Phụng Vụ - Mục Vụ
Cao cả hơn lòng chúng ta
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:14 15/09/2014
Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN,năm A
Mt 20,1-16a
CAO CẢ HƠN LÒNG CHÚNG TA
Suốt thời gian sống ở trần gian, Chúa Giêsu đã không ngừng giảng dạy, giải đáp thắc mắc của nhiều người, kể cả các môn đệ, các tông đồ là những người thân tín của Chúa Giêsu, và đưa ra các quan điểm làm thay đổi giá trị nhân sinh: một trong dụ ngôn hôm nay chúng ta được đọc cho thấy quan điểm khác lạc,tuyệt vời của Chúa Giêsu “ Ông Chủ Vườn Nho “. Ở đây, chúng ta có thể xem đó là câu trả lời của Chúa Giêsu cho thánh Phêrô về câu hỏi phần thưởng cho những kẻ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Chính vì vậy,dụ ngôn này hình như có lý để nói với các tông đồ trước khi trải rộng đến các người Pharisêu, Biệt phái, Kinh sư, Luật sĩ, những kẻ thu thuế, người tội lỗi, Dân Do Thái và dân ngoại vv…
Như ông chủ vườn nho quảng đại, rộng rãi thương xót mọi người, đã ra các ngã đường mời gọi họ vào làm vườn nho, và trả lương rộng lượng với người này mà vẫn công bằng với người khác.Thiên Chúa cũng thế luôn trải rộng tình thương đến với mọi người mà không đếm xỉa đến sự suy tính theo kiểu người đời vì Chúa rất mực khoan dung, nhân hậu. Đây là một dụ ngôn, chứ không phải là ngụ ngôn. Do đó, ý tưởng nhắm vào ông chủ là Thiên Chúa hơn là các nhóm thợ làm vườn, và các chi tiết khác vốn được hiểu nhiều cách rất khác nhau. Thiên Chúa dùng hình ảnh vườn nho là hình ảnh rất thông dụng trong Kinh Thánh, chỉ về công việc của Thiên Chúa trong thế giới, trong thế gian, và đặc biệt nói về dân Do Thái. Một quan tiền mà ông chủ trả cho mỗi người làm việc trong một ngày. Người Do Thái xưa tính giờ: giờ thứ nhất,3, 6, 9, 11 tương đương với 6, 9 giờ sáng, 12 giờ trưa, 15 và 17 giờ chiều.Nên, ngày làm việc của một người chấm dứt vào lúc 18 giờ chiều. Ông chủ rất rộng lượng, công bằng vì ông chủ đã thỏa thuận với tất cả những người làm việc trong vườn nho. Bởi vì ông và những người làm việc đã thỏa thuận sòng phẳng, tiền công là một quan tiền dẫu làm việc từ sáng hay làm vào buổi chiều. Ông chủ luôn xử công bằng với mọi người vì ông và những nhóm thợ đã thỏa thuận, giao kèo, giao ước với nhau là công nhật một ngày là một đồng. Ông chủ không xử bất công với thợ. Ông đã gọi họ làm đã giao kết, hứa, thỏa thuận với thợ là một quan tiền. Ông chủ rất công bằng trả lương để thợ có tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Đây là ông chủ công bằng, rộng rãi không gây thiệt hại cho ai mà vẫn quảng đại với nhiều người. Đây cũng là câu trả lời cho thánh Phêrô và các bạn khi ông hỏi Chúa Giêsurằng các ông đã bỏ mọi sự mà theo Ngài, các ông sẽ được gì ? Thực tế, công việc của con người chỉ là gợi ý, việc trả công của Thiên Chúa vượt quá sự suy tính của con người. Nước Thiên Chúa không giống như sự hạch toán kinh tế, làm ăn của con người, mà là rộng lượng, quảng đại ‘ công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần’ ( Rm 14, 17 ).
Bài Tin Mừng và các bài đọc hôm nay làm đảo lộn cái nhìn của con người: vị kỷ, ghen tương, tính toán, so đo vv…Do đó, nó đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy, cách làm, cách nghĩ, đổi mới từ ngữ, cách cư xử của ta đối với Thiên Chúa và tha nhân. Thiên Chúa là Đấng nhân hậu, từ bi,thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Thiên Chúa luôn đối xử với con người,với mọi người với tấm lòng yêu mến thiết tha. Nên, chúng ta phải đối xử với anh em, với tha nhân trong tương quan tình yêu chứ không phải ganh tị chỉ muốn hơn kém người.Tương quan của chúng ta đối với Thiên Chúa là tương quan siêu nhiên, ân sủng không chỉ dựa vào việc làm, công phúc của con người mà dựa vào tình thương vì Thiên Chúa chính là Tình Thương (1Ga 4, 8 ). Chính vì thế, Thiên Chúa muốn chúng ta xử sự với nhau như Thiên Chúa đã xử sự với chúng ta chứ không không chỉ dựa trên kinh tế, giờ làm việc, năng xuất vv…
Xin mượn lời của Nữ tu Emmanuelle Billoteau, ẩn sĩ Dòng Biển Đức để kết luận bài chia sẻ hôm nay :” Như mọi dụ ngôn, du ngôn Chúa Nhật này nhằm mục đích buộc chúng ta có lập trường. Đến phiên chúng ta phải chọn! Hoặc là bám vào những quan điểm đã có sẵn-mà đó nghiễm nhiên là quan điểm của những người thợ của giờ đầu tiên, hoặc là mở lòng ra học đi theo đường lối của Thiên Chúa, mà “ tư tưởng và đường lối của Người không phải là tư tưởng và đường lối của chúng ta “ ( Is 55, 8 ). Một lối hành xử lạ thường đáng cho chúng ta lo ngại, nếu trong đức tin, chúng ta không biết động cơ nơi Thiên Chúa là lòng nhân ái chứ không phải là ý chí võ đoán:” Chẳng lẽ vì tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức ?” .Không phải để bóp nghẹt nơi chúng ta trực cảm bẩm sinh về lẽ công bình. Vì chẳng phải nhờ nó mà trong lịch sử nhân loại đã có những bước tiến đầy ý nghĩa tới một thế giới công bình hơn đó sao ? Đức công bình chẳng phải là một trong những thuộc tính của Thiên Chúa, như chúng ta nghe nhắc tới trong các câu cho thấy vị chủ vườn nho tôn trọng hợp đồng trả lương công nhật là một quan tiền đó sao ? Thế nhưng trực cảm về công bình cũng có thể là một cạm bẫy nếu nó trở thành điểm qui chiếu duy nhất, khiến chúng ta cứ đem so sánh, ganh đua-liếc mắt ghen ghét-, đóng cửa lòng mình lại với tha nhân, thậm chí muốn khai trừ họ khỏi gia nghiệp Thiên Chúa hứa ban, Đấng “ cao cả hơn lòng chúng ta “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một đức tin mạnh mẽ để chúng con biết nhìn ra Đấng luôn yêu thương, quảng đại đối với chúng con.Xin cho chúng con có cái nhìn rộng mở đối với Thiên Chúa và có sự suy nghĩ, có cái nhìn yêu thương đối với tha nhân. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông chủ có công bằng đối với bốn nhóm thợ làm vườn nho không ?Tại sao?
2.Ông chủ ám chỉ ai ?
3.Tại sao Thiên Chúa lại quảng đại rộng lòng ?
4.Trong một thế giới đầy bất công, người môn đệ Chúa phải làm sao ?
Mt 20,1-16a
CAO CẢ HƠN LÒNG CHÚNG TA
Suốt thời gian sống ở trần gian, Chúa Giêsu đã không ngừng giảng dạy, giải đáp thắc mắc của nhiều người, kể cả các môn đệ, các tông đồ là những người thân tín của Chúa Giêsu, và đưa ra các quan điểm làm thay đổi giá trị nhân sinh: một trong dụ ngôn hôm nay chúng ta được đọc cho thấy quan điểm khác lạc,tuyệt vời của Chúa Giêsu “ Ông Chủ Vườn Nho “. Ở đây, chúng ta có thể xem đó là câu trả lời của Chúa Giêsu cho thánh Phêrô về câu hỏi phần thưởng cho những kẻ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu. Chính vì vậy,dụ ngôn này hình như có lý để nói với các tông đồ trước khi trải rộng đến các người Pharisêu, Biệt phái, Kinh sư, Luật sĩ, những kẻ thu thuế, người tội lỗi, Dân Do Thái và dân ngoại vv…
Như ông chủ vườn nho quảng đại, rộng rãi thương xót mọi người, đã ra các ngã đường mời gọi họ vào làm vườn nho, và trả lương rộng lượng với người này mà vẫn công bằng với người khác.Thiên Chúa cũng thế luôn trải rộng tình thương đến với mọi người mà không đếm xỉa đến sự suy tính theo kiểu người đời vì Chúa rất mực khoan dung, nhân hậu. Đây là một dụ ngôn, chứ không phải là ngụ ngôn. Do đó, ý tưởng nhắm vào ông chủ là Thiên Chúa hơn là các nhóm thợ làm vườn, và các chi tiết khác vốn được hiểu nhiều cách rất khác nhau. Thiên Chúa dùng hình ảnh vườn nho là hình ảnh rất thông dụng trong Kinh Thánh, chỉ về công việc của Thiên Chúa trong thế giới, trong thế gian, và đặc biệt nói về dân Do Thái. Một quan tiền mà ông chủ trả cho mỗi người làm việc trong một ngày. Người Do Thái xưa tính giờ: giờ thứ nhất,3, 6, 9, 11 tương đương với 6, 9 giờ sáng, 12 giờ trưa, 15 và 17 giờ chiều.Nên, ngày làm việc của một người chấm dứt vào lúc 18 giờ chiều. Ông chủ rất rộng lượng, công bằng vì ông chủ đã thỏa thuận với tất cả những người làm việc trong vườn nho. Bởi vì ông và những người làm việc đã thỏa thuận sòng phẳng, tiền công là một quan tiền dẫu làm việc từ sáng hay làm vào buổi chiều. Ông chủ luôn xử công bằng với mọi người vì ông và những nhóm thợ đã thỏa thuận, giao kèo, giao ước với nhau là công nhật một ngày là một đồng. Ông chủ không xử bất công với thợ. Ông đã gọi họ làm đã giao kết, hứa, thỏa thuận với thợ là một quan tiền. Ông chủ rất công bằng trả lương để thợ có tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Đây là ông chủ công bằng, rộng rãi không gây thiệt hại cho ai mà vẫn quảng đại với nhiều người. Đây cũng là câu trả lời cho thánh Phêrô và các bạn khi ông hỏi Chúa Giêsurằng các ông đã bỏ mọi sự mà theo Ngài, các ông sẽ được gì ? Thực tế, công việc của con người chỉ là gợi ý, việc trả công của Thiên Chúa vượt quá sự suy tính của con người. Nước Thiên Chúa không giống như sự hạch toán kinh tế, làm ăn của con người, mà là rộng lượng, quảng đại ‘ công chính, bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần’ ( Rm 14, 17 ).
Bài Tin Mừng và các bài đọc hôm nay làm đảo lộn cái nhìn của con người: vị kỷ, ghen tương, tính toán, so đo vv…Do đó, nó đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy, cách làm, cách nghĩ, đổi mới từ ngữ, cách cư xử của ta đối với Thiên Chúa và tha nhân. Thiên Chúa là Đấng nhân hậu, từ bi,thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Thiên Chúa luôn đối xử với con người,với mọi người với tấm lòng yêu mến thiết tha. Nên, chúng ta phải đối xử với anh em, với tha nhân trong tương quan tình yêu chứ không phải ganh tị chỉ muốn hơn kém người.Tương quan của chúng ta đối với Thiên Chúa là tương quan siêu nhiên, ân sủng không chỉ dựa vào việc làm, công phúc của con người mà dựa vào tình thương vì Thiên Chúa chính là Tình Thương (1Ga 4, 8 ). Chính vì thế, Thiên Chúa muốn chúng ta xử sự với nhau như Thiên Chúa đã xử sự với chúng ta chứ không không chỉ dựa trên kinh tế, giờ làm việc, năng xuất vv…
Xin mượn lời của Nữ tu Emmanuelle Billoteau, ẩn sĩ Dòng Biển Đức để kết luận bài chia sẻ hôm nay :” Như mọi dụ ngôn, du ngôn Chúa Nhật này nhằm mục đích buộc chúng ta có lập trường. Đến phiên chúng ta phải chọn! Hoặc là bám vào những quan điểm đã có sẵn-mà đó nghiễm nhiên là quan điểm của những người thợ của giờ đầu tiên, hoặc là mở lòng ra học đi theo đường lối của Thiên Chúa, mà “ tư tưởng và đường lối của Người không phải là tư tưởng và đường lối của chúng ta “ ( Is 55, 8 ). Một lối hành xử lạ thường đáng cho chúng ta lo ngại, nếu trong đức tin, chúng ta không biết động cơ nơi Thiên Chúa là lòng nhân ái chứ không phải là ý chí võ đoán:” Chẳng lẽ vì tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức ?” .Không phải để bóp nghẹt nơi chúng ta trực cảm bẩm sinh về lẽ công bình. Vì chẳng phải nhờ nó mà trong lịch sử nhân loại đã có những bước tiến đầy ý nghĩa tới một thế giới công bình hơn đó sao ? Đức công bình chẳng phải là một trong những thuộc tính của Thiên Chúa, như chúng ta nghe nhắc tới trong các câu cho thấy vị chủ vườn nho tôn trọng hợp đồng trả lương công nhật là một quan tiền đó sao ? Thế nhưng trực cảm về công bình cũng có thể là một cạm bẫy nếu nó trở thành điểm qui chiếu duy nhất, khiến chúng ta cứ đem so sánh, ganh đua-liếc mắt ghen ghét-, đóng cửa lòng mình lại với tha nhân, thậm chí muốn khai trừ họ khỏi gia nghiệp Thiên Chúa hứa ban, Đấng “ cao cả hơn lòng chúng ta “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con một đức tin mạnh mẽ để chúng con biết nhìn ra Đấng luôn yêu thương, quảng đại đối với chúng con.Xin cho chúng con có cái nhìn rộng mở đối với Thiên Chúa và có sự suy nghĩ, có cái nhìn yêu thương đối với tha nhân. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông chủ có công bằng đối với bốn nhóm thợ làm vườn nho không ?Tại sao?
2.Ông chủ ám chỉ ai ?
3.Tại sao Thiên Chúa lại quảng đại rộng lòng ?
4.Trong một thế giới đầy bất công, người môn đệ Chúa phải làm sao ?
Hoán cải mục vụ : Chương trình hành động của tiến trình Tân Phúc Âm Hóa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:18 15/09/2014
HOÁN CẢI MỤC VỤ (CONVERSION PASTORALE)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA
(Chuyên đề học hỏi Tông Huấn “NIỀM VUI TIN MỪNG” của ĐTC Phanxicô
Trong khóa Thường Huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn năm 2014)
DẪN NHẬP:
Kể từ buổi sáng thứ Ba ngày 26/11/2013, cả thế giới Công Giáo hân hoan khôn xiết khi được đón nhận một quà tặng tuyệt vời từ Vị Mục Tử Tối Cao. Quà tặng tinh thần cao quý đó chính là Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Tông huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sau hơn 8 tháng trên ngai tòa Thánh Phêrô.
Trong viễn tượng “thời sự mục vụ”, có thể nói Tông Huấn nầy là một đúc kết (như vẫn thường xảy ra) của Đức Thánh Cha sau cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới; ở đây, chính là văn kiện hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 13, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 10 năm 2012 tại Rôma với chủ đề Tân phúc âm hóa để thông truyền đức tin Ki-tô giáo.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cho dù “nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxicô tham chiếu các Đề nghị của Thượng Hội Đồng tháng Mười 2012, như thế ngài cho thấy sự đóng góp của Thượng Hội Đồng quan trọng là dường nào trong việc soạn thảo Tông huấn này. Thế nhưng văn kiện này đi xa hơn kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng. Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha đã in dấu không chỉ kinh nghiệm mục vụ riêng của ngài, nhưng còn lời mời gọi đón nhận thời điểm ân sủng mà Giáo Hội đang sống, để xúc tiến cách tin tưởng, xác tín và nhiệt thành giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa.”
Kể từ khi được công bố cho thế giới, quả thật Tông Huấn EG ( ) - cùng với con người và “phong cách mục vụ” của ĐTC Phanxicô, đã thổi vào “cơ thể” Giáo Hội và cả thế giới một luồng sinh khí mới mẻ đầy tươi mát, hân hoan và hy vọng, như nhận xét tinh tế của Linh mục James Martin, SJ: “Chưa bao giờ lại có một văn kiện giáo hoàng khiến người ta phải suy nghĩ, ngạc nhiên và lên tinh thần bằng tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng
Để áp dụng hiệu quả định hướng mục vụ của HĐGMVN dành cho năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và để hướng tới mục tiêu sống đạo của giáo phận Qui Nhơn năm 2015: “Chiểu tỏa niềm tin”, việc (anh em linh mục chúng ta) tiếp cận và học hỏi Tông Huấn EG quả thật là bổ ích và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì nội dung của văn kiện quá phong phú (chỉ cần điểm danh các tham chiếu thì có thể xác nhận điều nầy. ( ) ), nên để cảm nhận và nắm bắt được hết các chiều kích dài rộng mà văn kiện chuyển tải thì mỗi người chúng ta cần trực tiếp đọc và nghiền ngẫm chính bản văn.
Trong khung cảnh giới hạn của một cuộc thường huấn, xin được giới thiệu một trong những chủ đề khá trọng tâm của văn kiện nầy: HOÁN CẢI MỤC VỤ (CONVERSION PASTORALE). Bởi vì, có thể nới được, đây chính là: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA mà ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh.
Cách riêng, theo tác giả ANDREA TORNIELLI, thì chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” là một lộ trình được ĐTC khai mở cho Hội Thánh bằng chính chứng từ và giáo huấn của Ngài trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng. (Xin trích dịch một đoạn ngắn):
“Đây là giấc mơ của ĐTC Phanxico được ngài trình bày trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng. Trong Tông Huấn nầy, Ngài mời gọi các tín hữu phải “đi ra” và ngài vạch ra cho toàn thể Giáo Hội con đường “Hoán Cải Mục Vụ”, một lộ trình mà Ngài đã khai mở bằng chính chứng từ cuộc sống và giáo huấn của ngài trong ít tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng.”
Trước hết, để nêu bật lý do chọn lựa chủ đề nầy, xin được lưu ý rằng: cụm từ “HOÁN CẢI MỤC VU” (CONVERSION PASTORALE) đã được ĐTC nhắc đến 3 lần trong Chương Một, Mục II:
Tôi hi vọng tất cả các cộng đoàn sẽ dành những cố gắng cần thiết để tiến tới theo con đường của một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo không để tình hình tiếp tục như hiện tại. (EG 25)
Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài. (EG 27)
Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ. (EG 32)
Và để cắt nghĩa cụm từ nầy, chúng ta hãy nghe các Đức Giám Mục chuyên viên họp báo giới thiệu Tông Huấn ngày 26.11.2013, đặc biệt Đức Cha Baldisseri, trong phần cắt nghĩa các chủ điểm của Tông Huấn đã trình bày đại để như sau: Để bước đi trên con đường này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhất mạnh đến “sự hoán cải (nguyên văn người dịch dùng chữ “chuyển đổi”) mục vụ” (conversion pastorale), tức là chuyển từ một cái nhìn quan liêu giấy tờ, tĩnh và hành chánh về mục vụ sang một viễn cảnh truyền giáo, trong đó mục vụ là luôn trong tư thế loan báo Tin Mừng (25)
Nói cách khác, đó là một cuộc “chuyển đổi mục vụ” đã từng được nêu bật trong văn kiện Aparecida ( ) mà chính ĐTC đã từng là một kiến trúc sư để hôm nay ngài lặp lại một lần nữa trong Tông Huấn nầy:
“chúng ta cần phải chuyển đổi “từ một nền mục vụ thuần tuý bảo tồn sang một mục vụ dứt khoát mang tính truyền giáo”
Giờ đây, chúng ta thử cùng nhau tiếp cận nội dung của chủ đề nầy vừa để áp dụng cho chính sự “hoán cải” của mình, vừa để rút ra những định hướng mục vụ cơ bản khả dĩ đáp ứng được những yêu cầu mục vụ thích hợp và cụ thể cho cộng đoàn Dân Chúa địa phương.
Sau đây là lộ trình được đề nghị để thực hiện:
Phần I: Học hỏi văn kiện qua việc phân tích và tiếp cận bản văn với các mục:
- 1. Tìm ra nguyên do cốt yếu nào để Hội Thánh và mọi thành phần Dân Chúa cần phải “Hoán Cải Mục Vụ”.
- 2. Xác định các trọng tâm trên lộ trình hoán cải.
- 3. “Khoanh vùng” các đối tượng nào cần phải “Hoán Cải Mục Vụ” trước tiên.
- 4. Phân định các tiêu chí cần nhắm đến cho việc hoán cải.
Phần II: Đề nghị các áp dụng việc “hoán cải mục vụ” trong hiện tình giáo phận với các lãnh vực:
1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng).
2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
3. Mục vụ vương đế (Quản trị)
PHẦN I. TIẾP CẬN VÀ HỌC HỎI VĂN KIỆN
A. LÝ DO ĐỂ HOÁN CẢI MỤC VỤ
1. Lý do đầu tiên để “hoán cải mục vụ” mà ĐTC đề nghị cho Hội Thánh, cho mỗi Ki-tô hữu đó chính là để trung thành với Đức Ki-tô, với sứ mệnh cốt yếu của mình được lãnh nhận từ nơi Đấng Sáng Lập Hội Thánh:
“Đây là nguồn của cuộc chiến đấu anh dũng và không chần chừ của Hội Thánh: chiến đấu để sửa sai những khuyết điểm phạm phải bởi các thành viên của mình; những khuyết điểm ấy được nhận ra và bị lên án khi Hội Thánh tự xét mình bằng cách soi vào mẫu gương của mình là Đức Kitô”.[23] Công Đồng Vaticanô II trình bày sự hoán cải của Hội Thánh như là một sự canh tân liên tục phát sinh từ lòng trung thành với Đức Giêsu Kitô: “Mọi việc canh tân Hội Thánh cốt yếu nhằm sống trung thành với ơn gọi của Hội Thánh hơn... Trên đường lữ hành, Hội Thánh được Chúa Kitô mời gọi canh tân luôn mãi, một sự canh tân mà Hội Thánh, vì là một định chế nhân trần, bao giờ cũng cần đến”.[24]
2. Lý do thứ hai để “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC nêu bật cách rõ ràng dứt khoát qua những ngôn từ thật mạnh mẽ đó chính là để Hội Thánh không còn khép kín, quy về mình nhưng cần phải “đi ra”, phải rộng mở:
Như Đức Gioan Phaolô II có lần nói với các Giám Mục vùng Châu Đại Dương: “Mọi sự canh tân của Hội Thánh phải lấy truyền giáo làm mục tiêu để tránh rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh qui vào chính mình”.[25]
3. Và lý do thứ ba để “Hoán Cải Mục Vụ”, cũng là lý do và ý nghĩa trọng tâm mà ĐTC đã nêu bật từ những dòng đầu tiên của Tông Huấn: đó chính là để toàn thể Dân Chúa và mọi người khác tìm lại được niềm vui Tin Mừng.
“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới.”
Tất cả những lý do “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC vừa nêu bật trong Tông Huấn EG chắc chắn đã được gợi ý từ ý tưởng “Hoán Cải” mà các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII đã nhắc tới, như một tác động căn bản cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa:
“Trong những ngày này, nơi các GM chúng tôi, nhiều lần có những tiếng nói được gióng lên nhắc nhở rằng để có thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì trước tiên Giáo Hội cần đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi rao giảng Tin Mừng được diễn tả qua lời kêu gọi hoán cải.
Chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta phải là những người trước hết cần phải hoán cải, cần phải trở về với quyền năng của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể đổi mới mọi sự, nhất là đổi mới cuộc sống nghèo nàn của chúng ta.” ( ) (Xem thêm bài “Những trục chính của Thượng Hội Đồng” của của Đức Cha Pierre – Marie Carré, Tổng Giám mục Montpelliers, Thư ký đặc biệt của Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII)
Và để xác tín rằng, việc “Hoán Cải Mục Vụ” luôn luôn là hành vi của đức tin, hành vi thuộc về Chúa Thánh Thần, các Nghị Phụ mời gọi chúng ta thực hành trong niềm tin yêu phó thác.
“Giả sử sự đổi mới ấy được phó thác cho sức riêng của chúng ta, thì chúng ta có lý do nghiêm trọng để nghi ngờ, nhưng sự hoán cải, cũng như việc rao giảng Tin Mừng trong Giáo Hội chủ yếu không đến từ con người yếu đuối như chúng ta, nhưng đúng hơn từ chính Thánh Linh của Chúa. Sức mạnh và sự chắc chắn của chúng ta hệ tại điều này là sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử: “Tâm hồn các con đừng sao xuyến và đừng sợ hãi” Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài như thế.” (Ga 14,27).
B. NHỮNG TRỌNG TÂM TRÊN LỘ TRÌNH HOÁN CẢI MỤC VỤ:
Được đúc kết từ những thao thức mục vụ khi còn là mục tử bên kia bờ đại dương – Á Căn Đình -, cùng với những giáo huấn “đầy lửa” trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh một lộ trình hoán cải với các trọng điểm sau:
1. “Chọn lựa truyền giáo” phải nằm ở trung tâm:
“Tôi ước mơ một “chọn lựa truyền giáo”, nghĩa là một nỗ lực truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để các thói quen, các cách hành động, các giờ giấc và chương trình, ngôn ngữ và các cơ cấu của Hội Thánh có thể được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của Hội Thánh.” ( )
2. Canh tân cơ cấu với 3 chiều kích cơ bản:
- Định hướng mục vụ: mang tính truyền giáo
- Không gian mục vụ: bao gồm và rộng mở hơn.
- Tác nhân mục vụ: Không ngừng đi ra.
“Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài.”
B. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI THỰC HÀNH HOÁN CẢI
Tất cả mọi thành phần Dân Chúa, mọi cơ cấu phẩm trật, mọi tổ chức và mọi người trong ngôi nhà Hội Thánh đều phải thực hành “Hoán Cải Mục Vụ”.
“Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ.”
Tuy nhiên, để dễ áp dụng vào chương trình mục vụ “hic et nunc”, chúng ta có thể lựa chọn các đối tượng sau đây theo đề nghị của ĐTC:
1. Hoán cải mục vụ từ cấp giáo phận:
“Mỗi Giáo Hội địa phương, trong tư cách là một phần của Hội Thánh Công Giáo được cai quản bởi một giám mục, cũng được kêu gọi có sự hoán cải truyền giáo.”
ĐTC không quên vạch ra lộ trình căn bản cho các giám mục địa phương trên cuộc hành trình hoán cải mục vụ nầy:
“Giám mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương của mình, theo lý tưởng của các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi, ở đó các tín hữu đều một lòng một trí với nhau (xem Cv 4:32). Để làm điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hi vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại đàng sau, và—trên hết—để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới. Trong sứ mạng nuôi dưỡng một sự hiệp thông năng động, cởi mở và truyền giáo này của ngài, ngài sẽ phải khuyến khích và phát triển các phương thế tham gia được đề nghị trong Bộ Giáo Luật,[34] và các hình thức đối thoại mục vụ khác, với ước muốn lắng nghe hết mọi người chứ không chỉ những ai nói ra những gì ngài thích nghe.”
2. Hoán cải mục vụ nơi các cộng đoàn giáo xứ:
ĐTC rất đề cao vai trò của cộng đoàn giáo xứ. Đây chính là một “hạt nhân”, một điểm khởi phát cho mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh.
“Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi duyệt lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ đến gần người dân hơn, biến các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo.”
3. Hoán cải mục vụ tại các hội đoàn tông đồ, cộng đoàn tu sĩ…:
ĐTC đánh giá cao vai trò của các hội đoàn, hiệp hội ( ) trong sinh hoạt đức tin của Dân Chúa. Tuy nhiên, Ngài cũng mời gọi tất cả các cộng đoàn cơ bản nầy cần phải hoán cải để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho công cuộc truyền giáo.
“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.” ( )
“Tôi rất đau lòng khi thấy một số cộng đoàn Kitô hữu, thậm chí cả những người thánh hiến, có thể dung dưỡng những hình thức thù nghịch, chia rẽ, vu khống, nói xấu, oán thù, đố kỵ và ước muốn áp đặt một số ý tưởng bằng bất cứ giá nào, thậm chí bằng các hành động bách hại giống như những cuộc săn lùng phù thuỷ thực sự. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai nếu chúng ta hành động theo cách này?”
4. Hoán cải mục vụ dành cho những người đang làm mục vụ:
a/. Các linh mục, tu sĩ:
“Việc đồng hoá người linh mục với Đức Kitô là đầu—nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng—không có nghĩa là đặt người linh mục lên trên những người khác. Trong Hội Thánh, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác” ( )
“các mục tử có chức thánh và các nhà hoạt động mục vụ khác có thể hiện thực hoá hương thơm sự gần gũi và cái nhìn thân mật của Đức Kitô. Hội Thánh sẽ phải dẫn đưa mọi người—linh mục, tu sĩ, và giáo dân—vào trong “nghệ thuật đồng hành” này, nó dạy chúng ta biết cởi dép khi đứng trên nền đất thánh thiêng của người khác (xem Xh 3:5). Bước chân đồng hành này phải có nhịp đều và vững vàng, phản ánh thái độ gần gũi và cái nhìn cảm thông của chúng ta, giúp chữa lành và khích lệ sự tăng trưởng trong đời sống Kitô giáo.”
b/. Mọi người giáo dân:
“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.”
“Khi mà chúng ta đang cần nhiều nhất một năng động truyền giáo để đem muối và ánh sáng cho đời, thì nhiều giáo dân sợ rằng có thể họ sẽ được yêu cầu đảm nhận một hoạt động tông đồ nào đó, và họ tìm cách tránh né mọi trách nhiệm có thể lấy mất thì giờ rảnh rỗi của họ. Ví dụ, ngày nay tại các giáo xứ thật khó tìm được những giáo lý viên đã được huấn luyện mà sẵn sàng kiên trì trong công việc này trong một thời gian dài… Một số người hoàn toàn từ chối hiến thân cho truyền giáo và rốt cuộc đi đến một tình trạng tê liệt và nhàm chán thiêng liêng.”
C. CÁC TIÊU CHÍ CẦN NHẮM ĐẾN CHO VIỆC HOÁN CẢI
Sau khi đã xác định các đối tượng cần phải thực hành “hoán cải mục vụ”, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu xem, ĐTC muốn nhấn mạnh các trật ưu tiên nào trong chương trình “mục vụ hoán cải”, để cả người trao lẫn người nhận đều có được “Niềm Vui Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha đã đề nghị 4 tiêu chí sau cần phải được “suy xét lại”. Đó là: MỤC TIÊU, CƠ CẤU, PHONG CÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP.
“Thực hành mục vụ trong nhãn quan truyền giáo cố gắng từ bỏ thái độ tự mãn: “Chúng tôi vẫn luôn luôn làm như thế”. Tôi kêu mời mọi người mạnh dạn và sáng tạo trong việc suy xét lại các mục tiêu, cơ cấu, phong cách và phương pháp truyền giáo tại các cộng đoàn của mình.”
1. MỤC TIÊU:
Chính sự mập mờ khi xác định mục tiêu và không kiên định trong thực hiện chủ đích đã khiến các sinh hoạt mục vụ, đặc biệt công cuộc truyền giáo của chúng ta luôn trì trệ, nửa vời và thường không mang lại những kết quả mong muốn. Trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến việc xác định các mục tiêu và chủ đích truyền giáo, ĐTC đề nghị các điểm sau:
a). Nhắm đến ai và để làm gì ?
- Trước hết, nhắm đến những người giáo dân bình thường để: “sinh động hoá bởi lửa của Thần Khí, để đốt cháy tâm hồn những tín hữu thường xuyên tham dự việc phụng tự cộng đoàn và tụ họp vào Ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời và Bánh sự sống trường sinh của Ngài”.
- Thứ đến, nhắm đến những người đã được rửa tội nhưng khô khan nguội lạnh để: “Trong mối quan tâm từ mẫu của mình, Hội Thánh tìm cách giúp họ trải nghiệm một sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho Tin Mừng.”
- Sau cùng, nhắm đến “những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài” để: “Tất cả họ có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Kitô hữu phải tỏ ra như là những người muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon.”
- Nhưng ưu tiên nhất vẫn là nhắm đến những người nghèo: “Hội Thánh phải đến với mọi người, không loại trừ một ai. Nhưng phải đến với ai trước? Khi đọc Tin Mừng, chúng ta thấy một dấu hiệu rõ ràng: không phải những bạn bè và láng giềng giàu có của chúng ta, nhưng trên hết là những người nghèo khổ bệnh tật, những người thường bị khinh dể và ruồng rẫy, những người “không có gì để trả lại ngươi” (Lc 14:14). Không có chỗ cho sự hoài nghi hay những lời giải thích vốn chỉ làm yếu đi một sứ điệp rõ ràng như thế. Hôm nay và mãi mãi, “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng”,[52] và việc Tin Mừng được tự do rao giảng cho họ là dấu chỉ về vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải nói thẳng ra rằng “có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo”. Chúng ta đừng bao giờ bỏ họ.
b). Bằng cách nào để đề xuất các mục tiêu cho thích đáng ? - Làm việc chung và dưới sự lãnh đạo của giám mục:
“Một sự đề xuất các mục tiêu mà không có sự tìm kiếm chung thoả đáng của cộng đoàn về các phương tiện để đạt các mục tiêu ấy thì tất yếu chỉ là ảo tưởng… Điều quan trọng là không đi một mình, nhưng cậy dựa lẫn nhau như anh chị em, và đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các giám mục, trong một nhận thức mục vụ khôn ngoan và thực tế.”
c). Mục tiêu cần đi kèm với nội dung sứ điệp nào cho phù hợp ? – Vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Ki-tô tử nạn phục sinh.
“sứ điệp phải tập trung vào những gì cốt yếu, những gì đẹp nhất, lớn nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất. Chúng ta làm cho sứ điệp trở thành đơn giản, nhưng đồng thời không làm mất sự thâm sâu và chân lý của nó, nhờ đó nó càng trở nên mạnh mẽ và có sức thuyết phục.”
“Trong cái cốt lõi cơ bản này, cái toả sáng chính là vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô đã chết và sống lại từ cõi chết.”
2/. CƠ CẤU: MÔ HÌNH HỘI THÁNH “ĐI RA”- “MỞ CỬA” – “HIỆP THÔNG”
Theo ĐTC, “có những cơ cấu Hội Thánh có thể cản trở hoạt động loan báo Tin Mừng”. Vì thế, cần phải hoán cải làm sao để thổi vào các cơ cấu một “sức sống mới và một tinh thần Tin Mừng đích thực”, cùng “sự trung thành với ơn gọi”. Có như thế thì mọi cơ cấu mới không trở nên vô hiệu. (Xem EG cuối số 26).
Và để thực hiện được điều đó, ĐTC đề nghị một mô hình Hội Thánh “đi ra” để cương quyết đoạn tuyệt với một Hội Thánh “khép kín” cứng nhắc trên chính mình như một ốc đảo, như một căn nhà hoang đóng kín. Có lẽ đây là yếu tố được ĐTC quan tâm nhất và cũng là trọng tâm trong chương trình mục vụ hoán cải của Ngài. Ngài nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần khái niệm một Hội Thánh “đi ra” (en sortie), một Hội Thánh là “nhà Cha đang mở cửa” (la maison ouverte du Père)
a). Một Hội Thánh “đi ra” để gặp gỡ và cống hiến:
“Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục.”
Đặc biệt trong số 24, ĐTC đã cắt nghĩa thật rõ thế nào là một Hội Thánh “ra đi”, một cộng đoàn truyền giáo, qua các chiều kích:
- Đó là một cộng đoàn đi bước trước.
- Đó là một cộng đoàn luôn biết dấn thân và đồng hành với mọi người.
- Đó là một cộng đoàn kiên nhẫn để sinh hoa kết trái cho dù phải chấp nhận mạo hiểm và tử đạo.
- Và sau cùng, đó là một cộng đoàn chan chứa niềm vui.
b). Một Hội Thánh là Nhà Cha đang mở cửa để đón nhận:
“Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa. Một dấu hiệu của sự mở ra này là các nhà thờ của chúng ta phải luôn luôn mở cửa, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ không thấy cửa nhà thờ đang đóng. Cũng có những cửa khác không được đóng. Mọi người có thể tham dự một cách nào đó vào đời sống của Hội Thánh; mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì.”
c). Một Hội Thánh hiệp thông trong đa dạng, cởi mở:
“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.”
3/ PHONG CÁCH:
Nói đến “phong cách”, chắc mỗi người chúng ta đều có một nhận thức chung: chúng ta, dân Công Giáo, giáo triều Vatican…đang có một “phong cách Phanxicô” ! Chính phong cách nầy đã chi phối hành trình mục vụ của ĐTC từ khi Ngài còn làm giám Mục tại Á Căn Đình, và hôm nay, Ngài đang “tiếp thị” cho thế giới, cho Giáo Hội. Chúng ta thử dừng lại để tìm xem Tông huấn EG đã trình bày phong cách đó như thế nào hầu dựa theo đó mà hoán cải cái phong cách vốn dĩ nghèo nàn, cũ kỹ, quê kệch của chính mình.
a). Phong cách quy chiếu vào Đức Ki-tô, dấn thân cho người nghèo và dưới tác động của Chúa Thánh Thần:
“Chúng ta cần tránh nó bằng cách làm cho Hội Thánh luôn luôn ra khỏi chính mình, qui hướng việc truyền giáo của mình vào Đức Kitô, và dấn thân cho người nghèo. Xin Chúa cứu chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục với những cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài! Tính thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành bằng việc hít thở không khí trong lành của Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tính vị kỷ trong bộ áo đạo đức bề ngoài mà không có Thiên Chúa. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất Tin Mừng!”
b). Phong cách gần gũi, yêu thương và chứng tá:
“Chúng ta cần nhớ rằng mọi lời giảng dạy tôn giáo rốt cuộc đều phải được phản chiếu nơi cách sống của người giảng dạy, chính cách sống này đánh thức sự ưng thuận của quả tim bằng sự gần gũi, yêu thương và chứng tá của nó.”
c). Phong cách có Đức Kitô hiện diện trong cuộc sống:
“Một người truyền giáo đích thực, người không bao giờ thôi là một môn đệ, biết rằng có Đức Kitô cùng đi với mình, nói với mình, thở với mình, làm việc với mình. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với mình giữa công cuộc truyền giáo.”
d). Phong cách sẻ chia, cở mở, trao ban:
“Chúng ta không sống tốt hơn được khi trốn tránh, náu ẩn, từ chối chia sẻ, ngừng trao ban và đóng kín mình trong những tiện nghi của mình. Một nếp sống như thế không khác gì một cuộc tự sát từ từ.”
4/. PHƯƠNG PHÁP:
Chân lý là miên viễn. Nhưng cách diễn đạt và chuyển tải cho con người luôn đòi hỏi phải đổi mới. ĐTC đã khẳng định:
“Việc đổi mới các cách diễn tả này trở thành cần thiết để thông truyền cho con người ngày nay sứ điệp Tin Mừng trong ý nghĩa không thay đổi của nó”.[46]
Sau đây là những đề nghị của ĐTC trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến phương pháp diễn tả và thông truyền Sứ điệp Tin Mừng:
a). Vẽ đẹp của Phụng Vụ:
“Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan toả lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.” ( )
b). Con đường của các Bí Tích:
- Bí tích Rửa Tội: “mở cửa để mọi người tham dự vào đời sống Hội Thánh.”
- Bí tích Giải Tội: “Nơi gặp gỡ của lòng từ bi của Chúa.”
- Bí tích Thánh Thể: “phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối”
c). Bài Giảng trong Phụng Vụ:
ĐTC dừng lại khá lâu và tĩ mĩ về đề tài nầy. Bởi vì, theo Ngài, Bài Giảng trong Phụng Vụ chính cơ hội để “Thiên Chúa tìm cách đến với người khác” và “bày tỏ quyền năng của Ngài qua ngôn ngữ nhân loại” (EG 136).
d). Đời sống chung huynh đệ, hiệp nhất:
“Ở đây và bây giờ, đặc biệt ở những nơi chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi sống như một cộng đoàn là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (xem Mt 5:13-16). Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho một cách sống chung luôn luôn mới mẻ trong sự trung thành với Tin Mừng.[70] Chúng ta đừng để mình bị cướp mất đời sống chung!”
e). Môi trường gia đình:
“vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống với người khác bất chấp các khác biệt giữa chúng ta, và học cách thuộc về lẫn nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái.”
f). Lòng đạo đức bình dân:
“chúng ta có thể thấy những khuyết tật cần phải được chữa lành bởi Tin Mừng: thói trọng nam khinh nữ, tật nghiện rượu, bạo lực gia đình, ít đi lễ, các khái niệm về số phận hay mê tín dị đoan làm người ta chạy theo ma thuật phù phép, v.v… Chính lòng đạo bình dân có thể là một điểm xuất phát để chữa lành và thoát khỏi những khuyết tật này.” (Xem thêm các số từ 122-126. ĐTC khai triển tĩ mĩ chuyên đề nầy)
g). Mục vụ giáo lý:
“Huấn giáo là một sự công bố lời Chúa và luôn luôn tập trung vào lời ấy, nhưng nó cũng đòi hỏi một môi trường và một cách trình bày hấp dẫn, việc sử dụng các biểu tượng giàu ý nghĩa, sự tháp nhập vào một tiến trình tăng trưởng rộng hơn và sự tích hợp mọi chiều kích của con người trong một lộ trình nghe và trả lời của cộng đoàn.”
PHẦN II. ÁP DỤNG MỤC VỤ
ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HOÁN CẢI MỤC VỤ TRONG HIỆN TÌNH GIÁO PHẬN
Theo những gì mà chúng ta vừa tiếp cận qua chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” được khơi gợi từ Tông Huấn của ĐTC Phanxicô, chúng ta thật sự tạ ơn Chúa.
- Tạ ơn Chúa vì Ngài không để chúng ta mệt mõi hay bế tắt trong việc dấn thân tông đồ và phục vụ cho phần rỗi anh em, nhưng luôn đồng hành, hướng dẫn, soi sáng và ban thêm nghị lực để chúng ta tiếp tục lên đường.
- Tạ ơn Chúa vì chúng ta luôn có những Mục Tử tốt lành, khôn ngoan cung ứng cho chúng ta những định hướng mục vụ tuyệt vời để làm kim chỉ nam cho việc thực hành sống đạo.
- Tạ ơn Chúa vì các cộng đoàn xứ đạo của chúng ta vẫn trung thành giữ đạo cách đơn sơ, khiêm nhượng; cho dù không có những rầm rộ, hoành tráng nhưng vẫn sâu sắc và chất lượng.
- Tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu mẫu gương tông đồ nhiệt thành quảng đại là các linh mục, các tu sĩ, các giáo lý viên, các anh chị hội viên Legio Mariae, các bạn trẻ và đông đảo các em thiếu nhi vẫn trung thành hằng ngày với đời sống con cái Chúa và ơn gọi riêng của mình.
Nói thế, không có nghĩa là chúng ta an tâm tự tại với hiện tình mục vụ để có thể trở nên biếng lười và dễ sa vào “cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài” của tính thế tục để “bị cướp mất Tin Mừng” lúc nào không hay.
Chính trong ý nghĩa đó, xin được đề nghị vài lãnh vực mục vụ cần được hoán cải như sau:
1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng):
- Các định hướng mục vụ từ trung ương (cấp giáo phận) cần thực tế, khả thi cho mọi thành phần Dân Chúa, từ thành thị tới nông thôn, từ các giáo xứ đông đảo cho tới các cộng đoàn giáo họ nhỏ lẻ vùng sâu vùng xa.
- Cần phát động một chương trình đem Lời Chúa vào việc thực hành sống đạo cho mọi cộng đoàn, mọi hội đoàn, nhất là những tác nhân mục vụ: chức viêc, giáo lý viên, hội viên Legio Mariae…
- Cần một chương trình giáo lý ưu tiên cho chủ đích, có nội dung mang “tâm điểm Tin Mừng” và dễ vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của các cộng đoàn. Đặc biệt lưu tâm đến chương trình giáo lý dự tòng-tân tòng và kế hoạch mục vụ “hậu tân tòng”.
2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
- Canh tân và phong phú hóa các cử hành Phụng Vụ ngoài thánh đường: Xức dầu kẻ liệt, lễ nghi An Táng, các chương trình cầu nguyện dịp Lễ Đính Hôn, lễ Cưới, làm phép nhà mới…
- Giáo phận nên khuyến khích chọn lựa một bộ lễ chung cho toàn giáo phận để khi có những dịp cử hành Phụng Vụ với nhiều cộng đoàn khác nhau, mọi người đều có thể tham gia dễ dàng và sinh động.
- Duyệt xét lại án vạ về Hôn phối để việc “mở cửa” các bí tích, nhất là bí tích Giải Tội và Thánh Thể theo đúng định hướng “các cửa bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì” ( ) của ĐTC.
- Cần chương trình thường huấn chuyên biệt về Giảng Lễ cho các linh mục để việc chuyển tải Lời Chúa được sinh động và hiệu quả hơn.
3. Mục vụ vương đế (Quản trị):
- Khuyến khích hoặc có kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân sự quản trị cộng đoàn mang tính chuyên nghiệp, khoa học và bài bản cho các linh mục, tu sĩ, chức việc, giáo lý viên, huynh trưởng hội đoàn…
- Cần có chương trình phối hợp, liên đới và làm việc chung giữa các ủy ban mục vụ, các hội đoàn trong những sinh hoạt hoặc đại lễ mang tính giáo phận (Ngày Anrê Kim Thông cho chức việc, ngày Anrê Phú Yên cho giáo lý viên và giới trẻ, ngày giải văn thơ Đặng Đức Tuấn cho giới văn hóa, ngày đại hội cựu chủng sinh LS-QN, ngày đại hội các gia đình…)
- Chuẩn bị cho chương trình mừng đại lễ 400 năm Tin Mừng đến với Qui Nhơn (2018) từ khâu tổ chức điều hành các cấp đến những dự báo các nội dung chương trình thực hiện cụ thể.
KẾT LUẬN
Như một cấu trúc nền tảng cho mọi văn kiện Huấn Quyền, ĐTC đã kết thúc Tông Huấn EG bằng tâm tình hướng về Đức Trinh Nữ Maria mà Ngài thân thương gọi tên là “Ngôi Sao của cuộc tân Phúc Âm hóa”; và lời kinh dâng về Mẹ cuối cùng như một bài thơ đã đúc kết tất cả nội dung cốt yếu của Tông Huấn để nhờ Mẹ sẽ biến thành hiện thực.
Kết thúc bài chia sẻ hôm nay, tôi cũng xin mượn một ý nhỏ trong lời kinh dịu vợi nầy để nhờ Mẹ chuyển cầu cho tất cả chúng ta, linh mục đoàn giáo phận Qui Nhơn cũng như cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa giáo phận:
Xin cho chúng con lòng can đảm thánh thiện
biết tìm ra những lối đi mới
đem quà tặng của cái đẹp không phai
đến được với mọi người.
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
Thường huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn 2014
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA
(Chuyên đề học hỏi Tông Huấn “NIỀM VUI TIN MỪNG” của ĐTC Phanxicô
Trong khóa Thường Huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn năm 2014)
DẪN NHẬP:
Kể từ buổi sáng thứ Ba ngày 26/11/2013, cả thế giới Công Giáo hân hoan khôn xiết khi được đón nhận một quà tặng tuyệt vời từ Vị Mục Tử Tối Cao. Quà tặng tinh thần cao quý đó chính là Tông Huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), Tông huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô sau hơn 8 tháng trên ngai tòa Thánh Phêrô.
Trong viễn tượng “thời sự mục vụ”, có thể nói Tông Huấn nầy là một đúc kết (như vẫn thường xảy ra) của Đức Thánh Cha sau cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới; ở đây, chính là văn kiện hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 13, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 10 năm 2012 tại Rôma với chủ đề Tân phúc âm hóa để thông truyền đức tin Ki-tô giáo.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cho dù “nhiều lần, Đức Thánh Cha Phanxicô tham chiếu các Đề nghị của Thượng Hội Đồng tháng Mười 2012, như thế ngài cho thấy sự đóng góp của Thượng Hội Đồng quan trọng là dường nào trong việc soạn thảo Tông huấn này. Thế nhưng văn kiện này đi xa hơn kinh nghiệm của Thượng Hội Đồng. Trong văn kiện này, Đức Thánh Cha đã in dấu không chỉ kinh nghiệm mục vụ riêng của ngài, nhưng còn lời mời gọi đón nhận thời điểm ân sủng mà Giáo Hội đang sống, để xúc tiến cách tin tưởng, xác tín và nhiệt thành giai đoạn mới của việc Phúc Âm hóa.”
Kể từ khi được công bố cho thế giới, quả thật Tông Huấn EG ( ) - cùng với con người và “phong cách mục vụ” của ĐTC Phanxicô, đã thổi vào “cơ thể” Giáo Hội và cả thế giới một luồng sinh khí mới mẻ đầy tươi mát, hân hoan và hy vọng, như nhận xét tinh tế của Linh mục James Martin, SJ: “Chưa bao giờ lại có một văn kiện giáo hoàng khiến người ta phải suy nghĩ, ngạc nhiên và lên tinh thần bằng tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng
Để áp dụng hiệu quả định hướng mục vụ của HĐGMVN dành cho năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và để hướng tới mục tiêu sống đạo của giáo phận Qui Nhơn năm 2015: “Chiểu tỏa niềm tin”, việc (anh em linh mục chúng ta) tiếp cận và học hỏi Tông Huấn EG quả thật là bổ ích và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì nội dung của văn kiện quá phong phú (chỉ cần điểm danh các tham chiếu thì có thể xác nhận điều nầy. ( ) ), nên để cảm nhận và nắm bắt được hết các chiều kích dài rộng mà văn kiện chuyển tải thì mỗi người chúng ta cần trực tiếp đọc và nghiền ngẫm chính bản văn.
Trong khung cảnh giới hạn của một cuộc thường huấn, xin được giới thiệu một trong những chủ đề khá trọng tâm của văn kiện nầy: HOÁN CẢI MỤC VỤ (CONVERSION PASTORALE). Bởi vì, có thể nới được, đây chính là: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TIẾN TRÌNH TÂN PHÚC ÂM HÓA mà ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh.
Cách riêng, theo tác giả ANDREA TORNIELLI, thì chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” là một lộ trình được ĐTC khai mở cho Hội Thánh bằng chính chứng từ và giáo huấn của Ngài trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng. (Xin trích dịch một đoạn ngắn):
“Đây là giấc mơ của ĐTC Phanxico được ngài trình bày trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng. Trong Tông Huấn nầy, Ngài mời gọi các tín hữu phải “đi ra” và ngài vạch ra cho toàn thể Giáo Hội con đường “Hoán Cải Mục Vụ”, một lộ trình mà Ngài đã khai mở bằng chính chứng từ cuộc sống và giáo huấn của ngài trong ít tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng.”
Trước hết, để nêu bật lý do chọn lựa chủ đề nầy, xin được lưu ý rằng: cụm từ “HOÁN CẢI MỤC VU” (CONVERSION PASTORALE) đã được ĐTC nhắc đến 3 lần trong Chương Một, Mục II:
Tôi hi vọng tất cả các cộng đoàn sẽ dành những cố gắng cần thiết để tiến tới theo con đường của một sự hoán cải mục vụ và truyền giáo không để tình hình tiếp tục như hiện tại. (EG 25)
Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài. (EG 27)
Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ. (EG 32)
Và để cắt nghĩa cụm từ nầy, chúng ta hãy nghe các Đức Giám Mục chuyên viên họp báo giới thiệu Tông Huấn ngày 26.11.2013, đặc biệt Đức Cha Baldisseri, trong phần cắt nghĩa các chủ điểm của Tông Huấn đã trình bày đại để như sau: Để bước đi trên con đường này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhất mạnh đến “sự hoán cải (nguyên văn người dịch dùng chữ “chuyển đổi”) mục vụ” (conversion pastorale), tức là chuyển từ một cái nhìn quan liêu giấy tờ, tĩnh và hành chánh về mục vụ sang một viễn cảnh truyền giáo, trong đó mục vụ là luôn trong tư thế loan báo Tin Mừng (25)
Nói cách khác, đó là một cuộc “chuyển đổi mục vụ” đã từng được nêu bật trong văn kiện Aparecida ( ) mà chính ĐTC đã từng là một kiến trúc sư để hôm nay ngài lặp lại một lần nữa trong Tông Huấn nầy:
“chúng ta cần phải chuyển đổi “từ một nền mục vụ thuần tuý bảo tồn sang một mục vụ dứt khoát mang tính truyền giáo”
Giờ đây, chúng ta thử cùng nhau tiếp cận nội dung của chủ đề nầy vừa để áp dụng cho chính sự “hoán cải” của mình, vừa để rút ra những định hướng mục vụ cơ bản khả dĩ đáp ứng được những yêu cầu mục vụ thích hợp và cụ thể cho cộng đoàn Dân Chúa địa phương.
Sau đây là lộ trình được đề nghị để thực hiện:
Phần I: Học hỏi văn kiện qua việc phân tích và tiếp cận bản văn với các mục:
- 1. Tìm ra nguyên do cốt yếu nào để Hội Thánh và mọi thành phần Dân Chúa cần phải “Hoán Cải Mục Vụ”.
- 2. Xác định các trọng tâm trên lộ trình hoán cải.
- 3. “Khoanh vùng” các đối tượng nào cần phải “Hoán Cải Mục Vụ” trước tiên.
- 4. Phân định các tiêu chí cần nhắm đến cho việc hoán cải.
Phần II: Đề nghị các áp dụng việc “hoán cải mục vụ” trong hiện tình giáo phận với các lãnh vực:
1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng).
2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
3. Mục vụ vương đế (Quản trị)
PHẦN I. TIẾP CẬN VÀ HỌC HỎI VĂN KIỆN
A. LÝ DO ĐỂ HOÁN CẢI MỤC VỤ
1. Lý do đầu tiên để “hoán cải mục vụ” mà ĐTC đề nghị cho Hội Thánh, cho mỗi Ki-tô hữu đó chính là để trung thành với Đức Ki-tô, với sứ mệnh cốt yếu của mình được lãnh nhận từ nơi Đấng Sáng Lập Hội Thánh:
“Đây là nguồn của cuộc chiến đấu anh dũng và không chần chừ của Hội Thánh: chiến đấu để sửa sai những khuyết điểm phạm phải bởi các thành viên của mình; những khuyết điểm ấy được nhận ra và bị lên án khi Hội Thánh tự xét mình bằng cách soi vào mẫu gương của mình là Đức Kitô”.[23] Công Đồng Vaticanô II trình bày sự hoán cải của Hội Thánh như là một sự canh tân liên tục phát sinh từ lòng trung thành với Đức Giêsu Kitô: “Mọi việc canh tân Hội Thánh cốt yếu nhằm sống trung thành với ơn gọi của Hội Thánh hơn... Trên đường lữ hành, Hội Thánh được Chúa Kitô mời gọi canh tân luôn mãi, một sự canh tân mà Hội Thánh, vì là một định chế nhân trần, bao giờ cũng cần đến”.[24]
2. Lý do thứ hai để “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC nêu bật cách rõ ràng dứt khoát qua những ngôn từ thật mạnh mẽ đó chính là để Hội Thánh không còn khép kín, quy về mình nhưng cần phải “đi ra”, phải rộng mở:
Như Đức Gioan Phaolô II có lần nói với các Giám Mục vùng Châu Đại Dương: “Mọi sự canh tân của Hội Thánh phải lấy truyền giáo làm mục tiêu để tránh rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh qui vào chính mình”.[25]
3. Và lý do thứ ba để “Hoán Cải Mục Vụ”, cũng là lý do và ý nghĩa trọng tâm mà ĐTC đã nêu bật từ những dòng đầu tiên của Tông Huấn: đó chính là để toàn thể Dân Chúa và mọi người khác tìm lại được niềm vui Tin Mừng.
“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh. Trong Tông Huấn này, tôi muốn khích lệ các tín hữu đi vào một chương mới của công cuộc loan báo Tin Mừng ngập tràn niềm vui này, đồng thời vạch ra những lối đi mới cho hành trình của Hội Thánh trong những năm sắp tới.”
Tất cả những lý do “Hoán Cải Mục Vụ” mà ĐTC vừa nêu bật trong Tông Huấn EG chắc chắn đã được gợi ý từ ý tưởng “Hoán Cải” mà các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII đã nhắc tới, như một tác động căn bản cho công cuộc Tân Phúc Âm Hóa:
“Trong những ngày này, nơi các GM chúng tôi, nhiều lần có những tiếng nói được gióng lên nhắc nhở rằng để có thể rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì trước tiên Giáo Hội cần đặt mình trong tư thế lắng nghe Lời Chúa. Lời mời gọi rao giảng Tin Mừng được diễn tả qua lời kêu gọi hoán cải.
Chúng ta hãy tin chắc rằng chúng ta phải là những người trước hết cần phải hoán cải, cần phải trở về với quyền năng của Chúa Kitô, là Đấng duy nhất có thể đổi mới mọi sự, nhất là đổi mới cuộc sống nghèo nàn của chúng ta.” ( ) (Xem thêm bài “Những trục chính của Thượng Hội Đồng” của của Đức Cha Pierre – Marie Carré, Tổng Giám mục Montpelliers, Thư ký đặc biệt của Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII)
Và để xác tín rằng, việc “Hoán Cải Mục Vụ” luôn luôn là hành vi của đức tin, hành vi thuộc về Chúa Thánh Thần, các Nghị Phụ mời gọi chúng ta thực hành trong niềm tin yêu phó thác.
“Giả sử sự đổi mới ấy được phó thác cho sức riêng của chúng ta, thì chúng ta có lý do nghiêm trọng để nghi ngờ, nhưng sự hoán cải, cũng như việc rao giảng Tin Mừng trong Giáo Hội chủ yếu không đến từ con người yếu đuối như chúng ta, nhưng đúng hơn từ chính Thánh Linh của Chúa. Sức mạnh và sự chắc chắn của chúng ta hệ tại điều này là sự ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, trong Giáo Hội cũng như trong lịch sử: “Tâm hồn các con đừng sao xuyến và đừng sợ hãi” Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài như thế.” (Ga 14,27).
B. NHỮNG TRỌNG TÂM TRÊN LỘ TRÌNH HOÁN CẢI MỤC VỤ:
Được đúc kết từ những thao thức mục vụ khi còn là mục tử bên kia bờ đại dương – Á Căn Đình -, cùng với những giáo huấn “đầy lửa” trong những tháng đầu tiên trên ngai giáo hoàng, ĐTC Phanxicô đề nghị cho toàn thể Hội Thánh một lộ trình hoán cải với các trọng điểm sau:
1. “Chọn lựa truyền giáo” phải nằm ở trung tâm:
“Tôi ước mơ một “chọn lựa truyền giáo”, nghĩa là một nỗ lực truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để các thói quen, các cách hành động, các giờ giấc và chương trình, ngôn ngữ và các cơ cấu của Hội Thánh có thể được khai thông thích hợp cho việc loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay, hơn là cho sự bảo tồn của Hội Thánh.” ( )
2. Canh tân cơ cấu với 3 chiều kích cơ bản:
- Định hướng mục vụ: mang tính truyền giáo
- Không gian mục vụ: bao gồm và rộng mở hơn.
- Tác nhân mục vụ: Không ngừng đi ra.
“Việc đổi mới các cơ cấu theo đòi hỏi của sự hoán cải mục vụ chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng này: như một phần của cố gắng làm cho chúng có định hướng truyền giáo hơn, làm cho hoạt động mục vụ thông thường ở mọi cấp mang tính bao gồm và mở rộng hơn, khơi dậy nơi những người làm mục vụ một ước muốn không ngừng đi ra và nhờ đó kích thích một đáp ứng tích cực từ tất cả những người được Đức Kitô mời gọi đi vào tình bạn với Ngài.”
B. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CẦN PHẢI THỰC HÀNH HOÁN CẢI
Tất cả mọi thành phần Dân Chúa, mọi cơ cấu phẩm trật, mọi tổ chức và mọi người trong ngôi nhà Hội Thánh đều phải thực hành “Hoán Cải Mục Vụ”.
“Giáo hoàng và các cơ cấu trung ương của Hội Thánh hoàn vũ cũng cần nghe tiếng gọi hoán cải mục vụ.”
Tuy nhiên, để dễ áp dụng vào chương trình mục vụ “hic et nunc”, chúng ta có thể lựa chọn các đối tượng sau đây theo đề nghị của ĐTC:
1. Hoán cải mục vụ từ cấp giáo phận:
“Mỗi Giáo Hội địa phương, trong tư cách là một phần của Hội Thánh Công Giáo được cai quản bởi một giám mục, cũng được kêu gọi có sự hoán cải truyền giáo.”
ĐTC không quên vạch ra lộ trình căn bản cho các giám mục địa phương trên cuộc hành trình hoán cải mục vụ nầy:
“Giám mục phải luôn luôn nuôi dưỡng sự hiệp thông truyền giáo này trong Giáo Hội địa phương của mình, theo lý tưởng của các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi, ở đó các tín hữu đều một lòng một trí với nhau (xem Cv 4:32). Để làm điều này, có khi ngài sẽ đứng trước dân, chỉ đường cho họ và giữ cho niềm hi vọng của họ luôn sống động. Khi khác, ngài chỉ cần ở giữa họ bằng một sự hiện diện khiêm tốn và nhân từ. Khi khác nữa, ngài sẽ phải đi theo họ, giúp đỡ những ai bị bỏ lại đàng sau, và—trên hết—để cho đoàn chiên tự mình mở ra những lối đi mới. Trong sứ mạng nuôi dưỡng một sự hiệp thông năng động, cởi mở và truyền giáo này của ngài, ngài sẽ phải khuyến khích và phát triển các phương thế tham gia được đề nghị trong Bộ Giáo Luật,[34] và các hình thức đối thoại mục vụ khác, với ước muốn lắng nghe hết mọi người chứ không chỉ những ai nói ra những gì ngài thích nghe.”
2. Hoán cải mục vụ nơi các cộng đoàn giáo xứ:
ĐTC rất đề cao vai trò của cộng đoàn giáo xứ. Đây chính là một “hạt nhân”, một điểm khởi phát cho mọi chương trình mục vụ của Hội Thánh.
“Giáo xứ là một cộng đoàn của các cộng đoàn, một thánh điện để những người khát nước đến uống dọc đường, và một trung tâm thường xuyên vươn ra truyền giáo. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng lời kêu gọi duyệt lại và canh tân các giáo xứ của chúng ta vẫn chưa đủ sức đưa các giáo xứ đến gần người dân hơn, biến các giáo xứ trở thành những môi trường sống hiệp thông và tham dự, và làm cho giáo xứ trở nên hoàn toàn hướng về truyền giáo.”
3. Hoán cải mục vụ tại các hội đoàn tông đồ, cộng đoàn tu sĩ…:
ĐTC đánh giá cao vai trò của các hội đoàn, hiệp hội ( ) trong sinh hoạt đức tin của Dân Chúa. Tuy nhiên, Ngài cũng mời gọi tất cả các cộng đoàn cơ bản nầy cần phải hoán cải để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho công cuộc truyền giáo.
“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.” ( )
“Tôi rất đau lòng khi thấy một số cộng đoàn Kitô hữu, thậm chí cả những người thánh hiến, có thể dung dưỡng những hình thức thù nghịch, chia rẽ, vu khống, nói xấu, oán thù, đố kỵ và ước muốn áp đặt một số ý tưởng bằng bất cứ giá nào, thậm chí bằng các hành động bách hại giống như những cuộc săn lùng phù thuỷ thực sự. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai nếu chúng ta hành động theo cách này?”
4. Hoán cải mục vụ dành cho những người đang làm mục vụ:
a/. Các linh mục, tu sĩ:
“Việc đồng hoá người linh mục với Đức Kitô là đầu—nghĩa là nguồn mạch chính của ân sủng—không có nghĩa là đặt người linh mục lên trên những người khác. Trong Hội Thánh, các chức vụ “không đặt một số người lên địa vị cao hơn những người khác” ( )
“các mục tử có chức thánh và các nhà hoạt động mục vụ khác có thể hiện thực hoá hương thơm sự gần gũi và cái nhìn thân mật của Đức Kitô. Hội Thánh sẽ phải dẫn đưa mọi người—linh mục, tu sĩ, và giáo dân—vào trong “nghệ thuật đồng hành” này, nó dạy chúng ta biết cởi dép khi đứng trên nền đất thánh thiêng của người khác (xem Xh 3:5). Bước chân đồng hành này phải có nhịp đều và vững vàng, phản ánh thái độ gần gũi và cái nhìn cảm thông của chúng ta, giúp chữa lành và khích lệ sự tăng trưởng trong đời sống Kitô giáo.”
b/. Mọi người giáo dân:
“Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng.”
“Khi mà chúng ta đang cần nhiều nhất một năng động truyền giáo để đem muối và ánh sáng cho đời, thì nhiều giáo dân sợ rằng có thể họ sẽ được yêu cầu đảm nhận một hoạt động tông đồ nào đó, và họ tìm cách tránh né mọi trách nhiệm có thể lấy mất thì giờ rảnh rỗi của họ. Ví dụ, ngày nay tại các giáo xứ thật khó tìm được những giáo lý viên đã được huấn luyện mà sẵn sàng kiên trì trong công việc này trong một thời gian dài… Một số người hoàn toàn từ chối hiến thân cho truyền giáo và rốt cuộc đi đến một tình trạng tê liệt và nhàm chán thiêng liêng.”
C. CÁC TIÊU CHÍ CẦN NHẮM ĐẾN CHO VIỆC HOÁN CẢI
Sau khi đã xác định các đối tượng cần phải thực hành “hoán cải mục vụ”, giờ đây chúng ta cùng tìm hiểu xem, ĐTC muốn nhấn mạnh các trật ưu tiên nào trong chương trình “mục vụ hoán cải”, để cả người trao lẫn người nhận đều có được “Niềm Vui Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha đã đề nghị 4 tiêu chí sau cần phải được “suy xét lại”. Đó là: MỤC TIÊU, CƠ CẤU, PHONG CÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP.
“Thực hành mục vụ trong nhãn quan truyền giáo cố gắng từ bỏ thái độ tự mãn: “Chúng tôi vẫn luôn luôn làm như thế”. Tôi kêu mời mọi người mạnh dạn và sáng tạo trong việc suy xét lại các mục tiêu, cơ cấu, phong cách và phương pháp truyền giáo tại các cộng đoàn của mình.”
1. MỤC TIÊU:
Chính sự mập mờ khi xác định mục tiêu và không kiên định trong thực hiện chủ đích đã khiến các sinh hoạt mục vụ, đặc biệt công cuộc truyền giáo của chúng ta luôn trì trệ, nửa vời và thường không mang lại những kết quả mong muốn. Trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến việc xác định các mục tiêu và chủ đích truyền giáo, ĐTC đề nghị các điểm sau:
a). Nhắm đến ai và để làm gì ?
- Trước hết, nhắm đến những người giáo dân bình thường để: “sinh động hoá bởi lửa của Thần Khí, để đốt cháy tâm hồn những tín hữu thường xuyên tham dự việc phụng tự cộng đoàn và tụ họp vào Ngày của Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời và Bánh sự sống trường sinh của Ngài”.
- Thứ đến, nhắm đến những người đã được rửa tội nhưng khô khan nguội lạnh để: “Trong mối quan tâm từ mẫu của mình, Hội Thánh tìm cách giúp họ trải nghiệm một sự hoán cải để phục hồi niềm vui của đức tin cho tâm hồn họ và khơi dậy nơi họ một sự dấn thân cho Tin Mừng.”
- Sau cùng, nhắm đến “những người không biết Đức Giêsu Kitô hay luôn luôn chối bỏ Ngài” để: “Tất cả họ có quyền đón nhận Tin Mừng. Người Kitô hữu có bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Thay vì tỏ ra muốn áp đặt những bó buộc mới, người Kitô hữu phải tỏ ra như là những người muốn chia sẻ niềm vui của mình, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, và mời gọi mọi người khác tới dự một bữa tiệc ngon.”
- Nhưng ưu tiên nhất vẫn là nhắm đến những người nghèo: “Hội Thánh phải đến với mọi người, không loại trừ một ai. Nhưng phải đến với ai trước? Khi đọc Tin Mừng, chúng ta thấy một dấu hiệu rõ ràng: không phải những bạn bè và láng giềng giàu có của chúng ta, nhưng trên hết là những người nghèo khổ bệnh tật, những người thường bị khinh dể và ruồng rẫy, những người “không có gì để trả lại ngươi” (Lc 14:14). Không có chỗ cho sự hoài nghi hay những lời giải thích vốn chỉ làm yếu đi một sứ điệp rõ ràng như thế. Hôm nay và mãi mãi, “người nghèo là những người ưu tiên được đón nhận Tin Mừng”,[52] và việc Tin Mừng được tự do rao giảng cho họ là dấu chỉ về vương quốc mà Chúa Giêsu đến để thiết lập. Chúng ta phải nói thẳng ra rằng “có một dây liên kết không thể phân ly giữa đức tin của chúng ta và người nghèo”. Chúng ta đừng bao giờ bỏ họ.
b). Bằng cách nào để đề xuất các mục tiêu cho thích đáng ? - Làm việc chung và dưới sự lãnh đạo của giám mục:
“Một sự đề xuất các mục tiêu mà không có sự tìm kiếm chung thoả đáng của cộng đoàn về các phương tiện để đạt các mục tiêu ấy thì tất yếu chỉ là ảo tưởng… Điều quan trọng là không đi một mình, nhưng cậy dựa lẫn nhau như anh chị em, và đặc biệt dưới sự lãnh đạo của các giám mục, trong một nhận thức mục vụ khôn ngoan và thực tế.”
c). Mục tiêu cần đi kèm với nội dung sứ điệp nào cho phù hợp ? – Vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Ki-tô tử nạn phục sinh.
“sứ điệp phải tập trung vào những gì cốt yếu, những gì đẹp nhất, lớn nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất. Chúng ta làm cho sứ điệp trở thành đơn giản, nhưng đồng thời không làm mất sự thâm sâu và chân lý của nó, nhờ đó nó càng trở nên mạnh mẽ và có sức thuyết phục.”
“Trong cái cốt lõi cơ bản này, cái toả sáng chính là vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô đã chết và sống lại từ cõi chết.”
2/. CƠ CẤU: MÔ HÌNH HỘI THÁNH “ĐI RA”- “MỞ CỬA” – “HIỆP THÔNG”
Theo ĐTC, “có những cơ cấu Hội Thánh có thể cản trở hoạt động loan báo Tin Mừng”. Vì thế, cần phải hoán cải làm sao để thổi vào các cơ cấu một “sức sống mới và một tinh thần Tin Mừng đích thực”, cùng “sự trung thành với ơn gọi”. Có như thế thì mọi cơ cấu mới không trở nên vô hiệu. (Xem EG cuối số 26).
Và để thực hiện được điều đó, ĐTC đề nghị một mô hình Hội Thánh “đi ra” để cương quyết đoạn tuyệt với một Hội Thánh “khép kín” cứng nhắc trên chính mình như một ốc đảo, như một căn nhà hoang đóng kín. Có lẽ đây là yếu tố được ĐTC quan tâm nhất và cũng là trọng tâm trong chương trình mục vụ hoán cải của Ngài. Ngài nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần khái niệm một Hội Thánh “đi ra” (en sortie), một Hội Thánh là “nhà Cha đang mở cửa” (la maison ouverte du Père)
a). Một Hội Thánh “đi ra” để gặp gỡ và cống hiến:
“Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục.”
Đặc biệt trong số 24, ĐTC đã cắt nghĩa thật rõ thế nào là một Hội Thánh “ra đi”, một cộng đoàn truyền giáo, qua các chiều kích:
- Đó là một cộng đoàn đi bước trước.
- Đó là một cộng đoàn luôn biết dấn thân và đồng hành với mọi người.
- Đó là một cộng đoàn kiên nhẫn để sinh hoa kết trái cho dù phải chấp nhận mạo hiểm và tử đạo.
- Và sau cùng, đó là một cộng đoàn chan chứa niềm vui.
b). Một Hội Thánh là Nhà Cha đang mở cửa để đón nhận:
“Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa. Một dấu hiệu của sự mở ra này là các nhà thờ của chúng ta phải luôn luôn mở cửa, để nếu có ai được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đến đây tìm Thiên Chúa, họ sẽ không thấy cửa nhà thờ đang đóng. Cũng có những cửa khác không được đóng. Mọi người có thể tham dự một cách nào đó vào đời sống của Hội Thánh; mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì.”
c). Một Hội Thánh hiệp thông trong đa dạng, cởi mở:
“Một số thậm chí không còn bằng lòng sống như một phần tử của cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn nhưng phát triển một tinh thần loại trừ, tạo ra một “phe nhóm nội bộ”. Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể trong tất cả sự đa dạng, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, nghĩ rằng mình thì khác hay đặc biệt.”
3/ PHONG CÁCH:
Nói đến “phong cách”, chắc mỗi người chúng ta đều có một nhận thức chung: chúng ta, dân Công Giáo, giáo triều Vatican…đang có một “phong cách Phanxicô” ! Chính phong cách nầy đã chi phối hành trình mục vụ của ĐTC từ khi Ngài còn làm giám Mục tại Á Căn Đình, và hôm nay, Ngài đang “tiếp thị” cho thế giới, cho Giáo Hội. Chúng ta thử dừng lại để tìm xem Tông huấn EG đã trình bày phong cách đó như thế nào hầu dựa theo đó mà hoán cải cái phong cách vốn dĩ nghèo nàn, cũ kỹ, quê kệch của chính mình.
a). Phong cách quy chiếu vào Đức Ki-tô, dấn thân cho người nghèo và dưới tác động của Chúa Thánh Thần:
“Chúng ta cần tránh nó bằng cách làm cho Hội Thánh luôn luôn ra khỏi chính mình, qui hướng việc truyền giáo của mình vào Đức Kitô, và dấn thân cho người nghèo. Xin Chúa cứu chúng ta khỏi một Hội Thánh thế tục với những cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài! Tính thế tục ngột ngạt này chỉ có thể được chữa lành bằng việc hít thở không khí trong lành của Chúa Thánh Thần, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tính vị kỷ trong bộ áo đạo đức bề ngoài mà không có Thiên Chúa. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất Tin Mừng!”
b). Phong cách gần gũi, yêu thương và chứng tá:
“Chúng ta cần nhớ rằng mọi lời giảng dạy tôn giáo rốt cuộc đều phải được phản chiếu nơi cách sống của người giảng dạy, chính cách sống này đánh thức sự ưng thuận của quả tim bằng sự gần gũi, yêu thương và chứng tá của nó.”
c). Phong cách có Đức Kitô hiện diện trong cuộc sống:
“Một người truyền giáo đích thực, người không bao giờ thôi là một môn đệ, biết rằng có Đức Kitô cùng đi với mình, nói với mình, thở với mình, làm việc với mình. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với mình giữa công cuộc truyền giáo.”
d). Phong cách sẻ chia, cở mở, trao ban:
“Chúng ta không sống tốt hơn được khi trốn tránh, náu ẩn, từ chối chia sẻ, ngừng trao ban và đóng kín mình trong những tiện nghi của mình. Một nếp sống như thế không khác gì một cuộc tự sát từ từ.”
4/. PHƯƠNG PHÁP:
Chân lý là miên viễn. Nhưng cách diễn đạt và chuyển tải cho con người luôn đòi hỏi phải đổi mới. ĐTC đã khẳng định:
“Việc đổi mới các cách diễn tả này trở thành cần thiết để thông truyền cho con người ngày nay sứ điệp Tin Mừng trong ý nghĩa không thay đổi của nó”.[46]
Sau đây là những đề nghị của ĐTC trong lộ trình hoán cải mục vụ liên quan đến phương pháp diễn tả và thông truyền Sứ điệp Tin Mừng:
a). Vẽ đẹp của Phụng Vụ:
“Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan toả lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.” ( )
b). Con đường của các Bí Tích:
- Bí tích Rửa Tội: “mở cửa để mọi người tham dự vào đời sống Hội Thánh.”
- Bí tích Giải Tội: “Nơi gặp gỡ của lòng từ bi của Chúa.”
- Bí tích Thánh Thể: “phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối”
c). Bài Giảng trong Phụng Vụ:
ĐTC dừng lại khá lâu và tĩ mĩ về đề tài nầy. Bởi vì, theo Ngài, Bài Giảng trong Phụng Vụ chính cơ hội để “Thiên Chúa tìm cách đến với người khác” và “bày tỏ quyền năng của Ngài qua ngôn ngữ nhân loại” (EG 136).
d). Đời sống chung huynh đệ, hiệp nhất:
“Ở đây và bây giờ, đặc biệt ở những nơi chúng ta là một “đoàn chiên nhỏ” (Lc 12:32), các môn đệ Chúa Kitô được kêu gọi sống như một cộng đoàn là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (xem Mt 5:13-16). Chúng ta được kêu gọi làm chứng cho một cách sống chung luôn luôn mới mẻ trong sự trung thành với Tin Mừng.[70] Chúng ta đừng để mình bị cướp mất đời sống chung!”
e). Môi trường gia đình:
“vì gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, ở đó chúng ta học cách sống với người khác bất chấp các khác biệt giữa chúng ta, và học cách thuộc về lẫn nhau; gia đình cũng là nơi cha mẹ truyền thụ đức tin cho con cái.”
f). Lòng đạo đức bình dân:
“chúng ta có thể thấy những khuyết tật cần phải được chữa lành bởi Tin Mừng: thói trọng nam khinh nữ, tật nghiện rượu, bạo lực gia đình, ít đi lễ, các khái niệm về số phận hay mê tín dị đoan làm người ta chạy theo ma thuật phù phép, v.v… Chính lòng đạo bình dân có thể là một điểm xuất phát để chữa lành và thoát khỏi những khuyết tật này.” (Xem thêm các số từ 122-126. ĐTC khai triển tĩ mĩ chuyên đề nầy)
g). Mục vụ giáo lý:
“Huấn giáo là một sự công bố lời Chúa và luôn luôn tập trung vào lời ấy, nhưng nó cũng đòi hỏi một môi trường và một cách trình bày hấp dẫn, việc sử dụng các biểu tượng giàu ý nghĩa, sự tháp nhập vào một tiến trình tăng trưởng rộng hơn và sự tích hợp mọi chiều kích của con người trong một lộ trình nghe và trả lời của cộng đoàn.”
PHẦN II. ÁP DỤNG MỤC VỤ
ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HOÁN CẢI MỤC VỤ TRONG HIỆN TÌNH GIÁO PHẬN
Theo những gì mà chúng ta vừa tiếp cận qua chủ đề “Hoán Cải Mục Vụ” được khơi gợi từ Tông Huấn của ĐTC Phanxicô, chúng ta thật sự tạ ơn Chúa.
- Tạ ơn Chúa vì Ngài không để chúng ta mệt mõi hay bế tắt trong việc dấn thân tông đồ và phục vụ cho phần rỗi anh em, nhưng luôn đồng hành, hướng dẫn, soi sáng và ban thêm nghị lực để chúng ta tiếp tục lên đường.
- Tạ ơn Chúa vì chúng ta luôn có những Mục Tử tốt lành, khôn ngoan cung ứng cho chúng ta những định hướng mục vụ tuyệt vời để làm kim chỉ nam cho việc thực hành sống đạo.
- Tạ ơn Chúa vì các cộng đoàn xứ đạo của chúng ta vẫn trung thành giữ đạo cách đơn sơ, khiêm nhượng; cho dù không có những rầm rộ, hoành tráng nhưng vẫn sâu sắc và chất lượng.
- Tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu mẫu gương tông đồ nhiệt thành quảng đại là các linh mục, các tu sĩ, các giáo lý viên, các anh chị hội viên Legio Mariae, các bạn trẻ và đông đảo các em thiếu nhi vẫn trung thành hằng ngày với đời sống con cái Chúa và ơn gọi riêng của mình.
Nói thế, không có nghĩa là chúng ta an tâm tự tại với hiện tình mục vụ để có thể trở nên biếng lười và dễ sa vào “cạm bẫy của hoạt động thiêng liêng và mục vụ bề ngoài” của tính thế tục để “bị cướp mất Tin Mừng” lúc nào không hay.
Chính trong ý nghĩa đó, xin được đề nghị vài lãnh vực mục vụ cần được hoán cải như sau:
1. Mục vụ ngôn sứ (Rao giảng):
- Các định hướng mục vụ từ trung ương (cấp giáo phận) cần thực tế, khả thi cho mọi thành phần Dân Chúa, từ thành thị tới nông thôn, từ các giáo xứ đông đảo cho tới các cộng đoàn giáo họ nhỏ lẻ vùng sâu vùng xa.
- Cần phát động một chương trình đem Lời Chúa vào việc thực hành sống đạo cho mọi cộng đoàn, mọi hội đoàn, nhất là những tác nhân mục vụ: chức viêc, giáo lý viên, hội viên Legio Mariae…
- Cần một chương trình giáo lý ưu tiên cho chủ đích, có nội dung mang “tâm điểm Tin Mừng” và dễ vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của các cộng đoàn. Đặc biệt lưu tâm đến chương trình giáo lý dự tòng-tân tòng và kế hoạch mục vụ “hậu tân tòng”.
2. Mục vụ tư tế (Phụng Vụ):
- Canh tân và phong phú hóa các cử hành Phụng Vụ ngoài thánh đường: Xức dầu kẻ liệt, lễ nghi An Táng, các chương trình cầu nguyện dịp Lễ Đính Hôn, lễ Cưới, làm phép nhà mới…
- Giáo phận nên khuyến khích chọn lựa một bộ lễ chung cho toàn giáo phận để khi có những dịp cử hành Phụng Vụ với nhiều cộng đoàn khác nhau, mọi người đều có thể tham gia dễ dàng và sinh động.
- Duyệt xét lại án vạ về Hôn phối để việc “mở cửa” các bí tích, nhất là bí tích Giải Tội và Thánh Thể theo đúng định hướng “các cửa bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì” ( ) của ĐTC.
- Cần chương trình thường huấn chuyên biệt về Giảng Lễ cho các linh mục để việc chuyển tải Lời Chúa được sinh động và hiệu quả hơn.
3. Mục vụ vương đế (Quản trị):
- Khuyến khích hoặc có kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân sự quản trị cộng đoàn mang tính chuyên nghiệp, khoa học và bài bản cho các linh mục, tu sĩ, chức việc, giáo lý viên, huynh trưởng hội đoàn…
- Cần có chương trình phối hợp, liên đới và làm việc chung giữa các ủy ban mục vụ, các hội đoàn trong những sinh hoạt hoặc đại lễ mang tính giáo phận (Ngày Anrê Kim Thông cho chức việc, ngày Anrê Phú Yên cho giáo lý viên và giới trẻ, ngày giải văn thơ Đặng Đức Tuấn cho giới văn hóa, ngày đại hội cựu chủng sinh LS-QN, ngày đại hội các gia đình…)
- Chuẩn bị cho chương trình mừng đại lễ 400 năm Tin Mừng đến với Qui Nhơn (2018) từ khâu tổ chức điều hành các cấp đến những dự báo các nội dung chương trình thực hiện cụ thể.
KẾT LUẬN
Như một cấu trúc nền tảng cho mọi văn kiện Huấn Quyền, ĐTC đã kết thúc Tông Huấn EG bằng tâm tình hướng về Đức Trinh Nữ Maria mà Ngài thân thương gọi tên là “Ngôi Sao của cuộc tân Phúc Âm hóa”; và lời kinh dâng về Mẹ cuối cùng như một bài thơ đã đúc kết tất cả nội dung cốt yếu của Tông Huấn để nhờ Mẹ sẽ biến thành hiện thực.
Kết thúc bài chia sẻ hôm nay, tôi cũng xin mượn một ý nhỏ trong lời kinh dịu vợi nầy để nhờ Mẹ chuyển cầu cho tất cả chúng ta, linh mục đoàn giáo phận Qui Nhơn cũng như cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa giáo phận:
Xin cho chúng con lòng can đảm thánh thiện
biết tìm ra những lối đi mới
đem quà tặng của cái đẹp không phai
đến được với mọi người.
Linh mục Giuse Trương Đình Hiền
Thường huấn linh mục giáo phận Qui Nhơn 2014
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tương lai nằm trong tay các bạn. Hãy hướng về tương lai .
Pt Huỳnh Mai Trác
10:20 15/09/2014
Trong bầu không khí vui vẽ và thân ái, Đức Giáo Hòang đón tiếp các thành viên trong cuộc gặp gỡ quốc tế ,các giám đốc của cơ quan “Scholas Occurentes”, hệ thống các trường học quốc tế, nhóm họp để bàn về thực tế các nền văn hóa và các tôn giáo khác biệt .
Hệ thống này được thành lập do cảm hứng của Đức Thánh Cha khi ngài xem trò chơi đố trên đài của các câu hỏi và trả lời của các hệ thống sinh viên và học sinh quốc tế : Salvador, Nam Phi, Âu châu và Thổ Nhỉ Kỳ (Istanbul), Do Thái, Úc Châu và Cameroụn . Một khỏanh khắc chia sẻ bột phát và đơn sơ .
Đức Giáo Hòang chào đón các bạn trẻ với lời chúc : “Hãy mơ về tương lai của các bạn, nhưng cũng đừng quên gia tài văn hóa và tín ngưỡng mà các tiền nhân đã để lại cho các bạn” .
“Không còn nghi ngờ là thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh, chúng ta cần giáo huấn cho các bạn trẻ trao đổi những nền văn hóa, và làm sao để hòa hợp và hội nhập” . Đức Giáo Hòang lên án các nền văn hóa khép kín, tôn sùng tiền bạc và bạo lực không chừa một ai, nhất là đối với trẻ thơ và người già cả . .
Đức Giáo Hòang quả quyết là những người trẻ và thiếu nhi bị bỏ rơi thì không còn được giáo huấn ‘ Do đó không còn mối liên hệ gia đình, xã hội và cá nhân, không còn dính líu vào đâu thành thử không thể phát triển được . Đức Giáo Hòang nhấn mạnh, nếu những người trẻ vướng vào tình trạng đó con đường độc nhất dẫn đến là hư hỏng bụi đời và lệ thuộc vào kẻ khác” .
Đức Giáo Hòang đã trả lời các bạn trẻ rất đơn sơ và hóm hỉnh . Một bạn trẻ người Thổ Nhỉ Kỳ hỏi: Thưa Ngài thế giới ngày mai sẽ như thế nào ? Đức Giáo Hòang trả lời : “ Cha không có quả cầu thủy tinh của một người phù thủy để nhìn về tương lai, nhưng Cha có thể nói một điều : Tương lai ở trong tim, trong trí khôn và trong bàn tay của con “.
Cuộc kiến trúc cho một tương lai theo như Đức Thánh Cha Phanxicô đòi hỏi cần có hai đức tính cần thiết : “ một người trẻ cần có đôi cánh và cội rể “. Và Đức Giáo Hòang giải thích hình ảnh đó như sau : thứ nhất : đôi cánh để ước mơ một thế giới tốt đẹp hơn, chống lại mọi cuộc chiến tranh “, tiếp đến là phải tôn trọng kiến thức mà các bậc trưởng thượng, cha mẹ và ông bà đã lưu truyền lại cho hậu thế”. (Nguồn tin:VIS) .
Quan chức thành phố Oklahoma quyết tâm cho tổ chức Lễ Đen thờ Satan bất chấp sự phản đối của dân chúng
Đặng Tự Do
16:43 15/09/2014
Hơn 85,000 người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi các quan chức thành phố Oklahoma ngăn chặn một Lễ Đen được dự kiến tổ chức ngày21 tháng 9 tới đây tại Trung tâm hành chính của thành phố.
Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.
Đức Cha Paul Stagg Coakley Tổng Giám Mục Oklahoma City nói:
“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”
Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.
Trong lời tuyên bố đưa ra đầu tháng này, ngài nói:
“Tôi xin anh chị em tín hữu Công Giáo trong toàn tổng giáo phận chống lại thái độ báng bổ này qua lời cầu nguyện và ăn chay.”
Chiều ngày 21 tháng 8, một luật sư đại diện cho Tổng Giáo phận Thành phố Oklahoma đã công bố chiến thắng trong một vụ tổng giáo phận kiện nhóm thờ Satan này đã ăn cắp Mình Thánh Chúa để thực hiện Lễ Đen.
Luật sư Michael Crispino thông báo rằng, những kẻ cầm đầu một nhóm Satanist đã phải đồng ý trả lại những Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến cho Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley. Trong vụ kiện này, các luật sư đại diện cho tổng giáo phận đã lập luận rằng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến thuộc về Giáo Hội, và do đó các nhóm Satanist đang tàng trữ tài sản bị đánh cắp.
Giờ đây, những kẻ tổ chức Lễ Đen nói rằng họ sẽ không sử dụng một Mình Thánh Chúa được thánh hiến, và buổi lễ sẽ không có một số nghi lễ khiêu dâm có thể vi phạm luật pháp địa phương.
Lễ Đen là một hình thức tôn thờ Satan, một cố gắng để đảo ngược hành động và ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể để châm biếm sự hy sinh của Chúa Kitô và tôn thờ Satan thông qua một nghi lễ truy hoan trụy lạc và bệnh họan.
Đức Cha Paul Stagg Coakley Tổng Giám Mục Oklahoma City nói:
“Nó công kích tất cả mọi thứ mà chúng ta cho là thiêng liêng và mang lại ơn cứu chuộc; và đưa ra những mối nguy hiểm tinh thần cho mọi người.”
Ngài đã nhiều lần thỉnh cầu chính quyền thành phố đừng lấy tiền đóng thuế của dân để tổ chức một hành động báng bổ tôn giáo như thế, tuy nhiên bất chấp ý nguyện chính đáng của ngài và đông đảo những người ký tên trong kiến nghị, các quan chức tại thành phố Oklahoma vẫn quyết tâm tiến hành cho kỳ được Lễ Đen này.
Trong lời tuyên bố đưa ra đầu tháng này, ngài nói:
“Tôi xin anh chị em tín hữu Công Giáo trong toàn tổng giáo phận chống lại thái độ báng bổ này qua lời cầu nguyện và ăn chay.”
Chiều ngày 21 tháng 8, một luật sư đại diện cho Tổng Giáo phận Thành phố Oklahoma đã công bố chiến thắng trong một vụ tổng giáo phận kiện nhóm thờ Satan này đã ăn cắp Mình Thánh Chúa để thực hiện Lễ Đen.
Luật sư Michael Crispino thông báo rằng, những kẻ cầm đầu một nhóm Satanist đã phải đồng ý trả lại những Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến cho Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley. Trong vụ kiện này, các luật sư đại diện cho tổng giáo phận đã lập luận rằng Mình Thánh Chúa đã được thánh hiến thuộc về Giáo Hội, và do đó các nhóm Satanist đang tàng trữ tài sản bị đánh cắp.
Giờ đây, những kẻ tổ chức Lễ Đen nói rằng họ sẽ không sử dụng một Mình Thánh Chúa được thánh hiến, và buổi lễ sẽ không có một số nghi lễ khiêu dâm có thể vi phạm luật pháp địa phương.
Cuộc họp lần thứ Sáu của các vị Hồng Y cố vấn cho Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
16:58 15/09/2014
Hôm thứ Hai 15 tháng 9, Hội đồng các Hồng Y giúp Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ và trong việc cải cách Giáo triều Rôma, đã bắt đầu ba ngày họp tại Rôma. Đây là cuộc họp lần thứ 6 của Hội đồng.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ sung thêm Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là thành viên thứ 9 của Hội đồng. Trước đây, Đức Hồng Y Parolin cũng đã thường xuyên tham gia các cuộc họp của Hội đồng.
Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng Bộ Kinh Tế, là một thành viên trong Hội Đồng cho biết:
"Kỳ họp này nhắm vào việc cải cách Giáo triều. Ngoài ra, không có gì khác."
Kể từ tháng Hai, vừa qua Đức Hồng Y đã đảm trách chức vụ Tổng Trưởng kinh tế, với trọng trách giám sát mọi chi tiêu của Tòa Thánh.
Hiện nay, ngài đang lên kế hoạch về một ngân sách hợp lý cho tất cả các cơ quan của Vatican.
Đức Hồng Y nói:
"Kế hoạch còn phải được Hội đồng kinh tế thông qua. Chúng tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, nhưng có thể phải đợi đến đầu năm tới."
Chức vụ Tổng Trưởng kinh tế là một trong những cải cách quan trọng đã được thực hiện trong năm ngoái, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập Hội đồng Hồng Y Đoàn.
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ sung thêm Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là thành viên thứ 9 của Hội đồng. Trước đây, Đức Hồng Y Parolin cũng đã thường xuyên tham gia các cuộc họp của Hội đồng.
Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng Bộ Kinh Tế, là một thành viên trong Hội Đồng cho biết:
"Kỳ họp này nhắm vào việc cải cách Giáo triều. Ngoài ra, không có gì khác."
Kể từ tháng Hai, vừa qua Đức Hồng Y đã đảm trách chức vụ Tổng Trưởng kinh tế, với trọng trách giám sát mọi chi tiêu của Tòa Thánh.
Hiện nay, ngài đang lên kế hoạch về một ngân sách hợp lý cho tất cả các cơ quan của Vatican.
Đức Hồng Y nói:
"Kế hoạch còn phải được Hội đồng kinh tế thông qua. Chúng tôi hy vọng kế hoạch này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, nhưng có thể phải đợi đến đầu năm tới."
Chức vụ Tổng Trưởng kinh tế là một trong những cải cách quan trọng đã được thực hiện trong năm ngoái, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập Hội đồng Hồng Y Đoàn.
Họp báo về chuyến viếng thăm Albania của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
17:31 15/09/2014
Chúa Nhật 21 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Albania. Đây sẽ là chuyến tông du quốc tế thứ tư của ngài, nhưng là chuyến viếng thăm đầu tiên một nước châu Âu bên ngoài nước Ý.
Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ đến thủ đô Albania lúc 09:00 sáng. Lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại dinh Tổng thống, nơi Đức Thánh Cha sẽ có bài nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân sự.
Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Hai 15 tháng 9, Cha Federico Lombardi cho biết, cao điểm của chuyến tông du là thánh lễ tại quảng trường Mẹ Têrêsa.
"Lúc 11:00, Thánh Lễ sẽ được cử hành tại Quảng trường Mẹ Têrêsa ở thủ đô Tirana. Đức Thánh Cha sẽ có một bài giảng và sẽ kết thúc thánh lễ với kinh Truyền Tin Chúa Nhật."
Cha Lombardi cũng cho biết, trong Thánh Lễ, bài đọc thứ hai sẽ có ý nghĩa đặc biệt với những người Albania vì trong bài đọc này Thánh Phaolô kể lại chuyến thăm Illyria, một khu vực thuộc Albania.
Ngài cho biết:
"Illyria là chính khu vực nơi quốc gia Albania được hình thành, sau khi thành phố Dalmatia được dựng lên ở Crotia. Vì vậy, đối với những người Albania, văn bản này là một chứng tá hùng hồn cho một thực tế là truyền thống Kitô giáo của họ đã có từ thời các Thánh Tông Đồ. Và thật chính đáng khi họ xem Thánh Phaolô là vị rao giảng Tin Mừng đầu tiên ở đất nước của họ. "
Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ 6 tôn giáo trong nước bao gồm Hồi giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Do Thái và Bektashi, một chi phái huynh đệ Hồi giáo Suffi.
Buổi tối, Đức Thánh Cha sẽ có buổi kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô mới được xây dựng với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào giáo dân. Cha Lombardi cho biết, trong dịp này các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra trong những năm 1940 sẽ đưa ra những chứng tá của họ.
"Những chứng từ sẽ bao gồm chứng tá của Đức Tổng Giám mục Tirana, và của hai nhân chứng rất quan trọng. Nhân chứng thứ nhất là một linh mục 80 tuổi và nhân chứng thứ hai là một nữ tu 80 tuổi. Họ là những nhân chứng sống về thời gian Giáo Hội chịu bách hại nặng nề tại quốc gia này"
Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ ghé thăm Trung tâm Betania, một tổ chức chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Từ đó, ngài sẽ tới sân bay và đến Rôma vào 21:30.
Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ đến thủ đô Albania lúc 09:00 sáng. Lễ nghi chào đón chính thức sẽ diễn ra tại dinh Tổng thống, nơi Đức Thánh Cha sẽ có bài nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân sự.
Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Hai 15 tháng 9, Cha Federico Lombardi cho biết, cao điểm của chuyến tông du là thánh lễ tại quảng trường Mẹ Têrêsa.
"Lúc 11:00, Thánh Lễ sẽ được cử hành tại Quảng trường Mẹ Têrêsa ở thủ đô Tirana. Đức Thánh Cha sẽ có một bài giảng và sẽ kết thúc thánh lễ với kinh Truyền Tin Chúa Nhật."
Cha Lombardi cũng cho biết, trong Thánh Lễ, bài đọc thứ hai sẽ có ý nghĩa đặc biệt với những người Albania vì trong bài đọc này Thánh Phaolô kể lại chuyến thăm Illyria, một khu vực thuộc Albania.
Ngài cho biết:
"Illyria là chính khu vực nơi quốc gia Albania được hình thành, sau khi thành phố Dalmatia được dựng lên ở Crotia. Vì vậy, đối với những người Albania, văn bản này là một chứng tá hùng hồn cho một thực tế là truyền thống Kitô giáo của họ đã có từ thời các Thánh Tông Đồ. Và thật chính đáng khi họ xem Thánh Phaolô là vị rao giảng Tin Mừng đầu tiên ở đất nước của họ. "
Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ 6 tôn giáo trong nước bao gồm Hồi giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Do Thái và Bektashi, một chi phái huynh đệ Hồi giáo Suffi.
Buổi tối, Đức Thánh Cha sẽ có buổi kinh chiều tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô mới được xây dựng với các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và các phong trào giáo dân. Cha Lombardi cho biết, trong dịp này các nạn nhân của các cuộc đàn áp tôn giáo đã xảy ra trong những năm 1940 sẽ đưa ra những chứng tá của họ.
"Những chứng từ sẽ bao gồm chứng tá của Đức Tổng Giám mục Tirana, và của hai nhân chứng rất quan trọng. Nhân chứng thứ nhất là một linh mục 80 tuổi và nhân chứng thứ hai là một nữ tu 80 tuổi. Họ là những nhân chứng sống về thời gian Giáo Hội chịu bách hại nặng nề tại quốc gia này"
Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ ghé thăm Trung tâm Betania, một tổ chức chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Từ đó, ngài sẽ tới sân bay và đến Rôma vào 21:30.
28 trường đại học Dòng Tên tiếp tục có tên trong bảng xếp loại “các đại học tốt nhất nước Mỹ”
Chỉnh Trần, S.J.
20:45 15/09/2014
28 trường đại học Dòng Tên tiếp tục có tên trong bảng xếp loại “các đại học tốt nhất nước Mỹ”
Tất cả 28 trường đại học của Dòng Tên tại Hoa Kỳ đều được xếp thứ hạng khá cao trong báo cáo xếp loại các “đại học tốt nhất” của tạp chí U.S. News & World Report – một tạp chí khá nổi tiếng trong việc khảo sát và xếp hạng các trường học tại Hoa Kỳ.
Đại học Creighton 12 năm liên tiếp được xếp hạng quán quân trong số các đại học đào tạo master khu vực miền Trung tây Hoa Kỳ.
Trong số 84 đại học có chương trình đào tạo master được xếp hạng của miền Tây, 4 đại học Dòng Tên đã lọt vào top 5, đó là Đại học Santa Clara (hạng 2), Đại học Gonzaga và Đại học Loyola Marymount (đồng hạng 3) và Đại học Seattle (hạng 4). Đại học Santa Clara được ghi nhận là trường có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất ở miền Tây (84%).
Các trường Dòng Tên cũng đều có mặt trong danh sách “những đại học tốt nhất dành cho các cựu binh”, trong đó Đại học Georgetown được xếp hàng đầu. Các đại học Dòng Tên khác cũng giành được thứ hạng cao ở linh vực này là: Đại học Marquette, Đại học Saint Louis, Đại học Xavier, Đại học Le Moyne, Đại học Spring Hill, Đại học Wheeling Jesuit và Đại học Rockhurst.
Dưới đây là danh sách các đại học Dòng Tên có tên trong báo cáo xếp hạng năm 2015 của tạp chí U.S. News & World Report. Để xem toàn danh sách đầy đủ vui lòng bấm vào ĐÂY
Xếp hạng toàn quốc (dành cho những trường chuyên về nghiên cứu; đào tạo các chuyên ngành sau đại học, chương trình master và nghiên cứu sinh. Tổng cộng có 201 trường được xếp hạng)
Đại học Georgetown một trong những đại học đào tạo ngành ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ
21. Đại Học Georgetown
31. Đại học Boston
58. Đại học Fordham
76. Đại học Marquette
99. Đại học Saint Louis
106. Đại học Loyola Chicago
106. Đại học San Francisco
Xếp hạng theo ngành khoa học, xã hội và nhân văn (đào tạo sau đại học. Có 178 trường được xếp hạng)
34. Đại học Holy Cross
Xếp hạng theo khu vực
Bắc (135 trường được xếp hạng)
3. Đại học Fairfield University
3. Đại học Loyola Maryland
7. Đại học Scranton
11. Đại học Saint Joseph
19. Đại học Le Moyne
27. Đại học Canisius
98. Đại học Saint Peter’s
Nam (92 trường được xếp hạng)
11. Đại học Loyola New Orleans
18. Đại học Spring Hill
Trung Tây (109 trường được xếp hạng)
1. Đại học Creighton
5. Đại học Xavier
7. Đại học John Carroll
14. Đại học Rockhurst
41. Đại học Detroit Mercy
Tây (84 trường được xếp hạng)
2. Đại học Santa Clara
3. Đại học Gonzaga
3. Đại học Loyola Marymount
5. Đại học Seattle
29. Đại học Regis
Các đại học khu vực – Nam (74 trường được xếp hạng)
11. Đại học Wheeling
Websites của Hiệp hội các trường ĐH Dòng Tên tại Mỹ: http://www.ajcunet.edu/Member-Institutions
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J
Tất cả 28 trường đại học của Dòng Tên tại Hoa Kỳ đều được xếp thứ hạng khá cao trong báo cáo xếp loại các “đại học tốt nhất” của tạp chí U.S. News & World Report – một tạp chí khá nổi tiếng trong việc khảo sát và xếp hạng các trường học tại Hoa Kỳ.
Đại học Creighton 12 năm liên tiếp được xếp hạng quán quân trong số các đại học đào tạo master khu vực miền Trung tây Hoa Kỳ.
Trong số 84 đại học có chương trình đào tạo master được xếp hạng của miền Tây, 4 đại học Dòng Tên đã lọt vào top 5, đó là Đại học Santa Clara (hạng 2), Đại học Gonzaga và Đại học Loyola Marymount (đồng hạng 3) và Đại học Seattle (hạng 4). Đại học Santa Clara được ghi nhận là trường có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất ở miền Tây (84%).
Các trường Dòng Tên cũng đều có mặt trong danh sách “những đại học tốt nhất dành cho các cựu binh”, trong đó Đại học Georgetown được xếp hàng đầu. Các đại học Dòng Tên khác cũng giành được thứ hạng cao ở linh vực này là: Đại học Marquette, Đại học Saint Louis, Đại học Xavier, Đại học Le Moyne, Đại học Spring Hill, Đại học Wheeling Jesuit và Đại học Rockhurst.
Dưới đây là danh sách các đại học Dòng Tên có tên trong báo cáo xếp hạng năm 2015 của tạp chí U.S. News & World Report. Để xem toàn danh sách đầy đủ vui lòng bấm vào ĐÂY
Xếp hạng toàn quốc (dành cho những trường chuyên về nghiên cứu; đào tạo các chuyên ngành sau đại học, chương trình master và nghiên cứu sinh. Tổng cộng có 201 trường được xếp hạng)
Đại học Georgetown một trong những đại học đào tạo ngành ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ
21. Đại Học Georgetown
31. Đại học Boston
58. Đại học Fordham
76. Đại học Marquette
99. Đại học Saint Louis
106. Đại học Loyola Chicago
106. Đại học San Francisco
Xếp hạng theo ngành khoa học, xã hội và nhân văn (đào tạo sau đại học. Có 178 trường được xếp hạng)
34. Đại học Holy Cross
Xếp hạng theo khu vực
Bắc (135 trường được xếp hạng)
3. Đại học Fairfield University
3. Đại học Loyola Maryland
7. Đại học Scranton
11. Đại học Saint Joseph
19. Đại học Le Moyne
27. Đại học Canisius
98. Đại học Saint Peter’s
Nam (92 trường được xếp hạng)
11. Đại học Loyola New Orleans
18. Đại học Spring Hill
Trung Tây (109 trường được xếp hạng)
1. Đại học Creighton
5. Đại học Xavier
7. Đại học John Carroll
14. Đại học Rockhurst
41. Đại học Detroit Mercy
Tây (84 trường được xếp hạng)
2. Đại học Santa Clara
3. Đại học Gonzaga
3. Đại học Loyola Marymount
5. Đại học Seattle
29. Đại học Regis
Các đại học khu vực – Nam (74 trường được xếp hạng)
11. Đại học Wheeling
Websites của Hiệp hội các trường ĐH Dòng Tên tại Mỹ: http://www.ajcunet.edu/Member-Institutions
Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J
Top Stories
The ''Council of 9'' meets with Pope Francis in Vatican
Vatican Radio
10:04 15/09/2014
Vatican 2014-09-15 -- The sixth meeting of the Council of Cardinals with Pope Francis began on Monday morning at Casa Santa Marta in the Vatican.
The Cardinals and the Pope are scheduled to continue their meeting until September 17.
The Council of Cardinals was instituted by Pope Francis to assist in the governance of the universal Church and to draw up a plan for the revision of the apostolic constitution “Pastor bonus” on the Roman Curia.
The Council – also known as the “Council of Nine” - has recently been enlarged to include Cardinal Secretary of State, Pietro Parolin.
Previous meetings took place from October 1-3, December 3-5, 2013, and February 28-30, April 1-4 and July 1-4 of this past year.
The Cardinals and the Pope are scheduled to continue their meeting until September 17.
The Council of Cardinals was instituted by Pope Francis to assist in the governance of the universal Church and to draw up a plan for the revision of the apostolic constitution “Pastor bonus” on the Roman Curia.
The Council – also known as the “Council of Nine” - has recently been enlarged to include Cardinal Secretary of State, Pietro Parolin.
Previous meetings took place from October 1-3, December 3-5, 2013, and February 28-30, April 1-4 and July 1-4 of this past year.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, mừng lễ Suy tôn Thánh Giá
Sr. Mary Vân Hà
10:33 15/09/2014
Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, mừng lễ Suy tôn Thánh Giá
Năm nay, Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đã mừng lễ Suy tôn Thánh Giá (lễ Tước hiệu của Dòng) một cách long trọng hơn mọi năm. Long trọng vì Thánh lễ có phần diễn nguyện cuộc tử nạn và Suy tôn Thánh Giá Chúa; bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc và một số Cha trong giáo phận cùng đến hiệp thông dâng thánh lễ và dự tiệc chung vui với Hội Dòng.
Xem Hình
Lễ Suy tôn Thánh Giá năm nay nằm trong bối cảnh Hội Dòng vừa mới kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Dòng vào ngày 1/5/2014 và cơ sở xây dựng nhà ở tại Sở chính của Hội Dòng cũng đang được hoàn thành để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày một gia tăng. Đây cũng là một bước ngoặc đánh dấu từng bước tiến của Hội Dòng.
Soeur Tổng phụ trách Anna Nguyễn Thị Phượng đã dâng lời chào đón Đức Cha và quý Cha; đồng thời cũng nói đây là một trong những ngày họp mặt truyền thống của Hội Dòng, đã được Đức Cha đến dâng lễ và viếng thăm mục vụ hằng năm. Đó cũng là một trong những nét riêng mà Đức Cha luôn dành cho con cái của Ngài và cách riêng là Hội Dòng Mến Thánh Giá mang tên Giáo phận.
Trong phần diễn nguyện mà các Soeurs đã dẫn dắt cộng đoàn đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tôi bắt gặp những ánh mắt long lanh, đo đỏ cùng với tiếng sụt sùi của người tham dự làm tôi cũng nghẹn ngào trực dâng trào.
“Mừng lễ Suy tôn Thánh Giá không phải là đi tìm kiếm sự đau khổ, tủi nhục mà là để hiểu và cảm nghiệm sâu sắc hơn tình yêu của Chúa Giêsu dành riêng cho mỗi người chúng ta, để từ đó chúng ta biết cách sống như thế nào cho xứng đáng với tình yêu ấy”, Đức Cha Đaminh đã chia sẻ trong phần huấn đức với các Soeurs.
Một nữ tu đã chia sẻ: “Năm nào tôi cũng dự lễ Suy tôn Thánh Giá, nhưng ngày 14/9 năm nay đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và dấu ấn khó phai, điều đó đã giúp tôi thêm quyết tâm và hăng say phục vụ cho dù chân tôi đã mỏi, mắt tôi đã mờ…”
Người viết xin dâng một lời nguyện tắt để cầu nguyện cho các Soeurs Dòng Mến Thánh Giá được ơn trung thành trong ơn gọi dâng hiến.
Sr. Mary Vân Hà
Năm nay, Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đã mừng lễ Suy tôn Thánh Giá (lễ Tước hiệu của Dòng) một cách long trọng hơn mọi năm. Long trọng vì Thánh lễ có phần diễn nguyện cuộc tử nạn và Suy tôn Thánh Giá Chúa; bên cạnh đó còn có sự hiện diện của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc và một số Cha trong giáo phận cùng đến hiệp thông dâng thánh lễ và dự tiệc chung vui với Hội Dòng.
Xem Hình
Lễ Suy tôn Thánh Giá năm nay nằm trong bối cảnh Hội Dòng vừa mới kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Dòng vào ngày 1/5/2014 và cơ sở xây dựng nhà ở tại Sở chính của Hội Dòng cũng đang được hoàn thành để đáp ứng nhu cầu nhân sự ngày một gia tăng. Đây cũng là một bước ngoặc đánh dấu từng bước tiến của Hội Dòng.
Soeur Tổng phụ trách Anna Nguyễn Thị Phượng đã dâng lời chào đón Đức Cha và quý Cha; đồng thời cũng nói đây là một trong những ngày họp mặt truyền thống của Hội Dòng, đã được Đức Cha đến dâng lễ và viếng thăm mục vụ hằng năm. Đó cũng là một trong những nét riêng mà Đức Cha luôn dành cho con cái của Ngài và cách riêng là Hội Dòng Mến Thánh Giá mang tên Giáo phận.
Trong phần diễn nguyện mà các Soeurs đã dẫn dắt cộng đoàn đi vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, tôi bắt gặp những ánh mắt long lanh, đo đỏ cùng với tiếng sụt sùi của người tham dự làm tôi cũng nghẹn ngào trực dâng trào.
“Mừng lễ Suy tôn Thánh Giá không phải là đi tìm kiếm sự đau khổ, tủi nhục mà là để hiểu và cảm nghiệm sâu sắc hơn tình yêu của Chúa Giêsu dành riêng cho mỗi người chúng ta, để từ đó chúng ta biết cách sống như thế nào cho xứng đáng với tình yêu ấy”, Đức Cha Đaminh đã chia sẻ trong phần huấn đức với các Soeurs.
Một nữ tu đã chia sẻ: “Năm nào tôi cũng dự lễ Suy tôn Thánh Giá, nhưng ngày 14/9 năm nay đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và dấu ấn khó phai, điều đó đã giúp tôi thêm quyết tâm và hăng say phục vụ cho dù chân tôi đã mỏi, mắt tôi đã mờ…”
Người viết xin dâng một lời nguyện tắt để cầu nguyện cho các Soeurs Dòng Mến Thánh Giá được ơn trung thành trong ơn gọi dâng hiến.
Sr. Mary Vân Hà
Bênh vực công lý và Giáo Hội
''Con có một tổ quốc''
Hà Minh Thảo
17:01 15/09/2014
Ngày 16.09.2014, chúng ta kỷ niệm 12 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Thiên Chúa cất khỏi trần gian, về Nhà Cha hưởng vinh phúc. Ngày 05.07.2013, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã hoàn thành ở Tổng Giáo phận Rôma và ông Hilgeman Waldery, Cáo thỉnh viên (Postulator), sẽ tổng hợp tất cả các hồ sơ về Đức Hồng Y Tôi tớ Chúa trong một ‘tập luận án’ (Positio) để trình lên Bộ Phong Thánh (Congregation for the Causes of Saints).
I./ SỰ THÁNH THIỆN BAO GỒM LÒNG YÊU NƯỚC.
Khi hay tin gia đình bị thiêu sống lúc đang kinh nguyện năm 1885, tại làng Đại Phong, ông Ngô Đình Khả đang học tại Chủng viện Penang (Mã lai) được các Cha Giáo đề nghị trở về nước và cưới vợ để giữ tên dòng họ, cùng phụng dưỡng mẹ không phương tiện sinh sống. Làm việc tại Triều đình, Vua Thành Thái ban cho ông tước Phù Đạo Đại Thần, cố vấn nhà Vua… Chống đối mạnh mẽ người Pháp đô hộ khi họ buộc Vua phải thoái ngôi và ông từ quan, về làm ruộng với các con trai. Cô Hiệp (mẹ tương lai Đức Hồng Y) cùng mẹ lo cơm nước và vất vả đem ra đồng cho thân phụ và các anh em trai. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘tiến thân’, với đầy kinh nghiệm lao động tay chân và thiếu thốn.
Ngày 18.06.1954, Quốc Trưởng Bảo Đại triệu ông Ngô Đình Diệm từ Ðan viện Saint–André de Bruges (Bỉ) đến gặp ông tại lâu đài Thorenc ở Cannes để và nói ý định bổ nhiệm ông này vào chức Thủ tướng :
– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.
– Thưa Hoàng Thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…
– Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.
Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:
–Thưa Hoàng Thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.
Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây Thánh giá. Trước Thánh giá tôi bảo ông ta:
– Đây Chúa của ông đây, ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.
Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:
–Tôi xin thề.
Viết trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam), Quốc trưởng Bảo Đại rất quý trọng ông Diệm và đã mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần : Lần đầu năm 1933, vì muốn cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, vua Bảo Đại đã mời ông Diệm đứng đầu Chính phủ kiêm tổng thư ký Hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về ‘Canh Tân’ do nhận thấy : « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy là Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, lúc mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». Vì người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau ông Diệm từ chức để phản đối, mặc dù Vua cố thuyết phục ông nên tiếp tục. Bất đắc dĩ phải chấp thuận cho ông từ chức, V vua bảo ông Diệm: ‘Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp’… Lúc đó, Bảo Đại đã chỉ kỳ vọng ở ông Diệm khi viết ‘Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng’. Lần chót năm 1954… Sau khi dành Độc Lập hoàn toàn cho Quê Hương, tiếp đón và an cư lập nghiệp 800.000 đồng bào Miền Bắc tìm Tự Do, Chính phủ Ngô Đình Diệm đã phát triển kinh tế với lạm phát tăng không đáng kể khiến đời sống mọi người được bảo đãm. Năm 1963, vì từ chối sự hiện diện Lính tác chiến Mỹ trên Quê Hương, Hoa kỳ tạo vụ ‘Đàn áp Phật giáo’ để thuê kẻ giết vị Tổng thống tài đức, dân bầu của Việt Nam Cộng hòa. Ông Diệm đã tựu chức Thủ tướng ngày 07.07.1954 và trở thành Tổng thống ngày 26.10.1956, qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1956. Ngày 02.11.1963, Tổng thống và bào đệ, Cố vấn Ngô đình Nhu, bị bắn chết, sau khi rước Mình Thánh Đức Kitô và xưng tội, theo lệnh bọn Tướng lãnh được Hoa kỳ mua chuộc. Thánh Lễ An táng được cử hành bởi Linh mục Claude LARRE, Đại diện Tòa Khâm sứ ngày 08.11.1963.
Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận không thể tin tưởng một người yêu nước đã phải chết như vậy và chỉ đương đầu được với thử thách mới này nhờ Đức Tin và nhất là nhờ sự an ủi dịu hiền từ của Mẹ của Cha. Bà lấy từ ngăn tủ bàn một văn kiện và dẫn Cha vào Nhà Nguyện và nói : « Đến lúc con nên đọc tài liệu này. Mẹ đã cất giấu đủ lâu ». Đó là văn kiện chứa những dòng chữ của cậu Diệm đã khấn dòng Biển Đức ngày 01.01.1954 tại Đan viện Saint–André de Bruges ở Bỉ, với tên Dòng Odilon. Bàn tay Cha run lên vì Thánh Odilon là Bổn mạng người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp hơn nữa triệu người di cư từ Miền Bắc và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Hơn nữa, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 02.11 hàng năm là ngày ông Diệm qua đời. Thấy thế, Bà khuyên lơn : « Cậu con đã cống hiến trọn cuộc đời cho quê hương và không lạ gì khi Cậu phải chết vì Tổ Quốc. Là một tu sĩ, Cậu đã dâng hiến cuộc sống cho Thiên Chúa, và không có gì lạ khi cậu phải chết lúc Chúa gọi Cậu ».
II./ MỤC TỬ VIẾT ‘CON CÓ MỘT TỔ QUỐC’.
Ngày 13.04.1967, Linh mục Phanxicô Xaviê NGUYỄN VĂN THUẬN đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trao sứ vụ Mục tử Giáo phận Nha Trang, thay Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngày 24.06.1967, nhân lễ Thánh Gioan Tẩy giả, tại Nhà thờ Chính tòa Huế, Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào và Campuchia, chủ tế Thánh Lễ phong Đức Cha cho Cha Thuận. Đức Cha mới đã chọn khẩu hiệu ‘Vui Mừng và Hy Vọng’ (Gaudium et Spes), tên Hiến chế Mục vụ Công Đồng Vatican II. Sau đó, Đức Cha đã mở cuộc tiếp tân tại Trường Lasan Taberd Sài Gòn. Giữa mùa tranh cử Tổng thống và Nghị sĩ Thượng nghị viện, Ngài đã có dịp tiếp xúc với các chính trị gia, lãnh đạo nghiệp đoàn chủ và thợ, đại diện các tổ chức xã hội dân sự.
Ngày 15.07.1971, Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) với mục đích chính là phối hợp các cơ quan bác ái Công Giáo qua các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản Công Giáo toàn cầu. Sau đó, Cor Unum tham gia trợ giúp Việt Nam qua một tổ chức được hình thành bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam và Giám mục các quốc gia mang tên là Hợp tác để Tái thiết Việt Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam (COREV). Các Giám mục Việt Nam trao trách nhiệm điều hành cho Đức Cha vì Ngài là Chủ tịch Ủy ban Phát triển Hội đồng Giám mục. Đây là một trọng trách nặng nề mà chỉ Đức Cha mới có thể vừa cai quản hữu hiệu Giáo phận, vừa điều hành hoàn chỉnh COREV, nhưng các Giám mục đã an tâm khi nhớ một người trong gia đình Đức Cha Thuận đã hoàn thành mỹ mãn việc bình định cho gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam trong thập niên 1950: Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Trụ sở COREV đặt tại Sài Gòn, nên Đức Cha phải thường xuyên đi lại giữa nơi này và Nha Trang. Về tài chánh, dù các Giám mục trao toàn quyền cho Ngài, nhưng Ngài đã không quyết định mà không hội ý với các Giám mục khác. Luôn phải liên lạc, giải trình với các Giám đốc Misereor và Caritas Đức, Secours Catholique Pháp, Catholic Relief Services Hoa kỳ, Secours International Bỉ… về các dự án xây nhà, cất trường học…, Đức Cha nói thạo các tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây ban nha, Hoa và La tinh. Người ta thẩm lượng việc Đức Cha làm có thể so sánh với việc làm của năm người bình thường. Khi gặp khó khăn, Cha nhìn lên trời và xin Cậu Diệm giúp đỡ. COREV càng thành công thì người Cộng sản càng coi Ngài là người đáng sợ.
Ngày 24.04.1975, Đức Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sàigòn với quyền kế vị. Đêm 07.05.1975, khi ghi âm lời Tạm biệt Giáo phận Nha trang để vào Sàigòn, theo lệnh Đức Phaolô VI bổ nhiệm, Ngài đã khóc nhiều, đó là lần độc nhất đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha trang vì thương nhớ : ‘Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha’. Tiếp đến là gian khổ, thử thách tại Sàigòn… Ngày 08.05.1975, nhóm 14 Linh mục do Trương bá Cần và Huỳnh công Minh chỉ đạo đã gởi một kiến nghị đến Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình bày tỏ mối lo ngại về việc thuyên chuyển Đức Cha về Sài Gòn trong tình thế hiện nay sẽ không thuận lợi cho Giáo Hội tại Việt-Nam. Trong phiên họp ngày 27.06.1975, tại Dinh Độc lập, Đức Cha đã đối diện với ba Cán bộ cao cấp Ủy Ban Quân Quản cùng các Linh mục và giáo dân tự nhận là ‘Công Giáo yêu nước’ hay ‘quốc doanh’. Đối với Chính quyền Cộng sản, sự thuyên chuyển độ một tuần trước khi họ tiếp thu Sài-gòn vào ngày 30.04.1975, là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo buộc đó, Ngài chỉ xác nhận sự vâng lời của mình đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha và bác bỏ lời cáo gian có âm mưu nói trên.
Chiều ngày 15.08.1975, Quân quản mở cuộc họp tại Nhà hát Thành phố để cáo buộc ‘sau lưng’ Đức Cha. Khoảng 350 Giáo sĩ, Tu sĩ được mời buộc phải nghe. Ủy ban vì ‘sợ’ muốn ngừa tránh mọi phản ứng của người dân đối với vụ bắt Ngài. Trước đó, Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình và Đức Cha Thuận được đưa đến Dinh Độc lập lúc 14 giờ. Tại đó, khi đi qua hành lang để đến phòng họp, Đức Cha Bình đi trước, Đức Cha Thuận đi sau. Lúc đó, một tên công an chận Đức Cha Thuận lại và nói: ‘Anh đi lối này’ và lôi Ngài đi mất luôn. Khoảng 30 phút sau, chỉ thấy tướng Trà nói chuyện vu vơ, Đức Cha Bình hỏi : - Thưa Thượng Tướng, còn chuyện gì cần nữa không?
Tướng Trà trả lời: - Thôi! Cụ ra về được rồi.
- Đức Cha phó của tôi đâu mời Ngài cùng về.
- Như cụ thấy, chế độ này là chế độ Cộng sản. Tên Thuận là dòng dõi Ngô Đình Diệm, chúng nó chống Cách Mạng từ trong trứng chống ra, nên không thể để nó ở đây được.
Sau đó, Đức Cha Thuận bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm và cuộc phiêu lưu của Ngài bắt đầu… Trong cuộc hành trình, Ngài biết mình đang mất tất cả. Ra đi với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt, Đức Cha chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao lo âu ấy, Ngài vẫn thấy có một niềm vui lớn: ‘Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...’ và Chúa yêu cầu Ngài hãy trở về với điều cốt yếu.
Trong đêm tối, một tia sáng đến với tôi: ‘Con hãy bắt chước thánh Phaolô. Khi ngài ở tù, không hoạt động tông đồ được, Ngài đã viết thư cho các giáo đoàn. Đơn giản vậy mà con đi tìm đâu cho xa?’. Sáng hôm sau, vừa mới tinh sương, giữa tháng 10/1975, Đức Cha ra hiệu cho một cậu bé 7 tuổi, tên Quang, vừa đi lễ 5 giờ ra, trời còn mù và lạnh: ề Quang! con về nói má con mua cho ông mấy ‘bloc’ lịch cũ, ông cần dùng Ừ. Chiều tối, chú bé đã làm đúng vậy. Thế là mỗi đêm trong tháng 10 và tháng 11, 1975, Ngài đóng hết cửa, lấy giấy xi-măng dán bên trong và viết ‘Sứ điệp từ ngục tù’ cho giáo dân, dưới ánh đèn dầu leo lét, mặc cho muỗi tha hồ đốt. Mỗi sáng, Ngài trao cho bé Quang, mấy tờ lịch đã viết sau lưng, mang về cho anh, chị của Quang chép lại kẻo mất. Nếu để trên bàn tôi, ‘ông An’ (một giáo dân) thấy sẽ sinh tai họa. Đấy là đầu đuôi sách “Đường Hy Vọng”, sứ điệp lao tù thành hình là như thế. Hiện nay sách đã được xuất bản bằng tám thứ tiếng. Trong đó, chúng ta có thể đọc Lời Thơ:
Con Có Một Tổ Quốc
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
Lời thơ này được phổ nhạc bởi Linh mục Đỗ Bá Công, được cất tiếng hát bởi Nữ Ca sĩ Công Giáo Khánh Ly tại : http://www.youtube.com/watch?v=_2X6jfGwgcY
III./ TỔ QUỐC LÂM NGUY.
A. Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh : Hai Thái Cực.
Giáo sư Francis Xavier Winters, năm 1999, viết trên tạp chí ‘World Affairs’ Ấn Độ, có nhắc: sau khi ông Diệm chết, một nhà báo Pháp hỏi Hồ chí Minh : ‘Ông Diệm là người thế nào ?’ Ông Hồ đã trả lời : « Ông ta là một người yêu nứớc theo kiểu của Ông ta ». Hồ Chí Minh còn lên giọng trịch thượng khi nói với Wilfrid Burchett, một ký giả cộng sản nặng: « Tôi không thể ngờ là tụi Mỹ lại ngu đến thế ! ». Ngày nay, Sự Thật về hai Người đã được tiết lộ khá đầy đủ để chúng ta có thể xác định tính cách hai kiểu yêu nước khác nhau này. Khi Việt Minh cướp chính quyền, ông Diệm, từ Sài gòn, trở lại Huế để thăm mẹ và đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa (Phú Yên). Chúng giải ông ra Hà Nội và bị giam giữ tại miền núi Tuyên Quang. Sau đó, ông được trả tự do theo lệnh ân xá của Hồ Chí Minh năm 1946 và ông Hồ mời ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ. Ông Diệm cương quyết đòi phải biết mọi bí mật của chính phủ. Ông Hồ biết tham vọng xấu xa của ông khó có thể được tha thứ bởi vị đứng đầu Bộ Nội vụ, nên ông Hồ đã từ chối. Hơn thế, ông Diệm đã hỏi ông Hồ : « Tại sao ông giết anh tôi? » (ông Ngô Đình Khôi). Đây là câu hỏi từ một người thật can đảm khi trong tay không một tấc sắt, vì Hồ đang đầy uy quyền và, dưới tay hắn, có cả một băng nhóm du côn tàn bạo giết người.
Sự e ngại đó được bọn Cộng sản đàn em thể hiện trên Đức Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận, Vị Mục tử yêu nước cùng kiểu với Cậu mình. Bởi thế, Đức Cha đã bị tù giam trong 13 năm, nhưng không có bản án. Khôi hài quá nếu Tòa xử tù vì ‘yêu nước cùng kiểu với Ngô Đình Diệm’ hay ‘tuân Bài Sai của Đức Thánh Cha’ vì Giáo sĩ không tuân lệnh Bề Trên mới đáng trách.
Ngày 02.07.2013, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Hội đồng Công lý và Hòa bình tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’ trong hồ sơ phong Chân phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Khi làm ở Phòng Tôn giáo Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc. Do phải có một đội trông Người và ông là một sĩ quan lâu năm nên đề nghị để ra học tiếng Pháp với Đức Cha, chứ không để trông Người. Khi học tiếng Pháp thì tôi cảm nhiễm tinh thần Đức Cha. Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An môn, không còn muốn làm công an nữa vì, như thế, dễ phải đi đàn áp dân và tôi chuyển ngành nhưng không được, xin thôi việc cũng không cho nên phải bỏ việc. Khi được Rửa tội ở Nhà thờ lớn, các Cha mời anh viết diễn giải có đề ‘Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận’, rồi được gởi qua Tòa Thánh để bổ túc vào hồ sơ phong thánh.
B. Tương lai Tổ Quốc ?
Đọc bài ‘Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành Đô’ đăng trên mạng RFA ngày 06.08.2014 ( http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-declas-thanhdo-conf-08062014082423.html ), chúng ta được biết rằng Truyền thông Tàu cộng vừa công bố những chi tiết về ‘Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô’ như sau (xin trích): « Vì sự tồn tại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. VN sẽ cố gắng vun đắp tình hữu nghị lâu đời giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp. Và Việt Nam mong muốn được làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Trung quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị này và cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốcỪ. Sau đó, có những cựu sĩ quan Quân đội và Công an lên liếng yêu cầu Đảng và Nhà nước lên tiếng cho biết nguồn tin của Tàu cộng có đúng hay không. Nhưng im lặng hoàn toàn về phía phải trả lời cũng như bên đặt câu hỏi, có thể vì sợ mất sổ hưu như Tướng ‘đầu đàn’ Võ Nguyên Giáp trước kia.
Ước mong mỗi người trong chúng ta hãy suy niệm Đạo Đức và Yêu Nước từ Nhị Vị Lãnh Đạo, một về Công Giáo và một về Chính trị, để tự mình hay cùng chung hành động để đem lại những điều tốt đẹp cho Quê Hương, Dân Tộc và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hà Minh Thảo
Thông Báo
Phân Ưu: LM Antôn Vũ Hùng Tôn đã tạ thế tại Portland, Oregon
Đức ông Trịnh Minh Trí
09:48 15/09/2014
vừa nhận được tin:
Cha Antôn Vũ Hùng Tôn
Sinh ngày 9 tháng 6 năm 1922 tại Hà Trung, Thanh Hóa, Việt Nam
được Chúa gọi về vào lúc 5 giờ 43 chiều ngày 10 tháng 9 năm 2014 tại Portland, Oregon
Hưởng thọ 77 tuổi.
Chương trình thăm viếng: từ 10 giờ sáng dến 9 giờ tối: thứ hai đến thứ sáu
Thứ hai: Các linh mục và tu sĩ nam nữ (ngay sau Thánh lễ phát tang)
Thứ ba: Cộng đoàn Trái tim vẹn sạch, Salem, Tigard, Thánh Giacôbê Vancouver
Thứ tư: Giáo xứ Đức Mẹ La Vang và Cộng đoàn Anrê Dũng Lạc
Thứ năm: Cộng đoàn ở Seattle
Thánh lễ an táng : 11 giờ trưa thứ sáu 19.09.2014 (VN: 1 giờ sáng thứ bảy 20/9)
tại Thánh đường St. Stephen: 1112 SE 41st Ave Portland, OR 97214.
TIỂU SỬ CỦA CỐ LM. ANTÔN VŨ HÙNG TÔN:
Sinh ngày 09.06.1937 tại họ Đa Nam, xứ Kẻ Rừa, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
* Chủng sinh của Giáo phận Hà Nội:
. TCV Thánh Phêrô, Hoàng Nguyên: 1948-1952
. TCV Piô XII, Hà Nội: 1952-1954
. TCV Piô XII, Ngã Sáu Chợ Lớn: 1954-1958
* Đại chủng sinh của GHHV Piô X Đà Lạt: gốc Gp. Hà Nội, nhập Gp.Huế:
- Nhập học GHHV Piô X Khoá 1: ngày 13.09.1958
- Giúp xứ 1962-1963 tại trường Thiên Hựu, Huế
* Thụ phong Linh mục ngày 22.12.1966 tại Nt. Phát Diệm Phú Nhuận, Sàigòn
do ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình. - Khẩu hiệu: Tin tưởng nơi Chúa để Ngài hành động.
Cử nhân Triết Học 1962 và Cử nhân Thần Học 1967 tại GHHV Piô X Đà Lạt.
Mục vụ:
- 1967-1972: Phó Xứ Nhà thờ Chính toà Phủ Cam, Huế, kiêm Hiệu trưởng Trung Học Têrêsa, Cử nhân Văn Khoa tại Đại Huế.
- 1972-1973: Phụ giúp Giáo Xứ Thánh Giuse, Gò Vấp, Sàigòn.
- Ngày 04.12.1973 rời Việt Nam đi Hoa Kỳ.
- 1973-1978: Du học Hoa Kỳ - đậu Cử nhân và Cao học Tâm lý Đại học St. Thomas College, Minnesota
- Tuyên Uý cho Các Nữ tu dòng Nữ Tỳ Hèn Mọn của Thiên Chúa (Little Sisters of the Poor) tại địa phương
- 1978-1984: Phó Xứ các Gx.: St. Mary Magdalene, All Saints và Christ The King (Portland)
- 1984-1988: Nhập TGP. Seattle WA: Phó Xứ St. Joseph, Vancouver WA.
- 1988-1999: Chính Xứ St. James, Vancouver WA.
- 2000-2006: Quản nhiệm Nt. Các Thánh Tử Đạo VN Seattle, WA.
- 2006-2014: Nghỉ hưu tại St. Stephen church, Portland và mục vụ lưu động.
Các Tác Phẩm:
Lm.Antôn Vũ Hùng Tôn vừa là Nhạc sĩ và Ca sĩ vừa là Văn sĩ, lấy bút hiệu Hà Hoàng Tâm để nhớ nguồn gốc: tiểu chủng sinh Hà Nội,TCV Hoàng Nguyên và đại chủng sinh Giáo Hoàng Chủng Viện Mẫu Tâm Đàlạt 1958.
Tủ sách XUÂN TÂM, do Lm. Antôn Vũ Hùng Tôn và thân hữu chủ trương, khởi đầu năm 1972 với cuốn TRÊN PHÍM ĐÀN của Lm.Nhạc sư Antôn Tiến Dũng - Lm.AntônVũ Hùng Tôn
A.- Phụng vụ & Thánh nhạc
1.- TRÊN PHÍM ĐÀN, 1972: phưong pháp tập luyện trên phím đàn piano và harmonium
2.- PHỤNG CA LỄ HÔN PHỐI, 1984: 60 trang bài Thánh ca để dùng trong thánh lễ Hôn Phối.
3.- PHỤNG CA CỘNG ĐỒNG, 1985-1997: 400 trg bài Thánh ca dùng trong các nghi thức PV
4.- PHỤNG CA TÔN VINH, 2000: 130 trang bài Thánh ca của Linh mục nhạc sư Jean Baptiste
de la Salle Nguyễn Văn Vinh và Linh mục Antôn Vũ Hùng Tôn.
5.- CỘNG ĐỒNG CÙNG HÁT, 2005: 600 trang bài Thánh ca hợp tuyển.
6.- NHỮNG NHẠC PHẨM do chính Lm. Nhạc sĩ và Ca sĩ Vũ Hùng Tôn thực hiện:
1) Hãy hát lên, 2) Tin tưởng nơi Chúa, 3) Phoenix Alleluia, 4) Vâng lời Thầy con thả lưới,
5) Ave Maria, 6) Các Bạn Hãy, 7) Hồng Ân Huyền Nhiệm, 8) Alleluia Xuân Tâm,
9) Con yêu mến Thầy, 10) Cám ơn Mẹ cảm tạ Chúa
B.- Tâm lý, Tình yêu & Hôn nhân
1.- THƯ GỬI KIM LOAN,1973: Hà Hoàng Tâm dịch cuốn LETTERS TO KAREN, những bức
thư đầy tình cha con về bí quyết sống hôn nhân hạnh phúc cùa Mục sư Charlie W. Shedd.
2.- NÓI VỚI BẠN TRẺ VỀ TÌNH YÊU, 1976: Hà Hoàng Tâm ghi nhận những gặp gỡ nói
chuyện trao đồi với bạn trẻ ở Việt Nam về tình yêu, 1972-1973
3.- NGHE NHƯ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG, 1976: Hà Hoàng Tâm, dịch cuốn THE STORK
IS DEAD cùa Mục sư Charlie W. Shedd để trả lời những vấn đề thắc mắc của tuổi mới lớn.
4.- CHUẨN BỊ SỐNG ĐỜI HÔN NHÂN Công Giáo, 1976: Lm. Vũ Hùng Tôn trình bầy về
những chuẩn bị cần thiết cho cuộc sống lứa đôi theo tinh thần Công Giáo
5.- HIỂU MÌNH BIẾT NGƯỜI,1999: Hà Hoàng Tâm dịch cuốn PLEASE UNDERSTAND ME
của Marilyn Bates và David Keirsey: những tiêu chuẩn nền tảng để hiểu mình và biết người.
6.- SỨC MẠNH CỦA TƯ TƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TINH THẦN LẠC QUAN, 1999: Hà
Hoàng Tâm dịch cuốn THE POWER OF POSITIVE THINKING của Mục sư tiến sĩ Norman
Vincent Peale: những tư tưởng tích cực giúp con người sống vui sống mạnh.
7.-SOME HOLISTIC PRINCIPLES AND PRACTICES IN THE LIFE OF A TOTAL PERSON
1999 (Bản dịch tiếng Việt ở dưới đây: Quan niệm tổng hợp…)
8.- QUAN NIỆM TỔNG HỢP TRONG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI TOÀN BỘ, 1999: Hà
Hoàng Tâm trình bày những nguyên lý tổng quát chi phối nhiều lãnh vực trong cuộc sống
C.- Tôn giáo
1.- TÌM HIỂU ĐẠO CHÚA, 1976: tài liệu giáo lý Công Giáo cho dự tòng
2.- CUỘC ĐỜI ĐỨC KITÔ, 2008: Lm. Antôn Vũ Hùng Tôn dịch cuốn LIFE OF CHRIST của Đức Cha Fulton Sheen.
Thành kính phân ưu,
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Hữu
Joseph Ngọc Phạm
21:26 15/09/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ngoài người bạn tri kỷ,
không có thứ thuốc nào chữa được tâm bệnh.
(F. Bacon)