Ngày 17-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đầy tội, Chúa đầy tình
Lm. Minh Anh
00:27 17/09/2020
Con đầy tội, Chúa đầy tình

“Ở đâu tội lỗi đầy tràn, ở đó ân sủng càng chan chứa”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến ‘tội tình’. Ở đâu có tội, ở đó có tình; ở đâu có tình, tội được giảm khinh. Các biệt phái nhìn người khác như kẻ ‘có tội’; Chúa Giêsu nhìn họ như người ‘cần tình’.

Tin Mừng kể chuyện những gì xảy ra tại nhà biệt phái Simon. Biết Chúa Giêsu ở đó, một phụ nữ đến, mang theo lọ dầu thơm; đứng phía chân Ngài, bà khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân Ngài, bà lấy tóc lau, xức thuốc thơm và hôn chân Ngài. Simon tự nhủ, ‘Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai, thuộc hạng người nào, một đứa ‘đầy tội’’. Câu nói của Simon biệt phái thật thú vị, thú vị ở chỗ, Chúa Giêsu là tiên tri của các tiên tri, Ngài biết phụ nữ chạm vào mình thuộc loại nào; Ngài biết tội của bà, biết ở một mức độ lớn hơn nhiều so với những gì Simon biết. Vì những lý do đó, Ngài đã đối xử với bà theo cách của Ngài, một cách ‘đầy tình’.

Vậy thì phụ nữ này thuộc hạng người nào? Đó là một phụ nữ, cũng là một tội nhân, đang thực lòng thống hối. Chính nỗi đau buồn của bà về tội lỗi mình đã mở ra trái tim Chúa Giêsu và Ngài kịp đổ ‘đầy tình’ xót thương cho bà. Buồn thay, Simon biệt phái không thể nhìn quá bề mặt, ông nhìn bà ‘đầy tội’; ông trách Chúa Giêsu vốn sẽ ‘nhiễm uế’ vì bà ấy; đang khi Ngài lại nhìn thấy thấu suốt tâm can bà, để cho bà đụng vào Ngài. Simon không thể hiểu tại sao Chúa Giêsu lại để cho mình phải ‘nhiễm uế’ bởi một người ‘đầy tội’ như thế. Vậy mà, khi để mình ‘nhiễm uế’ bởi tội nhân, Chúa Giêsu dạy cho Simon cũng như dạy chúng ta một bài học ‘đầy tình’ ; đó là sự khác biệt giữa tội lỗi với tội nhân. Ngài không chấp nhận tội lỗi, nhưng đón nhận tội nhân; không đồng tình với tội lỗi, nhưng động lòng với tội nhân; không khoan nhượng với tội lỗi, nhưng khoan dung với tội nhân.

Một câu hỏi khác còn thú vị hơn, tại sao người phụ nữ ‘đầy tội ’ này lại dám tỏ tình cách công khai với một Giêsu ‘đầy tình’ giữa thế giới các đấng mày râu, đang khi truyền thống Do Thái không cho phép phụ nữ xuất hiện kiểu như thế? Phải chăng bà đã khám phá một điều gì đó trong trái tim ‘đầy tình’ của con người Chúa Giêsu, một Thiên Chúa làm người vốn không thể giấu kín lòng thương xót của Người đang bộc lộ qua ánh mắt nhân từ và đầy lòng trắc ẩn của con người Giêsu. Phải chăng trái tim khô héo vì tình của bà nay đang được ngụp lặn trong suối nguồn tươi mát từ trái tim đầy tình của Chúa, khiến bà không còn sợ hãi để đến gần con người đầy tình xót thương này.

Thư Côrintô hôm nay cho thấy Thánh Phaolô biết mình là ai, biết Chúa Giêsu là ai. Phaolô coi mình là một người ‘đầy tội’ , “Tôi đã bắt bớ Hội thánh của Thiên Chúa”; và coi Chúa Giêsu là một người ‘đầy tình’ , “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta”. Chính Thiên Chúa, Đấng ‘đầy tình’ đã xót thương đổi mới con người Phaolô, từ một con người ‘đầy tội’ trở thành sứ giả loan báo một Thiên Chúa ‘đầy tình’, “ Nhưng nay tôi là người thế nào là nhờ ơn Thiên Chúa”. Thật chí lí, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay trào tràn niềm vui, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ”, một niềm vui phục sinh của những ai vốn là người ‘đầy tội’ được xót thương; và đến lượt mình, kỳ diệu thay, họ ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, “Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa”.

Thật thấm thía khi chúng ta cùng đọc lại những lời của Thánh Caesario, “‘Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương’. Anh em thân mến, tiếng ‘thương xót’ thật là dịu êm. Tiếng ‘thương xót’ mà đã êm tai như thế, thì chính lòng thương xót lại còn dịu ngọt biết bao! Ai cũng muốn được người ta thương xót, nhưng đáng tiếc, không phải ai cũng xử sự để đáng được xót thương; người nào cũng muốn nhận mà ít kẻ muốn cho. Này bạn, sao bạn dám chường mặt xin điều mà bạn vẫn chối khéo? Ai muốn được thương xót trên trời, phải biết xót thương dưới đất”.

Anh Chị em,

Chúa Giêsu biết lòng dạ mỗi người, Ngài thấy rõ những gì chất chứa ở đó hơn bất cứ ai có thể nhìn thấy, kể cả đương sự. Ngài biết ở đó cố chấp hay buồn phiền; cáu kỉnh hay thờ ơ; khắt khe hay nhân ái. Ngài biết tất cả và sẽ hành động ‘đầy tình’, sao cho phù hợp nhất vì không gì có thể lừa dối Ngài. Hãy để Ngài đi vào những giờ phút cầu nguyện của mình, Ngài sẽ tiết lộ tội lỗi và sự yếu đuối của mỗi người; Ngài sẽ làm điều đó với sự dịu dàng, thương xót và nhen lên ở đó ngọn lửa thống hối. Và nếu đáp ứng, chúng ta cũng sẽ được Ngài chào đón như đã chào đón người phụ nữ tội lỗi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con ‘đầy tội’, Chúa ‘đầy tình’, xin xót thương con; xin đừng để con rơi vào cạm bẫy đoán xét anh em, cho con biết đối xử ‘đầy tình’ với họ như Chúa đã đối xử ‘thắm tình’ với con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa Nhật XXV Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
01:44 17/09/2020
CHÚA NHẬT XXV TN (A)
Isaia 55: 6-9; Tvịnh 144; Philipphê 1: 20c-24, 27a;Mátthêu 20: 1-16

Tôi đi giảng tĩnh tâm ở nhiều giáo xứ, tôi được nhìn thấy rất nhiều thị trấn và thành phố trên khắp đất nước. Mỗi nơi thường có những tính năng khác biệt với nhau và làm cho chúng trở nên có nét đặc trưng – đường chân trời, kích thước các sông, vịnh, cây có tán lá, hệ chủng tộc và kinh tế đặc trưng, v.v... Lại có các đặc điểm giống nhau được tìm thấy trong tất cả chúng – Như chuỗi cửa hàng, tiệm ăn, ngân hàng, nhà thờ, sân vận động, các tín hiệu giao thông, v.v... Dù tôi đi du lịch ở nhiều nơi trong đất nước, những người dân ở đây đều có điểm chung như - cảnh những người tu bổ đường sá dọc các con phố nhỏ và ở lối vào các trung tâm thương mại. Ở các thành phố, dân địa phương thường biết nơi tuyển dụng người lao động để đến xếp hàng và hy vọng có một ngày làm việc.

Người thuê nhân công thường giao cho họ làm những công việc bằng tay xung quanh nhà của họ, như công việc xây dựng sửa chữa lặt vặt, cùng làm việc với chủ nhà trong mọi việc, v.v... Những ngày đại dịch này, họ đã phải làm việc trong các nhà máy đóng gói đông đúc và không an toàn và trong các trang trại, họ cũng không được bảo vệ đầy đủ để chống lại vi rút. Trong lúc cuộc sống của họ đang tuyệt vọng, gia đình thiếu thốn, họ còn sự lựa chọn nào khác? - họ sẽ tranh luận. Việc áp chế người nhập cư càng làm cho tình cảnh của những người lao động này trở nên bấp bênh hơn; Tuy nhiên, khi bạn lái xe vào một thị trấn, thấy họ đứng thành từng nhóm nhỏ chờ người đến thuê họ.

Bạn không cần phải làm việc hàng ngày mới gọi là người đang lo lắng về tài chính. Đại dịch đã gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao, sự phá sản của các doanh nghiệp gia đình nhỏ và nhiều người mất nhà cửa. Khi bạn đang ở mức lương thấp, bạn không thể chịu đựng được khi mất một ngày làm việc, một ngày lương. Nó có thể tạo tạo cho bạn mối băn khoăn giữa việc mua thuốc chữa bệnh đúng theo toa, hay thực hiện một thủ tục khám chữa bệnh đúng kỳ hạn hay không. Ngày nay, tình trạng mất an ninh tài chính thậm chí đã lên đến mức báo động đối với giới trung lưu. Họ phải đối mặt với khủng hoảng về thế chấp, mất việc làm và giá cả tăng cao. Nhiều người ở các bang phía bắc đang lo lắng về việc liệu họ có đủ tiền để trả cho việc sưởi ấm ngôi nhà của mình hay không? Hoặc, liệu họ sẽ không còn ngôi nhà vào mùa đông nữa!

Nếu chúng ta nhân những nỗi sợ hãi này lên gấp 100 lần, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác cảm giác âu lo của một người lao động vào thời Chúa Giê-su. Vào thời đó, hơn 95% dân chúng là người nghèo và thiếu đói. Đối với nhiều người, một ngày làm công ăn lương là sự khác biệt giữa việc đói no trong cuộc sống. Mỗi buổi sáng, những người lao động sẽ cảm thấy lo lắng, trong mối suy nghĩ, "Giả sử hôm nay tôi không đi làm? Tôi sẽ nuôi gia đình như thế nào đây?" Ngay cả những người trẻ nhất, có thể lực tốt, đang có khả năng đi làm, cũng có nỗi sợ hãi này. Họ sẽ là những người được chọn đầu tiên - nếu có việc. Nhưng nếu không có việc làm, thì ngay cả những người có khả năng và sức khỏe cũng không có việc.

Nỗi sợ này cũng sẽ nhân lên gấp 100 lần nữa nếu bạn là người bị bệnh hoặc tàn tật, người già, góa phụ có con thơ, là những lao động trẻ em. Bạn sẽ không phải là người đầu tiên được thuê, hoặc thậm chí là người thứ hai hoặc thứ ba - những người khác có nhiều khả năng sẽ dễ đi làm trong ngày hơn. Nhưng bạn vẫn cần một khoản tiền chi dụng trong ngày để sống và nuôi gia đình. Một ngày lương có thể tạo ra sự khác biệt giữa ăn và đói; sống và chết. Vậy bạn có muốn trở thành là người làm việc trọn ngày chứ không phải là một trong số những người đứng chờ vô vọng, việc tuyển dụng - với hy vọng của bạn chìm dần theo thời gian? Ngay cả khi bạn được thuê muộn hơn trong ngày, điều đó sẽ khiến bạn nhận được ít lương, ít hơn những gì bạn cần cho gia đình của mình?

Gia chủ đã quen với việc thuê nhân công thu hoạch. Ông đã biết tất cả những điều này do có kinh nghiệm từ lâu rồi. Một số người sử dụng lao động không nhận thấy nhu cầu của các gia nhân. Nhưng dụ ngôn hôm nay nói về một chủ nhân hoàn toàn khác. Vị chủ nhân này để ý và quan tâm đến những công nhân đang cần việc làm. Và ông ta có lòng rộng lượng!

Câu chuyện ngụ ngôn chắc chắn khiến hầu hết chúng ta lầm tưởng. Chúng ta có thể ví mình ngang với những người trong hoàn cảnh đầu tiên, những người được thuê trước. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ, như cách chúng tôi đã được quan tâm dạy dỗ bởi cha mẹ và ông bà của chúng tôi. Và hơn thế nữa. Chúng ta, là những người đang sống theo sự huấn luyện có ý thức về công lý mà chúng ta đã được tổ tiên dạy dỗ, áp dụng chúng đúng lời dạy của Chúa. Chúng tôi là những người tốt đã làm việc chăm chỉ và siêng năng được quyền hưởng tiền công của Chúa, đó mới là sự công bằng của Chúa, phải không?

Chúng ta cần dừng lại ở đây để tự nhắc bản thân: Chúa biết tất cả những gì chúng ta đã nói, đã nghĩ và đã làm. Vậy chúng ta có thực sự muốn có một hệ công bằng trong phán quyết của Thiên Chúa cho tất cả những điều đó không? Tốt hơn hết chúng ta hãy cứ lảnh nhận những gì được trao ban bởi Đấng tự cho mình là "rộng lượng".

Đây là một dụ ngôn không quá nhiều về chúng ta và về những gì chúng ta đáng được hưởng, mà nói về Thiên Chúa! Ở đó nói về triều đại của Thiên Chúa và điều đó có hình ảnh một hệ thống tính toán không giống như những gì mà chúng ta từng trải nghiệm trong cuộc sống làm việc chăm chỉ của mình. Dụ ngôn này và những dụ ngôn khác, nói về một Đức Chúa rộng lượng, Ngài luôn chào đón chúng ta, Ngài không coi chúng ta như những người tôi tớ hạng 2 hoặc thấp kém hơn. Chúng ta đã nghe nhiều dụ ngôn để rút ra một kết luận về Thiên Chúai: Đức Chúa của chúng ta đã đem người ngoài vào và biến họ trở nên người trong cộng đoàn; Chúa của chúng ta không đối xử với chúng ta theo cách thức của chúng ta, mà theo ý Chúa. Đó là cây thước mà Đức Chúa sử dụng được mô tả trong ngụ ngôn hôm nay: “Sự Rộng lượng”.

Mỗi người chúng ta cần được ơn tha thứ và chúng ta đã được ban cho một cách hào phóng; cho dù chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có xứng đáng chưa. Trong những ngày cơn đại dịch bùng phát, chúng ta cần ơn can đảm, cần sự an ủi, kiên trì và hy vọng. Như chúng ta nghe hôm nay, người gia chủ muốn tỏ lòng rộng lượng, vượt quá sự mong đợi và chúng ta nên nhận. Có thể chúng ta cảm thấy chưa làm được điều gì cho Ngài để xứng đáng được Đức Chúa xét xử nhân hậu; rằng chúng ta chưa đáng được Chúa để ý đến. Đó là những gì chúng ta nghỉ suy, nhưng Đức Chúa nói, "Không thế đâu, vào ngay đi, con sẽ được chào đón. Ngài thật rộng lượng dường bao!"

Có một câu hỏi: Vậy Đức Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì? Vâng, nếu chúng ta tin vào Đức Chúa trong dụ ngôn này, là Đấng luôn chào đón chúng ta với tấm lòng rộng lượng, thì chúng ta phải phản ánh sự rộng lượng của Ngài trong cuộc sống của mình như thế nào. Chúng ta phải từ bỏ những khoản răn đe nghiêm ngặt. Chúng ta phải từ bỏ sự đánh giá người khác qua những sự kiện như: Họ có bao nhiêu; họ được giáo dục như thế nào; họ có đến nhà thờ của chúng ta chưa, bao lâu rồi; họ đã sống ở nước ta bao lâu rồi; họ có “xứng đáng” như chúng ta nghỉ không; liệu họ có đáng được chúng ta tha thứ hay không, v.v... Chúng ta hảy xử dụng ống kính của dụ ngôn hôm nay để xem bản thân chúng ta và những người khác xứng đáng được Chúa nhìn chúng ta với lòng “rộng lượng” của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


25th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a;Matthew 20: 1-16

As an itinerant preacher I get to see a lot of towns and cities around the country. There are features that separate one from another and make them distinct –skylines, size, rivers, bays, foliage, racial and economic separations, etc. Other features are found in all of them – chain stores, restaurants, banks, churches, stadiums, traffic signals, etc. No matter what part of the country I travel, these population centers have something else in common – the sight of day laborers along the side streets and at the entrances to malls. In the cities the locals usually know where to find these workers who line up and hope for a day’s work.

People hire them for handy work around their homes, construction jobs, assembly lines, etc. These pandemic days we also learn they work in crowded and unsafe packing plants and on farms without adequate protection against the virus. While their lives are desperate, their families are in need, what other choices do they have? – they would argue. The crack down on immigrants has made the situation of these laborers more precarious; but still, as you drive into a town, there they are, in small clumps waiting for someone to drive up and hire them.

You don’t have to be a day laborer to have financial worries. The pandemic has caused high unemployment, the collapse of small family-owned businesses and the loss of homes. When you are on the low end of the pay scale you can’t afford to lose even a day of work, a day’s pay. It might make the difference between getting a necessary prescription filled on time, having a medical procedure done – or not. These days financial insecurity has even reached the middle of the scale as people face mortgage crises, job loses and rising prices. How many people in the northern states are worried about the approach of winter and whether or not they will be able to pay for sufficient heating fuel for their homes? Or, whether they will even have a home!

Multiply these fears about job security by 100 and you get some sense of what it must have been like to be a day laborer in Jesus’ time. Poverty was severe, over 95% of the people were desperately poor and on the verge of starvation. For many, a day’s wage was the difference between having something to eat – and not. Each morning the day laborers would have had that empty feeling, the wave of anxiety, race through them as they pondered, "Suppose I don’t get work today? How will I feed the kids?" Even the youngest and physically fit, the ones most likely to get work, would know this fear. They would be the ones chosen first – if there were work. But suppose there were no work, even the most likely to get hired, would not.

Multiply and compound these fears by still another 100 if you were injured or disabled, elderly, a widow with children, a child laborer. You wouldn’t be the first hired, or even the second or third – others would be more likely to get work for the day. But you would still need a day’s pay to live on and to feed your family. A day’s pay could make the difference between eating and going hungry; living and dying. Wouldn’t you rather be one of those who worked a whole day, and not among those who stood around, waiting and despairing, hoping to get hired – with your hopes sinking as the day wore on? Even if you got hired later in the day, what good would that do since you would receive less than a day’s pay, less than what you needed for your family?

The landowner was accustomed to hiring harvest workers. He would know all this from experience. Some employers don’t notice their employees’ needs. But this parable tells of a different kind of employer. This one noticed and cared for those he saw who needed work. And he was extravagant!

The parable certainly rubs most of us the wrong way. We probably equate ourselves with people in the first situation, who were hired first. We have worked hard, the way we have been taught by our hard working parents and grandparents. And more. We who live up to the training and sense of justice we were taught by our forebears apply them to God. We are good people who have worked hard, and earned a right to God’s payment, we reason. That’s what is just, isn’t it?

We need to pause here and remind ourselves: God knows everything we have said, thought and done. Do we really want a strict judgment and payment system for all that? We’d be infinitely better off taking what is being offered by the One who is self-described as "Generous."

This is a parable and it is not so much about us and what we deserve, as it is about God! It’s about the reign of God and that means the accounting system is like nothing we have every experienced in our hard-working lives. This parable and others, is about a big and welcoming God, who doesn’t make us feel like 2nd class, or inferior servants. We have heard enough parables to draw some conclusions about God: our God takes outsiders and makes them insiders; our God doesn’t treat us according to our standards, but according to God’s. And the measuring rod God uses is spelled out in today’s parable – Generosity.

Each of us needs forgiveness and it is generously given us; whether we thought we deserved it, or not. During these pandemic days we also need courage, comfort, perseverance and hope. As we hear today, the one in charge wants to be generous, beyond what we think we should receive. We may not feel we have done enough for God to earn a favorable hearing; that we don’t deserve God’s attention. That’s what we might say, but God says, "Nonsense, come right in, you are welcome. I am feeling generous!"

A question: then: what does God require from us? Well, if we believe in the God of this parable, who welcomes us and is so generous, then we have to reflect this generosity in our lives. We have to stop keeping strict accounts. We must stop measuring people by how much they have; how educated they are; how long they have been coming to our church; how long they have been in our country; how "worthy" we think they are; whether they have earned our forgiveness, etc. We need to put on the eyeglasses today’s parable provides and see ourselves and others as God sees us – with generosity.
 
Trước Sau, Sau Trước
Lm Vũđình Tường
03:20 17/09/2020
Trước sau, sau trước cho thấy quả thực nhóm thợ sau cùng có nhiều kiên nhẫn hơn nhóm thợ đầu tiên. Dụ ngôn thuê người làm vườn nho cho biết Lòng Chúa Xót Thương vượt khỏi mọi ước mong, dự đoán của nhân loại. Thiên Chúa, Chủ vườn nho. Tất cả nhân loại đều do Chúa dựng nên. Dù họ tôn thờ Chúa hay chối bỏ Chúa, Thiên Chúa không bỏ rơi con người do Chúa dựng nên. Đã không bỏ rơi, Thiên Chúa còn yêu thương tất cả với tình yêu vô hạn của Ngài. Con người thường khen chê, ganh tị nhau bởi ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn xã hội.

Sáng sớm chủ vườn nho thuê đám thợ đầu tiên và đồng í ngày công là một đồng. Sau đó chủ thuê đám thợ thứ hai, và khoảng giữa trưa thuê nhóm thợ thứ ba. Chủ vườn nho hứa trả công sòng phẳng. Lúc đó thợ không biết trả công sòng phẳng là thế nào nhưng cuối ngày họ nhận được một đồng. Ông chủ quá rộng lượng. Đến xế chiều nhóm thợ cuối cũng được thuê. Chủ không hứa trả công như thế nào. Có lẽ họ cũng không dám đòi hỏi bởi có việc làm, ít nhiều gì cũng tốt. Cuối ngày nhóm thợ sau cùng cũng nhận được một đồng. Chủ rộng rãi ngoài mức tưởng tượng của mọi người. Thấy thế, nhóm thợ đầu tiên hy vọng sẽ được nhiều hơn, gấp đôi, gấp ba. Khi biết họ cũng chỉ nhận có một đồng. Họ than phiền cho là chủ thiếu công bằng. Họ lí luận nhóm thợ làm chỉ một giờ cũng nhận công một đồng, bằng họ làm việc vất vả suốt ngày. Chủ nói với một người trong họ. Các anh đồng í tiền công một đồng một ngày, các anh nhận đủ. Sao còn ganh tị vì tôi bác ái Mat 20,216. Tôi không có quyền xử dụng tiền bạc theo í tôi muốn sao.

Con người xã hội, lệ thuộc vào xã hội và hiểu công bằng theo xu hướng xã hội họ đang sống. Thiên Chúa không lệ thuộc vào một xã hội trần thế nào. Ngài trội vượt trên mọi xã hội loài người, vì thế Ngài không phải tuân thủ luật lệ của bất cứ xã hội nào. Ngài có cách riêng của Ngài. Cách đó vượt xa, cao hơn mọi lề luật, khuôn phép xã hội. Cách của Thiên Chúa đặt nền tảng trên yêu thương, bác ái, và lòng thương xót. Chủ vườn nho nói với một người trong nhóm thợ ghen tị dẫn đến khiếu nại là dấu chỉ của nghèo bác ái. Điều này đối nghịch với chủ là Đấng giầu tình thương, nhân ái. Nhiệm vụ của thợ không phải là học biết chủ phát lương cho ai bao nhiêu, bởi điều đó không liên quan đến việc làm. Công nhân cần sống nâng đỡ nhau. Đã không thực thi điều đó, còn sinh ra ghen tị. Nhóm thơ đầu tiên ghen tị vì họ cho rằng họ quan trọng hơn những thợ khác. Chủ vườn nho cho biết tất cả các thợ đều quan trọng. Tất cả đều cần cảm nhận cuộc sống của họ có giá trị, và cần được tôn trọng. Thợ than phiền bởi thợ nhìn vào số giờ làm việc trong ngày. Chủ vườn nho không nhìn vào thời gian thợ làm việc, nhưng nhìn rộng lớn hơn, nhìn vào một ngày làm việc. Hơn nữa chủ vườn nho còn nhìn vào mức sống gia đình người thợ cần có mang về nuôi sống gia đình. Như thế, người thợ làm việc không phải cho riêng cá nhân thợ mà còn là nguồn sống cung cấp cho gia đình thợ.

Nhóm thợ đầu tiên than phiền viện dẫn lí do họ làm việc vất vả, nắng, nhọc, khổ cực nguyên ngày. Họ không biết là họ may mắn, bởi ngay từ sáng họ đã nhận được việc làm. Họ làm việc cực khổ, vất vả thật nhưng tâm hồn họ bình an, vững tâm, vì cuối ngày chắc chắn có lương. Những nhóm thợ khác cũng phơi nắng chờ được thuê. Họ chịu nắng, lòng bồn chồn không yên, bởi nếu không có việc lấy gì nuôi gia đình. Ngoài nắng nôi họ còn đau khổ về tâm lí, không có việc làm, gia đình đói, vì thế khi được thuê mướn là họ vui, không cần phải bàn thảo về trả công. Có việc làm là tốt rồi, ít nhiều gì cũng có chút lương mang về gia đình. Nhóm đau khổ nhất có lẽ là nhóm được thuê sau cùng, khi ngày đã tàn, niềm hy vọng được thuê đã cạn. Chính lúc thất vọng, ê chề nhất lại là lúc chủ vườn nho xuất hiện mang đến cho họ niềm hy vọng. Tính kiên nhẫn, đứng trông, ngồi chờ, gần cả ngày mang đến thành quả tốt đẹp. Cuối ngày, họ còn kinh ngạc hơn nữa, bởi họ nhận được một đồng bằng những người thợ khác. Họ hân hoan ra về, lòng rộn niềm vui, miệng hoan ca cảm tạ lòng xót thương chủ vườn nho dành cho.

Ông chủ đó chính là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ.

TiengChuong.org

The First and The Last

The parable is about God's abundant generosity. Jesus used this parable to highlight the mercy of God, Who is the 'landowner', and all people are God's children. As God's children we all receive the same God's love. God discriminates against no one because God is love. We, humans discriminate against others, because we are driven by the world's standards.

The complaint was made, not because of the agreement on one denarius for a day's labour wasn't honoured, but because the expectation from the first group of labourers wasn't met. They raised the issue, because the last group of labourers got the same treatment as they did. They believed the last group of labourers received too much, for they had worked only an hour. For them it was unfair, and unacceptable, in the world's standard. The landowner, the Master, responded, that His generosity wasn't meant to be measured. Fairness, based on the labour market, shouldn't apply to God's generosity. the world's fairness, based on human greediness and vice, wasn't fair at all. The Master worked on a much higher level. It was the practice of heavenly virtues; the virtue of generosity. The Master challenged the workers: Are you envious because I am generous? Mat 20, 16. He told one of the complainants that they were in no position to get jealous. They were in no position to take control over who gets what, and how much the Master gave to the other workers. They were in no position to justify frustration with the Master, when He showed generosity, and certainly they were in no position to control the order of payment for the day work. The parable showed the first group of workers felt they were more important than the other workers. They should not use the worldly standard of justice to measure the heavenly standard of justice. For the Master, all workers were important, and all deserved to feel their worth.

The landowner agreed to pay the first group of workers one denarius for a day's labour. To the second and the third groups of workers, the landowner promised to 'give a fair wage'. We don't know what he meant by that, but they each received one denarius for their work. The last workers were employed without mentioning the amount of the payment. The first group of workers complained, that they worked hard all day, and endured the heat of the day. They failed to know, that they were blessed. They worked hard all day with peace of mind, that at the end of the day, they had a denarius to bring home. The other groups, all had endured the heat of the day as they were on standby, anxiously waiting to be hired. Do not fail to take into account the psychological anguish in waiting, worrying what would they bring home to feed their families. Their hope of being employed for the day dwindled as the day was going, and the prospect of being employed for that day was nil. Just before their hope died, the Master came to their rescue. There was no need of negotiating the payment, just something would be better than nothing. At the time of payment, to their surprise, they received much more than they could have imagined. The joy of receiving the Master's generosity overcame their anguish of waiting. They went home joyfully, chanting the Master's generosity. Their being patient to be employed paid off.
 
Bao dung nhân hậu noi gương Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
06:32 17/09/2020
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN A

Is 55,6-9; Pl 1,20c-24.27a; Mt 20,1-16a

BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG THIÊN CHÚA

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 20,1-16a

(1) Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vuờn nho nhà mình. (2) Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (3) Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. (4) Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng” (5) Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy”. (6) Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? “ (7) Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !”. (8) Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất”. (9) Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. (10) Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn. Thế nhưng cũng chỉ được lãnh một người một quan tiền. (11) Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: (12)“Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ. Thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. (13) Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có đối xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao? (14) Cầm lấy phần của bạn mà đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. (15) Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bung, mà bạn đâm ra ghen tức? (16a) Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.

2. Ý CHÍNH: DỤ NGÔN THỢ LÀM VƯỜN NHO

Bài Tin Mừng hôm nay ví Nước Trời do Đức Giê-su lập giống như câu chuyện một ông chủ vườn kêu thợ làm vườn nho. Có 4 tốp người được kêu vào 4 thời điểm khác nhau trong ngày. Khi trả lương, chủ vườn lại trả lương từ người làm vào giờ chót tới người vào làm từ giờ đầu. Mỗi người đều được trả một quan tiền. Khi bị phiền trách, ông chủ cho biết ông đã không bất công khi trả lương đúng theo thỏa thuận. Còn việc ông trả cho người sau bằng người đầu là do lòng nhân hậu của ông. Cũng vậy, sau này Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho mọi người gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. Dù là dân ngoại vào trễ hay dân Do Thái vào từ đầu, tất cả đều được hưởng ơn cứu độ. Chỉ cần họ có đức tin là đủ.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc: Bên Do Thái vào mùa hái nho, ngay từ sáng sớm, các chủ vườn thường ra ngã ba đường hay ra chợ người để thuê người đi làm công cho mình. Chủ vườn nho tượng trưng Thiên Chúa muốn mời gọi tất cả mọi dân tộc đều được đi làm vườn nho tức là được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. + thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền: Vào thời Đức Giê-su, chủ vườn nho thường trả lương công nhật cho thợ làm vườn là một quan tiền. Ở đây ông chủ đã hứa trả lương công nhật là một quan tiền ngay từ khi thuê họ vào làm việc.

- C 3-7: + Giờ thứ ba: Thời bấy giờ thời gian một ngày được tính từ lúc mặt trời lặn. Vì thế luật qui đình ngày Sa-bát bắt đầu từ 18g00 chiều thứ sáu. Nhưng khi tính giờ, người Do Thái lại tính từ lúc mặt trời mọc vào buổi sáng. Thời gian từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn được chia làm 12 giờ. Vậy giờ thứ nhất, thứ ba, thứ sáu, thứ chín và thứ mười một tương đương với 6 giờ, 9 giờ, 15 giờ và 17 giờ như ngày nay. Giờ lao động của người Do thái mỗi ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 18 giờ chiều. + Ông chủ vườn mời người đi làm vườn nho: Thiên Chúa muốn cho mọi người đều được hưởng ơn cứu độ, và người ta có thể vào Nước Trời là gia nhập Hội Thánh ở nhiều thời điểm khác nhau. + Tôi sẽ trả công cho các anh hợp lẽ công bằng: Trả lương công bằng, nghĩa là người làm thuê sẽ không bị thiệt thòi về tiền công. + Khoảng giờ thứ sáu rồi giờ thứ chín, ông lại ra và cũng làm y như vậy: Ông chủ nôn nóng đi kêu thợ làm trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày mà không tính toán thiệt hơn, cho thấy lòng bao dung nhân hậu của Thiên Chúa. Người không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. + Khoảng giờ mười một: Giờ thứ mười một tương đương với 17 giờ chiều, là giờ cuối của ngày. Thợ chỉ phải làm một tiếng. + Vì không ai mướn chúng tôi: Những người này đứng không suốt ngày do không được ai thuê mướn. + Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !: Ông chủ kêu thợ vào làm vườn nho vào giờ cuối là do lòng thương xót, chứ không do nhu cầu công việc. Điều này cho thấy ơn cứu độ được ban cho không, hoàn toàn do tình thương bao dung của Thiên Chúa, chứ không do công khó của con người.

- C 8-10: + Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất: Việc trả lương cách khác thường khi đảo lộn thứ tự trước sau và tiền lương một quan tiền được trả cho các người thợ làm việc nhiều ít khác nhau. Khi sắp xếp việc trả lương như vậy, ông chủ muốn diễn tả tình thương bao dung của Thiên Chúa đối với hết mọi người. Bất cứ ai dù là Do thái hay dân ngoại, dù theo đạo từ khi mới sinh hay trước khi chết, nếu thành tâm tin yêu Thiên Chúa thì đều được Người cho hưởng hồng ân cứu độ.

- C 11-13: + Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Họ trách móc ông chủ hai điều: Một là họ phải làm việc vất vả suốt từ sáng sớm đến chiều tối, đang khi những người làm vào giờ thứ mười một chỉ phải làm có một giờ. Hai là họ phải chịu sự nắng nôi khó nhọc, đang khi những người làm sau vào ban chiều không chịu nắng gắt. Họ muốn được chủ trả lương cao hơn những người làm sau. + Này bạn: Kiểu xưng hô này vừa khoan dung lại vừa trách nhẹ mong họ nghĩ lại. Giống như Đức Giê-su đã nói với Giu-đa khi anh ta dẫn dân quân Đền thờ đến bắt Người trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x. Mt 26,50). + Tôi đâu có xứ bất công với bạn?: Việc trả lương một quan tiền cho những người thợ đến sau không gây thiệt hại gì cho những người làm trước. Những người làm từ giờ thứ nhất đã nhận đủ một quan tiền, theo đúng thỏa thuận ban đầu.

- C 14-16b: + Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt: Việc trả lương cho người đến làm sau cũng được một quan tiền là do lòng quảng đại của ông chủ, chứ không do công lao của họ. Qua đó Đức Giê-su muốn dạy: Dân Do thái đừng ganh tị với lương dân khi Thiên Chúa cũng ban cho lương dân được thừa hưởng lời hứa cứu độ giống như họ. Người tín hữu đạo đức cũng đừng ganh tị với các tội nhân hay người lương khi thấy Chúa đối xử nhân từ, cho họ được ơn cứu độ vào lúc cuối đời. + Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức: Ông chủ vạch rõ tâm địa ganh ghét xấu xa của nhóm thợ làm sáng sớm, không muốn người làm sau được bằng họ.

4. CÂU HỎI:

1) Ông chủ vườn nho trong dụ ngôn ám chỉ ai? Việc ông chủ vườn nho đi kêu mời người đi làm vườn nho cho ông trong nhiều thời điểm khác nhau có ý nghĩa gì?

2) Người Do thái thời xưa tính ngày mới bắt đầu từ khi nào? Mỗi ngày có bao nhiêu giờ lao động và thời giờ ấy tương đương với giờ hiện nay ra sao? Giờ thứ mười một hiện nay là mấy giờ chiều?

3) Ông chủ hứa trả lương công nhật là bao nhiêu và hứa trả lương hợp lẽ công bằng nghĩa là gì?

4) Việc ông chủ đi kêu thợ làm vườn nho vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhất là vào giờ thứ mười một cho thấy ông là người thế nào?

5) Việc trả lương thợ của ông chủ vườn khác thường ở điềm nào? Điều này nhằm nói lên điều gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta?

6) Những người làm từ giờ thứ nhất phiền trách ông chủ thế nào?

7) Qua câu trả lời, ông chủ cho thấy việc ông trả lương bằng nhau cho những người làm công thời gian nhiều ít khác nhau có bất công như họ kêu trách không?

8) Ông chủ phê phán ra sao thái độ của bọn thợ làm từ giờ thứ nhất?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,13-15).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐA-VÍT ĐỐI XỬ BAO DUNG ĐÁP LẠI SỰ GANH GHÉT HẬN THÙ CỦA SA-UN:

Theo sách Sa-mu-en, Đa-vít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt. Ông đã cứu nguy cho dân quân Ít-ra-en bằng cách giao chiến một-chọi-một với tên đại tướng khổng lồ Gô-li-át thuộc quân Phi-li-tinh, đã hạ gục y bằng một phát bắn đá thô sơ và đã dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Sau đó quân Ít-ra-en thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân địch Phi-li-tinh. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ít-ra-en kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Đa-vít với trống con, tiếng reo mừng và não bạt. Họ ca hát như sau: "Vua Sa-un giết được hàng ngàn, Đa-vít giết hàng vạn".

Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tỵ sục sôi trong lòng vua Sa-un, khiến nhà vua tìm cách giết chết Đa-vít. Có lần phóng giáo vào Đavít khi anh đang gảy đàn để phục vụ đức vua. May mà Đa-vít đã kịp né tránh và đã thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, khi Đa-vít chạy trốn, vua Sa-un đã đích thân truy đuổi, quyết hạ sát cho bằng được Đa-vít để trừ hậu họa. Lần kia khi đang bị truy đuổi, Đa-vít đã có cơ hội trốn ngay bên vua Sa-un trong một cái hang tối, Đa-vít đã có thể giết chết Sa-un để trả thù, nhưng ông không làm thế, mà chỉ cắt một miếng ở giải áo của vua để chứng minh lòng trung thành của mình mà thôi (Samuen I, ch 17-18).

2) MỘT ÔNG VUA NHÂN TỪ QUẢNG ĐẠI:

Tại nước Tây Ban Nha có một ông vua tên là An-phong-sô rất nhân từ và quảng đại. Ngài thường cải trang làm thường dân vi hành đó đây để tận mắt chứng kiến những nỗi đau khổ và oan ức của nhân dân do bọn quan lại địa phương gây ra, để kịp thời sửa sai chấn chỉnh. Ngày nọ, đức vua cải trang đến một tỉnh lẻ và thuê một phòng trọ trong một nhà nghỉ bình dân. Sáng hôm sau, nhà vua yêu cầu bồi phòng mang đến cho ông một chiếc gương để cạo râu. Khi đem chiếc gương cho vị khách, anh bồi phòng thấy khuôn mặt ông khách rất dễ mến, nên đã chủ động bắt chuyện: “Này ông, tôi có cảm tưởng ông không phải là loại khách du lịch bình thường”. Nhà vua tò mò muốn biết anh bồi phòng nghĩ gì về mình, nên hỏi: “Sao anh lại nói như vậy?” Người bồi phòng trả lời rằng: “Vì tác phong và vẻ bề ngoài của ông có cái gì đó khác với dân bình thường. Chắc ông phải là người thuộc triều đình nhà vua tại thủ đô Ma-trít (Madrid) cũng nên”. Nhà vua chỉ đáp lại cách mập mờ: “Một cách nào đó anh nói cũng đúng đó!” Anh bồi phòng lại hỏi thêm: “Vậy hẳn ông phải là một quan chức luôn được hầu cận đức vua?” Nhà vua trả lời: “Anh đoán thật chẳng sai chút nào”. Người bồi phòng càng tò mò hơn và hỏi tiếp: “Phục vụ đức vua thì thông thường phải làm những việc gì hả ông?” Nhà vua mỉm cười hóm hỉnh đáp: “Ồ, làm nhiều việc lắm, đại loại như bây giờ tôi sắp phải cạo râu cho ngài”.

Người bồi phòng trong câu chuyện trên đã gặp được chính đức vua và được ngài hé mở cho biết phần nào sự thật về ngài. Các câu đối đáp giữa đức vua và người bồi phòng cho thấy thái độ nhân từ và khoan dung giống như ông chủ vườn nho, tượng trưng cho Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Những người đi làm vườn trễ ám chỉ dân ngoại và những kẻ tội lỗi. Họ được Thiên Chúa mời gia nhập Hội Thánh vào nhiều giờ khác nhau, cũng có người đi làm vào giờ thứ mười một, tức là tin theo Chúa vào lúc cuối đời trước khi chết. Đây cũng là trường hợp của người trộm lành trên cây thập giá ở bên phải Đức Giê-su. Ông ta nhờ lòng tin và sự thành tâm sám hối, nên đã được Người tha tội và còn hứa sẽ lập tức ban hạnh phúc thiên đàng cho anh như sau: “Tôi bảo thật anh: hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (x. Lc 23,42-43).

3) TÂM ĐỊA XẤU XA CỦA HAI KẺ THAM LAM VÀ GANH TỊ:

Ở Ấn Độ truyền tụng một câu chuyện vui như sau: Trong triều đình có hai viên quan phục vụ cho nhà vua được một thời gian lâu. Một ông có tính ganh tị, còn ông kia lại có tính tham lam.

Để sửa chữa tật xấu cho hai quan chức này, vua cho triệu vời cả hai vào chầu. Nhà vua loan báo sẽ thưởng công xứng đáng cho cả hai vì đã có công phục vụ nhà vua nhiều năm qua. Vua hứa sẽ ban thưởng cho họ bất cứ điều gì. Có điều phần thưởng vua ban sẽ tùy ý muốn của hai người: Ai mở miệng xin trước sẽ được phần thưởng như ý của mình, nhưng người kia lại sẽ được ban thưởng cho gấp đôi số đó.

Sau khi nghe vua phán, cả hai vị quan đều im lặng suy tính. Kẻ tham lam suy tính: Nếu ta xin trước thì sẽ chỉ nhận được một nửa so với tên kia. Còn người ganh tị lại nghĩ: Ta dại gì mà mở miệng xin trước để cho tên kia được hưởng lợi gấp đôi của ta. Cứ như thế một lúc lâu vẫn chẳng thấy ai trong hai viên quan mở miệng ra xin trước. Cuối cùng nhà vua yêu cầu đích danh viên quan có tính ganh tị được quyền xin trước. Hắn đã kịp nghĩ ra cách xin có hại cho kẻ kia như sau: "Thần xin đức vua ban cho thần bị chột một con mắt". Hắn xin như vậy để cho viên quan kia bị mù cả hai mắt. Chính sự ganh tị đã làm cho hắn mất đi tính người. Câu chuyện cho thấy: Ở đời, người ta do lòng ganh tị dễ sinh ra hờn oán nhau: Chỉ một miếng ăn, một chén gạo, một món lợi nhỏ cũng đủ để họ ra tay làm hại kẻ khác...

4) SỐ PHẬN CỦA KẺ CÓ LÒNG GANH GHÉT THÙ HẬN:

Trong một vở kịch, nhà đạo diễn JEAN A-NOU-ILB đã dàn dựng cảnh ngày phán xét chung theo trí tưởng tượng của ông: Những kẻ lành đang đứng thành hàng chen nhau để lần lượt được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng … Nhưng rồi khi thấy bên hàng đối diện có nhiều người tội lỗi trộm cướp đĩ điếm cũng đang xếp hàng để vào thiên đàng. Họ nhìn nhau, không thể hiểu được tại sao Chúa lại cho bọn người đầu trộm đuôi cướp kia cũng được vào thiên đàng giống như mình. Rồi họ bất mãn và hè nhau la ó phản đối Chúa đã bất công khi làm như thế. Họ nói to: “Tôi mà biết thế này thì khi còn sống tôi cứ ăn nhậu say xỉn và chơi bời dâm đãng ! Cần gì phải vất vả sống ngay chính và làm các việc bác ái !”. Họ còn động viên nhau phản đối Thiên Chúa bằng cách không thèm vào Thiên Đàng. Cuối cùng cả bọn đã tự loại mình ra khỏi Thiên Đàng để vào trong Hỏa Ngục, nơi dành cho ma quỷ và những kẻ đi theo chúng, đúng như lời Chúa phán như sau: “Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho Tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó…” (Mt 25,41).

3. SUY NIỆM:

1) NGƯỜI CON CẢ VÀ CÁC THỢ LÀM VƯỜN GIỜ THỨ NHẤT:

Trong dụ ngôn về người cha nhân hậu, anh con cả đã có thái độ bất mãn với người cha khi ông tỏ lòng bao dung tha thứ cho đứa em hư hỏng đã bỏ đi hoang, giờ quay về nhà. Không những ông không trừng phạt tội bất hiếu của nó, mà còn truyền cho gia nhân giết dê béo ăn mừng. Người con cả đã tỏ thái độ bất mãn ganh ghét khi không thèm vào trong nhà và còn lên tiếng phiền trách cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con dê con để vui vẻ với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về, thì cha lai giết bê béo ăn mừng nó !” (Lc 15,28-30). Trong Tin mừng hôm nay, những người đi làm từ sáng sớm cũng cằn nhằn ông chủ vườn nho khi thấy ông trả lương cho người đi làm vào giờ thứ mười một, dù chỉ làm việc một tiếng đồng hồ, cũng được trả lương một quan tiền, ngang bằng với họ đi làm từ giờ thứ nhất, chịu nắng nôi khó nhọc trong suốt cả ngày.

Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, các kinh sư và người Pha-ri-sêu cũng tỏ thái độ khó chịu khi thấy Người đối xử thân tình với bọn thu thuế, gái điếm và những kẻ tội lỗi. Như một mục tử tốt lành, Người đi tìm từng con chiên lạc, đem lại cho những người bất hạnh niềm vui và hạnh phúc. Người mời họ ăn năn sám hối và hứa ban Nước Trời cho họ. Như vậy, Đức Giê-su cho rằng người tội lỗi cũng được hạnh phúc trong Nước Trời ngang bằng các kinh sư và người Pha-ri-sêu, là những người tuân giữ từng điều luật nhỏ mọn và đã tự hào mình là một người công chính.

2) THẾ NÀO LÀ THÓI XẤU ĐỐ KỴ GANH GHÉT?

- Ngày từ thuở bình minh của nhân loại, sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, sự dữ đã lọt vào thế gian. Ca-in đã tỏ thái độ ganh tị với em là A-ben, khi thấy Thiên Chúa chấp nhận lễ vật của A-ben và bỏ không nhận lễ vật của mình. Do lòng đố kỵ, Ca-in coi A-ben là kẻ thù và đã ra tay giết chết em. Cuối cùng hắn đã bị trừng phạt. Như vậy kẻ ganh tị vừa huỷ diệt người khác, lại vừa tự hủy chính mình.

- Trong Tin Mừng hôm nay, những người thợ làm việc từ sáng sớm cũng đã cằn nhằn ông chủ vì đã trả lương cho người thợ làm vườn nho sau được một quan tiền, ngang bằng với họ đã chịu nắng nôi vất vả suốt cả ngày. Giả như ông trả cho người làm sau số tiền ít hơn thì chắc họ đã không cảm thấy bực bội như thế. Như vậy kẻ ganh tị do không có tình yêu thương nên đã không “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”. Họ không coi các người thợ vào làm việc sau họ là bạn, nhưng là đối thủ cạnh tranh. Họ coi sự may lành của kẻ khác lại là mối họa cho mình.

3) ĐẶC ĐIỂM CỦA KẺ CÓ LÒNG ĐỐ KỴ GANH GHÉT:

- Khó chịu khi thấy các bạn đồng trang lứa hơn mình:

Đặc điểm thứ nhất là cảm thấy khó chịu khi thấy bạn bè hơn mình. Khi nghe bạn thi đậu, có việc làm mới lương cao, được thăng chức, sắm được xe mới hay tậu được nhà mới, … thì người có lòng ganh tị thay vì “vui với người vui” để gửi lời chúc mừng, họ lại cảm thấy bực bội khó chịu và tìm cách hạ giá trị của người đó. Trái lại, khi thấy bạn bè sa cơ thất bại, thì người ganh tị lại cảm thấy hả hê vui sướng !

- Hay nói xấu những ai hơn mình:

Do thói xấu đố kỵ làm mờ mắt, họ luôn nghĩ mình hơn người khác, nên khi thấy bạn bè hơn mình, họ liền đả kích nói xấu kẻ đó để thỏa mãn lòng ganh ghét. Nếu cần, họ sẵn sàng thêu dệt thêm bớt, “ít xít ra nhiều”, nhằm hạ giá trị của người kia xuống.

- Không thừa nhận thành công của người khác:

Người có lòng ganh tị thường không thừa nhận thành công của người khác, vì nó đồng nghĩa với sự thất bại của mình.

- Hay so bì với người khác:

Họ thường nói: “Tại sao người kia không tài giỏi bằng tôi, không thông minh như tôi mà được cấp trên đặt làm sếp của tôi?”

“Tại sao người kia không xinh đẹp bằng tôi, nhưng lại có được một gia đình hạnh phúc như vậy?”

“Tại sao người kia có cha mẹ giàu sang, còn tôi lại không được như thế?”...

4. LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH THÓI ĐỐ KỴ GANH GHÉT?

- Mỗi người chúng ta, đều ít nhiều có tính xấu ganh ghét đố kỵ này. Điều cần làm là thay vì đố kỵ ganh tị với sự thành công của người khác, chúng ta hãy coi sự thành công của người khác là động lực thúc đẩy mình cố gắng vươn lên.

- « Tranh đua chứ không ganh đua »: Trong sân đá banh, cầu thủ cần cố gắng chạy nhanh hơn để giành bóng, không được ngáng chân hoặc thúc cùi chỏ hay nắm áo đối phương kéo lại để giành bóng...

- Bao dung với tha nhân noi gương Thiên Chúa: Cách ứng xử của ông chủ trong dụ ngôn chính là điều Chúa muốn dạy hôm nay: Ngài mời gọi những người thu thuế đang bị loại trừ, những người tội lỗi đang bị khinh dể được vào Nước Trời. Với những ai hay so đo, tính toán với tha nhân, Thiên Chúa sẽ theo luật công bằng mà đối xử với họ; Còn đối với những kẻ hay thương xót người, thì sẽ được Ngài xét xử xót thương.

- Chúa muốn chúng ta làm gì?: Mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho những nén vàng là những tài năng khác nhau... Trong ngày phán xét Chúa không hỏi chúng ta đã làm được những gì lớn lao, đã nắm giữ những chức vụ gì? Mà Ngài chỉ hỏi về đức tin thể hiện qua hành động mến Chúa yêu người của chúng ta. Chính thái độ đối xử với tha nhân hôm nay thế nào mà chúng ta sẽ được thưởng hay bị phạt trước tòa phán xét sau này.

4. THẢO LUẬN:

Ta nên làm gì để noi gương lòng nhân ái bao dung của Thiên Chúa: khi thấy bạn bè thành công hơn mình: họ thi đậu, còn ta thi rớt, họ hát hay và được nhiều người mến mộ còn ta thì không?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY THIÊN CHÚA CHA ĐẦY LÒNG TỪ BI NHÂN HẬU.

Xin ban cho con trái tim quảng đại bao dung của Chúa Giê-su và trái tim từ ái của Mẹ Ma-ri-a.

Xin cho trái tim con không ích kỷ để khép lại cho riêng mình, nhưng biết mở ra đón nhận tha nhân.

Xin cho trái tim con nên giống trái tim tự bi nhân hậu của Chúa Giê-su.

Xin cho lòng con vượt trên mọi tranh chấp nhỏ nhen và mọi sự trả thù ti tiện.

Xin cho tâm hồn con luôn được bình an, không giận hờn ganh ghét những ai hơn con.

Xin giúp tình cảm của con luôn được quân bình: không quá vui khi thành công, cũng chẳng quá buồn sầu khi thất bại.

Xin cho con khiêm tốn và bình tĩnh đón nhận những phê bình xây dựng của tha nhân.

Xin cho trái tim con đủ lớn để yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ không ưa con và những người con không ưa họ.

Xin cho vòng tay con luôn mở rộng để đón nhận mọi người, không coi ai là kẻ thù, nhưng biến thù thành bạn, bằng thái độ chân thành và hành động bác ái yêu thương.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Tất Cả Đều Lãnh Mỗi Người Một Đồng: Chúa Nhật 25 Thường Niên Năm - A
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:04 17/09/2020
(Mt 20, 1 – 16a)

Hôm nay chúng ta bắt đầu chu kỳ ba dụ ngôn về vườn nho của Chúa Giêsu. Chúa nhật 25, những người thợ sẽ vào làm vườn nho. Chúa nhật 26, hai người con trai được cha sai đi làm vườn nho, và Chúa nhật 27, những người tá điền muốn giết con ông chủ vườn nho.

Bước vào trong sự thân tình của Chúa

Cây nho trong Kinh Thánh có một ý nghĩa sâu sắc. Nó là biểu tượng của giao ước giữa Thiên Chúa với dân Ngài (Is 5, 1-7; Gr 2, 21; Ez 15, 4). Câu "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4) được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại trong ba dụ ngôn, theo truyền thống câu này muốn nói: "Hãy đi vào trong Giao ước…Hãy đến chia sẻ Giao ước với ta".

Chúa Giêsu tự khẳng định mình là cây nho: "Thầy là cây nho thật" (Ga 15, 1-5). Chúng ta được mời gọi vào làm vườn nho của Chúa, được sẻ chia công việc với Chúa, có ý nói, chúng ta dù sớm hay muộn cũng bước vào trong thân tình với Chúa, sống với Chúa. "Hãy đi làm vườn nho ta" còn có nghĩa là "Hãy vào hưởng niềm vui của chủ ngươi" (Mt 25, 21). Từ đây chúng ta mới hiểu được một đồng mà ông chủ trả cho người đến trước cũng như người đến sau là đồng nào.

Đồng lương yêu thương

Dụ ngôn những người làm thuê được mướn làm việc trong vườn nho qua những giờ khác nhau, tất cả lãnh lương giống như nhau là một đồng bạc, đã gây nên một khó khăn cho những người đọc Tin Mừng. Chúa nói với những người làm công: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng" (Mt 20, 4). Có người hỏi: Xứng đáng ở đây là xứng với cái gì? Khi có hai cái bằng nhau, hoặc cái này xứng với cái kia được coi là xứng đáng. Vậy đâu là tiêu chuẩn để Chúa Giêsu trả công xứng đáng? Nhiều người không khỏi ngạc nhiên, nhất là những người đến làm việc trước hết vì tiêu chuẩn trả công của ông chủ. Cách hành xử của ông chủ có chấp nhận được không? Không xúc phạm đến nguyên tắc đền bù xứng đáng sao?



Khó khăn phát xuất từ một sự sai lầm. Vấn đề đền bù được qui chiếu về sự đời đời, Thiên Chúa "sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm" (Rm 2, 6). Thiên Chúa nhân lành, Ngài có cách tính không giống chúng ta: "Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta" (Is 55, 8). Thiên Chúa ban cho con người cái mà Ngài cho là tốt nhất. Tiêu chuẩn của Ngài là tấm lòng, tiêu chuẩn của chúng ta thường là lý trí, và dĩ nhiên không luôn luôn đúng.

Trong dụ ngôn, mức lương được trả là một đồng. Đây là đồng đracmơ; hay đồng đờ-nhê, là thuế mà mỗi Người Do Thái phải nộp vào Đền Thờ Giêrusalem mỗi năm cho việc bảo trì, hoặc đồng "xtate" tiền cổ Hy-lạp là đồng được thánh Phêrô dùng để nộp thuế Đền thờ, phần của ngài và của Chúa Giêsu. Mỗi người nhận được một đồng, có ý nói đến mức lương của một ngày làm việc, một cái gì đó để sống trong ngày như bánh mì chẳng hạn.

Để nhận ra "điểm chính" trong dụ ngôn, chúng ta phải để ý đến qui chiếu của Chúa Giêsu ở đây về một tình huống cụ thể. Đồng bạc duy nhất được trả cho tất cả là nước Chúa, Chúa Giêsu đã mang xuống thế vì yêu thương thế gian. Dụ ngôn bắt đầu: "Nước Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình" (Mt 20, 1). Như vậy, Nước Trời là chủ đề chính và là bối cảnh của dụ ngôn.

Đồng lương ơn cứu độ phổ quát

Một lần nữa, vấn đề về ơn cứu độ của người Do thái và dân ngoại, hay của kẻ lành và những người tội lỗi được đặt ra, trước ơn cứu rỗi do Chúa Giêsu mang đến. Mặc dầu chỉ vì nghe huấn giáo của Chúa Giêsu mà người dân ngoại (những kẻ tội lỗi, những người thu thuế, những người đĩ điếm, v.v.) quyết định theo Chúa, trong khi trước lúc đó họ còn đứng đàng xa (nhàn rỗi). Vì ý định theo Chúa mà họ sẽ không có chỗ bậc hai trong vương quốc. Họ cũng sẽ ngồi cùng một bàn như những người khác và hưởng đầy đủ những của cải thời cứu thế.

Chúa Giêsu không cung cấp chúng ta một bài học về đạo đức xã hội, nhưng là bài học về tình yêu của Thiên Chúa với hết mọi người: "Từ sáng sớm, cho đến giờ thứ ba, giờ thứ sáu và thứ chín".

Không có ai là quá muộn để vào Nước Trời. Tất cả những ai chưa khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn được Ngài mời gọi mọi người nam nữ trong mọi giờ và ở mọi lứa tuổi đi làm vườn nho của Chúa! Đây là lời kêu gọi phổ quát. Đó là vấn đề kêu gọi hơn là vấn đề thưởng. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng về ơn cứu độ đời đời của chúng ta.

Có nhiều người cần cù, chịu khó, luôn sẵn sàng làm việc nhưng "không ai thuê"; họ nhàn rỗi vì thiếu việc làm và không có người mướn, lòng nhiệt thành đang có sẵn, có tiếng gọi thuê, họ lên đường mà không có sự mặc cả giá tiền như những người trước. Ông chủ đánh giá công việc của họ cách khôn ngoan và trả công cho họ bằng những người khác. Ý muốn nói, dù hoán cải vào "buổi sáng, giờ thứ ba … và thứ mười một giờ " đi chăng nữa, thì hết thảy mọi người đều được đón nhận … anh trộm lành được lên Thiên đàng "vào giờ thứ mười một" anh thực sự là người được mời gọi vào giờ sau hết và trở thành người đầu tiền vào Nước Trời: "Thật hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng với ta" (Lc 23, 43). Chúa không kết án kẻ trộm, Chúa bày tỏ lòng nhân lành của mình; họ đi làm, nhưng "không ai thuê" (Mt 20, 7), nếu người ta không thuê anh, anh "hãy đi làm vườn nho ta" (Mt 20, 4).

Điều mà chúng ta gán cho Thiên Chúa là không xứng đáng với Thiên Chúa, và điều Thiên Chúa ban cho chúng ta vượt quá công trạng của chúng ta: "từ người đến sau hết tới người đến trước hết đều lãnh mỗi người một đồng". Chúng ta không thể trách lòng tốt của ông chủ, vì không thấy gì sai trái trong cách ông hành xử. Ông trả cho mỗi người theo như thỏa thuận và thể hiện lòng thương xót như ông muốn: "Nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? "

Một huấn giáo khác có thể rút ra từ dụ ngôn. Ông chủ biết rằng những người làm thuê giờ cuối cũng có những nhu cầu như bao người khác, họ cũng có con cái phải nuôi ăn, như những nguời làm thuê giờ thứ nhất. Khi trả cho mọi người đồng lương y nhau, ông chủ chứng tỏ rằng ông không xét theo công trạng cho bằng theo nhu cầu. Ông chứng tỏ rằng ông không những công bằng, mà còn "tốt lành," quảng đại và nhân đạo.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ


 
Thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan
Lm. Minh Anh
22:58 17/09/2020

THOẢ TÌNH CHIÊM NGƯỠNG THÁNH NHAN
“Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ khi chỉ với một hai câu, Luca đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp của đoàn người đi theo Chúa Giêsu trên con đường rao giảng của Ngài. Bức tranh ấy nói với chúng ta thật nhiều. Ai chỉ một lần cảm nghiệm được Chúa Giêsu, người ấy sẽ chỉ mong ‘được thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan’.

Trên bước đường sứ vụ không mệt mỏi của mình, Chúa Giêsu không lẻ loi. Đi theo Ngài, còn có các môn đệ và một số phụ nữ đã được Ngài chữa lành, thứ tha; những con người đã được Ngài chạm đến. Ước muốn đi theo Chúa Giêsu không chỉ là một cảm xúc, dẫu cảm xúc có liên quan; nhưng trước hết, ước muốn này đã đến từ một lòng biết ơn đáng kinh ngạc; lòng biết ơn này dẫn họ đến một tình cảm sâu sắc. Đó là mối tương quan được tạo ra bởi những quà tặng của ân sủng và cứu rỗi. Những con người say mê Chúa Giêsu, đi theo Ngài, giờ đây, trải nghiệm một mức độ tự do nhiều hơn đối với tội lỗi so với những trải nghiệm trước đây. Chính ân sủng của Thiên Chúa đã biến đổi họ và kết quả là, họ sẵn sàng và tự nguyện để Chúa Giêsu trở thành trung tâm cuộc sống của mình và như thế, họ dán mắt vào Ngài, chiêm ngưỡng Ngài và sẵn sàng đi theo Ngài bất cứ nơi đâu.

Những con người được Chúa Giêsu chạm đến không chỉ có nhóm mười hai hoặc các phụ nữ đạo đức thời Ngài, họ còn là những người nam người nữ mọi thời, mọi nơi; đó là những người đã được Đức Giêsu Kitô Phục Sinh chạm đến, chữa lành, thứ tha và biến đổi. Thánh Phaolô là một ví dụ điển hình. Trên đường Đamas, con người này được Chúa Giêsu chạm đến, “Saul, Saul, sao ngươi bắt bớ Ta?”; để từ đó, Phaolô được chữa lành, thứ tha và biến đổi một cách không thể tin được; Phaolô đã say mê Chúa Giêsu, quên hết mọi sự để dán mắt vào Ngài và trở nên một chứng nhân phục sinh. Trong thư Côrintô hôm nay, con người được biến đổi này đã nói đến Đấng Phục Sinh đó, “Nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Đức Kitô trong đời sống hiện tại mà thôi, chúng ta là những người đáng thương hại nhất”; “Đức Kitô đã sống lại, Người là hoa quả đầu mùa của những ai đã an giấc ngàn thu”.

Hơn hai ngàn năm qua, Chúa Giêsu không ngừng chạm đến những con người mọi thời; và ngay hôm nay, Ngài đang tiếp tục chạm đến các tâm hồn, trong đó, có chúng ta. Nhưng liệu Ngài đã làm được gì nơi chúng ta? Ngài có biến đổi, chữa lành; và quan trọng hơn, Ngài có là lẽ sống, Đấng chúng ta hằng ước ao chiêm ngưỡng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa, khi thức giấc, con được thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan”. Trả lời các câu hỏi này, chúng ta thấy mình còn nhiều thiếu sót.

Thời trung học, một thanh niên nói với cô bạn cùng lớp, “Chúng ta là BF”, cô gái hỏi, “BF là gì?”, chàng đáp, “Best Friend, bạn thân nhất”; cuối năm đại học, sau nhiều cuộc hẹn, cậu sinh viên nói, “Anh là BF của em”, cô gái hỏi, “BF là gì?”, “Boy Friend, bạn trai đấy”. Ra trường, họ cưới nhau, nhìn những đứa con đáng yêu, người cha nói, “Anh là BF”, người mẹ trẻ vẫn nhẹ nhàng, “BF là gì?”, “Babies’ Father, cha của các con”; con cái lớn dần, người chồng nói với vợ, “Chúng mình là BF”, người vợ tươi cười hỏi, “BF là gì?”, “Beautiful Family, gia đình hạnh phúc”. Một ngày hạ, đôi vợ chồng già cùng ngắm ráng chiều, ông lão nói, “Chúng ta là BF”, bà hỏi, “Là gì nữa ông?”, “Be Forever, mãi mãi thuộc về nhau”. Tại phòng cấp cứu, ông nói, “BF nhé”, với những nếp nhăn lo lắng, bà hỏi, “BF là gì hỡi ông?”, “Bye Forever, mãi mãi tạm biệt”… rồi ông nhắm mắt. Vài ngày sau, trước khi ra đi, bà kịp thăm ngôi mộ của chồng và nhất là kịp nói với ông, “Beside Forever, mãi mãi bên nhau”. Tại nghĩa trang buồn, người ta nhìn thấy có hai ngôi mộ nằm cạnh nhau; lạ thay, ở đó, nhiều khóm hồng khoe sắc, ong bướm lượn lờ, ngày ngày chim chóc ríu rít đến làm tổ… như để ngợi ca mối tình thuỷ chung.

Anh Chị em,

Còn hơn mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng già, chúng ta không chỉ đi theo Chúa Giêsu tận chân trời góc biển, nhưng sẽ cùng Ngài hợp hoan mãi mãi trong nhà Cha trên trời để chiêm ngưỡng thánh nhan Cha. Mãi mãi trong nhà Cha, chiêm ngưỡng thánh nhan Cha trong Chúa Giêsu là giấc mơ ngàn đời của Thiên Chúa cho từng người. Để được như thế, vấn đề là mỗi người chúng ta hãy để cho Chúa Giêsu chạm đến; một khi đã chạm vào, Ngài sẽ biến đổi, tha thứ và chữa lành, khiến chúng ta cũng chỉ còn một ước mong duy nhất là được chiêm ngưỡng, tìm kiếm và sống cho một mình Thiên Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi ngày, qua Thánh Lễ, xin hãy chạm đến con, thứ tha, chữa lành và biến đổi con. Cho con say mê Chúa để làm tất cả mọi sự trong Chúa, vì Chúa và cho Chúa; và như thế, ngày sống của con trở nên một ngày thoả tình chiêm ngưỡng thánh nhan”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người thanh niên ngang nhiên phá hoại tại một nhà thờ Công Giáo ở Louisiana đã bị bắt
Đặng Tự Do
05:57 17/09/2020


Theo chính quyền địa phương, một thanh niên ngang nhiên thực hiện một vụ phá hoại kéo dài hàng giờ vào hôm thứ Tư tại Nhà thờ Công Giáo Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Tioga, Louisiana đã bị bắt và đã thú nhận hành vi phạm tội của mình.

Trong hành động phá hoại kéo dài hơn hai giờ, kẻ tấn công đã phá ít nhất sáu cửa sổ, đập một số cửa kim loại và làm vỡ nhiều bức tượng xung quanh khuôn viên giáo xứ. Quan sát thấy 2 camera của nhà thờ đã bị bão làm hỏng, dây nhợ treo toòng teng, y yên chí phá phách trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ.

Cha Rickey Gremillion, cha sở của nhà thờ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 11 tháng 9 rằng thiệt hại xảy ra từ 12:30 đến 3:00 sáng ngày 9 tháng 9. Không ai nhìn thấy hoặc nghe thấy gì trong khi vụ phá hoại xảy ra, nhưng toàn bộ sự việc đã được ghi lại vào camera an ninh của nhà thờ.

Cha Gremillion phát hiện ra thiệt hại khi đến nhà thờ để dâng Thánh lễ vào sáng hôm đó.

“Rõ ràng là anh ta không nhận ra có camera đang theo dõi mình,” Cha Gremillion nói.

Sở Cảnh sát Rapides cho biết hôm 11 tháng 9 rằng họ đã bắt giữ Chandler Johnson, 23 tuổi, vì tội xâm phạm và phá hoại một tổ chức.

Trên video, người ta có thể thấy Johnson, cởi trần và mặc quần jean xanh, làm vỡ nhiều chậu hoa nhỏ xung quanh nhà thờ và làm đổ một số chậu bê tông lớn hơn.

Anh ta đập một trong những cánh cửa kim loại với một bức tượng mà anh ta đã giật ra khỏi bên tượng đặt bên ngoài nhà thờ, và đập một cánh cửa kim loại khác với một bức tượng khác. Anh ta cũng ném một bức tượng vào một phần của nhà thờ, và làm vỡ đầu của Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Johnson đã dùng một vật cứng để đập một lỗ trên bức tượng lớn của Đức Mẹ Maria đã được đặt ở nhà thờ trong nhiều năm.

Cha Gremillion cho biết giáo xứ gần đây đã vượt qua cơn bão Laura mà không có thiệt hại lớn nào, ngoại trừ hai camera an ninh của nhà thờ. May mắn là nhà thờ có đến 4 camera, và 2 camera an ninh còn lại vẫn hoạt động và đã có thể ghi lại hành động phá hoại trên video.

Cha Gremillion cho biết ngài không nghĩ Johnson có bất kỳ mối quan hệ nào với giáo xứ hay có lý do nào để tấn Công Giáo xứ.

Cha Gremillion nói rằng Johnson không gây thiệt hại nào bên trong nhà thờ; mặc dù hắn ta có nhiều cơ hội để vào nhà thờ qua cửa sổ vỡ, nhưng anh ta không làm như thế có thể vì lo ngại bên trong nhà thờ có gắn camera.

Cha Gremillion cho biết, hầu hết kính sẽ được thay thế khi công ty bảo hiểm đồng ý chi trả. Một số giáo dân đã giúp dọn dẹp và che tạm cửa sổ bị vỡ vào buổi sáng khi vụ phá hoại được phát hiện.

Cha Gremillion cho biết ngài đang hy vọng sẽ có thể củng cố hệ thống an ninh tại giáo xứ sau vụ này. Mặc dù toàn bộ vụ phá hoại được ghi lại trên video, hệ thống báo động hoàn toàn không được kích hoạt.


Source:Catholic News Agency

 
Quốc Hội lập pháp Tây Úc khuyến nghị tôn trọng ấn tín bí tích tòa giải tội
Đặng Tự Do
05:58 17/09/2020


Một ủy ban của Thượng viện Tây Úc khuyến nghị hôm thứ Năm rằng không nên yêu cầu các linh mục ấn tín bí tích tòa giải tội khi hối nhân xưng tội lạm dụng tình dục trẻ em.

Ban Pháp chế Hội đồng Lập pháp khuyến cáo rằng “Trên cơ sở tín ngưỡng của họ, các linh mục nên được miễn trách nhiệm hình sự bắt buộc phải báo cáo những thông tin được tiết lộ trong tòa giải tội.”

Ủy ban cũng khuyến nghị rằng chính quyền tiểu bang nên “tham khảo ý kiến của các thừa tác viên tôn giáo khi bàn thảo các dự luật liên quan đến các thông tin nhận được trong quá trình xưng tội.”

Khuyến nghị, được đa số ủy ban đưa ra, liên quan đến Dự luật về Tu Chính Án trẻ em và dịch vụ cộng đồng năm 2019. Ở hình thức hiện tại, dự luật yêu cầu các linh mục phải báo cáo về các trường hợp đã biết hoặc bị nghi ngờ lạm dụng tình dục trẻ em.

Trong số ba thành viên ủy ban ủng hộ khuyến nghị tôn trọng ấn tín bí tích giải tội, hai người thuộc Đảng Tự do đối lập và một người thuộc Đảng Quốc gia.

Hai thành viên của Ủy ban thuộc Đảng Lao động đang nắm quyền đã chống lại việc giữ ấn tín bí tích tòa giải tội.

Dự luật nhằm thực hiện một số khuyến nghị trong báo cáo năm 2017 của Ủy ban Hoàng gia về Các ứng phó của các định chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em. Phần lớn dự luật tập trung vào việc bảo vệ trẻ em cho những người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres.

Trong cuộc điều tra về dự luật, Ủy ban Pháp chế đã nhận được 606 bản đệ trình của công chúng. Ủy ban ghi nhận rằng họ đã nhận được “phản đối mạnh mẽ” đối với yêu cầu buộc các linh mục vi phạm ấn tín bí tích giải tội, đặc biệt là từ các thành viên của Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Ủy ban nói rằng “hơn 90 phần trăm đệ trình cho cuộc điều tra này phản đối việc phá vỡ ấn tín bí tích giải tội.”

Victoria, Tasmania, Nam Úc, Queensland và Lãnh thổ Thủ đô Úc Canberra đã thông qua luật buộc các linh mục vi phạm ấn tín bí tích giải tội. New South Wales và Tây Úc đã quyết định tôn trọng ấn tín bí tích giải tội. Các quan sát viên cho rằng phản ứng quyết liệt của hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân đóng góp rất lớn vào kết quả của các tranh cãi tại các Quốc Hội tiểu bang.

Tại Tây Úc, nhiều linh mục đã viết thư để nói với ủy ban rằng các ngài sẽ không vi phạm ấn tín bí tích giải tội, và nhiều linh mục chỉ ra rằng luật này sẽ không thể thi hành được, vì việc xưng tội thường được thực hiện ẩn danh.

Ví dụ như Cha Mark Baumgarten, một linh mục của Tổng giáo phận Perth. Ngài đã viết cho ủy ban rằng “Tôi nghi ngờ một kết quả của loại luật này là nhiều giáo xứ có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn việc xưng tội trực tiếp để bảo vệ các linh mục.”

“Loại luật này cũng không thể thực thi được. Cách duy nhất để bắt một linh mục trong trường hợp này là cố gắng gài bẫy ngài bằng những hối nhân giả được trang bị thiết bị ghi âm, đó sẽ là một hành động đặc biệt độc hại.”

Cha Baumgarten kết luận: ”Các linh mục chúng tôi cam kết long trọng trước mặt Thiên Chúa, và tôi quan tâm nhiều đến việc Thiên Chúa sẽ phán xét tôi như thế nào hơn là cách tôi bị các quyền lực của thế giới này xét xử. Tôi sẵn sàng ngồi tù hoặc đối mặt với bất kỳ hình phạt dân sự nào khác trước khi tôi vi phạm ấn tín bí tích giải tội, và tôi cho rằng tất cả các linh mục - bất kể chịu ảnh hưởng của ý thức nào – cũng sẽ nói như vậy. Thật vậy, đã có một vài vị thánh linh mục trong nhiều thế kỷ đã tử đạo vì các ngài không chịu phá bỏ ấn tín bí tích giải tội. Nói như thế, tôi không có mong muốn trở thành một người tử vì đạo - theo nghĩa bóng hay cách khác – vì chuyện này và tôi cầu nguyện rằng những người đứng đầu có lý lẽ sẽ chiếm ưu thế trong vấn đề này, để cho phép các nhà lãnh đạo dân sự và Giáo hội cộng tác với nhau trong việc bảo đảm sự an toàn của những người trẻ và những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng ta.”


Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục San Francisco kêu gọi rước Thánh Thể để Giải phóng Thánh lễ
Đặng Tự Do
15:57 17/09/2020


Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã kêu gọi người Công Giáo tham gia các cuộc rước Thánh Thể trên toàn thành phố vào ngày 20 tháng 9, và tham dự các Thánh lễ bên ngoài tòa thị chính - để phản đối các sửa đổi về luật cách ly của thành phố với dụng ý rõ rệt là để ngăn cấm các cử hành phục vụ có công chúng tham dự.

London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California là tất cả là đảng viên đảng Dân Chủ đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ trong thời kỳ đại dịch Covid, trong khi các phòng khám phá thai vẫn được mở cửa.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone cho biết trong một bản ghi nhớ gửi các linh mục vào ngày 13 tháng 9 rằng các cuộc rước khác nhau sẽ bắt đầu tại các giáo xứ St. Anthony, St. Patrick và Star of the Sea, và sẽ hội tụ tại United Nations Plaza gần Tòa thị chính San Francisco.

Sau đó, các đoàn rước kết hợp sẽ tiến đến tòa thị chính, nơi các linh mục San Francisco, do tổng giám mục dẫn đầu, sẽ cử hành nhiều Thánh lễ ngoài trời, bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, như một hành động phản kháng.

London Breed đã thông báo trong tuần này rằng bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, các nhà thờ có thể có tối đa 50 người tham dự các buổi lễ ngoài trời. Ngoài ra, cầu nguyện riêng trong nhà thờ thì được phép, nhưng chỉ tối đa một người duy nhất trong nhà thờ.

Trước đây, hắn ta chỉ cho tối đa 12 người tham dự các cử hành phục vụ ngoài trời, và không ai được cầu nguyện bên trong nhà thờ. Tổng giáo phận San Francisco bao gồm thành phố San Francisco và quận hạt San Francisco - nơi có nhà thờ chính tòa - cũng như các quận San Mateo và Marin.

Qua những giới hạn hà khắc này, London Breed và Gavin Newsom thể hiện rõ thâm ý cay độc đối với người Công Giáo. Thật thế, trong lúc đưa ra các lệnh cấm ngặt nghèo như thế đối với các nhà thờ, London Breed và Gavin Newsom cho phép các khách sạn ở San Francisco được mở cửa trở lại hoàn toàn; các phòng tập thể dục trong nhà được mở cửa trở lại với 10% công suất; và hầu hết các cửa hàng bán lẻ được phép hoạt động với 50% công suất, và các trung tâm thương mại bị hạn chế ở mức 25%. Các phòng tập thể dục hoạt động trong các tòa nhà chính phủ dành cho các viên chức cảnh sát và các nhân viên chính phủ khác đã mở cửa trở lại từ rất lâu.

Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã nhận xét cay đắng rằng các tiệm làm tóc, tiệm làm móng và tiệm mát-xa được mở cửa trở lại, nhưng “chúng tôi chỉ được phép có một người duy nhất được cầu nguyện trong nhà thờ.”

Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết tổng giáo phận đã đặt hàng trăm biểu ngữ bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và cả bằng tiếng Trung Quốc có nội dung: “Chúng tôi là thiết yếu: Hãy giải phóng các thánh lễ!” Ngài yêu cầu anh chị em giáo dân mang các biểu ngữ trong các cuộc rước Thánh Thể.


Source:Catholic News Agency
 
Kẻ đập phá tượng Thánh tâm Chúa!
Thanh Quảng sdb
16:37 17/09/2020
Kẻ đập phá tượng Thánh tâm Chúa!

Cảnh sát đã bắt giữ tên Isaiah Cantrell, 30 tuổi vào thứ Tư, ngày 17 tháng 9 vì bị cáo buộc phá hủy một bức tượng lịch sử của Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick ở El Paso, Texas.

ChurchPOP cho hay đoạn phim của máy camera nhà thờ ghi lại “cho thấy hắn trèo lên bàn thờ và đập phá” bức tượng.

Giáo phận cho biết bức tượng trị giá khoảng 25.000 đô la.

Linh mục Trini Fuentes, trưởng ấn Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick cho biết ngài "rất sốc vì chúng tôi đang ở tong nhà thờ và rất đau lòng chứng kiến tình huống bất ngờ này."

Cảnh sát đã giữ thủ phạm ở trung tâm tội phạm Isaiah Cantrell, chờ ngày y được đưa ra tòa. Theo lời khai thì y cho rằng "màu của bức tượng là không đúng!" Hắn cho rằng: "Chúa Giê-su là người Do Thái, nên màu da phải sẫm hơn."

Được biết thủ phạm đã từng có tiền án "phá phách và nghiện xì ke ma túy!"

Đây là một trong những bức ảnh lâu đời nhất chụp nội thất Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick vào khoảng những năm 1925-1930. Tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã ngự giữa trước bàn thờ gần 90 năm qua!”
 
Bài giáo lý thứ bẩy của Đức Phanxicô về chữa lành thế giới: Chăm sóc ngôi nhà chung và chiều kích chiêm niệm
Vũ Văn An
18:42 17/09/2020


Trong buổi yết kiến chung ngày 16 tháng 9, tại Sân Damaso trong Tông điện Vatican, Đức Phanxicô đã đọc bài giáo lý thứ bẩy về chữa lành thế giới, nhấn mạnh tới việc chăm sóc môi sinh và chiều kích chiêm niệm:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Để sống thoát cơn đại dịch, chúng ta cần quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Phải chăm sóc và quan tâm lẫn nhau. Và chúng ta phải hỗ trợ những người chăm sóc những người yếu nhất, bệnh tật và già cả. Ôi, hiện có xu hướng gạt người già sang một bên, bỏ rơi họ. Và điều này thật tệ. Những người này - được định nghĩa rõ ràng bằng thuật ngữ Tây Ban Nha “cuidadores” (người chăm sóc), những người chăm sóc người bệnh - đóng một vai trò thiết yếu trong xã hội ngày nay, ngay cả khi họ thường không nhận được sự công nhận và đền đáp xứng đáng. Quan tâm là quy tắc vàng của bản chất con người chúng ta và mang theo nó sức khỏe và niềm hy vọng (xem Thông điệp Laudato Si ’[LS], 70). Chăm sóc những người bệnh tật, những người khốn khó, những người bị gạt sang một bên: đó là sự phong phú nhân bản, và cũng có tính Kitô giáo.

Chúng ta cũng phải mở rộng việc chăm sóc này cho ngôi nhà chung của chúng ta: cho trái đất và cho mọi tạo vật. Mọi hình thức sống đều có mối liên hệ qua lại với nhau (xem đd, 137-138), và sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào hệ sinh thái mà Thiên Chúa đã tạo ra và giao phó cho chúng ta chăm sóc (xem St 2:15). Ngược lại, lạm dụng chúng là một tội trọng phá hoại chúng ta, làm hại chúng ta và làm cho chúng ta bệnh hoạn (x. LS, 8; 66). Thuốc giải độc tốt nhất chống lại việc lạm dụng ngôi nhà chung của chúng ta là chiêm niệm (xem đd, 85, 214). Nhưng bằng cách nào? Há không có vắc-xin nào cho việc này, để chăm sóc ngôi nhà chung, để không gạt nó sang một bên hay sao? Đâu là liều thuốc giải độc chống căn bệnh không chăm lo cho ngôi nhà chung của chúng ta? Nó là sự chiêm niệm. “Nếu ai đó đã không học cách dừng lại và chiêm ngưỡng một điều gì đó đẹp đẽ, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu người đó đối xử với mọi sự như một đồ vật để sử dụng và lạm dụng một cách không quan tâm” (ibid., 215). Cả trong cách sử dụng sự vật rồi vứt bỏ chúng đi nữa. Tuy nhiên, ngôi nhà chung của chúng ta, tức sáng thế, không chỉ là một “tài nguyên”. Các tạo vật đều có giá trị ngay trong chúng và từ trong chúng và mỗi tạo vật “phản chiếu theo cách riêng tia sáng khôn ngoan và tốt lành vô tận của Thiên Chúa” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 339). Giá trị này và tia sáng thần thiêng này phải được khám phá, và để khám phá ra nó, chúng ta cần im lặng, chúng ta cần lắng nghe và chúng ta cần chiêm niệm. Sự chiêm niệm cũng chữa lành linh hồn ta.

Nếu không có sự chiêm niệm, chúng ta sẽ dễ trở thành con mồi cho một chủ nghĩa qui nhân bất cân bằng và cao ngạo, cái “tôi” ở trung tâm của mọi sự, mang lại tầm quan trọng thái quá cho vai trò con người của chúng ta, định vị chúng ta như những kẻ thống trị tuyệt đối mọi tạo vật khác. Việc giải thích sai lệch các văn bản Kinh thánh về sáng thế đã góp phần vào việc giải thích sai lạc này, dẫn đến việc khai thác trái đất đến mức bóp nghẹt nó. Khai thác sáng thế: đó là tội lỗi. Chúng ta tin rằng chúng ta là trung tâm, đòi chiếm vị trí của Thiên Chúa và vì vậy chúng ta phá hủy thế hài hòa của sáng thế, sự hài hòa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta trở thành những kẻ săn mồi, quên đi ơn gọi của mình là người trông coi sự sống. Tất nhiên, chúng ta có thể và phải cày bừa trái đất để sống còn và phát triển. Nhưng cày bừa không đồng nghĩa với bóc lột, nó luôn đi kèm với sự chăm sóc: cày bừa và bảo vệ, làm việc và chăm sóc… Đó là sứ mệnh của chúng ta (x. St 2,15). Chúng ta không thể kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển trên bình diện vật chất mà không chăm sóc ngôi nhà chung đang chào đón chúng ta. Những anh chị em nghèo nhất của chúng ta và mẹ đất của chúng ta đang than khóc về những thiệt hại và bất công mà chúng ta đã gây ra, và yêu cầu chúng ta đi theo một con đường khác. Nó đòi hỏi chúng ta một sự hoán cải, một sự thay đổi đường đi; cả việc chăm sóc trái đất, sáng thế nữa.

Vì vậy, điều quan trọng là phải tái khám phá chiều kích chiêm niệm, tức là nhìn vào trái đất, sáng thế như một hồng phúc, không phải như một điều để khai thác kiếm lợi: không. Khi chúng ta chiêm niệm, chúng ta khám phá ra nơi những người khác và nơi thiên nhiên một điều gì đó lớn hơn tính hữu dụng của họ. Đây là trọng tâm của vấn đề: việc chiêm niệm vượt ra ngoài tính hữu dụng của một điều gì đó. Chiêm niệm cái đẹp không có nghĩa là bóc lột nó, không: chiêm niệm. Nó có tính tự do. Chúng ta khám phá ra giá trị nội tại của những sự vật được Thiên Chúa ban cho chúng. Như nhiều bậc thầy linh đạo đã dạy chúng ta, trời, đất, biển và mọi tạo vật đều có khả năng mang tính biểu tượng này, hoặc khả năng huyền bí này để đưa chúng ta trở lại với Đấng Tạo Dựng và hiệp thông với sáng thế. Chẳng hạn, Thánh Inhaxiô thành Loyola, ở cuối cuốn Linh Thao của ngài, mời gọi chúng ta thực hiện “Chiêm niệm để tiến tới yêu thương”, nghĩa là xem xét việc Thiên Chúa nhìn các tạo vật của Người và vui mừng vì chúng như thế nào; để khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong các tạo vật của Người, với sự tự do và ân sủng, để yêu thương và chăm sóc chúng.

Sự chiêm niệm, trong khi dẫn chúng ta đến một thái độ quan tâm, không phải là vấn đề nhìn vào thiên nhiên từ bên ngoài, như thể chúng ta không đắm mình trong đó. Nhưng chúng ta ở bên trong thiên nhiên, chúng ta là một phần của thiên nhiên. Đúng hơn, việc này được thực hiện từ bên trong, nhìn nhận chúng ta là một phần của sáng thế, khiến chúng ta trở thành những người chủ đạo chứ không chỉ là những khán giả đơn thuần của một thực tại vô định hình chỉ để được khai thác. Những người chiêm niệm theo cách này cảm nghiệm không những sự ngạc nhiên đối với những gì họ nhìn thấy mà còn bởi vì họ cảm thấy họ là một phần làm nên vẻ đẹp này; và họ cũng cảm thấy được kêu gọi để trông nom nó và bảo vệ nó. Và có một điều chúng ta không được quên: Những ai không thể chiêm niệm thiên nhiên và sáng thế, thì cũng không thể chiêm niệm con người trong sự phong phú đích thực của họ. Và những người sống để khai thác thiên nhiên rốt cục sẽ bóc lột con người và đối xử với họ như nô lệ. Đó là một quy luật phổ quát. Nếu không thể chiêm niệm thiên nhiên, anh chị em sẽ rất khó chiêm niệm con người, vẻ đẹp của con người, anh của anh chị em, chị của anh chị em. Tất cả chúng ta.

Những ai biết cách chiêm niệm sẽ dễ dàng bắt tay vào việc cố gắng thay đổi những gì đang tạo ra suy thoái và tổn hại cho sức khỏe. Họ sẽ cố gắng giáo dục và cổ vũ các thói quen sản xuất và tiêu thụ mới, để góp phần vào một mô hình tăng trưởng kinh tế mới bảo đảm việc tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta và tôn trọng người ta. Người chiêm niệm trong hành động: điều này quả tốt đẹp! Mỗi người chúng ta nên là người bảo vệ môi trường, sự trong sạch của môi trường, tìm cách kết hợp kiến thức tổ tiên của các nền văn hóa lâu đời hàng thiên niên kỷ với kiến thức kỹ thuật mới, để lối sống của chúng ta luôn bền vững.

Cuối cùng, chiêm niệm và quan tâm: đó là hai thái độ chỉ cho ta cách sửa chữa và tái cân bằng mối tương quan của chúng ta trong tư cách con người nhân bản với sáng thế.

Thường thường, mối tương quan của chúng ta với sáng thế dường như là mối tương quan giữa những kẻ thù: phá hủy sáng thế vì lợi ích của chúng ta. Khai thác sáng thế vì lợi nhuận của chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng điều đó sẽ phải trả giá rất đắt; chúng ta đừng quên câu nói của người Tây Ban Nha: “Chúa luôn tha thứ; đôi khi chúng ta tha thứ; thiên nhiên không bao giờ tha thứ ”. Hôm nay tôi đọc trên báo về hai băng sơn lớn ở Nam Cực, gần biển Amundsen: chúng sắp sụp đổ. Điều này sẽ rất khủng khiếp vì mực nước biển sẽ dâng cao và việc này sẽ mang lại rất nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều tai hại. Và tại sao? Vì trái đất đang nóng lên, không quan tâm đến môi trường, không chăm sóc ngôi nhà chung. Mặt khác, khi chúng ta có mối tương quan – tôi tạm gọi là - "huynh đệ" vì nó là kiểu nói văn hoa; mối quan hệ “huynh đệ” với sáng thế, chúng ta sẽ trở thành người bảo vệ ngôi nhà chung, người bảo vệ sự sống và người bảo vệ niềm hy vọng. Chúng ta sẽ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Và một số người có thể nói: "Nhưng, tôi rất ổn giống như bây giờ". Nhưng vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao - điều này đã được một nhà thần học người Đức, một người theo đạo Tin lành, một người tốt: Bonhoeffer nói ra - vấn đề không phải là nay anh chị em lo liệu ra sao; vấn đề là: đâu là di sản, là sự sống cho các thế hệ mai sau? Chúng ta hãy nghĩ đến con cái cháu chắt của chúng ta: chúng ta sẽ để lại gì nếu chúng ta trấn lột sáng thế? Chúng ta hãy bảo vệ đường đi này của những “người bảo vệ” ngôi nhà chung của chúng ta, những người bảo vệ sự sống và cũng là những người bảo vệ niềm hy vọng. Họ bảo vệ di sản mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta (cho người ta, cho mọi người) để các thế hệ mai sau được thụ hưởng nó. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người dân bản địa, những người mà tất cả chúng ta đều mang món nợ ơn nghĩa- cũng là món nợ ăn năn, sửa chữa những điều xấu xa chúng ta đã gây ra cho họ. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những phong trào, hiệp hội, những nhóm bình dân vốn cam kết bảo vệ lãnh thổ của họ với những giá trị tự nhiên và văn hóa của nó. Những thực tại xã hội này không luôn luôn được đánh giá cao, và đôi khi chúng còn bị cản trở; bởi vì chúng không kiếm ra tiền; nhưng trên thực tế, chúng góp phần vào một cuộc cách mạng hòa bình, mà chúng ta có thể gọi là “cuộc cách mạng của sự chăm sóc”. Chiêm niệm để chăm sóc, chiêm niệm để bảo vệ, bảo vệ chính mình, sáng thế, con cái cháu chắt chúng ta và bảo vệ tương lai. Chiêm niệm để chăm sóc và bảo vệ, và để lại một di sản cho thế hệ mai sau.

Và không được giao việc này cho người khác: đây là nhiệm vụ của mỗi con người nhân bản. Mỗi người chúng ta có thể và phải là “người bảo vệ ngôi nhà chung”, có khả năng ca ngợi Thiên Chúa vì các tạo vật của Người, chiêm ngưỡng các tạo vật và bảo vệ chúng. Cảm ơn anh chị em.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ an táng và cầu nguyện cho cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Qúy tại Đức
Trầm Hương Thơ
09:20 17/09/2020
ĐỨC QUỐC - Buổi chiều hôm thứ sáu 11.09.2020 tôi điện thoại hỏi thăm tình trạng Cha Phêrô thì đó nghe chị Theresia nói Cha không khỏe em ạ. Sáng giờ không ăn nhưng cha luôn đọc kinh và hát thánh vịnh như là cha đang chờ Chúa đến vậy, và tối đó cha đã từ giã mọi người để ra đi thanh thản sau cuộc hành trình 91 năm trên trần thế này. Ngài là người cha tinh thần mà tôi mến yêu và qúy trọng nhất mà tôi giám khẳng định rằng:

Đời Cha là một tấm gương
Tỏa hương nhân đức khiêm nhường trung kiên
Vui tươi với nụ cười hiền
Thương yêu hai chữ gắn liền đời Cha.

Vâng, thật vậy. Ngài là một tấm gương tốt lành bác ái và khiêm nhường vui vẻ, để cho tôi và có lẽ cho nhiều người khác nữa.

Sáng hôm nay vào lúc 10 giờ 30 thứ Tư 16.09.2000 Lm. Phêrô Nguyễn Quân SVD. Tuyên uý Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Liên Giáo Phận Münster & Osnabrück đã đến chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý tại Nhà quàn Fritz-Bochum nơi đang đặt thì hài Cha Cố Phêrô. Cùng đồng tế trong Thánh lễ còn có Lm. Gioan Vũ Chí Thiện và Lm. nghĩa tử Michael Bùi Trần Thuấn cùng với sự hiện hiện của khoảng hơn 50 anh chị em trong các hội đoàn giáo dân gần xa hiệp nguyện và thăm viếng.

Cuối thánh lễ Lm. Phêrô Quân cũng đại diện cho toàn thể Gia đình Liên Giáo Phận Münster & Osnabrück ngỏ lời phân ưu đến toàn thể linh tông, huyết tộc của Cha Cố Phêrô, đến cha Franz Nguyen SAC cùng toàn thể Anh Chị Em thuộc Cộng đồng Thánh Michael Tổng Giáo Phận Paderborn & Giáo Phận Essen. Cha nghĩa tử Michael Bùi Trần Thuấn cũng đã có đôi lời đại diện cám ơn đến Lm. Phêrô Quân, Lm. Gioan Vũ Chí Thiện và cộng đoàn.

Có lẽ con là người ra về cuối cùng sau buổi trưa hôm nay, mặc dù vẫn biết rằng Cha đã hoàn thành cuộc sống trọn vẹn nơi trần thế rất tốt lành, nhưng sao lòng con vẫn buồn miên man thương nhớ, gần 40 năm với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn và những lời tốt lành cha đã sẽ chia với riêng con và với gia đình thánh I-nhaxiô v.v...

Hôm nay con đến tiễn Cha
Chưa kịp gặp mặt đã ra đi rồi
Con ngồi tĩnh lặng đơn côi
Nghe tin tim nhói bồi hồi xót thương

Bao năm lặng lẽ canh trường
Bàn chân Cha bước trên đường thương yêu
Bàn tay cha giúp rất nhiều
Lời Cha xoa dịu những điều khổ đau

Trái tim Cha mãi tươi màu
Mắt cha nhìn tỏ nỗi đau của người
Nụ cười điểm thắm xinh tươi
Cha đi để lại muôn người tiếc thương

Đời Cha là một tấm gương
Sáng tỏa nhân đức khiêm nhường trung kiên
Vui tươi với nụ cười hiền
Thương yêu hai chữ gắn liền đời Cha

Đời Cha là một món qùa
Tâm hồn thanh khiết nở hoa bốn mùa
Hoa đời đẹp mấy vẫn thua
Hoa tâm Cha đẹp là vua mọi loài

Tỏa hương nhân đức mãi hoài
Như trầm thơm quyện trong ngoài đời Cha
Gieo bao lời nói ngọc ngà
Thấm vào tâm cảm trong ta muôn đời

Đời Cha phục vụ muôn nơi
"Thương Yêu" hai chữ tuyệt vời! thực thi
Khổ đau nào có xá gì
Suốt đời tận tụy chỉ vì "Yêu Thương"

"Yêu Thương" rải khắp nẻo đường
Cha đi mỗi bước gieo hương vào đời
Tiến về cùng đích tuyệt vời!
Dự bàn Tiệc Thánh Chúa Trời thưởng ban

Tiễn Cha về chốn thanh nhàn
"Thương Yêu" để lại muôn vàn nhớ thương
Cha đi lòng mãi vấn vương
Tên Người Trọng Qúy "YÊU THƯƠNG" trọn đời.

Trầm Hương Thơ
16.09.2020
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Trọng Không Có Lý Do Để Lạc Quan
Phạm Trần
08:40 17/09/2020
Đảng CSVN đang phải đối mặt với tình trạng “thù trong giặc ngoài” nghiêm trọng nhất từ trước đến nay trước thềm Đại hội đảng lần thứ XIII và dịch nạn Covid 19, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại vẽ ra bức tranh lạc quan viển vông để lừa dân.

Cùng với chủ tâm che giấu các mặt xấu trong đảng và xã hội, ông Trọng đã tô hồng điểm phấn cho đường lối lãnh đạo của đảng trong bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", công bố trên hệ thống báo và truyền thông của đảng ngày 31/08/2020.

Tuy nhiên, ông Trọng đã quên đi, hay cố tình bỏ sót những tệ nạn đang làm cho uy tín của đảng cầm quyền độc tài nhạt dần.

Trong khi đảng chuẩn bị tổ chức Đại hội vào đầu tháng 01 năm 2021 thì Trung Cộng tiếp tục sử dụng Quân sự để gia tăng áp lực các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Đông gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.

BỨC TRANH ĐEN-TRẮNG

Về đời sống nhân dân, ông Trọng viết ngày 31/08/2020:”Xã hội cơ bản ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. (tỉ lệ hộ nghèo từ 58% (năm 1993), 9,88% (năm 2016) giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2020).”

Kết luận này của người đứng đầu đảng cầm quyền không đúng với tình hình thực tế. Bằng chứng trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê Việt Nam (TKVN) cho thấy:” Ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên thị trường lao động hiện rõ: tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng trong khi số lao động làm việc trong nền kinh tế và thu nhập giảm.

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước sáu tháng đầu năm ở mức 2,26%, tăng cao hơn mức 1,99% của năm 2019. Đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị trong quý II cao kỷ lục của 10 năm, chạm mốc 4,46%.

Quý II năm nay ghi nhận lực lượng trong độ tuổi lao động ước 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm 2020, con số này chạm ngưỡng 47,9 triệu người, thấp hơn 1,1 triệu người so với năm ngoái.” (theo báo Thanh Niên, ngày (01/06/2020)

Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank, ADB) và Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization, ILO) thì:“Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ được báo cáo dự đoán sẽ ở mức 10,8% đến 13,2%, tức là gần gấp đôi so với mức 6,9% của năm 2019. Người trẻ tuổi tại Việt Nam sẽ chứng kiến sự biến mất của 370.000 việc làm nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát. Trong trường hợp xấu, con số này có thể lên tới 548.000 việc làm.” (báo Hà Nội Mới, ngày 18/8/2020)

Ngoài ra, vẫn theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (TKVN) thì:” GDP (Gross Domestic Product, Mức sản xuất Nội địa) quý II vừa được ghi nhận tăng 0,36%, đưa mức tăng trưởng GDP của sáu tháng đầu năm nay ở mức 1,81% - là mức tăng thấp nhất tính trong sáu tháng trong ít nhất 30 năm gần đây.” (Công bố ngày 29/6/2020)

Cũng nên biết, báo cáo số người thất nghiệp và mức suy giảm kinh tế của TKVN không bao gồm số hàng ngàn công nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được đưa về nước vì mất việc và không được bảo vệ sức khỏe tại các nước cũng bị dịch bệnh Covid-19 như ở Viết Nam.

Thêm vào đó, theo một Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì:”Mặc dù đã đạt được thành công chưa từng có, hành trình phát triển của Việt Nam vẫn chưa hoàn thành. Thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam hiện nay (năm 2019 khoảng 2.800 USD) chỉ bằng 40% mức trung bình toàn cầu, 20% mức trung bình của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5% mức trung bình của các nền kinh tế có thu nhập cao. Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc và 10 năm để đạt được như Trung Quốc.” (Báo cáo: “Việt Nam 2035: Từ chiến lược đến hành động” —World Bank, báo Thanh Niên, ngày (01/06/2020)

PHÚC TẠP CHÓNG MẶT

Như thế rõ ràng xã hội không “ổn định” và đời sống ngưới dân cũng không “ngày càng được nâng cao” như ông Trọng đã hồ hởi khoe ẩu.

Đáng chú ý là trong bài viết được coi là “kim chỉ nam” cho hành động trong 5 năm tới của khóa đảng XIII, ông Trọng đã phớt lờ những tệ nạn trong xã hội đang làm xáo trộn đời sống người dân ở Việt Nam.

Bằng chứng trong Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9/2020, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đã vạch ra sự thiếu sót của ông Trọng, đồng thời đưa ra ánh sáng nhiều mảng đen trong xã hội Việt Nam bây giờ.

Về tổng quát, Tướng Vương nói:”Dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp.”

Nhưng tính “phức tạp” không chỉ hạn chế trọng hai lĩnh vực “tội phạm” và “vi phạm pháp luật” mà còn lan rộng sang các lĩnh vực khác, mặc dù ông Vương khoe Công an đã làm tròn công tác “không để hình thành tổ chức chính trị đối lập.”

Chuyện này không mới vì đảng CSVN không chấp nhận đa nguyên, đa đảng chính trị. Ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói điều này từ lâu để bảo vệ độc quyền lãnh đạo và đặc lợi cho đảng.

Hãy nghe tướng Vương vừa khoe thành tích vừa thừa nhận tình hình còn nhiều khó khăn:”Từ ngày 1/10/2019 đến 31/7/2020, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh các địa bàn chiến lược, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

“Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực. An ninh nội địa còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn; an ninh kinh tế diễn biến phức tạp.”

Ông Vương không nêu tên “các thế lực thù địch trong và ngoài nước”, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên đã có một viên chức cao cấp thẩm quyền của Bộ Công an tiết lộ có cả “thế lực thù địch trong nước” chống đảng.

Từ trước đến nay, từ ông Nguyễn Phú Trọng đến các cơ quan báo chí đảng, mỗi khi nói đến những người bất đồng chính kiến với đảng, hay đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì họ gọi là “những kẻ cơ hội chính trị”.

Vậy “các thế lực thù địch trong và ngoài nước” là những tổ chức nào, do ai cầm đầu hay chỉ là lời bịa ra để khoe công, hoặc chỉ cốt gây ra ấn tượng nghiêm trọng của tình hình để hù họa, nhằm gắn với kế hoạch gọi là “diễn biến hòa bình” chống đảng mà Ban Tuyên giáo nói “do Hoa Kỳ cầm đầu”.

Nhưng trước khi nêu ra thêm những điều gọi là “phức tạp” trong Báo cáo của ông Tướng Công an Lê Qúy Vương, hãy tìm hiểu “phức tạp” là gì?

Theo định nghĩa chung thì cụm từ này hàm ý “có nhiều thành phần hoặc nhiều mặt kết hợp, đan xen với nhau, khó giải quyết.”

Vậy tại sao Công an lại khó giải quyết những tệ nạn trong xã hội Việt Nam khi lực lượng này tự phong cho mình là“thanh bảo kiếm” của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân”, theo phương châm “còn đảng còn mình”?

Hãy nghe Thứ trưởng Lê Quý Vương than tiếp:”Tình trạng lộ, lọt bí mật Nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 tái bùng phát. Tình hình khiếu kiện vẫn còn rất phức tạp...”

Tội phạm giết người tiếp tục có xu hướng gia tăng, nhất là giết người thân với tính chất, mức độ nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng hơn…Còn xuất hiện tình trạng các băng, nhóm tụ tập dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Tội phạm hoạt động “tín dụng đen” truyền thống vẫn hoạt động rải rác, nhỏ lẻ ở một số địa phương và đang chuyển dịch theo phương thức, thủ đoạn cho vay trực tuyến”.

Ngoai ra, ông Vương còn báo cáo:”Tội phạm xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em còn diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp đối tượng là thân nhân, người quen của nạn nhân. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, giả danh các cơ quan tư pháp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp. Xảy ra một số vụ cướp tiệm vàng, ngân hàng với thủ đoạn liều lĩnh, manh động. Tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp.

Nguy cơ xuất hiện tội phạm kinh tế, tham nhũng xuyên quốc gia… Cạnh đó, nguy cơ xuất hiện tội phạm kinh tế, tham nhũng có tổ chức, xuyên quốc gia, một số hành vi phạm tội kinh tế, tham nhũng được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm diễn ra phức tạp.

“Đã đấu tranh, triệt phá nhiều đường dây buôn lậu lớn, làm rõ sự tiếp tay của cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước”, tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại lớn.

“Hành vi ngày càng đa dạng, gia tăng về quy mô và tính chất nguy hiểm, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân”, ông Vương nói.

Ngoài ra, hoạt động của tội phạm ma túy xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài giảm, song ma túy tổng hợp từ Lào, Campuchia được vận chuyển vào Việt Nam tiếp tục có xu hướng gia tăng….” (theo báo Thanh Tra, ngày 14/09/2020)

CÓ XÂY NỔI KHÔNG?

Qủa thật là xã hội Việt Nam thời Cộng sãn có nhiều chuyện “phức tạp” quá, Vậy với tình trạng xã hội không “cơ bản ổn định” như bài viết lạc quan tếu của ông Trọng, tất nhiên các lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng, trong đó đứng đầu là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Ông Trọng khoe trong bài viết ngày 31/08/2020 rằng hai việc làm này, đã được “tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, tạo dấu ấn nổi bật.”. Ông còn nói:” Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực.”

Thế nhưng, chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận tình hình cán bộ, đảng viên không lạc quan như thế.

Trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”, phổ biến ngày 27/04/2020, ông cho toàn dân biết:Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự.”

Ông còn nói:”Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi…”

Nguy hiểm hơn, theo lời ông, đã có :”Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".”

Bốn tháng sau lời nói của ông Trọng, không có bất cứ báo cáo nội bộ nào xác nhận cán bộ, đảng viên đã hết suy thoái tư tưởng. Nói cách khác, đã “hồi chánh” để tiếp tục kiện định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sàn Hồ Chí Minh theo lệnh đảng.

Vì vậy, một lần nữa, ông Nguyễn Phú Trọng phải gân cổ lên để nhắc với toàn đảng :”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.”

Lệnh này của ông Trọng có ý nghĩa gì?

Trước hết, phản ảnh rõ nét hậu qủa không nhỏ của tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tự bỏ sinh hoạt đảng của số đông cán bộ, đảng viên nghỉ hưu”.

Thứ hai, ông Trọng muốn nhắc nhở các cấp Ủy, khoảng 600 người, đã được quy hoạch vào đội ngũ lãnh đạo cấp chiến lược, đặc biệt đối với lối 180 Ùy viên tương lai của Ban Chấp hành Trung ương đảng XIII, trong bất ký hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối trung thành với đảng và phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

VẪN CỨ LUNG TUNG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tự đưa mình lên để nói rằng Văn kiện đảng XIII lả “văn bia, còn để lại đời sau”, bởi vì ông giữ cả hai chức quan trọng nhất trong việc chuẩn bị Đại hội đảng XIII, vừa là Trưởng tiểu ban Nhân sự, vừa giữ chức Trưởng tiểu ban Văn kiện Đảng.

Tất nhiên ông Trọng là người có tiếng nói quyết định trong việc chọn nhân sự, đồng thời quyết định đường lối lãnh đạo tương lại của Trung ương đảng XIII.

Tuy nhiên, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 04/06/2020 đã chỉ ra không ít khuyết tật vẫn tồn tại từ nhiều khóa trước.

Đó là:

-Vẫn không ít đảng viên chưa nhận thức đúng hệ trọng của việc bầu cấp ủy, chưa thực sự nghiêm túc, khách quan, sáng suốt trong bầu cử, dẫn đến bầu người chưa thực sự xứng đáng; bên cạnh đó còn có hiện tượng "chạy phiếu".

-- Những cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) thực sự nghiêm túc, trách nhiệm với công việc tập thể thì bị nhiều người coi là “khó tính” và thường nhận được sự ủng hộ ít hơn so với những CB, ĐV “dễ tính”. Không ít đảng viên vô tư trần tình: Lãnh đạo dễ tính thì mình cũng được thoải mái, “dễ thở”, dễ làm ăn; còn lãnh đạo nghiêm túc thì mình sẽ gò bó, vất vả. Vậy đơn giản là cứ ủng hộ những người “dễ tính”!

Bái báo vạch ra:”Chính vì khá nhiều đảng viên, nhân viên có tâm lý như trên nên dẫn đến một bộ phận CB, ĐV cố tình chọn lối sống và phong cách làm việc xuê xoa, “dĩ hòa vi quý” để lấy lòng mọi người; thậm chí, có cán bộ còn suy nghĩ tiêu cực: Chẳng dại gì thẳng thắn, nghiêm túc, đặt ra yêu cầu cao mà bị cấp dưới quy vào “khó tính, khắt khe”, rồi sẽ không ủng hộ.

Việc sợ mất phiếu, sợ mất lòng cấp dưới là nguyên nhân chính của tình trạng “mũ ni che tai”, nhắm mắt làm ngơ trước những khuyết điểm, vi phạm trong cơ quan, đơn vị. Cá biệt, có cán bộ còn a dua, hùa theo cái sai, kiểu sống “hai mặt” hay “nín thở chờ... đại hội”.

Báo QĐND nói tiếp chuyện bầu bán như sau:

--Bên cạnh xu hướng “bầu người dễ tính” thì có khá nhiều đảng viên còn ưu tiên bầu người quý mình, người gần gũi thân quen với mình vào cấp ủy.

-- Thực tế có khá nhiều biểu hiện của việc đặt lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích chung trong bầu cấp ủy đảng cũng như bầu cử cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành. Có những cán bộ khi bầu chi ủy ở đại hội chi bộ thì “suýt trượt” vì các đảng viên thấy còn nhiều khiếm khuyết về phẩm chất, năng lực, thậm chí “xấu tính”, khiến nhiều đảng viên bức xúc. Nhưng đến lúc bầu đảng ủy trong đại hội đảng bộ thì chính cán bộ ấy lại được các đảng viên trong chi bộ ủng hộ tuyệt đối, bởi họ bảo nhau “dù không xứng đáng nhưng vẫn cứ bầu người nhà mình, vì lợi ích của chi bộ, đơn vị mình”.

Ngoài ra còn có hiện tượng: “Một kiểu lợi ích cá nhân khác là thỏa thuận ngầm, kiểu “ông vận động mọi người bầu tôi, tôi cũng vận động mọi người bầu ông để… cùng có lợi”. Thực tế là có khá nhiều đảng viên không biết hết thông tin về các ứng cử viên trong danh sách bầu cử (nhất là ở các đảng bộ đông đảng viên, hoạt động phân tán, ít liên quan đến nhau), nên khi được nghe cán bộ “rỉ tai” nói tốt hay nói xấu về người này, người kia thì đảng viên dễ tin theo. Hệ lụy là những ứng cử viên thực sự trong sáng, không vận động gì, thậm chí còn bị cố tình nói xấu thì dễ trượt, còn “con lươn, con chạch” thì lại trúng cử!

-Biểu hiện nữa của chủ nghĩa cá nhân trong bầu cấp ủy, bầu ban thường vụ là sợ người khác hơn mình nên cố tình “dìm hàng”, tung tin xấu, dù biết rõ người đó rất tốt, rất xứng đáng được bầu. Lý do đơn giản là nếu người đó được bầu vào cấp ủy thì mình hoặc “người của mình” sẽ không cạnh tranh nổi, không có cơ hội để vào ghế nọ ghế kia.

-- Có một biểu hiện của “lợi ích nhóm” cũng khá phổ biến (đặc biệt là với các đảng bộ địa phương, vùng nông thôn) là việc các phe nhóm tìm cách vận động bầu cho “người của mình” với mục đích khi “người của mình” vào vị trí lãnh đạo thì sẽ tạo thuận lợi cho làng mình, nhóm mình làm ăn, phát triển. Đây là việc hết sức nguy hiểm, thể hiện rõ sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". (QĐND, ngày 4/6/2020)

Sự thật của chuyện bầu các cấp Ủy đã phơi bầy những mánh mung, thủ thuật bất chính như thế, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn tự khoe rằng:” Công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Phải hết sức chú trọng xây dựng và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.”

Với phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo Phát triển, Đại hội đảng XIII được quy định là bước chuyển giao lãnh đạo từ thế hệ sinh ra trong chiến tranh, trưởng thành trong nền giáo dục của Thế giới Cộng sản sang thế hệ sinh ra trong thời bình, sau chiến tranh và được đào tạo ở nhiều nước có các chế độ chính trị khác nhau, đa phần tại các nước có nền dân chủ pháp trị u-Mỹ.

Nhưng với tư duy bảo thủ, giáo điều xơ cứng, ông Nguyễn Phú Trọng có gì để lạc quan giữa tình trạng “thù trong giặc ngoài” lên cao như hiện nay.

Hơn nữa khi ông Nguyễn Phú Trọng chỉ biết tiếp tục chũi đấu xuống cát để tôn thờ Chủ nghĩa Cộng sản đã bị chính các nước Cộng sản hàng đầu như Nga và khối Đông u vứt vào sọt rác từ những năm 1989 đến 1991 thì Văn kiện đảng XIII có xứng đáng là “Văn bia” không, hay chỉ là mớ giẻ rách? -/-

Phạm Trần

(09/16/010)
 
Muốn ‘Make American Great Again’, Cần Giúp Dân Việt Nam
Hà Minh Thảo
09:09 17/09/2020
Chữ Again nhắc chúng ta biết là, trong quá khứ, nước Mỹ đã có ít nhất một lần Vĩ Ðại. Thật vậy, lịch sử Mỹ cận đại đã và đang chứng minh điều đó.

I. - DÒNG LỊCH SỬ MỸ - VIỆT

Sau khi hoàn thành trách vụ Tư lịnh Tối cao Quạn đội Ðồng minh và chiến thắng Ðệ Nhị Thế chiến ngày 08.05.1945, Thống tướng Dwight D. Eisenhower đã vinh quang nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20.01.1953. Lúc đó, Mỹ là cường quốc duy nhất kinh tế và quân sự. Ðối với cộng sản, Tổng thống Eisenhower đã de dọa sử dụng vũ khí nguyên tử để buộc Trung cộng phải ngưng bắn trong chiến tranh Triều tiên và gây áp lực với Liên xô trong thời Chiến tranh lạnh.

Ðối với Quốc gia Việt Nam thân yêu, Pháp đã yêu cầu Tổng thống Mỹ giúp đỡ Ðông Dương thuộc Pháp chống lại Việt Nam cộng sản (VNCS) được Liên xô và Trung cộng chi viện dồi dào. Năm 1953, Tổng thống phái Tướng John O’Daniel đến Việt Nam nghiên cứu và năm 1954, Mỹ đã viện trợ kinh tế và quận sự cho nước này và, sau đó, từ 1955, cho Việt Nam Cộng hòa (VNCH).

Ngày 06.05.1957, ông Ngô Đình Diệm và phái đoàn chỉ gồm 7 thành viên đáp phi cơ đến Honolulu, 21 phát đại bác chào mừng. Bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles tiếp đón và mời phái đoàn cùng đáp phi cơ riêng Tổng thống Mỹ để bay đến phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Tổng thống Mỹ tiếp đón tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, dọc theo đại lộ từ phi trường vào thủ đô, khoảng 50.000 người đứng hai bên vệ đường để vẫy tay chào Người.

Hôm sau, Tổng thống Diệm đã danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trước các Dân biểu và Nghị sĩ Liên bang. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm danh dự này chỉ đếm được trên các ngón tay. Nhân dịp này, ông cám ơn Nhân dân Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam: « Trong một thời gian kỷ lục, nhờ sự hy sinh của toàn dân chúng tôi và sự trợ giúp của quý Quốc, Việt Nam Tự do đã thắng được tình trạng hỗn loạn do chiến tranh và Hiệp định Genève gây ra, hoàn thành cuộc phục hưng xứ sở và ổn định tình thế để 860 ngàn người di cư có thể dự vào nền kinh tế chung với 13 triệu đồng bào khác ».

Năm 1961, John F. Kennedy, đảng Dân chủ, nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ngày 19.04.1961, Mỹ thảm bại trong cuộc đỗ bộ tại Vịnh Con Heo để chống chế độ cộng sản F. Castro, gây thương vong và bị băét cho nhiều ngàn di dân Cuba. Ðám cố vấn cho Kennedy ghét ông Diệm vì ông chống sự trung lập hóa Lào và, sau khi Lào trung lập đã cho phép cộng sản mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa bộ đội và vũ khí vào Miền Nam. Ông Diệm từ chối dứt khoát việc mang lính chiến Mỹ vào Miền Nam vì sự hiện diện của họ sẽ làm cho người dân nhớ quân Pháp thời đô hộ. Ngày 02.11.1963, đám thực dân Mỹ thuê kẻ giết dã man hai anh em ông Diệm. Chúng loan báo nhị Vị đã tự tử, nhưng đồng bào không tin và, sau đó, báo Mỹ đã đăng hình hai ông chết với các tay bị trói thì lấy gì để tự tử? Hai mươi ngày sau, hôm 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết.

Lyndon B. Johnson nối ngôi và ngày 08.03.1965, đã phi pháp đổ bộ 3.500 lính Mỹ tại Ðà Nẵng và ép buộc Thủ tướng Phan Huy Quát điều chỉnh bằng thư mời lính Mỹ vào Việt Nam vì chê các phản tướng quá tệ. Từ 1965, các thành phố có lính Mỹ đóng thêm tưng bừng với các snack bars, thu hút những gái Việt son phấn nhậu ‘saigon tea’ thanh toán bằng đô la xanh, rồi vì loại tiền này bị rơi vào túi việt cộng quá nhiều, nên phải có ‘đô la đỏ’. Rồi PX (chợ Mỹ) cung cấp sản phẩm ngoại, được buôn bán ‘đen’ ở chợ trời khiến Bộ Tài chính thất thu thuế. Rác Mỹ cũng được tranh nhau đấu thầu. Ðặc biệt nhất là lính Mỹ khó (hay không) phân biệt ai là dân Việt và ai là việt cộng, nên đã có những vụ thảm sát như tại Mỹ Lai…

Ðối với người dân thế giới, quốc tế cộng sản đứng sau Hà nội đã tuyên truyền tâm lý bằng hình ảnh một tên Mỹ hung dữ và to xác đánh việt cộng ốm, rách rưới và thiếu ăn. Do đó, đa số họ bị lường gạt đã lên án ‘tên Mập hiếp Yếu’. Các tên trí thức Aâu Mỹ đã lên án Hoa kỳ và, sau khi chiến tranh chấm dứt, người Việt, kể cả giới làm ruộng, đánh cá phải bỏ nước ra đi, khi đó, giới ‘trí thức salon’ này mới mở mắt.

Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, Johnson thất kinh, phải cầu hòa và xin Bắc Việt họp hội nghị tại Paris bằng cách ‘vừa đánh, vừa đàm’. Thất bại trên chiến trường, Johnson không dám ứng cử Tổng thống năm 1968. Cùng lúc các cuộc biểu tình phản chiến đã nổ ra do chính bọn John Kerry, đảng Dân chủ, là một trong những tên cầm đầu phản chiến, dù hắn từng tham chiến ở Việt Nam.

Ngày 20.01.1969, Richard Nixon vào Bạch Cung với chiêu bài kém khôn ngoan ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, phù hợp với tuyên truyền của cộng sản là Mỹ xâm lăng Việt Nam, nên họ có bổn phận đánh đuổi. Cùng lúc, Henry Kissinger quị luỵ để Tàu cộng ảnh hưởng với Bắc Việt ký Hiệp ước Paris ngày 27.01.1973 để Mỹ tháo chạy. Kissinger và Lê Ðức Thọ chia nhau giải Nobel Hòa bình 1973, nhưng Thọ chê, không nhận. Tháng 08/1974, Nixon từ chức để Gerald Ford tiếp nối.

Một chuyện vô cùng nực cười và dã man khác là sau khi Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột, vi phạm trầm trọng Hiệp định Paris, Tổng thống Ford yêu cầu viện trợ khẩn cấp, Quốc hội đa số Dân chủ bỏ đi nghỉ Phục sinh và bác đề nghị Hành pháp để gọi là trả thù Tổng thống Thiệu đã vận động để Nixon tái đắc cử năm 1972. Sau ngày 30.04.1975, Mỹ cấm vận với Việt Nam cộng sản.

Ngày 20.01.1981, ông Ronald Reagan tựu chức Tổng thống Mỹ, cùng thời với Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và khối Varsovie tan rã. Sau khi tuyên bố về Việt Nam ‘Chiến tranh chấm dứt không chỉ là việc rút quân về, còn phải nghĩ đến nhiều thế hệ sau cuộc Chiến. Do đó, Ngài đã thương thuyết với VNCS phải để các quân, cán, chính VNCH đi tị nạn tại Mỹ.

Ngày 11.07.1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam. Hiệp ước Thương mại Song phương được ký 12/2001.

Năm 2014, lúc đầu, Obama định mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho đúng nguyên tắc ngoại giao. Nhưng Bộ Chính trị CSVN muốn Mỹ chính thức mời Nguyễn Phú Trọng và phải đón tiếp như quốc khách. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nhờ sự can thiệp của Ðồng vị Mỹ John Kerry. Sau đó, Obama đồng ý, nhưng không chịu đứng mời, giao việc cho bộ Ngoại giao hay đảng Dân chủ. Cuối cùng, Obama viết thư cho Nguyễn Phú Trọng và nhờ bà Nancy Polosi trao tay. Bất ngờ, việc chuẩn bị Bạch Ốc đình lại vì xảy ra vụ giàn khoan HD 981. Ba tháng sau, khi Bắc Kinh rút giàn khoan đi, Phạm Bình Minh sang gặp Kerry vào trung tuần tháng 10/2014, để ông này thông báo hai tin :

1. Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN.

2. Mỹ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7/2015.

Ông Obama đã tiếp ông Trọng tại Bạch Ốc ngày 07.07.2015 và hai ông đã đồng ý nhau : « Phát triển hữu nghị và hợp tác trên tinh thần ‘gác qua quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai ». Họ tự cho như hoàn thành tiến trình ‘Hòa giải’ giữa hai kẻ thù. Ðúng ra, đó chỉ là hành động nhà nước Mỹ thu tiền thuế người dân Mỹ để tặng kẻ thắng hầu được quyêàn kinh doanh và buôn bán. VNCS đòi ‘Hòa giải’ với người Việt tị nạn ở Mỹ. Một số người đã về trong vòng tay Ðảng. Những đồng bào này chỉ có thể giúp đồng bào hay không. Chỉ có một sự ‘Hòa giải duy nhất’ là Ðộc Ðảng trả lại Chủ quyền Quốc gia cho Toàn dân. Tại sao? Xin mời đọc tiếp sẽ rõ.

Sau đó, Ted Osius bay đến báo cho côäng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Cali là ‘Mỹ không có kế hoạch thay đổi chế độ chánh trị của Việt Nam’, tức hoàn toàn ủng hộ cộng sản toàn trị. Xin nhắc lại : Năm 2016, khi Obama viếng Việt Nam, Ted Osius đã mời các vị vận động Tự do và Nhân quyền cho đồng bào đến gặp Obama và chính hắn đã lờ đi để công an tạm giữ nhiều người trong họ cho đến khi chấm dứt cuộc tiếp xúc.

Ngày 20.01.2017, Tổng thống D. Trump tiếp thu Tòa Bạch ốc, tiếp tục chính sách ‘thân cộng’ đối với Việt Nam y như Obama và, sau đó, cử Daniel Kritenbrink vào vị trí đại sứ Mỹ để tiếp nối ‘chị’ Ted Osius nhiệm vụ ‘phò cộng’.

Ngày 19.09.2017, trong diễn văn đọc tại Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đả kích các chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) tước đoạt mọi quyền tự do của người dân như Bắc Hàn, Cuba hay Venezuala. Tại đây, chế độ Madura đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng thành một nước bên bờ vực thẩm. Tuyệt nhiên, ông không đề cập gì đến một nước XHCN từng buộc Mỹ phải tháo chạy, sau khi tập đoàn Obama đã hồ hởi đẻ ra cái gọi là ‘đối tác toàn diện’ và nước Mỹ đang chờ đồng chí ‘thượng cấp’ tái cử (?) để ký ‘đối tác chiến lược’. Nhớ thời các Tổng thống Eisenhower và Ngô Ðình Diệm, quốc dân VNCH đâu có cần biết đến các loại đối tác này.

Binh vực lập trường này, có người Mỹ gốc Việt lên tiếng dạy ‘ông Trump chống XHCN, nhưng khuyên người dân Việt phải tự cứu lấy mình’ vì ‘Freedom is not free’.

Có thể đúng vậy, nhưng thật ác ý đối với đồng bào chúng ta không muốn hay không thể bỏ nước ra đi, đành phải đối đầu với ‘kẻ hèn với giặc, ác với dân’. Hơn ai hết trong những người này là các Thương Phế Binh QL/VNCH đã hy sinh một phần thân thể vì Tổ Quốc và an ninh cho thế hệ chúng ta, lúc đó, đang trau dồi kinh sử, học làm người lương thiện nhờ nền Giáo Dục từ thời Ðệ Nhất Cộng hòa :

1./ Giáo dục Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào.

2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống Dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần Dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.

Đã 45 năm sau ngày 30.04.1975, nền giáo dục này đã bị thay thế bằng chế độ giáo dục XHCN chỉ biết ‘vâng và dạ’. Một du sinh nói với chúng tôi: ‘Đó là nền giáo dục đồng phục’, tức muốn dễ đậu, thí sinh chỉ cần viết lại nguyên văn Thầy, Cô dạy. Gần đây, vài du sinh tốt nghiệp ở Mỹ về lưu ý: « Chỉ được áp dụng những kiến thức tới mức độ đảng cho phép. Nếu không, có thể bị chụp mũ ‘diễn tiến hòa bình’ và nhà tù rộng mở cửa…

Người Mỹ gốc Việt này còn lên tiếng dạy phải Hành Ðộng xóa bỏ chế độ tàn bạo XHCN, giành lại Quyền Tự quyết cho Dân tộc. Khi đó Mỹ mới sát cánh cùng dân tộc đó giúp đở hành động như Mỹ hành xữ đối với dân Veneuela (đã thành công tới đâu?). Vị này còn dạy tiếp : ‘Aide–toi, USA t’aidera’ (Hãy tự cứu, Mỹ sẽ giúp mình sau). Xin lỗi ngàn lần. Ở đây, Mỹ giúp dân Venezuela chống lại nhà nước XHCN. Trong khi, tại VNCS, Mỹ ủng hộ nhà nước độc tài đàn áp dân tộc Việt. Tại Ohio, ngày 06.08.2020, ông Trump tuyên bố : ‘các lãnh đạo Việt Nam rất tốt với chúng ta’.

II./ BUÔN BÁN THẮNG NHÂN QUYỀN.

A.- Ðọc Tin Mừng theo Thánh Luca 19.45-46. Ðức Giêsu đuổi những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ : « Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp ». Những người này, thật ra, cũng chỉ bán những vật tế lễ trong Ðền Thờ, nhưng việc thương mãi bao giờ cũng bao gồm những sự gian dối về phẫm chất hay giá cả… nên Ðức Giêsu đã ví họ như ‘bọn cướp’.

B.- Nếu giữa Mỹ và Việt có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng khi buôn bán, họ rất giống nhau như nói láo và gian lận. Mỹ và các nước Tây phương khi cần ký các thương ước với VNCS đều hứa ‘lèo’ với quốc dân Việt sẽ đòi hỏi nhà nước Việt tôn trọng Nhân Quyền. Việt cộng cứ hứa càng để, sau đó, lờ đi, Nhân Quyền ngày càng tệ hại. Những kẻ tóm mỹ kim làm giàu càng nhiều thì số người đòi Tự do cho đồng bào hay vì bảo vệ ‘Hoàng sa, Trường sa, Việt Nam’ bị bắt vào tù ngày càng đông. Hởi lương tri Con Người, ngoại quốc hay ‘gốc Việt’ còn thức hay đã chết?

C.- Ðể biểu quyết Hiệp ước Thương mại Song phương (United States-Vietnam Bilateral Trade Agreement), Quốc Hội Mỹ muốn biết rõ sự thực thi Tự do Tôn giáo ở Việt Nam, đã tham ý Ủy hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF). Vì thế, Ủy ban này đã mời nhiều thuyết trình viên nguời Việt lẫn ngoại quốc, trong v à ngoài nước, gồm cả Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý (Tổng Giáo phận Huế), tham gia cuộc điều trần ngày 13.02.2001. Sau đó, Ủy ban đưa ra các khuyến cáo nhà nước Việt Nam mà các điểm chính là:

- Quốc hội chỉ chấp thuận Thương ước Việt-Mỹ sau khi đã thông qua nghị quyết đòi Việt Nam phải cải thiện Tự do Tôn giáo,

- Trả tự do cho mọi người bị giam cầm và bị quản chế vì lý do tôn giáo,

- Các Tôn giáo được tự do hành động (tự quản lý, đề cử lãnh đạo, phân phối các ấn phẩm tôn giáo), thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện, nhân đạo.

Do chậm hiểu, Ban Đối thoại về Việt Nam Quốc hội Mỹ lại mời Cha Lý điều trần tại Viện Dân biểu ngày 16.05.2001. Cha vẫn không thể đến được, Mục sư Kiều tuấn Nam, thay mặt đọc bản điều trần của Cha. Chỉ vài giờ sau đó, Linh mục Lý bị 600 công an đến bắt khi Cha đang chuẩn bị dâng Thánh Lễ sáng ngày 17.05.2001, lúc 6 giờ. Ngày 19.10.2001, tòa án Huế đã tuyên phạt Cha 15 năm tù và 5 năm quản chế vì phạm tội ‘phá hoại đoàn kết quốc gia’. Trước áp lực của các quốc gia tây phương và các tổ chức phi chính phủ, Linh mục Lý đã được trả tự do ngày 01.02.2005, nhưng bị quản chế tại Nhà Chung Tòa Tổng Giám mục Huế.

Nhận xét :

a. USCIRF và các dân biểu đã mời Linh mục Lý đến điều trần hầu cung cấp Sự Thật về Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, nhưng khi Cha bị bắt và nhốt tù, thì họ đã không lên tiếng hay bất lực trong việc chan thiệp cho Cha;

b. USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.

D.- Các cuộc vận động vẫn tiếp diễn và USCIRF đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt’ (Country of Particular Concern) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công…, dù chỉ một lần duy nhất.

Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004 Ngoại Trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này, bên cạnh 7 nước khác. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích.

Đ.- Người Tàu dạy con ‘Phi thương bất phú - vi phú bất nhân’, tức muốn làm giàu thì phải buôn bán, và muốn mau giàu thì phải bất lương. Thêm vào đó, chủ nghĩa cộng sản không tạo nên người lương thiện, phải nói dối để sinh tồn. Với hai yếu tố này, việc buôn bán Mỹ – Việt tràn đầy lưu manh.

E.- Kết quả khá rõ ràng.

Ngày 13.07.2020, đài VOA, tiếng nói nước Mỹ, có bài ‘Quan hệ Việt-Mỹ sau 25 năm ‘đồng sàng dị mộng’ về đối tác chiến lược’. Hiện nay, theo Đại sứ Daniel Kritenbrink, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết, khi hai quốc gia đi từ không có bất kỳ quan hệ thương mại nào tới chỗ có dòng chảy thương mại hai chiều trị giá hơn 77 tỷ Mỹ kim.

Ðối lại, theo tổ chức ‘Người Bảo vệ Nhân quyền’, hiện Việt Nam đang giam giữ 239 Tù nhân Lương tâm. Từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2020, VNCS đã bắt giữ 21 nhà hoạt động và 29 người khiếu kiện đất đai ở xã Đồng Tâm. Có tới 12 nhà hoạt động đã bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo Điều 117 Luật Hình sự về các bài viết của họ và trả lời phỏng vấn cho báo chí ngoại quốc cũng như báo cáo vi phạm nhân quyền cho các nhà ngoại giao quốc tế.

Ghi chú. Các thành quả về thương mại do chánh phủ các nước công bố, kèm ngoại tệ ‘mạnh’ viện trợ cho Việt Nam lấy từ tiền người dân đóng thuế. Ngược lại, thành viên các Tổ chức phi Chánh phủ hành động theo lương tâm và tôn trọng sự thật. USCIRF làm việc theo công tâm, nhưng bị chận đứng bởi nhà nước Mỹ. Lý do : sợ làm phiền cộng đảng Việt.

Ê.- Hậu quả.

Do kinh doanh, buôn bán gia tăng, nhà đầu tư cần đất đai để phát triển sản xuất. Họ nhờ chính quyền địa phương thu mua nhà đất của dân chúng với giá bèo khiến người dân không thể chấp nhận bán. Khi đó, công an, côn đồ được phái đến đánh đuổi, đỗ máu phải bỏ chạy với số tiền bồi thường không đủ tìm nơi nương thân khác, đành trở thành Dân Oan, nằm qua đêm tại các công viên, vĩa hè… Khi trắng tay, đoàn người này phải biểu tình ‘cộng hòa cấp nhà, cộng sản cướp nhà’. Ðôi khi, nhiều phụ nữ đã phải khỏa thân để chống bạo quyền. Ðó có phải là sự vi phạm Nhân Quyền không? Thưa quý Ngài ngoại giao đoàn?

Hiện tại, biến cố đẫm máu Đồng Tâm, từ hiện trường tới tòa án, đã là một bằng chứng hùng hồn cho chế độ VNCS mà Mỹ đề cao việc buôn bán. Nội vụ đã gây tổn thất bao nhiêu tài sức và cướp đi 6 đời sống (4 chết ngày 09.01.2020 và 2 bản án tử hình ‘bỏ túi’).

G.- Ngài Ðại sứ, ông có biết vụ này?

Ngày 01.07.2020, RFA loan tin ‘Người nhà TNLT* Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu’. Hôm 26.06.2020, an ninh xã Quảng Yên (Thanh Hóa) đến nhà bà Nguyễn Thị Lành, vợ Mục sư Tôn, ra lệnh miệng cấm mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới.

Tối 29.06.2020, công an dùng dây sắt khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, bà phải dùng kiềm phá khóa để ra chợ bán hàng mưu sinh. Ở chợ, có một người lạ mặt mua hàng xong rồi quay trở lại mắng bà cân thiếu, gian dối. Bà trả tiền lại nhưng họ không chịu, đòi lên công an giải quyết. Một lúc sau, công an cho xe đến đưa bà Lành về đồn.

Đến 16 giờ, con trai bà là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa lo lắng chạy bộ từ nhà đến đồn tìm mẹ. Vừa ra khỏi nhà, anh Nghĩa bị 2 kẻ bịt mặt, dùng dùi cui đánh liên tục. Tại đồn, anh được một cán bộ cho biết rằng gia đình anh bị ‘giam lỏng’ mấy ngày qua là vì Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink có chuyến thăm huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vào sáng hôm đó. Sau khi ông này rời đi lúc 17 giờ, công an canh nhà bà Lành nhiều ngày qua cũng rút đi.

* [TNLT (tù nhân lương tâm) Nguyễn Trung Tôn là Mục sư, bị bắt lần 2 vào tháng 7/2017 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra vào tháng 4/2018.]

Chúng ta nghĩ sao khi Ngài Ðại sứ tuyên bố ‘Trong 25 năm bang giao với Việt Nam, Mỹ luôn can thiệp Nhân Quyền cho người Việt trong nước’. Kết quả : nói chơi hay bất lực?. Dưới chính quyền Trump, vấn đề thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam được chú ý. Tổng thống Trump tháng 26.06.2019 đã gọi Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng thương mại ‘tồi tệ’ hơn cả Trung Quốc’.

H.- Ăn Miếng Trả Miếng.

1.- Ngày 03.09.2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã gửi chúc mừng đến nhà nước Việt Nam nhân Ngày Quốc khánh, và khuyến khích họ thực hiện các bước cải thiện các điều kiện tự do tôn giáo trong nước. Các lời khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng khá nhiều và được kết luận bằng ‘Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những cá nhân bị giam giữ vì biểu đạt tín ngưỡng một cách ôn hòa’. Ngoài ra, USCIRF vẫn tiếp tục kêu gọi chính phủ Mỹ chỉ định Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Nhưng vì để lấy lòng kẻ thắng trận, nên Obama và Trump đã lờ đi.

Lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói ‘… ghi nhận Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ* đã nêu những thành tựu và tiến triển của Việt Nam’, nhưng ‘vẫn có những thông tin thiếu khách quan, không chính xác và chưa được kiểm chứng’. Ðồng thời, báo Nhân Dân cho rằng mặc dù đã được Việt Nam cung cấp tài liệu cụ thể, chính xác, nhưng ‘báo cáo vẫn sử dụng rất nhiều tin tức do thế lực thù địch, thiếu thiện chí bịa đặt để vu cáo, vu khống, xuyên tạc vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam’. Hành động của cơ quan Mỹ giống như ‘tiêu chuẩn kép’, trong thời điểm nước Mỹ cần phải ‘xem xét một số vấn đề liên quan nhân quyền qua cái chết của hàng trăm nghìn người vì đại dịch Covid-19 và các hệ lụy tiêu cực xảy ra từ sự kiện người da màu G. Floyd bị cảnh sát giết hại.

2.- Trong vụ án Bưu điện Cầu Voi (xin xem Wikipedia.org) mà Hồ Duy Hải đã bị tuyên án tử hình thay thế cho cháu một lãnh đạo đảng. Ðể đáp trả dư luận phản đối bản án sai trái do không có ‘tam quyền phân lập’, phát ngôn viên bộ công an có video so sánh Tòa án Mỹ, có ‘tam quyền phân lập’, vẫn có những bản án oan sai.

III./ ĐIỂM KHÁC BIỆT VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.

Việt Nam áp dụng, theo đúng Trung Quốc, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðây là hai nước duy nhất trên thế giới áp dụng nó, tức một cơ chế quản lý kinh tế được đảng Cộng sản Việt triển khai trong nước từ thập niên 1990. Nhưng quan trọng nhất là khác biệt về Tổ chức công quyền.

A./ Hoa Kỳ thực thi Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp nhằm mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng trước pháp luật. Những quyền này được trao cho ba cơ quan khác nhau, độc lập nhưng không biệt lập với nhau : Quốc hội lưỡng viện, Chính phủ và hệ thống Tòa án các cấp. Do không biệt lập, các cơ quan này có thể kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Trong thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị quốc gia. Ngoài ra, Hoa kỳ có hệ thống chính trị đa đảng với lưỡng đảng (Cộng hòa và Dân chủ) đủ mạnh để thực thi nguyên tắc Đa số và Thiểu số, hay Đối lập tại cơ quan Lập pháp.

B./ Việt Nam có độc đảng Cộng sản, toàn quyền nhưng vô trách nhiệm. Đảng ban chức quyền cho nhân viên các cơ quan, hầu hết đều có đảng tịch. Đa số vừa làm luật lẫn thi hành luật hay vừa làm luật kiêm nhiệm xử án. Điều đó chứng minh không có dân chủ ở Việt Nam vì người dân có quyền bầu trực tiếp đâu. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ‘Nhà nước ta không tam quyền phân lập’ và Cương lĩnh Ðảng đứng trên Hiến pháp’.

Trong chính trị học, mối tương quan giữa đảng chính trị lãnh đạo đất nước và quốc gia được chứng minh bằng chỉ số chính danh. Theo khảo sát của Economist Intelligence Unit năm 2019, chỉ số chính danh thể hiện qua bầu cử tại Việt Nam là 0.00, tức Đảng CSVN hoàn toàn không có chính danh để lãnh đạo Việt Nam. (The Democracy Index compiled by the UK-based company the Economist Intelligence Unit).

C. Nước Mỹ Dân Chủ. Hành pháp (Tổng thống, Thống đốc) và Lập pháp (Nghị sĩ, Dân biểu) Liên bang hay Tiểu bang đều do người dân tự do ứng cử và bầu cử kín.

D. Cộng hòa XHCN Việt Nam độc đảng hoàn toàn khác.

1. / Ðảng chỉ định Tứ Trụ.

(Ðặc biệt trong thời gian sắp tới, cử tri Mỹ có dịp bầu chọn thành viên Hành và Lập pháp. Cùng lúc, các đồng chí đảng viên cộng sản tranh nhau Tứ Trụ, tức bốn chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội). Lưu ý, chức Chủ tịch Quốc hội được chỉ định, không cần dân bầu như các đại biểu đồng viện khác.

a. Ðại Hội Ðảng cứ 5 năm họp một lần. Khóa 13 tới sẽ diễn ra vào tháng 01/2021, nhưng không công bố ngày nào. Ðại hội thông qua các lãnh đạo nhà nước mới cho đến năm 2026. Chỉ các ủy viên Bộ Chính trị mới được xét bầu vào 4 vị trí đứng đầu nước.

Theo chỉ thị số 35 Bộ Chính trị ngày 30.05.2019, thời điểm tính độ tuổi tham gia các cấp trực thuộc trung ương là tháng 9/2020. Do đó, các đồng chí hiện tại đã đủ 65 tuổi trước đó sẽ phải nghỉ hưu, trừ chức Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp. Vậy liệu tuyên bố của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên ‘đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước, có thể nói là trường hợp đặc biệt mang hạnh phúc của Đảng, dân tộc, ngày 27.05.2020’ có phải là rao trước khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ chức Tổng bí thư?

Vuốt đuôi theo, trong buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Hà Nội ngày

24.06.2020, nữ cử tri Nguyễn Xuân Thắng nói: « Mong muốn ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện đất nước đang còn nhiều khó khăn, mong Tổng Bí thư tiếp tục nhiệm kỳ tới để chèo lái con thuyền đi đến bến bờ cuối cùng ». Tại Ðại hội 12 năm 2016, ông Trọng, đã quá tuổi tại chức, đã hứa xin được lưu lại nửa nhiệm kỳ, nhưng đã ngồi lại đủ 5 năm, lại hy sinh gánh thêm chức chủ tịch nhà nước.

B.- Ðảng cử, Dân bầu Quốc hội.

Điều 7.1 Hiến pháp ngày 28.11.2013 ghi: « Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ». Trên giấy trắng mực đen, ‘Quyền ứng cử của công dân là một quyên căn bản được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ’. Nhưng, khi áp dụng thì không hề như vậy! Để là một ứng cử viên không ‘đảng cử’ thì phải là một công dân vô cùng can đảm để vượt qua nhiều rào cản được tạo ra bằng những quy định vi hiến hoặc nhiều thủ đoạn độc ác để loại những ứng cử viên độc lập. Phải là người Việt sống thời cộng sản mới có thể hiểu những rào cản này.

Mặt trận Tổ quốc là cơ quan có quyền lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Họ phải qua 3 lần hiệp thương mới được ghi tên vào danh sách ứng cử viên chính thức. Cách thức 'hiệp thương' này của cơ chế ‘Đảng cơ cấu, dân bầu', được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng :

Hiệp thương lần 1. Ứng viên độc lập vẫn có thể nộp hồ sơ cá nhân cho ủy ban bầu cử và phải chịu nhiều thử thách qua các lần hiệp thương. Do là nước độc đảng, nên ứng viên không thể có lập trường khác đảng. Quốc hội sẽ có khoảng 5% đại biểu không là đảng viên. Hiệp thương lần này là lấy phiếu tín nhiệm nơi làm việc xác nhận đương sự có xứng đáng ứng cử không?

Hiệp thương lần 2 để đưa các ‘dự tuyển ứng cử viên’ ra lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú. Ðây là hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và là cuộc thử thách nặng nề nhất với bản lĩnh và sức chịu đựng của đương sự, thường được tiến hành như một cuộc ‘đấu tố’.

Năm 1997, sinh viên Luật Lê Quốc Quân tự ứng cử, nhưng đã bị dọa đuổi học và phải rút đơn. Tháng 3/2007, khi đang cầm trên tay Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bị bắt. Năm 2011, tại 2 lần hiệp thuơng :

Nơi làm việc. Sáng 29.03.2011, đại diện Công ty Giải pháp Việt, nơi ông Quân làm việc, đã đến Văn phòng Mặt trận Tổ quốc Hà nội nộp Biên bản lấy tín nhiệm của ông tại cơ quan. Tổng số 14 nhân viên trong công ty đã bày tỏ sự tin tưởng vào đạo đức, khả năng và tâm huyết của ông đối với đất nước và với nghề luật. 100% nhân viên tin tưởng rằng ông có thể làm tốt nhiệm vụ là người đại diện nhân dân.

Nơi cư ngụ. Tối ngày 30.03.2011, để hoàn tất thủ tục tự ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban Nhân dân phường tổ chức. Lúc 20 giờ, ông và các thân hữu đến nơi gọi là hội trường diễn ra cuộc hội đêm ấy. Nó tối tăm, nhỏ bé cạnh một trường trung học, tưởng như nhà bảo vệ trường, hóa ra là nhà văn hóa của một tổ dân cư khác nơi ông Quân cư trú. Rất đông những kẻ đeo băng ‘bảo vệ’ toàn các gương mặt già nua, ốm yếu, tay lăm lăm cầm dùi cui đứng chặn trước cửa ra vào. Câu chuyện bắt đầu hồi gay cấn, nó diễn ra lối một giờ. Khi tới nơi, mọi người mới té ngửa ra biết mình không được tham dự, bốn bảo vệ đứng chặn trước cổng cùng nhiều người không đeo băng bảo vệ khác. Chúng tuyên bố ‘tao là bảo vệ, tao có quyền cho ai vào thì người đó được vào’, nên không một cử tri nào vào được.

Anh em ông Quân thấy xuất hiện rất nhiều gương mặt lạ và tỏ vẻ vô cùng hung hăng. Khi trưởng ban tổ chức đến, ông Quân chất vấn ông này việc tại sao lại thay đổi địa điểm tổ chức từ tổ 64 là tổ ông Quân ở sang tổ 50, hoàn toàn xa lạ. Hơn nữa, nơi này là một nhà 2 tầng, hội trường trên lầu và chỉ có một cầu thang nhỏ hẹp. Hắn lúng túng đáp ‘chúng tôi chỉ thuê được ở đây’. Nếu tổ chức tại tổ 64 thì nhiều người trong tổ ông Quân sẽ đến dự (vì gần) và bỏ phiếu tín nhiệm ông. Vì thế, chính quyền ‘gian lận’ đã chuyển ra tổ 50 thì nhiều người trong tòa nhà ông Quân ở đều là trí thức và ngại chuyện chính trị nên sẽ không đi tham dự. Ngoài ra, các cử tri hôm nay được chính quyền phường Yên hòa đã cử người đi vận động từng gia đình trong khắp phường đi dự và chống lại ông Quân.

Người chủ tọa và 4-5 cử tri nêu ra chuyện ông Quân bị an ninh bắt giam 100 ngày từ 19.03.2007. Theo viên chủ tọa, trích các tài liệu của công an, ông bị bắt vì tội hình sự ‘hành vi tham gia tổ chức phản động, chống chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Ông Quân phản bác lại, cho rằng đó là một vụ ‘bắt oan’ và không hề có bản án của Tòa sau đó, nên ông hoàn toàn vô tội. Khi bỏ phiếu bằng giơ tay, do dốt luật hay cố tình làm vậy, trong khoảng 40 người, chỉ có 3 người ủng hộ ông Quân. Đối với người cộng sản: khi bị bắt là có tội, chớ không đợi đến khi có án tòa.

c./ Hiệp thương lần 3. Phiên họp sẽ không có mặt người tự ứng cử.

Kết quả, những đồng bào tài đức không có quyền được phục vụ Ðất Nước và Ðồng Bào. Dù được ăn trên, ngồi trước, bổng lộc cao sang, các đại biểu quốc hội vẫn phải tìm mua quốc tịch các nước (Nguyễn thị Nguyệt Hường, Phạm Phú Quốc). Bởi thế, đã có bao nhiêu người Việt đã phải bỏ thiên đàng đỏ ra đi, ngoài 39 khổ dân chết trong xe tải đông lạnh ở Anh.

IV.- NGUYỆN VỌNG DÂN TỘC VIỆT.

A./ Công dân trên Quê hương.

Ngày 23.06.2020, nữ công dân Nguyễn Thùy Ðương gởi thư cho Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có đoạn :

Thưa Ông!

Năm vừa qua, con đã tiếp xúc với người dân nhiều nơi trên Đất nước, nghe kể và thấy các thảm cảnh đau đớn. Tuy rất nhiệt huyết, nhiều lúc, con thấy mình bất lực và tuyệt vọng. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân như Hội đồng Bảo kê, con không bịa đâu. Con ước gì ông thấy được những người nông dân bị thu hồi đất với giá rẻ mạt, bị đẩy đuổi khỏi phần đất của mình. Họ kiên quyết bám đất thì bị cưỡng chế, để rồi mảnh đất đó được phân lô bán nền, làm Dự àÙn khu dân cư. Đồng Nai và rất nhiều nơi nữa như Bình Dương, Vũng Tàu, Quảng Ngãi… và thậm chí là trung tâm như TP. Hồ Chí Minh vẫn xảy ra bất cập về đất đai.

Đảng có sau Nhân Dân, sau Đất Nước, vậy tại sao lãnh đạo luôn luôn là Đảng viên mà không có một Nhân Dân bình thường nào có thể làm lãnh đạo Nhà Nước? Nếu chỉ bó buộc trong phạm vi Đảng viên làm lãnh đạo là Đất nước đang phí phạm nhân tài. Sự cố chấp về mặt tư tưởng chỉ làm khổ cho Nhân Dân mà thôi. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo toàn diện ở Việt Nam, vậy có gì phải ngại khi lãnh đạo Tỉnh/ Thành không là Đảng viên đâu? Vẫn là Tỉnh Ủy/ Thành Ủy lãnh đạo, Nhân Dân - Hội đồng Nhân dân/ Quốc Hội giám sát. Không những vẫn sẽ an toàn mà còn mở rộng con đường cho những người tài cống hiến cho Đất Nước. Dĩ nhiên vẫn phải trả lương cao cho họ. Chẳng thà trả lương cao còn hơn để cán bộ tham nhũng hậu quả nặng nề hơn.

B./ Người Việt tị nạn Hải ngoại.

Thưa đồng bào Mỹ gốc Việt,

Ngày 03.11.2020, quý vị có diễm phúc là công dân Mỹ gốc Việt Tự do thực thi quyền Dân chủ của mình qua Lá Phiếu để bầu chọn Tổng thống (Hành pháp) và Lưỡng viện Lập pháp. Ước gì quý vị nhớ đồng bào trong nước bị cướp quyền tự do ứng cử và bầu cử cùng các Nhân Quyền khác như Tín ngưỡng, Nhà ở, Ngôn luận… Trong thời gian trước sau ngày 30.04.2020, chúng ta đành gạt nước mắt rời bỏ Quê hương, Gia đình thể hiện sự ‘bỏ phiếu bằng chân’ chống Cộng sản.

Các chính quyền Mỹ liên tiếp, Dân chủ lẫn Cộng hòa, tuyên truyền cái gọi là ‘hòa giải giữa hai cựu thù’ Mỹ và VNCS. Họ dùng tiền thuế do lao lực của quý vị để tặng cho đảng và nhà nước cộng sản hầu chúng có tiền thuê côn(g) an đánh đập dã man người dân vì chống Trung cộng (do yêu nước, chị Nguyễn Ð ặng Minh Mẫn viết ‘HS-TS-VN’ (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) đã bị xử 8 năm tù trong hoàn cảnh ăn ở không vệ sinh, nhất là phụ nữ, vì cái gọi là tội ‘lật đổ chánh quyền nhân dân’. Cả trăm đồng bào yêu nước đã bị như vậy.

Những thanh niên nam, nữ này bị tù khi ‘không tội’, mất cả tuổi thanh xuân… cũng chống Tàu như Tổng thống Donald Trump vậy, nhưng sao ông không giúp để họ có đời sống với Nhân Quyền như mọi người Mỹ gốc Việt sống tại Mỹ.

Do đó, tôi viết bài này để khẩn cầu quý cử tri Mỹ gốc Việt khi sử dụng lá phiếu nhớ đến khổ nạn của đồng bào trong nước. Thiết tưởng những vị quân, cán, chính Việt Nam Cộng hòa cao niên khi phải bỏ nước ra đi, đều mang ước muốn giúp dân mình. Tôi, cựu sĩ quan VNCH cũng vậy, nhưng trong tay không có lá phiếu của cường quốc Mỹ, nước có nhiều liên hệ lịch sử với VNCH cũng như với VNCS. Tôi ước ao có được sự cộng tác của quý cử tri Mỹ gốc Việt hậu duệ VNCH, sinh trưởng tại Hoa Kỳ.

Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, không chỉ tại Mỹ, hầu như không nước nào có thể bầu chọn một Nguyên thủ Quốc gia xứng đáng tài đức. Do đó, nếu có quyền bầu cử, tôi sẽ dành sự tín nhiệm cho ông Donald Trump vì ông Biden đã phản VNCH trong lúc hấp hối và từ chối tiếp nhận người Việt tị nạn vào Mỹ.

Ngoài ra, chúng tôi khẩn cầu hai phe đảng đừng lợi dụng Quốc Kỳ linh thiêng Việt Nam Cộng hòa để tranh cử. Xin đừng quảng cáo gian và chia rẽ tranh chấp. Hãy dồn phiếu cho những ứng cử viên nào giúp đồng bào trong nước dành quyền ứng cử để thực thi Dân Chủ như Hoa Kỳ và các nước khác.

Cũng vậy, xin đừng đem Tôn Giáo, Ðạo Ðức gắn cho các ứng cử viên, chỉ yêu cầu họ sống đúng Luật Thiên nhiên và thực thi thẩm quyền đúng Hiến Pháp và Học thuyết Xã hội Công Giáo (Chương 8 : Cộng đồng Chánh trị) nếu muốn.

Hà Minh-Thảo

 
Văn Hóa
Sa Cơ, Lỡ Thế
Lm Vũđình Tường
03:24 17/09/2020
Vào mùa nắng hạn, nắng như thiêu, như đốt, nước bốc hơi từ ao, hồ, sông, ngòi. Từ trong cửa sổ nhà nhìn ra thấy rõ hơi nước cuồn cuộn bốc lên như làn sương mỏng. Vừa ra khỏi mặt nước đã được gió đón chào. Làn hơi nước, như chiếc màn gió mỏng, bay theo chiều gió tạo thành một cái màn gió, rất mỏng, rất nhẹ, rất sạch, trong suốt. Xuyên qua tấm màn gió hơi nước, ta có thể nhìn thấy cả đám mây mờ từ tận trời cao. Cái màn gió nước uốn cong, xoáy, vặn, tung lên, hạ xuống, theo chiều cơn gió cuốn. Chiếc màn gió nước trước biến mất, tiếp theo là chiếc màn gió thứ hai, rồi cũng biến mất. Cứ từng hạt nước nhỏ li ti liên tục bốc hơi, khiến nước ao hồ cạn dần, cạn dần. Một ngày qua đi, hồ nước cạn một chút; một tuần qua đi thấy quanh hồ còn dấu vết nước để lại như lời giã biệt cọng cỏ quanh hồ. Chúng để lại cái màu vàng úa, thiếu sự sống, như âm thầm nói cho ngọn cỏ quanh hồ biết, đây là dấu chỉ của khô hạn, của thiếu nước và có thể là dấu chỉ của thần chết đang từ từ tiến đến. Thật không may mắn cho cá, tôm, cua, sò sống trong hồ. Nơi chúng thường dung thân, giờ trở thành hồ nước cạn, mồ chôn chúng. Chúng biết rõ, nguồn lương thực cạn dần, cạn dần. Nguồn lương thực cạn đã vậy, nước còn lại trong hồ trở thành nước dơ bẩn. Nước càng cạn, càng dễ bắt mồi, dù mồi ít nhưng dễ bắt. Nước hồ trở thành vẩn đục nhiều hơn, rong tốt chết dần vì điều kiện nước dơ bẩn, nhiễm trùng, gây bệnh giết đám rong xanh, tươi tốt. Rong tốt chết đi, rong xấu xuất hiện, trám chỗ. Rong xấu phát triển mạnh, chúng sinh sản rất nhanh, chúng càng mọc mạnh nhanh bao nhiêu, thì rong tốt càng khổ bấy nhiêu, bởi chúng sinh ra những chất làm chết rong tốt. Tôm cá cũng bị ảnh hưởng bởi chất ô nhiễm do rong dại sanh ra. Dù là rong dại, rong xấu cũng cần nước nên nước bốc hơi chúng để lại màng rong mỏng khô, xanh xạm trên lớp cỏ khô, vàng màu rơm khô. Cái hồ cạn gần hết nước, dung tích nước trong hồ biến thành mầu vàng, rồi mầu xanh.

Con cá lóc là loại cá mạnh khoẻ, nó bơi nhanh, nhảy cao, nó như mũi tên phóng từ bụi cỏ ra bắt con mồi; con mồi không kịp xoay sở, thoát khỏi răng nanh của nó. Con lóc giờ cũng chậm lại, nước ít quá không đủ khoảng trống cho nó vùng vẫy. Trước đây nó là xạ thủ số một của loài tôm cá, con cá, con tôm nào vô tình đến trong tầm ra đa của nó là coi như tự nộp mạng. Một ngàn lần rượt bắt, nó chỉ bị hụt có một. Giờ hồ cạn, không còn đủ nước, tài bơi, tài nhảy, tài phóng, tài rượt, tài bắt mồi của nó coi như bỏ xó. Nó vẫn vùng vẫy nhưng vùng vẫy trong đám bùn. Chỉ vài ba tuần nữa thôi là nó bị bó vây, bó vi không còn bơi lượn được nữa. Nước cạn, nó vùng vẫy, xình lầy vấy lên bám vào vây, vào vi, vào vảy, nó giống như con cá mặc áo giáp bùn, trước nhẹ, sau nặng dần, nặng dần đến độ nó chỉ còn vùng vẫy. Nặng chình chịch nên nó chậm lại, biết rõ thế, nhưng nó không cách nào thoái khỏi đám bùn dính thân. Càng vùng vẫy, càng bị bùn dính nhiều, càng bị sức nặng của bùn gắn chặt, kéo nó xuống đám bùn lỏng.

Biết rõ nước hồ đang cạn, mấy lần, đêm đến nó nhảy ra khỏi hồ, tìm cách thoát thân. Nhảy lên khỏi hồ xong, nằm đó, chở yên tĩnh, cái cảm giác nơi vảy đầu báo cho biết, gió mang theo quá ít hơi nước nên không thể quyết định có nên ra đi hay chờ cơ hội khác. Chờ đến gần sáng, nó phải trở lại hồ trước khi đám kiến đánh hơi đến tấn công. Trên bờ, đám kiến làm chủ. Con lóc đành choài trở lại cái hồ nước đang cạn. Không phải vảy nơi mình nó, vảy nơi đầu nó dính liền với cái sạn trong đầu giúp đó định hướng bơi lội, giúp nó nhận biết nơi đâu có nước. Gió mang theo hơi nước, cái sạn trong đầu báo cho lớp vảy biết hướng nào có nước. Mỗi lần giảng bài tôi không hiểu. Cha tôi thuờng chửi 'đầu mày có sạn à'. Những lần như thế tôi liên tưởng tới cái sạn trong đầu cá, biến câu chửi thành câu khen ngợi, thông minh như sạn đầu cá. Lần thứ hai con lóc thử vượt hồ lần nữa xem sao. Lần này gió có mang theo chút hơi nước nhưng nước đến từ đàng xa, không còn tươi mát như lúc mới bốc hơi khỏi nước, mà đã mang theo vẩn đục của không khí, có mang theo bụi của đồng hoang, nên con lóc biết có hồ nước, nhưng lại rất xa, ngoài khả năng vượt hồ của nó. Con lóc lại quay trở về. Ba bốn lần như thế đều thất bại. Những lần sau nhảy khỏi hồ vất vả hơn, bởi nước cạn xa mặt ruộng, nên phải vất vả lắm mới phóng ra khỏi bờ hồ. Lần cuối cùng vảy đầu cho nó biết hơi nước nhiều nhưng là hơi sương đêm, không phải hơi nước bốc hơi nên con lóc đành trở lại hồ.

Đỉa là loài hạ cấp, bần tiện, thuộc vào lớp thô bỉ. Xấu cả về vóc dáng lẫn tính chất. Chúng búng thân theo kiểu thước đo. Loại không phân biệt là loài hèn hạ, đầu đuôi quan trọng ngang nhau. Cứ đuôi nhập đầu, rồi đuôi giúp búng đầu tiến tới; đuôi lại nhập đầu búng tiếp để đi. Đỉa bơi chậm trong nước và đo búng chậm hơn trên cạn. Bởi việc di chuyển chậm chạp nên trời ban cho chúng cái lợi tuyệt vời. Cái lợi nhịn đói. Chúng có thể nhịn đói nhiều tuần, và ngay cả vài tháng. Dù sống dưới nước nhưng chúng có thể tồn tại trên bờ, chỉ cần chút ẩm ướt là nó có thể chịu cảnh nhịn đói, nhịn khát lâu ngày. Không như anh lóc, không thể sống nơi khô cạn, cũng không thể nhịn đói được một tuần. Trong khi đỉa có thể nhịn ăn hàng tháng mà không chết đói.

Sa cơ, lỡ thế diễn tả tình trạng người quân tử khi gặp khó khăn, khốn cùng bị kẻ tiểu nhân hãm hại. Anh lóc hình ảnh của một anh hùng, khi gặp nước cạn bị kẻ tiểu nhân đỉa hãm hại. Con lóc dính bùn, thân nó nặng, nước lại cạn nên anh lóc cứ quanh quẩn trong vũng nước cạn, do đó đỉa dính vào bùn nơi thân con lóc, từ đó nó bám trụ búng dần, búng dần đến đầu con lóc. Đỉa nằm chờ đánh theo kiểu đặc công. Con lóc phùng mang thở, đỉa nhanh nhẹn búng chút thân nó vào đó nằm chờ, con lóc cần không khí nên thở tiếp, đỉa lấn tiếp một chút. Cứ thế, từng chút một cuối cùng đỉa lọt vào giữa mang cá, nằm gọn trong đó, hút máu nơi mang cá. Trong con lóc sau mang cá là nơi mềm yếu. Đám go vi cá này sinh hoạt như là lá phổi trong người. Từ nơi đây go vi cá lọc nước, lấy oxy đưa vào trong thân thể nuôi cá. Nơi nhậy cảm này màu đỏ tươi, được mang cá che chở, nơi tiếp nhận oxy, mang không khí tốt về tim. Đỉa lợi dụng cơ hội cạn nước, bùn xình tiến vào đó tấn công ngay huyệt tử. Con lóc có vùng vẫy cách nào cũng không thể thoát thân và cuối cùng anh hùng cá chết trong miệng đỉa tiểu nhân.

TiengChuong.org
 
Nhân lễ giỗ ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận : Hành Trình Hy Vọng Phú
Bùi Nghiệp
08:49 17/09/2020
HÀNH TRÌNH HY VỌNG PHÚ

Cỡi sao Cơ – Vĩ!

Nương ánh Khuê Tinh.(1)

Xe cưu mã rước thần xuôi lạc cảnh;(2)

Thuyền phúc ân nghinh phụ trẩy thiên đình.

Trí tụng suy - dạ bồi hồi nhớ cha khả kính;

Lòng thổn thức - tâm ngưỡng vọng công đức anh linh.

Khi xưa:

Can Mậu Niên Thìn, cắt rốn hòa nhân lọai;

Phú Cam Đất Huế, chôn rau nhập thế sinh.

Danh xưng: Văn Thuận;

Thánh hiệu: Phan Sinh.

Giống dòng tử đạo;

Thế phiệt trâm anh.

Đầy một giáp biệt mẹ cha, theo chân thiên triệu;

Đủ mười hai vào chủng viện, dõi gót duy linh.

Mài miệt rừng nhu biển thánh;

Luận suy bác cổ thông kim.

Mới tuổi hai lăm, chức thánh trao: thụ phong đời linh mục;

Vừa sang hai tám, bề trên phán: trẩy du học đăng trình.

Trương thư pháp làu làu Hán tự;

Gióng bút thần thông thạo La-Tinh.

Thêm nghiên cứu chữ Nha – Bồ - Pháp;

Lại trau dồi âm Bỉ - Hy - Anh.

Xuất dương hải ngọai tìm thâu tinh túy;

Hồi xứ sơn hà truyền đạt môn sinh.

Trồng cây nhỏ ươm mầm truyền giáo;

Gieo giống vàng gặt hạt Lan Đình. (3)

Chưa đủ bốn mươi, trí đẫy tràn ơn thần khí;

Ba mươi chín tuổi, tay quyền trượng dắt sinh linh.

Đất Nha Trang, tước chủ chăn đạt lý;

Đồng Phú Khánh, ngôi giám mục thấu tình,

Thuở điêu linh, đông tây so bì cốt nhục;

Thời tao lọan, nam bắc tán tận đệ huynh.

Dụng nhân trí vỗ về an chính đại!

Đem yêu thương ăm ắp nghĩa quang minh.

Từ Nha phận, vâng lời : nhận bài sai Tòa Thánh;

Đến Sài thành, tân nhiệm: Tổng Giám Mục kế quyền.

Ba mươi tháng tư - cơ trời vận nước;

Một chín bảy lăm – ngừng cuộc đao binh.

Thay cờ đổi chủ;

Quốc pháp gia hình.

Năm đinh mão chính ngày Mông Triệu;

Tiết trời thu đến khắc nộp mình?

Không bản án thế gian, mà cùm gông ngục thất?

Chẳng văn bài cáo trạng, sao xiềng xích xà lim?

Không bị gậy hành trang, không áo xống;

Chẳng bạc tiền lương thực, chẳng thông tin.

Nơi lao lý rực tràn ân cứu độ;

Chốn đọa đày cháy bỏng lửa thần linh.

Một giọt nước hòa chung ba giọt rượu;

Hai bàn tay dâng tiến lễ hy sinh.

Trong vô vọng cha khai “đường hy vọng”

Trước hận thù cha mở lối ân tình.

Bút thần khí trào tuôn trang giấy ố;

Ánh hắt hiu soi cửa sổ tụ hùynh.

Ba lượt lưu đày phát vãng;

Chín năm biệt lập ngục hình.

Thiên hạ thương tâm xứ;

Lao Lao tống khách đình.(4)

Này tù Phú Khánh - Cây Vông - Giang Xá;

Nọ ngục môn Nam – Trung – Bắc lưu trình.

Ủi an đồng nạn vững vàng cam khổ;

Cảm hóa quân canh thu phục lý hình.

Cận mặc giả hắc!

Cận đăng giả minh!(5)

Cuộc nhân thế khi thường khi biến;

Lẽ tuần hòan lúc nhục lúc vinh.

Năm ngàn buổi lao lung, trọng tù buông gông xóa án;

Mười ba năm thấm thóat, ngục sĩ tháo cũi cởi xiềng.

Nhìn qúa khứ đã sáu mươi: cây ngô đồng ngả bóng;

Nhủ tương lai dù lục tuế: thần hạc lão còn tinh.

Tại Hà Nội ba năm quản thúc;

Sang Rô Ma chạy chữa bệnh tình.

Nhà Hội Thánh mẹ hiền, an hòa ấp ủ;

Đức Giáo Tông cha thánh, chúc phúc an bình.

Trao nhiệm chức Hội Đồng Tòa Thánh!

Ủy thác vai Công Lý Hòa Bình.

Cả thế giới vui chào người trung nghĩa;

Khắp trần hòan mến mộ đức hy sinh.

Thất thập cổ lai, mũ Hồng Y ngời rực!;

Thiên niên kỷ mới, đầu bạch phát khôi tinh!

Kìa bóng thỏ mờ dần khung chiều tắt;

Nọ bạch câu vèo thóang cửa phù sinh.(6)

Bảy bốn tuổi cùng trần ai sánh bước;

Năm mươi năm dậy nhân thế công bình.

Đáo kỳ viên mãn!

Bách tuế quy linh!

Xác đã mất như hạt cây vùi xuống;

Thần còn đây mầm nở sống hòan sinh.

Hoa kỳ diệu nức hương lan hòan vũ;

Trái tròn đầy thỏa ngọt khắp sinh linh.

Vọng tưởng;

Giai thành.(7)

Bùi Nghiệp

CHÚ THÍCH :

( 1) sao Cơ, sao Vĩ, Sao Khuê : các ngôi sao tượng trưng cho văn học thông thái.

(2) Xe cưu mã : từ chữ ngựa cưu xe cói, bánh xe và móng ngựa phải buộc cỏ cói vào, để người già di chuyển cho êm ái.

(3) Lan đình : loài hoa thơm nở lâu không tàn

(4) Thiên hạ thương tâm xứ,Lao Lao tống khách đình.(thơ Lý Bạch) nghĩa là : Đây là nơi thương tâm trong chốn nhân gian,Tiễn khách ở đình Lao Lao.( Đình Lao Lao ở phía nam huyện Giang Ninh, tỉnh Giang Tô ngày nay)

(5) Cận mặc giả hắc! Cận đăng giả minh!: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(6) Bóng thỏ : ánh trăng; Bạch câu : do chữ bạch câu quá khích là bóng ngựa trắng vèo qua khe cửa. Hai chữ này ý nói thoáng qua.

(7) Giai thành : phần mộ.
 
Chứng nhân Đường Hy Vọng
Đinh Văn Tiến Hùng
15:22 17/09/2020
Một tấm gương Chủ Chăn tuyệt vời –

* Cảm xúc khi đọc tác phẩm ‘Đường Hy vọng’ của Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê
Nguyễn văn Thuận – Bài học sống động cho Giáo Hội Việt Nam hiện nay.
( Nhân dịp Lễ giỗ lần thứ 17 của Hồng Y Nguyễn văn Thuận 16/9/20 )

“Như Man-na nuôi dưỡng dân Do Thái trên đường về Đất Hứa, Thánh Thể sẽ nuôi dưỡng con đi cùng Đường Hy vọng” ( Ga.6 : 53 )

*Chúa là Đấng con ca mừng buổi sáng,
Chúa là Đấng con khấn nguyện chiều hôm,
Chúa là Đấng con trọn niềm Hy Vọng,
Mãi ngàn đời xin kính cẩn suy tôn. (1)

Cuộc đời Ngài trên con Đường Hy Vọng,
Từ khi chào đời đến lúc ra đi,
Chính là bản trường ca thật diệu kỳ,
Khiến muôn người đều ngợi ca ngưỡng phục,
Vì năm tháng tuổi thơ được hun đúc,
Trong dòng máu Đấng Tử Đạo anh hùng,
Hòa cùng tinh thần ái quốc kiên trung,
Đã tạo nên một tấm gương oanh liệt.
Người Tông Đồ hăng say đầy nhiệt huyết,
Một Linh Mục trẻ khát vọng dâng đầy,
Một Giám Mục chưa tròn tuổi bốn mươi (2),
Nêu cao khẩu hiệu ‘ Vui Mừng & Hy Vọng ‘
Vâng Thánh ý vượt qua bao biến động,
Trước bạo quyền, tù ngục chẳng hề nao,
Lòng bền vững không khiếp sợ gian lao,
Dâng Lễ ba giọt rượu, một giọt nước (3)
Lên Thiên Chúa mỗi ngày lời nguyện ước,
Trước Thánh Giá gỗ, giây điện treo lên (4)
Ôi Thánh Thể ban sức mạnh niềm tin !
Trao cho Chúa dù qua bao thử thách,
Lời cầu nguyện đã dâng đầy sức mạnh,
Nên vượt thắng mười ba năm tù đầy,
Và vinh quang đang chiếu sáng giờ đây,
Mang tâm huyết ghi vào Đường Hy Vọng, (5)
Một tuyệt tác với niềm tin chân lý,
Như Man-na để nuôi dưỡng tâm hồn,
Như hòa bình mà nhân loại chờ mong,
Từng tờ lịch đã trở thành Sứ điệp,
Đem Hy Vọng vào cuộc sống bất diệt,
Chính tình yêu đong đầy trao thế nhân,
Khiến cai tù phải thức tỉnh hồi tâm.
Cuộc đời- Tu sĩ- Tù nhân- Truyền giáo,
Đều phát xuất từ thiết tha cầu nguyện.
Người tù kiệt xuất được Chúa cất lên,
Thành Hồng Y Tổng Trưởng trong Giáo triều,
Đem Công lý Hòa bình cho nhân thế.
Và rồi đây tiếp theo muôn thế hệ,
Vinh danh Ngài là Một Vị Thánh Nhân,
Sống trọn vẹn với năm tháng thế trần,
Làm Nhân chứng Tình yêu ĐƯỜNG HY VỌNG.

*Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm trở thành một đường dài.
Phủt này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.
Đường Hy Vọng do mỗi chấm Hy Vọng.
Đường Hy Vọng do mỗi phủt Hy Vọng. (6)

*CON CÓ MỘT TỔ QUỐC
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khải hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.

Con có một Tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu Non sông gấm vóc,
Con yêu Lịch sử vẻ vang,
Con yêu Đồng bào cần mẫn,
Con yêu Chiến sĩ hào hùng.

Sông cuồn cuộn, máu chảy cuộn hơn.
Núi cao cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc,
Vui niềm vui đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân tộc. (7)

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

*Ghi chú: 1) Trích Thánh Kinh Phụng Vụ.
(2) ĐHY Nguyễn văn Thuận lãnh chức Linh Mục 25 tuổi và Giám Mục 39 tuổi.
(3 & 4) Trong tù hàng này ĐHY dâng Thánh Lễ với 3 giọt rượu và 1 giọt nước trong lòng bàn tay trước Thánh Giá gỗ và giây đeo bằng giây điện do Ngài làm.
(5) Tên tác phẩm ĐHY viết trong tù trên những tờ lịch rời do 1 em bé cung cấp.
(6 & 7) Trích trong Đường Hy Vọng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Sen Cuối Mùa
Đặng Đức Cương
09:45 17/09/2020
BÔNG SEN CUỐI MÙA
Ảnh của Đặng Đức Cương

Bông Sen nở muộn cuối mùa
Hẹn Hè năm tới đúng mùa diệu hương
(bt)
 
VietCatholic TV
Lạ lùng: Thủ phạm phá nhà thờ yên trí bão đã đánh sập các camera, ngơ ngác khi bị bắt rất mau.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:56 17/09/2020


1. Người thanh niên ngang nhiên phá hoại tại một nhà thờ Công Giáo ở Louisiana đã bị bắt

Theo chính quyền địa phương, một thanh niên ngang nhiên thực hiện một vụ phá hoại kéo dài hàng giờ vào hôm thứ Tư tại Nhà thờ Công Giáo Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Tioga, Louisiana đã bị bắt và đã thú nhận hành vi phạm tội của mình.

Trong hành động phá hoại kéo dài hơn hai giờ, kẻ tấn công đã phá ít nhất sáu cửa sổ, đập một số cửa kim loại và làm vỡ nhiều bức tượng xung quanh khuôn viên giáo xứ. Quan sát thấy 2 camera của nhà thờ đã bị bão làm hỏng, dây nhợ treo toòng teng, y yên chí phá phách trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ.

Cha Rickey Gremillion, cha sở của nhà thờ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 11 tháng 9 rằng thiệt hại xảy ra từ 12:30 đến 3:00 sáng ngày 9 tháng 9. Không ai nhìn thấy hoặc nghe thấy gì trong khi vụ phá hoại xảy ra, nhưng toàn bộ sự việc đã được ghi lại vào camera an ninh của nhà thờ.

Cha Gremillion phát hiện ra thiệt hại khi đến nhà thờ để dâng Thánh lễ vào sáng hôm đó.

“Rõ ràng là anh ta không nhận ra có camera đang theo dõi mình,” Cha Gremillion nói.

Sở Cảnh sát Rapides cho biết hôm 11 tháng 9 rằng họ đã bắt giữ Chandler Johnson, 23 tuổi, vì tội xâm phạm và phá hoại một tổ chức.

Trên video, người ta có thể thấy Johnson, cởi trần và mặc quần jean xanh, làm vỡ nhiều chậu hoa nhỏ xung quanh nhà thờ và làm đổ một số chậu bê tông lớn hơn.

Anh ta đập một trong những cánh cửa kim loại với một bức tượng mà anh ta đã giật ra khỏi bên tượng đặt bên ngoài nhà thờ, và đập một cánh cửa kim loại khác với một bức tượng khác. Anh ta cũng ném một bức tượng vào một phần của nhà thờ, và làm vỡ đầu của Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Johnson đã dùng một vật cứng để đập một lỗ trên bức tượng lớn của Đức Mẹ Maria đã được đặt ở nhà thờ trong nhiều năm.

Cha Gremillion cho biết giáo xứ gần đây đã vượt qua cơn bão Laura mà không có thiệt hại lớn nào, ngoại trừ hai camera an ninh của nhà thờ. May mắn là nhà thờ có đến 4 camera, và 2 camera an ninh còn lại vẫn hoạt động và đã có thể ghi lại hành động phá hoại trên video.

Cha Gremillion cho biết ngài không nghĩ Johnson có bất kỳ mối quan hệ nào với giáo xứ hay có lý do nào để tấn Công Giáo xứ.

Cha Gremillion nói rằng Johnson không gây thiệt hại nào bên trong nhà thờ; mặc dù hắn ta có nhiều cơ hội để vào nhà thờ qua cửa sổ vỡ, nhưng anh ta không làm như thế có thể vì lo ngại bên trong nhà thờ có gắn camera.

Cha Gremillion cho biết, hầu hết kính sẽ được thay thế khi công ty bảo hiểm đồng ý chi trả. Một số giáo dân đã giúp dọn dẹp và che tạm cửa sổ bị vỡ vào buổi sáng khi vụ phá hoại được phát hiện.

Cha Gremillion cho biết ngài đang hy vọng sẽ có thể củng cố hệ thống an ninh tại giáo xứ sau vụ này. Mặc dù toàn bộ vụ phá hoại được ghi lại trên video, hệ thống báo động hoàn toàn không được kích hoạt.


Source:Catholic News Agency

2. Quốc Hội lập pháp Tây Úc khuyến nghị tôn trọng ấn tín bí tích tòa giải tội

Một ủy ban của Thượng viện Tây Úc khuyến nghị hôm thứ Năm rằng không nên yêu cầu các linh mục ấn tín bí tích tòa giải tội khi hối nhân xưng tội lạm dụng tình dục trẻ em.

Ban Pháp chế Hội đồng Lập pháp khuyến cáo rằng “Trên cơ sở tín ngưỡng của họ, các linh mục nên được miễn trách nhiệm hình sự bắt buộc phải báo cáo những thông tin được tiết lộ trong tòa giải tội.”

Ủy ban cũng khuyến nghị rằng chính quyền tiểu bang nên “tham khảo ý kiến của các thừa tác viên tôn giáo khi bàn thảo các dự luật liên quan đến các thông tin nhận được trong quá trình xưng tội.”

Khuyến nghị, được đa số ủy ban đưa ra, liên quan đến Dự luật về Tu Chính Án trẻ em và dịch vụ cộng đồng năm 2019. Ở hình thức hiện tại, dự luật yêu cầu các linh mục phải báo cáo về các trường hợp đã biết hoặc bị nghi ngờ lạm dụng tình dục trẻ em.

Trong số ba thành viên ủy ban ủng hộ khuyến nghị tôn trọng ấn tín bí tích giải tội, hai người thuộc Đảng Tự do đối lập và một người thuộc Đảng Quốc gia.

Hai thành viên của Ủy ban thuộc Đảng Lao động đang nắm quyền đã chống lại việc giữ ấn tín bí tích tòa giải tội.

Dự luật nhằm thực hiện một số khuyến nghị trong báo cáo năm 2017 của Ủy ban Hoàng gia về Các ứng phó của các định chế đối với lạm dụng tình dục trẻ em. Phần lớn dự luật tập trung vào việc bảo vệ trẻ em cho những người Thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres.

Trong cuộc điều tra về dự luật, Ủy ban Pháp chế đã nhận được 606 bản đệ trình của công chúng. Ủy ban ghi nhận rằng họ đã nhận được “phản đối mạnh mẽ” đối với yêu cầu buộc các linh mục vi phạm ấn tín bí tích giải tội, đặc biệt là từ các thành viên của Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Ủy ban nói rằng “hơn 90 phần trăm đệ trình cho cuộc điều tra này phản đối việc phá vỡ ấn tín bí tích giải tội.”

Victoria, Tasmania, Nam Úc, Queensland và Lãnh thổ Thủ đô Úc Canberra đã thông qua luật buộc các linh mục vi phạm ấn tín bí tích giải tội. New South Wales và Tây Úc đã quyết định tôn trọng ấn tín bí tích giải tội. Các quan sát viên cho rằng phản ứng quyết liệt của hàng giáo sĩ và anh chị em giáo dân đóng góp rất lớn vào kết quả của các tranh cãi tại các Quốc Hội tiểu bang.

Tại Tây Úc, nhiều linh mục đã viết thư để nói với ủy ban rằng các ngài sẽ không vi phạm ấn tín bí tích giải tội, và nhiều linh mục chỉ ra rằng luật này sẽ không thể thi hành được, vì việc xưng tội thường được thực hiện ẩn danh.

Ví dụ như Cha Mark Baumgarten, một linh mục của Tổng giáo phận Perth. Ngài đã viết cho ủy ban rằng “Tôi nghi ngờ một kết quả của loại luật này là nhiều giáo xứ có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn việc xưng tội trực tiếp để bảo vệ các linh mục.”

“Loại luật này cũng không thể thực thi được. Cách duy nhất để bắt một linh mục trong trường hợp này là cố gắng gài bẫy ngài bằng những hối nhân giả được trang bị thiết bị ghi âm, đó sẽ là một hành động đặc biệt độc hại.”

Cha Baumgarten kết luận: ”Các linh mục chúng tôi cam kết long trọng trước mặt Thiên Chúa, và tôi quan tâm nhiều đến việc Thiên Chúa sẽ phán xét tôi như thế nào hơn là cách tôi bị các quyền lực của thế giới này xét xử. Tôi sẵn sàng ngồi tù hoặc đối mặt với bất kỳ hình phạt dân sự nào khác trước khi tôi vi phạm ấn tín bí tích giải tội, và tôi cho rằng tất cả các linh mục - bất kể chịu ảnh hưởng của ý thức nào – cũng sẽ nói như vậy. Thật vậy, đã có một vài vị thánh linh mục trong nhiều thế kỷ đã tử đạo vì các ngài không chịu phá bỏ ấn tín bí tích giải tội. Nói như thế, tôi không có mong muốn trở thành một người tử vì đạo - theo nghĩa bóng hay cách khác – vì chuyện này và tôi cầu nguyện rằng những người đứng đầu có lý lẽ sẽ chiếm ưu thế trong vấn đề này, để cho phép các nhà lãnh đạo dân sự và Giáo hội cộng tác với nhau trong việc bảo đảm sự an toàn của những người trẻ và những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng ta.”


Source:Catholic News Agency

3. Các Giám Mục Tân Tây Lan kêu gọi bảo vệ sự sống.

Hội đồng Giám mục Tân Tây Lan lên tiếng kêu gọi các tín hữu bỏ phiếu ủng hộ sự sống, trong cuộc trưng cầu dân ý về luật trợ tử tại nước này, vào ngày 17 tháng 10 tới đây.

Hôm đó cũng là ngày tổng tuyển cử, đồng thời các cử tri tại Tân Tây Lan được yêu cầu bỏ phiếu xem có chấp nhận chung kết hay không hai dự luật đã được quốc hội thông qua: luật thứ nhất cho phép dùng cần sa với mục đích giải trí, và luật thứ hai là luật chọn lựa kết thúc mạng sống. Nếu luật này được các cử tri bỏ phiếu chấp thuận, thì những người từ 18 tuổi trở lên có thể được trợ tử để kết liễu mạng sống, nếu bị bệnh ở giai đoạn chót hoặc nghĩ rằng mình chỉ còn sống được sáu tháng hoặc ít hơn, và nếu họ ở trong tình trạng suy thoái không thể hồi lại được, cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi và không thể được giảm đau theo cách thức mà bệnh nhân coi là có thể chấp nhận được.

Nhân cuộc trưng cầu dân ý này, Trung tâm đạo đức sinh học Nathaniel /na-thá-ni-eo/, thuộc Hội đồng Giám mục Tân Tây Lan, đã công bố một bản suy tư dài về vấn đề trợ tử, trong đó khẳng định rằng “bất kỳ sự trợ tử nào cũng tương đương với việc hợp thức hóa sự kỳ thị, vì nó bao hàm sự phán đoán về giá trị của một người, và về quyền sống của họ.”

Tài liệu cũng trình bày những nguy hiểm trầm trọng mà luật trợ tử có thể đưa tới: người quyết định chọn việc làm cho chết êm dịu, không bị bó buộc phải nói với thân nhân hoặc một người thân tín, không cần sự hiện diện của một nhân chứng độc lập, không có những bảo đảm để xác nhận những trường hợp bị cưỡng bách, hoặc trầm cảm, hay thiếu những điều kiện về sự ý thức của người bệnh trong lúc họ chọn trợ tử.

Vì thế, Giáo Hội Công Giáo Tân Tây Lan quả quyết rằng “quyết định công bố một đạo luật nguy hiểm như vậy không phải là điều khôn ngoan, vì nó đưa tới việc tạo nên một lớp người riêng về phương diện luật pháp, cũng như trong tâm thức của dân chúng: đó là lớp người ở giai đoạn cuối đời, trong đó sự sống của họ bị coi là không xứng đáng được bảo vệ như những sinh mạng khác.”

Trung tâm Nathaniel cũng nhận xét rằng thật là điều không thể chấp nhận được, sự kiện ngày nay có những người phải chết trong đau đớn, trong khi có thể có những phương pháp trị liệu chống đau có hiệu năng cao.

Trung tâm này cũng nhắc đến kinh nghiệm của những nước như Hòa Lan, trong đó luật trợ tử dần dần được nới rộng.


Source:Vatican News
 
Chèn ép quá đáng: ĐTGM San Francisco kêu gọi rước Thánh Thể để phản kháng việc cấm đoán Thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:56 17/09/2020


1. Đức Tổng Giám Mục San Francisco kêu gọi rước Thánh Thể để “Giải phóng Thánh lễ”

Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã kêu gọi người Công Giáo tham gia các cuộc rước Thánh Thể trên toàn thành phố vào ngày 20 tháng 9, và tham dự các Thánh lễ bên ngoài tòa thị chính - để phản đối các sửa đổi về luật cách ly của thành phố với dụng ý rõ rệt là để ngăn cấm các cử hành phục vụ có công chúng tham dự.

London Breed, là Thị trưởng San Francisco; và Gavin Newsom, là thống đốc tiểu bang California là tất cả là đảng viên đảng Dân Chủ đã tung ra các chính sách hà khắc trong việc đóng cửa các nhà thờ trong thời kỳ đại dịch Covid, trong khi các phòng khám phá thai vẫn được mở cửa.

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone cho biết trong một bản ghi nhớ gửi các linh mục vào ngày 13 tháng 9 rằng các cuộc rước khác nhau sẽ bắt đầu tại các giáo xứ St. Anthony, St. Patrick và Star of the Sea, và sẽ hội tụ tại United Nations Plaza gần Tòa thị chính San Francisco.

Sau đó, các đoàn rước kết hợp sẽ tiến đến tòa thị chính, nơi các linh mục San Francisco, do tổng giám mục dẫn đầu, sẽ cử hành nhiều Thánh lễ ngoài trời, bằng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, như một hành động phản kháng.

London Breed đã thông báo trong tuần này rằng bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, các nhà thờ có thể có tối đa 50 người tham dự các buổi lễ ngoài trời. Ngoài ra, cầu nguyện riêng trong nhà thờ thì được phép, nhưng chỉ tối đa một người duy nhất trong nhà thờ.

Trước đây, hắn ta chỉ cho tối đa 12 người tham dự các cử hành phục vụ ngoài trời, và không ai được cầu nguyện bên trong nhà thờ. Tổng giáo phận San Francisco bao gồm thành phố San Francisco và quận hạt San Francisco - nơi có nhà thờ chính tòa - cũng như các quận San Mateo và Marin.

Qua những giới hạn hà khắc này, London Breed và Gavin Newsom thể hiện rõ thâm ý cay độc đối với người Công Giáo. Thật thế, trong lúc đưa ra các lệnh cấm ngặt nghèo như thế đối với các nhà thờ, London Breed và Gavin Newsom cho phép các khách sạn ở San Francisco được mở cửa trở lại hoàn toàn; các phòng tập thể dục trong nhà được mở cửa trở lại với 10% công suất; và hầu hết các cửa hàng bán lẻ được phép hoạt động với 50% công suất, và các trung tâm thương mại bị hạn chế ở mức 25%. Các phòng tập thể dục hoạt động trong các tòa nhà chính phủ dành cho các viên chức cảnh sát và các nhân viên chính phủ khác đã mở cửa trở lại từ rất lâu.

Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã nhận xét cay đắng rằng các tiệm làm tóc, tiệm làm móng và tiệm mát-xa được mở cửa trở lại, nhưng “chúng tôi chỉ được phép có một người duy nhất được cầu nguyện trong nhà thờ.”

Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết tổng giáo phận đã đặt hàng trăm biểu ngữ bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và cả bằng tiếng Trung Quốc có nội dung: “Chúng tôi là thiết yếu: Hãy giải phóng các thánh lễ!” Ngài yêu cầu anh chị em giáo dân mang các biểu ngữ trong các cuộc rước Thánh Thể.


Source:Catholic News Agency

2. Thánh lễ trực tuyến không bao giờ có thể thay thế sự hiện diện tham dự trực tiếp của tín hữu.

Trong thư gửi các Chủ tịch các Hội đồng Giám mục, Ðức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích, khẳng định rằng Thánh lễ trực tuyến không bao giờ có thể thay thế sự hiện diện tham dự trực tiếp của tín hữu. Ngài mời gọi các tín hữu trở lại Tham dự Thánh lễ với lòng khao khát lớn hơn và mời gọi, khuyến khích các anh chị em đang sợ hãi hay từ lâu không tham dự Thánh lễ trở lại với Thánh lễ.

Thư của Ðức Hồng Y Sarah có tựa đề “Chúng ta hãy vui mừng trở lại với Thánh Thể!” được công bố với sự đồng thuận của Ðức Thánh Cha.

Ðức Hồng Y Sarah viết: “Ðại dịch do virus corona gây ra đã tạo ra những biến động”, không chỉ trong các mối quan hệ xã hội và gia đình, “mà còn trong đời sống của cộng đồng Ki-tô giáo, bao gồm cả chiều kích phụng vụ.”

Nhà thờ được xây dựng cho sự hiện diện của các gia đình con cái Chúa. Trong thời gian đại dịch, Giáo hội luôn có ý thức trách nhiệm, lắng nghe và cộng tác với chính quyền dân sự và các chuyên gia, ngay cả đưa ra những quyết định khó khăn và đau lòng là phải đình chỉ các Thánh lễ trong thời gian dài. Tuy thế, khi hoàn cảnh cho phép, Ðức Hồng Y khẳng định rằng “cần khẩn thiết trở lại sự bình thường của đời sống Ki-tô giáo với nhà thờ là nhà và cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh lễ, như 'đỉnh điểm mà các hoạt động của Giáo hội hướng đến và đồng thời cũng là nguồn sức mạnh của Giáo hội' (Sacrosanctum Concilium, 10).”

Trong thời gian đại dịch chúng ta phải chấp nhận xa cách bàn thánh của Chúa, như là thời gian “chay” Thánh Thể, nhưng khi có thể, Ðức Hồng Y khuyến khích, “chúng ta phải trở lại với Thánh Thể... với lòng khát khao được gia tăng gặp gỡ Chúa, ở với Chúa, lãnh nhận Chúa và mang Chúa đến cho anh chị em bằng chứng tá của cuộc sống tràn đầy lòng tin, cậy và mến.”

Ðức Hồng Y nhấn mạnh rằng các cử hành phụng vụ mà tín hữu chỉ tham dự trực tuyến “có nguy cơ làm chúng ta xa rời cuộc gặp gỡ cá nhân và thân mật với Thiên Chúa nhập thể”, Ðấng không hiện diện “ảo” giữa dân Người nhưng thật sự. Do đó khi các biện pháp được áp dụng để giảm nguy cơ lan truyền virus, mọi người cần trở lại cộng đoàn,và mời gọi và khuyến khích các anh chị em đang sợ hãi, mất can đảm, vắng mặt hay từ lâu không tham dự vào cộng đoàn.

Một điểm đặc biệt được Ðức Hồng Y nhắc trong thư là dù tạo điều kiện cho các tín hữu tham dự Thánh lễ, các mục tử tránh cách thử nghiệm phụng vụ ngẫu hứng và cần tôn trọng các quy luật trong sách phụng vụ. Ðức Hồng Y nhấn mạnh quyền được rước và chầu Thánh Thể của tín hữu theo cách thức được quy định, không có giới hạn, thậm chí vượt quá những gì được quy định bởi các quy tắc vệ sinh được cơ quan công quyền hoặc Các giám mục ban hành.” Nguyên tắc chắc chắn để thực hành điều này là vâng phục các quy tắc được Giáo hội, được giám mục đề ra.

Kết thúc lá thư, Ðức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phụng tự viết: “Giáo hội sẽ tiếp tục yêu mến toàn thể con người.” Ngài nói rằng trong khi sự sống hiện tại của chúng ta là quan trọng, thì cuộc sống vĩnh cửu còn hơn thế nữa; và do đó, “Giáo hội hiệp nhất việc loan báo và đồng hành hướng tới sự cứu rỗi đời đời của các linh hồn với sự quan tâm cần thiết đến sức khỏe cộng đồng.”


Source:Vatican News

3. Giám mục người Anh kêu gọi người Công Giáo quay trở lại nhà thờ

Đức Cha Philip Egan Giám mục giáo phận Portsmouth đã viết thư cho người dân trong giáo phận của ngài, khuyến khích họ trở lại nhà thờ để tham dự Thánh lễ và cầu nguyện riêng.

Ngài viết cho những người Công Giáo và “cho tất cả những người có thiện chí”, “cho những người có tai để nghe”, cho bất cứ ai đang tìm kiếm Thiên Chúa, và cho tất cả những ai muốn gặp Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô và muốn biết thêm về Tin Mừng của Ngài.

“Tôi nói với tất cả các bạn: Hãy quay lại! Hãy trở lại với thánh lễ! Hãy trở lại nhà thờ để cầu nguyện riêng! Hãy trở lại thăm Chúa Giêsu trong Mình Thánh Chúa! Bạn thực sự được chào đón - chúng tôi đã rất nhớ bạn!”

Thư mục vụ của Giám mục Egan có tiêu đề “Hãy trở lại với Ta, Chúa nói”, được công bố hôm 13 tháng 9.

Ngài gọi những tháng gần đây của đại dịch coronavirus là 'phi thường ', đồng thời ghi nhận những hy sinh, chăm chỉ của các nhân viên y tế và nhân viên phục vụ đời sống công cộng, cũng như những gì các linh mục, và anh chị em giáo dân đã làm tại Giáo phận Portsmouth.

“Bây giờ các trường học và nhiều cơ sở khác đang hoạt động trở lại, chúng ta hãy tiếp tục công việc tốt đẹp này,” ngài khuyến khích. “Chúng ta hãy giữ an toàn. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa chấm dứt đại dịch, giúp con người phát minh ra vắc-xin và phục hồi cuộc sống bình thường.”

Đức Cha Egan viết thêm rằng “khi mời các bạn trở lại tham dự Thánh lễ, tôi ý thức rằng ở một số nơi và đối với một số bạn - những người tự bảo vệ mình, những người bệnh tật, những người dễ bị tổn thương - điều này sẽ không thể thực hiện được. Hơn nữa, chúng tôi cũng biết rằng tỷ lệ lây nhiễm đang thay đổi và chúng tôi thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng phải cô lập cục bộ. Thật vậy, đối với tất cả mọi người, nó sẽ đòi hỏi sự cẩn thận, thận trọng và điều chỉnh. Nó có thể có nghĩa là tham dự Thánh lễ vào một ngày trong tuần thay vì Chúa Nhật.”

Ngài chỉ ra rằng hầu hết các nhà thờ trong giáo phận hiện đã mở cửa, với “quy trình an toàn nghiêm ngặt” và yêu cầu các tình nguyện viên hỗ trợ trong những nỗ lực này.

“Đại dịch đã cho chúng ta thấy cuộc sống hiện đại mong manh như thế nào. Nó đã khiến chúng ta phải xem xét lại các ưu tiên của mình. Nó đã khiến chúng ta phải đối mặt với sự chết của mình và câu hỏi về Chúa.”

Đức Cha nói rằng “chính trong các nhà thờ của chúng ta, Chúa thánh hóa, dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta, hiệp nhất chúng ta lại với nhau, ban cho chúng ta các Bí tích của sự sống đời đời, và sai chúng ta ra đi truyền giáo và phục vụ.”

Trong khi nhiều người vẫn tiếp tục “theo dõi Thánh lễ trực tuyến”, ngài lưu ý rằng “trực tuyến có vị trí của nó và chúng ta cảm ơn Chúa vì tất cả công việc đã làm để cho phép điều này. Nhưng trực tuyến không giống như 'nội tuyến'. Nó không giống như việc thực sự rước Chúa Giêsu khi Rước Lễ. Nó không giống như tham gia vào sự hiện diện của cộng đồng thánh thể.”

“Đây là lý do tại sao tôi nói: Hãy trở về với Chúa để được nuôi dưỡng bằng Lời của Ngài và các Bí tích của Ngài,” Đức Cha Egan nói.

Cho đến nay, anh chị em giáo dân trong giáo phận Portsmouth được miễn nghĩa vụ tham dự thánh lễ theo giáo luật về Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Trọng, nhưng được Egan đặt câu hỏi: “Chắc chắn, chúng ta không theo Chúa Giêsu, là Chúa và là Chủ Tể của chúng ta đơn giản là vì thói quen hay bổn phận? Không, chúng ta theo Ngài bởi vì chúng ta yêu mến Ngài. Chúng ta theo Ngài vì Ngài đã gọi chúng ta. Chúng ta theo Ngài vì Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta: Ngài đã vì chúng ta mà hy sinh mạng sống của Ngài.”

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, nước Anh đã áp dụng ”quy tắc sáu người” đối với các cuộc tụ họp xã hội trong nhà và ngoài trời, bao gồm cả tại nhà riêng. Không được phép tụ tập nhiều hơn sáu người. Tuy nhiên, quy tắc này không được áp dụng cho các nơi thờ phượng, cũng như trường học, nơi làm việc, phòng tập thể dục và các môn thể thao đồng đội.

Các cá nhân tham gia vào các cuộc tụ họp từ bảy người trở lên sẽ bị phạt, nhẹ nhất là 100 Bảng Anh, tức là khoảng 129 Mỹ Kim. Bộ trưởng cảnh sát Anh đã khuyến khích mọi người báo cáo những người hàng xóm của họ đang tụ tập hơn sáu người.

Chính phủ cho phép các thánh lễ công cộng tiếp tục ở Anh bắt đầu từ ngày 4 tháng 7. Các thánh lễ đã bị đình chỉ vào ngày 20 tháng 3 và các nhà thờ bị đóng cửa bắt đầu từ ngày 23 tháng 3.

Các giám mục Vương quốc Anh đã ra lệnh đóng cửa các nhà thờ vào tháng 3, mặc dù các nơi thờ phượng được miễn trừ khỏi lệnh đóng cửa của chính phủ. Các nhà thờ đã được phép mở cửa trở lại để cầu nguyện riêng từ ngày 15 tháng 6.

Trong một bức thư mục vụ hôm 19 tháng Ba, Đức Cha Egan đã viết cho đàn chiên của mình rằng “chúng ta hãy giữ nhà thờ của chúng ta mở rộng cửa cho việc cầu nguyện,” cho dù phải đình chỉ các các cử hành chung.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 6 tháng 9, Vương quốc Anh có 344,168 trường hợp nhiễm Covid-19 và 41,549 trường hợp tử vong.


Source:Catholic News Agency