Ngày 11-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Những thầy dạy khát khao
Lm. Minh Anh
00:06 11/09/2020

NHỮNG THẦY DẠY KHÁT KHAO
“Người mù có thể dẫn người mù được chăng?”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ thật bất ngờ khi nói, qua phụng vụ Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu muốn trực tiếp nói với những người ít bạn, những người không hề có ai dám góp ý một điều gì, có thể đó là mỗi người chúng ta. Ngài muốn nói với những người dẫn đường, những thầy dạy… những gì thật nhất, “Người mù có thể dẫn người mù được chăng?”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật III Thường Niên, 03/3/2019, cũng với đoạn Tin Mừng này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Với câu hỏi, ‘Người mù có thể dẫn người mù được chăng?’, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng, người lãnh đạo không thể mù nhưng phải thấy thật rõ, nghĩa là phải có trí tuệ để lãnh đạo một cách khôn ngoan; bằng không, sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho những người đã được trao phó cho họ. Như vậy, Chúa Giêsu đặc biệt lưu ý đến những người có trách nhiệm giáo dục hoặc cai quản; đó là các mục tử, các nhà chức trách, nhà lập pháp, các thầy cô, bậc cha mẹ. Ngài thúc giục họ nhận thức vai trò tế nhị của mình và luôn phân định; nhờ đó, họ biết đâu là con đường đúng đắn, trên đó, họ sẽ dẫn dắt những người khác”. Êzêkiel canh gác nhà Israel, người canh gác là người đứng trên cao; cao không chỉ địa vị nhưng cao trên cả đức hạnh, nhân tâm, cao cả sự khát khao Thiên Chúa; đó là những người canh gác cộng đoàn, gia đình, giáo xứ.

Câu hỏi thứ nhất, người có trách nhiệm sẽ dẫn những người khác đi đâu? Dẫn họ đến với Chúa Cha, vào Nước Trời; giúp họ biết khao khát Thiên Chúa như là phần rỗi đời đời cũng là mục đích của mỗi cuộc đời trên trần gian. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói lên điều đó, “Lạy Chúa Tể càn khôn, cung điện Ngài xiết bao khả ái”; Thánh Vịnh cho thấy nỗi khắc khoải của người khát khao Chúa, “Linh hồn tôi khát khao mòn mỏi, mong vào hành lang nhà Thiên Chúa. Tâm thần và thể xác tôi hoan hỉ tìm đến cùng Thiên Chúa trường sinh”. Khi xuống thế, Chúa Giêsu cũng chỉ làm một công việc đó; mặc khải Chúa Cha, đem mọi người đến cùng Chúa Cha, dẫn họ về quê trời. Ngài là Thầy Dạy Khát Khao, Ngài muốn chúng ta cũng trở nên những thầy dạy khát khao, khát Thiên Chúa.

Đường đời muôn lối, người ta sẽ dẫn tha nhân đi trên con đường nào? Không con đường nào khác ngoài đường Giêsu, Ngài là đường, là sự thật và là sự sống; “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. Như vậy, người dẫn đường phải là người đi trên đường Giêsu, say mê Ngài; họ phải khao khát Thiên Chúa trên hết mọi sự, may ra có thể làm cho người khác khao khát Thiên Chúa.

Vậy người có trách nhiệm sẽ dẫn đường cách nào? Cách xót thương, cách khiêm tốn như Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay nói đến kiêu ngạo, “Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong mắt mình thì lại không thấy”. Kiêu ngạo khiến chúng ta không thấy con người mình; kiêu ngạo trở thành mặt nạ để chúng ta mặc một nhân cách giả; nó khiến chúng ta tránh xa sự thật, cản chúng ta nhìn bản thân dưới ánh sáng của Thánh Thần. Như vậy, người dẫn đường phải là người khiêm tốn, nhân hậu và xót thương; được như thế, may ra, họ mới có thể dẫn dắt người khác.

Ý thức trách nhiệm đầy khó khăn này, Thánh Phaolô tâm sự trong thư Côrintô hôm nay, “Phần tôi, tôi chế ngự thân xác, bắt nó tùng phục tôi, kẻo lỡ ra, tôi giảng dạy cho kẻ khác, mà chính tôi phải bị loại ra”. Như thế, người dẫn đường phải nên giống Chúa Giêsu, đi con đường khổ giá Ngài đi và càng để ân sủng Thiên Chúa biến đổi mình, họ càng có cơ may giúp người khác biến đổi.

Ngày kia, không chịu nổi xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa, các thánh trên trời xuống trần gian, dựng một dàn hoả thiêu vĩ đại để tiêu diệt mọi kẻ tội lỗi. Các ngài tin, sau cuộc thanh lọc, địa cầu sẽ chỉ còn những người công chính. Mọi sự đã sẵn sàng. Kìa, giữa đám người tội lỗi, một người đang vác thập giá. Phêrô nhận ra Thầy. Chúa Giêsu nói, “Ta quyết định chết một lần nữa cho các tội nhân, bởi lẽ, trên trần gian, không ai có thể cứu thoát họ khỏi cơn thịnh nộ của các thánh”.

Anh Chị em,

Nhiều lúc chúng ta cũng là các thánh của câu chuyện, chúng ta thiếu thương xót, thiếu khiêm tốn và thiếu xét mình, nhất là khi chúng ta đứng trên cao. Nếu không khát khao Thiên Chúa, không chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta không biết ai sẽ dẫn ai.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội. Xin đừng để con làm một người dẫn đường mù nhưng cho con nên một thầy dạy khát khao”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:48 11/09/2020

17. Một người không thực hành khắc khổ bản thân mình, thì không thể có nhân đức khắc khổ trong lòng.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:54 11/09/2020
23. CHÓ SÓI KHÔNG NHƯ SƯ TỬ

Thạch Trung Lập đảm nhiệm chức viên lang ngoại của bộ tham mưu thời Tống triều.

Một hôm, ông ta cùng với các bạn đến ngự viên coi sư tử, một người bạn cảm khái nói:

- “Con sư tử này, mỗi ngày hoàng cung phải nuôi nó hết năm cân thịt, chúng ta là những người làm quan có lẽ còn lâu mới bằng nó.”

Thạch Trung Lập nói:

- “Đương nhiên rồi, trên đầu chúng ta đều mang hàm “viên ngoại lang” (1), làm sao có thể so sánh với sư tử trong vườn chứ?”

(Nhã Ngược)

Suy tư 23:

Thời nào cũng có người thích chơi cây kiểng vì đó là thú vui thanh nhã của những người có tâm hồn khoáng đạt và nghệ nhân; thời nay người ta thích nuôi chó kiểng nhiều hơn, thích chó kiểng là vì học đòi làm sang và để cho mọi người biết rằng ta đây có nhiều...chó kiểng...

Thích trồng cây kiểng, thích nuôi chó kiểng thì không có gì là tội cả, nhưng nó sẽ là tội khi bỏ ra cả vài trăm ngàn đồng để lo bữa ăn cho chó mà không thèm đếm xỉa người hành khất đang ngồi ăn xin trước cổng nhà mình; nó cũng sẽ có tội khi các trẻ em nghèo cần một vài trăm ngàn để đi bệnh viện mà không có, còn mình thì bỏ ra cả triệu bạc để đem chó...đi bệnh viện.

Thiên Chúa tạo dựng nên con người là loài cao quý nhất trên trần gian này, con chó kiểng dù nó có quý hiếm đến đâu thì vẫn là con chó, vẫn là loài vật chứ không phải loài người, cho nên khi chúng ta coi con chó phóc, con chó Phú Quốc, con chó Nhật là loại cao quý hơn con người, là chúng ta đang cười nhạo Thiên Chúa đã sai lầm tại sao không dựng con người...đẹp như con chó, con mèo kiểng !

Làm quan không có miếng thịt để ăn, nhưng con sư tử vô tích sự phải tốn mỗi ngày năm cân thịt cho nó thì đúng là mấy ông quan ấy còn lâu mới bằng nó; người Ki-tô hữu luôn phân biệt rõ ràng: con chó là con chó, con mèo là con mèo, con người là con người chứ không hề lẫn lộn, và thế là họ rộng tay giúp đỡ những người nghèo và những trẻ em bất hạnh trong cuộc sống, bởi vì những con cho con mèo kiểng này không làm cho họ được sống đời đời, nhưng những trẻ em, người bất hạnh nghèo khó mới làm cho họ được lên Nước Trời...

(1) 員外郎 phát âm là “yuan wai lang” nghĩa là “viên ngoại lang” tên một quan chức cũ, 園外狼 cũng phát âm là “yuan wai lang” nghĩa là “chó sói ngoài vườn”, đồng âm khác nghĩa. Ông quan này chơi chữ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 11/09/2020
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 18, 21-35.

“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.


Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

Hết lòng tha thứ cho nhau là tha thứ đến bảy mươi bảy lần bảy, bảy mươi bảy lần bảy là con số được nhân lên gấp bội rất nhiều lần trên số học, nhưng nó là hết lòng trong cung cách tha thứ của người môn đệ Đức Chúa Giê-su. Có người tha thứ nhưng không hết lòng, nên họ vẫn còn nhớ lại những lỗi lầm của tha nhân; có người tha thứ nhưng chỉ có bảy lần, nên họ vẫn không thể nào cộng tác với người anh em chị em; có người tha thứ nhưng không hết lòng tha thứ, nên họ vẫn còn có thái độ kiêu ngạo với tha nhân…

Hết lòng tha thứ tức là trong lòng không còn chút tức hờn giận dỗi, mà vẫn cứ nhìn thấy người xúc phạm đến mình như là người anh em chị em thân thiết bấy lâu nay của mình; hết lòng tha thứ cho anh em chị em, là chúng ta trở thành người có trí nhớ tồi nhất đối với những lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình, có như thế chúng ta mới trở nên người môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và thật sự là người đem sứ điệp yêu thương của Chúa đến cho mọi người.

Anh chị em thân mến,

Tấm lòng của Đức Chúa Giê-su đã trãi ra rất rõ ràng cho chúng ta thấy, khi Ngài dạy chúng ta phải tha thứ cho anh em đến bảy mươi bảy lần bảy, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại tội lỗi đến giọt máu cuối cùng trên thập giá, thân xác Ngài ngay cả một giọt nước giọt máu cũng không còn vì đã hết lòng yêu thương nhân loại, Ngài đã hết lòng yêu thương nhân loại cho đến muôn đời.

Bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải là nơi để cho chúng ta thấy rất rõ Đức Chúa Giê-su đã hết lòng yêu thương chúng ta, và cũng nơi các bí tích này, Ngài không chỉ muốn dạy chúng ta phải yêu thương bằng cách tha thứ mà thôi, nhưng phải hết lòng quên đi những thiếu sót lỗi lầm mà tha nhân đã xúc phạm đến mình...

Khó lắm khi hết lòng tha thứ cho người xúc phạm đến mình, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện với ơn trợ giúp của Đức Chúa Giê-su và của Đức Mẹ Ma-ri-a.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hãy tha thứ như Chúa đã tha thứ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:14 11/09/2020

CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
Hc 27,33-28,9; Rm 14,7-9; Mt 18,21-35

HÃY THA THỨ NHƯ CHÚA ĐÃ THA THỨ

Nếu trong Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về việc sửa lỗi cho nhau, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa hướng chúng ta đến một chủ đề khác, đó là “tha thứ cho tha nhân.” Lần này, dưới ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta tìm hiểu những điểm sau đây:
1) Phải tha thứ bao nhiêu lần?
2) Tại sao phải tha thứ?
3) Những áp dụng để tha thứ.

1. Phải tha thứ bao nhiêu lần?

Vấn nạn thường được đặt ra trong cuộc sống là phải tha thứ cho tha nhân bao nhiêu lần? Ông Phêrô muốn biết phải xử lý ra sao khi chính mình bị xúc phạm? Đối với người Việt Nam: “Quá tam ba bận,” tha ba lần là nhiều lắm rồi! Các Rabbi thời xưa cũng bảo là có thể tha thứ đến ba lần. Phêrô đưa ra con số 7 vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Ông nghĩ có lẽ tha bảy lần là không thể tha hơn được nữa, vì theo Kinh Thánh, con số 7 là con số tròn đầy nhất, đầy đủ nhất. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong chuyện này. Các bản dịch có đọc khác nhau đôi chút: Bảy mươi lần bảy, Bảy mươi bảy lần, Bảy mươi lần bảy lần. Đọc cách nào đi nữa thì ý Chúa muốn nói vẫn là: tha không giới hạn, không điều kiện nào. Nghĩa là tha luôn, tha mãi, tha không đòi hỏi gì.

Khi nghe điều đó, có thể có ai đó trong chúng ta thấy khó chấp nhận. Bởi vì, “tha bảy mươi lần bảy” như thế có nghĩa là cổ võ cho sự bất công và tạo cơ hội cho người ta lạm dụng chăng? Không! Kitô giáo không dạy chúng ta đồng lõa với bất công và tội ác, ngược lại, mời gọi chúng ta phải can đảm tố giác cũng như lên án bất công và tội ác trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết tha thứ cho tha nhân một cách không giới hạn. Bởi vì, lý do để tha thứ không nằm ở nơi người có lỗi biết hối hận, cũng chẳng ở nơi lòng quảng đại và nhân đức của kẻ bị xúc phạm… nhưng ở nơi tình thương của Chúa đối với chúng ta như thấy trong dụ ngôn.

2. Tại sao phải tha thứ không giới hạn?

Trong dụ ngôn về vị vua và hai đầy tớ mà Chúa Giêsu kể, chúng ta tìm thấy lý do để tha thứ cho người khác: Vị vua ở trong dụ ngôn được hiểu là chính Thiên Chúa, ông đã tha thứ cho người đầy tớ một món nợ khổng lồ là “mười ngàn yến vàng.” Theo các nhà chú giải, một nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan, tương đương với sáu ngàn ngày công, như thế so với giá hối đoái hiện nay, tương đương với khoảng 3 triệu Euro hay 3,7 triệu USD, đó là một món nợ không thể trả đối với y. Trong khi đó người đồng nghiệp của y chỉ mắc nợ anh có “một trăm quan,” tương đương một trăm ngày công, nhưng anh không tha cho bạn anh. Chúa Giêsu có ý muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Chúa và sự vô lý của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác.

Điều mà Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh trong dụ ngôn này là lý do thúc đẩy chúng ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ.

Quả thế, Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta như thế trong quá khứ và tiếp tục tha thứ cho chúng ta trong tương lai. Đây là cách hành xử của Chúa: Người luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta luôn mãi, không giới hạn, hễ chúng ta đến xin ơn tha thứ, Chúa tha liền. Người đã xóa bỏ cho chúng ta một món nợ khổng lồ mà mỗi con người đều mắc nợ Người. Vì thế, thánh Phaolô nói rằng:
“Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3,13b).

Luật Cựu Ước “mắt đền mắt, răng đền răng” đã bị vượt qua. Tiêu chuẩn không còn là “hãy làm cho người khác điều họ đã làm cho bạn”; nhưng “hãy làm cho người khác điều mà Thiên Chúa đã làm cho chính bạn.” Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng chính Người đã tha thứ trước. Khi bị treo trên thập giá, Người cầu nguyện rằng:
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Đó là giây phút đẹp nhất! Đó là điều phân biệt niềm tin Kitô giáo với những tôn giáo khác. Chúa Giêsu cũng không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi chúng ta tha thứ, nhưng Người còn hành động với chúng ta khi ban ân sủng và sức mạnh để chúng ta có thể tha thứ cho người khác. Như thế, sự tha thứ của Kitô giáo còn đi xa hơn cả chủ trương bất bạo động của Mahatma Ganhdi và tính không oán hờn của Đức Phật.

3. Thái độ người đầy tớ và thái độ của chúng ta

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều lúc chúng ta có thái độ rất giống với tên đầy tớ trong dụ ngôn: Anh ta được chủ tha 10 ngàn yến vàng, thay vì anh ta phải học biết cách hành xử của vị vua mà đối xử lại như thế với bạn mình, thì khi ra ngoài, y liền túm lấy, bóp cổ anh bạn và bỏ vào tù cho đến khi trả nợ xong. Bóp cổ và bỏ tù là chiêu bài của những “côn đồ” hiện nay ở Việt Nam.

Có lần tôi đã từng chứng kiến ở một giáo xứ nọ, trong một thánh lễ truyền chức, cộng đoàn đang sốt sắng rước và hát ca nhập lễ, thì có hai người bảo vệ bóp cổ nhau giữa quảng trường, ông trùm lại can, họ mới chịu buông, nhưng sau một lúc, họ lại đè nhau mà bóp cổ. Cha xứ lại can, hai người mới chịu thua, có lẽ do mâu thuẫn nhau trong lời nói! Thật đáng tiếc!

Lần khác tôi cũng chứng kiến hai bà đi lễ, trước thánh lễ, hai người chửi nhau, một bà nói: “Tôi vào dự lễ đã, hồi nữa ra tôi sẽ tính sổ bà!” Sau thánh lễ, hai bà đánh nhau trước nhà thờ, vì chuyện ghen tương gì đó. Thật trớ trêu!

Có rất nhiều hoàn cảnh xảy ra cách tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày… Một cách khiêm tốn, xét mình chúng ta nhận thấy nhiều khi chúng ta đối xử tương tự như tên đầy tớ trong dụ ngôn, chúng ta thường dễ lên án và không thể tha thứ cho những sai lầm của người khác, nhưng lại dễ dãi với chính mình.

Mình làm ồn ào, ảnh hưởng đến người xung quanh cả đêm khuya thì không sao, nhưng ai làm ồn chút là chúng ta tố cáo họ sát ván. Mình ngủ ngáy inh ỏi cả nhà không sao, nhưng ai đó ngủ ngáy, thì mình tỏ ra khó chịu, vân vân và vân vân… Thật vô lý!

Vì thế, Chúa Giêsu hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng nhân từ, cảm thông và tha thứ của Thiên Chúa đối với tha nhân. Hãy cố gắng tha thứ, để Thiên Chúa cũng tha thứ cho chúng ta. Vì thế, chúng ta sống hai chữ F trong tiếng Anh: Forgive and forget! Tha thứ và quên đi lỗi lầm của tha nhân để sống thanh thản và hạnh phúc. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Thương thì tha thứ cho nhau
Lm. Nguyễn Xuân Trường
20:20 11/09/2020

THƯƠNG THÌ THA THỨ CHO NHAU

Lời Chúa tuần này nhấn mạnh đến chuyện thương yêu tha thứ cho nhau. Sống trong đời mỗi người luôn sống trong những liên hệ với người khác. Ai cũng mong người khác làm điều tốt đẹp cho mình vui lòng. Tuy nhiên, bản tính con người yếu đuối, chẳng tránh được những lầm lỗi tội nợ làm buồn lòng nhau. Tội nợ gây thương tích, đổ vỡ cho các mối liên hệ, làm đời mất vui. Để đời vui trở lại thì cần chữa lành các thương tích bằng việc tha thứ. Để có thể tha thứ thì rất cần động lực chính là tình thương: Chúa thương ta, và ta thương nhau.

1.Chúa thương tha thứ cho ta. Dụ ngôn Phúc Âm kể chuyện người đầy tớ nợ vua món nợ khổng lồ tới 10 ngàn yến vàng – Nợ gì mà khiếp thế, không thể tưởng tượng nổi, nhất là thời buổi vàng đắt như bây giờ! Vậy mà vua đã chạnh lòng thương tha hết nợ cho người đầy tớ. Chúng ta cũng mắc nợ với Chúa như thế. Chúng ta đã phạm tội hết lần này đến lần khác, tội lỗi chồng chất, nhưng Chúa thì luôn bao dung tha thứ cho ta. Lòng thương xót của Chúa luôn lớn hơn tội lỗi của ta. Chúa không muốn mất mối liên hệ tình nghĩa cha-con.

2.Ta thương tha thứ cho nhau. Lẽ ra vừa được vua tha món nợ khổng lồ như thế, tưởng người đầy tớ sẽ vui vẻ xóa món nợ nhỏ xíu cho bạn mình, ai ngờ hắn ta lại độc ác bóp cổ, nằng nặc đòi bạn cho bằng được, không thiếu một xu. Vua đã phải gọi hắn ta lại chất vấn: “Ngươi không phải thương xót đồng bạn như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Chúa bảo chúng ta phải yêu thương tha thứ cho nhau. Thương thật thì phải rộng lượng tha thứ như câu ngạn ngữ “Thương nhau chín bỏ làm mười.” Thương nhau thì dễ thông cảm, bỏ qua xí xóa lỗi lầm cho nhau.

Tha thứ không chỉ giúp cho liên hệ tình nghĩa với người được nồng ấm tốt đẹp, mà còn giúp cho chính lòng dạ mình được an vui thanh thản, và nhất là, còn giúp ta trở nên giống Chúa là Đấng giàu lòng thương xót thứ tha. Amen.
 
Tha không giới hạn
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:39 11/09/2020

THA KHÔNG GIỚI HẠN
Chúa nhật 24 thường niên năm A

Chúa nhật 23 thường niên, Chúa Giêsu dạy “Hãy đi sửa lỗi cho nhau”. Chúa nhật tuần này, Chúa nhật 24 thường niên, Chúa dạy “Hãy tha thứ cho nhau”.

Nếu việc sửa lỗi là một khía cạnh, một khuôn mặt của tình yêu, thì tha thứ những lỗi lầm của nhau lại là một khuôn mặt khác của tình yêu: tình yêu tha thứ. Tình yêu tha thứ theo Chúa Kitô, phải là tình yêu không giới hạn.

Thánh Phêrô, trong câu hỏi của mình, đã vô tình để lộ ra cái ý muốn giới hạn tình yêu của mình. Ngài đưa ra con số 7 mà hỏi Chúa: “Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần, có phải đến bảy lần không?”.

Có lẽ thánh nhân nghĩ rằng mình đã tha thứ đến 7 lần, đã là nhiều lắm, đã là không thể tưởng. Nhưng thánh Phêrô lầm. Đối với Thiên Chúa, đối với Chúa Kitô, giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.

Câu trả lời Chúa dành cho thánh Phêrô: “Thầy không bảo các con hãy tha 7 lần, nhưng 70 lần 7”, trở thành điểm qui chiếu cho tình yêu tha thứ của chúng ta.

Tha thứ đến 70 lần 7 nghĩa là tha thứ không giới hạn, tha thứ vô cùng, tha không tính toán, không đếm bằng những con số. Vì khi đếm là đã giới hạn lòng yêu thương của mình.

Thói thường trong đời, chắc ai cũng từng nghe những kiểu nói: “Nó với tôi không đội chung trời”, hoặc “sống để bụng, chết đem theo”, có khi những kiểu nói đó còn xuất hiện trên chính môi miệng của người đã vô vàn lần lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, lãnh nhận lời dạy của Chúa Giêsu: hãy tha vô hạn.

Là người Công Giáo, bạn và tôi đã có ai ý thức những kiểu nói đó đi ngược Tin Mừng, đi ngược Lời Chúa dạy không?

“Thầy không bảo các con hãy tha 7 lần, nhưng 70 lần 7”. Hãy nghe Lời Chúa dạy để đừng đặt giới hạn của lòng tha thứ, mà hãy tha thứ không giới hạn.

Có những chuyện ta tưởng chừng rất nhỏ trong cuộc sống, lại sinh ra oán thù lớn. Ví dụ: hai đứa bé đánh nhau, lẽ ra chỉ cần dạy bảo chúng đúng sai, hai người hàng xóm, thậm chí hai gia đình, vì bênh vực con cháu mình, lại mắng chửi nhau, thù hận nhau, không thèm nhìn nhau...

Có khi chỉ là một câu nói lỡ lời, chạm tự ái, dẫn đến chuyện trách móc, phàn nàn nhau. Tệ hại hơn, không thể tha thứ cho nhau, người ta đi quá đà đến nỗi hạ nhục nhau, chửi bới hoặc tìm cách trả thù nhau, chí ít thì cũng nói xấu nhau...

Những điều đó đã là xấu đối với những người không có quan hệ họ hàng. Vậy mà những điều xấu đó lại xảy ra trong dòng tộc, trong gia đình: vợ chồng, cha mẹ, anh chị em…. ngày càng nhiều. Những người thân của nhau mà còn không thể tha thứ cho nhau, thì huống hồ là người dưng.

Hàng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha. Ngay trong từng thánh lễ, bạn và tôi cũng sẽ đọc kinh Lạy Cha: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho những người có nợ chúng con”.

Hãy ý thức hơn nữa mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, để lời cầu nguyện trở nên sự thật trong cuộc đời mình.

Hãy nhớ, Cha tha nợ cho ta khi ta hết lòng tha cho anh em mình.

Mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, ta xin Chúa ban cho ta và cho từng người khả năng tha thứ: Tha thứ không phải bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy. Nghĩa là tha liên tục, tha không giới hạn.
 
Trổ hoa thơm, Sinh trái tốt
Lm. Minh Anh
21:46 11/09/2020

TRỔ HOA THƠM, SINH TRÁI TỐT

“Cứ xem trái thì biết cây”;
“Nhà đó được đặt nền trên đá”.


Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn xem, liệu cuộc sống mình có như một cây tốt sinh trái tốt; cuộc sống ấy có là cuộc sống của những lời ngợi khen Thiên Chúa; toà nhà thiêng liêng của chúng ta được xây dựng trên đá hay trên cát; trên Thiên Chúa hay trên ngẫu tượng?

Chúa Giêsu nói, “Cứ xem trái thì biết cây”, nhưng làm sao biết được những gì sâu kín bên trong? Hãy nhìn xem hoa trái! Nếu cuộc sống chúng ta ngời sáng lòng bác ái, đức tin, kiên nhẫn và trung thực…; tạ ơn Chúa, tâm hồn chúng ta đang mạnh khoẻ. Ngược lại, nếu ở đó chỉ là giận dữ, đố kỵ, ham muốn, ích kỷ hoặc lười biếng…; nó đang bệnh và yếu. Muốn đổi thay, chúng ta không chỉ đổi thay vẻ bên ngoài, vì sớm muộn gì, mặt nạ vốn đang che giấu một thứ gì đó thối rữa bên trong cũng sẽ rơi xuống; phải đổi thay từ nội tâm, đi vào tận gốc những khiếm khuyết, chữa lành bằng bí tích hoà giải và nỗ lực xây dựng các nhân đức. Đổi thay bằng việc xa lánh ngẫu tượng, Thánh Phaolô căn dặn trong thư Côrintô hôm nay, “Anh em hãy xa lánh sự thờ lạy các ngẫu tượng”; “Anh em không thể uống cả chén của Chúa, cả chén của ma quỷ được”. Từ đó, mới có thể dâng lời ca ngợi Chúa như Thánh Vịnh đáp ca bày tỏ, “Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ”.

Tin Mừng hôm nay còn tiết lộ tầm quan trọng của một nền móng vững chắc vì “Nhà đó được đặt nền trên đá”. Thông thường, chẳng ai lo lắng hay nghĩ đến nền nhà trừ khi nó đổ sập; lẽ thường, không ai chú ý đến một nền móng vững chắc, ít phải lo lắng cho nó mỗi khi bão tố. Điều này cũng đúng với nền móng thiêng liêng, nền móng rắn chắc là một đức tin sâu sắc cắm sâu trong cầu nguyện; nền móng này là sự kết hiệp với Chúa Giêsu mỗi ngày. Chính trong sự kết hiệp đó, Chúa Giêsu trở nên nền tảng cuộc sống và một khi Ngài đã là nền tảng thì không gì có thể làm hại, cũng không gì có thể ngăn cản chúng ta hoàn thành sứ mệnh của mình. Chính sự kết hiệp toàn bích với Chúa Giêsu, ở lại với Ngài, đã trở thành một sức đề kháng thiêng liêng giúp chúng ta vững mạnh.

Đối lập với điều này là một nền móng yếu ớt. Đó là nền móng dựa vào chính mình như là lý do của sự ổn định và sức mạnh ở những thời điểm khó khăn. Sự thật là, không ai trong chúng ta đủ sức làm nền móng cho chính mình; ai cố sức làm điều đó thì thật là khờ khạo, vì họ không lường trước việc sẽ không thể chịu đựng được bất cứ một cơn lốc cuộc đời nào đang chực ném vào họ.

Một điều cần lưu ý. Đôi khi sự an toàn của chúng ta chỉ là một an toàn giả tạo khi mọi thứ xem ra tốt đẹp và chúng ta tưởng nền tảng của mình vững chắc. Thế mà, sự an toàn này có thể đang ru ngủ chúng ta; vì vậy, phải hết sức cẩn thận và khách quan, bởi lắm lúc, chúng ta đang thờ ngẫu tượng mà không biết. Nền móng có vững chắc hay không sẽ được chứng tỏ khi mưa to, gió lớn. Luôn kết hợp với Chúa Giêsu, luôn dâng lời ngợi khen Thiên Chúa là đá tảng, trên đó chúng ta xây dựng đời mình, thì cuồng phong sẽ không còn là vấn đề, chúng ta vẫn đứng vững. Sẽ là quá muộn khi lũ lụt, dông bão đến và chúng ta không thể ra ngoài để sửa chữa nền móng. Đang khi trời trong mây tạnh, chúng ta hãy xây đắp, chuẩn bị cho ngày thử thách. Chôn chặt vào Thiên Chúa là núi đá, toà nhà chúng ta sẽ vững chắc; cắm rễ vào Chúa Giêsu là cội nguồn ân sủng, lộc tốt sẽ trổ hoa; mềm mỏng với Chúa Thánh Thần là lửa mến, cây tốt sinh trái tốt.

Triết gia vô thần Ludwig Feuerbach đã từng viết, “Không phải Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài, mà chính con người đã dựng nên Thiên Chúa theo hình ảnh họ”.

Anh Chị em,

Dù không đồng ý với nhận định trên, chúng ta cũng không thể phủ nhận một phần sự thật trong đó khi nhìn vào thực tế. Vì thế, phải luôn quay về với Thiên Chúa của mặc khải, Thiên Chúa của Thánh Kinh để khám phá dung nhan đích thực của Người; một Thiên Chúa như “Người là” nơi Chúa Giêsu chứ không phải một Thiên Chúa như chúng ta muốn. Trên nền đá Giêsu, chúng ta xây dựng cuộc đời; cắm rễ sâu trong Lời Ngài. Lúc đó, hoa trái chúng ta trổ sinh sẽ là hoa trái thánh linh; đó là bác ái, vui mừng, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để con bị ru ngủ trong cảm giác an toàn giả tạo. Xin giúp con chôn chặt đời mình trong Chúa; nhờ đó, con có thể trổ hoa thơm, sinh trái tốt”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nữ tu 107 tuổi bị nhiễm coronavirus nhưng qua khỏi
Đặng Tự Do
16:26 11/09/2020


Đối với Nữ tu Vivian Ivantic của dòng Biển Đức, đại dịch này không phải là điều chưa từng có.

Sơ Ivantic chào đời vào năm 1913, 5 năm trước khi đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918. Giờ đây, trong tư cách là một nữ tu ở Chicago, Sơ Ivantic chứng kiến thêm đại dịch coronavirus mới. Sơ mắc phải căn bệnh chết người này nhưng đã thoát khỏi.

“Khi đại dịch đầu tiên xảy ra, tôi còn quá nhỏ để nhận ra điều gì đang xảy ra,” sơ Ivantic nói với Global Sisters Report. “Nhưng tôi biết điều đó xảy ra vì mẹ tôi đã chết vì căn bệnh quái ác ấy. Tôi nhớ mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng tôi còn quá nhỏ để hiểu tại sao.”

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, đại dịch cúm Tây Ban Nha lây nhiễm khoảng 500 triệu người và giết chết ít nhất 50 triệu người trên thế giới, trong đó có khoảng 675,000 người tại Mỹ,. Khoảng 30 triệu người đã bị nhiễm COVID-19, căn bệnh do coronavirus gây ra, và hơn 848,000 người đã chết, trong đó có 183,000 người ở Hoa Kỳ tính đến ngày 1 tháng 9.

Sơ Ivantic có các triệu chứng COVID-19 vào tháng Tư và đã hồi phục. Các triệu chứng của sơ ấy rất nhẹ, và sơ ấy nghĩ rằng mình vừa bị cảm lạnh.

“Tôi nghĩ mình đã quá già để có thể chống lại căn bệnh quái ác này. Tôi đã rất, rất là may mắn.”

Cộng đồng của sơ cho biết: “Ở tuổi 107, Sơ Ivantic là nữ tu dòng Biển Đức già nhất trên thế giới.”

Sơ lớn lên ở bắc Chicago và gia nhập tu viện Biển Đức Chicago khi mới 19 tuổi.

“Tôi luôn muốn trở thành một nữ tu. Ở lớp một, tôi đã nói với mẹ tôi rằng ‘Đó là điều con muốn trở thành.’ Tôi chỉ chưa bao giờ nghĩ đến một kiểu sống khác.”

Cô giáo lớp một của sơ Ivantic, là Sơ Adelaide, sau này sẽ trở thành bề trên của sơ.

Phần lớn sự nghiệp của sơ được dành cho vai trò là giáo viên, thủ thư và nhân viên lưu trữ.

“Tôi đã làm nhiều việc khác nhau,” sơ Ivantic nói, và lưu ý rằng sơ đã dạy học sinh lớp ba và tiếng Latinh cho các học sinh trung học cũng như đã từng là một thủ thư.

“Tôi đã làm việc chăm chỉ, tôi có sức khỏe tốt,” sơ Ivantic nói. “ Đó là một cuộc sống tốt đẹp đối với tôi.”


Source:Crux
 
Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng chống báng chủ trương phò phá thai bị hăm dọa
Đặng Tự Do
16:27 11/09/2020


Như chúng tôi đã loan tin khi ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần kề, các Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ thai nhi.

Một trong các vị lên tiếng mạnh mẽ là Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.

Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.

Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.

Trong tweet ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận xét rằng câu trả lời của Sơ Campbell tự nó đã cho thấy lập trường của nữ tu này đối với các thai nhi và kết luận với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con đón nhận Tin Mừng Sự Sống!”

Một ngày sau đó, trong tweet ngày 29 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:

“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”

Trong một Tweet tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Denver viết rằng, “Đây là về giáo lý Công Giáo, sự nghiêm trọng của việc phá thai, và không bao giờ được thoái thác hoặc lừng khừng với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Những người Công Giáo của công chúng và mọi người Công Giáo có trách nhiệm phải trung thành với Tin Mừng Sự sống”.

Quan điểm của hai nữ tu khác biệt một trời một vực. Công việc của hai nữ tu cũng khác xa. Sơ Byrne là một bác sĩ phẫu thuật và nhà truyền giáo. Công việc của Sơ Campbell là một “nhà vận động hành lang”.

Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”

Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.

Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”

Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.

Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.

Tuy nhiên, lập trường phò sinh không phải là ý kiến cá nhân của các Giám Mục. Đó là lập trường chung của Giáo Hội.

Trực tiếp tiêu diệt sự sống một người vô tội bao giờ cũng là một hành vi xấu từ bản chất. Phá thai tự bản chất của nó là xấu, chứ không phải là xấu bởi vì Giáo Hội cấm đoán. Giáo Hội chỉ cấm phá thai bởi vì tự bản chất phá thai là xấu.

Công đồng Vatican II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”.

Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 2271 dạy rằng:

Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý”.

Điều 1398, Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo nói thêm:

“Theo Giáo luật hiện hành, Hội Thánh phạt vạ tuyệt thông cho những ai đã phá thai thành công: ‘Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết’”.


Source:Catholic Militant
 
Các Giám Mục Đức chỉ trích những người tấn công vào trụ sở Hạ Viện
Đặng Tự Do
16:28 11/09/2020


Các Giám Mục tại Đức đã lên tiếng chỉ trích những người biểu tình sau khi họ tấn công vào quốc hội Đức.

Hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA đưa tin, Đức Cha Georg Batzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, bày tỏ sự kinh hoàng của ngài trước hành vi của những người tham gia cuộc biểu tình ngày 29/8 chống lại chính sách của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Những người biểu tình trước tòa nhà Reichstag ở Berlin, nơi đặt trụ sở của Bundestag, tức là hạ viện Đức đã tìm cách tràn vào tòa nhà và giao tranh với cảnh sát.

“Các quyền cơ bản đối với tự do ngôn luận và tự do hội họp là không thể nghi ngờ. Nhưng những cảnh tượng ở phía trước Bundestag của Đức là không thể chấp nhận được,” Đức Cha Batzing nói. Hành động “thái quá” như thế không thể xảy ra lần nữa, ngài nói thêm.

Đức Cha Franz-Josef Overbeck, Giám mục Essen, người đứng đầu ủy ban xã hội và các vấn đề xã hội của Hội Đồng Giám Mục Đức, nhận định rằng: “Những hành vi bạo động này làm hỏng các biểu tượng của nền dân chủ. Điều đó là không thể chấp nhận được.”

Ngài cảm ơn “tất cả các lực lượng an ninh đã đứng vững trong tình huống nguy hiểm cho cá nhân họ và bảo vệ nền dân chủ của chúng ta một cách mẫu mực. Các Kitô hữu phải có một lập trường rõ ràng, đặc biệt khi người Do Thái một lần nữa phải đối mặt với chủ nghĩa bài Do Thái công khai.”

Theo KNA, một nhóm người biểu tình đã vượt qua các rào cản tại Reichstag và ùa đến các bậc thềm của quốc hội. Một số người trong số họ vẫy lá cờ đen, trắng và đỏ được coi là biểu tượng của những kẻ cực đoan cánh hữu.


Source:Catholic News Agency
 
Những câu hỏi quan trọng đối với người Công Giáo trong cuộc bầu cử 2020
Đặng Tự Do
16:29 11/09/2020
Philip Lawler của Catholic World News có bài xã luận xúc tích sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Một lần nữa lại là mùa ngớ ngẩn: người Mỹ chúng ta đang bước vào những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy đủ loại tuyên bố giật gân về việc ứng cử viên này hay ứng viên kia là hiện thân của cái ác, một mối đe dọa đối với nền văn minh phương Tây. Điều này xảy ra bốn năm một lần.

Năm nay áp suất tuyên truyền sẽ đặc biệt được chú ý vì đất nước chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị. Chúng ta đang bị chia rẽ nghiêm trọng, các cuộc đối đầu bạo lực đang lan rộng và leo thang, và có sự khác biệt ngày càng lớn về quan điểm đối với các vấn đề đạo đức cơ bản. Cứ 4 năm một lần các đảng phái nói rằng họ sợ hãi trước khả năng các đối thủ của họ có thể lên nắm quyền. Năm nay tôi nghĩ họ thực sự nghĩ như vậy.

Tối thiểu là đối với những tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ, chúng ta có các lý do để sợ hãi. Các chính trị gia theo chủ nghĩa cấp tiến cực đoan không chỉ đe dọa ban hành các chính sách mà chúng ta thấy ghê tởm, mà còn đóng cửa các tổ chức của chúng ta và tống chúng ta vào tù nếu chúng ta chống lại các sáng kiến của họ.

Trong những năm qua, những người ủng hộ sự sống đã lo lắng rằng những người theo chủ nghĩa cực đoan sẽ hợp pháp hóa việc phá thai... rằng họ sẽ buộc người đóng thuế phải trả tiền cho việc phá thai... rằng họ sẽ biến việc chấp nhận phá thai trở thành một điều kiện để nhận viện trợ của Mỹ ở nước ngoài... rằng họ sẽ cho phép thanh thiếu niên được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ… rằng họ sẽ đóng cửa các trung tâm trợ giúp mang thai không cung cấp giấy giới thiệu phá thai. Tất cả những lo sợ đó đã được chứng minh là hợp lý.

Tương tự như vậy, các Kitô hữu từng lo lắng rằng chính phủ sẽ cho phép các hành vi đồng tính luyến ái… sẽ công nhận quan hệ đồng giới… sẽ đặt những quan hệ đối tác đó ngang hàng với hôn nhân về phương diện pháp luật… sẽ khuyến khích những người trẻ chấp nhận đồng tính luyến ái… sau đó sẽ thúc giục sự chấp nhận các lựa chọn tình dục khác… và tán thành việc thay đổi bản sắc để theo đuổi “bản sắc phái tính” mới. Tất cả những điều đó, cũng đã được thông qua.

Hãy cân nhắc xem những người theo chủ nghĩa thế tục cực đoan đã đẩy mạnh được nghị trình xã hội cấp tiến của họ như thế nào trong thế hệ trước — hoặc thậm chí trong mười năm qua. Hãy tưởng tượng họ sẽ đẩy xa hơn bao nhiêu, và nhanh hơn bao nhiêu nếu họ kiểm soát được tất cả các cánh tay của chính phủ liên bang! Mối nguy đặc biệt nghiêm trọng bởi vì năm nay, các nhà tuyên truyền cấp tiến đã nói rõ rằng mục tiêu của họ là bịt miệng đối thủ.

Không phải ngẫu nhiên mà Joe Biden, một người Công Giáo tự xưng mình là người “sùng đạo”, đã hứa sẽ lặp lại những cuộc tấn công ở cấp liên bang đối với dòng Những nữ tử cho người nghèo, nhằm bảo đảm rằng không có, ở bất cứ nơi đâu trong bất cứ ngóc ngách nào của nước cộng hòa này, một hội dòng các nữ tu Công Giáo dám không bao gồm bảo hiểm tránh thai trong chương trình bảo hiểm y tế của họ. Mục tiêu của cánh tả cực đoan - vốn đã trở thành mục tiêu của Đảng Dân chủ - không chỉ đơn thuần là cung cấp các biện pháp tránh thai, mà là bắt buộc phải thanh toán các biện pháp tránh thai.

Đảng chính trị nào đã thúc đẩy pháp luật để bịt miệng những người biểu tình ủng hộ cuộc sống trên các vỉa hè bên ngoài các phòng khám phá thai? Đảng nào đã gợi ý rằng các thành viên của đoàn Hiệp sĩ Kha Luân Bố không đủ điều kiện để làm thẩm phán liên bang? Đảng nào đã ủng hộ các vụ kiện đòi phải đóng cửa những người làm bánh đã chọn không phục vụ cho đám cưới đồng tính? Các thống đốc của đảng nào đã đi đầu trong việc đóng cửa các nhà thờ trong thời kỳ đại dịch Covid — trong khi các phòng khám phá thai vẫn được mở cửa? Nghị quyết của đảng nào đã tán thành các chính sách chụp mũ Tin Mừng là các “diễn từ căm thù” để khiến các Kitô hữu phải đứng sau song sắt nếu rao giảng Tin Mừng?

Tóm lại, đối với nhiều người trong chúng ta, câu hỏi quan trọng trong cuộc bầu cử năm nay là: Ứng cử viên tổng thống nào có nhiều khả năng khiến bạn phải ngồi tù hơn? Không có gì ngạc nhiên khi các luận điệu đang được tung ra rất là nóng.


Source:Catholic World News
 
Thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI phải vào bệnh viện vì suy thận
Đặng Tự Do
16:40 11/09/2020
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, 64 tuổi, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã phải vào bệnh viện vì “các vấn đề nghiêm trọng về thận”. Những nguồn tin thân cận với Đức Bênêđíctô XVI nói với CNA Deutsch vào ngày 11 tháng 9.

Ngoài vai trò thư ký cho Đức Giáo Hoàng danh dự, Đức Tổng Giám Mục Gänswein còn là người đứng đầu phủ giáo hoàng.

Tháng 6 vừa qua, ngài đã tháp tùng Đức Bênêđíctô XVI đến Regensburg để thăm bào huynh của Đức Giáo Hoàng danh dự bị bệnh nặng và qua đời chỉ vài ngày sau đó.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein sau đó đã đại diện cho Đức Giáo Hoàng Danh dự tại đám tang của anh ngài vào ngày 8 tháng 7.


Source:Aleteia
 
Lộng hành: Một gã thanh niên ngang nhiên đập phá ảnh tượng và một nhà thờ Công Giáo ở Tiểu bang Louisiana
Thanh Quảng sdb
18:39 11/09/2020
Lộng hành: Một gã thanh niên ngang nhiên đập phá ảnh tượng và một nhà thờ Công Giáo ở Tiểu bang Louisiana



(CNA - Jonah McKeown)

Theo Thông tấn xã CNA từ Denver ngày 11/09/2020 cho hay: Một gã thanh niên đã ngông nghênh phá hoại nhà thờ Công Giáo Trái Tim Đức Mẹ (Immaculate Heart of Mary) ở Tioga, Louisiana hàng giờ đồng hồ vào Thứ Tư (9/9/2020).Hắn đã bị bắt và nhận tội phá hoại.

Trong quá trình phá hoại kéo dài hơn hai giờ, kẻ tấn công đã đập bể ít nhất sáu cửa sổ kính, đập một số cửa sắt và đập bể nhiều tượng ảnh xung quanh khuôn viên nhà thờ.

Cha Rickey Gremillion, linh mục chính xứ cho CNA hay ngày 11 tháng 9 rằng vụ việc xảy ra từ 12:30 đêm tới 3 giờ sáng ngày 9 tháng 9. Không ai thấy hoặc nghe thấy tiếng động nào… nhưng toàn bộ sự việc đã được camera báo động của nhà thờ ghi lại.

Cha Gremillion chỉ phát hiện ra vụ việc này, khi đến nhà thờ dâng lễ vào sáng hôm đó.

Cha Gremillion cho hay: “Rõ ràng là gã thanh niên phá hoại này không nghĩ là có máy camera đang theo dõi và ghi hình về anh ta”.

Sở Cảnh sát của khu vực Rapides, nơi giáo xứ tọa lạc, ngày 11 tháng 9 đã cho hay họ đã bắt giữ tên Chandler D. Johnson. Johnson, 23 tuổi, đã bị buộc vào hai tội: xâm phạm vào nhà tư và phá hoại cơ sở tôn giáo.

Qua máy thu hình thấy Johnson, cởi trần, mặc quần jean xanh, hắn đã đập bể nhiều chậu cảnh xung quanh nhà thờ và xô đổ một số chậu bê tông lớn...



Hắn đập một trong những cánh cửa sắt bằng một bức tượng mà hắn lấy từ bên ngoài nhà thờ, và đập một cánh cửa khác với một bức tượng khác. Hắn cũng ném một bức tượng khác lên mái nhà thờ, và đập bể đầu tượng Đức Mẹ Sầu bi đang ôm Chúa Giêsu được đúc bằng bê tông.

Cha xứ cũng cho hay: Johnson đã dùng một vật cứng để đập bể một một mảng trên bức tượng Đức Mẹ cổ nhiều năm bên trong nhà thờ.

Cha Gremillion cho biết giáo xứ gần đây đã sống sót qua cơn bão Laura mà không bị thiệt hại lớn nào, ngoại trừ hai camera an toàn của nhà thờ bị bể. Hai camera còn lại đã ghi lại các hành động phá hoại của Johnson vào video.

Cha Gremillion cho biết mình cũng như giáo xứ không có quen biết gì với tên Johnson này và cũng không biết nguyên do nào hắn đã nhắm mục tiêu phá hoại vào giáo xứ.

Cha Gremillion cho biết tên Johnson đã không đập phá bên trong tòa nhà thờ; dù hắn có thể vào nhà thờ qua cửa sổ đã bị đập vỡ.

Cha Gremillion cho hay hầu hết các cửa kính sẽ được công ty bảo hiểm thay cho và nhiều giáo dân đã tới giúp dọn dẹp và đóng tạm gỗ lên các cửa sổ đã bị đập phá vào ngay buổi sáng, khi vụ việc được phát hiện.

Cha Gremillion cho hay cha hy vọng sẽ sữa chữa và nâng cấp hệ thống báo động của giáo xứ.
 
Nhà tạm bị đánh cắp từ nhà thờ Chính tòa Ontario đã được tìm lại
Thanh Quảng sdb
19:31 11/09/2020
Nhà tạm bị đánh cắp từ nhà thờ Chính tòa Ontario đã được tìm lại

Washington, D.C., ngày 9 tháng 9 năm 2020 (CNA) cho hay Nhà tạm bị đánh cắp hồi đầu tuần từ Nhà thờ Thánh Catherine thành Alexandria của Giáo phận Catharines, Ontario đã được tìm thấy vào thứ Tư, ngày 9 tháng 9.

Một nhóm giáo dân thuộc giáo xứ đã phát hiện ra Nhà tạm ở Công viên Centennial, gần nhà thờ lớn. Nhà tạm bị quăng xuống một con kênh, nhưng chén đựng Mình thánh đã bị lấy mất.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương cho hay Thánh Thể không có ở trong nhà tạm, nhưng vì nhà tạm bị chìm trong nước nên có thể Thánh thể đã bị tan biến rồi!

Theo nguyên lý của Bí tích thì khi mình thánh bị tan biến đi thì không còn là Thánh thể nữa.

Sau Thánh lễ chiều thứ Tư, một người đã đưa đến nhà thờ chính tòa một cánh cửa bằng đồng của nhà tạm. Người đàn ông đó cho hay anh ta đã được một người đưa cho, nói là họ tìm thấy nó ở Công viên Centennial. Còn một cánh cửa khác của nhà tạm vẫn chưa được tìm thấy.

Nhà tạm được tìm thấy một ngày sau, khi Đức cha Gerard Bergie của Giáo phận Catharines đưa ra lời kêu gọi công khai về việc xin hoàn trả lại Thánh Thể và Nhà tạm, Đức cha cho hay nhà tạm, được làm bằng thép, và không có nhiều giá trị tiền bạc.

Đoạn video báo động ghi lại cảnh hai người, một nam và một nữ, đột nhập vào nhà thờ vào khoảng 4:30 sáng ngày 8 tháng 9.

Theo cha Donald Lizzotti, Chưởng ấn nhà thờ chính tòa nói với CNA rằng ngài tin rằng những tên trộm trước đó đã cạy cửa nhà thờ để tìm cách ăn cắp nhà tạm. “Và chúng đã quay lại sau đó và lạy nhà tạm ra, bê xuống nền nhà thờ, cậy cánh cửa bằng đồng ra và sau đó mang toàn bộ nhà tạm đi.

Cha Lizzotti nói với CNA rằng cảnh sát không thể tìm thấy dấu tay và họ tin rằng những tên trộm này rất chuyên nghiệp.

Trước đây nhà thờ chính tòa đã từng bị trộm cắp và phá hoại, trong đó có vụ trộm hai trụ đèn bằng đồng vào năm 2019. Các trụ đèn này đã được chuộc lại sau khi bọn trộm bán chúng cho một tiệm phế liệu.

Chưa có nghi phạm nào bị tình nghi trong vụ trộm nhà tạm này!
 
Thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh về tình trạng của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo
Đặng Tự Do
20:18 11/09/2020


Chiều thứ Sáu 11 tháng 9, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã loan báo một tin không may là Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã có kết quả dương tính với Covid-19 sau khi xét nghiệm bằng tăm bông.

Ông Matteo Bruni nói: “Đức Hồng Y Tagle đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 khi được xét nghiệm bằng tăm bông vào ngày hôm qua khi ngài đến Manila.”

Như thế, vị Hồng Y người Phi Luật Tân là vị tổng trưởng đầu tiên của giáo triều Rôma bị nhiễm thứ virus quái ác này. Đức Hồng Y Tagle vừa là Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, vừa là Chủ tịch Caritas Internationalis, liên đoàn các tổ chức bác ái Công Giáo trên toàn thế giới. Ngài cũng được xem là ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ Giáo Hoàng trong mật nghị bầu Giáo Hoàng trong tương lai.

Trả lời các nhà báo, ông Bruni cho biết vị Hồng Y người Phi Luật Tân “không có bất kỳ triệu chứng nào và sẽ phải ở trong tình trạng tự cách ly bắt buộc ở Phi Luật Tân.”

Tin tức mới này gây lo ngại sâu xa tại giáo triều Rôma vì có thể còn nhiều vị nữa đã nhiễm coronavirus.

“Trong thời gian chờ đợi,” Bruni nói thêm, “những kiểm tra cần thiết đang được thực hiện đối với những người đã tiếp xúc với ngài trong những ngày gần đây.”

Ông Bruni cho biết Đức Hồng Y Tagle đã trải qua một cuộc kiểm tra tăm bông ở Rôma vào ngày 7 tháng 9, kết quả là âm tính.

Hôm thứ Tư 10 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất hiện tại buổi triều yết chung và lần đầu tiên người ta thấy ngài đeo khẩu trang y tế.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong thông báo cực kỳ hiếm có vào một ngày Chúa Nhật - và trong một ngày lễ lớn – vào trưa ngày lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, 62 tuổi, cho đến nay là người đứng đầu giáo phận lớn nhất Á châu tại Manila, trong chức vụ người đứng đầu Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, là thực thể hoạt động trong 400 năm qua để giám sát các công việc truyền giáo của Giáo Hội toàn cầu.

Động thái, diễn ra chỉ vài ngày trước khi Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ thường niên với các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh nhân dịp lễ Giáng Sinh, đã đặt Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle vào một vị trí quan yếu Giáo Hoàng có thể thúc đẩy cơ hội cho vị Hồng Y Á châu một ngày nào đó trở thành giáo hoàng.

Việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc làm nổi bật sự chú ý mà Đức Phanxicô dành cho Giáo hội ở các nước đang phát triển.

Các nhà quan sát về Vatican từ lâu đã thấy Đức Hồng Y Tagle có phẩm chất của một “papabile”, tức là một giáo sĩ được coi là có nhiều khả năng được bầu làm giáo hoàng một ngày nào đó bởi các vị Hồng Y khác.

Đức Hồng Y Tagle đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nâng lên hàng Hồng Y vào năm 2012. Phi Luật Tân là quốc gia có nhiều người Công Giáo nhất ở Á châu.

Việc hy sinh Đức Hồng Y Fernando Filoni, năm nay mới 73 tuổi, được đánh giá rộng rãi là vị tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc xuất sắc nhất trong vài chục năm trở lại đây, cho thấy rõ ý của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đưa Đức Hồng Y Tagle vào tiêu điểm các chú ý trong các hoạt động của Tòa Thánh, và như thế, khả năng ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng được nhân lên gấp bội.


Source:Vatican News
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chức linh mục tại giáo phận San Jose, California giữa cơn đại dịch
Thái Phạm
18:01 11/09/2020
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng khoan dung nhân hậu
Lm. Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
15:43 11/09/2020
Hằng năm người Công Giáo Việt Nam mừng kính các Thánh tử đạo của chúng ta với lòng kính mến ngưỡng phục đời sống chứng nhân anh hùng của các ngài cho đức tin vào Thiên Chúa. Dù bị tra tấn sau cùng bị kết án tử hình, vì tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, nhưng các ngài vẫn một lòng kiên cường không chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa.

Các ngài không chỉ sống trung thành với đức tin vào Thiên Chúa, nhưng các ngài còn sống lòng khoan dung nhân hậu tình bác ái với mọi người nữa.

1. Thánh Emmanuel Lê văn Phụng, chết tử đạo ngày 31.07.1858, bị bắt tống giam trong tù rồi bị kết án tử hình, vì tin theo đức tin Công Giáo tổ chức việc đọc kinh xem lễ, che chở giấu linh mục trong nhà trái lệnh Vua cấm đạo Công gíao thời lúc đó.

Trong thời gian bị giam trong tù, Thánh nhân cương quyết không chối bỏ đạo, và không cho vợ con bỏ tiền chạy chuộc ông ra khỏi tù, cùng căn dặn vợ con không bao giờ được tìm cách trả thù những khốn khó cha phải chịu. Chúa đã muốn như vậy hãy để cha nhẫn nại chịu đựng.

Trong tù Thánh nhân còn phân phát thuốc cho các bạn tù. Ngày bị đem ra xử hành quyết theo lệnh của Vua, các con ông đến thăm qùi xuống trước mặt cha mình khóc lóc, nhưng Ông khuyên bảo: Tại sao lại khóc, xin ở lại bằng an, hãy tuân giữ các lề luật Giáo hội, hãy cầu nguyện sáng tối và hãy sống hòa thuận với nhau. Các con phải trung thành giữ đạo, hãy noi gương cha con đây, đừng thù óan hay kiện cáo những kẻ đã tố gíac cha. Hãy mang xác cha về chôn ở Đầu Nước cùng với xác Cha Qúi..“ ( Lm. Giuse Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, tập III. trang 212-216)

2. Thánh linh mục Giacobê Năm Mai Ngũ chịu tử vì đạo ngày 12.08.1838, trong thời kỳ cấm đạo gay gắt cha Năm phải trốn ờ nhà Ông trùm Đích ở làng Kẻ Vĩnh. Cha Năm tính tình hiền hòa vui vẻ, có lòng khiêm nhường đạo đức. Ngài có lòng thương người nghèo khó, khi ăn cơm ngài thường để dành cho kẻ khó một ít. Lúc chẳng có gì để cho kẻ khó, thì ngài cho thuốc viên.

Trong lao tù các quan thấy cha Năm đã có tuổi, ăn nói lễ phép nên cũng thương không bắt phải mang gông cùm ban ngày mà chỉ bắt ban đêm thôi. Các quan cũng làm ngơ để cho cha đi tại trong tù dễ dàng. Ở đây lại được dịp cho cha truyền giáo. Đối với những người ngoại giáo thì cha yên ủi giảng dạy cho họ. Đối với những người có đạo thì cha nâng đỡ và khuyên bảo họ mạnh dạn tuyên xưng đức tin…..

Trong những ngày tù có nhiều người nghèo khó cùng ở trong tù với cha Năm. Cha lấy những của ăn mà bổn đạo làm phước cho ngài để chia xẻ với những người trong tù…. ( Lm. Giuse Vũ Thành, Dòng máu anh hùng, tập II. trang 171-176)

Thật là một đời sống chan chứa lòng thương xót của những vị Thánh anh hùng tử đạo với con người.

Các Thánh được Hội Thánh tôn phong trên bàn thờ vì gương mẫu đời sống đạo đức thánh thiện đức tin vào Chúa, cùng đời sống khoan dung nhân hậu đầy lòng thương xót của của họ với con người.

3. Mừng kính các Thánh tử đạo Việt Nam chúng ta cùng tưởng nhớ đến ngày qua đời của Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận (+16.09.2002). Ngài đã được Hội Thánh nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa trong tiến trình chuẩn bị phong Chân phước và Hiển Thánh cho ngài. Vì nhân đức anh hùng của ngài trung thành với đức tin vào Chúa, vào Hội Thánh, nhất là nhân đức bác ái lòng khoan dung của ngài với con người trong những năm tháng bị giam cầm lao tù ( 1975- 1988).

Lúc còn sinh thời sau khi ra khỏi lao tù, ngài kể lại mẩu chuyện chung sống với anh công an giữ nhiệm vụ canh nhà tù nơi ngài bị giam giữ:

“ Một ngày nọ có một người canh tù hỏi tôi-

Ông có yêu mến chúng tôi không?

Có chứ, tôi hằng yêu mến các anh.

Nhưng mà chúng tôi đã bỏ tù ông bao nhiêu năm, mà không xét xử, không kết án, vậy mà ông lại yêu mến chúng tôi à? Đây là điều không thể được.! Có lẽ không thật đâu!

Tôi đã ở với các ông nhiều năm, như ông thấy đó, có đúng không?

Khi nào ông được tự do, ông sẽ không sai bổn đạo đến đốt nhà chúng tôi và giết người thân của chúng tôi đấy chứ?

Không, ngay cả khi các anh có muốn giết tôi đi nữa, tôi vẫn yêu mến các anh.

Mà tại sao?

Bởi vì Chúa Giêsu đã dậy tôi phải yêu thương tất cả mọi người, kể cả kẻ thù. Nếu tôi không làm như thế, tôi sẽ không xứng đáng là Kitô hữu nữa.

Thật là đẹp, nhưng khó hiểu qúa.”

( ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Chứng nhân Hy vọng, Các bài giảng tuần tĩnh tâm giáo triều Roma năm 2000, Dân Chúa u châu 2001, Trang 98)

Đây linh đạo của một nếp sống đạo đức cao thượng theo gương Chúa Giêsu, phản chiếu lại nơi đời sống của các Thánh tử đạo Việt Nam, của đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận: linh đạo lòng khoan dung nhân hậu.

Đây là linh đạo có sức thu phục cảm hóa lòng người hơn tất cả, cùng mở ra con đường mang lại hòa bình, dù có bị xỉ nhục đối xử bất công.

Đây là linh đạo của một tâm hồn có nếp sống đạo đức bình dân. Nhưng chiếu tỏa chan chứa niềm Hy Vọng cho chính mình cùng cho người khác, linh đạo của con người có đời sống thánh thiện.

Xin các Thánh Tử Đạo cầu bầu cho nhân loại chúng con mau thoát khỏi cơn đại dịch Corona đang hoành hành đe dọa sức khoẻ đời sống con người.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Lm Trần Anh Dũng : Biên Niên Sử Truyền Giáo Tại Việt Nam
Lê Đình Thông
15:38 11/09/2020
Đại chủng viện Thánh Lê Bảo Tịnh (Thanh Hóa) vừa phát hành ‘‘Biên Niên Sử Truyền Giáo Tại Việt Nam, tập 1 : Thời Thừa sai các Dòng Tu đến Đại Việt (1533-1659)’’ do linh mục Trần Anh Dũng (giáo xứ Paris) biên soạn.

Toàn bộ công trình giáo sử gồm ba tập :

- tập 1 : Thời Thừa sai các Dòng Tu đến Đại Việt (1533-1659).

- tập 2 : Thời các Giám mục Đại diện Tông tòa (1659-1959).

- tập 3 : Thời các Giám mục Chính tòa Việt Nam (1960-2020).

Bộ sách là giáo trình được dùng trong học tập và nghiên cứu tại Đại chủng viện Thanh Hóa. Thời Thừa sai xuyên suốt 5 thế kỷ, kéo dài 487 năm. Tác giả dùng phương pháp biên niên (chronologie) vốn được dùng để chép lại thời tạo thiên lập địa. Sách Sáng thế ký, trong cổ ngữ Hébreu ‘‘Berechit’’ (בְּרֵאשִׁית) có nghĩa là ‘‘khởi đầu’’. Linh mục Trần Anh Dũng áp dụng phương pháp biên niên để trình thuật những biến cố xảy ra từ 1533 đến 1659.

Ngoài lời giới thiệu của Đức Cha Giuse Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Chủ tịch Ùy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, tác giả có lời tâm huyết gửi đến các thầy chủng sinh dưới hình thức ‘‘Lời Trần tình’’. Đó là nỗ lực ôn cố tri tân, nhắc lại ba dấu mốc trong lịch sử giáo phận :‘‘Học Hội Lê Bảo Tịnh’’, ‘‘Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh’’, ‘‘Đại Chủng viện Lê Bảo Tịnh’’:

- Học Hội Lê Bảo Tịnh : Hội được thành lập ngày 20/07/1921 gồm 8 du học sinh tại Roma : Ngô Đình Thục, Nguyễn Văn Lành, Phạm Bá Trực, Đinh Văn Huấn, Đinh Ngọc San, Lê Văn Chánh, Đinh Trung Tín, Simon Hoàng. Lúc đầu, hội lấy tên là ‘‘Hội Nam Việt Văn chương Chân phước Phaolô Tịnh’’, năm 1937 đổi lại là ‘‘Học Hội Lê Bảo Tịnh’’.

- Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh : do Đức Cha Nguyễn Huy Mai, Giám mục Ban Mê Thuột, thành lập ngày 25/03/1968, tháng 10/1977 bị giải thể.

- Đại Chủng viên Lê Bảo Tịnh, tiền thân là ‘‘Nhà Tràng Vĩnh Trị’’, do Cha Bề trên Bảo Lộc Lê Bản Trị thành lập, hoạt động từ 1765 đến 1858.

Sau đó, tác giả đề cập đến nguyên tắc soạn thảo giáo trình, theo hệ thống biên niên. Linh mục Trần Anh Dũng cầu mong các chủng sinh ‘‘thanh tịnh, chân thật, lắng nghe tiếng mời gọi từ con tim sâu thẳm’’ :

- Thanh tịnh : ngoài ý nghĩa thông thường, còn nhắc nhở ý nghĩa về lại nguồn cội với đấng sáng lập đại chủng viện : Thánh Lê Bảo Tịnh.

- Chân thật (sincérité) và chính xác (exactitude) được vận dụng trong phương pháp sử học.

- Tiếng mời gọi từ con tim sâu thẳm (vocation interne) là chức năng thần học của sử gia Công Giáo.

Tác giả lập niên biểu đất nước Việt Nam, từ triều đại Hồng Bàng (-2879-258 trước CN) đến ngày nay.

Tập I bao gồm các mục theo thứ tự thời gian như sau :

- Các Thừa sai Dòng tu đến đất Đại Việt :

- Dòng Đa Minh trên đất Việt

- Dòng Phan Sinh trên đất Việt

- Dòng Tên trên đất Việt

- Tường trình về Đàng Trong (1621)

- Tường trình về Đàng Ngoài 1626)

- Tường trình về Hành trình tới Đàng Ngoài (1626)

- Tự vựng Công Giáo : Bổn đạo, Hội Thầy giảng, Thầy và Thầy Cả, Linh mục

- Tường trình Khu Truyền giáo Đàng Trong (1631)

- Đạo Hoa Lang

- Mô thức Rửa tội (1645)

- Tường trình về Đàng Trong (1645)

- Tường trình về Đàng Trong

- Tường trình về những tiến triển đức tin trong xứ Đàng Trong (1646)

- Tường trình về những tiến triển đức tin trong xứ Đàng Trong (1647)

- Kinh đạo chữ Nôm

- Tường trình về Xứ Đàng Ngoài, Đàng Trong, Cao Miên và Lào (1649)

- Thầy giảng Anrê Tử đạo Người Chứng thứ nhất

- Lịch sử Đàng Ngoài (1650)

-Từ điển Việt-Bồ-Latinh (1651)

- Bảng tra tiếng Latinh

- Từ điển Việt-Bồ-Latinh (2019)

- Phép giảng Tám ngày (1651)

- Sách Thiên Chúa Thực lục của Minh Kiên (1584)

- Sách Thiên Chúa Thực Nghĩa của Lợi Mã Đậu (1603)

- Thư Thầy giảng Igesico Văn Tín (1659)

- Thư Thầy giảng Biên Đức Thiện (1659)

- Lịch sử nước An Nam- Bentô Thiện (1659)

- Hành trình đến Vương quốc Đàng Ngoài

- Tòa thánh Vatican thiết lập Thánh bộ Truyền giáo

- Thánh bộ Truyền giáo

- Hội Thừa sai Hải ngoại Paris

- Chủng viện Hội Thừa sai Paris

- Công đồng Ayutthaya (1664)

- Tài liệu trích dẫn

- Tài liệu tham khảo Dòng Tên Việt Nam

- Dòng Anh Em Giảng thuyết (Dòng Đa Minh)

- Lịch sử Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam

- Thánh Giuse có phải là bổn mạng Hội thánh Việt Nam không?

- Chủng sinh Phaolô Bột

- Tại sao tại Việt Nam các nữ tu được gọi là bà ‘‘Xơ ’’?

🙵

Trong ‘‘Lời Trần Tình’’, LM Trần Anh Dũng viết : ‘‘Các bạn đang cầm trong tay cuốn sách ‘‘Biên niên sử Truyền giáo tại Việt Nam : Thời các Dòng Tu đến Đại Việt (Tập I : 1533-1959), bìa sách màu xanh dương, màu đại dương trùng khơi bát ngát, những chuyến thuyền buồm chuyên chở thương nhân và nhiều nhà Thừa sai mang Tin Mừng cứu độ Đức Kitô cập bờ bến non sông Đại Việt’’ (tr.10).

Tác phẩm của linh mục Trần Anh Dũng là một đóng góp đang kể cho Giáo sử nước nhà, giúp cho các chủng sinh thấu hiểu công cuộc truyền giáo của các bậc tiền nhân, nhờ vậy càng thêm gắn bó với Hội thánh Việt Nam, đúng như câu nói : vô tri bất mộ (无知不慕) vậy.

Lê Đình Thông
 
Hôn nhân: Quan điểm thiết thực về tính dục
Vũ Văn An
17:03 11/09/2020

Những dị biệt trong quan niệm luân lý học về tính dục đã hình thành ít nhất do bốn khuynh hướng sau đây, mỗi khuynh hướng đều có những nghị trình khác nhau và khó có thể tương hợp với nhau. Có thể đây chỉ là đơn giản hóa, nhưng chúng tôi vẫn nghĩ bốn khuynh hướng trên là: bảo thủ, xét lại, hoài nghi và tha hóa. Các nhóm này được kể như đại diện cho những đáp ứng khác nhau đối với các thay đổi khá hấp dẫn và ầm ĩ từng bủa vây giáo hội cũng như văn hóa trong thập niên 1960. Nhóm bảo thủ cho rằng trong việc tạo ra bản sắc Công Giáo, việc hành động phù hợp với giáo huấn của giáo hội phải được đặt lên hàng đầu. Họ chủ trương không cho phép có bất đồng (dissent) đối với quan điểm của Vatican về các vấn đề như giao hợp tiền hôn nhân, ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái, và li dị. Họ coi việc duy trì một mặt trận thống nhất trong các vấn đề ấy là cốt chính đối với sức mạnh liên tục của quyền bính giáo hội. Họ cố gắng nối kết giáo huấn quá khứ với thế giới hiện tại bằng cách biện luận rằng ai cảm nhận được tình thân mật tính dục và nếu chịu khó khảo sát nó một cách trung thực cũng phải đồng ý rằng mối liên hệ ấy là một hình thức “tự hiến mình cho nhau” (một thuật ngữ của Đức Gioan Phaolô II) mà từ nội tại đòi phải là dị tính luyến ái, phải có cam kết, phải vĩnh viễn, phải độc chiếm và phải nhằm sinh sản con cái.



Nhóm thứ hai là nhóm xét lại gồm những người đã lớn lên trước Vatican II, và đã nhớ rất rõ cái sức sống mới được công đồng này mang tới. Những người Công Giáo này, mà một số đã có con ở lứa tuổi thiếu niên và cả trưởng thành nữa, coi giáo hội như mái ấm tôn giáo và văn hóa của họ, thậm chí còn là mẹ và thầy nữa, nhưng họ không đồng ý coi các kinh nghiệm tính dục cũng như phu thê nhất thiết phải phù hợp với giáo huấn hiện nay của giáo hội. Ít nhất từ thập niên 1960, họ tỏ ý nghi ngờ không biết các quan điểm của giáo hội về ngừa thai và ly dị có còn giá trị nữa hay không. Họ tiếp tục tranh đấu ngay trong lòng giáo hội để tìm ra chỗ đứng và một tiếng nói cho việc duyệt lại quan điểm cố hữu xưa nay cho rằng việc làm tình chỉ được phép bên trong một hôn nhân vĩnh viễn và nhằm để có con mà thôi, để có thể chấp nhận một số ngoại lệ.

Nhóm thứ ba có thể gọi là nhóm hoài nghi. Tuy không phải tất cả, nhưng số đông họ là những người trưởng thành thuộc lớp trẻ hơn vốn không đương nhiên chấp nhận thế giá của giáo hội. Họ thường đứng bên nhìn một cách ngỡ ngàng khi thấy giáo hội của cha mẹ họ cổ vũ một thứ giáo huấn về tính dục xem ra bất kể đến các thực tại trong các mối liên hệ của con người, ít nhất là ở Mỹ. Như những người xét lại, họ cũng nhìn thấy những hiện tượng tương tự như sự chấp nhận rộng rãi việc ngừa thai, “sống chung với nhau”, đồng tính luyến aí, phá thai, các đe doạ của bệnh AIDS và các cuộc tan vỡ hôn nhân. Thế nhưng dù vẫn coi mình là người Công Giáo, các nhà hoài nghi có nhiều khác biệt đối với các người xét lại. Họ công khai xác quyết rằng cần phải coi giáo huấn về tính dục của giáo hội, chủ yếu do các giáo sĩ nam giới đưa ra, như không còn ăn nhằm gì đối với các nhu cầu ngày nay nữa. Họ coi nhóm bảo thủ như quá khích, và cười nhạo các cố gắng quá sốt sắng và bền bỉ của nhóm xét lại, cho rằng không biết đến lúc nào nhóm này mới hiểu ra là họ không thể thay đổi được gì trong các cơ chế hiện nay.

Nhóm thứ bốn là nhóm đã trở thành tha hóa, không còn thấy một chút liên hệ gì đối với Giáo Hội Công Giáo nữa, cũng như không thấy cần phải biện bạch, tranh đấu, hoặc bác khước các giáo huấn của giáo hội này. Giáo Hội Công Giáo Lamã không còn là nguồn tài nguyên để họ chạy tới, ít nhất một cách hữu thức, để được hướng dẫn về tính dục cũng như về bất cứ vấn đề nào khác. Các giáo huấn tính dục của giáo hội, khi được xét đến, thường bị lên án là lỗi thời, đè nén, và bất nhân. Dù theo một nghĩa nào đó, những người Công Giáo tha hóa này không còn là một thành phần “cử tri” đối với giáo huấn của giáo hội nữa, nhưng việc giáo huấn ấy đáp ứng nhóm đông đảo này một cách quá tiêu cực quả là có ý nghĩa.

GIÁO HUẤN Công Giáo

Chúng tôi muốn cố gắng thuyết phục nhóm thứ ba rằng trong giáo huấn Công Giáo, ta vẫn còn có thể tìm thấy một cái gì đó đáng giá về tính dục, dù phải nhìn nhận một cách chân thực rằng giá trị thực tiễn của nó không phải là điều dễ thấy.

Truyền thống Công Giáo vẫn luôn luôn định nghĩa các đặc điểm luân lý của tính dục trong khuôn khổ hôn nhân. Hôn nhân không phải chỉ là sự kết hiệp giữa hai cá nhân, nhưng nó được đặt trong bối cảnh gia đình, và nhất là bối cảnh sinh sản. Thánh Augustinô và thánh Tôma Aquinô đều coi việc sinh sản là lý do duy nhất có thể biện minh đầy đủ cho việc giao hợp tính dục trong hôn nhân. Cả hai vị đều coi việc sinh sản cũng như hôn nhân chỉ đặc biệt quan yếu bao lâu chúng góp phần vào việc bảo tồn nòi giống, xã hội, giòng tộc hoặc đại gia đình. Dù vẫn coi tình đồng hành và tình bạn giữa hai vợ chồng là điều lý tưởng, các tác giả tiền cận đại, cũng như các xã hội trong đó họ sống, vẫn chưa chấp nhận được cái lý tưởng “kết hiệp có tính liên bản ngã” sau này, một đàng vì họ không ý thức được tầm quan trọng của cá nhân, đàng khác vì người đàn bà thời đó bị coi là thấp kém và lệ thuộc người đàn ông. Sinh sản được coi là mục đích đệ nhất đẳng của tính dục cho đến tận năm 1930 (với Thông điệp Casti Connubii của Đức Piô XI). Một thay đổi lớn lao đã xẩy ra với hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công đồng Vatican II và Thông điệp Humanae Vitae trong đó yêu thương và sinh sản được xếp ngang nhau như các mục đích của hôn nhân. Sự thay đổi này có được là do ảnh hưởng của nền triết học nhân vị và việc người ta bắt đầu ý thức được sự bình đẳng của nữ giới. Tuy thế, giáo huấn chính thức của giáo hội phần lớn vẫn tiếp tục kết các giá trị này vào hành vi thể lý của giao hợp tính dục, chứ không vào mối liên hệ toàn diện và lâu dài của hai vợ chồng. Ngày nay, giáo huấn của giáo hội dạy rằng cả hai mục đích trên phải hiện diện trong “từng và mọi hành vi”. Điều này có nghĩa là mọi hành vi phải là thành phần của một liên hệ yêu thương có tính cam kết vĩnh viễn và dị tính luyến ái; và mỗi hành vi đơn độc phải hướng tới việc sinh sản, theo nghĩa không được ngăn cản một cách nhân tạo diễn trình có thể đưa đến thụ thai.

Việc các kinh nghiệm và tư tưởng hiện nay đang phát sinh ra những thách thức đối với giáo huấn trên không nên bị xem thường. Ngày nay, “tính dục” đã được nhìn nhận là một chiều kích căn bản của nhân cách và bao trùm những khía cạnh vuợt lên trên khía cạnh sinh dục là khía cạnh vốn chỉ nhằm để sinh sản. Các chiều kích cảm xúc và liên bản vị của việc làm tình cùng những cơ hội nó đưa lại cho sự thân mật và hoan lạc hỗ tương đã trở nên quan trọng hơn trước nhiều. Sự lầm lẫn và sự tai hại của việc định nghĩa các lạc thú tính dục không có tính sinh sản như là “tội lỗi” nay đã thành hiển nhiên. Phong trào nữ giới đã hùng hồn lên án các hình thức méo mó mà chế độ tổ phụ (patriarchy) đã sử dụng để lên khuôn cả hôn nhân lẫn gia đình. Phong trào ấy cũng đã bắt đầu lên khuôn lại tính dục bằng cách lượng giá lại các kinh nghiệm của phụ nữ đối với các khía cạnh làm tình, làm vợ và làm mẹ của mình. Việc nhiều người trẻ trì hoãn hôn nhân để theo đuổi việc học cũng như nghề nghiệp cũng có nghĩa là thời gian chín mùi về tính dục cũng lâu dài hơn và do đó có thể có những mối liên hệ tiền hôn nhân. Trách nhiệm của những người đến tuổi lập gia đình phải tự chọn lấy người bạn đời chứ không còn lệ thuộc vào mối lái của cha mẹ cũng như những tương đồng về xã hội và tôn giáo, cùng với tỷ lệ ly dị cao, đã khiến nhiều người làm tình với nhau trước khi cưới nhau và “lấy nhau thử chơi” (trial marriages), những điều được họ coi là những dò dẫm khôn ngoan. Lại có những người Công Giáo độc thân chưa có cơ hội hoặc chưa muốn lập gia đình, nhưng lại muốn sống thân mật và diễn tả cái tính dục của mình ra, điều mà đôi lúc họ có được cơ hội bên ngoài hôn nhân. Nhiều người đồng tính luyến ái cho rằng tính dục của họ là một ân phúc cần được quí trọng cả đối với bản sắc cá nhân cũng như đối với các mối liên hệ. Họ kêu gọi giáo hội nâng đỡ các cố gắng để họ có thể sống như là những Kitô hữu trung thành và để có được sự bảo vệ cho các quyền công dân của họ. Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với giáo huấn của giáo hội, những thách thức thú thực chưa được giáo hội xử lý thích đáng. Chúng cũng đặt ra nhiều nghi vấn chúng tôi không thể trình bầy ở đây được, mặc dù chúng tôi đã đưa ra nhiều đề nghị thay đổi đối với giáo huấn của giáo hội về các điểm ấy. Thực vậy, đôi lúc dường như nhóm bảo thủ và nhóm xét lại đã bỏ qua khá nhiều vấn đề căn bản hơn chỉ vì quá bận bịu với việc tranh cãi nhau về khía cạnh luân lý tính của hành vi tính dục, thí dụ như các vấn đề làm tình trước hôn nhân, ngừa thai, đồng tính luyến ái v.v.... Nếu ta vượt lên trên được những cuộc tranh cãi ấy, rất có thể ta sẽ tìm lại được cái thông điệp chủ chốt về tính dục mà Giáo Hội Công Giáo La Mã đang đưa ra.

BA CHIỀU KÍCH CỦA TÍNH DỤC

Nhưng thông điệp ấy là thông điệp gì? Ngày nay, biểu thức nào có thể diễn tả được các giá trị Kitô giáo về tính dục một cách đáng tin cậy, có sức thuyết phục và thực sự giúp ích người ta? Theo thiển nghĩ, thông điệp trên gồm tóm trong ba chiều kích sau đây của tính dục: (1) tính dục là sự thôi thúc thể lý đi tìm hoan lạc; (2) tính dục là sự thân mật hay tình yêu; (3) tính dục có tính sinh sản. Giá trị thứ ba là giá trị cần thiết nhất nhưng cũng khó khăn nhất trong việc thông đạt đến những người trẻ tuổi hiện nay.

(1) Tính dục như một thôi thúc thể lý. Trong quá khứ, Kitô giáo luôn luôn nghi ngờ sự thôi thúc của tính dục hay các thèm muốn sinh lý. Hiển nhiên sự ngờ vực này có cơ sở ở chỗ sự thèm muốn sinh lý ấy rõ ràng có khuynh hướng muốn bẻ gẫy các hạn chế về phương diện xã hội và luân lý, để đi tìm sự thỏa mãn cho bản thân một cách vị kỷ, một cách thao túng và cả bạo hành nữa. Ngày nay, thái độ trên cần được tái duyệt để chấp nhận rằng sự thôi thúc của tính dục, vốn được coi như người dẫn đường đưa ta vào mối liên hệ tính dục, có những giới hạn thực sự của nó. Cái “sứ điệp văn hóa” chủ yếu cho rằng tính dục là một cái gì tự nhiên, đáng được tận hưởng, là một cái gì tốt đẹp và còn có tính giải trí nữa, tự nó hiển nhiên rất chính đáng, và những người có trách nhiệm trình bày học thuyết Công Giáo về tính dục không nên tỏ ra quá miễn cưỡng trong việc chấp nhận “niềm vui tính dục”. Tuy thế, thông điệp trên không đầy đủ và không thỏa đáng. Sử dụng các hành vi cũng như các liên hệ tính dục như một lối thoát cho các thôi thúc thể lý của ta hoặc như những phương tiện để vui khoái tự nó không xấu, nhưng có tính hạn chế. Bỏ ra ngoài các hình ảnh của báo chí truyền hình, chúng tôi không nghĩ có ai thực sự không đồng ý như vậy, tuy nhiên số người muốn duy lý hóa tác phong tính dục cách bất phân biệt cũng không phải là ít. Thèm khát và vui hưởng thể xác nếu được coi là những động lực duy nhất của việc làm tình sẽ biến việc làm tình ấy trở thành không mãn nguyện, cô đơn và tựu chung nhàm chán. Dù phụ nữ xem ra hiểu hơn nam giới rằng sự thân mật tính dục tự nhiên bao hàm sự thân mật tâm lý, nhưng tôi vẫn hoài nghi sự khác biệt ấy không có chi bẩm sinh hết. Đúng hơn, chỉ là chuyện đàn bà được xã hội hóa hay được xã hội khích lệ phải coi trọng sự thân mật hơn mà thôi. Sự thân mật gia tăng thoả mãn về tính dục cho cả đàn ông lẫn đàn bà. Điều này dẫn ta đến chiều kích thứ hai của tính dục.

(2) Tính dục như tình yêu. Coi việc làm tình như biểu thức của yêu đương dường như cũng là ý nghĩ của phái lãng mạn, tuy nhiên cũng không xa lạ đối với phần lớn các cảm nghiệm và mục tiêu bản thân của ta. Nền văn hóa của ta hay tỏ ra yếm thế đối với tính cách đáng tin cậy trong các mối liên hệ của con người. Nhưng sự thân mật tính dục có thể diễn tả và làm tăng sự thân mật tâm lý, sự âu yếm, sự hiểu biết và khích lệ lẫn nhau, tình đồng hành, đồng chí, tình cảm thương, và cả cam kết nữa. Một trong những giá trị Công Giáo về tính dục là tính vĩnh viễn: mối liên hệ yêu thương đã được thiết lập về phương diện tính dục giữa người đàn ông và người đàn bà phải là liên hệ lâu bền và kéo dài mãi. Làm tình mà ít hoặc không cam kết sẽ giảm thiểu tiềm năng thân mật của chính nó. Không giống như các giống vật khác, con người có khả năng thâm hậu kết tình bè bạn và những liên hệ hỗ tương bản vị, những liên hệ một khi được diễn tả qua tính dục sẽ tạo nên những dây liên kết nhân bản hết sức mạnh mẽ. Bối cảnh luân lý thích ứng cho việc kết hiệp tính dục toàn diện chính là mức độ tương xứng trong cam kết liên bản vị. Sự cam kết không đều nhau giữa hai người bạn đời sẽ dẫn đến thao túng, thất vọng, và đau khổ. Làm tình mà không cam kết là phản bội lại tiềm năng tính dục của con người.

Các khía cạnh tâm lý và bản thân của kết hiệp tính dục được mối liên hệ của hai vợ chồng đối với gia đình và xã hội bổ túc cho. Tính dục của ta không đơn thuần chỉ là khả năng vụ cá nhân nhưng còn liên kết ta với người khác trong gia đình, nghĩa là trong các liên hệ nhân bản bổ ích nhất nhưng cũng đòi hỏi nhất. Người đàn ông và người đàn bà đem đến cho cuộc giao hiệp của họ những giây liên kết và những cam kết của họ đối với nhiều người khác, gồm thân bằng quyến thuộc, và cuối cùng là con cái do chính họ sinh ra. Dù không phải cặp vợ chồng nào cũng có con, nhưng tiềm năng sinh sản của tính dục luôn luôn là một phần của mối liên hệ kia. Không phải lúc nào viễn ảnh có thai và sinh con cũng là viễn ảnh được người ta có ý nhắm tới và là viễn ảnh chủ yếu trong mối liên hệ ấy, nhưng không vì vậy mà nó lại không luôn tiềm tàng và rất quan trọng về phương diện luân lý. Hiển nhiên, sự cam kết trung thành giữa cha mẹ là bối cảnh tốt nhất cho việc dưỡng dục con cái.

Chúng tôi vẫn coi thói quen “sống chung” với nhau là một thói quen không đáng tin lắm nhưng lại có cảm nghĩ rằng trong cái thói quen ấy có lẽ ta có thể học được một cái gì đó về bản nhiên của cam kết tính dục. Một số trực cảm của tôi có được là do đã nghe một vị Giám mục Uganda nhận xét rằng, trong nền văn hóa của ngài, hôn nhân là một thực tại tiệm tiến, nghĩa là một thực tại không hiện hữu đùng một cái là có ngay trong buổi lễ, nhưng được khai triển từ từ qua một diễn trình thương thảo, thăm viếng, và tặng quà nhau giữa cô dâu, chú rể và hai gia đình của họ. Dù ở một lúc nào trong diễn trình ấy, cặp trai gái này có thể ăn nằm với nhau và có con với nhau, nhưng thực ra không hề có một “mốc điểm” nào khiến cho trước đó hôn nhân không có mà sau đó lại có. Có lẽ, nhiều cặp trai gái trong nền văn hóa của ta cũng tuyên bố tương tự như thế về lòng tin cậy và yêu đương mỗi ngày một lớn hơn giữa họ với nhau. Tuy nhiên, sự thiếu sót trong kiểu “hôn nhân tiệm tiến” tại Mỹ là việc đôi trai gái không cưới nhau ấy bị tách biệt hẳn khỏi sự nâng đỡ và dòm ngó của xã hội, những nâng đỡ và dòm ngó vẫn thường đi đôi với các cuộc kết hôn chính thức. Tại Uganda, toàn thể gia đình đều góp phần vào mối liên kết đang lớn lên kia và trông chờ đôi trai gái sẽ làm nó triển nở qua lời khuyên bảo, răn đe và nâng đỡ nếu cần. Hệ thống nâng đỡ này cũng hiểu rõ họ có nhiệm vụ phải săn sóc bày trẻ thơ ngay bên trong hệ thống của mình nếu vì một lý do nào đó cha mẹ chúng phải chia tay. Nói cách khác, hình thức hôn nhân tiệm tiến của Châu Phi, trong mỗi giai đoạn, đều mang theo mình một mức độ ngày càng lớn hơn về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân, của gia đình và của xã hội. Người ta cũng có thể nghĩ tới tục đính hôn và cưới xin của người Do Thái xưa, đã được phản ảnh trong Phúc Âm Matthiêu và Luca khi nói đến việc đức Maria có thai trước khi kết hôn. Các liên hệ tính dục đã được phép trước khi lấy nhau trong những điều kiện được cả tôn giáo lẫn xã hội ấn định. Dù các liên hệ tính dục tạm bợ thường thấy trong nền văn hóa của ta có thể nói lên cái nhìn sâu sắc có giá trị về việc khai triển ra cam kết, chúng vẫn thiếu mất những hình thức xã hội cần có khiến chúng phải chịu trách nhiệm về các ý nghĩa thực sự có tính bản thân và cộng đoàn của hành vi làm tình. Một trong những ý nghĩa đó là việc có con, và việc này dẫn ta đến điểm kết tiếp sau đây.

(3) Tính dục có tính sinh sản. Trong các nền văn hoá Phương Tây hiện nay, giá trị của việc làm tình để có con tỏ ra khó “bán” hơn là việc làm tình để vui khóai và làm tình để yêu đương nhau. Chúng ta đang ở trong một thời đại trong đó việc sinh sản bị thu nhỏ chỉ còn có ý nghĩa phụ thuộc trong việc làm tình, thường bị người ta tránh né, và nếu được chấp thuận thì chỉ là chuyện của ý chí tự do mà thôi. Sự liên kết sâu xa và sự tăng cường lẫn nhau giữa việc làm tình, tình yêu và việc có con ngày nay không còn nữa, lý do một phần do giáo huấn của giáo hội đã thu hẹp sự hỗ tương của chúng bằng cách chỉ chú tâm một cách hết sức khó hiểu xét theo cảm nghiệm vào chính hành vi sinh dục nhằm sinh sản mà thôi và những hành vi này được coi như những biến cố riêng rẽ. Nhưng chính sự thống nhất giữa việc làm tình, tình yêu và việc có con theo nghĩa rộng mới là tín thư chính yếu mà Giáo Hội Công Giáo Lamã phải cung hiến cho thế hệ trẻ ngày nay, là thế hệ dễ coi việc làm tình như để biểu lộ tình yêu hơn là dẫn đến cam kết vĩnh viễn, có con và gia đình.

CÁI KIỀNG BA CHÂN

Cách tốt hơn để diễn tả mối liên kết trên, lối diễn tả mà ta phải nhắm tới, nằm trong quan niệm hiện nay nhất quyết rẫy bỏ nhị nguyên thuyết, và nhấn mạnh rằng thể xác và tinh thần tạo nên một thực tại hòa nhập (integrated reality), chứ không phải là hai “thành tố” miễn cưỡng liên kết với nhau. Chúng ta không khoan dung một nền luân lý tính dục coi thân xác như cái gì “xấu xa”, cần được kiềm chế, còn khía cạnh tâm linh mới là “thánh thiện”. Quan niệm phi nhị nguyên về việc làm tình, trái lại, đòi hỏi nền luân lý về tính dục phải được đặt trên định đề cho rằng các hành vi tính dục và các khoái cảm do chúng tạo ra đều tốt cả. Nó cũng đòi ta phải nhìn các hành vi ấy và các tiềm năng sinh sản của chúng như một toàn bộ hay một diễn trình hoà nhập. Chúng tôi không có ý nói rằng không phải lúc nào việc can thiệp vào sự thụ thai được quan niệm như một hậu quả cũng là điều xấu; nhưng chỉ có ý nói rằng việc phân tách về phương diện luân lý chỉ nên khởi đầu với một giả thiết nghiêng về phía việc làm tình phải dẫn đến chỗ làm cha mẹ chung. Nói cách khác, sự thoả mãn hay khoái lạc thể xác, tình thân mật liên bản vị, và việc sinh con không phải là ba “biến số” biệt lập, hay là ba ý nghĩa có thể có về tính dục mà ta có thể tự do muốn phối hợp hoặc vứt bỏ cách nào cũng được về phương diện luân lý. Tính dục và tình yêu, trong tư cách là những thực tại xác thân (embodied realities), về phương diện luân lý, có liên hệ nội tại với việc sinh sản, nghĩa là với việc cùng nhau sáng tạo ra và dưỡng dục những đời sống mới và những tình yêu mới.

Cách thế mềm dẻo hơn và thích đáng hơn về phương diện cảm nghiệm để diễn tả sự thống nhất trên không nằm trong các hành vi, mà là trong các mối liên hệ. Một số các liên hệ nhân bản căn bản cùng đến với nhau qua tính dục để nối kết ta không những với người bạn đời của ta mà còn với cộng đòan rộng lớn hơn, qua các mối liên hệ xã hội của hôn nhân và gia đình. Đó chính là các liên hệ phu thê và liên hệ phụ tử. Tình vợ chồng và tình cha con được nối vào sự cam kết lâu dài của hai người phối ngẫu và được biểu thị qua tính dục. Cả hai liên hệ ấy không những lệ thuộc nhau mà còn có tính xác thân nữa. Tình vợ chồng có tính xác thân qua việc cùng nhau chia sẻ những điều kiện vật chất của đời sống kinh tế và nội trợ, và qua tính dục, là thực tại có thể dẫn tới việc cùng nhau chia sẻ liên hệ thể lý với đứa con. Tình phụ tử có tính xác thân qua việc cùng nhau chia sẻ những điều kiện vật chất của đời sống gia đình, qua sợi dây di truyền (genetic link), và qua sự kiện mối liên kết thể lý của tình vợ chồng dẫn đến khả năng phụ tử. Tóm lại, truyền thống Công Giáo đưa ra một toàn bộ các thái độ luân lý đối với tính dục, trước khi bàn tới những điểm cụ thể khó xử (dilemmas) về luân lý hay các khuôn thước hoặc các cấm kỵ luân lý. Truyền thống ấy khích lệ ta tôn trọng và trân quí tính dục như một khoái cảm thể lý hỗ tương, như tình thân mật và như để có con (hoặc ít nhất sẵn sàng đón nhận nó). Ba mối liên hệ này cùng đến với nhau trong mối liên hệ luôn triển nở của hai vợ chồng. Xét theo mọi chiều kích của nó, thì việc làm tình vừa là một kinh nghiệm tâm lý vừa là một kinh nghiệm thể lý, và hai khía cạnh này góp phần tạo ra các đặc điểm luân lý của nó.

Tuy nhiên, nói như thế rồi, ta cũng phải nhận điều này là có những hoàn cảnh nhân bản trong đó ta không thể thực hiện cả ba giá trị trên cùng một lúc được (làm tình, cam kết hoặc yêu thương, làm cha mẹ). Trong cuộc sống tính dục, cũng như trong các phạm vi khác, con người đôi lúc phải đương đầu với những tranh chấp luân lý, trong đó chọn lựa nào cũng đều khó hiểu cả. Trong ba giá trị trên, tình yêu chắc chắn là điều kiện không thể nào không có được (sine qua non), nó là giá trị đệ nhất đẳng của cái kiềng ba chân kia. Vì nhân vị tính (personhood) là đặc tính có tính biệt loại nhất của con người, cho nên nó cũng là khía cạnh có tính bản thân nhất của tính dục, một khía cạnh quan trọng nhất về phương diện luân lý. Trong những hoàn cảnh bất thường hoặc khó khăn, hai giá trị kia (giao hợp và có con) có thể trở thành phụ thuộc đối với liên hệ yêu thương của hai vợ chồng miễn là vẫn phải nhìn nhận ý nghĩa thực tiễn của chúng. Thí dụ, khi áp dụng ngừa thai, việc sinh sản tạm thời được gạt qua một bên, nhưng phải liệu sao cho nó vẫn còn có thể thực hiện được trong suốt cuộc liên hệ vợ chồng. Trong một số phương pháp điều trị bệnh hiếm muộn, việc làm tình phải được gạt qua một bên không được dùng như phương thế thụ thai, nhưng không vì thế mà liên hệ vợ chồng vốn có tính yêu thương và sinh sản lại không có những biểu thị qua tính dục. Mặt khác, những cặp vợ chồng nào nhất định tuyệt đối không chịu chấp nhận làm cha mẹ, và đã sử dụng việc phá thai như một phương pháp hạn chế sinh đẻ, chắc chắn đã không nhìn nhận một cách thích đáng mối liên hệ luân lý giữa ba giá trị làm tình, yêu đương và sinh sản. Cũng thế, những cặp vợ chồng nào khát khao có bầu đến độ bỏ qua một bên sự thống nhất của mối giây phu thê, ân ái và phụ tử kia để tiếp nhận tinh trùng của người tặng dữ (donor sperm) hoặc cung lòng của “bà mẹ thế” (surrogate mother) để tạo ra sự kết hiệp về sinh sản giữa một trong hai vợ chồng với người thứ ba chắn chắn cũng đã không trung thành đầy đủ đối với các giá trị của tính dục. Mặc dù các cuộc hôn nhân đôi khi thất bại trong tư cách thực tại nhân bản, một thảm kịch mà giáo huấn của giáo hội với đặc tính “bất khả tiêu” (indissolubility) có thể đã không giải quyết thỏa đáng, truyền thống Công Giáo vẫn có giá trị ở chỗ đã duy trì được cái lý tưởng về vĩnh viễn của nó. Ý nghĩa tình yêu trong cái kiềng ba chân của tính dục dẫn ta đi xa hơn những cảm xúc lãng mạn. Nó có nghĩa ta phải cam kết xây dựng cho bằng được một liên hệ hỗ tương thỏa đáng để kính trọng nhau, để hiểu nhau và để nâng đỡ nhau. Nó bao hàm kiên tâm, hối cải và tha thứ. Dù việc ly dị có được biện minh bao nhiêu chăng nữa, thì xem ra việc có qúa nhiều vụ ly dị là do nền văn hóa của ta đã quên mất rằng việc cam kết đối với tương ước hôn nhân vừa đòi phải có sự tận tụy liên tục đối với nhau vừa đòi xã hội phải nâng đỡ mạnh mẽ.

Ít nhất kể từ thập niên 1960, các giá trị liên bản vị đã được đưa lên hàng đầu trong quan niệm Công Giáo về tính dục, và người ta đã chú ý nhiều hơn đến cảm nghiệm của chính các liên hệ tính dục nữa. Cùng lúc ấy, việc coi tình yêu và cam kết là chủ yếu cùng với việc sinh sản con cái nhiều khi đã bị đánh lạc hướng (sidetracked) bởi những cuộc tranh luận gay gắt chung quanh vấn đề ngừa thai cũng như các vấn đề khác. Những cuộc tranh luận ấy đã tốn hao bao nhiêu sinh lực không còn sức dành cho việc tái thẩm định để đưa ra được những điểm chủ yếu trong giáo huấn Công Giáo gửi tới thế hệ sắp đến. Điều mà nền văn hóa của ta cần nghe nhất chính là một phê phán có hiệu quả chống lại những mối liên hệ tính dục có tính cá nhân chủ nghĩa, duy vật và tạm bợ, chứ không phải là những bản kê khai các vi phạm đối với “giáo huấn của giáo hội”. “Thông điệp” Công Giáo chính là sự tùy thuộc qua lại giữa các đặc tính khóai cảm, thân mật và sinh sản của việc làm tình sẽ neo cứng tính dục của ta vào một trong những mối liên hệ nhân bản bền bỉ và bổ ích nhất. Người ta chỉ chịu nghe thông điệp trên nếu thông điệp ấy được ngỏ một cách trung thực với các cảm nghiệm tính dục thực sự của người trẻ Công Giáo, và nếu người đưa thông điệp chịu khó lắng nghe và học hỏi từ chính cử toạ đang nghe họ nói.

Viết theo Lisa Sowle Cahill, Commonweal 117:15 (14 September 1990): 497-503
 
VietCatholic TV
Phi thường: Nữ tu lớn tuổi nhất dòng Biển Đức 107 tuổi bị nhiễm coronavirus nhưng qua khỏi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:23 11/09/2020

1. Nữ tu 107 tuổi bị nhiễm coronavirus nhưng qua khỏi

Đối với Nữ tu Vivian Ivantic của dòng Biển Đức, đại dịch này không phải là điều chưa từng có.

Sơ Ivantic chào đời vào năm 1913, 5 năm trước khi đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918. Giờ đây, trong tư cách là một nữ tu ở Chicago, Sơ Ivantic chứng kiến thêm đại dịch coronavirus mới. Sơ mắc phải căn bệnh chết người này nhưng đã thoát khỏi.

“Khi đại dịch đầu tiên xảy ra, tôi còn quá nhỏ để nhận ra điều gì đang xảy ra,” sơ Ivantic nói với Global Sisters Report. “Nhưng tôi biết điều đó xảy ra vì mẹ tôi đã chết vì căn bệnh quái ác ấy. Tôi nhớ mẹ tôi đã khóc rất nhiều, nhưng tôi còn quá nhỏ để hiểu tại sao.”

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, đại dịch cúm Tây Ban Nha lây nhiễm khoảng 500 triệu người và giết chết ít nhất 50 triệu người trên thế giới, trong đó có khoảng 675,000 người tại Mỹ,. Khoảng 30 triệu người đã bị nhiễm COVID-19, căn bệnh do coronavirus gây ra, và hơn 848,000 người đã chết, trong đó có 183,000 người ở Hoa Kỳ tính đến ngày 1 tháng 9.

Sơ Ivantic có các triệu chứng COVID-19 vào tháng Tư và đã hồi phục. Các triệu chứng của sơ ấy rất nhẹ, và sơ ấy nghĩ rằng mình vừa bị cảm lạnh.

“Tôi nghĩ mình đã quá già để có thể chống lại căn bệnh quái ác này. Tôi đã rất, rất là may mắn.”

Cộng đồng của sơ cho biết: “Ở tuổi 107, Sơ Ivantic là nữ tu dòng Biển Đức già nhất trên thế giới.”

Sơ lớn lên ở bắc Chicago và gia nhập tu viện Biển Đức Chicago khi mới 19 tuổi.

“Tôi luôn muốn trở thành một nữ tu. Ở lớp một, tôi đã nói với mẹ tôi rằng ‘Đó là điều con muốn trở thành.’ Tôi chỉ chưa bao giờ nghĩ đến một kiểu sống khác.”

Cô giáo lớp một của sơ Ivantic, là Sơ Adelaide, sau này sẽ trở thành bề trên của sơ.

Phần lớn sự nghiệp của sơ được dành cho vai trò là giáo viên, thủ thư và nhân viên lưu trữ.

“Tôi đã làm nhiều việc khác nhau,” sơ Ivantic nói, và lưu ý rằng sơ đã dạy học sinh lớp ba và tiếng Latinh cho các học sinh trung học cũng như đã từng là một thủ thư.

“Tôi đã làm việc chăm chỉ, tôi có sức khỏe tốt,” sơ Ivantic nói. “ Đó là một cuộc sống tốt đẹp đối với tôi.”


Source:Crux

2. Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng chống báng chủ trương phò phá thai bị hăm dọa

Như chúng tôi đã loan tin khi ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần kề, các Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ thai nhi.

Một trong các vị lên tiếng mạnh mẽ là Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.

Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.

Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.

Trong tweet ngày 28 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila nhận xét rằng câu trả lời của Sơ Campbell tự nó đã cho thấy lập trường của nữ tu này đối với các thai nhi và kết luận với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp chúng con đón nhận Tin Mừng Sự Sống!”

Một ngày sau đó, trong tweet ngày 29 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:

“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”

Trong một Tweet tiếp theo, Đức Tổng Giám Mục Denver viết rằng, “Đây là về giáo lý Công Giáo, sự nghiêm trọng của việc phá thai, và không bao giờ được thoái thác hoặc lừng khừng với một vấn đề nghiêm trọng như vậy. Những người Công Giáo của công chúng và mọi người Công Giáo có trách nhiệm phải trung thành với Tin Mừng Sự sống”.

Quan điểm của hai nữ tu khác biệt một trời một vực. Công việc của hai nữ tu cũng khác xa. Sơ Byrne là một bác sĩ phẫu thuật và nhà truyền giáo. Công việc của Sơ Campbell là một “nhà vận động hành lang”.

Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”

Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.

Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”

Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.

Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.

Tuy nhiên, lập trường phò sinh không phải là ý kiến cá nhân của các Giám Mục. Đó là lập trường chung của Giáo Hội.

Trực tiếp tiêu diệt sự sống một người vô tội bao giờ cũng là một hành vi xấu từ bản chất. Phá thai tự bản chất của nó là xấu, chứ không phải là xấu bởi vì Giáo Hội cấm đoán. Giáo Hội chỉ cấm phá thai bởi vì tự bản chất phá thai là xấu.

Công đồng Vatican II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”.

Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 2271 dạy rằng:

Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý”.

Điều 1398, Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo nói thêm:

“Theo Giáo luật hiện hành, Hội Thánh phạt vạ tuyệt thông cho những ai đã phá thai thành công: ‘Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết’”.


Source:Catholic Militant

3. Các Giám Mục Đức chỉ trích những người tấn công vào trụ sở Hạ Viện

Các Giám Mục tại Đức đã lên tiếng chỉ trích những người biểu tình sau khi họ tấn công vào quốc hội Đức.

Hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA đưa tin, Đức Cha Georg Batzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, bày tỏ sự kinh hoàng của ngài trước hành vi của những người tham gia cuộc biểu tình ngày 29/8 chống lại chính sách của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Những người biểu tình trước tòa nhà Reichstag ở Berlin, nơi đặt trụ sở của Bundestag, tức là hạ viện Đức đã tìm cách tràn vào tòa nhà và giao tranh với cảnh sát.

“Các quyền cơ bản đối với tự do ngôn luận và tự do hội họp là không thể nghi ngờ. Nhưng những cảnh tượng ở phía trước Bundestag của Đức là không thể chấp nhận được,” Đức Cha Batzing nói. Hành động “thái quá” như thế không thể xảy ra lần nữa, ngài nói thêm.

Đức Cha Franz-Josef Overbeck, Giám mục Essen, người đứng đầu ủy ban xã hội và các vấn đề xã hội của Hội Đồng Giám Mục Đức, nhận định rằng: “Những hành vi bạo động này làm hỏng các biểu tượng của nền dân chủ. Điều đó là không thể chấp nhận được.”

Ngài cảm ơn “tất cả các lực lượng an ninh đã đứng vững trong tình huống nguy hiểm cho cá nhân họ và bảo vệ nền dân chủ của chúng ta một cách mẫu mực. Các Kitô hữu phải có một lập trường rõ ràng, đặc biệt khi người Do Thái một lần nữa phải đối mặt với chủ nghĩa bài Do Thái công khai.”

Theo KNA, một nhóm người biểu tình đã vượt qua các rào cản tại Reichstag và ùa đến các bậc thềm của quốc hội. Một số người trong số họ vẫy lá cờ đen, trắng và đỏ được coi là biểu tượng của những kẻ cực đoan cánh hữu.


Source:Catholic News Agency