một con heo, nhưng anh lại chưa bao giờ cảm nhận được hơi ấm tình cha, anh chưa bao giờ thấy ấm cúng khi ở trong nhà cha. Không có một nối kết thân thương nào giữa anh với cha. Anh đã đánh mất tình cha, và còn đánh mất tình anh em ruột thịt khi tự giới hạn mình thành một con người của bổn phận, một đầy tớ, một nô lệ, chứ không phải một người con trong gia đình Thiên Chúa. (Xin xem thêm bài “Tưởng được lại mất tưởng mất lại được” để biết thêm về sự tuột dốc của người con thứ: http://dongngoiloi.blogspot.com/2013/03/tuong-uoc-lai-mat-tuong-mat-lai-uoc-lc.html ).

Kết thúc mở

Thánh Luca kết thúc dụ ngôn bằng cách để ngỏ chọn lựa của người anh hai. Anh có vào hay không? Không ai biết. Sự mở ngỏ này có ý nghĩa hết sức độc đáo. Thiên Chúa vẫn mời gọi, vẫn nài nỉ nhưng người Pha-ri-sêu và những kinh sư vào nhà chung vui với Ngài. Ngài mong muốn họ nối lại tình cha-con với Thiên Chúa. Ngài muốn họ cũng nhận lại địa vị làm con, cảm nhận được hơi ấm tình cha, chứ không phải chỉ là những người đầy tớ suốt ngày quần quật trên đồng ruộng để rồi quên lối về nhà. Ngài mong muốn họ chấp nhận những người lầm lỗi biết ăn năn. Ngài không muốn họ chỉ bằng lòng với những việc bổn phận mình làm để rồi tỏ ra hậm hực với những người tội lỗi, tỏ ra không hài lòng trước tình yêu, sự tha thứ mà Thiên Chúa Cha dành cho những con người đau khổ.

Khởi đầu dụ ngôn “người cha nhân hậu” người ta cứ tưởng rằng vấn đề của người con thứ, người con hoang đàng là vấn đề rất lớn nhất bao trùm cả dụ ngôn. Vì thế, đã có thời người ta đặt tên dụ ngôn này là “dụ ngôn người con hoang đàng”. Vấn đề người con thứ tuy có lớn nhưng đã được giải quyết rất đơn giản khi anh có ý trở về. Cho dẫu rằng anh về chỉ vì nghỉ đến “người đầy tớ của cha được cơm dư gạo thừa”, chứ không phải nghĩ đến tình thương và sự mong mỏi của người cha, người cha vẫn chấp nhận và ôm anh vào lòng.

Một kết thúc mở cho thấy vấn đề của người “anh hai” mới là vấn đề lớn, vấn đề còn bỏ ngỏ. đó là vấn đề của các kinh sư và những người pha-ri-sêu, những người đang xầm xì, phản đối việc những người tội lỗi và thu thuế đến cùng Đức Giê-su và nghe Người giảng. Đó là vấn đề của những người tự cho mình là công chính không cần phải sám hối ăn năn.

Công chính nhưng không ở trong nhà Cha, không một tương quan gần gũi với Cha, không có lòng cảm thông với anh chị em đồng loại, thì công chính để làm gì. Tự xem mình là công chính mà không cảm nhận được hơi âm tình cha, tình anh em, tình người thì công chính để làm chi. Nói như kiểu của Chúa Giê-su, 99 người công chính như thế quả không bằng một người tội lỗi biết sám hối ăn năn và quay về với Chúa.

Thánh phao-lô nói rằng: “Như có lời chép rằng : Không ai là người công chính, dẫu một người cũng không” (Rm 3,10). Nghe sao mà bi quan quá, nhưng đó lại là sự thật. Người ta chỉ được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ tin vào Đức Giê-su (Rm 3,22; Gl 3,16; Pl 3,9). Ơn công chính là ơn Chúa ban nhờ Đức Giê-su Ki-tô. Một khi cậy dựa vào sức mình mà không cần nhờ vào sự trợ giúp của Thiên Chúa thì sẽ không được ơn công chính. Hoàn cảnh của người anh hai cũng là hoàn cảnh chung của rất nhiều tín hữu hôm nay khi họ dám tin vào công trạng của mình đủ để làm cho họ được cứu độ chứ không phải nhờ vào tình thương của Cha trên trời. Kiểu như câu chuyện: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" (Lc 18, 10-14).

Duy Thạch, SVD.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp kéo dài các xung đột
Anthony Đông Thái
08:27 11/09/2013
Việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp kéo dài các xung đột

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi nói rằng tài nguyên cho quân sự nên được sử dụng cho phát triển xã hội.

Rome, ngày 10/09/2013 (Zenit.org) - Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Vatican, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi - Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã hoan nghênh ý kiến gần đây của Đức Thánh Cha về việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp.

Suốt buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật hàng tuần của ngài tập trung vào việc Đức Thánh Cha đã đặt ra câu hỏi, phải chăng các cuộc xung đột hiện nay trên thế giới là những vấn đề thực tế hay đó là “một cuộc chiến tranh thương mại để bán vũ khí bất hợp pháp”.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi nói: “Đức Thánh Cha đã đặt một ngón tay lên một vấn đề thực sự đang ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế ngày hôm nay. Nó không phải là một vấn đề mới nhưng là một thực tế trong ý nghĩa rằng việc buôn bán bất hợp pháp vũ khí sẽ trở thành một yếu tố quan trọng góp phần vào bạo lực và chiến tranh”.

Ngài tiếp tục, việc cung cấp vũ khí bất hợp pháp đến cho những người lạm dụng quyền lực của mình để ngăn chặn sự phát triển của chính quốc gia của họ.

Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh một cách đúng đắn rằng sự phát triển vũ khí đã "duy trì sự liên tục các cuộc xung đột trên thế giới, mang đến cho những người sử dụng chúng sự quả quyết sai lầm là “họ có thể tiếp tục sử dụng vũ lực để duy trì quyền lực của họ”.

“Nếu chúng ta tính đến một sự thật rằng năm ngoái 1,750 tỷ USD đã được chi tiêu cho các hoạt động quân sự, chúng ta thấy tất cả các nguồn lực đó là cho quốc phòng, đúng vậy, mà còn cho thương mại vũ khí, và các loại tài nguyên này cộng đồng quốc tế có thể sử dụng cho phát triển xã hội và cho [...] giáo dục, thực phẩm, đặc biệt là cho các phân đoạn người nghèo trên thế giới.”

Anthony Đông Thái
 
Có lẽ nhân loại đang trưởng thành hơn với chiến tranh đã qua
Anthony Đông Thái
08:34 11/09/2013
Có lẽ nhân loại đang trưởng thành hơn với chiến tranh đã qua

Suy nghĩ của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh bộ về Đời sống Thánh hiến nói về Sức mạnh của Cầu nguyện.

Rome , 10 tháng 09, 2013 ( Zenit.org) Đức Hồng Y João Braz de Aviz - Tổng trưởng Thánh viện Đời sống Thánh hiến và các dòng Tu, đã tham gia cầu nguyện canh thức hôm thứ Bảy tại Quảng trường Thánh Phêrô để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Khi kết thúc , ZENIT đã nói chuyện với ngài về những gì ngài đã trải qua trong Đêm Canh Thức. Ngài nói: “Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình” và rằng “mặc dù nhân loại đã có một lịch sử với nhiều cuộc chiến tranh , có lẽ nó đang đi đến một điểm của sự trưởng thành đặc biệt là với toàn cầu hóa, trong đó ý thức về hòa bình sâu sắc hơn rất nhiều”.

Ngài cũng chỉ ra rằng thật cần thiết để cầu xin Chúa cho hòa bình bởi vì những con người không thể đem nó đến.

Biết hậu quả của chiến tranh, nỗi đau đến từ chúng và thực tế chúng không bao giờ mang lại bất cứ điều gì tốt cả, “có lẽ điều này đang đòi hỏi một giai đoạn mới của sự cân bằng trên thế giới cũng như trong việc ra quyết định”.

Trong mối liên quan, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng có lẽ “hệ thống Liên Hiệp Quốc cũ kỹ hình thành sau Thế chiến là quá nhỏ và cần thiết mở rộng nó”, và ngài xác định, ví dụ “các quyết định nên được thực hiện không phải bằng tỷ lệ biểu quyết của một bên có nhiều quyền lực hơn bên khác, mà là một quyết định được thực hiện bởi tất cả các quốc gia đại diện cho sự cân bằng của thế giới”.

Ngoài ra, ngài cho biết “chúng tôi không có sức mạnh của vũ khí , chúng tôi chỉ có sức mạnh của lời cầu nguyện và sức mạnh để nài xin Thiên Chúa” cho hòa bình.

Liên quan đến buổi cầu nguyện hôm thứ Bảy tại quảng trường Thánh Phêrô, ngài nói thêm rằng ngài tin nó có “nhiều ý nghĩa, đức tin của Đức Giáo Hoàng , đức tin của toàn thể Giáo Hội và tất cả các Giáo Hội, dựa vào việc Đức Giáo Hoàng còn kêu gọi cả các tôn giáo khác và các nam nữ thiện chí, rằng chúng ta phải cùng nhau cầu nguyện”. Đức Hồng Y giải thích đây là “tâm lý mới, trong đó mỗi một người có cái gì đó để đóng góp vào những ý tưởng to lớn”.

Cuối cùng, đề cập đến vai trò ngoại giao của Tòa Thánh trong cuộc khủng hoảng Syria, Đức Hồng Y Braz de Aviz đã chỉ ra, trên tất cả, đó là “một ý thức rất mạnh mẽ rằng Giáo Hội là hiện tại” và "chúng ta tin vào sự tốt lành nhân hậu của Thiên Chúa muốn cứu rỗi dân của Người”. Ngài nói thêm “bằng sự đơn giản của mình, Đức Thánh Cha đại diện hầu như cho điều này”. Đó là lý do tại sao, “hơn cả tài ngoại giao, đó là khả năng gom tụ các ý tưởng vĩ đại hiện có trong tim của mọi người nam nữ đến với nhau”.

Anthony Đông Thái
 
ĐTC Phanxicô thăm Trung tâm phục vụ người tị nạn Astalli của Dòng Tên tại Rôma
Chỉnh Trần, S.J.
08:45 11/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Trung tâm phục vụ người tị nạn Astalli của Dòng Tên tại Rôma

Chiều thứ 3 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thăm trung tâm Astalli. Đây là một trung tâm do Tổ chức phục vụ người tị nạn của Dòng Tên (Jesuit Refugee Service - JRS) điều hành. Ở Rôma, JRS điều hành 3 khu tạm trú, 1 trường dạy tiếng Ý và cơ sở chăm sóc sức khỏe vốn cung cấp những chăm sóc đặc biệt dành cho các nạn nhân bị tra tấn và dịch vu tư vấn pháp luật. IRS được thành lập do sáng kiến của cha Pedro Arrupe, bề trên Tổng quyền Dòng Tên từ 1965 đến 1983. Theo cha Arrupe, “những người tị nạn đã bị mất hết tất cả, họ là những người nghèo khó nhất trong các người nghèo.”

Sau lời chào mừng của cha giám đốc trung tâm Giovanni La Manna, SJ, Đức Giáo Hoàng đã đích thân chào thăm 40 người tị nạn bao gồm cả trẻ em. Đa số người tị nạn này đến từ Phi Châu và Miền Cận Đông, nhất là từ Syria và Ai Cập. Ngài cũng thăm bếp nấu súp cho người nghèo tại trung tâm, nơi cung cấp hơn 400 phần ăn cho những người tị nạn. Đức Giáo Hoàng đã vui vẻ bắt tay và thăm hỏi các đầu bếp và nhân viên phục vụ tại trung tâm.

Khi được hỏi về chuyến thăm đặc biệt này của Đức Giáo Hoàng, cha Giovanni La Manna nói: “Đối với chúng tôi, đây là một niềm hạnh phúc lớn lao vì được Đức Thánh Cha đến thăm những người tị nạn, đây là một hồng ân.”

Tháng tư vừa qua, cha Manna cho biết Đức Thánh Cha đã gọi điện cho cha và ngỏ ý muốn thăm Trung Tâm Astalli. “Điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngài đến việc phục vụ cho người tị nạn,” vị giám đốc trung tâm nói.

Trong chuyến thăm này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi sự đa dạng là 1 “quà tặng” và những khác biệt giữa các chủng tộc, nguồn gốc hay tôn giáo là một “sự phong phú đáng được chào đón chứ không phải là lo sợ.”

Đức Giáo Hoàng nói Rôma, “thành phố của chúng ta” thường xuyên là trạm dừng chân thứ hai của nhiều người tị nạn vốn trước đó đã có một cuộc hành trình đến đảo Lampedusa thuộc phía cực Nam của nước Ý. Ngài mô tả hành trình đến từ Bắc Phi của họ là một hành trình “đầy gian khổ và mệt nhọc” và nói rằng ngài nghĩ “trên hết về những phụ nữ, những người mẹ vốn là những người phải chịu nhiều khốn khổ cùng cực để bảo đảm cho con cái họ có được một tương lai tốt đẹp hơn… và một cuộc sống khác cho chính họ và gia đình của họ.”

“Bao nhiêu lần rồi,” ngài tự hỏi, “có nhiều người với ‘sự bảo vệ quốc tế’ được chứng nhận trên giấy tạm trú của họ - ở đây và những nơi khác nữa – lại bị buộc phải sống trong những điều kiện khốn khổ, mỗi lúc một xuống cấp và không có khả năng bắt đầu một cuộc sống xứng với phẩm giá, để nghĩ về một tương lai mới!”

Phản tư về những khía cảnh làm nên sứ mạng Dòng Tên, Đức Giáo Hoàng nói “Phục vụ” nghĩa là “chào đón những ai đến với mình và chăm sóc cho họ; điều đó có nghĩa là “cúi xuống” để phục vụ những nhu cầu của họ và “đưa tay ra” phục vụ mà không hề “tính toán”, hay sợ hãi nhưng với tất cả sự dịu hiền và thấu hiểu.

Khía cạnh khác của sứ mạng Dòng Tên, “tình liên đới,” ngài nói, là một từ ngữ tạo nên “sự sợ hãi trong thế giới phát triển.” Một từ mà người ta không ưa dung như thể nó là “một từ xấu, nhưng nó là từ của chúng ta,” ngài nhấn mạnh.

“Đồng hành”, khía cạnh thứ ba của sứ mạng, Đức Giáo Hoàng nói, không có nghĩa là làm từ thiện đơn thuần như phát 1 miếng bánh sandwich cho một người nghèo, nhưng đúng hơn là giúp đỡ người đó bước đi bằng chính đôi chân của mình.

Đức Phanxicô mời gọi cư dân đang sống trong giáo phận Rôma suy tư về cách thức họ đáp lại lời mời gọi phục vụ tha nhân của Chúa Kitô: các bạn nhìn vào mắt những người đang tìm kiếm công bình hay quay lưng lại với họ?

Lòng thương xót chân thật, Đức Giáo Hoàng nói, đòi hỏi công bình và đòi “Giáo Hội, thành phố Rôma và các đoàn hội bảo đảm rằng những ai đã từng phải cần đến 1 bát súp, 1 chỗ tạm trú hay tìm sự giúp đỡ về pháp lý đều có quyền được sống, làm việc và làm người một cách trọn vẹn. Hội nhập vào xã hội “cũng là một quyền”, ngài khẳng định. Ngài cũng nhấn mạnh rằng việc bảo vệ phẩm giá và các quyền của những người có hoàn cảnh khó khan là một phần thiết yếu trong sứ mạng của Giáo Hội.

Ngài cũng mời gọi các nữ tu đang có những tu viện “bỏ trống” “quảng đại” và “mạnh dạn” mở rộng cửa để đón những người tị nạn và lưu ý rằng Giáo Hội không cần “những tu viện bỏ trống được chuyển thành những khách sạn để kiếm tiền.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, vì đau lòng trước thảm cảnh nhiều người tị nạn phải bỏ mạng trên những cuộc hành trình vượt biển và những người sống sót bị khước từ cho cứ trú, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tức tốc đến thăm, trò chuyện và dâng Thánh Lễ với những người tị nạn trên đảo Lampedusa. Tại đây ngài đã án “thái độ dửng dưng toàn cầu” đối với nỗi thống khổ của những người tị nạn và kêu gọi một “sự thức tỉnh lương tâm.”

Chỉnh Trần, S.J.
 
Đại sứ Ba Lan: Đức Giáo Hoàng quyết tâm với hoà bình Syria, tiên đoán sẽ có Công Đồng mới trong vòng 4 năm.
Trần Mạnh Trác
15:57 11/09/2013
Theo tin CNA/EWTN ngày 10 tháng 9 thì ông đại sứ Ba Lan cạnh Toà Thánh nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không lùi bước trong việc mưu tìm hoà bình cho Syria và tiên đoán Ngài sẽ triệu tập một Công Đồng mới.

" Đức Giáo Hoàng rất tập trung vào vấn đề này với một loại tình cảm đam mê, " ông đại sứ Nowina - Konopka nói. " Khi Ngài đề cập tới cuộc chiến tranh ở Syria, bạn thấy ngay rằng Ngài sẽ không bỏ cuộc. "

" Cách Ngài đã làm chứng tỏ Ngài thực sự tin rằng Giáo Hoàng, Giáo Hội, các Kitô giáo, Hồi giáo phải làm điều gì đó ", ông cho CNA biết như vậy vào ngày ngày 10 tháng 9.

Ông Nowina - Konopka vừa được bổ nhiệm làm tân đại sứ của Ba Lan và đã gặp Đức Giáo Hoàng khoảng 20 phút ngày 09 tháng 9 để trình ủy nhiệm thư.

Vị đại sứ mới, đã từng quen biết hai vị giáo hoàng tiền nhiệm, ca tụng phong cách thân ái và ấm áp cuả Đức Thánh Cha Phanxicô qua cuộc họp.

"Ngài rất trực tiếp và rút ngắn khoảng cách ngay lập tức ", ông nói. "Tôi cảm thấy như tôi đã biết Ngài một thời gian dài và tôi hiểu rõ hơn về những câu chuyện tôi từng nghe nói về ngài như việc gọi điện thoại cho nhiều cá nhân. "

Cuộc họp giữa hai vị đã đề cập đến nhiều vấn đề bao gồm Ngày Giới trẻ Thế giới ​​sẽ diễn ra tại Krakow, Ba Lan vào năm 2016, mối quan hệ giữa Ba Lan và Giáo Hội, và về các xung đột đang diễn ra ở Syria.

Cuộc xung đột giữa chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy, bắt đầu vào tháng Ba 2011, đã gây thương vong cho 100.000 người. Nhiều người lo ngại sự can thiệp của Mỹ sẽ làm bạo lực gia tăng và gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Ông Nowina - Konopka, từng là giám đốc Văn phòng Liên lạc của Nghị viện châu Âu với Quốc hội Mỹ, đã tham dự buổi canh thức bốn giờ cho Hoà Bình hôm thứ Bảy tại quảng trường Thánh Phêrô.

"Thật là không thể tưởng tượng nổi khi chứng kiến ​​hàng trăm ngàn người tham gia nhiều giờ im lặng và cộng đồng ngoại giao cũng đã xúc động giống như mọi người khác, " ông nói.

Ông đại sứ cũng đã tham gia cuộc họp cuả Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, và 71 đại sứ vào ngày 5 để thúc đẩy hòa bình ở Syria.

" Đây không phải là một sự kiện thông thường mà vị Bộ trưởng Ngoại giao cuả Toà Thánh triệu tập một cuộc họp lớn với tất cả các nhà ngoại giao, " ông nhận xét. " Toà Thánh cũng cung cấp một văn bản liệt kê những nguyên tắc rõ ràng để giúp giải quyết cuộc xung đột ở Syria. "

Ông Nowina - Konopka nói rằng " nếu hai phe ở Syria bắt đầu đối thoại, thì văn bản này cuả Giáo Hội Công Giáo có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn. "

Từng là một cựu cố vấn, thông dịch viên và phát ngôn viên của tổng thống thứ hai của Ba Lan, Lech Walesa, ông Nowina - Konopka nhớ lại thời điểm 25 năm trước lúc mà đảng cộng sản Ba Lan và phe đối lập bắt đầu đối thoại với nhau.

"Giáo Hội Ba Lan đã tạo ra cơ hội cho phép hai bên ngồi lại với nhau, " ông nói. " Vai trò làm trọng tài của Giáo Hội hồi đó đã thành công và do đó buổi nói chuyện với vị Bộ trưởng Ngoại giao làm cho tôi liên tưởng tới một vai trò như vậy cuả Giáo Hội cho ngày hôm nay. "

"Tôi tin rằng tất cả mọi thứ có thể làm được, đặc biệt là với quyết tâm cuả Đức Giáo Hoàng của chúng ta, " ông nói thêm.

Ông Nowina - Konopka cho biết nhiệm kỳ bình thường cuả một đại sứ là bốn năm và ông tin rằng ông sẽ " chứng kiến ​​một thời điểm rất đặc biệt trong lịch sử Giáo Hội. "

" Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu vị Giáo Hoàng này khởi động một loạt các sự kiện mới kể cả một Công Đồng mới ", ông nói.

"Ngài sắp có một cuộc họp quan trọng với các cố vấn chính của Ngài, là tám vị Hồng Y, vào tháng Mười tới và họ sẽ tìm kiếm một sự đổi mới trong cách thức mục vụ và trong Giáo Hội. "

Điều quan trọng, ông tin rằng, là sự thay đổi ngôn ngữ trong cách Giáo Hội giao tiếp với người dân, làm cho nhiệm vụ của Giáo Hội có thể hiểu được.

" Nhiệm vụ của tôi là đảm bảo việc thông tin liên lạc tốt giữa chính phủ Balan và Tòa Thánh ", ông phản ánh. " Tôi mong muốn có một mùa xuân Giáo Hội và sau hai triều đại tuyệt vời của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđictô, chúng ta sẽ có một chương sử mới. "

Ông đại sứ cho biết bây giờ thì " chủ đề nóng là Syria, " và lưu ý rằng chính phủ Ba Lan đã công bố rõ ràng rằng họ sẽ không tham gia vào bất kỳ việc can thiệp quân sự nào ở Syria.

Xem Video buổi tiếp kiến tân đại sứ Balan

 
ĐTC: Hãy yêu mến Giáo Hội là mẹ đã sinh chúng ta ra trong đức tin
Linh Tiến Khải
15:04 11/09/2013
Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, vì Giáo Hội là Bà Mẹ đã cho chúng ta chào đời trong đức tin bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đức tin đó là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta qua gia đình, qua cộng đoàn dậy chúng ta nói ”Tôi tin”. Và chúng ta tất cả đều được mời gọi cộng tác vào việc làm cho các tín hữu mới sinh ra trong đức tin, giáo dục đức tin và loan báo Tin Mừng.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thư tư hàng tuần hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Xe díp chở Đức Thánh Cha đã bắt đầu ra quảng trường lúc 9 giờ 45 qua các lối đi để ngài chào tín hữu.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài giáo lý ”Giáo Hội là ”mẹ”. Ngài nói trong các hình ảnh mà Công Đồng Chung Vaticăng II đã chọn để giúp chung ta hiểu rõ hơn bản chất của Giáo Hội nghĩa là bản chất là ”mẹ”: Giáo Hội là mẹ chúng ta trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (LG 6.14.15.41.42). Đó là một trong các hình ảnh hay được các giáo phụ dùng nhất trong các thế kỷ đầu, nhưng tôi nghĩ nó cũng hữu ích đối với chúng ta. Đối với tôi đó là hình ảnh đẹp nhất của Giáo Hội: Giáo Hội mẹ.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu bà mẹ là gì trong thực tại của chức làm mẹ. Một bà mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống, mang thai con 9 tháng trong lòng, rồi cho nó chào đời bằng cách sinh ra nó. Áp dụng vào trường hợp của Giáo Hội Đức Thánh Cha nói:

Giáo Hội cũng thế: sinh chúng ra trong đức tin, bởi phép Chúa Thánh Thần khiến cho Giáo Hội được phong phú, như Đức Trinh Nữ Maria. Giáo Hội và Đức Trinh Nữ Maria cả hai đều là mẹ, điều người ta có thể nói về Giáo Hội,

thì cũng có thể nói về Đức Mẹ, và điều người ta nói về Đức Mẹ cũng có thể nói về Giáo Hội. Chắc chắn đức tin là một hành động cá nhân ”Tôi tin”, chính tôi, một cách cá nhân, đáp trả lai Thiên Chúa là Đấng làm cho tôi biết ngài và muốn bước vào tình bạn với tôi (Lumen fidei 39). Nhưng đức tin tôi nhận được từ các người khác, trong một gia đình, trong một cộng đoàn dậy tôi nói ”tôi tin”, ”chúng tôi tin”. Một kitô hữu không phải là một ốc đảo! Chúng ta không trở thành kitô hữu trong phòng thí nghiệm. Chúng ta không trở thành tín hữu kitô một mình và với sức lực của chúng ta, mà đức tin là một món qùa, một ơn của Thiên Chúa được ban cho chúng ta trong Giáo Hội và qua Giáo Hội. Đó chính là lúc Giáo Hội làm cho chúng ta sinh ra như là con cái của Thiên Chúa, là lúc, trong đó sự sống của Thiên Chúa được ban cho chúng ta, Giáo Hội sinh chúng ta ra như là mẹ. Nếu anh chị em đến nhà nguyện rửa tội của Đền thờ thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng, ở bên trong có một bản khắc bằng tiếng Latinh đại ý như thế này: ”Nơi đây sinh ra một dân tộc thuộc dòng dõi Thiên Chúa, được sinh ra bởi Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho nước này được phong phú, mẹ Giáo Hội sinh ra con cái trong các làn sóng này”. Đẹp không? Và điều này giúp chúng ta hiểu một điều quan trọng: việc chúng ta là phần của Giáo Hội không phải là một sự kiện hình thức bề ngoài, không phải là điền vào một tờ giấy mà người ta đưa cho chúng ta. Không, không phải vậy! Nó là một hành động nội tại, sống động. Chúng ta không thuộc về Giáo Hội như thuộc một hiệp hội, một đảng phái, hay bất cứ một tổ chức nào khác. Mối dây nối kết sinh tử giống như với mẹ chúng ta, bởi vì ”Giáo Hội thật là mẹ các kitô hữu” (De moribus Ecclesiae, I,30,62-63; PL 32,1336). Bậy giờ chúng ta thử hỏi xem tôi nhìn Giáo Hội như thế nào? Tôi có nhớ ơn cha mẹ tôi, bởi vì các ngài đã cho tôi sự sống, tôi có nhớ ơn Giáo Hội, bởi vì đã sinh ra tội trong đức tin qua bí tích Rửa Tội không? Nhưng có được bao nhiêu kitô hữu còn nhớ ngày rửa tội của mình? Và tôi muốn hỏi một câu ở đây: Bao nhiều ngươi trong anh chị em - mỗi người tự trả lời trong tim mình nhé - bao nhiêu người trong anh chị em nhớ ngày rửa tội của bình? Có vài cánh tay giơ lên... Nhưng có biết bao nhiêu người không nhớ. Có người nói: ”Nhưng con nhớ là vào lễ Phục Sinh, vào lễ Giáng Sinh, con tin vậy”. Ngày Rửa tội là ngày chúng ta sinh ra vào Giáo Hội, ngày trong đó Mẹ Giáo Hội đã sinh ra chúng ta. Thật là đẹp... Và bây giờ có một bài tập phải làm ở nhà đây: Hôm nay khi về nhà, anh chị em hãy tìm xem ngày rửa tội của mình là ngày nào. Và ngày đó là ngày tốt để mừng lễ. để cám ơn Chúa vì ơn ấy. Anh chị em có làm điều này không? Và tín hữu cả quảng trường thưa to ”Dạ có”. Phải, đó là bài tập đấy nhé! Anh chị em hãy làm các bài tập... Chúng ta hãy yếu mến Giáo Hội như yêu mẹ chúng ta, và cũng biết thông cảm các thiếu sót của Giáo Hội. Tất cả mọi bà mẹ đều có các thiếu sót, tất cả chúng ta cũng đều có các thiếu sót. Nhưng khi người ta nói tới các thiếu sót đó của mẹ chúng ta, thì chúng ta che đậy chúng lại, chúng ta yêu chúng, thế thôi... Và Giáo Hội cũng có các thiếu sót của mình. Tôi có yêu mến Giáo Hội như thế, như tôi yêu mẹ tôi không? Chúng ta có giúp Giáo Hội trở thành xinh đẹp hơn, đích thật hơn, theo như Chúa muốn không? Tôi để lại cho anh chị em các câu hỏi này. Nhưng đừng quên các bài tập đấy nhé! Hãy tìm ngày rửa tội của chúng ta để giữ gìư nó trong tim và mừng nó.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: một bà mẹ không hạn chế trong việc trao ban sự sống, nhưng còn chăm lo săn sóc con cái lớn lên, cho chúng bú sữa, nuôi nấng và dậy cho chúng con đường cuộc sống, luôn luôn đồng hành với chúng với sự chú ý, với lòng trìu mến, với tính yêu thương, cả khi chúng đã khôn lớn. Và trong điều này mẹ cũng biết sửa dậy, tha thứ, cảm thông, và gần gũi chúng trong bệnh tật, khổ đau. Tắt một lời, một bà mẹ tốt trợ giúp con cái ra khỏi chính mình, không ở lại một cách dễ dãi đưới cánh mẹ, như một lữ gà con ở dưới cánh gà mẹ. Áp dụng cho Giáo Hội Đức Thánh Cha nói:

Như là một bà mẹ tốt Giáo Hội cũng làm y như thế: đồng hành với sự trưởng thành của chúng ta, bằng cách thông truyền Lời Chúa cho chúng ta, là ánh sáng chỉ con đường cuộc sống kitô cho chúng ta, và ban phát các bí tích. Giáo Hội nuôi dưỡng chúng ta bằng bí tích Thánh Thế, đem lại ơn tha thứ cho chúng ta qua bí tích Sám Hối, nâng đỡ chúng ta trong lúc đau yếu với bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Giáo Hội đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc sống đức tin. Chúng ta có thể đưa ra vài câu hỏi khác nữa: Tôi có tương quan nào với Giáo Hội? Tôi có cảm thấy Giáo Hội như là mẹ trợ giúp tôi lớn lên như kitô hữu hay không? Tôi có tham dự vào cuộc sống của Giáo Hội hay không, tôi có cảm thấy mình là phần của Giáo Hôi không? Tương quan của tôi là một tương quan chỉ có hình thức hay là sinh tử?

Còn một tư tưởng ngắn thứ ba nữa. Trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội có một thực tại rõ ràng: Giáo Hội trong khi là mẹ của các kitô hữu, cũng làm ra các kitô hữu nữa, và cũng được làm thành bởi các kitô hữu. Giáo Hội không là cái gì khác với chính chúng ta, mà được coi như là toàn thể các kitô hữu, như là ”chúng tôi” của các tín hữu kitô, tôi, bạn, tầt cả chúng ta là phần của Giáo Hội. Thánh Giêrôlamô đã viết: ”Giáo Hội của Chúa Kitộ không là gì khác, nếu không là các linh hồn của những người tin nơi Chúa Kitô” (Tract. Ps 86; PL 26,1-84). Như vậy chức làm mẹ của Giáo Hội chúng ta tất cả chủ chăn và giáo dân đều cùng sống.

Đức Thánh Cha nói thêm: Đôi khi tôi nghe nói: “Tôi tin Thiên Chúa, nhưng không tin Giáo Hội”, ”Tôi đã nghe rằng Giáo Hội nói... ” Nhưng mà ai, nói khi nào? Không, các linh mục nói... Nhưng các linh mục là một chuyện... nhưng Giáo Hội không chỉ có các linh mục: Giáo Hội là tất cả chúng ta. Và bếu bạn nói rằng bạn tin Thiên Chúa nhưng không tin Giáo Hội, thì bạn đang nói rằng bạn không tin chính mình, và đó là một sự mâu thuẫn. Giáo Hội là chúng ta tất cả. Tất cả, từ em bé mới vừa được rửa tội ở kia, cho tới các Giám Mục, Giáo Hoàng, tất cả. Tất cả chúng ta là Giáo Hội và tất cả chúng ta đều bình đẳng trước mắt Thiên Chúa. Tất cả! Và tất cả chúng ta đều được mời gọi cộng tác vào việc sinh ra các kitô hữu mới cho đức tin, tất cả chúng ta đều được mời gọi là những người giáo dục trong đức tin, và loan báo Tin Mừng. Mỗi người trong chúng ta hãy tự hỏi: tôi làm gì để cho các người khác có thể chia sẻ đức tin kitô? Tôi có phong phú trong đức tin của tôi không, hay tôi là một kẻ đóng kín? Khi tôi lập lại là tôi yêu một Giáo Hội không đóng kín trong ranh giới của mình, nhưng có khả năng ra ngoài, di chuyển, cả với vài ngơuy hiểm, để đem Chúa Kitộ tới cho tất cả mọi người, tôi nghĩ tới tất cả, tới tôi, tới bạn, tới mọi kitô hữu! Tôi nghĩ tới tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều chia sẻ chức làm mẹ của Giáo Hội, tất cả chúng ta là Giáo Hội, tất cả; để cho ánh sáng của Chúa Kitô tới với tận cùng bờ cõi trái đất. Và hoan hô Mẹ Thánh Giáo Hội! Xin tất cả mọi người: Hoan hô Nẹ Thánh Giáo Hội!

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn tín hữu hiện diện. Ngài nhắc cho mọi người biết ngày hôm nay là lễ Tên Rất Thánh Me Maria và khích lệ mọi người khẩn cầu Mẹ; giới trẻ để cảm nhận được sự hiền dịu tình yêu của Mẹ Thiên Chúa; người đau yếu đặc biệt trong những lúc của thánh giá và khổ đau, hãy biết nhìn lên Mẹ; và các cặp vợ chồng mới cưới nhìn lên Mẹ như Sao sáng của con đường tận hiến và trung thanh trong hôn nhân.

Sau khi đọc Kinh Lậy Cha Đức Thánh Cha đã ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
Đức Phanxicô nói với người vô tín ngưỡng
Vũ Văn An
18:55 11/09/2013
Ngày 11 tháng Chín, trong một lá thư gửi cho nhật báo Ý “La Republica”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thuật lại kinh nghiệm đức tin của ngài cho người vô tín ngưỡng. Lá thư này nhằm trả lời một số câu hỏi liên quan tới việc Giáo Hội phải đáp ứng ra sao đối với những người không tin vào Chúa Giêsu. Các câu hỏi này đã được nêu ra trên tờ báo này ngày 7 tháng Bẩy năm nay.

Đức Giáo Hoàng viết rằng: “Tôi cảm thấy rất tích cực, không phải chỉ đối với cá nhân mỗi người chúng ta mà thôi mà còn đối với cả xã hội nơi chúng ta đang sống, nếu có thể dừng lại để đối thoại với nhau về một thực tại rất quan trọng đối với đức tin, một thực tại dẫn ta tới lời dạy và khuôn mặt của Chúa Giêsu”.

“Ngày nay, tôi nghĩ có hai nhân tố đặc biệt biến cuộc đối thoại này thành một nhiệm vụ và một điều qúy giá. Hơn nữa, như mọi người đều biết, nó còn là một trong các mục tiêu chính của Công Đồng Vatican , do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập, và của thừa tác vụ các Giáo Hoàng mà mỗi vị, với tính nhạy cảm và đóng góp riêng, kể từ thời đó tới nay, đã bước theo, trong khuôn thước do Công Đồng đặt để”.

Sau đó, Đức Phanxicô thuật lại kinh nghiệm bản thân của ngài về đức tin và việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống của ngài. Ngài viết: “Đối với tôi, đức tin phát sinh từ việc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Một cuộc gặp gỡ có tính bản thân, tác động tới trái tim tôi và đem lại cho tôi một hướng đi và một ý nghĩa mới cho cuộc hiện sinh của tôi”.

“Nhưng cùng một lúc, nó cũng là một cuộc gặp gỡ chỉ có thể có được nhờ cộng đoàn đức tin nơi tôi sinh sống và nhờ cộng đoàn này tôi tìm được lối đi vào việc hiểu biết Thánh Kinh, vào cuộc đời mới vốn vọt lên như suối nước từ Chúa Giêsu qua các Bí Tích, vào tình huynh đệ với mọi người và vào việc phục vụ người nghèo, hình ảnh đích thực của Chúa. Tôi tin rằng: không có Giáo Hội, chắc chắn tôi đã không gặp được Chúa Giêsu, dù biết rằng hồng phúc bao la là đức tin vốn được duy trì trong bình chứa bằng đất sét dễ vỡ là chính nhân tính chúng ta”.

Về vấn đề Giáo Hội đáp ứng ra sao đối với những người không có cùng một đức tin như mình vào Chúa Kitô, Đức Phanxicô trả lời: lượng từ bi của Thiên Chúa là lượng từ bi vô lường nếu người ta chịu hướng về Người với một tâm hồn thành thực và xám hối. “Vấn đề thực sự đối với những người không tin vào Thiên Chúa nằm ở chỗ lắng nghe chính lương tâm của họ”.

“Cả đối với những người không có đức tin, tội lỗi hệ ở việc đi ngược lại lương tâm của mình. Thực vậy, lắng nghe và vâng theo lương tâm của mình là đưa ra các quyết định liên quan tới những điều mình cho là đúng hay xấu. Tính thiện hay tính ác trong hành động của chúng ta hệ ở chính các quyết định này”.

Một trong các câu hỏi được Đức Phanxicô trả lời liên quan tới việc liệu có tội hay không khi tin rằng không hề có một chân lý tuyệt đối. Ngài cho hay: chân lý là “tình yêu Thiên Chúa dành cho ta trong Chúa Giêsu Kitô. Thành thử, chân lý là một liên hệ! Mỗi người chúng ta đều nhận được chân lý và phát biểu nó ra theo cách riêng của mình tùy theo lịch sử, văn hóa và hoàn cảnh sống”.

Câu hỏi cuối cùng được Đức Thánh Cha trả lời là: “Khi không còn con người trên mặt đất nữa, thì tư duy có thể tưởng tượng ra Thiên Chúa có biến mất hay không?”. Đức Phanxicô nói rằng “sự cao cả của con người hệ ở khả năng suy nghĩ của họ về Thiên Chúa. Và điều này có nghĩa họ có khả năng cảm nghiệm được việc nhận ra và bước vào liên hệ với Người... Nhưng liên hệ bao giờ cũng là liên hệ giữa hai thực tại. Thiên Chúa không tùy thuộc ý nghĩ của ta. Đàng khác, dù sự sống của con người có chấm dứt trên mặt đất, điều mà theo đức tin Kitô Giáo, chắc chắn sẽ xẩy ra, con người vẫn không ngừng hiện hữu, và bằng một cách chúng ta không biết, cả vũ trụ này nữa, vũ trụ từng được tạo dựng cùng với con người, cũng sẽ không ngừng tiếp tục hiện hữu”.

Trong phần kết luận, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới sứ mệnh của Giáo Hội trong việc loan báo Chúa Giêsu bất chấp các thiếu sót của mình. Ngài viết: “Tôi tin rằng, bất chấp mọi chậm chạp, bất trung, sai lầm và tội lỗi rất có thể có nơi các chi thể của mình, Giáo Hội sẽ không có một ý nghĩa nào hay một mục đích nào khác hơn là sống và làm chứng cho Chúa Giêsu”.

Chấn động mới nhất

John L. Allen Jr. của tờ National Catholic Reporter coi lá thư trên như chấn động mới nhất tại Vatican, chứ không hẳn các nhận định mới đây của Đức TGM Pietro Parolin, người vừa được Đức Phanxicô cử nhiệm làm quốc vụ khánh, về độc thân và dân chủ. Thực vậy, lá thư riêng được Đức Phanxicô gửi cho một ký giả nổi tiếng, vốn là người vô tín ngưỡng, đã được đăng trên tranh nhất của tờ La Republica đông độc giả nhất nước Ý.

Allen lưu ý tới 3 điểm từng được nhiều người nói tới trước đây kể cả các vị giáo hoàng, nhưng chưa bao giờ rõ ràng bằng dịp này:

a) Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ giao ước của Người với Dân Do Thái, và Giáo Hội “không bao giờ biết ơn đủ” đối với người Do Thái vì đã bảo tồn đức tin của họ bất chấp mọi kinh hoàng của lịch sử, nhất là nạn Shoah, chữ Do Thái có nghĩa diệt chủng.

b) Lượng từ bi của Thiên Chúa “không cùng” và do đó, vươn tới cả những người không tin nữa. Với những người này, tội không hệ ở việc thiếu niềm tin vào Thiên Chúa, mà đúng hơn hệ ở việc không tuân theo tiếng lương tâm.

c) Chân lý không “thay đổi hay có tính chủ quan” nhưng Đức Phanxicô cho hay ngài không muốn nói nó “tuyệt đối”, theo nghĩa không ăn uống với ai, không có bất cứ liên hệ nào. Ngài bảo: chân lý chiếm hữu ta, chứ không ngược lại, và chân lý luôn được phát biểu theo “lịch sử và văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống của người ta”.

Các vị giáo hoàng trước đây vốn trao đổi tư duy với các nhà báo. Đức Gioan Phaolô II với Vittorio Messor qua cuốn “Vượt Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, xuất bản năm 1994. Đức Bênêđíctô XVI với Peter Seewald qua cuốn "Ánh Sáng Thế Gian” xuất bản năm 2010.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng đích thân trả lời các câu hỏi được đặt ra cho ngài trên hai bài xã luận của một tờ nhật báo. Eugenio Scalfari, một trong những người lập ra tờ La Republica, đã viết hai bài xã luận, một vào hồi tháng Bẩy và một vào hồi tháng Tám, ngỏ ý muốn được hỏi chính Đức Phanxicô mấy câu.

Khởi điểm của Scalfari là đoạn của thông điệp Lumen Fidei mới đây, nói rằng: “bao lâu họ thành thực cởi mở đối với tình yêu và lên đường với bất cứ ánh sáng nào thấy được”, người vô tín ngưỡng “dù không biết, nhưng đã đang ở trên con đường dẫn tới đức tin rồi”.

Scalfari vốn là người nổi tiếng thuộc phe tả của Ý, rất tích cực trong các đảng phái xã hội chủ nghĩa và cấp tiến. Ông cũng công khai tuyên bố mình là người vô thần không tin bất cứ tôn giáo nào và hay lên tiếng chỉ trích vai trò của Giáo Hội trong nền chính trị Ý.

Để trả lời Scalfari, Đức Phanxicô cho rằng cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và người vô tín ngưỡng là điều quan trọng vì 2 lý do: Thứ nhất, việc ly khai giữa Giáo Hội và văn hóa do phong trào Ánh Sáng gây ra. Ngài viết: “Thời gian đã tới, và Công Đồng Vatican II đã khai mở một mùa mới, mùa đối thoại cởi mở, không có tiên kiến, một cuộc đối thoại sẽ mở lại mọi cánh cửa để gặp nhau cách nghiêm chỉnh và có kết quả".

Thứ hai, theo quan điểm của người tin, đối thoại với người khác không phải là việc phụ thuộc mà đúng hơn là việc "thân thiết và không thể miễn chước".

Một trao đổi tương tự cũng đã diễn ra giữa Đức HY Carlo Maria Martini của Milan, người đã qua đời hồi tháng Tám, 2012, và tiểu thuyết gia vô tín ngưỡng là Umberto Eco. Các lá thư trao đổi này đã được đăng năm 1996 tại Ý và năm 2000 tại Hoa Kỳ.

John Thavis thì coi lá thư trên như một cố gắng bắc cầu, cố gắng của một nhà truyền thông có tài, không những được đặt tít lớn mà còn làm “nhiều người rơi lệ”. Nó chứng tỏ vị đương kim giáo hoàng thoải mái cả trên các cột báo lẫn trong các văn kiện chính thức của mình.
 
Top Stories
Religioni unite in difesa della diocesi di Vinh, nel mirino delle autorità comuniste
Asia-News
03:37 11/09/2013
Un gruppo composto da cattolici, protestanti, buddisti manifesta vicinanza al vescovo e ai fedeli, vittime di attacchi del governo e di diffamazione a mezzo stampa. Critiche unanimi per le azioni “subdole e spietate” dei vertici di Nghe An. Appello alla comunità internazionale per la difesa dei diritti umani in Vietnam.

Vinh (AsiaNews) - Un gruppo di personalità religiose vietnamite - in rappresentanza di fedi diverse - ha offerto il proprio sostegno al vescovo e alla Chiesa cattolica di Vinh, al centro di un violento attacco diffamatorio dei media ufficiali e nel mirino delle autorità. La nota è stata diffusa ieri e controfirmata da tutti i dignitari; essa esprime vicinanza e solidarietà alla diocesi e ai fedeli, da tempo in prima fila nella lotta a sostegno dei diritti della popolazione contro gli abusi perpetrati dall'amministrazione locale e dalle forze dell'ordine. Al centro della controversia la vicenda legata alla parrocchia di My Yen, che chiede la liberazione di due fedeli in carcere dal giugno scorso senza nemmeno un capo di accusa formale a loro carico.

Personalità cattoliche, leader di varie confessioni cristiane, esponenti del Caodaismo e membri della Hoa Hao Central Buddhist Church - molti dei quali vittime anch'essi di violenze governative - hanno manifestato "unanime sostegno" per gli incidenti di My Yen. Piena vicinanza anche al vescovo e ai vertici della Chiesa cattolica locale, oggetto di quelle che definiscono "azioni devianti, violente, subdole e spietate" da parte delle autorità di Nghe An.

Critiche unanime vengono espresse nei confronti dell'amministrazione locale, delle forze armate e dei media governativi che usano metodi violenti e manipolano i fatti; essi minano "l'integrità del vescovo" mons. Paul Nguyen Thai Hop e di tutti i religiosi diocesani, per perpetrare i loro disegni criminosi.

I leader religiosi si rivolgono infine ai vertici di Nghe An, auspicando una migliore soluzione dei conflitti e delle tensioni sociali che da tempo infiammano la provincia; basta abusi e sequestri operati nell'anonimato, avvertono, perché i colpevoli saranno prima o poi giudicati "dalle leggi internazionali o dalla giustizia divina". Per questo lanciano un invito diffuso, in patria come all'estero, a denunciare i crimini commessi dalle autorità comuniste e a solidarizzare con le vittime di tali violenze.

Da tempo il governo vietnamita ha lanciato una campagna di repressione verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche lanciata una petizione. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norma che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe". Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani.
 
Philippines: A Zamboanga, deux prêtres catholiques se trouvent parmi les civils retenus comme « boucliers humains » par les hommes du MNLF
Eglises d'Asie
08:49 11/09/2013
Selon l’administrateur diocésain de l’archidiocèse de Zamboanga, deux prêtres catholiques se trouvent parmi la centaine de civils retenus comme « boucliers humains » par les hommes du MNLF (Front moro de libération nationale) qui tiennent sous leur contrôle plusieurs quartiers de la ville de Zamboanga.

L’information est donnée par une dépêche datée du 10 septembre de l’agence Ucanews, laquelle cite Monseigneur Chris Manongas, administrateur du diocèse (dont le siège est vacant depuis février 2012). Selon ce dernier, l’un des deux prêtres en question, le P. Michael Ufana, se trouvait chez ses parents lorsque les hommes en armes du MNLF ont fait irruption et ont emmené l’ensemble des occupants de la maison. L’information a été confirmée par la police ainsi que par le Mindanao Human Rights Action Center. L’identité du deuxième prêtre n’a pas été rendue publique pour des raisons de sécurité, mais il a pu être joint au téléphone par Mgr Manongas ; il a dit se trouver dans une église catholique en compagnie d’autres réfugiés et que l’eau et la nourriture venaient à manquer. Le quartier où se trouve cette église ayant été bouclé par l’armée et des combats se déroulant autour, il n’a pas été possible de les ravitailler, a ajouté l’administrateur diocésain (1).

Au-delà du cas de ces deux prêtres catholiques, ce sont entre 70 et 250 civils (les chiffres varient selon les sources) qui sont désormais retenus par les quelque deux à trois cents combattants du MNLF qui tiennent militairement plusieurs quartiers de la périphérie de Zamboanga. Leur action a débuté le 9 septembre. Arrivés semble-t-il par voie de mer, ils ont d’abord cherché à gagner l’hôtel de ville pour en prendre le contrôle et y hisser le drapeau de leur mouvement, mais, arrêtés en chemin par des forces de police, ils se sont retranchés dans plusieurs quartiers de la périphérie de cette ville de l’extrême sud-ouest de Mindanao. Retenant désormais des civils en guise de « boucliers humains », ils tenteraient de négocier leur départ avec les autorités philippines. Manille a très rapidement déployé d’importantes forces militaires, qui encerclent les insurgés mais n’ont pas reçu l’ordre de lancer l’assaut. A ce jour, les coups de feu échangés ont fait une dizaine de victimes et plusieurs dizaines de blessés. Plusieurs milliers d’habitants ont fuit les quartiers où se situent les affrontements pour trouver refuge dans des stades, des écoles, des églises ou des mosquées. La ville de Zamboanga compte 800 000 habitants, dont les trois quarts sont catholiques et le dernier quart en grande partie musulmans.

Face à ce regain des tensions armées, Monseigneur Manongas lance un appel au calme et au retour à la table des négociations. Membre d’un diocèse qui, au fil des décennies passées, n’a pas ménagé ses efforts pour favoriser le dialogue entre chrétiens et musulmans, il se dit « ulcéré » par le présent « incident ». « Nous appelons la direction du MNLF à ne pas impliquer les civils dans leur lutte politique. Négocier les armes à la main ne résoudra rien », a déclaré l’administrateur diocésain dès le début de ce nouvel épisode de violence, le 9 septembre. Les églises sont ouvertes à tous ceux, chrétiens comme musulmans, qui sont affectés par les troubles, a-t-il ajouté, précisant que « tous, dans le diocèse, au sein de ses instances sociales et caritatives notamment, sont mobilisés pour accueillir les personnes » qui fuient les troubles. « Ce qui se passe n’a rien d’un conflit religieux. C’est un conflit politique. Il n’y a pas d’animosité ici entre les chrétiens et les musulmans et nous entretenons de bonnes relations avec les responsables religieux musulmans de Zamboanga », a-t-il conclu.

Dans le long conflit qui oppose musulmans et chrétiens à Mindanao (120 000 morts ces quarante dernières années), il semble que ce soient les dissensions entre les deux principaux mouvements musulmans revendiquant l’indépendance, du moins l’autonomie, d’une large fraction du territoire de Mindanao qui expliquent l’actuel accès de fièvre à Zamboanga. Acteur historique du conflit, le Front moro de libération nationale (MNLF), dirigé par Nur Misuari, a signé avec Manille un accord de paix en 1996 en échange de la création d’une Région autonome musulmane de Mindanao (ARMM). Toutefois, depuis la signature l’an dernier d’un accord entre Manille et le Front moro de libération islamique (MILF), l’autre grand mouvement indépendantiste de la région, Nur Misuari et ses hommes s’estiment lésés. Après plusieurs mois de négociations sous l’égide de la Malaisie, le MILF et le gouvernement philippin ont en effet signé, ce 14 juillet 2013, un accord sur le partage des richesses de la future région semi-autonome musulmane de Mindanao (à mettre en place d’ici à 2016). Le gouvernement voulait un partage à 50/50, mais le MILF a obtenu 75 % des futurs revenus générés par les taxes et les ressources minières, qui sont abondantes dans le sud philippin. Selon les observateurs, cet accord du 14 juillet ouvrait la voie à la signature d’un accord de paix global avant la fin de l’année, la question du désarmement des rebelles restant toutefois à régler. Mais c’était sans compter sur le MNLF et le fait que ses dirigeants se sont sentis marginalisés et lésés par l’accord entre Manille et le MILF. Signe de ce mécontentement, Nur Misuari, qui reste caché à l’heure actuelle mais dont l’action militaire à Zamboanga est commandée par l’un de ses plus proches bras droits, a, le mois dernier, déclaré unilatéralement « l’indépendance » du sud philippin. C’est le drapeau de ce Mindanao indépendant que ses hommes devaient faire flotter sur l’hôtel de ville de Zamboanga.

En 2001, Nur Misuari, alors âgé de 60 ans, s’était déjà trouvé en position délicate, marginalisé au sein de son propre mouvement, le MNLF. Une action militaire d’une poignée de ses fidèles avait alors été lancée. Elle avait consisté en l’assaut d’un quartier de Zamboanga, les rebelles prenant des civils en otages pour protéger leur fuite. Assiégés par l’armée, ces hommes avaient négocié leur liberté contre celle des otages, tout en obtenant de conserver leurs armes. Vingt-sept personnes avaient toutefois trouvé la mort du fait de cet incident, mais celui-ci avait permis de remettre en selle Nur Misuari, chef charismatique de ses troupes dans les années 1980 et 1990 mais piètre administrateur de l’ARMM une fois la paix conclue avec Manille.

(1) A cette heure, aucun lien ne semble pouvoir être établi entre l’action qui se déroule à Zamboanga et l’enlèvement, le 4 septembre dernier, de deux travailleurs humanitaires catholiques à Basilan, île située juste au sud du port de Zamboanga.

(Source: Eglises d'Asie, 11 septembre 2013)
 
Pope Francis meets with the heads of the dicasteries of the Roman Curia
VIS
10:56 11/09/2013
Vatican City, 10 September 2013 (VIS) – This morning in the Sala Bolonia in the Apostolic Palace the Holy Father presided over a meeting of all the heads of the dicasteries of the Roman Curia, the president of the Governorate and the cardinal vicar general of Rome.

The Pope has met personally with all the heads of the dicasteries during recent months and has spoken at length with each of them. He will now preside over a joint meeting of all the heads, as he completes the sixth month of his pontificate.

A meeting in order to listen to the considerations and advice offered by the highest-ranking figures in the Roman Curia and the Pope's main collaborators in Rome fits naturally within the context of the implementation of suggestions presented by the cardinals to the congregations in preparation for the Conclave and the Holy Father's reflections on the government of the Church. Another key event on this theme will be the forthcoming meeting of the Group of Eight cardinals in early October.
 
Pope's letter to non-believers in Italian paper La Repubblica
Vatican Radio
10:58 11/09/2013
2013-09-11 Does God forgive non-believers? Does absolute truth exist? And is God merely a creation of the human mind?

In a lengthy letter to the former editor of the Italian daily ‘La Repubblica’, Eugenio Scalfari, Pope Francis shares reflections on these three questions and urges all non-believers to engage with Christians in an open and sincere conversation.

In the letter published on Wednesday, the Pope laments the impasse that has grown up over the centuries with those who see Christianity as ‘dark and superstitious,’ in opposition to the ‘light of reason’.

Quoting from the recent encyclical ‘Lumen Fidei’, the Pope stresses that, on the contrary, faith must never be intransigent or arrogant, but rather humble and able to grow in relationship with others.

Responding to the three questions posed by the Italian journalist and writer, the Pope says the key issue for non-believers is that of “obeying their consciences” when faced with choices of good or evil. God’s mercy, he stresses, “has no limits” for those who seek him with a sincere and contrite heart.

Reflecting on the question of absolute truth, Pope Francis says he prefers to describe the truth in terms of a dynamic relationship between each Christian and Jesus, who said, ‘I am the way, the truth and the life’. The truth of God’s love, the Pope insists, is not subjective, but it is only experienced and expressed as a journey, a living relationship with each one of us, in our different social and cultural contexts.

Thirdly, Pope Francis considers the question of God as a creation of the human mind, who will thus disappear when human beings cease to exist on earth. In my experience, he says - and in that of so many other Christians past and present – God is not merely an idea but is a “Reality” of infinite goodness and mercy, revealed to us through his son, Jesus of Nazareth.

Reflecting on the originality of the Christian faith in relations to other religions, the Pope stresses the role of Jesus who renders us all sons and daughters of God, therefore also brothers and sisters to each other. Our arduous task, he says, is that of communicating God’s love to all, not in a superior way, but rather through service to all people especially those on the margins of our societies.

Finally the Pope spoke of his deep respect and friendship for people of Jewish faith – especially those with whom he worked so closely in his native Argentina. Reflecting on the terrible experience of the Shoah, he said, we can never be grateful enough to the Jews who maintained their faith in God, thus teaching us too to remain always open to his infinite love.
 
Religions united in defence of the diocese of Vinh under attack from Communist authorities
Asia-News
17:36 11/09/2013
Catholic, Protestant, and Buddhists religious leaders have come together to express their closeness to the local bishop and Catholic community, currently under attack by the authorities and victims of a smear campaign by official media. Unanimously appalled by the "deceitful" and "ruthless actions" of Nghe An provincial leaders, they call on the international community to defend human rights in Vietnam.

Vinh (AsiaNews ) - A number of Vietnamese religious leaders from various faiths has issued a a press release in support of the Catholic Church and the bishop of Vinh at a time when the latter are under a violent defamatory attack by official media and local authorities.

The statement, signed by the representatives of various group, was released yesterday. In it, the signatories express sympathy and solidarity with the diocese and its members for leading the fight for people's rights against the abuses by local government and police.

The members of My Yen Parish, which is at the centre of the dispute, have been calling for the liberation of two fellow members in jail since last June without any formal charge against them.

In light of the My Yen affair, Catholic officials, leaders of other Christian denominations, Cao Dai followers and members of the Hoa Hao Central Buddhist Church, many of whom have also been victims of government violence, have expressed their "unanimous support" for and closeness to the bishop and the local Catholic Church, who are the victims of "deviant, violent, devious and ruthless actions" by Nghe An authorities.

Equally, local authoriites, the armed forces and official media were unanimously criticised for the use of violent methods, twisting the facts, and trying to harm the integrity of Bishop Paul Nguyen Thai Hop and all the religious in his diocese in order to carry out their criminal designs.

In their address to Nghe An provincial leaders, the religious leaders called on them to find better ways to settle disputes and reduce the social tensions that have been simmering for a long time in the province. They also want a stop to abuses and anonymous seizures because, they warn, the perpetrators will eventually be judged "by international law or divine justice."

With this in mind, they urge people, at home and abroad, to come out against the crimes committed by Communist authorities and to show solidarity with the victims of their acts of violence.

In the recent past, the Vietnamese government has been involved for some time in a campaign of repression against bloggers, activists and dissidents seeking religious freedom, respect for civil rights, or the end of the one-party state. A petition has been launched for that purpose.

In 2013 alone, Hanoi has arrested more than 40 activists for crimes "against the state", a legal notion human rights groups consider too general and vague.

The Catholic Church has also been subjected to constraints and restrictions; its members, victims of persecution.

In one case back in January, a Vietnamese court sentenced 14 people, including some Catholics, to prison on charges of attempting to overthrow the government, a ruling criticised forcefully by and human rights activists and movements.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Ái Hữu TGP Huế Tiểu Bang Washington Mừng Lễ Bổn Mạng
Nguyễn An Quý.
11:40 11/09/2013
Hội Ái Hữu TGP Huế Tiểu Bang Washington Mừng Lễ Bổn Mạng.

SEATTLE. Hội Ái Hữu TGP Huế gồm các thành viên giáo dân gốc Quảng Trị và Huế hiện cư ngụ tại Seattle và các thành phố lân cận. Hằng năm các gia đình giáo dân trong Hội có buổi họp mặt để cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn vào dịp lễ Bổn Mạng của Hội, đó là ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Năm nay lễ Sinh Nhật Đức Mẹ rơi đúng vào ngày Chúa Nhật, nên Hội đã mừng lễ Bổn mạng đúng vào ngày 8 tháng 9. Mới hơn 10 giờ sáng, một số anh chị em trong ban tổ chức đã có mặt tại Hội trường giáo xứ để chuẩn bị cho buổi liên hoan sau thánh lễ.

Xem hình

Vào nhà thờ, mọi người đều nhìn thấy khung cảnh của một ngày lễ trọng, bàn thờ Đức Mẹ được đặt ở một vị trí trang trọng nơi cung thánh với đèn hoa trang nghiêm có bảng ghi hàng chữ màu xanh: HỘI ÁI HỮU TGP HUẾ MỪNG LỄ BỔN MẠNG.

Đúng 12 giờ, thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ do ca đoàn Mông Triệu hát lễ, theo tiếng hát, nghi đoàn cùng với linh mục chủ tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thờ. Mở đầu thánh lễ, linh mục chánh xứ chủ tế nói: Thân chào quý ông bà và anh chị em, hôm nay giáo xứ chúng ta cùng với Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế mừng kính lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, Bổn Mạng của Hội, xin Chúa chúc lành cho tất cả các gia đình hội viên. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu ). Thánh lễ tiếp tục đi vào phần phụng vụ Lời Chúa.

Bài tin mừng hôm nay Thánh Luca thuật lại câu chuyện vào một dịp: khi có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu, Chúa Giêsu ngoảnh lại bảo họ rằng: "Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. »

Trong bài chia sẻ tin mừng, cha chủ tế cũng đã nhấn mạnh về sự từ bỏ để đi theo Chúa như lời phán bảo của Chúa trong đoạn tin mừng hôm nay, ngài nói: Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, đầy đủ tiện nghi nhất, nhưng khi chúng ta nghe từ.. bỏ. thì tự nhiên ai cũng cảm thấy khó chiụ phải không ? Từ bỏ những gì trong cuộc đời của mình không phải là cái gì mới nhất. Thật sự, khi đứng trước giữa 2 chọn lựa, chúng ta phải lựa chọn cái nào, khi chọn cái này thì dĩ nhiên cái kia phải từ bỏ thôi. Chẳng hẳn trong tình yêu, khi quen anh nầy, hay cô này thì phải bỏ người khác, phải chọn một mà thôi phải không ? Khi chúng ta chọn một việc gì thì luôn luôn cái thứ hai bị từ bỏ …

Trong bài tin mừng hôm nay, khi chúng ta từ bỏ tức là chúng ta đã chọn lựa một cách ý thức. Chọn lưạ nào cũng gặp sự suy nghĩ khó khăn, nhưng chúng ta phải biết cái gì là quan trọng, cái gì là cần thiết, cái gì có giá trị thì chúng ta mới chọn. Chúng ta lại nghe dụ ngôn của Chúa Giêsu nói về một anh chàng thanh niên trai trẻ đến gặp Chúa và hỏi: Lạy Thầy con làm gì để được sống đời đời, con làm gì để được nên trọn lành. Chúa nói con hãy làm việc lành phước đức, anh ta vui mừng. Lạy Chúa con đã làm hết rồi. Vậy thì anh hãy về bán hết tài sản của anh để giúp cho người nghèo khó rồi trở lại gặp Thầy. Thế là anh ta cảm thấy thất vọng vì mất hết tất cả. Dụ ngôn đã đưa cho chúng ta đi vào một cái thế chọn lựa quá khó khăn. Con đường theo Chúa là cả một sự chọn lựa bằng giá của một sự mất mát ở trần gian từ danh vọng, tiền tài, vật chất. . Lạy Chúa, xin cho chúng ta biết đừng chọn lựa cái danh vọng, cái của cải, vật chất ở trần gian này mà là sự chọn lựa trên nước trời là con đường theo Chúa bằng việc dấn thân phục Chúa qua hình ảnh của tha nhân và những người anh em chung quanh …

Phần lời nguyện giáo dân trong thánh lễ đã đặc biệt cầu cho giáo phận quê nhà, cầu cho linh mục Nguyễn Văn Lý, nhất là những giáo dân đang bị bách hại ở Mỹ Yên thuộc giáo Vinh qua vụ trấn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa qua.

Sau lời nghuyện kết lễ của vị chủ tế, một vị đại diện giáo xứ là ông Nguyễn Kiên Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ lên chúc mừng Hội Ái Hữu Tổng Giáo Huế, ông chủ tịch nói: Huế là nơi có nhiều nhân tài, đạo đức thánh thiện như Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, nơi có rất nhiều vị anh hùng tử đạo, nơi được vinh hạnh là phần đất mà Mẹ Lavang đã hiện ra với đàn con Mẹ trong cơn bắt đạo.

Ông Chủ tịch nói tiếp: trong niềm vui nhân ngày mừng Bổn Mạng của Hội hôm nay, con xin thay mặt giáo xứ chúc mừng quý cụ, quý cô bác và qúy ông bà anh chị em trong hội một lễ Bổn mạng tốt đẹp. Quý hội cũng đã đóng góp nhiều công sức vào công việc xây dựng mà giáo xứ đang tiến hành và xin tiếp tục cùng với cộng đồng giáo xứ tích cực quảng đại hơn để công việc xây dựng giáo xứ của chúng ta sớm hoàn thành mỹ mãn….

Ông Hội trưởng Hội Ái Hữu TGP Huế lên đáp từ và nói: Hội ái Hữu TGP Huế chúng con xin cảm ơn cha chánh xứ đã dậng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho hội hôm nay, cha chánh xứ là vị linh mục thuộc gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế và ngài cũng là vị tuyên uý của Hội, cám ơn ông chủ tịch đã có lời chúc mừng tốt đẹp đến hội, cám ơn ca đoàn Mông Triệu, và toàn thể cộng đồng dân Chúa hiện diện trong thánh lễ tạ ơn hôm nay, sau thánh lễ trân trọng kính mời quý cha, và toàn thể công đồng dân Chúa bỏ chút thì giờ tham dự tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ. Một lần nữa, chúng con xin chân thành cám ơn cha và toàn thể quý vị.

Buổi liên hoan với nững món ăn rất Huế, mọi người gặp nhau hàn huyên tâm sự, tay bắt mặt mừng thật thú vị. Tham dự tiệc mừng ngoài linh mục chánh xứ, có linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, nhiều thân hữu của Huế cùng với sự hiện diện của các vị trong ban đại diện Hội Ái Hữu Bùi Chu, Gia Đình Chi Họ Bắc Ninh.. Khoảng 1 giờ 45 cha chánh xứ ban phép lành của ăn, mọi người lần lượt chọn thức ăn và ngồi vào bàn để hàn huyên tâm sự. Buổi liên hoan với chương trình văn nghệ khá phong phú. Cái mới lạ của buổi văn nghệ hôm nay là sự xuất hiện của ban tam ca tí hon trình diễn khá xuất sắc qua bài ca: Hãy hát lên’ do bé Nhật Huy đánh đàn với 3 giọng ca khá điêu luyện gồm Nhật Anh, Thiên Anh, Huyền Trân. Bài đơn ca « Vào Hạ » do cu tí Isaac đơn ca với sự phụ hoạ của những thiên thần tí hon khá hấp dẫn. Phần văn nghệ đuợc sự chú ý của toàn thể hội trường đó là màn cải do anh chị Liêm Sương và con trai của hai anh chị trình diễn chẳng thua gì gánh cải lương Hồ Quảng.

Buổi liên hoan văn nghệ kết thúc vào khoảng 3 giờ 30, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Tường trình về nội dung và diễn tiến của vụ việc đã xảy ra từ ngày 22/05/2013 tại Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên
Văn Phòng TGM Xã Đoài
22:45 11/09/2013
GIÁO PHẬN VINH (11.09.2013) - Bản tường trình về nội dung và diễn tiếncủa vụ việc đã xảy ra từ ngày 22/5/2013 tại Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên

"Ngay sau khi nhà cầm quyền dùng vũ lực trấn áp tàn nhẫn và bắt hàng chục giáo dân giáo xứ Mỹ Yên vào ngày 04/9/2013, nhiều báo đài trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền, bênh vực công lý và bảo vệ người dân vô tội, trong khi đó báo đài Nhà nước lại đăng tải các thông tin có nội dung trái ngược...

Với những nội dung trên, chúng tôi hy vọng quý độc giả sẽ hiểu rõ nội dung vụ việc hơn, nhằm bảo vệ Công lý và bênh vực người dân. Đồng thời, với thiện chí đối thoại, chúng tôi đề xuất nhà cầm quyền tôn trọng Lẽ Phải, trả lại tự do và công lý cho người dân giáo xứ Mỹ Yên."



Chú thích:
(1) Bản tường trình ngày 26/5/2013 của giáo xứ Mỹ Yên và giáo họ Trại Gáo {Trang 1}; {Trang 2)
(2) Đơn khiếu nại ngày 01/7/2013 của bà Nguyễn Thị Tuyền, vợ ông Nguyễn Văn Hải {Trang 1}; {Trang 2}
(3) Đơn tường trình gửi ngày 01/7/2013 của bà Hà Thị Tài, vợ ông Ngô Văn Khởi
(4) Đơn kiến nghị khẩn cấp ngày 01/7/2013 của cộng đoàn giáo xứ Mỹ Yên
(5) Tờ trình số 05/13BC-VP ngày 31/5/2013 của Văn phòng Tòa Giám mục {Trang 1}; {Trang 2}
(6) Văn thư số 33/13-VTTG ngày 19/6/2013 của Tòa Giám mục Xã Đoài {Trang 1}; {Trang 2}
(7) Văn thư số 35/13-VTTG ngày 05/7/2013 của Tòa Giám mục Xã Đoài
(8) Giấy cam kết về việc thả hai nạn nhân trước 16 giờ ngày 04/9/2013
(9) Văn thư số 38/13-VTTG đề xuất thả người.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thái Bình: 5 cán bộ bị bắn; 1 chết, 4 bị thương
Người Việt
17:29 11/09/2013
THÁI BÌNH 11-9 (NV) - Một người đàn ông xông vào trụ sở thành phố Thái Bình xả súng bắn các người có mặt tại “Trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố Thái Bình” chiều ngày 11 tháng 9 làm rúng động dư luận.

Theo tin các báo ở Việt Nam, mục tiêu mà người này nhắm đến là Đội "Giải phóng mặt bằng" thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất của thành phố Thái Bình, tức liên quan đến chuyện nhà cầm quyền cướp đất của dân rồi giải tỏa đền bù bất công.

Có tất cả 5 người trong số 6 người có mặt đã bị bắn vào khoảng 14 giờ chiều ngày Thứ Tư 11/9/2013 khi người đàn ông nói trên “bất ngờ mở cửa, xông vào phòng làm việc của trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố, hỏi 'Ai là Tư?' 'Ai là Dũng?” theo VietnamNet.

Tư là giám đốc cơ quan. Nguồn tin này kể là “Khi biết anh Dũng đang có mặt trong phòng, đối tượng này liền rút súng giấu trong người bắn về phía 6 cán bộ đang làm việc. Vụ việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, nhiều lãnh đạo đang họp ở tầng trên cũng nghe thấy tiếng súng nổ. Hung thủ sau đó đã bỏ trốn khỏi hiện trường.”

Bốn cán bộ của cơ quan trên, gồm một phó giám đốc, bị trúng đạn bắn vào đầu và trọng thương. Một bà phó giám đốc chỉ bị đạn sướt qua mang tai trong vụ nổ súng. Báo Người Lao Động cho hay, nhà cầm quyền địa phương liền tổ chức vây bắt, chận các ngả đường đi sang các tỉnh khác.

Theo báo Vietnamnet, nghi phạm là Phạm Ngọc Viết, 42 tuổi, nhà ở phường Kỳ Bá thành phố Thái Bình đã tự sát trên đường chạy trốn. Thi thể của ông được tìm thấy ở một khu vực thuộc xã Trà Giang huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, tức quê của ông ta. Tuy nhiên, cơ quan Công an tỉnh cho rằng chưa có đủ căn cứ để xác định người có vết đạn bắn vào đầu như tự sát đó là ông Việt.

Theo báo Đất Việt, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ Đất thành phố, Vũ Ngọc Dũng 51 tuổi, bị hôn mê vì viên đạn trúng sọ não được đưa vào bệnh và sau đó đã chết. Ba người khác cũng bị trúng đạn vào đầu và đang được cứu cấp tại bệnh viện là Nguyễn Thanh Dương, 38 tuổi (đạn trúng mắt). Vũ Công Cương, 23 tuổi, và Bùi Đức Xuân đều bị đạn trúng đầu.

Từng có hàng ngàn vụ biểu tình khiếu kiện các vụ giải tỏa đền bù bất công ở Việt Nam nhưng vụ nạn nhân bắn chết cán bộ nhà nước như xảy ra ở Thái Bình chưa từng xảy ra.

Anh em ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, bắn mấy viên đạn hoa cải chống giải tỏa bất công ngày 5/1/2012 cũng chỉ làm bị thương nhẹ một số công an và huyện đội nhưng cũng đã gây rúng động dư luận.

Một số tờ báo dẫn lời ông đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình xác nhận vụ nổ súng xảy ra khoảng 2 giờ chiều ngày 11 tháng 9, tức ngay đầu giờ làm việc. Bộ phận Trung tâm Phát triển quỹ đất trong đó có đội “Giải phóng mặt bằng”nằm trong khuôn viên trụ sở nhà cầm quyền thành phố Thái Bình. Ông Trần Xuân Tuyết gọi vụ nổ súng kể trên là "đặc biệt nghiêm trọng."

Theo lời ông Tuyết, hung thủ đã dùng súng bắn đạn hoa cải để tấn công tại trụ sở của Trung tâm Phát triển quỹ đất. Khẩu súng được sử dụng là loại “súng colt quay của Trung quốc”.

Ông này tiên đoán nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng có thể bắt nguồn từ cuộc xung đột giữa người dân và nhà cầm quyền địa phương. Một số người dân không đồng ý việc chính quyền giải toả, tịch thu đất đai của họ với giá đền bù quá rẻ.

Báo Dân Việt nói “Thời gian qua, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố - thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ở một số dự án, trong đó có một dự án 5ha ở phường Trần Lãm, Kỳ Bá (TP.Thái Bình) có liên quan đến 3 anh em trai nhà Đặng Ngọc Viết. Lúc đầu, 3 anh em nhà Viết đề nghị khi bị thu hồi đất phải được trả bằng đất tái định cư. Nhưng sau đó Viết lại đề nghị trả bằng tiền, khi được chấp thuận Viết lại đến Trung tâm đề nghị trả bằng đất.”

Phải có những điều gì đó khuất tất trong vụ việc giải tỏa đến bù mới làm Phạm Ngọc Viết phẫn nộ đến mức phải cầm súng bắn một loạt cán bộ nhà nước như thế, dù Đỗ Đình An, chủ tịch UBND thành phố họp báo vào buổi chiều cùng ngày nói rằng "giữa Trung Tâm và gia đình Viết không có mâu thuẫn gì lớn", theo tờ Dân Việt.

Ông Tuyết cũng cho hay, nghi can là công dân tỉnh Thái Bình, mới từ nơi làm việc ở Sài Gòn bay về làng quê được một tuần trước khi mang súng tới bắn ở “Trung tâm Phát triển Quỹ Đất Thành Phố.

Tham nhũng trong lãnh vực đất đai, địa chính là một trong ba loại tham nhũng đứng đầu tệ nạn tham những tại Việt Nam được nói đến trong các phúc trình mấy năm gần đây bên cạnh Hải quan và Cảnh sát Công an.

Theo báo Dân Trí tường thuật một phiên họp ở Quốc hội CSVN ngày 7/11/2012 thì nhà cầm quyền các cấp đã “có sai sót trong gần 50% vụ khiếu kiện đất đai”.

Báo Dân Trí nói Ủy Ban Thường vụ Quốc hội CSVN cho biết, từ năm 2003 - 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo, lĩnh vực đất đai chiếm 70%. Nhưng tỉ lệ những ông bà quan tham bị truy tố và trả lại cho dân quyền lợi và tài sản cho người ta thì chẳng đáng kể.

Nạn “đùn đẩy trách nhiệm” giữa địa phương với trung ương đã dẫn đến những vụ khiếu kiện tập thể “vượt cấp” mà người dân dù kiên nhẫn chờ đợi, ngủ đường ngủ bụi trông đợi “công lý” không bao giờ thấy tới. (TN-PL)

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=173047&zoneid=1#.UjD7gb7n99A)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican II và việc giải thích Thánh Kinh
Vũ Văn An
04:52 11/09/2013
Trong cách hiểu Công Giáo, Thánh Kinh không tự mình đầy đủ. Nó không xác định được nội dung, xác minh được tính linh hứng của nó, hay tự giải thích được. Thánh Kinh là hồng phúc Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, người gìn giữ và giải thích nó một cách có thẩm quyền. Công Đồng Trent và Công Đồng Vatican II đã làm rõ các điềm này. Một cách tóm tắt, Vatican II tuyên bố rằng thánh truyền, Thánh Kinh và huấn quyền “được liên kết và nối kết chặt chẽ với nhau đến nỗi cái này không thể đứng vững nếu không có cái kia” (Dei Verbum 10).

Nói cách khác, không điều gì đáng tin nếu chỉ dựa vào thế giá của một mình thánh truyền, hay của một mình Thánh Kinh hoặc của một mình huấn quyền.

Vatican II bàn về Thánh Kinh một các minh nhiên nhất tại chương ba của Hiến Chế về Mạc Khải Thần Linh, Dei Verbum, nhất lả ở tiết 12.

Dei Verbum 12, tức tiết đặt để các nguyên tắc Công Giáo cho việc giải thích Thánh Kinh, có tầm quan trọng rất lớn nhưng cũng là tiết thường hay bị hiểu lầm. Năm 1988, hồi còn là HY Joseph Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI từng viết rằng:

“Bản thân tôi thực sự xác tín rằng cẩn thận đọc toàn bộ bản văn của Dei Verbum sẽ giúp ta các yếu tố chủ yếu để có được một tổng hợp giữa phương pháp sử học và khoa giải thích thần học, nhưng sự nối kết này không hề dễ hiểu. Vì lý do này, việc tiếp nhận sau công đồng, trên thực tế, đã bác bỏ các phần có tính thần học trong các phát biểu của nó, coi chúng như một nhượng bộ đối với quá khứ và chỉ nhận bản văn như là một xác nhận tuyệt đối chính thức cho phương pháp phê phán dựa trên sử học. Ta có thể liệt việc tiếp nhận Công Đồng một chiều này vào cột lời của sổ tài khoản, căn cứ vào việc các dị biệt tuyên tín giữa các khoa chú giải Công Giáo và Thệ Phản đã hầu như tiêu tán sau Công Đồng. Cột lỗ của việc này hệ ở sự kiện này: đến nay, việc cắt đứt liên hệ giữa khoa chú giải và tín lý trong lãnh địa Công Giáo đã trở nên toàn diện và đối với cả người Công Giáo, Thánh Kinh đã trở thành lời của quá khứ, mà mọi cá nhân cố gắng chuyên chở tới hiện tại theo cách riêng của mình, mà không hề đặt nhiều tin tưởng vào chiếc bè mình đáp. Đức tin như thế chìm xuống thành thứ triết lý sống mà cá nhân tìm cách gạn lọc bao nhiêu có thể từ Thánh Kinh. Tín điều, vì hết khả năng dựa trên cơ sở Thánh Kinh, nên mất hết tính chắc chắn. Thánh Kinh, vì tự cắt đứt khỏi tín điều, nên trở thành một văn kiện của quá khứ và chính bản thân nó cũng thuộc về quá khứ” (1)

Những lối dịch khiến người ta ra sai lạc

Ý niệm cho rằng Công Đồng tán dương khoa chú giải dựa trên phương pháp phê bình sử học, coi nó như qui luật tối cao của đức tin, quả là một giải thích sai lạc nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo Đức HY Allen Dulles, S.J. của Đại Học Fordham, sự sai lầm kia đã được nhiều bản dịch tiếng Anh phổ thông nhất hỗ trợ.

Đoạn đầu của tiết Dei Verbum 12 đưa ra một phân biệt chủ yếu giữa hai kiểu chú giải. Tiết này cho rằng, người giải thích phải cố gắng khám phá ra điều các soạn giả thánh thực sự muốn nói điều được Thiên Chúa vui lòng tỏ lộ qua lời lẽ của họ. Bản La Tinh viết như sau: “attente investigare debet, quid hagiographi reapse significare intenderint et eorum verbis manifestare Deo placuerit.”

Bản do Austin Flannery (2) chủ biên dịch như sau: Nhà chú giải ... “phải cẩn thận tìm ra ý nghĩa mà tác giả thánh thực sự có ở trong đầu, ý nghĩa mà Thiên Chúa có ý định muốn tỏ lộ qua lời lẽ của họ”. Bản dịch này bỏ mất chữ “và” trong nguyên bản La Tinh và thay thế bằng “ý nghĩa mà”, ngụ ý cho rằng Thiên Chúa không thể tỏ lộ bất cứ điều gì khác hơn điều các tác giả thánh có trong đầu.

Bản do Norman Tanner chủ biên còn sai lạc hơn nữa (3). Nó dịch như sau: Nhà chú giải phải “cẩn thận điều tra ý nghĩa mà các soạn giả Thánh Kinh có ở trong đầu; nghĩa đó cũng là nghĩa Thiên Chúa chọn để tỏ lộ qua lời lẽ của họ”. Cụm từ “nghĩa đó cũng là” không hề có trong bản La Tinh.

Chỉ có bản do Walter Abbott và Joseph Gallagher chủ biên là dịch chính xác (4) “nhà chú giải... phải cẩn thận điều tra ý nghĩa mà các soạn giả thánh thực sự muốn nói điều Thiên Chúa muốn tỏ lộ qua lời lẽ của họ”.

Bản tiếng Việt năm 1972 của Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt cũng đã dịch đúng như sau: “nhà chú giải Thánh Kinh phải cẩn thận tìm hiểu điều các thánh sử thực sự có ý trình bày điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ”.

Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào câu trên mà thôi, ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề liệu hai nghĩa kia có đồng nhất với nhau hay không.

Lịch sử của bản văn cho thấy bản thảo trước đó của câu này chỉ nhắc tới ý nghĩa trong đầu của các soạn giả thánh. Câu sau được thêm vào giúp đưa lại một khoa chú giải thực sự có tính thần học.

Cả hai hình thức hay hai giai đoạn chú giải đó đều cần thiết. Lời giải thích chính thức (Relatio) đưa ra ngày 3 tháng Bẩy, năm 1964, nói rằng khoa chú giải chỉ có tính thuần lý mà thôi không đủ (5). Lời giải thích này và lời giải thích ngày 20 tháng Mười Một năm 1964 cùng đều quả quyết: Công Đồng không muốn giải quyết vấn đề đang tranh luận về “sensus plenior.” (nghĩa đầy đủ hơn) (6).

Nhưng như ta sẽ thấy, không dễ gì có thể dung hòa giáo huấn của Dei Verbum 12 với ý niệm cho rằng Thánh Kinh không hề có nghĩa nào khác ngoài nghĩa trong đầu của các soạn giả Thánh Kinh.

Câu mở đầu trên đây dẫn vào hai đoạn kế tiếp, tức đoạn 2 và đoạn 3 của Dei Verbum 12. Đoạn 2 nói về điều các soạn giả thánh muốn nói, trong khi đoạn bắt đầu bằng chữ Sed (“nhưng” hay “đàng khác”) nói về ý nghĩa Chúa muốn nói (7).

Ở đây, Công Đồng khai triển dựa trên sự phân biệt vốn được thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII đưa ra giữa “ ‘nghĩa chiểu tự” của lời muốn nói và được soạn giả thánh phát biểu” và nghĩa thiêng liêng “do Chúa muốn nói và truyền ban” (8).

Nghiên cứu sử học và văn từ

Trước khi đi vào các ý nghĩa đệ nhị đẳng, ta nên vắn tắt khảo sát điều Công Đồng muốn nói về bình diện đệ nhất đẳng. Như được hiểu trong Divino Afflante Spiritu Dei Verbum, việc nghiên cứu sử học và văn từ nhằm mục đích phát hiện điều các soạn giả thánh muốn nói và đã nói.

Sau khi đã nghiên cứu đầy đủ về ngôn ngữ và các hoàn cảnh lịch sử, kỹ thuật chú giải đòi nhiều loại phê bình khác nhau: phê bình bản văn để xác định bản văn tốt nhất, phê bình nguồn gốc để xác định việc tùy thuộc các bản văn trước đó về phương diện văn từ, phê bình văn từ để xác định các phương tiện tu từ và văn phong, phê bình thể loại (form) để xác định thể văn và hoàn cảnh sống trong đó bản văn đã được sọan tác, và phê bình cách soạn thảo để xác định cách thế soạn giả cuối cùng sắp xếp các tư liệu cho phù hợp với các quan tâm mục vụ và văn chương của mình (9).

Theo chân Divino Afflante Spiritu, Dei Verbum 12 rất chú trọng việc phê bình văn từ và phê bình thể loại. Theo tiết này, “cần phải chú ý tới thể loại thông thường và đặc biệt mô tả cách nhận thức, cách nói, cách thuật truyện thịnh hành thời ấy”. Muốn biết cách áp dụng các nguyên tắc này ra sao, ta có thể xem Dei Verbum 19. Khi thảo luận tính lịch sử của các Tin Mừng, Công Đồng nhấn mạnh rằng các phúc trình nguyên thủy về “lời nói và việc làm của Chúa Giêsu” đã trải nghiệm nhiều khai triển ngay ở giai đoạn truyền khẩu vì sứ điệp của Người được diễn đạt lại để giải quyết các tình huống khác nhau của các Giáo Hội. Như thế, các soạn giả thánh, khi soạn ra bốn Tin Mừng, đã thực hiện nhiều thích ứng dựa theo các viễn ảnh văn chương và thần học của họ.

Để hiểu một cách chính xác, ta phải đọc Dei Verbum 19 dưới ánh sáng chỉ thị năm 1964 của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh liên quan tới sự thật của các Tin Mừng (10), mà chúng tôi có nhắc tới ở phần chú thích. Chỉ thị này nói một cách đầy đủ hơn về ba giai đoạn của truyền thống Tin Mừng. Dù chủ trương rằng cả bốn Tin Mừng đều có tính lịch sử chân chính, nhưng Công Đồng lưu ý ta rằng chúng không phải hay không có ý định là những phúc trình hay mô tả nguyên văn như những cuộn băng ghi âm. Các Tin Mừng đều là những văn kiện để tuyên xưng, do đức tin viết cho ra đức tin. Cái hiểu rộng rãi về tính lịch sử ấy của Công Đồng rõ ràng đã loại bỏ cái hiểu quá giản lược của người cực đoan.

Khi bàn về bình điện đệ nhất đẳng của ý nghĩa, Công Đồng đã dành nhiều tự do cho các nhà chú giải trong việc áp dụng các qui luật trong tay nghề của họ. Công Đồng không ấn định họ phải xử với bản văn thánh khác với một bản văn đời. Nhưng ở đoạn cuối, Dei Verbum 12 lại nói tới điều có thể gọi là khoa chú giải thần học hay thiêng liêng. Muốn mang ý nghĩa của bản văn thánh ra ánh sáng một cách chính xác, nhà chú giải phải lưu ý điều này Thánh Kinh là Lời linh hứng của Thiên Chúa (11).
________________________________________________________________________________________________________________________
(1 ) Joseph Ratzinger, chủ biên, Schriftauslegung im Widerstreit. Quaestiones Disputatae 117 (Freiburg: Herder, 1989), 20–21. Đoạn này không có trong bản dịch tiếng Anh do Richard John Neuhaus, chủ biên, Biblical Interpretation in Crisis (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1989).
(2 ) Austin P. Flannery, chủ biên, Documents of Vatican II (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1975).
(3) Norman P. Tanner, chủ biên, Decrees of the Ecumenical Councils, 2 vols. (Washington, DC: Georgetown University, 1990).
(4) Walter M. Abbott, Joseph Gallagher, chủ biên, The Documents of Vatican II With Notes and Comments by Catholic, Protestant, and Orthodox Authorities (New York: Guild Press, 1966).
(5) Acta synodalia sacrosancti concilii oecumenici Vaticani II (Vatican City: Libreria Editrice Vaticana, 1970-1980), Series III, vol., 6 9–109, at 92. (Từ đây sẽ viết tắt là AS III/, hay tương tự như thế)
(6 ) AS III/, 9 và IV/1, 59.
(7 ) Cả ở đây nữa, ấn bản Abbott tốt hơn các ấn bản Flannery và Tanner. Theo bản La Tinh chính thức công bố ngày 18 tháng Mười Một, 1965, Abbott chia §12 thành 3 đoạn. Vì một lý do nào đó, hai bản dịch kia chia đoạn thứ hai thành hai, do đó đã làm tối cấu trúc của bản văn. Xin xem bản chính thức trong AS IV/6, 579–609.
(8 ) Đức Piô XII, “Divino Afflante Spiritu, Encyclical Letter Promoting Biblical Studies”, 16, trong The Scripture Documents: An Anthology of Official Catholic Teachings, Dean P. Béchard, S.J. chủ biên (Collegville, MN: Liturgical Press, 2002), 115–19: “Vì điều được nói và được làm trong Cựu Ước đã được Thiên Chúa sắp đặt và điều hướng một cách hết sức khôn ngoan đến nỗi sự việc quá khứ tiên báo một cách linh thiêng sự việc sẽ xẩy ra trong thời ân sủng mới. Chính vì vậy, nhà chú giải, vì phải tìm hiểu và trình bày nghĩa ‘chiểu tự’ của lời mà soạn giả thánh muốn ngụ ý và muốn phát biểu thế nào, thì họ cũng phải làm như thế đối với nghĩa thiêng liêng, miễn là nghĩa này phải được Thiên Chúa ngụ ý cách rõ ràng. Vì chỉ một mình Thiên Chúa mới biết nghĩa thiêng liêng này và mạc khải nó cho ta mà thôi. Ngày nay, Chúa Cứu Thế của chúng ta cũng hướng và dạy ta cùng một ý nghĩa ấy trong các Tin Mừng. Theo gương Thầy, các tông đồ cũng tuyên xưng ý nghĩa ấy trong lời nói và chữ viết của các ngài”.
(9 ) Các kiểu phê bình này và các kiểu phê bình tương tự đều được giải thích trong các lời dẫn nhập rất tiêu chuẩn của Joseph A. Fitzmyer, Scripture, the Soul of Theology (New York: Paulist, 1994), 19–24. Muốn biết cách áp dụng các phương pháp này vào Tân Ước, xin xem Raymond F. Collins, Introduction to the New Testament (New York: Doubleday, 1983). Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều làm ngơ Dei Verbum 12 đối với nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh.
(10) Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, “Sancta Mater Ecclesia, Instruction on the Historical Truth of the Gospels” (April 21, 1964), trong The Scripture Documents, 227–235.
(11) Các nghĩa vượt quá điều soạn giả thánh có thể nắm đôi khi được gọi là nghĩa ‘mạnh hơn chiểu tự’, một kiểu nói được Raymond Brown sử dụng trong bộ New Jerome Biblical Commentary . Xin xem Raymond E. Brown và Sandra M. Schneiders, “Hermeneutics,” trong New Jerome Biblical Commentary, Raymond E. Brown, Joseph A. Fitzmyer và Roland E. Murphy chủ biên, 2 vols. (Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1990), 1146–65. Nhưng kiểu dùng từ ngữ của Brown không được mọi người chấp nhận vì dường như nó muốn gợi ý rằng Dei Verbum, ở đây, đi ra ngoài nghĩa chiểu tự. Thần học cổ điển, mà đại diện là Thánh Tôma Aquinô, chủ trương rằng Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh, và vì Thiên Chúa hiểu chữ nghĩa nhiều hơn chính soạn giả thánh, nên lời “y ngữ’ (literal) của Thánh Kinh có thể chuyên chở hơn một nghĩa “ y thiêng” (spiritual), dù những nghĩa thiêng liêng này dựa trên và giả thiết nghĩa “y ngữ” kia. “Tác giả Thánh Kinh là Thiên Chúa, mà vì quyền năng của Người, ta phải tìm ý nghĩa của Người, không phải chỉ qua lời nói (điều con người cũng có thể làm) mà còn qua chính sự vật nữa... Bởi thế, ngụ ý đầu tiên qua đó lời nói biểu thị sự vật thuộc nghĩa thứ nhất, tức nghĩa lịch sử hay chiểu tự. Sự ngụ ý mà qua đó sự vật được lời nói biểu thị cũng có một ngụ ý thì được gọi là nghĩa thiêng liêng, một nghĩa đặt căn bản trên nghĩa chiểu tự và giả thiết nghĩa chiểu tự này” Summa Theologica, Pt. I, Q. 1, Art. 10 (New York: Benzinger Brothers, 1947). Một số nhà chú giải hiện đại, thay vào đó, thích nói tới nghĩa chiểu tự đệ nhị đẳng hay “nghĩa đầy đủ hơn” (sensus plenior). Xem Paul Synave và Pierre Benoit, Prophecy and Inspiration (New York: Desclee, 1961), 149–51.

Còn 1 kỳ
 
Giải đáp phụng vụ: Đưa vật nuôi vào Nhà Thờ được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:49 11/09/2013
Giải đáp phụng vụ: Đưa vật nuôi vào Nhà Thờ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha cho con biết vài điều sáng tỏ về việc liệu đưa chó vào nhà thờ khi đi tham dự thánh lễ được không? – T. K., bang Maharashtra, Ấn Độ


Đáp: Tôi đã tìm tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ nhưng không thấy các qui định của Giáo Hội về việc đưa vật nuôi vào nhà thờ, như bạn nói.

Ngay cả pháp luật dân sự cũng rất khác nhau về việc này. Chẳng hạn một luật ở Ý cho phép con chó có dây xích được vào ở hầu hết các nơi công cộng, trừ nơi chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, chó dẫn đường hoặc chó phục vụ cho người mù được phép vào các nơi chế biến thực phẩm nữa. Ở các nước khác, việc vật nuôi được vào nơi công cộng là nhiều hay ít bị hạn chế, hoặc quyết định là tùy vào chủ sở hữu các nơi ấy.

Văn hóa địa phương và các thái độ đối với động vật cũng là một yếu tố quan trọng. Một số xã hội có một thái độ rất tích cực đối với sự hiện diện của vật nuôi, trong khi các xã hội khác ít hoan nghênh điều này. Dường như không có bất kỳ tiêu chuẩn phổ quát nào có thể được thiết lập.

Điều này cũng là đúng, nhiều hơn hoặc ít hơn, cho các nhà thờ. Từ những gì tôi đã có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, dường như trong hầu hết các trường hợp, quyết định cuối cùng là tùy ở linh mục, và ngài sẽ quyết định theo các nguyên tắc chung và tình hình địa phương.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời của các linh mục là không khuyến khích các tín hữu mang vật nuôi của họ đến nhà thờ, ngoại trừ trường hợp của vật nuôi phục vụ.

Thật vậy, cảm tính này được chia sẻ bởi đa số các tín hữu. Hầu hết mọi người xem là không thích hợp khi đem vật nuôi vào nhà thờ, và sẽ không thoải mái trong một tình hình có đông người khác có mặt.

Trong số các lý do cho sự miễn cưỡng đưa vật nuôi vào nhà thờ, có:

- Hầu hết các tín hữu đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa với sự tập trung tâm trí đầy đủ của mình. Nếu họ muốn được giải trí, họ nên đến một buổi hòa nhạc hoặc đi xem kịch. Nếu họ thích có sự có mặt của vật nuôi, họ nên đi đến công viên. Tương tự như vậy, họ có thể để vật nuôi của họ ở nhà một mình trong rất nhiều dịp khác, chẳng hạn khi họ đi làm, đi xem hát, hoặc tham dự một sự kiện xã hội chính thức. Do đó, một lý do khác nữa để không đem vật nuôi đến nhà thờ, vì đó là nơi mà vật nuôi có thể là nguồn chia trí cho mình và cho người khác.

- Các vật nuôi không hưởng lợi gì từ buổi lễ, và thực sự môi trường khép kín có thể là một nguồn căng thẳng cho chính các vật nuôi.

Lẽ tất nhiên, trường hợp ngoại lệ là nghi thức chúc phúc hàng năm cho các vật nuôi, vốn được thực hiện vào ngày lễ của một số vị thánh, chẳng hạn lễ Thánh Phanxicô Átxidi. Nhưng vào dịp này, toàn bộ buổi lễ hoặc nghi thức chúc phúc thường được cử hành bên ngoài nhà thờ, chứ không bên trong nhà thờ.

- Ngay cả các vật nuôi được huấn luyện tốt nhất và sạch sẽ nhất vẫn có thể gây ra phản ứng dị ứng, hoặc chứng sợ hãi cho một số người trẻ và người cao tuổi. Hầu hết các Kitô hữu muốn mình không là tác nhân, cho dù là không cố ý, của các sự khó khăn như thế cho các người đồng đạo của mình.

Trên đây là một số lý do tại sao cả linh mục và các tín hữu thường không ủng hộ việc đưa chó và các vật nuôi khác vào nhà thờ. Có thể có một số trường hợp ngoại lệ, và ít hay nhiều khoan dung ở một số nơi, nhưng tôi tin rằng đây là quan điểm chung.

Thực tế này không có nghĩa rằng Giáo Hội có một cái nhìn tiêu cực về các động vật, và không đánh giá cao chúng như là một phần của việc Chúa tạo thành. Bởi vì Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo nói rõ:

“2415 (226, 358 378 373) Ðiều răn thứ bảy dạy phải tôn trọng sự toàn vẹn của vạn vật. Thiên Chúa đã ban thú vật, thực vật và những vật vô tri, nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân loại trong quá khứ, hiện nay và tương lai (x. St 1,28-31). Khi sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng chất, thực vật và động vật trong vũ trụ, con người phải tôn trọng các đòi hỏi của luân lý: Ðấng Sáng Tạo đã ban cho con người quyền bá chủ trên các vật vô tri và những sinh vật khác, nhưng không phải quyền tuyệt đối, vì phải để ý đến ảnh hưởng trên đời sống của tha nhân, kể cả những thế hệ tương lai; quyền này đòi chúng ta phải trân trọng sự toàn vẹn của vạn vật (x. CA 37 -38).

“2416 (344) Thú vật là những thụ tạo của Thiên Chúa và được Người ân cần chăm sóc (Mt 6,2). Chúng hiện hữu để ca tụng và tôn vinh Người (x. Ðn 3, 57 -58). Do đó, con người phải biết thương chúng. Các thánh như Phan-xi-cô Át-xi-di hoặc Phi-1ip-phê Nê-ri đều đối xử dịu hiền với thú vật.

“2417 (2234) Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Người và trao phó quyền quản lý các thú vật (x. St 2,19-20; 9,1-4). Do đó con người được phép ăn thịt thú vật và lấy da làm y phục, có thể thuần hóa chúng để trợ lực con người trong lao động và giải trí. Những thí nghiệm y học và khoa học trên thú vật có thể chấp nhận được về phương diện luân lý, miễn là ở trong những giới hạn hợp lý và góp phần vào việc chữa bệnh hoặc cứu lấy mạng sống con người.

“2418 (2446) Hành hạ hay giết hại thú vật cách vô ích là điều trái với phẩm giá con người. Cũng thế, chi phí những số tiền quá đáng cho thú vật, lẽ ra phải ưu tiên làm giảm bớt sự khốn cùng của con người, thì cũng là một việc bất xứng. Người ta có thể thương thú vật, nhưng không được dành cho chúng tình yêu, chỉ xứng với con người” (Bản dịch tiếng Việt của Ban Giáo Lý Tổng giáo phận Sài Gòn).

Như vậy, việc không đưa các vật nuôi vào nhà thờ chỉ có nghĩa rằng, khung cảnh của việc thờ phượng không phải là nơi thông thường hoặc nơi thích hợp, cho việc tỏ lòng tôn trọng và yêu thương đối với vật nuôi. (Zenit.org 10-9-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đối thoại năm Đúc Tin: Thiên Chúa và sự thưởng phạt
Lm. Đan Vinh
17:37 11/09/2013
Đối Thoại Năm Đức Tin : Thiên Chúa và sự thưởng phạt

VẤN ĐỀ 13 : Nếu có Thiên Chúa thì tại sao Ngài lại để cho những người tin thờ Ngài phải thua thiệt nghèo khổ? Tại sao Ngài không phạt thẳng tay, tru diệt những kẻ chống lại Ngài?

TRẢ LỜI :

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tại sao nhiều kẻ không tin thờ Thiên Chúa mà vẫn được giàu có và làm việc thành công, đang khi nhiều người tin thờ Thiên Chúa lại lâm cảnh nghèo đói và lám ăn thất bại ? Tại sao Thiên Chúa không trừng phạt, tru diệt những kẻ chống lại Ngài và ban ơn cho những người tin thờ Ngài ?

GIẢI ĐÁP:

1) Tại sao kẻ không tin thờ Thiên Chúa vẫn được may lành và ngược lại: nhiều kẻ tin thờ Thiên Chúa vẫn bị nghèo khó đau khổ ?

- Thực ra Thiên Chúa không phải là loài người nên có lối hành xử không giống như phàm nhân chúng ta. Ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm lời Đức Chúa phán như sau : “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55,8-9).

- Thiên Chúa làm những điều mà người đời khó lòng hiểu thấu được. Chẳng hạn: Loài người thường yêu những ai yêu mình và ghét những ai chống lại mình. Đang khi “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16): Ngài yêu thương đối xử từ bi nhân hậu đối với mọi người, kể cả những kẻ không tín thờ Ngài như lời Đức Giê-su : “Thiên Chúa nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác (Lc 6,35-36). Ngài yêu thương và xuống ơn lành cho cả người lành cũng như kẻ dữ : “Thiên Chúa cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).

2) Tại sao nhiều người không tin thờ Thiên Chúa mà làm ăn thành công phát đạt, đang khi nhiều kẻ tin thờ Thiên Chúa lại vẫn bị nghèo đói thất bại ? Phải chăng tin thờ Thiên Chúa là điều uổng công vô ích ?

- Khi sáng tạo trời đất muôn vật, Thiên Chúa đồng thời dựng nên các định luật thiên nhiên, để muôn vật muôn loài được tồn tại và ngày một tiên hóa theo thánh ý Chúa. Loài người chúng ta dù tin Thiên Chúa hay không, cũng đều phải tuân theo các định luật thiên nhiên do Ngài đã an bài. Chẳng hạn : Muốn làm việc thành công cần hội đủ ba điều kiện là “Thiên thời, địa lợi và nhân hòa”; Muốn có mùa gặt bội thu cần phải gieo trồng giống lúa tốt theo đúng kỹ thuật và hợp thời vụ; Muốn bán được nhiều hàng hóa phải áp dụng kỹ thuật quảng cáo và biết cách xã giao; Muốn khỏi bệnh nan y phải làm theo lời khuyên và uống thuốc theo toa bác sĩ … Một người tin thờ Thiên Chúa nhưng không tuân theo các quy luật tự nhiên do Chúa đã an bài, thì khó đạt được thành công bằng một người tuy vô tín, nhưng lại biết khôn ngoan áp dụng các kỹ năng phù hợp với các định luật tự nhiên do Chúa đã an bài…

- Tuy nhiên trường hợp người tin thờ Chúa mà dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn bị nghèo đói và gặp phải tai nạn cũng đừng ngã lòng trông cậy. Còn những ai không tin thờ Thiên Chúa mà được giàu có thành công cũng đừng vội hả hê về thái độ vô tín của mình, vì Thiên Chúa vẫn luôn hiện hữu cho dù người đời có công nhận sự hiện hữu của Ngài hay không. Sự thưởng phạt công minh của Thiên Chúa sơm muộn cũng sẽ xảy ra như người ta thường nói : “Ở hiền gặp lành”; “Ác giả ác báo”; “Trời xanh có mắt”; “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt”…

- Hơn nữa, Đức Giê-su cũng cho thấy giá trị thanh luyện của đau khổ thập giá và chính Người đã chọn đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để cứu độ loài người theo thánh ý Thiên Chúa. Người mời gọi những ai muôn theo làm môn đệ của Người phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người” (Mt 16,24). Người cũng đòi những ai muốn vào Nước Trời phải dứt bỏ lòng tham lam của cải bất chính và chọn đi theo con đường hẹp và leo dốc. Người cũng cho thấy bất lợi của sự giàu có : “Thầy bảo thật anh em: Người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,23-24). Người chúc phúc cho những người nghèo khó khiêm nhu: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa lả của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười” (Lc 6,20-21). Chúa đến thiết lập một trật tự mới như Ngài đã từng thực hiện trong lịch sử Ít-ra-en : “Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng” (Lc 1,52-53).

- Đàng khác, ngoài cuộc sống tạm ở đời này, vẫn còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau : Đến ngày tận thế, mọi người đã chết sẽ trỗi dậy để chịu phán xét chung (x. Mt 13,41-43). Trong thời gian còn sống, những kẻ vô tín và gian ác cần phải kíp thời hồi tâm sám hối, bỏ con đường gian ác để sống theo con đường mến Chúa yêu người theo thánh ý Thiên Chúa. Vì thời gian của tình yêu và lòng nhân từ có giới hạn. Vào lúc họ không ngờ, vào giờ họ không biết, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ đến với mỗi người trong giờ chết, và sẽ tái lâm trong ngày tận thế để phán xét chung toàn nhân loại để ban thưởng kẻ lành và trừng phạt kẻ dữ (x. Mt 24,36). Cuối cùng kẻ gian ác sẽ “ra đi để chịu cực hình muôn kiêp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời” (Mt 25,46).

PHÚT HỒI TÂM:

LỜI CHÚA: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,43-45).

LỜI CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha giàu lòng từ bi thương xót. Xin giúp mọi người trên thế giới nhận ra quyền năng và tình thương của Cha để tin thờ yêu mến Cha và sống hiếu thảo với Cha noi gương Con yêu quý của Cha là Đức Giê-su. Xin giúp mỗi tín hữu chúng con biết sống đức tin bằng việc thực thi đức cậy và đức mến trong cuộc sống hằng ngày, để chúng con nên chứng nhân tinh yêu của Cha, hầu đưa được nhiều người về làm con cái Cha và sau này cùng được chia sẻ niềm hạnh phúc đời đời với Cha trên Nước Trời.- AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Văn Hóa
Hè Thu và Năm học
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:56 11/09/2013
Mới hôm nao hè đến
Choáng ngợp ánh vầng đông
Mang hơi thở ấm nồng
Cây đơm bông kết trái.

Đất trời rộn tiếng chim
Ngày dài hơn hẳn đêm
Ngắm thiên nhiên tuyệt mỹ
Cuộc sống vui nhộn thêm.

Khi trăm hoa đua nở
Người hớn hở tươi vui
Đời thấy thật đáng yêu
Xóa tan nhiều cách trở

Hè đến mở chân trời
Tâm hồn bớt đơn côi
Thăm viếng và du lịch
Thêm rộn rã tiếng cười

Hè đến rời trường lớp
Sách khép lại từng trang
Học trò thấy nhẹ nhàng
Thực hành bằng cách sống

Hè đến mang độ nóng
Nghe tiếng sóng vỗ về
Lòng người thấy hả hê
Trong đại dương dịu mát

Hè đi rồi thu đến
Tiết trời lạnh dần dà
Cây cối sắc đậm đà
Lá vàng bay trước gió

Bắt đầu vào năm học
Bạn bè gặp lại nhau
Ngày xa cách qua mau
Giờ cùng nhau đèn sách

Mùa thu lá vàng rụng
Thiên nhiên ngợp sắc màu
Bên cửa sổ tựa đầu
Đọc làu làu trang sách.

Ngày 10 tháng Chín 2013
 
Lời dâng
Lê Đình Bảng
08:57 11/09/2013
Lời dâng

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào sông biển, nước non, thật gần
Mỗi buồn vui, mỗi gian truân
Mỗi hôm mai, mỗi một lần gieo neo

Ước gì con, ngọn dây leo
Lớn dần lên giữa thương yêu mặn nồng
Gọi thầm thôi, sợi tơ hong
Chỉ vừa nghe, để đôi lòng hiểu ra

Chỉ cần gợn một âm ba
Đã rung lên, đã vang xa ngoài ngàn
Lửa rơm giờ hóa tro than
Thế gian là của thế gian một đời

Nhiều khi giờ khắc tan vơi
Lời vô ngôn mới là lời thiêng liêng
Xin Người rủ chút ơn riêng
Hòng khi lên bến, xuống thuyền, về non

Mẹ ơi, ở mãi bên con
Khác nào song biển, nước non một dòng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lòng Mẹ
Lê Trị
21:22 11/09/2013
LÒNG MẸ
Ảnh của Lê Trị
Ơn mẹ dưỡng, giờ con được như thế
Biết lấy gì đền ơn mẹ được đây
Dù sông sâu, núi cả sánh không tày
Lòng mẹ bao la.. một đời vất vả..
(Trích thơ của Hoàng Đăng)