Phụng Vụ - Mục Vụ
Công bằng của lòng thương xót
Lm GB Nguyễn Minh Hùng
02:30 21/09/2017
Chúa Nhật 25 thường niên năm A
Năm 1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố một thông điệp mang tên: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trình bày ở nhiều khía cạnh. Trong đó trọn số 12 nói về sự công bằng của Thiên Chúa: “… Không phải vô cớ mà Đức Kitô đã trách những kẻ nghe Người về việc họ trung thành với giáo thuyết Cựu Ước mà giữ cái thái độ được bày tỏ trong những lời này: “Mắt thế mắt, răng đền răng” (Mt 5, 38). Cách làm biến chất sự công bằng vào thời ấy là như thế và các hình thức hiện đại tiếp tục rập khuôn theo đó. Thật vậy, điều hiển nhiên là nhân danh một cái gọi là công bằng, đôi khi người ta tiêu diệt tha nhân, người ta giết hại, người ta tước đoạt tự do, người ta lột mất những quyền sơ đẳng nhất của con người. Kinh nghiệm quá khứ và thời chúng ta chứng tỏ rằng chỉ có công bằng thôi thì không đủ, và thậm chí công bằng có thể dẫn tới chỗ tự phủ nhận và hủy diệt chính nó, nếu người ta không để cho sức mạnh sâu xa hơn là tình thương có thể uốn nắn đời sống con người trong các kích thước khác nhau của đời sống này” (Dives in Misericordia- số 12).
Đọc Lời Chúa hôm nay, ý nghĩa của lòng thương xót mang chiều kích công bằng đó càng được diễn tả sâu đậm hơn. Những người làm vườn nho trách ông chủ vì ông chỉ trả mỗi người một đồng, bất kể người đó làm từ sáng tới chiều, hay chỉ mới làm có một giờ. Trả tiền lương như vậy, phải chăng ông chủ là người không công bằng, và hình như những người làm vườn nho trách ông chủ là đúng?
Ông chủ này ám chỉ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban ơn cứu rỗi cho mọi người. Ơn cứu rỗi không phân biệt thứ bậc. Dù cho người giữ đạo từ nhỏ đến lớn, hay người theo Chúa ở lúc cuối đời đều chỉ nhận một ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện mà thôi.
Như vậy có phải Thiên Chúa bất công? Nếu Thiên Chúa không công bằng, thì lời khẳng định vừa mới đây của tôi: “Lời Chúa hôm nay diễn tả sâu đậm Thiên Chúa giàu lòng thương xót, mà lòng thương xót này mang chiều kích công bằng” đúng là lời thiếu suy nghĩ thấu đáo? Sự thật Thiên Chúa có công bằng không?
Bài đọc một trích sách tiên tri Isaia trả lời rất rõ: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta”. Rất đúng! Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, còn con người, dù có giỏi đến đâu, trước sau vẫn chỉ là con người. Tư tưởng, đường lối, suy nghĩ và cách hành động của con người mãi mãi chỉ là một thứ tư duy quanh quẫn trong mức độ của một thụ tạo, một con người không hơn, không kém.
Công bằng mà những người thợ làm vườn nho trách ông chủ là một thứ suy nghĩ của con người, một thứ công bằng theo nghĩa sòng phẳng: tôi làm một giờ thì phải trả lương đúng một giờ cho tôi; còn anh kia chỉ làm nửa giờ, anh ta chỉ có quyền nhận mức lương nửa giờ mà thôi. Một thứ công bằng hoàn toàn không có lòng thương xót.
Vậy phải chăng, chỉ có công bằng là đủ? Là Kitô hữu, điểm qui chiếu cho ta vẫn phải là Lời Chúa: “Đường lối các ngươi không phải đường lối của Ta”. Công bằng mà con người áp dụng không là công bằng theo kiểu của Thiên Chúa. Thứ công bằng ấy cần nhưng chưa đủ.
Công bằng của Thiên Chúa đòi phải có lòng thương xót. Nếu ngày nào Thiên Chúa chiếu theo công bằng của con người, khi con người phạm tội, Thiên Chúa cứ việc trừng phạt xứng tội của họ là xong.
Nhưng Thiên Chúa không làm thế. Để cứu rỗi loài người, lòng thương xót của Thiên Chúa đã nhập thể. Chúa Kitô là lòng thương xót của Thiên Chúa trở thành người để thực hiện lẽ công bằng, một thứ công bằng của tình yêu, công bằng của lòng thương xót mà một người Cha dành cho những đứa con phản nghịch.
Công bằng của lòng thương xót nơi Thiên Chúa là: tội vẫn cứ là tội, vẫn là điều xấu cần lên án, nhưng tội nhân thì không bao giờ bị loại trừ.
Người nhận biết Thiên Chúa cả một đời vẫn có một giá trị lớn lao, cộng với một bề dày công nghiệp do sự trung thành sống đức tin của họ.
Nhưng người chỉ tôn thờ Thiên Chúa trong một giây phút cuối đời nào đó, thì chính vì đức tin, họ được cứu rỗi, nhưng bề dày công nghiệp của họ thì đâu phải là cả một đời sống đức tin!
Như ông chủ thuê người làm vườn nho, Thiên Chúa cũng mời gọi bạn và tôi, kẻ trước người sau cùng lãnh nhận ơn cứu rỗi do chính Chúa Kitô thực hiện.
Nhưng để đạt được ơn cứu rỗi đó, Thiên Chúa đòi ta phải xây dựng Nước Trời ở trần gian bằng sự công bằng của lòng thương xót chứ không phải công bằng theo nghĩa sòng phẳng, không phải “ăn miếng trả miếng”.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một bà mẹ bán chè nuôi hai đứa con học đại học, bị chủ nợ nhiếc mắng vì không trả nổi món nợ 500.000 đồng. Người mẹ tội nghiệp đó đứng khóc ngon lành như một đứa trẻ mà không biết phải làm gì hơn.
Chắc không ai mà không nghĩ rằng, người chủ nợ kia đòi nợ là đúng lẽ công bằng. Nhưng công bằng đó không có lòng thương xót. Bởi tôi cũng biết người chủ nợ này cho vay chuyên nghiệp.
Tin rằng bạn và tôi sẽ thực thi Lời Chúa mà xây dựng Nước Trời ở trần gian này theo lẽ công bằng của lòng thương xót, như Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, để nhờ đó chúng ta lãnh nhận ơn cứu rỗi Chúa ban.
Năm 1980, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố một thông điệp mang tên: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót”. Lòng thương xót của Thiên Chúa được trình bày ở nhiều khía cạnh. Trong đó trọn số 12 nói về sự công bằng của Thiên Chúa: “… Không phải vô cớ mà Đức Kitô đã trách những kẻ nghe Người về việc họ trung thành với giáo thuyết Cựu Ước mà giữ cái thái độ được bày tỏ trong những lời này: “Mắt thế mắt, răng đền răng” (Mt 5, 38). Cách làm biến chất sự công bằng vào thời ấy là như thế và các hình thức hiện đại tiếp tục rập khuôn theo đó. Thật vậy, điều hiển nhiên là nhân danh một cái gọi là công bằng, đôi khi người ta tiêu diệt tha nhân, người ta giết hại, người ta tước đoạt tự do, người ta lột mất những quyền sơ đẳng nhất của con người. Kinh nghiệm quá khứ và thời chúng ta chứng tỏ rằng chỉ có công bằng thôi thì không đủ, và thậm chí công bằng có thể dẫn tới chỗ tự phủ nhận và hủy diệt chính nó, nếu người ta không để cho sức mạnh sâu xa hơn là tình thương có thể uốn nắn đời sống con người trong các kích thước khác nhau của đời sống này” (Dives in Misericordia- số 12).
Đọc Lời Chúa hôm nay, ý nghĩa của lòng thương xót mang chiều kích công bằng đó càng được diễn tả sâu đậm hơn. Những người làm vườn nho trách ông chủ vì ông chỉ trả mỗi người một đồng, bất kể người đó làm từ sáng tới chiều, hay chỉ mới làm có một giờ. Trả tiền lương như vậy, phải chăng ông chủ là người không công bằng, và hình như những người làm vườn nho trách ông chủ là đúng?
Ông chủ này ám chỉ Thiên Chúa. Thiên Chúa ban ơn cứu rỗi cho mọi người. Ơn cứu rỗi không phân biệt thứ bậc. Dù cho người giữ đạo từ nhỏ đến lớn, hay người theo Chúa ở lúc cuối đời đều chỉ nhận một ơn cứu rỗi do Chúa Kitô thực hiện mà thôi.
Như vậy có phải Thiên Chúa bất công? Nếu Thiên Chúa không công bằng, thì lời khẳng định vừa mới đây của tôi: “Lời Chúa hôm nay diễn tả sâu đậm Thiên Chúa giàu lòng thương xót, mà lòng thương xót này mang chiều kích công bằng” đúng là lời thiếu suy nghĩ thấu đáo? Sự thật Thiên Chúa có công bằng không?
Bài đọc một trích sách tiên tri Isaia trả lời rất rõ: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta”. Rất đúng! Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, còn con người, dù có giỏi đến đâu, trước sau vẫn chỉ là con người. Tư tưởng, đường lối, suy nghĩ và cách hành động của con người mãi mãi chỉ là một thứ tư duy quanh quẫn trong mức độ của một thụ tạo, một con người không hơn, không kém.
Công bằng mà những người thợ làm vườn nho trách ông chủ là một thứ suy nghĩ của con người, một thứ công bằng theo nghĩa sòng phẳng: tôi làm một giờ thì phải trả lương đúng một giờ cho tôi; còn anh kia chỉ làm nửa giờ, anh ta chỉ có quyền nhận mức lương nửa giờ mà thôi. Một thứ công bằng hoàn toàn không có lòng thương xót.
Vậy phải chăng, chỉ có công bằng là đủ? Là Kitô hữu, điểm qui chiếu cho ta vẫn phải là Lời Chúa: “Đường lối các ngươi không phải đường lối của Ta”. Công bằng mà con người áp dụng không là công bằng theo kiểu của Thiên Chúa. Thứ công bằng ấy cần nhưng chưa đủ.
Công bằng của Thiên Chúa đòi phải có lòng thương xót. Nếu ngày nào Thiên Chúa chiếu theo công bằng của con người, khi con người phạm tội, Thiên Chúa cứ việc trừng phạt xứng tội của họ là xong.
Nhưng Thiên Chúa không làm thế. Để cứu rỗi loài người, lòng thương xót của Thiên Chúa đã nhập thể. Chúa Kitô là lòng thương xót của Thiên Chúa trở thành người để thực hiện lẽ công bằng, một thứ công bằng của tình yêu, công bằng của lòng thương xót mà một người Cha dành cho những đứa con phản nghịch.
Công bằng của lòng thương xót nơi Thiên Chúa là: tội vẫn cứ là tội, vẫn là điều xấu cần lên án, nhưng tội nhân thì không bao giờ bị loại trừ.
Người nhận biết Thiên Chúa cả một đời vẫn có một giá trị lớn lao, cộng với một bề dày công nghiệp do sự trung thành sống đức tin của họ.
Nhưng người chỉ tôn thờ Thiên Chúa trong một giây phút cuối đời nào đó, thì chính vì đức tin, họ được cứu rỗi, nhưng bề dày công nghiệp của họ thì đâu phải là cả một đời sống đức tin!
Như ông chủ thuê người làm vườn nho, Thiên Chúa cũng mời gọi bạn và tôi, kẻ trước người sau cùng lãnh nhận ơn cứu rỗi do chính Chúa Kitô thực hiện.
Nhưng để đạt được ơn cứu rỗi đó, Thiên Chúa đòi ta phải xây dựng Nước Trời ở trần gian bằng sự công bằng của lòng thương xót chứ không phải công bằng theo nghĩa sòng phẳng, không phải “ăn miếng trả miếng”.
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một bà mẹ bán chè nuôi hai đứa con học đại học, bị chủ nợ nhiếc mắng vì không trả nổi món nợ 500.000 đồng. Người mẹ tội nghiệp đó đứng khóc ngon lành như một đứa trẻ mà không biết phải làm gì hơn.
Chắc không ai mà không nghĩ rằng, người chủ nợ kia đòi nợ là đúng lẽ công bằng. Nhưng công bằng đó không có lòng thương xót. Bởi tôi cũng biết người chủ nợ này cho vay chuyên nghiệp.
Tin rằng bạn và tôi sẽ thực thi Lời Chúa mà xây dựng Nước Trời ở trần gian này theo lẽ công bằng của lòng thương xót, như Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, để nhờ đó chúng ta lãnh nhận ơn cứu rỗi Chúa ban.
Chúa công minh trong mọi đường lối Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:49 21/09/2017
Chúa Nhật XXV TN A
Sao tôi lại làm người trong thân phận này? Vóc dáng không cao, khuôn mặt không dễ nhìn, sắc tộc vào hàng thiểu số, gia cảnh thì nghèo hèn, hoàn cảnh xã hội quá khó khăn…Rất nhiều nỗi băn khoăn, đúng hơn là nỗi bất bình cho số phận mình, số phận bị chiếu bởi ngôi sao xấu nào đó. Chập chững vào tuổi thanh niên, nhiều bạn trẻ không ít lần phiền trách số phận bản thân với hiện trạng đang là của họ. Nhiều giấc mơ xuất hiện như một sự giải tỏa khát mong thầm kín: giá như tôi là thế này, giá như tôi được như kia… Trời xanh có công minh chăng khi có kẻ sinh ra đã là con vua, còn rất nhiều kẻ lại mang kiếp con nhà chùa?
Cùng với những người làm vườn nho từ sáng sớm hay gần cả ngày, chúng ta lắm khi tự hỏi rằng chúng ta cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu?
“Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy” ( Is 55,8-9 ).
Tư tưởng của Ta: Mọi người đều là hình ảnh của Ta, đều là con cái của Ta. Tất cả mọi người, ngươi và người khác đạo hay người chưa biết Ta, thậm chí người đang không nhận Ta, hết thảy không phải là cái gì xa lạ nhưng chính là hình ảnh của Ta, hết thảy không phải là là người nô lệ, kẻ làm thuê nhưng là con cái của Ta. Ta là người Cha nhân hậu, thiện toàn, cho mưa rơi đều xuống trên người con lành thánh lẫn đứa con bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người con công chính lẫn đứa con tội lỗi. Ta chẳng hề muốn một đứa con nào phải hư mất. Ta kiên nhẫn và tạo dịp thuận lợi để những đứa con hư hỏng biết ăn năn sám hối và được sống. Đã là con cái, thì với Ta, đứa nào cũng là quý giá và không có gì sánh được, thậm chí Ta vui mừng vì tìm được đứa con lạc đường, xa nhà, hơn là chín mươi chín đứa con đang ở trong gia đình.
Vấn đề là ngươi cố tìm hiểu tư tưởng của Ta, tấm lòng của Ta. Hiểu được lòng trí của Ta thì ngươi sẽ nhận ra người đồng loại, dù đó là người tội lỗi, người khác niềm tin, người khác chính kiến… họ thảy đều là anh chị em của ngươi. “Anh em như thể tay chân”. Ước gì ngươi cảm nhận được chân lý này.
Đường lối của Ta: Ta xử với con cái không như những gì chúng đã làm, mà như chúng đang là. Ông chủ vườn nho đã đối xử với với đám nhân công không như họ đã làm được những gì, mà như họ là công nhân của ông ta. Có thế thôi. Vậy, Ta vốn là người Cha giàu lòng thương xót lại không đối xử với đàn con như chúng là con của Ta, những đứa con mà ta đã nhận làm dưỡng tử qua chính Con Một Ta hay sao?
Chính các ngươi là người cha, người mẹ trần gian còn vương nhiều điều gian ác mà còn biết lấy của tốt mà trao cho con cái, còn biết lo lắng cho đứa con trong nôi chưa làm được sự gì, một lẽ tất yếu là vì chúng là con cái các ngươi. Thế thì sao các ngươi lại bực mình khi Ta tỏ lòng nhân hậu với những người hèn kém, những người tội lỗi… vì chúng nó cũng như các ngươi thảy đều là con cái của Ta.
Tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi tuy có bị tội lỗi làm sai lệch nhưng tiên vàn vẫn là do Ta đặt để ngay từ đầu buổi tạo dựng. Chính vì thế, tư tưởng của Ta và đường lối của Ta tuy có cao xa hơn tưởng và đường lối các ngươi nhưng vẫn có nét nào đó nơi tư tưởng và đường lối các ngươi, dĩ nhiên là chúng cần phải được chỉnh hướng.
Một vài cách thế chỉnh hướng tư tưởng và đường lối của các ngươi: Hãy mở lòng đế lắng nghe lời Con Một của Ta, Giêsu Kitô:
1.Lạy Cha chúng con ở trên trời (Mt 6,9): Lời kinh nguyện duy nhất mà Con Một của Ta chỉ dạy các ngươi khi cầu nguyện, nhắc nhở các ngươi hãy xác định đúng vị thế các ngươi trước mặt Ta và trước tha nhân, bất kể họ là người thế nào. Ta là người Cha duy nhất và tất cả các ngươi đều là anh chị em với nhau cùng với người anh cả là Con Một của Ta nhập thể làm người, Giêsu Kitô. Các người đừng quên rằng sự thường trong các buổi cử hành Phụng vụ, các người đều có cất lên lời kinh nguyện này: Lạy Cha chúng con ở trên trời…
2.Những gì các ngươi muốn người ta làm cho mình thì hãy làm những điều ấy cho người ta (Mt 7,12). Không dừng lại ở thái độ tiêu cực là đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình mà cần phải tích cực làm những điều tốt đẹp cho tha nhân. Vì tất cả lề luật và lời Ngôn sứ đều quy về đó. Điều này sẽ thành hiện thực khi các ngươi chân nhận tha nhân là huynh đệ nghĩa thiết của các ngươi. Đã là huynh đệ nghĩa thiết, tình như thủ túc, như chân tay mình, như chính bản thân mình thì chuyện ganh tị, đố kỵ sẽ chẳng còn lý do gì để tồn tại.
Trở lại với sự băn khoăn hay nỗi bất bình về số phận xem ra chẳng may của nhiều người thì thú thật sẽ khó có lời giải thích thỏa lòng. Cùng tốt nghiệp cử nhân hạng ưu như nhau, nhưng một bạn trẻ xuất thân từ gia đình nghèo hèn, thiếu điều kiện, sẽ có niềm vui khác xa một bạn trẻ con nhà giàu có, đủ đầy điều kiện. Một thực tế của cuộc sống, hy vọng có thể giúp nhiều người thoạt sinh ra đã ở trong hoàn cảnh thiếu may mắn, xét dưới nhãn quan nhân loại. Dù Hy Lạp hay Do Thái, dù nô lệ hay tự do thì cái đích đến là được làm con cái Chúa, được hưởng hạnh phúc Nước Trời, thì đều ở trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa dưới nhãn quan Tin Mừng thì những người xem ra kém may mắn, lại có nhiều thuận lợi để đạt đến hạnh phúc Nước Trời hơn. Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này qua các mối phúc, cũng như các mối họa (x.Lc 6,20-26).
Dù ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi theo nhãn quan nhân loại hay theo nhãn quan Tin Mừng thì mọi sự tốt đẹp đều là có thể, nếu như chúng ta xem nhau như anh chị em. Xin được kết thúc những dòng chia sẻ này bằng câu chuyện sau : Trong một cuộc thi điền kinh môn chạy đường dài (Maraton), có hai anh em ruột cùng tham gia thi chạy với nhiều người khác. Còn khoảng một trăm mét là đến đích, về nhất. người anh ngoái đằng sau thấy em mình cũng bỏ đoàn chạy phía sau khá xa, nhưng dường như đạng bị chấn thương nào đó nên phải khập khiễng trên đoạn đường cuối. Người anh dừng lại chờ người em đến và dìu người em chạy nốt đoạn ngắn còn lại. Đứng trước vạch đích, hai anh em cùng hô một hai ba: chạm đích. Ban tổ chức hôm ấy đã phải trao hai huy chương vàng, dù không thể tiên liệu. Mọi sự đều là có thể trong tình yêu, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Sao tôi lại làm người trong thân phận này? Vóc dáng không cao, khuôn mặt không dễ nhìn, sắc tộc vào hàng thiểu số, gia cảnh thì nghèo hèn, hoàn cảnh xã hội quá khó khăn…Rất nhiều nỗi băn khoăn, đúng hơn là nỗi bất bình cho số phận mình, số phận bị chiếu bởi ngôi sao xấu nào đó. Chập chững vào tuổi thanh niên, nhiều bạn trẻ không ít lần phiền trách số phận bản thân với hiện trạng đang là của họ. Nhiều giấc mơ xuất hiện như một sự giải tỏa khát mong thầm kín: giá như tôi là thế này, giá như tôi được như kia… Trời xanh có công minh chăng khi có kẻ sinh ra đã là con vua, còn rất nhiều kẻ lại mang kiếp con nhà chùa?
Cùng với những người làm vườn nho từ sáng sớm hay gần cả ngày, chúng ta lắm khi tự hỏi rằng chúng ta cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu?
“Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy” ( Is 55,8-9 ).
Tư tưởng của Ta: Mọi người đều là hình ảnh của Ta, đều là con cái của Ta. Tất cả mọi người, ngươi và người khác đạo hay người chưa biết Ta, thậm chí người đang không nhận Ta, hết thảy không phải là cái gì xa lạ nhưng chính là hình ảnh của Ta, hết thảy không phải là là người nô lệ, kẻ làm thuê nhưng là con cái của Ta. Ta là người Cha nhân hậu, thiện toàn, cho mưa rơi đều xuống trên người con lành thánh lẫn đứa con bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người con công chính lẫn đứa con tội lỗi. Ta chẳng hề muốn một đứa con nào phải hư mất. Ta kiên nhẫn và tạo dịp thuận lợi để những đứa con hư hỏng biết ăn năn sám hối và được sống. Đã là con cái, thì với Ta, đứa nào cũng là quý giá và không có gì sánh được, thậm chí Ta vui mừng vì tìm được đứa con lạc đường, xa nhà, hơn là chín mươi chín đứa con đang ở trong gia đình.
Vấn đề là ngươi cố tìm hiểu tư tưởng của Ta, tấm lòng của Ta. Hiểu được lòng trí của Ta thì ngươi sẽ nhận ra người đồng loại, dù đó là người tội lỗi, người khác niềm tin, người khác chính kiến… họ thảy đều là anh chị em của ngươi. “Anh em như thể tay chân”. Ước gì ngươi cảm nhận được chân lý này.
Đường lối của Ta: Ta xử với con cái không như những gì chúng đã làm, mà như chúng đang là. Ông chủ vườn nho đã đối xử với với đám nhân công không như họ đã làm được những gì, mà như họ là công nhân của ông ta. Có thế thôi. Vậy, Ta vốn là người Cha giàu lòng thương xót lại không đối xử với đàn con như chúng là con của Ta, những đứa con mà ta đã nhận làm dưỡng tử qua chính Con Một Ta hay sao?
Chính các ngươi là người cha, người mẹ trần gian còn vương nhiều điều gian ác mà còn biết lấy của tốt mà trao cho con cái, còn biết lo lắng cho đứa con trong nôi chưa làm được sự gì, một lẽ tất yếu là vì chúng là con cái các ngươi. Thế thì sao các ngươi lại bực mình khi Ta tỏ lòng nhân hậu với những người hèn kém, những người tội lỗi… vì chúng nó cũng như các ngươi thảy đều là con cái của Ta.
Tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi tuy có bị tội lỗi làm sai lệch nhưng tiên vàn vẫn là do Ta đặt để ngay từ đầu buổi tạo dựng. Chính vì thế, tư tưởng của Ta và đường lối của Ta tuy có cao xa hơn tưởng và đường lối các ngươi nhưng vẫn có nét nào đó nơi tư tưởng và đường lối các ngươi, dĩ nhiên là chúng cần phải được chỉnh hướng.
Một vài cách thế chỉnh hướng tư tưởng và đường lối của các ngươi: Hãy mở lòng đế lắng nghe lời Con Một của Ta, Giêsu Kitô:
1.Lạy Cha chúng con ở trên trời (Mt 6,9): Lời kinh nguyện duy nhất mà Con Một của Ta chỉ dạy các ngươi khi cầu nguyện, nhắc nhở các ngươi hãy xác định đúng vị thế các ngươi trước mặt Ta và trước tha nhân, bất kể họ là người thế nào. Ta là người Cha duy nhất và tất cả các ngươi đều là anh chị em với nhau cùng với người anh cả là Con Một của Ta nhập thể làm người, Giêsu Kitô. Các người đừng quên rằng sự thường trong các buổi cử hành Phụng vụ, các người đều có cất lên lời kinh nguyện này: Lạy Cha chúng con ở trên trời…
2.Những gì các ngươi muốn người ta làm cho mình thì hãy làm những điều ấy cho người ta (Mt 7,12). Không dừng lại ở thái độ tiêu cực là đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình mà cần phải tích cực làm những điều tốt đẹp cho tha nhân. Vì tất cả lề luật và lời Ngôn sứ đều quy về đó. Điều này sẽ thành hiện thực khi các ngươi chân nhận tha nhân là huynh đệ nghĩa thiết của các ngươi. Đã là huynh đệ nghĩa thiết, tình như thủ túc, như chân tay mình, như chính bản thân mình thì chuyện ganh tị, đố kỵ sẽ chẳng còn lý do gì để tồn tại.
Trở lại với sự băn khoăn hay nỗi bất bình về số phận xem ra chẳng may của nhiều người thì thú thật sẽ khó có lời giải thích thỏa lòng. Cùng tốt nghiệp cử nhân hạng ưu như nhau, nhưng một bạn trẻ xuất thân từ gia đình nghèo hèn, thiếu điều kiện, sẽ có niềm vui khác xa một bạn trẻ con nhà giàu có, đủ đầy điều kiện. Một thực tế của cuộc sống, hy vọng có thể giúp nhiều người thoạt sinh ra đã ở trong hoàn cảnh thiếu may mắn, xét dưới nhãn quan nhân loại. Dù Hy Lạp hay Do Thái, dù nô lệ hay tự do thì cái đích đến là được làm con cái Chúa, được hưởng hạnh phúc Nước Trời, thì đều ở trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa dưới nhãn quan Tin Mừng thì những người xem ra kém may mắn, lại có nhiều thuận lợi để đạt đến hạnh phúc Nước Trời hơn. Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này qua các mối phúc, cũng như các mối họa (x.Lc 6,20-26).
Dù ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi theo nhãn quan nhân loại hay theo nhãn quan Tin Mừng thì mọi sự tốt đẹp đều là có thể, nếu như chúng ta xem nhau như anh chị em. Xin được kết thúc những dòng chia sẻ này bằng câu chuyện sau : Trong một cuộc thi điền kinh môn chạy đường dài (Maraton), có hai anh em ruột cùng tham gia thi chạy với nhiều người khác. Còn khoảng một trăm mét là đến đích, về nhất. người anh ngoái đằng sau thấy em mình cũng bỏ đoàn chạy phía sau khá xa, nhưng dường như đạng bị chấn thương nào đó nên phải khập khiễng trên đoạn đường cuối. Người anh dừng lại chờ người em đến và dìu người em chạy nốt đoạn ngắn còn lại. Đứng trước vạch đích, hai anh em cùng hô một hai ba: chạm đích. Ban tổ chức hôm ấy đã phải trao hai huy chương vàng, dù không thể tiên liệu. Mọi sự đều là có thể trong tình yêu, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật XXV Thường Niên - A
Lm. Jude Siciliano, OP
17:24 21/09/2017
Isaia 55:6-9; Tv. 144; Philipphê 1: 20c-24, 27a; Mátthêu 20: 1-16
Phần đông trong chúng ta là những người hăng say làm việc phải không? Chúng ta cố gắng làm mọi việc cho tươm tất. Người ta thường nói "nều việc không gọn ghẻ thì không đáng để làm". Chúng ta không phải là những người lười biếng không đủ sức làm việc phải không? Sáng sớm chúng ta thức dậy đi làm, và nếu cần thì ở lại quá giờ để làm cho xong công việc đã bắt đầu. Có thể, chúng ta làm việc vất vả để mong được để ý, và được cất nhắc lên được giao việc cao hơn và lương bổng cao hơn.
Phần đông chúng ta đều được rửa tội lúc còn bé, nghĩa là chúng ta sống đạo đã lâu rồi. Hôm nay chúng ta đến nhà thờ để chứng tỏ chúng ta sống đạo thực sự như thế nào. Chúng ta không đi nhà thờ chỉ vì đó là luật bắt buộc, hay có ai xem xét chúng ta. Chúng ta đến nhà thờ vì chúng ta muốn. Và đó cũng là phần làm việc đắc lực của bản chất chúng ta là làm điều phải và ngay thật. Tóm lại: chúng ta làm việc đắc lực, cố gắng sống nên người tốt, thường đi nhà thờ, cố gắng dạy dỗ con cái và cầu nguyện.
Rồi lại có dụ ngôn làm xáo trộn đời sống, tôn giáo của chúng ta, và những điều chúng ta mong mỏi: là những người hăng hái cần được đối đãi như thế nào trong đời sống này và đời sống ngày sau. Chúng ta tưởng chúng ta đã biết lề luật làm sao nên thắng lợi trong đời sống. Dụ ngôn này như là cách ném các con bài lên cao rồi để chúng tự rơi xuống bất kỳ chỗ nào. Hay, nói một cách khác, nếu dụ ngôn này là sự thật, thì đất dười chân chúng ta cũng không vững vàng như chúng ta nghĩ.
Nói một cách tệ hơn là dụ ngôn không phải là điều đặc biệt không thuộc về lề luật. Nếu đúng là như thế thì chúng ta có thể bỏ qua. Nhưng Chúa Giêsu đưa vào dụ ngôn bằng cách nói lên cách xử lý sự kiện của Thiên Chúa như thế nào, và Thiên Chúa hành động ra sao. "Nước Trời là như..." Theo cách diễn đạt của dụ ngôn thì cách nói như hôm nay là điều mà Chúa Giêsu đã nói trong suốt phúc âm. Thật ra thì ngay trước bài dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ "nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu" (19:30) Chính dụ ngôn diễn tả điều Chúa Giêsu nói và những điều Ngài đã làm trước, từ lúc Ngài bắt đầu ra đi thực hiện sứ vụ.
Thính giả của thánh Mátthêu cũng như nhũng người làm việc trong câu chuyện. Trong cộng đoàn này có nhũng người có thể có từ lúc Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ, hay họ có thể biết Ngài "họ là những người đến trước". Và cũng có những thành phần mới là những người ngoại mới trở lại. Vậy có sự tranh luận bởi nhũng người đến trước và tự xem họ là những người xứng đáng ở trong cộng đoàn hay không? Nói cho cùng, họ có phải là những người vất vả ngoài trời, làm lụng như môn đệ và cố gắng chịu bách hại lâu hơn những người vào cộng đoàn trong giờ chót hay không?
Những người nghe dụ ngôn này và các dụ ngôn khác lần thứ nhất, như dụ ngôn 'Người Con Trai Hoang Đàng', có thể ngạc nhiên vì sao Thiên Chúa lại không đối xử với những người làm lụng vất vả trong vườn nho đã lâu giờ lại không được phần thưởng nhiều hơn những người đến sau? Vậy Thiên Chúa của chúng ta là ai? Dụ ngôn trả lời: Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa rộng lượng và công chính, không bênh ai, bỏ ai, nhưng luôn luôn mời gọi chúng ta vào làm việc trong vườn nho của Ngài và Ngài sẽ đối xử bằng nhau. Hay, nói cách khác, chúng ta tất cả là những người được Chúa yêu thương. Chúng ta không có thể đòi hỏi Thiên Chúa đối xử với chúng ta một cách khác biệt. Thật ra thì Thiên Chúa ban thưởng cho tất cả chúng ta với lòng rộng lượng của Ngài "trả tiền lương mỗi ngày". Theo hình ảnh đó thì "bửa ăn hằng ngày" là ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta nên "lương bổng hằng ngày" đủ để nuôi dưởng và ban thêm năng lực cho chúng ta ngày hôm nay trong khi chúng ta phục vụ dân của Ngài.
Phải chăng dụ ngôn nói đến những người vào làm việc trong vườn nho bất kỳ lúc nào là những người được phước đáp lại lời kêu gọi hay không? Có người làm việc trong vườn nho lâu giờ, có người làm không lâu giờ. Dù vậy chúng ta đều làm việc đúng chỗ, và đúng việc, đáp với lời gọi khi nào và lúc nào chúng ta nghe.
Ngôn sứ Isaia đưa ra một thách đố khẩn cấp cho chúng ta: chúng ta phải nghe và đáp lại lời Thiên Chúa gọi. Isaia mời gọi tất cả chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa, và xác tín bỏ đường tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành. Trong lời của ngôn sứ Isaia không có chỗ để do dự: tất cả chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa để thờ phượng và nên sám hối. Bài đọc này được chọn theo phúc âm. Ngôn sứ Isaia nói đến một Thiên Chúa mà "ý nghĩ của Ngài không phải là ý nghĩ của chúng ta", và đường lối của Ngài cũng không phải là đường lối của chúng ta". Tóm tắt lời ngôn sứ Isaia là "vì trời cao hơn đất bao nhiêu, cũng vậy, đường lối của Ta vượt hơn đường lối của các ngươi, và ý nghĩ của Ta vượt hơn ý nghĩ của các ngươi". Bài đọc thứ nhất đưa chúng ta đến bài phúc âm, và bởi thế chúng ta trở lại dụ ngôn.
Điều ông Isaia nói là lời dạy của một vị thầy: đường lối của Thiên Chúa cao vượt hơn đường lối của chúng ta. Thật ra, đường lối của Thiên Chúa có thể xem như không hợp ý với chúng ta, vì nghĩ lại chúng ta cố gắng làm theo ý của Thiên Chúa để cuối cùng chỉ thấy ra là chúng ta cũng lãnh phần như nhau. Mặc dù chúng ta được gọi trước hay vừa mới gọi vào vườn nho của Ngài, kết luận của dụ ngôn là lòng rộng lượng của chủ vườn nho. Người chủ vườn nho biết chúng ta tất cả đều cần một ngày lương để nuôi gia đình. Những người này là những người làm việc từng ngày, nếu họ không về nhà với đồng lương mỗi ngày thì gia đình họ không có gì để sinh sống.
Chúng ta nên sống theo bài dụ ngôn. Bài này không nói là việc chúng ta làm không quan trọng, và cũng không nói chúng ta sống như thế nào. Nếu không, thì tôi có thể nghĩ, tôi chỉ ngồi chờ, chỉ làm chút ít thôi khi tôi già yếu, và sẵn sàng nhận lãnh tiền lương. Dụ ngôn không phải là chuyện vô nghĩa đó. Thiên Chúa của dụ ngôn này là một Thiên Chúa "trọn giờ, trọn ngày làm việc", và luôn kêu gọi chúng ta vào vườn nho Ngài, nơi mà Ngài cần chúng ta.
Trong lúc tôi nghe và đáp lại lời gọi của Thiên Chúa vào vườn nho, tôi nhớ lại là việc làm không phải là một gánh nặng, và tôi cũng không so sánh việc của tôi với việc của người khác đang cùng làm việc. Chúng ta cùng phục vụ một Thiên Chúa rộng lượng, thương yêu và cao cả. Và việc làm của chúng ta không phải là một gánh nặng mà là một phúc lộc. Dụ ngôn cũng nhắc nhở chúng ta là không nên trì hoãn việc đáp lại lời gọi của Thiên Chúa. Như ngôn sứ Isaia khuyến khích "hãy tìm kiếm Chúa, khi Người còn cho gặp”.
Theo ánh sáng về Thiên Chúa diễn tả trong dụ ngôn này, chúng ta được mời gọi hãy đối xử với người khác như Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta. Thiên Chúa đã xét và trả tiền công cho các người thợ với lòng cảm thông và nhân hậu. Bây giờ chúng ta cũng được gọi làm như thế, là vào vườn nho và hãy rộng lượng với người khác, ngay cả với những người chúng ta nghĩ họ không đáng được hưởng số tiền công đó.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
25th Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Matthew 20: 1-16
Most of us are all-day diligent workers aren’t we? We are pluggers, applying our energies to do the job right. "If it’s not done right, it’s not worth doing," we would say. We are not slouches. We get up early, go to work and, when necessary, stay overtime to finish what we started and then turn it in on time. Perhaps, we also work hard with the hope we’ll be noticed, singled out and given a job at a higher position – with more pay.
Most of us were baptized as infants, which means we have been at this a long time. Our coming to church today shows how seriously we take our faith. We don’t come merely because it’s a rule, or someone is checking on us, We come because we want to be here. It’s also part of our hard-working character to do things right and proper. In sum: we work hard, try to be good, come regularly to church, do our best to raise good kids and pray.
And then there is this parable to mess up our small-world, proper religion and our expectations of how we, the diligent, expect to be treated in this world and the next. We thought we knew the rules about how to succeed in the system. This parable seems to throw the cards up in the air to fall wherever. Or, to put it another way, if this parable is true, the ground beneath our feet is not as secure as we once thought.
To make matters worse the parable is not an exception to the rule. If it were, we could just skip over it. But Jesus introduces the parable by saying it depicts how things are with God and how God works. "The kingdom of heaven is like…." The parable says, in its own way, what Jesus has said throughout the whole gospel. In fact, immediately preceding today’s parable he tells his disciples, "Many who are first, shall come last, and the last shall come first" (19:30). The parable certainly illustrates what Jesus has just said but also what he has said and done from the beginning of his public ministry.
Matthew’s audience parallel the workers in the story. There were people in his community who probably went back to Jesus’ time, maybe even knew him personally – the "old timers." There were also more recent members, the Gentile converts. Was there a struggle between those who considered themselves the more authentic, more worthy community members? After all, hadn’t they been out in the hot sun longer, worked hard as disciples and struggled under persecution longer than the recently arrived, last-hour converts?
Those who first heard this parable and other ones, like the Prodigal Son, would have voiced their bewilderment. How could God not treat the hard, long-suffering workers in the vineyard better than those who didn’t seem to have done as much to gain their reward? What kind of God have we anyway!? The parable answers: our God is a generous and a just God who doesn’t play favorites, but continually invites us into the vineyard and treats us equally. Or, to put it in another way, we are all favorites. We can’t claim God owes us any special treatment. Rather, God rewards us all out on God’s generosity – "the usual daily wage." Is this an allusion to the "daily bread" God is constantly giving us – the "full day’s wage" – enough to feed and strengthen us this day, as we serve God’s people?
Doesn’t the parable suggest those of us called to work in the vineyard, at any time, are blessed when we respond to the call? Some have been at it a long time; others not so long. Still, we are in the right place, doing the right thing – responding to the call whenever and wherever we have heard it.
Isaiah poses an urgent challenge to us: we must hear and respond to God’s call. He invites all to seek God and for the wicked to turn away from evil to God, who is good. There is no wiggle room in Isaiah’s message: we are all to turn to God in worship and repentance. This reading is chosen in light of the gospel. The prophet speaks for a God whose "thoughts are not your thoughts," nor are God’s ways our ways. Isaiah’s summary statement, "As high as the heavens are above the earth, so high are my ways above your ways and my thoughts about your thoughts." The first reading leads us to the gospel and so we return to the parable.
What Isaiah said the gospel also teachers: God’s ways are above our ways. In fact, God’s ways can seem unfair to us considering how hard we strive to do God’s will only to discover at the end that we receive exactly the same amount; whether we are first hired, or just arrived in the vineyard. The bottom line of the parable is the generosity of the owner. He knows that all need a day’s wage to feed their families. These are daily workers; if they don’t come home with a day’s pay, their families will go without.
We are to live in the light of the parable. It is not telling us that it does not matter what we do, or how we live. Otherwise, I might be tempted to sit back, relax and only work a little when I am old, ready to receive my reward. The parable is not that crass. The God of this parable is a "full- time, all-day worker," who is always calling us to further change, always sending us to some section of the vineyard where our presence and labors are needed.
As I hear and respond to God’s call to the vineyard, I am reminded that the work is not a burden: nor am I to compare myself to how much and how long others work. We serve a wonderful, generous and loving God and our service isn’t a burden but a gift. To work a full day serving God, in whatever way we are called, is a blessing. The parable also reminds us that it is never too late to respond to God’s call. As the prophet Isaiah urges, "Seek the Lord while he may be found."
In light of the God revealed in this parable we are challenged to act towards others as God has acted towards us. God has passed judgment, paid the laborers their wages – compassion and grace. Now, we are called to do likewise, go into the vineyard and practice generosity of heart towards others, even if we do not think they have earned it.
Phần đông trong chúng ta là những người hăng say làm việc phải không? Chúng ta cố gắng làm mọi việc cho tươm tất. Người ta thường nói "nều việc không gọn ghẻ thì không đáng để làm". Chúng ta không phải là những người lười biếng không đủ sức làm việc phải không? Sáng sớm chúng ta thức dậy đi làm, và nếu cần thì ở lại quá giờ để làm cho xong công việc đã bắt đầu. Có thể, chúng ta làm việc vất vả để mong được để ý, và được cất nhắc lên được giao việc cao hơn và lương bổng cao hơn.
Phần đông chúng ta đều được rửa tội lúc còn bé, nghĩa là chúng ta sống đạo đã lâu rồi. Hôm nay chúng ta đến nhà thờ để chứng tỏ chúng ta sống đạo thực sự như thế nào. Chúng ta không đi nhà thờ chỉ vì đó là luật bắt buộc, hay có ai xem xét chúng ta. Chúng ta đến nhà thờ vì chúng ta muốn. Và đó cũng là phần làm việc đắc lực của bản chất chúng ta là làm điều phải và ngay thật. Tóm lại: chúng ta làm việc đắc lực, cố gắng sống nên người tốt, thường đi nhà thờ, cố gắng dạy dỗ con cái và cầu nguyện.
Rồi lại có dụ ngôn làm xáo trộn đời sống, tôn giáo của chúng ta, và những điều chúng ta mong mỏi: là những người hăng hái cần được đối đãi như thế nào trong đời sống này và đời sống ngày sau. Chúng ta tưởng chúng ta đã biết lề luật làm sao nên thắng lợi trong đời sống. Dụ ngôn này như là cách ném các con bài lên cao rồi để chúng tự rơi xuống bất kỳ chỗ nào. Hay, nói một cách khác, nếu dụ ngôn này là sự thật, thì đất dười chân chúng ta cũng không vững vàng như chúng ta nghĩ.
Nói một cách tệ hơn là dụ ngôn không phải là điều đặc biệt không thuộc về lề luật. Nếu đúng là như thế thì chúng ta có thể bỏ qua. Nhưng Chúa Giêsu đưa vào dụ ngôn bằng cách nói lên cách xử lý sự kiện của Thiên Chúa như thế nào, và Thiên Chúa hành động ra sao. "Nước Trời là như..." Theo cách diễn đạt của dụ ngôn thì cách nói như hôm nay là điều mà Chúa Giêsu đã nói trong suốt phúc âm. Thật ra thì ngay trước bài dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ "nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu" (19:30) Chính dụ ngôn diễn tả điều Chúa Giêsu nói và những điều Ngài đã làm trước, từ lúc Ngài bắt đầu ra đi thực hiện sứ vụ.
Thính giả của thánh Mátthêu cũng như nhũng người làm việc trong câu chuyện. Trong cộng đoàn này có nhũng người có thể có từ lúc Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ, hay họ có thể biết Ngài "họ là những người đến trước". Và cũng có những thành phần mới là những người ngoại mới trở lại. Vậy có sự tranh luận bởi nhũng người đến trước và tự xem họ là những người xứng đáng ở trong cộng đoàn hay không? Nói cho cùng, họ có phải là những người vất vả ngoài trời, làm lụng như môn đệ và cố gắng chịu bách hại lâu hơn những người vào cộng đoàn trong giờ chót hay không?
Những người nghe dụ ngôn này và các dụ ngôn khác lần thứ nhất, như dụ ngôn 'Người Con Trai Hoang Đàng', có thể ngạc nhiên vì sao Thiên Chúa lại không đối xử với những người làm lụng vất vả trong vườn nho đã lâu giờ lại không được phần thưởng nhiều hơn những người đến sau? Vậy Thiên Chúa của chúng ta là ai? Dụ ngôn trả lời: Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa rộng lượng và công chính, không bênh ai, bỏ ai, nhưng luôn luôn mời gọi chúng ta vào làm việc trong vườn nho của Ngài và Ngài sẽ đối xử bằng nhau. Hay, nói cách khác, chúng ta tất cả là những người được Chúa yêu thương. Chúng ta không có thể đòi hỏi Thiên Chúa đối xử với chúng ta một cách khác biệt. Thật ra thì Thiên Chúa ban thưởng cho tất cả chúng ta với lòng rộng lượng của Ngài "trả tiền lương mỗi ngày". Theo hình ảnh đó thì "bửa ăn hằng ngày" là ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta nên "lương bổng hằng ngày" đủ để nuôi dưởng và ban thêm năng lực cho chúng ta ngày hôm nay trong khi chúng ta phục vụ dân của Ngài.
Phải chăng dụ ngôn nói đến những người vào làm việc trong vườn nho bất kỳ lúc nào là những người được phước đáp lại lời kêu gọi hay không? Có người làm việc trong vườn nho lâu giờ, có người làm không lâu giờ. Dù vậy chúng ta đều làm việc đúng chỗ, và đúng việc, đáp với lời gọi khi nào và lúc nào chúng ta nghe.
Ngôn sứ Isaia đưa ra một thách đố khẩn cấp cho chúng ta: chúng ta phải nghe và đáp lại lời Thiên Chúa gọi. Isaia mời gọi tất cả chúng ta hãy tìm kiếm Thiên Chúa, và xác tín bỏ đường tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành. Trong lời của ngôn sứ Isaia không có chỗ để do dự: tất cả chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa để thờ phượng và nên sám hối. Bài đọc này được chọn theo phúc âm. Ngôn sứ Isaia nói đến một Thiên Chúa mà "ý nghĩ của Ngài không phải là ý nghĩ của chúng ta", và đường lối của Ngài cũng không phải là đường lối của chúng ta". Tóm tắt lời ngôn sứ Isaia là "vì trời cao hơn đất bao nhiêu, cũng vậy, đường lối của Ta vượt hơn đường lối của các ngươi, và ý nghĩ của Ta vượt hơn ý nghĩ của các ngươi". Bài đọc thứ nhất đưa chúng ta đến bài phúc âm, và bởi thế chúng ta trở lại dụ ngôn.
Điều ông Isaia nói là lời dạy của một vị thầy: đường lối của Thiên Chúa cao vượt hơn đường lối của chúng ta. Thật ra, đường lối của Thiên Chúa có thể xem như không hợp ý với chúng ta, vì nghĩ lại chúng ta cố gắng làm theo ý của Thiên Chúa để cuối cùng chỉ thấy ra là chúng ta cũng lãnh phần như nhau. Mặc dù chúng ta được gọi trước hay vừa mới gọi vào vườn nho của Ngài, kết luận của dụ ngôn là lòng rộng lượng của chủ vườn nho. Người chủ vườn nho biết chúng ta tất cả đều cần một ngày lương để nuôi gia đình. Những người này là những người làm việc từng ngày, nếu họ không về nhà với đồng lương mỗi ngày thì gia đình họ không có gì để sinh sống.
Chúng ta nên sống theo bài dụ ngôn. Bài này không nói là việc chúng ta làm không quan trọng, và cũng không nói chúng ta sống như thế nào. Nếu không, thì tôi có thể nghĩ, tôi chỉ ngồi chờ, chỉ làm chút ít thôi khi tôi già yếu, và sẵn sàng nhận lãnh tiền lương. Dụ ngôn không phải là chuyện vô nghĩa đó. Thiên Chúa của dụ ngôn này là một Thiên Chúa "trọn giờ, trọn ngày làm việc", và luôn kêu gọi chúng ta vào vườn nho Ngài, nơi mà Ngài cần chúng ta.
Trong lúc tôi nghe và đáp lại lời gọi của Thiên Chúa vào vườn nho, tôi nhớ lại là việc làm không phải là một gánh nặng, và tôi cũng không so sánh việc của tôi với việc của người khác đang cùng làm việc. Chúng ta cùng phục vụ một Thiên Chúa rộng lượng, thương yêu và cao cả. Và việc làm của chúng ta không phải là một gánh nặng mà là một phúc lộc. Dụ ngôn cũng nhắc nhở chúng ta là không nên trì hoãn việc đáp lại lời gọi của Thiên Chúa. Như ngôn sứ Isaia khuyến khích "hãy tìm kiếm Chúa, khi Người còn cho gặp”.
Theo ánh sáng về Thiên Chúa diễn tả trong dụ ngôn này, chúng ta được mời gọi hãy đối xử với người khác như Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta. Thiên Chúa đã xét và trả tiền công cho các người thợ với lòng cảm thông và nhân hậu. Bây giờ chúng ta cũng được gọi làm như thế, là vào vườn nho và hãy rộng lượng với người khác, ngay cả với những người chúng ta nghĩ họ không đáng được hưởng số tiền công đó.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
25th Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Matthew 20: 1-16
Most of us are all-day diligent workers aren’t we? We are pluggers, applying our energies to do the job right. "If it’s not done right, it’s not worth doing," we would say. We are not slouches. We get up early, go to work and, when necessary, stay overtime to finish what we started and then turn it in on time. Perhaps, we also work hard with the hope we’ll be noticed, singled out and given a job at a higher position – with more pay.
Most of us were baptized as infants, which means we have been at this a long time. Our coming to church today shows how seriously we take our faith. We don’t come merely because it’s a rule, or someone is checking on us, We come because we want to be here. It’s also part of our hard-working character to do things right and proper. In sum: we work hard, try to be good, come regularly to church, do our best to raise good kids and pray.
And then there is this parable to mess up our small-world, proper religion and our expectations of how we, the diligent, expect to be treated in this world and the next. We thought we knew the rules about how to succeed in the system. This parable seems to throw the cards up in the air to fall wherever. Or, to put it another way, if this parable is true, the ground beneath our feet is not as secure as we once thought.
To make matters worse the parable is not an exception to the rule. If it were, we could just skip over it. But Jesus introduces the parable by saying it depicts how things are with God and how God works. "The kingdom of heaven is like…." The parable says, in its own way, what Jesus has said throughout the whole gospel. In fact, immediately preceding today’s parable he tells his disciples, "Many who are first, shall come last, and the last shall come first" (19:30). The parable certainly illustrates what Jesus has just said but also what he has said and done from the beginning of his public ministry.
Matthew’s audience parallel the workers in the story. There were people in his community who probably went back to Jesus’ time, maybe even knew him personally – the "old timers." There were also more recent members, the Gentile converts. Was there a struggle between those who considered themselves the more authentic, more worthy community members? After all, hadn’t they been out in the hot sun longer, worked hard as disciples and struggled under persecution longer than the recently arrived, last-hour converts?
Those who first heard this parable and other ones, like the Prodigal Son, would have voiced their bewilderment. How could God not treat the hard, long-suffering workers in the vineyard better than those who didn’t seem to have done as much to gain their reward? What kind of God have we anyway!? The parable answers: our God is a generous and a just God who doesn’t play favorites, but continually invites us into the vineyard and treats us equally. Or, to put it in another way, we are all favorites. We can’t claim God owes us any special treatment. Rather, God rewards us all out on God’s generosity – "the usual daily wage." Is this an allusion to the "daily bread" God is constantly giving us – the "full day’s wage" – enough to feed and strengthen us this day, as we serve God’s people?
Doesn’t the parable suggest those of us called to work in the vineyard, at any time, are blessed when we respond to the call? Some have been at it a long time; others not so long. Still, we are in the right place, doing the right thing – responding to the call whenever and wherever we have heard it.
Isaiah poses an urgent challenge to us: we must hear and respond to God’s call. He invites all to seek God and for the wicked to turn away from evil to God, who is good. There is no wiggle room in Isaiah’s message: we are all to turn to God in worship and repentance. This reading is chosen in light of the gospel. The prophet speaks for a God whose "thoughts are not your thoughts," nor are God’s ways our ways. Isaiah’s summary statement, "As high as the heavens are above the earth, so high are my ways above your ways and my thoughts about your thoughts." The first reading leads us to the gospel and so we return to the parable.
What Isaiah said the gospel also teachers: God’s ways are above our ways. In fact, God’s ways can seem unfair to us considering how hard we strive to do God’s will only to discover at the end that we receive exactly the same amount; whether we are first hired, or just arrived in the vineyard. The bottom line of the parable is the generosity of the owner. He knows that all need a day’s wage to feed their families. These are daily workers; if they don’t come home with a day’s pay, their families will go without.
We are to live in the light of the parable. It is not telling us that it does not matter what we do, or how we live. Otherwise, I might be tempted to sit back, relax and only work a little when I am old, ready to receive my reward. The parable is not that crass. The God of this parable is a "full- time, all-day worker," who is always calling us to further change, always sending us to some section of the vineyard where our presence and labors are needed.
As I hear and respond to God’s call to the vineyard, I am reminded that the work is not a burden: nor am I to compare myself to how much and how long others work. We serve a wonderful, generous and loving God and our service isn’t a burden but a gift. To work a full day serving God, in whatever way we are called, is a blessing. The parable also reminds us that it is never too late to respond to God’s call. As the prophet Isaiah urges, "Seek the Lord while he may be found."
In light of the God revealed in this parable we are challenged to act towards others as God has acted towards us. God has passed judgment, paid the laborers their wages – compassion and grace. Now, we are called to do likewise, go into the vineyard and practice generosity of heart towards others, even if we do not think they have earned it.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tái lên án nạn lạm dụng trẻ em
LM. Trần Đức Anh OP
08:27 21/09/2017
VATICAN. ĐTC tái lên án nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên là tội ác, đồng thời mời gọi toàn thể Giáo Hội tích cực bài trừ tệ nạn này.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-9-2017, dành cho Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em gồm 18 người, nhóm họp tại Roma trong những ngày này dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Sean O'Malley, cũng là TGM giáo phận Boston.
ĐTC khẳng định rằng ”Xì căng đan lạm dụng tính dục thực là một sự tàn hại kinh khủng cho toàn nhân loại, nó làm thương tổn bao nhiêu trẻ em, người trẻ và những người lớn dễ bị tổn thương tại tất cả các nước và trong mọi xã hội. Cả Giáo Hội cũng đã trải qua kinh nghiệm rất đau thương. Chúng ta cảm thấy tủi hổ vì những tội lạm dụng do các thừa tác viên thánh chức phạm, những người mà lẽ ra họ phải là những người đáng tín nhiệm nhất”.
ĐTC cũng thẳng thắn nói rằng ”Lạm dụng tính dục là một tội ác đáng kinh tởm, hoàn toàn trái nước và mâu thuẫn với điều mà Chúa Kitô và Giáo hội dạy chúng ta.. Một lần nữa tôi lập lại rằng Giáo hội, ở mọi cấp độ, sẽ áp dụng các biện pháp một cách nghiêm ngặt nhất đối với những người đã phản bội ơn gọi và lạm dụng các con cái của Thiên Chúa. Các biện pháp kỷ luật mà các Giáo Hội địa phương đã chấp nhận phải được áp dụng cho tất cả những người làm việc trong các tổ chức của Giáo Hội. Tuy nhiên trách nhiệm đầu tiên chính là của các GM, LM, và tu sĩ là những ngừơi đã nhận ơn gọi từ Chúa, dâng hiến đời mình để phục vụ, cảnh giác bảo vệ tất cả những trẻ em, người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương”. (Rei 21-9-2017)
ĐTC khẳng định rằng ”Xì căng đan lạm dụng tính dục thực là một sự tàn hại kinh khủng cho toàn nhân loại, nó làm thương tổn bao nhiêu trẻ em, người trẻ và những người lớn dễ bị tổn thương tại tất cả các nước và trong mọi xã hội. Cả Giáo Hội cũng đã trải qua kinh nghiệm rất đau thương. Chúng ta cảm thấy tủi hổ vì những tội lạm dụng do các thừa tác viên thánh chức phạm, những người mà lẽ ra họ phải là những người đáng tín nhiệm nhất”.
ĐTC cũng thẳng thắn nói rằng ”Lạm dụng tính dục là một tội ác đáng kinh tởm, hoàn toàn trái nước và mâu thuẫn với điều mà Chúa Kitô và Giáo hội dạy chúng ta.. Một lần nữa tôi lập lại rằng Giáo hội, ở mọi cấp độ, sẽ áp dụng các biện pháp một cách nghiêm ngặt nhất đối với những người đã phản bội ơn gọi và lạm dụng các con cái của Thiên Chúa. Các biện pháp kỷ luật mà các Giáo Hội địa phương đã chấp nhận phải được áp dụng cho tất cả những người làm việc trong các tổ chức của Giáo Hội. Tuy nhiên trách nhiệm đầu tiên chính là của các GM, LM, và tu sĩ là những ngừơi đã nhận ơn gọi từ Chúa, dâng hiến đời mình để phục vụ, cảnh giác bảo vệ tất cả những trẻ em, người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương”. (Rei 21-9-2017)
ĐGH nói “Đừng bao giờ để mất hy vọng, mất niềm tin.”
Giuse Thẩm Nguyễn
11:06 21/09/2017
(Đài Vatican) “Dù Chúa có định cho con cách nào, trong hoàn cảnh nào, hãy luôn hy vọng và vững tin”. Đó là những lời ĐGH nói với khách hành hương tại cuộc tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư 20 tháng Chín, khi ngài chia sẻ về niềm hy vọng của người tín hữu. Hôm nay ĐGH nhấn mạnh và muốn khơi dậy đức tính hy vọng cần có, đặc biệt nơi những thanh thiếu niên.
Đừng tiêu cực.
“Đừng bao giờ tỏ ra tiêu cực để làm cho mọi thứ chùng xuống và lòng người chao đảo, nhưng hãy quyết tâm xây dựng để làm cho thế giới này phù hợp hơn với ý định của Thiên Chúa.”
“Đừng bao giờ thất vọng, hãy xây dựng từ những gì con có. Nếu con đang đứng, hãy đứng thẳng lên. Nếu con đang ngồi, hãy đứng dậy và bước đi. Nếu con bị tê liệt vì chán chường, trống vắng, hãy tìm và làm những công việc tốt để lấp đầy khoảng trống ấy.”
“Thiên Chúa không làm thất vọng. Nếu Ngài đặt niềm hy vọng trong lòng con thì Ngài không muốn phá hủy nó bằng nỗi thất vọng triền miên. Mọi thứ được sinh ra để trổ bông vào mùa xuân bất tận.”
Hãy là những người xây dựng hòa bình.
ĐGH Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy dùng sự nhạy bén của con tim và sự thông minh của trí tuệ để xây dựng gia đình nhân loại trong tự do, công bình và nhân phẩm. Hòa bình ở giữa nhân loại vì thế đừng nghe những lời phỉnh gạt của hận thù và chia rẽ. Ngài nói rằng “Chúa Giêsu cho chúng ta nguồn ánh sáng trong chốn tối tăm, hãy duy trì nó, bảo vệ nó.”
ĐGH đã kết luận bài giáo lý bằng cách khuyến khích mọi người mơ ước trở thành tính hiệu hy vọng chiếu tỏa cho mọi người xung quang qua cách sống, yêu thương và tin tưởng của mình.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đừng tiêu cực.
“Đừng bao giờ tỏ ra tiêu cực để làm cho mọi thứ chùng xuống và lòng người chao đảo, nhưng hãy quyết tâm xây dựng để làm cho thế giới này phù hợp hơn với ý định của Thiên Chúa.”
“Đừng bao giờ thất vọng, hãy xây dựng từ những gì con có. Nếu con đang đứng, hãy đứng thẳng lên. Nếu con đang ngồi, hãy đứng dậy và bước đi. Nếu con bị tê liệt vì chán chường, trống vắng, hãy tìm và làm những công việc tốt để lấp đầy khoảng trống ấy.”
“Thiên Chúa không làm thất vọng. Nếu Ngài đặt niềm hy vọng trong lòng con thì Ngài không muốn phá hủy nó bằng nỗi thất vọng triền miên. Mọi thứ được sinh ra để trổ bông vào mùa xuân bất tận.”
Hãy là những người xây dựng hòa bình.
ĐGH Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy dùng sự nhạy bén của con tim và sự thông minh của trí tuệ để xây dựng gia đình nhân loại trong tự do, công bình và nhân phẩm. Hòa bình ở giữa nhân loại vì thế đừng nghe những lời phỉnh gạt của hận thù và chia rẽ. Ngài nói rằng “Chúa Giêsu cho chúng ta nguồn ánh sáng trong chốn tối tăm, hãy duy trì nó, bảo vệ nó.”
ĐGH đã kết luận bài giáo lý bằng cách khuyến khích mọi người mơ ước trở thành tính hiệu hy vọng chiếu tỏa cho mọi người xung quang qua cách sống, yêu thương và tin tưởng của mình.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH Phanxicô gửi tiền cứu trợ động đất tại Mexico.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:08 21/09/2017
(Tin Vatican) Theo đài phát thanh Vatican, ĐGH Phanxicô đã gởi tiền cho những nỗ lực cứu trợ động đất ở Mexico nhằm giúp những người sống sót và gia đình của các nạn nhân trong những vùng bị thiệt hại nhất của đất nước này.
Ngân khoản đóng góp ban đầu là 150,000 Mỹ Kim sẽ được gởi qua Cơ Quan Phát Triển Nhân Sự của Tòa Thánh. Số tiền sẽ được chia cho những nổ lực cứu trợ cấp thời trong các giáo phận bị thiệt hại nặng nhất qua cơn động đất. Được biết vào hôm Thứ Ba, một trận động đất có cường độ 7.1 đã làm cho ít nhất 250 người thiệt mạng và tàn phá lan rộng ở thủ đô và các vùng lân cận.
Sự đóng góp này nói lên sự quan tâm, gần gũi của ĐGH đối với những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, là một phần nhỏ hỗ trợ tài chánh được gởi đến Mexico qua các hội đồng giám mục và các tổ chức Caritas.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ngân khoản đóng góp ban đầu là 150,000 Mỹ Kim sẽ được gởi qua Cơ Quan Phát Triển Nhân Sự của Tòa Thánh. Số tiền sẽ được chia cho những nổ lực cứu trợ cấp thời trong các giáo phận bị thiệt hại nặng nhất qua cơn động đất. Được biết vào hôm Thứ Ba, một trận động đất có cường độ 7.1 đã làm cho ít nhất 250 người thiệt mạng và tàn phá lan rộng ở thủ đô và các vùng lân cận.
Sự đóng góp này nói lên sự quan tâm, gần gũi của ĐGH đối với những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, là một phần nhỏ hỗ trợ tài chánh được gởi đến Mexico qua các hội đồng giám mục và các tổ chức Caritas.
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin thêm về nhà thờ bị xập vì động đất ở Mexico
Kateri Diễm Châu
19:54 21/09/2017
Puebla, Mexico (ACI Prensa- 19/9/2017): Chiếc vòm trên một nhà thờ đã nứt và đổ xuống trên đầu cuả một gia đình đang tham dự lễ rửa tội cho đứa con gái, khi trận động đất với cường độ 7,1 xảy ra ở Puebla Mexico.
Ít nhất 11 người đã thiệt mạng ở nhà thờ thánh Giacôbê Tông Đồ (Saint James the Apostle), trong đó có em Elideth Torres de Leon là đứa bé được rửa tội, chị gái của em, mẹ cuả em, bà ngoại và một bô lão địa phương tên là Jacinto Roldan Capistran.
Ông bõ cuả em, ông Graciano Villanueva, đã được cứu thoát khỏi đống gạch vụn, cùng với linh mục chánh xứ và ông quản lễ.
Ông Villanueva cho tờ báo El Universal biết rằng bà bõ là vợ ông cũng đã chết trong đống đổ nát, cùng với con gái, con rể và hai cháu gái của mình.
"Tôi không còn có gia đình nữa," ông nói.
Một người thân của ông Villanueva nói với phóng viên là các nạn nhân đã chết trong khi họ đang cầu nguyện, và do đó "điều duy nhất để làm là trông cậy vào lòng Chúa thương xót."
Sau trận động đất, người dân thị trấn Atzala đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm cơ thể nằm bên dưới đống đổ nát của ngôi nhà thờ xây từ thế kỷ 17.
Vào buổi sáng thứ tư, nhiều quan tài với tên người chết đưọc đặt xếp hang bên cạnh nhà thờ và có nhiều chục người đã đến cầu nguyện và đặt hoa.
Tờ báo El Sol de Puebla báo cáo rằng chỉ có ba người sống sót bị thương đã được đưa tới bệnh viện và hai người vẫn còn mất tích.
Ngay sau trận động đất, Tổng giáo phận Puebla đã phát hành một bản tuyên bố chia buồn đến các gia đình của những người tử nạn.
"Chúng tôi thương tiếc sâu sắc những nạn nhân cuả trận động đất này, đặc biệt là... những người đã chết vì ngôi nhà thờ tại Atzala gần Chietla bị xụp đổ; và ba người khác ở một nhà thờ tại Jolopan".
Tổng giáo phận Puebla cho biết trong giáo phận có 163 nhà thờ bị hư hỏng kể cả nhà thờ Saint James the Apostle.
Tổng giáo phận kêu gọi người dân "bình tĩnh, lưu ý đến những chỉ dẫn của chính quyền, trong tình đoàn kết với những người đang cần giúp đỡ và không gây ra những hành động nguy hiểm không cần thiết cho chính mình và cho người khác ."
Ngày thứ tư, hai vị Giám Mục Phụ Tá của Puebla là GM Rutilo Felipe Pozos Lorenzini và GM Tomás López Durán đã dâng tang lễ ở Aztala cho những nạn nhân cuả nhà thờ Saint James the Apostle.
Ít nhất 11 người đã thiệt mạng ở nhà thờ thánh Giacôbê Tông Đồ (Saint James the Apostle), trong đó có em Elideth Torres de Leon là đứa bé được rửa tội, chị gái của em, mẹ cuả em, bà ngoại và một bô lão địa phương tên là Jacinto Roldan Capistran.
Ông bõ cuả em, ông Graciano Villanueva, đã được cứu thoát khỏi đống gạch vụn, cùng với linh mục chánh xứ và ông quản lễ.
Ông Villanueva cho tờ báo El Universal biết rằng bà bõ là vợ ông cũng đã chết trong đống đổ nát, cùng với con gái, con rể và hai cháu gái của mình.
"Tôi không còn có gia đình nữa," ông nói.
Một người thân của ông Villanueva nói với phóng viên là các nạn nhân đã chết trong khi họ đang cầu nguyện, và do đó "điều duy nhất để làm là trông cậy vào lòng Chúa thương xót."
Sau trận động đất, người dân thị trấn Atzala đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm cơ thể nằm bên dưới đống đổ nát của ngôi nhà thờ xây từ thế kỷ 17.
Vào buổi sáng thứ tư, nhiều quan tài với tên người chết đưọc đặt xếp hang bên cạnh nhà thờ và có nhiều chục người đã đến cầu nguyện và đặt hoa.
Tờ báo El Sol de Puebla báo cáo rằng chỉ có ba người sống sót bị thương đã được đưa tới bệnh viện và hai người vẫn còn mất tích.
Ngay sau trận động đất, Tổng giáo phận Puebla đã phát hành một bản tuyên bố chia buồn đến các gia đình của những người tử nạn.
"Chúng tôi thương tiếc sâu sắc những nạn nhân cuả trận động đất này, đặc biệt là... những người đã chết vì ngôi nhà thờ tại Atzala gần Chietla bị xụp đổ; và ba người khác ở một nhà thờ tại Jolopan".
Tổng giáo phận Puebla cho biết trong giáo phận có 163 nhà thờ bị hư hỏng kể cả nhà thờ Saint James the Apostle.
Tổng giáo phận kêu gọi người dân "bình tĩnh, lưu ý đến những chỉ dẫn của chính quyền, trong tình đoàn kết với những người đang cần giúp đỡ và không gây ra những hành động nguy hiểm không cần thiết cho chính mình và cho người khác ."
Ngày thứ tư, hai vị Giám Mục Phụ Tá của Puebla là GM Rutilo Felipe Pozos Lorenzini và GM Tomás López Durán đã dâng tang lễ ở Aztala cho những nạn nhân cuả nhà thờ Saint James the Apostle.
Bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính được chiếu thử tại Vatican
Đặng Tự Do
20:13 21/09/2017
Hôm thứ Tư 20 tháng 9, một bộ phim do Đức Thánh Cha đóng vai chính đã được chiếu thử tại Vatican.
Cuốn phim có tựa đề là “Beyond the Sun”, là một bộ phim về những trẻ em trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả tiền thu được từ phim này sẽ được chuyển đến các tổ chức bác ái để giúp những trẻ em đang gặp khó khăn ở Á Căn Đình, là quê hương của Đức Giáo Hoàng.
Nhà sản xuất phim Andrea Iervolino nói với tờ The Guardian rằng quay phim Đức Giáo Hoàng là một kinh nghiệm choáng ngợp trong đời làm phim của ông. Ông nói:
“Mỗi năm chúng tôi làm từ 8 đến 10 bộ phim với những ngôi sao điện ảnh lớn. .. Đây không chỉ là một bộ phim. Đây là điều rất đặc biệt.”
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên màn hình tổng cộng 6 phút ở giữa và cuối của bộ phim.
Các chuyên viên thu hình và đạo diễn phải mất một ngày để sắp xếp máy móc, và các thiết bị chụp, nhưng việc quay phim cuối cùng chỉ mất vài phút.
Iervolino cho biết bộ phim cho thấy Đức Thánh Cha là một “người của công chúng”, khi dạy cho các em cách đọc Phúc Âm.
Trong phim Đức Thánh Cha nói với các trẻ em:
“Đừng nghĩ đến sách Phúc Âm như một quyển sách khổng lồ. Sách Phúc âm rất là gọn nhỏ. Nhưng chúng con phải đọc một cách chậm rãi, từng chút một. Và các con nên đọc cùng với một người có thể giải thích bất cứ điều gì các con không hiểu.
“Cha cũng khuyên những người lớn nên luôn mang theo một sách Phúc Âm nhỏ với họ trong túi của họ, trong xách tay của người phụ nữ, chẳng hạn, bởi vì - trên tàu điện ngầm hoặc trên xe buýt, hoặc khi chờ đợi bác sĩ, biết đâu chúng ta có thể đọc một chút. Đừng coi sách Phúc Âm như một vật trang trí trong nhà.”
Ngài nói thêm: “Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu. .. Hãy nói với Chúa điều gì đang xảy ra với các con. Chuyện gì xảy ra hôm nay. Nói với Ngài những điều các con thấy, những điều các con không hài lòng, nơi trường học hoặc ngoài phố, hoặc trong gia đình của các con. .. Chúa Giêsu đang chờ chúng con, Ngài đang tìm kiếm các con, mà các con không nhận ra. .. Hãy tìm Ngài, và đó là cách các con sẽ tìm thấy Ngài. Hãy dám làm điều đó.”
Sau khi quay phim xong, Đức Giáo Hoàng nói với đoàn làm phim: “Hãy cầu nguyện cho tôi”
Bộ phim sẽ được công chiếu chính thức vào dịp Giáng Sinh năm nay
Cuốn phim có tựa đề là “Beyond the Sun”, là một bộ phim về những trẻ em trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả tiền thu được từ phim này sẽ được chuyển đến các tổ chức bác ái để giúp những trẻ em đang gặp khó khăn ở Á Căn Đình, là quê hương của Đức Giáo Hoàng.
Nhà sản xuất phim Andrea Iervolino nói với tờ The Guardian rằng quay phim Đức Giáo Hoàng là một kinh nghiệm choáng ngợp trong đời làm phim của ông. Ông nói:
“Mỗi năm chúng tôi làm từ 8 đến 10 bộ phim với những ngôi sao điện ảnh lớn. .. Đây không chỉ là một bộ phim. Đây là điều rất đặc biệt.”
Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên màn hình tổng cộng 6 phút ở giữa và cuối của bộ phim.
Các chuyên viên thu hình và đạo diễn phải mất một ngày để sắp xếp máy móc, và các thiết bị chụp, nhưng việc quay phim cuối cùng chỉ mất vài phút.
Iervolino cho biết bộ phim cho thấy Đức Thánh Cha là một “người của công chúng”, khi dạy cho các em cách đọc Phúc Âm.
Trong phim Đức Thánh Cha nói với các trẻ em:
“Đừng nghĩ đến sách Phúc Âm như một quyển sách khổng lồ. Sách Phúc âm rất là gọn nhỏ. Nhưng chúng con phải đọc một cách chậm rãi, từng chút một. Và các con nên đọc cùng với một người có thể giải thích bất cứ điều gì các con không hiểu.
“Cha cũng khuyên những người lớn nên luôn mang theo một sách Phúc Âm nhỏ với họ trong túi của họ, trong xách tay của người phụ nữ, chẳng hạn, bởi vì - trên tàu điện ngầm hoặc trên xe buýt, hoặc khi chờ đợi bác sĩ, biết đâu chúng ta có thể đọc một chút. Đừng coi sách Phúc Âm như một vật trang trí trong nhà.”
Ngài nói thêm: “Hãy nói chuyện với Chúa Giêsu. .. Hãy nói với Chúa điều gì đang xảy ra với các con. Chuyện gì xảy ra hôm nay. Nói với Ngài những điều các con thấy, những điều các con không hài lòng, nơi trường học hoặc ngoài phố, hoặc trong gia đình của các con. .. Chúa Giêsu đang chờ chúng con, Ngài đang tìm kiếm các con, mà các con không nhận ra. .. Hãy tìm Ngài, và đó là cách các con sẽ tìm thấy Ngài. Hãy dám làm điều đó.”
Sau khi quay phim xong, Đức Giáo Hoàng nói với đoàn làm phim: “Hãy cầu nguyện cho tôi”
Bộ phim sẽ được công chiếu chính thức vào dịp Giáng Sinh năm nay
Liên Hiệp Quốc cho biết chế độ nô lệ không phải là chuyện cổ tích nhưng là một thực tại trên thế giới
Đặng Tự Do
20:39 21/09/2017
Hôm thứ Tư 20 tháng 9, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, một nghiên cứu về tình trạng nô lệ thời hiện đại đã được công bố. Đây là kết quả điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế, gọi tắt là ILO, và chương trình Walk Free Foundation, cùng hợp tác với Tổ chức Di dân Quốc tế (gọi tắt là IOM). Nghiên cứu này đã cho thấy quy mô kinh hoàng của chế độ nô lệ hiện đại với hơn 40 triệu người trên thế giới hoàn toàn không có chút tự do hay nhân quyền nào trong năm 2016.
Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng khoảng 152 triệu trẻ em, từ 5 đến 17 tuổi, là đối tượng của lao động trẻ em.
Các ước tính mới cũng chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chế độ nô lệ hiện đại, chiếm gần 29 triệu người, hay 71 phần trăm trên tổng số những người nô lệ trên thế giới. Phụ nữ tiêu biểu cho 99 phần trăm nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong ngành mại dâm và 84 phần trăm bị cưỡng bức kết hôn.
Nghiên cứu cho thấy trong số 40 triệu nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, khoảng 25 triệu người đã bị cưỡng bức lao động, và 15 triệu người đã bị cưỡng bức kết hôn.
70.9% lao động trẻ em là trong ngành nông nghiệp. 17.1% lao động trẻ em làm việc trong các ngành dịch vụ, trong khi 11.9 phần trăm lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp.
Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng khoảng 152 triệu trẻ em, từ 5 đến 17 tuổi, là đối tượng của lao động trẻ em.
Các ước tính mới cũng chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chế độ nô lệ hiện đại, chiếm gần 29 triệu người, hay 71 phần trăm trên tổng số những người nô lệ trên thế giới. Phụ nữ tiêu biểu cho 99 phần trăm nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong ngành mại dâm và 84 phần trăm bị cưỡng bức kết hôn.
Nghiên cứu cho thấy trong số 40 triệu nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, khoảng 25 triệu người đã bị cưỡng bức lao động, và 15 triệu người đã bị cưỡng bức kết hôn.
70.9% lao động trẻ em là trong ngành nông nghiệp. 17.1% lao động trẻ em làm việc trong các ngành dịch vụ, trong khi 11.9 phần trăm lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp.
Tại Nagasaki, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc tranh biện gay gắt về nhu cầu truyền giáo tại Nhật
Đặng Tự Do
21:20 21/09/2017
Kitô giáo đến với Nhật Bản nhờ các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm, và đặc biệt là các linh mục dòng Tên, chẳng hạn như Thánh Phanxicô Xaviê. Người Công Giáo đã thành lập nên thành phố Nagasaki, có thời được xem là trung tâm Kitô giáo quan trọng nhất ở vùng Viễn Đông. Đó là nơi xuất phát các đoàn truyền giáo đến toàn vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.
Trong bối cảnh đó, đạo thánh Chúa không phát triển tại quốc gia này. Số tín hữu Công Giáo tại Nhật chỉ có 450 ngàn người, tương đương với 0.36% trong tổng dân số 120 triệu người. Các cuộc trở lại Công Giáo rất hiếm và cộng đoàn tại đây có nguy cơ tàn lụi. Trong năm 2016, chỉ có 1 người trẻ gia nhập chủng viện. Trong số 1,800 Linh Mục đang hoạt động tại Nhật, có 519 vị tức là gần 1 phần 3 là người nước ngoài. Cả nước có 13 giáo phận và 3 tổng giáo phận.
Khác với quốc gia lân bang là Nam Hàn, ý thức về nghĩa vụ truyền giáo tại Nhật không cao và có nhiều điều lấn cấn. Trong những năm qua, Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản đã phản đối và cấm một số phong trào đã được Tòa Thánh chấp nhận, như Con đường Tân Dự Tòng, vì cho rằng các thành viên phong trào này quá hăng hái hoạt động truyền giáo, không hợp với tinh thần văn hóa của Nhật.
Chính vì thế, Đức Thánh Cha đã cử Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, thực hiện một cuộc viếng thăm Giáo Hội tại Nhật bản trong 9 ngày, từ 17 đến 26 tháng 9 năm 2017.
Trong diễn từ hôm thứ Ba 21 tháng 9 tại Nagasaki, Đức Hồng Y Filoni đã có một bài diễn văn trước các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh của tổng giáo phận Nagasaki.
Mở đầu, Đức Hồng Y nói Giáo Hội Nhật Bản, cần phải “tiếp tục sứ vụ truyền giáo cho những người không phải Kitô hữu”. “Anh chị em, các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân phải đặt vào mắt những người không phải Kitô hữu bản sắc của Chúa Giêsu qua cuộc sống của chính anh chị em. Anh chị em phải tiếp cận họ với sự kiên nhẫn và tình bạn và phải cảm nghiệm với lòng biết ơn rằng các hoạt động tông đồ như vậy là các công việc được thực hiện bởi Ân Sủng, nghĩa là từ Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y đặc biệt nhấn mạnh tính chất khẩn cấp phải thực hiện sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội trong giai đoạn này của đất nước, khi tất cả mọi niềm tin tôn giáo đang phôi pha nhanh chóng trong xã hội hiện sinh Nhật Bản.
Trích dẫn Thánh Phaolô Tông Đồ, Đức Hồng Y nhận xét rằng căn tính Kitô dường như chẳng mấy khi tương hợp với nền văn hóa được xiển dương trong xã hội. Ngay cả ở Nhật Bản, những bách hại kinh hoàng trước đây cho thấy “việc sống các đòi buộc của Tin Mừng là một thách đố, bởi vì điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với một nền văn hoá trong đó người ta ưa chuộng sự thống nhất và hài hòa”. Các phản ứng tương tự cũng đã từng xảy ra “ở Giêrusalem, cũng như ở Rôma và Hy Lạp vào thời các thánh Tông Đồ, và không chỉ trong những năm đầu của Giáo Hội”, bởi vì “đức tin nơi Đức Kitô luôn luôn bị coi, trong mọi xã hội truyền thống, như một ‘cuộc cách mạng’”.
Bất kể những đe doạ và sự phản đối của những người coi Kitô giáo là “một yếu tố ngoại lai đe dọa sự hòa hợp của xã hội”, sứ vụ truyền giáo đối với các tín hữu Kitô phải “là một niềm đam mê, nó giống như một tình yêu áp đảo. Bạn không thể kiểm soát nó, nó chi phối cả cuộc đời bạn. Không có lý trí nào, làm dịu lại hay giết chết được nhiệt tình này”
Nhật Bản là đất nước đã có đến 434 vị tử đạo đã được tuyên phong, và hàng trăm ngàn các vị tử đạo chưa được biết đến; nhưng giờ đây 99% dân số là vô thần. Sau thế chiến thứ hai, đứng trước những tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, chủ nghĩa hiện sinh phát triển rất mạnh.
Trong bối cảnh đó, đạo thánh Chúa không phát triển tại quốc gia này. Số tín hữu Công Giáo tại Nhật chỉ có 450 ngàn người, tương đương với 0.36% trong tổng dân số 120 triệu người. Các cuộc trở lại Công Giáo rất hiếm và cộng đoàn tại đây có nguy cơ tàn lụi. Trong năm 2016, chỉ có 1 người trẻ gia nhập chủng viện. Trong số 1,800 Linh Mục đang hoạt động tại Nhật, có 519 vị tức là gần 1 phần 3 là người nước ngoài. Cả nước có 13 giáo phận và 3 tổng giáo phận.
Khác với quốc gia lân bang là Nam Hàn, ý thức về nghĩa vụ truyền giáo tại Nhật không cao và có nhiều điều lấn cấn. Trong những năm qua, Hội Ðồng Giám Mục Nhật Bản đã phản đối và cấm một số phong trào đã được Tòa Thánh chấp nhận, như Con đường Tân Dự Tòng, vì cho rằng các thành viên phong trào này quá hăng hái hoạt động truyền giáo, không hợp với tinh thần văn hóa của Nhật.
Chính vì thế, Đức Thánh Cha đã cử Ðức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, thực hiện một cuộc viếng thăm Giáo Hội tại Nhật bản trong 9 ngày, từ 17 đến 26 tháng 9 năm 2017.
Trong diễn từ hôm thứ Ba 21 tháng 9 tại Nagasaki, Đức Hồng Y Filoni đã có một bài diễn văn trước các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh của tổng giáo phận Nagasaki.
Mở đầu, Đức Hồng Y nói Giáo Hội Nhật Bản, cần phải “tiếp tục sứ vụ truyền giáo cho những người không phải Kitô hữu”. “Anh chị em, các linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân phải đặt vào mắt những người không phải Kitô hữu bản sắc của Chúa Giêsu qua cuộc sống của chính anh chị em. Anh chị em phải tiếp cận họ với sự kiên nhẫn và tình bạn và phải cảm nghiệm với lòng biết ơn rằng các hoạt động tông đồ như vậy là các công việc được thực hiện bởi Ân Sủng, nghĩa là từ Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y đặc biệt nhấn mạnh tính chất khẩn cấp phải thực hiện sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội trong giai đoạn này của đất nước, khi tất cả mọi niềm tin tôn giáo đang phôi pha nhanh chóng trong xã hội hiện sinh Nhật Bản.
Trích dẫn Thánh Phaolô Tông Đồ, Đức Hồng Y nhận xét rằng căn tính Kitô dường như chẳng mấy khi tương hợp với nền văn hóa được xiển dương trong xã hội. Ngay cả ở Nhật Bản, những bách hại kinh hoàng trước đây cho thấy “việc sống các đòi buộc của Tin Mừng là một thách đố, bởi vì điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với một nền văn hoá trong đó người ta ưa chuộng sự thống nhất và hài hòa”. Các phản ứng tương tự cũng đã từng xảy ra “ở Giêrusalem, cũng như ở Rôma và Hy Lạp vào thời các thánh Tông Đồ, và không chỉ trong những năm đầu của Giáo Hội”, bởi vì “đức tin nơi Đức Kitô luôn luôn bị coi, trong mọi xã hội truyền thống, như một ‘cuộc cách mạng’”.
Bất kể những đe doạ và sự phản đối của những người coi Kitô giáo là “một yếu tố ngoại lai đe dọa sự hòa hợp của xã hội”, sứ vụ truyền giáo đối với các tín hữu Kitô phải “là một niềm đam mê, nó giống như một tình yêu áp đảo. Bạn không thể kiểm soát nó, nó chi phối cả cuộc đời bạn. Không có lý trí nào, làm dịu lại hay giết chết được nhiệt tình này”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Mừng 400 năm ngày sinh Đoàn sủng Vinh Sơn
Bách Thập
09:00 21/09/2017
Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Giám Mục Giáo phận Đà Lạt; Antôn Vũ Huy Chương, Cha Bề trên phụ tỉnh dòng Vinh Sơn; Augustinô Nguyễn Hữu Gia, quý Cha trong và ngoài Tu hội, quý tu sĩ nam nữ, quý ân thân nhân, quý khách và cộng đoàn dân Chúa.
Trong bài giảng Tin mừng, Đức Cha ôn lại lịch sử 400 năm về Đoàn sủng Vinh Sơn cho cộng đoàn. Ngài nhấn mạnh: “Cha Vinh Sơn luôn nhìn năm 1617 như là một khởi sự của gia đình Vinh Sơn. Dù ba ngày được thành lập đã có ba ngày khai sinh cùng một pháp lý khác nhau đó là Hội các bà mẹ Bác ái (1617), Tu hội truyền giáo (1625), Tu hội nữ tử Bác Ái (1633) riêng Cha Vinh Sơn vẫn nhìn năm 1617 như là năm mà tất cả đã được bắt đầu từ đó”.
Ngoài ra, Đức Cha còn đề cập đến linh đạo Vinh Sơn với 5 yếu tố làm nghề (phục vụ người nghèo) phát sinh từ Đoàn sủng Vinh Sơn đó là kết hợp giữa cầu nguyện và hành động, lấy Đức Kitô làm trung tâm, nhân đức đơn sơ, nhân đức khiêm nhường và đức ái sáng tạo.
Cuối Thánh lễ, Cha Bề trên phụ tỉnh dòng Vinh Sơn đại diện cộng đoàn cám ơn Đức Cha đến dâng Thánh lễ.
Được biết, Tu hội Thánh Vinh Sơn đã hiện diện trên 150 quốc gia. Tại Việt Nam, Tu hội đã có mặt tại các Giáo phận: Hưng Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Xuân Lộc và TP.Hồ Chí Minh.
Bách Thập
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vài suy tư về tân Linh Mục
LM. Phêrô Hồng Phúc
09:11 21/09/2017
Thánh sử Luca kể lại khi Chúa Giêsu dạy Phêrô: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá, thánh Phêrô thưa lại: Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (x. Lc 5, 1-10). Rõ ràng động thái thả lưới này của Phêrô chỉ xuất phát từ niềm tin vào thầy Giêsu và niềm tin ấy đã đi từ hết ân sủng này tới ân sủng khác. Mẻ lưới lạ được hai thuyền đầy cá đến gần chìm là bắt đầu cho một hành trình mới từ sững sờ tới kinh ngạc, từ niềm tin đến đức tin, từ tình thầy trò đến nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa. Thánh sử Luca diễn tả thái độ của đương sự: “Thấy thế, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !". Thái độ này là một hiệu ứng tích cực trong tiến trình cảm hóa của thầy chí thánh dành cho ông. Vì Phêrô không chỉ dừng lại ở thái độ vui vẻ tự nhiên do thành quả vật chất mà mẻ lưới lạ đem lại, nhưng ông đã vượt lên để nhận ra cánh tay quyền năng của Chúa đang đụng chạm tới ông. Và cánh tay quyền năng ấy, một lần nữa, còn đụng chạm sâu thẳm tới tận tâm hồn ông nữa: “Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn : "Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta".
Chắc chắn phải rất lâu sau này, khi Chúa Kitô đã phục sinh và tiếp nối bằng cả thời gian dài của sách công vụ Tông đồ, Phêrô mới hiểu từ “lưới cá” lên “lưới người” có ý nghĩa đột biến cao xa như thế nào. Cao xa tới nỗi phải có sự trao ban trực tiếp quyền năng của Thiên Chúa mới biến đổi Phêrô, một ngư dân thành vị Giáo hoàng tiên khởi!
Ngày nay, mỗi khi cử hành thánh lễ phong chức linh mục, trước sự hiện diện của tân chức linh mục, chúng ta lại thấy điểm nhấn và điểm nhớ của Lời Chúa từ “lưới cá” lên “ lưới người” mang tầm mức quan trọng như thế nào. Sự quan trọng theo cách nói của thánh Augustino: “Không phải vì anh quan trọng mà Chúa thương anh, nhưng vì Chúa đã thương anh nên anh trở nên quan trọng”.
Xét về mặt xã hội, linh mục chỉ là một công dân trong một quốc gia. Linh mục không quan trọng trong chức vụ nhưng trong ý nghĩa thần học. Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người ta hiểu được rằng căn tính linh mục, một cách thiết yếu có tính tương giao: do bởi chức linh mục phát sinh từ nơi thẳm sâu mầu nhiệm khôn tả của Thiên Chúa” (số 12). Tính tương giao này đã được sớm khẳng định từ thư gửi tín hữu Do Thái: “Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội”(Dt 5,1). Tính tương giao này vì thế, mang đặc tính của Ngôn sứ thời đại. Với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì “Ngôn sứ là người có cái nhìn xuyên thấu, lắng nghe và nói lời của Chúa” (Hãy vui lên, số 6).
Trong một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin, ở vào vị trí giao thoa hai nền văn hóa Đông – Tây và tiếp cận với nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì việc có cái nhìn xuyên thấu nơi cá nhân gần như là không tưởng. Nhưng linh mục không phải là người áp đặt tri thức cá nhân mình cho thế giới, mà là người chỉ cho thế giới biết Đấng “Là Đường, là Sự thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Ngài không đứng chỉ theo hình thức như Gioan tẩy giả chỉ cho dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đây là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29), nhưng ngài là người được nên “Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10). Với ân huệ này, từ nay ngài chỉ có một tôn chỉ theo tinh thần của thánh Phaolô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21a). Đó cũng là điều sâu xa nhất của dân Chúa mong đợi từ nơi các linh mục. Có lẽ đây là lời kinh xúc động nhất mà họ dành cho linh mục: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”.
Năm 1980, Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo đã truyền chức Linh mục cho tôi và cha Phanxicô X. Nguyễn Đức Quỳnh, sau lễ truyền chức, Đức Cha khưyên một lời mà tôi nhớ mãi suốt đời: “Các cha xem các pho tượng Chúa và Đức Mẹ, được giáo dân tôn kính vì tượng mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ, ngày nào còn mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì còn được tôn kính, mất hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì người ta vất vào sọt rác vì nó chỉ là bùn đất mà thôi”. Hình ảnh đơn sơ nhưng ý tưởng sâu sắc, nhắc đời linh mục phải luôn ý thức là hiện thân của Chúa Kitô và luôn tâm niệm theo lời thánh Phaolô: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). dân Chúa cần đến lãnh nhận kho tàng thánh thiêng, đặc biệt là lãnh các phép Bí tích qua các linh mục, vì thế bình sành không được rạn nứt làm rò rỉ, thất thoát ơn thánh. Người Kitô hữu đến với Bí tích Rửa tội để được trở thành con cái Thiên Chúa, đến với Bí tích Giao hòa để được ơn chữa lành, đến với Bí tích Thánh Thể để được sống đời đời, đến với Bí tích Hôn phối để được Thiên Chúa đóng ấn và chúc phúc cho tình yêu gia đình…Vai trò linh mục thừa tác ngày càng cần thiết biết bao cho thế giới đang bị thương tổn trầm trọng trong tâm hồn. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Nỗi buồn sầu vô hạn của chúng ta chỉ có thể được chữa lành bởi một tình yêu vô biên” (Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng” số 265). Có lẽ vì thế mà ĐTC muốn Giáo hội nên như một bệnh viện dã chiến để kịp thời băng bó vết thương cho đồng loại. Khát vọng của ĐTC Phanxicô còn lớn hơn nữa khi ngài giãi tỏ: “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”(Evangelli Gaudium số 49).
Sứ mệnh linh mục thật cao cả, nhu cầu thiêng liêng của giáo dân quá lớn lao, trong khi con người là giới hạn và vô thập toàn. Thiên Chúa can thiệp để từ “lưới cá” nên “lưới người” lạ lùng như vậy. Sức riêng con người chỉ là suốt đêm không được con cá nào và sự khôn ngoan chính là “Vâng lời thầy con sẽ thả lưới”! Thầy chí thánh Giêsu hành động qua đôi tay linh mục để dâng hy lễ trên bàn thờ, qua đôi chân linh mục để được sai đi loan báo Tin Mừng, qua lời giảng dạy của linh mục để rao giảng Lời hằng sống, qua đời sống linh mục để trở thành nhân chứng cho một tình yêu lớn nhất. Cao đẹp biết bao đời linh mục! cao đẹp vì được đặt thành “Ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14), thành “Muối cho đời”. Nhưng cũng cần phải thấm nhuần cả hai mặt của một vấn đề rằng :” Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Cộng đồng dân Chúa luôn hiểu rất rõ điều này, nên qua mọi thời đại, lời kinh xúc động và tha thiết nhất dành cho linh mục mãi vẫn là: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”. Tuy nhiên, đoàn dân Chúa cũng đừng quên chức vụ tư tế cộng đồng của mình và thi hành chức vụ theo cách thức năng lãnh nhận các Bí tích. Họ không chỉ đòi hỏi nơi chức vụ linh mục thừa tác, nhưng là cầu nguyện cho hàng linh mục và cùng xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô cho tới tầm mức viên mãn (Ep 4,13). Với ý nghĩa này, thánh lễ tạ ơn tân chức linh mục hôm nay là của tất cả chúng ta. Tạ ơn Chúa đã ban thiên chức linh mục cho con người, tạ ơn Chúa đã biến đổi người anh em trong chúng ta từ “lưới cá” nên “lưới người”. Sứ mệnh của Hội Thánh là được sai đi. Người tông đồ của Chúa đã thả lưới rồi, nhưng vì vâng lời Thầy, lại thả lưới. Hôm nay tân linh mục bắt đầu thánh vụ, nhưng hành trình đẹp nhất là ý thức trong cuộc đời mình luôn Bắt đầu và lại Bắt đầu.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Chắc chắn phải rất lâu sau này, khi Chúa Kitô đã phục sinh và tiếp nối bằng cả thời gian dài của sách công vụ Tông đồ, Phêrô mới hiểu từ “lưới cá” lên “lưới người” có ý nghĩa đột biến cao xa như thế nào. Cao xa tới nỗi phải có sự trao ban trực tiếp quyền năng của Thiên Chúa mới biến đổi Phêrô, một ngư dân thành vị Giáo hoàng tiên khởi!
Ngày nay, mỗi khi cử hành thánh lễ phong chức linh mục, trước sự hiện diện của tân chức linh mục, chúng ta lại thấy điểm nhấn và điểm nhớ của Lời Chúa từ “lưới cá” lên “ lưới người” mang tầm mức quan trọng như thế nào. Sự quan trọng theo cách nói của thánh Augustino: “Không phải vì anh quan trọng mà Chúa thương anh, nhưng vì Chúa đã thương anh nên anh trở nên quan trọng”.
Xét về mặt xã hội, linh mục chỉ là một công dân trong một quốc gia. Linh mục không quan trọng trong chức vụ nhưng trong ý nghĩa thần học. Tông huấn Pastores dabo vobis của Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người ta hiểu được rằng căn tính linh mục, một cách thiết yếu có tính tương giao: do bởi chức linh mục phát sinh từ nơi thẳm sâu mầu nhiệm khôn tả của Thiên Chúa” (số 12). Tính tương giao này đã được sớm khẳng định từ thư gửi tín hữu Do Thái: “Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội”(Dt 5,1). Tính tương giao này vì thế, mang đặc tính của Ngôn sứ thời đại. Với Đức Thánh Cha Phanxicô, thì “Ngôn sứ là người có cái nhìn xuyên thấu, lắng nghe và nói lời của Chúa” (Hãy vui lên, số 6).
Trong một thế giới bùng nổ công nghệ thông tin, ở vào vị trí giao thoa hai nền văn hóa Đông – Tây và tiếp cận với nền kinh tế thị trường như Việt Nam thì việc có cái nhìn xuyên thấu nơi cá nhân gần như là không tưởng. Nhưng linh mục không phải là người áp đặt tri thức cá nhân mình cho thế giới, mà là người chỉ cho thế giới biết Đấng “Là Đường, là Sự thật và là Sự Sống” (Ga 14,6). Ngài không đứng chỉ theo hình thức như Gioan tẩy giả chỉ cho dân chúng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đây là Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29), nhưng ngài là người được nên “Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10). Với ân huệ này, từ nay ngài chỉ có một tôn chỉ theo tinh thần của thánh Phaolô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1,21a). Đó cũng là điều sâu xa nhất của dân Chúa mong đợi từ nơi các linh mục. Có lẽ đây là lời kinh xúc động nhất mà họ dành cho linh mục: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”.
Năm 1980, Đức cha già cố Phaolô Bùi Chu Tạo đã truyền chức Linh mục cho tôi và cha Phanxicô X. Nguyễn Đức Quỳnh, sau lễ truyền chức, Đức Cha khưyên một lời mà tôi nhớ mãi suốt đời: “Các cha xem các pho tượng Chúa và Đức Mẹ, được giáo dân tôn kính vì tượng mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ, ngày nào còn mang hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì còn được tôn kính, mất hình ảnh Chúa và Đức Mẹ thì người ta vất vào sọt rác vì nó chỉ là bùn đất mà thôi”. Hình ảnh đơn sơ nhưng ý tưởng sâu sắc, nhắc đời linh mục phải luôn ý thức là hiện thân của Chúa Kitô và luôn tâm niệm theo lời thánh Phaolô: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi” (2Cr 4,7). dân Chúa cần đến lãnh nhận kho tàng thánh thiêng, đặc biệt là lãnh các phép Bí tích qua các linh mục, vì thế bình sành không được rạn nứt làm rò rỉ, thất thoát ơn thánh. Người Kitô hữu đến với Bí tích Rửa tội để được trở thành con cái Thiên Chúa, đến với Bí tích Giao hòa để được ơn chữa lành, đến với Bí tích Thánh Thể để được sống đời đời, đến với Bí tích Hôn phối để được Thiên Chúa đóng ấn và chúc phúc cho tình yêu gia đình…Vai trò linh mục thừa tác ngày càng cần thiết biết bao cho thế giới đang bị thương tổn trầm trọng trong tâm hồn. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: “Nỗi buồn sầu vô hạn của chúng ta chỉ có thể được chữa lành bởi một tình yêu vô biên” (Tông huấn “Niềm Vui của Tin Mừng” số 265). Có lẽ vì thế mà ĐTC muốn Giáo hội nên như một bệnh viện dã chiến để kịp thời băng bó vết thương cho đồng loại. Khát vọng của ĐTC Phanxicô còn lớn hơn nữa khi ngài giãi tỏ: “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”(Evangelli Gaudium số 49).
Sứ mệnh linh mục thật cao cả, nhu cầu thiêng liêng của giáo dân quá lớn lao, trong khi con người là giới hạn và vô thập toàn. Thiên Chúa can thiệp để từ “lưới cá” nên “lưới người” lạ lùng như vậy. Sức riêng con người chỉ là suốt đêm không được con cá nào và sự khôn ngoan chính là “Vâng lời thầy con sẽ thả lưới”! Thầy chí thánh Giêsu hành động qua đôi tay linh mục để dâng hy lễ trên bàn thờ, qua đôi chân linh mục để được sai đi loan báo Tin Mừng, qua lời giảng dạy của linh mục để rao giảng Lời hằng sống, qua đời sống linh mục để trở thành nhân chứng cho một tình yêu lớn nhất. Cao đẹp biết bao đời linh mục! cao đẹp vì được đặt thành “Ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14), thành “Muối cho đời”. Nhưng cũng cần phải thấm nhuần cả hai mặt của một vấn đề rằng :” Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại ? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5,13). Cộng đồng dân Chúa luôn hiểu rất rõ điều này, nên qua mọi thời đại, lời kinh xúc động và tha thiết nhất dành cho linh mục mãi vẫn là: “Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các linh mục, để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa”. Tuy nhiên, đoàn dân Chúa cũng đừng quên chức vụ tư tế cộng đồng của mình và thi hành chức vụ theo cách thức năng lãnh nhận các Bí tích. Họ không chỉ đòi hỏi nơi chức vụ linh mục thừa tác, nhưng là cầu nguyện cho hàng linh mục và cùng xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô cho tới tầm mức viên mãn (Ep 4,13). Với ý nghĩa này, thánh lễ tạ ơn tân chức linh mục hôm nay là của tất cả chúng ta. Tạ ơn Chúa đã ban thiên chức linh mục cho con người, tạ ơn Chúa đã biến đổi người anh em trong chúng ta từ “lưới cá” nên “lưới người”. Sứ mệnh của Hội Thánh là được sai đi. Người tông đồ của Chúa đã thả lưới rồi, nhưng vì vâng lời Thầy, lại thả lưới. Hôm nay tân linh mục bắt đầu thánh vụ, nhưng hành trình đẹp nhất là ý thức trong cuộc đời mình luôn Bắt đầu và lại Bắt đầu.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ, bài 43
Vũ Văn An
17:54 21/09/2017
Chương Mười Ba: Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Khi bạn nói tới một định chế với hơn 2 ngàn năm lịch sử, thì ít khi hạn từ “chưa có tiền lệ” được sử dụng lắm. Như Đức Hồng Y Francis George của Chicago từng nói: “trong Giáo Hội, mọi điều đều đã xẩy ra ít nhất một lần”. Thế nhưng, bi kịch của nửa đầu năm 2013, bắt đầu vào ngày 11 tháng Hai với việc tuyên bố từ nhiệm đầy kinh ngạc của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và xuyên suốt các tháng đầu tiên của vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã diễn ra gần như một thứ mới lạ hoàn toàn.
Dù có một số ít các vị giáo hoàng từng từ nhiệm trong quá khứ, nhưng không vị nào làm thế trong suốt 5 thế kỷ nay. Cũng thế, các vị giáo hoàng từng được bầu từ bên ngoài Âu Châu trước đây, nhưng không vị nào được bầu từ Tân Thế Giới, ít nhất đã 1,200 năm nay và chưa bao giờ trước đó.
Vị tân giáo hoàng bất quy tắc này đã chiếm được trái tim thế giới ngay tức khắc. Trong chuyến tông du ngoại quốc đầu tiên của ngài tới Ba Tây hồi tháng Bẩy, Đức Phanxicô đã làm cho một nhóm nữ tu “ra điên loạn” giống hệt các thiếu nữ dự buổi hòa nhạc của Justin Bieber, và ngài thu hút hơn 3 triệu người tới bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, phá vỡ kỷ lục tham dự của Rolling Stone trước đó. Ít nhất trong 50 năm qua, chưa có vị giáo hoàng nào lại khiến cho làn gió thay đổi bay bổng rõ ràng như thế, dù bản chất chính xác của “cuộc cách mạng Phanxicô” vẫn còn là một việc đang diễn biến.
Bất chấp điều gì sẽ xẩy ra sau này, trận cuồng phong thổi cùng khắp Đạo Công Giáo vào năm 2013 cho ta biết rõ điểm này: chính lúc bạn tưởng bạn hiểu thấu Giáo Hội, thì Giáo Hội đã làm bạn phải ngạc nhiên.
Tại sao Đức Giáo Hoàng Bênêđícô từ nhiệm?
Trong cuộc gặp gỡ với các vị Hồng Y ngày 11 tháng Hai, khi công bố việc từ nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng ngài từ chức vì “sứ khỏe của tôi, do tuổi già, không còn thích hợp để thi hành thỏa đáng thừa tác vụ Phêrô”, tức chức vụ giáo hoàng. Sau đó, Tòa Thánh minh xác rằng Đức Giáo Hoàng không mắc bất cứ khủng hoảng chuyên biệt về sức khỏe nào, mà đúng hơn chỉ do tác động tổng quát của tuổi già và năng lực suy giảm.
Dĩ nhiên, trong một thế giới bão hòa với đủ thứ thuyết âm mưu, thì điều đó không làm ai thỏa mãn cả. Một số người đồ đoán rằng Đức Bênêđíctô XVI từ chức vì tai tiếng rì rỏ của Vatican trong các năm 2011-2012, một tai tiếng mà tột đỉnh là vụ bắt giam kiểu Hollywood người quản gia của ngài, bị coi như một gián điệp. Nhiều người khác nhấn mạnh rằng Đức Bênêđíctô XVI bị ngỡ ngàng trước các tiết lộ liên quan tới “nhóm vận động đồng tính” ở Tòa Thánh, trong một bản tường trình mật về các rì rỏ, do đích thân 3 vị Hồng Y trình lên cho ngài.
Sự thật, Đức Bênêđíctô XVI trước đó vốn đã tiết lộ một vài dấu chỉ cho thấy ngài có thể từ chức, trong đó có cả việc ngài lớn tiếng nói thế trong cuộc phỏng vấn năm 2010 của một nhà báo Đức. Thành thử, nói chung, người ta nên tin lời ngài.
Mặt khác, hiệu quả tích lũy của nhiều trắc trở về quản trị trong triều đại của ngài cũng có thể là thành phần của bức tranh. Đức Bênêđíctô XVI chưa bao giờ coi ngài là một CEO (tổng giám đốc) mà chỉ là một học giả, và một phần của lý do khiến ngài cảm thấy mệt mỏi đến thế có thể là hiệu quả của 8 năm bị đẩy ra ngoài vùng êm ái để nhẩy vào ngọn lửa cai trị.
Mật nghị hội tìm điều gì nơi một vị giáo hoàng?
Nói một cách tóm tắt, 115 vị Hồng Y bước vào Nhà Nguyện Sistine ngày 12 tháng Ba là để tìm sự thay đổi. Trước lúc bỏ phiếu, các vị Hồng Y rất thẳng thừng trước nhu cầu phải thoát khỏi quá khứ theo nghĩa thoát khỏi các mẫu mực làm việc đã thành cổ điển trước đây của Vatican mà các ngài tin là đang gặp bế tắc.
Các vị Hồng Y mệt mỏi trước các tiết lộ không mấy tốt đẹp về các tranh chấp nội bộ trong giáo triều, mệt mỏi trước các tai tiếng của Ngân Hàng Vatican, và hoảng hốt khi thấy mình không thể gửi thư mật cho Đức Giáo Hoàng mà ngay ngày hôm sau không sợ chúng bị tiết lộ trên trang nhất của các nhật báo trong ngày. Dù yêu thương và kính phục Đức Bênêđíctô XVI, các ngài vẫn muốn có một vị giáo hoàng đích thân can dự nhiều hơn vào việc quản trị, có khả năng tạo được tính công khai thẳng thắn (glasnost) mà các ngài tin Vatican hiện rất cần.
Cái tính khí phản cơ chế (antiestablishment) trên có lẽ là điều các ngài có trong đầu khi bầu một người Châu Mỹ La Tinh và là một người hoàn toàn ở bên ngoài, một người chưa bao giờ làm việc tại Vatican, chỉ trong vòng phiếu thứ năm. Đối với nhiều vị Hồng Y cử tri, hình như ngài là lựa chọn lý tưởng: một người nổi tiếng từng lèo lái cơ quan của mình một cách vững tay và hữu hiệu, và là người không bị tì vết chi do liên hệ với bất cứ tai tiếng nào gần đây ở Rôma.
Nhìn trở lui, rất có thể một số vị Hồng Y này nhìn mật nghị hội năm 2013 như một bức minh họa cổ điển cho nguyên tắc “hãy thận trọng về điều bạn muốn”. Thay đổi chính là điều các ngài muốn, và các ngài đang nhận được nó một cách dư thừa.
Các vị nào là các ứng viên dẫn đầu?
Oái oăm thay, không phải là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenes Aires, người đã xuất hiện ở ban công nhà thờ Thánh Phêrô trong tư cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Phần đông các nhà chuyên môn cho rằng vận may nhất của Đức Hồng Y Bergoglio đã diễn ra rồi vào năm 2005, lúc ngài về nhì sau Đức Bênêđíctô XVI, và coi ngài như khó mà được bầu lần này.
Đến lúc đầu phiếu, phần lớn những người đánh cuộc đưa ra 3 vị dẫn đầu: Đức Hồng Y Angelo Scola của Milan, Ý; Đức Hồng Y Marc Ouelette của Quebec, Gia Nã Đại, vị đứng đầu thánh bộ giám mục hết sức quan trọng của Tòa Thánh; và Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer của Sao Paolo, Ba Tây, vị người Nam Mỹ có thể được bầu hơn cả. Lần đầu tiên, một người Hoa Kỳ cũng đã trở thành một người tranh cử nghiêm túc, đó là Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, một tu sĩ Dòng Capuchin Phanxicô, nhà cải tổ các tai tiếng lạm dụng tình dục và cũng có tài hấp dẫn ngang ngửa như Đức Hồng Y Bergoglio.
Nhìn lui, dựa theo kết quả, người ta thấy hai nhân tố xem ra trổi vượt.
Thứ nhất, Đức Hồng Y Bergoglio gây ấn tượng nơi nhiều đồng nghiệp Hồng Y với các nhận định của ngài trong các phiên họp toàn thể trước Mật Nghị Hội, tức những phiên họp giúp các Hồng Y cử tri cơ hội suy nghĩ thấu đáo các vần đề và khảo sát các ứng viên. Trong các phiên họp này, ngài nhấn mạnh việc cần phải có một giáo hội truyền giáo hơn, một giáo hội biết vươn tay ra với những con người ở “các vùng ngoại vi hiện sinh” của thế giới hậu hiện đại.
Thứ hai, các vị Hồng Y cũng nghe các đồng nghiệp Châu Mỹ La Tinh của Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng ngài là người biết phải cai trị ra sao. Ngài vốn thuộc tầng lớp lãnh đạo suốt cả đời ngài, từng làm giám tỉnh Dòng Tên ở Á Căn Đình lúc mới có 36 tuổi, rồi phục vụ trong tư cách giám mục và tổng giám mục một trong những tổng giáo phận phức tạp nhất thế giới là Buenos Aires trong 20 năm. Nói cách khác, nếu các ngài muốn có một con người có thể đem lại trật tự cho Vatican, thì ngài chắc chắn là con người ấy.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là ai?
Khi được hỏi câu trên trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng của một ấn phẩm Dòng Tên hồi tháng Chín, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời “một kẻ tội lỗi… đó là định nghĩa chính xác nhất. Đó không phải là một mỹ từ, một thể văn chương. Mà tôi quả là một kẻ có tội”.
Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio sinh ở Buenos Aires năm 1936, con của một gia đình di dân Ý xuất thân từ Piedmont. Ngài lớn lên tại nước Á Căn Đình đầy sóng gío của hai thập niên 1940 và 1950, được phổ thông hóa nhờ nhạc kịch Evita, phát triển được một khiếu thưởng ngoạn phim ảnh Ý, điệu tango và môn túc cầu. Ngài vốn là người say mê cuốn phim La Strada của Fellini, các văn sĩ như Fyodor Dostoevski, Friedrich Holderlin, và Miguel de Cervantes, và câu lạc bộ túc cầu San Lorenzo ở Buenos Aires. (Trong trận đấu đầu tiên sau khi ngài được bầu, đội banh này mặc áo thung với hình đức tân giáo hoàng trên ngực; và họ đã thắng 1-0).
Lúc 21 tuổi, Bergoglio mắc chứng viêm phổi nặng, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ một phần lá phổi bên trái của ngài. Việc gần đụng tới cái chết này có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định gia nhập Dòng Tên sau đó một năm của ngài, dòng này vốn là dòng lớn nhất và “nhiều chuyện” nhất của Giáo Hội Công Giáo. Nổi tiếng từ đầu như một con người có tiềm năng lãnh đạo, Bergoglio trở thành bề trên tỉnh Dòng, tức người đứng đầu Dòng Tên ở Á Căn Đình lúc mới 36 tuổi.
Làm bề trên tỉnh, ngài đụng độ với một số người cùng Dòng, điều sau này được ngài gán cho phong thái quá “độc đoán” trong việc đưa ra quyết định. Thập niên 1980, Bergoglio gần như phải đi biệt xứ, cho tới lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử nhiệm ngài làm giám mục ở Buenos Aires vào năm 1992 và nâng ngài lên Tổng Giám Mục năm 1997. Ngài là người tranh chức giáo hoàng năm 2005, trong mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Tám năm sau, phần lớn các quan sát viên của Vatican nghĩ thời điểm của ngài đã qua đi, chỉ để thấy ngài xuất hiện trên ban công Nhà Thờ Thánh Phêrô sau 5 lần bỏ phiếu.
Ngoài mấy điểm về tiểu sử trên, có một cuộc tranh luận mạnh mẽ về việc Đức Phanxicô là ai và ngài sẽ mang tới thứ thay đổi nào. Một số người coi ngài chỉ là người dán nhãn hiệu mới cho cùng một sản phẩm tôn giáo, trong khi nhiều người khác coi ngài gần như Che Guevara mặc áo dòng vậy. Nhiều câu hỏi được nêu ra. Người ta bảo ngài chưa bao giờ là người cánh hữu, nhưng điều này có đặt ngài vào cánh tả không? Có ngày ngài bảo Thiên Chúa không phải là người Công Giáo, ngày hôm sau, ngài lại bảo: bất cứ ai không cầu nguyện với Chúa Kitô là cầu nguyện với ma qủy, thành thử không biết ngài cấp tiến hay theo trường phái bảo thủ?
Chiến lược tốt nhất để hiểu các giọng nói chống chọi nhau này có lẽ lả để Đức Giáo Hoàng tự nói cho chính ngài.
Trong Thánh Lễ đầu tiên vào ngày 17 tháng Ba, Đức Phanxicô nói rằng “sứ điệp mạnh nhất của Chúa là lòng thương xót”; câu này ít nhiều cho thấy một chương trình cai trị.
Mọi vị giáo hoàng đều có khuynh hướng đưa ra một ý tưởng thiêng liêng dùng làm chìa khóa mở toang nghị trình của mình. Đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là khẩu hiệu “Đừng sợ!”, một lời kêu gọi nhằm phục hồi khí lực truyền giáo. Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ý tưởng đó là “đức tin và lý trí”, tức ý tưởng cho rằng tôn giáo và văn hóa thế tục cần lẫn nhau.
Đối với Đức Phanxicô, ý tưởng cốt lõi này là lòng thương xót. Khẩu hiệu giáo hoàng của ngài là Miserando atque eligendo, một câu Latinh có nghĩa “nhờ có lòng thương xót và chọn lựa”. Cho nên để trả lời câu hỏi Đức Phanxicô là ai, câu trả lời nói nhiều hơn cả có thể là “Vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”.
Ngài cấp tiến? Ôn hòa? Hay bảo thủ?
Nói cho ngay, có lẽ những hạn từ trên không hẳn là những hạn từ tốt nhất để ta sử dụng, một phần vì Đức Phanxicô hiểu chúng khác với phần lớn người Tây Phương. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn của Dòng Tên, ngài nói rằng ngài “không bao giờ là người cánh hữu cả” nhưng điều ngài muốn nói ở đây là ngài không bao giờ ủng hộ nền độc tài quân sự ở Á Căn Đình trong các thập niên 1970 và 1980. Ngài thực sự không tự đặt ngài vào phổ ý thức hệ ở đầu thế kỷ 21.
Còn về việc Đức Phanxicô được người ta tri cảm ra sao, thì phần đông người Công Giáo có lẽ coi ngài là người ôn hòa nhưng hơi nghiêng về cánh tả một chút.
Rõ ràng, ngài không duy tả triệt để. Ngài hoàn toàn chủ trương “không” đối với việc phong chức cho phụ nữ, nói rằng việc này đã được kết thúc dưới thời Đức Gioan Phaolô II. Được hỏi quan điểm riêng của ngài về phá thai và hôn nhân đồng tính, ngài trả lời đó là lập trường của Giáo Hội mà ngài là “một đứa con của Giáo Hội”.
Thế nhưng, ngài cũng không duy truyền thống cánh hữu. Ngài không mộ mến Thánh Lễ La Tinh như Đức Bênêđíctô XVI; ngài đã đưa ra nhiều dấu hiệu với người cấp tiến cảm thấy bị đẩy qua bên lề thời Đức Bênêđíctô XVI, cho họ thấy ngài muốn lắng nghe họ; và ngài làm nhiều cử chỉ vươn tay ra với các nhóm bị khinh bạc như phụ nữ và những người đồng tính, coi chúng như đặc điểm nổi bật của triều đại ngài.
Một cách xác định ra hướng đi của một nhà lãnh đạo là nhìn vào những người bị ngài làm cho khó chịu và điều xem ra rõ ràng là những phản công lúc ban đầu chống lại Đức Phanxicô phần lớn phát xuất từ cánh hữu Công Giáo, họ sợ rằng ngài dễ dàng đầu hàng trước trận chiến văn hóa và qúa nhẹ tay với các bất đồng nội bộ.
Nói chung, nhiều người Công Giáo mà điểm qui chiếu chính vốn là Công Đồng cải tổ Vatican II (1962-1965) coi ngài là vị giáo hoàng, cuối cùng, có khả năng thực hiện lời hứa của Công Đồng này về một Giáo Hội hiện đại và bao gồm nhiều người hơn.
Còn tiếp
Khi bạn nói tới một định chế với hơn 2 ngàn năm lịch sử, thì ít khi hạn từ “chưa có tiền lệ” được sử dụng lắm. Như Đức Hồng Y Francis George của Chicago từng nói: “trong Giáo Hội, mọi điều đều đã xẩy ra ít nhất một lần”. Thế nhưng, bi kịch của nửa đầu năm 2013, bắt đầu vào ngày 11 tháng Hai với việc tuyên bố từ nhiệm đầy kinh ngạc của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và xuyên suốt các tháng đầu tiên của vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã diễn ra gần như một thứ mới lạ hoàn toàn.
Dù có một số ít các vị giáo hoàng từng từ nhiệm trong quá khứ, nhưng không vị nào làm thế trong suốt 5 thế kỷ nay. Cũng thế, các vị giáo hoàng từng được bầu từ bên ngoài Âu Châu trước đây, nhưng không vị nào được bầu từ Tân Thế Giới, ít nhất đã 1,200 năm nay và chưa bao giờ trước đó.
Vị tân giáo hoàng bất quy tắc này đã chiếm được trái tim thế giới ngay tức khắc. Trong chuyến tông du ngoại quốc đầu tiên của ngài tới Ba Tây hồi tháng Bẩy, Đức Phanxicô đã làm cho một nhóm nữ tu “ra điên loạn” giống hệt các thiếu nữ dự buổi hòa nhạc của Justin Bieber, và ngài thu hút hơn 3 triệu người tới bãi biển Copacabana của Rio de Janeiro, phá vỡ kỷ lục tham dự của Rolling Stone trước đó. Ít nhất trong 50 năm qua, chưa có vị giáo hoàng nào lại khiến cho làn gió thay đổi bay bổng rõ ràng như thế, dù bản chất chính xác của “cuộc cách mạng Phanxicô” vẫn còn là một việc đang diễn biến.
Bất chấp điều gì sẽ xẩy ra sau này, trận cuồng phong thổi cùng khắp Đạo Công Giáo vào năm 2013 cho ta biết rõ điểm này: chính lúc bạn tưởng bạn hiểu thấu Giáo Hội, thì Giáo Hội đã làm bạn phải ngạc nhiên.
Tại sao Đức Giáo Hoàng Bênêđícô từ nhiệm?
Trong cuộc gặp gỡ với các vị Hồng Y ngày 11 tháng Hai, khi công bố việc từ nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng ngài từ chức vì “sứ khỏe của tôi, do tuổi già, không còn thích hợp để thi hành thỏa đáng thừa tác vụ Phêrô”, tức chức vụ giáo hoàng. Sau đó, Tòa Thánh minh xác rằng Đức Giáo Hoàng không mắc bất cứ khủng hoảng chuyên biệt về sức khỏe nào, mà đúng hơn chỉ do tác động tổng quát của tuổi già và năng lực suy giảm.
Dĩ nhiên, trong một thế giới bão hòa với đủ thứ thuyết âm mưu, thì điều đó không làm ai thỏa mãn cả. Một số người đồ đoán rằng Đức Bênêđíctô XVI từ chức vì tai tiếng rì rỏ của Vatican trong các năm 2011-2012, một tai tiếng mà tột đỉnh là vụ bắt giam kiểu Hollywood người quản gia của ngài, bị coi như một gián điệp. Nhiều người khác nhấn mạnh rằng Đức Bênêđíctô XVI bị ngỡ ngàng trước các tiết lộ liên quan tới “nhóm vận động đồng tính” ở Tòa Thánh, trong một bản tường trình mật về các rì rỏ, do đích thân 3 vị Hồng Y trình lên cho ngài.
Sự thật, Đức Bênêđíctô XVI trước đó vốn đã tiết lộ một vài dấu chỉ cho thấy ngài có thể từ chức, trong đó có cả việc ngài lớn tiếng nói thế trong cuộc phỏng vấn năm 2010 của một nhà báo Đức. Thành thử, nói chung, người ta nên tin lời ngài.
Mặt khác, hiệu quả tích lũy của nhiều trắc trở về quản trị trong triều đại của ngài cũng có thể là thành phần của bức tranh. Đức Bênêđíctô XVI chưa bao giờ coi ngài là một CEO (tổng giám đốc) mà chỉ là một học giả, và một phần của lý do khiến ngài cảm thấy mệt mỏi đến thế có thể là hiệu quả của 8 năm bị đẩy ra ngoài vùng êm ái để nhẩy vào ngọn lửa cai trị.
Mật nghị hội tìm điều gì nơi một vị giáo hoàng?
Nói một cách tóm tắt, 115 vị Hồng Y bước vào Nhà Nguyện Sistine ngày 12 tháng Ba là để tìm sự thay đổi. Trước lúc bỏ phiếu, các vị Hồng Y rất thẳng thừng trước nhu cầu phải thoát khỏi quá khứ theo nghĩa thoát khỏi các mẫu mực làm việc đã thành cổ điển trước đây của Vatican mà các ngài tin là đang gặp bế tắc.
Các vị Hồng Y mệt mỏi trước các tiết lộ không mấy tốt đẹp về các tranh chấp nội bộ trong giáo triều, mệt mỏi trước các tai tiếng của Ngân Hàng Vatican, và hoảng hốt khi thấy mình không thể gửi thư mật cho Đức Giáo Hoàng mà ngay ngày hôm sau không sợ chúng bị tiết lộ trên trang nhất của các nhật báo trong ngày. Dù yêu thương và kính phục Đức Bênêđíctô XVI, các ngài vẫn muốn có một vị giáo hoàng đích thân can dự nhiều hơn vào việc quản trị, có khả năng tạo được tính công khai thẳng thắn (glasnost) mà các ngài tin Vatican hiện rất cần.
Cái tính khí phản cơ chế (antiestablishment) trên có lẽ là điều các ngài có trong đầu khi bầu một người Châu Mỹ La Tinh và là một người hoàn toàn ở bên ngoài, một người chưa bao giờ làm việc tại Vatican, chỉ trong vòng phiếu thứ năm. Đối với nhiều vị Hồng Y cử tri, hình như ngài là lựa chọn lý tưởng: một người nổi tiếng từng lèo lái cơ quan của mình một cách vững tay và hữu hiệu, và là người không bị tì vết chi do liên hệ với bất cứ tai tiếng nào gần đây ở Rôma.
Nhìn trở lui, rất có thể một số vị Hồng Y này nhìn mật nghị hội năm 2013 như một bức minh họa cổ điển cho nguyên tắc “hãy thận trọng về điều bạn muốn”. Thay đổi chính là điều các ngài muốn, và các ngài đang nhận được nó một cách dư thừa.
Các vị nào là các ứng viên dẫn đầu?
Oái oăm thay, không phải là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenes Aires, người đã xuất hiện ở ban công nhà thờ Thánh Phêrô trong tư cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Phần đông các nhà chuyên môn cho rằng vận may nhất của Đức Hồng Y Bergoglio đã diễn ra rồi vào năm 2005, lúc ngài về nhì sau Đức Bênêđíctô XVI, và coi ngài như khó mà được bầu lần này.
Đến lúc đầu phiếu, phần lớn những người đánh cuộc đưa ra 3 vị dẫn đầu: Đức Hồng Y Angelo Scola của Milan, Ý; Đức Hồng Y Marc Ouelette của Quebec, Gia Nã Đại, vị đứng đầu thánh bộ giám mục hết sức quan trọng của Tòa Thánh; và Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer của Sao Paolo, Ba Tây, vị người Nam Mỹ có thể được bầu hơn cả. Lần đầu tiên, một người Hoa Kỳ cũng đã trở thành một người tranh cử nghiêm túc, đó là Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston, một tu sĩ Dòng Capuchin Phanxicô, nhà cải tổ các tai tiếng lạm dụng tình dục và cũng có tài hấp dẫn ngang ngửa như Đức Hồng Y Bergoglio.
Nhìn lui, dựa theo kết quả, người ta thấy hai nhân tố xem ra trổi vượt.
Thứ nhất, Đức Hồng Y Bergoglio gây ấn tượng nơi nhiều đồng nghiệp Hồng Y với các nhận định của ngài trong các phiên họp toàn thể trước Mật Nghị Hội, tức những phiên họp giúp các Hồng Y cử tri cơ hội suy nghĩ thấu đáo các vần đề và khảo sát các ứng viên. Trong các phiên họp này, ngài nhấn mạnh việc cần phải có một giáo hội truyền giáo hơn, một giáo hội biết vươn tay ra với những con người ở “các vùng ngoại vi hiện sinh” của thế giới hậu hiện đại.
Thứ hai, các vị Hồng Y cũng nghe các đồng nghiệp Châu Mỹ La Tinh của Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng ngài là người biết phải cai trị ra sao. Ngài vốn thuộc tầng lớp lãnh đạo suốt cả đời ngài, từng làm giám tỉnh Dòng Tên ở Á Căn Đình lúc mới có 36 tuổi, rồi phục vụ trong tư cách giám mục và tổng giám mục một trong những tổng giáo phận phức tạp nhất thế giới là Buenos Aires trong 20 năm. Nói cách khác, nếu các ngài muốn có một con người có thể đem lại trật tự cho Vatican, thì ngài chắc chắn là con người ấy.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là ai?
Khi được hỏi câu trên trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng của một ấn phẩm Dòng Tên hồi tháng Chín, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời “một kẻ tội lỗi… đó là định nghĩa chính xác nhất. Đó không phải là một mỹ từ, một thể văn chương. Mà tôi quả là một kẻ có tội”.
Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio sinh ở Buenos Aires năm 1936, con của một gia đình di dân Ý xuất thân từ Piedmont. Ngài lớn lên tại nước Á Căn Đình đầy sóng gío của hai thập niên 1940 và 1950, được phổ thông hóa nhờ nhạc kịch Evita, phát triển được một khiếu thưởng ngoạn phim ảnh Ý, điệu tango và môn túc cầu. Ngài vốn là người say mê cuốn phim La Strada của Fellini, các văn sĩ như Fyodor Dostoevski, Friedrich Holderlin, và Miguel de Cervantes, và câu lạc bộ túc cầu San Lorenzo ở Buenos Aires. (Trong trận đấu đầu tiên sau khi ngài được bầu, đội banh này mặc áo thung với hình đức tân giáo hoàng trên ngực; và họ đã thắng 1-0).
Lúc 21 tuổi, Bergoglio mắc chứng viêm phổi nặng, buộc các bác sĩ phải cắt bỏ một phần lá phổi bên trái của ngài. Việc gần đụng tới cái chết này có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định gia nhập Dòng Tên sau đó một năm của ngài, dòng này vốn là dòng lớn nhất và “nhiều chuyện” nhất của Giáo Hội Công Giáo. Nổi tiếng từ đầu như một con người có tiềm năng lãnh đạo, Bergoglio trở thành bề trên tỉnh Dòng, tức người đứng đầu Dòng Tên ở Á Căn Đình lúc mới 36 tuổi.
Làm bề trên tỉnh, ngài đụng độ với một số người cùng Dòng, điều sau này được ngài gán cho phong thái quá “độc đoán” trong việc đưa ra quyết định. Thập niên 1980, Bergoglio gần như phải đi biệt xứ, cho tới lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử nhiệm ngài làm giám mục ở Buenos Aires vào năm 1992 và nâng ngài lên Tổng Giám Mục năm 1997. Ngài là người tranh chức giáo hoàng năm 2005, trong mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Tám năm sau, phần lớn các quan sát viên của Vatican nghĩ thời điểm của ngài đã qua đi, chỉ để thấy ngài xuất hiện trên ban công Nhà Thờ Thánh Phêrô sau 5 lần bỏ phiếu.
Ngoài mấy điểm về tiểu sử trên, có một cuộc tranh luận mạnh mẽ về việc Đức Phanxicô là ai và ngài sẽ mang tới thứ thay đổi nào. Một số người coi ngài chỉ là người dán nhãn hiệu mới cho cùng một sản phẩm tôn giáo, trong khi nhiều người khác coi ngài gần như Che Guevara mặc áo dòng vậy. Nhiều câu hỏi được nêu ra. Người ta bảo ngài chưa bao giờ là người cánh hữu, nhưng điều này có đặt ngài vào cánh tả không? Có ngày ngài bảo Thiên Chúa không phải là người Công Giáo, ngày hôm sau, ngài lại bảo: bất cứ ai không cầu nguyện với Chúa Kitô là cầu nguyện với ma qủy, thành thử không biết ngài cấp tiến hay theo trường phái bảo thủ?
Chiến lược tốt nhất để hiểu các giọng nói chống chọi nhau này có lẽ lả để Đức Giáo Hoàng tự nói cho chính ngài.
Trong Thánh Lễ đầu tiên vào ngày 17 tháng Ba, Đức Phanxicô nói rằng “sứ điệp mạnh nhất của Chúa là lòng thương xót”; câu này ít nhiều cho thấy một chương trình cai trị.
Mọi vị giáo hoàng đều có khuynh hướng đưa ra một ý tưởng thiêng liêng dùng làm chìa khóa mở toang nghị trình của mình. Đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là khẩu hiệu “Đừng sợ!”, một lời kêu gọi nhằm phục hồi khí lực truyền giáo. Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ý tưởng đó là “đức tin và lý trí”, tức ý tưởng cho rằng tôn giáo và văn hóa thế tục cần lẫn nhau.
Đối với Đức Phanxicô, ý tưởng cốt lõi này là lòng thương xót. Khẩu hiệu giáo hoàng của ngài là Miserando atque eligendo, một câu Latinh có nghĩa “nhờ có lòng thương xót và chọn lựa”. Cho nên để trả lời câu hỏi Đức Phanxicô là ai, câu trả lời nói nhiều hơn cả có thể là “Vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”.
Ngài cấp tiến? Ôn hòa? Hay bảo thủ?
Nói cho ngay, có lẽ những hạn từ trên không hẳn là những hạn từ tốt nhất để ta sử dụng, một phần vì Đức Phanxicô hiểu chúng khác với phần lớn người Tây Phương. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn của Dòng Tên, ngài nói rằng ngài “không bao giờ là người cánh hữu cả” nhưng điều ngài muốn nói ở đây là ngài không bao giờ ủng hộ nền độc tài quân sự ở Á Căn Đình trong các thập niên 1970 và 1980. Ngài thực sự không tự đặt ngài vào phổ ý thức hệ ở đầu thế kỷ 21.
Còn về việc Đức Phanxicô được người ta tri cảm ra sao, thì phần đông người Công Giáo có lẽ coi ngài là người ôn hòa nhưng hơi nghiêng về cánh tả một chút.
Rõ ràng, ngài không duy tả triệt để. Ngài hoàn toàn chủ trương “không” đối với việc phong chức cho phụ nữ, nói rằng việc này đã được kết thúc dưới thời Đức Gioan Phaolô II. Được hỏi quan điểm riêng của ngài về phá thai và hôn nhân đồng tính, ngài trả lời đó là lập trường của Giáo Hội mà ngài là “một đứa con của Giáo Hội”.
Thế nhưng, ngài cũng không duy truyền thống cánh hữu. Ngài không mộ mến Thánh Lễ La Tinh như Đức Bênêđíctô XVI; ngài đã đưa ra nhiều dấu hiệu với người cấp tiến cảm thấy bị đẩy qua bên lề thời Đức Bênêđíctô XVI, cho họ thấy ngài muốn lắng nghe họ; và ngài làm nhiều cử chỉ vươn tay ra với các nhóm bị khinh bạc như phụ nữ và những người đồng tính, coi chúng như đặc điểm nổi bật của triều đại ngài.
Một cách xác định ra hướng đi của một nhà lãnh đạo là nhìn vào những người bị ngài làm cho khó chịu và điều xem ra rõ ràng là những phản công lúc ban đầu chống lại Đức Phanxicô phần lớn phát xuất từ cánh hữu Công Giáo, họ sợ rằng ngài dễ dàng đầu hàng trước trận chiến văn hóa và qúa nhẹ tay với các bất đồng nội bộ.
Nói chung, nhiều người Công Giáo mà điểm qui chiếu chính vốn là Công Đồng cải tổ Vatican II (1962-1965) coi ngài là vị giáo hoàng, cuối cùng, có khả năng thực hiện lời hứa của Công Đồng này về một Giáo Hội hiện đại và bao gồm nhiều người hơn.
Còn tiếp
Văn Hóa
Lưới cá - Lưới người
LM. Phêrô Hồng Phúc
09:16 21/09/2017
Chỉ thuyền với lưới lại thêm mệt người.
Thầy truyền con sẽ vâng lời
Nước sâu thả lưới cuộc đời dấn thân. (x.Lc 5, 1-10).
Biển khơi sóng vỗ ì ầm,
Biển đời còn lớp sóng ngầm nhiều hơn.
Lưới kia bắt cá đại dương,
“Lưới người” vây bủa yêu thương đời đời.
Vâng, người chọn giữa muôn người,
Để dâng tế lễ đời đời cho dân (Dt 5,1).
Dù mang thân xác bụi trần
Nhưng tràn sức sống Thánh Thần tình yêu.
Kho tàng thiêng thánh phong nhiêu
Qua tay linh mục sớm chiều phát ban.
Trái tim quảng đại dịu dàng
Yêu thương, tha thứ, dẫn đàng thiêng liêng.
Ngài mang lấy mùi của chiên (ĐTC Phanxicô)
Trở thành muối đất siêu nhiên ướp đời.(x. Mt 5,13)
Nên như ánh sáng rạng ngời (x. Mt 5,14)
Là người của Chúa giảng lời Phúc Âm.
Ai gánh nặng, ai khổ tâm,
Ngài là đuốc sáng gieo mầm tin yêu.
Bệnh nhân, người bóng xế chiều,
Ngài - niềm an ủi bao nhiêu dịu dàng.
Tuổi xuân cạm bẫy ẩn tàng,
Ngài là huynh trưởng dẫn đàng khôn ngoan.
Tuổi thơ trong trắng, ngỡ ngàng,
Ngài gieo Lời Chúa, tưới chan phúc trời.
Đồng hành với người ra khơi,
Thả phao cứu rỗi ai đời tội nhân.
Ngài là chiến sĩ ân cần
Giữ gìn công lý, canh tân cuộc đời.
Tạ ơn tình Chúa diệu vời
Ban chức linh mục cho người trần gian.
Xin ơn gìn giữ vẹn toàn
Xác hồn trong trắng, bình an Nước Trời.
Từ “lưới cá” nên “lưới người”
Chúc mừng cha mới cuộc đời đổi thay.
Ra khơi thả lưới theo Thầy
Tương lai rạng sáng – thuyền đầy cá to./.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Tản mạn đời tha hương: Nghĩ về hôn nhân gia đình hôm nay
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
20:32 21/09/2017
Lời ngỏ:
Tôi đã chọn sống kiếp ‘đi tu’. Trước sau đinh ninh một niềm tin rằng Chúa đã định, đã gọi tôi. Chả bao giờ quên bài thánh ca nổi tiếng được hát lên ngày thụ phong Linh Mục: Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha chọn con giữa muôn người…
Bây giờ tôi vẫn thuộc giới nhà tu. Chuyện vợ con gia đình thì mù tịt. Nhưng nhờ đọc sách báo, dự các buổi thuyết trình, nghe bao truyện làng trên xóm dưới, cũng như qua các dịp giải tội, tôi đã phần nào hiểu được chỗ đứng của gia đình trong xã hội, cũng như mặt trái mặt phải của cuộc sống hôn nhân. Lắm lúc thấy đời lứa đôi thật là hấp dẫn. Nhưng đôi khi cũng thấy nó nhiêu khê phức tạp quá. Cứ dựa vào câu truyện Chúa dựng nên ông A Dong, rồi thương chàng lẻ loi cô độc, nên ban thêm cho bà E Và làm bạn đời, bà con mình mới nhìn ra những nụ cười chen lẫn với bao giọt lệ đầy vơi.
Thực tế cuộc đời:
Người Hoa Kỳ hay nói diễu về ý nghĩa việc kết hợp 2 người làm một trong khế ước hôn nhân thế này: Ngày cưới, hai vợ chồng hạnh phúc vai kề vai, nắm tay bước xuống lòng nhà thờ, tin tưởng ‘hai mình sẽ nên một’ suốt đời ( We two now become One ). Nhưng từ đó về sau, ngày nào họ cũng tự hỏi và bàn cãi với nhau: Which One ?
Đi tu có những chặng đường vui buồn nối tiếp. Đời sống lứa đôi cũng chả khác gì. Các vị chuyên gia về gia đình thường kê khai 5 đoạn đường nối tiếp nhau của các chàng và các nàng thế này:
Trước hết là đoạn vui vẻ háo hức ban đầu: Mến nhau vì sắc, chuộng nhau vì tài mà lị ! Bao nhiêu mộng đẹp xuất hiện trong trí cả hai. Xem ra ‘chúng mình hợp nhau quá’, bao nhiêu thứ tương đồng về mọi vấn đề. Thế là rủ nhau tiến lên bàn thờ, cùng thề hứa trăm năm sắt cầm.
Rồi kế đến là về chung một mái nhà. Tháng ngày ‘trăng mật’ đã qua, đa số giảm nồng độ ‘thân mật’, để rồi lắm cặp gặp cảnh ‘vỡ mật’ khá sớm. Tất cả chỉ vì những điểm bất đồng từ từ xuất hiện. Bao cặp bắt đầu thấy hối tiếc vì đã vội vã thành ‘ván đóng thuyền’. Được hưởng những giây phút ôm ấp đầy lý thú, nhưng liền ngay đó có thể là những màn cãi vã lớn nhỏ hàng ngày. Đôi bạn bắt đầu có nét mặt đăm chiêu tư lự.
Đến chặng đường thứ ba là cố gắng điều chỉnh cuộc sống chung. Tập nhịn nhau một tí. Ráng tạm thời chấp nhận nhau qua những khác biệt oái oăm, tuy thấy vẫn như quá khó. Một thế-giới-quan và nhân-sinh-quan mới dần dần xuất hiện trong tâm tưởng. Khuôn mặt ai cũng xem ra khá mệt mỏi.
Tới chặng đường thứ tư là, nếu không muốn bỏ nhau, thì đành chính thức chấp nhận nhau, dù miễn cưỡng. Họ trốn chạy sự gò bó và giả hình, để mua bằng được sự bình an, thanh thản. Có cặp tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia, các cố vấn hôn nhân gia đình.
Và với chặng cuối cùng: Họ an phận, quyết sống hiền hòa và ráng hưởng tưổi già, trong khung cảnh của cái thú ‘điền viên’ tao nhã. Họ tìm vui nơi con cháu. Rồi chậm rãi ôn lại những kỷ niệm buồn vui cũ, giúp họ dần dà khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống lứa đôi chính là để bổ túc cho nhau, qua những khác biệt tinh thần cũng như thể xác.
Phải tính sao đây ?
Tới lúc nào đó, họ nghiệm ra rằng chẳng ai mua ngay được hạnh phúc hôn nhân, mà cả hai cùng phải dựng xây, vun xới và tưới bón nó hàng ngày. Mà cũng chẳng có hãng nào bán bảo hiếm cho cái hạnh phúc cao cả này. Khi lơ đễnh mà quá chú trọng một mặt nào đó, như tiền bạc, chuyện chăn gối, lòng tự ái, tình yêu tuyệt đối...thì sẽ có vấn đề ngay, nhất là một khi quên bẵng chuyện cầu nguyện chung, quên rằng cùng phải vác thập giá cho nhau, kiên tâm ở cả những lúc tăm tối cuộc đời, cũng như quên tìm những lời cố vấn khôn ngoan kinh nghiệm.
Thêm vào đó là phải nhìn ra cái nguy hiểm lúc nào cũng rình mò quyến rũ là chuyện ly dị, cũng như không được coi thường việc xây dựng tình bạn bên cạnh tình yêu. Cả hai cùng phải ghi nhớ câu truyện Chúa Giê-su làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon trong tiệc cưới Cana: Chúa đã cho ta thấy Ngài luôn lưu tâm tới cuộc sống lứa đôi và gia đình. Khi gặp khó khăn trắc trở hãy tìm tới Ngài xin cứu giúp đỡ nâng. Điều quan trọng hàng đầu là cả hai cùng biết luôn tìm thánh ý Chúa, thay vì chỉ tìm ý riêng mình.
Rất tiếc nhiều người cứ tưởng mình đã thông minh giỏi giang đủ. Mà cũng có người cứ đi tìm 'cố vấn' ở những nguồn tào lao, như các thày bói 'nói dựa' chỉ mong kiếm tiền.
Một yếu tố hệ trọng nữa là các cặp vợ chồng phải đặt cho đúng giá trị và vai trò làm cha làm mẹ. Chúa cho ta sinh con, thì phải dạy con giùm Chúa. Giáo dục gia đình phải đi hàng đầu, để vạch hướng đời cho con cái.
Vì quên ‘con cái là của Chúa’, nên nhiều phụ huynh cứ dạy con theo kiểu ích kỷ, muốn nó phải sống theo ý riêng mính, nhất là bó buộc chúng theo những nghề nghiệp làm mình ‘nở nang mặt mũi’. Rồi chuyện luôn phải ra sức thực hành: là làm gương sáng và hy sinh, kèm lời cầu nguyền, một khi thấy chúng bắt đầu hư hỏng.
Dù trong hoàn cảnh nào, các cặp vợ chồng luôn phải liên tục học hỏi: Học cho thông suốt ý nghĩa của 2 chữ ‘bình quyền’ hiện nay đang được đề cao, cũng như kiên tâm thi hành mỗi ngày cho thật chính xác. Rồi cũng phải cảnh tỉnh trước trào lưu ‘cá nhân chủ nghĩa’ lan tràn khắp nơi lúc này: ai cũng đặt cái ‘tôi’ của mình vào vị trí quá cao.
Trên phương diện tôn giáo, thế giới bây giờ đang bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Mà thiếu niềm tin thì hôn nhân và gia đình Công Giáo sẽ bị mất gốc rễ ghê gớm. Cuối cùng là phải biết chọn bạn bè tốt, phải biết xa tránh những môi trường xã hội quá ‘cấp tiến’, quá phóng khoáng tự do. Chỗ này cũng cần thêm lời nhắc nhở: phải giới hạn những đam mê vật chất, thích mua sắm, chi dùng phí phạm. Được vậy, nó sẽ là thuốc chữa tránh cho những lần cãi vã tranh chấp nội bộ không nhỏ.
Đêm ngày cả 2 cùng phải tâm niệm: Với nụ cười trên môi, với tâm hồn cởi mở đối thoại, với ý hướng muốn cho đi, thay vì chỉ đòi hỏi, cũng như với sự học biết tha thứ lẫn cho nhau, chúng ta nhất định có khả năng xây dựng một gia đình ấm cúng hạnh phúc.
Có nhau vĩnh cửu:
Cuộc đời dài nhưng cũng thật là ngắn. Trong hôn nhân, mới cưới đó mà chả mấy chốc cả 2 mái đầu đã điểm sương. Cả 2 cần cùng cầu nguyện mỗi ngày, tuy không đòi xin được hạnh phúc tuyệt đối như mơ ước, nhưng có khả năng sống sao để rồi tuổi già sẽ phải là dịp ‘trăng mật’ đẹp và ý nghiã nhất.
Như thế, theo một cách nói nào đó, chúng ta cùng xây cho nhau một thiên đường nhỏ trên trần gian. Đây quả thật là một 'Ơn Gọi' cho cả hai người. Cái thiên đường nhỏ này sẽ là bảo chứng cho cả 2 cùng nắm được tấm vé vào cửa thiên đàng lớn vĩnh cửu mai sau.
Thật đáng sợ khi rồi mai thấy có ai trong gia đình không được diễm phúc cùng đoàn tụ trên nước Trời! Thực tế là chúng ta phải học giúp nhau thánh hóa cả gia đình mỗi ngày. Coi đây như một nhiệm vụ căn bản hàng đầu của cuộc sống lứa đôi. Tuổi già sẽ là cơ hội bằng vàng nhắc cả hai về cái đích cuối cùng cao đẹp này.
Lúc đó, cả hai cùng ngồi ngâm lại bài thơ 'ĐÔI DÉP' khá phổ thông ngày nào:
"Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao.
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp.
Dẫu vinh nhục, không đi cùng kẻ khác.
Phận số chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia".
Cao đẹp thay !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
Tôi đã chọn sống kiếp ‘đi tu’. Trước sau đinh ninh một niềm tin rằng Chúa đã định, đã gọi tôi. Chả bao giờ quên bài thánh ca nổi tiếng được hát lên ngày thụ phong Linh Mục: Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha chọn con giữa muôn người…
Bây giờ tôi vẫn thuộc giới nhà tu. Chuyện vợ con gia đình thì mù tịt. Nhưng nhờ đọc sách báo, dự các buổi thuyết trình, nghe bao truyện làng trên xóm dưới, cũng như qua các dịp giải tội, tôi đã phần nào hiểu được chỗ đứng của gia đình trong xã hội, cũng như mặt trái mặt phải của cuộc sống hôn nhân. Lắm lúc thấy đời lứa đôi thật là hấp dẫn. Nhưng đôi khi cũng thấy nó nhiêu khê phức tạp quá. Cứ dựa vào câu truyện Chúa dựng nên ông A Dong, rồi thương chàng lẻ loi cô độc, nên ban thêm cho bà E Và làm bạn đời, bà con mình mới nhìn ra những nụ cười chen lẫn với bao giọt lệ đầy vơi.
Thực tế cuộc đời:
Đi tu có những chặng đường vui buồn nối tiếp. Đời sống lứa đôi cũng chả khác gì. Các vị chuyên gia về gia đình thường kê khai 5 đoạn đường nối tiếp nhau của các chàng và các nàng thế này:
Trước hết là đoạn vui vẻ háo hức ban đầu: Mến nhau vì sắc, chuộng nhau vì tài mà lị ! Bao nhiêu mộng đẹp xuất hiện trong trí cả hai. Xem ra ‘chúng mình hợp nhau quá’, bao nhiêu thứ tương đồng về mọi vấn đề. Thế là rủ nhau tiến lên bàn thờ, cùng thề hứa trăm năm sắt cầm.
Rồi kế đến là về chung một mái nhà. Tháng ngày ‘trăng mật’ đã qua, đa số giảm nồng độ ‘thân mật’, để rồi lắm cặp gặp cảnh ‘vỡ mật’ khá sớm. Tất cả chỉ vì những điểm bất đồng từ từ xuất hiện. Bao cặp bắt đầu thấy hối tiếc vì đã vội vã thành ‘ván đóng thuyền’. Được hưởng những giây phút ôm ấp đầy lý thú, nhưng liền ngay đó có thể là những màn cãi vã lớn nhỏ hàng ngày. Đôi bạn bắt đầu có nét mặt đăm chiêu tư lự.
Đến chặng đường thứ ba là cố gắng điều chỉnh cuộc sống chung. Tập nhịn nhau một tí. Ráng tạm thời chấp nhận nhau qua những khác biệt oái oăm, tuy thấy vẫn như quá khó. Một thế-giới-quan và nhân-sinh-quan mới dần dần xuất hiện trong tâm tưởng. Khuôn mặt ai cũng xem ra khá mệt mỏi.
Tới chặng đường thứ tư là, nếu không muốn bỏ nhau, thì đành chính thức chấp nhận nhau, dù miễn cưỡng. Họ trốn chạy sự gò bó và giả hình, để mua bằng được sự bình an, thanh thản. Có cặp tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia, các cố vấn hôn nhân gia đình.
Và với chặng cuối cùng: Họ an phận, quyết sống hiền hòa và ráng hưởng tưổi già, trong khung cảnh của cái thú ‘điền viên’ tao nhã. Họ tìm vui nơi con cháu. Rồi chậm rãi ôn lại những kỷ niệm buồn vui cũ, giúp họ dần dà khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống lứa đôi chính là để bổ túc cho nhau, qua những khác biệt tinh thần cũng như thể xác.
Phải tính sao đây ?
Thêm vào đó là phải nhìn ra cái nguy hiểm lúc nào cũng rình mò quyến rũ là chuyện ly dị, cũng như không được coi thường việc xây dựng tình bạn bên cạnh tình yêu. Cả hai cùng phải ghi nhớ câu truyện Chúa Giê-su làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon trong tiệc cưới Cana: Chúa đã cho ta thấy Ngài luôn lưu tâm tới cuộc sống lứa đôi và gia đình. Khi gặp khó khăn trắc trở hãy tìm tới Ngài xin cứu giúp đỡ nâng. Điều quan trọng hàng đầu là cả hai cùng biết luôn tìm thánh ý Chúa, thay vì chỉ tìm ý riêng mình.
Rất tiếc nhiều người cứ tưởng mình đã thông minh giỏi giang đủ. Mà cũng có người cứ đi tìm 'cố vấn' ở những nguồn tào lao, như các thày bói 'nói dựa' chỉ mong kiếm tiền.
Một yếu tố hệ trọng nữa là các cặp vợ chồng phải đặt cho đúng giá trị và vai trò làm cha làm mẹ. Chúa cho ta sinh con, thì phải dạy con giùm Chúa. Giáo dục gia đình phải đi hàng đầu, để vạch hướng đời cho con cái.
Vì quên ‘con cái là của Chúa’, nên nhiều phụ huynh cứ dạy con theo kiểu ích kỷ, muốn nó phải sống theo ý riêng mính, nhất là bó buộc chúng theo những nghề nghiệp làm mình ‘nở nang mặt mũi’. Rồi chuyện luôn phải ra sức thực hành: là làm gương sáng và hy sinh, kèm lời cầu nguyền, một khi thấy chúng bắt đầu hư hỏng.
Trên phương diện tôn giáo, thế giới bây giờ đang bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Mà thiếu niềm tin thì hôn nhân và gia đình Công Giáo sẽ bị mất gốc rễ ghê gớm. Cuối cùng là phải biết chọn bạn bè tốt, phải biết xa tránh những môi trường xã hội quá ‘cấp tiến’, quá phóng khoáng tự do. Chỗ này cũng cần thêm lời nhắc nhở: phải giới hạn những đam mê vật chất, thích mua sắm, chi dùng phí phạm. Được vậy, nó sẽ là thuốc chữa tránh cho những lần cãi vã tranh chấp nội bộ không nhỏ.
Đêm ngày cả 2 cùng phải tâm niệm: Với nụ cười trên môi, với tâm hồn cởi mở đối thoại, với ý hướng muốn cho đi, thay vì chỉ đòi hỏi, cũng như với sự học biết tha thứ lẫn cho nhau, chúng ta nhất định có khả năng xây dựng một gia đình ấm cúng hạnh phúc.
Có nhau vĩnh cửu:
Như thế, theo một cách nói nào đó, chúng ta cùng xây cho nhau một thiên đường nhỏ trên trần gian. Đây quả thật là một 'Ơn Gọi' cho cả hai người. Cái thiên đường nhỏ này sẽ là bảo chứng cho cả 2 cùng nắm được tấm vé vào cửa thiên đàng lớn vĩnh cửu mai sau.
Thật đáng sợ khi rồi mai thấy có ai trong gia đình không được diễm phúc cùng đoàn tụ trên nước Trời! Thực tế là chúng ta phải học giúp nhau thánh hóa cả gia đình mỗi ngày. Coi đây như một nhiệm vụ căn bản hàng đầu của cuộc sống lứa đôi. Tuổi già sẽ là cơ hội bằng vàng nhắc cả hai về cái đích cuối cùng cao đẹp này.
Lúc đó, cả hai cùng ngồi ngâm lại bài thơ 'ĐÔI DÉP' khá phổ thông ngày nào:
"Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao.
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp.
Dẫu vinh nhục, không đi cùng kẻ khác.
Phận số chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia".
Cao đẹp thay !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư