Ngày 15-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 15/09/2009
BUỒN RẦU CỦA HẢI CẨU

N2T


Hải cẩu nhìn thấy hoàn cảnh chung quanh càng ngày càng dơ bẩn bừa bãi, sinh thái bị phá hoại, sông ngòi bị ô nhiễm, chịu không nổi, âu sầu rầu rỉ nói:

- “Thiên Chúa ạ, ban đầu Ngài sáng tạo trời đất đâu phải như thế này! Ngài coi, thế giới này càng ngày càng xấu xí.”

- “Đó là vì tâm hồn của chúng con càng ngày càng không đẹp đấy chứ.”

Hải cẩu nói:

- “Như vậy, nếu chúng con muốn phục hồi tình trạng cũ, thì sự sạch sẽ phải bắt đầu từ đâu?”

- “Phải bắt đầu từ tâm hồn của chúng con trước”.


(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Các nhà xã hội học nghiên cứu tận căn những tệ đoan của xã hội và đưa cách trị cho các nhà giáo dục; các nhà giáo dục thì chạy đến nhờ các tâm lý gia cố vấn; các nhà cố vấn tâm lý lại hợp đồng nghiên cứu với các nhà xã hội học. Và xã hội rối loạn vẫn cứ rối loạn, tệ nan vẫn cứ tệ nạn.

Các nhà chuyên môn này quên mời một chuyên gia cố vấn về tâm hồn, đó là các linh mục, vâng, tôi nói lại, đó là các linh mục công giáo.

- Có ai nghe đựơc những lời sâu kín nhất của tội nhân bằng các linh mục.

- Có ai vừa là quan toà kết án và giải án cho tội nhân, vừa là luật sư biện hộ cho tội nhân, lại vừa là bác sĩ trị liệu cho tội nhân như các linh mục công giáo.

Xã hội có quá nhiều tệ nạn, phong hoá xã hội có quá nhiều ô nhiễm. Bắt đầu làm lại không phải chỉ là giải quyết nhà ổ chuột, xây chung cư, lập nhiều đội cảnh sát hình sự, lập thêm nhiều trại cải huấn, những điều này, chỉ cần vốn tri thức tự có của nhà nước cũng có thể làm được.

Nhưng xây dựng lại, mà bắt đầu lại từ tâm hồn thì cần phải có tôn giáo tham gia, bởi vì, tôn giáo là cơ sở tạo nên nhân cách của con người, bởi vì bản chất con người là “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, và vì hoàn cảnh môi trường đã làm con người mất đi tính bản thiện, do đó, cần phải có những nhà tôn giáo cộng tác, để đem lại cho mọi thành phần trong xã hội một niềm tin, một sức sống mới, sức sống của tình thương đại đồng.

Đúng là phải bắt đầu lại từ tâm hồn.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Con đường dẫn tới vinh quang
LM Inhaxiô Trần Ngà
17:33 15/09/2009
Chúa Nhật 25 thường niên (Mác-cô 9,30-37)

Muốn làm lớn, muốn tỏ ra mình là người có giá trị, hay nói khác đi, muốn tự khẳng định mình là một nhu cầu hết sức quan trọng và được biểu hiện bằng nhiều hình thức trong cuộc sống.

Thời Chúa Giê-su, các vị kinh sư và các người biệt phái tự khẳng định mình bằng cách "đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi". (Mt 23, 5-7)

Ngay cả các môn đệ Chúa Giê-su cũng hay tranh luận với nhau giữa họ ai là người lớn nhất. Điều nầy đã được ghi lại nhiều lần trong Tin Mừng (Mc 9, 33-34; Lc 9, 46; Mt 18,1; Lc 22, 24).

Có lần, hai môn đệ Gioan và Giacôbê cùng với mẹ mình đến xin Chúa Giê-su cho ngồi bên tả bên hữu Chúa khi đến thời Người được hiển vinh. Bấy giờ, mười môn đệ kia tỏ ra bất bình với Gioan và Giacôbê vì anh em nhà nầy muốn giành trước hai chiếc ghế mà họ đang ngấp nghé. (Mt 20, 20-24; Mc 10, 35-37)

Đó là khát vọng chung của con người. Ai cũng muốn nổi bật, ai cũng muốn vươn cao; không ai muốn bị lu mờ. Nói chung, ai cũng muốn làm gia tăng giá trị của mình.

Đây là một khao khát rất tự nhiên. Chính Thiên Chúa đã đặt vào tâm hồn con người khát vọng đó để thúc đẩy họ vươn lên thành những người cao cả. Chúa Giê-su cũng kêu gọi các môn đệ vươn tới đỉnh trọn lành: "Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện." (Mt 5, 48)

Làm thế nào để trở thành người cao cả thật sự

Có người cố làm tăng giá trị của mình bằng cách trang điểm thân xác. Tuy nhiên, người ta không thật sự trở nên cao cả nhờ nhan sắc, vì "tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người".

Có người tìm cách làm gia tăng giá trị của mình bằng của cải vàng bạc, nhưng thực ra, "giá trị con người không hệ tại những gì người ta sở hữu".

Có người trau dồi và phát huy tài năng cho người ta nể phục, hoặc cố giành những địa vị cao trong xã hội để nâng giá trị mình lên.

Còn Chúa Giê-su, nhân cơ hội các môn đệ tranh cãi sôi nổi ai là người lớn nhất, Người chỉ cho họ một cách để thực sự trở thành cao cả: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người" (Mc 9,35)

Lời dạy của Chúa Giê-su xem ra trái nghịch với suy nghĩ của người đời. Thông thường, muốn làm lớn thì phải tôn mình lên để thống trị người khác; đằng nầy Chúa Giê-su dạy phải hạ mình xuống làm tôi tớ hầu hạ mọi người. Thật thế sao?

Ngày 5 tháng 9 năm 1997, cả thế giới xúc động, thương tiếc và bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa khi hay tin một nữ tu già nua, thấp bé mang danh Tê-rê-xa qua đời tại Calcutta, Ấn-độ ở tuổi 87. Nhà Nước Ấn-độ, một quốc gia phần đông theo Ấn-giáo, đã long trọng tổ chức quốc táng cho Mẹ Tê-rê-xa, một nữ tu khiêm tốn bình dị công giáo, người gốc An-ba-ni! Thật là điều không tưởng tượng nổi.

Tại sao Mẹ Tê-rê-xa lại được vinh dự lớn lao như thế?

Vì Mẹ đã thực hành đến mức hoàn hảo điều mà Chúa Giê-su truyền dạy cho các môn đệ Người trong Tin Mừng hôm nay. Đó là hạ mình làm tôi tớ hầu hạ phục dịch những con người nghèo thiếu và khốn khổ nhất thế gian với lòng yêu thương vô hạn.

Cuộc đời của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta là một bằng chứng hùng hồn cho thấy rằng giáo huấn của Chúa Giê-su là xác đáng: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người" (Mc 9,35)

Như thế, phục vụ trong yêu thương và khiêm hạ chính là con đường đưa tới vinh quang.
 
Xin vâng là lãnh nhận trách nhiệm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:48 15/09/2009
Lễ Đức Mẹ sầu bi

Tính từ sầu bi diễn tả nổi buồn hơi có tình tiêu cực. Một ai đó sầu bi là người phải chịu hay phải bị nổi buồn khổ. Kính nhớ Đức Mẹ với mầu nhiệm hiệp công của Mẹ với Con của mình khi đứng dưới chân thập giá, đoàn tín hữu rất dễ động lòng bằng những tâm tình thuộc lãnh vực xúc cảm. Hội Thánh lại dạy chúng ta “hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ…nhưng từ một đức tin chân thật…thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo mà yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” ( GH 67 ). Xin được góp một cái nhìn về mầu nhiệm Mẹ hiệp công với Con của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá.

Phụng vụ Lời Chúa trong lễ Đức Mẹ “sầu bi” trích đọc hai bài Thánh Kinh. Bài đọc thứ nhất trích thư gửi tính hữu Do Thái nói đến việc Chúa Kitô “Dầu Là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được tế nào là vâng phục, và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 6,8-9 ). Bài Tin mừng thì tường thuật sự kiện Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá và Chúa Giêsu đã trối Mẹ làm mẹ của người môn đệ Chúa yêu cũng như trao người môn đệ ấy làm con của Đức Mẹ ( x. Ga 19,25-27 ).

Có thể nói ý chính của Phụng vụ Lời Chúa ngày lễ này nhấn mạnh đến tâm tình vâng phục của Chúa Kitô và của Mẹ Maria. Nghe hai tiếng vâng phục hay hai tiếng xin vâng quen thuộc thì người ta dễ nghĩ ngay đến một sự bỏ mình, bỏ ý riêng. Với tâm thức của người đương đại trong bầu khí mà sự tự do được đề cao và nhiều khi hơi bị lệch lạc, thi việc bỏ ý riêng rất dễ bị xem như là một tình trạng “vong thân”, đánh mất bản lãnh, đánh mất bản sắc của mình.

Ngày nay trong các Hội dòng hay trong các tập thể giáo xứ, giáo phận…hẳn không còn cảnh bề trên bắt bề dưới tập sống đức vâng phục kiểu phải “đánh mất chính mình” như chuyện bắt trồng cây chuối ngược của một thời từng đã có. Tuy nhiên hai tiếng vâng phục vẫn như còn ở trong phạm trù phải hy sinh, chịu khó để tuân lệnh bề trên cách nào đó. Việc tuân lệnh bằng sự hy sinh chịu khó thì xem ra còn mang nét tiêu cực, một nét vẻ hoàn toàn trái với thần học Thánh Kinh và trái với cái nhìn tu đức hiện nay. Nào ta cùng xem xét động thái xin vâng của Ngôi Lời nhập thể và của chính Mẹ Maria mà Thánh Kinh tường thuật.

Tác giả thư Do Thái đã viết: “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ, con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” ( Dt 10,5-7 ). “Này con xin đến”, một câu nói toát lên nét tích cực của sự tự nguyện lãnh nhận trách nhiệm. Dĩ nhiên đây là một trách nhiệm quan trọng, cao cả hàm chứa sự dấn thân quên mình.

Mặc dù theo cảm ứng của nhân tính, mồ hôi đã nhỏ xuống có pha lẫn máu khi thân thưa: “Lạy Cha xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha” ( x. Lc 22,44 ), thì Chúa Kitô vẫn không đón nhận thập giá cách tiêu cực vì sau đó, khi Phêrô rút gươm chém đứt tai người đầy tớ viên Thượng tế, thì Người đã nói với Phêrô hãy xỏ gươm vào vỏ. Và Người khẳng định Người có thể xin Chúa Cha sai mười hai thiên binh đến cứu giúp, thế mà Người đã không xin ( x. Mt 26,47-56 ).

Với tiếng xin vâng bằng lời của Mẹ Maria trong biến cố truyền tin, các nhà chú giải cho chúng ta hay, đó là tâm tình hân hoan của thiếu nữ Sion được vinh dự làm tôi tớ đón nhận thánh ý Thiên Chúa ( x. r 3,9; 1 Sm 25,41 ). Hai tiếng xin vâng của Mẹ chủ yếu không phải là hy sinh cái ý riêng muốn giữ mình trinh khiết như một số người tự nguyện sống độc thân thời bấy giờ để cầu mong cho Đấng Thiên Sai mau đến. Mẹ thưa xin vâng là tự nguyện đón nhận một trách nhiệm to lớn hơn: làm mẹ Đấng Cứu Độ. Khi thực hiện trách nhiệm cưu mang sinh hạ Đấng Cứu Thế thì lễ hy sinh của Mẹ không chỉ vẫn còn đó, tức là trọn đời trinh khiết, mà còn phong phú hơn nhiều.

Dâng một hy sinh nào đó để rồi mong Chúa đoái thương thi ân giáng phúc, quả là một hành vi tốt đẹp, đáng quý. Tuy nhiên, khi tích cực tự nguyện lãnh nhận một trách nhiệm theo thánh ý Chúa thì tốt đẹp và cao quý hơn nhiều. Chúng ta đừng quên rằng nhiều khi “hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng”, nhưng thực thi thánh ý Chúa thì luôn làm đẹp lòng Người.

Nhìn ngắm Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá, người ta không thể không liên tưởng đến trái tim bị lưỡi đòng đâm thâu cách huyền nhiệm như lời ông Simêon tiên báo ( x. Lc 2,35 ). Lễ hy sinh của Mẹ thật cao cả. Đây là một lời xin vâng không tiếng mà đầy lời. Tuy nhiên, lời xin vâng ấy không nguyên chỉ là hiến dâng những khổ đau của người mẹ khi chứng kiến cảnh con mình chịu khổ nạn mà còn hơn thế nữa, đó là đón nhận một trọng trách nặng nề và to lớn là làm mẹ của loài người. “Thưa bà, đây là con Bà… Đây là Mẹ của anh” ( Ga 19,26-27 ). Di ngôn của người Con chính là thánh ý, và Mẹ đã lãnh nhận trọng trách làm mẹ loài người, làm mẹ mỗi người chúng ta.

Khi tự nguyện đón nhận đoàn nhân loại làm con, thì phận vụ của Mẹ kéo dài mãi cho đến ngày tận thế. Phận vụ còn thì lễ hy sinh còn. Những lần Mẹ hiện ra đó đây trên thế giới minh chứng cho sự thật này.

Tôn kính mầu nhiệm Mẹ “sầu bi”, không gì đẹp lòng Mẹ hơn là hãy theo lời dạy của Hội Thánh, yêu mến Mẹ, noi gương Mẹ sẵn sàng, tích cực đón nhận thánh ý Chúa. Một trong những thánh ý Chúa truyền đó là hãy có trách nhiệm với phần rỗi của người đồng loại, của anh chị em đang sống chung quanh chúng ta. Và chắc chắn khi đảm nhận trách vụ này thì không thể khước từ những lễ hy sinh ắt có và sẽ đến.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 15/09/2009
N2T


56. Mỗi ngày nên tìm cách thực hành một hành vi khiêm tốn, nếu không thì ngày ấy con không phải là một tu sĩ, tức là qua một ngày trống rỗng.

(Thánh John Climacus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 15/09/2009
N2T


228. Không nên tranh biện với người có ý chí kiên cường, bởi vì họ có thể thay đổi sự thực.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kế Hoạch cuả Chúa cho Đời sống & Tình Yêu
Bùi Hữu Thư
12:38 15/09/2009
Tuần Lễ Quốc tế về Cầu Nguyện và Hãm Mình

Kính gửi bản thông tin về tuần lễ Quốc Tế thứ 17 về cầu nguyện và hãm mình sẽ được tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn từ 2/10 đến 12/10.

Ngày 10/10 dành cho giới trẻ tại Trung Tâm Văn Hóa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Đặc biệt ngày 12/10 từ 9 giờ sáng tại Vương Cung Thánh Đường Đúc Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có rước kiệu với sắc phục và cờ hiệu của các dân thiểu số, chầu Thánh Thể, Lần chuỗi Mân Côi (Việt Nam phụ trách một sự), Thánh lễ.

Sau thánh lễ là kính viếng các Thánh tích từ Rôma: Thánh tích Mạo Gai, Cột Thánh nơi Chúa bị đánh đòn, Đinh đóng Chúa, và hai thánh tích Sindonis (Khăn Liệm thành Turin)

HÀNH TRÌNH 10 THÁNG 10, 2009

Kính mời tham dự buổi giảng thuyết, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, Thánh Lễ và trình diễn âm nhạc dành cho giới trẻ (18-35) trong Tuần Lễ Quốc Tế năm thứ 17 về cầu nguyện và hãm mình với các diễn giả và đề tài sau đây:

  • Chris Horn: Cựu cầu thủ NFL, giáo dân sốt sắng: "Tin tưởng nơi Thiên Chúa, một tác dụng khi bị căng thẳng"
  • Kristan Hawkins, Giám đốc Học sinh Sinh Viên phò sự sống: "Hãy làm một cái gì tốt cho Văn Hóa Sự Sống"
  • Chris Padgett, Tân tòng, nhạc sĩ, tác giả: "Chưa sẵn sàng cho tính dục hay hôn nhân"
  • Christina Condit: Sinh viên, gương mẫu: "Giữ trong sạch khi giao du với bạn khác phái trong thế giới hôm nay"


Kính viếng các thánh tích:

  • Thánh tích Mạo Gai
  • Cột Thánh nới Chúa bị đánh đòn
  • Đinh đóng Chúa
  • Và hai thánh tích Sindonis (Khăn Liệm thành Turin)



Ghi Danh: lệ phí $35.00 tại www.JourneyDC.org

Chương trình bắt đầu lúc 9 giờ sáng, Thánh lễ lúc 4 giờ chiều tại Trung Tâm Văn Hoá Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: 3900 Harewood Road, NE. DC 20017

Linh Mục Clement Machado từ Rôma sẽ dâng Thánh Lễ.

Chương trình ngày 2/10 -12/10/09
 
Tập II nối tiếp sách 'Jesus of Nazareth' của ĐGH sẽ hoàn tất vào mùa xuân năm tới
Phụng Nghi
12:56 15/09/2009
VATICAN CITY (CNS) – Quyển thứ hai của Đức giáo hoàng Benedict viết về cuộc đời Chúa Cứu thế sẽ hoàn tất vào mùa xuân năm tới, theo lời người phát ngôn của Tòa thánh Vatican.

Cuốn sách này sẽ bao trùm thời thơ ấu của Chúa Giêsu, cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người. Tập đầu, cuốn “Jesus of Nazareth”, được xuất bản năm 2007, đã nằm trong danh sách những sách bán chạy nhất.

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa thánh cho thông tấn xã Catholic News Service hôm 13 tháng 9 biết rằng mùa xuân năm tới là thời hạn “thực tế” để hoàn thành tác phẩm nói trên. Tuy nhiên, Cha cũng nói thêm rằng, việc thực hiện từ khâu bản thảo đến khâu phát hành và dịch ra các ngôn ngữ khác có thể phải mất thêm một số thời gian nữa.

Trong hai năm vừa qua Đức giáo hoàng đã chú tâm viết tập sách này, đặc biệt là trong những kỳ nghỉ hè. Hồi tháng 7 vừa qua khi bị gẫy tay ngay vào thời gian đầu kỳ nghỉ, người ta nói là ngài rất bất mãn vì tai nạn đó ngăn trở ngài không thể viết lách được gì trong nhiều tuần lễ.

Tập đầu, cuốn "Jesus of Nazareth ”, dầy 448 trang, đề cập đến cuộc đời Chúa Cứu thế từ lúc ngài chịu phép thanh tẩy ở sông Jordan cho đến cuộc biến hình trên núi trước mặt các tông đồ. Trong cuốn sách này, Đức giáo hoàng Benedict nói rằng Chúa Kitô phải được công nhận là Con Thiên Chúa xuống trần với một sứ vụ thần linh, chứ không phải chỉ là một nhà luân lý hay một nhà cải cách xã hội.

Cuốn sách cũng nói rằng tuy Chúa Kitô không mang đến một bảng cẩm nang cho sự tiến bộ trong xã hội, nhưng quả thực ngài đã đem lại một viễn ảnh mới dựa trên tình yêu thương, tạo nên những thách đố đối với các điều xấu xa của thế giới ngày nay – từ sự tàn bạo của những chế độ toàn trị cho đến “sự độc ác của chủ nghĩa tư bản.”
 
Tòa thánh tố cáo nạn làm thuốc giả bán cho người nghèo
Phụng Nghi
14:02 15/09/2009
POZNAN, Ba lan (Zenit.org).- Có tới 50% số thuốc men bán ra tại châu Phi là thuốc giả.

Đó là lời khẳng định của Tổng giám mục Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Chăm sóc Sức khoẻ, phát biểu trong một cuộc hội nghị của Liên đoàn Quốc tế các Dược sĩ Công giáo. Cuộc hội nghị này kéo dài 4 ngày và mới kết thúc hôm nay tại Poznan (Ba lan). Chủ đề của hội nghị nhằm vào đạo đức và nhận thức của giới dược sĩ trong lãnh vực an toàn thuốc men.

Lời tố cáo của Tổng giám mục Zygmunt Zimowski là dựa trên các thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới. Các nguồn tin không chính thức khác do tờ báo L'Osservatore Romano của Tòa thánh trưng dẫn còn cho biết rằng ở một số quốc gia châu Phi, có tới 60% số thuốc men là thuốc giả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở những vùng Đông nam Á châu và vùng châu Mỹ Latinh, số thuốc giả đang lưu hành là 30%.

Tổng giám mục giải thích lý do ngài phải can thiệp là vì “mánh khóe và việc làm giả thuốc men ảnh hưởng trước nhất đến các trẻ em. Thuốc kháng sinh giả, thuốc chích ngừa giả đã gây tai hại đến sức khỏe của chúng.”

“Có nhiều cái chết gây ra do bệnh tật về hô hấp nơi trẻ em châu Phi, vì chúng được chữa trị bằng những loại thuốc kháng sinh giả, phải mua với giá cao mà không hữu hiệu trong việc trị bệnh.”

Trưng dẫn thông điệp “Caritas in Veritate (Bác ái trong Sự thật)”của Đức giáo hoàng, Tổng giám mục khẳng định rằng vấn đề thuốc men giả hiệu là tình trạng khẩn trương về đạo đức suy đồi trong những nưóc đang phát triển.

Ngài mời gọi các dược sĩ Công giáo hãy “can đảm tố giác mọi hình thức làm giả mạo hay làm nhái thuốc men, cũng như chống đối việc phân phối các loại thuốc đó.”

Tổng giám mục Zimowski nói rằng những trẻ em nạn nhân của thảm trạng này “đã phát ra tiếng kêu lặng lẽ nói lên những nỗi khổ đau làm chấn động lương tâm chúng ta” trong cương vị là những con người, chẳng kể chúng ta là người có tín ngưỡng hay không.

--- --- ---

Đọc báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về thuốc giả:

www.who.int/medicines/services/counterfeit/en/index.html
 
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đưa ra lời kêu gọi: Hãy gióng tiếng nói lên trong cuộc tranh luận Cải Tổ Y Tế
Trần Mạnh Trác
17:13 15/09/2009
Ngày 15-9-09, Văn Phòng Truyền Thông, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, qua bà phó giám đốc Mar Muñoz-Visoso, đã công bố thông điệp này:

Phải chăng những suy tư về Cải Tổ Y Tế đang làm quí vị nhức đầu? Những lời tuyên truyền, những thông điệp chồng chéo, những thông tin tràn ngập (đúng cũng như sai) – dường như đang đưa quí vị vào một suy nghĩ bi quan rằng hầu hết những người đang cần sự chăm sóc y tế, như người nghèo, người sống bên lề xã hội, người nhập cư, sẽ không có một cơ hội nào trước những thế lực hùng mạnh về tài chính và chính trị?

Vậy thì quí vị có tự đặt câu hỏi là mình đã nhập cuộc chưa?

Con đường trước mắt có vẻ khó khăn, nhưng đây không phải là lúc để bỏ mặc hoặc quên đi. Vì các cuộc tranh luận đã đạt đến hồi mà tiếng nói Công giáo cần phải được nghe rõ ràng và mạnh mẽ.

Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cùng một tiếng nói đưa ra một số nguyên tắc hướng dẫn. Các ngài đã kêu gọi phải cải tổ hệ thống y tế phân hoá này từ nhiều thập kỷ qua, một hệ thống mà trong hiện tại là quá đắt, thiếu hiệu quả và loại bỏ quá nhiều người ra ngoài.

Việc có nhiều dự luật đã được đệ trình tại lưỡng viện Quốc Hội chứng tỏ thực tế (cần cải tổ) này. Đây là cơ hội để chúng ta trình bày những giảng dạy Công giáo trên vấn đề này, và trong bối cảnh căng thẳng và phức tạp của các cuộc tranh luận, việc phác thảo ra một số nguyên tắc cơ bản rõ ràng về đạo đức là cần thiết hơn bao giờ hết.

Một người Công giáo có lương tâm không thể nhắm mắt hỗ trợ cho một đề nghị này hay một đề nghị khác mà không trước hết đo lường vấn đề đó dùng các nguyên tắc cơ bản (cuả Công Giáo) là bổ trợ, đoàn kết và lợi ích chung (subsidiarity, solidarity and the common good).

Tuân theo những giảng dạy xã hội Công giáo, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố:

- Hỗ trợ bảo hiểm y tế phổ quát để bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm của tất cả mọi người, từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, đặc biệt cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương.

-Phản đối bất cứ nỗ lực nào có mục đích mở rộng kinh phí phá thai, bắt buộc phải bảo hiểm phá thai, hoặc gây nguy hiểm cho các quyền lương tâm của các nhân viên y tế và các tổ chức tôn giáo.

-Hỗ trợ các biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của tất cả xã hội bằng cách mở rộng điều kiện ghi danh (eligibility) cho các chương trình công cộng, như Medicaid, cho tất cả các gia đình có thu nhập thấp và cho những người dễ bị tổn thương, và bằng cách trợ cấp thích đáng cho các chương trình san sẻ về lệ phí bảo hiểm và tiền phải chi ra (adequate subsidies for cost-sharing of insurance premiums and out of pocket expenses). Những di dân hợp pháp, tất cả phụ nữ có thai và trẻ em, bất kể tình trạng di trú, cần được bao gồm.

Mức độ khẩn cấp của vấn đề đã được nhiều giám mục rao giảng những nguyên tắc này nhằm giáo dục giáo dân và công chúng, khuyến khích họ tham gia, và đảm bảo rằng họ biết rõ những nguy hiểm, những lẩn tránh và những tinh tế ẩn nấp trong các đề xuất khác nhau.

Từ mỗi địa phương, các giám mục đã đặt trọng tâm vào những vấn đề đáng quan tâm nhiều nhất nhưng, cuối cùng, thông điệp này vẫn là một: đó là phải khẩn cấp cải cách hệ thống y tế Mỹ, nhưng xin đừng làm điều đó mà gây nguy hại cho người nghèo, nguy hại cho các trẻ em trong cung lòng mẹ mình, hoặc nguy hại cho lương tâm của bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác. Chúng ta có thể làm việc này tốt hơn.

Có nhiều cách khác nhau để đạt được quyền truy cập cho tất cả mọi người. Chúng ta có thể tranh luận và thỏa hiệp về vai trò đúng đắn của chính phủ.

Chúng ta hãy tìm giải pháp, mà tất cả các bên liên quan có thể đóng một vai trò và thực hiện theo tín ngưỡng của họ.

Hãy ngưng tiếng ồn và ngưng đổ lỗi cho nhau, hảy vực dậy vấn đề đang có ở trên tay, đó là: sức khỏe của dân tộc. Hảy lắng nghe một giám mục cựu chiến binh gốc Tây Ban Nha của chúng tôi là Đức Giám mục Ricardo Ramirez của Las Cruces, New Mexico, đã nói mới đây rằng: "trong lúc bàn cãi công cộng, đừng cho phép tức giận làm nghẹt thở trí tuệ, và đừng để khẩu hiệu thay thế cho giải pháp."

Nếu có một quốc gia nào có đủ phương tiện để khắc phục cuộc khủng hoảng y tế, thì đó là quốc gia này (Hoa Kỳ). Nhưng, chúng ta có quyết tâm không? Sự đoàn kết và lợi ích chung chỉ đến với một giá không rẻ.
 
Giáo Hội Công Giáo Albania thời hậu cộng sản
Linh Tiến Khải
18:08 15/09/2009
Một số nhận định của Đức Cha Rrok Mirdita, Tổng Giám Mục Tirana về tình hình Giáo Hội Công Giáo Albania thời hậu cộng sản

Trong số các Giáo Hội Đông Âu bị chế độ cộng sản vô thần tàn phá thảm hại nhất có Giáo Hội Công Giáo Albania. Năm 1946 đảng cộng sản lên nắm quyền tại Albania và đẩy đưa dân tộc này vào con đường khổ nạn kéo dài nửa thế kỷ. Trước khi nhà độc tài Enver Hoxha lên nắm quyền, Albania được chia làm 3 miền: miền Bắc có 10% tổng số dân theo công giáo; miền nam có 20% tổng số dân theo chính thống; và phần còn lại theo Hồi giáo, một loại hồi giáo khoan nhượng.

Nhưng năm 1967 chủ tịch Enver Hoxha lên nắm quyền và đã bắt đầu một chính sách tàn phá tôn giáo một cách khốc liệt chưa từng thấy. Sau nhà nước Khmer Đỏ của Campuchia với chính sách diệt chủng, nhà nước cộng sản dưới thời Enver Hoxha nổi tiếng là tàn ác nhất thế giới. Ngoài việc bắt bớ, tàn sát, bỏ tù và đầy ải các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân dấn thân, chính quyền cộng sản Albania còn tàn phá 2.169 nhà thờ trên toàn nước, nhiều nhà thờ bị biến thành các nhà kho hoặc được dùng cho các mục đích khác. Hồi giáo mất đi một số tín hữu, vì họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Chính Thống.

Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng người ta ước lượng Giáo Hội Công Giáo có khoảng nửa triệu tín hữu, sống trong 5 giáo phận đa số tại miền bắc và miền trung là hai vùng có đông tín hữu công giáo sinh sống, và một vùng giám quản tông tòa ở niền nam. Từ năm 1992 tới nay đại chủng viện liên giáo phận ở Scutari đã tiếp đón 213 chủng sinh, trong đó có 20 người đã trở thành linh mục. Cha Artur Jaku là linh mục trẻ nhất, vì mới được truyền chức cách đây vài tháng.

50 năm bị tàn phá và qụy ngã, nhưng Giáo Hội Công Giáo Albania không bị chống chế. Ngay khi có các dấu hiệu của tự do tôn giáo, một ít linh mục còn sống sót đã bắt đầu cử hành thánh lễ, ban bí tích cho tín hữu và tái tổ chức hàng ngũ giáo dân.

Hồi tháng 5 năm 1991 Tòa Thánh đã gửi một phái đoàn gồm Đức Cha Lupinacci, Giám Mục Lungro, Đức Cha Vincenzo Paglia, thuộc cộng đoàn thánh Egidio, Giám Mục Terni, và Linh Mục Pietro Maione, dòng Tên, sang viếng thăm Albania để tìm cách liên lạc với linh mục tu sĩ còn sống sót sau mấy chục năm bị bách hại.

Tuy các linh mục Albani đã bắt đầu tìm cách tái tổ chức cuộc sống Giáo Hội, nhưng các vị hầu như không biết gì về Công Đồng Chung Vaticăng II, và cũng không biết gì về các Đức Giáo Hoàng từ Pio XII đến Gioan Phaolô II.

Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm khắp nơi và quy tụ các linh mục tu sĩ còn sống sót lại, để giúp các vị cập nhật hóa vấn đề và tình hình Giáo Hội trên thế giới, cũng như trình bầy với các vị về các cải cách phụng vụ. Đã chỉ có một Giám Mục duy nhất sống sót, nhưng già yếu bệnh tật và một phần nào đã từng giàn xếp với nhà nước cộng sản. Khi gặp phái đoàn Tòa thánh, Đức Cha đã giơ nắm tay chào theo kiểu cộng sản.

Mục đích chuyến viếng thăm của phái đoàn Tòa Thánh cũng là để chuẩn bị cho chuyến công du mục vụ Albania của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Ngày 25 tháng 4 năm 1992 Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Giáo Hội và nhân dân của vùng đất khổ đau này, và chỉ nội trong vòng một ngày ngài tấn phong một loạt các Giám Mục: Đức Cha Rrok Mirdita cho tổng giáo phận Tirana-Durazzo, Đức Cha Frano Ilia cho giáo phận Scutari và Đức Cha Zef Simoni Giám Mục phụ tá giáo phận Scutari. Thêm vào đó là hai Giám Mục thuộc dòng Phanxicô là Đức Cha Robert Ashta cho giáo phận miền bắc và Đức Cha Hil Kabashi như là Giám Quản Tông Tòa miền nam Albania.

Vài tháng sau, Đức Gioan Phaolô II chỉ định vị Hồng Y đầu tiên cho Giáo Hội Albania: đó là linh mục Miche Kolici, 90 tuổi, sống sót sau mấy chục năm ngồi tù. Trong cùng thời gian này Đức Gioan Phaolô II cũng chỉ định Đức Tổng Giám Mục Ivan Dias, người Ấn Độ làm Sứ Thần Tòa Thánh Albania. Sau khi hàng giáo phẩm được tái thành lập Giáo Hội Công Giáo Albania bắt đầu hồi sinh.

Trong số các nhân lực của Giáo Hội, ngoài các tu sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô, đòng Đa Minh, cũng có các tu sĩ thuộc các dòng Don Bosco, Dehoniani, Orioni, Barnabiti, Giuseppini, Salvatoriani, Concezionisti, Vinh Sơn và Rogazionisti. Trong đại chủng viện Scutari cũng có các đại chủng sinh đến từ Montenegro và Kosovo.

Có khoảng 35 dòng nữ, trong đó có dòng các nữ tu Năm Dấu Thánh hiện diện tại Albania từ thế kỷ XIX. Các chị cũng có một vị tử đạo là nữ tu Maria Tuci, bị tra tấn tàn bạo cho tới chết. Thế rồi cũng có các nữ tu dòng kín Claret. Các chị hiện sống trong trụ sở công an cũ, nơi đã có biết bao nhiêu Kitô hữu tử đạo vì bị tra tấn hành hạ và sát hại. Các chị đã giữ các phòng giam này y nguyên như đưới thời cộng sản, chứng tích của chế độ độc tài sắt máu và tàn ác vô nhân.

Giáo Hội Công Giáo Albania hiện có 4 giáo phận và một vùng giám quản tông tòa. Nằm xa nhất ở miền bắc Albania là giáo phận Spa, do Đức Cha Lucjan Avgustini cai quản. Đức Cha là Giám Mục trẻ tuổi nhất của Hội Đồng Giám Mục. Giáo phận Sapa có 9 linh mục trong đó có 4 vị là ”linh mục hồng ân đức tin”. Cũng có các tu sĩ Capucino trợ giúp, trong khi các nữ tu thuộc 11 dòng khác nhau, và trong làng Neenshat cũng có một tu viện của các nữ tu dòng kín Cát Minh.

Tiếp đến là giáo phận Lezha, do Đức Cha Ottavio Vitale người Ý, thuộc dòng Rogazionisti cai quản. Giáo phận chỉ có 5 linh mục ”hồng ân đức tin”, nhưng các linh mục tu sĩ các dòng nam Phanxicô, Rogazionisti, Marianisti và các Tu Huynh lòng Thương Xót, trợ giúp công tác tông đồ mục vụ rất tích cực.

Thứ ba là giáo phận Rreeshen, do Đức Cha Cristoforo Palmieri, người Ý, thuộc dòng Vinh Sơn cai quản. Có 5 linh mục giáo phận, trong đó có 2 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Trong số các dòng nam có dòng Vinh Sơn, Somaschi và Phanxicô. Và cũng có các nữ tu thuộc 7 dòng nữ.

Thứ bốn là tổng giáo phận Tirana-Durazzo, do Đức Cha Rrock Mirdita và Đức Cha Geroge Frendo Giám Mục Phụ tá, thuộc dòng Đa Minh, cai quản. Có 10 linh mục giáo phận, trong đó có 6 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Cũng có nam tu sĩ thuộc các dòng Tên, Concezionisti, Barnabiti, Giuseepini, Dehoniani, Don Bosco, Salvatorini, Phanxicô và Đa Minh. Cũng có các nữ tu thuộc 27 dòng khác nhau.

Các tu sĩ Concezinisti điều khiển đại học Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, trong khi các tu sĩ dòng Tên trông coi một giáo xứ rất sinh động với một nhà sách công giáo duy nhất trong toàn nước Albania. Các tu sĩ Don Bosco điều khiển các trường dậy nghề rất được ưa thích, trong khi các tu sĩ Phanxicô trông coi đền thánh Antonio. Đây là đền thánh nổi tiếng có rất đông tín hữu tới hành hương vào ngày 13 tháng 6.

Thứ năm là Tòa Giám Quản Tông Tòa ở miền nam, do Đức Cha Hi Kabashi, dòng Phanxicô trông coi. Đây là vùng có đa số dân theo Chính Thống. Có khoảng 10 linh mục và các nữ tu thuộc 30 dòng khác nhau đảm trách các công tác tông đồ mục vụ. Dòng các nữ tu thánh Giovanna Antida Thouaret điều khiển một trường huấn luyện y tá nổi tiếng trong toàn nước Albania.

Phía Giáo Hội Chính Thống cũng không khá hơn. Kể từ khi có thể tái hoạt động Giáo Hội Chính Thống đã có thêm được 147 linh mục. Trong 50 năm bị bách hại các linh mục chính thống cũng đã quên không còn nhớ kiểu cử hành các lễ nghi nữa. Đức Thượng Phụ Anastasios Yannoulatos cũng đã phải bắt đầu xây dựng Giáo Hội từ đầu.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Rrok Mirdita, Tổng Giám Mục Tirana-Durazzo, về tình hình Giáo Hội Công Giáo Albania, thời hậu cộng sản.

Hỏi: Thưa Đức Cha Mirdita, có thể nói là Giáo Hội Albania đã tái sinh hay không?

Đáp: Vâng, có thể nói được như thế, mặc dù còn có rất nhiều điều phải làm. Giáo Hội Albania đã có thể tái sinh cũng là nhờ sự trợ giúp của các Giáo Hội anh em khác, bắt đầu từ Giáo Hội Italia. Ưu tư đầu tiên hiện nay của chúng tôi là ơn gọi địa phương. Chính nhờ có các thừa sai mà chúng tôi có thể đáp ứng được các nhu cầu mục vụ trên toàn nước. Sự trống rỗng ơn gọi đó đã do chế độ cộng sản gây ra. Đã chỉ có 33 linh mục sống sót, nhưng các vị đều rất già yếu và bệnh tật vì các bách hại phải chịu. Trong 18 năm nay đã chỉ có 30 tân linh mục được thụ phong. Giáo Hội cần có nhiều ơn gọi mới.

Hỏi: Giáo Hội Albania đã thăng tiến cuộc đối thoại đại kết. Đâu đã là các kết quả đạt được, thưa Đức Cha?

Đáp: Các tương quan với các anh chị em chính thống và tin lành tốt đẹp và có thể được cải tiến nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã cùng nhau tổ chức các buổi cầu nguyện chung và các tuần đại kết. Và sẽ có nhiều sinh hoạt khác nữa được đề ra. Một trong các dịp tốt là đại hội được tổ chức trong Năm Thánh Phaolô, với sự tham dự của Đức Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống. Cuộc đối thoại này đã bắt đầu từ nền tảng của các tín hữu, rồi chuyển sang lãnh vực văn hóa, sau đó mới tới lãnh vực thần học.

Cũng có sự trao đổi các giáo sư giữa hai đại chủng viện. Hai Giáo Hội đã nhận được một ơn thánh lớn Chúa ban: đó là khởi hành từ một mảnh đất phì nhiêu. Tín hữu của cả hai Giáo Hội cảm thấy cần đối thoại với nhau và xích lại gần nhau hơn. Họ giống như một dòng sông mà các chủ chăn chúng tôi phải có bổn phận hướng dẫn.

Hỏi: Thưa Đức Cha, cả Hồi giáo cũng đang tái tổ chức, đặc biệt là khuynh hướng hồi giáo quá khích. Đức Cha có cảm thấy lo âu không?

Đáp: Bên trong Hồi giáo truyền thống tại Albania cũng phát triển một huynh hướng hồi giáo qúa khích. Các vị lãnh đạo của Hồi giáo cũ là những người có tinh thần trách nhiệm, và chúng tôi có các tương quan tốt với nhau, vì các tương quan đó được linh hứng từ tình huynh đệ và đối thoại, chứ không như khuynh hướng mới tạo ra vấn đề. Nhưng vấn đề này các vị lãnh đạo hồi giáo phải giải quyết trong nội bộ với nhau. Và dĩ nhiên là chúng tôi không có bổn phận phải can thiệp.

Hỏi: Nhà nước có trả lại cho Giáo Hội các tài sản đã bị chế độ cộng sản tịch thu trong qúa khứ hay không, thưa Đức Cha?

Đáp: Vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn. Chính quyền hiện nay có nỗ lực để tìm ra một giải pháp, nhưng trong các năm qua cũng có rất nhiều vấn đề kỹ thuật: chẳng hạn như có những người nói rằng họ có quyền trên các tài sản đó. Khi không thể trả lại các tài sản nào đó người ta cũng tìm một hình thái nào đó để bù lại. (Avvenire 9-8-2009)
 
Top Stories
Church at its best discovering disabled people’s intelligence and talents
Asia-News
07:49 15/09/2009
The country has about 4.5 million disabled people, 1.8 million children. Vietnamese Catholics help them through parish-based groups, shelters and training centres that are recognised by the government.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Vietnam has 4.5 million disabled people out of a population of 85 million. About 40 per cent or 1.8 million are children (as of 2009), according to the Disable People Association of Vietnam. Vietnam’s Catholic Church has been on the forefront of the struggle to help youngsters living with disabilities, who are mostly from poor families.

Father Nguyen, from Nghe An province, told AsiaNews that “my parish and I have worked with the target group for over four years; that is more than 40 disabled children. Their parents are very poor and are in no condition to take care for their children. So we take care for them, helping the parents participate in our work.”

With his group behind him, Father Nguyen set up a shelter recognised by the government. “Our work,” he said, “helps parents learn how to take care of their children. Our centre is a place where disabled children can stay for three to five years. We are fully committed to see children reintegrate their families and see the latter reintegrate the community. But it is big challenge.”

For years, the Church has been involved in helping the disabled with initiatives and centres located across the country, which are usually recognised by public authorities.

Nguyen Cong Hung is one of the many children welcomed in one of these centres. Today he runs a training centre in Saigon helping the disabled learn to use the computer.

About 600 young people have taken his courses up to now. Many have found jobs afterwards but there are still obstacles that disabled children and teenagers must face.

Mr Hung came up with the idea of computer literacy courses. He was inspired by a simple idea, namely that “technical skills offer greater job opportunities and make communication in society easier.”

Despite the success of his centre, he is not going to stop at computer courses; instead, he wants to “help them [the disabled] go to university” so that he can “further contribute to their social promotion.”

For years, the Betania Charity community of the Congregation of the Lovers of the Holy Cross has worked with disable children in Bien Hoa City where it runs a home and a workshop.

The Vietnamese-founded congregation cares for more than 120 children and teenagers, 2 to 17 years old. All those of school age go to regular schools.

“All our children can go to school. We encourage and help them deal with the difficulties of studying and its psychological impact,” Sister Thao told AsiaNews.

“Disable people are normal people,” Ms Huong, a social worker, said. “They have intelligence and talent like others. However, the social context is very competitive nowadays and disabled people have to compete with more successful people.”

Indeed, some people with disabilities occupy important positions of responsibility. One example is Dr Thien who was born blind and is now a professor of computer science at Saigon’s Van Lang University.
 
Violence against innocent people is happening now in Loan Ly Catholic parish of Hue
Simon Thới Hoàng, SVD
10:32 15/09/2009
HUẾ (September 14, 2009) - The second day of struggling to keep the Sunday school, the church’s property of Loan Ly Catholic Church in Lang Co, Huế, Vietnam failing short.

View photos of chidren began their first day of school and latter were sorrounded by security forces After a long night struggling with a great number of policemen and local authorities, women and children were exhausting. Many of them were hurt. Two teenagers who were caught in the madness trying to defend their mothers were arrested, and yet released. The government uses their power to control the innocent parishioners. They use water guns and electric batons and man power to silence the voice of these voiceless people.

Loan Ly School surrounded by police
In the early morning of Monday September 14, 2009, policemen came in a great number, military trucks and construction cars surrounding the parish. They blocked the high way I 1. Policemen are fully arms and ready to react, if parishioners make any move. They forbid the villagers to move about the village.

With the greater protection from police, they began their project of building a brick wall around the school to confiscate this church’s property. Parishioners watch what was happening hopelessly.

One cannot stop but wonder, what will happen next? Who can be the voice for these voiceless people who are yet hopelessly watching their church’s property, the heritage of their forefathers and mothers passed on to them, is being confiscated by the communist government? What more can we do beside to pray for them? How can we do to give voice to this voiceless people? The second day ends with exhaustion, humiliation and hopeless!

Sunday September 13, 2009

On 8:00 am (local time), when the children, religious sisters, catechists and parents with Fr. Paul Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly Catholic Parish, which belongs to Hue’s Diocese (central part of Vietnam), gathered together to begin their Sunday school year.

The local communist government and police came, forced the children out of school, locked all the doors and tried to confiscate this property of the church.

Fr. Paul Ngo Thanh Son, the pastor of Loan Ly Catholic Church
Under the guidance of Fr. Ngo, the children began their first day of Sunday school outside on the school yard. With the help with religious sisters and catechists, the children began their catechist classes, praying, singing and dancing. While the students were having catechist classes, the local authority, police cameras, photographers were surrounding, recording and watching the event unfolded, and waited for the opportunity to act.

After catechist class, the students started chanting a folk song that they all know very well: “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn.” (This house is our house, our heritage. Our forefathers and mothers made for us. We need to protect it with all our hearts.)

Knowing of what was going to happen; Fr. Ngo dismissed the Sunday School and sent the children home, while police and local authorities were watching, hoping for a peaceful resolution.

It did not stop there! With all those trucks and heavy construction equipments ready, the local authorities were trying to confiscate this property of the church. About 1:00 AM (local time) Monday September 14, 2009, they began their fencing around the school. The parishioners noticed and the bell of the church began to ring. All women and children in the middle of the night were out of their beds, came to the school and tried to protect their school from being confiscated. Violence began.

Parishioners confronted with local government authorities and police
As the result, many women and children were hurt. The local authorities and policemen put up the fence and parishioners tore it down. Verbal confrontation, physical violence was throughout the night. With bear hands and foot, the parishioner fought back.

Monday morning came; local authorities and police brought more police to fight the defenseless parishioners. The communist authorities blocked the main high way I 1 (which runs through the village). They did not allow the parishioners go out of the village and others cannot come in. They tried to isolate the event. What is happing now, it is hard to predict. However, if no one intervenes or says anything about this, violence continues to pour upon these innocent and defenseless people.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Theo Bước Chân Thầy (6)
Vũ Văn An
03:33 15/09/2009
Núi Cây Dầu

Ngày hôm sau, chúng tôi mới chính thức hành hương các địa điểm thánh tại Giêrusalem, khởi đầu bằng Núi Cây Dầu, theo con đường Chúa Giêsu vinh hiển vào Thành Thánh để dừng chân tại Nhà Thờ Các Dân Tộc, hay Nhà Thờ Hấp Hối, là Nhà Thờ chúng tôi đã thăm qua vào đêm hôm trước.

Muốn tới Núi Cây Dầu, chúng tôi trở lại con đường hôm qua từng đưa chúng tôi từ Giêricô tới Giêrusalem. Vừa vượt qua thung lũng xanh, chúng tôi theo mũi tên rẽ mặt để chạy theo hướng vào Núi Cây Dầu. Núi hay Đồi này cao hơn Giêrusalem một chút và như đứng đó làm bức màn phân cách Thành Thánh với vùng đất sa mạc dẫn xuống Biển Chết và thực sự phân chia hai vùng khí hậu khác nhau. Thực vậy, trong lúc các ngọn đồi của Giêrusalem về đêm khá giá lạnh, thì tại Giêricô và nói chung Thung Lũng Gióc-đan, trong đó có Biển Chết, trời lại nóng bức và ngột ngạt, vì Thung Lũng Gióc-đan vốn là một khe nứt khá lạ lùng trên bề mặt trái đất khiến nó gần như nóng nực quanh năm.

Trạm dừng đầu tiên là Nhà Nguyện Thăng Thiên, nơi tương truyền Chúa đã lên trời sau khi truyền cho các môn đệ nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu họ sám hối để được ơn tha tội” (Lc 24:47-51).

Hôn vết chân Chúa Thăng Thiên
Điều đáng lưu ý: đây là thánh điểm chung cho cả Kitô Giáo lẫn Hồi Giáo. Vì Hồi Giáo cũng tin Chúa Giêsu lên trời và thực tế thánh điểm này thuộc quyền sở hữu của Hồi Giáo (Islamic Wadf of Jerusalem). Thánh điểm này từng được tôn kính từ thời Egeria hành hương Đất Thánh năm 384. Năm 680, nhà hành hương tên Arculf mô tả ngôi nhà thờ tại đây như một toà nhà tròn có mái lộ thiên, với ba cửa vào ở hướng nam, tám ngọn đèn thắp sáng ban đêm qua một cửa sổ hướng về Giêrusalem, bên trong có một tòa nhà nhỏ chứa dấu bàn chân Chúa Kitô “in rõ ràng trên đất”… Khi Thập Tự Quân tới đây khoảng năm 1150, họ cho xây lại nhà thờ này theo hình bát giác có mái và cho xây tường ngoài bao quanh. Năm 1198, sau khi vương quốc Thập Tự Quân tan rã, Salah al-Din ban nhà thờ này cho hai kẻ theo mình. Những người này đã cho xây thêm mái vòm bằng đá và hốc tường chỉ hướng Mecca (mihrab). Và toà nhà được dùng làm đền Hồi Giáo suốt hơn 300 năm sau. Tòa nhà trở thành hoang phế vào cuối thế kỷ thứ 15, và phần phía đông của bức tường bát giác bao quanh được bít kín để tạo nên đền thờ bất cân xứng hiện nay. Năm 1620, đền hồi giáo và tháp cao (minaret) được thêm vào nhà nguyện và toàn bộ thánh điểm này hiện vẫn thuộc quyền sở hữu Hồi Giáo như đã nói.

Thành thử ngay ở cổng vào Nhà Nguyện Thăng Thiên, ta thấy về bên phải chính là đền thờ nhỏ Hồi Giáo xây năm 1620, tên là Zawiyat al-Adawiyya, có người ngồi canh cửa và hàng chữ không được vào. Qua cổng, chúng tôi đi vào một khoảng sân rộng bao quanh ngôi Nhà Nguyện để chờ đến lượt được vào hôn kính dấu tích bàn chân Chúa. Người hành hương thì đông, mà ngôi Nhà Nguyện thì khá nhỏ. Một đoàn các tu sĩ Dòng Phanxicô cũng đang phải tụ tập ở một góc sân đàng kia chờ đến lượt. Trong khi chờ đợi, cha Mai Văn Kinh cho chúng tôi suy niệm đoạn Phúc Âm Thánh Luca nói về biến cố Thăng Thiên. Rồi theo bậc xi măng, chúng tôi được dẫn thẳng vào Nhà Nguyện. Vì đây là dấu tích đầu tiên chúng tôi được thấy Chúa để lại trần gian, nên mọi người đều cảm kích đến không biết phải làm gì. Có người qùy xụp xuống, lôi trong người đủ mọi hình ảnh người thân mà mình mang theo đặt lên phiến đá có dấu bàn chân Chúa, rồi thì thầm cầu nguyện; có người mạnh dạn hơn cúi xuống hôn kính dấu chân Chúa, khiến mọi người khác làm theo. Phiến đá này ghi vết bàn chân phải của Chúa, còn phiến đá ghi vết bàn chân trái của Chúa đã được đưa vào Đền Thờ Hồi Giáo Al-Aqsa từ thời Trung Cổ. Ít ai chú ý tới hốc tường chỉ hướng Mecca nằm về phía tây Nhà Nguyện. Và cũng không ai chú ý tới chiếc hầm mộ nhỏ cạnh Nhà Nguyện, nơi được cả ba tôn giáo độc thần là Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo tôn kính nhưng dựa vào ba niềm tin khác nhau. Người Do Thái Giáo tin rằng đó là nấm mộ của nữ tiên tri Huldah thuộc thế kỷ thứ 7 trước công nguyên (Các Vua quyển thứ hai 22:14-20); người Kitô Giáo thì coi là mộ của nữ thánh Pelagia thuộc thế kỷ thứ 5; trong khi người Hồi Giáo thì coi nó là mộ của nữ thánh Rabi'a al-Adawiya thuộc thế kỷ thứ 8 mà tên được dùng để gọi đền hồi giáo này.

Bỏ Nhà Nguyện Thăng Thiên, chúng tôi cuốc bộ qua Nhà Thờ Kinh Lạy Cha gần đó. Hai thánh điểm này không những gần nhau về địa điểm, mà có lúc còn
Kinh Lạy Cha
chung một căn tính nữa. Thực vậy, sử gia Giáo Hội là Eusebius (260-340) có ghi rằng Hoàng Đế Constantinô xây một nhà thờ trên một cái hang trên Núi Cây Dầu và nhà thờ này có liên hệ tới biến cố Thăng Thiên (Constantinô xây hai nhà thờ khác trên hang là Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem và Nhà Thờ Giáng Sinh ở Bêlem). Khi việc tôn kính biến cố Thăng Thiên được rời lên trên đồi để tạo ra Nhà Nguyện Thăng Thiên, thì hang này trở thành nơi chỉ còn liên hệ tới việc Chúa Giêsu dạy về tốt xấu trong Phúc Âm Mátthêu (Mt 24:1-26:2). Chính tại đây, Egeria đã được nghe đoạn Phúc Âm này, được đọc vào Thứ Ba Tuần Thánh.

Như thế, ký ức về giáo huấn của Chúa vẫn luôn được liên kết với thánh điểm này, nhất là từ ngày ngoại thư Công Vụ Thánh Gioan thuộc thế kỷ thứ 3 (chương 97) nhắc tới một chiếc hang trên Núi Cây Dầu có liên hệ với việc giáo huấn ấy. Còn về việc thay đổi từ giáo huấn tốt xấu qua giáo huấn Kinh Lạy Cha thì có người cho là do sự phối hợp tài tình giữa đoạn Luca 10:38-11:4 với đoạn Máccô 11:12-25. Ta biết: đoạn Luca này có nhắc tới hai chị em Mácta và Maria tại một làng kia (hai bà vốn quê ở Bêtania, gần Núi Cây Dầu) lo tiếp đãi Chúa Giêsu; Maria lắng nghe lời Chúa, được Người cho là đã chọn phần tốt hơn. Liền sau câu truyện đó, Luca nói rằng sau khi “Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia”, các môn đệ xin Người dạy cho cách cầu nguyện, và Người đã dạy họ Kinh Lạy Cha. “Nơi kia” với “làng kia” có thể là một. Còn đoạn Máccô thì nhắc đích danh làng Bêtania và cho biết khi rời làng này, Chúa thấy đói, tìm cây vả, thì vả không có trái, bị Người nguyền rủa. Hôm sau, nhân đi qua đó, thấy cây vả đã ra khô héo, Chúa dùng biến cố ấy mà dạy các môn đệ về niềm tin và nối kết niềm tin với lời cầu nguyện. Điều lý thú là ngay sau đó, Người nói đến việc tha thứ cho anh em như điều kiện cần thiết của tác phong cầu nguyện, một chủ đề của Kinh Lạy Cha, một Kinh vốn không được Phúc âm Máccô đích danh thuật lại.

Dù sao, khi các Thập Tự Quân tới Giêrusalem, thì thánh điểm này chỉ còn liên hệ tới Kinh Lạy Cha mà thôi. Và kể từ đó, thánh điểm này được gọi là Nhà Thờ Kinh Lạy Cha. Tại các bờ tường ở tiền đình cũng như ở hành lang chung quanh và cả ở trong Nhà Thờ nữa, người ta cho gắn những tấm bảng lớn bằng gạch men in Kinh Lạy Cha bằng đủ mọi ngôn ngữ mà có người cho tổng số là 62. Chúng tôi biết có bảng bằng tiếng Việt, nhưng tìm mãi không thấy. Khi thấy được thì hết sức hân hoan, bởi cha ông chúng ta khá nhanh chân đã đặt bảng này bên trong Nhà Thờ, trên bờ tường phía tay phải. Chúng tôi bèn cùng nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn để hát lên lời kinh bất hủ này bằng tiếng mẹ đẻ giữa những người muôn dân nước. Chỉ tiếc chị ca trưởng “bắt” một điệu ca lạ hoắc đối với dân Úc gốc Việt, nên đành chỉ biết “ê, a” theo. Và lời kinh bằng tiếng Việt có khác với lời kinh chúng tôi hát hôm nay, vì nó là bản kinh thuộc thế hệ Công Đồng Đông Dương, những năm thuộc thập kỷ 1930, với những tiếng “chúng tôi”, “vâng ý cha dưới đất bằng trên trời vậy”, “dùng đủ”, “lại chớ để” và “bèn chữa”. Điều ấy cũng dễ hiểu vì theo lời cha tuyên úy Mai Văn Kính, nhóm sinh viên thần học Việt Nam tại Trường Truyền Giáo ở Rôma đã cho đặt tấm bảng đó từ những năm cuối thập kỷ vừa nói. Xin ngả mũ kính chào các bậc cha ông này mà nay chắc chắn không còn ai trên dương thế.

Vừa ra khỏi Nhà Thờ Kinh Lạy Cha, chúng tôi choáng ngợp trước khung cảnh toàn diện của Giêrusalem, nhìn từ con đường tương truyền là Chúa Giêsu đã qua đó mà vinh hiển vào Thành Thánh ngày Lễ Lá. Bắt đầu là tường Cổ Thành và cứ thế đi lên đỉnh đồi là các đền đài và di tích thánh cũng như nhà cửa và cơ sở tân lập. Hiếm có địa điểm nào có thể thấy toàn bộ Giêrusalem bằng địa điểm này.

Dựa vào cả bốn phúc âm, ta có đủ cơ sở để tin đây chính là con đường Chúa đã đi qua để vào Giêrusalem như Đấng Mêxia mà người Do Thái, nhân danh nhân loại, hằng mong đợi. Khi thuật lại biến cố này, ngoại trừ Phúc Âm Gioan, cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đồng loạt nêu đích danh nơi xuất phát là gần làng Bếtphaghê và Bêtania “bên triền Núi Cây Dầu” (Mt 21:1-11; Mc 11:1-11; Lc 19:28-38). Tuy không nêu đích danh nơi xuất phát, nhưng Phúc Âm Gioan trước đó cho hay Chúa Giêsu ngụ tại làng Bêtania, nơi nhà ba chị em Mácta, Maria và Ladarô. “Hôm sau”, Người vào Giêrusalem để được dân chúng đón rước long trọng như Đấng Mêxia (Ga 12:12-16).

Vì là triền Núi Cây Dầu, nên đường đi khá dốc, chúng tôi phải đi thật chậm để khỏi bị té, không dám khinh suất. Muốn nhìn toàn cảnh Giêrusalem, phải dừng hẳn lại. Một quãng thì tới Nhà Thờ Chúa Khóc nằm về phía tay phải, tiếng Latinh là Dominus Flevit. Tương truyền, đây là nơi Chúa khóc thương Giêrusalem. Điều này hẳn đúng, vì Phúc Âm Thánh Luca nói rằng: trên đường vinh quang vào Thành, “khi Người đến gần chỗ dốc xuống Núi Cây Dầu… và trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc thương mà nói: ‘[…] Sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào…’” (Lc 19:37-44).

Nhà thờ Chúa Khóc
Có tới đây mới thấy người của thế kỷ thứ 7 thật có lý khi “nhận ra” địa điểm này để xây dựng một nhà thờ tưởng niệm biến cố trên. Chỗ này tự nhiên đất bằng phẳng hẳn ra một khoảng thật rộng đủ cho các công trình xây cất và nhiều vườn cây râm mát. Sau đó, đường gần như giốc hẳn xuống cho tới lúc gặp Nhà Thờ Hấp Hối. Đúng như Thánh Luca mô tả “gần chỗ dốc xuống Núi Cây Dầu”. Nhà thờ hiện nay được các Cha Dòng Phanxicô ủy nhiệm cho kiến trúc sư đạo hạnh Antonio Barluzzi xây dựng vào năm 1954. Từ ngoài Đường Chúa Vào Thành, Nhà Thờ lẩn khuất sau nhiều hàng cây rậm rạp, nhưng càng tới gần càng thấy dáng dấp nước mắt rơi của nó. Barluzzi dùng dáng dấp ấy để nhắc nhở người muôn thế hệ về sau nhớ tới những dòng lệ của Chúa đối với một thành phố Người hết lòng yêu qúy nhưng luôn luôn lẩn tránh tình yêu của Người. Chắc chắn qua Giêrusalem, Người cũng muốn gửi những dòng lệ ấy cho chúng tôi, những người ở cách Giêrusalem ấy muôn vàn cả về không gian lẫn thời gian, nhưng về tác phong, quả là con cháu của nó. Điều lý thú, là đứng trong Nhà Thờ Chúa Khóc, nhìn qua cửa sổ Bàn Thờ, ta có thể thấy Núi Đền Thờ (Temple Mount) rõ mồn một. Xưa kia nó là địa điểm của cả Đền Thờ do Salômôn xây lẫn Đền Thờ do Hêrốt Đại Vương xây sau này, hai Đền Thờ áp dụng đầy đủ nhất câu “sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào” của Chúa Giêsu.

Chúng tôi từ giã Nhà Thờ Chúa Khóc và hiểu tại sao ở chỗ này, dân lại có nhiều cành lá để trải đường cho Chúa vào thành, vì đường dẫn vào Nhà Thờ được phủ mát bằng rất nhiều cây xanh vươn cao cành lá, dù phía tay phải vốn là thung lũng Giosaphát, có lẽ là nghĩa địa vĩ đại duy nhất của cả Giêrusalem, vĩ đại từ những ngày xa xưa, khiến cả người Do Thái Giáo và Hồi Giáo đều tin đây là địa điểm diễn ra Cuộc Phán Xét Chung vào ngày thế mạt.

Trên triền dốc dẫn tới Vườn Diệtsimani, chúng tôi có dừng lại tại một hốc tường dựng ở dọc đường, về phía tay phải, để tôn kính một cột đá tròn trĩnh tuy không nhẵn nhụi, tương truyền là cột đá Chúa Giêsu đã đụng tới trên đường vào Giêrusalem. Tuy chưa được ai giới thiệu trước, nhưng nghe là cột đá được Chúa Giêsu đụng tới, không ai trong chúng tôi lại bỏ qua không bước tới đụng vào và chụp hình. Lòng tôn kính này bị xúc phạm nặng nề khi một thanh niên da đen dùng một khúc gậy tre đụng vào nó, còn khúc gậy tre thứ hai được anh ta lấy đập vào khúc gậy kia trong khi xoay tròn khúc gậy này. Không chịu đựng nổi, một thành viên trong đoàn chúng tôi lên tiếng phản đối. Anh ta thách thức trả lời: tôi biết điều tôi làm, các anh không biết gì về Giêsu! Có người cho anh ta “mát”, nhưng cũng không thiếu người giật mình, nhận ra có lẽ anh ta đúng, chúng tôi có biết gì về Chúa Giêsu thật không?

Dù sao, chỉ một lát sau, chúng tôi đã bước vào Vườn Diệtsimani và Nhà Thờ Hấp Hối, nơi theo tương truyền, Chúa đã cùng các môn đệ lui tới sau Buổi Tiệc Ly
Vườn Diệtsimani
và chính tại đây, cơn hấp hối khủng khiếp đã xẩy tới với Chúa Giêsu, cơn hấp hối đã khiến “mồ hôi Người như những giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lc 22:43-44). Thực ra, Phúc Âm Luca không nêu đích danh Diệtsimani là nơi xẩy ra sự kiện trên, mà chỉ nói Chúa Giêsu cùng các môn đệ “đi ra Núi Cây Dầu” (câu 39). Phúc Âm Gioan cũng không nêu đích danh Diệtsimani, mà chỉ nói: Chúa Giêsu cùng các môn đệ qua “bên kia Suối Kítrôn… để vào một thửa vườn” (câu 1-2). Tuy nhiên, cả Phúc Âm Mátthêu lẫn Phúc Âm Máccô đều nêu đích danh Diệtsimani là nơi diễn ra cơn hấp hối hết sức thống khổ của Chúa, dù hai vị không gọi nơi ấy là một thửa vườn như Phúc Âm Gioan mà chỉ là một thửa đất (Mt 26:36; Mc 14:32).

Căn cứ vào đó, các học giả nhất trí rằng Diệtsimani nằm ở dưới chân Núi Cây Dầu, như Eusebius thành Xêdaria đã khẳng định trong cuốn Onomasticon của ông, nhưng địa điểm chính xác thì không ai rõ. Điều rõ ràng, nó là nơi Chúa Giêsu và các môn đệ năng lui tới, đến độ Giuđa Ítcariốt biết nó rất rõ để dẫn quân lính tới bắt Người dễ dàng. Và nó mau chóng trở thành địa điểm hành hương của các Kitô hữu tiên khởi. Năm 333, một khách hành hương từ Bordeaux từng viếng địa điểm này và cho hay “về bên trái, có tảng đá trên đó Giuđa phản bội Chúa Giêsu”. Eusebius cho rằng: các tín hữu có thói quen tới đây cầu nguyện.

Vườn Diệtsimani có hình tứ giác mỗi chiều chừng 60 mét. Tại đây có bẩy cây ôliu mà cây lớn nhất có chu vi tới khoảng 8 mét. Nếu chúng không hiện diện lúc Chúa Giêsu ở đó, thì ít nhất chúng cũng là hậu duệ của những cây ôliu từng được chứng kiến Người hấp hối. Ít nhất chúng cũng đã có ở đó chừng 9 trăm năm nay. Có người còn quả quyết chúng đã có ở đó từ thế kỷ thứ 7. Điều này càng thấy rõ nếu so sánh chu vi hiện nay của chúng với chu vi của cây ôliu được Đức Phaolô VI trồng vào năm 1964 là cây chỉ có chu vi chừng 0.30 mét là cùng, dù đã 45 tuổi. Về phía đông của Vườn có một khối đá mà tương truyền vẫn cho là nơi các tông đồ “ngủ khò” chờ Chúa Giêsu đi cầu nguyện trở về. Về hướng nam “chừng ném một hòn đá”, còn lại gốc một chiếc cột dính vào tường. Nền Nhà Thờ Hấp Hối ngày xưa đã được tìm thấy phía sau bức tường này vào đầu thế kỷ 20.

Thực thế, Thánh Giêrôm, khi dịch tác phẩm Onomasticon của Eusebius, có thêm rằng “một nhà thờ hiện đang được xây dựng tại đó”. Thánh Sylvia thành Aquitania (385-388) kể rằng vào Thứ Năm Tuần Thánh, có cuộc rước kiệu từ Núi Cây Dầu đi xuống và đã dừng lại tại “một nhà thờ đẹp đẽ” xây tại địa điểm Chúa Giêsu kinh qua cơn hấp hối. Nhà thờ này đã bị người Ba Tư hủy diệt vào năm 614; sau đó được Thập Tự Quân tái thiết và sau cùng bị san bình địa vào năm 1219. Theo Bách Khoa Từ Điền Công Giáo ấn bản 1914, Arculf (khoảng năm 670), Thánh Williambald (723), Đanien Người Nga (1106) và Gioan thành Wurzburg (1165) cũng có nhắc tới Nhà Thờ Hấp Hối này và căn cứ vào lời của họ, đầu thế kỷ 20, người ta đã khám phá ra nền của ngôi nhà thờ ấy, không xa Vườn Diệtsimani hiện nay bao nhiêu, như đã nói ở trên.

Bên trong Nhà Thờ Hấp Hối
Nhà thờ hiện nay chính thức vẫn được gọi là Nhà Thờ Hấp Hối. Tuy nhiên, tên thường dùng lại là Nhà Thờ Các Dân Tộc. Là bởi nó được xây dựng nhờ sự đóng góp của 12 nước khác nhau: đó là Á Căn Đình, Ba Tây, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Bỉ, Gia Nã Đại, Đức, và Mỹ. Ngoài ra, các tranh ghép ở các hậu cung (apses) Nhà Thờ là do các nước Ái Nhĩ Lan, Hung Gia Lợi, và Ba Lan dâng tặng. Nước Úc cũng có phần đóng góp đó là mão gai đặt trên phiến đá tương truyền là nơi Chúa qùy cầu nguyện cùng Chúa Cha với lời cầu xin hết sức nhân bản: xin cất chén đắng này, nhưng theo ý Cha, đừng theo ý Con!

Nhà Thờ được xây dựng trong các năm từ 1919 tới 1924. Sở dĩ lâu như thế, vì năm 1920, khi đang làm nền, người ta khám phá ra một chiếc cột khoảng 2 thước bên dưới nền nhà thờ của Thập Tự Quân. Ngoài ra, người ta cũng tìm được nhiều mảnh tranh ghép của nhà thờ ấy. Chính vì thế, kiến trúc sư Antonio Barluzzi đã cho di chuyển nền nhà thờ mới và bắt đầu khai quật nhà thờ cũ. Sau khi đã nhận diện đầy đủ nền nhà thờ cũ, họa đồ nhà thờ mới được vẽ lại và công trình xây dựng nó được tái tục từ tháng Tư năm 1922 tới tháng Sáu năm 1924 thì hoàn thành và cung hiến.

Nhà thờ có sáu cột chia thành ba gian. Kiếng mầu tím được sử dụng cùng khắp để nói lên bầu khí ảm đạm của cuộc hấp hối và trần Nhà Thờ được sơn xanh
Nhà Thờ Hấp Hối
thẫm giống mầu trời về đêm. Mặt tiền Nhà Thờ được chống bằng một hàng cột kiểu Côrintô bên dưới một bức tranh ghép tân thời vẽ Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Mái Nhà Thờ hình mái vòm, với những chiếc cột lớn, và tranh ghép mặt tiền khiến Nhà Thờ có dáng dấp Byzantine. Các tu sĩ Dòng Phanxicô giữ quyền sở hữu Nhà Thờ này. Tuy nhiên, một bàn thờ lộ thiên đặt trong vườn Nhà Thờ đã được nhiều giáo hội Kitô Giáo khác sử dụng, trong đó có Chính Thống Giáo Hy Lạp, Thệ Phản, Giáo Hội Luthêrô, Giáo Hội Tin Lành và Anh Giáo.

Bước vào trong Nhà Thờ là cả một bầu khí tôn nghiêm. Người nào cũng lộ đầy nét tôn kính. Nhìn lên tường phía sau bàn thờ, người ta thấy bức bích họa lớn vẽ cảnh Chúa ngồi một mình trên một khối đá cầu nguyện, trong khi ở một góc, các môn đệ đang ngủ như chết, khiến cảnh cô đơn của Chúa lên đến cực điểm. Bàn thờ là một bàn thánh bình thường có phủ khăn, trước bàn thờ ấy chính là khối đá phẳng trên đó Chúa từng hấp hối với mồ hôi hòa với máu chẩy xuống đất. Chúng tôi muốn được vào hôn phiến đá ấy, nhưng không ai cho phép. Lúc chúng tôi ở đó, thì các tu sĩ phục vụ Nhà Thờ đang chuẩn bị cho một Thánh Lễ dành cho các tu sĩ Dòng Phanxicô, những người chúng tôi từng gặp tại Nhà Nguyện Thăng Thiên. Điều ấy khiến chúng tôi hơi buồn, vì lúc ở trên xe buýt, người hướng dẫn từng “báo tin vui”: hôm nay, chúng ta sẽ được cử hành thánh lễ tại Vườn Diệtsimani! Hóa ra không phải tại Nhà Thờ Hấp Hối mà là tại Hang Diệtsimani ở bên cạnh.

Từ Hang Diệtsimani đi ra, chúng tôi vào viếng Nhà Thờ Đức Mẹ Qua Đời, nằm chung một địa điểm với Hang Diệtsimani. Theo truyền thống Chính Thống Phương Đông, Diệtsimani cũng là thửa vườn nơi Đức Mẹ qua đời trước khi Ngài được triệu về trời từ Núi Sion. Theodisius (khoảng năm 530) cho hay tại hang này “[trong thung lũng Giosaphát] cũng có vương cung thánh đường Rất Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa, với mộ của Ngài”. Lòng nhà thờ nằm sâu dưới mặt đất, khiến nhà thờ càng có bầu khí âm u với thật nhiều bình hương treo lủng lẳng khắp ngả. Rẽ tay phải, chúng tôi được dẫn tới hình Đức Mẹ bồng con được nhiều người tôn kính với nến đèn luôn cháy sáng. May mắn thay cho ai được mắt của Đức Mẹ nhấp nháy nhìn. Anh bạn cùng đoàn với chúng tôi hết sức hân hoan khoe rằng chính anh được diễm phúc ấy và anh đã ghi được bức hình bất hủ lúc mắt Đức Mẹ nhấp nháy với anh. Rất tiếc sau đó, chúng tôi quên khuấy không xin anh cho xem bức hình.
 
Sa mạc huấn luyện Huynh Trưởng TNTT cấp 3 Lên Đường VIII
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
08:51 15/09/2009
THỦ ĐỨC - Sáng ngày 12/9/2009 hơn 120 Sa Mạc Sinh đến từ 32 giáo xứ thuộc 13 giáo hạt của giáo phận Sài Gòn và một số Sa Mạc Sinh thuộc giáo xứ Thanh Sơn Giáo phận Vĩnh Long đã cùng quy tụ về Giáo xứ Thánh Cẩm Thủ Đức để tham dự Sa Mạc huấn luyện Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cấp 2 Lên Đường 8 đợt 2 với sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận tiện của cha Chánh xứ Gioakim Nguyễn Văn San và sự hướng dẫn của cha Sa Mạc Trưởng Gioan maria Vianey Chu Minh Tân cùng ban huấn luyện Liên đoàn TNTT Anrê Phú Yên.

Xem hình ảnh

Khung cảnh và bầu khí Thánh Kinh được bao trùm Sa Mạc với chủ đề: “ CON ĐƯỜNG GIÊSU”. Kết thúc ngày đầu tiên với ý lực Cầu Nguyện –Thánh Thể, các bạn cùng tham dự đêm lửa thiêng với các tiết mục diễn nguyện của các đội để cùng nhìn ngắm lại con đường theo Chúa của người thu thuế thấp bé Giakêu, sự kiên vững niềm tin của Gioan tẩy giả, sự quay trở lại của Phêrô sau khi chối Thầy 3 lần, cùng đồng hành với Giêsu trên đường Emmau… và rồi các Sa Mạc Sinh nhận ra con đường của mình: dấn thân theo Chúa qua sứ mạng Giáo dục đức tin cho các em Thiếu nhi. Bên ánh lửa tàn các Sa Mạc Sinh thắp sáng ngọn lửa mến yêu, mang lửa về tim để rồi tình yêu Chúa sẽ lan toả xung quanh. Thật tuyệt vời khi những phút cuối cùng của một ngày các bạn quây quần sưởi nóng bên Chúa Giêsu thánh Thể, người anh cả và là lý tưởng của Thiếu nhi.

Ngày thứ hai với ý lực Hy sinh _làm tông đồ,qua lời nhắn nhủ của Cha Tuyên úy trong Thánh Lễ: Muốn theo Chúa phải từ bỏ chính mình, hy sinh trong sự tự nguyện dấn thân. Các Sa Mạc Sinh đã thánh hoá một ngày sống của mình với lời kinh Huynh Trưởng: Xin dạy con biết hy sinh cao thượng, phụng sự Chúa và giúp ích mọi người. Xin dạy con biết hy sinh không cần báo đáp, xông phan không ngại bão táp… Để tổng kết những gì đã học hỏi được, các Sa Mạc Sinh cùng bước vào hành trình Sa Mạc, cùng tham gia tái hiện lại con đường theo Chúa của Cha Thánh Maximiliano Konbe, một chứng nhân của tình yêu: từ chặng đường học tập để chịu chức Linh Mục,đến khi Ngài hăng hái sang truyền giáo tại Naqgasaki Nhật Bản rồi bị bắt giam tại trại tập trung Auschwitz và cuối cùng được tuyên phong hiển Thánh tại Roma. Một cuộc chơi đầy hào hứng vui nhộn nhưng cũng thật ý nghĩa vì giúp các Sa Mạc Sinh hiểu rõ hơn cuộc đời một con người đã sống như Giêsu: Hy sinh mạng sống mình cho người khác.

Kết thúc 2 ngày Sa Mạc, các Sa Mạc Sinh hăng hái lên đường trở về Giáo xứ, trở về với nhiệm vụ cao cả của mình trong sư hân hoan ra đi làm nghĩa vụ: Một ngày là Huynh Trưởng suốt đời ta là Huynh Trưởng. Đời ta là nhân chứng cho Chúa Kitô.
 
Nét đẹp của một số Nhóm trẻ Công giáo Việt nam
Paul Ngọc & Paul Maria
09:03 15/09/2009
Sẽ là thiếu sót, nếu chúng ta sống đời Kitô Hữu, chứng nhân cho Chúa giữa trần gian, mà chỉ có hướng thượng ( chiều dọc ). Suốt ngày chỉ ở trong Nhà thờ với 4 bức tường khép kín đọc kinh, cầu nguyện, tham dự cử hành các Bí tích... Hay chỉ có quy hướng về chính con người nội tâm của mình mà thôi.

Xem hình ảnh

Chúng ta cần sống theo chiều ngang nữa. Phải vươn tới tình thương Kitô Giáo, sống tương quan với anh em tha nhân đồng loại bằng chính tinh thần bác ái, yêu thương, chia sẻ. Bởi Chúa đã dạy: “Kính mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như mình vậy”.

Ý thức được điều đó, Giáo xứ Thanh Đức ( Gp Đà Nẵng ) không ngừng phát triển những phong trào, tổ chức những hoạt động từ thiện bác ái, chia sẻ ủi an, động viên thăm viếng những người nghèo khổ neo đơn, những gia đình bất hạnh túng đói, bị bỏ rơi bên lề xã hội...Mặt khác, nhằm gây ý thức cho mọi Tín hữu sống tinh thần Tin Mừng, tương thân tương trợ, “lá rách đùm lá nát”, vốn bị mai một, lãng quên và trở nên “xa xỉ” trong một xã hội ích kỷ, hẹp hòi, khép kín, đầy bất công như hôm nay.

Việc thực thi công tác từ thiện trong Giáo xứ đặt dưới sự điều hành của Ban Bác Ái - Xã Hội thuộc HĐGX, Các Đoàn - Hội thường xuyên tham gia hoạt động này như: Nữ Đoàn Bác Ái ( Do Cha Sở Phêrô Nguyễn Hữu Đăng thành lập năm 1976 ), Hội Bác Ái Vinh Sơn ( Do Cha sở FX Đặng Đình Canh thành lập năm 1995 ), Hội Nghề Nghiệp ( Do Cha sở Bônaventura Mai Thái thành lập năm 2006 ). Và gần đây nhất, Đội Hạt Cải trực thuộc Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo xứ, được khai sinh vào ngày 16/9/2007.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 2 ( 2007 - 16/9 -2009 ), chúng tôi xin thành tâm chúc mừng sinh nhật Đội Hạt Cải và xin chia sẻ với quý ông bà, anh chị em, đặc biệt với các Bạn Trẻ khắp nơi đôi dòng về Đội Hạt Cải Giới Trẻ Gx Thanh Đức.

Đội Hạt Cải, một nhóm hoạt động tông đồ của các Bạn trẻ Thanh Đức trong lứa tuổi học sinh sinh viên. Tên gọi này được lấy từ ý nghĩa của dụ ngôn Chúa Giêsu dùng hình ảnh hạt cải nhỏ bé để diễn tả mầu nhiệm Nước Trời ( Mt. 13, 31-32 ).Công tác của Đội là thu gom các chai lọ, giấy báo, nhôm nhựa, bao nylon..vv..vv...tại các gia đình trong khu vực Giáo xứ, sau đó phân loại và đưa đến nơi thu mua phế liệu. Dạng “kinh doanh” này các Bạn trẻ trong Nam ngoài Bắc đã hoạt động từ khá lâu rồi, thường được gọi là các Nhóm Ve Chai.

"Doanh thu" kiếm được dành để chia sẻ lại cho các bạn nghèo cùng trang lứa được tiếp tục cấp sách đến Trường. Hưởng ứng với công việc của Đội Hạt Cải là sự tiếp sức của các gia đình trong khu vực (không kể Lương - Giáo).

Hàng ngày trong tuần, người dân giữ lại các loại "rác thải" có khả năng tái chế, chờ đến ngày Đội đến thu gom. Thậm chí có các gia đình không có “phế liệu” để cho, họ sẵn sàng chia sẻ ít tiền mặt thay thế.

Hiện nay Đội Hạt Cải Thanh Đức có khoảng 40 bạn trẻ. Đúng 15h00 mỗi chiều Chúa nhật, các bạn tập trung tại sân Nhà thờ, chia thành từng nhóm nhỏ, với chiếc áo đồng phục, toả ra các Giáo họ, khu xóm để thu gom các túi rác.

Vì là "kinh doanh" nên cũng bị tác động bởi nền "kinh tế suy thoái" ( !? ). Một vỏ bia lon năm ngoái giá bán 500đ/lon, năm nay chỉ còn 250đ/lon. Năm ngoái mỗi tuần thu lượm được không dưới vài ngàn lon, năm nay thu lượm được vài trăm lon một tuần là... mừng lắm lắm ! Tuy vậy, tiếng cười, tiếng hát không hề mất trên môi các bạn trẻ, nét trong sáng không hề thiếu trên những khuôn mặt phấn khởi vui tươi trong Đội, bởi lẽ niềm hạnh phúc của các em nhỏ khi nhận được số tiền chia sẻ để có thể tiếp tục việc học hành là quá lớn. Vậy thì sá gì mưa nắng, mệt nhọc, sá gì lam lũ, hôi hám và cả sự “biến động của thị trường ve chai”. Ôi, nét đẹp của các Bạn trẻ Công giáo rực rỡ biết chừng nào ?

Số tiền Đội kiếm được không phải là sở hữu của riêng các bạn và muốn dùng việc gì tuỳ ý. Số tiền đó được tập trung về Ban Bác Ái - Xã Hội Giáo xứ. Đội chỉ được hưởng “hoa hồng” 10% dùng để chi phí giải khát sau một ngày làm việc nặng nhọc, hay để tổ chức sinh hoạt, mừng sinh nhật các Đội viên, mừng lễ Bổn mạng của Đội ( Đội chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Quan Thầy như chính Giới Trẻ Giáo xứ ).

Qua 2 năm hoạt động, Đội Hạt Cải, qua Ban Bác Ái - Xã Hội Giáo xứ, đã giúp cho hơn 100 em nghèo có cơ hội tiếp tục được học hành bằng những số tiền nhỏ nhoi kiếm được hằng tuần.

Tài sản “cố định” của Đội gồm 2 chiếc xích lô và 1 xe ba gác “đầu đời Cô Lựu”. Các Bạn đèo nhau trên từng cây số.. . như đang biểu dương sức sống của tuổi trẻ: Tự tin, yêu đời, không tự ti mặc cảm, không “tự hào tếu với kết quả làm ra”, tất cả vì yêu thương như Thánh Ý Chúa, tất cả là Hồng Ân.

Vừa qua, nhân dịp trao quà hỗ trợ cho các em nghèo đầu năm học mới, trước các em, các phụ huynh và trước những em đại diện của Đội Hạt Cải, Cha Quản xứ đã nói: “Với Ơn Chúa, bằng sự cố gắng và hảo tâm của mọi thành phần Dân Chúa, Giáo xứ quyết không để bất kỳ một em nào vì nghèo mà phải bỏ học... Cha xin cám ơn tất cả, đặc biệt các em trong Đội Hạt Cải, đã không quản thời giờ, thú vui, đã không ngại vất vả, cực nhọc để giúp một tay cùng với Giáo xứ chăm lo việc học hành của các em nghèo... Các con thân mến, khi nhận được những món quà tuy nhỏ bé của Đội Hạt Cải, cũng cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh như các con, Cha mong các con hãy cố tâm học hành và nhất là ghi nhớ hành động chia sẻ này trong tinh thần Tin Mừng, để rồi chính các con lại góp sức góp lòng cho những em nhỏ khác đang cần sự giúp đỡ của tất cả chúng ta. Chúa Giêsu đã nói: “Chính anh em hãy cho họ ăn” ( Lc. 9,13 ).

Chúng tôi, những người viết bài này, hết lòng cảm kích khâm phục trước tấm lòng yêu thương rộng mở của các Bạn trẻ Giáo xứ. Các bạn đã biết ra khỏi chính con người mình để vươn trải tầm nhìn ra xa với anh em đồng loại. Nhờ đó toàn Đội nói chung và từng bạn nói riêng có được lòng nhiệt huyết, hăng say dấn thân phục vụ vô vị lợi. Chúng tôi thầm nghĩ chính các bạn là những con người “vĩ đại” khuấy động, khơi dậy tinh thần sống bác ái yêu thương, sẽ chia tình huynh đệ, dám và đã liều mạng sống mình vì Đức Kitô và vì Hội Thánh Chúa.

Xin mượn câu Tin Mừng CN XXIV để kết thúc bài viết này: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” ( Mc. 8, 34 - 35 ).

Paul Ngọc & Paul Maria
 
Khai giảng Trường Giáo Lý và Việt Ngữ tại giáo xứ La Vang ở Portland, Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
09:34 15/09/2009
PORTLAND, OR - Chúa Nhật ngày 13 tháng 9 năm 2009 vào lúc 9 giờ sáng Trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang đã tổ chức Lễ Khai Giảng Niên Khóa 2009-2010 tại khuôn viên Đài Đức Mẹ La Vang.

Mở đầu chương trình là nghi thức đón chào vị Chủ tế và quý linh mục đồng tế, các em học sinh và quý phụ huynh học sinh đã cùng đứng lên hát bài ca tụng:

Chúng con về nơi đây, dâng ngàn tiếng ca
Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa
Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ
Được cùng nhau bên Chúa, thỏa lòng con ước mơ

Vớí tiếng hát rạo rực niềm tin
Với ánh mắt đọng lời nguyện xin
Chúng con dâng muôn ngàn ý tình
Từng lời kinh hay từng cuộc sống
Cùng hòa chung trong tình hiệp nhất
Nguyện xin lên Thiên Chúa tình thương
.

Sơ Thanh Nga chánh văn phòng của Trường GL&VN La Vang đã giới thiệu lên Quý Cha, Quý Sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, Ban Giáo Dục gồm có: Quý Soeurs Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Quý Giảng Viên trong Ban Giáo Lý, Quý Giảng Viên trong Ban Việt ngữ, Quý Nhân viên Văn Phòng, Quý vị Hội Phụ Huynh Học Sinh, Quý Ban Giám Thị, Quý Ban Huynh Trưởng và các em Nhóm Chúa Ba Ngôi.

Những quý vị trên đã tuyên hưá sẽ can đảm và trung thành tuân theo mọi giáo huấn của Hội thánh, bằng việc nhiệt thành hướng dẫn các em học sinh bước theo đường lối Chúa, để trở nên những con cái thánh thiện của Giáo Hội và gia đình, cũng như những công dân tốt cho xã hội mai sau.

Trong phần giảng huấn, linh mục Chánh xứ Phạm Hữu Đạt đã cám ơn quý Sơ, quý Thầy Cô, đã tích cực tham gia vào các sinh hoạt của Giáo Xứ, nhất là trong công việc giáo dục thế hệ trẻ, kế đến ngài cám ơn quý phụ huynh đã ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình khi đem con em đến học tại trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang và cuối cùng là cám ơn các em đã hy sinh thời gian quý báu cuối tuần, phải thức dậy sớm để theo cha mẹ đến nhà thờ, đến trường, ngài khuyên các em hãy chăm chỉ học hành vì học Giáo Lý để hiểu và sống xứng đáng làm người con ngoan của Thiên Chúa, học Việt Ngữ là nhớ về cội nguồn tổ tiên và quê hương dân tộc.

Các em cũng dâng lên Thiên Chúa lời ca nguyện:

Của lễ con dâng là vâng lời cha mẹ của con
Của lễ con dâng là yêu thương bạn bè lối xóm
Của lễ con dâng là nghe lời khuyên của thầy cô
Của lễ con dâng là chăm ngoan học hành ghi chép
Trong hồn nhiên thật thà, trong tình thương ngoan hiền
Xin Chúa nhận của lễ con dâng
Trên đôi tay ngọc ngà, xin đơn sơ làm đầu, đoàn con cùng dâng tiến
Trên đôi môi nụ hồng, với tiếng hát ngọt mềm, chân thành cùng tiến dâng lên.


Sau phần phụng vụ kết lễ, các học sinh và phụ huynh cùng nhau đến trường để tìm xem con mình học lớp nào, phòng nào ? mặc dấu có danh sách được gởi về cho mỗi gia đình và có một số anh chị trong hội Phụ Huynh hướng dẫn, nhưng vẫn có người vẫn đi lạc phòng, hỏi han rối rít cả lên.

Được biết năm nay sĩ số học sinh theo học tại trường GL&VN La Vang là trên 1000 em, từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, ngoài sự hợp tác thường lệ của Ban Giảng Huấn, Đặc biệt kể từ niên khóa này linh mục chánh xứ sẽ đãm nhiệm chức vụ Hiệu Trưởng của trường Giáo Lý & Việt ngữ La Vang, đây là một bước tiến quan trọng trong công tác mục vụ của Ngài nói riêng và của Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa nói chung tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang. .

Nhân ngày đầu niên học, con xin kính chúc quý Sơ, quý Thầy Cô một năm học nhiều hăng say và nghị lực để dấn thân hướng dẫn và giáo dục các em nên người hữu dụng cho gia đình, cho giáo xứ và cho xã hội. Chúc các em, có thêm bạn bè tốt, được thầy cô thương yêu và quý mến, nhất là chăm lo học hành để không phụ lòng cha mẹ thầy cô, hơn nữa các em là người Tổ quốc mong chờ mai sau.

Ngày nay học tập
Ngày mai giúp đời.
 
Giáo xứ Thanh Xuân GP Phan Thiết khai mạc Năm Thánh, kỉ niệm 50 năm thành lập
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:48 15/09/2009
PHAN THIẾT - Di cư từ tháng 4 năm 1955, một số giáo dân gốc Gx Thanh Dã, Giáo phận Vinh đến miền biển cát Lagi, thuộc quận Hàm Tân lập trại định cư Lagi B. Sau hai tháng bà con giáo dân lập Họ đạo Thanh Xuân, thuộc Giáo xứ Vinh Tân.

Ngày 15 tháng 9 năm 1960, lễ kính Đức mẹ Sầu Bi, Đức Cha Marcel Piquet-Lợi, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang nâng Họ đạo Thanh Xuân lên hàng Giáo xứ và bổ nhiệm Cha J.B Vũ Đình Hiên làm quản xứ tiên khởi.

Hạt giống Nước Trời cứ phát triển khi được gieo xuống đất. Hồng ân Thiên Chúa diệu vợi tuôn tràn để sức sống Nước Trời nở rộ trên miền đất mới cát nắng gió biển suốt hành trình nửa thế kỷ. Giờ đây, Thanh Xuân là một xứ đạo sầm uất phồn thịnh. Có thành quả hiện tại như những bó lúa nặng hạt, thế hệ sau ghi nhớ công ơn những thế hệ trước đã gieo trong vất vả và vun trồng trong nắng mưa, đong đầy niềm vui hạnh phúc.

Hôm nay 15.9.2009, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đến dâng thánh lễ khai mạc Năm Thánh, mừng 50 năm thành lập Giáo xứ. Đồng tế thánh lễ có Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Đức Đan Viện Phụ Châu Thủy và 40 linh mục. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ và hàng ngàn Giáo dân Thanh Xuân cùng hiệp thông tạ ơn Chúa.

Trước tiền đường nhà thờ, Đức cha Giuse làm phép tháp chuông mới. Hồi chuông ngân vang nâng tâm hồn cộng đoàn lên cao trong tâm tình ngợi khen chúc tụng. Đoàn đồng tế tiến vào Nhà thờ. Vị thư ký HĐGX đọc lược sử Giáo xứ Thanh Xuân:

Trọng kính quý Đức Cha, Kính thưa Đức Ông, Đức Viện Phụ.
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ cùng toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Con xin được lược qua lịch sử của giáo xứ Thanh Xuân.

*Tháng 4/1955, một số giáo dân gốc Gx Thanh Dã, Giáo phận Vinh cùng với hai Cha già Phêrô Cao Hữu Hân và cha Phêrô Cao Hữu Tạo, từ Xoài Minh, Phước Lý (Thủ Đức) đến Lagi, thuộc quận Hàm Tân để lập trại đinh cư Lagi B.
- Tháng 6/1955 được đổi tên thành họ đạo Thanh Xuân, thuộc Giáo xứ Vinh Tân, do Cha J.B. Trần Ngọc Thủy quản xứ. Số dân ngày càng gia tăng, dưới sự hướng dẫn của hai Cha già một căn nhà lá dài 25m, rộng 8m được dựng lên để giáo dân tụ họp đọc kinh, dâng lễ hằng ngày; đồng thời dựng một căn nhà lá 3 gian cạnh nhà thờ làm nhà xứ.
- Từ tháng 01 đến tháng 12/1957, nhà thờ và nhà xứ được xây dựng lại bằng gạch, mái lợp ngói.

* Ngày 15 tháng 9 năm 1960, ngày lễ kính Đức mẹ Sầu Bi, Đức Cha Marcel Piquet-Lợi, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang nâng Họ đạo Thanh Xuân lên hàng Giáo xứ và bổ nhiệm Cha J.B. Vũ Đình Hiên làm quản xứ tiên khởi (1960-1972), giáo xứ nhận Đức Tổng Lãnh Thiên Thần MICAE làm bổn mạng, lễ kính vào ngày 29/9 hằng năm, số giáo dân lúc bấy giờ là 1.200 người. Mọi người đồng tâm hiệp lực với Cha xứ, chăm lo xây dựng Giáo xứ. Các công trình: Đài Đức Mẹ, Công trường Chúa Kitô Vua, Hội trường và các phòng học giáo lý được xây dựng. Đồng thời hình thành các hội đoàn và đi vào sinh hoạt nề nếp.
- Năm 1967 Gx. chia ra thành 3 giáo khu sau này gọi là giáo họ: giáo họ Fatima, giáo họ Lavang, giáo họ Lộ Đức.
- Từ tháng 11/1969 - 4/1970 xây dựng tháp chuông phía sau nhà thờ với biểu tượng 3 thánh giá nối kết lại tượng trưng cho sự hiệp nhất của 3 giáo họ trong giáo xứ.
Các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành hoạt động sôi nổi, hăng say, nhiều khóa huấn luyện Cursillos, Công lý hòa bình được tổ chức. Ơn gọi được phát triển mạnh mẽ.

*Ngày 02-7-1972, Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận Giám mục giáo phận Nha Trang bổ nhiệm Cha J.B. Lê Xuân Hoa làm quản xứ, kiêm Hạt Trưởng Hạt Bình Tuy. Giáo xứ Thanh Xuân trở thành giáo xứ Hạt. Giáo xứ có Cha phó F.X. Phạm Quyền (1973-1975) giúp đỡ. Thời gian này thành lập thêm các hội đoàn mới như: Liên Minh Thánh Tâm, Hội Con Đức Mẹ, đưa lòng đạo mọi người đi vào chiều sâu. Giáo xứ xây thêm nhà xứ mới, phòng giáo lý mới và mở lớp mẫu giáo.
- Ngày 30-1-1975, Gx Thanh Xuân thuộc giáo Phận Phan Thiết được thành lập từ Giáo phận mẹ Nha Trang, do Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm giám quản, sau này là GM chính tòa. Giáo xứ lại được Cha Phêrô Phạm Tiến Hành (1975-1990) về làm phụ tá. Sau đó là các Cha phó xứ: Cha Giuse Hồ sĩ Hữu, Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn, Cha Giuse phạm Thọ, Cha Phaolô Hoàng Đức Dũng. Các sinh hoạt và đời sống đạo chuyển biến: phong trào đọc kinh liên gia đình, các nhóm chia sẻ Lời Chúa, các Hội tông đồ cầu nguyện như Lêgiô, Têrêxa… được hình thành và phát triển. Đăc biệt công tác từ thiện, bác ái được nhiều người tham gia. Các lớp Giáo lý cho thanh, thiếu niên tổ chức học theo chương trình của Giáo Phận.
- Ngày 19-8-1991 khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Sau 10 tháng thi công, ngôi Thánh Đường hoàn thành và được cung hiến, khánh thành. Đây là một trong những nhà thờ đầu tiên trong Giáo Phận Phan Thiết được xây dựng lại sau năm 1975. Sau đó các công trình đài Đức Mẹ, hội trường cũng được xây dựng mới.
- Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy giáo lý và các sinh hoạt trong giáo xứ, năm 2005 Giáo xứ xây dựng dãy nhà giáo lý 1trệt 2 lầu khang trang.
Song song với việc xây dựng các cơ sở vật chất. Các Hội đoàn được củng cố, phát triển và hoạt động năng nổ, nhiệt tình có hiệu quả.

*Ngày 08/02/2006 Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, GM giáo phận thuyên chuyển LM Phêrô Nguyễn Viết Hiền về làm chính xứ. Tiếp nối các vị tiền nhiệm, với sự trợ giúp của cha phó xứ Giuse Bạch Kim Tri, các hội đoàn được thánh hóa bằng việc dâng Lễ hằng tháng cho từng đoàn thể. Kính viếng linh đài Chúa Kitô Vua vào thứ 6 đầu tháng, kính viếng linh đài Đức Mẹ vào thứ 7 đầu tháng.
- Ngày 07/4/2006 thành lập giáo họ TàPao, được tách ra từ giáo họ Fatima
- Ngày 01/3/2009 – 15/8/2009 công trình tháp chuông mới được xây dựng và hoàn thành với biểu tượng cánh buồm, mong ước giáo xứ ngày càng được phát triển.

Hiện nay giáo xứ Thanh Xuân có 1.080 gia đình với 4.083 giáo dân, được chia ra làm 4 giáo họ. Giáo họ Fatima, Giáo họ La Vang, Giáo họ Lộ Đức và Giáo họ Tàpao. Về mục vụ Ơn gọi trong giáo xứ: hiện có 19 linh mục, 06 nam Tu Sĩ, 19 nữ Tu Sĩ. Ngoài ra còn có lớp dự tu cho trên 40 em thanh thiếu niên.

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và cộng đoàn. Hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, qua sự dẫn dắt của các vị mục tử chủ chăn, Giáo xứ Thanh Xuân chúng con được nâng cao về tinh thần và lòng đạo đức; ổn định về cơ sở vật chất và nhân sự, để mọi thành phần dân Chúa hướng về kỷ niệm kim khánh thành lập giáo xứ năm 2010 và hướng tới tương lai, trong tinh thần Bác Ái, Hiệp Nhất, Yêu Thương và Phục Vụ.

Tiếp theo, cha Quản xứ, Phêrô Nguyễn Viết Hiền đọc văn thư của Bộ Ân Xá Tòa Thánh:

BỘ ÂN XÁ TOÀ THÁNH
Prot.N.102/09/I

TÂU ĐỨC THÁNH CHA

Linh mục Phêrô Nguyễn Viết Hiền, quản xứ Thanh Xuân thuộc giáo phận Phan thiết kính cẩn đệ trình, vào năm tới giáo xứ Thanh xuân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập theo giáo luật.

Quả thực, mục đích rất đáng hoan nghênh của các việc cử hành này theo phong cách phù hợp với lề luật Phúc âm, nhằm gia tăng đức Tin Cậy Mến, chắc chắn đạt được dễ dàng hơn nếu các Kitô hữu nhờ ơn Toàn Xá, được giải tha luôn các hậu quả do tội lỗi phải đền trả bằng các hình phạt đời này.

Vì thế, Đức Phaolô Nguyễn Thanh Hoan giám mục Phan Thiết nhiệt tình tán thành, thỉnh nguyện viên tin tưởng kính xin Đức Thánh Cha thương ban Ân Xá.

Ngày 02 tháng 5 năm 2009

Bộ ân Xá Toà Thánh, thừa lệnh Đức Thánh Cha, sẵn lòng ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thường lệ làm đúng luật (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha) cho các Kitô hữu được hưởng nhờ, nếu đến hành hương nhà thờ giáo xứ Thanh Xuân, và sốt sắng tham dự các cử hành Năm Thánh tại đó, hoặc ít ra làm các việc đạo đức kính tôn trong một khoảng thời gian thích đáng kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria vào: ngày 15 tháng 9 năm 2009 (Đức trinh Nữ Maria Sầu Bi) ngày khai mạc trọng thể Năm Thánh; ngày 08 tháng 12 năm 2009 (Vô nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ TàPao); ngày 11 tháng 02 năm 2010 (Đức Mẹ Lộ Đức); ngày 13 tháng 5 năm 2010 (Đức Mẹ Fatima); ngày 15 tháng 8 năm 2010 (Trinh Nữ Maria Mông Triệu, Đức Mẹ La Vang); ngày 29 tháng 9 năm 2010 (Tổng Lãnh thiên Thần Micae, bổn mạng) ngày bế mạc Năm Thánh giáo xứ.

Văn thư này chỉ có giá trị trong thời gian nói trên. Bất cứ điều gì trái ngược với văn thư này đều không có giá trị.

Jacobus Franciscus stafford S.R.E.
Hồng Y Chánh Án
Joannes Franciscus Girotti, O.F.M. Conv
Giám Mục Hiệu Toà Metensis


Những tràng pháo tay rộn rã vang lên thay lời cảm tạ. Những nụ cười rạng rỡ trên từng khuôn mặt hân hoan tươi vui.

Đức Cha Giuse chào mừng cộng đoàn với cả tâm tình ấm áp. Là Mục tử mới, Ngài đến Hạt Hàm tân dâng lễ lần đầu tại Thanh Xuân. Lịch sử 50 năm chẳng là gì so với lịch sử Giáo hội, nhưng lại là hành trình dài của đời người và lịch sử Giáo xứ. Nhìn lại để tạ tội và tạ ơn.

Giảng trong thánh lễ, Đức cha trình bày dáng đứng của Đức Maria dưới chân thập giá khởi đi từ một câu chuyện đám tang. Lễ tang một linh mục bị tai nạn giao thông. Bà Cố khóc hết nước mắt, đau thương, mệt mỏi té xỉu phải đưa đi cấp cứu. Lá vàng còn trên cây khóc thương lá xanh rụng xuống. Mẹ Maria dưới chân thập giá, không té, không xỉu. Mẹ đứng đó, dưới chân thập giá. Lá xanh Giêsu rụng xuống gục đầu từ thập giá. Lá vàng Maria vẫn kiên trung hiệp thông cuộc khổ nạn với con yêu dấu. “Stabat Mater” (Mẹ đứng) là một bài ca thương diễn tả một cách tài tình và cảm động những nỗi thống khổ của Đức Trinh Nữ Maria dưới chân Thập giá. Kiệt tác “Pietà” diễn tả hình ảnh Đức Mẹ ẵm thân xác đẫm máu của Chúa vào lòng mình. Cho đến chết, Chúa Giêsu vẫn luôn trong vòng tay của Mẹ.

Dưới chân thập giá, Đức Maria thể hiện ba dáng đứng. Dáng đứng khiêm cung và đón nhận; dáng đứng kiên cường và hiệp thông; dáng đứng lặng lẽ và chở che.

Gọi tên lễ kính Ðức Mẹ Sầu Bi có thể làm chúng ta dễ hiểu lầm vì chỉ nghĩ đến khía cạnh sầu bi, đau buồn mà quên đi khía cạnh tích cực. Đức Mẹ được tham dự vào sự đau khổ có sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa. Đức Mẹ âm thầm dâng hiến chính mình cùng với hy tế của Con. Đức Mẹ hiệp thông vào công cuộc cứu rỗi của Đấng Cứu Thế. Đức Mẹ trở nên người Mẹ của toàn thể nhân loại.

Ðoạn Phúc Âm hôm nay ngắn gọn kể lại hình ảnh Mẹ Maria đứng dưới thập giá Chúa. Mẹ lãnh nhận lời Chúa trăn trối làm Mẹ của Gioan, làm Mẹ của toàn thể nhân loại. Gioan không nhắc tới nỗi sầu bi của Mẹ khi đứng dưới chân thập giá. Phúc Âm Luca nhắc tới lời tiên tri của cụ già Simêon “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Bà” (Lc 2,35). Đứng dưới chân thập giá, Mẹ Maria đã đau khổ tột cùng. Nổi đớn đau của tình mẫu tử. Một người mẹ nhìn thấy con mình đang hấp hối sau khi đã trải qua những tra tấn, khổ hình và sỉ nhục. Mẹ Maria không tránh né đau khổ. Mẹ đứng bên cạnh con cùng dâng hiến lễ với con trong âm thầm. Mẹ cùng thông phần vào ơn cứu rỗi. Mẹ đã âm thầm nhưng rất mực trung thành. Suốt hành trình Mẹ luôn bên cạnh Con mọi lúc. Từ khi Chúa Giêsu mới bắt đầu công việc rao giảng, cho đến khi kết thúc trên thập giá đồi Golgotha.

Lạy Mẹ Maria. Xin Mẹ hãy đồng hành bên cạnh chúng con như Mẹ hiện diện bên cạnh Con Mẹ. Chúng con cần đến Mẹ nhất là khi gặp những gian nan thử thách. Xin Mẹ giúp chúng con trung thành với ơn gọi và với Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.

Cuối thánh lễ, các em thiếu nhi múa tặng Đức cha và cộng đoàn bài ca “Tình yêu Đức kitô thúc bách chúng tôi”.

Ban tối, Giáo xứ tổ chức đêm diễn nguyện, nhìn lại lịch sử 50 năm qua lăng kính nghệ thuật âm nhạc như một nhắc nhớ về cội nguồn “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Năm Thánh là thời gian của Hồng Ân và Huyền Nhiệm. Năm Thánh sẽ là “năm hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa” cho những ai đã sẵn sàng đón nhận lên đường. Cầu chúc giáo xứ luôn giữ mãi nét Thanh Xuân. Mùa xuân của thanh bình và thánh thiện.

Vui năm hồng ân,
Hãy canh tân hòa giải.
Sống mùa hoán cải,
Lòng rộng trải yêu thương.
 
Các Huynh Trưởng TNTT mới tại hai Giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang
Giuse Hoàng Đức Tiến
10:14 15/09/2009
VINH - Hôm 13/09/2009 (Tức là Chúa Nhật XXIV Quanh Năm) tại Giáo Xứ Cồn Cả, 29 Sa Mạc Sinh trong Hiệp Đoàn PhaoLô (Liên kết của 2 Đoàn Vĩnh Giang và Cồn Cả) đã tuyên hứa và nhận khăn từ tay Cha Tuyên Uý Antôn Nguyễn Văn Đính trước sự chứng kiến của khoảng 3000 giáo dân. Đây chính là thành quả của sự bền bỉ, hy sinh và nhiệt thành của các Sa Mạc Sinh trong khoá đào tạo và huấn luyện Huynh Trưởng Cấp I tại giáo xứ Cồn Cả-Hạt Thuận Nghĩa-Địa Phận Vinh. Bắt đầu từ ngày 29/08/2009 đến 04/09/2009.

Xem hình ảnh

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN.

Trong khoá này vì tất cả các thành viên tự nguyện tham gia học đều là các thanh niên học Cấp III nên phải tập huấn vào buổi đêm, đây chính là một sự hy sinh rất lớn của họ. Thời gian Huấn Luyện từ 19h30-21h30.

ĐÊM 29/08: Khi nghe tiếng còi khai mạc đầu tiên nổi lên tất cả đã rất nhanh chân tập hợp thành từng nhóm trước mặt Đoàn trưởng Giuse Hoàng Sỹ Viên. Dưới sự dẫn dắt của Đoàn Trưởng tất cả được chia thành các tổ với các khẩu hiệu khác nhau.

MICAE: CHIẾN THẮNG
TÊRÊXA: ĐƠN SƠ
RAPHAEL: YÊU NGƯỜI
GABRIEL: TRUYỀN TIN

Bắt đầu chương trình Huấn luyện là phần nghiêm tập và nghi thức. Đây là một phần không thể thiếu trong các khoá tập huấn cũng như trong sinh hoạt với Thiếu Nhi Thánh Thể. Phần này được thực hiện một cách rất nghiêm túc và không đầy 30 phút thì tất cả đã thành thảo.

Đúng 20h00, Cha Tuyên Uý bắt đầu khai mạc khoá tập Huấn bằng đọc quyết định huấn luyện và sau đó là những lời dặn dò, nhắc nhở rất quan trọng và ý nghĩa cho đến khi gần kết thúc Ngài nói: “Các bạn đã tự nguyện đến đây, đó đã là một sự hy sinh rất lớn rồi. Nhưng quá trình huấn luyện còn khắt khe hơn nhiều! Các bạn có chịu được không?”.

Tất cả đều đồng thanh hô to: “Thưa Cha, Có!”

Vời vẻ mặt yên tâm, Cha Tuyên Uý trao lại nhiệm vụ cho Đoàn Trưởng. Với thời gian còn lại Ban Huấn Luyện tập cho mọi người làm quen với cách sinh hoạt vui nhộn. Kết thúc buổi học là lời nhắc nhở của Đoàn trưởng về tinh thần Huấn luyện và chương trình ngày mai.

ĐÊM 30/08. Đêm nay, đúng 19h30 thì tiếng còi vang lên dồn dập và không đầy 2 phút tất cả đã thành các hàng dọc thẳng tắp trước mặt Đoàn trưởng. Các đội dưới sự chỉ huy của các đội trưởng thì khẩu hiệu của từng đội vang lên rất kêu, rất mạnh mẽ:

MICAEL: CHIẾN THẮNG
TÊRÊXA: ĐƠN SƠ
RAPHAEL: YÊU NGƯỜI
GABRIEL: TRUYỀN TIN

Các đội trưởng báo cáo sỹ số với Đoàn trưởng và Đoàn trưởng cũng có một vài lời nhắc nhở. Tiếp đến là thời gian dạy dành cho Cha Tuyên Uý, bài khoá: “Nguồn gốc-Bản Chất- Tôn Chỉ-Mục Đích của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể”. Trong bài này Cha Tuyên uý đã đề cập khá tỉ mĩ về nguồn gốc của phong trào, nhất là bản chất, tôn chỉ và mục đích của Phong trào.

5 tôn chỉ của phong trào:
- Sống với Thánh Thể và Lời Chúa
- Yêu mến Mẹ Maria
- Tôn kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Vâng Phục Giáo Hội
- Bảo toàn Văn hoá Việt Nam

2 mục đích:
- Đào luyện thanh thiếu niên về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để họ trở thành những con người kiện toàn và những Kitô Hữu hoàn hảo.
- Đoàn ngũ hoá thiếu nhi để hướng dẫn các em truyền thông Tin Mừng góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.

ĐÊM 31/08: Trong đêm này, mọi sinh hoạt diễn ra bình thường. Quan trọng nhất vẫn là bài khoá của Cha Tuyên Uý nói về các huynh trưởng “Các đức tính của người Huynh Trưởng”, Ngài đã nêu lên 7 đức tính cần thiết là:

- Quảng Đại - Trách Nhiệm - Khiêm Tốn
- Tự Tin - Công Bằng
- Kỷ Luật - Vâng Phục

Ngài đã giảng dạy, phân tích rất kỹ lượng về vấn đề này và sau đó còn thời gian Cha Tuyên Uý còn đề cập đến “Ơn gọi và sứ mạng của người huynh Trưởng”. Huynh trưởng là người có sứ mạng hướng dẫn dạy dỗ các em, giúp các em biết thực thi Lời Chúa để thăng tiến bản thân. Cũng trong bài khoá này Cha Tuyên Uý đã sự dụng những trò chơi, khẩu hiệu hài hước nằm trong khung cảnh Thánh Kinh làm cho buổi học thêm phần sôi động, vui vẻ thoải mái và làm cho mọi người dễ hình dung ra nội dung của bài học.

Sau khi được Cha Tuyên Uý giao lại nhiệm vụ thì Đoàn Trưởng Giuse Hoàng Sỹ Viên cùng huynh trưởng Giuse Trần Hữu Thắng phụ tá đã sinh hoạt các trò chơi, băng reo đồng thời dạy cho mọi người kỹ năng sinh hoạt gây bầu khí.

ĐÊM 01/09-02/09: Trong 2 đêm này, Đoàn trưởng trao quyền lãnh đạo lại cho Huynh trưởng Giuse Hoàng Đức Tiến và huynh trưởng Giuse Trần Hữu Thắng Phụ tá. Cha Tuyên Uý 2 đêm này cũng vì quá bận rộn nên không tham gia dạy bài khoá được. Dưới sự lãnh đạo của Huynh trưởng Hoàng Đức Tiến tất cả mọi người được vui chơi và học cách sinh hoạt, làm quản trò, làm người huynh trưởng. Hầu hết tất cả đều rất tự tin tuy còn hơi ấp úng trong lời nói và cử chỉ nhưng như vậy là đã khá tốt.

ĐÊM 03/09: Chuẩn bị vào Sa Mạc: Từ 19h30-20h30, Huynh trưởng Giuse Hoàng Đức Tiến đã tung ra các trò chơi thể hiện sự linh hoạt, tinh nhanh của mỗi người. Cùng với việc chơi là các hình phạt rất vui nhưng có người rất mệt. Nhưng với tinh thần:

Chịu chơi: Không sợ khó
Chịu chơi: Không sợ mệt
Chịu chơi: Không sợ bẩn
Chịu chơi: Quyết vui chơi

Và có một số người được mời ra quản trò và đã thể hiện rất tốt, rất có năng khiếu.

Đúng 20h30, Cha Tuyên Uý gặp mặt tất cả dạy cho họ biết Sa mạc là như thế nào và tinh thần trong Sa mạc ra sao. Cha đã dặn dò và khích lệ tất cả phải cố gắng vượt qua chặng đường của ngày mai. Nghe Cha nói vậy đa số các thành viên rất tò mò, nhưng có người cảm giác vẫn hơi run thì phải.

20h45, Nhạc nổi lên và mọi người được thả mình trong các cử điệu mà quản trò làm trên vị trí khá cao để cho mọi người nhìn thấy. Mọi người vui múa, nhảy nhót. Vui Quá! Độ vui nhộn của các bài hát và cử điệu lắng xuống dần dần và rất nhẹ nhàng trong bài hát “Ân Tình”. Đến 21h15, tất cả ngồi xuống theo quản trò và cũng từ đó các bóng đèn trong phòng được tắt đi, nhạc được thay bằng nhạc hoà tấu du dương, lúc trầm lúc bổng đã nâng tâm hồn của mọi người hướng về Chúa cách sâu thẳm hơn. Và cũng bắt đầu từ đây các lời nguyện tự phát vang lên nghe rất lắng đọng, rất thành tâm và cũng rất thân thương, gần gủi. Sau khi không còn một lời nguyện nào phát ra nữa cũng là lúc không còn tiếng nhạc du dương nữa mà mọi người chìm vào trong sự thinh lặng và ân tình. Ánh sáng trong phòng toả ra, mọi người đứng lên theo khẩu hiệu: Hướng tâm – lên.

Huynh trưởng phụ trách dặn dò tất cả mọi người về tư trang cho ngày mai mà mọi người phải chuẩn bị và chương trình của ngày mai.

NGÀY 04/09: VÀO SA MẠC

Buổi sáng, Thánh Lễ diễn ra từ 4h30 đến 5h15 thì 5h20 tiếng còi tập hợp vang lên. Tất cả nhanh nhẹn theo chân đội trưởng của mình tập hợp thành hàng. Dưới sự chỉ huy của Sa Mạc Trưởng Hoàng Đức Tiến thì tất cả các Sa Mạc Sinh đều vào chầu Chúa Thánh Thể 15 phút sau đó lên đường. 5h45 tiếng còi lên đường phát ra và mọi người theo người đội trưởng tiến bước trên con đường dài 2 Km, trước sự tò mò của mọi người ai nấy cũng lấy làm thích thú và hồi hộp. Và cổng vào sa mạc đã thấp thoáng hàng chữ “SA MẠC MAI SEN”.

Bước vào Sa mạc cũng là lúc các Sa Mạc Sinh phải nạp lại các phương tiện liên lạc như điện thoại, đồng hồ...Tại đây mọi người làm việc như thường: nghiêm tập, nghi thức, khẩu lệnh... Đúng 6h30, các đội trưởng được quyền đưa đội của mình đến một nơi thuận tiện trong sa mạc để chuẩn bị ăn sáng. Các đội trưởng nghe hiệu lệnh triệu tập đến nơi Ban Quản lý để nhận phần thức ăn cho đội mình. Tất cả cùng ăn với Cha Tuyên uý rất vui vẻ và ngon miệng. 7h00, tất cả các đội tập trung thành hàng dưới lá cờ Đoàn và bắt đầu tiến hành lễ Chào cờ, hát Quốc Ca và Thiếu Nhi Tân Hành Ca. Tiếp đến, Cha Tuyên uý bắt đầu dạy; Ngài ôn lại bài cũ và bài mới cũng bắt đầu “Ý Nghĩa của Sa mạc và đời sống trong sa mạc”. Mọi ngưòi chăm chú nghe, kết thúc bài dạy là một tràng pháo tay vang lên cùng với lời cám ơn.

Bắt đầu bước vào cuộc sống trong Sa mạc không tiện nghi, phải làm việc thường xuyên, dựng trại, sinh hoạt theo cách gian khổ cho đến 10h45 thì tất cả về trại chính. Sa mạc trưởng nhận xét tình hình và cho các Sa Mạc Sinh thời gian cầu nguyện và tìm ý Chúa trong ý lực sống của ngày hôm nay. 11h00 là thời gian ăn trưa, với giờ cơm trưa đạm bạc tại Sa mạc tuy không thoải mái nhưng tất cả đều vui vẻ chấp nhận. Ăn trưa xong thì thời gian còn lại cho đến 13h30 là thời gian nghỉ trưa. Đúng 13h30, nghe tiếng còi thì tất cả về trại chính để nhận công việc cho buổi chiều. Đầu tiên là việc giải mật thư tìm chìa khoá cho các chặng đường tiếp theo, tất cả các đội đều miệt mài làm việc, ai cũng tham gia nhiệt tình với điều kiện thời tiết nóng bức, gắt gỏng. 16h15, đội đầu tiên đã hoàn thành nhiệm vụ và đang trở về trại chính để trình diện với Sa Mạc Trưởng và không lâu sau đó các đội khác cũng trở về với nhiệm vụ đã hoàn thành. 10 phút nghỉ lao, sau đó các đội tiếp tục đi vào rừng để kiếm nguyên liệu cho buổi tối đó là củi khô. Mọi thứ cũng hoàn tất. Lúc 18h00, cơm tối đã được ban Quản lý chuẩn bị sẵn sàng và các đội cùng ngồi ăn chung với nhau. Giờ cơm khá vui, các Sa Mạc Sinh đua nhau kể về hành trình của mình trong ngày, nhất là buổi chiều. Người thì kêu mệt nhưng có người cười kha khả vì đã có thành tích trong cuộc hành trình này.

Màn đêm buông xuống thì cũng là lúc các trại lập loè ánh lửa, các đội đang tập các tiết mục được phân công bên bếp lửa. Rất vui, và đúng 19h30 tất cả tập trung trước trại chính nghe ý nghĩa của lửa thiêng Thánh Thể và sự khống chế của tội lỗi khi chưa nhận được ánh sáng Chúa Kitô. Nghe xong tất cả nắm tay nhau ra ngoài bếp lửa đã chuẩn bị sẵn và bắt đầu gọi lửa, tất cả gọi mỗi lúc một nhanh và dồn dập, lửa từ trên cao bắt đầu chảy xuống. Đống lửa bùng lên, mọi người chào lửa và các đội bắt đầu thực hiện các tiết mục xen kẽ với các bài bát sinh hoạt quanh bếp lửa cùng cử điệu vui nhộn. Đến 20h45, lửa gần tàn và Sa mạc trưởng cho mọi người dừng lại, giữ trật tự nghe ý nghĩa của việc đưa lửa về tim. Tình yêu được mọi người đưa về, ấp ủ trong tim. Mọi người lần lượt nắm tay nhau trờ về trại chính, quỳ trước Đức Mẹ, đốt nến và tiếp tục chìm trong tiếng nhạc, du dương. Thật linh thiêng và tâm tình. Sau khi tiếng nhạc du dương chìm xuống, Sa mạc trưởng đã cho các đội về trại thu xếp đồ đạc chuẩn bị về nhà. Và ngày Sa mạc đã kết thúc tại thời điểm đó.

Một quá trình rèn luyện, một chặng đường vất vả đã vượt qua nhưng vẫn còn một bài kiểm tra và lý thuyết lẫn thực hành sau ngày hôm đó 1 tuần và kết quả đã được thông báo vào ngày 12/09/2009: 29 Sa mạc sinh đã trúng tuyển và đã được kết nạp vào ngày 13/09/2009 tức là ngày Chúa Nhật XXIV Quanh năm.

Vậy là hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang lại có thêm 29 Huynh trưởng đầy nhiệt huyết và triển vọng. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn đồng hành để những dự định của các huynh trưởng được thực hiện hầu đem lại nhiều lợi ích cho hai giáo xứ và Giáo Hội.
 
Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Nguyễn Công Thương
14:08 15/09/2009
PARIS - Hôm Chủ nhật 13.09.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Nguyễn Công Thương, giáo lý viên các lớp thêm sức từ nhiều năm nay tại Giáo Xứ Việt Nam Paris nói chuyện với cộng đoàn về đề tài: «Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi».

Hôm nay, theo lời yêu cầu của Đức Ông con xin được chia sẻ với cộng đoàn với đề tài: « Gia Đình là vườn ươm nuôi on goị ». Trước hết con xin trình bầy về ơn gọi tông đồ giáo dân, thứ đến là những khó khăn của gia đình VN sống ở Pháp và những khó khăn cuả giới trẻ, con em của chúng ta, sau cùng con xin góp ý gia đình nên chuẩn bị thế naò để gia đình trở thành khu vườn mầu mỡ ươm nuôi ơn goi.

Những điều con chia sẻ hôm nay là những điều con đã nghe được qua các dịp gặp gỡ trao đổi với nhiều phụ huynh và các em học giáo lý với con trong 30 năm qua, nếu có gì sơ xuất xin cộng đoàn bỏ qua cho con.

I. Ơn gọi căn bản làm Kitô hữu

Khi nói đến ơn gọi, ai cũng nghĩ ngay đến ơn goị làm Linh Mục, làm thầy dòng, làm nữ tu và ít khi ai nghĩ đến ơn gọi làm tông đồ giáo dân; nhưng bất cứ ơn gọi nào, gia đình vẫn là môi trường quan trọng nhất trong việc vun trồng các Ơn gọi ấy. Thật ra, mỗi người chúng ta đều được ơn kêu gọi làm kitô hữu, làm chứng cho Chuá Giêsu. Trong sách Công vụ tông đồ, Chúa Giêsu trước khi lên trời có nóí với các môn đệ rằng: « Anh em sẽ nhận được sức mạnh cuả Thánh Thần khi người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là nhân chứng của Thầy taị Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samarie và cho đến tận cùng trái đất».

Kitô hữu chúng ta là những người được sai đi để làm chứng cho Chúa Giêsu về tình yêu và quyền năng của Ngài: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đã chọn chúng ta trước khi tạo thành vũ trụ; vì yêu thương chúng ta Chúa Cha đã ban con Một cuả Ngài là Đức Giêsu. Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người và đã chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, Chúa đã sống laị, Chúa đã ban cho chúng ta Thánh Thần là chính sự sống cuả Ngài, để chúng ta được nên một với Ngài và với Chuá Cha.

Ngài cũng ban cho chúng ta khả năng nhận biết Chúa yêu thương mình và khả năng đáp trả tình yêu Chúa bằng cách sống yêu thương, sống cho người khác như Ngài. Các linh muc và tu sĩ là những người được Chúa kêu gọi cách riêng và họ đã đáp trả bằng cách chọn đời sống tận hiến, để sống ơn goi làm kitô hữu.

Dù sống ơn goi nào đi nữa mà quên mình phải sống yêu thương trong chân lý nghiã là yêu thương chính mình, và yêu thương người khác thật tình là một thiếu sót lớn lao vì như thế không làm chứng cho Chúa và dễ nên cớ vấp phạm cho người khác xa Chúa, không tin vào Chúa. Đạo của chúng ta là đạo của tình yêu và chúng ta thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý, thờ phượng Chúa trong trái tim của mìn và sống yêu thương trong mọi tương quan.

II. Môi trường sinh sống của gia đình tại Pháp và những khó khăn phải đương đầu

“Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.

Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và Giáo Hội.

Đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: “Chủng Viện thứ nhất, Đệ Tử Viện thứ nhất, trường Sư Phạm thứ nhất là Gia Đình Công Giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”. (Trich bài GIA ĐÌNH LÀ VƯỜN ƯƠM của LM Giuse Nguyễn Hữu An)

A. Khó khăn cuả cha mẹ

1. Khi đến sinh sống ở Pháp nhiều gia đình công giáo VN cũng như những gia đình khác gặp khó khăn lớn về ngôn ngữ. Và khó khăn tìm được việc làm để sinh nhai. Các đòi hỏi cuả nghề nghiệp, giờ giấc làm việc không phù hợp với nếp sống gia đình: vợ chồng con cái ít gặp nhau để ãn chung với nhau, trao đổi, trò chuyện với nhau và đọc kinh chung vói nhau buổi tối.

2. Nhiều cha mẹ không giỏi tiếng Pháp mà con cái lại quên dần tiếng Việt, hoặc không biết tiếng việt. Đằng khác, con cái được đi học nên biết nhiều hơn cha mẹ, khiến có sự chênh lệch, nên khi gặp nhau thì không biết nói chuyện gì.

3. Ưu tư lớn của một số cha mẹ là mong sao cho con học giỏi, thành công ở đời có nghề nghiệp tốt mà quên mất đời sống đạo đức của con, quên sống gương mẫu thánh thiện làm gương cho con, quên lo giáo dục đức tin cho con về lâu về dài. Có cha mẹ quan niệm lo cho con được xưng tội rước lễ, thêm sức là đủ rồi; vì thế có em sau khi thêm sức là bỏ không đi lễ nữa.

4. Lối sống hiện nay của xã hội không tôn trọng môi trường sống chung với nhau của gia đình: mỗi ngưòi có một thế giới riêng, nên mất tinh thần đoàn kết, mất sự quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau. Như vậy làm sao sống được tinh thần bác ái của Chúa Kitô ?

B. Khó khăn cuả con cái

1. Ở trường học các em khó có bạn để chơi, các em bị ức hiếp, bị cô lập, bị trêu chọc là chinois, chintock, bị kỳ thị, bị khinh dễ. Hơn nữa các em cảm thấy lạc lõng, kỳ dị vì mình có đạo giữa các bạn bè không có đạo, thường nghe người ta chế nhạo bài bác tôn giáo. Hơn nữa các trò chơi, nhũng khám phá mới trên máy vi tính quá hấp dẵn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế đi vào mọt thế giới ảo tưởng.

2. Bị cha mẹ sống đạo bắt buộc con theo mình nhưng cha mẹ không cho biết tại sao mình đi lễ, tại sao xưng tội, ý nghiã các ngày lễ, các muà chay, mùa vọng, chúng còn cho giữ đạo là một trò hề vì không đúng theo Lời Chúa dạy như yêu thương, tha thứ, không lên án, không xét đoán người khác, không làm cho người những điều mà mình không muốn người khác làm cho mình.

3. Vào tuổi dậy thì, một số em muốn có bạn chơi đã cố gắng hoà hợp để sống giống bạn nên cách ăn mặc, chải tóc, nói năng ngang ngược giống như bạn ở trưòng, nhưng đến khi về nhà thì bị cha mẹ la mắng, quỡ trách; thêm vào đó là sự khủng hoãng cuả tuôỉ dậy thì nữa.

4. Lối sống âu tây tự do thái quá, đầy dẫy gương mù gương xấu, thác loạn, không luân lý, cùng với phim ảnh xấu tràn lan, làm mất đi tính đơn sơ và trong sáng của tâm hồn các em.

5. Vì cớ sinh nhai, một số cha mẹ không gần gũi con cái, khiến con cái cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương mà bệnh thiếu tình thương tùy theo mức độ, có thể sinh ra chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, gan lỳ, xấc láo, ích kỷ, chai đá, không sáng suốt để nhận định điều hay điều trái, hay đua đòi bắt chước bạn bè một cách thiếu suy nghĩ.

Như vặy làm sao các em còn tin vào Chúa nữa, không đi lễ nữa, và làm sao có ơn gọi làm kitô hửu, làm sao có ơn gọi tu trì đây? Dĩ nhiên cũng có những trường hợp Chúa ban ơn gọi một cách rất hi hữu.

III. Góp ý

Từ xưa đến nay, có rất nhiều ý kiến về việc xây dựng gia đình rất hay, rất đầy đủ nhưng ở đây con xin đưa ra vài đề nghị dựa vào những điều mà con góp nhặt được qua những lần trao đổi với các phụ huynh và các em học lớp giáo lý trong 30 năm qua. Mục đích của việc góp ý hôm nay là làm cho con cái chúng ta ý thức được rằng mình thật quí giá được Thiên Chúa yêu thương đặc biệt, được cha mẹ yêu thưong, trân trọng. Với kinh nghiệm tình thương của cha mẹ dành cho các em, các em sẽ hiểu được tình thương của Thiên Chúa một cách dễ dàng và giúp em hiểu được giá trị cao quí làm con cái Thiên Chúa. Một khi hiểu biết được yêu thương, các em sẽ biết thương mình, biết tôn trọng chính mình, biết đón nhận những cái hay cái tốt cho mình, biết yêu thương, tôn trọng người khác, các em nhận thức một cách dễ dàng những giá trị sâu xa quí giá của truyền thống gia đình việt nam. Những gương sáng của cha mẹ trong việc sống đức tin sống động, sẽ thúc đẩy các em bắt chước mà năng tham dự thánh lễ, yêu thích Lời Chúa, gặp Chúa qua cầu nguyện, qua Lời Chúa và qua các bí tich để trở thành những giáo dân có đức tin sống động, hy vong một ngày nào đó nghe được tiêng Chúa gọi để đi theo Ngài.

Tình thương của cha mẹ, bầu khí lành mạnh của gia đình giúp các em phát triển được mọi mặt. Nhưng yêu thưong các em một cách cụ thể như thế nào đây?

1. Trước hết, cha mẹ phảỉ là những người bạn tốt của con cái với tâm tình rất yêu qúi và trân trọng con mình. Dù bận công ăn việc làm nhưng luôn cố gắng tìm cách dành thì giờ cho con cái, tìm cách gần gũi con, nghe chúng tâm sự, biết lắng nghe những khó khăn của chúng ở trường, khó khăn với bạn bè, về bài vỡ, những điều ấm ức trong lòng v. v…để cảm thông, để chia sẻ với con cái. Giúp con cái suy nghĩ, không áp đặt ý riêng của mình nhưng khéo léo giúp con tìm giải pháp với sự hướng dẫn của mình.

2. Các con vào tuổi dậy thì có những phản ứng mạnh mẽ có vẽ hổn láo, xấc xược, những lời nói xúc phạm cha mẹ nặng nề, chúng ta nên ráng dằn cơn giận, tránh to tiếng quát tháo, đánh đập, nguyền rủa, dọa nạt, cố gắng hạ giọng, nói với con một cách bình tĩnh, nhưng cương quyết, nhưng cố giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta nóng nảy quá thì hậu quả sẽ rất tai hại.

3. “ Là người Công giáo, chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần đã và đang hoạt động trong tâm hồn con cái mình ngay sau khi chúng lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Bổn phận của chúng ta là một gương mẫu tốt cho chúng noi theo, uốn nắn chúng theo đường lối ngay thẳng, nhận thức phải trái và gieo vãi Tin mừng của Chúa Kitô vào cõi ong non dại và thơ ngậy của chúng. Chúng ta nói với chúng về Giáo hội, về Ơn gọi phục vụ cho nước Chúa vương quốc của Chúa Kitô theo chiều hướng tích cực. Đừng chỉ trích hay phê phán một cách tiêu cực những hành vi sai trái của các linh mục, tu sĩ hay những người đang phục vụ trong Giáo hội theo chiều hướng suy nghĩ của mình, bởi chính mình, là bậc cha mẹ, đôi khi cũng chỉ phán đoán một chiều hoặc hướng theo chiều phán đoán của kẻ khác Biết đâu kẻ chúng ta nghe theo, lại cũng một chiều hay sai lầm. Con cái chúng ta phải thấy và nghe chúng ta cầu nguyện hằng ngày, cầu nguyện cách quảng đại cho không chỉ riêng mình nhưng cho Giáo Hội, cho Ơn gọi, cho mọi người với tâm tình tạ ơn. Chúng ta quan tâm tới chúng từ việc học hành, sức khoẻ, những thành tích ở học đường, đoàn thể, những dự phóng tương lai, nghề nghiệp, nhưng tất cả những điều ấy chỉ là thứ yếu so với đời sống đạo đức, hạnh phúc và là một người Công Giáo gương mẫu và tốt lành.

4. Tạo một nếp sống giản dị, hiếu thuận trong gia đình tùy theo điều kiện và lứa tuổi của con cái. Cha Thánh Gioan Vianney, quan thầy của các cha xứ, có lần được các bậc phụ huynh trong xứ của Ngài hỏi làm thế nào để giáo dục con cái cách tốt nhất. Ngài đã khiêm tốn trả lời rằng hãy đem các em đến với Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể thường xuyên hơn. Với lời khuyên ngắn gọn nhưng hữu hiệu ấy, chúng ta cùng hình dung ra cách nào để hấp dẫn con cái chúng ta đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà vẫn tôn trọng sự tự do của chúng. Đức Thánh Chao Phaolô VI nhấn mạnh rằng thế giới hôm nay có quá nhiều thầy dạy và người ta đã chán nghe những lời dạy bảo. Nếu người ta nghe lời dạy bảo, ấy là vì người dạy bảo chính là chứng nhân. Vì vậy, điều quan trọng là tạo cơ hội để con cái chúng ta nhận ra chính chúng ta là những người mộ đạo, những chứng nhân của Đức Kitô. Chúng phải thấy chúng ta là người năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ, xưng tội, đọc Kinh Thánh, lần chuỗi, vv… Chúng phải thấy chúng ta dám hi sinh những thú vui khác để làm những công việc đẹp lòng Thiên Chúa như một ưu tiên trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta đem con cái cùng đến nhà thờ tham dự Thánh lễ, và tạo cơ hội để cả gia đình cùng tham gia các công tác giáo xứ. Khuyến khích các em tham gia các phong trào Thiếu nhi Thánh Thể,, ban giúp lễ, ca đoàn, hoặc giới trẻ, vv…

5. Dạy cho con cái về lòng thương xót người nghèo khó và bị bỏ rơi. Chúng ta dạy dỗ con cái đừng chiếm đoạt hay sở hữu đồ chơi một cách bất công hay đánh giá người khác bằng số lượng tài sản họ có, nhưng chúng ta dạy chúng biết chia sẻ từ đồ chơi đến cái bánh, viên kẹo và dám chấp nhận sự thiệt thòi để cảm thông với người bị thiệt thòi và bị bỏ rơi. Tùy tuổi tác của con cái, chúng ta đưa con cái đến thăm viếng kẻ đau yếu, tật nguyền như nhà thương, viện dưỡng lão, vv… Chúng ta sống và làm gương cho con cái trong cung cách cư xử với người khác như một món quà Chúa gửi đến chứ đừng như một phương tiện để lợi dụng.

6. Tiêm nhiễm vào tâm hồn con cái cách thưởng thức cái hay và vẻ đẹp, dù là thiên nhiên, văn chương, âm nhạc hay nghệ thuật. Sách vở, báo chí, CDs, băng nhạc, dụng cụ âm nhạc, tác phẩm hội hoạ trong nhà, các chương trình truyền hình chúng ta cùng xem, những buổi du ngoạn, nghỉ hè, vv… là những cơ hội chúng ta có thể dùng để giải thích cho con cái về giá trị và cách thưởng thức cái hay, cái đẹp mà Thiên Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc. Chúng ta cần quan tâm đến con cái khi chúng ở nhà một mình với máy TV, computer, đặc biệt là electronic games hay internet. Những phương tiện này cần được kiểm soát vì rất dễ bị lợi dụng.

7. Quan tâm đặc biệt về cách hình thành lối sống của con cái bên ngoài gia đình. Chúng ta nên mạnh bạo khuyến khích con cái đời sống chung với nhiều thành phần bạn bè. Sinh hoạt trong các hội đoàn nơi giáo xứ là cách tốt nhất để rèn luyện các em trong lãnh vực này. Chúng ta có thể hình dung ra câu nói: Không phải tất cả mọi người đến nhà thờ và tham gia sinh hoạt trong giáo xứ đều là những người hoàn hảo, nhưng nếu họ là người xấu, họ sẽ chẳng bao giờ có mặt tại những nơi này. Đời sống chung tuy ngắn ngủi trong các sinh hoạt đoàn thể nhưng sẽ giúp con cái chúng ta tiêm nhiễm tinh thần đồng đội và trách nhiệm. Ngoài ra, những chương trình sinh hoạt lành mạnh và hướng thiện, cũng như học hỏi về giáo huấn của Giáo Hội, Kinh thánh và tinh thần đạo đức do các phong trào đề ra, sẽ giúp con cái chúng ta có một cơ sở về nếp sống đạo hạnh trong tương lai. Chúng ta cũng giới thiệu cho các em các thánh và đời sống gương mẫu của các ngài và khuyến khích các em theo đòi đời sống đạo đức ấy.

Chúng ta nên nhớ rằng Ơn gọi để phục vụ vương quốc của Chúa Kitô không nhất thiết phải là đời sống linh mục, tu sĩ hay tận hiến trong các dòng tu nhưng tha thiết với Giáo Hội trong các công tác tông đồ giáo dân cũng là một ơn gọi đáng quí và nên khích lệ.” (Trích bài GIA ĐÌNH: KHU ĐẤT TỐT CHO ƠN GỌI của JB Đào Ngọc Điệp).

Năm nay là năm gíáo hộị cầu cho các linh mục, cầu cho ơn gọi. Muốn có nhiều ơn gọi tu trì, thì trước hết cần có nhiều giáo dân thánh thiện. Cá nhân có thánh thiện thì gia đình mới thánh thiện. Muốn có nhiều tín hữu thánh thiện, gia đình thánh thiện thì phải có nhiều linh mục, tu sĩ thánh thiện. Truyền đạo bằng lời nói thì thật dễ dàng, nhưng không đưa đến kết quả nếu lời nói không đi đôi với việc làm.

Ơn gọi giáo dân và ơn gọi tu trì quấn quyện với nhau, bổ túc cho nhau, không tách rời được. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi, cho có nhiều linh mục, cho các linh mục, tu sĩ thánh thiện, chúng ta cũng nên nhớ cầu nguyện cho có nhiều gíáo dân thánh thiện, cho chính mỗi người chúng ta, cho mỗi gia đình chúng ta luôn tràn đâỳ tình yêu thương và niềm tin vào Chúa, luôn sống tốt đời đẹp đạo ».
 
Chân dung và gương linh mục Việt Nam: ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1)
Hà-Minh Thảo
14:27 15/09/2009
Ngày 16.09.2009, chúng ta kỷ niệm Lễ Giỗ lần thứ 7 để tưởng niệm Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN. Năm nay, Lễ Giỗ trùng hợp với Năm Linh mục đã được Đức Thánh Biển Đức XVI khai mạc, từ ngày 19.06.2009 đến 19.06.2010, nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Thánh Gioan Vianney, Cha sở xứ Ars. Đồng thời, Đức Thánh Cha khuyến khích các Giáo Hội địa phương cũng nêu cao những tấm gương linh mục trong đất nước của mình. Do đó, chúng ta cùng hướng về Gương Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, vị Mục Tử Việt-Nam được mở hồ sơ phong Chân Phước sau 5 năm Chúa gọi về Nhà Cha.

Cha Thuận sau khi chịu chức Linh mục
Cha là một gương sáng Linh mục mà nhiều người Việt thuộc thế hệ cận đại đã có dịp nói chuyện với Cha, nghe lời Cha giảng dạy… Vượt biên giới Tổ Quốc, Cha còn được kính mến bởi nhiều triệu Kitô-hữu từ Á châu đến các quốc gia Mỹ châu. Sách ‘Chứng nhân Hy Vọng’ (dịch ra 12 thứ tiếng) đã mang lại niềm Hy vọng trong đời sống linh mục cho bao nhiêu cha ở Mỹ châu La-tinh. Khi Cha giảng cho hơn 50000 thanh niên tại sân vận động Mexico. Họ hô lớn tiếng khi Cha bước lên diễn đàn: "Francisco, amigo de los Mexicanos" (Phanxicô là bạn thân của các người Mexicô)…

[Trong bài nầy, chúng tôi xin được phép gọi Đức Hồng Y là Cha để ghi nhớ cách xưng hô dịu hiền mà Đức cha (Đức Hồng Y) đã xưng Cha với những giáo dân có diễm phúc nói chuyện với Ngài.]

I. DÒNG DÕI TỬ ĐẠO VÀ YÊU NƯỚC.

A. Gia đình bên ngoại của Cha đã bị thiêu sống khi đang kinh nguyện trong một đêm mùa thu năm 1885, tại làng Đại Phong. Nhóm người bắt đạo đã phóng hỏa bằng những ngọn đuốc tới tận nóc nhà tường tre. Cha mẹ đưa các trẻ em qua cửa sổ thì họ thẩy các trẻ trở vào cho chết cháy. Tuy nhiên, một số em, nhờ bóng tối đêm và khói, đã thoát chết. Trong đó, có ‘Dì Liên’, 10 tuổi, thoát chết, nhưng phải bỏ chạy về sống hẳn tại Phủ Cam. Một người khác là mẹ ông Ngô đình Khả cũng sống sót và phải chạy đến sống tại một làng khác… Có điều may là khi đó, ông ngoại của Cha là ông Khả đang học ở Chủng viện Penang (Mã-lai).

Trong thời gian tù đầy: viết sách làm thơ
Phải đợi đến vài tháng sau, hung tin gần hết gia đình bị tàn sát mới tới Chủng viện Penang, các giáo sư của ông Khả mới đề nghị ông nên trở về nước và cưới vợ để giữ tên dòng họ. Chấp nhận đề nghị trên, ông đã trở lại Việt-Nam để phụng dưỡng mẹ đang không phương tiện để sinh sống.

Vào làm việc tại Triều đình, một thời gian sau, ông được vua Thành Thái ban cho ông tước Phù Đạo Đại Thần, cố vấn cho Vua các vấn đề về Pháp văn và Triết Tây phương… Ông đã chống đối mạnh mẽ người Pháp đô hộ khi họ buộc Vua phải thoái ngôi. Cuối cùng, ông từ quan và về làm ruộng với các con trai. Cô Hiệp (mẹ tương lai của Cha) đã cùng mẹ vất vả đem cơm và nước trà cho thân phụ và các anh em trai. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘làm quan’, sau những kinh nghiệm lao động tay chân và thiếu thốn.

B. Ông cố bên nội của Cha, Nguyễn văn Danh, đã sống cực khổ trong thời kỳ bắt đạo dưới thời vua Tự Ðức, năm 1860, bị cưỡng bách phải đi làm nô lệ.

Con ông, Nguyễn văn Vọng, 14 tuổi, khi hay tin cha sắp chết đói, hằng ngày phải thức dậy sớm, nấu cơm nước và mang cho cha xa khoảng 12 dậm, đi và về, trong ba năm.

Khi được trở về, ông Danh đã hãnh diện khi thấy các con không chối đạo và được mẹ dạy kính Chúa và yêu người. Ông rất mãn nguyện vì Vọng, đứa con vô cùng can đảm.

Khi trưởng thành, anh Vọng cưới chị Tống thị Tài, liên hệ gia đình gần với Thánh Phaolô Tống viết Bường, sĩ quan triều đình Minh Mạng, tử đạo ngày 23.10.1833. Đôi vợ chồng trẻ về sống tại Phủ Cam và được Linh mục Joseph Eugène Allys giao cho sứ vụ truyền giáo đặc biệt: không phải rao giảng, chỉ sống đạo, bằng đời sống chứng nhân Kitô hữu để người khác nhìn vào đó mà trở lại đạo Công giáo. Xong việc truyền đạo tại một làng, anh chị Vọng đi sang làng khác trong một vùng cách Huế 14 cây số về hướng Nam. Ông Vọng, ông nội tương lai của Cha, đã thi hành sứ vụ trong 15 năm. Ông vẫn muốn tiếp tục, nhưng Linh mục Allys muốn ông trở lại sống tại Phủ Cam với gia đình.

Linh mục Allys cho ông mượn tiền thành lập nông trại và ông trở nên giàu có. Ông đã dùng gia sản để giúp xây trường Bình Linh (Pellerin) cho các Sư huynh dòng Lasan và trường Thánh nữ Jeanne d’Arc cho các Nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Cả hai dều được khánh thành năm 1904 tại Huế.

Bấy nhiêu gương sáng tiền nhân để lại, Cha quyết tâm trở thành Linh mục Công giáo, đồng dạng với Chúa Giêsu… Nhưng Đức Kitô phán: « Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. » (Gioan 15, 16).

Việc ‘chính Thầy đã chọn anh em’ có thực hiện nơi Cha Thuận hay không ? Chúng ta có thể ôn lại tiến trình Thiên Chúa đã đào tạo Cha qua các Thánh Chức Linh mục, Đức cha và Đức hồng y.

II. DƯỚI MÁI CHỦNG VIỆN

A. Tiểu chủng viện An Ninh.

Cuối tháng 08.1940, lúc 12 tuổi, Cha nhập Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị) để chuẩn bị niên khóa 1940-1941.

Bây giờ, Cha bắt đầu tìm kiếm những ‘gương Linh mục’ mới, sau Đức cha Phêrô Ngô đình Thục, cậu của Cha, chung quanh Cha: Jean Baptiste Urrutia (Thi) M.E.P, Bề trên Chủng viện; Jean-Marie Cressonnier, M.E.P, sinh ra trong gia đình giàu, nhưng sống nghèo khó, đã bị cán binh cộng sản bắn chết khi mang Mình Thánh Chúa cho người bệnh năm 1968; Giuse Maria Nguyễn văn Thích, giáo sư chủng viện, thi sĩ và họa sĩ. Cha cũng đã đọc sách hạnh các Thánh: Phanxicô Xaviê (bổn mạng), Gioan Vianney, Têrêxa thành Lisieux…

Nhờ có bằng tiểu học (certificat d’étude primaire) và trí nhớ, nhất là sinh ngữ và la tinh, Cha đã rút ngắn học trình từ tám còn sáu năm.

B. Đại chủng viện Phú Xuân.

Sau khi được bổ nhiệm Hồng Y đến Úc thăm Mẹ
Tại đây, Cha đã đọc cuộc đời Linh mục José Ramon Manual Pro Juarez, dòng Tên người Mexico, bị bắt bởi mật vụ Cộng sản Mexico, bị hành quyết vì đạo, không bản án, với anh của Linh mục tháng 11.1927. Cha nhận đây là một gương Linh mục cho Cha.

Trong 3 năm đầu (từ 1947), Cha ước nguyện sẽ thi hành sứ nhiệm Linh mục Giáo phận (hay triều), noi gương Curé d’Ars. Nhưng, sau đó, đôi lúc, Cha nghĩ mình có thể trở Linh mục Dòng như:

1. Dòng Tên, hiện diện tại Việt-Nam lần đầu năm 1615 với Linh mục Alexandre de Rhodes và rời Việt-Nam năm 1774. Cha đã học nhiều ‘Spiritual Excercises’ về đời sống Thánh Ignatius thành Loyola và chính Thánh Phanxicô Xaviê hay Linh mục Pro Juarez đều thuộc Dòng Tên. Nhưng, khi đó, muốn theo Dòng Tên thì phải sang tu học tại Phi-luật-tân vì Dòng Tên chỉ trở lại Việt-Nam năm 1957.

2. Cha cũng nghĩ đến Dòng Biển Đức vì tu viện Biển Đức cũng vừa xây dựng trên đồi Thiên An năm 1940, ngoại ô Huế. Cha chiêm ngưỡng gương thánh thiện của Dom Romain, đã sống hơn nữa đời tại Việt-Nam để trợ giúp người Việt và Dom Benoit Nguyễn văn Thái, Linh mục Biển Đức người Việt đầu tiên.

Cuối cùng, Cha quyết định ở lại Đại chủng viện Phú Xuân để học thần học dưới sự hướng dẫn của Linh mục Simon Hòa Nguyễn văn Hiền, Bề trên Chủng viện, sau trở thành Giám mục hiệu tòa Saigon (1955) và Giám mục chính tòa tiên khởi Giáo phận Đà lạt (1960).

III. THÁNH CHỨC LINH MỤC.

Ngày 11.06.1953, tại Nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam, Cha nhận Bí tích Truyền Chức Linh mục bởi tay Đức cha Jean Baptiste Urrutia (Thi) M.E.P, Giám mục hiệu tòa Huế.

A. Cha được cử làm Phó xứ Tam Tòa

Giáo xứ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình), một giáo xứ quan trọng của Giáo phận, phụ giúp Cha Đôminicô Hoàng Văn Tâm để phục vụ giáo dân. Cha Sở đã dành nhiều thời giờ để hướng dẫn Cha về sứ vụ mục tử, tình hình giáo xứ… Nhưng, một tháng sau, Cha Sở thấy sức khỏe Cha yếu dần mà Cha vẫn cố gắng, cho đến khi Cha ho ra máu. Bác sĩ khám thấy Cha có triệu chứng bệnh lao có thể do học và làm việc nhiều tại Đại Chủng viện. Cha được đưa về Huế vì Bệnh viện Đồng Hới không có phương tiện. Bệnh viện Huế lại đề nghị đưa vào Sàigòn vì cần phải giải phẩu khó.

Khi không đọc kinh, cầu nguyện hay nói chuyện với song thân, Cha nghe đài phát thanh truyền đi những tin chiến sự ngày càng bi đát, nhất là tại Điện Biên Phủ. Cha lo ngại.

Tháng 12.1953, Cha được phi cơ chở vào Sàigòn, nhập Bệnh viện Saint Paul, các bác sĩ cho rằng phải cắt bỏ phần phổi bên tay mặt. Nghe tin đó, Cha Richard, ở Huế, giới thiệu Cha vào điều trị tại Bệnh viện Quân đội Pháp Grall tháng 04.1954. Các bác sĩ Pháp nói với Cha họ có phương tiện để giải phẩu, nhưng Cha không thể hồi phục như trước. Cha cám ơn ‘tin tốt’ đó và tiếp tục cầu nguyện và chờ xe đưa vào phòng mổ… Một trong các bác sĩ đề nghị chụp x-ray phổi trước khi gây mê.

Sau khi chụp x-ray, Cha được đưa trở về phòng chờ lâu. Hai bác sĩ bàn tán nhiều trước phòng Cha nằm. Cuối cùng một bác sĩ vào báo cho Cha:
- Khỏi phải giải phẩu.
- Thế thì bệnh lao đã lây sang phổi kia ? Cha hỏi.
- Không. Khỏi giải phẩu vì chúng tôi không còn thấy dấu bệnh lao ở cả hai phổi. Tôi không biết sự việc xảy ra như thế nào.

Vị bác sĩ nhìn Cha và không biết giải thích làm sao sự khỏi bệnh này. Các bác sĩ nhìn nhau trong khi Cha nói:
- Phép lạ.
- Tôi cũng cho là như vậy. Phổi Cha tốt cả hai, Cha không cần mổ. Cha có thể về chiều nay, nếu muốn.

Nói xong, ông bước ra ngoài và trở lại nói thêm:
- Bây giờ, Cha khỏe mạnh, và tôi không thể giải thích tại sao. Có thể, Cha sẽ sống để thấy nhiều người trong chúng tôi chết !

Phần Cha, Cha không ngớt tán tụng Thiên Chúa và cám ơn Mẹ Maria.

A. Cha được cử làm Phó xứ Phanxicô Xavie ở Huế

Bốn ngày sau, Cha trở về đến Huế thì hay tin Điện biên phủ thất thủ. Khi gặp Đức cha Urrutia, Người bảo Cha nên nghỉ dưỡng bệnh một thời gian. Sau đó, Cha được cử đến làm Cha Phó cho Cha Richard Barbon (Triết) tại Giáo xứ Phanxicô Xavie ở Huế với nhiệm vụ chuyển Giáo xứ này của người Pháp sang cho người Việt. Quân đội và công chức Pháp phải rút khỏi và trả độc lập cho Quốc gia Việt-Nam theo yêu cầu của Thủ tướng Ngô đình Diệm.

Ðồng thời, Cha còn được cử kiêm nhiệm Tuyên úy Trường Bình Linh, Bệnh viện trung ương Huế và Lao xá Thừa Thiên.

C. Du học tại Rôma.

Năm 1956, Cha được gởi du học tại Đại học Giáo hoàng Urbania. Ngày 15.08.1957, Cha hành hương Lộ Đức như Cha viết trong ‘NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ’:

« Lúc còn là một linh mục du học ở Rôma, tháng 08 năm 1957, tôi đi Lộ Đức để cầu nguyện với Đức Mẹ. Quỳ trước hang đá, nhìn lên tượng Mẹ, tôi nghe như Đức Mẹ nói với tôi như đã nói với thánh nữ Bernadette:
- Benadette, Mẹ không hứa cho con hân hoan và an ủi ở trần gian này, nhưng hứa đau khổ và thử thách.
Tôi run sợ, nhưng tôi chấp nhận và phó thác trong tay Mẹ. Tôi tiếp tục học hành thi cử, và trở về Việt Nam, làm giáo sư, Giám đốc tiểu chủng viện Hoan-Thiện, Tổng đại diện, Giám mục Giáo phận Nha Trang năm 1967. Cám ơn Chúa, công việc mục vụ của tôi nói được là thành công.

Tôi trở lại Lộ Đức nhiều lần và nhiều lần tôi tự hỏi: ‘Có lẽ lời Đức Mẹ đã nói với thánh Bernadette không phải Mẹ cũng nhắc lại với tôi?’ Thánh giá bổn phận của tôi không đến nỗi quá nặng, dù sao tôi sẵn sàng chấp nhận thánh ý Chúa.

Năm 1957, Cha tốt nghiệp ưu hạng Tiến sĩ Giáo luật với luận án: ‘Studium comparativum de organisatione capellanorum militum in mondo’.

(Còn tiếp)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sau cuộc đụng độ, công an đã chiếm ngôi Trường Giáo lý giáo xứ Loan Lý ở Lăng Cô thuộc TGP Huế
LM Simon Hoàng Thời, SVD
10:41 15/09/2009
HUẾ (14/9/2009)- Giáo dân giáo xứ Loan Lý ở Lăng Cô thuộc giáo phận Huế từ hôm Chúa nhật tới nay đã cố gắng giữ lại ngôi trường giáo lý của mình nhưng đã hầu như tuyệt vọng.

Hình ảnh học sinh giáo xứ Loan Lý ngày khai trường sau đó có công an và chính quyền địa phương đến đàn áp chiếm giữ

Công an bao vây trường họ Loan Lý
Những giáo dân của giáo xứ sau hơn một đêm cố gắng bảo vệ ngôi trường của mình và cả đêm bị một lực lượng công an và nhân quân địa phương bao vây và tấn công. Giáo dân gồm cả đàn bà và trẻ con đã thấm mệt, nhiều nhiều trong nhóm họ đã bị thương. Hai thanh niên cố gắng bảo vệ các bà mẹ của mình đã bi công an bắt đi trong đêm đó, nhưng ngày hôm qua thứ Hai đã được thả ra.

Sáng ngày thứ Hai 14/9 công an đến đông hơn, gồm cả các xe quân đội và xe xây cất đậu chung quanh khu nhà thờ và trường học.

Hôm nay ngày 14.09.2009 ông Hồ Xuân Mãn, Bí Thư Tỉnh ùy tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm Bộ đội, công an cơ động công an Biên phòng, và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý, Hat Hai Vân thuộc Tổng giáo Phận Huế. Ngoài sự có mặt của ông Bí thư tỉnh ùy Tinh Thừa Thiên có sự hiện diện của các ông như sau:

- Ông Thiên, chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên –Huế
- Ông Tòan, Giám đốc sở công an dân tỉnh Thừa Thiên –Huế.

Nhừng cán bộ cao cấp của thi Trấn Lăng Cô cung có mặt trong cuộc đàn áp này.

- Ông chủ tịch Thị Trấn Lăng Cô, ông Lê Vân Tình
- Ông Phó chủ tich Thị Trấn Lăng Cô, ông Dương Quang Trung
- Truởng công an thi Trấn, ông Truơng thanh Sơn
- Phó công an thị Trấn, ông Nguyễn Tiến Dũng.

Nhửng cán bộ thuộc Huyện Phú Lộc cũng có mặt trong cuộc đàn áp Giáo dân xứ Loan Lý:

- Chủ tịch Huyện, ông Cái Vĩnh Tuấn
- Phó chủ tịch Huyện, ông Nguyễn Thanh Hà
- Trưởng công an Quận, ông Tuấn
- Phó công an Huyện, ông Le Quang Y.

Công an đã xử dụng súng xịt nước và gậy điện để đàn áp và dẹp yên giáo dân.

Cảnh sát giao thông đã đóng chốt xa lộ I 1. Cảnh sát cũng kiểm soát gắt gao và không cho giáo dân dời khỏi khu vực giáo xứ.

Đang khi có chính quyền địa phương cho xây cất bức tường chung quanh nhà trường mà họ giờ đây chiếm đóng bất hợp pháp.

Giáo dân không vô vọng nhìn cảnh chính quyền chiếm trường học của họ một cách bất công và tàn bạo mà không làm gì được!

Diễn biến xẩy ra trong Ngày Chúa Nhật 13/9/2009

Khoảng 8:00 sáng (giờ địa phương), các em học sinh, các sơ, giảng viên giáo lý và phụ huynh, với cha chánh xứ Phao lô Ngô Thanh Sơn, cùng nhau tụ trước cổng nhà thờ và xân trường để bắt đầu năm học giáo lý. Giáo xứ Loan lý thuộc địa phận Huế.

Cha Ngô Thanh Sơn, Chánh xứ của Giáo xứ Loan Lý
Chính quyền địa phương và cảnh sát đến, đuổi các em ra khỏi phòng học, khoá hết cửa lại, với ý định là chiếm lấy ngôi trường là tài sãn của giáo xứ.

Dưới sự hướng dẫn của Cha Sơn, các em bắt đầu năm học giáo lý ngay ở ngoài sân trường. Các sơ và giảng viên giáo lý cho các em học giáo lý, cầu nguyện, ca hát và nhãy múa. Trong khi các em học giáo lý và sinh hoạt, chính quyền địa phương, công an với máy quay phim và chụp hình vể những gì đang xãy ra, chờ đợi cơ hội để ra tay.

Sau giờ giáo lý, trong giờ sinh hoạt các em hát bài “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn” trước sự tức giận của chính quyền địa phương và công an

Cha Sơn biết là chuyện sẽ không ổn sẽ xãy ra, nên cho các em giải tán, trong khi công an và chính quyền đứng nhìn, sẵn sàng hành động. Cha và mọi người hy vọng có một giải pháp ôn hoà.

Chuyện không dừng lại ở đó. Với những chiếc xe vận tải làm đường và xây dựng, chính quyền địa phương muốn chiếm lấy ngôi trường, tài sãn của giáo xứ và giáo hội. Khoảng một giờ sang thứ hai, (giờ địa phương), trong khi mọi người đang ngũ, chính quyền bắt đầu đựng hàng rào chung quanh trường. Chuông nhà thờ reo báo hiệu sự việc, tất cả phụ nữ và trẻ em khéo đến để bảo vệ tài sản của giáo xứ. Thế là cuộc xô xát bắt đầu.

Cuộc đụng độ giữa giáo dân và công an
Kết quả của cuộc xô xát là nhiều phụ nữ và trẻ em bị thương. Hai em thành niên bị bắt vì can thiệt khi công an đánh mẹ của hai cháu. Chính quyền địa phương đặt lên hÀng rào, và giáo dân thì phá xuống. Lời qua tiếng lại đôi bên, vũ phu từ công an và chính quyền xãy ra suốt đêm. Giáo dân tay không chân đất, dùng hết sức hơi để bảo vệ tài sãn của giáo hội.

Sáng thứ Hai, chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao tăng cường thêm nhân lực, cảnh sát, xe xịt nước và các trang bị khác để chống lại những người giáo dân tay trắng. Chính quyền đóng đường quốc lộ số 1, chạy ngang qua giáo xứ. Họ dựng cổng hai đầu làng không cho ai đi vào và đi ra.

Chuyện gì sẽ tiếp tục xãy ra chúng ta khó mà đoán được, nhưng nếu không ai can thiệp hoặc lên tiếng, những người giáo dân vô tội tiếp tục bị hành hạ và ngược đãi.

Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, nhất là cho các trẻ em và phụ nữ.
 
Cộng sản Tàu nhốn nháo… vì một người phụ nữ
Hà Long
11:54 15/09/2009
FRANKFURT, Đức quốc - Tưởng chuyện đùa vui nhưng là chuyện có thật vì cộng sản Tàu đang sợ một người phụ nữ: nữ học giả Dai Qing và cũng là một phụ nữ can đảm dám phê bình chế độ cộng sản Tàu từ nhiều năm qua.

Xem hình ảnh

Nữ học giả Dai Qing
Tưởng chừng Tàu chỉ sợ một người đàn ông duy nhất: Đức Đalai Lama nhưng nay họ lại nhốn nháo trước sức mạnh từ ngòi bút của một phụ nữ dáng người bé nhỏ.

Chuyện lạ đang xảy ra tại Đức vào dịp chuẩn bị hội chợ triển lãm sách ở thành phố Frankfurt từ ngày 14 đến 18/10/2009, nơi hội tụ các nhà văn lớn của thế giới và năm 2009 được chọn tiêu đề nước Tàu cho hội chợ sách.

Trong thời gian chuẩn bị, ông Jürgen Boos, giám đốc hội chợ triển lãm sách đã mời nữ học giả Dai Qing đến tham dự để trình bày nhận xét về văn hóa Tàu trong ngày hội thảo Symposium tại học viện Frankfurter Cervantes-Institut vào thứ bảy và chủ nhật, 12-13/9/2009 với đề tài "China und die Welt - Wahrnehmung und Wirklichkeit" (Tàu và Thế Giới – Tri giác và Hiện thực). Tuy nhiên, một sự cố đáng trách và một rào cản từ phía Tàu đang làm cho giới lãnh đạo hội chợ sách 2009 từ chủ đề „tri giác và hiện thực“ tiến tới hoang mang gây ra một lỗi lầm trầm trọng: Ban tổ chức hội chợ chỉ được phép mời những khách theo tiêu chuẩn chọn lựa của cộng sản Tàu đưa ra, nếu không Tàu cộng sẽ rút lui ra khỏi hội chợ sách.

Hội Văn Bút thế giới (PEN) lên án giới lãnh đạo hội chợ sách 2009 gắt gao về điều này và cho rằng cánh tay lông lá của cs Tàu đang được nối dài tới Đức.

Sự việc trở nên gay go khi nữ nhà văn Dai Qing qua sự giúp đỡ của Hội Văn Bút Đức một thân một mình đáp xuống phi trường Frankfurt hôm thức sáu, 11/9, một ngày trước buổi hổi thảo. Thế là tổ chức PEN lại có dịp tham gia vào cuộc chiến chống lại sự dữ của giới lãnh đạo hội chợ sách 2009 bằng cách gây sức ép để bà Dai Qing được phát biểu trong buổi hội thảo Symposium tại học viện Frankfurter Cervantes-Institut.

Phái đoàn Tàu dưới sự hướng dẫn của Zhang Fuhai, một quan chức trong Bộ báo chí và Xuất bản. Viên chức này đã cho ông Peter Ripken, trưởng ban tổ chức buổi hội thảo Symposium biết rằng: sự hiện diện của bà Dai Qing đến từ Tàu và nhà văn Bei Ling đến từ Mỹ là lý do sẽ làm cho Tàu rút khỏi buổi hội thảo. Ông Ripken đã khẩn cầu hai tác giả này đừng làm cho sự việc đổ vỡ, thay vào đó họ sẽ được nói chuyện ngay hội chợ sách vào trung tuần tháng 10.

Giới truyền thanh và báo chí Đức đả kích cách hành xử thô bạo phản dân chủ của Tàu và cũng đã xử dụng danh từ như Việt Nam đã dùng gọi giặc cướp Biển Đông bằng „tàu lạ“ thì họ gọi phái đoàn Tàu là „những khách lạ“ vô duyên. Khác VN vì muốn dấu diếm nguồn gốc „tàu lạ“ thì „khách lạ“ ở Đức có ý mỉa mai diễu cợt vì họ không biết dân chủ tự do là gì!

Sự căng thẳng trong buổi hội thảo Symposium gia tăng khi bà Petra Roth, nữ đô trưởng thành phố Frankfurt (Trung tâm tài chánh của Liên Hiệp Âu Châu) thẳng thừng đòi hỏi trong bài diễn văn chào mừng về nền tảng cho việc bảo vệ tự do ngôn luận tại hội chợ sách. Khách nào cũng như nhau không ai được dùng quyền lực từ bên ngoài áp đặt, chúng ta không sợ trước những lời đe dọa. Bà Roth còn trịnh trọng chào mừng 2 nhà văn đối kháng của Tàu bằng tên gọi thật rõ ràng và sau đó bà chủ ý 2 lần nhắc đến cuộc tiếp đón đức Đalai Lama tại thành phố Frankfurt.

Tiếp theo ông Jürgen Boos và tổng thư ký Hội Văn Bút Đức, ông Herbert Wiesner mời bà Dai Qing und ông Bei Ling lên sân khấu phát biểu ý kiến thì phái đoàn Tàu cộng câm miệng và không còn đủ kiên nhẫn được nữa phải đứng lên rời khỏi phòng họp.

Như một quả bom nổ chậm và vụ xì-căn-đan tai tiếng này được giới truyền thông loan đi nhanh chóng làm bẽ mặt các sứ giả Tàu cộng. Một người phụ nữ can đảm đã đánh gục hàng tỷ người Tàu!

Nước Đức phản đối thái độ trịnh trượng của Tàu và phê bình ban lãnh đạo hội chợ quá mau miệng mời cộng sản Tàu làm chủ đề chính cho hội chợ sách. Nước Tàu chưa đủ trưởng thành để hòa nhập vào thế giới tự do với tự do ngôn luận tại hội chợ sách. Ông Herbert Wiesner cho rằng phái đoàn Tàu chống đối sai lầm và không có tinh thần hợp tác.

Nơi đây người dân Âu Châu lại có dịp nhớ đến cách hành xử ngông cuồng của cộng sản Tàu khi rước đuốc Thế Vận Hội Olymia 2008 xuyên lục địa Âu Châu với những vệ sĩ công an chuyên nghiệp rào quanh bó đuốc và gây ra bạo động đối với những người biểu tình chống Tàu của người Tibet hải ngoại.

Dịp hội chợ triển lãm sách 2009 nhóm ủng hộ người Tibet đã bị ban tổ chức từ chối không cho tham dự thì ngày 15/9 ông giám đốc Roos lại cho biết họ được phép rải truyền đơn tố cáo Tàu giam giữ các nhà văn Tibet trong những ngày hội chợ. Nhóm ủng hộ người Tibet từ năm 2003 đã quy tụ được 14.000 thành viên tại Đức và sẽ có một quầy sách nói về các tác giả người Tibet. Dịp này sẽ không tránh được các cuộc biểu tình của người Tibet chống Tàu tại Frankfurt.

Hội chợ triển lãm sách 2009 tại Frankfurt: Một trong những triển lãm về sách lớn nhất thế giới. Năm nay hội tụ được 7.373 quầy sách quốc tế. Trong 5 ngày triển lãm sẽ có tất cả 2.900 cuộc hội thảo, bình luận về sách, giới thiệu về sách…

Vài hàng tiểu sử về tác giả Dai Qing: Bà Dai Qing 68 tuổi, có danh tiếng tại Tàu về nghề nghiệp phóng viên môi trường. Ông Fu Daqing, bố của bà là một người trí thức cộng sản nổi tiếng đã tử trận năm 1944 khi chống lại phát xít Nhật. Khi đó đứa bé Dai Qing được 3 tuổi và đại tướng Ye Jianying nhận về làm con nuôi. Ông Ye Jianying đã trở thành chủ tịch nước Tàu từ năm 1978 đến 1983. Bà Dai Qing đã viết nhiều sách và đặc biệt các sách cảnh báo về nguy hiểm môi trường từ các đập ngăn nước tại dòng sông Dương Tử gây ra. Mùa xuân 1989 bà Dai Qing, qua chức vụ nhà bình luận cho thời báo Guangming được các sinh viên khen ngợi là nữ anh hùng vì các bài viết của bà bênh vực cuộc biểu tình ôn hòa của giới sinh viên ở Thiên An Môn. Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn bà bị bắt ngày 04/6/1989 và bị xử án 10 tháng tù giam. Sau tù bà Dai Qing tự ý trước công luận từ bỏ đảng cộng sản Tàu và sống bằng việc viết sách. Năm 1992 bà Dai Qing nhận giải thưởng Tự Do của Hội Văn Bút quốc tế.

Cách hành xử của cộng sản Tàu tại Đức có giống như ở Việt Nam?

Tại Âu Châu có nền tự do dân chủ vững chắc mà cộng sản Tàu còn ngang nhiên ngông cuồng áp chế những người dân bất đồng ý kiến, huống chi bàn tay lông lá của Tàu lại chẳng dang ra ôm choàng xiết chặt tên đàn em Việt Nam nhu nhược nằm ngay bên cạnh khi họ bị động chạm đến quyền lợi to lớn về đất đai, kinh tế, chính trị, Bauxite Tây Nguyên, Biển Đông…

Khi thấy phái đoàn của cs Tàu tự phụ hoang tưởng trong cuộc hội thảo Symposium tại học viện Frankfurter Cervantes-Institut, chúng ta có thể để ý đến các động thái của cộng sản Việt Nam đang dồn dập đàn áp giới viết Blooger trên các trang mạng tại quốc nội thực sự có phần gia tăng.

Blogger Đếu Cầy phản đối Tầu chiếm Hoàng Sa!
Nhìn từng bước trong thời gian quá ngắn csVN đã ruồng bắt hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ từ Ls Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim cho đến những người biểu lộ lòng yêu nước chống lại những tham vọng xâm lấn tổ quốc Việt Nam của cộng sản Tàu cũng đều bị bắt giam nhanh chóng. Trước tiên phải kể đến Blogger „Người Buôn Gió“ tức ông Bùi Thanh Hiếu, tiếp theo phóng viên Phạm Đoan Trang và Blogger 'Mẹ Nấm' tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là những người can đảm quảng bá tư tưởng chống Tàu.

Theo nhận xét của tác giả Shawn W Crispin đăng trong báo Asia Times Online ngày 12/9/2009: „Một đợt đàn áp gần đây đối với các tư tưởng chống Tàu ở Việt Nam đang báo hiệu cho thấy có một cuộc đấu đá mang tính bè phái chính trị bên trong đảng cộng sản Việt Nam trước kỳ đại hội đảng toàn quốc sắp tới và làm cho dư luận càng chú ý nghiêm trọng hơn đến Tổng Cục 2 (TC2), một cơ quan tình báo bán tự trị thân Tàu, có nhiệm vụ theo dõi những mối đe dọa đến tình hình an ninh trong nước.“

Tác giả Shawn W Crispin vạch trần ra chủ ý hèn nhát, cúi đầu vâng phục của csVN trước giặc phương Bắc: „Vụ đàn áp này có khuynh hướng đi theo một đường lối đang gia tăng của giới cầm quyền nhằm trù dập các nhà tranh đấu và các bình luận gia là những người lên tiếng kêu gọi cho một tinh thần quốc gia dân tộc để đối đầu với Tàu.“

Một kiểu rập khuôn đàn áp các tư tưởng đối kháng từ Tàu theo Shawn W Crispin bình luận: „Các nhà tranh đấu dân chủ cho rằng Tàu, gần đây đã khuếch trương rộng lớn các mối làm ăn thương mại tại Việt Nam, đóng một vai trò trong vụ đàn áp của nhà nước đối với các tư tưởng chống Tàu vừa qua. Họ chỉ ra vai trò của cơ quan tình báo bảo thủ, ở Việt Nam được biết dưới cái tên Tổng Cục 2, đã được nâng cấp với sự trợ giúp của kỹ thuật Tàu trong thập niên 1990, để truy tìm tốt hơn các đầu mối bị coi là đe doạ đến an ninh trong nước.

Tổng Cục 2 được biết là đã chỉ đạo công tác theo dõi ở trong nước - kể cả việc theo dõi các đảng viên cao cấp - và là một công cụ có hiệu quả trong các vụ đàn áp các nhà tranh đấu dân chủ và tự do tôn giáo trước đây. Có sự suy đoán trong giới quan sát tình hình Việt Nam cho rằng Tàu gần đây đã trợ giúp TC2 cải tiến các hoạt động theo dõi mạng Internet bằng các kỹ thuật mới mẻ.“

Nếu đúng như tác giả Shawn W Crispin nhận định về csVN thì thật sự chính quyền Hà Nội đang mở rộng cửa cho bọn xâm lăng phương Bắc tràn vào. Trước tiên họ phải tiêu diệt các tư tưởng chống đối Tàu và ngược lại họ lại biểu dương công khai sự chiếm đất chiếm biển của cs Tàu qua trang Website của VN do csVN quản lý. Trầm trọng hơn nữa với bài dịch thuật từ bộ máy tuyên truyền cs Tàu được trịnh trọng đăng trong báo của đảng csVN rằng phía Nam của Tàu được kéo dài đến tận đảo Hoàng Sa và Tàu có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền.

Mới đây, lời tâm tình chia tay của Blogger 'Mẹ Nấm' làm chúng ta không khỏi bùi ngùi vì gia đình, vì đứa con nhỏ làm chị chùng bước, điều nay không một ai chê trách được vì chị phải sống trong một thể chế độc đảng độc quyền lại còn có bàn tay lông lá của giặc phương Bắc bao trùm lên 3 triệu đảng viên csVN và bọn đầu xỏ tại Hà Nội. Trong lời chia tay: “Giá như ở một vị trí khác, tôi, cũng là một người Việt yêu nước, sáng sáng thức dậy, tự nhìn vào gương và lẩm bẩm: “Stop bauxite - No China - Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, thì có lẽ mọi việc hẳn đã khác! Qua sự việc này tôi cay đắng nhận ra rằng “phương cách thể hiện lòng yêu nước còn tùy thuộc vào thể chế.”

Việc này đã chứng minh được sự nhận xét của tác giả Shawn W Crispin khi chị Như Quỳnh trả lời hãng thông tấn xã AFP như một cuộc trả giá: Ngưng việc viết Bloog - thì được tự do! Trong Blogger 'Mẹ Nấm' chúng ta đọc được các bài viết về quan hệ VN với Tàu và các vấn đề liên quan đến Bauxite Tây Nguyên. Và lý do chính Blogger 'Mẹ Nấm' và Blogger Người Buôn Gió bị csVN giam giữ là chiếc áo thun có những dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” và „Người Việt yêu nước - Giữ màu xanh và an ninh cho VN“.

Quả rằng, trước đó giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về chính trị tại Á Châu đã nhận ra bàn tay lông lá của Tàu: „Tôi cho rằng những cuộc tấn công này (bắt giam các nhà dân chủ và Blooger) đang xảy ra dưới áp lực của Tàu. Đại sứ và các viên chức Tàu đã liên tục can thiệp vào những chính sách của chính quyền Việt Nam.“

Thượng đế ơi! Thật đáng thương cho những người yêu nước muốn bảo vệ giang sơn gấm vóc ngàn đời của tổ tiên! Tuy chưa thể hiện được bằng hành động, sức mạnh bảo vệ cụ thể nhưng mới ươm mầm yêu nước trong lời nói và trong ngòi bút đã trở thành tội phạm của „thể chế Hán gian“.

Bà Dai Qing khi trả lời báo chí Đức cho biết: „Tôi phê bình nhà nước chỉ vì tôi yêu tổ quốc của tôi, tôi muốn cuộc sống trong đất nước tôi tốt hơn!“

Với ý chí yêu tổ quốc nồng nàn của một người phụ nữ, bà Dai Qing đang làm cộng sản Tàu nhốn nháo cả lên và ê chề trước công luận thế giới tại Đức.

Chúng ta có thể học được một chút về lòng yêu nước của bà Dai Qing chăng?
 
Lại chuyện cái lề trái, lề phải!
Hai Tôm Cần Giờ
11:57 15/09/2009
Nhìn hủ gạo hủ mắm trong nhà đang vơi dần, lòng buồn vời vợi suy nghĩ làm sao có tiền nuôi con cái bỗng nhiên bà chị ở Tân Phú gọi điện thăm. Tưởng chị cho vay ít tiền mua gạo nuôi mấy sắp nhỏ ai dè hôm nay chị nói chuyện thời sự !

Lâu ngày chị em mới có chuyện hàn huyên tâm sự như thế này. Câu chuyện hôm nay chẳng nhớ ai khơi mào trước, vấn đề hôm nay hai chị em đề cập đến là chuyện Thái Hà, chuyện Khâm Sứ, chuyện Tam Toà … Hai Tôm ở dưới cái nơi “khỉ ho cò gáy” này gạo còn phải chạy ăn từng bữa chứ làm gì có cáp có mạng để theo dõi thường xuyên như chị ấy trên Xì Gòn. Chị cho Hai Tôm biết là ngày nào cũng theo dõi tin tức trên mạng hết.

Hai Tôm hết sức ngạc nhiên vì trước đây bà chị cứ quanh quẩn trong nhà nấu cơm, giặt giũ, đứa rước con đi học túi bụi lấy gì mà rảnh chứ đừng nói đến chuyện mạng này mạng kia.

Chị rất vui cho Hai Tôm biết là từ ngày Thái Hà - Khâm sứ chị bắt đầu biết đến mạng. Không chỉ chị cho biết chuyện Thái Hà - Khâm Sứ mà chị còn cho biết nhờ đọc báo trên mạng mới biết thêm chuyện “lề trái - lề phải” nữa !

Dân Hai Tôm suốt ngày ở cái vùng biển mặn làm gì mà biết lề trái, lề phải. Chỉ cần biết ao tôm của mình như thế nào và con tôm của mình sống chết ra sao thôi chứ làm gì biết chuyện khác. Thấy chị nói chuyện lạ “lề trái - lề phải” lạ quá nên hỏi tới. Khi hỏi tới chị mới nói:

- Báo giấy khi phát hành viết theo lề phải, ai mà “lỡ” viết theo lề trái thì bị khiển trách hay thậm chí còn bị “tịch thu bút” !

Cũng chẳng hiểu chuyện cái lề như thế nào, một hồi chị giải thích mới biết được đó là các bài viết trên báo giấy được viết theo chỉ đạo và được đăng theo “đạo chỉ”. Chị nhắc cho Hai Tôm nhớ chuyện Thái Hà. Các cha ở nhà thờ Thái Hà có âm mưu lật đổ chính chị chính em gì đâu mà lại vu khống cho các cha như thế ! Chị nói rằng các cha lên tiếng để bảo vệ cho sự thật, cho công lý thôi ấy vậy mà bị người ta vu khống, bôi nhọ đủ điều xấu xa.

Giờ thì Hai Tôm mới hiểu ra rằng báo giấy viết có một chiều còn chiều ngược lại thì không viết và cái chiều ấy không đúng với sự thật.

Bà chị còn cho biết thêm khốn khổ thay cái cô nhà báo Phạm Đoan Trang. Chẳng hiểu lý do tại sao cô lại không tôn trọng “lề phải” nên cô “được” ăn cơm tù 9 hôm !

Chị còn cho biết một số báo chí đã đăng tin rằng các cha Dòng Chúa Cứu Thế đang có âm mưu lật đổ chính quyền mới ghê chứ ! Đúng thật là nhẫn tâm và vô lương khi đăng những dòng tin như thế ! Chẳng ai làm ba cái chuyện đấy đâu để mà chụp mũ, để mà gán ghép.

Chị nói sao mà thấy thương các cha các thầy Dòng Chúa Cứu Thế quá ! Các Cha lo cho người nghèo, lo cho người bị bỏ rơi, lo cho bảo vệ sự sống, lo mục vụ tối ngày mệt muốn chết chứ đâu còn hơi sức để mà lo chuyện chính trị chính em. Các cha có chăng nói lên tiếng nói của lương tâm, của công lý, của sự thật vậy mà bị người ta vu khống đủ mọi điều xấu xa …

Sau cuộc điện thoại chuyện cái lề ấy Hai Tôm thấy sao mà đau lòng quá !

Đúng là các cha các thầy Dòng Chúa Cứu Thế nói lên tiếng nói của lương tâm, của sự thật chứ các ngài có làm gì đâu để người ta nói như vậy. Không chỉ nói mà người ta còn dùng đủ mọi cách để nhằm triệt hạ các cha. Người ta đã đi quá khỏi cái lề của lương tâm, của sự thật.

Cái lề mà người ta cần giữ ấy chính là cái lề của lương tâm, của công lý, của sự thật. Cái lề cần giữ thì người ta lại không giữ mà người ta giữ cái lề cho lợi ích của người ta.

Tục ngữ Việt Nam có câu rất hay: “giấy rách thì phải giữ lấy lề”. Câu nói ấy muốn nói cho con cháu, cho thế hệ tương lai rằng dù nghèo khó phải tôn trọng đạo đức, phải tôn trọng nhân phẩm của con người. Dù thế nào đi chăng nữa cần phải tôn trọng sự thật, đừng vì lý do nào đó mà vu khống, mà mạ lị người khác. Trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi mỗi con người phải có lòng tự trọng và phải biết tôn trọng nhân phẩm của người khác. Người có nhân phẩm sẽ được cộng đồng tôn trọng và được đánh giá cao. Tôn trọng nhân phẩm là biết tự trọng mình và biết đấu tranh với những hành vi chà đạp lên nhân phẩm người khác nhằm đạt mục đích cá nhân.

Tối nay, nhìn mấy đứa nhỏ đang ôn bài chuẩn bị cho ngày mai đến lớp, lòng Hai Tôm lại lo đau đáu cho thế hệ này. Chuyện cần thiết phải dạy cho chúng là sống đúng cái lề cái thói là luân thường đạo lý chứ không phải là đi theo “lề phải” như một số người đang đi.

Đành biết theo chủ trương của các cơ quan báo chí, truyền thông là phải đi theo “lề phải” nhưng bên dưới chuyện quan trọng hơn, cai lề quan trọng hơn cần theo đó là cái lề của lương tâm, cái lề của luân thường đạo lý. Nếu chỉ đi theo cái “lề phải” mà đánh mất lương tâm, coi thường đạo lý thì phải coi chừng, phải cẩn thận để đón nhận những hậu quả của lối sống vô lương và vô luân.
 
Vài ý kiến chung quanh bài 'ngoan cố và lạc lõng’ đăng trên tờ Hà Nội Mới
Alfonso Hoàng Gia Bảo
12:19 15/09/2009
Ngày 14/9/2009 trên tờ Hà Nội Mới xuất hiện bài viết “Ngoan cố và lạc lõng” với nội dung lên án các tu sĩ giáo dân liên quan đến vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà và Tam Tòa.

Thật ra chuyện múa võ của các tay bồi bút ‘lề phải’ với chúng ta chẳng có gì lạ, mới chăng chỉ là lần này họ đã công khai (xin nhấn mạnh) khai thác những gì đọc và nghe được từ tình hình nội bộ đạo công giáo qua VietCatholic, DCCT mà nhiều người cùng nhận xét là những ‘sự khác thường’ xảy ra gần đây trong giáo hội, để từ đó họ gọi các tu sĩ trên là “Những kẻ ngoan cố” “đã không được một ai trong hơn 30 vị giám mục trong cả nước lên tiếng ủng hộ.”

Trong tư cách giáo dân và là người hay tham gia viết bài trên VietCatholic chúng tôi thấy cần có đôi lời nhận định về bài báo này cùng một số vấn đề liên quan đến giáo hội như sau:

1. Trước hết cần phải khẳng định việc đòi nhà cầm quyền phải tôn trọng Công Lý - Sự Thật của tu sĩ giáo dân Hà Nội qua các vụ TKS, Thái Hà, Tam Tòa, bằng tất cả những sự nóng bỏng đã xảy ra qua việc nhiều người bị đánh đập, bắt bớ, giam cầm v.v… có thể nói đây thực sự là những cuộc đấu tranh mở đường mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết người dân chấp nhận sống trong im lặng, sợ hãi để đổi lấy việc để được yên thân. Mặc dù nhiều người, thừa biết họ đang mất tự do khi phải sống trong một đất nước mà Csvn cai quản không khác gì một ‘nhà tù lớn’:

• Về phần đạo, các giám mục và linh mục DCCT đã thực hành đúng những gì Chúa răn dạy về đức Công bằng Bác ái bằng cách ngăn chận những bất công nhà nước đã gây ra cho chính giáo hội. Qua đó, các Ngài đã cho thế gian thấy quan điểm của giáo hội là luôn đứng cùng những người thấp cổ bé họng khác trong xã hội đang bị tầng lớp thống trị tước đoạt nhiều quyền lợi của họ.

• Về phần đời, các vị chủ chăn tại những nơi trên cũng chẳng làm sai bất cứ điều gì khi thực hiện theo những gì mà nhà nước kêu gọi “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Chắc chắn các Ngài không không hề vượt qua giới hạn nào cả về giáo luật lẫn pháp luật như kiểu ‘mồm loa mép giải’ nói lấy được của nhà cầm quyền bấy lâu nay.

Một khi đã “đấu tranh” thì ắt phải có sự lực lượng đối nghịch, đối kháng. Và như bao cuộc ‘đối đầu’ khác từng diễn ra, cả bên chính nghĩa lẫn phía bạo tàn cũng đều có những mặt yếu riêng của mình. Như với giáo hội hiện nay, một khi Csvn đoán biết có thể đang có những sự bất đồng quan điểm trong nội bộ, thì chuyện khai thác các yếu điểm ấy để trục lợi là lẽ đương nhiên. Do vậy, chúng ta cần phải hết sức tỉnh táo không để nhà cầm quyền lấy những yếu điểm của giáo hội ra để khỏa lấp những việc làm sai trái của họ.

2. Khi nêu lên những gì quan sát được về sự sự kiện có thể không hoàn toàn có sự hiệp nhất của hàng giáo phẩm trước các sự kiện lớn là Tòa Khâm Sứ, giáo xứ Thái Hà và nhà thờ Tam Tòa trước công luận, chúng tôi (chắc nhiều người cũng vậy) đã lường trước tình huống bị khai thác này sẽ xảy ra. Thậm chí, cả việc sẽ bị nhiều người có đạo chê trách là ‘vạch áo cho nhà nước xem lưng’. Tuy nhiên, là giáo dân của một tôn giáo mà người đứng đầu là Chúa Giêsu đã từng dám chọn lấy cái chết để bảo vệ sự thật rằng Ngài là vua được chúa cha sai đến trước quan tòa Philatô trong ngày chịu nạn, cho dù có bị thiên hạ hiểu lầm vua ấy là theo nghĩa vua chúa trần gian. Chân lý này không cho phép chúng tôi châp nhận bất kỳ một im lặng nào.

Hơn nữa có muốn im lặng cũng chẳng thể được với họ nếu nhớ rằng cách nay chưa lâu Đức Cha Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch HĐGMVN cũng đã từng phải lên tiếng phản đối ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết, khi ông này trong chuyến công du Mỹ năm 2007 đã diễn giải cái sự im lặng của HĐGM VN trước vấn đề của LM Nguyễn văn Lý là sự ‘đồng ý’ đó sao!?

Chỉ những ai ‘ngây thơ’ mới tưởng rằng cứ im lặng là nhà nước không biết hay biết gì về tình hình giáo hội hiện nay (chúng tôi mới nhấn mạnh hai chữ công khai ở trên cũng là vì vậy).

Suy nghĩ thế, hoặc họ không biết gì, hoặc biết nhưng lại tự lừa dối ‘ru ngủ’ chính mình trước một hệ thống chính quyền với quân đội, công an khoảng 2 triệu người cộng thêm những cơ quan âm thầm theo dõi mọi mọi ‘đối tượng’ thuộc vào loại sừng sỏ cỡ như Tổng cục Tình báo Quân sự T2 từng làm điêu đứng cả những vị công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp… đạo công giáo từ lâu vốn đã là cái gai trong mắt nhà cầm quyền. Vậy làm sao mọi động tĩnh của các vị giám mục, tiểu sử từng người ra sao, tư tưởng thiên về giáo hội hay nhà nước, làm sao khai thác sự khác biệt ấy v.v… họ rành hơn chúng ta nhiều lần.

Có những khi nhờ ‘không biết’ mà con người mình được cảm thấy hạnh phúc vì đầu óc không phải vướng bận lo lắng điều gì như khi ai đó đang mang trong mình mầm bệnh ung thư trong mình nhưng bác sĩ người nhà lại giấu họ chẳng hạn.

Nhưng sự thật thì nào có chịu ngoan ngoãn như vậy nên khi người bệnh phải đối mặt với sự thật ‘chết chóc’ thì mọi thứ cũng… ‘hết thuốc chữa’ luôn!

3. Về những nội dung chúng tôi nêu lên liên quan đến các biến cố TKS, Thái Hà, Tam Tòa và nhiều nơi khác, hay như chuyện thăm viếng một năm chỉ một lần của Tòa Giám Mục với LM Lý, chuyện lễ khởi công khởi công xây dựng Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Đà Lạt, chuyện đức cha Đà Lạt lên truyền hình cùng thủ tướng Dũng v.v… trong bài viết “Xin đừng xé Chúa ra làm đôi”, chúng ta biết đấy đều là chuyện có thật chứ không có gì là suy đoán nào cả (http://vietcatholic.net/News/Html/70761.htm ) nhưng vì nó ‘phũ phàng’ quá nên có thể đã chẳng mấy ai muốn nhìn.

Như chung quanh chuyện LM Nguyễn Văn Lý, chỉ hai hôm sau sau khi viết bài, hôm 03/9 chúng tôi đọc được bản tin bằng Anh ngữ trên Liên hiệp Truyền thông Công giáo Á châu (Union of Catholic Asian News) Hue clergy asked to pray for health of jailed priest (September 3, 2009 | VT07852.1565 | 395 words) trong bài này có một số đoạn có liên quan đến bài viết của chúng tôi, xin tạm dịch như sau:

Các lãnh đạo giáo phận Huế đã kêu gọi các linh mục địa phương hãy cầu nguyện cho Cha Thedeus Nguyễn Văn Lý, người vừa bị nhà nước từ chối cho hưởng khoan hồng. “Cha Lý đang trong tình trạng sức khỏe xấu” Giám mục phụ tá FX Lê Văn Hồng đã cho các linh mục giáo phận biết trong một buổi tĩnh tâm tại trung tâm mục vụ giáo phận hôm 1/9. Đức cha phụ tá Lê Văn Hồng xin các linh mục cầu nguyện cho sức khỏe của Ngài được tốt và sớm được trả tự do… Một vài vị linh mục nói với tờ Tin Tức Công Giáo Á châu (UCA News) rằng hai người nhà của Cha Lý đã cho Đức cha Hồng biết về tình trạng sức khỏe của Cha Lý hôm 27/8 sau khi họ đã đến thăm Ngài ba ngày trước đó để tiếp tế thực phẩm và thuốc men… Một nguồn tin giáo hội cho UCA biết lãnh đạo giáo hội Huế dự định thỉnh cầu nhà cầm quyền cho phép các linh mục thăm Cha Lý…”

Qua theo dõi tin tức về Cha Lý bấy lâu nay, chúng tôi biết Tòa TGM Huế đã có đôi lần sai các linh mục giáo phận đi thăm viếng và lần này lên tiếng công khai bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng tù tội Ngài như vậy trên báo chí. Nhưng về nguyên tắc thì chúng ta đều đã biết, khi một người đã đi tu và làm đến linh mục, thì gia đình không còn là nơi chịu trách nhiệm về đời sống của các vị nữa. Cho nên việc Tòa Giám Mục nhận trách nhiệm chăm sóc là việc rất đáng khích lệ (A Church source told UCA News local Church leaders plan to petition government authorities to allow priests to visit Father Ly - Nguyên văn bài này xin xem ở đây: http://www.ucanews.com/2009/09/03/hue-clergy-asked-to-pray-for-health-of-jailed-priest/)

Hoặc như việc trả đất Thánh Địa La Vang xảy ra ngay sau vụ TKS- Thái Hà, vụ đưa Đức Cha Đà Lạt lên truyền hình với lễ khánh thành Trung tâm Mục vụ hoành tráng ngay sau vụ Tam Tòa. Với các Quí Đức Cha có thể cho đó chỉ là những sự tình cờ nhưng bên cạnh đó chắc các Ngài cũng khó mà từ chối sự thật đi kèm này. Đó là sau khi xem xong cái bản tin truyền hình chính quyền Đà Lạt đối đãi hết sức tử tế với giáo phận nơi này như vậy, dân chúng cả nước vì ít biết thông tin bên ngoài càng làm sao không quay sang lên án những gì đã xẩy ra tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, hay Tam Tòa và có thể kết luận là mấy ông cha tranh đấu này chỉ toàn làm những chuyện càn bậy không có lợi gì cho giáo hội. Và khi ấy thì các Ngài có cách nào đính chính cho mọi người biết suy nghĩ như thế là sai không, hay là …?

Hơn nữa, nói gì thì nói, bất cứ ai một khi đã ở vào cái thế ‘mang ơn’ chính quyền nhận những ưu ái của họ dù có khi chỉ là cái hình thức bề ngoài, cũng rất dễ bị họ đem ra khai thác. Còn nếu đấy là điều có thật thì lại càng dễ bị ‘há miệng mắc quai’ hơn. Bởi vì đó là qui luật ‘vay trả’ của cuộc sống. Trước những sự thật quá hiển nhiên, là qua một số các sự kiện xẩy ra trong Giáo hội, nhà cầm quyền Csvn đã đang lợi dụng và cố tình xé lẻ ra để làm suy yếu sự đoàn kết trong giáo hội, mà nhiều người có thể đã không nhận ra hoặc cố tình không muốn nhận ra, do vậy sự góp ý và lên tiếng của chúng tôi cũng cốt ý muốn tránh đi cái cảnh đừng để bị Csvn lợi dụng xuyên tạc!

Những tưởng rằng với bài “Ngoan cố và lạc lõng” giáo hội lại một lần nữa bị tờ Hà Nội Mới ‘đánh’ nhưng càng ngẫm nghĩ kỹ càng thấy, âu cũng là dịp họ tạo ra để giúp cho các ‘nạn nhân’ giáo hội mỗi người trong chúng ta có dịp đấm ngực mình suy nghĩ xem, vì đâu?

Sàigòn, 15/9/2009
 
Khi câm nín trở thành dấu chỉ
lykhách
14:46 15/09/2009
Cứ lặng thinh từ Thái-Hà, Tam-Tòa, Loan-Lý…
Rồi còn tiếp theo những Nhà Chúa sẽ bị cướp đi
Khi sự câm nín đã trở thành một dấu chỉ:
Của chuyện lương tâm, chứ chẳng phải chuyện từ bi!

Nói làm gì, nói làm được gì, nói làm chi?
Có khóc than, có chống đối cũng phải đi
Khi con người chấp nhận ngậm môi trước điều phi lý
Thì lời ủi an “đồng cảm” cũng chẳng ích lợi gì!

Ừ, có kẻ bảo có làm được chi đâu
Bao nhà thờ, đền tự dần mất theo nhau
Bao tín hữu với đôi bàn tay không cố níu
Cũng chẳng sao so với gậy côn bọn đầu gấu
Lũ công an, cả chế độ đứng đàng sau!

Hãy nhìn hình ảnh của bầy Thiếu Nhi Thánh Thể
Ngồi chồm hổm giữa nắng chang tay quẹt lệ nghẹn ngào
Từng toán công an, côn đồ với gậy côn đánh cha đập mẹ
Ấy chẳng phải là hình ảnh đau khổ của Chúa Giêsu trong chiều Thứ Sáu sao?

Hỡi những Si-mon, đường Gôn-gô-tha tuy không còn xa mấy
Nhưng kẻ tử tù chân bước đã hụt hơi
Ba lần té ngã, vun vút ngọn roi trên thân trần, bước chân run rẩy
Có giúp một tay vác phụ phút cuối của một kiếp người?

Triệu người quen biết có mấy người thân
Trong mấy kẻ thân có ai bớt ngại ngần
Không đi hộ, thì cũng xin mở miệng hộ
Cho lũ bất nhân bớt bất nhân!

Vinh dự của tín đồ là Thập Giá
Là hành trình biết đầy té ngã cũng cần qua
Mười hai tông đồ dù một đêm trốn chạy cả
Cũng trở lại theo chân đến chết - chết rất khác Giu-đa

Đền thờ Thiên Chúa ở nơi đâu?
Ở chính giữa lòng chúng ta đã, nào phải đền tự rộng cao
Thiên Chúa muốn lòng nhân, không cần lễ tế
Mến Chúa yêu người, nghĩa là cũng phải thương xót con người mới biết Chúa chẳng phải sao?

Hãy cất đi những lời cao siêu, những lặng thinh khó hiểu
Thiên Chúa bình dân, hiền dịu và rất gần
Chẳng cao xa tít xa như những lời Pha-ri-siêu lắm kiểu
Theo Chúa nghĩa là sống chết để san sẻ với đau khổ dân

Đường Ngài đi, Ngài chẳng cần hai áo
Vào Giê-ru-sa-lem đúng lúc chẳng nên vào
Nhưng Ngôn-Sứ biết chết cũng phải đi loan báo
Và Tiên Tri không thể chẳng truyền rao

Và Ngài vào thành lấy cây đuổi bọn buôn thần bán thánh
“Đừng biến Nhà Cha Ta thành sào huyệt của bọn bất lương!”
Đó là lần duy nhất Ngài ra tay đuổi đánh
Dù Ngài biết chắc chính mình sẽ trả giá đắc mọi tai ương!

Cứ lặng thinh đi từ Thái-Hà, Tam-Tòa, Loan-Lý
Rồi sẽ nhân danh ai để rao giảng bác ái từ bi
Khi sự câm nín đã trở thành một dấu chỉ:
Bỏ rơi anh em thì tôn thờ Thiên Chúa có nghĩa gì?!
 
ĐTGM Nguyễn Như Thể đã mạnh mẽ phản đối Nhà cầm quyền khủng bố giáo dân - Các diễn biến về giáo xứ Loan Lý
PV VietCatholic
16:10 15/09/2009
HUẾ - Loan Lý là một giáo xứ nhỏ thuộc Tổng giáo phận Huế với khoảng gần 900 tín hữu, tọa lạc trên địa bàn thôn Loan Lý, xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một giáo xứ cũ thuộc tỉnh Quảng Bình, đã tỵ nạn Cộng sản vào Thừa Thiên từ năm 1954, và được chính quyền đệ nhất Cộng Hòa cho lập cư dưới chân đèo Hải Vân, giữa biển Đông và đầm Lăng Cô còn gọi là vụng An Cư. Khoảng đất này đã do các giáo dân khai phá từ năm 1954 và mặc nhiên được chính quyền cũ thừa nhận.

Giáo xứ Loan Lý có một ngôi trường (gần nhà thờ) bị nhà cầm quyền CS tự tiện trưng dụng từ năm 1975.

Xin mời xem những hình ảnh dưới đây và hiểu diễn biến sự kiện giáo xứ Loan Lý:



Năm 1995, nhà cầm quyền Cộng sản tại xã Lộc Hải thông tri cho các hộ dân và các cơ sở tôn giáo khai báo đất đai của mình để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Giáo xứ Loan Lý đã thành thật và rõ ràng khai báo với nhiều bằng chứng về diện tích đất nhà thờ cùng các cơ sở liên hệ, nhưng ban địa chính thuộc Ủy ban Nhân Dân xã không thừa nhận và từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho giáo xứ.

Năm 1999, trong ý đồ cho công ty Hương Giang thuê đất xây khách sạn và cơ sở du lịch, Hội đồng xã ra lệnh thu hồi đất của một số gia đình dân chúng thuộc giáo xứ nằm kề cận nhà thờ. Các gia đình này chỉ được đền bù bằng một số tiền tượng trưng khiến giáo dân vô cùng phẫn nộ. Nhà nước cũng âm thầm cấp cho công ty Hương Giang đất của nhà thờ mà giáo xứ chẳng hay biết.

Giáo xứ Loan Lý từ lâu đã có ý định rào lại đất nhà thờ để phân định rõ ràng ranh giới đề phòng cảnh lấn chiếm nhưng vì chưa có kinh phí nên giáo xứ đành chờ. May thay, nhờ lòng hảo tâm của một số bà con Việt kiều, ngày 9 tháng 6, giáo dân đã khởi công rào lại khu vực đất nhà thờ của họ. Nhưng sau đó một tháng, vào ngày 10 tháng 7 nhà cầm quyền xã đã triệu tập một số anh chị em giáo hữu đến trụ sở Ủy ban xã, tố cáo Giáo xứ đã xâm phạm chủ quyền, lấn chiếm đất đai đủ giấy tờ tỉnh cấp của công ty Hương Giang!

Sau đó, công an tỉnh, công an huyện, công an xã tràn đến Loan Lý rất đông, mở đầu chiến dịch khủng bố. Công an vào từng nhà các giáo dân Loan Lý nói trên, hăm dọa từ nay sẽ không giải quyết mọi thủ tục giấy tờ cho họ và cho con cái họ. Công an còn vào từng nhà giáo dân, giở trò xuyên tạc, nói xấu Giáo hội và giáo quyền đủ chuyện.

Ngày 21 tháng 7,1999 cha quản xứ Giuse Cái Hồng Phượng bị triệu đến văn phòng xã và buộc phải mang theo giấy tờ, nhưng vì không có nên ngài chỉ mang theo các bô lão để làm chứng. Sau hơn một giờ mà chưa thấy cha sở cùng các bô lão trở về, toàn thể giáo dân Loan Lý trẻ già trai gái đã cùng nhau kéo đến trụ sở Ủy ban xã để hỗ trợ chủ chăn, đồng thanh làm chứng về đất của giáo xứ và phản đối nhà cầm quyền gian dối thô bạo.

Ngày hôm sau 22 tháng 7,1999 đức Tổng giám mục Huế là Stephano Nguyễn Như Thể đã mạnh mẽ phản đối việc nhà cầm quyền đàn áp khủng bố giáo dân Loan Lý, bất công trong việc đền bù cho dân khi lấy đất của dân, gian trá trong việc chiếm đất của nhà thờ. Tòa Tổng Giám Mục Huế hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giành lại đất nhà thờ Loan Lý mà chính quyền đã cưỡng chiếm để bán cho công ty khách sạn Hương Giang làm chốn giải trí ăn chơi.

Cách đây hơn một tuần, chính quyền CS cho người tới đập phá ngôi trường đó, gọi là để xây lại trường mới mà không có ý kiến của Linh mục quản xứ và Hội đồng Giáo xứ. Thế là giáo dân ra ngăn cản.

Hôm Chúa nhật 13 tháng 9, 2009 giáo xứ làm lễ khai mạc các Lớp giáo lý (sẽ học trong các phòng của trường nói trên). Thế là từ sáng sớm, chính quyền và công an địa phương (có cả Công an tỉnh, huyện về hỗ trợ) đã đến bao vây ngôi trường để không cho các thiếu nhi Công giáo vào học. Chính quyền địa phương và cảnh sát đến, đuổi các em ra khỏi phòng học, khoá hết cửa lại, với ý định là chiếm lấy ngôi trường là tài sản của giáo xứ.

Họ thậm chí phong tỏa Giáo xứ bằng cách chặn cả hai đầu đường Quốc lộ 1 (là con đường chạy ngang qua Giáo xứ). Giáo dân toàn giáo xứ đã đến hỗ trợ cho cha xứ.

Vì bị chặn các cửa lớp, nên Cha Sơn cho phép các em bắt đầu năm học giáo lý ngay ở ngoài sân trường. Các sơ và giảng viên giáo lý cho các em học giáo lý, cầu nguyện, ca hát và nhãy múa. Trong khi các em học giáo lý và sinh hoạt, chính quyền địa phương, công an với máy quay phim và chụp hình vể những gì đang xãy ra, chờ đợi cơ hội để ra tay.

Cha Sơn biết là chuyện sẽ không ổn sẽ xãy ra, nên cho các em giải tán, trong khi công an và chính quyền đứng nhìn, sẵn sàng hành động. Cha và mọi người hy vọng có một giải pháp ôn hoà.

Chiều ngày 13 tháng 9, 2009, Công an rút lui.

Nhưng tối 13 tháng 9, 2009 từ 22g đêm đến 2g sáng rạng ngày 14 tháng 9, công an và dân quân lại kéo về phong tỏa từng nhà giáo dân, phong tỏa ngôi trường, quyết tâm cướp trường bằng cách đem cọc bê-tông, giây thép gai rào lại và dựng bảng trường. Khoảng một giờ sáng, trong khi mọi người đang ngũ, chính quyền bắt đầu đựng hàng rào chung quanh trường. Chuông nhà thờ reo báo hiệu sự việc, tất cả phụ nữ và trẻ em khéo đến để bảo vệ tài sản của giáo xứ. Giáo dân đã nhổ cọc, xé bảng. Với những chiếc xe vận tải làm đường và xây dựng, chính quyền địa phương muốn chiếm lấy ngôi trường. Thế là cuộc xô xát bắt đầu.

Kết quả của cuộc xô xát là nhiều phụ nữ và trẻ em bị thương. Hai em thành niên bị bắt vì can thiệt khi công an đánh mẹ của hai cháu. Chính quyền địa phương đặt lên hàng rào, và giáo dân thì phá xuống. Lời qua tiếng lại đôi bên, vũ phu từ công an và chính quyền xãy ra suốt đêm. Giáo dân tay không chân đất, dùng hết sức hơi để bảo vệ tài sãn của giáo hội.

Khoảng 7g30 ngày 14 tháng 9, công an, quân đội và dân chúng (vùng lạ) lại kéo đến cả hơn ngàn người (vượt xa con số giáo dân) cùng những vật liệu để làm hàng rào. Công an đem theo vòi xịt nước, roi điện và lựu đạn cay. Họ phong tỏa hai đầu đường và đang kêu gọi giáo dân giải tán, vì giáo dân Loan Lý nữ nam già trẻ đang nắm tay nhau bao quanh ngôi trường của họ.

Đang khi đó thì cha sở Ngô Thanh Sơn bị đau tim đã phải đem đi bệnh viện. Nghe nói khoảng 8g sẽ có phái đoàn các cha trong Hạt đến thăm. Nhưng không biết có vào hiện trường được không, vì hai đầu đường đã bị phong tỏa.

Chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao tăng cường thêm nhân lực, cảnh sát, xe xịt nước và các trang bị khác để chống lại những người giáo dân tay trắng. Chính quyền đóng đường quốc lộ số 1, chạy ngang qua giáo xứ. Họ dựng cổng hai đầu làng không cho ai đi vào và đi ra.

Cùng ngày, ông Hồ Xuân Mãn, Bí Thư Tỉnh ùy tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm Bộ đội, công an cơ động công an Biên phòng, và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý. Ngoài sự có mặt của ông Bí thư tỉnh ùy Tinh Thừa Thiên có sự hiện diện của các ông như sau: Ông Thiên, chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ông Tòan, Giám đốc sở công an dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Những cán bộ cao cấp của thi Trấn Lăng Cô cung có mặt trong cuộc đàn áp này gồm: Ông chủ tịch Thị Trấn Lăng Cô, ông Lê Vân Tình; Ông Phó chủ tich Thị Trấn Lăng Cô, ông Dương Quang Trung; Truởng công an thi Trấn, ông Truơng thanh Sơn; Phó công an thị Trấn, ông Nguyễn Tiến Dũng.

Nhửng cán bộ thuộc Huyện Phú Lộc cũng có mặt trong cuộc đàn áp Giáo dân xứ Loan Lý gồm: Chủ tịch Huyện, ông Cái Vĩnh Tuấn; Phó chủ tịch Huyện, ông Nguyễn Thanh Hà; Trưởng công an Quận, ông Tuấn; Phó công an Huyện, ông Le Quang Y.

Đang khi có chính quyền địa phương cho xây cất bức tường chung quanh nhà trường mà họ giờ đây chiếm đóng bất hợp pháp.

Giáo dân không vô vọng nhìn cảnh chính quyền chiếm trường học của họ một cách bất công và tàn bạo mà không làm gì được!

Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, nhất là cho các trẻ em và phụ nữ.
 
Thư của một người con giáo xứ Loan Lý xa quê hương gửi về giáo xứ cũ mến thương
LM Simon Hoàng Thời, SVD
16:22 15/09/2009
Thành phố Memphis, Tenseness ngày 15 tháng 9 năm 2009

Kính thưa Cha Sơn, chánh xứ Loan Lý, ông bà, anh chị em, và các cháu thuộc giáo xứ Loan Lý thân thương,

Con là Linh Mục Simon Hoàng Thời, SVD, thành viên của Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, hiện đang làm mục vụ tại giáo xứ Chúa Lên Trời, và tại trường Đại Học Memphis, thuộc giáo phận Memphis, TN.

Con là một người con tha phương của Giáo xứ Loan lý thân thương. Con rất tự hào được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của Giáo xứ, được nuôi dưỡng bởi một đức tin kiên cường do dòng máu của các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, và được thụ hưởng được một nền giáo dục làm người - lấy nhân nghĩa làm đầu.

Viết lên những dòng tâm thư này, với những giọi nước mắt cứ mãi tuôn rơi. Nhất là trong những ngày này, lòng con luôn hướng về Giáo xứ, nhớ rõ khuôn mặt từng người, cảm thấu những giọi nước mắt rơi của các ông bà cụ già, những vết thương tích bầm tím của các chị em và các em bé, và những khuôn mặt mất ngũ, lo âu và sợ hải của mọi người.

Con muốn được ở tại Giáo xứ mình trong những ngày này, được đồng hành với những người mình thương mến, muốn được cùng chịu những đau khổ tinh thần và thể xác mà bà con mình đang chịu. Con muốn được làm các em bé Thiếu Nhi, ngồi ngoài sân trường để học giáo lý, khi cửa phòng học bị khoá lại, để hát những bài ca ca tụng Chúa, và cầu nguyện cho những người làm hại mình.

Con muốn làm những người chị, người mẹ, quên đi nỗi đau thân xác, nỗi nhục của con tim, để xông vào dành lại mãnh đất mà cha ông chúng ta để lại. Con muốn làm những em bé trai, xông vào cứu mẹ, bảo vệ mẹ, và nếu được cùng chết với mẹ mình để bảo vê danh thơm cho ông bà tổ tiên.

Con muốn được làm các anh chị giảng viên, mạnh dạn đứng lên giảng dạy giáo lý, truyền đạt đức tin cho con em, ngay trước mặt những kẻ tự xưng mình là vô thần. “Hãy đứng lên đừng sợ những kẻ giết được thể xác mà không là làm hại được linh hồn.” (Luca 12:4)

Con muốn được làm Cha Sơn, vì đàn chiên hiên ngang không sợ chết, anh dũng bảo vệ tài sãn giáo hội. Nói lên tiếng nói của kẻ yếu thế. Hãy can đảm lên đừng sợ! Con muốn làm các sơ, luôn luôn đồng hành với các em và những người yếu thế. Luôn bên vực và bảo vệ mần non đức tin. Hãy can đảm lên đừng sợ, “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.” (Matheo 28:20)

Con muốn làm những cụ ông cụ bà, ngày đêm với những lời kinh và tràng hạt, tha thiết cầu xin cho sự bình an và an toàn của con cháu, và còn cầu nguyện cho những kẻ đang làm hại mình, đang lấy đi mãnh đất nhỏ, món quà thiêng liêng cha ông để lại. Con vẩn còn nhớ lại những gốc dừa mà cụ ông cụ bà đã trồng lên, đã hái trái của nó bán lấy tiền mua bánh và rượu lễ vì hoàn cảnh Giáo xứ nghèo khó. Hãy can đảm lên! Hãy nói như thánh Phao lô: “Cha đã chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin.” (2Timothy 4:7)

Con không muốn làm những người lãnh đạo họ làng, đứng khoăn tay nhìn cảnh đau thương xãy ra trước mặt. Đứng nhìn, mẹ, vợ và con gái mình bị đánh đập khinh khi mà không ra tay bảo vệ. Anh em hãy đứng lên, đừng sợ! Các giọt máu đào của các Thánh tử đạo đã nãy sinh thêm nhiều con nhà có đạo.

Con không muốn làm những người cọng sãn, vì họ đánh mất tư cách của một con người. Cuộc sống của họ quá phản cách mạng, đi ngược với lương tâm con người. Họ không còn biết lấy dân làm đầu, lấy lợi ích chung làm chủ cho mọi hành động và quyết định của họ. Chức quyền và ảo ảnh đã chiếm lấy con tim của họ. Họ không còn tư cách là một con người cọng sãn Việt nam “Yêu nước thương dân!”

Con không muốn làm một người con tha phương, chỉ biết sống trong sự đầy đủ tiện nghị của cải vật chất mà quên đi hàng vạn người đang bị tước mất quyền làm người, vị sợ hãi mà không dám lên tiếng trước những bất công, vì sợ không thể về thăm quê hương nữa mà không nói lên sự thật, vì sợ nói lên sẽ ảnh hưởng bà con và những người ruột thịt còn lại ở quê nhà. Hãy can đảm lên đừng sợ! Nếu trên quê hương đó còn có bất công, còn có việc đánh đập phụ nữ và trẻ em, ngược đãi người già nua, không tôn trọng tự do tôn giáo, mà con không làm gì cả, thì Viêtnam không còn là quê hương của con nữa. Hãy can đảm lên đường sợ!

Kính thưa Cha Sơn, ông bà, anh chị em, Tuy xa ngàn vạn dặm, con vẫn đang ở với quý vị, như Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá Chúa Giêsu, trong ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi hôm nay. Con sẽ đứng đó mãi cho đến khi công lý được ngự trị trên giáo xứ và quê hương mình. Con sẽ đứng với mọi người cho đến khi ngôi trường được trả lại, sân trường được rộng mở cho các con cháu vui chơi, sinh hoạt và học giáo lý. Bức tường ngăn cách phải được sụp đổ. Sự tự do tôn giáo phải được bảo vệ và nhân phẩm con người được tôn trọng.

Mỗi lần con về quê thăm, nơi trước tiên mà con đến luôn luôn là ngôi trường này, nơi mà con cũng đã từng mài lủng túi quần, đánh vần e a, học về văn hóa dân tộc và đức tin Công Giáo. Sân trường là nơi mà con đã một thời vui chơi, leo dừa, đá banh và đánh căng. Con sẽ lớn tiếng mà không còn sợ hãi nữa: Hãy trả lại cho tôi tuổi thơ, hãy trả lại cho tôi những gì là của cha ông chúng tôi!

Đất đai quanh làng quanh xóm đã bị cắt, bán đứng, đất vườn khoai, vườn dưa, vườn rau muống đã bị dâng đãi cho nhũng kẻ có quyền và có thế lực. Bờ biển yêu thương đã bị chia ngàn xẽ vạn cho những thú vui của thế trần và cho những túi tiền không bao giờ cạn và cho lòng tham không bao giờ được thoả mãn.

Chúng ta còn lại những gì? Chỉ có một ngôi trường làng cũ năm nào, nơi mà Đức tin được nuôi dưỡng, lòng nhân-nghĩa-lễ được truyền đạt. Một chút quà nhỏ còn lại của cha ông, những người đã rời quê cha đất tổ đi tìm tự do tôn giáo, vào đây lập làng lập họ. Chúng ta nỡ đánh mất sao!? Hãy can đảm lên đừng sợ! Người ta có thể xây thành đắp lũy, nhưng người ta không thế dập tắt được ngọn lữa lòng của chúng ta.

Hiệp với Giáo xứ, con cầu mong cho sự bình an của quê hương, làng họ và cho sự thay lòng của kẻ làm lãnh đạo.

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Memphis ngày 15 tháng 9 năm 2009
 
Thông Báo
Phân Ưu: Bà Cố của nữ tu Đaminh Vũ Thị Oánh Mai vừa qua đời
Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm
10:46 15/09/2009


PHÂN ƯU


Vừa được tin:
Bà Cố Maria Vũ Ngọc Hiện
(Nhũ danh Lại Thị Nhạn)
Sinh Ngày 30-10-1930 tại Bùi Chu,VìệtNam
đã qua đời lúc 07:40 AM ngày 08-09-2009
tại Riverside Community Hospital, Riverside, CA, U.S.A.
Hưởng thọ 78 tuổi

Bà Cố Maria là thân mẫu của Nữ Tu Đaminh Vũ Thị Oánh Mai, (Sơ OANH, O.P – USA)
Sơ Oanh hiện là Giám Tỉnh dòng Đaminh tại Houston.
Thay mặt cho Liên Đoàn, xin chân thành phân ưu với Sơ Oanh và tang quyến.

Xin Thiên Chúa vì lượng nhân từ, sớm cho linh hồn bà Cố MARIA về hưởng nhan Thánh Chúa trên thiên quốc.

Thành kính phân ưu,
Thay mặt Liên Đoàn CGVN HK
 
Tin Đáng Chú Ý
Phản đối chính phủ VN, nhóm trí thức hàng đầu tự giải tán
Hà Giang/Người Việt
16:39 15/09/2009
VIỆT NAM - Viện Nghiên Cứu Phát Triển (Institute of Development Studies, IDS), một cơ quan nghiên cứu độc lập, quy tụ nhiều trí thức hàng đầu Việt Nam, vừa công bố quyết định tự giải thể vào ngày 14 Tháng Chín, 2009, để biểu thị sự phản đối Quyết Ðịnh 97 của chính phủ Việt Nam.

Quyết Ðịnh 97 bắt đầu có hiệu lực vào ngày hôm nay, 15 Tháng Chín, với nội dung được hiểu nhằm ngăn cản sự phản biện của cá nhân và tổ chức.

Trong bản công bố dài gần ba trang, IDS tóm tắt những điểm chính và phân tích tỉ mỉ những điều mà Viện cho là “sai phạm nghiêm trọng” của Quyết Ðịnh 97, như: “không phù hợp với khách quan thực tế của cuộc sống,” “phản khoa học, phản tiến bộ, và phản dân chủ.”

Từ Hà Nội, viện trưởng IDS, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, nhận định với Người Việt, rằng “Nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng nhà nước không phải là tất cả. Nếu họ chỉ nghĩ tới quyền lực của mình mà gây khó khăn cho hoạt động của người dân, thì cũng không thể cản được sự phát triển không thể cưỡng được của đất nước.”

Tiến Sĩ Quang A nói rằng IDS đã gởi công bố đi khắp nơi, nhưng “không báo chí chính thống nào trong nước đưa tin.”

Công bố của IDS viết rằng, họ đã thảo luận để “phân tích những chỗ sai cả về thủ tục và nội dung của quyết định.” Và “với ý thức tôn trọng chính phủ và thủ tướng, cũng như để biểu thị thiện chí của tổ chức,” IDS gửi thư “nêu rõ với thủ tướng những chỗ sai của Quyết Ðịnh 97” và “đề nghị cách giải quyết nhằm tránh các hệ quả bất lợi” về nhiều phương diện.

Quyết Ðịnh 97 được chính phủ CSVN ban hành cuối Tháng Bảy vừa qua, ghi rõ: “Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, cần phải gởi ý kiến phản biện đó cho các cơ quan đảng và nhà nước có thẩm quyền, chứ không được công bô công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ“

Ngay sau khi được công bố, Quyết Ðịnh 97 đã gặp nhiều phản ứng không đồng ý từ giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ông Phạm Bích San, Giám đốc văn phòng tư vấn phản biện và giám định xã hội, nhận định, “Bản chất của khoa học là công khai. Chỉ có công nghệ là bí mật chứ các kết quả nghiên cứu khoa học thì cần được công bố rộng rãi. Các tổ chức khoa học công nghệ tư nhân có kết quả nghiên cứu thì họ có thể công bố, đúng hay sai thì giới khoa học sẽ bàn luận, đánh giá”.

Một số nhà trí thức khác kết luận rằng, “Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước!”

Trang mạng Bauxite Việt Nam Info (www.bauxitevietnam.info) đã đăng lời chia buồn cùng IDS, và lấy làm tiếc nhà cầm quyền hiện nay là “một thể chế chỉ biết đối phó và đối phó hết việc này đến việc khác mà không chịu đốt đuốc soi vào mình đã hết sức lỗi thời.”

Bauxite Việt Nam Info tuyên bố sau 5 tháng hoạt động liên tục, sẽ đóng cửa trang mạng một ngày (vào ngày 15/9) để “để tang cho IDS.”

IDS viết rằng, tất cả các kiến nghị lên thủ tướng “đều đã không được chấp nhận.”

Trước một quyết định mà Viện IDS cho là “hạn chế đến mức vô lý quyền nghiên cứu của một tổ chức khoa học”, viện nghiên cứu phát triển IDS đi đến quyết định tự giải thể vì “không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào điều lệ của mình.”

IDS viết trong công bố, rằng quyết định 97 “sẽ làm nặng nề thêm thực trạng thiếu công khai minh bạch” tạo ra hậu quả “rất nguy hại cho việc xây dựng và thực thi pháp luật, và “làm trầm trọng thêm tình trạng tụt hậu hiện nay của đất nước.”

Ðược thành lập vào cuối năm 2007, mục đích của hội IDS là giúp các nhà khoa học phát huy năng lực cũng như tiếng nói độc lập của mình, và hỗ trợ Nhà nước trong việc điều chỉnh kịp thời những chủ trương bất cập, và đóng góp chất xám cho xã hội.

Trong số báo ngày mai, Người Việt sẽ đăng tải nguyên văn cuộc phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, được thực hiện một ngày trước khi Quyết Ðịnh 97 có hiệu lực thi hành.

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=101284&z=1)
 
Văn Hóa
Vẽ giun...
lykhách
09:18 15/09/2009
Anh vẫn định pha mây trời với núi
Với biển xanh với cây cỏ ngàn nơi
Mà chẳng phải là gã họa sĩ
Nên tranh nầy chỉ…toàn chữ mà thôi

Màu sắc pha từ hiện tại phũ phàng
Hòa quá khứ muôn ý tứ dở dang
Trộn cả linh hồn đầy buồn vui lãng mạn
Vẽ tranh tương lai mơ thắm mộng huy hoàng

Anh vẫn nhớ những điều cần đáng nhớ
Gom gần nửa đời vừa khốn khổ vừa nên thơ
Và quên thảy những chi không đáng chứa
Trong trái tim vẫn mãi đập đợi chờ

Nhưng không biết bắt đầu từ điểm nào?
Từ một mái tóc, một đôi mắt, hoặc trăng sao…?
Ý nhiều quá làm run tay gã thợ vẽ
Nét lung tung không biết thể tranh nào!

Thôi thì anh sẽ bắt đầu bằng nét…con giun
Hơi thô nhưng dễ vẽ vô cùng
Bởi ý tứ trong anh đôi khi cũng quằn quại
Cũng chẳng đầu đuôi dù muôn nỗi lung tung!

Đỉnh cong cong bắt đầu từ một nét núi
Núi nào? Chắc từ một ngọn núi Trường-Sơn
Chạy từ Bắc vô Trung đỉnh từng đỉnh đuổi
Rượt theo nhau té xuống biển xanh rờn

Em đã đi chưa hết mọi miền quê Mẹ?
Nếu ở quê hương nên cố gắng để đi
Núi, biển, đồng, sông…như tranh lập thể
Quanh bao thôn trang, xóm vắng đẹp diệu kỳ!

Hãy nhớ thăm con người em nhé
Bởi hồn thiêng sông núi tụ nơi người
Những bác nông phu, những mẹ già, em bé…
Nếu muốn yêu đất nước, yêu dân trước em ơi!

Không hề chi nếu em sống xa nhà
Quê hương khuất nẻo tít mù xa
Em hãy giở bản đồ đều có cả
Lật song song bên trang sử ông bà

Em ráng tìm ra giòng sông Hát
Nghe dậy hương trầm thơm khí tiết Trưng Vương
Tìm con đường Quang-Trung kéo binh về Thăng Long thần tốc
Khiến tướng Tàu hoảng kinh chui ống cống về Bắc phương

Hãy biết địa danh nơi Lý-Thường-Kiệt phá Tống
Nơi Ngô-Quyền, Hưng-Đạo-Vương dàn trận trên sông
Chỉ với thân tre, cọc cây dưới thủy triều qua trí tài đảm lược
Làm kinh hoàng bao vua tướng giặc cuồng ngông!

Nơi Thánh Gióng cầm roi cỡi ngựa sắt
Phá giặc tan, rồi thanh thản bay lên núi biếc nhẹ mây
Để lại cho ngàn sau lần nhắc lần thổn thức
Chẳng thiết lợi danh ở lại làm vua chúa đời nầy



Đại khái thế… anh kể làm sao hết
Mấy nghìn năm khí tiết muôn vạn người
Và dĩ nhiên là cũng đầy bể sông nước mắt
Của tổ tiên thời dựng, giữ nước em ơi!

Em nhớ tìm Mũi Cà-Mau kinh lạch tẻ dòng bối rối
Khi mùa lũ về, đến nước cũng thất lạc dòng trôi
Nơi cuối đất nhớ về nơi đầu núi
Lịm tưởng Ải-Nam-Quan thất lạc tận Tàu rồi!

Tranh anh vẽ chắc quá nhiều chi tiết
Khó hình dung được cả hết phải không em
Nhưng đại thể là em hãy biết
Nếu yêu quê hương, hãy yêu lấy con người thêm

Bởi tại sao em có biết không
Bởi quê hương cần lắm những tấm lòng
Ai cũng thế, cũng có một đời sống
Để cho đi, và nghĩa yêu là cho không

Thôi anh chẳng thèm pha mây với núi nữa
Cũng chẳng thèm màu biển hoặc cỏ hoa
Vì trong mắt em đã tự pha chan chứa
Cả quê hương như mắt mẹ lệ nhòa

Anh khổ lắm mỗi lần nhìn mẹ khóc
Lệ u hoài chẳng trách móc gì ai
Lệ đau xót vì chồng con mãi hoài giọt ngọc
Hy vọng em đừng khóc như mẹ một mai!

Đẹp, nhưng buồn, buồn ơi buồn! nhưng đẹp
Cả đời anh sẽ không bao giờ vẽ được
Ánh mắt buồn, buồn khủng khiếp chao ơi!
Nỗi buồn mênh mang chứa đất nước con người
Buồn thăm thẳm cả triệu lời cũng khó tả!!!

Thôi đại khái...là rất buồn em ạ
Buồn như từ quá khứ đến hiện tại quê nhà
Anh vẫn đang tìm, hy vọng ai khai phá
Một màu tương lai pha tươi mắt mẹ già!

Ý bềnh bồng như không bao giờ tận ý
Lời dài dòng cũng chẳng tả được chi
Đã bảo anh không là họa sĩ
Nên cố vẽ bằng…thơ, mà chả vẽ được gì!
Hay là em vẽ hộ giùm anh đi…
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Marianists - Matrimonium Non Consummatum
Nguyễn Trọng Đa
15:16 15/09/2009
Marianists
Tu sĩ Hội Dòng Đức Maria. Là Hội Dòng Đức Maria, một hội Dòng nam được thành lập tại Bordeaux năm 1817 bởi thần học gia William Giuse Chaminade (1761-1850). Hội Dòng được Đức Giáo hoàng Piô IX công nhận 1856, và Đức Giáo hoàng Lêo XIII công nhận lại năm 1891; thành viên của Hội Dòng có linh mục và sư huynh. Dấn thân đặc biệt vào việc giáo dục học sinh ở cấp hai và ba, các tu sĩ có ba lời khấn thường lệ cộng thêm lời khấn thứ tư là ổn định trong việc sùng kính Đức Mẹ Maria. Tu hội Nữ tử Đức Maria (đôi khi gọi là Marianist) được thành lập năm 1816 và được chính thức công nhận năm 1888.
Mariavites
Giáo phái Maria. Là một giáo phái Ba Lan được thành lập bởi linh mục Kowalski, thuộc tổng giáo phận Warsaw, và chị Felicia Kozlowska, một chị Dòng Ba, năm 1906. Giáo phái bị loại trừ khỏi Giáo hội Công giáo Roma vì lý do tin lý, dựa vào một số mặc khải tư của chị Felicia Kozlowska. Tuyên xưng là sùng kính đặc biệt Đức Trinh Nữ, giáo phái đã một thời hợp nhất với nhóm Công giáo Cổ, và vị sáng lập được tấn phong Giám mục trong nhóm này. Họ sống tập trung chủ yếu ở miền đông nước Mỹ.
Mariazell (Shrine)
Đền thánh Mariazell. Là nơi hành hương Đức Mẹ nổi tiếng nhất ở miền Trung Âu, trên vùng núi Alps ở Áo. Nguồn gốc đền thánh này phát sinh từ năm 1154, khi Magnus, một đan sĩ Biển Đức rút lui khỏi đan viện ở Lambrecht để sống đời chiêm niệm kỹ hơn. Ngài mang theo một tượng Đức Mẹ và Chúa Hài nhi cao 0,55m. Ngài đi lạc đường trong rừng gần Graatz, và ban đêm ngài gặp một tảng đá thật cao, mà ngài không thể leo lên cũng không thể đi vòng quanh được. Ngài liền đặt tượng trên một khúc gỗ trong khi cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ đường. Tảng đá đen cao bỗng nhiên chẻ ra làm đôi, và ánh sáng từ nhiều góc cạnh phát ra sáng tỏ. Ngài nghĩ rằng Đức Mẹ dẫn ngài đến đây và muốn được tôn kính tại đó. Ngài làm một ẩn viện nhỏ và lấy một gốc cây làm đế để đặt tượng Đức Mẹ lên đó. Khoảng một thế kỷ sau, một hòang thân và vợ ông sống gần đó lâm trọng bệnh. Được bảo trong giấc mộng là hãy đến ẩn viện và cầu nguyện, họ đến và được chữa lành bệnh. Để tạ ơn, họ xây một nhà thờ tại địa điểm. Tượng Đức Mẹ Mariazell, mặc dầu đã hơn 800 tuổi, không hề có dấu hiệu bị mòn hoặc mục nát. Đức Mẹ ngồi, áo màu trắng, với áo khoác màu xanh. Chúa Hài nhi cầm một trái táo trong tay, còn Đức Maria cầm một quả lê. Nhà thờ đầu tiên thay thế nhà nguyện nhỏ được xây dựng năm 1200. Năm 1340 Vua nước Hungary xây một nhà thờ mới lớn hơn để đủ chỗ cho khách hành hương. Trong thế kỷ 17, tòa nhà kiến trúc Baroque được xây dựng và nay vẫn còn đó. Các nhà lãnh đạo Áo và Hungary xem đây là đền thánh quý trọng nhất. Việc sùng kính Đức Maria và Con Mẹ được tiếp tục dưới mọi thăng trầm, cho đến khi nguy hiểm chiến tranh buộc phải giấu bức tượng quý báu một thời gian. Đền thánh này vẫn giữ tính chất Áo, mặc dầu nó là nơi ần náu cho người dân của nhiều dân tộc. Năm 1975 Đức Hồng y Mindszenty được an táng tại Mariazell, nơi an nghỉ cuối cùng mà ngài đã đích thân chọn lựa.
Mariolatry
Tôn thờ Đức Maria. Là việc tôn thờ Đức Mẹ Maria đến mức thờ phượng (latria), vốn chỉ dành cho Chúa. Giáo hội Công giáo cấm tuyệt đối việc thờ phượng Đức Mẹ. (Từ nguyên Hi Lạp Mari_, Maria + -latrei_, tôn thờ.)
Mariology
Thánh Mẫu học. Là một khoa thần học, chuyên nghiên cứu cuộc đời và các đặc quyền của Đức Trinh Nữ, và vai trò của Ngài trong nhiệm cục cứu độ và thánh hóa. (Từ nguyên Hi Lạp Mari_, Maria + logia, khoa học, sự hiểu biết.)
Marists
Tu sĩ Hội Dòng Truyền Giáo Đức Maria. Là Hội Dòng Truyền Giáo Đức Maria, được thành lập tại Lyons (Pháp) năm 1824 bởi Chân phước Gioan Claude Maria Colin (1790-1875), và được Đức Giáo hòang Piô IX phê chuẩn ngày 8-3-1873. Hội Dòng có các linh mục và thầy trợ sĩ, với hiến chương dựa vào hiến chương của thánh Ignatius Loyola. Mục đích của Dòng là cổ vũ việc sùng kính Đức Mẹ Maria và dấn thân vào công tác giáo dục và truyền giáo. Hội Dòng Nữ Truyền Giáo Đức Maria cũng được chân phước Colin thành lập năm 1816 với mục đích giáo dục thanh thiếu nữ, và Dòng ba của Hội Dòng được thành lập năm 1850 cho những người sống tại thế.
Mark
Thánh sử Máccô. Là một người Do Thái ở Jerusalem, đôi khi được nhắc đến trong Tân Ước với tên gọi Gioan Marcô (Cv 12:12). Máccô cùng đi với thánh Phaolô và Barnabas (Ba-na-ba), người anh em họ, đến Antioch (An-ti-ô-khi-a) và cùng trẩy thuyền với họ trong chuyến truyền giáo đầu tiên (Cv 12:25). Tuy nhiên tại Perga (Péc-ghê), ngài từ giã họ và trở về nhà; không rõ lý do (Cv 13:13). Việc này gây ra sự chia rẽ giữa thánh Phaolô và Barnabas, khi Phaolô từ chối đưa Máccô theo trong chuyến truyền giáo thứ hai. Barnabas quá nóng giận, nên chia tay với thánh Phaolô và đi đến đảo Cyprus (Sýp) cùng với Máccô (Cv 15:36-39). Tuy nhiên, vài năm sau đó, thánh Phaolô và Máccô hội ngộ với nhau và tham gia chuyến truyền giáo khác. Máccô cũng là người hợp tác chặt chẽ với thánh Phêrô, có thể giúp việc cho Phêrô như một người thông ngôn. Phêrô đã nhắc đến Máccô một cách thân tình như là “con tôi” (I Pr 5:13), có lẽ xem ngài là một người được bảo trợ. Sự đóng góp lớn nhất của thánh Máccô là viết Tin mừng thứ hai. Các dự đóan là khác nhau, nhưng Tin mừng này có lẽ được viết trong thời kỳ từ năm 60 đến năm 70. Máccô viết bằng tiếng Hi Lạp, lẽ tất nhiên là cho Kitô hữu, bởi vì ngài dùng các từ ngữ vô nghĩa đối với người không tín ngưỡng. Tin mừng này là sự hòa trộn của lịch sử và thần học, được viết bằng ngôn ngữ đơn sơ và đầy sức thuyết phục.
Marks Of The Church
Các đặc điểm của Giáo hội. Là bốn tính chất chính yếu nói lên đặc tính của Giáo hội Chúa Kitô, được kể ra đầy đủ trong Kinh Tin Kính công đồng Nicene Constantinople: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Kể từ cuộc ly khai Đông Tây và cuộc Cải cách Tin lành, bốn đặc điểm đã trở thành phương tiện xác định Giáo hội đích thực, giữa các phái cho mình là đích thực trong Kitô giáo. Một số tác giả đưa thêm vài đặc điểm khác ngòai bốn đặc điểm truyền thống trên, chẳng hạn thánh Robert Bellarmine với 15 đặc điểm, trong đó có đặc điểm bị bách hại.
Maronite Liturgy
Phụng vụ Giáo hội Maronite. Là hình thức Roma hóa của phụng vụ thánh Giacôbê, được Giáo hội Maronite sử dụng. Phụng vụ này có nhiều điểm giống với Nghi lễ Roma, chẳng hạn dùng bánh lễ không men hình tròn và lễ phục của linh mục khi dâng lễ. Ngôn ngữ phụng vụ Maronite là tiếng Syriac cho bài Thánh Thư, bài Tin Mừng, Kinh Tin Kính, và Kinh Lạy Cha, và tiếng Aramaic cho phần còn lại của Thánh lễ. Giáo hội Maronite thường sử dụng hương trầm trong phụng vụ, và có nhiều Lễ Quy khác nhau cho các lễ khác nhau. Lời Truyền phép luôn được xướng lớn tiếng.
Maronites
Giáo hội thánh Maron. Là dân tộc và giáo hội của đa số người Syria nói tiếng Ả rập sinh sống tại Li băng. Tên này cũng được dành cho một trong các Giáo hội hiệp thông với Roma, và các thành viên sống rải rác ở Syria, Palestine, Cyprus, Ai Cập và Mỹ. Tên này có lẽ phái sinh từ tên của thánh Maron (qua đời năm 443), một thầy ẩn tu người Syria sống trung thành với đức tin Công giáo trong thời lạc thuyết Nhất chí (Chúa Kitô chỉ có một ý chí độc nhất đó là ý chí Thiên Chúa.) Kể từ thời Công đồng chung Lateran V, sự hiệp thông của giáo hội Maronite với Roma đã không bị đứt đọan. Họ sử dụng Nghi lễ thánh Giacôbê bằng tiếng Aramaic cổ trong phụng vụ.
Marrano
Người Marrano, người Morơ theo đạo Công giáo. Là người Do Thái gốc Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã trở lại Công giáo vào cuối thời Trung cổ. Sự trở lại của họ đôi khi là do bị cưỡng ép, và người trở lại có thể giữ các niềm tin của Do Thái giáo và thực hành cách bí mật. (Từ nguyên Tây Ban Nha marrano, con heo; từ chữ Ả rập haruma, bị cấm. Con heo còn được gọi là “con vật bị cấm”, bởi vì thịt heo bị luật Do Thái giáo và Hồi giáo cấm sử dụng.)
Marriage Bond
Hôn hệ, dây hôn phối. Là sự kết hợp về luân lý giữa chồng và vợ sau khi họ đã trao đổi lời thề hôn phối. Nó là dây hôn phối tự nhiên, nếu một người hoặc cả hai người là chưa rửa tội; nó là dây hôn phối siêu nhiên khi cả hai người đều đã rửa tội.
Marriage By Proxy
Kết hôn bằng đại diện. Là một người đại diện cho một trong hai người vắng mặt trong lễ hôn phối. Việc kết hôn như thế là được phép, miễn là người đại diện có giấy ủy quyền viết tay do người vắng mặt ký tên, có sự hiện diện của cha xứ nơi phát sinh giấy ủy quyền, hoặc có hai người chứng đáng tin cậy.
Marriage Encounter
Nhóm Hội ngộ Phu thê. Là một chương trình gặp gỡ nhiều ngày giữa các đôi vợ chồng, để làm phong phú các mối quan hệ hôn nhân của họ. Nhóm Hội ngộ Phu thê phát sinh từ Tây Ban Nha nhờ nỗ lực của linh mục Gabriel Calvo, giữa các năm 1958 và 1962, với sự cộng tác của ông bà Diego và Fina Bartoneo và một số đôi vợ chồng khác. Từ Barcelona, vào năm 1962 phong trào này phát triển nhanh ở nhiều nơi trong thế giới Công giáo. Có nhiều cách giải thích nơi phong trào này, nhất là sự hiểu biết tín lý vế các vấn đề, chẳng hạn việc ngừa thai.
Mart., M., Mm.
Mart., M., Mm., Martyr, Martyres – Thánh Tử vì đạo, các thánh Tử vì đạo.
Martha
Martha, bà Mác-ta. Là chị của bà Maria và ông Lazarus (La-da-rô) ở Bethany (Bê-ta-ni-a). Chúa Giêsu và các môn đệ đến thăm nhà họ và được họ đón tiếp niềm nở. Tình bạn thân thiết được chứng minh rõ ràng trong dịp Chúa Giêsu cho Lazarus sống lại. Niềm tín thác hòan toàn của hai chị em vào Chúa Giêsu được tỏ lộ khi cả hai người nói: “Nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết." Cũng tương ứng như thế, Chúa Giêsu bộc lộ niềm đau buồn thật sự và Chúa đã khóc (Ga 11:1-44). Một dịp khác, khi Chúa Giêsu đến thăm họ, bà Martha đang chuẩn bị bữa ăn và than phiền với Chúa, vì cô Maria chăm chỉ lắng nghe Chúa nói mà không giúp đỡ bà làm bếp. Chúa Giêsu nhẹ nhàng khiển trách bà và khen Maria (Lc 10:38-42). Hai bà này có phải là hai chị em như nói ở trên hay không? Lời than phiền của bà Martha dường như không là tính cách của bà Martha trong trình thuật ông Lazarus, nhưng người ta không có bằng chứng rõ ràng để trả lời cho câu hỏi này. (Từ nguyên Aramaic marta', bà.)
Martyr
Người tử vì đạo. Là một người chọn chịu đau đớn, thậm chí là chết nữa, hơn là chối bỏ đức tin của mình vào các nguyên lý Kitô giáo. Noi gương Chúa Kitô, người này không kháng cự những kẻ hành hạ mình, khi họ sử dụng vũ lực do thù ghét hoặc có ác tâm chống lại Chúa Kitô, hoặc Giáo hội của Chúa, hoặc một chân lý mặc khải nào đó của đạo Công giáo. (Từ nguyên Hi Lạp martyros, người chứng, tử đạo.)
Martyrdom
Phúc tử đạo, phúc tuẫn giáo. Là sự việc rõ ràng rằng một người đã chết là vị tử vì đạo, và do đó có thể được Giáo hội mở cuộc điều tra để phong thánh cho người ấy.
Martyrologies
Sách tiểu sử các thánh tử vì đạo, sổ các thánh. Là danh sách các vị tử vì đạo của một số thành phố hay quốc gia; là danh bộ các thánh tử vì đạo được xếp theo ngày các vị chịu tử vì đạo trong niên lịch phụng vụ. Sách tiểu sử này phát sinh từ đầu thời Trung Cổ, là quan trọng vì là nguồn của lịch sử Giáo hội. Trong một số cộng đoàn Dòng tu, Sách tiểu sử các thánh tử vì đạo được đọc mỗi ngày trong phòng ăn chung. Sổ các thánh Roma, một danh sách các thánh được Giáo hội tôn phong, được viết vào khoảng giữa thế kỷ 16, đã thường được duyệt lại và biên tập lại. Danh sách toàn bộ ghi lại tiểu sử vắn tắt của khoảng 6.000 vị thánh và á thánh được Giáo hội Công giáo tôn phong.
Martyrology, Roman
Sổ các thánh Roma. Là Sách tiểu sử chính thức các thánh nhân của Giáo hội Công giáo Roma. Sách được một số học giả tập hợp, và được Đức Giáo hòang Gregory XIII công bố năm 1584, để thay thế tất cả các sổ các thánh đang có thời ấy. Sau đó các Đức Giáo hoàng đã duyệt lại nội dung, dựa trên nghiên cứu lịch sử và các lần phong thánh kế tiếp. Một trong những lần duyệt lại kỹ lưỡng nhất đã được thực hiện dưới triều Đức Giáo hòang Biển Đức XIV năm 1748.
Martyrs, Acts Of The
Hạnh các thánh tử vì đạo. Là phúc trình tường thuật các vụ xử án và cái chết của các vị tử vì đạo. Phúc trình gồm có: 1. phúc trình chính thức các cuộc thẩm vấn; 2. báo cáo không chính thức của các người chứng hoặc tường thuật của người đương thời; 3. các tài liệu khác dựa vào 1 và 2; 4. các tài liệu khác mà sự thật thường bị nghi ngờ hoặc thậm chí là hồ sơ giả nữa. Việc nghiên cứu các tài liệu này đã góp phần đáng kể, không những cho khoa tầm tích hiển thánh, mà còn cho sự hiểu biết tốt hơn về lịch sử thế giới, kể cả thời đại hiện nay, chẳng hạn chủ nghĩa Cộng sản.
Martyrs' Shrine
Đền thánh các thánh tử vì đạo. Là một đền thánh ở Canada kính nhớ các thánh tử vì đạo thuộc Dòng Tên ở Bắc Mỹ, khi các vị bị giết chết tàn bạo cho đức tin từ năm 1642 đến năm 1649 ở Ontario và vùng miền bắc New York. Đặc biệt đền thánh kính nhớ các thánh Gioan thành Brebeuf, Gabriel Lallemant, Charles Garnier, Noel Chabanel, và Antôn Daniel, những người chịu tử vì đạo bởi tay người Da đỏ Canada. Đền thánh tọa lạc tại Midland, Ontario, trên địa điểm cũ của Đồn Sainte Marie. Một đền thánh song song khác của các Thánh tử vì đạo Bắc Mỹ tọa lạc ở thành phố Auriesville, New York (Mỹ).
Mary, Name Of
Thánh danh Mẹ Maria. Maria có nghĩa là “bà”, “xinh đẹp”, “đáng yêu.” Là tên người ta thích đặt cho phụ nữ Do Thái vào thời Chúa Kitô. Đây là tên của em gái ông Moses (Mô-sê). Hiện nay là tên đáng kính đối với người Công giáo, và là một trong các tên nổi tiếng nhất. Là tên thánh rửa tội của nhiều người nữ, với nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn Maria, Marie, Miriam, và còn liên kết với từ ngữ khác, chẳng hạn Marianne, RoseMaria. Từ ngữ Ireland Muire (Maria) chỉ dùng cho Đức Maria Mẹ Thiên Chúa; còn các tên Maria khác được gọi Moira. Một lễ đặc biệt kính Thánh Danh Đức Mẹ trong Giáo hội Tây phương được mừng hàng năm vào ngày 12-9, kể từ năm 1684, để tạ ơn Đức Mẹ về chiến thắng của Kitô hữu trước người Thổ Nhĩ Kỳ ở Vienna (Áo) năm 1683. Tuy nhiên lễ này đã bị xóa bỏ kể từ Công đồng chung Vatican II. (Từ nguyên Hi Lạp maria hay marian; từ tiếng Do Thái cổ miryam, người được tán dương.)
Mary's Death
Cái chết của Đức Mẹ Maria. Là việc rời cõi đời này để đi vào nơi bất diệt của Đức Trinh Nữ Maria. Mặc dầu thiếu tài liệu đáng tin về thời gian, nơi chốn và hòan cảnh của cái chết Đức Mẹ, sự việc được Giáo hội thời sơ khai chấp nhận. Các thánh Ephrem, Jerome (Giê-rô-ni-mô), và thánh Âu Tinh cho rằng cái chết của Đức Mẹ là điều dĩ nhiên. Nhưng Epiphanius (315-403), người đã cẩn thận nghiên cứu các tài liệu, đã kết luận: “Không ai biết được Đức Mẹ rời bỏ thế giới này cách nào.” Trong sự thiếu vắng lời tuyên bố tín lý, các thần học gia thời hiện đại tin rằng Đức Mẹ đã từ trần. Các vị nhìn nhận rằng Đức Mẹ không bị ràng buộc bởi luật sự chết, do Ngài được miễn khỏi tội, nhưng thật là phù hợp khi thân xác Đức Mẹ, qua cái chết tự nhiên, sẽ trở nên giống thân xác của Con Mẹ, Đấng đã chịu chết để cứu độ nhân lọai.
Mary's Lent
Kỳ chay kính Đức Mẹ Maria. Là một thời kỳ ăn chay, từ ngày 1 đến ngày 14-8, của người Hi Lạp, người Copt, và người Nga. Tùy theo tập tục và địa phương, họ kiêng ăn thịt và trứng, đôi khi kiêng cả sữa và cá trong hai tuần lễ trước lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Mary, The Blessed Virgin (In The Bible)
Đức Trinh nữ Maria (trong Kinh Thánh). Là thân mẫu Chúa Giêsu, hiền thê của thánh Giuse, và là vị thánh cao trọng nhất. Thiên thần Gabriel (Gáp-ri-en) hiện ra với Ngài ở Nazareth (Na-da-rét), nơi Ngài sinh sống với thánh Giuse, và loan báo rằng Ngài sẽ là mẹ của Đấng Messiah (Thiên Sai). Đức Mẹ nói: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Khi thiên thần Gabriel trấn an Ngài rằng quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Ngài, Ngài mới khiêm nhượng đồng ý (Lc 1:34). Mẹ đi thăm người họ hàng của mình là bà Elizabeth (Ê-li-sa-bét), người cũng mới được một thiên thần bảo rằng, dù tuổi đã cao, sẽ sinh con và đặt tên con là Gioan (Lc 1:39-40) (chính trong dịp này Đức Maria hát bài ca “Ngợi khen” (Magnificat) (Lc 1:46-55). Giuse bị sốc khi nghe tin Đức Mẹ mang thai. Ông không muốn tố giác Ngài, nên mới định tâm bỏ Ngài cách kín đáo, nhưng một thiên thần an ủi Giuse bằng cách giải thích kế họach của Chúa đối với Đức Mẹ. Vào thời điểm khó khăn này, Giuse đưa Maria trở về làng Bethlehem (Bê-lem) tuân theo chiếu chỉ kiểm tra dân số của hoàng đế Roma. Chúa Giêsu được sinh ra trong dịp này, và mọi biến cố quen thuộc đối với chúng ta liên quan việc Chúa ra đời – nhà trọ, máng cỏ, ngôi sao, người công chính, người chăn chiên – đã được trình bày một cách kính cẩn (Mt 1:18-25). Sau tám ngày, Con Trẻ được cắt bì và đặt tên là Giêsu đúng theo chỉ dẫn của thiên thần Gabriel (Lc 2). Và 40 ngày sau, Đức Maria and Giuse xuất hiện ở Đền Thờ để dự lễ thánh tẩy của các ngài (Lc 2:21). Khi thiên thần báo mộng với Giuse rằng vua Herod (Hê-rô-đê) muốn giết chết Hài Nhi Giêsu, Giuse liền trẩy đi Ai Cập cùng với Maria và Hài Nhi Giêsu, và các Ngài ở lại đó cho đến khi biết tin là vua Herod đã băng hà. Sau đó, các Ngài trở về lại Nazareth (Lc 2:22-28). Chỉ có một lần trong 30 năm kế tiếp chúng ta biết chuyện về Thánh Gia Thất. Khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi và cha mẹ Ngài cùng đi với Ngài lên Jerusalem dự lễ Vượt qua, Chúa Giêsu thất lạc trong ba ngày. Cha mẹ Ngài tìm thấy Ngài trong Đền thờ ngồi giữa các thầy tư tế. Lời Chúa được ghi lại lần đầu tiên là câu trả lời cho sự tìm kiếm lo lắng của mẹ: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2:41-50). Cuộc đời công khai của Chúa Giêsu bắt đầu lúc Ngài lên 30 tuổi. Trong tiệc cưới ở Cana, Chúa làm phép lạ đầu tiên, biến nước trở thành rượu theo yêu cầu của Đức Mẹ để giúp đỡ tiệc cưới (Ga 2:1-11). Nhiều lần Đức Mẹ xuất hiện với Chúa trong sứ vụ của Ngài, nhưng luôn đứng ở vị trí kín đáo. Đức Mẹ có mặt lúc Chúa chịu đóng đinh và nghe Con Mẹ bảo thánh Gioan chăm lo cho mình (Ga 19:25-27). Mẹ chờ đợi cùng với các Tông đồ việc Chúa Thánh Thần sẽ đến vào lễ Ngũ Tuần. Kinh thánh không nói thông tin gì thêm về cuộc đời Đức Mẹ Maria. Dường như Ngài sống một thời gian ở Jerusalem, mặc dầu thuyền thống cho rằng Ngài qua đời ở Ephesus (Ê-phê-xô) vài năm sau khi Chúa Giêsu lên Trời. Hai niềm tin cơ bản về Đức Mẹ, là làm Mẹ Chúa và thụ thai Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh, đã được nói chắc chắn trong các Tin Mừng. Nhưng các khía cạnh khác của Thánh Mẫu học cũng là quan trọng. Các khía cạnh này có cơ sở Kinh thánh, nhưng không được nêu rõ cách đặc biệt trong các Tin Mừng.
Masochism
Khổ dâm, thống dâm, chứng khóai tự hành hạ mình. Là sự rối loạn nhân cách, có thể là kết quả của đam mê tính dục, trong đó một người tìm thấy lạc thú nhục dục từ sự tự hành hạ mình, hoặc tự làm cho mình đau đớn mới cảm nhận được lạc thú.
Mass, Conclusion Of
Kết thúc Thánh lễ. Là các nghi thức kết thúc phụng vụ Thánh Thể. Linh mục chào các tín hữu và ban phép lành cho họ. Trong các dịp đặc biệt, ngài có thể ban phép lành theo nghi thức trọng thể. Hành động cuối của ngài là sự giải tán các tín hữu, từ giã họ trở về với cuộc sống thường ngày với việc lành, ca khen và tạ ơn Chúa.
Mass, Introductory Rite
Nghi thức đầu lễ. Là các nghi thức đi trước phần Phụng vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ. Nghi thức gồm có bài ca nhập lễ, Hành vi Sám hối, Kinh Kyrie (Thương xót), Kinh Gloria (Vinh Danh), lời nguyện nhập lễ, tất cả được xem như là phần chuẩn bị mở đầu. Mục đích là tạo cho tín hữu có cảm thức cộng đồng, và giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham dự hữu hiệu vào Hy tế Tạ ơn.
Massa Candida
Massa Candida, “Đòan Tử đạo trắng”. Là một nhóm khỏang 300 Kitô hữu ở Carthage, đã thà lao vào lò vôi đang sôi hơn là dâng lễ vật cho thần Jupiter (khỏang năm 253). Thánh Âu Tinh đã viết và nói về họ, và Prudentius diễn tả lòng can trường của họ bằng thi ca.
Mass For The People
Lễ cầu cho đòan dân. Đây là lễ mà các vị mục tử và người khác phải cử hành, với ý cầu nguyện cho những người được giao phó cho các vị coi sóc. Lễ này được dâng vào mọi ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc cho mỗi quốc gia. Các đấng bị ràng buộc bởi lễ này là các Giám mục địa phương, viện phụ, và giám quản giáo phận hoặc cha xứ khi trống tòa giáo phận.
Mass Obligation
Bổn phận dự lễ Chủ nhật. Là sự buộc nặng cho người công giáo phải dự thánh lễ mọi chủ nhật và ngày lễ buộc. Như được Công đồng chung Vatican II nói rõ khi nhắc đến Thánh lễ ngày chủ nhật: “Thực vậy, trong ngày đó các Kitô hữu phải họp nhau lại để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Tạ Ơn, để kính nhớ cuộc Thương Khó, sự Sống Lại và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô” (Hiến chế về Phụng vụ, V, 106). Mệnh lệnh cách “các Kitô hữu phải họp nhau lại" nói lên sự nghiêm trọng của điều buộc, mà theo truyền thống của Giáo hội, buộc các người đã rửa tội và đến tuổi khôn. Họ buộc với hình phạt tội trọng là phải dự thánh lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc, điều này có nghĩa rằng bổn phận này nghiêm trọng cách khách quan. Xét về chủ quan, sự nghiêm trọng của tội sẽ tùy vào các hoàn cảnh miễn chước, nhất là ý thức của một người về sự quý giá và cần thiết của Thánh Lễ.
Mass Of The Presanctified
Lễ với Mình Thánh Chúa đã truyền phép sẵn. Là nghi thức kết thúc của ngày Thứ Sáu Tuần thánh. Linh mục chuyển Mình thánh Chúa đã truyền phép ngày thứ Năm Tuần thánh từ bàn thờ tạm tới bàn thờ chính. Sau khi đọc nhiều kinh nguyện, kể cả Kinh Lạy Cha, linh mục rước lễ. Sau đó ngài cho cộng đòan rước lễ. Tất cả bánh thánh đã được truyền phép ngày trước đó, vì không có Thánh lễ thật sự trong ngày Thứ Sáu Tuần thánh. Phụng vụ thứ Sáu kết thúc ngay sau phần Rước lễ.
Mass Penny
Tiền oi thánh lễ. Là tiền dâng lễ gồm nhiều lượng tiền khác nhau do tín hữu bỏ oi trong Thánh lễ. Tiền oi thường được để ở hàng tay vịn trước bàn thờ, như là phần dâng lễ vật để mua đèn, nến, rượu, bánh, dùng trong nghi thức Thánh lễ. Từ ngữ này có nguồn gốc Anglo-Saxon và được sử dụng hơn 300 năm cho đến thế kỷ 15.
Mass Stipend
Bổng lễ. Là tiền dâng cho linh mục để ngài sinh sống, và đổi lại ngài hứa dâng Thánh lễ theo ý người xin. Bổng lễ không được biếu như là giá tiền của Hy tế Tạ ơn. Nó là một quà tặng tự nguyện, có nguồn gốc từ thời Giáo hội sơ khai, khi bổng lễ được trao trong Thánh lễ, và sau đó mới thực hiện ngoài Thánh lễ. Bất cứ linh mục nào cử hành và dâng lễ cho một ý đặc biệt có thể nhận số bổng lễ ấy. Khi một linh mục nhận bổng lễ, ngài buộc phải dâng lễ cách công bằng theo hợp đồng không mất tiền, và ngài buộc phải dâng lễ ấy theo các điều kiện đã đưa ra hoặc được chấp nhận rồi. Giá trị của bổng lễ được xác định bởi tiêu chuẩn của giáo phận, mà mọi linh mục phải tuân theo, dù là linh mục triều hay Dòng. Tuy nhiên linh mục được phép yêu cầu số tiền lớn hơn, nếu có các nghĩa vụ đặc biệt đi kèm, chẳng hạn vào giờ trễ hơn hay một địa điểm người xin lễ mong muốn.
Master Of Ceremonies
Trưởng ban nghi lễ, trưởng nghi. Là một giáo sĩ theo dõi và hướng dẫn tiến trình cần phải thực hiện của một nghi thức tôn giáo. Trưởng nghi có tòan quyền trong giới hạn chức vụ của mình, nhất là hướng dẫn các cử chỉ của chủ tế và các vị phụ tá theo đúng chữ đỏ của Phụng Vụ Thánh. Nói chung đây là người hướng dẫn tiến trình thực hiện lễ nghi, khi có thủ tục đặc biệt đòi hỏi.
Master Of The Sacred Palace
Thần học gia Phủ Giáo hòang. Là nhà thần học và nhà giáo luật của Đức Giáo hòang, và vị này luôn là một tu sĩ Dòng Đa Minh. Thánh Đa Minh (1170-1221) là người đầu tiên giữ chức vụ này, với chức năng là phát triển Trường học Dinh Giáo hòang, sau trở thành trường Roman College. Một trong các bổn phận của chức này là cho phép hoặc cấm đóan việc xuất bản sách tôn giáo. Chức vụ này hiện nay là chủ yếu một chức danh dự. Ngài sống và làm việc tại Vatican.
Masturbation
Thủ dâm. Là sự kích thích trực tiếp bộ phận sinh dục ngòai sự giao hợp thật sự. Sự tự kích thích này có thể là thể lý, bằng một vật bên ngòai, hoặc là tinh thần, bằng suy tưởng và trí tưởng tượng. Đây là sự lạm dụng nghiêm trọng khả năng truyền sinh, và khi thực hiện với sự đồng ý hòan tòan và sự tự do, đó là một tội trọng. Sự tội là ở chỗ cho họat động bộ phận truyền sinh, trong khi ngăn cản chúng hòan tất mục tiêu tự nhiên và theo ý Chúa muốn cho chúng. (Từ nguyên Latinh manu, dùng tay + stuprare, tự làm ô uế.)
Mat
Mat, Matutinum—Kinh Sáng.
Mater Dolorosa
Mater Dolorosa, Đức Mẹ Sầu Bi. Tước hiệu của Đức Trinh Nữ, đặc biệt nhắc đến việc Đức Mẹ khóc than cái chết của Chúa Kitô khi Mẹ đứng bên Thánh giá.
Material Cause
Nguyên nhân chất thể. Là nguyên nhân mà một vật được sản xuất hoặc được làm. Là yếu tố thụ động trong bất cứ sự đổi thay nào, và yếu tố này hợp nhất với yếu tố chủ động để tạo ra một hữu thể vật lý. Đó cũng là cơ sở cho mọi thay đổi, mà tự thân cơ sở này là không thay đổi.
Materialism
Chủ nghĩa duy vật. Là thuyết cho rằng mọi thực tại chỉ là vật chất, hoặc là một chức năng của vật chất, hoặc là phái sinh từ vật chất. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất và tinh thần; ngay cả linh hồn cũng chủ yếu là vật chất và không được Chúa tạo dựng. Trong triết lý đạo đức, chủ nghĩa duy vật chủ trương rằng mọi của cải và quyền lợi vật chất, lạc thú thân xác và kinh nghiệm tình cảm, là lý do duy nhất hoặc ít là duy nhất cho sự hiện hữu của con người. Trong triết lý xã hội, chủ nghĩa này quan niệm rằng kinh tế và quyền lợi ở trần thế này là chức năng chính của xã hội.
Materially Evil
Xấu tự chất thể, có tội tự chất thể. Là sự gì xấu về luân lý một cách khách quan, và do đó là có tội, nhưng một người hoặc là không biết điều đó là sai, hoặc bị cưỡng ép và không bằng lòng nội tâm với cái xấu ấy.
Matins
Giờ Kinh Sáng. Là giờ kinh đầu tiên của các giờ kinh Phụng vụ. Kể từ Công đồng chung Vatican II, nó được thay thế bằng Giờ Kinh Sách, sau đó là Kinh Sáng. Trước kia giờ kinh này được đan sĩ nam hay nữ đọc vào các giờ đầu ngày sau nửa đêm, sau đó đọc Kinh Sáng như hiện nay. (Từ nguyên French matin, buổi sáng.)
Matrimonial Contract
Hôn ước. Là sự thỏa thuận tự nguyện của một người nam và một người nữ đi vào kết hôn với nhau, và hôn ước được Giáo hội hoặc Nhà nước công nhận. Hôn ước có hiệu lực giữa hai người đã rửa tội cũng là một bí tích.
Matrimonial Court
Tòa án hôn phối. Là một nhóm giáo sĩ ở giáo phủ giáo phận có nhiệm vụ xem xét và thông qua phán quyết về các nố hôn nhân, đã được đệ trình để nghiên cứu và có thể được Giám mục quyết định. Bên cạnh nhiều người khác, hoặc hai bộ phận làm việc giống nhau, tòa án hôn phối gồm có một thẩm phán hay nhiều thẩm phán, luật sư, thư ký, lục sự, và một người bảo hệ. Tòa án họp để cứu xét các vụ tranh cãi về hôn phối, trong đó một hay hai người là Công giáo, hoặc hôn nhân ấy cần được quyết định để cho người không Công giáo có thể kết hôn với người Công giáo. Các nố của “sắc lệnh vô hiệu hóa” là thường được đề nghị giải quyết nhiều nhất. Muốn có hiệu lực, mọi quyết định phải có sự chấp thuận của Giám mục. Việc kháng án về phán quyết của tòa án hôn phối luôn phải gửi về Roma, hoặc phán quyết này có thể đạt được mà không cần thượng tố đến tòa án giáo phận. Đấng bản quyền của giáo phận có quyền tài phán về một đặc ân thánh Phaolô. Thông qua luật sư, người Công giáo có quyền đưa bất cứ vụ nào đến bất cứ Thánh bộ Roma nào để được chấp thuận hoặc quyết định.
Matrimonial Jurisdiction
Quyền tài phán hôn phối. Là quyền của Giáo hội được Chúa cho phép để xác định các điều kiện mà người đã rửa tội có thể nhận lãnh một cách hữu hiệu và đúng luật bí tích hôn phối. Một phần của quyền tài phán này là quyền xác định ai có thể làm chứng hôn phối, và nếu cần, sự miễn chuẩn nào có thể được ban cho.
Matrimonia Mixta
Tông thư Matrimonia Mixta (Hôn nhân hỗn hợp). Là tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI, đặt ra các chuẩn mực rõ ràng cho hôn nhân hỗn hợp. Trong khi cho phép người Công giáo lấy người không Công giáo, với phép chuẩn, trước mặt một giáo sĩ không Công giáo, tông thư đòi buộc rằng mọi con cái của hai người phải sống trong đức tin Công giáo (Ngày 31-3-1970).
Matrimonii Sacramentum
Huấn thị Matrimonii Sacramentum. Huấn thị của Thánh bộ Giáo lý Đức tin về hôn nhân hỗn hợp. Đây là văn kiện đầu tiên trong hai văn kiện lịch sử, làm thay đổi nhiều khía cạnh trong thái độ của Giáo hội đối với các hôn phối, trong đó một người Công giáo cưới một người không Công giáo. Trong số các điều khỏan chuẩn mực, việc kết hôn trước mặt một mục sư Tin lành không còn bị vạ tuyệt thông nữa (Ngày 18-3-1966).
Matrimonium Non Consummatum
Matrimonium Non Consummatum, hôn nhân không hòan hợp. Là một hôn nhân làm phép có hiệu lực, nhưng không hoàn hợp do hai người chưa giao hợp tự nhiên. Hôn nhân này có thể được Đức Giáo hoàng giải bỏ với lý do chính đáng theo yêu cầu của hai người, hoặc được tháo gỡ ipso jure (tức khắc theo luật) do lời khấn trọng trong Dòng tu.