Phụng Vụ - Mục Vụ
Vinh quang Thập Giá
Lm Vũđình Tường
05:57 11/09/2014
Đức Kitô vác thập giá và Ngài kêu gọi Kitô hữu vác thập giá mỗi ngày bước theo. Sức nặng thập giá là điều huyền diệu ngoài trí tưởng. Sức nặng không lệ thuộc vào vật chất làm thập giá mà là sức nặng vô hình nằm sâu trong tim trong óc người vác thập giá. Tim óc Kitô hữu được hướng dẫn bởi đức tin. Sức nặng thập giá và đức tin đi trái chiều nhau. Đức tin mạnh vác thập giá thấy nhẹ; đức tin yếu kém cũng thập giá đó nhưng sao nặng đè thân con dập dụi. Điều này không có nghĩa người có đức tin mạnh không cảm thấy gánh nặng thập giá. Họ cảm thấy gánh nặng thập giá nhưng vác trong tin iêu, phó thác và cảm thấy trong khả năng. Kẻ không tin vào Đức Kitô thập giá của họ nặng đến độ ngoài khả năng.
Kẻ không tin vào Đức Kitô coi thập giá là hình ảnh của kinh khủng, bóng dáng tử thần, sự hiện diện của thần chết. Người đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô hình ảnh thập giá là hình ảnh của sống động, của hy vọng, của ơn cứu độ Đức Kitô ban. Sau khi quân lính đóng đinh Đức Kitô vào thập tự chúng đứng nhìn lên thập giá chế nhạo. Nhóm lãnh đạo vể cung điện, đóng cổng mở tiệc mừng chiến thắng trong khi tông đồ Đức Kitô trốn sau khung cửa cài then vì sợ bị bắt, hành hình. Chiến thắng của nhóm lãnh đạo vỏn vẹn sau ba ngày thì tàn lụi khi họ nghe tin gây khủng hoảng trong nhóm, tâm thần họ chấn động, toàn nhóm lâm cảnh bối rối, lo lắng. Tin loan báo Đức Kitô bị đóng đinh hiện đang sống và đang gặp gỡ, trò chuyện cùng các môn đệ, kêu gọi họ mạnh dạn lên, đừng sợ. Đức Kitô đến thông báo cho họ biết Ngài chiến thắng tử thần. Thần chết và bạo động từ nay hết hiệu nghiệm, mất chỗ đứng. Đức Kitô sống lại chận họng thần chết, làm chúng cứng lưỡi, không thể khoe khoang, hù doạ nhưng bị giam cầm trong ngục tối.
Xưa trong Cựu Ước thần chết qua hình con rắn cám dỗ con người bất tuân lời Chúa ăn trái cấm đón đưa sự chết vào trần gian. Đức Kitô trong Tân Ước tự nguyện xuống thế sống đời sống tuyệt đối vâng lời Chúa Cha và thực hiện í Chúa Cha giành lại sự sống từ tay tử thần, biến sự sống thành sự sống trường sinh cho nhân loại. Cây biểu tượng của sự dữ, cây biết lành biết dữ, mang sự chết vào thế gian từ nay tuyệt nọc, tuyệt chủng bởi cây thập tự, cây sự sống của Đức Kitô đánh bại thần chết. Cây sự dữ bị vô hiệu hoá bởi cây thập tự của Đức Kitô. Những ai gắn bó đời mình với thập giá Đức Kitô cũng vô hiệu hoá sức nặng thập giá đời mình nên thập giá không còn là gánh nặng mà là gánh của hy vọng. Gánh hi vọng này còn mang lại sự sống đời đời, sự sống trường sinh.
Đức Kitô trên thập tự tay giang rộng có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Với những kẻ chủ trương đóng đinh Ngài, giang tay rộng là dấu chỉ của người đầu hàng, cho thấy tay trắng, không vũ khí, không trong thế phản công, chiến đấu mà là đầu hàng, chấp nhận. Nhìn về khía cạnh tâm linh giang tay rộng trên thập tự là dấu chỉ của người giang tay đón chào, thu nhận người đến từ muôn phương, sẵn sàng thu nhận, đón chào bất cứ ai thành tâm đến xin làm môn đệ dưới bóng cờ Thập Tự. Trong í nghĩa này Đức Kitô trên thập tự mong ôm choàng lấy toàn thể nhân loại, mong đón nhận tất cả mọi người. Những ai đến với Ngài đều được đón nhận và đều nhận được sự sống lại khải hoàn vinh quang của Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Kẻ không tin vào Đức Kitô coi thập giá là hình ảnh của kinh khủng, bóng dáng tử thần, sự hiện diện của thần chết. Người đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô hình ảnh thập giá là hình ảnh của sống động, của hy vọng, của ơn cứu độ Đức Kitô ban. Sau khi quân lính đóng đinh Đức Kitô vào thập tự chúng đứng nhìn lên thập giá chế nhạo. Nhóm lãnh đạo vể cung điện, đóng cổng mở tiệc mừng chiến thắng trong khi tông đồ Đức Kitô trốn sau khung cửa cài then vì sợ bị bắt, hành hình. Chiến thắng của nhóm lãnh đạo vỏn vẹn sau ba ngày thì tàn lụi khi họ nghe tin gây khủng hoảng trong nhóm, tâm thần họ chấn động, toàn nhóm lâm cảnh bối rối, lo lắng. Tin loan báo Đức Kitô bị đóng đinh hiện đang sống và đang gặp gỡ, trò chuyện cùng các môn đệ, kêu gọi họ mạnh dạn lên, đừng sợ. Đức Kitô đến thông báo cho họ biết Ngài chiến thắng tử thần. Thần chết và bạo động từ nay hết hiệu nghiệm, mất chỗ đứng. Đức Kitô sống lại chận họng thần chết, làm chúng cứng lưỡi, không thể khoe khoang, hù doạ nhưng bị giam cầm trong ngục tối.
Xưa trong Cựu Ước thần chết qua hình con rắn cám dỗ con người bất tuân lời Chúa ăn trái cấm đón đưa sự chết vào trần gian. Đức Kitô trong Tân Ước tự nguyện xuống thế sống đời sống tuyệt đối vâng lời Chúa Cha và thực hiện í Chúa Cha giành lại sự sống từ tay tử thần, biến sự sống thành sự sống trường sinh cho nhân loại. Cây biểu tượng của sự dữ, cây biết lành biết dữ, mang sự chết vào thế gian từ nay tuyệt nọc, tuyệt chủng bởi cây thập tự, cây sự sống của Đức Kitô đánh bại thần chết. Cây sự dữ bị vô hiệu hoá bởi cây thập tự của Đức Kitô. Những ai gắn bó đời mình với thập giá Đức Kitô cũng vô hiệu hoá sức nặng thập giá đời mình nên thập giá không còn là gánh nặng mà là gánh của hy vọng. Gánh hi vọng này còn mang lại sự sống đời đời, sự sống trường sinh.
Đức Kitô trên thập tự tay giang rộng có thể hiểu nhiều cách khác nhau. Với những kẻ chủ trương đóng đinh Ngài, giang tay rộng là dấu chỉ của người đầu hàng, cho thấy tay trắng, không vũ khí, không trong thế phản công, chiến đấu mà là đầu hàng, chấp nhận. Nhìn về khía cạnh tâm linh giang tay rộng trên thập tự là dấu chỉ của người giang tay đón chào, thu nhận người đến từ muôn phương, sẵn sàng thu nhận, đón chào bất cứ ai thành tâm đến xin làm môn đệ dưới bóng cờ Thập Tự. Trong í nghĩa này Đức Kitô trên thập tự mong ôm choàng lấy toàn thể nhân loại, mong đón nhận tất cả mọi người. Những ai đến với Ngài đều được đón nhận và đều nhận được sự sống lại khải hoàn vinh quang của Ngài.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 25 Quanh Năm Năm A
Mai Tá
18:22 11/09/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 25 mùa Thường niên năm A 21-9-2014
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 20: 1-16
Nơi đời người, rất nhiều người cứ thấy buồn “tự thuở giăng lên núi”, giống nhà thơ. Trong nhà Chúa, chẳng ai còn thấy buồn đến độ như thế. Nhưng vẫn vui hoài, “những ước và mong”.
Trình thuật hôm nay thánh-sử Mát-thêu ghi lại dụ ngôn thợ làm vườn nho người kẻ sau gia-nhập nhóm làm vườn, như mọi người. Nhưng, lại cũng có người buồn nhiều hơn vui, vì nhiều thứ. Thứ dễ thấy nhất là cảm thấy như chủ vườn đối xử không đồng đều, nên mới buồn.
Chuyện người đời, phim ảnh cũng kể lại những tình-huống buồn vui vì người đời đối xử rất khác nhau như câu truyện về người anh hùng ở cuộc chiến có tên là Forrest Gump, rất oái oăm.
“Phim truyện Forrest Gump có lúc được kể là ‘niềm hân hoan của người tham chiến’. Vào một lúc nào đó, truyện phim nói về sự việc: “sao người chót hết lại có thể về trước nhất”. Câu chuyện này, rút từ những điều mà cuốn phim đã để lại trong đầu, của người xem.
Forrest Gump rồi cũng chết. Và, cũng lên thiên đàng. Vừa tới nơi, đã thấy thánh Phêrô đưa ra 3 câu hỏi bắt buộc anh phải giải mã trước khi vào cửa. Ba câu ấy, là: -1) Ngày nào trong tuần bắt đầu bằng chữ T? -2) Một năm gồm bao nhiêu giây? -3) Tên gọi của Thiên Chúa là gì?
Forrest trả lời ngay lập tức: ‘Thưa, 2 ngày trong tuần bắt đầu chữ T là: hôm nay và ngày mai. Thánh Phêrô nói: Ta không nghĩ thế, nhưng con vẫn có điểm. Thế câu tiếp là gì? – Con nghĩ, câu trả lời độc nhất là 12. -12 ư? –Thưa, đó là ngày 2 tháng Giêng, 2 tháng Hai… - Khoan, Ta biết là con đang cò cưa với câu này. Thế còn câu hỏi cuối? – Vâng, đó là Andy! – Andy à? Thôi được, cứ coi như 2 câu đầu con cũng biết cách trả lời rồi. Nhưng sao lại đặt tên gọi cho Chúa là Andy? –Thưa, đó là câu trả lời dễ nhất. Con học điều đó trong bài ca vịnh…ANDY đi với tôi, ANDY tới với tôi, ANDY bảo tôi thuộc về Ngài’ Nghe thế, thánh Phêrô bèn mở cửa ngọc và hối: “Vào đi Forrest, vào lẹ đi!”
Tin Mừng hôm nay, cũng kể về người thợ đến đầu giờ cũng được trả lương y như người đến sau buổi xế. Như thế, thì đàn chim ban sớm cũng đã không nhận ra là chúng có thể đến trễ và cũng được bấy nhiêu đồ ăn. Bằng giọng điệu cay cú, ta có thể dùng danh xưng gọi các tay thợ làm vườn đến vào buổi xế là “Giô-ni đi tàn tàn”. Và, sự thể là: nếu ta buộc phải đối đầu với tình huống tương tự, ta cũng sẽ là người ngồi đó mà càm ràm.
Với Hội thánh tiên khởi, câu chuyện hôm nay mang tính quan trọng, là vì người Do thái, qua bao thế hệ, vẫn cứ mỏi mòn ngồi chờ Đấng Mê-sia sẽ đến. Và, tựa như người thợ đến từ đầu giờ, cộng đoàn khi xưa là các nhà tiên phong đáp ứng lời mời của Đức Giêsu Chúa đã lao động cho hiện trường Vương Quốc của Đức Chúa. Dưới mắt người Do thái đi theo Chúa vào thời đầu, kể cả thánh Phêrô, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Đức Chúa đã mời gọi cả người ngoài luồng đến để sống và phục vụ cho Vương Quốc của Ngài.
Với đầu óc giàu tưởng tượng, ta thấy ngay là: một số đàn chim ban sớm vẫn mang nặng cảm giác dày vò cay cú, khi thấy đám “Giôni đi tàn tàn” lại được trao cho trọng trách trông nom sứ vụ truyền giáo rất rộng. Điều này hẳn đã vượt ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Vì thế, vẫn có người thắc mắc hỏi rằng: sao lại xảy ra như thế được!
Tìm hiểu kỹ, ta thấy truyện kể hôm nay cho thấy tính khí thất thường nơi con người chúng ta. May cho ta, Chúa vẫn rất mực độ lượng. Ngài có lòng khoan dung, đại độ không ai sánh tày. Trong khi đó, nhìn lại mình, nhìn người khác, vẫn chỉ thấp thoáng một vài gương lành, do đã bắt chước cách hành xử cao quý của Đức Kitô thật đấy, nhưng vẫn chưa đậm nét. Nơi Đức Chúa là cả sự sung mãn, tràn đầy.Tràn đầy yêu thương. Ngập tràn tha thứ. Đầy ắp những xót xa. Những sung mãn về sự công chính.
Tự thân, Chúa vượt quá tầm tay với mà ta có thể kêu cầu, đòi hỏi hoặc mơ ước. Nên, ta vẫn không hết bỡ ngỡ đứng trước các hành xử đảo ngược lòng ao ước đợi trông. Đảo ngược tính sợ hãi vẩn vơ. Đảo, cả những đồn đoán khó tin của người phàm. Chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm Đức Chúa vĩ đại đầy ấn tượng. Tựa như khoa học giả tưởng do ta sáng chế. Trong khi đó, Chúa đến với ta chỉ như kẻ bần hàn, đói rét. Ngài đến, rất trần trụi. Lạnh căm. Lạnh căm, như người ốm o gầy mòn, mang hình hài thân phận của người tù, ốm đói. Nhưng, Chúa tỏ lộ chân lý của Ngài ngang qua những người làm ta kinh ngạc. Vào thời điểm dễ làm ta sửng sốt.
Đó còn là lý do tại sao nhiều người cứ mải quyết đoán: Đức Chúa chỉ hoạt động theo cách thân quen tại nơi chốn, qua con người, hoặc vào thời điểm ở thể chế rất dễ nhận. Việc Ngài làm, thường kết thúc ở cuối đường ranh khôn ngoan, tin tưởng. Tin vào Đạo. Tin vào Lời.
Trong cuốn “Những thứ bạn kiếm được mà không phải trả tiền”, tác giả Michael McGirr đã biện luận: thế giới hôm nay đang có khủng hoảng về niềm tin. Đây không là phương thức ta thường nghĩ. Trong bối cảnh lật lại bàn cờ, McGirr khẳng định là: khủng hoảng niềm tin nằm ở chỗ: người ở ngoài truyền thống vẫn cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Chúa. Quả thật, Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh. Nhưng, Ngài không bị ràng buộc bởi Giáo Hội. Ngài bận tâm lo toan để đoan chắc rằng: ai người chậm chạp, đến trễ, vẫn có cơ-hội được ngang bằng với người đến sớm. Vẫn nhận được món hời hệt như đàn chim ban sớm.
Dẫu thế nào, ta hãy nên, thay vì phẫn nộ về cái-gọi-là sự bất công này, hãy chăm lo mà cảm tạ Chúa vì nhờ vào Ngài ta mới trở nên lớn lao, cao trọng. Cảm tạ Ngài, đã tỏ ra công minh, chính trực với thần dân. Cũng chẳng nên hỏi: khi nào và làm sao ta nắm được Lời. Bởi vì, Lời không “gớm ghiếc” và cũng chẳng “bất công”. Lời chẳng “thấy Tôi tốt bụng mà đâm ghen tức”. Duy có điều, là: vì ta chưa hiểu thế thái nhân tình, nên chưa hiểu rõ được Lời.
Cảm-nghiệm những điều vừa kể, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở ở trên, nay tiếp tục:
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong.
Ai biết lòng anh thương nhớ đâu?
Gần nhau không nói, nói không sầu.
Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi,
Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)
Cuối cùng thì, cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” nên hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy-nghĩ về dụ ngôn Chúa Kể, để coi đó như bí kíp sống ở đời. Bí kíp, dựa nhiều trên chọn lựa của mỗi người, tùy tình thân thương đối xử với nhau mà thôi.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 20: 1-16
Nơi đời người, rất nhiều người cứ thấy buồn “tự thuở giăng lên núi”, giống nhà thơ. Trong nhà Chúa, chẳng ai còn thấy buồn đến độ như thế. Nhưng vẫn vui hoài, “những ước và mong”.
Trình thuật hôm nay thánh-sử Mát-thêu ghi lại dụ ngôn thợ làm vườn nho người kẻ sau gia-nhập nhóm làm vườn, như mọi người. Nhưng, lại cũng có người buồn nhiều hơn vui, vì nhiều thứ. Thứ dễ thấy nhất là cảm thấy như chủ vườn đối xử không đồng đều, nên mới buồn.
Chuyện người đời, phim ảnh cũng kể lại những tình-huống buồn vui vì người đời đối xử rất khác nhau như câu truyện về người anh hùng ở cuộc chiến có tên là Forrest Gump, rất oái oăm.
“Phim truyện Forrest Gump có lúc được kể là ‘niềm hân hoan của người tham chiến’. Vào một lúc nào đó, truyện phim nói về sự việc: “sao người chót hết lại có thể về trước nhất”. Câu chuyện này, rút từ những điều mà cuốn phim đã để lại trong đầu, của người xem.
Forrest Gump rồi cũng chết. Và, cũng lên thiên đàng. Vừa tới nơi, đã thấy thánh Phêrô đưa ra 3 câu hỏi bắt buộc anh phải giải mã trước khi vào cửa. Ba câu ấy, là: -1) Ngày nào trong tuần bắt đầu bằng chữ T? -2) Một năm gồm bao nhiêu giây? -3) Tên gọi của Thiên Chúa là gì?
Forrest trả lời ngay lập tức: ‘Thưa, 2 ngày trong tuần bắt đầu chữ T là: hôm nay và ngày mai. Thánh Phêrô nói: Ta không nghĩ thế, nhưng con vẫn có điểm. Thế câu tiếp là gì? – Con nghĩ, câu trả lời độc nhất là 12. -12 ư? –Thưa, đó là ngày 2 tháng Giêng, 2 tháng Hai… - Khoan, Ta biết là con đang cò cưa với câu này. Thế còn câu hỏi cuối? – Vâng, đó là Andy! – Andy à? Thôi được, cứ coi như 2 câu đầu con cũng biết cách trả lời rồi. Nhưng sao lại đặt tên gọi cho Chúa là Andy? –Thưa, đó là câu trả lời dễ nhất. Con học điều đó trong bài ca vịnh…ANDY đi với tôi, ANDY tới với tôi, ANDY bảo tôi thuộc về Ngài’ Nghe thế, thánh Phêrô bèn mở cửa ngọc và hối: “Vào đi Forrest, vào lẹ đi!”
Tin Mừng hôm nay, cũng kể về người thợ đến đầu giờ cũng được trả lương y như người đến sau buổi xế. Như thế, thì đàn chim ban sớm cũng đã không nhận ra là chúng có thể đến trễ và cũng được bấy nhiêu đồ ăn. Bằng giọng điệu cay cú, ta có thể dùng danh xưng gọi các tay thợ làm vườn đến vào buổi xế là “Giô-ni đi tàn tàn”. Và, sự thể là: nếu ta buộc phải đối đầu với tình huống tương tự, ta cũng sẽ là người ngồi đó mà càm ràm.
Với Hội thánh tiên khởi, câu chuyện hôm nay mang tính quan trọng, là vì người Do thái, qua bao thế hệ, vẫn cứ mỏi mòn ngồi chờ Đấng Mê-sia sẽ đến. Và, tựa như người thợ đến từ đầu giờ, cộng đoàn khi xưa là các nhà tiên phong đáp ứng lời mời của Đức Giêsu Chúa đã lao động cho hiện trường Vương Quốc của Đức Chúa. Dưới mắt người Do thái đi theo Chúa vào thời đầu, kể cả thánh Phêrô, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Đức Chúa đã mời gọi cả người ngoài luồng đến để sống và phục vụ cho Vương Quốc của Ngài.
Với đầu óc giàu tưởng tượng, ta thấy ngay là: một số đàn chim ban sớm vẫn mang nặng cảm giác dày vò cay cú, khi thấy đám “Giôni đi tàn tàn” lại được trao cho trọng trách trông nom sứ vụ truyền giáo rất rộng. Điều này hẳn đã vượt ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Vì thế, vẫn có người thắc mắc hỏi rằng: sao lại xảy ra như thế được!
Tìm hiểu kỹ, ta thấy truyện kể hôm nay cho thấy tính khí thất thường nơi con người chúng ta. May cho ta, Chúa vẫn rất mực độ lượng. Ngài có lòng khoan dung, đại độ không ai sánh tày. Trong khi đó, nhìn lại mình, nhìn người khác, vẫn chỉ thấp thoáng một vài gương lành, do đã bắt chước cách hành xử cao quý của Đức Kitô thật đấy, nhưng vẫn chưa đậm nét. Nơi Đức Chúa là cả sự sung mãn, tràn đầy.Tràn đầy yêu thương. Ngập tràn tha thứ. Đầy ắp những xót xa. Những sung mãn về sự công chính.
Tự thân, Chúa vượt quá tầm tay với mà ta có thể kêu cầu, đòi hỏi hoặc mơ ước. Nên, ta vẫn không hết bỡ ngỡ đứng trước các hành xử đảo ngược lòng ao ước đợi trông. Đảo ngược tính sợ hãi vẩn vơ. Đảo, cả những đồn đoán khó tin của người phàm. Chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm Đức Chúa vĩ đại đầy ấn tượng. Tựa như khoa học giả tưởng do ta sáng chế. Trong khi đó, Chúa đến với ta chỉ như kẻ bần hàn, đói rét. Ngài đến, rất trần trụi. Lạnh căm. Lạnh căm, như người ốm o gầy mòn, mang hình hài thân phận của người tù, ốm đói. Nhưng, Chúa tỏ lộ chân lý của Ngài ngang qua những người làm ta kinh ngạc. Vào thời điểm dễ làm ta sửng sốt.
Đó còn là lý do tại sao nhiều người cứ mải quyết đoán: Đức Chúa chỉ hoạt động theo cách thân quen tại nơi chốn, qua con người, hoặc vào thời điểm ở thể chế rất dễ nhận. Việc Ngài làm, thường kết thúc ở cuối đường ranh khôn ngoan, tin tưởng. Tin vào Đạo. Tin vào Lời.
Trong cuốn “Những thứ bạn kiếm được mà không phải trả tiền”, tác giả Michael McGirr đã biện luận: thế giới hôm nay đang có khủng hoảng về niềm tin. Đây không là phương thức ta thường nghĩ. Trong bối cảnh lật lại bàn cờ, McGirr khẳng định là: khủng hoảng niềm tin nằm ở chỗ: người ở ngoài truyền thống vẫn cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Chúa. Quả thật, Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh. Nhưng, Ngài không bị ràng buộc bởi Giáo Hội. Ngài bận tâm lo toan để đoan chắc rằng: ai người chậm chạp, đến trễ, vẫn có cơ-hội được ngang bằng với người đến sớm. Vẫn nhận được món hời hệt như đàn chim ban sớm.
Dẫu thế nào, ta hãy nên, thay vì phẫn nộ về cái-gọi-là sự bất công này, hãy chăm lo mà cảm tạ Chúa vì nhờ vào Ngài ta mới trở nên lớn lao, cao trọng. Cảm tạ Ngài, đã tỏ ra công minh, chính trực với thần dân. Cũng chẳng nên hỏi: khi nào và làm sao ta nắm được Lời. Bởi vì, Lời không “gớm ghiếc” và cũng chẳng “bất công”. Lời chẳng “thấy Tôi tốt bụng mà đâm ghen tức”. Duy có điều, là: vì ta chưa hiểu thế thái nhân tình, nên chưa hiểu rõ được Lời.
Cảm-nghiệm những điều vừa kể, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở ở trên, nay tiếp tục:
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong.
Ai biết lòng anh thương nhớ đâu?
Gần nhau không nói, nói không sầu.
Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi,
Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)
Cuối cùng thì, cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” nên hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy-nghĩ về dụ ngôn Chúa Kể, để coi đó như bí kíp sống ở đời. Bí kíp, dựa nhiều trên chọn lựa của mỗi người, tùy tình thân thương đối xử với nhau mà thôi.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vua vương quốc Bahrain hiến tặng Giáo Hội Công Giáo một miếng đất để xây nhà thờ chính tòa
Linh Tiến Khải
19:01 11/09/2014
Phỏng vấn Đức Cha Camillo Ballin, Giám quản tông tòa vùng bắc A rập
Trong các ngày hạ tuần tháng 8 vừa qua vua Hamad Bin Isa Al Khalifa của vương quốc Bahrain đã hiến tặng Giáo Hội Công Giáo một khu đất rộng 9.000 mét vuông để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Bà A Rập. Chính Đức Cha Camillo Ballin Giám quản tông tòa vùng bắc A rập đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 22 tháng 8 vừa qua. Nhà thờ chính tòa sẽ có hình bát giác, giống lều dân Do thái dựng trong sa mạc Sinai xưa kia.
Vùng bắc A rập thuộc quyền giám quản của Đức Cha Ballin bao gồm Bahrain, Kuweit, Qatar và A rập Sauđi.
Vương quốc Bahrain là một quần đảo rộng 750 cây số vuông, có gần 1,3 triệu dân, 80% theo Hồi giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo các tôn giáo khác. Al Bahrain có nghĩa là ”vương quốc của hai biển”. Hồi đầu thế kỷ 16 nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng, sang đầu thế kỷ 17 người dân nổi loạn đánh đuổi người Bồ. Bahrain tùy thuộc vương quốc Ba Tư. Vào tiền bán thế kỷ 18 khi triều đại Safavít bên Ba Tư sụp đổ, Bahrain độc lập và do bộ tộc Huwala cai trị. Năm 1735 triều đại mới Cagiari của Ba Tư tái chiếm Bahrain, và năm 1754 các thành phần của triều đại Makhtur trở thành các thống đốc cha truyền con nối dưới sự giám sát của Ba Tư. Năm 1783 dưới sự lãnh đạo của bộ lạc Bani Utub, người dân Bahrain cùng với người dân Qatar nổi lên chống lại triều đại Makhtur và được hoàn toàn độc lập khỏi người Ba Tư. Nhưng nền độc lập không kéo dài vì Bahrain lại bị Sultan Oman đánh chiếm năm 1802. Năm 1822 lại xảy ra một cuộc nổi loạn khác do gia tộc Al Khalifa lãnh đạo, và tái lập nền độc lập.
Trong thời gian này Bahrain ký các hiệp ước với Anh quốc để được Anh quốc bảo vệ khỏi các tấn công từ bên ngoài, nhưng chưa phải là chế độ bảo hộ. Nam 1869 đế quốc Ottoman trải rộng sự thống trị của họ dọc bờ duyên hải A rập của vùng Vịnh Ba Tư, và với sự can thiệp của Anh quốc Bahrain được hưởng quy chế chư hầu. Với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman năm 1916 Bahrain trở thành vùng bảo hộ của Anh quốc cho tới năm 1971, rồi được độc lập. Đường hướng cai trị mang tính cách truyền thống hồi giáo giống A Rập Sauđi. Bahrain đã đồng ý cho Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chứng minh cho thấy mình phò Tây phương. Tuy có Hiến pháp năm 1973 nhưng năm 1975 Hiến pháp bị tạm ngưng. Năm 2011 vua Hamad Bin Isa Al Khalifa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì các đụng độ giữa các nhóm Sciít được Iran ủng hộ và các nhom Sunnít được A rập Sauđi yểm trợ. Các cuộc đụng độ đã khiến cho 3 người chết và 200 người bị thương. Tiến trình cách mạng đang tiếp tục không chỉ có tính cách tôn giáo nhưng cũng có tính cách kinh tế, xã hội nhất là chính trị pháp định và liên quan tới các quyền tự do dân sự.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ballin về tin vui này và về tình hình các kitô hữu vùng Trung Đông.
Hỏi: Thưa Đức Cha Giám quản, tin vui nói trên là một dấu hiệu tích cực. Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về sự kiện này hay không?
Đáp: Mảnh đất để xây nhà thờ chính tòa do vua Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa tặng cho Giáo Hội Công Giáo rộng 9.000 mét vuông. Nhà vua rất hài lòng và liên tục hỏi tôi tin tức về việc xây cất nhà thờ. Và khi tôi báo cho nhà vua biết nhà thờ sẽ được dâng kính Đức Bà A rập, thì nhà vua rất sung sướng. Nhà thờ Đức Bà A rập là chị em với nhà thờ Đức Bà Fatima và nhà thờ Lộ Đức.
Hỏi: Công việc xây cất đã tới đâu rồi thưa Đức Cha, nó đã đươc khởi sự chưa?
Đáp: Chưa. Các công việc xây cất chưa bắt đầu. Trong lúc này chúng tôi mới đã chỉ tổ chức một cuộc thi để chọn dự án: một kiến trúc sư người Ý đã thắng cuộc thi. Ông đã thực hiện một sơ đồ rất đơn sơ diễn tả chiếc lều của người Do thái trnog thời Xuất Hành. Trong sa mạc Sinai khi người do thái muốn thì họ có thể tới lều để gặp Thiên Chúa. Đó là một nhà thờ hình bát giác, bởi vì số tám là con số diễn tả sự vĩnh cửu. Như thế khi chúng ta đến nhà thờ và gặp gỡ với Thiên Chúa, là chúng ta tham dự vào sự vĩnh cửu mà chúng ta được mời gọi hướng tới. Đây là một nhà thờ có 2.300 chỗ ngồi, bên trái có nhà nguyện đặt Thánh Thể, bên phải là nhà nguyện kính Đức Mẹ A rập, rồi có một nhá nguyện khác nữa dành cho việc giải tội và sau cùng nhà nguyện thứ tư dành cho thang máy, như vậy để tín hữu có thể từ chỗ đậu xe dưới hầm lên nhà thờ.
Hỏi: Nhà thờ cũng có một tháp chuông có thể trông thấy từ xa chứ thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng có tháp chuông, nhưng tôi thích không trưng bầy các Thánh Giá hay các dấu chỉ tôn giáo khác. Không phải vì bị cấm hay vì nhà vua không muốn như vậy, nhưng bởi vì tôi không mnốn làm dấy lên các phản ứng có thể có từ phía các người hồi cực đoan.
Hỏi: Là Giám Quản tông tòa Đức Cha cũng đảm trách việc đào tạo các chủng sinh nữa, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Trong vùng tôi giám quản có 50 linh mục. Chúng tôi găp gỡ nhau hai lần mỗi năm. Rất tiếc là chúng tôi không có cơ sở tôn giáo nào, vì thế chúng tôi phải họp nhau trong khách sạn. Do đó tôi đã nghĩ tới việc xây một căn nhà có khoảng 60 phòng cho các buổi tĩnh tậm hội họp của các linh mục, giáo dân, các thừa tác viên Thánh Thể. Cần có một chỗ để chúng tôi hội họp và là trung tâm cho tất cả mọi nước của Tòa giám quản, vì thế chúng tôi đã chọn vương quốc Bahrain. Và điều này cho phép tôi di chuyển rất tự do giữa các nước A rập đã được giao phó cho tôi. Ngoài Bahrain Tòa giám quản tông tòa Bắc A Rập còn bao gồm Kuweit, Qatar, và A Rập Sauđi.
Hỏi: Trong những ngày này Vua Bahrain cũng đã gửi điện tín chia buồn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì cái chết của người vợ và hai con nhỏ của cháu ruột ngài. Cả điều này nữa cũng là một dấu chỉ quan trọng có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, nhưng không phải chỉ có vậy. Cả cuộc hội kiến giữa nhà vua và Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vaticăng ngày 19 tháng 5 năm nay cũng đã rất tích cực. Tôi xác tín rằng nhà vua đã rất hài lòng. Thật thế, sau chuyến viếng thăm nhà vua đã muốn gặp tôi để cám ơn tôi đã cộng tác sắp xếp tổ chức cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pallin, có thể đóng góp cho việc xây cất nhà thờ chính tòa ”Đức Bà A rập” như thế nào? Có thể quyên góp ngân khoản một cách tự phát hay không?
Đáp: Vâng, có thể đóng góp bằng bất cứ cách nào. Chẳng hạn, tôi đã đề nghị các phụ nữ có tên thánh là Maria có thể dâng cúng 10 Euros cho việc xây nhà của Mẹ Maria. Cũng có thể đóng góp bằng cách gửi số tiền dâng cúng vào số trương mục của Dòng Comboni và ghi chú ”cho Đức Cha Pallin”.
Hỏi: Các tín hữu kitô vùng Trung Đông đang phải sống trong một tình trạng vô cùng thê thảm. Nó có gây ra các dư âm nào trong các nước thuộc Tòa giám quản của Đức Cha hay không?
Đáp: Vua Bahrain đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp 200 gia đình kitô Mossul và cũng sẵn sàng đón tiếp họ tại Bahrain. Điều này cho thấy sự quảng đại của nhà vua đối với các kitô hữu. Hiện nay tình trạng thê thảm này chưa lan tràn tới chúng tôi. Phản ứng của các người hồi là chống lại Nhà Nước Hồi ISIS tại Irak và Siria. Tất cả mọi người Hồi đều chống lại các lực lượng ISIS, nhất là các người hồi hòa hoãn. Cả các người hồi cực đoan cũng đã không bầy tỏ ý kiến một cách tích cực, tôi đã không tìm thấy trên báo chí các lời tuyên bố ủng hộ Nhà Nước Hồi ISIS, tại Bahrain cũng như Kuweit và nơi khác. Tôi tin rằng ở nền tảng của nó có một lý do chính trị khiến cho các chính quyền A rập khác chú ý. Nghĩa là: Nhà Nước Hồi giáo này muốn gì? Nó có mục đích gì? Mục đích của nó có thật sự là Hồi giáo không hay có một phong trào chính trị làm nảy sinh ra nó? Và ai là người ủng hộ nó? Việc trở lại với một quốc gia hồi giáo Caliphat là một tưởng tượng thuần túy, vì nó sẽ không bao giờ được bất cứ quốc gia A rập nào chấp thuận.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi khoan nhượng tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số, không phải chỉ có các kitô hữu thôi không?
Đáp: Mọi nhóm thiểu số phải được nâng đỡ, vì mọi người đều là thu tạo của Thiên Chúa, dù là kitô hữu hay không. Cả các anh em hồi giáo cũng có các nhóm thiểu số. Và mọi nhóm thiểu số đều có quyền hiện hữu, đều có quyền sống, bởi vì mỗi người là một nhân vị, và như thế tại sao họ lại phải chịu các áp bức, bị xử bắn, bị giết ngay tức khắc, bị cướp bóc, bị các áp đặt tôn giáo? Tại sao? Mỗi một người phải đựơc tự do lựa chọn tôn giáo mình muốn, sống theo sự tôn trọng của nhân vị, của xã hội con người, theo các nhân quyền. Mỗi một người đều đã được Thiên Chúa tao dựng nên, và như là thụ tạo của Thiên Chúa, họ có quyền sống cuộc sống nhân bản và tôn giáo của mình, như họ muốn. (RG 22-8-2014)
Trong các ngày hạ tuần tháng 8 vừa qua vua Hamad Bin Isa Al Khalifa của vương quốc Bahrain đã hiến tặng Giáo Hội Công Giáo một khu đất rộng 9.000 mét vuông để xây nhà thờ chính tòa dâng kính Đức Bà A Rập. Chính Đức Cha Camillo Ballin Giám quản tông tòa vùng bắc A rập đã cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 22 tháng 8 vừa qua. Nhà thờ chính tòa sẽ có hình bát giác, giống lều dân Do thái dựng trong sa mạc Sinai xưa kia.
Vùng bắc A rập thuộc quyền giám quản của Đức Cha Ballin bao gồm Bahrain, Kuweit, Qatar và A rập Sauđi.
Vương quốc Bahrain là một quần đảo rộng 750 cây số vuông, có gần 1,3 triệu dân, 80% theo Hồi giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo các tôn giáo khác. Al Bahrain có nghĩa là ”vương quốc của hai biển”. Hồi đầu thế kỷ 16 nó bị người Bồ Đào Nha chiếm đóng, sang đầu thế kỷ 17 người dân nổi loạn đánh đuổi người Bồ. Bahrain tùy thuộc vương quốc Ba Tư. Vào tiền bán thế kỷ 18 khi triều đại Safavít bên Ba Tư sụp đổ, Bahrain độc lập và do bộ tộc Huwala cai trị. Năm 1735 triều đại mới Cagiari của Ba Tư tái chiếm Bahrain, và năm 1754 các thành phần của triều đại Makhtur trở thành các thống đốc cha truyền con nối dưới sự giám sát của Ba Tư. Năm 1783 dưới sự lãnh đạo của bộ lạc Bani Utub, người dân Bahrain cùng với người dân Qatar nổi lên chống lại triều đại Makhtur và được hoàn toàn độc lập khỏi người Ba Tư. Nhưng nền độc lập không kéo dài vì Bahrain lại bị Sultan Oman đánh chiếm năm 1802. Năm 1822 lại xảy ra một cuộc nổi loạn khác do gia tộc Al Khalifa lãnh đạo, và tái lập nền độc lập.
Trong thời gian này Bahrain ký các hiệp ước với Anh quốc để được Anh quốc bảo vệ khỏi các tấn công từ bên ngoài, nhưng chưa phải là chế độ bảo hộ. Nam 1869 đế quốc Ottoman trải rộng sự thống trị của họ dọc bờ duyên hải A rập của vùng Vịnh Ba Tư, và với sự can thiệp của Anh quốc Bahrain được hưởng quy chế chư hầu. Với sự sụp đổ của đế quốc Ottoman năm 1916 Bahrain trở thành vùng bảo hộ của Anh quốc cho tới năm 1971, rồi được độc lập. Đường hướng cai trị mang tính cách truyền thống hồi giáo giống A Rập Sauđi. Bahrain đã đồng ý cho Hoa Kỳ có căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình để chứng minh cho thấy mình phò Tây phương. Tuy có Hiến pháp năm 1973 nhưng năm 1975 Hiến pháp bị tạm ngưng. Năm 2011 vua Hamad Bin Isa Al Khalifa tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì các đụng độ giữa các nhóm Sciít được Iran ủng hộ và các nhom Sunnít được A rập Sauđi yểm trợ. Các cuộc đụng độ đã khiến cho 3 người chết và 200 người bị thương. Tiến trình cách mạng đang tiếp tục không chỉ có tính cách tôn giáo nhưng cũng có tính cách kinh tế, xã hội nhất là chính trị pháp định và liên quan tới các quyền tự do dân sự.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ballin về tin vui này và về tình hình các kitô hữu vùng Trung Đông.
Hỏi: Thưa Đức Cha Giám quản, tin vui nói trên là một dấu hiệu tích cực. Đức Cha có thể cho biết thêm chi tiết về sự kiện này hay không?
Đáp: Mảnh đất để xây nhà thờ chính tòa do vua Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa tặng cho Giáo Hội Công Giáo rộng 9.000 mét vuông. Nhà vua rất hài lòng và liên tục hỏi tôi tin tức về việc xây cất nhà thờ. Và khi tôi báo cho nhà vua biết nhà thờ sẽ được dâng kính Đức Bà A rập, thì nhà vua rất sung sướng. Nhà thờ Đức Bà A rập là chị em với nhà thờ Đức Bà Fatima và nhà thờ Lộ Đức.
Hỏi: Công việc xây cất đã tới đâu rồi thưa Đức Cha, nó đã đươc khởi sự chưa?
Đáp: Chưa. Các công việc xây cất chưa bắt đầu. Trong lúc này chúng tôi mới đã chỉ tổ chức một cuộc thi để chọn dự án: một kiến trúc sư người Ý đã thắng cuộc thi. Ông đã thực hiện một sơ đồ rất đơn sơ diễn tả chiếc lều của người Do thái trnog thời Xuất Hành. Trong sa mạc Sinai khi người do thái muốn thì họ có thể tới lều để gặp Thiên Chúa. Đó là một nhà thờ hình bát giác, bởi vì số tám là con số diễn tả sự vĩnh cửu. Như thế khi chúng ta đến nhà thờ và gặp gỡ với Thiên Chúa, là chúng ta tham dự vào sự vĩnh cửu mà chúng ta được mời gọi hướng tới. Đây là một nhà thờ có 2.300 chỗ ngồi, bên trái có nhà nguyện đặt Thánh Thể, bên phải là nhà nguyện kính Đức Mẹ A rập, rồi có một nhá nguyện khác nữa dành cho việc giải tội và sau cùng nhà nguyện thứ tư dành cho thang máy, như vậy để tín hữu có thể từ chỗ đậu xe dưới hầm lên nhà thờ.
Hỏi: Nhà thờ cũng có một tháp chuông có thể trông thấy từ xa chứ thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng có tháp chuông, nhưng tôi thích không trưng bầy các Thánh Giá hay các dấu chỉ tôn giáo khác. Không phải vì bị cấm hay vì nhà vua không muốn như vậy, nhưng bởi vì tôi không mnốn làm dấy lên các phản ứng có thể có từ phía các người hồi cực đoan.
Hỏi: Là Giám Quản tông tòa Đức Cha cũng đảm trách việc đào tạo các chủng sinh nữa, có đúng thế không?
Đáp: Đúng thế. Trong vùng tôi giám quản có 50 linh mục. Chúng tôi găp gỡ nhau hai lần mỗi năm. Rất tiếc là chúng tôi không có cơ sở tôn giáo nào, vì thế chúng tôi phải họp nhau trong khách sạn. Do đó tôi đã nghĩ tới việc xây một căn nhà có khoảng 60 phòng cho các buổi tĩnh tậm hội họp của các linh mục, giáo dân, các thừa tác viên Thánh Thể. Cần có một chỗ để chúng tôi hội họp và là trung tâm cho tất cả mọi nước của Tòa giám quản, vì thế chúng tôi đã chọn vương quốc Bahrain. Và điều này cho phép tôi di chuyển rất tự do giữa các nước A rập đã được giao phó cho tôi. Ngoài Bahrain Tòa giám quản tông tòa Bắc A Rập còn bao gồm Kuweit, Qatar, và A Rập Sauđi.
Hỏi: Trong những ngày này Vua Bahrain cũng đã gửi điện tín chia buồn với Đức Thánh Cha Phanxicô vì cái chết của người vợ và hai con nhỏ của cháu ruột ngài. Cả điều này nữa cũng là một dấu chỉ quan trọng có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế, nhưng không phải chỉ có vậy. Cả cuộc hội kiến giữa nhà vua và Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vaticăng ngày 19 tháng 5 năm nay cũng đã rất tích cực. Tôi xác tín rằng nhà vua đã rất hài lòng. Thật thế, sau chuyến viếng thăm nhà vua đã muốn gặp tôi để cám ơn tôi đã cộng tác sắp xếp tổ chức cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô.
Hỏi: Thưa Đức Cha Pallin, có thể đóng góp cho việc xây cất nhà thờ chính tòa ”Đức Bà A rập” như thế nào? Có thể quyên góp ngân khoản một cách tự phát hay không?
Đáp: Vâng, có thể đóng góp bằng bất cứ cách nào. Chẳng hạn, tôi đã đề nghị các phụ nữ có tên thánh là Maria có thể dâng cúng 10 Euros cho việc xây nhà của Mẹ Maria. Cũng có thể đóng góp bằng cách gửi số tiền dâng cúng vào số trương mục của Dòng Comboni và ghi chú ”cho Đức Cha Pallin”.
Hỏi: Các tín hữu kitô vùng Trung Đông đang phải sống trong một tình trạng vô cùng thê thảm. Nó có gây ra các dư âm nào trong các nước thuộc Tòa giám quản của Đức Cha hay không?
Đáp: Vua Bahrain đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp 200 gia đình kitô Mossul và cũng sẵn sàng đón tiếp họ tại Bahrain. Điều này cho thấy sự quảng đại của nhà vua đối với các kitô hữu. Hiện nay tình trạng thê thảm này chưa lan tràn tới chúng tôi. Phản ứng của các người hồi là chống lại Nhà Nước Hồi ISIS tại Irak và Siria. Tất cả mọi người Hồi đều chống lại các lực lượng ISIS, nhất là các người hồi hòa hoãn. Cả các người hồi cực đoan cũng đã không bầy tỏ ý kiến một cách tích cực, tôi đã không tìm thấy trên báo chí các lời tuyên bố ủng hộ Nhà Nước Hồi ISIS, tại Bahrain cũng như Kuweit và nơi khác. Tôi tin rằng ở nền tảng của nó có một lý do chính trị khiến cho các chính quyền A rập khác chú ý. Nghĩa là: Nhà Nước Hồi giáo này muốn gì? Nó có mục đích gì? Mục đích của nó có thật sự là Hồi giáo không hay có một phong trào chính trị làm nảy sinh ra nó? Và ai là người ủng hộ nó? Việc trở lại với một quốc gia hồi giáo Caliphat là một tưởng tượng thuần túy, vì nó sẽ không bao giờ được bất cứ quốc gia A rập nào chấp thuận.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi khoan nhượng tôn giáo và bảo vệ các nhóm thiểu số, không phải chỉ có các kitô hữu thôi không?
Đáp: Mọi nhóm thiểu số phải được nâng đỡ, vì mọi người đều là thu tạo của Thiên Chúa, dù là kitô hữu hay không. Cả các anh em hồi giáo cũng có các nhóm thiểu số. Và mọi nhóm thiểu số đều có quyền hiện hữu, đều có quyền sống, bởi vì mỗi người là một nhân vị, và như thế tại sao họ lại phải chịu các áp bức, bị xử bắn, bị giết ngay tức khắc, bị cướp bóc, bị các áp đặt tôn giáo? Tại sao? Mỗi một người phải đựơc tự do lựa chọn tôn giáo mình muốn, sống theo sự tôn trọng của nhân vị, của xã hội con người, theo các nhân quyền. Mỗi một người đều đã được Thiên Chúa tao dựng nên, và như là thụ tạo của Thiên Chúa, họ có quyền sống cuộc sống nhân bản và tôn giáo của mình, như họ muốn. (RG 22-8-2014)
Đại Hội Thế Giới về Gia Đình – Philadelphia 2015
Pt Huỳnh Mai Trác
08:40 11/09/2014
Đại Hội Thế Giới về Gia Đình – Philadelphia 2015 trình bày Bài Kinh cầu chính thức và bức họa về Thánh Gia cho Ngày Đại Hội vào tháng 9 năm 2015
Phildelphia, PA ( Ngày 7 tháng 9,năm 2014) – Hôm nay Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, chính thức trình bày Lời Kinh và bức họa hình ảnh cho Ngày Đại Hội Thế Giới về Gia Đình tại Philadelphia vào năm 2015. Nguồn cảm hứng là lấy từ nơi cuộc hội thảo với chủ đề, “Tình yêu là sứ vụ của chúng ta: gia đình luôn tràn đầy sự sống,” đã được tuyên bố từ tháng 5 năm 2014. Lời kinh cùng bức họa cho Ngày Đại Hội được Đức Tổng Giám Mục trình bày và làm phép lành trọng thể trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phao Lồ và bức họa thì ngài sẽ trình bày cùng Hội Đồng Giáo Hòang về Gia Đình ở Vatican trong tuần lễ từ !5 tháng 9 năm 2014.
“Lời kinh và bức họa là nguồn cảm hứng cho mọi người để sửa sọan cho Ngày Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2015” . Với mục đích làm cho phong phú và khích lệ đời sống tinh thần của gia đình cho người Công Giáo cũng như những người ngòai Công Giáo, ngài nói :” Tôi hy vọng lời nguyện cầu này cùng bức họa sẽ giúp cho trí óc và con tim cùng hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa và gia đình một cách tràn trề và viên mãn .
Bài Kinh cầu chính thức của tổng giáo phận Philadelphia 2015 sẽ giúp cho các đại diện tòan thế giơi sửa sọan cho biến cố này . Bài Kinh cầu sẽ được phổ biến đến các giáo xứ trong Tổng Giáo phận Philadelphia và trên Mạng về Đại Hội Gia Đình 2015 bằng 18 ngôn ngữ cùng với ngôn ngữ dấu hiệu, Bài Kinh sẽ gợi lên niềm hy vọng và đức tin cho mỗi gia đình . Tổng giáo phận khuyến khích mọi người đọc hàng ngày cầu cho Hội Nghị được thành công và cho ý chỉ của mỗi cá nhân, bài Kinh cầu dựa trên chủ đề của Đại Hội đã được dự định .
Ngòai ra Bản Kinh cầu chính thức cho Đại Hội Gia Đình Philadelphia 2015, còn đặt vẻ một bức họa cho biến cố này . Bức họa này là một công trình tín ngưỡng giúp cho chúng ta cầu nguyện và suy tư . Bức họa này là công trình của một họa sĩ địa phương Neilson Carlin, ở Kennett Square Philadelphia đặt vẻ bức họa về Thánh Gia là một bức tranh sơn dầu với hình ảnh Đức Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu Hài Đồng cùng với cha mẹ của Đức Mẹ Maria, Thánh Ana và GioanKịm . Bức họa mỗi bề là 4 và 5 feet, được Đức Tổng Giám mục đưa ra trình bày vào ngày Chúa Nhật với sự trợ giúp của các học sinh trường John W. Hallahan, truờng Thánh Phêrô Tông Đồ và Trường Thánh Francis Xavier cho đến ngày bế mạc Đại Hội Gia Đình thế giới vào ngày 22-27 tháng 9 năm 2015. Những ai đến chiêm ngưỡng bức họa ở Nhà Thờ Chính Tòa được khuyến khích cầu nguyện cho mọi gia đình trên thế giới thì đọc bài kinh cầu này và thắp nến cầu khẩn tại Đền Thánh Đức Mẹ trong Nhà thờ Chính Tòa. .
Carlin người nghệ sĩ chuyên môn vẽ tranh cho nhà thờ Công Giáo đã phát biểu như sau : “Tôi rất hân hạnh và khiêm tốn được nhận lãnh danh dự này để phục vụ cho Giáo Hội, cho các giáo hữu trong niềm hy vọng được đón tiếp Đưc Thánh Cha Phanxicô .
Lấy cảm hứng từ chủ đề “Tình Yêu là sứ vụ của chúng ta”, đó chính là mối hy vọng sâu xa của tôi và tôi ứớc mong bức họa này là khởi nguồn cho việc cầu nguyện và chiêm nghiệm cho mọi người để họ cảm thấy gần gủi và liên hệ chặt chẻ với gia đình của mình .
Muốn có thêm tin tức về Đại Hội Thế Giới về Gia Đình Philadelphia 2015, về Lời Kinh Cầu cũng như chi tiết về bực họa về biện cố quốc tế này , xin ghé vào Mạng worldmeeting2015.org.
Đại Hội Thế Giới về Gia Đình – Philadelphia 2015 – Lời Kinh cầu chính thức
Lạy Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng con,
Nơi Chúa Giêsu, là Chúa Con và là Đấng Cứu độ chúng con
Chúa đã tạo dựng chúng con là con cái của Chúa trong gia đình của Giáo Hội .
Nguyện xin ân sủng cùng tình yêu của Chúa
giúp cho gia đình của chúng con
trên khắp cùng thế gian
được hiệp nhất với nhau và trung thành với Phúc Âm
Xin cho gương sáng của Gia Đình Thánh Gia
Cùng với sự phù trợ của Chúa Thánh Thần
Hướng dẫn mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình gặp khó khăn nhất
Được trở thành tổ ấm của hiệp thông và cầu nguyện
Để luôn tìm kiếm Chân Lý và sống trong tình yêu của Chúa
Chúng con cầu xin, nhờ Chúa Giêsu Chúa chúng con . Amen
Giêsu, Maria, Giuse, xin cầu cho chúng con!
Phildelphia, PA ( Ngày 7 tháng 9,năm 2014) – Hôm nay Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, chính thức trình bày Lời Kinh và bức họa hình ảnh cho Ngày Đại Hội Thế Giới về Gia Đình tại Philadelphia vào năm 2015. Nguồn cảm hứng là lấy từ nơi cuộc hội thảo với chủ đề, “Tình yêu là sứ vụ của chúng ta: gia đình luôn tràn đầy sự sống,” đã được tuyên bố từ tháng 5 năm 2014. Lời kinh cùng bức họa cho Ngày Đại Hội được Đức Tổng Giám Mục trình bày và làm phép lành trọng thể trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phao Lồ và bức họa thì ngài sẽ trình bày cùng Hội Đồng Giáo Hòang về Gia Đình ở Vatican trong tuần lễ từ !5 tháng 9 năm 2014.
“Lời kinh và bức họa là nguồn cảm hứng cho mọi người để sửa sọan cho Ngày Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2015” . Với mục đích làm cho phong phú và khích lệ đời sống tinh thần của gia đình cho người Công Giáo cũng như những người ngòai Công Giáo, ngài nói :” Tôi hy vọng lời nguyện cầu này cùng bức họa sẽ giúp cho trí óc và con tim cùng hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa và gia đình một cách tràn trề và viên mãn .
Bài Kinh cầu chính thức của tổng giáo phận Philadelphia 2015 sẽ giúp cho các đại diện tòan thế giơi sửa sọan cho biến cố này . Bài Kinh cầu sẽ được phổ biến đến các giáo xứ trong Tổng Giáo phận Philadelphia và trên Mạng về Đại Hội Gia Đình 2015 bằng 18 ngôn ngữ cùng với ngôn ngữ dấu hiệu, Bài Kinh sẽ gợi lên niềm hy vọng và đức tin cho mỗi gia đình . Tổng giáo phận khuyến khích mọi người đọc hàng ngày cầu cho Hội Nghị được thành công và cho ý chỉ của mỗi cá nhân, bài Kinh cầu dựa trên chủ đề của Đại Hội đã được dự định .
Ngòai ra Bản Kinh cầu chính thức cho Đại Hội Gia Đình Philadelphia 2015, còn đặt vẻ một bức họa cho biến cố này . Bức họa này là một công trình tín ngưỡng giúp cho chúng ta cầu nguyện và suy tư . Bức họa này là công trình của một họa sĩ địa phương Neilson Carlin, ở Kennett Square Philadelphia đặt vẻ bức họa về Thánh Gia là một bức tranh sơn dầu với hình ảnh Đức Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu Hài Đồng cùng với cha mẹ của Đức Mẹ Maria, Thánh Ana và GioanKịm . Bức họa mỗi bề là 4 và 5 feet, được Đức Tổng Giám mục đưa ra trình bày vào ngày Chúa Nhật với sự trợ giúp của các học sinh trường John W. Hallahan, truờng Thánh Phêrô Tông Đồ và Trường Thánh Francis Xavier cho đến ngày bế mạc Đại Hội Gia Đình thế giới vào ngày 22-27 tháng 9 năm 2015. Những ai đến chiêm ngưỡng bức họa ở Nhà Thờ Chính Tòa được khuyến khích cầu nguyện cho mọi gia đình trên thế giới thì đọc bài kinh cầu này và thắp nến cầu khẩn tại Đền Thánh Đức Mẹ trong Nhà thờ Chính Tòa. .
Carlin người nghệ sĩ chuyên môn vẽ tranh cho nhà thờ Công Giáo đã phát biểu như sau : “Tôi rất hân hạnh và khiêm tốn được nhận lãnh danh dự này để phục vụ cho Giáo Hội, cho các giáo hữu trong niềm hy vọng được đón tiếp Đưc Thánh Cha Phanxicô .
Lấy cảm hứng từ chủ đề “Tình Yêu là sứ vụ của chúng ta”, đó chính là mối hy vọng sâu xa của tôi và tôi ứớc mong bức họa này là khởi nguồn cho việc cầu nguyện và chiêm nghiệm cho mọi người để họ cảm thấy gần gủi và liên hệ chặt chẻ với gia đình của mình .
Muốn có thêm tin tức về Đại Hội Thế Giới về Gia Đình Philadelphia 2015, về Lời Kinh Cầu cũng như chi tiết về bực họa về biện cố quốc tế này , xin ghé vào Mạng worldmeeting2015.org.
Đại Hội Thế Giới về Gia Đình – Philadelphia 2015 – Lời Kinh cầu chính thức
Lạy Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng con,
Nơi Chúa Giêsu, là Chúa Con và là Đấng Cứu độ chúng con
Chúa đã tạo dựng chúng con là con cái của Chúa trong gia đình của Giáo Hội .
Nguyện xin ân sủng cùng tình yêu của Chúa
giúp cho gia đình của chúng con
trên khắp cùng thế gian
được hiệp nhất với nhau và trung thành với Phúc Âm
Xin cho gương sáng của Gia Đình Thánh Gia
Cùng với sự phù trợ của Chúa Thánh Thần
Hướng dẫn mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình gặp khó khăn nhất
Được trở thành tổ ấm của hiệp thông và cầu nguyện
Để luôn tìm kiếm Chân Lý và sống trong tình yêu của Chúa
Chúng con cầu xin, nhờ Chúa Giêsu Chúa chúng con . Amen
Giêsu, Maria, Giuse, xin cầu cho chúng con!
Truyện một đạo trưởng Hồi Giáo trở lại đạo Công Giáo.
Têrêsa Thu Lan
22:22 11/09/2014
(Theo CNA) "Chúa đã cứu tôi khỏi chết" là lời cuả một cựu đạo trưởng (imam) Hồi Giáo nay đã theo đạo Công Giáo.
Ông tin rằng chính vì kêu lên Tên Cực Trọng mà Chuá Giêsu đã giải thoát ông khỏi lưỡi dao cuả tử thần mà cha ông đang kề vào cổ để kết liễu mạng sống cuả ông.
Là một đạo trưởng Hồi Giáo, ông kể rằng chính vì nghiên cứu kinh Qur'an mà ông đã nhận biết đức Kitô và Mẹ Maria.
Mario Joseph (Maria Giuse) từng lớn lên trong một gia đình Hồi Giáo ở Ấn Độ. Bà Mẹ cuả ông đã từ chối lời khuyên cuả bác sĩ là phải phá thai vì tử cung cuà bà bị nhiễm trùng. Cho nên sau khi sinh ra ông, bà đã nguyện dâng ông lên cho Thiên Chuá.
Do đó ngay từ bé ông đã được gửi học tại một một trường đại học Hồi Giáo Ả Rập tại bang Kerala miền nam Ấn Độ, ông nghiên cứu triết học và thần học 10 năm và trở thành một đạo trưởng Hồi Giáo trước tuổi 18.
Một ngày kia có người hỏi ông về nhân vật Giêsu cho nên Mario Joseph bắt đầu để ý nghiên cứu về Kitô giaó. Qua kinh Qur'an, ông khám phá ra rằng tên cuả Chuá Giêsu đã được đề cập thường xuyên hơn so với tên của vị tiên tri Hồi giáo là Mohammed. Và Đức Maria, tiếng Ả Rập gọi là Mariam, là người phụ nữ duy nhất được nêu tên trong Kinh Qur'an. Trong Hồi giáo, Đức Maria được công nhận là một trinh nữ vô nghiễm nguyên tội.
Tại sao kinh Qur'an "dành ưu tiên nhiều cho Chúa Giêsu như thế ? " và tại sao Kinh lại nói nhiều "về Đức Mariam như thế ?"
Đó là hai câu hỏi đã dằn vặt ông nhiều năm trời.
Trong kinh Qur'an Chúa Giêsu được mô tả là "Lời Chúa" và là "Thần Khí của Thiên Chúa." Nhiều phần trong Kinh kể rằng Chúa Giêsu đã chữa lành người bệnh và cho người chết sống lại và đã lên trời khi còn sống.
Kinh Qur'an không mô tả đấng tiên tri Mohammed làm được bất cứ điều gì như thế, ông giải thích.
Ngoài ra, Mario Joseph đã thấu hiểu rằng Thiên Chúa là một người cha, là điều được giảng dạy bởi Kitô giáo.
"Bất cứ khi nào tôi nghĩ rằng tác giả của vũ trụ cũng là cha cuả tôi, thì tôi cảm thấy một niềm vui khôn tả," ông nói.
Với động cơ này, ông giải thích, "Tôi quyết định chấp nhận Chúa Giêsu."
Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang Kitô giáo đã gây ra một phản ứng cực kỳ thô bạo từ phiá gia đình. Cha của ông đến tìm ông tại một trung tâm tĩnh tâm Công Giáo và đánh ông tồi tệ, đến mức bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, ông thấy mình nằm trần truồng trong một căn phòng nhỏ ở nhà, tay và chân bị trói, miệng và các vết thương bị trét đầy ớt.
Mario Joseph nói rằng cha của ông đã tuân theo luật của Kinh Qur'an, là phải trừng trị những kẻ bỏ đạo.
Ông cho biết đã bị bỏ đói nhiều ngày và người anh trai của ông buộc ông phải uống nước tiểu để phạt.
Cái đói và cái khát làm ông kiệt sức và sau 20 ngày, cha ông đi vào, bóp cổ ông rồi kề dao bắt ông phải chối Chúa Giêsu.
"Tôi biết chắc cha tôi sẽ giết tôi", ông Mario Joseph nói.
"Khi tôi biết rằng đó là giây phút cuối cùng của tôi... Tôi chợt nghĩ, 'Chúa Giêsu đã chết, nhưng đã sống lại.' Vậy nếu tôi tin vào Chúa Giêsu mà chết, thì tôi cũng tìm được sự sống cuả mình. "
Rồi bỗng nhiên ông cảm thấy tràn đầy sinh lực, đủ sức gạt tay cuả người cha ra, và kêu lên tên của Chúa Giêsu.
Cha của ông bị ngã xuống và bị chính con dao cuả mình đâm vào, bọt miệng phun ra, Mario Joseph nói. Khi các người trong gia đình vội đưa người cha đi cấp cứu, họ quên khóa phòng.
Mario Joseph chạy được ra khỏi nhà và gọi một chiếc taxi. Người lái xe là một Kitô hữu đã giúp ông ăn uống.
"Ngày hôm đó, tôi thực sự đã hiểu, Chúa Giêsu là Chuá cuả sự sống ngay cả trong thời điểm hiện tại. Và khi tôi kêu cứu, Ngài đã đến. "
Mario Joseph hiện đang cư trú tại một trung tâm tĩnh tâm Công Giáo ở Ấn Độ, làm thông dịch và thuyết giảng giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ông lấy tên "Mario", là tên của Đức Maria cho nam giới. Ông cũng lấy thêm tên là Joseph, người bạn đời của Đức Maria.
"Tôi đặt lòng trông cậy vào Mẹ Maria và tôi biết Mẹ sẽ bảo vệ tôi bất cứ ở nơi nào," ông nói.
Mario Joseph cho biết ông đã không giám hy vọng rằng ông có thề còn sống 18 năm sau khi theo đạo. Ông cho biết mọi người vẫn đang cố gắng để tìm cách giết ông, và cha mẹ của ông đã tổ chức một lễ tang giả để biểu thị rằng ông là một kẻ bị ruồng bỏ. Trên bia mộ, họ viết ngày ông qua đời là ngày rửa tội của ông.
Mặc dù ông không còn liên lạc với gia đình, nhưng ông hằng cầu nguyện cho họ và tin rằng "Thiên Chúa có thể chạm vào họ trong một thời điểm nào đó."
Ngay cả khi họ không bao giờ chấp nhận Chúa, ông giải thích, "Tôi luôn luôn cầu nguyện rằng" Lạy Chúa Giêsu, xin đưa họ lên nước thiên đàng. "
Xin xem video phỏng vấn bằng tiếng Anh trên Youtube:
Top Stories
Hongkong : Le cardinal Zen : « Avec Occupy Central, nous avons provoqué la colère de l'empereur »
CLB Nguyễn Văn Thuận
09:01 11/09/2014
L’évêque émérite de Hongkong lance ici un appel à poursuivre « avec courage » les actes de désobéissance civile initiés par Occupy Central, groupe pro-démocratique qu’il soutient ouvertement depuis ses débuts.
Alors que les événements d’août dernier et la fin de non-recevoir de Pékin ont affaibli le mouvement protestataire, Mgr Joseph Zen Ze-kiun appelle les citoyens à « ne pas céder à la peur », et à lutter pour leur liberté. La traduction de ce texte publié par AsiaNews le 10 septembre 2014, est de l’agence Eglises d’Asie.
Certaines personnes nous disent : « Vous pensez vraiment pouvoir effrayer le gouvernement central en brandissant la menace d’Occupy Central ? Plus vous ferez de menaces, plus le gouvernement central refusera de faire des concessions : vous n’avez obtenu que ce que vous méritez ! ».
Dans un reportage sur la province de Shandong, j’ai lu qu’un père avait giflé et frappé à coup de pied sa fille à trois reprises pour avoir refusé d’aller à l’école le premier jour de la rentrée. Nous aussi, citoyens de Hongkong, nous avons reçu trois claques retentissantes ces derniers jours.
La première de ces claques a été le fait que Pékin avait décidé que la seule Commission qui aurait autorité pour nommer les candidats à la prochaine élection du chef de l’exécutif serait établie selon les règles de la Commission Electorale. La seconde claque a été qu’une majorité absolue serait nécessaire pour élire le chef politique, et la troisième, qu’il ne pourrait y avoir que deux ou trois candidats aux élections seulement (1).
Devons-nous maintenant réagir comme cette petite fille de Shandong : frictionner notre joue rouge et enflée par les claques, ravaler nos larmes et suivre, la peur au ventre, notre père qui nous conduit à l’école ?
D’autres personnes pensent même que nous nous en sommes tirés à bon compte : pour un crime similaire,- un véritable crime de lèse-Majesté -, nous aurions mérité de mourir sous les balles de l’Armée de Libération du Peuple ! Si nous avions supplié à genoux, ne nous aurait-on pas déjà accordé la grâce d’une véritable élection générale ? Mais tous ces jeunes de la place Tiananmen ne s’étaient-ils pas mis à genoux devant le bâtiment de l’Assemblée Nationale ? A quoi cela leur a t-il servi ?
Il est impossible à un gouvernement totalitaire de comprendre la démocratie, le concept selon lequel le peuple est son propre maître. Ici [le gouvernement] est Maître et seigneur. En fait, il est l’Empereur.
Les nazis, les fascistes, les communistes sont tous semblables ! Dans un régime démocratique, les gouvernants sont les serviteurs et lorsqu’ils ne font pas leur travail –comme poursuivre leurs propres intérêts au lieu de chercher le bien commun -, le peuple n’est pas censé ménager ses mots pour exprimer son mécontentement.
Et lorsque le mécontentement populaire a atteint son point de rupture, il est permis de hurler, car c’est la marque du désespoir. Dans ces cris et ces larmes, les dirigeant, ceux en tout cas qui ne sont pas des despotes mais des pères, entendent la clameur de ceux qui sont en train de pleurer.
Ce n'est qu’après avoir été confrontés au rejet du dialogue rationnel que nous en sommes arrivés à défiler dans les rues, à faire ces fameuses « marches », à aller voter pour le « référendum » et à transpirer pendant huit heures dans les rues suffocantes de la ville, le 1er juillet dernier.
Est-ce que ce sont des menaces ? Non, ce sont des supplications ! Mais des supplications exprimées dans la dignité. Elles n’ont rien à voir avec ces ridicules « pétitions » et « marches patriotiques » formées de mercenaires : de purs produits de la manipulation que l’on ne voit que dans les pays fascistes.
Le gouvernement clame qu’il n’a pas peur d’Occupy Central. Nous n’en doutons pas ; pourquoi serait-il effrayé ? Occupy central ne risque pas de causer d’importants dégâts et les autorités ont tous les moyens nécessaires pour garder la situation sous contrôle. C’est plutôt nous qui devrions avoir peur. Une fois que l’on commence un acte de désobéissance civile, on peut se retrouver dans une position complètement passive, parce que c’est un mouvement pacifique, motivé par l’amour !
Nous avons toutes les raisons de craindre devoir payer un prix plus élevé que nous l’envisagions. Je voudrais encourager tous ceux qui ont prévu de prendre part au mouvement « N’ayez pas peur de la peur ! ». Nous tous, concitoyens, compatriotes, encourageons-nous à avancer sur cette voie du non-retour !
Il y a une chose que les communistes et leurs acolytes n’ont pas peur de faire – et ils devraient pourtant -, c’est de blesser notre coeur. L’attaque des forces impérialistes ne conduit qu’à des dommages matériels, mais lorsqu’il s’agit de nos frères chinois qui veulent nous asservir pour toujours, cela blesse notre coeur.
Mais si nous ne voulons pas nous résigner à devenir des esclaves, quel autre choix avons-nous alors que celui de résister ?
Cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong
(1) Le gouvernement chinois a annoncé le 31 août que le chef de l’exécutif de Hongkong « serait élu au suffrage universel à partir de 2017 » comme il s’y était engagé, mais que les candidats, - qui ne pourraient être plus de trois -, devraient auparavant avoir obtenu plus de 50 % des votes d’un comité électoral, être de « fervents patriotes », respectueux de « l’unité du territoire chinois » et de la ligne établie par Pékin.
(Source: Eglises d'Asie, le 11 septembre 2014)
Alors que les événements d’août dernier et la fin de non-recevoir de Pékin ont affaibli le mouvement protestataire, Mgr Joseph Zen Ze-kiun appelle les citoyens à « ne pas céder à la peur », et à lutter pour leur liberté. La traduction de ce texte publié par AsiaNews le 10 septembre 2014, est de l’agence Eglises d’Asie.
Certaines personnes nous disent : « Vous pensez vraiment pouvoir effrayer le gouvernement central en brandissant la menace d’Occupy Central ? Plus vous ferez de menaces, plus le gouvernement central refusera de faire des concessions : vous n’avez obtenu que ce que vous méritez ! ».
Dans un reportage sur la province de Shandong, j’ai lu qu’un père avait giflé et frappé à coup de pied sa fille à trois reprises pour avoir refusé d’aller à l’école le premier jour de la rentrée. Nous aussi, citoyens de Hongkong, nous avons reçu trois claques retentissantes ces derniers jours.
La première de ces claques a été le fait que Pékin avait décidé que la seule Commission qui aurait autorité pour nommer les candidats à la prochaine élection du chef de l’exécutif serait établie selon les règles de la Commission Electorale. La seconde claque a été qu’une majorité absolue serait nécessaire pour élire le chef politique, et la troisième, qu’il ne pourrait y avoir que deux ou trois candidats aux élections seulement (1).
Devons-nous maintenant réagir comme cette petite fille de Shandong : frictionner notre joue rouge et enflée par les claques, ravaler nos larmes et suivre, la peur au ventre, notre père qui nous conduit à l’école ?
D’autres personnes pensent même que nous nous en sommes tirés à bon compte : pour un crime similaire,- un véritable crime de lèse-Majesté -, nous aurions mérité de mourir sous les balles de l’Armée de Libération du Peuple ! Si nous avions supplié à genoux, ne nous aurait-on pas déjà accordé la grâce d’une véritable élection générale ? Mais tous ces jeunes de la place Tiananmen ne s’étaient-ils pas mis à genoux devant le bâtiment de l’Assemblée Nationale ? A quoi cela leur a t-il servi ?
Il est impossible à un gouvernement totalitaire de comprendre la démocratie, le concept selon lequel le peuple est son propre maître. Ici [le gouvernement] est Maître et seigneur. En fait, il est l’Empereur.
Les nazis, les fascistes, les communistes sont tous semblables ! Dans un régime démocratique, les gouvernants sont les serviteurs et lorsqu’ils ne font pas leur travail –comme poursuivre leurs propres intérêts au lieu de chercher le bien commun -, le peuple n’est pas censé ménager ses mots pour exprimer son mécontentement.
Et lorsque le mécontentement populaire a atteint son point de rupture, il est permis de hurler, car c’est la marque du désespoir. Dans ces cris et ces larmes, les dirigeant, ceux en tout cas qui ne sont pas des despotes mais des pères, entendent la clameur de ceux qui sont en train de pleurer.
Ce n'est qu’après avoir été confrontés au rejet du dialogue rationnel que nous en sommes arrivés à défiler dans les rues, à faire ces fameuses « marches », à aller voter pour le « référendum » et à transpirer pendant huit heures dans les rues suffocantes de la ville, le 1er juillet dernier.
Est-ce que ce sont des menaces ? Non, ce sont des supplications ! Mais des supplications exprimées dans la dignité. Elles n’ont rien à voir avec ces ridicules « pétitions » et « marches patriotiques » formées de mercenaires : de purs produits de la manipulation que l’on ne voit que dans les pays fascistes.
Le gouvernement clame qu’il n’a pas peur d’Occupy Central. Nous n’en doutons pas ; pourquoi serait-il effrayé ? Occupy central ne risque pas de causer d’importants dégâts et les autorités ont tous les moyens nécessaires pour garder la situation sous contrôle. C’est plutôt nous qui devrions avoir peur. Une fois que l’on commence un acte de désobéissance civile, on peut se retrouver dans une position complètement passive, parce que c’est un mouvement pacifique, motivé par l’amour !
Nous avons toutes les raisons de craindre devoir payer un prix plus élevé que nous l’envisagions. Je voudrais encourager tous ceux qui ont prévu de prendre part au mouvement « N’ayez pas peur de la peur ! ». Nous tous, concitoyens, compatriotes, encourageons-nous à avancer sur cette voie du non-retour !
Il y a une chose que les communistes et leurs acolytes n’ont pas peur de faire – et ils devraient pourtant -, c’est de blesser notre coeur. L’attaque des forces impérialistes ne conduit qu’à des dommages matériels, mais lorsqu’il s’agit de nos frères chinois qui veulent nous asservir pour toujours, cela blesse notre coeur.
Mais si nous ne voulons pas nous résigner à devenir des esclaves, quel autre choix avons-nous alors que celui de résister ?
Cardinal Joseph Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong
(1) Le gouvernement chinois a annoncé le 31 août que le chef de l’exécutif de Hongkong « serait élu au suffrage universel à partir de 2017 » comme il s’y était engagé, mais que les candidats, - qui ne pourraient être plus de trois -, devraient auparavant avoir obtenu plus de 50 % des votes d’un comité électoral, être de « fervents patriotes », respectueux de « l’unité du territoire chinois » et de la ligne établie par Pékin.
(Source: Eglises d'Asie, le 11 septembre 2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clever đến Toronto
Dominic David Trần
07:41 11/09/2014
Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clever đến Toronto (1939-9/9/2014)
Toronto, Ontario, Canada: Thứ Bảy 06/09/2014. Càng ngày hiệu ứng nhà kính và trái đất ấm dần thật đúng với Toronto. Những ngày mùa hè nóng bức lẽ ra đã qua đi và mùa thu se lạnh của tựu trường đã đến. Thực ra thì trời cũng ban cho dân Canada vài ngày thật nóng bức khô với ánh nắng vàng mười rực rỡ để cho bà con ra ngoài trời picnic cho đã thèm khi đã bước vào thu, ngày ấy được gọi là “Indian summer day của Native Americans thường từ cuối tháng Chín đến giữa tháng Mười Một. ” Nhưng nào phải vậy, Weather Canada cho biết dạo này có báo động ba ngày heat wave lên đến 30 độ Celcius và tụt xuống 12 độ Celcius vào ban đêm và những ngày này được mang tên mới đặt là cool summer days.
Trong cộng đồng Việt Nam tại Canada, trước năm 1954 các Nữ tu từ Hà Nội sang học và phục vụ tại Quebec mà nhiều người chúng ta ít biết đến cho mãi đến những năm gần đây thì chỉ còn có một vài vị còn sống. Phần lớn các thiếu nữ Việt Nam gia nhập Dòng Thánh Giá (C.S.C) tại Montreal, nơi có Đền kính Thánh cả Giuse và thầy Andre, người giữ cửa thánh thiện, vị tu sỹ được tuyên phong hiển thánh của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ vào ngày 17/10/2010 và lại gần Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt
Nam Montreal nữa. Về phía Toronto này cũng vậy các thiếu nữ gia nhập Dòng Nữ Tu Thừa Sai Calmêô của Chúa Hài Đồng Giêsu (Carmelite Missionary Sisters of the Child Jesus) và Thánh Phê-rô Clavê (SSPC; Missionay Sisters of Saint Peter Clever). Thánh Peter Clever (1581-1654), SJ, được Giáo Hội hoàn vũ ca ngợi là Người Bảo vệ Nhân quyền và Quan hệ hữu hảo giữa các sắc dân (the Defender of Human Rights and Racial Relations). Cả Hai Dòng Nữ Tu Thừa Sai này cũng gần Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.
Xem Hình
Khi các vị cao niên nói đến Xanh-le-oét (đường St. Clair West) là nhiều bà con nghĩ đến các qúan phở, mì, bánh cuốn Việt Nam ớ góc cuối đường này và Keele vốn chỉ cách Nhà Thờ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 3 ngã tư. Theo truyền thuyết kể lại nhân vật dũng cảm vai chính trong tác phẩm Chiếc lều của chú Tom (Uncle Tom’s cabin của văn sĩ Mỹ Harriet Beecher Stowe vốn được xưng tụng là St Clare. Vì người chủ nông trại tên là Albert Graigner tự đặt tên cho góc đường Avenue Road giáp ranh gần mảnh đất của ông ta nhưng đánh vần sai nên St Clare (tiếng Việt phiên âm là thánh nữ Clara) thành ra St. Clair vào đầu thế kỷ thứ 20. Sau này chính ông Albert Graigner thừa nhận điều này nhưng vẫn cứ dùng chữ đó và ngày nay St Clair vẫn còn đó cái tên đường bị đánh vần sai.
Chiều hôm nay lại là chiều vàng lộng gió, trên con dường St Clair nay là khu phố Italia với nhiều nhà hàng cung cấp cmộtác món ăn truyền thống pizza, macaroni, pasta và rượu Italia có nhiều người Philippine, Ý, Ấn độ, các sắc dân khác, và có đông người Việt Nam lũ lượt đi ngược về 540 St Clair West là Nhà Thờ St Anphonsus Catholic Church, trụ sở của Dòng Thừa Sai Máu Rất Châu Báu của Đức Chúa Giêsu (CPPS, Missionary of The Precious Blood of Jesus Christ). Nổi bật giữa đông đảo cộng đoàn đa sắc dân này là các Nữ Tu Dòng Môn Đệ Đức Chúa Trời DDM (Sisters of Disciples of the Divine Master trong tu phục màu xanh nước biển đậm), các Nữ Tu Dòng Ca-mê-lô Thửa Sai của Dức Chúa Hài Đồng Giêsu trong có các Sơ Mary Trần Thị Hà, Therese Lê Thúy Hà trong tu phục màu nâu đậm; các Nữ Tu Mary Đặng Chúc SPPC, Maria Magdalene Đỗ trong tu phục màu xám nhạt của Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clavê (Missionary Sisters of St. Peter Claver, các Nữ Tu Therese Hoài Bích, Josefa Nguyễn, và Anne Đinh tham dự Thánh Lễ bên Nhà Mẹ tại St. Paul, Minnesota Hoa-Kỳ.)
Vào đúng 5:00PM cùng ngày, Đức Cha Wayne Kirkpatrick, Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo phận Toronto, Đặc trách Giáo Khu Bắc Toronto, kiêm Giám Mục phụ trách Các Tu Hội Dòng và Cộng Đoàn nói tiếng Pháp của Tổng Giáo Phận Toronto chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn nhân kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clavê thực hiện mục vụ tông đồ thừa sai trong Tổng Giáo phận Toronto. Cùng thông công đồng tế là các Linh Mục James M. Reposkey, C.PP.S, Phó Bề Trên Tỉnh Dòng Đại Tây Dương của Dòng Máu Rất Châu Báu Chúa Giêsu Kitô- kiêm Cha Sở Nhà Thờ St Anphonsus Catholic Church, Cha giáo Cecil Zinger, C.S.B, Dòng thánh Ba-xi-li-ô, Fred Mazzarella, O.F.M. Dòng Anh Em Hèn Mọn, và các Linh Mục Tu Huynh của Cha Sở là Mario Cafarelli C.PP.S; Alarey B. Abella, C.PP.S. Đặc biệt đại diện cho Liên Giáo Sỹ Tu Sỹ Việt Nam Canada trong Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay là Cha cố Peter Maria Phạm Hoàng Bá, Quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Mississauga.
Sau lời chào mừng của Đức Cha Kirkpatrick và các điển lễ, trong phần Phụng Vụ Lời Chúa đại diện các cộng đoàn bản xứ đọc bài 1; Ezekiel, đại diện thân nhân và Cộng Đoàn Việt Nam đọc bài 2- trích thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gởi tín hữu Rôma; Cha Sở-Bể Trên James Reposkey C.PP.S tuyên đọc Tin Mừng Phúc Âm theo thánh Matthew 18:15-20.
Đức Cha Wayne Kirkpatrick trong bài thuyết giảng đã nhấn mạnh rất nhiều đến Lời Chúa trong sách Ngôn sứ Êzekiel; “ Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en… Nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại thì nó phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống của mình. ” Người đồng thời với Ezekiel đã không chịu lắng nghe và sửa lỗi, không từ bỏ những con đường gian ác và do đấy Nhà Ít-ra-en đã bị trừng phạt, mất xứ sở và lâm cảnh lưu đày, làm nô lệ trong tủi nhục. Thánh Phao-lô tông đồ trong thư gởi tín hữu Rôma đã tuyên xưng Đạo của Thiên Chúa là Đạo Yêu Thương, lấy Yêu Thương là chu toàn Lề Luật được tóm lại trong chỉ một lời; “Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình vậy.” Thế giới con người hôm nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật nhưng con người trần thế vẫn chưa tiến bộ trong tình yêu thương nên họ vẫn còn làm hại và chém giết người đồng loại thật khủng khiếp hơn, giết nhiều người nhanh hơn. Trong Tin mừng của Chúa Giêsu Ki-tô theo thánh Matthew; … ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” Nhưng khi họp nhau lại để nhân danh Đức Chúa Giê-su Ki-Tô, hai ba người ấi cùng hợp lời cầu xin Chúa, họ phải yêu người thân cận, sống-sửa lỗi cho nhau-giúp đỡ nhau sống trong tình Yêu Chúa và yêu người, phải cầu nguyện và thực thi Đạo Yêu Thương và chu toàn Lề Luật Yêu Thương.
Nhân ngày 9 tháng Chín mỗi năm là ngày kính nhớ thánh Phê-rô Claver, SJ, vị mục tử đã phục vụ cho người dân da đen bị bắt và bị bán làm nô lệ ngay trên xứ sở Tây ban Nha của ngài. Trong 40 năm dài thánh nhân đã sống với người nô lệ, giảng giáo lý và chính cá nhân ngài đã rửa tội cho 300,000 người theo thống kê ghi lại. Ngài đến với mọi sắc dân, mọi giai cấp thời ấy và đi đầu trong sự nghiệp chống lại mọi hình thức dã man của tội ác bắt cóc, hành hạ, và buôn bán người nô lệ do hoàng gia Tây Ban Nha và tư bản thực dân ham mê lợi nhuận buôn người vào thời gian đó dẫu cho đã có sắc chỉ của các Đức Giáo Hoàng Phao-lô đệ III và tông thư của Đức Giáo Hoàng Urbano thứ VIII cấm các hành vi tội ác do buôn bán và bóc lột hành hạ người nô lệ, người da đen. Liêu ngày nay con người văn minh của thế kỷ 21 có còn những hảnh vi buôn bán và bóc lột người nô lệ không, xin trả lời rằng những những tội ác ấy ngày nay càng tinh vi, xảo quyệt hơn thời thánh Phê-rô Claver nhiều. Chừng nào con người không chịu lắng nghe, sửa lỗi cho nhau trong tình yêu thương và tuân giữ lời Thiên Chúa dạy; “Yêu người thân cận như chính mình ta vậy “ thì ngày ấy tội ác, sự dữ vẫn còn đất sống và những người canh gác cho nhà Ít-ra-en thời nay, là chính mỗi tín hữu chúng ta phải làm tròn nhiệm vụ canh giữ với con mắt, với trái tim, với miệng lưỡi của người sống và chết cho Tình Yêu cao cả. Nhân ngày kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai Thánh Phê-rô Claver đến Tổng Giáo Phận Toronto thực hiện linh đạo của Chân phước Maria Theresa Ledochowka, đấng sáng lập Dòng, cầu xin Tình Yêu Thương và ân sủng của Thiên Chúa luôn ở cùng tất cả các Nữ Tu của Dòng và mọi người hiện diện nơi đây. Xin Tạ Ơn Thiên Chúa vì những hy sinh cống hiến của Tu Hội Dòng. (Ghi chú: Đức Cha Wayne Kirkpatrick đã là Chủ Tịch của Hiệp Hội Giáo Luật Canada, President of the Canadian Canon Law Society.)
Trước phần Phụng vụ Thánh Thể là nghi thức Tiến dâng Lễ vật theo truyền thống của Dòng hiện đang phục vụ tại 5 Châu lục, 26 quốc gia và 42 Tu Xá (House). Có 5 em nhỏ trong y phục đại diện cho 5 châu tuần tự tiến dâng các lễ vật theo Lời nguyện tiến dâng của đại diện Ban Phụng vụ tuyên đọc.
Kính tiên dâng Thánh Giá là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta rằng Chấp nhận Thâp Giá chính là điều kiện đi theo Đức Chúa Ki-tô. Linh hứng bởi thánh nữ Therese Hài đồng Giê-su Lisieux là thánh quan thày bổn mạng thừa sai truyền giáo chúng ta hãy cầu xin được lòng can đảm để vác Thập Giá của chính mỗi người chúng ta vì các công cuộc thừa sai truyền giáo.
Tiến dâng Nến sáng vì như chính Đức Chúa Giêsu đã phán dạy; “ Thầy chính là Ánh sáng của thế gian; hễ cứ ai đi theo Thầy sẽ không phải bước trong bóng tối.” Cây nến sáng nhắc chúng ta về nghĩa vụ của mỗi người chúng ta là phải chia xẻ Tin Mừng Phúc Âm của Đức Chúa Giêsu Ki-tô với mọi người và cho mọi người. Chúng ta hãy cầu xin cho được lòng nhiệt thành mến yêu Chúa đế Ánh sáng của Thiên Chúa qua chúng ta được chiếu soi trên mọi người chúng ta gặp gỡ.
Tiến dâng chuỗi Mân Côi và mô hình trái đất: mô hình trái đất nhắc cho chúng ta biết có nhiều nơi trên trái đất này chưa được nhân biết và chưa được truyền rao Tin Mừng Phúc Âm cứu độ của Đức Chúa Giêsu. Xin cho chúng con gắn bó thế giới này với mục vụ thừa sai như chuỗi Mân Côi- này hãy cầu xin cho mỗi châu lục bằng một chục hạt Mân Côi. Chục màu Xanh lá cây cho lục địa châu Phi; chục màu Trắng cho lục địa châu Âu; Chục màu Đỏ cho Châu Mỹ; Chục màu Vàng cho Châu Á; và Chục màu Xanh da trời cho Châu Úc và châu Đại dương.
Tiến dâng Chén gạo (Bowl of rice, đến đây thì Linh Mục Peter Maria Phạm Hoàng Bá và tất cả các Nữ Tu sỹ Việt Nam Các Tu Hội Dòng và bà con ta chợt xúc động khi thấy cháu Anna Ngô trong quốc phục áo dài Việt Nam, thay mặt cho tất cả cộng đoàn tiến dâng chén gỗ lớn đựng gạo trắng tiến dâng. Xin nhớ rằng không chỉ có Việt Nam hay Á châu nhưng các châu lục khác cũng dùng lúa gạo nấu cơm) Chúng con kính tiến dâng lên Chúa chén gạo trắng này để nhắc nhở chính mỗi người chúng con phải nhớ đến biết bao nhiêu người đồng loại đang chết đói, đang thiếu ăn và các cháu bé cùng người già suy dinh dưỡng triền miên. Chúng con cầu xin thêm lòng quảng đại từ tâm để chúng con chia xẻ mọi sư Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con đến những người đang khó khăn đói khát. Chúng con cầu xin cho mọi cơ cấu, chính thể chính trị-kinh tế-xã hội bất công, bất hợp lý, thiếu chính nghĩa và thiếu lẽ phải trên trái đất này được đổi thay, chuyển đến những thể chế công bằng, chính nghĩa và phục vụ con người tốt hơn.
Kính tiến Bánh và Rượu do Các Nữ Tu của Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clave dâng. Kính tiến dâng lên Chúa Bánh Miến và Rượu Nho – chúng con cũng tiến dâng chính mỗi người chúng con làm của lễ, xin kính dâng lên Thiên Chúa lòng Tạ Ơn, mọi niềm vui, mọi khó khăn và gian khổ cay đắng hàng ngày của mỗi người chúng con. Kính lạy Đức Chúa Ki-tô -vị Linh Mục Thượng Phẩm Đời đời - xin hiệp nhất hy lễ của chúng con đến Thiên nhan Chúa, chúng con kính tiến dâng chính chúng con đến Đức chúa Cha tất cả cho sứ vụ Rao truyền Tin Mừng Phúc Âm trên toàn thế giới.
Các ca trưởng và thành viên các ca đoàn tổng hợp của các Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, North York, Mississauga, Scarborough và các nơi khác dưới sự hướng dẫn của Nhạc sỹ Joseph Vũ Trọng Phước đã phụng vụ Thánh Nhạc bằng Anh ngữ thật trọn vẹn, đặc biệt là phần tiến dâng của Lễ “ Make me a channel of your peace, Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.” Kinh Hòa Bình của thánh Phanxico” thật thanh thoát và truyền cảm trong tiếng đàn Đại phong cầm du dương. (Ghi chú, hôm nay chỉ dùng tiếng Anh chung cho cả Đại Lễ)
Nũ tu Mary Đặng Chúc, SPPC thay mặt cho Cộng Đoàn tại Toronto và Nhà Dòng bày tỏ lòng cảm ơn đến Đức Cha Wayne Kirkpatrick (Kirkpatrick tiếng Irish Ái nhĩ lan có nghĩa là Church of Patrick, Đức Cha là người Canada gốc Irish); các Linh Mục Tu sỹ và cộng đoàn, ân nhân, thân nhân, thiện nguyện viên, các ca sỹ, nhạc sỹ và chuyên gia sử dụng đàn Đại phong cầm đã chung sức tiến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn 75 năm thực hiện sứ vụ Thừa sai của Dòng thật trọn vẹn.
Đức Cha Wayne Kirkpatrick dã nâng cao hộp thánh tích của Dòng ban phép lành trọng thể cho cả cộng đoàn trong bài hát kết lễ Hail, Holy Queen, Enthroned Above của Ca Đoàn tổng hợp Việt Nam.
Ở Hội trường basement của Nhà Thờ của Dòng Máu Rất Châu Báu Đức Chúa Giêsu, Đức Cha Wayne Kirkpatrick đọc lời nguyện, chúc lành bữa tiệc và bánh sinh nhật. Đức Cha Wayne Kirkpatrick, các giáo sỹ và tu sỹ cùng toàn thể cộng đoàn đã cùng chung vui tiệc trà-bánh ngọt nhưng có chả giò, xôi gấc Việt Nam và các thức uống khác.
Sư hiện diện đông đảo của cộng đoàn Việt Nam trong Đại Lễ này cũng có một lý do, một số đáng kể các Nữ Tu sỹ của Dòng là người Canada hay Mỹ gốc Việt Nam. Theo truyền thống cứ vào ngày 28 tháng này cho đến ngày mùng 6th dương lịch của tháng tiếp theo thì toàn thể các Nữ Tu sỹ của Dòng thực hiện tuần cửu nhật (9 ngày) cầu cho Chân phước Mẹ Sáng lập theo ý khấn của các ân nhân và thân hữu của Dòng. Cũng vào ngày 29 mỗi tháng vào lúc 7:30PM tối, tại Nhà Nguyện của Dòng, 14 Connaught Circle, Toronto, Ontario M6C 2S7, Canada - cử hành Giờ Thánh trọng thể để cầu nguyện cho Ơn Gọi Giáo Sỹ-Tu sỹ và Đời sống Tu trì Thánh hiến (Holy Hour for vocations to the priesthood and consecrated lives) Dòng kính mời tất cả mọi người đến Dòng, tham dư và thông công cầu nguyện, nhất là có thêm nhiều Nữ Tu Thừa Sai truyển giáo cho Giáo Hội và từ phía các thiếu nữ Việt Nam tại Bắc Mỹ, Việt Nam và ở trên toàn thế giới muốn sống cho Tình Yêu Tuyệt đối-Tối thượng-Tuyệt đẹp như tỏ bày của các Nữ Tu Dòng Carmelite Chúa Hài đồng Giêsu. Muốn biết hêm chi tiết xin vào trang nhà tại địa chỉ Bắc Mỹ: www.clavermissionarysistersorg. Tại Toronto, Canada, điện thư đến: pctoronto@yahoo.ca. điện thoại (416) 781-3925.
Tập San Tiếng Vọng Tình Thương từ Phi châu và các đại lục khác được phát hành cứ 2 tháng một lần, muốn nhận xin các đấng bậc và bà con liên lạc tại các địa chỉ trên.
75 năm đã trôi qua, từ khắp 5 châu các thiếu nữ đã tiếp nối lời kinh nguyện của Chân phước Mẹ sáng lập Theresa Ledochowska S.S.P.C, (1863-1922). Là Lady-in-waiting (Bí thư Cố vấn) cho công chúaAlice xứ Parma và Nữ Đại công tước xứ Tuscany, tiểu thư Mary Theresa là con của bá tước Antoni Halka Ledochowski và nữ bá tước Josephine Salis-Zizers, xuất thân từ giới qúy tộc Ba Lan, anh em của chân phước gồm Wlodimir Ledochowski, Bề Trên Tổng quyền của Dòng Tên, thánh nữ Ursula Ledochowska, và em trai Ignacy Kazimierz Ledochowski. Chú của chân phúc cũng là Đức Hồng Y Mieczyslaw Halka Ledochowski. Tiểu thư Mary Theresa đã hy sinh mọi sư kể cả công việc ở triều đình để phục vụ cho Tiếng Vọng Tình Thương. Lời cầu nguyện của chân phước đang được các thế hệ nữ tu sỹ ngày nay thực hiện;
“ Xin Thiên Chúa cho chúng con tăng thêm nhiều việc làm thực tế vào những lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho mục vụ thừa sai truyền giáo của chúng con được mọi người nhận biết và mến yêu sứ vụ này nhưng trên hết mọi sự xin cho Tình Yêu ngự trị và sống trong chính mỗi người chúng con. Xin Thiên Chúa Tình Yêu quan phòng cho mọi điều tốt lành của sứ vụ thừa sai truyền giáo Tình Yêu này luôn luôn cháy lửa sốt mến – không bao giờ bị dập tắt- trong lòng trí chúng con.”
Vâng, Đạo của Chúa là Đạo của những người Yêu Thương nhau, xin cho chúng con hợp lời với các Nữ Tu sỹ của Dòng luôn luôn sống Yêu Chúa và Yêu Người.
Toronto, Ontario, Canada: Thứ Bảy 06/09/2014. Càng ngày hiệu ứng nhà kính và trái đất ấm dần thật đúng với Toronto. Những ngày mùa hè nóng bức lẽ ra đã qua đi và mùa thu se lạnh của tựu trường đã đến. Thực ra thì trời cũng ban cho dân Canada vài ngày thật nóng bức khô với ánh nắng vàng mười rực rỡ để cho bà con ra ngoài trời picnic cho đã thèm khi đã bước vào thu, ngày ấy được gọi là “Indian summer day của Native Americans thường từ cuối tháng Chín đến giữa tháng Mười Một. ” Nhưng nào phải vậy, Weather Canada cho biết dạo này có báo động ba ngày heat wave lên đến 30 độ Celcius và tụt xuống 12 độ Celcius vào ban đêm và những ngày này được mang tên mới đặt là cool summer days.
Trong cộng đồng Việt Nam tại Canada, trước năm 1954 các Nữ tu từ Hà Nội sang học và phục vụ tại Quebec mà nhiều người chúng ta ít biết đến cho mãi đến những năm gần đây thì chỉ còn có một vài vị còn sống. Phần lớn các thiếu nữ Việt Nam gia nhập Dòng Thánh Giá (C.S.C) tại Montreal, nơi có Đền kính Thánh cả Giuse và thầy Andre, người giữ cửa thánh thiện, vị tu sỹ được tuyên phong hiển thánh của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ vào ngày 17/10/2010 và lại gần Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt
Nam Montreal nữa. Về phía Toronto này cũng vậy các thiếu nữ gia nhập Dòng Nữ Tu Thừa Sai Calmêô của Chúa Hài Đồng Giêsu (Carmelite Missionary Sisters of the Child Jesus) và Thánh Phê-rô Clavê (SSPC; Missionay Sisters of Saint Peter Clever). Thánh Peter Clever (1581-1654), SJ, được Giáo Hội hoàn vũ ca ngợi là Người Bảo vệ Nhân quyền và Quan hệ hữu hảo giữa các sắc dân (the Defender of Human Rights and Racial Relations). Cả Hai Dòng Nữ Tu Thừa Sai này cũng gần Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.
Xem Hình
Khi các vị cao niên nói đến Xanh-le-oét (đường St. Clair West) là nhiều bà con nghĩ đến các qúan phở, mì, bánh cuốn Việt Nam ớ góc cuối đường này và Keele vốn chỉ cách Nhà Thờ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 3 ngã tư. Theo truyền thuyết kể lại nhân vật dũng cảm vai chính trong tác phẩm Chiếc lều của chú Tom (Uncle Tom’s cabin của văn sĩ Mỹ Harriet Beecher Stowe vốn được xưng tụng là St Clare. Vì người chủ nông trại tên là Albert Graigner tự đặt tên cho góc đường Avenue Road giáp ranh gần mảnh đất của ông ta nhưng đánh vần sai nên St Clare (tiếng Việt phiên âm là thánh nữ Clara) thành ra St. Clair vào đầu thế kỷ thứ 20. Sau này chính ông Albert Graigner thừa nhận điều này nhưng vẫn cứ dùng chữ đó và ngày nay St Clair vẫn còn đó cái tên đường bị đánh vần sai.
Chiều hôm nay lại là chiều vàng lộng gió, trên con dường St Clair nay là khu phố Italia với nhiều nhà hàng cung cấp cmộtác món ăn truyền thống pizza, macaroni, pasta và rượu Italia có nhiều người Philippine, Ý, Ấn độ, các sắc dân khác, và có đông người Việt Nam lũ lượt đi ngược về 540 St Clair West là Nhà Thờ St Anphonsus Catholic Church, trụ sở của Dòng Thừa Sai Máu Rất Châu Báu của Đức Chúa Giêsu (CPPS, Missionary of The Precious Blood of Jesus Christ). Nổi bật giữa đông đảo cộng đoàn đa sắc dân này là các Nữ Tu Dòng Môn Đệ Đức Chúa Trời DDM (Sisters of Disciples of the Divine Master trong tu phục màu xanh nước biển đậm), các Nữ Tu Dòng Ca-mê-lô Thửa Sai của Dức Chúa Hài Đồng Giêsu trong có các Sơ Mary Trần Thị Hà, Therese Lê Thúy Hà trong tu phục màu nâu đậm; các Nữ Tu Mary Đặng Chúc SPPC, Maria Magdalene Đỗ trong tu phục màu xám nhạt của Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clavê (Missionary Sisters of St. Peter Claver, các Nữ Tu Therese Hoài Bích, Josefa Nguyễn, và Anne Đinh tham dự Thánh Lễ bên Nhà Mẹ tại St. Paul, Minnesota Hoa-Kỳ.)
Vào đúng 5:00PM cùng ngày, Đức Cha Wayne Kirkpatrick, Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo phận Toronto, Đặc trách Giáo Khu Bắc Toronto, kiêm Giám Mục phụ trách Các Tu Hội Dòng và Cộng Đoàn nói tiếng Pháp của Tổng Giáo Phận Toronto chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn nhân kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clavê thực hiện mục vụ tông đồ thừa sai trong Tổng Giáo phận Toronto. Cùng thông công đồng tế là các Linh Mục James M. Reposkey, C.PP.S, Phó Bề Trên Tỉnh Dòng Đại Tây Dương của Dòng Máu Rất Châu Báu Chúa Giêsu Kitô- kiêm Cha Sở Nhà Thờ St Anphonsus Catholic Church, Cha giáo Cecil Zinger, C.S.B, Dòng thánh Ba-xi-li-ô, Fred Mazzarella, O.F.M. Dòng Anh Em Hèn Mọn, và các Linh Mục Tu Huynh của Cha Sở là Mario Cafarelli C.PP.S; Alarey B. Abella, C.PP.S. Đặc biệt đại diện cho Liên Giáo Sỹ Tu Sỹ Việt Nam Canada trong Thánh Lễ Tạ Ơn hôm nay là Cha cố Peter Maria Phạm Hoàng Bá, Quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Mississauga.
Sau lời chào mừng của Đức Cha Kirkpatrick và các điển lễ, trong phần Phụng Vụ Lời Chúa đại diện các cộng đoàn bản xứ đọc bài 1; Ezekiel, đại diện thân nhân và Cộng Đoàn Việt Nam đọc bài 2- trích thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gởi tín hữu Rôma; Cha Sở-Bể Trên James Reposkey C.PP.S tuyên đọc Tin Mừng Phúc Âm theo thánh Matthew 18:15-20.
Đức Cha Wayne Kirkpatrick trong bài thuyết giảng đã nhấn mạnh rất nhiều đến Lời Chúa trong sách Ngôn sứ Êzekiel; “ Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Ít-ra-en… Nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại thì nó phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống của mình. ” Người đồng thời với Ezekiel đã không chịu lắng nghe và sửa lỗi, không từ bỏ những con đường gian ác và do đấy Nhà Ít-ra-en đã bị trừng phạt, mất xứ sở và lâm cảnh lưu đày, làm nô lệ trong tủi nhục. Thánh Phao-lô tông đồ trong thư gởi tín hữu Rôma đã tuyên xưng Đạo của Thiên Chúa là Đạo Yêu Thương, lấy Yêu Thương là chu toàn Lề Luật được tóm lại trong chỉ một lời; “Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình vậy.” Thế giới con người hôm nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật nhưng con người trần thế vẫn chưa tiến bộ trong tình yêu thương nên họ vẫn còn làm hại và chém giết người đồng loại thật khủng khiếp hơn, giết nhiều người nhanh hơn. Trong Tin mừng của Chúa Giêsu Ki-tô theo thánh Matthew; … ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” Nhưng khi họp nhau lại để nhân danh Đức Chúa Giê-su Ki-Tô, hai ba người ấi cùng hợp lời cầu xin Chúa, họ phải yêu người thân cận, sống-sửa lỗi cho nhau-giúp đỡ nhau sống trong tình Yêu Chúa và yêu người, phải cầu nguyện và thực thi Đạo Yêu Thương và chu toàn Lề Luật Yêu Thương.
Nhân ngày 9 tháng Chín mỗi năm là ngày kính nhớ thánh Phê-rô Claver, SJ, vị mục tử đã phục vụ cho người dân da đen bị bắt và bị bán làm nô lệ ngay trên xứ sở Tây ban Nha của ngài. Trong 40 năm dài thánh nhân đã sống với người nô lệ, giảng giáo lý và chính cá nhân ngài đã rửa tội cho 300,000 người theo thống kê ghi lại. Ngài đến với mọi sắc dân, mọi giai cấp thời ấy và đi đầu trong sự nghiệp chống lại mọi hình thức dã man của tội ác bắt cóc, hành hạ, và buôn bán người nô lệ do hoàng gia Tây Ban Nha và tư bản thực dân ham mê lợi nhuận buôn người vào thời gian đó dẫu cho đã có sắc chỉ của các Đức Giáo Hoàng Phao-lô đệ III và tông thư của Đức Giáo Hoàng Urbano thứ VIII cấm các hành vi tội ác do buôn bán và bóc lột hành hạ người nô lệ, người da đen. Liêu ngày nay con người văn minh của thế kỷ 21 có còn những hảnh vi buôn bán và bóc lột người nô lệ không, xin trả lời rằng những những tội ác ấy ngày nay càng tinh vi, xảo quyệt hơn thời thánh Phê-rô Claver nhiều. Chừng nào con người không chịu lắng nghe, sửa lỗi cho nhau trong tình yêu thương và tuân giữ lời Thiên Chúa dạy; “Yêu người thân cận như chính mình ta vậy “ thì ngày ấy tội ác, sự dữ vẫn còn đất sống và những người canh gác cho nhà Ít-ra-en thời nay, là chính mỗi tín hữu chúng ta phải làm tròn nhiệm vụ canh giữ với con mắt, với trái tim, với miệng lưỡi của người sống và chết cho Tình Yêu cao cả. Nhân ngày kỷ niệm 75 năm Dòng Nữ Tu Thừa Sai Thánh Phê-rô Claver đến Tổng Giáo Phận Toronto thực hiện linh đạo của Chân phước Maria Theresa Ledochowka, đấng sáng lập Dòng, cầu xin Tình Yêu Thương và ân sủng của Thiên Chúa luôn ở cùng tất cả các Nữ Tu của Dòng và mọi người hiện diện nơi đây. Xin Tạ Ơn Thiên Chúa vì những hy sinh cống hiến của Tu Hội Dòng. (Ghi chú: Đức Cha Wayne Kirkpatrick đã là Chủ Tịch của Hiệp Hội Giáo Luật Canada, President of the Canadian Canon Law Society.)
Trước phần Phụng vụ Thánh Thể là nghi thức Tiến dâng Lễ vật theo truyền thống của Dòng hiện đang phục vụ tại 5 Châu lục, 26 quốc gia và 42 Tu Xá (House). Có 5 em nhỏ trong y phục đại diện cho 5 châu tuần tự tiến dâng các lễ vật theo Lời nguyện tiến dâng của đại diện Ban Phụng vụ tuyên đọc.
Kính tiên dâng Thánh Giá là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta rằng Chấp nhận Thâp Giá chính là điều kiện đi theo Đức Chúa Ki-tô. Linh hứng bởi thánh nữ Therese Hài đồng Giê-su Lisieux là thánh quan thày bổn mạng thừa sai truyền giáo chúng ta hãy cầu xin được lòng can đảm để vác Thập Giá của chính mỗi người chúng ta vì các công cuộc thừa sai truyền giáo.
Tiến dâng Nến sáng vì như chính Đức Chúa Giêsu đã phán dạy; “ Thầy chính là Ánh sáng của thế gian; hễ cứ ai đi theo Thầy sẽ không phải bước trong bóng tối.” Cây nến sáng nhắc chúng ta về nghĩa vụ của mỗi người chúng ta là phải chia xẻ Tin Mừng Phúc Âm của Đức Chúa Giêsu Ki-tô với mọi người và cho mọi người. Chúng ta hãy cầu xin cho được lòng nhiệt thành mến yêu Chúa đế Ánh sáng của Thiên Chúa qua chúng ta được chiếu soi trên mọi người chúng ta gặp gỡ.
Tiến dâng chuỗi Mân Côi và mô hình trái đất: mô hình trái đất nhắc cho chúng ta biết có nhiều nơi trên trái đất này chưa được nhân biết và chưa được truyền rao Tin Mừng Phúc Âm cứu độ của Đức Chúa Giêsu. Xin cho chúng con gắn bó thế giới này với mục vụ thừa sai như chuỗi Mân Côi- này hãy cầu xin cho mỗi châu lục bằng một chục hạt Mân Côi. Chục màu Xanh lá cây cho lục địa châu Phi; chục màu Trắng cho lục địa châu Âu; Chục màu Đỏ cho Châu Mỹ; Chục màu Vàng cho Châu Á; và Chục màu Xanh da trời cho Châu Úc và châu Đại dương.
Tiến dâng Chén gạo (Bowl of rice, đến đây thì Linh Mục Peter Maria Phạm Hoàng Bá và tất cả các Nữ Tu sỹ Việt Nam Các Tu Hội Dòng và bà con ta chợt xúc động khi thấy cháu Anna Ngô trong quốc phục áo dài Việt Nam, thay mặt cho tất cả cộng đoàn tiến dâng chén gỗ lớn đựng gạo trắng tiến dâng. Xin nhớ rằng không chỉ có Việt Nam hay Á châu nhưng các châu lục khác cũng dùng lúa gạo nấu cơm) Chúng con kính tiến dâng lên Chúa chén gạo trắng này để nhắc nhở chính mỗi người chúng con phải nhớ đến biết bao nhiêu người đồng loại đang chết đói, đang thiếu ăn và các cháu bé cùng người già suy dinh dưỡng triền miên. Chúng con cầu xin thêm lòng quảng đại từ tâm để chúng con chia xẻ mọi sư Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con đến những người đang khó khăn đói khát. Chúng con cầu xin cho mọi cơ cấu, chính thể chính trị-kinh tế-xã hội bất công, bất hợp lý, thiếu chính nghĩa và thiếu lẽ phải trên trái đất này được đổi thay, chuyển đến những thể chế công bằng, chính nghĩa và phục vụ con người tốt hơn.
Kính tiến Bánh và Rượu do Các Nữ Tu của Dòng Nữ Tu Thừa Sai thánh Phê-rô Clave dâng. Kính tiến dâng lên Chúa Bánh Miến và Rượu Nho – chúng con cũng tiến dâng chính mỗi người chúng con làm của lễ, xin kính dâng lên Thiên Chúa lòng Tạ Ơn, mọi niềm vui, mọi khó khăn và gian khổ cay đắng hàng ngày của mỗi người chúng con. Kính lạy Đức Chúa Ki-tô -vị Linh Mục Thượng Phẩm Đời đời - xin hiệp nhất hy lễ của chúng con đến Thiên nhan Chúa, chúng con kính tiến dâng chính chúng con đến Đức chúa Cha tất cả cho sứ vụ Rao truyền Tin Mừng Phúc Âm trên toàn thế giới.
Các ca trưởng và thành viên các ca đoàn tổng hợp của các Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, North York, Mississauga, Scarborough và các nơi khác dưới sự hướng dẫn của Nhạc sỹ Joseph Vũ Trọng Phước đã phụng vụ Thánh Nhạc bằng Anh ngữ thật trọn vẹn, đặc biệt là phần tiến dâng của Lễ “ Make me a channel of your peace, Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.” Kinh Hòa Bình của thánh Phanxico” thật thanh thoát và truyền cảm trong tiếng đàn Đại phong cầm du dương. (Ghi chú, hôm nay chỉ dùng tiếng Anh chung cho cả Đại Lễ)
Nũ tu Mary Đặng Chúc, SPPC thay mặt cho Cộng Đoàn tại Toronto và Nhà Dòng bày tỏ lòng cảm ơn đến Đức Cha Wayne Kirkpatrick (Kirkpatrick tiếng Irish Ái nhĩ lan có nghĩa là Church of Patrick, Đức Cha là người Canada gốc Irish); các Linh Mục Tu sỹ và cộng đoàn, ân nhân, thân nhân, thiện nguyện viên, các ca sỹ, nhạc sỹ và chuyên gia sử dụng đàn Đại phong cầm đã chung sức tiến dâng Thánh Lễ Tạ Ơn 75 năm thực hiện sứ vụ Thừa sai của Dòng thật trọn vẹn.
Đức Cha Wayne Kirkpatrick dã nâng cao hộp thánh tích của Dòng ban phép lành trọng thể cho cả cộng đoàn trong bài hát kết lễ Hail, Holy Queen, Enthroned Above của Ca Đoàn tổng hợp Việt Nam.
Ở Hội trường basement của Nhà Thờ của Dòng Máu Rất Châu Báu Đức Chúa Giêsu, Đức Cha Wayne Kirkpatrick đọc lời nguyện, chúc lành bữa tiệc và bánh sinh nhật. Đức Cha Wayne Kirkpatrick, các giáo sỹ và tu sỹ cùng toàn thể cộng đoàn đã cùng chung vui tiệc trà-bánh ngọt nhưng có chả giò, xôi gấc Việt Nam và các thức uống khác.
Sư hiện diện đông đảo của cộng đoàn Việt Nam trong Đại Lễ này cũng có một lý do, một số đáng kể các Nữ Tu sỹ của Dòng là người Canada hay Mỹ gốc Việt Nam. Theo truyền thống cứ vào ngày 28 tháng này cho đến ngày mùng 6th dương lịch của tháng tiếp theo thì toàn thể các Nữ Tu sỹ của Dòng thực hiện tuần cửu nhật (9 ngày) cầu cho Chân phước Mẹ Sáng lập theo ý khấn của các ân nhân và thân hữu của Dòng. Cũng vào ngày 29 mỗi tháng vào lúc 7:30PM tối, tại Nhà Nguyện của Dòng, 14 Connaught Circle, Toronto, Ontario M6C 2S7, Canada - cử hành Giờ Thánh trọng thể để cầu nguyện cho Ơn Gọi Giáo Sỹ-Tu sỹ và Đời sống Tu trì Thánh hiến (Holy Hour for vocations to the priesthood and consecrated lives) Dòng kính mời tất cả mọi người đến Dòng, tham dư và thông công cầu nguyện, nhất là có thêm nhiều Nữ Tu Thừa Sai truyển giáo cho Giáo Hội và từ phía các thiếu nữ Việt Nam tại Bắc Mỹ, Việt Nam và ở trên toàn thế giới muốn sống cho Tình Yêu Tuyệt đối-Tối thượng-Tuyệt đẹp như tỏ bày của các Nữ Tu Dòng Carmelite Chúa Hài đồng Giêsu. Muốn biết hêm chi tiết xin vào trang nhà tại địa chỉ Bắc Mỹ: www.clavermissionarysistersorg. Tại Toronto, Canada, điện thư đến: pctoronto@yahoo.ca. điện thoại (416) 781-3925.
Tập San Tiếng Vọng Tình Thương từ Phi châu và các đại lục khác được phát hành cứ 2 tháng một lần, muốn nhận xin các đấng bậc và bà con liên lạc tại các địa chỉ trên.
75 năm đã trôi qua, từ khắp 5 châu các thiếu nữ đã tiếp nối lời kinh nguyện của Chân phước Mẹ sáng lập Theresa Ledochowska S.S.P.C, (1863-1922). Là Lady-in-waiting (Bí thư Cố vấn) cho công chúaAlice xứ Parma và Nữ Đại công tước xứ Tuscany, tiểu thư Mary Theresa là con của bá tước Antoni Halka Ledochowski và nữ bá tước Josephine Salis-Zizers, xuất thân từ giới qúy tộc Ba Lan, anh em của chân phước gồm Wlodimir Ledochowski, Bề Trên Tổng quyền của Dòng Tên, thánh nữ Ursula Ledochowska, và em trai Ignacy Kazimierz Ledochowski. Chú của chân phúc cũng là Đức Hồng Y Mieczyslaw Halka Ledochowski. Tiểu thư Mary Theresa đã hy sinh mọi sư kể cả công việc ở triều đình để phục vụ cho Tiếng Vọng Tình Thương. Lời cầu nguyện của chân phước đang được các thế hệ nữ tu sỹ ngày nay thực hiện;
“ Xin Thiên Chúa cho chúng con tăng thêm nhiều việc làm thực tế vào những lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho mục vụ thừa sai truyền giáo của chúng con được mọi người nhận biết và mến yêu sứ vụ này nhưng trên hết mọi sự xin cho Tình Yêu ngự trị và sống trong chính mỗi người chúng con. Xin Thiên Chúa Tình Yêu quan phòng cho mọi điều tốt lành của sứ vụ thừa sai truyền giáo Tình Yêu này luôn luôn cháy lửa sốt mến – không bao giờ bị dập tắt- trong lòng trí chúng con.”
Vâng, Đạo của Chúa là Đạo của những người Yêu Thương nhau, xin cho chúng con hợp lời với các Nữ Tu sỹ của Dòng luôn luôn sống Yêu Chúa và Yêu Người.
Thông cáo về việc gặp gỡ giữa phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam
Lm. Trần Đức Anh OP chuyển ý
09:03 11/09/2014
VATICAN. Trưa ngày 11-9-2014, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 5 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội.
Nguyên văn thông cáo chung như sau:
Để thi hành những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam, diễn ra tại Vatican hồi tháng 6 năm 2013, cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Hà Nội ngày 10 và 11 tháng 9 năm 2014. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, và Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức Ông Antoine Camilleri, Trưởng Phái Đoàn Tòa Thánh.
Phái Đoàn Tòa Thánh đã đánh giá cao sự nâng đỡ của các giới chức chính quyền có thẩm quyền ở mọi cấp độ dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để thi hành sứ mạng của mình. Đoàn cũng ghi nhận những tiến triển trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, được phản ánh trong Hiến Pháp tu chính năm 2013. Nhà Nước Việt Nam đã tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc viếng thăm công tác của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Phái Đoàn Tòa Thánh tái khẳng định mình coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng, và với Á châu nói chung, như cuộc viếng thăm mới đây và các cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Đại lục này làm nổi bật. Tòa Thánh tái khẳng định sự dấn thân tiến tới mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và cùng với Giáo Hội Công Giáo tại nước này, Tòa Thánh muốn góp phần tích cực hơn nữa vào việc phát triển đất nước trong các lãnh vực mà Giáo Hội Công Giáo có những điểm mạnh, như trong lãnh vực y tế, giáo dục, từ thiện và các hoạt động nhân đạo. Phía Việt Nam tái khẳng định chính sách trước sau như một của Nhà Nước và Đảng trong việc tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người, và trong việc hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xã hội và kinh tế.
Hai bên cũng nêu bật những nguyên tắc cơ bản ”sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và ”người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Phái Đoàn Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm theo dõi những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam và Ngài khích lệ cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam tiếp tục góp phần đẩy mạnh các mục tiêu chính của đất nước.
Hai bên hài lòng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam được biểu lộ qua sự gia tăng những trao đổi và tiếp xúc ở mọi cấp độ, từ những cuộc gặp gỡ của Nhóm Làm Việc chung cho tới các cuộc viếng thăm công tác của vị Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận tiếp tục đối thoại và tiếp xúc, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sứ vụ của Vị Đại diện Tòa Thánh, vì ngài giúp Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thi hành giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Hại bên đã đồng ý thực hiện cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican. Thời điểm cuộc gặp gỡ sẽ được thiết lập qua đường ngoại giao.
Trong dịp này, Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Ông Phạm Bình Minh, và gặp Thứ Trưởng Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, Ông Phạm Dũng. Đoàn cũng nhân cơ hội này viếng thăm vài tổ chức Công Giáo ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. (SD 11-9-2014)
Nguyên văn thông cáo chung như sau:
Để thi hành những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam, diễn ra tại Vatican hồi tháng 6 năm 2013, cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Hà Nội ngày 10 và 11 tháng 9 năm 2014. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, và Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức Ông Antoine Camilleri, Trưởng Phái Đoàn Tòa Thánh.
Phái Đoàn Tòa Thánh đã đánh giá cao sự nâng đỡ của các giới chức chính quyền có thẩm quyền ở mọi cấp độ dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để thi hành sứ mạng của mình. Đoàn cũng ghi nhận những tiến triển trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, được phản ánh trong Hiến Pháp tu chính năm 2013. Nhà Nước Việt Nam đã tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc viếng thăm công tác của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Phái Đoàn Tòa Thánh tái khẳng định mình coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng, và với Á châu nói chung, như cuộc viếng thăm mới đây và các cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Đại lục này làm nổi bật. Tòa Thánh tái khẳng định sự dấn thân tiến tới mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và cùng với Giáo Hội Công Giáo tại nước này, Tòa Thánh muốn góp phần tích cực hơn nữa vào việc phát triển đất nước trong các lãnh vực mà Giáo Hội Công Giáo có những điểm mạnh, như trong lãnh vực y tế, giáo dục, từ thiện và các hoạt động nhân đạo. Phía Việt Nam tái khẳng định chính sách trước sau như một của Nhà Nước và Đảng trong việc tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người, và trong việc hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xã hội và kinh tế.
Hai bên cũng nêu bật những nguyên tắc cơ bản ”sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và ”người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Phái Đoàn Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm theo dõi những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam và Ngài khích lệ cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam tiếp tục góp phần đẩy mạnh các mục tiêu chính của đất nước.
Hai bên hài lòng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam được biểu lộ qua sự gia tăng những trao đổi và tiếp xúc ở mọi cấp độ, từ những cuộc gặp gỡ của Nhóm Làm Việc chung cho tới các cuộc viếng thăm công tác của vị Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận tiếp tục đối thoại và tiếp xúc, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sứ vụ của Vị Đại diện Tòa Thánh, vì ngài giúp Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thi hành giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Hại bên đã đồng ý thực hiện cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican. Thời điểm cuộc gặp gỡ sẽ được thiết lập qua đường ngoại giao.
Trong dịp này, Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Ông Phạm Bình Minh, và gặp Thứ Trưởng Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, Ông Phạm Dũng. Đoàn cũng nhân cơ hội này viếng thăm vài tổ chức Công Giáo ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. (SD 11-9-2014)
Nữ tu Maria Nguyễn thị Loan 84 tuổi, 68 năm đi tu, tuyên khấn lần đầu
An Bình
13:44 11/09/2014
Sơ Maria Nguyễn thị Loan 84 tuổi, 68 năm đi tu tuyên khấn lần đầu
Sáng ngày 08 tháng 09 tại nguyện đường dòng Mến Thánh Giá Vinh, Xã Đoài, đã diễn ra thánh lễ khấn dòng cho 52 Tập sinh, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Chủ tế thánh lễ cùng với Quý cha và đông đảo quý tu sỹ và toàn thể giáo dân hiệp dâng tham dự cầu nguyện.
Xem Hình
Hôm nay ngày 10 tháng 9 tại thánh đường giáo xứ Tân Lộc được Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, người cha thiêng liêng của chị già Maria Nguyễn thị Loan cùng với Quý cha, Quý Sơ anh em linh tộc và cộng đoàn giáo xứ Tân Lộc cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Trong đợt khấn dòng lần này có 52 chị tuyên khấn, trong đó nổi bật lên 1 chị đáng ghi vào lịch sử tại giáo phận Vinh, một người tân khấn sinh có tuổi đời cao nhất, đó là chị già Maria Nguyễn thị Loan sinh năm 1931.
Có thể chúng ta xin phép điểm lại một chút quãng đời thăng trầm mà chị đã đi qua để cùng tạ ơn Chúa qua một “mối tình” mà chị đã trung trinh, chung thủy với Ngài cho đến mãi ngày hôm nay. Vâng ! Trước con mắt của thế gian một mối tình được thử thách đạt mức kỷ lục qua 68 năm đầy gian nan thăng trầm và với thời gian 68 năm lần đầu tiên chị mới được đón nhận 1 lễ đính hôn. Nhưng với Thiên Chúa thì chị Maria đã là người con từ lúc chịu Bí tích Rửa Tội và mối tình được Chúa đón nhận ở tuổi 16 trăng tròn.
Xin điểm lại dôi nét sơ qua về chằng đường dài vừa tìm hiểu, vừa yêu như huyền thoại, qua dòng thời gian của chị với chàng trai Giêsu mà chị yêu quý.
Chị Maria Nguyễn thị Loan, Sinh năm 1931, tại Thọ Vực, Hà Tĩnh, trước khi chào đời 1 tháng người cha thân yêu qua đời, bất hạnh nối tiếp sau khi chị chào đời được 2 tháng người mẹ thương yêu nhất bỏ lại chị còn đỏ hoẻn để theo cha mình về với Chúa. Gánh nặng này được một người bác chia sẽ đưa chị về chăm bẩm nuôi nấng trong vòng tay yêu thương của gia đình bác. Giêsu, một Thiên Chúa tình yêu luôn dõi theo, và 16 tuổi đã mời gọi chị vào dòng Phanxikenl tại Vinh (1947). 6 năm sau tưởng như cuộc tình này cứ êm ả phẳng lặng như mặt nước hồ mùa thu, với tuổi đời đẹp nhất của người con gái, chị sẽ ôm trọn và say sưa trong tình ái của nhà thử dòng Phanxikenl cùng với chị em để rèn thêm cho cuộc tình nên trọn đẹp. Nào ngờ trước những biến động của xã hội, nhà dòng phải chuyển vào nam. Một thử thách nữa lại đến với chị, mình sẽ đi đâu và về đâu? Thế rồi chị đành phải khăn gói phải về quê hương trong một thời gian 3 năm sống tín thác và cầu nguyện, tự rèn dũa cho bản thân bằng một đời sồng đức tin và đức ái. Hình như người tình Giêsu muốn cho chị lại tiếp tục trở vào một môi trường chung cùng chị em để chị phát huy hơn công phúc trong đời sống tu trì. Và vào một ngày đẹp trời của những năm 1950, một thầy già có tên là Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, (nay là Đức Cha Già) về thăm mục vụ tại quê hương chị, chị xin gặp và ngỏ ý xin thầy tư vấn và giới thiệu “ để con tiếp tục đi tu” một nơi nào đó, và như một tiên tri được Chúa sai đến với chị, thầy đã ngõ ý cho chị nên xin vào nhà dòng Mến Thánh Giá Nghĩa Yên, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 14 năm sống trong tu hội, giữa một thời loạn lạc của chiến tranh, của chế độ muốn xóa sổ về O tôn giáo. Chị cùng với chị em cầm cự trong khả năng bổn phận của mình. (“Trước đây, do thời cuộc và lòng người không thuận, Giáo Hội Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng, đã phải trải qua bao bước thăng trầm trên hành trình sống Đạo của mình. Và có lẽ, những “thân phận” gánh chịu nhiều gian lao khốn khổ hơn cả là các tu sỹ, linh mục nói chung và chị em Mến Thánh Giá nói riêng. Một số cộng đoàn Mến Thánh Giá bị giải thể, nhiều chị em đã phải âm thầm sống đời tu và phục vụ “chui” tại các giáo xứ. Chị Maria Nguyễn Thị Loan (nay đã 84 tuổi), người đã kiên trì bám trụ tại cộng đoàn Nghĩa Yên, mặc cho sự xua đuổi gắt gao của chính quyền thời đó, là một điển hình.”)
Nhưng rồi thử thách lại ập xuống, năm 1964 một lần nữa sở dòng bị đóng cửa, các chị em tản mác khắp nơi thì chính chị là người trụ lại để giữ lại cơ sở cho đến ngày nay. Ôi ! Một tình yêu có một không hai cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ôn lại một vài nét trên quảng đường dài mà chị đã đi qua, để cùng tạ ơn Chúa qua bàn tay quan phòng của Ngài. Cám ơn Chị đã để lại những dấu ấn son cho thế hệ đi sau noi theo, để cùng ca tụng tôn vinh Thiên Chúa Tình Yêu.
An Bình
Sáng ngày 08 tháng 09 tại nguyện đường dòng Mến Thánh Giá Vinh, Xã Đoài, đã diễn ra thánh lễ khấn dòng cho 52 Tập sinh, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Chủ tế thánh lễ cùng với Quý cha và đông đảo quý tu sỹ và toàn thể giáo dân hiệp dâng tham dự cầu nguyện.
Xem Hình
Hôm nay ngày 10 tháng 9 tại thánh đường giáo xứ Tân Lộc được Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, người cha thiêng liêng của chị già Maria Nguyễn thị Loan cùng với Quý cha, Quý Sơ anh em linh tộc và cộng đoàn giáo xứ Tân Lộc cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Trong đợt khấn dòng lần này có 52 chị tuyên khấn, trong đó nổi bật lên 1 chị đáng ghi vào lịch sử tại giáo phận Vinh, một người tân khấn sinh có tuổi đời cao nhất, đó là chị già Maria Nguyễn thị Loan sinh năm 1931.
Có thể chúng ta xin phép điểm lại một chút quãng đời thăng trầm mà chị đã đi qua để cùng tạ ơn Chúa qua một “mối tình” mà chị đã trung trinh, chung thủy với Ngài cho đến mãi ngày hôm nay. Vâng ! Trước con mắt của thế gian một mối tình được thử thách đạt mức kỷ lục qua 68 năm đầy gian nan thăng trầm và với thời gian 68 năm lần đầu tiên chị mới được đón nhận 1 lễ đính hôn. Nhưng với Thiên Chúa thì chị Maria đã là người con từ lúc chịu Bí tích Rửa Tội và mối tình được Chúa đón nhận ở tuổi 16 trăng tròn.
Xin điểm lại dôi nét sơ qua về chằng đường dài vừa tìm hiểu, vừa yêu như huyền thoại, qua dòng thời gian của chị với chàng trai Giêsu mà chị yêu quý.
Chị Maria Nguyễn thị Loan, Sinh năm 1931, tại Thọ Vực, Hà Tĩnh, trước khi chào đời 1 tháng người cha thân yêu qua đời, bất hạnh nối tiếp sau khi chị chào đời được 2 tháng người mẹ thương yêu nhất bỏ lại chị còn đỏ hoẻn để theo cha mình về với Chúa. Gánh nặng này được một người bác chia sẽ đưa chị về chăm bẩm nuôi nấng trong vòng tay yêu thương của gia đình bác. Giêsu, một Thiên Chúa tình yêu luôn dõi theo, và 16 tuổi đã mời gọi chị vào dòng Phanxikenl tại Vinh (1947). 6 năm sau tưởng như cuộc tình này cứ êm ả phẳng lặng như mặt nước hồ mùa thu, với tuổi đời đẹp nhất của người con gái, chị sẽ ôm trọn và say sưa trong tình ái của nhà thử dòng Phanxikenl cùng với chị em để rèn thêm cho cuộc tình nên trọn đẹp. Nào ngờ trước những biến động của xã hội, nhà dòng phải chuyển vào nam. Một thử thách nữa lại đến với chị, mình sẽ đi đâu và về đâu? Thế rồi chị đành phải khăn gói phải về quê hương trong một thời gian 3 năm sống tín thác và cầu nguyện, tự rèn dũa cho bản thân bằng một đời sồng đức tin và đức ái. Hình như người tình Giêsu muốn cho chị lại tiếp tục trở vào một môi trường chung cùng chị em để chị phát huy hơn công phúc trong đời sống tu trì. Và vào một ngày đẹp trời của những năm 1950, một thầy già có tên là Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, (nay là Đức Cha Già) về thăm mục vụ tại quê hương chị, chị xin gặp và ngỏ ý xin thầy tư vấn và giới thiệu “ để con tiếp tục đi tu” một nơi nào đó, và như một tiên tri được Chúa sai đến với chị, thầy đã ngõ ý cho chị nên xin vào nhà dòng Mến Thánh Giá Nghĩa Yên, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. 14 năm sống trong tu hội, giữa một thời loạn lạc của chiến tranh, của chế độ muốn xóa sổ về O tôn giáo. Chị cùng với chị em cầm cự trong khả năng bổn phận của mình. (“Trước đây, do thời cuộc và lòng người không thuận, Giáo Hội Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng, đã phải trải qua bao bước thăng trầm trên hành trình sống Đạo của mình. Và có lẽ, những “thân phận” gánh chịu nhiều gian lao khốn khổ hơn cả là các tu sỹ, linh mục nói chung và chị em Mến Thánh Giá nói riêng. Một số cộng đoàn Mến Thánh Giá bị giải thể, nhiều chị em đã phải âm thầm sống đời tu và phục vụ “chui” tại các giáo xứ. Chị Maria Nguyễn Thị Loan (nay đã 84 tuổi), người đã kiên trì bám trụ tại cộng đoàn Nghĩa Yên, mặc cho sự xua đuổi gắt gao của chính quyền thời đó, là một điển hình.”)
Nhưng rồi thử thách lại ập xuống, năm 1964 một lần nữa sở dòng bị đóng cửa, các chị em tản mác khắp nơi thì chính chị là người trụ lại để giữ lại cơ sở cho đến ngày nay. Ôi ! Một tình yêu có một không hai cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ôn lại một vài nét trên quảng đường dài mà chị đã đi qua, để cùng tạ ơn Chúa qua bàn tay quan phòng của Ngài. Cám ơn Chị đã để lại những dấu ấn son cho thế hệ đi sau noi theo, để cùng ca tụng tôn vinh Thiên Chúa Tình Yêu.
An Bình
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao Việt Nam không dám kiện Trung cộng ra tòa ?
Phạm Trần
17:47 11/09/2014
TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG DÁM KIỆN TRUNG CỘNG RA TÒA ?
Bài này không nhằm trả lời câu hỏi tại sao cho đến giờ này, sau khi Trung Cộng đã rút gìan khoan Hải Dương 981 về nước ngày 15/07/2014, mà Việt Nam vẫn không dám đưa Trung Cộng ra trước tòa án Quốc tế dù Bác Kinh đã nhiều lần vi phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Đó là trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử của đảng và nhà nước CSVN.
Mục đích bài viết này chỉ tập trung nói về những “sợi dây thòng lọng” của Trung Cộng đã tròng vào cổ lãnh đạo Việt Nam khiến Hà Nội phải nằm im trong qũy đạo của Bắc Kinh.
Những tuyên bố “khua chuông gõ mõ” từ phiá Nhà nước Việt Nam chẳng hạn như câu nói “viển vông” của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Chính phủ ngày 16-07-2014 rằng: “Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế” chẳng có nghĩa lý gì đối với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình, người đã khẳng định kiên trì lập trường bất di bất dịch “biển của ta, gác lại tranh chấp cùng khai thác” với Việt Nam do lãnh tụ “mở cửa” Đặng Tiểu Bình để lại từ năm 1979.
Lập trường làm chủ hầu hết diện tích 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông mà Trung Hoa gọi là “Nam Hải” (South China Sea)” đã do các chính phủ Trung Hoa từ thời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 (Tưởng Giới Thạch) tự vẽ mà không cần chứng minh bằng bản đồ “Đường 11 đọan”, hay còn gọi là “Đường lưỡi bò”. Sang thời Cộng sản Mao Trạch Đông từ 1949 thì Trung Hoa đã tự ý bỏ bớt 2 đọan trong vịnh Bắc Bộ vào năm 1953 mà không có lời giải thích nào.
“Đường 9 đọan” này được giữ cho đến cho đến nửa đầu năm 2014 thì Chính phủ Tập Cận Bình lại công bố “bản đồ dọc” có thêm 1 đọan thành 10 vào ngày 25/06/2014 sau khi Trung Cộng đặt gìan khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 02/5 và rút đi ngày 15/07/2014.
Trong thời gian có khủng hỏang giàn khoan HD-981, rất nhiều chuyên viên, học gỉa Việt Nam trong và ngòai nước, Quốc tế và cựu đảng viên Lãnh đạo đã khuyên nhà nước Việt Nam hãy chộp lấy cơ hội vàng này để kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế.
Rất tiếc Bộ Chính trị đảng CSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định mọi việc, vẫn “bình chân như vại”. Theo phân tích của một số chuyên gia, khuynh hướng phải kiên nhẫn chịu đựng và tiếp tục duy trì quan hệ tốt với láng giềng “không thể bỏ được Bắc Kinh”, cầm đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng, chiếm đa số trong tổng số 16 Ủy viên Bộ Chính trị nên Việt Nam nằm im chịu trận.
Vì vậy khi người ta nghe ông Thủ tướng Dũng nói sẽ sử dụng “sức mạnh tổng hợp” để “bảo vệ chủ quyền” mà không thấy đưa ra giải pháp cụ thể nào để thoát lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng thì ai cũng biết ông “chỉ nói cho có nói” hầu tránh mất lòng người hàng xóm dù bất đắc dĩ nhưng “qúa hậu hỹ” với cá nhân ông trong 90% vụ trúng thầu các dự án kinh tế của Việt Nam mà ông đã dành cho các công ty Trung Cộng từ khi lên làm Thủ tướng ngày 27/06/2006.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng biết rõ như thế vì nếu Việt Nam có hành động chống Trung Cộng, dù chỉ bằng “các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế” rất mênh mông thì Trung Cộng sẽ không ngần ngại đưa ra các biện pháp trừng phạt rất tai hại cho Việt Nam.
Bởi vì vào lúc gìan khoan HD 981 đang hoạt động thì báo chí, một số tướng trong Quân đội và nhà bình luận diều hâu của Trung Cộng đã đe dọa sẽ có biện pháp quân sự và kinh tế trừng phạt Việt Nam nếu Hà Nội theo chân Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế.
Lời đe dọa này đã khiến nhà nước Việt Nam không dám coi thường vì sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam hòan tòan lệ thuộc vào nguyên liệu và máy móc phải nhập cảng từ Trung Cộng.
Nhưng quan trọng hơn vì lãnh đạo CSVN không đủ bản lĩnh và nghị lực để tìm cách kết thân với các nước có quân sự và nền kinh tế hùng mạnh Tây phương và trong vùng Á châu-Thái Bình Dương, đặc biệt là Hoa Kỳ, để thoát ra khỏi sự khống chế của Bắc Kinh.
ĐE DỌA CHỒNG CHẤT
Thêm vào đó, trước ngày ông Dương Khiết Trì, Quốc vụ viện Trung Cộng đến Hà Nội ngày 18/6/2014 để khuyến cáo các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng-Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh về hoạt động của gián khoan HD 981 mà họ Dương nói “hòan tòan nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc” thì Xinhua (Tân Hoa Xã), hãng tin chính thức của Trung Cộng, đã đưa ra “lệnh 4 không” buộc phiá Việt Nam phải làm, đó là:
1) Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
2) Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa).
3) Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải.
4) Không được phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Và tại cuộc họp với ông Phạm Bình Minh, ông Dương Trì đã trâng tráo nói, theo tường thuật của Tân Hoa Xã, Xinhua :”Đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.
Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn.”
Đó là áp lực về chính trị, kinh tế thì lép vế ra sao mà khiến lãnh đạo Việt Nam phải “ngậm tăm” ?
Báo Thanh Niên cho biết: “ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, có 16 thị trường Việt Nam xuất siêu trên 1 tỉ USD trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường mà VN đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 18,64 tỉ USD. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đứng thứ 2 với 3,81 tỉ USD. Tiếp theo là Anh 3,13 tỉ USD, Hồng Kông 3,06 tỉ USD, Campuchia 2,42 tỉ USD, Hà Lan 2,26 tỉ USD, Nhật Bản 2 tỉ USD...
Tuy nhiên, do nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn, tới 23,7 tỉ USD nên đã "nuốt" gần như toàn bộ thành tích xuất siêu từ các thị trường này.” (Thanh Niên, 14/05/2014)
Báo này viết tiếp : “Những tháng đầu năm 2014, tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Tổng cục Hải quan cho biết, quý 1/2014 Việt Nam đã xuất siêu sang Mỹ 4,4 tỉ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhưng cũng trong quý 1, Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc 4,5 tỉ USD.
Điều đáng nói là, với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc về gia công và xuất khẩu, chúng ta thực ra đang xuất khẩu giùm nước này và phần giá trị gia tăng được hưởng rất ít ỏi.
Theo Tổng cục Hải quan, cả năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 17,95 tỉ USD hàng dệt may, nhưng phải nhập tới 14,81 tỉ USD, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc 5,56 tỉ USD.
Công thức là, Việt Nam nhập nguyên liệu của Trung Quốc về gia công và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU. Ở hoàn cảnh tương tự là điện thoại các loại và linh kiện, Việt Nam xuất được 21,24 tỉ USD cả năm 2013 nhưng phải nhập khẩu 8 tỉ USD, riêng Trung Quốc gần 5,7 tỉ USD...
Không chỉ bán hàng hộ, chúng ta còn tiêu thụ công nghệ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2013, Việt Nam nhập từ Trung Quốc tới 36,8 tỉ USD, chiếm tới 28% tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu… Riêng 3 tháng đầu năm, nhóm hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam với tổng trị giá là 1,58 tỉ USD, tăng 29,7%.”
Trước đó, theo báo Dân Trí ngày 18/12/2013 thì : “ Theo số liệu đưa ra tại Hội nghị Quán triệt và hướng dẫn triển khai chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020 diễn ra ngày 17/12, Bộ Công thương cho biết, nếu như năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD thì đến năm 2012, kim ngạch nhập siêu đã lên đến 16 tỷ USD.
Như vậy, sau hơn 10 năm, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng hơn 76 lần. Theo thống kê mới nhất Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 11 vừa rồi, Việt Nam thâm hụt thương mại với thị trường Trung Quốc lên tới hơn 2 tỷ USD.”
TRUNG CỘNG NẮM HẦU BAO VIỆT NAM
Lý do nhập siệu tang nhanh vì tất cả nguyên liệu, máy móc để sản xuất dệt may, giầy dép, hàng điện tử và đồ thông dụng khác đều phải nhập cảng từ Trung Cộng trong khi Việt Nam không tự sản xuất được, kể cả đồ phụ tùng thay thế cũng phải mua từ Trung Cộng.
Trung Cộng cũng đã kiểm soát 90% nền kinh tế của Việt Nam, quan trọng nhất là các nhà máy điện, xi măng, khoáng sản, xây cất đường xá, bến cảng bên cạnh dự án khai thác Bauxite đang sa lầy, giết vốn nghiêm trọng ở Tây Nguyên tại hai Tỉnh Lâm Đồng (Nhà máy Tân Rai) và Dăk Nông (Nhà máy Nhân Cơ).
Tiến sỹ Tô Văn Trường là một trong số chuyên viên đã báo động: “Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường…hai dự án bôxit Tây Nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ) đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng vv…
Thực tế bi đát của dự án này là điều có thể thấy trước và không làm ai ngạc nhiên. Nói theo nhà Phật thì “quả báo nhãn tiền” đã có ngay chứ không cần đợi đến kiếp sau.”
Ông cảnh cáo tiếp : “Nguy hiểm hơn, có vẻ như những người quyết định và đang theo đuổi dự án này đã lỡ ngồi trên lưng hổ rồi, nên cứ tiếp tục liều mạng bất chấp cái giá mà nhân dân và đất nước phải trả trong điều kiện nền kinh tế đang suy kiệt hiện nay. Việc cố tình che dấu tội lỗi thường mang lại hậu quả lớn hơn nhiều tội lỗi ban đầu.” (theo VNCOLD, 17/04/14)
Trong khi đó chuyên gia, Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Ban quản lý dự án đồng bằng sông Hồng của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) thì nói thẳng: “ Chúng ta phải nói vì sự thật là dù thí điểm nhưng với hai nhà máy, TKV đã “giúp” bổ sung vào nợ công VN hơn 1,2 tỉ USD. Nếu cứ “quyết liệt” làm nốt Nhân Cơ, tổng nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ USD. Để trả nợ cho hai dự án thí điểm này, gần 140.000 lao động của TKV, theo tính toán, sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới “xong”.”
(báo Tuổi Trẻ,13/05/2013)
Nhưng tại sao biết là thua lỗ và tương lai rất mù mịt, không kể những tai họa hồ chứa “bùn đỏ” có thể bị vỡ nguy hiệm cho tính mạng và tài sản người dân ở hạ nguồn sông Đồng Nai, mà Việt Nam vẫn cứ lao đầu vào cuộc phiêu lưu ?
Lý do vì hai Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) đã không có bản lĩnh chống lại đòi hỏi của Trung Cộng để họ tham gia vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, vùng đất chiến lược quốc phòng của Việt Nam.
Sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 167 ngày 01 tháng 11 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Hàng ngàn chuyên viên, đảng viên, cựu Lãnh đạo, Tướng lãnh –kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Phó chủ tịch Nước bà Nguyễn Thị Bình, trí thức, văn nghệ sỹ, kể cả Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh và người dân trong nước là chính đã gửi thư yêu cầu ngưng hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ vì có hại nhiều hơn lợi kinh tế cho Việt Nam nhưng nhà nước cứ làm.
Đến khi có quặng ở Nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) để xuất cảng thì Trung Cộng là khách hàng chính mua hàng của Việt Nam để sử dụng với giá thấp hơn rất nhiều so với tổng số vốn sản xuất ra 1 tấn quặng. Vì khi tính lời lỗ thì Nhà nước không tính tiền phí tổn làm đường, sửa đường, chuyên chở nên thua lỗ đã không tránh được như các chuyên viên đã vạch ra.
ÁP LỰC CHÍNH TRỊ
Trên lĩnh vực chính trị, vì bị ép buộc phải cam kết với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 để được nối lại bang giao với Bắc Kinh, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến 1987, mà Việt Nam không được nhắc đến vụ Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974 và cũng phải im luôn, không được nhắc nhở dưới bất cứ hình thức nào, kể cả truy điệu những người Việt Nam đã chết trong 2 cuộc tấn công của Trung Cộng qua biên giới từ năm 1979 đến 1989. Có khỏang 45 ngàn quân và dân 6 tỉnh biên giới đã tử thương, mất tích và bị thương trong cuộc chiến bi thảm này.
Do đó, trong tất cả các cuộc nói chuyện đôi bên về chủ quyền biển đảo Trung Cộng luôn luôn nhắc cho Việt Nam nhớ những điều đã cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng ở Thành Đô năm 1990. Ngoài ra Việt Nam còn ở vào thế yếu khi phải tranh cãi với Trung Cộng về Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng tại hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Mặc dù đã nhiều lần các học gỉa, chuyên viên Việt Nam và báo chí đảng lý luận rằng Công hàm Phạm Văn Đồng “không hề đề cập đến Hòang Sa và Trường Sa”, cũng như Công hàm khi đó của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tư cách pháp lý thay mặt cho nhà nước thực sự kiểm soát 2 quần đảo này là Việt Nam Cộng hòa ở nam Vỹ tuyến 17 nên bảo ông Phạm Văn Đồng đã thừa nhận quyền chủ quyền của Trung Cộn đối với Hòang Sa và Trường Sa là hòan tòan không có cơ sở pháp lý.
Phiá nhà nước Việt Nam Cộng sản còn lập luận rằng sở dĩ khi Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974 mà Hà Nội không có phản ứng nào vì khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang ở trong hòan cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ của Trung Cộng và các vũ khí của khối Liên Sô và các nước Cộng sản Đông Âu gửi cho Hà Nội để theo đuổi chiến tranh xâm lăng miền Nam Việt Nam chỉ có thể đến miền Bắc qua lãnh thổ Trung Cộng cho nên nhà nước phải chọn nhu cầu “đánh thắng miền Nam để thống nhất đất nước” làm ưu tiên và cần thiết hơn việc đưa ra lời tuyên bố phản đối Trung Cộng chiếm Hòang Sa của Việt Nam mà chẳng đi đến đâu.
Nhưng lời bào chữa này của CSVN có xuôi tai không và tại sao Nhà nước Việt Nam từng bác bỏ lập luận “do lịch sử để lại của Trung Quốc” mỗi khi họ nói đến chủ quyền của họ trong “Đường lưỡi bò”, đã không kiện Bắc Kinh ra tòa để thách đố Trung Cộng chứng minh bằng các “văn kiện lịch sử” hợp pháp ?
Vì vậy mà Trung Cộng đã tự do hành động, tuyên truyền như “múa gậy vườn hoang” tại các diễn đàn trên thế giới, trên báo chí, tài liệu ngọai giao, sách giáo khoa và bản đồ du lịch, giấy Thông hành v.v…
Tại Hội nghi an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2014,
Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) đã oang oang cho rằng:” Bản đồ "Đường lưỡi bò" phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Từ đó, ông Vương cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.” (Tài liệu Bách khoa tòan thư mở).
Còn vụ Tầu tấn công và chiếm 8 đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3/1988 thì sao ?
Vẫn theo tiết lộ của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh (sau làm Chủ tịch Nước), người có lập trường thân Trung Cộng, đã ra lệnh cho binh lính bảo vể đảo “không chống lại quân xâm lược Trung Cộng”.
Và khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười cũng “ngậm miệng như hến” không dám quyết liệt chống lại Trung Cộng vì, theo lời một chuyên gia Việt Nam trong vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn nói với tôi (Phạm Trần) “vì khi đó đảng CSVN sợ cũng sẽ bị tan rã” như các nước Đông Âu và sau đó là nước Nga Cộng sản nên im luôn để hy vọng sẽ cùng với Trung Cộng tái lập lại Thế giới Cộng sản”, như đã thấy diễn ra ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 !
Nhận định của vị Giáo sư Đại học chuyên về Chính trị Ngọai giao Thế giới trùng hợp với việc Việt Nam đã “quên luôn” chuyện đem quân lấy lại những nơi bị mất ở Trường Sa, mặc dù Việt Nam gần Trường Sa hơn Trung Cộng đi từ đảo Hải Nam xuống.
Cho đến tháng 9/2014 thì Trung Cộng đã biến đảo Gạc Ma thành một căn cứ quân sự có bến cảng và sân bay ngắn. Trung Cộng cũng đã biến một số bãi đá tranh chấp chiếm được của Việt Nam và Phi Luật Tân thành các đảo nhân tạo để chuẩn bị đưa người, quân đội đến sinh sống và đồn trú hầu xác nhận chủ quhyền và kiểm soát an ninh hàng hải từ Hòang Sa xuống Trương Sa trong chu vi “Đường lươi bò”.
Trong khi đó, tính về số đảo ở Trường Sa thì Việt Nam kiểm soát lối 25, Trung Cộng và Phi Luật Tân bằng nhau từ 7 đến 8 đảo, Mã Lai Á chiếm 4 và Đài Loan làm chủ đảo Ba Bình, lớn nhất trong quần đảo này. Tuy nhiên nói về lực lượng quân sự thì Trung Cộng luôn luôn ở vào thế thượng phong và đang ngày đêm củng cố và khuếch trương những khu vực chiếm đóng.
NƯỚC BỌT NHẠT NHẼO
Trước thái độ hung hăng đe dọa chiếm đóng chủ quyền biển đảo của Việt Nam ngày một lên cao của Bắc Kinh, những người cầm quyền Việt Nam chỉ biết phản đối bằng nước bọt như họ vẫn làm từ trước đến nay
Gần nhất vào ngày 09/09/2014, người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng : “ Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 1 và 14/8 vừa qua, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản.
Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8 vừa qua, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai canô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.”
Ông Bình bảo: “Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam” (TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam)
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Cộng đã dã man như thế mà từ năm 2005 đã có hàng trăm vụ tầu cá và ngư dân VN bị lính và cảnh sát biển Trung Cộng đán áp đẫm máu, bắt tù chuộc tiền và tịch thu tài sản ở Biển Đông.
Cũng ngạc nhiên là khi Trung Cộng đối xử với Việt Nam như thế thì chưa bao giờ thấy Cảnh sát biển Việt Nam dám bắt tầu cá hay giữ ngư dân Tầu khi họ công khai xâm nhập sâu vào đánh bắt tự do tại các vùng biển Đà Nẵng, Phú Yên, Vũng Tầu, Côn Đảo, An Giang mà chỉ dám khuyên bảo hoặc “xua đuổi hòa bình” ra khỏi khu vực.
Thậm chí đã có một thời gian rất dài cho đến khi xẩy ra vụ gìan khoan HD 981 thì Ban Tuyên Giáo Trung ương mới bật đèn xanh cho báo đài được phép nói trắng ra “tầu Trung Quốc”, thay vì “tầu lạ” hay “tầu nước ngòai” đã tấn công, đánh chìm tầu cá Việt Nam v.v…
Như vậy thì vì đâu mà Nhà nước CSVN phải chịu áp lực đến xấu hổ, bôi nhọ danh dự của Tổ quốc và xâm hại nhân phẩm của ngư dân Việt Nam như thế ?
Có phải trong số Lãnh đạo đã có những người đã được “nuôi ăn cơm Tầu” và nhận lương bằng “đồng Nhân tệ” hàng ngày nên mới sợ hãi đến nhục nhã như vậy ?
Hay là như Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư đảng Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng đã sang Bắc Kinh làm việc từ 26 đến 28/8 để “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam “ thì đã đủ chưa để giải thích tại sao “các sợi giây thòng lọng” made in China đã quấn chặt lấy cổ các Lãnh đạo Việt Nam để họ không thể rút đầu ra khỏi lệ thuộc Trung Cộng ?
Phạm Trần
(09/014)
Bài này không nhằm trả lời câu hỏi tại sao cho đến giờ này, sau khi Trung Cộng đã rút gìan khoan Hải Dương 981 về nước ngày 15/07/2014, mà Việt Nam vẫn không dám đưa Trung Cộng ra trước tòa án Quốc tế dù Bác Kinh đã nhiều lần vi phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông. Đó là trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử của đảng và nhà nước CSVN.
Mục đích bài viết này chỉ tập trung nói về những “sợi dây thòng lọng” của Trung Cộng đã tròng vào cổ lãnh đạo Việt Nam khiến Hà Nội phải nằm im trong qũy đạo của Bắc Kinh.
Những tuyên bố “khua chuông gõ mõ” từ phiá Nhà nước Việt Nam chẳng hạn như câu nói “viển vông” của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp của Chính phủ ngày 16-07-2014 rằng: “Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế” chẳng có nghĩa lý gì đối với Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình, người đã khẳng định kiên trì lập trường bất di bất dịch “biển của ta, gác lại tranh chấp cùng khai thác” với Việt Nam do lãnh tụ “mở cửa” Đặng Tiểu Bình để lại từ năm 1979.
Lập trường làm chủ hầu hết diện tích 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông mà Trung Hoa gọi là “Nam Hải” (South China Sea)” đã do các chính phủ Trung Hoa từ thời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 (Tưởng Giới Thạch) tự vẽ mà không cần chứng minh bằng bản đồ “Đường 11 đọan”, hay còn gọi là “Đường lưỡi bò”. Sang thời Cộng sản Mao Trạch Đông từ 1949 thì Trung Hoa đã tự ý bỏ bớt 2 đọan trong vịnh Bắc Bộ vào năm 1953 mà không có lời giải thích nào.
“Đường 9 đọan” này được giữ cho đến cho đến nửa đầu năm 2014 thì Chính phủ Tập Cận Bình lại công bố “bản đồ dọc” có thêm 1 đọan thành 10 vào ngày 25/06/2014 sau khi Trung Cộng đặt gìan khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 02/5 và rút đi ngày 15/07/2014.
Trong thời gian có khủng hỏang giàn khoan HD-981, rất nhiều chuyên viên, học gỉa Việt Nam trong và ngòai nước, Quốc tế và cựu đảng viên Lãnh đạo đã khuyên nhà nước Việt Nam hãy chộp lấy cơ hội vàng này để kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế.
Rất tiếc Bộ Chính trị đảng CSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định mọi việc, vẫn “bình chân như vại”. Theo phân tích của một số chuyên gia, khuynh hướng phải kiên nhẫn chịu đựng và tiếp tục duy trì quan hệ tốt với láng giềng “không thể bỏ được Bắc Kinh”, cầm đầu bởi ông Nguyễn Phú Trọng, chiếm đa số trong tổng số 16 Ủy viên Bộ Chính trị nên Việt Nam nằm im chịu trận.
Vì vậy khi người ta nghe ông Thủ tướng Dũng nói sẽ sử dụng “sức mạnh tổng hợp” để “bảo vệ chủ quyền” mà không thấy đưa ra giải pháp cụ thể nào để thoát lệ thuộc kinh tế vào Trung Cộng thì ai cũng biết ông “chỉ nói cho có nói” hầu tránh mất lòng người hàng xóm dù bất đắc dĩ nhưng “qúa hậu hỹ” với cá nhân ông trong 90% vụ trúng thầu các dự án kinh tế của Việt Nam mà ông đã dành cho các công ty Trung Cộng từ khi lên làm Thủ tướng ngày 27/06/2006.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng biết rõ như thế vì nếu Việt Nam có hành động chống Trung Cộng, dù chỉ bằng “các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế” rất mênh mông thì Trung Cộng sẽ không ngần ngại đưa ra các biện pháp trừng phạt rất tai hại cho Việt Nam.
Bởi vì vào lúc gìan khoan HD 981 đang hoạt động thì báo chí, một số tướng trong Quân đội và nhà bình luận diều hâu của Trung Cộng đã đe dọa sẽ có biện pháp quân sự và kinh tế trừng phạt Việt Nam nếu Hà Nội theo chân Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế.
Lời đe dọa này đã khiến nhà nước Việt Nam không dám coi thường vì sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam hòan tòan lệ thuộc vào nguyên liệu và máy móc phải nhập cảng từ Trung Cộng.
Nhưng quan trọng hơn vì lãnh đạo CSVN không đủ bản lĩnh và nghị lực để tìm cách kết thân với các nước có quân sự và nền kinh tế hùng mạnh Tây phương và trong vùng Á châu-Thái Bình Dương, đặc biệt là Hoa Kỳ, để thoát ra khỏi sự khống chế của Bắc Kinh.
ĐE DỌA CHỒNG CHẤT
Thêm vào đó, trước ngày ông Dương Khiết Trì, Quốc vụ viện Trung Cộng đến Hà Nội ngày 18/6/2014 để khuyến cáo các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng-Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh về hoạt động của gián khoan HD 981 mà họ Dương nói “hòan tòan nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc” thì Xinhua (Tân Hoa Xã), hãng tin chính thức của Trung Cộng, đã đưa ra “lệnh 4 không” buộc phiá Việt Nam phải làm, đó là:
1) Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
2) Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa).
3) Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải.
4) Không được phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Và tại cuộc họp với ông Phạm Bình Minh, ông Dương Trì đã trâng tráo nói, theo tường thuật của Tân Hoa Xã, Xinhua :”Đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.
Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn.”
Đó là áp lực về chính trị, kinh tế thì lép vế ra sao mà khiến lãnh đạo Việt Nam phải “ngậm tăm” ?
Báo Thanh Niên cho biết: “ Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, có 16 thị trường Việt Nam xuất siêu trên 1 tỉ USD trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường mà VN đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 18,64 tỉ USD. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đứng thứ 2 với 3,81 tỉ USD. Tiếp theo là Anh 3,13 tỉ USD, Hồng Kông 3,06 tỉ USD, Campuchia 2,42 tỉ USD, Hà Lan 2,26 tỉ USD, Nhật Bản 2 tỉ USD...
Tuy nhiên, do nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn, tới 23,7 tỉ USD nên đã "nuốt" gần như toàn bộ thành tích xuất siêu từ các thị trường này.” (Thanh Niên, 14/05/2014)
Báo này viết tiếp : “Những tháng đầu năm 2014, tình trạng trên vẫn tiếp diễn. Tổng cục Hải quan cho biết, quý 1/2014 Việt Nam đã xuất siêu sang Mỹ 4,4 tỉ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nhưng cũng trong quý 1, Việt Nam nhập siêu của Trung Quốc 4,5 tỉ USD.
Điều đáng nói là, với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc về gia công và xuất khẩu, chúng ta thực ra đang xuất khẩu giùm nước này và phần giá trị gia tăng được hưởng rất ít ỏi.
Theo Tổng cục Hải quan, cả năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 17,95 tỉ USD hàng dệt may, nhưng phải nhập tới 14,81 tỉ USD, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc 5,56 tỉ USD.
Công thức là, Việt Nam nhập nguyên liệu của Trung Quốc về gia công và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ, EU. Ở hoàn cảnh tương tự là điện thoại các loại và linh kiện, Việt Nam xuất được 21,24 tỉ USD cả năm 2013 nhưng phải nhập khẩu 8 tỉ USD, riêng Trung Quốc gần 5,7 tỉ USD...
Không chỉ bán hàng hộ, chúng ta còn tiêu thụ công nghệ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2013, Việt Nam nhập từ Trung Quốc tới 36,8 tỉ USD, chiếm tới 28% tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu… Riêng 3 tháng đầu năm, nhóm hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam với tổng trị giá là 1,58 tỉ USD, tăng 29,7%.”
Trước đó, theo báo Dân Trí ngày 18/12/2013 thì : “ Theo số liệu đưa ra tại Hội nghị Quán triệt và hướng dẫn triển khai chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020 diễn ra ngày 17/12, Bộ Công thương cho biết, nếu như năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 210 triệu USD thì đến năm 2012, kim ngạch nhập siêu đã lên đến 16 tỷ USD.
Như vậy, sau hơn 10 năm, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng hơn 76 lần. Theo thống kê mới nhất Tổng cục Hải quan, riêng trong tháng 11 vừa rồi, Việt Nam thâm hụt thương mại với thị trường Trung Quốc lên tới hơn 2 tỷ USD.”
TRUNG CỘNG NẮM HẦU BAO VIỆT NAM
Lý do nhập siệu tang nhanh vì tất cả nguyên liệu, máy móc để sản xuất dệt may, giầy dép, hàng điện tử và đồ thông dụng khác đều phải nhập cảng từ Trung Cộng trong khi Việt Nam không tự sản xuất được, kể cả đồ phụ tùng thay thế cũng phải mua từ Trung Cộng.
Trung Cộng cũng đã kiểm soát 90% nền kinh tế của Việt Nam, quan trọng nhất là các nhà máy điện, xi măng, khoáng sản, xây cất đường xá, bến cảng bên cạnh dự án khai thác Bauxite đang sa lầy, giết vốn nghiêm trọng ở Tây Nguyên tại hai Tỉnh Lâm Đồng (Nhà máy Tân Rai) và Dăk Nông (Nhà máy Nhân Cơ).
Tiến sỹ Tô Văn Trường là một trong số chuyên viên đã báo động: “Sau những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường…hai dự án bôxit Tây Nguyên (Tân Rai và Nhân Cơ) đã phải công khai thừa nhận từ nay đến năm 2020, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ hàng nghìn tỉ đồng. Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ còn nặng nề hơn, dự kiến 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng vv…
Thực tế bi đát của dự án này là điều có thể thấy trước và không làm ai ngạc nhiên. Nói theo nhà Phật thì “quả báo nhãn tiền” đã có ngay chứ không cần đợi đến kiếp sau.”
Ông cảnh cáo tiếp : “Nguy hiểm hơn, có vẻ như những người quyết định và đang theo đuổi dự án này đã lỡ ngồi trên lưng hổ rồi, nên cứ tiếp tục liều mạng bất chấp cái giá mà nhân dân và đất nước phải trả trong điều kiện nền kinh tế đang suy kiệt hiện nay. Việc cố tình che dấu tội lỗi thường mang lại hậu quả lớn hơn nhiều tội lỗi ban đầu.” (theo VNCOLD, 17/04/14)
Trong khi đó chuyên gia, Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Ban quản lý dự án đồng bằng sông Hồng của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) thì nói thẳng: “ Chúng ta phải nói vì sự thật là dù thí điểm nhưng với hai nhà máy, TKV đã “giúp” bổ sung vào nợ công VN hơn 1,2 tỉ USD. Nếu cứ “quyết liệt” làm nốt Nhân Cơ, tổng nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ USD. Để trả nợ cho hai dự án thí điểm này, gần 140.000 lao động của TKV, theo tính toán, sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới “xong”.”
(báo Tuổi Trẻ,13/05/2013)
Nhưng tại sao biết là thua lỗ và tương lai rất mù mịt, không kể những tai họa hồ chứa “bùn đỏ” có thể bị vỡ nguy hiệm cho tính mạng và tài sản người dân ở hạ nguồn sông Đồng Nai, mà Việt Nam vẫn cứ lao đầu vào cuộc phiêu lưu ?
Lý do vì hai Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và Nông Đức Mạnh (hai khoá IX và X) đã không có bản lĩnh chống lại đòi hỏi của Trung Cộng để họ tham gia vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, vùng đất chiến lược quốc phòng của Việt Nam.
Sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 167 ngày 01 tháng 11 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Hàng ngàn chuyên viên, đảng viên, cựu Lãnh đạo, Tướng lãnh –kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyên Phó chủ tịch Nước bà Nguyễn Thị Bình, trí thức, văn nghệ sỹ, kể cả Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh và người dân trong nước là chính đã gửi thư yêu cầu ngưng hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ vì có hại nhiều hơn lợi kinh tế cho Việt Nam nhưng nhà nước cứ làm.
Đến khi có quặng ở Nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) để xuất cảng thì Trung Cộng là khách hàng chính mua hàng của Việt Nam để sử dụng với giá thấp hơn rất nhiều so với tổng số vốn sản xuất ra 1 tấn quặng. Vì khi tính lời lỗ thì Nhà nước không tính tiền phí tổn làm đường, sửa đường, chuyên chở nên thua lỗ đã không tránh được như các chuyên viên đã vạch ra.
ÁP LỰC CHÍNH TRỊ
Trên lĩnh vực chính trị, vì bị ép buộc phải cam kết với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 để được nối lại bang giao với Bắc Kinh, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến 1987, mà Việt Nam không được nhắc đến vụ Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974 và cũng phải im luôn, không được nhắc nhở dưới bất cứ hình thức nào, kể cả truy điệu những người Việt Nam đã chết trong 2 cuộc tấn công của Trung Cộng qua biên giới từ năm 1979 đến 1989. Có khỏang 45 ngàn quân và dân 6 tỉnh biên giới đã tử thương, mất tích và bị thương trong cuộc chiến bi thảm này.
Do đó, trong tất cả các cuộc nói chuyện đôi bên về chủ quyền biển đảo Trung Cộng luôn luôn nhắc cho Việt Nam nhớ những điều đã cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng ở Thành Đô năm 1990. Ngoài ra Việt Nam còn ở vào thế yếu khi phải tranh cãi với Trung Cộng về Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng tại hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Mặc dù đã nhiều lần các học gỉa, chuyên viên Việt Nam và báo chí đảng lý luận rằng Công hàm Phạm Văn Đồng “không hề đề cập đến Hòang Sa và Trường Sa”, cũng như Công hàm khi đó của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tư cách pháp lý thay mặt cho nhà nước thực sự kiểm soát 2 quần đảo này là Việt Nam Cộng hòa ở nam Vỹ tuyến 17 nên bảo ông Phạm Văn Đồng đã thừa nhận quyền chủ quyền của Trung Cộn đối với Hòang Sa và Trường Sa là hòan tòan không có cơ sở pháp lý.
Phiá nhà nước Việt Nam Cộng sản còn lập luận rằng sở dĩ khi Trung Cộng chiếm Hòang Sa năm 1974 mà Hà Nội không có phản ứng nào vì khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang ở trong hòan cảnh đặc biệt cần sự giúp đỡ của Trung Cộng và các vũ khí của khối Liên Sô và các nước Cộng sản Đông Âu gửi cho Hà Nội để theo đuổi chiến tranh xâm lăng miền Nam Việt Nam chỉ có thể đến miền Bắc qua lãnh thổ Trung Cộng cho nên nhà nước phải chọn nhu cầu “đánh thắng miền Nam để thống nhất đất nước” làm ưu tiên và cần thiết hơn việc đưa ra lời tuyên bố phản đối Trung Cộng chiếm Hòang Sa của Việt Nam mà chẳng đi đến đâu.
Nhưng lời bào chữa này của CSVN có xuôi tai không và tại sao Nhà nước Việt Nam từng bác bỏ lập luận “do lịch sử để lại của Trung Quốc” mỗi khi họ nói đến chủ quyền của họ trong “Đường lưỡi bò”, đã không kiện Bắc Kinh ra tòa để thách đố Trung Cộng chứng minh bằng các “văn kiện lịch sử” hợp pháp ?
Vì vậy mà Trung Cộng đã tự do hành động, tuyên truyền như “múa gậy vườn hoang” tại các diễn đàn trên thế giới, trên báo chí, tài liệu ngọai giao, sách giáo khoa và bản đồ du lịch, giấy Thông hành v.v…
Tại Hội nghi an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2014,
Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) đã oang oang cho rằng:” Bản đồ "Đường lưỡi bò" phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Từ đó, ông Vương cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.” (Tài liệu Bách khoa tòan thư mở).
Còn vụ Tầu tấn công và chiếm 8 đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3/1988 thì sao ?
Vẫn theo tiết lộ của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh (sau làm Chủ tịch Nước), người có lập trường thân Trung Cộng, đã ra lệnh cho binh lính bảo vể đảo “không chống lại quân xâm lược Trung Cộng”.
Và khi đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười cũng “ngậm miệng như hến” không dám quyết liệt chống lại Trung Cộng vì, theo lời một chuyên gia Việt Nam trong vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn nói với tôi (Phạm Trần) “vì khi đó đảng CSVN sợ cũng sẽ bị tan rã” như các nước Đông Âu và sau đó là nước Nga Cộng sản nên im luôn để hy vọng sẽ cùng với Trung Cộng tái lập lại Thế giới Cộng sản”, như đã thấy diễn ra ở Hội nghị Thành Đô năm 1990 !
Nhận định của vị Giáo sư Đại học chuyên về Chính trị Ngọai giao Thế giới trùng hợp với việc Việt Nam đã “quên luôn” chuyện đem quân lấy lại những nơi bị mất ở Trường Sa, mặc dù Việt Nam gần Trường Sa hơn Trung Cộng đi từ đảo Hải Nam xuống.
Cho đến tháng 9/2014 thì Trung Cộng đã biến đảo Gạc Ma thành một căn cứ quân sự có bến cảng và sân bay ngắn. Trung Cộng cũng đã biến một số bãi đá tranh chấp chiếm được của Việt Nam và Phi Luật Tân thành các đảo nhân tạo để chuẩn bị đưa người, quân đội đến sinh sống và đồn trú hầu xác nhận chủ quhyền và kiểm soát an ninh hàng hải từ Hòang Sa xuống Trương Sa trong chu vi “Đường lươi bò”.
Trong khi đó, tính về số đảo ở Trường Sa thì Việt Nam kiểm soát lối 25, Trung Cộng và Phi Luật Tân bằng nhau từ 7 đến 8 đảo, Mã Lai Á chiếm 4 và Đài Loan làm chủ đảo Ba Bình, lớn nhất trong quần đảo này. Tuy nhiên nói về lực lượng quân sự thì Trung Cộng luôn luôn ở vào thế thượng phong và đang ngày đêm củng cố và khuếch trương những khu vực chiếm đóng.
NƯỚC BỌT NHẠT NHẼO
Trước thái độ hung hăng đe dọa chiếm đóng chủ quyền biển đảo của Việt Nam ngày một lên cao của Bắc Kinh, những người cầm quyền Việt Nam chỉ biết phản đối bằng nước bọt như họ vẫn làm từ trước đến nay
Gần nhất vào ngày 09/09/2014, người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng : “ Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 1 và 14/8 vừa qua, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản.
Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8 vừa qua, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai canô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.”
Ông Bình bảo: “Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam” (TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam)
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Cộng đã dã man như thế mà từ năm 2005 đã có hàng trăm vụ tầu cá và ngư dân VN bị lính và cảnh sát biển Trung Cộng đán áp đẫm máu, bắt tù chuộc tiền và tịch thu tài sản ở Biển Đông.
Cũng ngạc nhiên là khi Trung Cộng đối xử với Việt Nam như thế thì chưa bao giờ thấy Cảnh sát biển Việt Nam dám bắt tầu cá hay giữ ngư dân Tầu khi họ công khai xâm nhập sâu vào đánh bắt tự do tại các vùng biển Đà Nẵng, Phú Yên, Vũng Tầu, Côn Đảo, An Giang mà chỉ dám khuyên bảo hoặc “xua đuổi hòa bình” ra khỏi khu vực.
Thậm chí đã có một thời gian rất dài cho đến khi xẩy ra vụ gìan khoan HD 981 thì Ban Tuyên Giáo Trung ương mới bật đèn xanh cho báo đài được phép nói trắng ra “tầu Trung Quốc”, thay vì “tầu lạ” hay “tầu nước ngòai” đã tấn công, đánh chìm tầu cá Việt Nam v.v…
Như vậy thì vì đâu mà Nhà nước CSVN phải chịu áp lực đến xấu hổ, bôi nhọ danh dự của Tổ quốc và xâm hại nhân phẩm của ngư dân Việt Nam như thế ?
Có phải trong số Lãnh đạo đã có những người đã được “nuôi ăn cơm Tầu” và nhận lương bằng “đồng Nhân tệ” hàng ngày nên mới sợ hãi đến nhục nhã như vậy ?
Hay là như Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư đảng Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng đã sang Bắc Kinh làm việc từ 26 đến 28/8 để “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam “ thì đã đủ chưa để giải thích tại sao “các sợi giây thòng lọng” made in China đã quấn chặt lấy cổ các Lãnh đạo Việt Nam để họ không thể rút đầu ra khỏi lệ thuộc Trung Cộng ?
Phạm Trần
(09/014)
Thông Báo
Mời tham dự Lễ giỗ 12 năm ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận, tại nhà thờ Thái Hà - Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
CLB Nguyễn Văn Thuận
08:57 11/09/2014
Thương tiếc : Hiền thê thầy Phó Tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha qua đời
Đoàn Thị
11:27 11/09/2014
Thương Tiếc
Thông báo của BAN THƯ KÝ Phong Trào CURSILLO VIỆT NAM ÂU CHÂU
Cursillista Thérèse PHẠM THỊ THU (khóa 4),
Hiền thê của thầy Phó Tế Pierre PHẠM BÁ NHA (khóa 3) - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Đã hoàn tất hành trình ngày thứ tư trong Tin-Cậy-Mến và được Chúa gọi về
vào 4 giờ sáng nay, Chúa Nhật 07 tháng 9 năm 2014.
Thánh lễ tiễn đưa vào lúc 10 giờ ngày 11 tháng 9 năm 2014 tại GX VN Paris
***
Thứ bảy ngày 6 tháng 9, tựa ngắn điện thư « Tôi buồn và thương vợ quá » làm tôi suy tư, trong thư thầy Bá Nha viết, sau năm tuần lễ nhập viện, bà xã tôi đang trong hôn mê, BS bảo chỉ còn ít ngày nữa thôi.
Tối hôm đó, tôi gọi điện thoại, thầy nói với tôi đôi điều về cô, mấy mươi năm bên nhau, một tay cô lo toan cho chồng con từ bên nhà cho đến bên này. Chức Phó Tế do cô gợi ý, khuyến khích, và nhiều việc khác nữa, giờ thì những điều đó nhầm nhò gì, cuộc sống lứa đôi sắp đứt đoạn, giọng thầy nghẹn ngào.
Tôi vội chia sẻ để thầy bớt thổn thức, mấy tháng trước tôi có gọi điện thoại đến nhà, thầy đi vắng, cô nhấc máy.
Cô hỏi, ai đó, tôi ấm ớ, tôi tìm thầy để hỏi chuyện, chuyện chi tôi không nói rỏ khiến cô thắc mắc.
Tôi vòng vo vì ngại xưng tên, rồi thú nhận, tôi tìm thầy bàn về chuyện Báo Giáo Xứ.
Vài giây im lặng, giọng cô vui hẳn lên, có phải chị đó không ?
Tôi mừng húm, vâng, chính tôi đây.
Cô trải lòng, tôi thích cách viết của chị, vui nhộn, chị viết nữa đi, vài giờ nữa chị gọi lại, chắc thầy sẽ có mặt ở nhà.
Vài giờ nữa với tôi không là gì cả, có thể tôi sẽ xem TV, nấu cơm, điện thoại nói chuyện với bạn bè, con cái…trong lúc chờ đến giờ gọi thầy, nhưng với cô thì khác hẳn, vài giờ chờ đợi dài lắm, nhưng cô có chuyện để kể với thầy.
Trước năm 75, cặp Lê Uyên Phương từng tâm sự trên TV, chúng tôi cứ quấn quít bên nhau đến phát ngán, đôi khi tôi hoặc nàng bỏ nhà vào Sàigòn ít hôm, cuộc trùng phùng bao giờ cũng lãng mạng như thuở ban đầu.
Sự chờ đợi hàng ngày của cô tuy không lãng mạng như cặp kia, nhưng lúc xế chiều, khi thầy trở về, cô hẳn sẽ vui như ngày nào mới quen thầy, vợ chồng quen hơi là vậy.
Tôi chưa gặp cô ngoài đời, có thấy hình, qua cú điện thoại ngắn hôm đó, tôi cảm nhận một người an phận ốm đau hàng ngày để chồng ra Giáo Xứ lo chuyện đạo, sự hy sinh của cô tuy không tên nhưng « rất đạo ».
Có phải giọng ai đó nói chuyện vu vơ có thể trong phút chốc làm cô quên bệnh tật, sau khi cúp máy, cô nghĩ gì về tôi, tôi không biết, tôi thấy mến cô và định tìm cách gặp cô, chờ một lễ hội nào đó ở giáo xứ hẹn gặp mặt.
Hôm lễ Quốc Khánh vừa rồi cô không đến được tiếc quá, bây giờ thì muộn mất rồi, cô Thu ơi, chúng mình không còn cơ hội trò chuyện với nhau nữa.
Cô bị bệnh gan nặng mấy năm nay, ra vào nhà thương như đi chợ, mỗi lần xuất viện cô lại đi ca đoàn, lên đọc Thánh Thư, nhưng lần này thì khác, cô khó trở lại nhà thờ để ca ngợi, vinh danh Chúa.
Năm tuần lễ không ngắn chút nào, dài lắm, dài đăng đẳng với người bệnh, những cơn đau tăng theo thời gian, bạn bè đến thăm dè chừng, sợ làm bệnh nhân đuối sức, mà nếu không đến e lỗi hẹn, ai biết ngày mai sẽ ra sao.
Đó là bằng hữu, người nhà thì sao, chịu thua, đầu ốc như mụ đi, dù biết rằng thời gian không còn bao lâu, mỗi ngày thầy cô cùng đọc kinh cầu nguyện, người sắp ra đi, kẻ ở lại kề cận nhau, và biết là mai này sẽ không còn thấy nhau, xót xa quá.
Cô đã vào hôn mê, hết đau đớn, chả còn biết ai ngồi hàng giờ bên mình, bạn bè không đến nữa, muộn quá rồi, ừ chỉ một người cũng đủ, một người đã đi bên mình suốt cuộc đời này và sẽ nhớ mình những ngày còn lại.
Trước đó cô biết sẽ có giây phút này, nhưng nó ra làm sao thì chỉ có người ở lại mới cảm nhận, giờ phút cuối ngắn lắm, dù một ngày hay một tuần, thời gian mất « tính thời gian ». Thời gian qua đi bên ngoài bệnh viện, trong phòng bệnh ngày cũng như đêm, giờ thì thầy cầu nguyện một mình bên cạnh cô trên giường bệnh như đang ngủ.
Điện thư xế trưa Chúa Nhật 7 tháng 9, « Bà xã đi rồi lúc 4 giờ sáng, vợ tôi bỏ tôi một mình », tôi không dám gọi điện thoại sợ không cầm được nước mắt nếu giọng thầy nghẹn lại, tiếng khóc sẽ bật ra.
Tôi trả lời thư ngắn gọn, cô đã thanh thản trở về bên Chúa, chắc cô sẽ không quên những người còn ở lại.
Tôi vào FaceBook « lấy tấm hình » thầy cô chụp trong một đám cưới năm 2011 lưu vào laptop cùng với bài này, mới đây thôi, trông cô khoẻ, rất trẻ ở tuổi sáu mươi chín, nhìn mãi chả thấy nét bệnh tật nào cả.
Bây giờ chắc chắn cô đã lành bệnh, con đường về trời hẳn cũng không xa, xin gửi cô vài lời tâm sự, tuy muộn màn nhưng tự đáy lòng tôi.
Ừ thôi cô trở về nơi cô đến,
Bên Thiên Nhan Chúa Mẹ lòng lành,
Đừng quên cầu nguyện cô Thu nhé,
Cho thầy Phó Tế, gia đình và những người ở lại.
Thương tiếc quá cô đi sao vội vã,
Để tôi đây chưa kịp nắm tay cô,
Vài hàng cho riêng cô đấy, cô Thu,
Làm sao quên giọng cô nói hôm nào.
11 Sept 2014 / Đoàn Thị
Thông báo của BAN THƯ KÝ Phong Trào CURSILLO VIỆT NAM ÂU CHÂU
Cursillista Thérèse PHẠM THỊ THU (khóa 4),
Hiền thê của thầy Phó Tế Pierre PHẠM BÁ NHA (khóa 3) - Giáo Xứ Việt Nam Paris
Đã hoàn tất hành trình ngày thứ tư trong Tin-Cậy-Mến và được Chúa gọi về
vào 4 giờ sáng nay, Chúa Nhật 07 tháng 9 năm 2014.
Thánh lễ tiễn đưa vào lúc 10 giờ ngày 11 tháng 9 năm 2014 tại GX VN Paris
***
Thứ bảy ngày 6 tháng 9, tựa ngắn điện thư « Tôi buồn và thương vợ quá » làm tôi suy tư, trong thư thầy Bá Nha viết, sau năm tuần lễ nhập viện, bà xã tôi đang trong hôn mê, BS bảo chỉ còn ít ngày nữa thôi.
Tối hôm đó, tôi gọi điện thoại, thầy nói với tôi đôi điều về cô, mấy mươi năm bên nhau, một tay cô lo toan cho chồng con từ bên nhà cho đến bên này. Chức Phó Tế do cô gợi ý, khuyến khích, và nhiều việc khác nữa, giờ thì những điều đó nhầm nhò gì, cuộc sống lứa đôi sắp đứt đoạn, giọng thầy nghẹn ngào.
Tôi vội chia sẻ để thầy bớt thổn thức, mấy tháng trước tôi có gọi điện thoại đến nhà, thầy đi vắng, cô nhấc máy.
Cô hỏi, ai đó, tôi ấm ớ, tôi tìm thầy để hỏi chuyện, chuyện chi tôi không nói rỏ khiến cô thắc mắc.
Tôi vòng vo vì ngại xưng tên, rồi thú nhận, tôi tìm thầy bàn về chuyện Báo Giáo Xứ.
Vài giây im lặng, giọng cô vui hẳn lên, có phải chị đó không ?
Tôi mừng húm, vâng, chính tôi đây.
Cô trải lòng, tôi thích cách viết của chị, vui nhộn, chị viết nữa đi, vài giờ nữa chị gọi lại, chắc thầy sẽ có mặt ở nhà.
Vài giờ nữa với tôi không là gì cả, có thể tôi sẽ xem TV, nấu cơm, điện thoại nói chuyện với bạn bè, con cái…trong lúc chờ đến giờ gọi thầy, nhưng với cô thì khác hẳn, vài giờ chờ đợi dài lắm, nhưng cô có chuyện để kể với thầy.
Trước năm 75, cặp Lê Uyên Phương từng tâm sự trên TV, chúng tôi cứ quấn quít bên nhau đến phát ngán, đôi khi tôi hoặc nàng bỏ nhà vào Sàigòn ít hôm, cuộc trùng phùng bao giờ cũng lãng mạng như thuở ban đầu.
Sự chờ đợi hàng ngày của cô tuy không lãng mạng như cặp kia, nhưng lúc xế chiều, khi thầy trở về, cô hẳn sẽ vui như ngày nào mới quen thầy, vợ chồng quen hơi là vậy.
Tôi chưa gặp cô ngoài đời, có thấy hình, qua cú điện thoại ngắn hôm đó, tôi cảm nhận một người an phận ốm đau hàng ngày để chồng ra Giáo Xứ lo chuyện đạo, sự hy sinh của cô tuy không tên nhưng « rất đạo ».
Có phải giọng ai đó nói chuyện vu vơ có thể trong phút chốc làm cô quên bệnh tật, sau khi cúp máy, cô nghĩ gì về tôi, tôi không biết, tôi thấy mến cô và định tìm cách gặp cô, chờ một lễ hội nào đó ở giáo xứ hẹn gặp mặt.
Hôm lễ Quốc Khánh vừa rồi cô không đến được tiếc quá, bây giờ thì muộn mất rồi, cô Thu ơi, chúng mình không còn cơ hội trò chuyện với nhau nữa.
Cô bị bệnh gan nặng mấy năm nay, ra vào nhà thương như đi chợ, mỗi lần xuất viện cô lại đi ca đoàn, lên đọc Thánh Thư, nhưng lần này thì khác, cô khó trở lại nhà thờ để ca ngợi, vinh danh Chúa.
Năm tuần lễ không ngắn chút nào, dài lắm, dài đăng đẳng với người bệnh, những cơn đau tăng theo thời gian, bạn bè đến thăm dè chừng, sợ làm bệnh nhân đuối sức, mà nếu không đến e lỗi hẹn, ai biết ngày mai sẽ ra sao.
Đó là bằng hữu, người nhà thì sao, chịu thua, đầu ốc như mụ đi, dù biết rằng thời gian không còn bao lâu, mỗi ngày thầy cô cùng đọc kinh cầu nguyện, người sắp ra đi, kẻ ở lại kề cận nhau, và biết là mai này sẽ không còn thấy nhau, xót xa quá.
Cô đã vào hôn mê, hết đau đớn, chả còn biết ai ngồi hàng giờ bên mình, bạn bè không đến nữa, muộn quá rồi, ừ chỉ một người cũng đủ, một người đã đi bên mình suốt cuộc đời này và sẽ nhớ mình những ngày còn lại.
Trước đó cô biết sẽ có giây phút này, nhưng nó ra làm sao thì chỉ có người ở lại mới cảm nhận, giờ phút cuối ngắn lắm, dù một ngày hay một tuần, thời gian mất « tính thời gian ». Thời gian qua đi bên ngoài bệnh viện, trong phòng bệnh ngày cũng như đêm, giờ thì thầy cầu nguyện một mình bên cạnh cô trên giường bệnh như đang ngủ.
Điện thư xế trưa Chúa Nhật 7 tháng 9, « Bà xã đi rồi lúc 4 giờ sáng, vợ tôi bỏ tôi một mình », tôi không dám gọi điện thoại sợ không cầm được nước mắt nếu giọng thầy nghẹn lại, tiếng khóc sẽ bật ra.
Tôi trả lời thư ngắn gọn, cô đã thanh thản trở về bên Chúa, chắc cô sẽ không quên những người còn ở lại.
Tôi vào FaceBook « lấy tấm hình » thầy cô chụp trong một đám cưới năm 2011 lưu vào laptop cùng với bài này, mới đây thôi, trông cô khoẻ, rất trẻ ở tuổi sáu mươi chín, nhìn mãi chả thấy nét bệnh tật nào cả.
Bây giờ chắc chắn cô đã lành bệnh, con đường về trời hẳn cũng không xa, xin gửi cô vài lời tâm sự, tuy muộn màn nhưng tự đáy lòng tôi.
Ừ thôi cô trở về nơi cô đến,
Bên Thiên Nhan Chúa Mẹ lòng lành,
Đừng quên cầu nguyện cô Thu nhé,
Cho thầy Phó Tế, gia đình và những người ở lại.
Thương tiếc quá cô đi sao vội vã,
Để tôi đây chưa kịp nắm tay cô,
Vài hàng cho riêng cô đấy, cô Thu,
Làm sao quên giọng cô nói hôm nào.
11 Sept 2014 / Đoàn Thị
Văn Hóa
Thánh giá là gì?
Đinh Văn Tiến Hùng
11:30 11/09/2014
( Lễ Suy tôn Thánh Giá 14/9/14 )
“Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác Thánh Giá của mình mỗi ngày mà theo Ta”
( Lc.9 : 23 )
Thánh Giá là gì anh biết không ?
Trời mây non nước nhuộm sắc hồng,
Đỉnh cao vời vợi trông đẹp quá !
Thánh Giá vươn lên giữa không trung.
Biểu tượng đó tuyệt mỹ vô cùng,
Ngàn năm biến đổi vẫn uy hùng,
Vươn lên sức sống Ki-tô giáo,
Ấp ủ chở che bao tấm lòng.
Thánh Giá đâu phải để theo thời,
Không là trang điểm để thêm vui,
Dù bằng kim cương hay vàng bạc,
Vòng quanh cổ, ngực cho đẹp tươi.
Đừng dùng Thánh Giá mà đấu tranh,
Đừng mang Thánh Giá mà tuần hành,
Che lấp dưới chiêu bài chính trị,
Âm mưu lừa dối sẽ không thành.
Hãy nhìn lên đỉnh tháp giáo đường,
Thánh Giá vươn cao giữa trời trong,
Tiếng chuông vang dội đang mời gọi,
Hồn ta lắng dịu khỏi sầu vương.
Lặng nhìn tưởng niệm nơi nghĩa trang,
Mộ bia Thánh Giá lớp hàng hàng,
Bao người nắm xuống hai tay trắng,
Giã từ phú quí lẫn vinh quang.
Thánh Giá cuộc đời của mỗi người,
Buồn vui vinh nhục của một đời,
Thiên Chúa đã trao ta đón nhận,
Gánh vác trên đường một mình thôi.
Xưa Chúa trên đường Gôn-gô-ta,
Nhục hình quặn quại, máu lệ nhòa,
Hơi thở đứt đoạn, thân gục ngã,
Thánh Giá trĩu nặng bởi tội ta.
Thánh Giá minh chứng của tình yêu,
Hy sinh cao cả biết bao nhiêu,
Chết khổ nhục, không lời oán trách,
Núi Sọ cô đơn buồn hắt hiu !
Lạy Chúa ! Con đây đã hiểu rồi,
Ấn tín trao con từ Chúa trời :
Hãy vác Thánh Giá theo chân Chúa,
Chỗi dậy mà đi hết cuộc đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
Nguyễn Trung Tây
16:39 11/09/2014
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra khắp nơi: Úc, Mỹ, Do Thái, Việt Nam. Em là một nhân vật đã lập gia đình hoặc đang sống đời tận hiến.
Trời tháng Chín, Úc Châu mùa Xuân, gió mới chan hòa bầu trời tựa quạt lụa phe phẩy mát dịu hồn người. Sáng mùa Xuân, lộc non xanh biếc nổi bật trên nền trời xanh lơ. Ríu rít kéo về đậu kín cành cây, chim từng đôi nhảy nhót chuyền cành; chim trống cao cổ líu lo hót chào bạn tình và bình minh nắng mới. Bướm lượn! Cỏ thơm! Xuân về… Cuối tuần em dạo chơi thơ thẩn khu phố Việt. Bất ngờ quan Bác lừng lững hiện ra như người từ trời hiện xuống… Gặp bác, em lịch sự cúi đầu,
— Chào bác! Bác vẫn khỏe đấy chứ ạ…
Bác nửa đùa nửa thật,
— Chào chú… Cũng cám ơn chú cất nhời hỏi thăm… Vâng, chú cũng đến là khéo vẽ chuyện. Không khỏe thì làm sao đi dạo phố Việt cuối tuần...
Nhìn mặt quan em đẫn ra như người dở hơi trước lời đáp, bác giỡn giỡn tựa mèo vờn chuột,
— Còn chú thì sao? Dạo này vẫn còn đi tu… hay lại xuất, bỏ về nhà đi… chăn trâu rồi?
Biết trời mùa xuân, quan bác vui trong dạ, mở miệng ăn nói mát mẻ, em thôi ngớ ngẩn, nhưng tủm tỉm cười,
— Vâng, em cũng cám ơn bác cất nhời thăm hỏi… Em thì cũng tạ ơn Chúa, vẫn còn cắp sách đi học… Còn vụ chăn trâu thì chả tới phiên em… Bên này Úc Châu, có muốn đi chăn trâu cũng chả có trâu đâu mà chăn… Họa may bác mua vé một chiều một mình bay lên Darwin, Bắc Úc. Mà thôi… Em cũng chỉ ưa nói chuyện khiếu. Em có nhỡ nhời, xin bác bỏ qua.
Biết chạm phải đít ong, bác cười cười, làm hòa, lãng sang chuyện khác,
— Thì thôi, tôi cũng chỉ nói chuyện khiếu. Mà chú cũng phải nhớ, làm gì thì làm, hôm đỗ Cụ, nhớ báo cho tôi biết một tiếng đấy…
Bác dừng lại, vỗ vỗ vai em, giọng điệu thân tình,
— Thiệt tình, bán anh em xa không bằng láng giềng gần. Tôi với chú cũng còn hơn láng giềng. Thì thôi, chú cũng bỏ qua, đừng có chấp nhời. Chú với tôi thì thân quá, nhiều khi tôi cũng nhỡ miệng… Chú bây giờ cũng là Thầy Sáu rồi. Dăm bữa nửa tháng nửa thôi, là bước lên cung thánh. Giá còn ở ngoài bắc, làng ta, gặp chú, ai cũng phải gọi khoanh tay, “Bẩm Cụ Sáu...” Chứ đâu như ở bên này…
Em nhìn nhìn quan bác, mắt để ý dòm chừng, không biết quan bác có muốn dở chiêu nào nữa hay không. Nhưng thấy bác mặt hòa nhã… Em yên tâm, không nói thêm chi. Thấy em yên lặng, bác quay lại chuyện cũ,
— À, thì đang nói dở dang chuyện Thầy Sáu... Bây giờ chú là Thầy Sáu, cũng được bước lên tòa, giảng thuyết như ai…
Em nhìn bác, tự nhiên ngần ngại, không biết bác đang muốn nói điều gì. Biết em nghĩ ngợi, bác nói tiếp,
— Gớm, chú làm gì mà mặt lại tự nhiên phỗng ra như cám lợn dở hơi như thế kia. Tôi ý chỉ muốn hỏi là ngày mai Lễ Suy Tôn Thánh Giá rồi, chú là Thầy Sáu, già nửa năm rồi, chú đã soạn bài giảng cho ngày lễ hay chưa?
Em ăn miếng trả miếng,
— Nghe bác hỏi mà em cứ ngỡ mình đang đứng trước mặt cha bề trên nhà dòng, hoặc thời pháp đình, tây thuộc... Khổ, mà thôi… Bác nói thì em mới dám thưa. Bác hỏi em mấy câu rồi, giờ tới phiên em. Em xin hỏi bác…
Thấy em mặn mà câu chuyện, bác hứng chí, đáp nhời ngay,
— Đấy, thì tôi đang đứng ngay đây. Chú có muốn hỏi chi thì cứ việc hỏi.
Được nhời bác, em nói ngay,
— Vâng, xin phép bác. Giả sử bác là thầy Sáu…
Bác cắt lời em,
— Ơ, cái chú này, đến là hay! Tôi có phải là Thầy Sáu đâu…
Em bắt đầu nổi máu bướng, nói tới,
— Khổ, bác cứ thích đi buôn bán than... Đấy, nhà em ngoài sân còn nguyên một đống than. Tiện thể nhờ bác gánh hộ, mang bán dùm em… Khổ! Chuyện bác không phải Thầy Sáu, cả và thiên hạ, ai mà chẳng biết. Nhưng em đã nói rõ ràng hẳn hoi, em chỉ giả sử thôi. Mà em cũng xin phép bác, cho em nói hết nhời… Chứ em vừa mới đi được dăm ba thước, thì bác cứ mở miệng cản đường cản bước, sao em trình bày cho hết nhẽ…
Biết em nổi tính cục, bác hòa nhã gật đầu,
— Thì thôi. Thầy Sáu cứ nói…
Em tiếp nhời ngay, lần này ăn nói thông suốt một mạch, cứ như cha cụ đứng trên tòa giảng,
— Vâng, nếu bác là Thầy Sáu, bác sẽ soạn bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá như thế nào?
Bác mặt tự nhiên ngớ ra trước câu hỏi bất ngờ,
— Ơ, ông đến là hay! Hỏi ông, thì ông lại hỏi ngược lại. Ai biết đâu mà nói…
Em ăn nói ngọt ngào,
— Vâng, thế thì mới có chuyện mà nói. Xin phép bác quay lại chuyện bác và em đang bàn… Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá, nếu bác là Thầy Sáu…
Em tự nhiên dừng lại, ngẫm nghĩ một thoáng, rồi nói luôn,
— Mà thôi, bác thì cứ việc gì phải là Thầy Sáu. Giờ em phong… cho bác làm Cụ luôn. Đấy, giờ bác là Cụ, bác đứng trên tòa, bác giảng ngày Lễ Thánh Giá. Giờ bác nói gì?
Em tiếp tục đổ đường cho bác uống,
— Bác mặt mày thông minh sáng láng, lại sinh năm Nhâm Thìn. Trai Nhâm gái Quý, mà đây lại là Thìn. Văn võ toàn tài. Việc nhà bác cũng thông, việc đạo bác cũng rành. Thì đấy, Cụ đặt bác vào chân Hội Đồng Giáo Xứ được mấy năm rồi… Lại còn được Cụ tin cậy, nhờ vả, giúp Cụ một tay dậy Giáo Lý Tân Tòng, Hôn Nhân. Giờ, em có việc nhờ cậy bác. Xin bác cho em nghe bài giảng của bác để em được dịp “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…
Bác mở miệng, nửa đùa nửa thật,
— Ông, chỉ được cái tinh vi…
Em cự ngay,
— Ơ Bác! Bác nói thế, thiên hạ nghe được, người ta lại mắng em là ưa nói điêu… Có đúng bác là thành viên Hội Đồng Giáo Xứ hay không? Bác có giúp Cụ dạy Lớp Giáo lý Tân Tòng và Hôn Nhân không nè?
Bác mặt tươi như chú rể ngày cưới,
— Chú cứ ưa nói quá! Thì cũng đúng… Nhưng mà thôi, quay lại cái chuyện bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá đi…
Bác mặt đăm chiêu, suy nghĩ, tựa như đang nói với chính mình,
— Ừ, chú đặt vấn đề cũng hay! Nếu phải giảng… Giảng như thế nào đây? Mà lại là Lễ Thánh Giá…
Bác dừng lại dòng tư tưởng, dựa dẫm dò đường,
— Thì biết đâu… Nếu là tôi, thì tôi sẽ nói, “Hôm nay Lễ Suy Tôn Thánh Giá…”
Em nhìn bác, yên lặng chờ đợi… Nhìn em khuôn mặt thành khẩn ngước lên như tín đồ ngoan đạo, bác yên tâm “giảng” tiếp,
— Lễ Suy Tôn Thánh Giá, cho nên Giáo Hội kêu mời mọi người tín hữu vinh danh cây Thánh Giá… bởi Chúa yêu thương con người, cho nên Ngài đã chết trên thánh giá. Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Bác chưa giảng xong bài giảng, em bất ngờ mở miệng, tưởng để làm chi, hóa ra ngắm dấu đanh,
— Thì, thì… Amen…
Tiện thể, em mở miệng đánh trống,
— Tùng, tùng, tùng! Cắc!... Tùng….
Chưa hết, em buông nhời thẳng một lèo, giọng của ông Phán, Số Đỏ,
— Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi…
Được em đánh trống, mời xuống khán đài, bác mặt dài đoãng ra…,
— Ông! Làm như ông hay lắm…
Em cười cười,
— Em nào dám. Áo mặc sao qua khỏi đầu. Nhưng cũng phải tình thật mà thưa với bác. Bác còn nhớ không? Đã bao nhiêu lần rồi, trăm lần là cả trăm, vừa xong một ván lễ là bác ghé vào nhà em, mở miệng than thở: “Khổ! Cụ nhà mình, đố có được bài giảng nào giảng cho ra hồn. Hết Chúa thương chúng ta, Chúa sinh ra làm người, lại đến Chúa thương chúng ta, Chúa chết trên cây thánh giá… Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”
Em cười tinh quái,
— Đấy giờ tới phiên bác. Nào có gì khác… Hết bởi Chúa… thì lại…
Em dừng ngang, tay lục lục túi áo, sau cùng lôi ra một vật nhỏ bằng đầu ngón tay cái,
— Đấy, bác không tin, thì cứ nghe bài giảng của bác mới giảng…
Em mở giọng phường chèo,
— Em mời quan bác…
Em bật nút máy thâu. Giọng bác “giảng” bài giảng Lễ Thánh Giá nghe rõ mồn một,
— Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Nghe lọt tai bài giảng của mình, mặt bác dài ra tựa như gái ngồi phải cọc. Em biết tội, thôi đánh, nhưng nhẹ nhàng xoa xoa,
— Mà thôi… Em biết bác vui. Chọc bác cho vui nhà vui cửa vậy thôi. Em biết soạn bài giảng không dễ. Chưa kể, làm cha cụ cũng như làm dâu trăm họ. Được lòng người này, mất lòng người kia… Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Được em thoa dầu gió, bác cười tươi, mở miệng mắng yêu quan em mấy tiếng,
— Chú! Cái tật ăn nói hưu vượn, vẫn chưa chừa…
Ngẫm nghĩ một hồi, bác nói ngay,
— Ừ mà thôi. Tôi giả lại cho chú chức Thầy Sáu của chú… Chú mới là Thầy Sáu thứ thật. Giờ tới phiên chú đấy.
Bác bắt chước em, cất giọng phường chèo,
— Người ơi người ở đừng về. Kính mời thầy Sáu bước lên tòa…giảng…
Em biết bác muốn gỡ huề tỷ số. Được nhời mời, em bước lên ngay. Em đằng hắng mấy tiếng. Một ngón tay gõ gõ không khí, tựa như đang thử mi-rô. Hai tay xoa xoa vào nhau, em nhìn ra chung quanh, rồi cúi xuống. Chỉ trong một giây, em nhìn lên bắt đầu bài giảng Lễ Suy Tôn Thánh Giá,
…Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.
Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, 5 giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại.
Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người nghị viên gốc Tây đề nghị dựng ngay góc đường trụ đèn giao thông.
Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh bay vé First Class từ Darwin về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoàng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!
Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…
Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân thối khắm vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng với biệt danh một ngày bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…
Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.
Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ đen nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ. Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng.
Một trăm năm rồi, cây thánh giá Ngôi Lời vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra khắp nơi: Úc, Mỹ, Do Thái, Việt Nam. Em là một nhân vật đã lập gia đình hoặc đang sống đời tận hiến.
Trời tháng Chín, Úc Châu mùa Xuân, gió mới chan hòa bầu trời tựa quạt lụa phe phẩy mát dịu hồn người. Sáng mùa Xuân, lộc non xanh biếc nổi bật trên nền trời xanh lơ. Ríu rít kéo về đậu kín cành cây, chim từng đôi nhảy nhót chuyền cành; chim trống cao cổ líu lo hót chào bạn tình và bình minh nắng mới. Bướm lượn! Cỏ thơm! Xuân về… Cuối tuần em dạo chơi thơ thẩn khu phố Việt. Bất ngờ quan Bác lừng lững hiện ra như người từ trời hiện xuống… Gặp bác, em lịch sự cúi đầu,
— Chào bác! Bác vẫn khỏe đấy chứ ạ…
Bác nửa đùa nửa thật,
— Chào chú… Cũng cám ơn chú cất nhời hỏi thăm… Vâng, chú cũng đến là khéo vẽ chuyện. Không khỏe thì làm sao đi dạo phố Việt cuối tuần...
Nhìn mặt quan em đẫn ra như người dở hơi trước lời đáp, bác giỡn giỡn tựa mèo vờn chuột,
— Còn chú thì sao? Dạo này vẫn còn đi tu… hay lại xuất, bỏ về nhà đi… chăn trâu rồi?
Biết trời mùa xuân, quan bác vui trong dạ, mở miệng ăn nói mát mẻ, em thôi ngớ ngẩn, nhưng tủm tỉm cười,
— Vâng, em cũng cám ơn bác cất nhời thăm hỏi… Em thì cũng tạ ơn Chúa, vẫn còn cắp sách đi học… Còn vụ chăn trâu thì chả tới phiên em… Bên này Úc Châu, có muốn đi chăn trâu cũng chả có trâu đâu mà chăn… Họa may bác mua vé một chiều một mình bay lên Darwin, Bắc Úc. Mà thôi… Em cũng chỉ ưa nói chuyện khiếu. Em có nhỡ nhời, xin bác bỏ qua.
Biết chạm phải đít ong, bác cười cười, làm hòa, lãng sang chuyện khác,
— Thì thôi, tôi cũng chỉ nói chuyện khiếu. Mà chú cũng phải nhớ, làm gì thì làm, hôm đỗ Cụ, nhớ báo cho tôi biết một tiếng đấy…
Bác dừng lại, vỗ vỗ vai em, giọng điệu thân tình,
— Thiệt tình, bán anh em xa không bằng láng giềng gần. Tôi với chú cũng còn hơn láng giềng. Thì thôi, chú cũng bỏ qua, đừng có chấp nhời. Chú với tôi thì thân quá, nhiều khi tôi cũng nhỡ miệng… Chú bây giờ cũng là Thầy Sáu rồi. Dăm bữa nửa tháng nửa thôi, là bước lên cung thánh. Giá còn ở ngoài bắc, làng ta, gặp chú, ai cũng phải gọi khoanh tay, “Bẩm Cụ Sáu...” Chứ đâu như ở bên này…
Em nhìn nhìn quan bác, mắt để ý dòm chừng, không biết quan bác có muốn dở chiêu nào nữa hay không. Nhưng thấy bác mặt hòa nhã… Em yên tâm, không nói thêm chi. Thấy em yên lặng, bác quay lại chuyện cũ,
— À, thì đang nói dở dang chuyện Thầy Sáu... Bây giờ chú là Thầy Sáu, cũng được bước lên tòa, giảng thuyết như ai…
Em nhìn bác, tự nhiên ngần ngại, không biết bác đang muốn nói điều gì. Biết em nghĩ ngợi, bác nói tiếp,
— Gớm, chú làm gì mà mặt lại tự nhiên phỗng ra như cám lợn dở hơi như thế kia. Tôi ý chỉ muốn hỏi là ngày mai Lễ Suy Tôn Thánh Giá rồi, chú là Thầy Sáu, già nửa năm rồi, chú đã soạn bài giảng cho ngày lễ hay chưa?
Em ăn miếng trả miếng,
— Nghe bác hỏi mà em cứ ngỡ mình đang đứng trước mặt cha bề trên nhà dòng, hoặc thời pháp đình, tây thuộc... Khổ, mà thôi… Bác nói thì em mới dám thưa. Bác hỏi em mấy câu rồi, giờ tới phiên em. Em xin hỏi bác…
Thấy em mặn mà câu chuyện, bác hứng chí, đáp nhời ngay,
— Đấy, thì tôi đang đứng ngay đây. Chú có muốn hỏi chi thì cứ việc hỏi.
Được nhời bác, em nói ngay,
— Vâng, xin phép bác. Giả sử bác là thầy Sáu…
Bác cắt lời em,
— Ơ, cái chú này, đến là hay! Tôi có phải là Thầy Sáu đâu…
Em bắt đầu nổi máu bướng, nói tới,
— Khổ, bác cứ thích đi buôn bán than... Đấy, nhà em ngoài sân còn nguyên một đống than. Tiện thể nhờ bác gánh hộ, mang bán dùm em… Khổ! Chuyện bác không phải Thầy Sáu, cả và thiên hạ, ai mà chẳng biết. Nhưng em đã nói rõ ràng hẳn hoi, em chỉ giả sử thôi. Mà em cũng xin phép bác, cho em nói hết nhời… Chứ em vừa mới đi được dăm ba thước, thì bác cứ mở miệng cản đường cản bước, sao em trình bày cho hết nhẽ…
Biết em nổi tính cục, bác hòa nhã gật đầu,
— Thì thôi. Thầy Sáu cứ nói…
Em tiếp nhời ngay, lần này ăn nói thông suốt một mạch, cứ như cha cụ đứng trên tòa giảng,
— Vâng, nếu bác là Thầy Sáu, bác sẽ soạn bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá như thế nào?
Bác mặt tự nhiên ngớ ra trước câu hỏi bất ngờ,
— Ơ, ông đến là hay! Hỏi ông, thì ông lại hỏi ngược lại. Ai biết đâu mà nói…
Em ăn nói ngọt ngào,
— Vâng, thế thì mới có chuyện mà nói. Xin phép bác quay lại chuyện bác và em đang bàn… Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá, nếu bác là Thầy Sáu…
Em tự nhiên dừng lại, ngẫm nghĩ một thoáng, rồi nói luôn,
— Mà thôi, bác thì cứ việc gì phải là Thầy Sáu. Giờ em phong… cho bác làm Cụ luôn. Đấy, giờ bác là Cụ, bác đứng trên tòa, bác giảng ngày Lễ Thánh Giá. Giờ bác nói gì?
Em tiếp tục đổ đường cho bác uống,
— Bác mặt mày thông minh sáng láng, lại sinh năm Nhâm Thìn. Trai Nhâm gái Quý, mà đây lại là Thìn. Văn võ toàn tài. Việc nhà bác cũng thông, việc đạo bác cũng rành. Thì đấy, Cụ đặt bác vào chân Hội Đồng Giáo Xứ được mấy năm rồi… Lại còn được Cụ tin cậy, nhờ vả, giúp Cụ một tay dậy Giáo Lý Tân Tòng, Hôn Nhân. Giờ, em có việc nhờ cậy bác. Xin bác cho em nghe bài giảng của bác để em được dịp “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…
Bác mở miệng, nửa đùa nửa thật,
— Ông, chỉ được cái tinh vi…
Em cự ngay,
— Ơ Bác! Bác nói thế, thiên hạ nghe được, người ta lại mắng em là ưa nói điêu… Có đúng bác là thành viên Hội Đồng Giáo Xứ hay không? Bác có giúp Cụ dạy Lớp Giáo lý Tân Tòng và Hôn Nhân không nè?
Bác mặt tươi như chú rể ngày cưới,
— Chú cứ ưa nói quá! Thì cũng đúng… Nhưng mà thôi, quay lại cái chuyện bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá đi…
Bác mặt đăm chiêu, suy nghĩ, tựa như đang nói với chính mình,
— Ừ, chú đặt vấn đề cũng hay! Nếu phải giảng… Giảng như thế nào đây? Mà lại là Lễ Thánh Giá…
Bác dừng lại dòng tư tưởng, dựa dẫm dò đường,
— Thì biết đâu… Nếu là tôi, thì tôi sẽ nói, “Hôm nay Lễ Suy Tôn Thánh Giá…”
Em nhìn bác, yên lặng chờ đợi… Nhìn em khuôn mặt thành khẩn ngước lên như tín đồ ngoan đạo, bác yên tâm “giảng” tiếp,
— Lễ Suy Tôn Thánh Giá, cho nên Giáo Hội kêu mời mọi người tín hữu vinh danh cây Thánh Giá… bởi Chúa yêu thương con người, cho nên Ngài đã chết trên thánh giá. Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Bác chưa giảng xong bài giảng, em bất ngờ mở miệng, tưởng để làm chi, hóa ra ngắm dấu đanh,
— Thì, thì… Amen…
Tiện thể, em mở miệng đánh trống,
— Tùng, tùng, tùng! Cắc!... Tùng….
Chưa hết, em buông nhời thẳng một lèo, giọng của ông Phán, Số Đỏ,
— Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi…
Được em đánh trống, mời xuống khán đài, bác mặt dài đoãng ra…,
— Ông! Làm như ông hay lắm…
Em cười cười,
— Em nào dám. Áo mặc sao qua khỏi đầu. Nhưng cũng phải tình thật mà thưa với bác. Bác còn nhớ không? Đã bao nhiêu lần rồi, trăm lần là cả trăm, vừa xong một ván lễ là bác ghé vào nhà em, mở miệng than thở: “Khổ! Cụ nhà mình, đố có được bài giảng nào giảng cho ra hồn. Hết Chúa thương chúng ta, Chúa sinh ra làm người, lại đến Chúa thương chúng ta, Chúa chết trên cây thánh giá… Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”
Em cười tinh quái,
— Đấy giờ tới phiên bác. Nào có gì khác… Hết bởi Chúa… thì lại…
Em dừng ngang, tay lục lục túi áo, sau cùng lôi ra một vật nhỏ bằng đầu ngón tay cái,
— Đấy, bác không tin, thì cứ nghe bài giảng của bác mới giảng…
Em mở giọng phường chèo,
— Em mời quan bác…
Em bật nút máy thâu. Giọng bác “giảng” bài giảng Lễ Thánh Giá nghe rõ mồn một,
— Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Nghe lọt tai bài giảng của mình, mặt bác dài ra tựa như gái ngồi phải cọc. Em biết tội, thôi đánh, nhưng nhẹ nhàng xoa xoa,
— Mà thôi… Em biết bác vui. Chọc bác cho vui nhà vui cửa vậy thôi. Em biết soạn bài giảng không dễ. Chưa kể, làm cha cụ cũng như làm dâu trăm họ. Được lòng người này, mất lòng người kia… Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Được em thoa dầu gió, bác cười tươi, mở miệng mắng yêu quan em mấy tiếng,
— Chú! Cái tật ăn nói hưu vượn, vẫn chưa chừa…
Ngẫm nghĩ một hồi, bác nói ngay,
— Ừ mà thôi. Tôi giả lại cho chú chức Thầy Sáu của chú… Chú mới là Thầy Sáu thứ thật. Giờ tới phiên chú đấy.
Bác bắt chước em, cất giọng phường chèo,
— Người ơi người ở đừng về. Kính mời thầy Sáu bước lên tòa…giảng…
Em biết bác muốn gỡ huề tỷ số. Được nhời mời, em bước lên ngay. Em đằng hắng mấy tiếng. Một ngón tay gõ gõ không khí, tựa như đang thử mi-rô. Hai tay xoa xoa vào nhau, em nhìn ra chung quanh, rồi cúi xuống. Chỉ trong một giây, em nhìn lên bắt đầu bài giảng Lễ Suy Tôn Thánh Giá,
…Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.
Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, 5 giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại.
Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người nghị viên gốc Tây đề nghị dựng ngay góc đường trụ đèn giao thông.
Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh bay vé First Class từ Darwin về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoàng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!
Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…
Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân thối khắm vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng với biệt danh một ngày bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…
Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.
Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ đen nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ. Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng.
Một trăm năm rồi, cây thánh giá Ngôi Lời vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thơ Hồn Nhiên
Dominic Đức Nguyễn
21:09 11/09/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Trẻ vui nhộn tưng bừng khắp chốn,
Không tình ngang, ý muốn chẳng lành.
Gái trai tinh trắng, ngọn ngành
Như nguyên tổ lúc tạo thành đầu tiên.
(Trích thơ của Hồng Phúc, Lm.)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05 – 11/09/2014 –Bạo lực nhắm vào các tín hữu Kitô gia tăng kinh hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:18 11/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha Patrick Tor Alumuku, trưởng ban truyền thông xã hội của tổng giáo phận Abuja, Nigeria báo cáo với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:
"Nhiều nhà thờ bị thiêu rụi và hàng trăm ngàn người, chủ yếu là các Kitô hữu, đang cố chạy thoát quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram. Tôi đã nói chuyện với các linh mục còn bị kẹt trong thành phố Maiduguri (thủ phủ bang Borno ở phía đông bắc Nigeria). Các ngài cho biết về những diễn biến khủng khiếp đang diễn ra."
Theo cha Patrick, "Boko Haram rõ ràng đang muốn loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự hiện diện Kitô giáo và nhiều nhà thờ đã bị phá hủy hoặc cướp phá. Tuần trước, tại một ngôi làng ở khu vực Maiduguri, Boko Haram đã lấy một giáo xứ làm trụ sở địa phương của mình ".
Theo tin của Đức Cha Oliver Dashe Doeme, là Giám Mục Maiduguri,"ở những nơi Boko Haram vừa chiếm được Kitô hữu đang cố chạy trốn". Ngài nói rằng ít nhất 90,000 người Công Giáo trong số những người phải lánh nạn.
Cha Patrick nói thêm: "Tuy nhiên, chạy theo đám đông các Kitô hữu cũng có những người Hồi giáo, một số là trưởng thôn, làng và thị trấn, và cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo, là những người không thể biết chắc Boko Haram sẽ đối xử với họ như thế nào".
Ngài nhận định: "Thật không may là với một số lượng đông đảo những người phải tị nạn, viện trợ nhân đạo đến với họ rất khó khăn. Một thành phố như Maiduguri với dân số hơn một triệu người bị tấn công bởi Boko Haram, hậu quả sẽ là một thảm họa nhân đạo đặc biệt nghiêm trọng".
2. Đức Thánh Cha nói: chiến tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình do Cộng Đồng Thánh Egidio tổ chức tại thành phố Antwerp, bên nước Bỉ. Ngài đặc biệt nhấn mạnh : “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đại Hội Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình là một sáng kiến của phong trào đại kết đã được bắt đầu từ năm 1986 dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Đại Hội năm nay với chủ đề “Hòa Bình là Tương Lai” có mục đích khẳng định tinh thần của lần gặp gỡ đầu tiên vì năm nay thế giới kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ.
Theo Radio Vatican, hồi tưởng thảm trạng này của lịch sử, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong điện văn gửi đại hội lần thứ 28: “ngày kỷ niệm này có thể dậy cho chúng ta biết rằng chiến tranh không bao giờ là một phương tiện thích nghi để cải tổ những bất công và đạt được những giải pháp cân bằng cho những bất hòa về chính trị và xã hội.”
Ngài mô tả cách thức đại hội Antwerp quy tụ được các truyền thống tôn giáo khác nhau có thể đóng góp chân thực cho hòa bình. Ngài viết tiếp: “Tôi hy vọng những ngày cầu nguyện và đối thoại này sẽ là một nhắc nhớ mạnh mẽ rằng việc tìm kiếm hòa bình và cảm thông qua sự cầu nguyện có thể hun đúc những nối kết lâu dài về tình hiệp nhất, và vượt thắng những mê say về chiến tranh.” Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã khẳng định rằng: “Chiến Tranh không bao giờ cần thiết, và có thể tránh được.”
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng đối thoại và gặp gỡ là phương cách phải noi theo trong việc tìm kiếm hòa bình, và ngài nói đã đến lúc các nhà lãnh đạo các tôn giáo cần phải hợp tác hữu hiệu hơn trong công trình chữa lành các vết thương và giải quyết các tranh chấp.
Để kết luận, Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta phải học hỏi để vượt thắng những căng thẳng, nuôi dưỡng những mối tương quan công chính và hòa bình giữa các dân nước và các nhóm xã hội, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.”
3. Đức Thánh Cha chia buồn về việc 3 nữ tu thừa sai Italia bị thảm sát tại Burundi
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia buồn với dòng thừa sai Savie và Tổng giáo phận Bujumbura bên Burundi, nơi 3 nữ tu của dòng bị sát hại dã man hôm Chúa Nhật 7 tháng 9.
3 nữ tu cao niên, cả đời phục vụ người nghèo ở Phi châu, là chị Lucia Pulici 75 tuổi, và Olga Raschietti 83 tuổi, bị cắt cổ cắt cổ chiều Chúa Nhật 7 tháng 9 vừa qua trong tu viện ở Kamenge, ngoại ô Bujumbura của Burundi. Sau đó, nữ tu Bernedetta Boggian, 79 tuổi, từ hơn 44 năm nay phục vụ tại Trung Phi, Congo và Burundi, cũng bị chém đầu trong đêm hôm ấy. Đại tá Helmegilde Harimenshi, phát ngôn viên của cảnh sát Burundi, cho biết cả 3 nữ tu đều bị kẻ sát nhân hãm hiếp. Một nữ tu không những bị cắt cổ nhưng còn bị thủ phạm dùng đá đánh vào mặt nhiều cú. Cảnh sát bác bỏ tin cho rằng 3 nữ tu là nạn nhân của vụ đánh cướp, vì kẻ sát nhân không lấy tiền bạc hoặc vật dụng gì trong tu viện.
Trong điện văn thứ nhất gửi đến Nữ tu Ines Frizza, Bề trên Tổng quyền dòng thừa sai Savie ở thành phố Parma, bắc Italia, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha xúc động sâu xa vì cái chết thê thảm của các nữ tu thừa sai Savie bị giết ở Burundi, ngài nồng nhiệt chia buồn với toàn dòng vì sự mất mát các nữ tu nhiệt thành như vậy. Đức Thánh Cha cầu mong máu của các chị đổ ra sẽ trở thành hạt giống để xây dựng tình huynh đệ đích thực giữa các dân tộc, đồng thời dâng lời khẩn nguyện sốt sắng để cầu cho các chứng nhân quảng đại của Tin Mừng.
Trong điện văn chia buồn thứ hai gửi đến Đức Cha Evariste Ngoyagoye, Tổng Giám Mục Bujumbura, Đức Hồng Y Parolin cho biết Đức Thánh Cha nhắc đến sự phục vụ của 3 nữ tu ở giáo xứ Thánh Guido Maria Conforti ở thủ đô Burundi, và ngài xin Chúa đón nhận 3 nữ tu trung thành và tận tụy này vào nơi an bình và ánh sáng của Chúa. ĐTC bày tỏ sự gần gũi và chia buồn với toàn thể cộng đoàn giáo phận, nhất là những người bị thương tổn vì cái chết đau thương của ba nữ tu.
4. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho Ukraine
Lệnh ngừng bắn tại Ukraine đã có hiệu lực từ 4 giờ chiều giờ quốc tế hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Tuy nhiên, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau nhiều cuộc tấn công mới nhắm vào các căn cứ quân sự của Ukraine đã diễn ra tại Donetsk. Vào sáng hôm Chúa Nhật, người ta có thể nghe những tiếng nổ lớn và những cụm khói bốc lên tại phi trường quốc tế Donetsk.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 7 tháng 9, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cầu nguyện cho cuộc ngưng chiến và đối thoại liên quan tới Ukraine, trong cái luận lý của sự gặp gỡ, có thể tiếp tục và đem lại nhiều hoa trái, mặc dù có các tin tức đau buồn. Ngài cầu mong cuộc ngưng chiến có thể thoa dịu nỗi khổ đau của dân chúng và góp phần mang lại hòa bình lâu bền.
Ngài cũng hiệp ý với các Giám Mục Lesotho lên án mọi hành động bạo lực và kêu gọi tái lập hòa bình trong công lý và tình huynh đệ cho vùng đất này.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ 30 thiện nguyện viện của Hội Hồng Thập Tự Italia sang trợ giúp người tỵ nạn tại Dohuk gần Erbil bên Irak. Ngài chúc lành cho họ và tất cả những ai tìm cách trợ giúp một cách cụ thể các anh chị em bị bách hại và đàn áp này.
Sau khi chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau Đức Thánh Cha nhắc lại cho mọi người biết ngày thứ hai 8 tháng 9 là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ. Ngài xin mọi người chào và chúc mừng Mẹ Maria và đọc một Kinh Kính Mừng với trọn con tim. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài nữa.
5. La Civiltà Cattolica: Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa
Trong bài xã luận “Hãy ngăn chặn thảm kịch nhân đạo tại Iraq, đừng phớt lờ nữa” đăng trên tạp chí La Civiltà Cattolica, một tờ báo có thế giá của Dòng Tên tại Rôma, số ra đầu tháng 9, cha Luciano Larivera lên tiếng kêu gọi "Cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích."
Tạp chí La Civiltà Cattolica, do Dòng Tên điều hành, được thành lập từ năm 1850 tại Rôma với tôn chỉ là bảo vệ nền văn minh Công Giáo chống lại những kẻ thù của Giáo Hội như những thành phần cấp tiến, bè tam điểm… Ngay từ đầu, tạp chí này đã được Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 và các vị Giáo Hoàng kế vị ủng hộ. Nhiều nhà quan sát cho rằng tạp chí này thể hiện quan điểm của Tòa Thánh trước những vấn đề của thế giới.
Mở đầu bài xã luận, cha Luciano viết:
"Rõ ràng, để thúc đẩy hòa bình điều cần thiết là phải hiểu cuộc chiến tranh mà chúng ta đang phải đối diện thực sự là gì, chứ không phải là chủ quan người ta muốn cuộc chiến này là gì. Điều rất quan trọng là phải nghiên cứu và tìm hiểu lý do tại sao và bằng cách nào Nhà nước Hồi giáo lại đang muốn gây chiến với cả thế giới.”
Cha Luciano khẳng định: “Cuộc chiến của họ là một cuộc chiến tranh tôn giáo và hủy diệt.”
Ngài viết tiếp rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "
Quan sát phương cách cộng đồng thế giới hiện nay đương đầu với cuộc chiến này, tờ La Civiltà Cattolica ghi nhận:
"Các nhà phân tích quân sự ghi nhận rằng các giải pháp quân sự hiện tại là không có hiệu quả."
Mỹ và Iraq đã tiến hành các cuộc không kích chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS, và thủ tướng Anh, ông David Cameron cũng đang xem xét khả năng Anh quốc tham gia vào các hoạt động quân sự này. Cả Pháp và Anh đã và đang trang bị vũ khí cho các chiến binh người Kurd, là những người đang trực tiếp chiến đấu với quân khủng bố Hồi Giáo IS.
"Sự thiếu hiệu quả của các hoạt động quân sự hiện nay tiếp tục cho phép quân khủng bố Hồi Giáo IS có khả năng chinh phục thêm nhiều lãnh thổ, và tạo cho nó cơ hội hành động tàn bạo hơn nữa."
"Quân khủng bố Hồi Giáo IS cần phải bị cô lập khỏi các nguồn cung cấp vũ khí, việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh mới, các nguồn tài trợ, hạ tầng cơ sở về năng lượng, và hậu cần."
Cha Luciano ghi nhận tầm quan trọng của việc hình thành một chính phủ Iraq, trong đó người Sunni được đại diện, và các nhóm dân tộc và tôn giáo khác cũng phải được có tiếng nói xứng đáng trong chính phủ liên hiệp, đồng thời ngài cũng lưu ý rằng các cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shiite ở Iraq là một hình thức thu nhỏ phản ánh một cuộc xung đột lớn hơn đang diễn ra giữa Iran và phần còn lại của các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.
Cha Luciano nhấn mạnh rằng trong khi "tiếng kêu tiên tri của Giáo Hội là ‘lời nói không với chiến tranh!’, huấn quyền của Giáo Hội cũng bao gồm lý thuyết về chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ những người vô tội, cũng như hòa bình, tình liên đới, và lòng bác ái.”
"Giáo Hội không được giao nhiệm vụ đề xuất các chiến lược chiến tranh và chiến thuật. Điều này là không phù hợp với sứ mệnh và khả năng của Giáo Hội. Những điều này là trách nhiệm và khả năng của các thẩm quyền dân sự và quân sự, và các chuyên gia, trong đó có người Công Giáo".
Tuy nhiên, Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.
6. Thái tử Charles đóng góp cho các Kitô hữu Iraq chạy loạn Hồi Giáo
Chỉ trong vòng tháng Tám, 120,000 Kitô hữu đã phải bỏ nhà cửa ở ở vùng đồng bằng Nineveh để lánh nạn sau khi khu vực này bị rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Trước đó, từ thượng tuần tháng Sáu, khi bọn khủng bố chiếm được Mosul cả nửa triệu người đã phải tản cư.
Tại Erbil, có ít nhất 200,000 người tị nạn đang sống tại 22 điểm tiếp cư. Một trong những điểm đó là Nhà thờ St Joseph, Ankawa, nơi 670 gia đình đã nhận được sự giúp đỡ khẩn cấp và đang sống dưới các tấm bạt, trong bóng râm của các tòa nhà, và cả bên trong nhà thờ.
Xúc động trước tình cảnh bị bách hại của các tín hữu Kitô, thái tử Charles của xứ Wales đã có những đóng góp cá nhân để giúp các Kitô hữu kèm với một thông điệp chân thành bày tỏ những quan ngại của mình. Ông đã gởi một số tiền lớn cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, là Neville Kyrke-Smith cho biết: "Sự hỗ trợ này là động viên to lớn và cho thấy tình đoàn kết với những người Kitô hữu đang đối mặt với nguy cơ bị tận diệt khỏi quê hương Kinh Thánh. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng hành động hào phóng và tử tế có thể truyền cảm hứng cho những người khác để nhiều người cùng đứng lên cho tất cả những ai chịu đau khổ vì đức tin của họ. "
7. Đức Thánh Cha tiếp kiến 31 Giám Mục Cameroon
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các Giám Mục Cameroon đặc biệt quan tâm săn sóc các gia đình, và ngài kêu gọi cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục.
Đức Thánh Cha đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 6 tháng 9, dành cho 31 Giám Mục thuộc 25 giáo phận ở Cameroon, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
Ngài nói: “Gia đình phải tiếp tục được anh em quan tâm săn sóc, nhất là vì ngày nay gia đình đang phải chịu cơ cực nặng nề, nghèo đói, phải tản cư, thiếu an ninh, cám dỗ muốn trở lại những thói tục cổ truyền không thể dung hợp với đức tin Kitô, hoặc những lối sống mới do thế giới bị tục hóa”.
Về hàng giáo sĩ, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Điều cốt yếu là hàng giáo sĩ làm chứng tá về một cuộc sống có Chúa ngự trị trong đó, phù hợp với những đòi hỏi và các nguyên tắc của Tin Mừng. Tôi muốn cám ơn tất cả các linh mục vì lòng nhiệt thành tông đồ, thường trong những hoàn cảnh khó khăn và bấp bênh, tôi hứa gần gũi với họ trong kinh nguyện. Nhưng cũng nên cảnh giác trong việc phân định và tháp tùng các ơn gọi linh mục đông đảo ở Cameroon. Và cũng cần hỗ trợ việc thường huấn cũng như đời sống thiêng liêng của các linh mục, giữa lúc có nhiều cám dỗ của thế gian, nhất là những cám dỗ quyền bính, danh vọng và tiền bạc. Đặc biệt về điểm này, những gương mù có thể xảy ra vì sự quản lý xấu các của cải, làm giàu cho cá nhân mình, hoặc phung phí, đó là những gương mù, nhất là trong một vùng có nhiều người còn thiếu thốn những điều tối thiểu.”
Đức Thánh Cha không quên nhắc nhở hàng giáo sĩ Cameroon gia tăng tình đoàn kết với nhau và hiệp nhất với các Giám Mục. Cần kiến tạo sự hiệp nhất trong linh mục đoàn, vượt lên trên mọi thành kiến, nhất là những thành kiến chủng tộc.
Trước đó, trong phần đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc đến hiệp định cơ bản đã được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Cameroon. Ngài mời gọi các Giám Mục thi hành hiệp định này một cách cụ thể, vì sự nhìn nhận pháp lý nhiều tổ chức của Giáo Hội sẽ giúp cho các tổ chức này triển ở hơn, mưu ích không những cho Giáo Hội nhưng còn cho toàn thể xã hội Cameroon.
Cameroon hiện có gần 20 triệu rưỡi dân sống trên diện tích 475 ngàn cây số vuông. Các tín hữu Kitô chiếm khoảng 1 nửa dân số trong số này 27% tức là 5 triệu 530 ngàn người là tín hữu Công Giáo. Ngoài ra có 30% dân số theo các tôn giáo cổ truyền Phi châu và khoảng 4 triệu người là tín hữu Hồi giáo, tương đương với 21% dân số.
8. Tòa Thánh kêu gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi toàn Giáo Hội dành Chúa Nhật 28 tháng 9 tới đây là Ngày Cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa đặc biệt thứ 3.
Khóa họp sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 5 đến 19 tháng 10 về đề tài “Những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng”.
Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục mời gọi các giáo phận, giáo xứ, dòng tu, hội đoàn và phong trào cầu nguyện trong các thánh lễ và các buổi cử hành khác cho công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục trong những ngày trước và trong khi tiến hành Công nghị Giám Mục thế giới.
Tại Roma, mỗi ngày sẽ có buổi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma ở Đền thờ Đức Bà Cả. Các tín hữu có thể hiệp ý cầu nguyện cho ý nguyện đó, nhất là trong gia đình. Các tín hữu cũng được khuyên đọc kinh Mân Côi cầu cho Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Trong những ngày tới đây Văn Phòng Tổng thư ký sẽ công bố một tài liệu ngắn bằng nhiều thứ tiếng, với kinh nguyện do chính Đức Thánh Cha Phanxicô soạn, và một số ý chỉ lời nguyện giáo dân.
9. Đức Giáo Hoàng chào đón tân đại sứ Đức và Georgia
Sáng thứ Hai 8 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón hai vị đại sứ mới tại Vatican.
Tân đại sứ Đức là Annette Schavan, năm nay 59 tuổi, đã trình quốc thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô. Bà từng là một bộ trưởng văn hóa trong chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, nhưng năm ngoái 2013, bà đã rời khỏi chính trường sau khi bị cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình.
Vị Đại sứ thứ hai là Tamar Grdzelidze của nước Cộng Hoà Trung Á Georgia. Bà có bằng tiến sĩ Triết học và Thần học tại Đại học Oxford. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về đại kết.
Tòa Thánh và Georgia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 ngay sau khi nước này thoát khỏi ách nô dịch của Liên Bang Xô Viết.
10. Công Giáo Hoa Kỳ quyên góp cho các Kitô hữu Trung Đông
Các giáo xứ trên khắp nước Mỹ sẽ có một lần xin tiền đặc biệt để giúp các Kitô hữu bị đàn áp và các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã thông báo rằng cuộc lạc quyên đặc biệt này diễn ra vào hai cuối tuần. Cuộc lạc quyên thứ nhất trong hai ngày 6 và 7 tháng 9. Cuộc lạc quyên thứ hai diễn ra một tuần sau đó, tức là ngày 13 và 14 tháng 9.
Tiền thu được từ hai cuộc lạc quyên này sẽ được sử dụng cho viện trợ nhân đạo tức thời và cho việc tái thiết lâu dài các nhà thờ bị đốt phá tại khu vực này.
Trước làn sóng bạo lực và khủng bố, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, đã viết thư cho Tổng thống Obama thể hiện mối quan tâm của ngài đối với các cuộc tấn công liên tục do Hồi giáo cực đoan tiến hành chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Iraq, Syria và các nơi khác.
11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vinh danh Mẹ Têrêsa thành Calcutta
Chân phước Têrêsa thành Calcutta sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 và qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1997.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong chân phước cho Mẹ Têrêsa ngày 19 tháng 10 năm 2003. Năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 9 là ngày Mẹ Têrêsa qua đời là Ngày Quốc Tế Tình Bác Ái để vinh danh những cố gắng phi thường của Mẹ trong việc nâng đỡ những người cùng khổ tại Calcutta và trên thế giới.
Trong thông điệp nhân lễ kỷ niệm năm nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, là ông Ban Ki-moon, đã nêu bật tấm gương của Mẹ Têrêsa vì lòng bác ái với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ông nói lòng bác ái của Mẹ đã là một nguồn cảm hứng lớn lao cho các hoạt động nhân đạo trên thế giới.
Trong bối cảnh của sự phát triển bi thảm của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới như tại Iraq, Syria và Pakistan, nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói rằng gương sáng của Mẹ Têrêsa cũng là nguồn an ủi cho nhân loại.
12. Đức Thánh Cha tiếp kiến cựu Tổng thống Israel
Sáng Thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến cựu tổng thống Israel, ông Shimon Peres, người vừa hết nhiệm kỳ tổng thống hôm 24 tháng 7 năm nay.
Đức Thánh Cha đã nói chuyện với ông Peres hơn 45 phút. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ông Peres đã gặp Đức Thánh Cha để thông báo về một sáng kiến bênh vực hòa bình, sau khi ông rời bỏ chính trường.
Đức Thánh Cha đã tiếp ông lâu giờ vì vốn có lòng quí trọng và quan tâm đến ông, một người nổi tiếng là “con người hòa bình, nhìn xa trông rộng và có những chân trời lớn”. Ngài đặc biệt chú ý đến sáng kiến của ông muốn thành lập một “Liên Hiệp Quốc về tôn giáo”, và cho biết các cơ quan trung ương Tòa Thánh cũng đặc biệt dấn thân trong lãnh vực này, nhất là Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hội đồng Công lý và hòa bình, với Đức Hồng Y Tauran và Đức Hồng Y Turkson”.
Trong những ngày trước đây, ông Peres, năm nay đã 91 tuổi, cũng đã tuyên bố với tuần báo Famiglia Cristiana ở Italia rằng ông đề nghị thành lập một “Liên Hiệp Quốc các tôn giáo” với Đức Giáo Hoàng là chủ tịch, với mục đích tìm phương thế chống lại những kẻ khủng bố nhân danh tín ngưỡng.
13. Đức Thánh Cha tiếp hoàng thân El Hassan của nước Jordan
Trong cuộc họp báo chiều ngày thứ Năm 4 tháng 9, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng cho biết buổi sáng cùng ngày Đức Thánh Cha đã tiếp Hoàng thân El Hassan của nước Jordan trong 30 phút. Hoàng thân đến Vatican để trình bày với Đức Thánh Cha hoạt động của Viện đối thoại liên tôn mà ông đã thành lập và điều khiển với mục đích xây dựng hòa bình, dân thân liên tôn, đặc biệt trong bối cảnh bạo lực ngày nay, dấn thân giúp đỡ người nghèo trong thời đại hoàn cầu hóa, giáo dục người trẻ về tình huynh đệ, nhấn mạnh đến sự tôn trọng phẩm giá con người.
Trước đó, hôm 3 tháng 9, Hoàng thân El Hassan đã đích thân đến Trung Tâm Đức Bà Hòa bình ở thủ đô Amman, và gặp gỡ một số tín hữu Kitô tị nạn từ thành phố Mossul bên Iraq được Caritas Giordani đón tiếp và trợ giúp trong những tuần qua.
Tháp tùng hoàng thân trong cuộc viếng thăm có Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, Sứ Thần Tòa Thánh tại Giordani và Iraq, Đức Cha Maroun Lahhan, Đại diện Đức Thượng Phụ đặc trách miền Giordani.
14. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao cho huyền thoại bóng đá Maradona những tràng chuỗi Mân Côi
Hôm 1 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các cầu thủ túc cầu tham dự trận đấu Liên Tôn vì hòa bình trước khi trận đấu diễn ra tối cùng ngày tại sân vận động Olympic của Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón tất cả các cầu thủ, trong số đó có cả huyền thoại bóng đá Diego Maradona, người đã tặng Đức Thánh Cha với một chiếc áo cầu thủ có tên ngài.
Maradona nói rằng anh đã xúc động bởi lời nói của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là giờ đây khi anh đã trở về với Giáo Hội.
Diego Maradona nói:
"Tôi đã rất xúc động sau khi tôi ôm Đức Thánh Cha. Tôi cảm thấy tự hào là một người Á Căn Đình. Tôi đã trở lại với Giáo Hội sau khi mẹ tôi được Chúa cất đi. Hôm nay, tôi hạnh phúc sống trong lòng Giáo Hội, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và được chơi một trận cầu cho hòa bình. "
Ba ngày sau, hôm thứ Năm 4 tháng 9, một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ huyền thoại túc cầu Maradona.
Cuộc họp tuy ngắn ngủi, nhưng Maradona rất vui mừng.
Đức Giáo Hoàng đã tặng cho anh một vài tràng chuỗi Mân Côi và ngài đã ký tên vào một chiếc áo cầu thủ của ngôi sao túc cầu này.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đừng phó mặc trẻ con cho lòng thương xót của thế giới này
Hôm thứ Năm 4 tháng 9, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà giáo dục tham dự hội nghị tổng kết một năm dự án giáo dục Scholas diễn ra tại Vatican.
Mục đích của dự án Scholas là nhằm giúp cho các trường học ở các miền khác nhau trên thế giới có thể chia sẻ tài nguyên và kiến thức. Dự án này được sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và chỉ trong một năm qua đã có hơn 300,000 trường học từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng cách nói đùa về cách thức ngài chuẩn bị bài phát biểu của mình.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi giống như một người được người ta bảo ‘Nói cái gì đi’. Và ông ta trả lời, ‘Vâng, tôi sẽ tuỳ cơ ứng biến’. Nhưng rồi cuối cùng ông lấy ra những gì ông đã viết ra thành văn bản hẳn hoi”.
Đức Thánh Cha cám ơn các giáo viên và những người tham gia vào công việc thúc đẩy một nền văn hóa hội nhập trong một thời điểm mà thế giới dường như đang chia rẽ sâu sắc.
Ngài nói:
"Hôm nay không nghi ngờ gì thế giới đang có chiến tranh. Không nghi ngờ gì nữa là thế giới đã bị chia cắt. Một nền văn hóa của cuộc gặp gỡ phải được hình thành. Một nền văn hóa hội nhập, gặp gỡ, và xây dựng những nhịp cầu. Và anh chị em đang làm công việc này. "
Trích dẫn một câu tục ngữ châu Phi "cần huy động cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ". Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết không nên phó mặc trẻ em "cho lòng thương xót của một thế giới trong đó tôn thờ tiền bạc, bạo lực và đào thải ".
"Trẻ em và người già bị quên lãng và bây giờ chúng ta có cả một thế hệ thanh niên không có việc làm ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 75 triệu thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển, từ 25 tuổi trở xuống không có việc làm. Cả một thế hệ thanh thiếu niên bị hoang phí. Điều này thôi thúc chúng ta phải hành động và không để mặc sống chết của trẻ con. Đây là công việc của chúng ta. "
Đức Thánh Cha đã khuyến khích các thành viên của Scholas tiếp tục hăng say trong trong việc tạo ra một môi trường cung cấp một tương lai đầy hy vọng cho giới trẻ ngày nay.
Ngài nói:
"Tôi khuyến khích anh chị em tiếp tục làm việc để tạo ra một ngôi làng nhân bản hơn. Đó là nơi có thể cung cấp cho trẻ em một món quà của hòa bình và một tương lai của hy vọng."
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một số quà tặng từ Scholas và những nhóm khác, là những người đang hỗ trợ các sáng kiến hòa bình và giáo dục trên toàn cầu.
16. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp thủ tướng nước Andorra
Hôm thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp tiếp người đứng đầu Chính phủ của Andorra, là thủ tướng Antonio Martí, trong thư viện của Điện Tông Tòa. Cả gia đình ông cũng cùng đi với ông.
Cuộc họp kéo dài 25 phút, liên quan đến một số lĩnh vực xã hội của nước Công Hòa Andorra. Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc họp rất "thân mật" và đã khẳng định "mối quan hệ truyền thống tốt đẹp" giữa hai quốc gia.
Một khoảnh khắc cảm động của cuộc họp đã diễn ra khi phu nhân của thủ tướng chào đón Đức Giáo Hoàng.
"Thưa Đức Thánh Cha con là tín hữu Công Giáo và trước khi tới đây con luôn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha."
Andorra và Vatican đã ký một thỏa thuận năm 2008 quy định mối quan hệ giữa Giáo Hội và chính phủ.
17. Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đến tuổi 80
Đức Hồng Y Paul Josef Cordes đã bước sang tuổi 80 hôm thứ Sáu 5 tháng 9. Số các vị Hồng Y bầu Giáo Hội, do đó, giảm xuống còn 114 vị.
Đức Hồng Y là chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng "Cor Unum" .
Ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 24 tháng 11 năm 2007 và đã tham gia vào Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng gần đây đã cử Đức Hồng Y Cordes là đặc sứ của ngài để kỷ niệm 450 năm thành lập chủng viện Willibaldinum ở Eichstätt, bên Đức vào tháng Mười năm nay.
96 trong tổng số 210 vị trong Hồng Y Đoàn đã quá tuổi 80.
18. Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Tổng thống Panama, Juan Carlos Varela
Sáng thứ Sáu 5 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón tổng thống Panama, là ông Juan Carlos Varela, tại Điện Tông Tòa của Vatican.
Biến cố này đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến. Ông vừa nhậm chức gần đây, vào ngày 01 Tháng Bảy, năm 2014.
Tổng thống đã giới thiệu gia đình mình với Đức Thánh Cha. Họ nói:
"Chúng con cầu nguyện rất nhiều cho ngài."
"Tôi cần điều đó."
"Đức Thánh Cha có thể tin tưởng vào những lời cầu nguyện của chúng con."
Sau khi gia đình của tổng thống chụp một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng, cả hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quà tặng. Varela đã tặng Đức Giáo Hoàng một khung ảnh Santa Maria La Antigua Bổn Mạng của Panama,.
Trong cuộc họp sau đó, hai vị đã nói về các vấn đề xã hội của đất nước như đói nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương của những người nghèo. Trước thực tại này, tổng thống đã thỉnh cầu cầu Đức Thánh Cha kí tên vào một đoạn trong Tông huấn Evangeli Gaudium, Niềm Vui Phúc Âm, trong đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải có công bằng xã hội.
Tổng thống cho biết, ông muốn chính phủ của ông tôn vinh và ghi nhớ thông điệp đó.
Thảo luận của hai vị cũng bao gồm Hội nghị cấp cao lần thứ 7 về Mỹ Châu, mà Panama sẽ là nước chủ nhà vào năm 2015.
Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống một huy chương và một bản sao tài liệu Aparecida, mà ngài đã tham gia soạn thảo. Đức Thánh Cha luôn tặng tài liệu này cho các nhà lãnh đạo châu Mỹ La tinh. Đức Thánh Cha đã tặng các thành viên gia đình tổng thống và nhân viên tháp tùng, những tràng chuỗi Mân Côi trước khi kết thúc cuộc tiếp kiến.