Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:49 22/09/2017
7. THẦY THUỐC VÀ TÊN NÔ BỘC
Có một tên lang băm đã nhiều lần làm hại bệnh nhân, tên nô bộc của hắn ta bắt đầu từ lúc đó đã chán ghét mỗi khi chủ nhân đến, thế là nó chỉ muốn chơi đùa chứ không thèm nghe mệnh lệnh của tên lang băm.
Tên thầy thuốc chưởi mắng:
- “Ta bảo mày chết ! Ta bảo mày chết !”
Tên nô bộc khoan thai cười nói:
- “Không uống thuốc của ông thì sao lại có thể tuỳ tiện mà chết chứ ?”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 7:
Khi một người đã mất uy tín thì lời nói của họ không còn “nặng ký” nữa, nếu là người có chức quyền thì lời nói của họ chỉ được nghe một cách miễn cưỡng mà thôi.
Không có gì có thể làm cho một linh mục mất uy tín, bởi vì ngài không tham danh, không tham tiền và không tham sắc, bởi vì ngài đã học được nơi Thánh Thể sự từ bỏ chính mình để trở nên tấm bánh thơm ngon cho mọi người ăn.
Nhưng một linh mục có thể làm mất uy tín của mình khi ngài bon chen tìm lại cho mình những cái mà mình đã từ bỏ, bởi vì khi chưa từ bỏ chính mình thì dần dần sẽ tìm lại những gì mình đã từ bỏ trước đó.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một tên lang băm đã nhiều lần làm hại bệnh nhân, tên nô bộc của hắn ta bắt đầu từ lúc đó đã chán ghét mỗi khi chủ nhân đến, thế là nó chỉ muốn chơi đùa chứ không thèm nghe mệnh lệnh của tên lang băm.
Tên thầy thuốc chưởi mắng:
- “Ta bảo mày chết ! Ta bảo mày chết !”
Tên nô bộc khoan thai cười nói:
- “Không uống thuốc của ông thì sao lại có thể tuỳ tiện mà chết chứ ?”
(Giải Uẩn thiên)
Suy tư 7:
Khi một người đã mất uy tín thì lời nói của họ không còn “nặng ký” nữa, nếu là người có chức quyền thì lời nói của họ chỉ được nghe một cách miễn cưỡng mà thôi.
Không có gì có thể làm cho một linh mục mất uy tín, bởi vì ngài không tham danh, không tham tiền và không tham sắc, bởi vì ngài đã học được nơi Thánh Thể sự từ bỏ chính mình để trở nên tấm bánh thơm ngon cho mọi người ăn.
Nhưng một linh mục có thể làm mất uy tín của mình khi ngài bon chen tìm lại cho mình những cái mà mình đã từ bỏ, bởi vì khi chưa từ bỏ chính mình thì dần dần sẽ tìm lại những gì mình đã từ bỏ trước đó.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:57 22/09/2017
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 20, 1-6a.
“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”
Bạn thân mến,
Làm công cho một ông chủ hào phóng và biết thương người thì thật hạnh phúc, ai đã từng đi làm thuê làm mướn mới cảm nghiệm được nội dung lời của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, sự cảm nghiệm ấy bắt đầu từ việc ông chủ đi tìm người làm công từ sáng cho đến chiều, tức là từ khi công việc bắt đầu ông đã ra đi tìm nhân công, cho đến giờ làm việc cuối cùng, ông cũng đi tìm những người không có công việc vào làm vườn nho cho ông.
Niềm vui được làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa.
Tất cả những người Ki-tô hữu đều hiểu rằng, làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa chính là từ khi họ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo trở thành môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và công khai làm việc của Thiên Chúa giữa lòng xã hội trong các chức vụ và bổn phận của mình trong Hội Thánh.
Một linh mục suốt đời mệt nhọc phụng sự Thiên Chúa nơi giáo xứ của mình, nhưng vẫn vui tươi vì được làm trong vườn nho của Thiên Chúa; một nữ tu âm thầm phục vụ nơi các bệnh viện, viện dưỡng lão, cô nhi viện, trường học, với tâm hồn vui tươi vì được làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa; có những “thợ” được mời gọi làm công buổi chiều, đó là những anh em chị em tân tòng, họ vui sướng nhận được lời mời gọi của chủ vườn nho là Thiên Chúa và trở thành những tạo vật mới trong tình yêu và ân sủng của Ngài; có những người được Thiên Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài vào giây phút cuối cuối ngày làm việc, đó là khi họ từng giây từng phút giằng co giữa thiện và ác, giữa ma quỷ và Thiên Chúa, cuối cùng họ đã tình nguyện vào làm trong vườn nho của Thiên Chúa với nụ cười vui trên môi và cũng là giây phút cuối của họ ở trần gian...
Có những linh mục thỏa mãn vì công việc xây cất nhà thờ xứ đạo to lớn của mình, để rồi chế nhạo người anh em linh mục khác không có tài đi xin xỏ tháo vát như mình; có những người vỗ ngực xưng tên mình là đạo dòng chính gốc, để rồi khinh bỉ các tân tòng không biết “giữ đạo” khi những người tân tòng ấy thích học hỏi thánh kinh và tham gia các lớp giáo lý, sinh hoạt đoàn thể; lại có những người thợ làm trong vườn nho chỉ biết tìm chỗ mát mẻ núp nắng núp mưa cho nhàn tấm thân, để rồi kiện cáo người này làm ít người kia mới vào làm không bằng mình...
Anh chị em thân mến,
Những người thợ biếng nhác và thích tranh đấu cho quyền lợi nhỏ của mình ấy, đã đem niềm vui biến thành đau khổ cho mình và cho cộng đoàn, họ đem tình yêu của Thiên Chúa so sánh với việc làm trời ơi đất hỡi của họ, họ quên mất lời của Đức Chúa Giê-su: “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 20, 1-6a.
“Phải chăng vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”
Bạn thân mến,
Làm công cho một ông chủ hào phóng và biết thương người thì thật hạnh phúc, ai đã từng đi làm thuê làm mướn mới cảm nghiệm được nội dung lời của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, sự cảm nghiệm ấy bắt đầu từ việc ông chủ đi tìm người làm công từ sáng cho đến chiều, tức là từ khi công việc bắt đầu ông đã ra đi tìm nhân công, cho đến giờ làm việc cuối cùng, ông cũng đi tìm những người không có công việc vào làm vườn nho cho ông.
Niềm vui được làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa.
Tất cả những người Ki-tô hữu đều hiểu rằng, làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa chính là từ khi họ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo trở thành môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và công khai làm việc của Thiên Chúa giữa lòng xã hội trong các chức vụ và bổn phận của mình trong Hội Thánh.
Một linh mục suốt đời mệt nhọc phụng sự Thiên Chúa nơi giáo xứ của mình, nhưng vẫn vui tươi vì được làm trong vườn nho của Thiên Chúa; một nữ tu âm thầm phục vụ nơi các bệnh viện, viện dưỡng lão, cô nhi viện, trường học, với tâm hồn vui tươi vì được làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa; có những “thợ” được mời gọi làm công buổi chiều, đó là những anh em chị em tân tòng, họ vui sướng nhận được lời mời gọi của chủ vườn nho là Thiên Chúa và trở thành những tạo vật mới trong tình yêu và ân sủng của Ngài; có những người được Thiên Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài vào giây phút cuối cuối ngày làm việc, đó là khi họ từng giây từng phút giằng co giữa thiện và ác, giữa ma quỷ và Thiên Chúa, cuối cùng họ đã tình nguyện vào làm trong vườn nho của Thiên Chúa với nụ cười vui trên môi và cũng là giây phút cuối của họ ở trần gian...
Có những linh mục thỏa mãn vì công việc xây cất nhà thờ xứ đạo to lớn của mình, để rồi chế nhạo người anh em linh mục khác không có tài đi xin xỏ tháo vát như mình; có những người vỗ ngực xưng tên mình là đạo dòng chính gốc, để rồi khinh bỉ các tân tòng không biết “giữ đạo” khi những người tân tòng ấy thích học hỏi thánh kinh và tham gia các lớp giáo lý, sinh hoạt đoàn thể; lại có những người thợ làm trong vườn nho chỉ biết tìm chỗ mát mẻ núp nắng núp mưa cho nhàn tấm thân, để rồi kiện cáo người này làm ít người kia mới vào làm không bằng mình...
Anh chị em thân mến,
Những người thợ biếng nhác và thích tranh đấu cho quyền lợi nhỏ của mình ấy, đã đem niềm vui biến thành đau khổ cho mình và cho cộng đoàn, họ đem tình yêu của Thiên Chúa so sánh với việc làm trời ơi đất hỡi của họ, họ quên mất lời của Đức Chúa Giê-su: “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:59 22/09/2017
42. Không có sự giúp đỡ của việc cầu nguyện thì con người dứt khoát không thể sống đời lương thiện được.
(Thánh Gioan Kim Khẩu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tình yêu, tiêu chuẩn của Thiên Chúa
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:11 22/09/2017
Chúa Nhật XXV Thường Niên A
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1, 20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
Thông thường theo sự công bằng, ai làm nhiều thì hưởng tiền lương nhiều, ai làm ít thì hưởng lương ít. Thế nhưng câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay không theo tiêu chuẩn như thế.
1- Dụ ngôn ông chủ quảng đại
Ông chủ thuê thợ hành xử theo cách thức khác vượt trên sự công bằng đó. Dụ ngôn kể từ sáng sớm ông đã ra thuê thợ làm vườn nho cho mình. Ông đã thỏa thuận với họ là sẽ trả cho họ mỗi ngày một đồng. Nhưng khi đi ra ngoài, lúc giờ thứ ba (9 giờ sáng), thấy những người ở ngoài không làm gì, ông mời họ vào làm, đến giờ thứ sáu (12 giờ trưa) rồi giờ thứ chín (3 giờ chiều), và cả đến giờ thứ mười một (5 giờ chiều), ông cũng làm như thế. Chiều đến, ông gọi thợ lại mà trả tiền công cho họ, ông trả cho người thợ làm từ sáng sớm đúng một đồng như đã thỏa thuận và cho người làm giờ cuối cùng cũng một đồng. Xem ra có vẻ bất công! Nên những người làm nhiều giờ đã cằn nhằn và trách móc ông chủ. Nhưng xét cho cùng ông đã không có lỗi gì đến sự công bằng đối với họ, ở đây ông đã hành xử vượt trên sự công bằng, theo lòng quảng đại đối với những người làm sau (x. Mt 20,1-16a).
Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn ám chỉ rằng những người thợ đầu tiên được mời gọi bởi Thiên Chúa là những người Luật Sỹ, biệt phái và nói chung là tất cả những người Do Thái như là dân tộc được chọn và được thừa hưởng lời hứa từ các tổ phụ. Họ cho rằng chỉ có họ mới xứng đáng hưởng ơn cứu độ. Trái lại, những người thợ làm vườn nho vào giờ cuối cùng là những người tội lỗi và dân ngoại mà Chúa Giêsu đến để tìm kiếm họ và mời gọi họ vào đón nhận ơn cứu độ và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Qua đó, Chúa Giêsu muốn chống một thứ tôn giáo và luân lý chỉ dựa trên công trạng của mình. Theo đó, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã loại bỏ khả năng được hưởng ơn cứu độ những người nghèo, người bị bỏ rơi và người tội lỗi. Đồng thời Chúa Giêsu loan báo sứ điệp mới mẻ rằng ơn cứu độ chủ yếu dựa trên sự nhưng không, lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa. Người đặc biệt ám chỉ ông chủ vườn nho đó chính là Thiên Chúa. Điều này làm cho chúng ta ngạc nhiên! Cách hành xử của ông chủ chính là cách hành xử của Thiên Chúa. Thiên Chúa hành động và phân xử hoàn toàn khác với những so đo tính toán của con người. Như bài đọc I diễn tả: “Thật vậy, tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của ta... Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các người và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy (Is 55,8-9).
2- Lòng quảng đại vượt trên sự công bình
Vậy thì dụ ngôn chủ vườn nho nói với chúng ta điều gì?
Trước hết dụ ngôn muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa hành xử với chúng ta không chỉ dựa trên sự công bằng nhưng là dựa trên tình yêu, lòng quảng đại và thương xót. Những người làm giờ thứ nhất được trả một đồng là theo tiêu chuẩn công bằng mà họ đã thỏa thuận. Nhưng những người làm giờ cuối cũng nhận được một đồng là theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng quảng đại.
Dụ ngôn còn muốn nhận mạnh rằng: Nước Trời, ơn cứu độ không phải chủ yếu là phần thưởng, là công trạng do công sức chúng ta làm nên, nhưng là quà tặng, là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa muốn ban cho tất cả mọi người không có loại trừ ai, kẻ cả những người đến giờ chót, miễn là họ mở lòng đón nhận, miễn là họ biết lắng nghe lời mời và cộng tác với Thiên Chúa.
3- Sự “vô lý” của Thiên Chúa là cơ hội cho chúng ta
Như thế, cách thức hành động của Thiên Chúa có vẻ ngược đời, vô lý và khác với lý luận của chúng ta. Các Giáo Phụ nói rằng: “Thiên Chúa không tính toán khi ban phát ân huệ của Người.” Hay như Đức Hồng Y Thuận nói cách dí dỏm: “Thiên Chúa không biết tính toán!” Nhưng chính sự “vô lý” của Thiên Chúa lại trở thành cơ hội, là lối vào cho chúng ta tới gần Thiên Chúa.
Nếu Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta theo sự công bằng thì chắc chắn chúng ta phải chết và bị luận phạt rồi. Bởi lẽ, chúng ta đã nhiều lần đắc tội với Người. Một cách khiêm tốn, phải thành thật thú nhận rằng, chúng ta chẳng xứng đáng và chẳng có công trạng gì để được cứu độ, nếu không nhờ vào lòng thương xót của Người.
Nhưng nếu Thiên Chúa hành xử với chúng ta theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng từ bi của Người, thì đó là hy vọng, là cơ hội cho chúng ta được cứu độ.
Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, bất kỳ lúc nào, giờ nào, cả giây phút cuối cùng trong cuộc đời, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta trở về, cộng tác với Người làm vườn nho của Chúa, và dù làm nhiều hay làm ít, Thiên Chúa cũng ban ơn cứu độ, ân sủng cách dồi dào cho chúng ta theo lượng từ bi và nhân hậu của Người.
Tất cả chúng ta cũng được mời gọi đi vào logic của Thiên Chúa, logic của tình yêu, của lòng quảng đại. Nghĩa là hãy vươn tới tầm nhìn của Thiên Chúa, hãy mặc lấy tâm tình và cách cư xử của Đức Kitô, như thánh Phaolô nói: “Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1,21), để lượng giá cuộc đời không dựa theo tiêu chuẩn tính toán, hẹp hòi, ích kỷ, như những người thợ đầu tiên, nhưng theo tầm nhìn, tiêu chuẩn và đường lối của Thiên Chúa khi đối xử với tha nhân mình. Amen!
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1, 20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
Thông thường theo sự công bằng, ai làm nhiều thì hưởng tiền lương nhiều, ai làm ít thì hưởng lương ít. Thế nhưng câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay không theo tiêu chuẩn như thế.
1- Dụ ngôn ông chủ quảng đại
Ông chủ thuê thợ hành xử theo cách thức khác vượt trên sự công bằng đó. Dụ ngôn kể từ sáng sớm ông đã ra thuê thợ làm vườn nho cho mình. Ông đã thỏa thuận với họ là sẽ trả cho họ mỗi ngày một đồng. Nhưng khi đi ra ngoài, lúc giờ thứ ba (9 giờ sáng), thấy những người ở ngoài không làm gì, ông mời họ vào làm, đến giờ thứ sáu (12 giờ trưa) rồi giờ thứ chín (3 giờ chiều), và cả đến giờ thứ mười một (5 giờ chiều), ông cũng làm như thế. Chiều đến, ông gọi thợ lại mà trả tiền công cho họ, ông trả cho người thợ làm từ sáng sớm đúng một đồng như đã thỏa thuận và cho người làm giờ cuối cùng cũng một đồng. Xem ra có vẻ bất công! Nên những người làm nhiều giờ đã cằn nhằn và trách móc ông chủ. Nhưng xét cho cùng ông đã không có lỗi gì đến sự công bằng đối với họ, ở đây ông đã hành xử vượt trên sự công bằng, theo lòng quảng đại đối với những người làm sau (x. Mt 20,1-16a).
Với dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn ám chỉ rằng những người thợ đầu tiên được mời gọi bởi Thiên Chúa là những người Luật Sỹ, biệt phái và nói chung là tất cả những người Do Thái như là dân tộc được chọn và được thừa hưởng lời hứa từ các tổ phụ. Họ cho rằng chỉ có họ mới xứng đáng hưởng ơn cứu độ. Trái lại, những người thợ làm vườn nho vào giờ cuối cùng là những người tội lỗi và dân ngoại mà Chúa Giêsu đến để tìm kiếm họ và mời gọi họ vào đón nhận ơn cứu độ và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Qua đó, Chúa Giêsu muốn chống một thứ tôn giáo và luân lý chỉ dựa trên công trạng của mình. Theo đó, những người Biệt Phái và Luật Sỹ đã loại bỏ khả năng được hưởng ơn cứu độ những người nghèo, người bị bỏ rơi và người tội lỗi. Đồng thời Chúa Giêsu loan báo sứ điệp mới mẻ rằng ơn cứu độ chủ yếu dựa trên sự nhưng không, lòng quảng đại và thương xót của Thiên Chúa. Người đặc biệt ám chỉ ông chủ vườn nho đó chính là Thiên Chúa. Điều này làm cho chúng ta ngạc nhiên! Cách hành xử của ông chủ chính là cách hành xử của Thiên Chúa. Thiên Chúa hành động và phân xử hoàn toàn khác với những so đo tính toán của con người. Như bài đọc I diễn tả: “Thật vậy, tư tưởng của ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của ta... Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các người và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy (Is 55,8-9).
2- Lòng quảng đại vượt trên sự công bình
Vậy thì dụ ngôn chủ vườn nho nói với chúng ta điều gì?
Trước hết dụ ngôn muốn nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa hành xử với chúng ta không chỉ dựa trên sự công bằng nhưng là dựa trên tình yêu, lòng quảng đại và thương xót. Những người làm giờ thứ nhất được trả một đồng là theo tiêu chuẩn công bằng mà họ đã thỏa thuận. Nhưng những người làm giờ cuối cũng nhận được một đồng là theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng quảng đại.
Dụ ngôn còn muốn nhận mạnh rằng: Nước Trời, ơn cứu độ không phải chủ yếu là phần thưởng, là công trạng do công sức chúng ta làm nên, nhưng là quà tặng, là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa muốn ban cho tất cả mọi người không có loại trừ ai, kẻ cả những người đến giờ chót, miễn là họ mở lòng đón nhận, miễn là họ biết lắng nghe lời mời và cộng tác với Thiên Chúa.
3- Sự “vô lý” của Thiên Chúa là cơ hội cho chúng ta
Như thế, cách thức hành động của Thiên Chúa có vẻ ngược đời, vô lý và khác với lý luận của chúng ta. Các Giáo Phụ nói rằng: “Thiên Chúa không tính toán khi ban phát ân huệ của Người.” Hay như Đức Hồng Y Thuận nói cách dí dỏm: “Thiên Chúa không biết tính toán!” Nhưng chính sự “vô lý” của Thiên Chúa lại trở thành cơ hội, là lối vào cho chúng ta tới gần Thiên Chúa.
Nếu Thiên Chúa chỉ xét xử chúng ta theo sự công bằng thì chắc chắn chúng ta phải chết và bị luận phạt rồi. Bởi lẽ, chúng ta đã nhiều lần đắc tội với Người. Một cách khiêm tốn, phải thành thật thú nhận rằng, chúng ta chẳng xứng đáng và chẳng có công trạng gì để được cứu độ, nếu không nhờ vào lòng thương xót của Người.
Nhưng nếu Thiên Chúa hành xử với chúng ta theo tiêu chuẩn tình yêu và lòng từ bi của Người, thì đó là hy vọng, là cơ hội cho chúng ta được cứu độ.
Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, bất kỳ lúc nào, giờ nào, cả giây phút cuối cùng trong cuộc đời, Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta trở về, cộng tác với Người làm vườn nho của Chúa, và dù làm nhiều hay làm ít, Thiên Chúa cũng ban ơn cứu độ, ân sủng cách dồi dào cho chúng ta theo lượng từ bi và nhân hậu của Người.
Tất cả chúng ta cũng được mời gọi đi vào logic của Thiên Chúa, logic của tình yêu, của lòng quảng đại. Nghĩa là hãy vươn tới tầm nhìn của Thiên Chúa, hãy mặc lấy tâm tình và cách cư xử của Đức Kitô, như thánh Phaolô nói: “Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô” (Pl 1,21), để lượng giá cuộc đời không dựa theo tiêu chuẩn tính toán, hẹp hòi, ích kỷ, như những người thợ đầu tiên, nhưng theo tầm nhìn, tiêu chuẩn và đường lối của Thiên Chúa khi đối xử với tha nhân mình. Amen!
Ứng xử nhân ái bao dung noi gương Thiên Chúa
Lm Đan Vinh
05:57 22/09/2017
Chúa Nhật 25 Thường Niên A
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1, 20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 20,1-16a
(1) Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vuờn nho nhà mình. (2) Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (3) Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. (4) Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng” (5) Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy”. (6) Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? “ (7) Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !”. (8) Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất”. (9) Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. (10) Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn. Thế nhưng cũng chỉ được lãnh một người một quan tiền. (11) Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: (12)“Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ. Thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. (13) Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có đối xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao ? (14) Cầm lấy phần của bạn mà đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. (15) Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bung, mà bạn đâm ra ghen tức ? (16a) Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
2. Ý CHÍNH: DỤ NGÔN THỢ LÀM VƯỜN NHO
Bài Tin Mừng hôm nay ví Nước Trời Đức Giê-su thiết lập giống như câu chuyện một ông chủ vườn nho đi kêu người làm vườn nho cho mình. Có 4 tốp người được kêu làm vào 4 thời điểm khác nhau trong ngày: giờ thứ nhất, giờ thứ ba, giờ thứ sáu, và cả giờ thứ mười một. Khi trả lương, chủ vườn lại trả lương từ người làm giờ thứ mười một tới người làm từ giờ thứ nhất. Mỗi người đều được trả lương bằng nhau là một quan tiền. Khi có người thắc mắc ông chủ đã cho biết ông không bất công khi trả lương sòng phẳng theo thỏa thuận ban đầu là một đồng. Còn việc ông trả cho người sau bằng người đầu là do lòng nhân hậu của ông. Cũng vậy, sau này Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho mọi người gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. Dù là dân ngoại vào trễ hay dân Do Thái vào từ ban đầu, đều được hưởng ơn cứu độ như nhau, miễn có đức tin là đủ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc: Bên Do Thái vào mùa hái nho, ngay từ sáng sớm, các chủ vườn thường ra ngã ba đường hay ra chợ người để thuê người đi làm công cho mình. Chủ vườn nho tượng trưng Thiên Chúa muốn mời gọi tất cả mọi dân tộc đều được đi làm vườn nho tức là được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. + thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền: Vào thời Đức Giê-su, chủ vườn nho thường trả lương công nhật cho thợ làm vườn là một quan tiền. Ở đây ông chủ đã hứa trả lương công nhật là một quan tiền ngay từ khi thuê họ vào làm việc.
- C 3-7: + Giờ thứ ba: Thời bấy giờ thời gian một ngày được tính từ lúc mặt trời lặn. Vì thế luật qui đình ngày Sa-bát bắt đầu từ 18g00 chiều thứ sáu. Nhưng khi tính giờ, người Do Thái lại tính từ lúc mặt trời mọc vào buổi sáng. Thời gian từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn được chia làm 12 giờ. Vậy giờ thứ nhất, thứ ba, thứ sáu, thứ chín và thứ mười một tương đương với 6 giờ, 9 giờ, 15 giờ và 17 giờ như ngày nay. Giờ lao động của người Do thái mỗi ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc vào lúc 18 giờ chiều. + Ông chủ vườn mời người đi làm vườn nho: Thiên Chúa muốn cho mọi người đều được ơn cưu độ, và người ta có thể được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh trong nhiều thời điểm khác nhau. + Tôi sẽ trả công cho các anh hợp lẽ công bằng: Trả lương công bằng, nghĩa là người làm thuê sẽ không bị thiệt thòi về tiền công. + Khoảng giờ thứ sáu rồi giờ thứ chín, ông lại ra và cũng làm y như vậy: Ông chủ nôn nóng đi kêu thợ làm trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày mà không tính toán thiệt hơn, cho thấy lòng bao dung nhân hậu của Thiên Chúa. Người không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. + Khoảng giờ mười một: Giờ thứ mười một tương đương với 17 giờ chiều, là giờ cuối trong ngày làm việc. Thợ chỉ phải làm một tiếng nữa là hết giờ lao động. + Vì không ai mướn chúng tôi: Những người này đứng không suốt ngày do không được ai thuê mướn cả. + Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !: Ông chủ kêu thợ vào làm vườn nho vào giờ cuối cùng là do lòng thương muốn giúp những người thất nghiệp, chứ không do nhu cầu công việc đòi hỏi. Điều này cho thấy ơn cứu độ là một ơn ban không, hoàn toàn do tình thương của Thiên Chúa, chứ không phải do công khó của con người.
- C 8-10: + Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất: Việc trả lương mang tính cách khác thường vì bị đảo lộn thứ tự trước sau và vì số lương được trả bằng nhau là một quan tiền cho các người thợ làm việc nhiều ít khác nhau. Khi sắp xếp việc trả lương như vậy, ông chủ muốn tạo cho người làm việc từ sáng sớm tưởng rằng mình sẽ được trả nhiều hơn. Vì thế họ đã thắc mắc khi được lãnh một quan tiền bằng với người vào làm vào từ giờ thứ mười một. Điều này cho thấy tình thương của Thiên Chúa đối với hết mọi người. Bất cứ ai dù là Do thái hay dân ngoại, dù theo đạo từ khi mới sinh hay trước khi chết, nếu thành tâm tin yêu Thiên Chúa thì đều được Người cho hưởng hồng ân cứu độ.
- C 11-13: + Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Họ trách móc ông chủ hai điều: Một là họ phải làm việc vất vả suốt từ sáng sớm đến chiều tối, đang khi những người làm vào giờ thứ mười một chỉ phải làm có một giờ. Hai là họ phải chịu sự nắng nôi khó nhọc, đang khi những người làm sau vào lúc ban chiều không chịu sự nắng gắt nóng bức. Họ muốn được chủ trả lương cao hơn những người vào làm việc sau. + Này bạn: Đây là kiểu xưng hô của ông chủ với những người thợ chưa rõ tên. Kiểu xưng hô này vừa khoan dung vừa trách móc nhẹ nhàng để mong họ nghĩ lại. Giống như Đức Giê-su đã nói với Giu-đa khi anh ta dẫn dân quân Đền thờ đến bắt Người trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x. Mt 26,50). + Tôi đâu có xứ bất công với bạn ?: Việc trả lương một quan tiền cho những người thợ đến sau không gây thiệt hại gì cho những người làm trước. Những người làm từ giờ thứ nhất đã nhận đủ một quan tiền, theo đúng thỏa thuận trước lúc vào làm việc.
- C 14-16b: + Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt: Việc trả lương cho người đến làm sau cũng được một quan tiền là do lòng tốt của ông chủ, chứ không phải do công lao của họ. Qua đó Đức Giê-su muốn dạy: Dân Do thái đừng ganh tị với lương dân khi Thiên Chúa cũng ban cho lương dân được thừa hưởng lời hứa cứu độ như họ. Người tín hữu đạo đức cũng đừng ganh tị với các tội nhân hay người lương khi thấy Chúa đối xử nhân từ với những người này khi họ được ơn gia nhập đạo vào giờ phút cuối cuộc đời. + Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức: Ông chủ vạch rõ tâm địa ganh ghét xấu xa của nhóm thợ làm sáng sớm. Họ không muốn người làm sau được trả lương bằng hay hơn họ. Đức Giê-su muốn chúng ta hãy đón nhận lòng nhân hậu của Thiên Chúa chứ đừng suy nghĩ theo kiểu loài người mà phê phán công việc của Người. + Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót: Theo Thánh Gio-an Kim Ngôn thì câu này không bắt nguồn trực tiếp từ dụ ngôn, cũng như không phải là câu tóm kết bài học của dụ ngôn. Nó được thêm vào, vì có một sự tương tự nào đó xét theo câu chuyện. Câu này nói đến sự đảo lộn về việc phát lương trước sau, đang khi trọng tâm của dụ ngôn nhấn mạnh đến việc trả lương đồng đều giữa những người thợ làm trong thời gian dài ngắn khác nhau. Có lẽ tác giả khi viết thêm câu này chỉ nhằm đóng khung dụ ngôn mà thôi.
4. CÂU HỎI:
1) Ông chủ vườn nho trong dụ ngôn ám chỉ ai ? Việc ông chủ vườn nho đi kêu mời người đi làm vườn nho cho ông trong nhiều thời điểm khác nhau có ý nghĩa gì ?
2) Người Do thái thời xưa tính ngày mới bắt đầu từ khi nào ? Mỗi ngày có bao nhiêu giờ lao động và thời giờ ấy tương đương với giờ hiện nay ra sao ? Giờ thứ mười một hiện nay là mấy giờ chiều ?
3) Ông chủ hứa trả lương công nhật là bao nhiêu và hứa trả lương hợp lẽ công bằng nghĩa là gì ?
4) Việc ông chủ đi kêu thợ làm vườn nho vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhất là vào giờ thứ mười một cho thấy ông là người thế nào ?
5) Việc trả lương thợ của ông chủ vườn nho khác thường ở điềm nào ? Điều này nhằm nói lên điều gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta ? 6) Những người làm từ giờ thứ nhất trách móc ông chủ những gì ?
7) Qua câu trả lời, ông chủ cho thấy việc ông trả lương bằng nhau cho những người làm trong thời gian nhiều ít khác nhau có bất công như họ kêu trách không ?
8) Ông chủ phê phán thế nào về thái độ của bọn thợ vào làm vườn nho từ giờ đầu tiên ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao ? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” (Mt 20,13-15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT ÔNG VUA NHÂN TỪ VÀ QUẢNG ĐẠI :
Tại nước Tây Ban Nha có một ông vua tên là An-phong-sô rất nhân từ và quảng đại. Ngài thường cải trang làm thường dân vi hành đó đây để tận mắt chứng kiến những nỗi đau khổ và oan ức của nhân dân do bọn quan lại địa phương gây ra, để kịp thời sửa sai chấn chỉnh. Ngày nọ, đức vua cải trang đến một tỉnh lẻ và thuê một phòng trọ trong một nhà nghỉ bình dân. Sáng hôm sau, nhà vua yêu cầu bồi phòng mang đến cho ông một chiếc gương để cạo râu. Khi đem chiếc gương cho vị khách, anh bồi phòng thấy khuôn mặt ông khách rất dễ mến, nên đã chủ động bắt chuyện : “Này ông, tôi có cảm tưởng ông không phải là loại khách du lịch bình thường”. Nhà vua tò mò muốn biết anh bồi phòng nghĩ gì về mình, nên hỏi : “Sao anh lại nói như vậy ?” Người bồi phòng trả lời rằng : “Vì tác phong và vẻ bề ngoài của ông có cái gì đó khác với dân bình thường. Chắc ông phải là người thuộc triều đình nhà vua tại thủ đô Ma-trít (Madrid) cũng nên”. Nhà vua chỉ đáp lại cách mập mờ : “Một cách nào đó anh nói cũng đúng đó !” Anh bồi phòng lại hỏi thêm : “Vậy hẳn ông phải là một quan chức luôn được hầu cận đức vua ?” Nhà vua trả lời : “Anh đoán thật chẳng sai chút nào”. Người bồi phòng càng tò mò hơn và hỏi tiếp : “Phục vụ đức vua thì thông thường phải làm những việc gì hả ông ?” Nhà vua mỉm cười hóm hỉnh đáp : “Ồ, làm nhiều việc lắm, đại loại như bây giờ tôi sắp phải cạo râu cho ngài”.
Người bồi phòng trong câu chuyện trên đã gặp được chính đức vua và được ngài hé mở cho biết phần nào sự thật về ngài. Các câu đối đáp giữa đức vua và người bồi phòng cho thấy thái độ nhân từ và khoan dung của ông chủ vườn nho, tượng trưng cho Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Những người đi làm sau ám chỉ dân ngoại và những kẻ tội lỗi. Họ được Thiên Chúa mời gia nhập Hội Thánh vào giờ thứ mười một, tức là theo Chúa lúc cuối đời trước khi chết. Đây cũng là trường hợp của người trộm lành trên cây thập giá bên phải Đức Giê-su. Ông ta nhờ lòng tin và thành tâm sám hối, nên đã được Người tha tội và còn hứa ban hạnh phúc thiên đàng như sau: “Tôi bảo thật anh : hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (x. Lc 23,42-43).
2) LẤY NHÂN ÁI BAO DUNG ĐÁP LẠI LÒNG GANH TỴ HẬN THÙ :
Theo sách Sa-mu-en, Đa-vít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, đã cứu nguy cho dân quân Ít-ra-en bằng cách giao chiến một-chọi-một với tên Gô-li-át khổng lồ thuộc quân Phi-li-tinh, hạ gục y chỉ bằng một phát bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ít-ra-en thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Phi-li-tinh. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ít-ra-en kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Đa-vít với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát như sau : "Vua Sa-un giết được hàng ngàn, Đa-vít giết hàng vạn".
Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tỵ sục sôi trong lòng vua Sa-un, khiến nhà vua có lần phóng giáo vào Đavít khi anh đang gảy đàn để phục vụ đức vua. May mà Đa-vít đã kịp né tránh và đã thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, khi Đa-vít chạy trốn, vua Sa-un đã đích truy đuổi, quyết hạ sát cho bằng được Đa-vít để trừ hậu họa. Lần kia Đa-vít đã có dịp ở ngay bên vua Sa-un trong một cái hang tối, Đa-vít đã có thể giết chết Sa-un để trả thù, nhưng ông chỉ cắt một miếng giải áo của vua để chứng minh lòng trung thành của mình mà thôi (Samuen I, ch 17-18).
3) ĐIỀU ƯỚC TỆ HẠI CỦA MỘT KẺ GANH TỊ THAM LAM:
Ở Ấn Độ truyền tụng một câu chuyện vui như sau: Trong triều đình có hai viên quan phục vụ cho nhà vua được một thời gian lâu. Một ông có tính ganh tị, còn ông kia lại có tính tham lam.
Để sửa chữa tật xấu cho hai quan chức này, vua cho triệu vời cả hai vào chầu. Nhà vua loan báo sẽ thưởng công xứng đáng cho cả hai vì đã có công phục vụ nhà vua nhiều năm qua. Vua hứa sẽ ban thưởng cho họ bất cứ điều gì. Có điều phần thưởng vua ban sẽ tùy ý muốn của hai người: Ai mở miệng xin trước sẽ được phần thưởng như ý của mình, nhưng người kia lại được vua ban thưởng cho gấp đôi người xin.
Sau khi nghe vua phán, cả hai vị quan đều im lặng để suy tính. Kẻ tham lam thì nghĩ : Nếu ta xin trước thì sẽ chỉ nhận được một nửa so với tên kia. Còn người ganh tị kia lại nghĩ : Ta dại gì mà mở miệng xin trước để cho tên kia được hưởng lợi gấp đôi ta. Cứ như thế một lúc lâu vẫn chẳng thấy ai trong hai viên quan mở miệng xin trước. Cuối cùng nhà vua yêu cầu đích danh viên quan có tính ganh tị xin trước. Hắn đã tìm ra cách xin có hại cho kẻ kia như sau : "Thần xin đức vua ban cho thần bị chột một mắt". Hắn xin như vậy để cho viên quan kia bị mù cả hai mắt. Chính sự ganh tị đã làm cho hắn không còn tình người. Câu chuyện cho thấy: Con người ta do lòng ganh tị dễ sinh ra hờn oán nhau: Chỉ một miếng ăn, một chén gạo. một món lợi nhỏ cũng khiến họ ra tay để làm hại kẻ khác ...
4) SỐ PHẬN CỦA KẺ CÓ LÒNG GANH GHÉT THÙ HẬN TRONG NGÀY PHÁN XÉT:
Trong một vở kịch, nhà đạo diễn JEAN A-NOU-ILB đã dàn dựng cảnh ngày phán xét chung theo trí tưởng tượng của ông : Những kẻ lành đang đứng thành hàng chen nhau để lần lượt được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng … Nhưng rồi khi thấy bên hàng đối diện có nhiều người tội lỗi trộm cướp đĩ điếm cũng đang xếp hàng vào thiên đàng. Họ nhìn nhau, không thể hiểu được tại sao Chúa lại cho bọn người đầu trộm đuôi cướp kia cũng được vào thiên đàng như mình. Rồi họ bất mãn hè nhau la ó phản đối Chúa bất công. Họ nói to: “Tôi mà biết thế này thì tôi cứ ăn nhậu say xỉn cho đã và chơi bời dâm đãng ! Cần gì phải vất vả mất công sống ngay chính và làm nhiều việc thiện bác ái !”. Họ hè nhau phản đối Thiên Chúa và không thèm vào Thiên Đàng. Cuối cùng do lòng ganh ghét thù hận, cả bọn đã bị loại ra khỏi Thiên Đàng để vào Hỏa Ngục là nơi dành cho ma quỷ và những kẻ theo chúng, như lời Chúa Giê-su dạy về ngày phán xét như sau: “Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho Tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó…” (Mt 25,41).
3. SUY NIỆM:
1) SO SÁNH NGƯỜI CON CẢ VÀ NHỮNG THỢ LÀM VƯỜN NHO ĐẦU TIÊN:
Trong dụ ngôn về người cha nhân hậu, anh con cả đã bất mãn với người cha khi ông tỏ lòng bao dung tha thứ đối với đứa em hư hỏng bỏ đi hoang trở về nhà. Không những ông không trừng phạt tội bất hiếu của nó, mà còn truyền cho gia nhân giết dê béo ăn mừng nó trở về. Người con cả đã bày tỏ thái độ ganh ghét khi không thèm vào nhà và lên tiếng trách cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con vui vẻ với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về, thì cha lai giết dê béo ăn mừng nó !” (Lc 15,28-30). Trong Tin mừng hôm nay, những người đi làm từ sáng sớm cũng cằn nhằn ông chủ vườn nho khi thấy ông trả lương cho người đi làm vào giờ thứ mười một. Họ chỉ làm việc một tiếng đồng hồ cũng được trả lương một quan tiền, bằng với những người làm từ giờ thứ nhất, phải chịu nắng nôi khó nhọc suốt cả ngày.
Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, các kinh sư và người Pha-ri-sêu cũng tỏ thái độ khó chịu khi thấy Người đối xử thân tình với bọn người thu thuế, gái điếm và những kẻ tội lỗi. Như một mục tử tốt lành, Người đi tìm từng con chiên lạc, đem lại cho những người bất hạnh niềm vui và hạnh phúc. Người mời họ ăn năn sám hối và hứa ban Nước Trời cho họ. Như vậy, Đức Giê-su cho rằng người tội lỗi cũng được hạnh phúc trong Nước Trời ngang với các kinh sư và người Pha-ri-sêu, là những người tuân giữ từng điều khoản dù nhỏ mọn của luật Mô-sê và tự liệt mình vào hàng ngũ những người công chính.
2) THẾ NÀO LÀ THÓI XẤU ĐỐ KỴ GANH GHÉT ?
- Ngày từ thuở bình minh của nhân loại, sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, sự dữ đã lọt vào thế gian. Ca-in đã ganh tị khi thấy Thiên Chúa chấp nhận lễ vật của A-ben và bỏ qua lễ vật của mình. Do lòng đố kỵ, Ca-in coi A-ben em hắn là kẻ thù và ra tay giết chết em, và cuối cùng hắn đã bị trừng phạt. Như vậy kẻ ganh tị vừa huỷ diệt người khác, lại vừa tự hủy chính mình.
- Trong Tin Mừng hôm nay, những người thợ làm việc từ sáng sớm cũng đã cằn nhằn ông chủ vì ông đã trả lương cho người làm sau một quan tiền, ngang bằng với họ đã chịu nắng nôi vất vả suốt cả ngày. Giả như ông trả cho người làm sau số tiền ít hơn thì chắc họ đã không cảm thấy khó chịu như thế. Như vậy kẻ ganh tị do thiếu tình thương nên không “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”. Họ không coi các người thợ làm việc sau kia là bạn, nhưng là đối thủ cạnh tranh. Họ coi sự may lành của kẻ khác là mối họa cho mình.
3) ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ LÒNG ĐỐ KỴ GANH GHÉT:
- Khó chịu khi thấy bạn bè hơn mình :
Đặc điểm thứ nhất là cảm thấy khó chịu khi thấy bạn bè hơn mình. Khi nghe một ai đó có thi đậu, có việc làm mới lương cao, được thăng chức, mới sắm được chiếc xe mới hay tậu được nhà mới, … thì người ganh tị thay vì “vui với người vui” để gửi lời chúc mừng, thì họ lại cảm thấy bực bội khó chịu và tìm cách hạ giá trị của người đó. Trái lại, khi thấy bạn bè sa cơ thất bại, thì người ganh tị lại thấy hả hê vui sướng trong lòng !
- Ưa so sánh mình với người khác :
Đặc điểm thứ hai của người đố kỵ là thích soi mói vào chuyện của người khác. Những người này hay “ngó nghiêng, ngó dọc”, để ý đến từng lời nói hành động của người mà họ không ưa. Họ cũng thường hay nhòm ngó sự thành đạt, hạnh phúc, nhan sắc của người khác rồi sinh ra tức tối buồn bực, căm ghét...
- Hay nói hành nói xấu những ai hơn mình :
Do thói đố kỵ làm mờ mắt, họ luôn nghĩ mình hơn người khác, nên khi thấy có ai hơn mình, họ sẽ nói ra các thói hư của người đó ra làm trò cười để thỏa mãn lòng ganh ghét. Nếu cần, họ sẵn sàng thêm bớt thêu dệt, “ít xít ra nhiều” để hạ giá trị của người kia.
- Không thừa nhận thành công của người khác
Người có lòng ganh tị thường không thừa nhận thành quả của người khác, vì thành công của người khác cũng đồng nghĩa với sự thất bại của mình. Vì vậy họ khinh thường người khác như lời một bài hát vui: “Như hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ!”. Họ hay tự hỏi:
“Tại sao người kia không tài giỏi bằng tôi, không thông minh như tôi mà lại được đặt làm sếp tôi?”
“Tại sao người kia không xinh đẹp bằng tôi, nhưng lại có được một gia đình hạnh phúc như vậy?”
“Tại sao người kia lại có cha mẹ giàu có sang trọng, đang khi tôi thì không”?...
- Không muốn kết thân với những ai tài giỏi hơn mình
Trong một số trường hợp, khi phát hiện đồng nghiệp, bạn bè có tài năng hơn mình, người đố kỵ sẽ xa lánh và không muốn kết thân với họ vì mặc cảm bị thua kém họ.
Nhà văn Pháp De Balzac đã nói “Người ganh tị khổ sở hơn bất cứ người bất hạnh nào. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ càng nhân lên gấp bội”.
4. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
- Mỗi người chúng ta, đều ít nhiều có tính xấu ganh ghét đố kỵ này. Điều cần làm là thay vì đố kỵ ganh tị với sự thành công của người khác, chúng ta hãy coi sự thành công của người khác là động lực thúc đẩy chúng ta phải cố gắng vươn lên bằng họ.
- Phải cố gắng « tranh đua nhưng đừng ganh đua » : Chẳng hạn trong sân đá banh, bạn phải cố chạy nhanh hơn để giành bóng đối thủ, thay vì ngáng chân cho họ té, hoặc thúc cùi chỏ vào người họ hay dùng tay nắm áo họ lại, để giành bóng...
- Cách ứng xử của ông chủ trong câu chuyện dụ ngôn chính là cách ứng xử của Thiên Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay: Ngài mời gọi những người thu thuế bị loại trừ, những người tội lỗi bị khinh dể vào Nước Trời, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Với những ai hay so đo, tính toán với tha nhân, Thiên Chúa sẽ theo luật công bằng mà xét xử họ; Còn với kẻ biết thương xót người, thì sẽ được Ngài xét xử theo lòng xót thương. Ước gì trái tim chúng ta trở nên giống như trái tim của Thiên Chúa Tình Thương.
- Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau là những nén vàng... Trong ngày phán xét Chúa không hỏi: con đã làm được những gì, đã giữ những chức vụ gì ? Mà Ngài chỉ hỏi về lòng mến Chúa yêu người của chúng ta. Chính tình yêu Chúa thể hiện qua thái độ đối xứ với tha nhân sẽ là thước đo hạnh phúc của chúng ta trên thiên đàng đời sau.
4. THẢO LUẬN:
1)Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường hay ganh ghét kẻ khác vì những nguyên nhân nào ? Ta phải làm gì để bỏ đi thói ganh tị này ? 2) Lời dạy của thánh Phao-lô : “Vui với người vui, khóc với người khóc” có thể thực hành được không ? 3) Bạn cần làm gì khi thấy người khác hơn mình như họ thi đậu còn ta bị rớt, họ hát hay và được nhiều người mến mộ còn ta thì không ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY THIÊN CHÚA CHA TỪ BI NHÂN HẬU.
Xin hãy ban cho chúng con trái tim bao dung dịu dàng của Chúa Giê-su và trái tim đầy từ bi nhân ái của Mẹ Ma-ri-a.
Xin cho trái tim con không ích kỷ khép lại cho bản thân, nhưng biết mở ra để đón nhận tha nhân.
Xin cho trái tim con nên giống trái tim nhân hậu của Chúa Giê-su.
Xin cho trái tim con vượt lên mọi tranh chấp nhỏ nhen và mọi trả thù ti tiện.
Xin cho tâm hồn con luôn được bình an, không giận hờn ganh ghét với những ai hơn con.
Xin giúp tình cảm của con luôn quân bình: không quá vui khi thành công, cũng chẳng chán nản khi thất bại.
Xin cho con biết khiêm tốn và bình tĩnh đón nhận những lời phê bình xây dựng của kẻ khác.
Xin cho trái tim con đủ lớn để yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ không ưa con và những người con không ưa họ.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để đón nhận cả thế giới, để không có ai là kẻ thù, nhưng biến kẻ thù thành bạn con bằng tình thân ái bao dung.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lời Chúa: Is 55, 6-9; Pl 1, 20c-24.27a; Mt 20, 1-16a
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 20,1-16a
(1) Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vuờn nho nhà mình. (2) Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. (3) Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. (4) Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng” (5) Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy”. (6) Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết? “ (7) Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !”. (8) Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất”. (9) Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. (10) Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn. Thế nhưng cũng chỉ được lãnh một người một quan tiền. (11) Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: (12)“Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ. Thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. (13) Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có đối xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao ? (14) Cầm lấy phần của bạn mà đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. (15) Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bung, mà bạn đâm ra ghen tức ? (16a) Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
2. Ý CHÍNH: DỤ NGÔN THỢ LÀM VƯỜN NHO
Bài Tin Mừng hôm nay ví Nước Trời Đức Giê-su thiết lập giống như câu chuyện một ông chủ vườn nho đi kêu người làm vườn nho cho mình. Có 4 tốp người được kêu làm vào 4 thời điểm khác nhau trong ngày: giờ thứ nhất, giờ thứ ba, giờ thứ sáu, và cả giờ thứ mười một. Khi trả lương, chủ vườn lại trả lương từ người làm giờ thứ mười một tới người làm từ giờ thứ nhất. Mỗi người đều được trả lương bằng nhau là một quan tiền. Khi có người thắc mắc ông chủ đã cho biết ông không bất công khi trả lương sòng phẳng theo thỏa thuận ban đầu là một đồng. Còn việc ông trả cho người sau bằng người đầu là do lòng nhân hậu của ông. Cũng vậy, sau này Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho mọi người gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. Dù là dân ngoại vào trễ hay dân Do Thái vào từ ban đầu, đều được hưởng ơn cứu độ như nhau, miễn có đức tin là đủ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc: Bên Do Thái vào mùa hái nho, ngay từ sáng sớm, các chủ vườn thường ra ngã ba đường hay ra chợ người để thuê người đi làm công cho mình. Chủ vườn nho tượng trưng Thiên Chúa muốn mời gọi tất cả mọi dân tộc đều được đi làm vườn nho tức là được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh. + thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền: Vào thời Đức Giê-su, chủ vườn nho thường trả lương công nhật cho thợ làm vườn là một quan tiền. Ở đây ông chủ đã hứa trả lương công nhật là một quan tiền ngay từ khi thuê họ vào làm việc.
- C 3-7: + Giờ thứ ba: Thời bấy giờ thời gian một ngày được tính từ lúc mặt trời lặn. Vì thế luật qui đình ngày Sa-bát bắt đầu từ 18g00 chiều thứ sáu. Nhưng khi tính giờ, người Do Thái lại tính từ lúc mặt trời mọc vào buổi sáng. Thời gian từ mặt trời mọc đến mặt trời lặn được chia làm 12 giờ. Vậy giờ thứ nhất, thứ ba, thứ sáu, thứ chín và thứ mười một tương đương với 6 giờ, 9 giờ, 15 giờ và 17 giờ như ngày nay. Giờ lao động của người Do thái mỗi ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc vào lúc 18 giờ chiều. + Ông chủ vườn mời người đi làm vườn nho: Thiên Chúa muốn cho mọi người đều được ơn cưu độ, và người ta có thể được gia nhập vào Nước Trời là Hội Thánh trong nhiều thời điểm khác nhau. + Tôi sẽ trả công cho các anh hợp lẽ công bằng: Trả lương công bằng, nghĩa là người làm thuê sẽ không bị thiệt thòi về tiền công. + Khoảng giờ thứ sáu rồi giờ thứ chín, ông lại ra và cũng làm y như vậy: Ông chủ nôn nóng đi kêu thợ làm trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày mà không tính toán thiệt hơn, cho thấy lòng bao dung nhân hậu của Thiên Chúa. Người không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. + Khoảng giờ mười một: Giờ thứ mười một tương đương với 17 giờ chiều, là giờ cuối trong ngày làm việc. Thợ chỉ phải làm một tiếng nữa là hết giờ lao động. + Vì không ai mướn chúng tôi: Những người này đứng không suốt ngày do không được ai thuê mướn cả. + Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho !: Ông chủ kêu thợ vào làm vườn nho vào giờ cuối cùng là do lòng thương muốn giúp những người thất nghiệp, chứ không do nhu cầu công việc đòi hỏi. Điều này cho thấy ơn cứu độ là một ơn ban không, hoàn toàn do tình thương của Thiên Chúa, chứ không phải do công khó của con người.
- C 8-10: + Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót cho tới những người vào làm trước nhất: Việc trả lương mang tính cách khác thường vì bị đảo lộn thứ tự trước sau và vì số lương được trả bằng nhau là một quan tiền cho các người thợ làm việc nhiều ít khác nhau. Khi sắp xếp việc trả lương như vậy, ông chủ muốn tạo cho người làm việc từ sáng sớm tưởng rằng mình sẽ được trả nhiều hơn. Vì thế họ đã thắc mắc khi được lãnh một quan tiền bằng với người vào làm vào từ giờ thứ mười một. Điều này cho thấy tình thương của Thiên Chúa đối với hết mọi người. Bất cứ ai dù là Do thái hay dân ngoại, dù theo đạo từ khi mới sinh hay trước khi chết, nếu thành tâm tin yêu Thiên Chúa thì đều được Người cho hưởng hồng ân cứu độ.
- C 11-13: + Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: Họ trách móc ông chủ hai điều: Một là họ phải làm việc vất vả suốt từ sáng sớm đến chiều tối, đang khi những người làm vào giờ thứ mười một chỉ phải làm có một giờ. Hai là họ phải chịu sự nắng nôi khó nhọc, đang khi những người làm sau vào lúc ban chiều không chịu sự nắng gắt nóng bức. Họ muốn được chủ trả lương cao hơn những người vào làm việc sau. + Này bạn: Đây là kiểu xưng hô của ông chủ với những người thợ chưa rõ tên. Kiểu xưng hô này vừa khoan dung vừa trách móc nhẹ nhàng để mong họ nghĩ lại. Giống như Đức Giê-su đã nói với Giu-đa khi anh ta dẫn dân quân Đền thờ đến bắt Người trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x. Mt 26,50). + Tôi đâu có xứ bất công với bạn ?: Việc trả lương một quan tiền cho những người thợ đến sau không gây thiệt hại gì cho những người làm trước. Những người làm từ giờ thứ nhất đã nhận đủ một quan tiền, theo đúng thỏa thuận trước lúc vào làm việc.
- C 14-16b: + Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt: Việc trả lương cho người đến làm sau cũng được một quan tiền là do lòng tốt của ông chủ, chứ không phải do công lao của họ. Qua đó Đức Giê-su muốn dạy: Dân Do thái đừng ganh tị với lương dân khi Thiên Chúa cũng ban cho lương dân được thừa hưởng lời hứa cứu độ như họ. Người tín hữu đạo đức cũng đừng ganh tị với các tội nhân hay người lương khi thấy Chúa đối xử nhân từ với những người này khi họ được ơn gia nhập đạo vào giờ phút cuối cuộc đời. + Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức: Ông chủ vạch rõ tâm địa ganh ghét xấu xa của nhóm thợ làm sáng sớm. Họ không muốn người làm sau được trả lương bằng hay hơn họ. Đức Giê-su muốn chúng ta hãy đón nhận lòng nhân hậu của Thiên Chúa chứ đừng suy nghĩ theo kiểu loài người mà phê phán công việc của Người. + Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. Còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót: Theo Thánh Gio-an Kim Ngôn thì câu này không bắt nguồn trực tiếp từ dụ ngôn, cũng như không phải là câu tóm kết bài học của dụ ngôn. Nó được thêm vào, vì có một sự tương tự nào đó xét theo câu chuyện. Câu này nói đến sự đảo lộn về việc phát lương trước sau, đang khi trọng tâm của dụ ngôn nhấn mạnh đến việc trả lương đồng đều giữa những người thợ làm trong thời gian dài ngắn khác nhau. Có lẽ tác giả khi viết thêm câu này chỉ nhằm đóng khung dụ ngôn mà thôi.
4. CÂU HỎI:
1) Ông chủ vườn nho trong dụ ngôn ám chỉ ai ? Việc ông chủ vườn nho đi kêu mời người đi làm vườn nho cho ông trong nhiều thời điểm khác nhau có ý nghĩa gì ?
2) Người Do thái thời xưa tính ngày mới bắt đầu từ khi nào ? Mỗi ngày có bao nhiêu giờ lao động và thời giờ ấy tương đương với giờ hiện nay ra sao ? Giờ thứ mười một hiện nay là mấy giờ chiều ?
3) Ông chủ hứa trả lương công nhật là bao nhiêu và hứa trả lương hợp lẽ công bằng nghĩa là gì ?
4) Việc ông chủ đi kêu thợ làm vườn nho vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhất là vào giờ thứ mười một cho thấy ông là người thế nào ?
5) Việc trả lương thợ của ông chủ vườn nho khác thường ở điềm nào ? Điều này nhằm nói lên điều gì về tình thương cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta ? 6) Những người làm từ giờ thứ nhất trách móc ông chủ những gì ?
7) Qua câu trả lời, ông chủ cho thấy việc ông trả lương bằng nhau cho những người làm trong thời gian nhiều ít khác nhau có bất công như họ kêu trách không ?
8) Ông chủ phê phán thế nào về thái độ của bọn thợ vào làm vườn nho từ giờ đầu tiên ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền hay sao ? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?” (Mt 20,13-15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MỘT ÔNG VUA NHÂN TỪ VÀ QUẢNG ĐẠI :
Tại nước Tây Ban Nha có một ông vua tên là An-phong-sô rất nhân từ và quảng đại. Ngài thường cải trang làm thường dân vi hành đó đây để tận mắt chứng kiến những nỗi đau khổ và oan ức của nhân dân do bọn quan lại địa phương gây ra, để kịp thời sửa sai chấn chỉnh. Ngày nọ, đức vua cải trang đến một tỉnh lẻ và thuê một phòng trọ trong một nhà nghỉ bình dân. Sáng hôm sau, nhà vua yêu cầu bồi phòng mang đến cho ông một chiếc gương để cạo râu. Khi đem chiếc gương cho vị khách, anh bồi phòng thấy khuôn mặt ông khách rất dễ mến, nên đã chủ động bắt chuyện : “Này ông, tôi có cảm tưởng ông không phải là loại khách du lịch bình thường”. Nhà vua tò mò muốn biết anh bồi phòng nghĩ gì về mình, nên hỏi : “Sao anh lại nói như vậy ?” Người bồi phòng trả lời rằng : “Vì tác phong và vẻ bề ngoài của ông có cái gì đó khác với dân bình thường. Chắc ông phải là người thuộc triều đình nhà vua tại thủ đô Ma-trít (Madrid) cũng nên”. Nhà vua chỉ đáp lại cách mập mờ : “Một cách nào đó anh nói cũng đúng đó !” Anh bồi phòng lại hỏi thêm : “Vậy hẳn ông phải là một quan chức luôn được hầu cận đức vua ?” Nhà vua trả lời : “Anh đoán thật chẳng sai chút nào”. Người bồi phòng càng tò mò hơn và hỏi tiếp : “Phục vụ đức vua thì thông thường phải làm những việc gì hả ông ?” Nhà vua mỉm cười hóm hỉnh đáp : “Ồ, làm nhiều việc lắm, đại loại như bây giờ tôi sắp phải cạo râu cho ngài”.
Người bồi phòng trong câu chuyện trên đã gặp được chính đức vua và được ngài hé mở cho biết phần nào sự thật về ngài. Các câu đối đáp giữa đức vua và người bồi phòng cho thấy thái độ nhân từ và khoan dung của ông chủ vườn nho, tượng trưng cho Thiên Chúa trong Tin Mừng hôm nay. Những người đi làm sau ám chỉ dân ngoại và những kẻ tội lỗi. Họ được Thiên Chúa mời gia nhập Hội Thánh vào giờ thứ mười một, tức là theo Chúa lúc cuối đời trước khi chết. Đây cũng là trường hợp của người trộm lành trên cây thập giá bên phải Đức Giê-su. Ông ta nhờ lòng tin và thành tâm sám hối, nên đã được Người tha tội và còn hứa ban hạnh phúc thiên đàng như sau: “Tôi bảo thật anh : hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (x. Lc 23,42-43).
2) LẤY NHÂN ÁI BAO DUNG ĐÁP LẠI LÒNG GANH TỴ HẬN THÙ :
Theo sách Sa-mu-en, Đa-vít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, đã cứu nguy cho dân quân Ít-ra-en bằng cách giao chiến một-chọi-một với tên Gô-li-át khổng lồ thuộc quân Phi-li-tinh, hạ gục y chỉ bằng một phát bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ít-ra-en thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Phi-li-tinh. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ít-ra-en kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Đa-vít với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát như sau : "Vua Sa-un giết được hàng ngàn, Đa-vít giết hàng vạn".
Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tỵ sục sôi trong lòng vua Sa-un, khiến nhà vua có lần phóng giáo vào Đavít khi anh đang gảy đàn để phục vụ đức vua. May mà Đa-vít đã kịp né tránh và đã thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, khi Đa-vít chạy trốn, vua Sa-un đã đích truy đuổi, quyết hạ sát cho bằng được Đa-vít để trừ hậu họa. Lần kia Đa-vít đã có dịp ở ngay bên vua Sa-un trong một cái hang tối, Đa-vít đã có thể giết chết Sa-un để trả thù, nhưng ông chỉ cắt một miếng giải áo của vua để chứng minh lòng trung thành của mình mà thôi (Samuen I, ch 17-18).
3) ĐIỀU ƯỚC TỆ HẠI CỦA MỘT KẺ GANH TỊ THAM LAM:
Ở Ấn Độ truyền tụng một câu chuyện vui như sau: Trong triều đình có hai viên quan phục vụ cho nhà vua được một thời gian lâu. Một ông có tính ganh tị, còn ông kia lại có tính tham lam.
Để sửa chữa tật xấu cho hai quan chức này, vua cho triệu vời cả hai vào chầu. Nhà vua loan báo sẽ thưởng công xứng đáng cho cả hai vì đã có công phục vụ nhà vua nhiều năm qua. Vua hứa sẽ ban thưởng cho họ bất cứ điều gì. Có điều phần thưởng vua ban sẽ tùy ý muốn của hai người: Ai mở miệng xin trước sẽ được phần thưởng như ý của mình, nhưng người kia lại được vua ban thưởng cho gấp đôi người xin.
Sau khi nghe vua phán, cả hai vị quan đều im lặng để suy tính. Kẻ tham lam thì nghĩ : Nếu ta xin trước thì sẽ chỉ nhận được một nửa so với tên kia. Còn người ganh tị kia lại nghĩ : Ta dại gì mà mở miệng xin trước để cho tên kia được hưởng lợi gấp đôi ta. Cứ như thế một lúc lâu vẫn chẳng thấy ai trong hai viên quan mở miệng xin trước. Cuối cùng nhà vua yêu cầu đích danh viên quan có tính ganh tị xin trước. Hắn đã tìm ra cách xin có hại cho kẻ kia như sau : "Thần xin đức vua ban cho thần bị chột một mắt". Hắn xin như vậy để cho viên quan kia bị mù cả hai mắt. Chính sự ganh tị đã làm cho hắn không còn tình người. Câu chuyện cho thấy: Con người ta do lòng ganh tị dễ sinh ra hờn oán nhau: Chỉ một miếng ăn, một chén gạo. một món lợi nhỏ cũng khiến họ ra tay để làm hại kẻ khác ...
4) SỐ PHẬN CỦA KẺ CÓ LÒNG GANH GHÉT THÙ HẬN TRONG NGÀY PHÁN XÉT:
Trong một vở kịch, nhà đạo diễn JEAN A-NOU-ILB đã dàn dựng cảnh ngày phán xét chung theo trí tưởng tượng của ông : Những kẻ lành đang đứng thành hàng chen nhau để lần lượt được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng … Nhưng rồi khi thấy bên hàng đối diện có nhiều người tội lỗi trộm cướp đĩ điếm cũng đang xếp hàng vào thiên đàng. Họ nhìn nhau, không thể hiểu được tại sao Chúa lại cho bọn người đầu trộm đuôi cướp kia cũng được vào thiên đàng như mình. Rồi họ bất mãn hè nhau la ó phản đối Chúa bất công. Họ nói to: “Tôi mà biết thế này thì tôi cứ ăn nhậu say xỉn cho đã và chơi bời dâm đãng ! Cần gì phải vất vả mất công sống ngay chính và làm nhiều việc thiện bác ái !”. Họ hè nhau phản đối Thiên Chúa và không thèm vào Thiên Đàng. Cuối cùng do lòng ganh ghét thù hận, cả bọn đã bị loại ra khỏi Thiên Đàng để vào Hỏa Ngục là nơi dành cho ma quỷ và những kẻ theo chúng, như lời Chúa Giê-su dạy về ngày phán xét như sau: “Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho Tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó…” (Mt 25,41).
3. SUY NIỆM:
1) SO SÁNH NGƯỜI CON CẢ VÀ NHỮNG THỢ LÀM VƯỜN NHO ĐẦU TIÊN:
Trong dụ ngôn về người cha nhân hậu, anh con cả đã bất mãn với người cha khi ông tỏ lòng bao dung tha thứ đối với đứa em hư hỏng bỏ đi hoang trở về nhà. Không những ông không trừng phạt tội bất hiếu của nó, mà còn truyền cho gia nhân giết dê béo ăn mừng nó trở về. Người con cả đã bày tỏ thái độ ganh ghét khi không thèm vào nhà và lên tiếng trách cha: “Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con vui vẻ với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về, thì cha lai giết dê béo ăn mừng nó !” (Lc 15,28-30). Trong Tin mừng hôm nay, những người đi làm từ sáng sớm cũng cằn nhằn ông chủ vườn nho khi thấy ông trả lương cho người đi làm vào giờ thứ mười một. Họ chỉ làm việc một tiếng đồng hồ cũng được trả lương một quan tiền, bằng với những người làm từ giờ thứ nhất, phải chịu nắng nôi khó nhọc suốt cả ngày.
Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, các kinh sư và người Pha-ri-sêu cũng tỏ thái độ khó chịu khi thấy Người đối xử thân tình với bọn người thu thuế, gái điếm và những kẻ tội lỗi. Như một mục tử tốt lành, Người đi tìm từng con chiên lạc, đem lại cho những người bất hạnh niềm vui và hạnh phúc. Người mời họ ăn năn sám hối và hứa ban Nước Trời cho họ. Như vậy, Đức Giê-su cho rằng người tội lỗi cũng được hạnh phúc trong Nước Trời ngang với các kinh sư và người Pha-ri-sêu, là những người tuân giữ từng điều khoản dù nhỏ mọn của luật Mô-sê và tự liệt mình vào hàng ngũ những người công chính.
2) THẾ NÀO LÀ THÓI XẤU ĐỐ KỴ GANH GHÉT ?
- Ngày từ thuở bình minh của nhân loại, sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, sự dữ đã lọt vào thế gian. Ca-in đã ganh tị khi thấy Thiên Chúa chấp nhận lễ vật của A-ben và bỏ qua lễ vật của mình. Do lòng đố kỵ, Ca-in coi A-ben em hắn là kẻ thù và ra tay giết chết em, và cuối cùng hắn đã bị trừng phạt. Như vậy kẻ ganh tị vừa huỷ diệt người khác, lại vừa tự hủy chính mình.
- Trong Tin Mừng hôm nay, những người thợ làm việc từ sáng sớm cũng đã cằn nhằn ông chủ vì ông đã trả lương cho người làm sau một quan tiền, ngang bằng với họ đã chịu nắng nôi vất vả suốt cả ngày. Giả như ông trả cho người làm sau số tiền ít hơn thì chắc họ đã không cảm thấy khó chịu như thế. Như vậy kẻ ganh tị do thiếu tình thương nên không “vui với người vui, khóc với kẻ khóc”. Họ không coi các người thợ làm việc sau kia là bạn, nhưng là đối thủ cạnh tranh. Họ coi sự may lành của kẻ khác là mối họa cho mình.
3) ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ LÒNG ĐỐ KỴ GANH GHÉT:
- Khó chịu khi thấy bạn bè hơn mình :
Đặc điểm thứ nhất là cảm thấy khó chịu khi thấy bạn bè hơn mình. Khi nghe một ai đó có thi đậu, có việc làm mới lương cao, được thăng chức, mới sắm được chiếc xe mới hay tậu được nhà mới, … thì người ganh tị thay vì “vui với người vui” để gửi lời chúc mừng, thì họ lại cảm thấy bực bội khó chịu và tìm cách hạ giá trị của người đó. Trái lại, khi thấy bạn bè sa cơ thất bại, thì người ganh tị lại thấy hả hê vui sướng trong lòng !
- Ưa so sánh mình với người khác :
Đặc điểm thứ hai của người đố kỵ là thích soi mói vào chuyện của người khác. Những người này hay “ngó nghiêng, ngó dọc”, để ý đến từng lời nói hành động của người mà họ không ưa. Họ cũng thường hay nhòm ngó sự thành đạt, hạnh phúc, nhan sắc của người khác rồi sinh ra tức tối buồn bực, căm ghét...
- Hay nói hành nói xấu những ai hơn mình :
Do thói đố kỵ làm mờ mắt, họ luôn nghĩ mình hơn người khác, nên khi thấy có ai hơn mình, họ sẽ nói ra các thói hư của người đó ra làm trò cười để thỏa mãn lòng ganh ghét. Nếu cần, họ sẵn sàng thêm bớt thêu dệt, “ít xít ra nhiều” để hạ giá trị của người kia.
- Không thừa nhận thành công của người khác
Người có lòng ganh tị thường không thừa nhận thành quả của người khác, vì thành công của người khác cũng đồng nghĩa với sự thất bại của mình. Vì vậy họ khinh thường người khác như lời một bài hát vui: “Như hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ!”. Họ hay tự hỏi:
“Tại sao người kia không tài giỏi bằng tôi, không thông minh như tôi mà lại được đặt làm sếp tôi?”
“Tại sao người kia không xinh đẹp bằng tôi, nhưng lại có được một gia đình hạnh phúc như vậy?”
“Tại sao người kia lại có cha mẹ giàu có sang trọng, đang khi tôi thì không”?...
- Không muốn kết thân với những ai tài giỏi hơn mình
Trong một số trường hợp, khi phát hiện đồng nghiệp, bạn bè có tài năng hơn mình, người đố kỵ sẽ xa lánh và không muốn kết thân với họ vì mặc cảm bị thua kém họ.
Nhà văn Pháp De Balzac đã nói “Người ganh tị khổ sở hơn bất cứ người bất hạnh nào. Bởi vì hạnh phúc của người khác càng lớn thì nỗi bất hạnh trong anh ta sẽ càng nhân lên gấp bội”.
4. CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ?
- Mỗi người chúng ta, đều ít nhiều có tính xấu ganh ghét đố kỵ này. Điều cần làm là thay vì đố kỵ ganh tị với sự thành công của người khác, chúng ta hãy coi sự thành công của người khác là động lực thúc đẩy chúng ta phải cố gắng vươn lên bằng họ.
- Phải cố gắng « tranh đua nhưng đừng ganh đua » : Chẳng hạn trong sân đá banh, bạn phải cố chạy nhanh hơn để giành bóng đối thủ, thay vì ngáng chân cho họ té, hoặc thúc cùi chỏ vào người họ hay dùng tay nắm áo họ lại, để giành bóng...
- Cách ứng xử của ông chủ trong câu chuyện dụ ngôn chính là cách ứng xử của Thiên Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay: Ngài mời gọi những người thu thuế bị loại trừ, những người tội lỗi bị khinh dể vào Nước Trời, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Với những ai hay so đo, tính toán với tha nhân, Thiên Chúa sẽ theo luật công bằng mà xét xử họ; Còn với kẻ biết thương xót người, thì sẽ được Ngài xét xử theo lòng xót thương. Ước gì trái tim chúng ta trở nên giống như trái tim của Thiên Chúa Tình Thương.
- Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau là những nén vàng... Trong ngày phán xét Chúa không hỏi: con đã làm được những gì, đã giữ những chức vụ gì ? Mà Ngài chỉ hỏi về lòng mến Chúa yêu người của chúng ta. Chính tình yêu Chúa thể hiện qua thái độ đối xứ với tha nhân sẽ là thước đo hạnh phúc của chúng ta trên thiên đàng đời sau.
4. THẢO LUẬN:
1)Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường hay ganh ghét kẻ khác vì những nguyên nhân nào ? Ta phải làm gì để bỏ đi thói ganh tị này ? 2) Lời dạy của thánh Phao-lô : “Vui với người vui, khóc với người khóc” có thể thực hành được không ? 3) Bạn cần làm gì khi thấy người khác hơn mình như họ thi đậu còn ta bị rớt, họ hát hay và được nhiều người mến mộ còn ta thì không ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY THIÊN CHÚA CHA TỪ BI NHÂN HẬU.
Xin hãy ban cho chúng con trái tim bao dung dịu dàng của Chúa Giê-su và trái tim đầy từ bi nhân ái của Mẹ Ma-ri-a.
Xin cho trái tim con không ích kỷ khép lại cho bản thân, nhưng biết mở ra để đón nhận tha nhân.
Xin cho trái tim con nên giống trái tim nhân hậu của Chúa Giê-su.
Xin cho trái tim con vượt lên mọi tranh chấp nhỏ nhen và mọi trả thù ti tiện.
Xin cho tâm hồn con luôn được bình an, không giận hờn ganh ghét với những ai hơn con.
Xin giúp tình cảm của con luôn quân bình: không quá vui khi thành công, cũng chẳng chán nản khi thất bại.
Xin cho con biết khiêm tốn và bình tĩnh đón nhận những lời phê bình xây dựng của kẻ khác.
Xin cho trái tim con đủ lớn để yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ không ưa con và những người con không ưa họ.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để đón nhận cả thế giới, để không có ai là kẻ thù, nhưng biến kẻ thù thành bạn con bằng tình thân ái bao dung.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
CN 25 A; Sự ghen tị
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:58 22/09/2017
CN25A Sự ghen tị
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :
Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng tới chiều. Thấy vậy họ phàn nàn: chúng tôi mệt mỏi suốt ngày, còn anh này chỉ làm hai giờ mà cũng được trả công như chúng tôi sao ? Vua dáp : Đó là vì hai giờ làm của anh ta, công việc hoàn tất còn nhiều hơn các anh làm cả ngày. Bài điếu văn kết : Cũng vậy Rabbi Boun học luật cho tới tuổi hai mươi lăm, nhưng thông biết am tường còn hơn cả một nhà thông thái hay một nhà đạo đức có khi đã phải học tới tuổi một trăm !
Có lẽ Chúa Giêsu cũng đã biết bài điếu văn viết dưới hình thức dụ ngôn trên, được lưu truyền trong sách Talmud, nên Ngài cũng dạy chúng ta một dụ ngôn mà nghe qua ta thấy có vài nét giông giống. Nhưng xét kỹ thì khác xa: Nét giông giống là trả lương bằng nhau : làm hai giờ bằng làm cả ngày, tương đương với làm từ sáng, hoặc từ trưa, hoặc từ ba, năm giờ chiều mà cũng được một đồng.
Nhưng cái khác chính yếu là lý do tại sao trả bằng nhau:
Ở dụ ngôn điếu văn : 2 giờ làm việc của chàng kia cũng bằng và có khi hơn các người làm cả ngày : sự công bằng.
Ở dụ ngôn Chúa Giêsu : Tôi trả cho người làm có một giờ thôi cũng bằng bạn làm suốt ngày: tôi không có quyền sao ?
Và -câu này ý vị hơn- hay bạn ghen tị vì tôi nhân lành chăng ?
Ta sẽ bàn đề tài ghen tị với hai câu hỏi:
(1) Ghen tị là gì và (2) làm sao bớt ghen tị.
1. Ghen tị là gì ?
Mở tự điển sách hay tự điển sống (tức là quan sát cuộc đời), chúng ta chắc ai cũng hiểu được ghen tị là khó chịu, so bì với ai đó vì họ HƠN ta. Cái chính là vì họ hơn ta. Chẳng ai ghen với kẻ thua ta.
Trong tình trường cũng vậy: ghen là khi ta đong đo, cân đếm ta thấy ta thua tình địch một cái gì đó. Hoặc là mặt con nhỏ đó sáng hơn, miệng nó nói có duyên hơn, hoặc giàu hơn hoặc thông minh hơn (nên chồng ta mới mê nó). Nếu nó xấu hơn, nghèo hơn, dốt hơn, ta chẳng thèm ghen, cứ để vậy cho chồng ta biết mùi, rồi lại quay về với ta thôi.
Do đó, bình thường khi đi đánh ghen là ta cố tìm cho ra điều hơn của tình địch để rồi diệt cái hơn đó. Khi nó hết hơn ta, ta hết ghen. Nó đẹp hơn ta: ta rạch mặt nó hoặc cho một muỗng acid đậm đặc vào ngay đôi má nó ! Nó giàu hơn ta, ta phá cho nó tan gia bại sản. Nó ăn nói có duyên, ta cắt lưỡi nó.
Cái đánh ghen của Trịnh Thị Dữu đời vua Sở đã ghi như một điển tích trong sử sách.
Vua Sở (Hoài Vương) mới có một mỹ nữ do vua Nguỵ tặng. Vua Sở rất yêu mỹ nữ này nên Trịnh Dữu (vợ vua Sở, hoàng hậu) rất ghen. Nhưng cái ghen của Trịnh Dữu vượt trên bài bản, không thấy ghi trong sách vở dạy cách đánh ghen phải làm như vây. Bà vượt trên bài bản. Bà tỏ ra rất yêu chiều mỹ nữ: đồ trang sức đẹp, sắm cho mà mang; y phục lộng lẫy, may cho mà mặc. Khi vua và mỹ nữ tin rằng Trịnh Dữu yêu mỹ nữ không kém gì vua, thì bấy giờ Trịnh Dữu mới ra tay. Trịnh Dữu nhỏ nhẹ nói với mỹ nữ là : vua yêu vẻ đẹp của em lắm, nhưng chỉ có cái mũi của em là vua không ưa, vậy khi gặp vua, em hãy che mũi lại ! Mỹ nữ nghe lời Trịnh Dữu. Gặp vua, mỹ nữ che mũi lại. Vua thấy lạ, mới hỏi Trịnh Dữu sao vậy ? (giá mà hỏi chính mỹ nữ, thì không nên nỗi. Hỏi ngay Trịnh Dữu ! Trịnh Dữu nói : Thiếp biết tại sao rồi. Hình như nó không ưa cái mùi hôi của đại vương ! Tức giận, vua ra lệnh cắt mũi mỹ nữ. Mỹ nữ mà không có mũi thì chẳng khác gì Chung Vô Diệm, chẳng khác gì người cùi đến giai đoạn cụt luôn sống mũi, thì còn đâu là mũi hếch, mũi cao để mà hếch mũi cao ngạo rằng mình đẹp nữa. Và thế là nó xấu hơn mình rồi, ghen làm gì nữa ?
Ca-in ghen với Abel vì cái hơn của Abel là Chúa nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không, nên Cain đã giết Abel. Anh em Giuse ghen với Giuse vì cái hơn của Giuse là được cha cưng hơn, nên đã bàn với nhau bán quách nó đi cho lái buôn cho rồi.
Tin Mừng hôm nay: những người làm công từ sớm, ghen với người làm công có một vài giờ mà cũng hưởng cùng một số tiền lương. Họ bốn mùa rong chơi quên lãng, mà cũng bằng mình vất vả xuân hạ thu đông. Họ ngồi mát mà cũng ăn bát vàng, ta không ghen tị sao được ? Vậy ghen tị là khó chịu vì ai đó hơn ta một cái gì.
2. Vậy làm sao để bớt ghen tị ?
Ở đây ta chỉ trả lời dựa theo Dụ ngôn của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ghen tị là vì họ hơn ta. Vậy muốn bớt ghen tị thì phải nhìn cho rõ : họ không hơn ta.
-Họ không hơn ta: Ta là những người theo đạo từ nhỏ, giữ đạo từ bé. Thức khuya dậy sớm, lễ lạy ban mai, nói tắt: ta là người đi làm vườn nho từ sáng sớm. Còn họ là những người cả một đời ở ngoài đạo hoặc lớn lên mới phải giữ luật Chúa, hoặc gần chết mới ăn năn giống như tên trộm lành bên phải thập giá : cả một đời trộm cắp và cuối cùng còn ăn trộm được Nước Trời.
Ta ghen tị vì họ thảnh thơi hơn ta. Thực ra họ không hơn ta đâu. Đó là cái ta tưởng vậy thôi, chứ thật ra ta hơn họ. Ta biết đạo Chúa sớm hơn họ. Ta an tâm hơn họ. Hay nói theo kiểu dụ ngôn: ta kiếm được việc làm trước họ, còn họ thất nghiệp cho đến trưa đến chiều làm sao họ hơn ta được. Mà họ không hơn ta, ta thèm gì ganh tị với họ, mà còn thương họ nữa.
-Ta cũng như họ. Nếu vừa rồi ta nói những người giữ đạo từ nhỏ là kẻ làm vườn nho từ sớm, còn những người sau này mới vào đạo là kẻ làm công lúc 5 giờ chiều. Thì bây giờ xét theo mặt lịch sử cứu độ: cả họ và ta đều là những người làm công giờ thứ 5 buổi chiều cả.
Bất cứ ai sống sau khi Chúa Giêsu sinh ra chịu chết phục sinh, thì đều sống trong thời đại cuối cùng, sống trong giờ chót của lịch sử cứu độ. Các tổ phụ, các tiên tri, các hiền nhân thời Cựu Ước mới là kẻ làm công từ sớm. Còn tất cả những ai sinh sau công nguyên, đều hưởng ân cứu độ cách nhưng không cả: cho dù là hưởng từ bé hay lớn rồi mới hưởng đều là những kẻ làm vườn nho giờ chót. Vậy có gì mà phải ganh tị khi họ và ta cũng như nhau.
Họ cũng như ta, lấy gì mà ganh. Họ không hơn ta, lấy gì mà ghen. Mình có ganh có ghen là ghen vì họ đạo đức hơn mình, họ bác ái hơn ta, để rồi cố ganh lên bằng họ. Vậy mới là tốt. Vậy mới là hay. Người ta gọi đó là cái ghen thánh thiện. Chứ ghen vì Chúa thương họ hơn ta thì không phải là cái ghen thánh. Câu ông chủ trong dụ ngôn là một câu hay để khuyên bảo nhau: Đừng ghen tị về lòng nhân từ của Chúa mà phải mừng vui vì Chúa nhân từ như thế đối với mọi người, nhất là những người tội lỗi.
Trong suốt chiều dài của kinh Tin Kính, chúng ta sẽ tuyên xưng người Cha toàn năng, thương xót yêu thương chúng ta vô cùng bằng những hành vi kỳ diệu, mà tột đỉnh là gửi Người Con duy nhất xuống trần để làm cho con người trần được làm con Chúa. Ai cũng bình đẳng trong phẩm giá làm con Chúa, không ai hơn ai, lấy gì mà ghen ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :
Có một vị vua kia thuê nhiều người làm công vào phục vụ cho mình. Trong số đó có một người làm việc tích cực hơn. Vua nhìn thấy. Vua liền đưa anh ta đi đi lại lại dạo chơi với vua. Đến chiều, khi trả tiền công, anh này cũng được trả bằng với các người làm công từ sáng tới chiều. Thấy vậy họ phàn nàn: chúng tôi mệt mỏi suốt ngày, còn anh này chỉ làm hai giờ mà cũng được trả công như chúng tôi sao ? Vua dáp : Đó là vì hai giờ làm của anh ta, công việc hoàn tất còn nhiều hơn các anh làm cả ngày. Bài điếu văn kết : Cũng vậy Rabbi Boun học luật cho tới tuổi hai mươi lăm, nhưng thông biết am tường còn hơn cả một nhà thông thái hay một nhà đạo đức có khi đã phải học tới tuổi một trăm !
Có lẽ Chúa Giêsu cũng đã biết bài điếu văn viết dưới hình thức dụ ngôn trên, được lưu truyền trong sách Talmud, nên Ngài cũng dạy chúng ta một dụ ngôn mà nghe qua ta thấy có vài nét giông giống. Nhưng xét kỹ thì khác xa: Nét giông giống là trả lương bằng nhau : làm hai giờ bằng làm cả ngày, tương đương với làm từ sáng, hoặc từ trưa, hoặc từ ba, năm giờ chiều mà cũng được một đồng.
Nhưng cái khác chính yếu là lý do tại sao trả bằng nhau:
Ở dụ ngôn điếu văn : 2 giờ làm việc của chàng kia cũng bằng và có khi hơn các người làm cả ngày : sự công bằng.
Ở dụ ngôn Chúa Giêsu : Tôi trả cho người làm có một giờ thôi cũng bằng bạn làm suốt ngày: tôi không có quyền sao ?
Và -câu này ý vị hơn- hay bạn ghen tị vì tôi nhân lành chăng ?
Ta sẽ bàn đề tài ghen tị với hai câu hỏi:
(1) Ghen tị là gì và (2) làm sao bớt ghen tị.
1. Ghen tị là gì ?
Mở tự điển sách hay tự điển sống (tức là quan sát cuộc đời), chúng ta chắc ai cũng hiểu được ghen tị là khó chịu, so bì với ai đó vì họ HƠN ta. Cái chính là vì họ hơn ta. Chẳng ai ghen với kẻ thua ta.
Trong tình trường cũng vậy: ghen là khi ta đong đo, cân đếm ta thấy ta thua tình địch một cái gì đó. Hoặc là mặt con nhỏ đó sáng hơn, miệng nó nói có duyên hơn, hoặc giàu hơn hoặc thông minh hơn (nên chồng ta mới mê nó). Nếu nó xấu hơn, nghèo hơn, dốt hơn, ta chẳng thèm ghen, cứ để vậy cho chồng ta biết mùi, rồi lại quay về với ta thôi.
Do đó, bình thường khi đi đánh ghen là ta cố tìm cho ra điều hơn của tình địch để rồi diệt cái hơn đó. Khi nó hết hơn ta, ta hết ghen. Nó đẹp hơn ta: ta rạch mặt nó hoặc cho một muỗng acid đậm đặc vào ngay đôi má nó ! Nó giàu hơn ta, ta phá cho nó tan gia bại sản. Nó ăn nói có duyên, ta cắt lưỡi nó.
Cái đánh ghen của Trịnh Thị Dữu đời vua Sở đã ghi như một điển tích trong sử sách.
Vua Sở (Hoài Vương) mới có một mỹ nữ do vua Nguỵ tặng. Vua Sở rất yêu mỹ nữ này nên Trịnh Dữu (vợ vua Sở, hoàng hậu) rất ghen. Nhưng cái ghen của Trịnh Dữu vượt trên bài bản, không thấy ghi trong sách vở dạy cách đánh ghen phải làm như vây. Bà vượt trên bài bản. Bà tỏ ra rất yêu chiều mỹ nữ: đồ trang sức đẹp, sắm cho mà mang; y phục lộng lẫy, may cho mà mặc. Khi vua và mỹ nữ tin rằng Trịnh Dữu yêu mỹ nữ không kém gì vua, thì bấy giờ Trịnh Dữu mới ra tay. Trịnh Dữu nhỏ nhẹ nói với mỹ nữ là : vua yêu vẻ đẹp của em lắm, nhưng chỉ có cái mũi của em là vua không ưa, vậy khi gặp vua, em hãy che mũi lại ! Mỹ nữ nghe lời Trịnh Dữu. Gặp vua, mỹ nữ che mũi lại. Vua thấy lạ, mới hỏi Trịnh Dữu sao vậy ? (giá mà hỏi chính mỹ nữ, thì không nên nỗi. Hỏi ngay Trịnh Dữu ! Trịnh Dữu nói : Thiếp biết tại sao rồi. Hình như nó không ưa cái mùi hôi của đại vương ! Tức giận, vua ra lệnh cắt mũi mỹ nữ. Mỹ nữ mà không có mũi thì chẳng khác gì Chung Vô Diệm, chẳng khác gì người cùi đến giai đoạn cụt luôn sống mũi, thì còn đâu là mũi hếch, mũi cao để mà hếch mũi cao ngạo rằng mình đẹp nữa. Và thế là nó xấu hơn mình rồi, ghen làm gì nữa ?
Ca-in ghen với Abel vì cái hơn của Abel là Chúa nhận lễ vật của nó, còn của mình thì không, nên Cain đã giết Abel. Anh em Giuse ghen với Giuse vì cái hơn của Giuse là được cha cưng hơn, nên đã bàn với nhau bán quách nó đi cho lái buôn cho rồi.
Tin Mừng hôm nay: những người làm công từ sớm, ghen với người làm công có một vài giờ mà cũng hưởng cùng một số tiền lương. Họ bốn mùa rong chơi quên lãng, mà cũng bằng mình vất vả xuân hạ thu đông. Họ ngồi mát mà cũng ăn bát vàng, ta không ghen tị sao được ? Vậy ghen tị là khó chịu vì ai đó hơn ta một cái gì.
2. Vậy làm sao để bớt ghen tị ?
Ở đây ta chỉ trả lời dựa theo Dụ ngôn của Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ghen tị là vì họ hơn ta. Vậy muốn bớt ghen tị thì phải nhìn cho rõ : họ không hơn ta.
-Họ không hơn ta: Ta là những người theo đạo từ nhỏ, giữ đạo từ bé. Thức khuya dậy sớm, lễ lạy ban mai, nói tắt: ta là người đi làm vườn nho từ sáng sớm. Còn họ là những người cả một đời ở ngoài đạo hoặc lớn lên mới phải giữ luật Chúa, hoặc gần chết mới ăn năn giống như tên trộm lành bên phải thập giá : cả một đời trộm cắp và cuối cùng còn ăn trộm được Nước Trời.
Ta ghen tị vì họ thảnh thơi hơn ta. Thực ra họ không hơn ta đâu. Đó là cái ta tưởng vậy thôi, chứ thật ra ta hơn họ. Ta biết đạo Chúa sớm hơn họ. Ta an tâm hơn họ. Hay nói theo kiểu dụ ngôn: ta kiếm được việc làm trước họ, còn họ thất nghiệp cho đến trưa đến chiều làm sao họ hơn ta được. Mà họ không hơn ta, ta thèm gì ganh tị với họ, mà còn thương họ nữa.
-Ta cũng như họ. Nếu vừa rồi ta nói những người giữ đạo từ nhỏ là kẻ làm vườn nho từ sớm, còn những người sau này mới vào đạo là kẻ làm công lúc 5 giờ chiều. Thì bây giờ xét theo mặt lịch sử cứu độ: cả họ và ta đều là những người làm công giờ thứ 5 buổi chiều cả.
Bất cứ ai sống sau khi Chúa Giêsu sinh ra chịu chết phục sinh, thì đều sống trong thời đại cuối cùng, sống trong giờ chót của lịch sử cứu độ. Các tổ phụ, các tiên tri, các hiền nhân thời Cựu Ước mới là kẻ làm công từ sớm. Còn tất cả những ai sinh sau công nguyên, đều hưởng ân cứu độ cách nhưng không cả: cho dù là hưởng từ bé hay lớn rồi mới hưởng đều là những kẻ làm vườn nho giờ chót. Vậy có gì mà phải ganh tị khi họ và ta cũng như nhau.
Họ cũng như ta, lấy gì mà ganh. Họ không hơn ta, lấy gì mà ghen. Mình có ganh có ghen là ghen vì họ đạo đức hơn mình, họ bác ái hơn ta, để rồi cố ganh lên bằng họ. Vậy mới là tốt. Vậy mới là hay. Người ta gọi đó là cái ghen thánh thiện. Chứ ghen vì Chúa thương họ hơn ta thì không phải là cái ghen thánh. Câu ông chủ trong dụ ngôn là một câu hay để khuyên bảo nhau: Đừng ghen tị về lòng nhân từ của Chúa mà phải mừng vui vì Chúa nhân từ như thế đối với mọi người, nhất là những người tội lỗi.
Trong suốt chiều dài của kinh Tin Kính, chúng ta sẽ tuyên xưng người Cha toàn năng, thương xót yêu thương chúng ta vô cùng bằng những hành vi kỳ diệu, mà tột đỉnh là gửi Người Con duy nhất xuống trần để làm cho con người trần được làm con Chúa. Ai cũng bình đẳng trong phẩm giá làm con Chúa, không ai hơn ai, lấy gì mà ghen ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cha Thánh Piô năm dấu thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:27 22/09/2017
Hôm nay ngày 23.9, Lễ kính Thánh Piô Năm Dấu Thánh. Chỉa một vài suy niệm về cuộc đời thánh nhân.
Theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh tích của thánh Piô thành Pietrelcina, thường được gọi là thánh Piô Năm Dấu Thánh sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô từ ngày 08 đến ngày 14 tháng 2 năm 2016 để đánh dấu Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Đức Thánh Cha đã muốn rằng thánh tích được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày Thứ Tư Lễ Tro (10 tháng 2), là ngày các tín hữu toàn thế giới sẽ được yêu cầu để trở thành “nhà truyền giáo của lòng thương xót”.
Năm nay 2017, kỷ niệm 130 năm ngày sinh của cha Pio, và 15 năm ngài được tôn phong lên bậc hiển thánh, nước Mỹ được phúc đón tiếp di hài của thánh nhân trên khắp đất nước, và điểm đến gần nhất là nhà thờ chính tòa thánh Patrick ở New York.
Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York, đã chính thức mừng sự kiện này trong thánh lễ ngày Chúa Nhật ở nhà thờ chính tòa.
“ “Tin tưởng, Cầu nguyện, Đừng lo lắng, Đừng sợ”. Đấy chính là khẩu quyết không ngừng của thánh Pio. Những lời của cha Pio, không phải như một tóm tắt những lời an lòng của Chúa Giêsu mà chúng ta nghe trong Tin mừng hay sao?”
Trong bài giảng, TGM Dolan nói về thánh Pio, rồi kể một mẩu chuyện. “Cháu gái Shannon của tôi, bị chẩn đoán ung thư xương từ năm 8 tuổi. Khi nó hỏi nhà nghiên cứu ung thư xem liệu nó sẽ chết vì bệnh này hay không, thì ông trả lời rằng, “dù sống hay chết, ta đều thuộc về Thiên Chúa”. Sự khôn ngoan của bác sĩ này chính là phản ánh những lời của thánh Phaolô và gương sống của cha Pio”.
Cha Pio là một trong những vị thánh được sùng mến nhất trong thế kỷ qua. Sinh tại miền Nam nước Ý, đến tuổi 15, ngài vào dòng Phanxicô. Có lẽ ngài được biết đến nhiều nhất vì đã nhận năm dấu thánh Chúa Kitô khi đang giải tội, và chính điều này đã dẫn đưa hàng trăm ngàn người hành hương từ khắp thế giới đến xin ngài linh hướng.
Sau khi qua đời vào năm 1968 ở tuổi 81, mọi người đã ngay lập tức xin phong thánh cho ngài. Ngài được Đức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc đáng kinh vào năm 1997, và tôn phong hiển thánh vào năm 2002.
Để giấu các dấu thánh trên tay mình, cha Pio thường mang găng tay. Những chiếc găng tay này, cùng với áo dòng và các vật dụng khác của ngài, được trưng bày tại nhà thờ chính tòa thánh Patrick, và trong hai ngày từng hàng dài người chờ vài tiếng để được tôn kính thánh tích của ngài.
Trong hai tháng nữa, thánh tích của ngài sẽ tiếp tục lên đường đi Milwaukee, Chicago, St. Louis, Atlanta, và nhiều địa điểm khác ở nước Mỹ. (J.B. Thái Hòa chuyển dịch).
Cha thánh Piô là một linh mục dòng Capucinô, sinh năm 1887 và qua đời năm 1968. Từ năm 1918, cha đã được bề trên cử về San Giovanni Rotondo (có lẽ tên gọi bắt nguồn từ ngôi nhà thờ hình tròn, dâng kính thánh Gioan Tẩy giả, được cất từ thế kỷ VII) để hoạt động mục vụ cho đến khi qua đời.
Trong suốt thời gian 50 năm, cha được biết đến như là vị giải tội ngoại thường: nhiều ngày cha ngồi toà hơn 10 tiếng đồng hồ; ngoài ra cũng từ năm 1918 cha được lãnh nhận trên thân mình 5 dấu thương tích của Chúa Giêsu. Tuy đã qua đời từ hơn 40 năm qua, nhưng hai công trình do cha khởi xướng vẫn tồn tại, thứ nhất là “Nhà xoa dịu đau khổ”, tức là bệnh viện dành cho các bệnh nhân (khánh thành vào năm 1956 với 250 giường, nhưng nay đã lên đến 1200 giường với 50 ngành chuyên khoa) và “hội cầu nguyện cha Piô” (chính thức thành lập từ năm 1950, và ngày nay bành trướng khắp thế giới). Cha Piô được phong chân phước năm 1999 và hiển thánh năm 2002, lễ kính vào ngày 23/9, trùng vào ngày tạ thế. Cách đây 22 năm, vào ngày 23/5/1987, đức Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm mộ của cha Piô, vị giải tội mà ngài đã từng gặp khi còn là một linh mục sinh viên ở Rôma 40 năm về trước. Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng thăm mồ của vị thánh linh mục hầu như suốt đời chỉ thi hành hai tác vụ là dâng Thánh lễ (đôi lúc kéo dài 3 giờ đồng hồ) và ban bí tích giải tội. (Đặng Tự Do, Vietcatholic.org/News/Html/140448.htm).
Tôi có đi hành hương đến Rotondo, ghi chép lại đôi điều những gì đã thấy đã nghe và cảm nghiệm, xin hân hạnh gởi đến quý độc giả.
Từ Roma đến Rotondo với chặng đường dài 380km. Xe bus chạy 7 giờ đồng hồ mới tới nơi. Dọc đường, tôi thấy xa xa những đỉnh núi còn phủ tuyết trắng xóa. Suốt hành trình xa xôi, tôi tranh thủ đọc những tư liệu về Cha Thánh Piô. Đó là cuốn “Cuộc đời Cha Piô”, tác giả Dorothy M. Gaudiose, Phó Tế Trần Văn Nhật lược dịch, tôi đã tải về laptop từ trang dunglac.org. Xem thêm bộ phim gồm 23 phần về Thánh Piô Năm Dấu trên Youtube, kể về cuộc đời thánh thiện của ngài.
Cha Piô là một vị thánh của thời đại này. Đời ngài có nhiều chuyện lạ thường kỳ diệu. Chẳng hạn như vào năm 1962, Đức Giám Mục Karol Woztyla sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết thư xin Cha Piô cầu nguyện với Chúa cho bác sĩ Wanda Poltawska, một người bạn của ngài ở Ba Lan, đang đau khổ vì bệnh ung thư. Sau đó căn bệnh ung thư của vị bác sĩ này bị đẩy lui. Y khoa không thể nào đưa ra lời giải thích về việc bệnh ung thư bị đẩy lui một cách lạ lùng như thế. Người ta còn đồn đoán cho rằng trong thời gian này, cha Piô đã tiên đoán Giám mục Karol Woztyla sẽ làm Giáo hoàng trong tương lai. Quyền năng và tình yêu của Chúa vẫn luôn trải rộng và trao ban ân sủng cho con người.
Đến Rotondo nhận phòng khách sạn, ăn tối và nghĩ ngơi thì đã hơn 10giờ đêm. Ở đây thuộc miền núi cao, trời rất lạnh,mặc mấy áo ấm, trùm thêm mền mà vẫn lạnh run người.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đi những xe nhỏ loại 15 chỗ ngồi để leo dốc. Khoảng 20 phút thì đến nơi.Trên núi cao, chúng tôi nhìn thấy nguy nga những công trình, Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza lớn nhất nước Ý, Chặng đàng thánh giá Rotondo, Đền Thánh Cha Piô cũ và mới với một quãng trường rộng mênh mông.
Năm 1940, cha Piô đã xây dựng một Bệnh viện ở San Giovanni Rotondo mang tên Casa Sollievo della Sofferenza (Trung tâm chữa lành bệnh nhân). Bệnh viện được mở vào năm 1956 và được coi như là một trong những bệnh viện chữa bệnh hữu hiệu nhất ở Châu Âu.
`
1. Đền thánh cũ – Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn
Năm 1956, ngôi nhà thờ mới xây dựng mang tên Santa Maria della Grazie nhằm đáp ứng việc rất nhiều người hành hương đến kính viếng cha thánh Piô. Kiến trúc sư Giuseppe Gentile Boiano đã thiết kế ngôi nhà thờ này và sau đó Đức Giám Mục Giáo phận Foggia thánh hiến vào năm 1959.
Đàng thánh giá theo kiểu hiện đại ở bên sườn đồi với những rặng cây xanh mát ở trên Nhà thờ Santa Maria della Grazie. Công trình Đàng thánh giá này được xây dựng vào năm 1968 (một ngày trước khi cha Piô qua đời) và được hoàn thành năm 1981. Nó được thiết kế bằng đá hoa cương với những tượng bằng đồng và cẩm thạch do Điêu khắc gia người đảo Sicile tên là Francesco Messina thiết kế.
Trước Nhà thờ có tượng Thánh Gioan Phaolô II.
Chúng tôi chụp hình chung trước tượng cha Piô nơi đàng thánh giá, sau đó vào nhà thờ viếng Chúa và tham quan. Có nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic hai bên Nhà thờ. Bức tranh trên cung thánh tuyệt đẹp, Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi ban ơn cho nhân loại.
Từ bên phải cung thánh đi xuống tầng hầm có ngôi mộ của cha thánh. Mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện. Chúng tôi đi dọc theo hành lang có nhiều bức ảnh giới thiệu về cha mẹ và gia đình của cha Piô. Đi lên cầu thang tầng 2 là Tu viện San Giovanni Rotonodo. Có những căn phòng lưu giữ đồ dùng của cha thánh lúc sinh thời. Từ áo dòng, áo lễ, chén lễ, hào quang đến giường ngũ và đồ dùng cá nhân vẫn còn nguyên vẹn. Cũng giống như các căn phòng của cha Thánh Gioan Vienney ở Ars, các vật dụng đều rất đơn sơ. Đặc biệt có 1 căn phòng với những tủ nhiều ngăn đựng các bức thư của nhiều người khắp thế giới gởi đến xin thánh nhân cầu nguyện vào 2 năm cuối đời. Hàng triệu triệu những lá thư được lưu giữ cẩn thận.
Sau khi cầu nguyện trong nhà nguyện của Tu viện chúng tôi đến đền Thánh mới.
Quãng trường rộng lớn xuôi xuống Nhà thờ mới. Công trình thật bề thế và hoành tráng. Dưới chân Thánh giá cao vời vợi có 8 quả chuông lớn, mỗi khi rung, ngân vang xuống tận thung lũng thị trấn Rotondo.
2. Đền Thánh Cha Piô mới
Năm 2004, đền thánh mới được khánh thành. Đây là một trong những Đền thánh được các tín hữu thăm viếng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Đền thờ mới được Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II thánh hiến năm 2004. Bên trong có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, chỉ đứng sau Đền thờ thánh Phêrô ở Rôma và 30.000 người có thể đứng bên ngoài. Hằng năm có hơn 7 triệu người về đây kính viếng, đông hơn cả Lộ đức, Fatima và chỉ đứng sau Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico.
Bên trái cung thánh có lối dẫn vào tầng hầm. Như một cung điện, đèn sáng rực với nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic 2 bên tường. Mọi người ngất ngây chiêm ngắm những tác phẩm nghệ thuật diễn tả theo Tin Mừng. Ở đây có nhiều nhà nguyện nhỏ. Chúng tôi đến nhà nguyện đặc biệt, nơi có thi hài cha thánh Piô đặt phía sau bàn thờ dâng lễ. Trần nhà nguyện trang hoàng lộng lẫy sáng lung linh. Từng người thinh lặng đi qua đặt tay lên phần mộ và cúi đầu cầu nguyện. Sau đó tham quan nhiều căn phòng khác như một mê cung trong lòng đất. Phải có hướng dẫn viên dẫn đường chứ không thì lạc lối.
Trở lại Nhà thờ Santa Maria della Grazie, chúng tôi dâng lễ. Cha Riễn, Giáo phận Phú cường chủ tế và giảng lễ.
3. Cuộc đời cha thánh Piô
Cha thánh Piô sinh ngày 25-05-1887 tại Pietrelcina, được gọi tên là Francesco Forgione. Ngài lớn lên trong một gia đình Công Giáo đạo đức. Lúc khoảng 6, 7 tuổi, ngài đã có được sự liên kết rất đặc biệt với Thiên Chúa. Ngài thường trò chuyện với Thiên Chúa ở nơi đồng vắng. Từ thuở nhỏ, ngài có thói quen rất tốt lành là sốt mến cầu nguyện. Ngài nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thánh giá và thân thưa cùng Chúa cho mình được chia sẻ những đau đớn với Chúa.
Năm 1903, ngài vào dòng Phanxicô. Một năm sau nhận tu phục Dòng Phanxicô Capucinô và có tên mới là Piô.
Ngài được phong chức linh mục và được chuyển đến một số nơi. Đến năm 1916, ngài được chuyển đến San Giovanni Rotondo và đã ở đây suốt 52 năm. Cha được mọi người ngưỡng mộ vì lòng yêu mến nhiệt thành đối với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và được coi như là một nhà thần bí vĩ đại thời hiện đại.
Cha Pio xuất thân từ nhà nghèo nên ngài rất yêu mến người nghèo. Cha ao ước có được bệnh xá để sau cuộc chiến sẽ cứu chữa những thương binh trở về, và cha cũng đã được toại nguyện do tin tưởng mãnh liệt vào Đức Maria ban ơn cứu giúp.
Cha Pio có nhiều kinh nghiệm về những khả năng siêu nhiên với các phép lạ kèm theo: nhìn thấu suốt tâm hồn con người, nói tiên tri, ở hai nơi cùng một thời điểm, hương thơm đời sống thánh thiện, biết biện phân các thần khí, ngủ ít nhưng vẫn sống được, chữa người ta khỏi bệnh cách lạ lùng, được Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến thăm, nhất là hằng ngày được rước lễ với Thiên thần bản mệnh của mình.
Một trong những ân huệ siêu nhiên nổi tiếng nhất của ngài là được Chúa ghi Năm Dấu Thánh trên thân xác vào năm 1918 khi ngài cầu nguyện trước Thánh giá. Những vết thương đã gây cho ngài rất nhiều đau đớn và cũng rất nhiều ân ban kỳ diệu. Trong cuốn sách “Cuộc đời cha Piô” có kể lại rằng: “Cái yên tĩnh của ban đêm đã bao trùm tu viện khi Cha Piô còn ngồi giải tội cho các thầy. Đó là ngày 5 tháng Tám 1918, là ngày ngài không thể quên được vì nó bắt đầu sự thống khổ đặc biệt của ngài.
Ngài giật mình kinh hãi khi thấy một người lạ tay cầm thanh kiếm dài và mỏng đứng ngay trước mặt. Thân thể như tê liệt, ngài không thể cựa quậy và mắt trừng trừng theo dõi mũi kiếm mà từ đó phát ra những tia lửa. Đột nhiên, ngài thất thanh kêu lên một tiếng lớn khi thanh kiếm như xuyên qua linh hồn ngài. Không biết làm sao mà ngài lấy lại được bình tĩnh và giải tán các thầy đang chờ xưng tội. Suốt đêm đó và qua một ngày và một đêm hôm sau, thân thể ngài yếu dần vì như có lưỡi kiếm bằng lửa đang cắt thân thể ngài ra từng mảnh.
Hơn một tháng trôi qua, sau khi làm lễ vào sáng thứ Sáu, ngày 20 tháng Chín, sự kinh hoàng và thống khổ của ngài đến tột đỉnh ngoài sức chịu đựng của con người. Tuy nhiên, cơn ác mộng đó bắt đầu trong một giây phút thật bình thản và yên lặng. Ngài cảm thấy buồn ngủ, như thể ngài ngủ say đến độ không còn biết gì cả. Cái cảm giác kỳ lạ thấm dần qua từng sớ thịt và hầu như làm ngài mê đi.
Và rồi, vị khách bí ẩn đã đến trong giấc mộng êm đềm, và chính lúc đó các giọt máu từ tay, chân và cạnh sườn của vị khách bắt đầu chẩy ra và đọng lại thành vũng trên sàn nhà. Ngay lập tức cái êm đềm của Cha Piô tan biến và tim ngài bắt đầu đập mạnh như muốn vỡ tung lồng ngực trong cái thân thể bất động. May mắn thay, tất cả dịu lại một cách thật bất ngờ cũng như khi xuất hiện, và thân thể mềm nhũn của ngài khụy xuống vũng máu.
Ngài mở mắt, những giọt nước lăn dài trên khoé mắt. Cơ thể ngài bắt đầu có cảm giác và ngài nhận thấy tay trái của mình đang run rẩy. Ngài cố nhấc chân lên và ngay lập tức cái đau âm ỉ trở thành nhói buốt đâm vào tay, chân và cạnh sườn ngài. Ngài chống khủy tay ngẩng đầu dậy và nhìn vào đôi tay run lẩy bẩy. Hai bàn tay đầy máu. Nhìn vào thân thể, ngài thấy một bên áo dòng ướt đẫm. Đôi mắt ngài tiếp tục nhìn xuống. Và đôi chân ngài cũng đỏ máu. Toàn thân ngài run lên vì sợ hãi. Ngài muốn cất tiếng kêu cứu nhưng cổ họng như nghẹn lại, và ngài há hốc mồm để thở.
Cơn ác mộng tiếp diễn. Có một động lực nào như giục ngài đứng dậy, đi về phòng trước khi các linh mục trong tu viện trở về và có thể bắt gặp. Ngài cố nhấc mình lên, và thân thể quặn đau theo từng bước. Không hiểu làm sao mà ngài có thể lết qua cái hàng lang dài để về đến phòng. Ngài ngã vật xuống giường trong đau đớn và sợ hãi.
Ngài rên rỉ, "Xin giúp con. Xin Chúa giúp con để hiểu."
Hơi thở ngài đã đều hòa, nhưng cơn đau vẫn mãnh liệt. Khi đưa tay sờ vào cạnh sườn, ngài cảm thấy vết máu trên áo dòng ngày càng lan rộng, như bị xuất huyết tự bên trong. Đôi mắt mở to vì sợ hãi, ngài ngồi dậy và xem xét vết máu trên áo, tự hỏi không biết mình có chết vì vết thương này hay không.
Ngài cầu xin, "Xin đừng để con khiếp sợ."
Những giây phút chậm chạp trôi qua. Từ từ ngài lấy lại bình tĩnh và xem xét các vết thương. Không nghi ngờ gì cả, đó là những vết thương thật. Đó không phải là ác mộng hay ảo giác. Bắt đầu ngài nhận ra sự thật. Ngài được in năm dấu thánh là những vết thương có hình dạng và vị trí giống như các vết thương của Đức Kitô.
Tâm trí ngài từ từ mở ra với thực tại, và cảm thấy khuây khỏa khi biết rằng các vết thương đó không nguy hiểm đến tính mạng. Nước mắt ngài tuôn tràn, và cảm tạ Thiên Chúa…
Giáo Hội ghi nhận có khoảng 290 người được Chúa ban cho năm dấu thánh. Vị thánh nổi tiếng của thời đại là Thánh Phanxicô Assisi, sáng lập dòng Phanxicô. Thánh Phanxicô, khi là thầy sáu, được in năm dấu thánh vào ngày 17 tháng Chín 1224, trên núi Alvernia trong rặng Appenine, hai năm trước khi ngài chết.
Những vết thương của cha Piô có mùi thơm nồng nàn của hoa tím, hoa huệ tây và hoa hồng. Trong lịch sử các thánh, sự kiện có mùi thơm thì không gì mới mẻ. Tay Thánh Đa Minh phát ra mùi thơm khi dân chúng hôn tay ngài, và Thánh Helena phát ra mùi thơm khi ngài rước lễ. Một số thân thể các thánh phát ra mùi thơm sau khi chết, như trường hợp của Thánh Coletta, Thánh Joseph Cupertino, và Thánh Martin de Porres. Bất cứ ai đang trong tình trạng mắc tội trọng, Thánh Philip Rôma đều ngửi thấy mùi hôi thối khi ngài đến gần, mặc dù thân thể người đó rất sạch sẽ.
Trong trường hợp của Cha Piô, mùi thơm nói lên sự hiện diện an ủi của cha. Đó là để khuyến khích, chú ý đến điều nguy hiểm ngay lập tức, hay nhớ đến sự hiện diện, sự khuyên bảo và sự hướng dẫn của cha. Nhiều người nhận ra mùi thơm đó một cách riêng biệt, không phải ai ai cũng nhận thấy cùng một lúc”.
Vì sự thánh thiện và ân huệ lớn lao Chúa ban cho cha Piô, nên ma quỷ đã huy động cuộc chiến dữ dội chống lại cha thánh trong suốt cuộc đời của ngài. Chúng tấn công thân xác ngài bằng những vết cắt, vết thâm tím và những dấu bị thương hữu hình khác.
Tất cả những ai được cha Piô giúp đỡ đều tôn kính ngài. Cha thánh hết sức tận tâm đối với các linh hồn trong luyện ngục, có lần ngài nói: “Nhiều linh hồn đã chết ở trong luyện ngục hơn những linh hồn còn đang sống. Họ đã đến ngọn đồi này để chờ được tham dự thánh lễ và xin tôi cầu nguyện”.
Cả đời cha Piô tận tụy giải tội cho các tín hữu và xin được nhiều ơn lành cho nhiều người.
Cha thánh qua đời lúc 2 giờ 30 sáng ngày 23-9-1968, đang khi tay vẫn nắm chặt chuỗi Mân Côi và thốt lên tên cực trọng “Giêsu Maria”, trong phòng số một của tu viện San Giovanni Rotonodo, phía nam Italia. Xác cha Pio được bỏ trong một hòm bằng kẽm bọc gỗ sau đó được thay thế bằng một hòm bằng kim loại và có gắn tấm kính để cho giáo dân có thể trông thấy ngài.
Chiều ngày 26-9-1968, quan tài cha Pio đã được rước qua các đường chính của thị trấn San Giovanni Rotondo với sự tham dự của 100.000 người.
Ban tối quan tài được đưa xuống hầm nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn để an táng trong huyệt đào ngay trong nền nhà thờ. Phía dưới chiếc quan tài có đề “Francesco Forgione sinh tại Pietrelcina ngày 25-5-1887, qua đời tại San Giovanni Rotondo ngày 23-9-1968”.
Từ ngày đó trở đi, cứ vào ngày 22 tháng 9 hằng năm tín hữu khắp nơi lại hành hương về thị trấn San Giovanni Rotondo để tham dự đêm canh thức kỷ niệm ngày cha Pio qua đời.
Ngày 23-9-1969, Đức Cha Cunial, Tổng Giám Mục Manfredonia cho phép dòng Capucino hèn mọn mở cuộc điều tra liên quan tới vị tôi tớ Chúa.
Tiến trình án phong chân phước được khởi sự ngày 20-3-1983.
Trong dịp hành hương San Giovanni Rotondo ngày 25-5-1987, Đức Gioan Phaolô II đã giới thiệu cha Piô với thế giới như là mẫu gương của linh mục. Từ đó trở đi tín hữu đến hành hương đông một cách ngoại thường. Người ta phổ biến sách báo viết về cha Pio, lấy tên cha Pio đặt cho các đài kỷ niệm và đường phố, hay trường học hoặc nhà thương. Năm 1990, kết thúc các tìm hiểu cuộc đời cha Pio.
Năm 1997, các cố vấn của Bộ Phong Thánh đồng thanh chấp nhận các nhân đức anh hùng của vị tôi tớ Chúa.Và sau khi có phép lạ được thừa nhận, ngày 2-5-1999, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã phong chân phước cho cha Pio, trong thánh lễ trọng thể cử hành tại thềm đền thờ thánh Phêrô, với sự tham dự của gần 400.000 tín hữu.
Vào năm 2001, ủy ban bác sĩ thừa nhận phép lạ khỏi bệnh tức khắc của em Matteo Coltella, bị sưng màng óc cấp tính là hiện tượng không thể giải thích được trên bình diện khoa học.
Năm sau đó, Giáo Hội thừa nhận đó là phép lạ và ngày 16-6-2002, Đức Gioan Phaolo II đã chủ sự lễ phong hiển thánh cho cha Pio. Hai năm sau đó đền thánh mới được khánh thành tại San Giovanni Rotondo.
4. Cha Thánh Piô và các Đẳng Linh Hồn.
Cuộc đời cha Piô là trang sử lạ thường ghi dấu các cuộc hiện ra của Thiên Thần, Các Thánh, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Các Đẳng Linh Hồn. Có thể nói được rằng, Cha thánh Pio sống cùng lúc ở hai thế giới: một hữu hình và một vô hình, thiêng liêng.
Xin trích thuật 3 câu chuyện Linh Hồn Luyện Ngục hiện về xin Cha thánh Pio cầu nguyện cho.
Một buổi tối, Cha Pio đang nghỉ ở tầng trệt của Cộng Đoàn nơi căn phòng dành đón tiếp khách lạ. Lúc ấy Cha Pio chỉ có một mình và vừa đặt lưng nằm xuống thì bất thình lình một người đàn ông xuất hiện, mình trùm kín chiếc áo choàng đen. Ngạc nhiên, Cha Pio tức khắc đứng bật dậy và hỏi cho biết ông là ai và muốn gì. Người khách lạ cho biết ông là Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Ông nói: Con là Pietro Di Mauro, tức Nicola và có biệt danh “Precoco”. Con bị chết trong trận hỏa hoạn xảy ra vào đêm 18-9-1908, tại chính Tu Viện này, lúc ấy bị truất hữu và biến thành Viện Tế Bần. Con bị cháy giữa các ngọn lửa, ngay trên tấm nệm rơm, lúc đang ngủ say, trong căn phòng số 4. Con hiện về từ Luyện Ngục. Thiên Chúa Nhân Lành cho phép con đến xin Cha dâng một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho con vào sáng ngày mai. Nhờ Thánh Lễ này con mới có thể vào được Thiên Đàng.
Cha Pio hứa sẽ dâng Thánh Lễ cầu cho ông. Chính Cha kể lại như sau. Phần tôi, tôi muốn đích thân tháp tùng Linh Hồn Luyện Ngục ra tận cửa Tu Viện. Và tôi chỉ ý thức rõ ràng mình đã nói chuyện với Linh Hồn Luyện Ngục khi ra tới thềm, bởi vì, người đàn ông đang đi bên cạnh tôi bỗng nhiên biến mất. Tôi thành thật thú nhận lúc ấy tôi cảm thấy hoảng sợ. Tôi đi thẳng đến phòng Bề Trên là Cha Paolino da Casacalenda. Cha Bề Trên nhận ra nét kinh hoảng của tôi. Sau khi nghe tôi giải thích và xin phép dâng Thánh Lễ vào sáng hôm sau cầu cho Linh Hồn Luyện Ngục, Cha Bề Trên hiểu lý do và chấp thuận ngay lời xin.
Vài ngày sau, vì bị tính tò mò thúc đẩy, Cha Bề Trên Paolino muốn làm cuộc kiểm chứng. Cha ra tòa thị chính thành phố San Giovanni Rotondo và xin phép xem Cuốn Sổ Tử của thành phố vào năm 1908. Và đúng như lời tôi kể, trong Sổ Tử tháng 9 năm 1908 có ghi mấy hàng: Ngày 18 tháng 9 năm 1908, trong trận hỏa hoạn Viện Tế Bần có một người bị chết mang tên Pietro di Mauro, tức Nicola.
Cha thánh Pio kể một câu chuyện khác.
Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!
Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!
Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?
Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.
Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!
Câu chuyện thứ ba xảy ra vào buổi tối tháng 2 năm 1922, nơi Tu Viện San Giovanni Rotondo. Chính Cha Pio kể lại.
Tối hôm ấy tôi xuống phòng chung nơi có đốt lửa để sưởi. Bỗng tôi trông thấy 4 tu sĩ, chưa bao giờ gặp, đang ngồi chung quanh ngọn lửa, đầu phủ mũ cappuccio và giữ thinh lặng. Tôi cất tiếng chào: “Sia lodato Gesù Cristo - Ngợi khen Đức Chúa Giêsu Kitô”, nhưng không ai trả lời. Ngạc nhiên, tôi chăm chú nhìn kỹ 4 tu sĩ để xem họ là ai thì thấy rằng đó là 4 tu sĩ lạ, tôi chưa bao giờ gặp. Cùng lúc, tôi có cảm tưởng các tu sĩ này đang chịu đau khổ. Tôi lập lại lời chào, vẫn không ai trả lời. Tôi trở lên phòng Cha coi nhà khách và hỏi xem có tu sĩ khách nào đến Tu Viện không. Nghe vậy, Cha Bề Trên, lúc ấy là Cha Lorenzo da San Marco in Lamis trả lời ngay:
- Cha Pio à, đâu có tu sĩ khách nào đến đây vào một đêm đông tuyết lạnh như thế này!
Tôi nói với Cha coi nhà khách:
- Cha à, có 4 tu sĩ ngồi sưởi nơi phòng chung. Tôi cất tiếng chào nhưng không ai trả lời. Tôi nhìn kỹ thì thấy đó là các tu sĩ lạ!
Cha coi nhà khách nói:
- Có lẽ khách lạ đến mà tôi không biết chăng? Vậy chúng ta cùng xuống xem!
Khi chúng tôi trở lại phòng chung thì không còn ai. Phòng chung vắng lặng như tờ.
Tôi hiểu ngay đây là 4 tu sĩ quá cố, đang làm việc đền tội nơi xưa kia họ xúc phạm đến Thiên Chúa. Tôi thức trắng suốt đêm đó để cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Chúa cho 4 tu sĩ sớm được giải thoát khỏi chốn Luyện Hình và về Thiên Đàng vui hưởng Nhan Thánh Chúa.... “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (TV130). (”Grande Opera Mariana GESÙ E MARIA”, Aprile-Giugno 2007 n.2 Anno VIII, trang 19-20 + P. Alessio Parente, ”Padre Pio e le anime del Purgatorio”, 1999, trang 158; Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt).
5. Mở mộ cha thánh Pio để chuẩn bị trưng bày cho tín hữu kính viếng thi hài thánh nhân (Avvenire 4-3-2008; Linh Tiến Khải).
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ Cha thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Lúc 10 giờ tối Chúa Nhật 2-3-2008, Đức Cha Domenico D'Ambrosio, Tổng Giám Mục giáo phận Malfredonia đã chủ sự lễ nghi mở mộ thánh Pio Pietrelcina, để kiểm chứng tình trạng thi hài thánh nhân và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo tồn thánh tích cho hậu thế.
Trở lại với lễ nghi mở mộ cha thánh Pio năm dấu: lễ nghi đã bắt đầu với bài đọc thư thứ I thánh Phêrô Tông Đồ và một đoạn thư của Cha Thánh Pio. Sau đó các thợ nề đã di chuyển tấm đá cẩm thạch mầu xanh trên mộ Cha Pio và đưa quan tài lên. Đức Cha D'Ambrosio và hai vị phụ tá kiểm điểm sự nguyên vẹn của 6 triện bằng xi đỏ đóng lên quan tài tối ngày 26-9-1968, đập vỡ và gỡ các triện đó ra. Quan tài được mở ra và Đức Tổng Giám Mục xông hương di hài và mọi người hát kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa. Hiện diện trong lễ nghi cũng có các thân nhân của Cha Thánh Pio và một số Giám Mục lân cận.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bầy cho tín hữu kính viếng bắt đầu từ tháng 4 tới đây. Đức Tổng Giám Mục cũng là vị đại diện Tòa Thánh trông coi đền thánh Pio, là nơi hằng năm có tới 7 triệu tín hữu đến hành hương.
Hỏi: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho biết một vài cảm tưởng sau khi Đức Cha chủ sự lễ nghi mở mộ cha thánh Pio tối ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua?
Đáp: Chắc chắn giây phút chúng tôi đã sống là một thời điểm đặc biệt và đầy cảm xúc. Riêng tôi đã cảm nghiệm được một cách sâu xa cái phong phú ngoại thường nơi sự thánh thiện của Cha Pio, và sự ít ỏi và hạn hẹp của chúng ta tất cả, mà trong nhiều múc độ và cương vị khác nhau chúng ta đều được mời gọi tiếp tục công trình của người. Cũng như tôi đã nói hôm trước, tôi nhớ mãi những gì Đức Gioan Phaolo II nhắn nhủ khi gửi tôi tới đây: ”Đức Cha là người giữ gìn gia tài của Cha Pio”. Gia tài đích thật và lớn lao nhất đối với một người, được mời gọi hướng dẫn với tinh thần trách nhiệm một giáo đoàn và các công trình của thánh Pio, là sự thánh thiện. Vì thế khi đứng trước thi hài của thánh Pio, là người trong hơn 50 năm đã khiến cho cuộc sống của mình tỏ lộ mầu nhiệm cuộc Đóng Đanh của Chúa, chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ, không được chuẩn bị, không thích hợp để làm cử chỉ đơn sơ ấy.
Hỏi: Xác cha thánh Pio ở trong tình trạng nào thưa Đức Cha?
Đáp: Nếu có thể dùng một tính từ thì tôi xin nói rằng xác của người ở trong tình trạng ”dè dặt”. Dĩ nhiên nếu qúy vị hỏi cảm tưởng của tôi thì tôi biết nói gì bây giờ? Chắc chắn là tôi đã muốn trông thấy gương mặt của cha Pio. Nhưng cách đây 40 năm đã không có việc săn sóc nào cả và giải pháp vội vã của việc chôn cất đã khiến cho kết qủa không có thể nói là được ”hoàn hảo”. Tuy nhiên chúng ta có xác của thánh Pio: sọ và các chi thể phía trên một phần là xương, các ngón tay còn nguyên, một chân đã khô đét. Và phần còn lại của cơ thể như các chuyên viên đã ghi nhận, các tế bì bị dính vào lớp dưới của hòm. Tóm lại cần phải thực hiện nhiều can thiệp để bảo đảm việc duy trì thích đáng xác của cha thánh và trưng bầy cho các tín hữu sùng mộ người kính viếng.
Hỏi: Tại sao giáo quyền đã đi tới chỗ quyết định mở mộ cha thánh Pio thưa Đức Cha?
Đáp: Như qúy vị biết trong Giáo Hội có truyền thống xác nhận thi hài của các vị ứng viên của các cuộc phong chân phước hay phong thánh, cũng như truyền thống cứ thỉnh thoảng lại tái xác nhận thi hài các thánh xa xưa trong qúa khứ. Chúng ta chỉ nghĩ tới 3 lần xác nhận thánh tích của thánh Phanxicô thành Assisi trong khoảng thời gian 800 năm. Trong trường hợp của cha thánh Pio, thì hơi ngoại thường một chút, vì việc thừa nhận đã không được làm trước khi phong chân phước và phong thánh. Tôi đã không biết các lý do đã ngăn cản việc thừa nhận đó, nhưng sau bao nhiêu năm thì người ta cảm thấy cần phải duyệt xét tình trạng duy trì xác cha thánh Pio. Trong nghĩa đó đã có lời xin đồng nhất của toàn tỉnh dòng Anh em Capucino hèn mọn, gửi Bộ Phong Thánh, qua trung gian vị tổng thỉnh nguyện viên, kèm theo xác tín và sự liên kết của tôi. Rồi đã có huấn thị và sắc lệnh giao phó cho tôi nhiệm vụ thành lập tòa án giáo phận để tiến hành việc thừa nhận xác cha thánh theo các chỉ dẫn, mà Bộ Phong Thánh đã gửi cho tôi.
Hỏi: Phải cần bao nhiêu thời gian cho các giảo nghiệm và chôn xác cha thánh Piô trở lại thưa Đức Cha?
Đáp: Liên quan tới các tiến trình duy trì xác cha thánh Pio, theo các chuyên viên thì cần phải có từ 30 đến 40 ngày. Vì thế chúng tôi mới xác định ngày 24 tháng 4 là ngày bắt đầu trưng bầy xác cha thánh Piô cho mọi người kính viếng. Còn việc chôn xác cha thánh trở lại, thì ngoài việc để xác ngài trong hầm nhà thờ như cho tới nay, chúng tôi chưa có quyết định nào. Ban đầu thì đã chỉ nghĩ tới việc trưng bầy xác cha thánh cho tín hữu kính viếng trong vài tháng, nhưng vì có nhiều lời xin của tín hữu khắp nơi trên thế giới, nên phải kéo dài thời gian cho các cuộc kính viếng, có lẽ ít ra là một năm.
Hỏi: Thưa Đức Cha, mộ mới có giống như mộ hiện nay hay không?
Đáp: Chúng tôi cũng chưa biết mộ mới sẽ ra sao. Hướng được lựa chọn là một hòm kín, theo gương Đấng sáng lập dòng là thánh Phanxicô Khó Khăn. Như mọi người chúng ta đều biết là xương thánh Phanxicô được đựng trong một hòm bằng đá đóng kín.
Hỏi: Sự kiện mở huyệt để kiểm chứng xác cha thánh Pio đã kéo theo một vài tranh luận, rất là khó chịu, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Rất tiếc đó là sự thật. Có một nhóm nhỏ phản đối việc cho mở mộ và kiểm chứng xác cha thánh Pio, nhưng họ lại có thể tạo ra sự ồn ào trên các phương tiện truyền thông, vượt ngoài mọi dự đoán.
Nếu qúy vị đã hiện diện tại San Giovanni Rotondo chiều Chúa Nhật mùng 2 tháng 3 vừa qua, thì sẽ trông thấy hàng trăm tín hữu tới đền thánh với nến sáng trong tay để tỏ lòng sùng mộ cha thánh Pio và tỏ tình liên đới với Giám Mục và các tu sĩ dòng Capucino, trong các tháng qua đã bị mạ lị, vu khống nặng nề. Chúng tôi đã bị tố cáo là có các hành động phạm thánh, khủng khiếp, rùng rợn. Nhưng điều mà chúng tôi đang làm là một cử chỉ của lòng sùng kính, tế nhị và yêu thương. Nhưng chiến dịch chửi bới và vu khống đó vẫn tiếp tục không ngớt. Phải kiên nhẫn thôi, vì chúng tôi không thể dùng cùng các thứ vũ khí như thế, nhưng mà trên bình diện pháp luật dân sự Italia nó cũng không có ý nghĩa: có liên quan gì giữa việc trưng giáo luật và việc ra trình bầy vụ việc giữa tòa án dân sự? Dĩ nhiên là có cái gì không ổn thỏa rồi, nhưng mà nó khiến cho người ta khó chịu. Về phần tôi thì tôi nói với họ rằng: Anh chị em yêu mến cha thánh Piô phải không? Chúng tôi cũng thế, chúng tôi yêu mến cha thánh Pio. Chúng tôi là những người giữ gìn gia tài này và chúng tôi muốn bảo đảm và duy trì gia tài đó trong các cách thế tốt đẹp nhất, chính vì chúng tôi yêu kính cha thánh Piô.
6. Toàn bộ một giáo xứ Chính Thống đồng loạt theo đạo Công Giáo sau những phép lạ của cha Piô Năm Dấu Thánh (x.Vietcatholic.org 9-12-2007).
Lòng mộ mến của người dân Italia nói riêng và người Công Giáo trên thế giới nói chung đối với cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã gia tăng rất nhiều sau biến cố toàn bộ một giáo xứ Chính Thống Giáo tại Rumani đã đồng loạt theo đạo Công Giáo nhờ phép lạ của ngài. Biến cố chấn động Giáo Hội Chính Thống Rumani này đã được ký giả Italia Renzo Allergi tường thuật, được Zenit truyền đi hôm 28/11, và được đăng tải trên trang nhất nhiều báo chí Công Giáo trên thế giới.
Bà Lucrecia Tudor, một phụ nữ 71 tuổi, người Rumani theo Chính Thống Giáo có hai người con trai là linh mục Victor Tudor và họa sĩ Mariano Tudor. Linh mục Victor là linh mục Chính Thống Giáo, chánh sở giáo xứ Pesceana, gần thành phố Valcea, thuộc miền Trung Nam Rumani. Trong khi đó họa sĩ Mariano kiếm được việc làm tại các nhà thờ Công Giáo ở thủ đô Rôma, Italia.
Năm 2002, các bác sĩ tại Rumani chẩn đoán bà Lucrecia bị ung thư ở phổi bên trái và khả năng giải phẩu để cắt bỏ khối u là không thể được vì khối u đã quá lớn. Các bác sĩ cho biết thêm là bà chỉ còn sống được mấy tháng nữa và khuyên cha Victor nên bắt đầu nghĩ đến vấn đề hậu sự cho bà. Cha Victor đã cầu cứu người em hy vọng rằng các bác sĩ tại thủ đô Rôma của Ý có thể tìm ra một phương cách trị liệu tốt hơn chăng.
Họa sĩ Mariano đã tiếp xúc với các bác sĩ Italia và đã được khuyên nên mang bà cụ sang Rôma trị liệu. Tuy nhiên, sau những cuộc khám nghiệm, các bác sĩ Italia cũng đã đi đến cùng một kết luận như các bác sĩ tại Rumani: bệnh tình của bà cụ đã hết thuốc chữa và khối u đang tăng tốc độ bành trướng. Bà cụ chỉ được cho toa mua những thuốc cầm đau.
Một phần vì bà Lucrecia không nói được tiếng Ý, một phần vì cũng muốn được gần gũi mẹ nhiều hơn trước cuộc sinh ly tử biệt, Mariano đã mang mẹ theo đến các nhà thờ nơi anh đang vẽ những phù điêu. Trong nhà thờ bà cụ đi tới đi lui xem các ảnh tượng cho hết ngày hết giờ. Một ngày kia bà cụ chú ý đến một bức tượng lớn mà bà tỏ ra rất thích. Bà hỏi anh Mariano xem tượng ấy mô tả ai. Mariano đã trình bày ngắn gọn về tiểu sử của cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh cho bà.
Từ ngày hôm sau, Mariano thấy bà cụ suốt ngày chỉ ngồi bên tượng cha Thánh Piô thầm thì cầu nguyện và nói chuyện như thể với một người đang sống. Hai tuần sau đó, Mariano đưa bà cụ đến một bệnh viện để khám theo lời dặn của bác sĩ. Tại đây, vị bác sĩ kinh ngạc vì khối u đột nhiên biến mất hoàn toàn.
Mariano đã đưa bà cụ trở lại Rumani và các bác sĩ ở đó cũng nhìn nhận khối u đã hoàn toàn biến mất mà không thể giải thích trên phương diện y khoa. Trong khi đó, bà Lucrecia khẳng định rằng đó là chính là nhờ phép lạ của cha Thánh Piô mà bà đã cầu xin tha thiết với ngài.
Cha Victor nói với ký giả Renzo Allergi: “Sự chữa lành lớn lao cho mẹ tôi đã được thực hiện nhờ cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, dù mẹ tôi lúc đó là một người Chính Thống Giáo. Sự kiện này làm tôi xúc động sâu xa”.
Cha Victor nói tiếp: “Tôi đã bắt đầu đọc tiểu sử của vị thánh người Italia này. Tôi cho anh chị em giáo xứ biết những điều đã xảy ra. Tất cả mọi người đều biết rõ mẹ tôi và mọi người đều biết. Chúng tôi đã bôn ba sang Italia để cố làm phẫu thuật cho bà, và họ cũng biết là giờ đây bà đã về đến nhà, được chữa lành mà không cần phẫu thuật gì sất cả”.
“Trong giáo xứ của tôi, anh chị em giáo dân bắt đầu biết đến và yêu mến cha Thánh Piô. Chúng tôi tìm đọc mọi tài liệu liên quan đến ngài. Sự thánh thiện của ngài chinh phục con tim chúng tôi. Cùng lúc đó, trong giáo xứ một số người đau yếu bắt đầu nhận được ơn lạ của ngài. Trong số anh chị em chúng tôi đã dấy lên một nhiệt tình muốn trở lại đạo Công Giáo. Dần dà, chúng tôi đi đến quyết định dứt khoát là tất cả giáo xứ theo đạo Công Giáo để được gần gũi với thánh Piô”.
Biết bao nhiêu câu chuyện hấp dẫn lạ lùng về cuộc đời và ơn ban của cha thánh Piô được chúng tôi kể cho nhau nghe trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm tạ Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Ban Ơn.
Theo quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh tích của thánh Piô thành Pietrelcina, thường được gọi là thánh Piô Năm Dấu Thánh sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô từ ngày 08 đến ngày 14 tháng 2 năm 2016 để đánh dấu Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Đức Thánh Cha đã muốn rằng thánh tích được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày Thứ Tư Lễ Tro (10 tháng 2), là ngày các tín hữu toàn thế giới sẽ được yêu cầu để trở thành “nhà truyền giáo của lòng thương xót”.
Năm nay 2017, kỷ niệm 130 năm ngày sinh của cha Pio, và 15 năm ngài được tôn phong lên bậc hiển thánh, nước Mỹ được phúc đón tiếp di hài của thánh nhân trên khắp đất nước, và điểm đến gần nhất là nhà thờ chính tòa thánh Patrick ở New York.
Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York, đã chính thức mừng sự kiện này trong thánh lễ ngày Chúa Nhật ở nhà thờ chính tòa.
“ “Tin tưởng, Cầu nguyện, Đừng lo lắng, Đừng sợ”. Đấy chính là khẩu quyết không ngừng của thánh Pio. Những lời của cha Pio, không phải như một tóm tắt những lời an lòng của Chúa Giêsu mà chúng ta nghe trong Tin mừng hay sao?”
Trong bài giảng, TGM Dolan nói về thánh Pio, rồi kể một mẩu chuyện. “Cháu gái Shannon của tôi, bị chẩn đoán ung thư xương từ năm 8 tuổi. Khi nó hỏi nhà nghiên cứu ung thư xem liệu nó sẽ chết vì bệnh này hay không, thì ông trả lời rằng, “dù sống hay chết, ta đều thuộc về Thiên Chúa”. Sự khôn ngoan của bác sĩ này chính là phản ánh những lời của thánh Phaolô và gương sống của cha Pio”.
Cha Pio là một trong những vị thánh được sùng mến nhất trong thế kỷ qua. Sinh tại miền Nam nước Ý, đến tuổi 15, ngài vào dòng Phanxicô. Có lẽ ngài được biết đến nhiều nhất vì đã nhận năm dấu thánh Chúa Kitô khi đang giải tội, và chính điều này đã dẫn đưa hàng trăm ngàn người hành hương từ khắp thế giới đến xin ngài linh hướng.
Sau khi qua đời vào năm 1968 ở tuổi 81, mọi người đã ngay lập tức xin phong thánh cho ngài. Ngài được Đức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc đáng kinh vào năm 1997, và tôn phong hiển thánh vào năm 2002.
Để giấu các dấu thánh trên tay mình, cha Pio thường mang găng tay. Những chiếc găng tay này, cùng với áo dòng và các vật dụng khác của ngài, được trưng bày tại nhà thờ chính tòa thánh Patrick, và trong hai ngày từng hàng dài người chờ vài tiếng để được tôn kính thánh tích của ngài.
Trong hai tháng nữa, thánh tích của ngài sẽ tiếp tục lên đường đi Milwaukee, Chicago, St. Louis, Atlanta, và nhiều địa điểm khác ở nước Mỹ. (J.B. Thái Hòa chuyển dịch).
Cha thánh Piô là một linh mục dòng Capucinô, sinh năm 1887 và qua đời năm 1968. Từ năm 1918, cha đã được bề trên cử về San Giovanni Rotondo (có lẽ tên gọi bắt nguồn từ ngôi nhà thờ hình tròn, dâng kính thánh Gioan Tẩy giả, được cất từ thế kỷ VII) để hoạt động mục vụ cho đến khi qua đời.
Trong suốt thời gian 50 năm, cha được biết đến như là vị giải tội ngoại thường: nhiều ngày cha ngồi toà hơn 10 tiếng đồng hồ; ngoài ra cũng từ năm 1918 cha được lãnh nhận trên thân mình 5 dấu thương tích của Chúa Giêsu. Tuy đã qua đời từ hơn 40 năm qua, nhưng hai công trình do cha khởi xướng vẫn tồn tại, thứ nhất là “Nhà xoa dịu đau khổ”, tức là bệnh viện dành cho các bệnh nhân (khánh thành vào năm 1956 với 250 giường, nhưng nay đã lên đến 1200 giường với 50 ngành chuyên khoa) và “hội cầu nguyện cha Piô” (chính thức thành lập từ năm 1950, và ngày nay bành trướng khắp thế giới). Cha Piô được phong chân phước năm 1999 và hiển thánh năm 2002, lễ kính vào ngày 23/9, trùng vào ngày tạ thế. Cách đây 22 năm, vào ngày 23/5/1987, đức Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm mộ của cha Piô, vị giải tội mà ngài đã từng gặp khi còn là một linh mục sinh viên ở Rôma 40 năm về trước. Đức Bênêđictô XVI là vị giáo hoàng thứ hai đến viếng thăm mồ của vị thánh linh mục hầu như suốt đời chỉ thi hành hai tác vụ là dâng Thánh lễ (đôi lúc kéo dài 3 giờ đồng hồ) và ban bí tích giải tội. (Đặng Tự Do, Vietcatholic.org/News/Html/140448.htm).
Tôi có đi hành hương đến Rotondo, ghi chép lại đôi điều những gì đã thấy đã nghe và cảm nghiệm, xin hân hạnh gởi đến quý độc giả.
Từ Roma đến Rotondo với chặng đường dài 380km. Xe bus chạy 7 giờ đồng hồ mới tới nơi. Dọc đường, tôi thấy xa xa những đỉnh núi còn phủ tuyết trắng xóa. Suốt hành trình xa xôi, tôi tranh thủ đọc những tư liệu về Cha Thánh Piô. Đó là cuốn “Cuộc đời Cha Piô”, tác giả Dorothy M. Gaudiose, Phó Tế Trần Văn Nhật lược dịch, tôi đã tải về laptop từ trang dunglac.org. Xem thêm bộ phim gồm 23 phần về Thánh Piô Năm Dấu trên Youtube, kể về cuộc đời thánh thiện của ngài.
Cha Piô là một vị thánh của thời đại này. Đời ngài có nhiều chuyện lạ thường kỳ diệu. Chẳng hạn như vào năm 1962, Đức Giám Mục Karol Woztyla sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết thư xin Cha Piô cầu nguyện với Chúa cho bác sĩ Wanda Poltawska, một người bạn của ngài ở Ba Lan, đang đau khổ vì bệnh ung thư. Sau đó căn bệnh ung thư của vị bác sĩ này bị đẩy lui. Y khoa không thể nào đưa ra lời giải thích về việc bệnh ung thư bị đẩy lui một cách lạ lùng như thế. Người ta còn đồn đoán cho rằng trong thời gian này, cha Piô đã tiên đoán Giám mục Karol Woztyla sẽ làm Giáo hoàng trong tương lai. Quyền năng và tình yêu của Chúa vẫn luôn trải rộng và trao ban ân sủng cho con người.
Đến Rotondo nhận phòng khách sạn, ăn tối và nghĩ ngơi thì đã hơn 10giờ đêm. Ở đây thuộc miền núi cao, trời rất lạnh,mặc mấy áo ấm, trùm thêm mền mà vẫn lạnh run người.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đi những xe nhỏ loại 15 chỗ ngồi để leo dốc. Khoảng 20 phút thì đến nơi.Trên núi cao, chúng tôi nhìn thấy nguy nga những công trình, Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza lớn nhất nước Ý, Chặng đàng thánh giá Rotondo, Đền Thánh Cha Piô cũ và mới với một quãng trường rộng mênh mông.
Năm 1940, cha Piô đã xây dựng một Bệnh viện ở San Giovanni Rotondo mang tên Casa Sollievo della Sofferenza (Trung tâm chữa lành bệnh nhân). Bệnh viện được mở vào năm 1956 và được coi như là một trong những bệnh viện chữa bệnh hữu hiệu nhất ở Châu Âu.
`
1. Đền thánh cũ – Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn
Năm 1956, ngôi nhà thờ mới xây dựng mang tên Santa Maria della Grazie nhằm đáp ứng việc rất nhiều người hành hương đến kính viếng cha thánh Piô. Kiến trúc sư Giuseppe Gentile Boiano đã thiết kế ngôi nhà thờ này và sau đó Đức Giám Mục Giáo phận Foggia thánh hiến vào năm 1959.
Đàng thánh giá theo kiểu hiện đại ở bên sườn đồi với những rặng cây xanh mát ở trên Nhà thờ Santa Maria della Grazie. Công trình Đàng thánh giá này được xây dựng vào năm 1968 (một ngày trước khi cha Piô qua đời) và được hoàn thành năm 1981. Nó được thiết kế bằng đá hoa cương với những tượng bằng đồng và cẩm thạch do Điêu khắc gia người đảo Sicile tên là Francesco Messina thiết kế.
Trước Nhà thờ có tượng Thánh Gioan Phaolô II.
Chúng tôi chụp hình chung trước tượng cha Piô nơi đàng thánh giá, sau đó vào nhà thờ viếng Chúa và tham quan. Có nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic hai bên Nhà thờ. Bức tranh trên cung thánh tuyệt đẹp, Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi ban ơn cho nhân loại.
Từ bên phải cung thánh đi xuống tầng hầm có ngôi mộ của cha thánh. Mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện. Chúng tôi đi dọc theo hành lang có nhiều bức ảnh giới thiệu về cha mẹ và gia đình của cha Piô. Đi lên cầu thang tầng 2 là Tu viện San Giovanni Rotonodo. Có những căn phòng lưu giữ đồ dùng của cha thánh lúc sinh thời. Từ áo dòng, áo lễ, chén lễ, hào quang đến giường ngũ và đồ dùng cá nhân vẫn còn nguyên vẹn. Cũng giống như các căn phòng của cha Thánh Gioan Vienney ở Ars, các vật dụng đều rất đơn sơ. Đặc biệt có 1 căn phòng với những tủ nhiều ngăn đựng các bức thư của nhiều người khắp thế giới gởi đến xin thánh nhân cầu nguyện vào 2 năm cuối đời. Hàng triệu triệu những lá thư được lưu giữ cẩn thận.
Sau khi cầu nguyện trong nhà nguyện của Tu viện chúng tôi đến đền Thánh mới.
Quãng trường rộng lớn xuôi xuống Nhà thờ mới. Công trình thật bề thế và hoành tráng. Dưới chân Thánh giá cao vời vợi có 8 quả chuông lớn, mỗi khi rung, ngân vang xuống tận thung lũng thị trấn Rotondo.
2. Đền Thánh Cha Piô mới
Năm 2004, đền thánh mới được khánh thành. Đây là một trong những Đền thánh được các tín hữu thăm viếng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Đền thờ mới được Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II thánh hiến năm 2004. Bên trong có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, chỉ đứng sau Đền thờ thánh Phêrô ở Rôma và 30.000 người có thể đứng bên ngoài. Hằng năm có hơn 7 triệu người về đây kính viếng, đông hơn cả Lộ đức, Fatima và chỉ đứng sau Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico.
Bên trái cung thánh có lối dẫn vào tầng hầm. Như một cung điện, đèn sáng rực với nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic 2 bên tường. Mọi người ngất ngây chiêm ngắm những tác phẩm nghệ thuật diễn tả theo Tin Mừng. Ở đây có nhiều nhà nguyện nhỏ. Chúng tôi đến nhà nguyện đặc biệt, nơi có thi hài cha thánh Piô đặt phía sau bàn thờ dâng lễ. Trần nhà nguyện trang hoàng lộng lẫy sáng lung linh. Từng người thinh lặng đi qua đặt tay lên phần mộ và cúi đầu cầu nguyện. Sau đó tham quan nhiều căn phòng khác như một mê cung trong lòng đất. Phải có hướng dẫn viên dẫn đường chứ không thì lạc lối.
Trở lại Nhà thờ Santa Maria della Grazie, chúng tôi dâng lễ. Cha Riễn, Giáo phận Phú cường chủ tế và giảng lễ.
3. Cuộc đời cha thánh Piô
Cha thánh Piô sinh ngày 25-05-1887 tại Pietrelcina, được gọi tên là Francesco Forgione. Ngài lớn lên trong một gia đình Công Giáo đạo đức. Lúc khoảng 6, 7 tuổi, ngài đã có được sự liên kết rất đặc biệt với Thiên Chúa. Ngài thường trò chuyện với Thiên Chúa ở nơi đồng vắng. Từ thuở nhỏ, ngài có thói quen rất tốt lành là sốt mến cầu nguyện. Ngài nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thánh giá và thân thưa cùng Chúa cho mình được chia sẻ những đau đớn với Chúa.
Năm 1903, ngài vào dòng Phanxicô. Một năm sau nhận tu phục Dòng Phanxicô Capucinô và có tên mới là Piô.
Ngài được phong chức linh mục và được chuyển đến một số nơi. Đến năm 1916, ngài được chuyển đến San Giovanni Rotondo và đã ở đây suốt 52 năm. Cha được mọi người ngưỡng mộ vì lòng yêu mến nhiệt thành đối với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và được coi như là một nhà thần bí vĩ đại thời hiện đại.
Cha Pio xuất thân từ nhà nghèo nên ngài rất yêu mến người nghèo. Cha ao ước có được bệnh xá để sau cuộc chiến sẽ cứu chữa những thương binh trở về, và cha cũng đã được toại nguyện do tin tưởng mãnh liệt vào Đức Maria ban ơn cứu giúp.
Cha Pio có nhiều kinh nghiệm về những khả năng siêu nhiên với các phép lạ kèm theo: nhìn thấu suốt tâm hồn con người, nói tiên tri, ở hai nơi cùng một thời điểm, hương thơm đời sống thánh thiện, biết biện phân các thần khí, ngủ ít nhưng vẫn sống được, chữa người ta khỏi bệnh cách lạ lùng, được Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến thăm, nhất là hằng ngày được rước lễ với Thiên thần bản mệnh của mình.
Một trong những ân huệ siêu nhiên nổi tiếng nhất của ngài là được Chúa ghi Năm Dấu Thánh trên thân xác vào năm 1918 khi ngài cầu nguyện trước Thánh giá. Những vết thương đã gây cho ngài rất nhiều đau đớn và cũng rất nhiều ân ban kỳ diệu. Trong cuốn sách “Cuộc đời cha Piô” có kể lại rằng: “Cái yên tĩnh của ban đêm đã bao trùm tu viện khi Cha Piô còn ngồi giải tội cho các thầy. Đó là ngày 5 tháng Tám 1918, là ngày ngài không thể quên được vì nó bắt đầu sự thống khổ đặc biệt của ngài.
Ngài giật mình kinh hãi khi thấy một người lạ tay cầm thanh kiếm dài và mỏng đứng ngay trước mặt. Thân thể như tê liệt, ngài không thể cựa quậy và mắt trừng trừng theo dõi mũi kiếm mà từ đó phát ra những tia lửa. Đột nhiên, ngài thất thanh kêu lên một tiếng lớn khi thanh kiếm như xuyên qua linh hồn ngài. Không biết làm sao mà ngài lấy lại được bình tĩnh và giải tán các thầy đang chờ xưng tội. Suốt đêm đó và qua một ngày và một đêm hôm sau, thân thể ngài yếu dần vì như có lưỡi kiếm bằng lửa đang cắt thân thể ngài ra từng mảnh.
Hơn một tháng trôi qua, sau khi làm lễ vào sáng thứ Sáu, ngày 20 tháng Chín, sự kinh hoàng và thống khổ của ngài đến tột đỉnh ngoài sức chịu đựng của con người. Tuy nhiên, cơn ác mộng đó bắt đầu trong một giây phút thật bình thản và yên lặng. Ngài cảm thấy buồn ngủ, như thể ngài ngủ say đến độ không còn biết gì cả. Cái cảm giác kỳ lạ thấm dần qua từng sớ thịt và hầu như làm ngài mê đi.
Và rồi, vị khách bí ẩn đã đến trong giấc mộng êm đềm, và chính lúc đó các giọt máu từ tay, chân và cạnh sườn của vị khách bắt đầu chẩy ra và đọng lại thành vũng trên sàn nhà. Ngay lập tức cái êm đềm của Cha Piô tan biến và tim ngài bắt đầu đập mạnh như muốn vỡ tung lồng ngực trong cái thân thể bất động. May mắn thay, tất cả dịu lại một cách thật bất ngờ cũng như khi xuất hiện, và thân thể mềm nhũn của ngài khụy xuống vũng máu.
Ngài mở mắt, những giọt nước lăn dài trên khoé mắt. Cơ thể ngài bắt đầu có cảm giác và ngài nhận thấy tay trái của mình đang run rẩy. Ngài cố nhấc chân lên và ngay lập tức cái đau âm ỉ trở thành nhói buốt đâm vào tay, chân và cạnh sườn ngài. Ngài chống khủy tay ngẩng đầu dậy và nhìn vào đôi tay run lẩy bẩy. Hai bàn tay đầy máu. Nhìn vào thân thể, ngài thấy một bên áo dòng ướt đẫm. Đôi mắt ngài tiếp tục nhìn xuống. Và đôi chân ngài cũng đỏ máu. Toàn thân ngài run lên vì sợ hãi. Ngài muốn cất tiếng kêu cứu nhưng cổ họng như nghẹn lại, và ngài há hốc mồm để thở.
Cơn ác mộng tiếp diễn. Có một động lực nào như giục ngài đứng dậy, đi về phòng trước khi các linh mục trong tu viện trở về và có thể bắt gặp. Ngài cố nhấc mình lên, và thân thể quặn đau theo từng bước. Không hiểu làm sao mà ngài có thể lết qua cái hàng lang dài để về đến phòng. Ngài ngã vật xuống giường trong đau đớn và sợ hãi.
Ngài rên rỉ, "Xin giúp con. Xin Chúa giúp con để hiểu."
Hơi thở ngài đã đều hòa, nhưng cơn đau vẫn mãnh liệt. Khi đưa tay sờ vào cạnh sườn, ngài cảm thấy vết máu trên áo dòng ngày càng lan rộng, như bị xuất huyết tự bên trong. Đôi mắt mở to vì sợ hãi, ngài ngồi dậy và xem xét vết máu trên áo, tự hỏi không biết mình có chết vì vết thương này hay không.
Ngài cầu xin, "Xin đừng để con khiếp sợ."
Những giây phút chậm chạp trôi qua. Từ từ ngài lấy lại bình tĩnh và xem xét các vết thương. Không nghi ngờ gì cả, đó là những vết thương thật. Đó không phải là ác mộng hay ảo giác. Bắt đầu ngài nhận ra sự thật. Ngài được in năm dấu thánh là những vết thương có hình dạng và vị trí giống như các vết thương của Đức Kitô.
Tâm trí ngài từ từ mở ra với thực tại, và cảm thấy khuây khỏa khi biết rằng các vết thương đó không nguy hiểm đến tính mạng. Nước mắt ngài tuôn tràn, và cảm tạ Thiên Chúa…
Giáo Hội ghi nhận có khoảng 290 người được Chúa ban cho năm dấu thánh. Vị thánh nổi tiếng của thời đại là Thánh Phanxicô Assisi, sáng lập dòng Phanxicô. Thánh Phanxicô, khi là thầy sáu, được in năm dấu thánh vào ngày 17 tháng Chín 1224, trên núi Alvernia trong rặng Appenine, hai năm trước khi ngài chết.
Những vết thương của cha Piô có mùi thơm nồng nàn của hoa tím, hoa huệ tây và hoa hồng. Trong lịch sử các thánh, sự kiện có mùi thơm thì không gì mới mẻ. Tay Thánh Đa Minh phát ra mùi thơm khi dân chúng hôn tay ngài, và Thánh Helena phát ra mùi thơm khi ngài rước lễ. Một số thân thể các thánh phát ra mùi thơm sau khi chết, như trường hợp của Thánh Coletta, Thánh Joseph Cupertino, và Thánh Martin de Porres. Bất cứ ai đang trong tình trạng mắc tội trọng, Thánh Philip Rôma đều ngửi thấy mùi hôi thối khi ngài đến gần, mặc dù thân thể người đó rất sạch sẽ.
Trong trường hợp của Cha Piô, mùi thơm nói lên sự hiện diện an ủi của cha. Đó là để khuyến khích, chú ý đến điều nguy hiểm ngay lập tức, hay nhớ đến sự hiện diện, sự khuyên bảo và sự hướng dẫn của cha. Nhiều người nhận ra mùi thơm đó một cách riêng biệt, không phải ai ai cũng nhận thấy cùng một lúc”.
Vì sự thánh thiện và ân huệ lớn lao Chúa ban cho cha Piô, nên ma quỷ đã huy động cuộc chiến dữ dội chống lại cha thánh trong suốt cuộc đời của ngài. Chúng tấn công thân xác ngài bằng những vết cắt, vết thâm tím và những dấu bị thương hữu hình khác.
Tất cả những ai được cha Piô giúp đỡ đều tôn kính ngài. Cha thánh hết sức tận tâm đối với các linh hồn trong luyện ngục, có lần ngài nói: “Nhiều linh hồn đã chết ở trong luyện ngục hơn những linh hồn còn đang sống. Họ đã đến ngọn đồi này để chờ được tham dự thánh lễ và xin tôi cầu nguyện”.
Cả đời cha Piô tận tụy giải tội cho các tín hữu và xin được nhiều ơn lành cho nhiều người.
Cha thánh qua đời lúc 2 giờ 30 sáng ngày 23-9-1968, đang khi tay vẫn nắm chặt chuỗi Mân Côi và thốt lên tên cực trọng “Giêsu Maria”, trong phòng số một của tu viện San Giovanni Rotonodo, phía nam Italia. Xác cha Pio được bỏ trong một hòm bằng kẽm bọc gỗ sau đó được thay thế bằng một hòm bằng kim loại và có gắn tấm kính để cho giáo dân có thể trông thấy ngài.
Chiều ngày 26-9-1968, quan tài cha Pio đã được rước qua các đường chính của thị trấn San Giovanni Rotondo với sự tham dự của 100.000 người.
Ban tối quan tài được đưa xuống hầm nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn để an táng trong huyệt đào ngay trong nền nhà thờ. Phía dưới chiếc quan tài có đề “Francesco Forgione sinh tại Pietrelcina ngày 25-5-1887, qua đời tại San Giovanni Rotondo ngày 23-9-1968”.
Từ ngày đó trở đi, cứ vào ngày 22 tháng 9 hằng năm tín hữu khắp nơi lại hành hương về thị trấn San Giovanni Rotondo để tham dự đêm canh thức kỷ niệm ngày cha Pio qua đời.
Ngày 23-9-1969, Đức Cha Cunial, Tổng Giám Mục Manfredonia cho phép dòng Capucino hèn mọn mở cuộc điều tra liên quan tới vị tôi tớ Chúa.
Tiến trình án phong chân phước được khởi sự ngày 20-3-1983.
Trong dịp hành hương San Giovanni Rotondo ngày 25-5-1987, Đức Gioan Phaolô II đã giới thiệu cha Piô với thế giới như là mẫu gương của linh mục. Từ đó trở đi tín hữu đến hành hương đông một cách ngoại thường. Người ta phổ biến sách báo viết về cha Pio, lấy tên cha Pio đặt cho các đài kỷ niệm và đường phố, hay trường học hoặc nhà thương. Năm 1990, kết thúc các tìm hiểu cuộc đời cha Pio.
Năm 1997, các cố vấn của Bộ Phong Thánh đồng thanh chấp nhận các nhân đức anh hùng của vị tôi tớ Chúa.Và sau khi có phép lạ được thừa nhận, ngày 2-5-1999, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã phong chân phước cho cha Pio, trong thánh lễ trọng thể cử hành tại thềm đền thờ thánh Phêrô, với sự tham dự của gần 400.000 tín hữu.
Vào năm 2001, ủy ban bác sĩ thừa nhận phép lạ khỏi bệnh tức khắc của em Matteo Coltella, bị sưng màng óc cấp tính là hiện tượng không thể giải thích được trên bình diện khoa học.
Năm sau đó, Giáo Hội thừa nhận đó là phép lạ và ngày 16-6-2002, Đức Gioan Phaolo II đã chủ sự lễ phong hiển thánh cho cha Pio. Hai năm sau đó đền thánh mới được khánh thành tại San Giovanni Rotondo.
4. Cha Thánh Piô và các Đẳng Linh Hồn.
Cuộc đời cha Piô là trang sử lạ thường ghi dấu các cuộc hiện ra của Thiên Thần, Các Thánh, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Các Đẳng Linh Hồn. Có thể nói được rằng, Cha thánh Pio sống cùng lúc ở hai thế giới: một hữu hình và một vô hình, thiêng liêng.
Xin trích thuật 3 câu chuyện Linh Hồn Luyện Ngục hiện về xin Cha thánh Pio cầu nguyện cho.
Một buổi tối, Cha Pio đang nghỉ ở tầng trệt của Cộng Đoàn nơi căn phòng dành đón tiếp khách lạ. Lúc ấy Cha Pio chỉ có một mình và vừa đặt lưng nằm xuống thì bất thình lình một người đàn ông xuất hiện, mình trùm kín chiếc áo choàng đen. Ngạc nhiên, Cha Pio tức khắc đứng bật dậy và hỏi cho biết ông là ai và muốn gì. Người khách lạ cho biết ông là Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Ông nói: Con là Pietro Di Mauro, tức Nicola và có biệt danh “Precoco”. Con bị chết trong trận hỏa hoạn xảy ra vào đêm 18-9-1908, tại chính Tu Viện này, lúc ấy bị truất hữu và biến thành Viện Tế Bần. Con bị cháy giữa các ngọn lửa, ngay trên tấm nệm rơm, lúc đang ngủ say, trong căn phòng số 4. Con hiện về từ Luyện Ngục. Thiên Chúa Nhân Lành cho phép con đến xin Cha dâng một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho con vào sáng ngày mai. Nhờ Thánh Lễ này con mới có thể vào được Thiên Đàng.
Cha Pio hứa sẽ dâng Thánh Lễ cầu cho ông. Chính Cha kể lại như sau. Phần tôi, tôi muốn đích thân tháp tùng Linh Hồn Luyện Ngục ra tận cửa Tu Viện. Và tôi chỉ ý thức rõ ràng mình đã nói chuyện với Linh Hồn Luyện Ngục khi ra tới thềm, bởi vì, người đàn ông đang đi bên cạnh tôi bỗng nhiên biến mất. Tôi thành thật thú nhận lúc ấy tôi cảm thấy hoảng sợ. Tôi đi thẳng đến phòng Bề Trên là Cha Paolino da Casacalenda. Cha Bề Trên nhận ra nét kinh hoảng của tôi. Sau khi nghe tôi giải thích và xin phép dâng Thánh Lễ vào sáng hôm sau cầu cho Linh Hồn Luyện Ngục, Cha Bề Trên hiểu lý do và chấp thuận ngay lời xin.
Vài ngày sau, vì bị tính tò mò thúc đẩy, Cha Bề Trên Paolino muốn làm cuộc kiểm chứng. Cha ra tòa thị chính thành phố San Giovanni Rotondo và xin phép xem Cuốn Sổ Tử của thành phố vào năm 1908. Và đúng như lời tôi kể, trong Sổ Tử tháng 9 năm 1908 có ghi mấy hàng: Ngày 18 tháng 9 năm 1908, trong trận hỏa hoạn Viện Tế Bần có một người bị chết mang tên Pietro di Mauro, tức Nicola.
Cha thánh Pio kể một câu chuyện khác.
Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!
Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!
Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?
Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.
Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!
Câu chuyện thứ ba xảy ra vào buổi tối tháng 2 năm 1922, nơi Tu Viện San Giovanni Rotondo. Chính Cha Pio kể lại.
Tối hôm ấy tôi xuống phòng chung nơi có đốt lửa để sưởi. Bỗng tôi trông thấy 4 tu sĩ, chưa bao giờ gặp, đang ngồi chung quanh ngọn lửa, đầu phủ mũ cappuccio và giữ thinh lặng. Tôi cất tiếng chào: “Sia lodato Gesù Cristo - Ngợi khen Đức Chúa Giêsu Kitô”, nhưng không ai trả lời. Ngạc nhiên, tôi chăm chú nhìn kỹ 4 tu sĩ để xem họ là ai thì thấy rằng đó là 4 tu sĩ lạ, tôi chưa bao giờ gặp. Cùng lúc, tôi có cảm tưởng các tu sĩ này đang chịu đau khổ. Tôi lập lại lời chào, vẫn không ai trả lời. Tôi trở lên phòng Cha coi nhà khách và hỏi xem có tu sĩ khách nào đến Tu Viện không. Nghe vậy, Cha Bề Trên, lúc ấy là Cha Lorenzo da San Marco in Lamis trả lời ngay:
- Cha Pio à, đâu có tu sĩ khách nào đến đây vào một đêm đông tuyết lạnh như thế này!
Tôi nói với Cha coi nhà khách:
- Cha à, có 4 tu sĩ ngồi sưởi nơi phòng chung. Tôi cất tiếng chào nhưng không ai trả lời. Tôi nhìn kỹ thì thấy đó là các tu sĩ lạ!
Cha coi nhà khách nói:
- Có lẽ khách lạ đến mà tôi không biết chăng? Vậy chúng ta cùng xuống xem!
Khi chúng tôi trở lại phòng chung thì không còn ai. Phòng chung vắng lặng như tờ.
Tôi hiểu ngay đây là 4 tu sĩ quá cố, đang làm việc đền tội nơi xưa kia họ xúc phạm đến Thiên Chúa. Tôi thức trắng suốt đêm đó để cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Chúa cho 4 tu sĩ sớm được giải thoát khỏi chốn Luyện Hình và về Thiên Đàng vui hưởng Nhan Thánh Chúa.... “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (TV130). (”Grande Opera Mariana GESÙ E MARIA”, Aprile-Giugno 2007 n.2 Anno VIII, trang 19-20 + P. Alessio Parente, ”Padre Pio e le anime del Purgatorio”, 1999, trang 158; Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt).
5. Mở mộ cha thánh Pio để chuẩn bị trưng bày cho tín hữu kính viếng thi hài thánh nhân (Avvenire 4-3-2008; Linh Tiến Khải).
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ Cha thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bày cho tín hữu kính viếng.
Lúc 10 giờ tối Chúa Nhật 2-3-2008, Đức Cha Domenico D'Ambrosio, Tổng Giám Mục giáo phận Malfredonia đã chủ sự lễ nghi mở mộ thánh Pio Pietrelcina, để kiểm chứng tình trạng thi hài thánh nhân và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo tồn thánh tích cho hậu thế.
Trở lại với lễ nghi mở mộ cha thánh Pio năm dấu: lễ nghi đã bắt đầu với bài đọc thư thứ I thánh Phêrô Tông Đồ và một đoạn thư của Cha Thánh Pio. Sau đó các thợ nề đã di chuyển tấm đá cẩm thạch mầu xanh trên mộ Cha Pio và đưa quan tài lên. Đức Cha D'Ambrosio và hai vị phụ tá kiểm điểm sự nguyên vẹn của 6 triện bằng xi đỏ đóng lên quan tài tối ngày 26-9-1968, đập vỡ và gỡ các triện đó ra. Quan tài được mở ra và Đức Tổng Giám Mục xông hương di hài và mọi người hát kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa. Hiện diện trong lễ nghi cũng có các thân nhân của Cha Thánh Pio và một số Giám Mục lân cận.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bầy cho tín hữu kính viếng bắt đầu từ tháng 4 tới đây. Đức Tổng Giám Mục cũng là vị đại diện Tòa Thánh trông coi đền thánh Pio, là nơi hằng năm có tới 7 triệu tín hữu đến hành hương.
Hỏi: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho biết một vài cảm tưởng sau khi Đức Cha chủ sự lễ nghi mở mộ cha thánh Pio tối ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua?
Đáp: Chắc chắn giây phút chúng tôi đã sống là một thời điểm đặc biệt và đầy cảm xúc. Riêng tôi đã cảm nghiệm được một cách sâu xa cái phong phú ngoại thường nơi sự thánh thiện của Cha Pio, và sự ít ỏi và hạn hẹp của chúng ta tất cả, mà trong nhiều múc độ và cương vị khác nhau chúng ta đều được mời gọi tiếp tục công trình của người. Cũng như tôi đã nói hôm trước, tôi nhớ mãi những gì Đức Gioan Phaolo II nhắn nhủ khi gửi tôi tới đây: ”Đức Cha là người giữ gìn gia tài của Cha Pio”. Gia tài đích thật và lớn lao nhất đối với một người, được mời gọi hướng dẫn với tinh thần trách nhiệm một giáo đoàn và các công trình của thánh Pio, là sự thánh thiện. Vì thế khi đứng trước thi hài của thánh Pio, là người trong hơn 50 năm đã khiến cho cuộc sống của mình tỏ lộ mầu nhiệm cuộc Đóng Đanh của Chúa, chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ, không được chuẩn bị, không thích hợp để làm cử chỉ đơn sơ ấy.
Hỏi: Xác cha thánh Pio ở trong tình trạng nào thưa Đức Cha?
Đáp: Nếu có thể dùng một tính từ thì tôi xin nói rằng xác của người ở trong tình trạng ”dè dặt”. Dĩ nhiên nếu qúy vị hỏi cảm tưởng của tôi thì tôi biết nói gì bây giờ? Chắc chắn là tôi đã muốn trông thấy gương mặt của cha Pio. Nhưng cách đây 40 năm đã không có việc săn sóc nào cả và giải pháp vội vã của việc chôn cất đã khiến cho kết qủa không có thể nói là được ”hoàn hảo”. Tuy nhiên chúng ta có xác của thánh Pio: sọ và các chi thể phía trên một phần là xương, các ngón tay còn nguyên, một chân đã khô đét. Và phần còn lại của cơ thể như các chuyên viên đã ghi nhận, các tế bì bị dính vào lớp dưới của hòm. Tóm lại cần phải thực hiện nhiều can thiệp để bảo đảm việc duy trì thích đáng xác của cha thánh và trưng bầy cho các tín hữu sùng mộ người kính viếng.
Hỏi: Tại sao giáo quyền đã đi tới chỗ quyết định mở mộ cha thánh Pio thưa Đức Cha?
Đáp: Như qúy vị biết trong Giáo Hội có truyền thống xác nhận thi hài của các vị ứng viên của các cuộc phong chân phước hay phong thánh, cũng như truyền thống cứ thỉnh thoảng lại tái xác nhận thi hài các thánh xa xưa trong qúa khứ. Chúng ta chỉ nghĩ tới 3 lần xác nhận thánh tích của thánh Phanxicô thành Assisi trong khoảng thời gian 800 năm. Trong trường hợp của cha thánh Pio, thì hơi ngoại thường một chút, vì việc thừa nhận đã không được làm trước khi phong chân phước và phong thánh. Tôi đã không biết các lý do đã ngăn cản việc thừa nhận đó, nhưng sau bao nhiêu năm thì người ta cảm thấy cần phải duyệt xét tình trạng duy trì xác cha thánh Pio. Trong nghĩa đó đã có lời xin đồng nhất của toàn tỉnh dòng Anh em Capucino hèn mọn, gửi Bộ Phong Thánh, qua trung gian vị tổng thỉnh nguyện viên, kèm theo xác tín và sự liên kết của tôi. Rồi đã có huấn thị và sắc lệnh giao phó cho tôi nhiệm vụ thành lập tòa án giáo phận để tiến hành việc thừa nhận xác cha thánh theo các chỉ dẫn, mà Bộ Phong Thánh đã gửi cho tôi.
Hỏi: Phải cần bao nhiêu thời gian cho các giảo nghiệm và chôn xác cha thánh Piô trở lại thưa Đức Cha?
Đáp: Liên quan tới các tiến trình duy trì xác cha thánh Pio, theo các chuyên viên thì cần phải có từ 30 đến 40 ngày. Vì thế chúng tôi mới xác định ngày 24 tháng 4 là ngày bắt đầu trưng bầy xác cha thánh Piô cho mọi người kính viếng. Còn việc chôn xác cha thánh trở lại, thì ngoài việc để xác ngài trong hầm nhà thờ như cho tới nay, chúng tôi chưa có quyết định nào. Ban đầu thì đã chỉ nghĩ tới việc trưng bầy xác cha thánh cho tín hữu kính viếng trong vài tháng, nhưng vì có nhiều lời xin của tín hữu khắp nơi trên thế giới, nên phải kéo dài thời gian cho các cuộc kính viếng, có lẽ ít ra là một năm.
Hỏi: Thưa Đức Cha, mộ mới có giống như mộ hiện nay hay không?
Đáp: Chúng tôi cũng chưa biết mộ mới sẽ ra sao. Hướng được lựa chọn là một hòm kín, theo gương Đấng sáng lập dòng là thánh Phanxicô Khó Khăn. Như mọi người chúng ta đều biết là xương thánh Phanxicô được đựng trong một hòm bằng đá đóng kín.
Hỏi: Sự kiện mở huyệt để kiểm chứng xác cha thánh Pio đã kéo theo một vài tranh luận, rất là khó chịu, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Rất tiếc đó là sự thật. Có một nhóm nhỏ phản đối việc cho mở mộ và kiểm chứng xác cha thánh Pio, nhưng họ lại có thể tạo ra sự ồn ào trên các phương tiện truyền thông, vượt ngoài mọi dự đoán.
Nếu qúy vị đã hiện diện tại San Giovanni Rotondo chiều Chúa Nhật mùng 2 tháng 3 vừa qua, thì sẽ trông thấy hàng trăm tín hữu tới đền thánh với nến sáng trong tay để tỏ lòng sùng mộ cha thánh Pio và tỏ tình liên đới với Giám Mục và các tu sĩ dòng Capucino, trong các tháng qua đã bị mạ lị, vu khống nặng nề. Chúng tôi đã bị tố cáo là có các hành động phạm thánh, khủng khiếp, rùng rợn. Nhưng điều mà chúng tôi đang làm là một cử chỉ của lòng sùng kính, tế nhị và yêu thương. Nhưng chiến dịch chửi bới và vu khống đó vẫn tiếp tục không ngớt. Phải kiên nhẫn thôi, vì chúng tôi không thể dùng cùng các thứ vũ khí như thế, nhưng mà trên bình diện pháp luật dân sự Italia nó cũng không có ý nghĩa: có liên quan gì giữa việc trưng giáo luật và việc ra trình bầy vụ việc giữa tòa án dân sự? Dĩ nhiên là có cái gì không ổn thỏa rồi, nhưng mà nó khiến cho người ta khó chịu. Về phần tôi thì tôi nói với họ rằng: Anh chị em yêu mến cha thánh Piô phải không? Chúng tôi cũng thế, chúng tôi yêu mến cha thánh Pio. Chúng tôi là những người giữ gìn gia tài này và chúng tôi muốn bảo đảm và duy trì gia tài đó trong các cách thế tốt đẹp nhất, chính vì chúng tôi yêu kính cha thánh Piô.
6. Toàn bộ một giáo xứ Chính Thống đồng loạt theo đạo Công Giáo sau những phép lạ của cha Piô Năm Dấu Thánh (x.Vietcatholic.org 9-12-2007).
Lòng mộ mến của người dân Italia nói riêng và người Công Giáo trên thế giới nói chung đối với cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã gia tăng rất nhiều sau biến cố toàn bộ một giáo xứ Chính Thống Giáo tại Rumani đã đồng loạt theo đạo Công Giáo nhờ phép lạ của ngài. Biến cố chấn động Giáo Hội Chính Thống Rumani này đã được ký giả Italia Renzo Allergi tường thuật, được Zenit truyền đi hôm 28/11, và được đăng tải trên trang nhất nhiều báo chí Công Giáo trên thế giới.
Bà Lucrecia Tudor, một phụ nữ 71 tuổi, người Rumani theo Chính Thống Giáo có hai người con trai là linh mục Victor Tudor và họa sĩ Mariano Tudor. Linh mục Victor là linh mục Chính Thống Giáo, chánh sở giáo xứ Pesceana, gần thành phố Valcea, thuộc miền Trung Nam Rumani. Trong khi đó họa sĩ Mariano kiếm được việc làm tại các nhà thờ Công Giáo ở thủ đô Rôma, Italia.
Năm 2002, các bác sĩ tại Rumani chẩn đoán bà Lucrecia bị ung thư ở phổi bên trái và khả năng giải phẩu để cắt bỏ khối u là không thể được vì khối u đã quá lớn. Các bác sĩ cho biết thêm là bà chỉ còn sống được mấy tháng nữa và khuyên cha Victor nên bắt đầu nghĩ đến vấn đề hậu sự cho bà. Cha Victor đã cầu cứu người em hy vọng rằng các bác sĩ tại thủ đô Rôma của Ý có thể tìm ra một phương cách trị liệu tốt hơn chăng.
Họa sĩ Mariano đã tiếp xúc với các bác sĩ Italia và đã được khuyên nên mang bà cụ sang Rôma trị liệu. Tuy nhiên, sau những cuộc khám nghiệm, các bác sĩ Italia cũng đã đi đến cùng một kết luận như các bác sĩ tại Rumani: bệnh tình của bà cụ đã hết thuốc chữa và khối u đang tăng tốc độ bành trướng. Bà cụ chỉ được cho toa mua những thuốc cầm đau.
Một phần vì bà Lucrecia không nói được tiếng Ý, một phần vì cũng muốn được gần gũi mẹ nhiều hơn trước cuộc sinh ly tử biệt, Mariano đã mang mẹ theo đến các nhà thờ nơi anh đang vẽ những phù điêu. Trong nhà thờ bà cụ đi tới đi lui xem các ảnh tượng cho hết ngày hết giờ. Một ngày kia bà cụ chú ý đến một bức tượng lớn mà bà tỏ ra rất thích. Bà hỏi anh Mariano xem tượng ấy mô tả ai. Mariano đã trình bày ngắn gọn về tiểu sử của cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh cho bà.
Từ ngày hôm sau, Mariano thấy bà cụ suốt ngày chỉ ngồi bên tượng cha Thánh Piô thầm thì cầu nguyện và nói chuyện như thể với một người đang sống. Hai tuần sau đó, Mariano đưa bà cụ đến một bệnh viện để khám theo lời dặn của bác sĩ. Tại đây, vị bác sĩ kinh ngạc vì khối u đột nhiên biến mất hoàn toàn.
Mariano đã đưa bà cụ trở lại Rumani và các bác sĩ ở đó cũng nhìn nhận khối u đã hoàn toàn biến mất mà không thể giải thích trên phương diện y khoa. Trong khi đó, bà Lucrecia khẳng định rằng đó là chính là nhờ phép lạ của cha Thánh Piô mà bà đã cầu xin tha thiết với ngài.
Cha Victor nói với ký giả Renzo Allergi: “Sự chữa lành lớn lao cho mẹ tôi đã được thực hiện nhờ cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, dù mẹ tôi lúc đó là một người Chính Thống Giáo. Sự kiện này làm tôi xúc động sâu xa”.
Cha Victor nói tiếp: “Tôi đã bắt đầu đọc tiểu sử của vị thánh người Italia này. Tôi cho anh chị em giáo xứ biết những điều đã xảy ra. Tất cả mọi người đều biết rõ mẹ tôi và mọi người đều biết. Chúng tôi đã bôn ba sang Italia để cố làm phẫu thuật cho bà, và họ cũng biết là giờ đây bà đã về đến nhà, được chữa lành mà không cần phẫu thuật gì sất cả”.
“Trong giáo xứ của tôi, anh chị em giáo dân bắt đầu biết đến và yêu mến cha Thánh Piô. Chúng tôi tìm đọc mọi tài liệu liên quan đến ngài. Sự thánh thiện của ngài chinh phục con tim chúng tôi. Cùng lúc đó, trong giáo xứ một số người đau yếu bắt đầu nhận được ơn lạ của ngài. Trong số anh chị em chúng tôi đã dấy lên một nhiệt tình muốn trở lại đạo Công Giáo. Dần dà, chúng tôi đi đến quyết định dứt khoát là tất cả giáo xứ theo đạo Công Giáo để được gần gũi với thánh Piô”.
Biết bao nhiêu câu chuyện hấp dẫn lạ lùng về cuộc đời và ơn ban của cha thánh Piô được chúng tôi kể cho nhau nghe trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm tạ Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Ban Ơn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Điềm tốt lành: bửu huyết của Thánh Januarius tại thành Naples hóa lỏng
Đặng Tự Do
01:43 22/09/2017
Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm ngoái 2016, bửu huyết của Thánh Januarius đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
May quá, ngày 19 tháng 9 vừa qua bửu huyết của Thánh Januarius đã hóa lỏng khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Ngày 16 tháng 12 năm ngoái 2016, bửu huyết của Thánh Januarius đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Naples, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
May quá, ngày 19 tháng 9 vừa qua bửu huyết của Thánh Januarius đã hóa lỏng khiến mọi người thở phào nhẹ nhõm.
Đức Thánh Cha lo âu vì thái độ chống người di dân
LM. Trần Đức Anh OP
08:31 22/09/2017
VATICAN. ĐTC bày tỏ lo âu và đau buồn vì những dấu hiệu bất bao dung, kỳ thị và bài người nước ngoài ở nhiều miền của Âu Châu, kể cả trong các cộng đoàn Công Giáo.
Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-9-2019 dành các vị Giám đốc toàn quốc về mục vụ di dân và tị nạn thuộc các nước Âu Châu về Roma tham dự cuộc gặp gỡ do Liên HĐGM Âu Châu tổ chức.
ĐTC nhận xét rằng thái độ bất bao dung, kỳ thị và bài người nước ngoài thường do sự nghi kỵ và sợ hãi người khác, sợ cái gì khác biệt và người ngoại quốc. Ngài nói: ”Điều làm tôi càng bận tâm hơn nữa là nhận xét đau buồn khi thấy các cộng đoàn Công Giáo chúng ta ở Âu Châu cũng không tránh được những phản ứng tự vệ và loại bỏ, được biện minh bằng một thứ ”nghĩa vụ luân lý” phải bảo tồn căn tính văn hóa và tôn giáo nguyên thủy.”
Bác bỏ lập luận đó, ĐTC nói: ”Giáo Hội phổ biến trong mọi đại lục là nhờ sự ”di cư” của các thừa sai xác tín về đặc tính hoàn vũ sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, nhắm đến mọi người nam nữ thuộc mọi nền văn hóa. Trong lịch sử Giáo hội không thiếu những cám dỗ của chủ trương loại người khác và bảo vệ thành trì văn hóa, nhưng Chúa Thánh Linh luôn giúp chúng ta khắc phục những cám dỗ ấy, bảo đảm một sự liên tục cởi mở đối với người khác, sự cởi mở ấy được coi như một cơ hội cụ thể để tăng trưởng và được phong phú”.
ĐTC đề cao những khía cạnh tích cực của làn sóng nhập cư vào Âu Châu như cơ hội để thực thi đặc tính Công Giáo, phát triển tinh thần đại kết và liên tôn cũng như là cơ hội để loan báo Tin Mừng” (Rei 22-9-2017)
Ngài nói lên lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22-9-2019 dành các vị Giám đốc toàn quốc về mục vụ di dân và tị nạn thuộc các nước Âu Châu về Roma tham dự cuộc gặp gỡ do Liên HĐGM Âu Châu tổ chức.
ĐTC nhận xét rằng thái độ bất bao dung, kỳ thị và bài người nước ngoài thường do sự nghi kỵ và sợ hãi người khác, sợ cái gì khác biệt và người ngoại quốc. Ngài nói: ”Điều làm tôi càng bận tâm hơn nữa là nhận xét đau buồn khi thấy các cộng đoàn Công Giáo chúng ta ở Âu Châu cũng không tránh được những phản ứng tự vệ và loại bỏ, được biện minh bằng một thứ ”nghĩa vụ luân lý” phải bảo tồn căn tính văn hóa và tôn giáo nguyên thủy.”
Bác bỏ lập luận đó, ĐTC nói: ”Giáo Hội phổ biến trong mọi đại lục là nhờ sự ”di cư” của các thừa sai xác tín về đặc tính hoàn vũ sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, nhắm đến mọi người nam nữ thuộc mọi nền văn hóa. Trong lịch sử Giáo hội không thiếu những cám dỗ của chủ trương loại người khác và bảo vệ thành trì văn hóa, nhưng Chúa Thánh Linh luôn giúp chúng ta khắc phục những cám dỗ ấy, bảo đảm một sự liên tục cởi mở đối với người khác, sự cởi mở ấy được coi như một cơ hội cụ thể để tăng trưởng và được phong phú”.
ĐTC đề cao những khía cạnh tích cực của làn sóng nhập cư vào Âu Châu như cơ hội để thực thi đặc tính Công Giáo, phát triển tinh thần đại kết và liên tôn cũng như là cơ hội để loan báo Tin Mừng” (Rei 22-9-2017)
ĐGH Phanxicô nói không nên có kháng cáo trong những vụ án lạm dụng tình dục.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:54 22/09/2017
(EWTN News/CNA) Trong phần nhận xét với Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên (PCPM) vào hôm thứ Năm, 21 tháng Chín, ĐGH Phanxicô nói rằng sẽ không có cơ hội kháng cáo cho những vụ án lạm dụng tình dục trẻ em mà đã có bằng chứng xác minh sự việc. “Nếu đã có chứng cớ đầy đủ,thế là xong. Khẳng định là như vậy.”
ĐGH cũng giải thích thêm rằng ngài sẽ không xem xét những kháng cáo trực tiếp của các giáo sĩ hay xét lại trường hợp các linh mục phạm tội xâm phạm tình dục “Tôi không bao giờ cứu xét những kháng cáo này và tôi sẽ không bao giờ ký.”
“Giáo hội phải coi người phạm tội lạm dụng “là bệnh hoạn” và hành vị của họ là hệ quả của một bệnh. Có thể “hôm nay người ấy xin lỗi, chúng ta thứ tha và rồi hai năm sau người ấy lại tái phạm nữa.”
ĐGH cũng bày tỏ sự hối tiếc trong vụ đã ra hình phạt nhẹ đối với một linh mục người Ý phạm tội lạm dụng. “Tôi đã học được từ vụ này.”
Phát biểu tại buổi khai mạc toàn thể của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên, ĐGH đã không đọc những nhận định đã được soạn thảo từ trước, thay vào đó ngài đã dùng cách nói chuyện thân mật hơn. Ngài nói với các thành viên của Ủy ban rằng “Tôi biết là không dễ chút nào để bắt tay vào việc này. Điều cần thiết là không làm theo trào lưu, bởi vì thực tế là lương tâm của Giáo Hội …đã đến hơi muộn màng.”
Do việc nhận biết vấn đề đến trễ, có nghĩa là giải quyết vấn đề cũng trễ. Tôi biết những khó khăn này. Nhưng quả đó là sự thật, tôi nói với quý vị: Chúng ta đã bị trễ.”
Áp dụng việc chuyển đổi các giáo sĩ bị tố cáo là lạm dụng tình dục sang một giáo phận khác có thể làm chậm trễ lương tâm của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho những “tiên tri” trong Giáo Hội để nỗ lực đem vụ việc này ra ánh sáng.
Một tiên tri như thế là Đức Hồng Y Sean O’Malley, chủ tịch Ủy Ban PCPM, người đã từng đưa ra những vấn đề lạm dụng cũng như việc Chúa Giêsu yêu quý trẻ em trình với ĐGH.
“Bây giờ điều tôi nghĩ là nên tiếp tục công việc của chúng ta. Tôi nói “của chúng ta” vì nó không chỉ là nhiệm vụ của ủy ban, nhưng là nhiệm vụ của Tòa Thánh và cả với Giáo Hoàng nữa.”
Nói về tiến trình làm sao Tòa Thánh giải quyết những vụ lạm dụng, ĐGH nói rằng ngài tin tưởng “với hiện giờ”, trách nhiệm để giải quyết những vụ lạm dụng nên giao cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin như từ năm 2001.
Một số người tin rằng ĐGH đang cân nhắc một số đề nghị là về việc cắt chức những linh mục phạm tội lợi dụng sẽ được giao lại cho Tòa Tối Cao Của Tòa Thánh hay những tòa án khác của Tòa Thánh.
‘Nhưng vào thời điểm này vấn đề là có thật…nó nghiêm trọng nhưng có một số người lại không nhận ra vấn đề này.” Vì lý do đó trọng trách này phải giao cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến khi toàn thể Giáo Hội nhận thức được vấn đề này.”
Cho đến lúc này, có nhiều vụ đã không được giải quyết nhanh chóng, nhưng với nỗ lực của Tân Thư Ký và Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin là ĐGM Giacoma Morandi và ĐTGM Luis Ladaria Ferrer, sẽ có thêm nhiều người cộng tác để giải quyết những vụ làm dụng.
Cuối cùng ĐGH đã cám ơn sự làm việc của ủy ban, và nói rằng nếu không có họ thì sẽ không thể thực hiện được công việc đã làm, và cũng không thể tiếp tục công việc trong tương lai trong Giáo Hội.
“Đó là những điều tôi muốn nói một cách thẳng thắn và rồi quý vị sẽ được nghe lời phát biểu chính thức, văn bản và tôi nghĩ rằng đây là những điều quý vị có quyền để biết.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH cũng giải thích thêm rằng ngài sẽ không xem xét những kháng cáo trực tiếp của các giáo sĩ hay xét lại trường hợp các linh mục phạm tội xâm phạm tình dục “Tôi không bao giờ cứu xét những kháng cáo này và tôi sẽ không bao giờ ký.”
“Giáo hội phải coi người phạm tội lạm dụng “là bệnh hoạn” và hành vị của họ là hệ quả của một bệnh. Có thể “hôm nay người ấy xin lỗi, chúng ta thứ tha và rồi hai năm sau người ấy lại tái phạm nữa.”
ĐGH cũng bày tỏ sự hối tiếc trong vụ đã ra hình phạt nhẹ đối với một linh mục người Ý phạm tội lạm dụng. “Tôi đã học được từ vụ này.”
Phát biểu tại buổi khai mạc toàn thể của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên, ĐGH đã không đọc những nhận định đã được soạn thảo từ trước, thay vào đó ngài đã dùng cách nói chuyện thân mật hơn. Ngài nói với các thành viên của Ủy ban rằng “Tôi biết là không dễ chút nào để bắt tay vào việc này. Điều cần thiết là không làm theo trào lưu, bởi vì thực tế là lương tâm của Giáo Hội …đã đến hơi muộn màng.”
Do việc nhận biết vấn đề đến trễ, có nghĩa là giải quyết vấn đề cũng trễ. Tôi biết những khó khăn này. Nhưng quả đó là sự thật, tôi nói với quý vị: Chúng ta đã bị trễ.”
Áp dụng việc chuyển đổi các giáo sĩ bị tố cáo là lạm dụng tình dục sang một giáo phận khác có thể làm chậm trễ lương tâm của chúng ta. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho những “tiên tri” trong Giáo Hội để nỗ lực đem vụ việc này ra ánh sáng.
Một tiên tri như thế là Đức Hồng Y Sean O’Malley, chủ tịch Ủy Ban PCPM, người đã từng đưa ra những vấn đề lạm dụng cũng như việc Chúa Giêsu yêu quý trẻ em trình với ĐGH.
“Bây giờ điều tôi nghĩ là nên tiếp tục công việc của chúng ta. Tôi nói “của chúng ta” vì nó không chỉ là nhiệm vụ của ủy ban, nhưng là nhiệm vụ của Tòa Thánh và cả với Giáo Hoàng nữa.”
Nói về tiến trình làm sao Tòa Thánh giải quyết những vụ lạm dụng, ĐGH nói rằng ngài tin tưởng “với hiện giờ”, trách nhiệm để giải quyết những vụ lạm dụng nên giao cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin như từ năm 2001.
Một số người tin rằng ĐGH đang cân nhắc một số đề nghị là về việc cắt chức những linh mục phạm tội lợi dụng sẽ được giao lại cho Tòa Tối Cao Của Tòa Thánh hay những tòa án khác của Tòa Thánh.
‘Nhưng vào thời điểm này vấn đề là có thật…nó nghiêm trọng nhưng có một số người lại không nhận ra vấn đề này.” Vì lý do đó trọng trách này phải giao cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến khi toàn thể Giáo Hội nhận thức được vấn đề này.”
Cho đến lúc này, có nhiều vụ đã không được giải quyết nhanh chóng, nhưng với nỗ lực của Tân Thư Ký và Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin là ĐGM Giacoma Morandi và ĐTGM Luis Ladaria Ferrer, sẽ có thêm nhiều người cộng tác để giải quyết những vụ làm dụng.
Cuối cùng ĐGH đã cám ơn sự làm việc của ủy ban, và nói rằng nếu không có họ thì sẽ không thể thực hiện được công việc đã làm, và cũng không thể tiếp tục công việc trong tương lai trong Giáo Hội.
“Đó là những điều tôi muốn nói một cách thẳng thắn và rồi quý vị sẽ được nghe lời phát biểu chính thức, văn bản và tôi nghĩ rằng đây là những điều quý vị có quyền để biết.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Lại có lo sợ nội chiến tại Nigeria, giám mục Nsukka kết án việc đốt cháy một đền thờ Hồi giáo
Moses Trương Võ
11:48 22/09/2017
Sự việc xảy ra hôm thứ bảy, 16 tháng 9 và đức cha Onah đã được thông báo và đã sai cha sở đánh giá tình hình ngay lập tức và ngày hôm sau chính ngài đã đích thân tới thăm ngôi đền Hồi giáo để thể hiện tình đoàn kết với ông đạo trưởng (Imam) địa phương.
"Ông đạo trưởng đã bày tỏ sự xúc động của mình với Giáo Hội Công Giáo vì mối quan tâm mà giáo hội đã dành cho họ kể từ khi sự cố đáng tiếc xảy ra", theo tin Agenzia Fides nhận được. "Giám mục Nsukka muốn nhắc nhở tới tất cả mọi người, dù là Kitô hữu hay không, rằng khu vực Nsukka là một vùng có danh tiếng là có sự sống chung hòa bình với mọi người hàng xóm.
Chúng tôi có một số cộng đồng Hồi giáo ít ỏi tại Enugu Ezike, Ibagwa Aka và không bao giờ có bất kỳ gây gỗ nào giữa họ với bất kỳ nhóm nào khác. Do đó, sự việc tàn phá vô trách nhiệm chưa từng có tại một nơi thờ phượng không chỉ là ghê tởm nhưng hoàn toàn không thể chấp nhận được và phải bị mọi người lên án. Đức tin Kitô giáo dạy chúng tôi rằng chúng ta phải yêu hàng xóm của mình như là chính mình vậy", theo lời DGM Onah, và DGM hứa"rằng giáo hội sẽ làm bất cứ điều gì trong quyền lực của mình để đảm bảo rằng những người Hồi giáo và các Kitô hữu sẽ tiếp tục sống trong hòa bình".
Các quan chức cảnh sát có vẻ tin rằng sự việc là do một tai nạn, có lẽ là một mạch điện bị chạm. Nhưng ngay ban đầu, người ta vẫn nghi ngờ rằng một nhóm của người bản xứ theo phái Biafra (IPOB) là thủ phạm. Đó là một phong trào đòi độc lập của vùng Biafra, một khu vực bao gồm nhiều tiểu bang miền Nam như Cross River, Ebonyi, Enugu, Anambra, Imo, Bayelsa, Rivers, Abia và Akwa Ibom. Một số thành viên IPOB bác bỏ lời tố cáo rằng và tuyên bố rằng cuộc chiến của họ là một cuộc tranh đấu bất bạo động.
Tuy nhiên, những tin tức như vậy tỏ ra là đã có nhiều căng thẳng trong khu vực mà nguyên nhân là các hoạt động của nhóm IPOB, mà hôm qua, ngày 21 tháng 9, tòa án tối cao Abuja đã phán quyết rằng họ là một nhóm "bất hợp pháp và khủng bố" .
Chính quyền Nigeria buộc tội IPOB đã nhận tài trợ và sự hỗ trợ từ ngoại bang, như Pháp và Vương Quốc Anh. Đặc biệt, họ có cơ sở kinh tài thiết lập ở Paris và bộ máy tuyên truyền ở London.
Cuộc chiến tranh dành độc lập cuả Biafra (1967-1970) là một câu chuyện buồn vẫn chưa quên được ở liên bang Nigeria. Cuộc xung đột ly khai này đã gây ra hơn một triệu người chết, đa số là chết đói vì sự phong tỏa lương thực của chính quyền trung ương Nigeria.
Napal căng thẳng trong dịp tết Dashain cuả Ấn Giáo vì phật tử và hội bảo vệ súc vật phản đối.
Xavier Nguyễn Đông
13:13 22/09/2017
Riêng đối với các Phật tử là những người chống tất cả các hình thức bạo lực, thì việc sát sinh như thế quả là một việc kinh sợ.
Những ngày tết Dashai đã bắt đầu ở Nepal hôm qua, và cũng xảy ra nhiều cuộc biểu tình của Phật tử và các nhà hoạt động cho quyền động vật.
"Chúng tôi tôn trọng các nền văn hóa của những người khác, nhưng việc giết hàng ngàn động vật vô tội không phải là một thực hành tốt," Sư Tsering Dorje của Kathmandu nói. "Chúng tôi phản đối sát sinh và yêu cầu những người theo Ấn Giáo tôn trọng sự bất bạo động."
Dashai là lễ hội quan trọng nhất và dài nhất ở Nepal. Trong dịp này, người Nepal sống trên thế giới thường đi du lịch về với gia đình.
Lễ kỷ niệm là để đánh dấu cuộc chiến thắng của sự Thiện trên sự Ác, bắt đầu bằng sự ra đời của nữ thần Durga, sinh ra để đánh bại con quỷ Mahishasura và chấm dứt triều đại khủng bố trong thế giới thần linh và cuả loài người.
Chín ngày Dashai đầu tiên là những ngày tranh chấp. Đây là lý do tại sao vào ngày thứ tám và thứ chín người ta dùng máu động vật tươi để cúng vị nữ thần đang chiến đấu trong giai đoạn cuối cùng.
Nhưng cuộc chiến về nhận thức có lẽ là quan trọng hơn đối với người phật tử, sư Tsering Dorje nói rằng hàng trăm phật tử yêu chuộng hoà bình đang đổ xô đến nhiều ngôi đền Ấn giáo để thuyết phục người Hindu không giết động vật. "Chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch nâng cao nhận thức trên toàn quốc," ông nói.
Một số đạo trưởng cuả Ấn Giáo hình như cũng đồng ý về sự bất tiện cuả dịp tết.
"Nó không phải chỉ là về việc giết chết động vật," theo lời bà xaĩ Sunita Bhandari cuả đền Maitidevi ở thủ đô. "Chúng tôi dạy giỗ những người trẻ tuổi về bất bạo lực. Nhưng ngôi đền thì quá đông, do đó, những người sống chung quanh đã phải chịu đựng với các xác động vật chết."
Trẻ em cũng tránh đến những nơi thờ cúng và mùi thịt rữa kinh tởm gây ra cảm giác khó chịu đáng kể.
"Chúng tôi yêu cầu các tín hữu không giết động vật, nhưng dùng dừa thay vào đó," theo lời Guru Guvaju Ratindra, trụ trì đền Bhadrakali. "Nhưng họ mang đến động vật và sát sinh chúng để vinh danh các vị thần, phù hợp với truyền thống Hindu. Chúng tôi không thể dừng việc ấy được vì Dashai là thời gian để làm cho các vị thần vui lòng."
Lo sợ có thể có xung đột xảy ra, chính phủ đã tăng cường an ninh một cách đáng kể xung quanh tất cả các ngôi đền.
"Chúng tôi làm theo chỉ thị của chính phủ và chúng tôi sẽ thực thi luật pháp và trật tự," theo lởi ông cảnh sát Hemanta Rawal. "Chúng tôi muốn tín đồ Ấn giáo, Phật giáo và các tín hữu khác tôn trọng lẫn nhau."
Dashai là "một phần của nền văn hóa của chúng tôi và nó sẽ cần nhiều thời gian trước khi người ta từ bỏ các thực hành này," phát ngôn viên chính phủ là Mohan Bahadur Basnet nói.
Trước khi đến ngày đó thì các lực lượng an ninh vẫn còn phải đề cao cảnh giác.
Đức Phanxicô và tội ác có tổ chức
Vũ Văn An
22:03 22/09/2017
Theo tin của các hãng thông tấn, ngày 21 tháng 9 vừa qua, Đức Phanxicô đã tiếp Ủy Ban Chống Mafia của Quốc Hội Ý tại Điện Clémentine.
Ủy Ban này là một ủy ban lưỡng viện, được thiết lập lần đầu năm 1963 chuyên điều tra “hiện tượng Mafia ở Sicily”. Nhưng các ủy ban sau đó đã mở rộng để điều tra mọi “tội ác có tổ chức theo kiểu Mafia”.
Mục tiêu của Ủy Ban là nghiên cứu hiện tượng tội ác có tổ chức dưới mọi hình thức và đo lường sự thích đáng của các biện pháp chống tội ác hiện nay, cả hành chánh lẫn luật pháp, dựa trên kết quả.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc bài diễn văn sau đây, theo Bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Kính thưa các dân biểu và thượng nghị sĩ,
Tôi vui mừng chào đón qúy vị và xin cám ơn vị chủ tịch của Ủy Ban, Dân Biểu Bindi, vì những lời lẽ tốt đẹp của bà.
Trước nhất, tôi muốn hướng các suy nghĩ của tôi tới tất cả những người ở Ý từng trả giá cho việc đấu tranh chống lại các nhóm Mafia bằng chính mạng sống của họ. Cách riêng, tôi nhớ tới ba vị thẩm phán: Người Tôi Tớ Chúa Rosario Livatino, bị giết ngày 21 tháng Chín năm 1990; Ông Giovanni Falcone và Ông Paolo Borsellino, bị giết cách nay 25 năm cùng các các cận vệ an ninh của họ.
Khi tôi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, một số khung cảnh của Tin Mừng bỗng xuất hiện trong đầu, trong đó, chúng ta không khó khăn gì để nhận ra các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng luân lý mà người ta và các định chế ngày nay đang phải đương đầu. Ngày nay, sự thật trong lời Chúa Giêsu phán vẫn còn giá trị: “Cái xuất ra từ con người là cái làm họ ra dơ dáy. Vì từ bên trong, từ trái tim con người mà có các suy nghĩ xấu xa, vô luân tính dục, ghen tương, nói hành, kiêu căng, ngu đần. Tất cả những điều xấu xa này xuất ra từ bên trong, và chúng làm dơ dáy con người” (Mc 7:20-23).
Khởi điểm luôn là trái tim con người, các mối liên hệ và các quyến luyến của họ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảnh giác đủ trước hố thẳm này, nơi con người bị đủ thứ cám dỗ của cơ hội chủ nghĩa, của lừa đảo và gian dối, càng trở nên nguy hiểm hơn bởi thái độ từ khước không chịu nghi vấn việc này. Khi tự khép mình vào thái độ tự phụ, ta dễ dàng sa vào thái độ tự mãn và đòi trở thành luật cho chính mình. Đây cũng là dấu hiệu của một nền chính trị sai lạc, bị lèo lái để phục vụ tư lợi phe nhóm và các thỏa hiệp đen tối. Rồi người ta sẽ tiến tới chỗ bóp nghẹt tiếng lương tâm, bình thường hóa sự ác, và lẫn lộn sự thật với dối trá và lạm dụng vai trò trách nhiệm công cộng do họ nắm giữ.
Thay vào đó, nền chính trị chân chính, nền chính trị mà chúng ta thừa nhận là hình thức tuyệt hảo của bác ái, cố gắng bảo đảm một tương lai hy vọng, cố gắng cổ vũ phẩm giá của mọi người. Chính vì lý do này, cuộc tranh đấu chống mafia đang được cảm nhận như một ưu tiên, vì hiện nay mafia đang đánh cắp của chung, cướp đi hy vọng và phẩm giá của người ta.
Vì mục đích trên, điều trở nên có tính quyết định là bằng mọi cách, ta phải tự chống lại vấn đề trầm trọng là nạn tham nhũng, vốn đại diện cho một nhóm mầu mỡ trong đó các nhóm mafia hoạt động và phát triển. Tham nhũng luôn tìm được cách để tự biện minh, tự minh họa như một điều kiện “bình thường”, như một giải pháp cho những ai “gian xảo”, một cách khả thi để đạt được mục tiêu. Nó có một bản chất hay lây và ăn bám, vì nó không được nuôi dưỡng bằng điều tốt sản xuất ra mà bằng cách trừ khử và đánh cắp. Đây là thứ rễ tẩm độc làm hư hại sự cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa việc đầu tư. Cuối cùng, tham nhũng là một thể trạng (habitus) xây dựng trên ngẫu thần tiền bạc và việc thương mãi hóa nhân phẩm, vốn là lý do tại sao cần bị đánh dẹp bằng các biện pháp không kém sâu sắc như các biện pháp được dự kiến cho cuộc tranh đấu chống các nhóm mafia.
Chiến đấu chống các nhóm mafia không chỉ có nghĩa là dẹp tan. Nó còn có nghĩa phải lấy lại, biến đổi, và xây dựng, và việc này bao gồm việc cam kết trên hai bình diện. Bình diện đầu là bình diện chính trị, xuyên qua một nền công bằng xã hội lớn hơn, vì các nhóm mafia thấy dễ tự tô vẽ mình như một hệ thống thay thế tại các lãnh thổ thiếu các quyền lợi và cơ hội: việc làm, nhà ở, giáo dục và chăm sóc ý tế.
Bình diện cam kết thứ hai là kinh tế, xuyên qua việc chỉnh sửa hoặc tiêu trừ các cơ chế nào phát sinh ra bất bình đẳng và nghèo khó khắp nơi. Ngày nay, chúng ta không còn có thể nói đến việc tranh đấu chống các nhóm mafia nếu không nêu lên vấn đề to lớn liên quan đến hệ thống tài chánh đang qua mặt các luật lệ dân chủ, mà hậu quả là các tổ chức tội ác có thể đầu tư và nhân gấp bội các lợi lộc vốn đã rất khổng lồ phát sinh từ các hoạt động của chúng: ma túy, vũ khí, buôn người, đổ bỏ các chất độc, áp lực để nhận được khế ước thầu các công trình lớn, cờ bạc và mánh mung.
Hai bình diện chính trị và kinh tế này giả thiết phải có một bình diện khác, không kém chủ yếu, đó là xây dựng một thứ lương tâm dân sự mới, và chỉ có thứ lương tâm này mới có thể dẫn tới việc thực sự thoát khỏi nạn mafia. Điều thực sự cần thiết là giáo dục, và tự giáo dục mình, về việc không ngừng tự cảnh giác đối với chính ta và đối với bối cảnh trong đó ta sống, bằng cách khai triển cho được một cách nhìn biện phân hơn đối với hiện tượng tham nhũng và cố gắng hướng tới một cách mới để làm công dân, trong đó có việc quan tâm và chịu trách nhiệm đối với người khác và ích chung.
Nước Ý phải tự hào vì đã tạo kết quả cho luật lệ chống mafia, bằng cách kêu gọi sự can dự của cả nhà nước lẫn các công dân, của cả các nền hành chánh lẫn các hiệp hội, của cả giới thế tục lẫn giới Công Giáo và tôn giáo, theo nghĩa rộng rãi. Về phương diện này, các tài sản tịch thu từ mafia và thu hồi để dùng vào các mục tiêu xã hội tượng trưng cho các cuộc tập huấn chân chính về sự sống. Trong các bối cảnh này, giới trẻ nghiên cứu, học hỏi kiến thức và trách nhiệm, tìm được việc làm và thành đạt. Cũng trong các bối cảnh này, người già, người nghèo và người yếu thế nhận được sự chào đón, phục vụ và phẩm giá.
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng cuộc chiến đấu chống mafia có liên hệ mật thiết với việc bảo vệ và trân quí các chứng tá của công lý, những người tự chuốc lấy các nguy cơ trầm trọng khi quyết định trình báo các vụ bạo lực của những người họ làm chứng chống lại. Chúng ta phải tìm ra cách giúp các người tuy ngay thẳng, nhưng lại thuộc về các gia đình hay bối cảnh mafia, để họ có thể vượt thoát mà không bị trả thù hay trả đũa. Có nhiều phụ nữ, nhất là các bà mẹ, đã tìm cách làm như thế, khi bác bỏ luận lý học tội ác và mong muốn có thể bảo đảm một tương lai khác cho con cái họ. Điều cần thiết là phải giúp đỡ họ, chắc chắn phải tôn trọng các phương thức công lý nhưng cũng phải tôn trọng phẩm giá của họ như những con người biết chọn điều tốt và sự sống.
Anh chị em thân mến, khi thúc giục anh chị em, với lòng tận tụy và ý thức bổn phận, tiếp tục trách vụ đã được ủy thác cho anh chị em để gây ích lợi cho mọi người, tôi cầu khẩn sự chúc lành của Thiên Chúa xuống trên anh chị em. Xin cho anh chị em được an ủi bởi xác tín rằng mình được đồng hành bởi Đấng vốn giầu lòng thương xót; và xin cho việc ý thức rằng Người không dung thứ bạo lực và lạm dụng sẽ làm cho anh chị em trở thành các công nhân không mỏi mệt của công lý. Cám ơn anh chị em.
Ủy Ban này là một ủy ban lưỡng viện, được thiết lập lần đầu năm 1963 chuyên điều tra “hiện tượng Mafia ở Sicily”. Nhưng các ủy ban sau đó đã mở rộng để điều tra mọi “tội ác có tổ chức theo kiểu Mafia”.
Mục tiêu của Ủy Ban là nghiên cứu hiện tượng tội ác có tổ chức dưới mọi hình thức và đo lường sự thích đáng của các biện pháp chống tội ác hiện nay, cả hành chánh lẫn luật pháp, dựa trên kết quả.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô đã đọc bài diễn văn sau đây, theo Bản tiếng Anh của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Kính thưa các dân biểu và thượng nghị sĩ,
Tôi vui mừng chào đón qúy vị và xin cám ơn vị chủ tịch của Ủy Ban, Dân Biểu Bindi, vì những lời lẽ tốt đẹp của bà.
Trước nhất, tôi muốn hướng các suy nghĩ của tôi tới tất cả những người ở Ý từng trả giá cho việc đấu tranh chống lại các nhóm Mafia bằng chính mạng sống của họ. Cách riêng, tôi nhớ tới ba vị thẩm phán: Người Tôi Tớ Chúa Rosario Livatino, bị giết ngày 21 tháng Chín năm 1990; Ông Giovanni Falcone và Ông Paolo Borsellino, bị giết cách nay 25 năm cùng các các cận vệ an ninh của họ.
Khi tôi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này, một số khung cảnh của Tin Mừng bỗng xuất hiện trong đầu, trong đó, chúng ta không khó khăn gì để nhận ra các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng luân lý mà người ta và các định chế ngày nay đang phải đương đầu. Ngày nay, sự thật trong lời Chúa Giêsu phán vẫn còn giá trị: “Cái xuất ra từ con người là cái làm họ ra dơ dáy. Vì từ bên trong, từ trái tim con người mà có các suy nghĩ xấu xa, vô luân tính dục, ghen tương, nói hành, kiêu căng, ngu đần. Tất cả những điều xấu xa này xuất ra từ bên trong, và chúng làm dơ dáy con người” (Mc 7:20-23).
Khởi điểm luôn là trái tim con người, các mối liên hệ và các quyến luyến của họ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảnh giác đủ trước hố thẳm này, nơi con người bị đủ thứ cám dỗ của cơ hội chủ nghĩa, của lừa đảo và gian dối, càng trở nên nguy hiểm hơn bởi thái độ từ khước không chịu nghi vấn việc này. Khi tự khép mình vào thái độ tự phụ, ta dễ dàng sa vào thái độ tự mãn và đòi trở thành luật cho chính mình. Đây cũng là dấu hiệu của một nền chính trị sai lạc, bị lèo lái để phục vụ tư lợi phe nhóm và các thỏa hiệp đen tối. Rồi người ta sẽ tiến tới chỗ bóp nghẹt tiếng lương tâm, bình thường hóa sự ác, và lẫn lộn sự thật với dối trá và lạm dụng vai trò trách nhiệm công cộng do họ nắm giữ.
Thay vào đó, nền chính trị chân chính, nền chính trị mà chúng ta thừa nhận là hình thức tuyệt hảo của bác ái, cố gắng bảo đảm một tương lai hy vọng, cố gắng cổ vũ phẩm giá của mọi người. Chính vì lý do này, cuộc tranh đấu chống mafia đang được cảm nhận như một ưu tiên, vì hiện nay mafia đang đánh cắp của chung, cướp đi hy vọng và phẩm giá của người ta.
Vì mục đích trên, điều trở nên có tính quyết định là bằng mọi cách, ta phải tự chống lại vấn đề trầm trọng là nạn tham nhũng, vốn đại diện cho một nhóm mầu mỡ trong đó các nhóm mafia hoạt động và phát triển. Tham nhũng luôn tìm được cách để tự biện minh, tự minh họa như một điều kiện “bình thường”, như một giải pháp cho những ai “gian xảo”, một cách khả thi để đạt được mục tiêu. Nó có một bản chất hay lây và ăn bám, vì nó không được nuôi dưỡng bằng điều tốt sản xuất ra mà bằng cách trừ khử và đánh cắp. Đây là thứ rễ tẩm độc làm hư hại sự cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa việc đầu tư. Cuối cùng, tham nhũng là một thể trạng (habitus) xây dựng trên ngẫu thần tiền bạc và việc thương mãi hóa nhân phẩm, vốn là lý do tại sao cần bị đánh dẹp bằng các biện pháp không kém sâu sắc như các biện pháp được dự kiến cho cuộc tranh đấu chống các nhóm mafia.
Chiến đấu chống các nhóm mafia không chỉ có nghĩa là dẹp tan. Nó còn có nghĩa phải lấy lại, biến đổi, và xây dựng, và việc này bao gồm việc cam kết trên hai bình diện. Bình diện đầu là bình diện chính trị, xuyên qua một nền công bằng xã hội lớn hơn, vì các nhóm mafia thấy dễ tự tô vẽ mình như một hệ thống thay thế tại các lãnh thổ thiếu các quyền lợi và cơ hội: việc làm, nhà ở, giáo dục và chăm sóc ý tế.
Bình diện cam kết thứ hai là kinh tế, xuyên qua việc chỉnh sửa hoặc tiêu trừ các cơ chế nào phát sinh ra bất bình đẳng và nghèo khó khắp nơi. Ngày nay, chúng ta không còn có thể nói đến việc tranh đấu chống các nhóm mafia nếu không nêu lên vấn đề to lớn liên quan đến hệ thống tài chánh đang qua mặt các luật lệ dân chủ, mà hậu quả là các tổ chức tội ác có thể đầu tư và nhân gấp bội các lợi lộc vốn đã rất khổng lồ phát sinh từ các hoạt động của chúng: ma túy, vũ khí, buôn người, đổ bỏ các chất độc, áp lực để nhận được khế ước thầu các công trình lớn, cờ bạc và mánh mung.
Hai bình diện chính trị và kinh tế này giả thiết phải có một bình diện khác, không kém chủ yếu, đó là xây dựng một thứ lương tâm dân sự mới, và chỉ có thứ lương tâm này mới có thể dẫn tới việc thực sự thoát khỏi nạn mafia. Điều thực sự cần thiết là giáo dục, và tự giáo dục mình, về việc không ngừng tự cảnh giác đối với chính ta và đối với bối cảnh trong đó ta sống, bằng cách khai triển cho được một cách nhìn biện phân hơn đối với hiện tượng tham nhũng và cố gắng hướng tới một cách mới để làm công dân, trong đó có việc quan tâm và chịu trách nhiệm đối với người khác và ích chung.
Nước Ý phải tự hào vì đã tạo kết quả cho luật lệ chống mafia, bằng cách kêu gọi sự can dự của cả nhà nước lẫn các công dân, của cả các nền hành chánh lẫn các hiệp hội, của cả giới thế tục lẫn giới Công Giáo và tôn giáo, theo nghĩa rộng rãi. Về phương diện này, các tài sản tịch thu từ mafia và thu hồi để dùng vào các mục tiêu xã hội tượng trưng cho các cuộc tập huấn chân chính về sự sống. Trong các bối cảnh này, giới trẻ nghiên cứu, học hỏi kiến thức và trách nhiệm, tìm được việc làm và thành đạt. Cũng trong các bối cảnh này, người già, người nghèo và người yếu thế nhận được sự chào đón, phục vụ và phẩm giá.
Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng cuộc chiến đấu chống mafia có liên hệ mật thiết với việc bảo vệ và trân quí các chứng tá của công lý, những người tự chuốc lấy các nguy cơ trầm trọng khi quyết định trình báo các vụ bạo lực của những người họ làm chứng chống lại. Chúng ta phải tìm ra cách giúp các người tuy ngay thẳng, nhưng lại thuộc về các gia đình hay bối cảnh mafia, để họ có thể vượt thoát mà không bị trả thù hay trả đũa. Có nhiều phụ nữ, nhất là các bà mẹ, đã tìm cách làm như thế, khi bác bỏ luận lý học tội ác và mong muốn có thể bảo đảm một tương lai khác cho con cái họ. Điều cần thiết là phải giúp đỡ họ, chắc chắn phải tôn trọng các phương thức công lý nhưng cũng phải tôn trọng phẩm giá của họ như những con người biết chọn điều tốt và sự sống.
Anh chị em thân mến, khi thúc giục anh chị em, với lòng tận tụy và ý thức bổn phận, tiếp tục trách vụ đã được ủy thác cho anh chị em để gây ích lợi cho mọi người, tôi cầu khẩn sự chúc lành của Thiên Chúa xuống trên anh chị em. Xin cho anh chị em được an ủi bởi xác tín rằng mình được đồng hành bởi Đấng vốn giầu lòng thương xót; và xin cho việc ý thức rằng Người không dung thứ bạo lực và lạm dụng sẽ làm cho anh chị em trở thành các công nhân không mỏi mệt của công lý. Cám ơn anh chị em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Cựu Chủng sinh Huế họp mặt và kính nhớ Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện
Trương Trí
08:49 22/09/2017
Sáng ngày 22/9, tại giáo xứ An Truyền, Tổng giáo phận Huế, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã long trọng tổ chức lễ kính Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện và lễ giỗ lần thứ 15 của Đấng Đáng Kính, Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Đồng thời, đây cũng là dịp họp mặt thường niên của gia đình cựu chủng sinh Huế tại vùng Huế - Quảng Trị. Với sự tham dự của 2 thế hệ Cựu Chủng sinh và quí Cha thuộc các chủng viện An Ninh-Phú Xuân và Hoan Thiện.
Xem Hình
Mở đầu chương trình của ngày Họp mặt, Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, quản xứ giáo xứ Nam Đông chia sẻ đề tài “Sống thánh giữa đời”, ngài tri ân sự giáo dưỡng của các ân sư đã không chỉ giáo dục văn hóa mà còn trui rèn đạo đức nhân bản và củng cố đức tin của mình, đồng thời ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ trong việc giáo dục về đức tin cho con cái. Đặc biệt trong cuộc sống xã hội hôm nay, với nhiều tiện ích công nghệ, ưa chuộng vật chất, dễ dàng sa vào những đam mê tội lỗi.
Đúng 10 giờ 30, thánh lễ kính Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện và lễ giỗ lần thứ 15 của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đấng Đáng Kính đã được cử hành trọng thể tại nhà thờ của giáo xứ An Truyền. Đoàn đồng tế long trọng tiến lên Cung thánh, dẫn đầu là Thánh giá – Đèn hầu, Di ảnh Thánh Tôma Thiện – Di ảnh Đấng Đáng kính, tiếp đó là Gia đình Cựu Chủng sinh và 10 Linh mục đồng tế. Các Linh mục đồng tế tiến đến niệm hương trước Di ảnh Thánh Tử đạo Tôma Thiện và Đấng Đáng kính.
Trước khi đi vào thánh lễ, anh Gioan Nguyễn Đức Long thay mặt Gia đình Cựu Chủng sinh Huế ôn lại đôi nét về Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện và Đấng Đáng kính - Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Hạt trưởng hạt Hương Phú, quản xứ An Truyền chủ tế Thánh lễ, Ngài bày tỏ tâm tình tạ ơn Chúa đã ban cho anh em chúng ta một gương mẫu tuyệt vời là Thánh Quan thầy Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Vị Thánh Chủng sinh chỉ mới 18 tuổi, chưa một ngày được lên ở Chủng viện đã dám hiên ngang trả lời với quan: “Tôi chỉ ước mong chức quyền trên trời, chứ không màng danh vọng trần thế.” Hôm nay cũng là lễ Giỗ lần thứ 15 của Đấng Đáng kính - Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, thay mặt Gia đình Cựu Chủng sinh Huế, Ngài gửi lời tri ân đến vị bề trên và là đại ân sư danh giá của tất cả anh em gia đình Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến một Gia đình Thánh để nhắc nhỡ anh em Cựu Chủng sinh làm kim chỉ nam cho cuộc sống gia đình của mình: Tháng 9 năm 1843, Louis Martin là một thanh niên từ Normandi, miền Tây nước Pháp, đến Thụy Sĩ để xin vào tu tại dòng Bênađô trên núi Alpes nhưng không được chấp nhận. Cũng trong thời gian ấy, cô Maria Guérin đến xin dâng mình vào dòng Nữ tu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô cũng không được chấp nhận. Thánh ý nhiệm mầu của Chúa đã cho họ gặp nhau sau này, ngày 13 tháng 8 năm 1858, họ đã thành hôn tại nhà thờ Đức Bà thành A-lê-xon, hai người giúp nhau sống thánh giữa đời. Ngày 19 tháng 10 năm 2008, hai Ngài được Đức Thánh Cha Benedicto 16 phong Chân phước, và ngày 18 tháng 10 năm 2015, hai Ngài được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên Thánh. Điều đặc biệt là hai ngài đã góp phần cho Giáo hội người con gái út, là Thánh Trinh nữ Teresa Hài đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, bổn mạng các xứ Truyền giáo. Quả là một Gia đình Thánh.
Trong bài giảng của mình, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Nguyên Giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện – Huế đã nêu lên tấm gương tử đạo anh dũng, đến chết cũng quyết trung thành theo Chúa của chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Cuộc đời của Ngài đã được Cha Phêrô thuật lại một cách chi tiết, cụ thể từ thưở vở lòng, chập chững đi học chữ Nho, hành trình gian khó theo tiếng gọi của cha bề trên là cố Kim đến cái chết oai hùng trên đất thánh Nhan Biều, Quảng Trị. Cha Phêrô cũng không quên bày tỏ sự tri ân cũng như thắp một nén hương lòng gửi đến Đấng Đáng kính, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie, người đã có công xây dựng nên Tiểu chủng viện Hoan Thiện và cũng là Đại ân sư của hầu hết anh em cựu chủng sinh có mặt trong ngày hôm nay. Chính ngài đã chọn Thánh Tôma Thiện làm danh xưng của Tiểu Chủng viện vào năm 1962.
Kết thúc thánh lễ, các anh em trong gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đến các cha giáo đã khuất cũng như những người có mặt trong ngày hôm nay. Đặc biệt, ngày hôm nay cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thụ phong linh mục của cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, anh em cựu chủng sinh dành những lời cầu bầu đến Thiên Chúa toàn năng nguyện cho cha dồi dào sức khỏe và tràn đầy ân sủng trong Chúa Thánh thần, đồng thời cũng tặng ngài bó hoa tươi thắm nhân kỷ niệm 45 năm ân sủng.
Kết thúc thánh lễ, quí cha đồng tế cùng mọi người chụp hình lưu niệm trước ngôi nhà thờ cổ kính An Truyền, sau đó quay trở lại nhà mục vụ của giáo xứ An Truyền để dùng bữa cơm thân mật. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người trò chuyện, tâm sự về cuộc sống riêng của mình. Đặc biệt hơn, các thế hệ F1 (tức là thế hệ con cháu của các cựu chủng sinh) cũng đã hòa nhịp với những người cha mẹ, các chú các bác để tạo nên sự thân mật và gần gũi.
Buổi tiệc kéo dài đến 1h30 thì tất cả chia tay nhau, trở về với cuộc sống thường nhật hàng ngày, không quên gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với các bạn hữu cũng như các cha giáo và hẹn gặp lại trong ngày họp mặt năm 2018.
TRƯƠNG TRÍ
Xem Hình
Mở đầu chương trình của ngày Họp mặt, Phaolô Nguyễn Văn Hiệu, quản xứ giáo xứ Nam Đông chia sẻ đề tài “Sống thánh giữa đời”, ngài tri ân sự giáo dưỡng của các ân sư đã không chỉ giáo dục văn hóa mà còn trui rèn đạo đức nhân bản và củng cố đức tin của mình, đồng thời ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ trong việc giáo dục về đức tin cho con cái. Đặc biệt trong cuộc sống xã hội hôm nay, với nhiều tiện ích công nghệ, ưa chuộng vật chất, dễ dàng sa vào những đam mê tội lỗi.
Đúng 10 giờ 30, thánh lễ kính Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện và lễ giỗ lần thứ 15 của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đấng Đáng Kính đã được cử hành trọng thể tại nhà thờ của giáo xứ An Truyền. Đoàn đồng tế long trọng tiến lên Cung thánh, dẫn đầu là Thánh giá – Đèn hầu, Di ảnh Thánh Tôma Thiện – Di ảnh Đấng Đáng kính, tiếp đó là Gia đình Cựu Chủng sinh và 10 Linh mục đồng tế. Các Linh mục đồng tế tiến đến niệm hương trước Di ảnh Thánh Tử đạo Tôma Thiện và Đấng Đáng kính.
Trước khi đi vào thánh lễ, anh Gioan Nguyễn Đức Long thay mặt Gia đình Cựu Chủng sinh Huế ôn lại đôi nét về Thánh Tử đạo Tôma Trần Văn Thiện và Đấng Đáng kính - Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Hạt trưởng hạt Hương Phú, quản xứ An Truyền chủ tế Thánh lễ, Ngài bày tỏ tâm tình tạ ơn Chúa đã ban cho anh em chúng ta một gương mẫu tuyệt vời là Thánh Quan thầy Chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Vị Thánh Chủng sinh chỉ mới 18 tuổi, chưa một ngày được lên ở Chủng viện đã dám hiên ngang trả lời với quan: “Tôi chỉ ước mong chức quyền trên trời, chứ không màng danh vọng trần thế.” Hôm nay cũng là lễ Giỗ lần thứ 15 của Đấng Đáng kính - Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, thay mặt Gia đình Cựu Chủng sinh Huế, Ngài gửi lời tri ân đến vị bề trên và là đại ân sư danh giá của tất cả anh em gia đình Cựu Chủng sinh Huế trong nước cũng như hải ngoại. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến một Gia đình Thánh để nhắc nhỡ anh em Cựu Chủng sinh làm kim chỉ nam cho cuộc sống gia đình của mình: Tháng 9 năm 1843, Louis Martin là một thanh niên từ Normandi, miền Tây nước Pháp, đến Thụy Sĩ để xin vào tu tại dòng Bênađô trên núi Alpes nhưng không được chấp nhận. Cũng trong thời gian ấy, cô Maria Guérin đến xin dâng mình vào dòng Nữ tu Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô cũng không được chấp nhận. Thánh ý nhiệm mầu của Chúa đã cho họ gặp nhau sau này, ngày 13 tháng 8 năm 1858, họ đã thành hôn tại nhà thờ Đức Bà thành A-lê-xon, hai người giúp nhau sống thánh giữa đời. Ngày 19 tháng 10 năm 2008, hai Ngài được Đức Thánh Cha Benedicto 16 phong Chân phước, và ngày 18 tháng 10 năm 2015, hai Ngài được Đức Thánh Cha Phanxico tuyên Thánh. Điều đặc biệt là hai ngài đã góp phần cho Giáo hội người con gái út, là Thánh Trinh nữ Teresa Hài đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, bổn mạng các xứ Truyền giáo. Quả là một Gia đình Thánh.
Trong bài giảng của mình, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Nguyên Giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện – Huế đã nêu lên tấm gương tử đạo anh dũng, đến chết cũng quyết trung thành theo Chúa của chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Cuộc đời của Ngài đã được Cha Phêrô thuật lại một cách chi tiết, cụ thể từ thưở vở lòng, chập chững đi học chữ Nho, hành trình gian khó theo tiếng gọi của cha bề trên là cố Kim đến cái chết oai hùng trên đất thánh Nhan Biều, Quảng Trị. Cha Phêrô cũng không quên bày tỏ sự tri ân cũng như thắp một nén hương lòng gửi đến Đấng Đáng kính, Đức cố Hồng Y Phanxico Xavie, người đã có công xây dựng nên Tiểu chủng viện Hoan Thiện và cũng là Đại ân sư của hầu hết anh em cựu chủng sinh có mặt trong ngày hôm nay. Chính ngài đã chọn Thánh Tôma Thiện làm danh xưng của Tiểu Chủng viện vào năm 1962.
Kết thúc thánh lễ, các anh em trong gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã bày tỏ niềm tri ân sâu sắc đến các cha giáo đã khuất cũng như những người có mặt trong ngày hôm nay. Đặc biệt, ngày hôm nay cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thụ phong linh mục của cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, anh em cựu chủng sinh dành những lời cầu bầu đến Thiên Chúa toàn năng nguyện cho cha dồi dào sức khỏe và tràn đầy ân sủng trong Chúa Thánh thần, đồng thời cũng tặng ngài bó hoa tươi thắm nhân kỷ niệm 45 năm ân sủng.
Kết thúc thánh lễ, quí cha đồng tế cùng mọi người chụp hình lưu niệm trước ngôi nhà thờ cổ kính An Truyền, sau đó quay trở lại nhà mục vụ của giáo xứ An Truyền để dùng bữa cơm thân mật. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người trò chuyện, tâm sự về cuộc sống riêng của mình. Đặc biệt hơn, các thế hệ F1 (tức là thế hệ con cháu của các cựu chủng sinh) cũng đã hòa nhịp với những người cha mẹ, các chú các bác để tạo nên sự thân mật và gần gũi.
Buổi tiệc kéo dài đến 1h30 thì tất cả chia tay nhau, trở về với cuộc sống thường nhật hàng ngày, không quên gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với các bạn hữu cũng như các cha giáo và hẹn gặp lại trong ngày họp mặt năm 2018.
TRƯƠNG TRÍ
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cứu trợ tại Giáo xứ Đông Yên và Quý Hòa
Ban Truyền Thông Tổng Giáo Phận Huế
09:07 22/09/2017
Cơn bão Doksuri (số 10) đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào ngày 15.9.2017 vừa qua, đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, nhất là hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình phải gánh chịu những tổn thất to lớn, nhiều căn nhà bị tốc mái, các công trình xây dựng bị đổ sập. Có thể nói khung cảnh tại nơi đây trở nên hoang tàn, đời sống của bà con vốn dĩ đã khó khăn, nay lại càng thêm vất vả và chồng chất hơn.
Đứng trước những thiệt hại và khó khăn như vậy, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, qua các phương tiện truyền thông, đã kêu gọi khắp nơi cùng hướng về miền Trung, tích cực đóng góp giúp đỡ để người dân trong hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình sớm ổn định lại cuộc sống.
Xem Hình
Sáng ngày 21.9.2017, quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với các phái đoàn đến từ các Giáo phận Huế, Phát Diệm, Thanh Hóa, Hải Phòng và Caritas Việt Nam, đã lên đường và có mặt tại Giáo xứ Đông Yên lúc 10g00 để chia sẻ, hiệp thông và cứu trợ cho các bà con lương giáo ở vùng này.
Ngay từ rất sớm, các bà con giáo dân trong vùng, cùng với Cha Quản xứ Phêrô Trần Đình Lai, đã quy tụ trong Nhà Thờ Đông Yên để chào đón phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngay chính trong ngôi nhà thờ này những ngày trước đây, cũng bị ảnh hưởng của cơn bão số 10 đã làm tốc một số phần mái, bể các cửa kính và làm gãy các ghế quỳ trong nhà thờ.
Mở đầu, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Vinh, đã giới thiệu quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ hiện diện hôm nay:
- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Huế, Giám quản Thanh Hóa, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Phát Diệm, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy Ban Caritas Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các phái đoàn với đại diện Tu sĩ nam nữ các hội dòng, quý Ân nhân, quý Linh mục đặc trách Caritas, cũng như quý Linh mục của các Giáo phận của quý Đức Cha cùng hiện diện.
Đức Cha Phụ Tá Phêrô đã chia sẻ với mọi người về sức tàn phá nặng nề của cơn bão số 10 vừa qua, từ cấp độ và hoành hành trên đất liền với thời gian lâu nhất từ trước đến giờ (khoảng 12 tiếng). Giáo phận Vinh ước chừng có khoảng 100 giáo xứ bị ảnh hưởng và hôm nay Giáo xứ Đông Yên và Quý Hòa được lựa chọn từ những giáo xứ bị ảnh hưởng nặng nhất để quý Đức Cha viếng thăm.
Trong dịp này, mọi người cũng được tận mắt chứng kiến các video được quay lại lúc cơn bão đổ bộ vào vùng đất này.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói lên tâm tình khi hiện diện với mọi người trong ngày hôm nay tại Giáo xứ Đông Yên. Sự có mặt của quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ đã nói lên sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ của toàn thể Giáo Hội Việt Nam đối với bà con nơi đây. Những phần quà hỗ trợ, tuy bé nhỏ, nhưng nói lên tất cả tấm lòng, sự tương thân tương ái để giúp vơi đi phần nào những khó khăn mà bà con đang phải gánh chịu.
Đức TGM Giuse cũng hy vọng trong giai đoạn khó khăn này, mỗi người hãy cố gắng để vượt qua, luôn cậy trông vào tình thương của Thiên Chúa, dần khắc phục những thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cũng như các Giáo phận, sẽ luôn hướng lòng cầu nguyện và đồng hành với tất cả mọi người.
Sau đó, lần lượt các Đức Cha hiện diện có đôi lời động viên, chia sẻ với bà con giáo dân bị thiệt hại trong vùng này. Và khi nhìn lại, có thể thấy vùng đất miền Trung quanh năm đón nhận bão lụt triền miên, phải gánh chịu biết bao nhiêu đau khổ, thiếu thốn mọi mặt, nhưng với niềm tin mạnh mẽ, chúng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ bù đắp, nâng đỡ bằng cách này hay cách khác. Chính Thiên Chúa sẽ chữa lành mọi sự cho tất cả mọi người nơi đây.
Một vị đại diện cho bà con Giáo xứ Đông Yên đã dâng lời cám ơn quý Đức Cha, quý Cha, quý Ân nhân và các Phái đoàn đến từ các Giáo phận đã hiện diện, giúp đỡ vật chất và nâng đỡ tinh thần cho bà con giáo dân trong giai đoạn khó khăn khắc phục những thiệt hại sau bão.
Quý Đức Cha cùng ban phép lành cho cộng đoàn hiện diện. Lần lượt những phần quà là những nhu yếu phẩm cần thiết được quý Đức Cha, quý Cha trao tận tay cho mọi người trong các gia đình bị thiệt hại vừa qua.
Kết thúc chuyến cứu trợ tại Giáo xứ Đông Yên, quý Đức Cha và phái đoàn các Giáo phận tiếp tục lên đường đến Giáo xứ Quý Hòa, một giáo xứ cách Đông Yên khoảng 20 cây số và cũng chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão số 10 vừa qua.
Đoàn xe của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với Phái đoàn các Giáo phận, đến Giáo xứ Quý Hòa lúc 11g30 cùng ngày. Một hình ảnh đã để lại ấn tượng và khiến mọi người không khỏi xúc động khi hàng trăm giáo dân, cho dù trời nắng gắt buổi trưa, vẫn chờ đợi để chào đón các đoàn.
Mở đầu, Cha Antôn Nguyễn Xuân Bá, Quản xứ Quý Hòa đã giới thiệu quý Đức Cha và các Phái đoàn hiện diện hôm nay. Có thể nói đây vừa là niềm vinh dự cho Giáo xứ khi được đón tiếp quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, vừa là niềm an ủi khi được các Đấng Chủ Chăn đồng hành, nâng đỡ để vượt qua những khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra.
Tiếp đó, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, thay mặt cho quý Đức Cha và các Phái đoàn, có đôi lời với bà con giáo dân nơi đây. Trong dịp này, một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các Đức Cha hiện diện, đều mang tên Thánh là Giuse, như trong Kinh Thánh thì Giuse ngày xưa là những "thủ kho" bên Ai Cập cứu giúp nạn đói, thì hôm nay tuy có đến bốn Giuse, nhưng tất cả chỉ có tấm lòng, sự cầu nguyện và động viên khích lệ để giúp vơi đi phần nào những khó khăn mà anh chị em nơi đây đang phải đối mặt.
Đức TGM Giuse, cũng như quý Đức Cha, rất vui mừng khi có mặt tại đây để đồng hành với bà con, đồng thời hỗ trợ một phần nào đó để giúp đỡ, và ước mong mọi người trong vùng này sẽ sớm khắc phục được khó khăn do cơn bão số 10 để lại.
Tiếp đến, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng cũng chia sẻ với mọi người về những cảm nhận của Ngài trong chuyến đi này. Những chuẩn bị ngay từ ban đầu, tuy chưa có gì, nhưng dần dần qua những lời kêu gọi, mọi người biết đến và chung tay để đóng góp, nâng đỡ để có được chuyến đi cứu trợ như hôm nay. Tuy giá trị về vật chất không lớn lao, nhưng gói trọn tất cả những tình thương của quý ân nhân, các hội đoàn tổ chức trong và ngoài nước đóng góp, với mục đích giúp cho mọi người đang gặp khó khăn tại vùng đất này, cảm thấy được ấm lòng và cố gắng để ổn định cuộc sống.
Lần lượt, đại diện các gia đình bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua được nhận những phần quà hỗ trợ từ quý Đức Cha và quý Cha. Niềm vui giờ đây được nhân lên qua sự chia sẻ khi những cánh tay với những phần qua được chuyền cho nhau, những nỗi buồn đã qua về sự mất mát, tổn thất đang dần được vơi đi khi được mỗi người cảm nhận được an ủi và chia sẻ.
Chuyến hành trình cứu trợ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng với các Phái đoàn khép lại. Mọi người chia tay nhau trong sự lưu luyến, đồng cảm về những khó khăn mà người dân miền Trung phải gánh chịu. Những chuyến đi là những chuyến kết nối tình thân ái và nâng đỡ để giúp mọi người thêm yêu thương nhau nhiều hơn.
Ban Truyền Thông TGP Huế
Đứng trước những thiệt hại và khó khăn như vậy, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, qua các phương tiện truyền thông, đã kêu gọi khắp nơi cùng hướng về miền Trung, tích cực đóng góp giúp đỡ để người dân trong hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình sớm ổn định lại cuộc sống.
Xem Hình
Sáng ngày 21.9.2017, quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với các phái đoàn đến từ các Giáo phận Huế, Phát Diệm, Thanh Hóa, Hải Phòng và Caritas Việt Nam, đã lên đường và có mặt tại Giáo xứ Đông Yên lúc 10g00 để chia sẻ, hiệp thông và cứu trợ cho các bà con lương giáo ở vùng này.
Ngay từ rất sớm, các bà con giáo dân trong vùng, cùng với Cha Quản xứ Phêrô Trần Đình Lai, đã quy tụ trong Nhà Thờ Đông Yên để chào đón phái đoàn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngay chính trong ngôi nhà thờ này những ngày trước đây, cũng bị ảnh hưởng của cơn bão số 10 đã làm tốc một số phần mái, bể các cửa kính và làm gãy các ghế quỳ trong nhà thờ.
Mở đầu, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Vinh, đã giới thiệu quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ hiện diện hôm nay:
- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Huế, Giám quản Thanh Hóa, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Phát Diệm, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy Ban Caritas Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các phái đoàn với đại diện Tu sĩ nam nữ các hội dòng, quý Ân nhân, quý Linh mục đặc trách Caritas, cũng như quý Linh mục của các Giáo phận của quý Đức Cha cùng hiện diện.
Đức Cha Phụ Tá Phêrô đã chia sẻ với mọi người về sức tàn phá nặng nề của cơn bão số 10 vừa qua, từ cấp độ và hoành hành trên đất liền với thời gian lâu nhất từ trước đến giờ (khoảng 12 tiếng). Giáo phận Vinh ước chừng có khoảng 100 giáo xứ bị ảnh hưởng và hôm nay Giáo xứ Đông Yên và Quý Hòa được lựa chọn từ những giáo xứ bị ảnh hưởng nặng nhất để quý Đức Cha viếng thăm.
Trong dịp này, mọi người cũng được tận mắt chứng kiến các video được quay lại lúc cơn bão đổ bộ vào vùng đất này.
Tiếp đến, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói lên tâm tình khi hiện diện với mọi người trong ngày hôm nay tại Giáo xứ Đông Yên. Sự có mặt của quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ đã nói lên sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ của toàn thể Giáo Hội Việt Nam đối với bà con nơi đây. Những phần quà hỗ trợ, tuy bé nhỏ, nhưng nói lên tất cả tấm lòng, sự tương thân tương ái để giúp vơi đi phần nào những khó khăn mà bà con đang phải gánh chịu.
Đức TGM Giuse cũng hy vọng trong giai đoạn khó khăn này, mỗi người hãy cố gắng để vượt qua, luôn cậy trông vào tình thương của Thiên Chúa, dần khắc phục những thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cũng như các Giáo phận, sẽ luôn hướng lòng cầu nguyện và đồng hành với tất cả mọi người.
Sau đó, lần lượt các Đức Cha hiện diện có đôi lời động viên, chia sẻ với bà con giáo dân bị thiệt hại trong vùng này. Và khi nhìn lại, có thể thấy vùng đất miền Trung quanh năm đón nhận bão lụt triền miên, phải gánh chịu biết bao nhiêu đau khổ, thiếu thốn mọi mặt, nhưng với niềm tin mạnh mẽ, chúng ta tin rằng Thiên Chúa sẽ bù đắp, nâng đỡ bằng cách này hay cách khác. Chính Thiên Chúa sẽ chữa lành mọi sự cho tất cả mọi người nơi đây.
Một vị đại diện cho bà con Giáo xứ Đông Yên đã dâng lời cám ơn quý Đức Cha, quý Cha, quý Ân nhân và các Phái đoàn đến từ các Giáo phận đã hiện diện, giúp đỡ vật chất và nâng đỡ tinh thần cho bà con giáo dân trong giai đoạn khó khăn khắc phục những thiệt hại sau bão.
Quý Đức Cha cùng ban phép lành cho cộng đoàn hiện diện. Lần lượt những phần quà là những nhu yếu phẩm cần thiết được quý Đức Cha, quý Cha trao tận tay cho mọi người trong các gia đình bị thiệt hại vừa qua.
Kết thúc chuyến cứu trợ tại Giáo xứ Đông Yên, quý Đức Cha và phái đoàn các Giáo phận tiếp tục lên đường đến Giáo xứ Quý Hòa, một giáo xứ cách Đông Yên khoảng 20 cây số và cũng chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão số 10 vừa qua.
Đoàn xe của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, cùng với Phái đoàn các Giáo phận, đến Giáo xứ Quý Hòa lúc 11g30 cùng ngày. Một hình ảnh đã để lại ấn tượng và khiến mọi người không khỏi xúc động khi hàng trăm giáo dân, cho dù trời nắng gắt buổi trưa, vẫn chờ đợi để chào đón các đoàn.
Mở đầu, Cha Antôn Nguyễn Xuân Bá, Quản xứ Quý Hòa đã giới thiệu quý Đức Cha và các Phái đoàn hiện diện hôm nay. Có thể nói đây vừa là niềm vinh dự cho Giáo xứ khi được đón tiếp quý Đức Cha trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, vừa là niềm an ủi khi được các Đấng Chủ Chăn đồng hành, nâng đỡ để vượt qua những khó khăn khi phải gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra.
Tiếp đó, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, thay mặt cho quý Đức Cha và các Phái đoàn, có đôi lời với bà con giáo dân nơi đây. Trong dịp này, một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các Đức Cha hiện diện, đều mang tên Thánh là Giuse, như trong Kinh Thánh thì Giuse ngày xưa là những "thủ kho" bên Ai Cập cứu giúp nạn đói, thì hôm nay tuy có đến bốn Giuse, nhưng tất cả chỉ có tấm lòng, sự cầu nguyện và động viên khích lệ để giúp vơi đi phần nào những khó khăn mà anh chị em nơi đây đang phải đối mặt.
Đức TGM Giuse, cũng như quý Đức Cha, rất vui mừng khi có mặt tại đây để đồng hành với bà con, đồng thời hỗ trợ một phần nào đó để giúp đỡ, và ước mong mọi người trong vùng này sẽ sớm khắc phục được khó khăn do cơn bão số 10 để lại.
Tiếp đến, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng cũng chia sẻ với mọi người về những cảm nhận của Ngài trong chuyến đi này. Những chuẩn bị ngay từ ban đầu, tuy chưa có gì, nhưng dần dần qua những lời kêu gọi, mọi người biết đến và chung tay để đóng góp, nâng đỡ để có được chuyến đi cứu trợ như hôm nay. Tuy giá trị về vật chất không lớn lao, nhưng gói trọn tất cả những tình thương của quý ân nhân, các hội đoàn tổ chức trong và ngoài nước đóng góp, với mục đích giúp cho mọi người đang gặp khó khăn tại vùng đất này, cảm thấy được ấm lòng và cố gắng để ổn định cuộc sống.
Lần lượt, đại diện các gia đình bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua được nhận những phần quà hỗ trợ từ quý Đức Cha và quý Cha. Niềm vui giờ đây được nhân lên qua sự chia sẻ khi những cánh tay với những phần qua được chuyền cho nhau, những nỗi buồn đã qua về sự mất mát, tổn thất đang dần được vơi đi khi được mỗi người cảm nhận được an ủi và chia sẻ.
Chuyến hành trình cứu trợ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng với các Phái đoàn khép lại. Mọi người chia tay nhau trong sự lưu luyến, đồng cảm về những khó khăn mà người dân miền Trung phải gánh chịu. Những chuyến đi là những chuyến kết nối tình thân ái và nâng đỡ để giúp mọi người thêm yêu thương nhau nhiều hơn.
Ban Truyền Thông TGP Huế
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Xin lễ cầu cho mình khi còn sống là hiệu lực hơn không?
Nguyễn Trọng Đa
08:37 22/09/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu Thánh lễ cầu cho người khi còn sống là hiệu lực hơn (mạnh hơn) so với Thánh lễ cầu nguyện sau khi đã chết không? Thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV đã nói Thánh lễ cầu cho khi còn sống là hiệu lực hơn. Xin cha bình luận việc này cho nhiểu người biết. - S. T., Chicago, Hoa Kỳ.
Đáp: Trong khi bạn đọc trên không cung cấp nguồn của các ý kiến này của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, tôi vẫn cho đó là ý riêng của bạn ấy.
Bằng cách nào chúng ta có thể nói rằng Thánh Lễ này là "mạnh hơn" (hiệu lực hơn) so với Thánh lễ kia?
Trước tiên, cần phải nói rõ rằng bản thân Thánh Lễ có cùng một giá trị của mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, mà Thánh lễ tái thực hiện. Do đó giá trị của Thánh lễ là vô hạn, và không Thánh Lễ nào là mạnh hơn các Thánh lễ khác.
Vì vậy, mọi sự khác biệt về giá trị phải được tìm kiếm trong hiệu lực đối với người, mà Thánh lễ cầu nguyện cho.
Trong trường hợp người chết đang ở trong luyện ngục, mọi lợi ích được nhận cách thụ động, vì linh hồn không còn có khả năng thực hiện các hành động lập công mới. Trong khi một linh hồn đã được cứu độ, Thánh lễ không thể làm người ấy tăng lên trong sự thánh thiện, nhưng chỉ làm sạch các khiếm khuyết, vốn cản trở sự đi vào dứt khoát của linh hồn trong vinh quang.
Tuy nhiên, một người sống vẫn có khả năng phát triển trong ơn thánh hóa. Và như vậy một Thánh lễ, cầu cho một người đã ở trong ơn Chúa, có hiệu lực cung cấp sự gia tăng ơn thánh, mà người đó có thể sẵn sàng đón nhận để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Như một lời nguyện chuyển cầu, một Thánh Lễ được dâng cho một người trong tình trạng tội trọng có thể cung cấp ân sủng cần thiết cho sự ăn năn, mặc dù sự hoán cải luôn là sự chấp nhận tự do của ân sủng được cung cấp.
Trong khi Thánh lễ có thể được dâng cho các ý chỉ khác (thí dụ cho người bệnh), tôi tin rằng lời nói về việc Thánh lễ cầu cho người sống thì có hiệu lực hơn Thánh lễ cầu cho ngưởi chết, chủ yếu nằm ở điểm trên liên quan đến khả năng gia tăng sự thánh thiện. Thánh Lễ được dâng cũng có thể giúp tăng sự thánh thiện, bằng cách giúp người ta đối mặt với các đau khổ và thử thách, để kết hiệp sâu xa hơn với Chúa Kitô.
Chỉ có người sống mới có thể trở nên thánh thiện hơn, thậm chí đến mức có thể lên thẳng thiên đường sau khi chết. Một số người có thể bị bối rối bởi ý tưởng rằng có thể có sự khác biệt về sự thánh thiện ở trên thiên đàng. Các thánh đôi khi sử dụng một hình ảnh hữu ích để mô tả khả năng này.
Trong cuộc đời, bằng cách tự do thích ứng với ân sủng, mỗi người chuẩn bị khả năng của mình để được tràn đầy ơn Chúa. Ở trên trời, một số người sẽ giống như ly uống rượu; một số người khác, giống với ly bia; một số người khác, giống thùng rượu; và một số người khác, giống tàu chở dầu. Điều quan trọng là mọi người sẽ được đầy ơn cho mình, và không ai cảm thấy thiếu thứ gì cần thiết cho hạnh phúc.
Lẽ tất nhiên, Giáo Hội khuyên nên cầu nguyện và xin lễ cho cả người sống và người chết, vì không ai bị loại khỏi đức ái của chúng ta.
Sau khi trả lời như trên, một số độc giả đã góp ý thêm như sau.
Một độc giả kỹ tính đã tìm kiếm trực tuyến các lời trích dẫn của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, và đã tìm được nhiều trang có lời trích dẫn tương tự, bao gồm các sai sót ngữ pháp như sau: "Là một tiến sĩ Giáo hội, thánh Anselmô (Anselm) tuyên bố rằng chỉ một Thánh lễ cầu cho chính bản thân mình trong cuộc đời có thể có giá trị hơn một ngàn Thánh lễ cầu cho mình sau khi chết", và ĐGH Biển Đức XV nói: "Thánh Lễ sẽ có lợi ích nhiều hơn, nếu người ta xin lễ này khi còn sống hơn là Thánh lễ cho sau khi mình đã chết... Các hoa quả của Hy tế Thánh Lễ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều khi mình còn sống, hơn là sau khi chết, vì sự áp dụng được thực hiện cho các người chuẩn bị tốt khi cỏn sống là trực tiếp hơn, chắc chắn hơn và phong phú hơn".
Như bạn đọc này nêu ra, không có trang mạng nào cung cấp sự qui chiếu tài liệu nguồn cho các trích dẫn này. Và một việc tìm kiếm trực tuyến các tác phẩm của thánh Anselm không tìm thấy bất kỳ văn bản nào tương thích với trích dẫn trên cả.
Điều này không chứng minh rằng các trích dẫn là sai, hoặc chúng là không có căn cứ tín lý. Nhưng điều này nhắc nhở chúng ta cảnh giác với việc sử dụng Internet không trích nguồn như một nguồn tri thức, và hãy luôn cố gắng xác minh nguồn trích dẫn của mình.
Một bạn đọc ở Camp Hill, bang Pennsylvania, đã hỏi: "Một số người đã nói với con rằng một Thánh lễ cho người sống là "hiệu quả hơn", nếu người được cầu tham dự Thánh Lễ ấy. Cha trả lời như thế nào cho câu nói này? Con nghĩ rằng nếu chính mình tham dự Thánh lễ cầu cho mình, khi không bị ngăn cản bởi một số lý do nghiêm trọng như sức khoẻ kém chẳng hạn, thì Thánh lễ sẽ là hiệu quả hơn".
Tôi xin trả lời, nhìn chung, chúng ta nên tránh tập trung câu hỏi về hiệu quả của một Thánh Lễ trong một cách thức vốn làm giảm, điều chỉnh hoặc giới hạn tính hiệu quả vô hạn của hy tế thánh của Chúa Kitô.
Nó giống như câu hỏi là cái gì là hiệu quả hơn, hoặc tự lái xe hoặc nhờ ai lái xe cho mình? Cuối cùng, điều quan trọng là bạn đi tới đích.
Việc Chúa ban ân sủng không thể được tiêu chuẩn hóa. Cho dù một người nhận được nhiều lợi ích tinh thần hơn từ việc tham dự Thánh lễ, hay nhờ ai đó xin lễ cho mình, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ sự tự do của Thiên Chúa đến sự sẵn sàng chủ quan của người đó để thích ứng với ân sủng Chúa ban.
Nếu có sự khác biệt nào được tìm thấy, đó là, đối với người Công Giáo, việc tham dự Thánh lễ (trừ khi bị cản trở một cách hợp pháp) là một phương tiện cần thiết cho sự thăng tiến thiêng liêng, và thậm chí là một phương tiện cần thiết cho sự cứu độ. Tuy nhiên, việc xin lễ cầu nguyện không hưởng cùng một mức độ của sự cần thiết, và một số người có thể đạt được sự thánh thiện, ngay cả khi không ai nhớ đến việc xin lễ cầu nguyện cho họ nữa. (Zenit.org 5 và 19-6-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Thưa cha, liệu Thánh lễ cầu cho người khi còn sống là hiệu lực hơn (mạnh hơn) so với Thánh lễ cầu nguyện sau khi đã chết không? Thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV đã nói Thánh lễ cầu cho khi còn sống là hiệu lực hơn. Xin cha bình luận việc này cho nhiểu người biết. - S. T., Chicago, Hoa Kỳ.
Đáp: Trong khi bạn đọc trên không cung cấp nguồn của các ý kiến này của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, tôi vẫn cho đó là ý riêng của bạn ấy.
Bằng cách nào chúng ta có thể nói rằng Thánh Lễ này là "mạnh hơn" (hiệu lực hơn) so với Thánh lễ kia?
Trước tiên, cần phải nói rõ rằng bản thân Thánh Lễ có cùng một giá trị của mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, mà Thánh lễ tái thực hiện. Do đó giá trị của Thánh lễ là vô hạn, và không Thánh Lễ nào là mạnh hơn các Thánh lễ khác.
Vì vậy, mọi sự khác biệt về giá trị phải được tìm kiếm trong hiệu lực đối với người, mà Thánh lễ cầu nguyện cho.
Trong trường hợp người chết đang ở trong luyện ngục, mọi lợi ích được nhận cách thụ động, vì linh hồn không còn có khả năng thực hiện các hành động lập công mới. Trong khi một linh hồn đã được cứu độ, Thánh lễ không thể làm người ấy tăng lên trong sự thánh thiện, nhưng chỉ làm sạch các khiếm khuyết, vốn cản trở sự đi vào dứt khoát của linh hồn trong vinh quang.
Tuy nhiên, một người sống vẫn có khả năng phát triển trong ơn thánh hóa. Và như vậy một Thánh lễ, cầu cho một người đã ở trong ơn Chúa, có hiệu lực cung cấp sự gia tăng ơn thánh, mà người đó có thể sẵn sàng đón nhận để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Như một lời nguyện chuyển cầu, một Thánh Lễ được dâng cho một người trong tình trạng tội trọng có thể cung cấp ân sủng cần thiết cho sự ăn năn, mặc dù sự hoán cải luôn là sự chấp nhận tự do của ân sủng được cung cấp.
Trong khi Thánh lễ có thể được dâng cho các ý chỉ khác (thí dụ cho người bệnh), tôi tin rằng lời nói về việc Thánh lễ cầu cho người sống thì có hiệu lực hơn Thánh lễ cầu cho ngưởi chết, chủ yếu nằm ở điểm trên liên quan đến khả năng gia tăng sự thánh thiện. Thánh Lễ được dâng cũng có thể giúp tăng sự thánh thiện, bằng cách giúp người ta đối mặt với các đau khổ và thử thách, để kết hiệp sâu xa hơn với Chúa Kitô.
Chỉ có người sống mới có thể trở nên thánh thiện hơn, thậm chí đến mức có thể lên thẳng thiên đường sau khi chết. Một số người có thể bị bối rối bởi ý tưởng rằng có thể có sự khác biệt về sự thánh thiện ở trên thiên đàng. Các thánh đôi khi sử dụng một hình ảnh hữu ích để mô tả khả năng này.
Trong cuộc đời, bằng cách tự do thích ứng với ân sủng, mỗi người chuẩn bị khả năng của mình để được tràn đầy ơn Chúa. Ở trên trời, một số người sẽ giống như ly uống rượu; một số người khác, giống với ly bia; một số người khác, giống thùng rượu; và một số người khác, giống tàu chở dầu. Điều quan trọng là mọi người sẽ được đầy ơn cho mình, và không ai cảm thấy thiếu thứ gì cần thiết cho hạnh phúc.
Lẽ tất nhiên, Giáo Hội khuyên nên cầu nguyện và xin lễ cho cả người sống và người chết, vì không ai bị loại khỏi đức ái của chúng ta.
Sau khi trả lời như trên, một số độc giả đã góp ý thêm như sau.
Một độc giả kỹ tính đã tìm kiếm trực tuyến các lời trích dẫn của thánh Anselmô (Anselm) và ĐGH Biển Đức XV, và đã tìm được nhiều trang có lời trích dẫn tương tự, bao gồm các sai sót ngữ pháp như sau: "Là một tiến sĩ Giáo hội, thánh Anselmô (Anselm) tuyên bố rằng chỉ một Thánh lễ cầu cho chính bản thân mình trong cuộc đời có thể có giá trị hơn một ngàn Thánh lễ cầu cho mình sau khi chết", và ĐGH Biển Đức XV nói: "Thánh Lễ sẽ có lợi ích nhiều hơn, nếu người ta xin lễ này khi còn sống hơn là Thánh lễ cho sau khi mình đã chết... Các hoa quả của Hy tế Thánh Lễ có hiệu quả lớn hơn rất nhiều khi mình còn sống, hơn là sau khi chết, vì sự áp dụng được thực hiện cho các người chuẩn bị tốt khi cỏn sống là trực tiếp hơn, chắc chắn hơn và phong phú hơn".
Như bạn đọc này nêu ra, không có trang mạng nào cung cấp sự qui chiếu tài liệu nguồn cho các trích dẫn này. Và một việc tìm kiếm trực tuyến các tác phẩm của thánh Anselm không tìm thấy bất kỳ văn bản nào tương thích với trích dẫn trên cả.
Điều này không chứng minh rằng các trích dẫn là sai, hoặc chúng là không có căn cứ tín lý. Nhưng điều này nhắc nhở chúng ta cảnh giác với việc sử dụng Internet không trích nguồn như một nguồn tri thức, và hãy luôn cố gắng xác minh nguồn trích dẫn của mình.
Một bạn đọc ở Camp Hill, bang Pennsylvania, đã hỏi: "Một số người đã nói với con rằng một Thánh lễ cho người sống là "hiệu quả hơn", nếu người được cầu tham dự Thánh Lễ ấy. Cha trả lời như thế nào cho câu nói này? Con nghĩ rằng nếu chính mình tham dự Thánh lễ cầu cho mình, khi không bị ngăn cản bởi một số lý do nghiêm trọng như sức khoẻ kém chẳng hạn, thì Thánh lễ sẽ là hiệu quả hơn".
Tôi xin trả lời, nhìn chung, chúng ta nên tránh tập trung câu hỏi về hiệu quả của một Thánh Lễ trong một cách thức vốn làm giảm, điều chỉnh hoặc giới hạn tính hiệu quả vô hạn của hy tế thánh của Chúa Kitô.
Nó giống như câu hỏi là cái gì là hiệu quả hơn, hoặc tự lái xe hoặc nhờ ai lái xe cho mình? Cuối cùng, điều quan trọng là bạn đi tới đích.
Việc Chúa ban ân sủng không thể được tiêu chuẩn hóa. Cho dù một người nhận được nhiều lợi ích tinh thần hơn từ việc tham dự Thánh lễ, hay nhờ ai đó xin lễ cho mình, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ sự tự do của Thiên Chúa đến sự sẵn sàng chủ quan của người đó để thích ứng với ân sủng Chúa ban.
Nếu có sự khác biệt nào được tìm thấy, đó là, đối với người Công Giáo, việc tham dự Thánh lễ (trừ khi bị cản trở một cách hợp pháp) là một phương tiện cần thiết cho sự thăng tiến thiêng liêng, và thậm chí là một phương tiện cần thiết cho sự cứu độ. Tuy nhiên, việc xin lễ cầu nguyện không hưởng cùng một mức độ của sự cần thiết, và một số người có thể đạt được sự thánh thiện, ngay cả khi không ai nhớ đến việc xin lễ cầu nguyện cho họ nữa. (Zenit.org 5 và 19-6-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Linh mục Lương Kim Định- Triết gia Việt đầy tràn tinh thần dân tộc
Phạm Huy Thông
09:23 22/09/2017
Tôi phải xấu hổ mà thú thật rằng, dù cùng là đồng hương Bùi Chu, cùng đồng đạo Công Giáo và cũng theo đuổi môn triết học với ông mà chúng tôi không biết ông là ai vì trước những năm 2000, ở miền Bắc chẳng sách vở nào nhắc đến tên ông. Gần đây, chúng tôi mới tìm hiểu về ông và thật ngưỡng mộ ông. Đó là một triết gia lớn của dân tộc Việt Nam, tràn đầy tinh thần dân tộc, tràn đầy lòng yêu nước. Ông là Linh mục Lương Kim Định.
Ông sinh ngày 15-6-1915 (có tài liệu nói năm 1914), tại Trung thành, Hải Hậu, Nam Định. Ông đi tu và được phong linh mục năm 1943. Ông học Triết tại Giáo hoàng học viện Alber le Grand, sau đó về dạy Triết tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1947, được gửi đi học ở Học viện Công Giáo Paris (Institus de Paris) và Học viện Cao học Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Etudes Chinoises, Paris). Năm 1958 về nước là Giáo sư Triết học Đông phương tại Học viện Bảo Tịnh, đại học Văn khoa Sài Gòn, viện đại học Vạn Hạnh… Ông cùng vài giáo sư khác như Nguyễn Văn Thích, Nguyễn Đăng Thục sáng lập ra khoa Triết học phương Đông ở Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1958. Sau biến cố 30-4-1975, ông qua Hoa Kỳ rồi mất ngày 25-3-1997 trong đau yếu, bệnh tật. Ông để lại 45 tác phẩm (không kể một số tác phẩm thất lạc) và gây ra tranh cãi cho nhiều người cho đến tận hôm nay. Nhưng dù thế nào cũng phải công nhận ông là triết gia lớn của Việt Nam của thế kỷ XX, tràn đầy tinh thần dân tộc mà như GS Trần Văn Đoàn (Đài Loan) nhận xét trong cuộc hội thảo ngày 18-1-1997: “Kim Định vượt xa Trần Đức Thảo trong lĩnh vực suy tư và trong tinh thần ái quốc cũng như sự nhiệt tâm của kẻ sỹ”. Sách báo ở Việt Nam hiện nay chỉ ghi nhận GS Trần Đức Thảo là triết gia duy nhất. Như vậy là chưa đủ và làm nghèo triết học Việt Nam.
1- Lương Kim Định là triết gia lớn
Ông không chỉ là một trong những người sáng lập ra khoa Triết học Phương Đông ở Đại học Văn khoa Sài Gòn mà còn là người để lại nhiều tác phẩm triết học sâu sắc. Trong đó, tác phẩm đầu tiên ra đời năm 1965 là cuốn “Nhân bản”, ông đã phác thảo nên một ngành triết học mới. Đó là Triết Việt hay Việt Nho hay An Vi. Ông viết:
“An Vi tương đương với an hành. Vô vi sẽ là đối cực với hữu vi. Nói An Vi chính là quân bình đang đứng giữa hữu vi và vô vi. Còn nói chung vì nó là đợt trung dung: hữu nhược vi, thực nhược hư (có mà như không, thực mà như giả). Phải tế vi lắm mới đạt được cái rất mỏng manh nhỏ bé và vô ý một chút là ngả sang hữu hoặc vô” (1).
Ông chỉ ra đặc điểm của Triết Việt, liên quan trực tiếp đến nền văn hóa phương Đông:
“Triết Việt cũng đã vươn lên đến đợt tâm linh nên đã đi từ thơ ca, vũ nhạc đến minh triết, không duy lý hay duy tình nhưng tình lý bao lấy nhau. Dẫu bên ngoài của sứ vụ đó theo như tục lệ ông bà vươn lên lễ gia tiên. Dù Thượng Đế nhân hành vươn lên Hạn Thiên “vô thành vô xứ”. Chỗ nào cũng suy ra nét song trùng dọc với ngang, trên với dưới, nhờ vậy tránh được nạn duy lý để trở nên nền triết lý nhân sinh toàn diện. Đó là nhân chủ, tức con người, không bị tước đoạt mà còn giữ được, còn làm chủ được mệnh hệ của mình” (2).
Trước đây, nhiều người tin rằng triết học chỉ có ở phương Tây, con phương Đông cùng lắm chỉ có triết lý. Lương Kim Định cũng cho rằng, Đông phương thiên về minh triết và triết lý, còn Tây phương thiên về triết học. Trong cuốn “Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây”, ông đã chứng minh khá rõ những điều khác biệt giữa Đông và Tây nhưng đã khẳng định phương Đông trong đó có Việt Nam có một nền triết học sâu sắc, biết vượt lên những hạn chế của triết học Tây phương, một nền triết học vĩ đại nhưng theo ông là một chiều hoặc duy tâm hoặc duy vật:
“Nói vắn tắt thì từ ông tổ triết học Tây Âu cho đến nay chỉ có thứ triết học một chiều thôi. Tuy cũng có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nó chỉ như cánh nhạn lẻ loi giữa tiết đông tuyết lạnh, không làm nên được mùa xuân với muôn hoa sắc vì không được chính quyền công nhận nên đời sống xã hội vẫn nằm bẹp dưới đất như chính triết học…Thế nghĩa là văn minh Tây Âu có rực rỡ huy hoàng đến đâu, cũng mới là cái ngai vàng của Oedipe không mang lại hạnh phúc trường tồn, còn làm thui chột con mắt thứ ba, chính là tuệ nhãn nên chỉ nhìn thấy nhị kháng mà không thấy ra chỗ hòa, đành chọn một bỏ một, thành ra đủ thứ duy, mà đã duy kiểu này hay duy kiểu khác đều quanh quẩn từ 1 sang 4 và từ 4 về 1 hoài mà không tìm ra đàng thứ 3. Ôi triệt tam, triệt tam” (3).
Logic của Aristos dứt khoát khẳng định hoặc có hoặc không chứ không có dạng vừa có vừa không, tức là triệt tam. Triết học phương Tây cũng rất sâu sắc khi bàn về quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian nhưng rất ít quan tâm đến con người. Lương Kim Định cho rằng, triết học phải lấy con người làm trung tâm. Ông viết:
“Muốn hiểu biết về con người, cần phải biết địa vị của con người trong trời đất, trong vũ trụ hay nói theo triết học là trong không gian. Nhận thấy cơ cấu Thời – Không đang sụp đổ, tác giả đi gõ cửa những nhà khoa học lớn như Enstein với thuyết tương đối trong không gian, thời gian như chiều kích thứ tư của vạn vật, rồi đi gõ cửa các triết gia hiện đại nhất như Heidegger, tác giả cuốn “ Hữu thể và thể giác”. Sau đó trở lại với Đông phương, khảo sát quan niệm chữ Thời trong Kinh Dịch, Kinh Thi, chúng ta sẽ có được sự thích thú khi nhận ra sự gặp gỡ Tây Đông trên bậc tối thượng. Chúng ta khám phá ra những ý tưởng sâu thẳm tiềm ẩn trong Tam tài, Ngũ hành, Hồng nhạn, Thái thất…Với nền triết lý của lịch pháp phương Đông, đặt nền trên huyền sử, cung cấp cho chúng ta chìa khóa để mở kho tàng bí ẩn của nền văn hóa nước nhà nhằm xây đắp một nền triết lý Việt Nam mới hợp với cảm quan của con người thời đại” (4).
Vì vậy, Lương Kim Định chủ trương xây dựng một thứ đạo đó là “Đạo Nhân”, đạo của con người. Xưa nay, các lý thuyết triết học chia ra ba loại: lấy Thượng đế làm chủ gọi là Thiên chủ. Có loại lấy vũ trụ vạn vật là chủ gọi là vật chủ. Còn ông, lấy con người là chủ nên gọi là nhân chủ. Ông đưa ra câu ca dao: “Có trời mà cũng có ta/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” để khẳng định, người Việt đã biểu thị ý thức nhân chủ từ lâu rồi. Tư duy đó mềm dẻo:
“Sự vật có là có, không là không nhưng với con người thì là uyển chuyển, có mà không, không mà vẫn có. Nói theo huyền số thì đó là con số 3. Tất cả túi khôn Đông phương nằm trong số 3 đó… Để thấy rõ sự uyển chuyển của cơ chế này cần đối chiếu với cơ chế Tây Âu đi theo lối 2 là 2 mà cụ thể là tư sản với quyền tuyệt đối nên chỉ có nhị đối kháng là tư sản với vô sản. Đó là đầu mối gây tai họa trầm trọng cho đến ngày nay giữa tư bản và vô sản…Chính sự bám víu nọ gây ra nạn vô sản tức cảnh huống những người không có tài sản. Đã không có tài sản tất trở nên nô lệ. Thế là trong xã hội phân ra có chủ nô, có giai cấp tiếp đến là có giai cấp đấu tranh liên tục. Trái lại Việt xưa theo lối vào uyển chuyển nên không theo tư bản hay vô sản mà theo lối bình sản tức là đứng giữa tư bản và vô sản, uyển chuyển giữa có với không” (5).
Số 3, chính là triết lý An Vi mà ông khởi xướng và có hàng trăm nhóm An Vi sau này đã thành lập theo tư tưởng của ông xuất hiện ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp…Ông viết:
“Một trời, hai đất, ba người”. Ba người là một nét đặ trưng cho triết lý An Vi, coi người như một tài ngang với trời, đất nên còn gọi là “tham thông”, cả ba cùng tham dự. Nếu trời làm thì đất làm và con người cũng làm. Có làm mới tham thông, mới là một tài trong ba tài. Con người khác con vật ở chỗ tham dự, cùng làm đó nên còn gọi là nhân chủ. Con người làm chủ sự vật. Không giữ được điều đó thì là vật chủ tức con người để cho sự vật sai khiến. Ví dụ coi tiền tài sản vật cao hơn mình, hơn người, hơn những mối nhân luân. Đó là vật chủ. Còn tin tưởng vào số mệnh, định mệnh, con người không còn giữ lại cho mình quan hệ nào để có thể sửa phận mình. Đấy gọi là thiên chủ, thần chủ” (6).
Ông vẫn quan niệm triết học là một khoa học hiểu biết chắc chắn, nguyên nhân sâu xa về sự vật hiện tượng nhưng triết Tây hiểu thế giới nhưng quên biến cải con người, triết Ấn Độ thì trốn đời tìm nơi cực lạc. Để khắc phục những thiếu sót của các lý thuyết triết học trên thế giới, cả Đông lẫn Tây, theo Lương Kim Định là phải từ bỏ triết học một chiều, tiếp nhận triết học hai chiều, phải kết hợp cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt triết Việt phải có chiều kích tâm linh. Ông khẳng định:
“Karl Marx chê ông Hegel là đi ngược: đầu ở dưới đất, hai chân giơ lên trên nên chữa lại cho biện chứng đi hai chân lên đất thành ra duy vật biện chứng. Mao Trạch Đông đã triển khai cuộc cách mạng của ông bằng quyển “Mâu thuẫn luận” theo đúng tinh thần của Hegel và Marx. Đó là đối kháng, thiếu vòng sinh…Phương Tây đã đánh mất nét song trùng mà Heidegger gọi là đánh mất nét gấp đôi (two foldness), nên dùng làm túi, đồng hóa người với vật, biến người thành công cụ sản xuất, không thấy con người là vật linh thiêng nữa. Đánh mất nét song trùng rồi còn thấy sao được chiều kích tâm linh. Chỉ nhìn bằng con mắt duy vật thì tất nhiên con người xuất hiện như những con vật và Nhà nước tha hồ quản lý mặt hàng” (7).
Lương Kim Định cho rằng, chính số 3 làm nên sự khác biệt của Triết Việt. Từ trong các truyện thần thoại, dã sử cho đến các hiện vật văn hóa của Việt Nam như cái đình, trống đồng, cúng gia tiên… đều thấm đẫm con số 3 huyền thoại đó. Ông viết:
“Số 3 chỉ nhân chủ là người tự làm lấy vận mệnh của mình, không quá suy phục trời như duy tâm, cũng không quá phục tùng đất như duy vật mà cư xử như một chủ trong ba chủ, một tài trong ba tài: trời, đất, người. Nhờ đó con người có thêm tự do hay làm cho con người biết liên đới vô cùng mà không bị vong thân đặt tiền tài trên con người. Trái lại, con người là nhân chủ luôn biết trọng nhân nghĩa hơn tiền tài. Lập trường này bao hàm: một là có, hai là không và ba là vừa có vừa không một trật” (8).
Nói về triết gia Lương Kim Định sẽ có nhiều ý kiến tranh biện. Đây là cơ hội rất tốt, để những quan niệm của ông có dịp được đào sâu. Nói như GS Nguyễn Ngọc Bích ở Đại học Georgetown, Hoa Kỳ sẽ công bằng hơn:
“Nếu có ai hỏi tôi rằng, có nên đọc (Lương Kim Định) hay không thì tôi xin thưa ngay, dứt khoát là có. Tại sao, tại vì nếu ta không nhất thiết phải đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng là của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc cũng không khác gì tôi sẽ trả lời cho câu hỏi: có nên đọc Platon hay Aristos không? Đã nhất thiết gì chúng ta đồng ý với Platon trong tác phẩm Le Republique, nhưng ai không đọc tác phẩm đó chắc chắn sẽ mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học phương Tây. Cũng như không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà an vi nhưng một ngày kia, người ta sẽ tỉnh mộng nhìn thấy cái mất mát to lớn của mình” (9).
2-Một triết gia đầy tinh thần dân tộc
Đọc các tác phẩm của Lương Kim Định thấy đa số đều xuất phát từ hiện thực của Việt Nam. Từ những câu ca dao, chuyện truyền thuyết, thần thoại trong kho tàng cổ tích Việt. Từ chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đến chuyện Nữ Oa vá trời, chuyện Quả dưa hấu…Từ chuyện của người Kinh đến chuyện của các dân tộc thiểu số như Đẻ trứng, đẻ nước, Dam Dông, sông Ba… Chuyện nào ông cũng nhình thấy triết lý sâu sắc của ông cha gửi gắm lại. Theo ông:
“Huyền thoại chính là tự truyện của một dân tộc bao hàm những kinh nghiệm tích lũy từ trong sản xuất, lao động tiên tổ kết tinh lại. Xuyên qua đó thường được kể lại bằng những nét lung linh cái sứ mệnh của dân tộc nên đó quả là những di bảo thiêng liêng chứa chấp những miền tinh thần của tiềm thức” (10).
Chỉ một đoạn đồng dao: “Phụ đồng phụ chổi/ Thổi lổi mà lên. Ba bề bốn bên/ Soi lên cho chóng…” là ông đã nhìn thấy cái ẩn ý triết lý sâu sắc của cha ông về hồ Ba Bể, nguyên lý Tam tài, nguyên lý Mẹ…những tinh hoa của triết lý Việt:
“Việt Nam đã có triết lý. Không những thế, nó có cả triết lý bình dân và nó đặc biệt ở chỗ nó không khác triết học bác học về nội dung mà chỉ khác về trình độ và ngôn ngữ. Đấy là nét đặc trưng… Bác học hay bình dân cũng thế cả chỉ khác nhau về sự trình bày để thích nghi với trình độ học thức mà thôi” (11).
Suy tư bất cứ hiện vật văn hóa nào, ông cũng nhận ra cái hồn của người Việt. Chẳng hạn biểu tượng của nước Pháp là con gà, Ấn Độ là con voi, Đức là chim ưng, Anh là sư tử. Trung Quốc trước là hổ sau là rồng. Chỉ có Việt Nam là nhận cả đôi là tiên, rồng. Người Việt cũng thích nói kép: đình đám, học hành, cưới xin. Trung Quốc chỉ có đơn âm… Về cái đình làng, ông viết:
“Cái đình có thể coi là đỉnh chót vót của nền văn minh Việt. Nền văn minh này đặt trên nền tảng gia đình, nhiều gia đình họp thành khu, xóm, ấp và đặt đến cùng là làng. Nhà của làng là đình. Đấy là nền văn hóa xây trên đất tha nhân, trời hòa, đất hòa. Nói cụ thể là hòa đạo với đời, hòa siêu nhiên với tự nhiên” (12).
Ông trăn trở về tình yêu nước nhạt phai trong một số người nhất là lớp trẻ. Chỉ ra nhiều hiện tượng đáng buồn nhưng không phải là quy tội, bắt bẻ trách nhiệm của ai mà mục đích là thức tỉnh người Việt trong cũng như ngoài nước để “gọi hồn nước về”. Cái hồn đó siêu việt không hiện hữu nhưng cũng chẳng phải vô hình như gió thổi vô hình nhưng làm lay động cây cối và người ta lại rất dễ nhận ra đặc trưng của nước Việt:
“Thực trạng tình huống nước ta mấy chục năm qua. Cũng có đủ cả việc cướp nước, bán nước và bán hồn nước. Vì có một số người vào hùa với ngoại bang làm giàu trên xương máu đồng bào và đau thương của dân tộc. Cũng từ đấy xảy ra việc nhiều người xem vào gương tiên tổ thì chẳng còn thấy bóng dáng của mình đâu nữa. Thấy sao được vì đã bị ngoại bang lấy đi rồi và hồn cũng có phải là vật cụ thể hiện ra thù lù trước mắt đâu, nhưng là cái siêu linh như ẩn như hiện, có mà không, không mà có. Nếu tấm lòng yêu nước thương nòi đã phai nhạt thì xem vào tấm gương mới mẻ là cái nước chậm tiến, lạc hậu này thấy sao được hồn nước. Nếu nước Việt không có hồn, dân tộc Lạc Việt không có tính chất đặc trưng” (13).
Khi đã định cư tại Hoa Kỳ nhưng ông vẫn canh cánh tấm lòng với nước. Năm 1989, ông thành lập hội Việt Linh chủ trương dạy tiếng Việt cho lớp trẻ con cái người Việt sinh ra ở Hoa Kỳ. Ông cũng kêu gọi thành lập các ban nghiên cứu các lĩnh vực, quy tụ những nhà khoa học người gốc Việt làm việc với nhau để có thể giúp cho trong nước những lĩnh vực còn yếu nhất là về khoa học kỹ thuật. Ông cũng quan tâm nhiều đến giáo dục nước nhà để làm sao tạo ra những thế hệ vừa thành nhân vừa thành công.
Ông cũng đưa ra nhiều tiên đoán như đến năm 4047 thì sự khác biệt Tây Đông sẽ không còn nữa mà cả nhân loại là khối thống nhất và đến năm 5047 người ta không còn chú trọng vào vấn đề kinh tế, chính trị khoa học kỹ thuật nhiều nữa mà chú trọng vào lĩnh vực tinh thần nhất là tôn giáo. Trên tinh thần dân tộc, ông đưa ra hai giả thuyết khoa học làm đảo lộn những nếp nghĩ lâu nay đã hằn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người trong đó có cả giới nghiên cứu. Ông cho rằng, cả chữ Nho lẫn đạo Nho đều do người Việt đặt ra trước rồi người Tàu mới công thức hóa lại sau nghĩa là làm cho chau chuốt, nuột là hơn. Vì thế Nho là của chung Tàu Việt và ông gọi là Việt Nho:
“ Một là Bách Việt làm chủ khu vực nước Tàu trước người Tàu. Hai là người Bách Việt chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm cho sa đọa ra Hán Nho… Triết học của Nho giáo chính là của Việt giáo hay nói cách khác Nho là Việt, Việt là Nho và vấn đề khẩn thiết lúc này phải tìm ra phương cách khai quật lên cho bằng được đạo lý của Việt Nho. Nhất là phần cơ cấu của Việt Nho đã bị Hán Nho vùi dập. Âm dương, ngũ hành bị biến cách tới độ phù phép, còn Tam tài thì không ai nhận ra ý sâu xa của nó nữa” (14).
Khoa lịch sử khảo cổ học cũng như di truyền học ngày nay với những phát hiện mới đang chứng minh những giả thuyết của Lương Kim Định hoàn toàn không phải là hoang đường.
Có những phê phán của Lương Kim Định với triết học Mác hay Chủ nghĩa xã hội gây nghi ngại trước đây, bây giờ chính những người nghiên cứu triết học Mác xít cũng gạt bỏ nó như vấn đề mâu thuẫn đối lập, chuyên chính vô sản... Cho nên đã đến lúc cần đặt ra là tái bản các tác phẩm của Lương Kim Định và nghiên cứu về ông nhất là cho giới triết học và văn hóa, giáo dục.
Hà Nội, nhân 20 năm mất của Lương Kim Định (1997-2017)
Chú thích:
1- Định hướng văn học, Ra khơi Nhân ái xuất bản, Sài Gòn 1969, tr.83-84.
2- Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc, vietnamvanhien.net, tr.7
3- Kinh Hùng Khải Triết, vietnamvanhien.net, tr.13
4- Bìa 3 cuốn “Chữ Thời”, Ấn quán Thanh bình, Sài Gòn 1967
5- Kinh Hùng Khải Triết, Thanh niên QG, USA xuất bản 1989, s đ d, tr.15
6- Kinh Hùng Khải Triết, s đ d, tr. 42
7- Kinh Hùng Khải Triết, s đ d, tr. 6
8- Cẩm nang Triết Việt, s đ d, tr. 18
9- Báo Ngày nay số 121 ở Texas năm 1998.
10- Lời Phi lộ cuốn Kinh Hùng Khải Triết, s đ d
11- Triết lý cái đình, Nxb Hội nhà văn in lại bản 1971, Tp HCM 2016, tr.13
12- Triết lý cái đình, s đ d, tr.29-31
13- Hồn nước với lễ gia tiên, Nam Cung xuất bản 1979, http//tieulun.hopto.org, tr.2
14- Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Nguồn Sáng xuất bản, Sài Gòn 1973, tr.6
Ông sinh ngày 15-6-1915 (có tài liệu nói năm 1914), tại Trung thành, Hải Hậu, Nam Định. Ông đi tu và được phong linh mục năm 1943. Ông học Triết tại Giáo hoàng học viện Alber le Grand, sau đó về dạy Triết tại Đại chủng viện Quần Phương. Năm 1947, được gửi đi học ở Học viện Công Giáo Paris (Institus de Paris) và Học viện Cao học Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Etudes Chinoises, Paris). Năm 1958 về nước là Giáo sư Triết học Đông phương tại Học viện Bảo Tịnh, đại học Văn khoa Sài Gòn, viện đại học Vạn Hạnh… Ông cùng vài giáo sư khác như Nguyễn Văn Thích, Nguyễn Đăng Thục sáng lập ra khoa Triết học phương Đông ở Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1958. Sau biến cố 30-4-1975, ông qua Hoa Kỳ rồi mất ngày 25-3-1997 trong đau yếu, bệnh tật. Ông để lại 45 tác phẩm (không kể một số tác phẩm thất lạc) và gây ra tranh cãi cho nhiều người cho đến tận hôm nay. Nhưng dù thế nào cũng phải công nhận ông là triết gia lớn của Việt Nam của thế kỷ XX, tràn đầy tinh thần dân tộc mà như GS Trần Văn Đoàn (Đài Loan) nhận xét trong cuộc hội thảo ngày 18-1-1997: “Kim Định vượt xa Trần Đức Thảo trong lĩnh vực suy tư và trong tinh thần ái quốc cũng như sự nhiệt tâm của kẻ sỹ”. Sách báo ở Việt Nam hiện nay chỉ ghi nhận GS Trần Đức Thảo là triết gia duy nhất. Như vậy là chưa đủ và làm nghèo triết học Việt Nam.
1- Lương Kim Định là triết gia lớn
Ông không chỉ là một trong những người sáng lập ra khoa Triết học Phương Đông ở Đại học Văn khoa Sài Gòn mà còn là người để lại nhiều tác phẩm triết học sâu sắc. Trong đó, tác phẩm đầu tiên ra đời năm 1965 là cuốn “Nhân bản”, ông đã phác thảo nên một ngành triết học mới. Đó là Triết Việt hay Việt Nho hay An Vi. Ông viết:
“An Vi tương đương với an hành. Vô vi sẽ là đối cực với hữu vi. Nói An Vi chính là quân bình đang đứng giữa hữu vi và vô vi. Còn nói chung vì nó là đợt trung dung: hữu nhược vi, thực nhược hư (có mà như không, thực mà như giả). Phải tế vi lắm mới đạt được cái rất mỏng manh nhỏ bé và vô ý một chút là ngả sang hữu hoặc vô” (1).
Ông chỉ ra đặc điểm của Triết Việt, liên quan trực tiếp đến nền văn hóa phương Đông:
“Triết Việt cũng đã vươn lên đến đợt tâm linh nên đã đi từ thơ ca, vũ nhạc đến minh triết, không duy lý hay duy tình nhưng tình lý bao lấy nhau. Dẫu bên ngoài của sứ vụ đó theo như tục lệ ông bà vươn lên lễ gia tiên. Dù Thượng Đế nhân hành vươn lên Hạn Thiên “vô thành vô xứ”. Chỗ nào cũng suy ra nét song trùng dọc với ngang, trên với dưới, nhờ vậy tránh được nạn duy lý để trở nên nền triết lý nhân sinh toàn diện. Đó là nhân chủ, tức con người, không bị tước đoạt mà còn giữ được, còn làm chủ được mệnh hệ của mình” (2).
Trước đây, nhiều người tin rằng triết học chỉ có ở phương Tây, con phương Đông cùng lắm chỉ có triết lý. Lương Kim Định cũng cho rằng, Đông phương thiên về minh triết và triết lý, còn Tây phương thiên về triết học. Trong cuốn “Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây”, ông đã chứng minh khá rõ những điều khác biệt giữa Đông và Tây nhưng đã khẳng định phương Đông trong đó có Việt Nam có một nền triết học sâu sắc, biết vượt lên những hạn chế của triết học Tây phương, một nền triết học vĩ đại nhưng theo ông là một chiều hoặc duy tâm hoặc duy vật:
“Nói vắn tắt thì từ ông tổ triết học Tây Âu cho đến nay chỉ có thứ triết học một chiều thôi. Tuy cũng có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nó chỉ như cánh nhạn lẻ loi giữa tiết đông tuyết lạnh, không làm nên được mùa xuân với muôn hoa sắc vì không được chính quyền công nhận nên đời sống xã hội vẫn nằm bẹp dưới đất như chính triết học…Thế nghĩa là văn minh Tây Âu có rực rỡ huy hoàng đến đâu, cũng mới là cái ngai vàng của Oedipe không mang lại hạnh phúc trường tồn, còn làm thui chột con mắt thứ ba, chính là tuệ nhãn nên chỉ nhìn thấy nhị kháng mà không thấy ra chỗ hòa, đành chọn một bỏ một, thành ra đủ thứ duy, mà đã duy kiểu này hay duy kiểu khác đều quanh quẩn từ 1 sang 4 và từ 4 về 1 hoài mà không tìm ra đàng thứ 3. Ôi triệt tam, triệt tam” (3).
Logic của Aristos dứt khoát khẳng định hoặc có hoặc không chứ không có dạng vừa có vừa không, tức là triệt tam. Triết học phương Tây cũng rất sâu sắc khi bàn về quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian nhưng rất ít quan tâm đến con người. Lương Kim Định cho rằng, triết học phải lấy con người làm trung tâm. Ông viết:
“Muốn hiểu biết về con người, cần phải biết địa vị của con người trong trời đất, trong vũ trụ hay nói theo triết học là trong không gian. Nhận thấy cơ cấu Thời – Không đang sụp đổ, tác giả đi gõ cửa những nhà khoa học lớn như Enstein với thuyết tương đối trong không gian, thời gian như chiều kích thứ tư của vạn vật, rồi đi gõ cửa các triết gia hiện đại nhất như Heidegger, tác giả cuốn “ Hữu thể và thể giác”. Sau đó trở lại với Đông phương, khảo sát quan niệm chữ Thời trong Kinh Dịch, Kinh Thi, chúng ta sẽ có được sự thích thú khi nhận ra sự gặp gỡ Tây Đông trên bậc tối thượng. Chúng ta khám phá ra những ý tưởng sâu thẳm tiềm ẩn trong Tam tài, Ngũ hành, Hồng nhạn, Thái thất…Với nền triết lý của lịch pháp phương Đông, đặt nền trên huyền sử, cung cấp cho chúng ta chìa khóa để mở kho tàng bí ẩn của nền văn hóa nước nhà nhằm xây đắp một nền triết lý Việt Nam mới hợp với cảm quan của con người thời đại” (4).
Vì vậy, Lương Kim Định chủ trương xây dựng một thứ đạo đó là “Đạo Nhân”, đạo của con người. Xưa nay, các lý thuyết triết học chia ra ba loại: lấy Thượng đế làm chủ gọi là Thiên chủ. Có loại lấy vũ trụ vạn vật là chủ gọi là vật chủ. Còn ông, lấy con người là chủ nên gọi là nhân chủ. Ông đưa ra câu ca dao: “Có trời mà cũng có ta/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” để khẳng định, người Việt đã biểu thị ý thức nhân chủ từ lâu rồi. Tư duy đó mềm dẻo:
“Sự vật có là có, không là không nhưng với con người thì là uyển chuyển, có mà không, không mà vẫn có. Nói theo huyền số thì đó là con số 3. Tất cả túi khôn Đông phương nằm trong số 3 đó… Để thấy rõ sự uyển chuyển của cơ chế này cần đối chiếu với cơ chế Tây Âu đi theo lối 2 là 2 mà cụ thể là tư sản với quyền tuyệt đối nên chỉ có nhị đối kháng là tư sản với vô sản. Đó là đầu mối gây tai họa trầm trọng cho đến ngày nay giữa tư bản và vô sản…Chính sự bám víu nọ gây ra nạn vô sản tức cảnh huống những người không có tài sản. Đã không có tài sản tất trở nên nô lệ. Thế là trong xã hội phân ra có chủ nô, có giai cấp tiếp đến là có giai cấp đấu tranh liên tục. Trái lại Việt xưa theo lối vào uyển chuyển nên không theo tư bản hay vô sản mà theo lối bình sản tức là đứng giữa tư bản và vô sản, uyển chuyển giữa có với không” (5).
Số 3, chính là triết lý An Vi mà ông khởi xướng và có hàng trăm nhóm An Vi sau này đã thành lập theo tư tưởng của ông xuất hiện ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp…Ông viết:
“Một trời, hai đất, ba người”. Ba người là một nét đặ trưng cho triết lý An Vi, coi người như một tài ngang với trời, đất nên còn gọi là “tham thông”, cả ba cùng tham dự. Nếu trời làm thì đất làm và con người cũng làm. Có làm mới tham thông, mới là một tài trong ba tài. Con người khác con vật ở chỗ tham dự, cùng làm đó nên còn gọi là nhân chủ. Con người làm chủ sự vật. Không giữ được điều đó thì là vật chủ tức con người để cho sự vật sai khiến. Ví dụ coi tiền tài sản vật cao hơn mình, hơn người, hơn những mối nhân luân. Đó là vật chủ. Còn tin tưởng vào số mệnh, định mệnh, con người không còn giữ lại cho mình quan hệ nào để có thể sửa phận mình. Đấy gọi là thiên chủ, thần chủ” (6).
Ông vẫn quan niệm triết học là một khoa học hiểu biết chắc chắn, nguyên nhân sâu xa về sự vật hiện tượng nhưng triết Tây hiểu thế giới nhưng quên biến cải con người, triết Ấn Độ thì trốn đời tìm nơi cực lạc. Để khắc phục những thiếu sót của các lý thuyết triết học trên thế giới, cả Đông lẫn Tây, theo Lương Kim Định là phải từ bỏ triết học một chiều, tiếp nhận triết học hai chiều, phải kết hợp cả vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt triết Việt phải có chiều kích tâm linh. Ông khẳng định:
“Karl Marx chê ông Hegel là đi ngược: đầu ở dưới đất, hai chân giơ lên trên nên chữa lại cho biện chứng đi hai chân lên đất thành ra duy vật biện chứng. Mao Trạch Đông đã triển khai cuộc cách mạng của ông bằng quyển “Mâu thuẫn luận” theo đúng tinh thần của Hegel và Marx. Đó là đối kháng, thiếu vòng sinh…Phương Tây đã đánh mất nét song trùng mà Heidegger gọi là đánh mất nét gấp đôi (two foldness), nên dùng làm túi, đồng hóa người với vật, biến người thành công cụ sản xuất, không thấy con người là vật linh thiêng nữa. Đánh mất nét song trùng rồi còn thấy sao được chiều kích tâm linh. Chỉ nhìn bằng con mắt duy vật thì tất nhiên con người xuất hiện như những con vật và Nhà nước tha hồ quản lý mặt hàng” (7).
Lương Kim Định cho rằng, chính số 3 làm nên sự khác biệt của Triết Việt. Từ trong các truyện thần thoại, dã sử cho đến các hiện vật văn hóa của Việt Nam như cái đình, trống đồng, cúng gia tiên… đều thấm đẫm con số 3 huyền thoại đó. Ông viết:
“Số 3 chỉ nhân chủ là người tự làm lấy vận mệnh của mình, không quá suy phục trời như duy tâm, cũng không quá phục tùng đất như duy vật mà cư xử như một chủ trong ba chủ, một tài trong ba tài: trời, đất, người. Nhờ đó con người có thêm tự do hay làm cho con người biết liên đới vô cùng mà không bị vong thân đặt tiền tài trên con người. Trái lại, con người là nhân chủ luôn biết trọng nhân nghĩa hơn tiền tài. Lập trường này bao hàm: một là có, hai là không và ba là vừa có vừa không một trật” (8).
Nói về triết gia Lương Kim Định sẽ có nhiều ý kiến tranh biện. Đây là cơ hội rất tốt, để những quan niệm của ông có dịp được đào sâu. Nói như GS Nguyễn Ngọc Bích ở Đại học Georgetown, Hoa Kỳ sẽ công bằng hơn:
“Nếu có ai hỏi tôi rằng, có nên đọc (Lương Kim Định) hay không thì tôi xin thưa ngay, dứt khoát là có. Tại sao, tại vì nếu ta không nhất thiết phải đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng là của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc cũng không khác gì tôi sẽ trả lời cho câu hỏi: có nên đọc Platon hay Aristos không? Đã nhất thiết gì chúng ta đồng ý với Platon trong tác phẩm Le Republique, nhưng ai không đọc tác phẩm đó chắc chắn sẽ mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học phương Tây. Cũng như không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà an vi nhưng một ngày kia, người ta sẽ tỉnh mộng nhìn thấy cái mất mát to lớn của mình” (9).
2-Một triết gia đầy tinh thần dân tộc
Đọc các tác phẩm của Lương Kim Định thấy đa số đều xuất phát từ hiện thực của Việt Nam. Từ những câu ca dao, chuyện truyền thuyết, thần thoại trong kho tàng cổ tích Việt. Từ chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đến chuyện Nữ Oa vá trời, chuyện Quả dưa hấu…Từ chuyện của người Kinh đến chuyện của các dân tộc thiểu số như Đẻ trứng, đẻ nước, Dam Dông, sông Ba… Chuyện nào ông cũng nhình thấy triết lý sâu sắc của ông cha gửi gắm lại. Theo ông:
“Huyền thoại chính là tự truyện của một dân tộc bao hàm những kinh nghiệm tích lũy từ trong sản xuất, lao động tiên tổ kết tinh lại. Xuyên qua đó thường được kể lại bằng những nét lung linh cái sứ mệnh của dân tộc nên đó quả là những di bảo thiêng liêng chứa chấp những miền tinh thần của tiềm thức” (10).
Chỉ một đoạn đồng dao: “Phụ đồng phụ chổi/ Thổi lổi mà lên. Ba bề bốn bên/ Soi lên cho chóng…” là ông đã nhìn thấy cái ẩn ý triết lý sâu sắc của cha ông về hồ Ba Bể, nguyên lý Tam tài, nguyên lý Mẹ…những tinh hoa của triết lý Việt:
“Việt Nam đã có triết lý. Không những thế, nó có cả triết lý bình dân và nó đặc biệt ở chỗ nó không khác triết học bác học về nội dung mà chỉ khác về trình độ và ngôn ngữ. Đấy là nét đặc trưng… Bác học hay bình dân cũng thế cả chỉ khác nhau về sự trình bày để thích nghi với trình độ học thức mà thôi” (11).
Suy tư bất cứ hiện vật văn hóa nào, ông cũng nhận ra cái hồn của người Việt. Chẳng hạn biểu tượng của nước Pháp là con gà, Ấn Độ là con voi, Đức là chim ưng, Anh là sư tử. Trung Quốc trước là hổ sau là rồng. Chỉ có Việt Nam là nhận cả đôi là tiên, rồng. Người Việt cũng thích nói kép: đình đám, học hành, cưới xin. Trung Quốc chỉ có đơn âm… Về cái đình làng, ông viết:
“Cái đình có thể coi là đỉnh chót vót của nền văn minh Việt. Nền văn minh này đặt trên nền tảng gia đình, nhiều gia đình họp thành khu, xóm, ấp và đặt đến cùng là làng. Nhà của làng là đình. Đấy là nền văn hóa xây trên đất tha nhân, trời hòa, đất hòa. Nói cụ thể là hòa đạo với đời, hòa siêu nhiên với tự nhiên” (12).
Ông trăn trở về tình yêu nước nhạt phai trong một số người nhất là lớp trẻ. Chỉ ra nhiều hiện tượng đáng buồn nhưng không phải là quy tội, bắt bẻ trách nhiệm của ai mà mục đích là thức tỉnh người Việt trong cũng như ngoài nước để “gọi hồn nước về”. Cái hồn đó siêu việt không hiện hữu nhưng cũng chẳng phải vô hình như gió thổi vô hình nhưng làm lay động cây cối và người ta lại rất dễ nhận ra đặc trưng của nước Việt:
“Thực trạng tình huống nước ta mấy chục năm qua. Cũng có đủ cả việc cướp nước, bán nước và bán hồn nước. Vì có một số người vào hùa với ngoại bang làm giàu trên xương máu đồng bào và đau thương của dân tộc. Cũng từ đấy xảy ra việc nhiều người xem vào gương tiên tổ thì chẳng còn thấy bóng dáng của mình đâu nữa. Thấy sao được vì đã bị ngoại bang lấy đi rồi và hồn cũng có phải là vật cụ thể hiện ra thù lù trước mắt đâu, nhưng là cái siêu linh như ẩn như hiện, có mà không, không mà có. Nếu tấm lòng yêu nước thương nòi đã phai nhạt thì xem vào tấm gương mới mẻ là cái nước chậm tiến, lạc hậu này thấy sao được hồn nước. Nếu nước Việt không có hồn, dân tộc Lạc Việt không có tính chất đặc trưng” (13).
Khi đã định cư tại Hoa Kỳ nhưng ông vẫn canh cánh tấm lòng với nước. Năm 1989, ông thành lập hội Việt Linh chủ trương dạy tiếng Việt cho lớp trẻ con cái người Việt sinh ra ở Hoa Kỳ. Ông cũng kêu gọi thành lập các ban nghiên cứu các lĩnh vực, quy tụ những nhà khoa học người gốc Việt làm việc với nhau để có thể giúp cho trong nước những lĩnh vực còn yếu nhất là về khoa học kỹ thuật. Ông cũng quan tâm nhiều đến giáo dục nước nhà để làm sao tạo ra những thế hệ vừa thành nhân vừa thành công.
Ông cũng đưa ra nhiều tiên đoán như đến năm 4047 thì sự khác biệt Tây Đông sẽ không còn nữa mà cả nhân loại là khối thống nhất và đến năm 5047 người ta không còn chú trọng vào vấn đề kinh tế, chính trị khoa học kỹ thuật nhiều nữa mà chú trọng vào lĩnh vực tinh thần nhất là tôn giáo. Trên tinh thần dân tộc, ông đưa ra hai giả thuyết khoa học làm đảo lộn những nếp nghĩ lâu nay đã hằn sâu vào nếp nghĩ của nhiều người trong đó có cả giới nghiên cứu. Ông cho rằng, cả chữ Nho lẫn đạo Nho đều do người Việt đặt ra trước rồi người Tàu mới công thức hóa lại sau nghĩa là làm cho chau chuốt, nuột là hơn. Vì thế Nho là của chung Tàu Việt và ông gọi là Việt Nho:
“ Một là Bách Việt làm chủ khu vực nước Tàu trước người Tàu. Hai là người Bách Việt chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm cho sa đọa ra Hán Nho… Triết học của Nho giáo chính là của Việt giáo hay nói cách khác Nho là Việt, Việt là Nho và vấn đề khẩn thiết lúc này phải tìm ra phương cách khai quật lên cho bằng được đạo lý của Việt Nho. Nhất là phần cơ cấu của Việt Nho đã bị Hán Nho vùi dập. Âm dương, ngũ hành bị biến cách tới độ phù phép, còn Tam tài thì không ai nhận ra ý sâu xa của nó nữa” (14).
Khoa lịch sử khảo cổ học cũng như di truyền học ngày nay với những phát hiện mới đang chứng minh những giả thuyết của Lương Kim Định hoàn toàn không phải là hoang đường.
Có những phê phán của Lương Kim Định với triết học Mác hay Chủ nghĩa xã hội gây nghi ngại trước đây, bây giờ chính những người nghiên cứu triết học Mác xít cũng gạt bỏ nó như vấn đề mâu thuẫn đối lập, chuyên chính vô sản... Cho nên đã đến lúc cần đặt ra là tái bản các tác phẩm của Lương Kim Định và nghiên cứu về ông nhất là cho giới triết học và văn hóa, giáo dục.
Hà Nội, nhân 20 năm mất của Lương Kim Định (1997-2017)
Chú thích:
1- Định hướng văn học, Ra khơi Nhân ái xuất bản, Sài Gòn 1969, tr.83-84.
2- Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc, vietnamvanhien.net, tr.7
3- Kinh Hùng Khải Triết, vietnamvanhien.net, tr.13
4- Bìa 3 cuốn “Chữ Thời”, Ấn quán Thanh bình, Sài Gòn 1967
5- Kinh Hùng Khải Triết, Thanh niên QG, USA xuất bản 1989, s đ d, tr.15
6- Kinh Hùng Khải Triết, s đ d, tr. 42
7- Kinh Hùng Khải Triết, s đ d, tr. 6
8- Cẩm nang Triết Việt, s đ d, tr. 18
9- Báo Ngày nay số 121 ở Texas năm 1998.
10- Lời Phi lộ cuốn Kinh Hùng Khải Triết, s đ d
11- Triết lý cái đình, Nxb Hội nhà văn in lại bản 1971, Tp HCM 2016, tr.13
12- Triết lý cái đình, s đ d, tr.29-31
13- Hồn nước với lễ gia tiên, Nam Cung xuất bản 1979, http//tieulun.hopto.org, tr.2
14- Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Nguồn Sáng xuất bản, Sài Gòn 1973, tr.6
Văn Hóa
Bão lụt & Động đất
Đinh Văn Tiến Hùng
09:35 22/09/2017
Nước dâng xoáy cuộn lửa nung đất trời.
Bão lòng nổi dậy khắp nơi,
Kiêu căng cuồng tín bao đời không yên.
Những trận bão kinh hoàng mới đây thôi,
Để lại thật nhiều xót xa khốn khổ,
Đất nước Hoa Kỳ tốn hàng trăm tỉ,
Triệu người di tản nhà của tan hoang.
Bão lụt Việt Nam thảm họa điêu tàn,
Xả lũ chết dân nhân tài Đảng trị,
Miền Trung hứng chịu tai trời ách khỉ,
‘Đỉnh cao trí tuệ’ lủi trốn từ lâu.
Bão tố lụt lội nào đã hết đâu,
Mễ-tây-cơ tan hoang vì động đất,
Xác người vùi lấp, nhà đổ chồng chất,
Tang tóc điêu tàn lòng người nát tan.
*Nhưng bão lòng gieo gấp bội kinh hoàng,
Chủng tộc, tôn giáo… độc tố diệt chủng,
Xé tan xác người, cửa nhà thiêu rụi,
Vẫn chưa thỏa mãn cuồng vọng lòng người.
Miến Điện thác người sợ hãi vượt sông,
Mong trốn thoát nạn thanh trừng tôn giáo,
Bỏ lại tất cả, mưu tìm đời sống,
Để mong làm người được sống tự do.
Con người khổ đau không được ấm no,
Lại còn hăm dọa trò chơi nguyên tử,
San bằng trái đất, hủy diệt nhân loại,
Thỏa cuồng vọng, nhưng đâu hợp ý trời.
Thiên tai dần dần rồi sẽ phục hồi,
Muôn lòng rộng mở, giơ tay cứu trợ,
Nếu bão lòng còn dâng cao cuồng nộ,
Phút giây quả đất sẽ nổ tan tành.
Bốn ngàn năm trước ghi trong Thánh Kinh,
Trận Đại Hồng Thủy muôn đời dấu ấn,
Đừng để Thượng Đế giơ tay trừng phạt,
Diệt muôn loại Đại Hồng Thủy thứ hai.
Ôi Thiên Chúa Vua công chính an bài!
Xin Ngài dẹp tan âm mưu đen tối,
Hướng dẫn loài người thiện tâm xám hối,
Cho địa cầu đón ánh sáng bình an.
Động đất liên tiếp cuồng phong,
Nước dâng cuộn xoáy lửa nung đất trời,
Bão lòng nổi dậy khắp nơi,
Kiêu căng cuồng tín bao giờ mới yên !
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú : Đây chỉ là những cảm nghĩ cá nhân, không đi vào chi tiết vì truyền thông báo chí đã nói đến nhiều.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Kinh/Sách
Thérésa Nguyễn
08:02 22/09/2017
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Đọc kinh cầu nguyện bằng tim
Thánh kinh sách đọc đức tin vững bền.
(tn)