Phụng Vụ - Mục Vụ
Giầu và Nghèo
LM Giuse Trần Việt Hùng
08:46 22/09/2010
Vì của cải không bền lâu muôn thuở và danh vọng chẳng lưu truyền muôn kiếp (Cn. 27:24).
1. Sự Chúc Phúc
Sự giầu có được coi như là dấu chỉ sự chúc phúc của Thiên Chúa. Ngày xưa khi tổ phụ Abraham đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, ông đã rời quê cha đất tổ đi đến miền đất mà Chúa hứa ban. Abraham bỏ mọi sự sau lưng và tiến bước trong niềm tin tuyết đối. Chúa đã ban cho ông người con duy nhất là Isaác. Isaác đã trở nên cha của một dân tộc vĩ đại. Lời Chúa đã hứa với cha già Abraham được tỏ hiện nơi người con và dòng dõi. Ông Isaác đã gieo vãi trong đất ấy, và năm đó ông thu hoạch gấp trăm lần. Chúa chúc phúc cho ông và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể (Stk. 26:12-13). Khi Chúa ban phát, Chúa rộng tay ban một cách dồi dào và tràn đầy chan chứa.
Ai có thể làm trọng tài để phân biệt giầu hay nghèo. Có bao nhiêu của cải tiền bạc mới được gọi là giầu có và thiếu bao nhiêu thì trờ thành nghèo khó? Trên đời có người giầu và có kẻ nghèo nhưng mức độ hay ranh giới giữa giầu và nghèo không thể xác định. Sự xác định giầu nghèo tùy thuộc nhiều yếu tố nội tâm. Vì chúng ta không thể chỉ định giá sự giầu nghèo qua con số của cải và tiền bạc. Con người gồm cả hồn và xác. Con người còn có nhiều những phẩm chất giá trị lớn lao hơn là của cải vật chất. Kẻ giàu người nghèo gặp nhau ở điểm này: cả hai đều được Chúa tạo dựng (Cn.22:2). Có nhiều sự giầu có khác như giầu lòng nhân hậu, giầu sự quảng đại, giầu nhân nghĩa, giầu tình cảm, giầu bác ái, giầu sự hiểu biết, giầu lòng thương xót và giầu tình người.
2. Niềm Vui
Vì không có ranh giới giữa người giầu và người nghèo, nên chúng ta cảm thấy được an ủi rằng nhìn lên chúng ta không bằng ai, nhưng nhìn xuống còn hơn nhiều người. Sự giầu nghèo không có làn ranh để xác định. Chúng ta có thể giầu hơn người này ở điểm này nhưng lại thua kém người khác ở điểm kia. Mỗi người tự vun xới cho mình một khía cạnh sống để làm giầu. Có người giầu về tiền bạc và của cải vật chất. Có người giầu vì có đông con nhiều cháu. Giầu có niềm vui và hạnh phúc mới là điều đáng qúy. Bởi thế người ta mới nói rằng có nhiều tiền, nhưng chưa chắc đã mua được hạnh phúc và sự bình an. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa trao ban cho mỗi người một khả năng, cũng như một khoảng trống cần được lấp đầy. Giống như những chiếc bình chứa, có bình to bình nhỏ, Chúa ban cho mọi bình đều đầy tràn. Niềm vui là được tràn đầy ân sủng.
Trong cuộc sống, nhiều người chỉ cần có công ăn việc làm với lương tối thiểu là thấy vui. Có người làm công một ngày đựợc 50 đô-la là cảm thấy đủ. Có người làm một giờ được 50 đô thấy là vui lắm rồi. Còn có những người làm một phút được 50 đô, nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn. Sự giầu có của cải tiền bạc tùy theo thái độ của mỗi người. Nếu chúng ta đặt tiền bạc lên làm ông chủ, thì ông chủ này sẽ đòi hỏi vô tận. Người xấu bụng chạy theo tiền của, đâu biết rằng cảnh nghèo sắp ập đến bên mình (Cn.28:22). Có rồi muốn có thêm, thêm rồi muốn có nữa và cứ thế tiền bạc sẽ có chỗ đứng vững vàng chi phối mọi sự trong đời sống. Thực sự người có nhiều tiền bạc thì họ sẽ có nhiều cơ hội để phục vụ và cống hiến mưu ích cho xã hội. Chúng ta biết rằng dùng tiền bạc chúng ta có thể mua được mọi thứ, trừ hạnh phúc và tiền bạc có thể mua mọi thứ vé đi mọi nơi, trừ thiên đàng.
3. Sự Quảng Đại
Hoa Kỳ được tiếng là quốc gia văn minh giầu có. Chúng ta biết rằng bất cứ khi có nước nào trên thế giới bị thiên tai tàn phá, thì không bao giờ vắng mặt sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Nhà nước có thể tiêu hàng triệu đô là để cứu trợ các nạn nhân gặp hoạn nạn ngay lập tức. Có nhiều người lầm nghĩ rằng, nước Hoa Kỳ giầu có thì mọi người dân cũng sống sung túc và dư giả. Thực tế, bộ mặt bên ngoài và nhìn chung kinh tế thị trường thì đúng, nhưng đi vào cuộc sống cụ thể của người dân Hoa Kỳ thì còn nhiều vấn đề ứ đọng và khó khăn. Không xa nơi chốn phù hoa đô thị tại Mahattan, Nữu Ước, ngày bên kia gầm cầu tại khu South Bronx và Harlem có biết bao người sống chui rúc trong những thùng giấy, tấm bạt che mưa nắng và xin ăn từng ngày. Trước đây, tôi có dịp đi phân phát thức ăn cho những người không nhà, không cửa ở nơi đó. Thường là sau 9 hay 10 giờ tối, chúng tôi đi vào những khu ổ chuột này mới thấy bề trái của xã hội. Cuộc sống con người còn nhiều bức xúc và lo lắng phải đối diện.
Nhà nước có nhiều công ty số vốn lên hàng tỷ đô la và cũng có nhiều đại gia số cổ phần cũng tính đến tiền tỷ. Chúng ta xếp họ vào những người giầu có nhất trong nước. Họ có thể tiêu vài chục ngàn cho một đêm trong khách sạn hoặc tổ chức một đám cưới vài triệu đô la. Thánh Vịnh lại nhắc nhở: Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác (Tv. 49:11). Nhưng rồi nhìn xuống, ôi kìa, có biết bao nhiêu người xếp hàng từ sáng đến chiều để xin tiền an sinh xã hội, xin tiền trợ cấp và xin tiền thực phẩm. Chúng ta thấy những cơ sở cho người không gia cư nhan nhản khắp nơi. Có biết bao nhiêu người không nhà không cửa sống dưới gầm cầu và lang thang ngoài đường để chờ một khúc bánh mì bố thí. Chiều chiều gần khu tôi ở, có rất nhiều người xếp hàng dọc theo đường chờ xe phát thức ăn của các nhóm từ thiện của nhà thờ phân phát thực phẩm.
4. Giầu Có
Tham quan thành phố Nữu Ước tráng lệ, đèn đêm không bao giờ tắt. Như khu phố Times Square, hai mươi bốn giờ đèn điện nhấp nháy sáng trưng, các ngôi nhà cao tầng trang hoàng lộng lẫy, màn hình lớn quảng cáo, người đi kẻ lại tấp nập, xe cộ dồn dập đưa khách, các du khách không ngừng nhấp nháy máy chụp hình. Bề ngoài thật giầu sang phú quý và sang trọng. Nữu Ước được mệnh danh là thành phố thương mại thế giới. Có trung tâm dịch vụ mua bán cổ phần (Wall Street). Có những đại lộ rộng mở cho khách du lịch tham quan và mua sắm. Những khách sạn đầy đủ tiện nghi và mắc tiền. Những nhà hàng ăn đáp ứng cho mọi khẩu vị của khách bốn phương. Những nhà hát, nhà kịch nghệ, các cửa hàng trưng bày các kiểu thời trang tân thời nhất đều xuất hiện tại khu đô thị này. Đâu ai tin rằng thành phố có đầy dẫy những người nghèo. Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp (Tv. 49:12)
Ở đời nhiều khi người ta đối xử với nhau dựa vào giá trị đồng tiền sở hữu. Có tiền thì mọi cửa đều mở. Người ta nói: Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi. Chúng ta đã chứng kiến biết bao câu truyện thương tâm xảy ra hằng ngày xung quanh vấn đề tiền bạc. Thường những người tự tử là những người có của cải dư thừa, nhưng họ bị đói khát và tuyệt vọng vì những nhu cầu khác. Trong khi những người nghèo khổ, đói khát của ăn thể xác thì cố gắng bảo vệ sự sống mình. Như những anh chị em nghèo đói tại những nước nghèo, họ tranh thủ từng hạt cơm và từng hớp nước để sống còn. Sự giầu có không giải quyết được hết những vấn đề thuộc tâm linh của con người. Còn có những giá trị cao qúy hơn con người cần đáp ứng. Danh vọng, chức quyền hay bạc tiền không thể làm cho con người hạnh phúc thật. Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết (Tv. 49:13).
5. Nghèo Đói
Chúng ta chưa nói đến những nước ở Phi Châu hay những nơi trại tạm cư ở Nam Phi. Chúng ta không thể tưởng tượng họ sống nghèo khổ tới mức nào. Những hình ảnh trên báo chí mới chỉ là một hình ảnh và một khoảnh khắc trong một hoàn cảnh mà thôi. Còn triệu triệu những cảnh đáng thương hơn nữa đứng sau bức màn, chẳng bao giờ chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự đói khổ cùng kiệt là thế nào. Những thân xác gầy tong teo lang thang ngoài phố chợ. Những dáng đi thất thểu chỉ có da bọc xương lầm lũi trong cánh đồng hoang nơi sa mạc khô cằn nứt nẻ. Một nhóm người thân trần đói rách dành nhau những bình nước, gói gạo và thực phẩm. Bát cơm trên tay ruồi muỗi bám bậu như những hạt đỗ chen lẫn hạt cơm. Thật là đói khổ. Không chỉ nghèo mà còn đói nữa. Chúa an ủi: Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em (Lc. 6:20).
Những người không có nhà để ở, không có nước để uống, nước để tắm giặt, không có đủ cơm và thực phẩm để hưởng dùng hằng ngày, họ được xếp vào hạng nghèo khổ và đói khát. Những người này không những đói cơm gạo mà còn đói khát tình yêu và đói khát sự công chính. Chúng ta biết có rất nhiều nguyên nhân đưa tới sự nghèo đói. Chẳng hạn tai họa xảy đến như thiên tai, nắng hạn, mất mùa và giặc giã. Người ta nói trời hại không bằng người hại. Vua Đavít xin hình phạt bởi tay Chúa hơn là rơi vào tay người đời: Vua Đavít nói với ông Gát: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm! (2Sam. 24:14). Lòng nham hiểm và tham lam của con người vô đáy. Lòng tham lam quyền lực của con người đã gây tranh dành ảnh hưởng, gây chiến tranh tàn phá, cướp của giết người và gây đói khát cho nhiều người dân. Những người dân thấp cổ bé miệng vừa đói, vừa khát và vừa rét vừa run.
6. Giầu Tình Chúa
Trong đời thường, chúng ta cũng thường cầu chúc cho nhau làm ăn phát tài phát đạt, của cải đầy dư và may mắn trong công ăn việc làm. Ai cũng mong có của ăn, của để và cuộc sống dư giả. Đây cũng chính là sự thành công trên đường đời. Nhiều người đánh giá sự thành bại của cuộc đời qua gia sản mà chúng ta sở hữu. Nhưng rồi vàng bạc, của cải, châu báu cũng sẽ tan biến theo mây khói. Khi chúng ta ra đi khỏi thế gian, tiền bạc của cải đâu có tiễn đưa chúng ta ra nấm mồ. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng (Lc. 1:53). Bởi vậy khi còn đang lữ hành trên dương gian, chúng ta phải biết cách làm giầu cho tâm hồn.Chúa Giêsu sinh xuống trần trong nghèo khó. Sống một cuộc đời đơn sơ đạm bạc. Ngài ra rao giảng cùng với các môn đệ thuộc giới lao động. Ngài không có trụ sở để quy tụ dân chúng. Cuối đời, Ngài đã bị chống đối, bị xỉ nhục, bị vác thánh giá, bị đóng đinh và chết trần trụi trên thánh giá. Người ta hạ xác Chúa xuống và được chôn trong ngôi mồ tạm mượn. Chúa Giêsu không sở hữu của cải vật chất nhưng Chúa lại là chủ của tất cả. Chúng ta muốn xin sự gì, Chúa cũng ban cho. Chúa ban cho chúng ta dồi dào hơn lòng chúng ta mong ước. Vì Chúa giầu lòng nhân hậu, đầy tình thương và giầu lòng thương xót. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương (Tv. 145:8).
7. Giầu Có Tấm Lòng
Chúa Giêsu nhiều lần nhắc đến sự giầu có của cải sẽ cản bước con người tìm kiếm nước trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mt. 19:24). Chúa chúc phúc cho sự sung túc cuộc sống, nhưng Chúa luôn nhắc nhở chúng ta phải biết dùng tiền của thế gian để mua nước trời. Tiền bạc của cải là phương tiện tốt trợ giúp và phục vụ con người. Bởi thế con người không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Tiền bạc chỉ là một tên đầy tớ hữu hiệu. Người chủ nhân phải khôn ngoan để biết dùng của cải vật chất sinh lợi cho cuộc sống mai hậu. Chúng ta biết của cải tự nó không tốt và cũng không xấu. Nếu chúng ta biết sử dụng của cải đời này đúng nơi đúng lúc, nó sẽ giúp chúng ta tìm được nguồn vui và hạnh phúc thật.
Hãy nhìn gương các thánh như thánh Phanxicô thành Asissi, ngài đã rời bỏ mọi sự, bán gia tài phân phát cho kẻ nghèo đói. Rồi chính ngài lại đi khất thực và sống một cuộc đời đơn sơ phó thác. Ngài đã trở nên giầu có trước mặt Thiên Chúa. Và nhìn mẹ Têrêxa thành Calcutta, đến nước Ấn Độ chỉ có mấy chục xu trong túi. Cả đời mẹ đã dâng hiến phục vụ kẻ nghèo hèn, người cô thân cô thế, kẻ mồ côi gúa bụa và giúp đỡ người hấp hối bên vệ đường. Sau khi mãn phần dưới thế, mẹ đã để lại biết bao cơ sở từ thiện, nhà thương, nhà dòng, các cơ sở bác ái và lòng cảm kích yêu thương của mọi người. Chỉ với bàn tay trắng và vô sản nhưng mẹ đã trở thành người giầu có trước mặt người đời và trước nhan Thiên Chúa. Mẹ đã có đầy tình yêu Chúa, giầu lòng nhân nghĩa, giầu sự bác ái và giầu lòng thương xót.
8. Giầu Có Thật
Ai cũng có thể trở nên giầu có trước mặt Thiên Chúa và loài người. Đã có biết bao nhiêu những tâm hồn giầu có đã hiến thân phục vụ nhân loại. Chúng ta không thể đếm hết con số những người giầu có tấm lòng nhân hậu, giầu tình thương yêu bác ái và giầu nhân nghĩa. Nhiều vị đã dám hy sinh cả đời phục vụ người khác mà không cần thu góp cho bản thân mình. Có nhiều quý tu sĩ nam nữ, quý thiện nguyện viên và quý ân nhân đã dám xả thân cứu độ chúng nhân. Trong tay họ không có nhiều tiền bạc của cải, nhưng có một tâm hồn bao dung giầu có. Họ dám cho đi, cho đi thời giờ, khả năng và có khi cho đi cả cuộc đời. Họ là những người giầu có nhất trên thế giới. Sách Châm Ngôn nhắn nhủ: Người trung tín được đầy dư phúc lành, kẻ muốn mau giàu sẽ không thoát khỏi hình phạt (Cn. 28:20).
Chúng ta cũng có thể trở nên giầu có. Tuy dù tiền bạc hay của cải của chúng ta thì rất giới hạn nhưng trái tim yêu thương thì không có biên giới. Chúng ta có thể làm giầu bằng chính vốn liếng mà Chúa đã ban cho chúng ta. Hình ảnh bà góa nghèo làm việc bái ái với vài xu đã được Chúa khen. Người cũng thấy một bà goá túng thiếu kia bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm. Người liền nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết (Lc. 21:2-3). Lòng nhân nghĩa, sự cảm thương, tình yêu bác ái và tâm hồn rộng lượng quảng đại đã có sẵn trong lòng của chúng ta. Chúng ta chỉ việc mở khóa cửa tâm hồn đón nhận và trao ban, chúng ta sẽ trở nên giầu có. Sự giầu có này sẽ không bị ai tước đi mất. Như lời kết, niềm an vui và hạnh phúc thật sẽ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự giầu có của cải trần gian. Có nhiều người giầu sang phú quý nhưng tâm hồn họ lại trống rỗng, cô đơn và đau khổ. Chìa khóa của sự bình an và niềm vui chính là sự giầu có trong tâm hồn. Giầu có của cải nhưng sống trong tinh thần nghèo khó. Ngày sau hết khi Chúa phán xét, Chúa không xem xét là chúng ta có bao nhiêu của cải ở trần gian, nhưng Chúa sẽ xét đoán chúng ta về lòng nhân nghĩa và bái ái đối với tha nhân. Chúng ta hãy cố gắng nên giầu có trước mặt Chúa, chúng ta sẽ được thưởng. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa (Mt. 25:34).
1. Sự Chúc Phúc
Sự giầu có được coi như là dấu chỉ sự chúc phúc của Thiên Chúa. Ngày xưa khi tổ phụ Abraham đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, ông đã rời quê cha đất tổ đi đến miền đất mà Chúa hứa ban. Abraham bỏ mọi sự sau lưng và tiến bước trong niềm tin tuyết đối. Chúa đã ban cho ông người con duy nhất là Isaác. Isaác đã trở nên cha của một dân tộc vĩ đại. Lời Chúa đã hứa với cha già Abraham được tỏ hiện nơi người con và dòng dõi. Ông Isaác đã gieo vãi trong đất ấy, và năm đó ông thu hoạch gấp trăm lần. Chúa chúc phúc cho ông và ông trở nên giàu có, mỗi ngày một giàu thêm, giàu vô kể (Stk. 26:12-13). Khi Chúa ban phát, Chúa rộng tay ban một cách dồi dào và tràn đầy chan chứa.
Ai có thể làm trọng tài để phân biệt giầu hay nghèo. Có bao nhiêu của cải tiền bạc mới được gọi là giầu có và thiếu bao nhiêu thì trờ thành nghèo khó? Trên đời có người giầu và có kẻ nghèo nhưng mức độ hay ranh giới giữa giầu và nghèo không thể xác định. Sự xác định giầu nghèo tùy thuộc nhiều yếu tố nội tâm. Vì chúng ta không thể chỉ định giá sự giầu nghèo qua con số của cải và tiền bạc. Con người gồm cả hồn và xác. Con người còn có nhiều những phẩm chất giá trị lớn lao hơn là của cải vật chất. Kẻ giàu người nghèo gặp nhau ở điểm này: cả hai đều được Chúa tạo dựng (Cn.22:2). Có nhiều sự giầu có khác như giầu lòng nhân hậu, giầu sự quảng đại, giầu nhân nghĩa, giầu tình cảm, giầu bác ái, giầu sự hiểu biết, giầu lòng thương xót và giầu tình người.
2. Niềm Vui
Vì không có ranh giới giữa người giầu và người nghèo, nên chúng ta cảm thấy được an ủi rằng nhìn lên chúng ta không bằng ai, nhưng nhìn xuống còn hơn nhiều người. Sự giầu nghèo không có làn ranh để xác định. Chúng ta có thể giầu hơn người này ở điểm này nhưng lại thua kém người khác ở điểm kia. Mỗi người tự vun xới cho mình một khía cạnh sống để làm giầu. Có người giầu về tiền bạc và của cải vật chất. Có người giầu vì có đông con nhiều cháu. Giầu có niềm vui và hạnh phúc mới là điều đáng qúy. Bởi thế người ta mới nói rằng có nhiều tiền, nhưng chưa chắc đã mua được hạnh phúc và sự bình an. Chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa trao ban cho mỗi người một khả năng, cũng như một khoảng trống cần được lấp đầy. Giống như những chiếc bình chứa, có bình to bình nhỏ, Chúa ban cho mọi bình đều đầy tràn. Niềm vui là được tràn đầy ân sủng.
Trong cuộc sống, nhiều người chỉ cần có công ăn việc làm với lương tối thiểu là thấy vui. Có người làm công một ngày đựợc 50 đô-la là cảm thấy đủ. Có người làm một giờ được 50 đô thấy là vui lắm rồi. Còn có những người làm một phút được 50 đô, nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn. Sự giầu có của cải tiền bạc tùy theo thái độ của mỗi người. Nếu chúng ta đặt tiền bạc lên làm ông chủ, thì ông chủ này sẽ đòi hỏi vô tận. Người xấu bụng chạy theo tiền của, đâu biết rằng cảnh nghèo sắp ập đến bên mình (Cn.28:22). Có rồi muốn có thêm, thêm rồi muốn có nữa và cứ thế tiền bạc sẽ có chỗ đứng vững vàng chi phối mọi sự trong đời sống. Thực sự người có nhiều tiền bạc thì họ sẽ có nhiều cơ hội để phục vụ và cống hiến mưu ích cho xã hội. Chúng ta biết rằng dùng tiền bạc chúng ta có thể mua được mọi thứ, trừ hạnh phúc và tiền bạc có thể mua mọi thứ vé đi mọi nơi, trừ thiên đàng.
3. Sự Quảng Đại
Hoa Kỳ được tiếng là quốc gia văn minh giầu có. Chúng ta biết rằng bất cứ khi có nước nào trên thế giới bị thiên tai tàn phá, thì không bao giờ vắng mặt sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Nhà nước có thể tiêu hàng triệu đô là để cứu trợ các nạn nhân gặp hoạn nạn ngay lập tức. Có nhiều người lầm nghĩ rằng, nước Hoa Kỳ giầu có thì mọi người dân cũng sống sung túc và dư giả. Thực tế, bộ mặt bên ngoài và nhìn chung kinh tế thị trường thì đúng, nhưng đi vào cuộc sống cụ thể của người dân Hoa Kỳ thì còn nhiều vấn đề ứ đọng và khó khăn. Không xa nơi chốn phù hoa đô thị tại Mahattan, Nữu Ước, ngày bên kia gầm cầu tại khu South Bronx và Harlem có biết bao người sống chui rúc trong những thùng giấy, tấm bạt che mưa nắng và xin ăn từng ngày. Trước đây, tôi có dịp đi phân phát thức ăn cho những người không nhà, không cửa ở nơi đó. Thường là sau 9 hay 10 giờ tối, chúng tôi đi vào những khu ổ chuột này mới thấy bề trái của xã hội. Cuộc sống con người còn nhiều bức xúc và lo lắng phải đối diện.
Nhà nước có nhiều công ty số vốn lên hàng tỷ đô la và cũng có nhiều đại gia số cổ phần cũng tính đến tiền tỷ. Chúng ta xếp họ vào những người giầu có nhất trong nước. Họ có thể tiêu vài chục ngàn cho một đêm trong khách sạn hoặc tổ chức một đám cưới vài triệu đô la. Thánh Vịnh lại nhắc nhở: Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác (Tv. 49:11). Nhưng rồi nhìn xuống, ôi kìa, có biết bao nhiêu người xếp hàng từ sáng đến chiều để xin tiền an sinh xã hội, xin tiền trợ cấp và xin tiền thực phẩm. Chúng ta thấy những cơ sở cho người không gia cư nhan nhản khắp nơi. Có biết bao nhiêu người không nhà không cửa sống dưới gầm cầu và lang thang ngoài đường để chờ một khúc bánh mì bố thí. Chiều chiều gần khu tôi ở, có rất nhiều người xếp hàng dọc theo đường chờ xe phát thức ăn của các nhóm từ thiện của nhà thờ phân phát thực phẩm.
4. Giầu Có
Tham quan thành phố Nữu Ước tráng lệ, đèn đêm không bao giờ tắt. Như khu phố Times Square, hai mươi bốn giờ đèn điện nhấp nháy sáng trưng, các ngôi nhà cao tầng trang hoàng lộng lẫy, màn hình lớn quảng cáo, người đi kẻ lại tấp nập, xe cộ dồn dập đưa khách, các du khách không ngừng nhấp nháy máy chụp hình. Bề ngoài thật giầu sang phú quý và sang trọng. Nữu Ước được mệnh danh là thành phố thương mại thế giới. Có trung tâm dịch vụ mua bán cổ phần (Wall Street). Có những đại lộ rộng mở cho khách du lịch tham quan và mua sắm. Những khách sạn đầy đủ tiện nghi và mắc tiền. Những nhà hàng ăn đáp ứng cho mọi khẩu vị của khách bốn phương. Những nhà hát, nhà kịch nghệ, các cửa hàng trưng bày các kiểu thời trang tân thời nhất đều xuất hiện tại khu đô thị này. Đâu ai tin rằng thành phố có đầy dẫy những người nghèo. Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất mới thật là nhà, nơi họ ở muôn đời muôn kiếp (Tv. 49:12)
Ở đời nhiều khi người ta đối xử với nhau dựa vào giá trị đồng tiền sở hữu. Có tiền thì mọi cửa đều mở. Người ta nói: Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi. Chúng ta đã chứng kiến biết bao câu truyện thương tâm xảy ra hằng ngày xung quanh vấn đề tiền bạc. Thường những người tự tử là những người có của cải dư thừa, nhưng họ bị đói khát và tuyệt vọng vì những nhu cầu khác. Trong khi những người nghèo khổ, đói khát của ăn thể xác thì cố gắng bảo vệ sự sống mình. Như những anh chị em nghèo đói tại những nước nghèo, họ tranh thủ từng hạt cơm và từng hớp nước để sống còn. Sự giầu có không giải quyết được hết những vấn đề thuộc tâm linh của con người. Còn có những giá trị cao qúy hơn con người cần đáp ứng. Danh vọng, chức quyền hay bạc tiền không thể làm cho con người hạnh phúc thật. Dù sống trong danh vọng, con người cũng không thể trường tồn; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết (Tv. 49:13).
5. Nghèo Đói
Chúng ta chưa nói đến những nước ở Phi Châu hay những nơi trại tạm cư ở Nam Phi. Chúng ta không thể tưởng tượng họ sống nghèo khổ tới mức nào. Những hình ảnh trên báo chí mới chỉ là một hình ảnh và một khoảnh khắc trong một hoàn cảnh mà thôi. Còn triệu triệu những cảnh đáng thương hơn nữa đứng sau bức màn, chẳng bao giờ chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự đói khổ cùng kiệt là thế nào. Những thân xác gầy tong teo lang thang ngoài phố chợ. Những dáng đi thất thểu chỉ có da bọc xương lầm lũi trong cánh đồng hoang nơi sa mạc khô cằn nứt nẻ. Một nhóm người thân trần đói rách dành nhau những bình nước, gói gạo và thực phẩm. Bát cơm trên tay ruồi muỗi bám bậu như những hạt đỗ chen lẫn hạt cơm. Thật là đói khổ. Không chỉ nghèo mà còn đói nữa. Chúa an ủi: Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em (Lc. 6:20).
Những người không có nhà để ở, không có nước để uống, nước để tắm giặt, không có đủ cơm và thực phẩm để hưởng dùng hằng ngày, họ được xếp vào hạng nghèo khổ và đói khát. Những người này không những đói cơm gạo mà còn đói khát tình yêu và đói khát sự công chính. Chúng ta biết có rất nhiều nguyên nhân đưa tới sự nghèo đói. Chẳng hạn tai họa xảy đến như thiên tai, nắng hạn, mất mùa và giặc giã. Người ta nói trời hại không bằng người hại. Vua Đavít xin hình phạt bởi tay Chúa hơn là rơi vào tay người đời: Vua Đavít nói với ông Gát: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm! (2Sam. 24:14). Lòng nham hiểm và tham lam của con người vô đáy. Lòng tham lam quyền lực của con người đã gây tranh dành ảnh hưởng, gây chiến tranh tàn phá, cướp của giết người và gây đói khát cho nhiều người dân. Những người dân thấp cổ bé miệng vừa đói, vừa khát và vừa rét vừa run.
6. Giầu Tình Chúa
Trong đời thường, chúng ta cũng thường cầu chúc cho nhau làm ăn phát tài phát đạt, của cải đầy dư và may mắn trong công ăn việc làm. Ai cũng mong có của ăn, của để và cuộc sống dư giả. Đây cũng chính là sự thành công trên đường đời. Nhiều người đánh giá sự thành bại của cuộc đời qua gia sản mà chúng ta sở hữu. Nhưng rồi vàng bạc, của cải, châu báu cũng sẽ tan biến theo mây khói. Khi chúng ta ra đi khỏi thế gian, tiền bạc của cải đâu có tiễn đưa chúng ta ra nấm mồ. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng (Lc. 1:53). Bởi vậy khi còn đang lữ hành trên dương gian, chúng ta phải biết cách làm giầu cho tâm hồn.Chúa Giêsu sinh xuống trần trong nghèo khó. Sống một cuộc đời đơn sơ đạm bạc. Ngài ra rao giảng cùng với các môn đệ thuộc giới lao động. Ngài không có trụ sở để quy tụ dân chúng. Cuối đời, Ngài đã bị chống đối, bị xỉ nhục, bị vác thánh giá, bị đóng đinh và chết trần trụi trên thánh giá. Người ta hạ xác Chúa xuống và được chôn trong ngôi mồ tạm mượn. Chúa Giêsu không sở hữu của cải vật chất nhưng Chúa lại là chủ của tất cả. Chúng ta muốn xin sự gì, Chúa cũng ban cho. Chúa ban cho chúng ta dồi dào hơn lòng chúng ta mong ước. Vì Chúa giầu lòng nhân hậu, đầy tình thương và giầu lòng thương xót. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương (Tv. 145:8).
7. Giầu Có Tấm Lòng
Chúa Giêsu nhiều lần nhắc đến sự giầu có của cải sẽ cản bước con người tìm kiếm nước trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mt. 19:24). Chúa chúc phúc cho sự sung túc cuộc sống, nhưng Chúa luôn nhắc nhở chúng ta phải biết dùng tiền của thế gian để mua nước trời. Tiền bạc của cải là phương tiện tốt trợ giúp và phục vụ con người. Bởi thế con người không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Tiền bạc chỉ là một tên đầy tớ hữu hiệu. Người chủ nhân phải khôn ngoan để biết dùng của cải vật chất sinh lợi cho cuộc sống mai hậu. Chúng ta biết của cải tự nó không tốt và cũng không xấu. Nếu chúng ta biết sử dụng của cải đời này đúng nơi đúng lúc, nó sẽ giúp chúng ta tìm được nguồn vui và hạnh phúc thật.
Hãy nhìn gương các thánh như thánh Phanxicô thành Asissi, ngài đã rời bỏ mọi sự, bán gia tài phân phát cho kẻ nghèo đói. Rồi chính ngài lại đi khất thực và sống một cuộc đời đơn sơ phó thác. Ngài đã trở nên giầu có trước mặt Thiên Chúa. Và nhìn mẹ Têrêxa thành Calcutta, đến nước Ấn Độ chỉ có mấy chục xu trong túi. Cả đời mẹ đã dâng hiến phục vụ kẻ nghèo hèn, người cô thân cô thế, kẻ mồ côi gúa bụa và giúp đỡ người hấp hối bên vệ đường. Sau khi mãn phần dưới thế, mẹ đã để lại biết bao cơ sở từ thiện, nhà thương, nhà dòng, các cơ sở bác ái và lòng cảm kích yêu thương của mọi người. Chỉ với bàn tay trắng và vô sản nhưng mẹ đã trở thành người giầu có trước mặt người đời và trước nhan Thiên Chúa. Mẹ đã có đầy tình yêu Chúa, giầu lòng nhân nghĩa, giầu sự bác ái và giầu lòng thương xót.
8. Giầu Có Thật
Ai cũng có thể trở nên giầu có trước mặt Thiên Chúa và loài người. Đã có biết bao nhiêu những tâm hồn giầu có đã hiến thân phục vụ nhân loại. Chúng ta không thể đếm hết con số những người giầu có tấm lòng nhân hậu, giầu tình thương yêu bác ái và giầu nhân nghĩa. Nhiều vị đã dám hy sinh cả đời phục vụ người khác mà không cần thu góp cho bản thân mình. Có nhiều quý tu sĩ nam nữ, quý thiện nguyện viên và quý ân nhân đã dám xả thân cứu độ chúng nhân. Trong tay họ không có nhiều tiền bạc của cải, nhưng có một tâm hồn bao dung giầu có. Họ dám cho đi, cho đi thời giờ, khả năng và có khi cho đi cả cuộc đời. Họ là những người giầu có nhất trên thế giới. Sách Châm Ngôn nhắn nhủ: Người trung tín được đầy dư phúc lành, kẻ muốn mau giàu sẽ không thoát khỏi hình phạt (Cn. 28:20).
Chúng ta cũng có thể trở nên giầu có. Tuy dù tiền bạc hay của cải của chúng ta thì rất giới hạn nhưng trái tim yêu thương thì không có biên giới. Chúng ta có thể làm giầu bằng chính vốn liếng mà Chúa đã ban cho chúng ta. Hình ảnh bà góa nghèo làm việc bái ái với vài xu đã được Chúa khen. Người cũng thấy một bà goá túng thiếu kia bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm. Người liền nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết (Lc. 21:2-3). Lòng nhân nghĩa, sự cảm thương, tình yêu bác ái và tâm hồn rộng lượng quảng đại đã có sẵn trong lòng của chúng ta. Chúng ta chỉ việc mở khóa cửa tâm hồn đón nhận và trao ban, chúng ta sẽ trở nên giầu có. Sự giầu có này sẽ không bị ai tước đi mất. Như lời kết, niềm an vui và hạnh phúc thật sẽ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự giầu có của cải trần gian. Có nhiều người giầu sang phú quý nhưng tâm hồn họ lại trống rỗng, cô đơn và đau khổ. Chìa khóa của sự bình an và niềm vui chính là sự giầu có trong tâm hồn. Giầu có của cải nhưng sống trong tinh thần nghèo khó. Ngày sau hết khi Chúa phán xét, Chúa không xem xét là chúng ta có bao nhiêu của cải ở trần gian, nhưng Chúa sẽ xét đoán chúng ta về lòng nhân nghĩa và bái ái đối với tha nhân. Chúng ta hãy cố gắng nên giầu có trước mặt Chúa, chúng ta sẽ được thưởng. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa (Mt. 25:34).
Chỗ mình ở còn rộng lắm!
Thanh Tâm
10:12 22/09/2010
Nhà đang sửa nên vấn đề chỗ ở là vấn đề lớn cho anh em. Thi thoảng có việc về tìm vội đến phòng người anh em ở tạm cho qua ngày qua bữa. Phòng chật nên người ngủ dưới đất kẻ ngủ bên trên. Người anh em thấy ngài ngại vì nhà của người xin tá túc tuy không rộng nhưng đủ chỗ để nương thân thư thả hơn mà lại nằm đất.
Chiều nay, hai anh em rông bộ vào trung tâm ung bướu thăm vài người đang trị bệnh. Vội bước lên lầu 2 nơi các em nhỏ trú ngụ. Người anh em trố mắt khi nhìn thấy căn phòng gấp 4 lần căn phòng người anh em trú học nhưng lại là chỗ tá túc cho 28 em nhỏ mang căn bệnh quái ác cùng ngần ấy phụ huynh đang dõi bước với các em. Có những em còn quá nhỏ thì có cả cha lẫn mẹ đi theo để đỡ đần cho bé. Và như vậy, sự quá tải về con người trong căn phòng chật chội ấy không tài nào tránh khỏi. Không phải chỉ ngày này, tháng này nhưng tình trạng quá tải nơi trung tâm ung bướu là điều “thường ngày xảy ra ở huyện”.
Chẳng ai mong vào nơi mà sự sống quá mong manh ấy. Những người kém may mắn thì đành chịu với những cảnh đời chen chúc như vậy.
Cũng nơi ấy, trên lầu các em, những người lớn cùng mang chứng bệnh như các em cũng chẳng hơn gì các em là mấy. Những chiếc giường sắt cũ kỹ cũng “cõng” trên mình 5 thân phận. Chật quá nên chẳng còn cách nào khác là họ nhường nhau kẻ nằm đất người nằm trên. Bên trên quay qua quay lại cưu mang cũng chỉ 2 người, còn lại dưới gầm giường và khoảng giữa chia được 3. Thân nhân không còn chỗ nào khác đành chọn chốn hành lang.
Đang khi đi dọc hành lang chuyển từ phòng này sang phòng khác thăm các em và bệnh nhân thì người anh em ghé tai tôi nói nhỏ “chỗ mình ở còn rộng lắm !”.
Xuống dưới tầng trệt thì cũng chẳng khá hơn là bao. Nhìn những chiếc chiếu manh nằm trong góc tường cũng đủ hiểu đó là nơi tá túc cho những con người không nơi nương tựa.
Chia tay các em trở về nhà. Trên đường về nhà câu nói “chỗ mình ở còn rộng lắm” cứ còn văng vẳng bên tai.
Thật ra mà nói thì con người, ai ai cũng có nhu cầu sống một cuộc sống tươm tất xứng với phẩm giá một con người cả. Thế nhưng mà, có những lúc, có những hoàn cảnh đã đưa đẩy con người vào “khúc quanh” nào đó không thể thay đổi được. Chỉ những ai đụng, chỉ những ai chạm, những ai sống trong cái “khúc quanh” ấy mới hiểu được phận người là gì.
Chẳng ai muốn bệnh nhưng khi đổ bệnh thì cũng phải mau vào đây để tìm thầy tìm thuốc xoa dịu phần nào cơn đau của cơ thể hay tìm lại sự sống bình thường như bao người khác. Thế nhưng mà nghiệt ngã, nghịch lý, sự thật vẫn là sự thật khi phải sống chen chúc trong một căn phòng be bé như vậy. Đơn giản cho những sinh hoạt tối thiểu của con người ở nơi đây quả là tìm sao không thấy.
Nhìn những căn nhà cao thật cao, to thật to lại nghĩ đến những con người đang phải chen chúc nhau trong những căn phòng chật hẹp.
Đôi khi vì hoàn cảnh nào đó như hoàn cảnh hiện tại của gia đình trong thời gian sửa chữa. Ắt hẳn sẽ chật hơn, sẽ bất tiện hơn, sẽ thiếu thốn hơn thường nhật nhưng nhìn đi nhìn lại mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người.
Có lẽ nên đi, có lẽ nên vào những nơi những chỗ mà cuộc sống của con người không chỉ tính ngày tính tháng mà những tiện nghi tối thiểu cũng không có ta sẽ hiểu được cuộc sống của ta.
Nhiều khi chỗ của ta ở còn rộng lắm, còn tốt lắm nhưng ta đâu ngờ rằng quanh ta có những con người ngày đêm vừa phải vật vã để chống chọi với sự sống do chứng bệnh nan y mà con phải cố để tìm chút hơi thở trong lành trong căn phòng chật chội.
Đêm dần xuống, giấc ngủ đã kề bên nhưng sao những con người bất hạnh cứ mãi đâu đây …
Chiều nay, hai anh em rông bộ vào trung tâm ung bướu thăm vài người đang trị bệnh. Vội bước lên lầu 2 nơi các em nhỏ trú ngụ. Người anh em trố mắt khi nhìn thấy căn phòng gấp 4 lần căn phòng người anh em trú học nhưng lại là chỗ tá túc cho 28 em nhỏ mang căn bệnh quái ác cùng ngần ấy phụ huynh đang dõi bước với các em. Có những em còn quá nhỏ thì có cả cha lẫn mẹ đi theo để đỡ đần cho bé. Và như vậy, sự quá tải về con người trong căn phòng chật chội ấy không tài nào tránh khỏi. Không phải chỉ ngày này, tháng này nhưng tình trạng quá tải nơi trung tâm ung bướu là điều “thường ngày xảy ra ở huyện”.
Chẳng ai mong vào nơi mà sự sống quá mong manh ấy. Những người kém may mắn thì đành chịu với những cảnh đời chen chúc như vậy.
Cũng nơi ấy, trên lầu các em, những người lớn cùng mang chứng bệnh như các em cũng chẳng hơn gì các em là mấy. Những chiếc giường sắt cũ kỹ cũng “cõng” trên mình 5 thân phận. Chật quá nên chẳng còn cách nào khác là họ nhường nhau kẻ nằm đất người nằm trên. Bên trên quay qua quay lại cưu mang cũng chỉ 2 người, còn lại dưới gầm giường và khoảng giữa chia được 3. Thân nhân không còn chỗ nào khác đành chọn chốn hành lang.
Đang khi đi dọc hành lang chuyển từ phòng này sang phòng khác thăm các em và bệnh nhân thì người anh em ghé tai tôi nói nhỏ “chỗ mình ở còn rộng lắm !”.
Xuống dưới tầng trệt thì cũng chẳng khá hơn là bao. Nhìn những chiếc chiếu manh nằm trong góc tường cũng đủ hiểu đó là nơi tá túc cho những con người không nơi nương tựa.
Chia tay các em trở về nhà. Trên đường về nhà câu nói “chỗ mình ở còn rộng lắm” cứ còn văng vẳng bên tai.
Thật ra mà nói thì con người, ai ai cũng có nhu cầu sống một cuộc sống tươm tất xứng với phẩm giá một con người cả. Thế nhưng mà, có những lúc, có những hoàn cảnh đã đưa đẩy con người vào “khúc quanh” nào đó không thể thay đổi được. Chỉ những ai đụng, chỉ những ai chạm, những ai sống trong cái “khúc quanh” ấy mới hiểu được phận người là gì.
Nhìn những căn nhà cao thật cao, to thật to lại nghĩ đến những con người đang phải chen chúc nhau trong những căn phòng chật hẹp.
Đôi khi vì hoàn cảnh nào đó như hoàn cảnh hiện tại của gia đình trong thời gian sửa chữa. Ắt hẳn sẽ chật hơn, sẽ bất tiện hơn, sẽ thiếu thốn hơn thường nhật nhưng nhìn đi nhìn lại mình vẫn hạnh phúc hơn nhiều người.
Có lẽ nên đi, có lẽ nên vào những nơi những chỗ mà cuộc sống của con người không chỉ tính ngày tính tháng mà những tiện nghi tối thiểu cũng không có ta sẽ hiểu được cuộc sống của ta.
Nhiều khi chỗ của ta ở còn rộng lắm, còn tốt lắm nhưng ta đâu ngờ rằng quanh ta có những con người ngày đêm vừa phải vật vã để chống chọi với sự sống do chứng bệnh nan y mà con phải cố để tìm chút hơi thở trong lành trong căn phòng chật chội.
Đêm dần xuống, giấc ngủ đã kề bên nhưng sao những con người bất hạnh cứ mãi đâu đây …
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày Tuần 26 Mùa Quanh Năm
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
16:55 22/09/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 9,46-50
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã trở nên tấm bánh nhỏ bé để đến với chúng con. Chúa đến với chúng con trong âm thầm nhỏ bé. Chúa không muốn quấy rầy đời sống chúng con bằng sự hiện diện phi thường, cả thể của Chúa. Chúa đã chấp nhận là tấm bánh nghiền nát để chuyển tải sự sống của Chúa vào từng thớ thịt, từng mạch máu của chúng con. Xin giúp chúng con biết tiếp nhận sự sống của Chúa và thông chia sự sống ấy cho tha nhân trong đời sống dâng hiến và phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời người ta thường đua tìm danh vọng. Ở đời ai cũng tìm vinh quang cho mình. Thích đề cao cái tôi. Thích làm những chuyện phi thường. Có mấy ai dám đi tìm sự nhỏ bé đơn hèn? Có mấy ai dám chịu xóa mình đi để hòa vào cuộc đời anh em? Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp hay ít là tìm kiếm vinh quang cho bản thân? Xin tha thứ cho bản tính tự cao tự đại của chúng con. Xin tha thứ cho thói giả hình, vụ hình thức của chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa, sống đơn sơ, âm thầm để gần gũi anh em. Xin giúp chúng con biết trung tín trong những việc nhỏ bé tầm thường nhưng với một tình yêu lớn lao.
Lạy Chúa, Chúa đã sinh ra trong thân phận nghèo hèn. Chúa đã trở nên tấm bánh đơn hèn. Xin giúp chúng con luôn sống giản dị, nhỏ bé, đơn sơ để được trở nên giống Chúa hơn. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 9,51-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc được cùng nhau quây quần bên Chúa. Chúng con cùng được chia sẻ bàn tiệc thánh chan chứa tình nghĩa anh em một nhà. Xin giúp chúng con cũng biết chia sẻ, liên đới với nhau trong bàn tiệc cuộc đời. Xin cho chúng con đừng vì miếng ăn, đừng vì danh vọng mà loại trừ lẫn nhau.
Nhưng Chúa ơi! ở bàn tiệc cuộc đời chúng con lại ít nhường nhịn nhau. Chúng con tranh giành nhau từng hạt gạo, từng miếng đất… Chúng con muốn loại trừ nhau theo kiểu dân gian vẫn nói “cá lớn nuốt cá bé”, để “thưa ao béo cá”. Đôi khi chúng con còn lạm dụng quyền hành để loại trừ lẫn nhau. Xin tha thứ cho thái độ bất khoan dung của chúng con. Xin giúp chúng con loại bỏ tính nóng nảy muốn loại trừ anh em, thay vào đó là tính nhẫn nại và bao dung. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa khi biết dùng tình yêu để xóa bỏ hận thù, để chữa lành vết thương tan vỡ tình người. Xin cho sự hiện diện của chúng con giữa anh em luôn mang lại tình hiệp nhất, tình liên đới yêu thương, như chính Chúa đã nói: “Con Người đến không phải để giết chết mà là cứu sống”.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan nhân. Xin ban cho chúng con quả tim của Chúa để chúng con cũng biết kiên nhẫn sửa lỗi cho nhau, và chấp nhận những khác biệt của nhau trong yêu thương, tôn trọng. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 9,57-62
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa là Ngôi Lời giáng thế. Chúa đã chấp nhận đi vào cuộc đời để chia sẻ kiếp người nổi trôi của chúng con. Chúa cũng đi qua những thăng trầm cuộc đời, những bể dâu của cuộc sống. Chúa đã chấp nhận một cuộc sống bất định, nổi trôi, không biết ngày mai sẽ ra sao.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, nhìn vào cuộc sống dương gian, chúng con thấy rằng cuộc đời này thật vắn vỏi. Tất cả chỉ phù vân. Chằng có gì đáng để cho chúng con bám víu. Chẳng có gì trường cửu. Xin giúp chúng con biết vượt lên trên những quyến luyến của cải mau qua, những bám víu vào phương tiện vật chất tầm thường để chúng con biết tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Chúa đã từng mời gọi chúng con hãy nhìn xem “chim trời, hoa huệ ngoài đồng”, chúng không gieo không gặt nhưng vẫn tồn tại trong sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Chúa còn mời gọi chúng con hãy sống một cuộc sống thanh thoát như Chúa. “Cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Chúa muốn chúng con đừng quá lo lắng cái ăn, cái mặc mà quên sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa.
Lạy Chúa, là Đấng quan phòng gìn giữ muôn loài. Xin giúp chúng con biết tín thác vào tình thương của Chúa. Xin cho chúng con đang khi tìm kiếm miếng cơm manh áo hằng ngày, thì cũng cũng biết hướng lòng về qua hương trên trời. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 26 Thường niên
Lc 10,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã luôn ở lại cùng chúng con. Chúa còn sai các thiên thần Hộ Thủ nâng đỡ, chở che từng người chúng con. Xin cho chúng con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các thiên thần hộ thủ, và luôn sẵn sàng tuân theo lời chỉ dạy của các ngài qua tiếng nói của sự thật trong lương tâm con người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng yêu thích những tâm hồn trẻ thơ. Chúa hằng chúc phúc cho những tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn hứa thiên đàng cho những ai giống như trẻ thơ. Xin cho chúng con biết mặc lấy tâm hồn trẻ thơ trước mặt Chúa. Xin cho chúng con luôn tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ cậy dựa vào mình nhưng luôn biết cậy dựa vào sức mạnh của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Chúa khi vui để tạ ơn, và khi buồn để phó dâng. Xin Chúa luôn chăm sóc cuộc đời chúng con như người cha người mẹ luôn sẵn lòng trợ giúp cho những nhu cầu của con cái.
Lạy Chúa, xin cho những bậc làm cha mẹ và nhà giáo dục, biết noi gương Chúa để sẵn lòng nâng đỡ và bao bọc những trẻ thơ được Chúa trao phó để chăm sóc yêu thương. Xin cho các bậc phụ huynh luôn ghi nhớ Lời Chúa dạy để họ ý thức trách nhiệm cao cả của mình, yêu thương săn sóc trẻ em, và nêu gương sáng cho các em. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 26 TN
Lc 10,13-16
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con được rước Chúa là một lần chúng con được sống sức sống của Chúa. Thánh Thể Chúa sẽ tẩy xoá chúng con khỏi những ước muốn tội lỗi. Ân sủng của Chúa sẽ giúp chúng con sống xứng đáng là đền thờ của Chúa. Xin giúp chúng con sống cho xứng đáng với ân sủng mà Chúa đã tặng ban.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa buồn lòng khi thấy cư dân ven Hồ Galilê chai lỳ trước hồng ân Chúa ban. Họ đã cố tình không nhận ra dấu chỉ thiên sai của Chúa để sám hối và sửa đổi đời sống. Họ tiếp tục sống trong thói quen tội lỗi của mình. Phải chăng hôm nay Chúa cũng đang buồn với chúng con? Chúa buồn khi nhìn thấy chúng con đắm chìm trong những đam mê tật xấu, những tư tưởng hoen ố tâm hồn. Chúa càng buồn hơn khi thấy chúng con sống thiếu trung thực, thiếu công bình và bác ái. Xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống trọng tình yêu của Chúa, hơn là hưởng thụ vật chất tầm thường mà xa cách Chúa, biết sử dụng tiện nghi vật chất trong tinh thần làm chủ hơn là tinh thần nô lệ. Xin giúp chúng con biết sống đúng với phẩm giá của mình là biết tự chủ bản thân đi theo lề luật của Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 10,17-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin trong lòng Hội thánh Chúa. Nhờ đức tin chúng con nhận biết Chúa là Cha, là Đấng tác thành vạn vật. Nhờ đức tin chúng con còn được đón rước Chúa vào lòng qua hình bánh đơn sơ nhỏ bé. Xin giúp chúng con biết tin tưởng và tín thác vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc vì có một Cha trên trời. Một người cha hằng yêu thương chăm sóc đến từng người con. Một người cha luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi phạm của con. Một người cha luôn giang rộng cánh tay đón nhận con cái sau những lỗi phạm biết ăn năn trở về. Xin cho chúng con luôn ở trong ân nghĩa với Chúa. Xin đừng để thói kiêu ngạo làm chúng con xa cách Chúa. Xin giúp chúng con luôn đừng vì những danh lợi thú mà đánh mất tình nghĩa với Chúa.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là anh em một nhà. Xin dạy chúng con biết yêu thương nhau, biết chia sẻ, nâng đỡ nhau và biết cùng nhau tôn vinh chúc tụng Chúa. Amen
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Lc 9,46-50
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã trở nên tấm bánh nhỏ bé để đến với chúng con. Chúa đến với chúng con trong âm thầm nhỏ bé. Chúa không muốn quấy rầy đời sống chúng con bằng sự hiện diện phi thường, cả thể của Chúa. Chúa đã chấp nhận là tấm bánh nghiền nát để chuyển tải sự sống của Chúa vào từng thớ thịt, từng mạch máu của chúng con. Xin giúp chúng con biết tiếp nhận sự sống của Chúa và thông chia sự sống ấy cho tha nhân trong đời sống dâng hiến và phục vụ.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời người ta thường đua tìm danh vọng. Ở đời ai cũng tìm vinh quang cho mình. Thích đề cao cái tôi. Thích làm những chuyện phi thường. Có mấy ai dám đi tìm sự nhỏ bé đơn hèn? Có mấy ai dám chịu xóa mình đi để hòa vào cuộc đời anh em? Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp hay ít là tìm kiếm vinh quang cho bản thân? Xin tha thứ cho bản tính tự cao tự đại của chúng con. Xin tha thứ cho thói giả hình, vụ hình thức của chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa, sống đơn sơ, âm thầm để gần gũi anh em. Xin giúp chúng con biết trung tín trong những việc nhỏ bé tầm thường nhưng với một tình yêu lớn lao.
Lạy Chúa, Chúa đã sinh ra trong thân phận nghèo hèn. Chúa đã trở nên tấm bánh đơn hèn. Xin giúp chúng con luôn sống giản dị, nhỏ bé, đơn sơ để được trở nên giống Chúa hơn. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 9,51-56
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc được cùng nhau quây quần bên Chúa. Chúng con cùng được chia sẻ bàn tiệc thánh chan chứa tình nghĩa anh em một nhà. Xin giúp chúng con cũng biết chia sẻ, liên đới với nhau trong bàn tiệc cuộc đời. Xin cho chúng con đừng vì miếng ăn, đừng vì danh vọng mà loại trừ lẫn nhau.
Nhưng Chúa ơi! ở bàn tiệc cuộc đời chúng con lại ít nhường nhịn nhau. Chúng con tranh giành nhau từng hạt gạo, từng miếng đất… Chúng con muốn loại trừ nhau theo kiểu dân gian vẫn nói “cá lớn nuốt cá bé”, để “thưa ao béo cá”. Đôi khi chúng con còn lạm dụng quyền hành để loại trừ lẫn nhau. Xin tha thứ cho thái độ bất khoan dung của chúng con. Xin giúp chúng con loại bỏ tính nóng nảy muốn loại trừ anh em, thay vào đó là tính nhẫn nại và bao dung. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa khi biết dùng tình yêu để xóa bỏ hận thù, để chữa lành vết thương tan vỡ tình người. Xin cho sự hiện diện của chúng con giữa anh em luôn mang lại tình hiệp nhất, tình liên đới yêu thương, như chính Chúa đã nói: “Con Người đến không phải để giết chết mà là cứu sống”.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chậm bất bình và rất mực khoan nhân. Xin ban cho chúng con quả tim của Chúa để chúng con cũng biết kiên nhẫn sửa lỗi cho nhau, và chấp nhận những khác biệt của nhau trong yêu thương, tôn trọng. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 9,57-62
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin Chúa là Ngôi Lời giáng thế. Chúa đã chấp nhận đi vào cuộc đời để chia sẻ kiếp người nổi trôi của chúng con. Chúa cũng đi qua những thăng trầm cuộc đời, những bể dâu của cuộc sống. Chúa đã chấp nhận một cuộc sống bất định, nổi trôi, không biết ngày mai sẽ ra sao.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, nhìn vào cuộc sống dương gian, chúng con thấy rằng cuộc đời này thật vắn vỏi. Tất cả chỉ phù vân. Chằng có gì đáng để cho chúng con bám víu. Chẳng có gì trường cửu. Xin giúp chúng con biết vượt lên trên những quyến luyến của cải mau qua, những bám víu vào phương tiện vật chất tầm thường để chúng con biết tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Chúa đã từng mời gọi chúng con hãy nhìn xem “chim trời, hoa huệ ngoài đồng”, chúng không gieo không gặt nhưng vẫn tồn tại trong sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa. Chúa còn mời gọi chúng con hãy sống một cuộc sống thanh thoát như Chúa. “Cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”. Chúa muốn chúng con đừng quá lo lắng cái ăn, cái mặc mà quên sự hiện diện đầy quyền năng của Chúa.
Lạy Chúa, là Đấng quan phòng gìn giữ muôn loài. Xin giúp chúng con biết tín thác vào tình thương của Chúa. Xin cho chúng con đang khi tìm kiếm miếng cơm manh áo hằng ngày, thì cũng cũng biết hướng lòng về qua hương trên trời. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 26 Thường niên
Lc 10,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã luôn ở lại cùng chúng con. Chúa còn sai các thiên thần Hộ Thủ nâng đỡ, chở che từng người chúng con. Xin cho chúng con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các thiên thần hộ thủ, và luôn sẵn sàng tuân theo lời chỉ dạy của các ngài qua tiếng nói của sự thật trong lương tâm con người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng yêu thích những tâm hồn trẻ thơ. Chúa hằng chúc phúc cho những tâm hồn trẻ thơ. Chúa còn hứa thiên đàng cho những ai giống như trẻ thơ. Xin cho chúng con biết mặc lấy tâm hồn trẻ thơ trước mặt Chúa. Xin cho chúng con luôn tin tưởng phó thác cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ cậy dựa vào mình nhưng luôn biết cậy dựa vào sức mạnh của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Chúa khi vui để tạ ơn, và khi buồn để phó dâng. Xin Chúa luôn chăm sóc cuộc đời chúng con như người cha người mẹ luôn sẵn lòng trợ giúp cho những nhu cầu của con cái.
Lạy Chúa, xin cho những bậc làm cha mẹ và nhà giáo dục, biết noi gương Chúa để sẵn lòng nâng đỡ và bao bọc những trẻ thơ được Chúa trao phó để chăm sóc yêu thương. Xin cho các bậc phụ huynh luôn ghi nhớ Lời Chúa dạy để họ ý thức trách nhiệm cao cả của mình, yêu thương săn sóc trẻ em, và nêu gương sáng cho các em. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 26 TN
Lc 10,13-16
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần chúng con được rước Chúa là một lần chúng con được sống sức sống của Chúa. Thánh Thể Chúa sẽ tẩy xoá chúng con khỏi những ước muốn tội lỗi. Ân sủng của Chúa sẽ giúp chúng con sống xứng đáng là đền thờ của Chúa. Xin giúp chúng con sống cho xứng đáng với ân sủng mà Chúa đã tặng ban.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa buồn lòng khi thấy cư dân ven Hồ Galilê chai lỳ trước hồng ân Chúa ban. Họ đã cố tình không nhận ra dấu chỉ thiên sai của Chúa để sám hối và sửa đổi đời sống. Họ tiếp tục sống trong thói quen tội lỗi của mình. Phải chăng hôm nay Chúa cũng đang buồn với chúng con? Chúa buồn khi nhìn thấy chúng con đắm chìm trong những đam mê tật xấu, những tư tưởng hoen ố tâm hồn. Chúa càng buồn hơn khi thấy chúng con sống thiếu trung thực, thiếu công bình và bác ái. Xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống trọng tình yêu của Chúa, hơn là hưởng thụ vật chất tầm thường mà xa cách Chúa, biết sử dụng tiện nghi vật chất trong tinh thần làm chủ hơn là tinh thần nô lệ. Xin giúp chúng con biết sống đúng với phẩm giá của mình là biết tự chủ bản thân đi theo lề luật của Chúa. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 26 thường niên
Lc 10,17-24
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin trong lòng Hội thánh Chúa. Nhờ đức tin chúng con nhận biết Chúa là Cha, là Đấng tác thành vạn vật. Nhờ đức tin chúng con còn được đón rước Chúa vào lòng qua hình bánh đơn sơ nhỏ bé. Xin giúp chúng con biết tin tưởng và tín thác vào Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật hạnh phúc vì có một Cha trên trời. Một người cha hằng yêu thương chăm sóc đến từng người con. Một người cha luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi phạm của con. Một người cha luôn giang rộng cánh tay đón nhận con cái sau những lỗi phạm biết ăn năn trở về. Xin cho chúng con luôn ở trong ân nghĩa với Chúa. Xin đừng để thói kiêu ngạo làm chúng con xa cách Chúa. Xin giúp chúng con luôn đừng vì những danh lợi thú mà đánh mất tình nghĩa với Chúa.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là anh em một nhà. Xin dạy chúng con biết yêu thương nhau, biết chia sẻ, nâng đỡ nhau và biết cùng nhau tôn vinh chúc tụng Chúa. Amen
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:22 22/09/2010
LÀM NGHỀ Y
Thời Đông Hán, ở Nhữ Nam có một nhân viên quản lý chợ tên là Phi Trường Phòng, ông ta chú ý đến một ông lão ở trong chợ dùng cây tre móc một cái hồ lô để bán thuốc, thuốc ông ta bán là thuốc không để cho người ta mặc cả cò kè, nhưng rất hiệu nghiệm. Phi Trường Phòng âm thầm quan sát ông lão, không ngờ ông lão bán xong thì nhảy vào trong cái hồ lô rồi không thấy đâu nữa, Phi Trường Phòng biết ông lão không phải là người thường, bèn bái ông lão làm sư phụ để học phương pháp thành tiên, sau khi học thành công, thì Phi Trường Phòng cũng học ông lão treo hồ lô hành nghề thuốc để cứu người.
Từ đó về sau, các thầy thuốc của Trung Quốc thường móc cái hồ lô trước cửa tiệm thuốc, hoặc cột cái hồ lô ngang thắt lưng, hồ lô cũng trở thành dấu hiệu của thầy thuốc.
(Hậu Hán thư, Phi Trường Phòng truyện)
Suy tư:
Có rất nhiều nhà bác học, khoa học gia, doanh nhân, nghệ sĩ và ngay cả những người có tín ngưỡng khác, đã âm thầm theo dõi đời sống của người Ki-tô hữu, đã nghiên cứu biểu tượng của người Ki-tô hữu là cây Thánh Giá, đã nghiên cứu Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, và cuối cùng họ trở thành môn đệ kiên trung của Ngài.
Họ trở thành môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không phải là để được giàu có, vì họ vốn đã có nhiều tiền bạc và danh tiếng; họ trở thành môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không phải để được người khác trọng vọng, bởi vì họ vốn đã được trọng vọng trong chức vị của mình. Nhưng họ theo Chúa Giê-su Ki-tô và trở thành môn đệ của Ngài chính là vì muốn được chia sẻ niềm hạnh phúc Nước Trời, vì muốn đem Tin Mừng của Ngài loan báo cho mọi người, vì muốn trở thành một con người biết Đấng tạo dựng mình là ai.
Cái hồ lô là biểu tượng của những người thầy thuốc Trung Quốc, và chỉ có nơi người Trung Quốc mà thôi.
Cây Thánh Giá là biểu hiện của người Ki-tô hữu, nó không là sở hữu của một quốc gia dân tộc nào, nhưng là của tất cả những ai tin và yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô dưới sự hướng dẫn và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, tức là Giáo Hội Công Giáo do Chúa Giê-su Ki-tô lập ra.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời Đông Hán, ở Nhữ Nam có một nhân viên quản lý chợ tên là Phi Trường Phòng, ông ta chú ý đến một ông lão ở trong chợ dùng cây tre móc một cái hồ lô để bán thuốc, thuốc ông ta bán là thuốc không để cho người ta mặc cả cò kè, nhưng rất hiệu nghiệm. Phi Trường Phòng âm thầm quan sát ông lão, không ngờ ông lão bán xong thì nhảy vào trong cái hồ lô rồi không thấy đâu nữa, Phi Trường Phòng biết ông lão không phải là người thường, bèn bái ông lão làm sư phụ để học phương pháp thành tiên, sau khi học thành công, thì Phi Trường Phòng cũng học ông lão treo hồ lô hành nghề thuốc để cứu người.
Từ đó về sau, các thầy thuốc của Trung Quốc thường móc cái hồ lô trước cửa tiệm thuốc, hoặc cột cái hồ lô ngang thắt lưng, hồ lô cũng trở thành dấu hiệu của thầy thuốc.
(Hậu Hán thư, Phi Trường Phòng truyện)
Suy tư:
Có rất nhiều nhà bác học, khoa học gia, doanh nhân, nghệ sĩ và ngay cả những người có tín ngưỡng khác, đã âm thầm theo dõi đời sống của người Ki-tô hữu, đã nghiên cứu biểu tượng của người Ki-tô hữu là cây Thánh Giá, đã nghiên cứu Kinh Thánh và cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô, và cuối cùng họ trở thành môn đệ kiên trung của Ngài.
Họ trở thành môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không phải là để được giàu có, vì họ vốn đã có nhiều tiền bạc và danh tiếng; họ trở thành môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không phải để được người khác trọng vọng, bởi vì họ vốn đã được trọng vọng trong chức vị của mình. Nhưng họ theo Chúa Giê-su Ki-tô và trở thành môn đệ của Ngài chính là vì muốn được chia sẻ niềm hạnh phúc Nước Trời, vì muốn đem Tin Mừng của Ngài loan báo cho mọi người, vì muốn trở thành một con người biết Đấng tạo dựng mình là ai.
Cái hồ lô là biểu tượng của những người thầy thuốc Trung Quốc, và chỉ có nơi người Trung Quốc mà thôi.
Cây Thánh Giá là biểu hiện của người Ki-tô hữu, nó không là sở hữu của một quốc gia dân tộc nào, nhưng là của tất cả những ai tin và yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô dưới sự hướng dẫn và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, tức là Giáo Hội Công Giáo do Chúa Giê-su Ki-tô lập ra.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 22/09/2010
N2T |
38. Cuộc sống của người Ki-tô hữu là một loại khắc chế ngắt quãng đối với cái tôi của mình, và lấy cái giá của sự đau khổ buồn phiền biến thành đẹp đẽ.
(Fr. Parde Pio of the five Wounds of Christ, cha thánh Pi-ô Năm Dấu)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 22/09/2010
N2T |
b>530. Một chút khắc chế nhỏ đối với mình, thì sẽ khiến cho người khác biến thành mạnh mẻ và có sức.
Giầu của giầu lòng
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
18:37 22/09/2010
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã nói với chúng ta về việc sử dụng tiền của, tuần này Ngài nhắc đến một lần nữa và khuyến cáo chúng ta rằng tiền của có thể trở thành một mối nguy, một cản trở chúng ta vào Nước Trời. Một cách cụ thể, Đức Giêsu đưa ra một dụ ngôn về “người phú hộ và Lazarô khó nghèo”. Người phú hộ chỉ biết cậy dựa vào tiền của, chỉ biết hưởng thụ một mình mà quên đi người nghèo khó khác nên đã bị trầm luân; còn Lazarô nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa, sống theo thánh ý Ngài nên được lên thiên đàng.
Người phú hộ trong dụ ngôn không làm điều gì gian ác, không lỗi đức công bằng, không ức hiếp ai, không phạm gì đến Lazarô cả, vậy tại sao ông ta lại bị sa vào hỏa ngục ? Tội ông ở chỗ nào ? Thực ra, ông không phạm một tội ác nào mà chỉ có tội “hờ hững, dửng dưng” trước đau khổ của người khác. Ông không phạm tội một cách tích cực mà phạm tội một cách tiêu cực, đó là “tội thiếu sót” như chúng ta đọc trong kinh Cáo mình. Ông chỉ biết hưởng thụ, yến tiệc linh đình, ca hát suốt ngày đêm mà không màng gì đến người khó nghèo Lazarô nằm ngay cổng nhà ông, muốn ăn những hạt cơm rơi trên bàn ăn của ông mà cũng không được.
Người ta thường nói: ”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: lành dữ đều có thưởng phạt, cao bay xa chạy cũng không thể thoát được. Cái chết đã phân chia hai người thành hai thế giới đối nghịch: thế giới đau khổ và thế giới hạnh phúc. Người phú hộ bị phạt, Lazarô được thưởng. Bài học Chúa dạy ta hôm nay là phải biết quản lý tài sản của Chúa “cho nên” vì chúng ta không phải là chủ mà chỉ là quản lý những gì Chúa đã thương ban. Phải có tinh thần liên đới và bác ái, phải biết chia sẻ với người đau khổ hầu kiếm được nhiều bạn hữu để “họ sẽ đón rước các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16,9).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Am 6,1a.4-7
Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế thế kỷ 8 trước công nguyên đã đào sâu hố phân cách giữa người giầu và người nghèo. Rất nhạy bén với những bất công xã hội, Amos không thể chịu đựng những kẻ có thế lực nhục mạ những kẻ yếu khốn khổ bằng lối sống xa hoa của mình. Vị tiên tri không tiếc lời đả kích những kẻ giầu có chỉ biết hưởng thụ, ăn uống, chè chén say sưa, ca hát mà không quan tâm đến người khác,”chẳng biết đau lòng trước cảnh Israel sụp đổ”. Họ sẽ bị diệt vong. Sống trên đời là phải sống liên đới với người khác trong vui buồn sướng khổ.
+ Bài đọc 2: 1Tm 6,11-16
Điều thánh Phaolô chờ đợi nơi Timôthêô là phải chiến đấu đến cùng trong cuộc chiến đấu vì đức tin. Đó không phải là cuộc bảo vệ đức tin chống kẻ thù. Đức tin là một cuộc chiến đấu, vì nó cần được diễn tả trong suốt cuộc sống.
Thánh Phaolô khuyến khích ông Timôthêô trung thành trong đức tin đã lãnh nhận và hãy làm chứng về đức tin ấy trước mặt mọi người. Người Kitô hữu, phương chi vị mục tử, cần ghi nhớ những lời khuyên này.
+ Bài Tin mừng: Lc 16,19-31
Sự đảo ngược hoàn cảnh trong dụ ngôn ông nhà giầu ích kỷ và anh Lazarô khó nghèo – người nghèo được hưởng hạnh phúc còn người giầu bị trừng phạt – là một hình ảnh văn học thường gặp trong các sách tiên tri và Tin mừng.
Người phú hộ quen cậy dựa vào tiền của, không thèm để ý đến ai, khi chết thì những chỗ cậy dựa cũng tiêu tan và phải rơi vào cảnh khốn khổ ! Còn Lazarô là người nghèo khó không có chỗ dựa ở trần gian, chỉ biết cậy dựa vào Chúa, nên khi chết được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Chúa.
Dụ ngôn cũng nhắc nhở cho người giầu phải sớm sửa lỗi lầm, đừng cậy dựa vào của cải trần gian nhưng hãy cậy dựa vào Chúa. Hãy ăn năn hối cải, đừng để đến giờ chết mới sám hối, vì lúc đó đã quá muộn và tình thế không thể đảo ngược được.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sự giầu có đích thực
I. HAI THẾ GIỚI ĐỐI NGHỊCH
1. Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô nghèo khó
Dụ ngôn người quản gia bất lương của Chúa nhật tuần trước và dụ ngôn về Lazarô và nhà phú hộ của tuần này hỗ tương nhau vì cả hai dụ ngôn đều qui về một ý tưởng: người giầu có sẽ hư mất, sẽ trầm luân đời đời nếu không biết chia sẻ của cải với những người túng thiếu. Đức Giêsu đem đối chiếu hai nhân vật thực tương phản: một nhà phú hộ chỉ biết tin cậy vào của cải để hưởng thụ, và một người nghèo khổ chỉ biết trông cậy vào Chúa.
Chúng ta đang đồng hành với Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài trên đường tiến về Giêrusalem – nơi Ngài sẽ tự hiến vì nhân lọai. Bằng dụ ngôn “người phú hộ và Lazarô nghèo khó”, Đức Giêsu không những muốn gửi đến cho nhóm người Pharisêu vốn ham thích tiền bạc, xem tiền của, giầu sang như là dấu hiệu được Giavê chúc phúc, mà còn là lời cảnh tỉnh cho hết những ai coi trọng tiền bạc hơn anh em đồng loại.
Mở đầu dụ ngôn, chúng ta thấy hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược xuất hiện. Một bên đại diện cho phú quí giầu sang, ngày ngày yến tiệc linh đình, còn bên kia là nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu. Một bên là thế giới của “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình” và một bên là thế giới bệnh hoạn nghèo túng đến thảm thương, thế giới của “mụn nhọt ghẻ lở đầy mình” và là thế giới của những ước ao rất ư bình dị đáng thương “thèm được những thứ trên bàn ăn rơi xuống ăn cho no”. Cả hai thế giới ấy đều được khép lại với cái cửa là sự chết, nhưng cũng đồng thời mở ra một thế giới mới với hai số phận, hai cảnh đời hoàn toàn trái ngược.
Cái chết là tận số chung của mọi người, bất phân giầu nghèo. Hậu quả của cái chết khác nhau tùy theo cách sống của mỗi người khi còn sống. Ở đây người giầu, vì đã không biết sử dụng của cải để bố thí cho người nghèo theo lời khuyên của lề luật và các tiên tri; vì thế ông bị cực hình trong hỏa ngục.
2. Hai hạng người đối nghịch nhau
a) Người phú hộ
Người phú hộ trong dụ ngôn này không có tên riêng chỉ biết ông ta là người giầu có. Hình ảnh người phú hộ rất quen thuộc trong xã hội Do thái bấy giờ: một xã hội có những người giầu sống tách biệt với người nghèo. Người phú hộ trong dụ ngôn thường xuyên đầy đủ của cải, nhưng không phải do những lối làm ăn bất chính, cũng như ông không tiêu xài của cải vào việc bất chính như ăn chơi, xa xỉ. Ông chỉ lo sống như những người giầu khác vào thời ông: ăn mặc sang trọng, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ở đây cho thấy người phú hộ này không xấu về phương diện tiêu cực như làm giầu cách bất công và tiêu xài của cải cách bất chính để gây ra tội lỗi.
Nếu người phú hộ không phạm một tội ác nào đối với Lazarô mà lại bị trầm luân thì vì lý do gì ? Nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, chúng ta thấy ông ta chẳng có tội nào để chuốc lấy cái án phạt lớn đến như thế. Ông không hề chiếm đoạt tài sản của bất cứ ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Đức Giêsu không kê khai bất cứ tội nào của ông. Ngài cũng không cho biết người nghèo Lazarô đã xin nhà phú hộ giúp đỡ, hay nhà phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục ?
Đó chính là nhà phú hộ đã làm ngơ, có thái độ dửng dưng, hững hờ đối với Lazarô đang sống trong cảnh cùng quẫn. Tội của ông chính là tội “Thiếu sót”, vì ông đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch sù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: ”Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ” ?
Đúng vậy ! Dửng dưng hay hững hờ trước những đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Đức Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người phú hộ trong Tin mừng hôm nay.
b) Người nghèo khó Lazarô.
Lazarô là hình ảnh đối nghịch với người phú hộ, là người nghèo khó, bệnh hoạn, khốn khổ đến cùng cực, cần sự giúp đỡ nhưng không ai cho, ngay cả người phú hộ ở ngay bên cạnh.
“Lazarus”, tên bằng tiếng La tinh của từ “Eleazar” tiếng Do thái, có nghĩa là “Thiên Chúa là sự nương tựa của tôi” hay “Thiên Chúa phù trợ”. Do đó, Lazarô, không phải chỉ là một người nghèo, nhưng là một người nghèo hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa. Đây ắt hẳn là một lý do tại sao ông đã “được các thiên thần đem lên lòng Abraham”(Lc 16,22). Nhờ đức tin, sự trông cậy, và lòng phó thác nơi Thiên Chúa giữa cuộc sống nghèo khổ ông được lên thiên đàng, không phải vì nghèo nàn, khốn khổ về vật chất.
Đặt sự tương phản giữa sự nghèo khó của Lazarô và sự giầu có của nhà phú hộ để nói lên khía cạnh ích kỷ, keo kiệt của nhà phú hộ. Ở đây muốn nói: người giầu có đang có cơ hội thường xuyên để giúp người khốn khổ Lazarô, sử dụng của cải theo đúng vai trò người quản lý của Chúa. Nhưng vì người giầu có này hà tiện, keo kiệt, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ, nên đã không biết sử dụng của cải giúp đỡ ngưởi nghèo khổ, vì thế ông đáng tội.
3. Vực thẳm giữa hai thế giới
Cái chết thay vì làm cho họ xích lại gần với nhau, lại làm cho khoảng cách giữa họ trở thành vĩnh viễn. Sự thật cho thấy từ nay tình thế của họ đã hoàn toàn đảo ngược. Lazarô, kẻ ăn xin xưa kia trên trần gian, nay đã được thiên thần đem vào lòng ông Abraham, hưởng vinh phúc vô tận. Còn người phú hộ thì trái lại, trước đây hưởng sự giầu sang, chẳng đoái hoài gì đến người nghèo nằm trước cửa nhà mình, nay phải ở “dưới hỏa ngục, đang chịu cực hình”.
Dưới âm phủ: chữ âm phủ hay hỏa ngục dịch chữ Hadis hoặc Schéol, chứ không phải dịch chữ Gehenna. Theo quan niệm một số người Do thái, Schéol là nơi người chết vào trong đó và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng của tổ phụ Abraham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục đời đời.
“Trong hỏa ngục, nhà phú hộ nhìn thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài”.
Thấy thế, nhà phú hộ năn nỉ tổ phụ Abraham sai Lazarô – ông nêu rõ tên, cái tên mà ông chẳng thèm biết tới khi còn sống ở trên đời – “nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát”.
Muộn quá rồi ! Cuộc chơi đã mãn ! Cả Abraham lẫn Lazarô chẳng ai làm được gì cho ông nữa. Một cách vô thức, ông đã từng buớc đào sâu thêm, giữa sự giầu có ích kỷ của mình và cái khốn cùng của người nghèo trước cửa nhà một “vực thẳm” mà rốt cùng cái chết đã làm cho trở thành vĩnh viễn không thể vượt qua. Thua xa sự “khôn khéo” của người quản gia bất lương của Chúa nhật vừa qua, ông đã không biết “làm bạn” với Lazarô, để được anh “đón rước vào nơi ở vĩnh viễn”.
Theo nhận định của H. Cousin: ”Vực thẳm chia cách giữa những người đang được hưởng hạnh phúc quanh Abraham và những kẻ đang chịu cực hình dưới hỏa ngục, thực ra chỉ là sự nối dài của vực thẳm đã được đào sâu giữa cổng nhà nơi Lazarô đã nằm và bàn tiệc cao lương mỹ vị, mà suốt đời viên phú hộ kia đã chẳng làm gì để lấp cho đầy” (Fiches dominicales C, tr 316).
II. MỘT VÀI SUY TƯ VỀ DỤ NGÔN TRÊN
1. Giầu hay nghèo không phải là xấu
Thoạt tiên, xem ra có vẻ mâu thuẫn về quan niệm giầu nghèo trong Thánh Kinh Tân ước. Một đàng Đức Giêsu ca tụng nhân đức khó nghèo. Chúa nhấn mạnh rằng tiền bạc có thể là mối nguy hặi cho việc cứu rỗi. Đàng khác, Ngài ý thức rằng nghèo túng có thể làm giảm nhân vị của họ. Nếu xét đến tinh thần nghèo khó trong Phúc âm thánh Matthêu thì cái mâu thuẫn không còn nữa. Vì vậy giầu hay nghèo theo tinh thần Phúc âm là tùy thuộc vào thái độ của ta đối với của cải vật chất. Do đó, người giầu có về phương diện vật chất có thể được coi là nghèo khó về phương diện tinh thần nếu họ làm giầu cách chính đáng, không để lòng dính bén vào của cải vật chất và biết giúp đỡ người nghèo đói. Trái lại, một người nghèo túng về phương diện vật chất, có thể được coi là giầu có về phương diện thiêng liêng, nếu họ luôn mơ ước làm giầu chính đáng.
Như vậy giầu không phải là tội. Và nghèo – nếu chỉ vì nghèo – cũng không phải là một nhân đức. Vậy giầu hay nghèo tự bản chất không phải là một điều xấu. Tuy nhiên nếu người ta coi của cải đời này là cùng đích thì người ta đi vào con đường sai lầm. Con người được tạo dựng với những nhu cầu vật chất để sinh sống và phát triển nhân vị. Tuy nhiên người ta không được để cho của cải đời này làm cản trở mối liên hệ với Chúa. Vậy cái thái độ ta phải có đối với của cải vật chất là tâm tình biết ơn Chúa là Đấng ban phát mọi sự.
Theo chương trình quan phòng của Thiên Chúa thì của cải phải khơi dậy trong ta cái tâm tình biết ơn Chúa và liên kết ta lại với tha nhân trong tinh thần liên đới trách nhiệm. Của cải là để phục vụ con người, chứ không phải là con người phục vụ của cải. Vì thế, ta phải biết quản lý của cải một cách khôn ngoan và có trách nhiệm: không phung phí cũng không ích kỷ. Mỗi người tín hữu dù giầu hay nghèo, tu hay không tu phải cố gắng sống tinh thần Phúc âm là tinh thần siêu thoát. Nếu không, người ta có thể phải làm nô lệ cho của cải (Trần bình Trọng).
2. Giầu của có thể nghèo lòng
Trong dụ ngôn hôm nay, người phú hộ bị hình phạt trong hỏa ngục, chịu lửa thiêu đốt và khát cháy cổ, không phải vì phạm tội ác nào, mà chỉ vì sử dụng của cải Thiên Chúa ban để ích lợi cho một mình mình thôi. Ông ta “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”, bỏ mặc người nghèo ở ngay trước cổng nhà mình “sống chết mặc bay”, phải chịu “mụn nhọt đầy mình”, “mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta”, “thèm được những thứ trên bàn ăn của ông chủ rớt xuống mà ăn cho no” mà không hẳn được ai cho. Người phú hộ ấy – cũng như biết bao người giầu có khác – nghĩ rằng những gì mình đang có trong tay là của mình, mình muốn sử dụng hay hưởng thụ thế nào, cho ai hay không cho là tùy ý mình. Ông ta nghĩ rằng ông hoàn toàn vô tội không làm thiệt hại gì ai. Đối với những người nghèo khổ đến với ông, ông nghĩ ông có quyền không cho, và làm như thế ông không có lỗi gì với họ cả: ông có làm gì khiến họ thiệt hại đâu.
Chúng ta hãy nhớ lại nhiều lời cảnh báo chống lại nguy cơ của những người giầu có vật chất (Lc 12,115-21- 16,9-11). Đối với Đức Giêsu, sự giầu có bao gồm hai nguy cơ chết người:
- Nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa: Người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều chủ yếu.
- Nó khép kín lòng mình với những người khác: Người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay cổng nhà mình.
Truyện: Bà già đón Chúa.
Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: ”Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.
Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. “Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà ta đóng sầm cửa lại.
Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. “Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến, Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.
Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.
Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói: ”Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và 3 lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).
3. Người giầu thật và nghèo thật
Người giầu thật là người biết cho, người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giầu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giầu có thật là giầu trong tâm hồn, sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giầu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng là cái nguy hiểm của vật chất:
- Nó khiến ta quá chú ý đến cái “có” mà quên xây dựng cái “là” của mình.
- Mà những cái “có ấy” chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa (Carôlô).
Truyện: Giầu có tâm hồn.
Một tu sĩ đi lang thang đến một ngôi làng. Ông đang định nghỉ qua đêm dưới một gốc cây thì một dân làng chạy đến gặp ông và nói: ”Xin thầy cho con viên ngọc quý”.
Anh định nói về viên ngọc nào”? Người tu sĩ hỏi.
“Tối hôm qua con có một giấc mơ: nếu con đi ra bên ngoài làng lúc chạng vạng tối, con sẽ gặp được một tu sĩ và vị này sẽ cho con một viên đá quý, làm con trở nên giầu có mãi”.
Tu sĩ lục lọi trong túi xách, tìm thấy một viên ngọc và lấy ra.”Đây có lẽ là viên ngọc mà anh nói đến” ông nói và đưa cho người dân làng. “Tôi tìm thấy nó trong rừng, cách đây mấy ngày. Anh hãy nhận lấy nó”.
Người dân làng cầm viên ngọc và ngắm nghía với vẻ thán phục. Nó là một viên kim cương, viên lớn nhất mà anh ta chưa bao giờ thấy. Anh ta đem nó về nhà. Nhưng suốt đêm, anh ta trằn trọc trên giường, không thể ngủ được. Sáng sớm hôm sau anh ta trở lại gặp vị tu sĩ và nói: ”Suốt đêm qua, con đã suy nghĩ nhiều. Thầy hãy lấy lại viên kim cương này. Thay vào đó, hãy cho con sự giầu có nào làm thầy cho đi viên kim cương ấy dễ dàng đến thế”.
Người giầu có sống bằng đời sống tinh thần bên trong, người bình thường sống bằng đời sống bên ngòai – điều mà người kém cỏi lại thấy cần và mong muốn (McCarthy).
Theo sự suy tư của cha Flor McCarthy ta có thể nói:
Sự giầu có thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi.
Sự giầu đáng giá nhất là giầu trong tâm hồn.
Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết,
Khi ta mở cửa lòng ra là lúc ta bắt đầu sống.
4. Phải biết chia sẻ.
Suy niệm qua dụ ngôn này, ta thấy Thiên Chúa không chấp nhận cho vào Nước Trời những người sống ích kỷ, không biết yêu thương, những người lãnh đạm hoặc làm ngơ trước những đau khổ của những người chung quanh chúng ta đang phải gánh chịu một cách bất công. Vì thế, một cách cụ thể, chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ họ, và phải làm một cái gì đó khi có thể. Nếu chúng ta có tình yêu đích thực, tình yêu ấy ắt sẽ khiến chúng ta bức xúc và không thể im lặng hay bất động trước những đau khổ người khác đang phải chịu trước mắt mình.
Trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên, tại sân vận động Yankee, Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II lấy lại dụ ngôn hôm nay và nói: ”Người giầu này bị hình phạt vì ông không quan tâm đến người khác, vì không để ý gì đến Lazarô đang nằm trước cổng nhà ông chờ đợi từng mẩu bánh từ bàn ông ăn rơi xuống. Đức Kitô không bao giờ lên án việc có tài sản, nhưng Ngài đưa ra những lời nghiêm khắc chống lại những người sử dụng của cải vật chất cách ích kỷ, không chú ý gì tới người khác…
Chúng ta phải luôn luôn nhớ, dụ ngôn người giầu và người nghèo này. Câu chuyện đó phải đào tạo lương tâm chúng ta. Đức Kitô đòi buộc ta phải mở rộng lòng với anh chị em sống trong khó nghèo. Với những người giầu, những người khỏe mạnh, những người có được một bảo đảm kinh tế, Chúa đòi buộc phải rộng lòng đối với người nghèo, những người sống trong các nước chưa phát triển”.
III. BÀI HỌC CHO NGÀY HÔM NAY.
1. Biết quản lý tài sản của Chúa.
Tất cả những gì chúng ta đang có đều là của Chúa ban. Chúng ta không phải là chủ mà chúng ta chỉ là người quản lý, cho nên chúng ta phải sử dụng tài sản ấy theo ý của Chúa, không được phung phí. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc làm của chúng ta.
Người ta nói: ”Hữu lộc bất khả hưởng tận”: có lộc chẳng nên hưởng hết một mình. Con người phải có tình liên đới, còn phải nghĩ tới người khác. Thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo hòang Lêô XIII có nói: ”Chúa khoan hồng ban dư dật mọi ơn huệ hồn xác cho ai, thì kẻ ấy phải dùng để thánh hóa bản thân và cấp đủ sự cần dùng cho đời sống mình trước, rồi sau phải đóng vai quản lý Chúa quan phòng, để cứu đỡ kẻ khác. Kẻ giầu có nhiều tiền thì chớ để sự nhân từ tê cóng trong lòng họ”(đọan 9).
2. Phần thưởng và hình phạt đời sau.
Cổ nhân đã nói: ”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: Lành dữ trước sau sẽ có thưởng phạt. Chúng ta biết Thiên Chúa lòng lành vô cùng. Chúng ta cũng thấy ở đời này có sự chênh lệch diễn ra rõ rệt: người giầu thì giầu quá, người nghèo cũng lại quá nghèo. Một điều rất khó hiểu: người tội lỗi thì cả đời may mắn, trong khi người công chính thì cả đời gặp rủi ro tai họa. Giữa lúc phân vân bối rối như vậy thì có những tia sáng lóe lên trong đầu óc, trong đó phải kể ngay đến sự việc của người phú hộ.
Người phú hộ phải phạt không phải vì ông là người phú hộ, mà vì ông đã không phú hộ “cho nên”. Giả như ông thương người nghèo đói cho đúng mức, hay ít ra bố thí cho họ những của dư thừa theo câu “nhiễu điều phủ lấy giá gương” thì đâu đến nỗi phải phạt sau khi ông chết ? Đức Giêsu cũng không phi bác sự giầu có, mà chỉ cho đó là cản trở khó vào Nước Trời (Mt 19,224), do đó sự giầu có vốn nó không xấu, cũng không phải là tội, nếu người ta biết giầu có “cho nên”, mà nhà phú hộ kia đã la cái gương đáng kể về người giầu có vậy.
Tư tưởng thưởng phạt mỗi ngày mỗi thêm sáng tỏ trong các dân tộc: dân La mã cũng như dân Hy lạp tin rằng kẻ không kính thờ thần linh, sau này sẽ bị loại ra khỏi nơi cực lạc, trong khi các dân tộc Á đông tin rằng: ”Tác thiện giáng chi bách tường. Giáng bất thiện giáng chi bách ương”. Và nếu kẻ làm lành chưa được thưởng công và kẻ tác quái chưa phải chịu phạt thì “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Phước hoàn bất báo, thời thần vị báo. Cao phi viễn tẩu dã nan tàng”: Làm lành được thưởng, làm dữ phải phạt. Nếu như chưa thưởng chưa phạt, đó là chưa đến giờ. Và khi giờ đã điểm thì dù cao bay xa chạy đến đâu đi nữa cũng không thóat nổi.
3. Gấp rút sửa mình, đừng chần chừ.
Trong hỏa ngục nhà phú hộ xin Abraham sai Lazarô về cảnh cáo 5 anh em còn sống, để họ khỏi rơi vào cảnh khốn cực này, để họ trở lại sống đúng ý nghĩa cuộc đời hơn. Nhưng Abraham đáp lại bằng những lý luận Maisen đủ để cảnh tỉnh họ. Luật Maisen và các tiên tri đã chẳng từng dạy về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho đúng ư ? Các ngài đã chẳng khuyên phải bác ái đối với người nghèo, chia cơm sẻ áo với kẻ đói khát, niềm nở đối với khách lạ, đón tiếp kẻ bất hạnh sao ? Sách Đệ nhị Luật (15,7-11) truyền dạy: ”Nếu giữa anh em có một người nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em: hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong miền đất của anh em”.
Bài học đã quá rõ. Nó được gửi đến tất cả những ai đang có nguy cơ bị tiền của làm cho điếc tai, mờ mắt. Mong sao đừng chờ cho đến khi có một biến cố nào đó lay động, buộc họ phải quyết định. Tốt hơn hãy coi Lời Chúa cảnh báo hôm nay là nghiêm trọng. Đừng chậm trễ. Chậm trễ biết đâu sẽ muộn màng.
Truyện: Đã quá muộn.
Đã ba đêm, người ta nghe văng vẳng tiếng nức nở và khẩn khoản của một thanh niên ở ngoài nghĩa trang từ một ngôi mộ của một người đàn ông 50 tuổi mới được chôn cất một tuần: ”Cha ơi, con xin lỗi cha. Cha tha lỗi cho con đi cha. Cha có nghe không cha” ? Thì ra vì xích mích với cha anh đã bỏ nhà ra đi. Thời gian giúp anh hiểu ra tình cha. Trở về xin lỗi thì đã trễ.
Chúng ta có thể kết luận: Muốn đạt hạnh phúc đời đời ta phải trở nên nghèo khó, nghĩa là ta không dính bén của cải trần gian này. Ta có lắm của nhiều tiền là một việc tốt. Ta biết dùng nó để tạo cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình và xã hội, một điều kiện cần thiết để thực thi lòng mến Chúa yêu người. Ngoài ra, ta cũng biết chia sẻ với người anh em đang thiếu thốn như là một trách nhiệm phải làm chứ không như là một việc thi ân giáng phúc. Dĩ nhiên sự chia sẻ đó phải phát xuất từ tấm lòng của ta là giúp người anh em tiến gần Chúa hơn.
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã nói với chúng ta về việc sử dụng tiền của, tuần này Ngài nhắc đến một lần nữa và khuyến cáo chúng ta rằng tiền của có thể trở thành một mối nguy, một cản trở chúng ta vào Nước Trời. Một cách cụ thể, Đức Giêsu đưa ra một dụ ngôn về “người phú hộ và Lazarô khó nghèo”. Người phú hộ chỉ biết cậy dựa vào tiền của, chỉ biết hưởng thụ một mình mà quên đi người nghèo khó khác nên đã bị trầm luân; còn Lazarô nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa, sống theo thánh ý Ngài nên được lên thiên đàng.
Người phú hộ trong dụ ngôn không làm điều gì gian ác, không lỗi đức công bằng, không ức hiếp ai, không phạm gì đến Lazarô cả, vậy tại sao ông ta lại bị sa vào hỏa ngục ? Tội ông ở chỗ nào ? Thực ra, ông không phạm một tội ác nào mà chỉ có tội “hờ hững, dửng dưng” trước đau khổ của người khác. Ông không phạm tội một cách tích cực mà phạm tội một cách tiêu cực, đó là “tội thiếu sót” như chúng ta đọc trong kinh Cáo mình. Ông chỉ biết hưởng thụ, yến tiệc linh đình, ca hát suốt ngày đêm mà không màng gì đến người khó nghèo Lazarô nằm ngay cổng nhà ông, muốn ăn những hạt cơm rơi trên bàn ăn của ông mà cũng không được.
Người ta thường nói: ”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: lành dữ đều có thưởng phạt, cao bay xa chạy cũng không thể thoát được. Cái chết đã phân chia hai người thành hai thế giới đối nghịch: thế giới đau khổ và thế giới hạnh phúc. Người phú hộ bị phạt, Lazarô được thưởng. Bài học Chúa dạy ta hôm nay là phải biết quản lý tài sản của Chúa “cho nên” vì chúng ta không phải là chủ mà chỉ là quản lý những gì Chúa đã thương ban. Phải có tinh thần liên đới và bác ái, phải biết chia sẻ với người đau khổ hầu kiếm được nhiều bạn hữu để “họ sẽ đón rước các con vào chốn an nghỉ đời đời” (Lc 16,9).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Am 6,1a.4-7
Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế thế kỷ 8 trước công nguyên đã đào sâu hố phân cách giữa người giầu và người nghèo. Rất nhạy bén với những bất công xã hội, Amos không thể chịu đựng những kẻ có thế lực nhục mạ những kẻ yếu khốn khổ bằng lối sống xa hoa của mình. Vị tiên tri không tiếc lời đả kích những kẻ giầu có chỉ biết hưởng thụ, ăn uống, chè chén say sưa, ca hát mà không quan tâm đến người khác,”chẳng biết đau lòng trước cảnh Israel sụp đổ”. Họ sẽ bị diệt vong. Sống trên đời là phải sống liên đới với người khác trong vui buồn sướng khổ.
+ Bài đọc 2: 1Tm 6,11-16
Điều thánh Phaolô chờ đợi nơi Timôthêô là phải chiến đấu đến cùng trong cuộc chiến đấu vì đức tin. Đó không phải là cuộc bảo vệ đức tin chống kẻ thù. Đức tin là một cuộc chiến đấu, vì nó cần được diễn tả trong suốt cuộc sống.
Thánh Phaolô khuyến khích ông Timôthêô trung thành trong đức tin đã lãnh nhận và hãy làm chứng về đức tin ấy trước mặt mọi người. Người Kitô hữu, phương chi vị mục tử, cần ghi nhớ những lời khuyên này.
+ Bài Tin mừng: Lc 16,19-31
Sự đảo ngược hoàn cảnh trong dụ ngôn ông nhà giầu ích kỷ và anh Lazarô khó nghèo – người nghèo được hưởng hạnh phúc còn người giầu bị trừng phạt – là một hình ảnh văn học thường gặp trong các sách tiên tri và Tin mừng.
Người phú hộ quen cậy dựa vào tiền của, không thèm để ý đến ai, khi chết thì những chỗ cậy dựa cũng tiêu tan và phải rơi vào cảnh khốn khổ ! Còn Lazarô là người nghèo khó không có chỗ dựa ở trần gian, chỉ biết cậy dựa vào Chúa, nên khi chết được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Chúa.
Dụ ngôn cũng nhắc nhở cho người giầu phải sớm sửa lỗi lầm, đừng cậy dựa vào của cải trần gian nhưng hãy cậy dựa vào Chúa. Hãy ăn năn hối cải, đừng để đến giờ chết mới sám hối, vì lúc đó đã quá muộn và tình thế không thể đảo ngược được.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Sự giầu có đích thực
I. HAI THẾ GIỚI ĐỐI NGHỊCH
1. Dụ ngôn người phú hộ và Lazarô nghèo khó
Dụ ngôn người quản gia bất lương của Chúa nhật tuần trước và dụ ngôn về Lazarô và nhà phú hộ của tuần này hỗ tương nhau vì cả hai dụ ngôn đều qui về một ý tưởng: người giầu có sẽ hư mất, sẽ trầm luân đời đời nếu không biết chia sẻ của cải với những người túng thiếu. Đức Giêsu đem đối chiếu hai nhân vật thực tương phản: một nhà phú hộ chỉ biết tin cậy vào của cải để hưởng thụ, và một người nghèo khổ chỉ biết trông cậy vào Chúa.
Chúng ta đang đồng hành với Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài trên đường tiến về Giêrusalem – nơi Ngài sẽ tự hiến vì nhân lọai. Bằng dụ ngôn “người phú hộ và Lazarô nghèo khó”, Đức Giêsu không những muốn gửi đến cho nhóm người Pharisêu vốn ham thích tiền bạc, xem tiền của, giầu sang như là dấu hiệu được Giavê chúc phúc, mà còn là lời cảnh tỉnh cho hết những ai coi trọng tiền bạc hơn anh em đồng loại.
Mở đầu dụ ngôn, chúng ta thấy hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược xuất hiện. Một bên đại diện cho phú quí giầu sang, ngày ngày yến tiệc linh đình, còn bên kia là nghèo khổ, bệnh hoạn, dơ dáy bẩn thỉu. Một bên là thế giới của “lụa là gấm vóc, yến tiệc linh đình” và một bên là thế giới bệnh hoạn nghèo túng đến thảm thương, thế giới của “mụn nhọt ghẻ lở đầy mình” và là thế giới của những ước ao rất ư bình dị đáng thương “thèm được những thứ trên bàn ăn rơi xuống ăn cho no”. Cả hai thế giới ấy đều được khép lại với cái cửa là sự chết, nhưng cũng đồng thời mở ra một thế giới mới với hai số phận, hai cảnh đời hoàn toàn trái ngược.
Cái chết là tận số chung của mọi người, bất phân giầu nghèo. Hậu quả của cái chết khác nhau tùy theo cách sống của mỗi người khi còn sống. Ở đây người giầu, vì đã không biết sử dụng của cải để bố thí cho người nghèo theo lời khuyên của lề luật và các tiên tri; vì thế ông bị cực hình trong hỏa ngục.
2. Hai hạng người đối nghịch nhau
a) Người phú hộ
Người phú hộ trong dụ ngôn này không có tên riêng chỉ biết ông ta là người giầu có. Hình ảnh người phú hộ rất quen thuộc trong xã hội Do thái bấy giờ: một xã hội có những người giầu sống tách biệt với người nghèo. Người phú hộ trong dụ ngôn thường xuyên đầy đủ của cải, nhưng không phải do những lối làm ăn bất chính, cũng như ông không tiêu xài của cải vào việc bất chính như ăn chơi, xa xỉ. Ông chỉ lo sống như những người giầu khác vào thời ông: ăn mặc sang trọng, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ở đây cho thấy người phú hộ này không xấu về phương diện tiêu cực như làm giầu cách bất công và tiêu xài của cải cách bất chính để gây ra tội lỗi.
Nếu người phú hộ không phạm một tội ác nào đối với Lazarô mà lại bị trầm luân thì vì lý do gì ? Nếu xét về mặt tội lỗi để buộc người phú hộ phải mất linh hồn đời đời nơi hỏa ngục, chúng ta thấy ông ta chẳng có tội nào để chuốc lấy cái án phạt lớn đến như thế. Ông không hề chiếm đoạt tài sản của bất cứ ai. Ông cũng không phải chịu trách nhiệm trên sự nghèo nàn và thống khổ của Lazarô. Còn chuyện ông dư dật và ăn xài cũng không hẳn đã thành tội, vì đó là của cải của ông. Đức Giêsu không kê khai bất cứ tội nào của ông. Ngài cũng không cho biết người nghèo Lazarô đã xin nhà phú hộ giúp đỡ, hay nhà phú hộ đã từ chối giúp đỡ Lazarô. Vậy tại sao ông phải sa hỏa ngục ?
Đó chính là nhà phú hộ đã làm ngơ, có thái độ dửng dưng, hững hờ đối với Lazarô đang sống trong cảnh cùng quẫn. Tội của ông chính là tội “Thiếu sót”, vì ông đã không làm gì để cải thiện đời sống của người anh em nghèo khó ở sát cạnh mình. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch sù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: ”Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ” ?
Đúng vậy ! Dửng dưng hay hững hờ trước những đau khổ của người khác là một tội. Đó là điều Đức Giêsu muốn nêu bật qua hình ảnh người phú hộ trong Tin mừng hôm nay.
b) Người nghèo khó Lazarô.
Lazarô là hình ảnh đối nghịch với người phú hộ, là người nghèo khó, bệnh hoạn, khốn khổ đến cùng cực, cần sự giúp đỡ nhưng không ai cho, ngay cả người phú hộ ở ngay bên cạnh.
“Lazarus”, tên bằng tiếng La tinh của từ “Eleazar” tiếng Do thái, có nghĩa là “Thiên Chúa là sự nương tựa của tôi” hay “Thiên Chúa phù trợ”. Do đó, Lazarô, không phải chỉ là một người nghèo, nhưng là một người nghèo hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa. Đây ắt hẳn là một lý do tại sao ông đã “được các thiên thần đem lên lòng Abraham”(Lc 16,22). Nhờ đức tin, sự trông cậy, và lòng phó thác nơi Thiên Chúa giữa cuộc sống nghèo khổ ông được lên thiên đàng, không phải vì nghèo nàn, khốn khổ về vật chất.
Đặt sự tương phản giữa sự nghèo khó của Lazarô và sự giầu có của nhà phú hộ để nói lên khía cạnh ích kỷ, keo kiệt của nhà phú hộ. Ở đây muốn nói: người giầu có đang có cơ hội thường xuyên để giúp người khốn khổ Lazarô, sử dụng của cải theo đúng vai trò người quản lý của Chúa. Nhưng vì người giầu có này hà tiện, keo kiệt, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ, nên đã không biết sử dụng của cải giúp đỡ ngưởi nghèo khổ, vì thế ông đáng tội.
3. Vực thẳm giữa hai thế giới
Cái chết thay vì làm cho họ xích lại gần với nhau, lại làm cho khoảng cách giữa họ trở thành vĩnh viễn. Sự thật cho thấy từ nay tình thế của họ đã hoàn toàn đảo ngược. Lazarô, kẻ ăn xin xưa kia trên trần gian, nay đã được thiên thần đem vào lòng ông Abraham, hưởng vinh phúc vô tận. Còn người phú hộ thì trái lại, trước đây hưởng sự giầu sang, chẳng đoái hoài gì đến người nghèo nằm trước cửa nhà mình, nay phải ở “dưới hỏa ngục, đang chịu cực hình”.
Dưới âm phủ: chữ âm phủ hay hỏa ngục dịch chữ Hadis hoặc Schéol, chứ không phải dịch chữ Gehenna. Theo quan niệm một số người Do thái, Schéol là nơi người chết vào trong đó và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng của tổ phụ Abraham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong lửa hỏa ngục đời đời.
“Trong hỏa ngục, nhà phú hộ nhìn thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong lòng Ngài”.
Thấy thế, nhà phú hộ năn nỉ tổ phụ Abraham sai Lazarô – ông nêu rõ tên, cái tên mà ông chẳng thèm biết tới khi còn sống ở trên đời – “nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát”.
Muộn quá rồi ! Cuộc chơi đã mãn ! Cả Abraham lẫn Lazarô chẳng ai làm được gì cho ông nữa. Một cách vô thức, ông đã từng buớc đào sâu thêm, giữa sự giầu có ích kỷ của mình và cái khốn cùng của người nghèo trước cửa nhà một “vực thẳm” mà rốt cùng cái chết đã làm cho trở thành vĩnh viễn không thể vượt qua. Thua xa sự “khôn khéo” của người quản gia bất lương của Chúa nhật vừa qua, ông đã không biết “làm bạn” với Lazarô, để được anh “đón rước vào nơi ở vĩnh viễn”.
Theo nhận định của H. Cousin: ”Vực thẳm chia cách giữa những người đang được hưởng hạnh phúc quanh Abraham và những kẻ đang chịu cực hình dưới hỏa ngục, thực ra chỉ là sự nối dài của vực thẳm đã được đào sâu giữa cổng nhà nơi Lazarô đã nằm và bàn tiệc cao lương mỹ vị, mà suốt đời viên phú hộ kia đã chẳng làm gì để lấp cho đầy” (Fiches dominicales C, tr 316).
II. MỘT VÀI SUY TƯ VỀ DỤ NGÔN TRÊN
1. Giầu hay nghèo không phải là xấu
Thoạt tiên, xem ra có vẻ mâu thuẫn về quan niệm giầu nghèo trong Thánh Kinh Tân ước. Một đàng Đức Giêsu ca tụng nhân đức khó nghèo. Chúa nhấn mạnh rằng tiền bạc có thể là mối nguy hặi cho việc cứu rỗi. Đàng khác, Ngài ý thức rằng nghèo túng có thể làm giảm nhân vị của họ. Nếu xét đến tinh thần nghèo khó trong Phúc âm thánh Matthêu thì cái mâu thuẫn không còn nữa. Vì vậy giầu hay nghèo theo tinh thần Phúc âm là tùy thuộc vào thái độ của ta đối với của cải vật chất. Do đó, người giầu có về phương diện vật chất có thể được coi là nghèo khó về phương diện tinh thần nếu họ làm giầu cách chính đáng, không để lòng dính bén vào của cải vật chất và biết giúp đỡ người nghèo đói. Trái lại, một người nghèo túng về phương diện vật chất, có thể được coi là giầu có về phương diện thiêng liêng, nếu họ luôn mơ ước làm giầu chính đáng.
Như vậy giầu không phải là tội. Và nghèo – nếu chỉ vì nghèo – cũng không phải là một nhân đức. Vậy giầu hay nghèo tự bản chất không phải là một điều xấu. Tuy nhiên nếu người ta coi của cải đời này là cùng đích thì người ta đi vào con đường sai lầm. Con người được tạo dựng với những nhu cầu vật chất để sinh sống và phát triển nhân vị. Tuy nhiên người ta không được để cho của cải đời này làm cản trở mối liên hệ với Chúa. Vậy cái thái độ ta phải có đối với của cải vật chất là tâm tình biết ơn Chúa là Đấng ban phát mọi sự.
Theo chương trình quan phòng của Thiên Chúa thì của cải phải khơi dậy trong ta cái tâm tình biết ơn Chúa và liên kết ta lại với tha nhân trong tinh thần liên đới trách nhiệm. Của cải là để phục vụ con người, chứ không phải là con người phục vụ của cải. Vì thế, ta phải biết quản lý của cải một cách khôn ngoan và có trách nhiệm: không phung phí cũng không ích kỷ. Mỗi người tín hữu dù giầu hay nghèo, tu hay không tu phải cố gắng sống tinh thần Phúc âm là tinh thần siêu thoát. Nếu không, người ta có thể phải làm nô lệ cho của cải (Trần bình Trọng).
2. Giầu của có thể nghèo lòng
Trong dụ ngôn hôm nay, người phú hộ bị hình phạt trong hỏa ngục, chịu lửa thiêu đốt và khát cháy cổ, không phải vì phạm tội ác nào, mà chỉ vì sử dụng của cải Thiên Chúa ban để ích lợi cho một mình mình thôi. Ông ta “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”, bỏ mặc người nghèo ở ngay trước cổng nhà mình “sống chết mặc bay”, phải chịu “mụn nhọt đầy mình”, “mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta”, “thèm được những thứ trên bàn ăn của ông chủ rớt xuống mà ăn cho no” mà không hẳn được ai cho. Người phú hộ ấy – cũng như biết bao người giầu có khác – nghĩ rằng những gì mình đang có trong tay là của mình, mình muốn sử dụng hay hưởng thụ thế nào, cho ai hay không cho là tùy ý mình. Ông ta nghĩ rằng ông hoàn toàn vô tội không làm thiệt hại gì ai. Đối với những người nghèo khổ đến với ông, ông nghĩ ông có quyền không cho, và làm như thế ông không có lỗi gì với họ cả: ông có làm gì khiến họ thiệt hại đâu.
Chúng ta hãy nhớ lại nhiều lời cảnh báo chống lại nguy cơ của những người giầu có vật chất (Lc 12,115-21- 16,9-11). Đối với Đức Giêsu, sự giầu có bao gồm hai nguy cơ chết người:
- Nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa: Người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều chủ yếu.
- Nó khép kín lòng mình với những người khác: Người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay cổng nhà mình.
Truyện: Bà già đón Chúa.
Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói: ”Không, hôm nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa đến, không thể giúp anh điều gì”. Bà đuổi anh và đóng cửa lại.
Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. “Rất tiếc, tôi đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông”. Rồi bà ta đóng sầm cửa lại.
Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. “Ồ, hãy để tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến, Tôi không thể tiếp anh”. Người ăn xin ra đi và bà tiếp tục ngồi chờ.
Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống, nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.
Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói: ”Hôm nay Ta đã đến với con 3 lần và 3 lần con đều đuổi Ta” (Góp nhặt).
3. Người giầu thật và nghèo thật
Người giầu thật là người biết cho, người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giầu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giầu có thật là giầu trong tâm hồn, sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giầu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng là cái nguy hiểm của vật chất:
- Nó khiến ta quá chú ý đến cái “có” mà quên xây dựng cái “là” của mình.
- Mà những cái “có ấy” chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
- Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa (Carôlô).
Truyện: Giầu có tâm hồn.
Một tu sĩ đi lang thang đến một ngôi làng. Ông đang định nghỉ qua đêm dưới một gốc cây thì một dân làng chạy đến gặp ông và nói: ”Xin thầy cho con viên ngọc quý”.
Anh định nói về viên ngọc nào”? Người tu sĩ hỏi.
“Tối hôm qua con có một giấc mơ: nếu con đi ra bên ngoài làng lúc chạng vạng tối, con sẽ gặp được một tu sĩ và vị này sẽ cho con một viên đá quý, làm con trở nên giầu có mãi”.
Tu sĩ lục lọi trong túi xách, tìm thấy một viên ngọc và lấy ra.”Đây có lẽ là viên ngọc mà anh nói đến” ông nói và đưa cho người dân làng. “Tôi tìm thấy nó trong rừng, cách đây mấy ngày. Anh hãy nhận lấy nó”.
Người dân làng cầm viên ngọc và ngắm nghía với vẻ thán phục. Nó là một viên kim cương, viên lớn nhất mà anh ta chưa bao giờ thấy. Anh ta đem nó về nhà. Nhưng suốt đêm, anh ta trằn trọc trên giường, không thể ngủ được. Sáng sớm hôm sau anh ta trở lại gặp vị tu sĩ và nói: ”Suốt đêm qua, con đã suy nghĩ nhiều. Thầy hãy lấy lại viên kim cương này. Thay vào đó, hãy cho con sự giầu có nào làm thầy cho đi viên kim cương ấy dễ dàng đến thế”.
Người giầu có sống bằng đời sống tinh thần bên trong, người bình thường sống bằng đời sống bên ngòai – điều mà người kém cỏi lại thấy cần và mong muốn (McCarthy).
Theo sự suy tư của cha Flor McCarthy ta có thể nói:
Sự giầu có thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi.
Sự giầu đáng giá nhất là giầu trong tâm hồn.
Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết,
Khi ta mở cửa lòng ra là lúc ta bắt đầu sống.
4. Phải biết chia sẻ.
Suy niệm qua dụ ngôn này, ta thấy Thiên Chúa không chấp nhận cho vào Nước Trời những người sống ích kỷ, không biết yêu thương, những người lãnh đạm hoặc làm ngơ trước những đau khổ của những người chung quanh chúng ta đang phải gánh chịu một cách bất công. Vì thế, một cách cụ thể, chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ họ, và phải làm một cái gì đó khi có thể. Nếu chúng ta có tình yêu đích thực, tình yêu ấy ắt sẽ khiến chúng ta bức xúc và không thể im lặng hay bất động trước những đau khổ người khác đang phải chịu trước mắt mình.
Trong chuyến viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên, tại sân vận động Yankee, Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II lấy lại dụ ngôn hôm nay và nói: ”Người giầu này bị hình phạt vì ông không quan tâm đến người khác, vì không để ý gì đến Lazarô đang nằm trước cổng nhà ông chờ đợi từng mẩu bánh từ bàn ông ăn rơi xuống. Đức Kitô không bao giờ lên án việc có tài sản, nhưng Ngài đưa ra những lời nghiêm khắc chống lại những người sử dụng của cải vật chất cách ích kỷ, không chú ý gì tới người khác…
Chúng ta phải luôn luôn nhớ, dụ ngôn người giầu và người nghèo này. Câu chuyện đó phải đào tạo lương tâm chúng ta. Đức Kitô đòi buộc ta phải mở rộng lòng với anh chị em sống trong khó nghèo. Với những người giầu, những người khỏe mạnh, những người có được một bảo đảm kinh tế, Chúa đòi buộc phải rộng lòng đối với người nghèo, những người sống trong các nước chưa phát triển”.
III. BÀI HỌC CHO NGÀY HÔM NAY.
1. Biết quản lý tài sản của Chúa.
Tất cả những gì chúng ta đang có đều là của Chúa ban. Chúng ta không phải là chủ mà chúng ta chỉ là người quản lý, cho nên chúng ta phải sử dụng tài sản ấy theo ý của Chúa, không được phung phí. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về những việc làm của chúng ta.
Người ta nói: ”Hữu lộc bất khả hưởng tận”: có lộc chẳng nên hưởng hết một mình. Con người phải có tình liên đới, còn phải nghĩ tới người khác. Thông điệp Rerum Novarum của Đức Giáo hòang Lêô XIII có nói: ”Chúa khoan hồng ban dư dật mọi ơn huệ hồn xác cho ai, thì kẻ ấy phải dùng để thánh hóa bản thân và cấp đủ sự cần dùng cho đời sống mình trước, rồi sau phải đóng vai quản lý Chúa quan phòng, để cứu đỡ kẻ khác. Kẻ giầu có nhiều tiền thì chớ để sự nhân từ tê cóng trong lòng họ”(đọan 9).
2. Phần thưởng và hình phạt đời sau.
Cổ nhân đã nói: ”Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”: Lành dữ trước sau sẽ có thưởng phạt. Chúng ta biết Thiên Chúa lòng lành vô cùng. Chúng ta cũng thấy ở đời này có sự chênh lệch diễn ra rõ rệt: người giầu thì giầu quá, người nghèo cũng lại quá nghèo. Một điều rất khó hiểu: người tội lỗi thì cả đời may mắn, trong khi người công chính thì cả đời gặp rủi ro tai họa. Giữa lúc phân vân bối rối như vậy thì có những tia sáng lóe lên trong đầu óc, trong đó phải kể ngay đến sự việc của người phú hộ.
Người phú hộ phải phạt không phải vì ông là người phú hộ, mà vì ông đã không phú hộ “cho nên”. Giả như ông thương người nghèo đói cho đúng mức, hay ít ra bố thí cho họ những của dư thừa theo câu “nhiễu điều phủ lấy giá gương” thì đâu đến nỗi phải phạt sau khi ông chết ? Đức Giêsu cũng không phi bác sự giầu có, mà chỉ cho đó là cản trở khó vào Nước Trời (Mt 19,224), do đó sự giầu có vốn nó không xấu, cũng không phải là tội, nếu người ta biết giầu có “cho nên”, mà nhà phú hộ kia đã la cái gương đáng kể về người giầu có vậy.
Tư tưởng thưởng phạt mỗi ngày mỗi thêm sáng tỏ trong các dân tộc: dân La mã cũng như dân Hy lạp tin rằng kẻ không kính thờ thần linh, sau này sẽ bị loại ra khỏi nơi cực lạc, trong khi các dân tộc Á đông tin rằng: ”Tác thiện giáng chi bách tường. Giáng bất thiện giáng chi bách ương”. Và nếu kẻ làm lành chưa được thưởng công và kẻ tác quái chưa phải chịu phạt thì “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Phước hoàn bất báo, thời thần vị báo. Cao phi viễn tẩu dã nan tàng”: Làm lành được thưởng, làm dữ phải phạt. Nếu như chưa thưởng chưa phạt, đó là chưa đến giờ. Và khi giờ đã điểm thì dù cao bay xa chạy đến đâu đi nữa cũng không thóat nổi.
3. Gấp rút sửa mình, đừng chần chừ.
Trong hỏa ngục nhà phú hộ xin Abraham sai Lazarô về cảnh cáo 5 anh em còn sống, để họ khỏi rơi vào cảnh khốn cực này, để họ trở lại sống đúng ý nghĩa cuộc đời hơn. Nhưng Abraham đáp lại bằng những lý luận Maisen đủ để cảnh tỉnh họ. Luật Maisen và các tiên tri đã chẳng từng dạy về việc sử dụng tiền của vật chất sao cho đúng ư ? Các ngài đã chẳng khuyên phải bác ái đối với người nghèo, chia cơm sẻ áo với kẻ đói khát, niềm nở đối với khách lạ, đón tiếp kẻ bất hạnh sao ? Sách Đệ nhị Luật (15,7-11) truyền dạy: ”Nếu giữa anh em có một người nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em: hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong miền đất của anh em”.
Bài học đã quá rõ. Nó được gửi đến tất cả những ai đang có nguy cơ bị tiền của làm cho điếc tai, mờ mắt. Mong sao đừng chờ cho đến khi có một biến cố nào đó lay động, buộc họ phải quyết định. Tốt hơn hãy coi Lời Chúa cảnh báo hôm nay là nghiêm trọng. Đừng chậm trễ. Chậm trễ biết đâu sẽ muộn màng.
Truyện: Đã quá muộn.
Đã ba đêm, người ta nghe văng vẳng tiếng nức nở và khẩn khoản của một thanh niên ở ngoài nghĩa trang từ một ngôi mộ của một người đàn ông 50 tuổi mới được chôn cất một tuần: ”Cha ơi, con xin lỗi cha. Cha tha lỗi cho con đi cha. Cha có nghe không cha” ? Thì ra vì xích mích với cha anh đã bỏ nhà ra đi. Thời gian giúp anh hiểu ra tình cha. Trở về xin lỗi thì đã trễ.
Chúng ta có thể kết luận: Muốn đạt hạnh phúc đời đời ta phải trở nên nghèo khó, nghĩa là ta không dính bén của cải trần gian này. Ta có lắm của nhiều tiền là một việc tốt. Ta biết dùng nó để tạo cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình và xã hội, một điều kiện cần thiết để thực thi lòng mến Chúa yêu người. Ngoài ra, ta cũng biết chia sẻ với người anh em đang thiếu thốn như là một trách nhiệm phải làm chứ không như là một việc thi ân giáng phúc. Dĩ nhiên sự chia sẻ đó phải phát xuất từ tấm lòng của ta là giúp người anh em tiến gần Chúa hơn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giáo Dân Venezuela nhắc rằng Giáo Hội luôn luôn khước từ Chủ nghĩa Cộng sản
Trung Thiên
08:14 22/09/2010
Hội đồng Giáo Dân Venezuela nhắc rằng Giáo Hội luôn luôn khước từ Chủ nghĩa Cộng sản
Caracas, Venezuela (CNA) - Hội đồng Giáo Dân Quốc gia tại Venezuela đã kêu gọi người dân Venezuela xem xét cẩn thận mỗi ứng viên và vị trí của họ khi chuẩn bị bỏ phiếu cho các thành viên Quốc hội vào ngày 26 tháng 9. Hội đồng nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn luôn bác bỏ những ý thức hệ toàn trị như Chủ nghĩa Cộng sản.
Trích dẫn từ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Hội đồng cho hay: "Chúng ta phải nhớ rằng: Giáo Hội đã bác bỏ những ý thức hệ vô thần độc tài toàn trị và liên kết với 'Chủ nghĩa Cộng sản' trong thời hiện đại", hội đồng cho biết.
Hội đồng nói rhêm rằng cuộc bầu cử Quốc hội Venezuela và những người đại diện cho Quốc hội Mỹ Latin là một cơ hội để thực hiện quyền và nghĩa vụ bỏ phiếu, mà học thuyết xã hội của Giáo hội khuyến khích.
Hội đồng cũng nhắc lại lời của Đức Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Bách Chu Niên ("Centesimus Annus") rằng: "... thật thích hợp hơn khi mỗi quyền lực được cân bằng bởi những quyền lực khác và bởi những phạm vi khác của trách nhiệm để giữ nó trong những giới hạn thích hợp. Đây là nguyên tắc của ‘luật pháp’, trong đó pháp luật là chủ quyền, chứ không phải sẽ đem lại sự chuyên quyền của các cá nhân".
Hội đồng nhấn mạnh rằng nền dân chủ đích thực "là hơn cả việc chấp nhận theo thể thức một loạt các quy tắc, đó là sự chấp nhận một cách thuyết phục và tích cực của các giá trị như phẩm giá con người, tôn trọng nhân quyền, lợi ích chung như là mục tiêu hướng dẫn và tiêu chí của đời sống công cộng".
Caracas, Venezuela (CNA) - Hội đồng Giáo Dân Quốc gia tại Venezuela đã kêu gọi người dân Venezuela xem xét cẩn thận mỗi ứng viên và vị trí của họ khi chuẩn bị bỏ phiếu cho các thành viên Quốc hội vào ngày 26 tháng 9. Hội đồng nhấn mạnh rằng Giáo Hội luôn luôn bác bỏ những ý thức hệ toàn trị như Chủ nghĩa Cộng sản.
Trích dẫn từ Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Hội đồng cho hay: "Chúng ta phải nhớ rằng: Giáo Hội đã bác bỏ những ý thức hệ vô thần độc tài toàn trị và liên kết với 'Chủ nghĩa Cộng sản' trong thời hiện đại", hội đồng cho biết.
Hội đồng nói rhêm rằng cuộc bầu cử Quốc hội Venezuela và những người đại diện cho Quốc hội Mỹ Latin là một cơ hội để thực hiện quyền và nghĩa vụ bỏ phiếu, mà học thuyết xã hội của Giáo hội khuyến khích.
Hội đồng cũng nhắc lại lời của Đức Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Bách Chu Niên ("Centesimus Annus") rằng: "... thật thích hợp hơn khi mỗi quyền lực được cân bằng bởi những quyền lực khác và bởi những phạm vi khác của trách nhiệm để giữ nó trong những giới hạn thích hợp. Đây là nguyên tắc của ‘luật pháp’, trong đó pháp luật là chủ quyền, chứ không phải sẽ đem lại sự chuyên quyền của các cá nhân".
Hội đồng nhấn mạnh rằng nền dân chủ đích thực "là hơn cả việc chấp nhận theo thể thức một loạt các quy tắc, đó là sự chấp nhận một cách thuyết phục và tích cực của các giá trị như phẩm giá con người, tôn trọng nhân quyền, lợi ích chung như là mục tiêu hướng dẫn và tiêu chí của đời sống công cộng".
Khóa Aggiornamento: học hội 120 tân giám mục
Lê Đình Thông
08:21 22/09/2010
KHÓA AGGIORNAMENTO: HỌC HỘI 120 TÂN GIÁM MỤC
Các vị giám mục kế vị các thánh tông đồ thường xuyên quan hệ với Tòa Thánh và giáo triều.
Cứ mỗi 5 năm, các giám mục lại đi viếng ad limina apostolorum (có nghĩa là: lối vào đền thánh các thánh tông đồ) nhằm thăm mộ hai thánh Phêrô và Phaolô, triều yết Đức Thánh Cha, tham quan nhiều thánh bộ (dicastères) và các hội đồng giáo hoàng (conseils pontificaux) nhằm báo cáo tình hình giáo phận, trình bầy các nhu cầu cũng như các sáng kiến riêng. Ngoài ra, các vị tân giám mục còn tham dự khóa học hội Aggiornamento.
Aggiornamento tiếng Ý có nghĩa là cập nhật hóa được các vị giám mục và báo chí sử dụng trong công đồng Vaticanô II (1962-1965) nhằm nói lên ý muốn đổi mới, canh tân và mở cửa. Trong diễn từ ngày 25-1-1959 công bố triệu tập công đồng, Đức Gioan XXIII đã dùng thuật ngữ này để nói lên ý đinh cập nhật hóa bộ giáo luật. Trong diễn văn này, Đức Gioan XXIII bày tỏ ý định mở rộng các cánh cửa của Giáo hội để hàng giáo phẩm thấy được các biến chuyển bpên ngoài, và để thế giới chứng kiến những diễn tiến trong Giáo hội’’. Thông điệp Ecclesiam Suam của Đức Phaolô VI viết rằng: Vị giáo chủ tiền nhiệm là Đức Gioan XXIII đã khiến thuật từ aggiornamento trở thành phổ cập. Aggiornamento là ý tưởng chính yếu và là đường lối chỉ đạo của Công đồng nhằm tạo sức sống tái sinh trong Giáo hội, hằng quan tâm đến các dấu chỉ thời đại, từ nay mở rộng cửa để cân nhắc mọi sự, giữ lại những điểu tốt đẹp (1Th 5,21) vào mọi nơi mọi lúc.’’
Trong tinh thần đổi mới, canh tân, cởi mở, từ ngày 5 đến 18-9-2010, 102 vị giám mục được bổ nhiệm từ hai năm nay (2008-2010) đã tham dự khóa học hội Aggiornamento. Các vị đến từ 40 quốc gia, 24 vị từ châu Phi (57 giám mục), 11 vị từ châu Á (39 giám mục), trong số có 9 vị giám mục Việt Nam, 3 châu Mỹ (4 giám mục), 2 châu Đại dương (2 giám mục). Khóa học hội, mở ra từ năm 1994, diễn ra tại Học viện Giáo hoàng Thánh Phaolô Tông đồ nhằm đem lại thời gian cầu nguyện, suy nghĩ để đào sâu sứ vụ giám mục.
Các vị giám mục bắt đầu bằng kinh chiều chủ nhật 5-9 và bế mạc bằng thánh lễ đồng tế tại mộ thánh Phêrô tông đồ ngày 18-9.
Bản thuyết trình khai mạc khóa học hội nói đến ‘‘Thời sự truyền giáo Ad Gentes trong hiện tình thế giớí và trong Hội thánh hiện nay’’ do linh mục Alberto Trevisiol (IMC: Institut des Missionnaires de la Consolata, Học viện Thừa sai Consolata) trình bầy. Chiều cùng ngày, ĐHY Robedrt Trevisiol, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc và ĐGM Robert Sarah nói vế nguồn gốc, tiến trình và chức chưởng của Thánh bộ truyến giáo cũng như các cơ quan trực thuộc (các đại học, học viện, trường cao đẳng).
Sáng 10-9, ĐGM Piergiuseppe Vaccheli, trợ lý thư ký Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc kiêm chủ tịch cơ quan Hoạt động Truyến giáo của Tòa thánh nói về cơ cấu, thẩm quyền và hoạt động của bốn công trính truyền giáo của Tòa thánh.
Trong số các diễn giả có ĐHY Antonio Cañizares Llovera (munus sanctificandi, thánh hóa), ĐHY George Cottier (linh đạo giám mục), ĐHY William Levada (munus docendi, giảng dạy), ĐHY Francis George (munus gubernandi, quản trị), ĐHY Claudio Hummes (linh hướng linh mục), ĐHY Zenon Grocholewski (đào tạo chủng sinh và giáo sĩ), ĐHY Attilio Nicora (hành chính), ĐHY Frank Rodé (tận hiến), ĐHY Walter Kasper (đối thoại liên tôn và đại kết), ĐGM Nicolas Eterovic (thượng hội đồng giám mục), ĐGM Claudio Maria Celli (các phương tiện truyền thông dùng vào việc truyền bá phúc âm), ĐGM Rino ĐGM Fisichella (gia đình và đời sống), ĐGM Dominique Mamberti (quan hệ với Nhà nước), ĐGM Joseph Clemens (mục vụ giáo dân), ĐGM Giampaolo Crepaldi (học thuyết xã hội), ĐGM Leo Burke (tư pháp), ĐGM Mgr Scotti (xuất bản, tác quyền), ĐGM Dal Toso (các tổ chức từ thiện), LM Koonamparampil (công việc của thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc) và Bà Peeters (gia đình trong văn hóa hiện đại).
Thứ bẩy 11-9, Đức giáo hoàng Bênêdictô XVI tiếp kiến các giám mục tại điện Castel Gandolfo. Ngài nhấn mạnh về sự cần thiết phúc âm hóa và đối thoại đại kết. Ngoài ra, Đức Thánh Cha con dành cho một số các vị giám mục các buổi triều yết riêng. Ngài nhắc nhở các vị giám mục thi hành chức vụ theo gương Chúa Kitô là mục tử nhân lành. Mỗi vị giám mục gìn giữ và kiện toàn Đức tin để đáp ứng các yêu cầu mới của thế giới và cộng đoàn dân Chúa. Chủ nhật 12, các vị giám mục hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô tại Assisi. Ngôi thánh đường hai tầng theo kiến trúc gothique, được trang trí bằng nhiều bức cổ họa nổi tiếng.
Vương cung thánh đường thánh Phanxicô ở Assisi
Bài thuyết trình cuối khóa Aggiornemanto kết thúc lúc 13 giờ thứ sáu 17-9. Sau đó, 9 vị giám mục Việt Nam đã họp nhóm để lượng giá. Các đức cha có dịp hiệp thông với Giáo hội khắp nơi, cách riêng các nước truyền giáo, đồng thời tăng sự hiểu biết lẫn nhau.
Paris, ngày 22 tháng 9 năm 2010
Các vị giám mục kế vị các thánh tông đồ thường xuyên quan hệ với Tòa Thánh và giáo triều.
Aggiornamento tiếng Ý có nghĩa là cập nhật hóa được các vị giám mục và báo chí sử dụng trong công đồng Vaticanô II (1962-1965) nhằm nói lên ý muốn đổi mới, canh tân và mở cửa. Trong diễn từ ngày 25-1-1959 công bố triệu tập công đồng, Đức Gioan XXIII đã dùng thuật ngữ này để nói lên ý đinh cập nhật hóa bộ giáo luật. Trong diễn văn này, Đức Gioan XXIII bày tỏ ý định mở rộng các cánh cửa của Giáo hội để hàng giáo phẩm thấy được các biến chuyển bpên ngoài, và để thế giới chứng kiến những diễn tiến trong Giáo hội’’. Thông điệp Ecclesiam Suam của Đức Phaolô VI viết rằng: Vị giáo chủ tiền nhiệm là Đức Gioan XXIII đã khiến thuật từ aggiornamento trở thành phổ cập. Aggiornamento là ý tưởng chính yếu và là đường lối chỉ đạo của Công đồng nhằm tạo sức sống tái sinh trong Giáo hội, hằng quan tâm đến các dấu chỉ thời đại, từ nay mở rộng cửa để cân nhắc mọi sự, giữ lại những điểu tốt đẹp (1Th 5,21) vào mọi nơi mọi lúc.’’
Trong tinh thần đổi mới, canh tân, cởi mở, từ ngày 5 đến 18-9-2010, 102 vị giám mục được bổ nhiệm từ hai năm nay (2008-2010) đã tham dự khóa học hội Aggiornamento. Các vị đến từ 40 quốc gia, 24 vị từ châu Phi (57 giám mục), 11 vị từ châu Á (39 giám mục), trong số có 9 vị giám mục Việt Nam, 3 châu Mỹ (4 giám mục), 2 châu Đại dương (2 giám mục). Khóa học hội, mở ra từ năm 1994, diễn ra tại Học viện Giáo hoàng Thánh Phaolô Tông đồ nhằm đem lại thời gian cầu nguyện, suy nghĩ để đào sâu sứ vụ giám mục.
Các vị giám mục bắt đầu bằng kinh chiều chủ nhật 5-9 và bế mạc bằng thánh lễ đồng tế tại mộ thánh Phêrô tông đồ ngày 18-9.
Bản thuyết trình khai mạc khóa học hội nói đến ‘‘Thời sự truyền giáo Ad Gentes trong hiện tình thế giớí và trong Hội thánh hiện nay’’ do linh mục Alberto Trevisiol (IMC: Institut des Missionnaires de la Consolata, Học viện Thừa sai Consolata) trình bầy. Chiều cùng ngày, ĐHY Robedrt Trevisiol, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc và ĐGM Robert Sarah nói vế nguồn gốc, tiến trình và chức chưởng của Thánh bộ truyến giáo cũng như các cơ quan trực thuộc (các đại học, học viện, trường cao đẳng).
Sáng 10-9, ĐGM Piergiuseppe Vaccheli, trợ lý thư ký Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc kiêm chủ tịch cơ quan Hoạt động Truyến giáo của Tòa thánh nói về cơ cấu, thẩm quyền và hoạt động của bốn công trính truyền giáo của Tòa thánh.
Trong số các diễn giả có ĐHY Antonio Cañizares Llovera (munus sanctificandi, thánh hóa), ĐHY George Cottier (linh đạo giám mục), ĐHY William Levada (munus docendi, giảng dạy), ĐHY Francis George (munus gubernandi, quản trị), ĐHY Claudio Hummes (linh hướng linh mục), ĐHY Zenon Grocholewski (đào tạo chủng sinh và giáo sĩ), ĐHY Attilio Nicora (hành chính), ĐHY Frank Rodé (tận hiến), ĐHY Walter Kasper (đối thoại liên tôn và đại kết), ĐGM Nicolas Eterovic (thượng hội đồng giám mục), ĐGM Claudio Maria Celli (các phương tiện truyền thông dùng vào việc truyền bá phúc âm), ĐGM Rino ĐGM Fisichella (gia đình và đời sống), ĐGM Dominique Mamberti (quan hệ với Nhà nước), ĐGM Joseph Clemens (mục vụ giáo dân), ĐGM Giampaolo Crepaldi (học thuyết xã hội), ĐGM Leo Burke (tư pháp), ĐGM Mgr Scotti (xuất bản, tác quyền), ĐGM Dal Toso (các tổ chức từ thiện), LM Koonamparampil (công việc của thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc) và Bà Peeters (gia đình trong văn hóa hiện đại).
Thứ bẩy 11-9, Đức giáo hoàng Bênêdictô XVI tiếp kiến các giám mục tại điện Castel Gandolfo. Ngài nhấn mạnh về sự cần thiết phúc âm hóa và đối thoại đại kết. Ngoài ra, Đức Thánh Cha con dành cho một số các vị giám mục các buổi triều yết riêng. Ngài nhắc nhở các vị giám mục thi hành chức vụ theo gương Chúa Kitô là mục tử nhân lành. Mỗi vị giám mục gìn giữ và kiện toàn Đức tin để đáp ứng các yêu cầu mới của thế giới và cộng đoàn dân Chúa. Chủ nhật 12, các vị giám mục hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô tại Assisi. Ngôi thánh đường hai tầng theo kiến trúc gothique, được trang trí bằng nhiều bức cổ họa nổi tiếng.
Bài thuyết trình cuối khóa Aggiornemanto kết thúc lúc 13 giờ thứ sáu 17-9. Sau đó, 9 vị giám mục Việt Nam đã họp nhóm để lượng giá. Các đức cha có dịp hiệp thông với Giáo hội khắp nơi, cách riêng các nước truyền giáo, đồng thời tăng sự hiểu biết lẫn nhau.
Paris, ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tòa Thánh và Israel họp bàn về bảo vệ các nơi thánh và tình trạng tài chính
Nguyễn Hoàng Thương
11:09 22/09/2010
Tòa Thánh và Israel họp bàn về bảo vệ các nơi thánh và tình trạng tài chính
Tel Aviv (AsiaNews) – Hôm 21/9/2010, hai phái đoàn của Tòa Thánh và Nhà nước Israel đã tổ chức một phiên làm việc tại Israel. Họ có trách nhiệm thảo một thỏa ước thứ ba giữa hai bên, thỏa ước lần này nhằm mục đích xác nhận tình trạng tài chính mang tính lịch sử của Giáo Hội và các biện pháp bảo vệ cho các Nơi Thánh. Khi kết thúc cuộc thảo luận trong ngày, ủy ban song phương, bao gồm cả hai phái đoàn, đã đưa ra thông cáo chung như sau:
"Ủy ban Làm việc Thường trực Song phương giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel gặp nhau hôm nay ngày 21 tháng Chín năm 2010 để thực hiện công việc theo nghị trình của ủy ban chiếu theo Điều 10 khoản 2 của Thỏa Ước Cơ Bản (1993). Các cuộc đàm phán được tổ chức trong bầu khí thân mật và đạt được tiến bộ hướng đến thỏa thuận như mong muốn".
Không có dấu hiệu về ngày tháng của cuộc gặp kế tiếp ở mức độ "phiên làm việc" và cũng không đề cập đến phiên họp toàn thể tiếp theo, vốn là quyết định trên cơ sở song phương hồi tháng Sáu tại Vatican về phiên toàn thể ngày 6 tháng 12 tới tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Israel.
Tel Aviv (AsiaNews) – Hôm 21/9/2010, hai phái đoàn của Tòa Thánh và Nhà nước Israel đã tổ chức một phiên làm việc tại Israel. Họ có trách nhiệm thảo một thỏa ước thứ ba giữa hai bên, thỏa ước lần này nhằm mục đích xác nhận tình trạng tài chính mang tính lịch sử của Giáo Hội và các biện pháp bảo vệ cho các Nơi Thánh. Khi kết thúc cuộc thảo luận trong ngày, ủy ban song phương, bao gồm cả hai phái đoàn, đã đưa ra thông cáo chung như sau:
"Ủy ban Làm việc Thường trực Song phương giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel gặp nhau hôm nay ngày 21 tháng Chín năm 2010 để thực hiện công việc theo nghị trình của ủy ban chiếu theo Điều 10 khoản 2 của Thỏa Ước Cơ Bản (1993). Các cuộc đàm phán được tổ chức trong bầu khí thân mật và đạt được tiến bộ hướng đến thỏa thuận như mong muốn".
Không có dấu hiệu về ngày tháng của cuộc gặp kế tiếp ở mức độ "phiên làm việc" và cũng không đề cập đến phiên họp toàn thể tiếp theo, vốn là quyết định trên cơ sở song phương hồi tháng Sáu tại Vatican về phiên toàn thể ngày 6 tháng 12 tới tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Israel.
Giáo Hội làm việc để bảo tồn tâm hồn Kitô giáo của Phương Tây
Nguyễn Hoàng Thương
11:11 22/09/2010
Giáo Hội làm việc để bảo tồn tâm hồn Kitô giáo của Phương Tây
Vatican City (AsiaNews) – Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sang Anh quốc mới đây đã củng cố "niềm xác tín sâu sắc rằng các quốc gia cổ đại này có một tâm hồn Kitô giáo, đó là tâm hồn với đặc tính và lịch sử của dân tộc họ" và "ngay cả khi chủ nghĩa thế tục lấn lước đe dọa Giáo Hội, thuyết phục thật tốt điều nó truyền tải, Giáo Hội sẽ không ngừng làm việc liên tục để giữ cho tinh thần và truyền thống văn hóa này vẫn sống động".
Chuyến tông du từ 16 đến 19 tháng Chín đến Anh quốc là "một chuyến thăm chính thức và đồng thời là một cuộc hành hương đến trung tâm của lịch sử và thời đại" ở nước này, một "sự kiện lịch sử trong mối quan hệ lâu dài và phức tạp giữa những cư dân này với Tòa Thánh". Đức Thánh Cha đã đưa ra huấn từ của ngài trước khoảng 10.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi Triều Yết Chung thứ Tư hàng tuần. Chuyến tông du với mục đích chính là "ủng hộ các các cộng đoàn Công Giáo, để động viên họ tích cực làm việc bảo vệ những chân lý đạo đức không thay đổi, vốn được rút ra, được soi rọi và được xác nhận bởi Tin Mừng, là nền tảng của một xã hội nhân văn thật sự, công bằng và tự do".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hồi tưởng từng bước "những ngày sôi nổi và tuyệt vời" của chuyến tông du, trong đó "Tôi đã nói với những con tim của người dân Anh quốc và họ đã trò chuyện với tôi", chứng tỏ "rằng di sản Kitô giáo vẫn còn mạnh mẽ và vẫn còn sống động".
"Từ ngày đầu tiên tôi nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở khắp nơi" từ tất cả mọi người, bắt đầu với Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip, tại Edinburgh, những người đã "chào đón tôi bằng sự thân ái tuyệt vời thay mặt cho tất cả người dân Anh quốc". Cuộc hội kiến với họ "rất thân mật" trong đó họ chia sẻ "ưu tư lớn lao về phúc lợi của tất cả các dân tộc trên thế giới và về các chứng nhân Kitô giáo".
Kế đến là Thánh Lễ ở Glasgow, Thánh Lễ đầu tiên cử hành trên đất Anh, nơi mà Đức Giáo Hoàng nhắc lại "những giai điệu truyền thống", và nơi mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói về tầm quan trọng của việc truyền giáo về văn hóa trong thế giới ngày nay, nơi mà "chủ nghĩa tương đối lan tràn đe dọa thay đổi sự thật bất biến về con người".
Tiếp theo, khi đến Luân Đôn, nơi ngài nói về giáo dục Công Giáo, ngài chỉ ra "tầm quan trọng của đức tin trong giáo dục của các công dân trưởng thành và có trách nhiệm". Gửi gắm của ngài dành cho giới trẻ là "không theo đuổi các mục tiêu có hạn, bằng lòng với các chọn lựa dễ dàng, mà phải nhắm đến những điều to tác hơn".
Cùng ngày, đối với các đại diện của các tôn giáo khác, ngài lặp lại "sự cần thiết không thể tránh khỏi của những cuộc hội thoại trung thực, đòi hỏi các nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau để đạt được thành quả" và tìm kiếm sự thánh thiêng như là một dấn thân chung. Cuộc gặp gỡ "rất thân mật và huynh đệ" với Tổng Giám Mục Canterbury là một "thời điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo, những người đã bày tỏ sự sẵn lòng để tiếp tục trên con đường hướng đến sự hiệp nhất trọn vẹn".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành ra sự quan tâm đặc biệt đối với tầm quan trọng của đại kết, ngài nhắc lại rằng một phiên họp toàn thể của Ủy ban Hỗn hợp Quốc Tế về Đối thoại Thần Học giữa Công Giáo và Giáo hội Chính Thống đang diễn ra tại Vienna. Phiên họp này sẽ đề cập đến "vai trò của vị Giám Mục Rôma trong Giáo Hội Hoàn Vũ, với tham chiếu cụ thể tới thiên niên kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô giáo. Đức Thánh Cha cho hay: "Vâng theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, và xem xét những thách đố to lớn vốn biểu thị bản thân họ về Kitô giáo, buộc chúng ta cam kết nghiêm túc trong việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn giữa các Giáo Hội". "Tôi thúc giục tất cả mọi người cầu nguyện mãnh liệt cho công việc của Ủy ban, cho sự phát triển và củng cố không ngừng của hòa bình và hòa hợp giữa những người được thánh tẩy, để chúng ta có thể đưa ra cho thế giới thêm nữa những chứng tá xác thực về Tin Mừng".
Trở lại với chuyến tông du Anh quốc, lịch trình vào ngày 17/9 được kết thúc tại Westminster Hall, nơi mà khi phát biểu với các đại diện xã hội dân sự, nhà trường và văn hóa, cũng như các doanh nhân Anh và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha cho hay "đối với nhà lập pháp, tôn giáo không phải là một vấn đề để giải quyết, nhưng là một yếu tố góp phần vào tiến trình lịch sử của một quốc gia, nhất là nhắc lại vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và chính trị". Trong ánh sáng của niềm tin được Đức Thánh Cha thể hiện, đó là sự suy xét không chỉ đúng đối với Anh quốc mà còn cho cả Phương Tây.
Trong những ngày đó, cũng đã có cuộc chạm trán căng thẳng tại Toà Sứ Thần với một số nạn nhân của vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục. "Đó là một khoảnh khắc của sự xúc động mãnh liệt và cầu nguyện", sau khi Đức Thánh Cha gặp gỡ một nhóm các "chuyên gia và tình nguyện viên chịu trách nhiệm về bảo vệ trẻ em và giới trẻ trong Giáo Hội, một hoạt động mục vụ đặc biệt quan trọng của Giáo Hội. Tôi khuyến khích họ tiếp tục công việc của họ, vốn là một phần truyền thống lâu đời của Giáo Hội trong việc đào tạo các thế hệ mới".
"Cực điểm trong chuyến tông du của tôi" và việc tuyên chân phước Đức Hồng Y John Henry Newman, "một người con lừng lẫy của Anh quốc". "Được chuẩn bị trước bằng một buổi canh thức cầu nguyện đặc biệt trong bầu khí của cầu nguyện thâm sâu và tĩnh lặng". Việc tuyên chân phước gợi lên ký ức về một nhân vật của "tri thức và một tín hữu" có những suy nghĩ có thể tóm kết bằng tuyên bố rằng "con đường của sự hiểu biết không phải là con đường đóng kín nơi bản thân mình, nhưng là rộng mở, hoán cải và vâng phục Ngài là đường, sự thật và là sự sống".
Vatican City (AsiaNews) – Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sang Anh quốc mới đây đã củng cố "niềm xác tín sâu sắc rằng các quốc gia cổ đại này có một tâm hồn Kitô giáo, đó là tâm hồn với đặc tính và lịch sử của dân tộc họ" và "ngay cả khi chủ nghĩa thế tục lấn lước đe dọa Giáo Hội, thuyết phục thật tốt điều nó truyền tải, Giáo Hội sẽ không ngừng làm việc liên tục để giữ cho tinh thần và truyền thống văn hóa này vẫn sống động".
Chuyến tông du từ 16 đến 19 tháng Chín đến Anh quốc là "một chuyến thăm chính thức và đồng thời là một cuộc hành hương đến trung tâm của lịch sử và thời đại" ở nước này, một "sự kiện lịch sử trong mối quan hệ lâu dài và phức tạp giữa những cư dân này với Tòa Thánh". Đức Thánh Cha đã đưa ra huấn từ của ngài trước khoảng 10.000 người có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi Triều Yết Chung thứ Tư hàng tuần. Chuyến tông du với mục đích chính là "ủng hộ các các cộng đoàn Công Giáo, để động viên họ tích cực làm việc bảo vệ những chân lý đạo đức không thay đổi, vốn được rút ra, được soi rọi và được xác nhận bởi Tin Mừng, là nền tảng của một xã hội nhân văn thật sự, công bằng và tự do".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hồi tưởng từng bước "những ngày sôi nổi và tuyệt vời" của chuyến tông du, trong đó "Tôi đã nói với những con tim của người dân Anh quốc và họ đã trò chuyện với tôi", chứng tỏ "rằng di sản Kitô giáo vẫn còn mạnh mẽ và vẫn còn sống động".
"Từ ngày đầu tiên tôi nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở khắp nơi" từ tất cả mọi người, bắt đầu với Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng thân Philip, tại Edinburgh, những người đã "chào đón tôi bằng sự thân ái tuyệt vời thay mặt cho tất cả người dân Anh quốc". Cuộc hội kiến với họ "rất thân mật" trong đó họ chia sẻ "ưu tư lớn lao về phúc lợi của tất cả các dân tộc trên thế giới và về các chứng nhân Kitô giáo".
Kế đến là Thánh Lễ ở Glasgow, Thánh Lễ đầu tiên cử hành trên đất Anh, nơi mà Đức Giáo Hoàng nhắc lại "những giai điệu truyền thống", và nơi mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói về tầm quan trọng của việc truyền giáo về văn hóa trong thế giới ngày nay, nơi mà "chủ nghĩa tương đối lan tràn đe dọa thay đổi sự thật bất biến về con người".
Tiếp theo, khi đến Luân Đôn, nơi ngài nói về giáo dục Công Giáo, ngài chỉ ra "tầm quan trọng của đức tin trong giáo dục của các công dân trưởng thành và có trách nhiệm". Gửi gắm của ngài dành cho giới trẻ là "không theo đuổi các mục tiêu có hạn, bằng lòng với các chọn lựa dễ dàng, mà phải nhắm đến những điều to tác hơn".
Cùng ngày, đối với các đại diện của các tôn giáo khác, ngài lặp lại "sự cần thiết không thể tránh khỏi của những cuộc hội thoại trung thực, đòi hỏi các nguyên tắc nhân nhượng lẫn nhau để đạt được thành quả" và tìm kiếm sự thánh thiêng như là một dấn thân chung. Cuộc gặp gỡ "rất thân mật và huynh đệ" với Tổng Giám Mục Canterbury là một "thời điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa Công Giáo và Anh Giáo, những người đã bày tỏ sự sẵn lòng để tiếp tục trên con đường hướng đến sự hiệp nhất trọn vẹn".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành ra sự quan tâm đặc biệt đối với tầm quan trọng của đại kết, ngài nhắc lại rằng một phiên họp toàn thể của Ủy ban Hỗn hợp Quốc Tế về Đối thoại Thần Học giữa Công Giáo và Giáo hội Chính Thống đang diễn ra tại Vienna. Phiên họp này sẽ đề cập đến "vai trò của vị Giám Mục Rôma trong Giáo Hội Hoàn Vũ, với tham chiếu cụ thể tới thiên niên kỷ đầu tiên của lịch sử Kitô giáo. Đức Thánh Cha cho hay: "Vâng theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, và xem xét những thách đố to lớn vốn biểu thị bản thân họ về Kitô giáo, buộc chúng ta cam kết nghiêm túc trong việc khôi phục sự hiệp thông trọn vẹn giữa các Giáo Hội". "Tôi thúc giục tất cả mọi người cầu nguyện mãnh liệt cho công việc của Ủy ban, cho sự phát triển và củng cố không ngừng của hòa bình và hòa hợp giữa những người được thánh tẩy, để chúng ta có thể đưa ra cho thế giới thêm nữa những chứng tá xác thực về Tin Mừng".
Trở lại với chuyến tông du Anh quốc, lịch trình vào ngày 17/9 được kết thúc tại Westminster Hall, nơi mà khi phát biểu với các đại diện xã hội dân sự, nhà trường và văn hóa, cũng như các doanh nhân Anh và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha cho hay "đối với nhà lập pháp, tôn giáo không phải là một vấn đề để giải quyết, nhưng là một yếu tố góp phần vào tiến trình lịch sử của một quốc gia, nhất là nhắc lại vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và chính trị". Trong ánh sáng của niềm tin được Đức Thánh Cha thể hiện, đó là sự suy xét không chỉ đúng đối với Anh quốc mà còn cho cả Phương Tây.
Trong những ngày đó, cũng đã có cuộc chạm trán căng thẳng tại Toà Sứ Thần với một số nạn nhân của vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục. "Đó là một khoảnh khắc của sự xúc động mãnh liệt và cầu nguyện", sau khi Đức Thánh Cha gặp gỡ một nhóm các "chuyên gia và tình nguyện viên chịu trách nhiệm về bảo vệ trẻ em và giới trẻ trong Giáo Hội, một hoạt động mục vụ đặc biệt quan trọng của Giáo Hội. Tôi khuyến khích họ tiếp tục công việc của họ, vốn là một phần truyền thống lâu đời của Giáo Hội trong việc đào tạo các thế hệ mới".
"Cực điểm trong chuyến tông du của tôi" và việc tuyên chân phước Đức Hồng Y John Henry Newman, "một người con lừng lẫy của Anh quốc". "Được chuẩn bị trước bằng một buổi canh thức cầu nguyện đặc biệt trong bầu khí của cầu nguyện thâm sâu và tĩnh lặng". Việc tuyên chân phước gợi lên ký ức về một nhân vật của "tri thức và một tín hữu" có những suy nghĩ có thể tóm kết bằng tuyên bố rằng "con đường của sự hiểu biết không phải là con đường đóng kín nơi bản thân mình, nhưng là rộng mở, hoán cải và vâng phục Ngài là đường, sự thật và là sự sống".
Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho Hòa Bình 21/9
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:08 22/09/2010
ROMA, (Zenit.org) - Bằng cầu nguyện, nguyện gẫm và những dạng cử hành thiêng liêng khác, hôm qua Thứ Ba, ngày 21 tháng 9, các Giáo Hội và cộng đồng trên khắp thế giới đón mừng Ngày Quốc Tế Hòa Bình.
Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho Hòa Bình, trùng lặp với Ngày Quốc Tế Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc, năm nay nhấn mạnh đến Châu Phi và các công việc theo đuổi bởi các Giáo Hội địa phương của châu lục « đối với nền hòa bình trong và giữa các cộng đồng khác nhau », thông cáo của Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội, cơ quan đỡ đầu cho Ngày này, nhấn mạnh.
Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội nhắc lại rằng Ngày Cầu Nguyện này là một sáng kiến của « Thập Niên chinh phục bạo lực » được khởi xướng vào năm 2004, sau cuộc gặp gỡ giữa các đại diện của Hội Đồng Đại Kết của các Giáo Hội và Liên Hiệp Quốc.
Kể từ đó, các Giáo Hội được mời gọi cầu nguyện cho hòa bình và tổ chức các buổi canh thức, các buổi phụng tự, cũng như cầu nguyện đặc biệt cho các Giáo Hội trong vùng được đặt làm trọng tâm hàng năm cho Thập Niên này.
Mục đích là, Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội nhấn mạnh, mang đến sự xây dựng hòa bình từ ngoại vi đến trung tâm của đời sống và của chứng từ Giáo Hội, để ký kết những giao ước chắc chắn nhất và để phát huy sự cảm thông giữa các Giáo Hội, các hệ thống, phong trào thực hiện một nền văn hóa hòa bình phục vụ cho hòa bình ».
Các nhà chức trách thuộc Giáo Hội Phi Châu và tổng thư ký Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội đã tái gặp gỡ tại Nairobi, Kenya để quan sát Ngày ngày trong cầu nguyện và phụng tự.
Những Kitô hữu và các Giáo Hội được mời gọi « cầu nguyện và mang đến một sự chú ý đặc biệc cho những dự án hòa bình tại Châu Phi ». Một trong những dự án danh dự ấy là dự án về « những ngôi làng hòa bình », tại Ouganda, với mục đích khích lệ việc chữa lành cho các cộng đồng đang có những xung đột, chấn thương và đau khổ.
Tuy nhiên, những buổi cầu nguyện cũng được cho những dự án khác như « Dự Án xây dựng hòa bình và giải quyết các xung đột của những người trẻ thuộc Giáo Hội Trưởng Lão tại Ghana », trong khuôn khổ ấy các bạn trẻ của Giáo Hội được đào tạo để mang đến cho các bạn trẻ khác những sở trường về mặt giải quyết các xung đột và xây dựng nền hòa bình.
Khi Ngày Quốc Tế Hòa Bình được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1981, những cuộc xung đột vũ trang được coi như ngừng lại. Đó là ngày mà mỗi người được mời gọi cam kết hay lặp lại lời cam kết đối với bất bạo động cũng như giải pháp hòa bình áp dụng cho các cuộc tranh cãi.
Năm nay, Ngày này đặt trọng tâm nơi « giới trẻ và sự phát triển », với mệnh lệnh « Hòa Bình = Tương lai ».
Tại New York, một nhóm nhỏ đại diện cho sự khác biệt lớn về các niềm xác tín tôn giáo cũng như các truyền thống tâm linh, với sự cộng tác của những người khác và các nhóm cùng loại đã kêu mời vào ngày 21 tháng 9 này, một « ngày vọng lễ lớn của thế giới » tại tất cả các nơi thờ tự và mặc niệm, để « chỉ cho thấy sức mạnh của cầu nguyện và các dạng hồi tâm khác nhằm cổ võ cho hòa bình và chống lại những cuộc xung đột võ trang ».
Ngày Quốc Tế cầu nguyện cho Hòa Bình, trùng lặp với Ngày Quốc Tế Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc, năm nay nhấn mạnh đến Châu Phi và các công việc theo đuổi bởi các Giáo Hội địa phương của châu lục « đối với nền hòa bình trong và giữa các cộng đồng khác nhau », thông cáo của Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội, cơ quan đỡ đầu cho Ngày này, nhấn mạnh.
Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội nhắc lại rằng Ngày Cầu Nguyện này là một sáng kiến của « Thập Niên chinh phục bạo lực » được khởi xướng vào năm 2004, sau cuộc gặp gỡ giữa các đại diện của Hội Đồng Đại Kết của các Giáo Hội và Liên Hiệp Quốc.
Kể từ đó, các Giáo Hội được mời gọi cầu nguyện cho hòa bình và tổ chức các buổi canh thức, các buổi phụng tự, cũng như cầu nguyện đặc biệt cho các Giáo Hội trong vùng được đặt làm trọng tâm hàng năm cho Thập Niên này.
Mục đích là, Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội nhấn mạnh, mang đến sự xây dựng hòa bình từ ngoại vi đến trung tâm của đời sống và của chứng từ Giáo Hội, để ký kết những giao ước chắc chắn nhất và để phát huy sự cảm thông giữa các Giáo Hội, các hệ thống, phong trào thực hiện một nền văn hóa hòa bình phục vụ cho hòa bình ».
Các nhà chức trách thuộc Giáo Hội Phi Châu và tổng thư ký Hội Đồng Đại Kết giữa các Giáo Hội đã tái gặp gỡ tại Nairobi, Kenya để quan sát Ngày ngày trong cầu nguyện và phụng tự.
Những Kitô hữu và các Giáo Hội được mời gọi « cầu nguyện và mang đến một sự chú ý đặc biệc cho những dự án hòa bình tại Châu Phi ». Một trong những dự án danh dự ấy là dự án về « những ngôi làng hòa bình », tại Ouganda, với mục đích khích lệ việc chữa lành cho các cộng đồng đang có những xung đột, chấn thương và đau khổ.
Tuy nhiên, những buổi cầu nguyện cũng được cho những dự án khác như « Dự Án xây dựng hòa bình và giải quyết các xung đột của những người trẻ thuộc Giáo Hội Trưởng Lão tại Ghana », trong khuôn khổ ấy các bạn trẻ của Giáo Hội được đào tạo để mang đến cho các bạn trẻ khác những sở trường về mặt giải quyết các xung đột và xây dựng nền hòa bình.
Khi Ngày Quốc Tế Hòa Bình được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1981, những cuộc xung đột vũ trang được coi như ngừng lại. Đó là ngày mà mỗi người được mời gọi cam kết hay lặp lại lời cam kết đối với bất bạo động cũng như giải pháp hòa bình áp dụng cho các cuộc tranh cãi.
Năm nay, Ngày này đặt trọng tâm nơi « giới trẻ và sự phát triển », với mệnh lệnh « Hòa Bình = Tương lai ».
Tại New York, một nhóm nhỏ đại diện cho sự khác biệt lớn về các niềm xác tín tôn giáo cũng như các truyền thống tâm linh, với sự cộng tác của những người khác và các nhóm cùng loại đã kêu mời vào ngày 21 tháng 9 này, một « ngày vọng lễ lớn của thế giới » tại tất cả các nơi thờ tự và mặc niệm, để « chỉ cho thấy sức mạnh của cầu nguyện và các dạng hồi tâm khác nhằm cổ võ cho hòa bình và chống lại những cuộc xung đột võ trang ».
Đức Tổng Giám Mục Westminter nói về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Anh quốc
Pt Huỳnh Mai Trác dich
19:34 22/09/2010
“Con tim nói với con tim” (*Heart speaks unto heart”)
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI đến Anh quốc là một biến cố duy nhất trong lịch sử. Cuộc viếng thăm do lời mời của Nữ Hoàng Elizabeth II và chính Ngài sẽ đích thân đón tiếp Đức Thánh Cha vào ngày 16 tháng 9 năm 2010. Cuộc viếng thăm này dĩ nhiên đánh dấu một giai đoạn mới trong mối bang giao giữa các vị vua chúa Anh quốc và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha và Nữ Hoàng cùng có những lo âu sâu xa về sự an sinh của toàn thể dân chúng trên thế giới, đặc biệt là vai trò của những giá trị và giáo dục Kitô giáo, về sự trọng yếu của định chế vững bền cho một xã hội hạnh phúc. Tôi tin chắc là các ngài sẽ bàn bạc trong cuộc gặp gỡ này.
Sau buổi lễ chào đón tại Điện Holyroodhouse, Đức Thánh Cha đến dângThánh Lễ tại Glasgow trước khi đến London và thăm Tòa Khâm sứTòa Thánh.
Trong ngày thăm viếng thứ 2 ngài dành riêng để tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Bắt đầu là các cuộc lễ về giáo dục Công giáo, nền giáo dục đã đóng góp vào việc giáo dục của xứ sở này. Đức Thánh Cha có thể ngỏ lời cùng các trường học trong xứ qua phương tiện internet và mời gọi mọi học sinh trên khắp mọi nơi theo dỏi các biến cố cuộc viếng thăm và ủng hộ ngài trong lời cầu nguyện.
Ngài sẽ dùng Trường Đại Học St Mary và Trung Tâm Huấn Luyện Thế Vận Hội cho năm 2012. Ngài dùng trường này cũng đáp lại lòng ái mộ thể thao của nhiều người..
Vào buổi chiều ngài sẽ tiếp xúc với những nhà lãnh đạo của nhiều ngành và công sở là những người nam và nữ có đức tin, của nhiều tôn giáo khác nhau trong xứ. Ngài sẽ nói với họ sự quan trọng của đức tin vào Thiên Chúa là ngưồn cảm hứng rất hiệu lực cho công cuộc lợi ích chung.
Vào buổi chiều thứ sáu ngày 17 ĐTC sẽ viếng thăm Dinh thự Lambeth, nơi cư trú của TGM Canterbury, và Westminter Hall,nơi mà thánh Thomas More bị kết án tử hình vào năm 1535 vì trung thành với đức tin Công giáo. Biến cố lịch sử này vẫn còn tiếng vang cho đến ngày hôm nay.
Sau đó ĐTC sẽ đến đọc kinh chiều tại Tu viện Westminter với nhiều Cọng Đồng Thiên Chúa Giáo khác nhau của Anh quốc. ĐTC và Đức Tổng Giám mục Canterbury sẽ cùng cầu nguyện chung truớc Mộ thánh Edward, Vua nước Anh, đấng sáng lập Westminter Abbey. Ngài tượng trưng cho niềm tin sâu xa của tín hữu Kitô giáo trong khắp nước Anh.
Ngày kế tiếp ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa Westminter, viếng nhà dưỡng lão, tiếp đến là hướng dẫn cầu nguyện tại Hyde Park, một Công viên rộng lớn ở trung tâm thành phố London.
Ngày Chúa Nhật, 19 tháng 9, ĐTC dến Birkingham dâng Thánh Lễ và tuyên bố phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman. Đây là giây phút quan trọng nhất của cuộc Viếng thăm. Đức Hồng Y Newman là một học giả uyên bác của Giáo Hội, một nhà thơ có tầm cở và một linh mục dược tất cả mọi người yêu mến. Ngài là người cổ võ con tim và trí tuê cần phải hòa hợp trong những công việc trọng đời sống, công việc trọng đại nhất là đi tìm kiếm Thiên Chúa và tận hiến đời sống của mình cho Ngài. CP Newman nói và viết ra rất hùng hồn nhiệt tình nói lên tâm trạng và niềm vui trong việc đi tìm kiếm Thiên Chúa. Ngài diễn tả sự trống rổng của cuộc đời vắng bóng Thiên Chúa như sau: “ Nếu tôi nhìn vào trong gương và tôi không còn nhìn thấy khuôn mặt của tôi nữa, tôi có cảm tưởng có một thứ cảm giác đến trong tôi, cũng như khi tôi nhìn vào thế giới đông đúc náo nhiệt mà không thấy một phản ảnh nào của Đấng Tạo Hóa.”
Toàn thể mối hy vọng của cuộc viếng thăm này có thể diễn tả một cách đơn sơ. Chúng ta hy vọng sự hiện diện trong sáng và lời nói của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ giúp cho nhiều người trong nước chúng ta tìm được lòng tin nơi Thiên Chúa không chỉ là giaỉ quyết được một vấn đề nhưng là là một món quà để làm lại từ đầu.. Đối với nhiều người trong xã hội chúng ta, đức tin trở thành một vấn đề, nhiều khi cần phải giữ kín hoặc là không bày tỏ ra nơi công cọng. Vâng sự thật rất khác biệt: đức tin vào Thiên Chúa mang lại sự giàu có và niềm vui cho nhân loại. Đó là sự giải phóng và đường lối chúng ta tìm kiếm, là nguổn cảm hứng và khả năng chịu đựng là nguồn mạch cho sự tha thứ và lòng nhân ái.
Lời mời gọi đến với đức tin là một vấn đề hoàn toàn cá nhân. Vì lẽ ấy, khẩu hiệu được chọn cho Cuộc Viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã được Đức Hồng y John Newuman chọn làm huy hiệu Hồng Y của Ngài: “Heart speaks unto heart”.
Tôi hy vọng và cầu xin cho cuộc Viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mang đến những ân sủng cho xứ sở này cho mọi người trên thế giới theo dỏi cuộc Viếng Thăm này.
Đức Tổng Giám Mục Vincent Gerard Nichols
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI đến Anh quốc là một biến cố duy nhất trong lịch sử. Cuộc viếng thăm do lời mời của Nữ Hoàng Elizabeth II và chính Ngài sẽ đích thân đón tiếp Đức Thánh Cha vào ngày 16 tháng 9 năm 2010. Cuộc viếng thăm này dĩ nhiên đánh dấu một giai đoạn mới trong mối bang giao giữa các vị vua chúa Anh quốc và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha và Nữ Hoàng cùng có những lo âu sâu xa về sự an sinh của toàn thể dân chúng trên thế giới, đặc biệt là vai trò của những giá trị và giáo dục Kitô giáo, về sự trọng yếu của định chế vững bền cho một xã hội hạnh phúc. Tôi tin chắc là các ngài sẽ bàn bạc trong cuộc gặp gỡ này.
Sau buổi lễ chào đón tại Điện Holyroodhouse, Đức Thánh Cha đến dângThánh Lễ tại Glasgow trước khi đến London và thăm Tòa Khâm sứTòa Thánh.
Trong ngày thăm viếng thứ 2 ngài dành riêng để tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Bắt đầu là các cuộc lễ về giáo dục Công giáo, nền giáo dục đã đóng góp vào việc giáo dục của xứ sở này. Đức Thánh Cha có thể ngỏ lời cùng các trường học trong xứ qua phương tiện internet và mời gọi mọi học sinh trên khắp mọi nơi theo dỏi các biến cố cuộc viếng thăm và ủng hộ ngài trong lời cầu nguyện.
Ngài sẽ dùng Trường Đại Học St Mary và Trung Tâm Huấn Luyện Thế Vận Hội cho năm 2012. Ngài dùng trường này cũng đáp lại lòng ái mộ thể thao của nhiều người..
Vào buổi chiều ngài sẽ tiếp xúc với những nhà lãnh đạo của nhiều ngành và công sở là những người nam và nữ có đức tin, của nhiều tôn giáo khác nhau trong xứ. Ngài sẽ nói với họ sự quan trọng của đức tin vào Thiên Chúa là ngưồn cảm hứng rất hiệu lực cho công cuộc lợi ích chung.
Vào buổi chiều thứ sáu ngày 17 ĐTC sẽ viếng thăm Dinh thự Lambeth, nơi cư trú của TGM Canterbury, và Westminter Hall,nơi mà thánh Thomas More bị kết án tử hình vào năm 1535 vì trung thành với đức tin Công giáo. Biến cố lịch sử này vẫn còn tiếng vang cho đến ngày hôm nay.
Sau đó ĐTC sẽ đến đọc kinh chiều tại Tu viện Westminter với nhiều Cọng Đồng Thiên Chúa Giáo khác nhau của Anh quốc. ĐTC và Đức Tổng Giám mục Canterbury sẽ cùng cầu nguyện chung truớc Mộ thánh Edward, Vua nước Anh, đấng sáng lập Westminter Abbey. Ngài tượng trưng cho niềm tin sâu xa của tín hữu Kitô giáo trong khắp nước Anh.
Ngày kế tiếp ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa Westminter, viếng nhà dưỡng lão, tiếp đến là hướng dẫn cầu nguyện tại Hyde Park, một Công viên rộng lớn ở trung tâm thành phố London.
Ngày Chúa Nhật, 19 tháng 9, ĐTC dến Birkingham dâng Thánh Lễ và tuyên bố phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman. Đây là giây phút quan trọng nhất của cuộc Viếng thăm. Đức Hồng Y Newman là một học giả uyên bác của Giáo Hội, một nhà thơ có tầm cở và một linh mục dược tất cả mọi người yêu mến. Ngài là người cổ võ con tim và trí tuê cần phải hòa hợp trong những công việc trọng đời sống, công việc trọng đại nhất là đi tìm kiếm Thiên Chúa và tận hiến đời sống của mình cho Ngài. CP Newman nói và viết ra rất hùng hồn nhiệt tình nói lên tâm trạng và niềm vui trong việc đi tìm kiếm Thiên Chúa. Ngài diễn tả sự trống rổng của cuộc đời vắng bóng Thiên Chúa như sau: “ Nếu tôi nhìn vào trong gương và tôi không còn nhìn thấy khuôn mặt của tôi nữa, tôi có cảm tưởng có một thứ cảm giác đến trong tôi, cũng như khi tôi nhìn vào thế giới đông đúc náo nhiệt mà không thấy một phản ảnh nào của Đấng Tạo Hóa.”
Toàn thể mối hy vọng của cuộc viếng thăm này có thể diễn tả một cách đơn sơ. Chúng ta hy vọng sự hiện diện trong sáng và lời nói của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ giúp cho nhiều người trong nước chúng ta tìm được lòng tin nơi Thiên Chúa không chỉ là giaỉ quyết được một vấn đề nhưng là là một món quà để làm lại từ đầu.. Đối với nhiều người trong xã hội chúng ta, đức tin trở thành một vấn đề, nhiều khi cần phải giữ kín hoặc là không bày tỏ ra nơi công cọng. Vâng sự thật rất khác biệt: đức tin vào Thiên Chúa mang lại sự giàu có và niềm vui cho nhân loại. Đó là sự giải phóng và đường lối chúng ta tìm kiếm, là nguổn cảm hứng và khả năng chịu đựng là nguồn mạch cho sự tha thứ và lòng nhân ái.
Lời mời gọi đến với đức tin là một vấn đề hoàn toàn cá nhân. Vì lẽ ấy, khẩu hiệu được chọn cho Cuộc Viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã được Đức Hồng y John Newuman chọn làm huy hiệu Hồng Y của Ngài: “Heart speaks unto heart”.
Tôi hy vọng và cầu xin cho cuộc Viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mang đến những ân sủng cho xứ sở này cho mọi người trên thế giới theo dỏi cuộc Viếng Thăm này.
Đức Tổng Giám Mục Vincent Gerard Nichols
Quốc khách hay không quốc khách
Vũ Văn An
21:38 22/09/2010
Chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI vừa qua bị một số người tại quốc gia này phản đối ầm ĩ, cho rằng ngài muốn tới Anh thì cứ việc tới nhưng không thể đến đó với tư cách quốc khách vì một lý do giản dị là người chịu thuế Anh không muốn chi tiền để đón tiếp một người đến đó không với mục đích nào khác mà chỉ để lên án chủ nghĩa duy thế tục, một chủ nghĩa được họ tôn sùng và được đại đa số người Anh tin theo.
Nói lấy được
Thực ra khi lên tiếng như thế, những người chống đối trên đã quên khuấy nhiều nguyên tắc căn bản của dân chủ. Mà nguyên tắc hàng đầu chính là nguyên tắc đại diện. Họ đã bầu người đại diện và ủy cho người đại diện này quyền thay mặt mình cai trị đất nước. Người đại diện ấy đã nhân danh họ mà hành động, mong đem lại công ích cho mọi người, về mọi phương diện. Về chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI, người đại diện đã thay mặt họ mời Đức Giáo Hoàng qua thăm. Việc mời ấy đúng hay sai, họ có quyền phê phán, chỉ trích. Nhưng người để họ phê phán chỉ trích chỉ có thể là chính phủ Anh, chứ không thể là Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, cung cách phản đối của họ cho thấy họ nhằm vào Đức Giáo Hoàng chứ không nhằm vào chính phủ của họ.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc đa số, một nguyên tắc mà trong quá khứ họ từng dùng để dựng lên nhiều rào cản chống lại thiểu số Công Giáo và ngày nay vẫn được họ dùng để cả vú lấp miệng em về nhiều chính sách nhằm làm băng hoại xã hội và nhân phẩm. Họ nói đa số dân Anh không muốn chào đón quốc khách Bênêđíctô XVI. Nhưng trước khi Đức Giáo Hoàng tới đây, Lord Patten, vị đại diện chính phủ Anh trong ban tổ chức cuộc viếng thăm, xác nhận rằng những người chống đối chỉ là thiểu số, một thiểu số bất khoan dung đối với tôn giáo, nhất là Công Giáo. Tạp chí The Tablet đã nhờ cơ quan chuyên môn Ipsos làm một cuộc thăm dò. Kết quả: 25% người dân Anh ủng hộ chuyến viếng thăm, trong khi 11% chống đối, còn 65% không chống đối mà cũng không ủng hộ. Như thế, thì đa số nằm ở chỗ nào?
Thực tế, từ ngày Đức Giáo Hoàng thực sự đặt chân lên đất nước Anh, cán cân còn nghiêng rõ hơn nữa về phía người ủng hộ ngài so với những người chống đối. Tại Tô Cách Lan, số người đứng hai bên đường phố Edinburgh hoan hô ngài lên đến 125,000, trong khi số người chống đối chỉ là 150, kể cả nhóm của Mục Sư Paisley, người chống đối Đức Giáo Hoàng vì một lý do khác hẳn. Hãng tin Zenit nhận xét: các đe dọa phản đối tại Tô Cách Lan đã trở thành số không. Tại Luân Đôn, tình hình có khá hơn cho những người chống đối: có tường trình cho hay con số họ lên đến 10,000, nhưng cũng không thiếu tường trình cho hay con số ấy chỉ là 5,000. Trong khi ấy, số người ủng hộ ngài trên đường phố lên đến 200,000, tuy con số ấy chỉ còn lại 80,000 tại buổi canh thức ở Hyde Park. Ấy là chưa kể những người lắng nghe ngài, cùng cầu nguyện với ngài tại nhà. Người ta ước lượng con số ấy có thể lên tới hàng triệu. Hãng tin Zenit ngày 20 tháng 9 cho hay: cơ sở xuất bản Magnificat đã phân phối khắp nước Anh và Tô Cách Lan hơn một triệu cuốn nghi lễ dùng cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Cuốn sách này bao gồm tất cả các bài đọc, lời cầu nguyện, và nhiều bài suy niệm dùng trong suốt chuyến viếng thăm, nhờ thế, những người ở nhà vẫn có thể hiệp thông để cùng cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y O’Brien, Đức Tổng Giám Mục Nichols, Lord Patten và Tổng Giám Mục Anh Giáo Williams cùng đề tựa cho cuốn sách.
Chính danh
Đối với Đức Giáo Hoàng, dĩ nhiên đây là chuyến viếng thăm chính thức của ngài tại Anh Quốc và Tô Cách Lan trong tư cách quốc khách. Ngài khẳng định điều đó trên chuyến máy bay tới Tô Cách Lan. Nguyên văn câu trả lời báo chí của ngài về vấn đề này: “Tôi rất biết ơn Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, người đã muốn dành cho chuyến viếng thăm này tư cách viếng thăm nhà nước, để nói lên đặc tính chính thức của chuyến viếng thăm lẫn trách nhiệm chung về chính trị và tôn giáo đối với tương lai lục địa và tương lai của cả nhân loại. Nó cho thấy trách nhiệm lớn lao chung phải làm sao để các giá trị vốn tạo ra công lý và nền chính trị và các giá trị phát sinh từ tôn giáo được hợp nhất với nhau trong thời đại ta”.
Tuy nhiên, như để nhấn mạnh đến điểm tương đồng và cũng dị biệt trên thực tế giữa ngôi vị giáo hoàng và ngôi vị nữ hoàng Anh, hai ngôi vị kể là độc đáo trên thế giới hiện nay, Đức Giáo Hoàng đề cập tới điểm đặc thù của chuyến viếng thăm nhà nước này. Thực vậy, trên lý thuyết và danh dự, nữ hoàng Anh vừa đứng đầu Vương Quốc Thống Nhất vừa đứng đầu Giáo Hội Anh Giáo thế nào, thì Đức Giáo Hoàng cũng vừa đứng đầu Thị Quốc Vatican vừa đứng đầu Giáo Hội Công Giáo như thế. Những người duy thế tục của Anh, khi lên tiếng chỉ trích tư cách quốc khách của Đức Giáo Hoàng, hình như cũng muốn chửi xéo tư cách thủ lãnh Giáo Hội Anh Giáo của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Trên thực tế, trong khi quyền bính và trách nhiệm tôn giáo của Nữ Hoàng gần như đã trở thành số không, thì quyền bính và trách nhiệm tôn giáo của Đức Giáo Hoàng luôn là chủ điểm và mỗi ngày càng trở thành chủ điểm nhiều hơn. Chính vì vậy, ngài nói thêm: “Lẽ dĩ nhiên, sự kiện đây là một chuyến viếng thăm nhà nước về phương diện pháp lý vẫn không làm cho chuyến viếng thăm của tôi thành biến cố chính trị, bởi vì Đức Giáo Hoàng có là đầu của một nhà nước, thì điều này chỉ là một phương thế để bảo đảm cho sự độc lập của lời ngài công bố và cho tính công cộng của công việc mục vụ của ngài. Theo nghĩa đó, một cuộc viếng thăm nhà nước, xét trong bản thể và yếu tính, vẫn là một cuộc viếng thăm mục vụ, tức một cuộc viếng thăm trong trách nhiệm đức tin, một trách nhiệm vốn giải thích cho sự hiện hữu của ngôi vị Giáo Hoàng”.
Nói thế rồi, Đức Giáo Hoàng cho rằng việc xếp cuộc viếng thăm mục vụ này vào loại quốc khách giúp người ta lưu ý đặc biệt tới những điểm trùng phùng giữa các lợi ích chính trị và lợi ích tôn giáo. Xét về bản thể, chính trị mưu cầu việc bảo đảm công lý và với công lý là tự do. Nhưng công lý vốn là một giá trị luân lý và tôn giáo. Nên việc công bố đức tin rõ ràng có liên hệ tới chính trị trong lãnh vực công lý. Từ đó, phát sinh ra các quan tâm chung. Ngài cho rằng: “Đại Anh vốn có nhiều kinh nghiệm và nhiều hoạt động trong cuộc đấu tranh chống các tệ nạn thời nay như khốn cùng, nghèo khổ, bệnh tật, ma túy nhưng tất cả những cuộc đấu tranh chống khốn cùng, nghèo khổ, và các ách nô lệ của con người, cũng là các mục tiêu của đức tin bởi vì chúng hết thẩy đều là mục tiêu của việc nhân bản hóa con người ngõ hầu họ được phục hồi trở lại với hình ảnh Thiên Chúa từ cảnh đổ vỡ tan hoang”.
Điểm chung thứ hai là dấn thân cho hòa bình thế giới và khả năng được sống trong hòa bình, được giáo dục trong hòa bình. Là tạo ra các nhân đức giúp con người có khả năng hòa bình. Và sau cùng yếu tố chủ chốt của hòa bình là đối thoại liên tôn, là khoan dung, là việc con người cởi mở chào đón người khác. Mục tiêu sâu sắc đối với cả Đại Anh trong tư cách một xã hội lẫn đức tin Công Giáo là mục tiêu sau đây: mở cửa tâm hồn, mở cửa cho đối thoại, và do đó, mở cửa cho chân lý, cho cuộc hành trình chung của nhân loại và cho việc tìm lại các giá trị vốn làm nền tảng cho chủ nghĩa nhân bản của chúng ta.
Cái tính quốc khách dành cho chuyến viếng thăm chỉ có mục đích ấy. Thủ tướng David Cameron, trong một bài báo viết cho tờ The Tablet, cũng nhấn mạnh đến những điểm tương đồng giữa Đại Anh và Tòa Thánh Vatican. Theo ông, “Giáo Hội Công Giáo công bố một sứ điệp hòa bình và công lý cho thế giới và chúng ta đang làm việc mật thiết với sứ điệp ấy để đẩy mạnh hơn nữa các chính nghĩa này”. Ông cũng cho rằng “Giáo Hội Công Giáo và các cơ quan của nó đứng hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên khắp thế giới và chúng ta, chúng ta làm việc với họ, với các cơ quan như Cafod, Sciaf, Trocaire và Caritas, ở Châu Phi, ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Tại vùng Hạ Sahara của Châu Phi, các cơ quan Công Giáo tại các giáo hội địa phương đang cung cấp một phần tư dịch vụ giáo dục và chăm lo sức khỏe, nhất là cho các nạn nhân bệnh AIDS”. Ngoài ra ông còn liệt kê sự đóng góp của Tòa Thánh vào Chương Trình Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc cũng như chiến dịch chống thay đổi khí hậu, hai chương trình được chính phủ của ông tiếp tục hỗ trợ hết mình.
Cuộc tranh luận công cộng
Đặt chân lên Tô Cách Lan và Anh, Đức Bênêđíctô XVI đã thể hiện đúng quan điểm của ngài về tư cách quốc khách của ngôi vị giáo hoàng. Trong buổi triều yết tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma, sau khi từ Birmingham trở về, ngài cho rằng trong bất cứ cuộc tông du nào, ngài cũng nhằm hỗ trợ cộng đồng Công Giáo địa phương, khuyến khích họ bênh vực các sự thật luân lý trường cửu; những sự thật vốn được Phúc Âm soi sáng và củng cố này chính là nền tảng của một xã hội nhân bản, công bình và tự do. Nhưng song song với mục tiêu ấy, ngài cũng đã nói với người dân của Vương Quốc Thống Nhất “về thực tại đích thật của con người, về các nhu cầu sâu sắc nhất của họ, về cùng đích tối hậu của họ”. Đối với một xã hội bị duy tục hóa cao độ như Nước Anh, tư cách quốc khách mới có thể giúp ngài lên tiếng một cách đầy đủ thế giá về những vấn đề như thế, một tiếng nói trên nóc mái nhà, đường đường chính chính, một thế giá mà Tổng Giám Mục Anh Giáo Rowan Williams không thể có được, như nhận định của Stephen Glover trên tờ Daily Mail mấy hôm trước đây.
Ngài không hề đòi hỏi tư cách quốc khách vì các lý do chính trị. Trên đường tới Tô Cách Lan, ngài khẳng định với báo chí: “Giáo Hội không làm việc cho chính mình, không làm việc để gia tăng con số, gia tăng quyền lực. Giáo Hội phục vụ Người Khác, không phục vụ chính mình. Giáo Hội không hiện hữu để trở thành một cơ cấu mạnh, nhưng đúng hơn, Giáo Hội phục vụ nhằm giúp người ta nghe lời công bố về Chúa Giêsu Kitô, về các chân lý vĩ đại, về những sức mạnh lớn lao của tình yêu, về hoà giải… “. Tổng Giám Mục Rowan Williams của Anh Giáo cũng nhất trí với ngài khi ông tuyên bố tại Đan Viện Westminster rằng: tôn giáo không đòi hỏi quyền lực chính trị hay vai trò thống trị trong đời sống công, mà chỉ đòi hỏi cơ hội được làm chứng, được biện luận, được đôi khi phản kháng, đôi khi khẳng nhận, nghĩa là được góp phần vào cuộc tranh luận công cộng của xã hội chúng ta…
Cuộc tranh luận ấy đã được Đức Bênêđíctô XVI tham dự trong tư cách ngang hàng với các nhà lãnh đạo Anh và Tô Cách Lan, thuộc đủ mọi phương diện: chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, nghệ thuật… Và qua họ là với toàn thế giới thế tục. Ngài đủ tư cách để cho họ thấy: đẩy tôn giáo ra bên lề sinh hoạt công cộng là điều vừa trái với truyền thống cha ông họ, một truyền thống vốn nhìn nhận nơi vị quân vương một vai trò lãnh đạo tôn giáo, vừa phá hoại bản chất con người, vốn được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, đầy đủ tự do và phẩm giá.
Tại Đại Sảnh Westminster, nơi chủ tịch nghị viện Thomas More bị xử tử năm 1535 vì không chịu nhìn nhận quyền bính vua trên quyền bính Giáo Hội, và là nơi ngài được người kế nhiệm ông là John Bercow chào mừng, Đức Bênêđíctô không ngần ngại nhắc mọi người nhớ nét chính yếu trong phiên tòa xử Thomas More. Ngài bảo họ: “thế lưỡng nan của More trong thời buổi khó khăn ấy” chính là “vấn đề muôn thuở trong mối tương quan giữa điều thuộc về Xêda và điều thuộc về Thiên Chúa”. Ngài muốn họ “suy nghĩ… về chỗ đứng thích đáng của niềm tin tôn giáo trong diễn trình chính trị”.
Áp dụng vào trường hợp More, ngài nói với cử tọa trên rằng các vấn nạn căn bản trong vụ xử ông vẫn tiếp tục hiện diện trong xã hội ngày nay. Trong số các vấn nạn ấy, có vấn nạn quan trọng hàng đầu là “Phải dựa vào đâu để giải quyết các thế lưỡng nan luân lý?”
More và tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà thời ông đều buộc phải hỏi và trả lời câu hỏi này: phải giải quyết vấn đề luân lý về ly dị và tái hôn trên căn bản nào? Phải chăng phải dựa vào ý kiến của người nắm quyền chính trị (Henry VIII) hay dựa trên các nguyên tắc luân lý trường cửu, các nguyên tắc vốn được Giáo Hội cổ vũ?
Tuy tình thế chính trị tại Anh trong 500 năm qua đã thay đổi nhiều, nhưng vấn đề sau vẫn y nguyên: đối với xã hội dân sự và chính trị, liệu có những nền tảng đạo đức nào mà ngay những nhà nắm quyền chính trị cũng không thể nào thay đổi được, kể cả thẩm quyền dân chủ? Theo Đức Bênêđíctô XVI, câu trả lời hiển nhiên là có. Vì “nếu các nguyên tắc luân lý bên dưới diễn trình chính trị chỉ được xác định một cách chắc chắn bằng sự đồng thuận có tính xã hội, thì rõ ràng diễn trình [dân chủ] ấy hết sức mỏng manh”. Ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nhắc tới các luật lệ phản sự sống được Nghị Viện Anh và nhiều nền dân chủ hiện đại thông qua trong mấy thập niên vừa rồi, nhân danh “sự đồng thuận có tính xã hội” (social consensus), nhưng rõ ràng đi ngược lại lợi ích đích thật của xã hội.
Ngài không trực tiếp nhắc tới phá thai, an tử hay dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, nhưng ngài có đưa ra một điển hình về việc người ta “hy sinh” các nền tảng luân lý của xã hội. Đó là cuộc khủng hoảng tài chánh, sở dĩ xẩy ra vì người ta “hy sinh” các nền tảng luân lý lành mạnh để đổi lấy quyền lợi tư riêng và chủ nghĩa thực dụng, đem lại khó khăn cho bao nhiêu triệu người trên khắp thế giới. Ngài nhắc các nhà lập pháp Anh hiện nay rằng: các đồng nghiệp xưa của họ, khi bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ, đã không hẳn dựa vào ý kiến công cộng mà dựa vào các nguyên tắc đạo đức chắc chắn, bén rễ sâu trong luật tự nhiên”.
Nhưng “tìm ở đâu ra nền tảng đạo đức cho các quyết định chính trị?”. Đức Giáo Hoàng trả lời: lý trí con người có thể khám phá ra các qui phạm khách quan vốn hướng dẫn hành động đúng của ta, không cần đến mạc khải. Trái với quan điểm của phe duy tương đối, lý trí con người có khả năng biết được điều đúng, điều ngay. Ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới luật tự nhiên.
Nhưng nếu lý trí con người có khả năng nhận thức được các quy phạm luân lý khách quan, dù không cần đến mạc khải, thì đâu là vai trò của tôn giáo trong xã hội, nhất là Kitô giáo? Đức Bênêđíctô XVI cho hay: tôn giáo không cung cấp các quy phạm luân lý ấy. Tôn giáo không đưa ra một bản thiết kế (blueprint) chi tiết cho việc cơ cấu hóa sinh hoạt chính trị và xã hội của một quốc gia. Đúng hơn, tôn giáo “giúp tinh lọc và soi sáng việc sử dụng lý trí vào việc khám phá ra các nguyên tắc luân lý khách quan ấy”.
Thành thử vai trò của tôn giáo là vai trò “điều chỉnh” (corrective), giúp hướng dẫn lý trí đi đúng đường tìm ra các quy phạm luân lý và các áp dụng cụ thể đứng đắn của chúng. Sự hướng dẫn này rất cần thiết vì tội lỗi thường ngăn cản lý trí trong cuộc tìm kiếm chân lý của nó. Ngài bảo: “không có sự điều chỉnh do tôn giáo đem lại… lý trí có thể trở thành mồi cho nhiều bóp méo lệch lạc, như bị các ý thức hệ thao túng, hay chỉ áp dụng một phần mà không xem sét toàn bộ phẩm giá nhân vị con người”.
Theo Đức Giáo Hoàng, chức năng điều chỉnh này của đức tin và mạc khải không luôn luôn được hoan nghênh trong nhiều xã hội dân chủ hiện nay. Điều này một phần không phải lỗi của xã hội. Chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, tức các hình thức tôn giáo bất cần lý trí, chịu trách nhiệm phần lớn.
Suy tư của Đức Bênêđíctô XVI hết sức gắn bó ở đây. Vì theo ngài, lý trí cần đức tin, nhưng đức tin cũng cần lý trí. Đó là một diễn trình hai chiều. Bởi thế, ngài tha thiết kêu gọi những người có trách nhiệm chính trị tại Vương Quốc Thống Nhất hãy làm mọi cách để bảo đảm “một cuộc đối thoại sâu sắc giữa thế giới thuận lý thế tục và thế giới niềm tin tôn giáo vì thiện ích của nền văn minh chúng ta”. Cuộc đối thoại ấy không thể nào chấp nhận được hiện tượng đẩy tôn giáo ra bên lề xã hội, một hiện tượng đang xẩy ra tại nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Tô Cách Lan. Nó cũng không thể chấp nhận được việc bác bỏ quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của các tín hữu. Rõ ràng ngài muốn ám chỉ các đạo luật gần đây tại quốc hội Anh nhằm công nhận quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính khiến nhiều cơ quan nhận con nuôi của Công Giáo bắt buộc phải một là hành động trái với lương tâm hai là tự ý đóng cửa, tự do tôn giáo của họ rõ ràng bị vi phạm.
Nhiều người khác còn chủ trương bắt tiếng nói của tôn giáo phải câm lặng hay ít nhất bị giới hạn trong phạm vi riêng tư. Chính vì không muốn bị “riêng tư hóa” như thế, nên nữ hoàng và chính phủ Vương Quốc Thống Nhất đã mời Đức Giáo Hoàng chính thức qua thăm đất nước họ. Cuộc viếng thăm có tính quốc khách vì thế có ý nghĩa hết sức lớn lao. Đức Giáo Hoàng muốn mọi người thấy rằng các xã hội hiện đại, kể cả các nền dân chủ hiện đại, không thể không cần đến “tôn giáo nơi công cộng”.
Nói lấy được
Thực ra khi lên tiếng như thế, những người chống đối trên đã quên khuấy nhiều nguyên tắc căn bản của dân chủ. Mà nguyên tắc hàng đầu chính là nguyên tắc đại diện. Họ đã bầu người đại diện và ủy cho người đại diện này quyền thay mặt mình cai trị đất nước. Người đại diện ấy đã nhân danh họ mà hành động, mong đem lại công ích cho mọi người, về mọi phương diện. Về chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI, người đại diện đã thay mặt họ mời Đức Giáo Hoàng qua thăm. Việc mời ấy đúng hay sai, họ có quyền phê phán, chỉ trích. Nhưng người để họ phê phán chỉ trích chỉ có thể là chính phủ Anh, chứ không thể là Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, cung cách phản đối của họ cho thấy họ nhằm vào Đức Giáo Hoàng chứ không nhằm vào chính phủ của họ.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc đa số, một nguyên tắc mà trong quá khứ họ từng dùng để dựng lên nhiều rào cản chống lại thiểu số Công Giáo và ngày nay vẫn được họ dùng để cả vú lấp miệng em về nhiều chính sách nhằm làm băng hoại xã hội và nhân phẩm. Họ nói đa số dân Anh không muốn chào đón quốc khách Bênêđíctô XVI. Nhưng trước khi Đức Giáo Hoàng tới đây, Lord Patten, vị đại diện chính phủ Anh trong ban tổ chức cuộc viếng thăm, xác nhận rằng những người chống đối chỉ là thiểu số, một thiểu số bất khoan dung đối với tôn giáo, nhất là Công Giáo. Tạp chí The Tablet đã nhờ cơ quan chuyên môn Ipsos làm một cuộc thăm dò. Kết quả: 25% người dân Anh ủng hộ chuyến viếng thăm, trong khi 11% chống đối, còn 65% không chống đối mà cũng không ủng hộ. Như thế, thì đa số nằm ở chỗ nào?
Thực tế, từ ngày Đức Giáo Hoàng thực sự đặt chân lên đất nước Anh, cán cân còn nghiêng rõ hơn nữa về phía người ủng hộ ngài so với những người chống đối. Tại Tô Cách Lan, số người đứng hai bên đường phố Edinburgh hoan hô ngài lên đến 125,000, trong khi số người chống đối chỉ là 150, kể cả nhóm của Mục Sư Paisley, người chống đối Đức Giáo Hoàng vì một lý do khác hẳn. Hãng tin Zenit nhận xét: các đe dọa phản đối tại Tô Cách Lan đã trở thành số không. Tại Luân Đôn, tình hình có khá hơn cho những người chống đối: có tường trình cho hay con số họ lên đến 10,000, nhưng cũng không thiếu tường trình cho hay con số ấy chỉ là 5,000. Trong khi ấy, số người ủng hộ ngài trên đường phố lên đến 200,000, tuy con số ấy chỉ còn lại 80,000 tại buổi canh thức ở Hyde Park. Ấy là chưa kể những người lắng nghe ngài, cùng cầu nguyện với ngài tại nhà. Người ta ước lượng con số ấy có thể lên tới hàng triệu. Hãng tin Zenit ngày 20 tháng 9 cho hay: cơ sở xuất bản Magnificat đã phân phối khắp nước Anh và Tô Cách Lan hơn một triệu cuốn nghi lễ dùng cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Cuốn sách này bao gồm tất cả các bài đọc, lời cầu nguyện, và nhiều bài suy niệm dùng trong suốt chuyến viếng thăm, nhờ thế, những người ở nhà vẫn có thể hiệp thông để cùng cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y O’Brien, Đức Tổng Giám Mục Nichols, Lord Patten và Tổng Giám Mục Anh Giáo Williams cùng đề tựa cho cuốn sách.
Chính danh
Đối với Đức Giáo Hoàng, dĩ nhiên đây là chuyến viếng thăm chính thức của ngài tại Anh Quốc và Tô Cách Lan trong tư cách quốc khách. Ngài khẳng định điều đó trên chuyến máy bay tới Tô Cách Lan. Nguyên văn câu trả lời báo chí của ngài về vấn đề này: “Tôi rất biết ơn Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, người đã muốn dành cho chuyến viếng thăm này tư cách viếng thăm nhà nước, để nói lên đặc tính chính thức của chuyến viếng thăm lẫn trách nhiệm chung về chính trị và tôn giáo đối với tương lai lục địa và tương lai của cả nhân loại. Nó cho thấy trách nhiệm lớn lao chung phải làm sao để các giá trị vốn tạo ra công lý và nền chính trị và các giá trị phát sinh từ tôn giáo được hợp nhất với nhau trong thời đại ta”.
Tuy nhiên, như để nhấn mạnh đến điểm tương đồng và cũng dị biệt trên thực tế giữa ngôi vị giáo hoàng và ngôi vị nữ hoàng Anh, hai ngôi vị kể là độc đáo trên thế giới hiện nay, Đức Giáo Hoàng đề cập tới điểm đặc thù của chuyến viếng thăm nhà nước này. Thực vậy, trên lý thuyết và danh dự, nữ hoàng Anh vừa đứng đầu Vương Quốc Thống Nhất vừa đứng đầu Giáo Hội Anh Giáo thế nào, thì Đức Giáo Hoàng cũng vừa đứng đầu Thị Quốc Vatican vừa đứng đầu Giáo Hội Công Giáo như thế. Những người duy thế tục của Anh, khi lên tiếng chỉ trích tư cách quốc khách của Đức Giáo Hoàng, hình như cũng muốn chửi xéo tư cách thủ lãnh Giáo Hội Anh Giáo của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Trên thực tế, trong khi quyền bính và trách nhiệm tôn giáo của Nữ Hoàng gần như đã trở thành số không, thì quyền bính và trách nhiệm tôn giáo của Đức Giáo Hoàng luôn là chủ điểm và mỗi ngày càng trở thành chủ điểm nhiều hơn. Chính vì vậy, ngài nói thêm: “Lẽ dĩ nhiên, sự kiện đây là một chuyến viếng thăm nhà nước về phương diện pháp lý vẫn không làm cho chuyến viếng thăm của tôi thành biến cố chính trị, bởi vì Đức Giáo Hoàng có là đầu của một nhà nước, thì điều này chỉ là một phương thế để bảo đảm cho sự độc lập của lời ngài công bố và cho tính công cộng của công việc mục vụ của ngài. Theo nghĩa đó, một cuộc viếng thăm nhà nước, xét trong bản thể và yếu tính, vẫn là một cuộc viếng thăm mục vụ, tức một cuộc viếng thăm trong trách nhiệm đức tin, một trách nhiệm vốn giải thích cho sự hiện hữu của ngôi vị Giáo Hoàng”.
Nói thế rồi, Đức Giáo Hoàng cho rằng việc xếp cuộc viếng thăm mục vụ này vào loại quốc khách giúp người ta lưu ý đặc biệt tới những điểm trùng phùng giữa các lợi ích chính trị và lợi ích tôn giáo. Xét về bản thể, chính trị mưu cầu việc bảo đảm công lý và với công lý là tự do. Nhưng công lý vốn là một giá trị luân lý và tôn giáo. Nên việc công bố đức tin rõ ràng có liên hệ tới chính trị trong lãnh vực công lý. Từ đó, phát sinh ra các quan tâm chung. Ngài cho rằng: “Đại Anh vốn có nhiều kinh nghiệm và nhiều hoạt động trong cuộc đấu tranh chống các tệ nạn thời nay như khốn cùng, nghèo khổ, bệnh tật, ma túy nhưng tất cả những cuộc đấu tranh chống khốn cùng, nghèo khổ, và các ách nô lệ của con người, cũng là các mục tiêu của đức tin bởi vì chúng hết thẩy đều là mục tiêu của việc nhân bản hóa con người ngõ hầu họ được phục hồi trở lại với hình ảnh Thiên Chúa từ cảnh đổ vỡ tan hoang”.
Điểm chung thứ hai là dấn thân cho hòa bình thế giới và khả năng được sống trong hòa bình, được giáo dục trong hòa bình. Là tạo ra các nhân đức giúp con người có khả năng hòa bình. Và sau cùng yếu tố chủ chốt của hòa bình là đối thoại liên tôn, là khoan dung, là việc con người cởi mở chào đón người khác. Mục tiêu sâu sắc đối với cả Đại Anh trong tư cách một xã hội lẫn đức tin Công Giáo là mục tiêu sau đây: mở cửa tâm hồn, mở cửa cho đối thoại, và do đó, mở cửa cho chân lý, cho cuộc hành trình chung của nhân loại và cho việc tìm lại các giá trị vốn làm nền tảng cho chủ nghĩa nhân bản của chúng ta.
Cái tính quốc khách dành cho chuyến viếng thăm chỉ có mục đích ấy. Thủ tướng David Cameron, trong một bài báo viết cho tờ The Tablet, cũng nhấn mạnh đến những điểm tương đồng giữa Đại Anh và Tòa Thánh Vatican. Theo ông, “Giáo Hội Công Giáo công bố một sứ điệp hòa bình và công lý cho thế giới và chúng ta đang làm việc mật thiết với sứ điệp ấy để đẩy mạnh hơn nữa các chính nghĩa này”. Ông cũng cho rằng “Giáo Hội Công Giáo và các cơ quan của nó đứng hàng đầu trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên khắp thế giới và chúng ta, chúng ta làm việc với họ, với các cơ quan như Cafod, Sciaf, Trocaire và Caritas, ở Châu Phi, ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh. Tại vùng Hạ Sahara của Châu Phi, các cơ quan Công Giáo tại các giáo hội địa phương đang cung cấp một phần tư dịch vụ giáo dục và chăm lo sức khỏe, nhất là cho các nạn nhân bệnh AIDS”. Ngoài ra ông còn liệt kê sự đóng góp của Tòa Thánh vào Chương Trình Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc cũng như chiến dịch chống thay đổi khí hậu, hai chương trình được chính phủ của ông tiếp tục hỗ trợ hết mình.
Cuộc tranh luận công cộng
Đặt chân lên Tô Cách Lan và Anh, Đức Bênêđíctô XVI đã thể hiện đúng quan điểm của ngài về tư cách quốc khách của ngôi vị giáo hoàng. Trong buổi triều yết tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma, sau khi từ Birmingham trở về, ngài cho rằng trong bất cứ cuộc tông du nào, ngài cũng nhằm hỗ trợ cộng đồng Công Giáo địa phương, khuyến khích họ bênh vực các sự thật luân lý trường cửu; những sự thật vốn được Phúc Âm soi sáng và củng cố này chính là nền tảng của một xã hội nhân bản, công bình và tự do. Nhưng song song với mục tiêu ấy, ngài cũng đã nói với người dân của Vương Quốc Thống Nhất “về thực tại đích thật của con người, về các nhu cầu sâu sắc nhất của họ, về cùng đích tối hậu của họ”. Đối với một xã hội bị duy tục hóa cao độ như Nước Anh, tư cách quốc khách mới có thể giúp ngài lên tiếng một cách đầy đủ thế giá về những vấn đề như thế, một tiếng nói trên nóc mái nhà, đường đường chính chính, một thế giá mà Tổng Giám Mục Anh Giáo Rowan Williams không thể có được, như nhận định của Stephen Glover trên tờ Daily Mail mấy hôm trước đây.
Ngài không hề đòi hỏi tư cách quốc khách vì các lý do chính trị. Trên đường tới Tô Cách Lan, ngài khẳng định với báo chí: “Giáo Hội không làm việc cho chính mình, không làm việc để gia tăng con số, gia tăng quyền lực. Giáo Hội phục vụ Người Khác, không phục vụ chính mình. Giáo Hội không hiện hữu để trở thành một cơ cấu mạnh, nhưng đúng hơn, Giáo Hội phục vụ nhằm giúp người ta nghe lời công bố về Chúa Giêsu Kitô, về các chân lý vĩ đại, về những sức mạnh lớn lao của tình yêu, về hoà giải… “. Tổng Giám Mục Rowan Williams của Anh Giáo cũng nhất trí với ngài khi ông tuyên bố tại Đan Viện Westminster rằng: tôn giáo không đòi hỏi quyền lực chính trị hay vai trò thống trị trong đời sống công, mà chỉ đòi hỏi cơ hội được làm chứng, được biện luận, được đôi khi phản kháng, đôi khi khẳng nhận, nghĩa là được góp phần vào cuộc tranh luận công cộng của xã hội chúng ta…
Cuộc tranh luận ấy đã được Đức Bênêđíctô XVI tham dự trong tư cách ngang hàng với các nhà lãnh đạo Anh và Tô Cách Lan, thuộc đủ mọi phương diện: chính trị, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, nghệ thuật… Và qua họ là với toàn thế giới thế tục. Ngài đủ tư cách để cho họ thấy: đẩy tôn giáo ra bên lề sinh hoạt công cộng là điều vừa trái với truyền thống cha ông họ, một truyền thống vốn nhìn nhận nơi vị quân vương một vai trò lãnh đạo tôn giáo, vừa phá hoại bản chất con người, vốn được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, đầy đủ tự do và phẩm giá.
Tại Đại Sảnh Westminster, nơi chủ tịch nghị viện Thomas More bị xử tử năm 1535 vì không chịu nhìn nhận quyền bính vua trên quyền bính Giáo Hội, và là nơi ngài được người kế nhiệm ông là John Bercow chào mừng, Đức Bênêđíctô không ngần ngại nhắc mọi người nhớ nét chính yếu trong phiên tòa xử Thomas More. Ngài bảo họ: “thế lưỡng nan của More trong thời buổi khó khăn ấy” chính là “vấn đề muôn thuở trong mối tương quan giữa điều thuộc về Xêda và điều thuộc về Thiên Chúa”. Ngài muốn họ “suy nghĩ… về chỗ đứng thích đáng của niềm tin tôn giáo trong diễn trình chính trị”.
Áp dụng vào trường hợp More, ngài nói với cử tọa trên rằng các vấn nạn căn bản trong vụ xử ông vẫn tiếp tục hiện diện trong xã hội ngày nay. Trong số các vấn nạn ấy, có vấn nạn quan trọng hàng đầu là “Phải dựa vào đâu để giải quyết các thế lưỡng nan luân lý?”
More và tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà thời ông đều buộc phải hỏi và trả lời câu hỏi này: phải giải quyết vấn đề luân lý về ly dị và tái hôn trên căn bản nào? Phải chăng phải dựa vào ý kiến của người nắm quyền chính trị (Henry VIII) hay dựa trên các nguyên tắc luân lý trường cửu, các nguyên tắc vốn được Giáo Hội cổ vũ?
Tuy tình thế chính trị tại Anh trong 500 năm qua đã thay đổi nhiều, nhưng vấn đề sau vẫn y nguyên: đối với xã hội dân sự và chính trị, liệu có những nền tảng đạo đức nào mà ngay những nhà nắm quyền chính trị cũng không thể nào thay đổi được, kể cả thẩm quyền dân chủ? Theo Đức Bênêđíctô XVI, câu trả lời hiển nhiên là có. Vì “nếu các nguyên tắc luân lý bên dưới diễn trình chính trị chỉ được xác định một cách chắc chắn bằng sự đồng thuận có tính xã hội, thì rõ ràng diễn trình [dân chủ] ấy hết sức mỏng manh”. Ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nhắc tới các luật lệ phản sự sống được Nghị Viện Anh và nhiều nền dân chủ hiện đại thông qua trong mấy thập niên vừa rồi, nhân danh “sự đồng thuận có tính xã hội” (social consensus), nhưng rõ ràng đi ngược lại lợi ích đích thật của xã hội.
Ngài không trực tiếp nhắc tới phá thai, an tử hay dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu, nhưng ngài có đưa ra một điển hình về việc người ta “hy sinh” các nền tảng luân lý của xã hội. Đó là cuộc khủng hoảng tài chánh, sở dĩ xẩy ra vì người ta “hy sinh” các nền tảng luân lý lành mạnh để đổi lấy quyền lợi tư riêng và chủ nghĩa thực dụng, đem lại khó khăn cho bao nhiêu triệu người trên khắp thế giới. Ngài nhắc các nhà lập pháp Anh hiện nay rằng: các đồng nghiệp xưa của họ, khi bãi bỏ chế độ buôn bán nô lệ, đã không hẳn dựa vào ý kiến công cộng mà dựa vào các nguyên tắc đạo đức chắc chắn, bén rễ sâu trong luật tự nhiên”.
Nhưng “tìm ở đâu ra nền tảng đạo đức cho các quyết định chính trị?”. Đức Giáo Hoàng trả lời: lý trí con người có thể khám phá ra các qui phạm khách quan vốn hướng dẫn hành động đúng của ta, không cần đến mạc khải. Trái với quan điểm của phe duy tương đối, lý trí con người có khả năng biết được điều đúng, điều ngay. Ở đây, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới luật tự nhiên.
Nhưng nếu lý trí con người có khả năng nhận thức được các quy phạm luân lý khách quan, dù không cần đến mạc khải, thì đâu là vai trò của tôn giáo trong xã hội, nhất là Kitô giáo? Đức Bênêđíctô XVI cho hay: tôn giáo không cung cấp các quy phạm luân lý ấy. Tôn giáo không đưa ra một bản thiết kế (blueprint) chi tiết cho việc cơ cấu hóa sinh hoạt chính trị và xã hội của một quốc gia. Đúng hơn, tôn giáo “giúp tinh lọc và soi sáng việc sử dụng lý trí vào việc khám phá ra các nguyên tắc luân lý khách quan ấy”.
Thành thử vai trò của tôn giáo là vai trò “điều chỉnh” (corrective), giúp hướng dẫn lý trí đi đúng đường tìm ra các quy phạm luân lý và các áp dụng cụ thể đứng đắn của chúng. Sự hướng dẫn này rất cần thiết vì tội lỗi thường ngăn cản lý trí trong cuộc tìm kiếm chân lý của nó. Ngài bảo: “không có sự điều chỉnh do tôn giáo đem lại… lý trí có thể trở thành mồi cho nhiều bóp méo lệch lạc, như bị các ý thức hệ thao túng, hay chỉ áp dụng một phần mà không xem sét toàn bộ phẩm giá nhân vị con người”.
Theo Đức Giáo Hoàng, chức năng điều chỉnh này của đức tin và mạc khải không luôn luôn được hoan nghênh trong nhiều xã hội dân chủ hiện nay. Điều này một phần không phải lỗi của xã hội. Chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, tức các hình thức tôn giáo bất cần lý trí, chịu trách nhiệm phần lớn.
Suy tư của Đức Bênêđíctô XVI hết sức gắn bó ở đây. Vì theo ngài, lý trí cần đức tin, nhưng đức tin cũng cần lý trí. Đó là một diễn trình hai chiều. Bởi thế, ngài tha thiết kêu gọi những người có trách nhiệm chính trị tại Vương Quốc Thống Nhất hãy làm mọi cách để bảo đảm “một cuộc đối thoại sâu sắc giữa thế giới thuận lý thế tục và thế giới niềm tin tôn giáo vì thiện ích của nền văn minh chúng ta”. Cuộc đối thoại ấy không thể nào chấp nhận được hiện tượng đẩy tôn giáo ra bên lề xã hội, một hiện tượng đang xẩy ra tại nhiều quốc gia, trong đó có Anh và Tô Cách Lan. Nó cũng không thể chấp nhận được việc bác bỏ quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của các tín hữu. Rõ ràng ngài muốn ám chỉ các đạo luật gần đây tại quốc hội Anh nhằm công nhận quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính khiến nhiều cơ quan nhận con nuôi của Công Giáo bắt buộc phải một là hành động trái với lương tâm hai là tự ý đóng cửa, tự do tôn giáo của họ rõ ràng bị vi phạm.
Nhiều người khác còn chủ trương bắt tiếng nói của tôn giáo phải câm lặng hay ít nhất bị giới hạn trong phạm vi riêng tư. Chính vì không muốn bị “riêng tư hóa” như thế, nên nữ hoàng và chính phủ Vương Quốc Thống Nhất đã mời Đức Giáo Hoàng chính thức qua thăm đất nước họ. Cuộc viếng thăm có tính quốc khách vì thế có ý nghĩa hết sức lớn lao. Đức Giáo Hoàng muốn mọi người thấy rằng các xã hội hiện đại, kể cả các nền dân chủ hiện đại, không thể không cần đến “tôn giáo nơi công cộng”.
Top Stories
Chine: Retour vers le futur: mise en œuvre d’une politique religieuse pré-moderne dans une Chine post-sécularisée
Richard Madsen
09:39 22/09/2010
NDLR: Après trente années de succès économique, les réformes initiées par Deng Xiaoping continuent de remodeler en profondeur la société chinoise. A l’approche du 18ème Congrès du Parti communiste chinois, qui devrait se tenir en octobre 2012, les organes dirigeants de la Chine populaire s’interrogeront peut-être sur la nécessité ou non de réformes politiques. Parmi celles-ci figurent une réforme de la politique religieuse. En effet, le « réveil religieux » constaté par tous en Chine appelle à une refonte de la politique religieuse telle qu’elle a été définie dans le « Document 19 » de 1982. Le cadre fixé par ce document craque en effet de toutes parts sans que pour autant les autorités, au niveau central comme au niveau local, semblent en mesure d’élaborer une nouvelle politique.
Dans l’article ci-dessous, Richard Madsen expose les postulats sur lesquels repose la doctrine du gouvernement chinois en matière de politique religieuse. Si la thèse marxiste de la disparition inéluctable des religions a été abandonnée, les esprits, au sein des sphères dirigeantes chinoises, sont toujours prisonniers de la thèse de l’inexorable sécularisation des sociétés modernes. Toutefois, conscient des limites de cette dernière théorie, le pouvoir est à la recherche d’une approche qui lui permettrait de revoir sa politique religieuse dans le contexte d’une société « post-moderne ». Selon R. Madsen, il est fort probable que les dirigeants chinois, qui se perçoivent comme porteurs d’une destinée nationale glorieuse, revêtent des habits religieux à la manière dont les empereurs, détenteurs du « Mandat du Ciel », le faisaient naguère. Ce faisant, ils laisseront entiers les défis que posent le christianisme, l’islam et le bouddhisme tibétain à un système « religieux néo-impérial ».
Richard Madsen est professeur émérite et président du Département de sociologie de l’Université de Californie à San Diego. Il est l’auteur ou le co-auteur d’une dizaine de livres sur la culture chinoise, la culture américaine et les relations internationales. Le texte ci-dessous est une version légèrement remaniée d’une conférence prononcée à Philadelphie, à la Fondation Templeton, en mars 2010; il a été publié sur le site Internet du Foreign Policy Research Institute, un think tank américain *.
* http://www.fpri.org/enotes/201003.madsen.postsecularchina.html
TEXTE: La thèse de la sécularisation est un des piliers de la sociologie moderne. Il existe différentes versions de cette thèse, mais toutes expliquent que la religion va progressivement disparaître et/ou devenir insignifiante dans l’espace public des sociétés modernes. (...) Lire la suite sur le site Internet d'EDA: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/pour-approfondir-retour-vers-le-futur-mise-en-oeuvre-d2019une-politique-religieuse-pre-moderne-dans-une-chine-post-secularisee
(Source: Eglises d'Asie, 21 septembre 2010)
Dans l’article ci-dessous, Richard Madsen expose les postulats sur lesquels repose la doctrine du gouvernement chinois en matière de politique religieuse. Si la thèse marxiste de la disparition inéluctable des religions a été abandonnée, les esprits, au sein des sphères dirigeantes chinoises, sont toujours prisonniers de la thèse de l’inexorable sécularisation des sociétés modernes. Toutefois, conscient des limites de cette dernière théorie, le pouvoir est à la recherche d’une approche qui lui permettrait de revoir sa politique religieuse dans le contexte d’une société « post-moderne ». Selon R. Madsen, il est fort probable que les dirigeants chinois, qui se perçoivent comme porteurs d’une destinée nationale glorieuse, revêtent des habits religieux à la manière dont les empereurs, détenteurs du « Mandat du Ciel », le faisaient naguère. Ce faisant, ils laisseront entiers les défis que posent le christianisme, l’islam et le bouddhisme tibétain à un système « religieux néo-impérial ».
Richard Madsen est professeur émérite et président du Département de sociologie de l’Université de Californie à San Diego. Il est l’auteur ou le co-auteur d’une dizaine de livres sur la culture chinoise, la culture américaine et les relations internationales. Le texte ci-dessous est une version légèrement remaniée d’une conférence prononcée à Philadelphie, à la Fondation Templeton, en mars 2010; il a été publié sur le site Internet du Foreign Policy Research Institute, un think tank américain *.
* http://www.fpri.org/enotes/201003.madsen.postsecularchina.html
TEXTE: La thèse de la sécularisation est un des piliers de la sociologie moderne. Il existe différentes versions de cette thèse, mais toutes expliquent que la religion va progressivement disparaître et/ou devenir insignifiante dans l’espace public des sociétés modernes. (...) Lire la suite sur le site Internet d'EDA: http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/pour-approfondir-retour-vers-le-futur-mise-en-oeuvre-d2019une-politique-religieuse-pre-moderne-dans-une-chine-post-secularisee
(Source: Eglises d'Asie, 21 septembre 2010)
Vatican Bank Head Blames ''Error'' for Probe
Catherine Hornby / AP
11:21 22/09/2010
An "error of procedure" at the Vatican bank is being exploited to attack the Vatican with a money-laundering investigation, the bank's president said in an interview published on Wednesday.
ROME, Sept 22 - An "error of procedure" at the Vatican bank is being exploited to attack the Vatican with a money-laundering investigation, the bank's president said in an interview published on Wednesday.
Vatican bank officials are under investigation for suspected money laundering and police have frozen 23 million euros ($30.21 million) of its funds, Italian judicial sources said on Tuesday.
The bank's president Ettore Gotti Tedeschi told financial daily Il Sole 24 Ore he felt humiliated by the investigation and that it was all centered around a mistake.
"An error of procedure is being used as an excuse to attack the institute, its president and the Vatican in general," Gotti Tedeschi told the paper.
He said the operation in question "was a normal treasury operation and it involved a transfer from accounts of the Vatican bank to other accounts of the Vatican bank."
He added that in the past 10 months the bank "has been adapting all its internal procedures to be in harmony with international transparency standards."
Gotti Tedeschi and the bank's director-general Paolo Cipriani have been put under investigation by Rome magistrates Nello Rossi and Stefano Fava in a case involving alleged violations of European Union money laundering regulations.
The Vatican expressed "perplexity and amazement" at the actions by the Rome magistrates and "utmost faith" in the two men who head the bank, officially known as the Institute for Religious Works (IOR).
The judicial sources said Italy's financial police had preventively frozen 23 million euros of the IOR's funds in an account in an Italian bank in Rome.
Two recent transfers from an IOR account in the Italian bank were deemed suspicious by financial police and blocked. One was a transfer of 20 million euros to a German branch of a U.S. bank and another of 3 million euros to an Italian bank.
The IOR principally manages funds for the Vatican and religious institutions around the world, such as charity organisations and religious orders of priests and nuns. (Reporting by Catherine Hornby; Editing by Peter Graff)
(Source: http://www.banktech.com/regulation-compliance/showArticle.jhtml;jsessionid=AU3TQ0SDCXKNTQE1GHPSKHWATMY32JVN?articleID=227500413&_requestid=196375)
ROME, Sept 22 - An "error of procedure" at the Vatican bank is being exploited to attack the Vatican with a money-laundering investigation, the bank's president said in an interview published on Wednesday.
Vatican bank officials are under investigation for suspected money laundering and police have frozen 23 million euros ($30.21 million) of its funds, Italian judicial sources said on Tuesday.
The bank's president Ettore Gotti Tedeschi told financial daily Il Sole 24 Ore he felt humiliated by the investigation and that it was all centered around a mistake.
"An error of procedure is being used as an excuse to attack the institute, its president and the Vatican in general," Gotti Tedeschi told the paper.
He said the operation in question "was a normal treasury operation and it involved a transfer from accounts of the Vatican bank to other accounts of the Vatican bank."
He added that in the past 10 months the bank "has been adapting all its internal procedures to be in harmony with international transparency standards."
Gotti Tedeschi and the bank's director-general Paolo Cipriani have been put under investigation by Rome magistrates Nello Rossi and Stefano Fava in a case involving alleged violations of European Union money laundering regulations.
The Vatican expressed "perplexity and amazement" at the actions by the Rome magistrates and "utmost faith" in the two men who head the bank, officially known as the Institute for Religious Works (IOR).
The judicial sources said Italy's financial police had preventively frozen 23 million euros of the IOR's funds in an account in an Italian bank in Rome.
Two recent transfers from an IOR account in the Italian bank were deemed suspicious by financial police and blocked. One was a transfer of 20 million euros to a German branch of a U.S. bank and another of 3 million euros to an Italian bank.
The IOR principally manages funds for the Vatican and religious institutions around the world, such as charity organisations and religious orders of priests and nuns. (Reporting by Catherine Hornby; Editing by Peter Graff)
(Source: http://www.banktech.com/regulation-compliance/showArticle.jhtml;jsessionid=AU3TQ0SDCXKNTQE1GHPSKHWATMY32JVN?articleID=227500413&_requestid=196375)
Pope hails new phase of relations with Britain
AFP
11:31 22/09/2010
VATICAN CITY (AFP) – Pope Benedict XVI on Wednesday said his recent visit to Britain was "an historic event" which marked a new phase in the Vatican's complicated relations with the predominantly Anglican country.
"This was a historic event marking a new and important phase in the long and complicated history of relations between this population and the Holy See," the pope said during his general audience.
"In the course of the intense and very beautiful four days spent in this noble country, I had the great pleasure of speaking to the heart of the inhabitants of the United Kingdom and they spoke to my heart, most particularly with their presence and the testimony of their faith," he said.
"I witnessed how the Christian faith is still strong and active at each level of society," he said.
The pope also praised "the warm welcome from authorities, members of diverse social communities, representatives of different faiths and above all the population".
The trip, the first ever state visit to Britain by a leader of the Roman Catholic Church and the first papal trip to Britain since John Paul II in 1982, took place from last Thursday to Sunday under intense scrutiny and was widely hailed as a success.
(Source: http://news.yahoo.com/s/afp/20100922/wl_uk_afp/vaticanpopebritain_20100922111431;_ylc=X3oDMTEwNWxzbjlmBF9TAzIwMjM4Mjc1MjQEZW1haWxJZAMxMjg1MTY0MDYw)
"This was a historic event marking a new and important phase in the long and complicated history of relations between this population and the Holy See," the pope said during his general audience.
"In the course of the intense and very beautiful four days spent in this noble country, I had the great pleasure of speaking to the heart of the inhabitants of the United Kingdom and they spoke to my heart, most particularly with their presence and the testimony of their faith," he said.
"I witnessed how the Christian faith is still strong and active at each level of society," he said.
The pope also praised "the warm welcome from authorities, members of diverse social communities, representatives of different faiths and above all the population".
The trip, the first ever state visit to Britain by a leader of the Roman Catholic Church and the first papal trip to Britain since John Paul II in 1982, took place from last Thursday to Sunday under intense scrutiny and was widely hailed as a success.
(Source: http://news.yahoo.com/s/afp/20100922/wl_uk_afp/vaticanpopebritain_20100922111431;_ylc=X3oDMTEwNWxzbjlmBF9TAzIwMjM4Mjc1MjQEZW1haWxJZAMxMjg1MTY0MDYw)
Nuncio Named for Thailand and Cambodia and Apostolate Delegate to Myanmar and Laos
Innovative Media, Inc
15:55 22/09/2010
VATICAN CITY, SEPT. 22, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI named Archbishop Giovanni d'Aniello, apostolic nuncio to the Democratic Republic of Congo, as his representative to four other countries.
Archbishop d'Aniello, 55, was appointed apostolic nuncio to Thailand and Cambodia, and apostolic delegate to Myanmar and Laos, a Vatican communiqué reported today.
He succeeds Archbishop Salvatore Pennacchio, who was appointed apostolic nuncio to India last May.
Archbishop d'Aniello has been serving in the Democratic Republic of Congo since 2001. He was ordained a bishop shortly after that appointment.
The Italian-born prelate has been a priest since 1978, when he was ordained for the Diocese of Aversa, Italy.
Archbishop d'Aniello, 55, was appointed apostolic nuncio to Thailand and Cambodia, and apostolic delegate to Myanmar and Laos, a Vatican communiqué reported today.
He succeeds Archbishop Salvatore Pennacchio, who was appointed apostolic nuncio to India last May.
Archbishop d'Aniello has been serving in the Democratic Republic of Congo since 2001. He was ordained a bishop shortly after that appointment.
The Italian-born prelate has been a priest since 1978, when he was ordained for the Diocese of Aversa, Italy.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Gx Thánh Marcô Inala Úc Châu mừng Tết Trung Thu
Peter Khoa Phạm
07:43 22/09/2010
Các trẻ em Giáo xứ Thánh Marcô Inala Úc Châu mừng Tết Trung Thu vào ngày thứ sáu, ngày 17, tháng 9, năm 2010.
Xem hình ảnh
Xem hình ảnh
ĐTGM Hà Nội thăm viếng mục vụ và mừng Trung Thu tại giáo xứ Mường Riệc
Gioan Đình Sơn
08:51 22/09/2010
HÀ NỘI - Hôm 21 tháng 9 năm 2010 (14/8 âm lịch), Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn viếng thăm mục vụ và dâng lễ tết trung thu tại giáo xứ Mường Riệc- Hòa Bình. Cùng đi với ngài có quý cha trong giáo phận và khoảng 40 thành viên trong nhóm Caritas Hà Nội.
Xem hình ảnh
Đúng 12 giờ, đoàn xe khởi hành từ Tòa Tổng Giám mục, xe nối tiếp xe trên một hành trình dài khoảng 120 km. Con đường dẫn đến xứ núi này phải nói là đẹp, nhưng rất gập gềnh, hiểm nguy. Có những đoạn đường cua đến rùng rợn, nghiêng cả xe lẫn người. Mặc dù đường đi khó khăn nhưng ai ai đều cảm thấy vui mừng và mong được sẻ chia ánh trăng tròn trung thu với anh chị em nghèo nơi vùng sơn cước này.
Nói thêm về giáo xứ Mường Riệc, nằm giữa một vùng đồi núi hoang vu cô quạnh, trải trên một địa bàn rộng lớn với gần 2500 nhân danh. Đây là một giáo xứ toàn tòng người dân tộc Mường với những nét văn hóa riêng rất đặc sắc, cuộc sống đơn sơ và đạm bạc. Hiện nay giáo xứ do cha Gioan. B Nguyễn Văn Hân làm chính xứ. Nơi đây còn có một cơ sở rất khiêm tốn của quý sơ Dòng mến Thánh giá Hà Nội. Các ngài đến để mang cho họ các Bí Tích, Giáo lý và tinh thần phục vụ; đây chính là của ăn đức tin, thức uống thiêng liêng và Lời Chúa, Đức Tổng Giám Mục đã nói.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cha xứ Gioan. B đã bày tỏ tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, tri ân Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn Caritas Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục vì yêu thương, không quản ngại đường xá khó khăn để mang niềm vui đến cho mọi người, nhất là các em thiếu nhi. Tết Trung thu năm nay tràn ngập niềm vui, chan hòa tình Chúa, tình người với giáo dân Mường giữa vùng đồi núi hoang vu, cô quạnh này.
Sau đó, Đức Tổng Giám Mục chủ sự Thánh lễ Trung thu để cầu nguyện cho Giáo xứ, đặc biệt là các em thiếu nhi vào hồi 16 giờ.
Trước tiên, Ngài chia sẻ với cộng đoàn niềm cảm kích trước một bức tranh kì vĩ của núi rừng và cảm tạ Đấng đã tạo dựng nên vì yêu thương chúng ta. Hướng về các em thiếu nhi, ngài nói: tối nay các con sẽ được đón nhận một con trăng, con trăng này đẹp hơn bao giờ hết vì đó là “con trăng trung thu”. Con trăng tuyệt mĩ đó Ngài dành tặng các con vì Chúa luôn yêu các em thiếu nhi và dành cả nước trời cho các con cũng như những ai nên giống các con. Như vậy, các con thiếu nhi luôn được yêu thương, bênh vực vì Thiên Chúa không phân biệt giàu nghèo hay quyền thế nên Ngài đã tạo dựng con trăng chiếu sáng khắp mọi nơi…
Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục và cha giám đốc Caritas Hà Nội đã trao quà trung thu cho tất cả các em thiếu nhi hiện diện trong Thánh lễ này.
Đặc biệt, sau khi nghe tiếng cồng chiêng của bà con giáo dân Mường, Đức Tổng Giám Mục nói: Mỗi lần tôi nghe tiếng này, hai dòng lệ tôi tuân rơi mà không hiểu vì sao. Vì vậy, tôi đề nghị các cha dứt khoát giữ gìn nét đẹp truyền thống này; đây là giá trị của nền văn hóa, phong tục, tập quán tốt mà cha ông đã để lại…
Trăng chưa kịp lên thì Đức Tổng Giám Mục và đoàn phải chia tay để về Hà Nội trong sự quyến luyến của bà con giáo dân ngươi Mường. Nguyện ước mỗi người chúng ta sẽ là một ánh trăng rằm để sáng tỏ Danh Ngài trên mặt đất này.
Xem hình ảnh
Đúng 12 giờ, đoàn xe khởi hành từ Tòa Tổng Giám mục, xe nối tiếp xe trên một hành trình dài khoảng 120 km. Con đường dẫn đến xứ núi này phải nói là đẹp, nhưng rất gập gềnh, hiểm nguy. Có những đoạn đường cua đến rùng rợn, nghiêng cả xe lẫn người. Mặc dù đường đi khó khăn nhưng ai ai đều cảm thấy vui mừng và mong được sẻ chia ánh trăng tròn trung thu với anh chị em nghèo nơi vùng sơn cước này.
Nói thêm về giáo xứ Mường Riệc, nằm giữa một vùng đồi núi hoang vu cô quạnh, trải trên một địa bàn rộng lớn với gần 2500 nhân danh. Đây là một giáo xứ toàn tòng người dân tộc Mường với những nét văn hóa riêng rất đặc sắc, cuộc sống đơn sơ và đạm bạc. Hiện nay giáo xứ do cha Gioan. B Nguyễn Văn Hân làm chính xứ. Nơi đây còn có một cơ sở rất khiêm tốn của quý sơ Dòng mến Thánh giá Hà Nội. Các ngài đến để mang cho họ các Bí Tích, Giáo lý và tinh thần phục vụ; đây chính là của ăn đức tin, thức uống thiêng liêng và Lời Chúa, Đức Tổng Giám Mục đã nói.
Trước khi bước vào Thánh lễ, cha xứ Gioan. B đã bày tỏ tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, tri ân Đức Tổng Giám Mục và phái đoàn Caritas Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục vì yêu thương, không quản ngại đường xá khó khăn để mang niềm vui đến cho mọi người, nhất là các em thiếu nhi. Tết Trung thu năm nay tràn ngập niềm vui, chan hòa tình Chúa, tình người với giáo dân Mường giữa vùng đồi núi hoang vu, cô quạnh này.
Sau đó, Đức Tổng Giám Mục chủ sự Thánh lễ Trung thu để cầu nguyện cho Giáo xứ, đặc biệt là các em thiếu nhi vào hồi 16 giờ.
Trước tiên, Ngài chia sẻ với cộng đoàn niềm cảm kích trước một bức tranh kì vĩ của núi rừng và cảm tạ Đấng đã tạo dựng nên vì yêu thương chúng ta. Hướng về các em thiếu nhi, ngài nói: tối nay các con sẽ được đón nhận một con trăng, con trăng này đẹp hơn bao giờ hết vì đó là “con trăng trung thu”. Con trăng tuyệt mĩ đó Ngài dành tặng các con vì Chúa luôn yêu các em thiếu nhi và dành cả nước trời cho các con cũng như những ai nên giống các con. Như vậy, các con thiếu nhi luôn được yêu thương, bênh vực vì Thiên Chúa không phân biệt giàu nghèo hay quyền thế nên Ngài đã tạo dựng con trăng chiếu sáng khắp mọi nơi…
Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục và cha giám đốc Caritas Hà Nội đã trao quà trung thu cho tất cả các em thiếu nhi hiện diện trong Thánh lễ này.
Đặc biệt, sau khi nghe tiếng cồng chiêng của bà con giáo dân Mường, Đức Tổng Giám Mục nói: Mỗi lần tôi nghe tiếng này, hai dòng lệ tôi tuân rơi mà không hiểu vì sao. Vì vậy, tôi đề nghị các cha dứt khoát giữ gìn nét đẹp truyền thống này; đây là giá trị của nền văn hóa, phong tục, tập quán tốt mà cha ông đã để lại…
Trăng chưa kịp lên thì Đức Tổng Giám Mục và đoàn phải chia tay để về Hà Nội trong sự quyến luyến của bà con giáo dân ngươi Mường. Nguyện ước mỗi người chúng ta sẽ là một ánh trăng rằm để sáng tỏ Danh Ngài trên mặt đất này.
Đức TGM Huế làm phép khánh thành Đền Thánh Tôma Thiện
Trương
08:59 22/09/2010
Sáng ngày 21.9, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã long trọng cử hành nghi thức làm phép và khánh thành Đền Thánh Tôma Thiện, tại thôn Nhan Biều, thuộc giáo xứ Trí Bưu, hạt Quảng Trị. Với sự tham dự của hơn 20 linh mục hạt trong giáo phận, cộng đoàn giáo xứ Trí Bưu và giáo xứ Thạch Hản. Đặc biệt có trên 30 anh em Cựu chủng sinh vùng Huế-Quảng Trị cũng tham dự nhân ngày lễ giổ người Anh Cả Tôma Thiện. Cũng trong dịp này, cộng đoàn giáo họ Tôma Thiện thuộc giáo xứ Tam Hải, Thủ Đức cũng hành hương về Đất Thánh mang tên giáo họ. Được biết, khi xây dựng ngôi nhà thờ, giáo họ này đã về tại Đất Thánh mang một nắm đất vào để cử hành nghi thức đặt viên đá xây dựng. Khi hoàn thành, lại được cha G.B. Lê Quang Quý tặng một mãnh xương Thánh để thờ kính tại nhà thờ.
Xem hình ảnh
Mở đầu nghi thức, linh mục Antôn Nguyễn Văn Thăng, thư ký Tòa Tổng Giám mục Huế, đã ôn lại sơ lược tiểu sử hào hùng của hai vị Thánh Tử đạo: Thánh Tôma Thiện, một chủng sinh. Và Thánh Jaccard Phan, một linh mục thừa sai Paris. Các Ngài đã một lòng trung kiên với Đạo Thánh Chúa, thà chịu chết chứ không bỏ đạo. Các Ngài đã bị xử giảo ( Thắt cổ ) để làm chứng Đức Tin tại Nhan Biều, được chôn cất tại đây. Sau đó được đưa về Hội Thừa sai Paris. Tuy nhiên, hai ngôi mộ của các ngài vẫn được lưu giữ tại chốn pháp trường này.
Linh mục Đôminicô Lê Đình Du, quản xứ Ngô Xá, công cố Ủy Nhiệm Thư của Tòa Tổng Giám mục Huế, giao cho cha G.B.Lê Quang Quý việc xây dựng và quản lý Đền Thánh Tôma Thiện.
Trong bầu khí trang nghiêm và đầy thánh thiêng, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đã cử hành nghi thức làm phép Đền Thánh. Ngài rảy nước Thánh trên tường cả bên ngoài lẫn bên trong, và các tượng Thánh. Ngài cung kính niệm hương trước ảnh tượng các Thánh. Sau đó, ngài hôn xương Thánh, các linh mục và cộng đoàn cũng lần lượt hôn xương Thánh.
Linh mục hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu G.B. Lê Quang Quý nói lời cảm ơn Đức Tổng đã luôn quan tâm đến việc xây dựng ngôi Đền Thánh. Cảm ơn anh em Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại đã giúp đở vật chất để xây dựng ngôi đền này.
Ngôi Đền Thánh được xây dựng trên mãnh đất trước đây là pháp trường, nơi các ngài đã anh dũng chịu chết, và được mai táng. Với một lối kiến trúc độc đáo, tường được xây hai lớp, bên ngoài là gạch mộc để có thể chịu đựng nắng gió và mưa dầm của miền đất khắc nghiệt về khí hậu, với vẻ cổ kính mà thật trang nghiêm làm nơi thờ kính.
Xem hình ảnh
Mở đầu nghi thức, linh mục Antôn Nguyễn Văn Thăng, thư ký Tòa Tổng Giám mục Huế, đã ôn lại sơ lược tiểu sử hào hùng của hai vị Thánh Tử đạo: Thánh Tôma Thiện, một chủng sinh. Và Thánh Jaccard Phan, một linh mục thừa sai Paris. Các Ngài đã một lòng trung kiên với Đạo Thánh Chúa, thà chịu chết chứ không bỏ đạo. Các Ngài đã bị xử giảo ( Thắt cổ ) để làm chứng Đức Tin tại Nhan Biều, được chôn cất tại đây. Sau đó được đưa về Hội Thừa sai Paris. Tuy nhiên, hai ngôi mộ của các ngài vẫn được lưu giữ tại chốn pháp trường này.
Linh mục Đôminicô Lê Đình Du, quản xứ Ngô Xá, công cố Ủy Nhiệm Thư của Tòa Tổng Giám mục Huế, giao cho cha G.B.Lê Quang Quý việc xây dựng và quản lý Đền Thánh Tôma Thiện.
Trong bầu khí trang nghiêm và đầy thánh thiêng, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế đã cử hành nghi thức làm phép Đền Thánh. Ngài rảy nước Thánh trên tường cả bên ngoài lẫn bên trong, và các tượng Thánh. Ngài cung kính niệm hương trước ảnh tượng các Thánh. Sau đó, ngài hôn xương Thánh, các linh mục và cộng đoàn cũng lần lượt hôn xương Thánh.
Linh mục hạt trưởng hạt Quảng Trị, quản xứ Trí Bưu G.B. Lê Quang Quý nói lời cảm ơn Đức Tổng đã luôn quan tâm đến việc xây dựng ngôi Đền Thánh. Cảm ơn anh em Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại đã giúp đở vật chất để xây dựng ngôi đền này.
Ngôi Đền Thánh được xây dựng trên mãnh đất trước đây là pháp trường, nơi các ngài đã anh dũng chịu chết, và được mai táng. Với một lối kiến trúc độc đáo, tường được xây hai lớp, bên ngoài là gạch mộc để có thể chịu đựng nắng gió và mưa dầm của miền đất khắc nghiệt về khí hậu, với vẻ cổ kính mà thật trang nghiêm làm nơi thờ kính.
Rộn ràng Trung Thu tại Trường Khiếm Thị - Khuyết Tật Ánh Sáng tại Tân An, Phan Thiết
Hồng Hương
10:02 22/09/2010
PHAN THIẾT - Rộn ràng trong bầu khí mừng Tết Trung Thu, tối 21.9.2010, Trường Khiếm Thị - Khuyết Tật Ánh Sáng tại Tân An, Hàm Tân, Phan Thiết đã diễn ra đêm văn nghệ “Vầng Trăng Yêu Thương” với sự biểu diễn nhiệt tình của tất cả các em học sinh khiếm thị- khuyết tật và các nữ tu giảng dạy trong trường. Đêm diễn thu hút hàng ngàn khán giả trong khu vực đến chung vui với các em. Buổi diễn thật ấn tượng và đọng lại nơi người xem niềm xúc động khi thấy cô trò trường Ánh Sáng cố gắng gởi đến mọi người thông điệp là người khuyết tật “tàn mà không phế”.
Xem hình ảnh
Biết là đêm trước Trung Thu Thành phố Phan Thiết sẽ rất vui và nhộp nhịp với lễ hội rước đèn và xe hoa khắp các phố, nhưng tôi đã quyết định rời thành phố về vùng quê Tân An để cùng vui với các em trường Khiếm Thị - Khuyết Tật Ánh Sáng theo lời rủ rê của một người bạn. Thú thật, cũng bởi tôi có chút tò mò không biết các em khiếm thị đón Trung Thu thế nào khi không thể nhìn thấy đèn hoa xanh đỏ? Nhưng tôi đã hoàn toàn bất ngờ khi đến đây, đêm văn nghệ đón Trung Thu của các em cũng “hoành tráng” không khác gì các chương trình văn nghệ khác. Có khác là sau mỗi tiết mục biểu diễn, khán giả vỗ tay tán thưởng rất to để các em khiếm thị biết được mình thể hiện vai diễn rất tốt.
Buổi diễn mở đầu với trống lân chào mừng quan khách. Hiện diện chung vui với trường có cha xứ Phước An, cha xứ Đồng Tiến, đại diện Caritas GP Phan Thiết, đại diện chính quyền, các ban ngành, các thầy cô giáo trường một số em khiếm thị đang học hội nhập, quý ân nhân, phụ huynh cùng hàng ngàn khán giả đến tham dự. Nữ tu Nguyễn Thị Thúy Đào, Hiệu trưởng, hay mặt Trường Khiếm Thị-Khuyết Tật Ánh Sáng chào mừng quan khách và khai mạc đêm văn nghệ “Vầng Trăng Yêu Thương”. Hai MC thật duyên dáng và thu hút với giọng chị nữ tu truyền cảm và giọng trẻ thơ trong trẻo dẫn khán giả vào từng tiết mục biểu diễn. Khán giả chăm chú lắng nghe giọng hát dễ thương của các em qua các tiết mục hợp ca và đơn ca. Những điệu múa và nhảy sôi động được các em thể hiện rất tự nhiên và nhuần nhuyễn khiến ai cũng thích thú. Đây là lần đầu tiên tôi dự một buổi diễn mà khán giả hồi hộp và quan tâm dõi theo từng bước chân của diễn viên, một cái vấp chân trên sân khấu cũng khiến mọi người xuýt xoa thương cảm.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ cùng với một số chị hóa trang cho các em, tôi tháp tùng các diễn viên ra khu vực gần sân khấu. Tiếng trống lân khai mạc khiến các em hào hứng hẳn lên. Cậu bé ngồi gần đang vui vẻ vỗ tay theo nhịp trống, quay sang tôi em nói “Chị xem con lân màu đỏ nhảy đẹp chưa kìa !”. “Sao em biết con lân màu đỏ?”. “Dạ ! Nghe soeur nói. Em đọc sách thấy nói con lân thường màu đỏ, màu vàng”. Còn cô bé ngồi bên cạnh thì thỏ thẻ “Chị! Mấy bạn ngoài trường rước đèn vào nhà mình lúc nãy có nhiều đèn đẹp không? Đèn hình con gì vậy chị?”. Thế là tôi mô tả cho các em những gì tôi thấy liên quan đến Trung Thu trong khuôn viên trường. Cô bé chăm chú nghe rồi tắc lưỡi nói: “Chỉ được nghe kể và đọc về Tết Trung Thu trong sách, em ước ao một lần được thấy Trung Thu màu gì chị ạ !”. Chợt thấy cay cay sóng mũi, được nhìn ngắm vạn vật bằng đôi mắt của mình là một quà tặng vô giá của Chúa trao tặng mà tôi mấy khi ý thức để tạ ơn Chúa về điều này.
Câu nói của em làm tôi nhớ lại cuộc trò truyện với nữ tu Đặng Thị Thúy Phượng, phụ trách khối Khiếm thị của trường Ánh Sáng, chị cho biết có 12 em khiếm thị đang học hòa nhập tại các trường phổ thông. Các em rất tích cực học tập để tiếp thu kiến thức và theo kịp các bạn học sinh bình thường khác. Đặc biệt có những em đạt học sinh giỏi trong nhiều năm. Như em Nguyễn Thị Mỹ đang học lớp 7 trường THCS Tân An là học sinh giỏi 6 năm liền. Mỹ quê ở Nghệ An, nhà nghèo, bị mù bẩm sinh, được cha mẹ gởi vào đây ở với các chị từ bé. Em rất ham học, lại biết phụ các chị chăm sóc và dạy học cho các em nhỏ trong nhà. Ước mơ của em là được học Sư Phạm để trở về trường dạy các em có hoàn cảnh như mình. Chị Phượng tâm sự, các em phần đông là gia đình khó khăn nên đóng góp rất hạn chế. Các chị phải rất chật vật lo cho trường bởi ngoài tiền ăn và sinh hoạt phí cho các em, thì vấn đề sách giáo khoa chữ nổi là khoản không nhỏ. Các em học mỗi năm lên lớp, sách học phải giữ cực kỳ cẩn thận để cho em sau học nhưng cũng rất mau hư (do các em phải thương xuyên tiếp xúc bằng tay). Nhu cầu trường đang cần 10 bộ sách, mà giá mỗi bộ trên dưới 3,5 triệu đồng (phải đặt trước 1 năm ở trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Tp HCM mới có). Trường lại nằm ở vùng quê xa xôi nên ít người biết đến. Nhìn các em khao khát được học, được tìm hiểu về thế giới xung quanh mà không có điều kiện là điều các chị nặng lòng nhất.
“Chị về Phan Thiết rồi nhớ thỉnh thoảng đến thăm để kể chuyện Thành phố cho chúng em nghe nha! Ở đây chẳng mấy khi có người đến!”, một cô bé bịn rịn nắm tay tôi dặn dò khi biết sáng mai tôi đi sớm. Tôi chưa vội hứa với em, nhưng câu chuyện về ngôi Trường Khiếm Thị Ánh Sáng ở Tân An, nơi có những nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang đang âm thầm hy sinh phục vụ những học sinh khuyết tật với cả tấm lòng nhân ái và những em học sinh khiếm thị đang khao khát học hành mà còn thiếu phương tiện chắc chắn tôi sẽ chia sẻ với mọi người. Ước mong có những tấm lòng quảng đại cùng gánh chia nỗi lo lắng của các nữ tu vì tương lai các em.
Xem hình ảnh
Biết là đêm trước Trung Thu Thành phố Phan Thiết sẽ rất vui và nhộp nhịp với lễ hội rước đèn và xe hoa khắp các phố, nhưng tôi đã quyết định rời thành phố về vùng quê Tân An để cùng vui với các em trường Khiếm Thị - Khuyết Tật Ánh Sáng theo lời rủ rê của một người bạn. Thú thật, cũng bởi tôi có chút tò mò không biết các em khiếm thị đón Trung Thu thế nào khi không thể nhìn thấy đèn hoa xanh đỏ? Nhưng tôi đã hoàn toàn bất ngờ khi đến đây, đêm văn nghệ đón Trung Thu của các em cũng “hoành tráng” không khác gì các chương trình văn nghệ khác. Có khác là sau mỗi tiết mục biểu diễn, khán giả vỗ tay tán thưởng rất to để các em khiếm thị biết được mình thể hiện vai diễn rất tốt.
Buổi diễn mở đầu với trống lân chào mừng quan khách. Hiện diện chung vui với trường có cha xứ Phước An, cha xứ Đồng Tiến, đại diện Caritas GP Phan Thiết, đại diện chính quyền, các ban ngành, các thầy cô giáo trường một số em khiếm thị đang học hội nhập, quý ân nhân, phụ huynh cùng hàng ngàn khán giả đến tham dự. Nữ tu Nguyễn Thị Thúy Đào, Hiệu trưởng, hay mặt Trường Khiếm Thị-Khuyết Tật Ánh Sáng chào mừng quan khách và khai mạc đêm văn nghệ “Vầng Trăng Yêu Thương”. Hai MC thật duyên dáng và thu hút với giọng chị nữ tu truyền cảm và giọng trẻ thơ trong trẻo dẫn khán giả vào từng tiết mục biểu diễn. Khán giả chăm chú lắng nghe giọng hát dễ thương của các em qua các tiết mục hợp ca và đơn ca. Những điệu múa và nhảy sôi động được các em thể hiện rất tự nhiên và nhuần nhuyễn khiến ai cũng thích thú. Đây là lần đầu tiên tôi dự một buổi diễn mà khán giả hồi hộp và quan tâm dõi theo từng bước chân của diễn viên, một cái vấp chân trên sân khấu cũng khiến mọi người xuýt xoa thương cảm.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ cùng với một số chị hóa trang cho các em, tôi tháp tùng các diễn viên ra khu vực gần sân khấu. Tiếng trống lân khai mạc khiến các em hào hứng hẳn lên. Cậu bé ngồi gần đang vui vẻ vỗ tay theo nhịp trống, quay sang tôi em nói “Chị xem con lân màu đỏ nhảy đẹp chưa kìa !”. “Sao em biết con lân màu đỏ?”. “Dạ ! Nghe soeur nói. Em đọc sách thấy nói con lân thường màu đỏ, màu vàng”. Còn cô bé ngồi bên cạnh thì thỏ thẻ “Chị! Mấy bạn ngoài trường rước đèn vào nhà mình lúc nãy có nhiều đèn đẹp không? Đèn hình con gì vậy chị?”. Thế là tôi mô tả cho các em những gì tôi thấy liên quan đến Trung Thu trong khuôn viên trường. Cô bé chăm chú nghe rồi tắc lưỡi nói: “Chỉ được nghe kể và đọc về Tết Trung Thu trong sách, em ước ao một lần được thấy Trung Thu màu gì chị ạ !”. Chợt thấy cay cay sóng mũi, được nhìn ngắm vạn vật bằng đôi mắt của mình là một quà tặng vô giá của Chúa trao tặng mà tôi mấy khi ý thức để tạ ơn Chúa về điều này.
Câu nói của em làm tôi nhớ lại cuộc trò truyện với nữ tu Đặng Thị Thúy Phượng, phụ trách khối Khiếm thị của trường Ánh Sáng, chị cho biết có 12 em khiếm thị đang học hòa nhập tại các trường phổ thông. Các em rất tích cực học tập để tiếp thu kiến thức và theo kịp các bạn học sinh bình thường khác. Đặc biệt có những em đạt học sinh giỏi trong nhiều năm. Như em Nguyễn Thị Mỹ đang học lớp 7 trường THCS Tân An là học sinh giỏi 6 năm liền. Mỹ quê ở Nghệ An, nhà nghèo, bị mù bẩm sinh, được cha mẹ gởi vào đây ở với các chị từ bé. Em rất ham học, lại biết phụ các chị chăm sóc và dạy học cho các em nhỏ trong nhà. Ước mơ của em là được học Sư Phạm để trở về trường dạy các em có hoàn cảnh như mình. Chị Phượng tâm sự, các em phần đông là gia đình khó khăn nên đóng góp rất hạn chế. Các chị phải rất chật vật lo cho trường bởi ngoài tiền ăn và sinh hoạt phí cho các em, thì vấn đề sách giáo khoa chữ nổi là khoản không nhỏ. Các em học mỗi năm lên lớp, sách học phải giữ cực kỳ cẩn thận để cho em sau học nhưng cũng rất mau hư (do các em phải thương xuyên tiếp xúc bằng tay). Nhu cầu trường đang cần 10 bộ sách, mà giá mỗi bộ trên dưới 3,5 triệu đồng (phải đặt trước 1 năm ở trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Tp HCM mới có). Trường lại nằm ở vùng quê xa xôi nên ít người biết đến. Nhìn các em khao khát được học, được tìm hiểu về thế giới xung quanh mà không có điều kiện là điều các chị nặng lòng nhất.
“Chị về Phan Thiết rồi nhớ thỉnh thoảng đến thăm để kể chuyện Thành phố cho chúng em nghe nha! Ở đây chẳng mấy khi có người đến!”, một cô bé bịn rịn nắm tay tôi dặn dò khi biết sáng mai tôi đi sớm. Tôi chưa vội hứa với em, nhưng câu chuyện về ngôi Trường Khiếm Thị Ánh Sáng ở Tân An, nơi có những nữ tu Mến Thánh Giá Nha Trang đang âm thầm hy sinh phục vụ những học sinh khuyết tật với cả tấm lòng nhân ái và những em học sinh khiếm thị đang khao khát học hành mà còn thiếu phương tiện chắc chắn tôi sẽ chia sẻ với mọi người. Ước mong có những tấm lòng quảng đại cùng gánh chia nỗi lo lắng của các nữ tu vì tương lai các em.
Ngày hội trung thu tại giáo xứ Cổ Nhuế
Jos Trần Văn Luân
10:07 22/09/2010
Chiều tối đúng ngày Tết Trung Thu (15/08), giáo xứ Cổ Nhuế đã tổ chức ngày hội trung thu cho các em thiếu nhi. Ngày hội năm nay có chủ đề “ Mừng tết Trung thu – Yêu thương và phục vụ”.
Xem hình ảnh
Mở đầu ngày hội cha xứ Giuse và các cha giáo của Đại chủng viện Cổ Nhuế đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các em. Trong thánh lễ, cha xứ đã nhắc nhở các em thiếu nhi luôn chăm ngoan, học giỏi; bên cạnh việc học tập văn hóa, các em cần phải cố gắng học hỏi giáo lý thật tốt, có như thế các em mới trở thành những con người tốt cho xã hội và Giáo hội. Cha xứ cũng không quên lưu ý tới các bậc phụ huynh, hãy quan tâm hơn nữa tới các em thiếu nhi, hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các em, mỗi bậc phụ huynh hãy là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Cha xứ còn nhắc nhở: “Tương lai của xã hội và Giáo hội phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo dục con cái của các bậc phụ huynh.”
Tiếp sau Thánh lễ là phần hội chợ Trung thu với những tiết mục văn nghệ đặc sắc, với rất nhiều những trò chơi vui nhộn, đầy sáng tạo cùng với những gian hàng khá phong phú đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
Với sự quan tâm của cha xứ, của ban hành giáo và sự cộng tác nhiệt thành của các anh chị sinh viên thuộc nhóm sinh viên Gốc Đa, nhóm sinh viên Cổ Nhuế và của các thày thuộc Đại chủng viện Cổ Nhuế, ngày hội Trung thu đã diễn ra với thật nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Xem hình ảnh
Mở đầu ngày hội cha xứ Giuse và các cha giáo của Đại chủng viện Cổ Nhuế đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các em. Trong thánh lễ, cha xứ đã nhắc nhở các em thiếu nhi luôn chăm ngoan, học giỏi; bên cạnh việc học tập văn hóa, các em cần phải cố gắng học hỏi giáo lý thật tốt, có như thế các em mới trở thành những con người tốt cho xã hội và Giáo hội. Cha xứ cũng không quên lưu ý tới các bậc phụ huynh, hãy quan tâm hơn nữa tới các em thiếu nhi, hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các em, mỗi bậc phụ huynh hãy là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Cha xứ còn nhắc nhở: “Tương lai của xã hội và Giáo hội phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo dục con cái của các bậc phụ huynh.”
Tiếp sau Thánh lễ là phần hội chợ Trung thu với những tiết mục văn nghệ đặc sắc, với rất nhiều những trò chơi vui nhộn, đầy sáng tạo cùng với những gian hàng khá phong phú đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
Với sự quan tâm của cha xứ, của ban hành giáo và sự cộng tác nhiệt thành của các anh chị sinh viên thuộc nhóm sinh viên Gốc Đa, nhóm sinh viên Cổ Nhuế và của các thày thuộc Đại chủng viện Cổ Nhuế, ngày hội Trung thu đã diễn ra với thật nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Caritas giáo phận Lạng Sơn thăm và tặng quà cho học sinh nghèo
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:10 22/09/2010
LẠNG SƠN, 22-9-2010 – Nhân dịp những ngày đầu năm học mới 2010 – 2011 của các em học sinh, Ủy ban Bác Ái Xã Hội (Caritas) giáo phận Lạng Sơn đã có những chuyến viếng thăm và trao quà tặng khuyến học cho con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại một số xã của tỉnh Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, đời sống dân cư chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp và các nghề lao động thủ công. Một số ít dân cư sinh sống ở thành phố và các thị trấn có đời sống khá, ngoài ra, đa phần người dân sống trong các bản làng, thôn xóm, có đời sống còn hết sức khó khăn.
Cùng với việc mang sứ điệp Tin Mừng đến cho mọi người theo lệnh truyền của Đức Kitô, mọi thành phần dân Chúa tại giáo phận còn được kêu mời để thực hành những công việc bác ái từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, không phân biệt Lương – Giáo. Đây là một hoạt động thường kỳ, mang nhiều ý nghĩa, nói lên tinh thần tương thân tương ái, và nhất là thể hiện tình liên đới, bác ái Kitô giáo một cách sâu sắc.
Đoàn Caritas của giáo phận đã đến thăm và động viên từng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để khích lệ con em họ chăm lo cho học hành, và giúp đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất. Những món quà tuy thật nhỏ bé, ít ỏi, nhưng gói trọn cả sự thương mến, đồng cảm và sẻ chia. Trong bối cảnh những ngày đầu năm học mới, nhất là dịp Tết Trung Thu đang đến gần, một chút những sẻ chia, giúp đỡ đó trở nên thật có ý nghĩa với các gia đình, cách riêng với những học trò nghèo. Nhờ đó, giáo hội cùng cộng tác với xã hội để chăm lo cho người nghèo, nhất là vun trồng, đào luyện các thế hệ trẻ, thành những người có đạo đức, tri thức, có ích cho đời.
Cùng với việc mang sứ điệp Tin Mừng đến cho mọi người theo lệnh truyền của Đức Kitô, mọi thành phần dân Chúa tại giáo phận còn được kêu mời để thực hành những công việc bác ái từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, không phân biệt Lương – Giáo. Đây là một hoạt động thường kỳ, mang nhiều ý nghĩa, nói lên tinh thần tương thân tương ái, và nhất là thể hiện tình liên đới, bác ái Kitô giáo một cách sâu sắc.
Đoàn Caritas của giáo phận đã đến thăm và động viên từng gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để khích lệ con em họ chăm lo cho học hành, và giúp đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất. Những món quà tuy thật nhỏ bé, ít ỏi, nhưng gói trọn cả sự thương mến, đồng cảm và sẻ chia. Trong bối cảnh những ngày đầu năm học mới, nhất là dịp Tết Trung Thu đang đến gần, một chút những sẻ chia, giúp đỡ đó trở nên thật có ý nghĩa với các gia đình, cách riêng với những học trò nghèo. Nhờ đó, giáo hội cùng cộng tác với xã hội để chăm lo cho người nghèo, nhất là vun trồng, đào luyện các thế hệ trẻ, thành những người có đạo đức, tri thức, có ích cho đời.
Bài Giảng lễ giỗ lần thứ VIII ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Lm. Jos. Nguyễn Văn Thiên
14:44 22/09/2010
Bài Giảng Lễ Giỗ Lần Thứ VIII ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận.
Theo cái nhìn trên phương diện tự nhiên, thì ngày mà một người sinh ra cũng chính là ngày mà họ bắt đầu lên đường bước vào một cuộc hành trình đi về sự chết.
Dường như cuộc đời của chúng ta cứ mãi lẩn quẩn trong cái vòng xoay của cuộc sống, cứ phải tuân theo một chu kỳ của ‘Sinh- Bệnh- Lão- Tử’. Để rồi cái mục đích mà chúng ta bước ra khỏi lòng mẹ là để đi vào lòng đất.
Và nếu như mà cuộc sống của loài người chúng ta sẽ kết thúc đơn giản bằng cái chết như thế, thì quả thực sự sống này quá phi lý, quá bất công, và vô nghĩa.
Vì ở đời, mỗi người một lẽ sống, mỗi người một cách sống, cho dù là tốt hay xấu, nhưng không ai lại muốn sống để rồi cuối cùng lại đi vào cõi tiêu diệt, cõi hư vô.
Chúa Giê su Kitô của chúng ta giải toả sự phi lý ấy khi công bố ý nghĩa của sự chết: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt.”
Niềm tin Kitô Giáo của chúng ta, xác tín rằng: sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, vì lẽ - chết không phải là hết, không phải là dấu chấm tận. Bởi vì thập giá Đức Kitô - đã trở thành một nhịp cầu nối liền hố thẳm của sự chết, để dẫn vào sự sống mới, sự sống vĩnh cửu. Sự sống ấy vững chắc hơn, cao cả hơn và chân thực hơn so với sự sống tạm bợ ở đời này.
Như thế có thể nói: đời sống của mỗi người chúng ta là một cuộc hành trình, là một chuyến đi, và mục đích của cuộc hành trình ấy, là chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc và là để chuẩn bị cho mình một đời sống vô tận.
Ai đã một lần xa nhà, hẳn cũng đã có kinh nghiệm mong chờ ngày sum họp với gia đình, được về thăm quê hương, về bên cạnh những người thân của chúng ta.
Đời sống của người Kitô hữu chúng ta cũng vậy, chúng ta sống là để mong chờ ngày trở về với Thiên Chúa, trở về với người Cha nhân hậu của mình. Sống với niềm xác tín đó, chúng ta chẳng những không lo ngại, không e sợ cái chết, mà còn mơ ước, mong chờ và tích cực chuẩn bị cho ngày sum họp tràn đầy hạnh phúc đó.
Hạnh phúc ấy – sẽ không chỉ diễn ra sau khi chết, nhưng đã được khai mở từ ngày chào đời của mỗi người chúng ta. Để giúp chúng ta chuẩn bị chu đáo hơn và kỹ lưỡng hơn cho cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống không bao giờ tàn lụi.
Quả thật, Bàn tay Thiên Chúa đã rộng mở cho đời ta nơi ba mẹ, nơi người thân trong gia đình, nơi bạn bè trong khu xóm, nơi những người mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời,…những người ân cần bảo bọc, đỡ nâng, và hết tình dìu dắt, an ủi, những người sẵn sàng đồng hành với chúng ta trên nẻo đường tiến về quê Trời.
Trên con đường ấy, lắm lúc đường xa sức yếu, gối mỏi chân chồn, nhưng chúng ta vẫn có thể đi tới đích, vì Thiên Chúa luôn ở cùng và đồng hành với chúng ta.
Điều quan trọng là mỗi người chúng ta có nhận ra được và biết tích cực cộng tác với ơn Chúa, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời đại để chuẩn bị thật tốt, thật chu đáo cho cuộc gặp gỡ thần linh ấy hay không.
Đây hẳn là điều mà Đức Cố Hồng Y Franxicô của chúng ta đã cảm nghiệm thật sâu xa – và đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thật chu đáo, trong suốt đời sống của Ngài.
Ngay từ khi Ngài còn là một cậu giúp lễ, rồi khi trở thành linh mục, giám mục, những năm tháng Ngài bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, và rồi những ngày tháng lưu vong nơi đất khách quê người, cả những năm tháng sống và làm việc trong giáo triều Roma với cương vị là một Hồng Y, và là chủ tịch hội đồng tòa thánh bộ Công Lý và Hòa Bình. Và nhất là trong những chặng cuối cùng của cuộc hành trình trần thế của Ngài.
Ngài đã đón nhận và xử dụng mỗi phút giây, mỗi biến cố vui buồn trong cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh và môi trường để cảm tạ Thiên Chúa và để chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mà giờ đây chúng ta tin tưởng rằng Ngài đang vui xướng tận hưởng vinh quang với Thiên Chúa.
Hôm nay, GĐ AC Hùng- Cẩm Anh là con cháu của Ngài mời gọi chúng ta cùng hiệp dâng Thánh Lễ để tưởng nhớ 8 năm ngày Ngài được đòan tụ với Thiên Chúa.
Thông thường mà nói, việc chúng ta dâng thánh lễ Giỗ, là để chúng ta cầu nguyện cho người quá cố, là để chúng ta xin Thiên Chúa tha thứ lỗi lầm, những thiếu xót mà họ đã mắc phải trong cuộc sống trần gian, mà sau khi chết họ không thể đền bù được. Qua thánh lễ chúng ta dâng, qua lời cầu nguyện và những việc lành của chúng ta, chúng ta xin được đền thay cho họ.
Thánh Lễ giỗ mà giờ đây chúng ta dâng lên để tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y, lại mang một ý nghĩa khác. Chúng ta dâng thánh lễ này đúng hơn là để tạ ơn Thiên Chúa vì đã tặng ban cho chúng ta một con người sứ giả anh hùng của tin mừng Chúa Kitô.
Niềm vui này không chỉ dành riêng cho những người thân trong gia đình của Đức cố HY, mà là cho cả giáo hội công giáo hoàn vũ nói chung và cách riêng là giáo hội việt nam, và đặc biệt hơn là cho mỗi con người việt nam chúng ta.
Trong lịch sử của Giáo hội, chúng ta đã từng tự hào với giáo hội hoàn vũ vì con số đông các anh hùng tử đạo đã anh dũng đổ máu mình ra chứng minh cho đạo Chúa trên quê hương việt nam chúng ta. Bài ca hào hùng ấy đã vang dội từ đầu thế kỷ thứ 17, và đã không ngừng trải qua muôn thế hệ.
Ngày nay, giữa một thế giới mà tiền bạc và sở hữu được nhiều người xem là một thứ bảo đảm duy nhất, thì cuộc đời của ĐHY lại là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu thương và niềm tin. Ngài đã làm chứng cho chúng ta bằng chính cuộc sống của Ngài rằng: khi mọi cánh cửa của cuộc sống bị đóng kín, thì con người vẫn có thể vượt qua mọi trở ngại và lớn lên giữa dòng đời - nếu người ấy biết sống trong yêu thương và được yêu thương.
Đó là những hạt lúa mì đã rơi vào lòng đất, đã chết đi và đã sinh nhiều bông hạt cho đời sống đức tin của chúng ta.
Tấm gương sáng ngời của một tình yêu và lòng nhiệt huyết trong tinh thần phục vụ vì tình yêu và cho tình yêu. Tình yêu quê hương, yêu đồng bào việt nam, của DHY càng cao vời càng sâu đậm và tha thiết hơn trong thời gian Ngài bị lưu đày xa xứ.
Trong suốt quãng đời còn lại, tuy Ngài bị ngăn cấm không được về thăm quê hương thân yêu của mình, nhưng không ai có thể ngăn cấm hay xóa đi được tình yêu đó trong khối óc và quả tim của Ngài.
Theo lẽ thường tình, nếu như bằng một lý do nào đó khi mà tình yêu của chúng ta bị cưỡng chế, bị ngăn cấm không được về thăm quê hương, thăm thân nhân. Chúng ta sẽ dễ dàng biến cái tình yêu trong sáng đó, thành lời oán hận, than trách.
Đối với con người của DHY, tình yêu của Ngài khi bị ngăn cấm lại càng trào dâng tha thiết nhưng không mang một lời oán hận. Chúng ta có thể nhận ra được tình yêu đó của Ngài được diễn tả qua bài thơ mà Ngài đã lưu lại cho chúng ta.
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương con yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện và Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc, Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn - Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn,
Núi cao cao xương cất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn- Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn- Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu- Con xây dựng bằng tim óc
vui niềm vui đồng bào, Buồn nỗi buồn dân tộc
Một nước Việt nam- Một dân tộc Việt nam
Một tâm hồn Việt nam, Một văn hóa Việt nam, Một truyền thống Việt nam.
Hôm nay, trong khi chúng ta dâng thánh lễ này, bên cạnh niềm tự hào về con người của DHY, chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của DHY ban ơn cho chúng ta cũng biết học hỏi, bắt chước theo gương sống của Ngài.
Cuộc đời của ĐHY được gắn liền một cách tuy huyền nhiệm nhưng rất thực tế với máu của các vị tử đạo đã đổ máu trong những thế kỷ qua. ĐHY đã học nơi các vị tử đạo bài học xin vâng. Một sự xin vâng vô điều kiện và vô giới hạn đối với tình yêu Chúa. Nhưng đồng thời cũng là một lời phủ nhận những sự dua nịnh, những sự thỏa hiệp bất công, cho dù là với mục đích cứu vãn chính cuộc sống của mình. Đây không những là một sự anh hùng, nhưng còn là một sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo.
Ông bà anh Chị em thân mến, Đó là một trong những bài học quý giá về tình yêu và lòng trung thành mà mỗi người chúng ta cần phải noi theo khi đang sống nơi viễn xứ. Nghĩa là chúng ta cần phải học hỏi và bắt chước nơi Ngài. Đây là một gia sản cần được đón nhận trong mỗi ngày sống của chúng ta hôm nay, tuy đầy khó khăn nhưng chúng ta có thể làm nó trở nên chan hòa yêu thương và dịu hiền.
Vâng tình yêu đó đã được phú bẩm đã được tặng ban cho chúng ta qua những vị anh hùng tử đạo. Nhưng tình yêu đó phải được lớn lên và phải được trau dồi bằng chính những nỗ lực bản thân của mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Hôm nay, khi chúng ta nhìn lại quãng đời mà Đức Cố HY của chúng ta đã đi qua, mỗi người chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhìn ra và khẳng định rằng Ngài là một người có tài và có đức. Vì vậy trước khi lìa trần, Ngài là một trong những ứng cử viên trong danh sách những vị sẽ thay thế Đức Cố GH JPII.
ĐHY đã ra đi trong tình yêu và trong sự tiếc nuối của tất cả mọi người. Các thân nhân của Ngài. Giáo Hội yêu quí của Ngài tại Việt Nam, và toàn thể dân tộc Việt Nam. Tòa Thánh cũng khóc thương Ngài.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng sự ra đi của Ngài là một sự ra đi trong chiến thắng hào hùng, một sự thanh thản ra đi trong yêu thương và bình an.
Vậy lý do nào đã khiến Ngài làm thay đổi cái lý thường tình mà nhà văn Nguyễn Du, trong tác phẩm ‘truyện kiều’ nổi tiếng của mình, khi ông đưa ra một định luật chung, ‘chữ tài chữ mệnh sao mà sánh duyên’.
Rõ ràng khi ông mô tả về cái tài và cái đức của hai nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng và về cái chết đau thương của họ. Chính bản thân ông cũng không tránh khỏi sự ngạc nhiên khi nhận ra một điểm chung trong cuộc sống ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’.
Nhà văn Nguyễn Du đã dùng sự sống và cái chết của hai nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng, để minh chứng cho lập luận của ông là những người có tài thì cho dù cuộc sống của họ có tốt đến mấy đi nữa thì rồi cuối cùng họ cũng sẽ gặp phải tai bay vạ gió, và cái chết của họ sẽ rất thảm thương.
Cuộc đời của DHY Franxicô của chúng ta thì lại hoàn toàn khác biệt, Ngài đã vượt ra khỏi cái chân lý đời thường của con người. Vì Ngài đã biết sử dụng đúng lúc và đúng chỗ cho cái tài và cái đức của mình.
Ngài đã biết vận dụng một văn hóa việt nam, một truyền thống việt nam vào đời sống xã hội và cả đời sống tâm linh của Ngài. Thưa cái văn hóa đó, cái truyền thống đó văn học Việt nam chúng ta gọi là ‘Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa’.
Đây cũng là một chân lý sống của Đức cố Hồng Y mà chúng ta cần phải biết thụ hưởng, phải làm duy trì và làm phát triển trong chính cuộc sống chúng ta.
‘Thiên thời’, Đối với Thiên Chúa, Ngài đã biết dành thời gian để yêu thương và phục vụ Người. ‘Địa lợi’, Ngài đã biết sử dụng đúng vào cái lợi điểm của tùy hoàn cảnh, của mỗi địa phương cho phép để làm phát triển đời sống tâm linh cho chính mình và cho người khác. ‘Nhân Hòa’, Đối với tha nhân đồng loại, Ngài đã phục vụ mọi người bằng tất cả tình yêu thương ôn hòa và nhân hậu.
Tất cả những bí quyết của ĐHY là lòng tín thác kiên cường nơi Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm và đau khổ mà Ngài đã chấp nhận với lòng yêu mến.
Thật vậy, chỉ khi nào biết sẵn sàng hy sinh bản thân, Người Kitô hữu mới có thể góp phần vào việc cứu độ trần thế. Đó là điều mà ĐHY, người cha, người thầy đáng kính của chúng ta đã thực hiện.
Ngài đã giã từ chúng ta, nhưng tấm gương của Ngài vẫn tồn tại. Đức tin của chúng ta cho phép chúng ta khẳng định rằng Ngài không chết, nhưng Ngài đã bước vào một đời sống vĩnh cửu không bao giờ tàn lụi.
Đây chính là hạt lúa mì đã được gieo vào lòng đất việt nam của chúng ta, đã được chết đi trong giáo hội của chúng ta, và đã nảy sinh hoa trái trong đời sống đức tin của mỗi người chúng ta.
Trong chúc thư cuối đời của mình, ĐHY quả quyết: "Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse". Chúc thư tinh thần của ngài kết thúc với ba lời nhắn nhủ: "Hãy yêu mến Đức Mẹ, hãy tín thác nơi Thánh Giuse, hãy trung thành với Giáo hội, hãy đoàn kết và yêu thương tất cả mọi người".
Đây chính là tổng hợp bí quyết trọn cuộc sống của ĐHY. Đây cũng là bài học vô giá Ngài đã để lại cho mỗi người chúng ta. Amen
Dường như cuộc đời của chúng ta cứ mãi lẩn quẩn trong cái vòng xoay của cuộc sống, cứ phải tuân theo một chu kỳ của ‘Sinh- Bệnh- Lão- Tử’. Để rồi cái mục đích mà chúng ta bước ra khỏi lòng mẹ là để đi vào lòng đất.
Và nếu như mà cuộc sống của loài người chúng ta sẽ kết thúc đơn giản bằng cái chết như thế, thì quả thực sự sống này quá phi lý, quá bất công, và vô nghĩa.
Vì ở đời, mỗi người một lẽ sống, mỗi người một cách sống, cho dù là tốt hay xấu, nhưng không ai lại muốn sống để rồi cuối cùng lại đi vào cõi tiêu diệt, cõi hư vô.
Chúa Giê su Kitô của chúng ta giải toả sự phi lý ấy khi công bố ý nghĩa của sự chết: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều bông hạt.”
Niềm tin Kitô Giáo của chúng ta, xác tín rằng: sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, vì lẽ - chết không phải là hết, không phải là dấu chấm tận. Bởi vì thập giá Đức Kitô - đã trở thành một nhịp cầu nối liền hố thẳm của sự chết, để dẫn vào sự sống mới, sự sống vĩnh cửu. Sự sống ấy vững chắc hơn, cao cả hơn và chân thực hơn so với sự sống tạm bợ ở đời này.
Như thế có thể nói: đời sống của mỗi người chúng ta là một cuộc hành trình, là một chuyến đi, và mục đích của cuộc hành trình ấy, là chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc và là để chuẩn bị cho mình một đời sống vô tận.
Ai đã một lần xa nhà, hẳn cũng đã có kinh nghiệm mong chờ ngày sum họp với gia đình, được về thăm quê hương, về bên cạnh những người thân của chúng ta.
Đời sống của người Kitô hữu chúng ta cũng vậy, chúng ta sống là để mong chờ ngày trở về với Thiên Chúa, trở về với người Cha nhân hậu của mình. Sống với niềm xác tín đó, chúng ta chẳng những không lo ngại, không e sợ cái chết, mà còn mơ ước, mong chờ và tích cực chuẩn bị cho ngày sum họp tràn đầy hạnh phúc đó.
Hạnh phúc ấy – sẽ không chỉ diễn ra sau khi chết, nhưng đã được khai mở từ ngày chào đời của mỗi người chúng ta. Để giúp chúng ta chuẩn bị chu đáo hơn và kỹ lưỡng hơn cho cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống không bao giờ tàn lụi.
Quả thật, Bàn tay Thiên Chúa đã rộng mở cho đời ta nơi ba mẹ, nơi người thân trong gia đình, nơi bạn bè trong khu xóm, nơi những người mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời,…những người ân cần bảo bọc, đỡ nâng, và hết tình dìu dắt, an ủi, những người sẵn sàng đồng hành với chúng ta trên nẻo đường tiến về quê Trời.
Trên con đường ấy, lắm lúc đường xa sức yếu, gối mỏi chân chồn, nhưng chúng ta vẫn có thể đi tới đích, vì Thiên Chúa luôn ở cùng và đồng hành với chúng ta.
Điều quan trọng là mỗi người chúng ta có nhận ra được và biết tích cực cộng tác với ơn Chúa, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời đại để chuẩn bị thật tốt, thật chu đáo cho cuộc gặp gỡ thần linh ấy hay không.
Đây hẳn là điều mà Đức Cố Hồng Y Franxicô của chúng ta đã cảm nghiệm thật sâu xa – và đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thật chu đáo, trong suốt đời sống của Ngài.
Ngay từ khi Ngài còn là một cậu giúp lễ, rồi khi trở thành linh mục, giám mục, những năm tháng Ngài bị giam cầm trong nhà tù cộng sản, và rồi những ngày tháng lưu vong nơi đất khách quê người, cả những năm tháng sống và làm việc trong giáo triều Roma với cương vị là một Hồng Y, và là chủ tịch hội đồng tòa thánh bộ Công Lý và Hòa Bình. Và nhất là trong những chặng cuối cùng của cuộc hành trình trần thế của Ngài.
Ngài đã đón nhận và xử dụng mỗi phút giây, mỗi biến cố vui buồn trong cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh và môi trường để cảm tạ Thiên Chúa và để chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu mà giờ đây chúng ta tin tưởng rằng Ngài đang vui xướng tận hưởng vinh quang với Thiên Chúa.
Hôm nay, GĐ AC Hùng- Cẩm Anh là con cháu của Ngài mời gọi chúng ta cùng hiệp dâng Thánh Lễ để tưởng nhớ 8 năm ngày Ngài được đòan tụ với Thiên Chúa.
Thông thường mà nói, việc chúng ta dâng thánh lễ Giỗ, là để chúng ta cầu nguyện cho người quá cố, là để chúng ta xin Thiên Chúa tha thứ lỗi lầm, những thiếu xót mà họ đã mắc phải trong cuộc sống trần gian, mà sau khi chết họ không thể đền bù được. Qua thánh lễ chúng ta dâng, qua lời cầu nguyện và những việc lành của chúng ta, chúng ta xin được đền thay cho họ.
Thánh Lễ giỗ mà giờ đây chúng ta dâng lên để tưởng nhớ Đức Cố Hồng Y, lại mang một ý nghĩa khác. Chúng ta dâng thánh lễ này đúng hơn là để tạ ơn Thiên Chúa vì đã tặng ban cho chúng ta một con người sứ giả anh hùng của tin mừng Chúa Kitô.
Niềm vui này không chỉ dành riêng cho những người thân trong gia đình của Đức cố HY, mà là cho cả giáo hội công giáo hoàn vũ nói chung và cách riêng là giáo hội việt nam, và đặc biệt hơn là cho mỗi con người việt nam chúng ta.
Trong lịch sử của Giáo hội, chúng ta đã từng tự hào với giáo hội hoàn vũ vì con số đông các anh hùng tử đạo đã anh dũng đổ máu mình ra chứng minh cho đạo Chúa trên quê hương việt nam chúng ta. Bài ca hào hùng ấy đã vang dội từ đầu thế kỷ thứ 17, và đã không ngừng trải qua muôn thế hệ.
Ngày nay, giữa một thế giới mà tiền bạc và sở hữu được nhiều người xem là một thứ bảo đảm duy nhất, thì cuộc đời của ĐHY lại là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu thương và niềm tin. Ngài đã làm chứng cho chúng ta bằng chính cuộc sống của Ngài rằng: khi mọi cánh cửa của cuộc sống bị đóng kín, thì con người vẫn có thể vượt qua mọi trở ngại và lớn lên giữa dòng đời - nếu người ấy biết sống trong yêu thương và được yêu thương.
Đó là những hạt lúa mì đã rơi vào lòng đất, đã chết đi và đã sinh nhiều bông hạt cho đời sống đức tin của chúng ta.
Tấm gương sáng ngời của một tình yêu và lòng nhiệt huyết trong tinh thần phục vụ vì tình yêu và cho tình yêu. Tình yêu quê hương, yêu đồng bào việt nam, của DHY càng cao vời càng sâu đậm và tha thiết hơn trong thời gian Ngài bị lưu đày xa xứ.
Trong suốt quãng đời còn lại, tuy Ngài bị ngăn cấm không được về thăm quê hương thân yêu của mình, nhưng không ai có thể ngăn cấm hay xóa đi được tình yêu đó trong khối óc và quả tim của Ngài.
Theo lẽ thường tình, nếu như bằng một lý do nào đó khi mà tình yêu của chúng ta bị cưỡng chế, bị ngăn cấm không được về thăm quê hương, thăm thân nhân. Chúng ta sẽ dễ dàng biến cái tình yêu trong sáng đó, thành lời oán hận, than trách.
Đối với con người của DHY, tình yêu của Ngài khi bị ngăn cấm lại càng trào dâng tha thiết nhưng không mang một lời oán hận. Chúng ta có thể nhận ra được tình yêu đó của Ngài được diễn tả qua bài thơ mà Ngài đã lưu lại cho chúng ta.
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương con yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện và Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc, Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn - Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn,
Núi cao cao xương cất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn- Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn- Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu- Con xây dựng bằng tim óc
vui niềm vui đồng bào, Buồn nỗi buồn dân tộc
Một nước Việt nam- Một dân tộc Việt nam
Một tâm hồn Việt nam, Một văn hóa Việt nam, Một truyền thống Việt nam.
Hôm nay, trong khi chúng ta dâng thánh lễ này, bên cạnh niềm tự hào về con người của DHY, chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của DHY ban ơn cho chúng ta cũng biết học hỏi, bắt chước theo gương sống của Ngài.
Cuộc đời của ĐHY được gắn liền một cách tuy huyền nhiệm nhưng rất thực tế với máu của các vị tử đạo đã đổ máu trong những thế kỷ qua. ĐHY đã học nơi các vị tử đạo bài học xin vâng. Một sự xin vâng vô điều kiện và vô giới hạn đối với tình yêu Chúa. Nhưng đồng thời cũng là một lời phủ nhận những sự dua nịnh, những sự thỏa hiệp bất công, cho dù là với mục đích cứu vãn chính cuộc sống của mình. Đây không những là một sự anh hùng, nhưng còn là một sự trung thành chín chắn, hướng cái nhìn về Chúa Giêsu là mẫu gương của mọi chứng nhân và mọi vị tử đạo.
Ông bà anh Chị em thân mến, Đó là một trong những bài học quý giá về tình yêu và lòng trung thành mà mỗi người chúng ta cần phải noi theo khi đang sống nơi viễn xứ. Nghĩa là chúng ta cần phải học hỏi và bắt chước nơi Ngài. Đây là một gia sản cần được đón nhận trong mỗi ngày sống của chúng ta hôm nay, tuy đầy khó khăn nhưng chúng ta có thể làm nó trở nên chan hòa yêu thương và dịu hiền.
Vâng tình yêu đó đã được phú bẩm đã được tặng ban cho chúng ta qua những vị anh hùng tử đạo. Nhưng tình yêu đó phải được lớn lên và phải được trau dồi bằng chính những nỗ lực bản thân của mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Hôm nay, khi chúng ta nhìn lại quãng đời mà Đức Cố HY của chúng ta đã đi qua, mỗi người chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhìn ra và khẳng định rằng Ngài là một người có tài và có đức. Vì vậy trước khi lìa trần, Ngài là một trong những ứng cử viên trong danh sách những vị sẽ thay thế Đức Cố GH JPII.
ĐHY đã ra đi trong tình yêu và trong sự tiếc nuối của tất cả mọi người. Các thân nhân của Ngài. Giáo Hội yêu quí của Ngài tại Việt Nam, và toàn thể dân tộc Việt Nam. Tòa Thánh cũng khóc thương Ngài.
Như vậy chúng ta có thể nói rằng sự ra đi của Ngài là một sự ra đi trong chiến thắng hào hùng, một sự thanh thản ra đi trong yêu thương và bình an.
Vậy lý do nào đã khiến Ngài làm thay đổi cái lý thường tình mà nhà văn Nguyễn Du, trong tác phẩm ‘truyện kiều’ nổi tiếng của mình, khi ông đưa ra một định luật chung, ‘chữ tài chữ mệnh sao mà sánh duyên’.
Rõ ràng khi ông mô tả về cái tài và cái đức của hai nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng và về cái chết đau thương của họ. Chính bản thân ông cũng không tránh khỏi sự ngạc nhiên khi nhận ra một điểm chung trong cuộc sống ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’.
Nhà văn Nguyễn Du đã dùng sự sống và cái chết của hai nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng, để minh chứng cho lập luận của ông là những người có tài thì cho dù cuộc sống của họ có tốt đến mấy đi nữa thì rồi cuối cùng họ cũng sẽ gặp phải tai bay vạ gió, và cái chết của họ sẽ rất thảm thương.
Cuộc đời của DHY Franxicô của chúng ta thì lại hoàn toàn khác biệt, Ngài đã vượt ra khỏi cái chân lý đời thường của con người. Vì Ngài đã biết sử dụng đúng lúc và đúng chỗ cho cái tài và cái đức của mình.
Ngài đã biết vận dụng một văn hóa việt nam, một truyền thống việt nam vào đời sống xã hội và cả đời sống tâm linh của Ngài. Thưa cái văn hóa đó, cái truyền thống đó văn học Việt nam chúng ta gọi là ‘Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa’.
Đây cũng là một chân lý sống của Đức cố Hồng Y mà chúng ta cần phải biết thụ hưởng, phải làm duy trì và làm phát triển trong chính cuộc sống chúng ta.
‘Thiên thời’, Đối với Thiên Chúa, Ngài đã biết dành thời gian để yêu thương và phục vụ Người. ‘Địa lợi’, Ngài đã biết sử dụng đúng vào cái lợi điểm của tùy hoàn cảnh, của mỗi địa phương cho phép để làm phát triển đời sống tâm linh cho chính mình và cho người khác. ‘Nhân Hòa’, Đối với tha nhân đồng loại, Ngài đã phục vụ mọi người bằng tất cả tình yêu thương ôn hòa và nhân hậu.
Tất cả những bí quyết của ĐHY là lòng tín thác kiên cường nơi Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm và đau khổ mà Ngài đã chấp nhận với lòng yêu mến.
Thật vậy, chỉ khi nào biết sẵn sàng hy sinh bản thân, Người Kitô hữu mới có thể góp phần vào việc cứu độ trần thế. Đó là điều mà ĐHY, người cha, người thầy đáng kính của chúng ta đã thực hiện.
Ngài đã giã từ chúng ta, nhưng tấm gương của Ngài vẫn tồn tại. Đức tin của chúng ta cho phép chúng ta khẳng định rằng Ngài không chết, nhưng Ngài đã bước vào một đời sống vĩnh cửu không bao giờ tàn lụi.
Đây chính là hạt lúa mì đã được gieo vào lòng đất việt nam của chúng ta, đã được chết đi trong giáo hội của chúng ta, và đã nảy sinh hoa trái trong đời sống đức tin của mỗi người chúng ta.
Trong chúc thư cuối đời của mình, ĐHY quả quyết: "Tôi thanh thản ra đi, và tôi không giữ lòng oán hận nào đối với ai. Tôi dâng tất cả những đau khổ tôi đã trải qua cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse". Chúc thư tinh thần của ngài kết thúc với ba lời nhắn nhủ: "Hãy yêu mến Đức Mẹ, hãy tín thác nơi Thánh Giuse, hãy trung thành với Giáo hội, hãy đoàn kết và yêu thương tất cả mọi người".
Đây chính là tổng hợp bí quyết trọn cuộc sống của ĐHY. Đây cũng là bài học vô giá Ngài đã để lại cho mỗi người chúng ta. Amen
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc mừng LM tân Chủ tịch Liên Đoàn CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ
Lm Giuse Nguyễn Thanh Liêm
09:38 22/09/2010
CHÚC MỪNG ! CHÚC MỪNG ! CHÚC MỪNG
Nhận được tin:
Linh Mục Michael Mai Khải Hoàn
Được anh chị em bầu làm Tân Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ (Nhiệm Kỳ 2010-2014).
Thánh Lễ Nhậm Chức của Tân Ban Điều Hành Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ được cử hành
tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange California, do Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương chủ tế ngày 18.9.2010.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang luôn đồng hành cùng Cha Tân Chủ Tịch
và Tân Ban Chấp Hành Liên Đoàn CGVNHK Miền Tây Nam trong trách nhiệm và phục vụ mới.
Cũng xin tri ân Cha Cố Nguyên Chủ Tịch:
Phêrô Đinh Ngọc Quế
Mặc dù tuổi thọ đã cao, song vẫn hết lòng và tận tình phục vụ dân Chúa trong nhiệm kỳ vừa qua.
Thay mặt cho Liên Đoàn, xin chúc mừng Cha Niên Trưởng Michael, Tân Chủ Tịch và cám ơn Cha Cố Phêrô.
Thay mặt Liên Đoàn CGVN HK
Chủ Tịch Liên Đòan CGVN Hoa Kỳ
Tin Đáng Chú Ý
Chuyện xứ người: Tổng thống của Dân
Mạc Văn Trang
12:19 22/09/2010
Đất nước Việt Nam hiện nay còn thiếu cái gì? Để giải đáp cho câu hỏi này một cách không trực tiếp, tưởng không gì hơn là mời bạn hãy đọc bài viết chân tình dưới đây
Nến sáng đêm nguyện cầu: Một biển nến cầu nguyện trước dinh tổng thống ở Warsaw, Ba Lan để tưởng niệm tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và hàng chục quan chức cao cấp khác tử nạn trong một vụ rơi máy bay.
Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức.
Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng chia sẻ nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt.
Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc màu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…
Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành.Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.
Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.
Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…
Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.
Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…
Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!
Tôi không muốn khóc khi viết những dòng này, nhưng nước mắt cứ trào ra!
Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức.
Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng chia sẻ nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt.
Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).
Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc màu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…
Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành.Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.
Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.
Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…
Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.
Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…
Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!
Tôi không muốn khóc khi viết những dòng này, nhưng nước mắt cứ trào ra!
Văn Hóa
Chiều Hồng
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:52 22/09/2010
Một chiều hoàng hôn rực ánh hồng
Đôi chân ta nhẹ bước trên đường
Quá khứ tương lai rồi hiện tại
Buồn vui lẫn lộn gợi nhớ thương.
Kiếp nhân sinh không thiếu đoạn trường
Bảy nổi ba chìm trong đại dương
Đong đầy tâm hồn trải nỗi nhớ
Để cõi lòng mơ mộng vấn vương.
Tim bé bỏng dệt ngàn sợi thương
Cho nhân gian dịu vơi nỗi buồn
Cùng nhau xây đắp một thế giới
Rộn rã tiếng cười tỏa ngát hương
Bàn chân ai đi khắp muôn phương
Miệt mài gieo vãi mầm yêu thương
Lần theo bước chân Thầy chí ái
Lòng đắm say! Nào mau lên đường!
Đôi chân ta nhẹ bước trên đường
Quá khứ tương lai rồi hiện tại
Buồn vui lẫn lộn gợi nhớ thương.
Kiếp nhân sinh không thiếu đoạn trường
Bảy nổi ba chìm trong đại dương
Đong đầy tâm hồn trải nỗi nhớ
Để cõi lòng mơ mộng vấn vương.
Tim bé bỏng dệt ngàn sợi thương
Cho nhân gian dịu vơi nỗi buồn
Cùng nhau xây đắp một thế giới
Rộn rã tiếng cười tỏa ngát hương
Bàn chân ai đi khắp muôn phương
Miệt mài gieo vãi mầm yêu thương
Lần theo bước chân Thầy chí ái
Lòng đắm say! Nào mau lên đường!