Phụng Vụ - Mục Vụ
Gieo giống
Ngô xuân Tịnh
09:36 19/09/2010
Người gieo hạt giống vô vàn
Không gian gieo xuống hoàn toàn khác nhau
Hạt rơi sỏi đá bạc màu
Mọc lên èo uột nắng mau chết liền
Bụi gai nhọn sắc oan khiên
Hạt rơi vào đó cũng bèn mọc lên
Bụi gai chèn ép liên miên
Cây không sống nổi quy tiên dễ dàng
Hạt rơi trên đất mỡ màng
Hút đầy độ ẩm sẵn sàng mọc lên
Cây luôn phát triển vững bền
Ngày thu hoạch đến vang rền tiếng ca
Còn như hạt mới buông ra
Rơi lề đường đá chim tha mất liền
Lời vàng của Chúa con xin
Nhận vào lòng phải giữ gìn gẫm suy
Cho cây bén rễ phương phi
Nhận bao ân sủng khác chi phân màu
Lo toan trần tục nhổ mau
Như loài cỏ dại làm đau lúa hiền
Mùa thu hoạch sẽ dĩ nhiên
Mang đầy kết quả vuợt trên mong chờ
Hạnh phục viên mãn bến mơ
Lũ hành kết thú đến bờ bình an
Thánh đô thiên quốc vĩnh hằng.
Không gian gieo xuống hoàn toàn khác nhau
Hạt rơi sỏi đá bạc màu
Mọc lên èo uột nắng mau chết liền
Bụi gai nhọn sắc oan khiên
Hạt rơi vào đó cũng bèn mọc lên
Bụi gai chèn ép liên miên
Cây không sống nổi quy tiên dễ dàng
Hạt rơi trên đất mỡ màng
Hút đầy độ ẩm sẵn sàng mọc lên
Cây luôn phát triển vững bền
Ngày thu hoạch đến vang rền tiếng ca
Còn như hạt mới buông ra
Rơi lề đường đá chim tha mất liền
Lời vàng của Chúa con xin
Nhận vào lòng phải giữ gìn gẫm suy
Cho cây bén rễ phương phi
Nhận bao ân sủng khác chi phân màu
Lo toan trần tục nhổ mau
Như loài cỏ dại làm đau lúa hiền
Mùa thu hoạch sẽ dĩ nhiên
Mang đầy kết quả vuợt trên mong chờ
Hạnh phục viên mãn bến mơ
Lũ hành kết thú đến bờ bình an
Thánh đô thiên quốc vĩnh hằng.
Sức sống Đức Tin
Trầm Thiên Thu
09:39 19/09/2010
SỨC SỐNG ĐỨC TIN
(Gc 2, 17 & 26, 1Cr 13, 3-7)
Đức tin không có việc làm
Đức tin đó chết rồi còn chi đâu!
Người nghèo sống giữa khổ sầu
Cần ta bác ái mà sao hững hờ?
Kìa người sống kiếp bơ vơ
Tình đồng loại có trong ta đầy tràn?
Gặp người lâm cảnh khó khăn
Ta thương giúp hoặc chẳng màng làm chi?
Gặp người bứt rứt âu lo
Ta còn mau mắn vỗ về ủi an?
Thấy người xúc phạm, ác tâm
Ta tha thứ hoặc mưu thâm hại người?
Có đành nghĩ xấu cho ai
Có làm đồng loại đắng cay trong lòng?
Ta luôn xin Chúa xót thương
Sao ta lại chẳng bao dung với người?
Ai tin cậy mến Chúa Trời
Nhưng chẳng thương người là kẻ nói ngoa.
THIÊN CHÚA TỪ BI
Dẫu biết đời con chẳng đáng gì
Nhưng con tin tưởng Chúa từ bi
Chúa Trời chấp tội đâu ai rỗi
Nhân thế ăn năn vững bước đi
Quá khứ hoang đàng xin giã biệt
Giờ đây tín thác Chúa vân vi
Con xin đáp lại Tình Yêu Chúa
Dẫu biết tình con chẳng đáng chi.
MÙA XUÂN MÂN CÔI
Niềm vui tháng Mười
Mùa Xuân Mân Côi
Lời kinh tâm nguyện
Nhạc thơ đất trời
Tình yêu dâng Mẹ
Tình ca vang ngân
Cậy trông nơi Mẹ
Niềm vui vô ngần
Dòng sông êm đềm
Chảy xuôi quanh năm
Đời con có Mẹ
Bình an tâm hồn
Vầng trăng đêm rằm
Tỏa lan lung linh
Nhìn Tôn Nhan Mẹ
Hồn say ân tình
Ave Maria
Ave Maria
Con xin mừng kính
Mẹ đầy phúc ân
Cầu Mẹ cứu giúp
Che chở đời con.
(Gc 2, 17 & 26, 1Cr 13, 3-7)
Đức tin không có việc làm
Đức tin đó chết rồi còn chi đâu!
Người nghèo sống giữa khổ sầu
Cần ta bác ái mà sao hững hờ?
Kìa người sống kiếp bơ vơ
Tình đồng loại có trong ta đầy tràn?
Gặp người lâm cảnh khó khăn
Ta thương giúp hoặc chẳng màng làm chi?
Gặp người bứt rứt âu lo
Ta còn mau mắn vỗ về ủi an?
Thấy người xúc phạm, ác tâm
Ta tha thứ hoặc mưu thâm hại người?
Có đành nghĩ xấu cho ai
Có làm đồng loại đắng cay trong lòng?
Ta luôn xin Chúa xót thương
Sao ta lại chẳng bao dung với người?
Ai tin cậy mến Chúa Trời
Nhưng chẳng thương người là kẻ nói ngoa.
THIÊN CHÚA TỪ BI
Dẫu biết đời con chẳng đáng gì
Nhưng con tin tưởng Chúa từ bi
Chúa Trời chấp tội đâu ai rỗi
Nhân thế ăn năn vững bước đi
Quá khứ hoang đàng xin giã biệt
Giờ đây tín thác Chúa vân vi
Con xin đáp lại Tình Yêu Chúa
Dẫu biết tình con chẳng đáng chi.
MÙA XUÂN MÂN CÔI
Niềm vui tháng Mười
Mùa Xuân Mân Côi
Lời kinh tâm nguyện
Nhạc thơ đất trời
Tình yêu dâng Mẹ
Tình ca vang ngân
Cậy trông nơi Mẹ
Niềm vui vô ngần
Dòng sông êm đềm
Chảy xuôi quanh năm
Đời con có Mẹ
Bình an tâm hồn
Vầng trăng đêm rằm
Tỏa lan lung linh
Nhìn Tôn Nhan Mẹ
Hồn say ân tình
Ave Maria
Ave Maria
Con xin mừng kính
Mẹ đầy phúc ân
Cầu Mẹ cứu giúp
Che chở đời con.
Một ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 19/09/2010
HỌC CỨU
Chế độ khoa cử đời nhà Đường, có khoa tiến sĩ, khoa minh kinh.v.v...trong đó khoa minh kinh lại được phân ra mấy loại như năm kinh, ba kinh và học cứu. Cái gọi là kinh học cứu chính là học thông một bộ kinh thư.
Kinh, chính là kinh thư; ngũ kinh là: dịch kinh, thơ kinh, thư kinh, lễ kinh và xuân thu. Chỉ cần học thông bất cứ một trong năm kinh, thì có thể đi thi “học cứu” (đến đời nhà Tống thì đem kinh học cứu gọi tắt là học cứu). Nhưng khi đi thi học cứu thì chỉ cần nhớ thuộc kinh văn (mặt chữ), không cần biết nghĩa văn (ý nghĩa), cho nên người đọc sách có tài hoa đều coi thường kỳ thi học cứu, mà coi trọng việc thi tiến sĩ.
Người đời sau bèn dùng chữ “lão học cứu”, để nói những người đọc sách mà không “tiêu hóa được kiến thức cổ”.
(Hậu sơn đàm tùng)
Suy tư:
Đọc sách mà không hiểu nghĩa thì giống như em bé học lớp một đọc sách lớp sáu; đọc sách mà chỉ đọc mặt chữ thì giống như nước đổ đầu vịt, không ích lợi gì cả; đọc sách mà cố đọc cho nhiều trang nhiều chữ nhưng không hiểu nội dung là gì, thì giống như người tham ăn ăn cho nhiều để rồi sình bụng…
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu khi đọc Kinh Thánh thì không hiểu gì cả, cho nên họ lơ là và chán ngấy việc đọc Kinh Thánh, bởi vì có nhiều nguyên nhân:
- Không được cha sở khuyến khích đọc Kinh Thánh.
- Không yêu mến Lời Chúa trong Kinh Thánh.
- Không có lòng sốt mến khi đọc Kinh Thánh.
- Không cầu nguyện trước khi và trong khi đọc Kinh Thánh.
- Không cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn khi đọc Kinh Thánh.
- Không khiêm tốn đủ khi đọc Kinh Thánh.
Giáo Hội mong muốn và khuyến khích con cái mình đọc Kinh Thánh, bởi vì Kinh Thánh là nơi Thiên Chúa nói với loài người, là nơi chứa đựng chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai của thế giới…
Ai hiểu thì yêu mến đọc và học hỏi Kinh Thánh.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Chế độ khoa cử đời nhà Đường, có khoa tiến sĩ, khoa minh kinh.v.v...trong đó khoa minh kinh lại được phân ra mấy loại như năm kinh, ba kinh và học cứu. Cái gọi là kinh học cứu chính là học thông một bộ kinh thư.
Kinh, chính là kinh thư; ngũ kinh là: dịch kinh, thơ kinh, thư kinh, lễ kinh và xuân thu. Chỉ cần học thông bất cứ một trong năm kinh, thì có thể đi thi “học cứu” (đến đời nhà Tống thì đem kinh học cứu gọi tắt là học cứu). Nhưng khi đi thi học cứu thì chỉ cần nhớ thuộc kinh văn (mặt chữ), không cần biết nghĩa văn (ý nghĩa), cho nên người đọc sách có tài hoa đều coi thường kỳ thi học cứu, mà coi trọng việc thi tiến sĩ.
Người đời sau bèn dùng chữ “lão học cứu”, để nói những người đọc sách mà không “tiêu hóa được kiến thức cổ”.
(Hậu sơn đàm tùng)
Suy tư:
Đọc sách mà không hiểu nghĩa thì giống như em bé học lớp một đọc sách lớp sáu; đọc sách mà chỉ đọc mặt chữ thì giống như nước đổ đầu vịt, không ích lợi gì cả; đọc sách mà cố đọc cho nhiều trang nhiều chữ nhưng không hiểu nội dung là gì, thì giống như người tham ăn ăn cho nhiều để rồi sình bụng…
Cũng vậy, có nhiều người Ki-tô hữu khi đọc Kinh Thánh thì không hiểu gì cả, cho nên họ lơ là và chán ngấy việc đọc Kinh Thánh, bởi vì có nhiều nguyên nhân:
- Không được cha sở khuyến khích đọc Kinh Thánh.
- Không yêu mến Lời Chúa trong Kinh Thánh.
- Không có lòng sốt mến khi đọc Kinh Thánh.
- Không cầu nguyện trước khi và trong khi đọc Kinh Thánh.
- Không cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn khi đọc Kinh Thánh.
- Không khiêm tốn đủ khi đọc Kinh Thánh.
Giáo Hội mong muốn và khuyến khích con cái mình đọc Kinh Thánh, bởi vì Kinh Thánh là nơi Thiên Chúa nói với loài người, là nơi chứa đựng chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai của thế giới…
Ai hiểu thì yêu mến đọc và học hỏi Kinh Thánh.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 19/09/2010
N2T |
36. Một lần khắc chế mình thì vượt qua giá trị và hiệu lực của ba mươi ngày tu đức nghiêm nhặt giữ chay.
(Thánh John Vianney)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 19/09/2010
N2T |
528. Tiền bạc là người bạn thân thiết nhất của người giàu có, nhưng thật kỳ lạ khi tiền bạc cũng là người bạn thân thiết nhất của người nghèo.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẹ Mary MacKillop, Vị Nữ Thánh Đầu Tiên Của Úc Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
07:45 19/09/2010
CUỘC ĐỜI MẸ MARY MACKILLOP, VỊ NỮ THÁNH ĐẦU TIÊN CỦA ÚC CHÂU
Khởi đầu
Mary MacKillop là một người Úc. Mẹ sinh vào ngày 15/1/1842 trong ngôi nhà nhỏ trên đường Brunswick Fitzroy, không xa nhà thờ chính tòa bao nhiêu. Mẹ được rửa tội tại nhà thờ thánh Phanxicô và ghi sổ rửa tội tại nhà thờ chính tòa St Patrick ở melbourne. Ông Alexander MacKillop và bà Flora McDonald là những người di dân từ Scotland.
Mary là người chị cả trong gia đình 7 người con. Vì gia đình nghèo nên Mẹ không được học hành đến nơi đến chốn. Mẹ học từ chính ba của mình, đó là chuyện bình thường trong giai đoạn đầu của những người di dân đến Úc thời đó. Chúng ta có rất ít tài liệu về thời niên thiếu của mẹ. Có lẽ mẹ được học tại trường tiểu học St Francis và một hai học kỳ tại trườc Accademy... Có lẽ mẹ cùng gia đình sống một thời gian ở Portland; nhưng sau đó về Penola và về Adelaide. Có lẽ ông Alexander cũng theo dấu chân những người đi tìm vàng... Nhưng một việc chắc chắn là ông để lại cho con gái mình một gia sản đức tin và lòng đạo đức nhiệt thành.
Thập niên 1850
Mỏ vàng ở Ballarat được khám phá ra vào tháng 8/1851, đã làm dấy lên những đợt sóng ồ ạt người đổ về Ballarat và Bendigo trên toàn lãnh thổ Úc Châu. Vào những năm đó số vàng được tìm thấy ở Úc đã thu hút nhiều đợt sóng di dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về làm bộc phát lên nhiều đổi thay. Melbourne trở thành một thành phố đông đảo, giá nhà cửa và đất đai tăng vụt. Nhiều chuyến tầu đổ vào cảng Port Phillip Bay. Vì con số tới đông qúa nên Port Phillip Bay chứa không nởi nên nhiều chuyến tầu phải rời về cảng Adelaide... tạo nên nhiều dịch vụ nhưng cũng nhiều vấn đề.
Mary Mackillop làm thư ký và cô giáo
Mẹ đã làm thư ký cho nhà in và cửa tiệm văn phòng phẩm cho tổ hợp Sands và McDougall – sau đó cho Sands và Kenny – để kiếm tiền sinh sống. Sau này nhờ công sức của cha cô mà cô đã đạt được trình độ học vấn được Chính phủ địa phương ở Nam Úc thừa nhận, nên từ năm 1860 cô bắt đầu trở thành một cô giáo tại một trường Công giáo ở Portland (Victoria), với ít lương của chính phủ. Ngay sau đó cô đã thành lập một trường nội trú cho thiếu nữ. Chính trong công việc này mà cô được cha xứ Tenison Woods, vị linh mục mà cô đã gặp 4 năm trước đây hỗ trợ.
Khởi đầu tại Penola
Vào cuối năm 1865 cha Tenison Woods mời cô dạy học ở ngôi trường nhỏ tại Penola. Đầu năm 1866 cô dọn về tiểu bang Nam Úc với 2 người em gái và cậu em trai. Tại Penola từ một chuồng gia xúc bỏ hoang được mướn và người em trai là John MacKillop đã bỏ công sức làm việc cật lực để biến cái chuồng gia xúc này thành trường học. Trường mang tên là trường Bêlem do các sơ dòng thánh Giuse và Thánh tâm Chúa đảm trách. Trong dịp lễ kính thánh Giuse năm 1866, Mary MacKillop, là sơ đầu tiên của dòng thánh Giuse bắt đầu dạy học cho các em học sinh mặc dù mãi tới lễ Đức Mẹ lên trời năm 1867 sơ mới được khấn lần đầu tại Adelaide và được gọi là sơ Maria Thánh Gía. Ngày lễ thánh Giuse 19/3 hàng năm vẫn được coi là ngày khai sinh ra Tu Hội.
Adelaide – và vườn dầu
Giai đoạn 8 năm kế tiếp là một giai đoạn thử thách lớn lao cho sơ Maria Thánh Gía. Thời gian minh chứng cuộc đời mẹ gắn liền với danh xưng mẹ chọn. Chỉ nội trong 5 năm cộng đoàn của mẹ đã tăng vọt lên con số 120 sơ. Ý niệm các sơ phải tu trong dòng không được vào đời và tu hôi bị giới hạn trong giáo phận không được mở rộng thành hội dòng giáo hoàng dù tu hội đã được thành hình cả 30 năm đã tạo nên những cấm đoán ngăn cản từ các đấng bản quyền trong giáo phận. Mẹ Mary và các con cái của mẹ đã cảm nghiệm được lời của Thầy Chí Thánh: "Người ta sẽ trục xuất các con khỏi hội đường và xác tín là họ đang làm vinh danh Chúa..." Mẹ đã đối diện với những thảm trạng trên trong tình bác ái và khiêm hạ trung thành với đấng bản quyền.
Mary MacKillop – con người của Mẹ
Mẹ là một cô thiếu nữ trẻ 32 tuổi xuân không được thừa hưởng một trợ cấp hay bổng lộc nào. Danh tiếng của Mẹ được đồn xa tới tận Pháp quốc và Roma, tới Anh quốc và Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan quê cha đất tổ....Trước cảnh tũng quẫn, Mẹ đã nhận được nhiều lời tưởng thưởng và khích lệ.... Trong lần họp tổng tu hội lần đầu tiên tại Adelaide vào năm 1875 có nhiều những bất đồng và hiểu lầm... nhưng tất cả đều vượt qua...
Giờ lâm chung của Mẹ MacKillop
Dù mẹ thành công trong nhiều công cuộc, nhưng sự thông đạt giải tỏa được những thiên kiến và hiểu lầm đã theo mẹ trong suốt cuộc đời tới tận giờ lâm chung, đem lại cho mẹ những khổ đau đúng với tên xưng của mẹ là Maria Thập Tự. Trong năm cuối đời mẹ phải ngồi xe lăn và bại liệt vì chứng đột qụy. Cảm phục trước những hy sinh tận tụy của mẹ, chính phủ Tân tây Lan đã thiết lập con đường hỏa xa tới Dominion hầu mẹ có thể tới thăm viếng các nhà của dòng của mẹ mới mở ở đó.
Cuối cùng cái ngày cay nhiệt 8/8/1909 đã tới, cái ngày cướp đi sinh mạng của mẹ, nhưng đó cũng là ngày hồng phúc, vì chính qua cái chết mẹ được về gặp gỡ Đức Lang Quân của mẹ là Đức Giêsu Kitô.
"Bình an luôn ở đó"
Trong năm thánh 1925, mẹ tổng quyền Lawrence, cùng với sơ Francis đi tham dự cuộc triều yết Đức Thánh Cha tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo... nơi đây mẹ Lawrence gặp một nhóm sinh viên người Úc họ đã hỏi mẹ “Điều gì mẹ ghi nhớ nhất về mẹ Mary MacKillop?” Mẹ đã nhanh nhẹn trả "sự an bình... một sự bình an sâu thẳm từ nội tâm. Bất chấp những khổ đau, khó khăn thành công hay thất bại... sự bình an luôn luôn tỏa ra từ nội tâm của mẹ..."
Cảm nếm vinh quang
Mẹ Mary MacKillop hiểu rất rõ là dù ở đâu Melbourne, Portland, Penola, hay Adelaide? Và lúc nào Mẹ không hay, chỉ cóa Chúa biết! nhưng Mẹ sẽ được tháp nhập vào sự biến hình với Chúa Kitô. Chính niềm xác tín và sự tiên cảm đó giúp mẹ thắng vượt muôn vàn khó khăn và bền bỉ dấn thân... và cùng các sơ tới những nơi xa xôi hẻo lánh xa đô thị phồn hoa tiện nghi, thiếu thốn về mọi mặt ngay cả nhu cầu tâm linh như không có các linh mục lui tới để ban bí tích... Nhưng mẹ có thể thân thưa với Chúa như thánh Phêrô: “Lạy Chúa, thật là tuyệt hảo chúng con được ở nơi đây!” Đến những nơi như Jindabyne, Adaminaby và Nimmitabel hay chốn núi cao phủ tuyết Banjo Paterson. Tới các khu quặng mỏ xa xăm bát ngàn Kalgoorlie và Kelleberrin, Boulder và Southern Cross bên Tây Úc tới vùng Texas, Taroom, Diranbandi và Crow's Nest ở vùng đất Nữ Hoàng Queensland. Trong những nhà chòi đơn sơ nhưng đoá là những tu viện, có mai che thân cho hai nữ tu mà Đức Kitô sai đi... tới các vùng xa xôi hẻo lánh bất chấp nóng lạnh nghèo khổ...
"Vùng đất mây trắng"
Vượt biển Tasmania Mẹ viết các lá thư mẹ đang lắng tai đi về các vùng đất phủ đầy tuyết để nghe được những điệu nhạc của người thổ dân Maoris mãi tận Remuera và Matata những vùng đất được tìm thấy từ thế kỷ trước và tới Paeroa, Rotorua, Whangarei là những vùng đất mới được khám phá vào các thập niên 1900 ở miền nam như Port Chalmers, Waimate và Temuka Các sơ của Mẹ đã sinh sống ở Temuka bốn năm trước khi vùng đất được nâng lên thành giáo phận Christ-church. Mẹ thật là người khai phá và đặt nền móng cho vùng đất Tân Tây Lan như Mẹ sai các sơ đi mở nhà ở Temuka một hải đảo phía nam của Tân Tây Lan dù Mẹ mới bắt đầu lập dòng ở Penola được 17 năm và Mẹ mới từ Roma trở về Úc được 8 năm.
Dù ở đâu và thời nào đi nữa các con cái mẹ luôn nghe văng vẳng bên tai lời Đức Kitô được vang vọng qua những lời xác tín của bà Ruth nói cho Naomi: "Bất cứ nơi nào con đi tới, dân tộc của mẹ cũng là dân tộc của con... Nơi nào con cắm lều, mẹ cũng sẽ ở đó với con... Nơi con an nghỉ cũng là chốn mẹ chết và được mai táng... và mẹ nguyện cầu dù sống hay chết không gì có thể tách lìa mẹ khỏi Thiên Chúa..."
Tinh thần của Mẹ Mary Thánh Giá
"Thiên ý của Chúa, cùng đích cuộc đời," là một trong các đề tài giảng thuyết hay nhất của Hồng Y Chân phước Newman. Nhìn vào mẫu gương của Đức Maria có lẽ nhân đức trổi vượt ngời sáng nhất của Mẹ là rộng mở tâm lòng trước tôn ý Thiên Chúa. Như chính Thầy Chí Thánh đã kêu lên cùng Thiên Chúa Cha: "Bất luận điều chi làm đẹp Cha, con hằng quyết thực hiện." (St. John viii, 29.) Tương tự như lời mời gọi: "Hãy lên hoàn thiện như Cha các con ngự trên trời là Đấng hoàn thiện." (Mathêu v, 48.)
Một sơ gìa của dòng đã viết về những khổ đau và thử thách của Mẹ MacKillop như sau: "Đối với tôi cuộc đời của Mẹ Mary MacKillop từ ngày lập dòng cho tới giờ chết là một cuộc tử đạo dai dẳng. Mẹ chịu cam khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Mẹ bị đối xử thật bất công và bị hạ nhục. Nhưng tình yêu Mẹ dành cho con cái của Mẹ là niềm vui và sức mạnh cho Mẹ như có lần Mẹ đã thốt lên: "Khi nào mẹ chết tu hội sẽ phát triển. Mẹ cố gắng dọn con đường êm xuôi cho người kế vị Mẹ. Mẹ biết Chúa Giêsu chọn phần tốt nhất cho mẹ và mẹ tạ ơn Chúa cho mẹ được thông phần khổ đau với Chúa."
Đi tìm tôn ý Chúa
Mẹ chia sẻ là mẹ cảm nghiệm được rằng: nếu muốn thực thi tôn ý Chúa thì phải có nhân đức anh hùng vì tình yêu Chúa thì hay đi ngược lại với khát vọng và mơ ước bình thường của bản tính con người chúng ta như có lần mẹ chia sẻ: "Trong một thánh lễ lúc hiệp lễ mà mẹ không thể cầm lòng cầm trí cầu nguyện được! mẹ chỉ biết trao hiến trọn vẹn mẹ cho tình yêu của Chúa... và trao hiến trọn vẹn là dâng hiến từ những điều nhỏ nhặt nhất đền những người mà Chúa gửi đến cho mẹ yêu thương săn sóc... Lúc ấy mẹ sẵn lòng chấp nhận sống trong tăm tối và bị cấm cản suốt đời ngay cả chịu đau khổ đời này lẫn đời sau ngoại trừ một khát vọng duy nhất là đừng để mẹ xa lìa Chúa nhưng giúp mẹ luôn biết phục vụ Chúa và thực thi tôn ý Chúa muốn cho mẹ và cho các thụ tạo của Chúa..."
Khi nhận được tin Đức Thánh Cha can thiệp giải quyết những vấn đề cho mẹ đã về tới giáo phận vào năm 1870, Mẹ thốt lên: "Ngợi khen chúc tụng Thánh Ý Chúa." Và năm 1871, lúc mẹ chịu một thánh giá nặng nề cho chính cuộc sống của mẹ, mẹ đã thốt lên: "Con không biết phải nói sao về cảm xúc của con, nhưng con vui mừng vì biết Chúa ở gần con hơn lúc nào hết. Con cảm nghiệm được sự thanh thản, sự hiện diện tốt lành của Chúa mà con sẽ nhớ mãi suốt đời!" Vào năm 1872, một năm sau khi Đức Giám mục Sheil qua đời, vẫn còn nhiều điều đáng buồn xảy ra cho Giáo phận Adelaide Nam Úc. Mẹ đã viết tâm sự cùng cha Woods như sau: "Cầu xin Chúa giúp cho giaó phận vượt qua được những thương đau." Cũng cùng năm ấy mẹ viết: "Lạy Chúa nhân từ, Chúa biết con đau khổ khi nhìn thấy những người con yêu bị đau khổ, con tha thiết xin Chúa thể hiện thánh ý Chúa nơi con và ban cho con chỉ tìm được an vui nơi Chúa trên thiên quốc và trong tthánh ý của Chúa mà thôi."
Một sơ gìa trong Tu hội đã ghi lại tư tưởng trong bài chia sẻ của Mẹ MacKillop nhu sau: "Chúng ta không làm theo ý của chúng ta, nhưng chúng ta phải tìm bước đi trong con đường Chúa muốn và dọn sẵn cho chúng ta. .. nên Tôn ý Chúa là trên hết dù chúng ta phải vác thêm thập gía và chịu thêm nhiều đau khổ vì chúng ta chỉ có thể an nghỉ khi chúng ta đi về với Ngài." Khi phải đối diện với nhiều lo lắng và đau khổ vào năm 1877, mẹ đã ghi lại: "Chúng ta hãy làm theo tôn ý Đấng chúng ta yêu mến, và đừng khát vọng gì cho cuộc sống hay sự chết ngoại trừ điều làm đẹp lòng Chúa; đừng để điều chi của trần thế vương vấn trong tâm hồn chúng ta ngoại trừ tình yêu Chúa và dành trọn cho mình Ngài mà thôi!"
Tín thác vào Chúa
"Chúng ta đừng bận tâm lo lắng cho tương lai của Tu hội, mẹ không lo vì Chúa Đấng muốn Tu hội thành hình sẽ lo lắng cho Tu hội." Tư tưởng này phản ánh lời Thánh vịnh: "Hãy phó thác vận mệnh bận trong tay Chúa, Ngài sẽ lo lắng cho bạn." (TV. 54, 23.) "Chúng ta hãy phó thác tất cả cho Chúa và nguyện xin Chúa hướng dẫn chúng ta trong mọi sự theo Ý Chúa. Khi suy tưởng về điều này chúng ta hãy thân thưa cùng Chúa: "Lạy Chúa xin hãy dùng con theo thánh ý Chúa."
Có lẽ chúng ta đã nói đủ về điểm này vì đau khổ và thử thách như gắn liền với vận mệnh của mẹ, nhưng mẹ lúc nào cũng nhìn thấy đó là thánh ý của Chúa và là một ơn lành Chúa gửi đến cho mẹ.
Mary MacKillop – Đức Tin Cậy Mến
Giáo hội luôn nhìn vào ba nhân đức đối thần này để định giá sự thánh thiện của một người nào đó. Thật vậy trong mọi chặng đường sống nào của mẹ MacKillop, ba nhân đức này lúc nào cũng trổi vượct.
Đức Tin sâu xa
Qua niềm tin mẹ nhìn thấy bàn tay Chúa trong mọi biến cố. Như năm 1883 mẹ viết từ Sydney vì mẹ buộc phải đổi về Sydney, xa vắng các sơ yêu qúi của mẹ ở Adelaide, trong đêm tăm tối mẹ chia sẻ: "Chúng ta có nhiều đau khổ và sẽ còn khổ đau nhưng thử thách không làm suy giảm hạnh phúc của chúng ta ngược lại chúng thanh luyện chúng ta, và đem trái tim chúng ta tới gần Thiên Chúa hơn. Cảm nghiệm này có nơi mỗi người, nên mẹ khẩn khoản nài xin chúng con mỗi người hãy chấp nhận thánh gía ngoại cảnh để xây dựng lẫn nhau trở nên những sơ đích thực của Tu hội thánh Giuse và là những phu quân khiêm hạ của vì Thiên Chúa khiêm nhường. Hãy lãnh nhận thương đau để kết hợp với Thiên Chúa."
"Chúng con biết rằng tình thân ái thường là những vết thương không tên từ sự tùng phục những điều nhỏ nhặt hay do những phê bình nhận xét thường ngày. Những điều này thường xảy đến nhưng các con cần biết rằng thánh gía lớn và nặng thì Chúa thường đặt để trên vai bề trên. Mẹ chia sẻ điều này để các con được vui mừng hạnh phúc và những đau khổ mẹ chịu không hóa ra luống công."
Chắc chắn đức tin của Mẹ MacKillop thật vững mạnh nếu không làm sao mẹ vượt thắng nổi những thánh giá khuyếch xù và những hiểu lầm to tát bất công xảy đến cho mẹ! Thật đúng đường lối của Chúa thì khác với đường lối của con người! Một sơ lớn tuổi nói: "Mẹ MacKillop có những lúc tăm tối buồn chán! Tôi có hỏi mẹ và mẹ trả lời: 'Thật đáng thương vì mẹ đã không biết lợi dụng mọi đau khổ như tình thương Chúa gửi để thanh luyện tâm hồn của mẹ, ngược lại nhiều khi còn than trách Đấng Hóa Công..."
Đức cậy tuyệt đối
Chúng ta không cần nói nhiều về nhân đức này vì cả cuộc đời của mẹ thể hiện và nói nên niềm cậy trông tín thác tuyệt đối vào Chúa, Đấng thống trị cõi lòng và tâm hồn của mẹ. Dù gặp khó khăn trăm bề, chống đối tứ phía, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, vậy mà mẹ không chùn bước và không ngừng mở rộng vòng tay chia sẻ với những người túng quẫn. Viết cho một sơ nản lòng chùn bước mẹ viết: "Con hãy vững lòng cậy trông can đảm giữa những khó khăn thử thách, vì Đức Lang Quân của con gửi cho con để con chạy tới Ngài và giúp con tới gần Ngài hơn." Vào năm 1874, lúc đợi chờ Tòa thánh châu phê luật dòng, mẹ viết: "Thiên Chúa toàn năng có thể làm được mọi sự, còn chúng ta thì không biết được điều xảy đến có tốt đẹp hay không! Nhưng chúng ta xác tín rằng ‘chúng ta ở trong tay của Giáo Hội thì chẳng có gì phải lo!”
Viết cho Đức Cha Reynolds, Đức Hồng Y Simeoni, chủ tịch thánh bộ Giám mục và Dòng tu viết "Ở Roma, sơ Mary tỏ ra rất bình thản, nói lên sự tín thác tuyệt đối vào Vị đại diện Chúa Kitô và đức cậy trông vào Thiên Chúa.
Đức Mến hăng nồng
Đức ái chân thành của mẹ bao gồm tình yêu Chúa và tình thương cận nhân. Cả cuộc đời của mẹ lúc nào cũng qui hướng về tình yêu Chúa. Những lời mẹ cầu xin, những bài viết của mẹ và các lời khuyên dạy của mẹ thấm nhuần tình bác ái. Đức Tổng Giám Mục Vaughan thâu vén tình yêu của Đức Kitô trong đời của mẹ nhờ thế mà mẹ trải rộng tình yêu tới cho mọi người dân Úc sống rải rác trên châu lục bao la xa xôi hẻo lánh này.
Một sơ gìa biết về mẹ đã viết: "Ngay từ giây phút gặp mẹ, mẹ đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu xa, thái độ hiếu khách và lịch thiệp của mẹ... dù mẹ bận rộn trăm bề, thế mà mẹ luôn có giờ để an ủi, giúp đỡ những người gặp khó khăn... đặc biệt mẹ dành yêu thương cho những người nghèo khổ và cho giới trẻ. Những lần đi thăm viếng các sơ, thấy các sơ thiếu thốn mẹ khích lệ:”Mẹ vui khi thấy chúng con khoẻ mạnh, an vui và quảng đại hài lòng với những thiếu thốn”, nhưng mặt khác mẹ cố gắng cung ứng cho các sơ những gì cần thiết để có được một cuộc sống tiện nghi hơn...
Mẹ ít khi nhắc tới các việc mẹ làm giúp cho người khác, như chỉ mình Chúa biết mà thôi, như khi các sơ dòng Đaminh tới Adelaide, mẹ đã đi gặp cha chính địa phận và hiến tặng tu viện ở đường Franklin cho qúi sơ, trong lúc đó các sơ của dòng mẹ dọn về một cái nhà nhỏ ở đường Gouger. Cũng như khí các sơ dòng Mercy tới, Mẹ đưa các sơ đi thăm các trường của dòng và sẵn sàng hiến tặng cho các sơ một trường tùy theo các sơ lựa chọn. Các sơ đã chọn ngôi trường ở đường Russell. Mẹ cũng tặng ngôi trường ở Gawler cho các sơ dòng Good Samaritan."
Tóm lại tình thương săn sóc cho các hội viên, những người túng nghèo lúc nào cũng ươm tràn tâm lòng của mẹ.
Đời cầu nguyện tha thiết
Theo cha Woods và xem xét qua những suy tư trong các bài viết của mẹ thì sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa qua tâm tình cầu nguyện là nét ưu việt của đời sống thiêng liêng và nội tâm của mẹ. Ví dụ khi hay tin má qua đời, mẹ đã vào thẳng nhà nguyện và cầu nguyện cả hai tiếng trước Thánh Thể Chúa. Linh mục O'Neill viết: "Mẹ Mary yêu thích cầu nguyện, nhiều người đã chứng kiến việc mẹ ngây ngất thức với Chúa vào thứ năm tuần thánh hàng năm. Gương mặt rạng ngời như được xuất thần và tâm hồn mẹ ngất ngây như hòa nhập tâm tư của Đức Giêsu trước giờ Ngài trao hiến vì yêu thương thế trần."
Một điều hiển nhiên là mẹ rập khuôn theo tinh thần của cha linh hướng là linh mục Woods, với một tình yêu lớn lao và niềm sùng kính sâu xa dành cho Đức Maria, Người mẹ tuyệt mỹ và đáng yêu đáng mến của nhân loại."
Đức phục tùng tuyệt đối vào vị đại diện Chúa Kitô
Theo tinh thần của cha ông luôn trung thành với vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần thế nên "Roma phán là quyết!"
Vào năm 1873 mẹ lặn lội đi hành hương về đế đô La Mã khiêm hạ xin Đức Thánh Cha phê chuẩn công cuộc mẹ đang thực hiện. Từ Roma mẹ viết về cho các sơ: "Mẹ không có lấy một người quen ở đây... Mẹ biết Chúa sẽ chúc lành cho công việc của chúng ta... Vào Chúa nhật lễ hiện xuống, mẹ hạnh phúc được triều yết Đức Thánh cha Piô IX, Ngài ấu yếm ban phép lành cho mẹ và các sơ yêu qúi của mẹ... Mẹ cảm nghiệm được tình phụ tử của vị đại diện Chúa Kitô khi ngài đặt tay trên đầu của mẹ..."
Rome phán quyết
Mẹ phải ở lại Âu Châu gần một năm đợi chờ quyết định của Roma. Suốt thời gian đó mẹ rất bình thản vì mẹ hoàn toàn đặt niềm tin tưởng và phán quyết chính đáng của Đức Thánh Cha như đó là thánh ý của Thiên Chúa. Cho tới ngày 21/4/1874, mẹ mới nhận được thư của Đức Hồng Y Franchi, chủ tịch của thánh bộ Truyền giáo viết như sau:
"Thưa Mẹ đáng kính, tôi xin chuyển đến mẹ bản hiến pháp được nhuận chính cho bộ luật mới của Tu hội của mẹ, thể theo yêu cầu của thánh bộ các dòng tu, sau khi đã được xem xét kỹ lưỡng và chuyển tới cho tôi. Căn cứ theo bản hiến luật mới này thì bản hiến luật cũ của Tu hội Thánh Giuse không được Tòa thánh châu phê. Tuy thế tôi hết lòng khen ngợi các việc làm của Tu hội của qúi sơ đang thực hiện để đem lại niềm hy vọng cho châu lục rộng lớn mênh mông của Úc Châu."
Điều đáng nói ở đây là niềm vui và sự hài lòng về những tu chính hiến pháp của Roma dành cho tu hội và mẹ chia sẻ niềm vui lớn lao này với nhiều bạn bè tại Úc, như cha O'Neill chia sẻ mục tiêu của Mẹ Mary trong chuyến đi Roma là tìm kiếm sự phê chuẩn Hiến pháp tu hội của Đức Thánh Cha và giờ này ước mơ của mẹ đã thành tựu dù hiến luật có bị sửa đổi nhiều... Mẹ có thể nhìn thấy viễn ảnh Tu hội trẻ trung của mẹ được Giáo hội chúc lành để được kiên vững mà tiến lên và phát triển qua các thế hệ tương lai.
Khó khăn thêm chồng chất
Dù được kiện cường do sự châu phê hiến pháp mới của tu hội, nhưng nhiều khó khăn khác ập tới như nhiều người ủng hộ tu hội trước đây bây giờ giã từ vì họ cho rằng hiến pháp mới không phù hợp với ý tưởng họ đề nghị trước đây! Trước thảm trạng này mẹ đã viết cho các sơ: "các sơ thân mến, dù hiến pháp được sửa chữa nhiều nhưng các con hãy đón nhận với con mắt đức tin là Chúa dùng Thánh bộ để soi dẫn ý Ngài cho tu hội..."
Chân phước (Á Thánh) & Hiển Thánh
Giáo hội Công giáo phong Chân phước hay Á thánh cho một ai nghĩa là Giáo hội nhìn nhận đời sống của ngưới ấy thánh thiện phi thường. Vị Chân phước ấy sẽ được mừng kính cách công khai trong thánh lễ. Việc mừng kính này thường giới hạn trong giáo phận, dòng tu hay tại quốc gia quê hương của vị Chân phước. Như trong trường hợp của mẹ Mary MacKillop được tất cả những người Úc tôn kính và Giáo hội đảm bảo rằng cuộc sống của Mẹ thánh thiện...
Sau những điều tra, học hỏi và nghiên cứu được bảo chứng bằng hai phép lạ hoàn tất thì nghi thức phong Chân phước được tổ chức. Đức cố Giáo hoàng John Paul ll đã tôn phong Chân phước cho Mẹ Mary MacKillop ngày 19/1/1995 tại sân đua ngựa Randwick ở Sydney.
Từ đó tới nay qua việc cổ súy và cầu nguyện Mẹ Mary lại thể hiện thêm phép lạ và được Ủy ban phong thánh và Đức Thánh Cha phê chuẩn thì nay vào ngày 17/10/2010 tại quảng trường Thánh Phêrô tại Roma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tuyên dương Mẹ lên hàng hiển thánh để cho Giáo Hội hoàn vũ tôn kính. Giáo Hội Úc Châu và toàn thể nước Úc đón nhận biến cố này một cách trọng thể với nhiều lễ hội tại địa phương cũng như cấp tiểu bang và Liên bang.
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Khởi đầu
Mẹ Mary MacKillop |
Mary là người chị cả trong gia đình 7 người con. Vì gia đình nghèo nên Mẹ không được học hành đến nơi đến chốn. Mẹ học từ chính ba của mình, đó là chuyện bình thường trong giai đoạn đầu của những người di dân đến Úc thời đó. Chúng ta có rất ít tài liệu về thời niên thiếu của mẹ. Có lẽ mẹ được học tại trường tiểu học St Francis và một hai học kỳ tại trườc Accademy... Có lẽ mẹ cùng gia đình sống một thời gian ở Portland; nhưng sau đó về Penola và về Adelaide. Có lẽ ông Alexander cũng theo dấu chân những người đi tìm vàng... Nhưng một việc chắc chắn là ông để lại cho con gái mình một gia sản đức tin và lòng đạo đức nhiệt thành.
Thập niên 1850
Mỏ vàng ở Ballarat được khám phá ra vào tháng 8/1851, đã làm dấy lên những đợt sóng ồ ạt người đổ về Ballarat và Bendigo trên toàn lãnh thổ Úc Châu. Vào những năm đó số vàng được tìm thấy ở Úc đã thu hút nhiều đợt sóng di dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về làm bộc phát lên nhiều đổi thay. Melbourne trở thành một thành phố đông đảo, giá nhà cửa và đất đai tăng vụt. Nhiều chuyến tầu đổ vào cảng Port Phillip Bay. Vì con số tới đông qúa nên Port Phillip Bay chứa không nởi nên nhiều chuyến tầu phải rời về cảng Adelaide... tạo nên nhiều dịch vụ nhưng cũng nhiều vấn đề.
Mary Mackillop làm thư ký và cô giáo
Mẹ đã làm thư ký cho nhà in và cửa tiệm văn phòng phẩm cho tổ hợp Sands và McDougall – sau đó cho Sands và Kenny – để kiếm tiền sinh sống. Sau này nhờ công sức của cha cô mà cô đã đạt được trình độ học vấn được Chính phủ địa phương ở Nam Úc thừa nhận, nên từ năm 1860 cô bắt đầu trở thành một cô giáo tại một trường Công giáo ở Portland (Victoria), với ít lương của chính phủ. Ngay sau đó cô đã thành lập một trường nội trú cho thiếu nữ. Chính trong công việc này mà cô được cha xứ Tenison Woods, vị linh mục mà cô đã gặp 4 năm trước đây hỗ trợ.
Khởi đầu tại Penola
Vào cuối năm 1865 cha Tenison Woods mời cô dạy học ở ngôi trường nhỏ tại Penola. Đầu năm 1866 cô dọn về tiểu bang Nam Úc với 2 người em gái và cậu em trai. Tại Penola từ một chuồng gia xúc bỏ hoang được mướn và người em trai là John MacKillop đã bỏ công sức làm việc cật lực để biến cái chuồng gia xúc này thành trường học. Trường mang tên là trường Bêlem do các sơ dòng thánh Giuse và Thánh tâm Chúa đảm trách. Trong dịp lễ kính thánh Giuse năm 1866, Mary MacKillop, là sơ đầu tiên của dòng thánh Giuse bắt đầu dạy học cho các em học sinh mặc dù mãi tới lễ Đức Mẹ lên trời năm 1867 sơ mới được khấn lần đầu tại Adelaide và được gọi là sơ Maria Thánh Gía. Ngày lễ thánh Giuse 19/3 hàng năm vẫn được coi là ngày khai sinh ra Tu Hội.
Adelaide – và vườn dầu
Giai đoạn 8 năm kế tiếp là một giai đoạn thử thách lớn lao cho sơ Maria Thánh Gía. Thời gian minh chứng cuộc đời mẹ gắn liền với danh xưng mẹ chọn. Chỉ nội trong 5 năm cộng đoàn của mẹ đã tăng vọt lên con số 120 sơ. Ý niệm các sơ phải tu trong dòng không được vào đời và tu hôi bị giới hạn trong giáo phận không được mở rộng thành hội dòng giáo hoàng dù tu hội đã được thành hình cả 30 năm đã tạo nên những cấm đoán ngăn cản từ các đấng bản quyền trong giáo phận. Mẹ Mary và các con cái của mẹ đã cảm nghiệm được lời của Thầy Chí Thánh: "Người ta sẽ trục xuất các con khỏi hội đường và xác tín là họ đang làm vinh danh Chúa..." Mẹ đã đối diện với những thảm trạng trên trong tình bác ái và khiêm hạ trung thành với đấng bản quyền.
Mary MacKillop – con người của Mẹ
Mẹ là một cô thiếu nữ trẻ 32 tuổi xuân không được thừa hưởng một trợ cấp hay bổng lộc nào. Danh tiếng của Mẹ được đồn xa tới tận Pháp quốc và Roma, tới Anh quốc và Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan quê cha đất tổ....Trước cảnh tũng quẫn, Mẹ đã nhận được nhiều lời tưởng thưởng và khích lệ.... Trong lần họp tổng tu hội lần đầu tiên tại Adelaide vào năm 1875 có nhiều những bất đồng và hiểu lầm... nhưng tất cả đều vượt qua...
Giờ lâm chung của Mẹ MacKillop
Dù mẹ thành công trong nhiều công cuộc, nhưng sự thông đạt giải tỏa được những thiên kiến và hiểu lầm đã theo mẹ trong suốt cuộc đời tới tận giờ lâm chung, đem lại cho mẹ những khổ đau đúng với tên xưng của mẹ là Maria Thập Tự. Trong năm cuối đời mẹ phải ngồi xe lăn và bại liệt vì chứng đột qụy. Cảm phục trước những hy sinh tận tụy của mẹ, chính phủ Tân tây Lan đã thiết lập con đường hỏa xa tới Dominion hầu mẹ có thể tới thăm viếng các nhà của dòng của mẹ mới mở ở đó.
Cuối cùng cái ngày cay nhiệt 8/8/1909 đã tới, cái ngày cướp đi sinh mạng của mẹ, nhưng đó cũng là ngày hồng phúc, vì chính qua cái chết mẹ được về gặp gỡ Đức Lang Quân của mẹ là Đức Giêsu Kitô.
"Bình an luôn ở đó"
Trong năm thánh 1925, mẹ tổng quyền Lawrence, cùng với sơ Francis đi tham dự cuộc triều yết Đức Thánh Cha tại nhà nghỉ mát Castel Gandolfo... nơi đây mẹ Lawrence gặp một nhóm sinh viên người Úc họ đã hỏi mẹ “Điều gì mẹ ghi nhớ nhất về mẹ Mary MacKillop?” Mẹ đã nhanh nhẹn trả "sự an bình... một sự bình an sâu thẳm từ nội tâm. Bất chấp những khổ đau, khó khăn thành công hay thất bại... sự bình an luôn luôn tỏa ra từ nội tâm của mẹ..."
Cảm nếm vinh quang
Mẹ Mary MacKillop hiểu rất rõ là dù ở đâu Melbourne, Portland, Penola, hay Adelaide? Và lúc nào Mẹ không hay, chỉ cóa Chúa biết! nhưng Mẹ sẽ được tháp nhập vào sự biến hình với Chúa Kitô. Chính niềm xác tín và sự tiên cảm đó giúp mẹ thắng vượt muôn vàn khó khăn và bền bỉ dấn thân... và cùng các sơ tới những nơi xa xôi hẻo lánh xa đô thị phồn hoa tiện nghi, thiếu thốn về mọi mặt ngay cả nhu cầu tâm linh như không có các linh mục lui tới để ban bí tích... Nhưng mẹ có thể thân thưa với Chúa như thánh Phêrô: “Lạy Chúa, thật là tuyệt hảo chúng con được ở nơi đây!” Đến những nơi như Jindabyne, Adaminaby và Nimmitabel hay chốn núi cao phủ tuyết Banjo Paterson. Tới các khu quặng mỏ xa xăm bát ngàn Kalgoorlie và Kelleberrin, Boulder và Southern Cross bên Tây Úc tới vùng Texas, Taroom, Diranbandi và Crow's Nest ở vùng đất Nữ Hoàng Queensland. Trong những nhà chòi đơn sơ nhưng đoá là những tu viện, có mai che thân cho hai nữ tu mà Đức Kitô sai đi... tới các vùng xa xôi hẻo lánh bất chấp nóng lạnh nghèo khổ...
"Vùng đất mây trắng"
Vượt biển Tasmania Mẹ viết các lá thư mẹ đang lắng tai đi về các vùng đất phủ đầy tuyết để nghe được những điệu nhạc của người thổ dân Maoris mãi tận Remuera và Matata những vùng đất được tìm thấy từ thế kỷ trước và tới Paeroa, Rotorua, Whangarei là những vùng đất mới được khám phá vào các thập niên 1900 ở miền nam như Port Chalmers, Waimate và Temuka Các sơ của Mẹ đã sinh sống ở Temuka bốn năm trước khi vùng đất được nâng lên thành giáo phận Christ-church. Mẹ thật là người khai phá và đặt nền móng cho vùng đất Tân Tây Lan như Mẹ sai các sơ đi mở nhà ở Temuka một hải đảo phía nam của Tân Tây Lan dù Mẹ mới bắt đầu lập dòng ở Penola được 17 năm và Mẹ mới từ Roma trở về Úc được 8 năm.
Dù ở đâu và thời nào đi nữa các con cái mẹ luôn nghe văng vẳng bên tai lời Đức Kitô được vang vọng qua những lời xác tín của bà Ruth nói cho Naomi: "Bất cứ nơi nào con đi tới, dân tộc của mẹ cũng là dân tộc của con... Nơi nào con cắm lều, mẹ cũng sẽ ở đó với con... Nơi con an nghỉ cũng là chốn mẹ chết và được mai táng... và mẹ nguyện cầu dù sống hay chết không gì có thể tách lìa mẹ khỏi Thiên Chúa..."
Tinh thần của Mẹ Mary Thánh Giá
"Thiên ý của Chúa, cùng đích cuộc đời," là một trong các đề tài giảng thuyết hay nhất của Hồng Y Chân phước Newman. Nhìn vào mẫu gương của Đức Maria có lẽ nhân đức trổi vượt ngời sáng nhất của Mẹ là rộng mở tâm lòng trước tôn ý Thiên Chúa. Như chính Thầy Chí Thánh đã kêu lên cùng Thiên Chúa Cha: "Bất luận điều chi làm đẹp Cha, con hằng quyết thực hiện." (St. John viii, 29.) Tương tự như lời mời gọi: "Hãy lên hoàn thiện như Cha các con ngự trên trời là Đấng hoàn thiện." (Mathêu v, 48.)
Một sơ gìa của dòng đã viết về những khổ đau và thử thách của Mẹ MacKillop như sau: "Đối với tôi cuộc đời của Mẹ Mary MacKillop từ ngày lập dòng cho tới giờ chết là một cuộc tử đạo dai dẳng. Mẹ chịu cam khổ cả về thể xác lẫn tinh thần. Mẹ bị đối xử thật bất công và bị hạ nhục. Nhưng tình yêu Mẹ dành cho con cái của Mẹ là niềm vui và sức mạnh cho Mẹ như có lần Mẹ đã thốt lên: "Khi nào mẹ chết tu hội sẽ phát triển. Mẹ cố gắng dọn con đường êm xuôi cho người kế vị Mẹ. Mẹ biết Chúa Giêsu chọn phần tốt nhất cho mẹ và mẹ tạ ơn Chúa cho mẹ được thông phần khổ đau với Chúa."
Đi tìm tôn ý Chúa
Mẹ chia sẻ là mẹ cảm nghiệm được rằng: nếu muốn thực thi tôn ý Chúa thì phải có nhân đức anh hùng vì tình yêu Chúa thì hay đi ngược lại với khát vọng và mơ ước bình thường của bản tính con người chúng ta như có lần mẹ chia sẻ: "Trong một thánh lễ lúc hiệp lễ mà mẹ không thể cầm lòng cầm trí cầu nguyện được! mẹ chỉ biết trao hiến trọn vẹn mẹ cho tình yêu của Chúa... và trao hiến trọn vẹn là dâng hiến từ những điều nhỏ nhặt nhất đền những người mà Chúa gửi đến cho mẹ yêu thương săn sóc... Lúc ấy mẹ sẵn lòng chấp nhận sống trong tăm tối và bị cấm cản suốt đời ngay cả chịu đau khổ đời này lẫn đời sau ngoại trừ một khát vọng duy nhất là đừng để mẹ xa lìa Chúa nhưng giúp mẹ luôn biết phục vụ Chúa và thực thi tôn ý Chúa muốn cho mẹ và cho các thụ tạo của Chúa..."
Khi nhận được tin Đức Thánh Cha can thiệp giải quyết những vấn đề cho mẹ đã về tới giáo phận vào năm 1870, Mẹ thốt lên: "Ngợi khen chúc tụng Thánh Ý Chúa." Và năm 1871, lúc mẹ chịu một thánh giá nặng nề cho chính cuộc sống của mẹ, mẹ đã thốt lên: "Con không biết phải nói sao về cảm xúc của con, nhưng con vui mừng vì biết Chúa ở gần con hơn lúc nào hết. Con cảm nghiệm được sự thanh thản, sự hiện diện tốt lành của Chúa mà con sẽ nhớ mãi suốt đời!" Vào năm 1872, một năm sau khi Đức Giám mục Sheil qua đời, vẫn còn nhiều điều đáng buồn xảy ra cho Giáo phận Adelaide Nam Úc. Mẹ đã viết tâm sự cùng cha Woods như sau: "Cầu xin Chúa giúp cho giaó phận vượt qua được những thương đau." Cũng cùng năm ấy mẹ viết: "Lạy Chúa nhân từ, Chúa biết con đau khổ khi nhìn thấy những người con yêu bị đau khổ, con tha thiết xin Chúa thể hiện thánh ý Chúa nơi con và ban cho con chỉ tìm được an vui nơi Chúa trên thiên quốc và trong tthánh ý của Chúa mà thôi."
Một sơ gìa trong Tu hội đã ghi lại tư tưởng trong bài chia sẻ của Mẹ MacKillop nhu sau: "Chúng ta không làm theo ý của chúng ta, nhưng chúng ta phải tìm bước đi trong con đường Chúa muốn và dọn sẵn cho chúng ta. .. nên Tôn ý Chúa là trên hết dù chúng ta phải vác thêm thập gía và chịu thêm nhiều đau khổ vì chúng ta chỉ có thể an nghỉ khi chúng ta đi về với Ngài." Khi phải đối diện với nhiều lo lắng và đau khổ vào năm 1877, mẹ đã ghi lại: "Chúng ta hãy làm theo tôn ý Đấng chúng ta yêu mến, và đừng khát vọng gì cho cuộc sống hay sự chết ngoại trừ điều làm đẹp lòng Chúa; đừng để điều chi của trần thế vương vấn trong tâm hồn chúng ta ngoại trừ tình yêu Chúa và dành trọn cho mình Ngài mà thôi!"
Tín thác vào Chúa
"Chúng ta đừng bận tâm lo lắng cho tương lai của Tu hội, mẹ không lo vì Chúa Đấng muốn Tu hội thành hình sẽ lo lắng cho Tu hội." Tư tưởng này phản ánh lời Thánh vịnh: "Hãy phó thác vận mệnh bận trong tay Chúa, Ngài sẽ lo lắng cho bạn." (TV. 54, 23.) "Chúng ta hãy phó thác tất cả cho Chúa và nguyện xin Chúa hướng dẫn chúng ta trong mọi sự theo Ý Chúa. Khi suy tưởng về điều này chúng ta hãy thân thưa cùng Chúa: "Lạy Chúa xin hãy dùng con theo thánh ý Chúa."
Có lẽ chúng ta đã nói đủ về điểm này vì đau khổ và thử thách như gắn liền với vận mệnh của mẹ, nhưng mẹ lúc nào cũng nhìn thấy đó là thánh ý của Chúa và là một ơn lành Chúa gửi đến cho mẹ.
Mary MacKillop – Đức Tin Cậy Mến
Giáo hội luôn nhìn vào ba nhân đức đối thần này để định giá sự thánh thiện của một người nào đó. Thật vậy trong mọi chặng đường sống nào của mẹ MacKillop, ba nhân đức này lúc nào cũng trổi vượct.
Đức Tin sâu xa
Qua niềm tin mẹ nhìn thấy bàn tay Chúa trong mọi biến cố. Như năm 1883 mẹ viết từ Sydney vì mẹ buộc phải đổi về Sydney, xa vắng các sơ yêu qúi của mẹ ở Adelaide, trong đêm tăm tối mẹ chia sẻ: "Chúng ta có nhiều đau khổ và sẽ còn khổ đau nhưng thử thách không làm suy giảm hạnh phúc của chúng ta ngược lại chúng thanh luyện chúng ta, và đem trái tim chúng ta tới gần Thiên Chúa hơn. Cảm nghiệm này có nơi mỗi người, nên mẹ khẩn khoản nài xin chúng con mỗi người hãy chấp nhận thánh gía ngoại cảnh để xây dựng lẫn nhau trở nên những sơ đích thực của Tu hội thánh Giuse và là những phu quân khiêm hạ của vì Thiên Chúa khiêm nhường. Hãy lãnh nhận thương đau để kết hợp với Thiên Chúa."
"Chúng con biết rằng tình thân ái thường là những vết thương không tên từ sự tùng phục những điều nhỏ nhặt hay do những phê bình nhận xét thường ngày. Những điều này thường xảy đến nhưng các con cần biết rằng thánh gía lớn và nặng thì Chúa thường đặt để trên vai bề trên. Mẹ chia sẻ điều này để các con được vui mừng hạnh phúc và những đau khổ mẹ chịu không hóa ra luống công."
Chắc chắn đức tin của Mẹ MacKillop thật vững mạnh nếu không làm sao mẹ vượt thắng nổi những thánh giá khuyếch xù và những hiểu lầm to tát bất công xảy đến cho mẹ! Thật đúng đường lối của Chúa thì khác với đường lối của con người! Một sơ lớn tuổi nói: "Mẹ MacKillop có những lúc tăm tối buồn chán! Tôi có hỏi mẹ và mẹ trả lời: 'Thật đáng thương vì mẹ đã không biết lợi dụng mọi đau khổ như tình thương Chúa gửi để thanh luyện tâm hồn của mẹ, ngược lại nhiều khi còn than trách Đấng Hóa Công..."
Đức cậy tuyệt đối
Chúng ta không cần nói nhiều về nhân đức này vì cả cuộc đời của mẹ thể hiện và nói nên niềm cậy trông tín thác tuyệt đối vào Chúa, Đấng thống trị cõi lòng và tâm hồn của mẹ. Dù gặp khó khăn trăm bề, chống đối tứ phía, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, vậy mà mẹ không chùn bước và không ngừng mở rộng vòng tay chia sẻ với những người túng quẫn. Viết cho một sơ nản lòng chùn bước mẹ viết: "Con hãy vững lòng cậy trông can đảm giữa những khó khăn thử thách, vì Đức Lang Quân của con gửi cho con để con chạy tới Ngài và giúp con tới gần Ngài hơn." Vào năm 1874, lúc đợi chờ Tòa thánh châu phê luật dòng, mẹ viết: "Thiên Chúa toàn năng có thể làm được mọi sự, còn chúng ta thì không biết được điều xảy đến có tốt đẹp hay không! Nhưng chúng ta xác tín rằng ‘chúng ta ở trong tay của Giáo Hội thì chẳng có gì phải lo!”
Viết cho Đức Cha Reynolds, Đức Hồng Y Simeoni, chủ tịch thánh bộ Giám mục và Dòng tu viết "Ở Roma, sơ Mary tỏ ra rất bình thản, nói lên sự tín thác tuyệt đối vào Vị đại diện Chúa Kitô và đức cậy trông vào Thiên Chúa.
Đức Mến hăng nồng
Đức ái chân thành của mẹ bao gồm tình yêu Chúa và tình thương cận nhân. Cả cuộc đời của mẹ lúc nào cũng qui hướng về tình yêu Chúa. Những lời mẹ cầu xin, những bài viết của mẹ và các lời khuyên dạy của mẹ thấm nhuần tình bác ái. Đức Tổng Giám Mục Vaughan thâu vén tình yêu của Đức Kitô trong đời của mẹ nhờ thế mà mẹ trải rộng tình yêu tới cho mọi người dân Úc sống rải rác trên châu lục bao la xa xôi hẻo lánh này.
Một sơ gìa biết về mẹ đã viết: "Ngay từ giây phút gặp mẹ, mẹ đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu xa, thái độ hiếu khách và lịch thiệp của mẹ... dù mẹ bận rộn trăm bề, thế mà mẹ luôn có giờ để an ủi, giúp đỡ những người gặp khó khăn... đặc biệt mẹ dành yêu thương cho những người nghèo khổ và cho giới trẻ. Những lần đi thăm viếng các sơ, thấy các sơ thiếu thốn mẹ khích lệ:”Mẹ vui khi thấy chúng con khoẻ mạnh, an vui và quảng đại hài lòng với những thiếu thốn”, nhưng mặt khác mẹ cố gắng cung ứng cho các sơ những gì cần thiết để có được một cuộc sống tiện nghi hơn...
Mẹ ít khi nhắc tới các việc mẹ làm giúp cho người khác, như chỉ mình Chúa biết mà thôi, như khi các sơ dòng Đaminh tới Adelaide, mẹ đã đi gặp cha chính địa phận và hiến tặng tu viện ở đường Franklin cho qúi sơ, trong lúc đó các sơ của dòng mẹ dọn về một cái nhà nhỏ ở đường Gouger. Cũng như khí các sơ dòng Mercy tới, Mẹ đưa các sơ đi thăm các trường của dòng và sẵn sàng hiến tặng cho các sơ một trường tùy theo các sơ lựa chọn. Các sơ đã chọn ngôi trường ở đường Russell. Mẹ cũng tặng ngôi trường ở Gawler cho các sơ dòng Good Samaritan."
Tóm lại tình thương săn sóc cho các hội viên, những người túng nghèo lúc nào cũng ươm tràn tâm lòng của mẹ.
Đời cầu nguyện tha thiết
Theo cha Woods và xem xét qua những suy tư trong các bài viết của mẹ thì sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa qua tâm tình cầu nguyện là nét ưu việt của đời sống thiêng liêng và nội tâm của mẹ. Ví dụ khi hay tin má qua đời, mẹ đã vào thẳng nhà nguyện và cầu nguyện cả hai tiếng trước Thánh Thể Chúa. Linh mục O'Neill viết: "Mẹ Mary yêu thích cầu nguyện, nhiều người đã chứng kiến việc mẹ ngây ngất thức với Chúa vào thứ năm tuần thánh hàng năm. Gương mặt rạng ngời như được xuất thần và tâm hồn mẹ ngất ngây như hòa nhập tâm tư của Đức Giêsu trước giờ Ngài trao hiến vì yêu thương thế trần."
Một điều hiển nhiên là mẹ rập khuôn theo tinh thần của cha linh hướng là linh mục Woods, với một tình yêu lớn lao và niềm sùng kính sâu xa dành cho Đức Maria, Người mẹ tuyệt mỹ và đáng yêu đáng mến của nhân loại."
Đức phục tùng tuyệt đối vào vị đại diện Chúa Kitô
Theo tinh thần của cha ông luôn trung thành với vị Đại diện Chúa Kitô nơi trần thế nên "Roma phán là quyết!"
Vào năm 1873 mẹ lặn lội đi hành hương về đế đô La Mã khiêm hạ xin Đức Thánh Cha phê chuẩn công cuộc mẹ đang thực hiện. Từ Roma mẹ viết về cho các sơ: "Mẹ không có lấy một người quen ở đây... Mẹ biết Chúa sẽ chúc lành cho công việc của chúng ta... Vào Chúa nhật lễ hiện xuống, mẹ hạnh phúc được triều yết Đức Thánh cha Piô IX, Ngài ấu yếm ban phép lành cho mẹ và các sơ yêu qúi của mẹ... Mẹ cảm nghiệm được tình phụ tử của vị đại diện Chúa Kitô khi ngài đặt tay trên đầu của mẹ..."
Rome phán quyết
Mẹ phải ở lại Âu Châu gần một năm đợi chờ quyết định của Roma. Suốt thời gian đó mẹ rất bình thản vì mẹ hoàn toàn đặt niềm tin tưởng và phán quyết chính đáng của Đức Thánh Cha như đó là thánh ý của Thiên Chúa. Cho tới ngày 21/4/1874, mẹ mới nhận được thư của Đức Hồng Y Franchi, chủ tịch của thánh bộ Truyền giáo viết như sau:
"Thưa Mẹ đáng kính, tôi xin chuyển đến mẹ bản hiến pháp được nhuận chính cho bộ luật mới của Tu hội của mẹ, thể theo yêu cầu của thánh bộ các dòng tu, sau khi đã được xem xét kỹ lưỡng và chuyển tới cho tôi. Căn cứ theo bản hiến luật mới này thì bản hiến luật cũ của Tu hội Thánh Giuse không được Tòa thánh châu phê. Tuy thế tôi hết lòng khen ngợi các việc làm của Tu hội của qúi sơ đang thực hiện để đem lại niềm hy vọng cho châu lục rộng lớn mênh mông của Úc Châu."
Điều đáng nói ở đây là niềm vui và sự hài lòng về những tu chính hiến pháp của Roma dành cho tu hội và mẹ chia sẻ niềm vui lớn lao này với nhiều bạn bè tại Úc, như cha O'Neill chia sẻ mục tiêu của Mẹ Mary trong chuyến đi Roma là tìm kiếm sự phê chuẩn Hiến pháp tu hội của Đức Thánh Cha và giờ này ước mơ của mẹ đã thành tựu dù hiến luật có bị sửa đổi nhiều... Mẹ có thể nhìn thấy viễn ảnh Tu hội trẻ trung của mẹ được Giáo hội chúc lành để được kiên vững mà tiến lên và phát triển qua các thế hệ tương lai.
Khó khăn thêm chồng chất
Dù được kiện cường do sự châu phê hiến pháp mới của tu hội, nhưng nhiều khó khăn khác ập tới như nhiều người ủng hộ tu hội trước đây bây giờ giã từ vì họ cho rằng hiến pháp mới không phù hợp với ý tưởng họ đề nghị trước đây! Trước thảm trạng này mẹ đã viết cho các sơ: "các sơ thân mến, dù hiến pháp được sửa chữa nhiều nhưng các con hãy đón nhận với con mắt đức tin là Chúa dùng Thánh bộ để soi dẫn ý Ngài cho tu hội..."
Chân phước (Á Thánh) & Hiển Thánh
Mary MacKillop, vị nữ thánh đầu tiên xứ Úc |
Sau những điều tra, học hỏi và nghiên cứu được bảo chứng bằng hai phép lạ hoàn tất thì nghi thức phong Chân phước được tổ chức. Đức cố Giáo hoàng John Paul ll đã tôn phong Chân phước cho Mẹ Mary MacKillop ngày 19/1/1995 tại sân đua ngựa Randwick ở Sydney.
Từ đó tới nay qua việc cổ súy và cầu nguyện Mẹ Mary lại thể hiện thêm phép lạ và được Ủy ban phong thánh và Đức Thánh Cha phê chuẩn thì nay vào ngày 17/10/2010 tại quảng trường Thánh Phêrô tại Roma, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tuyên dương Mẹ lên hàng hiển thánh để cho Giáo Hội hoàn vũ tôn kính. Giáo Hội Úc Châu và toàn thể nước Úc đón nhận biến cố này một cách trọng thể với nhiều lễ hội tại địa phương cũng như cấp tiểu bang và Liên bang.
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
Vatican lạc quan về việc Phong Thánh cho ĐHY Newman trong tương lai
Tiền Hô
16:35 19/09/2010
Birmingham, Anh Quốc, 19 Tháng Chín 2010 (CNA/EWTN) - Phát biểu với các nhà báo ngay sau Lễ Phong Chân Phước cho ĐHY John Henry Newman chưa đầy một giờ, phát ngôn viên Vatican - Cha Lombardi bày tỏ sự lạc quan vào việc ĐHY Newman sẽ sớm được Phong Thánh. Có một "khả năng chắc chắn" rằng, ĐHY cũng sẽ được tôn phong “Tiến sĩ Hội Thánh”.
Vị phát ngôn viên Vatican được hỏi là, nếu ĐGH Benedict đã có ý định phong Chân phước cho ĐHY John Henry Newman thì ĐGH hẳn cũng nhiệt tâm trong việc Phong Thánh cho Ngài. Trả lời cách thẳng thắn, Cha Lombardi nói rằng, các thủ tục chính thức cần phải được điều tra nhiều hơn nữa trước khi điều này có thể xảy ra, và ĐGH "rất tôn trọng" các quy tắc. Phải có một sắc lệnh của ĐGH xác nhận có một phép lạ thứ hai thì vị Chân Phước mới trở thành một vị Thánh thực sự chính thức. Nhưng Cha nói thêm: "chúng tôi tin tưởng rằng, rồi Ngài cũng sẽ được Phong Thánh".
Cha Lombardi nhận xét, sau khi được phong Chân Phước, đặc biệt là việc này lại do chính ĐGH chủ phong, thì sẽ có rất nhiều sự chú ý và lòng sùng kính vị Chân Phước này. Cha nghĩ là sẽ có rất nhiều người cầu nguyện xin ĐHY Newman cầu bầu giúp và Cha nói mình "lạc quan" về tiến trình thực hiện việc phong thánh cho Ngài.
Về khả năng Đức Chân Phước Newman được tuyên phong là “Tiến sĩ Hội Thánh", Cha nói rằng, trên máy bay từ Rôma sang Vương quốc Anh, ĐGH cũng rất dè dặt về vấn đề này. ĐGH đã thực hiện các công việc xem xét về tầm quan trọng trong tư tưởng của ĐHY Newman.
Trong hoàn cảnh này, Cha Lombardi nói là khả năng đó sẽ "tự phát sinh" sau khi Ngài được Phong Thánh. Thêm nữa, sự hiểu biết về tầm quan trọng và công nghiệp của Đức Chân Phước đang lan rộng, Cha Lombardi nghĩ rằng "khả năng chắc chắn là ĐGH sẽ thực hiện theo chiều hướng này".
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/vatican-confident-about-future-canonization-of-newman/)
Vị phát ngôn viên Vatican được hỏi là, nếu ĐGH Benedict đã có ý định phong Chân phước cho ĐHY John Henry Newman thì ĐGH hẳn cũng nhiệt tâm trong việc Phong Thánh cho Ngài. Trả lời cách thẳng thắn, Cha Lombardi nói rằng, các thủ tục chính thức cần phải được điều tra nhiều hơn nữa trước khi điều này có thể xảy ra, và ĐGH "rất tôn trọng" các quy tắc. Phải có một sắc lệnh của ĐGH xác nhận có một phép lạ thứ hai thì vị Chân Phước mới trở thành một vị Thánh thực sự chính thức. Nhưng Cha nói thêm: "chúng tôi tin tưởng rằng, rồi Ngài cũng sẽ được Phong Thánh".
Cha Lombardi nhận xét, sau khi được phong Chân Phước, đặc biệt là việc này lại do chính ĐGH chủ phong, thì sẽ có rất nhiều sự chú ý và lòng sùng kính vị Chân Phước này. Cha nghĩ là sẽ có rất nhiều người cầu nguyện xin ĐHY Newman cầu bầu giúp và Cha nói mình "lạc quan" về tiến trình thực hiện việc phong thánh cho Ngài.
Về khả năng Đức Chân Phước Newman được tuyên phong là “Tiến sĩ Hội Thánh", Cha nói rằng, trên máy bay từ Rôma sang Vương quốc Anh, ĐGH cũng rất dè dặt về vấn đề này. ĐGH đã thực hiện các công việc xem xét về tầm quan trọng trong tư tưởng của ĐHY Newman.
Trong hoàn cảnh này, Cha Lombardi nói là khả năng đó sẽ "tự phát sinh" sau khi Ngài được Phong Thánh. Thêm nữa, sự hiểu biết về tầm quan trọng và công nghiệp của Đức Chân Phước đang lan rộng, Cha Lombardi nghĩ rằng "khả năng chắc chắn là ĐGH sẽ thực hiện theo chiều hướng này".
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/news/vatican-confident-about-future-canonization-of-newman/)
Lyon khánh thành đại chủng viện mới
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:51 19/09/2010
Lyon, Pháp Quốc - Khu vực Đại Chủng Viện mới Thánh Irénée vừa được khánh thành hôm qua, Thứ Bảy, 18/09/2010. Tất cả các giám mục của 8 giáo phận thuộc giáo tỉnh Lyon đều có mặt trong buổi lễ này. Ngoài ra, các giám mục của 8 giáo phận khác có gửi chủng sinh của mình trong quá trình đào tạo cũng có mặt trong dịp này. Đặc biệt, còn có sự hiện diện của Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp, Tổng Giám Mục Luigi Ventura.
Đại Chủng Viện mới tọa lạc trên đỉnh đồi thuộc khu vực Lyon Cổ nằm sát bên Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Fourvières. Đại Chủng Viện tiếp nhận các chủng sinh thuộc 8 giáo phận trong giáo tỉnh gửi đến, bao gồm: Annecy, Belley-Ars, Chambéry, Grenoble, Lyon, Saint-Etienne, Valence và Viviers. Ngoài ra, 8 giáo phận khác không thuộc giáo tỉnh Lyon cũng gửi chủng sinh của mình đến đây, gồm có: Autun, Belfort-Montbéliard, Besançon, Clermont, Dijon, Le Puy, Moulins và Saint-Claude.
Năm nay, có 54 chủng sinh ở độ tuổi trung bình 25 được đào tạo tại đây. Các nhà đào tạo là một đội ngũ gồm có 7 linh mục. Giai đoạn Triết Học, các chủng sinh học tại Chủng Viện, còn giai đoạn Thần Học theo tại Học Viện Công Giáo Lyon.
Ngày khánh thành Đại Chủng Viện mới, khách tham quan có thể thăm các phòng học, nhà nguyện, thư viện với 35 ngàn đầu sách, cũng như các phòng họp nhóm. Để tăng cường tình huynh đệ, các chủng sinh được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 5 đến 6 thành viên.
Đại Chủng Viện của giáo phận Lyon được mang tên vị giám mục đệ nhị của giáo phận, đồng thời là thần học gia vào bậc nhất trong Giáo Hội, thánh Irénée. Đại Chủng Viện này được xây dựng trên bình nguyên Sainte Foy lès Lyon và được duy trì hoạt động cho mãi đến năm 2008.
Đại Chủng Viện mới được xây dựng với kinh phí là 12,7 triệu euros. Dự án này cần đến sự huy động rất lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với những ai quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, thì công cuộc đào tạo chủng sinh để trở thành các linh mục là điều hết sức khẩn thiết.
Đại Chủng Viện mới tọa lạc trên đỉnh đồi thuộc khu vực Lyon Cổ nằm sát bên Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Fourvières. Đại Chủng Viện tiếp nhận các chủng sinh thuộc 8 giáo phận trong giáo tỉnh gửi đến, bao gồm: Annecy, Belley-Ars, Chambéry, Grenoble, Lyon, Saint-Etienne, Valence và Viviers. Ngoài ra, 8 giáo phận khác không thuộc giáo tỉnh Lyon cũng gửi chủng sinh của mình đến đây, gồm có: Autun, Belfort-Montbéliard, Besançon, Clermont, Dijon, Le Puy, Moulins và Saint-Claude.
Năm nay, có 54 chủng sinh ở độ tuổi trung bình 25 được đào tạo tại đây. Các nhà đào tạo là một đội ngũ gồm có 7 linh mục. Giai đoạn Triết Học, các chủng sinh học tại Chủng Viện, còn giai đoạn Thần Học theo tại Học Viện Công Giáo Lyon.
Ngày khánh thành Đại Chủng Viện mới, khách tham quan có thể thăm các phòng học, nhà nguyện, thư viện với 35 ngàn đầu sách, cũng như các phòng họp nhóm. Để tăng cường tình huynh đệ, các chủng sinh được chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 5 đến 6 thành viên.
Đại Chủng Viện của giáo phận Lyon được mang tên vị giám mục đệ nhị của giáo phận, đồng thời là thần học gia vào bậc nhất trong Giáo Hội, thánh Irénée. Đại Chủng Viện này được xây dựng trên bình nguyên Sainte Foy lès Lyon và được duy trì hoạt động cho mãi đến năm 2008.
Đại Chủng Viện mới được xây dựng với kinh phí là 12,7 triệu euros. Dự án này cần đến sự huy động rất lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với những ai quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, thì công cuộc đào tạo chủng sinh để trở thành các linh mục là điều hết sức khẩn thiết.
Đức Thánh Cha tưởng nhớ những công dân Anh chết trong cuộc chiến chống Đức Quốc Xã
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:52 19/09/2010
ROMA, (Zenit.org) - Trong khi Vương Quốc Anh kỷ niệm 70 năm Trận Không Chiến tại Anh vào năm 1940, Đức Thánh Cha đã tưởng nhớ tất cả những công dân Anh đã hy sinh đời mình chiến đấu chống lại Đức Quốc Xã.
« Đối với tôi, người từng sống và chịu đựng những đau khổ liên quan đến những ngày đen tối của chế độ Đức Quốc Xã tại Đức, thật là cảm động được hiện diện nơi đây cùng quý vị trong dịp này để tưởng nhớ đến đông đảo những người con của đất nước đã anh dũng hy sinh nhằm chống lại những thế lực của ý thức hệ khủng khiếp này », Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng trong thánh lễ phong chân phước Hồng Y John Henry Newman, hôm nay, Chúa Nhật 19/09/2010 tại Cofton Park, thành phố Birmingham.
« Cách đặc biệt, ý nghĩ của tôi trở về thành phố láng giềng Coventry, vốn bị hàng loạt bom đạn tàn phá trong suốt tháng 11 năm 1940 và bị mất mát nặng nề về mạng người », ngài nói tiếp.
« Bảy mươi năm sau, chúng ta tưởng nhớ với những tình cảm của sự hổ thẹn và ghê tởm, của cái giá kinh khủng về mạng sống cũng như những tàn phá do chiến tranh gây ra. Chúng ta lặp lại ý định hành động vì hòa bình và hòa giải ở nơi nào có sự đe dọa của xung đột », Đức Thánh Cha bày tỏ.
Trận Chiến tại Anh là một chiến dịch không quân do quân đội Đức tuyên chiến với mục đích phá hủy lực lượng không quân Anh. Trận Chiến này kéo dài đến tận mùa xuân năm 1941 với khoảng 30.000 người chết mà phần lớn là người dân, 2 triệu nhà cửa bị phá hủy. Những con số liên quan đến những phi cơ tham chiến về phía Anh bị mất khoảng 900 máy bay, và khoảng 1.700 đối với phía Đức.
Đại Chủng Viện mới được xây dựng với kinh phí là 12,7 triệu euros. Dự án này cần đến sự huy động rất lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với những ai quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, thì công cuộc đào tạo chủng sinh để trở thành các linh mục là điều hết sức khẩn thiết.
« Đối với tôi, người từng sống và chịu đựng những đau khổ liên quan đến những ngày đen tối của chế độ Đức Quốc Xã tại Đức, thật là cảm động được hiện diện nơi đây cùng quý vị trong dịp này để tưởng nhớ đến đông đảo những người con của đất nước đã anh dũng hy sinh nhằm chống lại những thế lực của ý thức hệ khủng khiếp này », Đức Thánh Cha đã nói trong bài giảng trong thánh lễ phong chân phước Hồng Y John Henry Newman, hôm nay, Chúa Nhật 19/09/2010 tại Cofton Park, thành phố Birmingham.
« Cách đặc biệt, ý nghĩ của tôi trở về thành phố láng giềng Coventry, vốn bị hàng loạt bom đạn tàn phá trong suốt tháng 11 năm 1940 và bị mất mát nặng nề về mạng người », ngài nói tiếp.
« Bảy mươi năm sau, chúng ta tưởng nhớ với những tình cảm của sự hổ thẹn và ghê tởm, của cái giá kinh khủng về mạng sống cũng như những tàn phá do chiến tranh gây ra. Chúng ta lặp lại ý định hành động vì hòa bình và hòa giải ở nơi nào có sự đe dọa của xung đột », Đức Thánh Cha bày tỏ.
Trận Chiến tại Anh là một chiến dịch không quân do quân đội Đức tuyên chiến với mục đích phá hủy lực lượng không quân Anh. Trận Chiến này kéo dài đến tận mùa xuân năm 1941 với khoảng 30.000 người chết mà phần lớn là người dân, 2 triệu nhà cửa bị phá hủy. Những con số liên quan đến những phi cơ tham chiến về phía Anh bị mất khoảng 900 máy bay, và khoảng 1.700 đối với phía Đức.
Đại Chủng Viện mới được xây dựng với kinh phí là 12,7 triệu euros. Dự án này cần đến sự huy động rất lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với những ai quan tâm đến tương lai của Giáo Hội, thì công cuộc đào tạo chủng sinh để trở thành các linh mục là điều hết sức khẩn thiết.
Những trường Đại Học tốt nhất Thế Giới
Trần Mạnh Trác
22:06 19/09/2010
Thomson Reuters, hãng thông tấn hàng đầu cung cấp tin tức cho doanh nghiệp và chuyên gia vừa tổng kết bảng danh sách 200 trường đại học tốt nhất thế giới niên học 2010-2011.
Trên nửa số (3/5) là các Đại Học nói tiếng Anh (120: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan), đó là chưa kể các ĐH ở Ấn, Hongkong và Singapore cũng dùng tiếng Anh.
Đại Học không dùng tiếng Anh cao nhất là Swiss Federal Institute of Technology Zurich của Thụy Sĩ hạng 15, kế đến là University of Tokyo của Nhật đứng hạng 26. University of Hong Kong đứng hạng 21, đầu bảng của Á Châu, nhưng dùng tiếng Anh.
Hoa Kỳ có tới 72 ĐH lọt vào danh sách này, kế đến là Anh với 24 ĐH, Đức với 14 ĐH, Hòa Lan với 10 ĐH và Canada với 9 ĐH.
Pháp chỉ có 4 ĐH lọt vòng. Đứng đầu là Ecole Polytechnic hạng 39.
Trung Hoa chỉ có 6 ĐH (ĐH Bắc Kinh hạng 37). Nhưng kể chung các ĐH dùng tiếng Quan thọai thì Trung Hoa cộng với Taiwan, Hongkong và Singapore tổng cộng được 16 ĐH.
Nhật được bao nhiêu? 5, ĐH Tokyo hạng 26
Còn Đại hàn? 4, ĐH Pohang hạng 28
Ấn độ: 0! năm nay lọt sổ.
Thế Việt Nam thì sao? Hồi xưa miền Nam VN có Viện ĐH Saigon cũng sáng giá, nhưng sau 1975 thì không còn nữa. Hiện Việt Nam chưa có 1 ĐH nào trong danh sách 200 viện tốt nhất. Chính phủ VN tuyên bố sẽ có một trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế trong một tương lai gần, nhưng thời biểu không được rõ.
Sau đây là tòan bảng của Thomson Reuters
(Thứ tự, Tên, Quốc gia, Điểm.)
1,Harvard University,United States,96.1
2,California Institute of Technology,United States,96.0
3,Massachusetts Institute of Technology,United States,95.6
4,Stanford University,United States,94.3
5,Princeton University,United States,94.2
6,University of Cambridge,United Kingdom,91.2
6,University of Oxford,United Kingdom,91.2
8,University of California Berkeley,United States,91.1
9,Imperial College London,United Kingdom,90.6
10,Yale University,United States,89.5
11,University of California Los Angeles,United States,87.7
12,University of Chicago,United States,86.9
13,Johns Hopkins University,United States,86.4
14,Cornell University,United States,83.9
15,Swiss Federal Institute of Technology Zurich,Switzerland,83.4
15,University of Michigan,United States,83.4
17,University of Toronto,Canada,82.0
18,Columbia University,United States,81.0
19,University of Pennsylvania,United States,79.5
20,Carnegie Mellon University,United States,79.3
21,University of Hong Kong,Hong Kong,79.2
22,University College London,United Kingdom,78.4
23,University of Washington,United States,78.0
24,Duke University,United States,76.5
25,Northwestern University,United States,75.9
26,University of Tokyo,Japan,75.6
27,Georgia Institute of Technology,United States,75.3
28,Pohang University of Science and Technology,Republic of Korea,75.1
29,University of California Santa Barbara,United States,75.0
30,University of British Columbia,Canada,73.8
30,University of North Carolina,United States,73.8
32,University of California San Diego,United States,73.2
33,University of Illinois - Urbana,United States,73.0
34,National University of Singapore,Singapore,72.9
35,McGill University,Canada,71.7
36,University of Melbourne,Australia,71.0
37,Peking University,China,70.7
38,Washington University Saint Louis,United States,69.9
39,Ecole Polytechnic,France,69.5
40,University of Edinburgh,United Kingdom,69.2
41,Hong Kong University of Science and Technology,Hong Kong,69.0
42,Ecole Normale Superieure, Paris,France,68.6
43,Australian National University,Australia,67.0
43,University of Göttingen,Germany,67.0
43,Karolinska Institute,Sweden,67.0
43,University of Wisconsin,United States,67.0
47,Rice University,United States,66.9
48,École Polytechnique Federale of Lausanne,Switzerland,66.5
49,University of Science and Technology of China,China,66.0
49,University of California Irvine,United States,66.0
51,Vanderbilt University,United States,65.9
52,University of Minnesota,United States,65.6
53,Tufts University,United States,65.2
54,University of California Davis,United States,65.0
55,Brown University,United States,64.9
56,University of Massachusetts,United States,64.7
57,Kyoto University,Japan,64.6
58,Tsinghua University,China,64.2
59,Boston University,United States,64.0
60,New York University,United States,63.9
61,University of Munich,Germany,63.0
61,Emory University,United States,63.0
63,University of Notre Dame,United States,62.8
64,University of Pittsburgh,United States,62.7
65,Case Western Reserve University,United States,62.2
66,Ohio State University,United States,62.1
67,University of Colorado,United States,61.6
68,University of Bristol,United Kingdom,61.4
68,University of California Santa Cruz,United States,61.4
68,Yeshiva University,United States,61.4
71,University of Sydney,Australia,61.2
72,University of Virginia,United States,61.1
73,University of Adelaide,Australia,60.7
73,University of Southern California,United States,60.7
75,William & Mary,United States,60.4
76,Trinity College Dublin,Ireland,60.3
77,King's College London,United Kingdom,59.7
78,Stony Brook University,United States,59.6
79,Korea Advanced Institute of Science and Technology Republic of Korea,59.5
79,University of Sussex,United Kingdom,59.5
81,University of Queensland Australia,Australia,59.1
81,University of York,United Kingdom,59.1
83,Ruprecht Karl University of Heidelberg,Germany,59.0
83,University of Utah,United States,59.0
85,Durham University,United Kingdom,58.9
86,London School of Economics and Political Science,United Kingdom,58.3
87,University of Manchester,United Kingdom,58.0
88,Royal Holloway, University of London,United Kingdom,57.9
89,Lund University,Sweden,57.8
90,University of Zurich,Switzerland,57.7
90,University of Southampton,United Kingdom,57.7
90,Wake Forest University,United States,57.7
93,McMaster University,Canada,57.6
94,University College Dublin,Ireland,57.5
95,University of Basel,Switzerland,57.3
95,George Washington University,United States,57.3
95,University of Arizona,United States,57.3
98,University of Maryland College Park,United States,57.2
99,Dartmouth College,United States,57.1
100,ENS De Lyon,France,57.0
101,Technical University of Munich,Germany,56.9
102,University of Helsinki,Finland,56.6
103,University of St. Andrews,United Kingdom,56.5
104,Rensselaer Polytechnic Institute,United States,56.4
105,Rutgers the State University of New Jersey,United States,56.3
106,Purdue University,United States,56.2
107,University of Cape Town,South Africa,56.1
107,National Tsing Hua University,Taiwan,56.1
109,Seoul National University,Republic of Korea,56.0
109,Pennsylvania State University,United States,56.0
111,Hong Kong Baptist University,Hong Kong,55.6
112,Tokyo Institute of Technology,Japan,55.4
112,Bilkent University,Turkey,55.4
114,Eindhoven University of Technology,Netherlands,55.3
115,National Taiwan University,Taiwan,55.2
115,University of Hawaii,United States,55.2
117,University of California Riverside,United States,55.1
118,University of Geneva,Switzerland,55.0
119,Catholic University of Leuven,Belgium,54.8
120,Nanjing University,China,54.6
120,Queen Mary, University of London,United Kingdom,54.6
122,Technical University of Denmark,Denmark,54.5
122,Michigan State University,United States,54.5
124,Ghent University,Belgium,54.4
124,Leiden University,Netherlands,54.4
124,Lancaster University,United Kingdom,54.4
127,University of Alberta,Canada,54.3
128,University of Glasgow,United Kingdom,54.2
129,Stockholm University,Sweden,54.0
130,University of Victoria,Canada,53.4
130,Osaka University,Japan,53.4
132,University of Freiburg,Germany,53.3
132,Tohoku University,Japan,53.3
132,University of Iowa,United States,53.3
135,University of Bergen,Norway,52.7
136,University of Lausanne,Switzerland,52.6
137,University of Sheffield,United Kingdom,52.5
138,University of Montreal,Canada,52.4
139,VU University Amsterdam,Netherlands,52.3
140,Pierre and Marie Curie University,France,52.2
140,University of Dundee,United Kingdom,52.2
142,University of Barcelona,Spain,52.1
143,Utrecht University,Netherlands,52.0
144,Wageningen University and Research Center,Netherlands,51.9
145,University of Auckland,New Zealand,51.8
145,University of Birmingham,United Kingdom,51.8
147,Alexandria University,Egypt,51.6
147,Uppsala University,Sweden,51.6
149,Hong Kong Polytechnic University,Hong Kong,51.4
149,University of Aberdeen,United Kingdom,51.4
151,Delft University of Technology,Netherlands,51.3
152,University of New South Wales,Australia,51.2
152,Birkbeck, University of London,United Kingdom,51.2
152,Newcastle University,United Kingdom,51.2
155,Pompeu Fabra University,Spain,51.1
156,Indiana University,United States,51.0
156,Iowa State University,United States,51.0
158,Medical College of Georgia,United States,50.7
159,Erasmus University Rotterdam,Netherlands,50.4
159,University of Delaware,United States,50.4
161,Arizona State University,United States,50.3
161,Boston College,United States,50.3
163,National Sun Yat-Sen University,Taiwan,50.2
164,Georgetown University,United States,50.1
165,University of Amsterdam,Netherlands,50.0
165,University of Liverpool,United Kingdom,50.0
167,Aarhus University,Denmark,49.9
168,University of Würzburg,Germany,49.8
168,University of Leeds,United Kingdom,49.8
170,University of Groningen,Netherlands,49.7
171,Sun Yat-sen University,China,49.6
172,Johann Wolfgang Goethe University Frankfurt am Main,Germany,49.4
173,Bielefeld University,Germany,49.3
174,Nanyang Technological University,Singapore,49.0
174,University of East Anglia,United Kingdom,49.0
174,University of Nottingham,United Kingdom,49.0
177,University of Copenhagen,Denmark,48.8
178,Monash University,Australia,48.5
178,Humboldt University of Berlin,Germany,48.5
178,University of Bonn,Germany,48.5
181,National Chiao Tung University,Taiwan,48.3
182,RWTH Aachen University,Germany,48.2
183,Middle East Technical University,Turkey,47.7
184,University of Exeter,United Kingdom,47.6
185,University of Twente,Netherlands,47.5
186,University of Konstanz,Germany,47.3
187,University of Innsbruck,Austria,47.2
187,Karlsruhe Institute of Technology,Germany,47.2
189,Eberhard Karls University, Tübingen,Germany,47.0
190,Yonsei University,Republic of Korea,46.9
190,Drexel University,United States,46.9
190,University of Cincinnati,United States,46.9
193,Dalhousie University,Canada,46.8
193,Royal Institute of Technology,Sweden,46.8
195,University of Vienna,Austria,46.7
196,Kent State University,United States,46.5
197,Zhejiang University,China,46.4
197,University of Illinois - Chicago,United States,46.4
199,Simon Fraser University,Canada,46.2
199,Swedish University of Agricultural Sciences,Sweden,46.2
Trên nửa số (3/5) là các Đại Học nói tiếng Anh (120: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Tân Tây Lan, Ái Nhĩ Lan), đó là chưa kể các ĐH ở Ấn, Hongkong và Singapore cũng dùng tiếng Anh.
Đại Học không dùng tiếng Anh cao nhất là Swiss Federal Institute of Technology Zurich của Thụy Sĩ hạng 15, kế đến là University of Tokyo của Nhật đứng hạng 26. University of Hong Kong đứng hạng 21, đầu bảng của Á Châu, nhưng dùng tiếng Anh.
Hoa Kỳ có tới 72 ĐH lọt vào danh sách này, kế đến là Anh với 24 ĐH, Đức với 14 ĐH, Hòa Lan với 10 ĐH và Canada với 9 ĐH.
Pháp chỉ có 4 ĐH lọt vòng. Đứng đầu là Ecole Polytechnic hạng 39.
Trung Hoa chỉ có 6 ĐH (ĐH Bắc Kinh hạng 37). Nhưng kể chung các ĐH dùng tiếng Quan thọai thì Trung Hoa cộng với Taiwan, Hongkong và Singapore tổng cộng được 16 ĐH.
Nhật được bao nhiêu? 5, ĐH Tokyo hạng 26
Còn Đại hàn? 4, ĐH Pohang hạng 28
Ấn độ: 0! năm nay lọt sổ.
Thế Việt Nam thì sao? Hồi xưa miền Nam VN có Viện ĐH Saigon cũng sáng giá, nhưng sau 1975 thì không còn nữa. Hiện Việt Nam chưa có 1 ĐH nào trong danh sách 200 viện tốt nhất. Chính phủ VN tuyên bố sẽ có một trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế trong một tương lai gần, nhưng thời biểu không được rõ.
Sau đây là tòan bảng của Thomson Reuters
(Thứ tự, Tên, Quốc gia, Điểm.)
1,Harvard University,United States,96.1
2,California Institute of Technology,United States,96.0
3,Massachusetts Institute of Technology,United States,95.6
4,Stanford University,United States,94.3
5,Princeton University,United States,94.2
6,University of Cambridge,United Kingdom,91.2
6,University of Oxford,United Kingdom,91.2
8,University of California Berkeley,United States,91.1
9,Imperial College London,United Kingdom,90.6
10,Yale University,United States,89.5
11,University of California Los Angeles,United States,87.7
12,University of Chicago,United States,86.9
13,Johns Hopkins University,United States,86.4
14,Cornell University,United States,83.9
15,Swiss Federal Institute of Technology Zurich,Switzerland,83.4
15,University of Michigan,United States,83.4
17,University of Toronto,Canada,82.0
18,Columbia University,United States,81.0
19,University of Pennsylvania,United States,79.5
20,Carnegie Mellon University,United States,79.3
21,University of Hong Kong,Hong Kong,79.2
22,University College London,United Kingdom,78.4
23,University of Washington,United States,78.0
24,Duke University,United States,76.5
25,Northwestern University,United States,75.9
26,University of Tokyo,Japan,75.6
27,Georgia Institute of Technology,United States,75.3
28,Pohang University of Science and Technology,Republic of Korea,75.1
29,University of California Santa Barbara,United States,75.0
30,University of British Columbia,Canada,73.8
30,University of North Carolina,United States,73.8
32,University of California San Diego,United States,73.2
33,University of Illinois - Urbana,United States,73.0
34,National University of Singapore,Singapore,72.9
35,McGill University,Canada,71.7
36,University of Melbourne,Australia,71.0
37,Peking University,China,70.7
38,Washington University Saint Louis,United States,69.9
39,Ecole Polytechnic,France,69.5
40,University of Edinburgh,United Kingdom,69.2
41,Hong Kong University of Science and Technology,Hong Kong,69.0
42,Ecole Normale Superieure, Paris,France,68.6
43,Australian National University,Australia,67.0
43,University of Göttingen,Germany,67.0
43,Karolinska Institute,Sweden,67.0
43,University of Wisconsin,United States,67.0
47,Rice University,United States,66.9
48,École Polytechnique Federale of Lausanne,Switzerland,66.5
49,University of Science and Technology of China,China,66.0
49,University of California Irvine,United States,66.0
51,Vanderbilt University,United States,65.9
52,University of Minnesota,United States,65.6
53,Tufts University,United States,65.2
54,University of California Davis,United States,65.0
55,Brown University,United States,64.9
56,University of Massachusetts,United States,64.7
57,Kyoto University,Japan,64.6
58,Tsinghua University,China,64.2
59,Boston University,United States,64.0
60,New York University,United States,63.9
61,University of Munich,Germany,63.0
61,Emory University,United States,63.0
63,University of Notre Dame,United States,62.8
64,University of Pittsburgh,United States,62.7
65,Case Western Reserve University,United States,62.2
66,Ohio State University,United States,62.1
67,University of Colorado,United States,61.6
68,University of Bristol,United Kingdom,61.4
68,University of California Santa Cruz,United States,61.4
68,Yeshiva University,United States,61.4
71,University of Sydney,Australia,61.2
72,University of Virginia,United States,61.1
73,University of Adelaide,Australia,60.7
73,University of Southern California,United States,60.7
75,William & Mary,United States,60.4
76,Trinity College Dublin,Ireland,60.3
77,King's College London,United Kingdom,59.7
78,Stony Brook University,United States,59.6
79,Korea Advanced Institute of Science and Technology Republic of Korea,59.5
79,University of Sussex,United Kingdom,59.5
81,University of Queensland Australia,Australia,59.1
81,University of York,United Kingdom,59.1
83,Ruprecht Karl University of Heidelberg,Germany,59.0
83,University of Utah,United States,59.0
85,Durham University,United Kingdom,58.9
86,London School of Economics and Political Science,United Kingdom,58.3
87,University of Manchester,United Kingdom,58.0
88,Royal Holloway, University of London,United Kingdom,57.9
89,Lund University,Sweden,57.8
90,University of Zurich,Switzerland,57.7
90,University of Southampton,United Kingdom,57.7
90,Wake Forest University,United States,57.7
93,McMaster University,Canada,57.6
94,University College Dublin,Ireland,57.5
95,University of Basel,Switzerland,57.3
95,George Washington University,United States,57.3
95,University of Arizona,United States,57.3
98,University of Maryland College Park,United States,57.2
99,Dartmouth College,United States,57.1
100,ENS De Lyon,France,57.0
101,Technical University of Munich,Germany,56.9
102,University of Helsinki,Finland,56.6
103,University of St. Andrews,United Kingdom,56.5
104,Rensselaer Polytechnic Institute,United States,56.4
105,Rutgers the State University of New Jersey,United States,56.3
106,Purdue University,United States,56.2
107,University of Cape Town,South Africa,56.1
107,National Tsing Hua University,Taiwan,56.1
109,Seoul National University,Republic of Korea,56.0
109,Pennsylvania State University,United States,56.0
111,Hong Kong Baptist University,Hong Kong,55.6
112,Tokyo Institute of Technology,Japan,55.4
112,Bilkent University,Turkey,55.4
114,Eindhoven University of Technology,Netherlands,55.3
115,National Taiwan University,Taiwan,55.2
115,University of Hawaii,United States,55.2
117,University of California Riverside,United States,55.1
118,University of Geneva,Switzerland,55.0
119,Catholic University of Leuven,Belgium,54.8
120,Nanjing University,China,54.6
120,Queen Mary, University of London,United Kingdom,54.6
122,Technical University of Denmark,Denmark,54.5
122,Michigan State University,United States,54.5
124,Ghent University,Belgium,54.4
124,Leiden University,Netherlands,54.4
124,Lancaster University,United Kingdom,54.4
127,University of Alberta,Canada,54.3
128,University of Glasgow,United Kingdom,54.2
129,Stockholm University,Sweden,54.0
130,University of Victoria,Canada,53.4
130,Osaka University,Japan,53.4
132,University of Freiburg,Germany,53.3
132,Tohoku University,Japan,53.3
132,University of Iowa,United States,53.3
135,University of Bergen,Norway,52.7
136,University of Lausanne,Switzerland,52.6
137,University of Sheffield,United Kingdom,52.5
138,University of Montreal,Canada,52.4
139,VU University Amsterdam,Netherlands,52.3
140,Pierre and Marie Curie University,France,52.2
140,University of Dundee,United Kingdom,52.2
142,University of Barcelona,Spain,52.1
143,Utrecht University,Netherlands,52.0
144,Wageningen University and Research Center,Netherlands,51.9
145,University of Auckland,New Zealand,51.8
145,University of Birmingham,United Kingdom,51.8
147,Alexandria University,Egypt,51.6
147,Uppsala University,Sweden,51.6
149,Hong Kong Polytechnic University,Hong Kong,51.4
149,University of Aberdeen,United Kingdom,51.4
151,Delft University of Technology,Netherlands,51.3
152,University of New South Wales,Australia,51.2
152,Birkbeck, University of London,United Kingdom,51.2
152,Newcastle University,United Kingdom,51.2
155,Pompeu Fabra University,Spain,51.1
156,Indiana University,United States,51.0
156,Iowa State University,United States,51.0
158,Medical College of Georgia,United States,50.7
159,Erasmus University Rotterdam,Netherlands,50.4
159,University of Delaware,United States,50.4
161,Arizona State University,United States,50.3
161,Boston College,United States,50.3
163,National Sun Yat-Sen University,Taiwan,50.2
164,Georgetown University,United States,50.1
165,University of Amsterdam,Netherlands,50.0
165,University of Liverpool,United Kingdom,50.0
167,Aarhus University,Denmark,49.9
168,University of Würzburg,Germany,49.8
168,University of Leeds,United Kingdom,49.8
170,University of Groningen,Netherlands,49.7
171,Sun Yat-sen University,China,49.6
172,Johann Wolfgang Goethe University Frankfurt am Main,Germany,49.4
173,Bielefeld University,Germany,49.3
174,Nanyang Technological University,Singapore,49.0
174,University of East Anglia,United Kingdom,49.0
174,University of Nottingham,United Kingdom,49.0
177,University of Copenhagen,Denmark,48.8
178,Monash University,Australia,48.5
178,Humboldt University of Berlin,Germany,48.5
178,University of Bonn,Germany,48.5
181,National Chiao Tung University,Taiwan,48.3
182,RWTH Aachen University,Germany,48.2
183,Middle East Technical University,Turkey,47.7
184,University of Exeter,United Kingdom,47.6
185,University of Twente,Netherlands,47.5
186,University of Konstanz,Germany,47.3
187,University of Innsbruck,Austria,47.2
187,Karlsruhe Institute of Technology,Germany,47.2
189,Eberhard Karls University, Tübingen,Germany,47.0
190,Yonsei University,Republic of Korea,46.9
190,Drexel University,United States,46.9
190,University of Cincinnati,United States,46.9
193,Dalhousie University,Canada,46.8
193,Royal Institute of Technology,Sweden,46.8
195,University of Vienna,Austria,46.7
196,Kent State University,United States,46.5
197,Zhejiang University,China,46.4
197,University of Illinois - Chicago,United States,46.4
199,Simon Fraser University,Canada,46.2
199,Swedish University of Agricultural Sciences,Sweden,46.2
Top Stories
John Henry Newman, Anglican convert and intellectual
EarthTimes
18:22 19/09/2010
London - The beatification of Cardinal John Henry Newman, Victorian England's most famous Anglican convert to Catholicism, has been described by the Vatican as a "positive moment" for relations between the two churches.
The ceremony, conducted by Pope Benedict XVI in Birmingham Sunday, will bring Newman a step closer to becoming the first non-martyred English saint since before the Reformation.
For Benedict, it is the first beatification of his papacy.
Newman was born in London in 1801, the eldest son of a banker and a mother of Huguenot descent. Baptised in the Church of England, he became a Fellow of Oriel College, Oxford, and was ordained as an Anglican vicar in 1825.
From 1833 Newman was leader of the Oxford Movement, an intellectual grouping which viewed Anglicanism as a branch of Catholicism.
In 1845, he was received into the Roman Catholic Church, and ordained as a Catholic priest in Rome in 1847.
When Newman died 1890, the streets in Birmingham, where he had worked with the sick and poor, were lined by tens of thousands of people.
As one of the leading intellectuals and thinkers of his time, Newman believed that, in Christianity, dogma and experience, heart and mind, should come together.
His writings and teaching are believed to have had a profound influence on Benedict XVI, the German-born pope and leading theologian.
The path to Newman's beatification was cleared last year when the Vatican approved the cure of Jack Sullivan, a US deacon, from an agonising spinal disorder as a miracle.
A second miracle is required for Cardinal Newman to be canonised, or become a saint.
Newman's "insights into the relationship between faith and reason" remained relevant for civilized society today, the pope said.
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/news/344887,newman-anglican-convert-intellectual.html)
The ceremony, conducted by Pope Benedict XVI in Birmingham Sunday, will bring Newman a step closer to becoming the first non-martyred English saint since before the Reformation.
For Benedict, it is the first beatification of his papacy.
Newman was born in London in 1801, the eldest son of a banker and a mother of Huguenot descent. Baptised in the Church of England, he became a Fellow of Oriel College, Oxford, and was ordained as an Anglican vicar in 1825.
From 1833 Newman was leader of the Oxford Movement, an intellectual grouping which viewed Anglicanism as a branch of Catholicism.
In 1845, he was received into the Roman Catholic Church, and ordained as a Catholic priest in Rome in 1847.
When Newman died 1890, the streets in Birmingham, where he had worked with the sick and poor, were lined by tens of thousands of people.
As one of the leading intellectuals and thinkers of his time, Newman believed that, in Christianity, dogma and experience, heart and mind, should come together.
His writings and teaching are believed to have had a profound influence on Benedict XVI, the German-born pope and leading theologian.
The path to Newman's beatification was cleared last year when the Vatican approved the cure of Jack Sullivan, a US deacon, from an agonising spinal disorder as a miracle.
A second miracle is required for Cardinal Newman to be canonised, or become a saint.
Newman's "insights into the relationship between faith and reason" remained relevant for civilized society today, the pope said.
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/news/344887,newman-anglican-convert-intellectual.html)
Pope Opens New Chapter for Church in United Kingdom
Edward Pentin
18:24 19/09/2010
On Day 3, UK Trip Turns Personal, Pastoral
LONDON, SEPT. 18, 2010 (Zenit.org).- If the first two days of the papal visit were mostly related to matters of Church and state, today this momentous apostolic voyage turned much more personal and pastoral.
Benedict XVI began this morning by travelling to Archbishop's House in Westminster and receiving in private audience Britain's prime minister, David Cameron, his deputy, Nick Clegg, and the leader of the opposition, Harriet Harman.
The Holy Father offered his condolences to Cameron on the recent loss of his father, spoke to each of the politicians for about 20 minutes and gave them a medal of his pontificate. Reports say that Cameron, an Anglican, gave the Pope a first edition copy of Cardinal Newman's "Apologia Pro Vita Sua," printed in 1864, along with a newspaper cutting describing a service that the cardinal gave in Edgbaston in Birmingham.
The audiences, which followed last night's working dinner between Vatican and government officials at Lancaster House, effectively marked the end of the visit's state component -- at least until tomorrow's farewell.
At 10 a.m., the Holy Father celebrated Mass at the Cathedral of the Most Precious Blood of Our Lord Jesus Christ in Westminster. The liturgy in this great Byzantine-style cathedral, which was only consecrated in 1910, was so impressive that some of the faithful were moved to tears.
The Holy Father expressed "deep sorrow" for sexual abuse by priests, and called them "unspeakable crimes" that have brought "shame and humiliation" upon the Church. He also spoke about them within the context of Christ's suffering, offering a powerful explanation of the Eucharistic sacrifice. "In the life of the Church, in her trials and tribulations, Christ continues, in the stark phrase of Pascal, to be in agony until the end of the world." The Pope then referred to the "mystery of Christ's precious blood" represented by martyrs throughout history.
Father Jonathan How, a spokesman for the bishops' conference, told me the Pope wanted to place Christ's suffering in the context of the abuse scandal. "If we feel shamed and humiliated by [the abuse], we are only sharing in what the victims and Christ experienced," he said.
Invigorating faith
Many had come from all over Britain for the Mass and the Vigil held later in Hyde Park. Dan Williams from Cardiff said it was a "once in a lifetime" opportunity and that he hoped it would "bolster the faith" in the country. Billy Macauley, who had followed the Holy Father from Glasgow, said the Pope's visit was a "great blessing" and the Mass in Bellahouston Park was "very powerful."
"It's hard to imagine what it's like for every word to carry so much meaning for people so we pray that the Holy Father remains guided by the Holy Spirit and stays strong in the faith," he said.
After Mass, some 2,500 youngsters from dioceses in England, Wales and Scotland gathered on the piazza outside the cathedral. "First and foremost," the Pope said, "[I ask you] to look into your own heart. Think of all the love that your heart was made to receive, and all the love it is meant to give. After all, we were made for love."
The Pope also took a moment to greet the people of Wales, saying he was sad not have been able to visit the country but assured the Welsh people of his "deep love" and "constant closeness" in prayer.
While in the cathedral, he blessed a mosaic of St. David, Wales's patron saint, by lighting a candle of the statue of Our Lady of Cardigan.
As had been expected, the Holy Father also met five survivors of clerical abuse today: Three of the victims were from Yorkshire, one was from London and one was from Scotland, and the meeting was held in Westminster. A source close to the victims told the BBC they spent between 30 and 40 minutes with the Pope, "quite a significant length of time," he said, and "longer than the prime minister got."
After a short rest, the Pope resumed his intense and undoubtedly tiring schedule to visit an old people's home run by the Little Sisters of the Poor. "Life is a unique gift, at every stage from conception until natural death, and it is God's alone to give and to take," he said "One may enjoy good health in old age; but equally Christians should not be afraid to share in the suffering of Christ, if God wills that we struggle with infirmity."
Moment to remember
Around 6.30pm, as the sun was setting, the Pope made what I, and I'm sure many Britons, will remember for many years to come: a popemobile journey through the heart of London. The Mall, the long boulevard leading up to Buckingham Palace that is so synonymous with empire, pageantry and poignant moments in the country's history, was decorated from beginning to end with enormous Vatican flags and Union Jacks.
Everyone cheered, admittedly in a rather typically British reserved fashion, as the popemobile passed, surrounded by a team of bodyguards walking briskly. Many of the crowd then ran to keep up with him as he drove a mile or so further to Hyde Park for a Vigil on the eve of Cardinal Newman's beatification.
The Pope then led tens of thousands of faithful in a beautiful Vigil ceremony of prayer and adoration in a large, cordoned off corner of Hyde Park. Sadly, because of so many concerns over security, only ticket holders were allowed in, leaving tens of thousands outside, forced to watch the proceedings on screens from the other side of a large temporary wall.
In his address, the Pope spoke about all that young Catholics can learn from Cardinal Newman. He also referred to the example of Catholic martyrs, adding that although today Catholics are not hanged, drawn and quartered for their faith, they are often "dismissed out of hand or ridiculed." We must withstand this, he added, by believing that the "kindly light of faith" will show us the way.
Again people of all ages and cultures were present, and even youngsters wearing "hoodies" -- usually a mark of rebellion against authority -- were deep in prayer.
For me personally as a British Catholic, to see the Vicar of Christ passing such familiar landmarks as Horse Guards Parade, Buckingham Palace and the Mall and then leading the Benediction in Hyde Park was an almost surreal experience and something I personally never imagined I'd see.
Perhaps more than the speech in Westminster Hall yesterday, it was during these moments that it seemed to me the Catholic Church had once again truly become acceptable in Britain, that a new chapter for British Catholics had begun, and the country's troubled past with the Church -- an institution to which this country owes its deepest cultural roots -- had finally come to an end.
LONDON, SEPT. 18, 2010 (Zenit.org).- If the first two days of the papal visit were mostly related to matters of Church and state, today this momentous apostolic voyage turned much more personal and pastoral.
Benedict XVI began this morning by travelling to Archbishop's House in Westminster and receiving in private audience Britain's prime minister, David Cameron, his deputy, Nick Clegg, and the leader of the opposition, Harriet Harman.
The Holy Father offered his condolences to Cameron on the recent loss of his father, spoke to each of the politicians for about 20 minutes and gave them a medal of his pontificate. Reports say that Cameron, an Anglican, gave the Pope a first edition copy of Cardinal Newman's "Apologia Pro Vita Sua," printed in 1864, along with a newspaper cutting describing a service that the cardinal gave in Edgbaston in Birmingham.
The audiences, which followed last night's working dinner between Vatican and government officials at Lancaster House, effectively marked the end of the visit's state component -- at least until tomorrow's farewell.
At 10 a.m., the Holy Father celebrated Mass at the Cathedral of the Most Precious Blood of Our Lord Jesus Christ in Westminster. The liturgy in this great Byzantine-style cathedral, which was only consecrated in 1910, was so impressive that some of the faithful were moved to tears.
The Holy Father expressed "deep sorrow" for sexual abuse by priests, and called them "unspeakable crimes" that have brought "shame and humiliation" upon the Church. He also spoke about them within the context of Christ's suffering, offering a powerful explanation of the Eucharistic sacrifice. "In the life of the Church, in her trials and tribulations, Christ continues, in the stark phrase of Pascal, to be in agony until the end of the world." The Pope then referred to the "mystery of Christ's precious blood" represented by martyrs throughout history.
Father Jonathan How, a spokesman for the bishops' conference, told me the Pope wanted to place Christ's suffering in the context of the abuse scandal. "If we feel shamed and humiliated by [the abuse], we are only sharing in what the victims and Christ experienced," he said.
Invigorating faith
Many had come from all over Britain for the Mass and the Vigil held later in Hyde Park. Dan Williams from Cardiff said it was a "once in a lifetime" opportunity and that he hoped it would "bolster the faith" in the country. Billy Macauley, who had followed the Holy Father from Glasgow, said the Pope's visit was a "great blessing" and the Mass in Bellahouston Park was "very powerful."
"It's hard to imagine what it's like for every word to carry so much meaning for people so we pray that the Holy Father remains guided by the Holy Spirit and stays strong in the faith," he said.
After Mass, some 2,500 youngsters from dioceses in England, Wales and Scotland gathered on the piazza outside the cathedral. "First and foremost," the Pope said, "[I ask you] to look into your own heart. Think of all the love that your heart was made to receive, and all the love it is meant to give. After all, we were made for love."
The Pope also took a moment to greet the people of Wales, saying he was sad not have been able to visit the country but assured the Welsh people of his "deep love" and "constant closeness" in prayer.
While in the cathedral, he blessed a mosaic of St. David, Wales's patron saint, by lighting a candle of the statue of Our Lady of Cardigan.
As had been expected, the Holy Father also met five survivors of clerical abuse today: Three of the victims were from Yorkshire, one was from London and one was from Scotland, and the meeting was held in Westminster. A source close to the victims told the BBC they spent between 30 and 40 minutes with the Pope, "quite a significant length of time," he said, and "longer than the prime minister got."
After a short rest, the Pope resumed his intense and undoubtedly tiring schedule to visit an old people's home run by the Little Sisters of the Poor. "Life is a unique gift, at every stage from conception until natural death, and it is God's alone to give and to take," he said "One may enjoy good health in old age; but equally Christians should not be afraid to share in the suffering of Christ, if God wills that we struggle with infirmity."
Moment to remember
Around 6.30pm, as the sun was setting, the Pope made what I, and I'm sure many Britons, will remember for many years to come: a popemobile journey through the heart of London. The Mall, the long boulevard leading up to Buckingham Palace that is so synonymous with empire, pageantry and poignant moments in the country's history, was decorated from beginning to end with enormous Vatican flags and Union Jacks.
Everyone cheered, admittedly in a rather typically British reserved fashion, as the popemobile passed, surrounded by a team of bodyguards walking briskly. Many of the crowd then ran to keep up with him as he drove a mile or so further to Hyde Park for a Vigil on the eve of Cardinal Newman's beatification.
The Pope then led tens of thousands of faithful in a beautiful Vigil ceremony of prayer and adoration in a large, cordoned off corner of Hyde Park. Sadly, because of so many concerns over security, only ticket holders were allowed in, leaving tens of thousands outside, forced to watch the proceedings on screens from the other side of a large temporary wall.
In his address, the Pope spoke about all that young Catholics can learn from Cardinal Newman. He also referred to the example of Catholic martyrs, adding that although today Catholics are not hanged, drawn and quartered for their faith, they are often "dismissed out of hand or ridiculed." We must withstand this, he added, by believing that the "kindly light of faith" will show us the way.
Again people of all ages and cultures were present, and even youngsters wearing "hoodies" -- usually a mark of rebellion against authority -- were deep in prayer.
For me personally as a British Catholic, to see the Vicar of Christ passing such familiar landmarks as Horse Guards Parade, Buckingham Palace and the Mall and then leading the Benediction in Hyde Park was an almost surreal experience and something I personally never imagined I'd see.
Perhaps more than the speech in Westminster Hall yesterday, it was during these moments that it seemed to me the Catholic Church had once again truly become acceptable in Britain, that a new chapter for British Catholics had begun, and the country's troubled past with the Church -- an institution to which this country owes its deepest cultural roots -- had finally come to an end.
UK Jubilant Over Cardinal Newman's Beatification
Edward Pentin
18:27 19/09/2010
Final Day of Papal Visit Embraces Spiritual and Secular Realities
BIRMINGHAM, England, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- A rainbow appeared over Cofton Park as Pope Benedict arrived this morning for the beatification Mass of Cardinal John Henry Newman, the 19th century English theologian who has had a significant influence on the Holy Father's own life.
Large numbers of faithful from all over the country and further afield had braved the rain and made their way from the very early hours of the morning to the venue near Birmingham, not far from Cardinal Newman's resting place in Rednal.
This was a particularly special beatification Mass: not only was it the only such Mass celebrated by Benedict XVI, but it was also the first beatification of an Englishman for centuries.
The Holy Father arrived in the popemobile and, as in Glasgow on Thursday, was driven through a crowd of around 70,000 jubilant pilgrims. On either side of the purpose-built altar were the words 'Heart Speaks to Heart', the theme chosen by the Pope for the papal visit, and taken from the crest of Cardinal Newman.
As well as bishops of England, Wales and Scotland, members of the royal family and government figures were also in attendance. So, too, were relatives of Cardinal Newman -- descendents of his cousin -- and Deacon Jack Sullivan whose miraculous healing of a back problem was last year attributed to Cardinal Newman's intercession. The ruling led to today's beatification, ending a cause which has been investigated since 1958.
In his homily, the Holy Father praised the theologian's spirituality and holiness. He singled out his vision for education that was "firmly opposed to any reductive or utilitarian approach" and highlighted Blessed John Henry's famous appeal for an intelligent and well-instructed laity. But he also reflected on his life as a priest, recalling his "profoundly human vision of priestly ministry" that manifested itself in the oratory he founded, his visits to the sick, his comfort of the bereaved and care for those in prison.
"'Heart speaks to heart' gives us an insight into his understanding of the Christian life as a call to holiness, as experienced as the profound desire of the human heart to enter into intimate communion with the Heart of God," the Holy Father said. "He reminds us that faithfulness to prayer gradually transforms us into the divine likeness."
The Pope began his homily by recalling that today the country was commemorating the 70th anniversary of the Battle of Britain when, against the odds, the Royal Air Force won a famous air battle against the Nazis.
"For me as one who lived and suffered through the dark days of the Nazi regime in Germany, it is deeply moving to be here with you on this occasion, and to recall how many of your fellow citizens sacrificed their lives, courageously resisting the forces of that evil ideology," Benedict XVI said. "Seventy years later, we recall with shame and horror the dreadful toll of death and destruction that war brings in its wake, and we renew our resolve to work for peace and reconciliation wherever the threat of conflict looms."
The right note
Father Richard Duffield, provost of the Birmingham Oratory who also read the Declaration of Beatification during this morning's Mass, said the beatification was "beautiful" and went "extremely well." He told ZENIT that the Holy Father's decision to dwell on the "pastoral and the spiritual" aspects of Blessed John Henry's life "struck exactly the right note."
After the Mass, the Holy Father was taken to the Birmingham Oratory where he saw where Cardinal Newman lived and visited the library where he studied. "He saw Newman's books and papers and we gave the Holy Father one of his rosaries," said Father Duffield. "He told us that he wished he had more time to spend in the library."
Pilgrim Irena Sani, originally from Albania and now living in London, told me ahead of the beatification she expected "many fruits" to come from it. He is a "great example" of an Anglican "who knows the Catholic Church and can help other Anglicans return to the Church," she said. "It's no coincidence that he converted because he knew the Truth when he saw it, and people who know the Truth can't do anything else but be received into the Church." His beatification, she said, is not only important for the United Kingdom but also the world.
The Holy Father then had lunch with the bishops of England, Scotland and Wales at St. Mary's College, Oscott, before meeting seminarians. In his address to the bishops, given in the room where Cardinal Nicholas Wiseman met bishops of England in 1852 to discuss the restoration of the hierarchy, the Pope issued some forthright words of guidance.
He called on the Church in Britain to be counter-cultural, to present "in its fullness the life-giving message of the Gospel [...] including those elements which call into question the widespread assumptions of today's culture." He encouraged the bishops to "avail" themselves of the new Pontifical Council for the New Evangelization, which the Pope recently established. He urged British Catholics to show solidarity with those affected by the economic crisis and appealed to the bishops to encourage people to "aspire to higher moral values".
He praised the way the Church in the country has dealt with cases of clerical sex abuse, and encouraged it to share what has been learned. The Holy Father also reminded them that Christian leaders must live lives of "utmost integrity, humility and holiness."
Turning to two specific matters related to their episcopal ministry, he urged the bishops to "seize the opportunity" to use the new English translation of the Roman Missal to provide an in-depth catechesis on the Eucharist. He also said "Anglicanorum Coetibus," the apostolic constitution that allows Anglicans to be received into the Church en masse, is an instrument towards communion.
The Pope's initiative, which has not always been fully supported by all the hierarchy of England and Wales, "should be seen as a prophetic gesture than can contribute positively to the developing relations between Anglicans and Catholics," he said. "It helps us to set our sights on the ultimate goal of all ecumenical activity: the restoration of full ecclesial communion in the context of which the mutual exchange of gifts from our respective spiritual patrimonies serves as an enrichment to us all."
After greeting a large number of seminarians and a short drive to the airport, the Pope said farewell, following a speech by Prime Minister David Cameron.
Great honor
In his farewell speech, Cameron said it was a "great honor" to have the Pope visit, and the message the Holy Father had brought was "not just for the Church but for everyone of us, of every faith and none." He also praised the work of Cardinal Newman and his vision for a "broader education for life."
Cameron said the Pope's message was "at the heart of the new culture of social responsibility" the new government wants to build in Britain and assured the Pope that faith "has always been and always will be" part of the fabric of British society. The Holy Father's words have "challenged the whole country to sit up and think" and work for the common good, he said.
"Think of our country as one that not only cherishes faith but is also deeply and quietly compassionate," Cameron added, and closed by saying he looked forward "to ever closer cooperation" with the Holy See as "we redouble our resolve to work for common good" both at home and abroad.
In his address, Benedict XVI expressed his gratitude for all the organization of the visit, for the opportunity to meet Queen Elizabeth II, and to be able to discuss areas of common interest. He said he felt "particularly honored" to be invited to address both Houses of Parliament in Westminster Hall and hoped his visit would confirm and strengthen the "excellent relations" between the Holy See and the United Kingdom on common policy issues.
The very diversity of modern Britain is a challenge, he said, but also offers a "great opportunity" to further intercultural and interreligious dialogue. The Pope closed by saying it was "especially moving" to celebrate the beatification "of a great son of England, Cardinal John Henry Newman."
"His vast legacy of scholarly and spiritual writings," he said, "still has much to teach us about Christian living and witness amid the challenges of today's world, challenges which he foresaw with such remarkable clarity."
"As I take my leave of you, let me assure you once again of my good wishes and prayers for the peace and prosperity of Great Britain," the Pope said. "Thank you very much and God bless you all!"
BIRMINGHAM, England, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- A rainbow appeared over Cofton Park as Pope Benedict arrived this morning for the beatification Mass of Cardinal John Henry Newman, the 19th century English theologian who has had a significant influence on the Holy Father's own life.
Large numbers of faithful from all over the country and further afield had braved the rain and made their way from the very early hours of the morning to the venue near Birmingham, not far from Cardinal Newman's resting place in Rednal.
This was a particularly special beatification Mass: not only was it the only such Mass celebrated by Benedict XVI, but it was also the first beatification of an Englishman for centuries.
The Holy Father arrived in the popemobile and, as in Glasgow on Thursday, was driven through a crowd of around 70,000 jubilant pilgrims. On either side of the purpose-built altar were the words 'Heart Speaks to Heart', the theme chosen by the Pope for the papal visit, and taken from the crest of Cardinal Newman.
As well as bishops of England, Wales and Scotland, members of the royal family and government figures were also in attendance. So, too, were relatives of Cardinal Newman -- descendents of his cousin -- and Deacon Jack Sullivan whose miraculous healing of a back problem was last year attributed to Cardinal Newman's intercession. The ruling led to today's beatification, ending a cause which has been investigated since 1958.
In his homily, the Holy Father praised the theologian's spirituality and holiness. He singled out his vision for education that was "firmly opposed to any reductive or utilitarian approach" and highlighted Blessed John Henry's famous appeal for an intelligent and well-instructed laity. But he also reflected on his life as a priest, recalling his "profoundly human vision of priestly ministry" that manifested itself in the oratory he founded, his visits to the sick, his comfort of the bereaved and care for those in prison.
"'Heart speaks to heart' gives us an insight into his understanding of the Christian life as a call to holiness, as experienced as the profound desire of the human heart to enter into intimate communion with the Heart of God," the Holy Father said. "He reminds us that faithfulness to prayer gradually transforms us into the divine likeness."
The Pope began his homily by recalling that today the country was commemorating the 70th anniversary of the Battle of Britain when, against the odds, the Royal Air Force won a famous air battle against the Nazis.
"For me as one who lived and suffered through the dark days of the Nazi regime in Germany, it is deeply moving to be here with you on this occasion, and to recall how many of your fellow citizens sacrificed their lives, courageously resisting the forces of that evil ideology," Benedict XVI said. "Seventy years later, we recall with shame and horror the dreadful toll of death and destruction that war brings in its wake, and we renew our resolve to work for peace and reconciliation wherever the threat of conflict looms."
The right note
Father Richard Duffield, provost of the Birmingham Oratory who also read the Declaration of Beatification during this morning's Mass, said the beatification was "beautiful" and went "extremely well." He told ZENIT that the Holy Father's decision to dwell on the "pastoral and the spiritual" aspects of Blessed John Henry's life "struck exactly the right note."
After the Mass, the Holy Father was taken to the Birmingham Oratory where he saw where Cardinal Newman lived and visited the library where he studied. "He saw Newman's books and papers and we gave the Holy Father one of his rosaries," said Father Duffield. "He told us that he wished he had more time to spend in the library."
Pilgrim Irena Sani, originally from Albania and now living in London, told me ahead of the beatification she expected "many fruits" to come from it. He is a "great example" of an Anglican "who knows the Catholic Church and can help other Anglicans return to the Church," she said. "It's no coincidence that he converted because he knew the Truth when he saw it, and people who know the Truth can't do anything else but be received into the Church." His beatification, she said, is not only important for the United Kingdom but also the world.
The Holy Father then had lunch with the bishops of England, Scotland and Wales at St. Mary's College, Oscott, before meeting seminarians. In his address to the bishops, given in the room where Cardinal Nicholas Wiseman met bishops of England in 1852 to discuss the restoration of the hierarchy, the Pope issued some forthright words of guidance.
He called on the Church in Britain to be counter-cultural, to present "in its fullness the life-giving message of the Gospel [...] including those elements which call into question the widespread assumptions of today's culture." He encouraged the bishops to "avail" themselves of the new Pontifical Council for the New Evangelization, which the Pope recently established. He urged British Catholics to show solidarity with those affected by the economic crisis and appealed to the bishops to encourage people to "aspire to higher moral values".
He praised the way the Church in the country has dealt with cases of clerical sex abuse, and encouraged it to share what has been learned. The Holy Father also reminded them that Christian leaders must live lives of "utmost integrity, humility and holiness."
Turning to two specific matters related to their episcopal ministry, he urged the bishops to "seize the opportunity" to use the new English translation of the Roman Missal to provide an in-depth catechesis on the Eucharist. He also said "Anglicanorum Coetibus," the apostolic constitution that allows Anglicans to be received into the Church en masse, is an instrument towards communion.
The Pope's initiative, which has not always been fully supported by all the hierarchy of England and Wales, "should be seen as a prophetic gesture than can contribute positively to the developing relations between Anglicans and Catholics," he said. "It helps us to set our sights on the ultimate goal of all ecumenical activity: the restoration of full ecclesial communion in the context of which the mutual exchange of gifts from our respective spiritual patrimonies serves as an enrichment to us all."
After greeting a large number of seminarians and a short drive to the airport, the Pope said farewell, following a speech by Prime Minister David Cameron.
Great honor
In his farewell speech, Cameron said it was a "great honor" to have the Pope visit, and the message the Holy Father had brought was "not just for the Church but for everyone of us, of every faith and none." He also praised the work of Cardinal Newman and his vision for a "broader education for life."
Cameron said the Pope's message was "at the heart of the new culture of social responsibility" the new government wants to build in Britain and assured the Pope that faith "has always been and always will be" part of the fabric of British society. The Holy Father's words have "challenged the whole country to sit up and think" and work for the common good, he said.
"Think of our country as one that not only cherishes faith but is also deeply and quietly compassionate," Cameron added, and closed by saying he looked forward "to ever closer cooperation" with the Holy See as "we redouble our resolve to work for common good" both at home and abroad.
In his address, Benedict XVI expressed his gratitude for all the organization of the visit, for the opportunity to meet Queen Elizabeth II, and to be able to discuss areas of common interest. He said he felt "particularly honored" to be invited to address both Houses of Parliament in Westminster Hall and hoped his visit would confirm and strengthen the "excellent relations" between the Holy See and the United Kingdom on common policy issues.
The very diversity of modern Britain is a challenge, he said, but also offers a "great opportunity" to further intercultural and interreligious dialogue. The Pope closed by saying it was "especially moving" to celebrate the beatification "of a great son of England, Cardinal John Henry Newman."
"His vast legacy of scholarly and spiritual writings," he said, "still has much to teach us about Christian living and witness amid the challenges of today's world, challenges which he foresaw with such remarkable clarity."
"As I take my leave of you, let me assure you once again of my good wishes and prayers for the peace and prosperity of Great Britain," the Pope said. "Thank you very much and God bless you all!"
Pope Praises Cardinal Newman's Vision, Holiness
Zenit
18:28 19/09/2010
Presides at Beatification Mass Near Birmingham Oratory
BIRMINGHAM, England, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- While acknowledging the contribution of Cardinal John Henry Newman's keen insight into the most "pressing subjects" of his day, Benedict XVI affirmed today at the cardinal's beatification Mass that he was also a holy pastor of souls.
The Pope presided today at the open-air beatification Mass of Cardinal Newman (1801-1890), which took place in Birmingham's Cofton Park on the culminating day of the Pope's state visit to the United Kingdom.
Newman, who was an influential and well-known Anglican scholar and priest, and founder of the Oxford Movement, entered the Catholic Church in 1845. He studied for the priesthood in Rome and joined the Oratory of St. Phillip Neri in 1847.
Upon moving back to England, Father Newman founded the first English Oratory in 1948, which was initially located in Maryvale, near Birmingham. In 1851, he was asked by the bishops of Ireland to found a Catholic university there, which is known today as University College, Dublin.
Father Newman was known mostly as a scholar and author, noted most prominently for his popular autobiography "Apologia Pro Vita Sua" (1865–66). He was made a cardinal when he was 78 years old, and he died at the age of 89 in Birmingham.
At today's beatification Mass, Benedict XVI thanked the 70,000 people who were present for joining him to "give glory and praise to God for the heroic virtue of a saintly Englishman."
He affirmed that Cardinal Newman was an "eloquent witness" of Christianity and "worthy to take his place in a long line of saints and scholars from these islands, St. Bede, St. Hilda, St. Aelred, Blessed Duns Scotus, to name but a few."
"In Blessed John Henry, that tradition of gentle scholarship, deep human wisdom and profound love for the Lord has borne rich fruit, as a sign of the abiding presence of the Holy Spirit deep within the heart of God's people, bringing forth abundant gifts of holiness," he added.
The Pontiff reflected that the motto of Cardinal Newman -- "Cor ad Cor Loquitur" (heart speaks unto heart) -- "gives us an insight into his understanding of the Christian life as a call to holiness, experienced as the profound desire of the human heart to enter into intimate communion with the Heart of God."
Vision and insight
Benedict XVI underlined that the "definite service to which Blessed John Henry was called involved applying his keen intellect and his prolific pen to many of the most pressing 'subjects of the day," including the relationship between faith and reason, the place of religion in society, and "the need for a broadly-based and wide-ranging approach to education."
His insights, the Pope added, "were not only of profound importance for Victorian England, but continue today to inspire and enlighten many all over the world."
The Holy Father underlined in particular Cardinal Newman's "vision for education, which has done so much to shape the ethos that is the driving force behind Catholic schools and colleges today."
"Firmly opposed to any reductive or utilitarian approach, [Cardinal Newman] sought to achieve an educational environment in which intellectual training, moral discipline and religious commitment would come together," the Pope said. "The project to found a Catholic university in Ireland provided him with an opportunity to develop his ideas on the subject, and the collection of discourses that he published as 'The Idea of a University' holds up an ideal from which all those engaged in academic formation can continue to learn."
Benedict XVI then expressed his hope that all educators and catechists would be "inspired to a greater effort" by the vision Cardinal Newman "so clearly sets before us."
Pastor of souls
The Pope didn't want to conclude his homily, however, without paying tribute to Cardinal Newman "as a priest, a pastor of souls," and the "warmth and humanity underlying his appreciation of the pastoral ministry."
Quoting one of Cardinal Newman's sermons, the Pontiff stated: "Had angels been your priests, my brethren, they could not have condoled with you, sympathized with you, have had compassion on you, felt tenderly for you, and made allowances for you, as we can; they could not have been your patterns and guides, and have led you on from your old selves into a new life, as they can who come from the midst of you."
The Holy Father said Cardinal Newman "lived out that profoundly human vision of priestly ministry in his devoted care for the people of Birmingham during the years that he spent at the Oratory he founded, visiting the sick and the poor, comforting the bereaved, caring for those in prison.
"No wonder that on his death so many thousands of people lined the local streets as his body was taken to its place of burial not half a mile from here," he added. "One hundred and twenty years later, great crowds have assembled once again to rejoice in the Church’s solemn recognition of the outstanding holiness of this much-loved father of souls."
(Source: Full Text www.zenit.org/article-30411?l=english)
BIRMINGHAM, England, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- While acknowledging the contribution of Cardinal John Henry Newman's keen insight into the most "pressing subjects" of his day, Benedict XVI affirmed today at the cardinal's beatification Mass that he was also a holy pastor of souls.
The Pope presided today at the open-air beatification Mass of Cardinal Newman (1801-1890), which took place in Birmingham's Cofton Park on the culminating day of the Pope's state visit to the United Kingdom.
Newman, who was an influential and well-known Anglican scholar and priest, and founder of the Oxford Movement, entered the Catholic Church in 1845. He studied for the priesthood in Rome and joined the Oratory of St. Phillip Neri in 1847.
Upon moving back to England, Father Newman founded the first English Oratory in 1948, which was initially located in Maryvale, near Birmingham. In 1851, he was asked by the bishops of Ireland to found a Catholic university there, which is known today as University College, Dublin.
Father Newman was known mostly as a scholar and author, noted most prominently for his popular autobiography "Apologia Pro Vita Sua" (1865–66). He was made a cardinal when he was 78 years old, and he died at the age of 89 in Birmingham.
At today's beatification Mass, Benedict XVI thanked the 70,000 people who were present for joining him to "give glory and praise to God for the heroic virtue of a saintly Englishman."
He affirmed that Cardinal Newman was an "eloquent witness" of Christianity and "worthy to take his place in a long line of saints and scholars from these islands, St. Bede, St. Hilda, St. Aelred, Blessed Duns Scotus, to name but a few."
"In Blessed John Henry, that tradition of gentle scholarship, deep human wisdom and profound love for the Lord has borne rich fruit, as a sign of the abiding presence of the Holy Spirit deep within the heart of God's people, bringing forth abundant gifts of holiness," he added.
The Pontiff reflected that the motto of Cardinal Newman -- "Cor ad Cor Loquitur" (heart speaks unto heart) -- "gives us an insight into his understanding of the Christian life as a call to holiness, experienced as the profound desire of the human heart to enter into intimate communion with the Heart of God."
Vision and insight
Benedict XVI underlined that the "definite service to which Blessed John Henry was called involved applying his keen intellect and his prolific pen to many of the most pressing 'subjects of the day," including the relationship between faith and reason, the place of religion in society, and "the need for a broadly-based and wide-ranging approach to education."
His insights, the Pope added, "were not only of profound importance for Victorian England, but continue today to inspire and enlighten many all over the world."
The Holy Father underlined in particular Cardinal Newman's "vision for education, which has done so much to shape the ethos that is the driving force behind Catholic schools and colleges today."
"Firmly opposed to any reductive or utilitarian approach, [Cardinal Newman] sought to achieve an educational environment in which intellectual training, moral discipline and religious commitment would come together," the Pope said. "The project to found a Catholic university in Ireland provided him with an opportunity to develop his ideas on the subject, and the collection of discourses that he published as 'The Idea of a University' holds up an ideal from which all those engaged in academic formation can continue to learn."
Benedict XVI then expressed his hope that all educators and catechists would be "inspired to a greater effort" by the vision Cardinal Newman "so clearly sets before us."
Pastor of souls
The Pope didn't want to conclude his homily, however, without paying tribute to Cardinal Newman "as a priest, a pastor of souls," and the "warmth and humanity underlying his appreciation of the pastoral ministry."
Quoting one of Cardinal Newman's sermons, the Pontiff stated: "Had angels been your priests, my brethren, they could not have condoled with you, sympathized with you, have had compassion on you, felt tenderly for you, and made allowances for you, as we can; they could not have been your patterns and guides, and have led you on from your old selves into a new life, as they can who come from the midst of you."
The Holy Father said Cardinal Newman "lived out that profoundly human vision of priestly ministry in his devoted care for the people of Birmingham during the years that he spent at the Oratory he founded, visiting the sick and the poor, comforting the bereaved, caring for those in prison.
"No wonder that on his death so many thousands of people lined the local streets as his body was taken to its place of burial not half a mile from here," he added. "One hundred and twenty years later, great crowds have assembled once again to rejoice in the Church’s solemn recognition of the outstanding holiness of this much-loved father of souls."
(Source: Full Text www.zenit.org/article-30411?l=english)
The Positive Role of Religion
Rev. John Flynn, LC
18:30 19/09/2010
Fallacies of Radical Secularism Revealed
ROME, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- In the days prior to the Pope's arrival in Edinburgh, the shrill voices of the radical secularists who were protesting his visit extended their objections to a generalized attack on religion.
Christina Patterson, writing in the Independent newspaper on Sept. 15, argued that it is vital to keep the state as secular as possible. At the conclusion of a rather rambling and superficial diatribe against religion, she also called for the abolition of all schools run by churches so that "religion is, as far as possible, relegated to the private and not the public arena."
The previous day, Polly Toynbee, president of the British Humanist Association, penned an article for the Guardian newspaper. Male religious leaders are poisoning society due to their warped ideas about sex and death, according to Toynbee.
She was prepared to admit that both good and bad are done by secularists and religious believers, but when it comes to religious institutions, "they prove a force for cruelty and hypocrisy," she said.
Atheists are feeble haters compared to religious sects, she continued. Her article finished with a call to "the liberating belief that life on earth is precious because this here and now is all there is, and our destiny is in our own hands."
Positive for children
It's clear that neither Patterson nor Toynbee had read a study published Sept. 9 by Pat Fagan, senior fellow of the Family Research Council and director of the Marriage and Religion Research Institute, on religion and children's academic performance.
In "Religious Practice and Educational Attainment," Fagan revealed that a higher level of religious practice can positively affect a student's ability to perform in school.
Pupils involved in religious activities spend more time on their homework, the study reported. They also achieve better test results and are less likely to drop out of high school. Moreover, its positive impact is not confined to school, but continues at college level.
One study found that 19.5% of students who infrequently worshiped drop out of school, compared to only 9.1% of students who attended worship often.
The paper identified a number of ways through which religion help students:
-- It internalizes values and norms that help achievement;
-- It fosters high personal expectations, and helps students avoid socially deviant behavior. Those students attending weekly religious services were less likely to use drugs or alcohol, or to engage in delinquent behavior;
-- Religious families tend to be cohesive and stable, to plan for students' futures, and to expect much of them;
-- Teens who are devoutly religious have higher educational expectations for themselves;
-- Religious peers tend to be more academically oriented, and the resulting peer group encourages academic engagement;
-- Religious attendance also appears to boost social skills;
-- Churches offer students resources, community, and mentorship. The strong social bonds of religious groups can supplement the resources available to children, helping them to achieve higher levels of education.
Fagan noted that frequent religious attendance also tends to increase students' total years of schooling. The benefit for students of weekly church attendance compared to peers who do not attend church at all was equivalent to the benefits that come from a mother that has three years of extra education and a father that has four years of extra education.
Importantly, religion is one of few readily accessible institutions for lower-income families.
The paper emphasized the importance of this for those in lower socio-economic groups. For those who are more advantaged, religion is just one possible resource among many.
"By contrast, for the poor, the effect of religious practice is significant because it is one of the few robust positive influences in their lives," Fagan wrote.
Another finding was that religiosity has a greater impact on educational outcomes for urban youth than for non-urban youth. The paper surmised that one explanation for this is that religious organizations are more readily available in urban areas. In addition, religion can also acts as a check against the more negative elements common in urban neighborhoods that have a detrimental effect on educational achievement.
Happiness
Children are far from being the only ones who find benefits in religion. The August issue of the Journal of Marriage and Family published an article on the subject of religion's impact on family relationships.
Among the findings was the fact that there is a significant link between sharing religious beliefs and praying together and greater happiness in marriages and relationships, according to an Aug. 12 report in the Washington Post.
The benefits were more pronounced for African Americans and Hispanics than for whites. This may be due to greater relationship satisfaction in white couples due to advantages in income and education, the study explained.
It is true then that couples who pray together stay together, study co-author W. Bradford Wilcox, director of the National Marriage Project at the University of Virginia, told the Washington Post.
An Aug. 11 press release from the University of Virginia went into greater detail about how it is that religion plays a positive role in relationships. Wilcox explained that previous research on the subject has identified three factors.
First, religious communities normally promote positive ethical behavior such as charity and forgiveness. This helps define appropriate conduct between a couple and encourages them to handle conflict in a constructive manner.
Second, religious communities offer support to couples and families through a family-centered social network.
Third, religious belief provides people with a sense of purpose and meaning about life in general and their relationships, and this helps them deal with stress.
Civic impact
Further evidence of religion's positive effects will be detailed in a lengthy book examining American religious life, due to be published in early October.
In "American Grace: How Religion Divides and Unites Us," Robert D. Putnam and David E. Campbell point out how much more religious America compared to other countries and they conclude that this makes Americans better citizens and neighbors.
Putnam is a professor of public policy at the Harvard University, while Campbell is a professor of political science at the University of Notre Dame.
They previewed some of the book's content at a conference hosted by the Pew Forum on Religion and Public Life held last year.
A report by the Religion News Service, dated May 13, 2009, said that among the findings of the study was the fact that religious people are three to four times more likely to be involved in their community.
Compared to those who are non-religious they are more involved in voluntary associations, and in attending public meetings, and more likely to vote in local elections, and to donate time and money to causes.
Putnam and Campbell affirmed that the link between religion and civic activism is causal, since they observed non-religious who subsequently became religiously active also changed their social behavior and became more involved in the community.
An important element in this civic participation is being part of a religious community, and not just someone who practices private devotion.
"It's not faith that accounts for this," Putnam said. "It's faith communities."
These communities have, of course, their flaws, as the raucous choir of secularists spared no effort to detail prior to the visit to Scotland and England by Pope Benedict XVI.
What is also clear is that society would be a far poorer place without the contribution of organized religion to public life.
ROME, SEPT. 19, 2010 (Zenit.org).- In the days prior to the Pope's arrival in Edinburgh, the shrill voices of the radical secularists who were protesting his visit extended their objections to a generalized attack on religion.
Christina Patterson, writing in the Independent newspaper on Sept. 15, argued that it is vital to keep the state as secular as possible. At the conclusion of a rather rambling and superficial diatribe against religion, she also called for the abolition of all schools run by churches so that "religion is, as far as possible, relegated to the private and not the public arena."
The previous day, Polly Toynbee, president of the British Humanist Association, penned an article for the Guardian newspaper. Male religious leaders are poisoning society due to their warped ideas about sex and death, according to Toynbee.
She was prepared to admit that both good and bad are done by secularists and religious believers, but when it comes to religious institutions, "they prove a force for cruelty and hypocrisy," she said.
Atheists are feeble haters compared to religious sects, she continued. Her article finished with a call to "the liberating belief that life on earth is precious because this here and now is all there is, and our destiny is in our own hands."
Positive for children
It's clear that neither Patterson nor Toynbee had read a study published Sept. 9 by Pat Fagan, senior fellow of the Family Research Council and director of the Marriage and Religion Research Institute, on religion and children's academic performance.
In "Religious Practice and Educational Attainment," Fagan revealed that a higher level of religious practice can positively affect a student's ability to perform in school.
Pupils involved in religious activities spend more time on their homework, the study reported. They also achieve better test results and are less likely to drop out of high school. Moreover, its positive impact is not confined to school, but continues at college level.
One study found that 19.5% of students who infrequently worshiped drop out of school, compared to only 9.1% of students who attended worship often.
The paper identified a number of ways through which religion help students:
-- It internalizes values and norms that help achievement;
-- It fosters high personal expectations, and helps students avoid socially deviant behavior. Those students attending weekly religious services were less likely to use drugs or alcohol, or to engage in delinquent behavior;
-- Religious families tend to be cohesive and stable, to plan for students' futures, and to expect much of them;
-- Teens who are devoutly religious have higher educational expectations for themselves;
-- Religious peers tend to be more academically oriented, and the resulting peer group encourages academic engagement;
-- Religious attendance also appears to boost social skills;
-- Churches offer students resources, community, and mentorship. The strong social bonds of religious groups can supplement the resources available to children, helping them to achieve higher levels of education.
Fagan noted that frequent religious attendance also tends to increase students' total years of schooling. The benefit for students of weekly church attendance compared to peers who do not attend church at all was equivalent to the benefits that come from a mother that has three years of extra education and a father that has four years of extra education.
Importantly, religion is one of few readily accessible institutions for lower-income families.
The paper emphasized the importance of this for those in lower socio-economic groups. For those who are more advantaged, religion is just one possible resource among many.
"By contrast, for the poor, the effect of religious practice is significant because it is one of the few robust positive influences in their lives," Fagan wrote.
Another finding was that religiosity has a greater impact on educational outcomes for urban youth than for non-urban youth. The paper surmised that one explanation for this is that religious organizations are more readily available in urban areas. In addition, religion can also acts as a check against the more negative elements common in urban neighborhoods that have a detrimental effect on educational achievement.
Happiness
Children are far from being the only ones who find benefits in religion. The August issue of the Journal of Marriage and Family published an article on the subject of religion's impact on family relationships.
Among the findings was the fact that there is a significant link between sharing religious beliefs and praying together and greater happiness in marriages and relationships, according to an Aug. 12 report in the Washington Post.
The benefits were more pronounced for African Americans and Hispanics than for whites. This may be due to greater relationship satisfaction in white couples due to advantages in income and education, the study explained.
It is true then that couples who pray together stay together, study co-author W. Bradford Wilcox, director of the National Marriage Project at the University of Virginia, told the Washington Post.
An Aug. 11 press release from the University of Virginia went into greater detail about how it is that religion plays a positive role in relationships. Wilcox explained that previous research on the subject has identified three factors.
First, religious communities normally promote positive ethical behavior such as charity and forgiveness. This helps define appropriate conduct between a couple and encourages them to handle conflict in a constructive manner.
Second, religious communities offer support to couples and families through a family-centered social network.
Third, religious belief provides people with a sense of purpose and meaning about life in general and their relationships, and this helps them deal with stress.
Civic impact
Further evidence of religion's positive effects will be detailed in a lengthy book examining American religious life, due to be published in early October.
In "American Grace: How Religion Divides and Unites Us," Robert D. Putnam and David E. Campbell point out how much more religious America compared to other countries and they conclude that this makes Americans better citizens and neighbors.
Putnam is a professor of public policy at the Harvard University, while Campbell is a professor of political science at the University of Notre Dame.
They previewed some of the book's content at a conference hosted by the Pew Forum on Religion and Public Life held last year.
A report by the Religion News Service, dated May 13, 2009, said that among the findings of the study was the fact that religious people are three to four times more likely to be involved in their community.
Compared to those who are non-religious they are more involved in voluntary associations, and in attending public meetings, and more likely to vote in local elections, and to donate time and money to causes.
Putnam and Campbell affirmed that the link between religion and civic activism is causal, since they observed non-religious who subsequently became religiously active also changed their social behavior and became more involved in the community.
An important element in this civic participation is being part of a religious community, and not just someone who practices private devotion.
"It's not faith that accounts for this," Putnam said. "It's faith communities."
These communities have, of course, their flaws, as the raucous choir of secularists spared no effort to detail prior to the visit to Scotland and England by Pope Benedict XVI.
What is also clear is that society would be a far poorer place without the contribution of organized religion to public life.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội thảo thân thế sự nghiệp LM Léopold - Michel Cadière: ''Tại sao tôi không là một vị thánh''
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:42 19/09/2010
HỘI THẢO THÂN THẾ SỰ NGHIỆP LINH MỤC LÉOPOLD-MICHEL CADIÈRE
“Tại sao tôi không là một vị thánh?”
Tôi đi Huế trên chuyến bay 6g30 tối ngày 6.9.2010. Máy bay lên cao, bỏ lại Sài gòn dưới kia rực rỡ ánh đèn muôn màu. 70 phút sau đến Huế. Từ trên cao nhìn xuống, Huế âm thầm không hào nhoáng như Sài gòn. Sài gòn ồn ào náo nhiệt, còn Huế êm đêm thơ mộng. Sài gòn hiện đại và vội vã còn Huế mênh mông và sâu lắng. Sài gòn năng động từng ngày phát triển, Huế dịu dàng pha lẫn trầm tư.
Xem hình buổi hội thảo
Xe Tòa Tổng Giám Mục Huế đợi sẵn đưa chúng tôi về Trung Tâm Mục Vụ Nguyễn Trường Tộ. Quý cha ban tổ chức và các Nữ Tu MTG vui mừng chào đón rồi tận tình hướng dẫn chúng tôi đến các phòng đã phân chia.
Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Huế thật rộng và đẹp, xây theo lối hiện đại như một nhà đa năng sử dụng cho nhiều chương trình mục vụ.
Huế cách Hà nội 638km, cách Sài gòn 1052km. Huế được chọn để xây dựng kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử đất nước. Huế ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể tương xứng với tầm vóc của một kinh đô. Ngày 11.12.1993, Ủy ban Di sản thế giới (thuộc Unesco) đã công nhận quần thể Di tích Huế là Di sản Văn hóa nhân loại. Ngày 7.11.2003, Nhã nhạc cung đình đã được công nhận là kiệt tác Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Đi Huế tham dự Hội thảo cũng là dịp đặc biệt để tham quan hiểu biết thêm về Huế. Biểu tượng của Huế qua hai câu thơ nổi tiếng của Thi sĩ Bùi Giáng: Dạ thưa xứ Huế bây giờ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương. Kinh đô triều đại các vua nhà Nguyễn là diện mạo duy nhất còn lại của một thời kỳ lịch sử quân chủ kéo dài mấy ngàn năm ở Việt Nam. Nhiều nơi nổi tiếng như: Đại nội với hệ thống thành quách kiên cố, cung điện tráng lệ; 7 lăng tẩm như 7 hoàng cung thứ hai cho cuộc sống vĩnh hằng của vua sau khi băng hà…và những trang sử đầy biến động trong suốt 400 năm của 9 đời chúa Nguyễn và 13 đời vua Nguyễn; chiêm ngưỡng hệ thống thành quách, cung điện nguy nga, đền miếu, lăng tẩm để biết về vua chúa Việt Nam xưa; Chùa Thiên Mụ trên đồi Hà khê nhìn xuống sông Hương lững lỡ; du thuyền sông Hương nghe ca Huế, thả đèn hoa đăng; Đi chợ Đông Ba ăn uống đặc sản Huế… Đặc biệt là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam do cha Langlois xây vào thế kỷ XVII và đã được trùng tu nhiều lần như ngày nay; Đan Viện Thiên An yên tĩnh nằm trên đồi thông Thiên An tuyệt đẹp… Những địa chỉ nghe rất quen nhưng rất mới với người lần đầu đến Huế.
Hội thảo “Thân thế và sự nghiệp Linh mục Léopold Michel Cadière, 1869-1955” mang tầm vóc lớn với sự hiện diện của 14 Đức Giám Mục và khoảng 600 tham dự viên là các linh mục tu sĩ nam nữ, các nhà khoa học, nhà văn, nhà nghiên cứu, giáo sư đại học… đến từ nhiều miền đất nước, có những vị đến từ Pháp, Mỹ, Đức, Canađa…Tất cả đại biểu với niềm tin tín ngưỡng khác nhau và cũng có thể khác nhau về chính kiến, cùng tề tựu tham dự hội thảo bày tỏ lòng quý mến tri ân với Cố Cả Léopold Cadière, linh mục truyền giáo và là nhà bác học.
Mỗi ngày đều khởi đầu bằng thánh lễ đồng tế gồm 14 Giám Mục và hơn 100 linh mục, một số tu sĩ nam nữ chủng sinh.
Mỗi buổi hội thảo luôn được một Giám Mục chủ tọa.
Mỗi khi vị Diễn giả lên đọc tham luận, đều có một vị Linh mục lịch sự dẫn bước lên bục và về ghế an tọa.
Một số Nữ tu, Chủng sinh và nhóm Chiến sĩ Chúa Kitô (nhà thờ Phủ Cam) chia nhau phục vụ tận tình chu đáo trong suốt thời gian diễn ra hội thảo.
Hội trường khá rộng với 2 tầng. Tầng trệt 4 dãy ghế khoảng 450 chỗ dành cho các đại biểu từ các nơi đến tham dự. Tầng trên khoảng 150 ghế dành cho các đại biểu giáo phận nhà.
Xuyên suốt 3 ngày hội thảo, tôi cẩn thận thu âm tất cả các bài giảng lễ hàng ngày, các bài diễn văn, tham luận, các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Diễn văn khai mạc của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ Tịch HĐGMVN, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống- Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN và 13 bài tham luận, nhiều ý kiến trao đổi phản biện. Tất cả thời gian và lượng thông tin phong phú này đều hướng về Linh mục Léopold Cadière đa năng, đa tài trên nhiều lãnh vực. Tất cả đều ca ngợi một con người với tài năng trí tuệ xuất chúng và với con tim chan chứa yêu thương.
Ban thư ký hội thảo gồm 5 vị làm việc tích cực, thư ký Vương Đình Chữ đã đúc kết hai nét nổi bật nơi chân dung của Cha Cadière:một thừa sai nhiệt tình, gương mẫu và là một nhà nghiên cứu khoa học uyên bác, nghiêm túc.
1.Léopold Cadière, Linh mục Thừa sai, con người của đức tin.
Các bài diễn văn của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch UBVH, bài tham luận của Cha Gérard Moussay (không đọc ở diễn đàn), bài tham luận của Cha Etcharren và của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đều trực tiếp đề cập đến Léopold Cadière là một linh mục thừa sai, với nhiệm vụ hàng đầu là truyền giáo.
Đức cha Chủ tịch HĐGMVN lướt qua lịch sử truyền giáo ở Việt nam, khởi từ 1533, qua thời điểm năm 1615 tại Đàng Trong và năm 1627 tại Đàng Ngoài. Ngài nhấn mạnh đến thời điểm năm 1659 khi Tòa Thánh thành lập hai giáo phận ở Việt Nam, kèm theo một Huấn thị về truyền giáo, trong đó nhấn mạnh đến hội nhập văn hóa, với tinh thần tôn trọng và quý mến văn hóa địa phương. Đặc biệt, Đức cha nhắc đến Những huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền Giáo, do Đức Grêgôriô XV thành lập, nay đổi thành Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc. Những huấn thị này là một chỉ dẫn cụ thể cho các nhà thừa sai biết cách hành xử đúng đắn nơi xứ người: “Chư huynh đừng bao giờ cố gắng hoặc khuyên bảo dân chúng sửa đổi nghi lễ, tập tục, thuần phong, trừ khi hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì phi lý hơn là mang cả nước Pháp, Tây Ban Nha, nước Ý hay bất cứ phần đất Âu châu nào sang cho dân Trung Hoa chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến nghi lễ tập tục ấy, miễn là chúng không xấu...” Ngài đề cao Cha Léopold Michel Cadière là người đã thấm nhuần Huấn thị của Tòa Thánh và đem ra thực hành một cách xuất sắc trong 63 năm sống và chết ở Việt Nam. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thừa sai thuộc nhiều Dòng khác nhau đã từng đến Việt Nam hoạt động truyền giáo, cách riêng, tri ân Hội Thừa sai Paris đã đồng hành và hỗ trợ Giáo hội Việt Nam từ ngày dầu cho đến nay. Ngài cũng “bày tỏ cách chính đáng niềm tự hào về sự đóng góp khiêm tốn nhưng thiết thực của Giáo Hội Công Giáo cho nền văn hóa, văn minh của đất nước Việt Nam thân yêu chúng ta”.
Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa đã phác thảo chân dung của Linh mục Cadière trên ba chiều kích: một thừa sai nhiệt thành, một nhà nghiên cứu khoa học say mê, và một con người văn hóa, thực hiện hội nhập hết mình với văn hóa Việt. Chính việc kết hợp nhuần nhuyễn ba chiều kích này nơi một con người Cadière, đã nâng tầm cao của nhân vật này. Cha Cadière là nhà truyền giáo nhiệt thành, không mỏi mệt, đem cái đẹp của Kitô giáo cho con người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà dân tộc học, ngôn ngữ học, thực vật học, mỹ thuật học, Huế học, nghiên cứu phong tục tập quán, tôn giáo của người Việt Nam. Công trình của ngài là không thể thiếu cho các thế hệ nghiên cứu về sau. Người ta khen ngợi tài năng giữa hai lãnh vực khác nhau nơi một con người: truyền giáo và nghiên cứu khoa học.
Phần tham luận chính được bắt đầu bằng bài thuyết trình của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, với tựa đề “Léopold Cadière và hội nhập văn hóa, một kinh nghiệm loan báo Tin Mừng”, đề cập đến tinh thần của Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội, cách riêng Huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền Giáo vốn là những cơ sở để Cha Cadière dựa vào và áp dụng trong hoạt động truyền giáo ở Việt Nam.
Qua năm bài tham luận, mọi người nhận thấy Cha Cadière đã thực thi sứ vụ truyền giáo với tất cả lòng nhiệt thành của một Tông đồ của Chúa. Cha J.B Etcharren nhấn mạnh rằng, Cha Cadière trước hết là một con người của đức tin và chiều kích tâm linh là nền tảng cho mọi chọn lựa và hoạt động của ngài. Ánh sáng đức tin được đặt lên trên tất cả. Và trong thực tế, Cha Cadière là một thừa sai nhiệt tình và đức hạnh, và chính ngài đã truyền lại những kinh nghiệm cho các thế hệ thừa sai trẻ, qua các nghiên cứu của mình. Cha Etcharren đã dẫn chứng nền tảng đức tin của Cha Cadière bằng cách đọc lại những lời cuối cùng của ngài, bài “Nâng tâm hồn lên!”, như một tuyên xưng đức tin và như những lời vinh tụng ca dâng lên Thiên Chúa.
Khi đến miền truyền giáo được chỉ định là giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là giáo phận Huế, Cha Cadière chẳng những đã chăm chỉ học tiếng Việt, mà còn miệt mài tìm hiểu về đối tượng mà mình có trách nhiệm phục vụ. Ngài từng là giáo sư Tiểu chủng viện (An Ninh) và Đại chủng viện (Huế), từng là cha xứ (Vĩnh Lộc, Cù Lạc, Di Loan, Tam Tòa) và là Hạt trưởng (Di Loan). Ngài từng xây dựng trường học, nhà thương, xưởng thợ (giúp phục hồi nghề lụa Di Loan) và cả một ngôi nhà thờ “đẹp đến nỗi người ta gọi là Vương cung thánh đường”. Ngài từng làm những công việc thường nhật của một thừa sai là “dạy dỗ, kiểm tra, lui tới những giáo đoàn mới để vực dậy sự dũng cảm của người yếu đuối và bảo vệ họ chống lại những điều phiền nhiễu, làm cho ra lẽ những vụ kiện cáo và những bách hại mà họ thường là mục tiêu; quan hệ xã hội với các viên chức để họ tôn trọng các quyền lợi chính đáng; viết thư khuyên răn, cổ vũ việc siêng năng kinh hạt cầu nguyện và ra tay giúp đỡ cả những người khốn khổ nữa” (Giám mục Nguyễn Thái Hợp). Nhà sử học Đào Hùng cũng nhận định chính xác rằng “Cuộc đời Léopold Cadiere là cuộc đời của một linh mục cống hiến cho giáo dân, vì đó luôn là mục đích chính của ông”.
Nhưng điều đặc biệt nơi linh mục thừa sai Léopold Cadière không nằm nơi những hoạt động này vì nhiều thừa sai có thể làm được như vậy. Điều đặc biệt nơi ngài chính là phương cách truyền giáo và trái tim nhân ái.
Đó chính là phương cách hòa đồng, “ao ước được trở thành đồng hương của những người dân hiền lành chất phác ở Bình Trị Thiên”, “trở thành người Việt với người Việt”. Hòa đồng đến độ ngài tự xưng mình là “một cụ già được Việt hóa” (Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể nhắc lại tại lễ tưởng niệm) hay theo Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ là “một ông già hóa Việt” (vieil annamitisant).
Điều đặc biệt thứ hai nơi thừa sai Cadière là trái tim nhân ái, là tấm lòng yêu thương và kính trọng người Việt mà Cha Cadière nhận ra nhiều đức tính cao đẹp về tâm linh và luân lý. Nhiều tham luận đã đưa nhiều chứng cứ và trích dẫn về lòng yêu mến và quý trọng mà Cha Cadière dành cho người Việt và nền văn hóa Việt. Nhiều diễn giả đã lặp lại, tại Hội trường này cũng như tại nghi lễ tưởng niệm ở Đại chủng viện, những lời này của Cha Léopold Cadière: “ Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những thói quen,những phong tục của họ… Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ… Khi đã nghiên cứu và đã hiểu người Việt Nam, tôi đã yêu mến họ. Tôi đã yêu mến họ vì tài thông minh và trí sắc sảo của họ… Tôi đã yêu mến họ vì những nhân đức luân lý của họ… Tôi đã yêu mến họ vì tính cách của họ… Sau hết, tôi đã yêu mến họ vì những đau khổ của họ”.
Tuy vậy, theo cái nhìn lịch sử của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, phương cách truyền giáo của Cadière cũng chỉ là tiếp nối tinh thần của Thánh Phaolô Tông đồ “Do thái với người Do Thái”, là tiếp nối phương cách của các nhà truyền giáo xa xưa và cụ thể, là thi hành Huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền giáo. Nhưng điều đặc biệt nơi Cadière là chính ngài đã làm sống lại tinh thần và truyền thống này sau bao nhiêu năm bị hầu hết các thừa sai lãng quên hay làm ngược lại, mà tiêu biểu là vụ “tranh cãi nghi lễ Trung Hoa”. Chính Cadière là người kết hợp nhuần nhuyễn giữa loan báo Tin mừng và hội nhập văn hóa, truyền giáo bằng văn hóa và qua văn hóa. Nhưng tiếc rằng, theo nhà sử học Đào Hùng, chỉ có một ít thừa sai đi cùng con đường của Cadiere, đó là Lm Francois Marie Savina (1876-1941) ở Tây Bắc, là tác giả của một số công trình, nhất là một loạt từ điển song ngữ (Mèo – Pháp, Pháp – Mán, Tày – Việt-Pháp.. .) và Linh mục Jacques Dournes ở Tây Nguyên với 250 công trình khảo cứu, nhất là về dân tộc học Đông Nam Châu Á.
Riêng đối với Huế, Cha Cadière đã dành những tình cảm đặc biệt, như được Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan cảm nhận: “Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế”.
Có thể nói rằng cả cuộc đời và toàn bộ công trình của Cadière nói lên tình yêu mến và quý trọng đối với con người và quê hương Việt Nam, như chính thổ lộ của Ngài: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho Xứ sở này. Cho tôi được ở lại và chết ở đây”. Một ý nguyện mà ai cũng cảm phục và quý mến.
Tâm tình cảm phục và quý mến này đã được thể hiện qua việc phần đông cử tọa đã đến niệm hương trước phần mộ của ngài, dự nghi thức tưởng niệm, đặt tượng và văn bia tại Đại Chủng Viện Huế vào sáng ngày 8 tháng 9.
2. Léopold Cadière, một nhà nghiên cứu khoa học.
Phần nội dung này đã được nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu.
Qua hai bài tham luận của Tiến sĩ sử học và chuyên gia lưu trữ Gérard Moussay, linh mục Hội Thừa sai Paris, và của Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (tiếc rằng cả hai vị, vì lý do sức khỏe, không thể hiện diện nên cả hai bài này đều không được thuyết trình), có thể nói rằng Cha Cadière là một nhà bác học đa năng.
Cha Cadière là thành viên của nhiều tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế là một chứng minh. Trên 250 công trình lớn nhỏ của ngài đề cập đến rất nhiều lãnh vực. Từ lịch sử đến văn hóa (nhất là văn hóa dân gian). Từ ngôn ngữ học đến nhân chủng học. Từ mỹ thuật đến tôn giáo (nhất là tín ngưỡng dân gian). Từ kinh tế đến môi trường, kể cả khảo cổ học, động vật học và thực vật học…Tất cả đều liên quan xa gần đến người Việt, đến lịch sử Việt và văn hóa Việt nên có thể gọi Cadière là nhà “Việt Nam học” tiên phong, và dĩ nhiên là một nhà “Huế học” xuất sắc.
Tất cả các công trình nghiên cứu của Cha Cadière, chủ yếu bằng tiếng Pháp, được phổ biến trên 15 loại tạp chí khác nhau, chủ yếu ở Pháp (Paris, Lyon) và Việt Nam (Hà Nội, Huế, Sàigòn), nhất là Tạp chí BAVH mà ngài là chủ biên từ đầu cho đến cuối (1914-1944), nhưng cũng có cả ở Áo và Singapore. Linh mục Gérard Moussay đã đưa ra một bảng liệt kê chi tiết, cho thấy rằng chính Cha Cadière đã quảng bá văn hóa Việt, lịch sử Việt Nam một cách rộng rãi ra thế giới.
Điều đặc biệt, Cadière không chỉ hoạt động một mình, mà còn quy tụ nhiều trí thức cùng tham gia. Cụ thể là thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ, lập một Viện Bảo tàng để bảo tồn những di vật cổ, một Thư viện để mọi người có thể tham khảo, học hỏi và nhất là lập một tạp chí để quảng bá các công trình nghiên cứu, các thành tựu, đó là Tạp chí BAVH. Nói như nhà Nghiên cứu Hồ Tấn Phan, nhắc đến BAVH thì ai nghiên cứu về Cadière, về Việt Nam học, về Huế học đều biết.
Từ khối lượng công trình đồ sộ này, cuộc hội thảo không có đủ thời gian đề cập đến hết tất cả nội dung. Do vậy, các diễn giả tự chọn đề tài ưa thích của mình mà theo cảm nhận chủ quan, cũng là những đề tài mang tính thời sự hoặc được cử tọa quan tâm tìm hiểu.
Ngoài những tham luận nêu những vấn đề chung, các đề tài được trình bày thuộc các lãnh vực như sau:
1- Triết học: Giáo sư Trần Văn Toàn với bài “Minh triết dân gian Việt Nam theo L.Cadière”.
2- Tôn giáo, văn hóa: Nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ, “Tâm thức tiếp cận của L. Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”.
3- Huế học: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan, “Huế dưới con mắt L.Cadiere, L. Cadiere dưới con mắt một người Huế” và Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, “L. Cadière với cổ vật Huế”.
4- Gia đình: Nhà văn Nguyên Ngọc, ”Lắng nghe Cadière” và Tiến sĩ Mai Khanh, “Gia đình Việt Nam theo L. Cadière”.
5- Ngôn ngữ học: Tiến sĩ Hoàng Dũng, “Đóng góp của L.Cadière vào phương ngữ học tiếng Việt” và Nhà nghiên cứu Bửu Ý, “Câu chuyện dịch thuật thông qua L. Cadière”.
6- Mỹ thuật: Phó giáo sư Họa sĩ Vĩnh Phối, “Mỹ thuật Huế dưới góc nhìn của L. Cadière” và Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, “L.Cadière với tác phẩm L’Art à Hué”.
Nói chung, mỗi diễn giả đã trình bày về khả năng tinh tế của Cha Cadière trong nhận thức vấn đề, về phương pháp nghiên cứu của Cha (mà nhiều diễn giả nhìn nhận là nghiêm túc, khách quan, khoa học, tâm huyết và làm tới nơi tới chốn) và nhất là về tâm thức làm việc của Cha, nói gọn là với một tấm lòng. Chính nhờ tổng hợp ba yếu tố này (tài năng, phương pháp và một tấm lòng) mà những công trình của Cha Cadière đều là “những trang vàng” (nói theo Giáo sư Chu Hảo), có giá trị cho đến ngày nay, chẳng những có giá trị tham khảo, mà còn có giá trị hiện thực. Và một đánh giá khá tiêu biểu về Cha Cadière từ Nhà Nghiên cứu Bửu Ý: “Cadière xuất chiêu trông bề ngoài có vẻ hời hợt, mà nội lực thâm hậu khôn lường”.
Cũng có nhận định về một tài năng khác của Cha Cadière, đó là khi cùng lúc thực hiện “nhiệm vụ kép” (theo cách nói của linh mục J.B. Etcharren), vừa là linh mục thừa sai lo chuyện đạo, vừa là nhà nghiên cứu khoa học, Cha đều chu toàn. Từ chỗ hai lãnh vực này xem ra không mấy tương thích, Cha Cadière lại biến chúng thành những yếu tố hỗ tương. Và như vậy, trước Thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiều thập niên, Cha Cadière đã “sống phúc âm giữa lòng dân tộc, phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
Dĩ nhiên, trong số các công trình của Cadière, cũng có những chi tiết bất cập hay sai sót. Nhưng chỉ là số ít.
Về chất lượng của các bài tham luận, Đức Cha Võ Đức Minh đã nhận định rằng đây là những bài “có giá trị đến nức lòng”, hay nói như Giáo sư Chu Hảo, là những tham luận nghiêm túc, công phu, gây kinh ngạc. Những nhận định được cử tọa đồng tình, thể hiện qua các tràng pháo tay vang dậy. Những đánh giá này còn được thể hiện qua đề xuất của Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, đảm nhận in và xuất bản cuốn Kỷ yếu Hội thảo này.
Từ những đánh giá này, đã nổi lên trong Hội thảo một cảm nhận chung của nhiều người. Đó là thái độ ứng xử của hậu thế đối với Cha Cadière. Bàng bạc một cảm giác áy náy. Và đã có những ý kiến điều chỉnh một tình trạng “bất công”. Nhẹ nhàng như Đức Cha Nguyễn Thái Hợp thì chỉ nêu “phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có một nghĩa cử nào với Cha Cadière?” Hay như Nhà văn Nguyên Ngọc, là phải “lắng nghe Cadière”. Xác quyết hơn, là ý kiến của Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: “Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière”. Và một số đề xuất cụ thể hơn về các hình thức tôn vinh, như đặt tên L. Cadière cho một con đường, một ngôi trường, một viện nghiên cứu, hay một Quỹ Văn hóa Cadière. Cũng có những đề xuất đi xa hơn như đặt tượng Cadière tại Quảng Bình, Quảng Trị, hay đề nghị các nhà Việt Nam học nhận Cadière làm ông tổ của ngành (Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh), hoặc đề nghị thành lập Nhà Lưu niệm Cadière và phim tài liệu về Cadière (Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh). Còn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đề nghị thành lập Trung tâm Di sản Cadière, dịch lại BAVH, tái lập Hội Đô Thành Hiếu cổ, thiết lập hồ sơ di sản Cadière, hướng tới nhìn nhận Di sản Cadière như Di sản quốc gia và có thể hướng tới Di sản văn hóa thế giới. Và một số đề nghị khác, như của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Phong: in tổng tập Cadière và mở một chiến dịch “Những giọt đồng dành cho danh nhân”, dành cho Cha Cadière.
Cha J.B. Etcharren cho rằng cách tôn vinh hay nhất là “làm sống lại tinh thần của Cha trong thời đại chúng ta”. Đức Cha Võ Đức Minh nói rằng điều quan trọng là làm sao phát huy tinh thần Léopold Cadière, nhất là khuyến khích các thế hệ trẻ Công giáo nên đi sâu vào tư tưởng của Cha Cadière, vì ngài vốn có những tư tưởng độc đáo, đi trước thời đại (ví dụ như phát biểu của Đức Cha Simon Hòa Hiền tại Công đồng Vatican II, “nhìn thấy nơi Ba ngôi Thiên Chúa hình ảnh gia đình”, là từ tư tưởng của Cha Cadière).
Dầu sao, người dân Việt vốn có truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và rằng “ý dân là ý trời”, nên những đề xuất tốt đẹp và chân thành như nêu trên, cũng nên được các bên hữu quan xem xét.
Cuộc hội thảo còn được thêm phần phong phú và sinh động nhờ các hoạt động bên lề. Đó là một phòng triển lãm văn hóa, tuy còn khiêm tốn nhưng đáng trân trọng, buổi văn nghệ hào hứng và càng thêm ý nghĩa khi có một tiết mục gợi mở hướng về Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long Hà Nội, buổi tối Chợ Quê vui nhộn với các gánh hàng rong, các gian hàng ẩm thực, các trò chơi dân gian trong khuôn viên Tòa Giám Mục.
Hội thảo khép lại với lời cám ơn của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô chủ nhà. Bài ca “Kinh hòa bình” hát lên cùng với nến sáng trong tay như một lời từ biệt và một lời cầu chúc binh an, với niềm hy vọng được gặp lại và cũng như muốn thắp lên niềm xác tín là đem ánh sáng văn hóa, Tin mừng Chúa Kitô vào nơi trần thế.
Hội thảo để lại nhiều dấu ấn tuyệt đẹp. Các tu sĩ nam nữ trong giáo phận Huế đã tận tâm chuẩn bị các giờ phụng tự cũng phục vụ các khâu ẩm thực, tiếp đón, văn nghệ và chợ đêm một cách vui tươi tế nhị văn hóa. Mọi người nhớ mãi tâm tình tri ân của Đức Tổng Giám Mục Huế với vị thầy năm xưa, Giáo sư Trần Văn Toàn “Mỗi ngày tôi thấy giáo sư trở thành sinh viên học sinh chuyên cần lắng nghe, mỗi ngày tôi đều đến hỏi giáo sư có mệt không? Giáo sư nói không. Ngày xưa, tôi là học sinh sinh viên của Giáo sư Toàn, ở đây cũng có nhiều sinh viên của giáo sư năm xưa. Sau 40 năm gặp lại, Giáo sư vẫn từ tốn nho nhã mạnh khỏe, tôi rất vui mừng”.
Trong bầu khí hân hoan của Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và nhân lễ giỗ lần thứ 55 ngày mất của Cha Cadière, Ủy Ban Văn hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế, với sự cộng tác của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn văn Bình, đã tổ chức cuộc Hội thảo. Hy vọng sẽ tiếp tục những cuộc hội thảo khác nữa giữa những người thành tâm thiện chí, thiết tha với với tương lai và sự hưng thịnh của Dân tộc. Nhất là khi đã có lời mời gợi mở từ Giáo sư Chu Hảo: Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh sẵn sàng cộng tác với Giáo Hội để mở nhiều hội thảo tương tự, trên cả khắp ba miền, với tinh thần “hưng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Và như lời nhắn gởi của Đức TGM Stêphanô “Phải có gì đó sâu xa trong lòng mỗi người chúng ta, phải từ những thúc đẩy tâm linh chúng ta mới có thể gần gũi nhau trong mấy ngày qua để ôn cố tri tân để xem chuyện cũ mà biết chính mình hơn. Những công trình tư tưởng như Léopold Cadìere còn đó để các thế hệ mai sau thấy lại được tâm tư suy nghĩ của các bậc tiền bối, thấy lại chính mình. Từ đó thương dân tộc mình hơn. Về điểm này học giả Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: Di sản xa xưa của đất nước, di sản này vô giá đối với chúng ta. Tưởng như có lần chúng ta đã đánh mất xa tầm tay với, đã có lần chúng ta để nó suy chuyển qua bao biến thiên thế sự khiến chúng ta xa dần với những gì đã khuôn đúc ra chúng ta. Di sản ấy bằng mọi giá chúng ta phải giữ gìn phục hưng và bảo trì. Văn minh Tây phương có thể góp phần làm cho phong phú thêm. Vậy chúng ta đừng đánh mất nó, đánh mất nó là đánh mất ngay chính tâm hồn chúng ta. Hẹn gặp nhau những dịp sau”.
Cố Cả Léopold Michel Cadière là một linh mục truyền giáo và là một bác học tinh thông nhiều lãnh vực: dân tộc học, ngôn ngữ học, thực vật học, mỹ thuật học, Huế học, nghiên cứu phong tục tập quán, tôn giáo của người Việt Nam… Truyền giáo cung cấp điều kiện cho khoa học và khoa học làm phong phú truyền giáo. Đó là con đường thích nghi và hội nhập văn hóa của cha Cadière dùng tên Việt Nam, ăn mặc như người Việt Nam, thực phẩm Việt, nói tiếng Việt, nước da Tây nhưng tâm hồn Việt. Yêu mến xứ sở nơi mình được sai đến. Đó là điều kiện và là bí quyết cho hạnh phúc và sự triển nở của chính bản thân cha Cadière. Cả cuộc đời dài 86 năm nhưng ngài đã dành trọn 63 năm phục vụ tại Việt Nam:“Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây”.
Đã có nhiều đề nghị lấy tên Lm Léopold Michel Cadière để đặt cho một con đường, một ngôi trường, một viện nghiên cứu, hay một Quỹ Văn hóa Cadière…và biết đâu Giáo Hội Việt Nam đề nghị Tòa Thánh phong thánh cho ngài? Chính Cha Etcharren đã trích dẫn lời Cha Lefas: “Vị thừa sai rất năng động này đã có mối bận tâm thường xuyên về việc thánh hóa bản thân. Ngài đã ghi lại trong một nhật ký, “Tại sao tôi không là một vị thánh?” Và ngài đã chẩn đoán ra mình có lòng quyến luyến nào đó với công trình uyên bác đã thực hiện, rồi ngài tự vấn cách trung thực để biết xem phải chăng ngài có khả năng bắt chước nghĩa cử, được cho là của thánh Phanxicô Atsidi, quăng vào lửa công trình do mình tạo ra, để chấm dứt sự chia trí trong lúc cầu nguyện xảy ra bởi việc tìm kiếm vinh quang thấp hèn. “Tôi có sẵn sàng thiêu đốt công trình nghiên cứu của mình về “Tiếng địa phương của người Annam vùng cao” không ? Hoặc quyển lịch sử Quảng Bình không ?... Có thật lòng làm điều đó không ? Vâng, có thể lắm. Tôi nghĩ rằng có thể, nếu sau đó, thực hành việc nên thánh không đòi buộc những hy sinh khác. Nhưng tôi nhận thấy sau đó là một chuổi dài những hy sinh lớn lao hơn, và điều đó làm tôi sợ hãi, tôi chùng bước”.
Cố Cả Léopold Michel Cadière xứng đáng để trở nên một vị thánh.
“Tại sao tôi không là một vị thánh?”
Tôi đi Huế trên chuyến bay 6g30 tối ngày 6.9.2010. Máy bay lên cao, bỏ lại Sài gòn dưới kia rực rỡ ánh đèn muôn màu. 70 phút sau đến Huế. Từ trên cao nhìn xuống, Huế âm thầm không hào nhoáng như Sài gòn. Sài gòn ồn ào náo nhiệt, còn Huế êm đêm thơ mộng. Sài gòn hiện đại và vội vã còn Huế mênh mông và sâu lắng. Sài gòn năng động từng ngày phát triển, Huế dịu dàng pha lẫn trầm tư.
Xem hình buổi hội thảo
Xe Tòa Tổng Giám Mục Huế đợi sẵn đưa chúng tôi về Trung Tâm Mục Vụ Nguyễn Trường Tộ. Quý cha ban tổ chức và các Nữ Tu MTG vui mừng chào đón rồi tận tình hướng dẫn chúng tôi đến các phòng đã phân chia.
Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Huế thật rộng và đẹp, xây theo lối hiện đại như một nhà đa năng sử dụng cho nhiều chương trình mục vụ.
Huế cách Hà nội 638km, cách Sài gòn 1052km. Huế được chọn để xây dựng kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945), triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử đất nước. Huế ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể tương xứng với tầm vóc của một kinh đô. Ngày 11.12.1993, Ủy ban Di sản thế giới (thuộc Unesco) đã công nhận quần thể Di tích Huế là Di sản Văn hóa nhân loại. Ngày 7.11.2003, Nhã nhạc cung đình đã được công nhận là kiệt tác Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Đi Huế tham dự Hội thảo cũng là dịp đặc biệt để tham quan hiểu biết thêm về Huế. Biểu tượng của Huế qua hai câu thơ nổi tiếng của Thi sĩ Bùi Giáng: Dạ thưa xứ Huế bây giờ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương. Kinh đô triều đại các vua nhà Nguyễn là diện mạo duy nhất còn lại của một thời kỳ lịch sử quân chủ kéo dài mấy ngàn năm ở Việt Nam. Nhiều nơi nổi tiếng như: Đại nội với hệ thống thành quách kiên cố, cung điện tráng lệ; 7 lăng tẩm như 7 hoàng cung thứ hai cho cuộc sống vĩnh hằng của vua sau khi băng hà…và những trang sử đầy biến động trong suốt 400 năm của 9 đời chúa Nguyễn và 13 đời vua Nguyễn; chiêm ngưỡng hệ thống thành quách, cung điện nguy nga, đền miếu, lăng tẩm để biết về vua chúa Việt Nam xưa; Chùa Thiên Mụ trên đồi Hà khê nhìn xuống sông Hương lững lỡ; du thuyền sông Hương nghe ca Huế, thả đèn hoa đăng; Đi chợ Đông Ba ăn uống đặc sản Huế… Đặc biệt là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam do cha Langlois xây vào thế kỷ XVII và đã được trùng tu nhiều lần như ngày nay; Đan Viện Thiên An yên tĩnh nằm trên đồi thông Thiên An tuyệt đẹp… Những địa chỉ nghe rất quen nhưng rất mới với người lần đầu đến Huế.
Hội thảo “Thân thế và sự nghiệp Linh mục Léopold Michel Cadière, 1869-1955” mang tầm vóc lớn với sự hiện diện của 14 Đức Giám Mục và khoảng 600 tham dự viên là các linh mục tu sĩ nam nữ, các nhà khoa học, nhà văn, nhà nghiên cứu, giáo sư đại học… đến từ nhiều miền đất nước, có những vị đến từ Pháp, Mỹ, Đức, Canađa…Tất cả đại biểu với niềm tin tín ngưỡng khác nhau và cũng có thể khác nhau về chính kiến, cùng tề tựu tham dự hội thảo bày tỏ lòng quý mến tri ân với Cố Cả Léopold Cadière, linh mục truyền giáo và là nhà bác học.
Mỗi ngày đều khởi đầu bằng thánh lễ đồng tế gồm 14 Giám Mục và hơn 100 linh mục, một số tu sĩ nam nữ chủng sinh.
Mỗi buổi hội thảo luôn được một Giám Mục chủ tọa.
Mỗi khi vị Diễn giả lên đọc tham luận, đều có một vị Linh mục lịch sự dẫn bước lên bục và về ghế an tọa.
Một số Nữ tu, Chủng sinh và nhóm Chiến sĩ Chúa Kitô (nhà thờ Phủ Cam) chia nhau phục vụ tận tình chu đáo trong suốt thời gian diễn ra hội thảo.
Hội trường khá rộng với 2 tầng. Tầng trệt 4 dãy ghế khoảng 450 chỗ dành cho các đại biểu từ các nơi đến tham dự. Tầng trên khoảng 150 ghế dành cho các đại biểu giáo phận nhà.
Xuyên suốt 3 ngày hội thảo, tôi cẩn thận thu âm tất cả các bài giảng lễ hàng ngày, các bài diễn văn, tham luận, các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Diễn văn khai mạc của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Chủ Tịch HĐGMVN, Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống- Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa HĐGMVN và 13 bài tham luận, nhiều ý kiến trao đổi phản biện. Tất cả thời gian và lượng thông tin phong phú này đều hướng về Linh mục Léopold Cadière đa năng, đa tài trên nhiều lãnh vực. Tất cả đều ca ngợi một con người với tài năng trí tuệ xuất chúng và với con tim chan chứa yêu thương.
Ban thư ký hội thảo gồm 5 vị làm việc tích cực, thư ký Vương Đình Chữ đã đúc kết hai nét nổi bật nơi chân dung của Cha Cadière:một thừa sai nhiệt tình, gương mẫu và là một nhà nghiên cứu khoa học uyên bác, nghiêm túc.
1.Léopold Cadière, Linh mục Thừa sai, con người của đức tin.
Các bài diễn văn của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN, Đức Cha Chủ tịch UBVH, bài tham luận của Cha Gérard Moussay (không đọc ở diễn đàn), bài tham luận của Cha Etcharren và của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp đều trực tiếp đề cập đến Léopold Cadière là một linh mục thừa sai, với nhiệm vụ hàng đầu là truyền giáo.
Đức cha Chủ tịch HĐGMVN lướt qua lịch sử truyền giáo ở Việt nam, khởi từ 1533, qua thời điểm năm 1615 tại Đàng Trong và năm 1627 tại Đàng Ngoài. Ngài nhấn mạnh đến thời điểm năm 1659 khi Tòa Thánh thành lập hai giáo phận ở Việt Nam, kèm theo một Huấn thị về truyền giáo, trong đó nhấn mạnh đến hội nhập văn hóa, với tinh thần tôn trọng và quý mến văn hóa địa phương. Đặc biệt, Đức cha nhắc đến Những huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền Giáo, do Đức Grêgôriô XV thành lập, nay đổi thành Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc. Những huấn thị này là một chỉ dẫn cụ thể cho các nhà thừa sai biết cách hành xử đúng đắn nơi xứ người: “Chư huynh đừng bao giờ cố gắng hoặc khuyên bảo dân chúng sửa đổi nghi lễ, tập tục, thuần phong, trừ khi hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì phi lý hơn là mang cả nước Pháp, Tây Ban Nha, nước Ý hay bất cứ phần đất Âu châu nào sang cho dân Trung Hoa chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến nghi lễ tập tục ấy, miễn là chúng không xấu...” Ngài đề cao Cha Léopold Michel Cadière là người đã thấm nhuần Huấn thị của Tòa Thánh và đem ra thực hành một cách xuất sắc trong 63 năm sống và chết ở Việt Nam. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thừa sai thuộc nhiều Dòng khác nhau đã từng đến Việt Nam hoạt động truyền giáo, cách riêng, tri ân Hội Thừa sai Paris đã đồng hành và hỗ trợ Giáo hội Việt Nam từ ngày dầu cho đến nay. Ngài cũng “bày tỏ cách chính đáng niềm tự hào về sự đóng góp khiêm tốn nhưng thiết thực của Giáo Hội Công Giáo cho nền văn hóa, văn minh của đất nước Việt Nam thân yêu chúng ta”.
Đức Cha Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa đã phác thảo chân dung của Linh mục Cadière trên ba chiều kích: một thừa sai nhiệt thành, một nhà nghiên cứu khoa học say mê, và một con người văn hóa, thực hiện hội nhập hết mình với văn hóa Việt. Chính việc kết hợp nhuần nhuyễn ba chiều kích này nơi một con người Cadière, đã nâng tầm cao của nhân vật này. Cha Cadière là nhà truyền giáo nhiệt thành, không mỏi mệt, đem cái đẹp của Kitô giáo cho con người Việt Nam. Ngài cũng là một nhà dân tộc học, ngôn ngữ học, thực vật học, mỹ thuật học, Huế học, nghiên cứu phong tục tập quán, tôn giáo của người Việt Nam. Công trình của ngài là không thể thiếu cho các thế hệ nghiên cứu về sau. Người ta khen ngợi tài năng giữa hai lãnh vực khác nhau nơi một con người: truyền giáo và nghiên cứu khoa học.
Phần tham luận chính được bắt đầu bằng bài thuyết trình của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, với tựa đề “Léopold Cadière và hội nhập văn hóa, một kinh nghiệm loan báo Tin Mừng”, đề cập đến tinh thần của Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội, cách riêng Huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền Giáo vốn là những cơ sở để Cha Cadière dựa vào và áp dụng trong hoạt động truyền giáo ở Việt Nam.
Qua năm bài tham luận, mọi người nhận thấy Cha Cadière đã thực thi sứ vụ truyền giáo với tất cả lòng nhiệt thành của một Tông đồ của Chúa. Cha J.B Etcharren nhấn mạnh rằng, Cha Cadière trước hết là một con người của đức tin và chiều kích tâm linh là nền tảng cho mọi chọn lựa và hoạt động của ngài. Ánh sáng đức tin được đặt lên trên tất cả. Và trong thực tế, Cha Cadière là một thừa sai nhiệt tình và đức hạnh, và chính ngài đã truyền lại những kinh nghiệm cho các thế hệ thừa sai trẻ, qua các nghiên cứu của mình. Cha Etcharren đã dẫn chứng nền tảng đức tin của Cha Cadière bằng cách đọc lại những lời cuối cùng của ngài, bài “Nâng tâm hồn lên!”, như một tuyên xưng đức tin và như những lời vinh tụng ca dâng lên Thiên Chúa.
Khi đến miền truyền giáo được chỉ định là giáo phận Bắc Đàng Trong, nay là giáo phận Huế, Cha Cadière chẳng những đã chăm chỉ học tiếng Việt, mà còn miệt mài tìm hiểu về đối tượng mà mình có trách nhiệm phục vụ. Ngài từng là giáo sư Tiểu chủng viện (An Ninh) và Đại chủng viện (Huế), từng là cha xứ (Vĩnh Lộc, Cù Lạc, Di Loan, Tam Tòa) và là Hạt trưởng (Di Loan). Ngài từng xây dựng trường học, nhà thương, xưởng thợ (giúp phục hồi nghề lụa Di Loan) và cả một ngôi nhà thờ “đẹp đến nỗi người ta gọi là Vương cung thánh đường”. Ngài từng làm những công việc thường nhật của một thừa sai là “dạy dỗ, kiểm tra, lui tới những giáo đoàn mới để vực dậy sự dũng cảm của người yếu đuối và bảo vệ họ chống lại những điều phiền nhiễu, làm cho ra lẽ những vụ kiện cáo và những bách hại mà họ thường là mục tiêu; quan hệ xã hội với các viên chức để họ tôn trọng các quyền lợi chính đáng; viết thư khuyên răn, cổ vũ việc siêng năng kinh hạt cầu nguyện và ra tay giúp đỡ cả những người khốn khổ nữa” (Giám mục Nguyễn Thái Hợp). Nhà sử học Đào Hùng cũng nhận định chính xác rằng “Cuộc đời Léopold Cadiere là cuộc đời của một linh mục cống hiến cho giáo dân, vì đó luôn là mục đích chính của ông”.
Nhưng điều đặc biệt nơi linh mục thừa sai Léopold Cadière không nằm nơi những hoạt động này vì nhiều thừa sai có thể làm được như vậy. Điều đặc biệt nơi ngài chính là phương cách truyền giáo và trái tim nhân ái.
Đó chính là phương cách hòa đồng, “ao ước được trở thành đồng hương của những người dân hiền lành chất phác ở Bình Trị Thiên”, “trở thành người Việt với người Việt”. Hòa đồng đến độ ngài tự xưng mình là “một cụ già được Việt hóa” (Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể nhắc lại tại lễ tưởng niệm) hay theo Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ là “một ông già hóa Việt” (vieil annamitisant).
Điều đặc biệt thứ hai nơi thừa sai Cadière là trái tim nhân ái, là tấm lòng yêu thương và kính trọng người Việt mà Cha Cadière nhận ra nhiều đức tính cao đẹp về tâm linh và luân lý. Nhiều tham luận đã đưa nhiều chứng cứ và trích dẫn về lòng yêu mến và quý trọng mà Cha Cadière dành cho người Việt và nền văn hóa Việt. Nhiều diễn giả đã lặp lại, tại Hội trường này cũng như tại nghi lễ tưởng niệm ở Đại chủng viện, những lời này của Cha Léopold Cadière: “ Tôi đã nghiên cứu các tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những thói quen,những phong tục của họ… Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ… Khi đã nghiên cứu và đã hiểu người Việt Nam, tôi đã yêu mến họ. Tôi đã yêu mến họ vì tài thông minh và trí sắc sảo của họ… Tôi đã yêu mến họ vì những nhân đức luân lý của họ… Tôi đã yêu mến họ vì tính cách của họ… Sau hết, tôi đã yêu mến họ vì những đau khổ của họ”.
Tuy vậy, theo cái nhìn lịch sử của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, phương cách truyền giáo của Cadière cũng chỉ là tiếp nối tinh thần của Thánh Phaolô Tông đồ “Do thái với người Do Thái”, là tiếp nối phương cách của các nhà truyền giáo xa xưa và cụ thể, là thi hành Huấn thị năm 1659 của Bộ Truyền giáo. Nhưng điều đặc biệt nơi Cadière là chính ngài đã làm sống lại tinh thần và truyền thống này sau bao nhiêu năm bị hầu hết các thừa sai lãng quên hay làm ngược lại, mà tiêu biểu là vụ “tranh cãi nghi lễ Trung Hoa”. Chính Cadière là người kết hợp nhuần nhuyễn giữa loan báo Tin mừng và hội nhập văn hóa, truyền giáo bằng văn hóa và qua văn hóa. Nhưng tiếc rằng, theo nhà sử học Đào Hùng, chỉ có một ít thừa sai đi cùng con đường của Cadiere, đó là Lm Francois Marie Savina (1876-1941) ở Tây Bắc, là tác giả của một số công trình, nhất là một loạt từ điển song ngữ (Mèo – Pháp, Pháp – Mán, Tày – Việt-Pháp.. .) và Linh mục Jacques Dournes ở Tây Nguyên với 250 công trình khảo cứu, nhất là về dân tộc học Đông Nam Châu Á.
Riêng đối với Huế, Cha Cadière đã dành những tình cảm đặc biệt, như được Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan cảm nhận: “Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế”.
Có thể nói rằng cả cuộc đời và toàn bộ công trình của Cadière nói lên tình yêu mến và quý trọng đối với con người và quê hương Việt Nam, như chính thổ lộ của Ngài: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho Xứ sở này. Cho tôi được ở lại và chết ở đây”. Một ý nguyện mà ai cũng cảm phục và quý mến.
Tâm tình cảm phục và quý mến này đã được thể hiện qua việc phần đông cử tọa đã đến niệm hương trước phần mộ của ngài, dự nghi thức tưởng niệm, đặt tượng và văn bia tại Đại Chủng Viện Huế vào sáng ngày 8 tháng 9.
2. Léopold Cadière, một nhà nghiên cứu khoa học.
Phần nội dung này đã được nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu.
Qua hai bài tham luận của Tiến sĩ sử học và chuyên gia lưu trữ Gérard Moussay, linh mục Hội Thừa sai Paris, và của Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (tiếc rằng cả hai vị, vì lý do sức khỏe, không thể hiện diện nên cả hai bài này đều không được thuyết trình), có thể nói rằng Cha Cadière là một nhà bác học đa năng.
Cha Cadière là thành viên của nhiều tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế là một chứng minh. Trên 250 công trình lớn nhỏ của ngài đề cập đến rất nhiều lãnh vực. Từ lịch sử đến văn hóa (nhất là văn hóa dân gian). Từ ngôn ngữ học đến nhân chủng học. Từ mỹ thuật đến tôn giáo (nhất là tín ngưỡng dân gian). Từ kinh tế đến môi trường, kể cả khảo cổ học, động vật học và thực vật học…Tất cả đều liên quan xa gần đến người Việt, đến lịch sử Việt và văn hóa Việt nên có thể gọi Cadière là nhà “Việt Nam học” tiên phong, và dĩ nhiên là một nhà “Huế học” xuất sắc.
Tất cả các công trình nghiên cứu của Cha Cadière, chủ yếu bằng tiếng Pháp, được phổ biến trên 15 loại tạp chí khác nhau, chủ yếu ở Pháp (Paris, Lyon) và Việt Nam (Hà Nội, Huế, Sàigòn), nhất là Tạp chí BAVH mà ngài là chủ biên từ đầu cho đến cuối (1914-1944), nhưng cũng có cả ở Áo và Singapore. Linh mục Gérard Moussay đã đưa ra một bảng liệt kê chi tiết, cho thấy rằng chính Cha Cadière đã quảng bá văn hóa Việt, lịch sử Việt Nam một cách rộng rãi ra thế giới.
Điều đặc biệt, Cadière không chỉ hoạt động một mình, mà còn quy tụ nhiều trí thức cùng tham gia. Cụ thể là thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ, lập một Viện Bảo tàng để bảo tồn những di vật cổ, một Thư viện để mọi người có thể tham khảo, học hỏi và nhất là lập một tạp chí để quảng bá các công trình nghiên cứu, các thành tựu, đó là Tạp chí BAVH. Nói như nhà Nghiên cứu Hồ Tấn Phan, nhắc đến BAVH thì ai nghiên cứu về Cadière, về Việt Nam học, về Huế học đều biết.
Từ khối lượng công trình đồ sộ này, cuộc hội thảo không có đủ thời gian đề cập đến hết tất cả nội dung. Do vậy, các diễn giả tự chọn đề tài ưa thích của mình mà theo cảm nhận chủ quan, cũng là những đề tài mang tính thời sự hoặc được cử tọa quan tâm tìm hiểu.
Ngoài những tham luận nêu những vấn đề chung, các đề tài được trình bày thuộc các lãnh vực như sau:
1- Triết học: Giáo sư Trần Văn Toàn với bài “Minh triết dân gian Việt Nam theo L.Cadière”.
2- Tôn giáo, văn hóa: Nhà nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ, “Tâm thức tiếp cận của L. Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”.
3- Huế học: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan, “Huế dưới con mắt L.Cadiere, L. Cadiere dưới con mắt một người Huế” và Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, “L. Cadière với cổ vật Huế”.
4- Gia đình: Nhà văn Nguyên Ngọc, ”Lắng nghe Cadière” và Tiến sĩ Mai Khanh, “Gia đình Việt Nam theo L. Cadière”.
5- Ngôn ngữ học: Tiến sĩ Hoàng Dũng, “Đóng góp của L.Cadière vào phương ngữ học tiếng Việt” và Nhà nghiên cứu Bửu Ý, “Câu chuyện dịch thuật thông qua L. Cadière”.
6- Mỹ thuật: Phó giáo sư Họa sĩ Vĩnh Phối, “Mỹ thuật Huế dưới góc nhìn của L. Cadière” và Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, “L.Cadière với tác phẩm L’Art à Hué”.
Nói chung, mỗi diễn giả đã trình bày về khả năng tinh tế của Cha Cadière trong nhận thức vấn đề, về phương pháp nghiên cứu của Cha (mà nhiều diễn giả nhìn nhận là nghiêm túc, khách quan, khoa học, tâm huyết và làm tới nơi tới chốn) và nhất là về tâm thức làm việc của Cha, nói gọn là với một tấm lòng. Chính nhờ tổng hợp ba yếu tố này (tài năng, phương pháp và một tấm lòng) mà những công trình của Cha Cadière đều là “những trang vàng” (nói theo Giáo sư Chu Hảo), có giá trị cho đến ngày nay, chẳng những có giá trị tham khảo, mà còn có giá trị hiện thực. Và một đánh giá khá tiêu biểu về Cha Cadière từ Nhà Nghiên cứu Bửu Ý: “Cadière xuất chiêu trông bề ngoài có vẻ hời hợt, mà nội lực thâm hậu khôn lường”.
Cũng có nhận định về một tài năng khác của Cha Cadière, đó là khi cùng lúc thực hiện “nhiệm vụ kép” (theo cách nói của linh mục J.B. Etcharren), vừa là linh mục thừa sai lo chuyện đạo, vừa là nhà nghiên cứu khoa học, Cha đều chu toàn. Từ chỗ hai lãnh vực này xem ra không mấy tương thích, Cha Cadière lại biến chúng thành những yếu tố hỗ tương. Và như vậy, trước Thư chung năm 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiều thập niên, Cha Cadière đã “sống phúc âm giữa lòng dân tộc, phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
Dĩ nhiên, trong số các công trình của Cadière, cũng có những chi tiết bất cập hay sai sót. Nhưng chỉ là số ít.
Về chất lượng của các bài tham luận, Đức Cha Võ Đức Minh đã nhận định rằng đây là những bài “có giá trị đến nức lòng”, hay nói như Giáo sư Chu Hảo, là những tham luận nghiêm túc, công phu, gây kinh ngạc. Những nhận định được cử tọa đồng tình, thể hiện qua các tràng pháo tay vang dậy. Những đánh giá này còn được thể hiện qua đề xuất của Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, đảm nhận in và xuất bản cuốn Kỷ yếu Hội thảo này.
Từ những đánh giá này, đã nổi lên trong Hội thảo một cảm nhận chung của nhiều người. Đó là thái độ ứng xử của hậu thế đối với Cha Cadière. Bàng bạc một cảm giác áy náy. Và đã có những ý kiến điều chỉnh một tình trạng “bất công”. Nhẹ nhàng như Đức Cha Nguyễn Thái Hợp thì chỉ nêu “phải chăng đã đến lúc chúng ta nên có một nghĩa cử nào với Cha Cadière?” Hay như Nhà văn Nguyên Ngọc, là phải “lắng nghe Cadière”. Xác quyết hơn, là ý kiến của Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan: “Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière”. Và một số đề xuất cụ thể hơn về các hình thức tôn vinh, như đặt tên L. Cadière cho một con đường, một ngôi trường, một viện nghiên cứu, hay một Quỹ Văn hóa Cadière. Cũng có những đề xuất đi xa hơn như đặt tượng Cadière tại Quảng Bình, Quảng Trị, hay đề nghị các nhà Việt Nam học nhận Cadière làm ông tổ của ngành (Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh), hoặc đề nghị thành lập Nhà Lưu niệm Cadière và phim tài liệu về Cadière (Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh). Còn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đề nghị thành lập Trung tâm Di sản Cadière, dịch lại BAVH, tái lập Hội Đô Thành Hiếu cổ, thiết lập hồ sơ di sản Cadière, hướng tới nhìn nhận Di sản Cadière như Di sản quốc gia và có thể hướng tới Di sản văn hóa thế giới. Và một số đề nghị khác, như của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Phong: in tổng tập Cadière và mở một chiến dịch “Những giọt đồng dành cho danh nhân”, dành cho Cha Cadière.
Cha J.B. Etcharren cho rằng cách tôn vinh hay nhất là “làm sống lại tinh thần của Cha trong thời đại chúng ta”. Đức Cha Võ Đức Minh nói rằng điều quan trọng là làm sao phát huy tinh thần Léopold Cadière, nhất là khuyến khích các thế hệ trẻ Công giáo nên đi sâu vào tư tưởng của Cha Cadière, vì ngài vốn có những tư tưởng độc đáo, đi trước thời đại (ví dụ như phát biểu của Đức Cha Simon Hòa Hiền tại Công đồng Vatican II, “nhìn thấy nơi Ba ngôi Thiên Chúa hình ảnh gia đình”, là từ tư tưởng của Cha Cadière).
Dầu sao, người dân Việt vốn có truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và rằng “ý dân là ý trời”, nên những đề xuất tốt đẹp và chân thành như nêu trên, cũng nên được các bên hữu quan xem xét.
Cuộc hội thảo còn được thêm phần phong phú và sinh động nhờ các hoạt động bên lề. Đó là một phòng triển lãm văn hóa, tuy còn khiêm tốn nhưng đáng trân trọng, buổi văn nghệ hào hứng và càng thêm ý nghĩa khi có một tiết mục gợi mở hướng về Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long Hà Nội, buổi tối Chợ Quê vui nhộn với các gánh hàng rong, các gian hàng ẩm thực, các trò chơi dân gian trong khuôn viên Tòa Giám Mục.
Hội thảo khép lại với lời cám ơn của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô chủ nhà. Bài ca “Kinh hòa bình” hát lên cùng với nến sáng trong tay như một lời từ biệt và một lời cầu chúc binh an, với niềm hy vọng được gặp lại và cũng như muốn thắp lên niềm xác tín là đem ánh sáng văn hóa, Tin mừng Chúa Kitô vào nơi trần thế.
Hội thảo để lại nhiều dấu ấn tuyệt đẹp. Các tu sĩ nam nữ trong giáo phận Huế đã tận tâm chuẩn bị các giờ phụng tự cũng phục vụ các khâu ẩm thực, tiếp đón, văn nghệ và chợ đêm một cách vui tươi tế nhị văn hóa. Mọi người nhớ mãi tâm tình tri ân của Đức Tổng Giám Mục Huế với vị thầy năm xưa, Giáo sư Trần Văn Toàn “Mỗi ngày tôi thấy giáo sư trở thành sinh viên học sinh chuyên cần lắng nghe, mỗi ngày tôi đều đến hỏi giáo sư có mệt không? Giáo sư nói không. Ngày xưa, tôi là học sinh sinh viên của Giáo sư Toàn, ở đây cũng có nhiều sinh viên của giáo sư năm xưa. Sau 40 năm gặp lại, Giáo sư vẫn từ tốn nho nhã mạnh khỏe, tôi rất vui mừng”.
Trong bầu khí hân hoan của Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và nhân lễ giỗ lần thứ 55 ngày mất của Cha Cadière, Ủy Ban Văn hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế, với sự cộng tác của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn văn Bình, đã tổ chức cuộc Hội thảo. Hy vọng sẽ tiếp tục những cuộc hội thảo khác nữa giữa những người thành tâm thiện chí, thiết tha với với tương lai và sự hưng thịnh của Dân tộc. Nhất là khi đã có lời mời gợi mở từ Giáo sư Chu Hảo: Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh sẵn sàng cộng tác với Giáo Hội để mở nhiều hội thảo tương tự, trên cả khắp ba miền, với tinh thần “hưng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Và như lời nhắn gởi của Đức TGM Stêphanô “Phải có gì đó sâu xa trong lòng mỗi người chúng ta, phải từ những thúc đẩy tâm linh chúng ta mới có thể gần gũi nhau trong mấy ngày qua để ôn cố tri tân để xem chuyện cũ mà biết chính mình hơn. Những công trình tư tưởng như Léopold Cadìere còn đó để các thế hệ mai sau thấy lại được tâm tư suy nghĩ của các bậc tiền bối, thấy lại chính mình. Từ đó thương dân tộc mình hơn. Về điểm này học giả Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: Di sản xa xưa của đất nước, di sản này vô giá đối với chúng ta. Tưởng như có lần chúng ta đã đánh mất xa tầm tay với, đã có lần chúng ta để nó suy chuyển qua bao biến thiên thế sự khiến chúng ta xa dần với những gì đã khuôn đúc ra chúng ta. Di sản ấy bằng mọi giá chúng ta phải giữ gìn phục hưng và bảo trì. Văn minh Tây phương có thể góp phần làm cho phong phú thêm. Vậy chúng ta đừng đánh mất nó, đánh mất nó là đánh mất ngay chính tâm hồn chúng ta. Hẹn gặp nhau những dịp sau”.
Cố Cả Léopold Michel Cadière là một linh mục truyền giáo và là một bác học tinh thông nhiều lãnh vực: dân tộc học, ngôn ngữ học, thực vật học, mỹ thuật học, Huế học, nghiên cứu phong tục tập quán, tôn giáo của người Việt Nam… Truyền giáo cung cấp điều kiện cho khoa học và khoa học làm phong phú truyền giáo. Đó là con đường thích nghi và hội nhập văn hóa của cha Cadière dùng tên Việt Nam, ăn mặc như người Việt Nam, thực phẩm Việt, nói tiếng Việt, nước da Tây nhưng tâm hồn Việt. Yêu mến xứ sở nơi mình được sai đến. Đó là điều kiện và là bí quyết cho hạnh phúc và sự triển nở của chính bản thân cha Cadière. Cả cuộc đời dài 86 năm nhưng ngài đã dành trọn 63 năm phục vụ tại Việt Nam:“Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này rồi. Cho tôi được ở lại và chết ở nơi đây”.
Đã có nhiều đề nghị lấy tên Lm Léopold Michel Cadière để đặt cho một con đường, một ngôi trường, một viện nghiên cứu, hay một Quỹ Văn hóa Cadière…và biết đâu Giáo Hội Việt Nam đề nghị Tòa Thánh phong thánh cho ngài? Chính Cha Etcharren đã trích dẫn lời Cha Lefas: “Vị thừa sai rất năng động này đã có mối bận tâm thường xuyên về việc thánh hóa bản thân. Ngài đã ghi lại trong một nhật ký, “Tại sao tôi không là một vị thánh?” Và ngài đã chẩn đoán ra mình có lòng quyến luyến nào đó với công trình uyên bác đã thực hiện, rồi ngài tự vấn cách trung thực để biết xem phải chăng ngài có khả năng bắt chước nghĩa cử, được cho là của thánh Phanxicô Atsidi, quăng vào lửa công trình do mình tạo ra, để chấm dứt sự chia trí trong lúc cầu nguyện xảy ra bởi việc tìm kiếm vinh quang thấp hèn. “Tôi có sẵn sàng thiêu đốt công trình nghiên cứu của mình về “Tiếng địa phương của người Annam vùng cao” không ? Hoặc quyển lịch sử Quảng Bình không ?... Có thật lòng làm điều đó không ? Vâng, có thể lắm. Tôi nghĩ rằng có thể, nếu sau đó, thực hành việc nên thánh không đòi buộc những hy sinh khác. Nhưng tôi nhận thấy sau đó là một chuổi dài những hy sinh lớn lao hơn, và điều đó làm tôi sợ hãi, tôi chùng bước”.
Cố Cả Léopold Michel Cadière xứng đáng để trở nên một vị thánh.
Thánh lễ Thêm sức tại giáo xứ Gia Lạc GP Thái Bình
Quê Hương
09:34 19/09/2010
Trước khi bước vào thánh lễ, vị cha chung của giáo phận đã dành thời giờ để gặp gỡ giáo dân giáo xứ Gia Lạc và ban lời huấn dụ: Để có ngôi thánh đường khang trang và sạch đẹp như thế này, chúng ta phải tạ ơn Chúa về biết bao ơn lành Chúa đã thương ban. Chúng ta còn phải tri ân các bậc tiền nhân đã can đảm sống Đức Tin và truyền lại cho con cháu. Chúng ta cũng không quên ơn của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ đã cầu nguyện và đóng góp để xây dựng giáo xứ chúng ta như ngày hôm nay…”
Đúng 9 giờ 15 phút, các đoàn hội, đặc biệt là các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích thêm sức đã rước Đức cha và đoàn đồng tế từ trong xứ đường ra nhà thờ dâng thánh lễ kính Đức Chúa Thánh Thần.
Trong thánh lễ, phần bài giảng Đức cha đã quảng diễn về vai trò của Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ngự đến tràn ngập trong tâm hồn và cả con người các con. Ngài hiện diện cách vô hình và đồng hành với các con cách thiêng liêng trong cả cuộc đời các con. Đức cha nhấn mạnh điều quan trọng là các con phải tin nơi Chúa Thánh Thần, để cho Ngài hướng dẫn các các con, uốn nắn các con thì các con mới trở nên con cái đích thực của Chúa, là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Và từ nay các con thuộc về Chúa mãi mãi, cho nên các con phải sống hiền hòa với mọi người, từ đó các con làm chứng và giới thiệu Chúa cho những người chưa biết Chúa.
Sơ lược về giáo xứ Gia Lạc
Vào khoảng năm 1750, hạt giống Đức Tin được gieo vào vùng đất bãi phù sa ven sông Hồng và sông Trà Lý. Vùng đất bãi phù sa này mang địa danh là Tổng Thượng Hộ thuộc huyện Duyên Hà. Sau khi người Pháp mở rộng cửa sông Trà Lý và nắn thẳng dòng sông thì khu đất bãi Thượng Hộ được cắt chuyển về huyện Thư Trì cũ nay là huyện Vũ Thư. Trải qua năm tháng ánh sáng Đức Tin đã lan tỏa khắp cả khu vực, các làng trong tổng Thượng Hộ, trong đó có làng Gia Lạc. Từ đó họ giáo Gia Lạc được thành lập và là họ lẻ của xứ Kẻ Riền (Duyên Lãng). Năm 1921, họ giáo Gia Lạc được nâng lên hàng giáo xứ và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng với số giáo dân lên tới 633 nhân danh. Năm 1881, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng và được trùng tu nhiều lần. Năm 1954 do chiến tranh, nhà thờ bị cháy toàn bộ hai gian cung thánh và tất cả ảnh tượng vv. Năm 1960, cha Vinh sơn Nguyễn Khắc Hiếu cho tu sửa lại và năm 1990 cha Vinh sơn Vũ Văn Duyệt cho tu sửa lại lần nữa. Năm 1998, cha Phêrô Trần Đình Bốn lại tiếp tục đại tu toàn bộ nhà thờ cũ và chỉ còn giữ lại hai cây tháp. Năm 2001, cha Phêrô Đinh Văn Hùng về nhận xứ và tiếp tục xây dựng toàn bộ khu vực nhà chung. Năm 2010, số giáo dân là 1384 người, cha xứ đương nhiệm Đaminh Đặng Văn Gia.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chánh xứ đại diện cộng đoàn dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã thương ban cho công đoàn; xin tri ân Đức cha, vị Cha chung của giáo phận đã đến thăm mục vụ, dâng thánh lễ và ban bí tích thêm sức cho con em của giáo xứ; xin cám ơn quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý vị ân nhân xa gần và mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho giáo xứ.
Sau đó, Đức cha và quí cha đồng tế chụp hình lưu niệm với các em vừa lãnh bí tích thêm sức. Trong ngày vui mừng của các em, Đức cha tặng quà cho tất cả các em thiếu nhi toàn giáo xứ, cách riêng cho những em lãnh bí tích thêm sức hôm nay.
Kết thúc Khóa Đào Tạo ‘Kỹ Năng Viết Văn’
Ngọc Châu
16:29 19/09/2010
Bắc Ninh: Ngày 10-19.09.2010, Trung tâm Mục vụ Giáo phận Bắc Ninh mở khóa học Kỹ Năng Viết Văn. Tham dự khóa học có 26 học viên đến từ khắp các dòng tu, tu hội và các hội đoàn trong Giáo phận. Khóa học được trực tiếp giảng dạy bởi hai cha giáo: cha Cosma Hoàng Thanh Quốc và cha Đa Minh Nguyễn Xuân Trường.
Xem hình ảnh
Mục đích của khóa học là giúp các học viên cách hành văn và trao đổi thông tin. Ngoài những giờ lý thuyết trên lớp, các học viên còn được đi viếng thăm một số địa điểm văn hóa, tôn giáo trong giáo phận. Việc viếng thăm các điểm văn hóa, tôn giáo cũng là dịp để các học viên mở mang kiến thức và hiểu biết nhiều hơn về bối cảnh của giáo phận mình.
Hy vọng, sau khóa học này, các học viên sẽ đóng góp vào việc trao đổi thông tin, giới thiệu về cộng đoàn, giáo họ, giáo xứ mình....
Xem hình ảnh
Mục đích của khóa học là giúp các học viên cách hành văn và trao đổi thông tin. Ngoài những giờ lý thuyết trên lớp, các học viên còn được đi viếng thăm một số địa điểm văn hóa, tôn giáo trong giáo phận. Việc viếng thăm các điểm văn hóa, tôn giáo cũng là dịp để các học viên mở mang kiến thức và hiểu biết nhiều hơn về bối cảnh của giáo phận mình.
Hy vọng, sau khóa học này, các học viên sẽ đóng góp vào việc trao đổi thông tin, giới thiệu về cộng đoàn, giáo họ, giáo xứ mình....
Thánh lễ giỗ GM Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Bắc Ninh
Hà Thương
16:42 19/09/2010
BẮC NINH: Vào lúc 19g00 ngày 19/8/2010, tại giáo xứ nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Bắc Ninh, đã diễn ra thánh lễ giỗ lần thứ 4 đức cố giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và lần thứ 8 đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Hình ảnh Lễ Giỗ
Cha đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã chủ sự thánh lễ cùng với một số cha trong giáo phận Bắc ninh và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ nhà Thờ Chính Tòa Bắc Ninh và các giáo xứ lân cận.
Trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn giáo xứ Nhà Thờ Chính Tòa Bắc Ninh đã ôn lại những kỷ niệm với đức cố giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Đức cố hồng y Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là một người có liên hệ đặc biệt với giáo phận Bắc ninh từ năm 1978. Trong thời kỳ có thể nói là thời gian khó khăn nhất của Giáo hội Việt nam, thì chính đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và đức cố hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng lúc đó là giám mục Bắc ninh, đã luôn luôn tìm cách liên hệ với nhau để cùng nhau tìm ra những đường hướng cho Giáo hội Việt nam nói chung và giáo phận Bắc ninh nói riêng, đặc biệt các ngài đã cùng nhau tìm cách phong chức phó tế và linh mục chui cho một số các thầy và các cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Trong thánh lễ giỗ để tưởng nhớ đức cố hồng y Phanxicô Xaviê hôm nay, cha giảng lễ đã kể lại câu chuyện thật cảm động và hấp dẫn về lễ phong chức linh mục có một không hai của ngài, đó là lễ phong chức linh mục dài nhất thế giới, thánh lễ phong chức đã diễn ra trong hai ngày (từ 11g00 đêm hôm trước cho đến 1g30’ sáng hôm sau), do đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận phong chức cho ngài tại phòng riêng của đức cố hồng y ở Giang Xá thuộc tổng giáo phận Hà nội.
Tưởng nhớ về đức cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, chúng ta phải nhớ đến gương của một vị mục tử trung kiên, một người quản lý trung thành của Thiên Chúa và Giáo hội. Ngài hết lòng vì giáo phận trong những năm trên cương vị mục tử, ngài sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đoàn chiên cho đến cùng. Đặc biệt, tất cả những ai đến tòa giám mục Bắc ninh đều không thể nào quyên được vị mục tử nhân hiền và hiếu khách, vì đối với đức cha cố Giuse Maria thì tòa giám mục trở thành nhà chung thực sự của mọi người, với đức cố giám mục thì mọi người, không kể sang hay hèn, không kể người trong nước hay ngoài nước, tất cả đều được ngài đón tiếp như thượng khách.
Trong thánh lễ hôm nay, cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ và cầu nguyện cho đức cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến bằng việc tiếp tục thực hiện những điều mà đức cha cố mong muốn mà vẫn chưa thực hiện được. Cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ và cầu nguyện cho đức cố hồng y Phanxicô Xaviê, ngài cũng kêu mời cộng đoàn noi gương đức cố hồng y là góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội theo công lý và sự thật, vì chỉ có công lý và sự thật mới có thể làm cho con người và thế giới này được tốt đẹp hơn.
Hình ảnh Lễ Giỗ
Cha đại diện Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã chủ sự thánh lễ cùng với một số cha trong giáo phận Bắc ninh và đông đảo bà con giáo dân giáo xứ nhà Thờ Chính Tòa Bắc Ninh và các giáo xứ lân cận.
Trong thánh lễ hôm nay, cộng đoàn giáo xứ Nhà Thờ Chính Tòa Bắc Ninh đã ôn lại những kỷ niệm với đức cố giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Đức cố hồng y Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là một người có liên hệ đặc biệt với giáo phận Bắc ninh từ năm 1978. Trong thời kỳ có thể nói là thời gian khó khăn nhất của Giáo hội Việt nam, thì chính đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và đức cố hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng lúc đó là giám mục Bắc ninh, đã luôn luôn tìm cách liên hệ với nhau để cùng nhau tìm ra những đường hướng cho Giáo hội Việt nam nói chung và giáo phận Bắc ninh nói riêng, đặc biệt các ngài đã cùng nhau tìm cách phong chức phó tế và linh mục chui cho một số các thầy và các cha trong và ngoài giáo phận Bắc ninh.
Trong thánh lễ giỗ để tưởng nhớ đức cố hồng y Phanxicô Xaviê hôm nay, cha giảng lễ đã kể lại câu chuyện thật cảm động và hấp dẫn về lễ phong chức linh mục có một không hai của ngài, đó là lễ phong chức linh mục dài nhất thế giới, thánh lễ phong chức đã diễn ra trong hai ngày (từ 11g00 đêm hôm trước cho đến 1g30’ sáng hôm sau), do đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận phong chức cho ngài tại phòng riêng của đức cố hồng y ở Giang Xá thuộc tổng giáo phận Hà nội.
Tưởng nhớ về đức cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, chúng ta phải nhớ đến gương của một vị mục tử trung kiên, một người quản lý trung thành của Thiên Chúa và Giáo hội. Ngài hết lòng vì giáo phận trong những năm trên cương vị mục tử, ngài sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đoàn chiên cho đến cùng. Đặc biệt, tất cả những ai đến tòa giám mục Bắc ninh đều không thể nào quyên được vị mục tử nhân hiền và hiếu khách, vì đối với đức cha cố Giuse Maria thì tòa giám mục trở thành nhà chung thực sự của mọi người, với đức cố giám mục thì mọi người, không kể sang hay hèn, không kể người trong nước hay ngoài nước, tất cả đều được ngài đón tiếp như thượng khách.
Trong thánh lễ hôm nay, cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ và cầu nguyện cho đức cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến bằng việc tiếp tục thực hiện những điều mà đức cha cố mong muốn mà vẫn chưa thực hiện được. Cha chủ tế cũng mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ và cầu nguyện cho đức cố hồng y Phanxicô Xaviê, ngài cũng kêu mời cộng đoàn noi gương đức cố hồng y là góp phần xây dựng Giáo hội và xã hội theo công lý và sự thật, vì chỉ có công lý và sự thật mới có thể làm cho con người và thế giới này được tốt đẹp hơn.
Kính nhớ Thánh Emmanuen Nguyễn Văn Triệu tử đạo
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:54 19/09/2010
Bài giảng kính nhớ Thánh Emmanuen Nguyễn Văn Triệu tại Giáo xứ Phường Đúc, Huế, ngày 19.9.2010
Theo Chúa Giêsu là phải hy sinh thật nhiều: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 26,24).
Theo Chúa Giêsu là phải hy sinh ngay cả mạng sống, nếu cần: “Ai liều mất mạng sống mình vì Ta, kẻ đó sẽ giữ được mạng sống cho mình” (Mt 26,25).
Đó là những lời thật khó khăn do Chúa Giêsu đưa ra: hy sinh thật nhiều, hy sinh ngay cả mạng sống.
Các thánh là những người thực hiện được những lời khó khăn nầy, đặc biệt là thánh linh mục Emmanuen Nguyễn Văn Triệu, mà Giáo xứ Phường Đúc tôn kính hôm nay.
Thánh linh mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, sinh năm 1756 tại Thợ Đúc (nay gọi là giáo xứ Phường Đúc).
Thân phụ ngài là ông Nguyễn Văn Lương, thường gọi là ông Cai Lương vì ông là một võ quan Công Giáo. Ông theo phò chúa Nguyễn và đã tử trận trong một cuộc chiến với Tây Sơn.
Sớm mồ côi cha, Nguyễn Văn Triệu được bà mẹ đạo đức nuôi dưỡng.
Năm 1771, lúc 15 tuổi, Nguyễn Văn Triệu gia nhập quân đội Nhà Nguyễn. Năm 1786, khi Tây Sơn đánh chiếm thành Phú Xuân, Nguyễn Văn Triệu theo Nhà Trịnh, rút về Thăng Long.
Ở miền Bắc lúc đó ũng không yên: xảy ra cuộc nội chiến giữa hai phe Nhà Trịnh.
Thấy thế sự thăng trầm, cuộc đời đảo điên, Nguyễn Văn Triệu quyết từ giã vũ khí, mặc dầu đã sống đời binh nghiệp trong vòng 15 năm. Nguyễn Văn Triệu quyết không phụng sự vua dưới đất nầy, nay thay mai đổi, mà quyết phụng sự Vua trên trời không bao giờ thay đổi: ngài xin đi tu.
Một linh mục dòng Tên lúc bấy giờ đang ở Hà Nội, hướng dẫn ngài đi tu.
Ngài được nhận vào học tại trường thần học Trung Linh. Và năm 1793, ngài được chịu chức linh mục lúc 37 tuổi.
Nhờ được cha mẹ giáo dục chu đáo từ khi nhỏ, nhờ được sống trong giáo xứ Thợ Đúc đạo đức lúc bấy giờ, cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong đời sống kỹ luật quân đội, và nhất là ơn Chúa thương ban, cha Emmanuel Triệu trở thành một mục tử hăng say nhiệt tình, được mọi người quý mến.
Dù bận rộn vì công tác mục vụ, cha Emmanuel Triệu vẫn không quên mẹ già đang ở tại quê giáo xứ Thợ Đúc. Năm 1798, mặc dầu lúc đó tại Kinh Đô Huế, vua Cảnh Thịnh ra lệnh bắt Đạo gay gắt, cha vẫn xin phép Bề trên về quê thăm mẹ đã xa cách nhau 15 năm.
Lúc đó, cha Emmanuel Triệu 42 tuổi và mẹ ngài thì đã già yếu. Ngài quyết ở lại với mẹ trong một thời gian, lo liệu cho mẹ có một mái nhà nhỏ để ở vì bấy lâu nay, mẹ ngài phải ở nhờ nơi nhà người khác.
Trong thời gian ở với mẹ ba tháng tại Thợ Đúc, cha Emmanuel Triệu đi thăm viếng và dâng lễ tại các họ đạo gần đó. Cha được mọi người thương mến.
Lệnh cấm đạo của Nhà Tây Sơn lúc bấy giờ, càng ngày càng dữ dội.
Ngày 07.08.1798, theo chiếu chỉ nhà vua ban hành bắt Đạo, bốn cơ binh (mỗi cơ 50 quân) bất thần bao vây bốn giáo xứ vùng kinh đô, trong đó có Thợ Đúc.
Tại giáo xứ Thợ Đúc, quan quân cố ý tìm bắt cha chính xứ, nhưng cha đã được báo tin, nên trốn kịp. Cha Emmanuel Triệu bị quan quân bắt với một số giáo hữu Thợ Đúc. Quan quân tra khảo về các linh mục. Cha Emmanuel Triệu tự nguyện cung khai để cho các giáo hữu được thả về. Ngài nhận mình là người mà họ đang lùng bắt. Quân lính liền trói tay cha lại và dẫn đi.
Thấy mẹ già khóc, cha Emmanuel Triệu dừng lại, nói lời từ giả trong siêu nhiên: “Thiên Chúa đã cho con vinh dự làm chứng cho Ngài. Xin mẹ đừng khóc nữa. Mẹ hãy vui lòng vâng theo ý Chúa”.
Cha Emmanuel Triệu bị giam trong tù 40 ngày. Cổ mang gông, tay chân bị xiềng xích, ngài bị đưa ra tòa nhiều lần và chịu ba trận đòn dữ dội. Khi thẩm vấn, các quan hỏi ngài:
- “Thầy có vợ con ở đây hay ở Đàng Ngoài?”
Cha Emmanuel Triệu đáp: “Tôi không lấy vợ, vì là linh mục, nên tôi sống độc thân”.
Thời gian ở trong ngục, cha Emmanuel Triệu được một linh mục cải trang vào thăm và giải tội. Mẹ ngài cũng nhiều lần đến thăm. Ngài an ủi mẹ, xin mẹ cầu nguyện nhiều cho mình được trung kiên.
Ngày 17-8 năm 1798, các quan định kết án cha Emmanuel Triệu bằng hình phạt voi giày, nhưng một viên quan không đồng ý, nên vụ án được trì hoãn.
Ngày 17-09-1798 là được chọn để xử tử.
Sáng sớm ngày hôm đó, các quan hỏi cha Emmanuel Triệu một lần cuối:
- “Thầy có muốn bỏ nghề đạo trưởng trở về quê quán sinh sống không? Nếu thày đồng ý, ta sẽ xin vua tha cho”.
Cha Emmanuel Triệu khẳng khái trả lời:
- “Thưa không, tôi là đạo trưởng, tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng đạo”.
Đến gần 10 giờ sáng, cha Emmanuel Triệu bị điệu ra pháp trường cùng với sáu tên trộm cướp cũng bị tử hình. Cha bước đi bình tĩnh, trang nghiêm. Các tín hữu nghe tin, lũ lượt đi theo phía sau. Đi trước cha, một người lính cầm thẻ bài, đọc ghi bản án:
- “Tên Triệu, con nhà Nguyễn Văn Lương, chuyên giảng đạo Hoa Lang, quyến rũ dân chúng theo đạo đáng ghê tởm ấy. Vậy y phải bị trảm quyết”.
Cha Emmanuen Triệu bị xử trảm tại chợ Được (Mụ Đặng), gần đầu cầu Gia Hội hiện nay, ngày 17-9-1798 (Năm 1798 cũng chính là năm Đức Mẹ Maria hiện ra tại La Vang).
Tại nơi thi hành án, cha Triệu quỳ xuống cầu nguyện.
Theo lệ nhà vua ban, quan phát cho mỗi tử tội một quan tiền để ăn uống trước khi chết. Cha Emmanuen Triệu từ chối. Viên quan liền nói:
- “Của vua ban, không được coi thường”.
Cha Emmanuen Triệu trả lời:
- “Vậy xin ai đó cầm tiền giúp tôi, gởi cho người nghèo”.
Một người lính thấy thế liền tát vào mặt cha Emmanuen Triệu một cái. Viên quan nổi giận mắng anh ta:
- “Chưa đến giờ xử mà mi dám ngạo ngược như thế sao?”
Rồi ông quay về phía cha đang ngồi và nói:
_ “Khi nào đến giờ, tôi sẽ báo cho thầy”.
Cha Emmanuen Triệu liền ngồi và tiếp tục cầu nguyện.
Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa), viên quan nói với cha Emmanuen Triệu:
- “Giờ đã đến rồi!”.
Cha Emmanuen Triệu quỳẫuống, giơ cổ cho lý hình chém. Lúc đó là ngày 17 tháng 9 năm 1798.
Thi hài Vị Tử Đạo được các tín hữu an táng tại giáo xứ Dương Sơn, sau được cải vào nhà thờ Dương Sơn. Và giờ đây, hài cốt của ngài được đã rước về kính tại giáo xứ Phương Đúc nầy.
Ngày 27-05-1900, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Emmanuen Triệu ngài lên hàng Chân Phước.
Và ngày 19-06-1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh.
Anh Chị em thân mến,
Giáo xứ Thợ Đúc, cũng gọi là Phường Đúc, hay Trường An, đã được thành lập từ thế kỷ XVII. Đây là một trong những giáo xứ lâu đời nhất của Giáo phận Huế.
Tại giáo xứ Thợ Đúc nầy, đã từng có một Đại Chủng Viện của Giáo Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII. Giáo xứ Thợ đúc cũng đã từng được chọn làm Dinh Toà Giám Mục Huế. Và cũng tại Nhà Thờ giáo xứ Thợ Đúc nầy, đã từng có Lễ phong chức giám mục cho cha Bennetat.
Giáo xứ Thợ Đúc có nhiều giáo dân danh tiếng trong các thời kỳ Bắt Đạo: có những giáo dân đã bị mang dấu khắc tự: bị khắc hai chữ “Tử Đạo” trên mặt. Có những giáo dân Thợ Đúc bị phạt thảo tượng: đi bứt cỏ cho voi Nhà Vua ăn. Có những giáo dân bị chém khi ra khỏi Trại Sinh Tử vì đã chọn cửa Tử.
Từ cha sở đầu tiên là cha F.X. Buzomi năm 1619, cho đến hiện nay, là cha Phêrô Trần Văn Quí: đã vó 34 linh mục quản xứ.
Kể từ Cha Emmanuen Triệu là linh mục đầu tiên gốc Thợ Đúc, cho đến nay, đã có 16 linh mục gốc Thợ Đúc.
Giáo xứ Phường Đúc hiện nay thật vô cùng hạnh phúc vì có một Vị Thánh Tử đạo danh tiếng.
Lạy Thánh Tử Đạo Emmanuen Nguyễn Văn Triệu!
Xin cầu cho chúng con! Amen!
Theo Chúa Giêsu là phải hy sinh thật nhiều: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 26,24).
Theo Chúa Giêsu là phải hy sinh ngay cả mạng sống, nếu cần: “Ai liều mất mạng sống mình vì Ta, kẻ đó sẽ giữ được mạng sống cho mình” (Mt 26,25).
Đó là những lời thật khó khăn do Chúa Giêsu đưa ra: hy sinh thật nhiều, hy sinh ngay cả mạng sống.
Các thánh là những người thực hiện được những lời khó khăn nầy, đặc biệt là thánh linh mục Emmanuen Nguyễn Văn Triệu, mà Giáo xứ Phường Đúc tôn kính hôm nay.
Thánh linh mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, sinh năm 1756 tại Thợ Đúc (nay gọi là giáo xứ Phường Đúc).
Thân phụ ngài là ông Nguyễn Văn Lương, thường gọi là ông Cai Lương vì ông là một võ quan Công Giáo. Ông theo phò chúa Nguyễn và đã tử trận trong một cuộc chiến với Tây Sơn.
Sớm mồ côi cha, Nguyễn Văn Triệu được bà mẹ đạo đức nuôi dưỡng.
Năm 1771, lúc 15 tuổi, Nguyễn Văn Triệu gia nhập quân đội Nhà Nguyễn. Năm 1786, khi Tây Sơn đánh chiếm thành Phú Xuân, Nguyễn Văn Triệu theo Nhà Trịnh, rút về Thăng Long.
Ở miền Bắc lúc đó ũng không yên: xảy ra cuộc nội chiến giữa hai phe Nhà Trịnh.
Thấy thế sự thăng trầm, cuộc đời đảo điên, Nguyễn Văn Triệu quyết từ giã vũ khí, mặc dầu đã sống đời binh nghiệp trong vòng 15 năm. Nguyễn Văn Triệu quyết không phụng sự vua dưới đất nầy, nay thay mai đổi, mà quyết phụng sự Vua trên trời không bao giờ thay đổi: ngài xin đi tu.
Một linh mục dòng Tên lúc bấy giờ đang ở Hà Nội, hướng dẫn ngài đi tu.
Ngài được nhận vào học tại trường thần học Trung Linh. Và năm 1793, ngài được chịu chức linh mục lúc 37 tuổi.
Nhờ được cha mẹ giáo dục chu đáo từ khi nhỏ, nhờ được sống trong giáo xứ Thợ Đúc đạo đức lúc bấy giờ, cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong đời sống kỹ luật quân đội, và nhất là ơn Chúa thương ban, cha Emmanuel Triệu trở thành một mục tử hăng say nhiệt tình, được mọi người quý mến.
Dù bận rộn vì công tác mục vụ, cha Emmanuel Triệu vẫn không quên mẹ già đang ở tại quê giáo xứ Thợ Đúc. Năm 1798, mặc dầu lúc đó tại Kinh Đô Huế, vua Cảnh Thịnh ra lệnh bắt Đạo gay gắt, cha vẫn xin phép Bề trên về quê thăm mẹ đã xa cách nhau 15 năm.
Lúc đó, cha Emmanuel Triệu 42 tuổi và mẹ ngài thì đã già yếu. Ngài quyết ở lại với mẹ trong một thời gian, lo liệu cho mẹ có một mái nhà nhỏ để ở vì bấy lâu nay, mẹ ngài phải ở nhờ nơi nhà người khác.
Trong thời gian ở với mẹ ba tháng tại Thợ Đúc, cha Emmanuel Triệu đi thăm viếng và dâng lễ tại các họ đạo gần đó. Cha được mọi người thương mến.
Lệnh cấm đạo của Nhà Tây Sơn lúc bấy giờ, càng ngày càng dữ dội.
Ngày 07.08.1798, theo chiếu chỉ nhà vua ban hành bắt Đạo, bốn cơ binh (mỗi cơ 50 quân) bất thần bao vây bốn giáo xứ vùng kinh đô, trong đó có Thợ Đúc.
Tại giáo xứ Thợ Đúc, quan quân cố ý tìm bắt cha chính xứ, nhưng cha đã được báo tin, nên trốn kịp. Cha Emmanuel Triệu bị quan quân bắt với một số giáo hữu Thợ Đúc. Quan quân tra khảo về các linh mục. Cha Emmanuel Triệu tự nguyện cung khai để cho các giáo hữu được thả về. Ngài nhận mình là người mà họ đang lùng bắt. Quân lính liền trói tay cha lại và dẫn đi.
Thấy mẹ già khóc, cha Emmanuel Triệu dừng lại, nói lời từ giả trong siêu nhiên: “Thiên Chúa đã cho con vinh dự làm chứng cho Ngài. Xin mẹ đừng khóc nữa. Mẹ hãy vui lòng vâng theo ý Chúa”.
Cha Emmanuel Triệu bị giam trong tù 40 ngày. Cổ mang gông, tay chân bị xiềng xích, ngài bị đưa ra tòa nhiều lần và chịu ba trận đòn dữ dội. Khi thẩm vấn, các quan hỏi ngài:
- “Thầy có vợ con ở đây hay ở Đàng Ngoài?”
Cha Emmanuel Triệu đáp: “Tôi không lấy vợ, vì là linh mục, nên tôi sống độc thân”.
Thời gian ở trong ngục, cha Emmanuel Triệu được một linh mục cải trang vào thăm và giải tội. Mẹ ngài cũng nhiều lần đến thăm. Ngài an ủi mẹ, xin mẹ cầu nguyện nhiều cho mình được trung kiên.
Ngày 17-8 năm 1798, các quan định kết án cha Emmanuel Triệu bằng hình phạt voi giày, nhưng một viên quan không đồng ý, nên vụ án được trì hoãn.
Ngày 17-09-1798 là được chọn để xử tử.
Sáng sớm ngày hôm đó, các quan hỏi cha Emmanuel Triệu một lần cuối:
- “Thầy có muốn bỏ nghề đạo trưởng trở về quê quán sinh sống không? Nếu thày đồng ý, ta sẽ xin vua tha cho”.
Cha Emmanuel Triệu khẳng khái trả lời:
- “Thưa không, tôi là đạo trưởng, tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng đạo”.
Đến gần 10 giờ sáng, cha Emmanuel Triệu bị điệu ra pháp trường cùng với sáu tên trộm cướp cũng bị tử hình. Cha bước đi bình tĩnh, trang nghiêm. Các tín hữu nghe tin, lũ lượt đi theo phía sau. Đi trước cha, một người lính cầm thẻ bài, đọc ghi bản án:
- “Tên Triệu, con nhà Nguyễn Văn Lương, chuyên giảng đạo Hoa Lang, quyến rũ dân chúng theo đạo đáng ghê tởm ấy. Vậy y phải bị trảm quyết”.
Cha Emmanuen Triệu bị xử trảm tại chợ Được (Mụ Đặng), gần đầu cầu Gia Hội hiện nay, ngày 17-9-1798 (Năm 1798 cũng chính là năm Đức Mẹ Maria hiện ra tại La Vang).
Tại nơi thi hành án, cha Triệu quỳ xuống cầu nguyện.
Theo lệ nhà vua ban, quan phát cho mỗi tử tội một quan tiền để ăn uống trước khi chết. Cha Emmanuen Triệu từ chối. Viên quan liền nói:
- “Của vua ban, không được coi thường”.
Cha Emmanuen Triệu trả lời:
- “Vậy xin ai đó cầm tiền giúp tôi, gởi cho người nghèo”.
Một người lính thấy thế liền tát vào mặt cha Emmanuen Triệu một cái. Viên quan nổi giận mắng anh ta:
- “Chưa đến giờ xử mà mi dám ngạo ngược như thế sao?”
Rồi ông quay về phía cha đang ngồi và nói:
_ “Khi nào đến giờ, tôi sẽ báo cho thầy”.
Cha Emmanuen Triệu liền ngồi và tiếp tục cầu nguyện.
Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa), viên quan nói với cha Emmanuen Triệu:
- “Giờ đã đến rồi!”.
Cha Emmanuen Triệu quỳẫuống, giơ cổ cho lý hình chém. Lúc đó là ngày 17 tháng 9 năm 1798.
Thi hài Vị Tử Đạo được các tín hữu an táng tại giáo xứ Dương Sơn, sau được cải vào nhà thờ Dương Sơn. Và giờ đây, hài cốt của ngài được đã rước về kính tại giáo xứ Phương Đúc nầy.
Ngày 27-05-1900, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Emmanuen Triệu ngài lên hàng Chân Phước.
Và ngày 19-06-1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh.
Anh Chị em thân mến,
Giáo xứ Thợ Đúc, cũng gọi là Phường Đúc, hay Trường An, đã được thành lập từ thế kỷ XVII. Đây là một trong những giáo xứ lâu đời nhất của Giáo phận Huế.
Tại giáo xứ Thợ Đúc nầy, đã từng có một Đại Chủng Viện của Giáo Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII. Giáo xứ Thợ đúc cũng đã từng được chọn làm Dinh Toà Giám Mục Huế. Và cũng tại Nhà Thờ giáo xứ Thợ Đúc nầy, đã từng có Lễ phong chức giám mục cho cha Bennetat.
Giáo xứ Thợ Đúc có nhiều giáo dân danh tiếng trong các thời kỳ Bắt Đạo: có những giáo dân đã bị mang dấu khắc tự: bị khắc hai chữ “Tử Đạo” trên mặt. Có những giáo dân Thợ Đúc bị phạt thảo tượng: đi bứt cỏ cho voi Nhà Vua ăn. Có những giáo dân bị chém khi ra khỏi Trại Sinh Tử vì đã chọn cửa Tử.
Từ cha sở đầu tiên là cha F.X. Buzomi năm 1619, cho đến hiện nay, là cha Phêrô Trần Văn Quí: đã vó 34 linh mục quản xứ.
Kể từ Cha Emmanuen Triệu là linh mục đầu tiên gốc Thợ Đúc, cho đến nay, đã có 16 linh mục gốc Thợ Đúc.
Giáo xứ Phường Đúc hiện nay thật vô cùng hạnh phúc vì có một Vị Thánh Tử đạo danh tiếng.
Lạy Thánh Tử Đạo Emmanuen Nguyễn Văn Triệu!
Xin cầu cho chúng con! Amen!
Thánh lễ cầu nguyện và giới thiệu tân Ban Điều Hành Giáo sĩ Tu sĩ Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ
William Nguyễn
17:30 19/09/2010
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ (Nhiệm Kỳ 2010-2014)
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange California,
do Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương chủ tế ngày 18.9.2010
Xem thêm Hình ảnh Ngày Ra mặt Ban Tân Chấp Hành Liên Đoàn CGVNHK Miền Tây Nam
Nam Úc, Ngày Vui Hội Ngộ toàn Cộng Đồng
Jos. Vĩnh SA
18:12 19/09/2010
Ngày Hội Ngộ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc
Chúa Nhật 19/9/2010. Những tia nắng ấm đầu xuân Nam Úc chiếu rọi trên vạn vật và những ngày đầu Xuân như mang một niềm hy vọng bừng lên trong lòng nguời Công giáo Việt Nam tại Nam Úc. .. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, mọi tín hữu Công Giáo Nam Úc từ khắp các vùng đã nô nức tề tựu về Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka chuẩn bị cho Thánh Lễ và tham dự ngày Hội Ngộ hằng năm.
Xem Hình Click Nơi Đây
Thánh Lễ Tạ Ơn, đã được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật 19-9-2010, tại hội trường chính Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, Pooraka, Nam Úc với sự hiện diện của gần hai ngàn giáo dân hiện diện. Mở đầu Thánh Lễ là bài ca nhập lễ do ca đoàn Việt Linh cất lên với những cung điệu hùng tráng, vui tươi như điểm tô thêm những nỗi rạo rực và sốt sáng của toàn thể các tín hữu trong Cộng Ðồng... Thánh Lễ do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng với sự đồng tế của quý cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy Sj, phó quản nhiệm, cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville và cha Tomasô Nguyễn Quốc Ánh thuộc Giáo phận Bàrịa-Vũng Tầu, sau thời gian tu học tại Roma, trên đường trở về quê hương Việt Nam đã ghé thăm thân nhân tại Úc và có dịp ghé thăm Cộng Đồng Công Giáo VN Nam Úc nhân ngày Hội Ngộ 2010 của Cộng Đồng.
Qua bài giảng trong Thánh Lễ, Đức ông Minh Tâm đã chia sẻ về ý nghĩa yêu thương đoàn kết và xây dựng, là một trong những mục đích và trọng tâm của mọi sinh hoạt của Cộng Đồng mà ngày Hội Ngộ hằng năm là dịp để mọi người thể hiện cách sống đức tin, đem đạo vào đời, và qua những sinh hoạt ăn uống, vui chơi, giải trí, gặp gỡ, chia sẻ, chuyện trò... mà mọi người có dịp biểu lộ lòng mến Chúa, yêu người, cho chính những người gần gũi yêu thưong trong gia đình và cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc với những tâm tình tạ ơn sốt sáng của mọi người tham dự. Tiếp theo là phần liên hoan Hội Ngộ. Mọi người quy tụ về khu cánh buồm (Phía nogài hội trưòng chính) để tham dự nghi thức khai mạc buổi liên hoan cho ngày Hội Ngộ.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã tuyên bố khai mạc ngày Hội Ngộ trong bầu không khí hân hoan nô nức của mọi người.
Sau nghi thức khai mạc, là một bữa tiệc liên hoan thật tưng bừng, vui vẻ. Những thức ăn thơm ngon và nóng hổi đã được ban ẩm thực chuyển đến các lều phân phối thức ăn, để khoản đãi mọi ngưòi. Các tín hữu tham dự lần luợt đến lấy thức ăn và quy tụ thành từng nhóm, từng gia đình, quân quần bên những đĩa thức ăn trong khuôn viên trung tâm để cùng trò chuyện, chia sẻ và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon miệng trong thực đơn thật phong phú là công lao khó nhọc của bao người và sự sắp xếp thật chu đáo của ban tổ chức ngày Hội Ngộ.
Ngày Hội Ngộ giống như một ngày đại Pinic của Cộng Đồng.
Chương trình "Ngày Hội Ngộ 2010" với nhiều sinh hoạt được sắp xếp bên trong hội trường chính của Trung Tâm Sinh Hoạt như: Bóng bàn, thi đấu cờ tướng, cờ vua, hội họa..vv... Phía ngoài sân trong khuôn viên Cộng Đồng là nhưng trận thi đấu thể thao, bóng chuyền, kéo dây, nhẩy bao bố, trưng bày cây kiểng và Bonsai..vv...
Điểm tập trung chính trong ngày Hội Ngộ là những sinh hoạt văn nghệ, thi đố vui có thưởng, những trò chơi giả trí và rất nhiều tiết mục hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Các em thiếu nhi cũng có dịp vui chơi thỏa thích qua nhiều trò chơi ngoài trời như cầu tuột, nhảy sàn, nhà hơi, quay vòng trên cao, vẽ mặt, cưỡi lười, xem thú gia cầm.. vv... Đặc biệt trong ngày Hội Ngộ 2010 năm nay, tiểu ban báo chí đã phát hành cuốn đặc san Manna. Một đặc san có hình thức trang nhã với một nội dung phong phú, quy tụ những bài viết của nhiều giáo dân trong Cộng Đồng đóng góp vào như vườn hoa muôn sắc, nhằm trở nên nhip cầu xây dựng tình hiệp thông trong Cộng Đồng.
Được biết, đặc san Manna biếu tặng cho mỗi gia đình trong Cộng Đồng nhân ngày Hội Ngộ, đã được mọi người hân hoan đón nhận như một món qùa tinh thần trong ngày vui chung. Ngày Hội Ngộ được thành công tốt đẹp là nhờ vào sự đóng góp công sức của các ban, các nhóm các đoàn thể, phong traò và các họ đạo... Ban ẩm thực cũng đã vất vả nhiều ngày để chuẩn bị và đặc biệt trong ngày Hội Ngộ đã tất bật lo tròn nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho hơn 1,500 người tham dự. Ban Trang Trí đã làm việc cật lực, giúp tăng thêm nét sống động, rực rỡ cho Trung Tâm Sinh Hoạt Đức Mẹ Thuyền Nhân trong ngày hội ngộ. Ban Trật Tự và Ban Phân Phối Thức Ăn đã phục vụ thật tận tâm, chu đáo. Ban thể thao, trò chơi cũng đã chuẩn bị mọi thứ cho chương trình thi đua thể thao, tranh giải, giúp cho bầu khí thêm vui tươi, nhộn nhịp.... Phần phát giải thưởng cho tất cả các bộ môn dự thi đã được diễn ra thật hào hứng, được xen kẽ trong chương trình ca nhạc sống động.
Trong ngày Hội Ngộ 2010, mọi người đều cảm nhận được một sự kết hợp hài hòa trong công việc tổ chức với lòng yêu kính, thân ái và hiệp thông của các giáo dân, dưới sự phối hợp, điều hành nhịp nhàng của Ban Tổ Chức, qua sự dìu dắt của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ. Một điều đáng vui mừng là mọi người đều hân hoan vui vẻ góp phần chung vào công tác tổ chức và mọi tín hữu tham dự ngày Hội Ngộ đều có chung một tâm tình yêu thương đoàn kết và hiệp thông trong tình gia đình dân Chúa để mọi người có được một ngày vui trọn vẹn.
Đến gần 5 giờ chiều, mọi người ra về trong niềm phấn khởi, hân hoan, đầy tin yêu, dành cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, một Cộng Đồng với những hoạt động thật đa dạng, phong phú, tràn đầy niềm tin và sức sống trong tinh thần hiệp thông để phục vụ tha nhân và vinh Danh Chúa. (Đan Huyền tường trình từ Adelaide – SA)
Chúa Nhật 19/9/2010. Những tia nắng ấm đầu xuân Nam Úc chiếu rọi trên vạn vật và những ngày đầu Xuân như mang một niềm hy vọng bừng lên trong lòng nguời Công giáo Việt Nam tại Nam Úc. .. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, mọi tín hữu Công Giáo Nam Úc từ khắp các vùng đã nô nức tề tựu về Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka chuẩn bị cho Thánh Lễ và tham dự ngày Hội Ngộ hằng năm.
Xem Hình Click Nơi Đây
Thánh Lễ Tạ Ơn, đã được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật 19-9-2010, tại hội trường chính Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, Pooraka, Nam Úc với sự hiện diện của gần hai ngàn giáo dân hiện diện. Mở đầu Thánh Lễ là bài ca nhập lễ do ca đoàn Việt Linh cất lên với những cung điệu hùng tráng, vui tươi như điểm tô thêm những nỗi rạo rực và sốt sáng của toàn thể các tín hữu trong Cộng Ðồng... Thánh Lễ do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng với sự đồng tế của quý cha Gioan B. Nguyễn Viết Huy Sj, phó quản nhiệm, cha Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville và cha Tomasô Nguyễn Quốc Ánh thuộc Giáo phận Bàrịa-Vũng Tầu, sau thời gian tu học tại Roma, trên đường trở về quê hương Việt Nam đã ghé thăm thân nhân tại Úc và có dịp ghé thăm Cộng Đồng Công Giáo VN Nam Úc nhân ngày Hội Ngộ 2010 của Cộng Đồng.
Qua bài giảng trong Thánh Lễ, Đức ông Minh Tâm đã chia sẻ về ý nghĩa yêu thương đoàn kết và xây dựng, là một trong những mục đích và trọng tâm của mọi sinh hoạt của Cộng Đồng mà ngày Hội Ngộ hằng năm là dịp để mọi người thể hiện cách sống đức tin, đem đạo vào đời, và qua những sinh hoạt ăn uống, vui chơi, giải trí, gặp gỡ, chia sẻ, chuyện trò... mà mọi người có dịp biểu lộ lòng mến Chúa, yêu người, cho chính những người gần gũi yêu thưong trong gia đình và cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc với những tâm tình tạ ơn sốt sáng của mọi người tham dự. Tiếp theo là phần liên hoan Hội Ngộ. Mọi người quy tụ về khu cánh buồm (Phía nogài hội trưòng chính) để tham dự nghi thức khai mạc buổi liên hoan cho ngày Hội Ngộ.
Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đã tuyên bố khai mạc ngày Hội Ngộ trong bầu không khí hân hoan nô nức của mọi người.
Sau nghi thức khai mạc, là một bữa tiệc liên hoan thật tưng bừng, vui vẻ. Những thức ăn thơm ngon và nóng hổi đã được ban ẩm thực chuyển đến các lều phân phối thức ăn, để khoản đãi mọi ngưòi. Các tín hữu tham dự lần luợt đến lấy thức ăn và quy tụ thành từng nhóm, từng gia đình, quân quần bên những đĩa thức ăn trong khuôn viên trung tâm để cùng trò chuyện, chia sẻ và thưởng thức rất nhiều món ăn ngon miệng trong thực đơn thật phong phú là công lao khó nhọc của bao người và sự sắp xếp thật chu đáo của ban tổ chức ngày Hội Ngộ.
Ngày Hội Ngộ giống như một ngày đại Pinic của Cộng Đồng.
Chương trình "Ngày Hội Ngộ 2010" với nhiều sinh hoạt được sắp xếp bên trong hội trường chính của Trung Tâm Sinh Hoạt như: Bóng bàn, thi đấu cờ tướng, cờ vua, hội họa..vv... Phía ngoài sân trong khuôn viên Cộng Đồng là nhưng trận thi đấu thể thao, bóng chuyền, kéo dây, nhẩy bao bố, trưng bày cây kiểng và Bonsai..vv...
Điểm tập trung chính trong ngày Hội Ngộ là những sinh hoạt văn nghệ, thi đố vui có thưởng, những trò chơi giả trí và rất nhiều tiết mục hấp dẫn lôi cuốn mọi người. Các em thiếu nhi cũng có dịp vui chơi thỏa thích qua nhiều trò chơi ngoài trời như cầu tuột, nhảy sàn, nhà hơi, quay vòng trên cao, vẽ mặt, cưỡi lười, xem thú gia cầm.. vv... Đặc biệt trong ngày Hội Ngộ 2010 năm nay, tiểu ban báo chí đã phát hành cuốn đặc san Manna. Một đặc san có hình thức trang nhã với một nội dung phong phú, quy tụ những bài viết của nhiều giáo dân trong Cộng Đồng đóng góp vào như vườn hoa muôn sắc, nhằm trở nên nhip cầu xây dựng tình hiệp thông trong Cộng Đồng.
Được biết, đặc san Manna biếu tặng cho mỗi gia đình trong Cộng Đồng nhân ngày Hội Ngộ, đã được mọi người hân hoan đón nhận như một món qùa tinh thần trong ngày vui chung. Ngày Hội Ngộ được thành công tốt đẹp là nhờ vào sự đóng góp công sức của các ban, các nhóm các đoàn thể, phong traò và các họ đạo... Ban ẩm thực cũng đã vất vả nhiều ngày để chuẩn bị và đặc biệt trong ngày Hội Ngộ đã tất bật lo tròn nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho hơn 1,500 người tham dự. Ban Trang Trí đã làm việc cật lực, giúp tăng thêm nét sống động, rực rỡ cho Trung Tâm Sinh Hoạt Đức Mẹ Thuyền Nhân trong ngày hội ngộ. Ban Trật Tự và Ban Phân Phối Thức Ăn đã phục vụ thật tận tâm, chu đáo. Ban thể thao, trò chơi cũng đã chuẩn bị mọi thứ cho chương trình thi đua thể thao, tranh giải, giúp cho bầu khí thêm vui tươi, nhộn nhịp.... Phần phát giải thưởng cho tất cả các bộ môn dự thi đã được diễn ra thật hào hứng, được xen kẽ trong chương trình ca nhạc sống động.
Trong ngày Hội Ngộ 2010, mọi người đều cảm nhận được một sự kết hợp hài hòa trong công việc tổ chức với lòng yêu kính, thân ái và hiệp thông của các giáo dân, dưới sự phối hợp, điều hành nhịp nhàng của Ban Tổ Chức, qua sự dìu dắt của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ. Một điều đáng vui mừng là mọi người đều hân hoan vui vẻ góp phần chung vào công tác tổ chức và mọi tín hữu tham dự ngày Hội Ngộ đều có chung một tâm tình yêu thương đoàn kết và hiệp thông trong tình gia đình dân Chúa để mọi người có được một ngày vui trọn vẹn.
Đến gần 5 giờ chiều, mọi người ra về trong niềm phấn khởi, hân hoan, đầy tin yêu, dành cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc, một Cộng Đồng với những hoạt động thật đa dạng, phong phú, tràn đầy niềm tin và sức sống trong tinh thần hiệp thông để phục vụ tha nhân và vinh Danh Chúa. (Đan Huyền tường trình từ Adelaide – SA)
Hành hương Đức Mẹ Tapao tháng 9
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:55 19/09/2010
PHAN THIẾT - Suốt tuần qua, ảnh hưởng bão nên mưa dầm tầm tả. Ánh mặt trời chỉ le lói rồi bị vây khuất bởi mây đen. Sáng ngày 13.9, thứ hai đầu tuần, ngày hành hương Đức Mẹ Tàpao, trời quang mây tạnh, nắng lên ấm áp. Hàng ngàn người hân hoan về bên Mẹ Tàpao. Núi đồi chập chùng, rừng cây xanh thẩm, trang phục muôn màu. Ngày hành hương là ngày của niềm vui và ngập tràn ánh nắng.
Hình ảnh hành hương
Tháng 9, nhằm đáp ứng nhu cầu hành hương của các tín hữu và quý khách; để không bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng khi tham dự thánh lễ, Ban Điều Hành đã quyết định chương trình ngày 13 mỗi tháng là 6giờ30 cộng đoàn cử hành giờ Khấn Đức Mẹ và 7giờ Thánh lễ đồng tế.
Từ sáng sớm các đoàn hành hương nô nức, hối hả leo núi rồi nhộn nhịp tiến về hướng lễ đài. Đi hành hương, ai cũng thích một chút khó khăn, một thoáng mệt nhọc. Có một chút “hành xác” để tâm hồn “lên hương”. Cánh đồng lúa xanh đang vươn mình đón ánh nắng mai. Mặt trời lên rải nắng nhẹ trên ruộng đồng nương rẫy. Gió sớm mát dịu dìu khách thập phương lên núi.
Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, quí Cha đồng tế cùng với khoảng bốn ngàn khách hành hương hân hoan mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.
Mặt trời lên rực rỡ nắng sớm. Đức Giêsu Kitô, Mặt Trời Công Chính tỏa sáng ánh quang cứu độ. Cùng với Mẹ Maria, mọi tâm hồn chiêm ngưỡng ánh sáng và chung lời tạ ơn. Đó cũng là tâm tình trong bài chia sẽ của Đức Cha Giuse.
Anh chị em thân mến.
Ngày hành hương 13 tháng 9 ở giữa hai lễ mừng kính Đức Maria: Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (.8.9) và Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9). Hôm nay, đối với cộng đoàn hành hương, chúng tôi rất hoan hỷ được chọn cử hành lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria bởi vì đây chính là lễ nói lên niềm vui trọn vẹn. Niềm vui của chính Thiên Chúa - Đấng Tạo Thành, niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria và là niềm vui của tất cả mọi người chúng ta.
1. Niềm Vui Đấng Tạo Thành.
Trước hết, thưa cộng đoàn, ở góc nhìn thuộc về mầu nhiệm tạo thành. Đây chính là niềm vui của Thiên Chúa, đã chọn trình làng một tác phẩm để đời, một tác phẩm hoàn bị nhất trong lịch sử nhân loại.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người như là chóp đỉnh của tất cả mọi thụ tạo. Thánh Kinh viết: Thiên Chúa tạo dựng nên con người, Ngài trao cho con người quyền bá chủ muôn loài. Điều ấy khẳng định rằng, con người là tác phẩm Thiên Chúa ưng ý nhất. Thiên Chúa còn coi con người như là hình ảnh của chính Ngài, để rồi một khi tác sinh nên con người thì Thiên Chúa ôm ấp trong mầu nhiệm của Ngài một niềm vui, niềm vui trình làng những tác phẩm để đời. Nhưng niềm vui ấy không được bao lâu, lịch sử cứu rỗi cho thấy, ngay trong những con người đầu tiên đã có mầm mống của sự thất bại. Lỗi tội của Nguyên tổ Adong - Evà đã kéo theo cả một sự sụp đổ tưởng như không gì vớt vát được. Thế nhưng, Thiên Chúa đâu có dễ đánh mất niềm vui của Ngài. Cũng ngay từ chính những dòng đầu của sách Sáng Thế, người ta thấy lóe lên một niềm hy vọng lớn lao, bình minh của ơn cứu độ đã được thiết định. Thiên Chúa đã chọn một người phụ nữ để trình làng như là một tác phẩm hoàn bị phục hồi lại tất cả những gì gọi là sụp đổ của thời Cựu ước. Tác phẩm hoàn bị ấy, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Chẳng thế mà trong Tin mừng người ta gặp lại lời Sứ Thần chào Đức Mẹ là Đấng Đầy Ơn Phúc, nghĩa là Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn và ban cho muôn ngàn phúc lộc. Trong đó có một nguồn ơn phúc đặc biệt trổi vượt là Vô Nhiễm Nguyên Tội, để rồi cũng không chịu hậu quả của tội nguyên tổ, Mẹ chính là tác phẩm hoàn bị. Nếu như Evà - người nữ đầu tiên đã để lại một khuôn mặt nhơ nhuốc trong lịch sử thì Đức Trinh Nữ Maria được xưng tụng là Evà mới với ơn thánh Chúa ban đã trở thành người Trinh Nữ đẹp tuyệt vời, đẹp duy nhất trong lịch sử loài người.
Có những dịp lễ, cách riêng trong mùa hè người ta thường tổ chức những cuộc thi hoa hậu hoặc là từng vùng hoặc là từng đất nước hay trên một quy mô rộng lớn hơn mang tính toàn cầu. Cuộc thi nhằm tuyển chọn một người được xem là có nét đẹp tiêu biểu cho tất cả mọi người nữ trong cuộc sống nhân sinh ở một thời điểm nhất định. Đây là cuộc thi hoa hậu tổ chức hàng năm. Nhưng Đức Trinh Nữ Maria chẳng phải do ai trong gia đình nhân loại tuyển chọn mà chính Thiên Chúa bằng ơn ưu tuyển đã chọn Mẹ trở thành hoa hậu của toàn thế giới. Mẹ được sinh ra đời dưới một ngôi sao hạnh phúc, ngôi sao đẹp tuyệt vời để rồi trở thành người nữ tuyệt đẹp trong gia đình nhân loại. Ngày sinh nhật của Đức Maria là niềm vui cho chính Thiên Chúa- Đấng Tạo Thành. Thiên Chúa có một tâm sự buồn trong Evà cũ. Nơi Evà mới, Thiên Chúa bộc bạch niềm vui của Ngàicho nhân loại.
Mừng lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ, cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã tuyển chọn Đức Maria nên người nữ đẹp tuyệt vời trong gia đình nhân loại. Có một bài hát chúng ta vẫn hay hát: Mẹ tuyệt mỹ không hề vấn vương tội truyền, diễm lệ như ánh bình minh… Mẹ của chúng ta đẹp như vậy đó. Thành thử niềm vui hôm nay là niềm vui trước hết xin dành để tạ ơn Thiên Chúa.
2. Niềm vui Đức Maria “Xin Vâng”
Niềm vui thứ hai cũng khởi đi từ niềm vui thứ nhất, ấy là nhìn theo góc cạnh của mầu nhiệm Nhập Thể. Lúc nãy khi suy niệm cùng với cộng đoàn hành hương trong giờ khấn để ngắm thứ nhất mùa Vui, thấy được rằng, Đức Trinh nữ Maria là Đấng đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa bằng trọn vẹn con người và cuộc đời của mình. Trong phút suy niệm ấy, chúng ta đã dừng lại trong lời “Xin Vâng” của Mẹ đáp lại Thiên ý. Thiên Chúa khi sai Con của Ngài đến với trần thế, chỉ băn khoăn một điều. Chính trong nỗi băn khoăn ấy mà có cuộc đối thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria, để xem Mẹ bày tỏ ý muốn của mình như thế nào, có muốn hay không muốn dấn bước vào chương trình Nhập thể mà Thiên Chúa đang mở ra. Và rất may, Đức Trinh Nữ Maria đã đáp lại bằng một lời “Xin Vâng” có giá trị ngàn đời, và Ngôi Lời Nhập Thể. Con Thiên Chúa trở nên hình hài nhân loại, bước xuống đồng hành với cuộc sống nhân gian. Từ đó quy tụ tất cả lại trong một đầu mối cứu độ mà trào tràn hạnh phúc cứu rỗi cho mọi người hôm qua cũng như hôm nay trên mọi người chúng ta.
Nếu Đức Trinh Nữ Maria không đáp lời “Xin Vâng”, chắc là mầu nhiệm Nhập Thể sẽ khác lắm, ngoài sự tưởng tượng của con người. Nhưng vì đã có lời “Xin Vâng” của Mẹ nên niềm vui của chính Mẹ là đây. Mẹ đã thưa “Xin Vâng” bằng lời trực tiếp với Sứ Thần. Mẹ còn thưa lên lời “Xin Vâng” liên lỉ dài dài trong suốt hành trình đời sống của Mẹ, không chỉ bằng lời, mà bằng đời sống của Mẹ. Đức Maria chính là hừng đông báo hiệu Mặt Trời Công Chính. Đức Maria chính là những tín hiệu mở đầu của ơn cứu rỗi, chính là sự hợp tác của Mẹ cách chặt chẽ với Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Thế nên, Mẹ đã trở thành vầng đông, vầng đông như chúng ta đang tham dự thánh lễ đang lên ở phía trời đông, như mặt trời sẽ mở ra với ánh nắng trọn vẹn vào lúc chính ngọ. Đức Giêsu Kitô là mặt trời chính ngọ. Mẹ Maria chính là bình minh ấy. Vì thế, nếu như Thiên Chúa vui vì hồng ân của Ngài trao ban được Đức Mẹ nhận lời thì ở đây niềm vui chúng ta cảm nhận được cùng với Mẹ là chính sự đáp ứng trọn vẹn của Mẹ để hợp tác với ơn thánh Chúa mà làm cho mầu nhiệm Nhập Thể được trở thành hiện thực. Ơn cứu rỗi cho nhân loại được khởi đi từ đó. Niềm vui thứ hai này dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Và cộng đoàn chúng ta hôm nay cùng quy tụ lại đây hiệp dâng thánh lễ này cũng chính là bày tỏ niềm vui với Mẹ.
3. Niềm vui của nhân loại.
Niềm vui thứ ba, đó là niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình nhân loại. Bởi vì Mẹ Maria được vinh dự của ngày hôm nay, của ngày mà Giáo hội Công giáo cách riêng cộng đoàn hành hương chúng ta Mừng lễ Sinh Nhật, không chỉ là niềm vui của riêng Mẹ, mà là của cả Giáo hội Công Giáo, cách riêng cộng đoàn hành hương TàPao.
Mẹ là người nữ đẹp nhất, được đặt làm hoa hậu của gia đình nhân loại mọi đời và mọi thời. Trên đỉnh cao vinh dự ấy, Mẹ đã giãi sáng xuống cuộc sống nhân sinh. Hôm qua cũng như hôm nay, những tổ phụ năm nào cũng như cộng đoàn tín hữu bây giờ, chúng ta vui là bởi vì có một thành viên trong gia đình nhân loại đã sửa lại những lỗi lầm của nguyên tổ để rồi tạo được niềm vui vốn có của Thiên Chúa dành cho con người. Hôm nay chúng ta vui cũng bởi vì có một người nữ trong gia đình nhân loại đã trình làng một khuôn mẫu tuyệt đẹp, một thụ tạo giống hình ảnh của Thiên Chúa đã trở nên rõ nét. Cứ ngắm nhìn Đức Trinh Nữ Maria mà xem, nhất là trên đỉnh cao vinh dự của Mẹ, với ánh sáng của các nhân đức trải ra trên đời sống trần thế, người ta ắt sẽ nhận ra niềm vui của Mẹ chính là khởi đầu vinh dự và niềm vui của chúng ta hôm nay.
Mẹ bao giờ cũng dành tình thương cho con cái. Lòng Mẹ luôn bao la như biển thái bình, rộng lớn lắm. Tại trung tâm Thánh Mẫu Tàpao này, Mẹ cũng đã trải ơn lành trên đoàn con cái. Trong đó biết đâu có nhiều quý ông bà anh chị em đã thành tâm khấn xin với Mẹ và đã đón nhận được những ơn lành Mẹ ban trao hoặc là cá nhân hoặc là gia đình, hoặc là phần hồn hoặc là phần xác.
Một trong những nét đẹp tại trung tâm Tàpao mà người ta vẫn nói đến nhiều chính là ơn trở lại. Những tâm hồn nào tìm đến với Mẹ với lòng ăn năn sám hối thật tình, Mẹ sẽ mở đường để dẫn về với tình thương của Thiên Chúa và người ấy đón nhận ơn thứ tha, ơn làm lại cuộc đời, ơn tổ chức lại đời sống. Nhờ đó mỗi ngày mỗi xứng đáng hơn. Nếu quý ông bà anh chị em nào chưa cảm nghiệm được, hãy cứ tiếp tục nguyện xin “Mẹ nguồn cậy trông chưa thấy ai xin Mẹ về không”, miễn là ta biết gắn bó thật lòng với Mẹ.
Mẹ trở thành nguồn hy vọng, nguồn cậy trông cho tất cả mọi người tìm đến. Xin bảo đảm với quý ông bà anh chị em, bản thân tôi cũng vậy, cứ mỗi lần gặp khó khăn, dẫu đó là khó khăn của cuộc sống tâm hồn, đến với Mẹ cũng nhận được niềm ủi an. Quý ông bà anh chị em cũng thấy một số những công trình đang diễn ra trước mắt đây cũng là những thể hiển rất cụ thể niềm tạ ơn của một số lời khấn xin với Đức Mẹ Tàpao và đã được đáp ứng.
Chúng tôi mới được nghe Cha giám đốc trung tâm kể lại, tháng trước có một bà mẹ đã cưu mang con của mình trên 20 tháng, mòn mỏi đợi trông một mụn con, tưởng là thất vọng. Nhờ đến với Mẹ Tàpao và nay đã được ơn “mẹ tròn con vuông”. Nghe thì có vẻ như là không hiểu được về mặt tự nhiên, nhưng thực tế việc ấy đã xảy ra, đã gắn bó với trung tâm Thánh Mẫu này. Cũng chỉ xin nêu lên như vậy để cho thấy ngay cả những điều mình tưởng là không thể hay tự nhiên không giải thích nổi, nhưng đối với tấm lòng của người mẹ có thể vượt qua hết. Và chúng tôi cũng đoan chắc rằng, nếu như người mẹ không bao giờ bỏ con thì Đức Trinh Nữ Maria cũng luôn gắn bó với mọi người chúng ta. Thành thử niềm vui chúng ta bày tỏ hôm nay đối với Mẹ cũng chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta. Chúng ta vui bởi vì Sinh Nhật của Mẹ mình. Chúng ta vui bởi vì Mẹ chúng ta vui.
Ngâm ngợi với cộng đoàn một vần thơ để thấy rằng Mẹ luôn gần gũi với chúng ta:
Mẹ ơi đừng nở bỏ con
Dẫu con tội lỗi linh hồn xanh xao.
Thương con nhé, Mẹ Tàpao
Con bỏ Mẹ chứ Mẹ nào xa con.
Thiết nghĩ đây cũng là tâm tình của mỗi người chúng ta khi hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria. Theo như thói quen bình thường ở bên ngoài xã hội, mừng sinh nhật ai thường chúng ta có ổ bánh để mừng để chia vui. Ngày Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, không có ổ bánh nhưng chúng ta là hàng ngàn cây nến mừng sinh nhật Mẹ. Tâm hồn mỗi người là một ngọn nến. Chiếc bánh lớn chính là quảng trường anh chị em hiện diện nơi đây. Xin dâng lên Mẹ nhân ngày Sinh Nhật. Và bằng chính đời sống, chúng ta hãy thắp lên ngọn nến ấy cho đẹp, cho cháy sáng để Mẹ của chúng ta mãi được vui. Và có lẽ cũng theo tập tục xã hội, mời cộng đoàn chúng ta hát bài mừng Sinh Nhật Đức Mẹ.
Happy birthday to you…đoàn đồng tế cùng hàng ngàn khách hành hương hát vang với nhịp vỗ tay mừng Sinh Nhật Mẹ Maria.
Mừng Sinh Nhật Mẹ là dịp để con cái cảm ơn Mẹ đã có mặt trong cuộc đời của con. Cảm ơn Mẹ đã bảo bọc che chở cuộc đời con. Cám ơn Mẹ luôn chăm sóc lo lắng cho từng cuộc đời chúng con. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời chúng con.
Như Ngôi Sao tỏa sáng lung linh, Đức Maria không ngừng chiếu giãi trên sức nóng ấm áp diệu kỳ của tình yêu mẫu tử bao la. Nhờ tình yêu ấy, mỗi người Kitô hữu ngày càng trở nên lớn hơn trong đức tin, đức cậy, đức mến và đủ sức mạnh hoàn tất cuộc Vượt qua của mình trên dương thế này. " Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của Mẹ trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Mẹ vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời. Với tình mẫu tử, Mẹ chăm sóc những anh em của Con Mẹ đang lữ hành trên đường dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời …" (x.Vat.II, LG 62).
Hình ảnh hành hương
Tháng 9, nhằm đáp ứng nhu cầu hành hương của các tín hữu và quý khách; để không bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng khi tham dự thánh lễ, Ban Điều Hành đã quyết định chương trình ngày 13 mỗi tháng là 6giờ30 cộng đoàn cử hành giờ Khấn Đức Mẹ và 7giờ Thánh lễ đồng tế.
Từ sáng sớm các đoàn hành hương nô nức, hối hả leo núi rồi nhộn nhịp tiến về hướng lễ đài. Đi hành hương, ai cũng thích một chút khó khăn, một thoáng mệt nhọc. Có một chút “hành xác” để tâm hồn “lên hương”. Cánh đồng lúa xanh đang vươn mình đón ánh nắng mai. Mặt trời lên rải nắng nhẹ trên ruộng đồng nương rẫy. Gió sớm mát dịu dìu khách thập phương lên núi.
Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, quí Cha đồng tế cùng với khoảng bốn ngàn khách hành hương hân hoan mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.
Mặt trời lên rực rỡ nắng sớm. Đức Giêsu Kitô, Mặt Trời Công Chính tỏa sáng ánh quang cứu độ. Cùng với Mẹ Maria, mọi tâm hồn chiêm ngưỡng ánh sáng và chung lời tạ ơn. Đó cũng là tâm tình trong bài chia sẽ của Đức Cha Giuse.
Anh chị em thân mến.
Ngày hành hương 13 tháng 9 ở giữa hai lễ mừng kính Đức Maria: Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (.8.9) và Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9). Hôm nay, đối với cộng đoàn hành hương, chúng tôi rất hoan hỷ được chọn cử hành lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria bởi vì đây chính là lễ nói lên niềm vui trọn vẹn. Niềm vui của chính Thiên Chúa - Đấng Tạo Thành, niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria và là niềm vui của tất cả mọi người chúng ta.
1. Niềm Vui Đấng Tạo Thành.
Trước hết, thưa cộng đoàn, ở góc nhìn thuộc về mầu nhiệm tạo thành. Đây chính là niềm vui của Thiên Chúa, đã chọn trình làng một tác phẩm để đời, một tác phẩm hoàn bị nhất trong lịch sử nhân loại.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người như là chóp đỉnh của tất cả mọi thụ tạo. Thánh Kinh viết: Thiên Chúa tạo dựng nên con người, Ngài trao cho con người quyền bá chủ muôn loài. Điều ấy khẳng định rằng, con người là tác phẩm Thiên Chúa ưng ý nhất. Thiên Chúa còn coi con người như là hình ảnh của chính Ngài, để rồi một khi tác sinh nên con người thì Thiên Chúa ôm ấp trong mầu nhiệm của Ngài một niềm vui, niềm vui trình làng những tác phẩm để đời. Nhưng niềm vui ấy không được bao lâu, lịch sử cứu rỗi cho thấy, ngay trong những con người đầu tiên đã có mầm mống của sự thất bại. Lỗi tội của Nguyên tổ Adong - Evà đã kéo theo cả một sự sụp đổ tưởng như không gì vớt vát được. Thế nhưng, Thiên Chúa đâu có dễ đánh mất niềm vui của Ngài. Cũng ngay từ chính những dòng đầu của sách Sáng Thế, người ta thấy lóe lên một niềm hy vọng lớn lao, bình minh của ơn cứu độ đã được thiết định. Thiên Chúa đã chọn một người phụ nữ để trình làng như là một tác phẩm hoàn bị phục hồi lại tất cả những gì gọi là sụp đổ của thời Cựu ước. Tác phẩm hoàn bị ấy, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Chẳng thế mà trong Tin mừng người ta gặp lại lời Sứ Thần chào Đức Mẹ là Đấng Đầy Ơn Phúc, nghĩa là Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn và ban cho muôn ngàn phúc lộc. Trong đó có một nguồn ơn phúc đặc biệt trổi vượt là Vô Nhiễm Nguyên Tội, để rồi cũng không chịu hậu quả của tội nguyên tổ, Mẹ chính là tác phẩm hoàn bị. Nếu như Evà - người nữ đầu tiên đã để lại một khuôn mặt nhơ nhuốc trong lịch sử thì Đức Trinh Nữ Maria được xưng tụng là Evà mới với ơn thánh Chúa ban đã trở thành người Trinh Nữ đẹp tuyệt vời, đẹp duy nhất trong lịch sử loài người.
Có những dịp lễ, cách riêng trong mùa hè người ta thường tổ chức những cuộc thi hoa hậu hoặc là từng vùng hoặc là từng đất nước hay trên một quy mô rộng lớn hơn mang tính toàn cầu. Cuộc thi nhằm tuyển chọn một người được xem là có nét đẹp tiêu biểu cho tất cả mọi người nữ trong cuộc sống nhân sinh ở một thời điểm nhất định. Đây là cuộc thi hoa hậu tổ chức hàng năm. Nhưng Đức Trinh Nữ Maria chẳng phải do ai trong gia đình nhân loại tuyển chọn mà chính Thiên Chúa bằng ơn ưu tuyển đã chọn Mẹ trở thành hoa hậu của toàn thế giới. Mẹ được sinh ra đời dưới một ngôi sao hạnh phúc, ngôi sao đẹp tuyệt vời để rồi trở thành người nữ tuyệt đẹp trong gia đình nhân loại. Ngày sinh nhật của Đức Maria là niềm vui cho chính Thiên Chúa- Đấng Tạo Thành. Thiên Chúa có một tâm sự buồn trong Evà cũ. Nơi Evà mới, Thiên Chúa bộc bạch niềm vui của Ngàicho nhân loại.
Mừng lễ Sinh nhật Đức Trinh Nữ, cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã tuyển chọn Đức Maria nên người nữ đẹp tuyệt vời trong gia đình nhân loại. Có một bài hát chúng ta vẫn hay hát: Mẹ tuyệt mỹ không hề vấn vương tội truyền, diễm lệ như ánh bình minh… Mẹ của chúng ta đẹp như vậy đó. Thành thử niềm vui hôm nay là niềm vui trước hết xin dành để tạ ơn Thiên Chúa.
2. Niềm vui Đức Maria “Xin Vâng”
Niềm vui thứ hai cũng khởi đi từ niềm vui thứ nhất, ấy là nhìn theo góc cạnh của mầu nhiệm Nhập Thể. Lúc nãy khi suy niệm cùng với cộng đoàn hành hương trong giờ khấn để ngắm thứ nhất mùa Vui, thấy được rằng, Đức Trinh nữ Maria là Đấng đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa bằng trọn vẹn con người và cuộc đời của mình. Trong phút suy niệm ấy, chúng ta đã dừng lại trong lời “Xin Vâng” của Mẹ đáp lại Thiên ý. Thiên Chúa khi sai Con của Ngài đến với trần thế, chỉ băn khoăn một điều. Chính trong nỗi băn khoăn ấy mà có cuộc đối thoại giữa Sứ Thần và Đức Maria, để xem Mẹ bày tỏ ý muốn của mình như thế nào, có muốn hay không muốn dấn bước vào chương trình Nhập thể mà Thiên Chúa đang mở ra. Và rất may, Đức Trinh Nữ Maria đã đáp lại bằng một lời “Xin Vâng” có giá trị ngàn đời, và Ngôi Lời Nhập Thể. Con Thiên Chúa trở nên hình hài nhân loại, bước xuống đồng hành với cuộc sống nhân gian. Từ đó quy tụ tất cả lại trong một đầu mối cứu độ mà trào tràn hạnh phúc cứu rỗi cho mọi người hôm qua cũng như hôm nay trên mọi người chúng ta.
Nếu Đức Trinh Nữ Maria không đáp lời “Xin Vâng”, chắc là mầu nhiệm Nhập Thể sẽ khác lắm, ngoài sự tưởng tượng của con người. Nhưng vì đã có lời “Xin Vâng” của Mẹ nên niềm vui của chính Mẹ là đây. Mẹ đã thưa “Xin Vâng” bằng lời trực tiếp với Sứ Thần. Mẹ còn thưa lên lời “Xin Vâng” liên lỉ dài dài trong suốt hành trình đời sống của Mẹ, không chỉ bằng lời, mà bằng đời sống của Mẹ. Đức Maria chính là hừng đông báo hiệu Mặt Trời Công Chính. Đức Maria chính là những tín hiệu mở đầu của ơn cứu rỗi, chính là sự hợp tác của Mẹ cách chặt chẽ với Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Thế nên, Mẹ đã trở thành vầng đông, vầng đông như chúng ta đang tham dự thánh lễ đang lên ở phía trời đông, như mặt trời sẽ mở ra với ánh nắng trọn vẹn vào lúc chính ngọ. Đức Giêsu Kitô là mặt trời chính ngọ. Mẹ Maria chính là bình minh ấy. Vì thế, nếu như Thiên Chúa vui vì hồng ân của Ngài trao ban được Đức Mẹ nhận lời thì ở đây niềm vui chúng ta cảm nhận được cùng với Mẹ là chính sự đáp ứng trọn vẹn của Mẹ để hợp tác với ơn thánh Chúa mà làm cho mầu nhiệm Nhập Thể được trở thành hiện thực. Ơn cứu rỗi cho nhân loại được khởi đi từ đó. Niềm vui thứ hai này dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Và cộng đoàn chúng ta hôm nay cùng quy tụ lại đây hiệp dâng thánh lễ này cũng chính là bày tỏ niềm vui với Mẹ.
3. Niềm vui của nhân loại.
Niềm vui thứ ba, đó là niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình nhân loại. Bởi vì Mẹ Maria được vinh dự của ngày hôm nay, của ngày mà Giáo hội Công giáo cách riêng cộng đoàn hành hương chúng ta Mừng lễ Sinh Nhật, không chỉ là niềm vui của riêng Mẹ, mà là của cả Giáo hội Công Giáo, cách riêng cộng đoàn hành hương TàPao.
Mẹ là người nữ đẹp nhất, được đặt làm hoa hậu của gia đình nhân loại mọi đời và mọi thời. Trên đỉnh cao vinh dự ấy, Mẹ đã giãi sáng xuống cuộc sống nhân sinh. Hôm qua cũng như hôm nay, những tổ phụ năm nào cũng như cộng đoàn tín hữu bây giờ, chúng ta vui là bởi vì có một thành viên trong gia đình nhân loại đã sửa lại những lỗi lầm của nguyên tổ để rồi tạo được niềm vui vốn có của Thiên Chúa dành cho con người. Hôm nay chúng ta vui cũng bởi vì có một người nữ trong gia đình nhân loại đã trình làng một khuôn mẫu tuyệt đẹp, một thụ tạo giống hình ảnh của Thiên Chúa đã trở nên rõ nét. Cứ ngắm nhìn Đức Trinh Nữ Maria mà xem, nhất là trên đỉnh cao vinh dự của Mẹ, với ánh sáng của các nhân đức trải ra trên đời sống trần thế, người ta ắt sẽ nhận ra niềm vui của Mẹ chính là khởi đầu vinh dự và niềm vui của chúng ta hôm nay.
Mẹ bao giờ cũng dành tình thương cho con cái. Lòng Mẹ luôn bao la như biển thái bình, rộng lớn lắm. Tại trung tâm Thánh Mẫu Tàpao này, Mẹ cũng đã trải ơn lành trên đoàn con cái. Trong đó biết đâu có nhiều quý ông bà anh chị em đã thành tâm khấn xin với Mẹ và đã đón nhận được những ơn lành Mẹ ban trao hoặc là cá nhân hoặc là gia đình, hoặc là phần hồn hoặc là phần xác.
Một trong những nét đẹp tại trung tâm Tàpao mà người ta vẫn nói đến nhiều chính là ơn trở lại. Những tâm hồn nào tìm đến với Mẹ với lòng ăn năn sám hối thật tình, Mẹ sẽ mở đường để dẫn về với tình thương của Thiên Chúa và người ấy đón nhận ơn thứ tha, ơn làm lại cuộc đời, ơn tổ chức lại đời sống. Nhờ đó mỗi ngày mỗi xứng đáng hơn. Nếu quý ông bà anh chị em nào chưa cảm nghiệm được, hãy cứ tiếp tục nguyện xin “Mẹ nguồn cậy trông chưa thấy ai xin Mẹ về không”, miễn là ta biết gắn bó thật lòng với Mẹ.
Mẹ trở thành nguồn hy vọng, nguồn cậy trông cho tất cả mọi người tìm đến. Xin bảo đảm với quý ông bà anh chị em, bản thân tôi cũng vậy, cứ mỗi lần gặp khó khăn, dẫu đó là khó khăn của cuộc sống tâm hồn, đến với Mẹ cũng nhận được niềm ủi an. Quý ông bà anh chị em cũng thấy một số những công trình đang diễn ra trước mắt đây cũng là những thể hiển rất cụ thể niềm tạ ơn của một số lời khấn xin với Đức Mẹ Tàpao và đã được đáp ứng.
Chúng tôi mới được nghe Cha giám đốc trung tâm kể lại, tháng trước có một bà mẹ đã cưu mang con của mình trên 20 tháng, mòn mỏi đợi trông một mụn con, tưởng là thất vọng. Nhờ đến với Mẹ Tàpao và nay đã được ơn “mẹ tròn con vuông”. Nghe thì có vẻ như là không hiểu được về mặt tự nhiên, nhưng thực tế việc ấy đã xảy ra, đã gắn bó với trung tâm Thánh Mẫu này. Cũng chỉ xin nêu lên như vậy để cho thấy ngay cả những điều mình tưởng là không thể hay tự nhiên không giải thích nổi, nhưng đối với tấm lòng của người mẹ có thể vượt qua hết. Và chúng tôi cũng đoan chắc rằng, nếu như người mẹ không bao giờ bỏ con thì Đức Trinh Nữ Maria cũng luôn gắn bó với mọi người chúng ta. Thành thử niềm vui chúng ta bày tỏ hôm nay đối với Mẹ cũng chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta. Chúng ta vui bởi vì Sinh Nhật của Mẹ mình. Chúng ta vui bởi vì Mẹ chúng ta vui.
Ngâm ngợi với cộng đoàn một vần thơ để thấy rằng Mẹ luôn gần gũi với chúng ta:
Mẹ ơi đừng nở bỏ con
Dẫu con tội lỗi linh hồn xanh xao.
Thương con nhé, Mẹ Tàpao
Con bỏ Mẹ chứ Mẹ nào xa con.
Thiết nghĩ đây cũng là tâm tình của mỗi người chúng ta khi hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria. Theo như thói quen bình thường ở bên ngoài xã hội, mừng sinh nhật ai thường chúng ta có ổ bánh để mừng để chia vui. Ngày Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, không có ổ bánh nhưng chúng ta là hàng ngàn cây nến mừng sinh nhật Mẹ. Tâm hồn mỗi người là một ngọn nến. Chiếc bánh lớn chính là quảng trường anh chị em hiện diện nơi đây. Xin dâng lên Mẹ nhân ngày Sinh Nhật. Và bằng chính đời sống, chúng ta hãy thắp lên ngọn nến ấy cho đẹp, cho cháy sáng để Mẹ của chúng ta mãi được vui. Và có lẽ cũng theo tập tục xã hội, mời cộng đoàn chúng ta hát bài mừng Sinh Nhật Đức Mẹ.
Happy birthday to you…đoàn đồng tế cùng hàng ngàn khách hành hương hát vang với nhịp vỗ tay mừng Sinh Nhật Mẹ Maria.
Mừng Sinh Nhật Mẹ là dịp để con cái cảm ơn Mẹ đã có mặt trong cuộc đời của con. Cảm ơn Mẹ đã bảo bọc che chở cuộc đời con. Cám ơn Mẹ luôn chăm sóc lo lắng cho từng cuộc đời chúng con. Cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ để tình Mẹ tiếp tục đong đầy trên hành trình cuộc đời chúng con.
Như Ngôi Sao tỏa sáng lung linh, Đức Maria không ngừng chiếu giãi trên sức nóng ấm áp diệu kỳ của tình yêu mẫu tử bao la. Nhờ tình yêu ấy, mỗi người Kitô hữu ngày càng trở nên lớn hơn trong đức tin, đức cậy, đức mến và đủ sức mạnh hoàn tất cuộc Vượt qua của mình trên dương thế này. " Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của Mẹ trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Mẹ vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời. Với tình mẫu tử, Mẹ chăm sóc những anh em của Con Mẹ đang lữ hành trên đường dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời …" (x.Vat.II, LG 62).
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Tường tthuật về Khóa học Mục vụ Spanish cho các Linh mục Việt nam tại Costa Rica
Lm Nguyễn Trường Cửu
17:51 19/09/2010
KHÓA HỌC MỤC VỤ SPANISH TẠI COSTA RICA
(Lm Nguyễn Trường Cửu ghi chép với sự cộng tác của quí linh mục tham dự)
VÀI DÒNG VỀ COSTA RICA
Costa Rica là quốc gia thuộc Miền Trung Mỹ. Phía Bắc giáp Nicaragua, phía Tây Nam giáp Panama. Phía Đông là Biển Caribê, giới hạn bởi Xứ Nicaragua, Colombia và Panama. Costa Rica là nước dân chủ, ngôn ngữ chính thức là Tây Ban Nha (Spanish) và thủ đô là San José. Tại quốc gia này, Kitô giáo chiếm tới 92% và riêng Công giáo với tỷ lệ chừng 70% và là quốc gia đặc biệt nhận Công Giáo là quốc giáo.
Xem hình ảnh khóa học và du ngoạn Costa Rica
Cũng nên biết rằng người dân Costa hiền hòa và cũng rất “tà tà” chứ không vội vã như những người Hoa kỳ chính cống, vội vã đuổi theo thời giờ, lúc nào cũng hấp tấp vội vàng như bị ma đuổi. Người Việt nam gọi thời giờ co giãn là thời giờ cao su; người Costa Rica gọi và thưởng thức thời giờ uyển chuyển của họ là “Hora Chica”.
Một kiểu nói lóng đặc biệt của dân Costa Rica là “Pura Vida”. “Pura Vida” có nghĩa thông thường là “Nước Tinh Tuyền”, nhưng dân Costa Rica đã biến đổi kiểu nói này thành một “đặc sản” của họ. Họ có thể dùng kiểu nói “Pura Vida” để đón chào hoặc từ giã, để diễn tả một tiến trình tốt đẹp (going great, cool) với dụng ý là phát biểu cái triết lý về tính cách cộng đồng vững mạnh, kiên trì và cố gắng khắc phục những trở lực của cuộc sống với tâm hồn vui tươi và hưởng thụ đời sống một cách nhàn nhã.
KHÓA HỌC MỤC VỤ SPANISH
Khóa học được tổ chức từ ngày 30/8/2010 tới ngày 16/9/2010 với mục đích giúp cho các Cha Việt Nam có thể dâng lễ và cử hành các nghi thức bí tích bằng tiếng Spanish, phục vụ cho giáo dân Spanish mỗi ngày mỗi đông đảo tại Hoa Kỳ, đồng thời có cơ hội tiếp cận với người địa phương, nhờ đó có thêm kinh nghiệm về đời sống, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Khóa được sự quan tâm và nâng đỡ của Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, Đức TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt; cùng sự cộng tác của Cha Rolando Fonseca, Cha Walter, và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Được biết, Cha Chủ Tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm trước khi sang Costa Rica tham gia khóa học, trong nỗ lực xây dựng và nối kết tình Hiệp Thông với tất cả mọi thành phần trong Liên Đoàn đã đi nhiều nơi thăm viếng. Cha đã về tham dự Đại Hội Thánh Mẫu do Chi Dòng Đồng Công tổ chức tại Missouri từ ngày 5-8 tháng 8, 2010. Tuần lễ sau đó Cha sang Seattle tham dự Hội Chợ mùa hè thường niên do Cộng Đồng Công Giáo VN tại đây tổ chức từ ngày 13-15 tháng 8. Cha cũng có cơ hội dâng Thánh Lễ, chia sẻ với giáo dân trong Thánh Lễ Bế Mạc, cũng như gặp gỡ, chào thăm và tường trình lên quí Cha, nam nữ tu sĩ tại Miền Tây những hoạt động và sinh hoạt của Liên Đoàn trong thời gian qua. Cuộc gặp gỡ đầy thân mật và ấm cúng đã do Cha Chủ Tịch Miền Nguyễn Anh Tuấn và Cha Tổng Quản Hoàng Phượng triệu tập.
Và vào tuần lễ 21-22 tháng 8, 2010, Cha Chủ Tịch cũng về San Diego, thăm viếng giáo xứ Holy Family Church, nơi có một cộng đoàn Việt Nam hiền hòa, thánh thiện sinh hoạt với hai cộng đoàn Mỹ và Mễ, dưới sự hướng dẫn nhiệt thành và tận tâm của Cha Chánh Xứ Michael Nguyễn Cường, Tuyên Úy Linh Mục Việt Nam cho Giáo Phận San Diego. Hôm thứ Hai, 23/8, Cha Chủ Tịch về Orange County, đến Trung Tâm Công Giáo VN chào thăm và chúc mừng Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương và Cha Joseph Nguyễn Thái trong nhiệm vụ mới tại Trung Tâm, cũng như gặp gỡ quý Cha về tham dự cuộc họp định kỳ.
Tất cả những nơi đến thăm, Cha chân thành cám ơn sự tận tụy, lòng nhiệt thành phục vụ, tình yêu thương và luôn hy sinh của tất cả quý Cha, tu sĩ Việt Nam trong việc hướng dẫn đời sống tâm linh cho giáo dân trong các giáo xứ và cộng đoàn trên Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 30/8/2010
Trở lại Costa Rica, cả ngày thứ Hai, 30/8/2010, Cha Rolando ra phi trường San José tiếp đón 16 Linh Mục Việt Nam đến từ 13 địa phận và 2 dòng tu khác nhau trên Hoa Kỳ. Chiếc Xe Van “con thoi” chạy không biết mệt về một khách sạn cách phi trường San José chừng 20 phút. Cha Rolando, một tài xế thật tận tình, tươi vui, làm cho tất cả các tân khách được hài lòng và đầy tin tưởng sau một cuộc hành trình mệt mỏi. Được biết, Cha là Linh Mục thuộc địa phận El Paso, Hoa Kỳ, gốc Costa Rica, nhưng sang Hoa Kỳ phục vụ đã khá lâu.
Sáng thứ Ba, 31/8
Sau khi ăn sáng tại Khách sạn, cha Rolando hướng dẫn đọc kinh sáng bằng tiếng Spanish tại Salón Maracas. Tiếp theo giờ Kinh là phần làm thủ tục bảo hiểm.
10:30 AM, anh em Linh Mục đến chào thăm Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt. Đức Sứ Thần niềm nở đón tiếp và ngài giới thiệu các nhân viên, Đức Ông Thư Ký Sứ Thần, dì phước và nhân viên tiếp tân. Đức Sứ Thần đã dâng thánh lễ và chúng tôi cùng đồng tế với ngài. Trong thánh lễ, Ngài chào đón và khuyến khích Linh Mục cần có tinh thần truyền giáo, rao giảng lời Chúa cho mọi người theo lời Chúa truyền dạy. Sau đó, chúng tôi cùng dùng bữa ăn trưa với Đức Sứ Thần tại vườn rau trong Tòa Sứ Thần với phong cảnh mang sắc thái Việt Nam.
Thứ Tư là ngày chúng tôi bắt đầu vào chương trình học tiếng Spanish tại Hội trường của Giáo Xứ Thánh Phao-lô. Cha Walter, cha sở của giáo xứ này đón tiếp chúng tôi rất niềm nở. Ai cũng đem lòng yêu mến ngài ngay sau cuộc tiếp xúc đầu tiên.
Sau Kinh Sáng, lớp học được khai mạc với hai nữ giáo viên chuyên nghiệp, người bản xứ: Bà Karina nhỏ nhắn và Bà Jackie đẫy đà. Lớp học kết thúc hồi 11:45 AM. Chúng tôi được 2 giáo viên khảo sát cấp tốc trình độ Spanish của mình và sau đó được chia ra làm hai nhóm phù hợp.
3:00 PM Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm Nhà Thờ Chính Tòa tại trung tâm thành phố San José. Đây là một thành phố nhộn nhịp, có nhiều ngoại kiều, và vì thế, những nhân viên an ninh được nhìn thấy nhan nhản khắp nơi.
Lúc 5 giờ chiều, chúng tôi cùng dâng lễ đồng tế với cha sở nhà thờ Chính Tòa. Sau thánh lễ, chúng tôi được hướng dẫn tham quan thành phố rồi trực chỉ đến Mirador Ram Luna, một tiệm ăn đặc biệt, nơi đây du khách các nơi trên thế giới đổ về, được giới thiệu các món ăn quê hương Costa Rica, đồng thời được thưởng thức các màn vũ dân tộc đặc biệt, lành mạnh, với những vũ công điêu luyện và dàn nhạc chuyên môn.
Ngày thứ Năm, 2/9
Sau giờ học Spanish, chúng tôi đi viếng Nhà Thờ Thành phố Cartago, nơi Đức Mẹ “La Negrita” được tôn sùng. Sự tích Đức Mẹ “Nhảy ra, nhảy vô” – theo kiểu nói của một vị lão thành Việt nam, thì vào năm 1635, cô Juanita Pereira đi luợm củi, cô thấy một tượng Đức Mẹ nhỏ, ẵm Chúa hài nhi, làm bằng đá, mầu đen, cô đưa tượng về cất cẩn thận trong hộp nữ trang. Hôm sau đi hái củi, cô lại thấy một tượng tương tự, cô lại mang về, và tưởng lại được tượng thứ hai. Nhưng lạ thay, bức tượng lấy về hôm qua đã biến mất. Sau ba lần xảy ra như vậy, cô Juanita trình sự việc lạ thường này với Cha Xứ và ngài bảo cô đưa tượng Đức Mẹ về Nhà Thờ để ngài giữ. nhưng chính ngài cũng không giữ nổi: tuợng Đức Mẹ lại biến đi và xuất hiện nơi đã hiện ra ban đầu. Lúc đó cha đã trình với Đức Giám mục bản quyền, và các ngài sau khi điều tra kỹ lưỡng, hiểu ra ý định của Đức Mẹ là muốn được sùng kính tại địa điểm Ngài đã xuất hiện. Ngày nay, hầu hết các gia đình Công giáo tại Costa Rica đều có tượng ảnh Đức Mẹ La Negrita để tôn kính và ngày 2 tháng 8 là ngày đại lễ quy tụ tới 2 triệu người, đi xe, đi bộ, về Đại Giáo Đường Đức Mẹ La Negrita để tôn sùng.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm viếng Chủng viện Thánh Carolô Boromeo và tham dự thánh lễ đồng tế với Đức Giám mục Mervin. Chúng tôi đã hát bài ‘Kinh Hòa Bình’ bằng tiếng Việt Nam trong thánh lễ, đã được Đức Cha và nhiều người khen ngợi.
Ngày thứ Sáu 3/9
Chúng tôi lên đường đến một thắng cảnh tại ven biển Thái Bình Dương: Punta Leona. Đây là cơ hội để biết thêm vùng biển của Costa Rica. Costa Rica là quốc gia đặc biệt nằm giữa hai biển: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Khí hậu quanh năm rất mát mẻ, không khí trong lành với 6 tháng mùa mưa. Do vậy, quốc gia này trồng được nhiều cây trái.
Sau khi tắm biển và nghỉ ngơi, chúng tôi về dâng Thánh Lễ chiều tại Nguyện Đường địa phương. Cha Tuyên Úy và nhiều giáo dân du khách đã hân hoan chào đón phái đoàn tham dự.
9:00 PM Một cuộc họp mặt thân hữu thứ nhì lại được tổ chức tại phòng Cha Chủ Tịch. Những kinh nghiệm mục vụ rất thiết thực đã được chia sẻ trong bầu không khí thân mật của tình huynh đệ Linh Mục.
Chúa Nhật 5/9
Chúng tôi về lại Giáo Xứ St. Paul, tham dự thánh lễ do cha Sở Walter tổ chức để tiễn đưa, chúc lành ông bà Fernando Sanchez Campo. Ông là tân Đại sứ Nước Costa Rica ở Tòa Thánh Roma. Trong buổi tiệc tiếp tân sau đó, Cha Chủ Tịch thay mặt quý Cha ngỏ lời mừng ông bà và cầu chúc ông đạt được những thành công tốt đẹp trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới tại Roma. Sau đó, Cha Chủ Tịch đã hướng dẫn ông tân Đại sứ đến gặp gỡ và chào thăm anh em Linh Mục Việt Nam.
Trong những ngày của khóa học, sau giờ kinh hoặc thánh lễ, vào buổi sáng chúng tôi học đàm thoại, đọc đi đọc lại các nghi thức: Thánh Lễ, Rửa Tội, Hôn Phối tiếng Spanish. Và cũng ngay từ những ngày đầu, các Thánh Lễ, kinh nguyện được cử hành bằng tiếng Spanish, do chính các Cha thay phiên nhau đảm trách. Nhờ đó, chúng tôi cũng từ từ quen dần những từ thường dùng trong phụng vụ và đời sống thực tế.
Buổi chiều, chúng tôi được chia nhau đến các gia đình người địa phương để dùng cơm, và là cơ hội tốt thực hành tiếng Spanish với họ. Khóa học đã thu xếp 5 buổi gặp gỡ như vậy. Do đó, các Cha được thu thập thêm kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt, được tiếp cận đời sống thực tế khó khăn của họ, nhờ đó chúng tôi càng hiểu biết, yêu thương và cảm thông với họ hơn.
Thứ Sáu, 10/9
Sau Thánh Lễ và giờ học Spanish như thường lệ, chúng tôi đến tòa Sứ Thần đón Đức TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt cùng chúng tôi đi thăm một thắng cảnh và khu du lịch núi lửa của Costa Rica vào cuối tuần. Chuyến đi khá xa, mất khoảng 3-4 tiếng đồng hồ lái xe lên miền Bắc của thành phố San Jose, Costa Rica. Trong hai ngày ngắn ngủi này, các Cha có dịp gặp gỡ chung và riêng với Đức Sứ Thần, cũng như được ngài chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về các phương pháp học ngôn ngữ, và làm việc mục vụ với người nói tiếng Spanish ở các quốc gia ngài đã từng đến phục vụ.
Khu vực nơi chúng tôi đến đang dần dần phát triển vì có núi lửa, tuy hết hoạt động mạnh, nhưng vẫn thỉnh thoảng... phun khói và phún xuất thạch lên. Và đặc biệt, có những dòng nước ấm chạy qua làng, được dân khai thác, tạo dựng nên những nơi nghỉ ngơi, tắm nước ấm tốt lành thu hút dân du lịch.
Chúng tôi cũng đến các giáo xứ địa phương dâng Thánh Lễ chiều Thứ Bảy và sáng Chúa Nhật, với sự chủ tế và giảng thuyết của Đức Sứ Thần. Dân chúng tập trung đông đảo và họ lấy làm phấn khởi khi gặp được Đức Sứ Thần. Được biết, do đạo đức cao, tính tình hiền hòa, sự tế nhị, nhậy cảm, cùng sự quan tâm hết mọi người, Đức Sứ Thần rất được các chức sắc đạo, đời và người dân Costa Rica thương mến.
Thứ Ba, 14/9
Sau chuyến đi tham quan cuối tuần và về lại tiếp tục chương trình học, hôm nay, chúng tôi đến Tòa Sứ Thần dâng thánh lễ. Sau đó, chúng tôi cùng dùng bữa trưa với ngài. Cha Chủ Tịch Liên Đoàn thay mặt quý Cha đã ngỏ lời cám ơn Đức Sứ Thần về sự tiếp đón thân tình, trọng hậu cũng như qua sự thu xếp của ngài, chúng tôi đã có những ngày học tiếng Spanish, quen biết thêm các gia đình địa phương, thăm viếng các thắng cảnh, trung tâm, nhà thờ Công Giáo của Costa Rica, cũng như có cơ hội cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, tạo tình thân anh em Linh Mục khắng khích hơn.
Đức Sứ Thần chúc mừng Khóa Học được thành công tốt đẹp, ngài cầu chúc quý Cha lên đường về bình an, và mong sẽ có ngày gặp lại nhau.
Thứ tư, 15/9
Tham dự buổi học cuối cùng sau khi dâng thánh lễ. Quý Cha đã cám ơn sự nhiệt thành và lòng tận tụy của các cô giáo trong thời gian qua, đồng thời trao quà tặng cho họ. Sau đó quý Cha lên xe ra phố chính xem diễn hành nhân Ngày Độc Lập. Đường phố đã khởi sắc, nhộn nhịp từ mấy hôm nay, vì các em học sinh khắp nơi tụ họp nhau tập dợt tiếng trống, vũ khúc, điệu múa cho ngày Hội này. Chúng tôi len lỏi trong đoàn người, vui mừng cùng họ, và thầm cầu nguyện cho đất nước và những con người hiền hòa, dễ thương này, luôn được Chúa chúc phúc và được sống trong cảnh thanh bình mãi mãi.
Xế chiều, sau khi xem diễn hành, chúng tôi dự BBQ do gia đình Cha Walter tổ chức. Cuối bữa, chúng tôi bịn rịn lên tiếng chia tay với Cha Walter, Cha Rolando. Cha Chủ Tịch Liên Đoàn, thay mặt quý Cha tham dự khóa, đã có những lời cám ơn chân thành về những hy sinh, quảng đại của quý Cha, quý ân nhân ở đây dành cho các Linh Mục tham dự Khóa. Sau đó, quà của quý Cha cũng được trao tận tay cho hai Cha. Hai Cha Walter và Rolando cũng lần lượt cám ơn, và nhận xét khóa học rất thành công, chương trình phong phú, hy vọng mọi người đều vui vẻ, hài lòng, và cũng sẵn sàng giúp cho những khóa tiếp nữa.
Vào buổi tối, anh em chúng tôi còn một buổi gặp gỡ riêng lần cuối cùng, cùng nhau lưu luyến chia tay, và cám ơn lẫn nhau, để sáng ngày hôm sau, mọi người lên đường bay trở về Hoa Kỳ, trở lại những công việc thường ngày, nhưng với niềm tin tưởng, hăng say, phấn khởi phục vụ Chúa và mọi người tốt hơn, sau những ngày tham dự Khóa Mục Vụ Spanish. Pura Vida!!!
(Lm Nguyễn Trường Cửu ghi chép với sự cộng tác của quí linh mục tham dự)
Costa Rica là quốc gia thuộc Miền Trung Mỹ. Phía Bắc giáp Nicaragua, phía Tây Nam giáp Panama. Phía Đông là Biển Caribê, giới hạn bởi Xứ Nicaragua, Colombia và Panama. Costa Rica là nước dân chủ, ngôn ngữ chính thức là Tây Ban Nha (Spanish) và thủ đô là San José. Tại quốc gia này, Kitô giáo chiếm tới 92% và riêng Công giáo với tỷ lệ chừng 70% và là quốc gia đặc biệt nhận Công Giáo là quốc giáo.
Xem hình ảnh khóa học và du ngoạn Costa Rica
Cũng nên biết rằng người dân Costa hiền hòa và cũng rất “tà tà” chứ không vội vã như những người Hoa kỳ chính cống, vội vã đuổi theo thời giờ, lúc nào cũng hấp tấp vội vàng như bị ma đuổi. Người Việt nam gọi thời giờ co giãn là thời giờ cao su; người Costa Rica gọi và thưởng thức thời giờ uyển chuyển của họ là “Hora Chica”.
Một kiểu nói lóng đặc biệt của dân Costa Rica là “Pura Vida”. “Pura Vida” có nghĩa thông thường là “Nước Tinh Tuyền”, nhưng dân Costa Rica đã biến đổi kiểu nói này thành một “đặc sản” của họ. Họ có thể dùng kiểu nói “Pura Vida” để đón chào hoặc từ giã, để diễn tả một tiến trình tốt đẹp (going great, cool) với dụng ý là phát biểu cái triết lý về tính cách cộng đồng vững mạnh, kiên trì và cố gắng khắc phục những trở lực của cuộc sống với tâm hồn vui tươi và hưởng thụ đời sống một cách nhàn nhã.
KHÓA HỌC MỤC VỤ SPANISH
Khóa học được tổ chức từ ngày 30/8/2010 tới ngày 16/9/2010 với mục đích giúp cho các Cha Việt Nam có thể dâng lễ và cử hành các nghi thức bí tích bằng tiếng Spanish, phục vụ cho giáo dân Spanish mỗi ngày mỗi đông đảo tại Hoa Kỳ, đồng thời có cơ hội tiếp cận với người địa phương, nhờ đó có thêm kinh nghiệm về đời sống, văn hóa và ngôn ngữ của họ. Khóa được sự quan tâm và nâng đỡ của Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, Đức TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt; cùng sự cộng tác của Cha Rolando Fonseca, Cha Walter, và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Và vào tuần lễ 21-22 tháng 8, 2010, Cha Chủ Tịch cũng về San Diego, thăm viếng giáo xứ Holy Family Church, nơi có một cộng đoàn Việt Nam hiền hòa, thánh thiện sinh hoạt với hai cộng đoàn Mỹ và Mễ, dưới sự hướng dẫn nhiệt thành và tận tâm của Cha Chánh Xứ Michael Nguyễn Cường, Tuyên Úy Linh Mục Việt Nam cho Giáo Phận San Diego. Hôm thứ Hai, 23/8, Cha Chủ Tịch về Orange County, đến Trung Tâm Công Giáo VN chào thăm và chúc mừng Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương và Cha Joseph Nguyễn Thái trong nhiệm vụ mới tại Trung Tâm, cũng như gặp gỡ quý Cha về tham dự cuộc họp định kỳ.
Tất cả những nơi đến thăm, Cha chân thành cám ơn sự tận tụy, lòng nhiệt thành phục vụ, tình yêu thương và luôn hy sinh của tất cả quý Cha, tu sĩ Việt Nam trong việc hướng dẫn đời sống tâm linh cho giáo dân trong các giáo xứ và cộng đoàn trên Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 30/8/2010
Trở lại Costa Rica, cả ngày thứ Hai, 30/8/2010, Cha Rolando ra phi trường San José tiếp đón 16 Linh Mục Việt Nam đến từ 13 địa phận và 2 dòng tu khác nhau trên Hoa Kỳ. Chiếc Xe Van “con thoi” chạy không biết mệt về một khách sạn cách phi trường San José chừng 20 phút. Cha Rolando, một tài xế thật tận tình, tươi vui, làm cho tất cả các tân khách được hài lòng và đầy tin tưởng sau một cuộc hành trình mệt mỏi. Được biết, Cha là Linh Mục thuộc địa phận El Paso, Hoa Kỳ, gốc Costa Rica, nhưng sang Hoa Kỳ phục vụ đã khá lâu.
Sáng thứ Ba, 31/8
Sau khi ăn sáng tại Khách sạn, cha Rolando hướng dẫn đọc kinh sáng bằng tiếng Spanish tại Salón Maracas. Tiếp theo giờ Kinh là phần làm thủ tục bảo hiểm.
10:30 AM, anh em Linh Mục đến chào thăm Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt. Đức Sứ Thần niềm nở đón tiếp và ngài giới thiệu các nhân viên, Đức Ông Thư Ký Sứ Thần, dì phước và nhân viên tiếp tân. Đức Sứ Thần đã dâng thánh lễ và chúng tôi cùng đồng tế với ngài. Trong thánh lễ, Ngài chào đón và khuyến khích Linh Mục cần có tinh thần truyền giáo, rao giảng lời Chúa cho mọi người theo lời Chúa truyền dạy. Sau đó, chúng tôi cùng dùng bữa ăn trưa với Đức Sứ Thần tại vườn rau trong Tòa Sứ Thần với phong cảnh mang sắc thái Việt Nam.
Thứ Tư là ngày chúng tôi bắt đầu vào chương trình học tiếng Spanish tại Hội trường của Giáo Xứ Thánh Phao-lô. Cha Walter, cha sở của giáo xứ này đón tiếp chúng tôi rất niềm nở. Ai cũng đem lòng yêu mến ngài ngay sau cuộc tiếp xúc đầu tiên.
Sau Kinh Sáng, lớp học được khai mạc với hai nữ giáo viên chuyên nghiệp, người bản xứ: Bà Karina nhỏ nhắn và Bà Jackie đẫy đà. Lớp học kết thúc hồi 11:45 AM. Chúng tôi được 2 giáo viên khảo sát cấp tốc trình độ Spanish của mình và sau đó được chia ra làm hai nhóm phù hợp.
3:00 PM Chúng tôi được hướng dẫn đi thăm Nhà Thờ Chính Tòa tại trung tâm thành phố San José. Đây là một thành phố nhộn nhịp, có nhiều ngoại kiều, và vì thế, những nhân viên an ninh được nhìn thấy nhan nhản khắp nơi.
Lúc 5 giờ chiều, chúng tôi cùng dâng lễ đồng tế với cha sở nhà thờ Chính Tòa. Sau thánh lễ, chúng tôi được hướng dẫn tham quan thành phố rồi trực chỉ đến Mirador Ram Luna, một tiệm ăn đặc biệt, nơi đây du khách các nơi trên thế giới đổ về, được giới thiệu các món ăn quê hương Costa Rica, đồng thời được thưởng thức các màn vũ dân tộc đặc biệt, lành mạnh, với những vũ công điêu luyện và dàn nhạc chuyên môn.
Sau giờ học Spanish, chúng tôi đi viếng Nhà Thờ Thành phố Cartago, nơi Đức Mẹ “La Negrita” được tôn sùng. Sự tích Đức Mẹ “Nhảy ra, nhảy vô” – theo kiểu nói của một vị lão thành Việt nam, thì vào năm 1635, cô Juanita Pereira đi luợm củi, cô thấy một tượng Đức Mẹ nhỏ, ẵm Chúa hài nhi, làm bằng đá, mầu đen, cô đưa tượng về cất cẩn thận trong hộp nữ trang. Hôm sau đi hái củi, cô lại thấy một tượng tương tự, cô lại mang về, và tưởng lại được tượng thứ hai. Nhưng lạ thay, bức tượng lấy về hôm qua đã biến mất. Sau ba lần xảy ra như vậy, cô Juanita trình sự việc lạ thường này với Cha Xứ và ngài bảo cô đưa tượng Đức Mẹ về Nhà Thờ để ngài giữ. nhưng chính ngài cũng không giữ nổi: tuợng Đức Mẹ lại biến đi và xuất hiện nơi đã hiện ra ban đầu. Lúc đó cha đã trình với Đức Giám mục bản quyền, và các ngài sau khi điều tra kỹ lưỡng, hiểu ra ý định của Đức Mẹ là muốn được sùng kính tại địa điểm Ngài đã xuất hiện. Ngày nay, hầu hết các gia đình Công giáo tại Costa Rica đều có tượng ảnh Đức Mẹ La Negrita để tôn kính và ngày 2 tháng 8 là ngày đại lễ quy tụ tới 2 triệu người, đi xe, đi bộ, về Đại Giáo Đường Đức Mẹ La Negrita để tôn sùng.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm viếng Chủng viện Thánh Carolô Boromeo và tham dự thánh lễ đồng tế với Đức Giám mục Mervin. Chúng tôi đã hát bài ‘Kinh Hòa Bình’ bằng tiếng Việt Nam trong thánh lễ, đã được Đức Cha và nhiều người khen ngợi.
Ngày thứ Sáu 3/9
Chúng tôi lên đường đến một thắng cảnh tại ven biển Thái Bình Dương: Punta Leona. Đây là cơ hội để biết thêm vùng biển của Costa Rica. Costa Rica là quốc gia đặc biệt nằm giữa hai biển: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Khí hậu quanh năm rất mát mẻ, không khí trong lành với 6 tháng mùa mưa. Do vậy, quốc gia này trồng được nhiều cây trái.
Sau khi tắm biển và nghỉ ngơi, chúng tôi về dâng Thánh Lễ chiều tại Nguyện Đường địa phương. Cha Tuyên Úy và nhiều giáo dân du khách đã hân hoan chào đón phái đoàn tham dự.
9:00 PM Một cuộc họp mặt thân hữu thứ nhì lại được tổ chức tại phòng Cha Chủ Tịch. Những kinh nghiệm mục vụ rất thiết thực đã được chia sẻ trong bầu không khí thân mật của tình huynh đệ Linh Mục.
Chúa Nhật 5/9
Chúng tôi về lại Giáo Xứ St. Paul, tham dự thánh lễ do cha Sở Walter tổ chức để tiễn đưa, chúc lành ông bà Fernando Sanchez Campo. Ông là tân Đại sứ Nước Costa Rica ở Tòa Thánh Roma. Trong buổi tiệc tiếp tân sau đó, Cha Chủ Tịch thay mặt quý Cha ngỏ lời mừng ông bà và cầu chúc ông đạt được những thành công tốt đẹp trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới tại Roma. Sau đó, Cha Chủ Tịch đã hướng dẫn ông tân Đại sứ đến gặp gỡ và chào thăm anh em Linh Mục Việt Nam.
Trong những ngày của khóa học, sau giờ kinh hoặc thánh lễ, vào buổi sáng chúng tôi học đàm thoại, đọc đi đọc lại các nghi thức: Thánh Lễ, Rửa Tội, Hôn Phối tiếng Spanish. Và cũng ngay từ những ngày đầu, các Thánh Lễ, kinh nguyện được cử hành bằng tiếng Spanish, do chính các Cha thay phiên nhau đảm trách. Nhờ đó, chúng tôi cũng từ từ quen dần những từ thường dùng trong phụng vụ và đời sống thực tế.
Buổi chiều, chúng tôi được chia nhau đến các gia đình người địa phương để dùng cơm, và là cơ hội tốt thực hành tiếng Spanish với họ. Khóa học đã thu xếp 5 buổi gặp gỡ như vậy. Do đó, các Cha được thu thập thêm kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt, được tiếp cận đời sống thực tế khó khăn của họ, nhờ đó chúng tôi càng hiểu biết, yêu thương và cảm thông với họ hơn.
Sau Thánh Lễ và giờ học Spanish như thường lệ, chúng tôi đến tòa Sứ Thần đón Đức TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt cùng chúng tôi đi thăm một thắng cảnh và khu du lịch núi lửa của Costa Rica vào cuối tuần. Chuyến đi khá xa, mất khoảng 3-4 tiếng đồng hồ lái xe lên miền Bắc của thành phố San Jose, Costa Rica. Trong hai ngày ngắn ngủi này, các Cha có dịp gặp gỡ chung và riêng với Đức Sứ Thần, cũng như được ngài chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về các phương pháp học ngôn ngữ, và làm việc mục vụ với người nói tiếng Spanish ở các quốc gia ngài đã từng đến phục vụ.
Khu vực nơi chúng tôi đến đang dần dần phát triển vì có núi lửa, tuy hết hoạt động mạnh, nhưng vẫn thỉnh thoảng... phun khói và phún xuất thạch lên. Và đặc biệt, có những dòng nước ấm chạy qua làng, được dân khai thác, tạo dựng nên những nơi nghỉ ngơi, tắm nước ấm tốt lành thu hút dân du lịch.
Chúng tôi cũng đến các giáo xứ địa phương dâng Thánh Lễ chiều Thứ Bảy và sáng Chúa Nhật, với sự chủ tế và giảng thuyết của Đức Sứ Thần. Dân chúng tập trung đông đảo và họ lấy làm phấn khởi khi gặp được Đức Sứ Thần. Được biết, do đạo đức cao, tính tình hiền hòa, sự tế nhị, nhậy cảm, cùng sự quan tâm hết mọi người, Đức Sứ Thần rất được các chức sắc đạo, đời và người dân Costa Rica thương mến.
Thứ Ba, 14/9
Sau chuyến đi tham quan cuối tuần và về lại tiếp tục chương trình học, hôm nay, chúng tôi đến Tòa Sứ Thần dâng thánh lễ. Sau đó, chúng tôi cùng dùng bữa trưa với ngài. Cha Chủ Tịch Liên Đoàn thay mặt quý Cha đã ngỏ lời cám ơn Đức Sứ Thần về sự tiếp đón thân tình, trọng hậu cũng như qua sự thu xếp của ngài, chúng tôi đã có những ngày học tiếng Spanish, quen biết thêm các gia đình địa phương, thăm viếng các thắng cảnh, trung tâm, nhà thờ Công Giáo của Costa Rica, cũng như có cơ hội cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, tạo tình thân anh em Linh Mục khắng khích hơn.
Đức Sứ Thần chúc mừng Khóa Học được thành công tốt đẹp, ngài cầu chúc quý Cha lên đường về bình an, và mong sẽ có ngày gặp lại nhau.
Thứ tư, 15/9
Tham dự buổi học cuối cùng sau khi dâng thánh lễ. Quý Cha đã cám ơn sự nhiệt thành và lòng tận tụy của các cô giáo trong thời gian qua, đồng thời trao quà tặng cho họ. Sau đó quý Cha lên xe ra phố chính xem diễn hành nhân Ngày Độc Lập. Đường phố đã khởi sắc, nhộn nhịp từ mấy hôm nay, vì các em học sinh khắp nơi tụ họp nhau tập dợt tiếng trống, vũ khúc, điệu múa cho ngày Hội này. Chúng tôi len lỏi trong đoàn người, vui mừng cùng họ, và thầm cầu nguyện cho đất nước và những con người hiền hòa, dễ thương này, luôn được Chúa chúc phúc và được sống trong cảnh thanh bình mãi mãi.
Xế chiều, sau khi xem diễn hành, chúng tôi dự BBQ do gia đình Cha Walter tổ chức. Cuối bữa, chúng tôi bịn rịn lên tiếng chia tay với Cha Walter, Cha Rolando. Cha Chủ Tịch Liên Đoàn, thay mặt quý Cha tham dự khóa, đã có những lời cám ơn chân thành về những hy sinh, quảng đại của quý Cha, quý ân nhân ở đây dành cho các Linh Mục tham dự Khóa. Sau đó, quà của quý Cha cũng được trao tận tay cho hai Cha. Hai Cha Walter và Rolando cũng lần lượt cám ơn, và nhận xét khóa học rất thành công, chương trình phong phú, hy vọng mọi người đều vui vẻ, hài lòng, và cũng sẵn sàng giúp cho những khóa tiếp nữa.
Vào buổi tối, anh em chúng tôi còn một buổi gặp gỡ riêng lần cuối cùng, cùng nhau lưu luyến chia tay, và cám ơn lẫn nhau, để sáng ngày hôm sau, mọi người lên đường bay trở về Hoa Kỳ, trở lại những công việc thường ngày, nhưng với niềm tin tưởng, hăng say, phấn khởi phục vụ Chúa và mọi người tốt hơn, sau những ngày tham dự Khóa Mục Vụ Spanish. Pura Vida!!!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Bạt Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
22:10 19/09/2010
CÁNH CHIM BẠT NGÀN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Muôn dặm chim ngàn đôi cánh mỏng
Chân trời góc bể biết về đâu.
(Trích thơ của Hồng Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền