Ngày 22-09-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hôm nay con hãy đi làm vườn nho
Lm Jude Siciliano OP
22:01 22/09/2011
CHÚA NHẬT 26 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Êzêkien 18: 25-28; Tv 25; Philipphê 2: 1-11; Matthêu 21: 28-32

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng có thể kể về những người làm chúng ta thất vọng. Họ hứa với chúng ta nhưng chẳng bao giờ thực hiện điều đã hứa. Chúng ta tin tưởng họ, nhưng cuối cùng họ lại thất hứa. Chẳng hạn người bạn đời hứa yêu ta “cho đến chết” – và rồi chính người ấy rút lại lời hứa của mình bằng chính hành động phản bội hoặc rõ ràng hoặc lén lút, mỗi ngày.

Thậm chí chúng ta có thể kể ra tất cả những lần ta bị người khác thất hứa từ thời còn nhỏ đến nay – những lời hứa “nếu không làm được tôi sẽ chết” chẳng bao giờ thành ấy cứ đầy cả ra. Hoặc sau này, có lúc trong đời, ta sẽ mất đi một người thân yêu, và những người tỉnh táo ngoài cuộc vỗ về chúng ta với những lời đầy cảm thông: “Nếu có bất cứ điều gì tôi có thể làm được, thì đừng ngại gọi cho tôi nhé. Tôi sẽ đến ngay.” Sau đó, dường như họ bốc hơi vào không khí, để chúng ta ở lại loay hoay trong nỗi cô đơn, buồn khổ với một đời sống vừa đột ngột đổi thay. Họ đã hứa “tôi sẽ giúp bạn” nhưng rồi lại lặn mất tăm hơi.

Cũng có đó những thất vọng mà chúng ta phải đối mặt thường ngày. Chúng ta có thể đã hết sức cố gắng sắp xếp trong lịch trình dày đặc của mình một cuộc hẹn với một người, nhưng rồi họ lại không đến. Hoặc là, ta đi phỏng vấn xin việc, họ nói sẽ gọi điện thoại lại nhưng rồi điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Cả trong đời sống gia đình lẫn xã hội đang có đó những tình bạn khiến ta thất vọng, những thất tín tầm thường, những bí mật và chuyện đàm tiếu. Những lần thất hứa như thế ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta, đến nỗi chúng ta phải tìm cách khoắc lên mình bộ áo giáp bảo vệ mình khỏi những tổn thương sau này. Chúng ta chuẩn bị cho mình như thế để khỏi quá ngạc nhiên khi nhận được những lời Vâng Dạ, nhưng rồi chỉ nhận được một chữ KHÔNG to tướng.

Khi chúng ta rơi vào tình trạng như thế, hãy thừa nhận những cách mà chính chúng ta đã không giữ lời, để tránh va chạm hay xung đột mà chúng ta nói Vâng Dạ nửa vời với ai đó hoặc về điều mà chúng ta chẳng bao giờ muốn thực hiện. Chúng ta đã tự hạ giá mình để rồi người ta không thể mong gì nhiều nơi chúng ta; chúng ta không thể khiến người khác luôn tin tưởng. Chúng ta giống đứa con đã nhận lời cha nhưng chẳng bao giờ giữ lời. Chúng ta nói Vâng nhưng rồi lại thành ra là Không.

Dù chúng ta có là người bị hứa lèo hay là kẻ thất hứa hoặc hứa cho qua chuyện, thì chúng ta vẫn cần được Lời Chúa hôm nay chữa lành và thúc đẩy. Sự hiện diện của chúng ta trong Tiệc Thánh Thể này nói lên tiếng Vâng của chúng ta; không chỉ là cầu nguyện hay tham dự vào nghi lễ, nhưng còn là biểu hiện sự dấn thân mỗi ngày trong đời sống chúng ta.

Ví dụ, khi chúng ta đón nhận Thánh Thể và thưa “Amen” là chúng ta cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu và bắt chước Ngài sống phục vụ và hiến thân cho tha nhân. Liệu lòng chúng ta có thực sự dành cho Đấng mời gọi: “Hãy theo Tôi” hay không? Liệu lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ này có làm cho sự sống của Ngài được hiển hiện trong đời sống chúng ta hay không? Hay là lời thưa Vâng của chúng ta trong Thánh lễ lại hóa ra tiếng Không trong cuộc đời?

Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu cho hàng loại những cuộc xung đột giữa Đức Giêsu với những kẻ chống đối Ngài. Đức Giêsu tiến vào Giêrusalem nơi Ngài xua đuổi những người buôn bán và đổi tiền khiến giới lãnh đạo Dothái giáo lúc bấy giờ tức giận. Các trưởng lão và tư tế đã đến đặt vấn đề với Đức Giêsu (Mt 21,23). Dụ ngôn của Đức Giêsu quả là một thách thức đối với họ. Ngài luôn phải đối diện với những người biệt phái luôn nói Vâng với Thiên Chúa bằng thái độ tuân giữ nghiêm ngặt luật đạo và thực hành các nghi lễ. Ngài tố cáo họ đã chất những gánh nặng lên vai người khác trong khi chính họ lại không thèm động đến dù chỉ bằng một ngón tay. Thế nên Đức Giêsu gọi những người Pharisêu và kinh sư là những kẻ giả hình. Họ là những người thưa Vâng với Thiên Chúa nhưng trong thái độ và hành động của mình lại nói Không với những gì Thiên Chúa muốn họ thực hiện.

Người con thứ nhất có hoàn thành bổn phận mà cha nó yêu cầu hay không? Dụ ngôn hôm nay thật lạ vì chúng ta không cho ta biết điều đó. Điều Đức Giêsu muốn nói không phải là mức thành công mỹ mãn cho bằng nhắm đến sự sẵn lòng đáp lại lời mời gọi phục vụ. Có lẽ ước muốn phục vụ của chúng ta là những gì Thiên Chúa mong chờ và chính ước muốn đó và những cố gắng của chúng ta tạo ra một khoảng trống cho Thiên Chúa bước vào và khỏa lấp mọi thiếu hụt.

Bài trích sách Êdêkien quay về ý niệm trong Cựu Ước. Vị ngôn sứ và những người cùng thời đang bị lưu đày, khóc thương cho sự sụp đổ của quê hương mình. Ai phải chịu trách nhiệm cho việc họ bị thảm bại dưới tay quân Babylon? Trước hết sự trừng phạt dành cho tội lỗi do những sai lầm của cha ông họ - “đời cha ăn nho xanh, đời con phải ê răng” (Ez 18,2; Xh 34,7). Vì cha ông họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa nên những người ở nơi lưu đầy cho rằng đó là lý do họ bị trừng phạt.

Nhưng như chúng ta nghe trong bài đọc hôm nay, Êdêkien nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với kết cục của cuộc đời mình. Con người không thể tự nhủ: cầu nguyện đi; chay tịnh trong những ngày thánh; bỏ tiền thau,… Điều đó không tự nhiên giúp chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Điều đó cũng không đủ để trở thành Kitô hữu, hay để nói như Phaolô, “Đức Giêsu là Chúa!” Chúng ta phải hiện thực lời thưa Vâng bằng cách loan báo niềm hy vọng cho những ai thất vọng; cho kẻ đói ăn; giải phóng những ai bị áp bức; chữa lành kẻ yếu đau và mang lại ánh sáng cho kẻ mù lòa.

Thư Philipphê ch o chúng ta một mẫu gương về một người con thứ hai thưa rằng: “Vâng, con sẽ đi”. Ngài đã đi và hoàn tất sứ vụ mà Thiên Chúa trao cho. Bài đọc bao gồm một bài thánh ca của các Kitô hữu xưa mà thánh Phaolô đưa vào trong lá thư của mình. Đức Giêsu sẵn lòng phục vụ Thiên Chúa đến nỗi Ngài không giữ lại bất kỳ một địa vị nào mà lẽ ra Ngài xứng đáng có. Ngài không chỉ hạ cố trở thành con người, nhưng trong sự vâng phục, Ngài chấp nhận chết trên thập giá.

Thánh Phaolô dùng hình ảnh Đức Giêsu như khuôn mẫu cho chúng ta, những người một lần nữa thưa Vâng với Thiên Chúa trong Thánh lễ này. Với lòng khiêm nhường, chúng ta không đặt sở thích của mình lên trên hết nhưng kiên quyết thưa lời Vâng với Thiên Chúa. Nghĩa là chúng ta hiến trọn con người mình cho Chúa để phục vụ người khác.

Những người tốt dường như không thấy cần phải đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu hầu thay đổi cuộc đời mình và bước theo Ngài. Nhưng, theo như những gì hôm nay Ngài nói hôm nay, những kẻ tội lỗi như: “những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Hai sự đáp trả với Đức Giêsu có thể đặt ra trước chúng ta hôm nay. Hãy để cho sự hiện diện của chúng ta trong phụng vụ trở thành dấu chỉ cho khao khát của chúng ta trong việc canh tân cam kết trở thành môn đệ của Đức Giêsu, không chỉ bằng lời nói, nhưng cả trong hành động nữa.

Khi nhìn lại những ngày tháng qua và nhận ra lối sống của mình, với những suy nghĩ và hành động cho thấy chúng ta chỉ là những người môn đệ thờ ơ, thì chúng ta cần một cơ hội thứ hai như dụ ngôn này mang lại chúng ta. Chúng ta muốn thay đổi quan điểm, hối cải và làm những điều tốt mà chúng ta biết mình được mời gọi thực hiện – và làm với lời xin Vâng chân thành như Tin mừng đòi buộc chúng ta.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp



26th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11; Matthew 21: 28-32

I bet each of us can tell stories about people who have let us down? They made a promise to us that they never followed up on. We put our trust and invested emotionally in them and, in the end, they weren’t there for us. Perhaps it was a spouse who promised to love us till "death do us part"–and then they took back that promise in one big act of betrayal or, in many lesser, daily ones.

We can also remember broken promises made to us all the way back to childhood–"Cross my heart and hope to die"–which weren’t fulfilled. Or, later in life, we may have lost a loved one and at the wake people embraced us and offered words of sympathy, "If there is anything, anything I can do, don’t hesitate to call. I’ll be there for you." Then they seemed to evaporate into thin air, leaving us on our own to deal with loneliness, grief and a dramatically-changed life pattern. "I’ll be there for you"–and they weren’t.
There are also daily letdowns we have almost come to expect. Who hasn’t stood waiting for an appointment we fit into our busy schedule, only to have someone not show up? Or, there was a job interview and a promise of a call-back but it never came. Family and social life have disappointing friendships, little betrayals, secrets, and gossip. These broken promises have deeply affected us, so much so, that we have learned to wear protective armor to protect ourselves from future hurts. We prepare ourselves not be too surprised when we are given a Yes, but get a No.
While we are at it let’s acknowledge the ways we ourselves have gone back on our word or, in order to avoid discomfit or confrontation, we’ve given a half-hearted Yes to someone or something which we never planned to follow up on. We have cheapened our promises and people have come to expect less of us; we are not someone they can always rely on. We are like the son who gave his word to do his father’s bidding, but never followed up on it. We said a Yes, but it turned out to be a No.

Whether we have been on the receiving end of broken promises, or have given only a half-hearted investment of ourselves to commitments we have made, we are in need of the healing and the challenge the Word of God offers us today. Our presence here at Eucharist today communicates a Yes we are making; not just to praying and participating in our ritual, but to the commitment they signify for our daily lives.
For example, saying "Amen" as we receive the Eucharist, commits us to being a disciple of Jesus and following his life of service and sacrifice for others. Are our hearts really invested in the one who invites us, "Come follow me"? Is our Yes here at Eucharist a promise to take his life out to the world in which we live? Or, will our Yes in ritual turn out to be a No in life?
Today’s gospel passage begins a series of confrontations between Jesus and his opponents. Jesus has entered Jerusalem where he has antagonized the religious leaders by driving out the merchants and money changers. The elders and chief priests have come to question Jesus (21:23). Jesus’ parable was a challenge to them. He was constantly confronted by the pious who seemed to epitomize a Yes to God by their strict observance of religious and ritualistic rules. Yet, Jesus criticized them for their lack of compassion for those oppressed by their strict interpretation of religious rules and observances. He accused them of putting burdens on the shoulders of others while being unwilling to lift a finger to help them. So Jesus called the Pharisees and scribes hypocrites. They seemed to give a Yes to God, but in their attitude and actions, they were saying No to what God asked of them.
Did the first son eventually accomplish the task his father asked of him? Today’s parable is unusual because we don’t know. What Jesus is praising isn’t a measurable record of great achievement, but a willingness to respond to an invitation to serve. Perhaps our desire to serve is what God wishes and that desire and our efforts, leave plenty of room for God to step in and fill the gaps.
Our Ezekiel reading is a turning point in Old Testament thought. The prophet and his contemporaries are in exile mourning the destruction of their homeland. Who was to blame for their disastrous defeat at the hands of the Babylonians? Previously the punishment for sin was blamed on the errant ways of their ancestors–"the father has eaten sour grapes and the children’s teeth are set on edge" (18:2; Exodus 34:7). Because their ancestors turned from God the people in exile reasoned they were being punished.
But, as we hear today, Ezekiel emphasizes each person’s responsibility for the consequences of his/her life. People can’t claim they: say their prayers; fast on holy days; put money in the collection baskets, etc. That doesn’t automatically make us children of God. Nor is it enough to be a Christian, or to say with Paul, "Jesus is Lord!" We need to put flesh on our Yes by proclaiming hope to the desperate; feeding the hungry; freeing those who are oppressed; healing the sick and giving sight to the blind.
Philippians gives us a model of another son who said "Yes, I will go." He did go and he accomplished the task God gave him. The reading includes an ancient Christian hymn which Paul incorporated into his letter. Jesus was so willing to serve God that he did not cling to any status he could have claimed for himself. He not only became flesh, but in his obedience, accepted death on a cross.
Paul uses Jesus as the model for us who, once again, give our Yes to God at this Eucharist. Our attitude, he tells us, must be the same as Christ’s: among us there is to be no competition. Humbly we are not to put our interests first but, like Christ, to be a firm and lived-out Yes to God. Which means, we turn ourselves over to God in service to one another.
Apparently the good people didn’t see any need to respond to Jesus’ invitation to change their lives and follow him. But, according to what he says today, sinners did just that, "tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you." Two possible responses to Jesus are held before us today. Let our presence at worship signify our desire to renew our commitment to being disciples of Jesus, not just in words, but in actions.
When we look over our recent past and notice the trend our lives have taken, with thoughts and deeds that speak of our being lukewarm disciples, we want the second chance this parable offers us. We want to be able to change our minds, repent and do the good things we know we are called to do–and do them with the wholehearted Yes the gospel requires of us.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Trùng Dương ở Taiwan
Lm. Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
07:37 22/09/2011
Hằng năm tại Taiwan, cứ vào dịp Lễ Trùng Dương(重陽節) tức ngày 9 tháng 9 âm lịch, các thành phố thường tổ chức ngày hội tri ân và tỏ lòng kính trọng đối với các vị cao niên. Tại sao có ngày Lễ Trùng Dương này?

Ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày "Trùng Dương" hay còn gọi là ngày "Trùng Cửu" (重九). Sở dĩ có ngày lễ này là vì trong Kinh Dịch, số 9 được xem là "số Dương" và là con số vĩnh cửu, số đẹp và giàu ý nghĩa. Thế nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày lễ "trường cửu", vì theo âm tiếng Hoa "九九〞(ngày 9 tháng 9) đồng âm với "久久" tức có nghĩa là trường cửu trường thọ. Thế nên như đã nói ở trên, ngày lễ này là để tôn vinh và tỏ lòng kính trọng đối với các bậc cao niên và mong ước các ngài mãi trường thọ , đem lại phúc lộc thọ đức cho con cháu.

Năm nay, tại thành phố New Taipei nơi tôi đang làm mục vụ tại giáo xứ Mother of God, chính quyền thành phố do thị trưởng là ông Chu Lập Luân (Zhu Li Lun) sẽ tổ chức lễ hội thăm viếng, tặng quà và hiện kim cho những công dân của thành phố này từ 65 tuổi trở lên. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và mang ý nghĩa nhân văn nhưng đồng thời cũng ngốn không ít ngân sách của chính phủ. Bởi dân số Taiwan được xem là dân số già trên thế giới. Chỉ tại thành phố này thôi, số người từ 100 tuổi trở lên đã là 389 cụ. Và thành phố do Thị trưởng Chu lãnh đạo cũng rất hào phóng với các cụ. Cụ thể mỗi cụ từ 65 đến 79 tuổi sẽ được trao tặng hiện kim là 1,500NT; 80 đến 89 tuổi là 2,000NT; 90 đến 99 tuổi là 5,000NT và 100 tuổi trở lên là 10,000NT tương đương 300USD. Năm nay, thành phố này chi phí cho các vị cao niên chỉ ở con số... 5.6 tỷ NT! Số người có số tuổi kể trên vào khoảng... 327,114 cụ! Thế mới biết dân Taiwan già cỡ nào và chính phủ lo cho dân ra sao.

Riêng Giáo hội Công giáo Taiwan, trong tinh thần hội nhập văn hóa, dịp này các giáo xứ đều tổ chức chúc thọ và xức dầu bệnh nhân theo nghi thức "Xức dầu nhân Lễ trùng Dương" do hội đồng Giám mục Taiwan phê chuẩn. Vì thế, các Giáo xứ đều tổ chức lễ và cầu nguyện cách đặc biệt cho các bậc cao niên trong xứ mình. Vì là Giáo hội "già nua" nên dịp này các Cha xứ tha hồ mà đặt tay chúc lành và xức dầu... mệt nghỉ. Bởi thành phần đến tham dự Thánh lễ chủ yếu là các bậc cao niên mà!

Ngày Lễ Trùng Dương, nhớ về công đức của các vị cao niên. Cầu chúc các cụ ngày càng mạnh khoẻ vui khoẻ cùng con cháu. Đồng thời nhớ về Việt Nam dấu yêu của tôi, nơi đó cũng có khá nhiều các bậc cao niên đang lam lũ đầu tắt mặt tối để mưu sinh....! Các cụ hiện giờ sống ra sao...?
 
Philippines chống lạm dụng nhân quyền
Trầm Thiên Thu
07:40 22/09/2011
PHILIPPINES (UCANews.com) – Ngày 21-9-2011, các nhà hoạt động về nhân quyền và các sĩ quan quân đội đã kỷ niệm lần thứ 39 về sự áp đặt thiết quân luật (martial law) của cựu tổng thống Ferdinand Marcos bằng một sự kiện làm nổi bật các nỗ lực chấm dứt lạm dụng nhân quyền tại đất nước này.

Kỷ niệm Thiết quân luật (Photo: Rene Sandajan)
Thư ký Bộ Quốc phòng Voltaire Gazmin đã bàn giao các tài liệu từ thời thiết quân luật (1972-1981) cho bà Loreta Ann Rosales, chủ tịch Ủy ban Nhân quyền (Commission on Human Rights), trong một nghi thức tổ chức tại tổng hành dinh quân đội.

Bà Rosales, cựu tù nhân chính trị đã bị quân đội hành hạ, nói: “Việc bàn giao này quan trọng vì mỗi người đều có quyền biết sự thật về chế độ để chúng ta có thể tự do”.

Bà nói thêm ràng Ủy ban Nhân quyền sẽ hợp tác với các cơ quan để giữ gìn và bảo vệ các tài liệu, gồm các bài nói của lãnh đạo đối lập Benigno Aquino (con), bị ám sát năm 1983, và các bài báo về vụ đánh bom năm 1971 tại Plaza Miranda mà chính phủ cho là của quân phiến loạn cộng sản (communist rebels).

Trong diễn văn tại dịp kỷ niệm này, Thư ký Bộ Quốc phòng Voltaire Gazmin nói rằng quân đội được sử dụng để lạm dụng chống lại nhân dân trong thiết quân luật.

Ông nói: “Ba mươi chín năm trước, đất nước chúng ta bị gông cùm của lệnh thiết quân luật”. Thời đó, ông Gazmin là cận vệ của cố tổng thống Aquino, đối thủ chính trị của Marcos, và lúc đó ông bị tù.

Marcos tuyên bố thiết quân luật lấy cớ là bảo vệ đất nước khỏi bị cộng sản tiếp quản (communist takeover). Ông giải tán nghị viện, trao quyền tư pháp cho quân đội và chỉ cho phép hoạt động các phương tiện truyền thông do chính phủ điều hành.

Các giám mục và giáo sĩ thuộc Nhóm Nhận thức Giáo sĩ Visayas (Visayas Clergy Discernment Group) làm lễ kỷ niệm lần này bằng cách đưa ra mọt câu diễn tả sự hối tiếc về thất bại của chính phủ muốn ngăn chặn lạm quyền trong những năm sau khi Marcos bị truất phế.

ĐGM phụ tá Gerardo Alminaza, GP Jaro, nói rằng khi đó các kẻ thủ ác lạm quyền đã không bị trừng phạt và các nạn nhân không đòi được công lý. Ngài nói: “Đa số những người có thể kết án vẫn ung dung sống tới nay, một số cách áp dụng thiết quân luật vẫn tiếp tục núp dưới chiêu bài duy trì dân chủ, công lý, và bảo vệ nhân quyền”.

Lời phát biểu nhấn mạnh tới việc sát hại LM Cecilio Lucero, đó chỉ là một trong hàng ngàn vụ được coi là vi phạm nhân quyền sau thời Marcos. Lời phát biểu nói rằng LM Cecilio bị giết bởi những binh sĩ khả nghi hồi năm 2009.
 
ĐTC: Giáo Hội Ấn Độ phải chấp nhận các thách đố của ''tính chất truyền giáo''
Lã Thụ Nhân
07:41 22/09/2011
Castel Gandolfo (AsiaNews) - Kitô hữu Ấn Độ phải "lưu tâm đến những thách đố mà tính chất truyền giáo của Giáo Hội đòi hỏi" để Giáo Hội "có thể loan truyền Vương quốc Thiên Chúa và … bước theo chân Chúa Kitô, Đấng đã từng bị hiểu lầm, bị khinh miệt, bị vu cáo và phải chịu đựng vì lợi ích của sự thật". Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho hay đây là nhiệm vụ của Hội đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ nghi lễ Latinh (gồm 6 nhóm: các địa hạt Agra, New Delhi, Bhopal và hạt đại diện tông tòa Nepal), những người đến thăm Dinh thự mùa hè Castel Gandolfo nhân chuyến "ad Limina Apostolorum" 5 năm một lần.

Đối với Đức Thánh Cha, "Nguồn lực cụ thể quan trọng nhất của Giáo Hội mà chư huynh đệ dẫn dắt không nằm ở các tòa nhà, trường học, trại trẻ mồ côi, tu viện hoặc nhà của giáo sĩ, nhưng nằm trong những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em của Giáo Hội tại Ấn Độ, những người mang lại đức tin cho cuộc sống, những người làm chứng cho sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa qua đời sống thánh thiện… Ấn Độ có sự hiện diện lâu dài và đặc sắc của Kitô giáo, vốn đóng góp cho xã hội Ấn Độ và giúp ích cho nền văn hóa bằng rất nhiều cách thế, làm phong phú thêm đời sống của vô số đồng bào, không chỉ là những người Công Giáo".

Đức Thánh Cha cho hay thêm: "Đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo là bạn của người nghèo, giống như Chúa Kitô, Giáo Hội chào đón không phân biệt những ai đến gần để nghe sứ điệp của Thiên Chúa về hòa bình, hy vọng và ơn cứu độ", mà không có sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào.

"Nếu các giáo hội địa phương đảm bảo rằng việc đào tạo thích hợp cho những người ao ước trở thành Kitô hữu thực sự thúc đẩy bởi tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân, họ sẽ vẫn trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô 'làm do muôn dân trở thành môn đệ'… Đừng nản chí khi các thử thách nảy sinh trong sứ vụ của anh em và trong sứ vụ của các linh mục và tu sĩ của anh em. Niềm tin của chúng ta vào tính chắc chắn trong sự Phục Sinh của Chúa Kitô mang đến cho chúng ta sự tự tin và can đảm để đối mặt với tất cả mọi điều có thể đến và tiến về phía trước… Thiên Chúa chào đón tất cả mọi người, mà không có sự phân biệt, vốn hiệp nhất với Ngài qua Giáo Hội. Vì vậy, tôi cầu nguyện để Giáo Hội tại Ấn Độ tiếp tục chào đón tất cả mọi người, trên hết là người nghèo, và Giáo Hội là một cầu nối mẫu mực giữa con người và Thiên Chúa… Tôi cầu nguyện cho các tín hữu của Chúa Kitô tại Ấn Độ sẽ tiếp tục trở thành người cổ võ cho công lý, những người mang lại hòa bình, những người đối thoại tôn trọng, và những người yêu sự thật về Thiên Chúa và về con người".
 
Tây Ban Nha: Các Giám mục chuẩn bị mừng Thánh Tiến sĩ mới của Giáo hội
Phạm Kim An
07:42 22/09/2011
Các Giám mục xem xét chuyến hành hương để tham dự lễ tôn phong của thánh Gioan thành Avila

MONTILLA - Các Giám mục Tây Ban Nha đang chuẩn bị công tác chào mừng một người con đất nước được tôn phong Tiến sĩ thứ 34 của Giáo hội.

ĐTC Biển Đức XVI công bố ngày 20-8 rằng vị thánh bổn mạng của hàng giáo sĩ triều của Tây Ban Nha, Thánh Gioan thành Avila, sẽ được nhận qui chế của một Tiến sĩ Giáo hội.

Thánh Gioan thành Avila - không nên nhầm lẫn với Thánh Gioan Thánh Giá, người bạn của Thánh nữ Têrêsa thành Avila trong việc cải tổ Dòng Cát Minh - được biết đến như vị Tông Đồ miền Andalusia. Ngài đã được ĐTC Piô XII tuyên bố là vị thánh bổn mạng của hàng giáo sĩ triều của Tây Ban Nha năm 1946; Ngài được ĐTC Phaolô VI phong thánh năm 1970.

Ngày 19-9, một Ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã gặp gỡ với Giám mục của các giáo phận, nơi thánh nhân đã sinh ra và qua đời, cũng như các vị khác có liên quan đến việc tôn phong cho thánh nhân.

Cuộc họp là một phiên họp động não để xác định cách tốt nhất chào mừng và cử hành lễ tôn phong.

Đức Giám Mục Demetrio Fernandez, giáo phận Cordoba (thánh Gioan thành Avila đã qua đời tại giáo phận này, và thánh tích của Ngài ở lại đó), cảm ơn thị trưởng thành phố về sự hiện diện của ông, và nói rằng Ngài "xác tín rằng mọi sự có thể sẽ được thực hiện, để mọi người sẽ đón nhận nhân vật tuyệt vời này, nhân vật sẽ ban một tên phổ quát cho thành phố Montilla". Thánh Gioan thành Avila qua đời ngày 10-5-1569, tại Montilla.

Vị giám chức bàn với Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha về các chi tiết của lễ tôn phong sẽ được cử hành như thế nào.

Ngài nói: “Chúng tôi nghĩ rằng cần có chuyến hành hương lớn đến Roma dành cho các linh mục, chủng sinh và tín hữu. Cũng sẽ có nhiều hoạt động tại Montilla, nhưng chưa có gì được quyết định, vì mọi thứ đều đang lên kế hoạch mà thôi".

Đức Giám mục Fernandez nói thêm chưa biết chính xác ngày lễ tôn phong, vì nó phụ thuộc vào Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, Ngài bảo đảm rằng "chúng tôi sẽ chuẩn bị theo cách tốt nhất, để chuyến hành hương đến Rome là hoàn toàn trọn vẹn, như vị thánh này xứng đáng hưởng".

Cuối cùng, vị Giám mục đã bày tỏ hy vọng rằng thánh Gioan thành Avila sẽ được tuyên phong tại Montilla là “một người con nuôi của thành phố", mặc dù đây là một vinh dự đòi hỏi quy trình riêng của nó. (Zenit.org 21-9-2011)
 
Trung Quốc: Giáo xứ Bei Tang, tổng giáo phận của Tây An, hỗ trợ ơn thiên triệu
Phạm Kim An
07:43 22/09/2011
Tây An - Hỗ trợ và đồng hành với ơn thiên triệu, cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là các chủng sinh của Tiểu chủng viện: đó là sứ vụ tự nguyện của giáo xứ Bei Tang, thuộc tổng giáo phận Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

Trong thực tế, đầu năm học, nhóm "Lòng bên lòng" của giáo xứ đi thăm các chủng sinh để tìm hiểu về nhu cầu của họ, đặc biệt là các chủng sinh mới.

Theo thông tin được gửi đến hãng Fides, ngày 11-9, nhóm này đi đến Tiểu chủng viện để thăm 36 chủng sinh, mang theo màn cửa mới cho các phòng và cửa sổ trong lớp học, áo Dòng cho 8 chủng sinh mới, một số tiền góp vào chi phí của Chủng viện và nhiều thực phẩm.

Trong cuộc gặp gỡ với cha Giám đốc chủng viện, các cha linh hướng, các cha giáo sư và chủng sinh, nhóm muốn biết tình hình và nhu cầu gia đình gốc của các chủng sinh, để đảm bảo cho họ một sự đào tạo yên bình.

Ngoài ra, khi nhóm biết rằng vào tháng Mười, các trò chơi thể thao mùa thu sẽ được tổ chức, các thành viên của nhóm "Lòng bên lòng" sẽ tìm cách cung cấp giày thể thao cho chủng sinh, và phải trả chi phí cho các môn thể thao ấy. (Agenzia Fides 21-9-2011)
 
Đức Tổng Giám Mục Dolan yêu cầu các giáo sĩ nói về thất nghiệp và nghèo khổ
Lã Thụ Nhân
07:45 22/09/2011
Washington DC (CNA/EWTN News).- Hôm thứ Hai, 19/09/2011, Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan, Chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay các giám mục và giáo sĩ Công giáo khác nên nói về nạn thất nghiệp và nghèo khổ trong bài giảng của họ.

"Thất nghiệp lan rộng, thiếu việc làm và nghèo khổ tràn lan đang hạ thấp đời sống con người, hủy hoại phẩm giá con người, và làm tổn thương đến trẻ em và các gia đình". Đức Tổng Giám Mục Dolan cho hay thêm: "Tôi hy vọng chúng ta có thể sử dụng các cơ hội của chúng ta là các vị mục tử, giáo viên, và nhà lãnh đạo để tập trung sự chú ý của công chúng và dành ưu tiên cho chuyện quá nhiều người nghèo và quá nhiều người không có việc làm trong xã hội của chúng ta".

Đức Tổng Giám Mục New York cho hay 46 triệu người, 15% dân số, hiện đang sống trong cảnh nghèo ở Hoa Kỳ. Con số thất nghiệp gần đây cũng "ảm đạm". Mười sáu triệu trẻ em, gần như cứ một trẻ trong bốn trẻ, đang lớn lên trong nghèo khổ. Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha phải đối mặt với nạn thất nghiệp và nghèo khổ với "tỷ lệ cao hơn nhiều".

Đức Tổng Giám Mục Dolan cho hay: "Đối với giám mục chúng tôi, những con số này chưa thống kê được, nhưng người dân thì đau khổ và bị tổn thương trong phẩm giá con người của họ. Họ là các bậc cha mẹ không thể nuôi dưỡng con mình, các gia đình bị mất nhà cửa và các công nhân thất nghiệp, những người không chỉ mất thu nhập, mà còn mất ý thức về địa vị của mình trong xã hội. Đối với chúng tôi, những người này là con Thiên Chúa với phẩm giá con người bẩm sinh và những quyền đáng được tôn trọng".

Khủng hoảng kinh tế gây ra "mất mát khủng khiếp" về gia đình và cộng đồng, các giáo phận Công Giáo đang đấu tranh để đáp ứng các nhu cầu.

Đức Tổng Giám Mục Dolan cho hay thay vì đưa ra một tuyên bố, Ủy ban hành chính của Hội Đồng Giám Mục muốn ngài yêu cầu tất cả các giám mục "nâng lên các chiều kích về con người, đạo đức và tinh thần của cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra".

Đức Tổng Giám Mục nói thêm: "Cách tốt nhất để thoát khỏi nghèo khổ là làm việc với một mức lương đủ sống". Thay vì cứ đổ lỗi, mọi người nên chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tổ chức nhằm giúp tạo việc làm và vượt qua nghèo khổ. "Cá nhân và gia đình, các tôn giáo và cộng đồng, các doanh nghiệp và người lao động, chính phủ ở mọi cấp độ, tất cả đều phải cùng nhau làm việc và tìm cách thế hiệu quả để thúc đẩy lợi ích chung trong đời sống quốc gia và kinh tế".

Đức Tổng Giám Mục Dolan cam kết sự dấn thân của của Giáo Hội cho những người nghèo và thất nghiệp, cùng với việc giúp cho các vị lãnh đạo muốn hỗ trợ người nghèo và thất nghiệp bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm tài chính.

"Trong những thời điểm kinh tế khó khăn, chúng ta hướng về Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho những người cần công việc. Chúng ta nâng đỡ người nghèo và đau khổ. Chúng ta cầu xin sự soi dẫn của Thiên Chúa dành cho đất nước chúng ta", Đức Tổng Giám Mục kêu gọi sự hiện diện của "một thời điểm dành cho niềm tin, hy vọng và tình yêu".

(Đức Tổng Giám Mục Dolan cũng lưu ý một số tài liệu hữu ích trên website Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: http://www.usccb.org/about/justice-peace-and-human-development/unemployement-and-poverty.cfm)
 
Thông điệp của bà Angela Merkel trước chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
07:47 22/09/2011
ROMA – Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel chúc cho chuyến thăm của ĐTC Biển Đức XVI tới nước Đức sẽ là một khích lệ lớn cho sự hiệp nhất Kitô giáo, trong một thông điệp video được đăng trên trang web www.bundeskanzlerin.de, và dành cho chuyến thăm quê hương của ĐTC từ ngày 22 đến ngày 25-9.

Theo nhật báo L'Osservatore Romano, nhân vật đứng đầu Chính phủ Đức nhấn mạnh rằng các chủ đề đại kết và xích lại gần nhau giữa các Giáo hội Công giáo và Tin Lành phải là "đặc biệt trung tâm" trong chuyến thăm của ĐTC.

Bà là người Tin lành, đã khẳng định: “Thật là quan trọng để hiện nay nhấn mạnh sự hiệp nhất của các Kitô hữu tại một thời điểm mà chủ nghĩa thế tục đang tiến tới, và chúng ta nên luôn nhớ những gì mà các Kitô hữu có chung với nhau”.

Nữ thủ tướng cũng khẳng định “rất vui mừng” về chuyến thăm đầu tiên cấp Nhà nước của ĐTC Biển Đức XVI tại Đức. Các chuyến thăm trước của Đức Giáo Hoàng tại Cologne (năm 2005) và Bayern (năm 2006) đã không có tính cách chính thức cấp Nhà nước, nên ĐTC Biển Đức XVI đã không đến thủ đô Berlin.

Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò Giáo Hội Công Giáo, vốn sau khi bám vào toàn thế giới đã chịu trách nhiệm cho công lý và hòa bình. Bà nói thêm: “Vai trò này là vô giá trong thời đại chúng ta”. (Zenit.org 21-9-2011)
 
Một nhà tế bần do Mẹ Têrêsa xây dựng bị phá bỏ ở Moscow
Lã Thụ Nhân
07:48 22/09/2011
Moscow (AsiaNews) – Khi thành phố Mạc Tư Khoa chuẩn bị khánh thành bức tượng đồng Mẹ Têrêsa vào thứ Bảy tới, nhà chức trách thành phố phá bỏ một nhà tế bần do dòng Thừa Sai Bác Ái (dòng tu do Mẹ Têrêsa Calcutta sáng lập) điều hành vì "thiếu giấy phép". Tất cả mọi nỗ lực của Giáo Hội Chính Thống Nga nhằm tìm sự dàn xếp, bao gồm sự can thiệp của Đức Thượng Phụ Kirill, để ngăn chặn sự phá hủy vào ngày 16 Tháng Chín trở nên vô ích. Bức tượng của Mẹ Têrêsa, người được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2003, sẽ đứng cạnh Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Tọa lạc ở phía đông thủ đô nước Nga, nhà tế bần gồm hai tòa nhà đã thu hút sự chú ý của chính quyền thành phố Moscow ba năm trước đây khi họ cố gắng có được trát tòa buộc các vị thừa sai phá bỏ một trong hai tòa nhà, và dỡ bỏ tầng trên cùng của tòa nhà kia.

Đối với các nữ tu, "việc phá hủy một nơi được xây dựng bằng sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới là một dấu hiệu của sự mù lòa đối với đau đớn của con người và cho thấy sự khinh miệt đối với những người giúp đỡ người nghèo". Về phần mình, nhà chức trách thành phố Mạc Tư Khoa chọn cách không bình luận.

Nhà tế bần Mạc Tư Khoa được thành lập vào năm 1990 và được điều hành bởi các nhà truyền giáo từ khắp nơi trên thế giới. Nó giúp trẻ em bị bỏ rơi, bệnh nhân bị bệnh nan y, người vô gia cư và người tàn tật. Nó cũng giúp phục hồi những người nghiện rượu.
 
Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm nước Đức
LM Trần Đức Anh OP
10:32 22/09/2011
BERLIN - Sáng ngày 22-9-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã đến thủ đô Berlin, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức trong 4 ngày, cho đến chiều chúa nhật 25-9-2011.

ĐTC đọc diễn văn trước Quốc Hội Đức
Cuộc viếng thăm hai lần trước đây hồi tháng 8 năm 2005 và tháng 9 năm 2006 tại quê hương có tính chất mục vụ, và lần này, ngoài tính chất mục vụ có thêm đặc tính chính thức của quốc gia theo lời mời của Tổng thống Christian Wulff. Cuộc viếng thăm này được mô tả là ”khó khăn” và thuộc hàng khẩn trương nhất của ĐTC với ít nhất 20 sinh hoạt khác nhau, trong đó ĐTC đọc 18 bài diễn văn và bài giảng. Các sinh hoạt này cũng thu hút đặc biệt của dư luận, có tới gần 4 ngàn ký giả đăng ký tại Đức trong các giai đoạn khác nhau của cuộc viếng thăm.

Chủ đề cuộc viếng thăm là ”Nơi nào có Thiên Chúa, nơi ấy có tương lai”, một đề tài đáp ứng tình trạng tục hóa cao độ tại Đức, trong đó 35% dân số là người không tín ngưỡng, và các tín hữu Công Giáo chỉ chiếm 30%, ngang với số tín hữu Tin Lành, trên tổng số hơn 81 triệu dân Đức.

Trả lời phỏng vấn

Trên chuyến bay dài 2 tiếng đồng hồ, như thường lệ, ĐTC đã chào thăm 68 ký giả tháp tùng và trả lời 4 câu hỏi, 3 câu tiếng Đức và 1 câu tiếng Ý, do họ nêu lên.

- Một ký giả hỏi ĐTC: sau hơn 30 năm ở Vatican, ngài còn cảm thấy là người Đức hay không?

Ngài cho biết là vẫn còn và nói: ”Tôi sinh ra tại Đức và không thể cũng như không được cắt bỏ nguồn cội của mình. Tôi đã được huấn luyện trong văn hóa Đức, tiếng nói của tôi là tiếng Đức, và ngôn ngữ là cách thế trong đó tinh thần sống và hoạt động. Toàn thể sự huấn luyện của tôi xảy ra tại Đức.. Tôi vẫn tiếp tục đọc các sách bằng tiếng Đức nhiều hơn các sách khác.”

- Một ký giả khác hỏi ĐTC: trong những năm gần đây ở Đức con số những người xin ra khỏi Giáo hội gia tăng, một phần cũng vì những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Đâu là tâm tình của ĐTC trước hiện tượng này và ngài nói gì với những người muốn rời bỏ Giáo Hội?

ĐTC đáp: trước tiên chúng ta phân biệt lý do của những người cảm thấy bị gương mù vì những tội ác được tỏ hiện trong thời gian gần đây. Tôi có thể hiểu rằng đứng trước những tội ác như những vụ giáo sĩ lạm dụng trẻ vị thành niên, những người gần gũi các nạn nhân ấy nói: ”đây không phải là Giáo hội của tôi: Giáo hội là một sức mạnh nhân đạo và luân lý, nếu các đại diện của Giáo Hội làm ngược lại, thì tôi không thể sống trong Giáo hội này nữa.” Đó là một hoàn cảnh đặc thù. Nói chung có nhiều lý do trong bối cảnh tục hóa của xã hội chúng ta. Thường thường những vụ rời bỏ Giáo Hội như thế là bước chót trong một tiến trình dài xa lìa Giáo Hội. Trong bối cảnh này, tôi thấy điều quan trọng là cần tự hỏi và suy tư: ”Tại sao tôi ở trong Giáo hội? Tôi ở trong Giáo Hội như một hội thể thao, một hội văn hóa, trong đó tôi thấy những điều tôi thích thúc, và nếu tôi không thấy nữa thì tôi rời bỏ hội, hoặc ở trong Giáo Hội là điều sâu xa hơn nữa?” Tôi muốn nói là cần nhìn nhận rằng ở trong Giáo Hội có ý nghĩa sâu xa hơn, không phải là thuộc về một hội, nhưng là ở trong một mạng lưới của Chúa, lưới này bắt cả cá tốt lẫn cá xấu từ nước sự chết đến đất sự sống. Có thể là trong mạng lưới đó tôi ở gần những con cá xấu, và tôi cảm thấy như thế, nhưng điều chân thực là tôi ở trong lưới không phải vì cá này hay cá kia, nhưng vì đó là lưới của Chúa, lưới này là điều khác với mọi thứ hội của con người, một mạng lưới liên hệ đến nền tảng chính cuộc sống của tôi. Tôi nghĩ, khi nói với những người ấy, chúng ta phải đi tới tận gốc rễ vấn đề: Giáo Hội là gì? Đâu là điều khác biệt? Tại sao tôi ở trong Giáo hội cho dù có những vụ xì căng đan hoặc những vụ kinh khủng? Nhờ đó chúng ta canh tân ý thức về đặc tính của Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, và qua đó chúng ta học cách chịu đựng cả những vụ xì căng đan và hoạt động để chống lại những xì căng đan đó, vì chúng ta ở trong mạng lưới của Chúa”.

- Trả lời một câu hỏi khác về những vụ phản đối tại Đức chống cuộc viếng thăm của ngài, ĐTC nói: ”Những vụ phản đối như vậy là điều bình thường trong một quốc gia dân chủ và trong thời đại tục hóa.. Chúng ta cần ghi nhận rằng trào lưu tục hóa và sự chống đối Công Giáo rất mạnh mẽ trong xã hội chúng ta. Khi những chống đối ấy xảy ra một cách ôn hòa, thì không có gì phải phản đối. Nhưng đàng khác, cũng có nhiều người mong đợi và thiện cảm đối với ĐGH. Tại Đức sự đối nghịch ấy có những chiều kích khác nhau: nào là sự chống đối từ lâu vẫn có giữa văn hóa Đức và văn hóa Roma, những đối nghịch trong lịch sử, tiếp đến nước Đức là một nước Cải Cách của Tin Lành, khiến cho sự đối nghịch ấy càng mạnh hơn. Nhưng cũng có một sự đồng thuận lớn về đức tin Công Giáo, một xác tín ngày càng gia tăng theo đó chúng ta cần có xác tín, cần có sức mạnh luân lý trong thời đại chúng ta. Và trong nhiều thành phần dân Đức, ngày càng có những người mong muốn có một tiếng nói luân lý trong xã hội”.

- Sau cùng một ký giả hỏi ĐTC xem với tâm tình nào ngày chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với các tín hữu Tin Lành Đức. Ngài đáp: ”Khi nhận lời mời thực hiện chuyến viếng thăm này, điều hiển nhiên đối với tôi là vấn đề đại kết với các tín hữu Tin Lành phải là một điểm mạnh và là điểm chủ yếu của cuộc viếng thăm. Chúng ta sống trong một thời kỳ tục hóa trong đó các tín hữu Kitô có sứ mạng làm cho sứ điệp của Thiên Chúa, sứ điệp của Chúa Kitô hiện diện, làm cho người ta có thể tin, có thể tiến bước với những tư tưởng và chân lý cao cả. Vì thế, nếu các tín hữu Công Giáo và Tin Lành hiệp sức với nhau thì đó là một yếu tố cơ bản cho thời đại chúng ta, cho dù về cơ chế, chúng ta không hiệp nhất với nhau và vấn còn những vấn đề lớn, những vấn đề nơi nền tảng niềm tin nơi Chúa Kitô, nơi Chúa Ba Ngôi và nơi con người như hình ảnh Thiên Chúa.

ĐTC cũng cám ơn các tín hữu Tin Lành đã nhận lời đến tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại cựu tu viện thánh Augustinô ở Erfurt, nơi Martin Luther đã học thần học và tu đức. Trong một xã hội bị tục hóa ngày nay, chứng tá chung giữa các tín hữu Công Giáo và Tin Lành là điều rất quan trọng.

Tiếp đón chính thức

Máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Tegel của thủ đô Berlin lúc 10 giờ rưỡi sáng.

Tổng giáo phận Berlin chỉ có 393 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 7% trên tổng số gần 6 triệu dân cư, một tỷ lệ rất khiêm nhượng so với tỷ lệ 42% là Công Giáo trong tổng giáo phận Freiburg là chặng chót trong chuyến viếng thăm của ĐTC.

ĐTC đã được chào đón với 21 phát đại bác nổ vang và tại chân thang máy bay, ĐTC đã được Tổng thống Christian Wulff và phu nhân Bettina tiếp đón. Kế đến là bà thủ tướng Angela Merkel, cùng với giáo quyền Công Giáo, đứng đầu là Đức TGM Berlin sở tại Rainer Woelki và Đức Cha Chủ tịch HĐGM Đức, Robert Zollitsch, và hàng chục tín hữu, trong đó có một số trẻ em. Có hai em bé nam nữ tặng hoa cho ĐTC, trước khi ngài cùng Tổng thống Wulff và bà thủ tướng Merkel vào phòng khánh tiết của phi trường để hội kiến ngắn trước khi lên đường tới Lâu Đài Bellevue là phủ tổng thống là nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.

Tổng thống Christian Wulff và phu nhân đã đón tiếp ĐTC và mời ngài vào bên trong lâu đài, ký tên vào sổ vàng lưu niệm, trước khi tiến ra khuôn viên để cử hành nghi thức đón tiếp chính thức, với hàng quân danh sự, quốc thiều Vatican và Đức, trước sự hiện diện của lối 1 ngàn quan khách và tín hữu, trong đó có đông đảo các GM.

Trong lời chào mừng ĐTC, tổng thống Đức bênh vực cuộc viếng thăm của ngài chống lại những người phê bình và xác quyết rằng cuộc viếng thăm này củng số các tín hữu Kitô và giúp tất cả mọi người tìm được đường hướng và mẫu mực. Ông cũng kêu gọi các Giáo Hội Kitô, mặc dù có những biện pháp phải tiết kiệm và thiếu linh mục, đừng rút lui vào mình, nhưng tiếp tục các công tác từ thiện bác ái, săn sóc người nghèo và người yếu thế. Ông bày tỏ mong muốn Giáo Hội Công Giáo tỏ ra từ bi hơn đối với những người ly dị, tăng cường vai trò của giáo dân cạnh linh mục, của phụ nữ cạnh nam giới.

Giới báo chí ghi nhận rằng Tổng thống Wulff, cũng như thủ tướng Angela Merkel đều là người ly dị tái hôn.

Diễn Văn đầu tiên

Trong diễn văn đáp từ, sau khi nồng nhiệt cám ơn Tổng thống và chính phủ Đức, cũng như chào thăm các quan khách hiện diện, ĐTC nói đến mục đích chuyến viếng thăm của ngài:

”Tuy cuộc viếng thăm này là một cuộc viếng thăm chính thức, củng cố những quan hệ tốt đẹp giữa Cộng Hòa Liên bang Đức và Tòa Thánh, nhưng trước tiên tôi không đến đây để theo đuổi một số mục tiêu chính trị hoặc kinh tế, những các nhà chính trị khác vẫn làm một cách có lý, nhưng để gặp gỡ dân chúng và nói về Thiên Chúa.

”Chúng ta thấy càng ngày trong xã hội càng có sự dửng dưng đối với tôn giáo; trong các quyết định của mình, người ta coi vấn đề chân lý như một chướng ngại, và trái lại họ dành ưu tiên cho những nhận xét duy lợi ích.

”Đàng khác, cần có một căn bản có tính chất bó buộc để chúng ta có thể sống chung với nhau, nếu không, mỗi người chỉ sống theo cá nhân chủ nghĩa của mình. Tôn giáo là một trong những căn bản để cho cuộc sống chung được thành công. ”Cũng như tôn giáo cần có tự do, thì cả tự do cũng cần có tôn giáo”. Câu nói này của vị đại GM Wilhem von Ketteler, cũng là một nhà cải tổ xã hội, vẫn còn rất thời sự và năm nay là kỷ niệm 200 năm sinh nhật của ngài.

”Tự do cần có một mối liên hệ nguyên thủy với một thẩm quyền cao hơn. Sự kiện có những giá trị hoàn toàn không thể lèo lái được, đó thực là một bảo đảm cho tự do của chúng ta. Ai cảm thấy bị bó buộc đối với sự thật và sự thiện, thì sẽ đồng ý ngay với điều này là: tự do chỉ được phát triển trong trách nhiệm đối với một điều thiện lớn hơn. Điều thiện này chỉ hiện hữu cho tất cả mọi người với nhau; vì thế tôi phải luôn quan tâm đến tha nhân của tôi. Tự do không thể sống mà không có những quan hệ.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Trong cuộc sống chung của con người, không có tự do mà không có liên đới. Điều tôi đang làm mà gây hại cho tha nhân, thì không phải tự do, nhưng là hành động sai trái, gây hại cho tha nhân, và cho cả tôi nữa. Tôi chỉ có thể thành đạt trong tư cách là người tự do bằng cách sử dụng năng lực của tôi để mưu điều thiện cho tha nhân. Điều này có giá trị không những cho lãnh vực riêng tư, nhưng cho cả xã hội nữa. Theo nguyên tắc phụ đới, xã hội phải dành không gian đầy đủ cho các cơ cấu nhỏ bé hơn để họ phát triển, và đồng thời phải nâng đỡ, làm sao để một ngày nào có các cơ cấu ấy có thể tự lập.”

Và ĐTC kết luận rằng Cộng hòa Liên bang Đức được như ngày nay là nhờ sức mạnh của tự do được tôi luyện nhờ trách nhiệm trước Thiên Chúa và đối với nhau. Nước Đức đang cần năng động này, với sự can dự của mọi lãnh vực để có thể tiếp tục phát triển trong những hoàn cảnh hiện nay. Nước Đức cần điều đó trong một thế giới đang cần được canh tân sâu rộng về văn hóa và tái khám phá các giá trị cơ bản để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn (Caritas in veritate, 21).

Sau bài diễn văn, ĐTC và Tổng thống đã vào bên trong phủ tổng thống để hội kiến, rồi Tổng thống đã giới thiệu gia đình ông với ĐTC. Trong dịp này, Tổng thống Wulff đã tặng cho ĐTC một món quà đặc biệt đó là tài trợ cho một dự án của tổ chức bác ái Misereor tại Kenya bên Phi châu: dự án thủy lợi do giáo phận Marsabit ở miền đông bắc nước này khởi xướng, để giúp dân chúng bị hạn hán trầm trọng tại đây.

Viếng thăm và phát biểu tại quốc hội liên bang

Hoạt động của ĐTC thu hút sự chú ý nhiều nhất chiều hôm qua là cuộc viếng thăm của ngài tại trụ sở quốc hội liên bang Đức. Từ nhiều ngày qua, đã có sự tranh luận sôi nổi trong dư luận tại nước này, vì có sự chống đối của 100 đại biểu quốc hội tả phái và đảng Xanh tuyên bố tẩy chay cuộc gặp gỡ này, vì cho là vi phạm nguyên tắc tách biệt Giáo Hội và nhà nước, dù rằng chính Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert thuộc đảng CDU đã mời ĐTC đến viếng thăm và phát biểu.

Khi đến trụ sở quốc hội vào lúc quá 4 giờ chiều, ĐTC đã được ông chủ tịch Lammert tiếp đón và dẫn ngài ngài lên một phòng ở lầu một để gặp Tổng thống liên bang, thủ tướng, chủ tịch thượng viện, và chủ tịch tòa bảo hiến liên bang Đức.

Lên tiếng sau diễn văn chào mừng của ông chủ tịch Norbert Lammert, ĐTC nói đến vai trò của nhà chính trị, nhất là ngài kêu gọi suy nghĩ lại về vai trò của luật tự nhiên trong việc xác định các luật pháp, đồng thời tránh quan niệm hoàn toàn duy thực nghiệm.

ĐTC nói: ”Chính trị phải là một sự dấn thân cho công lý và qua đó kiến tạo những điều kiện căn bản để có hòa bình. Dĩ nhiên một nhà chính trị tìm kiếm sự thành công, tạo cho mình khả năng hoạt động chính trị hữu hiệu. Nhưng sự thành công này tùy thuộc tiêu chuẩn công lý, tùy thuộc ý chí thực thi luật pháp và sự hiểu biết về luật pháp. Sự thành công cũng có thể là một cám dỗ và do đó nó có thể mở đường cho sự lèo lái công pháp, hủy hoại công lý”.

ĐTC nhận xét rằng: ”Trong một thời điểm lịch sử, giữa lúc con người đã đạt được những khả năng cho đến nay không thể tưởng tượng nổi, nghĩa vụ này trở nên đặc biệt cấp thiết. Con người có khả năng phá hủy thế giới.. Vậy làm sao chúng ta phân biệt giữa thiện và ác, giữa công pháp đích thực và điều chỉ có vẻ là công pháp? Trong phần lớn các vấn đề cần được xác định về pháp lý, tiêu chuẩn đa số có thể là đủ. Nhưng trong những vấn đề cơ bản của công pháp, trong đó có liên hệ tới phẩm giá con người và nhân loại, nguyên tắc đa số không đủ. Những chiến binh kháng chiến đã hành động chống lại chế độ Đức quốc gia và chống lại những chế độ độc tài khác, và qua đó họ phục vụ công pháp và toàn thể nhân loại.

ĐTC nhắc đến sự kiện trong lịch sử, Kitô giáo không hề áp đặt cho Nhà Nước và xã hội luật pháp mạc khải, một trật tự pháp lý đến từ mạc khải. Trái lại, Giáo hội nói đến thiên nhiên và lý trí như những nền tảng đích thực của luật pháp, Giáo Hội đã nói đến sự hòa hợp giữa lý trí khách quan và lý trí chủ quan, nhưng sự hòa hợp này giả thiết rằng hai lãnh vực ấy đều dựa trên Lý Trí sáng tạo của Thiên Chúa. Trong sự tiếp xúc ấy đã nảy sinh nền văn hóa pháp luật tây phương, đã và vẫn còn có tầm quan trọng quyết định đối với nền văn hóa pháp luật của nhân loại. Từ mối liên hệ tiền Kitô giáo giữa luật pháp và triết học đã nảy sinh con đường đưa tới sự phát triển pháp lý thời Soi Sáng và cho tới Tuyên ngôn về các quyền con người, và đến luật căn bản của Đức qua đó, vào năm 1949, nhân dân Đức đã nhìn nhận những quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như nền tảng côgn đồng nhân loại, hòa bình và công lý trên thế giới”.

ĐTC nhận xét rằng trong nửa thế kỷ qua đã xảy ra một sự thay đổi tình hình một cách thê thảm. Ý tưởng về luật tự nhiên ngày nay bị coi như một đạo lý riêng của Công Giáo, mà người ta cho là chẳng nên thảo luận ngoài phạm vi Công giáo, như thể người ta cảm thấy xấu hổ khi nói đến luật tự nhiên. Nhất là điều cơ bản là luận đề theo đó giữa hiện hữu và nghĩa vụ hiện hữu có một vực thẳm không thể vượt qua được. Từ hiện hữu không thể phát sinh một nghĩa vụ, vì đó là hai lãnh vực hoàn toàn khác biệt nhau. Nền tảng của ý kiến như thế chính là quan niệm duy thực nghiệm về thiên nhiên và lý trí, một ý kiến ngày nay hầu như được chấp nhận ở mọi nơi.

ĐTC nói thêm rằng: ”Theo quan niệm như thế, thiên nhiên chỉ là một tập hợp các dữ kiện khách quan, liên kết với nhau như nguyên nhân và công hiệu; không có tính chất luân lý đạo đức. Nhưng thiên nhiên hiểu theo thể thức hoàn toàn là chức năng như thế không thể kiên tạo một nhịp cầu nào nối với luân lý đạo đức và luật pháp. ”Theo những người duy thực nghiệm, lý trí trở thành quan điểm duy nhất có tính chất khoa học. Điều gì không thể kiểm chứng được hoặc không thể làm giả được thì không thuộc lãnh vực của lý trí theo nghĩa hẹp. Đó là điều phần lớn xảy ra trong ý thức công cộng của chúng ta. Tình trạng bi thảm này có liên hệ tới tất cả mọi người và cần có cuộc thảo luận công cộng; và bài diễn văn này có chủ ý mời gọi cấp thiết thực hiện điều đó”.

Trong phần kết luận, ĐTC mời gọi các đại biểu quốc hội Đức hãy mong ước, như vua Salomon, được một con tim biết lắng nghe, khả năng phân biệt giữa thiệt và ác, và thiết lập công pháp đích thực, phục vụ cho công lý và hòa bình.

Sau diễn văn tại trụ sở quốc hội Đức, ĐTC còn gặp 15 đại diện các cộng đoàn Do thái ở Đức vào lúc quá 5 giờ rưỡi chiều trong một phòng của Quốc hội Đức. Cùng hiện diện với ĐTC còn có các HY và GM thuộc đoàn tùy tùng.

Hoạt động tôn giáo đầu tiên của ĐTC trong ngày bắt đầu viếng thăm nước Đức là thánh lễ ngài cử hành lúc 6 giờ rưỡi chiều hôm qua tại sân vận động Olympic ở thủ đô Berlin. Thao trường này được khánh thành hồi đầu tháng 8 năm 1936 nhân dịp thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 36. ĐTC Gioan Phaolô 2 cũng đã từng cử hành thánh lễ tại đây cách đây 15 năm, ngày 23-6 năm 1996 để tôn phong 2 LM người Đức lên bậc chân phước là cha Karl Leisner và Lichtenberg.
 
Đức Thánh Cha nhắn nhủ Anh Quốc: Hãy làm chứng nhân cho sự thật
Bùi Hữu Thư
10:50 22/09/2011
Ngài gửi điện văn nhân dịp kỷ niệm chuyến thăm viếng Anh Quốc và Tô Cách Lan năm 2010

Kỷ niệm cuộc viếng thăm năm 2011 tại Anh và Tô Cách Lan


VATICAN, ngày 21 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi lời chào mừng đến người Công Giáo Anh và Tô Cách Lan-- đang tổ chức ngày kỷ niệm đệ nhất chu niên chuyến tông du của ngài tại đây -- ngài khuyến khích họ làm nhân chứng cho sự thật của Phúc Âm.

Đức Thánh Cha nói như vậy trong một điện văn gửi qua Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh của ngài, vào dịp một Thánh lễ Quốc Gia để tạ ơn được tổ chức tại Nhà Thờ Chánh Tòa Westminster ở Luân Đôn. Thánh Lễ được các giám mục Anh và Tô Cách Lan đồng tế, đánh dấu ngày kỷ niệm cuộc viếng thăm của ngài từ ngày 16 đến 19 tháng 9, 2010.

Trong điện văn, Đức Thánh Cha gửi lời "thân mến chào mừng" ngài nhắc lại "với sự tri ân sâu xa về sự đón tiếp nồng hậu dành cho ngài tại hai quốc gia này."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài hy vọng dịp này sẽ "có tác dụng như một lời kêu gọi mới để đương đầu với các thách đố được nêu ra một năm về trước cũng tại chính các nơi này: là làm nhân chứng cho sự thật của Phúc Âm, 'là giải phóng tâm trí chúng ta và soi sáng cho các nỗ lực của chúng ta để có thể sống khôn ngoan và lành mạnh, vừa như các cá nhân vừa như các thành viên của xã hội'"

Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến những ai đang được huấn luyện để trở thành linh mục, ngài khuyến khích họ luôn giữ tầm mắt "gắn chặt về phía Chúa Giêsu Kitô, để tận hiến hoàn toàn trong việc đào tạo trí tuệ và tâm linh, và là những sứ giả trung tín của việc Tân Phúc Âm hóa."

Bà Clare Ward, Cố Vấn cho Sứ Vụ Truyền Giáo quốc nội của Hội Đồng Giám Mục Anh và Tô Cách Lan nói với phóng viên Zenit trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tháng này là chuyến tông du của Đức Thánh Cha Benedict XVI đến Vương Quốc Anh "đã có một ảnh hưởng sâu ca và tích cực đến cộng đồng Công Giáo tại Anh và Tô Cách Lan."

Bà tiếp, "Nhiều người đã chia xẻ là họ cảm thấy đã được cải tiến đức tin và căn tính Công Giáo của họ."
 
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại Vận Động Trường Quốc tế
Bùi Hữu Thư
16:47 22/09/2011
Berlin Oplympic Stadium 1936
BERLIN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cử hành Thánh Lễ tại Vận Động Trường Quốc Tế Bá Linh và kêu gọi một sự hiểu biết rõ hơn về Giáo Hội, một sự thấu hiểu vượt trên các sự mâu thuẫn hiện đại và những yếu đuối của các thành viên.

Nghi thức phụng vụ ngày 22 tháng 9 là cao điểm tôn giáo của ngày đầu tiên của Đức Thánh Cha tại thủ đô nước Đức, nơi đây ngài sẽ tiếp xúc với các vị lãnh đạo chính phủ, các đại biểu của Do Thái và đọc diễn văn trước Quốc Hội.

Có khoảng 70.000 người Công Giáo đã hân hoan đón chào Đức Thánh Cha 84 tuổi khi ngài đi xe popemobile quanh vận động trường, đã được quân phát xít Đức xây cất để tổ chức Thế Vận Hội năm 1936.

Đức Thánh Cha đã dừng lại để hôn nhiều em bé trong khi dân chúng phất các khăn choàng cổ có in chủ đề của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, "Nơi đâu có Thiên Chúa, nơi đó có tương lai."

Trong các năm gần đây, Giáo Hội tại Đức đã có sự giảm sút đều đều về việc thực hành đạo đức, kể cả việc tham dự thánh lễ.

Nhiều cuộc tranh luận nội bộ đã trở nên sôi bỏng về các vấn đề như việc linh mục sống độc thân, và các phát hiện mới đây về sự lạm dụng của các linh mục đã khiến cho có sự phê bình chỉ trích sâu rộng từ các thành phần khác của xã hội.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói một phần của vấn đề là vì người ta đã sai nhầm khi chỉ nhìn thấy hình thức bên ngoài của giáo hội và coi đó chỉ như một tổ chức khác trong một xã hội dân chủ.

Ngài yếu cầu có một sự hiểu biết giáo hội sâu rộng hơn như một sự hiệp thông với đời sống của Chúa Kitô.

Ngài nói, mọi người cần ý thức rằng mặc dầu giáo hội có một số thành viên xấu xa, "nếu chỉ chú ý đến những khía cạnh tiêu cực này thì mầu nhiệm cao cả và sâu xa của giáo hội không còn được thấy nữa."
 
Top Stories
Benedict XVI Receives Half Million Bees
Zenit
08:03 22/09/2011
VATICAN CITY, SEPT. 21, 2011 (Zenit.org).- What is the proper gift for a Pope on the Day for the Protection of Creation? According to the Italian agricultural group Coldiretti, it's about a half million bees.

Italy's largest farming association gave Benedict XVI eight beehives containing more than 500,000 bees last Sunday.

The beehives will be kept at the pontifical farm of Castel Gandolfo, where they will be used in pollination and the production of honey (some 617 pounds a year).

Coldiretti explained that bees "play a vital role in the planet's ecosystem and their disappearance would have disastrous consequences for health and the environment; a third of human food production depends on crops pollinated by insects, 80% percent of which are bees."

The "Campagna Amica" Association will provide technical assistance to the pontifical farms to oversee the protection of the bees and the production of honey.

Castel Gandolfo is considered to be a model farm because it unites traditional production methods with modern technology. It has 25 dairy cows, 300 hens and 60 cockerels, as well as an ancient olive grove producing three thousand liters of oil a year, an orchard of apricot and peach trees and a greenhouse of ornamental flowers.

In comments to L'Osservatore Romano, Sergio Marini, president of Coldiretti, said the gift was a sign of gratitude to Benedict XVI "for his constant encouragement of the daily work of those who cultivate the earth."

(Source: http://www.zenit.org/article-33492?l=english)
 
Book Collects Pope's Thoughts on Dialogue
Zenit
08:06 22/09/2011
ROME, SEPT. 21, 2011 (Zenit.org).- The Libreria Editrice Vaticana has released a small anthology of texts by Benedict XVI on interreligious dialogue titled "Pensieri sul Dialogo Interreligioso" (Thoughts on Interreligious Dialogue).

The 64-page publication, edited by Lucio Coco, brings together some 60 texts of the Pope’s teaching on the topic of dialogue.

Its release coincides with the Pontiff's pilgrimage to Assisi on Oct. 27, the 25th anniversary of the 1996 meeting with the world's religious leaders, held in Assisi and convoked by Pope John Paul II.

In an address on Oct. 21, 2007, Benedict XVI said "we are all called to work for peace and to a concrete commitment to promote reconciliation between peoples."

"This is the authentic 'spirit of Assisi,' which is opposed to every form of violence and the abuse of religion as a pretext for violence,” he added.

In fact, the Holy Father continued, "in the face of a world lacerated by conflicts, where at times violence is justified in the name of God, it is important to reaffirm that religions can never be vehicles of hatred; never, invoking the name of God, can evil and violence be justified.”

The Pontiff said "religions can and must offer precious resources to build a peaceful humanity, because they speak of peace to the heart of man."

(On the Net: "Pensieri sul Dialogo Interreligioso" (available only in Italian): www.itacalibri.it/it/catalogo/benedetto-xvi/pensieri-sul-dialogo-interreligioso.html?IDFolder=144&IDOggetto=39551&LN=IT)
 
Solzhenitsyn's Prophetic Voice - Biographer Joseph Pearce Discusses Critic of Communism
Annamarie Adkins
08:09 22/09/2011
AVE MARIA, FLORIDA, Sept. 21, 2011 (Zenit.org).- After the fall of the Berlin Wall, some people predicted that global affairs had reached "the end of history" and that democratic capitalism had definitively triumphed.

Now, as the West teeters on the verge of economic crisis and suffers from the increasing statist imposition of illiberal dogmas, the prophetic voice of Alexander Solzhenitsyn -- one of the 20th century's greatest writers who saw the same errors at the heart of both the capitalist and communist systems -- seems more timely than ever.

According to Solzhenitsyn biographer Joseph Pearce, the heroic Russian dissident knew that the materialism that shaped the culture of both capitalist and communist societies was ultimately inhuman because of its denial of spiritual values and because it led to serious environmental degradation.

The professor of literature and writer-in-residence at Ave Maria University has updated and reissued his biography, "Solzhenitsyn: A Soul in Exile" (Ignatius Press), including new chapters written after conducting more interviews with Solzhenitsyn's family. The latest edition also follows the Russian writer's death in 2008.

Pearce spoke to ZENIT about what Solzhenitsyn's monumental writings can tell us today about our own spiritual, cultural and political condition.

ZENIT: Who was Alexander Solzhenitsyn? Why should non-Russian audiences pay attention to his writing?

Pearce: Alexander Solzhenitsyn is one of the most important figures of the 20th century, both in terms of his status as a writer and in terms of the crucial role he played in the collapse of the Soviet Union and its evil communist empire.

As a writer, he was justly awarded the Nobel Prize for Literature, unlike many other unworthy recipients. His novels "One Day in the Life of Ivan Denisovich," "First Circle" and "Cancer Ward" exposed the evils of socialism and totalitarianism. Solzhenitsyn is a noble heir to the tradition of Russian fiction epitomized by the Christian humanism of Fyodor Dostoyevsky.

His epic and seminal historical work, "The Gulag Archipelago," possibly his magnum opus, documented the brutality of the Soviet regime's treatment of dissidents.

All in all, Solzhenitsyn's corpus constituted a damning indictment of the injustice of communism and served to undermine the Soviet Union's political and moral credibility; it contributed significantly to the rise of dissident resistance within the communist empire and to the rise of political opposition to communism in the West.

In historical terms, Solzhenitsyn deserves a place of honor beside Blessed Pope John Paul II, Ronald Reagan, Margaret Thatcher and Lech Walesa as a major player in the final defeat of Soviet communism.

As an intellectual, he is indubitably one of the greatest thinkers of the 20th century; as a cultural warrior he is an inspiration for everyone fighting for the culture of life in our nihilistic times; as a political critic, he is one of the most articulate advocates of the Christian alternative to the dead-ends of Big Government socialism and Big Business globalism, a champion of the subsidiarist principles at the heart of the Church's social doctrine.

ZENIT: One of the major themes of your biography is that Solzhenitsyn was a prophet, first in the Soviet Union, and then in the capitalist West. How did Solzhenitsyn have the ability to diagnose the deeper problems of his time?

Pearce: Clearly, as I've said, non-Russian audiences should pay attention to Solzhenitsyn as a great writer, and as a great hero in the cause of political freedom.

He is, however, also a prophet. He predicted the downfall of the Soviet Union as early as the 1970s when most so-called "experts" assumed that the Soviet bloc would be part of the global political picture for many decades to come.

Even more importantly, Solzhenitsyn prophesied the unsustainability of global consumerism and the impending catastrophe that awaited a culture hell-bent on hedonism at the expense of human community and the natural environment.

The current chaos in the global economy serves as a timely warning that Solzhenitsyn's prophecies are coming true before our eyes. Solzhenitsyn's socio-political vision, which harmonizes with the social teaching of the Catholic Church, is full of the sort of Christian wisdom that the modern world can scarcely afford to ignore -- or, at least, the sort of wisdom that it ignores at its peril.

ZENIT: You discuss in the book how Solzhenitsyn believed that both the Soviet Union and the West suffered from the same spiritual and ideological maladies that would eventually doom both societies. How is this so?

Pearce: Solzhenitsyn's diagnosis of the spiritual and ideological maladies of the communist Soviet Union and the capitalist West rested on the insistence that both systems shared the same fundamental materialism.

At root, the Soviet Union and the capitalist West were united by a secular fundamentalism rooted in an essential philosophical materialism that excludes God and religion from political and economic life. The ideologies of Mammon and Marx are equally godless and are equally inimical to religion in general and to Christianity in particular. Such systems are not merely wrong, they are ultimately evil.

Solzhenitsyn's devastating critique of the hedonism and decadence of the modern West, particularly in his controversial Harvard address in 1978, heralded the fact that he was a prophet not merely of the evils of communism, but also of the evils of atheistic materialism in all its guises.

ZENIT: For much of his life, Solzhenitsyn was a committed communist, even when he suffered in the gulags of the Soviet Union. How did he come to embrace Christianity? What influence did faith have on his writings and outlook?

Pearce: As with most people of his generation, Solzhenitsyn was utterly brainwashed by the communist education system and became a dogmatic Marxist and an atheist. It would take his personal experience of the brutality and injustice of the Soviet regime to open his eyes to the ugly reality of communism.

He met with dissidents of various political and theological hues during his years of imprisonment, and these helped him to ask the necessary questions about the nature of political justice and moral philosophy that enabled him to grow beyond the confines and constraints of Marxist ideology.

Solzhenitsyn had already rejected communism as an ideology before embracing Christian orthodoxy, but his conversion enabled him to move forward into a worldview that harmonizes with the Catholic Church's teaching on subsidiarity.

ZENIT: You note that Solzhenitsyn had deep respect for Blessed Pope John Paul II. What similarities did the two men share, besides being two key historical figures in the downfall of the Soviet bloc? Did Solzhenitsyn hope for reunion between the Eastern and Western churches?

Pearce: Solzhenitsyn and John Paul II shared the same experience of communism in the sense that both men lived as dissidents in communist regimes, the former in the Soviet Union and the latter in Poland. As such, they recognized each other as kindred spirits and as fellow warriors in the battle against communist tyranny.

When I met Solzhenitsyn at his home near Moscow, he spoke fondly of his meeting with John Paul II and stated explicitly that the Pope had played a crucial role in the downfall of communism. He also told me of his respect for John Paul II's social and political vision, expressed most eloquently in his 1991 encyclical "Centesimus Annus."

Solzhenitsyn's vision is essentially the same as that espoused by John Paul II, and by John Paul's illustrious predecessors Leo XIII and Pius XI in "Rerum Novarum" and "Quadrogesimo Anno", respectively.

Each of these popes advocated the principle of subsidiarity, which places the family at the heart and foundation of political and economic life, and favors small business over big business, and small government over big government. In his own belief that subsidiarity must form the keystone upon which any healthy society is based, Solzhenitsyn's political creed is essentially the same as that of the Catholic Church.

Solzhenitsyn lamented that the Russian Orthodox Church stood aloof from the socio-political questions affecting modern life and thought that the Orthodox Church could learn from the Catholic Church in this regard.

He did not necessarily favor union between the Orthodox and Catholic churches, however, believing that the heritage and destiny of Russia was inextricably bound up with the specific spiritual tradition of Orthodoxy.

ZENIT: Interestingly, you describe how Solzhenitsyn's localist, agrarian political and economic views shared a lot in common with the distributism of Catholic thinkers such as Hilaire Belloc, G.K. Chesterton and E.F. Schumacher, yet he came to those views independently of these thinkers. What personal experiences formed his ideas?

Pearce: During my visit with Solzhenitsyn, I commented on the affinity he shared with Belloc, Chesterton and Schumacher, particularly with regard to the localism and agrarianism of their socio-political views. He mentioned that he held each of these men in high regard but that he had come to his own views independently. It was, I interjected, a case of great men thinking alike!

Solzhenitsyn's localism and agrarianism are rooted in the lessons to be learned from the grievous errors of the Soviet Union and from the wisdom to be gleaned from Russian history.

With regard to the former, the Soviet Union's pursuit of giantism, which destroyed small government and small business and increased the power of the centralized state, had proved disastrous. Solzhenitsyn reacted against such evil in the direction of common sense, seeking the restoration of strong local government and the revitalization of small business.

In addition, Solzhenitsyn's own political works, such as "Rebuilding Russia" and "Russia in the Abyss," drew heavily on the lessons to be learned from Russian history as a guide to the future. In this historical perspective his approach parallels that of Hilaire Belloc, whose "Servile State" examined the lessons of history as a means of illuminating the present and prophesying the future.

ZENIT: What is your recommendation for those wishing to start reading Solzhenitsyn?

Pearce: At the risk of being guilty of self-promotion, I would say that my biography is a good place to start. It serves as an introduction to Solzhenitsyn's life and thought, and offers a panoramic overview of his writings. Having cut one's teeth on my biography, I would recommend "One Day in the Life of Ivan Denisovich" as a short and densely powerful introduction to the full horrors of life under communism.

(On the Net: "Solzhenitsyn: A Soul in Exile": www.ignatius.com/Products/S-P/solzhenitsyn.aspx)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô GP Phát Diệm khai giảng năm học 2011-2012
BBT Gp. Phát Diệm
09:20 22/09/2011
Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô GP Phát Diệm khai giảng năm học 2011-2012

10 giờ, Thứ Bảy, ngày 17/9/2011, tại Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận, Đức Cha Giuse đã chủ sự thánh lễ Khai giảng năm học mới, khóa 3, Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô. Cha Tổng Đại Diện, cha trưởng hạt Phúc Nhạc và hạt Tôn Đạo và quý cha giáo đồng tế với Đức Cha.

Tuy thánh lễ được tổ chức âm thầm và khiếm tốn, nhưng số người tham dự khá đông, đa số là các học viên đang tham dự lớp Giáo Lý chuyên sâu tại Trung Tâm, và quý phụ huynh của chủng sinh.

Trong bài giảng, sau khi phân tích và nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của Chúa Thánh Thần, Đức Cha khuyên các chủng sinh siêng năng cầu nguyện để đón nhận ơn Đức Chúa Thánh Thần, nhờ Người mà tiến tới trong học tập và tu luyện; nhờ ơn sức mạnh của Người mà có thể trung thành với ơn gọi của mình, và làm tất cả mọi việc vì lòng yêu mến Chúa. Ngài khẳng định: “Chúng con chỉ có thể làm linh mục của Chúa nếu chúng con được Chúa Thánh Thần ban cho tình yêu”.

Đức Cha cũng khuyên các phụ huynh cộng tác với chủng viện trong việc đào tạo các chủng sinh bằng việc cầu nguyện, đặc biệt là đời sống đạo đức, thánh thiện, yêu thương, và kỷ luật ngay trong gia đình; chính gia đình là tiểu chủng viện đầu tiên, là mảnh đất ươm mầm ơn gọi; Các phụ huynh còn cộng tác bằng việc nhắc bảo và hướng dẫn các chủng sinh theo đường hướng của Hội Thánh, không theo ý riêng của gia đình hoặc sở thích của chủng sinh.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha Giám Đốc Tiểu Chủng Viện đã thay mặt chủng viện cảm ơn Đức Cha, quý cha và cộng đoàn, đồng thời xin mọi người tiếp tục nâng đỡ chủng viện bằng lời cầu nguyện để công cuộc đào tạo đem lại kết quả tốt đẹp.

Năm nay Tiểu Chủng Viện chiêu sinh 15 chủng sinh với chương trình đào tạo hai năm. Đây là những chủng sinh đã vượt qua kỳ thi tuyển được tổ chức từ ngày 08-13/8/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ.

Theo chương trình của Tiểu Chủng Viện, các chủng sinh đã tựu trường từ ngày 06/9/2011 để làm quen với môi trường, được huấn đức và tĩnh tâm đầu năm học. Họ cũng đã có bài học đầu tiên từ ngày 12/8/2011.

Với thánh lễ hôm nay, Tiểu Chủng Viện chính thức bước vào năm học mới 2011-2012.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn chuồn Lửa
Lê Trị
21:32 22/09/2011
CHUỒN CHUỒN LỬA
Ảnh của Lê Trị
Ra ao ngắm chú chuồn chuồn
Ở không chú đậu chợt buồn chú bay ?
Bay vòng vòng trở lại đây
Đậu chơi trên nhánh bèo tây hoa vàng…
(Trích thơ của Chu Vương Miện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền