Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy biết lo cho tương lai
Jos. Vinc. Ngọc Biển
18:47 15/09/2013
HÃY BIẾT LO CHO TƯƠNG LAI!
(Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN, C)
Ngày nay, chúng ta nhận thấy rất nhiều người dùng tiền để mua chuộc, để thăng quan tiến chức; hay có những người giàu vì làm ăn bất chính, nên họ thường rửa tiền để tránh sự dòm ngó của người khác. Những người như thế thường bị xã hội lên án vì hành động bất nhân của họ. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Người quản gia bất trung” đã làm thiệt hại cho ông chủ, nên đã bị ông chủ thải hồi. Nhưng, mặt khác, Chúa Giêsu lại khuyên họ hãy học theo gương người quản gia, vì ông ta đã biết dùng tiền của bất chính để mua chuộc bạn hữu, đã biết lo cho tương lai vận mệnh của mình. Phải chăng Chúa khen và cổ súy cho hành vi sai trái này của người quản gia? Vậy, nếu điều đó là tốt thì tốt ở chỗ nào? Và, nếu sai thì sai ở đâu? Chúng ta cùng nhau suy niệm.
1. Người quản gia bất trung là ai?
Thoạt đầu, mới nghe dụ ngôn này, chúng ta rất dễ bị hiểu lầm. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đặt mối tương quan của chúng ta vào toàn bộ tổng thể bản văn, cũng như văn hóa của người Dothái thời bấy giờ, thì mới hiểu được ý Chúa muốn dạy chúng ta điều gì!
Với người Dothái thời bấy giờ, có nhiều người giàu có, họ thường lắm đồn điền ở nhiều nơi. Ông chủ không thể hiện diện cùng lúc tại nhiều chỗ được, vì thế, họ thường đặt những quản gia để trông nom kho lẫm và thay mặt mình để quản lý, điều hành mọi công việc.
Như vậy, người quản gia có một thế giá rất đặc biệt trong e kíp lãnh đạo. Ông chỉ đứng đằng sau chủ của ông; và có quyền thay mặt cũng như đại diện ông chủ khi ông vắng nhà; đồng thời có toàn quyền sắp xếp công việc cho những người làm công. Tuy nhiên, ông ta không có lương như những người làm công bình thường, ông ta chỉ có quyền thu xếp công việc và tìm cách làm lợi cho ông chủ. Khi không có lương như vậy, ông ta tìm cách cắt xén và ghi tăng thêm số lượng để lấy những nguồn lợi bất chính đó về cho mình. Quả thật, người quản gia trong bài Tin Mừng hôm nay đã tận dụng cơ hội “quyền huynh thế phụ” để làm ăn bất chính, hầu thu tích của cải cho mình. Nhưng thật không may, ông ta đã bị chủ phát hiện và quyết định đuổi việc: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Lc 16,2).
Trong hoàn cảnh này, ông ta suy tính: “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” (Lc 16, 3-4). Quả thật, không lẽ từ một người quản gia mà nay lại đi cuốc đất, hay đi ăn mày? Ông ta không thể làm được những chuyện đó vì những mâu thuẫn với con người và vai trò của ông! “Cái khó ló cái khôn”, trước khi bị đuổi chính thức, ông vẫn còn đủ tư cách là đại diện cho ông chủ, và trong thời gian chờ đợi để bàn giao sổ sách, giấy tờ, ông ta tìm cách lấy lòng và tạo bạn hữu bằng việc giảm nợ cho cho những con nợ: “… 'Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?' Người ấy đáp : 'Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác : 'Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?' Người ấy đáp : 'Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi'” (Lc 16, 5-7). Một cách giải quyết hết sức khôn khéo. Ông vừa được tiếng là tốt bụng, lại còn thêm được rất nhiều bạn bè, hòng khi bị đuổi việc, ông được người ta đón rước mình như một vị đại ân nhân của họ. Và cuối cùng, ông chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động thật khôn ngoan.
Như vậy, Chúa Giêsu có phải khen người quản gia bất lương vì sự bất lương của hắn ta không? Thưa không! Ngài khen là khen cái tài khôn khéo, biết tính trước cho tương lai vận mệnh của mình, và biết dùng tiền của bất chính để tạo nên bạn hữu. Qua câu chuyện này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết lo cho tương lai của mình, bởi vì “sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Cuộc sống là một cái gì mong manh, ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, nên: “không biết lo xa, ắt phải rầu gần”. Phần cuối của dụ ngôn, như một mệnh lệnh, Chúa Giêsu nói: "Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16, 9); mặt khác, Ngài cũng dạy chúng ta phải biết khôn ngoan trong việc sử dụng tiền của ở đời này, làm sao tiền của trở thành nô lệ, đày tớ cho chúng ta, chứ đừng biến nó thành ông chủ của mình: “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).
2. Sứ Điệp Lời Chúa
Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta biết rằng: mọi sự đều là của Chúa, và chúng ta chỉ là người quản lý mà thôi. Mà nếu chỉ là quản lý, thì phải biết giới hạn, phải biết được vai trò của mình đến đâu và phải lo chu toàn trách vụ mà ông chủ trao cho, vì thế, ta phải trung thành và giữ chữ tín trong khi làm việc: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”(Lc 16,16).
Cần tránh những hình thức lạm quyền và sa đà vào tình trạng tội lỗi. Hãy biết chia sẻ cho người khác để làm giàu trước mặt Thiên Chúa và có lợi cho phần hồn của mình. Chia sẻ bác ái được ví như một sự cầu lần, nay người, mai ta: “Người giàu giúp kẻ nghèo ở đời này, nhưng người nghèo giúp kẻ giầu trong đời sau”. Thật thế, “Thương xót kẻ khó nghèo là cho Đức Chúa vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng đáng việc đã làm”(Cn 19,17).
Cuối cùng, ta phải biết lo cho tương lai của chính mình như người quản gia trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9). Hãy mua lấy Nước Trời và làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta. Thật vậy, tiền của vật chất rồi sẽ qua đi, nhưng chỉ có Chúa là tồn tại, vì thế hãy tìm mọi cách mà xây dựng, mua lấy Nước Trời cho cuộc sống mai hậu. Hãy biết lo cho tương lai của mình cách cẩn trọng.
3. Sống Lời Chúa Hôm Nay
Thế nhưng, trong xã hội hôm nay, nhiều người có những tư tưởng tự cao và cho rằng: ta có được như vậy là nhờ công khó của chính chúng ta, mà họ quên mất một điều căn bản rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công. Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm” ( (Tv 127,1)). Vì vậy, hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa khi ta còn có thể tìm được. Hãy nhạy bén và biết hành xử khôn khéo như người quản gia trong bài Tin Mừng hôm nay.
Câu cảm thán của Chúa Giêsu hôm nay đáng làm cho chúng ta suy nghĩ: “…Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” (Lc 16, 8). Đây là câu nói mang tính khiển trách của Chúa Giêsu về thái độ nhạy bén với những giá trị Nước Trời của mỗi chúng ta. Quả thật, nhiều khi chúng ta gặp phải những cám dỗ, thay vì tìm mọi cách để vượt ra khỏi tình trạng tội lỗi, thì ta lại như “thiêu thân”, cứ muốn lao mình vào. Biết là những tội đó nguy hại cho phần rỗi của mình, nhưng vẫn cứ ung dung tiến đến và muốn ở lại luôn trong đó, bởi vì nơi đó là vũng lầy, nhưng lại là “vũng lầy êm ái”.
Lý do: vì chúng ta không tha thiết gì đến cuộc sống mai hậu, thậm chí lại còn tìm mọi cách để thoát ra khỏi sự sống thần linh và thay vào đó là một sự sống thể lý thuần túy. Nhưng dù muốn dù không, chúng ta đều phải chân nhận với nhau rằng: cuộc sống trên trần gian này là cuộc sống tạm bợ, hữu hạn. Cuộc sống mai sau mới là cuộc sống vĩnh cửu. Vì thế, ngay lúc này, hãy biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng những việc bác ái; đồng thời biết sử dụng tiền của là những vật hư nát để mua lấy Nước Trời, và, ”Trong mọi sự phải nhắm chắc cái cùng đích” hầu chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp.
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra sự yếu hèn của mình, hầu thoát ra khỏi những sự chóng qua ở đời này mà biết lo tìm phần rỗi cho mình trong cuộc sống mai hậu. Xin cho chúng con biết chọn Chúa và những giá trị tốt trong cuộc đời. Amen.
(Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN, C)
Ngày nay, chúng ta nhận thấy rất nhiều người dùng tiền để mua chuộc, để thăng quan tiến chức; hay có những người giàu vì làm ăn bất chính, nên họ thường rửa tiền để tránh sự dòm ngó của người khác. Những người như thế thường bị xã hội lên án vì hành động bất nhân của họ. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Người quản gia bất trung” đã làm thiệt hại cho ông chủ, nên đã bị ông chủ thải hồi. Nhưng, mặt khác, Chúa Giêsu lại khuyên họ hãy học theo gương người quản gia, vì ông ta đã biết dùng tiền của bất chính để mua chuộc bạn hữu, đã biết lo cho tương lai vận mệnh của mình. Phải chăng Chúa khen và cổ súy cho hành vi sai trái này của người quản gia? Vậy, nếu điều đó là tốt thì tốt ở chỗ nào? Và, nếu sai thì sai ở đâu? Chúng ta cùng nhau suy niệm.
1. Người quản gia bất trung là ai?
Thoạt đầu, mới nghe dụ ngôn này, chúng ta rất dễ bị hiểu lầm. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đặt mối tương quan của chúng ta vào toàn bộ tổng thể bản văn, cũng như văn hóa của người Dothái thời bấy giờ, thì mới hiểu được ý Chúa muốn dạy chúng ta điều gì!
Với người Dothái thời bấy giờ, có nhiều người giàu có, họ thường lắm đồn điền ở nhiều nơi. Ông chủ không thể hiện diện cùng lúc tại nhiều chỗ được, vì thế, họ thường đặt những quản gia để trông nom kho lẫm và thay mặt mình để quản lý, điều hành mọi công việc.
Như vậy, người quản gia có một thế giá rất đặc biệt trong e kíp lãnh đạo. Ông chỉ đứng đằng sau chủ của ông; và có quyền thay mặt cũng như đại diện ông chủ khi ông vắng nhà; đồng thời có toàn quyền sắp xếp công việc cho những người làm công. Tuy nhiên, ông ta không có lương như những người làm công bình thường, ông ta chỉ có quyền thu xếp công việc và tìm cách làm lợi cho ông chủ. Khi không có lương như vậy, ông ta tìm cách cắt xén và ghi tăng thêm số lượng để lấy những nguồn lợi bất chính đó về cho mình. Quả thật, người quản gia trong bài Tin Mừng hôm nay đã tận dụng cơ hội “quyền huynh thế phụ” để làm ăn bất chính, hầu thu tích của cải cho mình. Nhưng thật không may, ông ta đã bị chủ phát hiện và quyết định đuổi việc: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Lc 16,2).
Trong hoàn cảnh này, ông ta suy tính: “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” (Lc 16, 3-4). Quả thật, không lẽ từ một người quản gia mà nay lại đi cuốc đất, hay đi ăn mày? Ông ta không thể làm được những chuyện đó vì những mâu thuẫn với con người và vai trò của ông! “Cái khó ló cái khôn”, trước khi bị đuổi chính thức, ông vẫn còn đủ tư cách là đại diện cho ông chủ, và trong thời gian chờ đợi để bàn giao sổ sách, giấy tờ, ông ta tìm cách lấy lòng và tạo bạn hữu bằng việc giảm nợ cho cho những con nợ: “… 'Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?' Người ấy đáp : 'Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác : 'Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?' Người ấy đáp : 'Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi'” (Lc 16, 5-7). Một cách giải quyết hết sức khôn khéo. Ông vừa được tiếng là tốt bụng, lại còn thêm được rất nhiều bạn bè, hòng khi bị đuổi việc, ông được người ta đón rước mình như một vị đại ân nhân của họ. Và cuối cùng, ông chủ đã khen người quản lý bất lương đó hành động thật khôn ngoan.
Như vậy, Chúa Giêsu có phải khen người quản gia bất lương vì sự bất lương của hắn ta không? Thưa không! Ngài khen là khen cái tài khôn khéo, biết tính trước cho tương lai vận mệnh của mình, và biết dùng tiền của bất chính để tạo nên bạn hữu. Qua câu chuyện này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết lo cho tương lai của mình, bởi vì “sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Cuộc sống là một cái gì mong manh, ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, nên: “không biết lo xa, ắt phải rầu gần”. Phần cuối của dụ ngôn, như một mệnh lệnh, Chúa Giêsu nói: "Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16, 9); mặt khác, Ngài cũng dạy chúng ta phải biết khôn ngoan trong việc sử dụng tiền của ở đời này, làm sao tiền của trở thành nô lệ, đày tớ cho chúng ta, chứ đừng biến nó thành ông chủ của mình: “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).
2. Sứ Điệp Lời Chúa
Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta biết rằng: mọi sự đều là của Chúa, và chúng ta chỉ là người quản lý mà thôi. Mà nếu chỉ là quản lý, thì phải biết giới hạn, phải biết được vai trò của mình đến đâu và phải lo chu toàn trách vụ mà ông chủ trao cho, vì thế, ta phải trung thành và giữ chữ tín trong khi làm việc: “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”(Lc 16,16).
Cần tránh những hình thức lạm quyền và sa đà vào tình trạng tội lỗi. Hãy biết chia sẻ cho người khác để làm giàu trước mặt Thiên Chúa và có lợi cho phần hồn của mình. Chia sẻ bác ái được ví như một sự cầu lần, nay người, mai ta: “Người giàu giúp kẻ nghèo ở đời này, nhưng người nghèo giúp kẻ giầu trong đời sau”. Thật thế, “Thương xót kẻ khó nghèo là cho Đức Chúa vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng đáng việc đã làm”(Cn 19,17).
Cuối cùng, ta phải biết lo cho tương lai của chính mình như người quản gia trong Tin Mừng hôm nay: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9). Hãy mua lấy Nước Trời và làm giàu trước mặt Thiên Chúa là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta. Thật vậy, tiền của vật chất rồi sẽ qua đi, nhưng chỉ có Chúa là tồn tại, vì thế hãy tìm mọi cách mà xây dựng, mua lấy Nước Trời cho cuộc sống mai hậu. Hãy biết lo cho tương lai của mình cách cẩn trọng.
3. Sống Lời Chúa Hôm Nay
Thế nhưng, trong xã hội hôm nay, nhiều người có những tư tưởng tự cao và cho rằng: ta có được như vậy là nhờ công khó của chính chúng ta, mà họ quên mất một điều căn bản rằng: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công. Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm” ( (Tv 127,1)). Vì vậy, hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa khi ta còn có thể tìm được. Hãy nhạy bén và biết hành xử khôn khéo như người quản gia trong bài Tin Mừng hôm nay.
Câu cảm thán của Chúa Giêsu hôm nay đáng làm cho chúng ta suy nghĩ: “…Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại” (Lc 16, 8). Đây là câu nói mang tính khiển trách của Chúa Giêsu về thái độ nhạy bén với những giá trị Nước Trời của mỗi chúng ta. Quả thật, nhiều khi chúng ta gặp phải những cám dỗ, thay vì tìm mọi cách để vượt ra khỏi tình trạng tội lỗi, thì ta lại như “thiêu thân”, cứ muốn lao mình vào. Biết là những tội đó nguy hại cho phần rỗi của mình, nhưng vẫn cứ ung dung tiến đến và muốn ở lại luôn trong đó, bởi vì nơi đó là vũng lầy, nhưng lại là “vũng lầy êm ái”.
Lý do: vì chúng ta không tha thiết gì đến cuộc sống mai hậu, thậm chí lại còn tìm mọi cách để thoát ra khỏi sự sống thần linh và thay vào đó là một sự sống thể lý thuần túy. Nhưng dù muốn dù không, chúng ta đều phải chân nhận với nhau rằng: cuộc sống trên trần gian này là cuộc sống tạm bợ, hữu hạn. Cuộc sống mai sau mới là cuộc sống vĩnh cửu. Vì thế, ngay lúc này, hãy biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng những việc bác ái; đồng thời biết sử dụng tiền của là những vật hư nát để mua lấy Nước Trời, và, ”Trong mọi sự phải nhắm chắc cái cùng đích” hầu chuẩn bị cho một tương lai tốt đẹp.
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra sự yếu hèn của mình, hầu thoát ra khỏi những sự chóng qua ở đời này mà biết lo tìm phần rỗi cho mình trong cuộc sống mai hậu. Xin cho chúng con biết chọn Chúa và những giá trị tốt trong cuộc đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tấm gương mục tử: ' Linh Mục Cao Bồi' Chân Phước Brochero.
Têrêsa Thu Lan
06:22 15/09/2013
Thánh lễ phong chân phước ngoài trời qui tụ khoảng 200.000 người đã diễn ra ở phiá bắc thành phố Cordoba. ĐHY Angela Amato, tổng trưởng thánh bộ phong thánh, đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, làm chủ tế.
Trong đám đông, người ta ghi nhân sự hiện diện cuả 3.000 gauchos, tức là những người chăn nuôi gia súc cuả Argentina, mặc áo poncho giống như chiếc áo khoác mà linh mục José Gabriel del Rosario Brochero thường mặc. Lúc sinh thời Ngài đã được người dân địa phương đặt tên là "Linh Mục Cao Bồi" ("El Cura Gaucho", linh mục da bò ).
Sinh năm 1840 và thụ phong linh mục ở tuổi 26, hình ảnh cuả cha Brochero còn để lại trong những con tim cuả người dân miền Cordoba là hình ảnh một linh mục cưỡi la, mang phúc âm và bí tích đến với những người dân sống ở các vùng sâu vùng xa.
Trong một lá thư đọc tại Thánh Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Vị mục tử này có mùi của cừu đã trở nên nghèo giữa những người nghèo."
"Chân Phước Brochero là một con người cũng bình thường, mong manh, giống như bất kỳ ai trong chúng ta, " Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Nhưng sự vĩ đại đến từ một điểm là, " Ngài nhận biết tình yêu của Chúa Giêsu. Ngài đã để cho trái tim mình được xúc động bởi lòng thương xót của Thiên Chúa. "
Đức Giáo Hoàng nói rằng đối với người dân địa phương, thì việc được chân phước Brochero đến thăm cũng giống như là "được chính chuá Giêsu đến tận nhà thăm viếng mình vậy. "
Khi đến thăm giáo dân của mình, vị linh mục chỉ mang theo một bức hình của Đức Mẹ, một cuốn sách lễ và cuốn sách kinh.
Lúc giảng dạy, Ngài "nói thật đơn giản để tất cả mọi người có thể hiểu được. Những điều Ngài nói về đức tin và tình yêu cuả Chuá Giêsu thì đến trực tiếp từ chính trái tim và tâm hồn cuả Ngài. "
Đức Thánh Cha lưu ý rằng: sự can đảm làm việc tông đồ của Chân Phước là một gương mẫu quan trọng cho các nhà truyền giáo ngày hôm nay.
"Chân Phước Brochero đã không ngồi làm việc trong văn phòng giáo xứ: Ngài đã làm việc kiệt sức trên lưng một con la và cuối cùng đã mắc phải bệnh phong. "
Ngài đã trung tín cho đến cùng, tiếp tục " cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ ngay cả khi đã bị mù loà. "
Theo tin tức từ báo chí Argentina kể lại thì linh mục Brochero đã bị lây bệnh phong sau khi uống chung một ly Mate với những người cùi, bệnh phong sau này cũng gây thêm bệnh mù và điếc.
Mate là một loại nước trà thịnh hành ở Nam Mỹ, người ta chung uống cùng một ly, dùng chung một ống hút. Đó là một lễ nghi xã giao quan trọng ở Nam Mỹ. Đức Thánh Cha Phanxicô khi còn ở Argentina vẫn thường đi tới các khu ổ chuột và chia sẻ một ly Mate với cư dân.
Từ khi thụ phong linh mục, Chân Phước Brochero đã bắt đầu nổi tiếng qua những công việc cuả ngài khi cứu trợ nạn nhân và người chết trong nạn dịch tả hoành hành tại thành phố Cordoba vào năm 1867.
Hai năm sau, cuối năm 1869, Ngài được giao phó giáo xứ Thánh Albert, là một giáo xứ rộng trên 4.336 km vuông, có 10.000 giáo dân nghèo khổ sống trong một khu vực không có đường giao thông, không có cả trường học.
Đó là một nơi rất xa xôi không tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà theo lời mô tả cuả linh mục Brochero thì đây là chốn " bị bỏ rơi bởi tất cả mọi người ngoại trừ Thiên Chúa. "
Ngay sau khi tới giáo xứ Thánh Albert, Cha Brochero đã tổ chức một nhóm giáo dân vượt dãy núi Sierra nguy hiểm để đến thành phố Cordoba tham dự một khóa Linh Thao với các cha dòng Tên.
Mặc dù cuộc hành trình đã trải qua một cơn bão tuyết dữ dội, nhưng hoa trái tinh thần thì thật là to lớn cho đời sống của giáo dân sau này.
Ngoài việc phát triển tâm linh cuả người dân, vị linh mục cũng tìm cách phát triển xã hội bằng cách làm việc để xây dựng trường học, đường giao thông, và thuyết phục chính quyền cung cấp dịch vụ bưu chính và điện tín.
Một tờ báo địa phương cuả Cordoba, năm 1887, đã mô tả Ngài là một linh mục đặc biệt mà công việc không chỉ giới hạn vào việc rao giảng.
"Cha ấy sống theo tinh thần phúc âm. Bạn đang thiếu một người thợ mộc ư ? Ngài sẽ là một người thợ mộc. Bạn đang thiếu một người lao động ư? Ngài sẽ là một người lao động. Ngài cuốn tấm áo chùng thâm của mình lên, cầm lấy xẻng, cuốc và với sự hổ trợ cuả giáo dân, đã mở ra một con đường công cộng chỉ trong vòng 15 ngày, " bài báo cho biết.
Chân Phước Brochero qua đời năm 1914 thọ 74 tuổi.
Đức Giáo Hoàng: Không có 'tin đồn vô hại'
Lã Thụ Nhân
06:30 15/09/2013
Trong Thánh lễ sáng hôm 13/09/2013 tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những ảnh hưởng của tin đồn. Ngài giải thích rằng không có những tin đồn vô hại và nói thêm rằng khi các Kitô hữu nói xấu người khác, nó gây ra những tác động tàn phá tai hại.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Một Kitô hữu giết người... Không phải tôi nói điều này, mà là Chúa nói. Và không có khác biệt gì cả. Nếu anh nói xấu anh em mình, thì anh em giết chết anh em mình. Và mỗi lần chúng ta nói xấu người khác là chúng ta đang bắt chước cử chỉ của Cain, kẻ giết người đầu tiên trong lịch sử".
Khi bắt gặp người khác có những thiếu sót nghiêm trọng, Đức Thánh Cha nói rằng ta nên cầu nguyện và tìm cách giúp đỡ họ, thay vì đồn đãi công khai về những khuyết điểm của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Một Kitô hữu giết người... Không phải tôi nói điều này, mà là Chúa nói. Và không có khác biệt gì cả. Nếu anh nói xấu anh em mình, thì anh em giết chết anh em mình. Và mỗi lần chúng ta nói xấu người khác là chúng ta đang bắt chước cử chỉ của Cain, kẻ giết người đầu tiên trong lịch sử".
Khi bắt gặp người khác có những thiếu sót nghiêm trọng, Đức Thánh Cha nói rằng ta nên cầu nguyện và tìm cách giúp đỡ họ, thay vì đồn đãi công khai về những khuyết điểm của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Các Quốc gia Mỹ Châu
Lã Thụ Nhân
06:34 15/09/2013
Hôm 12/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thư ký Tổ chức Các Quốc gia Mỹ Châu (OSA), là ông José Miguel Insulza. Ông Insulza cho rằng việc bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã là một sự công nhận sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ Châu Latin.
Đức Thánh Cha nói: "Hân hạnh được gặp ngài".
Tổng thư ký José Miguel Insulza đáp: "Tôi cũng vậy"
Đức Thánh Cha: "Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã thăm hỏi tôi".
Sau kết quả cuộc bầu chọn Giáo hoàng, ông Insulza thấy được tầm quan trọng của việc báo cáo với Đức Giáo Hoàng về các dự án ở OAS.
Tổ chức của ông cố gắng để tăng cường đối thoại giữa tất cả các quốc gia ở Mỹ châu về nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề về nhân quyền.
Cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân thiện. Như thường lệ, kết thúc cuộc gặp hai vị đã tặng quà lưu niệm cho nhau.
Đức Thánh Cha nói: "Hân hạnh được gặp ngài".
Tổng thư ký José Miguel Insulza đáp: "Tôi cũng vậy"
Đức Thánh Cha: "Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã thăm hỏi tôi".
Sau kết quả cuộc bầu chọn Giáo hoàng, ông Insulza thấy được tầm quan trọng của việc báo cáo với Đức Giáo Hoàng về các dự án ở OAS.
Tổ chức của ông cố gắng để tăng cường đối thoại giữa tất cả các quốc gia ở Mỹ châu về nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề về nhân quyền.
Cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân thiện. Như thường lệ, kết thúc cuộc gặp hai vị đã tặng quà lưu niệm cho nhau.
Đức Giáo Hoàng ra bài tập về nhà cho các tín hữu tham dự buổi triều yết chung: Anh chị em hãy tìm ngày mình được Rửa Tội!
Lã Thụ Nhân
06:37 15/09/2013
Một điều khá rõ ràng là Đức Thánh Cha thích ở giữa mọi người, chào thăm họ, nhận thư và những món quà tượng trưng của họ. Phải mất khoảng 40 phút để ngài đi khắp Quảng trường Thánh Phêrô theo cách của mình khi ngài dừng lại dọc đường để chào mọi người trong buổi triều yết chung hàng tuần của ngài. Không muốn bỏ sót bất cứ ai, ngài đã chào thăm hơn 100 người.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi đã bỏ lỡ một người ở đó".
Trong buổi triều yết chung hôm nay, Đức Thánh Cha đã nói về mối quan hệ giữa những người mẹ và con cái họ. Ngài giải thích rằng Giáo Hội cũng giống như một Người Mẹ, bởi vì qua Bí tích Rửa Tội, Giáo Hội mang đến một đời sống – đời sống đức tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi: "Có bao nhiêu người trong anh chị em nhớ ngày Rửa Tội của mình? Có một vài cánh tay giơ lên ở đó... Nhưng nhiều người không biết! Họ nói rằng: Tôi nghĩ nó rơi vào Lễ Phục Sinh hay Giáng Sinh. Ngày Rửa Tội của chúng ta là ngày sinh của chúng ta trong Giáo Hội, ngày Giáo Hội Mẹ sinh ra chúng ta, thật đẹp làm sao".
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của Bí tích này, thậm chí ngài đã cho những người hành hương một số bài tập về nhà. Ngài hỏi họ tìm xem khi nào mình được Rửa Tội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Để mừng nó, để dâng lên Chúa lời cảm tạ vì một món quà như thế. Anh chị em sẽ làm điều đó chứ? Đúng vậy, đó là bài tập về nhà, được chứ?".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Giáo Hội chăm sóc đứa con mình trong suốt cuộc đời của họ, giống như bất kỳ người mẹ nào. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người được rửa tội là một phần của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Giáo Hội không chỉ dành cho các linh mục. Tất cả chúng ta là thành phần của Giáo Hội. Nếu anh chị em nói mình tin vào Thiên Chúa, mà không nằm trong Giáo Hội, là anh chị em nói rằng anh chị em không tin vào chính mình, và đó là sự mâu thuẫn. Tất cả chúng ta là Giáo Hội, tất cả chúng ta. Từ đứa trẻ mới Rửa Tội cho đến các giám mục và Giáo Hoàng, tất cả chúng ta".
Đức Thánh Cha cũng chỉ ra rằng con cái Giáo Hội cần phải nắm lấy tình huynh đệ, rao giảng Tin Mừng và giúp đỡ những người nghèo khó.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi đã bỏ lỡ một người ở đó".
Trong buổi triều yết chung hôm nay, Đức Thánh Cha đã nói về mối quan hệ giữa những người mẹ và con cái họ. Ngài giải thích rằng Giáo Hội cũng giống như một Người Mẹ, bởi vì qua Bí tích Rửa Tội, Giáo Hội mang đến một đời sống – đời sống đức tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi: "Có bao nhiêu người trong anh chị em nhớ ngày Rửa Tội của mình? Có một vài cánh tay giơ lên ở đó... Nhưng nhiều người không biết! Họ nói rằng: Tôi nghĩ nó rơi vào Lễ Phục Sinh hay Giáng Sinh. Ngày Rửa Tội của chúng ta là ngày sinh của chúng ta trong Giáo Hội, ngày Giáo Hội Mẹ sinh ra chúng ta, thật đẹp làm sao".
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của Bí tích này, thậm chí ngài đã cho những người hành hương một số bài tập về nhà. Ngài hỏi họ tìm xem khi nào mình được Rửa Tội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Để mừng nó, để dâng lên Chúa lời cảm tạ vì một món quà như thế. Anh chị em sẽ làm điều đó chứ? Đúng vậy, đó là bài tập về nhà, được chứ?".
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng Giáo Hội chăm sóc đứa con mình trong suốt cuộc đời của họ, giống như bất kỳ người mẹ nào. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người được rửa tội là một phần của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Giáo Hội không chỉ dành cho các linh mục. Tất cả chúng ta là thành phần của Giáo Hội. Nếu anh chị em nói mình tin vào Thiên Chúa, mà không nằm trong Giáo Hội, là anh chị em nói rằng anh chị em không tin vào chính mình, và đó là sự mâu thuẫn. Tất cả chúng ta là Giáo Hội, tất cả chúng ta. Từ đứa trẻ mới Rửa Tội cho đến các giám mục và Giáo Hoàng, tất cả chúng ta".
Đức Thánh Cha cũng chỉ ra rằng con cái Giáo Hội cần phải nắm lấy tình huynh đệ, rao giảng Tin Mừng và giúp đỡ những người nghèo khó.
Một nhân chứng mô tả vụ sát hại người Công giáo ở một làng Kitô giáo Syria
Lã Thụ Nhân
06:40 15/09/2013
Damascus - Một người phụ nữ chứng kiến vụ sát hại ba người Công Giáo ở Ma'loula, một ngôi làng Kitô giáo ở Syria bị quân nổi dậy thánh chiến Syria tấn công, đã cung cấp những chi tiết về cái chết của họ cho Thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc.
Đức Thượng Phụ Grégoire III (Loutfi) Laham, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, đã chủ sự tang lễ của họ tại Damascus.
Theo tường thuật của Fides thì quân nổi dậy xông vào "nhiều gia đình thường dân hôm 07 Tháng Chín, phá hủy nhà cửa và khủng bố người dân, phá hoại tất cả những ảnh tượng thánh. Tại một ngôi nhà, có ba người đàn ông Công Giáo Hy Lạp: Mikhael Taalab, người anh em họ của ông là Antoun Taalab, Sarkis el Zakhm, cháu trai của Mikhael, và một người phụ nữ, người thân của họ, người đã thuật lại những gì đã xảy ra".
Bài báo cho biết thêm: "Những người Hồi giáo đã yêu cầu mọi người có mặt phải cải đạo sang Hồi giáo. Sarkis trả lời dứt khoát: ‘Tôi là một Kitô hữu, và nếu muốn giết tôi bởi vì tôi là một Kitô hữu, thì hãy cứ giết’. Người đàn ông trẻ tuổi cùng với hai người kia đã bị những kẻ máu lạnh sát hại. Người phụ nữ bị thương và được cứu sống một cách lạ lùng, sau đó bà được đưa đến một bệnh viện ở Damascus".
Đức Thượng Phụ Grégoire III (Loutfi) Laham, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Melkite Hy Lạp, đã chủ sự tang lễ của họ tại Damascus.
Theo tường thuật của Fides thì quân nổi dậy xông vào "nhiều gia đình thường dân hôm 07 Tháng Chín, phá hủy nhà cửa và khủng bố người dân, phá hoại tất cả những ảnh tượng thánh. Tại một ngôi nhà, có ba người đàn ông Công Giáo Hy Lạp: Mikhael Taalab, người anh em họ của ông là Antoun Taalab, Sarkis el Zakhm, cháu trai của Mikhael, và một người phụ nữ, người thân của họ, người đã thuật lại những gì đã xảy ra".
Bài báo cho biết thêm: "Những người Hồi giáo đã yêu cầu mọi người có mặt phải cải đạo sang Hồi giáo. Sarkis trả lời dứt khoát: ‘Tôi là một Kitô hữu, và nếu muốn giết tôi bởi vì tôi là một Kitô hữu, thì hãy cứ giết’. Người đàn ông trẻ tuổi cùng với hai người kia đã bị những kẻ máu lạnh sát hại. Người phụ nữ bị thương và được cứu sống một cách lạ lùng, sau đó bà được đưa đến một bệnh viện ở Damascus".
Đức Giáo Hoàng: Tất cả mọi người có trách nhiệm đối với các Kitô hữu tại Thánh Địa
Lã Thụ Nhân
06:44 15/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón phái đoàn của Hội Hiệp sĩ Thánh Mộ, là nhữg người chịu trách nhiệm hỗ trợ về kinh tế cho các Kitô hữu tại Thánh Địa.
Trong diễn từ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cầu nguyện hằng ngày cho tất cả các Kitô hữu sống trong khu vực. Ngài cũng cám ơn Tu hội về sự phục vụ của họ. Đức Thánh Cha nói thêm rằng vùng đất của Chúa Giêsu có nhiều người túng thiếu, nhưng cảnh báo rằng đức tin không loại trừ bất cứ một ai khỏi trách nhiệm ra sức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Trong diễn từ của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài cầu nguyện hằng ngày cho tất cả các Kitô hữu sống trong khu vực. Ngài cũng cám ơn Tu hội về sự phục vụ của họ. Đức Thánh Cha nói thêm rằng vùng đất của Chúa Giêsu có nhiều người túng thiếu, nhưng cảnh báo rằng đức tin không loại trừ bất cứ một ai khỏi trách nhiệm ra sức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Chủ tịch Phong trào Focolare, Maria Voce
Lã Thụ Nhân
06:45 15/09/2013
Hôm 13/09/2013, lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón Chủ tịch của Phong trào Focolare, bà Maria Voce và Giancarlo Falleti, đồng chủ tịch của phong trào Công Giáo được chị Chiara Lubich thành lập năm 1944 tại Ý.
Phong trào Focolare đã lan rộng trên toàn thế giới, và hiện có khoảng hai triệu thành viên. Đặc sủng của họ là thúc đẩy sự hiệp nhất giữa tất cả mọi người. Họ cũng tìm cách tăng cường đối thoại đại kết, và giúp đỡ bất kỳ người nào đã bỏ đạo nhưng mong muốn trở lại với đức tin Công Giáo.
Phong trào Focolare đã lan rộng trên toàn thế giới, và hiện có khoảng hai triệu thành viên. Đặc sủng của họ là thúc đẩy sự hiệp nhất giữa tất cả mọi người. Họ cũng tìm cách tăng cường đối thoại đại kết, và giúp đỡ bất kỳ người nào đã bỏ đạo nhưng mong muốn trở lại với đức tin Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp Tân Đại sứ Brazil
Lã Thụ Nhân
06:52 15/09/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nồng nhiệt tiếp Tân Đại sứ Brazil cạnh Tòa Thánh, ông Denis Fontes, vào sáng thứ Sáu 13/09 tại Vatican. Tân Đại sứ của quốc gia Công Giáo lớn nhất thế giới đã trình quốc thư lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha: "Chào mừng ngài!".
Tân Đại sứ Brazil: "Nếu ngài muốn, ngài có thể trò chuyện với tôi bằng tiếng Bồ Đào Nha".
Đức Thánh Cha: "Nhưng ngài nói với tôi bằng tiếng Brazil!"
Là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, ông Fontes đến Vatican sau khi đã làm việc tại các đại sứ quán ở Đức, Ecuador, Trung Quốc, Pháp, Nam Phi và Bỉ.
Sau cuộc trò chuyện ngắn, nhà ngoại giao giới thiệu phu nhân và một trong hai con trai của ông, cũng như các nhân viên Đại sứ quán. Chính phủ Brazil đã bổ nhiệm ông tới Vatican ngay trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Brazil nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới.
Đức Thánh Cha: "Thưa ngài, xin cầu nguyện cho tôi".
Tân Đại sứ Brazil: "Vâng, tất nhiên rồi"
Sau khi trao tặng phái đoàn huy hiệu giáo hoàng, Đức Thánh Cha yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Ngài kết thúc cuộc hội kiến bằng cách yêu cầu ông đại sứ gửi lời chào của ngài đến Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.
Đức Giáo Hoàng đã thể hiện sự yêu mến tuyệt vời dành cho rằng quốc gia Nam Mỹ này. Một trong những cuộc tiếp kiến đầu tiên của ngài dành cho các vị nguyên thủ quốc gia là tiếp bà Rousseff, trong khi chuyến tông du quốc tế đầu tiên của ngài là đến Rio de Janeiro vào tháng Bảy vừa qua.
Đức Thánh Cha: "Chào mừng ngài!".
Tân Đại sứ Brazil: "Nếu ngài muốn, ngài có thể trò chuyện với tôi bằng tiếng Bồ Đào Nha".
Đức Thánh Cha: "Nhưng ngài nói với tôi bằng tiếng Brazil!"
Là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, ông Fontes đến Vatican sau khi đã làm việc tại các đại sứ quán ở Đức, Ecuador, Trung Quốc, Pháp, Nam Phi và Bỉ.
Sau cuộc trò chuyện ngắn, nhà ngoại giao giới thiệu phu nhân và một trong hai con trai của ông, cũng như các nhân viên Đại sứ quán. Chính phủ Brazil đã bổ nhiệm ông tới Vatican ngay trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Brazil nhân dịp Đại hội Giới trẻ Thế giới.
Đức Thánh Cha: "Thưa ngài, xin cầu nguyện cho tôi".
Tân Đại sứ Brazil: "Vâng, tất nhiên rồi"
Sau khi trao tặng phái đoàn huy hiệu giáo hoàng, Đức Thánh Cha yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Ngài kết thúc cuộc hội kiến bằng cách yêu cầu ông đại sứ gửi lời chào của ngài đến Tổng thống Brazil Dilma Rousseff.
Đức Giáo Hoàng đã thể hiện sự yêu mến tuyệt vời dành cho rằng quốc gia Nam Mỹ này. Một trong những cuộc tiếp kiến đầu tiên của ngài dành cho các vị nguyên thủ quốc gia là tiếp bà Rousseff, trong khi chuyến tông du quốc tế đầu tiên của ngài là đến Rio de Janeiro vào tháng Bảy vừa qua.
Đức tin thúc đẩy phải tranh đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn
Bùi Hữu Thư
12:43 15/09/2013
Lời nhắn nhủ với Dòng Mộ Thánh Chúa tại Giêrusalem
ROME, 13 tháng 9, 2013 (Le Mode vu de Rome) – “ Đức tin không làm cho từ bỏ các trách nhiệm, nhưng ngược lại thúc đẩy phải hoạt động cụ thể cho một xã hội trốt đẹp hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên cuộc hành hương của Dòng Mộ Thánh Chúa tại GIirusalem, nhân dịp Năm Đức Tin, ngày thứ sáu 13 tháng 9, 2013 vừa qua.
Trên 2.000 người đã hiện diện trong sảnh đường Phaolô VI tại Vatican, dưới sự hướng dẫn của Hồng Y Edwin O’Brien, bề trên tổng quyền của Dòng, và Đức Cha Fouad Twal, thượng phụ La Tinh tại Giêrusalem, bề trên.
Bầy tỏ lòng tri ân đối với những hoạt động của Dòng liên đới với Đất Thánh, Đức Thánh Cha đã khuyến khích họ “tin tưởng vào quyền năng cứu rỗi của thập giá và sự phục sinh, để cung cấp niềm hy vọng và hòa bình”, vì “đức tin không làm cho xa lánh trách nhiệm, nhưng ngược lại thúc đẩy phải dấn thấn hoạt động cụ thể cho một xã hội tốt đẹp hơn.”
Ngài đã đề nghị ba điều – giống như đã đề ra trong Thánh Lễ đăng quang – để hướng dẫn các hoạt động của họ: tiến bước, xây dựng và tuyên xưng.
Trước hết “tiến bước”, mời gọi Kitô hữu “lựa chọn giữa “đi lang thang” và “hành hương”: “ngày nay có rất nhiều người cứ đi lang thang, không có một nhãn quan về lý tưởng cuộc sống và thường không ý thức về các biến cố trong thế giới.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ họ: Cần phải “luôn luôn nhận thức về ý nghĩa xâu xa, về ánh sáng mang lại đức tin”, cần duy trì sự phồn thịnh cao cả của các giá trị, những khôn ngoan của quá khứ, trong khi sống tận tình trong hiện tại, và dấn thân ngày nay, với con mắt nhìn về tương lai, trong khi mở ra các chân trời hy vọng bằng các hành động nhằm mang lại một bộ mặt nhân bản hơn cho thế giới.”
Hoạt động “xây dựng” phải luôn luôn được làm “với tình yêu”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: chào mừng “lịch sử gần một ngàn năm về các hoạt động bác ái” của Dòng Mộ Thánh Chúa tại Giêrusalem, và cuộc hành hương của họ “hỗ trợ cho những người anh chị em tại Đất Thánh đang chịu đau khổ.”
Đối với Đức Thánh Cha “việc tuyên xưng đức tin và làm nhân chứng cho việc bác ái có liên hệ mật thiết với nhau” và “là những điểm son” của Dòng. Cũng thế “một sơi giây liên kết cổ xưa nối liền quý vị với Mộ Thánh Chúa”, Chúa Giêsu chịu đóng đanh phải là “trọng tâm của sự hiện diện của quý vị trong mọi dự án.”
ROME, 13 tháng 9, 2013 (Le Mode vu de Rome) – “ Đức tin không làm cho từ bỏ các trách nhiệm, nhưng ngược lại thúc đẩy phải hoạt động cụ thể cho một xã hội trốt đẹp hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như vậy.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên cuộc hành hương của Dòng Mộ Thánh Chúa tại GIirusalem, nhân dịp Năm Đức Tin, ngày thứ sáu 13 tháng 9, 2013 vừa qua.
Trên 2.000 người đã hiện diện trong sảnh đường Phaolô VI tại Vatican, dưới sự hướng dẫn của Hồng Y Edwin O’Brien, bề trên tổng quyền của Dòng, và Đức Cha Fouad Twal, thượng phụ La Tinh tại Giêrusalem, bề trên.
Bầy tỏ lòng tri ân đối với những hoạt động của Dòng liên đới với Đất Thánh, Đức Thánh Cha đã khuyến khích họ “tin tưởng vào quyền năng cứu rỗi của thập giá và sự phục sinh, để cung cấp niềm hy vọng và hòa bình”, vì “đức tin không làm cho xa lánh trách nhiệm, nhưng ngược lại thúc đẩy phải dấn thấn hoạt động cụ thể cho một xã hội tốt đẹp hơn.”
Ngài đã đề nghị ba điều – giống như đã đề ra trong Thánh Lễ đăng quang – để hướng dẫn các hoạt động của họ: tiến bước, xây dựng và tuyên xưng.
Trước hết “tiến bước”, mời gọi Kitô hữu “lựa chọn giữa “đi lang thang” và “hành hương”: “ngày nay có rất nhiều người cứ đi lang thang, không có một nhãn quan về lý tưởng cuộc sống và thường không ý thức về các biến cố trong thế giới.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ họ: Cần phải “luôn luôn nhận thức về ý nghĩa xâu xa, về ánh sáng mang lại đức tin”, cần duy trì sự phồn thịnh cao cả của các giá trị, những khôn ngoan của quá khứ, trong khi sống tận tình trong hiện tại, và dấn thân ngày nay, với con mắt nhìn về tương lai, trong khi mở ra các chân trời hy vọng bằng các hành động nhằm mang lại một bộ mặt nhân bản hơn cho thế giới.”
Hoạt động “xây dựng” phải luôn luôn được làm “với tình yêu”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: chào mừng “lịch sử gần một ngàn năm về các hoạt động bác ái” của Dòng Mộ Thánh Chúa tại Giêrusalem, và cuộc hành hương của họ “hỗ trợ cho những người anh chị em tại Đất Thánh đang chịu đau khổ.”
Đối với Đức Thánh Cha “việc tuyên xưng đức tin và làm nhân chứng cho việc bác ái có liên hệ mật thiết với nhau” và “là những điểm son” của Dòng. Cũng thế “một sơi giây liên kết cổ xưa nối liền quý vị với Mộ Thánh Chúa”, Chúa Giêsu chịu đóng đanh phải là “trọng tâm của sự hiện diện của quý vị trong mọi dự án.”
Gọi điện thoại cho dân chúng không có gì là lạ lùng
Bùi Hữu Thư
17:52 15/09/2013
VATICAN (CNS) – Nhắc điện thoại lên và gọi dân chúng không có gì là lạ lùng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, theo môt giới chức Vatican.
Đức Ông Dario Vigano, giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican nói nhiều cú điện thoại giới báo chí đã đưa ra ánh sáng, chỉ là một phần thôi: “Điều tốt đẹp là họ không biết tất cả những gì tôi đã làm!”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 9 với Famiglia Cristiana, một tuần báo Công Giáo, Đức Ông Vigano nói rằng trong một cuộc tiếp xúc với Đức Thánh Cha, ngài đã hỏi Đức Thánh Cha về những dư luận của báo chí tíu tít về những báo cáo về các cú điện thoại của Đức Thánh Cha.
Đức Ông nói, Đức Thánh Cha nhìn ngài ngạc nhiên và nói: “Hãy trả lời các phóng viên báo chí rằng các cú điện thoại của tôi không có gì mới lạ cả."
Theo Đức Ông Vigano, Đức Thánh Cha nói: “Đây là cách thức của tôi; tôi đã luôn luôn làm như vậy, ngay cả tại Buenos Aires," nơí ngài trước hết làm giám mục phụ tá, bắt đầu năm 1992 và tổng giám mục từ năm 1998 cho đến khi ngài được bầu làm giáo hoàng vào tháng Ba vừa qua.
Đức Ông nói Đức Thánh Cha giải thích rằng bất cứ khi nào ngài nhận được một tấm thiệp hay một lá thư từ một linh mục gặp khó khăn, từ một gia đình hay từ một tù nhân, thì ngài đều trả lời."
Đức Thánh Cha nói, “Phần tôi, việc gọi điện thoại dễ dàng hơn, vì có thể hỏi vế vấn đề, và đề nghị một giải pháp, nếu có. Mộ số người thì tôi gọi điện thoại, một số khác tôi viết thư,” Theo lời Đức Ông Vigano.
Đức Ông nói với tờ báo là chính ngài đã tiếp nhận nhiều cú điện thoại từ Đức Thánh Cha và không phải là cú điện thoại nào cũng liên quan đến công vụ cả. “Một lần Đức Thánh Cha gọi tôi để chúc mừng sinh nhật."
Vị giám đốc trung tâm truyền hình Vatican nói những cú điện thoại liên tiếp của Đức Thánh Cha đánh dấu cho một loại săn sóc muc vụ mới.
Ngài nói: việc có thể nghe được tiếng nói của một người, giúp Đức Thánh Cha hiểu được tâm tình của người ở bên kia đầu giây, và dễ thông cảm với vấn đề khó khăn và nhu cầu của người ấy.
Ngài nói, tiếp nhận một cú điện thoại của Đức Thánh Cha là gửi đi một dấu hiệu hùng mạnh rằng Thiên Chúa chăm lo.
Nếu Đức Thánh Cha tự ý “gọi tôi, thì có nghĩa là tôi đặc biệt đối với ngài và trên hết là trong tim Thiên Chúa,” Đức Ông nói.
Một số người đã đến với các hãng thông tấn để cho hay họ đã tiếp nhận các cú điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong số này có một người đàn bà đã ly dị có mang, bà nói Đức Thánh Cha đã đề nghị là ngài rửa tội cho đứa trẻ, sau khi bà này nói: người tình của bà quyết chí đòi hỏi là bà phải phá thai. Cũng có báo cáo là Đức Thánh Cha đã trả lời một lá thư của một người bị hãm hiếp.
Vatican đã từ chối khẳng định hay chối bỏ các báo cáo này, nhưng có xác định là Đức Thánh Cha thường hay gọi điện thoại.
Vatican cũng nói Đức Thánh Cha chỉ gọi sang Pháp một lần vào đầu tháng Chín cho Hồng Y Philippe Barbarin ở Lyon và không có gọi cho một ai khác, để chối bỏ việc một người thanh niên bên Pháp đã tự xưng là Đức Thánh Cha đã gọi anh ta và nói rằng việc anh ta là người đồng tính luyến ái “không sao cả.”
Thói quen gọi điện thoại cho những ai viết thư cho ngài khiến cho những người phá quấy dám tự nhận mình là Đức Thánh Cha trên điện thoại.
Đức Ông Dario Vigano, giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican nói nhiều cú điện thoại giới báo chí đã đưa ra ánh sáng, chỉ là một phần thôi: “Điều tốt đẹp là họ không biết tất cả những gì tôi đã làm!”.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 9 với Famiglia Cristiana, một tuần báo Công Giáo, Đức Ông Vigano nói rằng trong một cuộc tiếp xúc với Đức Thánh Cha, ngài đã hỏi Đức Thánh Cha về những dư luận của báo chí tíu tít về những báo cáo về các cú điện thoại của Đức Thánh Cha.
Đức Ông nói, Đức Thánh Cha nhìn ngài ngạc nhiên và nói: “Hãy trả lời các phóng viên báo chí rằng các cú điện thoại của tôi không có gì mới lạ cả."
Theo Đức Ông Vigano, Đức Thánh Cha nói: “Đây là cách thức của tôi; tôi đã luôn luôn làm như vậy, ngay cả tại Buenos Aires," nơí ngài trước hết làm giám mục phụ tá, bắt đầu năm 1992 và tổng giám mục từ năm 1998 cho đến khi ngài được bầu làm giáo hoàng vào tháng Ba vừa qua.
Đức Ông nói Đức Thánh Cha giải thích rằng bất cứ khi nào ngài nhận được một tấm thiệp hay một lá thư từ một linh mục gặp khó khăn, từ một gia đình hay từ một tù nhân, thì ngài đều trả lời."
Đức Thánh Cha nói, “Phần tôi, việc gọi điện thoại dễ dàng hơn, vì có thể hỏi vế vấn đề, và đề nghị một giải pháp, nếu có. Mộ số người thì tôi gọi điện thoại, một số khác tôi viết thư,” Theo lời Đức Ông Vigano.
Đức Ông nói với tờ báo là chính ngài đã tiếp nhận nhiều cú điện thoại từ Đức Thánh Cha và không phải là cú điện thoại nào cũng liên quan đến công vụ cả. “Một lần Đức Thánh Cha gọi tôi để chúc mừng sinh nhật."
Vị giám đốc trung tâm truyền hình Vatican nói những cú điện thoại liên tiếp của Đức Thánh Cha đánh dấu cho một loại săn sóc muc vụ mới.
Ngài nói: việc có thể nghe được tiếng nói của một người, giúp Đức Thánh Cha hiểu được tâm tình của người ở bên kia đầu giây, và dễ thông cảm với vấn đề khó khăn và nhu cầu của người ấy.
Ngài nói, tiếp nhận một cú điện thoại của Đức Thánh Cha là gửi đi một dấu hiệu hùng mạnh rằng Thiên Chúa chăm lo.
Nếu Đức Thánh Cha tự ý “gọi tôi, thì có nghĩa là tôi đặc biệt đối với ngài và trên hết là trong tim Thiên Chúa,” Đức Ông nói.
Một số người đã đến với các hãng thông tấn để cho hay họ đã tiếp nhận các cú điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong số này có một người đàn bà đã ly dị có mang, bà nói Đức Thánh Cha đã đề nghị là ngài rửa tội cho đứa trẻ, sau khi bà này nói: người tình của bà quyết chí đòi hỏi là bà phải phá thai. Cũng có báo cáo là Đức Thánh Cha đã trả lời một lá thư của một người bị hãm hiếp.
Vatican đã từ chối khẳng định hay chối bỏ các báo cáo này, nhưng có xác định là Đức Thánh Cha thường hay gọi điện thoại.
Vatican cũng nói Đức Thánh Cha chỉ gọi sang Pháp một lần vào đầu tháng Chín cho Hồng Y Philippe Barbarin ở Lyon và không có gọi cho một ai khác, để chối bỏ việc một người thanh niên bên Pháp đã tự xưng là Đức Thánh Cha đã gọi anh ta và nói rằng việc anh ta là người đồng tính luyến ái “không sao cả.”
Thói quen gọi điện thoại cho những ai viết thư cho ngài khiến cho những người phá quấy dám tự nhận mình là Đức Thánh Cha trên điện thoại.
Top Stories
Pope Angelus: Look to the mercy of God
VIS
16:47 15/09/2013
2013-09-15 - The mercy of God was at the heart of Pope Francis’ Angelus address on a rainy Sunday in Rome. Speaking from the papal apartments above St Peter’s Square, the Pope, taking his inspiration from the Gospel of Luke said that Chapter 15 contains three parables of mercy, those of the lost sheep, the lost coin, and the story of the prodigal son.
He said that all three parables speak of the joy of God, which is the joy of forgiving. The Holy Father went on to say that this Gospel shows Christianity at work, adding that mercy is the true force that can save man and the world from the "cancer" that is the sin, evil, moral, and spiritual. Continuing on the theme forgiveness, Pope Francis said that Jesus “is all mercy , all love is God made man.” Each of us, he said “ is the lost sheep, the lost coin , and each of us is the son who has wasted their freedom following false idols, the illusions of happiness, and lost everything.” But God, the Holy Father underlined, “does not forget us, the Father never abandons us. God respects our freedom, but remains faithful . And when we return to Him, he welcomes us as children, into his house, because he never stops, not even for a moment, to expect us, with love.”
But the Pope also warned against judging others and judging God because we think he should punish sinners. Instead, said Pope Francis we should forgive and show mercy. If we live according to the rule “an eye for an eye and a tooth for a tooth”, he noted we will never overcome the spiral of evil.”Following the recitation of the Marian Prayer, the Holy Father recalled Blessed José Gabriel Brochero, who was beatified on Saturday in Argentina. Pope Francis said Bless José was a priest who was driven by the love of Christ, a man who devoted himself entirely to his flock , He was, the Pope added with the people, and at the end he was blind and the leper, but full of joy , the joy of the Good Shepherd
He said that all three parables speak of the joy of God, which is the joy of forgiving. The Holy Father went on to say that this Gospel shows Christianity at work, adding that mercy is the true force that can save man and the world from the "cancer" that is the sin, evil, moral, and spiritual. Continuing on the theme forgiveness, Pope Francis said that Jesus “is all mercy , all love is God made man.” Each of us, he said “ is the lost sheep, the lost coin , and each of us is the son who has wasted their freedom following false idols, the illusions of happiness, and lost everything.” But God, the Holy Father underlined, “does not forget us, the Father never abandons us. God respects our freedom, but remains faithful . And when we return to Him, he welcomes us as children, into his house, because he never stops, not even for a moment, to expect us, with love.”
But the Pope also warned against judging others and judging God because we think he should punish sinners. Instead, said Pope Francis we should forgive and show mercy. If we live according to the rule “an eye for an eye and a tooth for a tooth”, he noted we will never overcome the spiral of evil.”Following the recitation of the Marian Prayer, the Holy Father recalled Blessed José Gabriel Brochero, who was beatified on Saturday in Argentina. Pope Francis said Bless José was a priest who was driven by the love of Christ, a man who devoted himself entirely to his flock , He was, the Pope added with the people, and at the end he was blind and the leper, but full of joy , the joy of the Good Shepherd
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm mục vụ giáo xứ Thanh Đức
Paul Maria
08:45 15/09/2013
Đức TGM Leopoldo Girelli Thăm Mục Vụ Giáo Xứ Thanh Đức
". .. Hôm nay Đức Tổng Giám mục đến với Giáo xứ Thanh Đức chúng con, chúng con rất vui mừng, cảm động và hãnh diện về cuộc viềng thăm mục vụ tuy chớp nhoáng, nhưng rất sâu đậm này...
" Đức Tổng đến với chúng con để chứng kiến hoa trái từ bao công khó, bao lao khổ nhọc nhằn của Cộng đoàn Thanh Đức qua bao thế hệ, với các biến cố của lịch sử của Đất Nước từ 1954, 1964, 1968, 1972 và 1975..., trải qua 12 Cha Quản xứ và 12 Linh mục phụ tá. Số giáo hữu hiện nay trên 3.500 người, thuộc hơn 1000 hộ gia đình, sống trong 12 Giáo họ trực thuộc, với 13 Đoàn thể, Các Giới sinh hoạt đều đặn...
" Đức Tổng là Đại diện Tòa Thánh, tuy " không thường trù " tại Việt Nam, nhưng chúng con lại nghe và thấy sự hiện diện của Đức Tổng rất nhiều lần, ở nhiều nơi trên khắp Đất Nước chúng con. Qua việc đón tiếp hôm nay. chúng con cảm nghiệm thật rõ ráng và cụ thể về sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, Vị Cha Chung của Hội Thánh, một tấm lòng Mục tử nhân hiền của Ngài. Chúng con kính xin Đức Tổng chuyển đến Đức Thánh Cha tâm tình tri ân của chúng con, kèm theo những ước nguyện, những lời cầu chúc tốt đẹp nhất... "
Xem Hình
Đó là lời cháo mừng của Cha Quản xứ Vinh Sơn Hoàng Quang Hải với Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, đến thăm mục vụ Giáo xứ Thanh Đức hôm nay, vào lúc 09h30 Chúa Nhật 15/9/2013.
Tháp tùng Đức Tổng có Đức Giám Mục Giáo phận Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Linh mục thuộc TGP Huế (hiện đang làm việc tại Roma), Cha Giám đốc TTMV Giáo phận Bônaventura Mai Thái, Cha Quản lý Giáo phận JB. Tràn Ngọc Tuyến, Cha Giám đốc Ơn Gọi Phêrô Trần Đức Cường, Quý Cha trong Hạt Đà Nẵng, Quý Cha cựu Chánh & Phó Thanh Đức. Đặc biệt là sự hiện diện của em gái ruột của Đức Tổng Leopoldo Girelli và chồng của bà đến từ Italia.
Rất đông bà con Giáo dân trong và ngoài Xứ, Ban Mục vụ Giáo xứ, Quý Soeurs... hân hoan chào đón " Đấng nhân Danh Chúa mà đến ".
Trong phần đáp từ của mình, Đức Tổng cám ơn sự đón tiếp trọng thị và đầy yêu thương của Cộng đoàn Thanh Đức. Đức Tổng đã nói bằng Tiếng Việt: " Đức Thánh Cha rất yêu thương Việt Nam, rất yêu thương anh chị em và tất cả các cháu thiều nhi. .. ". Cộng đoàn hiện diện vừa bất ngờ vừa sung sướng khi nghe Đức Tổng nói. Từng đợt tiếng pháo tay vang lên rôn rã, hân hoan.
Ngay sau phần tiếp đón tại tiền đường Nhà thờ, lúc 10h30, Đức Tổng Leopoldo Girelli đã chủ tế Thánh lễ đồng tế tạ ơn và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo phận Đà Nẵng và đặc biệt cho Giáo xứ Thanh Đức.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, qua bài Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường niên hôm nay, Đức Tổng đã nhắc nhở cộng đoàn Phụng vụ về tình yêu thương vô vàn lớn lao của Thiên Chúa Cha, về sự sám hối tội lỗi của mỗi người rồi quyết tâm trở về với Chúa, và nhất là học gương tha thứ để sẵn sàng thứ tha cho tất cả mọi người kể cả những ai thù địch với mình.
Riêng với 40 Dự Tòng sắp lãnh nhận các Bí Tích Khai tâm, Đức Tồng đã chúc mừng anh chị em được lãnh nhận ơn Đức Tin nhưng không Chúa ban ngay trong Năm Đức Tin, đây là một hồng ân cao cả. Đức Tổng đề cập đến ba yếu tố quan trọng anh chị em sẽ lãnh nhận, đó là: " Nước, Dầu và Bánh ". Nước để tắm gội con người, nhưng cao hơn, Nước dùng để tẩy rửa mọi tội lỗi chúng ta đã phạm. Dầu được xức lên trán, làm cho chúng ta trở nên xinh đẹp hơn trước mặt Thiên Chúa và người ta. Bánh là Bánh Thánh, là chính Máu Thịt Chúa Kitô đã được bẻ ra để phân phát cho mọi người, làm lương thực thiêng liêng nuôi sống tâm hồn chúng ta.Nhờ ơn Thánh Linh của Đức Kitô,mọi người hãy ra sức gìn giữ ơn Thánh đã nhận lãnh để luôn là men và muối cho đời.
Trong Thánh lễ sáng nay, Đức Tổng Leopoldo Girelli và Đức Cha Giuse đã cùng ban phép Rửa Tội và Thêm Sức cho 40 anh chị em Dự Tòng.
Trước khi Đức Tổng ban Phép Lành kết thúc, Đại diện Giáo xứ, Anh Giuse Trần Văn Hải, Trưởng Ban Mục vụ, đã nói lời cảm tạ Đức Tổng, Đức Cha Giuse và Quý Cha đã đến thăm cùng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ. Hai bó hoa tươi thắm cùng tràng pháo tay dòn dã được dâng lên hai Đức Cha trong niềm thương yêu và tri ân của cộng đoàn Giáo xứ.
Đức Tổng đã không quên tặng quà là những bộ Tràng Hạt Mân Côi cho anh chị em Tân Tòng như một lời nhắn nhủ: " Hãy luôn chạy đến cùng Mẹ Maria, nhất là khi gặp những cơn gian nan thử thách trong cuộc sống, hôm nay cũng là ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi ".
Đức Tổng và Đức Cha Giáo phận ưu ái chụp hình lưu niệm với anh chị em Tân Tòng, Ban Mục Vụ Giáo xứ, các Đoàn thể và bà con Giáo dân.
Chia tay Phái đoàn, mọi người còn nán lại như muốn được kéo dài thêm niềm vui vì đã được Vị Đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm.
Ai ai cũng bảo nhau: " Đến bao giờ con cái Việt Nam được đón tiếp chính Vị Đại diện Thiên Chúa trên trần gian đên ở giữa dân của Người ? "
Paul Maria
". .. Hôm nay Đức Tổng Giám mục đến với Giáo xứ Thanh Đức chúng con, chúng con rất vui mừng, cảm động và hãnh diện về cuộc viềng thăm mục vụ tuy chớp nhoáng, nhưng rất sâu đậm này...
" Đức Tổng đến với chúng con để chứng kiến hoa trái từ bao công khó, bao lao khổ nhọc nhằn của Cộng đoàn Thanh Đức qua bao thế hệ, với các biến cố của lịch sử của Đất Nước từ 1954, 1964, 1968, 1972 và 1975..., trải qua 12 Cha Quản xứ và 12 Linh mục phụ tá. Số giáo hữu hiện nay trên 3.500 người, thuộc hơn 1000 hộ gia đình, sống trong 12 Giáo họ trực thuộc, với 13 Đoàn thể, Các Giới sinh hoạt đều đặn...
" Đức Tổng là Đại diện Tòa Thánh, tuy " không thường trù " tại Việt Nam, nhưng chúng con lại nghe và thấy sự hiện diện của Đức Tổng rất nhiều lần, ở nhiều nơi trên khắp Đất Nước chúng con. Qua việc đón tiếp hôm nay. chúng con cảm nghiệm thật rõ ráng và cụ thể về sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, Vị Cha Chung của Hội Thánh, một tấm lòng Mục tử nhân hiền của Ngài. Chúng con kính xin Đức Tổng chuyển đến Đức Thánh Cha tâm tình tri ân của chúng con, kèm theo những ước nguyện, những lời cầu chúc tốt đẹp nhất... "
Xem Hình
Đó là lời cháo mừng của Cha Quản xứ Vinh Sơn Hoàng Quang Hải với Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, đến thăm mục vụ Giáo xứ Thanh Đức hôm nay, vào lúc 09h30 Chúa Nhật 15/9/2013.
Tháp tùng Đức Tổng có Đức Giám Mục Giáo phận Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Linh mục thuộc TGP Huế (hiện đang làm việc tại Roma), Cha Giám đốc TTMV Giáo phận Bônaventura Mai Thái, Cha Quản lý Giáo phận JB. Tràn Ngọc Tuyến, Cha Giám đốc Ơn Gọi Phêrô Trần Đức Cường, Quý Cha trong Hạt Đà Nẵng, Quý Cha cựu Chánh & Phó Thanh Đức. Đặc biệt là sự hiện diện của em gái ruột của Đức Tổng Leopoldo Girelli và chồng của bà đến từ Italia.
Rất đông bà con Giáo dân trong và ngoài Xứ, Ban Mục vụ Giáo xứ, Quý Soeurs... hân hoan chào đón " Đấng nhân Danh Chúa mà đến ".
Trong phần đáp từ của mình, Đức Tổng cám ơn sự đón tiếp trọng thị và đầy yêu thương của Cộng đoàn Thanh Đức. Đức Tổng đã nói bằng Tiếng Việt: " Đức Thánh Cha rất yêu thương Việt Nam, rất yêu thương anh chị em và tất cả các cháu thiều nhi. .. ". Cộng đoàn hiện diện vừa bất ngờ vừa sung sướng khi nghe Đức Tổng nói. Từng đợt tiếng pháo tay vang lên rôn rã, hân hoan.
Ngay sau phần tiếp đón tại tiền đường Nhà thờ, lúc 10h30, Đức Tổng Leopoldo Girelli đã chủ tế Thánh lễ đồng tế tạ ơn và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo phận Đà Nẵng và đặc biệt cho Giáo xứ Thanh Đức.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, qua bài Tin Mừng Chúa Nhật XXIV Thường niên hôm nay, Đức Tổng đã nhắc nhở cộng đoàn Phụng vụ về tình yêu thương vô vàn lớn lao của Thiên Chúa Cha, về sự sám hối tội lỗi của mỗi người rồi quyết tâm trở về với Chúa, và nhất là học gương tha thứ để sẵn sàng thứ tha cho tất cả mọi người kể cả những ai thù địch với mình.
Riêng với 40 Dự Tòng sắp lãnh nhận các Bí Tích Khai tâm, Đức Tồng đã chúc mừng anh chị em được lãnh nhận ơn Đức Tin nhưng không Chúa ban ngay trong Năm Đức Tin, đây là một hồng ân cao cả. Đức Tổng đề cập đến ba yếu tố quan trọng anh chị em sẽ lãnh nhận, đó là: " Nước, Dầu và Bánh ". Nước để tắm gội con người, nhưng cao hơn, Nước dùng để tẩy rửa mọi tội lỗi chúng ta đã phạm. Dầu được xức lên trán, làm cho chúng ta trở nên xinh đẹp hơn trước mặt Thiên Chúa và người ta. Bánh là Bánh Thánh, là chính Máu Thịt Chúa Kitô đã được bẻ ra để phân phát cho mọi người, làm lương thực thiêng liêng nuôi sống tâm hồn chúng ta.Nhờ ơn Thánh Linh của Đức Kitô,mọi người hãy ra sức gìn giữ ơn Thánh đã nhận lãnh để luôn là men và muối cho đời.
Trong Thánh lễ sáng nay, Đức Tổng Leopoldo Girelli và Đức Cha Giuse đã cùng ban phép Rửa Tội và Thêm Sức cho 40 anh chị em Dự Tòng.
Trước khi Đức Tổng ban Phép Lành kết thúc, Đại diện Giáo xứ, Anh Giuse Trần Văn Hải, Trưởng Ban Mục vụ, đã nói lời cảm tạ Đức Tổng, Đức Cha Giuse và Quý Cha đã đến thăm cùng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo xứ. Hai bó hoa tươi thắm cùng tràng pháo tay dòn dã được dâng lên hai Đức Cha trong niềm thương yêu và tri ân của cộng đoàn Giáo xứ.
Đức Tổng đã không quên tặng quà là những bộ Tràng Hạt Mân Côi cho anh chị em Tân Tòng như một lời nhắn nhủ: " Hãy luôn chạy đến cùng Mẹ Maria, nhất là khi gặp những cơn gian nan thử thách trong cuộc sống, hôm nay cũng là ngày kính Đức Mẹ Sầu Bi ".
Đức Tổng và Đức Cha Giáo phận ưu ái chụp hình lưu niệm với anh chị em Tân Tòng, Ban Mục Vụ Giáo xứ, các Đoàn thể và bà con Giáo dân.
Chia tay Phái đoàn, mọi người còn nán lại như muốn được kéo dài thêm niềm vui vì đã được Vị Đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm.
Ai ai cũng bảo nhau: " Đến bao giờ con cái Việt Nam được đón tiếp chính Vị Đại diện Thiên Chúa trên trần gian đên ở giữa dân của Người ? "
Paul Maria
Ngày Hội Ngộ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
10:09 15/09/2013
Chúa Nhật ngày 15/9/2013 năm nay, đã được chọn là ngày Hội Ngộ của Cộng Đồng Công Giáo VN-Nam Úc là dịp để tất cả các gia đình trong Cộng Đồng có cơ hội gặp gỡ, hàn huyên, vui chơi và ăn uống với nhau, tạo thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, sau những ngày, tháng làm việc mệt nhọc vất vả nơi đất khách quê người.
Đây là một ngày hội truyền thống tốt đẹp của Cộng Đồng đã được khởi xướng hàng chục năm qua.
Sau Thánh Lễ 9 giờ 00 sáng Chúa Nhật mọi người đã ra ngoài sân hóng mát cánh buồm, trong khuôn viên của trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka để tham dự nghi thức khai mạc ngày Hội Ngộ Cộng Đồng
Phần khai mạc, do Ban Tổ Chức và Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm Quản Nhiệm Cộng Đồng tuyên bố khai mạc, ngỏ lời chào mừng ngày Hội Ngộ đến với Cộng Đồng và chúc tất cả các gia đình trong Cộng Đồng một ngày thật vui vẻ, đầy tràn tình nghĩa thân thương.
Đến tham dự có một số linh mục, tu sĩ thuộc Tổng Giáo Phận và các vị đại diện các đoàn thể trong Tổng Giáo Phận Adelaide.
Năm nay có khoảng trên 2,000 người đến tham dự. Ban Tổ Chức đã phải chuẩn bị một chương trình đặc biệt, gồm có nhiều tiết mục như: Thi đua văn nghệ ca vũ nhạc kịch giúp vui, thể thao, và nhiều trò chơi cho các em thiếu nhi, lại còn Xổ Số nhiều tặng phẩm do các Mạnh Thường Quân ủng hộ.
Ban Tổ Chức đã dùng các tấm phiếu ghi danh của các trưởng gia đình để Xổ Số. Khi bốc thăm Xổ Số, trưởng gia đình nào có tên trong phiếu ghi danh sẽ được trúng giải.
Đặc biệt trong ngày Hội Ngộ là phần liên hoan ẩm thực do Cộng Đồng đài thọ, được Ban Chấp Hành các họ đạo, các đoàn thể tình nguyện phục vụ, phân phát đến từng người, với 10 món ăn hấp khẩu, ngon miệng như: Gỏi, Cánh gà chiên, gà rang muối, saté, sausages, BBQ thịt bò trừu, cơm chiên, hop chips, bánh phồng tôm và nhiều loại xôi màu khác nhau..vv..
Ca đoàn Việt Linh phục vụ loại nước uống như: Bia, nước ngọt, trà, café, dùng thoải mái..
Ban Chấp Hành xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa điều hành, các trò chơi và thể thao
Ban Trật Tự dựng lều
Hội Legio Mariae, hội các bà Mẹ phụ trách công tác thu dọn vệ sinh
Vàv tất cả các đoàn thể đều được Ban Tổ Chức phân chia và chịu trách nhiệm một công tác
Đại diện Ban Chấp Hành của các Họ Đạo, các Đoàn Thể đều tham gia vào Ban Tổ Chức Ngày Hội Ngộ và các hội viên của các đoàn thể tình nguyện tham gia phục vụ.
Phụ trách nấu nướng phần ẩm thực do các Đầu Bếp nổi tiếng của Cộng Đồng, đang là chủ và là đầu bếp của các hàng Việt Nam trong thành phố Adelaide đảm trách.
XEM HÌNH
Ngoài những phần thi đua văn nghệ, thể thao, vui chơi, còn có các mục giải trí cho các cụ già, các vị trung niên và thanh niên như: Thi đấu cơ tướng, bóng bàn, bóng chuyền.
Các em Thiếu Nhi cũng có những trò chơi dành riêng như: Nhảy nhà hơi, chơi xích đu quay, vẽ mặt. Các trò chơi dành cho các em đã được Cộng Đồng đài thọ và hoàn toàn miễn phí. Lại còn có 10 lều triển lãm
Lều đầu tiên là của Ban Truyền Thông, có chương trình hướng dẫn bà con lên internet coi Tin Tức
Cho các dự Xướng Ngôn Viên thử giọng đọc trên chương trình TV-Video trên internet
Lều của hội Legio Mariae triễn lãm hình ảnh sinh hoạt của hội Legio
Lều Dòng Ba Đa Minh triễn lãm hình ảnh sinh hoạt của
Lều của trường Việt Ngữ Đắc Lộ triển lãm tài kiệu và hình ảnh các sinh hoạt của trường, trưng bày đủ các loại sách từ văn hoá, trinh thám, kiếm hiệp, học làm người, tiểu thuyết, y khoa, nấu ăn. Sau đó nhà trường có nhã ý tặng miễn phí cho các độc giả nào ưa thích đọc sách. Nhà trường cũng kêu gọi sự ủng hộ của
Lều ban Y Tế cố vấn về y tế sức khoẻ và phục vụ Cộng Đồng nếu xẩy ra trường hợp khẩn cấp
Lều hình ảnh sinh hoạt của Ban Chấp Hành 4 họ đạo
Những lều còn lại được triển lãm và sinh hoạt vui chơi như: Trình diễn cây kiểng Bonsai, các lều dành các em Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa chơi games, và vẽ mặt
Ngày Hội Ngộ được coi như một ngày Picnic, một ngày hội Tết riêng của Cộng Đồng. Mọi người tham dự đều tỏ ra rất vui vẻ và ở lại tham dự từ đầu đến cuối, gần như trọn một ngày, từ 9 giờ 00 sáng cho đến 4 giờ chiều.
Đây là một ngày hội truyền thống tốt đẹp của Cộng Đồng đã được khởi xướng hàng chục năm qua.
Sau Thánh Lễ 9 giờ 00 sáng Chúa Nhật mọi người đã ra ngoài sân hóng mát cánh buồm, trong khuôn viên của trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka để tham dự nghi thức khai mạc ngày Hội Ngộ Cộng Đồng
Phần khai mạc, do Ban Tổ Chức và Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm Quản Nhiệm Cộng Đồng tuyên bố khai mạc, ngỏ lời chào mừng ngày Hội Ngộ đến với Cộng Đồng và chúc tất cả các gia đình trong Cộng Đồng một ngày thật vui vẻ, đầy tràn tình nghĩa thân thương.
Đến tham dự có một số linh mục, tu sĩ thuộc Tổng Giáo Phận và các vị đại diện các đoàn thể trong Tổng Giáo Phận Adelaide.
Năm nay có khoảng trên 2,000 người đến tham dự. Ban Tổ Chức đã phải chuẩn bị một chương trình đặc biệt, gồm có nhiều tiết mục như: Thi đua văn nghệ ca vũ nhạc kịch giúp vui, thể thao, và nhiều trò chơi cho các em thiếu nhi, lại còn Xổ Số nhiều tặng phẩm do các Mạnh Thường Quân ủng hộ.
Ban Tổ Chức đã dùng các tấm phiếu ghi danh của các trưởng gia đình để Xổ Số. Khi bốc thăm Xổ Số, trưởng gia đình nào có tên trong phiếu ghi danh sẽ được trúng giải.
Đặc biệt trong ngày Hội Ngộ là phần liên hoan ẩm thực do Cộng Đồng đài thọ, được Ban Chấp Hành các họ đạo, các đoàn thể tình nguyện phục vụ, phân phát đến từng người, với 10 món ăn hấp khẩu, ngon miệng như: Gỏi, Cánh gà chiên, gà rang muối, saté, sausages, BBQ thịt bò trừu, cơm chiên, hop chips, bánh phồng tôm và nhiều loại xôi màu khác nhau..vv..
Ca đoàn Việt Linh phục vụ loại nước uống như: Bia, nước ngọt, trà, café, dùng thoải mái..
Ban Chấp Hành xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa điều hành, các trò chơi và thể thao
Ban Trật Tự dựng lều
Hội Legio Mariae, hội các bà Mẹ phụ trách công tác thu dọn vệ sinh
Vàv tất cả các đoàn thể đều được Ban Tổ Chức phân chia và chịu trách nhiệm một công tác
Đại diện Ban Chấp Hành của các Họ Đạo, các Đoàn Thể đều tham gia vào Ban Tổ Chức Ngày Hội Ngộ và các hội viên của các đoàn thể tình nguyện tham gia phục vụ.
Phụ trách nấu nướng phần ẩm thực do các Đầu Bếp nổi tiếng của Cộng Đồng, đang là chủ và là đầu bếp của các hàng Việt Nam trong thành phố Adelaide đảm trách.
XEM HÌNH
Ngoài những phần thi đua văn nghệ, thể thao, vui chơi, còn có các mục giải trí cho các cụ già, các vị trung niên và thanh niên như: Thi đấu cơ tướng, bóng bàn, bóng chuyền.
Các em Thiếu Nhi cũng có những trò chơi dành riêng như: Nhảy nhà hơi, chơi xích đu quay, vẽ mặt. Các trò chơi dành cho các em đã được Cộng Đồng đài thọ và hoàn toàn miễn phí. Lại còn có 10 lều triển lãm
Lều đầu tiên là của Ban Truyền Thông, có chương trình hướng dẫn bà con lên internet coi Tin Tức
Cho các dự Xướng Ngôn Viên thử giọng đọc trên chương trình TV-Video trên internet
Lều của hội Legio Mariae triễn lãm hình ảnh sinh hoạt của hội Legio
Lều Dòng Ba Đa Minh triễn lãm hình ảnh sinh hoạt của
Lều của trường Việt Ngữ Đắc Lộ triển lãm tài kiệu và hình ảnh các sinh hoạt của trường, trưng bày đủ các loại sách từ văn hoá, trinh thám, kiếm hiệp, học làm người, tiểu thuyết, y khoa, nấu ăn. Sau đó nhà trường có nhã ý tặng miễn phí cho các độc giả nào ưa thích đọc sách. Nhà trường cũng kêu gọi sự ủng hộ của
Lều ban Y Tế cố vấn về y tế sức khoẻ và phục vụ Cộng Đồng nếu xẩy ra trường hợp khẩn cấp
Lều hình ảnh sinh hoạt của Ban Chấp Hành 4 họ đạo
Những lều còn lại được triển lãm và sinh hoạt vui chơi như: Trình diễn cây kiểng Bonsai, các lều dành các em Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa chơi games, và vẽ mặt
Ngày Hội Ngộ được coi như một ngày Picnic, một ngày hội Tết riêng của Cộng Đồng. Mọi người tham dự đều tỏ ra rất vui vẻ và ở lại tham dự từ đầu đến cuối, gần như trọn một ngày, từ 9 giờ 00 sáng cho đến 4 giờ chiều.
Tết Trung Thu tại giáo xứ Bình Khánh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:02 15/09/2013
Chỉ còn vài ngày nữa là tết Trung thu của các em thiếu nhi. Sáng hôm nay, Chúa Nhật 15/9/2013, đoàn từ thiện Anh Quang từ Thành phố Saigòn đến thăm và phát quà cho hơn 200 em thiếu nhi, không kể lương giáo tại giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Đồng Nai.
Xem hình ảnh
Trước khi kết thúc thánh lễ sáng Chúa Nhật, cha quản nhiệm Phêro Phan Khắc Giữa, thay mặt giáo xứ có lời cảm ơn đoàn từ thiện, và mời tất cả các em thiếu nhi không phân biệt lương giáo ở lại nhà thờ để nhận quà trung thu.
Trước khi nhận quà, các em thiếu nhi được quý thầy đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc giúp các em sinh hoạt cộng đồng vui tươi bổ ích.
Được biết, sau gần một năm tổ chức chương trình dạy anh văn miễn phí cho các em thiếu nhi và các bạn trẻ không phân biệt lương giáo ở đây, đến nay đã thu hút được đông các học viên đến học.
Quý thầy đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc rất nhiệt tình giúp đỡ các em kỹ năng nghe nói tiếng anh khá tốt, làm hài lòng các đấng bậc phụ huynh.
Lần đầu tiên tổ chức Trung thu đông vui ở Bình Khánh, được các anh chị trong đoàn phát quà trung thu, các em vui mừng háo hức khoe với bạn bè, nào là lồng đèn đẹp mầu sắc rực rỡ, nào là tập vở, và có cả hộp nến đốt đèn trung thu.
Và đúng đêm rằm trung thu của các em là tối thứ Năm 19 tháng 9 sắp đến, giáo xứ sẽ tổ chức thánh lễ vào buổi chiều dành riêng để cầu nguyện cho các em thiếu nhi, sau lễ là phát hơn 200 phần quà bánh trung thu cho các em thiếu nhi không phân biệt lương giáo, phần quà này do ông bà ký Dũng ở Bắc Hải, Hố Nai kính tặng.
Tết Trung thu là tết của trẻ em hay còn gọi là tết nhi đồng. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng hát “Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình. Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng. Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”. Tiếng thanh la thật náo nhiệt.
Vui hơn nữa, trong dịp tết Trung thu, trẻ em nào cũng thuộc bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn ông sao với đèn cá chép, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Nhân dịp tết Trung thu, xin chúc các em một mùa Trung thu vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. Cầu chúc cho tâm hồn các em luôn đẹp như ánh trăng rằm và cuộc sống này luôn ngọt ngào như những chiếc bánh trung thu.
Xem hình ảnh
Trước khi kết thúc thánh lễ sáng Chúa Nhật, cha quản nhiệm Phêro Phan Khắc Giữa, thay mặt giáo xứ có lời cảm ơn đoàn từ thiện, và mời tất cả các em thiếu nhi không phân biệt lương giáo ở lại nhà thờ để nhận quà trung thu.
Trước khi nhận quà, các em thiếu nhi được quý thầy đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc giúp các em sinh hoạt cộng đồng vui tươi bổ ích.
Được biết, sau gần một năm tổ chức chương trình dạy anh văn miễn phí cho các em thiếu nhi và các bạn trẻ không phân biệt lương giáo ở đây, đến nay đã thu hút được đông các học viên đến học.
Quý thầy đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc rất nhiệt tình giúp đỡ các em kỹ năng nghe nói tiếng anh khá tốt, làm hài lòng các đấng bậc phụ huynh.
Lần đầu tiên tổ chức Trung thu đông vui ở Bình Khánh, được các anh chị trong đoàn phát quà trung thu, các em vui mừng háo hức khoe với bạn bè, nào là lồng đèn đẹp mầu sắc rực rỡ, nào là tập vở, và có cả hộp nến đốt đèn trung thu.
Và đúng đêm rằm trung thu của các em là tối thứ Năm 19 tháng 9 sắp đến, giáo xứ sẽ tổ chức thánh lễ vào buổi chiều dành riêng để cầu nguyện cho các em thiếu nhi, sau lễ là phát hơn 200 phần quà bánh trung thu cho các em thiếu nhi không phân biệt lương giáo, phần quà này do ông bà ký Dũng ở Bắc Hải, Hố Nai kính tặng.
Tết Trung thu là tết của trẻ em hay còn gọi là tết nhi đồng. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng hát “Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình. Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng. Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”. Tiếng thanh la thật náo nhiệt.
Vui hơn nữa, trong dịp tết Trung thu, trẻ em nào cũng thuộc bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn ông sao với đèn cá chép, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Nhân dịp tết Trung thu, xin chúc các em một mùa Trung thu vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. Cầu chúc cho tâm hồn các em luôn đẹp như ánh trăng rằm và cuộc sống này luôn ngọt ngào như những chiếc bánh trung thu.
Giáo xứ Mẫu Lâm thắp nến hiệp thông với Mỹ Yên
PV Mẫu Lâm
10:57 15/09/2013
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tòa giám mục Xã Đoài và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, tối thứ bảy, ngày 14 tháng 09 năm 2013, cha quản xứ và bà con giáo xứ Mẫu Lâm tiếp tục thắp lên những ngọn nến để cầu nguyện cho những anh em giáo xứ Mỹ Yên và nhà cầm quyền Nghệ An.
Xem hình ảnh
Có lẽ trong suốt những ngày qua, khẩu hiệu: Chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên và nhà cầm quyền Nghệ An, được mọi người Công Giáo của địa phận Vinh và khắp thế giới nhắn nhủ nhau nhiều nhất. Điều này, một lần nữa nhắc nhở chúng ta biết rằng, đạo Công Giáo không chủ trương bạo động lật đổ chính quyền sở tại nhưng trước những sự ác, sự bất công vũ khí hữu hiệu nhất để người Công Giáo chiến đấu đó là lời cầu nguyện. Vâng cầu nguyện là một vũ khí đắc lực và lợi hại nhất của người Công Giáo. Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu và các tông đồ đã gặp nhiều sự đau khổ, và sự bách hại, nhưng Chúa Giêsu không dạy các môn đệ cầm vũ khí lên chiến đấu. Nhưng Ngài dạy các môn đệ các con hãy cầu nguyện luôn, và khi cầu nguyện các con phải cầu nguyện cho cả những người bách hại các con.
Hôm nay, giáo phận Vinh chúng ta, cách riêng là bà con giáo xứ Mỹ Yên cũng đang gặp những khó khăn, thử thách trong đời sống chứng nhân Tin Mừng, bởi sự bắt bớ, hành hung, sự vu cáo của chính quyền Nghệ An. Vì thế, hơn lúc nào hết chúng ta phải đứng lên và cầm lấy vũ khí của chúng ta là cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện. Có làm như vậy, chúng ta mới dành được chiến thắng trước các sự bách hại của nhà cầm quyền Nghệ An.
Giáo xứ Mẫu Lâm trong tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể đã luôn hướng lòng dâng những ý cầu nguyện theo ý của Bề trên giáo phận lên Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong các giờ chầu của các giáo họ và các hội đoàn, đặc biệt là trong tối thừ bảy, tất cả bà con giáo xứ đã tập trung về nhà thờ giáo xứ để cùng thắp nến hiệp thông với các giáo xứ khác trong giáo phận Vinh để cầu nguyện cho cha quản xứ, bà con giáo xứ Mỹ Yên và cầu nguyện cho nhà cầm quyền Nghệ An nữa.
Trước giờ chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện, cha quản xứ đã đọc các văn thư, thông báo của tòa giám mục Xã Đoài cho bà con giáo dân nghe. Ngài đã diễn dải thêm để cho bà con hiểu được quan điểm của và những việc làm và các lời kêu gọi của Bề trên giáo phận trong vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên. Đồng thời, ngài cũng chia sẻ cùng cộng đoàn toàn bộ những thông tin liên quan đến vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên. Đỉnh điểm của những hành động khủng bố này là việc các “lực lượng công quyền” tràn vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh, phá hoại bàn thờ, hành hung người dân vô tội. Việc đập vỡ tượng thánh là hành động phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo. Ngài cũng giải thích cho giáo dân hiểu được những hành động, những lời vu cáo lật lọng của chính quyền cộng sản Nghệ An nhằm vào Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
Có lẽ khi nghe biết những đau thương mà bà anh em giáo xứ Mỹ Yên phải chịu do sự đánh đập bắt bớ của công an Nghệ An, hay những lời vu cáo vô căn cứ của báo Nghệ An đối Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, mỗi người dân của Mẫu Lâm không khỏi bức xúc, và dận dữ. Nhưng bà con đã biến đau thương thành hành động. Hành động ở đây không phải là các hành động quá khích chống lại nhà cầm quyền. Nhưng bằng các việc hy sinh hằng ngày, và tiếp tục thắp nến để hiệp thông với toàn giáo phận cầu nguyện theo ý của Bề trên giáo phận. Qua buổi thắp nến cầu nguyện này, giáo xứ Mẫu Lâm cũng muốn gửi một thông điệp đến anh em Mỹ Yên là các bạn không đơn độc trong cuộc chiến đấu này, chúng tôi và những giáo dân địa phận Vinh và hết thảy những người yêu chuộng công lý, tự do, hòa bình trên thế giới đang sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này.
Cha quản hạt trong lời khai mạc tuần chầu Mẫu Lâm đã nói: Nỗi đau của giáo xứ Mỹ Yên không chỉ là nỗi đau của cha quản xứ Mỹ Yên và bà con giáo xứ Mỹ Yên mà là nỗi đau của toàn hạt Nhân Hòa và toàn giáo phận Vinh. Vì thế, trong thời gian tới, bà con giáo xứ Mẫu Lâm luôn luôn chia sẻ và tiếp tục thắp lên những ngọn nến và liên lỉ cầu nguyện cho đến khi những nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên được trả tự do và bà con được sống cuộc sống bình yên.
Xem hình ảnh
Có lẽ trong suốt những ngày qua, khẩu hiệu: Chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên và nhà cầm quyền Nghệ An, được mọi người Công Giáo của địa phận Vinh và khắp thế giới nhắn nhủ nhau nhiều nhất. Điều này, một lần nữa nhắc nhở chúng ta biết rằng, đạo Công Giáo không chủ trương bạo động lật đổ chính quyền sở tại nhưng trước những sự ác, sự bất công vũ khí hữu hiệu nhất để người Công Giáo chiến đấu đó là lời cầu nguyện. Vâng cầu nguyện là một vũ khí đắc lực và lợi hại nhất của người Công Giáo. Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu và các tông đồ đã gặp nhiều sự đau khổ, và sự bách hại, nhưng Chúa Giêsu không dạy các môn đệ cầm vũ khí lên chiến đấu. Nhưng Ngài dạy các môn đệ các con hãy cầu nguyện luôn, và khi cầu nguyện các con phải cầu nguyện cho cả những người bách hại các con.
Hôm nay, giáo phận Vinh chúng ta, cách riêng là bà con giáo xứ Mỹ Yên cũng đang gặp những khó khăn, thử thách trong đời sống chứng nhân Tin Mừng, bởi sự bắt bớ, hành hung, sự vu cáo của chính quyền Nghệ An. Vì thế, hơn lúc nào hết chúng ta phải đứng lên và cầm lấy vũ khí của chúng ta là cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện. Có làm như vậy, chúng ta mới dành được chiến thắng trước các sự bách hại của nhà cầm quyền Nghệ An.
Giáo xứ Mẫu Lâm trong tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể đã luôn hướng lòng dâng những ý cầu nguyện theo ý của Bề trên giáo phận lên Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong các giờ chầu của các giáo họ và các hội đoàn, đặc biệt là trong tối thừ bảy, tất cả bà con giáo xứ đã tập trung về nhà thờ giáo xứ để cùng thắp nến hiệp thông với các giáo xứ khác trong giáo phận Vinh để cầu nguyện cho cha quản xứ, bà con giáo xứ Mỹ Yên và cầu nguyện cho nhà cầm quyền Nghệ An nữa.
Trước giờ chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện, cha quản xứ đã đọc các văn thư, thông báo của tòa giám mục Xã Đoài cho bà con giáo dân nghe. Ngài đã diễn dải thêm để cho bà con hiểu được quan điểm của và những việc làm và các lời kêu gọi của Bề trên giáo phận trong vụ việc ở giáo xứ Mỹ Yên. Đồng thời, ngài cũng chia sẻ cùng cộng đoàn toàn bộ những thông tin liên quan đến vụ việc vừa xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên. Đỉnh điểm của những hành động khủng bố này là việc các “lực lượng công quyền” tràn vào nhà dân, đập vỡ tượng thánh, phá hoại bàn thờ, hành hung người dân vô tội. Việc đập vỡ tượng thánh là hành động phạm thánh trắng trợn, xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo. Ngài cũng giải thích cho giáo dân hiểu được những hành động, những lời vu cáo lật lọng của chính quyền cộng sản Nghệ An nhằm vào Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
Có lẽ khi nghe biết những đau thương mà bà anh em giáo xứ Mỹ Yên phải chịu do sự đánh đập bắt bớ của công an Nghệ An, hay những lời vu cáo vô căn cứ của báo Nghệ An đối Đức Cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, mỗi người dân của Mẫu Lâm không khỏi bức xúc, và dận dữ. Nhưng bà con đã biến đau thương thành hành động. Hành động ở đây không phải là các hành động quá khích chống lại nhà cầm quyền. Nhưng bằng các việc hy sinh hằng ngày, và tiếp tục thắp nến để hiệp thông với toàn giáo phận cầu nguyện theo ý của Bề trên giáo phận. Qua buổi thắp nến cầu nguyện này, giáo xứ Mẫu Lâm cũng muốn gửi một thông điệp đến anh em Mỹ Yên là các bạn không đơn độc trong cuộc chiến đấu này, chúng tôi và những giáo dân địa phận Vinh và hết thảy những người yêu chuộng công lý, tự do, hòa bình trên thế giới đang sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này.
Cha quản hạt trong lời khai mạc tuần chầu Mẫu Lâm đã nói: Nỗi đau của giáo xứ Mỹ Yên không chỉ là nỗi đau của cha quản xứ Mỹ Yên và bà con giáo xứ Mỹ Yên mà là nỗi đau của toàn hạt Nhân Hòa và toàn giáo phận Vinh. Vì thế, trong thời gian tới, bà con giáo xứ Mẫu Lâm luôn luôn chia sẻ và tiếp tục thắp lên những ngọn nến và liên lỉ cầu nguyện cho đến khi những nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên được trả tự do và bà con được sống cuộc sống bình yên.
Hình ảnh Thiếu Nhi Thánh Thể Gx ĐMHCG về thăm Việt Nam
Trần Mạnh Trác
15:41 15/09/2013
Đối với một số em, sinh trưởng ở bên Mỹ, thì đây là lần đầu tiên được đi thăm một vùng đất xa lạ, chỉ biết mường tượng trong đầu qua những lời kể lại cuả các bậc phụ huynh.
Các em đã chuẩn bị cho cuộc hành trình kể từ Noel năm ngoái. Các em tổ chức nhiều cuộc quyên góp bằng cách bán phở, bán hoa tại giáo xứ nhà và nhiều giáo xứ Mỹ lân cận. Số tiền quyên góp này, cộng với tiền để dành riêng, thì dư đủ để trang trải vé máy bay và các chi phí cá nhân.
ý định cuả Cha Phó Gx DMHCG khi tổ chức cuộc du hành là để tạo dịp cho các em biết về Quê Mẹ, đồng thời làm việc từ thiện.
Ngài tổ chức lạc quyên cho mục đích từ thiện noí trên, và nhận được một số tiền cao hơn dự ước. Tất cả số tiền quyên góp cho từ thiện này đã được dùng hoàn toàn cho mục đích này.
Các em đi du hành theo cách thức 'Tây Ba Lô', nghiã là giống như đi cắm trại vậy. Sinh hoạt với các em cô nhi mỗi khi có dịp. Nghỉ ngơi tại những tu viện, hội trường và nhà bà con nếu có. Chi phí lớn nhất sau vé máy bay là tiền '1 ngày hotel' và tiền thuê xe buýt.
Vì 'kinh tế' như thế, cho nên nhiều em đã bàn nhau sẽ 'làm thêm' một cuộc du hành cho năm sau.
Xin coi hình ảnh do các em TNTT ghi nhận
Giáo xứ La Nham - Ánh nến chia sẻ đau thương với anh em giáo xứ Mỹ Yên
Lệ Hoàng
19:06 15/09/2013
Giáo xứ La Nham - Ánh nến chia sẻ đau thương với anh em giáo xứ Mỹ Yên
Tối ngày 14/09/2013, cùng hiệp thông với anh chị em giáo xứ Mỹ Yên đang chịu sự bách hại một cách bất công, dã man của chính quyền Nghệ An. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giám Mục giáo phận trong thư chung gửi giáo dân ngày 06/09/2013. Toàn thể cộng đoàn giáo xứ La Nham đã quy tụ về thánh đường giáo xứ, cùng với cha quản xứ Giuse Hoàng Đức Nhân hiệp dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho hòa bình công lý, cho các Đức Giám Mục giáo phận, cho nhà cầm quyền cộng sản biết nhận ra và chấm dứt ngay tội ác mà họ đang gây ra cho con dân, nhất là giáo dân Mỹ Yên, và đặc biệt là cầu nguyện cho anh em giáo xứ Mỹ Yên và những nạn nhân của vụ đàn áp dã man xảy ra vào chiều ngày 04/09/2013.
Trước thánh lễ Cha quản xứ đã lần lượt đọc các thông cáo, bản tường trình, thư chung... của Đức Giám Mục và Tòa giám mục về những sự việc đau thương mà chính quyền cộng sản Nghệ An đã gây ra cho giáo dân giáo xứ Mỹ Yên trong những ngày qua. Cha Giuse cũng đã giải thích cặn kẻ nguyên nhân, diễn tiến những sự việc đó. Đồng thời Ngài đã cực lực lên án việc dùng báo đài, truyền thanh truyền hình để đưa những tin tức xuyên tạc thiếu sự thật, xúc phạm đến danh dự và uy tín của Đức Giám Mục, các linh mục giáo phận, vu oan, cáo vạ cho giáo dân Mỹ Yên với thái độ hèn hạ “vừa ăn cướp vừa la làng” của chính quyền cộng sản Nghệ An. Ngài tha thiết mời gọi giáo dân hãy lên đường bằng vũ khi đơn sơ nhưng vô cùng hiệu quà là sự cầu nguyện, để đạp tan những bất công, bạo tàn, khủng bố... những cách hành xử man trá của bạo quyền Nghệ An đang xúc phạm một cách nặng nề đến tự do và nhân phẩm con người, đến niềm tin Công Giáo.
Những ánh nến chiếu tỏa trong giờ cầu nguyện, thôi thúc mỗi giáo dân luôn nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô để đặt trọn niềm tin vào Ngài. Xưa kia chính Chúa Giêsu cũng phải chịu người đời bắt bớ, đánh đạp rồi giết chết. Thì chúng ta sẽ chẳng thể tranh được nhưng sự ấy, vì “tôi tớ không lớn hơn chủ nhà(Ga 15,20)”. Đồng thời những ngọn nến cũng được đốt lên trong lòng mỗi người tình hiệp thông chia sẻ với những đau thương mà người anh em giáo xứ Mỹ Yên đang chịu đựng.
Giờ cầu nguyện kết thúc trong lời kinh hòa bình vang vọng như mời gọi mọi người luôn biết đứng lên để đấu tranh cho công lý và sự thật, đồng thời lên án những việc làm sai trái vô nhân đạo của bạo quyền.
Lệ Hoàng
Trước thánh lễ Cha quản xứ đã lần lượt đọc các thông cáo, bản tường trình, thư chung... của Đức Giám Mục và Tòa giám mục về những sự việc đau thương mà chính quyền cộng sản Nghệ An đã gây ra cho giáo dân giáo xứ Mỹ Yên trong những ngày qua. Cha Giuse cũng đã giải thích cặn kẻ nguyên nhân, diễn tiến những sự việc đó. Đồng thời Ngài đã cực lực lên án việc dùng báo đài, truyền thanh truyền hình để đưa những tin tức xuyên tạc thiếu sự thật, xúc phạm đến danh dự và uy tín của Đức Giám Mục, các linh mục giáo phận, vu oan, cáo vạ cho giáo dân Mỹ Yên với thái độ hèn hạ “vừa ăn cướp vừa la làng” của chính quyền cộng sản Nghệ An. Ngài tha thiết mời gọi giáo dân hãy lên đường bằng vũ khi đơn sơ nhưng vô cùng hiệu quà là sự cầu nguyện, để đạp tan những bất công, bạo tàn, khủng bố... những cách hành xử man trá của bạo quyền Nghệ An đang xúc phạm một cách nặng nề đến tự do và nhân phẩm con người, đến niềm tin Công Giáo.
Những ánh nến chiếu tỏa trong giờ cầu nguyện, thôi thúc mỗi giáo dân luôn nhìn lên Thánh Giá Chúa Kitô để đặt trọn niềm tin vào Ngài. Xưa kia chính Chúa Giêsu cũng phải chịu người đời bắt bớ, đánh đạp rồi giết chết. Thì chúng ta sẽ chẳng thể tranh được nhưng sự ấy, vì “tôi tớ không lớn hơn chủ nhà(Ga 15,20)”. Đồng thời những ngọn nến cũng được đốt lên trong lòng mỗi người tình hiệp thông chia sẻ với những đau thương mà người anh em giáo xứ Mỹ Yên đang chịu đựng.
Giờ cầu nguyện kết thúc trong lời kinh hòa bình vang vọng như mời gọi mọi người luôn biết đứng lên để đấu tranh cho công lý và sự thật, đồng thời lên án những việc làm sai trái vô nhân đạo của bạo quyền.
Lệ Hoàng
Các giáo xứ Cẩm Trường, Phú Yên và Mành Sơn thắp nến hiệp thông
PV Cẩm Trường
19:56 15/09/2013
GP VINH - Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Bề trên giáo phận Vinh, cũng như để thể hiện tinh thần hiệp nhất, ba giáo xứ Cẩm Trường, Phú Yên và Mành Sơn đã thắp nến cầu nguyện cho Mỹ Yên.
Xem hình ảnh
Cầu nguyện luôn là vũ khí lợi hại nhất của người tín hữu trước sự càn quét của bạo quyền thế gian. Con cái ba giáo xứ luôn tâm niệm rõ ràng điều đó, và hằng sốt sắng thắp nến hiệp thông với Mỹ Yên trong bất cứ giờ cầu nguyện nào. Trong từng câu kinh, lời hát và nơi sâu thẳm tâm hồn, chúng con muốn thể hiện rằng: giáo xứ Mỹ Yên không lẻ loi đối chọi với sự dữ và chúng con luôn sẵn sàng hành động, dấn thân để thể hiện tình yêu và sự hiệp nhất với Mỹ Yên.
Và để thể hiện rõ ràng tinh thần đó, thứ 7 ngày 14/9/2013, 30 giáo dân đại diện cho toàn thể bà con của 3 giáo xứ cũng đã đến Linh địa Trại Gáo để trực tiếp thăm hỏi, động viên và khích lệ Cha xứ, bà con giáo xứ Mỹ Yên và đặc biệt là những nạn nhân đang gặp thử thách. Khí thế tràn đầy nhiệt huyết của Tình yêu Giê-su đang thôi thúc tất cả chúng con phải bước đi. Bước đi để chung chia nỗi đau với anh em cùng một thân thể, cùng một Cha trên trời. Bước đi để nói lên lòng yêu chuộng công lý và hòa bình.
Xem hình ảnh
Cầu nguyện luôn là vũ khí lợi hại nhất của người tín hữu trước sự càn quét của bạo quyền thế gian. Con cái ba giáo xứ luôn tâm niệm rõ ràng điều đó, và hằng sốt sắng thắp nến hiệp thông với Mỹ Yên trong bất cứ giờ cầu nguyện nào. Trong từng câu kinh, lời hát và nơi sâu thẳm tâm hồn, chúng con muốn thể hiện rằng: giáo xứ Mỹ Yên không lẻ loi đối chọi với sự dữ và chúng con luôn sẵn sàng hành động, dấn thân để thể hiện tình yêu và sự hiệp nhất với Mỹ Yên.
Và để thể hiện rõ ràng tinh thần đó, thứ 7 ngày 14/9/2013, 30 giáo dân đại diện cho toàn thể bà con của 3 giáo xứ cũng đã đến Linh địa Trại Gáo để trực tiếp thăm hỏi, động viên và khích lệ Cha xứ, bà con giáo xứ Mỹ Yên và đặc biệt là những nạn nhân đang gặp thử thách. Khí thế tràn đầy nhiệt huyết của Tình yêu Giê-su đang thôi thúc tất cả chúng con phải bước đi. Bước đi để chung chia nỗi đau với anh em cùng một thân thể, cùng một Cha trên trời. Bước đi để nói lên lòng yêu chuộng công lý và hòa bình.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đôi điều suy nghĩ sau khi đọc công văn 139 của UBND tỉnh Nghệ An.
Hà Tĩnh
18:43 15/09/2013
Đôi điều suy nghĩ sau khi đọc công văn 139 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đọc công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ an, v/v hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chức sắc, giáo dân Công Giáo tại tỉnh Nghệ An, đề ngày 08/09/2013 do phó chủ tịch Thái Văn Hằng ký, tôi thấy nhiều chỗ chưa đúng sự thật; chưa khách quan; từ ngữ thiếu chính xác…
Bởi vậy, nên nói ra đây đôi điều.
Chẳng hạn, công văn có đoạn viết:… “ Nghiêm trọng là ngày 22/5/2013 khi phát hiện được linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (mặc dù chưa được sự đồng ý của linh mục Nguyễn Đình Thăng-quản xứ Mỹ Yên (đi vắng) và giám mục Nguyễn Thái Hợp) nhưng vẫn tổ chức lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương)…)
Điều này không đúng. Vì,
- Giáo luật điều 765: “Các linh mục và phó tế được hưởng năng quyền (làm lễ, loan báo Tin Mừng) khắp nơi với sự đồng ý, ít ra suy đoán của linh mục quản đốc nhà thờ, trừ khi bản quyền hợp pháp hạn chế hay rút lại năng quyền ấy, hoặc luật địa phương đòi hỏi phải có phép minh thị”.
- Linh mục Đặng Hữu Nam lại cùng làm mục vụ trong cùng một giáo hạt, giáo phận với Lm Nguyễn Đình Thăng (giáo hạt Nhân Hoà-gp Vinh).
Như vậy, theo giáo luật hoàn vũ và nhu cầu mục vụ địa phương thì linh mục Đặng Hữu Nam dâng Lễ tại nhà thờ giáo họ Trái Gáo không hề trái với giáo luật.
Linh mục Đặng Hữu Nam đi làm Lễ, chứ phải đi đâu hay làm việc gì sai trái, mà phải dùng từ phát hiện.
Công văn viết tiếp:... “ Tổ công tác của lực lượng công an xuống địa bàn để nắm tình hình, khi đang đi trên tỉnh lộ 534 thuộc địa bàn xã Nghi Phương (cách nhà thờ Trại Gáo khoảng 600 m) thì bị một số giáo dân (giáo xứ Mỹ Yên và một số nơi khác) chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ).
Điều này không khách quan.
Bởi lẽ, dù một người nhận thức bình thường khi đọc câu văn trên cũng phải làm cho họ hoài nghi: làm gì có chuyện người dân lại đi chặn đường cán bộ khi cán bộ đi làm. Hơn nữa, đây lại là cán bộ công an (luật đường bộ gọi là xe ưu tiên).
Thêm vào đó, từ xưa tới nay, tôi chưa bao giờ nghe hay chứng kiến người dân mình làm như thế.
Do vậy, nếu có chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ như công văn đã nêu thì trước đó chắc chắn cán bộ đã làm điều gì đó không đúng luật hoặc đã xúc phạm đến họ.
…
Chừng ấy cũng đủ để nói rằng: đọc là đọc, nhưng đọc để tin những gì công văn nói là điều không hề dễ dàng.
Hà Tĩnh.
Đọc công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ an, v/v hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chức sắc, giáo dân Công Giáo tại tỉnh Nghệ An, đề ngày 08/09/2013 do phó chủ tịch Thái Văn Hằng ký, tôi thấy nhiều chỗ chưa đúng sự thật; chưa khách quan; từ ngữ thiếu chính xác…
Bởi vậy, nên nói ra đây đôi điều.
Chẳng hạn, công văn có đoạn viết:… “ Nghiêm trọng là ngày 22/5/2013 khi phát hiện được linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (mặc dù chưa được sự đồng ý của linh mục Nguyễn Đình Thăng-quản xứ Mỹ Yên (đi vắng) và giám mục Nguyễn Thái Hợp) nhưng vẫn tổ chức lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương)…)
Điều này không đúng. Vì,
- Giáo luật điều 765: “Các linh mục và phó tế được hưởng năng quyền (làm lễ, loan báo Tin Mừng) khắp nơi với sự đồng ý, ít ra suy đoán của linh mục quản đốc nhà thờ, trừ khi bản quyền hợp pháp hạn chế hay rút lại năng quyền ấy, hoặc luật địa phương đòi hỏi phải có phép minh thị”.
- Linh mục Đặng Hữu Nam lại cùng làm mục vụ trong cùng một giáo hạt, giáo phận với Lm Nguyễn Đình Thăng (giáo hạt Nhân Hoà-gp Vinh).
Như vậy, theo giáo luật hoàn vũ và nhu cầu mục vụ địa phương thì linh mục Đặng Hữu Nam dâng Lễ tại nhà thờ giáo họ Trái Gáo không hề trái với giáo luật.
Linh mục Đặng Hữu Nam đi làm Lễ, chứ phải đi đâu hay làm việc gì sai trái, mà phải dùng từ phát hiện.
Công văn viết tiếp:... “ Tổ công tác của lực lượng công an xuống địa bàn để nắm tình hình, khi đang đi trên tỉnh lộ 534 thuộc địa bàn xã Nghi Phương (cách nhà thờ Trại Gáo khoảng 600 m) thì bị một số giáo dân (giáo xứ Mỹ Yên và một số nơi khác) chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ).
Điều này không khách quan.
Bởi lẽ, dù một người nhận thức bình thường khi đọc câu văn trên cũng phải làm cho họ hoài nghi: làm gì có chuyện người dân lại đi chặn đường cán bộ khi cán bộ đi làm. Hơn nữa, đây lại là cán bộ công an (luật đường bộ gọi là xe ưu tiên).
Thêm vào đó, từ xưa tới nay, tôi chưa bao giờ nghe hay chứng kiến người dân mình làm như thế.
Do vậy, nếu có chặn đường, khống chế, đánh đập làm bị thương và giam giữ trái pháp luật 03 cán bộ như công văn đã nêu thì trước đó chắc chắn cán bộ đã làm điều gì đó không đúng luật hoặc đã xúc phạm đến họ.
…
Chừng ấy cũng đủ để nói rằng: đọc là đọc, nhưng đọc để tin những gì công văn nói là điều không hề dễ dàng.
Hà Tĩnh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải phóng và thần học giải phóng
Vũ Văn An
22:35 15/09/2013
Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về giải phóng và thần học giải phóng đã được trình bày rõ ràng và đầy đủ qua các tuyên bố và phát biểu liên tiếp của các vị giáo hoàng từ Đức Phaolô VI tới Đức Phanxicô. Trong đó, rõ ràng và đầy đủ nhất là hai chỉ thị năm 1984 và 1986 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dưới quyền điều khiển của Đức HY Joseph Ratzinger, người sau này lên ngôn giáo hoàng lấy hiệu là Bênêđíctô XVI. Quan điểm này có thể tóm tắt như sau: giải phóng là khát vọng sâu xa của con người và là một khát vọng linh hứng của dân Chúa; thần học giải phóng đúng ở chỗ đã nhấn mạnh tới phẩm giá người nghèo, đã ưu tiên chọn họ, nhưng sai ở chỗ coi giải phóng kinh tế hay chính trị cao hơn giải phóng tội lỗi, vốn là giải phóng đích thực vì từ giải phóng này mới có mọi giải phóng khác thuộc phạm vi văn hóa, xã hội, chủng tộc, chính trị, kinh tế...
Tuy nhiên, mấy ngày nay, dư luận Công Giáo hoàn cầu lại xôn xao hẳn lên do việc phát hành ngày 9 tháng Chín vừa qua tại Ý một tác phẩm viết chung bởi hai tác giả mà cứ xét bề ngoài, thì hoàn toàn thuộc hai “chiến tuyến” đối nghịch nhau. Hai tác giả đó là Gerhard Ludwig Müller và Gustavo Gutiérrez: "Dalla parte dei poveri. Teologia della liberazione, teologia della Chiesa" (Đứng Về Phía Người Nghèo. Thần Học Giải Phóng, Thần Học Giáo Hội, Edizioni Messaggero-EMI, Padova, 2013, pp. 192, euro 15,00).
Đức TGM Gerhard Ludwig Muller hiện được Đức Phanxicô lưu giữ trong chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài vốn nắm giữ từ ngày 2 tháng Bẩy năm 2012, dưới thời Đức Bênêđíctô XVI. Còn Linh Mục Gustavo Gutiérrez, người Peru, thuộc Dòng Đa Minh, vốn là một trong các nhà sáng lập ra phong trào thần học giải phóng.
Nhiều người chào đón việc này như một bước ngoặt lịch sử, đánh dấu việc hoà giải giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng. Có người còn đặt những hàng tít lớn như “cuộc chiến tranh giữa Phong Trào Thần Học Giải Phóng và Rôma đã kết thúc” và họ trích dẫn nhận định sau đây của vị đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay: “Phong trào Giáo Hội và thần học của Châu Mỹ La Tinh dưới tên Thần Học Giải Phóng, một phong trào đã lan rộng ra nhiều vùng khác của thế giới sau Công Đồng Vatican II, theo ý kiến tôi, nên được kể là một trong các luồng tư tưởng quan trọng nhất của nền thần học Công Giáo thế kỷ 20”.
Điều lạ là tác phẩm trên vốn đã được phát hành tại Đức từ năm 2004, nhưng không gây bất cứ một chấn động nào, dù lúc ấy, tuy mới chỉ là một giám mục (tấn phong năm 2002), Đức Cha Muller đã được Đức HY Joseph Ratzinger cử làm thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin rồi.
Phải chăng lúc ấy, người ta chỉ coi Đức Cha Muller nguyên tuyền như một thần học gia thông thường, cựu sinh viên của linh mục Gustavo Gutiérrez? Hay phải chăng lúc ấy, vị giáo hoàng “đến từ tận cùng thế giới”, từ vùng đất sản sinh ra nền thần học này chưa xuất hiện trên ngai tòa Phêrô? Còn bây giờ, vị giáo hoàng ấy đã xuất hiện rồi, và vị giáo hoàng ấy lại còn tiếp tục duy trì Đức TGM Muller ở vai trò tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngay khi đang cố gắng cải tổ giáo triều Rôma.
Chấn động chăng là năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI cử Đức TGM Muller làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay thế Đức HY Levada, một thánh bộ nếu không theo dõi các nhà thần học giải phóng một cách xít xao, thì ít nhất cũng đã liên tiếp, trong hai năm, ra hai chỉ thị đề phòng nền thần học này.
Ký giả kỳ cựu về Vatican, Andrea Tornielli, cho rằng chính vì hai chỉ thị trên, Đức HY Joseph Ratzinger bị coi là người kết án thần học giải phóng đến độ không cho họ biện hộ, kháng án. Thực ra, chỉ thị Libertatis nuntius, ban hành ngày 6 tháng Tám năm 1984 chỉ cảnh giác trước các nguy cơ và lệch lạc trong việc nền thần học này nhìn thực tại qua lăng kính Mácxít. Đây là lúc Châu Mỹ La Tinh đang nằm trong tay các nhà độc tài và Reagan đang bận tâm chống lại “đế quốc tội ác” Xô Viết.
Nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không lên án toàn bộ nền Thần Học Giải Phóng, cũng không lên án việc “ưu tiên chọn người nghèo”. Thánh Bộ chỉ chống lại các giải thích Mácxít được một số thần học gia sử dụng.
Thực vậy, văn kiện trên nhắc đến sự “cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng cứu rỗi thành tin mừng trần gian”. Nó nói tới nguy cơ “quên khuấy và triển hạn việc phúc âm hóa tới Ngày Mai”. Nó thách thức “các lý thuyết ý thức hệ” được dùng làm căn bản để giải thích thực tại xã hội qua một thứ thần học nhằm trình bày chiến tranh giai cấp như một “định luật khách quan và tất yếu” và làm người ta tin rằng “nhờ bước vào diễn trình của nó, giai cấp bị áp bức tạo ra chân lý và hành động ‘hợp khoa học’. Thành thử, ý niệm chân lý đi song song với việc khẳng định nhu cầu dùng bạo lực”. Phép Thánh Thể trở thành “việc cử hành của giai cấp đấu tranh”. “Nước Thiên Chúa và việc thành hình của nó thường được đồng hóa với phong trào giải phóng nhân bản”.
Điều đáng buồn là chính lúc ấy, lúc ban hành chỉ thị Libertatis Nuntius, nghĩa là lúc ngài vừa đảm nhiệm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chưa đầy hai năm, Đức HY Ratzinger bắt đầu bị coi là kẻ thù của các thần học gia cởi mở, là “người đào huyệt”chôn sống hy vọng mà Vatican II đã vun trồng nơi các nước nghèo. Giáo Hội dưới sự dìu dắt của Wojtyla được nhìn như người gửi tín hiệu ủng hộ các chế độ chống cộng đang cai trị các quốc gia Nam Mỹ.
Ấy thế nhưng, nếu đọc chỉ thị đầu tiên về Thần Học Giải Phóng này một cách trọn vẹn, người ta thấy khác hẳn. Trong phần dẫn nhập, văn kiện trên nói rõ: “Tuyệt đối, không nên giải thích chỉ thị này như một bác bỏ tất cả những ai muốn đáp ứng một cách đại độ và bằng tinh thần phúc âm chân chính đối với ‘việc ưu tiên chọn người nghèo’”
“Chỉ thị này cũng không hề được dùng để bào chữa cho những ai luôn duy trì thái độ trung lập hay dửng dưng trước các vấn đề bi thảm và cấp bách liên quan đến cảnh khốn cùng và bất công của con người. Trái lại, nó được soạn thảo bởi niềm xác tín rằng các lệch lạc ý thức hệ nghiêm trọng được nó chỉ ra tất yếu sẽ dẫn tới việc phản bội lại chính nghĩa người nghèo”.
“Hơn bao giờ hết, Giáo Hội chỉ nhằm lên án các lạm dụng, các bất công, và các tấn kích chống lại tự do, ở bất cứ nơi nào chúng diễn ra và do bất cứ ai vi phạm chúng. Bằng các phương tiện riêng, Giáo Hội chỉ muốn tranh đấu để bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của con người, nhất là của người nghèo”.
Hơn nữa, Chỉ thị còn quả quyết rằng “gương xấu bất bình đẳng lộ liễu giữa người giầu và người nghèo... không còn có thể dung thứ được nữa”. Cho nên, lời cảnh giác chống lại các lệch lạc nghiêm trọng của một số “nền thần học giải phóng” không được coi như một thứ thừa nhận, dù là gián tiếp, đối với những người chủ trương giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay những ai lợi dụng cảnh bần cùng này và cả những ai lưu ý tới nó nhưng khoan tay đứng nhìn, không làm gì cả, tỏ ra thờ ơ, dửng dưng. Được hướng dẫn bởi Tin Mừng nhân hậu và yêu thương con người, Giáo Hội đã nghe được tiếng kêu gào đòi công lý nên muốn đáp lại tiếng kêu gào ấy một cách tận tình tận lực.
Cuối cùng, văn kiện lên án một số vị giáo phẩm đã tỏ ra quá “mềm” nếu không muốn nói đã trở thành chi thể với quyền lực. “Các vị bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hoặc đồng loã một cách tội lỗi trước các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như các chế độ chính trị nhằm kéo dài các hoàn cảnh này. Mọi người, nhất là các mục tử và những ai nắm giữ chức vụ có trách nhiệm, cần phải hồi tâm thiêng liêng, tăng cường tình yêu đối với Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, tìm ra ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và của cảnh nghèo. Quan tâm tới tính tinh tuyền của đức tin đòi ta phải trả lời trong tư cách chứng nhân hữu hiệu qua việc phục vụ người lân cận của ta, nhất là người nghèo và người bị áp bức, qua phương cách thần học toàn diện”.
Giải Phóng
Thực ra, chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh nhiều tới chủ đề giải phóng, coi nó như chủ điểm của sứ điệp Tin Mừng, đồng thời coi cuộc thảo luận thần học về chủ đề này là một cuộc thảo luận “đầy hứa hẹn”.
Chỉ thị cho rằng khát vọng giải phóng là một khát vọng mạnh mẽ, gần như không thể cưỡng lại được đến độ trở thành “dấu chỉ thời đại” chính mà Giáo Hội có nhiệm vụ phải khảo sát và giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng. Khát vọng này hiện hữu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng nó hiện hữu mạnh mẽ nhất nơi những người bần cùng và các giai cấp bị bóc lột.
Khát vọng này thấy rõ khi phẩm giá con người, vốn được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, bị khinh khi, chà đạp bởi nhiều hình thức áp bức thuộc phạm vi văn hóa, chính trị, chủng tộc, xã hội và kinh tế. Ý thức này có được là nhờ Tin Mừng đã làm sống dậy trong con người một đòi hỏi và một ý chí tích cực muốn có một cuộc sống an bình và huynh đệ công chính trong đó mọi người được tôn trọng và có được các điều kiện để phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhờ ý thức trên, con người không còn thụ động cam chịu cảnh nghèo với những hậu quả như chết chóc, bệnh hoạn và xuống cấp. Họ coi cảnh bần cùng như một vi phạm vào phẩm giá bẩm sinh của họ, một vi phạm không thể khoan thứ. Nhất là ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nhân loại nói chung có khả năng đảm bảo cho mỗi con người nhân bản những của cải tối thiểu xứng với phẩm giá làm người của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, của cải dư thừa đã bị phung phí trong khi nạn nhân thiếu dinh dưỡng không tài nào đếm xuể. Việc thiếu công bình và ý thức liên đới quốc tế đã chỉ làm lợi cho các quốc gia kỹ nghệ hóa, khiến cho vực sâu phân cách giầu nghèo ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, còn có tai họa chiến tranh; nó đang phung phí những khoản tiền khổng lồ, mà nếu chỉ dành một mẩu nhỏ trong đó cũng đủ để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của không biết bao triệu triệu con người.
Ý nghĩa đích thực của giải phóng
Chính tình thế trên đã đẻ ra nhiều “phát ngôn viên” cho rằng mình là người đại diện chân chính của người nghèo, đem lại các thay đổi căn để nhằm chấm dứt cảnh bị áp bức và cảnh bần cùng của họ. Có những phát ngôn viên bất chấp đạo đức, chỉ dựa vào bạo lực để tạo “giải phóng” cho người nghèo.
Do đó, đây là lúc cần phải giải thích “các dấu chỉ thời đại” dưới ánh sáng Tin Mừng, không những qua việc khảo sát ý nghĩa của khát vọng giải phóng của người nghèo mà còn qua việc biện phân có phê phán các “phát ngôn viên” của người nghèo nữa, cụ thể là Thần Học Giải Phóng.
Chỉ thị cho rằng cụm từ “thần học giải phóng” là một cụm từ hoàn toàn chính đáng: nó mô tả một suy tư thần học quanh chủ đề giải phóng và tự do của Thánh Kinh, và quanh tính khẩn trương trong các thể hiện thực tiễn của nó. Thành thử cuộc gặp gỡ giữa khát vọng giải phóng và các nền thần học giải phóng không phải là chuyện tình cờ. Nhưng muốn hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này, người ta phải dựa vào sứ điệp chuyên biệt của Mạc Khải và việc giải thích chân chính về nó của Huấn Quyền.
Qui chiếu nền tảng là Chúa Kitô, Đấng Giải Phóng; Người giải phóng ta khỏi tội, khỏi nô lệ Lề Luật và xác thịt, vốn là thân phận của loài người tội lỗi. Chính đời sống mới trong ơn thánh, hoa trái của công chính hóa, đã giải phóng ta. Thành thử, hình thức căn để nhất của nô lệ là nô lệ tội lỗi. Các hình thức nô lệ khác đều bắt nguồn sâu xa từ thứ nô lệ này. Do đó, theo nghĩa đầy đủ của Kitô Giáo, tự do không hề có nghĩa buông thả theo thèm muốn xác thịt, trái lại là cuộc sống mới trong Thần Khí yêu thương.
Đã đành trong Xuất Hành, tự do là tự do thoát ách thống trị và nô lệ ngoại nhân nhưng việc giải phóng này dẫn tới việc thờ phượng theo Giao Ước trên Núi Xinai. Thành thử, việc giải phóng trong Xuất Hành này không thể bị giản lược thành một giải phóng chủ yếu về chính trị. Vả lại, hạn từ “tự do” trong Thánh Kinh thường được thay thế bằng hạn từ “cứu chuộc” (redemption).
Từ kinh nghiệm trên, Dân Do Thái luôn sống trong niềm hy vọng về một cuộc giải phóng dứt khoát và do đó, Thiên Chúa được họ nhận diện là Đấng Giải Phóng. Đấng Giải Phóng hay Đấng Cứu Chuộc cũng là một.
Điều trên được mô tả rõ nét trong các Thánh Vịnh là các trước tác hay nhắc tới chủ đề cứu thoát và giải phóng. Trong ngữ cảnh này, đau khổ không hoàn toàn đồng nhất với cảnh nghèo về xã hội hay chính trị. Nó cũng bao gồm lòng hận thù của kẻ địch, các bất công, thất bại và chết chóc. Thánh Vịnh đưa ta trở về với kinh nghiệm chủ yếu có tính tôn giáo: chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới có thể trông mong được cứu thoát và giải phóng.
Các tiên tri sau Amos đều nhấn mạnh tới các đòi hỏi công lý và liên đới và việc cần phải kết án nặng nề người giầu áp bức người nghèo. Họ bênh vực góa phụ và cô nhi. Họ đe dọa người quyền thế. Trung thành với Giao Ước không thể nào có được nếu không thực hành công lý. Công lý đối với Thiên Chúa và công lý đối với người khác, hai điều này không thể tách rời nhau. Thiên Chúa là người bênh vực và giải phóng người nghèo.
Tân Ước cũng thế và còn triệt để hơn nữa, qua bài giảng Các Mối Phúc: phải phát khởi từ thẳm sâu tâm hồn. Giới răn yêu thương huynh đệ nay được nới rộng làm qui luật tối cao của đời sống xã hội. Không còn ranh giới nào trong việc nhận mọi người làm người láng giềng của mình. Nghèo vì nước Thiên Chúa được ca ngợi. Con Người được nhận diện nơi người nghèo và thực sự Người đã trở nên nghèo giữa chúng ta. Phải thương xót như “Cha các con ở trên trời là Đấng thương xót”. Thánh Phaolô nhấn mạnh mối liên kết giữa việc tham dự bí tích và việc chia sẻ với anh chị em túng thiếu.
Nhưng chủ yếu hơn, Tân Ước nhấn mạnh tới sự ác lớn nhất là tội lỗi vì nó đánh vào tâm điểm nhân cách. Thành thử việc giải phóng đầu tiên phải là giải phóng khỏi tội lỗi như trên đã nói. Tuy nhiên, thư Philêmôn cho thấy thứ tự do mới do Chúa Kitô mang tới này nhất thiết có hậu quả trên bình diện xã hội.
Còn 1 kỳ
Tuy nhiên, mấy ngày nay, dư luận Công Giáo hoàn cầu lại xôn xao hẳn lên do việc phát hành ngày 9 tháng Chín vừa qua tại Ý một tác phẩm viết chung bởi hai tác giả mà cứ xét bề ngoài, thì hoàn toàn thuộc hai “chiến tuyến” đối nghịch nhau. Hai tác giả đó là Gerhard Ludwig Müller và Gustavo Gutiérrez: "Dalla parte dei poveri. Teologia della liberazione, teologia della Chiesa" (Đứng Về Phía Người Nghèo. Thần Học Giải Phóng, Thần Học Giáo Hội, Edizioni Messaggero-EMI, Padova, 2013, pp. 192, euro 15,00).
Đức TGM Gerhard Ludwig Muller hiện được Đức Phanxicô lưu giữ trong chức vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chức vụ ngài vốn nắm giữ từ ngày 2 tháng Bẩy năm 2012, dưới thời Đức Bênêđíctô XVI. Còn Linh Mục Gustavo Gutiérrez, người Peru, thuộc Dòng Đa Minh, vốn là một trong các nhà sáng lập ra phong trào thần học giải phóng.
Nhiều người chào đón việc này như một bước ngoặt lịch sử, đánh dấu việc hoà giải giữa Tòa Thánh và nền thần học giải phóng. Có người còn đặt những hàng tít lớn như “cuộc chiến tranh giữa Phong Trào Thần Học Giải Phóng và Rôma đã kết thúc” và họ trích dẫn nhận định sau đây của vị đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay: “Phong trào Giáo Hội và thần học của Châu Mỹ La Tinh dưới tên Thần Học Giải Phóng, một phong trào đã lan rộng ra nhiều vùng khác của thế giới sau Công Đồng Vatican II, theo ý kiến tôi, nên được kể là một trong các luồng tư tưởng quan trọng nhất của nền thần học Công Giáo thế kỷ 20”.
Điều lạ là tác phẩm trên vốn đã được phát hành tại Đức từ năm 2004, nhưng không gây bất cứ một chấn động nào, dù lúc ấy, tuy mới chỉ là một giám mục (tấn phong năm 2002), Đức Cha Muller đã được Đức HY Joseph Ratzinger cử làm thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin rồi.
Phải chăng lúc ấy, người ta chỉ coi Đức Cha Muller nguyên tuyền như một thần học gia thông thường, cựu sinh viên của linh mục Gustavo Gutiérrez? Hay phải chăng lúc ấy, vị giáo hoàng “đến từ tận cùng thế giới”, từ vùng đất sản sinh ra nền thần học này chưa xuất hiện trên ngai tòa Phêrô? Còn bây giờ, vị giáo hoàng ấy đã xuất hiện rồi, và vị giáo hoàng ấy lại còn tiếp tục duy trì Đức TGM Muller ở vai trò tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngay khi đang cố gắng cải tổ giáo triều Rôma.
Chấn động chăng là năm 2012, khi Đức Bênêđíctô XVI cử Đức TGM Muller làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay thế Đức HY Levada, một thánh bộ nếu không theo dõi các nhà thần học giải phóng một cách xít xao, thì ít nhất cũng đã liên tiếp, trong hai năm, ra hai chỉ thị đề phòng nền thần học này.
Ký giả kỳ cựu về Vatican, Andrea Tornielli, cho rằng chính vì hai chỉ thị trên, Đức HY Joseph Ratzinger bị coi là người kết án thần học giải phóng đến độ không cho họ biện hộ, kháng án. Thực ra, chỉ thị Libertatis nuntius, ban hành ngày 6 tháng Tám năm 1984 chỉ cảnh giác trước các nguy cơ và lệch lạc trong việc nền thần học này nhìn thực tại qua lăng kính Mácxít. Đây là lúc Châu Mỹ La Tinh đang nằm trong tay các nhà độc tài và Reagan đang bận tâm chống lại “đế quốc tội ác” Xô Viết.
Nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không lên án toàn bộ nền Thần Học Giải Phóng, cũng không lên án việc “ưu tiên chọn người nghèo”. Thánh Bộ chỉ chống lại các giải thích Mácxít được một số thần học gia sử dụng.
Thực vậy, văn kiện trên nhắc đến sự “cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng cứu rỗi thành tin mừng trần gian”. Nó nói tới nguy cơ “quên khuấy và triển hạn việc phúc âm hóa tới Ngày Mai”. Nó thách thức “các lý thuyết ý thức hệ” được dùng làm căn bản để giải thích thực tại xã hội qua một thứ thần học nhằm trình bày chiến tranh giai cấp như một “định luật khách quan và tất yếu” và làm người ta tin rằng “nhờ bước vào diễn trình của nó, giai cấp bị áp bức tạo ra chân lý và hành động ‘hợp khoa học’. Thành thử, ý niệm chân lý đi song song với việc khẳng định nhu cầu dùng bạo lực”. Phép Thánh Thể trở thành “việc cử hành của giai cấp đấu tranh”. “Nước Thiên Chúa và việc thành hình của nó thường được đồng hóa với phong trào giải phóng nhân bản”.
Điều đáng buồn là chính lúc ấy, lúc ban hành chỉ thị Libertatis Nuntius, nghĩa là lúc ngài vừa đảm nhiệm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chưa đầy hai năm, Đức HY Ratzinger bắt đầu bị coi là kẻ thù của các thần học gia cởi mở, là “người đào huyệt”chôn sống hy vọng mà Vatican II đã vun trồng nơi các nước nghèo. Giáo Hội dưới sự dìu dắt của Wojtyla được nhìn như người gửi tín hiệu ủng hộ các chế độ chống cộng đang cai trị các quốc gia Nam Mỹ.
Ấy thế nhưng, nếu đọc chỉ thị đầu tiên về Thần Học Giải Phóng này một cách trọn vẹn, người ta thấy khác hẳn. Trong phần dẫn nhập, văn kiện trên nói rõ: “Tuyệt đối, không nên giải thích chỉ thị này như một bác bỏ tất cả những ai muốn đáp ứng một cách đại độ và bằng tinh thần phúc âm chân chính đối với ‘việc ưu tiên chọn người nghèo’”
“Chỉ thị này cũng không hề được dùng để bào chữa cho những ai luôn duy trì thái độ trung lập hay dửng dưng trước các vấn đề bi thảm và cấp bách liên quan đến cảnh khốn cùng và bất công của con người. Trái lại, nó được soạn thảo bởi niềm xác tín rằng các lệch lạc ý thức hệ nghiêm trọng được nó chỉ ra tất yếu sẽ dẫn tới việc phản bội lại chính nghĩa người nghèo”.
“Hơn bao giờ hết, Giáo Hội chỉ nhằm lên án các lạm dụng, các bất công, và các tấn kích chống lại tự do, ở bất cứ nơi nào chúng diễn ra và do bất cứ ai vi phạm chúng. Bằng các phương tiện riêng, Giáo Hội chỉ muốn tranh đấu để bảo vệ và thăng tiến quyền lợi của con người, nhất là của người nghèo”.
Hơn nữa, Chỉ thị còn quả quyết rằng “gương xấu bất bình đẳng lộ liễu giữa người giầu và người nghèo... không còn có thể dung thứ được nữa”. Cho nên, lời cảnh giác chống lại các lệch lạc nghiêm trọng của một số “nền thần học giải phóng” không được coi như một thứ thừa nhận, dù là gián tiếp, đối với những người chủ trương giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay những ai lợi dụng cảnh bần cùng này và cả những ai lưu ý tới nó nhưng khoan tay đứng nhìn, không làm gì cả, tỏ ra thờ ơ, dửng dưng. Được hướng dẫn bởi Tin Mừng nhân hậu và yêu thương con người, Giáo Hội đã nghe được tiếng kêu gào đòi công lý nên muốn đáp lại tiếng kêu gào ấy một cách tận tình tận lực.
Cuối cùng, văn kiện lên án một số vị giáo phẩm đã tỏ ra quá “mềm” nếu không muốn nói đã trở thành chi thể với quyền lực. “Các vị bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hoặc đồng loã một cách tội lỗi trước các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như các chế độ chính trị nhằm kéo dài các hoàn cảnh này. Mọi người, nhất là các mục tử và những ai nắm giữ chức vụ có trách nhiệm, cần phải hồi tâm thiêng liêng, tăng cường tình yêu đối với Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, tìm ra ý nghĩa Tin Mừng của người nghèo và của cảnh nghèo. Quan tâm tới tính tinh tuyền của đức tin đòi ta phải trả lời trong tư cách chứng nhân hữu hiệu qua việc phục vụ người lân cận của ta, nhất là người nghèo và người bị áp bức, qua phương cách thần học toàn diện”.
Giải Phóng
Thực ra, chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh nhiều tới chủ đề giải phóng, coi nó như chủ điểm của sứ điệp Tin Mừng, đồng thời coi cuộc thảo luận thần học về chủ đề này là một cuộc thảo luận “đầy hứa hẹn”.
Chỉ thị cho rằng khát vọng giải phóng là một khát vọng mạnh mẽ, gần như không thể cưỡng lại được đến độ trở thành “dấu chỉ thời đại” chính mà Giáo Hội có nhiệm vụ phải khảo sát và giải thích dưới ánh sáng Tin Mừng. Khát vọng này hiện hữu dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng nó hiện hữu mạnh mẽ nhất nơi những người bần cùng và các giai cấp bị bóc lột.
Khát vọng này thấy rõ khi phẩm giá con người, vốn được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, bị khinh khi, chà đạp bởi nhiều hình thức áp bức thuộc phạm vi văn hóa, chính trị, chủng tộc, xã hội và kinh tế. Ý thức này có được là nhờ Tin Mừng đã làm sống dậy trong con người một đòi hỏi và một ý chí tích cực muốn có một cuộc sống an bình và huynh đệ công chính trong đó mọi người được tôn trọng và có được các điều kiện để phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.
Nhờ ý thức trên, con người không còn thụ động cam chịu cảnh nghèo với những hậu quả như chết chóc, bệnh hoạn và xuống cấp. Họ coi cảnh bần cùng như một vi phạm vào phẩm giá bẩm sinh của họ, một vi phạm không thể khoan thứ. Nhất là ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nhân loại nói chung có khả năng đảm bảo cho mỗi con người nhân bản những của cải tối thiểu xứng với phẩm giá làm người của họ.
Tuy nhiên, trên thực tế, của cải dư thừa đã bị phung phí trong khi nạn nhân thiếu dinh dưỡng không tài nào đếm xuể. Việc thiếu công bình và ý thức liên đới quốc tế đã chỉ làm lợi cho các quốc gia kỹ nghệ hóa, khiến cho vực sâu phân cách giầu nghèo ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, còn có tai họa chiến tranh; nó đang phung phí những khoản tiền khổng lồ, mà nếu chỉ dành một mẩu nhỏ trong đó cũng đủ để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của không biết bao triệu triệu con người.
Ý nghĩa đích thực của giải phóng
Chính tình thế trên đã đẻ ra nhiều “phát ngôn viên” cho rằng mình là người đại diện chân chính của người nghèo, đem lại các thay đổi căn để nhằm chấm dứt cảnh bị áp bức và cảnh bần cùng của họ. Có những phát ngôn viên bất chấp đạo đức, chỉ dựa vào bạo lực để tạo “giải phóng” cho người nghèo.
Do đó, đây là lúc cần phải giải thích “các dấu chỉ thời đại” dưới ánh sáng Tin Mừng, không những qua việc khảo sát ý nghĩa của khát vọng giải phóng của người nghèo mà còn qua việc biện phân có phê phán các “phát ngôn viên” của người nghèo nữa, cụ thể là Thần Học Giải Phóng.
Chỉ thị cho rằng cụm từ “thần học giải phóng” là một cụm từ hoàn toàn chính đáng: nó mô tả một suy tư thần học quanh chủ đề giải phóng và tự do của Thánh Kinh, và quanh tính khẩn trương trong các thể hiện thực tiễn của nó. Thành thử cuộc gặp gỡ giữa khát vọng giải phóng và các nền thần học giải phóng không phải là chuyện tình cờ. Nhưng muốn hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này, người ta phải dựa vào sứ điệp chuyên biệt của Mạc Khải và việc giải thích chân chính về nó của Huấn Quyền.
Qui chiếu nền tảng là Chúa Kitô, Đấng Giải Phóng; Người giải phóng ta khỏi tội, khỏi nô lệ Lề Luật và xác thịt, vốn là thân phận của loài người tội lỗi. Chính đời sống mới trong ơn thánh, hoa trái của công chính hóa, đã giải phóng ta. Thành thử, hình thức căn để nhất của nô lệ là nô lệ tội lỗi. Các hình thức nô lệ khác đều bắt nguồn sâu xa từ thứ nô lệ này. Do đó, theo nghĩa đầy đủ của Kitô Giáo, tự do không hề có nghĩa buông thả theo thèm muốn xác thịt, trái lại là cuộc sống mới trong Thần Khí yêu thương.
Đã đành trong Xuất Hành, tự do là tự do thoát ách thống trị và nô lệ ngoại nhân nhưng việc giải phóng này dẫn tới việc thờ phượng theo Giao Ước trên Núi Xinai. Thành thử, việc giải phóng trong Xuất Hành này không thể bị giản lược thành một giải phóng chủ yếu về chính trị. Vả lại, hạn từ “tự do” trong Thánh Kinh thường được thay thế bằng hạn từ “cứu chuộc” (redemption).
Từ kinh nghiệm trên, Dân Do Thái luôn sống trong niềm hy vọng về một cuộc giải phóng dứt khoát và do đó, Thiên Chúa được họ nhận diện là Đấng Giải Phóng. Đấng Giải Phóng hay Đấng Cứu Chuộc cũng là một.
Điều trên được mô tả rõ nét trong các Thánh Vịnh là các trước tác hay nhắc tới chủ đề cứu thoát và giải phóng. Trong ngữ cảnh này, đau khổ không hoàn toàn đồng nhất với cảnh nghèo về xã hội hay chính trị. Nó cũng bao gồm lòng hận thù của kẻ địch, các bất công, thất bại và chết chóc. Thánh Vịnh đưa ta trở về với kinh nghiệm chủ yếu có tính tôn giáo: chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới có thể trông mong được cứu thoát và giải phóng.
Các tiên tri sau Amos đều nhấn mạnh tới các đòi hỏi công lý và liên đới và việc cần phải kết án nặng nề người giầu áp bức người nghèo. Họ bênh vực góa phụ và cô nhi. Họ đe dọa người quyền thế. Trung thành với Giao Ước không thể nào có được nếu không thực hành công lý. Công lý đối với Thiên Chúa và công lý đối với người khác, hai điều này không thể tách rời nhau. Thiên Chúa là người bênh vực và giải phóng người nghèo.
Tân Ước cũng thế và còn triệt để hơn nữa, qua bài giảng Các Mối Phúc: phải phát khởi từ thẳm sâu tâm hồn. Giới răn yêu thương huynh đệ nay được nới rộng làm qui luật tối cao của đời sống xã hội. Không còn ranh giới nào trong việc nhận mọi người làm người láng giềng của mình. Nghèo vì nước Thiên Chúa được ca ngợi. Con Người được nhận diện nơi người nghèo và thực sự Người đã trở nên nghèo giữa chúng ta. Phải thương xót như “Cha các con ở trên trời là Đấng thương xót”. Thánh Phaolô nhấn mạnh mối liên kết giữa việc tham dự bí tích và việc chia sẻ với anh chị em túng thiếu.
Nhưng chủ yếu hơn, Tân Ước nhấn mạnh tới sự ác lớn nhất là tội lỗi vì nó đánh vào tâm điểm nhân cách. Thành thử việc giải phóng đầu tiên phải là giải phóng khỏi tội lỗi như trên đã nói. Tuy nhiên, thư Philêmôn cho thấy thứ tự do mới do Chúa Kitô mang tới này nhất thiết có hậu quả trên bình diện xã hội.
Còn 1 kỳ
Tin Đáng Chú Ý
Nên ăn dưa chuột mỗi ngày
Không rõ xuất xứ
11:29 15/09/2013
Dưa chuột không chỉ là món ăn, nguyên liệu chế biến mà còn là vị thuốc hữu ích. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của dưa chuột:
Cung cấp các loại vitamin: Không chỉ là món ăn mát lành, nguyên liệu cho các món salad giúp cho bữa ăn đỡ ngấy, dưa chuột còn cung cấp vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Acid Folic, vitamin C, canxi, và sắt cho cơ thể.
Giải độc: Dưa chuột phần lớn là nước. Nó còn có nhiều chất dinh dưỡng, do vậy ăn dưa chuột tốt hơn một ly nước tinh khiết rất nhiều. Dưa chuột có thể bổ sung nước cho cơ thể, cũng như loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Giảm mệt mỏi: Bạn thường thấy mệt mỏi vào lúc chiều muộn? Bạn hãy ăn một chút dưa chuột. Lát dưa chuột tạo cảm giác mát lạnh, xua tan cơn mệt mỏi và cung cấp nước cho cơ thể.
Kiểm soát huyết áp: Trong dưa chuột có chứa các khoáng chất quan trọng như magie, kali và chất xơ, do đó kiểm soát được huyết áp cho cả người huyết áp thấp và cao. Mỗi ngày uống một cốc nước ép dưa chuột, nó hiệu quả mà không cần thêm một loại thuốc nào.
Bảo vệ răng: Các loại viêm nhiễm ở răng và nướu có thể điều trị dễ dàng bằng dưa chuột nhờ chất xơ dồi dào của nó. Chất phytochemcial có trong dưa chuột còn giết chết các vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn hãy thử ngậm một lát dưa chuột trong 1 phút, hiệu quả rất rõ rệt.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bất cứ triệu chứng nào của tiêu hóa như ợ nóng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày đều được điều trị hiệu quả với dưa chuột bằng cách bổ sung nó thật nhiều trong bữa ăn hằng ngày. Ăn dưa chuột hằng ngày còn giúp chữa chứng táo bón.
Ngừa tiểu đường, sỏi thận: Dưa chuột khi ép thành nước có chứa một loại hoóc môn đặc biệt có lợi cho tuyến tụy sản xuất isulin - hoóc môn hấp thụ glucose. Do vậy giảm được nguy cơ bệnh tiểu đường, sỏi thận.
Giảm đau khớp: Đặc tính kháng viêm của dưa chuột tốt cho bệnh nhân viêm khớp và gút. Các chuyên gia thường khuyên nên trộn hỗn hợp dưa chuột và cà rốt bôi lên vết đau, có tác dụng giảm đau đớn bằng cách giảm nồng độ axit uric.
Giảm đau: Để tránh những cơn đau đầu khủng khiếp hành hạ, hãy ăn vài lát dưa chuột trước khi đi ngủ và sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn. Dưa chuột có chứa đường, vitamin B rất tốt cho cơ thể mệt mỏi vì thiếu dưỡng chất hay sau khi uống rượu, bia.
Giảm cholesterol: Thêm dưa chuột vào khẩu phần ăn của bạn là một trong những cách tốt để giảm lượng cholesterol trong cơ thể!
Tốt cho tim mạch: Chất kali trong dưa chuột có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Do giàu kali, ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, bù đắp lượng khoáng.
Hợp chất seterol trong dưa chuột được biết đến có thể giảm bớt nồng độ cholesterol, do đó tăng sức khỏe tim mạch. Nó cũng làm giảm mức độ homocysteine, do vậy mà giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Giảm cân: Trong dưa chuột có chứa một lượng lớn khoáng chất và rất ít calo. Do vậy, bạn có thể chọn dưa chuột trong chế độ ăn kiêng của mình. Bạn có thể ăn dưa chuột hay chế biến theo sở thích, thậm chí uống nước ép dưa chuột đều mang lại hiệu quả. Ngoài ra, dưa chuột cũng rất thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường.
Ngăn ngừa ung thư: Dưa chuột có chứa lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol - 3 lignan có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú, buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.
Làm đẹp: Dưa chuột có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Nguyên nhân do nó chứa những chất chống oxy hóa như magan, beta carotene và vitamin C, giúp săn chắc da. Nó cũng loại bỏ bọng mắt, chữa vết bỏng da ánh nắng mặt trời. Ngoài ra silic và lưu huỳnh trong dưa chuột giúp kích thích tăng trưởng tóc.
Cung cấp các loại vitamin: Không chỉ là món ăn mát lành, nguyên liệu cho các món salad giúp cho bữa ăn đỡ ngấy, dưa chuột còn cung cấp vitamin B1, B2, B3, B5, B6, Acid Folic, vitamin C, canxi, và sắt cho cơ thể.
Giải độc: Dưa chuột phần lớn là nước. Nó còn có nhiều chất dinh dưỡng, do vậy ăn dưa chuột tốt hơn một ly nước tinh khiết rất nhiều. Dưa chuột có thể bổ sung nước cho cơ thể, cũng như loại bỏ độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Giảm mệt mỏi: Bạn thường thấy mệt mỏi vào lúc chiều muộn? Bạn hãy ăn một chút dưa chuột. Lát dưa chuột tạo cảm giác mát lạnh, xua tan cơn mệt mỏi và cung cấp nước cho cơ thể.
Kiểm soát huyết áp: Trong dưa chuột có chứa các khoáng chất quan trọng như magie, kali và chất xơ, do đó kiểm soát được huyết áp cho cả người huyết áp thấp và cao. Mỗi ngày uống một cốc nước ép dưa chuột, nó hiệu quả mà không cần thêm một loại thuốc nào.
Bảo vệ răng: Các loại viêm nhiễm ở răng và nướu có thể điều trị dễ dàng bằng dưa chuột nhờ chất xơ dồi dào của nó. Chất phytochemcial có trong dưa chuột còn giết chết các vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn hãy thử ngậm một lát dưa chuột trong 1 phút, hiệu quả rất rõ rệt.
Hỗ trợ tiêu hóa: Bất cứ triệu chứng nào của tiêu hóa như ợ nóng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày đều được điều trị hiệu quả với dưa chuột bằng cách bổ sung nó thật nhiều trong bữa ăn hằng ngày. Ăn dưa chuột hằng ngày còn giúp chữa chứng táo bón.
Ngừa tiểu đường, sỏi thận: Dưa chuột khi ép thành nước có chứa một loại hoóc môn đặc biệt có lợi cho tuyến tụy sản xuất isulin - hoóc môn hấp thụ glucose. Do vậy giảm được nguy cơ bệnh tiểu đường, sỏi thận.
Giảm đau khớp: Đặc tính kháng viêm của dưa chuột tốt cho bệnh nhân viêm khớp và gút. Các chuyên gia thường khuyên nên trộn hỗn hợp dưa chuột và cà rốt bôi lên vết đau, có tác dụng giảm đau đớn bằng cách giảm nồng độ axit uric.
Giảm đau: Để tránh những cơn đau đầu khủng khiếp hành hạ, hãy ăn vài lát dưa chuột trước khi đi ngủ và sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn. Dưa chuột có chứa đường, vitamin B rất tốt cho cơ thể mệt mỏi vì thiếu dưỡng chất hay sau khi uống rượu, bia.
Giảm cholesterol: Thêm dưa chuột vào khẩu phần ăn của bạn là một trong những cách tốt để giảm lượng cholesterol trong cơ thể!
Tốt cho tim mạch: Chất kali trong dưa chuột có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Do giàu kali, ít natri nên dưa chuột kích thích sự lưu thông nước trong cơ thể, bù đắp lượng khoáng.
Hợp chất seterol trong dưa chuột được biết đến có thể giảm bớt nồng độ cholesterol, do đó tăng sức khỏe tim mạch. Nó cũng làm giảm mức độ homocysteine, do vậy mà giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Giảm cân: Trong dưa chuột có chứa một lượng lớn khoáng chất và rất ít calo. Do vậy, bạn có thể chọn dưa chuột trong chế độ ăn kiêng của mình. Bạn có thể ăn dưa chuột hay chế biến theo sở thích, thậm chí uống nước ép dưa chuột đều mang lại hiệu quả. Ngoài ra, dưa chuột cũng rất thích hợp với bệnh nhân mắc tiểu đường.
Ngăn ngừa ung thư: Dưa chuột có chứa lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol - 3 lignan có tác dụng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú, buồng trứng, tử cung và tuyến tiền liệt.
Làm đẹp: Dưa chuột có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Nguyên nhân do nó chứa những chất chống oxy hóa như magan, beta carotene và vitamin C, giúp săn chắc da. Nó cũng loại bỏ bọng mắt, chữa vết bỏng da ánh nắng mặt trời. Ngoài ra silic và lưu huỳnh trong dưa chuột giúp kích thích tăng trưởng tóc.
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:35 15/09/2013
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Trời tháng Chín, Úc Châu mùa Xuân, gió mới chan hòa bầu trời tựa quạt lụa phe phẩy mát dịu hồn người. Sáng mùa Xuân, lộc non xanh biếc nổi bật trên nền trời xanh lơ. Ríu rít kéo về đậu kín cành cây, chim từng đôi nhảy nhót chuyền cành; chim trống cao cổ líu lo hót chào bạn tình và bình minh nắng mới. Bướm lượn! Cỏ thơm! Xuân về… Cuối tuần em dạo chơi thơ thẩn khu phố Việt. Bất ngờ quan Bác lừng lững hiện ra như người từ trời hiện xuống… Gặp bác, em lịch sự cúi đầu,
— Chào bác! Bác vẫn khỏe đấy chứ ạ…
Bác nửa đùa nửa thật,
— Chào chú… Cũng cám ơn chú cất nhời hỏi thăm… Vâng, chú cũng đến là khéo vẽ chuyện. Không khỏe thì làm sao đi dạo phố Việt cuối tuần...
Nhìn mặt quan em đẫn ra như người dở hơi trước lời đáp, bác giỡn giỡn tựa mèo vờn chuột,
— Còn chú thì sao? Dạo này vẫn còn đi tu… hay lại xuất, bỏ về nhà đi… chăn trâu rồi?
Biết trời mùa xuân, quan bác vui trong dạ, mở miệng ăn nói mát mẻ, em thôi ngớ ngẩn, nhưng tủm tỉm cười,
— Vâng, em cũng cám ơn bác cất nhời thăm hỏi… Em thì cũng tạ ơn Chúa, vẫn còn cắp sách đi học… Còn vụ chăn trâu thì chả tới phiên em… Bên này Úc Châu, có muốn đi chăn trâu cũng chả có trâu đâu mà chăn… Họa may bác mua vé một chiều một mình bay lên Darwin, Bắc Úc. Mà thôi… Em cũng chỉ ưa nói chuyện khiếu. Em có nhỡ nhời, xin bác bỏ qua.
Biết chạm phải đít ong, bác cười cười, làm hòa, lãng sang chuyện khác,
— Thì thôi, tôi cũng chỉ nói chuyện khiếu. Mà chú cũng phải nhớ, làm gì thì làm, hôm đỗ Cụ, nhớ báo cho tôi biết một tiếng đấy…
Bác dừng lại, vỗ vỗ vai em, giọng điệu thân tình,
— Thiệt tình, bán anh em xa không bằng láng giềng gần. Tôi với chú cũng còn hơn láng giềng. Thì thôi, chú cũng bỏ qua, đừng có chấp nhời. Chú với tôi thì thân quá, nhiều khi tôi cũng nhỡ miệng… Chú bây giờ cũng là Thầy Sáu rồi. Dăm bữa nửa tháng nửa thôi, là bước lên cung thánh. Giá còn ở ngoài bắc, làng ta, gặp chú, ai cũng phải gọi khoanh tay, “Bẩm Cụ Sáu...” Chứ đâu như ở bên này…
Em nhìn nhìn quan bác, mắt để ý dòm chừng, không biết quan bác có muốn dở chiêu nào nữa hay không. Nhưng thấy bác mặt hòa nhã… Em yên tâm, không nói thêm chi. Thấy em yên lặng, bác quay lại chuyện cũ,
— À, thì đang nói dở dang chuyện Thầy Sáu... Bây giờ chú là Thầy Sáu, cũng được bước lên tòa, giảng thuyết như ai…
Em nhìn bác, tự nhiên ngần ngại, không biết bác đang muốn nói điều gì. Biết em nghĩ ngợi, bác nói tiếp,
— Gớm, chú làm gì mà mặt lại tự nhiên phỗng ra như cám lợn dở hơi như thế kia. Tôi ý chỉ muốn hỏi là ngày mai Lễ Suy Tôn Thánh Giá rồi, chú là Thầy Sáu, già nửa năm rồi, chú đã soạn bài giảng cho ngày lễ hay chưa?
Em ăn miếng trả miếng,
— Nghe bác hỏi mà em cứ ngỡ mình đang đứng trước mặt cha bề trên nhà dòng, hoặc thời pháp đình, tây thuộc... Khổ, mà thôi… Bác nói thì em mới dám thưa. Bác hỏi em mấy câu rồi, giờ tới phiên em. Em xin hỏi bác…
Thấy em mặn mà câu chuyện, bác hứng chí, đáp nhời ngay,
— Đấy, thì tôi đang đứng ngay đây. Chú có muốn hỏi chi thì cứ việc hỏi.
Được nhời bác, em nói ngay,
— Vâng, xin phép bác. Giả sử bác là thầy Sáu…
Bác cắt lời em,
— Ơ, cái chú này, đến là hay! Tôi có phải là Thầy Sáu đâu…
Em bắt đầu nổi máu bướng, nói tới,
— Khổ, bác cứ thích đi buôn bán than... Đấy, nhà em ngoài sân còn nguyên một đống than. Tiện thể nhờ bác gánh hộ, mang bán dùm em… Khổ! Chuyện bác không phải Thầy Sáu, cả và thiên hạ, ai mà chẳng biết. Nhưng em đã nói rõ ràng hẳn hoi, em chỉ giả sử thôi. Mà em cũng xin phép bác, cho em nói hết nhời… Chứ em vừa mới đi được dăm ba thước, thì bác cứ mở miệng cản đường cản bước, sao em trình bày cho hết nhẽ…
Biết em nổi tính cục, bác hòa nhã gật đầu,
— Thì thôi. Thầy Sáu cứ nói…
Em tiếp nhời ngay, lần này ăn nói thông suốt một mạch, cứ như cha cụ đứng trên tòa giảng,
— Vâng, nếu bác là Thầy Sáu, bác sẽ soạn bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá như thế nào?
Bác mặt tự nhiên ngớ ra trước câu hỏi bất ngờ,
— Ơ, ông đến là hay! Hỏi ông, thì ông lại hỏi ngược lại. Ai biết đâu mà nói…
Em ăn nói ngọt ngào,
— Vâng, thế thì mới có chuyện mà nói. Xin phép bác quay lại chuyện bác và em đang bàn… Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá, nếu bác là Thầy Sáu…
Em tự nhiên dừng lại, ngẫm nghĩ một thoáng, rồi nói luôn,
— Mà thôi, bác thì cứ việc gì phải là Thầy Sáu. Giờ em phong… cho bác làm Cụ luôn. Đấy, giờ bác là Cụ, bác đứng trên tòa, bác giảng ngày Lễ Thánh Giá. Giờ bác nói gì?
Em tiếp tục đổ đường cho bác uống,
— Bác mặt mày thông minh sáng láng, lại sinh năm Nhâm Thìn. Trai Nhâm gái Quý, mà đây lại là Thìn. Văn võ toàn tài. Việc nhà bác cũng thông, việc đạo bác cũng rành. Thì đấy, Cụ đặt bác vào chân Hội Đồng Giáo Xứ được mấy năm rồi… Lại còn được Cụ tin cậy, nhờ vả, giúp Cụ một tay dậy Giáo Lý Tân Tòng, Hôn Nhân. Giờ, em có việc nhờ cậy bác. Xin bác cho em nghe bài giảng của bác để em được dịp “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…
Bác mở miệng, nửa đùa nửa thật,
— Ông, chỉ được cái tinh vi…
Em cự ngay,
— Ơ Bác! Bác nói thế, thiên hạ nghe được, người ta lại mắng em là ưa nói điêu… Có đúng bác là thành viên Hội Đồng Giáo Xứ hay không? Bác có giúp Cụ dạy Lớp Giáo lý Tân Tòng và Hôn Nhân không nè?
Bác mặt tươi như chú rể ngày cưới,
— Chú cứ ưa nói quá! Thì cũng đúng… Nhưng mà thôi, quay lại cái chuyện bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá đi…
Bác mặt đăm chiêu, suy nghĩ, tựa như đang nói với chính mình,
— Ừ, chú đặt vấn đề cũng hay! Nếu phải giảng… Giảng như thế nào đây? Mà lại là Lễ Thánh Giá…
Bác dừng lại dòng tư tưởng, dựa dẫm dò đường,
— Thì biết đâu… Nếu là tôi, thì tôi sẽ nói, “Hôm nay Lễ Suy Tôn Thánh Giá…”
Em nhìn bác, yên lặng chờ đợi… Nhìn em khuôn mặt thành khẩn ngước lên như tín đồ ngoan đạo, bác yên tâm “giảng” tiếp,
— Lễ Suy Tôn Thánh Giá, cho nên Giáo Hội kêu mời mọi người tín hữu vinh danh cây Thánh Giá… bởi Chúa yêu thương con người, cho nên Ngài đã chết trên thánh giá. Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Bác chưa giảng xong bài giảng, em bất ngờ mở miệng, tưởng để làm chi, hóa ra ngắm dấu đanh,
— Thì, thì… Amen…
Tiện thể, em mở miệng đánh trống,
— Tùng, tùng, tùng! Cắc!... Tùng….
Chưa hết, em buông nhời thẳng một lèo, giọng của ông Phán, Số Đỏ,
— Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi…
Được em đánh trống, mời xuống khán đài, bác mặt dài đoãng ra…,
— Ông! Làm như ông hay lắm…
Em cười cười,
— Em nào dám. Áo mặc sao qua khỏi đầu. Nhưng cũng phải tình thật mà thưa với bác. Bác còn nhớ không? Đã bao nhiêu lần rồi, trăm lần là cả trăm, vừa xong một ván lễ là bác ghé vào nhà em, mở miệng than thở: “Khổ! Cụ nhà mình, đố có được bài giảng nào giảng cho ra hồn. Hết Chúa thương chúng ta, Chúa sinh ra làm người, lại đến Chúa thương chúng ta, Chúa chết trên cây thánh giá… Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”
Em cười tinh quái,
— Đấy giờ tới phiên bác. Nào có gì khác… Hết bởi Chúa… thì lại…
Em dừng ngang, tay lục lục túi áo, sau cùng lôi ra một vật nhỏ bằng đầu ngón tay cái,
— Đấy, bác không tin, thì cứ nghe bài giảng của bác mới giảng…
Em mở giọng phường chèo,
— Em mời quan bác…
Em bật nút máy thâu. Giọng bác “giảng” bài giảng Lễ Thánh Giá nghe rõ mồn một,
— Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Nghe lọt tai bài giảng của mình, mặt bác dài ra tựa như gái ngồi phải cọc. Em biết tội, thôi đánh, nhưng nhẹ nhàng xoa xoa,
— Mà thôi… Em biết bác vui. Chọc bác cho vui nhà vui cửa vậy thôi. Em biết soạn bài giảng không dễ. Chưa kể, làm cha cụ cũng như làm dâu trăm họ. Được lòng người này, mất lòng người kia… Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Được em thoa dầu gió, bác cười tươi, mở miệng mắng yêu quan em mấy tiếng,
— Chú! Cái tật ăn nói hưu vượn, vẫn chưa chừa…
Ngẫm nghĩ một hồi, bác nói ngay,
— Ừ mà thôi. Tôi giả lại cho chú chức Thầy Sáu của chú… Chú mới là Thầy Sáu thứ thật. Giờ tới phiên chú đấy.
Bác bắt chước em, cất giọng phường chèo,
— Người ơi người ở đừng về. Kính mời thầy Sáu bước lên tòa…giảng…
Em biết bác muốn gỡ huề tỷ số. Được nhời mời, em bước lên ngay. Em đằng hắng mấy tiếng. Một ngón tay gõ gõ không khí, tựa như đang thử mi-rô. Hai tay xoa xoa vào nhau, em nhìn ra chung quanh, rồi cúi xuống. Chỉ trong một giây, em nhìn lên bắt đầu bài giảng Lễ Suy Tôn Thánh Giá,
…Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.
Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, 5 giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại.
Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người nghị viên gốc Tây đề nghị dựng ngay góc đường trụ đèn giao thông.
Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh bay vé First Class từ Darwin về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoàng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!
Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…
Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân thối khắm vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng với biệt danh một ngày bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…
Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.
Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ đen nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ. Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng.
Một trăm năm rồi, cây thánh giá Ngôi Lời vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Bài Giảng Thánh Giá
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Trời tháng Chín, Úc Châu mùa Xuân, gió mới chan hòa bầu trời tựa quạt lụa phe phẩy mát dịu hồn người. Sáng mùa Xuân, lộc non xanh biếc nổi bật trên nền trời xanh lơ. Ríu rít kéo về đậu kín cành cây, chim từng đôi nhảy nhót chuyền cành; chim trống cao cổ líu lo hót chào bạn tình và bình minh nắng mới. Bướm lượn! Cỏ thơm! Xuân về… Cuối tuần em dạo chơi thơ thẩn khu phố Việt. Bất ngờ quan Bác lừng lững hiện ra như người từ trời hiện xuống… Gặp bác, em lịch sự cúi đầu,
— Chào bác! Bác vẫn khỏe đấy chứ ạ…
Bác nửa đùa nửa thật,
— Chào chú… Cũng cám ơn chú cất nhời hỏi thăm… Vâng, chú cũng đến là khéo vẽ chuyện. Không khỏe thì làm sao đi dạo phố Việt cuối tuần...
Nhìn mặt quan em đẫn ra như người dở hơi trước lời đáp, bác giỡn giỡn tựa mèo vờn chuột,
— Còn chú thì sao? Dạo này vẫn còn đi tu… hay lại xuất, bỏ về nhà đi… chăn trâu rồi?
Biết trời mùa xuân, quan bác vui trong dạ, mở miệng ăn nói mát mẻ, em thôi ngớ ngẩn, nhưng tủm tỉm cười,
— Vâng, em cũng cám ơn bác cất nhời thăm hỏi… Em thì cũng tạ ơn Chúa, vẫn còn cắp sách đi học… Còn vụ chăn trâu thì chả tới phiên em… Bên này Úc Châu, có muốn đi chăn trâu cũng chả có trâu đâu mà chăn… Họa may bác mua vé một chiều một mình bay lên Darwin, Bắc Úc. Mà thôi… Em cũng chỉ ưa nói chuyện khiếu. Em có nhỡ nhời, xin bác bỏ qua.
Biết chạm phải đít ong, bác cười cười, làm hòa, lãng sang chuyện khác,
— Thì thôi, tôi cũng chỉ nói chuyện khiếu. Mà chú cũng phải nhớ, làm gì thì làm, hôm đỗ Cụ, nhớ báo cho tôi biết một tiếng đấy…
Bác dừng lại, vỗ vỗ vai em, giọng điệu thân tình,
— Thiệt tình, bán anh em xa không bằng láng giềng gần. Tôi với chú cũng còn hơn láng giềng. Thì thôi, chú cũng bỏ qua, đừng có chấp nhời. Chú với tôi thì thân quá, nhiều khi tôi cũng nhỡ miệng… Chú bây giờ cũng là Thầy Sáu rồi. Dăm bữa nửa tháng nửa thôi, là bước lên cung thánh. Giá còn ở ngoài bắc, làng ta, gặp chú, ai cũng phải gọi khoanh tay, “Bẩm Cụ Sáu...” Chứ đâu như ở bên này…
Em nhìn nhìn quan bác, mắt để ý dòm chừng, không biết quan bác có muốn dở chiêu nào nữa hay không. Nhưng thấy bác mặt hòa nhã… Em yên tâm, không nói thêm chi. Thấy em yên lặng, bác quay lại chuyện cũ,
— À, thì đang nói dở dang chuyện Thầy Sáu... Bây giờ chú là Thầy Sáu, cũng được bước lên tòa, giảng thuyết như ai…
Em nhìn bác, tự nhiên ngần ngại, không biết bác đang muốn nói điều gì. Biết em nghĩ ngợi, bác nói tiếp,
— Gớm, chú làm gì mà mặt lại tự nhiên phỗng ra như cám lợn dở hơi như thế kia. Tôi ý chỉ muốn hỏi là ngày mai Lễ Suy Tôn Thánh Giá rồi, chú là Thầy Sáu, già nửa năm rồi, chú đã soạn bài giảng cho ngày lễ hay chưa?
Em ăn miếng trả miếng,
— Nghe bác hỏi mà em cứ ngỡ mình đang đứng trước mặt cha bề trên nhà dòng, hoặc thời pháp đình, tây thuộc... Khổ, mà thôi… Bác nói thì em mới dám thưa. Bác hỏi em mấy câu rồi, giờ tới phiên em. Em xin hỏi bác…
Thấy em mặn mà câu chuyện, bác hứng chí, đáp nhời ngay,
— Đấy, thì tôi đang đứng ngay đây. Chú có muốn hỏi chi thì cứ việc hỏi.
Được nhời bác, em nói ngay,
— Vâng, xin phép bác. Giả sử bác là thầy Sáu…
Bác cắt lời em,
— Ơ, cái chú này, đến là hay! Tôi có phải là Thầy Sáu đâu…
Em bắt đầu nổi máu bướng, nói tới,
— Khổ, bác cứ thích đi buôn bán than... Đấy, nhà em ngoài sân còn nguyên một đống than. Tiện thể nhờ bác gánh hộ, mang bán dùm em… Khổ! Chuyện bác không phải Thầy Sáu, cả và thiên hạ, ai mà chẳng biết. Nhưng em đã nói rõ ràng hẳn hoi, em chỉ giả sử thôi. Mà em cũng xin phép bác, cho em nói hết nhời… Chứ em vừa mới đi được dăm ba thước, thì bác cứ mở miệng cản đường cản bước, sao em trình bày cho hết nhẽ…
Biết em nổi tính cục, bác hòa nhã gật đầu,
— Thì thôi. Thầy Sáu cứ nói…
Em tiếp nhời ngay, lần này ăn nói thông suốt một mạch, cứ như cha cụ đứng trên tòa giảng,
— Vâng, nếu bác là Thầy Sáu, bác sẽ soạn bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá như thế nào?
Bác mặt tự nhiên ngớ ra trước câu hỏi bất ngờ,
— Ơ, ông đến là hay! Hỏi ông, thì ông lại hỏi ngược lại. Ai biết đâu mà nói…
Em ăn nói ngọt ngào,
— Vâng, thế thì mới có chuyện mà nói. Xin phép bác quay lại chuyện bác và em đang bàn… Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá, nếu bác là Thầy Sáu…
Em tự nhiên dừng lại, ngẫm nghĩ một thoáng, rồi nói luôn,
— Mà thôi, bác thì cứ việc gì phải là Thầy Sáu. Giờ em phong… cho bác làm Cụ luôn. Đấy, giờ bác là Cụ, bác đứng trên tòa, bác giảng ngày Lễ Thánh Giá. Giờ bác nói gì?
Em tiếp tục đổ đường cho bác uống,
— Bác mặt mày thông minh sáng láng, lại sinh năm Nhâm Thìn. Trai Nhâm gái Quý, mà đây lại là Thìn. Văn võ toàn tài. Việc nhà bác cũng thông, việc đạo bác cũng rành. Thì đấy, Cụ đặt bác vào chân Hội Đồng Giáo Xứ được mấy năm rồi… Lại còn được Cụ tin cậy, nhờ vả, giúp Cụ một tay dậy Giáo Lý Tân Tòng, Hôn Nhân. Giờ, em có việc nhờ cậy bác. Xin bác cho em nghe bài giảng của bác để em được dịp “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…
Bác mở miệng, nửa đùa nửa thật,
— Ông, chỉ được cái tinh vi…
Em cự ngay,
— Ơ Bác! Bác nói thế, thiên hạ nghe được, người ta lại mắng em là ưa nói điêu… Có đúng bác là thành viên Hội Đồng Giáo Xứ hay không? Bác có giúp Cụ dạy Lớp Giáo lý Tân Tòng và Hôn Nhân không nè?
Bác mặt tươi như chú rể ngày cưới,
— Chú cứ ưa nói quá! Thì cũng đúng… Nhưng mà thôi, quay lại cái chuyện bài giảng ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá đi…
Bác mặt đăm chiêu, suy nghĩ, tựa như đang nói với chính mình,
— Ừ, chú đặt vấn đề cũng hay! Nếu phải giảng… Giảng như thế nào đây? Mà lại là Lễ Thánh Giá…
Bác dừng lại dòng tư tưởng, dựa dẫm dò đường,
— Thì biết đâu… Nếu là tôi, thì tôi sẽ nói, “Hôm nay Lễ Suy Tôn Thánh Giá…”
Em nhìn bác, yên lặng chờ đợi… Nhìn em khuôn mặt thành khẩn ngước lên như tín đồ ngoan đạo, bác yên tâm “giảng” tiếp,
— Lễ Suy Tôn Thánh Giá, cho nên Giáo Hội kêu mời mọi người tín hữu vinh danh cây Thánh Giá… bởi Chúa yêu thương con người, cho nên Ngài đã chết trên thánh giá. Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Bác chưa giảng xong bài giảng, em bất ngờ mở miệng, tưởng để làm chi, hóa ra ngắm dấu đanh,
— Thì, thì… Amen…
Tiện thể, em mở miệng đánh trống,
— Tùng, tùng, tùng! Cắc!... Tùng….
Chưa hết, em buông nhời thẳng một lèo, giọng của ông Phán, Số Đỏ,
— Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi…
Được em đánh trống, mời xuống khán đài, bác mặt dài đoãng ra…,
— Ông! Làm như ông hay lắm…
Em cười cười,
— Em nào dám. Áo mặc sao qua khỏi đầu. Nhưng cũng phải tình thật mà thưa với bác. Bác còn nhớ không? Đã bao nhiêu lần rồi, trăm lần là cả trăm, vừa xong một ván lễ là bác ghé vào nhà em, mở miệng than thở: “Khổ! Cụ nhà mình, đố có được bài giảng nào giảng cho ra hồn. Hết Chúa thương chúng ta, Chúa sinh ra làm người, lại đến Chúa thương chúng ta, Chúa chết trên cây thánh giá… Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”
Em cười tinh quái,
— Đấy giờ tới phiên bác. Nào có gì khác… Hết bởi Chúa… thì lại…
Em dừng ngang, tay lục lục túi áo, sau cùng lôi ra một vật nhỏ bằng đầu ngón tay cái,
— Đấy, bác không tin, thì cứ nghe bài giảng của bác mới giảng…
Em mở giọng phường chèo,
— Em mời quan bác…
Em bật nút máy thâu. Giọng bác “giảng” bài giảng Lễ Thánh Giá nghe rõ mồn một,
— Bởi Chúa chết đóng đanh trên cây thánh giá, ơn cứu chuộc và mầm cứu rỗi mới khởi đầu. Bởi Chúa giang hay tay chết trên cây thánh giá…
Nghe lọt tai bài giảng của mình, mặt bác dài ra tựa như gái ngồi phải cọc. Em biết tội, thôi đánh, nhưng nhẹ nhàng xoa xoa,
— Mà thôi… Em biết bác vui. Chọc bác cho vui nhà vui cửa vậy thôi. Em biết soạn bài giảng không dễ. Chưa kể, làm cha cụ cũng như làm dâu trăm họ. Được lòng người này, mất lòng người kia… Bác nghĩ em nói có phải hay không?
Được em thoa dầu gió, bác cười tươi, mở miệng mắng yêu quan em mấy tiếng,
— Chú! Cái tật ăn nói hưu vượn, vẫn chưa chừa…
Ngẫm nghĩ một hồi, bác nói ngay,
— Ừ mà thôi. Tôi giả lại cho chú chức Thầy Sáu của chú… Chú mới là Thầy Sáu thứ thật. Giờ tới phiên chú đấy.
Bác bắt chước em, cất giọng phường chèo,
— Người ơi người ở đừng về. Kính mời thầy Sáu bước lên tòa…giảng…
Em biết bác muốn gỡ huề tỷ số. Được nhời mời, em bước lên ngay. Em đằng hắng mấy tiếng. Một ngón tay gõ gõ không khí, tựa như đang thử mi-rô. Hai tay xoa xoa vào nhau, em nhìn ra chung quanh, rồi cúi xuống. Chỉ trong một giây, em nhìn lên bắt đầu bài giảng Lễ Suy Tôn Thánh Giá,
…Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.
Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, 5 giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại.
Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người nghị viên gốc Tây đề nghị dựng ngay góc đường trụ đèn giao thông.
Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh bay vé First Class từ Darwin về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoàng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!
Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…
Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân thối khắm vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng với biệt danh một ngày bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…
Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.
Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ đen nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ. Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng.
Một trăm năm rồi, cây thánh giá Ngôi Lời vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Tại sao Thánh Lễ Misa thật là vô giá
Louis Lê Xuân Mai
18:22 15/09/2013
Xin hãy cùng đọc một chứng từ có thật, hết sức giản dị đơn sơ, nhưng lại quá độc đáo bất ngờ, để rồi cùng có được diệu cảm về Thánh Lễ...
Cha Stanislaus là Linh Mục Hội Dòng Thánh Tâm Chúa. Ngài có một người anh làm Linh Mục Dòng Tên. Thân phụ của hai anh em này là Đại Úy kiểm lâm trong một thị trấn nhỏ của Luxemburg. Ông rất sùng đạo, vẫn đi Lễ và rước Lễ hàng ngày.
Khi nói chuyện với cha Stanislaus về thời thơ ấu của ngài, tôi nói: “Cha thật có phúc được nuôi dưỡng trong một gia đình Công Giáo đạo đức, đã có công cống hiến cho đời hai vị Linh Mục.”
Ngài đáp: “Vâng, đúng thế, nhưng không phải mọi sự đều trôi chảy như vậy từ đầu cả đâu ! Khi chúng tôi còn bé, cha tôi đã bỏ đạo, và mặc dù mẹ tôi còn đọc kinh cầu nguyện nhưng trong gia đình không một ai đi Lễ, kể cả Chúa Nhật, thể theo ý muốn của cha tôi.
Tôi nói: “Trời đất ơi ! Cha làm tôi ngỡ ngàng quá chừng. Chuyện hiếm có như vậy mà có thể xảy ra thật ư ? Vậy chứ ơn gọi làm Linh Mục từ đâu mà ra ?”
Ngài nói: “Một hôm, sau khi cha tôi đến thăm một tiệm bán thịt gần nhà thì ông đã đột nhiên thay đổi ý kiến. Câu chuyện xảy ra chiều hôm đó tại nhà hàng bàn thịt này là nguyên nhân hoán cải của cha tôi.” Tôi đáp: “Một tiệm bán thịt ! Một ơn hoán cải trong một tiệm bán thịt ! Chuyện gì đã xảy ra vậy ?”
Cha Stanislaus nói: “Ồ, đầu đuôi câu chuyện xảy ra như thế này. Cha tôi và ông chủ tiệm là một đôi bạn thân từ hồi còn bé. Khi hai người đang say sưa chuyện vãn như mọi lần thì một bà già lọm khọm bước vào.
Ông chủ tiệm ngưng nói chuyện và bước tới hỏi xem bà cụ cần gì. Bà nói bà đến xin ông một chút thịt nhưng bà không có tiền. Cha tôi chú ý lắng nghe câu chuyện bi hài giữa bà cụ và ông chủ tiệm.
Ông chủ tiệm nói: “Bà cần một chút thịt ư ? Nhưng tôi cần biết bà có thể trả cho tôi bao nhiêu tiền cái đã."
Bà cụ đáp: “Rất tiếc là tôi không có đồng xu nào cả… nhưng tôi sắp đi Lễ đây, và nếu ông muốn thì tôi sẽ dâng Thánh Lễ theo ý chỉ của ông.”
Ông chủ tiệm và cha tôi đều là người tốt bụng (nhưng cả hai đều coi thường tôn giáo, nhất là Thánh Lễ Misa và Giáo Hội Công Giáo ) cho nên cả hai đều muốn đùa giỡn chút chơi với câu trả lời của bà già lẩm cẩm.
Ông chủ tiệm bèn nói: “Được rồi ! Đây là một miếng giấy nhá” và ông viết mấy chữ ‘Tôi đi xem lễ và dâng lễ theo ý chỉ của ông…’ rồi đưa cho bà cụ ông nói: “Cụ đi xem lễ đi và cầu nguyện theo ý chỉ của tôi nhá. Khi về, bà sẽ đưa cho tôi miếng giấy này và chúng ta sẽ xem một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu ký thịt.”
Bà cụ tươi cười ra đi cầm theo tờ giấy. Bà biết Chúa nhân lành sẽ giúp đỡ bà. Khoảng một giờ sau, bà trở lại tiệm bán thịt. Khi nhìn thấy bà ông chủ tiệm liền nói: “Đâu, tờ giấy đâu, bà đưa cho tôi đi và chúng ta sẽ xem Thánh Lễ của bà dâng cho tôi đáng giá bao nhiêu tiền nhá !”
Bà đưa tờ giấy cho ông, ông đặt tờ giấy lên bàn cân phía tay mặt. Trên bàn cân phía trái ông để một khúc xương nhỏ, nhưng mảnh giấy có vẻ nặng hơn miếng xương của ông. Vậy là ông lấy miếng xương ra và đặt vào bàn cân bên trái một miếng thịt nhỏ. Nhưng bàn cân bên mặt vẫn nặng hơn. Ông bèn lấy một miếng thịt lớn hơn đặt trên bàn cân trái, tuy nhiên bàn cân mặt vẫn không nhúc nhích.
Đến lúc này thì cả hai ông đều cảm thấy xấu hổ vì sự nhạo báng của mình, nhưng ông chủ tiệm vẫn còn muốn tiếp tục trò chơi của ông. Ông bèn đặt một tảng thịt thật nặng lên bàn cân trái, nhưng bàn cân mặt vẫn đứng yên bất động. Ông nghĩ chắc cái cân bị trục trặc kỹ thuật thế nào đó chứ không lẽ… Ông lấy miếng giấy ra khỏi bàn cân bên mặt xem sao, tức thì bàn cân bên trái xẹp ngay xuống dưới sức nặng của tảng thịt lớn.
Ông chủ liền lấy cả hai thứ ra khỏi bàn cân, để kiểm soát kỹ lại xem cân có bị trục trặc gì không… rồi ông cân một vài thứ khác như ông vẫn làm từ trước tới nay, thì thấy cái cân hoàn hảo và rất chính xác. Sau cùng ông chủ đảo ngược hai thứ trên bàn cân: ông đặt tờ giấy lên phía bên trái và tảng thịt lên phía bên mặt. Tuy nhiên tờ giấy vẫn nặng ký hơn tảng thịt rất nhiều.
Bực mình, ông nhẹ nhàng nói với bà cụ: “Bà cụ ơi, bây giờ bà muốn gì nào… tôi có phải đưa cho cụ cả một cái đùi cừu chăng ?”
Bỗng chốc, cả ông hàng thịt lẫn viên đại úy đều nhận ra rằng Thánh Lễ Misa thật là vô giá. Ngay lúc đó, cả hai đều được ơn soi sáng để hiểu biết rằng không thể tính được một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu tiền.
Ông hàng thịt đã hoàn toàn hoán cải vì chuyện vừa xảy ra, và ông hứa sẽ cung cấp thịt hàng ngày miễn phí cho bà cụ. Ông giữ lời hứa. Tiếng đồn lan ra các vùng lân cận, dân nghèo khác cũng đến lãnh phần thịt hàng ngày của họ. Rồi lòng quảng đại của ông được các vùng khác biết đến. Thiên hạ cũng nói rằng phẩm chất thịt của tiệm ông rất ngon nên số doanh thu của ông tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Cha tôi, tức ông đại úy, ngay hôm sau đã đi Nhà Thờ xem Lễ, và ông được ban cho một thánh sủng khác. Ông được ơn nhận biết Chúa Giêsu đích thực hiện diện trong Mầu Nhiệm Thánh Thể, và ngày hôm sau nữa, cả nhà chúng tôi kéo nhau đi xem Lễ hàng ngày. Trong nhà chúng tôi không khí đã đổi khác không như trước nữa.
Hạnh phúc chúng tôi được ban cho thật là vĩ đại, khôn tả xiết, và chúng tôi bắt đầu kính mến Chúa và thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Gia đình chúng tôi bỗng trở nên một Tiểu Thiên Đàng, và tôi tin chắc rằng cha mẹ tôi đang chờ chúng tôi đến gặp các ngài trên đó!
(Trích bài viết của Sr. Mary Veronica Murphy, Bản dịch của Louis Lê Xuân Mai)
Cha Stanislaus là Linh Mục Hội Dòng Thánh Tâm Chúa. Ngài có một người anh làm Linh Mục Dòng Tên. Thân phụ của hai anh em này là Đại Úy kiểm lâm trong một thị trấn nhỏ của Luxemburg. Ông rất sùng đạo, vẫn đi Lễ và rước Lễ hàng ngày.
Khi nói chuyện với cha Stanislaus về thời thơ ấu của ngài, tôi nói: “Cha thật có phúc được nuôi dưỡng trong một gia đình Công Giáo đạo đức, đã có công cống hiến cho đời hai vị Linh Mục.”
Ngài đáp: “Vâng, đúng thế, nhưng không phải mọi sự đều trôi chảy như vậy từ đầu cả đâu ! Khi chúng tôi còn bé, cha tôi đã bỏ đạo, và mặc dù mẹ tôi còn đọc kinh cầu nguyện nhưng trong gia đình không một ai đi Lễ, kể cả Chúa Nhật, thể theo ý muốn của cha tôi.
Tôi nói: “Trời đất ơi ! Cha làm tôi ngỡ ngàng quá chừng. Chuyện hiếm có như vậy mà có thể xảy ra thật ư ? Vậy chứ ơn gọi làm Linh Mục từ đâu mà ra ?”
Ngài nói: “Một hôm, sau khi cha tôi đến thăm một tiệm bán thịt gần nhà thì ông đã đột nhiên thay đổi ý kiến. Câu chuyện xảy ra chiều hôm đó tại nhà hàng bàn thịt này là nguyên nhân hoán cải của cha tôi.” Tôi đáp: “Một tiệm bán thịt ! Một ơn hoán cải trong một tiệm bán thịt ! Chuyện gì đã xảy ra vậy ?”
Cha Stanislaus nói: “Ồ, đầu đuôi câu chuyện xảy ra như thế này. Cha tôi và ông chủ tiệm là một đôi bạn thân từ hồi còn bé. Khi hai người đang say sưa chuyện vãn như mọi lần thì một bà già lọm khọm bước vào.
Ông chủ tiệm ngưng nói chuyện và bước tới hỏi xem bà cụ cần gì. Bà nói bà đến xin ông một chút thịt nhưng bà không có tiền. Cha tôi chú ý lắng nghe câu chuyện bi hài giữa bà cụ và ông chủ tiệm.
Ông chủ tiệm nói: “Bà cần một chút thịt ư ? Nhưng tôi cần biết bà có thể trả cho tôi bao nhiêu tiền cái đã."
Bà cụ đáp: “Rất tiếc là tôi không có đồng xu nào cả… nhưng tôi sắp đi Lễ đây, và nếu ông muốn thì tôi sẽ dâng Thánh Lễ theo ý chỉ của ông.”
Ông chủ tiệm và cha tôi đều là người tốt bụng (nhưng cả hai đều coi thường tôn giáo, nhất là Thánh Lễ Misa và Giáo Hội Công Giáo ) cho nên cả hai đều muốn đùa giỡn chút chơi với câu trả lời của bà già lẩm cẩm.
Ông chủ tiệm bèn nói: “Được rồi ! Đây là một miếng giấy nhá” và ông viết mấy chữ ‘Tôi đi xem lễ và dâng lễ theo ý chỉ của ông…’ rồi đưa cho bà cụ ông nói: “Cụ đi xem lễ đi và cầu nguyện theo ý chỉ của tôi nhá. Khi về, bà sẽ đưa cho tôi miếng giấy này và chúng ta sẽ xem một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu ký thịt.”
Bà cụ tươi cười ra đi cầm theo tờ giấy. Bà biết Chúa nhân lành sẽ giúp đỡ bà. Khoảng một giờ sau, bà trở lại tiệm bán thịt. Khi nhìn thấy bà ông chủ tiệm liền nói: “Đâu, tờ giấy đâu, bà đưa cho tôi đi và chúng ta sẽ xem Thánh Lễ của bà dâng cho tôi đáng giá bao nhiêu tiền nhá !”
Bà đưa tờ giấy cho ông, ông đặt tờ giấy lên bàn cân phía tay mặt. Trên bàn cân phía trái ông để một khúc xương nhỏ, nhưng mảnh giấy có vẻ nặng hơn miếng xương của ông. Vậy là ông lấy miếng xương ra và đặt vào bàn cân bên trái một miếng thịt nhỏ. Nhưng bàn cân bên mặt vẫn nặng hơn. Ông bèn lấy một miếng thịt lớn hơn đặt trên bàn cân trái, tuy nhiên bàn cân mặt vẫn không nhúc nhích.
Đến lúc này thì cả hai ông đều cảm thấy xấu hổ vì sự nhạo báng của mình, nhưng ông chủ tiệm vẫn còn muốn tiếp tục trò chơi của ông. Ông bèn đặt một tảng thịt thật nặng lên bàn cân trái, nhưng bàn cân mặt vẫn đứng yên bất động. Ông nghĩ chắc cái cân bị trục trặc kỹ thuật thế nào đó chứ không lẽ… Ông lấy miếng giấy ra khỏi bàn cân bên mặt xem sao, tức thì bàn cân bên trái xẹp ngay xuống dưới sức nặng của tảng thịt lớn.
Ông chủ liền lấy cả hai thứ ra khỏi bàn cân, để kiểm soát kỹ lại xem cân có bị trục trặc gì không… rồi ông cân một vài thứ khác như ông vẫn làm từ trước tới nay, thì thấy cái cân hoàn hảo và rất chính xác. Sau cùng ông chủ đảo ngược hai thứ trên bàn cân: ông đặt tờ giấy lên phía bên trái và tảng thịt lên phía bên mặt. Tuy nhiên tờ giấy vẫn nặng ký hơn tảng thịt rất nhiều.
Bực mình, ông nhẹ nhàng nói với bà cụ: “Bà cụ ơi, bây giờ bà muốn gì nào… tôi có phải đưa cho cụ cả một cái đùi cừu chăng ?”
Bỗng chốc, cả ông hàng thịt lẫn viên đại úy đều nhận ra rằng Thánh Lễ Misa thật là vô giá. Ngay lúc đó, cả hai đều được ơn soi sáng để hiểu biết rằng không thể tính được một Thánh Lễ đáng giá bao nhiêu tiền.
Ông hàng thịt đã hoàn toàn hoán cải vì chuyện vừa xảy ra, và ông hứa sẽ cung cấp thịt hàng ngày miễn phí cho bà cụ. Ông giữ lời hứa. Tiếng đồn lan ra các vùng lân cận, dân nghèo khác cũng đến lãnh phần thịt hàng ngày của họ. Rồi lòng quảng đại của ông được các vùng khác biết đến. Thiên hạ cũng nói rằng phẩm chất thịt của tiệm ông rất ngon nên số doanh thu của ông tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Cha tôi, tức ông đại úy, ngay hôm sau đã đi Nhà Thờ xem Lễ, và ông được ban cho một thánh sủng khác. Ông được ơn nhận biết Chúa Giêsu đích thực hiện diện trong Mầu Nhiệm Thánh Thể, và ngày hôm sau nữa, cả nhà chúng tôi kéo nhau đi xem Lễ hàng ngày. Trong nhà chúng tôi không khí đã đổi khác không như trước nữa.
Hạnh phúc chúng tôi được ban cho thật là vĩ đại, khôn tả xiết, và chúng tôi bắt đầu kính mến Chúa và thương yêu nhau hơn bao giờ hết. Gia đình chúng tôi bỗng trở nên một Tiểu Thiên Đàng, và tôi tin chắc rằng cha mẹ tôi đang chờ chúng tôi đến gặp các ngài trên đó!
(Trích bài viết của Sr. Mary Veronica Murphy, Bản dịch của Louis Lê Xuân Mai)
Khi có Cha là Tỷ phú
Phạm Hoàng
18:24 15/09/2013
Là con trai thứ hai của nhà tỷ phú huyền thoại Warren Buffett, nhưng nói tới Peter Andrew Buffett người ta nhớ tới ngay một nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc nổi tiếng. Dấu ấn duy nhất nhà tỷ phú này khắc lên con đường trở thành người nổi tiếng của con mình chỉ là sự tin tưởng…
Năm 19 tuổi, Peter nhận được số tiền thừa kế… 90,000 Mỹ kim. Gần 100,000 đô, “not bad” nếu như bạn xuất thân trong một gia đình bình thường. Nhưng nếu có cha là tỷ phú có khối tài sản hàng chục tỷ đô thì bạn nghĩ sao?
Và đây là tài sản thừa kế duy nhất của anh em nhà Buffett nhận được từ người cha nổi tiếng của họ.
Số tiền $90.000 mà ông Warren cho họ là tiền bán một trang trại của gia đình, họ cũng chẳng được nhận tiền mặt. Tiền được đổi thành cổ phiếu của công ty Berkshire Hathaway mà tỷ phú Warren làm chủ tịch và Peter được cha trao cho kèm với lời dặn dò: “Hãy thận trọng với món quà này. Vì con sẽ không bao giờ nhận được thêm gì nữa”.
Và con của nhà Buffett quả là con nhà tông. Trong cuốn hồi ký mới của mình Life Is What You Make It, Peter giải thích rằng ông may mắn vì cha mình đã không để lại tài sản cho con cái một cách dễ dàng. Để trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng với giải thưởng Emmy, điều Peter cần là những hỗ trợ tinh thần chứ không phải tiền bạc.
Sau đó Peter đã bán cổ phiếu lại cho cha mình để lấy tiền mặt chi xài trong thời gian học tại Đại học Stanford và bắt đầu sự nghiệp sáng tác nhạc.
Để thành danh trong lĩnh vực nghệ thuật không phải chuyện một sớm một chiều và đòi hỏi sự đầu tư tiền bạc khá lớn. Vậy mà ngoài số tiền thừa kế, tỷ phú Warren đã nói thì như đinh đóng cột, nhất quyết không cho con thêm bất cứ thứ gì nữa, kể cả cổ phiếu trong công ty của ông.
Một lần khi 20 tuổi, Peter hỏi vay cha tiền nhưng bị từ chối. Điều này khiến anh thấy tổn thương và cha con họ không liên lạc với nhau một thời gian dài. Chỉ tới khi gặt hái được thành công, Peter mới hiểu rằng quyết định của cha lúc ấy là hoàn toàn đúng đắn. “Nếu tôi có một đống tiền từ cha tôi thì có lẽ cuộc sống của tôi đã không có ý nghĩa như ngày hôm nay. Tôi tin rằng những gì cha tôi làm xuất phát từ tình yêu thương. Ông đã từng nói với tôi rằng: Cha tin con vì con là con trai của cha. Con sẽ vẫn thành công mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai ”.
Cách dạy con của ông tỷ phú càng đáng nể hơn nếu biết $90.000 là tài sản thừa kế duy nhất mà Peter Buffett cũng như anh chị em của ông nhận được, nhưng bù lại, họ được cha trao cho khoảng 1 tỷ đô để làm từ thiện. Peter và vợ ông đã dành nhiều năm để nghĩ cách làm từ thiện sao cho hiệu quả nhất.
Cuối cùng, họ đã thành lập Novo Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận dành cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới. Hai người con còn lại của tỷ phú Warren cũng có những đóng góp đáng kể trong hoạt động từ thiện. Howard Buffett thành lập tổ chức giúp đỡ những nông dân nghèo khó tại các quốc gia kém phát triển với mục tiêu tăng cường sản xuất lương thực ngăn ngừa nạn đói. Susie Buffett thì thành lập quỹ hỗ trợ hoạt động giáo dục cho trẻ em và thúc đẩy việc tuyên truyền phòng chống mang thai ở trẻ vị thành niên.
Warren Buffett là cổ đông lớn nhất, kiêm Chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway và đứng trong top 3 những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Những gì các con ông đạt được cho thấy, điều ông dạy họ không phải là tiền bạc và cách kiếm tiền mà đơn giản chỉ là cách sống. Peter tin rằng mình đã được cha “đầu tư” đúng mực với cách giáo dục tốt nhất mà nhiều người ước ao. Ông hóm hỉnh: “Điều mà tôi ngưỡng mộ nhất ở cha tôi là sự tin cậy. Sự tin cậy là điều quan trọng nhất ”.
Warren rất ít khi nói chuyện với các con về chuyện làm ăn. Ông quan tâm tới những triết lý của cuộc sống, chẳng hạn như: “Các con không cần phải thử sức trên tất cả các lĩnh vực. Khi con đã sẵn sàng để đầu tư (ví dụ như nhà đầu tư cổ phiếu), con chỉ cần tưởng tượng nó giống một quả bóng tròn đang di chuyển từ từ”.
Đối với Warren, việc tìm cho các con một công việc ở Wall Street hay công ty Berkshire Hathaway của ông để duy trì đế chế của gia đình Buffett hoàn toàn đơn giản. Vậy mà ông lại chứng tỏ mình là một người cha tuyệt vời khi để các con trưởng thành theo cách riêng.
Peter Buffett nói rằng món quà lớn nhất có thể tặng cho cha là đi theo bước chân của ông, bằng cách tin tưởng vào chính mình. Năm 1977, khi Peter còn nhỏ, Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã mua lại tờ The Buffalo Evening News bất chấp thực trạng ngành báo in đang điêu đứng, lượng phát hành và quảng cáo đã giảm nghiêm trọng. Giờ thì tờ báo này đã là The Buffalo News bề thế.
Đối với Warren Buffett thì những thứ cũ, lỗi thời cũng không làm ông lay chuyển lối sống. Peter vẫn đến thăm cha tại Omaha, Nebraska. Cha ông vẫn sống trong ngôi nhà mà Peter từng lớn lên, bất chấp sự giàu có vô biên của ông.
Cũng chính nhờ bài học lớn của người cha về niềm tin mà Peter đã có những quyết định sáng suốt cho cuộc sống của mình. Sau khi soạn nhạc cho Dances with Wolves (Khiêu vũ với bầy sói), phim đoạt giải Oscar, ông nhận được khá nhiều lời mời từ các hãng phim của Hollywood. Họ sẵn lòng mời gia đình ông chuyển từ Milwaukee đến Los Angeles nếu ông muốn trở thành một nhà soạn nhạc phim lừng danh.
Peter từ chối, vì “Tôi đã nghĩ về cha mình. Tại sao cha tôi không chuyển đến New York, để gần Wall Street hơn? Khi xem lại cách thức cha tôi làm việc trong những năm qua, tôi nhận ra rằng không nên chọn một công việc nào đó chỉ bởi vì việc đó nhìn hấp dẫn hơn ”.
Giờ đây, các con của tỷ phú Warren Buffett hiểu rằng “nếu tin cha sẽ ra tay cứu giúp mỗi khi mình gặp rắc rối về tài chính thì bất cứ thành công nào đạt được không còn giá trị nữa ”. Và đến bây giờ, mọi người đều biết rằng, những gì con cái nhà Warren có được chẳng hề liên quan đến sự giàu có của cha họ.
(Theo Yes Magazine, DNSG)
Năm 19 tuổi, Peter nhận được số tiền thừa kế… 90,000 Mỹ kim. Gần 100,000 đô, “not bad” nếu như bạn xuất thân trong một gia đình bình thường. Nhưng nếu có cha là tỷ phú có khối tài sản hàng chục tỷ đô thì bạn nghĩ sao?
Và đây là tài sản thừa kế duy nhất của anh em nhà Buffett nhận được từ người cha nổi tiếng của họ.
Số tiền $90.000 mà ông Warren cho họ là tiền bán một trang trại của gia đình, họ cũng chẳng được nhận tiền mặt. Tiền được đổi thành cổ phiếu của công ty Berkshire Hathaway mà tỷ phú Warren làm chủ tịch và Peter được cha trao cho kèm với lời dặn dò: “Hãy thận trọng với món quà này. Vì con sẽ không bao giờ nhận được thêm gì nữa”.
Và con của nhà Buffett quả là con nhà tông. Trong cuốn hồi ký mới của mình Life Is What You Make It, Peter giải thích rằng ông may mắn vì cha mình đã không để lại tài sản cho con cái một cách dễ dàng. Để trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng với giải thưởng Emmy, điều Peter cần là những hỗ trợ tinh thần chứ không phải tiền bạc.
Sau đó Peter đã bán cổ phiếu lại cho cha mình để lấy tiền mặt chi xài trong thời gian học tại Đại học Stanford và bắt đầu sự nghiệp sáng tác nhạc.
Để thành danh trong lĩnh vực nghệ thuật không phải chuyện một sớm một chiều và đòi hỏi sự đầu tư tiền bạc khá lớn. Vậy mà ngoài số tiền thừa kế, tỷ phú Warren đã nói thì như đinh đóng cột, nhất quyết không cho con thêm bất cứ thứ gì nữa, kể cả cổ phiếu trong công ty của ông.
Một lần khi 20 tuổi, Peter hỏi vay cha tiền nhưng bị từ chối. Điều này khiến anh thấy tổn thương và cha con họ không liên lạc với nhau một thời gian dài. Chỉ tới khi gặt hái được thành công, Peter mới hiểu rằng quyết định của cha lúc ấy là hoàn toàn đúng đắn. “Nếu tôi có một đống tiền từ cha tôi thì có lẽ cuộc sống của tôi đã không có ý nghĩa như ngày hôm nay. Tôi tin rằng những gì cha tôi làm xuất phát từ tình yêu thương. Ông đã từng nói với tôi rằng: Cha tin con vì con là con trai của cha. Con sẽ vẫn thành công mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai ”.
Cách dạy con của ông tỷ phú càng đáng nể hơn nếu biết $90.000 là tài sản thừa kế duy nhất mà Peter Buffett cũng như anh chị em của ông nhận được, nhưng bù lại, họ được cha trao cho khoảng 1 tỷ đô để làm từ thiện. Peter và vợ ông đã dành nhiều năm để nghĩ cách làm từ thiện sao cho hiệu quả nhất.
Cuối cùng, họ đã thành lập Novo Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận dành cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới. Hai người con còn lại của tỷ phú Warren cũng có những đóng góp đáng kể trong hoạt động từ thiện. Howard Buffett thành lập tổ chức giúp đỡ những nông dân nghèo khó tại các quốc gia kém phát triển với mục tiêu tăng cường sản xuất lương thực ngăn ngừa nạn đói. Susie Buffett thì thành lập quỹ hỗ trợ hoạt động giáo dục cho trẻ em và thúc đẩy việc tuyên truyền phòng chống mang thai ở trẻ vị thành niên.
Warren Buffett là cổ đông lớn nhất, kiêm Chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway và đứng trong top 3 những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Những gì các con ông đạt được cho thấy, điều ông dạy họ không phải là tiền bạc và cách kiếm tiền mà đơn giản chỉ là cách sống. Peter tin rằng mình đã được cha “đầu tư” đúng mực với cách giáo dục tốt nhất mà nhiều người ước ao. Ông hóm hỉnh: “Điều mà tôi ngưỡng mộ nhất ở cha tôi là sự tin cậy. Sự tin cậy là điều quan trọng nhất ”.
Warren rất ít khi nói chuyện với các con về chuyện làm ăn. Ông quan tâm tới những triết lý của cuộc sống, chẳng hạn như: “Các con không cần phải thử sức trên tất cả các lĩnh vực. Khi con đã sẵn sàng để đầu tư (ví dụ như nhà đầu tư cổ phiếu), con chỉ cần tưởng tượng nó giống một quả bóng tròn đang di chuyển từ từ”.
Đối với Warren, việc tìm cho các con một công việc ở Wall Street hay công ty Berkshire Hathaway của ông để duy trì đế chế của gia đình Buffett hoàn toàn đơn giản. Vậy mà ông lại chứng tỏ mình là một người cha tuyệt vời khi để các con trưởng thành theo cách riêng.
Peter Buffett nói rằng món quà lớn nhất có thể tặng cho cha là đi theo bước chân của ông, bằng cách tin tưởng vào chính mình. Năm 1977, khi Peter còn nhỏ, Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã mua lại tờ The Buffalo Evening News bất chấp thực trạng ngành báo in đang điêu đứng, lượng phát hành và quảng cáo đã giảm nghiêm trọng. Giờ thì tờ báo này đã là The Buffalo News bề thế.
Đối với Warren Buffett thì những thứ cũ, lỗi thời cũng không làm ông lay chuyển lối sống. Peter vẫn đến thăm cha tại Omaha, Nebraska. Cha ông vẫn sống trong ngôi nhà mà Peter từng lớn lên, bất chấp sự giàu có vô biên của ông.
Cũng chính nhờ bài học lớn của người cha về niềm tin mà Peter đã có những quyết định sáng suốt cho cuộc sống của mình. Sau khi soạn nhạc cho Dances with Wolves (Khiêu vũ với bầy sói), phim đoạt giải Oscar, ông nhận được khá nhiều lời mời từ các hãng phim của Hollywood. Họ sẵn lòng mời gia đình ông chuyển từ Milwaukee đến Los Angeles nếu ông muốn trở thành một nhà soạn nhạc phim lừng danh.
Peter từ chối, vì “Tôi đã nghĩ về cha mình. Tại sao cha tôi không chuyển đến New York, để gần Wall Street hơn? Khi xem lại cách thức cha tôi làm việc trong những năm qua, tôi nhận ra rằng không nên chọn một công việc nào đó chỉ bởi vì việc đó nhìn hấp dẫn hơn ”.
Giờ đây, các con của tỷ phú Warren Buffett hiểu rằng “nếu tin cha sẽ ra tay cứu giúp mỗi khi mình gặp rắc rối về tài chính thì bất cứ thành công nào đạt được không còn giá trị nữa ”. Và đến bây giờ, mọi người đều biết rằng, những gì con cái nhà Warren có được chẳng hề liên quan đến sự giàu có của cha họ.
(Theo Yes Magazine, DNSG)
Góa Phụ Nain
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:35 15/09/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Góa Phụ Nain
□ Thánh Luca kể rằng một ngày kia Chúa Giêsu đi tới phố Nain. Khi tới gần cửa thành Ngài gặp đám tang người con trai duy nhất của một bà góa. Chúa giơ tay chạm áo quan, và người chết ngồi bật dậy cất tiếng nói (Luke 7:11-17).
Đường về âm phủ lối bạt ngàn.
Lá vàng rơi phủ đậy áo quan,
Mộ khúc bi ca sầu ly biệt,
Một cõi trời buồn trắng khăn tang.
Khói trắng nhang thơm hay khói sương?
Bạch lạp nến cháy ảo thiên đường?
Khói cay mắt mẹ hay mẹ khóc?
Lệ nào thương mẹ? Lệ khóc con?
Sỏi đá hai bên lệ hai hàng,
Sỏi buồn sỏi khóc ướt khăn tang,
Đá buồn đá khóc khô nước mắt,
Trời đông nhỏ lệ buồn mênh mang.
Góa phụ khăn tang sầu tuổi xanh,
Lá vàng héo úa buồn lá xanh,
Sầu tủi duyên mẹ, duyên góa phụ.
Buồn thương phận mẹ, phận độc hành.
Cõi tang ma,
Góa phụ khóc,
Người người khóc,
Sỏi đá khóc,
Lệ che tối
Bóng một người!
Đang bước tới.
Tiếng chân Chúa bước đất rộn ràng.
Trời xanh nín thở gió ngừng ngang,
Thiên đàng đất thấp yên lặng ngắm,
Giây phút tay Trời đụng áo quan.
Dế mèn rũ cánh ngưng sầu ca,
Cỏ úa kinh ngạc mở mắt ra,
Trời xanh thầm thì vào tai gió,
"Sao lại ngạc nhiên? Đó, Chúa ta”.
"Chúa đã chết!”[1], nếu Chúa đã chết,
Trần gian đen đặc tối tang ma.
Trời đông tái xám màu ly biệt.
Nếu không có Chúa, đời mộ ca!
Bước chân Chúa tới,
trần gian đổi mới,
màu trắng tang ma hóa màu hồng,
Mùa Xuân tươi!
Bàn tay Chúa chạm,
Xác chết thôi xám,
Khóc ngưng thôi khóc, hạt lệ khô.
Cõi thiên đàng!
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chú thích
[1] Nietzsche
www.nguyentrungtay.com
Góa Phụ Nain
□ Thánh Luca kể rằng một ngày kia Chúa Giêsu đi tới phố Nain. Khi tới gần cửa thành Ngài gặp đám tang người con trai duy nhất của một bà góa. Chúa giơ tay chạm áo quan, và người chết ngồi bật dậy cất tiếng nói (Luke 7:11-17).
Đường về âm phủ lối bạt ngàn.
Lá vàng rơi phủ đậy áo quan,
Mộ khúc bi ca sầu ly biệt,
Một cõi trời buồn trắng khăn tang.
Khói trắng nhang thơm hay khói sương?
Bạch lạp nến cháy ảo thiên đường?
Khói cay mắt mẹ hay mẹ khóc?
Lệ nào thương mẹ? Lệ khóc con?
Sỏi đá hai bên lệ hai hàng,
Sỏi buồn sỏi khóc ướt khăn tang,
Đá buồn đá khóc khô nước mắt,
Trời đông nhỏ lệ buồn mênh mang.
Góa phụ khăn tang sầu tuổi xanh,
Lá vàng héo úa buồn lá xanh,
Sầu tủi duyên mẹ, duyên góa phụ.
Buồn thương phận mẹ, phận độc hành.
Cõi tang ma,
Góa phụ khóc,
Người người khóc,
Sỏi đá khóc,
Lệ che tối
Bóng một người!
Đang bước tới.
Tiếng chân Chúa bước đất rộn ràng.
Trời xanh nín thở gió ngừng ngang,
Thiên đàng đất thấp yên lặng ngắm,
Giây phút tay Trời đụng áo quan.
Dế mèn rũ cánh ngưng sầu ca,
Cỏ úa kinh ngạc mở mắt ra,
Trời xanh thầm thì vào tai gió,
"Sao lại ngạc nhiên? Đó, Chúa ta”.
"Chúa đã chết!”[1], nếu Chúa đã chết,
Trần gian đen đặc tối tang ma.
Trời đông tái xám màu ly biệt.
Nếu không có Chúa, đời mộ ca!
Bước chân Chúa tới,
trần gian đổi mới,
màu trắng tang ma hóa màu hồng,
Mùa Xuân tươi!
Bàn tay Chúa chạm,
Xác chết thôi xám,
Khóc ngưng thôi khóc, hạt lệ khô.
Cõi thiên đàng!
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chú thích
[1] Nietzsche
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Nghỉ Học
Thérésa Nguyễn
21:19 15/09/2013
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Không chi thích bằng ngày nghỉ học
Được chơi bên bố cả… nguyên ngày.
(tn)