Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 18/09/2019
39. Con tránh không nhận ra mình thì tự nhiên có khiêm tốn.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:21 18/09/2019
17. KHÔNG HIỂU NGÀY KỴ
Quyền Long Bao không hiểu ngày kỵ, có một lần hỏi phủ sứ:
- “Sao gọi là ngày kỵ ?”
Phủ sứ trả lời:
- “Kỷ niệm ngày cha mẹ chết thì gọi là ngày kỵ, trong ngày này phải mặc vải bố và ăn chay, tĩnh tọa một mình trong nhà không được ra ngoài”.
Lúc đến ngày kỵ mẹ của Quyền Long Bao, Quyền Long Bao bèn theo lời của phủ sứ mà ngồi thinh lặng trong nhà, đột nhiên có một con chó đuổi con chuột chạy vào phá đám cuộc tĩnh tọa của ông ta. Quyền Long Bao giận dữ nói:
- “Con chó này phá đám ngày kỵ của mẹ ta, ngày mai ta bắt đầu lại vậy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 17:
Ngày kỵ ngày giỗ của cha mẹ đối với con cái rất quan trọng, bởi vì đạo hiếu cũng được thể hiện qua việc tổ chức ngày kỵ…
Ngày kỵ giỗ của người Ki-tô hữu thì khác với người khác, việc thứ nhất mà họ phải làm là dâng lễ cầu nguyện cho ông bà cha mẹ trong ngày giỗ chạp, việc thứ hai mà họ làm là đi ra phần mộ của ông bà cha mẹ làm sạch mồ mã như họ vẫn làm hàng năm, việc thứ ba họ làm là dọn một bữa cơm thân mật trong bà con thân tộc để cho con cái cháu chắt ở xa về đoàn tụ và… ra nhận nhau là anh em bà con họ hàng…
Có những người Ki-tô hữu việc thứ nhất lại đem làm sau và việc sau đem làm trước nên mất đi ý nghĩa của ngày kỵ ngày giỗ của ông bà cha mẹ. Ăn uống là chuyện nhỏ, cái chuyện lớn chính là đi dâng lễ cầu nguyện sốt sắng cho ông bà cha mẹ trong ngày kỵ giỗ, tệ hơn cả là lợi dụng ngày kỵ giỗ để nhậu nhẹt rượu bia xả láng gây phiền hà hàng xóm và bà con, sinh ra gương mù gương xấu ảnh hưởng đến công cuộc truyền giáo của Giáo Hội và giáo xứ…
Ngày kỵ ngày giỗ của người Ki-tô hữu là ngày mà họ phải hy sinh nhiều hơn, đền tội nhiều hơn, cầu nguyện và dâng lễ nhiều hơn để xin Thiên Chúa thương xót tha tội cho ông bà cha mẹ của mình.
Đó là việc làm của người con hiếu thảo hiểu rõ ngày kỵ vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quyền Long Bao không hiểu ngày kỵ, có một lần hỏi phủ sứ:
- “Sao gọi là ngày kỵ ?”
Phủ sứ trả lời:
- “Kỷ niệm ngày cha mẹ chết thì gọi là ngày kỵ, trong ngày này phải mặc vải bố và ăn chay, tĩnh tọa một mình trong nhà không được ra ngoài”.
Lúc đến ngày kỵ mẹ của Quyền Long Bao, Quyền Long Bao bèn theo lời của phủ sứ mà ngồi thinh lặng trong nhà, đột nhiên có một con chó đuổi con chuột chạy vào phá đám cuộc tĩnh tọa của ông ta. Quyền Long Bao giận dữ nói:
- “Con chó này phá đám ngày kỵ của mẹ ta, ngày mai ta bắt đầu lại vậy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 17:
Ngày kỵ ngày giỗ của cha mẹ đối với con cái rất quan trọng, bởi vì đạo hiếu cũng được thể hiện qua việc tổ chức ngày kỵ…
Ngày kỵ giỗ của người Ki-tô hữu thì khác với người khác, việc thứ nhất mà họ phải làm là dâng lễ cầu nguyện cho ông bà cha mẹ trong ngày giỗ chạp, việc thứ hai mà họ làm là đi ra phần mộ của ông bà cha mẹ làm sạch mồ mã như họ vẫn làm hàng năm, việc thứ ba họ làm là dọn một bữa cơm thân mật trong bà con thân tộc để cho con cái cháu chắt ở xa về đoàn tụ và… ra nhận nhau là anh em bà con họ hàng…
Có những người Ki-tô hữu việc thứ nhất lại đem làm sau và việc sau đem làm trước nên mất đi ý nghĩa của ngày kỵ ngày giỗ của ông bà cha mẹ. Ăn uống là chuyện nhỏ, cái chuyện lớn chính là đi dâng lễ cầu nguyện sốt sắng cho ông bà cha mẹ trong ngày kỵ giỗ, tệ hơn cả là lợi dụng ngày kỵ giỗ để nhậu nhẹt rượu bia xả láng gây phiền hà hàng xóm và bà con, sinh ra gương mù gương xấu ảnh hưởng đến công cuộc truyền giáo của Giáo Hội và giáo xứ…
Ngày kỵ ngày giỗ của người Ki-tô hữu là ngày mà họ phải hy sinh nhiều hơn, đền tội nhiều hơn, cầu nguyện và dâng lễ nhiều hơn để xin Thiên Chúa thương xót tha tội cho ông bà cha mẹ của mình.
Đó là việc làm của người con hiếu thảo hiểu rõ ngày kỵ vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 25 Mùa Quanh Năm C 22.9.2019
Lm Francis Lý văn Ca
18:23 18/09/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những tuần sắp tới, chúng ta sẽ theo gót Chúa Giêsu trên bước đường truyền giáo từ Galiêa đến Giêrusalem. Để đi với Ngài, đòi hỏi chúng ta phải khướt từ những gì cản lối chúng ta bước đi theo Ngài.
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta những lo âu của Chúa về những ai lo lắng về của cải đời nầy thái quá: sức khoẻ, tài năng, tiền bạc, danh vọng... Câu chuyện người quản lý bất trung đã dùng tiền của đời nầy mua lấy bạn hữu. Nhưng người tôi tớ trung thành của Chúa không thể làm thế được. Một là làm tôi tớ Thiên Chúa hai là làm tôi tiền của đời nầy.
Chúng ta cầu xin Chúa ơn khôn ngoan xử dụng của cải đời nầy và cách thức giữ đạo trong thế giới hưởng thụ hôm nay. Biết chọn Chúa làm cứu cánh của đời mình, là nguồn phúc thật đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Amos cảnh cáo dân chúng thời của ngài đã quá bận tâm, lo lắng, tích lũy của cải đời nầy. Có thể một khoảng thời gian nào đó, vì quá bận làm ăn, chúng ta bỏ cả kinh hôm sớm mai và cả lễ Chúa Nhật nữa. Mời anh chị em suy nghĩ khi nghe bài đọc thứ nhất hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Bài đọc hôm nay chính là nguồn gốc cho những hình thức của các lời nguyên giáo dân mà công đồng Vaticanô II đã lấy và áp dụng vào thánh lễ sau kinh Tin Kính. Tất cả những lời nguyện không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến tha nhân.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu kết án tên đầy tớ bất lương. Phần chúng ta, trOng đời sống thường nhật hãy cố gắng phát huy những điều sau đây: THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Phát huy cho chính mình và dạy con cháu sống chính điều mà chúng ta đã phát huy.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II hôm nay đã nhắc nhở: không chỉ cầu nguyện cho cá nhân mà cho toàn thể anh chị em, cộng đoàn nhân loại. Giờ đây, chúng ta theo lời chỉ dẫn của thánh nhân, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các nhà lãnh đạo tinh thần, luôn loan truyền sự công bằng và bác ái cho thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết xử dụng quyền hành trần thế Chúa ban đem lại cho con dân trong xứ sở, quốc gia của họ, sự no cơm ấm áo, an bình và thịnh vượng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với tâm hồn quảng đại, xin cho chúng ta biết đáp lại những nhu cầu cần thết của tha nhân, trong hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta đang có. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những bậc làm cha mẹ, ông bà cô bác luôn thông truyền cho cho con cái cháu chắt, thế hệ tương lai sự THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI đối với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con là những tôi tớ của Chúa, là những người được Chúa giao phó coi sóc và xử dụng tài năng của Chúa cách khôn ngoan. Xin cho chúng con là những người quản lý trung thành cho đến khi Chúa lại đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Trong những tuần sắp tới, chúng ta sẽ theo gót Chúa Giêsu trên bước đường truyền giáo từ Galiêa đến Giêrusalem. Để đi với Ngài, đòi hỏi chúng ta phải khướt từ những gì cản lối chúng ta bước đi theo Ngài.
Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta những lo âu của Chúa về những ai lo lắng về của cải đời nầy thái quá: sức khoẻ, tài năng, tiền bạc, danh vọng... Câu chuyện người quản lý bất trung đã dùng tiền của đời nầy mua lấy bạn hữu. Nhưng người tôi tớ trung thành của Chúa không thể làm thế được. Một là làm tôi tớ Thiên Chúa hai là làm tôi tiền của đời nầy.
Chúng ta cầu xin Chúa ơn khôn ngoan xử dụng của cải đời nầy và cách thức giữ đạo trong thế giới hưởng thụ hôm nay. Biết chọn Chúa làm cứu cánh của đời mình, là nguồn phúc thật đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Amos cảnh cáo dân chúng thời của ngài đã quá bận tâm, lo lắng, tích lũy của cải đời nầy. Có thể một khoảng thời gian nào đó, vì quá bận làm ăn, chúng ta bỏ cả kinh hôm sớm mai và cả lễ Chúa Nhật nữa. Mời anh chị em suy nghĩ khi nghe bài đọc thứ nhất hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Bài đọc hôm nay chính là nguồn gốc cho những hình thức của các lời nguyên giáo dân mà công đồng Vaticanô II đã lấy và áp dụng vào thánh lễ sau kinh Tin Kính. Tất cả những lời nguyện không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến tha nhân.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu kết án tên đầy tớ bất lương. Phần chúng ta, trOng đời sống thường nhật hãy cố gắng phát huy những điều sau đây: THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Phát huy cho chính mình và dạy con cháu sống chính điều mà chúng ta đã phát huy.
Lời Nguyện Giáo Dân.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II hôm nay đã nhắc nhở: không chỉ cầu nguyện cho cá nhân mà cho toàn thể anh chị em, cộng đoàn nhân loại. Giờ đây, chúng ta theo lời chỉ dẫn của thánh nhân, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các nhà lãnh đạo tinh thần, luôn loan truyền sự công bằng và bác ái cho thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết xử dụng quyền hành trần thế Chúa ban đem lại cho con dân trong xứ sở, quốc gia của họ, sự no cơm ấm áo, an bình và thịnh vượng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Với tâm hồn quảng đại, xin cho chúng ta biết đáp lại những nhu cầu cần thết của tha nhân, trong hoàn cảnh và điều kiện của chúng ta đang có. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những bậc làm cha mẹ, ông bà cô bác luôn thông truyền cho cho con cái cháu chắt, thế hệ tương lai sự THÀNH THẬT, CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI đối với tha nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, được hưởng lòng từ bi của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con là những tôi tớ của Chúa, là những người được Chúa giao phó coi sóc và xử dụng tài năng của Chúa cách khôn ngoan. Xin cho chúng con là những người quản lý trung thành cho đến khi Chúa lại đến. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:22 18/09/2019
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 25 - C
(Lc 16, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm.
Lời khuyên của Chúa Giêsu : “ … các con : Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9), và câu kết đoạn Tin Mừng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” (Lc 16,13) khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Xem video và nghe bài giảng
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn, nhiều người có cùng quan điểm “có tiền là có tất cả”.
Đúng là có nhiều điều quan trọng ta không thực hiện được chỉ vì không có tiền, nhưng không thể nói rằng có tiền là có thể mua đuợc mọi thứ trên đời. Tiền chỉ là một công cụ để chúng ta trao đổi, tự bản chất tiền không nói lên một giá trị gì cả. Như thế, tiền không thể bảo đảm sự sung túc. Ví dụ: Trên con thuyền giữa đại dương, khi người ta không còn gì để ăn, thì một túi ngân phiếu cũng không giúp ích được gì. Tiền không thể thay thế được bất cứ nhu cầu nào. Người ta không thể sống bằng những con số tiền ở ngân hàng, nhưng bằng bánh và Lời Chúa. Tiền không thể làm cho lúa lớn lên được, nó chỉ làm tăng thêm hiệu quả của công sức con người trong tương quan với thiên nhiên.
Cuốn sách mang tựa đề “Happy Money: The Science of Smarter Spending”, (tạm dịch: Tiền hạnh phúc: Khoa học chi tiêu thông minh). Tác giả của cuốn sách này là hai nhà khoa học nghiên cứu hành vi nổi tiếng: Tiến sĩ Elizabeth Dunn và Tiến sĩ Michael Norton viết rằng : Tất cả chúng ta đều mắc một sai lầm về tiền khi cho rằng kiếm được càng nhiều tiền thì chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Nếu muốn mua cho mình một cuộc sống trọn vẹn, vấn đề không nằm ở chỗ kiếm được bao nhiêu tiền, mà nằm ở cách bạn tiêu tiền.
Khi nói đến sức mạnh và giá trị của đồng tiền, có nhiều ý kiến trái chiều, chúng ta từng nghe một số nhận định sau:
Tiền có thể mua một ngôi nhà, nhưng không thể mua một mái ấm gia đình.
Tiền có thể mua chiếc giường đẹp, nhưng không thể mua giấc mộng vàng.
Tiền có thể mua chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua quyển sách, nhưng không mua được kiến thức.
Tiền có thể mua chức vụ, nhưng không mua được sự kính trọng.
Tiền có thể trả cho bác sĩ, nhưng không thể mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua máu đào, nhưng không thể mua được mạng sống.
Tiền có thể mua xác thịt, nhưng không mua được tình yêu.
Có người hỏi : tiền có mua được hạnh phúc không ?
Số đông quả quyết rằng “không”. Có người cho rằng, tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó có thể là công cụ mang lại hạnh phúc.
Tại sao tiền bạc có thể mua đuợc rất nhiều thứ ngoại trừ hạnh phúc?
Tiền thì không thể mua đuợc hạnh phúc vì hạnh phúc của con người không thể đo bằng thước, và càng lại không thể dùng giá trị của đồng tiền để mua hạnh phúc. Tiền là một thứ tiêu biểu cho giá trị vật chất, nên chỉ có thể mua những gì thuộc về vật chất. Còn hạnh phúc là một loại tiêu biểu cho giá trị tinh thần. Chẳng thế, Dunn và Norton cho rằng, làm cho người khác hạnh phúc trước và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sau. Đây là một điều hiển nhiên, nhưng thật ngạc nhiên, quá nhiều người quên rằng, đây là điều phù hợp với tinh thần Kitô.
Một câu hỏi lớn được đặt ra cho chúng ta : Tiền có thể cứu độ được con người không ?
Giảng trong thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng 9 năm 2013, Đức Phanxicô nhắc lại rằng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” bởi vì “một khi người ta dành tình yêu cho tiền và hướng về, thì tiền lôi kéo người ta xa rời Thiên Chúa”. Ngài kết luận : “Không ai có thể được cứu độ bằng tiền”. Vì vậy, chúng ta phải chọn lựa, chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Chúng ta không thể. Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền của.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Vì ham thích tiền mà một số người từ bỏ đức tin. có người muốn có tiền, muốn giữ tiền mà sẵn sàng chụp mũ, hù dọa người ta, gây nhiều đau khổ cho mình và bất công với người khác. Thật vậy, sức mạnh của đồng tiền làm cho chúng ta xa rời đức tin, lỗi đức ái. Tiền là chỗ dựa không vững chắc, là thước đo lường sai và với sự hấp dẫn của nó, con người có nguy cơ bị tiền chế ngự. Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, tôi có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, và qua đó, tiền biến chúng ta thành nô lệ.
Vậy thưa anh chị em, Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta ?
Thiên Chúa muốn chúng ta thực sự hạnh phục. Ngài muốn chúng ta đi vào Giao Ước, chứ không phải là Bò vàng, Mammon, một giá trị biểu trưng sự an toàn tuyệt đối. Nếu không muốn trở thành nô lệ, cách thức duy nhất là chọn Chúa là gia nghiệp. Chỉ có Thiên Chúa mới cứu độ được chúng ta.
Trong Mười Điều Răn, không có điều răn nào nói về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể lỗi phạm điều thứ nhất, nếu chúng ta hành động vì tiền. Đó là tội thờ ngẫu tượng. Vì tiền trở nên thần tượng để chúng ta tôn thờ. Ma quỷ luôn cám dỗ người ta về: sự giàu có, thỏa mãn; tự phụ, cảm thấy mình quan trọng ; và kiêu ngạo. Và cuối cùng, tiền tạo ra sự tôn thờ ngẫu tượng.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khỏi rơi vào cái bẫy của thần tượng bạc tiền và chọn Chúa, vì chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 16, 1-13)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm.
Lời khuyên của Chúa Giêsu : “ … các con : Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9), và câu kết đoạn Tin Mừng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” (Lc 16,13) khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Xem video và nghe bài giảng
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn, nhiều người có cùng quan điểm “có tiền là có tất cả”.
Đúng là có nhiều điều quan trọng ta không thực hiện được chỉ vì không có tiền, nhưng không thể nói rằng có tiền là có thể mua đuợc mọi thứ trên đời. Tiền chỉ là một công cụ để chúng ta trao đổi, tự bản chất tiền không nói lên một giá trị gì cả. Như thế, tiền không thể bảo đảm sự sung túc. Ví dụ: Trên con thuyền giữa đại dương, khi người ta không còn gì để ăn, thì một túi ngân phiếu cũng không giúp ích được gì. Tiền không thể thay thế được bất cứ nhu cầu nào. Người ta không thể sống bằng những con số tiền ở ngân hàng, nhưng bằng bánh và Lời Chúa. Tiền không thể làm cho lúa lớn lên được, nó chỉ làm tăng thêm hiệu quả của công sức con người trong tương quan với thiên nhiên.
Cuốn sách mang tựa đề “Happy Money: The Science of Smarter Spending”, (tạm dịch: Tiền hạnh phúc: Khoa học chi tiêu thông minh). Tác giả của cuốn sách này là hai nhà khoa học nghiên cứu hành vi nổi tiếng: Tiến sĩ Elizabeth Dunn và Tiến sĩ Michael Norton viết rằng : Tất cả chúng ta đều mắc một sai lầm về tiền khi cho rằng kiếm được càng nhiều tiền thì chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Nếu muốn mua cho mình một cuộc sống trọn vẹn, vấn đề không nằm ở chỗ kiếm được bao nhiêu tiền, mà nằm ở cách bạn tiêu tiền.
Khi nói đến sức mạnh và giá trị của đồng tiền, có nhiều ý kiến trái chiều, chúng ta từng nghe một số nhận định sau:
Tiền có thể mua một ngôi nhà, nhưng không thể mua một mái ấm gia đình.
Tiền có thể mua chiếc giường đẹp, nhưng không thể mua giấc mộng vàng.
Tiền có thể mua chiếc đồng hồ, nhưng không mua được thời gian.
Tiền có thể mua quyển sách, nhưng không mua được kiến thức.
Tiền có thể mua chức vụ, nhưng không mua được sự kính trọng.
Tiền có thể trả cho bác sĩ, nhưng không thể mua được sức khoẻ.
Tiền có thể mua máu đào, nhưng không thể mua được mạng sống.
Tiền có thể mua xác thịt, nhưng không mua được tình yêu.
Có người hỏi : tiền có mua được hạnh phúc không ?
Số đông quả quyết rằng “không”. Có người cho rằng, tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó có thể là công cụ mang lại hạnh phúc.
Tại sao tiền bạc có thể mua đuợc rất nhiều thứ ngoại trừ hạnh phúc?
Tiền thì không thể mua đuợc hạnh phúc vì hạnh phúc của con người không thể đo bằng thước, và càng lại không thể dùng giá trị của đồng tiền để mua hạnh phúc. Tiền là một thứ tiêu biểu cho giá trị vật chất, nên chỉ có thể mua những gì thuộc về vật chất. Còn hạnh phúc là một loại tiêu biểu cho giá trị tinh thần. Chẳng thế, Dunn và Norton cho rằng, làm cho người khác hạnh phúc trước và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sau. Đây là một điều hiển nhiên, nhưng thật ngạc nhiên, quá nhiều người quên rằng, đây là điều phù hợp với tinh thần Kitô.
Một câu hỏi lớn được đặt ra cho chúng ta : Tiền có thể cứu độ được con người không ?
Giảng trong thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng 9 năm 2013, Đức Phanxicô nhắc lại rằng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” bởi vì “một khi người ta dành tình yêu cho tiền và hướng về, thì tiền lôi kéo người ta xa rời Thiên Chúa”. Ngài kết luận : “Không ai có thể được cứu độ bằng tiền”. Vì vậy, chúng ta phải chọn lựa, chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Chúng ta không thể. Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền của.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Vì ham thích tiền mà một số người từ bỏ đức tin. có người muốn có tiền, muốn giữ tiền mà sẵn sàng chụp mũ, hù dọa người ta, gây nhiều đau khổ cho mình và bất công với người khác. Thật vậy, sức mạnh của đồng tiền làm cho chúng ta xa rời đức tin, lỗi đức ái. Tiền là chỗ dựa không vững chắc, là thước đo lường sai và với sự hấp dẫn của nó, con người có nguy cơ bị tiền chế ngự. Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, tôi có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, và qua đó, tiền biến chúng ta thành nô lệ.
Vậy thưa anh chị em, Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta ?
Thiên Chúa muốn chúng ta thực sự hạnh phục. Ngài muốn chúng ta đi vào Giao Ước, chứ không phải là Bò vàng, Mammon, một giá trị biểu trưng sự an toàn tuyệt đối. Nếu không muốn trở thành nô lệ, cách thức duy nhất là chọn Chúa là gia nghiệp. Chỉ có Thiên Chúa mới cứu độ được chúng ta.
Trong Mười Điều Răn, không có điều răn nào nói về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể lỗi phạm điều thứ nhất, nếu chúng ta hành động vì tiền. Đó là tội thờ ngẫu tượng. Vì tiền trở nên thần tượng để chúng ta tôn thờ. Ma quỷ luôn cám dỗ người ta về: sự giàu có, thỏa mãn; tự phụ, cảm thấy mình quan trọng ; và kiêu ngạo. Và cuối cùng, tiền tạo ra sự tôn thờ ngẫu tượng.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khỏi rơi vào cái bẫy của thần tượng bạc tiền và chọn Chúa, vì chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng có người em gái đang là nữ tu tại Thái Lan: Sơ Ana Rosa Sivori
Đặng Tự Do
16:38 18/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Từ ngày 19 đến 26 tháng 11 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Vương quốc Thái Lan và Nhật Bản.
Theo lời mời của Chính phủ Vương quốc Thái Lan và các Giám mục nước này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện một cuộc tông du đến Vương quốc Thái Lan từ ngày 20 đến 23 tháng 11 năm 2019.
Bên cạnh đó, nhận lời mời của Chính phủ và các Giám mục Nhật Bản, Đức Thánh Cha cũng sẽ thực hiện một cuộc tông du đến quốc gia này từ ngày 23 đến 26 tháng 11 năm 2019, trong đó ngài sẽ đến thăm các thành phố Tokyo, Nagasaki và Hiroshima.
Ngay sau tuyên bố của Tòa Thánh, thông tấn xã AP đã đưa ra bản tin sau:
Người Công Giáo ở Thái Lan đang mừng rỡ trước thông báo chính thức về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Giáo Hoàng sau 35 năm. Nhưng một nữ tu 77 tuổi ở một vùng xa xôi của đất nước này có một mối liên hệ khiến dịp này trở nên đặc biệt hơn nữa.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến Thái Lan vào ngày 20 tháng 11 trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày. Chặng đầu tiên của chuyến đi châu Á cũng sẽ đưa Ngài đến Nhật Bản.
Sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ khơi dậy niềm tin trong số gần 400,000 tín hữu ở đây. Nhưng đối với nữ tu Ana Rosa Sivori, nó cũng có nghĩa là niềm vui của một cuộc đoàn tụ gia đình.
Ở trường trung học Đức Maria, một trường dành riêng cho các nữ sinh, ở Udon Thani, khoảng 570 km về phía đông bắc của Bangkok. Các học sinh gần đây đã nhận ra mối liên hệ giữa vị phó hiệu trưởng của họ với Đức Giáo Hoàng.
Nữ tu Ana Rosa, người gốc Buenos Aires, Á Căn Đình, đã đến Thái Lan năm 1966 và đã làm việc truyền giáo ở một số vùng của đất nước.
Chị Ana Rosa Sivori, là con chú bác với Đức Jorge Mario Bergoglio, là người, sáu năm trước, đã trở thành Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Khi thông báo về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng được lên kế hoạch trước thông báo chính thức, chị Ana Rosa với một sự hiện diện gần như vô hình trong bao nhiêu năm qua đã trở thành trung tâm của sự chú ý ngày càng nhiệt tình trong cộng đồng của mình.
“Nhiều người không phải là người Công Giáo, cứ hỏi tôi. Liệu Đức Giáo Hoàng có đến thật không? Khi nào ngài tới? Ngài sẽ đến thật chứ? Như thế có nghĩa là họ quan tâm đến điều này. Họ muốn gặp ngài,” , chị Ana Rosa nói.
“Tất nhiên, đối với người Công Giáo, điều này sẽ dẫn đến hệ quả là một nỗ lực để trở thành một người Công Giáo tốt, trở thành những Kitô hữu tốt.”
Hai năm trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có chuyến thăm lịch sử đến Miến Điện. Chuyến tông du gây chú ý rất lớn vì xảy đến ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya. Quân đội Miến Điện đã thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số này, và lời kêu gọi các quan chức phải chịu trách nhiệm đã dẫn đến sự xem xét kỹ lưỡng về những người mà Đức Giáo Hoàng gặp gỡ và những gì ngài nói.
Hàng trăm ngàn người đổ xô đến gặp Đức Giáo Hoàng trong chuyến viếng thăm đó, bao gồm nhiều người từ nước láng giềng Thái Lan - chị Ana Rosa không đi. Chị nói chị không muốn làm mất thời gian của ngài.
Tuy nhiên, chị cho biết hai anh em vẫn gần gũi và giữ liên lạc. “Ngài theo trường phái cổ,” chị Ana Rosa nói, “Ngài không bao giờ gửi email nhưng thay vào đó viết thư tay và gửi qua Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Bangkok.”
Lần cuối cùng hai anh em gặp mặt nhau là hai năm trước tại Vatican.
“Tôi sẽ rất vui khi gặp ngài, và ngài cũng sẽ rất vui khi gặp tôi,” chị nói, mỉm cười rất tươi và noí thêm rằng: “Chúng tôi sẽ có cơ hội gặp nhau và có cơ hội nói chuyện một chút.”
Năm 1984, Đức Gioan Phaolô II trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Thái Lan khi ngài dành hai ngày ở nước này, một phần để cảm ơn vương quốc vì đã che chở cho những người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở các nước láng giềng. Ngài đã đến thăm một trại tị nạn để khích lệ những người tị nạn.
Đạo Công Giáo đến Thái Lan từ 350 năm trước, nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số tại đây, trong khi người Công Giáo chiếm chưa đến 1% dân số.
Chị Ana Rosa nói rằng chị đang ở Thái Lan - theo lệnh của Đức Giáo Hoàng.
“Ngài đã nói chuyện với mẹ bề trên của chúng tôi, là vị bề trên tổng quyền, nói rằng công việc của tôi là ở Thái Lan, làm việc ở Thái Lan, không nên di chuyển cô ấy đến chỗ khác.”
Source:ABC News
Ngày Thế giới cầu nguyện cho các bệnh nhân mất trí nhớ, gia đình và cho người chăm sóc họ ngày 21 tháng 9 hàng năm.
Thanh Quảng sdb
18:30 18/09/2019
Ngày Thế giới cầu nguyện cho các bệnh nhân mất trí nhớ, gia đình và cho người chăm sóc họ ngày 21 tháng 9 hàng năm.
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả hãy cầu nguyện cho sự xáo trộn tâm trí cũng như cuộc sống của những ai bị chứng bệnh ‘mất trí nhớ’ gây nên, cho gia đình của họ và cho những ai hy sinh chăm sóc họ.
Với những lời này, Đức Thánh Cha nhắc nhở cho mọi đang quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều yết ngày 18 tháng 9 năm 2019 là Thứ Bảy ngày 21 tháng 9 là Ngày Thế giới cầu nguyện cho các bệnh nhân mất trí nhớ, cho gia đình và cho những người chăm sóc họ. Vì theo như Đức Thánh Cha thì đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến những ai mắc phải chứng bệnh này, biến họ thành nạn nhân của bạo lực, ngược đãi và lạm dụng...
Bệnh nhân Ung thư
Đức Thánh Cha cũng muốn liên kết những tâm tình cầu nguyện của ngày này để cầu nguyện cho các bệnh nhân Ung thư, để họ cũng được nâng đỡ cả về hai lãnh vực phòng ngừa Ung thư cũng như điều trị căn bệnh này.
Trong bài giáo lý chung, Đức Thánh Cha tiếp tục một loạt các bài giáo lý về Sách Công vụ Tông đồ, mời gọi khách hành hương hãy theo gương thầy Gamaliel, người kêu gọi các môn sinh của ông rằng nếu chúng ta tin tưởng vào Thượng đế, thì hãy tìm cách chạy chữa các bệnh tật của chúng ta thay vì quay lại trách móc và chống đối Thiên Chúa!
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả hãy cầu nguyện cho sự xáo trộn tâm trí cũng như cuộc sống của những ai bị chứng bệnh ‘mất trí nhớ’ gây nên, cho gia đình của họ và cho những ai hy sinh chăm sóc họ.
Với những lời này, Đức Thánh Cha nhắc nhở cho mọi đang quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi triều yết ngày 18 tháng 9 năm 2019 là Thứ Bảy ngày 21 tháng 9 là Ngày Thế giới cầu nguyện cho các bệnh nhân mất trí nhớ, cho gia đình và cho những người chăm sóc họ. Vì theo như Đức Thánh Cha thì đây là một căn bệnh ảnh hưởng đến những ai mắc phải chứng bệnh này, biến họ thành nạn nhân của bạo lực, ngược đãi và lạm dụng...
Bệnh nhân Ung thư
Đức Thánh Cha cũng muốn liên kết những tâm tình cầu nguyện của ngày này để cầu nguyện cho các bệnh nhân Ung thư, để họ cũng được nâng đỡ cả về hai lãnh vực phòng ngừa Ung thư cũng như điều trị căn bệnh này.
Trong bài giáo lý chung, Đức Thánh Cha tiếp tục một loạt các bài giáo lý về Sách Công vụ Tông đồ, mời gọi khách hành hương hãy theo gương thầy Gamaliel, người kêu gọi các môn sinh của ông rằng nếu chúng ta tin tưởng vào Thượng đế, thì hãy tìm cách chạy chữa các bệnh tật của chúng ta thay vì quay lại trách móc và chống đối Thiên Chúa!
Andrea Gagliarducci: Những chuyện chưa từng được kể về Đức Hồng Y Roger Etchegaray
Đặng Tự Do
18:38 18/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã qua đời một cách lặng lẽ vào ngày 4 tháng 9, đánh dấu một sự mất mát lớn của một Giáo Hội hoàn vũ. Với cái chết của Đức Hồng Y Etchegaray, Giáo Hội không chỉ mất một trong những cộng tác viên chính của Thánh Gioan Phaolô II, mà còn mất đi một người bạn thân của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Đức Hồng Y là người đã mang đến những điều mà bây giờ chúng ta coi là điều hiển nhiên trong Giáo Hội. Nhưng, trước ngài, những điều ấy không phải là chuẩn mực.
Hai năm trước, Đức Hồng Y Etchegaray đã trở về Pháp. Ngài đang viết một cuốn sách về mầu nhiệm Thiên Chúa, và ngài quyết định dành thời gian cuối đời của mình cho gia đình. Vì thế, ngài đã dọn sạch căn hộ của mình ở Rôma, đầy ắp các kỷ niệm, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng đến gặp ngài. Đức Hồng Y Etchegaray đã ra đi lặng lẽ, khiêm tốn, không nói lời từ biệt với ai.
Trong căn hộ ở Rôma của ngài, có một tấm biển nhỏ gắn bên trên chuông cửa. Tấm bảng viết bằng tiếng Pháp: “J’avance comme un âne”, nghĩa là “Tôi tiến lên như một con lừa”. Câu đó là mô tả đúng nhất về Đức Hồng Y Etchegaray và là tựa đề một cuốn sách của ngài tóm tắt những suy nghĩ của mình.
Trong số các Giám Mục trên thế giới đương đại chắc không có Giám Mục nào giống như ngài. Ngài không có khẩu hiệu Giám Mục, cũng chẳng có huy hiệu Giám Mục. Ai hỏi thì ngài trả lời đó là một di sản từ thời trung cổ.
Trong căn hộ của ngài ở Rome có một phòng ăn nhỏ, trong đó ngài thích trưng bày một cảnh hang đá Chúa Giáng Sinh. Cảnh Giáng Sinh ấy, lạ lùng thay là của nhà lãnh đạo cộng sản vô thần Fidel Castro tặng cho ngài. Chính Đức Hồng Y Etchegaray đã mở một con đường cho Giáo Hội tại Cuba.
Được thụ phong linh mục vào năm 1947, ngài là một người bạn của Đức Phaolô Đệ Lục, và đã tham gia với tư cách là một chuyên gia trong Công đồng Vatican II. Đức Hồng Y Etchegaray cũng đã tham gia vào Công Giáo Tiến Hành Pháp và Hội Đồng Giám mục Pháp. Ngài là tổng giám mục của Marseille từ năm 1970 đến năm 1985. Đó là phần thứ nhất trong cuộc đời của Đức Hồng Y Etchegaray.
Phần thứ hai của cuộc đời ngài bắt đầu khi ngài được gọi đến Rôma. Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình từ năm 1984 đến 1998 và Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum từ năm 1984 đến năm 1995 (Hội Đồng này được đặt nhiều tên khác trước cuộc cải cách giáo triều Rôma của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1988).
Đức Hồng Y Etchegaray đã mở ra những chân trời mới cho Giáo Hội ngày nay. Ngài là một trong những người tổ chức cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các tôn giáo ở Assisi vào năm 1986 và luôn ủng hộ cuộc gặp gỡ đó. Ngài đã mở ra một cuộc đối thoại với Trung Quốc, mà ngài đã đến thăm vào các năm 1980, 1993, 2000 và 2003. Từ đó, ngài bắt đầu có các mối liên kết với Cuba.
Ngài đến Cuba lần đầu tiên vào năm 1989 và được phép cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Havana. Quảng trường trước nhà thờ chật kín một đám đông khổng lồ. Theo các báo cáo, Đức Hồng Y Etchegaray đã nói chuyện với đám đông vào cuối Thánh Lễ Năm Mới. “Anh chị em muốn tôi hỏi gì với Đức Giáo Hoàng nào?” “Xin ngài đến đây hả”. “Được thôi, Đức Giáo Hoàng đã nghe thấy tiếng nói của anh chị em.”
Ngài trở lại đó, nói chuyện với Fidel Castro, và người đàn ông vô thần đã tặng cho ngài một bộ máng cỏ Giáng Sinh mà Đức Hồng Y Etchegaray rất tự hào. Bộ máng cỏ Chúa giáng sinh này là biểu tượng khai mạc cho một chuyến đi lịch sử đầu tiên có thể có của một vị Giáo hoàng đến Cuba. Chuyến đi đó diễn ra vào năm 1998 khi Thánh Gioan Phaolô II hôn mảnh đất La Isla.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại với tấm lòng biết ơn ở đây là năm 1989, ngài được Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cử sang Việt Nam để tìm cách khai thông những bế tắc tại đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Chuyến đi lịch sử đã thành công.” Cụ thể, vị Tổng Giám Mục Huế, cố đô của Việt Nam, cho biết nhà cầm quyền và toàn thể dân Chúa tại Việt Nam yêu mến ngài. “Sứ mạng của ngài đã trở thành chiếc cầu lịch sử đưa Việt Nam đến với thế giới Công Giáo trên lộ trình mỗi lúc một thông thoáng hơn và mở rộng đến ngày hôm nay.”
Khi Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II cố gắng ngăn chặn Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai vào năm 2002, Đức Hồng Y Etchegaray là đặc phái viên của vị Giáo hoàng Ba Lan tại Baghdad, được phái đến để an ủi người dân và tìm kiếm một kênh hòa bình cuối cùng.
Đức Hồng Y Etchegaray cũng rất được kính trọng ở Vatican vì sự tiếp xúc với nhiều dân tộc của ngài kết tinh thành một chiều sâu trí tuệ hiếm có. Vào năm 1997, Đức Gioan Phaolô II đã chọn ngài thuyết giảng các bài tĩnh tâm Mùa Chay cho Giáo triều Rôma. Ngài đã giảng về chủ đề “Chúa Giêsu, là Chúa thật và Người thật”, dựa trên một câu của nhà triết học người Pháp Blaise Pascal: “Không có Chúa Giêsu Kitô, chúng ta không biết Thiên Chúa là ai, và cũng chẳng biết mình là ai.”
Đức Hồng Y Etchegaray là một nhân vật kiệt xuất đến mức không thể thay thế được. Không có Hồng Y hay giám mục nào có những đặc sủng giống như ngài, cũng như không có ai có có những đặc sủng như Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, là người đã qua đời năm ngoái, hay như Hồng Y Paul Poupard, vẫn còn sống, là người đã mở đường cho Giáo Hội ở Nga thông qua văn hóa.
Đó là một thế hệ linh mục Pháp có kỹ năng tuyệt vời và đức tin tuyệt vời. Họ đều là những người của Công đồng Vatican II, cống hiến hết mình cho tương lai, nhưng với đôi chân trên mặt đất để phục vụ Giáo Hội.
Mọi người đều đánh giá cao tấm gương về những nhân vật tuyệt vời này của Giáo Hội. Mọi người đều nhận ra tầm quan trọng trong công việc của các ngài. Tiếp tục đưa công việc của các ngài tiến phía trước trách vụ phức tạp của chúng ta, những người còn ở lại.
Source:Monday Vatican
Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Đức Hồng Y Pell: ‘Các trở ngại chắc chắn’ chống kết án, trở ngại 7 và 8
Vũ Văn An
21:40 18/09/2019
(7) Nếu các cậu bé rời khỏi đám rước, như người khiếu nại cáo buộc, họ sẽ bị nhìn thấy bởi người chơi đàn ống, dù đó là Mallinson hay Cox, trong khu vực Gian phía Nam
784, Ông Richter đã đặc biệt dựa vào Cox để hỗ trợ cho đệ trình của ông rằng trình thuật của người khiếu nại về việc đã “chuồn ra khỏi’ cuộc rước kiệu, ít nhất, là chuyện có thể không có thật một cách cao độ (highly improbable).
785 Cox nói rằng nếu ông ta chơi đàn ống vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, ông ta sẽ ở một vị trí có thể thấy ai đó mặc áo choàng ca đoàn đã đi qua ông ta. Như ông ta biết, điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nếu nó xảy ra, ông ta sẽ ngăn các cậu bé ngay lập tức và hỏi xem họ đang làm gì.
Trả lời của công tố - Không đúng việc các cậu bé rời khỏi đám rước, như người khiếu nại cáo buộc, họ sẽ bị nhìn thấy bởi người chơi đàn ống, dù là Mallinson hay Cox, trong khu vực của Gian phía Nam
786 Công tố lưu ý rằng bằng chứng của Mallinson là ông thường chơi đàn ống trong Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, mặc dù thường được Cox hỗ trợ. Từ vị trí là người chơi đàn ống, ông đã không nhận thức được bất cứ điều gì khác diễn ra trong Nhà thờ Chính tòa. Tập chú của ông ta trực tiếp ở phía trước, chứ không ở một bên. Bảng điều khiển của đàn ống khá cao, và có rất nhiều điều để ông phải suy tính.
787 Theo Mallinson, hai ca viên có thể đã vượt qua ông ta khi ông ta chơi đàn ống, và ông ta có thể đã không nhìn thấy họ. Thành thử, ông Gibson đệ trình, bằng chứng của Cox không nên được coi là có bất cứ giá trị làm chứng lớn lao nào.
(8) Không thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý
788 Ông Richter lưu ý rằng theo người khiếu nại, cậu bé kia và bản thân ông ở một mình trong phòng áo của các Linh mục, với đương đơn, trong khoảng sáu phút hoặc gần như thế. Tuy nhiên, nếu trình thuật của ông ta là thật, họ đã phải rời xa ca đoàn trong một thời gian dài đáng kể hơn thế.
789 Điều này sẽ bao gồm thời gian cần thiết để đi bộ khỏi đám rước và tách khỏi nó ở đâu đó giữa Gian phía Nam và hành lang vệ sinh. Nó cũng sẽ bao gồm những khoảnh khắc dành cho việc ‘lục lọi xung quanh’ trong chính phòng áo trước khi nhận ra chỗ để rượu và thời gian để nốc nó.
790 Ngoài ra, nó còn bao gồm thời gian cần thiết, sau khi việc lạm dụng kết thúc, để các cậu bé tìm đường đi qua Nhà thờ Chính tòa và quay trở lại Gian phía Nam, rẽ trái và đi bộ quanh bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, trước khi vào lại qua cổng kim loại. Các cậu bé sẽ phải đi dọc theo hành lang vệ sinh, bấm chuông hoặc rung chuông, để được cho vào qua cửa kính và sau đó chờ cánh cửa đó được mở ra. Sau đó, họ cần có được quyền truy cập qua cánh cửa riêng bị khóa dẫn vào phòng diễn tập của ca đoàn.
791 Có tầm quan trọng quan yếu đối với lý lẽ của bên bào chữa, và nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996 là các ngày duy nhất xảy ra biến cố đầu tiên, các buổi diễn tập của ca đoàn diễn ra vào những ngày đó, ngay sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc. Các buổi diễn tập này đã được lên kế hoạch từ 12 giờ 00 đến 12 giờ 30 trưa. Điều này đã được lên tài liệu đầy đủ.
792 Finnigan nói về những buổi diễn tập đó:
ÔNG RICHTER: Nhưng một điều ông nhớ là thế này, những buổi diễn tập đó đã diễn ra?
FINNIGAN: Vâng.
793 Cox cũng đã đồng ý:
ÔNG RICHTER: Nhưng một trong những buổi diễn tập đó đã diễn ra?
COX: Vâng, tôi không nghi ngờ gì về việc cả hai đã diễn ra bởi vì chúng đều đã ở đây trong bằng chứng có tài liệu, vâng.
794 Mallinson cũng đồng ý rằng các buổi diễn tập diễn ra vào những ngày đó, và chúng được tiến hành ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
795 Thực tế là Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật thường sẽ không kết thúc cho đến ít nhất 12 giờ 00 trưa, hoặc sau đó không lâu, và sau đó sẽ có một khoảng nghỉ ít nhất vài phút trước khi buổi diễn tập thực sự có thể bắt đầu, có nghĩa là việc kết thúc vào lúc 12 giờ 45 chiều như đã được thông báo sẽ liên quan đến một diễn trình hoàn tất chặt chẽ. Tất nhiên, điều quan trọng là các buổi diễn tập kết thúc vào khoảng thời gian được thông báo đó vì cha mẹ đã được cảnh báo về sự kiện sẽ có các buổi diễn tập vào những ngày đó. Họ chờ đợi tại Nhà thờ Chính tòa, để đón con cái của họ.
796 Mallinson cho biết diễn trình cởi áo lễ sau Thánh Lễ thường sẽ mất khoảng năm phút. Ông Richter đệ trình rằng có hai cậu bé bị mất tích trong buổi diễn tập, sự vắng mặt của họ hẳn phải ngay lập tức trở nên rõ ràng đối với mọi người. Một số người lớn sẽ tìm kiếm chúng ngay lập tức.
797 Bản ghi chép liên quan đến vấn đề này đọc như sau:
ÔNG RICHTER: Ông có nhớ một dịp sau Thánh lễ khi tất cả các cậu ca viên ở trong phòng ca đoàn và bất cứ ai đến trễ và rung chuông, một cậu bé mặc áo choàng, hoặc hai cậu bé mặc áo choàng; ông có nhớ bất cứ dịp nào như vậy không?
MALLINSON: Không. Tôi có nhớ những dịp khi, ở giữa buổi diễn tập trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30 trước Thánh Lễ, các cậu ca viên hay các người lớn trong ca đoàn đến buổi diễn tập trễ và rung chuông. Ai đó sẽ ra và mở cửa để họ vào và tham gia buổi diễn tập, chứ không khác thế.
ÔNG RICHTER: Không khác thế. Cảm ơn ông nhiều. Bây giờ, tôi muốn hỏi ông về - xin lỗi tôi, thưa quan tòa. Chắc chắn không phải trong buổi diễn tập sau Thánh lễ?
MALLINSON: Không, chúng tôi giả định tất cả họ đều ở đó.
798 Ông Richter đệ trình rằng lưu ý đến khung thời gian cực kỳ hạn hẹp trong đó hai buổi diễn tập sau Thánh lễ phải được hoàn thành, và thời gian cần phải có nếu những lời cáo buộc của người khiếu nại là đúng, bất cứ buổi diễn tập nào cũng sẽ thực sự bắt đầu lâu trước khi hai cậu bé có thể quay trở lại để 'tái tham gia' với những người còn lại của ca đoàn. Sự vắng mặt tạm thời của họ, và đến muộn, chắc chắn sẽ được chú ý.
Trả lời của công tố - Có thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý
799 Người khiếu nại không nhớ bất cứ buổi diễn tập đặc biệt nào của ca đoàn, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996. Tuy nhiên, ông chấp nhận rằng các buổi diễn tập như vậy có thể đã diễn ra. Ông ấy đồng ý rằng ông ấy có nghĩa vụ phải tham dự tất cả các buổi diễn tập loại đó, như một điều kiện để được học bổng của mình. Khi được hỏi liệu ông ấy có trình diện trễ ở các buổi diễn tập hay không, câu trả lời của ông ấy là ‘Tôi luôn luôn trễ ở mọi buổi diễn tập của tôi’.
800 Trước Tòa này, công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại đã không được đối chất về nơi, một cách chính xác, những buổi diễn tập thêm đó đã diễn ra [203].
801 Finnigan không nhớ một cách chính xác, nhưng nghĩ rằng các cuộc diễn tập có thể đã được tiến hành trong chính Nhà thờ Chính tòa, dưới đàn ống. Cox không có ký ức chuyên biệt về các buổi diễn tập, nhưng ông không nghi ngờ rằng chúng đã diễn ra. Mallinson nói rằng đã có những buổi diễn tập sau khi Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật kết thúc, nhưng ông không có ký ức chuyên biệt nào về nơi chúng đã được tiến hành. Ông nhận xét rằng chúng có thể đã được tổ chức trong phòng ca đoàn, trong chính Nhà thờ Chính tòa, hoặc có lẽ ở cả hai nơi. Tuy nhiên, nếu một buổi diễn tập đã được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa, thì đó sẽ là sau khi ca đoàn đã cởi áo choàng.
Kỳ tới: Trở ngại 9: Không thể trở lại với ca đoàn mà không bị chú ý
784, Ông Richter đã đặc biệt dựa vào Cox để hỗ trợ cho đệ trình của ông rằng trình thuật của người khiếu nại về việc đã “chuồn ra khỏi’ cuộc rước kiệu, ít nhất, là chuyện có thể không có thật một cách cao độ (highly improbable).
785 Cox nói rằng nếu ông ta chơi đàn ống vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, ông ta sẽ ở một vị trí có thể thấy ai đó mặc áo choàng ca đoàn đã đi qua ông ta. Như ông ta biết, điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nếu nó xảy ra, ông ta sẽ ngăn các cậu bé ngay lập tức và hỏi xem họ đang làm gì.
Trả lời của công tố - Không đúng việc các cậu bé rời khỏi đám rước, như người khiếu nại cáo buộc, họ sẽ bị nhìn thấy bởi người chơi đàn ống, dù là Mallinson hay Cox, trong khu vực của Gian phía Nam
786 Công tố lưu ý rằng bằng chứng của Mallinson là ông thường chơi đàn ống trong Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, mặc dù thường được Cox hỗ trợ. Từ vị trí là người chơi đàn ống, ông đã không nhận thức được bất cứ điều gì khác diễn ra trong Nhà thờ Chính tòa. Tập chú của ông ta trực tiếp ở phía trước, chứ không ở một bên. Bảng điều khiển của đàn ống khá cao, và có rất nhiều điều để ông phải suy tính.
787 Theo Mallinson, hai ca viên có thể đã vượt qua ông ta khi ông ta chơi đàn ống, và ông ta có thể đã không nhìn thấy họ. Thành thử, ông Gibson đệ trình, bằng chứng của Cox không nên được coi là có bất cứ giá trị làm chứng lớn lao nào.
(8) Không thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý
788 Ông Richter lưu ý rằng theo người khiếu nại, cậu bé kia và bản thân ông ở một mình trong phòng áo của các Linh mục, với đương đơn, trong khoảng sáu phút hoặc gần như thế. Tuy nhiên, nếu trình thuật của ông ta là thật, họ đã phải rời xa ca đoàn trong một thời gian dài đáng kể hơn thế.
789 Điều này sẽ bao gồm thời gian cần thiết để đi bộ khỏi đám rước và tách khỏi nó ở đâu đó giữa Gian phía Nam và hành lang vệ sinh. Nó cũng sẽ bao gồm những khoảnh khắc dành cho việc ‘lục lọi xung quanh’ trong chính phòng áo trước khi nhận ra chỗ để rượu và thời gian để nốc nó.
790 Ngoài ra, nó còn bao gồm thời gian cần thiết, sau khi việc lạm dụng kết thúc, để các cậu bé tìm đường đi qua Nhà thờ Chính tòa và quay trở lại Gian phía Nam, rẽ trái và đi bộ quanh bên ngoài Nhà thờ Chính tòa, trước khi vào lại qua cổng kim loại. Các cậu bé sẽ phải đi dọc theo hành lang vệ sinh, bấm chuông hoặc rung chuông, để được cho vào qua cửa kính và sau đó chờ cánh cửa đó được mở ra. Sau đó, họ cần có được quyền truy cập qua cánh cửa riêng bị khóa dẫn vào phòng diễn tập của ca đoàn.
791 Có tầm quan trọng quan yếu đối với lý lẽ của bên bào chữa, và nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996 là các ngày duy nhất xảy ra biến cố đầu tiên, các buổi diễn tập của ca đoàn diễn ra vào những ngày đó, ngay sau khi Thánh lễ trọng thể Chúa Nhật kết thúc. Các buổi diễn tập này đã được lên kế hoạch từ 12 giờ 00 đến 12 giờ 30 trưa. Điều này đã được lên tài liệu đầy đủ.
792 Finnigan nói về những buổi diễn tập đó:
ÔNG RICHTER: Nhưng một điều ông nhớ là thế này, những buổi diễn tập đó đã diễn ra?
FINNIGAN: Vâng.
793 Cox cũng đã đồng ý:
ÔNG RICHTER: Nhưng một trong những buổi diễn tập đó đã diễn ra?
COX: Vâng, tôi không nghi ngờ gì về việc cả hai đã diễn ra bởi vì chúng đều đã ở đây trong bằng chứng có tài liệu, vâng.
794 Mallinson cũng đồng ý rằng các buổi diễn tập diễn ra vào những ngày đó, và chúng được tiến hành ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
795 Thực tế là Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật thường sẽ không kết thúc cho đến ít nhất 12 giờ 00 trưa, hoặc sau đó không lâu, và sau đó sẽ có một khoảng nghỉ ít nhất vài phút trước khi buổi diễn tập thực sự có thể bắt đầu, có nghĩa là việc kết thúc vào lúc 12 giờ 45 chiều như đã được thông báo sẽ liên quan đến một diễn trình hoàn tất chặt chẽ. Tất nhiên, điều quan trọng là các buổi diễn tập kết thúc vào khoảng thời gian được thông báo đó vì cha mẹ đã được cảnh báo về sự kiện sẽ có các buổi diễn tập vào những ngày đó. Họ chờ đợi tại Nhà thờ Chính tòa, để đón con cái của họ.
796 Mallinson cho biết diễn trình cởi áo lễ sau Thánh Lễ thường sẽ mất khoảng năm phút. Ông Richter đệ trình rằng có hai cậu bé bị mất tích trong buổi diễn tập, sự vắng mặt của họ hẳn phải ngay lập tức trở nên rõ ràng đối với mọi người. Một số người lớn sẽ tìm kiếm chúng ngay lập tức.
797 Bản ghi chép liên quan đến vấn đề này đọc như sau:
ÔNG RICHTER: Ông có nhớ một dịp sau Thánh lễ khi tất cả các cậu ca viên ở trong phòng ca đoàn và bất cứ ai đến trễ và rung chuông, một cậu bé mặc áo choàng, hoặc hai cậu bé mặc áo choàng; ông có nhớ bất cứ dịp nào như vậy không?
MALLINSON: Không. Tôi có nhớ những dịp khi, ở giữa buổi diễn tập trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30 trước Thánh Lễ, các cậu ca viên hay các người lớn trong ca đoàn đến buổi diễn tập trễ và rung chuông. Ai đó sẽ ra và mở cửa để họ vào và tham gia buổi diễn tập, chứ không khác thế.
ÔNG RICHTER: Không khác thế. Cảm ơn ông nhiều. Bây giờ, tôi muốn hỏi ông về - xin lỗi tôi, thưa quan tòa. Chắc chắn không phải trong buổi diễn tập sau Thánh lễ?
MALLINSON: Không, chúng tôi giả định tất cả họ đều ở đó.
798 Ông Richter đệ trình rằng lưu ý đến khung thời gian cực kỳ hạn hẹp trong đó hai buổi diễn tập sau Thánh lễ phải được hoàn thành, và thời gian cần phải có nếu những lời cáo buộc của người khiếu nại là đúng, bất cứ buổi diễn tập nào cũng sẽ thực sự bắt đầu lâu trước khi hai cậu bé có thể quay trở lại để 'tái tham gia' với những người còn lại của ca đoàn. Sự vắng mặt tạm thời của họ, và đến muộn, chắc chắn sẽ được chú ý.
Trả lời của công tố - Có thể rời xa ca đoàn trong khoảng thời gian dài đó, mà không bị chú ý
799 Người khiếu nại không nhớ bất cứ buổi diễn tập đặc biệt nào của ca đoàn, sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật, vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996. Tuy nhiên, ông chấp nhận rằng các buổi diễn tập như vậy có thể đã diễn ra. Ông ấy đồng ý rằng ông ấy có nghĩa vụ phải tham dự tất cả các buổi diễn tập loại đó, như một điều kiện để được học bổng của mình. Khi được hỏi liệu ông ấy có trình diện trễ ở các buổi diễn tập hay không, câu trả lời của ông ấy là ‘Tôi luôn luôn trễ ở mọi buổi diễn tập của tôi’.
800 Trước Tòa này, công tố viên lưu ý rằng người khiếu nại đã không được đối chất về nơi, một cách chính xác, những buổi diễn tập thêm đó đã diễn ra [203].
801 Finnigan không nhớ một cách chính xác, nhưng nghĩ rằng các cuộc diễn tập có thể đã được tiến hành trong chính Nhà thờ Chính tòa, dưới đàn ống. Cox không có ký ức chuyên biệt về các buổi diễn tập, nhưng ông không nghi ngờ rằng chúng đã diễn ra. Mallinson nói rằng đã có những buổi diễn tập sau khi Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật kết thúc, nhưng ông không có ký ức chuyên biệt nào về nơi chúng đã được tiến hành. Ông nhận xét rằng chúng có thể đã được tổ chức trong phòng ca đoàn, trong chính Nhà thờ Chính tòa, hoặc có lẽ ở cả hai nơi. Tuy nhiên, nếu một buổi diễn tập đã được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa, thì đó sẽ là sau khi ca đoàn đã cởi áo choàng.
Kỳ tới: Trở ngại 9: Không thể trở lại với ca đoàn mà không bị chú ý
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng Sự Mừng 40 Năm Thành Lập Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA.
Vọng Sinh
08:58 18/09/2019
Cuối tuần vừa qua, ngày 14 và 15 tháng 9 năm 2019, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington Virginia vừa long trọng mừng kỷ niện 40 năm thành lập. Đây là Giáo Xứ thể nhân đầu tiên của Người Việt được thành lập rất sớm tại Hoa Kỳ.
Ngay sau biến cố 30/4/1975, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đã được thành hình. Ngày 15-07-1975, Lm. Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm Tuyên Úy cho Cộng Ðồng Công Giáo VN tại Giáo Phận Arlington.
Ngôi Nhà Thờ nhỏ khoảng 100 chỗ ngồi mua lại của Giáo Phái Friendship Methodist ở Annandale, Virginia được cung hiến do Ðức Cha Thomas J. Welsh, Giám Mục tiên khởi ngày 19-08-1979. Cũng ngày này, Ðức Cha ban sắc chỉ thiết lập Giáo Xứ VN "Blessed Vietnamese Martyrs" - một Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ - cho người Công Giáo VN trong Giáo Phận. Ðồng thời Lm. Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm Chánh Xứ tiên khởi.
Giòng người tỵ nạn tiếp tục tuôn đổ về đây, và Ngôi Nhà Thờ trở nên qúa chật hẹp. Ngày 07/10/1985 Một nhà thờ lớn hơn chứa được khoảng 800 người, được mua lại của Nhà Thờ Bible tại Arlington, Virginia. Ngày 15-03-1986, Thánh lễ đầu tiên tại Nhà Thờ mới được cử hành.
Với biến cố trọng đại ngày 19/6/1988, 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam được tôn phong Hiển Thánh, Tên Giáo Xứ "Blessed Vietnamese Martyrs Parish" được Ðức Cha Keating đổi thành “Holy Martyrs of Vietnam Parish” ngày 24-01-1989.
Từ 9/2008 - 6/2010, Nhà Thờ được sửa chữa, nới rộng, thay thế mặt tiền tam quan với đường nét kiến trúc Á-Đông rất uy nghi trang trọng, phần nào nói lên sự Oai Hùng Tử Đạo của Tiền Nhân mãi còn ở lại trong lòng Đoàn Con Tha Hương nơi Xứ này. Ngày 20/06/2010 Đức Cha Loverde đã chủ tọa Lễ Khánh Thành Nhà thờ mới được trùng tu.
Với nhu cầu phát triển, Đứa Con của Giáo Xứ CTTĐVN Arl VA đã chào đời: Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Chantilly VA; được thành lập từ tháng 03/2006, hiện sinh hoạt tại nhà thờ Thánh Veronica Chantilly VA; đã được Đức Cha Michael F. Burbidge nâng lên Giáo Họ (Mission) tháng 9/2017, đang trên đà phát triển rất nhanh, và có thể sẽ trở thành Giáo Xứ trong tương lai gần.
40 Năm, Gần nửa thế kỷ, Một quãng thời gian trải dài gần 2 thế hệ! Hôm nay nhìn lại, bao Hồng Ân Thiên Chúa đã đổ xuống trên Cộng Đoàn Con Chúa người Việt nơi đây.
Chủ đề cho dịp mừng 40 Năm này là: Muối & Ánh sáng. Cha Nguyên Chánh Xứ Giuse Trần Trung Liêm là người đã đưa ra Chủ Đề này cho biết: Dựa vào Mt.5,13-14 Anh Em là Muối cho đời, là Ánh Sáng cho trần gian…Cộng Đoàn đã hòa nhập, chung tay sát cánh xây dựng Giáo Hội nơi Địa Phận Arlington này, như Hạt Muối nhỏ được hòa vào lòng biển Đức Tin; và cùng hướng về tương lai, tiếp tục tỏa sáng Chúa Kitô cho cuộc đời.
Video Chia sẻ của Cha Giuse Trần Trung Liêm.
Sông có Cội, Nước có Nguồn; Con người có Tổ có Tông. Là Người Việt Nam, chúng ta luôn mang trong lòng Con Tim, Dòng Máu Anh Hùng, Dòng Máu mà trên 100,000 Tiền Nhân đã anh dũng đổ ra, để làm chứng Đức Tin.
Dòng Máu Anh Hùng đó hôm nay vẫn sục sôi trong lòng người Việt khắp nơi. Gương Chứng Nhân giữa thời đại hôm nay của Đấng Đáng Kính: Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, mà Giáo Hội đang chuẩn bị tôn phong Hiển Thánh, là một Vinh dự vô cùng lớn lao cho người Việt Nam, Niềm Tự Hào để chúng ta cùng bước theo.
Mừng 40 Năm Sinh Nhật Giáo Xứ, Mỗi người chúng ta, vẫn mãi ấp ủ Niềm Tin đó, từng ngày vẫn gieo trồng vào thế hệ con cháu tương lai. Chỉ mong sao nét Son Niềm Tin kia, mãi mãi ngày càng hồng tươi hơn nữa, nơi thế hệ con cháu ngày mai.
Tối thứ Bảy 14/9/2019, Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng đã tưng bừng diễn ra tại Giáo Xứ. Nhạc Cảnh: “40 Năm Niềm Tin Kiên Vững” thật hùng tráng, 40 người Đoàn Rước Đuốc và Nến, tượng trưng 40 năm Giáo Xứ, tiến lên trong nhịp trống oai hùng và Đoàn Cờ Ngũ Hành phất phới. Hợp Ca Liên Ca Đoàn thật tưng bừng như Hành Khúc 40 Năm tiếp tục những bước bay cao xa hơn nữa. Những bài thánh ca mới mẻ, đầy cảm xúc tâm tình Lời Chúa, do các Ca sỹ Thiên Tôn, Hà Thanh Xuân, Ngọc Huệ, Charles Phạm trình bày, đã tô đậm thêm Chủ Đề Muối & Ánh Sáng.
Video Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng Phần I.
Video Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng Phần II
Sáng Chúa Nhật 15/9/2019, lúc 11:00 sáng, Thánh Lễ Đại Trào Mừng 40 Năm, cùng với Nghi thức Installation Cha Tân Chánh Xứ Giuse Đặng Quốc An, do Đức Giám Mục Michael Burbidge, Giám Mục Giáo Phận Arlington long trọng cử hành.
Video Thánh Lễ Đại Trào.
Ca Đoàn Tổng Hợp khoảng trăm ca viên với những bài thánh ca sốt sắng hùng hồn đã làm Buổi Lễ thêm phần trang trọng sốt sắng.
Video Thánh Ca.
Ngay sau Thánh Lễ, Đức Cha Michael Burbidge cùng với Quý Cha và toàn thể Cộng Đoàn đã tham dự bữa Tiệc ngoài trời, dưới bầu trời nắng nhẹ của những ngày chuẩn bị vào Thu, cùng với Phần Văn Nghệ nhẹ của Các Hội Đoàn giúp vui đã làm cho bầu khí thêm vui tươi.
Video tiệc ngoài trời
Hai ngày Đại Lễ Mừng Sinh Nhật 40 của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA đã kết thúc lúc 3:00 chiều. Mọi người ra về vẫn còn mang trong lòng niềm vui được hòa trộn vào niềm vui chung của Cộng Đoàn nơi đây, và ước mong vươn cao hơn nữa trong Tin Yêu để tiếp tục tỏa sáng Tình Yêu Chúa giữa cuộc đời hôm nay.
Vọng Sinh.
Arlington, VA Ngày 15. 9. 2019
Ngay sau biến cố 30/4/1975, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đã được thành hình. Ngày 15-07-1975, Lm. Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm Tuyên Úy cho Cộng Ðồng Công Giáo VN tại Giáo Phận Arlington.
Ngôi Nhà Thờ nhỏ khoảng 100 chỗ ngồi mua lại của Giáo Phái Friendship Methodist ở Annandale, Virginia được cung hiến do Ðức Cha Thomas J. Welsh, Giám Mục tiên khởi ngày 19-08-1979. Cũng ngày này, Ðức Cha ban sắc chỉ thiết lập Giáo Xứ VN "Blessed Vietnamese Martyrs" - một Giáo Xứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ - cho người Công Giáo VN trong Giáo Phận. Ðồng thời Lm. Trần Duy Nhất được bổ nhiệm làm Chánh Xứ tiên khởi.
Giòng người tỵ nạn tiếp tục tuôn đổ về đây, và Ngôi Nhà Thờ trở nên qúa chật hẹp. Ngày 07/10/1985 Một nhà thờ lớn hơn chứa được khoảng 800 người, được mua lại của Nhà Thờ Bible tại Arlington, Virginia. Ngày 15-03-1986, Thánh lễ đầu tiên tại Nhà Thờ mới được cử hành.
Với biến cố trọng đại ngày 19/6/1988, 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam được tôn phong Hiển Thánh, Tên Giáo Xứ "Blessed Vietnamese Martyrs Parish" được Ðức Cha Keating đổi thành “Holy Martyrs of Vietnam Parish” ngày 24-01-1989.
Từ 9/2008 - 6/2010, Nhà Thờ được sửa chữa, nới rộng, thay thế mặt tiền tam quan với đường nét kiến trúc Á-Đông rất uy nghi trang trọng, phần nào nói lên sự Oai Hùng Tử Đạo của Tiền Nhân mãi còn ở lại trong lòng Đoàn Con Tha Hương nơi Xứ này. Ngày 20/06/2010 Đức Cha Loverde đã chủ tọa Lễ Khánh Thành Nhà thờ mới được trùng tu.
Với nhu cầu phát triển, Đứa Con của Giáo Xứ CTTĐVN Arl VA đã chào đời: Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Chantilly VA; được thành lập từ tháng 03/2006, hiện sinh hoạt tại nhà thờ Thánh Veronica Chantilly VA; đã được Đức Cha Michael F. Burbidge nâng lên Giáo Họ (Mission) tháng 9/2017, đang trên đà phát triển rất nhanh, và có thể sẽ trở thành Giáo Xứ trong tương lai gần.
40 Năm, Gần nửa thế kỷ, Một quãng thời gian trải dài gần 2 thế hệ! Hôm nay nhìn lại, bao Hồng Ân Thiên Chúa đã đổ xuống trên Cộng Đoàn Con Chúa người Việt nơi đây.
Chủ đề cho dịp mừng 40 Năm này là: Muối & Ánh sáng. Cha Nguyên Chánh Xứ Giuse Trần Trung Liêm là người đã đưa ra Chủ Đề này cho biết: Dựa vào Mt.5,13-14 Anh Em là Muối cho đời, là Ánh Sáng cho trần gian…Cộng Đoàn đã hòa nhập, chung tay sát cánh xây dựng Giáo Hội nơi Địa Phận Arlington này, như Hạt Muối nhỏ được hòa vào lòng biển Đức Tin; và cùng hướng về tương lai, tiếp tục tỏa sáng Chúa Kitô cho cuộc đời.
Video Chia sẻ của Cha Giuse Trần Trung Liêm.
Sông có Cội, Nước có Nguồn; Con người có Tổ có Tông. Là Người Việt Nam, chúng ta luôn mang trong lòng Con Tim, Dòng Máu Anh Hùng, Dòng Máu mà trên 100,000 Tiền Nhân đã anh dũng đổ ra, để làm chứng Đức Tin.
Dòng Máu Anh Hùng đó hôm nay vẫn sục sôi trong lòng người Việt khắp nơi. Gương Chứng Nhân giữa thời đại hôm nay của Đấng Đáng Kính: Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, mà Giáo Hội đang chuẩn bị tôn phong Hiển Thánh, là một Vinh dự vô cùng lớn lao cho người Việt Nam, Niềm Tự Hào để chúng ta cùng bước theo.
Mừng 40 Năm Sinh Nhật Giáo Xứ, Mỗi người chúng ta, vẫn mãi ấp ủ Niềm Tin đó, từng ngày vẫn gieo trồng vào thế hệ con cháu tương lai. Chỉ mong sao nét Son Niềm Tin kia, mãi mãi ngày càng hồng tươi hơn nữa, nơi thế hệ con cháu ngày mai.
Tối thứ Bảy 14/9/2019, Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng đã tưng bừng diễn ra tại Giáo Xứ. Nhạc Cảnh: “40 Năm Niềm Tin Kiên Vững” thật hùng tráng, 40 người Đoàn Rước Đuốc và Nến, tượng trưng 40 năm Giáo Xứ, tiến lên trong nhịp trống oai hùng và Đoàn Cờ Ngũ Hành phất phới. Hợp Ca Liên Ca Đoàn thật tưng bừng như Hành Khúc 40 Năm tiếp tục những bước bay cao xa hơn nữa. Những bài thánh ca mới mẻ, đầy cảm xúc tâm tình Lời Chúa, do các Ca sỹ Thiên Tôn, Hà Thanh Xuân, Ngọc Huệ, Charles Phạm trình bày, đã tô đậm thêm Chủ Đề Muối & Ánh Sáng.
Video Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng Phần I.
Video Đêm Nhạc Hội 40 Năm Muối & Ánh Sáng Phần II
Sáng Chúa Nhật 15/9/2019, lúc 11:00 sáng, Thánh Lễ Đại Trào Mừng 40 Năm, cùng với Nghi thức Installation Cha Tân Chánh Xứ Giuse Đặng Quốc An, do Đức Giám Mục Michael Burbidge, Giám Mục Giáo Phận Arlington long trọng cử hành.
Video Thánh Lễ Đại Trào.
Ca Đoàn Tổng Hợp khoảng trăm ca viên với những bài thánh ca sốt sắng hùng hồn đã làm Buổi Lễ thêm phần trang trọng sốt sắng.
Video Thánh Ca.
Ngay sau Thánh Lễ, Đức Cha Michael Burbidge cùng với Quý Cha và toàn thể Cộng Đoàn đã tham dự bữa Tiệc ngoài trời, dưới bầu trời nắng nhẹ của những ngày chuẩn bị vào Thu, cùng với Phần Văn Nghệ nhẹ của Các Hội Đoàn giúp vui đã làm cho bầu khí thêm vui tươi.
Video tiệc ngoài trời
Hai ngày Đại Lễ Mừng Sinh Nhật 40 của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA đã kết thúc lúc 3:00 chiều. Mọi người ra về vẫn còn mang trong lòng niềm vui được hòa trộn vào niềm vui chung của Cộng Đoàn nơi đây, và ước mong vươn cao hơn nữa trong Tin Yêu để tiếp tục tỏa sáng Tình Yêu Chúa giữa cuộc đời hôm nay.
Vọng Sinh.
Arlington, VA Ngày 15. 9. 2019
Cảnh vui Tết Trung Thu tại Gx DMHCG Garland TX
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng Sản Việt Nam không có đồng minh
Phạm Trần
20:27 18/09/2019
Mỗi ngày qua đi là thêm một ngày nhà nước Cộng sản Việt Nam mất chủ quyền và không có đồng minh ở Biển Đông.
Bằng chứng này đang xẩy ra từ khi Trung Quốc đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), có các tầu Hải quân và Hải giám võ trang hộ tống vào tìm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đe dọa dự án đào dầu chung giữa Việt Nam-Nga và Ấn Độ ở khu vực bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông nam.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc và đòi rút HD-8 và các tầu hộ tống, nhưng Trung Quốc không chỉ làm ngơ mà còn tự ý ra vào vùng biển của Việt Nam, có lần chỉ cách Bình Thuận 185 cây số, như vào sân nhà mình.
Lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam đã có mặt để một mặt theo dõi hoạt động của HD-8, mặt khác bảo vệ các giàn khoan dầu của mình. Tuy nhiên thông tin về các hoạt động của đôi bên không được loan báo nên không ai biết diễn biến ra sao.
Năm 2014, Trung Quốc đã đem giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển) để tìm dầu. Vị trí này cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 Hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông, và đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014, vì vào thời điểm này Trung Quốc chưa tân tạo xong thành đảo bãi đá chữ Thập.
Nên biết sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sỹ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef) ,Trường Sa, ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ) , Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).
Sau đó, Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng
Vì vậy lần này HD-8 tự ý rút khỏi Tư Chính lần thứ nhất ngày 07/08 (2019) về nghỉ ngơi và nhận tiếp liệu ở Bãi Chữ Thập ở phía bắc rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08 (2019). Sau đó HD-8 lại lần mò vào sâu trong vùng biển Bình Thuận rồi lại trở về Tư Chính.
Các tầu võ trang hộ tống của Trung Quốc đi theo HD-8 cũng đã thay phiên nhau quay về Chữ Thập để lấy tiếp liệu rồi lại quay xuống Tư Chính mà không bị tầu Việt Nam ngăn cản.
KHẢ NĂNG CHỮ THẬP
Vị trí của Chữ Thập do đó đã biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tư Chính và căn cứ Hải quân và tầu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ở phía bắc, trong khoảng cách ngót 2,000 cây số.
Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào ?
Báo Thanh niên viết:”Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.
Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…
Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.
Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.” (Thanh Niên, ngày 13/06/2019)
Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT) thì :”Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)…”
BKTT viết thêm:“…Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.”
Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một “phép thử” cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Dông và riêng Việt Nam ở phía cực nam của hình Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm dành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.
NGẬM MIỆNG ĂN TIỀN ?
Vì vậy, khi tình hình Tư Chính, sau hơn 2 tháng HD-8 và các tầu quân sự của Trung Quốc ra vào biển đảo của Việt Nam như đi chợ mà không thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hành động gì thì rất nhiều thức giả, trong và ngoài nước, đã bắt đầu hoài nghi về khả năng đối phó với Bắc Kinh của ông Trọng và của đảng CSVN.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ Việt Nam phải cương quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá và phải dứt khoát một lần với Trung Quốc, thay vì “đại cục” , theo ý muốn của Trung Quốc, mà để bị nắm tóc phục tùng.
Một số bài viết của những người nổi tiếng như các ông Hà Sĩ Phu, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống v.v… đã kêu gọi lãnh đạo đảng và nhà nước hãy can đảm “vượt qua chính mình” và đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên quyền lợi của đảng và quyền lợi của cá nhân để thoát vòng nô lệ phương Bắc.
Trong số góp ý này, cũng đã có yêu cầu Việt Nam đưa vụ Tư Chính ra trước Liên Hợp Quốc, rồi sau đó, ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế, nếu cần, như Phi Luật Tân đã làm năm 2016. Nhưng xem ra, sau lưng hậu trường, các đào kép lãnh đạo, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đã bị nhóm “tư tưởng bàn đèn” trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo níu áo ghìm lại, sợ phản ứng bất lợi của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa.
Vì vậy, lần đầu tiên, ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó trưởng ban thường trực, Ban Tuyên giáo trung ương, cựu Ủy viên trung ương đảng đã viêt bài tâm huyết nói thẳng với lãnh đạo đảng và nhà nước về vụ Tư Chính.
Ông viết:”Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của VN đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này".
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu này.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục.
Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá! Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó.
Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.”
Biển của VN mà họ bảo của họ, yêu cầu cùng khai thác. Theo luận điệu đó thì VN mất biển. Mà mất Biển Đông là mất nước. Phần còn lại nhỏ hẹp, không gian sinh tồn của dân tộc mất đi hơn một nửa, lục địa bị bao vây tứ bề, phần tài nguyên khoáng sản lớn và quý giá nhất bị cướp hết, không còn cửa để ra đại dương - cái mà rất nhiều quốc gia đều cần đến để thành cường quốc, hàng không cũng mất tự do, con cháu muôn đời sẽ bị o ép và lệ thuộc họ đủ điều, mất lần này là mất hẳn, mãi mãi không bao giờ đòi lại được, niềm tự hào về lịch sử bất khuất của một dân tộc văn hiến cũng sẽ mờ nhạt và bị tan biến, đất nước anh hùng chỉ còn lại một cái xác như một mảnh nhỏ vô hồn, một dân tộc sẽ mãi tụt hậu, tủi nhục và đau đớn.”
Do đó, ông Hoàng nhấn mạnh:”Vào lúc này công việc lớn lao nhất, quan trọng nhất, hơn bất cứ thứ gì, là bảo vệ Đất nước, trước mắt là Biển Đông. Tổ Quốc trên hết! Có thể đình hoãn nhiều việc khác, kể cả việc quan trọng, để tập trung suy tính kỹ cả chiến lược, sách lược và giải pháp cụ thể (đừng chủ quan nói đã tính kỹ hết rồi). Đây mới chính là “đại cục” chứ còn cái đại cục gì nữa? Đây là nội dung quan trọng nhất và là cốt lõi, chính yếu của Đại hội lần nầy, chứ không thể nội dung nào hơn được.
Đây là phương hướng và quan điểm để chọn nhân sự chứ không có bất cứ tiêu chí gì quan trọng hơn vào lúc vận mệnh đất nước như thế này. Theo đó, tiêu chí đầu tiên để chọn cán bộ lãnh đạo các cấp các ngành là thái độ rõ ràng, mạnh mẽ và tư duy mạch lạc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.”
Phản ứng trong nước về phát biểu của ông Hoàng có nhiều, nhưng đáng chú ý nhất là những câu chữ của Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhà bất đồng chính kiến ra khỏi đảng CSVN.
Ông Hảo viết:”Chắc chắn đã có "một bộ phận không nhỏ" trong giới cầm quyền cản trở việc tháo gỡ các nút thắt này, nên lãnh đạo VN mới lúng túng và chần chừ đến như vậy. Có một Trần Ích Tắc dân tộc đã khổ , nếu có một bầy Trần Ích Tắc thì nhân dân ta khó lòng giữ được truyền thống quật cường, không khuất phục của Dân tộc ta đã được hun đúc từ khi dựng Nước. Họa mất Nước đang đe dọa dân ta! Phải vạch mặt bọn Trần Ích Tắc này, đừng sợ!
“…Nếu Dự án Đường cao tốc Băc Nam lại chủ yếu rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc thì liệu chừng ta không chỉ mất Biển mà còn mất nốt cả Đất. Đường về nô lệ đang hiển hiện, phải cùng nhau góp sức làm cho toàn dân thấy rõ nguy cơ này, đừng sợ!”
QÚA KHỨ ÔNG TRỌNG
Riêng ông Nguyễn Phú Trọng thì bài học Hải Dương 981 đã để lại bản lĩnh ù lì của ông, khi ông tự khoe với cử tri Hà Nội ngày 08/12/2015.
Ông nói:” Trên Biển Đông, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến hàng hoạt vấn đề bất ổn.
Tuy nhiên, về đại thể, Việt Nam vẫn giữ được ổn định, an sinh xã hội thậm chí được cải thiện; đường sá xây mới, nhiều trung tâm lớn, nhiều cao ốc mọc lên… Năm 2015, GDP ước đạt 6,5%, vượt mức đề ra.
"Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển.
Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không? (Đại hội đảng XII năm 2016)
Ông khoe tiếp:”Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật… vừa qua như thế hợp lý không? Để đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai mà các nước ta quan hệ, hợp tác đều phải nể trọng như vậy."
Nhưng tình hình HD-981 năm 2014 khác với HD-8 năm 2019. Ông Trọng chắc phải biết như thế, nhưng ông lại sợ có đồng minh để đương đầu với cáo già Tập Cận Bình.
Từ khi lên cầm quyền năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh là người trung thành với Bắc Kinh để đảng CSVN được tồn tại bằng mọi giá. Ông Trọng sẽ không thay đổi vì ông không có can đảm “vượt qua chính mình” để ngẩng mặt nhìn vào tương lai.
Do đó, ông rất khó để có đồng minh và sẽ mãi mãi là người cô đơn trong tư duy của một nhà độc tài. -/-
Phạm Trần
(09/019)
Bằng chứng này đang xẩy ra từ khi Trung Quốc đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), có các tầu Hải quân và Hải giám võ trang hộ tống vào tìm dầu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời đe dọa dự án đào dầu chung giữa Việt Nam-Nga và Ấn Độ ở khu vực bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng đông nam.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối Trung Quốc và đòi rút HD-8 và các tầu hộ tống, nhưng Trung Quốc không chỉ làm ngơ mà còn tự ý ra vào vùng biển của Việt Nam, có lần chỉ cách Bình Thuận 185 cây số, như vào sân nhà mình.
Lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam đã có mặt để một mặt theo dõi hoạt động của HD-8, mặt khác bảo vệ các giàn khoan dầu của mình. Tuy nhiên thông tin về các hoạt động của đôi bên không được loan báo nên không ai biết diễn biến ra sao.
Năm 2014, Trung Quốc đã đem giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển) để tìm dầu. Vị trí này cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 Hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông, và đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014, vì vào thời điểm này Trung Quốc chưa tân tạo xong thành đảo bãi đá chữ Thập.
Nên biết sau cuộc tấn công chiếm đóng và thảm sát 64 quân sỹ Việt Nam ở Gạc Ma (Johnson South Reef) ,Trường Sa, ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ) , Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).
Sau đó, Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng
Vì vậy lần này HD-8 tự ý rút khỏi Tư Chính lần thứ nhất ngày 07/08 (2019) về nghỉ ngơi và nhận tiếp liệu ở Bãi Chữ Thập ở phía bắc rồi quay lại Tư Chính ngày 13/08 (2019). Sau đó HD-8 lại lần mò vào sâu trong vùng biển Bình Thuận rồi lại trở về Tư Chính.
Các tầu võ trang hộ tống của Trung Quốc đi theo HD-8 cũng đã thay phiên nhau quay về Chữ Thập để lấy tiếp liệu rồi lại quay xuống Tư Chính mà không bị tầu Việt Nam ngăn cản.
KHẢ NĂNG CHỮ THẬP
Vị trí của Chữ Thập do đó đã biến thành điểm cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tư Chính và căn cứ Hải quân và tầu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam ở phía bắc, trong khoảng cách ngót 2,000 cây số.
Vậy Trung Quốc đã biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự như thế nào ?
Báo Thanh niên viết:”Tính đến tháng 5.2015, đảo nhân tạo đã có diện tích khoảng 280,3 ha với chiều dài khoảng 3.700 m (rộng nhất 1.100 m, hẹp nhất 60 m) và hồ nhân tạo ở phía đông bắc diện tích khoảng 52 ha với luồng dẫn vào dài khoảng 700 m, rộng 270 + 300 m.
Đến nay, căn cứ Chữ Thập đã hoàn tất với cụm 7 nhà lớn ở khu vực trung tâm (cao 5-6 tầng) và 30 công trình nhà trung bình, nhỏ khác; 1 đường băng sân bay dài hơn 3.000 m, rộng 50 m phục vụ các loại máy bay vận tải dân dụng, quân sự, du lịch loại nhỏ cất hạ cánh; các đài chỉ huy không lưu, tháp ra đa không lưu và khoảng 30 nhà chứa máy bay dọc đường băng…
Ngoài ra, căn cứ này còn có các công trình hiện đại như: tháp hải đăng, tháp điều độ cảng, tháp viễn thông (thu phát sóng 4G), tháp ra đa đối không - đối hải, hệ thống liên lạc vệ tinh, sân vận động trung tâm, trạm quan trắc hải dương, trạm lọc nước biển, bệnh viện tiêu chuẩn cấp 2.
Đặc biệt, tại đá Chữ Thập, phía Trung Quốc xây dựng hệ thống công trình ngầm rất lớn và 9 cầu tàu đảm bảo đón nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn...
Do là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất ở Trường Sa nên phía Trung Quốc triển khai nhiều hệ thống, phương tiện bảo vệ. Các tàu thuyền nào vào gần đá Chữ Thập 12 hải lý đều bị xua đuổi, ngăn cản quyết liệt.” (Thanh Niên, ngày 13/06/2019)
Trong khi đó, theo Bách khoa toàn thư mở (BKTT) thì :”Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD)…”
BKTT viết thêm:“…Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.”
Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập qua vụ Tư Chính như một “phép thử” cho khả năng quân sự để đe dọa an ninh Biển Dông và riêng Việt Nam ở phía cực nam của hình Lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh nhằm dành chủ quyền 90% của diện tích trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.
NGẬM MIỆNG ĂN TIỀN ?
Vì vậy, khi tình hình Tư Chính, sau hơn 2 tháng HD-8 và các tầu quân sự của Trung Quốc ra vào biển đảo của Việt Nam như đi chợ mà không thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hành động gì thì rất nhiều thức giả, trong và ngoài nước, đã bắt đầu hoài nghi về khả năng đối phó với Bắc Kinh của ông Trọng và của đảng CSVN.
Đã có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ Việt Nam phải cương quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá và phải dứt khoát một lần với Trung Quốc, thay vì “đại cục” , theo ý muốn của Trung Quốc, mà để bị nắm tóc phục tùng.
Một số bài viết của những người nổi tiếng như các ông Hà Sĩ Phu, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Chu Hảo, Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Đình Cống v.v… đã kêu gọi lãnh đạo đảng và nhà nước hãy can đảm “vượt qua chính mình” và đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên quyền lợi của đảng và quyền lợi của cá nhân để thoát vòng nô lệ phương Bắc.
Trong số góp ý này, cũng đã có yêu cầu Việt Nam đưa vụ Tư Chính ra trước Liên Hợp Quốc, rồi sau đó, ra trước Tòa án Trọng tài Quốc tế, nếu cần, như Phi Luật Tân đã làm năm 2016. Nhưng xem ra, sau lưng hậu trường, các đào kép lãnh đạo, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đã bị nhóm “tư tưởng bàn đèn” trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo níu áo ghìm lại, sợ phản ứng bất lợi của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa.
Vì vậy, lần đầu tiên, ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó trưởng ban thường trực, Ban Tuyên giáo trung ương, cựu Ủy viên trung ương đảng đã viêt bài tâm huyết nói thẳng với lãnh đạo đảng và nhà nước về vụ Tư Chính.
Ông viết:”Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của VN đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này".
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu này.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục.
Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá! Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó.
Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.”
Biển của VN mà họ bảo của họ, yêu cầu cùng khai thác. Theo luận điệu đó thì VN mất biển. Mà mất Biển Đông là mất nước. Phần còn lại nhỏ hẹp, không gian sinh tồn của dân tộc mất đi hơn một nửa, lục địa bị bao vây tứ bề, phần tài nguyên khoáng sản lớn và quý giá nhất bị cướp hết, không còn cửa để ra đại dương - cái mà rất nhiều quốc gia đều cần đến để thành cường quốc, hàng không cũng mất tự do, con cháu muôn đời sẽ bị o ép và lệ thuộc họ đủ điều, mất lần này là mất hẳn, mãi mãi không bao giờ đòi lại được, niềm tự hào về lịch sử bất khuất của một dân tộc văn hiến cũng sẽ mờ nhạt và bị tan biến, đất nước anh hùng chỉ còn lại một cái xác như một mảnh nhỏ vô hồn, một dân tộc sẽ mãi tụt hậu, tủi nhục và đau đớn.”
Do đó, ông Hoàng nhấn mạnh:”Vào lúc này công việc lớn lao nhất, quan trọng nhất, hơn bất cứ thứ gì, là bảo vệ Đất nước, trước mắt là Biển Đông. Tổ Quốc trên hết! Có thể đình hoãn nhiều việc khác, kể cả việc quan trọng, để tập trung suy tính kỹ cả chiến lược, sách lược và giải pháp cụ thể (đừng chủ quan nói đã tính kỹ hết rồi). Đây mới chính là “đại cục” chứ còn cái đại cục gì nữa? Đây là nội dung quan trọng nhất và là cốt lõi, chính yếu của Đại hội lần nầy, chứ không thể nội dung nào hơn được.
Đây là phương hướng và quan điểm để chọn nhân sự chứ không có bất cứ tiêu chí gì quan trọng hơn vào lúc vận mệnh đất nước như thế này. Theo đó, tiêu chí đầu tiên để chọn cán bộ lãnh đạo các cấp các ngành là thái độ rõ ràng, mạnh mẽ và tư duy mạch lạc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.”
Phản ứng trong nước về phát biểu của ông Hoàng có nhiều, nhưng đáng chú ý nhất là những câu chữ của Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhà bất đồng chính kiến ra khỏi đảng CSVN.
Ông Hảo viết:”Chắc chắn đã có "một bộ phận không nhỏ" trong giới cầm quyền cản trở việc tháo gỡ các nút thắt này, nên lãnh đạo VN mới lúng túng và chần chừ đến như vậy. Có một Trần Ích Tắc dân tộc đã khổ , nếu có một bầy Trần Ích Tắc thì nhân dân ta khó lòng giữ được truyền thống quật cường, không khuất phục của Dân tộc ta đã được hun đúc từ khi dựng Nước. Họa mất Nước đang đe dọa dân ta! Phải vạch mặt bọn Trần Ích Tắc này, đừng sợ!
“…Nếu Dự án Đường cao tốc Băc Nam lại chủ yếu rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc thì liệu chừng ta không chỉ mất Biển mà còn mất nốt cả Đất. Đường về nô lệ đang hiển hiện, phải cùng nhau góp sức làm cho toàn dân thấy rõ nguy cơ này, đừng sợ!”
QÚA KHỨ ÔNG TRỌNG
Riêng ông Nguyễn Phú Trọng thì bài học Hải Dương 981 đã để lại bản lĩnh ù lì của ông, khi ông tự khoe với cử tri Hà Nội ngày 08/12/2015.
Ông nói:” Trên Biển Đông, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế dẫn đến hàng hoạt vấn đề bất ổn.
Tuy nhiên, về đại thể, Việt Nam vẫn giữ được ổn định, an sinh xã hội thậm chí được cải thiện; đường sá xây mới, nhiều trung tâm lớn, nhiều cao ốc mọc lên… Năm 2015, GDP ước đạt 6,5%, vượt mức đề ra.
"Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển.
Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không? (Đại hội đảng XII năm 2016)
Ông khoe tiếp:”Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật… vừa qua như thế hợp lý không? Để đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai mà các nước ta quan hệ, hợp tác đều phải nể trọng như vậy."
Nhưng tình hình HD-981 năm 2014 khác với HD-8 năm 2019. Ông Trọng chắc phải biết như thế, nhưng ông lại sợ có đồng minh để đương đầu với cáo già Tập Cận Bình.
Từ khi lên cầm quyền năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh là người trung thành với Bắc Kinh để đảng CSVN được tồn tại bằng mọi giá. Ông Trọng sẽ không thay đổi vì ông không có can đảm “vượt qua chính mình” để ngẩng mặt nhìn vào tương lai.
Do đó, ông rất khó để có đồng minh và sẽ mãi mãi là người cô đơn trong tư duy của một nhà độc tài. -/-
Phạm Trần
(09/019)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 19/9/2019: Hãy cầu nguyện cho các cấp chính quyền để họ cũng cầu nguyện cho dân của mình
VietCatholic TV
22:16 18/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1- Tiếp Kiến Chung với ĐTC, thứ Tư ngày 18 tháng 9, 2019.
2- ĐTC nói: Hãy cầu nguyện cho các cấp chính quyền để họ cũng cầu nguyện cho dân của mình.
3- Tìm kiếm phương thức giải quyết thiếu hụt ngân sách Tòa Thánh.
4- ĐTC mời gọi các Giám mục Công Giáo Đông phương hiệp nhất.
5- ĐTC gặp các cảnh sát nhà tù, nhân viên nhà tù, tù nhân và gia đình.
6- ĐTC tặng 200 ngàn Euro cho Haiti để tái thiết chủng viện và trường học.
7- ĐTC tiếp tục an ủi người dân Syria đang phải chịu đau khổ vì chiến tranh.
8- Tường Berlin sụp đổ vì bị bủa vây bởi lời cầu nguyện.
9- Các Giám mục Pháp hội thảo về đạo đức sinh học.
10- Tín hữu Trung quốc hành hương ngăn cản việc phá đền thánh Đức Mẹ.
11- Lễ giỗ lần thứ 17 Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Roma.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Điểm Tựa Đời Con
Sau đây là phần tin chi tiết.