Phụng Vụ - Mục Vụ
Rạng rỡ
Lm. Minh Anh
14:13 22/09/2024
RẠNG RỠ
“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”.
Rufus Jones vừa kết thúc buổi thuyết trình với chủ đề “Hãy Rạng Rỡ!”, một phụ nữ có khuôn mặt ‘rủi ro’ đến khó tin đón ông và hỏi, “Ông sẽ làm gì nếu có một khuôn mặt như tôi?”. Jones nói, “Tôi cũng có những rắc rối tương tự về loại này, nhưng tôi khám phá ra rằng, nếu bạn rạng rỡ từ bên trong, bất kỳ khuôn mặt nào cũng sẽ ngời sáng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nếu bạn ‘rạng rỡ’ từ bên trong!”. Khám phá của Rufus Jones được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay khi Chúa Giêsu nói đến ánh lửa tâm hồn của các môn đệ Ngài vốn sẽ tự nhiên toả rạng ra bên ngoài.
Sách Châm Ngôn gọi ánh lửa ấy là những điều lành, “Khi có thể, con đừng từ chối làm điều lành!”; “Khi có thể cho ngay, thì con đừng có nói: ‘Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho anh!’” - bài đọc một. Điều lành ‘rạng rỡ’ ở đây là yêu thương, cảm thông, chia sẻ; là cầu thay nguyện giúp, trăn trở, xót thương… đó cũng là những phẩm tính của những ai ở trên núi Chúa, “Lạy Chúa, ai được ở trên núi thánh của Ngài?” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúa Giêsu gọi ánh lửa ấy là ánh sáng không thể che giấu mà mọi người cần “nhìn thấy!”. Điều này xảy ra khi những người khác nhận ra ánh sáng Chúa Kitô từ chúng ta. Nhen lên, thổi bùng lên ngọn lửa của Ngài trong lòng mình, chúng ta biết chắc một điều là ánh sáng đó sẽ toả rạng và những người khác được hưởng nhờ. Như vậy, không toả sáng Chúa Kitô, thì không phải vì bạn và tôi che giấu Ngài, mà là vì Ngài đã không thể thắp lên từ bên trong mỗi người ánh lửa của Ngài. Một khi Ngài thắp sáng nội tâm chúng ta, ánh sáng của Ngài không thể bị che khuất. Nó nhất định ‘rạng rỡ!’.
Sự thật này giúp chúng ta đánh giá đúng mức mối quan hệ của linh hồn mình với Chúa. Nếu Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, nếu mối quan hệ giữa Ngài với chúng ta thực sự được sống, hiệu quả của mối quan hệ ‘Chúa và tôi’ đó nhất định sẽ tác động nơi người khác; họ sẽ dễ dàng nhận ra ánh sáng không thể che giấu đó. Trở thành Kitô hữu không phải là đạt đến một cấp độ nhất định và duy trì ở đó. Về căn bản, nó có nghĩa là liên tục phát triển và tăng trưởng - giữ nguyên trạng thái hoặc trì trệ có nghĩa là thụt lùi.
Anh Chị em,
“Nếu bạn rạng rỡ từ bên trong!”. Qua Bí tích Rửa Tội, Chúa Kitô thắp lên ánh lửa Phục Sinh của Ngài trong tim chúng ta. Đó là ánh sáng của tình yêu, hy vọng, niềm vui, lòng thương xót và thiện hảo. Ngài giao nhiệm vụ giữ gìn ánh sáng ấy cho Giáo Hội; cụ thể, cho giáo xứ và gia đình. Qua từng biến cố, từng phút giây, Chúa Thánh Thần không ngừng khơi lên ánh sáng này để nó ngày càng ‘rạng rỡ’. Và Chúa đặt mỗi người vào đúng “đế” của họ từ chức vụ, nơi chốn, hoàn cảnh… Như vậy, khi người khác không thấy được ánh sáng Chúa Kitô từ chúng ta; phải chăng ánh lửa của Ngài trong chúng ta đang leo lét! Vậy nếu tha nhân không được lôi kéo vào tình yêu của Chúa Kitô qua chúng ta, bạn và tôi hãy nhìn lại mình, nhìn lại cung cách lắng nghe và sống Lời Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thế gian thắp sáng con từ bên ngoài, hãy thắp sáng con từ bên trong, khởi đi từ các việc lành con chắt chiu mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng!”.
Rufus Jones vừa kết thúc buổi thuyết trình với chủ đề “Hãy Rạng Rỡ!”, một phụ nữ có khuôn mặt ‘rủi ro’ đến khó tin đón ông và hỏi, “Ông sẽ làm gì nếu có một khuôn mặt như tôi?”. Jones nói, “Tôi cũng có những rắc rối tương tự về loại này, nhưng tôi khám phá ra rằng, nếu bạn rạng rỡ từ bên trong, bất kỳ khuôn mặt nào cũng sẽ ngời sáng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nếu bạn ‘rạng rỡ’ từ bên trong!”. Khám phá của Rufus Jones được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay khi Chúa Giêsu nói đến ánh lửa tâm hồn của các môn đệ Ngài vốn sẽ tự nhiên toả rạng ra bên ngoài.
Sách Châm Ngôn gọi ánh lửa ấy là những điều lành, “Khi có thể, con đừng từ chối làm điều lành!”; “Khi có thể cho ngay, thì con đừng có nói: ‘Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho anh!’” - bài đọc một. Điều lành ‘rạng rỡ’ ở đây là yêu thương, cảm thông, chia sẻ; là cầu thay nguyện giúp, trăn trở, xót thương… đó cũng là những phẩm tính của những ai ở trên núi Chúa, “Lạy Chúa, ai được ở trên núi thánh của Ngài?” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúa Giêsu gọi ánh lửa ấy là ánh sáng không thể che giấu mà mọi người cần “nhìn thấy!”. Điều này xảy ra khi những người khác nhận ra ánh sáng Chúa Kitô từ chúng ta. Nhen lên, thổi bùng lên ngọn lửa của Ngài trong lòng mình, chúng ta biết chắc một điều là ánh sáng đó sẽ toả rạng và những người khác được hưởng nhờ. Như vậy, không toả sáng Chúa Kitô, thì không phải vì bạn và tôi che giấu Ngài, mà là vì Ngài đã không thể thắp lên từ bên trong mỗi người ánh lửa của Ngài. Một khi Ngài thắp sáng nội tâm chúng ta, ánh sáng của Ngài không thể bị che khuất. Nó nhất định ‘rạng rỡ!’.
Sự thật này giúp chúng ta đánh giá đúng mức mối quan hệ của linh hồn mình với Chúa. Nếu Chúa Kitô đang sống trong chúng ta, nếu mối quan hệ giữa Ngài với chúng ta thực sự được sống, hiệu quả của mối quan hệ ‘Chúa và tôi’ đó nhất định sẽ tác động nơi người khác; họ sẽ dễ dàng nhận ra ánh sáng không thể che giấu đó. Trở thành Kitô hữu không phải là đạt đến một cấp độ nhất định và duy trì ở đó. Về căn bản, nó có nghĩa là liên tục phát triển và tăng trưởng - giữ nguyên trạng thái hoặc trì trệ có nghĩa là thụt lùi.
Anh Chị em,
“Nếu bạn rạng rỡ từ bên trong!”. Qua Bí tích Rửa Tội, Chúa Kitô thắp lên ánh lửa Phục Sinh của Ngài trong tim chúng ta. Đó là ánh sáng của tình yêu, hy vọng, niềm vui, lòng thương xót và thiện hảo. Ngài giao nhiệm vụ giữ gìn ánh sáng ấy cho Giáo Hội; cụ thể, cho giáo xứ và gia đình. Qua từng biến cố, từng phút giây, Chúa Thánh Thần không ngừng khơi lên ánh sáng này để nó ngày càng ‘rạng rỡ’. Và Chúa đặt mỗi người vào đúng “đế” của họ từ chức vụ, nơi chốn, hoàn cảnh… Như vậy, khi người khác không thấy được ánh sáng Chúa Kitô từ chúng ta; phải chăng ánh lửa của Ngài trong chúng ta đang leo lét! Vậy nếu tha nhân không được lôi kéo vào tình yêu của Chúa Kitô qua chúng ta, bạn và tôi hãy nhìn lại mình, nhìn lại cung cách lắng nghe và sống Lời Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thế gian thắp sáng con từ bên ngoài, hãy thắp sáng con từ bên trong, khởi đi từ các việc lành con chắt chiu mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 24/09: Gia Đình của Thiên Chúa – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến – TGP Melbourne
Giáo Hội Năm Châu
23:26 22/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, mẹ và anh em Đức Giê-su đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng quá đông. Người ta báo cho Người biết: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy.” Người đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Bỉ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp khó khăn với một Giáo hội phức tạp
Vũ Văn An
15:18 22/09/2024
John L. Allen Jr., ngày 22 tháng 9 năm 2024, trong một hàng tít chuyên nghiệp “In Belgium, Pope Francis will play to a tough room: ở Bỉ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trình diễn trước một căn phòng khó tính], cho hay: chúng ta hãy cho rằng Tom De Cock, một DJ phát thanh người Flemish 41 tuổi, nhân vật truyền hình và tác giả, là người đồng tính và đã kết hôn, không nhất thiết phải đại diện cho toàn bộ dân số Bỉ, một quốc gia phức tạp với 11.7 triệu người sắp đón tiếp Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong chuyến thăm kéo dài ba ngày vào cuối tuần tới.
Mặt khác, sự nổi tiếng của De Cock cho thấy ông không chỉ nói cho riêng mình - và, ít nhất là, ông không thực sự vui mừng về chuyến thăm sắp tới của vị giáo hoàng.
Vào tháng 7, De Cock tuyên bố rằng ông sẽ từ bỏ học bổng tại Đại học Công Giáo Leuven, nơi mà Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ đến thăm vào thứ Sáu, và sẽ không tham gia lễ kỷ niệm 600 năm thành lập trường đại học, mặc dù là cựu sinh viên, để phản đối sự chào đón của trường đối với vị giáo hoàng.
Trong một bài viết cho tờ báo De Morgen, ông cho biết ông phản đối việc trải thảm đỏ cho người đứng đầu một giáo hội mà ông cáo buộc là đồng lõa trong "gian lận nhận con nuôi, chiến tranh, tham ô, lạm dụng quyền lực, áp bức phụ nữ và lạm dụng có hệ thống hàng trăm nghìn trẻ em".
"Tiếp đón vị giáo hoàng này như thể ông ấy là một nguyên thủ quốc gia đáng kính: Tôi không hiểu điều đó. Người đàn ông đó là người đứng đầu một tổ chức tội phạm", De Cock viết. "Nói thẳng ra: Chúng ta sẽ đào được bao nhiêu xác trẻ sơ sinh nữa trong các khu vườn của các tu viện trước khi nhận ra điều đó?"
Mặc dù không phải ai cũng có thể gay gắt như vậy, nhưng De Cock không phải là người duy nhất. Ví dụ, một xu hướng ở Bỉ hiện nay là "hủy rửa tội", nghĩa là người ta yêu cầu xóa tên của họ khỏi danh sách rửa tội của nhà thờ.
(Bỉ là Bỉ, thậm chí còn có sự phẫn nộ ở đây. Thủ tục của nhà thờ địa phương là ghi chú rằng cá nhân đó không còn muốn là thành viên của nhà thờ nữa mà phải để lại tên của họ trong sổ đăng ký, với lý do thần học là phép rửa tội là không thể đảo ngược. Không hài lòng, một số người Bỉ bất mãn đang yêu cầu tòa án buộc nhà thờ phải tuân thủ một phụ lục của luật châu Âu yêu cầu các tổ chức phải xóa dữ liệu cá nhân theo yêu cầu của người dùng.)
Khi họa sĩ truyện tranh nổi tiếng Steven Degryse, được biết đến với bút danh "Lectrr", nộp đơn xin xóa phép rửa tội vào năm ngoái, ông đã nêu lý do một cách ngắn gọn: "Tôi không muốn trở thành thành viên của một viện đã che đậy tình trạng lạm dụng trên toàn thế giới", cáo buộc Giáo Hội Công Giáo hoạt động như một "mafia".
Tất cả những điều này minh họa cho lý do tại sao chuyến đi sắp tới của Đức Phanxicô đến Bỉ và Luxembourg, đánh dấu chuyến công du quốc tế thứ 46 của ngài dưới triều giáo hoàng, theo một số cách có thể là một trong những chuyến đi đáng sợ nhất.
Về lý thuyết, người ta có thể nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên được hưởng lợi thế sân nhà.
Trong thời kỳ Cải cách Thệ Phản, chế độ Habsburg của Tây Ban Nha, kết hợp với lòng nhiệt thành tông đồ của các dòng Tên và Capuchin mới, đã thành công trong việc bảo tồn Bỉ hiện đại cho Giáo Hội. Mới chỉ năm 1900, số liệu thống kê chính thức tuyên bố rằng 99 phần trăm dân số là người Công Giáo.
Ngày nay, tỷ lệ đó đã giảm xuống còn 57 phần trăm, nhưng Giáo hội vẫn tự hào có một mạng lưới trường Công Giáo rộng lớn, bao gồm hai trường đại học được quốc tế công nhận, và cũng cung cấp hơn một nửa tổng số giường bệnh trong cả nước và một phần ba viện dưỡng lão.
Một dấu hiệu công nhận vai trò của Giáo hội là cho đến ngày nay, lương của các linh mục vẫn do nhà nước trả. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế, với khoảng 1,800 linh mục và mức lương trung bình hàng năm khoảng 58,000 đô la, thì tổng chi phí này vượt quá 100 triệu đô la.
Và, tuy nhiên.
Tuy nhiên, vận may của người Công Giáo ở Bỉ đã giảm đáng kể trong những thập niên gần đây, do một tập hợp đồng tâm gồm ba lực lượng cơ bản. Đầu tiên là xu hướng xã hội học gốc rễ ở Tây Âu hướng tới sự thế tục hóa ngày càng lớn hơn.
Một thước đo về những bước tiến đó là việc tham dự Thánh lễ. Theo ước tính chính thức, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 6 đến 10 phần trăm, con số này khá ảm đạm. Tuy nhiên, số liệu thống kê thực tế vào Chúa Nhật thứ ba của tháng 10 năm 2022 chỉ cho thấy 172,968 người trên các băng ghế - một con số, giả sử Chúa Nhật là ngày dặc trưng, thì tỷ lệ thực tế chỉ là 2.6 phần trăm.
Bất kể chúng ta xem xét thước đo nào - linh mục, tu sĩ, lễ cưới, lễ rửa tội, lễ thêm sức, v.v. - thì số liệu thống kê đều cho thấy sự sụt giảm mạnh trên diện rộng. Chỉ riêng từ năm 2017 đến năm 2022, Giáo hội Bỉ đã mất 915 linh mục giáo phận, tương ứng với mức giảm 33 phần trăm.
Điều đó không có nghĩa là ánh sáng sắp tắt.
Những người tổ chức chuyến đi của Đức Giáo Hoàng gần đây đã thông báo rằng họ sẽ phát hành thêm 2,500 vé cho Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng vào Chúa Nhật tại Sân vận động King Baudouin ở Brussels, sau khi 35,000 chỗ ban đầu đã được nhận hết.
Những người tổ chức cho biết các chỗ trống bổ sung sẽ nằm dọc theo đường đua, với số lượng người xem hạn chế được tăng cường bằng màn hình lớn.
Tuy nhiên, quỹ đạo dài hạn không mấy khả quan đối với Giáo hội, nơi dường như ngày càng đại diện cho một nền văn hóa phụ trong một môi trường thế tục.
Lực lượng thứ hai ảnh hưởng đến vị thế của Giáo hội là bầu không khí chính trị tiến bộ của đất nước, khiến cho các lập trường Công Giáo trong các vấn đề như phá thai, kiểm soát sinh đẻ, quyền của người đồng tính và phụ nữ không được ưa chuộng.
Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2003, và từ năm 2011 đến năm 2014, thủ tướng của nước này là Elio Di Rupo, người đồng tính công khai, vào thời điểm đó là một trong hai thủ tướng duy nhất trên thế giới tự nhận mình là LGBTQ+. Một cuộc khảo sát gần đây của US News and World Report đã xếp hạng nước này là một trong mười quốc gia tiến bộ nhất trên thế giới.
Các lực lượng cực hữu gần đây đã đạt được những bước tiến lịch sử trong cuộc bầu cử vào tháng 6, nhưng hầu hết các nhà quan sát tin rằng đó chủ yếu là một cuộc bỏ phiếu chống nhập cư không biểu thị sự đột biến thực sự trong thái độ xã hội về cơ bản là tự do và dễ dãi. Một dấu hiệu của thời đại là một ca sĩ đồng tính công khai tên là Christoff De Bolle dường như sẽ biểu diễn cho Đức Giáo Hoàng. Christoff tuyên bố vào năm 2021, "Tôi không cần giáo hội phải là tôn giáo. Đó chỉ là một thể chế. Một thể chế lỗi thời."
Ở một mức độ nào đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể không cảm thấy toàn bộ sự phản đối đối với lập trường bảo thủ của Giáo hội về nhiều vấn đề gây tranh cãi vì danh tiếng cá nhân của ngài vốn là nhà trí thức không theo khuôn phép xã hội (maverick), trao quyền cho phụ nữ và tiếp cận cộng đồng LGBTQ+.
Mặt khác, bầu không khí xã hội hiện tại có lẽ ngụ ý rằng bất cứ vị giáo hoàng nào, bất kể có nổi tiếng đến đâu, đều có khả năng thấy Bỉ là một căn phòng khó khăn.
Cuối cùng, có tác động của các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục.
Bỉ đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, bao gồm cả trường hợp khét tiếng của Giám mục Roger Vangheluwe, người đã bị Vatican cho hoàn tục vào tháng 3. Sau khi các cáo buộc lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2010, Vangheluwe cuối cùng đã thừa nhận một số hành vi lạm dụng tình dục, bao gồm một số hành vi chống lại chính cháu trai của mình.
Trong diễn trình, các bản ghi âm của cựu Tổng giám mục Brussels, Hồng Y Godfried Danneels đã xuất hiện, dường như ngăn cản một trong những người cháu trai của Vangheluwe công khai cáo buộc ông. Các vụ rò rỉ đã thúc đẩy ấn tượng của công chúng về một sự che đậy có hệ thống.
Gần đây hơn, Bỉ nói tiếng Hà Lan đã vô cùng phẫn nộ vào năm ngoái khi phát sóng một bộ phim tài liệu truyền hình có tựa đề Godvergeten hay "Godforsaken" [Thiên Chúa bị bác bỏ], ghi lại nhiều trường hợp lạm dụng của các linh mục Công Giáo.
Chương trình đã đạt được thành công vang dội, thu hút khoảng 800,000 khán giả cho mỗi tập, chiếm khoảng mười hai phần trăm tổng dân số ở Flanders, và với tiếng vang của phương tiện truyền thông, người ta tin rằng có ít nhất ba triệu người đang theo dõi nội dung của nó. Đường dây nóng của chính quyền Flemish dành cho nạn nhân bạo lực đã ghi nhận mức tăng 31 phần trăm các cuộc gọi sau loạt phim.
Chương trình phát sóng cũng đã làm dấy lên một cuộc điều tra mới của quốc hội ở Flanders, với một số nhà lập pháp đưa ra ý tưởng giữ lại tiền lương của các linh mục và dành chúng cho quỹ bồi thường cho các nạn nhân.
Tuy nhiên, ngay cả sau cú sốc đó, nhiều nhà phê bình cho rằng các giám mục Bỉ dường như vẫn chưa tiếp thu đầy đủ các bài học từ những vụ tai tiếng. Ví dụ, vào tháng 5, đã có phản ứng dữ dội ở Brussels sau khi có thông tin ba linh mục bị cáo buộc lạm dụng đã được đưa vào danh sách ứng cử viên để bầu vào hội đồng linh mục của tổng giáo phận.
Tổng giám mục Luc Terlinden đã ngay lập tức xin lỗi, gọi đó là "sai lầm nghiêm trọng", nhưng nhiều người không khỏi thắc mắc làm sao một sai lầm như vậy lại có thể xảy ra.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự kiến sẽ gặp 15 nạn nhân bị lạm dụng khi ở Bỉ, nhưng ngay cả hành động tiếp cận đó cũng đã gây ra tranh cãi.
Một nhóm ủng hộ nạn nhân có tên là Werkgroep Mensenrechten in de Kerk, "Nhóm công tác vì quyền con người trong Giáo hội", đã phản đối rằng ít nhất là theo như mọi người biết, không có nạn nhân sống sót nào xuất hiện trong bộ phim tài liệu năm ngoái nằm trong nhóm này. Họ cũng yêu cầu phiên họp phải kéo dài chính xác 34 phút 31 giây, tương đương một giây cho mỗi nạn nhân người Bỉ bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội, theo sổ đăng ký khiếu nại chính thức, và cũng không rõ liệu điều đó có xảy ra hay không.
Tóm lại, Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải đối đầu với một ngọn núi dốc để leo ở Bỉ trong việc thuyết phục công chúng khá chán nản trao cho Giáo Hội Công Giáo một cơ hội nữa - hoặc ít nhất là ngừng coi Giáo hội là kẻ thù. Mặc dù đúng là nhiều chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tạo ra rất nhiều dự báo u ám và bi quan trước đó, chỉ để được thay thế bằng hình ảnh tích cực của đám đông ngưỡng mộ khi ngài thực sự đến, nhưng vẫn còn câu hỏi liệu một chuyến đi như vậy có thể tạo ra tác động lâu dài đến phép tính văn hóa cơ bản hay không.
Nếu ngài có thể thực hiện được, nó có thể tạo ra một khuôn mẫu để thu hút các xã hội thế tục sâu xa khác. Nếu ngài không thể, một số người có thể tự hỏi liệu đây có phải là cơ may cuối cùng, tốt nhất của Giáo hội đã vuột mấy hay không.
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi quyền lợi cho các tù nhân
Thanh Quảng sdb
17:03 22/09/2024
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi quyền lợi cho các tù nhân
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục kêu gọi và cầu nguyện cho những người đau khổ ở các quốc gia đang có chiến tranh và ngài kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho các tù nhân.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
ĐTC chào thăm tất cả những người thiện tâm, sau khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật, ngài nhắc lại lời kêu gọi không ngừng cầu nguyện cho hòa bình.
ĐTC kêu gọi: "Thưa Anh chị em, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Thật không may, căng thẳng vẫn đang dâng trào trên mặt trận…"
Và ngài nhắc nhở tất cả những người nam nữ thiện chí đừng quên nỗi đau ở các nơi "Ukraine, Palestine, Israel, Myanmar và rất nhiều quốc gia đang có chiến tranh", Đức Giáo Hoàng kêu gọi: "Ước nguyện cho tiếng nói của những người đang khát vọng hòa bình được lắng nghe".
Phẩm giá của tù nhân phải được tôn trọng
ĐTC chào đón một nhóm vừa tham gia cuộc tuần hành để nâng cao nhận thức về điều kiện sống của tù nhân và hiện đang có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã bảo vệ phẩm giá và quyền của những người bị giam cầm.
Ngài nói: “Chúng ta phải làm việc để các tù nhân được đối xử một cách đàng hoàng, vì mọi người đều có thể mắc lỗi: bị giam cầm là để tiếp tục cuộc sống lương thiện sau này”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục kêu gọi và cầu nguyện cho những người đau khổ ở các quốc gia đang có chiến tranh và ngài kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho các tù nhân.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
ĐTC chào thăm tất cả những người thiện tâm, sau khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật, ngài nhắc lại lời kêu gọi không ngừng cầu nguyện cho hòa bình.
ĐTC kêu gọi: "Thưa Anh chị em, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Thật không may, căng thẳng vẫn đang dâng trào trên mặt trận…"
Và ngài nhắc nhở tất cả những người nam nữ thiện chí đừng quên nỗi đau ở các nơi "Ukraine, Palestine, Israel, Myanmar và rất nhiều quốc gia đang có chiến tranh", Đức Giáo Hoàng kêu gọi: "Ước nguyện cho tiếng nói của những người đang khát vọng hòa bình được lắng nghe".
Phẩm giá của tù nhân phải được tôn trọng
ĐTC chào đón một nhóm vừa tham gia cuộc tuần hành để nâng cao nhận thức về điều kiện sống của tù nhân và hiện đang có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã bảo vệ phẩm giá và quyền của những người bị giam cầm.
Ngài nói: “Chúng ta phải làm việc để các tù nhân được đối xử một cách đàng hoàng, vì mọi người đều có thể mắc lỗi: bị giam cầm là để tiếp tục cuộc sống lương thiện sau này”.
Fatima và Rôma tố cáo một người tự xưng là Tổng giám mục thi hành các lễ nghi trừ tà và chữa lành
Đặng Tự Do
18:31 22/09/2024
Một người được Tổng giám mục người Zambia Emmanuel Milingo truyền chức linh mục trái phép vào năm 2019 đã tự xưng là Tổng Giám Mục và đã xây dựng được một lượng người đông đảo gia nhập vào nhóm của ông. Tòa Thánh và giáo phận Leiria–Fátima đã cáo buộc ông ta là Tổng Giám Mục giả mạo và cảnh báo các tín hữu sau khi ông ta thực hiện các nghi lễ chữa lành và trừ tà tại Rôma và Fatima.
Thông báo của Tòa Thánh khẳng định việc thụ phong linh mục của ông ta là bất hợp lệ vì Emmanuel Milingo, người truyền chức linh mục cho ông ta đã bị vạ tuyệt thông.
Tháng 5, 2001, Emmanuel Milingo, lúc đó còn là một Tổng Giám Mục Công Giáo, cho rằng Giáo Hội nên cho phép các linh mục kết hôn. Để làm gương, ở tuổi 71, ông ta kết hôn với bà Maria Sung, 43 tuổi. Đám cưới của ông được cử hành bởi giáo chủ tà giáo Nam Hàn Văn Tiến Minh của cái gọi là Giáo Hội Đại Đồng Thế Giới.
Tháng 8, 2001, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu tập ông ta đến Rôma và nói với ông ấy rằng “Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, tôi truyền cho anh hãy quay về với Giáo Hội Công Giáo.” Ông ta đồng ý xa bà Maria Sung và lưu lại Rôma.
Maria Sung đến trước quảng trường Thánh Phêrô tuyệt thực để phản đối Tòa Thánh chia rẽ 2 vợ chồng bà ta. Bà ấy kiên trì biểu tình trước Đền Thờ Thánh Phêrô trong nhiều năm, đặc biệt là vào các ngày lễ trọng khi có đông đảo khách hành hương.
Cuối cùng, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã qua đời, những cử chỉ ân cần của ngài đã phai nhạt, Milingo bỏ trốn khỏi Rôma để tái hợp với Maria Sung vào tháng 6, 2006.
Nghiêm trọng hơn, ngày 24 Tháng Chín, 2006, ông ta tấn phong Giám Mục cho 4 người đã có gia đình. Hai ngày sau, Tòa Thánh tuyên bố vạ tuyệt thông cho cả 5 người.
Salvatore Micalef, sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Ý vào năm 1974, ông ta được Milingo truyền chức linh mục. Việc truyền chức này là vô hiệu vì Milingo đã bị vạ tuyệt thông.
Salvatore Micalef tự nhận mình là Tổng Giám Mục và giáo chủ của một giáo đoàn Công Giáo quốc tế có tên gọi là “Thánh Phêrô và Phaolô”. Dưới vỏ bọc đó, ông đã tổ chức các nghi lễ bao gồm chữa bệnh và trừ tà ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả thánh địa Đức Mẹ Fatima nổi tiếng ở Bồ Đào Nha và tại chính thành phố Rôma.
Trên thực tế, hiện nay chỉ có một giáo đoàn tòng nhân trong Giáo Hội Công Giáo được Vatican công nhận, đó là Opus Dei.
Năm ngoái, Giáo phận Leiria-Fátima ở Bồ Đào Nha đã tránh xa các cuộc tĩnh tâm được gọi là “Chữa lành và Giải thoát” được tổ chức tại các khách sạn gần đền thờ, với sự tham gia của Micalef.
Một tuyên bố có chữ ký của Cha Jorge Guarda, tổng đại diện giáo phận, nêu rõ rằng Micalef “được thụ phong linh mục và giám mục mà không có lệnh của Đức Thánh Cha” và do đó “không hiệp thông với Tòa thánh”.
Tuyên bố được đưa ra vào tháng 6 năm 2023 cho biết vụ việc cũng đã được chuyển đến Vatican.
Vào thời điểm đó, một giáo dân giúp tổ chức các dịch vụ chữa bệnh và trừ tà đã nói với giới truyền thông Bồ Đào Nha rằng các luật sư đại diện cho Micalef sẽ kiện giáo phận nếu giáo phận tuyên bố ông là một Tổng Giám Mục “giả”, đồng thời chỉ ra rằng theo thần học Công Giáo, một người được bất kỳ giám mục được thụ phong hợp lệ nào tấn phong chức linh mục và giám mục thì bản thân người đó cũng được thụ phong hợp lệ, ngay cả khi hành động đó diễn ra mà không có sự cho phép của Giáo hoàng.
Cá nhân đã hỗ trợ Micalef ở Fatima, một giáo dân trẻ người Bồ Đào Nha tên là Francisco Marques, có một trang Facebook trong đó anh ta đăng ảnh của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong tuyên bố của mình, giáo phận nhấn mạnh rằng những bức ảnh là “kết quả của những cuộc gặp gỡ tình cờ với Đức Thánh Cha, trong các buổi tiếp kiến chung, và không thể coi là cung cấp độ tin cậy cho một hoạt động không hiệp thông với Giáo hội.”
Theo tiểu sử của Micalef do giáo đoàn tự xưng của ông cung cấp, ông được thụ phong giám mục vào năm 2014 bởi hai người Mỹ, William Manseau và Peter Paul Brennan, cả hai đều là thành viên của phong trào “Married Priests Now” do Milingo sáng lập, và không ai trong số họ được Vatican công nhận.
Giáo phận Rôma đã đưa ra tuyên bố sau về Micalef.
“Theo đây, chúng tôi xin thông báo rằng ngài Salvatore Micalef, tự xưng là giáo chủ và Tổng Giám Mục của Giáo đoàn Công Giáo hai Thánh Phêrô và Phaolô, không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và không có đủ năng quyền thừa tác cần thiết để cử hành các bí tích”
“Do đó, ông không được phép tham gia hoặc cử hành các bí tích của đức tin Công Giáo trên lãnh thổ Giáo phận Rôma”
Một câu hỏi mở về vụ án Micalef là tại sao các viên chức ở Rôma phải mất hơn một năm để làm rõ tình trạng của ông sau khi Giáo phận Leiria-Fátima đưa ra tuyên bố ban đầu. Một số nhà quan sát cho rằng Vatican và Giáo phận Rôma đang tăng cường các nỗ lực cảnh giác để hướng đến lễ kỷ niệm năm tới, dự kiến sẽ thu hút khoảng 35 triệu người hành hương đến Rôma, với mối lo ngại rằng những nhân vật như Micalef có thể tìm cách lợi dụng những du khách bổ sung đó bằng cách thu hút họ đến các sự kiện song song trái phép, trong một số trường hợp là hưởng lợi từ gian lận.
Source:Crux
Linh mục ở Anh thoát án tù sau khi bị cáo buộc lấy tiền từ đĩa đựng tiền quyên góp
Đặng Tự Do
18:32 22/09/2024
Trong một diễn biến gây chia rẽ và đau lòng, một ban điều hành giáo xứ đã quyết định kiện cha sở ra tòa. Tờ Crux cho biết như trên trong tường trình nhan đề “Priest in England avoids jail time after stealing money from collection plates”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một linh mục Công Giáo ở thủ đô nước Anh đã tránh được án tù sau khi bị kết tội lấy cắp khoảng 200 bảng Anh hay 263 Mỹ Kim từ giáo xứ của mình.
Cha Fortunato Pantisano, 44 tuổi, người Ý, đã bị kết án vào hôm thứ Hai 16 Tháng Chín, sau khi bị kết tội vào đầu tháng này vì nhận tiền từ Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở quận Fulham vào ngày 7 tháng Giêng.
Ngài bị kết án 20 tuần tù, nhưng án này được hoãn lại trong hai năm. Ngài bị kết tội vào ngày mùng một Tháng Chín, vừa qua.
Thẩm phán quận Daniel Sternberg cho biết Cha Pantisano khó có thể tiếp tục làm một linh mục sau khi bị kết án.
Vị linh mục bị cáo buộc lấy tiền sau Thánh lễ thứ hai trong ngày vào ngày 7 tháng Giêng, sự việc đã được một tình nguyện viên của giáo xứ quay phim lại khi anh này phát hiện ra số tiền bị mất trong các lần quyên góp trước đó.
Tình nguyện viên John McGranaghan đã đặt hai chiếc giỏ trong một văn phòng có khóa mà có thể ra vào từ phòng của vị linh mục.
“Đây là số tiền quyên góp của giáo dân cho hai thánh lễ sáng hôm đó. Chúng tôi vòng trở lại đếm tiền dâng cúng và thấy có hai giỏ rỗng và số tiền quyên góp đã hết,” ông ta kể lại tại phiên tòa.
“Vì những gì đã xảy ra trong những tuần trước, sau khi đã trở về nhà, tôi quyết định quay lại nhà thờ để đếm tiền vào ngày hôm đó”, ông nói thêm, và đoạn phim giám sát cho thấy Cha Pantisano đã lấy những chiếc giỏ và trả lại chúng trong tình trạng rỗng.
Trong phiên tòa, Cha Pantisano cho biết ngài không nhớ mình có lấy bất kỳ khoản tiền quyên góp nào hay không.
'Tôi không nhớ mình đã lấy tiền. Nếu tôi có lấy thì đó không phải là ý định gian dối của tôi, có thể là để mua thức ăn, tôi không nhớ nữa. Đôi khi có những trường hợp khẩn cấp như người vô gia cư cần tiền hoặc tổ chức bác ái, hoặc các linh mục cần mua thức ăn”, ngài nói.
Khi Công tố viên Nathan Paine-Davey hỏi ngài rằng liệu có đáng tin khi nói rằng ngài không nhớ đã lấy tiền hay không, vị linh mục trả lời: “Tôi là linh mục giáo xứ và tôi có quyền ở đó. Số tiền được trao cho các linh mục để quyết định phải làm gì. Tôi phủ nhận việc ăn cắp và tôi không có bình luận nào khác.”
Paine-Davey nói với tòa rằng lời khai của vị linh mục này là “không đáng tin cậy”.
“Bị cáo không thể nói cho bạn biết tại sao anh ta lại bỏ tay vào giỏ và lấy ra khỏi tầm nhìn”, ông nói.
“Mục đích của việc lấy đi những chiếc giỏ là để lấy cắp tiền khỏi tầm nhìn của camera giám sát và chỉ đến hôm nay chúng ta mới nghe được lời tường thuật mơ hồ, lan man về những gì đã xảy ra,” công tố viên tiếp tục. “Bạn không thể thò tay vào giỏ đựng tiền quyên góp. Đó là sự không trung thực.”
Luật sư Nina Reinach của Cha Pantisano cho biết vị linh mục này là “một người có phẩm chất tốt, chưa bao giờ gặp rắc rối và điều đó đáng được ghi nhận”.
Robert Walker, Giám đốc Tài nguyên của Giáo phận Westminster, nói với tòa án rằng có những quy định nghiêm ngặt về việc thu tiền mặt và mỗi linh mục không thể tự ý lấy tiền.
“Điều này đã gây ra sự ngờ vực đáng kinh ngạc giữa nhà thờ và giáo dân. Chỉ cần một người làm điều gì đó sai trái là có thể hủy hoại danh tiếng của những người còn lại”, Walker nói.
Source:Crux
Cuộc rước kiệu lịch sử của Chính thống giáo-Công Giáo tôn vinh Đức Mẹ tại Phần Lan
Đặng Tự Do
18:34 22/09/2024
Khoảng 300 tín hữu Công Giáo và Chính thống giáo đã tập trung tại thủ đô của Phần Lan, đất nước chủ yếu theo Tin lành Luther, để tham gia cuộc rước kiệu chưa từng có nhằm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Leo Makkonen của Helsinki chia sẻ với tờ Register rằng: “Ý tưởng về cuộc rước kiệu chung mang tính lịch sử này xuất hiện trong một cuộc gặp thân mật giữa tôi và Giám mục Công Giáo Raimo tại dinh thự của ngài”.
Vào tháng 3 năm ngoái, Tổng giám mục Chính thống giáo Makkonen và Giám mục Công Giáo Raimo Goyarrola Belda của Helsinki đã gặp nhau để thảo luận về “những cách thức mà hai Giáo hội của chúng ta có thể trải nghiệm sự hiệp nhất theo cách thực tế và mang tính địa phương như một bước đầu tiên hướng tới đối thoại và hợp tác lớn hơn giữa các cộng đồng Chính thống giáo và Công Giáo tại Phần Lan”.
Vị tổng giám mục Chính thống giáo nói thêm: “Theo tôi biết, đây là cuộc rước kiệu chung đầu tiên giữa Chính thống giáo và Công Giáo được tổ chức ở đất nước chúng tôi.”
Mặc dù Phần Lan là một quốc gia Công Giáo từ khi đất nước này theo Kitô giáo - bắt nguồn từ phương Tây vào thế kỷ 12 thông qua các cuộc Thập tự chinh của Thụy Điển - cho đến thời Cải cách Tin lành, người Công Giáo ở Phần Lan hiện chỉ chiếm 0,3% dân số.
Không giống như Công Giáo, Chính thống giáo đến Phần Lan từ phương Đông. Một số vùng của đất nước đã được các linh mục Nga hoán cải sang Kitô giáo vào thế kỷ 12, nhưng Chính thống giáo cũng đã đến Phần Lan thông qua các cuộc chinh phục đất nước sau này của Nga, đặc biệt là vào thế kỷ 19. Ngày nay, Chính thống giáo chiếm hơn 1% dân số một chút.
Sau cuộc Cải cách Tin lành, các hoạt động Công Giáo đã bị đàn áp dữ dội và chính quyền áp đặt Tin lành Lutheran như quốc giáo. Ngày nay, khoảng 65% dân số Phần Lan theo Tin lành Lutheran. Mặc dù có cùng vị thế pháp lý như một Giáo Hội quốc gia cùng với Giáo Hội Tin lành Lutheran của Phần Lan, Giáo hội Chính thống vẫn là một nhóm thiểu số nhỏ, giống như Giáo Hội Công Giáo — đó là một lý do để duy trì sự đoàn kết, theo lời tổng giám mục Chính thống giáo, vì “trong sự thống nhất chúng ta có sức mạnh”.
Trên đường đi, Heikkilä chia sẻ, các tín hữu “hát thánh ca, cầu nguyện và chỉ đơn giản là tận hưởng tình bạn với nhau”.
Marko Tervaportti từ Nhà thờ Công Giáo St. Henry nói với tờ Register rằng đoàn rước được thấm đẫm “sự tự nhiên và thân thiện”: “Chúng tôi cảm thấy đây là 'của riêng mình', như thể chúng tôi đã chờ đợi nó từ rất lâu rồi”.
“Mọi thứ diễn ra tốt đẹp và dễ dàng,” Tervaportti nói thêm. “Tôi có ấn tượng là chúng tôi bắt đầu thở bằng hai lá phổi, trích lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.”
Trong đám rước, một ca đoàn Công Giáo do một tu sĩ dòng Đa Minh chỉ huy và một ca đoàn Chính thống giáo do một ca trưởng của Nhà thờ Chính thống giáo chỉ huy đã dẫn dắt các tín hữu hát thánh ca.
Một bản sao của bứa ảnh Kozelshchyna Mẹ Thiên Chúa — một trong những báu vật tinh thần vĩ đại nhất của Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan — cũng như một bức tượng Công Giáo của Đức Mẹ Fatima đã được mang theo trên đường đi. Các tín hữu cũng được mời mang theo ảnh tượng của riêng họ về Đức Trinh Nữ Maria.
Theo các giáo phận Công Giáo và Chính thống giáo, có khoảng 300 tín hữu Chính thống giáo và Công Giáo đã tham gia đoàn rước, “dựa trên thực tế là không phải ai cũng có chỗ ngồi khi chúng tôi đến nhà thờ Công Giáo”, Heikkilä giải thích.
Khi những người hành hương đến Nhà thờ chính tòa St. Henry vào buổi chiều, một lời cầu nguyện Công Giáo ngắn từ Phụng vụ Giờ kinh đã được cất lên. Sau đó, Đức Cha Goyarrola và Đức Cha Sergei Rajapolvi, giám mục phó của Giáo phận Chính thống giáo Helsinki, đã cùng nhau ban phước cho các tín hữu.
Heikkilä cho biết phản ứng từ những người tham gia là vô cùng tích cực. Ngoài ra, “khi chúng tôi đi qua các con phố, những người qua đường có vẻ khá thích thú với cảnh tượng độc đáo này, với nhiều người chụp ảnh”.
Ngay cả trên báo chí Lutheran, Giám mục Goyarrola chia sẻ thông qua bộ phận truyền thông của giáo phận Phần Lan, phạm vi đưa tin là tích cực: “Có một khát khao sâu sắc đối với các sự kiện cộng đồng như thế này. Có một cảm giác thuộc về nhau. Một bầu không khí vui vẻ thoải mái và một khát khao về sự gần gũi và hiệp thông ngày càng tăng lên.”
Đức Giám Mục giải thích rằng cuộc rước kiệu “tượng trưng và cụ thể hóa mối quan hệ tuyệt vời giữa Chính thống giáo và Giáo Hội Công Giáo ở Phần Lan”.
“Chúng tôi cảm thấy mình là một phần của cùng một gia đình những người tin vào Chúa Kitô. Đức Trinh Nữ Maria là mẹ của chúng tôi trong đức tin và chúng tôi muốn cùng nhau mừng lễ, vì sinh nhật của mẹ là một dịp rất được mong đợi và được tổ chức với tình yêu thương trong mỗi gia đình.”
Tương tự như vậy, Đức Tổng Giám Mục Makkonen cũng giải thích rằng “cuộc rước kiệu là biểu tượng mạnh mẽ cho đức tin và di sản chung mà chúng ta chia sẻ, đặc biệt là tình yêu thương và lòng tôn kính chung của chúng ta đối với Theotokos, Đức Trinh Nữ Maria.”
“Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định tổ chức sự kiện này vào đúng ngày lễ Sinh Nhật của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, một ngày lễ lớn mà cả hai truyền thống của chúng tôi đều tôn vinh.”
Cả Giáo Hội Công Giáo ở Phần Lan và Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan đều rất tích cực trong các vấn đề đại kết và cả hai đều là thành viên của Hội đồng Đại kết Phần Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn với Giám mục Goyarrola của Register vào đầu năm nay, ngài đã nhắc lại nhiều ân sủng mà Giáo Hội Công Giáo tại Phần Lan đã nhận được trong các nỗ lực đại kết của mình, giải thích rằng: “Tôi nghĩ rằng đại kết là chìa khóa cho hòa bình trên thế giới. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng hiện tại và tương lai của thế giới phụ thuộc vào sự hiệp nhất này giữa các Kitô hữu.”
Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo, đã gửi lời chào đặc biệt tới vị giám mục Công Giáo nhân dịp ngài được thụ phong, động viên ngài trong việc phục vụ cho sự hiệp nhất, nói rằng “trái tim Công Giáo thực sự của vị giám mục mới luôn hướng đến chủ nghĩa đại kết”.
“Nhìn chung, cuộc rước kiệu là một biểu hiện tuyệt đẹp của sự hiệp nhất tồn tại giữa các Giáo hội của chúng ta,” Heikkilä nói về cuộc rước kiệu Đức Mẹ Maria. “Trong một thế giới thường bị chia rẽ, thật đáng khích lệ khi thấy Chính thống giáo Đông phương và Công Giáo Tây phương cùng nhau tôn vinh Mẹ Thiên Chúa như một gia đình trong Chúa Kitô.”
“Đây là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa đại kết thực tế,” Tervaportti lưu ý, “không chỉ là lời nói mà còn là hành động vì sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúng tôi đang mong đợi cuộc rước kiệu Công Giáo-Chính thống giáo vào năm tới.”
Và giám mục Công Giáo và tổng giám mục Chính thống giáo đã chia sẻ niềm vui của sự kiện này, giải thích rằng có lẽ trong tương lai, hai Giáo hội có thể lên kế hoạch cho “các sự kiện và hoạt động chung bổ sung, đặc biệt tập trung vào cuộc rước kiệu”.
“Hy vọng của tôi,” Đức Tổng Giám Mục Makkonen nói với Register, “là cuộc rước kiệu này đánh dấu sự khởi đầu của một truyền thống thường niên mới đưa hai Giáo hội thiểu số của chúng ta ở Phần Lan lại gần nhau hơn. Trong sự hiệp nhất có sức mạnh.
Source:National Catholic Register
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Đặng Tự Do
19:53 22/09/2024
Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 25 Mùa Quanh Năm.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng phụng vụ (Mc 9:30-37) kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng loan báo những gì sẽ xảy ra vào lúc kết thúc cuộc đời của Người: “Con Người”, Chúa Giêsu nói, “sẽ bị nộp vào tay người đời, và họ sẽ giết Người; và khi Người bị giết, sau ba ngày, Người sẽ sống lại”, gọi tắt là câu 31. Tuy nhiên, các môn đệ, trong khi họ đang theo Thầy, lại có những điều khác trong tâm trí và cũng trên môi miệng của họ. Khi Chúa Giêsu hỏi họ đang nói về điều gì, họ không trả lời.
Chúng ta hãy chú ý đến sự im lặng này: các môn đệ im lặng vì họ đang tranh luận xem ai là người lớn nhất (x. c. 34). Họ im lặng vì xấu hổ. Thật là một sự tương phản với lời của Chúa! Trong khi Chúa Giêsu tâm sự với họ về ý nghĩa cuộc đời của Người, thì họ lại nói về quyền lực. Và vì thế bây giờ sự xấu hổ đã khép miệng họ lại, cũng như lòng kiêu hãnh đã khép lòng họ trước đó. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã trả lời một cách cởi mở những cuộc trò chuyện thì thầm của họ trên đường đi: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”( x. c. 35). Anh chị em có muốn trở nên vĩ đại không? Hãy làm cho mình trở nên nhỏ bé, hãy phục vụ mọi người.
Với một lời đơn giản nhưng quyết đoán, Chúa Giêsu đổi mới cách sống của chúng ta. Ngài dạy chúng ta rằng sức mạnh thực sự không nằm ở sự thống trị của kẻ mạnh nhất, mà nằm ở sự chăm sóc những người yếu nhất. Sức mạnh thực sự là chăm sóc những người yếu nhất – điều này làm cho anh chị em trở nên vĩ đại!
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ, đặt nó vào giữa các môn đệ và ôm nó vào lòng, nói rằng: “Ai tiếp đón một đứa trẻ như thế vì danh Thầy là tiếp đón Thầy” (câu 37). Đứa trẻ không có quyền lực; đứa trẻ có những nhu cầu. Khi chúng ta chăm sóc con người, chúng ta nhận ra rằng con người luôn cần sự sống.
Chúng ta, tất cả chúng ta, còn sống vì chúng ta đã được chào đón, nhưng quyền lực làm chúng ta quên mất sự thật này. Anh chị em còn sống vì anh chị em đã được chào đón! Khi chúng ta trở thành những kẻ thống trị, chứ không phải là người tôi tớ, thì những người đầu tiên phải chịu đau khổ là những người rốt cùng: những người nhỏ bé, những người yếu đuối, những người nghèo khổ.
Anh chị em thân mến, biết bao nhiêu người, cơ man những con người đau khổ và chết vì những cuộc đấu tranh giành quyền lực! Họ là những cuộc sống mà thế gian phủ nhận, như thế gian đã phủ nhận Chúa Giêsu, những người bị loại trừ và chết… Khi Người bị trao vào tay loài người, Người không tìm thấy một cái ôm, mà là một cây thập giá. Tuy nhiên, Tin Mừng vẫn sống động và tràn đầy hy vọng: Đấng bị phủ nhận, đã sống lại, Người là Chúa!
Bây giờ, vào Chúa Nhật tươi đẹp này, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có biết cách nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu trong những người nhỏ bé nhất không? Tôi có chăm sóc người lân cận của mình, phục vụ một cách quảng đại không? Và tôi có biết ơn những người chăm sóc tôi không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ để được giống như Mẹ, thoát khỏi sự kiêu ngạo và sẵn sàng phục vụ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi đau buồn khi biết rằng Juan Antonio López đã bị giết ở Honduras. Điều phối viên chăm sóc mục vụ xã hội tại giáo phận Trujillo, ông là thành viên sáng lập của mục vụ chăm sóc sinh thái toàn diện tại Honduras. Tôi chia sẻ nỗi đau buồn của Giáo hội ở đó và lên án mọi hình thức bạo lực. Tôi gần gũi với tất cả những người chứng kiến các quyền cơ bản của họ bị vi phạm, và với những người làm việc vì lợi ích chung để đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo và trái đất.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, tôi chào những người Ecuador đang sống tại Roma, những người đang mừng lễ Đức Mẹ El Cisne. Tôi chào ca đoàn “Teresa Enríquez de Torrijos” của Toledo, nhóm gia đình và trẻ em Slovakia, và các tín hữu Mexico.
Tôi chào những người tham gia cuộc tuần hành để nâng cao nhận thức về điều kiện của tù nhân. Chúng ta phải làm việc để bảo đảm rằng tù nhân được sống trong điều kiện đàng hoàng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm. Người ta bị giam cầm để sau đó có thể tiếp tục cuộc sống lương thiện.
Tôi xin chào đoàn đại biểu đã đến đây nhân Ngày nâng cao nhận thức về chứng mất điều hòa quốc tế và Hiệp hội “La Palma” của Castagnola di Massa.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Thật không may, căng thẳng đang ở mức cao trên mặt trận chiến tranh. Hãy để tiếng nói của những người đang kêu gọi hòa bình được lắng nghe. Chúng ta đừng quên Ukraine, Palestine, Israel, Miến Điện đang bị giày vò, nhiều quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 22 September 2024
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng phụng vụ (Mc 9:30-37) kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng loan báo những gì sẽ xảy ra vào lúc kết thúc cuộc đời của Người: “Con Người”, Chúa Giêsu nói, “sẽ bị nộp vào tay người đời, và họ sẽ giết Người; và khi Người bị giết, sau ba ngày, Người sẽ sống lại”, gọi tắt là câu 31. Tuy nhiên, các môn đệ, trong khi họ đang theo Thầy, lại có những điều khác trong tâm trí và cũng trên môi miệng của họ. Khi Chúa Giêsu hỏi họ đang nói về điều gì, họ không trả lời.
Chúng ta hãy chú ý đến sự im lặng này: các môn đệ im lặng vì họ đang tranh luận xem ai là người lớn nhất (x. c. 34). Họ im lặng vì xấu hổ. Thật là một sự tương phản với lời của Chúa! Trong khi Chúa Giêsu tâm sự với họ về ý nghĩa cuộc đời của Người, thì họ lại nói về quyền lực. Và vì thế bây giờ sự xấu hổ đã khép miệng họ lại, cũng như lòng kiêu hãnh đã khép lòng họ trước đó. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã trả lời một cách cởi mở những cuộc trò chuyện thì thầm của họ trên đường đi: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”( x. c. 35). Anh chị em có muốn trở nên vĩ đại không? Hãy làm cho mình trở nên nhỏ bé, hãy phục vụ mọi người.
Với một lời đơn giản nhưng quyết đoán, Chúa Giêsu đổi mới cách sống của chúng ta. Ngài dạy chúng ta rằng sức mạnh thực sự không nằm ở sự thống trị của kẻ mạnh nhất, mà nằm ở sự chăm sóc những người yếu nhất. Sức mạnh thực sự là chăm sóc những người yếu nhất – điều này làm cho anh chị em trở nên vĩ đại!
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ, đặt nó vào giữa các môn đệ và ôm nó vào lòng, nói rằng: “Ai tiếp đón một đứa trẻ như thế vì danh Thầy là tiếp đón Thầy” (câu 37). Đứa trẻ không có quyền lực; đứa trẻ có những nhu cầu. Khi chúng ta chăm sóc con người, chúng ta nhận ra rằng con người luôn cần sự sống.
Chúng ta, tất cả chúng ta, còn sống vì chúng ta đã được chào đón, nhưng quyền lực làm chúng ta quên mất sự thật này. Anh chị em còn sống vì anh chị em đã được chào đón! Khi chúng ta trở thành những kẻ thống trị, chứ không phải là người tôi tớ, thì những người đầu tiên phải chịu đau khổ là những người rốt cùng: những người nhỏ bé, những người yếu đuối, những người nghèo khổ.
Anh chị em thân mến, biết bao nhiêu người, cơ man những con người đau khổ và chết vì những cuộc đấu tranh giành quyền lực! Họ là những cuộc sống mà thế gian phủ nhận, như thế gian đã phủ nhận Chúa Giêsu, những người bị loại trừ và chết… Khi Người bị trao vào tay loài người, Người không tìm thấy một cái ôm, mà là một cây thập giá. Tuy nhiên, Tin Mừng vẫn sống động và tràn đầy hy vọng: Đấng bị phủ nhận, đã sống lại, Người là Chúa!
Bây giờ, vào Chúa Nhật tươi đẹp này, chúng ta có thể tự hỏi: tôi có biết cách nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu trong những người nhỏ bé nhất không? Tôi có chăm sóc người lân cận của mình, phục vụ một cách quảng đại không? Và tôi có biết ơn những người chăm sóc tôi không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ để được giống như Mẹ, thoát khỏi sự kiêu ngạo và sẵn sàng phục vụ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi đau buồn khi biết rằng Juan Antonio López đã bị giết ở Honduras. Điều phối viên chăm sóc mục vụ xã hội tại giáo phận Trujillo, ông là thành viên sáng lập của mục vụ chăm sóc sinh thái toàn diện tại Honduras. Tôi chia sẻ nỗi đau buồn của Giáo hội ở đó và lên án mọi hình thức bạo lực. Tôi gần gũi với tất cả những người chứng kiến các quyền cơ bản của họ bị vi phạm, và với những người làm việc vì lợi ích chung để đáp lại tiếng kêu cứu của người nghèo và trái đất.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, tôi chào những người Ecuador đang sống tại Roma, những người đang mừng lễ Đức Mẹ El Cisne. Tôi chào ca đoàn “Teresa Enríquez de Torrijos” của Toledo, nhóm gia đình và trẻ em Slovakia, và các tín hữu Mexico.
Tôi chào những người tham gia cuộc tuần hành để nâng cao nhận thức về điều kiện của tù nhân. Chúng ta phải làm việc để bảo đảm rằng tù nhân được sống trong điều kiện đàng hoàng. Bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm. Người ta bị giam cầm để sau đó có thể tiếp tục cuộc sống lương thiện.
Tôi xin chào đoàn đại biểu đã đến đây nhân Ngày nâng cao nhận thức về chứng mất điều hòa quốc tế và Hiệp hội “La Palma” của Castagnola di Massa.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình. Thật không may, căng thẳng đang ở mức cao trên mặt trận chiến tranh. Hãy để tiếng nói của những người đang kêu gọi hòa bình được lắng nghe. Chúng ta đừng quên Ukraine, Palestine, Israel, Miến Điện đang bị giày vò, nhiều quốc gia đang trong tình trạng chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Kamala Harris bỏ qua bữa tối từ thiện Al Smith, một sự kiện truyền thống dành cho các ứng cử viên tổng thống chính
Vũ Văn An
20:11 22/09/2024
Jonathan Cooper của hãng tin A.P., ngày 22 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ bỏ qua bữa tối từ thiện Al Smith năm nay tại New York, phá vỡ truyền thống để bà có thể vận động tranh cử tại một tiểu bang chiến trường chưa đầy ba tuần trước Ngày bầu cử.
Bữa tối gây quỹ cho tổ chức từ thiện Công Giáo theo truyền thống được sử dụng để thúc đẩy tinh thần hợp đoàn và sự hài hước, với các ứng cử viên tổng thống từ cả hai đảng xuất hiện cùng một đêm và trao đổi những lời châm chọc.
Nhóm của Harris muốn bà dành nhiều thời gian nhất có thể ở các tiểu bang chiến trường sẽ quyết định cuộc bầu cử thay vì New York, một viên chức chiến dịch cho biết hôm thứ Bảy, phát biểu với điều kiện giấu tên để thảo luận về các kế hoạch chiến dịch và xác nhận quyết định đầu tiên được CNN đưa tin. Nhóm của bà đã nói với ban tổ chức rằng bà sẽ sẵn sàng tham dự với tư cách là tổng thống nếu bà được bầu, viên chức này cho biết.
Chiến dịch của Donald Trump đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi về việc liệu ông có tham dự bữa tối hay không. Sự xuất hiện của ông tại bữa tối năm 2016 đã gây ra tiếng la ó khi nhiều người trong khán phòng cảm thấy ông đã vượt quá giới hạn khi gọi ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là tham nhũng và tuyên bố bà ghét người Công Giáo.
Bữa tiệc trang trọng của năm nay được lên lịch vào ngày 17 tháng 10.
Đức Hồng Y Timothy Dolan, người đóng vai trò nổi bật trong bữa tối, đã chỉ trích dữ dội đảng Dân chủ, viết một bài xã luận trên tờ Wall Street Journal năm 2018 với tiêu đề "Đảng Dân chủ bỏ rơi người Công Giáo".
Bữa tối tưởng niệm Alfred E. Smith được đặt theo tên cựu thống đốc New York, một đảng viên Dân chủ và là người Công Giáo Rôma đầu tiên được một đảng lớn đề cử tranh chức tổng thống vào năm 1928. Ông đã bị Herbert Hoover đánh bại một cách dễ dàng. Bữa tối này gây quỹ hàng triệu đô la cho các tổ chức từ thiện Công Giáo và theo truyền thống đã chứng minh rằng những người tranh giành quyền lãnh đạo quốc gia có thể hòa thuận hoặc giả vờ hòa thuận trong một đêm.
Sự kiện này đã trở thành truyền thống đối với các ứng cử viên tổng thống kể từ khi Richard Nixon và John F. Kennedy xuất hiện cùng nhau vào năm 1960. Năm 1996, Tổng giáo phận New York đã quyết định không mời Tổng thống khi đó là Bill Clinton và đối thủ Cộng hòa của ông, Bob Dole, được cho là vì Clinton đã phủ quyết lệnh cấm phá thai vào giai đoạn cuối.
Trump và Joe Biden, người Công Giáo, đều đã phát biểu tại buổi gây quỹ vào năm 2020, khi nó được chuyển sang trực tuyến do lo ngại về các cuộc tụ tập đông người lây lan COVID-19. Trong bối cảnh đại dịch và khó khăn kinh tế, không có chuyện đùa và thay vào đó, cả hai ứng cử viên đều sử dụng bài phát biểu của mình để thu hút cử tri Công Giáo.
Năm 2016, Trump bắt đầu khá ngây thơ. Ông nói đùa rằng Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer, D-N.Y., từng yêu Trump khi ông còn là đảng viên Dân chủ. Ông chế giễu hành vi đạo văn liên quan đến Clinton. Nhưng những phát biểu của Trump sớm chuyển thành cay đắng và xúc phạm.
Giáo sư cáo buộc trường đại học Công Giáo ở Bỉ che đậy chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
21:41 22/09/2024
Một giáo sư tại Đại học Công Giáo Leuven ở Bỉ đã tuyên bố rằng trường đại học này cố tình hạ thấp chuyến thăm sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, xuất phát từ sự tức giận về các vụ bê bối lạm dụng tình dục cũng như “sự xấu hổ” về bản sắc Công Giáo và “logic kinh doanh và tiếp thị” coi việc đồng nhất với giáo hội có thể gây bất lợi cho việc kinh doanh của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm trường đại học vào ngày 27 tháng 9 để kỷ niệm 600 năm thành lập trường, trong khuôn khổ chuyến đi kéo dài ba ngày tới Luxembourg và Bỉ.
Tuy nhiên, Bart Maddens, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học, đã cáo buộc trong một bài viết gần đây cho tạp chí Flemish Doorbraak rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đang bị “che đậy”, lưu ý rằng không có thông tin nào đề cập đến chuyến viếng thăm này trên trang chủ của trang web trường đại học, ngay cả trong tab “sự kiện”, cũng không có bất kỳ tài liệu tham khảo nào trên trang dành riêng cho lễ kỷ niệm.
Hơn nữa, Maddens viết, cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng với giảng viên và nhân viên được mô tả là “chỉ dành cho những người được mời”, mà ông hiểu là một nỗ lực có chủ đích nhằm giữ cho sự kiện diễn ra ở quy mô nhỏ, ngay cả khi cũng sẽ có chương trình phát trực tiếp.
Nhắc lại rằng lần cuối cùng một giáo hoàng đến thăm Leuven là Thánh Gioan Phaolô II vào năm 1985, Maddens viết rằng sự chú ý ít ỏi đến sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô có thể là do “những sinh viên cánh tả hiếu chiến thời đó hiện đang nắm quyền kiểm soát tại trường đại học”.
Ông nói thêm: “Sẽ không có ích gì khi gần hai phần ba nhân viên của KU Leuven bỏ phiếu cho các đảng cánh tả, những đảng có lập trường về các vấn đề đạo đức hoàn toàn trái ngược với Đức Giáo Hoàng”.
Cũng trong bối cảnh này có thể có sự phẫn nộ của công chúng về các vụ bê bối lạm dụng tình dục ở Flanders, là chủ đề của một bộ phim tài liệu được phát sóng rộng rãi năm 2023 có tên là “Godforsaken”. Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ gặp 15 nạn nhân bị lạm dụng khi ở Bỉ, mặc dù ngay cả cử chỉ đó cũng gây ra tranh cãi, với một số người phản đối rằng không có nạn nhân nào được nhắc đến trong bộ phim tài liệu hiện nằm trong số những người dự kiến sẽ gặp Đức Giáo Hoàng.
Maddens lưu ý rằng chuyến thăm trường đại học vào tháng 5 năm 1985 của Đức Gioan Phaolô II, ngược lại, là sự xuất hiện trước đám đông khoảng 22.000 người tại một sân vận động túc cầu địa phương, với số lượng người tham dự thực sự vượt quá sức chứa của sân vận động.
Maddens viết rằng không phải Đức Gioan Phaolô II được yêu mến đặc biệt ở Bỉ. Dưới thời Hồng Y Leo Suenens, một trong những kiến trúc sư của Công đồng Vatican II, một tinh thần tự do mạnh mẽ đã chiếm ưu thế trong nhà thờ Bỉ, và đối với nhiều sinh viên tiến bộ tại Leuven vào giữa những năm 1980, Maddens viết, Đức Giáo Hoàng người Ba Lan là “ác quỷ nhập thể”.
Ông cho biết, trước chuyến đi, đã có những cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, cũng như những bức vẽ graffiti chống Giáo hoàng được vẽ nguệch ngoạc trên các tòa nhà công cộng và nhà thờ. Trụ sở của một hiệp hội sinh viên Công Giáo, vốn nổi tiếng với quan điểm bảo thủ, ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Flemish, đã bị đốt cháy.
Bất chấp tất cả những điều đó, Maddens viết, trường đại học không tìm cách hạ thấp chuyến thăm, mà thay vào đó ca ngợi nó như một ví dụ về cam kết của mình đối với cuộc đối đầu mạnh mẽ của các ý tưởng. Hiệu trưởng lúc đó, Pieter De Somer, người đã qua đời chỉ một tháng sau đó, đã sử dụng chuyến thăm như một nền tảng để bảo vệ quyền tự do học thuật dưới tiêu đề “quyền được sai lầm”.
Một đại diện sinh viên thậm chí còn trực tiếp thách thức Đức Gioan Phaolô II trong một bài phát biểu công khai: “Chúng tôi cũng đang tìm kiếm một nền đạo đức giải phóng con người và loại bỏ các mối quan hệ khỏi phạm vi của các điều răn và lệnh cấm”, cô ta nói. “Sự chắc chắn mà Giáo Hội của chúng tôi đặt ra một số quy tắc ứng xử đạo đức khiến nó xa lánh giới trẻ”.
Maddens viết rằng Đức Gioan Phaolô II không hề né tránh sự việc này, ngài trả lời: “Theo định nghĩa, thần học nằm trong kho tàng đức tin được truyền đạt, bảo tồn và giải thích bởi thẩm quyền giảng dạy của giáo hội, xét về cả giáo điều và ý nghĩa Kitô giáo và đạo đức”.
Nhìn chung, Maddens cho biết, chuyến thăm Leuven năm 1985 là một “sự kiện đáng chú ý”, gọi đó là “cuộc trao đổi ý tưởng cao cấp về mặt trí tuệ về các vấn đề quan trọng và gây tranh cãi về đức tin, không phải trong sự riêng tư của một khán phòng hay hội trường tốt nghiệp, mà trước sự chứng kiến của 22.000 người”.
Để giải thích sự tương phản với chuyến thăm sắp tới của Đức Phanxicô, Maddens viết, “có sự ám ảnh về sự đa dạng, biến thành nỗi xấu hổ về bản sắc Công Giáo của chính mình. Nhưng trên hết, có logic kinh doanh và tiếp thị đang thống trị trường đại học ngày nay, nỗi sợ rằng sự liên kết với tổ chức này với Giáo Hội sẽ gây tổn hại đến hình ảnh, và do đó đến số lượng tuyển sinh.”
Ông gọi đó là một “nghịch lý kỳ lạ” rằng “để thấy được cách một trường đại học vừa có tính Công Giáo vừa có tính phê phán và hiện đại, chúng ta phải quay ngược thời gian bốn mươi năm”.
Được thành lập vào năm 1425, Đại học Công Giáo Leuven là trường đại học Công Giáo lâu đời nhất ở Bỉ, Hòa Lan và Luxembourg. Năm 1968, căng thẳng giữa người Bỉ nói tiếng Hòa Lan và tiếng Pháp đã dẫn đến việc chia tách thành hai trường đại học, với Đại học Công Giáo Leuven phục vụ cho nhóm dân số nói tiếng Hòa Lan và tổ chức chị em của nó, Université catholique de Louvain, nơi mà Đức Phanxicô cũng sẽ đến thăm, phục vụ cho nhóm người Pháp.
Mặc dù tại một thời điểm chỉ có những người Công Giáo đã rửa tội mới được nhận vào, nhưng ngày nay trường đại học này về cơ bản là độc lập. Một đại diện của Giáo Hội Bỉ ngồi trong Hội đồng quản trị và trường đại học nộp báo cáo hàng năm cho các giám mục, nhưng vai trò của họ là quan sát viên, với việc quản lý học thuật và tài chính là tự chủ.
Source:Crux
Văn Hóa
Huấn đạo theo Kinh thánh, Chương bốn, tiếp
Vũ Văn An
19:25 22/09/2024
Huấn đạo theo Kinh thánh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương bốn: Loạt bài Hướng về việc huấn đạo theo Kinh thánh, tiếp theo
4.3. Tại sao có hy vọng
Niềm hy vọng của bạn giữa những thử thách
1. Những ai ở trong Chúa Kitô được giải thoát khỏi quyền lực và hình phạt của tội lỗi (Rm 6:3-7,14,18,23). Quá khứ được xử lý một lần và mãi mãi. Lắng nghe quá khứ là nghe theo ma quỷ và làm ô danh Máu Chúa Kitô (Dt.l0:10,14-22 ). Chúng ta phải dành thời gian và nỗ lực của mình cho hiện tại.
2. Thiên Chúa sẽ không cho phép các tín hữu bị thử thách hay cám dỗ quá sức chịu đựng của họ. Người ban ân sủng và sức mạnh để chịu đựng mọi thử thách và chống lại mọi cám dỗ để bạn không bao giờ phải phạm tội (Rm 8:35-39; 1Cr 10:13; 2Cr 4:7-10; 2Cr 12: 9-10; Pl 4:13; Dt 4:15-16; 2Pr 2:4-9).
3. Chúa Giêsu Kitô của chúng ta sẽ ban lòng thương xót và ban ân sủng để giúp đỡ trong mọi nhu cầu. Người không ngừng cầu thay trong tư cách người biện hộ cho bạn trước Đức Chúa Cha và hoàn toàn hiểu được những điểm yếu của bạn (Dt 2:18; Dt 4:15-16; Dt 7:25; Rm 5:10; Ga 20:23). Đừng tự bào chữa khi bị đối xử bất công, hay phải chịu bất công. Trong tư cách người biện hộ cho bạn, hãy để Chúa Giêsu giải quyết những điều ác đã xảy ra với bạn trên trái đất. Việc của chúng ta là yêu thương kẻ thù, làm điều tốt cho những kẻ bắt bớ mình, bày tỏ thiện chí với họ: giao họ vào tay Chúa; cầu nguyện để họ có thể nhận được phước lành thiêng liêng trong Chúa Kitô (Rm 12:19).
4. Những thử thách và thử nghiệm sẽ phát triển và làm bạn trưởng thành trong Chúa Kitô nếu bạn đáp ứng với chúng theo đường lối của Thiên Chúa(Rm 5:3-5; Gcb 1:2-4). Người không bao giờ thiết kế điều ác hay làm hại bạn, thay vào đó, các kế hoạch của Người dành cho bạn là điều tốt lành (St 50:20; Đnl 8:2,5,16; Tv 145:17; Grm 29:ll-13; Rm 8:28-29; Cn 24:10; Cn 21:22).
5. Sự bình an và vui mừng của Thiên Chúa dành sẵn cho các tín hữu bất kể người khác, của cải hay hoàn cảnh (Lc 6:35-38; Mt 6:33; Rm 5:3-12; Ga 14:27; Ga 15:11; Ga 17:13; Rm 14:17; Pl 4:4-7; 1 Pr 1:6-9). Hãy làm theo ý muốn của Thiên Chúa, lời của Người là sự công chính của Người và Vương quốc của Chúa là của bạn để công bố. Chúng ta ngự trị trong cuộc sống nhờ sự công chính.
6. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thay đổi con người (Edk 36:26-27; Pl 1:6; Pl 2:13). Bạn không thể và không chịu trách nhiệm việc thay đổi người khác. Bạn chỉ chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về những việc làm của bạn (Grm 17:10; Edk 18:1-20; đặc biệt là câu 20; Mt 16:27; Rm 2:5-10; Cl 3:23-25; 1Pr 1:17), và phải góp phần sống hòa thuận với người khác (Mtơ 5:23-24; Mc 11:25; Rm 12:9-21; Rm 14:19; 1Pr 3:8-9; 1Pr 4:8).
7. Khi bạn xưng các tội của bạn, Thiên Chúa tha thứ và tẩy sạch bạn (1 Ga 1:7-9; Rm 5:10; Dt 7:22-25; Dt 10:22-23). Công việc của chúng ta là tôn vinh Máu Chúa Giêsu bằng cách hành động và tuyên xưng chúng ta được tha thứ nhờ sự hy sinh cao cả của Người dành cho chúng ta. Hành động tội lỗi, lên án hay tủi thân là làm cho thập giá trở nên vô hiệu. Tự thương hại mình là kiêu ngạo tiêu cực, sùng bái ma quỷ.
Khi chúng ta đi theo con đường của Thiên Chúa, bước đi trong lời Người, sống theo những sự thật của Người như đã nêu, chúng ta bước vào những lời hứa của Người về một cuộc sống dồi dào ngay bây giờ, ở đây trên trái đất, cũng như trong cõi đời đời (1Cr 6:17; Ga 5: 24; Ga 4:24; Ga 10:10).
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Ga l6:33: Hãy suy gẫm dựa vào câu này, đọc và nghe kỹ, nghiền ngẫm cho đến khi thật sự hiểu. Chúng ta là 'những người chiến thắng' trong Chúa Kitô. Đã đến lúc chúng ta bắt đầu thay thế cái ác bằng lẽ phải.
Lưu ý: Trong quá trình suy niệm, hãy nhờ người khác giải nghĩa câu Kinh thánh, xin Chúa Thánh Thần mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn, v.v. Chẳng hạn, trong câu để nhớ, Chúa Giêsu trên Thập Giá đã thốt lên: “Mọi việc đã hoàn tất!” Đối với tôi câu này có nghĩa là Satan đã bị đánh bại, tôi không còn liên kết với Satan nữa, tội lỗi của tôi được tha thứ, tôi được giải thoát khỏi thế gian, xác thịt và ma quỷ, tôi trọn vẹn ở trong Chúa Kitô, tôi là người chiến thắng trong Chúa Kitô, bây giờ trong Chúa Kitô, tôi có thể vượt qua mọi thử thách, thử nghiệm và cám dỗ của cuộc sống và vượt qua chúng vì Chúa Giêsu đã chiến thắng thế gian nên tôi cũng có thể chiến thắng trong Người. Khi tôi phạm tội, tôi xưng tội và ngay lập tức tôi được thanh tẩy và tôi bắt đầu ca ngợi Người vì sự hy sinh cao cả của Người. (1Ga 1:9 )
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và áp dụng Kinh thánh: Dt 6:19-20.
Cởi bỏ/Mặc vào: Tiếp tục giải quyết 'các lĩnh vực có vấn đề' thông qua Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi”.
Tham khảo: Xem trang 99, [5] [BCF1] để đọc thêm.
4.4. Thực hiện sự thay đổi theo Kinh Thánh
Tiếp cận các Cảm quan có vấn đề
(Mt 12:33-37) Chúng ta là tổng thể của những gì chúng ta gặp phải trong cuộc sống và phản ứng của chúng ta trước những sự kiện này. Bị chi phối bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng phản ứng với cuộc sống một cách bốc đồng và bản năng hơn là phản ứng trên cơ sở phán xét có cân nhắc. Lời nói và cách nói năng của con người tiết lộ đời sống nội tâm, tập chú của họ, ai và điều gì quyết định sự bình an và vui tươi của họ (1Ga 2:3-6; Mt 5:44; Gl 5:19-21; Cl 3: 5-9).
“Bị tách khỏi Thiên Chúa, con người sa ngã trở thành một con người xác thịt, sống từ xác thịt được tạo dựng như nguồn gốc và trung tâm của sự sống. Trong thế giới xác thịt tạo vật, con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trong bộ não, trí hiểu, ký ức, cảm xúc, cảm quan và đam mê của mình, tất cả đều hiện hữu trong các cơ quan của cơ thể họ." Họ tự tìm kiếm những phương tiện sinh tồn đã trở thành ý nghĩa và mục đích của cuộc đời họ - tư lợi, tự bảo vệ, tự vệ: những đặc điểm đặc trưng của con người sa ngã.
Do đó, con người trở nên dễ bị tổn thương trước những gì người khác đã làm hoặc không làm để khiến họ được an toàn - đó là lỗi của người khác. Trạng thái lo sợ này mở ra cánh cửa dẫn đến sự tủi thân, sợ hãi, lo lắng, tức giận, cay đắng, ghen tị, tuyệt vọng, trầm cảm, v.v.... Tất cả những phản ứng này là 'cảm quan', và 'cảm quan' là những lĩnh vực màu mỡ trong đó Satan hoạt động và được nuôi sống (St 4:7).
Làm
(Ga 14:21; Gcb 1:22-25) Tàn dư của sự sống sa ngã hiện hữu trong các chi thể chúng ta: những cơ chế sống tự vệ, tư lợi, tự bảo vệ. Chúng ta có trách nhiệm giải quyết những lĩnh vực trong đó cảm quan khởi động những phản ứng thay vì được thúc đẩy bởi lời Thiên Chúa. Bất kể cảm quan ra sao, chúng ta phải làm theo lời Chúa dạy chúng ta làm: thực hành việc yêu kẻ thù, tử tế với những người ghét bạn, chúc lành cho những người nguyền rủa bạn và cầu nguyện cho những người xúc phạm bạn. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, cuối cùng bạn sẽ thay đổi sự ác ý và trả thù thành lòng trắc ẩn và lòng nhân từ. Bất cứ điều gì được làm mà không có đức tin, không liên quan đến lời Thiên Chúa đều là tội lỗi (Gcb 4:17; Eph 4:29; Rm 2:6-9; Ga 3:21; 1Ga 2:3-6; Cn 1:22 -31; Rm 8:13; Lc 6:27-31).
Nguồn gốc
(2Cr 5:17) Những đáp ứng hay phản ứng của chúng ta đối với cuộc sống phản ảnh nguồn gốc thực sự của chúng ta: nguồn gốc hữu thể của chúng ta. Yếu tính hay bản thể của một con người là suy nghĩ, lời nói và hành động của họ. Ở đây chúng ta có thể xác định các khuôn mẫu và thành trì tội lỗi đã phát triển qua nhiều năm, đặc trưng cho lối sống và nhân cách của cá nhân. Hãy ý thức tới 'cơ thể'. Bản thân nó không phải là một thực thể, mà thân thể là phương tiện của Thiên Chúa để thiết lập Vương quốc của Người trên trái đất. Theo đó, qua thân xác, suy nghĩ, lời nói, hành động của chúng ta đều phản ảnh rễ cái - tính cách của chính Chúa Kitô.
Loại vấn đề gốc rễ có rất nhiều: đạo đức giả, thao túng, nói dối, gian lận, trộm cắp, khoe khoang, đổ lỗi, ích kỷ, bảo vệ bản thân, tư lợi, giận dữ, thiếu kiên nhẫn, tủi thân [self-pity], dâm ô, vô đạo đức, tham lam, ác ý, lừa dối, và những thứ tương tự - một cuộc sống được đặc trưng bởi cái tôi ở trên ngai vàng của cuộc sống.
• Chìa khóa: Chúng ta thiết lập nguồn gốc thần thiêng bằng cách thay đổi 'Tôi' thành 'Chúng tôi', bạn trong sự kết hợp với Chúa Kitô. Điều này bắt đầu với sự tái sinh, tiếp theo là sự đổi mới tâm trí hàng ngày khi chúng ta bắt đầu đương đầu với cuộc sống dựa trên lời Thiên Chúa (2Cr 10:3-5; Gl 5:22-23; 2Pr 1:3-8; Eph 4:22-24; Cl 3:10 ).
Tiếp cận quan điểm giải pháp
(Is 55:8-9; Cn 14:12) Chúng ta phải nhìn cuộc sống từ quan điểm của Thiên Chúa, quan điểm của Người, chứ không phải từ đường lối, kinh nghiệm, ý tưởng, quan điểm của chúng ta, những gì người khác nói, triết lý của thế giới hay tâm lý học của nó. Vấn đề cơ bản và thách thức lớn nhất mà bạn sẽ phải đối đầu trong việc thực hiện những thay đổi để tôn vinh Chúa Kitô là chết đi với cái tôi. Quan điểm của Kinh thánh liên quan đến “cái tôi” hoàn toàn trái ngược với những gì mà sự khôn ngoan của thế gian này tuyên bố (Lc 9:23-24). Theo đó, sống theo Kinh thánh là đáp lại những thử thách của cuộc sống theo cách làm hài lòng và tôn vinh Thiên Chúa - không còn làm vui lòng và hài lòng bản thân (1Cr 3:19-20; 1Ga 2:15-17; 1Cr 2:12 -13; 1Ga 2:20,27).
Hy vọng
(Dt 6:18-20) Niềm hy vọng là chiếc neo của linh hồn vì nó ảnh hưởng đến tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Chúa Kitô ở trong tôi, Đấng Được Xức Dầu, phá vỡ ách áp lực của cuộc sống đối với tôi. Công việc của tôi là phát triển hình ảnh bên trong này của Chúa Kitô trong tôi, rằng trong Người, tôi còn hơn cả một người chiến thắng, không bao giờ ở dưới nhưng luôn vượt qua hoàn cảnh, bất kể tôi phải đối đầu với điều gì trong cuộc sống. Việc thực sự tin vào điều cốt lõi bên trong con người tôi rằng tất cả những lời hứa của Thiên Chúa là của tôi tùy thuộc vào việc tôi sống trong và bởi lời hằng sống của Thiên Chúa (Ga 16:33; Gcb 1:2-4).
(Edk 36:26-27) Thiên Chúa cho tôi một trái tim bằng thịt, đặt Thánh Thần Người vào trong tôi. Người ban cho tôi sức mạnh để thực hiện mệnh lệnh của Người.
(1Cr 2:12-13) Là con Thiên Chúa, tôi nhận được sự hiểu biết mặc khải bằng lời Thiên Chúa trong và qua tinh thần nhân bản của tôi.
(Rm 8:28-29) Bất kể điều gì xảy ra với tôi trong cuộc sống khi tôi kêu cầu Thiên Chúa, Người sẽ can thiệp vào cuộc đời tôi. Người sẽ tiếp cận những trải nghiệm của tôi, chuộc lại quá khứ của tôi và khiến mọi việc diễn ra có lợi cho tôi.
(1Cr 10:13) Thiên Chúa là Đấng thành tín. Khi tôi đặt niềm tin vào Người, Người sẽ đưa tôi thoát ra ngoài thành công.
(Dt 4:15-16; Dt 7:25) Tất cả những gì tôi phải làm là dạn dĩ cầu xin và ân sủng Thiên Chúa sẽ sẵn sàng cho tôi. Máu của Chúa Giêsu Kitô luôn cầu thay, rửa sạch và thanh tẩy mọi cảm giác tội lỗi và xấu hổ dù là thật hay tưởng tượng.
(Rm 6:3-6) Bản chất con người cũ và tất cả quá khứ của tôi đã được chôn cùng với Chúa Kitô khi tôi chịu phép rửa trong cái chết của Người. Trong lễ chôn cất, tôi cũng được sống lại với Người trong cuộc sống mới, được giải thoát khỏi quyền lực của tội lỗi và bây giờ được tự do để làm những việc công chính.
Thay đổi
(St 4:7; Eph 5:14-16) Chúng ta phải chọn thay đổi. Chúng ta không thể coi cuộc sống là điều hiển nhiên, bất cẩn hay tùy tiện trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Chúa đặt chúng ta trên trái đất này để tích cực thay thế cái ác bằng sự công chính.
(Mt 7:1-5; 1Cr 11:28-31) Điều quan trọng là tôi tự xét đoán mình hàng ngày, rằng tôi đang bước đi trong Thánh Thần, đáp lại cuộc sống theo đường lối của Thiên Chúa. Khi đó tôi sẽ ở vị trí có thể giúp khôi phục lại những người khác.
(Rm 12:1-2) Toàn bộ con người tôi thuộc về Chúa để Người sử dụng. Điều này đòi hỏi một cuộc cải tổ toàn diện con người tôi, tách tôi ra khỏi quá khứ, hệ thống và những ảnh hưởng của thế giới để phù hợp với đường lối của Chúa.
(Eph 4:25-32; Cl 3:5-17; Rm 12:9-21; 1Pr 2; 1Pr 3 ) Được liệt kê trong các tài liệu tham khảo này là những điều cơ bản cần phải cởi bỏ và mặc vào để hướng dẫn và dẫn dắt người ta sống một lối sống theo Kinh Thánh.
(Rm 8:29; 1Ga 3:8) Hãy tự kiểm tra bản thân hàng ngày để xem liệu tôi có sống theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa dành cho ngày hôm đó hay không, có phải là nguồn phước và phá hủy công việc của ma quỷ hay không.
Tìm sự cứu rỗi của bạn: (Tv 1:1; Ga 15:5) Kẻ thù không ngừng hoạt động, điều này buộc chúng ta phải hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa 24 giờ một ngày. Chúng ta phải luôn ý thức về sự Hiện diện của Người - tích cực tham gia vào việc theo đuổi việc thiết lập sự công chính của Người trong mọi nỗ lực của cuộc sống.
(Gcb 1:21-25) Thông qua quá trình suy niệm, chúng ta thay đổi con người bên trong, cội rễ của mình. Từ gốc rễ thần linh, Thiên Chúa thúc giục suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Điều này tiếp tục cho đến khi chúng ta trải nghiệm được sự trọn vẹn của Chúa và bày tỏ sự Hiện diện của Người bất cứ nơi nào chúng ta đi.
(Eph 4:22-24; 1Ga 2:3-5 ) Chúng ta phải xác định những lĩnh vực cần thay đổi, cụ thể để xác định những điểm trì cởi bỏ và mặc vào thích hợp.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Gs. 1:8
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và áp dụng Kinh thánh: Eph. 4:25-32.
Cởi bỏ/Mặc vào: Tiếp tục giải quyết những thất bại và hoàn thành các cột từ 1 đến 4 ở Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi”. Xem lại những câu thay đổi ở trên, đặc biệt là Eph. 4:25-32; Rm. 12:9-21; 1Pr 2 và 1Pr 3. Xem trước Phần A.2, “Danh sách Nghĩ và Làm”.
4.5. Đối phó với bản ngã
Khái niệm hôn nhân
(St 2:7; Pl 3:8) Thiên Chúa đã tạo nên con người từ bụi đất. Nhờ hơi thở của Thiên Chúa, con người nhận được ý thức, khả năng suy nghĩ và nhận thức về môi trường và xung quanh mình. Hữu thể của con người phụ thuộc một mình Thiên Chúa. Con người không có Thiên Chúa thì chẳng là gì cả.
(St 1:26-28) Thiên Chúa đã tạo ra loài người, Ađam và Evà, như một thực thể. Nhân loại được kết hợp với Thiên Chúa và thông qua quá trình mang hình ảnh trở thành những người mặc khải tình yêu của Thiên Chúa cho thế giới. Thiên Chúa ban phước cho họ và ban cho họ quyền năng để được triển nở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tất cả chỉ cần con người phải tự nguyện tiếp tục đi với và phục tùng thẩm quyền của Thiên Chúa - Lời của Người.
(Eph 5:21) Cả hai vợ chồng đều là những thực thể riêng biệt, trước hết phải vâng phục Chúa, sau đó mới phục tùng lẫn nhau. Bằng hành động vâng phục này, nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Bảo Trì, họ sẽ hợp nhất thành một xương thịt. Khái niệm hôn nhân áp dụng cho thân thể của Chúa Kitô trong tư cách nàng dâu của Người được hợp nhất thành một nhờ sự vâng phục - cá nhân và tập thể.
Mất hình ảnh
(St 3:1-6) Con người đã được thử thách để quyết định phụ thuộc vào Chúa hay độc lập - trở thành vị thần của chính họ. Niềm khao khát vốn được đặt vào họ để làm vui lòng Thiên Chúa, giờ đây đã biến thành dục vọng để làm hài lòng chính họ. Trở thành những vị thần, họ tìm kiếm những nguồn lực để xử lý cuộc sống, tìm thấy trong mình sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng hiểu và kiểm soát cuộc sống dưới mọi biểu hiện của nó. Với sự lựa chọn này, khi họ chuyển từ vị thế yêu thương người khác sang yêu thương chính mình, nỗi sợ hãi đã trở thành người bạn đồng hành thường xuyên của họ.
Tự cổ vũ
(St 3:7-10 ) Sự sợ hãi và kính sợ Thiên Chúa cũng như sự vĩ đại của Người đã chuyển thành nỗi sợ hãi bị trừng phạt và mối quan tâm đến sự sống còn của bản thân. Tất cả những gì con người phải làm là trông cậy vào Thiên Chúa, vâng theo lời Người, và Thiên Chúa sẽ lo mọi việc khác. Bị tách khỏi Thiên Chúa, con người phải tìm kiếm sự an toàn cho chính mình, Thiên Chúa không còn ở đó để chu cấp nữa. Bây giờ con người nhìn theo chiều ngang để tìm kiếm sự chấp nhận và tán thành bằng cách thể hiện và gây ấn tượng với người khác rằng mình vĩ đại như thế nào, bằng cách kiểm soát người khác, bằng cách tìm kiếm quyền lực đối với người khác: bằng sự giàu có, bằng địa vị. Con người luôn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trong chính mình khi ý nghĩa của cuộc sống chỉ có thể được tìm thấy bằng cách thể hiện vinh quang của Thiên Chúa trong hành vi của mình.
Tái hôn
(Lc 9:23-24) Nhờ và qua Thập giá của Chúa Kitô, chúng ta có thể nối lại mối quan hệ ban đầu với Thiên Chúa trước khi sa ngã. Nhờ thập giá, chúng ta được giải thoát khỏi bản ngã tự yêu mình, và trở thành bản ngã yêu người khác, phát biểu sự vinh hiển của Thiên Chúa trong cách cư xử của mình với người khác.
(Eph 4:22-24) Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm trong cuộc sống. Chúng ta là tổng số tất cả những gì chúng ta gặp trong cuộc sống. Văn hóa, môi trường, hoàn cảnh trong cuộc sống của chúng ta đã tác động đến cuộc sống và ảnh hưởng đến phản ứng của chúng ta. Do đó, cơ chế đối phó của chúng ta được nhạy cảm hóa hơn để che đậy và bảo vệ bản ngã trong việc cạnh tranh với người khác. Câu trả lời cho bản ngã trần tục, xác thịt này là nghiên cứu sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, và làm điều này bằng cách cởi bỏ con người bại hoại hàng ngày và mặc lấy con người mới bằng cách đổi mới tâm trí.
Chiến trường
(Gl 5:16-26; Cn 28:13; Grm 17:9; Rm 6:12-13) Bạn sẽ liên tục phải đối mặt với những cám dỗ coi mình là trung tâm, dẫn đến những suy nghĩ, lời nói và hành động có sức tàn phá đối với thân thể của Chúa Kitô và bước đi của riêng bạn với Chúa. Những tội lỗi đặc trưng cho cuộc sống của bạn ngoài Chúa Kitô phải được xưng thú và ăn năn nếu bạn muốn trưởng thành làm con cái Thiên Chúa.
(Eph 1:3-14; Mt 7:12) Vấn đề của con người là chú ý quá nhiều đến bản thân mình chứ không phải quá ít. Chúng ta đã biết mình muốn người khác đối xử với mình như thế nào. Vì vậy, chúng ta được lệnh phải đối xử với người khác theo cách tương tự, tập trung vào người khác chứ không phải bản thân. Chúa đã ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần hoặc muốn. Chúng ta không nên tìm kiếm điều gì cho riêng mình ngoại trừ việc thể hiện mình là ai và là gì trong Chúa Giêsu Kitô.
Sự thân mật
( Rm 8:14-17; 1 Cr1:26-31; Mt 5:16) Một cái nhìn đúng đắn về bản thân xuất phát từ sự hiểu biết bạn là ai trong Chúa Kitô: rằng Chúa tích cực tham gia vào cuộc đời bạn, rằng Người đã chọn bạn để làm chứng cho quyền năng của Người với thế giới, và Người ban cho bạn mục đích sống bằng cách làm cho bạn giống hình ảnh Con của Người.
(St 4:7; Ga 14:21; Ga 15:10-11; 2Cr 4:7-10; 2Cr 4:16-17; Mt. 6:33) Sự hài lòng của bạn trong mọi hoàn cảnh sống phụ thuộc vào sự đáp ứng vâng phục của bạn đối với Thiên Chúa trong suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn. Bằng cách vâng phục Thiên Chúa trong bước đi hằng ngày của bạn, điều này chứng tỏ quyền chúa tể của Thiên Chúa trên cuộc đời bạn. Cảm thức về giá trị, sự xứng đáng, lòng tự trọng phát xuất từ việc tìm kiếm Vương quốc và sự công chính của Người trước tiên.
(Rm 6:3-4; Rm 6:13-14; Cl 3:5-11; 1 Pr 2:11-12) Sự đố kỵ, ghen tị, ham của người và tham lam cho thấy sự tập chú vào bản thân và nghi ngờ việc làm và sự chu cấp của Thiên Chúa trong cuộc sống của bạn. Những tội lỗi này phải được loại bỏ khỏi cam kết sống cho Chúa Giêsu Kitô của bạn.
(2Tm 3:2-7; 2Pr 2:1-3) Trong những ngày sau rốt, chúng ta sẽ là người yêu bản thân, bị dẫn dắt bởi nhiều sự thôi thúc khác nhau, luôn học hỏi nhưng không bao giờ có thể hiểu biết sự thật. Chỉ là người nghe, bạn sẽ bị lừa dối.
Mang hình ảnh của Người
(Cl 1: 10; 1 Ga 3:8; Pl 2:12-13) Bước đi trong Chúa Kitô hằng ngày, phó thác ý muốn của mình để làm vui lòng Thiên Chúa, sinh hoa kết quả, gia tăng sự hiểu biết về Thiên Chúa, củng cố quyền năng của Người, những thay đổi này trong lối sống chứng tỏ chúng ta là con cái Thiên Chúa. Như vậy, tiềm năng của Chúa Kitô ngự trong bạn luôn sẵn sàng làm nguồn phước, tiêu diệt công việc của ma quỷ và ngự trị trong cuộc sống bằng sự công chính.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn : (Pl 2:12-13)
(Các) câu Kinh thánh để nhớ: Lc 9:23-24, hãy suy gẫm câu này.
Việc sùng kính: Khuôn khổ Nghiên cứu và áp dụng Kinh thánh: Eph. 4:26-27,29.
Cởi bỏ/Mặc vào: Xem lại Gl. 5:19-21; Cl 3:5-13. Kiểm tra các kiểu suy nghĩ tội lỗi. Xem Phần A.2, “Danh sách Nghĩ và Làm” để thay đổi những khuôn mẫu này và thiết lập suy nghĩ đúng đắn cũng như hành động đúng đắn.
Tham chiếu: Chương 9, [5][BCF1]; [23][Smith1].
Phụ lục - Tự đánh giá liên tục
(Mt 7:5; Eph 4:29; Mt 5:16) Khi đánh giá suy nghĩ, lời nói hoặc hành động của bạn theo Kinh Thánh trong bất cứ tình huống nào, hãy trả lời các câu hỏi sau. Bạn nên học thuộc cả câu hỏi và câu tham khảo.
1. Việc này có ích lợi không? Nói cách khác, điều này có góp phần phát triển những đức tính đẹp lòng Thiên Chúa hay giúp hoàn thành những trách nhiệm theo Kinh Thánh trong cuộc đời tôi hoặc cuộc sống của người khác không? (1Cr 6:12; 1Cr 10:23 )
2. Điều này có đặt tôi dưới quyền lực của nó hay tôi bị nó kiểm soát dưới bất cứ hình thức nào? ( 1Cr 6:12 )
3. Đây có phải là lĩnh vực yếu kém về mặt thiêng liêng (một trở ngại) trong cuộc sống của tôi không? (Mt 5:29-30; Mt 18:8-9)
4. Điều này có thể khiến một anh em khác trong Chúa Kitô vấp ngã không? (Rm 14:13; 1Cr 8:9-13)
5. Điều này có gây dựng (xây dựng) người khác không? Đây có phải là điều đáng yêu trong Kinh thánh để làm không? (Rm 14:19; 1 Cr0:23-24)
6. Điều này có tôn vinh Thiên Chúa không? (Mt 5:16; 1Cr0:31) Tham khảo: Trang 130, [5] [BCF1].
Còn tiếp
VietCatholic TV
Ngày 23/09: Ánh sáng chiếu tỏa cho mọi người – Thánh Pi-ô Năm Dấu – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:31 22/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông dân chúng rằng: “Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng. Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe. Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái họ tưởng là có, cũng sẽ bị lấy mất.”
Đó là lời Chúa
Thêm cú nữa: Kho hỏa tiễn 2000 tấn nổ tan tành, hòa bình ló dạng. Đại bản doanh Wagner nổ long trời
VietCatholic Media
03:10 22/09/2024
1. Cuộc xâm lược của Nga sắp kết thúc, hy vọng hòa bình ló dạng. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vừa phá hủy 2.000 tấn đạn ở miền Nam nước Nga
Bốn ngày sau khi phá hủy một kho đạn dược khổng lồ của Nga tại thị trấn Toropets, phía tây nước Nga, cách Ukraine 483 km, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine lại tấn công lần nữa—đổ thêm một đòn nữa vào kho vũ khí ở Toropets vào rạng sáng Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, đồng thời gây ra một vụ nổ lớn ở Tikhoretsk, miền nam nước Nga, chỉ cách tiền tuyến ở Ukraine 322 km.
Ngày càng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy quân đội Ukraine đang sử dụng máy bay điều khiển từ xa nổ cảm tử mới nhất của họ - máy bay điều khiển từ xa hỏa tiễn Palianytsia phản lực - cho các cuộc đột kích tàn khốc này.
Kho đạn dược ở Toropets được cho là chứa một lượng lớn đạn dược bao gồm đạn cối, hỏa tiễn pháo và hỏa tiễn đạn đạo tầm xa, có khả năng bao gồm cả hỏa tiễn Iskander do Nga sản xuất và hỏa tiễn KN-23 của Bắc Hàn.
Theo bộ tham mưu Ukraine, kho vũ khí ở Tikhoretsk “là một trong ba căn cứ lưu trữ đạn dược xâm lược lớn nhất và là một trong những căn cứ quan trọng trong hệ thống hậu cần của quân đội Nga”.
Bộ tổng tham mưu ước tính có 2.000 tấn đạn dược, bao gồm cả đạn do Bắc Hàn sản xuất, trong kho đạn Tikhoretsk khi máy bay điều khiển từ xa tấn công. Quả cầu lửa khổng lồ do tác động này tạo ra dường như xác nhận ước tính đó. Cuộc đột kích Toropets và sau đó là cuộc đột kích Tikhoretsk đều đủ lớn để được ghi nhận là động đất nhỏ và cũng thu hút sự chú ý của các vệ tinh phát hiện hỏa hoạn của NASA.
Các cuộc đột kích kho đạn liên tiếp báo hiệu sự thay đổi trong chiến dịch tấn công sâu của Ukraine nhằm vào các mục tiêu chiến lược bên trong nước Nga.
Tầm mức của hai cuộc tấn công này được đánh giá cao đến mức nhiều quan sát viên lạc quan thốt lên rằng cuộc xâm lược của Nga sắp kết thúc, hy vọng hòa bình ló dạng vì đạn dược đâu nữa mà đánh.
Không chỉ có 2 kho đạn Toropets và Tikhoretsk. Quân Ukraine chắc chắn sẽ còn lần ra nhiều kho đạn nữa của Nga. Thật thế, Ukraine chắc chắn đã thu thập được thông tin tình báo quan trọng về hoạt động hậu cần của Nga sau khi quân đội Kyiv tràn qua biên giới vào thị trấn Sudzha của Kursk vào hôm mùng 6 Tháng Tám.
Nhà ga Sudzha, một phần của mạng lưới lớn hơn nối Kursk với các địa điểm khác ở Nga, có thể là “mỏ vàng” cho Kyiv trong việc giải mã chuỗi hậu cần của Mạc Tư Khoa thông qua lịch trình và liên lạc nội bộ. Trong cơn hốt hoảng tháo chạy, Nga đã không kịp phá hủy bất cứ thứ gì tại nhà ga này. Các nhân viên của nhà ga cũng được cho là không ai chạy thoát.
Nước Nga mênh mông như thế, làm sao người Ukraine lần ra được 2 kho đạn Toropets và Tikhoretsk trong một thời gian ngắn như vậy. Chắc chắn, có thể nói mà không sợ sai lầm rằng đó là thành quả của việc tịch thu được các tài liệu của Nga trong cuộc tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk.
Các hệ thống phòng không rất quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp đánh chặn một vài hỏa tiễn đang lao tới. Cứ tiếp tục tấn công ráo riết vào các kho vũ khí, phá hoại cùng một lúc hàng trăm, hàng ngàn hỏa tiễn của Nga cùng một lúc, và quan trọng nhất chúng nổ tưng bừng ngay trên đất Nga là cách hay nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để hòa bình ló dạng.
Trong nhiều tháng, các quan chức ở Kyiv đã cầu xin các đối tác Âu Châu và Mỹ cho phép sử dụng các loại đạn dược tầm xa được tài trợ - hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh và SCALP-EG của Pháp và hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Lục quân Hoa Kỳ - chống lại các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, bao gồm cả kho đạn dược.
Nhưng người Âu Châu và người Mỹ đã liên tục từ chối cấp phép đó. Rõ ràng là đã hết kiên nhẫn, người Ukraine đã tăng gấp đôi sản xuất vũ khí tự phát triển tại địa phương—máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn—mà họ có thể bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga mà không cần xin phép bất kỳ ai trước.
Các cuộc tấn công gần đây cũng báo hiệu sự gia tăng quy mô các cuộc tấn công sâu của Ukraine. Các cuộc đột kích trước đó, một số mục tiêu tấn công xa tới 1770 km bên trong nước Nga, thường chỉ liên quan đến một số ít máy bay điều khiển từ xa chạy bằng cánh quạt chậm.
Ngược lại, các cuộc đột kích gần đây có tính hủy diệt cao hơn nhiều, dường như sử dụng loại máy bay điều khiển từ xa có thể không bay xa nhưng có sức hủy diệt lớn hơn và có số lượng lớn.
Điều đó có thể có nghĩa là Palianytsia mới chạy bằng động cơ phản lực của Ukraine, về cơ bản là một hỏa tiễn hành trình. Người Nga trên mặt đất ở Toropets báo cáo đã nghe thấy tiếng động cơ phản lực trên cao trước khi kho đạn dược địa phương phát nổ.
Palianytsia có cánh, được đẩy bằng động cơ phản lực đã được phát triển trong hơn một năm nhưng chỉ mới ra mắt chiến đấu gần đây. Vào ngày 24 tháng 8, ít nhất một chiếc Palianytsia đã tấn công một mục tiêu ở Crimea bị Nga tạm chiếm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố.
Palianytsia tự hào có động cơ phản lực tuabin AI-PBS-350, được PBS tại Cộng hòa Tiệp và công ty Ivchenko-Progress của Ukraine hợp tác phát triển. Động cơ AI-PBS-350 nặng 220 pound tạo ra lực đẩy 3.400 newton—đủ để đẩy một hỏa tiễn một tấn đi xa hàng trăm dặm.
Điều đó khiến Palianytsia khá giống với hỏa tiễn hành trình Neptune chạy bằng động cơ phản lực của Ukraine, ít nhất là về kích thước, tốc độ và tầm bắn.
Điểm khác biệt đáng kể giữa Neptune và Palianytsia là ở động cơ. Neptune tự hào có động cơ phản lực cánh quạt hiệu quả nhưng đắt tiền. Động cơ phản lực cánh quạt đơn giản hơn của Palianytsia có lẽ kém hiệu quả hơn, nhưng cũng rẻ hơn—có nghĩa là Ukraine có thể đủ khả năng chế tạo nhiều Palianytsia hơn Neptune. Có khả năng là nhiều hơn rất nhiều.
Bắn nhiều hỏa tiễn hơn sẽ dẫn đến nhiều sự tàn phá hơn. Trong khi các cuộc tấn công của Neptune thường chỉ liên quan đến một số ít hỏa tiễn, thì các cuộc tấn công Toropets đầu tiên có thể liên quan đến một trăm hỏa tiễn.
[Forbes: Ukrainian Drones Just Blew Up 2,000 Tons Of Ammo in Southern Russia]
2. Ukraine trả được hận Bakhmut. Lửa bao trùm căn cứ lính đánh thuê của Nga sau đêm không kích
Ngọn lửa đã nhấn chìm căn cứ quân sự của Nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga, một sự việc xảy ra sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được nghi ngờ của Ukraine vào các kho đạn dược quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Theo kênh truyền thông xã hội Telegram có liên kết với công ty quân sự tư nhân này, các chiến binh của công ty này đã đóng vai trò chủ chốt trong cuộc xâm lược toàn diện của nhà độc tài Vladimir Putin, vụ hỏa hoạn bùng phát tại căn cứ ở Molkino, thuộc vùng Krasnodar, miền nam nước Nga, giáp với Ukraine đã xảy ra vào hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín.
Kênh Telegram của Wagner đã đăng tải những video cho thấy cảnh các tòa nhà hành chính và trụ sở của căn cứ bốc cháy với khói bốc lên nghi ngút.
Molkino là căn cứ chính của Wagner trong gần một thập niên và được cho là sẽ được bàn giao cho Quân đoàn Phi Châu của Nga, một đơn vị lính đánh thuê cũ trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, hãng tin độc lập Meduza của Nga đưa tin.
Lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin đã chỉ trích cơ quan quốc phòng Nga về hành vi thời chiến và phát động một cuộc nổi loạn vào tháng 6 năm 2023, tiến về Mạc Tư Khoa trước khi dập tắt cuộc nổi loạn.
Prigozhin đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay không rõ nguyên nhân hai tháng sau đó và kể từ đó, nhóm lính đánh thuê này đã tan rã, hoạt động ở Belarus và một số quốc gia Phi Châu như Mali, Cộng hòa Trung Phi và Niger.
Nguyên nhân gây ra vụ cháy tại địa điểm Wagner vẫn chưa được đưa ra nhưng những người dùng X ủng hộ Ukraine lưu ý rằng vụ cháy xảy ra sau một vụ hỏa hoạn tại một kho quân sự ở làng Kamenny, thuộc quận Tikhoretsky của Krasnodar, cách đó chỉ khoảng 161 km về phía bắc.
Kho đạn dược đó được cho là chứa đạn dược từ Bắc Hàn và đã bị trúng mảnh vỡ từ máy bay điều khiển từ xa, gây ra vụ nổ mà thống đốc khu vực Krasnodar mô tả là “cuộc tấn công khủng bố” của Kyiv, nhưng vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
“ Không chỉ kho đạn dược và phi trường ở Tikhoretsk đang bốc cháy. Căn cứ Molkino, nơi từng là nhà của lính đánh thuê Wagner và được Quân đoàn Phi Châu sử dụng, cũng đang chìm trong ngọn lửa”, chuyên gia an ninh Maria Avdeeva đăng trên X. “Có vẻ như Ukraine đã trả được mối hận ở thành phố Bakhmut”.
Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga, trong khi Mạc Tư Khoa tiếp tục sử dụng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Cũng trong đêm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, một kho đạn dược khác đã bị tấn công tại làng Oktyabrsky ở vùng Tver, gần một kho vũ khí ở Toropets, một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, nơi được cho là đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào thứ tư và hỏa hoạn cũng như các vụ nổ tiếp tục hoành hành.
[Newsweek: Fire Engulfs Russian Mercenary Base After Night of Air Strikes]
3. Video tri ân Đồng Minh của dàn nhạc thính phòng Kyiv
4. Nga cho biết 101 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trong đêm trong một cuộc tấn công cường tập, có các vụ nổ tại các kho đạn dược
Hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã bắn hạ và đánh chặn 101 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm, trong khi các vụ nổ được báo cáo tại các kho đạn dược ở Krasnodar Krai và Tver.
Một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở quận Tikhoretsk thuộc vùng Krasnodar Krai của Nga đã gây ra các vụ nổ lớn, Veniamin Kondratyev, thống đốc khu vực, báo cáo vào sáng Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín.
Theo tờ Washington Post, quận Tikhoretsk có một kho đạn dược lớn đã được mở rộng trong năm qua để tiếp nhận các chuyến hàng đạn dược từ Bắc Hàn.
Các đơn vị phòng không Nga đã chặn hai máy bay điều khiển từ xa trên quận Tikhoretsk vào ngày 21 tháng 9, Kondratyev cho biết. “Các mảnh vỡ rơi xuống của một trong số các kho đạn đã gây ra hỏa hoạn lan sang các đối tượng nổ làm bùng lên một vụ nổ.”
Kondratyev cho biết người dân địa phương đang được di tản khỏi khu vực gần vụ nổ.
Trong khi Kondratyev không nêu rõ địa điểm xảy ra vụ nổ, kênh tin tức Astra của Telegram Nga đưa tin rằng kho đạn dược Tikhoretsk đã bị tấn công.
Theo Astra, một kho đạn dược ở làng Oktyabrsky thuộc Tver cũng bị tấn công vào đêm qua. Kho đạn dược này nằm gần một kho vũ khí ở Toropets, là một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào ngày 18 tháng 9.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Estonia cho biết cuộc tấn công của Ukraine vào kho vũ khí của Nga ở Toropets, Tver đã phá hủy số đạn dược đủ dùng trong 3 tháng
Chính quyền địa phương ở Tỉnh Tver báo cáo rằng một số lượng máy bay điều khiển từ xa không xác định đã bị bắn hạ trong khu vực nhưng không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về hậu quả của cuộc tấn công.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, 53 máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn trên vùng Bryansk, 18 trên vùng Krasnodar, 16 trên biển Azov, 5 trên vùng Kaluga và 9 trên vùng Kursk và Smolensk và Crimea bị Nga tạm chiếm.
[Kyiv Independent: Russia says 101 drones downed overnight, explosions reported at ammunition depots]
5. Nhóm phi công Ukraine đầu tiên hoàn thành khóa huấn luyện máy bay phản lực của Pháp
Quân đội Pháp thông báo vào ngày 20 tháng 9 rằng nhóm phi công Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện Alpha Jet tại Pháp.
Không quân Pháp đã đào tạo phi công Ukraine kể từ tháng 3 năm 2024 như một phần của liên minh quốc tế nhằm cung cấp cho Ukraine chiến đấu cơ F-16, được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm 2023.
Kyiv đã kêu gọi các đối tác cung cấp máy bay phản lực F-16 ngay từ năm đầu tiên của cuộc chiến tranh toàn diện nhằm tăng cường đội máy bay của mình, vốn chủ yếu là các máy bay do Liên Xô sản xuất.
Trong khi Ukraine đã nhận được lời hứa cung cấp gần 80 máy bay phản lực từ Hòa Lan, Bỉ, Đan Mạch và Na Uy, việc đào tạo phi công mới được coi là một trong những rào cản chính trong việc mở rộng năng lực F-16 của Ukraine.
Quân đội Pháp cho biết chương trình huấn luyện Alpha Jet cho thấy “sự ủng hộ vững chắc của Pháp đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine”, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tờ báo Pháp Le Monde đưa tin vào tháng 6 rằng Không quân Pháp đã cam kết đào tạo 26 phi công Ukraine.
Con số này rất đáng kể vì Không quân Pháp thường cấp chứng chỉ cho khoảng 30 phi công mỗi năm, sau thời gian đào tạo lên tới năm năm.
Chương trình bắt đầu vào tháng 3 với 10 phi công người Ukraine, những người đang được đào tạo bằng cách sử dụng máy bay Alphajet được trang bị bảng điều khiển mô phỏng các thiết bị trong buồng lái của máy bay F-16, Le Monde cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 12 tháng 9 rằng một nhóm phi công Ukraine gần đây cũng đã đến Rumani để bắt đầu huấn luyện trên chiến đấu cơ F-16.
Các phi công Ukraine khác đã được đào tạo tại Hoa Kỳ hoặc Đan Mạch, mặc dù Copenhagen cho biết họ sẽ không cung cấp hướng dẫn cho các phi công Ukraine trên lãnh thổ của mình sau năm 2024.
[Kyiv Independent: First group of Ukrainian pilots complete French jet training]
6. Giám đốc tình báo quân sự Estonia cho biết: Cuộc tấn công của Ukraine vào kho vũ khí của Nga đã phá hủy lượng đạn dược đủ dùng trong 3 tháng
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào kho vũ khí ở Tver của Nga đã phá hủy lượng đạn dược đủ dùng trong hai đến ba tháng, Đại tá người Estonia Ants Kiviselg, giám đốc Trung tâm Tình báo Lực lượng Phòng vệ Estonia, cho biết hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín.
Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công vào ban đêm vào ngày 18 tháng 9 nhằm vào một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Nga, được đưa vào hoạt động vào năm 2018 và được xây dựng để chống lại một vụ nổ hạt nhân.
Theo hãng tin ERR của Estonia, Kiviselg đã bình luận về cuộc tấn công trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Estonia.
Ukraine đã có thể tấn công kho vũ khí vì một số đạn dược không nằm bên trong hầm trú ẩn kiên cố, gây ra một chuỗi vụ nổ phá hủy 30.000 tấn đạn dược phát nổ, Kiviselg cho biết.
“Với tốc độ hoạt động quân sự trung bình, Nga bắn 10.000 quả đạn mỗi tuần. Tức là, nguồn cung cấp đạn dược trong hai đến ba tháng đã bị phá hủy,”
“Chúng ta sẽ thấy hậu quả của tổn thất này ở mặt trận trong những tuần tới,” Kiviselg nói.
Một nguồn tin trong Cơ quan An ninh Ukraine cho biết với tờ Kyiv Independent rằng kho vũ khí ở Topolets lưu trữ hỏa tiễn đạn đạo, bao gồm Iskander, hỏa tiễn phòng không, đạn pháo và bom dẫn đường KAB.
Ukraine từ lâu đã phải chịu bất lợi về nguồn cung cấp đạn dược so với Nga.
Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi nói với CNN vào ngày 5 tháng 9 rằng lực lượng Nga hiện đang bắn đạn pháo với tỷ lệ gấp đôi hay thậm chí gần gấp ba so với lực lượng Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine's strike on Russian arms depot destroyed up to 3 months' worth of ammunition, Estonian military intelligence head says]
7. Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 375 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraine, Reuters đưa tin
Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm cho Ukraine một gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu đô la, Reuters đưa tin hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, trích dẫn lời của hai quan chức chính phủ Hoa Kỳ giấu tên.
Các quan chức cho biết thông báo về gói viện trợ này dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới.
Viện trợ quân sự nước ngoài rất quan trọng đối với Kyiv khi cuộc chiến toàn diện với Nga kéo dài hơn hai năm rưỡi, với lực lượng Nga đang tấn công mạnh mẽ vào miền đông Ukraine.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là đợt viện trợ quân sự lớn nhất mà Hoa Kỳ gửi cho Ukraine kể từ tháng 5 năm nay, khi một gói viện trợ trị giá 275 triệu đô la được chuyển đến.
Các quan chức cho biết gói viện trợ này có thể bao gồm tàu tuần tra, đạn dược cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, đạn pháo, phụ tùng thay thế và các thiết bị quân sự khác. Số lượng chính xác không được nêu rõ.
Ngày hôm trước, Reuters đưa tin rằng Quốc hội và chính quyền của Tổng thống Joe Biden sắp đạt được thỏa thuận về việc gia hạn một năm khoản viện trợ quân sự trị giá 5,8 tỷ đô la cho Ukraine trước khi hết hạn vào cuối tháng 9.
Sau khi Hạ viện không thông qua dự luật chi tiêu do Đảng Cộng hòa hậu thuẫn vào ngày 18 tháng 9 mà không bao gồm việc gia hạn PDA, Thượng viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo cho biết họ sẽ chuẩn bị một dự luật mới để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng dự luật của Thượng viện nên bao gồm việc gia hạn các quỹ viện trợ cho Ukraine. Vẫn chưa rõ liệu Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson của Đảng Cộng hòa, người đã trì hoãn dự luật viện trợ 61 tỷ đô la cho Kyiv trong nhiều tháng vào đầu năm nay, có ủng hộ dự luật này hay không.
Gói viện trợ trị giá 61 tỷ đô la cuối cùng đã được thông qua vào tháng 4, phân bổ khoảng 7,8 tỷ đô la cho PDA và cho phép giải ngân một số đợt viện trợ quốc phòng kể từ đó.
[Kyiv Independent: US to provide Ukraine with additional $375 million in military aid, Reuters reports]
8. Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kryvyi Rih giết chết 3 người, bao gồm cả trẻ em
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Kryvyi Rih ở tỉnh Dnipropetrovsk đã giết chết ba người và làm bị thương ba người khác, chính quyền địa phương đưa tin vào chiều Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín.
Thống đốc khu vực Serhii Lysak cho biết một bé trai 12 tuổi đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Vụ tấn công cũng giết chết hai người phụ nữ, 75 và 79 tuổi.
Ba người khác bị thương, bao gồm một cậu bé 17 tuổi và hai người đàn ông 31 và 50 tuổi. Tất cả họ đều đang được đưa vào bệnh viện trong tình trạng trung bình, Lysak cho biết.
Một hỏa tiễn của Nga đã tấn công vào một khu dân cư ở Kryvyi Rih, Oleksandr Vilkul, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự thành phố, báo cáo vào chiều Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín. Khoảng một giờ trước đó, Không quân đã cảnh báo rằng một hỏa tiễn đạn đạo có khả năng đang hướng đến thành phố.
Lysak cho biết hai ngôi nhà đã bốc cháy sau cuộc tấn công. Cuộc tấn công đã phá hủy hai ngôi nhà và làm hư hại hơn hai chục ngôi nhà khác. Cuộc tấn công cũng phá hủy một trường học, nhà để xe và xe hơi.
Hậu quả đầy đủ vẫn đang được điều tra và các dịch vụ khẩn cấp vẫn đang làm việc tại hiện trường.
Kryvyi Rih, với dân số khoảng 660.000 người, là thành phố đông dân thứ hai ở Dnipropetrovsk. Thành phố này đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công chết người của lực lượng Nga kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra.
[Kyiv Independent: Russian missile strike on Kryvyi Rih kills 3, including child]
9. Politico đưa tin Hoa Kỳ có thể gửi hỏa tiễn tầm trung cho máy bay F-16 của Ukraine
Hoa Kỳ có thể gửi cho Ukraine hỏa tiễn tầm trung cho chiến đấu cơ F-16 như một phần trong gói viện trợ quân sự mới nhất của mình, tờ Politico đưa tin hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, trích dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ giấu tên.
Reuters đưa tin trước đó vào ngày 20 tháng 9 rằng Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu đô la cho Kyiv vào tuần tới. Gói viện trợ này là đợt viện trợ quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ dành cho Ukraine kể từ tháng 5 năm 2024.
Một quả bom lượn tầm trung được gọi là Vũ khí đối đầu chung, gọi tắt là JSOW, có thể được đưa vào gói mới, các quan chức nói với Politico. Hỏa tiễn có thể bao phủ khoảng cách hơn 113 km.
Các quan chức cho biết nội dung của gói này vẫn chưa được hoàn thiện và có thể thay đổi.
Reuters trước đó đưa tin rằng Hoa Kỳ có thể sẽ gửi tàu tuần tra, đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, đạn pháo và phụ tùng thay thế như một phần của đợt viện trợ quân sự mới nhất.
JSOW có tầm bắn ngắn hơn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của quân đội Hoa Kỳ, gọi tắt là ATACMS, hỏa tiễn tầm xa có thể bay xa tới 300 km. Ukraine đã thúc giục Washington cấp phép cho quân đội Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Mặc dù hỏa tiễn JSOW không thể đạt được mục tiêu đó, nhưng tầm bắn 70 dặm sẽ cho phép phi công F-16 giữ khoảng cách với tiền tuyến và hệ thống phòng không của Nga.
Ukraine đã nhận được máy bay phản lực thế hệ thứ tư đầu tiên do Hoa Kỳ sản xuất vào cuối tháng 7 và đã triển khai F-16 để đánh chặn các cuộc tấn công trên không hàng loạt của Nga. Một máy bay đã bị rơi trong một nhiệm vụ như vậy, đánh dấu tổn thất F-16 đầu tiên của Ukraine.
[Kyiv Independent: US may send Ukraine medium-range missiles for F-16s, Politico reports]
10. Đức kiểm tra sự thật về việc Nga biện minh cho cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939
Đức đã phản ứng một cách mạnh mẽ khi Nga biện minh quyết định xâm lược Ba Lan vào đầu Thế chiến II và tuyên bố rằng họ chỉ muốn bảo vệ người dân Ukraine và Belarus địa phương.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergey Lavrov đã đăng một video lên mạng xã hội vào hôm thứ Ba đánh dấu kỷ niệm 85 năm ngày Liên Xô xâm lược Ba Lan năm 1939, cùng với Đức Quốc xã. Hai cường quốc đã bí mật đồng ý chia cắt Ba Lan với nhau trong Hiệp ước Molotov–Ribbentrop. Cuộc xâm lược này đã gây ra sự khởi đầu của Thế chiến II.
Sergey Lavrov tuyên bố “Vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng quân đã phát động một chiến dịch quân sự ở các vùng phía đông Ba Lan, nhằm ngăn chặn cuộc diệt chủng người dân Tây Belarus và Tây Ukraine”.
Trong video, Lavrov cho biết việc mô tả Liên Xô là “kẻ xâm lược” là “trái ngược với sự thật lịch sử” và tuyên bố rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xâm lược Ba Lan vì nếu không, Đức sẽ chiếm toàn bộ lãnh thổ Ba Lan, khiến Nga rơi vào thế yếu về mặt chiến lược.
Lavrov cho biết thêm: “Liên Xô cũng tìm cách bảo đảm an toàn cho người dân Ukraine và Belarus tại Ba Lan”.
Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, trả lời tuyên bố của Lavrov: “Thật sao?”
Sau đó, Bộ Ngoại Giao Đức đã đăng một bản đồ Ba Lan, có chữ ký của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Quốc xã Joachim von Ribbentrop, cho thấy đất Ba Lan sẽ bị chia cắt như thế nào giữa hai bên, với các hashtag “#MolotovRibbentropPact” và “#HitlerStalinPact”.
Putin từ lâu đã thúc đẩy các học thuyết giả lịch sử để biện minh cho hành động xâm lược trong quá khứ và hiện tại của Mạc Tư Khoa, bao gồm cả hành động chống lại nước láng giềng Ukraine, quốc gia mà nước này đã giao tranh từ năm 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia bảo thủ người Mỹ Tucker Carlson hồi đầu năm nay, Putin cho biết Ba Lan phải chịu trách nhiệm cho cuộc xâm lược của Đức Quốc xã - dẫn đến sự khiển trách giận dữ và kiểm tra thực tế từ Bộ ngoại giao Ba Lan.
[Politico: Germany fact-checks Russia for defending 1939 invasion of Poland]
11. Na Uy phân bổ thêm 5,7 tỷ đô la cho Ukraine cho đến năm 2030
Chương trình hỗ trợ dân sự và quân sự của Na Uy dành cho Ukraine, được gọi là chương trình Nansen, sẽ được gia hạn đến năm 2030 và sẽ tăng thêm 5 tỷ kroner hay 475 triệu đô la trong năm nay, Oslo thông báo vào ngày 20 tháng 9.
Chương trình Nansen hiện sẽ có tổng giá trị là 135 tỷ kroner hay 12,8 tỷ đô la. Ban đầu, chương trình này dự kiến sẽ chi 75 tỷ kroner hay 7 tỷ đô la từ năm 2023 đến năm 2028.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trên X rằng quyết định của Oslo sẽ dẫn đến khoản hỗ trợ bổ sung 5,7 tỷ đô la của Na Uy cho Ukraine cho đến năm 2030.
Zelenskiy cho biết ông biết ơn Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store và tất cả các đảng phái chính trị trong Quốc hội Na Uy.
Zelenskiy cho biết: “Cam kết kiên định này sẽ giúp Ukraine bảo vệ mạng sống, bảo vệ tự do và tăng cường khả năng phục hồi của chúng ta”.
Hãng tin Na Uy Nettavisen cho biết quyết định mở rộng chương trình Nansen được đưa ra sau khi chính phủ “nhận được nhiều chỉ trích vì sự hỗ trợ của Na Uy dành cho Ukraine còn kém xa so với các quốc gia khác”.
Nettavisen cho biết hầu hết các đảng đối lập của Na Uy đều yêu cầu tăng đáng kể sự ủng hộ dành cho Ukraine.
Theo Viện Kiel, Na Uy đứng thứ 12 trên thế giới về số lượng viện trợ dành cho Ukraine, cho đến nay đã cung cấp 2,6 tỷ đô la hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự.
[Kyiv Independent: Norway allocates additional $5.7 billion to Ukraine until 2030]
12. Nga 'hoàn toàn sẵn sàng' cho cuộc chiến tranh Bắc Cực với NATO
Bộ trưởng ngoại giao nước này cảnh báo Nga “hoàn toàn sẵn sàng” cho một cuộc xung đột với NATO ở Bắc Cực.
Hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, theo truyền thông nhà nước Nga, Sergey Lavrov cho biết trong bình luận cho một loạt phim tài liệu được công bố một ngày trước đó: “Chúng tôi thấy NATO đang tăng cường các cuộc tập trận liên quan đến các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra ở Bắc Cực”.
“Đất nước chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình về mặt quân sự, chính trị và công nghệ quốc phòng”, ông nói.
Những bình luận của ông đánh dấu động thái đe dọa mới nhất của Điện Cẩm Linh, vốn đã nhiều lần đe dọa sẽ phát động chiến tranh hạt nhân nhằm vào NATO và các đồng minh trong những năm gần đây.
Bắc Cực là điểm cực bắc trên Trái Đất và bao gồm lãnh thổ thuộc về tám quốc gia: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Canada, Hoa Kỳ, Iceland và Nga. Tất cả trừ Nga đều là thành viên NATO.
Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 4 năm ngoái để đáp trả cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, và Thụy Điển cũng làm theo vào tháng 3 năm nay, lần lượt trở thành thành viên thứ 31 và 32 của liên minh.
Mặc dù vậy, Lavrov cảnh báo rằng “Bắc Cực không phải là lãnh thổ của liên minh Bắc Đại Tây Dương” và cho biết các quốc gia khác không thuộc Bắc Cực, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng có lợi ích tại đó.
Một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Mạc Tư Khoa đã nói vào năm ngoái rằng Phần Lan sẽ là “nước đầu tiên chịu thiệt hại” nếu chiến tranh nổ ra giữa NATO và Nga.
Vào tháng 2, Nga cũng đã đình chỉ các khoản thanh toán hàng năm cho Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn liên chính phủ của các quốc gia Bắc Cực, sau khi các thành viên khác tẩy chay sự tham gia của Mạc Tư Khoa sau cuộc xâm lược Ukraine, mặc dù một số hợp tác đã được nối lại kể từ đó.
[Politico: Russia ‘fully ready’ for Arctic war with NATO]
Tại sao hàng ngàn máy bộ đàm của Hezbollah đồng loạt nổ tung? Tuần qua, tổn thất của Nga đạt kỷ lục
VietCatholic Media
16:32 22/09/2024
1. Kyiv cho biết Nga chịu tổn thất về xe tăng và quân lính cao nhất trong nhiều tuần
Theo Kyiv, quân đội Nga tiếp tục phải trả giá đắt cho cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa về mặt nhân sự và trang thiết bị, trong đó ước tính mới nhất cho thấy tổn thất về quân số lớn nhất kể từ tháng 5 và tổn thất về xe tăng cao nhất kể từ tháng 7.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hôm thứ Bảy rằng trong 24 giờ qua, Nga đã mất 1.440 quân. Theo Kyiv, con số này nâng tổng số quân kể từ khi bắt đầu chiến tranh lên 640.920, và con số này là “ước tính” bao gồm cả những người thiệt mạng và bị thương.
Con số mới nhất là con số cao nhất kể từ ngày 27 tháng 5, khi ghi nhận 1.460 tổn thất của Nga. Mặc dù các con số không được chia nhỏ theo địa điểm, nhưng con số này được thống kê trong thời gian Ukraine xâm nhập vào khu vực Kursk của Nga và Mạc Tư Khoa tiến vào khu vực Donetsk của Ukraine để giành trung tâm hậu cần Pokrovsk.
Số liệu của Kyiv cũng cho thấy rằng trong ngày trước đó, Nga đã mất 21 xe tăng chiến đấu chủ lực—là mức cao nhất kể từ ngày 25 tháng 7 với tổng số 8.746 xe tăng trong cuộc chiến.
Việc xác định chính xác số lượng quân lính thiệt mạng là rất khó khăn vì cả hai bên đều không công bố ước tính chính thức và Mạc Tư Khoa cũng không cập nhật số người chết kể từ tháng 9 năm 2022 khi họ cho biết chỉ dưới 6.000 binh lính của mình đã thiệt mạng.
Tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin rằng 200.000 quân Nga đã thiệt mạng và 600.000 người bị thương, trích dẫn ước tính giấu tên của tình báo phương Tây.
Báo cáo của Wall Street Journal cũng ghi nhận rằng tổn thất của Ukraine, mặc dù thấp hơn đáng kể, chỉ ở mức 80.000 người thiệt mạng và 400.000 người bị thương.
Kyiv chưa cập nhật số liệu thương vong kể từ khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào tháng 2 rằng 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng.
Theo thống kê của trang tin tức độc lập Mediazona và chương trình tiếng Nga của BBC, hơn 70.000 binh lính Nga được xác nhận đã thiệt mạng ở Ukraine.
Số liệu được công bố vào thứ sáu dựa trên thông tin nguồn mở như tuyên bố chính thức, cáo phó trên báo và bài đăng trên mạng xã hội, do đó các cơ quan này cho biết con số của họ có thể thấp hơn nhiều.
Các cơ quan truyền thông cho biết cứ năm người Nga thiệt mạng thì có một người đã ký hợp đồng với Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, gọi tắt là Rosgvardiya, sau khi chiến tranh bắt đầu, và hơn một nửa không liên kết với quân đội trước ngày 24 tháng 2 năm 2022.
[Newsweek: Russia Suffers Highest Tank and Troop Losses in Weeks: Kyiv]
2. Israel đã phá hủy máy nhắn tin và máy bộ đàm của Hezbollah như thế nào?
Hàng ngàn máy nhắn tin và máy bộ đàm đã phát nổ trong tay các chiến binh Hezbollah trong tuần này, khiến thế giới phải đặt câu hỏi: Chuyện đang xảy ra vậy?
Trong một màn thể hiện trí thông minh và sức mạnh công nghệ phi thường, các cơ quan an ninh Israel được cho là đã tấn công nhóm khủng bố có trụ sở tại Li Băng bằng cách đồng thời kích nổ một lượng nhỏ thuốc nổ được giấu trong hàng ngàn thiết bị cầm tay.
Các máy nhắn tin, tiếng Anh gọi là pager, bắt đầu kêu bíp bíp ngay sau 3:30 chiều tại Li Băng vào thứ Ba, báo cho các điệp viên Hezbollah biết có tin nhắn từ lãnh đạo của họ. Nhưng chỉ trong vài giây, các thiết bị phát ra cảnh báo đã phát nổ, giết chết và làm bị thương những người ở gần đó trên khắp Li Băng.
Ngày hôm sau, cuộc tấn công thứ hai nhắm vào máy bộ đàm, tiếng Anh gọi là walkie-talkies.
Theo Bộ Y tế nước này, hai vụ tấn công phối hợp đã giết chết 37 người và làm bị thương hàng ngàn người trên khắp Li Băng, bao gồm cả trẻ em.
Reuters đưa tin, đầu năm nay, sau khi các chỉ huy cao cấp bị giết trong các cuộc không kích có mục tiêu của Israel, giới lãnh đạo Hezbollah đã chuyển sang dùng các thiết bị như máy nhắn tin, và máy bộ đàm, hơn là điện thoại cố định và điện thoại di động nhằm ngăn chặn hoạt động giám sát tinh vi của đối phương.
Chiến dịch ném bom dữ dội tuần này dường như đã làm suy yếu và cản trở nhóm khủng bố.
“Cuộc tấn công chưa từng có này đã làm suy yếu lòng tin của Hezbollah vào thiết bị điện tử truyền thông và chuỗi cung ứng của bên thứ ba rộng hơn của họ”, Rob Muggah, giám đốc của SecDev Group, một công ty tư vấn rủi ro mạng, cho biết. “Nó cũng làm giảm nghiêm trọng khả năng truyền thông của Hezbollah. Mặc dù Hezbollah sẽ trả đũa, nhưng vẫn chưa rõ các bước tiếp theo của họ sẽ là gì”.
Sau đây là năm điều chúng ta biết về vụ tấn công.
Thứ nhất, Israel có thể cho nổ tung điện thoại của tôi không?
Câu trả lời ngắn gọn: Không. Các chuyên gia an ninh tin rằng máy nhắn tin và máy bộ đàm là hàng giả hoặc đã bị can thiệp trước khi đến tay Hezbollah, và về cơ bản chúng là những quả bom đang chờ kích nổ.
Thứ hai, làm sao máy nhắn tin nhỏ như thế lại chứa được thuốc nổ?
Lior Tabansky, chuyên gia công nghệ và bảo mật tại Trung tâm nghiên cứu mạng liên ngành Blavatnik, cho biết, mặc dù pin lithium có thể phát nổ, nhưng chúng không có đủ sức mạnh để gây ra thiệt hại như vậy. Hơn nữa, pin sẽ quá nóng trước khi phát nổ, vì vậy người sử dụng thiết bị sẽ nhận thấy có điều gì đó không ổn.
Tabansky cho biết: “Loại tấn công này có nghĩa là đã có một hoạt động tình báo bí mật kéo dài nhằm tìm ra chuỗi cung ứng của Hezbollah và sau đó tìm cách xâm nhập các thiết bị”.
Các thiết bị này cũng được thiết kế để không phát nổ một cách tự phát mà chỉ phát nổ khi có lệnh cụ thể.
“Trong trường hợp này... là để kích hoạt một vụ nổ,” Tabansky nói.
Ông nói thêm rằng nếu các cơ quan tình báo “gặp nhiều rắc rối” để can thiệp vào các thiết bị liên lạc, thì cuộc tấn công có thể không phải là mục tiêu duy nhất và rằng thủ phạm có thể cũng đã thu thập thông tin tình báo về tổ chức và các hoạt động hàng ngày của Hezbollah.
Reuters đưa tin rằng Hezbollah đã nhập khẩu tới 5.000 máy nhắn tin cách đây khoảng năm tháng.
Thứ ba, máy nhắn tin và máy bộ đàm có đi qua Âu Châu không?
Trong trường hợp máy nhắn tin, công ty Đài Loan Gold Apollo ban đầu bị cáo buộc sản xuất các thiết bị này nhưng cho biết họ đã ủy quyền cho một công ty khác, BAC Consulting có trụ sở tại Budapest, sử dụng thương hiệu của mình để bán sản phẩm ở một số khu vực nhất định. Gold Apollo tuyên bố họ không liên quan gì đến hoạt động sản xuất của BAC.
Chính quyền Hung Gia Lợi báo cáo rằng BAC Consulting chỉ là một bên trung gian, không có cơ sở sản xuất hoặc chế tạo nào tại Hung Gia Lợi. Thay vào đó, họ tuyên bố rằng Hezbollah đã mua số máy nhắn tin từ một công ty được ghi danh tại Bulgaria, có tên là Norta Global.
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, cơ quan an ninh nhà nước DANS của Bulgaria đã ra tuyên bố cho biết không có hồ sơ hải quan nào liên quan đến việc xuất khẩu những hàng hóa như vậy.
Dấu vết của các công ty cho thấy nỗ lực che giấu nguồn gốc và làm lu mờ chuỗi cung ứng các thiết bị cuối cùng rơi vào tay Hezbollah.
Mặt khác, các máy bộ đàm giống với những máy do công ty Icom của Nhật Bản sản xuất, các chuyên gia an ninh chỉ ra. Nhưng Icom cho biết mẫu máy này “đã ngừng sản xuất khoảng 10 năm trước và kể từ đó, nó không được công ty chúng tôi vận chuyển nữa”
Thứ tư, tại sao lại cho nổ tung chúng vào lúc này?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước do cuộc chiến kéo dài 11 tháng của chính phủ ông tại Gaza.
Theo Alex Younger, cựu giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài MI6 của Vương quốc Anh, Netanyahu cần chứng minh với liên minh cánh hữu của mình rằng ông đang giải quyết vấn đề khủng bố mà Israel đang phải đối mặt: “Đây là một hành động khiêu khích lớn của Netanyahu và cho thấy thiện chí thực sự muốn gia tăng mức độ đe dọa”, Younger nói với tờ POLITICO.
Thứ năm, liệu các cuộc tấn công có làm thay đổi cuộc chiến không?
Younger cho biết mặc dù có những trường hợp cuộc tấn công vào Hezbollah “leo thang thảm khốc”, ông không thấy đó là kết quả có thể xảy ra.
“Điều này thực sự đáng xấu hổ đối với họ, nhưng Hezbollah không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Israel,” ông nói. “Điều đó sẽ làm suy yếu khả năng của họ.”
Muggah cho biết ông tin rằng hoạt động của Israel có thể gây ra sự trả đũa, nhưng cũng có thể thúc đẩy Hezbollah quay lại đàm phán hòa bình.
Vài giờ sau khi làn sóng nổ thứ hai rung chuyển Li Băng vào thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết cuộc chiến đang bước vào “giai đoạn mới” và tuyên bố quân đội Israel sẽ được di chuyển đến phía bắc đất nước.
Đáp lại, Tổng thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah phát biểu trước công chúng hôm thứ Năm rằng mặc dù mục đích của Israel có thể là ngăn chặn xung đột với các lực lượng ở Li Băng, nhưng điều đó đã không xảy ra.
“Nhân danh những người tử vì đạo và tất cả những người đã ủng hộ Gaza, chúng tôi nói với Gallant và Netanyahu: Mặt trận Li Băng sẽ không dừng lại cho đến khi cuộc xâm lược ở Gaza chấm dứt.”
[Politico: How did Israel blow up Hezbollah pagers?]
3. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc ra tuyên bố chung kêu gọi hòa bình ở Ukraine
Các nhà lãnh đạo Tứ Cường bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đã kêu gọi “một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài” tại Ukraine trong một tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ vào ngày 21 tháng 9.
Các nước Tứ Cường — Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc — hình thành một liên minh chiến lược dành riêng cho các lợi ích kinh tế và an ninh chung ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cuộc họp ngày 21 tháng 9 đánh dấu hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ tư của nhóm.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã họp tại Wilmington, Delaware để thảo luận về sự hợp tác đang diễn ra của họ.
Tuyên bố chung của họ bao gồm lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine.
“Chúng tôi nhắc lại nhu cầu về một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bao gồm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, tuyên bố viết.
“Chúng tôi cũng lưu ý những tác động tiêu cực của cuộc chiến ở Ukraine đối với an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu.”
Tuyên bố cũng cho biết việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là “không thể chấp nhận được” trong bối cảnh chiến tranh.
Tuyên bố không lên án rõ ràng Liên bang Nga về cuộc xâm lược toàn diện, thay vào đó, nhắc lại rằng “tất cả các quốc gia phải kiềm chế việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”.
Tuyên bố của Tứ Cường được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Hoa Kỳ trước thềm kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79 tại Thành phố New York.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy sẽ trình bày kế hoạch chiến thắng của mình cho Ukraine với Tổng thống Biden bên lề Đại hội đồng. Ông cũng được cho là sẽ gặp Kishio của Nhật Bản trong chuyến thăm Hoa Kỳ
Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đến thăm Kyiv vào ngày 23 tháng 8, đánh dấu lần đầu tiên một thủ tướng Ấn Độ đặt chân đến Ukraine kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập cách đây hơn 30 năm.
Chuyến thăm của Modi diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến đi của Modi tới Mạc Tư Khoa, nơi ông có cuộc hội đàm với Putin. Ấn Độ đã duy trì quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Mạc Tư Khoa kể từ tháng 2 năm 2022, với thương mại song phương đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023.
[Kyiv Independent: US, India, Japan, Australia issue joint statement calling for peace in Ukraine]
4. Chỉ huy cao cấp của Hezbollah thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut
Một chỉ huy quân sự cao cấp của Hezbollah đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Li Băng vào thứ sáu, trong một động thái leo thang thù địch lớn ở Trung Đông.
Hôm Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, cho biết lực lượng Phòng vệ Israel loại khỏi vòng chiến Ibrahim Aqil, một thành viên cao cấp của cơ quan quân sự hàng đầu của Hezbollah. Đề Đốc Hagari cho biết Aqil là một trong số nhiều quan chức cao cấp của Hezbollah thiệt mạng trong cuộc không kích hôm thứ Sáu.
Trong một tuyên bố Hezbollah xác nhận cái chết của Aqil, gọi ông là “liệt sĩ vĩ đại” và “một trong những thủ lĩnh thánh chiến vĩ đại”, theo các báo cáo của phương tiện truyền thông. Nhóm chiến binh này thừa nhận rằng một số thành viên khác của Hezbollah cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công.
Lực Lượng Phòng Vệ Israel cho biết Aqil và các mục tiêu khác của cuộc không kích đang “ẩn náu trong dân thường Li Băng, sử dụng họ làm lá chắn sống”.
Các quan chức Li Băng cho biết ít nhất 14 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ tấn công nhằm vào khu vực đông dân cư ở Beirut.
Cuộc không kích của Israel diễn ra ngay sau khi Hezbollah phóng 140 hỏa tiễn vào miền bắc Israel.
Cuộc tấn công hôm thứ sáu là sự leo thang mới nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và các chiến binh Hezbollah, với nỗi lo sợ ngày càng tăng về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn trong khu vực. Tuần này đã chứng kiến vụ nổ máy nhắn tin và các thiết bị liên lạc khác được các thành viên Hezbollah sử dụng và nhiều cuộc không kích của Israel vào Li Băng.
Một quan chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo vào hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, rằng tình hình thù địch ở Trung Đông đang có nguy cơ leo thang đến mức chưa từng có.
“Chúng ta có nguy cơ chứng kiến một cuộc xung đột có thể làm lu mờ cả sự tàn phá và đau khổ đã chứng kiến cho đến nay”, Rosemary DiCarlo, nhà lãnh đạo các vấn đề chính trị của Liên Hiệp Quốc, nói với Hội đồng Bảo an. “Tôi cũng kêu gọi mạnh mẽ các quốc gia thành viên có ảnh hưởng đến các bên hãy tận dụng nó ngay bây giờ”.
Chính quyền Mỹ và Anh đã kêu gọi công dân của họ không đi du lịch đến Li Băng. Tòa Bạch Ốc cho biết họ đã tham gia vào hoạt động ngoại giao mạnh mẽ để ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột dọc biên giới Israel-Liban.
[Politico: Senior Hezbollah commander killed in Israeli strike on Beirut]
5. 'Đàn ông ai lại làm như thế': Lãnh chúa Chechnya tuyên bố Elon Musk đã vô hiệu hóa chiếc Tesla của mình
Nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov cáo buộc tỷ phú công nghệ Elon Musk đã tắt chiếc Tesla Cybertruck của ông từ xa, mặc dù ông nhiều lần khẳng định đây là món quà từ Ban Giám đốc Tesla.
Tháng trước, vị lãnh chúa này đã đăng một đoạn video quay cảnh ông ta lái chiếc Cybertruck, được trang bị một tháp súng máy, quanh khuôn viên dinh tổng thống của mình. Ông nói rằng chiếc xe là “món quà” từ Musk — nhưng ông chủ Tesla đã phủ nhận tuyên bố này. Sau đó, Kadyrov cho biết chiếc Cybertruck sẽ được gửi đến khu vực chiến sự ở Ukraine để quân đội Nga sử dụng.
Nhưng vào hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, Kadyrov đã viết trên mạng xã hội rằng chiếc xe mà ông khẳng định đã hoạt động “tuyệt vời” trên chiến trường đã bị Tesla vô hiệu hóa từ xa và phải được kéo ra khỏi chiến tuyến.
“Elon Musk đã cư xử tệ. Anh ta tặng những món quà đắt tiền từ tận đáy lòng rồi sau đó ngắt kết nối từ xa”, Kadyrov cho biết.
“Điều đó không nam tính chút nào, đàn ông không ai lại làm như thế” ông ta nói thêm, hỏi một cách buồn bã: “Sao anh có thể làm thế, Elon?”
Là đồng minh trung thành của Putin, Kadyrov cai trị bằng nắm đấm sắt ở Chechnya, nơi chính phủ của ông bị cáo buộc vi phạm nhiều quyền con người và luật pháp quốc tế.
[Politico: ‘That’s not manly’: Chechen warlord claims Elon Musk disabled his Tesla]
6. Iran ra mắt hỏa tiễn đạn đạo mới, máy bay điều khiển từ xa Shahed được nâng cấp
Theo hãng thông tấn nhà nước Iran, Quân đội Iran đã giới thiệu các loại vũ khí sản xuất trong nước, bao gồm máy bay điều khiển từ xa Shahed-136B hiện đại và hỏa tiễn đạn đạo mới, tại một cuộc duyệt binh ở Tehran vào ngày 21 tháng 9.
Iran là nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho quân đội Nga và đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Tehran đã tiết lộ máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn mới cùng với các hỏa tiễn nội địa khác trong cuộc diễn hành ngày 21 tháng 9, khởi động một tuần trình diễn tôn vinh quân đội Iran.
Shahed-136B được cho là phiên bản nâng cấp của Shahed-136, một loại máy bay điều khiển từ xa được Nga sử dụng trong các cuộc tấn công gần như hàng ngày chống lại Ukraine. Phiên bản mới có tầm hoạt động 4.000 km, gọi tắt là 2.500 dặm, theo Iran.
Hỏa tiễn đạn đạo “Jihad” hay “Thánh Chiến” của Iran là hỏa tiễn nhiên liệu rắn có tầm hoạt động 1.000 km, gọi tắt là hơn 600 dặm. Vũ khí mới được công bố tại cuộc diễn hành, nơi nó là một trong 21 hỏa tiễn đạn đạo được trưng bày.
Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 9 đã xác nhận rằng Iran đã chuyển hỏa tiễn đạn đạo Fath-360 đến Nga. Fath-360 là hỏa tiễn đạn đạo tầm gần có đầu đạn nặng 150 kg.
Ukraine và một số nước phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran sau các báo cáo về việc chuyển giao hỏa tiễn.
Mạc Tư Khoa và Tehran đã tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ tháng 2 năm 2022.
[Kyiv Independent: Iran unveils new ballistic missile, upgraded Shahed drone]
7. Ukraine xác nhận các cuộc tấn công vào kho vũ khí của Nga qua đêm
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine xác nhận vào chiều Thứ Bẩy, 21 Tháng Chín, rằng quân đội và lực lượng an ninh nước này đã tấn công hai kho vũ khí của Nga vào rạng sáng cùng ngày.
Bộ Quốc phòng Nga trước đó cùng ngày tuyên bố rằng lực lượng của họ đã bắn hạ và đánh chặn 101 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm, trong khi các vụ nổ được báo cáo tại các kho đạn dược ở Krasnodar Krai và Tver.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận một cuộc tấn công vào kho vũ khí Tikhoretsk ở Krasnodar Krai, nơi được coi là một trong ba kho đạn dược lớn nhất ở Nga và là “một trong những cơ sở lưu trữ quan trọng trong hệ thống hậu cần của quân đội Nga”.
“Theo thông tin có sẵn, vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, một đơn vị khác đang ở trong lãnh thổ của kho vũ khí, nơi đã chuyển ít nhất 2.000 tấn đạn dược, bao gồm cả đạn từ Bắc Hàn”, báo cáo của Bộ Tổng tham mưu viết.
Theo quân đội Ukraine, hệ thống radar Podlet của Nga hỗ trợ phòng không cho kho vũ khí cũng đã bị phá hủy trong cuộc tấn công.
Thống đốc khu vực Veniamin Kondratyev đã báo cáo vào sáng sớm ngày 21 tháng 9 rằng một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa ở quận Tikhoretsk thuộc vùng Krasnodar Krai của Nga đã gây ra các vụ nổ “đối tượng nổ” tại một cơ sở không xác định.
Các đơn vị phòng không Nga đã chặn hai máy bay điều khiển từ xa trên quận Tikhoretsk, Kondratyev cho biết. “Các mảnh vỡ rơi xuống của một trong số chúng đã gây ra hỏa hoạn lan sang các đối tượng nổ. Một vụ nổ bắt đầu.”
Kondratyev cho biết sau đó cùng ngày, chính quyền địa phương đã di tản 1.200 cư dân khỏi khu vực gần vụ nổ. Không có thương vong nào được báo cáo.
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Estonia cho biết cuộc tấn công của Ukraine vào kho vũ khí của Nga đã phá hủy số đạn dược đủ dùng trong 3 tháng
Vài giờ sau vụ tấn công, Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch do nhà nước Ukraine điều hành, đã viết rằng một kho vũ khí đã được “phi quân sự hóa” ở quận Tikhoretsk của Nga và công bố các video được cho là cho thấy hậu quả của cuộc tấn công.
Kovalenko cho biết thêm rằng hỏa tiễn KN23 do Bắc Hàn sản xuất, đạn pháo và đạn dược cho bệ phóng hỏa tiễn Smerch được lưu trữ tại kho Tikhoretsk.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng xác nhận một cuộc tấn công vào một kho đạn dược ở Tver đã được các kênh Telegram của Nga đưa tin trước đó. Theo Bộ Tổng tham mưu, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã tấn công vào kho vũ khí số 23 của Tổng cục Pháo binh thuộc Bộ Quốc phòng Nga gần làng Oktyabrsky ở Tver.
Chính quyền địa phương ở Tỉnh Tver báo cáo rằng một số lượng máy bay điều khiển từ xa không xác định đã bị bắn hạ trong khu vực nhưng không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về hậu quả của cuộc tấn công.
Cơ sở này nằm gần một kho vũ khí ở Toropets, một trong những kho vũ khí lớn nhất của Nga, nơi đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào ngày 18 tháng 9.
Bộ Tổng tham mưu cho biết thêm, đã ghi nhận hỏa hoạn và tiếng nổ ở khu vực kho vũ khí quân sự Tikhoretsk và Oktyabrsky.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, 53 máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn trên vùng Bryansk, 18 trên vùng Krasnodar, 16 trên biển Azov, 5 trên vùng Kaluga và 9 trên vùng Kursk và Smolensk và Crimea bị Nga tạm chiếm.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh những tuyên bố này.
Một nguồn tin trong SBU nói với hãng truyền thông Hromadske rằng lực lượng SBU cũng tấn công phi trường quân sự Shaykovka ở Kaluga, nơi máy bay chiến lược TU-22M đồn trú. Nga sử dụng máy bay TU-22M để tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Ukraine.
[Kyiv Independent: UPDATED: Ukraine confirms overnight strikes on Russian arms depots]
8. Ukraine hạn chế sử dụng Telegram cho chính phủ, quân đội, cơ sở hạ tầng quan trọng
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine, gọi tắt là NCCC, đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram.
Vào ngày 20 tháng 9, Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram đối với các cơ quan chính phủ, quân đội và các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Telegram vẫn là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất đối với người dân Ukraine. Một cuộc thăm dò vào tháng 9 năm 2023 của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv chỉ ra rằng 44% người dân Ukraine sử dụng Telegram để nhận thông tin và tin tức.
Ứng dụng này cũng được Nga, lực lượng quân sự và các cơ quan tình báo tích cực sử dụng để phá hoại nỗ lực chiến tranh của Ukraine và thúc đẩy nỗ lực của chính họ. Giám đốc tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Budanov, trước đó đã gọi ứng dụng nhắn tin này là “có hại” và là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Trong cuộc họp gần đây của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia, Budanov đã đưa ra “bằng chứng xác thực” rằng các cơ quan tình báo Nga có quyền truy cập vào thư từ cá nhân của người dùng Telegram, thậm chí cả tin nhắn đã xóa và dữ liệu cá nhân của họ.
Budanov cho biết: “Tôi luôn ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng vấn đề của Telegram không phải là vấn đề tự do ngôn luận, mà là vấn đề an ninh quốc gia”.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine cho biết Telegram đang được Nga tích cực sử dụng để tấn công mạng, phát tán lừa đảo và nhu liệu độc hại, xác định vị trí địa lý của người dùng và điều chỉnh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào các thành phố và làng mạc của Ukraine.
Do đó, trung tâm an ninh mạng của Ukraine đã quyết định cấm ứng dụng Telegram trên các thiết bị chính thức của quan chức chính phủ, quân nhân, nhân viên ngành an ninh và quốc phòng và các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng quan trọng.
Theo tuyên bố, ngoại lệ duy nhất sẽ là những người sử dụng ứng dụng nhắn tin này “là một phần nhiệm vụ chính thức của họ”.
Sự phổ biến của Telegram ở Ukraine tăng vọt sau khi cuộc xâm lược bắt đầu vào năm 2022, đặc biệt là do các kênh ẩn danh của ứng dụng này giúp truyền bá nội dung rộng rãi tới người ghi danh trong khi vẫn bảo đảm tính ẩn danh hoàn toàn của người xuất bản.
Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Telegram Pavel Durov đã bị giam giữ một thời gian ngắn tại Pháp và sau đó bị buộc tội “tiếp tay cho việc quản lý một nền tảng trực tuyến để cho phép một nhóm có tổ chức thực hiện các giao dịch bất hợp pháp” cùng các tội danh khác.
Durov sinh ra ở Nga đã tuyên bố rằng ông là một kẻ bị ruồng bỏ và thực tế đã bị trục xuất khỏi Nga, nhưng vào ngày 27 tháng 8, có thông tin cho biết ông đã đến thăm Nga hơn 60 lần kể từ khi rời khỏi đất nước.
[Kyiv Independent: Ukraine restricts Telegram use for government, military, critical infrastructure]
9. Cuộc tấn công của Nga vào tòa nhà chung cư ở Kharkiv làm 21 người bị thương, bao gồm cả trẻ em
Theo Thống đốc Oleh Syniehubov, lực lượng Nga đã nhắm vào một tòa nhà chung cư nhiều tầng ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, vào hôm Chúa Nhật, 22 Tháng Chín, khiến 21 người bị thương.
Ông Syniehubov cho biết những người bị thương bao gồm một trẻ em 8 tuổi và hai thanh niên 17 tuổi.
Hơn 60 người đã được di tản khỏi tòa nhà cao tầng và tám người bị thương đã phải vào bệnh viện.
Thị trưởng Ihor Terekhov đã báo cáo qua kênh Telegram chính thức của mình rằng vụ tấn công liên quan đến một quả bom dẫn đường và các nỗ lực cấp cứu đang được tiến hành tại hiện trường. Syniehubov sau đó nói rằng Nga đã tấn công tòa nhà bằng một quả bom trên không FAB-250.
Syniehubov xác nhận hai cuộc tấn công riêng biệt đã xảy ra tại thành phố. Ít nhất bốn chiếc xe đã bốc cháy sau cuộc tấn công và 20 chiếc khác bị hư hại.
Kharkiv đã liên tục bị Nga tấn công trong hơn hai năm kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Một vụ tấn công bằng bom có điều khiển vào ngày 20 tháng 9 đã làm ít nhất 15 người bị thương.
Vatican và đền thánh Fatima cảnh báo Tổng giám mục giả thi hành các lễ nghi trừ tà và chữa lành
VietCatholic Media
18:30 22/09/2024
1. Fatima và Rôma tố cáo một người tự xưng là Tổng giám mục thi hành các lễ nghi trừ tà và chữa lành
Một người được Tổng giám mục người Zambia Emmanuel Milingo truyền chức linh mục trái phép vào năm 2019 đã tự xưng là Tổng Giám Mục và đã xây dựng được một lượng người đông đảo gia nhập vào nhóm của ông. Tòa Thánh và giáo phận Leiria–Fátima đã cáo buộc ông ta là Tổng Giám Mục giả mạo và cảnh báo các tín hữu sau khi ông ta thực hiện các nghi lễ chữa lành và trừ tà tại Rôma và Fatima.
Thông báo của Tòa Thánh khẳng định việc thụ phong linh mục của ông ta là bất hợp lệ vì Emmanuel Milingo, người truyền chức linh mục cho ông ta đã bị vạ tuyệt thông.
Tháng 5, 2001, Emmanuel Milingo, lúc đó còn là một Tổng Giám Mục Công Giáo, cho rằng Giáo Hội nên cho phép các linh mục kết hôn. Để làm gương, ở tuổi 71, ông ta kết hôn với bà Maria Sung, 43 tuổi. Đám cưới của ông được cử hành bởi giáo chủ tà giáo Nam Hàn Văn Tiến Minh của cái gọi là Giáo Hội Đại Đồng Thế Giới.
Tháng 8, 2001, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triệu tập ông ta đến Rôma và nói với ông ấy rằng “Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, tôi truyền cho anh hãy quay về với Giáo Hội Công Giáo.” Ông ta đồng ý xa bà Maria Sung và lưu lại Rôma.
Maria Sung đến trước quảng trường Thánh Phêrô tuyệt thực để phản đối Tòa Thánh chia rẽ 2 vợ chồng bà ta. Bà ấy kiên trì biểu tình trước Đền Thờ Thánh Phêrô trong nhiều năm, đặc biệt là vào các ngày lễ trọng khi có đông đảo khách hành hương.
Cuối cùng, khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã qua đời, những cử chỉ ân cần của ngài đã phai nhạt, Milingo bỏ trốn khỏi Rôma để tái hợp với Maria Sung vào tháng 6, 2006.
Nghiêm trọng hơn, ngày 24 Tháng Chín, 2006, ông ta tấn phong Giám Mục cho 4 người đã có gia đình. Hai ngày sau, Tòa Thánh tuyên bố vạ tuyệt thông cho cả 5 người.
Salvatore Micalef, sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Ý vào năm 1974, ông ta được Milingo truyền chức linh mục. Việc truyền chức này là vô hiệu vì Milingo đã bị vạ tuyệt thông.
Salvatore Micalef tự nhận mình là Tổng Giám Mục và giáo chủ của một giáo đoàn Công Giáo quốc tế có tên gọi là “Thánh Phêrô và Phaolô”. Dưới vỏ bọc đó, ông đã tổ chức các nghi lễ bao gồm chữa bệnh và trừ tà ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả thánh địa Đức Mẹ Fatima nổi tiếng ở Bồ Đào Nha và tại chính thành phố Rôma.
Trên thực tế, hiện nay chỉ có một giáo đoàn tòng nhân trong Giáo Hội Công Giáo được Vatican công nhận, đó là Opus Dei.
Năm ngoái, Giáo phận Leiria-Fátima ở Bồ Đào Nha đã tránh xa các cuộc tĩnh tâm được gọi là “Chữa lành và Giải thoát” được tổ chức tại các khách sạn gần đền thờ, với sự tham gia của Micalef.
Một tuyên bố có chữ ký của Cha Jorge Guarda, tổng đại diện giáo phận, nêu rõ rằng Micalef “được thụ phong linh mục và giám mục mà không có lệnh của Đức Thánh Cha” và do đó “không hiệp thông với Tòa thánh”.
Tuyên bố được đưa ra vào tháng 6 năm 2023 cho biết vụ việc cũng đã được chuyển đến Vatican.
Vào thời điểm đó, một giáo dân giúp tổ chức các dịch vụ chữa bệnh và trừ tà đã nói với giới truyền thông Bồ Đào Nha rằng các luật sư đại diện cho Micalef sẽ kiện giáo phận nếu giáo phận tuyên bố ông là một Tổng Giám Mục “giả”, đồng thời chỉ ra rằng theo thần học Công Giáo, một người được bất kỳ giám mục được thụ phong hợp lệ nào tấn phong chức linh mục và giám mục thì bản thân người đó cũng được thụ phong hợp lệ, ngay cả khi hành động đó diễn ra mà không có sự cho phép của Giáo hoàng.
Cá nhân đã hỗ trợ Micalef ở Fatima, một giáo dân trẻ người Bồ Đào Nha tên là Francisco Marques, có một trang Facebook trong đó anh ta đăng ảnh của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong tuyên bố của mình, giáo phận nhấn mạnh rằng những bức ảnh là “kết quả của những cuộc gặp gỡ tình cờ với Đức Thánh Cha, trong các buổi tiếp kiến chung, và không thể coi là cung cấp độ tin cậy cho một hoạt động không hiệp thông với Giáo hội.”
Theo tiểu sử của Micalef do giáo đoàn tự xưng của ông cung cấp, ông được thụ phong giám mục vào năm 2014 bởi hai người Mỹ, William Manseau và Peter Paul Brennan, cả hai đều là thành viên của phong trào “Married Priests Now” do Milingo sáng lập, và không ai trong số họ được Vatican công nhận.
Giáo phận Rôma đã đưa ra tuyên bố sau về Micalef.
“Theo đây, chúng tôi xin thông báo rằng ngài Salvatore Micalef, tự xưng là giáo chủ và Tổng Giám Mục của Giáo đoàn Công Giáo hai Thánh Phêrô và Phaolô, không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và không có đủ năng quyền thừa tác cần thiết để cử hành các bí tích”
“Do đó, ông không được phép tham gia hoặc cử hành các bí tích của đức tin Công Giáo trên lãnh thổ Giáo phận Rôma”
Một câu hỏi mở về vụ án Micalef là tại sao các viên chức ở Rôma phải mất hơn một năm để làm rõ tình trạng của ông sau khi Giáo phận Leiria-Fátima đưa ra tuyên bố ban đầu. Một số nhà quan sát cho rằng Vatican và Giáo phận Rôma đang tăng cường các nỗ lực cảnh giác để hướng đến lễ kỷ niệm năm tới, dự kiến sẽ thu hút khoảng 35 triệu người hành hương đến Rôma, với mối lo ngại rằng những nhân vật như Micalef có thể tìm cách lợi dụng những du khách bổ sung đó bằng cách thu hút họ đến các sự kiện song song trái phép, trong một số trường hợp là hưởng lợi từ gian lận.
Source:Crux
2. Linh mục ở Anh thoát án tù sau khi bị cáo buộc lấy tiền từ đĩa đựng tiền quyên góp
Trong một diễn biến gây chia rẽ và đau lòng, một ban điều hành giáo xứ đã quyết định kiện cha sở ra tòa. Tờ Crux cho biết như trên trong tường trình nhan đề “Priest in England avoids jail time after stealing money from collection plates”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một linh mục Công Giáo ở thủ đô nước Anh đã tránh được án tù sau khi bị kết tội lấy cắp khoảng 200 bảng Anh hay 263 Mỹ Kim từ giáo xứ của mình.
Cha Fortunato Pantisano, 44 tuổi, người Ý, đã bị kết án vào hôm thứ Hai 16 Tháng Chín, sau khi bị kết tội vào đầu tháng này vì nhận tiền từ Nhà thờ Công Giáo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở quận Fulham vào ngày 7 tháng Giêng.
Ngài bị kết án 20 tuần tù, nhưng án này được hoãn lại trong hai năm. Ngài bị kết tội vào ngày mùng một Tháng Chín, vừa qua.
Thẩm phán quận Daniel Sternberg cho biết Cha Pantisano khó có thể tiếp tục làm một linh mục sau khi bị kết án.
Vị linh mục bị cáo buộc lấy tiền sau Thánh lễ thứ hai trong ngày vào ngày 7 tháng Giêng, sự việc đã được một tình nguyện viên của giáo xứ quay phim lại khi anh này phát hiện ra số tiền bị mất trong các lần quyên góp trước đó.
Tình nguyện viên John McGranaghan đã đặt hai chiếc giỏ trong một văn phòng có khóa mà có thể ra vào từ phòng của vị linh mục.
“Đây là số tiền quyên góp của giáo dân cho hai thánh lễ sáng hôm đó. Chúng tôi vòng trở lại đếm tiền dâng cúng và thấy có hai giỏ rỗng và số tiền quyên góp đã hết,” ông ta kể lại tại phiên tòa.
“Vì những gì đã xảy ra trong những tuần trước, sau khi đã trở về nhà, tôi quyết định quay lại nhà thờ để đếm tiền vào ngày hôm đó”, ông nói thêm, và đoạn phim giám sát cho thấy Cha Pantisano đã lấy những chiếc giỏ và trả lại chúng trong tình trạng rỗng.
Trong phiên tòa, Cha Pantisano cho biết ngài không nhớ mình có lấy bất kỳ khoản tiền quyên góp nào hay không.
'Tôi không nhớ mình đã lấy tiền. Nếu tôi có lấy thì đó không phải là ý định gian dối của tôi, có thể là để mua thức ăn, tôi không nhớ nữa. Đôi khi có những trường hợp khẩn cấp như người vô gia cư cần tiền hoặc tổ chức bác ái, hoặc các linh mục cần mua thức ăn”, ngài nói.
Khi Công tố viên Nathan Paine-Davey hỏi ngài rằng liệu có đáng tin khi nói rằng ngài không nhớ đã lấy tiền hay không, vị linh mục trả lời: “Tôi là linh mục giáo xứ và tôi có quyền ở đó. Số tiền được trao cho các linh mục để quyết định phải làm gì. Tôi phủ nhận việc ăn cắp và tôi không có bình luận nào khác.”
Paine-Davey nói với tòa rằng lời khai của vị linh mục này là “không đáng tin cậy”.
“Bị cáo không thể nói cho bạn biết tại sao anh ta lại bỏ tay vào giỏ và lấy ra khỏi tầm nhìn”, ông nói.
“Mục đích của việc lấy đi những chiếc giỏ là để lấy cắp tiền khỏi tầm nhìn của camera giám sát và chỉ đến hôm nay chúng ta mới nghe được lời tường thuật mơ hồ, lan man về những gì đã xảy ra,” công tố viên tiếp tục. “Bạn không thể thò tay vào giỏ đựng tiền quyên góp. Đó là sự không trung thực.”
Luật sư Nina Reinach của Cha Pantisano cho biết vị linh mục này là “một người có phẩm chất tốt, chưa bao giờ gặp rắc rối và điều đó đáng được ghi nhận”.
Robert Walker, Giám đốc Tài nguyên của Giáo phận Westminster, nói với tòa án rằng có những quy định nghiêm ngặt về việc thu tiền mặt và mỗi linh mục không thể tự ý lấy tiền.
“Điều này đã gây ra sự ngờ vực đáng kinh ngạc giữa nhà thờ và giáo dân. Chỉ cần một người làm điều gì đó sai trái là có thể hủy hoại danh tiếng của những người còn lại”, Walker nói.
Source:Crux
3. Cuộc rước kiệu lịch sử của Chính thống giáo-Công Giáo tôn vinh Đức Mẹ tại Phần Lan
Khoảng 300 tín hữu Công Giáo và Chính thống giáo đã tập trung tại thủ đô của Phần Lan, đất nước chủ yếu theo Tin lành Luther, để tham gia cuộc rước kiệu chưa từng có nhằm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Leo Makkonen của Helsinki chia sẻ với tờ Register rằng: “Ý tưởng về cuộc rước kiệu chung mang tính lịch sử này xuất hiện trong một cuộc gặp thân mật giữa tôi và Giám mục Công Giáo Raimo tại dinh thự của ngài”.
Vào tháng 3 năm ngoái, Tổng giám mục Chính thống giáo Makkonen và Giám mục Công Giáo Raimo Goyarrola Belda của Helsinki đã gặp nhau để thảo luận về “những cách thức mà hai Giáo hội của chúng ta có thể trải nghiệm sự hiệp nhất theo cách thực tế và mang tính địa phương như một bước đầu tiên hướng tới đối thoại và hợp tác lớn hơn giữa các cộng đồng Chính thống giáo và Công Giáo tại Phần Lan”.
Vị tổng giám mục Chính thống giáo nói thêm: “Theo tôi biết, đây là cuộc rước kiệu chung đầu tiên giữa Chính thống giáo và Công Giáo được tổ chức ở đất nước chúng tôi.”
Mặc dù Phần Lan là một quốc gia Công Giáo từ khi đất nước này theo Kitô giáo - bắt nguồn từ phương Tây vào thế kỷ 12 thông qua các cuộc Thập tự chinh của Thụy Điển - cho đến thời Cải cách Tin lành, người Công Giáo ở Phần Lan hiện chỉ chiếm 0,3% dân số.
Không giống như Công Giáo, Chính thống giáo đến Phần Lan từ phương Đông. Một số vùng của đất nước đã được các linh mục Nga hoán cải sang Kitô giáo vào thế kỷ 12, nhưng Chính thống giáo cũng đã đến Phần Lan thông qua các cuộc chinh phục đất nước sau này của Nga, đặc biệt là vào thế kỷ 19. Ngày nay, Chính thống giáo chiếm hơn 1% dân số một chút.
Sau cuộc Cải cách Tin lành, các hoạt động Công Giáo đã bị đàn áp dữ dội và chính quyền áp đặt Tin lành Lutheran như quốc giáo. Ngày nay, khoảng 65% dân số Phần Lan theo Tin lành Lutheran. Mặc dù có cùng vị thế pháp lý như một Giáo Hội quốc gia cùng với Giáo Hội Tin lành Lutheran của Phần Lan, Giáo hội Chính thống vẫn là một nhóm thiểu số nhỏ, giống như Giáo Hội Công Giáo — đó là một lý do để duy trì sự đoàn kết, theo lời tổng giám mục Chính thống giáo, vì “trong sự thống nhất chúng ta có sức mạnh”.
Trên đường đi, Heikkilä chia sẻ, các tín hữu “hát thánh ca, cầu nguyện và chỉ đơn giản là tận hưởng tình bạn với nhau”.
Marko Tervaportti từ Nhà thờ Công Giáo St. Henry nói với tờ Register rằng đoàn rước được thấm đẫm “sự tự nhiên và thân thiện”: “Chúng tôi cảm thấy đây là 'của riêng mình', như thể chúng tôi đã chờ đợi nó từ rất lâu rồi”.
“Mọi thứ diễn ra tốt đẹp và dễ dàng,” Tervaportti nói thêm. “Tôi có ấn tượng là chúng tôi bắt đầu thở bằng hai lá phổi, trích lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.”
Trong đám rước, một ca đoàn Công Giáo do một tu sĩ dòng Đa Minh chỉ huy và một ca đoàn Chính thống giáo do một ca trưởng của Nhà thờ Chính thống giáo chỉ huy đã dẫn dắt các tín hữu hát thánh ca.
Một bản sao của bứa ảnh Kozelshchyna Mẹ Thiên Chúa — một trong những báu vật tinh thần vĩ đại nhất của Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan — cũng như một bức tượng Công Giáo của Đức Mẹ Fatima đã được mang theo trên đường đi. Các tín hữu cũng được mời mang theo ảnh tượng của riêng họ về Đức Trinh Nữ Maria.
Theo các giáo phận Công Giáo và Chính thống giáo, có khoảng 300 tín hữu Chính thống giáo và Công Giáo đã tham gia đoàn rước, “dựa trên thực tế là không phải ai cũng có chỗ ngồi khi chúng tôi đến nhà thờ Công Giáo”, Heikkilä giải thích.
Khi những người hành hương đến Nhà thờ chính tòa St. Henry vào buổi chiều, một lời cầu nguyện Công Giáo ngắn từ Phụng vụ Giờ kinh đã được cất lên. Sau đó, Đức Cha Goyarrola và Đức Cha Sergei Rajapolvi, giám mục phó của Giáo phận Chính thống giáo Helsinki, đã cùng nhau ban phước cho các tín hữu.
Heikkilä cho biết phản ứng từ những người tham gia là vô cùng tích cực. Ngoài ra, “khi chúng tôi đi qua các con phố, những người qua đường có vẻ khá thích thú với cảnh tượng độc đáo này, với nhiều người chụp ảnh”.
Ngay cả trên báo chí Lutheran, Giám mục Goyarrola chia sẻ thông qua bộ phận truyền thông của giáo phận Phần Lan, phạm vi đưa tin là tích cực: “Có một khát khao sâu sắc đối với các sự kiện cộng đồng như thế này. Có một cảm giác thuộc về nhau. Một bầu không khí vui vẻ thoải mái và một khát khao về sự gần gũi và hiệp thông ngày càng tăng lên.”
Đức Giám Mục giải thích rằng cuộc rước kiệu “tượng trưng và cụ thể hóa mối quan hệ tuyệt vời giữa Chính thống giáo và Giáo Hội Công Giáo ở Phần Lan”.
“Chúng tôi cảm thấy mình là một phần của cùng một gia đình những người tin vào Chúa Kitô. Đức Trinh Nữ Maria là mẹ của chúng tôi trong đức tin và chúng tôi muốn cùng nhau mừng lễ, vì sinh nhật của mẹ là một dịp rất được mong đợi và được tổ chức với tình yêu thương trong mỗi gia đình.”
Tương tự như vậy, Đức Tổng Giám Mục Makkonen cũng giải thích rằng “cuộc rước kiệu là biểu tượng mạnh mẽ cho đức tin và di sản chung mà chúng ta chia sẻ, đặc biệt là tình yêu thương và lòng tôn kính chung của chúng ta đối với Theotokos, Đức Trinh Nữ Maria.”
“Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định tổ chức sự kiện này vào đúng ngày lễ Sinh Nhật của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, một ngày lễ lớn mà cả hai truyền thống của chúng tôi đều tôn vinh.”
Cả Giáo Hội Công Giáo ở Phần Lan và Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan đều rất tích cực trong các vấn đề đại kết và cả hai đều là thành viên của Hội đồng Đại kết Phần Lan.
Trong một cuộc phỏng vấn với Giám mục Goyarrola của Register vào đầu năm nay, ngài đã nhắc lại nhiều ân sủng mà Giáo Hội Công Giáo tại Phần Lan đã nhận được trong các nỗ lực đại kết của mình, giải thích rằng: “Tôi nghĩ rằng đại kết là chìa khóa cho hòa bình trên thế giới. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng hiện tại và tương lai của thế giới phụ thuộc vào sự hiệp nhất này giữa các Kitô hữu.”
Đức Hồng Y Kurt Koch, Tổng trưởng Bộ Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo, đã gửi lời chào đặc biệt tới vị giám mục Công Giáo nhân dịp ngài được thụ phong, động viên ngài trong việc phục vụ cho sự hiệp nhất, nói rằng “trái tim Công Giáo thực sự của vị giám mục mới luôn hướng đến chủ nghĩa đại kết”.
“Nhìn chung, cuộc rước kiệu là một biểu hiện tuyệt đẹp của sự hiệp nhất tồn tại giữa các Giáo hội của chúng ta,” Heikkilä nói về cuộc rước kiệu Đức Mẹ Maria. “Trong một thế giới thường bị chia rẽ, thật đáng khích lệ khi thấy Chính thống giáo Đông phương và Công Giáo Tây phương cùng nhau tôn vinh Mẹ Thiên Chúa như một gia đình trong Chúa Kitô.”
“Đây là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa đại kết thực tế,” Tervaportti lưu ý, “không chỉ là lời nói mà còn là hành động vì sự hiệp nhất của Giáo hội. Chúng tôi đang mong đợi cuộc rước kiệu Công Giáo-Chính thống giáo vào năm tới.”
Và giám mục Công Giáo và tổng giám mục Chính thống giáo đã chia sẻ niềm vui của sự kiện này, giải thích rằng có lẽ trong tương lai, hai Giáo hội có thể lên kế hoạch cho “các sự kiện và hoạt động chung bổ sung, đặc biệt tập trung vào cuộc rước kiệu”.
“Hy vọng của tôi,” Đức Tổng Giám Mục Makkonen nói với Register, “là cuộc rước kiệu này đánh dấu sự khởi đầu của một truyền thống thường niên mới đưa hai Giáo hội thiểu số của chúng ta ở Phần Lan lại gần nhau hơn. Trong sự hiệp nhất có sức mạnh.
Source:National Catholic Register
Thánh Ca
TV 18
Lm. Thái Nguyên
20:36 22/09/2024
Có biết bao điều
Lm. Thái Nguyên
20:38 22/09/2024