Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:47 18/09/2013
“HANH” “HA” TƯỚNG QUÂN
Hanh tướng quân Trịnh Luân đã có học tị công (công phu của mũi) với Độ Ách chân nhân, chỉ cần mũi của ông ta phát ra một tiếng “hanh”, thì từ mũi của ông ta phọt ra hai đạo hào quang trắng và âm hưởng rất lớn, cho nên trên chiến trường ông ta luôn là tướng quân chiến thắng.
Ha tướng quân Trần Kỳ cũng được cao nhân truyện thụ cho phúc công (công phu của bụng) kỳ diệu, luyện được một đạo khí vàng nơi bụng, khi ông ta “ha” lên một tiếng thì từ nơi bụng phát ra một đạo khí vàng có thể đánh chết kẻ địch.
Cả hai tướng quân đều cho rằng mình là người rất tài giỏi, nhưng cả hai đều chết trong tay của ngưu quái Kim Đại Thăng.
Sau khi Trịnh Luân và Trần Kỳ chết thì cảm thấy mình chết rất oan ức, linh hồn không muốn bay đi bốn phương mà vẫn cứ tranh đấu không ngơi nghỉ, Phật tổ biết như thế bèn phái họ hai người đi Đang Tây Thích Sơn để giữ cửa.Từ đó về sau hai người từ thù địch trở thành bạn của nhau, trở thành hai vị tướng Hanh Ha được mọi người tôn kính.
(Thanh, “Thuyên Chân tập thuyết”)
Suy tư:
Theo tín ngưỡng dân gian thì khi một linh hồn chết oan ức không rõ nguyên nhân, hoặc bị người khác ám hại cách bất minh, thì hồn ấy khó mà đầu thai được, cho nên cần phải có người cầu siêu để họ siêu thoát mà đi đầu thai lại…
Đức tin dạy cho người Ki-tô hữu biết rằng:linh hồn con người ta sau khi chết thì phải đến một trong ba nơi: thiên đàng, hỏa ngục và luyện ngục, chứ không thể cãi cọ tức giận hay bất bình như hồn của “Hanh Ha” tướng quân trong truyện thần thoại, bởi vì nếu khi còn sống mà tin vào Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, thực hành Lời của Ngài dạy thì sẽ được lên thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa Ba Ngôi; nếu phạm tội làm việc ác điều dữ, chối bỏ Thiên Chúa thì tự mình sẽ đi vào hỏa ngục để ở đời đời kiếp với ma quỷ và những kẻ dữ; hoặc còn vấn vương những tội nhẹ thì phải vào trong luyện ngục để thanh luyện rồi mới lên thiên đàng…
Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại, chính Ngài đã đổ máu mình ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta, ngoài Ngài ra thì không có một ai có thể cứu chúng ta thoát khỏi hình phạt đời đời và ách thống trị của ma quỷ, đó chính là đức tin và của chúng ta –người Ki-tô hữu.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hanh tướng quân Trịnh Luân đã có học tị công (công phu của mũi) với Độ Ách chân nhân, chỉ cần mũi của ông ta phát ra một tiếng “hanh”, thì từ mũi của ông ta phọt ra hai đạo hào quang trắng và âm hưởng rất lớn, cho nên trên chiến trường ông ta luôn là tướng quân chiến thắng.
Ha tướng quân Trần Kỳ cũng được cao nhân truyện thụ cho phúc công (công phu của bụng) kỳ diệu, luyện được một đạo khí vàng nơi bụng, khi ông ta “ha” lên một tiếng thì từ nơi bụng phát ra một đạo khí vàng có thể đánh chết kẻ địch.
Cả hai tướng quân đều cho rằng mình là người rất tài giỏi, nhưng cả hai đều chết trong tay của ngưu quái Kim Đại Thăng.
Sau khi Trịnh Luân và Trần Kỳ chết thì cảm thấy mình chết rất oan ức, linh hồn không muốn bay đi bốn phương mà vẫn cứ tranh đấu không ngơi nghỉ, Phật tổ biết như thế bèn phái họ hai người đi Đang Tây Thích Sơn để giữ cửa.Từ đó về sau hai người từ thù địch trở thành bạn của nhau, trở thành hai vị tướng Hanh Ha được mọi người tôn kính.
(Thanh, “Thuyên Chân tập thuyết”)
Suy tư:
Theo tín ngưỡng dân gian thì khi một linh hồn chết oan ức không rõ nguyên nhân, hoặc bị người khác ám hại cách bất minh, thì hồn ấy khó mà đầu thai được, cho nên cần phải có người cầu siêu để họ siêu thoát mà đi đầu thai lại…
Đức tin dạy cho người Ki-tô hữu biết rằng:linh hồn con người ta sau khi chết thì phải đến một trong ba nơi: thiên đàng, hỏa ngục và luyện ngục, chứ không thể cãi cọ tức giận hay bất bình như hồn của “Hanh Ha” tướng quân trong truyện thần thoại, bởi vì nếu khi còn sống mà tin vào Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, thực hành Lời của Ngài dạy thì sẽ được lên thiên đàng hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa Ba Ngôi; nếu phạm tội làm việc ác điều dữ, chối bỏ Thiên Chúa thì tự mình sẽ đi vào hỏa ngục để ở đời đời kiếp với ma quỷ và những kẻ dữ; hoặc còn vấn vương những tội nhẹ thì phải vào trong luyện ngục để thanh luyện rồi mới lên thiên đàng…
Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại, chính Ngài đã đổ máu mình ra để rửa sạch tội lỗi chúng ta, ngoài Ngài ra thì không có một ai có thể cứu chúng ta thoát khỏi hình phạt đời đời và ách thống trị của ma quỷ, đó chính là đức tin và của chúng ta –người Ki-tô hữu.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:49 18/09/2013
N2T |
22. Ghét ghen trong lòng càng ít thì ngọt ngào nội tâm càng lớn, nếu trong lòng hoàn toàn không có ghen ghét, thì đó là toàn tâm yêu mến sự sống đời đời mà không buồn rầu lo nghĩ.
(Thánh Gregory)-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Powerpoint Chúa Nhật 25 Quanh Năm Năm C - 25th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:08 18/09/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Truyền thông Vatican trong thời đại Đức Thánh Cha Phanxicô
Bùi Hữu Thư
11:24 18/09/2013
2013-09-18 Vatican – Trong một trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Ý với Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, trước ngày khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giáo hoàng về Truyền Thông vào ngày 19 tháng 9 và bế mạc ngày 21 tháng 9 với buổi triều kiến Đức Thánh Cha. ĐTGM Celli phát biểu: “Trang Tweet của Đức Thánh Cha có tới trên 9.300.000 người theo dõi thường xuyên, đồng thời có ít nhất 60 tỉ người dùng điện thoại di động I-phone và I-pad có thể liên kết với Đức Thánh Cha qua mạng Tweet; thêm vào đó còn có 10.260.000 người hàng ngày thăm viếng các trang Web của Tòa Thánh được phát hành bằng nhiều ngôn ngữ tại www.news.va hay qua trang Facebook”. Đây là đúc kết thống kê mạng lưới truyền thông xã hội của Tòa Thánh trong sáu tháng đầu của giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô; và đây là thành công có thể nói ít có các nhà lãnh đạo nào khác trên thế giới đã đạt được”.
Trả lời câu hỏi: Đường lối của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đem lại những gì cho truyền thông Vatican?
ĐTGM Celli trả lời: Tôi tin rằng điều cải tiến chính yếu là khả năng của ĐTC đã khiến cho tất cả mọi người thuộc mọi nguồn gốc có thể hiểu biết ngài. Đây là bài học chính chúng tôi đã tìm cách áp dụng cho phương cách làm việc của chúng tôi. Thể loại truyền thông của Đức Thánh Cha cho thể được tóm lược trong bốn đặc tính rõ ràng:
Trước hết, ngài dùng thể loại ngôn ngữ giản dị, trực tiếp và đối thoại, một ngôn ngữ người thời nay hiểu được rõ ràng.
Thứ hai, ngài luôn có một nội dung là hay đặt câu hỏi với lương tâm và trái tim của mọi người, là đáp ứng với những đau khổ của nhân loại, và khát vọng tìm kiếm nội tâm của con người, vì Đức Thánh Cha biết rõ trái tim con người ôm ấp những gì. Ngài cũng giải thích sự tàanh công của ngài đối với những người không tin, với những người thuộc các tôn giáo khác, và với rất nhiều Kitô hữu ở những nơi rất xa xôi.
Yếu tố thứ ba là cách ngài dùng các cử chỉ. Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ nói, ngài còn dùng cử chỉ để nhấn mạnh điều ngài nói, để chuyển tiếp sự phồn thịnh của con người, được nối kết với một tâm linh sâu xa. Cuối cùng ngài cũng biết làm kích động trí tưởng tượng và sự tinh tế của con người qua cách dùng các thành ngữ bóng. Chẳng hạn, như khi ngài dùng các từ ngữ bóng bẩy, giúp chuyển tiếp nhiều hơn là lời nói thường, hay dùng các câu giản dị để diễn tả các khái niệm phức tạp. Ai có thể quên được khi ngài mời gọi các linh mục và giám mục “hãy biết mùi của các con chiên của mình?”
Trả lời câu hỏi: Đường lối của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đem lại những gì cho truyền thông Vatican?
ĐTGM Celli trả lời: Tôi tin rằng điều cải tiến chính yếu là khả năng của ĐTC đã khiến cho tất cả mọi người thuộc mọi nguồn gốc có thể hiểu biết ngài. Đây là bài học chính chúng tôi đã tìm cách áp dụng cho phương cách làm việc của chúng tôi. Thể loại truyền thông của Đức Thánh Cha cho thể được tóm lược trong bốn đặc tính rõ ràng:
Trước hết, ngài dùng thể loại ngôn ngữ giản dị, trực tiếp và đối thoại, một ngôn ngữ người thời nay hiểu được rõ ràng.
Thứ hai, ngài luôn có một nội dung là hay đặt câu hỏi với lương tâm và trái tim của mọi người, là đáp ứng với những đau khổ của nhân loại, và khát vọng tìm kiếm nội tâm của con người, vì Đức Thánh Cha biết rõ trái tim con người ôm ấp những gì. Ngài cũng giải thích sự tàanh công của ngài đối với những người không tin, với những người thuộc các tôn giáo khác, và với rất nhiều Kitô hữu ở những nơi rất xa xôi.
Yếu tố thứ ba là cách ngài dùng các cử chỉ. Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ nói, ngài còn dùng cử chỉ để nhấn mạnh điều ngài nói, để chuyển tiếp sự phồn thịnh của con người, được nối kết với một tâm linh sâu xa. Cuối cùng ngài cũng biết làm kích động trí tưởng tượng và sự tinh tế của con người qua cách dùng các thành ngữ bóng. Chẳng hạn, như khi ngài dùng các từ ngữ bóng bẩy, giúp chuyển tiếp nhiều hơn là lời nói thường, hay dùng các câu giản dị để diễn tả các khái niệm phức tạp. Ai có thể quên được khi ngài mời gọi các linh mục và giám mục “hãy biết mùi của các con chiên của mình?”
Lời cầu nguyện giúp đưa đến một giải pháp chính trị giải quyết sự tranh chấp
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
12:12 18/09/2013
Lời cầu nguyện
Trong bài giáo lý hôm nay, 18.09. 2013, Đức Thánh Cha Phanxico đã dùng hình ảnh người mẹ để cắt nghĩa về Gíao hội.
Người mẹ đón nhận sự sống con mình từ Thiên Chúa. Rồi sau khi người con chào đời, người mẹ nuôi dưỡng dậy bảo con mình. Mẹ giúp con tập biết đi. Mẹ chỉ cho con tìm ra đúng con đường để đi. Mẹ làm việc đó với tình yêu lòng âu yếm con mình: Trái tim là thế giới bao la của các người mẹ.
Cũng vậy với Giáo Hội. Giáo Hội chỉ cho chúng ta con đường sống ngay chính qua mười điều răn của Thiên Chúa. Và đôi khi 10 Điều răn của Chúa có những chỉ dậy „không được“. Dẫu vậy 10 Điều răn của Chúa là tiếng kêu gọi tràn đầy tình yêu thương của người mẹ. Vì mẹ muốn con mình đạt tới đích điểm đời sống. Những điều răn của Chúa là „ hoa qủa của tình yêu thương, sự âu yếm của Chúa cho con người „ và phải được suy gẫm nhìn trong ý nghĩa tích cực.
Người mẹ, cho dù người con lớn lên trưởng thành đi sống tự lập, nhưng bà vẫn kiên nhẫn cùng đồng hành với con mình trong mọi hoàn cảnh.
Cũng vậy với Mẹ Giáo Hội: Mẹ Giáo Hội không đóng cánh cửa lòng thương xót lại, cho dù khi chúng ta phạm lỗi lầm. Mẹ Giáo Hội trao tặng chúng ta sự tha thứ của Chúa và không lên án. Mẹ Gíao hội luôn luôn tìm con đường thông hiểu và bầu chữa cho con mình. Mẹ Giáo Hội với tình thương yêu mang lại niềm hy vọng cho chúng ta.
Đức Tổng giám mục Mario Zerari, Sứ Thần tòa thánh ở Damascus, cũng đã nhìn thấy vai trò của người Mẹ Giáo Hội như thế trong cuộc chiến tương tàn bi đát đang diễn ra ở nước Syria.
Theo Sứ Thần Zerani lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico ăn chay cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhất là cho nước Syria hôm 07.09.2013, đã dẫn đưa đến „vòng điểm trở ngoặt“ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nước Syria.
Vị Sứ Thần bày tỏ sự tin tưởng xác tín nói với Asianews là „ hai phép lạ“ đã xảy ra, trước hết tạm thời chống lại được sự can thiệp bằng sức mạnh vũ khí, và Chính phủ Syria hứa sẽ cho hủy bỏ vũ khí hóa học tối cực nguy hại có sức hủy diệt sự sống con người cùng thiên nhiên.
Vị Sứ Thần tòa thánh tin là buổi cầu nguyện hôm 07.09.2013 toàn thế giới với Đức Thánh Cha Phanxico ở Vatican đã giúp thức tỉnh đưa đến não trạng thay đổi. Vì sự can thiệp bằng vũ khí vào nước Syria có thể chiến tranh sẽ lan rộng sang các nước lân bang bên cạnh, và có thể dẫn đến chiến tranh thế giới nữa không chừng.
Vị Sứ Thần bày tỏ: „ Thảm cảnh hôm 21.08.2013 ở Ghouta đã vẽ ra vòng điểm trở ngoặc, là điểm tàn phá đi xuống với biến cố đó đã gây chú ý mọi người... Nếu sự thay đổi tận căn rễ được chấp nhận thi hành, thì cái chết của những nạn nhân vô tội, trong đó có nhiều trẻ em, không trở thành vô ích.“
Sự thay đổi mới nhất này đã là một điều thở ra nhẹ nhàng lớn lao. Nhưng người ta không được phép dừng lại nơi đây „ Chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện, để giúp thúc đẩy đưa đến một giải pháp chính trị giải quyết sự tranh chấp.“
Theo tin trong Kath.net, ngày 18.09.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong bài giáo lý hôm nay, 18.09. 2013, Đức Thánh Cha Phanxico đã dùng hình ảnh người mẹ để cắt nghĩa về Gíao hội.
Người mẹ đón nhận sự sống con mình từ Thiên Chúa. Rồi sau khi người con chào đời, người mẹ nuôi dưỡng dậy bảo con mình. Mẹ giúp con tập biết đi. Mẹ chỉ cho con tìm ra đúng con đường để đi. Mẹ làm việc đó với tình yêu lòng âu yếm con mình: Trái tim là thế giới bao la của các người mẹ.
Cũng vậy với Giáo Hội. Giáo Hội chỉ cho chúng ta con đường sống ngay chính qua mười điều răn của Thiên Chúa. Và đôi khi 10 Điều răn của Chúa có những chỉ dậy „không được“. Dẫu vậy 10 Điều răn của Chúa là tiếng kêu gọi tràn đầy tình yêu thương của người mẹ. Vì mẹ muốn con mình đạt tới đích điểm đời sống. Những điều răn của Chúa là „ hoa qủa của tình yêu thương, sự âu yếm của Chúa cho con người „ và phải được suy gẫm nhìn trong ý nghĩa tích cực.
Người mẹ, cho dù người con lớn lên trưởng thành đi sống tự lập, nhưng bà vẫn kiên nhẫn cùng đồng hành với con mình trong mọi hoàn cảnh.
Cũng vậy với Mẹ Giáo Hội: Mẹ Giáo Hội không đóng cánh cửa lòng thương xót lại, cho dù khi chúng ta phạm lỗi lầm. Mẹ Giáo Hội trao tặng chúng ta sự tha thứ của Chúa và không lên án. Mẹ Gíao hội luôn luôn tìm con đường thông hiểu và bầu chữa cho con mình. Mẹ Giáo Hội với tình thương yêu mang lại niềm hy vọng cho chúng ta.
Đức Tổng giám mục Mario Zerari, Sứ Thần tòa thánh ở Damascus, cũng đã nhìn thấy vai trò của người Mẹ Giáo Hội như thế trong cuộc chiến tương tàn bi đát đang diễn ra ở nước Syria.
Theo Sứ Thần Zerani lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico ăn chay cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông, nhất là cho nước Syria hôm 07.09.2013, đã dẫn đưa đến „vòng điểm trở ngoặt“ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nước Syria.
Vị Sứ Thần bày tỏ sự tin tưởng xác tín nói với Asianews là „ hai phép lạ“ đã xảy ra, trước hết tạm thời chống lại được sự can thiệp bằng sức mạnh vũ khí, và Chính phủ Syria hứa sẽ cho hủy bỏ vũ khí hóa học tối cực nguy hại có sức hủy diệt sự sống con người cùng thiên nhiên.
Vị Sứ Thần tòa thánh tin là buổi cầu nguyện hôm 07.09.2013 toàn thế giới với Đức Thánh Cha Phanxico ở Vatican đã giúp thức tỉnh đưa đến não trạng thay đổi. Vì sự can thiệp bằng vũ khí vào nước Syria có thể chiến tranh sẽ lan rộng sang các nước lân bang bên cạnh, và có thể dẫn đến chiến tranh thế giới nữa không chừng.
Vị Sứ Thần bày tỏ: „ Thảm cảnh hôm 21.08.2013 ở Ghouta đã vẽ ra vòng điểm trở ngoặc, là điểm tàn phá đi xuống với biến cố đó đã gây chú ý mọi người... Nếu sự thay đổi tận căn rễ được chấp nhận thi hành, thì cái chết của những nạn nhân vô tội, trong đó có nhiều trẻ em, không trở thành vô ích.“
Sự thay đổi mới nhất này đã là một điều thở ra nhẹ nhàng lớn lao. Nhưng người ta không được phép dừng lại nơi đây „ Chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện, để giúp thúc đẩy đưa đến một giải pháp chính trị giải quyết sự tranh chấp.“
Theo tin trong Kath.net, ngày 18.09.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nữ tu xứ Congo, chuyên cứu trợ phụ nữ bị bắt cóc, đoạt giải Nansen cuả LHQ.
Trần Mạnh Trác
20:44 18/09/2013
Giải Nanson được LHQ thành lập năm 1954 để trao cho một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức đã có những dịch vụ xuất sắc phục vụ người tị nạn, người di cư hay những người vô tổ quốc (không quốc tịch).
Nanson là tên cuả một nhà thám hiểm và cũng là một chính khách nổi tiếng người Na Uy đã từng đoạt giải Nobel. Ngoài huân chương và uy tín, người nhận giải Nansen còn được trao tặng một hiện kim là 100 ngàn đô la do chính phủ Thụy Sĩ, chính phủ Na Uy, Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) và Quỹ IKEA hỗ trợ.
Sơ Angélique Namaika được chọn vì sự làm việc từ thiện không mệt mỏi của mình ở khu vực biên giới hẻo lánh vô chính phủ, phía đông bắc của nước Dân Chủ Cộng Hoà Congo (DR Congo, sát phiá Nam cuả Nam-Sudan).
Sự tàn bạo cuả nhóm LRA được mô tả là kinh hoàng, có một lịch sử bạo lực cực đoan, tạo ra những chấn thương nghiêm trọng và lâu dài không chỉ với những nạn nhân bị bắt cóc nhưng còn với hàng trăm ngàn người tỵ nạn, quá sợ hãi để trở về nhà. Mặc dù các cuộc tấn công đã suy giảm đáng kể, nhưng chỉ một tin đồn rằng đám LRA sắp xuất hiện thì cũng đủ để làm cho cả một khu vực phải hoảng hốt.
Qua lời chứng cuả những phụ nữ tại trung tâm thì họ đã bị ép làm vợ các chiến binh, dù cho có trường hợp họ mới chỉ có 11 tuổi mà thôi, mổi chiến binh thường có nhiều vợ. Khi trốn thoát, những phụ nữ này mang theo những đứa con và thường mang bệnh tình dục.
Những phụ nữ và em gái chạy trốn được về tới trung tâm lại hay thường bị tẩy chay bởi gia đình và cộng đồng vì những lý do phong tục tập quán và cũng vì những thử thách cá nhân cuả riêng họ. Do đó việc chăm sóc để giúp họ phục hồi là một việc đặc biệt khó khăn.
Những phụ nữ thường gọi Sơ Angélique bằng một tiếng trìu mến là 'mẹ'.
Nhưng cũng có vài phụ nữ không thể làm lại cuộc đời, họ trở lại trung tâm, trao con cho Sơ Angélique rồi bỏ đi vào rừng xanh.
Chính Sơ Angélique cũng từng là nạn nhân cuả bạo lực trong năm 2009 khi còn sống ở Dungu. Cho nên Sơ biết nỗi đau của một người phải bỏ nhà chạy trốn như thế nào. Nỗi đau đó là động cơ thúc đẩy Sơ làm việc ngày này qua ngày khác, băng qua nhiều dậm đường đất gồ ghề trên yên xe đạp để đến với tất cả mọi người đang cần.
"Nếu tôi có thể giúp đỡ chỉ một người phụ nữ làm lại cuộc đời mà thôi, thì đối với tôi, đó đã là một thành công," Sơ Angélique nói.
"Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ làm hết sức mình để cung cấp cho họ niềm hy vọng và khả năng tiếp tục sống. "
Cao ủy Tị Nạn Liên Hợp Quốc António Guterres bình luận về Sơ Angélique như sau: "Làm việc ở một nơi mà điện, nước và đường trải nhựa khan hiếm, công việc cuả Sơ Angélique là một thành đạt ngoại thường. Mặc dù thiếu thốn các công cụ thích hợp và hầu như không có nguồn nhân lực, Sơ Angélique đã không cho phép mình được nản chí. Sơ đã giành cuộc đời mình để làm giảm bớt sự đau khổ của những người phụ nữ bị bật gốc - để cung cấp cho họ một niềm hy vọng mới cho tương lai."
Về giải thưởng sắp nhận, Sơ Angélique cho biết đã ngạc nhiên "Tôi không hề hy vọng đoạt giải ấy, tôi chỉ làm việc mỗi ngày để giúp đỡ những người phụ nữ bị tổn thương mà thôi".
Sơ Angélique Namaika sẽ nhận giải thưởng và huy chương Nansen tại một buổi lễ tại Geneva vào ngày 30 tháng 9, rồi sau đó đi Roma hội kiến riêng với Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 2 tháng 10.
Được hỏi Sơ sẽ noí gì với Đức Thanh Cha, Sơ Angélique cho biết sẽ xin ĐTC ban ân xá cho tên Joseph Kony, tên đồ tể đã gây ra hằng trăm ngàn tội ác ở Congo.
Đó là một đề xuất để khôi phục hòa bình cho khu vực, Sơ noí, bắt đầu với " một ân sủng để chuyển đổi Joseph Kony... để ông ta dừng lại các hành vi tàn bạo và rời bỏ bưng biền. Và nếu điều này xảy ra, thì các phụ nữ (còn ở trong bưng) sẽ cảm thấy an toàn trở về nhà. Điều đó sẽ giúp họ được phục hồi."
" Điều quan trọng là giúp được những người phụ nữ đã bị tổn thương và đang ở trong tình trạng khốn cùng ", Sơ nói. " Họ là những phụ nữ đang phải nuôi con nhỏ, vì vậy điều tối quan trọng là họ có thể về nhà. "
Xem Video cuả Vatican (tiếng Anh)
Xem Video của Cao ủy Tị Nạn (tiếng Pháp, phụ đề Anh ngữ)
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô: Hội Thánh như Một Người Mẹ Thương Con
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:25 18/09/2013
Như một người Mẹ, “Hội Thánh hướng dẫn cuộc sống của chúng ta,…. Hội Thánh là một người mẹ nhân từ, hiểu biết, luôn luôn tìm cách giúp đỡ, khuyến khích ngay cả những người con đã làm những điều sai quầy và đang sai lầm,… Hội Thánh đặt trong bàn tay của Chúa, bằng lời cầu nguyện của mình, tất cả mọi hoàn cảnh của con cái mình.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin và nói về Hội Thánh là Người Mẹ thương con.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay tôi trở lại hình ảnh của Hội Thánh như một người mẹ. Tôi thực sự thích hình ảnh của Hội Thánh như một người mẹ này. Đó là lý do tại sao tôi muốn trở lại với nó, bởi vì điều này đối với tôi dường như cho chúng ta biết không những Hội Thánh như thế nào, mà khuôn mặt của Hội Thánh là Mẹ chúng ta càng ngày càng phải có dung nhan của một người mẹ.
Tôi muốn nhấn mạnh ba điều, trong lúc luôn luôn nhìn đến những người mẹ của chúng ta, tất cả những gì các bà làm, các bà sống, các bà chịu đau khổ vì con cái của của mình, và tiếp tục với những gì tôi đã nói thứ Tư tuần trước. Tôi tự hỏi: Một người mẹ làm gì?
1. Trước hết, mẹ dạy chúng ta bước đi trong cuộc đời, dạy chúng ta sống tốt, mẹ biết làm sao để hướng dẫn con cái, mẹ luôn luôn cố gắng để chỉ cho chúng con đường ngay thẳng trong cuộc sống để chúng lớn lên và trở nên những người trưởng thành. Và mẹ làm như thế với sự dịu hiền, với lòng trìu mến, với tình yêu, luôn luôn, ngay cả khi mẹ cố gắng sửa lại con đường của chúng ta bởi vì chúng ta đi trật một chút trong cuộc sống, vì chúng ta theo con đường dẫn đến vực thẳm. Một người mẹ biết điều gì quan trọng để giúp con mình tiến bước tốt đẹp trong cuộc sống, và bà đã không học điều ấy từ sách vở, nhưng từ quả tim của mình. Đại học của các bà mẹ là quả tim của các bà! Ở đó, các bà học làm sao thăng tiến con cái của mình.
Hội Thánh cũng làm như thế: Hội Thánh hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, dạy chúng ta những bài học để chúng ta bước đi cách tốt đẹp. Hãy nghĩ đến Mười Điều Răn: chúng chỉ cho chúng ta một con đường để đi đến trưởng thành, để chúng ta có một số điểm [qui chiếu] chắc chắn trong cách chúng ta cư xử. Và chúng là kết quả của sự ân cần, của chính tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã ban các điều răn ấy cho chúng ta. Anh chị em có thể nói với tôi: nhưng chúng là những giới răn! Toàn là những điều “cấm đoán”! Tôi mời anh chị em đọc lại chúng - có lẽ anh chị em đã “quên mất” một ít - và sau đó suy nghĩ về chúng một cách tích cực. Anh chị em sẽ thấy chúng có liên quan đến cách chúng ta cư xử với Thiên Chúa, với chính mình và với những người khác, đó chính là những gì một người mẹ dạy chúng ta để sống tốt. Chúng mời gọi chúng ta đừng tạo ra những thần tượng vật chất để sau đó biến mình thành nô lệ cho chúng, nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, về việc tôn kính cha mẹ, phải thành thực, tôn trọng những người khác... Hãy thử nhìn vào chúng như thế và coi chúng như thể chúng là những lời, những giáo huấn mà một người mẹ làm để dạy chúng ta sống tốt đẹp trong cuộc sống. Một người mẹ không bao giờ dạy những điều xấu, mẹ chỉ muốn điều tốt cho con mình, và đó cũng là những gì mà Hội Thánh làm.
2. Tôi muốn nói với anh chị em một điều thứ nhì: khi một đứa con lớn lên thì nó trở thành một người lớn, nó sống theo cách của mình, nhận lãnh những trách nhiệm của mình, tự bước đi bằng đôi chân của mình, làm những gì mình muốn, và đôi khi, cũng xảy ra, là nó đi trật đường, nó có thể gặp một tai nạn. Trong mọi hoàn cảnh, người mẹ luôn luôn kiên nhẫn tiếp tục đồng hành với con mình. Điều thúc đẩy bà là sức mạnh của tình yêu; một người mẹ biết đi theo cuộc hành trình của con mình với sự kín đáo, với sự ân cần, ngay cả khi chúng sai lạc, và bà luôn luôn tìm cách hiểu chúng, gần gũi để giúp đỡ chúng. Ờ nước tôi - chúng tôi nói rằng một bà mẹ biết cách “dar la cara.” Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là một bà mẹ có thể “bênh vực” [“đưa mặt ra cho]” con cái của mình, có nghĩa là luôn luôn được thúc đẩy để bảo vệ chúng. Tôi nghĩ đến các bà mẹ đau khổ vì con cái của họ trong các nhà tù hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn: các bà không hỏi xem chúng có tội hay không, các bà tiếp tục yêu thương chúng, và thường thì các bà chịu những sự nhục nhã, nhưng không sợ hãi, không ngừng tự hiến.
Hội Thánh cũng thế, Hội Thánh là một người mẹ nhân từ, hiểu biết, luôn luôn tìm cách giúp đỡ, khuyến khích ngay cả những người con đã làm những điều sai quầy và đang sai lầm, Hội Thánh không bao giờ đóng cửa nhà mình; Hội Thánh không xét đoán, nhưng cung cấp cho họ ơn tha thứ của Thiên Chúa, ban tặng cho họ tình yêu của Ngài là Đấng mời gọi ngay cả những người con đã rơi xuống vực thẳm trở về đường ngay; Hội Thánh không sợ bước vào đêm đen của họ để ban cho họ hy vọng; Hội Thánh không sợ bước vào đêm đen của chúng ta khi chúng ta đang ở trong bóng tối của tâm hồn và lương tri, để ban cho chúng ta hy vọng! Bởi vì Hội Thánh là mẹ!
3. Một tư tưởng cuối cùng. Một người mẹ cũng biết cầu xin, gõ mọi cánh cửa vì con mình mà không tính toán, bà làm điều ấy vì tình yêu. Và tôi nghĩ về cách mà các bà mẹ cũng biết, trên hết, là gõ cửa quả tim của Thiên Chúa! Các bà mẹ cầu nguyện nhiều cho con cái của họ, đặc biệt là cho những người con yếu hơn, cho những người con cần lời cầu nguyện nhất, cho những người con không đi theo đường tốt lành, hay đang theo đường nguy hiểm hoặc sai lầm trong cuộc sống. Vài tuần trước, tôi đã cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ Thánh Augustinô, ở đây tại Roma, nơi di tích của mẹ ngài, là Thánh Mônica, được cất giữ. Biết bao nhiêu lời cầu nguyện mà bà mẹ thánh này đã dâng lên Thiên Chúa cho con trai bà, và biết bao nước mắt mà bà đã tuôn rơi! Tôi nghĩ đến các chị em, những người mẹ thân yêu: Các chị em cầu nguyện cho con cái biết bao nhiêu rồi mà không biết mệt! Hãy tiếp tục cầu nguyện và phó thác con cái cho Thiên Chúa; Ngài có quả tim vĩ đại! Hãy gõ cửa quả tim của Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện cho con cái của mình của các chị em.
Và đó cũng là điều mà Hội Thánh làm: Hội Thánh đặt trong bàn tay của Chúa, bằng lời cầu nguyện của mình, tất cả mọi hoàn cảnh của con cái mình. Chúng ta hãy tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện của Mẹ Hội Thánh, Chúa không vô tình. Người luôn luôn biết làm sao để chúng ta ngạc nhiên lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Mẹ Hội Thánh biết điều này!
Đó là những tư tưởng mà tôi muốn nói với anh chị em hôm nay: chúng ta hãy thấy trong Hội Thánh một người mẹ tốt lành, là người chỉ cho chúng ta con đường để đi theo trong cuộc sống, là người luôn luôn biết kiên nhẫn, thương xót, hiểu biết, và biết cách đặt chúng ta trong bàn tay của Thiên Chúa.
http://giaoly.org/vn/
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay tôi trở lại hình ảnh của Hội Thánh như một người mẹ. Tôi thực sự thích hình ảnh của Hội Thánh như một người mẹ này. Đó là lý do tại sao tôi muốn trở lại với nó, bởi vì điều này đối với tôi dường như cho chúng ta biết không những Hội Thánh như thế nào, mà khuôn mặt của Hội Thánh là Mẹ chúng ta càng ngày càng phải có dung nhan của một người mẹ.
Tôi muốn nhấn mạnh ba điều, trong lúc luôn luôn nhìn đến những người mẹ của chúng ta, tất cả những gì các bà làm, các bà sống, các bà chịu đau khổ vì con cái của của mình, và tiếp tục với những gì tôi đã nói thứ Tư tuần trước. Tôi tự hỏi: Một người mẹ làm gì?
1. Trước hết, mẹ dạy chúng ta bước đi trong cuộc đời, dạy chúng ta sống tốt, mẹ biết làm sao để hướng dẫn con cái, mẹ luôn luôn cố gắng để chỉ cho chúng con đường ngay thẳng trong cuộc sống để chúng lớn lên và trở nên những người trưởng thành. Và mẹ làm như thế với sự dịu hiền, với lòng trìu mến, với tình yêu, luôn luôn, ngay cả khi mẹ cố gắng sửa lại con đường của chúng ta bởi vì chúng ta đi trật một chút trong cuộc sống, vì chúng ta theo con đường dẫn đến vực thẳm. Một người mẹ biết điều gì quan trọng để giúp con mình tiến bước tốt đẹp trong cuộc sống, và bà đã không học điều ấy từ sách vở, nhưng từ quả tim của mình. Đại học của các bà mẹ là quả tim của các bà! Ở đó, các bà học làm sao thăng tiến con cái của mình.
Hội Thánh cũng làm như thế: Hội Thánh hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, dạy chúng ta những bài học để chúng ta bước đi cách tốt đẹp. Hãy nghĩ đến Mười Điều Răn: chúng chỉ cho chúng ta một con đường để đi đến trưởng thành, để chúng ta có một số điểm [qui chiếu] chắc chắn trong cách chúng ta cư xử. Và chúng là kết quả của sự ân cần, của chính tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã ban các điều răn ấy cho chúng ta. Anh chị em có thể nói với tôi: nhưng chúng là những giới răn! Toàn là những điều “cấm đoán”! Tôi mời anh chị em đọc lại chúng - có lẽ anh chị em đã “quên mất” một ít - và sau đó suy nghĩ về chúng một cách tích cực. Anh chị em sẽ thấy chúng có liên quan đến cách chúng ta cư xử với Thiên Chúa, với chính mình và với những người khác, đó chính là những gì một người mẹ dạy chúng ta để sống tốt. Chúng mời gọi chúng ta đừng tạo ra những thần tượng vật chất để sau đó biến mình thành nô lệ cho chúng, nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa, về việc tôn kính cha mẹ, phải thành thực, tôn trọng những người khác... Hãy thử nhìn vào chúng như thế và coi chúng như thể chúng là những lời, những giáo huấn mà một người mẹ làm để dạy chúng ta sống tốt đẹp trong cuộc sống. Một người mẹ không bao giờ dạy những điều xấu, mẹ chỉ muốn điều tốt cho con mình, và đó cũng là những gì mà Hội Thánh làm.
2. Tôi muốn nói với anh chị em một điều thứ nhì: khi một đứa con lớn lên thì nó trở thành một người lớn, nó sống theo cách của mình, nhận lãnh những trách nhiệm của mình, tự bước đi bằng đôi chân của mình, làm những gì mình muốn, và đôi khi, cũng xảy ra, là nó đi trật đường, nó có thể gặp một tai nạn. Trong mọi hoàn cảnh, người mẹ luôn luôn kiên nhẫn tiếp tục đồng hành với con mình. Điều thúc đẩy bà là sức mạnh của tình yêu; một người mẹ biết đi theo cuộc hành trình của con mình với sự kín đáo, với sự ân cần, ngay cả khi chúng sai lạc, và bà luôn luôn tìm cách hiểu chúng, gần gũi để giúp đỡ chúng. Ờ nước tôi - chúng tôi nói rằng một bà mẹ biết cách “dar la cara.” Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là một bà mẹ có thể “bênh vực” [“đưa mặt ra cho]” con cái của mình, có nghĩa là luôn luôn được thúc đẩy để bảo vệ chúng. Tôi nghĩ đến các bà mẹ đau khổ vì con cái của họ trong các nhà tù hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn: các bà không hỏi xem chúng có tội hay không, các bà tiếp tục yêu thương chúng, và thường thì các bà chịu những sự nhục nhã, nhưng không sợ hãi, không ngừng tự hiến.
Hội Thánh cũng thế, Hội Thánh là một người mẹ nhân từ, hiểu biết, luôn luôn tìm cách giúp đỡ, khuyến khích ngay cả những người con đã làm những điều sai quầy và đang sai lầm, Hội Thánh không bao giờ đóng cửa nhà mình; Hội Thánh không xét đoán, nhưng cung cấp cho họ ơn tha thứ của Thiên Chúa, ban tặng cho họ tình yêu của Ngài là Đấng mời gọi ngay cả những người con đã rơi xuống vực thẳm trở về đường ngay; Hội Thánh không sợ bước vào đêm đen của họ để ban cho họ hy vọng; Hội Thánh không sợ bước vào đêm đen của chúng ta khi chúng ta đang ở trong bóng tối của tâm hồn và lương tri, để ban cho chúng ta hy vọng! Bởi vì Hội Thánh là mẹ!
3. Một tư tưởng cuối cùng. Một người mẹ cũng biết cầu xin, gõ mọi cánh cửa vì con mình mà không tính toán, bà làm điều ấy vì tình yêu. Và tôi nghĩ về cách mà các bà mẹ cũng biết, trên hết, là gõ cửa quả tim của Thiên Chúa! Các bà mẹ cầu nguyện nhiều cho con cái của họ, đặc biệt là cho những người con yếu hơn, cho những người con cần lời cầu nguyện nhất, cho những người con không đi theo đường tốt lành, hay đang theo đường nguy hiểm hoặc sai lầm trong cuộc sống. Vài tuần trước, tôi đã cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ Thánh Augustinô, ở đây tại Roma, nơi di tích của mẹ ngài, là Thánh Mônica, được cất giữ. Biết bao nhiêu lời cầu nguyện mà bà mẹ thánh này đã dâng lên Thiên Chúa cho con trai bà, và biết bao nước mắt mà bà đã tuôn rơi! Tôi nghĩ đến các chị em, những người mẹ thân yêu: Các chị em cầu nguyện cho con cái biết bao nhiêu rồi mà không biết mệt! Hãy tiếp tục cầu nguyện và phó thác con cái cho Thiên Chúa; Ngài có quả tim vĩ đại! Hãy gõ cửa quả tim của Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện cho con cái của mình của các chị em.
Và đó cũng là điều mà Hội Thánh làm: Hội Thánh đặt trong bàn tay của Chúa, bằng lời cầu nguyện của mình, tất cả mọi hoàn cảnh của con cái mình. Chúng ta hãy tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện của Mẹ Hội Thánh, Chúa không vô tình. Người luôn luôn biết làm sao để chúng ta ngạc nhiên lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Mẹ Hội Thánh biết điều này!
Đó là những tư tưởng mà tôi muốn nói với anh chị em hôm nay: chúng ta hãy thấy trong Hội Thánh một người mẹ tốt lành, là người chỉ cho chúng ta con đường để đi theo trong cuộc sống, là người luôn luôn biết kiên nhẫn, thương xót, hiểu biết, và biết cách đặt chúng ta trong bàn tay của Thiên Chúa.
http://giaoly.org/vn/
Top Stories
Appello del vescovo di Vinh: Preoccupati dagli attacchi del regime, chiediamo sostegno internazionale
Asia-News
06:33 18/09/2013
In un'intervista ad AsiaNews, mons. Paul Nguyen Thai Hop parla di “situazione pericolosa e preoccupante” per i cristiani della diocesi, finita nel mirino delle autorità vietnamite. Egli auspica il rispetto dei diritti umani e la liberazione dei parrocchiani. E invoca “sostegno e solidarietà” perché finiscano “menzogne e calunnie”.
Vinh (AsiaNews) - "Siamo molti preoccupati per la situazione della diocesi di Vinh. Non possiamo dire per quanto ancora gli attacchi, le menzogne, le calunnie andranno avanti. È una situazione pericolosa e preoccupante per i cristiani". È quanto afferma ad AsiaNews mons. Paul Nguyen Thai Hop, vescovo di Vinh, diocesi nel nord del Paese al centro nelle ultime settimane di una violenta aggressione - non solo verbale - da parte dei media e delle autorità vietnamite. I vertici cattolici non nascondono il rischio di nuove rappresaglie; i fedeli si stringono attorno al prelato e partecipano in massa alle funzioni religiose, sottolineando il valore di unità che caratterizza e contraddistingue la Chiesa locale. "Noi vogliamo la pace, la libertà e la dignità dei diritti dell'uomo" spiega mons. Paul ad AsiaNews, ma "sfortunatamente tutto questo non dipende dalla nostra volontà".
Il 16 settembre scorso vescovi, sacerdoti e migliaia di fedeli vietnamiti (nella foto) fra bandiere vaticane e preghiere hanno celebrato una messa "per la pace e la giustizia", in risposta alle calunnie di tv e giornali governativi che promuovono da giorni una campagna diffamatoria verso la diocesi di Vinh. La funzione si è tenuta al santuario di Sant'Antonio, centro di pellegrinaggi della diocesi di Vinh poco lontano dal luogo in cui è avvenuta la violenta repressione della polizia il 4 settembre scorso.
Al centro della controversia fra Stato e cattolici, la vicenda legata alla parrocchia di My Yen che chiede la liberazione di due fedeli in carcere dal giugno scorso senza un capo di accusa. Il sostegno dei vertici cattolici ha scatenato la reazione delle autorità locali e centrali, che hanno minacciato di intervenire con durezza per sedare le proteste o le manifestazioni di dissenso.
"Pare che la salute dei due fedeli arrestati sia buona" conferma mons. Paul ad AsiaNews, ma "in un regime totalitario non si può sapere nulla sulla loro liberazione". Solo il governo, aggiunge il prelato, "sa quando saranno rilasciati, ma non dobbiamo smettere di chiedere la loro liberazione". lanciata una petizione
La diocesi di Vinh, continua il vescovo, è "una diocesi povera a livello economico ma ricca in tradizione cristiana e cultura. Per vivere abbiamo bisogno di pace e di libertà - aggiunge - soprattutto per poter dar fondo al compito di evangelizzare". Per questo "abbiamo bisogno del sostegno e della solidarietà internazionale, perché il governo metta fine alla repressione, all'attacco, alla menzogna e alla calunnia". Dobbiamo pretendere dalle autorità, conclude mons. Paul, "il rispetto dei diritti umani e di tutte le convenzioni internazionali che ha sottoscritto. E chiediamo inoltre la liberazione dei due parrocchiani e risarcimenti alle vittime delle violenze a My Yen".
Da tempo il governo vietnamita ha lanciato una campagna di repressione verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norma che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe". Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani. (DS)
Il 16 settembre scorso vescovi, sacerdoti e migliaia di fedeli vietnamiti (nella foto) fra bandiere vaticane e preghiere hanno celebrato una messa "per la pace e la giustizia", in risposta alle calunnie di tv e giornali governativi che promuovono da giorni una campagna diffamatoria verso la diocesi di Vinh. La funzione si è tenuta al santuario di Sant'Antonio, centro di pellegrinaggi della diocesi di Vinh poco lontano dal luogo in cui è avvenuta la violenta repressione della polizia il 4 settembre scorso.
Al centro della controversia fra Stato e cattolici, la vicenda legata alla parrocchia di My Yen che chiede la liberazione di due fedeli in carcere dal giugno scorso senza un capo di accusa. Il sostegno dei vertici cattolici ha scatenato la reazione delle autorità locali e centrali, che hanno minacciato di intervenire con durezza per sedare le proteste o le manifestazioni di dissenso.
"Pare che la salute dei due fedeli arrestati sia buona" conferma mons. Paul ad AsiaNews, ma "in un regime totalitario non si può sapere nulla sulla loro liberazione". Solo il governo, aggiunge il prelato, "sa quando saranno rilasciati, ma non dobbiamo smettere di chiedere la loro liberazione". lanciata una petizione
La diocesi di Vinh, continua il vescovo, è "una diocesi povera a livello economico ma ricca in tradizione cristiana e cultura. Per vivere abbiamo bisogno di pace e di libertà - aggiunge - soprattutto per poter dar fondo al compito di evangelizzare". Per questo "abbiamo bisogno del sostegno e della solidarietà internazionale, perché il governo metta fine alla repressione, all'attacco, alla menzogna e alla calunnia". Dobbiamo pretendere dalle autorità, conclude mons. Paul, "il rispetto dei diritti umani e di tutte le convenzioni internazionali che ha sottoscritto. E chiediamo inoltre la liberazione dei due parrocchiani e risarcimenti alle vittime delle violenze a My Yen".
Da tempo il governo vietnamita ha lanciato una campagna di repressione verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norma che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe". Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani. (DS)
Bishop of Vinh concerned by regime attacks, appeals for international support
Asia-News
06:44 18/09/2013
Vinh (AsiaNews ) - "We are very concerned about the situation of the diocese of Vinh. We can not say how long the attacks, the lies, the slander will continue. It is a dangerous and worrying situation for Christians", says Msgr. Paul Nguyen Thai Hop, Bishop of Vinh diocese in the north of the country. In recent weeks, the prelate and his diocese have been the target of a violent attack - not just verbal - from the media and the Vietnamese authorities. Catholic leaders fear further reprisals, the faithful, meanwhile, gather around the prelate and participate in Mass and religious functions, emphasizing the value of unity that characterizes and distinguishes the local Church. "We want peace, freedom and dignity of human rights, " said Msgr. Paul AsiaNews, but "unfortunately this is not dependent on our will."
On 16 September, bishops, priests and thousands of faithful Vietnamese (pictured) waving Vatican flags and reciting prayers celebrated Mass "for peace and justice " in response to the calumnies of State TV and newspapers that promote a government smear campaign against the diocese of Vinh. The function was held at the Shrine of St. Anthony, a center of pilgrimage in the diocese of Vinh not far from the place where the violent police crackdown took place on September 4.
The dispute is really over events linked to the parish in My yen, which is seeking the release of two parishioners who have been in jail since last June without even a formal accusation being made against them. The diocese of Vinh and its bishop intervened in defense of the imprisoned parishioners, requesting the release, and the entire community, legitimizing the protests. The support of the diocesan Catholic leadership has sparked the reaction of the local and central authorities, who have launched a smear campaign against Msgr. Paul Nguyen Thai Hop and threatened to intervene harshly to quell the protest.
"It seems that the health of the two arrested parishioners is good" confirms Mgr. Paul to AsiaNews, but " in a totalitarian regime you can know nothing about their release." Only the government, added the prelate, " knows when they will be released, but we should not stop asking for their release. "
The diocese of Vinh, the bishop continues, is "a poor diocese at an economic level but rich in Christian tradition and culture. To live, we need peace and freedom - he adds - in order to really fulfill the task of evangelization. " This is why "we need international support and solidarity, so that the government put an end to repression, attacks, lies and slander. " We must demand from the authorities, adds Msgr. Paul, "the observance of human rights and all international conventions they have signed. And also ask for the release of the two parishioners and reparations for the victims of the violence in My yen. "
In the recent past, the Vietnamese government has been involved for some time in a campaign of repression against bloggers, activists and dissidents seeking religious freedom, respect for civil rights, or the end of the one-party state. A petition has been launched for that purpose. In 2013 alone, Hanoi has arrested more than 40 activists for crimes "against the state", a legal notion human rights groups consider too general and vague. The Catholic Church has also been subjected to constraints and restrictions; its members, victims of persecution. In one case back in January, a Vietnamese court sentenced 14 people, including some Catholics, to prison on charges of attempting to overthrow the government, a ruling criticised forcefully by and human rights activists and movements. ( DS )
Viet bishop asks international help to counter government propaganda campaign
Catholic World News
09:50 18/09/2013
Viet bishop asks international help to counter government propaganda campaign
Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh, Vietnam, has issued a plea for international support as he faces a campaign of “lies and slander” orchestrated by the government.
In an interview with the AsiaNews service, the bishop underlined the “dangerous and worrying situation” in his diocese, where the Church is under attack and the faithful are fearful after violent assaults by police on peaceful demonstrators. “We want peace, freedom, and dignity of human rights,” the bishop said.
Thousands of Catholics in the northern Vietnamese diocese risked another police raid on September 16 by demonstrating at a shrine close to the place where police clubbed dozens of protesters just a week earlier.
The dispute in the Vinh diocese traces back to requests by Catholic lay people for the release of two human-rights activists who were arrested in June and remain in jail, being held without charges. Government officials had promised that the two men would be released, but have not fulfilled that promise.
Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh, Vietnam, has issued a plea for international support as he faces a campaign of “lies and slander” orchestrated by the government.
In an interview with the AsiaNews service, the bishop underlined the “dangerous and worrying situation” in his diocese, where the Church is under attack and the faithful are fearful after violent assaults by police on peaceful demonstrators. “We want peace, freedom, and dignity of human rights,” the bishop said.
Thousands of Catholics in the northern Vietnamese diocese risked another police raid on September 16 by demonstrating at a shrine close to the place where police clubbed dozens of protesters just a week earlier.
The dispute in the Vinh diocese traces back to requests by Catholic lay people for the release of two human-rights activists who were arrested in June and remain in jail, being held without charges. Government officials had promised that the two men would be released, but have not fulfilled that promise.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lo ngại trước những tấn kích của chế độ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi sự ủng hộ quốc tế
Đặng Tự Do
07:41 18/09/2013
Vinh (AsiaNews) - "Chúng tôi rất quan ngại về tình hình giáo phận Vinh. Chúng tôi không thể biết những cuộc tấn công, những dối trá, và những vu khống sẽ tiếp tục kéo dài đến bao giờ mới chấm dứt. Đó là một tình huống nguy hiểm và đáng lo ngại cho các Kitô hữu", Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, thuộc miền Bắc Việt Nam đã cho biết như trên. Trong những tuần gần đây, vị Giám Mục và giáo phận của ngài đã là mục tiêu của những cuộc tấn công bạo lực thể lý – chứ không chỉ bằng lời nói - từ các phương tiện truyền thông và từ các nhà cầm quyền tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Công Giáo lo sợ rồi đây sẽ có nhiều vụ trả thù hơn nữa; trong khi đó các tín hữu tập hợp xung quanh vị Giám mục và tham dự Thánh Lễ và các nghi lễ tôn giáo, nhấn mạnh đến giá trị của tình hiệp nhất là nét đặc thù của Giáo Hội địa phương . "Chúng tôi muốn hòa bình, tự do và phẩm giá của nhân quyền", Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng “điều không may là điều này không phụ thuộc vào ý muốn của chúng tôi . "
Hôm 16 tháng 9, các giám mục, linh mục và hàng ngàn tín hữu đã vẫy cờ Vatican và dự Thánh Lễ cầu nguyện "cho hòa bình và công lý" để đối phó với những lời vu khống của truyền hình và báo chí nhà nước trong một chiến dịch bôi nhọ chống lại giáo phận Vinh . Các buổi lễ đã được tổ chức tại Đền Thánh Antôn, một trung tâm hành hương của giáo phận Vinh không xa nơi đã diễn ra cuộc đàn áp bạo lực của cảnh sát hôm 04 Tháng Chín .
Tranh cãi hiện nay liên quan đến việc giáo xứ Mỹ Yên yêu cầu nhà nước phải trả tự do cho hai giáo dân là những người đã bị bắt cóc và giam cầm kể từ tháng Sáu mà không có bất cứ một lời buộc tội chính thức nào được đưa ra. Giáo phận Vinh và Đức Giám Mục giáo phận đã can thiệp để bênh vực cho các giáo dân bị bắt giam, yêu cầu trả tự do cho họ, và toàn thể giáo phận đã tham gia vào các cuộc biểu tình hợp pháp. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo Công Giáo trong giáo phận đã gây ra phản ứng mạnh từ phía nhà cầm quyền địa phương và trung ương. Họ đã phát động một chiến dịch bôi nhọ Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và đe dọa sẽ can thiệp mạnh để dập tắt các cuộc biểu tình.
"Sức khoẻ của hai giáo dân bị bắt dường như không có vấn đề," Đức Cha Phaolô nói với AsiaNews, nhưng "trong một chế độ toàn trị, bạn không thể nào biết khi nào họ mới được trả tự do. Chỉ có nhà nước mới biết khi nào họ sẽ được thả ra, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục đòi trả tự do cho họ," ngài nói thêm.
Giáo phận Vinh, là “một giáo phận nghèo trên bình diện kinh tế nhưng giàu truyền thống Kitô giáo và văn hóa”, Đức Cha Phaolô cho biết. “Để sống còn, chúng tôi cần hòa bình và tự do để có thể thực sự hoàn thành nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.”
Đây là lý do tại sao "chúng tôi cần sự hỗ trợ quốc tế và tình liên đới, ngõ hầu nhà nước chấm dứt đàn áp, ngưng các cuộc tấn công, các trò dối trá và vu khống”.
Đức Cha nhấn mạnh: “Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện các quyền con người và tôn trọng tất cả các công ước quốc tế mà họ đã ký kết.”
“Chúng tôi cũng yêu cầu phải trả tự do cho hai giáo dân và bồi thường cho các nạn nhân của bạo lực tại Mỹ Yên."
Trong thời gian qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra một chiến dịch đàn áp đối với các blogger, các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến mưu tìm tự do tôn giáo, tôn trọng các quyền dân sự, hoặc sự kết thúc chế độ độc đảng. Một bản kiến nghị đã được đưa ra đòi hỏi một thể chế đa nguyên. Chỉ tính riêng trong năm 2013, Hà Nội đã bắt giữ hơn 40 nhà hoạt động vì tội danh "chống nhà nước", là tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là mơ hồ hầu chụp mũ cho ai cũng được.
Giáo Hội Công Giáo cũng đã đối tượng của những cấm cách và là nạn nhân của các cuộc đàn áp. Tháng Giêng vừa qua, tòa án Việt Nam đã kết án 14 người, trong đó có một số người Công Giáo, về tội âm mưu lật đổ chế độ. Phán quyết này đã bị các nhà hoạt động và các phong trào nhân quyền chỉ trích mạnh mẽ.
Caritas Phan Thiết: 2000 phần quà Trung Thu cho trẻ em nghèo
Hồng Hương
10:02 18/09/2013
Chúa Nhật 15/9/2015, Caritas Phan Thiết với sự chung tay của các mạnh thường quân, đã phối hợp cùng các soeur MTG Phan Thiết tổ chức tặng 2000 phần quà Trung thu năm 2013 cho các em thiếu nhi tại các giáo xứ, giáo điểm dân tộc nghèo vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Bình thuận là Tàpứa, Sông Phan, Thôn 5 Trà Tân, Mêpu và Hồ Tôm. Chương trình “Cùng em vui Trung Thu” chia làm 2 nhánh đến với các em.
Xem hình ảnh
Lên rừng: Cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Đình Sáng và nhân viên văn phòng Caritas từ Phan Thiết đến trao quà Trung Thu cho các em dân tộc tại Thôn 5 – Trà Tân (thuộc giáo xứ Chính Tâm). Huynh trưởng và Ban Caritas Gx. Chính Tâm tổ chức sinh hoạt và trò chơi cho thiếu nhi. Tiếng trống lân làm rộn ràng cả thôn. Ngay cả các em nhỏ mẹ địu trên lưng cũng nhún nhảy theo tiếng trống. Buổi chiều, đoàn đến Tàpứa, một giáo điểm nằm trên lưng chừng đèo, giáp ranh với Lâm Đồng (thuộc giáo xứ Đức Phú). Các em dân tộc mắt tròn xoe, tóc hoe vàng, cười khoe răng sún sung sướng ôm gói quà Trung Thu. Ai trong đoàn cũng cảm thấy tiếc vì trên giáo điểm hẻo lánh này thiếu hẳn tiếng trống lân.
Xuống biển: Nếu như Cha giám đốc Caritas lên rừng, thì các soeur MTG Phan Thiết nhận nhiệm vụ trao quà cho các em thiếu nhi ở Hồ Tôm – Gx. Vinh Thanh, Sông Phan và Sân Bay Cũ – Gx. Tân Châu, và một vài điểm nhỏ rải rác. Tại mỗi nơi đoàn đến, các em nhỏ bị cuốn hút vào các vũ điệu, các trò chơi do các soeur và nhóm sinh viên Hy Vọng hướng dẫn. Những đứa trẻ da đen nhoẻn bởi nắng gió vùng biển lâu lắm mới có 1 ngày vui như vậy.
Những ngày này, đó đây tiếng trống lân làm không khí Tết Trung Thu lan toả khắp mọi thôn làng, phố xá. Caritas Phan Thiết xin tri ân quý ân nhân đã quảng đại đóng góp vào chương trình “ Cùng em vui Trung thu 2013”, đặc biệt là gia đình cô Khấn (giáo xứ Thạch Đà), nhóm Hoa Hướng Dương, nhóm Hy Vọng. Dẫu cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng với những nơi Caritas Phan Thiết đến, dù là món quà trao cho các em nhỏ nhoi, nhưng niềm vui Trung Thu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa trong ánh mắt và nụ cười rạng rỡ của trẻ thơ.
Xem hình ảnh
Lên rừng: Cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Đình Sáng và nhân viên văn phòng Caritas từ Phan Thiết đến trao quà Trung Thu cho các em dân tộc tại Thôn 5 – Trà Tân (thuộc giáo xứ Chính Tâm). Huynh trưởng và Ban Caritas Gx. Chính Tâm tổ chức sinh hoạt và trò chơi cho thiếu nhi. Tiếng trống lân làm rộn ràng cả thôn. Ngay cả các em nhỏ mẹ địu trên lưng cũng nhún nhảy theo tiếng trống. Buổi chiều, đoàn đến Tàpứa, một giáo điểm nằm trên lưng chừng đèo, giáp ranh với Lâm Đồng (thuộc giáo xứ Đức Phú). Các em dân tộc mắt tròn xoe, tóc hoe vàng, cười khoe răng sún sung sướng ôm gói quà Trung Thu. Ai trong đoàn cũng cảm thấy tiếc vì trên giáo điểm hẻo lánh này thiếu hẳn tiếng trống lân.
Xuống biển: Nếu như Cha giám đốc Caritas lên rừng, thì các soeur MTG Phan Thiết nhận nhiệm vụ trao quà cho các em thiếu nhi ở Hồ Tôm – Gx. Vinh Thanh, Sông Phan và Sân Bay Cũ – Gx. Tân Châu, và một vài điểm nhỏ rải rác. Tại mỗi nơi đoàn đến, các em nhỏ bị cuốn hút vào các vũ điệu, các trò chơi do các soeur và nhóm sinh viên Hy Vọng hướng dẫn. Những đứa trẻ da đen nhoẻn bởi nắng gió vùng biển lâu lắm mới có 1 ngày vui như vậy.
Những ngày này, đó đây tiếng trống lân làm không khí Tết Trung Thu lan toả khắp mọi thôn làng, phố xá. Caritas Phan Thiết xin tri ân quý ân nhân đã quảng đại đóng góp vào chương trình “ Cùng em vui Trung thu 2013”, đặc biệt là gia đình cô Khấn (giáo xứ Thạch Đà), nhóm Hoa Hướng Dương, nhóm Hy Vọng. Dẫu cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng với những nơi Caritas Phan Thiết đến, dù là món quà trao cho các em nhỏ nhoi, nhưng niềm vui Trung Thu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa trong ánh mắt và nụ cười rạng rỡ của trẻ thơ.
Thư hiệp thông của giáo phận Thanh Hóa với giáo phận Vinh
VP TGM Thanh Hóa
10:50 18/09/2013
Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück Đức Quốc mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Duy Tâm
20:51 18/09/2013
ĐẠI LỄ MỪNG NGÂN KHÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Hằng năm Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng đại lễ Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Bổn Mạng Hội Thánh Việt Nam vào ngày 24.11. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt nên Cộng Đồng các Thánh Tử Đạo Việt Nam Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là Bổn Mạng của Liên Giáo Phận vào ngày thứ bảy tuần lễ thứ hai trong tháng tháng chín, đến nay đã trở thành truyền thống.
Xem Hình
Buổi sáng hôm nay trời mưa lất phất với cái se lạnh làm dịu cái nóng oi bức của những ngày qua, còn gì sung sướng hơn cuộn mình trong chăn để tận hưởng những ngày cuối tuần như thế nầy. Nhưng đoàn con cháu các Thánh tử đạo đã không chiều theo bản ngã của con người, vì thế đã có hơn 300 tham dự viên từ muôn phương tề tựu về điểm hẹn ngôi thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô cổ kính kiến trúc theo lối “neugotischen“ có tuổi đời hơn 110 năm tại Georgsmarienhütte. Để tạ ơn Chúa, mừng 25 năm tuyên Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đúng 10:30 Ca đoàn tổng hợp trổi lên ca khúc “Bài Ca Ngàn Trùng“. Linh mục tuyên uý Huỳnh Công Hạnh SVD và Linh mục Chánh xứ Reinhard Walterbach tiến đến trước di ảnh các Thánh thành kính cúi đầu chào thay mặt đoàn con cháu xông hương mượn làn hương thơm dâng lên các Ngài như những lời chúc tụng tôn vinh. Vì lý do thời tiết không cho phép nên đoàn con cháu kiệu rước di ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong nhà thờ với bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
I/ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
• Đầu thế kỷ 16: Các Vị Thừa Sai đã bước chân rao giảng Tin Mừng đến Việt Nam, và Giáo Hội Việt Nam đã được khai sinh.
• Năm 1630 – Năm 1882: Giáo Hội Công Giáo ngập chìm trong máu lửa thử thách đức tin.
• Thời các Chúa: Trịnh Doanh, Trịnh Sâm
• Thời các Vua: Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
• Gần 300 năm: Có khoảng 130.000 Kitô hữu đã đổ máu minh chứng đức tin.
II/ Giáo Hội TUYÊN PHONG CHÂN PHƯỚC
• 64 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Lêô XIII ngày 07.05.1900
• 08 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô X ngày 20.05.1906
• 20 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô X ngày 20.05.1909
• 25 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô XII ngày 29.04.1951
Tổng Cộng: 117 vị được tôn phong Chân Phước
III/ Giáo Hội TUYÊN PHONG HIỂN THÁNH
• 117 Vị Được Tuyên Phong Hiển Thánh: vào thời chân phước Đức Gioan Phaolô II ngày 19.06.1988.
• Gồm có: 8 GM, 50 LM. (37 VN. 13 Thừa sai), 16 Thầy Giảng, 1 Chủng Sinh, 42 Giáo Dân.(41 Ông, 1 Bà)
IV/ GƯƠNG ANH DŨNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐƯỢC MINH CHỨNG QUA NHỮNG CỰC HÌNH NHƯ SAU:
1 vị Bá đao: bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng.
9 vị Chết rũ tù: bị tra tấn, hành hạ đủ cách, đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù.
4 vị Lăng trì: chặt chân, chặt tay trước khi bị chém đầu.
6 vị Thiêu sinh: bị thiêu sống.
75 vị Xử trảm: bị chém đầu.
22 vị Xử giảo: bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết.
GƯƠNG SỐNG ĐỨC TIN CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO MỘT LÒNG MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Yêu Chúa trên hết mọi sự: Các ngài sống theo Lời Chúa đã dạy.
• “Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai ghét mạng sống mình ỏ đời này thì sẽ giữ được cuộc sống đời sau“ (Ga 12, 25 )
• “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi vác thập giá hằng ngày theo Ta“ (Lc 9, 23 )
• “Nếu được lợi lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì được ích gì?“ (Lc 9, 25)
Yêu thương tha nhân như Chúa: Các ngài không căm thù oán giận kẻ giết hại mình, luôn yêu thương tha thứ và cầu nguyện cho mọi người.
Đối với chúng ta là con, là cháu chúng ta phải ghi khắc trong lòng với tâm tình biết ơn, hiếu nghĩa với các ngài bởi chính nhờ những giọt máu đào của các Thánh Tử Đạo Cha Ông chúng ta đã gieo vào lòng đất Việt như những hạt giống làm nẩy sinh ra chúng ta người Công Giáo Việt Nam.
Mừng Ngân Khánh các Thánh tử Đạo Việt Nam không hẹn mà gặp, không chọn mà trùng Hội Thánh cử hành năm đức tin. Phải chăng sự ảm đạm hôm nay các Ngài muốn lập lại cho con cháu thông điệp trong thư thánh Giacôbê “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người.“ (Gc 1,12).
Chẳng hạn như Giáo Hội hoàn vũ phải đương đầu với sự khủng hoảng, chống đối, lên án v.v… nói chung.
Giáo Hội Việt Nam đang đương đầu với những bất công do nhà cầm quyền dùng đủ mọi kiểu, mọi cách và mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để trù dập, đàn áp tôn giáo máu và nước mắt tiếp tục đổ ra nơi quê nhà nói riêng. Trong tinh thần liên đới, hiệp thông, Giáo Hội Mẹ, đồng cảm với Đức Giám Mục và toàn thể Giáo phận Vinh, cách riêng Giáo xứ Mỹ Yên nhất là với các nạn nhân vô tội trong vụ việc đàn áp tôn giáo kéo dài từ 22.05.2013.
Cha Tuyên úy Huỳnh Công Hạnh SVD cùng Cha Chánh xứ Reinhard Walterbach thắp ngọn nến từ cây nến phục sinh chuyển tiếp Ông Franz-Thomas Sonka đặc trách mục vụ ngoại kiều Giáo Phận Münster, Ông Chủ tịch và Ông Cố vấn Liên Đoàn Công Giáo tại Đức, các Ban Ngành đoàn thể trong Liên Giáo Phận và Cộng Đồng dân Chúa thắp sáng ngọn nến cầu nguyện cho Dân Tộc, cho tự do Công Giáo, cho Công Lý và Hoà Bình Việt Nam. Qua lời cầu bầu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam chúng con tiếp tục có nhiều chứng nhân biết noi gương Cha Ông hiến dâng mạng sống theo Chúa và trung kiên đến cùng.
Trước khi dâng Thánh lễ Cha Chánh xứ tuyên đọc ủy nhiệm thư của Đức Giám Mục Dr. Franz Josef Bode Giáo Phận Osnabrück phép lành toàn xá cho những tham dự viên tham dự Thánh lễ mừng 25 năm phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam với điều kiện xưng tội rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Trong bài giảng thuyết Cha chủ tế Huỳnh Công Hạnh SVD triển khai đề tài Thập Giá phát sinh ơn cứu độ. Sống trong thời đại nào, cuộc sống nào, từ người nghèo hèn khốn khó đến kẻ quyền quý cao sang nơi đâu cũng có những thách đố và thử thách, ngày nào cũng có sự khốn khó của ngày đó. Nếu chúng ta vượt qua với chính mình đó là tử đạo. Chính vì thế trong thư thứ I Thánh Phêrô nói: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.“ (1Pr 1,7)
Thánh Phao-lô nói lên tâm tình, Chúa càng thương ai nhiều thì Chúa càng trao cho người đó nhiều thử thách; bởi, qua thử thách con người sẽ trở nên quý như vàng đã được tinh luyện. Lúc ấy, những ai đã kiên vững vượt qua những cơn thử thách sẽ cảm nhận được một niềm vui đích thực trong Chúa Ki-tô, một niềm vui bền vững. Nhờ đức tin, ta biết Chúa, mến Chúa, và cố gắng làm đẹp lòng Chúa, cũng chính nhờ vậy mà ta có thể đạt tới niềm vui đích thực. Cụ thể các Thánh tử Đạo Việt Nam chúng ta mừng kính hôm nay là bằng chứng sống động và hiển nhiên.
Cha Huỳnh Công Hạnh SVD đã trưng dẫn những tấm gương trung trinh, những con người đã từng bị thử thách dữ dội như tổ phụ Áp-ra-ham, tiêu biểu các Thánh Việt Nam ngài cho thấy các vị ấy đã vững lòng tin vào Thiên Chúa như thế nào. Đặc biệt, Đức trinh nữ Maria đã là một tấm gương vĩ đại nhất cho chúng ta noi theo. Chắc chắn, Đức Mẹ đã được Chúa yêu nhiều nhất vì Mẹ là Mẹ của Chúa, nhưng Mẹ cũng đã phải chịu đựng biết bao thử thách, kể từ khi Mẹ cất tiếng “Xin vâng” cho đến khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá trong những giây phút Con Mẹ tử nạn. Mỗi sự kiện, những biến cố xảy ra trong đời sống, Mẹ hằng suy đi nghĩ lại và đã âm thầm cầu nguyện. Vì Mẹ luôn suy gẫm mọi việc một cách triệt để, nên Mẹ có thể sáng suốt nhận ra đâu là thánh ý Chúa trong cuộc đời của mình để hành động theo ý Chúa.
Nhờ siêng năng cầu nguyện và một lòng vâng theo thánh ý, Mẹ đã có đủ sức mạnh mà đứng vững, vượt qua mọi gian nan thử thách của thế trần. Bởi thế chẳng phải chính Mẹ, và Chúa Giê-su cũng đã từng phải chịu thử thách dữ dội đó sao? Vì điều gì mà Chúa Giêsu đã chấp nhận chén đắng, chấp nhận chịu cực hình, chịu đóng đinh để rồi chết trần truồng trơ trọi trên thập giá? Chính vì Chúa yêu thương nhân loại, chính vì Chúa muốn vâng phục Chúa Cha, Người đã phải chịu đựng những thử thách đó! Vậy chúng ta hãy học theo gương Chúa Giêsu mà chấp nhận mọi thử thách giữa cuộc đời, để rồi được tinh luyện như vàng thử lửa.
Sau lời nguyện kết lễ Ông Chủ tịch Ban Chấp hành Nguyễn Bá Tiên cũng là Trưởng ban tổ chức có đôi lời cảm ơn Cha tuyên uý, Cha Chánh xứ giáo xứ Thánh Phêrô và Phaolô quý chức sắc, ban ngành đoàn thể, quý ân nhân, cách riêng ca đoàn đã hy sinh thời gian công sức tập dợt, thay Cộng Đồng dân Chúa dâng lên những ý nguyện đồng thời như thúc dục lòng người "Đừng sợ" và hãy mạnh dạn "Ra khơi".
Sau khi đại diện Ban tổ chức dứt lời, Cha Tuyên uý Huỳnh Công Hạnh SVD có đôi lời cảm ơn Cha xứ, ông Sonka, Ban tổ chức và tất cả Cộng Đồng dân Chúa.
Tiếp đến Ông Sonka đặc trách mục vụ cho người ngoại kiều chia sẻ: Tuy tham dự nhiều Thánh lễ với người Việt Nam, nhưng Thánh lễ hôm nay làm cho ông hết sức cảm động khi thắp ngọn nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, ông được vinh dự thông phần chia sẻ những nỗi đau của người Việt Nam tại quê nhà. Qua Thánh lễ hôm nay ông đã nhận ra một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, ông mong ước thế hệ đi trước phải có bổn phận truyền đạt cho thế hệ đi sau căn tính Kitô giáo và văn hóa cao quý của người Việt Nam hôm nay và mãi mãi.
Sau Thánh lễ mọi người kéo nhau về nhà trẻ của giáo xứ quây quần bên nhau, thưởng thức những món Việt, chia sẻ, thăm hỏi nhau với những tiếng cười vang lên một góc trời.
Duy Tâm.
Bài đọc thêm:
TRÍCH BÀI GIẢNG CỦA Đức Thánh Cha GIO-AN PHAO-LÔ II
TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117 VỊ CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM
TẠI RÔ-MA NGÀY 19/06/1988
“Lên tiếng với anh em để hô vang Chúa Ki-tô Tử nạn Thập Giá, tất cả chúng tôi hôm nay để lời cám ơn anh em vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị thánh Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam anh em đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam hay là những Thừa sai, xuất xứ từ những nước đã in sâu mầm mống đức tin Chúa Ki-tô.
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong số có 8 vị Giám mục, 50 vị Linh mục, 59 giáo dân, trong số đó có một phụ nữ là thánh A-nê Lê Thị Thành, mẹ của sáu người con.
Truyền thống còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền đạo, Giáo Hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo Hội Âu Châu thời xưa. Từng ngàn vạn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Để lấy một ví dụ: Trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiên phong có thánh Vinh-sơn Liêm, dòng Đa-minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. rồi tới Linh mục An-rê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo khó, bên lương, từ nhỏ đã phải "bán" cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cũng cho tới chức Linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chánh xứ và đương nhiên thành nhà truyền giáo trong nhiều địa hạt.
Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân ngài mong chờ được chết vì Chúa. “Những người chết vì đức tin, ngài nói – thì lên Thiên đàng thẳng rẵng; tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền; thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo cho phải hơn không?” Thực ra vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21/12/1839.
Một lần nữa, hỡi Giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: máu các thánh Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai.
Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn còn là người tín hữu của Chúa Ki-tô.
Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: Lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kiêng nể tha nhân, yêu thương anh em, kính sợ Thiên Chúa và tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia. (x 1Pr 2,13-17)
Do đó công ích của quốc gia vẫn là thời điểm người công dân phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng: và như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.”
(Trích Thiên Hùng Sử tr 20-25)
Hằng năm Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng đại lễ Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Bổn Mạng Hội Thánh Việt Nam vào ngày 24.11. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt nên Cộng Đồng các Thánh Tử Đạo Việt Nam Liên Giáo Phận Münster và Osnabrück mừng Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là Bổn Mạng của Liên Giáo Phận vào ngày thứ bảy tuần lễ thứ hai trong tháng tháng chín, đến nay đã trở thành truyền thống.
Xem Hình
Buổi sáng hôm nay trời mưa lất phất với cái se lạnh làm dịu cái nóng oi bức của những ngày qua, còn gì sung sướng hơn cuộn mình trong chăn để tận hưởng những ngày cuối tuần như thế nầy. Nhưng đoàn con cháu các Thánh tử đạo đã không chiều theo bản ngã của con người, vì thế đã có hơn 300 tham dự viên từ muôn phương tề tựu về điểm hẹn ngôi thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô cổ kính kiến trúc theo lối “neugotischen“ có tuổi đời hơn 110 năm tại Georgsmarienhütte. Để tạ ơn Chúa, mừng 25 năm tuyên Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Đúng 10:30 Ca đoàn tổng hợp trổi lên ca khúc “Bài Ca Ngàn Trùng“. Linh mục tuyên uý Huỳnh Công Hạnh SVD và Linh mục Chánh xứ Reinhard Walterbach tiến đến trước di ảnh các Thánh thành kính cúi đầu chào thay mặt đoàn con cháu xông hương mượn làn hương thơm dâng lên các Ngài như những lời chúc tụng tôn vinh. Vì lý do thời tiết không cho phép nên đoàn con cháu kiệu rước di ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong nhà thờ với bầu không khí trang nghiêm và sốt sắng.
I/ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
• Đầu thế kỷ 16: Các Vị Thừa Sai đã bước chân rao giảng Tin Mừng đến Việt Nam, và Giáo Hội Việt Nam đã được khai sinh.
• Năm 1630 – Năm 1882: Giáo Hội Công Giáo ngập chìm trong máu lửa thử thách đức tin.
• Thời các Chúa: Trịnh Doanh, Trịnh Sâm
• Thời các Vua: Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
• Gần 300 năm: Có khoảng 130.000 Kitô hữu đã đổ máu minh chứng đức tin.
II/ Giáo Hội TUYÊN PHONG CHÂN PHƯỚC
• 64 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Lêô XIII ngày 07.05.1900
• 08 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô X ngày 20.05.1906
• 20 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô X ngày 20.05.1909
• 25 Vị: Được tuyên phong vào thời Đức Piô XII ngày 29.04.1951
Tổng Cộng: 117 vị được tôn phong Chân Phước
III/ Giáo Hội TUYÊN PHONG HIỂN THÁNH
• 117 Vị Được Tuyên Phong Hiển Thánh: vào thời chân phước Đức Gioan Phaolô II ngày 19.06.1988.
• Gồm có: 8 GM, 50 LM. (37 VN. 13 Thừa sai), 16 Thầy Giảng, 1 Chủng Sinh, 42 Giáo Dân.(41 Ông, 1 Bà)
IV/ GƯƠNG ANH DŨNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐƯỢC MINH CHỨNG QUA NHỮNG CỰC HÌNH NHƯ SAU:
1 vị Bá đao: bị lý hình dùng dao cắt xẻo từng miếng thịt trên thân thể cho đủ 100 miếng.
9 vị Chết rũ tù: bị tra tấn, hành hạ đủ cách, đủ kiểu, rồi bị bỏ đói cho tới khi kiệt sức và chết gục trong tù.
4 vị Lăng trì: chặt chân, chặt tay trước khi bị chém đầu.
6 vị Thiêu sinh: bị thiêu sống.
75 vị Xử trảm: bị chém đầu.
22 vị Xử giảo: bị tròng dây vào cổ và bị lý hình kéo hai đầu dây cho đến chết.
GƯƠNG SỐNG ĐỨC TIN CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO MỘT LÒNG MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Yêu Chúa trên hết mọi sự: Các ngài sống theo Lời Chúa đã dạy.
• “Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai ghét mạng sống mình ỏ đời này thì sẽ giữ được cuộc sống đời sau“ (Ga 12, 25 )
• “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi vác thập giá hằng ngày theo Ta“ (Lc 9, 23 )
• “Nếu được lợi lãi cả thế gian, mà mất linh hồn mình thì được ích gì?“ (Lc 9, 25)
Yêu thương tha nhân như Chúa: Các ngài không căm thù oán giận kẻ giết hại mình, luôn yêu thương tha thứ và cầu nguyện cho mọi người.
Đối với chúng ta là con, là cháu chúng ta phải ghi khắc trong lòng với tâm tình biết ơn, hiếu nghĩa với các ngài bởi chính nhờ những giọt máu đào của các Thánh Tử Đạo Cha Ông chúng ta đã gieo vào lòng đất Việt như những hạt giống làm nẩy sinh ra chúng ta người Công Giáo Việt Nam.
Mừng Ngân Khánh các Thánh tử Đạo Việt Nam không hẹn mà gặp, không chọn mà trùng Hội Thánh cử hành năm đức tin. Phải chăng sự ảm đạm hôm nay các Ngài muốn lập lại cho con cháu thông điệp trong thư thánh Giacôbê “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người.“ (Gc 1,12).
Chẳng hạn như Giáo Hội hoàn vũ phải đương đầu với sự khủng hoảng, chống đối, lên án v.v… nói chung.
Giáo Hội Việt Nam đang đương đầu với những bất công do nhà cầm quyền dùng đủ mọi kiểu, mọi cách và mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức để trù dập, đàn áp tôn giáo máu và nước mắt tiếp tục đổ ra nơi quê nhà nói riêng. Trong tinh thần liên đới, hiệp thông, Giáo Hội Mẹ, đồng cảm với Đức Giám Mục và toàn thể Giáo phận Vinh, cách riêng Giáo xứ Mỹ Yên nhất là với các nạn nhân vô tội trong vụ việc đàn áp tôn giáo kéo dài từ 22.05.2013.
Cha Tuyên úy Huỳnh Công Hạnh SVD cùng Cha Chánh xứ Reinhard Walterbach thắp ngọn nến từ cây nến phục sinh chuyển tiếp Ông Franz-Thomas Sonka đặc trách mục vụ ngoại kiều Giáo Phận Münster, Ông Chủ tịch và Ông Cố vấn Liên Đoàn Công Giáo tại Đức, các Ban Ngành đoàn thể trong Liên Giáo Phận và Cộng Đồng dân Chúa thắp sáng ngọn nến cầu nguyện cho Dân Tộc, cho tự do Công Giáo, cho Công Lý và Hoà Bình Việt Nam. Qua lời cầu bầu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam chúng con tiếp tục có nhiều chứng nhân biết noi gương Cha Ông hiến dâng mạng sống theo Chúa và trung kiên đến cùng.
Trước khi dâng Thánh lễ Cha Chánh xứ tuyên đọc ủy nhiệm thư của Đức Giám Mục Dr. Franz Josef Bode Giáo Phận Osnabrück phép lành toàn xá cho những tham dự viên tham dự Thánh lễ mừng 25 năm phong Thánh 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam với điều kiện xưng tội rước lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Trong bài giảng thuyết Cha chủ tế Huỳnh Công Hạnh SVD triển khai đề tài Thập Giá phát sinh ơn cứu độ. Sống trong thời đại nào, cuộc sống nào, từ người nghèo hèn khốn khó đến kẻ quyền quý cao sang nơi đâu cũng có những thách đố và thử thách, ngày nào cũng có sự khốn khó của ngày đó. Nếu chúng ta vượt qua với chính mình đó là tử đạo. Chính vì thế trong thư thứ I Thánh Phêrô nói: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.“ (1Pr 1,7)
Thánh Phao-lô nói lên tâm tình, Chúa càng thương ai nhiều thì Chúa càng trao cho người đó nhiều thử thách; bởi, qua thử thách con người sẽ trở nên quý như vàng đã được tinh luyện. Lúc ấy, những ai đã kiên vững vượt qua những cơn thử thách sẽ cảm nhận được một niềm vui đích thực trong Chúa Ki-tô, một niềm vui bền vững. Nhờ đức tin, ta biết Chúa, mến Chúa, và cố gắng làm đẹp lòng Chúa, cũng chính nhờ vậy mà ta có thể đạt tới niềm vui đích thực. Cụ thể các Thánh tử Đạo Việt Nam chúng ta mừng kính hôm nay là bằng chứng sống động và hiển nhiên.
Cha Huỳnh Công Hạnh SVD đã trưng dẫn những tấm gương trung trinh, những con người đã từng bị thử thách dữ dội như tổ phụ Áp-ra-ham, tiêu biểu các Thánh Việt Nam ngài cho thấy các vị ấy đã vững lòng tin vào Thiên Chúa như thế nào. Đặc biệt, Đức trinh nữ Maria đã là một tấm gương vĩ đại nhất cho chúng ta noi theo. Chắc chắn, Đức Mẹ đã được Chúa yêu nhiều nhất vì Mẹ là Mẹ của Chúa, nhưng Mẹ cũng đã phải chịu đựng biết bao thử thách, kể từ khi Mẹ cất tiếng “Xin vâng” cho đến khi Mẹ đứng dưới chân Thánh giá trong những giây phút Con Mẹ tử nạn. Mỗi sự kiện, những biến cố xảy ra trong đời sống, Mẹ hằng suy đi nghĩ lại và đã âm thầm cầu nguyện. Vì Mẹ luôn suy gẫm mọi việc một cách triệt để, nên Mẹ có thể sáng suốt nhận ra đâu là thánh ý Chúa trong cuộc đời của mình để hành động theo ý Chúa.
Nhờ siêng năng cầu nguyện và một lòng vâng theo thánh ý, Mẹ đã có đủ sức mạnh mà đứng vững, vượt qua mọi gian nan thử thách của thế trần. Bởi thế chẳng phải chính Mẹ, và Chúa Giê-su cũng đã từng phải chịu thử thách dữ dội đó sao? Vì điều gì mà Chúa Giêsu đã chấp nhận chén đắng, chấp nhận chịu cực hình, chịu đóng đinh để rồi chết trần truồng trơ trọi trên thập giá? Chính vì Chúa yêu thương nhân loại, chính vì Chúa muốn vâng phục Chúa Cha, Người đã phải chịu đựng những thử thách đó! Vậy chúng ta hãy học theo gương Chúa Giêsu mà chấp nhận mọi thử thách giữa cuộc đời, để rồi được tinh luyện như vàng thử lửa.
Sau lời nguyện kết lễ Ông Chủ tịch Ban Chấp hành Nguyễn Bá Tiên cũng là Trưởng ban tổ chức có đôi lời cảm ơn Cha tuyên uý, Cha Chánh xứ giáo xứ Thánh Phêrô và Phaolô quý chức sắc, ban ngành đoàn thể, quý ân nhân, cách riêng ca đoàn đã hy sinh thời gian công sức tập dợt, thay Cộng Đồng dân Chúa dâng lên những ý nguyện đồng thời như thúc dục lòng người "Đừng sợ" và hãy mạnh dạn "Ra khơi".
Sau khi đại diện Ban tổ chức dứt lời, Cha Tuyên uý Huỳnh Công Hạnh SVD có đôi lời cảm ơn Cha xứ, ông Sonka, Ban tổ chức và tất cả Cộng Đồng dân Chúa.
Tiếp đến Ông Sonka đặc trách mục vụ cho người ngoại kiều chia sẻ: Tuy tham dự nhiều Thánh lễ với người Việt Nam, nhưng Thánh lễ hôm nay làm cho ông hết sức cảm động khi thắp ngọn nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, ông được vinh dự thông phần chia sẻ những nỗi đau của người Việt Nam tại quê nhà. Qua Thánh lễ hôm nay ông đã nhận ra một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, ông mong ước thế hệ đi trước phải có bổn phận truyền đạt cho thế hệ đi sau căn tính Kitô giáo và văn hóa cao quý của người Việt Nam hôm nay và mãi mãi.
Sau Thánh lễ mọi người kéo nhau về nhà trẻ của giáo xứ quây quần bên nhau, thưởng thức những món Việt, chia sẻ, thăm hỏi nhau với những tiếng cười vang lên một góc trời.
Duy Tâm.
Bài đọc thêm:
TRÍCH BÀI GIẢNG CỦA Đức Thánh Cha GIO-AN PHAO-LÔ II
TRONG ĐẠI LỄ TÔN VINH HIỂN THÁNH 117 VỊ CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO VIỆT NAM
TẠI RÔ-MA NGÀY 19/06/1988
“Lên tiếng với anh em để hô vang Chúa Ki-tô Tử nạn Thập Giá, tất cả chúng tôi hôm nay để lời cám ơn anh em vì tấm gương nhân chứng đặc biệt các vị thánh Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam anh em đã nêu cao, bất cứ các ngài là con dân Việt Nam hay là những Thừa sai, xuất xứ từ những nước đã in sâu mầm mống đức tin Chúa Ki-tô.
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả là 117 vị Tử Đạo, trong số có 8 vị Giám mục, 50 vị Linh mục, 59 giáo dân, trong số đó có một phụ nữ là thánh A-nê Lê Thị Thành, mẹ của sáu người con.
Truyền thống còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền đạo, Giáo Hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo Hội Âu Châu thời xưa. Từng ngàn vạn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Để lấy một ví dụ: Trong các vị Tử Đạo hôm nay, đi tiên phong có thánh Vinh-sơn Liêm, dòng Đa-minh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. rồi tới Linh mục An-rê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo khó, bên lương, từ nhỏ đã phải "bán" cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cũng cho tới chức Linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chánh xứ và đương nhiên thành nhà truyền giáo trong nhiều địa hạt.
Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân ngài mong chờ được chết vì Chúa. “Những người chết vì đức tin, ngài nói – thì lên Thiên đàng thẳng rẵng; tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền; thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo cho phải hơn không?” Thực ra vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội ngày 21/12/1839.
Một lần nữa, hỡi Giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh em rằng: máu các thánh Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh em trước tiên, để anh em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và còn truyền tụng sang nhiều thế hệ tương lai.
Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người là Việt Nam thuần túy sẽ trung thành với quê hương đất nước, nhưng đồng thời vẫn còn là người tín hữu của Chúa Ki-tô.
Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: Lời kêu gọi của Phúc Âm vẫn là phải tuân phục các thể chế loài người, để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kiêng nể tha nhân, yêu thương anh em, kính sợ Thiên Chúa và tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia. (x 1Pr 2,13-17)
Do đó công ích của quốc gia vẫn là thời điểm người công dân phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, được cảm thông với các vị chủ chăn và anh em đồng tín ngưỡng: và như thế là để sống an bình với mọi người và thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân.”
(Trích Thiên Hùng Sử tr 20-25)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa
Nguyễn Trọng Đa
09:25 18/09/2013
Giải đáp phụng vụ: Thứ Sáu đầu tháng kính Thánh Tâm Chúa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Các giáo hữu của tôi có lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu đầu tháng của chín tháng liên tiếp. Do một công tác mục vụ khác, khi tôi không thể cử hành Thánh lễ cho họ vào một trong các ngày thứ Sáu đầu tháng ấy, liệu tôi có thể chuyển qua cử hành thánh lễ Thánh Tâm vào ngày thứ Sáu thứ nhì trong tháng, thay vì thứ Sáu đầu tháng được không, thưa cha? - D. M., Nairobi, Kenya.
Đáp: Câu hỏi này liên quan đến lời hứa của Thánh Tâm Chúa với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1647-1690). Trong số các lời hứa, có lời Chúa nói:
"Với lòng thương xót quá bội của Thánh Tâm Cha, Cha hứa rằng: Tình Yêu toàn năng của Cha sẽ ban cho tất cả những ai Rước Lễ liên tiếp 9 ngày thứ sáu đầu tháng được ơn ăn năn thống hối trong giờ lâm tử. Họ sẽ không qua đời trong lúc còn mất ơn nghĩa cùng Cha và chưa kịp lãnh nhận các phép Bí Tích. Thánh Tâm Cha sẽ là nơi nương náu an toàn trong giây phút cuối cùng của đời họ”.
Trong khi lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa được phổ biến sâu rộng sau khi Chúa hiện ra nhiều lần với Thánh Margarita Maria, nó không phụ thuộc vào các thị kiến ấy. Trong hình thức này hay hình thức khác, lòng sùng kính ấy được bắt nguồn từ Kitô giáo như là một cách đặc biệt để tiếp cận với Chúa Kitô. Như Thánh Augustinô nói, đó là đến với Chúa Kitô Thiên Chúa qua Chúa Kitô làm người.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được ngụ ý nơi nhiều bậc thầy của đời sống thiêng liêng. Chân Phước Henry Suso, một tu sĩ Dòng Đa minh lấy cảm hứng từ Thánh Augustinô, đã nói: “Nếu con mong muốn đạt được sự hiểu biết thiên tính, cần phải bước dần dần theo con đường nhân tính của Ta và cuộc Khổ Nạn của nhân tính này là con đường dễ dàng nhất".
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được khắc sâu trong nhiều thế kỷ bởi các lần suy niệm về các vết thương của Chúa Kitô, và đặc biệt là vết thương cạnh nương long Chúa. Các suy tư này được hỗ trợ bởi các văn bản Kinh thánh như Ga 19, 34 và Is 53,5. Đặc biệt có ảnh hưởng nhất là Diễm Ca 4, 9: "Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, trái tim anh, em đã chiếm mất rồi!”. Nhiều nhà văn như Origen, Thánh Ambrôxiô và Thánh Gioan Kim Khẩu áp dụng văn bản này cho cuộc Thương Khó. Truyền thống sau đó đã được củng cố bởi phiên bản Phổ thông (Vulgate) của Kinh Thánh, vốn dịch câu văn là "làm bị thương" (vulnerasti) thay vì “chiếm”.
Trong thời Trung Cổ, các suy tư ban đầu đã được đào sâu và mở rộng với các ý tưởng mới, đặc biệt với các yếu tố cá nhân hơn và dịu dàng hơn. Trong số các nhà văn gây ảnh hưởng cho sự phát triển này, có Thánh Bede Vị Đáng kính, thánh Haimo thành Auxerre, và Gioan thành Fécamp, một tu sĩ Biển Đức. Suy niệm của các ngài về cuộc Thương Khó tạo cảm hứng cho nhiều người noi theo. Hình ảnh thánh Bernard thành Clairvaux thống trị thời đại của mình, và suy niệm của ngài về Diễm ca đã tạo xung động mới cho lòng tôn kính Thánh Tâm. Lòng sùng kính của ngài trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều người khác, như bạn ngài là Aelred thành Rievaulx và Ekbert thành Schönau, mà phần "Stimulus Dilectionis" của ngài được Thánh Bonaventura đưa vào trong các số 18-31 của tác phẩm "Lignum Vitae" của thánh nhân.
Các tác phẩm này cũng ảnh hưởng đến lòng đạo đức bình dân và các việc sùng kính, cũng như phụng vụ, với nhiều bài thánh thi và các ngày lễ liên quan đến chủ đề của cuộc Thương Khó, chẳng hạn lễ Thánh Tâm Chúa Kitô bị đâm thâu. Để làm ví dụ, chúng tôi cung cấp một bản dịch thô của bài thánh ca thế kỷ 12 "Summi Regis Cor Aveto", được sáng tác tại Đan viện Seinfield gần Cologne, Đức.
" Summi regis cor, aveto, te saluto corde laeto, te complecti me delectat, et hoc meum cor affectat, ut ad te loquar, animes. Quo amore vincebaris, quo dolore torquebaris, cum te totum exhaurires, ut te nobis impartires, et nos a morte tolleres?” (Hỡi Thánh Tâm Chúa cao cả của con, hãy để con hát cho Ngài nghe, và gửi đến Ngài lời chào vui vẻ và thân mật. Trái tim con ước mong ôm hôn Ngài một cách hân hoan. Nỗi đớn đau nào đã thâm nhập vào Ngài, đến nỗi Ngài tự hạ hoàn toàn, hỡi người con yêu mến, và chịu đau khổ vì chúng con, và như thế, Ngài cứu chúng con khỏi chết?)
Trong các thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh khác ảnh hưởng đến sự phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm, chẳng hạn thánh Matilda và thánh Gertrude Cả, và các nữ tu Dòng Chartreuse của thánh Barbara thành Cologne. Trong số các đồ đệ của học thuyết được lan tỏa bởi đan viện là Thánh Phêrô Canisius và thánh Phêrô Fabro, hai tu sĩ Dòng Tên. Lòng sùng kính Thánh Tâm, được cổ vũ bởi các tu sĩ Dòng Tên thời đầu, chuẩn bị đất tốt mà nhiều năm sau đã dẫn Thánh Claude de la Colombiere, Dòng Tên, hiểu và chấp nhận các thị kiến của người xưng tội với ngài là Thánh Margarita Maria Alacoque. Nó cũng giải thích phần nào sự thúc đẩy mạnh mẽ và sự hỗ trợ lệnh truyền của Chúa, mà Dòng Tên đã làm cho lòng sùng kính Thánh Tâm trong nhiều thế kỷ.
Để trả lời cho câu hỏi chính xác trên đây, tôi tin rằng có hai giải pháp khả dĩ cho khó khăn này, liên quan đến việc không thể chu toàn các ngày thứ Sáu đầu tháng.
Trước hết, vì lời hứa được kết hợp với việc Rước lễ, và không nhất thiết phải tham dự Thánh Lễ, một phụng vụ Rước lễ có thể được sắp xếp vào ngày thứ sáu, khi Thánh Lễ không thể được cử hành. Việc này xem ra là giải pháp an toàn nhất.
Thứ đến, một vài tác giả cho rằng đối tượng của lòng sùng kính này là làm cho tâm hồn chúng ta cháy lửa yêu mến nồng nàn đối với Chúa Giêsu, và đền bù cho các xúc phạm đã làm với Chúa, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì việc này có thể được thực hiện mỗi ngày, các tác giả gợi ý rằng các việc đạo đức gắn liền với thứ Sáu đầu tháng không bị giới hạn vào ngày đặc biệt này. Do đó, nếu một người nào bị ngăn trở cách hợp pháp để thực hiện việc đạo đức vào ngày thứ Sáu, người ấy có thể cử hành việc đạo đức ấy trong cùng một tinh thần vào một ngày khác.
Đây là một ý kiến hợp pháp, nhưng chưa phổ quát, dựa vào lòng lòng thương xót hải hà và sự hiểu biết vô cùng của Chúa. Hầu hết các tác giả không nhắc đến các luật ngoại trừ, vì ân sủng được gắn với một lời hứa đặc biệt được thực hiện trong một mặc khải riêng tư. Tuy nhiên, thật là rõ ràng rằng người nào thực hiện các việc đạo đức với mục đích thích hợp, sẽ được trợ giúp cách hợp lệ bởi ân sủng của Chúa.
Dường như không có luật nào của Giáo Hội về vấn đề này. Nói chung, ngoại trừ trong việc ban ân xá, Giáo Hội cố tránh đưa ra luật lệ về các vấn đề liên quan đến mặc khải riêng tư, ngay cả khi chúng được chính thức phê chuẩn và khuyến khích, chẳng hạn việc đạo đức sùng kính Thánh tâm. (Zenit.org 17-9-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Các giáo hữu của tôi có lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu đầu tháng của chín tháng liên tiếp. Do một công tác mục vụ khác, khi tôi không thể cử hành Thánh lễ cho họ vào một trong các ngày thứ Sáu đầu tháng ấy, liệu tôi có thể chuyển qua cử hành thánh lễ Thánh Tâm vào ngày thứ Sáu thứ nhì trong tháng, thay vì thứ Sáu đầu tháng được không, thưa cha? - D. M., Nairobi, Kenya.
Đáp: Câu hỏi này liên quan đến lời hứa của Thánh Tâm Chúa với Thánh nữ Margarita Maria Alacoque (1647-1690). Trong số các lời hứa, có lời Chúa nói:
Trong khi lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa được phổ biến sâu rộng sau khi Chúa hiện ra nhiều lần với Thánh Margarita Maria, nó không phụ thuộc vào các thị kiến ấy. Trong hình thức này hay hình thức khác, lòng sùng kính ấy được bắt nguồn từ Kitô giáo như là một cách đặc biệt để tiếp cận với Chúa Kitô. Như Thánh Augustinô nói, đó là đến với Chúa Kitô Thiên Chúa qua Chúa Kitô làm người.
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được ngụ ý nơi nhiều bậc thầy của đời sống thiêng liêng. Chân Phước Henry Suso, một tu sĩ Dòng Đa minh lấy cảm hứng từ Thánh Augustinô, đã nói: “Nếu con mong muốn đạt được sự hiểu biết thiên tính, cần phải bước dần dần theo con đường nhân tính của Ta và cuộc Khổ Nạn của nhân tính này là con đường dễ dàng nhất".
Lòng sùng kính Thánh Tâm đã được khắc sâu trong nhiều thế kỷ bởi các lần suy niệm về các vết thương của Chúa Kitô, và đặc biệt là vết thương cạnh nương long Chúa. Các suy tư này được hỗ trợ bởi các văn bản Kinh thánh như Ga 19, 34 và Is 53,5. Đặc biệt có ảnh hưởng nhất là Diễm Ca 4, 9: "Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, trái tim anh, em đã chiếm mất rồi!”. Nhiều nhà văn như Origen, Thánh Ambrôxiô và Thánh Gioan Kim Khẩu áp dụng văn bản này cho cuộc Thương Khó. Truyền thống sau đó đã được củng cố bởi phiên bản Phổ thông (Vulgate) của Kinh Thánh, vốn dịch câu văn là "làm bị thương" (vulnerasti) thay vì “chiếm”.
Trong thời Trung Cổ, các suy tư ban đầu đã được đào sâu và mở rộng với các ý tưởng mới, đặc biệt với các yếu tố cá nhân hơn và dịu dàng hơn. Trong số các nhà văn gây ảnh hưởng cho sự phát triển này, có Thánh Bede Vị Đáng kính, thánh Haimo thành Auxerre, và Gioan thành Fécamp, một tu sĩ Biển Đức. Suy niệm của các ngài về cuộc Thương Khó tạo cảm hứng cho nhiều người noi theo. Hình ảnh thánh Bernard thành Clairvaux thống trị thời đại của mình, và suy niệm của ngài về Diễm ca đã tạo xung động mới cho lòng tôn kính Thánh Tâm. Lòng sùng kính của ngài trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều người khác, như bạn ngài là Aelred thành Rievaulx và Ekbert thành Schönau, mà phần "Stimulus Dilectionis" của ngài được Thánh Bonaventura đưa vào trong các số 18-31 của tác phẩm "Lignum Vitae" của thánh nhân.
Các tác phẩm này cũng ảnh hưởng đến lòng đạo đức bình dân và các việc sùng kính, cũng như phụng vụ, với nhiều bài thánh thi và các ngày lễ liên quan đến chủ đề của cuộc Thương Khó, chẳng hạn lễ Thánh Tâm Chúa Kitô bị đâm thâu. Để làm ví dụ, chúng tôi cung cấp một bản dịch thô của bài thánh ca thế kỷ 12 "Summi Regis Cor Aveto", được sáng tác tại Đan viện Seinfield gần Cologne, Đức.
" Summi regis cor, aveto, te saluto corde laeto, te complecti me delectat, et hoc meum cor affectat, ut ad te loquar, animes. Quo amore vincebaris, quo dolore torquebaris, cum te totum exhaurires, ut te nobis impartires, et nos a morte tolleres?” (Hỡi Thánh Tâm Chúa cao cả của con, hãy để con hát cho Ngài nghe, và gửi đến Ngài lời chào vui vẻ và thân mật. Trái tim con ước mong ôm hôn Ngài một cách hân hoan. Nỗi đớn đau nào đã thâm nhập vào Ngài, đến nỗi Ngài tự hạ hoàn toàn, hỡi người con yêu mến, và chịu đau khổ vì chúng con, và như thế, Ngài cứu chúng con khỏi chết?)
Trong các thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh khác ảnh hưởng đến sự phổ biến lòng sùng kính Thánh Tâm, chẳng hạn thánh Matilda và thánh Gertrude Cả, và các nữ tu Dòng Chartreuse của thánh Barbara thành Cologne. Trong số các đồ đệ của học thuyết được lan tỏa bởi đan viện là Thánh Phêrô Canisius và thánh Phêrô Fabro, hai tu sĩ Dòng Tên. Lòng sùng kính Thánh Tâm, được cổ vũ bởi các tu sĩ Dòng Tên thời đầu, chuẩn bị đất tốt mà nhiều năm sau đã dẫn Thánh Claude de la Colombiere, Dòng Tên, hiểu và chấp nhận các thị kiến của người xưng tội với ngài là Thánh Margarita Maria Alacoque. Nó cũng giải thích phần nào sự thúc đẩy mạnh mẽ và sự hỗ trợ lệnh truyền của Chúa, mà Dòng Tên đã làm cho lòng sùng kính Thánh Tâm trong nhiều thế kỷ.
Để trả lời cho câu hỏi chính xác trên đây, tôi tin rằng có hai giải pháp khả dĩ cho khó khăn này, liên quan đến việc không thể chu toàn các ngày thứ Sáu đầu tháng.
Trước hết, vì lời hứa được kết hợp với việc Rước lễ, và không nhất thiết phải tham dự Thánh Lễ, một phụng vụ Rước lễ có thể được sắp xếp vào ngày thứ sáu, khi Thánh Lễ không thể được cử hành. Việc này xem ra là giải pháp an toàn nhất.
Thứ đến, một vài tác giả cho rằng đối tượng của lòng sùng kính này là làm cho tâm hồn chúng ta cháy lửa yêu mến nồng nàn đối với Chúa Giêsu, và đền bù cho các xúc phạm đã làm với Chúa, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì việc này có thể được thực hiện mỗi ngày, các tác giả gợi ý rằng các việc đạo đức gắn liền với thứ Sáu đầu tháng không bị giới hạn vào ngày đặc biệt này. Do đó, nếu một người nào bị ngăn trở cách hợp pháp để thực hiện việc đạo đức vào ngày thứ Sáu, người ấy có thể cử hành việc đạo đức ấy trong cùng một tinh thần vào một ngày khác.
Đây là một ý kiến hợp pháp, nhưng chưa phổ quát, dựa vào lòng lòng thương xót hải hà và sự hiểu biết vô cùng của Chúa. Hầu hết các tác giả không nhắc đến các luật ngoại trừ, vì ân sủng được gắn với một lời hứa đặc biệt được thực hiện trong một mặc khải riêng tư. Tuy nhiên, thật là rõ ràng rằng người nào thực hiện các việc đạo đức với mục đích thích hợp, sẽ được trợ giúp cách hợp lệ bởi ân sủng của Chúa.
Dường như không có luật nào của Giáo Hội về vấn đề này. Nói chung, ngoại trừ trong việc ban ân xá, Giáo Hội cố tránh đưa ra luật lệ về các vấn đề liên quan đến mặc khải riêng tư, ngay cả khi chúng được chính thức phê chuẩn và khuyến khích, chẳng hạn việc đạo đức sùng kính Thánh tâm. (Zenit.org 17-9-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải phóng và thần học giải phóng
Vũ Văn An
18:00 18/09/2013
Thần học giải phóng
Các vị giáo hoàng từ Đức Phaolô VI tới Đức Phanxicô đều hiểu giải phóng theo chiều hướng trên, và không hề quên đề cập tới cảnh nghèo vật chất và nhu cầu phải dấn thân vì người nghèo. Rất nhiều Kitô hữu đã chấp nhận sống trong các điều kiện phi nhân để giúp đỡ và an ủi vô số nạn nhân của cảnh nghèo. Trong số ấy “một số người cố gắng tìm ra phương thế hữu hiệu nhất để nhanh chóng kết liễu tình thế không thể nào chịu đựng được này”.
Bất hạnh thay, sự nhiệt tâm và lòng xót thương của những người này đôi khi bị lái qua những công việc gây hại tới con người chẳng kém gì chính cảnh nghèo mà họ tìm cách tiêu diệt. Bởi lòng nhiệt thành này, cộng với tính khẩn trương của tình thế, khiến họ đặt việc phúc âm hóa vào trong ngoặc như thể triển hạn nó tới ngày mai: trước nhất phải có cơm bánh cái đã, sau mới là Lời Chúa, ngược hẳn với giáo huấn của Chúa Giêsu: “Con người không sống nguyên bằng cơm bánh mà còn bằng mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Đnl 8:3).
Có người đi xa hơn, coi cuộc đấu tranh tất yếu cho công lý và tự do theo nghĩa kinh tế và chính trị đủ tạo ra toàn bộ yếu tính của cứu rỗi. Đối với họ, Tin Mừng chỉ là tin mừng hoàn toàn có tính trần thế.
Các nền thần học gọi là giải phóng thường nằm giữa việc “ưu tiên chọn người nghèo” và cơn cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng vào lãnh vực trần thế. Chỉ thị nói tới các nền thần học giải phóng muốn đề xuất lối giải thích mới cho cả nội dung đức tin lẫn cuộc sống Kitô Giáo, khác với lối giải thích của Giáo Hội, mà thực tế là bác bỏ lối giải thích sau. Lối giải thích của họ dựa vào ý thức hệ Mácxít và nếu có căn cứ vào Thánh Kinh thì lại dựa vào lối giải thích duy lý và do đó, làm băng hoại bất cứ những gì chân thực trong cam kết buổi đầu phục vụ người nghèo của họ.
Phân tích Mácxít
Như trên đã nói sự nôn nóng muốn thấy kết quả ngay đã khiến một số Kitô hữu dựa vào lối phân tích của chủ nghĩa Mác để tìm ra phương cách chấm dứt cảnh nghèo. Họ cho rằng phương pháp này duy nhất có tính khoa học và do đó hữu hiệu tìm ra căn nguyên nghèo đói để tiêu diệt.
Khó khăn đầu hết của chọn lựa này, theo chỉ thị, là việc phân tích này chỉ là một phần trong lý thuyết của Mác; người ta khó có thể chỉ chọn một phần và bỏ các phần khác, vì lý thuyết của Mác là một viễn kiến toàn bộ về thực tại trong một “cấu trúc triết lý và ý thức hệ... Các nguyên tắc ý thức hệ đến trước việc nghiên cứu thực tại xã hội và được giả thiết trong việc nghiên cứu này. Thành thử, không thể tách biệt các phần của phức thể độc đáo về nhận thức luận này được”.
Chỉ thị cho rằng đó là giáo huấn của Đức Phaolô VI khi ngài dạy rằng “quả là ảo tưởng và nguy hiểm khi không lưu ý tới mối liên kết chặt chẽ từng hợp nhất chúng lại với nhau một cách căn để, và chấp nhận các yếu tố trong lối phân tích của Mác mà không nhìn ra các liên kết của nó với toàn bộ ý thức hệ, hay bước vào việc thực hành đấu tranh giai cấp và giải thích Mácxít mà không nhìn thấy loại xã hội toàn trị mà diễn trình này từ từ dẫn ta vào” (Octogesima Adveniens, n.34 AAS 63 (1971) pp. 424- 425).
Vả lại, cốt lõi lý thuyết của Mác là chủ nghĩa vô thần và việc bác bỏ con người nhân bản cùng tự do và các quyền của họ, tất cả đều là những “lầm lạc trực tiếp đe dọa các chân lý đức tin liên quan tới số phận đời đời của cá nhân. Ngoài ra, cố gắng tích nhập vào thần học một thứ phân tích mà tiêu chuẩn giải thích tùy thuộc quan niệm vô thần là tự mâu thuẫn với chính mình. Hơn thế nữa, việc hiểu sai bản chất thiêng liêng của con người còn dẫn đến việc bắt con người phải phụ thuộc tập thể, và do đó dẫn tới việc không thừa nhận các nguyên tắc sinh hoạt xã hội và chính trị phải phù hợp với nhân phẩm”.
Tóm lại các phương pháp phân tích vay mượn của bất cứ ai cũng phải được thần học gia sử dụng dưới ánh sáng đức tin, theo viễn tượng thần học. Nói cách khác, tiêu chuẩn tối hậu và dứt khoát chỉ có thể là tiêu chuẩn thần học.
Chỉ thị, sau đó, đã bàn tới các điểm đặc thù trong lý thuyết của Mác. Trước nhất, đối với Mác, “phân tích” không thể tách rời khỏi “nghiệm tác” (praxis) (1) và quan niệm lịch sử mà nghiệm tác này được nối vào. Phân tích là khí cụ của phê phán và phê phán chỉ là một giai đoạn của đấu tranh cách mạng và cuộc đấu tranh này chính là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
Đối với lý thuyết Mácxít, chỉ những ai dấn thân vào cuộc đấu tranh này mới phân tích chính xác mà thôi. Thành thử, ý thức chân thực duy nhất là ý thức “đảng phái”: không có chân lý nào ngoài chân lý “trong và nhờ nghiệm tác đảng phái”, nói cách khác chỉ có chân lý do “đấu tranh giai cấp” tạo ra, chân lý là chân lý của giai cấp; chỉ có chân lý trong cuộc đấu tranh của giai cấp cách mạng.
Như thế, định luật căn bản của lịch sử, tức định luật đấu tranh giai cấp, hàm nghĩa: xã hội được xây dựng trên bạo lực: bạo lực tạo ra mối tương quan giầu thống trị nghèo, và phản đề biện chứng là phản-bạo lực cách mạng nhờ đó tương quan thống trị được đảo ngược.
Đấu tranh giai cấp được trình bày như một định luật khách quan, tất yếu. Nhờ bước vào diễn trình này nhân danh người bị áp bức, người ta “làm nên” chân lý, hành động “hợp khoa học”. Thành thử, quan niệm chân lý đi song song với việc khẳng định bạo lực tất yếu, và do đó, khẳng định tính phi luân chính trị (political amorality). Trong viễn tượng này, bất cứ tham chiếu đạo đức nào đòi phải cải cách định chế và cơ cấu một cách can đảm và triệt để đều vô nghĩa.
Chỉ thị cho rằng, theo quan điểm Mácxít, đấu tranh giai cấp là sức mạnh lèo lái lịch sử. Lịch sử như thế trở thành ý niệm trung tâm. Và chỉ có một lịch sử, việc phân biệt giữa lịch sử cứu độ và lịch sử phàm trần không còn cần thiết nữa. Bởi thế, theo thần học giải phóng, nước Thiên Chúa và việc lớn mạnh của nó được đồng hóa với phong trào giải phóng con người, lịch sử trở thành diễn trình con người tự cứu chuộc mình bằng đấu tranh giai cấp. Việc đồng hóa này đi ngược lại đức tin của Giáo Hội, như đã được trình bày tại số 39 của hiến chế Gaudium et Spes.
Có người còn đi xa hơn, đã đồng hóa Thiên Chúa với lịch sử và định nghĩa đức tin như là “lòng trung thành với lịch sử” nghĩa là trung thành với chính sách chính trị phù hợp với việc lớn mạnh của loài người, được quan niệm như một chủ nghĩa thiên sai hoàn toàn trần thế. Đức tin, đức cậy và đức mến trở thành “trung thành với lịch sử”, “tin tưởng tương lai” và “chọn người nghèo”. Thực tại đối thần không còn nữa. Trong hệ thống này, mọi khẳng định của đức tin hay của thần học đều phụ thuộc tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn chính trị phụ thuộc đấu tranh giai cấp, vốn là sức mạnh lèo lái lịch sử.
Như thế, tham dự vào đấu tranh giai cấp là một đòi hỏi của chính đức ái. Ý nguyện yêu thương mọi người ngay ở đây và ngay lúc này, bất chấp giai cấp, gặp gỡ họ bằng các phương tiện bất bạo động như đối thoại và thuyết phục bị tố cáo là phản sản xuất và chống lại tình yêu...
Trong ý hướng này, Giáo Hội chỉ là một thực tại bên trong lịch sử, lệ thuộc các định luật của lịch sử, không còn là hồng phúc do Thiên Chúa ban hay mầu nhiệm đức tin nữa. Điều tích cực duy nhất là chủ trương “Giáo Hội của người nghèo”: ưu tiên phải dành cho người nghèo vì họ là người được Thiên Chúa yêu thương hơn. Chủ trương này giúp các chi thể Giáo Hội ý thức đầy đủ hơn các đòi hỏi của Tin Mừng về cảnh nghèo.
Chỉ có điều, thần học giải phóng đồng hóa “người nghèo” của Thánh Kinh với “giai cấp vô sản” của Mác. Do đó, đã hủ hóa ý nghĩa Kitô Giáo về người nghèo. Và Giáo Hội của người nghèo có nghĩa là Giáo Hội của giai cấp đã ý thức được nhu cầu phải đấu tranh cách mạng làm bàn đạp tiến tới giải phóng và không ngại cử hành việc giải phóng này trong phụng vụ.
Tóm lại, đối với chỉ thị, sai lầm lớn nhất của thần học giải phóng là đã thay thế “nền giáo lý chính thống” (orthodoxy) tức qui luật đúng đắn của đức tin bằng “nền nghiệm tác chính thống” (orthopraxis) làm tiêu chuẩn cho chân lý. Ở đây, không nên lẫn lộn “nghiệm tác” cách mạng với xu hướng thực tiễn vốn có trong thần học truyền thống: một phương pháp thần học lành mạnh luôn xem sét tới “nghiệm tác” của Giáo Hội, nhưng “nghiệm tác” này phát xuất từ đức tin và là phát biểu sống động của đức tin.
Dĩ nhiên sai lầm nghiêm trọng khác là việc tục hóa Nước Thiên Chúa và nội tại hóa nó vào lịch sử nhân bản. Hai điều này khiến ta nhìn sai con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa đích thực. Chúng cũng bác bỏ đặc tính chuyên biệt của ơn cứu độ do Người mang tới là giải phóng ta khỏi tội lỗi, vốn là nguồn gốc mọi sự ác.
Mạnh bạo và can đảm
Như trên đã nói, trong phần “định hướng mới” (phần X của chỉ thị), tất cả các điều trên được coi là “các lệch lạc nghiêm trọng” (serious deviations). Nhưng không được dùng việc vạch ra chúng làm cớ để người ta tiếp tục giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay lạm dụng họ hoặc không làm gì cả, dửng dưng. Đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo, Giáo Hội khẩn thiết kêu gọi toàn thể các thành viên của mình: phải mạnh bạo và can đảm, nhìn xa trông rộng và khôn ngoan, nhiệt tâm và mạnh mẽ trong tinh thần để yêu thương người nghèo, một yêu thương đòi phải hy sinh. Giáo Hội khuyên các mục tử phải lấy việc này làm ưu tiên cao nhất.
Chỉ thị kêu gọi các thần học gia hợp tác một cách trung thành và trong tinh thần đối thoại với Huấn Quyền Giáo Hội. Chỉ có thế, ta mới lượng giá được nhu cầu tiến bộ và giải phóng một cách chân chính. Việc giải phóng này phải dựa vào những cột trụ chính sau đây: chân lý về Chúa Giêsu Cứu Thế, chân lý về Giáo Hội, và chân lý về con người và phẩm giá của họ. Chính dưới ánh sáng Các Mối Phúc, nhất là mối phúc “người nghèo”, mà Giáo Hội trở thành Giáo Hội của người nghèo, với ý hướng hỗ trợ cuộc đấu tranh cao cả giành chân lý và công bình.
Việc bảo vệ công bình muốn hữu hiệu phải đặt cơ sở trên chân lý về con người, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được kêu gọi hưởng ơn phúc làm con cái Người. Chính mối tương quan này tạo nên nền tảng của công bình. Cuộc đấu tranh giành quyền cho con người tạo nên cuộc đấu tranh đúng nghĩa giành công lý. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành theo cung cách nhất quán với với nhân phẩm. Bạo lực mù quáng cần bị kết án. Dùng bạo lực tái lập công lý chỉ là một ảo tưởng.
Chỉ thị cho rằng nguồn gốc bất công nằm ở trái tim con người. Chỉ có “tiềm năng tinh thần” hay việc hồi hướng nội tâm mới đem lại các thay đổi xã hội chân chính nhằm thực sự phục vụ con người. Vì nói cho cùng, đối với Kitô Giáo, Chúa Thánh Thần mới là nguồn của mọi canh tân đích thực và Thiên Chúa mới là chủ lịch sử thật sự.
Ngoài ra, chỉ thị nhấn mạnh tới “ý nghĩa xã hội của Giáo Hội” theo nghĩa “nghiệm tác” mục vụ và hành động xã hội lấy hứng từ Tin Mừng. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội đề ra các nét chính cho đường hướng đạo đức; các nét chính này cần được khai triển bởi các nhà chuyên môn trong các lãnh vực khoa học, kỹ thuật cũng như khoa học nhân văn và chính trị. Các mục tử nên đào tạo ra các nhà chuyên môn biết sống Tin Mừng một cách sâu sắc theo hướng này.
Chỉ thị không hẳn không thấy nhiều điểm tích cực của thần học giải phóng, nhưng lo ngại trước việc chúng thiếu hẳn “phẩm chất và nội dung giáo lý” nhất là những điều căn bản như Thiên Chúa thật và là người thật, tính tối thượng của ơn thánh, bản chất đích thực trong các phương thế cứu độ, nhất là Giáo Hội và các bí tích. Ngoài ra, phải quan tâm tới ý nghĩa đích thực của đạo đức: không nên tương đối hóa sự phân biệt thiện ác, ý nghĩa đích thực của tội lỗi, sự cần thiết của hồi tâm, tính phổ quát của luật yêu thương huynh đệ.
Một lần nữa, trước khi kết thúc, chỉ thị cảnh cáo hiện tượng “những người bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hay đồng loã một cách đáng kết án đối với các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như đối với các chế độ chính trị chủ trương kéo dài các hoàn cảnh này”. Mọi người cần hồi tâm, tăng cường tình yêu Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, nắm chắc ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và cảnh nghèo... Quan tâm tới sự tinh ròng của đức tin đòi ta phải làm chứng hữu hiệu qua việc phục vụ anh em, nhất là người nghèo.
Câu kết thúc của chỉ thị khá lạc quan, khi cho rằng không thiếu Kitô hữu đã dấn thân trên con đường Tin Mừng đích thực này nhằm tạo ra một một xã hội công bằng.
Thần học giải phóng đích thực
Với nhận định lạc quan trên trong một chỉ thị mà phần đông coi như để kết án thần học giải phóng, ta có thể nghĩ rằng Đức HY Ratzinger muốn nhắn gửi: những người này mới làm thần học giải phóng đích thực. Và đó là kết luận mặc nhiên của Đức TGM Muller, căn cứ vào cuộc phỏng vấn ngài của Włodzimierz Rędzioch, thuộc tuần báo Ba Lan Niedziela.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức TGM Muller “phân biệt giữa một nền thần học giải phóng xấu và một nền thần học giải phóng tốt”. Thần học giải phóng xấu là nền thần học dựa vào ý thức hệ Mácxít, là ý thức hệ chủ trương nền độc tài của giai cấp vô sản. Nền thần học giải phóng tốt nói về tự do và tình yêu. Thần học giải phóng xấu khước từ chiều kích siêu việt. Nền thần học giải phóng đích thực xây dựng Nước Thiên Chúa dựa trên Thánh Kinh, các Giáo Phụ, Vatican II...
Tuy hài lòng về việc hai chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ngăn cản không để thần học giải phóng trở thành một nền thần học chính thức của Giáo Hội, Đức TGM Muller vẫn cho rằng các khía cạnh tiêu cực mà Đức Bênêđíctô XVI nhắc đến trong buổi tiếp kiến các giám mục Ba Tây ngày 7 tháng Mười Hai, năm 2009 “là kết quả của một sự hiểu sai, một sự áp dụng sai, thần học giải phóng.”
Thậm chí, như trên đã nói, trong phần dẫn nhập tác phẩm viết chung với Cha Gutiérrez, ngài còn cho rằng thần học giải phóng là một trong các trào lưu có ý nghĩa nhất của thần học Công Giáo thế kỷ 20. Điều này thực ra muốn nói gì?
Đức TGM Muller cho rằng lấy Vatican II làm mốc, ta có thể chia thế kỷ 20 thành hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị từ sau Thế Chiến I tới Vatican II và giai đoạn thi hành từ sau Vatican II trở đi. Trong giai đoạn chuẩn bị, ta có các phong trào canh tân về thánh kinh, phụng vụ, và xã hội đem tới cái hiểu mới về bản chất Giáo Hội. Trong giai đoạn thi hành, nhiều phong trào mới có ý định đem các thúc đẩy và hướng dẫn của Vatican II ra áp dụng để giải quyết các thách đố lớn lao của thế giới hiện đại. “Trong ngữ cảnh này, tầm quan trọng cao nhất đã được dành cho thần học giải phóng trong phạm vi hai hiến chế ‘Lumen Gentium’ và ‘Gaudium et Spes’”.
Giải thích rõ hơn, ngài viết thêm rằng muốn hiểu Vatican, không những phải đọc các tuyên bố của nó mà còn phải lưu ý tới các phạm trù mới nó đưa ra để nói về nguồn gốc và sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Trong ngữ cảnh này, mạc khải Thiên Chúa được hiểu không phải như một thông tri về các thực tại siêu nhiên mà ta phải vâng theo từ bên ngoài dựa trên thế giá của Thiên Chúa, để được thưởng hạnh phúc đời sau, sau khi chết. Đúng hơn, mạc khải là việc tự thông truyền của Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc nhập thể của Chúa Con và trong việc dứt khoát đổ tràn Chúa Thánh Thần, để Thiên Chúa được biết đến và được chào đón như là sự thật và như là sự sống cho mỗi con người cho tới tận cùng lịch sử loài người.
Chính vì thế, Giáo Hội không phải là một trong các cộng đồng tôn giáo thực hành một cách trung thành ít hay nhiều các lý tưởng của vị sáng lập và được đánh giá dựa trên triết lý hạnh phúc kiểu thuyết nhân bản của Phong Trào Ánh Sáng mà mô thức hiện đại của chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo vốn tuyên dương như là “nghiệm tác cứu chuộc” (soteriopraxis).
Đúng hơn, trong Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội là dấu chỉ và dụng cụ của ý chí cứu chuộc đại đồng mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người. Trong tư cách “hiệp thông” mọi tín hữu, Giáo Hội phục vụ nhân loại bằng Lời Chúa, bằng hiến tế ơn cứu chuộc ban sự sống và bằng việc chứng tỏ Chúa Kitô vì-người-khác qua việc phục dịch người nghèo, người bị bóc lột, và những ai bị tước nhân phẩm và công lý.
Vatican II cũng nhấn mạnh tới các phạm trù bản vị, đối thoại và thông đạt. Chúa Kitô được nhắc đến nhiều trong tư cách bản vị và là một bản vị đã được lồng về phương diện xác thân-thể chất vào không gian lịch sử, vào xã hội và văn hóa. Giáo Hội, vì đức tin của mình vào Chúa Kitô, cũng phải nhận trách nhiệm của mình đối với xã hội loài người như một toàn bộ, phải lao khổ trong các lãnh vực lao động, kinh tế quốc tế, công bình xã hội và công bình cá nhân, và hoà bình thế giới...
Hiểu như thế, ý hướng của thần học giải phóng không hẳn là sai, chỉ bất cập khi không đề cập tới đức tin Công Giáo trong mọi chiều kích của nó. Vì đức tin vào Chúa Kitô của Giáo Hội không dừng ở những lao khổ trên trần gian của Chúa Kitô, Người còn sống lại và lên trời nữa. Dĩ nhiên, thần học giải phóng sai ở chỗ đã cho chân lý từ “nghiệm tác” mà có.Vả lại nguyên tắc hướng dẫn cuộc tranh đấu xã hội của Giáo Hội không phải là đấu tranh giai cấp mà là tình thương phổ quát vì mọi người đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và đều là anh chị em của nhau.
Hiểu thần học giải phóng một cách tích cực như Đức TGM Muller là hiểu nó một cách rộng rãi, không giới hạn như các chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Chính Đức Hồng Y Ratzinger cũng có lúc hiểu như vậy: trong nhận định riêng, trước khi ra chỉ thị năm 1984, ngài nói tới thần học giải phóng với nhiều lớp lang khác nhau từ hình thức Mácxít tới các cố gắng trình bày nó trong khuôn khổ thần học chân chính của Giáo Hội, nhằm nhấn mạnh tới trách nhiệm của Kitô hữu đối với người nghèo và người bị áp bức. Thần học giải phóng này chắc chắn là thần học giải phóng của những người như Tổng Giám Mục Óscar Romero, người đã bị chế độ độc tài El Salvador bắn gục tại chân bàn thờ ngay lúc Truyền Thánh Thể, người vốn được lịch sử liệt kê là thành viên của thần học giải phóng, và là người đã được Giáo Hội nhìn nhận tư cách Tôi Tớ Thiên Chúa, sẽ được tôn chân phước nay mai như một đấng tử vì đạo vì tranh đấu cho người nghèo và người bị áp bức.
Chính nền thần học giải phóng ấy đã nối kết Đức TGM Muller với Đức HY Ratzinger mà sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Bởi thế, trong cuộc phỏng vấn nói trên với tờ báo Ba Lan, Đức TGM Muller khẳng định: không hề có sự gián đoạn nào giữa Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô liên quan tới thần học giải phóng. Cả việc bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng “không có nghĩa là mở ra một chương mới trong các mối tương quan với nền thần học này, nó là một dấu của tính liên tục”.
Điều đáng lưu ý, theo bản tin ngày 13 tháng Chín vừa qua của CNA, linh mục Dòng Tên Juan Carlos Scannone, thầy dạy cũ của Đức Phanxicô, quả quyết có một nền thần học giải phóng được Đức Tân Giáo Hoàng chấp nhận, đó là nền thần học giải phóng của Á Căn Đình. Nền thần học giải phóng này không dựa vào phân tích Mácxít, lấy đấu tranh giai cấp làm nguyên lý điều hướng để giải thích xã hội và lịch sử mà dựa vào việc phân tích lịch sử và văn hóa. Nền thần học giải phóng này không tập chú vào việc giải phóng khỏi nghèo đói và bất công vật chất mà tập chú vào tự do tâm linh. CNA cũng xác nhận sự kiện: theo yêu cầu của Đức TGM Muller, Đức Phanxicô đã tiếp kiến linh mục Gustavo Gutiérrez, vốn được coi là một trong các sáng lập viên của thần học giải phóng, nhân dịp ngài tới Rôma dự lễ phát hành ấn bản tiếng Ý của tác phẩm viết chung với Đức Cha Muller.
___________________________________________________________________________________________________________________
(1) Từ Cha Hoàng Sĩ Qúy, Dòng Tên, sử dụng trong bài Còn Chăng Một Tương Lai Cho Thần Học Giải Phóng? (dongten.net Sunday, 13 February 2011). Nghiệm tác hàm nghĩa cả hành động lẫn lý thuyết.
Các vị giáo hoàng từ Đức Phaolô VI tới Đức Phanxicô đều hiểu giải phóng theo chiều hướng trên, và không hề quên đề cập tới cảnh nghèo vật chất và nhu cầu phải dấn thân vì người nghèo. Rất nhiều Kitô hữu đã chấp nhận sống trong các điều kiện phi nhân để giúp đỡ và an ủi vô số nạn nhân của cảnh nghèo. Trong số ấy “một số người cố gắng tìm ra phương thế hữu hiệu nhất để nhanh chóng kết liễu tình thế không thể nào chịu đựng được này”.
Bất hạnh thay, sự nhiệt tâm và lòng xót thương của những người này đôi khi bị lái qua những công việc gây hại tới con người chẳng kém gì chính cảnh nghèo mà họ tìm cách tiêu diệt. Bởi lòng nhiệt thành này, cộng với tính khẩn trương của tình thế, khiến họ đặt việc phúc âm hóa vào trong ngoặc như thể triển hạn nó tới ngày mai: trước nhất phải có cơm bánh cái đã, sau mới là Lời Chúa, ngược hẳn với giáo huấn của Chúa Giêsu: “Con người không sống nguyên bằng cơm bánh mà còn bằng mọi lời Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Đnl 8:3).
Có người đi xa hơn, coi cuộc đấu tranh tất yếu cho công lý và tự do theo nghĩa kinh tế và chính trị đủ tạo ra toàn bộ yếu tính của cứu rỗi. Đối với họ, Tin Mừng chỉ là tin mừng hoàn toàn có tính trần thế.
Các nền thần học gọi là giải phóng thường nằm giữa việc “ưu tiên chọn người nghèo” và cơn cám dỗ muốn giản lược Tin Mừng vào lãnh vực trần thế. Chỉ thị nói tới các nền thần học giải phóng muốn đề xuất lối giải thích mới cho cả nội dung đức tin lẫn cuộc sống Kitô Giáo, khác với lối giải thích của Giáo Hội, mà thực tế là bác bỏ lối giải thích sau. Lối giải thích của họ dựa vào ý thức hệ Mácxít và nếu có căn cứ vào Thánh Kinh thì lại dựa vào lối giải thích duy lý và do đó, làm băng hoại bất cứ những gì chân thực trong cam kết buổi đầu phục vụ người nghèo của họ.
Phân tích Mácxít
Như trên đã nói sự nôn nóng muốn thấy kết quả ngay đã khiến một số Kitô hữu dựa vào lối phân tích của chủ nghĩa Mác để tìm ra phương cách chấm dứt cảnh nghèo. Họ cho rằng phương pháp này duy nhất có tính khoa học và do đó hữu hiệu tìm ra căn nguyên nghèo đói để tiêu diệt.
Khó khăn đầu hết của chọn lựa này, theo chỉ thị, là việc phân tích này chỉ là một phần trong lý thuyết của Mác; người ta khó có thể chỉ chọn một phần và bỏ các phần khác, vì lý thuyết của Mác là một viễn kiến toàn bộ về thực tại trong một “cấu trúc triết lý và ý thức hệ... Các nguyên tắc ý thức hệ đến trước việc nghiên cứu thực tại xã hội và được giả thiết trong việc nghiên cứu này. Thành thử, không thể tách biệt các phần của phức thể độc đáo về nhận thức luận này được”.
Chỉ thị cho rằng đó là giáo huấn của Đức Phaolô VI khi ngài dạy rằng “quả là ảo tưởng và nguy hiểm khi không lưu ý tới mối liên kết chặt chẽ từng hợp nhất chúng lại với nhau một cách căn để, và chấp nhận các yếu tố trong lối phân tích của Mác mà không nhìn ra các liên kết của nó với toàn bộ ý thức hệ, hay bước vào việc thực hành đấu tranh giai cấp và giải thích Mácxít mà không nhìn thấy loại xã hội toàn trị mà diễn trình này từ từ dẫn ta vào” (Octogesima Adveniens, n.34 AAS 63 (1971) pp. 424- 425).
Vả lại, cốt lõi lý thuyết của Mác là chủ nghĩa vô thần và việc bác bỏ con người nhân bản cùng tự do và các quyền của họ, tất cả đều là những “lầm lạc trực tiếp đe dọa các chân lý đức tin liên quan tới số phận đời đời của cá nhân. Ngoài ra, cố gắng tích nhập vào thần học một thứ phân tích mà tiêu chuẩn giải thích tùy thuộc quan niệm vô thần là tự mâu thuẫn với chính mình. Hơn thế nữa, việc hiểu sai bản chất thiêng liêng của con người còn dẫn đến việc bắt con người phải phụ thuộc tập thể, và do đó dẫn tới việc không thừa nhận các nguyên tắc sinh hoạt xã hội và chính trị phải phù hợp với nhân phẩm”.
Tóm lại các phương pháp phân tích vay mượn của bất cứ ai cũng phải được thần học gia sử dụng dưới ánh sáng đức tin, theo viễn tượng thần học. Nói cách khác, tiêu chuẩn tối hậu và dứt khoát chỉ có thể là tiêu chuẩn thần học.
Chỉ thị, sau đó, đã bàn tới các điểm đặc thù trong lý thuyết của Mác. Trước nhất, đối với Mác, “phân tích” không thể tách rời khỏi “nghiệm tác” (praxis) (1) và quan niệm lịch sử mà nghiệm tác này được nối vào. Phân tích là khí cụ của phê phán và phê phán chỉ là một giai đoạn của đấu tranh cách mạng và cuộc đấu tranh này chính là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
Đối với lý thuyết Mácxít, chỉ những ai dấn thân vào cuộc đấu tranh này mới phân tích chính xác mà thôi. Thành thử, ý thức chân thực duy nhất là ý thức “đảng phái”: không có chân lý nào ngoài chân lý “trong và nhờ nghiệm tác đảng phái”, nói cách khác chỉ có chân lý do “đấu tranh giai cấp” tạo ra, chân lý là chân lý của giai cấp; chỉ có chân lý trong cuộc đấu tranh của giai cấp cách mạng.
Như thế, định luật căn bản của lịch sử, tức định luật đấu tranh giai cấp, hàm nghĩa: xã hội được xây dựng trên bạo lực: bạo lực tạo ra mối tương quan giầu thống trị nghèo, và phản đề biện chứng là phản-bạo lực cách mạng nhờ đó tương quan thống trị được đảo ngược.
Đấu tranh giai cấp được trình bày như một định luật khách quan, tất yếu. Nhờ bước vào diễn trình này nhân danh người bị áp bức, người ta “làm nên” chân lý, hành động “hợp khoa học”. Thành thử, quan niệm chân lý đi song song với việc khẳng định bạo lực tất yếu, và do đó, khẳng định tính phi luân chính trị (political amorality). Trong viễn tượng này, bất cứ tham chiếu đạo đức nào đòi phải cải cách định chế và cơ cấu một cách can đảm và triệt để đều vô nghĩa.
Chỉ thị cho rằng, theo quan điểm Mácxít, đấu tranh giai cấp là sức mạnh lèo lái lịch sử. Lịch sử như thế trở thành ý niệm trung tâm. Và chỉ có một lịch sử, việc phân biệt giữa lịch sử cứu độ và lịch sử phàm trần không còn cần thiết nữa. Bởi thế, theo thần học giải phóng, nước Thiên Chúa và việc lớn mạnh của nó được đồng hóa với phong trào giải phóng con người, lịch sử trở thành diễn trình con người tự cứu chuộc mình bằng đấu tranh giai cấp. Việc đồng hóa này đi ngược lại đức tin của Giáo Hội, như đã được trình bày tại số 39 của hiến chế Gaudium et Spes.
Có người còn đi xa hơn, đã đồng hóa Thiên Chúa với lịch sử và định nghĩa đức tin như là “lòng trung thành với lịch sử” nghĩa là trung thành với chính sách chính trị phù hợp với việc lớn mạnh của loài người, được quan niệm như một chủ nghĩa thiên sai hoàn toàn trần thế. Đức tin, đức cậy và đức mến trở thành “trung thành với lịch sử”, “tin tưởng tương lai” và “chọn người nghèo”. Thực tại đối thần không còn nữa. Trong hệ thống này, mọi khẳng định của đức tin hay của thần học đều phụ thuộc tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn chính trị phụ thuộc đấu tranh giai cấp, vốn là sức mạnh lèo lái lịch sử.
Như thế, tham dự vào đấu tranh giai cấp là một đòi hỏi của chính đức ái. Ý nguyện yêu thương mọi người ngay ở đây và ngay lúc này, bất chấp giai cấp, gặp gỡ họ bằng các phương tiện bất bạo động như đối thoại và thuyết phục bị tố cáo là phản sản xuất và chống lại tình yêu...
Trong ý hướng này, Giáo Hội chỉ là một thực tại bên trong lịch sử, lệ thuộc các định luật của lịch sử, không còn là hồng phúc do Thiên Chúa ban hay mầu nhiệm đức tin nữa. Điều tích cực duy nhất là chủ trương “Giáo Hội của người nghèo”: ưu tiên phải dành cho người nghèo vì họ là người được Thiên Chúa yêu thương hơn. Chủ trương này giúp các chi thể Giáo Hội ý thức đầy đủ hơn các đòi hỏi của Tin Mừng về cảnh nghèo.
Chỉ có điều, thần học giải phóng đồng hóa “người nghèo” của Thánh Kinh với “giai cấp vô sản” của Mác. Do đó, đã hủ hóa ý nghĩa Kitô Giáo về người nghèo. Và Giáo Hội của người nghèo có nghĩa là Giáo Hội của giai cấp đã ý thức được nhu cầu phải đấu tranh cách mạng làm bàn đạp tiến tới giải phóng và không ngại cử hành việc giải phóng này trong phụng vụ.
Tóm lại, đối với chỉ thị, sai lầm lớn nhất của thần học giải phóng là đã thay thế “nền giáo lý chính thống” (orthodoxy) tức qui luật đúng đắn của đức tin bằng “nền nghiệm tác chính thống” (orthopraxis) làm tiêu chuẩn cho chân lý. Ở đây, không nên lẫn lộn “nghiệm tác” cách mạng với xu hướng thực tiễn vốn có trong thần học truyền thống: một phương pháp thần học lành mạnh luôn xem sét tới “nghiệm tác” của Giáo Hội, nhưng “nghiệm tác” này phát xuất từ đức tin và là phát biểu sống động của đức tin.
Dĩ nhiên sai lầm nghiêm trọng khác là việc tục hóa Nước Thiên Chúa và nội tại hóa nó vào lịch sử nhân bản. Hai điều này khiến ta nhìn sai con người của Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa đích thực. Chúng cũng bác bỏ đặc tính chuyên biệt của ơn cứu độ do Người mang tới là giải phóng ta khỏi tội lỗi, vốn là nguồn gốc mọi sự ác.
Mạnh bạo và can đảm
Như trên đã nói, trong phần “định hướng mới” (phần X của chỉ thị), tất cả các điều trên được coi là “các lệch lạc nghiêm trọng” (serious deviations). Nhưng không được dùng việc vạch ra chúng làm cớ để người ta tiếp tục giam hãm người nghèo trong cảnh bần cùng, hay lạm dụng họ hoặc không làm gì cả, dửng dưng. Đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo, Giáo Hội khẩn thiết kêu gọi toàn thể các thành viên của mình: phải mạnh bạo và can đảm, nhìn xa trông rộng và khôn ngoan, nhiệt tâm và mạnh mẽ trong tinh thần để yêu thương người nghèo, một yêu thương đòi phải hy sinh. Giáo Hội khuyên các mục tử phải lấy việc này làm ưu tiên cao nhất.
Chỉ thị kêu gọi các thần học gia hợp tác một cách trung thành và trong tinh thần đối thoại với Huấn Quyền Giáo Hội. Chỉ có thế, ta mới lượng giá được nhu cầu tiến bộ và giải phóng một cách chân chính. Việc giải phóng này phải dựa vào những cột trụ chính sau đây: chân lý về Chúa Giêsu Cứu Thế, chân lý về Giáo Hội, và chân lý về con người và phẩm giá của họ. Chính dưới ánh sáng Các Mối Phúc, nhất là mối phúc “người nghèo”, mà Giáo Hội trở thành Giáo Hội của người nghèo, với ý hướng hỗ trợ cuộc đấu tranh cao cả giành chân lý và công bình.
Việc bảo vệ công bình muốn hữu hiệu phải đặt cơ sở trên chân lý về con người, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được kêu gọi hưởng ơn phúc làm con cái Người. Chính mối tương quan này tạo nên nền tảng của công bình. Cuộc đấu tranh giành quyền cho con người tạo nên cuộc đấu tranh đúng nghĩa giành công lý. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành theo cung cách nhất quán với với nhân phẩm. Bạo lực mù quáng cần bị kết án. Dùng bạo lực tái lập công lý chỉ là một ảo tưởng.
Chỉ thị cho rằng nguồn gốc bất công nằm ở trái tim con người. Chỉ có “tiềm năng tinh thần” hay việc hồi hướng nội tâm mới đem lại các thay đổi xã hội chân chính nhằm thực sự phục vụ con người. Vì nói cho cùng, đối với Kitô Giáo, Chúa Thánh Thần mới là nguồn của mọi canh tân đích thực và Thiên Chúa mới là chủ lịch sử thật sự.
Ngoài ra, chỉ thị nhấn mạnh tới “ý nghĩa xã hội của Giáo Hội” theo nghĩa “nghiệm tác” mục vụ và hành động xã hội lấy hứng từ Tin Mừng. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội đề ra các nét chính cho đường hướng đạo đức; các nét chính này cần được khai triển bởi các nhà chuyên môn trong các lãnh vực khoa học, kỹ thuật cũng như khoa học nhân văn và chính trị. Các mục tử nên đào tạo ra các nhà chuyên môn biết sống Tin Mừng một cách sâu sắc theo hướng này.
Chỉ thị không hẳn không thấy nhiều điểm tích cực của thần học giải phóng, nhưng lo ngại trước việc chúng thiếu hẳn “phẩm chất và nội dung giáo lý” nhất là những điều căn bản như Thiên Chúa thật và là người thật, tính tối thượng của ơn thánh, bản chất đích thực trong các phương thế cứu độ, nhất là Giáo Hội và các bí tích. Ngoài ra, phải quan tâm tới ý nghĩa đích thực của đạo đức: không nên tương đối hóa sự phân biệt thiện ác, ý nghĩa đích thực của tội lỗi, sự cần thiết của hồi tâm, tính phổ quát của luật yêu thương huynh đệ.
Một lần nữa, trước khi kết thúc, chỉ thị cảnh cáo hiện tượng “những người bảo vệ giáo lý chính thống đôi khi bị tố giác là thụ động, khoan dung, hay đồng loã một cách đáng kết án đối với các hoàn cảnh bất công không thể nào dung thứ được cũng như đối với các chế độ chính trị chủ trương kéo dài các hoàn cảnh này”. Mọi người cần hồi tâm, tăng cường tình yêu Chúa và tha nhân, nhiệt thành đối với công lý và hòa bình, nắm chắc ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và cảnh nghèo... Quan tâm tới sự tinh ròng của đức tin đòi ta phải làm chứng hữu hiệu qua việc phục vụ anh em, nhất là người nghèo.
Câu kết thúc của chỉ thị khá lạc quan, khi cho rằng không thiếu Kitô hữu đã dấn thân trên con đường Tin Mừng đích thực này nhằm tạo ra một một xã hội công bằng.
Thần học giải phóng đích thực
Với nhận định lạc quan trên trong một chỉ thị mà phần đông coi như để kết án thần học giải phóng, ta có thể nghĩ rằng Đức HY Ratzinger muốn nhắn gửi: những người này mới làm thần học giải phóng đích thực. Và đó là kết luận mặc nhiên của Đức TGM Muller, căn cứ vào cuộc phỏng vấn ngài của Włodzimierz Rędzioch, thuộc tuần báo Ba Lan Niedziela.
Trong cuộc phỏng vấn này, Đức TGM Muller “phân biệt giữa một nền thần học giải phóng xấu và một nền thần học giải phóng tốt”. Thần học giải phóng xấu là nền thần học dựa vào ý thức hệ Mácxít, là ý thức hệ chủ trương nền độc tài của giai cấp vô sản. Nền thần học giải phóng tốt nói về tự do và tình yêu. Thần học giải phóng xấu khước từ chiều kích siêu việt. Nền thần học giải phóng đích thực xây dựng Nước Thiên Chúa dựa trên Thánh Kinh, các Giáo Phụ, Vatican II...
Tuy hài lòng về việc hai chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ngăn cản không để thần học giải phóng trở thành một nền thần học chính thức của Giáo Hội, Đức TGM Muller vẫn cho rằng các khía cạnh tiêu cực mà Đức Bênêđíctô XVI nhắc đến trong buổi tiếp kiến các giám mục Ba Tây ngày 7 tháng Mười Hai, năm 2009 “là kết quả của một sự hiểu sai, một sự áp dụng sai, thần học giải phóng.”
Thậm chí, như trên đã nói, trong phần dẫn nhập tác phẩm viết chung với Cha Gutiérrez, ngài còn cho rằng thần học giải phóng là một trong các trào lưu có ý nghĩa nhất của thần học Công Giáo thế kỷ 20. Điều này thực ra muốn nói gì?
Đức TGM Muller cho rằng lấy Vatican II làm mốc, ta có thể chia thế kỷ 20 thành hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị từ sau Thế Chiến I tới Vatican II và giai đoạn thi hành từ sau Vatican II trở đi. Trong giai đoạn chuẩn bị, ta có các phong trào canh tân về thánh kinh, phụng vụ, và xã hội đem tới cái hiểu mới về bản chất Giáo Hội. Trong giai đoạn thi hành, nhiều phong trào mới có ý định đem các thúc đẩy và hướng dẫn của Vatican II ra áp dụng để giải quyết các thách đố lớn lao của thế giới hiện đại. “Trong ngữ cảnh này, tầm quan trọng cao nhất đã được dành cho thần học giải phóng trong phạm vi hai hiến chế ‘Lumen Gentium’ và ‘Gaudium et Spes’”.
Giải thích rõ hơn, ngài viết thêm rằng muốn hiểu Vatican, không những phải đọc các tuyên bố của nó mà còn phải lưu ý tới các phạm trù mới nó đưa ra để nói về nguồn gốc và sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Trong ngữ cảnh này, mạc khải Thiên Chúa được hiểu không phải như một thông tri về các thực tại siêu nhiên mà ta phải vâng theo từ bên ngoài dựa trên thế giá của Thiên Chúa, để được thưởng hạnh phúc đời sau, sau khi chết. Đúng hơn, mạc khải là việc tự thông truyền của Thiên Chúa Ba Ngôi trong việc nhập thể của Chúa Con và trong việc dứt khoát đổ tràn Chúa Thánh Thần, để Thiên Chúa được biết đến và được chào đón như là sự thật và như là sự sống cho mỗi con người cho tới tận cùng lịch sử loài người.
Chính vì thế, Giáo Hội không phải là một trong các cộng đồng tôn giáo thực hành một cách trung thành ít hay nhiều các lý tưởng của vị sáng lập và được đánh giá dựa trên triết lý hạnh phúc kiểu thuyết nhân bản của Phong Trào Ánh Sáng mà mô thức hiện đại của chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo vốn tuyên dương như là “nghiệm tác cứu chuộc” (soteriopraxis).
Đúng hơn, trong Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội là dấu chỉ và dụng cụ của ý chí cứu chuộc đại đồng mà Thiên Chúa vốn dành cho mọi người. Trong tư cách “hiệp thông” mọi tín hữu, Giáo Hội phục vụ nhân loại bằng Lời Chúa, bằng hiến tế ơn cứu chuộc ban sự sống và bằng việc chứng tỏ Chúa Kitô vì-người-khác qua việc phục dịch người nghèo, người bị bóc lột, và những ai bị tước nhân phẩm và công lý.
Vatican II cũng nhấn mạnh tới các phạm trù bản vị, đối thoại và thông đạt. Chúa Kitô được nhắc đến nhiều trong tư cách bản vị và là một bản vị đã được lồng về phương diện xác thân-thể chất vào không gian lịch sử, vào xã hội và văn hóa. Giáo Hội, vì đức tin của mình vào Chúa Kitô, cũng phải nhận trách nhiệm của mình đối với xã hội loài người như một toàn bộ, phải lao khổ trong các lãnh vực lao động, kinh tế quốc tế, công bình xã hội và công bình cá nhân, và hoà bình thế giới...
Hiểu như thế, ý hướng của thần học giải phóng không hẳn là sai, chỉ bất cập khi không đề cập tới đức tin Công Giáo trong mọi chiều kích của nó. Vì đức tin vào Chúa Kitô của Giáo Hội không dừng ở những lao khổ trên trần gian của Chúa Kitô, Người còn sống lại và lên trời nữa. Dĩ nhiên, thần học giải phóng sai ở chỗ đã cho chân lý từ “nghiệm tác” mà có.Vả lại nguyên tắc hướng dẫn cuộc tranh đấu xã hội của Giáo Hội không phải là đấu tranh giai cấp mà là tình thương phổ quát vì mọi người đều được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và đều là anh chị em của nhau.
Hiểu thần học giải phóng một cách tích cực như Đức TGM Muller là hiểu nó một cách rộng rãi, không giới hạn như các chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Chính Đức Hồng Y Ratzinger cũng có lúc hiểu như vậy: trong nhận định riêng, trước khi ra chỉ thị năm 1984, ngài nói tới thần học giải phóng với nhiều lớp lang khác nhau từ hình thức Mácxít tới các cố gắng trình bày nó trong khuôn khổ thần học chân chính của Giáo Hội, nhằm nhấn mạnh tới trách nhiệm của Kitô hữu đối với người nghèo và người bị áp bức. Thần học giải phóng này chắc chắn là thần học giải phóng của những người như Tổng Giám Mục Óscar Romero, người đã bị chế độ độc tài El Salvador bắn gục tại chân bàn thờ ngay lúc Truyền Thánh Thể, người vốn được lịch sử liệt kê là thành viên của thần học giải phóng, và là người đã được Giáo Hội nhìn nhận tư cách Tôi Tớ Thiên Chúa, sẽ được tôn chân phước nay mai như một đấng tử vì đạo vì tranh đấu cho người nghèo và người bị áp bức.
Chính nền thần học giải phóng ấy đã nối kết Đức TGM Muller với Đức HY Ratzinger mà sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Bởi thế, trong cuộc phỏng vấn nói trên với tờ báo Ba Lan, Đức TGM Muller khẳng định: không hề có sự gián đoạn nào giữa Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô liên quan tới thần học giải phóng. Cả việc bổ nhiệm ngài làm tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng “không có nghĩa là mở ra một chương mới trong các mối tương quan với nền thần học này, nó là một dấu của tính liên tục”.
Điều đáng lưu ý, theo bản tin ngày 13 tháng Chín vừa qua của CNA, linh mục Dòng Tên Juan Carlos Scannone, thầy dạy cũ của Đức Phanxicô, quả quyết có một nền thần học giải phóng được Đức Tân Giáo Hoàng chấp nhận, đó là nền thần học giải phóng của Á Căn Đình. Nền thần học giải phóng này không dựa vào phân tích Mácxít, lấy đấu tranh giai cấp làm nguyên lý điều hướng để giải thích xã hội và lịch sử mà dựa vào việc phân tích lịch sử và văn hóa. Nền thần học giải phóng này không tập chú vào việc giải phóng khỏi nghèo đói và bất công vật chất mà tập chú vào tự do tâm linh. CNA cũng xác nhận sự kiện: theo yêu cầu của Đức TGM Muller, Đức Phanxicô đã tiếp kiến linh mục Gustavo Gutiérrez, vốn được coi là một trong các sáng lập viên của thần học giải phóng, nhân dịp ngài tới Rôma dự lễ phát hành ấn bản tiếng Ý của tác phẩm viết chung với Đức Cha Muller.
___________________________________________________________________________________________________________________
(1) Từ Cha Hoàng Sĩ Qúy, Dòng Tên, sử dụng trong bài Còn Chăng Một Tương Lai Cho Thần Học Giải Phóng? (dongten.net Sunday, 13 February 2011). Nghiệm tác hàm nghĩa cả hành động lẫn lý thuyết.
Văn Hóa
Yêu quê hương đất nước
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:51 18/09/2013
Lại quý trọng dân tộc thiết tha
Tim nung nấu bản trường ca
Ngợi khen khí phách Ông Cha hào hùng.
Nước Việt Nam lẫy lừng sử sách
Non sông khoác gấm vóc mĩ miều
Quê hương rất mực đáng yêu
Danh thơm tiếng tốt lại nhiều điểm son
Người dân yêu nước non nồng thắm
Chiến sĩ vì nghĩa lớn hy sinh
Đồng bào làm việc nhiệt tình
Bàn tay khối óc tô hình giang sơn.
Nước tuy nhỏ, tiếng thơm nức nở
Đất dù hẹp, chí tỏa sáng ngời
Núi cao, xương chất ngút trời
Dòng sông cuộn chảy, máu thời cuộn hơn.
Con Dân hỡi tận tâm phục vụ
Gắng trung thành tận tụy can trường
Con tim khối óc mến thương
Buồn đau vui sướng vấn vương vận nhà.
Để người người ngợi ca Truyền Thống
Tất cả vì Dân Tộc mến yêu
Một Tâm Hồn Việt mĩ miều
Trọn tình vẹn nghĩa thương nhiều Việt Nam.
Tự hào được mang danh Công Giáo
Ta cần yêu Tổ Quốc bội phần
Chúa luôn dậy, Hội Thánh răn
Tấm lòng yêu nước phải luôn dạt dào.
Tiếng chuông ngân trời cao văng vẳng
Thúc giục con thinh lặng nguyện cầu
Cho Dân Tộc bớt nỗi đau
Cho niềm hy vọng dài lâu vững vàng.
(Ngày 18 tháng Chín 2013 -- Cảm hứng từ bài thơ: “Con Có Một Tổ Quốc” của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Kogi: Kỳ lạ bộ tộc ăn chay, sống thọ và tự nhận là anh cả của loài người
Văn Hương
16:15 18/09/2013
Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên? Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi.
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
Bộ tộc ăn chay
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay- Không tích trữ lương thực, thực phẩm
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác.
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”.
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người.
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực.
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.
Tuổi thọ trên 100
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều.
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước.
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật.
Không theo tôn giáo, đạo luật
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
Họ tự nhân là anh cả của loài người
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường.
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi.
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
Bộ tộc ăn chay
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay- Không tích trữ lương thực, thực phẩm
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác.
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”.
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người.
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực.
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.
Tuổi thọ trên 100
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều.
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước.
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật.
Không theo tôn giáo, đạo luật
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
Họ tự nhân là anh cả của loài người
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường.
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Thu
Nguyễn Đức Cung
21:16 18/09/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vườn sau lá chớm thay mầu
Thì ra, trời đã bắt đầu vào thu.
(nđc)