Ngày 22-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Diệt trừ gương xấu
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:01 22/09/2009
Chúa Nhật 26 thường niên (Mác cô 9, 38-48)

Gương xấu lây lan nhanh như đại dịch, bùng phát mạnh như cháy rừng. Nguy cơ lây nhiễm cao đến nỗi người ta thường nói: gần mực ắt phải đen cũng như gần đèn tất phải sáng. Biết bao nhiêu thói xấu của thế hệ trước ảnh hưởng đến những thế hệ tiếp theo đang làm cho xã hội chúng ta điêu đứng.

Chúa Giê-su ví tác động của gương xấu ảnh hưởng lên những người chung quanh y như men trong bột. Chỉ cần một nhúm men nhỏ cũng đủ sức làm dậy lên cả một thúng bột lớn. Một ít men rượu làm cho cả nồi cơm nên rượu; chút ít men dấm làm cho cả hũ nước nên dấm chua; men thối thì làm cho lương thực nên thối; men độc thì làm cho đồ ăn nên độc...

Chúa Giê-su xem thái độ giả dối của những người biệt phái cũng như tâm địa độc ác của vua Hê-rô-đê là những thứ men độc hại có thể khiến cho những người chung quanh bị tiêm nhiễm y như men ảnh hưởng lên bột nên Người cảnh báo các môn đệ phải đề phòng: “Anh em phải coi chừng men biệt phái và men Hê-rô-đê” (Mc 8, 15).

Chính vì gương xấu của người nầy gây ảnh hưởng tai hại lên nhiều người khác nên Chúa Giê-su kịch liệt bài trừ. Người muốn nhổ bỏ thói xấu tận gốc rễ, muốn tẩy trừ gương xấu bằng mọi giá.

Trước hết, Người răn đe những người gây ra gương xấu bằng những lời lẽ thật nghiêm khắc: "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.” (Mc 9, 42)

Và Người muốn diệt trừ các duyên cớ gây ra tội lỗi cách rất quyết liệt: "Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mc 9, 43-48)

Khi phán dạy như thế, Chúa Giê-su không có ý nói là chúng ta phải huỷ hoại thân mình để loại trừ thói xấu, nhưng Người có ý nói phải diệt trừ thói xấu cách quyết liệt, bằng bất cứ giá nào.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc nhổ bỏ tội lỗi và thói xấu là điều thật khó khăn, vì việc xấu ta vừa dứt bỏ hôm nay, ngày mai lại quay về.

Tẩy trừ thói xấu cũng như xua đuổi một con chó ghẻ trung thành. Khi con chó trong nhà bị ghẻ lở trông thật ghê tởm và hôi hám, người nhà quyết xua đuổi nó đi, nhưng lát sau nó cũng quay về. Dù người nhà tiếp tục đánh đập và xua đuổi nó đi xa … nó cũng lại trở về!

Tẩy trừ thói xấu cũng y như nhổ cỏ cú (một thứ cỏ có nhiều rễ củ ăn sâu xuống lòng đất, rất khó diệt) trên mảnh đất tốt. Hôm nay nhổ sạch cỏ rồi, mai gặp một trận mưa to, cỏ lại mọc lên phơi phới.

Như vậy, không lẽ con người đành bó tay trước thói hư tật xấu?

Bệnh nào cũng có thuốc chữa. Sâu nào cũng có thuốc trừ.

Đối với những đám đất nhiều cỏ cú diệt hoài không được, người nông dân kinh nghiệm có thể diệt hết cỏ bằng cách biến nó thành thửa ruộng lúa nước. Người ta bơm nước vào đám đất có nhiều cỏ, ngâm nước một thời gian cho cỏ thối đi, rồi cày và trục chôn cỏ mục xuống bùn. Sau đó, người ta sạ lúa xuống. Chờ lúa mọc lên chừng mươi phân, người nông dân lại cho nước vào phủ hết mặt ruộng, rồi bung phân cho lúa bốc lên nhanh; lá lúa vươn ra um tùm che phủ mặt ruộng khiến cỏ dại không thể nào mọc lên được.

Có người diệt cỏ bằng cách trồng mía. Mía con vừa mới lên liền được bón thúc phân thật sớm khiến bụi mía phát triển sum suê. Thế là cỏ dại dưới đất bị chết ngộp vì thiếu ánh sáng.

Thế là nhà nông thắng lớn vì không cần tốn công làm cỏ mà lại thu hoạch được lúa hoặc mía dồi dào.

Vậy thì một trong những phương pháp kiến hiệu để loại trừ gương xấu, thói hư là áp dụng phương thức lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu: quyết tâm tạo cho mình những việc làm tốt để đẩy lui những việc làm xấu; tập thói quen tốt để đẩy lùi thói quen xấu; lấy sách báo lành mạnh thay thế cho sách báo đồi truỵ; lấy phim giáo dục đẩy lùi phim vô luân; chọn bạn tốt lành thay cho bạn bè xấu tính…

Hy vọng nhờ đó, cuộc đời chúng ta ngày càng được cải thiện; tâm hồn chúng ta ngày thêm trong sáng; bản thân chúng ta ngày càng trở nên người có phẩm chất cao.
 
Xin chớ để chúng con sa chước cám đỗ: độc quyền
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:03 22/09/2009
Chúa Nhật XXVI TN B

Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục…Con người xưa lẫn nay đều dễ vướng vào chước cám dỗ độc quyền. Khi đã nắm độc quyền dù ở lãnh vực nào đi nữa thì vị thế, vai trò của chúng ta là như bất khả xâm phạm, chưa kể trong nhiều lãnh vực, khi đã được độc quyền thì lợi ích của chúng ta luôn được bảo đảm. Đằng sau những thứ độc quyền ấy, có một thứ độc quyền chủ yếu chi phối tất cả, đó là độc quyền chân lý, nghĩa là chỉ riêng mình ta mới đúng và như thế những ai khác ta hay ngược với ta đều là sai lạc.

Xưa dân do Thái đúc con bò vàng trong hoang địa không phải là muốn bỏ Thiên Chúa để tôn thờ sản phẩm do tay mình làm nên. Nhưng thực ra họ muốn làm một cái bệ, cái ngai bằng hình con bò để Thiên Chúa ngự. Từ đây khi họ đem cái ngai hình con bò ấy đi đâu thì buộc Thiên Chúa phải đi theo đấy. Thế là họ đã nắm được Thiên Chúa, thần của các thần, chúa của các chúa, nghĩa là họ đã độc quyền được Đấng toàn năng.

Cám dỗ độc quyền còn thể hiện nơi các sinh hoạt của con người dưới nhiều hình thức như thuốc gia truyền, môn võ bí truyền, nhãn hiệu, thương hiệu, bằng sáng chế, phát minh… Có nhiều thứ độc quyền xem ra hữu lý nhằm để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, quyền tác giả…Tuy nhiên từ việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng người ta dễ dàng bị cám dỗ ganh tương đố kỵ và tìm cách loại trừ những ai có quyền lợi tương đồng như mình bằng nhiều hình thức.

Khi Đức Chúa ban Thần khí cho cả những người không đến Lều, Giosuê đã xin Môsê ngăn cấm họ. Giosuê đã ngỡ ngàng trước câu trả lời Môsê: “Anh ghen dùm tôi à ? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí của Người trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !” ( Ds 11,29 ). Chắc hẳn Môsê muốn nhắc bảo Giosuê rằng chớ nên độc quyền ân ban của Đức Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn tự do như gió trời, muốn thổi đâu thì thổi ( x. Ga 3,8 ).

Người hành xử bằng sự độc đoán, độc quyền, chuyên chế vốn thường canh cánh trong lòng nỗi lo sợ kẻ khác tranh quyền, tranh lợi. Nguyên việc người ta như mình hay ngang hàng với mình họ cũng không chịu nỗi huống là qua mặt mình hay hơn mình. Lòng ganh tương, đố kỵ xui khiến chúng ta tìm đủ lý do, đủ mọi cách thế để kìm hãm tha nhân, dìm kẻ khác xuống hoặc ít ra là ngăn cản không cho người ta phát triển hay tiến lên. Thánh Giacôbê khẳng định “ Ở đâu có ganh tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ xấu xa” ( Gc 3,16 ). Điều xấu xa, tồi tệ nhất đó là cả người ganh tương và người bị đố kỵ, cả hai đều bị hạn chế phát triển và khó có thể làm được sự gì tốt đẹp cách đúng nghĩa.

“Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” ( Mc 9,38 ). Ngài Gioan nêu một lý do xem ra có phần hữu lý. Nhưng đằng sau hai từ chúng ta, không biết thầy Giêsu có được bao nhiêu phần, nhưng phần của tập thể nhóm Mười Hai và cách riêng phần của ngài Gioan thì không nhỏ. Ẩn sâu dưới sự độc quyền chính là sự kiêu ngạo, tham danh, hám lợi. Chỉ có ta hay phe nhóm chúng ta mới là duy nhất đúng, vì thế chỉ có ta hay phe ta mới có quyền giáo dục, mới có quyền lãnh đạo… và rồi chỉ có ta, phe ta mới được hưởng lợi lộc và được tôn vinh. Đã từng có thời, Kitô hữu chúng ta cũng rơi tình trạng độc quyền chân lý. Chỉ có chúng ta, người Công Giáo mới nắm được sự thật, còn ngoài ra đều là tà đạo hay lạc đạo. Hậu quả của thái độ độc tôn, độc quyền thật đáng ghê sợ mà lịch sử đã minh chứng mà đáng kể là những cuộc chiến tranh, những sự đàn áp bất công, loại trừ tha nhân cách này cách khác… Đã sám hối và thú lỗi cách minh nhiên, thì chúng tin chắc rằng trong tương lai sẽ chẳng còn xuất hiện những bước chân của đoàn quân thập tự hay các phiên tòa xử người dị giáo.

Biết rằng muốn được hạnh phúc đích thực và trường tồn thì phải qua Chúa Kitô, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống ( x. Ga 14,6 ). Thế mà Chúa Giêsu đã nói với Gioan: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”( Mc 9,40 ). Lời khẳng định của Người giúp ta xác quyết rằng cho dù chân lý là duy nhất nhưng vẫn có đó nhiều ngõ lối để tiếp cận. Hạnh phúc Nước Trời chỉ có một, nhưng Thiên Chúa có nhiều cách thế để ban chính mình cho nhân loại mọi thời và mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Chúa Giêsu trong chuyện dụ ngôn ngày thế mạt đã minh họa sự thật này. Ngay cả những người tự nhận là khi sinh thời đâu có biết Người, thế mà họ cũng “ủng hộ” Người, nghĩa là tiếp bước theo Người và sống cho Người, để rồi đáng được hưởng phúc muôn đời ( x. Mt 25 ).

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” ( Mt 6,13 ). Một trong những chước cám dỗ mà ta cần xin Chúa cứu đỡ, đó là mặc cảm tự tôn. Tự tôn là một hình thái của kiêu ngạo. Khi mặc cảm tự tôn được hổ trợ bằng chút thế, chút lực thì người ta sẽ tìm cách giữ độc quyền trong hành động và sẽ độc đoán trong phán quyết. Độc quyền, độc đoán là một lối sống, một cung cách hành xử của kẻ độc tài. “ Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Lịch sử cho thấy chưa từng có kẻ độc tài nào đem lại điều tốt đẹp cho con người, cho xã hội, mà toàn là những sự xấu xa, tồi tệ, vì đã là kẻ độc tài thì ít nhiều cũng là người độc ác. Dù rằng vẫn có một vài ý kiến không đồng thuận, nhưng người ta cũng thấy có lý phần nào khi gần đây đã đưa lên phim ảnh để gợi lên sự tương đồng giữa nhà độc tài Hitler với nạn dịch chết người HIV- AIDS.

Xin được lưu ý điều này: cầu nguyện không phải là bắt Chúa làm theo ý chúng ta, nhưng để chúng ta nhận biết ý Chúa mà nỗ lực thực hiện. Ngoài việc cảnh giác và khử trừ sự độc ác, độc tài nơi bản thân, thì bạn, tôi, chúng ta cần làm gì để hạn chế và tiến dần đến chỗ loại bỏ những hình thức độc đoán, độc quyền phi nhân, bất chính ngoài xã hội ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo chí Hoa Kỳ loan tin Đan viện Biển Đức ở Texas
Trần Mạnh Trác
08:05 22/09/2009
Lễ khánh thành đan viện Biển Đức tại TX đã được nhiều báo chí Mỹ chú ý, sau đây là bài cuả Catholic News Agency (Văn Phòng Thông Tin Công Giáo):

Đan viện Biển Đức Thiên Tâm khánh thành tại vùng nông thôn Texas

ĐGM Farrell
Dallas, Texas, ngày 22 tháng 9 2009 / 06:05 (CNA). - Một đan viện Biển Đức mới được khánh thành tại nông thôn Texas ngày thứ Bảy là một "sự hiện diện đặc biệt" cho cộng đồng Việt Nam và công bố niềm hy vọng cho tất cả mọi người.

Đan viện có tên là Thiên Tâm nằm trên một trang trại trước đây nuôi đà điểu rộng 300 mẫu Anh, đất đai đã được mua với giá 1.000.000 $.

Cộng đoàn mới này là một nhánh của đan viện Christ in the Desert (Chúa Kitô trong sa mạc) ở New Mexico.

Tại buổi lễ Đức Giám mục Dallas Kevin Farrell đã nói với vài trăm giáo dân tụ tập dưới một lều lớn màu trắng. Hầu hết là người Mỹ gốc Việt từ vùng Dallas, theo tin cuả Dallas Morning News.

Đức Giám mục Farrell nói các đan sĩ dùng ngày dài cầu nguyện và tôn vinh Thiên Chúa để giúp đỡ những người không có thời gian. Ngài nói rằng các đan sĩ có thể đóng vai trò mô phạm cho chúng ta.

"Các quy tắc của Thánh Benedict cũng thường đề cao đức điều độ cho thế giới của chúng ta, một thế giới có nhiều quá đáng trong mọi dạng thức," đức giám mục Farrell nói.

Đan viện trưởng mới (abbot), cha Mayeul Trần Văn Thủ, cũng đọc một lá thư cảm ơn tại lễ khánh thành.

"Chúng tôi cảm nghiệm ân sủng và phước lành của Thiên Chúa trong những cố gắng để bắt đầu một đan viện mới. Chúng tôi rất biết ơn DGM đã cho phép chúng tôi mở một đan viện mới trong Giáo phận Dallas. Sự chào đón nồng nhiệt ngay từ đầu của DGM làm cho chúng tôi cảm thấy như đang sống ngay tại nhà."

"Chúng tôi hy vọng sẽ là một sự hiện diện đặc biệt cho cộng đồng Việt Nam và cũng là một nơi chiêu đãi cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân đến đây cầu nguyện,".

Cha giải thích rằng mục tiêu của đời sống tu viện là "tìm kiếm Thiên Chúa," trích lời thánh Benedict là "Hãy đừng thích gì ngoài tình yêu của Chúa Kitô."

Cha cũng thông báo rằng Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được chọn làm ngày lễ quan thày của Thiên Tâm.

Cha bày tỏ "lòng biết ơn sâu sắc" tới đan viện trưởng cuả Christ in the Desert, cũng có mặt tại lễ khánh thành. Cha cũng cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ việc thành lập tu viện.

Các đan sĩ thức dậy trước khi mặt trời mọc mỗi buổi sáng và có sáu hoặc bảy buổi cầu nguyện mỗi ngày. Họ hy vọng con số đan sĩ sẽ tăng lên tới 20-40 người và cuối cùng trở nên tự túc. Khởi đầu, các đan sĩ có kế hoạch thành lập một trung tâm tĩnh tâm cho người Công giáo trong vùng để đóng tiền tham dự.

"Hiện giờ thì chúng tôi lao động chân tay, chủ yếu là làm sạch, và chúng tôi đang chuẩn bị một nơi để làm vườn," Cha Dominic Hạnh 40 tuổi nói với Dallas Morning News, ngài đã là đan sĩ khi di cư từ Việt Nam đến New Mexico với cha mẹ vào năm 1991.

Ngài nói thêm rằng cuộc sống tu viện là tốt vì ngài "có thể dành bản thân mình cho Chúa trọn đời."

Cha Dom Bruno Corrado Marin, OSB, Bề trên cả (Abbot President) của Tu Hội Subiaco (Subiaco Congregation), cũng gửi thư đến đan viện lưu ý đến vị trí cuả đan viện là nằm trong "vùng đất cao quý Texas" (“noble land of Texas”) và sự ủng hộ cuả cộng đồng Việt Nam, ngài bày tỏ "lời cầu chúc tốt lành nhất trong tinh thần anh em gần gũi được củng cố bởi lời cầu nguyện."

Ngài thỉnh cầu Đức Trinh nữ Maria, "Nữ hoàng của các đan sĩ" và thánh Benedict và thánh Scholastica cầu bầu cho đan sĩ được "đừng thích gì ngoài tình yêu của Chúa Kitô."

Vị bề trên cả cầu nguyện rằng các đan sĩ trở thành "một sự hiện diện của niềm tin và hy vọng, một tuyên ngôn cho tất cả mọi người trong thời đại này."
 
Định hướng ơn gọi cho giới trẻ ở Phi Luật Tân
Nguyễn Hoàng Thương
08:38 22/09/2009
Manila (AsiaNews) - Cha Erwin J. Sayson, linh mục người Pháp chịu trách nhiệm ở trung tâm ơn gọi của Dòng Thánh Tâm cho hay: "Ngày nay, giới trẻ bị hỗn loạn, bị đổ vỡ và bị tổn thương trong đời sống của họ. Họ cần sự hướng dẫn tinh thần để nhận thức ơn gọi của mình, có thể là ơn gọi tu trì hay ơn gọi trần tục". Ngài giúp các thanh niên Nam Nữ tìm ra hướng đi cho bản thân họ và sống với ơn gọi của họ trong đời sống tu trì hay đời sống hôn nhân.

Cha Erwin gia nhập Dòng vào năm 1997 và kể từ 4 năm sau đó ngài đã làm việc với trẻ em đường phố ở Manila. Năm nay, ngài cũng theo dõi luôn nhóm đại học. Hàng ngày, ngài thăm nom nhà của họ, và đảm trách các hoạt động tôn giáo và xã hội cho các bậc cha mẹ và con cái do nhà dòng xúc tiến, như trại hè cho các em, trường học cho người dân bản xứ, các sáng kiến phục vụ xã hội và văn hoá.

Cha cho hay: "Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng giới trẻ ít chịu tập trung và mất ý thức về giá trị của công việc khó khăn và của sự dấn thân". Theo ngài, thái độ này "là hậu quả của một xã hội toàn cầu hoá vốn đầy rẫy những phiền nhiễu xao nhãng. Gặp gỡ giới trẻ, tôi học được cách chạnh lòng thương, và hướng dẫn họ bằng tình thương huynh đệ và nhất là cùng với họ, tôi khám phá ra tầm quan trọng của Thánh Thể và các bí tích".

Dòng Thánh Tâm được cha Andre Coindre thành lập tại Pháp vào năm 1821. Truyền giáo vào Phi Luật Tân bắt đầu vào năm 1959, khi 3 tu sĩ người Canada định cư ở Digos, quần đảo Mindanao. Ngày nay, họ có 4 trung tâm ở Mindanao và một ở Manila. Hiện có tất cả có 18 linh mục (15 người Phi và 3 người nước ngoài), cùng với 5 tập sinh và 7 thỉnh sinh.
 
Vũ trụ cần Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
11:29 22/09/2009
Một số nhận định của giáo sư Owen Gingerich, chuyên viên tinh tú học

Ngày 27-8-2009 giáo sư Owen Gingerich, chuyên viên tinh tú học nổi tiếng Hoa Kỳ, đã thuyết trình tại đại hội ”Tình bạn giữa các dân tộc” lần thứ 30, do phong trào Hiệp Thông và giải Phóng tổ chức hàng năm tại Rimini Trung Italia. Đại hội có đề tài là ”Sự hiểu biết luôn luôn là một biến cố”. Giáo sư đã thuyết trình về đề tài: ”Galileo, sự hấp dẫn và nỗi đớn đau của một cái nhìn mới về thế giới” và cho thấy vụ án Galileo xưa kia đã là lý do xung khắc giữa khoa học và lòng tin, thì nay đã trở thành lý do đối thoại.

Hình các giải thiên hà... do Hubble của Nasa chụp năm 2009
Khoa học gia Gingerich sinh năm 1930 và là giáo sư môn tinh tú học và lịch sử khoa học tại đại học Harvard bên Hoa Kỳ. Ông cũng đã từng là thành viên của Đài quan sát tinh tú vật lý Smithsonian. Ngày còn trẻ ông đã bắt đầu vào nghề bằng cách làm phụ tá cho giáo sư Harlow Shahey trong các khóa học mùa hè. Một trong các cuốn sách nổi tiếng của ông tựa đề ”Vũ trụ của Thiên Chúa”. Giáo sư Gingerich là một tín hữu Kitô sống đạo xác tín. Và đối với giáo sư không thể có xung khắc giữa khoa học và lòng tin.

Đây là một trường hợp điển hình liên quan tới một khoa học gia tên tuổi nhưng sống niềm tin của mình một cách rất xác tín và không thấy có xung khắc nào giữa khoa học và niềm tin.

Tuy nhiên có nhiều khoa học gia chống đối lòng tin, và nhân danh thuyết thực nghiệm họ cho rằng sớm muộn gì khoa học cũng sẽ giải thích được mọi sự mà không cần phải có Thiên Chúa. Đặc biệt họ lấy vụ án Galileo Galilei làm lý cớ để lên án Giáo Hội là phản khoa học và chủ trương ngu dân.

Như đã biết, năm 1616 Khoa học gia Galileo Galilei đã bị khiển trách vì theo thuyết vũ trụ quan của khoa học gia Copernic và khẳng định rằng trái đất xoay quanh mặt trời. Galileo về Roma để bảo vệ các ý kiến của mình và cho thấy chúng không gây hại gì cho Kinh Thánh, nhưng đã không thành công, và ông bị cấm không được tin vào các quan niệm của Copernic nữa. Tuy nhiên Galileo vẫn tiếp tục các nghiên cứu thiên văn của mình và năm 1632 cho xuất bản tác phẩm ”Đối thoại về hai hệ thống tột đỉnh của thế giới”. Cuốn sách đã trở thành văn bản nền tảng cho khoa học tân tiến sau này, trong đó Galileo đề cao các quan niệm thiên văn học của Copernic. Năm sau đó 1633, Galileo bị Hội đồng các Hồng Y triệu về Roma, bị đưa ra tòa vì tội rối đạo và bị kết án tù chung thân. Sau khi ông đồng ý từ bỏ các lý thuyết của Copernic, án tù chung thân được biến thành án quản thúc, ban đầu trong tòa đại sứ Toscana, sau đó trong tòa tổng giám mục Siena, rồi tại quê sinh ở Arcetri. Ông qua đời tại Firenze ngày mùng 8 tháng Giêng năm 1642 hầu như bị mù hoàn toàn.

Ngày mùng 3 tháng 7 năm 1981 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho thành lập Ủy ban giáo hoàng điều tra vụ án Galileo Galilei. Ủy ban gồm 4 tiểu ban tìm hiểu các khía cạnh chú giải kinh thánh, văn hóa, khoa học và tri thức luận, lịch sử và pháp luật. Sau khi Ủy ban nộp bản tường trình kết qủa 13 năm làm việc, ngày 31 tháng 10 năm 1992 Đức Gioan Phaolô II đã thừa nhận có sự lẫn lộn giữa khoa học và Kinh Thánh trong qúa khứ và tái lập danh dự cho Galileo Galilei.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Owen Gingerich, chuyên viên tinh tú học về sự kiện vũ trụ cần Thiên Chúa.

Hỏi: Thưa giáo sư, các chuyên gia vật lý hay hóa học nghĩ gì về vũ trụ? Họ có tin vào một bàn tay thông minh hướng dẫn hay chỉ coi tất cả là chuyện tình cờ mà thôi?

Đáp: Không có một nhà vật lý hay chuyên viên hóa học nào, khi quan sát sự hữu hiệu không thể tin được và đồ hình toàn vẹn của một chất béo được làm thành bởi 2.000 nguyên tử, có thể nghĩ một cách nghiêm chỉnh rằng tất cả các nguyên tử đó chỉ vì tình cờ mà dính lại với nhau trong vị thế của chúng. Chuyện thay đổi tình cờ có thể xảy ra một lần trên 10 nhân cho 321 cường lực, và vì thế không đủ để có thể thực hiện chất béo tinh tế ấy.

Hỏi: Như thế giáo sư giải thích tương quan xung khắc giữa khoa học và lòng tin, và thái độ các khoa học gia thường có đối với đức tin như thế nào?

Đáp: Sự kiện bên trong cấu trúc của nó khoa học không thể hoạt động một cách khác không nhất thiết có nghĩa là vũ trụ không có một vì Thiên Chúa.

Hỏi: Thưa giáo sư Gingerich, Galileo đã là tín hữu có đức tin và đã không hề nghi ngờ vai trò của Thiên Chúa tạo dựng. Các nhà vật lý ngày nay thừa nhận ”sự hòa hợp tinh vi”, thế quân bình của các thông số trong vật lý, và nhiều nhà vật lý đã hiểu vai trò của Thiên Chúa đối với khoa học như là khoa học, Ngài vô hình nhưng cũng không thể bị loại trừ, có phải thế không?

Đáp: Sự quân bình giữa năng lực lan tràn ra bên ngoài và tác động của các sức mạnh hấp dẫn của vạn vật giữ gìn mọi sự với nhau xem ra là dấu chỉ của một bàn tay tạo hóa, cả đối với các khoa học gia vô ngộ xác tín như khoa học gia Fred Hoyle. Theo ông Hoyle, một việc giải thích có lý sự các sự kiện vén mở cho thấy sự can thiệp của một trí thông minh cao vượt, trong lãnh vực vật lý cũng như trong lãnh vực hóa học và trong lãnh vực sinh học. Và khoa học gia Hoyle gợi ý rằng trong thiên nhiên không có các sức mạnh vô mục đích, sức mạnh nào cũng có lý do và mục đích nó; và đây là điều rất đáng nói.

Hỏi: Con người, người nam và người nữ, nhìn thiên nhiên vây bọc chung quanh mình và kêu lên: như thế là chúng ta đã được chờ đợi trong thế giới này... Có các dấu chỉ mới mẻ nào liên quan tới vũ trụ ”được tạo dựng cho loài người” hay không thưa giáo sư?

Đáp: Trước hết chúng ta ở trong một vũ trụ mênh mông bát ngát và rất là cổ xưa. Trong một vũ trụ nhỏ hơn và trẻ hơn, việc xuất hiện của con người đã không thể xảy ra được. Lý do là vì sẽ thiếu thời gian để nấu chín các yếu tố cần thiết cho sự sống. Vũ trụ của chúng ta tiếp đón một cách rất là ngoại thường và thích hợp với sự phát triển của các hình thái sự sống thông minh. Nhưng ngày nay để có thể tìm lại được vai trò của Thiên Chúa đã bị nhiều khoa học gia chối bỏ, thì chúng ta phải quay trở lại đàng sau và lần ngược lên cho tới khoa học gia Isaac Newton. Ông Newton đã dành ra 18 năm trời để biên soạn cuốn ”Các nguyên tắc”, và ông hiểu rằng hiện tượng trọng lượng đã là điều đại đồng và mỗi một khối đi qua bất cứ khối nào khác hiện diện trong vũ trụ. Ông nhận định rằng các hành tinh không chịu ảnh hưởng của mặt trời, nhưng chúng hấp dẫn lẫn nhau. Và cái gì có thể duy trì trong tình trạng quân bình một hệ thống phức tạp như thế? Newton đi tới kết luận rằng, nếu các hành tinh không ra khỏi qũy đạo của chúng, thì chỉ vì có một sự can thiệp liên lỉ của Thiên Chúa.

Hỏi: Thưa giáo sư, từ nửa thế kỷ qua người ta cũng đã bắt đầu tìm kiếm sự sống ngoài trái đất và ngoài hệ thống thái dương hệ với các chương trình thám hiểm không gian để tìm ngược lên cho tới thời tạo dựng, có phải thế không?

Đáp: Vũ trụ của chúng ta có từ hơn 13 tỷ năm nay. Điều này có nghĩa là thiên nhiên đã có một thời gian vô tận để làm việc cho sự tạo dựng của các hình thái sự sống khác nhau. Chúng ta có thể nói rằng có một số không thể đếm nỗi các môi trường có thể ở được, trong đó sự sống có thể được phát triển. Từ hơn nửa thế kỷ nay ngành tinh tú quang tuyến, do hai ông Giuseppe Cocconi và Philip Morrison thành lập, đã dùng các các làn sóng phát thanh để thông truyền với các hình thái sự sống thông minh ngoài trái đất.

Hỏi: Thưa giáo sư, người ta nói trên trời có nhiều sao đến nỗi mỗi người trên trái đất, kể cả các trẻ em, đều có thể có đến 30 ngôi sao, có đúng vậy không?

Đ: Chính vì trong vũ trụ có nhiều sao như thế nên các nhà nghiên cứu và quan sát vũ trụ chấp nhận rằng tại một nơi nào đó trong không gian sự sống có thể hiện diện như trên trái đất của chúng ta. Các nhà nghiên cứu hăng hái nhất khẳng định rằng phải có sự sống ở đâu đó, và nhiều khi đây là các sự sống thông minh và tiến bộ hơn loài người rất nhiều.

Hỏi: Người ta kể rằng khi giáo sư được chấp nhận vào hàng ngũ các vị hàn lâm khoa học, thì có một người bạn tìm gặp giáo sư và nói: ”Thật là đỡ qúa, có thêm giáo sư nữa, như thế chúng ta không để cho các nhà khoa học vô thần chiếm hữu mọi lãnh vực”, có đúng thế không, thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, có đúng như vậy thật, nhưng mà cũng đúng là tôi đã luôn luôn xa cách một vài lập trường của các phong trào tôn giáo bên Âu châu. Trong thập niên 1980 tôi có tham dự hội nghị về đề tài ”Thiên Chúa có phải là Đấng Tạo dựng hay không?”, tôi nhận thấy tinh thần tác phẩm của tôi bênh vực Kitô giáo, nhưng không duy tạo dựng trong nghĩa đen của nó, là tư tưởng rất được các phong trào bảo thủ qúa đáng và không thể thực hành được trân trọng.

(Avvenire 14-8-2009)
 
Hiệp Hội Y Tế Công Giáo chỉ trích các chương trình cải cách y tế cuả Obama
Trần Mạnh Trác
16:44 22/09/2009
Ngày 22 tháng 9 năm 2009 (Catholic World News Daily). Hiệp Hội Y Tế Công Giáo (CMA) (The Catholic Medical Association) đã phát hành một cảnh báo chống lại sự mở rộng chính quyền liên bang trên những quyết định y tế, và kêu gọi thay thế chương trình cải cách y tế hiện nay bằng những cách tiếp cận khác để có thể làm tăng sự lựa chọn của cá nhân và "khuyến khích cá nhân có trách nhiệm nhiều hơn trong việc chi tiêu y tế. "

Những phê phán tỉ mỉ về dự luật đang chờ biểu quyết tại Quốc hội rõ ràng cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa lập trường cuả CMA và cuả CHA (Catholic Health Association (Hiệp hội Sức Khoẻ Công giáo)); CHA đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của tổng thống Obama với một e dè là kế hoạch cuối cùng không nên bao gồm các nguồn tài trợ công cộng cho phá thai.

CMA là một tổ chức được thành lập để "giúp các bác sĩ phát huy các nguyên tắc đức tin Công giáo trong khoa học và thực hành y học." còn CHA là đại diện các quản trị viên cuả bệnh viện.

Lập trường cuả CMA thừa nhận rằng nước Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong công nghiệp y tế, nhưng lập luận rằng cuộc khủng hoảng đã phát sinh ra "phần lớn từ sai lầm trong những ưu đãi về thuế, việc làm, và chính sách của chính phủ." Các kế hoạch cuả Obama có thể làm tăng thêm những vấn đề đó:

Họ trao quyền cho một nhóm nhỏ các quan chức chính phủ và các ủy ban không do dân cử để xác định thành phần và chi phí của các chính sách bảo hiểm y tế, việc hoàn trả chi phí cho các nhà cung cấp, việc phê duyệt phương pháp trị liệu, vv. Chúng tôi nghĩ rằng phương pháp tiếp cận cuả chính phủ này là thiếu sót về nguyên tắc và không hiệu quả, có thể nói là nguy hiểm trong thực tế.

CMA liệt kê một loạt các vấn đề về phương pháp tiếp cận cuả Obama:

Bởi vì đưa việc kiểm soát tập trung về chính quyền liên bang trong ngành công nghiệp y tế là rõ ràng vi phạm nguyên tắc bổ trợ (subsidiarity) *.

Việc mở rộng chương trình Medicaid sẽ đưa thêm hàng triệu người vào một hệ thống mà "Chính phủ đang có thiếu sót," đó là đổ dầu vào lửa chứ không phải là cải cách.

Việc Liên bang kiểm soát các quyết định chăm sóc sức khỏe sẽ đặc biệt "nguy hiểm bởi vì những thất bại liên tiếp cuả chính quyền hiện nay trong việc tuân thủ phù hợp với sự tôn trọng phẩm giá của cuộc sống con người."

* subsidiarity (nguyên tắc bổ trợ) một cách tóm lược là nguyên tắc coi những cơ cấu xã hội là những tập hợp cuả nhiều phần tử tự lập. Để hoạt động có hiệu quả thì những tổ chức điều hành ở trên chỉ nên điều hoà và khuyến khích chứ không nên xen vào công việc chuyên môn cuả tổ chức dưới. Xã hội học Công Giáo khuyến khích áp dụng nguyên tắc này vào xã hội.
 
Nhân dịp ĐTC thăm Tiệp Khắc: Số liệu thống kê về tình hình Công Giáo tại đây
Nguyễn Long Thao
17:39 22/09/2009
Vatican City, 22/09/09. - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ chính thức thăm Cộng Hòa Tiệp Khắc vào ngày thứ Bảy 26 tháng 9 năm 2009. Nhân dịp này Tòa Thánh công bố một số thống kê về tình hình Giáo Hội Công Giáo tại đây.

Tên quốc gia: Cộng Hoà Tiệp Khắc
Thủ đô: thành phố Prague
Dân số: 10,380,000.

Dân số Công Giáo: 3,290,000 tức chiếm 31.7% dân số.
Số điạ phận: 9
Số giáo xứ: 2,576
Trung tâm mục vụ: 70
Số Giám Mục: 20
Số Linh Mục 1956.
Nam nữ tu sĩ: 1725.
Giáo lý viên: 1109
Chủng viện: 7
Đại chủng sinh 184
Số trường Công Giáo: 79
Số học sinh /sinh viên theo học trường Công Giáo: 15,977
Số bệnh viện: 50
Số bệnh xá: 98
Nhà hưu dưỡng cho người già và tàng tật: 134
Cô nhi viện: 59
Trung tâm cố vấn gia đình và phò sự sống: 58
Trung Tâm huấn nghiệp: 170
Các loại trung tâm khác: 28
 
Top Stories
CHINE: disparition d’une figure majeure de l’Eglise clandestine
Eglises d'Asie
09:43 22/09/2009
Mgr Bartholomew Yu Chengti, évêque clandestin du diocèse de Hanzhong (1) dans la province du Shaanxi, décédé le 14 septembre dernier d’un cancer de l’estomac à l’âge de 90 ans, a été inhumé le 17 septembre, dans son village natal de Yuwang. La nouvelle de sa mort est parvenue tardivement, les autorités locales n’ayant pas autorisé le diocèse à faire paraître un avis de décès. L’organisation des funérailles a été également l’objet de fortes restrictions, comme la limitation du nombre de participants, ou encore l’interdiction d’effectuer une procession funèbre autour du village, comme l'exige la coutume en Chine du Nord.

Malgré « la désapprobation » des instances officielles, une quarantaine de prêtres ont cependant tenu à rendre hommage à cette grande figure de l’Eglise clandestine, en concélébrant la messe face à un millier de catholiques autorisés à assister aux funérailles. Mgr Louis Yu Runchen, 78 ans, actuel évêque « officiel » de Hanzhong, mais également reconnu par Rome, présidait la cérémonie.

Né le 17 août 1919, Mgr Bartholomew Yu Chengti, avait été ordonné prêtre en 1949 et secrètement ordonné évêque par Rome en 1981 (parallèlement à la nomination « officielle » à la tête du même diocèse, de Mgr Yu Runchen). Toute sa vie avait été consacrée à l’évangélisation et à la formation du clergé et ce, malgré de fréquentes et longues arrestations ou assignations à résidence. Le prélat était un fervent partisan du rapprochement entre les Eglises « officielle » et « clandestine » et s’était réjoui de l’historique Lettre de Benoît XVI à l’Eglise catholique en Chine (2007), dans laquelle le pape invitait les communautés catholiques à ne former qu'une seule et même Eglise. Quelques années auparavant, Mgr Yu Runchen avait demandé à être reconnu par le Vatican, et les deux évêques avaient montré l’exemple de la réconciliation en travaillant ensemble à la formation des séminaristes et en concélébrant lors de cérémonies où se réunissaient les membres des deux communautés et leur clergé.

(1) Selon des statistiques ecclésiastiques locales, le diocèse de Hanzhong compte aujourd’hui environ 20 000 catholiques

(Source: Eglises d'Asie, 22 septembre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Chầu tại giáo xứ Màng Sơn và một chuỗi ngày hồng ân
Anthony Lê Lượng
09:59 22/09/2009
VINH - Đúng 16 giờ 00, thứ Sáu, ngày 18 tháng 09 năm 2009, Thánh lễ Khai mạc Tuần chầu đã diễn ra một cách long trọng, trang nghiêm và sốt sắng, dưới sự chủ tế của Cha quản hạt Thuận Nghĩa Phêrô Trần Phúc Chính, kiêm Phó Chủ tịch HĐLM Giáo phận Vinh, và quý Cha trong giáo hạt đồng tế và được đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ đến tham dự. Tuần Chầu Lượt Mành Sơn năm nay là cả một chuỗi ngày hồng ân mà Thiên Chúa đã thương ban cho giáo xứ. Dù chỉ có mấy ngày ngắn ngủi, nhưng các đại lễ lớn đã lần lượt được cử hành tại đây.

Xem hình ảnh

Nhưng, hôm sau, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 tháng 2009, mới thực là “ngày đại lễ hằng năm kính nhớ”:

* Buổi sáng, lúc 07 giờ 30, rước nhập lễ và Thánh lễ cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà thờ mới của giáo họ Văn Phú, do Đức Giám mục Giáo phận Vinh-Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự, với sự tham dự của Cha quản hạt Thuận Nghĩa, cùng 18 Linh mục đồng tế trong và ngoài giáo hạt (trong đó số đó, có Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước, kiêm giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh), quý Tu sĩ nam nữ, quý Thầy Đại Chủng viện, quý vị ân nhân, quan khách xa gần và đông đảo giáo dân các xứ lân cận: Tân Yên, Thanh Dạ, Thuận Nghĩa, Song Ngọc, Xuân An, v.v.;

* Buổi chiều, lúc 14 giờ 30, Đức Cha Phaolô, cùng Cha Linh hướng, Cha quản Thuận Nghĩa và một số Cha trong giáo hạt, đã đặt tay ban Thánh Thần cho 204 ứng viên của toàn giáo xứ, đã hội đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích Thêm Sức đợt này. Đức Cha đã ưu ái trao ghi ấn tín Thánh Thần và “hôn bình an” cho 204 tâm hồn ngây ngô, đơn thành, dễ thương, dễ mến và thanh sạch, 204 đóa hoa đượm thắm hương sắc quê Mành, xứ biển mến thương, 204 ngọn nến đức tin cháy sáng, 204 hạt muối sẽ ướp mặn cho đời, v.v., với kỳ vọng rằng 204 mần sống này sẽ đâm chồi nảy lộc giữa vườn xuân Hội thánh, sẽ hòa chung nhịp sống giữa lòng nhân thế, với muôn muôn tạo vật, và sẽ từng ngày từng giờ “vươn mình lớn dậy” trong đức tin, đức cậy và đức mến, để rồi các em sẵn sàng lên đường làm chiến sĩ theo Chúa Kitô và làm chứng nhân cho Nước Trời mai hậu;

* Buổi tối, lúc 19 giờ 30, Đêm Diễn Nguyễn mừng Tuần Chầu Mành Sơn và khánh thành nhà thờ Văn Phú đã diễn ra một cách hoành tráng, với sự tham diễn của bốn đội văn nghệ: Cẩm Trường, Thuận Nghĩa, Thanh Dạ và Mành Sơn chủ nhà. Sau lời phát biểu khai mạc của Cha Tổng Đại diện Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, đêm diễn bắt đầu và kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, với 10 tiết mục đặc sắc, đủ thể loại, trong tiếng reo hoan của gần 5 ngàn khán-thính giả:

1) Bản hòa tấu “Thành Kính 1” của nhạc sĩ Phi Long, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Đức Anh;

2) Bản hợp xướng “Khúc Hát Mặt Trời”, được nhạc sĩ Kim long phổ nhạc, dựa theo lời thơ của thi sĩ Xuân Ly Băng, do Ca nhạc đoàn Xê-xi-li-a giáo xứ Mành Sơn thể hiện;

3) Tiết mục hát múa phụ họa “Nỗi Niềm Xa Nhà”, do nhóm múa Đàn Cò Trắng của giáo xứ Cẩm Trường biểu diễn;

4) Nhạc phẩm “Con Có Ngài” của nhạc sĩ Cát Trắng, do nam ca sĩ Tiến Dũng thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Bông Sen của Nhóm Thiếu Nhi Thánh Thể, đến từ giáo xứ Thuận Nghĩa;

5) Vũ điệu “Du Ca Tình Yêu”-nhạc Lê Việt Dũng, lời thơ Thanh Lợi-của Nhóm vũ công Đêm Sáng, đến từ giáo xứ Thanh Dạ, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;

6) Kịch phẩm nổi tiếng “Cay Đắng Và Vinh Quang” của kịch giả Đức Thanh, do Đoàn ca kịch Lăng-đi-ăng giáo xứ Mành Sơn thực hiện;

7) Nhạc phẩm nổi tiếng “Con Muốn Theo Ngài” của nhạc sĩ Hương Đan, do nữ ca sĩ Xuân Thắm thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Lửu Hồng-Giới trẻ giáo xứ Thuận Nghĩa;

8) Vũ khúc “Sống Cho Tình Yêu”- nhạc và lời của Linh mục Thái Nguyên-do Nhóm múa Thanh Dạ biểu diễn, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;

9) Điệu vũ “Tiên Nữ Đêm Rằm”, do Tốp múa Hoa Ban Trắng của Giới Trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường thể hiện;

10) và 10) Bản hòa tấu độc đáo và đặc sắc của nhạc sĩ Phi Long, với tựa đề “Thành kính 2”, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo tài tình của nhạc trưởng Đức Anh.

Sau một đêm bình an, đúng 07 giờ 00, sáng Chúa nhật XXV TN, Cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm đã chủ tế Thánh lễ Cao điểm của Tuần chầu, với sự tham gia đồng tế của 14 Cha trong và ngoài giáo hạt; trong đó, có Cha quản lý Phaolô Nguyễn Xuân Hóa, Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước và Cha Phaolô Bùi Đình Cao-giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh. Buổi chiều cùng ngày, sau các phiên thứ Chầu Đền tạ (từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00), Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã dâng Thánh lễ Bế mạc Tuần Chầu Lượt 2009.

Đó là cả chuỗi ngày hồng ân nhưng không của Thiên Chúa mà quê Mành, xứ biển mến thương, đã được đón nhận trong suốt Tuần Chầu 2009 này. Nhưng, ngày mừng cắt băng khánh thành và làm phép ngôi thánh đường của giáo họ Văn Phú mới thật là một ngày đại ân, đại phúc, đại lộc, đáng tự hào và đáng ghi nhớ trong lịch sử thành hình, thăng tiến và triển nở của giáo họ vừa già lại vừa trẻ, vừa cũ lại vừa mới này.

Giấc mơ dài của bao thế hệ tiền nhân tiếp nối nhau nay đã trở thành hiện thực. Một ngôi thánh đường đơn sơ, nhỏ gọn, xinh xắn, đặt dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy, vị Giáo hoàng đầu tiên của Hội thánh, đã mọc lên giữa một vùng đầm lầy sác xú, ngay trên khu đất mới được khôi phục, ngày 10 tháng 05 năm 2007 của giáo họ, tọa lạc ở phía Nam chân núi Đáy.

Sau gần hai tháng trời, kể từ ngày khởi công xây dựng, từ khi đặt viên đá đầu tiên vào ngày 28 tháng 07 năm 2009 đến hôm nay-ngày 19 tháng 09 năm 2009-ngôi thánh đường mới của giáo họ Văn Phú đã chính thức được hoàn thành. 54 ngày đã qua là một chuỗi ngày vất vả, lo lắng, chờ đợi, mừng vui và hy vọng của hơn 412 con tim già trẻ, lớn bé của giáo họ Văn Phú, của gần 2100 tín hữu giáo xứ Mành Sơn, của những người con xa xứ và của những ân nhân-thân nhân, quý khách xa gần; để rồi hôm nay, những ưu tư, muộn phiền, lắng lo… nhường chỗ cho những nụ cười sướng vui và cả những giọt nước mắt chan chứa hạnh phúc.

Đây chính là lời xác quyết hùng hồn rằng Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô luôn vươn dài, vươn cao, vươn xa, và lớn mạnh không ngừng theo thời gian, cho đến tận cùng bờ cõi trái đất; và đây, quả là một hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã tặng ban nhưng không cho giáo họ này, qua bàn tay dựng xây Nước Chúa, nhờ lời cầu nguyện và sự giúp đỡ tinh thần-vật chất của các mọi thành phần Dân Chúa và của những người thành tâm thiện chí, kể từ khi thành lập cho đến nay.

CON ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Quả thật, Đại lễ Khánh thành và Làm phép Nhà thờ Giáo họ Văn phú, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên-Giám mục Giáo phận Vinh chủ sự, lúc 07 giờ 30, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 năm 2009 vừa qua, là một biến cố, một khúc ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành, thăng tiến và triển nở của họ đạo nhỏ bé ven biển này:

1. Từ “Xóm Đồn” Đến “Văn Phú”

Đầu thế kỷ 19, có một số người dân Bến Nậy, làm nghề cầm te đóng đáy, thường đến vùng đất của Lạch Quèn làm ăn. Là dân vạn chài, họ sống lênh đênh trên những con thuyền, nay đây mai đó, ngược xuôi dọc các khúc sông. Lúc đó, ở phía Bắc cửa lạch Quèn đã có một họ đạo đông đúc, đó là giáo họ Mành Sơn.

Với nghề nông nước, tản mạn khắp nơi, nên bà con Bến Nậy rất ngỡ ngàng khi đến kiếm kế sinh nhai tại khu vực này; không những không bị quấy phá, lấy cắp tài sản, cá tôm, v.v. như các nơi khác, mà họ còn được người dân bản địa giúp đỡ, những lúc trái gió trở trời, ít que củi, vài thùng nước ngọt, và nhất là tình người nơi này.

Qua một thời gian tìm hiểu, họ mới biết đây là những người theo đạo Công giáo. Vì cảm phục lòng nhân, một số đông bà con đã tự nguyện xin học Đạo và đã được Rửa tội tại Mành Sơn. Thế là, họ đã trở thành những người đầu tiên gầy dựng giáo họ Cự Tân ngày nay.

Đến đầu thế kỷ 20, một số ít bà con Bến Nậy (giáo họ Cự Tân) vẫn giữ nghề truyền thống cha ông, quanh năm đến Lạch Quèn để làm ăn sinh sống. Vì yêu người và mến thương vùng đất lắm cá nhiều tôm này, họ đã rủ nhau lưu lại và tập cư tại khu vực ven bờ sông phía Tây-Nam chân Núi Đáy. Vì ở đó, có Đồn Lính Tây trấn giữ, nên họ được dân quanh vùng gọi là dân “Xóm Đồn”.

Ngày càng trở nên giàu có, an khang và thịnh đạt, dân Xóm Đồn cùng nhau quyết định xin gia nhập giáo xứ Mành Sơn; và họ đã được Cha quản xứ cùng toàn thể giáo dân nơi đây vui mừng đón nhận và coi họ như thể là người con thứ của giáo xứ mới chào đời; vì lúc đó, giáo họ Vĩnh Yên thuộc giáo xứ Mành Sơn vừa được nâng cao lên cấp giáo xứ.

Tháng 06 năm 1920, Đức Cha Bắc đã ký quyết định thành lập giáo họ Xóm Đồn, thuộc giáo xứ Mành Sơn, dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy. Lúc này, giáo họ chỉ có 10 hộ gia đình, với số giáo dân là 28 người, hầu hết là trai trẻ, đầy tinh thần nhiệt huyết, mãnh mẽ, cùng với họ chị Mành Sơn, tiến bước trên đường chứng tá đức tin và hăng hái xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến và triển nở về mọi mặt.

Đến năm 1930, số giáo dân giáo họ Xóm Đồn đã lên tới 56 người. Lúc đó, Cố Nhơn, đang coi sóc Mành Sơn, đã bàn với bà con giáo họ, làm sao tậu được một vùng đất để xây dựng nhà thờ và an cư lạc nghiệp; vì mỗi năm, cứ đến dịp Lễ Quan thầy, giáo họ lại phải nhờ nhà thờ giáo xứ để tổ chức.

Được sự đồng thuẫn và hưởng ứng của mọi người, Cố Nhơn đã thương thuyết với các chức sắc của thôn Mạnh Sơn, để mua đất. (Xin nói rõ thêm là thời đó, thôn Mạnh Sơn đã tách khỏi xã Phú Nghĩa và trở thành một thôn đôc lập như các xã trong huyện Quỳnh lưu).

Về mặt kinh tế, việc bán đất là một sự tổn thất, nhưng vì để dựng xây cộng đoàn và kiến tạo nhà Chúa, nên toàn thể nhân dân thôn-xứ Mành Sơn đã đồng ý bán cho giáo họ Xóm Đồn vùng đất của làng: phía Tây giáp bờ sông; phía Đông giáp đường dọc cánh đồng làng; phía bắc giáp đường dọc chân núi Đáy; và phía Nam giáp chân Núi Đình, với diện tích khoảng 4 ha.

Vào hạ tuần tháng 05 năm 1930, cả giáo họ vui mừng tổ chức liên hoan. Đại biểu của làng và của hai giáo họ ngồi chật ních cả bốn con thuyền. Ông Trần Văn Tăng-đại diện họ Xóm Đồn và ông Trần Văn Thổ-đại diện thôn Mạnh Sơn cùng ký vào biên bản bán đất, với giá tuyệt nhượng là 700 quan; số tiền này do bà con giáo dân giáo họ Xóm Đồn đóng góp.

Tậu được vùng đất mới, giáo dân vừa mừng lại vừa lo; vì lúc đó, chẳng có lấy một phương tiện máy móc nào để cải tạo một vùng sình lầy và sác xú này, lại thêm sự xói mòn của hai dòng khe, do nguồn nước đổ xuống từ ba sườn núi là Núi Rồng, Núi Đình và Núi Đáy. Mỗi khi có báo tố, lúc gặp triều cường, thì xóm biển lại bị tàn phá nặng nề.

Nhưng, dù khó khăn bao nhiêu, cũng không thể ngăn được lòng quyết tâm và sự đoàn kết của mọi người. Với sự đồng lòng nhất trí của bà con giáo họ, thêm vào đó là sự tận tình giúp đỡ của Cha quản xứ và bà con họ Mành Sơn, từ vùng sình lầy xác xú này, nhiều ngôi nhà đã mọc lên trên nền đất mênh mông, lung linh soi bóng nước, mộng mơ nên thơ, thấm đầy mồ hôi và lao công của con người.

Đầu năm 1935, nhân một chuyến đi công tác ở Quảng Bình, Cha Giuse Quy, lúc đó coi sóc giáo xứ Mành sơn, nhận thấy có xứ đạo nơi này mang tên “Văn Phú”. Vì cho đây là một cái tên rất đẹp và rất phù hợp với vùng đất Xóm Đồn, nên khi trở về, ngài liền bàn thảo với giáo dân và mọi người nhất trí đổi tên giáo họ “Xóm Đồn” thành giáo họ “Văn Phú”, vào tháng 03 năm 1935.

2. Xây Dựng Nhà Chúa Lần I

Khoảng tháng 04 năm 1935, giáo dân giáo họ Văn Phú lúc đó mới chỉ có 16 hộ gia đình, với khoảng 80 người, nhưng đầy nhiệt huyết tông đồ; tất cả đều đồng lòng nhất trí, chung sức, đồng lòng, góp công-của, quyết tâm xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ.

Biết bao mồ hôi công sức, giữa bốn bề nước mặn mênh mông, phải khiêng gánh từng thùng nước ngọt và nguyên vật liệu dưới trời hè nóng gắt để dựng xây nhà Chúa, nhưng tất cả đều hăng say, vui vẻ. Nhờ sự chung tay, góp công, tiếp sức của chị cả Mành sơn và sự yêu thương, giúp đỡ của Cha quản xứ, chỉ hơn một năm xây dựng, ngôi nhà thờ mới đã được hoàn thành, nổi lên giữa vùng nước mênh mông, lung linh xinh đẹp, trong niềm vui hoan của mọi người.

3. Thời Kỳ Hưng Phát (1937-1953)

Có được ngôi nhà thờ mới, bà con trong giáo họ sớm tối quây quần bên nhau, cùng vang lên lời kinh tiếng hát; nhà nhà an cư lạc nghiệp; người người vui vẻ hạnh phúc; cuộc sống tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Vì thế, hằng năm, cứ đến dịp lễ Quan thầy, bà con trong giáo xứ và các xứ bạn, cùng đổ về đông vui, trên bến dưới thuyền, cờ bay phất phới, rực rạo cả lòng người. Văn Phú ngày càng đông vui; các Hội đoàn đua nhau phát triển.

Thật là sơn thủy hữu tình! Đúng như cái tên Văn phú-vừa đẹp lại vừa giàu! Tức cảnh, sinh tình! Có người đã ứng tác nên mấy vần thơ:

Ai về Văn phú mà coi,

Lung linh bóng nước, ngắm soi nhà thờ.

Thuyền chài cập bến nên thơ,

Rộn ràng tôm cá, ngẩn ngơ lòng người
.”

Lúc này, giáo xứ Mành sơn có hai họ giáo, hai ngôi nhà thờ; chị em cùng dắt tay nhau, tung tăng thăng tiến… Đến cuối năm 1953, số giáo dân đã lên tới 112 người.

4. Thời Kỳ Bi Thương (1954-1980)

Cuối năm 1954, giáo họ Văn Phú cùng chịu chung số phận, trong cuộc biến động của lịch sử đất nước: tổ quốc bị cắt chia thành hai miền. Trong trào lưu di cư vào Nam, 87 người đã bước vội ra đi. Giáo họ từ 112 người chỉ còn 5 hộ gia đình với 25 người ở lại cầm cự; họ phải duy trì những sinh hoạt riêng của giáo họ, phải đóng góp nghĩa vụ chung với giáo xứ và phải tiếp tục gìn giữ ngôi thánh đường thân thương này. Dù khó khăn ngàn trùng, những người ở lại vẫn duy trì lời kinh tiếng hát; và hằng năm, họ vẫn tổ chức mừng lễ thánh Phêrô-Quan thầy.

Mặc dù cuộc chiến đã lan rộng ra miền Bắc, nhưng Cha già Phêrô Phạm Đình Hậu vẫn luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc giáo họ. Nhưng, một sự kiện kinh hoàng đã xẩy ra: ngày 07 tháng 03 năm 1967, máy bay Mỹ đã ném bom phá sập ngôi nhà thờ của giáo họ; bức tường mặt tiền hoàn toàn biến mất, ngôi nhà thờ chỉ còn trơ trọi ba bức tường phía sau và hai bên; tượng thánh Phêrô rơi từ trên tháp xuống đất, nhưng vẫn nguyên vẹn: tay này vẫn cầm trọn chìa khóa, tay kia vẫn giữ nguyên cuốn sách, như thể muốn nói lên rằng Thiên Chúa luôn gìn giữ, thánh Quan thầy luôn phù trợ vùng đất thiêng liêng này, và rồi Lời Chúa sẽ lại có ngày được vang lên trên nền đất mà Thiên Chúa đã ngự trị.

Dù không còn nhà thờ và chỉ có mấy gia đình, nhưng bà con giáo họ vẫn duy trì sinh hoạt của giáo họ; hằng năm đến lễ Quan thầy vẫn được Cha phụ trách dâng lễ trọng thể, trong ngôi nhà thờ của giáo xứ.

Năm 1977, một nỗi đau thương và mất mát nữa lại xảy ra: ba bức tường còn lại của ngôi thánh đường và đá kè quanh móng đã bị chính quyền và Ủy ban Nhân dân xã Tiến Thủy cho người lấy hết, chẳng cần một thông báo, hay ý kiến gì của bà con giáo họ; mọi người chỉ biết ứa lệ đau buồn, nuốt hận vào trong!

Thiết nghĩ việc lấy đá của nhà thờ Văn Phú để làm đường, về mặt kinh tế, đối với toàn xã Tiến thủy thật chẳng có nghĩa lý gì, nhưng lại gây tổn thương vô cùng lớn, đối với giáo dân Văn Phú và cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn. Dù ngôi thánh đường đã bị xóa sạch dấu vết, bởi sự tàn nhẫn của con người, nhưng bà con giáo dân vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt của giáo họ.

Tuy nhiên, năm 1980 lại đánh dấu một bước ngoặt đau buồn nữa trong lịch sử của giáo họ: vì quá ít người, thấy không thể duy trì sinh hoạt được nữa, giáo dân Văn Phú đã xin gia nhập vào họ giáo Mành Sơn.

Giáo xứ Mành Sơn vô cùng đau xót khi thấy người con của mình bị mất đi trong niềm tiếc thương vô hạn, nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó, giáo họ lại được khôi phục… Lời Chúa lại vang lên hằng ngày trên mảnh đất linh thiêng này.

5. Tiến Trình Hồi Phục (2005-2009)

Từ 2005 đến 2009, một chuỗi ngày đầy hồng ân mà Thiên Chúa đổ tràn xuống trên giáo họ:

* Ngày 11 tháng 06 năm 2005, với lời đề nghị của đông đảo bà con giáo dân Văn Phú, Cha Phêrô Lê Nam Cao, cùng Hội đồng Mục vụ giáo xứ, đã chủ trì Hội nghị bàn việc khôi phục giáo họ. 60 người chủ hộ, đại diện cho 350 giáo dân, đã thống nhất làm đơn đệ trình lên chính quyền các cấp, để xin khôi phục giáo họ;

* Ngày 29 tháng 06 năm 2006, Cha Phêrô Lê Nam Cao tổ chức dâng thánh lễ tại cầu Ông Nho, mừng kính thánh Quan thầy Phêrô và dựng cây Thánh giá cao 4 m trên nền đất ngôi nhà thờ cũ;

* Ngày 29 tháng 03 năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, tổ máy xúc của anh Lê Văn Thành (Quỳnh Mỹ), khởi công xúc đất và đắp nền cho giáo họ Văn phú;

* Ngày 17 tháng 04 năm 2007, văn thư của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, gửi Tòa Giám mục Xã Đoài, số 17/2009, ký quyết định cho khôi phục giáo họ Văn Phú;

* Ngày 10 tháng 05 năm 2007, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh, ký quyết định số 22/207 QĐTC khôi phục giáo họ Văn Phú;

* Ngày 15 tháng 06 năm 2007, sau 75 ngày lao động cật lực, san lấp đất của cả cộng đoàn giáo xứ, kết hợp với máy xúc, cùng đoàn xe tải, đã làm được hơn 5000 m2. Mặt bằng đất đã nổi lên trên vùng đầm lầy, mênh mông nước của giáo họ Văn Phú;

* Ngày 07 tháng 09 năm 2007, Đức Cha Phaolô chủ sự Thánh lễ Tạ ơn, cùng với 20 Linh mục, mừng khôi phục giáo họ Văn Phú.

Niềm ao ước canh cánh bấy lâu, nay đã trở thành hiện thực. Sau hơn 40 năm vắng bóng, Lời Chúa lại được vang lên trong Thánh lễ, trên mảnh đất linh thiêng của giáo họ. Nhưng, biến cố này cũng tiên báo những ngày đầy vất vả của giáo họ và giáo xứ, trong công việc tái thiết cơ sợ hạ tầng cho giáo họ Văn Phú.

Xin được nói đôi chút về Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, hiện đang quản nhiệm giáo xứ: Với nhiệt huyết Tông đồ và lòng đại ái Mục tử, Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh đặc biệt quan tâm đến cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn, cách riêng giáo họ Văn Phú.

Thấy điều kiện giao thông vô cùng bi đát, với con đường hơn 2 m chiều rộng, khó khăn cho xe cộ đến bến thuyền để vận chuyển cá ruốc, nhất là khi trời cho được mùa; thấy con đường đê của chính quyền nhân dân đắp năm xưa bị xói lở gần hết, không thể đi lại được, Cha Antôn đã động viên giáo dân, cùng chung sức với Ngài khôi phục con đường cũ, để giao thông được dễ dàng, kinh tế phát triển, thôn làng sẽ đẹp hơn.

Nhưng, thật trớ trêu thay, việc làm vô cùng chính đáng này lại là nguyên nhân dẫn đến bao nhiêu chuyện buồn, do sự đố kỵ và giải quyết không hay, thiếu thỏa đáng của chính quyền địa phương:

* Ngày 13 tháng 06 năm 2008, tổ máy xúc của anh Chính (Hạ Nguyên), cùng với nhân dân khởi công đắp lại con đường mang tên “Đê Văn Phú”;

* Ngày 15 tháng 06 năm 2008, chính quyền, công an xã xuống đình chỉ công trình, đe dọa còng thợ lái máy xúc; và họ đã bị nhân dân kịch liệt phản đối;

* Ngày 25 tháng 07 năm 2008, nhân dân thôn Minh Sơn tổ chức cắm cờ, đắp chắn ngang con đường đang thi công, giáo dân Mành Sơn rất bức xúc, định phản ứng… nhưng, được Cha quản xứ và Hội động Mục vụ giáo xứ can ngăn, nên phải nuốt hận cho qua;

* Ngày 29 tháng 07, Ban Chính sách thôn mời chính quyền xuống tham dự cuộc họp với nhân dân. Nhưng, ông Bí thư xã, Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐND, không đáp ứng được đề nghị của họ và hẹn ngày 03 tháng 08 sẽ giải quyết;

* Chiều ngày 03 tháng 08 năm 2008, nhân dân kéo nhau lên xã, nhưng chính quyền lại không giải quyết;

* Ngày 06 tháng 08 năm 2008, UBND xã mời giáo dân lên Ủy ban, có Đoàn của Chính quyền Mặt trận huyện Quỳnh Lưu xuống giải quyết. Sau khi nghe nhân dân trình bày nguyện vọng và lịch sử con đường cũ, ông Vang-Phó Chủ tịch UBND huyện-phát biểu chỉ đạo thống nhất, cho nhân dân thôn Sơn Hải khôi phục con đường cũ. Nhân dân vỗ tay đồng tình với sự giải quyết của chính quyền huyện, đối với nguyện vọng chính đáng của họ;

* Ngày 10 tháng 08 năm 2008, toàn thể giáo dân Mành sơn, với sự giúp đỡ của hơn 300 giáo dân giáo xứ Cẩm Trường, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, sau một buổi sáng làm việc cật lực, 3 mặt giáp công, thủy, bộ và đắp tại chỗ; hơn 1 vạn bao bì cát được de xếp thành đoạn đê dài hơn 30 m, nối liên việc đi bộ từ Mành Sơn theo đường thẳng lên bến cảng;

* Ngày 11 tháng 08 năm 2008, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An đã gặp Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ, xin được đổ cát vào khu đất của giáo họ Văn Phú.

Quả thật, một sự lạ lùng mà ai ai cũng nhận thấy là có một sự xếp đặt công việc hết sức lô-gích. Không những chỉ có Cha con trong giáo xứ xây dựng mà cả xã hội, dù không thích cũng phải cùng chung tay:

* Ngày 13 tháng 08 năm 2009, tàu hút bùn của Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An, bắt đầu làm việc để bơm cát đắp đầy vùng đất giáo họ Văn Phú. Đến ngày 15 tháng 04 năm 2008, họ đã bơm được một vùng đất bằng phẳng như chúng ta thấy hôm nay;

* Ngày 13 tháng 08 năm 2008, lợi dụng lúc đa số giáo dân Mành Sơn đi tham dự lễ Đức Mẹ tại La Vang, khoảng 22 giờ đêm, một số đông dân Minh Sơn tổ chức phá đê, chọc thủng các bao cát, làm hỏng một đoạn đường dài 8, 20 m (mất khoảng 2000 bao bì cát);

* Sáng ngày 14 tháng 08 năm 2008, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch HĐMV giáo xứ và ông Trần Đức Biển, lên văn phòng Chủ tịch UBND xã báo cáo sự việc với ông Chủ tịch Bùi Quang Khánh và Phó Chủ tịch Hồ Ngọc Cường, nhưng UBND xã không đến hiện trường lập biên bản và cũng không hề có ý kiến gì;

* Đêm ngày 15 tháng 08 năm 2008, một số dân Minh Sơn lại chặn đánh nhân dân thôn Sơn Hải đi chơi về đêm, ngay đầu đoạn đê vừa bị phá hôm trước và có hành động phá đường tiếp. Vì quá bức xúc, nên nhân dân Sơn Hải đã đuổi đánh;

* Ngày 16 tháng 08 năm 2008, từ 5 giờ sáng, một số dân Minh Sơn đã lăn đá chắn đường không cho người các nơi đến Sơn Hải bán gạo, rau, quả… và các xe cộ; chúng hăm dọa các em đi học cùng nhân dân, có sự hiện diện của cán bộ và công an xã; chúng còn chặn và hăm dọa cả cán bộ thôn đi họp nữa. Ông Trần Đức Biển, Trưởng thôn, đã báo với Cha quản xứ và HĐMV giáo xứ. Vì quá bức xúc, đến 8 giờ sáng cùng ngày, nhân dân thôn Sơn Hải đã phải đuổi đánh mới giải tỏa được;

* Đêm ngày 17 tháng 08, một số thánh giá khu vực nghĩa địa của giáo xứ Mành Sơn bị đập phá;

* Ngày 28 tháng 08, sau bao ngày lao động cực nhọc, niềm vui phấn khởi đã đến: cùng với sự giúp đỡ trong ngày của hơn 200 giáo dân Cẩm Trường, đến 16 giờ 00, 2 đầu cầu được nối liền; những chiếc xe tải đã chạy thông đường, trong tiếng reo hoan của mọi người;

* Ngày 28 tháng 03 năm 2009, được sự giúp đỡ của hơn 30 thợ của giáo xứ Cẩm Trường và toàn thể giáo dân Mành Sơn, sau hơn 2 giờ làm việc, bức tường rào phía Bắc của giáo họ dài 150 m và tượng Chúa Kitô vua cao hơn 5 m (cả bệ) đã được xây dựng hoàn thành.

6. Xây Dựng Nhà Chúa Lần II

Thật khó mà nói hết được tinh thần nhiệt huyết, lòng mến thương Hội thánh của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, một Mục tử tốt lành giữa đoàn chiên. Không thể diễn tả hết được bằng lời mà chỉ có những tấm lòng kính phục! Những công trình Ngài đã dựng xây nói lên điều đó, cách riêng ngôi nhà thờ của giáo họ hôm nay.

Trong lúc còn xây dở ngôi thánh đường giáo xứ Cẩm Trường, với trăm ngàn khó khăn, nhưng Ngài vẫn quyết định xây cất ngôi nhà thờ mới cho giáo họ Văn Phú.

Và thật đẹp lòng Chúa, nên hồng ân Thiên Chúa đổ xuống tràn trề, với sự đồng tâm nhất trí của bà con giáo họ, giáo xứ, cùng với sự giúp đỡ của các anh em thợ giáo xứ Cẩm Trường và các tổ thợ khác.

* 22 giờ thứ Bảy, ngày 11 tháng 07 năm 2009, phần gỗ nhà thờ được chở đến nền đất giáo họ;

* Thứ Bảy, ngày 18 tháng 07 năm 2009, Cha quản xứ và giáo dân động thổ xây móng;

* Thứ Tư, ngày 28 tháng 07 năm 2009, toàn giáo xứ dựng phần gỗ nhà thờ giáo họ Văn Phú;

* 9 giờ 15 phút, ngày 04 tháng 09 năm 2009, Cha Antôn đã cùng với các thợ đỡ cây thánh giá đặt lên đỉnh mặt tiền nhà thờ, trong tiếng vỗ tay hoan hô phấn khởi của mọi người;

* Ngày 13 tháng 09, tượng thánh Phêrô-Quan thầy đã được đặt lên ngai tòa;

* Ngày 14 tháng 09 năm 2009, giáo họ Văn Phú hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, hồi công cho các tổ thợ và chờ ngày Đức Cha ra cắt băng khánh thành.

Vậy là chỉ sau 58 ngày, kể từ ngày động thổ, việc xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ đã thành công tốt đẹp. Không thể diễn tả hết niềm vui, bà con giáo dân chỉ xin dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ, bởi biết bao hồng ân Người đã thương ban cho, nhờ sự cầu thay nguyện giúp của Mẹ Maria và thánh Phêrô Quan thầy.

Quả thật, sau hơn hai năm phục hồi, nhờ hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, dưới sự chăn dắt khôn ngoan của Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh và sự nhiệt thành vì nhà Chúa của giáo dân Mành Sơn nói chung và giáo dân Văn Phú nói riêng, nhiều phép lạ cả thể đã lần lượt xảy ra trên mảnh đất linh thiêng này.

Một vùng đầm lầy sác xú của Lạch Quèn bỗng chốc trở thành một bãi đất mênh mông, một khuôn viên rộng lớn với tượng đài Chúa Kitô Vua cao gần 5 m (cả bệ) án ngự, bên cạnh một ngôi thánh đường nho nhỏ, xinh xinh, ngiêng mình hiện hữu, sau 58 ngày lao công vất vả của biết bao bàn tay dựng xây nhà Chúa.

Đại lễ hôm nay nhắc nhớ cộng đoàn hiện diện, đặc biệt là giáo dân giáo họ Văn Phú, rằng: Chúng ta cần năng lui tới ngôi nhà thờ này để điểm tô, gìn giữ đền thờ tâm hồn của mỗi người bằng chính nỗ lực sống theo và sống đúng tinh thần Tin Mừng, như thánh Âugustinô đã nói trong một thánh lễ cung hiến thánh đường: “Chúng ta đến đây để cung hiến nhà cầu nguyện; nhưng, đừng quên rằng nếu hôm nay nhà này trở thành nhà cầu nguyện, thì tâm hồn anh chị em phải luôn luôn là nhà của Thiên Chúa”.

Hiểu như thế, ngôi nhà thờ bằng gỗ đá này sẽ đứng đây như biểu tượng nhắc nhớ, hướng dẫn và giáo huấn chúng ta, để chúng ta ngày càng trở nên người hơn và thêm giống Chúa Kitô hơn, nhất là trở nên người Kitô hữu hơn.
 
Ai đang 'đổ máu' các thai nhi ở Việt Nam?
Quang Huyền
10:04 22/09/2009
Phá thai ở Việt Nam hiện nay là một thực trạng đau lòng, chúng ta dễ dàng đọc thấy trên báo chí, trên các trang Web, qua các số liệu thống kê và nhất là qua chứng kiến mỗi ngày. Hình như tình trạng này càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì quan điểm sai lầm của các cá nhân và xã hội về quyền sống của các trẻ thơ vô tội. Vậy ai là người đã và đang thực hiện những hành động phi nhân là giết hại sự sống các sinh linh bé nhỏ, giết hại thế hệ tương lai của đất nước và nhân loại?

1. Ông Nhà Nước

Không thể chối cãi được rằng Ông Nhà Nước là người có “công đầu” trong giết ạhn các thai nhi qua các chỉ thị, các chính sách Dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS&KHHGĐ).

Nhớ lại lần tư vấn cho một cô giáo cấp II ở một trung tâm phá thai của Nhà nước, tôi mới thực sự hiểu được sự thâm hiểm của ông nhà nước. Cô Hoa là một giáo viên, đã lập gia đình và có 2 đứa con gái. Vợ chồng cô đang mong muốn có một cậu “quý tử” để nối dọi tông đường. Thế là họ có được kết quả khi cô mang thai được 6 tháng. Họ đang trông mong đến ngày đứa bé chào đời. Đùng một cái chính sách của Thủ Tướng Chính Phủ ập tới: Các công chức nhà người phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách DS&KHHGĐ, thế là cô phải đến trung tâm để giải quyết đứa con trong bụng. Trước đi đến quyết tịnh này cô Hoa và chồng cũng đã phải đắn đo suy nghĩ nhiều, nhưng vì miếng cơn manh áo, nên đành chấp nhận chọn “bỏ đứa bé”, để cô được tiếp tục dạy học mà không bị nghỉ việc.

Đó là chuyện chúng tôi tận mắt chứng kiến, nhưng có biết bao nhiêu chuyện khác nữa như: “Bị phạt lúa vì sinh con thứ ba”, “Bị nghỉ việc, cách chức vì phá vỡ kế hoạch dân số”. Gần đây báo chí còn bàn đến những dịch vụ công công treo bảng “Hút Thai” như những bảng hiệu bình thường trên đường phố Hà Nội. Chúng ta phải nhìn nhận rằng các bệnh viện và các dịch vụ tư nhân này đã được Ông Nhà nước cấp phép hành nghề thì nó mới có thể tồn tại. Và như thế Ông Nhà nước là đầu mối chính thức cho việc giết hại các thai nhi. Chúng ta sẽ “rùng mình” khi biết rằng chính sách DS&KHHGĐ này được đặc biệt thực hiện cho các bệnh viện, với những chỉ tiêu gắt gao mà các Y, Bác sĩ phải thực hiện.

Câu chuyện thương tâm mà chúng tôi chứng kiến phần nào nói lên điều đó. Chị Hiền có thai được 7 tháng thì gia đình khuyên đến bệnh khám thai để biết thai có phát triển bình thường không và nhất là biết con trai hay con gái. Sau một này vợ chồng chị đã choáng váng khi nhận được kết “quái thai” và lời khuyên của bác sĩ là nên bỏ đứa bé. Họ đã dằn vặt cả ngày mới tin theo lời bác sĩ là bỏ đứa con, dù họ không muốn chút nào. Nhưng khi đứa bé bị sinh non là một cháu trai rất dễ thương, chỉ bị hở môi một chút. Vợ chồng chị Hiền đã khác lóc hối hận vì nghe theo lời bác sĩ mà giết mất đứa con. Anh ban tôi có lý khi cho rằng “Đó chỉ là tai nạn của chính sách Ds mà thôi”.

Có thể nói những quy định về chính sách DS&KHHGĐ hiện nay đã cách này hay cách khác “ép” người dân phải phá thai.

2. Những chiếc áo dính máu

Một bác sĩ thân thiết “bật mí” với tôi về nguyên nhân chính dẫn đến hành động “bất nhân” của nhiều Y bác sĩ với các thai nhi là vì: “Họ lại là những người trực tiếp kiếm sống bằng việc giết các thai nhi, phá càng nhiều thì họ càng được nhiều tiền, giải quyết các thai càng lớn thì thù lao lại càng cao”. Tình trạng này xảy ra trong tất cả các bệnh viện, nhưng rõ nét nhất vẫn là ở các trung tâm phá thai tư nhân.

Theo tin của Vietnam.net ngày 22/07/2009: Bất chấp Pháp lệnh về Hành nghề y dược tư nhân, dịch vụ phá thai “chui” vẫn xuất hiện nhan nhản ở Hà Nội và Sài Gòn”. Kiểm tra Nhà bảo sanh Thiện Tâm quận 12, người ta nhận thấy cơ sở này vẫn tiếp nhận các ca yêu cầu nạo phá thai, trong đó có một số bệnh nhân chỉ mới 16 - 17 tuổi. Riêng trong tháng 6, sổ ghi chép ghi nhận có 42 nạo phá thai, trong đó có 17 ca phá thai bằng thuốc, 13 ca cho sinh non.

Còn ở theo báo thanh niên ngày 3/9/2009 thì ở Hà Nội có những phố Phá thai mọc lên công khai, khách đến phá thai đông và nhộn nhịp như đi mua sắm. Phóng viên bài viết này cho hay: “Dù đã chuẩn bị tinh thần, chúng tôi vẫn tá hỏa vì cứ chốc chốc, lại có những người nam hoặc nữ mặc áo blouse trắng giơ tay ra vẫy. Chi chít những tấm biển quảng cáo sản phụ khoa mọc lên ven đường. Ngoài những biển quảng cáo đơn thuần còn có những tấm biển có nội dung... “hút thai””. Đó chỉ là tình hình ở hai Tp. Hà Nội và Sài Gòn và nếu tính rộng ra 58 tỉnh thành khác nữa thì số bệnh viện, dịch vụ phá thai sẽ là vô số kể. Chúng ta cũng nên biết rằng, chỉ những Y bác sĩ chuyên khoa mới được phép thực hiện việc pha thai. Như thế mỗi ngày sẽ có hàng trăm chiếc áo blouse trắng đổ máu các thai nhi.

3. Ông Bà Nội Ngoại

Người ta sẽ cho là chuyện hoang đường vì “làm sao có chuyện ông là lại đi hại cháu của mình”, nhưng trong thực tế ở Việt Nam đó là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Thường thì khi con cái lỡ lầm hay vượt kế hoạch (sinh con thứ 3), thì các ông bà bắt con mình phải đi bệnh viện để giải quyết các thai trong bụng. Họ muốn giữ thanh danh cho gia đình, họ muốn chọn cái lợi cho gia đình và cho con của họ. Họ quên mất phẩm chất đạo đức luân lý và nhất là xem thường sự sống của con cháu mình.

Gần đây, có ông Thành từ Quãng Ngãi vào gặp chúng tôi để được thắp nén nhang cho một thai nhi mà ông bảo là cháu nội của ông. Ông kể lại rằng, con trai thứ hai của ông đã thương một cô bạn cùng lớp 12, hai đứa đã “ăn cơm trước kẻng” và nay cô gái đã mang thai được 4 thàng. Ông định lo đám cưới cho con, nhưng không may thay, con trai của ông phải đi nghĩa vụ quân sự và cô gái lại đậu vào đại học. Thế là chuyện cưới xin không thành, ông đã khuyên răn cô con dâu tương lai giữ đứa bé, để chờ con trai ông trở về sẽ tổ chức đám cười. Nhưng gia đình cô gái không chấp nhận, họ ép buộc cô gái phải giải quyết cái thai càng sớm càng tốt, để dự thanh danh cho gia đình, không để làng xóm chê cười và nhất là để con gái của họ tiếp tục học hành. Thế là họ đã dẫn con gái vào Sài Gòn để phái thai. Ông Thành đi theo vào, với mong muốn khuyên can, nhưng mọi chuyện đã muộn, đứa cháu của ông đã chết từ bao giờ. Ông ân hận vì không thể can ngăn, nên tìm đến với chúng tôi để xem thử cháu của ông có được một ngôi mồ yên nghỉ hay không và thắp cho cháu vài nén nhang tạ lỗi. Đó là một trong những trường hợp chúng tôi trực tiếp gặp, còn nhiều lắm những ông bà nội ngoại là tác nhân dẫn đến việc đổ máu các thai nhi vô tội.

4. Cha mẹ của các thai nhi

Họ là những người đã có cuộc sống buông thả, hưởng lạc dục tình hay có chồng hẳn hoi, nhưng không giám nhận lấy trách nhiệm làm bố mẹ. Vì thiếu hiểu biết nên họ đã ân thầm đi đến các bệnh viện và các trung tâm để giải quyết hậu quả.

Tôi đã gặp Loan, một sinh viên trường Đại học Công Nghiệp, em đã tìm đến một trung tâm phá thai tư nhân ở Sài Gòn để giải quyết cái thai 5 tháng. Cô đã “sống chung” như vợ chồng với một anh chàng họ sở. Khi phát hiện nàng có bầu, anh chàng đã đánh “bài chuồn”. Loan kể lại trong nướv mắt, cô giữ cái thai để mong muốn anh ta cưới cô, nhưng không ngờ…Và cô phải dấu cha mẹ và người thân và tự mình đi giải quyết hậu quả. Thế là thai nhi vô tội đang phát triển bình thười bị loại bỏ.

Có vô số những bà mẹ “bất đắc dĩ” khác cũng có chung một giải pháp nhanh nhất như thế để giải quyết “hậu quả” của mình. Như thế, vô tình họ đã tự tay sát hại những đứa con của họ mà không hề hay biết gì về quyền sống của các em cũng như những hậu qua về các mặt thể lý và tinh thần mà họ sẽ phải hứng chịu.

Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam tình trạng các cặp vợ chồng trẻ có xu hướng chọn lựa giới tình của các thai nhi bằng việc siêu âm. Theo trang Kinh tế và Đô thị ngày 11/06/2009 thì, “tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có khoảng 1/3 các ca nạo phá thai có liên quan tới giới tính thai nhi”. Và như thế những cha mẹ của các thau nhi lại tự nguyện đi phá bỏ những đứa con, là kết quả của chính tình yêu vợ chồng của họ một cách tự nhiên, vì ích kỷ hay vì không thích con trai hay con gái.

Từ thực tế phủ phàng trên, chúng ta nhận thấy có quá nhiều người đang “nhúng tay” vào việc “đổ máu” các thai nhi một cách vô tội vạ ở Việt Nam hiện nay “Từ ông lớn đến ông bé”. Phải chăng họ không biết việc sát hại các thai nhi là một tội ác chống lại nhân lại, một tội ác xúc phạm đến quyền sống của chính các hài nhi vô tội và nhất là chống lại Thượng Đế là chủ sự sống của các em?

Chúng tôi không có quyền phán xét họ, nhưng dám chắc rằng với những gì họ đang thực hiện cho thấy họ tự cao tự đại cho mình cái quyền trên các thai nhi, họ tự đưa ra hằng ngàn lý do để biện minh cho hành vi phi nhân của mình. Dần dần tội ác này trở thành một việc làm bình thường trong một xã hội “lương tâm không bằng lương tháng” này.

Chúng tôi ngạo muội “điểm mặt” những thành phần đã và đang tiếp tục làm hại các thai nhi. với mong muốn nhỏ mọn là họ nhận ra những sai lầm của mình và biết quý trọng sự sống của các thai nhi vô tội, nhất là đừng “tra tay” giết hại các em nữa. Và đồng thời cũng muốn cảnh tỉnh với ai đó rằng: “Tiếng các thai nhi vẫn văng vẳng ngày đêm: ‘hãy cứu con’, ‘hãy giúp con’, ‘hãy cho con được sinh ra làm người’ . Nhưng có mấy ai nghe chăng những lời van xin thống thiết đó của các em?
 
Chân dung linh mục Việt Nam: LM Philipphê Phan Văn Tuyền
GP Vĩnh Long
10:17 22/09/2009
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Philipphê Phan Văn Tuyền (1913 – 1947)

Linh mục Philipphê Phan Văn Tuyền sinh năm 1913 tại Cái Mơn (Bến Tre) trong một gia đình đạo đức thuộc dòng dõi Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815–1853). Song thân là ông Matthêu Phan Văn Trị và bà Anna Nguyễn Thị Quốc. Ông bà sinh được 8 người con: 4 trai 4 gái mà Philipphê Tuyền là con thứ ba.

Philipphê Phan Văn Tuyền lớn lên theo học tại trường họ Cái Mơn, dưới thời cha sở Isidoro Dumortier Đượm. Là một thiếu nhi minh mẫn, tính tình hiền hậu, đạo đức nên được cha sở Isidoro Dumortier chú ý và tuyển chọn. Khi cha Isidoro được tấn phong làm Giám mục Sàigòn, lúc đó Phan Văn Tuyền được 13 tuổi, được Đức Tân giám mục gọi vào Chủng viện Thánh Giuse Sàigòn. Thực là một vinh hạnh. Sau 14 năm tu học ở Tiểu và Đại Chủng viện Sàigòn, thầy Philipphê Tuyền được thụ phong linh mục vào mùa thu năm Canh Thìn (21-09-1940) tại Sài Gòn. Sau đó, ngài trở về giáo phận Vĩnh Long phục vụ vì ngài là linh mục thuộc giáo phận này, một giáo phận được thành lập năm 1938 với Giám mục tiên khởi là Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục,

Cha Philipphê Tuyền được chỉ định làm cha phó họ Giồng Miễu (Thạnh Phú) từ năm 1940 đến năm 1944. Tại nơi đây, ngài luôn hoạt tông đồ một cách hăng say và đắc lực.

Năm 1944, cha được Đức Cha gọi về coi họ Giồng Giá thuộc quận Ba Tri, đang khi tình hình chiến cuộc ở đó rất căng thẳng. Giồng Giá khi ấy là vùng hoạt động của Việt Minh, thỉnh thoảng bị lính Tây đến bắn phá, dân chúng bị thiệt hại nặng nên thường sống trong lo âu và sợ hãi. Năm 1946, khi cuộc chiến ngày càng leo thang, cha Philipphê Tuyền xin phép về gia đình nghỉ tạm thời gian.

Sau thời gian gần 5 tháng, cha vâng lời Đức Giám mục giáo phận trở về Giồng Giá để lo cho giáo dân đi xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh năm 1947. Lợi dụng tình thế đó, một số kẻ ghét đạo cố ý phao tin thất thiệt, vu cáo cha nào là theo Tây, nào là giữ chức vụ kín Tây giao cho v.v… Một vài người hoạt động trong vùng đó sẵn lòng oán ghét đạo Công giáo nay được dịp vu khống cho vị linh mục vô tội này. Ngay khi về nhiệm sở, phòng công an mời cha về Đình Bảo Hòa, gần họ Giồng Giá trình giấy tờ, vì có đủ giấy tờ hợp lệ nên không có lý do nào để cầm giữ cha.

Một đêm tối trời tháng 7 năm 1947, một nhóm người bất hảo tới rình rập nhà cha sở Giồng Giá, họ kêu cửa và bảo: “Tây tới, cha mở cửa, con dắt cha đi trốn”. Bọn chúng kêu nhiều lần mà cha không mở cửa vì cha nghe tiếng lạ. Đến khi bọn chúng giả giọng ông Sáu Chim người quen của cha (vì nhà ông ở gần nhà cha sở), cha nghe tiếng thì an tâm ra mở cửa. Cửa vừa mở, bọn chúng xông tới bắt cha và ông từ Tiện dẫn đi.

Khoảng nửa đêm, nguời ta tạo một trận báo động giả với tiếng còi và tiếng hô to: “Tây tới, Tây tới”. Dân chúng sợ hãi chạy trốn. Đến sáng ngày, giáo dân không nghe nhà thờ đổ chuông như thường lệ nên ai nấy đều tưởng lầm rằng cha bị Tây bắt. Những kẻ bách hại cha đưa cha tới họ Gảnh cách Giồng Giá 7 cây số, vào lúc đêm khuya tăm tối. Họ chọn chỗ đó làm chốn pháp trường nên đã đào hầm sẵn để chôn sống cha.

Đến đó, cha biết mình phải bị giết nên cha xin dừng lại 5, 10 phút để dọn mình. Cha quì gối xuống đọc kinh thầm thỉ kêu xin Chúa, phó thác mạng sống mình trong tay Chúa. Bọn chúng nghe cha đọc kinh thì quát mắng to: “Giờ phút này mà còn kêu Tây nữa”. Khi cha đọc kinh xong, bọn chúng xúm lại đập cha bằng cây dầu vuông. Đau quá, cha kêu Chúa liên lỉ nhưng chúng vẫn đập cho đến khi không còn nghe tiếng cha rên nữa thì chúng đạp cha xuống một cái hầm đào rất cạn rồi lấp đất lại sơ sài, đoạn bỏ chạy trốn hết.

Vài hôm sau, ông biện Kiềm tại họ Gảnh ra canh tác nơi mảnh đất của ông gần chổ họ đã giết cha. Ông nhìn thấy một cảnh tượng hãi hùng: một mô đất lấp sơ sài còn lộ ra 2 gót giầy. Rất đau lòng. Ông liền nhanh nhẹn lấp lại kỹ lưỡng, rồi kín đáo báo cho ông Bảy Trình (em cha Benoit Thắng) biết. Hai ông lén lút đánh dấu nơi ấy.

Thường đêm, những người biết và thương mến cha đều hướng về ngôi mộ cha để cầu nguyện. Vào một đêm năm 1950, có một số người thấy ánh sáng chiếu ra từ ngôi mộ cha. Và còn lạ hơn, có đêm cha về kêu những người ấy và nói: “Sao chúng con không đem cha về Nhà thờ, để cha ở đây cô quạnh một mình”.

Họ liền đến kể lại cho cha Phêrô Chính (cha sở họ Giồng Giá) tất cả những gì họ đã nghe thấy. Cha sở nghe các việc về cha Philipphê Tuyền nên ngài đến trình với Đức cha Ngô Đình Thục. Cũng nên biết, sau khi cha Philipphê Tuyền bị giết thì Nhà thờ Họ Giồng Giá cũng bị phá hủy tan hoang. Đức cha đã yêu cầu cha Phêrô Chính lo tu sửa nhà thờ lại và tìm cách đem hài cốt cha Philipphê Tuyền về an táng nơi Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá.

Người ta chỉ còn biết là đã chôn cha Philipphê ở khu vực đó chứ không ai nhớ rõ chỗ nào đúng là mộ huyệt của cha, vì tinh thế rất căng thẳng, không ai dám lui tới và nơi ấy đã trở nên hoang vắng, cỏ mọc um tùm.

Cha sở Phêrô Chính phải tổ chức công việc chu đáo: ngày 19-01-1951, ngài chọn và giao công việc cho bốn người trong số những người đã trông thấy ánh sáng tỏ rực từ mộ cha Philipphê Tuyền lúc ban đêm gồm: ông biện Kiềm và một ông biện khác vác cuốc giả vờ đi đào chuột và hai người phụ nữ bưng rổ giả đi xúc cá.

Khi họ tới Gò Trộm là nơi chôn cha nơi mà họ đã thấy ánh sáng đó, cùng nhau họ quì xuống đọc kinh cầu nguyện và thầm thĩ với cha: “Cha ơi! Nếu chỗ này là nơi cha an nghỉ thì xin cha cho chúng con biết để chúng con đem cha về”. Sau khi cầu nguyện xong, họ đứng lên, ông biện Kiềm lấy cuốc xốc lên một cái thì quả thật, gặp được xương cha. Họ quá đỗi mừng, tìm tới nữa thì gặp cái sọ đầu của cha. Họ nhanh chóng thu lượm đầy đủ không thiếu sót xương nào. Hai bà vội vã bỏ xương vào rổ, bưng thẳng về nhà thờ Gảnh, giao cho Dì Tư Thê và Dì Sáu Trong thuộc Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn đang công tác tại đó. Còn hai ông biện lo lấp đất lại kỹ lưỡng rồi về sau.

Hai Dì chùi rửa hài cốt sạch sẽ, rồi lấy khăn trắng trải trên bàn, sắp xương ra và đốt ngọn nến. Các Dì và một ít người cùng nhau canh thức suốt đêm cầu nguyện cho cha.

Qua ngày 20-01-1951, Dì Phước tại họ Gảnh cùng với một nhóm các em đi dự lễ ở nhà thờ Giồng Giá. Thừa cơ đi dự lễ, các dì gói bộ xương kín đáo, cái sọ để riêng, xương để riêng, rồi bỏ vào 1 bọc lá do các bà chầm sẵn, cho mấy em thiếu nữ gánh đem xuống nhà thờ Giồng Giá giao cho cha sở. Tại đó, cha sở đóng sẵn một cái quách. Cha tiếp nhận hài cốt rồi tổ chức nghi lễ tẩm liệm tại nhà xứ, đoạn chuyển linh cữu đặt giữa nhà thờ cho giáo dân đến kính viếng, cầu nguyện suốt 3 ngày.

Đến ngày 24-01-1951, Cha Benoit Thắng và 13 Cha ở các họ đạo gần xa mạo hiểm đến dự lễ cải táng cha Philipphê Tuyền. Lúc 6 giờ sáng, qưới chức và con chiên trong họ đầu vấn khăn tang, khiêng hài cốt cha Tuyền đi kiệu vòng quanh nhà thờ. Kiệu xong, khiêng hài cốt cha vào nhà thờ. Cha Benoit Thắng cử hành lễ an táng để cầu nguyện cho cha và cử hành nghi thức an táng rồi đặt hài cốt cha tại Cung thánh Nhà thờ Giồng Giá. Buổi lễ diễn ra trong bầu khí vô cùng cảm động. Trong buổi lễ cải táng này, có bà mẹ cha Tuyền đến dự lễ để tiễn đưa con bà.

Giồng Giá đến nay vẫn còn mộ vị linh mục này. Cha Philipphê mới được 34 tuổi đời, 7 năm linh mục nhưng đã được Thiên Chúa thương trao ban hồng ân tử đạo. Cha là vị linh mục thứ 26 sinh quán tại Cái Mơn, sau Thánh Philipphê Phan Văn Minh tử đạo.

(Tổng hợp các lời kể và tài liệu về cha Philipphê Phan Văn Tuyền)
 
Chân dung Linh mục Việt Nam: Hai anh em Cha Phêrô Cao hữu Tạo và Phêrô Cao Hữu Hân
LM Nguyễn Hữu Nhường
10:39 22/09/2009
Người giáo dân Vinh và Giáo dân Phan Thiết và nhất là giáo dân thuộc các xứ đạo Lagi không ai không biết danh tiếng của hai vị Linh mục thánh thiện, nổi tiếng ban nhiều ơn lạ, mọi người gọi các Ngài bằng một tên thân mật là « Hai Cha Già ». Đó là hai anh em ruột, Linh Mục Phêrô Cao Hữu Tạo và Linh Mục Phêrô Cao Hữu Hân.

I. HAI LINH MỤC ANH EM HỌ CAO:

1. Linh Mục Phêrô Cao Hữu Tạo:

- Sinh năm 1863, tại Cồn Giữa Quảng Bình.
- Làm thầy giảng giúp Đức Cha Louis Pineau Trị 3 năm.
- Làm Linh Mục Văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài 8 năm.
- Linh Mục Chánh xứ Trại Lê, Hà Tĩnh 23 năm.
- Linh Mục Hạt trưởng Xã Đoài 5 năm.
- Hưu dưỡng: Hưu dưỡng tại giáo xứ Tân Yên (năm 1937), Hưu dưỡng tại Cự Tân (năm 1945), Hưu dưỡng tại Thanh Xuân (năm 1955)

Có 5 Linh Mục nghĩa tử: 4 gốc Trại Lê Hà Tĩnh, người cuối cùng là cháu gốc Gia Hưng, Quảng Bình:

1. Linh Mục Nguyễn Lê
2. Linh Mục Phêrô Trần Đình Báu
3. Linh Mục Giuse Nguyễn Khôi
4. Linh Mục Thân Văn Huy
5. Linh Mục JBT. Cao Vĩnh Phan

Hồi làm Linh Mục văn phòng cho Đức Cha Trị ngài đã đóng vai trò thư ký trong Vụ án quan trọng điều tra lý lịch của 22 vị Tử đạo ở giáo phận Vinh năm 1909. Đồng thời làm Linh Mục giải tội cho Đức Cha Pineau Trị.

Hồi hưu dưỡng tại Thanh Dạ, ngài và em là Linh Mục Phêrô Cao Hữu Hân sẽ nói sau đã lập giáo họ Hiền Môn. Tiếp đó vào Miền nam tại Lagi hai anh em xây dựng giáo họ Thanh Xuân năm 1955 và nay đã được nâng lên hàng giáo xứ lớn trong giáo phận Phan Thiết. Ngài qua đời sáng ngày 20 – 05 – 1961 tại Thanh Xuân Lagi Bình Thuận và có mộ chung hai anh em dưới Tòa Đức Mẹ giáo xứ Thanh Xuân. Nơi đây, hằng ngày đều có người đến xin khấn « Hai Cha Già » và đều được các Ngài bầu cử để lãnh nhận những ơn lành hồn xác. Khi các Ngài còn sống tại Thanh Xuân, giáo dân cũng đã đến nhờ các Ngài cầu nguyện và xin « thuốc Cụ » về uống để chữa bệnh.

Ngài có tiếng là Linh Mục thánh thiện, đạo đức, đơn sơ, nghèo khó giống như mẫu Linh Mục Joan Vianney bên Pháp.

2. Linh Mục Phêrô Cao Hữu Hân (em ruột)

- Sinh năm 1865 tại Cồn Giữa Quảng Bình.
- Làm thầy giảng, dạy Tiểu chủng viện Xã Đoài.
- Làm Linh Mục chánh xứ Trung Nghĩa, chánh xứ Cam Lâm Hà Tĩnh, chánh xứ Tân Yên Nghệ An 1932 – 1945.
- Hưu dưỡng tại Thanh Dạ Cự Tân. Lập giáo họ Hiền Môn năm 1947
- Vào Nam hưu dưỡng tại giáo họ Thanh Xuân, Lagi, Bình Thuận năm 1955
- Ngài chỉ có một linh mục nghĩa tử là cha Phêrô Nguyễn Văn Bường, gốc Mỹ Dụ Nghệ An, chuyên truyền giáo ở Lào và chết tại Lào.
- Ngài qua đời trưa ngày 7 – 10 – 1965 tại Thanh Xuân, có mộ tại Thanh Xuân
- Ngài có tiếng thông minh, uyên thâm, hiếu học, giỏi La ngữ, Hán ngữ, Pháp ngữ.
Cuối cùng đang khi mãi mê học Anh ngữ thì đã tắt thở trên ghế bố lúc tay còn cầm cuốn Thánh Kinh Anh Ngữ.

Cả hai anh em đồng có một đường lối giáo dục thiết thực và cụ thể. Cha Cao Hữu Tạo như đã nói trên là mẫu gương của lòng sùng kính Đức Mẹ, tôn thờ bí tích Thánh Thể và chịu khó ngồi tòa giải tội bất cứ khi nào, sáng, trưa, chiều, tối. Có khi một đêm chỉ ngủ được vài giờ và thức dậy rất nhanh mỗi khi nghe giáo dân gõ cửa xin xưng tội. Ngài có thể giải tội trường kỳ không cần ăn uống ngủ nghỉ. Đặc biệt trong các ngày lễ lớn: Cấm Phòng, Chầu Lượt, Làm Phúc các giáo họ đến nổi các Linh Mục có mặt đều phải khâm phục về sự kiên nhẫn bền giai khi ngài ngồi tòa.

Chính vì lý do đó cha Phanxicô Xaviê Lê Trọng Khiêm, cha Nguyễn Tấn, cha Trần Ngọc Thủy, cha Hoàng Phượng, cha Trương Cao Khẩn đã mệnh danh cho Ngài là cha thánh Joan Vianney ở Việt Nam.

Riêng cha Cao Hữu Hân còn có lòng sùng kính thánh Giuse, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và các thánh Tử Đạo Việt Nam.

II. SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

Điều đáng kể hơn cả của 2 vị Linh Mục nầy là giáo dục và đào tạo vì nó có một ảnh hưởng trường kỳ và rất lớn lao.

Chỉ nói riêng ở xứ Tân Yên Quỳnh Lưu, ngài đã nuôi một thầy dạy tiếng Pháp. Trước một năm khánh thành nhà thờ Tân Yên, năm 1938 ngài thuê mấy thầy kèn trống từ Phát Diệm vào dạy nhạc và ở cả năm trời để dạy cho các thanh thiếu niên biết cách sử dụng và thành lập hội kèn rất nổi tiếng trong địa phận Vinh hồi đó. Kế đến ngài cũng nhờ một thầy đồ nho dạy cho những ai trong xứ muốn học.

Ngài khuyến khích cha mẹ, phụ huynh có con em trong tuổi học hành phải cho đi học để biết đọc, biết viết và có cơ hội sẽ nâng cao tầm học vấn. Ngài cũng đã khuyến khích các thanh thiếu niên nam, nữ xin gia nhập đời sống tu trì trong chủng viện hoặc dòng tu nam nữ. Vì thế, ngài đã gửi các em có ý hướng đi học nâng cao tầm hiểu biết tại các trường Hà Nội như trường thánh Tôma hoặc trường các bà Soeur thánh Phaolô ít nhiều năm sau đó về truyền đạt lại cho các em trong giáo xứ.

Riêng về con cháu ngài nuôi trong nhà ngài dạy dỗ cẩn thận và chu đáo. Ngài cho học lý thuyết ở trường nhưng khi về nhà bắt làm việc thực tế. Ngài dạy con cháu học và đọc thông thạo tiếng Pháp, tiếng La tinh cho ngài nghe mặc dầu chính cháu đọc mà mình chỉ hiểu đôi chút. Thỉnh thoảng ngài cho ngừng lại để giải thích những lời hay ý đẹp của bài đọc. Ngài bắt học nhạc, học kèn, học trống như người ta.

Một lần ngài thấy kết quả cụ thể, ngài nói lời khuyến khích: “Bác thấy cháu cũng biết làm tuy chưa được bằng người ta vì cháu còn nhỏ. Ước mong của hai bác là thấy cháu cố gắng làm việc và học hành cho tốt. Cháu không làm được 10 như người ta, nhưng nếu cháu chịu khó làm được 1, 2, 3 đầy đủ thế là hai bác toại nguyện rồi. Bù công lao của hai bác đã bỏ công dạy dỗ và nuôi cháu mồ côi cha mẹ.”

Lời khuyến khích ấy đã tác động cực mạnh giúp cho người cháu suốt đời tích cực học tập, viết lách, nghiên cứu… Đã có một vài thành quả trông thấy như viết về lịch sử, về kinh thánh, thơ vè để làm tài liệu giáo dục vì có hướng chuyên về giáo dục và đào tạo như hai bác.

Ngoài ra phải thêm rằng cha Cao Hữu Hân là một con người hiếu học, thức thời, đọc sách báo và nói về kinh tế, xã hội, chính trị. Nhiều lần ngài bày cho cách nghiên cứu về quặng mỏ sắt, than, đồng, chì… Và rất thích về địa lý, về phong thủy. Một lần ngài gọi Trung Quốc là một con cọp đang ngủ chưa thức dậy, còn cổ hủ, chưa tiến bộ, nên trong cuộc chiến tranh Trung Nhật 1939 – 1945 Trung Quốc thua Nhật và Mỹ, Pháp, Anh nhưng rồi đây khi nó thức dậy thì nó là một địch thủ đáng gờm của thế giới.

Lời tiên tri ấy được nói vào năm 1939 qua 70 năm sau đến bây giờ năm 2009 Trung Quốc là một cường quốc thứ hai về kinh tế thế giới. Đó là chưa nói về văn hóa, quân sự, bom hạt nhân, thám hiểm không gian và quyết không đội trời chung với những ai coi thường họ.

III. NHÌN QUẢ BIẾT CÂY:

Trong Phúc Âm Chúa nói: “Nhìn quả biết cây, cây tốt sinh trái tốt, cây xấu không thể sinh trái tốt” (…) Nhờ lời dạy có cơ sở bền vững như vậy, mà người cháu đã viết:

Về lịch sử:
- Lịch sử giáo phận Vinh 600 trang cỡ lớn in tại California năm 1996.
- Đi Tìm Xứ Đạo Đầu Tiên Nghệ An giáo phận Vinh căn cứ theo Bản Phúc Trình của Linh Mục truyền giáo dòng Tên Manoel Férreyra viết năm 1676, 300 trang.
- Lịch sử giáo hạt Bình Chính 1999 500 trang
- Tiểu sử Linh Mục Phêrô Phêrô Cao Hữu Tạo… 2004, 300 trang…v.v

Về kinh thánh, truyền giáo, giáo dục:
- Năm 2000 Đọc và Học Kinh Thánh qua các bản dịch tiếng Việt 250 trang.
- Trường ca dân Chúa 1650 câu, thơ lục bát năm 1970.
- Đến với anh em lương dân năm 2005.
- Hái Bông Hồng…năm 2005
- Nhiều bài góp ý về Bản Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ 2007.
Đặc biệt Năm 1970 viết cuốn “Tết đốt 200 Tỷ Bạc” theo tỉ giá hồi đó, với mục đích đề nghị cấm đốt mọi thứ pháo dịp Tết Nguyên Đán gây nên bao tang tóc cho cá nhân xã hội … Được “giải thưởng khuyết khích” của chính phủ thời ấy… Rồi không biết tình cờ hay hữu ý, mà 25 năm sau 1995 Trung Quốc ra lệnh cấm đốt pháo, và Việt Nam sau một năm 1996, cũng công bố lệnh cấm đốt pháo luôn… Hy hữu là chỗ đó!?

Năm 1992, Tết Nhâm Thân, viết Bản Thỉnh Nguyện gửi trực tiếp cho Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và cả trăm bản sao gửi cho các Tòa Đại Sứ ngoại quốc tại Hà Nội, Các Ban Bộ Trung Ương Tỉnh Huyện Xã và các cơ quan tôn giáo trong nước, ngoài nước kêu gọi khẩn cấp kiến thiết lại con đường xe hơi Phan Thiết – Mũi Né do bà Lục Thị Đậu xây dựng từ năm 1922 để cứu sống cho 45 ngàn dân địa phương lâu nay bị bỏ rơi…

Kết quả hy hữu mới khác là năm 1994, Nhà Nước đời thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho làm lại, tiếp đó nhiều Chương Trình Đầu Tư Nước Ngoài ồ ạt đến tăng cường biến Mũi Né – Rạng trở nên chẳng những một trung tâm du lịch hấp dẫn của Bình Thuận và còn cho toàn quốc không kém gì Nha Trang, Vũng Tàu. Thực tế hôm nay đang chứng minh cho lời yêu cầu đó.

KẾT LUẬN:

Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa.

Mấy dòng thô sơ trên được viết ra cho những mục tiêu ấy. Đặc biệt để làm thành một bài tạ ơn đối với sự quan phòng nhiệm mầu của Thiên Chúa, cùng là một lời tri ân chân thành đối với các đấng tiền bối để gương lại cho các thế hệ khắp nơi. Bởi vì nhiều người cao tuổi ở các vùng Tân Yên, Thanh Dã, Hiền Môn, Quỳnh Lưu Nghệ An mà nhất là những giáo dân ở ba giáo xứ lớn Phan Thiết như Vinh Phú, Vinh Tân, Thanh Xuân… vẫn còn nhớ và giữ nhiều kỷ niệm quí. Riêng mấy Linh Mục thế hệ trẻ gốc các xứ đạo nói trên cũng nhớ nhiều về Ngài như Linh Mục Nguyễn Hùng Oánh Sài Gòn, Linh Mục Nguyễn Hữu Nhường, Linh Mục Hồ Sĩ Hữu và Linh Mục Nguyễn Xuân Thảo, dòng Phanxicô Sài Gòn.

Đối với Linh Mục Nguyễn Xuân Thảo, Linh Mục Nguyễn Văn Minh và ông anh cả là Nguyễn Trung Hiếu ở Mỹ, tất cả là ba anh em tiến sĩ du học Mỹ trong một gia đình mà thân phụ là đệ tử ruột của Linh Mục Cao Hữu Hân đào tạo từ năm 1938 tại Tân Yên, Quỳnh Lưu Nghệ An.

Tháng 8/2009 (Nhớ như vậy, kể như vậy, ghi như vậy nhưng khi làm việc đúng với điệu kiện bảo đảm giá trị thực của người thật, việc thật. Cám ơn)
 
Đêm thắp nến cầu nguyện cho sự sống
Phan Du Sinh
18:42 22/09/2009
THƯ MỜI

THAM GIA ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO SỰ SỐNG

Kính thưa quý vị cùng các bạn trẻ, học sinh, sinh viên quý mến!

Theo con số thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED) công bố ngày 20/9/2006, thì Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên.

Thật vậy, “PHÁ THAI” là một cụm từ gây đau nhói cho lương tri nhân loại, gây kinh hoàng trong thế giới hôm nay, là tượng đài sỉ nhục cho nền văn minh của nhân loại và là đỉnh cao của tội ác.

Được sự thống nhất của Cha quản xứ Cầu Rầm, Cha tuyên úy, Trung tâm bảo vệ Sự Sống Gioan Phaolô II chúng tôi sẽ tổ chức đêm tĩnh nguyện tại nhà thờ Cầu Rầm, thành phố Vinh, để cầu nguyện cho sự sống và phẩm giá của con người cũng như cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm họa phá thai.

Trung tâm bảo vệ Sự Sống Gioan Phaolô II chúng tôi, trân trọng kính mời toàn thể quý vị và các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên, đang trăn trở với tiền đồ của dân tộc, yêu quý và trân trọng sự sống và phẩm giá của con người, đến nhà thờ Giáo xứ Cầu Rầm, vào lúc 20 giờ thứ 7 ngày 03 tháng 10 năm 2009 để tham gia đêm thắp nến cầu nguyện cho sự sống cùng với chúng tôi.

Rất mong sự hướng ứng của quý vị, các bạn trẻ và học sinh, sinh viên.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời bầu cử của các Thánh Anh hài, ban xuống trên quý vị và các bạn muôn vàn ân phúc./.

Thay mặt ban tổ chức

JB. Nguyễn Hữu Chắc

CHƯƠNG TRÌNH TĨNH NGUYỆN

CHÚ ĐỀ: CẦU NGUYỆN CHO SỰ SỐNG – PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

VÀ CHO NẠN NHÂN CỦA TỘI ÁC PHÁ THAI

A. TRÌNH BÀY TỘI ÁC PHÁ THAI

1. GIỚI THIỆU

Kính thưa các bạn học sinh, sinh viên, những trí thức trẻ, những người chủ tương lai của xã hội và giáo hội rất quý mến! Nhạc sỹ Phạm Duy trong tác phẩm “Trả lại tuổi trẻ” có câu “Trả lại tôi tuổi trẻ vô tư, chúng mình như lũ chim trong rừng già, rừng âm u đầy ác thú, chưa kịp ngừa luật rừng rú bao vây”. Vâng thưa các bạn, tuổi trẻ của chúng ta đang phải sống chung với một nền văn hóa mà theo Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi là “văn hóa sự chết”, một nền văn hóa trong đó phẩm giá con người bị rẻ rúng. Xã hội chúng ta đang sống quá ư thừa mứa vật chất tiện nghi nhưng lại nghèo nàn về lý tưởng và nhân cách, đầy dẫy bạo lực và dối trá, còn lòng bao dung và sự chân thật được coi là mặt hàng xa xỉ phẩm. chạy đua theo hưởng thụ và thác loạn nhưng lại tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm với chính mình và các hành vi của mình. Hậu quả của nó là hàng triệu triệu trẻ thơ vô tội và vô phương tự vệ phải gánh chịu một cái chết tất tưởi đau thương bởi chính cha mẹ của các em và những người có chức có quyền khác.

Chỉ có Chúa Thánh Thần là nguồn mạch sự sống, nguồn mạch tình yêu, mới có thể giúp chúng ta xây dựng một nền văn minh tình thương. Xin các bạn đứng lên và kêu cầu Chúa Thánh Thần đến với chúng ta và xin Ngài biến đổi trần gian này.

2 HÁT THÁNH THẦN HÃY ĐẾN

Giờ đây xin mời các bạn cùng chúng tôi lướt qua một số hình ảnh tiêu biểu của cái văn hóa bạo lực và chết chóc đó.

3 TRÌNH CHIẾU HÌNH ẢNH

4 HÁT: SAO NỠ BỎ CON

5 CHIA SẺ

Con muốn sống như bao con người, muốn giúp sức đắp xây cuộc đời.

Mẹ Cha ơi!, mẹ Cha ơi! ! Tại sao đành bỏ con?

Mẹ Cha ơi!, mẹ Cha ơi! ! Con nào có tội gì?

Con Chỉ muốn sống, sao không được sống?

Mẹ Cha ơi!, mẹ cha có biết không?

Và mọi người ơi! Mọi người có biết không?

Vâng kính thưa quý vị cùng các bạn trẻ sinh viên, học sinh rất quý mến, chúng ta vừa nghe lời hỏi dồn dập và bi ai của một thai nhi bị cướp quyền sống bởi tội ác phá thai.

Vâng thưa quý vị cùng các bạn. Nền văn hóa bạo lực và sự chết đang lan tràn trong xã hội chúng ta, một trong những hệ lụy của nó là thảm họa phá thai. Theo con số thống kê thì Việt Nam chúng ta đứng thứ ba trên thế giới, về thành tích giết người (bằng hành vi phá thai).

Vâng “Phá Thai” một cụm từ gây đau nhói trái tim nhân loại lương tri, gây kinh hoàng cho thế giới hôm nay. Đỉnh cao của tội ác và là một tượng đài sỉ nhục cho nền văn minh của nhân loại. Nó đã và đang đạp đổ chuẩn mực đạo đức nền tảng của xã hội và gia đình. Và nó cũng làm cho méo mó và băng hoại nhân cách của bao thế hệ trẻ chúng ta. Nó chà đạp thô bạo lên phẩm giá của con người, và hơn hết nó xúc phạm nặng nề tới Thiên Chúa, Đấng đã ban cho con người món quà vô giá là Sự Sống.

Về nguyên nhân của nó, có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong giới hạn hôm nay, chúng tôi xin điểm qua một vài nguyên nhân chính.

NGUYÊN NHÂN

Thứ nhất: Tình trạng buông lỏng giáo dục từ trong đời sống gia đình, do cha mẹ không quan tâm đến con cái (lo kiếm tiền và hưởng thụ hơn là yêu thương chăm sóc gia đình và giáo dục con cái), hoặc do tình trạng ly hôn…

Thứ hai: Tình trạng xuống cấp trong giáo dục ở học đường, nhất là mặt đạo đức, sự gian dối, bệnh thành tích và chỉ chú trọng đến kiến thức khoa họa thực dụng mà thiếu đi nền giáo dục toàn vẹn, để giúp cho con người được phát triển toàn vẹn có nghĩa là phát triển về mọi phương diện thể xác và tinh thần, trí tuệ và tâm linh…

Thứ ba: Tình trạng khủng hoảng chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Chủ nghĩa hưởng thụ được cổ võ đã đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối… Các sách báo phim ảnh xấu phổ biến tràn lan. Người ta ngày càng vô cảm trước những hành động xấu.

Thứ bốn: Lợi nhuận được dùng làm thước đo các mối tương quan, đã làm đảo lộn giữa phương tiện và mục đích: Thay vì con người, vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện; lao động chỉ còn được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động. Người ta sãn sàng chà đạp lên phẩm giá và quyền lợi của tha nhân bằng những thủ đoạn ti tiện nhất để bảo vệ quyền và lợi cho cá nhân, phe nhóm đảng phái của mình. Các nhà trọ, phòng trọ, khách sạn, vũ trường, phòng trà... chạy theo lợi nhuận, tạo điều kiện cho chuyện quan hệ tình dục, buôn bán ma túy và các chất kích thích. Các dịch vụ nạo phá thai hiện nay cũng quá dễ dàng và nhanh chóng.

Thứ năm: Khi quyền tự do của con người bị bóp méo coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng, đó là sự bàng quang im lặng như vô cảm trước thảm họa đau thương này của những con người còn có lương tri, đặc biệt là những người mang trong mình Đức Giêsu Kitô.

HẬU QUẢ

Khi tôi chưa nói ra thì các bạn cũng đã biết những hậu quả về mặt sức khỏe mà các cơ quan thông tin đại chúng đã nêu lên. Thật vậy nạo phá thai tàn phá sức khoẻ của các thế hệ thanh niên và đẩy sức khoẻ của cộng đồng đến những nguy cơ không thể lường được như (ung thư, vô sinh, sinh dị thai trong lần sinh sau, tử vong, chất lượng sống của trẻ sơ sinh...) Nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến việc nạo phá thai đã tàn phá tâm lý tình cảm của con người (tâm thần, thác loạn, mặc cảm day dứt, tự tử, khép kín và trầm cảm...). Nguy hiểm hơn nó tạo ra một xã hội vô trách nhiệm, vô cảm, và bạo lực (sẵn sàng loại bỏ người khác vì sợ rằng sự hiện diện của họ sẽ đe doạ đến miếng cơm manh áo của mình).

Là những người tuyên xưng vào đức tin Công Giáo và Tông Truyền, chúng ta không có quyền cho phép mình được bàng quang và im lặng, vì im lặng lúc này là một tội ác. Hơn thế nữa là một người con của Mẹ Hội Thánh Việt Nam giữa lòng đân tộc Việt Nam, chúng ta phải biết mang trên mình những “vui mừng và hy vọng, ưu sầu và no lắng của dân tộc Việt Nam để góp phần thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn vẹn”. Vì vậy đứng trước tội ác diệt chủng của thảm họa phá thai tại Việt Nam hôm nay. Chúng ta không thể chỉ báo động xuông, mà mỗi người chúng ta, nếu còn thiết tha với tiền đồ của dân tộc và còn sắt son với niềm tin nơi Thiên Chúa, thì cần phải bắt tay vào một hành động cụ thể và thiết thực để góp phần bênh vực sự sống và phẩm giá của con người, với những việc làm trong khả năng của chúng ta. Giờ đây dưới ánh sáng của lời Chúa, chúng ca cùng nhau suy niệm về phẩm giá cao quý của con người và cùng nhau cầu xin Chúa ban cho chúng ta biết quý trọng và bảo vệ sụ cao quý đó, và chúng ta cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của tội ác phá thai.

6 HÁT: DÒNG ĐỜI NGƯỢC XUÔI

B. SUY NIỆM VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI

1 ĐỌC THÁNH VỊNH 8

Lạy Đức Chúa, là Chúa chúng con.

Lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả hoàn cầu.

Uy phong Ngài vượt quá trời cao.

Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ.

Cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù

Khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.

Ngắm tầng trời tay Chúa sÁng tạo.

Muôn trăng sao Chúa đã an bài.

Thì con người là chi mà Chúa cần đoái đến.

Phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm.

Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy.

Ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên.

Cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo.

Đặt muôn loài muôn sự dưới chân.

Nào chiên bò đủ loại, nào dã thú ngoài đồng.

Nào chim trời cá biển, mọi loài ngang dọc khắp trùng dương.

Lạy Đức Chúa, là Chúa chúng con.

Lẫy lừng thay danh Chúa, trên khắp cả địa cầu.


2 HÁT: TRƯỚC MẮT CHA

C LECTIO DIVINA

1 HÁT TUNG HÔ TIN MỪNG

2 ĐỌC TIN MỮNG ( Lc 19,11-26)

11 Khi dân chúng đang nghe những điều ấy, thì Đức Giê-su lại kể thêm một dụ ngôn, vì Người đang ở gần Giê-ru-sa-lem và vì họ tưởng là Triều Đại Thiên Chúa sắp xuất hiện đến nơi rồi. 12 Vậy Người nói: "Có một người quý tộc kia trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. 13 Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: "Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến."14 Nhưng đồng bào ông ghét ông, nên họ cử một phái đoàn đến sau ông để nói rằng: "Chúng tôi không muốn ông này làm vua chúng tôi.

15 "Sau khi lãnh nhận vương quyền, ông trở về. Bấy giờ ông truyền gọi những đầy tớ ông đã giao bạc cho, để xem mỗi người làm ăn sinh lợi được bao nhiêu. 16 Người thứ nhất đến trình: "Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén. 17 Ông bảo người ấy: "Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành.18 Người thứ hai đến trình: "Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén. 19 Ông cũng bảo người ấy: "Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành.

20 Rồi người thứ ba đến trình: "Thưa ngài, nén bạc của ngài đây, tôi đã bọc khăn giữ kỹ. 21 Tôi sợ ngài, vì ngài là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo. 22 Ông nói: "Hỡi đầy tớ tồi tệ! Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh. Anh đã biết tôi là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo. 23 Thế sao anh không gửi bạc của tôi vào ngân hàng? Có vậy, khi tôi đến, tôi mới rút ra được cả vốn lẫn lời chứ! 24 Rồi ông bảo những người đứng đó: "Lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén. 25 Họ thưa ông: "Thưa ngài, anh ấy có mười nén rồi! 26 -"Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi.

3 SUY NIỆM TIN MỮNG

Sống là một sự hiện hữu chứ không phải để tìm cách sở hữu hay chiếm hữu một điều gì đó. Nén bạc Chúa trao cho tôi là SỰ SỐNG, cùng với tất cả các phương tiện là cơ hội học tập và nghề nghiệp, để tôi dùng nó mà thăng tiến đời sống của mình. Nhưng tôi đã chôn vùi nó trong sự biếng nhác và hời hợt, nên đến nay cuộc sống của tôi chỉ là một sự tồn tại tầm thường hơn là một cuộc sống dồi dào và phong phú.

Nén bạc Chúa trao cho tôi là một phẩm giá cao quý. Đó là được mời gọi tham dự vào đời sống Thần Linh với Chúa. Với tự do và ý chí, qua những chọn lựa hằng ngày, tôi tham gia vào công trình sáng tạo của Chúa Cha và hoàn tất công trình cứu chuộc của Chúa Con, nhưng tôi đã chôn vùi phẩm giá và nhân cách của mình trong những toan tính tầm thường và tìm kiếm thỏa mãn hời hợt.

Nén bạc Chúa trao cho tôi là đức tin, kim chỉ nam cho cuộc đời, câu trả lời cuối cùng cho mọi vấn nạn cuộc sống này và cũng là cứu cách duy nhất để tôi hoàn tất cuộc đời mình cùng dẫn dưa thế giới tới hồi viên mãn thập toàn. Nhưng tôi đã chôn vùi đức tin đó trong một cuộc sống tầm thường, ích kỷ, thờ ơ với những vấn đề của cuộc sống.

Vâng tất cả những nén bạc Chúa trao cho tôi tôi đã chôn vùi thay vì làm cho nó sinh sôi nẩy nở trong cuộc sống hằng ngày của mình.

4 HÁT: CON PHẢI LÀM GÌ ? (mời đứng)

5 HÁT: THẮP SÁNG LÊN (mọi người thắp nến)

D CẦU NGUYỆN

1 NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ

Cảm tạ cuộc sống tốt lành cùng với những cơ hội, môi trường sống và các phương tiện để giúp cuộc sống được thăng tiến.

Cha ơi! Cha ơi! con
  • thật quý giá trước mắt Cha.
  • Cha ơi! Cha ơi! anh chị em con thật quý giá.
  • Cha ơi! Cha ơi! con thật quý giá trước mắt Cha
  • Cha ơi! Cha ơi! xin tạ ơn
Cha đến muôn đời

2 XIN LỖI

Lạy Chúa, chúng con xin lỗi Chúa không phải chỉ những gì chúng con đã thiếu tôn trọng hay làm tổn thương đến phẩm giá và sự sống của mình và của tha nhân, mà hơn thế nữa là những gì chúng con đã không dám nói, không dám làm để bênh vực phẩm giá và sự sống của mình cũng như của tha nhân.

Xin Chúa tha thứ cho họ, những nhà lãnh đạo quốc gia, những người làm luật, phổ biến và thi hành luật, những người chịu trách nhiệm Giáo dục và truyền thông, đã và đang có những hoạt động chà đạp lên phẩm giá và chống lại sự sống của con người.

Xin tha thứ chọ họ những bác sỹ, y tá cùng nhân viên của ngành y là những người đã và đang dùng chuyên môn và khả năng của mình để giết hại trẻ thơ vô tội bằng hành vi phá thai.

Xin tha thứ cho họ những người đàn ông vô trách nhiệm đã không dám nhìn nhận đứa con mà họ đã tạo ra,

Xin tha thứ cho họ những phụ nữ đã đang tâm giết hại con mình bằng hành động phá thai.

Xin tha thứ cho chúng con những người có đức tin công giáo nhưng đã và đang cộng tác trực tiếp hay gián tiếp vào tội ác phá thai bằng việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, đặt vòng phá thai, uống thuốc, hút điều hòa kinh nguyệt, cũng như im lặng bàng quang trước tội ác vô luân này

Xin tha thứ cho chúng con, những người trẻ công giáo đã và đang tự hài lòng với chút kiến thức hiện tại mà không chịu khó học hỏi để nâng cao nhận thức giúp cho mình trưởng thành về mọi mặt. hoặc an phận với sự khập khiễng về kiến thức.

Xin tha thứ cho chúng con những người trẻ công giáo đang chôn vùi cuộc đời của mình trong sự nghèo nàn về nhân cách và lý tưởng sống, đã đổi lấy sự an thân hay một chút lợi lộc trần gian ban tặng, bằng việc bưng tai bịt mắt trước tội ác, không dám tố cáo sự dữ,

Cha ơi! Cha ơi! con thật quý
  • giá trước mắt Cha.
  • Cha ơi! Cha ơi! anh chị em con thật quý giá.
  • Cha ơi! Cha ơi! con thật quý giá trước mắt Cha
  • Cha ơi! Cha ơi! xin tạ ơn Cha
đến muôn đời

3 XIN ƠN

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan và can đảm, để chúng con nhận ra rằng mọi toan tính tầm thường không phải là giá trị cao nhất mà con người cần đạt đến.

Xin cho chúng con lòng can đảm, để bằng cuộc sống của mình chúng con khẳng định cho xã hội hôm nay biết rằng chỉ có yêu và sự sống của Chúa Kitô mới là câu trả lời cuối cùng và là cứu cánh duy nhất cho cuộc sống chứ không phải tư tưởng người phàm.

Xin cho chúng con lòng can đảm, để sẵn sàng đón nhận những buổi học hỏi giáo lý, những buổi chia sẻ Lời Chúa, các buổi sinh hoạt tổ nhóm Công giáo, như là những ân huệ Chúa ban để giúp chúng con có được sự trưởng thành toàn vẹn, xứng đáng là những người chủ tương lai.

Xin ban cho chúng con có lòng can đảm, để sãn sàng khước từ những hứa hẹn và mời mọc của thể gian, để dám đứng về phía sự thật và sự sống.

“Hạnh phúc là hiện hữu chứ không phải chiếm hữu hay sở hữu”. Xin cho chúng con có lòng can đảm để nhìn nhận mọi phương tiện của cuộc sống đúng như giá trị của nó và chỉ sử dụng nó vào đúng mục đích mà Chúa đã ban, để làm cho cuộc sống của chúng con thanh thoát, phong phú, dồi dào và sung mãn.

Cha ơi! Cha
  • ơi! con thật quý giá trước mắt Cha.
  • Cha ơi! Cha ơi! anh chị em con thật quý giá.
  • Cha ơi! Cha ơi! con thật quý giá trước mắt Cha
  • Cha ơi! Cha ơi
! xin tạ ơn Cha đến muôn đời

E KẾT THÚC

1 ĐỌC KINH SỰ SỐNG

2 LẠY CHA, KÍNH MỪNG. SÁNG DANH

3 KINH HÒA BÌNH (cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật) cắm nến

4 HÁT: LẠY CHÚA CON LÊN ĐƯỜNG

H CẢM ƠN
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
TT Nguyễn Tấn Dũng nhất thời thiếu chữ hay khẳng định quyền sinh sát của cộng sản trên đất đai của dân tộc
Trung Thiên
08:47 22/09/2009
Ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn VOA: "Việt Nam bảo đảm mọi người Việt Nam tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, có tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng. Việc tài sản đất đai của các tôn giáo ở Việt Nam phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi xin nói rõ với các bạn là không có tài sản của Vatican ở Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam. Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam. Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican là một đòi hỏi vô lý và không phù hợp với hiến pháp và pháp luật của Việt Nam.".
(http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm)

Ở Việt Nam, cái khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xuất hiện nhan nhản trên các trang báo, trên cửa miệng của các quan chức, điều đó có nghĩa là bản thân các đồng chí cộng sản đã phân biệt rõ ràng 2 giới, 2 giai cấp khác nhau, nhà nước và nhân dân, trong một đất nước “thống nhất” đã 34 năm vẫn còn “định hướng” xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến dân tộc, khi nói đến đất nước có nghĩa là nói đến địa dư và con người của một nước có chủ quyền, trong đó chủ thể nắm chủ quyền có cả nhà nước, có cả nhân dân, ấy vậy mà ông Dũng nhất thời thiếu chữ, khi nói về đất đai thì đề cập đến nhà nước nhưng nhân dân thì bỏ quên.

Khi nói đến tài sản đất đai của các tôn giáo, ông Dũng nói rằng: “phải thực hiện đúng theo hiến pháp và pháp luật của Việt Nam”, xin thưa, tại Việt Nam, cái pháp luật quái gở về đất đai chính là “đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”. Nhưng điều này không còn đúng nữa, vì đứng trước công luận quốc tế, ông Dũng dõng dạc tuyên bố: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của nhà nước Việt Nam”. Rõ ràng, vế đầu, điều ông nói là một thực tại ai cũng biết: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có đất đai của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam”, nhưng khi ông đề cập đến chủ sở hữu “của nhà nước Việt Nam” mà nhất thời thiếu chữ hay cố tình bỏ chữ, không đề cập đến “của nhân dân Việt Nam” thì có nghĩa ông đã công khai cho công luận biết cái quyền đứng trên cả chính cái pháp luật mà do chính ông và bộ sậu ông nghĩ ra. Vậy thì dân Việt bị cướp trắng đất đai rồi còn gì.

Phải chăng chính vì cái suy nghĩ ăn cướp có sẵn trong tâm thức cộng sản rằng đất đai là của nhà nước Việt Nam, công khai dẹp bỏ đi cái mỹ từ “nhà nước thống nhất quản lý” được sử dụng lâu nay, nên Luật Đất Đai, Luật Nhà Ở và các nghị định, thông tư hướng dẫn đến nay vẫn cứ bùng nhùng. Hết sổ trắng, sổ hồng, rồi lại sổ đỏ, sổ xanh… tới đây có lẽ sẽ là… sổ đen thì phải. Nhưng dù giấy tờ có màu gì đi nữa, thì muốn có nó thì phải có “bác” đi trước, dân Việt vẫn hay nói thế và sẽ còn nói thế khi mà cộng sản còn tồn tại, cải cách hành chánh chỉ là câu cửa miệng của quan chức nói ra cho vui tai mà thôi, tham nhũng, ăn tiền của dân mới là cốt yếu.

Phải chăng chính vì thế mà công viên Thái Hà, công viên Tòa Khâm sứ, công viên Tam Tòa, tường rào trường học ở Loan Lý được xây dựng chóng vánh, trong khi 8 giáo dân Thái Hà chỉ vì mấy mét tường rào mục nát lại bị xử lý hình sự. Linh mục, giáo dân thì bị “quần chúng tự phát” đánh đập với sự bảo kê của cơ quan công lực. Nhà nước thì có quyền xây dựng những công trình, dự án “một đêm” vì cho rằng đó là tài sản “của nhà nước”, nhưng đã là dân thì không có quyền đòi lại tài sản đất đai của mình. Biết bao nhiêu vụ khiếu kiện đất đai từ Bắc chí Nam đã nói lên điều đó.

Phải chăng chính vì nghĩ thế mà Hoàng Sa – Trường Sa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, biên giới phía Bắc, biển, thềm lục địa, tài nguyên cứ mất về tay “đàn anh” Trung Quốc, còn nhân dân thì không có quyền được lên tiếng, các nhà báo, các blogger, các nhà hoạt động lần lượt bị bắt, bị an ninh tra hỏi vì có dính dáng đến “yếu tố Trung Quốc”. Phải chăng chính vì thế mà nhà nước có cái quyền “ngậm miệng ăn tiền” rồi quay lại đàn áp nhân dân? (Bí mật bơm 50 tỉ Đô-la, Trung quốc cứu nguy Hà Nội, http://vietcatholic.org/News/Html/71352.htm).

Cũng trong bài trả lời phỏng vấn VOA, ông Dũng đã cố tình gài bẫy liên quan đến Tòa Thánh Vatican nhằm có thể gây chia rẽ lương giáo, cũng như có thể ảnh hưởng đếng bang giao Tòa Thánh Vatican – Việt Nam. Không hiểu phái viên VOA đã hỏi ông Dũng những gì, nhưng câu trả lời của ông Dũng nhắc Vatican đến ba lần: “…không có tài sản của Vatican ở Việt Nam”, “Không có bất cứ một tài sản nào của tôn giáo ở nước ngoài của Vatican là ở Việt Nam”, “Những cái đòi hỏi cái gọi là tài sản của Vatican…”. Phải chăng ông cố tình nhắc đi nhắc lại để gài bẫy nhằm kích động tinh thần dân tộc chống Công Giáo. Nhìn lại danh sách đất đai, tài sản Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị cộng sản tịch thu vô tội vạ từ 1954 đến nay, rõ ràng đó là đất đai của các giáo xứ, dòng tu, địa phận của Việt Nam trực tiếp sở hữu, chứ không ai nói đó là đất đai của Vatican cả. Thử lượt qua vài vụ việc: vụ Thái Hà là đất đai tài sản của Giáo xứ Thái Hà, của Dòng Chúa Cứu Thế, vụ Tòa Khâm Sứ đó là đất đai tài sản của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, vụ Tam Tòa là của Giáo xứ Tam Tòa, trường học ở Loan Lý là của Giáo xứ Loan Lý… Trong các vụ việc trên, giáo dân, linh mục, giám mục chỉ đòi hỏi nhà nước hoàn trả lại những gì thuộc về họ, những đất đai tài sản vốn đã được sử dụng vào mục đích tôn giáo, y tế, giáo dục, bác ái xã hội… Ngay cả Tòa Khâm Sứ đã có những bằng chứng cho thấy đó là đất đai của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội cho mượn, chứ nó chưa hề là tài sản của Tòa Thánh Vatican. Vậy ông Dũng ba lần nhắc đến Tòa Thánh Vatican trong câu trả lời có hàm ý gì khi đó là điều ai cũng biết? Phải chăng, ẩn ý đằng sau lưng câu trả lời này muốn mọi người hiểu rằng các vụ đòi đất của người Công Giáo Việt Nam có sự tiếp tay của Tòa Thánh Vatican, và ẩn ý thâm độc của ông Dũng là muốn chia rẽ lương giáo, muốn phá hoại “khối đoàn kết dân tộc” mà cộng sản thường rêu rao kêu gọi nhân dân xây dựng, nhưng nhà nước luôn muốn phá hoại để dễ bề cai trị. Cộng sản thật thâm độc làm sao!

Mới đây, Bộ Xây Dựng ra công văn số 1878/BXD-QLN ngày 04/09 hối thúc 23 tỉnh thành “khẩn trương” báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo gởi về Bộ trước ngày 15/09. Đây không phải là công văn đầu tiên mà là công văn nhắc nhở, vì trước đó ngày 08/12/2008, Bộ Xây Dựng cũng đã có công văn số 2437/BXD-QLN yêu cầu các địa phương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và báo cáo về Bộ trước ngày 30/12/2008. Hóa ra, mấy chục năm trời, nhà nước tịch thu của cải, tài sản, đất đai của tôn giáo, nhất là Công Giáo nhưng chính quyền trung ương không hề có số liệu của những tài sản mà mình tịch thu, có phải là vì mức độ “cán bộ hóa” những tài sản này quan trọng hơn. Đến khi tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo thay phiên bùng nổ, “đang có những diễn biến phức tạp”, thì nhà nước mới vội vàng thống kê số liệu để tìm đối sách. Một cơ quan cấp bộ ra công văn yêu cầu báo cáo, có ra thời hạn nộp báo cáo, 9 tháng sau phải có công văn nhắc nhở vì các tỉnh thành chẳng thèm ngó ngàng lệnh trên. Tại sao thời gian lâu như vậy mà các tỉnh thành không thèm báo cáo, không dám báo cáo, không biết đường để mà báo cáo hay là còn phải cân nhắc để báo cáo, vì đụng đến tài sản bị “cán bộ hóa” nên thôi? Đặt những câu hỏi này cũng chính là trả lời cho quy mô, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của tôn giáo nhằm tư lợi của cộng sản.

Nên chăng, Giáo Hội Việt Nam cũng cần thống kê đất đai tài sản bị chiếm đoạt gởi cho nhà nước để họ có đường mà đối chiếu số liệu. Vì người bị mất tài sản thì biết của cải của mình, còn người chiếm đoạt thì lắm khi đãng trí.
 
Vài nhận định về lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng tại Hungary liên quan đến Giáo hội
Alfonso Hoàng Gia Bảo
10:48 22/09/2009
Như chúng ta được biết hôm 19/9 đài VOA cho biết trong chuyến Âu du, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khi đến Hungary đã tuyên bố 'Việt Nam sẽ không nhượng bộ Công giáo về vấn đề đất đai' (http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cfm).

Có thể nói lời tuyên bố này tựa như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt những ai đang ‘vun vén’ cho mối quan hệ Việt Nam- Vatican với hy vọng sẽ có nhiều điều tốt đẹp sắp diễn ra, trong đó có việc Hà Nội ‘không phản đối’ Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 sẽ sang thăm Việt Nam vào năm 2011 nhân kỷ niệm 350 năm ngày thành lập hai giáo phận đàng Ngoài và đàng Trong, là việc mà trước đó không lâu nhiều người tỏ ý hoài nghi khi cho rằng Hà Nội sẽ không bao giờ dám qua mặt Bắc Kinh trong quan hệ với tòa thánh Vatican. Tưởng cũng nên nhắc lại việc Bắc Kinh từng cử nguyên dàn nhạc giao hưởng quốc gia sang Vatican biểu diễn chiêu đãi ĐGH Bêneđictô XVI hồi tháng 5/2008, với hy vọng việc làm vui lòng Ngài như vậy sẽ mời được Đức Thánh cha sang dự lễ khai mạc thế vận hội 2008 nhưng đã không đem lại kết quả.

Sự khó hiểu trong lời tuyên bố của ông Dũng còn là ở chỗ nó được đưa ra “sau cuộc thảo luận về vấn đề thương mại với Thủ tướng Hungary Gordon Bajnai.” Mà chúng ta biết quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thuần tuý là về tinh thần đâu có dính dáng gì đến vấn đề thương mại, để mà cạnh tranh với Hungary.

Vậy lý do gì đã khiến ông Dũng bỗng dưng lại ‘dại mồm dại miệng’ đưa ra những lời đe nẹt Vatican rất dễ gây ra những bất lợi cho mục chuyến đi kinh tế của ông ta đến các quốc gia Châu Âu như vậy? Hơn nữa bản thân ông Dũng dẫu sao cũng đã từng là ‘người quen’ của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Bênedictô 16 cơ mà?

Rất tiếc là ký giả của VOA Stefan Bos đã không cho chúng ta biết thêm chi tiết hoàn cảnh nào đã ông Dũng đã đưa ra lời tuyên bố ‘hùng hồn’ trên. Tuy nhiên, cho dẫu tình huống này xảy ra khi ông ta bị báo giới truy vấn về chuyện Việt Nam đàn áp công giáo trong một cuộc họp báo, chắc rằng căng thẳng cũng không thể bằng chuyện ông Tổng thống George Bush bất ngờ bị ‘ăn giày’ tại Iraq để ông Dũng lú lẩn quên rằng mặc dù Hungary trước kia có thời là đồng minh nhưng bây giờ Đông Âu đã thay đổi hoàn toàn, một lời tuyên bố ‘sặc mùi’ cướp bóc cộng sản như vậy chắc chắn sẽ chẳng còn được chính phủ Châu Âu nào ưa chuộng. Còn với dân chúng Đông Âu, họ càng có lý do để căm ghét ông ta hơn.

Vả lại ông Dũng hoàn toàn có quyền khước từ trả lời viện lý do câu hỏi ‘lạc đề’, hoặc chỉ trả lời một cách chung chung chiếu lệ mà chẳng ai có quyền bắt bẻ ông ta cả. Vậy sao ông ta đã không làm thế mà lại bỗng dưng đi ‘nổi dóa’ với người công giáo, qua đó còn đụng chạm đến cả mối quan hệ với tòa thánh Vatican? Có thật là Hà Nội đã lại bất ngờ ‘trở cờ’ không cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tòa thánh Vatican không?

Mấy điều nêu ra sau đây cho thấy hoàn toàn không có chuyện này, mà ngược lại chỉ cho thấy lời phát biểu trên của ông thủ tướng là rất… ‘bốc đồng’ kiểu dân quê Nam Bộ, hứng lên là nhậu ‘chết bỏ’ sáng tối quên hết chuyện đồng áng:

1. Công văn số 1878 / BXD-QLN ra ngày 04/09 do Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký yêu cầu 23 tỉnh thành báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo vì cho rằng đang có những ‘diễn biến hết sức phức tạp’ (mà điều này thì không thể là giả được). Tuy nhiên, những ai hiểu biết rõ về tình hình thì đều biết, nói như thế hoặc nói «việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo của các địa phương đang gặp nhiều khó khăn" là hoàn toàn không chính xác. Mà phải nói là hoàn toàn bế tắc mới đúng. Do tình trạng quản lý hành chính ở Việt Nam sau ngày chủ nghĩa cộng sản sụp đổ đã thành ‘rừng nào cọp nấy’ khiến ngay cả ông Phan Văn Khải trước lúc về hưu cũng đã từng phải than thở ‘trên bảo dưới chẳng chịu nghe’. Công văn của Bộ XD lần này đã là lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Trước đó, vào ngày 08/12/2008 Bộ Xây dựng cũng đã từng ban hành công văn số 2437/BXD-QLN đề nghị địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo tại địa phương và báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 30/12/2008 để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên 23 tỉnh thành là những ‘con nợ’ đất đai tài sản đối với giáo hội với trên 2500 cơ sở đang bị chiếm dụng đều ‘làm lơ’ nhưng cũng chẳng thấy ai bị khiển trách. Ngược lại Bộ XD còn phải xuống nước ban hành tiếp cái công văn năn nỉ lần này cho chúng ta thấy rõ về tình trạng vô chính phủ đang hiện diện ngay trong lòng bộ máy công quyền Csvn. Chính lý do này mà việc giải quyết vấn nạn ‘đất tôn giáo’ trở nên vô phương cứu chữa.

Trước tình hình bi đát ấy nhưng vì không thể tiếp tục cất cái ngòi nổ trong nhà, Csvn bề ngoài ra phải kêu gào cho ra vẻ quan tâm đến công bằng nhưng từ đáy lòng họ, nếu có thật lòng muốn trả, cũng chẳng biết lấy đâu ra để trả. Vì chẳng thà mất lòng giáo hội dẫu sao cũng an toàn hơn việc làm mất lòng hàng ngàn quan chức 23 tỉnh thành, không ít người đang ở trong Bộ chính trị để chuốc lấy những rủi ro lớn hơn.

Vậy làm sao Csvn có thể hoá giải được bế tắc này mà vẫn không làm sức mẻ đoàn kết nội bộ đảng nhờ trên dưới ‘ăn đồng chia đều’ như nhau? Theo chúng tôi chỉ còn bằng mỗi một con đường duy nhất, đó là bằng ‘cây gậy’ Vatican! (xin lưu ý đây là cách diễn giải giả định nhìn bằng nhãn quan của Csvn)

Vì mọi người chưa thể quên vụ Tòa Khâm Sứ khi lên đến đỉnh điểm hồi đầu năm 2008: Chính quyền thủ đô Hà Nội đã ‘bó tay’ khi bức tối hậu thư của bà phó tịch Thanh Hằng chẳng giải quyết được việc gì ngoài việc chuốc lấy sự mất mặt, bởi manh động như kiểu Thiên An Môn họ lại chẳng dám. Giữa lúc bế tắc ấy thì chỉ bằng một bức thư ngắn từ Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican (chức vụ tương đương thủ tướng) gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt vào ngày 30/1/2008, trong đó Ngài nêu «...nếu cứ tiếp tục tụ họp như vậy có thể chỉ gây thêm lo âu, vì, như thường thấy trong các trường hợp tương tự, việc không kiểm soát được tình hình và biến những buổi tụ họp ấy thành bạo động trong lời nói cũng như hành động là một nguy cơ thực sự » lập tức mọi chuyện trở nên êm thắm.

Nếu bất cứ ai thoát hiểm trong tình huống như vậy sau khi hoàn hồn cũng đều phải nhớ xem đấy là nhờ ‘ơn phước’ nào thì việc Csvn nay có tiếp tục chọn lấy ‘cây gậy’ tòa thánh làm ‘kim chỉ nam’ hành động đối phó lại nguy cơ giáo oan cũng là lẽ đương nhiên.

Có lẽ nhờ vậy mà kể từ sau vụ TKS chúng ta thấy Csvn càng thêm tích cực đi tìm lối thoát bằng con đường này và đã giúp cho quan hệ Việt Nam và Vatican được trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết.

2. Nhưng nếu lập luận Csvn cần tòa thánh như vậy thì tại sao trước tin cuối năm này đến lượt ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ yết kiến giáo hoàng ông Dũng lại nỡ đi làm chuyện ‘thọt gậy bánh xe’ bằng một tuyên bố như vậy mà không sợ sẽ gây ra thêm trắc trở cho chuyến đi của ông Triết? (cũng cần biết hôm 19/9 khi ông Dũng đưa ra tuyên bố này thì ông Triết cũng đang ở Mỹ để tham dự họp tại LHQ, nơi cũng vốn rất nhạy cảm với những chuyến thăm viếng và những lời tuyên bố ‘vớ vẩn’ của các quan chức CSVN)

Câu trả lời là không giống như các nước dân chủ tự do đa đảng, hậu trường chính trị của các nước độc tài cộng sản luôn là những đề tài ‘đau đầu’ mà ngay cả với các chuyện gia cỡ như ông Carl Thayer đôi khi cũng chỉ làm ‘thày bói’ không hơn không kém, bởi khi thì chúng ta ù tai hoa mắt trước đầy rẫy những thông tin hỏa mù, khi thì cũng đành ngó lên trời trước cảnh cửa chốt then cài trong nhà ‘dạy nhau’ của đảng Csvn.

Tuy nhiên quan hệ giữa hai đồng chí cùng từ miền Nam ra là Ba Dũng và Sáu Phong (tức Nguyễn Minh Triết) thời gian gần đây có nhiều ‘trắc trở’ bị lộ ra bên ngoài là chuyện có thật 100% được nhiều người biết.

Trong một bài viết hồi giữa năm nay, nhà báo Huy Đức cũng có nêu mới xung đột này trong bài viết nhan đề ‘Chị Hai Thủ tướng’, có các đoạn như sau: vào sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su (185ha) cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.

Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ”cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy.”
(hết trích). http://www.blogosin.org/?p=865

Tỉnh Bình Dương ai cũng biết đó là lãnh địa của ‘anh Sáu Phong’ hoạt động từ trước 1975. Sau ‘giải phóng’ tiếp tục gắn bó với nơi này (trước khi về TP.HCM làm bí thư thành ủy). Nhắc đến Bình Dương ngày nay ai cũng biết đến cái tên ‘Dũng Lò Vôi’ quyền lực và giàu sang tột bực là chủ nhân của ngôi chùa Đại Nam kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á, là chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần và đồng thời là người đã ‘đầu tư’ giúp chủ tịch Triết sang Singapore chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt hồi năm 2004.

Lãnh địa của chủ tịch Triết với ‘sân sau’ tên tuổi rành rọt như vậy mà gia đình thủ tướng lại dám ngang nhiên xâm phạm vào thì chuyện ‘cơm không lành canh chẳng ngọt’ xảy ra cũng là điều dễ hiểu.

3. Lý do cuối cùng đó là do căn bệnh ‘sĩ ‘ mà mọi chế độ cộng sản mắc phải: Vừa nghèo, vừa dốt nhưng lại luôn cho mình là ‘đỉnh cao trí tuệ’. Lối suy nghĩ bệnh hoạn này đã dẫn đến hậu quả hành xử của họ đôi khi trở nên rất ‘khó hiểu’, ‘chẳng giống ai’. Mình cần người ta nhưng lại phải luôn ra vẻ ‘bất cần’ kênh kiệu v.v…

Điều này phản ánh một sự khác biệt rất căn bản giữa dân chủ và độc tài. Đó là trong khi các nước dân chủ tự do, đảng đương quyền phải luôn cố lèo lái đất nước đi đúng vào quĩ đạo, lộ trình mà họ đã vạch ra. Bởi đó là danh dự, uy tín vì gắn liền với những điều họ hứa hẹn với cử tri ngay từ lúc tranh cử. Nhờ có những đường lối chính sách rõ ràng minh bạch như vậy, mà người dân những nước này họ luôn biết rõ con thuyền quốc gia do đảng cầm quyền lèo lái đang đưa họ đi về đâu?

Trong khi ấy ở các nước cộng sản độc tài như Việt Nam mình chuyện lại xảy ra hoàn toàn ngược lại: ai yêu nước, quan tâm đến vận mạng dân tộc phải nhọc công theo dõi quan sát mọi động thái nhà cầm quyền, từng cử chỉ lời nói của các quan chức v.v… từ đó mới có cái để dùng làm căn cứ suy đoán xem đâu là chủ trương, đường lối của họ.

Tóm lại là các nhà lãnh đạo cộng sản thích thấy dân chúng phải vào vai ‘thầy bói mù’ hơn là tạo cho họ cơ hội được làm những người bạn đồng hành sáng mắt, tay chân lành lặn hầu có thể giúp nhà nước điều hành và kiểm soát đất nước tốt hơn. Như việc nhờ quan tâm sớm phát hiện và loại bỏ các các hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà 16 nhà phản biện IDS vừa bị tước quyền đang làm dở dang.

Mà cũng chẳng dễ gì đoán đúng bởi một chế độ bản chất vốn đã không thích sự minh bạch, họ luôn có thừa sự gian manh để ‘cắt đuôi’ bất cứ muốn đeo bám theo dõi bằng cách ‘sáng tác’ ra những lối hành xử đầy bất ngờ, không nằm trong bất cứ sách vở lý thuyết trị dân nào cả (về điều này ông TT.Thiệu đã nói một câu thật để đời: “đừng nghe CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm”)

Trong khi các chính đảng, chính khách ở các nước tự do dân chủ họ cần dân chúng nghĩ về họ càng đơn giản, câu chữ họ sáng sủa bao nhiêu thì các đảng viên ‘thiên tài’ của ta lại muốn những điều ngược lại bấy nhiêu.

Kiểu tuyên bố ‘giở quẻ’ của ông Dũng vừa qua tại Hungary có thể xem là đặc trưng cho lối hành xử ‘ba phải’ tiền hậu bất nhất, vừa đánh vừa đàm. Hoặc tệ hơn nữa là cố tình làm cho dân chúng trở nên ‘mù lòa’ trước những những toan tính của họ, mà thường vì thiếu minh bạch nên thường phải lo tạo ra thêm nhiều kịch bản với nhiều ‘options’ đen tối khác nhau hầu còn có đường thoát thân khi sự việc lỡ không thành.

Sàigòn, 22/9/2009
 
Chuyện Viả Hè: An ninh Việt Nam muốn siết quản lý điện thoại di động
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
22:17 22/09/2009
Hình bên: Bích chương quảng cáo điện thoại di động tại Hà Nội. Ðiện thoại di động là phương tiện liên lạc phổ biến nhất tại Việt Nam, và nhà cầm quyền vẫn “loay hoay” (chữ của báo Thanh Niên) trong việc siết chặt kiểm soát người nói chuyện điện thoại. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

NGƯỜI VIỆT - Một bài xã luận trên báo Thanh Niên hé lộ cho thấy Việt Nam đang cố gắng siết chặt hơn mạng lưới điện thoại di động để có thể dễ dàng truy lùng người nói chuyện trên điện thoại.

Bài viết trong mục “Chào buổi sáng” của tác giả Hoàng Ly với tựa đề “Loay Hoay” miêu tả những khó khăn của nhà cầm quyền khi kiểm soát thông tin về người mua thẻ SIM trả trước.

Thẻ SIM trả trước do các công ty điện thoại di động làm ra, bán sỉ cho đại lý, rồi đại lý bán lẻ cho người dùng.

Người ta mua thẻ SIM trả trước, thí dụ như thẻ trị giá 100 ngàn đồng, rồi gắn vào điện thoại di động. Lúc đó, điện thoại sẽ mang số di động của thẻ SIM đó. Người ta được nói chuyện hay nhắn tin cho tới lúc hết 100 ngàn đồng thì hoặc là mua SIM mới hoặc là bỏ thêm tiền vào SIM.

Mua SIM mới tốn thêm tiền SIM, và bị mất số cũ. Bỏ thêm tiền đơn giản hơn, chỉ tốn tiền sử dụng không tốn tiền SIM, và giữ số cũ. Tất nhiên, ai muốn vất số cũ tìm số mới thì cứ mua SIM mới. Giá SIM, nếu tính riêng ra, cỡ xấp xỉ 3 đô la. Có khi còn rẻ hơn.

Tại sao lại phải kiểm soát người dùng SIM? Ở nước khác, “văn minh như ở nước Nga,” “chậm tiến như ở nước Lào,” hay Cambodia, hay Indonesia, v.v. người ta dùng điện thoại thì kệ người ta. Mượn SIM qua lại cũng kệ người ta.

Nhưng Việt Nam thì khác. Mượn SIM qua lại để làm gì thì được, nhưng để trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, kiểu BBC, hay RFA, hay thậm chí báo Người Việt, là không thể được.

Phải kiểm soát. Báo Thanh Niên tiết lộ, “Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã có khá nhiều văn bản về quản lý thông tin đối với thuê bao trả trước.”

Bộ Thông Tin và Truyền Thông thì không ai lạ. Còn được gọi là Bộ 4T, đây là nơi liên tục kỷ luật bất kỳ nhà báo nào dám hó hé “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.” Nói chính xác hơn, Bộ 4T là nơi kiểm soát tất cả những gì người Việt Nam nói, nghe, đọc, viết, thấy.

Và, trong trường hợp này, cả nói chuyện riêng với nhau.

Từ 4T đến “tư tưởng” không bao xa, nên Bộ 4T được xem là khá đáng sợ. Một khi Bộ 4T đã có “khá nhiều văn bản” về chuyện quản lý “thông tin” (tức tên, tuổi, số CMND, địa chỉ, v.v.) của người mua SIM trả trước, các hãng di động răm rắp vâng lời.

Báo Thanh Niên cho biết “Các mạng di động cũng tốn nhiều tiền cho việc thiết lập hệ thống đăng ký thông tin, tập huấn cho các đại lý.”

Trong đó, cũng theo Thanh Niên, mạng Viettel là mạng “chơi rắn” nhất khi các đại lý đưa tên tuổi của người thuê bao mà lại không phải là tên tuổi đúng. Kiểu như người ghi danh là đi thuê bao “giùm” cho người khác, hay người thuê bao ghi tên tuổi địa chỉ ma. Công ty Viettel, một cơ sở kinh tài của quân đội, “ra quyết định cắt hợp đồng, phạt tiền hàng loạt đại lý với tổng số tiền phạt lên tới gần 5 tỉ đồng.”

Báo Thanh Niên đề nghị một giải pháp thế này: “Nếu mạng di động yêu cầu khách hàng khi đăng ký kích hoạt thuê bao trả trước cần khai báo thông tin kèm theo bản photo CMND thì sẽ giảm được phần lớn việc đại lý khai hộ hoặc khai sai thông tin.”

Nước Việt Nam có 85 triệu dân. Lấy rẻ 8 triệu người đi mua SIM, bỗng đẻ ra 8 triệu bản photocopy giấy chứng minh nhân dân.

Trong khi đó, có bao nhiêu người công khai suy nghĩ và phát biểu khác với lối suy nghĩ và phát biểu do sự áp đặt của Bộ Trưởng 4T Lê Doãn Hợp.

Nếu đếm hết tất cả những người đã từng trả lời phỏng vấn BBC, RFA, Người Việt, Vietcatholic, v.v. có lẽ chỉ vài trăm. Cho tăng lên luôn vài ngàn.

Chỉ vì muốn ngăn chặn tự do ngôn luận của vài ngàn người, mà muốn gây khó khăn cho hàng triệu người mua thẻ SIM, hàng chục ngàn đại lý bán SIM, có phải thông minh không?

Hỏi tức là trả lời.

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=101559&z=157)
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: LM Antôn Nguyễn Hồng Giáng mới tại thế tại Boston
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
17:33 22/09/2009

PHÂN ƯU


Được tin
Cha Antôn Nguyễn Hồng Giáng
phụ trách Cộng đoàn Công giáo Việt Nam và Cộng đoàn Công giáo Cambodia tại Lowell,
Tổng Giáo phận Boston, Massachusetts,
được Chúa gọi về lúc 2 giờ sáng Chúa nhật 20 tháng 9 năm 2009
sau một năm chiến đấu với bệnh ung thư. Hưởng thọ 70 tuổi.

Thánh lễ An táng sẽ được cử hành lúc 11 giờ sáng thứ Bảy ngày 26 tháng 9 năm 2009.

Thành kính phân ưu với thân quyến, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam và Cambodia tại Lowell, Tổng Giáo phận Boston.

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Giuse về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,
Thay mặt LĐCGVNHK
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Luận bàn về hạnh phúc
Vũ Văn An
17:55 22/09/2009
Khoa học xã hội nói gì về hạnh phúc, đó là câu hỏi được Sidney Callahan đặt ra trên tập san Công Giáo Mỹ America, số ngày 23 tháng Hai năm 2009 vừa qua

Theo Callahan, Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ coi việc mưu cầu hạnh phúc là một quyền bất khả nhượng của con người. Nhưng Thomas Jefferson hẳn phải ngạc nhiên khi thấy số người đi tìm nó cứ mỗi ngày một đông thêm lên. Khiến một đoàn ngũ đông đảo các nhà khảo cứu khoa học xã hội cũng như các nhà hành nghề liên hệ đang phải khai triển ra cả một thứ “khoa học về hạnh phúc”. Trong số các dự án của họ, người ta thấy họ đang gom góp một thứ “chỉ số” (indexes) về hạnh phúc và những chỉ số tương đối cho từng quốc gia và cá nhân. Lãnh vực nghiên cứu mới về hạnh phúc, hay an vui chủ quan (subjective well-being), đang trở thành một lãnh vực liên ngành ngày càng lớn mạnh; nhiều trường đại học đang cung hiến nhiều giảng khóa nhằm thăm dò lý do và nguyên ủy của sự triển nở nơi con người, được bổ túc bằng nhiều bài làm và bài tập về hạnh phúc. Sự độc quyền, trước đây vốn do tôn giáo và triết học nắm giữ như đường dẫn tới Thiên Đàng, nay đã chấm dứt.

Bên ngoài thế giới khoa bảng, các hội nghị liên ngành cũng đang tổ chức nhiều khóa hội thảo, nhiều khóa thực tập (workshops), nhiều cuốn sách tự làm (self-help) và nhiều chương trình trị liệu đủ mọi trình độ từ có giá trị đến không có giá trị. Lo âu không dám ghi danh tham dự những buổi hội thảo mắc tiền nhưng bảo đảm sẽ đạt được hạnh phúc trong ba tháng ư? Đã có những nhà kinh tế học đầy nghiêm chỉnh sẵn sàng sử dụng ‘vi tích phân hạnh phúc’ (felicific calculi) để nghiên cứu và đo lường “tính hữu dụng” (utility), một cách miêu tả hạnh phúc theo phương diện kinh tế. Các nhà làm chính sách tại các quốc gia phát triển và chưa phát triển đều đang dựa vào các nghiên cứu về hạnh phúc để gia tăng “sản lượng sổi về hạnh phúc của cả nước” (gross national hapiness) cho nhân dân họ.

Các cố gắng cấp chính phủ ấy có thể được biện minh do sự kiện vì các đe doạ sinh thái, việc gia tăng tiêu thụ hiện đang được coi như thành tố chính đem lại hạnh phúc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác về sức khỏe lại đang đi tìm các phương cách khác vì họ hết sức lo ngại trước tỷ lệ trầm cảm mỗi ngày một lên cao.

Định nghĩa hạnh phúc

Các nhà khảo cứu cố gắng đưa ra các định nghĩa thích đáng cho hạnh phúc. Ở một bình diện, hạnh phúc phát sinh do niềm vui tích cực dâng cao, tức các xúc cảm có tính tức thời và trực giác xem như vốn có sẵn trong ta do các diễn trình lựa lọc của biến hóa đan kết. Những giây phút xúc cảm cao độ như thế xuất hiện, rồi loãng đi, vì chúng không thể nào kéo dài liên tục mãi được. Các cảm nghiệm thanh thản hơn của hạnh phúc và thoả mãn bổ túc cho “các cảm nghiệm cực độ” để tạo ra một cảm thức rộng lớn hơn về an vui toàn diện. Mọi người, ai cũng sẽ gặp những cảm nghiệm tiêu cực, như buồn phiền mất mát, nhưng đối với con người hạnh phúc, những cảm nghiệm tiêu cực ấy bị dìm ngập bởi cái sung mãn do các cảm nghiệm tích cực kia đem lại.

Nhưng các thẩm định luân lý có liên hệ ra sao đối với cái hiểu về hạnh phúc? Từ Plato và Aristotle tới tận các nhà lý thuyết về đức hạnh ngày nay, cuộc sống hạnh phúc vốn được định nghĩa là cuộc sống tốt về phương diện luân lý, khi mang so sánh với một tiêu chuẩn khách quan rộng lớn hơn về giá trị. Nếu không có chiều kích siêu việt hay tiêu chuẩn khách quan về sự thiện, thì hạnh phúc sẽ trở thành chủ quan và tương đối hoàn toàn. Lúc ấy, đâu còn chi ngăn người ta không coi là hạnh phúc một tên bạo dâm (sadomasochist) phớn phở, hay một tên tâm thần bất thường, hay một cá nhân say khướt.

Những ai thuộc cánh tâm lý học tích cực (positive psychology) trong phong trào hạnh phúc đều coi các giá trị luân lý và các đức hạnh là điều chủ yếu trong việc định nghĩa hạnh phúc nhân bản. Martin Seligman, sáng lập viên ngành tâm lý học tích cực của Mỹ và là tác giả cuốn Authentic Happiness, ủng hộ các truyền thống luân lý. Cùng nhiều đồng nghiệp khác, ông đã khai triển ra cả một cuốn toát yếu gồm các đức hạnh luân lý phát nguyên từ gia tài văn hóa và tôn giáo của toàn bộ nhân loại. Bảng liệt kê các đức hạnh này gồm có đức khôn ngoan, đức can đảm, đức điều độ, đức yêu thương, đức công bình và tâm linh tính. Mục tiêu của phong trào này là nhìn nhận và giúp cho các mặt mạnh và các khả năng nhân bản có thể phát triển và bền bỉ. Những nhà trị liệu đầy tích cực và lạc quan này đang phục hồi khái niệm tác nhân luân lý tự do (free moral agency), qua đó, người ta có thể phát triển đức tính luân lý với các thái độ và tác phong mới mẻ. Họ thừa nhận rằng có nhiều giới hạn do tính khí đem lại, một tính khí vốn do di truyền mà có. Tuy nhiên, họ vẫn coi hạnh phúc tùy thuộc ở lựa chọn của ý chí hơn là tùy thuộc vào các hoàn cảnh xã hội ở bên ngoài.

Người cổ vũ tâm lý học tích cực là thân hữu của đức tin và là người ủng hộ tâm linh tính, nhất là hình thức Phật Giáo từng được Dalai Lama đem tới Phương Tây. Tuy vậy, nhiều nhà khảo cứu về hạnh phúc tỏ ra ít hiểu biết về Kitô giáo hơn. Người ta được truyền dạy phải trân qúy các niềm vui hiện tại, thực hành thiền định và sâu sắc hóa các cam kết của mình. Thực hành và kiên nhẫn sẽ dẫn tới hạnh phúc.

Ai là người hạnh phúc?

Việc quay qua đi tìm một thứ “khoa học mới cho hạnh phúc” hay một thứ “an vui chủ quan” như trên phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có việc khảo cứu thực nghiệm. Những cuộc nghiên cứu đa văn hóa liên tiếp cho người ta thấy người hạnh phúc là người lạc quan, có óc thực tiễn và về phương diện xã hội, biết gắn bó với gia đình và bằng hữu. Người hạnh phúc cho biết họ có trình độ cao về tự trọng, về tâm linh tính và niềm tin tôn giáo; họ cam kết với các ý nghĩa siêu việt trong cuộc sống của họ. Tiền bạc đối với họ chỉ quan trọng bậc nhì, miễn sao có đủ thu nhập để thoả mãn các nhu cầu thiết yếu và sống đàng hoàng, song song với khả năng có thể nghỉ ngơi, giải trí. Điều nghịch lý là người hạnh phúc tìm thấy mức hạnh phúc cao mà không cần các cố gắng gây căng thẳng và đòi có ý thức. Quên mình để phục vụ các mục tiêu yêu thương và làm việc rộng lớn hơn đủ đem lại hạnh phúc cho họ. Khi mang các dữ kiện của những người tự cho mình hạnh phúc ra so sánh về nghề nghiệp, những người trong các nghề giúp đỡ người khác là những người hạnh phúc hơn những người thuộc các ngành nghề khác.

Dân tộc và nhóm nào có điểm cao trên thang điểm hạnh phúc đều là các dân tộc hay nhóm có một nền văn hóa biết coi trọng sự tin cậy hỗ tương, biết bao hàm mọi người và bình đẳng dân chủ. Dân tộc hạnh phúc có thể giầu hay nghèo hay trung dung ở giữa, nhưng dân con họ luôn gắn bó với các giá trị luân lý chung, dù các giá trị ấy không có tính tôn giáo một cách rõ ràng và theo truyền thống. Băng Đảo, Đan Mạch và Thụy Sĩ, ba xứ sở thế tục này, hiện đang dẫn đầu thế giới về điểm hạnh phúc. Các xã hội buồn thảm hơn, nghĩa là ở đáy thang điểm thỏa mãn trên đời, đều cho thấy họ thiếu một căn tính văn hóa và một mục tiêu có ý nghĩa, dù họ giầu, như có nhiều dầu hỏa chẳng hạn. Lãnh đạm và vô vọng thường phát sinh do tình trạng tha hóa về phương diện công dân. Cảnh thiếu thốn thường sản sinh ra bất mãn, và các thái độ như ghen tức và không tin nhau thường đem lại hiệu quả làm giảm hạnh phúc của một dân nước. Một lần nữa, ở đây, trên bình diện tập thể, khoa học về hạnh phúc xuất hiện để củng cố tầm quan trọng của các giá trị luân lý, nhất là của đức công bình, của tính bao hàm và lòng tin tưởng hỗ tương.

Một nền tảng khoa học chủ yếu nữa đối với tân phong trào hạnh phúc có thể nhận ra trong tâm lý học biến hóa và trong tâm lý học thần kinh (neuropsychology). Hai ngành học mới này cho thấy tầm quan trọng của xúc cảm tích cực trong vận hành nhân bản. Đã có chứng cớ chứng tỏ rằng các hành vi vị tha đem lại phần thưởng tích cực về xúc cảm cho người vị tha. Đàng khác, người ta thường công nhận rằng các xúc cảm tích cực như yêu thương, tương cảm, quyến luyến và niềm tin tôn giáo làm gia tăng sức khỏe thể lý, trường thọ và tâm trí lành mạnh. Tươi vui và hạnh phúc, hợp tác, tha thứ và tin tưởng nhau, những điều đã góp phần đáng kể vào lẽ sống còn của con người trong suốt quá trình biến hóa, hiện được coi là chủ yếu đối với sự triển nở nhân bản. Dĩ nhiên, các xúc cảm tiêu cực như sợ hãi, ghen ghét và giận dữ vẫn hiện diện rất rõ ràng và mạnh mẽ trong nhiều nhóm nhân bản, nhưng hiện đã có sự công nhận mới về tầm quan trọng nơi các đặc điểm tích cực và phổ quát của nhân loại.

Các nghiên cứu thực nghiệm liên tiếp cho thấy phần lớn các dân tộc trên thế giới nói cách chung khá hạnh phúc, ngoại trừ một số dân tộc bệnh hoạn, nghèo khổ hay bị vướng vào những cuộc nội chiến hay thiên tai trầm trọng. Nói tới hạnh phúc, hình như lợi tức, phái tính, tuổi tác hay giai cấp không quan trọng mấy bằng các thái độ bản thân cũng như các gắn bó có tính văn hóa.

Phê phán tôn giáo

Trong cuộc tranh luận hào hứng hiện nay về hạnh phúc, dĩ nhiên có nhiều đất dành cho ngành phê bình thế tục và tôn giáo dụng võ. Liệu có nên hạ giá ngành nghiên cứu về hạnh phúc, coi nó chỉ là một thứ thời thượng mới nhất thuộc lãnh vực tự giúp mình (self-help) hay chăng? Có lẽ các nhà “hạnh phúc học” (happiologists, nghĩa là những người chuyên đưa ra những câu hỏi để độc giả tự thẩm định mức hạnh phúc của mình) đáng nhận câu bình luận có vẻ khinh khi sau đây của người Anh: “Chúng tôi không làm hạnh phúc ở đây”. Thực ra, các nhà trí thức lúc nào cũng dị ứng đối với các chương trình tự giúp, coi chúng chỉ là việc quá ngây thơ hay là trò bịp rẻ tiền. Những nhà bi quan về hạnh phúc có ảnh hưởng ở Phương Tây đã lên khuôn cho tâm thức ấy. Hãy lấy Freud hay Sartre về phía thế tục và những nhà tôn giáo như Calvin hay Pascal làm điển hình. Tác giả sau cùng vốn nghĩ con người bị kết án phải phạm tội, phải buồn sầu và thống khổ.

Các nhà phê bình thế tục hiện nay thường hoài nghi không biết liệu các nhà nghiên cứu về hạnh phúc có tránh được các vấn đề như tự mình phúc trình cho mình, tự mình đánh lừa mình, tự mình trả lời cho mình cách thiên kiến hay không. Liệu các kết quả và can thiệp thực nghiệm trong nghiên cứu hạnh phúc có đáng tin hay có giá trị theo các quy phạm khoa học hay không.

Khi lượng định các chiến thuật can thiệp có tính tâm lý học đối với cá nhân, các nhà phê bình này thường tra vấn mức độ theo đó người ta tiến hành các lượng giá về chính mình rồi sau đó lại tập trung các cố gắng để đạt cho được các thói quen mới cho tâm trí, xúc cảm và tác phong của mình. Nếu các cá nhân này đạt được sự thay đổi như vậy, thì liệu các tiến triển này có được duy trì nếu không có sự nâng đỡ của nhóm hay của một định chế nào không? Mặt khác, chú trọng quá tới hạnh phúc bản thân cũng có thể coi nhẹ nỗi bất hạnh của người khác…

Các nhà tâm lý học khác cũng sẽ thắc mắc không hiểu các nhà trị liệu hạnh phúc có coi trọng các yếu tố vô thức của nhân cách hay không, những yếu tố này rất có thể phá hoại các cố gắng hữu lý, có ý hướng nhằm thay đổi tác phong của người ta. Phải chăng mọi người đều muốn mình hạnh phúc? Rất có thể có những nguồn lắt léo gây bất hạnh mà người ta không thể nào thắng vượt được nếu không có những liên hệ liên bản ngã sâu sắc với người khác hay với một nhóm nâng đỡ nào đó. Muốn biến đổi, người ta thường cần phải cảm nhận được một mối tương cảm, một tình yêu và một lòng vị tha có tính trị liệu và thường xuyên từ những người bạn cùng chí hướng…

Việc đánh giá của luân lý và tôn giáo đối với ngành nghiên cứu đang diễn tiến về hạnh phúc này là việc sẽ còn diễn tiến lâu dài. Cho đến nay, sự ủng hộ của nền luân lý thần học đối với phong trào tâm lý học tích cực không có tính hệ thống chi hết, mà chỉ là những suy nghĩ “động đâu bàn đó” (ad hoc) mà thôi. Các nguồn thực nghiệm của phạm trù đức hạnh và mặt mạnh đem lại cho chúng tính lỏng lẻo về lý thuyết. Dù sao, các nhà nghiên cứu cũng chỉ là những nhà canh tân về tâm lý học, chứ không phải là những nhà triết học, đạo đức học hay thần học có huấn luyện, nên khó tránh được các bất nhất hay pha trộn kiểu chiết trung luận (syncretism). Ấy thế nhưng, việc nhấn mạnh tới nhân tố luân lý cá thể và việc thủ đắc cách hữu hiệu các nhân đức, biến chúng thành thói quen, là điều có nhiều hứa hẹn. Các chương trình đào luyện hạnh phúc xem ra giống như dịch bản đã được tục hóa và giản lược hóa của nền đạo đức học cổ truyền xưa về nhân đức.

Các thao tác về hạnh phúc khá giống với các thực hành linh thao rất quen thuộc của Kitô giáo, như cổ vũ tình yêu, lòng biết ơn, lòng tin cậy, lòng nhân ái, sự tha thứ, lòng khoan dung, việc dấn thân, lòng kiên vững và việc thiện. Người Công Giáo nào mà đọc những sách thuộc loại “Làm thế nào để được hạnh phúc?” không khỏi không tự hỏi có còn hoa trái và hồng ơn Chúa Thánh Thần nào chưa được đề cập tới hay chăng.

Đến đây, xin bàn tới điểm thần học cao nhất của vấn đề. Có thể nào có biến đổi tích cực và hạnh phúc đức hạnh mà không cần đến sức mạnh của Thánh Thần Thiên Chúa vốn đã được trao ban nơi, với và qua Chúa Kitô chăng? Đã đành hạnh phúc và niềm vui vốn đã được hứa ban cho các kẻ đạo hạnh tuân theo các giới răn của Thiên Chúa và cho bất cứ ai, nhờ đức tin, trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Nhưng niềm hạnh phúc từng được ta coi như mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa có làm cho các phương thức hạnh phúc khác trở thành bất khả, bất thành và bất toàn không?

Những người bi quan trong truyền thống Kitô giáo cho rằng chỉ những ai thờ phượng Thiên Chúa và minh nhiên khẳng nhận Chúa Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Tinh mới tìm được niềm vui ở thế gian này và hạnh phúc muôn thuở ở đời sau. Chính Thánh Augustinô có lần đã cho rằng các triết gia thời ngài khó mà được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn vì họ không đem lại sức mạnh cho ý chí của nhân loại sa ngã hay không đảm bảo sẽ chiến thắng sự chết nhờ sự phục sinh của Chúa Kitô. Vì thế mọi trái tim con người đều không được thư thái cho tới khi được yên nghỉ trong Thiên Chúa. Hạnh phúc trọn vẹn và trường cửu chỉ có trong đức tin Kitô giáo mà thôi.

Tuy nhiên, các tín hữu có tinh thần lạc quan hơn lại nghĩ rằng các người không tin cũng như các tín hữu của các tôn giáo khác cũng có thể được hạnh phúc, dù rất có thể họ không nắm được sự viên mãn của niềm vui do Chúa Kitô trao ban. Luận điểm này đặt căn bản trên niềm tin vững chắc rằng Thiên Chúa hiện diện trong mọi sự; Chúa Thánh Thần làm việc không ngừng và làm việc ở khắp mọi nơi, dù một cách ẩn danh. Há đã chẳng có lời hứa đó sao, rằng “Người sẽ không bẻ gẫy cây sậy bầm dập cũng như không dập tắt một ngọn nến đang leo lét”? Theo thiển ý, các phong trào tâm lý đang lớn mạnh nhằm đạt hạnh phúc là các phong trào có giá trị và nên được khích lệ. Cuộc đối thoại có phê phán của Kitô giáo đã được cần tới từ lâu rồi và hạnh phúc là điểm rất tốt để khởi đầu cuộc đối thoại này.
 
Thông Báo
Thông báo của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin thuộc HĐGMVN về bản dịch sách mới Toát Yếu Giáo Lý Công Giáo
+GM. Phaolô Bùi Văn Đọc
21:24 22/09/2009
THÔNG BÁO CỦA UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN

trực thuộc HĐGMVN

Kính thưa Đức Hồng Y, quý Đức Cha,
Quý Cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh,
và toàn thể anh chị em giáo dân,

Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin rất vui mừng thông báo với mọi thành phần Dân Chúa về Bản dịch mới Sách Toát yếu Giáo lý Công giáo, đã được sửa chữa rất chu đáo, sau khi xuất bản lần thứ nhất và lắng nghe những góp ý từ nhiều nơi.
Rất nhiều người, trong thời gian gần đây, đã hỏi mua bản Toát yếu cũ, nhưng không còn.

Vì nhu cầu, và nhất là để chào mừng Năm Thánh 2010, chúng tôi mạnh dạn cho tái bản, hy vọng sẽ đáp ứng nhu cầu học hỏi giáo lý của Dân Chúa.

Giá ghi ở bìa là 25.000 Vnđ. Những giáo phận hay giáo xứ nào mua số lượng nhiều, được hưởng giá ưu đãi. Trung tâm Công giáo chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành, Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin giữ bản quyền.

Hình bìa đã thay đổi: màu trắng ngà với ảnh Đức Kitô Mục tử.

Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin cũng rất hân hoan thông báo là Quyển Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, mà trước đây chúng ta đã tạm sử dụng vì có ‘Imprimatur của Toà Tổng Giám mục Saigon”, nay đã được sửa chữa rất kỹ lưỡng, đã được Bộ Giáo Lý Đức Tin phê duyệt, và Đức Hồng Y Levada ấn ký cho “imprimi potest” trong văn thư của Bộ Giáo Lý Đức tin đề ngày 25 tháng 06 năm 2009.

Chúng tôi sẽ xúc tiến xin giấy phép in của nhà xuất bản tôn giáo, hy vọng sách sẽ ra đời kịp đầu năm 2010, để chào mừng Năm Thánh. Xin mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi, và đừng sao chép quyển cũ nữa, vì chưa được Toà Thánh phê duyệt.

Nhân tiện cũng xin thông báo là Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin đang duyệt lại và hiệu đính các văn kiện Công đồng Vatican II do các sinh viên thần học Giáo hoàng học viện Piô X phiên dịch dưới sự hướng dẫn của các cha giáo Dòng Tên.

Những văn kiện này sẽ được xuất bản vào cuối năm 2010, cũng để chào mừng Năm Thánh.

Chúa Nhật, ngày 20 tháng 9 năm 2009

Chủ tịch UBGLĐT
+ Gm Phaolô BÙI VĂN ĐỌC
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Banh Dứt Điểm
Joseph Ngọc Phạm
22:10 22/09/2009

TRÁI BANH DỨT ĐIỂM



Ảnh của Joseph Ngọc Phạm.

Ganh đua hơn kém người thua/được

Kẻ thắng cười toe, bại chán chường.

Bao giờ cho hết ăn-thua-đủ

Ngồi cùng một mâm đánh chén xòa !!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Meta-Ousiosis – Myth
Nguyễn Trọng Đa
16:39 22/09/2009
Meta-Ousiosis
Thay đổi hữu thể, thay đổi sự hữu. Là sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trong Thánh lễ thành Mình và Máu Chúa Kitô. Các Giáo phụ Hi Lạp dùng từ ngữ này để xác định điều xảy khi Truyền Phép. Đây là sự biến đổi hay meta của một ousia hay bản thể, của bánh và rượu, thành một ousia hay bản thể khác, đó là Mình và Máu Chúa Kitô
Metaphysical Certitude
Xác tín siêu hình. Là sự bằng lòng không sai lầm của tâm trí với một mệnh đề. Nó được nhìn nhận như là thật đúng một cách cần thiết, bởi vì khẳng định này dựa vào các nguyên lý không thay đổi của hữu thể, chẳng hạn nguyên lý mâu thuẫn.
Metaphysical Dualism
Nhị nguyên luận siêu hình. Là một thuyết của thực tại cho rằng sự sống chung của thiện và ác trong thế giới mặc nhiên công nhận hai nguyên lý cơ bản muôn đời, đó là thiện và ác. Thuyết nhị nguyên Manikêô là hình thức nổi tiếng nhất của nhị nguyên luận siêu hình. Tuy nhiên, nó là mặc nhiên trong mọi triết lý vốn giảm thiểu (hoặc xóa bỏ) trách nhiệm của con người về hành vi của mình, nhất là các hành động xấu.
Metaphysical Evil
Sự dữ siêu hình. Là bất cứ sự gì hữu hạn vì nó là hữu hạn. Vì vậy nó thiếu sự thiện hoàn toàn mà chỉ Chúa mới có mà thôi. Từ ngữ này được một số triết gia (như Leibniz) sử dụng để mô tả bất cứ giới hạn nào, mặc dầu là tự nhiên một cách hoàn hảo, như trong mọi loài thụ tạo. Nhưng từ ngữ này không được chấp nhận trong triết học kinh viện, như một sự mô tả đúng của sự dữ, bởi vì nó hàm chứa có điều gì sai lầm trong hữu thể không hoàn hảo.
Metaphysics
Siêu hình học. Là khoa học của hữu thể như là hữu thể; hoặc là khoa học của các nguyên lý đầu tiên tuyệt đối của hữu thể. Cũng còn gọi là hữu thể học, triết học đầu tiên, triết học của hữu thể, triết học các nguyên lý cơ bản, sự khôn ngoan. (Từ nguyên Hi Lạp meta, sau, vượt quá + physika, vật lý.)
Metapsychology
Siêu tâm lý học. Là khoa học về các hiện tượng ở bên ngoài các hiện tượng bình thường của kinh nghiệm nhân linh, chẳng hạn linh cảm hay viễn cảm, minh kiến hay minh đạt, hành động trong trạng thái xuất thần. Còn gọi là cận tâm lý học (parapsychology.)
Metempsychosis
Luân hồi. Là thuyết về sự chuyển linh hồn từ một thân xác này, dù là người hay động vật, qua một thân xác khác. Được triết gia Plato (427-347 trước Công nguyên) xưa kia và các nhà thông thiên học hiện nay phổ biến, luân hồi là nét đặc biệt nhất của các tôn giáo Đông phương, trong truyền thống Vệ Đà, Ấn giáo và Phật giáo. (Từ nguyên Hi Lạp meta, thay đổi + empsychos, linh họat.)
Method
Phương pháp. Là cách thực được họach định để làm việc gì đó. Trong đời sống thiêng liêng, đây là cách thức duy trì thứ tự trong họat động luân lý, để đạt một mục tiêu rõ ràng. (Từ nguyên Latinh methodus; từ chữ Hi Lạp methodos: meta, sau + hodos, con đường.)
Methodical Doubt
Hoài nghi có phương pháp. Là hành vi qua đó một người, trong trạng thái chắc chắn, rút ra khỏi sự chắc chắn ấy để xem xét sự thật của một vấn đề nào đó, một cách luận lý và có phê bình. Nó là đối nghịch với hoài nghi thật sự.
Methodology
Phương pháp luận. Là một hệ thống các nguyên tắc và thủ tục được áp dụng cho một nghiên cứu hay một môn học; cũng có thể là các nguyên tắc làm nền tảng để hướng dẫn một họat động nào đó. Phương pháp luận là một phần chính yếu của Kitô giáo, không chỉ dạy cho tín hữu điều họ phải làm để có sự sống đời đời, mà còn dạy họ cách thức và lý do họ phải cứu linh hồn mình.
Methuselah
Methuselah, ông Mơ-thu-se-lác. Là một hậu duệ của ông Seth (Sết) và ông Enoch (E-nốt), ông là thân phụ của ông Lamech (La-méc). Ông được nhớ tới nhiều là nhờ ông sống rất thọ -- tới 969 tuổi. Xét về tuổi tác được ghi lại, ông là người cao tuổi nhất trong Kinh thánh (St 5:21-27).
Metropolitan
Tổng Giám mục chính tòa. Là một Tổng Giám mục đứng đầu một miền của quốc gia, gồm một số giáo phận thuộc giáo tỉnh. Tuy nhiên, không phải mọi Tổng Giám mục đều là Tổng giám mục chính tòa cả, bởi vì có Tổng Giám mục chính tòa và Tổng Giám mục hiệu tòa.
Mgr., Msgr.
Mgr., Msgr., Monseigneur, Monsignore -- Đức Cha, Đức Giám mục, Đức Ông.
Micah
Micah, ngôn sứ Mi-kha, sách Mi-kha (Mk). Là một ngôn sứ ở Giu-đa, sống cùng một thời với ngôn sứ Isaiah (I-sai-a), Amos (A-mốt), và Hosea (Hô-sê). Ông không hề sợ hãi khi tố cáo các lạm dụng tội lỗi của thời đại, lên án người giàu lừa gạt người nghèo, người cho vay nặng lãi, người lừa đảo, và các thẩm phán ăn hối lộ. Ông cảnh báo người dân rằng Thiên Chúa sẽ phán xét và trừng phạt họ. Một trong các lời sứ ngôn của ông là: “Phần ngươi, hỡi Bethlehem Ephrathah (Bê-lem Ép-ra-tha), ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en" (Mk 5:1).
Micaiah
Micaiah, ngôn sứ Mi-kha-giơ-hu. Là một ngôn sứ ở Israel (Ít-ra-en), bị vua Ahab (A-kháp) ghét, vì ông đưa ra những lời sứ ngôn bi quan khi ông được hỏi ý kiến. Ahab và Jehoshaphat (Giơ-hô-sa-phát), Vua Judah (Giu-đa), lập kế họach chiến tranh để chiếm Ramoth-Gilead (Ra-mốt Ga-la-át), và các ngôn sứ chính thức, gồm 400 người, bảo đảm với vua Ahab rằng chiến dịch sẽ thành công. Nhưng khi hỏi ý kiến ông Micaiah, ông này kiên quyết nhấn mạnh rằng cuộc tấn công sẽ là thảm khốc. Vua tức giận tống giam ông vào ngục, và đón nhận ý kiến lạc quan của 400 ngôn sứ kia. Trong trận đánh sau đó, Vua Ahab bị trọng thương và băng hà cùng ngày. Ngôn sứ Micaiah được minh oan (I V 22).
Michael
Michael, thiên sứ Mi-ca-en. Là một thiên thần được Đức Chúa sai đến trấn an Daniel (Đa-ni-en) về việc Chúa bảo vệ chống lại người Ba-tư (Đn 10). Trong Tân Ước, Thư Jude (Giu-đa) nhắc đến tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en trong tranh luận với quỷ (Gđ 9), và trong sách Khải huyền (Kh) một trình thuật kể về thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người tống ma quỷ hay Xa-tan ra khỏi thiên đàng (Kh 12:7-9).
Michal
Michal, công chúa Mi-khan. Là thứ nữ của Vua Saul (Sa-un, I Sm 14:49). Vị Vua dối trá này dùng con gái mình trong một nỗ lực tuyệt vọng để làm cho David (Đa-vít) bị giết chết. Vua đề nghị cho David cưới nàng Michal nếu David giết được 100 quân Philistines (Phi-li-tinh) tại trận chiến. Kế họach này của vua thất bại và hai ngưởi cưới nhau (I Sm 18:20-27). Trong một âm mưu khác của vua Saul, nàng Michal thật sự yêu David nên giúp chàng trốn thóat được. Tình yêu không ngăn cản nàng quở trách chàng sau đó, khi nàng nghĩ là chàng làm suy yếu vương quyền bằng cách nhảy múa trước Hòm Bia Thiên Chúa. David vẫn thản nhiên; ông cảm nhận rằng dân chúng kính trọng ông hơn, vì ông đã tham gia vào lễ hội tôn giáo (II Sm 6:14-23).
Middle Ages
Trung cổ. Là thời kỳ trước thời Phục hưng. Trước đây người ta tính bắt đầu từ năm 476, là năm sụp đổ Đế quốc Roma, nhưng hiện nay người ta thấy chính xác là từ khỏang năm 1100 kéo dài đến cuối thế kỷ 15. Từng bị xem là một thời kỳ nghèo nàn cằn cỗi, nhưng đúng thời Trung cổ là một trong các thời kỳ phong phú và có nhiều đóng góp nhất của lịch sử nhân lọai. Đây là thời đại đạt đỉnh cao nhất của Kitô giáo, như là một sự thống nhất văn hóa được xây dựng trên một niềm tin chung.
Mothering Sunday
Chủ nhật lễ Các Mẹ. Là chủ nhật thứ Tư Mùa Chay, còn gọi là chủ nhật Laetare (Hãy vui lên). Danh từ nhắc đến một tập tục ở một vài miền nước Anh, khi người ta đi thăm người mẹ còn sống của mình vào ngày này; cũng là tập tục đi viếng nhà thờ chính tòa, tức là nhà thờ mẹ của giáo phận.
Murder
Giết người, sát nhân, tàn sát. Là việc sát hại bất công một người vô tội. Việc trực tiếp có ý định giết chết một người vô tội là bị cấm, cả với công dân thường và Nhà nước, thậm chí cũng bị cấm dù để bảo vệ công ích. Thiên Chúa có quyền sở hữu tuyệt đối và độc quyền trên mạng sống con người, do đó Chúa là Đấng duy nhất có quyền cho phép lấy đi mạng sống con người. Ngài trao cho chính quyền dân sự quyền cất đi mạng sống của một tội phạm bị kết án, chỉ khi thật sự là cần thiết để thực thi các mục đích chính đáng của Nhà nước. Trong một đọan bình luận về Mười Điều Răn, Mặc khải Chúa ra lệnh: “Ngươi không được giết kẻ vô tội và công chính, vì Ta không cho kẻ có tội được trắng án" (Xh 23:7).
Musicam Sacram
Huấn thị Musicam Sacram (Thánh nhạc). Là huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ của Thánh bộ các Nghi lễ. Là một văn kiện dài đưa ra các chuẩn mực tổng quát và áp dụng chúng vào mọi mặt quan trọng của âm nhạc phụng vụ. Trong số các điều khỏan, có khỏan về ca đòan, ít nhất phải có một hay hai ca viên được đào tạo bài bản, đặc biệt trong các nhà thờ không có đến một ca đoàn nhỏ. Sự phân biệt giữa Thánh lễ trọng, Lễ hát và Lễ thường (Lễ đọc) vẫn được duy trì; nhạc Bình ca cần được đặt ưu tiên; việc hội nhập thánh nhạc cho các vùng có truyền thống âm nhạc riêng đòi hỏi “sự chuẩn bị rất đặc biệt bởi các chuyên viên”; và các nhạc cụ mà theo ý kiến chung là “chỉ phù hợp với âm nhạc đời là không được sử dụng trong cử hành phụng vụ và cả trong các hình thức đạo đức phổ biến” (Ngày 5-3-1967).
Myrrh
Mộc dược. Là nhựa thơm được dùng như một thành phần trong hương trầm và dầu xức cho bệnh nhân. Trong thời cổ đại, mộc dược được dùng như hương thơm, và thường dùng trong việc ướp xác. Được một trong ba vị Đạo sĩ (Ba Vua) dâng tiến cho Hài Nhi Giêsu, mộc dược là một quà tặng mà truyền thống Kitô giáo hiểu như là một biểu tượng của đau khổ.
Mystery
Mầu nhiệm. Là một chân lý được Chúa mặc khải, mà sự hiểu biết về nó không được quan niệm một cách hữu lý trước khi nó được mặc khải, và sau khi được mặc khải, yếu tính nội tại của nó cũng không hiểu được trọn vẹn bởi trí tuệ hữu hạn. Sự bất khả thấu đạt về các mầu nhiệm được mặc khải phát sinh từ sự việc rằng các mầu nhiệm ấy là sự tỏ hiện Chúa, là Đấng Vô biên và do đó vượt ngòai mọi sự hiểu thấu trọn vẹn của tâm trí được tạo thành. Tuy nhiên, mặc dầu là bất khả thấu đạt, các mầu nhiệm vẫn là có thể hiểu được. Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của người tín hữu là, qua việc cầu nguyện, phải học hỏi, cảm nghiệm, lớn lên trong đức tin, nghĩa là phát triển một sự hiểu biết về điều Chúa đã mặc khải cho. (Từ nguyên Hi Lạp myst_rion, sự gì khép kín, bí mật.)
Mystery Of Faith (Liturgy)
Đây là Mầu nhiệm Đức tin. Là tước hiệu của Phép Thánh Thể diễn ra trong Lễ Quy của Thánh lễ. Trước đây mysterium fidei (Mầu nhiệm đức tin) là một phần của lời Truyền Phép. Nhưng hiện nay lời này được linh mục đọc to sau khi Truyền Phép, không quy chiếu đến lời thưa của tín hữu sau đó, nhưng đến mầu nhiệm biến đổi bản thể vừa mới được thực hiện trên bàn thờ.
Mystery Of The Holy Spirit
Mầu nhiệm Chúa Thánh Thần. Là Bí tích Thêm sức, nhất là trong Kitô giáo Đông phương. Được gọi là một mầu nhiệm, bởi vì Bí tích thêm sức ban ơn vô hình qua việc xức dầu hữu hình. Và đây là bí tích riêng của Chúa Thánh Thần, như một sức mạnh theo lời hứa của Chúa Kitô với các môn đệ trước lễ Ngũ Tuần, rằng họ sẽ nhận sức mạnh để trở nên các chứng tá của Chúa, nghĩa là chứng nhân (martyr), đến tận cùng thế giới.
Mystery Play
Kịch tôn giáo. Là vở kịch tôn giáo thời Trung Cổ, diễn tả một mầu nhiệm của đạo Công giáo. Các vở kịch này phát triển từ các phần gây ấn tượng của phụng vụ và lấy ý tưởng rút ra từ Kinh thánh và các nguồn khác. Các vở kịch Kinh thánh gồm có Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, Bữa Tiệc Ly, Dụ ngôn Năm cô khờ dại và Năm cô khôn ngoan, và Tận thế. Các thánh được kể lại cuộc đời trong các vở kịch này, nhất là các thánh tử vì đạo như thánh nữ Catherine (Catarina) và thánh George. Sau cuộc Cải cách, các vở kịch mầu nhiệm không còn được diễn, nhưng rồi sau đó được tái lập ở nhiều nơi, nổi tiếng nhất là kịch Thương khó ở Oberammergau, Bavaria (Đức.)
Mystery Theology
Học thuyết mầu nhiệm, thần học mầu nhiệm. Là một hình thức của thần học phụng vụ được Viện phụ Biển Đức Odo Casel cổ vũ trong đầu thế kỷ 20. Tiền đề thần học của môn này là Thánh lễ là sự tái diễn mọi mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô, chứ không chỉ là cái chết hy tế của Chúa trên Thánh giá. Việc nhấn mạnh đến sự tham gia của tín hữu vào các nghi thức, giúp họ tự cảm thấy mình là người góp phần thật sự vào hành động phụng vụ mà họ tham gia.
Mystical Interpretation
Giải thích thần nghiệm. Là sự giải thích một nhân vật Kinh thánh, một vật hay một sự kiện trong quá khứ như là có ý nghĩa được Chúa nhắm tới, hoặc có một chức năng trong tương lai. Chẳng hạn ông Adam (A-đam) là tiên trưng cho Chúa Kitô, lễ Vượt qua báo trước cuộc Thương khó và Phép Thánh Thể, và sự phá hủy thành Jerusalem (Giê-ru-sa-lem) trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo tượng trưng cho tận thế. Để có hiệu lực, cơ sở của giải thích thần nghiệm phải được tìm thấy trong Kinh thánh hoặc Thánh truyền.
Mystical Rose
Hoa hồng Mầu nhiệm. Là một tước hiệu truyền thống trao cho Đức Mẹ Maria, và là một lời khẩn cầu trong kinh cầu Đức Bà Loreto. Cũng như hoa hồng được xem là nữ hoàng các loài hoa, Đức Mẹ Maria được khẩn cầu như là Nữ vương các Thánh. Như được các tác giả thánh mô tả, Đức Mẹ là “hoa hồng mầu nhiệm không gai,” “hoa hồng thiên đàng,” và “hoa hồng mang sự cứu độ cho mọi người kêu cầu Ngài.”
Mystical Theology
Thần học thần nghiệm. Là khoa học về đời sống thiêng liêng, với sự nhấn mạnh về hoạt động của ơn Chúa. Khoa học này bàn đến các hình thức cao của tâm nguyện và với các hiện tượng khác thường, như đã được kể lại trong hạnh các thánh. Đây là khoa học nghiên cứu các trạng thái thần nghiệm. Khoa học này thường được phân biệt với thần học tu đức khổ chế (ascetical theology), vốn nhấn mạnh đến sự cộng tác tự do với ơn Chúa, và sự chuẩn bị sẵn sàng cho ơn Chúa hoạt động.
Mystical Union
Nhiệm hiệp. Là sự kết hiệp của linh hồn với Chúa trong chiêm niệm sâu lắng. Đặc tính của nó là việc ý thức sâu sắc sự hiện diện của Chúa, và có nhiều cấp độ khác nhau, không cần thiết là kế tiếp nhau, nhưng được các tác giả tu đức phân biệt. Đó là: có hai đêm tối của linh hồn (giác quan và tinh thần) trước khi nhiệm hiệp, cầu nguyện thinh lặng, nhiệm hiệp đầy đủ, xuất thần, và kết hôn thiêng liêng hay nhiệm hiệp biến đổi.
Mystici Corporis Christi
Thông điệp Mystici Corporis Christi. Thông điệp của Đức Giáo hoàng Piô XII, công bố năm 1943, về Giáo hội như là Nhiệm thể Chúa Kitô. Giáo hội là một thân thể, bởi vì Giáo hội là một cơ quan hữu hình, sống động và tăng trưởng, được linh họat bởi Thánh Thần Chúa. Giáo hội là nhiệm thể bởi vì bản tính cốt yếu của Giáo hội là một mầu nhiệm, và mọi giáo huấn, luật lệ và nghi thức của Giáo hội là nguồn ân sủng của bí tích. Và Giáo hội là Nhiệm thể Chúa Kitô bởi vì Chúa thành lập Giáo hội. Chúa vẫn là vị Thủ lĩnh vô hình của Giaó hội, và qua Chúa mọi phúc lành được chuyển thông cho các thành viên của Giáo hội, và qua họ đến với phần còn lại của nhân loại.
Mysticism
Hiện tượng thần nghiệm, khoa thần nghiệm. Là một trạng thái siêu nhiên của linh hồn, trong đó Chúa được nhận biết theo một cách, mà không bao giờ một nỗ lực nào hoặc sự ráng sức nào của con người có thể thành công trong việc tạo ra được trạng thái ấy. Có một cảm nghiệm trực tiếp và riêng tư của người ấy với Chúa, vốn là khác thường thật sự, không chỉ về mức độ và cường độ, mà còn về lọai nữa. Nó luôn là kết quả của một ơn đặc biệt Chúa ban, hoàn toàn con người không đáng công. Hiện tượng thần nghiệm Kitô giáo khác về bản chất với hiện tượng thần nghiệm không-Kitô giáo của Đông phương. Thần nghiệm Đông phương nhìn nhận rằng thực tại mà người ta xâm nhập là vượt quá linh hồn và vũ trụ; không có sự lẫn lộn giữa tôi và ngài, nhưng luôn là sự khiêm nhượng sâu xa trước sự Uy hùng vô biên của Thượng Đế. Còn trong thần nghiệm Kitô giáo, mọi sự kết hiệp giữa linh hồn và Chúa là sự kết hiệp đạo đức của tình yêu, thực thi ý Chúa bằng sự hy sinh lớn của chính bản thần mình; không có dấu hiệu ý nào về mất hữu thể mình trong Chúa, hoặc sự thấm nhập nhân cách của mình vào Chúa cả.
Myth
Huyền thoại, thần thoại. Nói chung, là câu chuyện truyền thống nhắm vào một sự giải thích tôn giáo cho một hiện tượng của thiên nhiên. Là một dụ ngôn hay ngụ ngôn để minh họa một chân lý hoặc chứng minh một học thuyết. Trong việc sử dụng từ ngữ gần đây, huyền thoại đã trở nên có nghĩa là một niềm hy vọng phổ biến hay một tham vọng lớn, hoặc là một lý tưởng xã hội. Huyền thọai có thể được mô tả như một ý tưởng trở thành một phong trào.