Phụng Vụ - Mục Vụ
Maria, đèn trên đế
Lm. Minh Anh
02:49 22/09/2020
MARIA, ĐÈN TRÊN ĐẾ
“Mẹ và anh em tôi là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với chủ đề “Maria, đèn trên đế”, các bài đọc hôm nay sẽ bất ngờ dẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cách riêng, trình thuật Tin Mừng, với chỉ vỏn vẹn ba câu, thánh sử Luca nêu lên sự kiện Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Ngài, nhưng vì đám đông, họ không thể đến gần.
Trình thuật Đức Mẹ tìm thăm Chúa Giêsu đều có ở ba thánh sử nhất lãm; thế nhưng, chỉ riêng ở Luca, sự kiện này xảy ra ngay sau dụ ngôn “Chẳng ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng” cùng với lời Chúa Giêsu căn dặn, “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe”; cũng riêng Luca, không có câu hỏi “Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi?”, nhưng thật độc đáo, Luca lại có câu trả lời như hai thánh sử kia, “Mẹ và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”; đặc biệt, cũng chỉ duy mình Luca có một chi tiết rất quan trọng về Đức Mẹ, “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” thì phải chăng, xuyên suốt Tin Mừng của mình, Luca muốn nêu bật hình ảnh Đức Mẹ như là đèn trên đế, một mẫu gương sống động của người môn đệ trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Ngay trong chính trình thuật tìm thăm Chúa này, Mẹ Maria đã là đèn trên đế, gương mẫu cho chúng ta, những người môn đệ của Chúa Giêsu. Trước hết, Đức Mẹ đã không quản ngại đường sá xa xôi khi phải rời quê để lên đường đi tìm gặp cho được Chúa Giêsu, cuộc đời của Mẹ là một cuộc đời tìm kiếm Thiên Chúa và thánh ý Người không ngừng; đến nơi, vì người ta quá đông, Đức Mẹ chỉ biết đứng đợi chứ không nại đến đặc quyền của mình, dường như cuộc đời của Mẹ là một cuộc đời chờ đợi Thiên Chúa liên lỉ như một tôi tớ trước chủ mình; cuối cùng, câu nói của Chúa Giêsu hẳn không làm cho Đức Mẹ sốc, nhưng ngược lại là khác, vì chính Đức Mẹ hiểu nó hơn ai cả, “Mẹ và anh em tôi là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”; cả ba Tin Mừng nhất lãm đều không nói Chúa Giêsu có ra gặp Mẹ hay không, không ai biết, nhưng chắc chắn, dẫu thế nào đi nữa thì Đức Mẹ vẫn bằng lòng. Như thế, Đức Mẹ là đèn trên đế sáng ngời, là kiểu mẫu cho người môn đệ Giêsu.
Khi đọc trình thuật tìm thăm Chúa, hẳn không ai trong chúng ta liên tưởng đến biến cố Truyền Tin, Giáng Sinh, Thăm Viếng hay Ngũ Tuần mà Đức Mẹ đều hiện diện. Với biến cố Truyền Tin, Đức Mẹ thưa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”; thăm người chị họ, với Magnificat, Đức Mẹ nói đến Đấng đã làm bao việc kỳ diệu trên tôi tớ Người, “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”; và với biến cố Ngũ Tuần mà cũng chính Luca kể lại, thì Đức Mẹ cũng có mặt khi cùng các môn đệ đợi chờ Thánh Thần vào ngày Giáo Hội khai sinh. Vì thế, câu trả lời của Chúa Giêsu “Mẹ và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” là một khẳng định của Luca về Mẹ Maria như là người đáp ứng những tiêu chí mà Chúa Giêsu đưa ra cho những ai muốn tham dự vào gia đình Hội Thánh của Ngài, một gia đình thiêng liêng còn hơn cả máu mủ huyết tộc; và chính Đức Mẹ là đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ.
Tuyệt vời hơn, có thể nói, chúng ta gặp lại Đức Mẹ trong sách Châm Ngôn hôm nay, “Lòng vua ở trong tay Chúa như những dòng nước chảy, Người muốn hướng nó về đâu tuỳ ý Người” thì cuộc đời Đức Mẹ cũng thế, lòng Đức Mẹ tựa dòng nước chảy mà Thiên Chúa muốn hướng về đâu tuỳ Người; Đức Mẹ chẳng tháo lui, cũng không cưỡng lại; nhờ đó, Chúa đã làm bao điều trọng đại trên Mẹ. Sách Châm Ngôn còn nói đến giới răn yêu thương như là việc thực hành Lời Chúa mà Đức Mẹ đã sống qua mầu nhiệm Thăm Viếng và tiệc cưới Cana, “Thực hành công bình và bác ái, thì đẹp lòng Chúa hơn là hy lễ”. Giới răn thứ hai là lệnh truyền của Thiên Chúa; vì thế, sẽ không bất ngờ khi Thánh Vịnh đáp ca là một lời mà môi miệng Đức Mẹ hằng nhẩm đi nhẩm lại, Mẹ xin cho được bước đi trong đường lối Chúa Trời, “Lạy Chúa, trên đường mệnh lệnh chúa, xin dẫn con đi”. Đức Mẹ là đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ vậy.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói với chúng ta, “Muốn nên thánh, con hãy bắt chước trẻ thơ; nó không hiểu gì về lý thuyết, nhưng nó nhìn mẹ nó, nó làm theo mẹ nó, nó tin mẹ nó biết tất cả, làm đúng tất cả. Nhìn Mẹ Maria, làm như Mẹ Maria, con sẽ nên thánh; Đức Mẹ là sách ‘Phúc Âm sống’, ‘cỡ nhỏ’, ‘bình dân’, hơn tất cả các thánh vừa tầm con”.
Anh Chị em,
Ngắm nhìn Mẹ Maria như đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ, Lời Chúa mời gọi chúng ta tự hỏi. Chúng ta có lắng nghe và sống Lời Chúa như Đức Mẹ không; hay Lời Chúa gieo vào lòng chúng ta chỉ như hạt lẻ loi bên đường, hạt hời hợt trên đất sỏi đá, hạt ngột ngạt trong ruộng gai góc? Nếu như thế, thì thật đáng tiếc, chúng ta chỉ là những cây đèn hết dầu, đèn mục tim hoặc vẫn là người dưng nước lã với Chúa Giêsu, khác nào những kẻ khờ khạo xây nhà mình trên cát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, Thầy Dạy Của Con, xin cho con biết bắt chước Mẹ mỗi ngày; nhờ đó, con cũng trở nên đèn trên đế, nên người môn đệ của Chúa Giêsu như Mẹ; và như thế, con càng trở nên ruột rà với Chúa ngày một hơn”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Mẹ và anh em tôi là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.
Kính thưa Anh Chị em,
Với chủ đề “Maria, đèn trên đế”, các bài đọc hôm nay sẽ bất ngờ dẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cách riêng, trình thuật Tin Mừng, với chỉ vỏn vẹn ba câu, thánh sử Luca nêu lên sự kiện Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Ngài, nhưng vì đám đông, họ không thể đến gần.
Trình thuật Đức Mẹ tìm thăm Chúa Giêsu đều có ở ba thánh sử nhất lãm; thế nhưng, chỉ riêng ở Luca, sự kiện này xảy ra ngay sau dụ ngôn “Chẳng ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng” cùng với lời Chúa Giêsu căn dặn, “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe”; cũng riêng Luca, không có câu hỏi “Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi?”, nhưng thật độc đáo, Luca lại có câu trả lời như hai thánh sử kia, “Mẹ và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”; đặc biệt, cũng chỉ duy mình Luca có một chi tiết rất quan trọng về Đức Mẹ, “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” thì phải chăng, xuyên suốt Tin Mừng của mình, Luca muốn nêu bật hình ảnh Đức Mẹ như là đèn trên đế, một mẫu gương sống động của người môn đệ trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Khi đọc trình thuật tìm thăm Chúa, hẳn không ai trong chúng ta liên tưởng đến biến cố Truyền Tin, Giáng Sinh, Thăm Viếng hay Ngũ Tuần mà Đức Mẹ đều hiện diện. Với biến cố Truyền Tin, Đức Mẹ thưa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”; thăm người chị họ, với Magnificat, Đức Mẹ nói đến Đấng đã làm bao việc kỳ diệu trên tôi tớ Người, “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”; và với biến cố Ngũ Tuần mà cũng chính Luca kể lại, thì Đức Mẹ cũng có mặt khi cùng các môn đệ đợi chờ Thánh Thần vào ngày Giáo Hội khai sinh. Vì thế, câu trả lời của Chúa Giêsu “Mẹ và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” là một khẳng định của Luca về Mẹ Maria như là người đáp ứng những tiêu chí mà Chúa Giêsu đưa ra cho những ai muốn tham dự vào gia đình Hội Thánh của Ngài, một gia đình thiêng liêng còn hơn cả máu mủ huyết tộc; và chính Đức Mẹ là đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ.
Tuyệt vời hơn, có thể nói, chúng ta gặp lại Đức Mẹ trong sách Châm Ngôn hôm nay, “Lòng vua ở trong tay Chúa như những dòng nước chảy, Người muốn hướng nó về đâu tuỳ ý Người” thì cuộc đời Đức Mẹ cũng thế, lòng Đức Mẹ tựa dòng nước chảy mà Thiên Chúa muốn hướng về đâu tuỳ Người; Đức Mẹ chẳng tháo lui, cũng không cưỡng lại; nhờ đó, Chúa đã làm bao điều trọng đại trên Mẹ. Sách Châm Ngôn còn nói đến giới răn yêu thương như là việc thực hành Lời Chúa mà Đức Mẹ đã sống qua mầu nhiệm Thăm Viếng và tiệc cưới Cana, “Thực hành công bình và bác ái, thì đẹp lòng Chúa hơn là hy lễ”. Giới răn thứ hai là lệnh truyền của Thiên Chúa; vì thế, sẽ không bất ngờ khi Thánh Vịnh đáp ca là một lời mà môi miệng Đức Mẹ hằng nhẩm đi nhẩm lại, Mẹ xin cho được bước đi trong đường lối Chúa Trời, “Lạy Chúa, trên đường mệnh lệnh chúa, xin dẫn con đi”. Đức Mẹ là đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ vậy.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nói với chúng ta, “Muốn nên thánh, con hãy bắt chước trẻ thơ; nó không hiểu gì về lý thuyết, nhưng nó nhìn mẹ nó, nó làm theo mẹ nó, nó tin mẹ nó biết tất cả, làm đúng tất cả. Nhìn Mẹ Maria, làm như Mẹ Maria, con sẽ nên thánh; Đức Mẹ là sách ‘Phúc Âm sống’, ‘cỡ nhỏ’, ‘bình dân’, hơn tất cả các thánh vừa tầm con”.
Anh Chị em,
Ngắm nhìn Mẹ Maria như đèn trên đế, kiểu mẫu của người môn đệ, Lời Chúa mời gọi chúng ta tự hỏi. Chúng ta có lắng nghe và sống Lời Chúa như Đức Mẹ không; hay Lời Chúa gieo vào lòng chúng ta chỉ như hạt lẻ loi bên đường, hạt hời hợt trên đất sỏi đá, hạt ngột ngạt trong ruộng gai góc? Nếu như thế, thì thật đáng tiếc, chúng ta chỉ là những cây đèn hết dầu, đèn mục tim hoặc vẫn là người dưng nước lã với Chúa Giêsu, khác nào những kẻ khờ khạo xây nhà mình trên cát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, Thầy Dạy Của Con, xin cho con biết bắt chước Mẹ mỗi ngày; nhờ đó, con cũng trở nên đèn trên đế, nên người môn đệ của Chúa Giêsu như Mẹ; và như thế, con càng trở nên ruột rà với Chúa ngày một hơn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thứ Tư 23/09/2020: Rao truyền Lời Chúa – Suy Niệm của Linh Mục Phaolô Nguyễn Trọng Thiên
Giáo Hội Năm Châu
06:30 22/09/2020
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 22/09/2020
26. Con khắc chế mình bao nhiêu thì thánh đức của con tiến bộ bấy nhiêu.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 22/09/2020
32. GIẢ GÁI TRỐN NỢ
Có người mắc rất nhiều nợ, khi người ta đến đòi nợ thì hắn liền bịp bợm, nói:
- “Tôi sắp kết hôn với một quả phụ, phải bỏ ra rất nhiều tiền, chỉ tiếc là trong tay tôi không có tiền để nạp lễ, nếu như ngài có thể cho tôi mượn, giúp tôi lấy người quả phụ ấy, không những tôi có thể trả hết nợ, lại còn có thể cho ngài mượn nữa”.
Chủ nợ nghe thì tưởng là thật.
Người ấy sau khi lừa được một nén bạc, liền sơn lại nhà cửa, chủ nợ càng tin thêm.
Qua mấy ngày sau, chủ nợ đi qua trước cổng nhà người ấy, muốn hỏi chuyện trả nợ, bèn tiến tới gõ cửa, chỉ nghe phía trong cửa có tiếng phụ nữ trả lời:
- “Chồng tôi đi khỏi rồi.”
Chủ nợ qua lại mấy lần liên tiếp, đều nghe như thế, trong lòng bực bội, bèn len lén đi đến bên cửa sổ nhìn vào bên trong, nhưng bên trong không có phụ nữ, chỉ thấy người mắc nợ bịt mũi giả làm tiếng nói của phụ nữ mà thôi.
Chủ nợ như lửa đổ thêm dầu, đá toang cái cửa sổ nhảy vào bên trong túm ngay tên mắc nợ gian manh ấy mà đánh, lúc này tên mắc nợ vẫn cứ bịt mũi giả tiếng phụ nữ nói lớn:
- “Chồng tôi mắc nợ chứ can gì đến tôi chứ?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 32:
Có một vài cha sở cho con chiên bổn đạo vay tiền, nhưng con chiên bổn đạo lại cứ lần chần không muốn trả, hoặc trả không đúng kỳ hạn, bởi vì họ cứ nghĩ rằng cha sở không có đòi nợ như những người cho vay ăn lời khác; mà cha sở thì không dám đòi vì sợ người ta nói là cha không biết thương người nghèo, đòi nợ gấp quá, thế là vì lâu quá không trả nợ cho cha sở nên người mượn tiền không dám đi tham dự thánh lễ, không dám đến tham gia các sinh hoạt nhà thờ, dần dần bỏ luôn nhà thờ vì sợ cha sở đòi nợ...
Giúp đỡ cho con chiên bổn đạo là việc làm chính đáng của cha sở, nhưng đừng làm cho họ phải bỏ nhà thờ vì sợ cha sở thấy mặt là hỏi nợ, mặc dù cha sở chưa bao giờ đòi nợ ai cả.
Kinh nghiệm hay nhất là nếu cha sở thấy giúp được thì tặng họ luôn một số tiền, bằng không có khả năng thì cứ nói thật là không có, chứ đừng bao giờ cho con chiên bổn đạo vay tiền, bởi vì chuyện cha sở cho vay tiền mà mất luôn cả chì lẫn chài, nghĩa là mất tiền và mất luôn cả bổn đạo, hơn nữa sẽ có nhiều chuyện không hay xảy ra mất tiếng tốt của cha sở...
Giúp đỡ là việc bác ái nên làm, nhưng nó có hai mặt mà chúng ta nên thấy cho tỏ tường...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người mắc rất nhiều nợ, khi người ta đến đòi nợ thì hắn liền bịp bợm, nói:
- “Tôi sắp kết hôn với một quả phụ, phải bỏ ra rất nhiều tiền, chỉ tiếc là trong tay tôi không có tiền để nạp lễ, nếu như ngài có thể cho tôi mượn, giúp tôi lấy người quả phụ ấy, không những tôi có thể trả hết nợ, lại còn có thể cho ngài mượn nữa”.
Chủ nợ nghe thì tưởng là thật.
Người ấy sau khi lừa được một nén bạc, liền sơn lại nhà cửa, chủ nợ càng tin thêm.
Qua mấy ngày sau, chủ nợ đi qua trước cổng nhà người ấy, muốn hỏi chuyện trả nợ, bèn tiến tới gõ cửa, chỉ nghe phía trong cửa có tiếng phụ nữ trả lời:
- “Chồng tôi đi khỏi rồi.”
Chủ nợ qua lại mấy lần liên tiếp, đều nghe như thế, trong lòng bực bội, bèn len lén đi đến bên cửa sổ nhìn vào bên trong, nhưng bên trong không có phụ nữ, chỉ thấy người mắc nợ bịt mũi giả làm tiếng nói của phụ nữ mà thôi.
Chủ nợ như lửa đổ thêm dầu, đá toang cái cửa sổ nhảy vào bên trong túm ngay tên mắc nợ gian manh ấy mà đánh, lúc này tên mắc nợ vẫn cứ bịt mũi giả tiếng phụ nữ nói lớn:
- “Chồng tôi mắc nợ chứ can gì đến tôi chứ?”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 32:
Có một vài cha sở cho con chiên bổn đạo vay tiền, nhưng con chiên bổn đạo lại cứ lần chần không muốn trả, hoặc trả không đúng kỳ hạn, bởi vì họ cứ nghĩ rằng cha sở không có đòi nợ như những người cho vay ăn lời khác; mà cha sở thì không dám đòi vì sợ người ta nói là cha không biết thương người nghèo, đòi nợ gấp quá, thế là vì lâu quá không trả nợ cho cha sở nên người mượn tiền không dám đi tham dự thánh lễ, không dám đến tham gia các sinh hoạt nhà thờ, dần dần bỏ luôn nhà thờ vì sợ cha sở đòi nợ...
Giúp đỡ cho con chiên bổn đạo là việc làm chính đáng của cha sở, nhưng đừng làm cho họ phải bỏ nhà thờ vì sợ cha sở thấy mặt là hỏi nợ, mặc dù cha sở chưa bao giờ đòi nợ ai cả.
Kinh nghiệm hay nhất là nếu cha sở thấy giúp được thì tặng họ luôn một số tiền, bằng không có khả năng thì cứ nói thật là không có, chứ đừng bao giờ cho con chiên bổn đạo vay tiền, bởi vì chuyện cha sở cho vay tiền mà mất luôn cả chì lẫn chài, nghĩa là mất tiền và mất luôn cả bổn đạo, hơn nữa sẽ có nhiều chuyện không hay xảy ra mất tiếng tốt của cha sở...
Giúp đỡ là việc bác ái nên làm, nhưng nó có hai mặt mà chúng ta nên thấy cho tỏ tường...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Việc làm quan trọng hơn lời nói.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
21:40 22/09/2020
Chúa Nhật 26 Thường Niên A
Việc làm quan trọng hơn lời nói.
Chàng thanh niên bước vào siêu thị tìm mua mấy thứ cần dùng, vài phút sau anh nhận ra một phụ nữ lớn tuổi đang chăm chú nhìn mình. Không để tâm nhiều đến ánh mắt ấy, vì anh còn nhiều việc phải làm. Khi đến quầy tính tiền, thấy người đàn bà lúc nãy đang đứng đợi, anh lịch sự nhường cho bà xếp hàng trước. Người phụ nữ cười buồn:
- Xin cảm ơn. Tôi thành thật xin lỗi vì đã làm cho cậu khó chịu. Thú thực, trông cậu rất giống con trai tôi, nó mới qua đời cách đây vài tháng.
Động lòng trắc ẩn trước người phụ nữ đáng thương, chàng trai đáp:
- Cho con chia buồn, con có thể làm gì để giúp má?
Người đàn bà vui hẳn lên:
-Khi còn sống, con trai thường đi sắm đồ chung với má, nếu phải chia tay, bao giờ nó cũng nói: “tạm biệt má.” Con có thể nói như thế để ta vơi nỗi buồn không?
Không cần suy nghĩ, chàng thanh niên trả lời:
- Ồ! Con sẵn sàng làm tất cả để má vui.
Chàng trai giúp người phụ nữ bỏ các món hàng vào túi, trước khi bà bước ra cửa, anh đưa tay chào:
- Tạm biệt má!
Người phụ nữ quay lại cười thật tươi và gật đầu. Khi nhận hóa đơn, anh vô cùng ngạc nhiên vì thấy số tiền phải trả là 1.500.000đ, nên hỏi:
-Xin lỗi, cô có tính nhầm không? Những món hàng tôi mua chỉ đáng giá khoảng 400.000đ.
Nhân viên thâu ngân trả lời:
- Người phụ nữ hồi nãy nói anh là con và sẽ trả tiền cho bà.
Câu chuyện nghe thật buồn! Người đàn bà bịa ra chuyện thương tâm và dùng lời ngon ngọt để lừa dối chàng trai tốt bụng. Những chuyện tương tự như thế vẫn xảy ra hàng ngày trong mọi ngõ ngách cuộc sống hôm nay.
Giữa đời thường, có hai hạng người: nói nhiều hơn làm, hứa hẹn đủ điều, nhưng rồi không làm gì cả; làm nhiều hơn nói, không hứa hẹn, không ba hoa khoác lác, nhưng làm những việc đạo đức, nhân hậu, tốt lành, có khi làm một cách kín đáo. Ai cũng thích hạng người thứ hai vì họ chân thành, lấy việc làm chứng minh lời nói.
***
Trang Tin Mừng hôm nay kể dụ ngôn hai người con nhận cùng một lời mời gọi của cha và đáp trả với hai thái độ khác nhau.
- Người con thứ nhất: Lúc đầu từ chối, không vâng lời cha. Nhưng sau đó nghĩ lại, nó đi làm vườn nho cho cha. Đứa con này tượng trưng cho các người thu thuế và người tội lỗi.Tuy đã phạm tội, nhưng sau đó đã hồi tâm và tin theo Chúa Giêsu mà quay về với Thiên Chúa.
- Người con thứ hai: Lúc đầu ngoan ngoãn vâng lời cha, nhưng sau đó nó lại không đi làm vườn theo ý cha. Đứa con này có vẻ công chính, tượng trưng cho các Thượng tế Kinh sư và Pharisiêu. Tuy giữ luật Môsê trong từng chi tiết, nhưng họ lại từ chối Gioan Tẩy Giả, người đã đến chỉ đường công chính. “Thưa cha, con đây”: câu trả lời lễ phép của một đứa con ngoan ngoãn hiếu thảo, sẵn sàng vâng nghe lời cha dạy bảo; “Nhưng rồi lại không đi”: đứa con này mới chỉ vâng lời cha bằng môi miệng bề ngoài. Sau đó nó không đi làm vườn nho theo lời cha dạy. Nó có thái độ "ngôn hành bất nhất", "nói mà không làm", “nói một đàng mà làm một nẻo”. Một lối sống vụ hình thức bề ngoài. Một thái độ đạo đức giả. Người con thứ hai ám chỉ những Thượng tế, Kinh sư và Pharisiêu. Thời ấy, họ là những bậc vị vọng, họ tự xưng mình là đạo đức, công chính, trong sạch. Thực tế họ rất giả hình. Nói rất hay nhưng không thực thi điều mình nói. Họ nói mà không làm.
Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Con người dễ rơi vào thói nói nhiều làm ít, hoặc chỉ nói suông mà không làm, hoặc còn tệ hơn nữa khi việc làm mâu thuẫn với lời nói.
1. Nói và làm, một tiêu chuẩn để xét định đời sống.
Kể dụ ngôn, Chúa Giêsu hỏi: “Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?”. Họ trả lời: “Người thứ nhất”. Đó là người nói không, nhưng đã hối hận và đi làm việc. Ở đây rõ ràng có hai loại người: nói ít làm nhiều và nói nhiều làm ít.
- Nói ít làm nhiều.
Nói ít không phải là “ít nói” vốn thường hiểu theo nghĩa tiêu cực bộc lộ một lòng trí tối tăm hay lòng dạ mưu mô. Nói ít cũng chẳng phải là không có gì để nói hay không biết nói gì. Trái lại người nói ít là người biết mình nói gì và cũng là người có khả năng nói nhiều với chính mình bằng ngôn ngữ tư tưởng, với người bằng ngôn ngữ hành động. Chính vì thế họ dễ trở thành những người “làm nhiều”. Những người nói ít làm nhiều thường là những người tốt bụng, nhiệt thành với công việc, chu toàn nhiệm vụ và biết trách nhiệm. Họ không làm phiền người bên cạnh. Họ thích làm tốt cho người khác. Họ không bận tâm đến tiếng chê, chẳng nặng nợ với lời khen. Họ chăm chỉ làm việc và quan tâm tới từng việc làm. Với họ, làm là cách nói tốt nhất.
- Nói nhiều làm ít.
Có những người nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu. Họ là những người hay nói. Hay nói chưa chắc nói hay nhưng chắc chắn một điều: hay nói là một cánh cửa luôn rộng mở cho những người thích nói hay nói tốt về mình, để làm điều kiện thuận lợi cho việc dèm pha phê bình người khác. Đây là một nguy cơ của việc nói nhiều. Có biết đâu phê bình người khác lại là một cách bộc lộ lòng dạ mình ra. Mang kính đen thì phê bình sao người khác đen quá, giống như lưỡi đắng có bao giờ thấy canh ngọt. (x. Làm nụ hoa trắng, trang 90-91, ĐGM Vũ Duy Thống).
2. Nói và làm, hai thái độ sống
Sau câu hỏi, Chúa Giêsu tuyên bố một câu nghe thật nhức nhối: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào nước trời trước các ông”. Các Thượng tế, Kinh sư và Pharisiêu không chịu nghe Lời Chúa, không ăn năn sám hối. Những người thu thuế và gái điếm, khi được mời gọi đã thành tâm sám hối ăn năn.
Có hạng người nói mà không làm và hạng người làm mà không nói.
- Người nói mà không làm. Họ tự cho là mình đạo đức, nhưng khi Chúa Giêsu rao giảng, họ không những không tin mà còn phê phán chỉ trích những người tin Chúa, chỉ trích chính Chúa đã đón tiếp người tội lỗi.
- Người không nói nhưng lại làm. Đó là những người thu thuế và những cô gái điếm. Tuy sống tội lỗi, nhưng khi nghe Chúa rao giảng, họ đã ăn năn sám hối và tin vào Chúa.
3. Những bài học
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hai bài học quan trọng.
- Việc làm quan trọng hơn lời nói.
Chính việc làm minh chứng lời nói. Chính việc làm mới có sức thuyết phục. Lý thuyết dù có hay có đẹp đến đâu nếu không thực hiện được thì cũng vô ích. Trong đời sống, chúng ta gặp không ít những người nói hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu. Nhưng trái lại, có những người nói không hay, có khi không nói gì cả, nhưng lại làm rất nhiều. Nhất thời chúng ta có thể thích những người nói hay. Nhưng sống càng lâu, chúng ta càng mến những người nói ít làm nhiều. Con đường đi từ trái tim đến đôi tay là một con đường dài và gian khổ. Rung động trước nổi khổ của người khác là điều tốt, giúp cho họ bớt khổ là điều tốt hơn. Thánh Gioan khuyên rằng: “Hỡi anh em, đừng yêu mến bằng lời nói suông, nhưng bằng việc làm thực sự” (1Ga 3,18).
Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy. Chúa yêu chuộng những người làm việc hơn là những người chỉ biết nói suông. Những Luật sĩ Biệt phái Kinh sư bị lên án dữ dội vì họ giả hình. Họ nói mà không làm. Họ đặt gánh nặng lên vai người khác nhưng bản thân lại tránh né. Ngày nay cũng vậy, có những bậc cha mẹ dạy con cái phải giữ đạo, phải cầu nguyện, dự lễ, nhưng chính mình lại biếng nhác, không làm gương sáng cho con cái. Chúa đòi hỏi phải thực hành: “Không phải những ai nói rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng là những kẻ làm theo ý Cha Ta trên trời” (Mt 7,21). Đức tin phải biểu lộ bằng việc làm mới là đức tin sống động. Thánh Giacôbê dạy: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Tình yêu cũng phải có việc làm. Việc làm minh chứng tình yêu đích thực. Tin yêu Chúa phải được biểu lộ bằng việc làm.
- Hãy làm một cách khiêm tốn.
Những người Pharisiêu làm gì cũng muốn phô trương. Muốn tỏ ra mình đạo đức, họ đeo lề luật trên trán, trên tay. Ðeo rồi, sợ người khác không nhìn thấy, họ phải "đeo những hộp kinh thật lớn, may những tua áo thật dài" để cho mọi người biết họ yêu mến lề luật, giữ đạo cặn kẽ. Thói phô trương dễ biến thành tự phụ tự mãn, hợm hỉnh. Nên những người Pharisiêu "ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là thầy".
Khi phê phán người Pharisiêu, Chúa Giêsu muốn cho môn đệ hãy sống đạo trong kín đáo: "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy... Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo... Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy... Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh" (Mt 6,1-6). Kín đáo làm việc đạo đức là dấu chỉ lòng mến Chúa chân thực. Lòng mến Chúa chân thực sẽ dẫn đến thái độ khiêm tốn, luôn biết kính trọng người khác và luôn biết phục vụ anh em.
Xin Chúa giúp chúng con biết sống “ngôn hành như nhất” để lời nói và việc làm của chúng con luôn đẹp lòng Chúa và mưu ích cho tha nhân. Amen
Sám hối và tin - Điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
21:50 22/09/2020
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN A
Ed 18,25-28; Pl 2,1-11 (hay Pl 2,1-5); Mt 21,28-32
SÁM HỐI VÀ TIN - ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 21,28-32
(28) Các ông nghĩ sao? Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho”. (29) Nó đáp: “Con không muốn đâu !” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. (30) Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đi !” nhưng rồi lại không đi. (31) Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” Họ trả lời: “Người thứ nhất”. Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. (32) Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông mà các ông không tin ông ấy. Còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.
2. Ý CHÍNH: DỤ NGÔN VỀ HAI NGƯỜI CON
Qua dụ ngôn “Hai người con”, Đức Giê-su muốn gián tiếp cảnh cáo thái độ giả hình của bọn đầu mục Do Thái, và kêu gọi họ hồi tâm sám hối để được ơn cứu độ. Dụ ngôn trình bày thái độ của hai đứa con: Người thứ nhất ám chỉ các người thu thuế và tội lỗi, tuy phạm tội, nhưng đã tin vào Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Người con thứ hai ám chỉ các đầu mục dân Do Thái. Tuy họ tuân giữ Luật Mô-sê, nhưng lại không tin Gio-an Tẩy Giả, được Thiên Chúa sai đến để chỉ con đường công chính. Sau cùng Đức Giê-su khẳng định: “Những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 28-29: + Các ông nghĩ sao?: Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục dân Do Thái tại Giê-ru-sa-lem (x. Mt 21,23-27). Họ đòi Đức Giê-su phải chứng minh nguồn gốc của Người do Thiên Chúa sai đến (23). Để trả lời, Người đòi họ xác định sứ mệnh của Gio-an Tẩy Giả: “Phép rửa của Gio-an do đâu mà có? Do trời hay do người ta?”. Nếu họ nhận là do trời, thì tại sao họ lại không tin lời của Gio-an làm chứng về Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai? + Một người kia có hai con trai: Người kia là cách nói trống ngôi, ám chỉ Thiên Chúa. Hai con trai tượng trưng cho hai thành phần của dân Do Thái là các người tội lỗi và các đầu mục Do thái tự cho mình là công chính. + Người con thứ nhất: ám chỉ các người thu thuế và cô gái điếm. Lúc đầu họ đã không tuân giữ Luật pháp của Thiên Chúa. Nhưng nhờ nghe và tin lời rao giảng của Đức Giê-su mà đã ăn năn sám hối trở thành con ngoan của Thiên Chúa. + Con hãy đi làm vườn nho: Đi làm vườn nho tức là thi hành ý muốn của Thiên Chúa. + Con không muốn đâu: Câu trả lời thể hiện thái độ cự tuyệt ý muốn của cha. Điều này cho thấy những kẻ tội lỗi đã sống trái với thánh ý Thiên Chúa. + Nhưng sau đó nó hối hận, nên lại đi: Ở đây không cho biết lý do tại sao người con thứ nhất hối hận. Chỉ biết rằng nó đã nhận ra lỗi lầm và hồi tâm sám hối để tuân theo ý muốn của cha.
-C 30-31: + Ông đến gặp người thứ hai: Người thứ hai là những kẻ tự hào mình công chính, ám chỉ các đầu mục gồm các thượng tế và kỳ mục dân Do Thái. + Thưa ngài, con đây !: Đây là câu trả lời lễ phép của một đứa con hiếu thảo, sẵn sàng vâng giữ lời cha. + Nhưng rồi lại không đi: Đứa con này mới chỉ vâng lời cha bằng mặt chứ không bằng lòng, nên sau đó nó đã không đi làm vườn nho như ý muốn của cha. Đây là thái độ “ngôn hành bất nhất”, “Nói mà không làm”. Đây cũng là thái độ đạo đức giả của các thượng tế và kỳ lão. Họ giữ Luật Mô-sê từng chi tiết nhưng lại không tin vào Đấng được Thiên Chúa sai đến là Đức Giê-su. + Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người Cha?: Đặt ra câu hỏi này, Đức Giê-su muốn các đầu mục Do thái đặt mình trước mặt Thiên Chúa. + Những người thu thuế và những cô gái điếm: Đây là hai hạng người bị xã hội Do Thái khinh dể, vì họ không giữ Luật Mô-sê và có đời sống tội lỗi, gây gương xấu cho kẻ khác. + Vào nước Thiên Chúa trước các ông: Những người thu thuế và gái điếm vì biết hối cải mà tin theo Đức Giê-su nên họ sẽ có chỗ trong Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập, thay cho các đầu mục là các thượng tế và kỳ mục dân Do Thái.
- C 32: + Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông: Gio-an Tẩy Giả nhờ có lối sống khổ hạnh và sự rao giảng phép rửa thống hối, đã cho dân Do thái biết phải chuẩn bị tâm hồn thế nào để đón Đấng Thiên Sai hầu được trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. + Mà các ông không tin ông ấy. Còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin: Các thượng tế và kỳ mục Do Thái đã không tin lời Gio-an Tẩy Giả. Ngược lại, các người thu thuế và các cô gái điếm đã đến nghe lời Gio-an rao giảng và đã tin Đức Giê-su. + Còn các ông…: Các đầu mục Do Thái dù đã nhìn thấy lối sống khổ hạnh và được nghe lời Gio-an Tẩy Giả kêu gọi mọi người “ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”, nhưng họ vẫn cứng lòng không tin lời Gio-an, do đó cũng không tin Đức Giê-su, nên họ sẽ không được vào Nước Thiên Chúa do Người thiết lập.
4. CÂU HỎI:
1) Hai con trai trong dụ ngôn ám chỉ hai hạng người nào trong dân Do thái?
2) Thái độ đối với Thiên Chúa của hai hạng người này khác nhau thế nào?
3) Tại sao người thu thuế và gái điếm lại bị dân Do thái khinh dể? Do đâu mà họ sẽ được vào Nước Thiên Chúa trước các thượng tế và kỳ mục Do thái?
4) Tại sao các đầu mục Do thái không được gia nhập vào Nước Thiên Chúa do Đức Giê-su thiết lập?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (21,23).
2. CÂU CHUYỆN:
1) AU-GÚT-TI-NÔ - MẪU GƯƠNG SÁM HỐI:
Thánh Au-gút-ti-nô, sinh năm 534, tại Tac-gat, xứ An-giê-ri, Phi Châu, trong một gia đình giàu có, nhưng thiếu đạo đức. Mẹ là bà thánh Mô-ni-ca, một mẫu gương cho các bà mẹ Công Giáo về việc sống đạo và giáo dục con cái bằng đời sống và bằng lời cầu nguyện nữa... Từ nhỏ, Au-gút-ti-nô có tư chất thông minh khác người, đã được theo học khoa hùng biện tại Cac-tha-ge; nhưng tại đây ngài đã lây nhiễm các thói hư tật xấu ở đời. Lời dạy dổ của Mẹ, giáo lý đã học đuợc từ nhỏ, Au-gút-ti-nô đã bỏ ngoài tai. Au-gút-ti-nô hầu như đã mất đức tin, ngài còn tin theo lạc thuyết Ma-nê nữa. Ngài hầu như đã trả lời “không” khi được Chúa gọi vào làm vuờn nho cho Chúa. Vì sống trong tội lỗi, nên tâm hồn của Au-gút-ti-nô không được bình an... Sau đó ngài được mời sang Rô-ma để làm giáo sư khoa hùng biện.
Đây cũng là ý Chúa, nhờ đó ngài đuợc giao tiếp thường xuyên với thánh Giám mục Am-bro-si-ô, và cũng từ đây ngài đã trở lại với niềm tin Công Giáo và đã chấp nhận “đi làm vườn nho cho Chúa”, mặc dù một khoảng thời gian dài đã từ chối lời mời gọi của Chúa.
2) PHẢI GIỮ CHỮ TÍN TRONG LỜI NÓI KHI GIÁO DỤC CON CÁI:
Vợ thầy Tăng Tử từ nhà đi chợ thì đứa con khóc đòi đi theo, bà liền bảo con:
- Con cứ ở nhà đi, rồi về nhà mẹ sẽ làm thịt lợn cho con ăn!
Khi vợ đi chợ về, thầy Tăng Tử liền xuống chuồng bắt lợn làm thịt. Bà vợ liền nói với chồng: “Tôi chỉ nói đùa với nó thôi mà !”. Thầy Tăng Tử liền bảo: “Nói đùa thế nào được? Đừng khinh trẻ thơ không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng là mình dạy con nói dối ư?” Tăng Tử nói xong liền làm thịt lợn cho con ăn.
Chỉ vì một lời nói bông đùa của vợ, mà thày Tăng Tử đã phải làm thịt lợn để cho con ăn. Người có nhân cách là như thế đó ! Một lời nói mà không đi đôi với việc làm là một lời nói vô giá trị.
3) SỨC MẠNH CỦA MỘT CÔ GÁI ĐIẾM LÀ CÔNG MINH CHÍNH TRỰC
Một hôm nghe tin về một cô gái điếm tuy tội lỗi, nhưng lại có một quyền năng siêu phàm, vua A-đúc (Ashoka) đã triệu vời cô ta tới và yêu cầu cô hãy thi thố tài năng để xem thực hư tài năng ra sao. Trước mặt nhà vua, các quần thần, các đạo sĩ và đám đông dân chúng đang tụ tập hai bên bờ sông Hằng, cô gái điếm kia đã thi thố tài năng: cô đã ra lệnh cho dòng sông đang chảy cuồn cuộn phải chảy ngược dòng, gây ra những tiếng động ầm ầm long trời lở đất. Đang khi đó, các vị đạo sĩ tuy đã dày công tu luyện nhiều năm và rất am tường Phật pháp lại đành chịu bất lực trước nạn lụt hàng năm, nước sông dâng lên tràn bờ đê, gây ra cảnh lụt lội lớn lao, làm cho nhân dân dọc theo hai bên dòng sông bị lầm than đói khổ ! Nhà vua không thể tin được là một cô gái điếm, được xếp vào hạng tiện dân và tội lỗi lại có sức mạnh siêu phàm như vậy. Bấy giờ vua hỏi cô gái rằng: “Do đâu mà một kẻ tội lỗi ti tiện như ngươi lại làm được việc lớn lao phi thường như thế?” Cô gái đáp: “Tâu đức vua, đó là nhờ đức hạnh của tiện nữ !”. Đức vua liền cười khẩy và vặn hỏi: “Thế đức hạnh của ngươi ra sao?”. Cô đáp: “Tâu đức vua, đức hạnh của tiện nữ chính là do cách cư xử công chính đối với mọi người. Khi tiếp chuyện với bất cứ ai, dù họ là bậc quân vương, quý tộc hay đám dân thường, tiện nữ đây cũng hết lòng tôn trọng và luôn đối xử vẹn tình trọn nghĩa. Tuyệt đối không dám khinh thường hoặc gian dối với bất cứ một người nào cả !”.
Theo lời cô gái trong câu chuyện trên: Muốn có sức mạnh làm được những việc phi thường, thì người ta phải ăn ở công chính, nghĩa là đối xử công minh chính trực với mọi người. Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã nêu tên Gio-an Tẩy Giả và đòi những ai muốn được cứu độ phải tin vào Gio-an và đi theo con đường công chính của ông. Người nói: “Vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy. Còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.
4) HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA THÁI ĐỘ “NÓI MÀ KHÔNG LÀM”:
Trong cuốn tiểu thuyết “The Fall” của ALBERT CAMUS, có thuật lại câu chuyện về một chàng luật sư đáng kính đang đi trên đường phố tại thủ đô Amsterdam nước Hà Lan. Đột nhiên anh nghe thấy có tiếng la thất thanh giữa đêm tối “Cứu tôi với” và nhận ra đó là tiếng của một phụ nữ bị té ngã từ bờ đê rơi xuống sông. Một tư tưởng chợt lóe lên trong đầu anh luật sư: “Ta phải ra tay cứu giúp cho chị ta mới được. Nhưng ngay lúc đó anh lại suy nghĩ: Chẳng lẽ một luật sư nổi tiếng như ta mà lại can dự vào việc nhỏ mọn này sao? Còn bao nhiêu người khác đâu cả rồi?... Nếu ta ra tay giúp đỡ thì có gặp nguy hiểm không? Có ai chứng kiến để làm nhân chứng về sau không? Chính khi còn đang chần chờ suy tính thì đã quá trễ, bây giờ anh có muốn cứu nạn nhân cũng không còn làm gì được nữa. Rồi anh chàng luật sư tiếp tục bước đi, và suy nghĩ để tìm ra mọi lý lẽ để biện minh cho thái độ đã làm ngơ trước người gặp nạn. Cuối cùng tác giả CA-MUS, đã kết luận như sau: “Anh ta thực sự đã không đáp lại tiếng kêu cứu của người gặp nạn. Đó chính là bản chất con người của anh ta !”
3. SUY NIỆM:
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã tuyên bố một câu khiến các đầu mục dân Do Thái phải sững sờ : “Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông”. Một số nhà chú giải Kinh Thánh đã giải thích từ “vào trước” không chỉ có nghĩa là vô “trước” so với vô “sau”, nhưng là sự “thay thế”. Vì các đầu mục Do Thái “đã không tin”, nên họ sẽ không đủ điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa, chứ không phải sẽ “vào sau”. Như vậy câu này có thể được dịch như sau: “Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa thế chỗ cho các ông”. Và các đầu mục dân Do Thái sẽ bị loại ra ngoài Nước Thiên Chúa.
1) LÝ DO ĐẦU MỤC DO THÁI KHÔNG CÓ CHỖ TRONG NƯỚC THIÊN CHÚA:
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en trong Bài Đọc Một đã nêu ra lý do thứ nhất khiến các đâu mục Do thái bị mất chỗ trong Nước Thiên Chúa như sau : “Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính, thì chính điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết” (Ed 18,26). Thực vậy, người ta thường nghĩ mình vẫn đang là người tốt trong khi thực sự đã trở nên xấu. Để rồi đến giờ chết, khi tưởng mình sẽ được vào Nước Thiên Chúa, nhưng thực sự mình lại không có chỗ trong đó ! Bài Tin Mừng cho biết lý do như sau : Người cha đến nói với đứa con thứ: “Con hãy đi làm vườn nho cho cha”. Nó đáp: “Thưa vâng, con đi”. Nhưng rồi nó lại không đi (Mt 21,30).
Thực vậy, nhiều người thường tự lừa dối mình khi cho rằng chỉ cần nói: “Thưa vâng” với Chúa là đủ. Các đầu mục Do Thái đã “thưa vâng” nhiều lần khi tuân giữ Luật Mô-sê từng chi tiết. Chính chúng ta ngày nay cũng “thưa vâng” như thế khi năng dự lễ, đọc kinh… Nhưng như thế vẫn chưa đủ điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa.
2) TẠI SAO NGƯỜI THU THUẾ VÀ GÁI ĐIẾM ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA?
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en cũng cho biết lý do thứ nhất để các tội nhân được vào Nước Thiên Chúa như sau: “Nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình” (Ed 18,27). Còn lý do thứ hai họ phải có là thái độ hoán cải giống như đứa con thứ nhất, lúc đầu từ chối, nhưng “sau đó nó hối hận nên lại đi” (Mt 21,29).
Thực ra, cả hai câu trên đều chung một lý do là: Phải biết hối hận về tội lỗi quá khứ của mình và hồi tâm hoán cải. Thực vậy, rất nhiều câu chuyện được diễn tả trong phim ảnh cũng như trong đời thường về những người có một quá khứ tội lỗi như trộm cướp, trùm Ma-phi-a… nhưng rồi họ đã được biến đổi để không những trở nên người tốt, mà còn trở thành người có lòng vị tha bác ái cách đặc biệt. Có những tú bà hay những cô gái điếm sau khi hoàn lương, đã bỏ được nếp sống nhơ nhớp trước kia, để sống đời sống mới đầy lòng mến Chúa yêu người như thánh nữ Ma-ri-a Mác-đa-la. Họ xứng đáng được Chúa cho vào Nước Thiên Chúa để thế chỗ những kẻ tuy đã từng có thời sống tốt, nhưng đã dần biến chất trở thành những kẻ đạo đức giả, như các đầu mục dân Do Thái thời Đức Giê-su.
3) ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG: ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC VÀO NƯỚC THIÊN CHÚA :
Ki-tô giáo là một tôn giáo của lòng tin. Nhưng “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17). Lòng tin không phải chỉ là tuyên xưng đức tin ngoài môi miệng, nhưng phải được thể hiện bằng chính cuộc sống vâng theo ý Thiên Chúa như Đức Giê-su dạy: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! Là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Dòng đời luôn thay đổi, và con người cũng dễ đổi thay: Hôm nay có thể chúng ta đang là người tốt, nhưng ngày mai có thể chúng ta sẽ biến thành kẻ xấu và ngược lại. Do đó, chúng ta đừng vội hãnh diện về quá khứ đạo đức của mình, mà mất cảnh giác đến nỗi không nhận ra mình đang biến đổi trở thành người xấu.
Mỗi người chúng ta hãy năng tự kiểm vào mỗi buổi tối về những điều đã dốc quyết với Chúa. Vì dù ta có nói giỏi nói hay bao nhiêu, mà không giữ được điều đã dốc quyết, hoặc “ngôn hành bất nhất”, là ta đã tự đánh mất danh dự và uy tín, và điều ta nói sẽ không còn được ai tin. Mỗi ngày chúng ta hãy xin Chúa giúp từ bỏ tội lỗi và các thói hư để xứng đáng được Chúa cho vào Nước Trời sau này.
4) SỐNG ĐỨC TIN LÀ “XIN VÂNG” THÁNH Ý THIÊN CHÚA:
Một người đã luôn thưa vâng với Thiên Chúa từ đầu đến cuối, trong lời nói cũng như hành động, chính là Đức Giê-su Ki-tô. Người chính là một người hoàn hảo luôn làm hài lòng Thiên Chúa, như Chúa Cha đã giới thiệu sau khi Người chịu phép rửa của Gio-an như sau: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người”. Thánh Phao-lô cũng đã diễn tả về Đức Giê-su trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
Mỗi người chúng ta hãy nhìn vào Đức Giê-su để suy niệm và học tập theo Người như Người đã dạy: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường, và tâm hồn anh em sẽ gặp được bình an”.- “Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. - “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Đức Giê-su cũng mời gọi chúng ta đi làm vườn nho là gia nhập Nước trời. Người cũng đòi chúng ta một sự lựa chọn dứt khoát: Hãy dâng cho Chúa tất cả lời nói và việc làm như lời thánh vịnh: “Này con xin đến để làm theo ý Chúa” (Tv 39,8a), và lời cầu nguyện của Đức Giê-su: “Lạy Cha, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).
4. THẢO LUẬN:
Đức Giê-su nói: ”Có đầy trong lòng mới trào ra ngoài cửa miệng - Lòng đầy thì miệng mới nói ra !” Hiện tại lời nói của bạn đang xây dựng hòa bình, gia tăng hiệp nhất hay đang gây bất hòa chia rẽ và ly tán?
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con tránh thái độ của người con thứ trong Tin Mừng: “Thưa vâng” rồi không làm. Nhiều lần chúng con đã thưa vâng với Chúa khi đi xưng tội, đã quyết tâm đổi mới trong các buổi sám hối chung, rồi sau đó chúng con vẫn sống và phản ứng theo nếp cũ sai trái của mình! Xin cho chúng con biết năng tự kiểm về tư tưởng lời nói việc làm và những điều thiếu sót vào giờ kinh tối cuối ngày. Xin cho chúng con tránh những ảo tưởng về mình để khỏi trở thành những người Pha-ri-sêu đạo đức giả. Hy vọng sau khi được ơn tha thứ, chúng con sẽ yêu Chúa nhiều hơn, sẽ quảng đại hiến dâng cho Chúa tất cả, để được Chúa ban hồng ân cứu độ cho chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Giũ cả bụi chân lại
Lm. Minh Anh
21:56 22/09/2020
GIŨ CẢ BỤI CHÂN LẠI
“Những ai không tiếp đón các con, thì khi rời bỏ thành đó, hãy giũ cả bụi chân lại”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Giũ cả bụi chân lại” là một trong những tuyên bố mạnh mẽ của Chúa Giêsu, cũng là tuyên bố giúp người môn đệ của Ngài kiên định mỗi khi phải đối mặt với sự phản đối trên bước đường tông đồ; vì cuối cùng, như Thầy mình, một đôi khi, họ cũng phải “giũ cả bụi chân lại”.
Chúa Giêsu sai các môn đệ lên đường, rảo khắp các làng mạc để rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật. Ngài dặn các ông đừng mang theo gì, kể cả cây gậy, bánh và tiền; cũng đừng mặc hai áo nhưng chỉ dựa vào lòng hảo tâm của những người mà họ sẽ rao giảng. Ngài cũng thấy trước thực tế nghiệt ngã, một số người sẽ không chấp nhận họ; với những ai thực sự từ chối những người được sai đi và thông điệp họ mang đến, người môn đệ Chúa Giêsu sẽ “giũ cả bụi chân lại” để rời đi.
Điều đó có ý nghĩa gì? Trước hết, khi bị từ chối, người môn đệ tổn thương; hậu quả là chúng ta rất dễ hờn dỗi và khắc khoải. Thật dễ dàng để ngồi xuống và tức giận; và như thế, chúng ta để cho sự từ chối gây cho mình những thiệt hại lớn hơn. “Giũ cả bụi chân lại” là một cách nói rằng, chúng ta sẽ không để cho những thương tổn tác hại đến mình; người môn đệ Chúa Giêsu không dễ bị điều khiển bởi dư luận và ác ý của bất cứ ai. Đây là một chọn lựa quan trọng để thực hiện trong cuộc sống khi người môn đệ đối mặt với sự từ chối. Thứ đến, “giũ cả bụi chân lại” cũng nói lên rằng, chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước; không chỉ vượt qua những tổn thương, người môn đệ còn phải tiến lên, tiếp tục tìm kiếm những con người sẽ đón nhận tình yêu và sứ điệp Tin Mừng. Vì thế, theo một nghĩa nào đó, khuyến dụ của Chúa Giêsu trước hết không phải là việc phải đối phó làm sao trước sự từ chối; thay vào đó, là ưu tiên tìm kiếm những ai sẽ đón nhận chúng ta và đón nhận được sứ điệp của Thiên Chúa mà với lý do đó, chúng ta được sai đi.
Cuối cùng, quan trọng hơn cả, “giũ cả bụi chân lại” sẽ giúp người môn đệ khiêm tốn tìm về nguồn cội của mình là chính Thiên Chúa và Lời của Người; chỉ một mình Người là nơi nương tựa duy nhất trong sứ vụ; để từ đó, nhờ gia tăng cầu nguyện, họ có thể nhảy vào cõi vô bờ, sống trong tin yêu vào Lời Thiên Chúa và chính Người. Khi sai các môn đệ đi, Chúa Giêsu trang bị cho các ông hành trang của trời, điều mà trần thế không có; đó là quyền năng và Lời. Như thế mỗi người là một bình chứa sức thiêng và Lời. Bất cứ điều gì làm cho lòng người môn đệ bớt chỗ rỗng để chứa Lời, hãy giũ đi; nếu phải bận tâm mang theo gì thì tâm của họ đã bớt một chỗ của Lời; cũng thế, nếu người môn đệ quá bận tâm với lời ra tiếng vào, tim họ cũng bớt chỗ của Lời. Tóm lại, người môn đệ cần giũ bỏ bất cứ điều gì có hơi hám thế tục dính vào tâm mình; Lời Chúa là ngọn đèn rọi bước chân họ là vậy.
Anh Chị em,
Như vậy, trên bước đường sứ vụ, người môn đệ của Chúa Giêsu không thể tránh khỏi thực tế bị từ chối, thất bại, tổn thương và cô đơn. Cha Ron Rolheiser khuyên, đừng chạy trốn thất bại, cô đơn; đừng coi đó là kẻ thù; đừng tìm kiếm ai khác để chữa chạy ngoài một mình Thiên Chúa; hãy coi thất bại và cô đơn là cách thức dẫn chúng ta tới chiều sâu và lòng lân mẫn của Cha trên trời. Cha Ron Rolheiser đã tặng chúng ta một lời khuyên của Hafiz, một nhà thơ cổ xứ Ba Tư:
“Đừng hàng phục nỗi cô đơn nhanh đến vậy;
Hãy để nó cứa sâu hơn,
Hãy để nó lên men và làm cho bạn thêm dày dạn.
Vì rất ít người phàm và ngay cả hương vị thần thánh có thể làm được điều đó.
Một điều gì đó thiếu vắng trong trái tim tôi đêm nay, đã làm cho mắt tôi nên mềm mại,
Giọng nói tôi dịu dàng, và rõ ràng, tôi tuyệt đối cần đến Thiên Chúa hơn lúc nào hết”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con phó dâng cho lòng thương xót Chúa những ai từ chối con và sứ điệp con mang đến; con sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ. Phần con, mỗi khi bị từ chối và thương tổn, xin giúp con hiền lành và khiêm nhượng; cho con biết tìm về nguồn cội của mình là Lời Chúa và chính Chúa, để con cũng có thể đứng lên và đi tới”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tu viện dòng Thánh Giuse sẽ trở thành khu vườn nước bảo vệ New Orleans khỏi lũ lụt.
Trần Mạnh Trác
12:55 22/09/2020
Nhưng chẳng bao lâu nữa, khu đất này sẽ biến thành một khu vườn nước rộng lớn, vừa là một thắng cảnh khi trời nắng, vừa là chỗ thoát nước khi trời mưa.
Giấc mơ ‘trị thuỷ’ ở New Orleans bắt đầu sau cơn bão Katrina (năm 2005) với tâm bão có cường độ số 5 đi thẳng vào New Orleans. Với sự giúp đỡ của một kiến trúc sư địa phương áp dụng phương pháp trị thuỷ từng có 800 năm kinh nghiệm cuả người Hà Lan, những nữ tu New Orleans sắp giúp dựng lên một công viên nước lớn nhất ở Hoa Kỳ, công viên ‘The Mirabeau Water Garden’.
Thành phố New Orleans được xây dựng trên một vùng đầm lầy, thổ nhưỡng là đất sét trộn với than bùn (clay and peat, peat do rơm rạ tạo thành), cho nên không thấm nước tốt, mỗi khi có mưa thì tạo ra lũ. Năm 2005 khi cơn bão Katrina đổ vào, hệ thống thoát nước cuả thành phố bị quá tải là nguyên nhân chính gây ra cảnh ngập lụt và phá hủy toàn diện ở đây.
Sau khi sơ tán vì cơn bão và được trở về nhà, Sơ tổng quyền tỉnh dòng Thánh Giuse là Joan Laplace đã bàng hoàng khi nhìn thấy cảnh tàn phá trong thành phố. Các đại lộ chính chỉ còn là các mảnh vỡ. Ván lợp nhà, máy điều hòa, tủ lạnh chất đống cao đến 30 mét.
Khi về đến khu đất cuả cộng đoàn, khu đất 25 acres từng được giữ gìn cẩn thận đã bị phá tan hoang, tòa nhà mốc meo nham nhở; tầng 1 bị ngập và hư hỏng. Rồi chưa đầy một năm sau vào tháng 8 năm 2006, sét đánh vào mái nhà, gây hỏa hoạn. Tu viện từng là nhà cuả 150 nữ tu, thì nay không có đủ chỗ chứa cho 30 nử tu còn lại.
Số nữ tu giảm sau nhiều chục năm cũng làm cho hội dòng Thánh Giuse phải kết nhập nhiều cộng đoàn ở Hoa Kỳ lại với nhau. Do đó, về cơ bản, thì đây là sự kết thúc của tu viện dòng Thánh Giuse ở New Orleans.
Nhưng đây cũng là sự khởi đầu của một dự án mới. Ngay sau Katrina, các Sơ bắt đầu tìm cách mang lại cho 25 mẫu đất đó một cuộc sống thứ hai, và giúp bảo vệ thành phố khỏi những cơn bão lụt trong tương lai.
Sơ Laplace, 79 tuổi, nói về cơn bão Katrina: “Những tàn phá cho thấy chúng ta đã chuẩn bị ít như thế nào để chăm sóc cho người dân khi họ cần.”
Các nữ tu đã không bán khu đất cho các nhà phát triển ngay lập tức, mặc dù Sơ Laplace nói rằng các nhà phát triển sẽ “nắm bắt nó rất nhanh” và với một số tiền hời. Nhưng các nữ tu không muốn kiếm lời, ngay cả khi họ nhận ra rằng số tiền đó có thể được tái đầu tư vì một lợi ích lớn hơn. Họ cảm thấy có trách nhiệm đối với cộng đồng xung quanh của họ, một cộng đồng mà họ đã sống chung kể từ khi nhà dòng đến từ Pháp vào năm 1855.
Do một tình cờ, nhà dòng được giới thiệu với công ty kiến trúc Waggonner & Ball đang thực hiện công việc sửa chữa thành phố dựa vào những tham khảo từ chi nhánh ở Hà Lan cuả họ để đảm bảo New Orleans có thể vượt qua những cơn bão tiếp theo. Lúc đó Waggonner & Ball cần một địa điểm cho một dự án thoát nước, mà các Sơ lại có một địa điểm bỏ trống.
Sơ Laplace nói: “Là nữ tu, chúng tôi không biết mình sẽ làm được việc gì. Chúng tôi chỉ cố gắng nói, 'Đây là một tài sản tuyệt vời, chúng tôi không cần nó vì chúng tôi quá nhỏ... Vậy chúng tôi nên làm gì? ' Chúng tôi liên tục cầu nguyện về điều đó, và sau đó David Waggonner và công ty của ông ấy nảy ra ý tưởng này và hỏi về khả năng thực hiện nó ở đây. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng tôi. ”
Nhà dòng đã cho thành phố thuê mảnh đất rộng 25 mẫu với giá 1 đô la một năm và một điều kiện: nó được sử dụng để “nâng cao và bảo vệ các cộng đồng lân cận”.
Dự án Mirabeau Water Garden đã nhận thầu, và công việc sẽ bắt đầu khi đại dịch cho phép.
Cuối cùng thì sau khi hoàn thành, vùng đất mà các nữ tu vẫn coi là vùng đất thánh, là cái nôi cho nhiều thế hệ nữ tu chỉ biết phục vụ, sẽ tiếp tục phục vụ các cộng đồng lân cận, cung cấp một tấm gương cho các thành phố khác về việc quản lý nước. Một vùng đất từng bị lao đao vì lửa và nước thì bây giờ là, theo lời của Sơ Pat Bergen, “đem lại phước lành cuả nước…” (“bless the water…”)
Tin tặc Trung Quốc tấn công ráo riết vào mạng lưới Vatican nhiều tuần trước khi gia hạn thỏa thuận
Đặng Tự Do
16:13 22/09/2020
Các tin tặc do nhà nước bảo trợ đã nhắm mục tiêu vào các mạng máy tính của Vatican chỉ vài tuần trước khi thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh sắp được gia hạn. Một báo cáo được công bố hôm 15/9 cho biết tin tặc tiếp tục tập trung vào Vatican và các tổ chức Công Giáo khác ngay cả sau khi các hoạt động của chúng bị đưa ra ánh sáng vào tháng Bảy vừa qua.
Báo cáo được biên soạn bởi Insikt Group, là bộ phân nghiên cứu của công ty an ninh mạng Recorded Future có trụ sở tại Mỹ.
Đầu năm nay, tổ chức này thông báo rằng họ đã phát hiện ra “một chiến dịch gián điệp trên mạng được thực hiện bởi một nhóm điện tặc do nhà nước Trung Quốc tài trợ có tên là RedDelta”.
Trong một bản cập nhật về cuộc điều tra của mình, Insikt Group nói rằng họ đã ghi nhận được một đợt bùng nổ hoạt động của RedDelta ngay trước khi một quan chức báo hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng gia hạn thỏa thuận tạm thời hai năm với Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục.
Tập đoàn Insikt cho biết: “Vào ngày 10 tháng 9 năm 2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng thỏa thuận Trung Quốc và Vatican năm 2018 đã được ‘thực hiện thành công’, và việc gia hạn thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong những tuần tới”.
“Thời điểm đưa ra thông báo này diễn ra ngay khi RedDelta đang giảm dần các cuộc tấn công các mạng máy tính của Vatican một tuần trước đó, ngay sau chuyến thăm Rôma vào cuối tháng 8 của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho thấy rằng nhu cầu tình báo của nhóm này có thể đã đạt được hoặc không còn cần thiết nữa.”
Source:Catholic News Agency
An tử là một tội ác chống lại sự sống con người, không thể chữa khỏi không có nghĩa là chấm tận việc chăm sóc
Thanh Quảng sdb
19:40 22/09/2020
"An tử (Euthanasia) là một tội ác chống lại sự sống con người, không thể chữa khỏi không có nghĩa là chấm tận việc chăm sóc"
“Người Samaritanô nhân lành” (Người chăn chiên lành), là tựa đề của một Tông thư mới được Bộ Giáo lý Đức tin công bố, và Đức Thánh Cha châu phê, nhắc lại việc lên án bất kỳ hình thức an tử nào hoặc hỗ trợ chết, đồng thời ủng hộ sự hỗ trợ các gia đình và các nhân viên y tế.
(Tin Vatican)
Thứ Ba (22/9/2020), Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một Tông thư được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 25 tháng 6, có tựa đề là Người Samaritanô nhân lành, đề cập đến việc chăm sóc những người trong giai đoạn nguy kịch và giai đoạn cuối của cuộc sống”. Thánh bộ Đức Tin đã chọn ngày 14 tháng 7 là ngày công bố Tông thư để tôn vinh thánh Camillus de Lellis, vị thánh quan thầy các bệnh nhân, bệnh viện, y tá và bác sĩ.
“Không thể chữa lành, không có nghĩa là không cần chăm sóc nữa!”
Những người mắc bệnh nan y vẫn có quyền được chào đón, chạy chữa và yêu thương. Điều này được khẳng định trong phần một của Tông thư Người Samaritanô nhân lành. Tông thư nhằm mục đích cung cấp những cách thức cụ thể để áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, người dạy cho chúng ta rằng “ngay cả khi không thể hoặc không còn hy vọng chữa lành”, thì những chăm sóc y tế, điều dưỡng, tâm lý và tâm linh “không bao giờ được ngưng bỏ”.
Không thể cứu chữa, không có nghĩa là không cần chăm sóc
“Hãy luôn quan tâm, để có thể chữa lành” [1]. Những lời này của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho hay không thể chữa lành, không bao giờ đồng nghĩa với việc không cần chăm sóc. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cho đến giờ phút cuối cùng; để “cận kề” người bệnh; đồng hành, lắng nghe, khiến cho người đó cảm thấy được yêu thương: đây là cách giảm bớt sự cô đơn và cô độc, nỗi sợ hãi về đau khổ và cái chết. Toàn bộ tài liệu tập trung vào ý nghĩa của nỗi đau và mầu nhiệm đau khổ dưới ánh sáng Phúc Âm và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
Tông thư xác quyết: “Giá trị không thể thay đổi của sự sống là nguyên tắc cơ bản của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trình tự pháp lý”. “Chúng ta không thể trực tiếp qyết định cho mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu”. Trích dẫn Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et spes), tài liệu nhắc lại rằng “phá thai, an tử và cố ý tự hủy hoại xã hội loài người là một sự sỉ nhục vô cùng đối với Đấng Tạo hóa” (số 27).
Những trở ngại làm mất đi giá trị thiêng liêng của sự sống con người
Tài liệu trích dẫn một số yếu tố đề cập đến khả năng hiểu được giá trị của sự sống, chẳng hạn như khi cuộc sống được coi là "đáng giá" nếu hội đủ một số yếu tố vật chất và tâm linh. Một trong những trở ngại mà Tông thư lưu ý là sự hiểu biết sai lệch về “lòng trắc ẩn”. Từ bi thực sự, tự nó, "không bao gồm việc gây ra cái chết", nhưng luôn quảng đại săn sóc và trợ giúp người bệnh, cung cấp các phương tiện, giúp làm thuyên giảm đau đớn cho họ. Một trở ngại khác mà Tông thư nêu lên là chủ nghĩa cá nhân đang làm gia tăng nỗi cô đơn.
Giáo huấn của Huấn quyền
Đó là một huấn quyền xác quyết rằng an tử là một “tội ác chống lại sự sống con người”, và do đó, “tự bản chất của nó là một việc xấu” trong mọi hoàn cảnh. Bất kỳ một sự “hợp tác vật chất chính thức hoặc tinh thần” đều là một tội trọng chống sự sống con người mà không cơ chế nào có thẩm quyền, “đề nghị hoặc cho phép một cách hợp pháp”. Những người thông qua luật ủng hộ an tử “trở thành đồng phạm” và “gây nên cớ” bởi vì những luật này góp phần vào sự tán tận lương tâm. Hành động an tử (euthanasia) luôn phải được từ chối. Tuy nhiên, Tông thư thừa nhận rằng nỗi tuyệt vọng hoặc đau khổ cùng cực của phận người, có thể được dùng thuốc giảm đau mà thôi.
Không dùng các phương pháp điều trị tiêu cực
Tài liệu cũng giải thích việc bảo đảm có được một cái chết nhân bản cần phải loại trừ các phương pháp điều trị y tế tiêu cực. Vì vậy, khi cái chết sắp xảy ra và không thể tránh được, có thể chấm dứt “các phương pháp điều trị, chỉ nhằm giúp kéo dài sự sống một cách thời gian hoặc đau đớn” là hợp pháp, tuy nhiên, không được cắt giảm các phương pháp điều trị thông thường cần thiết mà bệnh nhân yêu cầu, chẳng hạn như thức ăn và nước uống “miễn là cơ thể còn có thể tiếp nhận…”. Chăm sóc làm vơi bớt đau đớn là một “công việc quý giá và quan trọng” để đồng hành cùng bệnh nhân. Tông thư nhấn mạnh, chăm sóc giúp giảm bớt đau đớn không được bao hàm khả năng an tử, nhưng luôn tìm đến sự trợ giúp tinh thần của cả người bệnh và các thành viên trong gia đình của họ.
Hỗ trợ gia đình
Điều quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh là giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đây là một gánh nặng cho gia đình, mà là một “tình cảm thân thương và tự nguyện của những người thân yêu. Gia đình cần được giúp đỡ và có đủ nguồn lực để hoàn thành sứ mệnh này". Chính quyền sở tại cần "cung cấp những chức năng xã hội căn bản, không thể thay thế của gia đình… Và phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực và các tổ chức cần thiết để hỗ trợ."
Chăm sóc trong giai đoạn mang thai trước khi sinh và sinh con
Ngay từ khi thụ thai, những bào thai bị dị tật hoặc các bệnh mãn tính khác, đều phải được săn sóc và “tôn trọng sự sống”. Trong những trường hợp “xét nghiệm thai… xét thấy thai nhi có nguy cơ tử vong trong một thời gian ngắn”, và khi không còn phương cách nào điều trị để cải thiện tình trạng của thai nhi thì thai nhi “không nên bị bỏ rơi, không được hỗ trợ, mà phải được đồng hành như mọi bệnh nhân khác cho đến khi thai nhi chết cách tự nhiên”.
Tông thư cho hay "việc chẩn đoán thai nhi trước khi sinh" có thể là một nỗi "ám ảnh" trong xã hội ngày nay và lưu ý rằng đôi khi nó dẫn đến việc thúc đẩy phá thai hoặc "các mục đích chọn lựa" khác. Cả việc phá thai và việc sử dụng “chẩn đoán trước khi sinh cho các mục đích quyết định” đều là “bất hợp pháp”, Tông thư khẳng định như thế.
An thần mê man
Để giảm bớt đau đớn, người ta có thể xử dụng thuốc “gây mê bất tỉnh”. Bức Tông thư khẳng định rằng điều này phù hợp về mặt đạo đức, “đảm bảo rằng cuối đời của con người sẽ được hưởng một bình an lớn lao và trong những điều kiện nội tâm tốt nhất”. Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc an thần giúp “cho giây phút hấp hối (an thần giảm bớt đau đớn và lịm đi vào cõi vĩnh hằng)”. Nhưng không chấp nhận việc sử dụng thuốc an thần “trực tiếp và đưa đến cái chết”, điều mà Tông thư định nghĩa là “thực hành theo chủ nghĩa duy thực”.
Trạng thái thực vật
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân không còn tỉnh, họ “phải được trợ sinh và chăm sóc đặc biệt”, bao gồm cả việc ăn và uống. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp “các biện pháp như vậy có thể trở nên bất cân xứng” bởi vì chúng không còn hiệu quả hoặc vì các phương tiện để kéo dài sự sống “tạo ra gánh nặng quá tốn kém”. Trong trường hợp này, Tông thư công bố rằng "phải cung cấp hỗ trợ cho gia đình đang gánh chịu sự chăm sóc lâu dài cho người thân trong tình trạng này".
Lương tâm
Tông thư yêu cầu các Giáo hội địa phương, các tổ chức và cộng đồng Công Giáo “áp dụng một quan điểm rõ ràng và thống nhất để bảo vệ quyền phản đối một cách công tâm” trong bối cảnh mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Tông thư cũng mời gọi các tổ chức Công Giáo và nhân viên y tế làm chứng cho các giá trị mà Giáo hội tuyên xưng về các vấn đề sự sống.
Cụ thể trong trường hợp an tử (euthanasia), tài liệu cho hay “có một nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phải chống lại các luật lệ đi ngược lại lương tâm”. Điều quan trọng là các bác sĩ và nhân viên y tế phải được đào tạo để đồng hành với người hấp hối theo cách thức Kitô giáo. Sự đồng hành về mặt tâm linh với một người hấp hối là một “lời mời gọi hoán cải”, và không bao giờ có bất kỳ một cử chỉ nào “được hiểu là sự chấp thuận”, việc thực thi an tử trong lúc hấp hối!
[1] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn trước những tham dự viên Đại hội Quốc tế về “Các phương pháp điều trị duy trì sự sống và trạng thái thực (vật) dưỡng: Những tiến bộ của khoa học và những tình huống khó xử đạo đức”.
“Người Samaritanô nhân lành” (Người chăn chiên lành), là tựa đề của một Tông thư mới được Bộ Giáo lý Đức tin công bố, và Đức Thánh Cha châu phê, nhắc lại việc lên án bất kỳ hình thức an tử nào hoặc hỗ trợ chết, đồng thời ủng hộ sự hỗ trợ các gia đình và các nhân viên y tế.
(Tin Vatican)
Thứ Ba (22/9/2020), Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một Tông thư được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 25 tháng 6, có tựa đề là Người Samaritanô nhân lành, đề cập đến việc chăm sóc những người trong giai đoạn nguy kịch và giai đoạn cuối của cuộc sống”. Thánh bộ Đức Tin đã chọn ngày 14 tháng 7 là ngày công bố Tông thư để tôn vinh thánh Camillus de Lellis, vị thánh quan thầy các bệnh nhân, bệnh viện, y tá và bác sĩ.
“Không thể chữa lành, không có nghĩa là không cần chăm sóc nữa!”
Những người mắc bệnh nan y vẫn có quyền được chào đón, chạy chữa và yêu thương. Điều này được khẳng định trong phần một của Tông thư Người Samaritanô nhân lành. Tông thư nhằm mục đích cung cấp những cách thức cụ thể để áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, người dạy cho chúng ta rằng “ngay cả khi không thể hoặc không còn hy vọng chữa lành”, thì những chăm sóc y tế, điều dưỡng, tâm lý và tâm linh “không bao giờ được ngưng bỏ”.
Không thể cứu chữa, không có nghĩa là không cần chăm sóc
“Hãy luôn quan tâm, để có thể chữa lành” [1]. Những lời này của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho hay không thể chữa lành, không bao giờ đồng nghĩa với việc không cần chăm sóc. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân cho đến giờ phút cuối cùng; để “cận kề” người bệnh; đồng hành, lắng nghe, khiến cho người đó cảm thấy được yêu thương: đây là cách giảm bớt sự cô đơn và cô độc, nỗi sợ hãi về đau khổ và cái chết. Toàn bộ tài liệu tập trung vào ý nghĩa của nỗi đau và mầu nhiệm đau khổ dưới ánh sáng Phúc Âm và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
Tông thư xác quyết: “Giá trị không thể thay đổi của sự sống là nguyên tắc cơ bản của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trình tự pháp lý”. “Chúng ta không thể trực tiếp qyết định cho mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu”. Trích dẫn Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et spes), tài liệu nhắc lại rằng “phá thai, an tử và cố ý tự hủy hoại xã hội loài người là một sự sỉ nhục vô cùng đối với Đấng Tạo hóa” (số 27).
Những trở ngại làm mất đi giá trị thiêng liêng của sự sống con người
Tài liệu trích dẫn một số yếu tố đề cập đến khả năng hiểu được giá trị của sự sống, chẳng hạn như khi cuộc sống được coi là "đáng giá" nếu hội đủ một số yếu tố vật chất và tâm linh. Một trong những trở ngại mà Tông thư lưu ý là sự hiểu biết sai lệch về “lòng trắc ẩn”. Từ bi thực sự, tự nó, "không bao gồm việc gây ra cái chết", nhưng luôn quảng đại săn sóc và trợ giúp người bệnh, cung cấp các phương tiện, giúp làm thuyên giảm đau đớn cho họ. Một trở ngại khác mà Tông thư nêu lên là chủ nghĩa cá nhân đang làm gia tăng nỗi cô đơn.
Giáo huấn của Huấn quyền
Đó là một huấn quyền xác quyết rằng an tử là một “tội ác chống lại sự sống con người”, và do đó, “tự bản chất của nó là một việc xấu” trong mọi hoàn cảnh. Bất kỳ một sự “hợp tác vật chất chính thức hoặc tinh thần” đều là một tội trọng chống sự sống con người mà không cơ chế nào có thẩm quyền, “đề nghị hoặc cho phép một cách hợp pháp”. Những người thông qua luật ủng hộ an tử “trở thành đồng phạm” và “gây nên cớ” bởi vì những luật này góp phần vào sự tán tận lương tâm. Hành động an tử (euthanasia) luôn phải được từ chối. Tuy nhiên, Tông thư thừa nhận rằng nỗi tuyệt vọng hoặc đau khổ cùng cực của phận người, có thể được dùng thuốc giảm đau mà thôi.
Không dùng các phương pháp điều trị tiêu cực
Tài liệu cũng giải thích việc bảo đảm có được một cái chết nhân bản cần phải loại trừ các phương pháp điều trị y tế tiêu cực. Vì vậy, khi cái chết sắp xảy ra và không thể tránh được, có thể chấm dứt “các phương pháp điều trị, chỉ nhằm giúp kéo dài sự sống một cách thời gian hoặc đau đớn” là hợp pháp, tuy nhiên, không được cắt giảm các phương pháp điều trị thông thường cần thiết mà bệnh nhân yêu cầu, chẳng hạn như thức ăn và nước uống “miễn là cơ thể còn có thể tiếp nhận…”. Chăm sóc làm vơi bớt đau đớn là một “công việc quý giá và quan trọng” để đồng hành cùng bệnh nhân. Tông thư nhấn mạnh, chăm sóc giúp giảm bớt đau đớn không được bao hàm khả năng an tử, nhưng luôn tìm đến sự trợ giúp tinh thần của cả người bệnh và các thành viên trong gia đình của họ.
Hỗ trợ gia đình
Điều quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh là giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đây là một gánh nặng cho gia đình, mà là một “tình cảm thân thương và tự nguyện của những người thân yêu. Gia đình cần được giúp đỡ và có đủ nguồn lực để hoàn thành sứ mệnh này". Chính quyền sở tại cần "cung cấp những chức năng xã hội căn bản, không thể thay thế của gia đình… Và phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực và các tổ chức cần thiết để hỗ trợ."
Chăm sóc trong giai đoạn mang thai trước khi sinh và sinh con
Ngay từ khi thụ thai, những bào thai bị dị tật hoặc các bệnh mãn tính khác, đều phải được săn sóc và “tôn trọng sự sống”. Trong những trường hợp “xét nghiệm thai… xét thấy thai nhi có nguy cơ tử vong trong một thời gian ngắn”, và khi không còn phương cách nào điều trị để cải thiện tình trạng của thai nhi thì thai nhi “không nên bị bỏ rơi, không được hỗ trợ, mà phải được đồng hành như mọi bệnh nhân khác cho đến khi thai nhi chết cách tự nhiên”.
Tông thư cho hay "việc chẩn đoán thai nhi trước khi sinh" có thể là một nỗi "ám ảnh" trong xã hội ngày nay và lưu ý rằng đôi khi nó dẫn đến việc thúc đẩy phá thai hoặc "các mục đích chọn lựa" khác. Cả việc phá thai và việc sử dụng “chẩn đoán trước khi sinh cho các mục đích quyết định” đều là “bất hợp pháp”, Tông thư khẳng định như thế.
An thần mê man
Để giảm bớt đau đớn, người ta có thể xử dụng thuốc “gây mê bất tỉnh”. Bức Tông thư khẳng định rằng điều này phù hợp về mặt đạo đức, “đảm bảo rằng cuối đời của con người sẽ được hưởng một bình an lớn lao và trong những điều kiện nội tâm tốt nhất”. Điều này cũng áp dụng cho các loại thuốc an thần giúp “cho giây phút hấp hối (an thần giảm bớt đau đớn và lịm đi vào cõi vĩnh hằng)”. Nhưng không chấp nhận việc sử dụng thuốc an thần “trực tiếp và đưa đến cái chết”, điều mà Tông thư định nghĩa là “thực hành theo chủ nghĩa duy thực”.
Trạng thái thực vật
Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân không còn tỉnh, họ “phải được trợ sinh và chăm sóc đặc biệt”, bao gồm cả việc ăn và uống. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp “các biện pháp như vậy có thể trở nên bất cân xứng” bởi vì chúng không còn hiệu quả hoặc vì các phương tiện để kéo dài sự sống “tạo ra gánh nặng quá tốn kém”. Trong trường hợp này, Tông thư công bố rằng "phải cung cấp hỗ trợ cho gia đình đang gánh chịu sự chăm sóc lâu dài cho người thân trong tình trạng này".
Lương tâm
Tông thư yêu cầu các Giáo hội địa phương, các tổ chức và cộng đồng Công Giáo “áp dụng một quan điểm rõ ràng và thống nhất để bảo vệ quyền phản đối một cách công tâm” trong bối cảnh mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Tông thư cũng mời gọi các tổ chức Công Giáo và nhân viên y tế làm chứng cho các giá trị mà Giáo hội tuyên xưng về các vấn đề sự sống.
Cụ thể trong trường hợp an tử (euthanasia), tài liệu cho hay “có một nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phải chống lại các luật lệ đi ngược lại lương tâm”. Điều quan trọng là các bác sĩ và nhân viên y tế phải được đào tạo để đồng hành với người hấp hối theo cách thức Kitô giáo. Sự đồng hành về mặt tâm linh với một người hấp hối là một “lời mời gọi hoán cải”, và không bao giờ có bất kỳ một cử chỉ nào “được hiểu là sự chấp thuận”, việc thực thi an tử trong lúc hấp hối!
[1] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn trước những tham dự viên Đại hội Quốc tế về “Các phương pháp điều trị duy trì sự sống và trạng thái thực (vật) dưỡng: Những tiến bộ của khoa học và những tình huống khó xử đạo đức”.
Tài tử Michael Lonsdale bước vào vùng ánh sáng không bao giờ tắt
Vũ Văn An
19:50 22/09/2020
Tài tử vĩ đại, một chứng nhân, đã qua đời tại Paris ngày 21 tháng 9 năm 2020.
Theo Zenit, Michael Lonsdale, tài tử vĩ đại, 89 tuổi, đã yên nghỉ trong Chúa tại Paris, ngày 21 tháng 9 năm 2020. Ông từng nói rằng “đời sống chỉ là một khoảnh khắc vắn vỏi ở trên trần gian, nhưng kéo dài muôn thuở trong ánh sáng không bao giờ tắt”.
Anne Facerias, người trông nom ông hàng ngày, nhận định: “Một ngọn gío lớn đã mở tung các cửa sổ. Ánh sáng lờ mờ của đêm tối đã bay đi, để lại cho chúng tôi một dấu ấn của Thiên Chúa, dấu ấn, ngày qua ngày, sẽ đổ đầy chúng tôi bằng bình an, vui tươi và yêu thương. Một nghệ sĩ phi thường, độc đáo giữa thế hệ ông, vì đã chỉ cho chúng tôi con đường nên thánh”.
Trước ngày qua đời, tức Chúa Nhật 20 tháng 9, Đức Hồng Y Philippe Barbarin, người trước đó đã tới Nhà Thờ Sacré-Coeur ở Paris để dự Đại Hội Lòng Thương Xót Toàn Quốc, đã ban bí tích Xức Dầu cho ông.
Năm 2011, Michael Lonsdale tâm sự với Adeline Fleury rằng ôg không sợ chết. “Nó rất tự nhiên. Người ta sinh ra, người ta biến đi, mầu nhiệm vĩ đại của cái đến sau còn lại đó. Nhưng tôi tin vào lời Chúa Kitô: ‘Ta nói thật với con, con sẽ ở thiên đàng với Ta”. Tôi thanh thản, tôi đặt sự việc trong bàn tay Thiên Chúa”.
Trong số những cuốn phim ngoại hạng và danh sách rất dài các vai trò đóng trong ngành kịch nghệ, việc ông giải thích Cha Luc, vị bác sĩ của dòng Trappist trong “Về Những Con Người và Các Vị Thần” (Of Men and Gods) của Xavier Beauvois ở mãi trong ký ức mọi người. Nó dành cho ông giải thưởng Caesar đầu tiên.
Đối với Đức Gioan Phaolô II và Thánh Therese thành Lisieux
Tài tử tâm sự: “Cha tôi là người Thệ Phản không ngoan đạo và cụ không bao giờ nói tới tôn giáo; mẹ tôi là người Công Giáo nhưng đã tách khỏi Giáo Hội”.
Chính tại Trụ Sở Nghệ Thuật Thánh (Studios of Sacred Art) ở Công Trường Furstenberg, Paris, ông gặp Cha Linh Hướng tương lai của ông vào năm 1952, dịp tham dự một trong các buổi thuyết trình của ngài: đó là một sử gia nghệ thuật dòng Đa Minh người Pháp, một sói con nhiều tài năng, Cha Pius Raymond Regamey. Mấy ngày sau, họ lại gặp nhau lần nữa. Nhà nghệ sĩ cho biết ông đi tìm “một điều gì đó đẹp đẽ, trong trắng, chân thực”. Vị tu sĩ Đa Minh phỏng đoán “tôi nghĩ ông đang đi tìm Thiên Chúa”.
Trong một bữa ăn trưa ngày 22 tháng 8 vừa qua, ông nhắc nhớ bà mẹ đỡ đầu mù lòa thân yêu của ông, trong cánh tay ông, trên đường phố Paris, người từng làm ông bừng tỉnh đức tin, trong khi ông dìu bà đi hàng giờ.
Năm 1998, sau khi Thánh Therese được phong “tiến sĩ Hội Thánh”, ông cho trình diễn vở “Các Chị Sẽ Gọi Em Là Therese Nhỏ” cho Đức Gioan Phaolô II tại khuôn viên tông điện ở Castel Gandolfo.
Cuộc Phiêu lưu của Thừa Tác Phục Vụ Cái Đẹp
Ông là Chủ Tịch Danh Dự của “Thừa Tác Phục Vụ Cái Đẹp” (Diaconate of Beauty). Trong tư cách này, ông đã hành hương Rôma năm 2018 và nhận phép lành của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 20 tháng Hai, 2019 (xem hình).
Ông tặng Đức Giáo Hoàng cuốn sách ghi lại cuộc phỏng vấn Ông của Anne Facerias, viết chung với Đức Hồng Y Paul Poupard: “Trên Con Đường Cái Đẹp và Tình Yêu” (On the Way of Beauty and Love) (nhà xuất bản Tequi).
Tháng Năm năm ngoái, ông nói “Chúa Thánh Thần cứu mạng sống tôi” trong cuốn sách của ông tựa là “Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Người ngự vào trái tim con” (Come, Holy Spirit, in Our Hearts) (nhà xuất bản Philippe Rey). Năm 1987, ông không dấu diếm việc ông dấn thân vào Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo.
Từ cùng nhà xuất bản trên, người ta có thể đọc cuốn “Tiểu Luận Về Đức Cậy” (Little Treatise of Hope), vốn là một tự truyện tâm linh tựa là “Không Bao Giờ Quá Trễ Đối Với Tình Yêu Vĩ Đại Nhất” (It’s Never Too Late for the Greatest Love”.
Người ta cũng có thể chiêm ngưỡng các Thiên Thần được ông yêu mến trong “Trên Cánh Thẩm Mỹ: Các Thiên Thần trong Nghệ Thuật” (On the Wings of Beauty: Angels in Art) và 50 bức họa Trinh Nữ Maria trong “Đức Maria Xinh Đẹp và Dịu Dàng: Trinh Nữ của Các Họa Sĩ” (Beautiful and Sweet Mary: The Virgin of Painters) (NHà xuất bản Philippe Rey).
Trong “Tình Yêu Sẽ Cứu Vớt Thế Giới” (Love Will Save the World) (nhà xuất bản Points), ông thu thập “60 bản văn về Thiên Chúa, trong lịch sử văn chương tươi đẹp nhất và lịch sử thánh thiện”.
Tóm lại, hơn 20 đầu sách bừng một ngọn lửa nội tâm và thi ca.
Người ta cũng có thể nói rằng ông là tài tử“Laudato Si’”, rất gần gũi với Thánh Phanxicô: ông yêu mến thiên nhiên, các buổi hoàng hôn, hoa lá, vườn tược, thú vật đến độ hoàn toàn tín thác vị thánh này một cách như theo bản năng. Ông cũng yêu mến Thánh Bênêđíctô và cảnh bình an của Đan Viện Lerins.
Ông là người của cầu nguyện, có khả năng cầu nguyện trong tâm trí ngay trong lúc tập dượt giữa lúc một đồng nghiệp đang mải mê độc thoại hay trên xe điện ngầm.
Dưới ánh mắt Chúa Giêsu hay thương xót
Ngày 11 tháng 7 vừa rồi, ông vào bệnh viện ít ngày để làm một vài phân tích nhưng sau đó không lâu đã trở lại cứ sở ở Paris.
Ở cuối giường, ông luôn chiêm ngưỡng bức tranh “Chúa Giêsu Hay Thương Xót” của Vilnius (cao 2 mét rộng 1 mét) do hai họa sĩ người Pháp vẽ là Frederic Khan và Elisa, theo một bức tranh thực hiện ở Lithuania bởi Eugeniusz Kazimirowski căn cứ vào chỉ dẫn của chính Thánh Faustina, và có câu “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa”.
Ông từng dựng vở “Faustina, Tông Đồ Của Lòng Thương Xót” một trình diễn của Daniel và Anne Facerias, với Francoise Thuries, Daniel Facerais, và Marie Lussignol trong vai Faustina Kowalska.
“Tôi cũng thích con chim trên chiếc giường của tôi với bộ lông xinh đẹp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần và bức tranh lớn vẽ Lòng Chúa Thương Xót, những dấu hiệu nhỏ giúp tôi cầu nguyện!” ông tâm sự như thế ngày 26 tháng Bẩy vừa qua trong chứng từ gửi cho Zenit, kết thúc bằng lời cầu xin Thánh Anne cho các nghệ sĩ.
“Lạy Thánh Anne, xin thánh nữ giúp hòa giải thế gian với Vẻ Đẹp của Thiên Chúa để moị khoảnh khắc hàng ngày đều là lời ngợi khen và hành vi yêu thương”.
Chứng từ của Michael Lonsdale
Chủ tịch danh dự của Thừa Tác Phục Vụ Cái Đẹp
26 Tháng Bẩy, 2020
Một bản văn của Thánh Gioan thường tham dự vào lời cầu nguyện của tôi: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Mọi nhánh của Thầy không sinh trái, Người ngắt đi, và mọi nhánh nào sinh trái, Người tỉa bớt, để nó sinh nhiều trái hơn. Thầy là cây nho và các con là những nhánh của cây nho. Nếu các con ở trong Thầy, và lời của Thầy ở trong các con, hãy xin bất cứ điều gì các con muốn, và điều đó sẽ được thực hiện cho các con. Nhờ điều này, Cha Thầy được tôn vinh, khiến các con sinh nhiều hoa trái, và do đó chứng tỏ là các môn đệ của Thầy ”(Ga 15: 1-8).
Ai ở trong Thầy, ai tự giam mình trong Thầy, trong tình yêu của Thầy, người ấy sẽ sinh hoa kết trái. Thế giới vị kỷ không hơn gì một cái vỏ rỗng, một bong bóng xà bông. Cuộc sống trong Chúa Giêsu là cuộc sống duy nhất sinh hoa trái, cuộc sống phong phú và sâu sắc duy nhất.
Trong cuộc đời làm diễn viên điện ảnh, tôi thấy mình phải đối mặt với vẻ bề ngoài, vẻ xem ra, một lớp sơn bóng không có chiều sâu. Mỗi người yêu mình một cách thái quá vì không ở trong Chúa Kitô, không để mình được Người yêu thương, không để mình được dẫn dắt bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đó thực sự là bi kịch của thời đại chúng ta: sự hời hợt.
Tin Mừng này dẫn chúng ta đến thực tại đích thực, thực tại Sự Sống, một sự sống không phải là thoáng qua vắn vỏi trên thế gian này, nhưng được kéo dài vĩnh viễn trong một ánh sáng không bao giờ tắt.
Ai ở trong Thầy, như cành nho, như trẻ nhỏ, người ấy sẽ ngạc nhiên trước ân sủng được sống trong tình thân mật của Chúa Kitô, sự thân mật mà Người chia sẻ trong sâu thẳm trái tim chúng ta.
Nghệ thuật có thể làm chúng ta lảng xa Thiên Chúa bởi vì nó tâng bốc cái tôi của chúng ta và có thể khiến chúng ta tin rằng chúng ta là thần thánh. Môi trường điện ảnh, mà tôi biết rõ, tự cho phép nó bị mắc kẹt vào hình thức thờ ngẫu tượng này, vốn đưa các minh tinh lên bệ thờ. Nếu chúng ta biết rõ nỗi khốn khổ bên trong của những minh tinh này, những người tự an ủi mình bằng các mưu chước, rượu chè, ma túy, v.v... Đó không phải là một phán đoán đạo đức mà tôi mang đến mà là một cái nhìn cảm thương vì tôi yêu thương họ. Những người này, những người mà vinh quang phù du đã chiếm đoạt, đã quên mất điều cốt yếu; họ đã quên rằng “Ai ở trong Thầy” là một hạnh phúc lớn hơn tiền bạc và danh tiếng.
Vào ngày lễ Thánh Anne này, tôi cầu nguyện cho Phong trào Thừa Tác Phục Vụ Cái Đẹp của chúng ta, để chúng ta ngày càng phục vụ Lời Chúa và anh em chúng ta bằng con đường cái đẹp: cái đẹp của thân thể, cái đẹp của linh hồn, cái đẹp của tinh thần, cái đẹp dẫn chúng ta đến Vẻ đẹp của Tình yêu Vĩnh cửu.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các nghệ sĩ mà chúng ta gặp. Theo gương Thánh Maria Mađalêna, họ có thể hướng về Người, Đấng có thể hòa giải mọi người. “Maria – Thưa Thầy”, mong rằng họ hướng về Ngài, người có thể xoa dịu nỗi lo lắng và chữa lành vết thương của họ, Trinh nữ Hoàn toàn Tinh khiết, Nữ Vương Thiên đàng.
Hôm nay, sau khi được rước lễ, một việc do Mẫu Ảnh Hay Làm Phép Lạ mang tới, thật là hạnh phúc được tiếp nhận tại nhà một Di tích của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và của cha mẹ ngài, Louis và Zelie Martin. Chúng tôi đã có một khoảnh khắc cầu nguyện tuyệt vời.
Tôi cũng yêu con chim phía trên giường của tôi với những bộ lông xinh đẹp, vốn tượng trưng cho Chúa Thánh Thần và bức tranh lớn vẽ Lòng Chúa Thương Xót - những dấu hiệu nhỏ giúp tôi cầu nguyện!
Lạy Thánh Anne,
Xin thánh nữ đến giúp đỡ các nghệ sĩ vốn không biết ngài và hôm nay,
trong thời điểm khủng hoảng về sức khỏe và kinh tế, thấy tương lai của họ bấp bênh.
Cầu mong họ tìm được nguồn cảm hứng thực sự trong Chúa Kitô, xin Người là
sự đảm bảo và niềm vui của họ.
Lạy Thánh Anne,
Lạy Mẹ Đồng Trinh Maria, xin giúp chúng con vượt qua những thử thách mà chúng con đang trải qua.
Lạy Thánh Anne,
Xin giúp chúng con hòa giải thế giới với Vẻ đẹp của Thiên Chúa, để
mỗi khoảnh khắc trong ngày đều là một lời ca ngợi và một hành động yêu thương.
Top Stories
Le diocèse de Thai Binh inaugure la fondation du nouveau séminaire du Sacré-Cœur
Églises d'Asie
08:16 22/09/2020
Le 7 septembre, près d’une centaine de séminaristes du diocèse de Thai Binh, dans le nord du Vietnam, à environ 110 km de Hanoï, ont célébré une messe spéciale à l’occasion de l’ouverture de la nouvelle année scolaire et de la fondation officielle du nouveau grand séminaire du Sacré-Cœur, à Thai Binh. Fin juillet, l’évêché a annoncé que le ministère des Affaires intérieures avait autorisé officiellement la fondation du nouvel établissement, toujours en construction. En attendant la fin des travaux, les séminaristes étudieront à l’évêché. L’Église catholique au Vietnam compte aujourd’hui 11 grands séminaires et 2 824 séminaristes pour 27 diocèses.
Le diocèse de Thai Binh, dans le nord du Vietnam, espère former davantage de futurs prêtres afin de répondre aux besoins spirituels des fidèles dans la région, alors que le gouvernement a approuvé la fondation d’un nouveau séminaire. Fin juillet, l’évêché de Thai Binh a annoncé que le ministère des Affaires intérieures avait autorisé officiellement la fondation du nouveau séminaire du Sacré-Cœur, dans le diocèse de Thai Binh. Le père Dominique Dang Van Cau, âgé de 58 ans, a été nommé recteur du séminaire. Le ministère vietnamien a demandé au diocèse de gérer la formation des séminaristes et leur recrutement en respectant les régulations religieuses en vigueur dans le pays. Le père Thomas Doan Xuan Thoa, responsable du conseil consultatif du séminaire, explique que la fondation officielle de l’établissement signifie que le séminaire a désormais un statut pleinement légal et indépendant, et qu’il ne dépend plus des autres grands séminaires à travers le pays. Le père Thoa, curé de la paroisse de Trung Dong, ajoute que le séminaire permettra d’accueillir et de former des séminaristes originaires non seulement du diocèse de Thai Binh mais aussi d’autres diocèses et congrégations.
2.824 séminaristes pour 27 diocèses
Le père Thomas Doan Xuan, qui est également responsable du doyenné de Nam Tien Hai, confie que le nouveau séminaire de Thai Binh contribuera à répondre aux demandes croissantes des formations au sacerdoce dans la région. En effet, le diocèse reçoit près de 40 candidatures à l’entrée au séminaire chaque année, mais jusqu’alors, seuls 6 candidats pouvaient être acceptés au grand séminaire Saint-Joseph de Hanoï. Quelques-uns étaient également envoyés dans d’autres séminaires du pays, tandis que les autres devaient renoncer faute de places. Les locaux du nouveau séminaire, toujours en construction, pourront accueillir entre 200 et 300 étudiants. Mgr Pierre Nguyen Van De, évêque de Thai Binh, âgé de 75 ans, a négocié patiemment avec les autorités locales jusqu’à l’obtention d’une autorisation officielle. Le père Thoa, qui a étudié au petit séminaire du Sacré-Cœur de Thai Binh, explique que l’établissement a fermé ses portes en 1970-1971 à cause de la guerre. Le gouvernement l’a fait fermer le jusqu’en 2008, quand Mgr Francis Xavier Nguyen Van Sang, alors évêque de Thai Binh, a obtenu l’autorisation d’organiser une nouvelle formation en cinq ans. De son côté, Mgr Pierre Nguyen Van a également lancé une autre formation pour 25 nouveaux étudiants, qui ont été ordonnés diacres depuis. Ils seront ordonnés prêtres en décembre prochain pour le diocèse de Thai Binh. Le 7 septembre, dans la cathédrale de Thai Binh, plus de 100 séminaristes du diocèse ont participé à une messe spéciale afin de marquer l’ouverture de la nouvelle année scolaire. Ils étudieront la philosophie et la théologie à l’évêché, en attendant l’achèvement des travaux du nouveau séminaire. Les séminaristes sont originaires de quatre diocèses de la région, dans le nord du Vietnam, et certains sont issus de congrégations en manque de vocations. L’Église catholique au Vietnam compte aujourd’hui 11 grands séminaires et 2 824 séminaristes pour 27 diocèses.
(Source: Églises d'Asie - le 22/09/2020, Avec Ucanews, Hanoï)
Le diocèse de Thai Binh, dans le nord du Vietnam, espère former davantage de futurs prêtres afin de répondre aux besoins spirituels des fidèles dans la région, alors que le gouvernement a approuvé la fondation d’un nouveau séminaire. Fin juillet, l’évêché de Thai Binh a annoncé que le ministère des Affaires intérieures avait autorisé officiellement la fondation du nouveau séminaire du Sacré-Cœur, dans le diocèse de Thai Binh. Le père Dominique Dang Van Cau, âgé de 58 ans, a été nommé recteur du séminaire. Le ministère vietnamien a demandé au diocèse de gérer la formation des séminaristes et leur recrutement en respectant les régulations religieuses en vigueur dans le pays. Le père Thomas Doan Xuan Thoa, responsable du conseil consultatif du séminaire, explique que la fondation officielle de l’établissement signifie que le séminaire a désormais un statut pleinement légal et indépendant, et qu’il ne dépend plus des autres grands séminaires à travers le pays. Le père Thoa, curé de la paroisse de Trung Dong, ajoute que le séminaire permettra d’accueillir et de former des séminaristes originaires non seulement du diocèse de Thai Binh mais aussi d’autres diocèses et congrégations.
2.824 séminaristes pour 27 diocèses
Le père Thomas Doan Xuan, qui est également responsable du doyenné de Nam Tien Hai, confie que le nouveau séminaire de Thai Binh contribuera à répondre aux demandes croissantes des formations au sacerdoce dans la région. En effet, le diocèse reçoit près de 40 candidatures à l’entrée au séminaire chaque année, mais jusqu’alors, seuls 6 candidats pouvaient être acceptés au grand séminaire Saint-Joseph de Hanoï. Quelques-uns étaient également envoyés dans d’autres séminaires du pays, tandis que les autres devaient renoncer faute de places. Les locaux du nouveau séminaire, toujours en construction, pourront accueillir entre 200 et 300 étudiants. Mgr Pierre Nguyen Van De, évêque de Thai Binh, âgé de 75 ans, a négocié patiemment avec les autorités locales jusqu’à l’obtention d’une autorisation officielle. Le père Thoa, qui a étudié au petit séminaire du Sacré-Cœur de Thai Binh, explique que l’établissement a fermé ses portes en 1970-1971 à cause de la guerre. Le gouvernement l’a fait fermer le jusqu’en 2008, quand Mgr Francis Xavier Nguyen Van Sang, alors évêque de Thai Binh, a obtenu l’autorisation d’organiser une nouvelle formation en cinq ans. De son côté, Mgr Pierre Nguyen Van a également lancé une autre formation pour 25 nouveaux étudiants, qui ont été ordonnés diacres depuis. Ils seront ordonnés prêtres en décembre prochain pour le diocèse de Thai Binh. Le 7 septembre, dans la cathédrale de Thai Binh, plus de 100 séminaristes du diocèse ont participé à une messe spéciale afin de marquer l’ouverture de la nouvelle année scolaire. Ils étudieront la philosophie et la théologie à l’évêché, en attendant l’achèvement des travaux du nouveau séminaire. Les séminaristes sont originaires de quatre diocèses de la région, dans le nord du Vietnam, et certains sont issus de congrégations en manque de vocations. L’Église catholique au Vietnam compte aujourd’hui 11 grands séminaires et 2 824 séminaristes pour 27 diocèses.
(Source: Églises d'Asie - le 22/09/2020, Avec Ucanews, Hanoï)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thêm Sức Tại Nhà Thờ Bến Trường GP Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:33 22/09/2020
Ngày 20-9-2020: Sau bao nhiêu tháng ngày chờ đợi ước mong, ngày 20/9/2020, 21 em thiếu nhi trong giáo xứ chính thức được lãnh nhận bí tích Bí tích Thêm Sức. Bí tích Thêm sức là dấu ấn trưởng thành trong đời sống Kitô hữu cho người lãnh nhận, một sự liên kết trọn vẹn với Hội Thánh để làm chứng cho Chúa Kitô.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan tạ ơn, vào lúc 16 giờ cộng đoàn giáo xứ Bến Trường (Giáo hạt Tây Ninh) đã vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận Phú Cường, chủ sự thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Cha Giuse chủ tế còn có Giuse Maria - chánh xứ Bến Trường và Quý Thầy Phó tế. Đến hiệp dâng thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi, phụ huynh của các em sắp lãnh nhận bí tích và cha mẹ đỡ đầu cùng với toàn thể cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho 14 em thiếu nhi rước lễ lần đầu, và 07 em Tuyên hứa Bao đồng.
Trong bài giảng Đức Cha giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức ý thức về sức mạnh tác động của Thánh thần nơi đời sống chứng nhân cho Chúa, cụ thể việc công bố Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa. Đức cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần từ khi khởi sự, trong công cuộc sáng tạo của Chúa Cha, xuyên suốt chiều dài lịch sử cứu độ nơi Chúa Giêsu và ngay trong chính tâm hồn con người chúng ta. Chính vì vậy, trước khi khởi sự bất cứ công việc gì, chúng ta hãy quay trở về với chính tâm hồn mình - Đền Thờ của Chúa Thánh Thần - để trong thinh lặng, ta có thể tìm gặp và lắng nghe những chỉ dạy tuyệt vời của Ngài.
Sau bài giảng, Đức Cha Giuse thẩm vấn các em xin lãnh nhận bí tích về niềm tin của Hội Thánh. Bí Tích Thêm Sức được cử hành thật sốt sắng: cả cộng đoàn tuyên xưng lại lời hứa ngày chịu phép Rửa Tội. Sau đó Đức Cha Giuse đặt tay, xức dầu Thánh trên từng em: "Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần", làm triển nở những ơn đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội, đi sâu vào tình nghĩa tử với Thiên Chúa là Cha trong Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần mà rao giảng và làm chứng cho điều mà mình đã lãnh nhận. Cha mẹ đỡ dầu cũng tiến lên và đặt tay phải của mình lên vai phải của các em khi Đức cha xức dầu để nói lên trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn các em tiến triển về đời sống đức tin trước mặt cộng đoàn.
Tiếp theo là phần tuyên hứa của Các em Bao đồng, sau phần tuyên hứa của các em là nghi thức trao Chứng chỉ Bao đồng và Sách Kinh thánh làm hành trang cho các em bước vào đời.
Trước phần ban phép lành cuối lễ, đại diện cộng đoàn giáo xứ - Ông Trưởng Ban hành giáo đã gửi những lời tri ân và dâng lên Đức cha Giuse, Cha Sở những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của các em cũng như của toàn thể cộng đoàn.
Đức Cha Giuse cũng ước mong các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay sẽ giữ mãi tâm tình yêu mến và tạ ơn đối với Thiên Chúa qua cung cách sống hằng ngày của mình, để sau khi trở về với cuộc sống thường nhật, các em sẽ mặc lấy một Thần Khí mới với tư cách là những dũng sĩ của Đức Kitô. Và Đức Cha cũng mong mỏi các em Rước lễ lần đầu cùng các em Bao đồng hãy cố gắng trở thành những người mang Tin mừng của Chúa đến với mọi người qua lối sống hàng ngày của mình.
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp lúc 17 giờ 30. Sau đó, Đức cha và quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với gia đình các em trong ngày vui hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận Phú Cường
Xem Hình
Trong niềm hân hoan tạ ơn, vào lúc 16 giờ cộng đoàn giáo xứ Bến Trường (Giáo hạt Tây Ninh) đã vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận Phú Cường, chủ sự thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Cha Giuse chủ tế còn có Giuse Maria - chánh xứ Bến Trường và Quý Thầy Phó tế. Đến hiệp dâng thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi, phụ huynh của các em sắp lãnh nhận bí tích và cha mẹ đỡ đầu cùng với toàn thể cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho 14 em thiếu nhi rước lễ lần đầu, và 07 em Tuyên hứa Bao đồng.
Sau bài giảng, Đức Cha Giuse thẩm vấn các em xin lãnh nhận bí tích về niềm tin của Hội Thánh. Bí Tích Thêm Sức được cử hành thật sốt sắng: cả cộng đoàn tuyên xưng lại lời hứa ngày chịu phép Rửa Tội. Sau đó Đức Cha Giuse đặt tay, xức dầu Thánh trên từng em: "Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần", làm triển nở những ơn đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội, đi sâu vào tình nghĩa tử với Thiên Chúa là Cha trong Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần mà rao giảng và làm chứng cho điều mà mình đã lãnh nhận. Cha mẹ đỡ dầu cũng tiến lên và đặt tay phải của mình lên vai phải của các em khi Đức cha xức dầu để nói lên trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn các em tiến triển về đời sống đức tin trước mặt cộng đoàn.
Tiếp theo là phần tuyên hứa của Các em Bao đồng, sau phần tuyên hứa của các em là nghi thức trao Chứng chỉ Bao đồng và Sách Kinh thánh làm hành trang cho các em bước vào đời.
Trước phần ban phép lành cuối lễ, đại diện cộng đoàn giáo xứ - Ông Trưởng Ban hành giáo đã gửi những lời tri ân và dâng lên Đức cha Giuse, Cha Sở những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của các em cũng như của toàn thể cộng đoàn.
Đức Cha Giuse cũng ước mong các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay sẽ giữ mãi tâm tình yêu mến và tạ ơn đối với Thiên Chúa qua cung cách sống hằng ngày của mình, để sau khi trở về với cuộc sống thường nhật, các em sẽ mặc lấy một Thần Khí mới với tư cách là những dũng sĩ của Đức Kitô. Và Đức Cha cũng mong mỏi các em Rước lễ lần đầu cùng các em Bao đồng hãy cố gắng trở thành những người mang Tin mừng của Chúa đến với mọi người qua lối sống hàng ngày của mình.
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp lúc 17 giờ 30. Sau đó, Đức cha và quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với gia đình các em trong ngày vui hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận Phú Cường
Lễ Thêm Sức Và Làm Phép Nhà Mục Vụ Tại Giáo Xứ Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:46 22/09/2020
Ngày 20.09.2020: Trong niềm hân hoan tạ ơn, vào lúc 09 giờ cộng đoàn giáo xứ Tây Ninh vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận Phú Cường, Ngài đã yêu thương và dành chút thời gian quý báu để đến ban các phép Bí tích cho các em thiếu nhi cũng như làm phép nhà mục vụ Giáo xứ.
Cử hành thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Cha Giuse chủ tế còn có quý Cha Gioan- chánh xứ, Cha Luciano là người con của Giáo xứ và Quý Cha trong hạt Tây Ninh. Đến hiệp dâng thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi, phụ huynh của các em sắp lãnh nhận bí tích và cha mẹ đỡ đầu cùng với toàn thể cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho 55 em thiếu nhi trong Giáo xứ Tây Ninh và 01 em Giáo xứ Phước Điền sắp lãnh nhận bí Tích Thêm sức được tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Xem Hình
Sau nghi thức làm phép Nhà mục vụ Giáo xứ cùng Nhà chờ Phục sinh, khởi đầu thánh lễ là đoàn rước Đức Cha Giuse, trong không khí tưng bừng rộn rã của lời ca tiếng hát của Ca đoàn Giáo xứ, trong bầu không khí trang nghiêm, long trọng. Các em tiến vào thánh đường trong sự mừng vui của cha mẹ, anh chị em, cùng với sự chứng kiến của người đỡ đầu và đông đảo bà con giáo dân tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng Đức Cha giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức ý thức về sức mạnh tác động của Thánh thần nơi đời sống chứng nhân cho Chúa, cụ thể việc công bố Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa. Đức cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần từ khi khởi sự, trong công cuộc sáng tạo của Chúa Cha, xuyên suốt chiều dài lịch sử cứu độ nơi Chúa Giêsu và ngay trong chính tâm hồn con người chúng ta.
Sau bài giảng, Đức Cha Giuse thẩm vấn các em xin lãnh nhận bí tích về niềm tin của Hội Thánh. Toàn thể cộng đoàn cùng đứng để hiệp ý với các em tuyên xưng đức tin.
Tiếp đến là nghi thức đặt tay và xức dầu thánh - phần chính yếu của Bí Tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đặt tay trên các em, xin Chúa Thánh Thần dùng ân huệ của Người kiện toàn các em nên vững mạnh, khôn ngoan và đạo đức; đồng thời ghi ấn tín Chúa Thánh Thần lên các em, một dấu ấn thiêng liêng không bao giờ phai nhòa trong tâm hồn các em. Cha mẹ đỡ đầu cũng tiến lên và đặt tay phải của mình lên vai phải của các em khi Đức cha xức dầu để nói lên trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn các em tiến triển về đời sống đức tin trước mặt cộng đoàn.
Tiếp đến là lời nguyện chung và phần phụng vụ thánh thể.
Trước phần ban phép lành cuối lễ, đại diện cộng đoàn giáo xứ đã gửi những lời tri ân và dâng lên Đức cha Giuse, Cha Sở, Cha Phó, quý Sơ và Ban Giáo Lý Viên những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của các em cũng như của toàn thể cộng đoàn.
Cũng trong dịp này Cha Gioan Võ Hoàn Sinh Chánh xứ đã có lời cảm ơn Đức Cha Giuse đã quan động viên và quan tâm đến Giáo xứ qua việc thúc bách Giáo xứ ưu tiên xây dựng nơi để truyền bá Giáo lý đức tin đến con em trong giáo xứ. Ngoài ra, Cha Gioan cũng đã có lời cảm ơn đến Quý vị ân nhân và bà con Giáo dân trong việc ủng hộ xây dựng Nhà mục vụ Giáo xứ. Qua đây Cha Gioan cũng đã nói lên rằng Công trình Nhà mục vụ là Ước nguyện của Cha cố Philipphe và Cha cố Giuse, nên với Cha Gioan đây là món quà mà Cha Gioan dâng lên cho 02 Cha cố tiền nhiệm.
Đức Cha Giuse cũng ước mong các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa hôm nay sẽ giữ mãi tâm tình yêu mến và tạ ơn đối với Thiên Chúa qua cung cách sống hằng ngày của mình, để sau khi trở về với cuộc sống thường nhật, các em sẽ mặc lấy một Thần Khí mới với tư cách là những dũng sĩ của Đức Kitô.
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp lúc 10 giờ 30. Sau đó, Đức cha và quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với gia đình các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Cử hành thánh lễ hôm nay, ngoài Đức Cha Giuse chủ tế còn có quý Cha Gioan- chánh xứ, Cha Luciano là người con của Giáo xứ và Quý Cha trong hạt Tây Ninh. Đến hiệp dâng thánh lễ, ngoài các em thiếu nhi, phụ huynh của các em sắp lãnh nhận bí tích và cha mẹ đỡ đầu cùng với toàn thể cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho 55 em thiếu nhi trong Giáo xứ Tây Ninh và 01 em Giáo xứ Phước Điền sắp lãnh nhận bí Tích Thêm sức được tràn đầy hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Xem Hình
Sau nghi thức làm phép Nhà mục vụ Giáo xứ cùng Nhà chờ Phục sinh, khởi đầu thánh lễ là đoàn rước Đức Cha Giuse, trong không khí tưng bừng rộn rã của lời ca tiếng hát của Ca đoàn Giáo xứ, trong bầu không khí trang nghiêm, long trọng. Các em tiến vào thánh đường trong sự mừng vui của cha mẹ, anh chị em, cùng với sự chứng kiến của người đỡ đầu và đông đảo bà con giáo dân tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng Đức Cha giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức ý thức về sức mạnh tác động của Thánh thần nơi đời sống chứng nhân cho Chúa, cụ thể việc công bố Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực hành Lời Chúa. Đức cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần từ khi khởi sự, trong công cuộc sáng tạo của Chúa Cha, xuyên suốt chiều dài lịch sử cứu độ nơi Chúa Giêsu và ngay trong chính tâm hồn con người chúng ta.
Tiếp đến là nghi thức đặt tay và xức dầu thánh - phần chính yếu của Bí Tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đặt tay trên các em, xin Chúa Thánh Thần dùng ân huệ của Người kiện toàn các em nên vững mạnh, khôn ngoan và đạo đức; đồng thời ghi ấn tín Chúa Thánh Thần lên các em, một dấu ấn thiêng liêng không bao giờ phai nhòa trong tâm hồn các em. Cha mẹ đỡ đầu cũng tiến lên và đặt tay phải của mình lên vai phải của các em khi Đức cha xức dầu để nói lên trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn các em tiến triển về đời sống đức tin trước mặt cộng đoàn.
Tiếp đến là lời nguyện chung và phần phụng vụ thánh thể.
Trước phần ban phép lành cuối lễ, đại diện cộng đoàn giáo xứ đã gửi những lời tri ân và dâng lên Đức cha Giuse, Cha Sở, Cha Phó, quý Sơ và Ban Giáo Lý Viên những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của các em cũng như của toàn thể cộng đoàn.
Cũng trong dịp này Cha Gioan Võ Hoàn Sinh Chánh xứ đã có lời cảm ơn Đức Cha Giuse đã quan động viên và quan tâm đến Giáo xứ qua việc thúc bách Giáo xứ ưu tiên xây dựng nơi để truyền bá Giáo lý đức tin đến con em trong giáo xứ. Ngoài ra, Cha Gioan cũng đã có lời cảm ơn đến Quý vị ân nhân và bà con Giáo dân trong việc ủng hộ xây dựng Nhà mục vụ Giáo xứ. Qua đây Cha Gioan cũng đã nói lên rằng Công trình Nhà mục vụ là Ước nguyện của Cha cố Philipphe và Cha cố Giuse, nên với Cha Gioan đây là món quà mà Cha Gioan dâng lên cho 02 Cha cố tiền nhiệm.
Đức Cha Giuse cũng ước mong các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa hôm nay sẽ giữ mãi tâm tình yêu mến và tạ ơn đối với Thiên Chúa qua cung cách sống hằng ngày của mình, để sau khi trở về với cuộc sống thường nhật, các em sẽ mặc lấy một Thần Khí mới với tư cách là những dũng sĩ của Đức Kitô.
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp lúc 10 giờ 30. Sau đó, Đức cha và quý cha đồng tế chụp hình lưu niệm với gia đình các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
VietCatholic TV
Món quà bất ngờ của Tổng thống Bashar Assad dành cho Dòng Anh Em Hèn Mọn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:29 22/09/2020
1. Ðức Thánh Cha sẽ ngỏ lời với Liên Hiệp Quốc.
Hôm 16 tháng 9 năm 2020, ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, xác nhận Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ ngỏ lời với Ðại hội đồng thứ 75 của Liên Hiệp Quốc, “sau ngày 22 tháng 9, trong tuần lễ thảo luận cấp cao... Vì đại dịch, khóa họp năm nay diễn ra dưới dạng trực tuyến, nên Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi sứ điệp Video đến các đại biểu. Ngài sẽ trình bày về trật tự mới của thế giới sau đại dịch”.
Từ sau khi Covid-19 được chính thức nhìn nhận là đại dịch, hồi đầu tháng Ba năm nay, Ðức Thánh Cha đã nhiều lần kêu gọi các cá nhân, tổ chức và chính phủ nhận thức những chênh lệch lớn trong xã hội mà đại dịch càng cho thấy rõ, trong các lãnh vực kinh tế, y tế và giáo dục, cũng như qua các kiểu mẫu sản xuất và tiêu thụ, gây thiệt hại cho môi trường, cho trái đất là căn nhà chung của nhân loại.
Từ thượng tuần tháng Tám năm 2020, Ðức Thánh Cha cũng bắt đầu một loạt các bài huấn giáo trong các buổi tiếp kiến chung, sáng thứ Tư hằng tuần về những nguyên tắc của giáo huấn xã hội Công Giáo có thể giúp thế giới ra khỏi đại dịch tốt đẹp hơn, tiến tới một lối sống tốt hơn cho con người và môi trường.
Mặt khác, nhân dịp khai diễn Ðại hội đồng thứ 75 của Liên Hiệp Quốc, hôm 15 tháng 9 năm 2020, buổi cầu nguyện theo truyền thống đã được Phái Bộ quan sát thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tổ chức cùng ngày, tại nhà thờ Thánh Gia ở khu vực Midtown, Manhattan, New York.
Buổi cầu nguyện thứ 34 này được Ðức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Liên Hiệp Quốc chủ sự. Vì đại dịch, nên số người tham dự chỉ bằng một nửa so với năm ngoái, mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Cha Roger Landy, tùy viên của Phái bộ Tòa Thánh nói rằng: “Chúng tôi vẫn luôn bắt đầu bằng cách cầu xin Chúa để con người được trợ giúp, hầu chu toàn những mục tiêu cao quí xảy ra tại Liên Hiệp Quốc”.
2. Ðại diện Tòa Thánh phê bình nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ủng hộ phá thai.
Ðức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc phê bình nghị quyết về đại dịch Covid-19, có bao gồm quyền sinh sản, mở đường cho việc phá thai, và tiếc là nghị quyết này không được sự đồng thuận của tất cả các nước khi được thông qua.
Nghị quyết mang tựa đề: “Câu trả lời bao quát và có phối hợp đối với đại dịch Covid-19”, đã được thông qua ngày 11 tháng 9 năm 2020, trong đó có đoạn kêu gọi tất cả các nước “hãy đề ra những biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các phụ nữ và thiếu nữ được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe, kể cả sức khỏe tính dục và sinh sản, và các quyền sinh sản”.
Các kiểu nói này đã được du nhập vào các hội nghị quốc tế, từ hội nghị ở Bắc Kinh năm 1995, và chúng thường bị giải thích là các phụ nữ được quyền phá thai, phá thai để chọn phái tính, mang thai mướn và làm tuyệt đường sinh sản, những việc làm này được coi là những chiều kích của “sức khỏe sinh sản”.
Những phê bình của Ðức Tổng Giám Mục Caccia cũng được đại diện của Hoa Kỳ phản ánh khi bỏ phiếu chống lại nghị quyết.
Thông cáo của Phái bộ quan sát thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, nói rằng: “Chúng tôi không chấp nhận việc nói đến “sức khỏe tính dục và sinh sản”, “các quyền sinh sản” hoặc các ngôn từ khác ngụ ý hoặc minh nhiên khẳng định cho phá thai theo luật pháp, là điều phải được bao gồm trong các dịch vụ sức khỏe, đặc biệt trong những bối cảnh liên hệ tới phụ nữ.
Nghị quyết đã được thông qua, nhưng không theo thể thức “omnibus”, nghĩa là tất cả các nước đều đồng thuận. Trong thực tế, có 169 phiếu thuận, hai phiếu chống là Hoa Kỳ và Israel, hai phiếu trắng là Hungary và Ucraina.
Ðức Tổng Giám Mục Caccia nói rằng: “Vì cộng đồng quốc tế cần cùng nhau đương đầu với đại dịch, Tòa Thánh ủng hộ ý tưởng cần có một nghị quyết đồng thuận, ngay từ đầu và trong cuộc thương thảo, nhấn mạnh cần phải có một lối tiếp cận chung và dựa trên sự đồng ý của tất cả mọi người. Ðáng tiếc là nghị quyết này, vốn được đề xướng như một phương thế chứng tỏ thế giới, mà Ðại hội đồng này đại diện, cùng đứng với nhau và càng mang lại nhiều sáng kiến chống Covid-19, nhưng lại được thông qua với sự thiếu đồng thuận như thế”.
Sau cùng, vị Ðại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cũng lấy làm tiếc vì nghị quyết loại trừ các tổ chức tôn giáo ra khỏi danh sách những tác nhân giữ một vai trò quan trọng trong việc đáp trả đại dịch.
3. Tổng thống Assad trả lại trường “Cao đẳng Thánh Địa” của Aleppo cho dòng Phanxicô
Trường “Cao đẳng Thánh Địa” của Aleppo, thành trì lịch sử của các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ở phía Bắc Syria, đã được chính phủ Syria chính thức trả lại cho dòng Phanxicô. Giám tỉnh miền Sao Paulo của nhà dòng là Cha Firas Lutfi đã cho biết như trên. Tỉnh dòng São Paulo bao gồm Syria, Li Băng và Jordan.
Cha Giám Tỉnh cho biết khu phức hợp gọi chung là trường “Cao đẳng Thánh Địa” của Aleppo “đóng vai trò quan trọng kể từ khi thành lập như một trường trung học”, một ngôi trường nơi “nhiều bác sĩ, kỹ sư, nhiều nhân tài xã hội dân sự đã nhận được bằng tốt nghiệp của trường”.
Khi trường học này bị quốc hữu hóa bởi chế độ Syria “Trường Cao đẳng Thánh địa tiếp tục thể hiện một vị trí quan trọng cho sự hiện diện của người Kitô hữu ở Aleppo, trên hết là nhờ các hoạt động được thực hiện bởi Trung tâm Giáo dục Kitô Giáo. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh hoàng đã ảnh hưởng đến đất nước Syria thân yêu của chúng ta, các tu sĩ dòng Phanxicô đã chào đón các gia đình đang rất cần một nơi hiếu khách có thể mang lại một chút ổn định và hy vọng trong vùng đất và di sản văn hóa của họ. Hàng trăm trẻ em từ Aleppo đổ xô đến tu viện mỗi ngày, nơi ngày qua ngày trở thành ốc đảo của tình yêu, những cuộc gặp gỡ và hòa bình”.
Giờ đây, nhờ “món quà được chờ đợi từ lâu” nhận được “từ bàn tay của Đức Trinh Nữ Maria các tu sĩ dòng Phanxicô sẽ có thể thực hiện sứ mệnh của mình một cách hiệu quả hơn là phục vụ những người dân Syria bị chiến tranh, dịch bệnh và đủ loại khổ đau”.
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Bashar Assad vào ngày 23 tháng 12 năm 2019, các cha dòng Phanxicô, đã yêu cầu ông trả lại ngôi trường này. Ông Assad đã hứa với các ngài và hôm nay ông thực hiện lời hứa của mình.
Hiện tại có 15 tu sĩ Phanxicô hiện diện tại Syria. Gần đây, tại Syria, hai tu sĩ dòng Phanxicô là Cha Edward Tamer, 83 tuổi và Cha Firas Hejazin, 49 tuổi - đã chết vì Covid-19.
Source:Fides
Hoa Kỳ tiết lộ hồ sơ tin tặc Trung Quốc tấn công ráo riết vào mạng lưới Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 22/09/2020
1. Trung Quốc chỉ trích đòn trừng phạt của Mỹ đối với một công ty ở Campuchia
Bắc Kinh đã lên án lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một công ty của Trung Quốc ở Campuchia. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) đã lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ đang làm suy yếu “lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp” và nói thêm rằng “đây là một hành động đàn áp”.
Trong quyết định được công bố ngày 15 tháng 9, Mỹ đã tăng cường áp lực ngoại giao đối với Bắc Kinh và trừng phạt Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) sau khi tập đoàn này mua một dự án bất động sản trị giá 3.8 tỷ Mỹ Kim tại Dara Sakor trên bờ biển Tây Nam Campuchia.
Một tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết UDG đã bị phong tỏa và các giao dịch tài chính, cung cấp hàng hóa và dịch vụ bị cấm tại Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên một công ty Trung Quốc bị trừng phạt vì lý do nhân quyền ở Campuchia, nơi Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la và nổi lên như một mạnh thường quân chính của đất nước nhỏ bé này.
Viện dẫn lý do nhân quyền, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm các sản phẩm của Trung Quốc do các tù nhân trong các trại cải tạo sản xuất. Để đối phó, Trung Quốc đã tìm cách mua các đặc khu kinh tế tại các nước khác, chủ yếu là tại Campuchia, chở hàng hoá sản xuất từ các trại cải tạo ở Duy Ngô Nhĩ sang, dán nhãn Made in Campuchia và tiếp tục bán vào Hoa Kỳ.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh chống chế rằng:
“Dự án này tuân thủ luật pháp và quy định của Campuchia và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia”.
Source:UCANews
2. Tin tặc Trung Quốc tấn công ráo riết vào mạng lưới Vatican nhiều tuần trước khi gia hạn thỏa thuận
Các tin tặc do nhà nước bảo trợ đã nhắm mục tiêu vào các mạng máy tính của Vatican chỉ vài tuần trước khi thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh sắp được gia hạn. Một báo cáo được công bố hôm 15/9 cho biết tin tặc tiếp tục tập trung vào Vatican và các tổ chức Công Giáo khác ngay cả sau khi các hoạt động của chúng bị đưa ra ánh sáng vào tháng Bảy vừa qua.
Báo cáo được biên soạn bởi Insikt Group, là bộ phân nghiên cứu của công ty an ninh mạng Recorded Future có trụ sở tại Mỹ.
Đầu năm nay, tổ chức này thông báo rằng họ đã phát hiện ra “một chiến dịch gián điệp trên mạng được thực hiện bởi một nhóm điện tặc do nhà nước Trung Quốc tài trợ có tên là RedDelta”.
Trong một bản cập nhật về cuộc điều tra của mình, Insikt Group nói rằng họ đã ghi nhận được một đợt bùng nổ hoạt động của RedDelta ngay trước khi một quan chức báo hiệu rằng Bắc Kinh sẵn sàng gia hạn thỏa thuận tạm thời hai năm với Vatican về việc bổ nhiệm các giám mục.
Tập đoàn Insikt cho biết: “Vào ngày 10 tháng 9 năm 2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng thỏa thuận Trung Quốc và Vatican năm 2018 đã được ‘thực hiện thành công’, và việc gia hạn thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố trong những tuần tới”.
“Thời điểm đưa ra thông báo này diễn ra ngay khi RedDelta đang giảm dần các cuộc tấn công các mạng máy tính của Vatican một tuần trước đó, ngay sau chuyến thăm Rôma vào cuối tháng 8 của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho thấy rằng nhu cầu tình báo của nhóm này có thể đã đạt được hoặc không còn cần thiết nữa.”
Source:Catholic News Agency
3. Ðức Cha Mario Grech được bổ nhiệm tân Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục.
Hôm 16 tháng 9 năm 2020, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ nhiệm Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, do Ðức Hồng Y Lorenzo Baldisseri đệ trình và Ðức Thánh Cha cử Ðức cha Mario Grech, người Malta, lên kế nhiệm.
Ðức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, người Italia, sắp tròn 80 tuổi vào ngày 29 tháng 9 năm 2020, đã làm Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục trong bảy năm qua, tức là từ tháng Chín năm 2013. Tháng Hai năm sau đó, 2014, ngài được Ðức Thánh Cha thăng Hồng Y. Ðây là lần đầu tiên một vị Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục được bổ nhiệm làm Hồng Y.
Ðức Hồng Y Baldisseri đã lần lượt tổ chức bốn Thượng Hội đồng Giám mục, bắt đầu là hai Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình, năm 2014 và 2015, sau đó là Thượng Hội đồng Giám mục về giới trẻ năm 2018, và hồi tháng Mười năm 2019, Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazzonia.
Ðức Cha Mario Grech, năm nay 63 tuổi, nguyên là giám mục giáo phận Gozo từ năm 2005 đến 2020, giáo phận này chỉ có 30,000 tín hữu Công Giáo tại đảo Malta. Hồi tháng Mười năm 2019, ngài đã được Ðức Thánh Cha bổ làm Quyền Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, và với tư cách đó, ngài tham dự Công nghị Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazzonia.
Source:Vatican News