Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 24/09/2009
CHỒN HÔI ĐI CHÚC TẾT GÀ
Nghe tin bà gà bị bệnh, nhân tiện nhằm ngày tết, chồn hôi chuẩn bị quà cáp đi thăm.
Ông gà nhìn thấy nó, lông mũ dựng đứng, cắn răng nghiến lợi nói:
- “Tao biết mầy trong lòng không yên, tao đã chuẩn bị tốt, các bạn, lên nào”.
Ông gà lên tiếng la lối, lập tức từ cửa sau đột nhiên xuất hiện dê núi, chó săn, khỉ, gà tây mọi người tay cầm dao tay cầm gậy, nhắm vào chồn hôi mà đánh, đánh cho đến khi chồn hôi thương tích đầy mình, vắt chân lên cổ mà chạy.
Thật không thể chạy trốn số mệnh, chưa hoàn hồn, chồn hôi mặt mày ủ rủ nói:
- “Lần này, tôi muốn gột sạch tiếng xấu ngàn đời, mới đặc biệt có chủ ý đi chúc tết, tại sao không có ai tin thành ý của tôi ?
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Một người có bề dày thành tích xấu, muốn làm lại cuộc đời thật khó lắm thay.
Cái khó thứ nhất là chính bản thân họ.
Trong thời gian giúp xứ tại một họ đạo nhỏ trung tâm thành phố Sài Gòn, chung quanh nhà thờ là những tụ điểm tệ nạn xã hội, tôi hầu như mỗi ngày đều tiếp xúc, chuyện trò với họ, hiểu rõ hoàn cảnh của mỗi thanh niên, thiếu nữ, họ là những con người mà xã hội bỏ rơi, chán ghét…
Có những cô gái trẻ đẹp làm nghề mãi dâm, họ đã nói với tôi: “Thầy biết không, tụi con cũng muốn bỏ nghề này, nhưng ai cũng nhìn tụi con cách khinh bỉ, hơn nữa tụi con chẳng biết đi đâu cả”. Các thanh niên bụi đời thì nói: “Ngày hôm nay tụi con không đi làm nhưng bạn bè cứ tới rủ đi, không đi không được, thầy thông cảm cho tụi con”.
Cái khó thứ hai chính là xã hội và chính chúng ta từ chối đón nhận họ hoà nhập với cộng đồng. Cũng tại giáo xứ tôi phục vụ, mỗi lần đi nhà thờ là các giáo dân phải đi qua những khu vực tệ nạn trên, thái độ của giáo hữu rất dễ dàng nhận thấy: người lắc đầu, kẻ đi như chạy cho qua khỏi chỗ đó, lại có người không thèm nói chuyện với những người ở đó.
Với hai cái khó trên, quả là họ khó trở lại làm người lương thiện.
Nhưng cũng có những giáo dân rất tình người, không những nói chuyện thân tình với họ, mà còn mời họ đến nhà chơi, mời họ đi nhà thờ. Vị linh mục ở nhà thờ ấy cũng làm rất nhiều cách để cho con em của họ hội nhập với xã hội, ngài mở nhà trẻ tình thương, mở lớp dạy nghề cho thiếu niên, các hoạt động vui chơi, thành lập hướng đạo sinh v.v… và hiệu quả thật khả quan, hoàn cảnh môi sinh cành ngày càng tốt hơn.
Chúa Ki-tô đến không phải để cứu những người công chính, nhưng là cứu vớt những tội nhân (Mt 9, 13).
Người trộm lành, thu thuế Lê-vi, một Gia-kêu lùn, một Maria Magdala…
Hãy nhìn thiện chí của họ để mừng vui.
Đừng nhìn quá khứ của họ, vì quá khứ như xác chết đã chôn trong nấm mồ, họ không muốn chúng ta đào lên.
“Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15, 10).
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Nghe tin bà gà bị bệnh, nhân tiện nhằm ngày tết, chồn hôi chuẩn bị quà cáp đi thăm.
Ông gà nhìn thấy nó, lông mũ dựng đứng, cắn răng nghiến lợi nói:
- “Tao biết mầy trong lòng không yên, tao đã chuẩn bị tốt, các bạn, lên nào”.
Ông gà lên tiếng la lối, lập tức từ cửa sau đột nhiên xuất hiện dê núi, chó săn, khỉ, gà tây mọi người tay cầm dao tay cầm gậy, nhắm vào chồn hôi mà đánh, đánh cho đến khi chồn hôi thương tích đầy mình, vắt chân lên cổ mà chạy.
Thật không thể chạy trốn số mệnh, chưa hoàn hồn, chồn hôi mặt mày ủ rủ nói:
- “Lần này, tôi muốn gột sạch tiếng xấu ngàn đời, mới đặc biệt có chủ ý đi chúc tết, tại sao không có ai tin thành ý của tôi ?
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Một người có bề dày thành tích xấu, muốn làm lại cuộc đời thật khó lắm thay.
Cái khó thứ nhất là chính bản thân họ.
Trong thời gian giúp xứ tại một họ đạo nhỏ trung tâm thành phố Sài Gòn, chung quanh nhà thờ là những tụ điểm tệ nạn xã hội, tôi hầu như mỗi ngày đều tiếp xúc, chuyện trò với họ, hiểu rõ hoàn cảnh của mỗi thanh niên, thiếu nữ, họ là những con người mà xã hội bỏ rơi, chán ghét…
Có những cô gái trẻ đẹp làm nghề mãi dâm, họ đã nói với tôi: “Thầy biết không, tụi con cũng muốn bỏ nghề này, nhưng ai cũng nhìn tụi con cách khinh bỉ, hơn nữa tụi con chẳng biết đi đâu cả”. Các thanh niên bụi đời thì nói: “Ngày hôm nay tụi con không đi làm nhưng bạn bè cứ tới rủ đi, không đi không được, thầy thông cảm cho tụi con”.
Cái khó thứ hai chính là xã hội và chính chúng ta từ chối đón nhận họ hoà nhập với cộng đồng. Cũng tại giáo xứ tôi phục vụ, mỗi lần đi nhà thờ là các giáo dân phải đi qua những khu vực tệ nạn trên, thái độ của giáo hữu rất dễ dàng nhận thấy: người lắc đầu, kẻ đi như chạy cho qua khỏi chỗ đó, lại có người không thèm nói chuyện với những người ở đó.
Với hai cái khó trên, quả là họ khó trở lại làm người lương thiện.
Nhưng cũng có những giáo dân rất tình người, không những nói chuyện thân tình với họ, mà còn mời họ đến nhà chơi, mời họ đi nhà thờ. Vị linh mục ở nhà thờ ấy cũng làm rất nhiều cách để cho con em của họ hội nhập với xã hội, ngài mở nhà trẻ tình thương, mở lớp dạy nghề cho thiếu niên, các hoạt động vui chơi, thành lập hướng đạo sinh v.v… và hiệu quả thật khả quan, hoàn cảnh môi sinh cành ngày càng tốt hơn.
Chúa Ki-tô đến không phải để cứu những người công chính, nhưng là cứu vớt những tội nhân (Mt 9, 13).
Người trộm lành, thu thuế Lê-vi, một Gia-kêu lùn, một Maria Magdala…
Hãy nhìn thiện chí của họ để mừng vui.
Đừng nhìn quá khứ của họ, vì quá khứ như xác chết đã chôn trong nấm mồ, họ không muốn chúng ta đào lên.
“Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15, 10).
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:01 24/09/2009
N2T |
64. Đi vào sự kỳ diệu của thượng trí, mầu nhiệm siêu tính thì đức khiêm tốn là cửa, có khiêm tốn thì cửa tự nhiên mở, nhưng có kiêu ngạo thì cửa đóng lại.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 24/09/2009
N2T |
236. Có phải sự chết là giấc ngủ sau cùng ? Không phải, nó là sự tỉnh ngộ chung kết sau cùng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Danh sách các tham dự viên của Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu
Nguyễn Hoàng Thương
06:47 24/09/2009
Danh sách các tham dự viên của Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu
Vatican (VIS) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm các tham dự viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 4 đến 25 tháng Mười với chủ đề: "Giáo Hội ở Phi Châu, Phục Vụ cho Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình. 'Anh em là muối cho trần gian,. .. anh em là ánh sáng của thế giới'". Dưới đây là danh sách tham dự viên:
THÀNH VIÊN
- Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
- Đức Hồng y Peter Erdo, Tổng Giám Mục của Esztergom-Budapest, Hungary, và là Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE).
- Đức Hồng y Andre vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Pháp.
- Đức Tổng Giám Mục Robert Sarah, Thư ký Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho Các Dân Tộc.
- Đức Tổng Giám Mục Henri Teissier, TGM Danh Dự của Alger, Algérie.
- Đức Tổng Giám Mục Jaime Pedro Goncalves của Beira, Mozambique.
- Đức Tổng giám mục Orlando B. Quevedo O.M.I. của Cotabato, Philippine, Tổng Thư ký Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC).
- Đức Tổng Giám Mục Luigi Bressan của Trento, Ý, Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc và Cộng Tác Giữa Các Giáo Hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý.
- Đức Tổng Giám Mục Jorge Ferreira da Costa Ortiga của Braga, Bồ Đào Nha, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha.
- Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg, Đức, Chủ tịch Ủy ban "Giáo Hội Hoàn Vũ" của "Hội Đồng Giám Mục Đức".
- Đức Tổng Giám Mục Raymundo Damasceno Assis của Aparecida, Brazil, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh (CELAM).
- Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jimenez Carvajal, C.I.M., của Cartagena en Colombia, Colombia.
- Đức Tổng Giám Mục Telesphore George Mpundu của Lusaka, Zambia.
- Đức Tổng Giám Mục Cornelius Fontem Esua, của Bamenda, Cameroon.
- Đức Tổng Giám Mục Wilton Daniel Gregory của Atlanta, Hoa Kỳ
- Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser S.A.C. của Warszawa-Praga, Ba Lan.
- Đức Tổng Giám Mục Charles Gabriel Palmer-buckle của Accra, Ghana.
- Đức Tổng Giám Mục Odon Marie Arsene Razanakolona của Antananarivo, Madagascar.
- Đức Tổng Giám Mục Michel Christian Cartateguy S.M.A. của Niamey, Niger.
- Đức Tổng Giám Mục Edward Tamba Charles của Freetown và Bo, Sierra Leone.
- Đức Giám Mục John Anthony Rawsthorne của Hallam, Anh, Chủ tịch Cơ quan Công giáo về Phát Triển Hải Ngoại (CAFOD) của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales.
- Đức Giám Mục Maurice Piat C.S.Sp. của Port-Louis, Mauritius.
- Đức Giám Mục Edmond Djitangar của Sarh, Chad.
- Đức Giám Mục Peter Ingham William của Wollongong, Úc, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Đại Dương (FCBCO).
- Đức Giám Mục Louis Nzala Kianza của Popokabaka, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Đức Giám Mục Jean-Pierre Bassene của Kolda, Senegal, Chủ Tịch Tổ Chức Gioan Phaolô II về Sahel.
- Đức Giám Mục Giorgio Bertin, O.F.M. của Djibouti, Giám quản Tông Tòa "ad nutum Sanctae sedis" của Mogadishu, Somalia.
- Giám mục Menghisteab Tesfamariam MCCJ, eparch của Asmara, Eritrea.
- Đức Giám Mục Benedito Beni dos Santos của Lorena, Brazil.
- Đức Giám Mục Maroun Elias Lahham của Tunis, Tunisia.
- Đức Ông Obiora Francis Ike, Giám đốc Học Viện Công Giáo về Phát Triển, Công Lý và Hòa Bình (CIDJAP), Enugu, Nigeria.
- Cha Raymond Bernard Goudjo, Thư ký Ủy Ban "Justitia et Pax" của Hội Đồng Giám Mục Tây Phi (CERAO), Cotonou, Benin.
- Cha Juvenalis Baitu Rwelamira, Giám đốc Trung tâm Công Bằng Xã Hội và Luân Lý; Giáo sư và Giám đốc của Trung tâm về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội tại Đại học Công Giáo Đông Phi (CUEA), Nairobi, Kenya.
- Cha Guillermo Luis Basanes, S.D.B., Tổng Cố Vấn của Tu Hội Salesian khu vực Phi Châu - Madagascar.
- Cha Emmanuel Typam C.M., Tổng Thư Ký của Liên Minh các Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Phi Châu và Madagascar.
- Cha Zeferino Zeca Martins S.V.D, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Angola.
CHUYÊN VIÊN
- Cha Barthélémy Adoukonou, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục vùng Pháp ngữ Tây Phi (CERAO), Bờ Biển Ngà.
- Cha Paul Bere S.J., Giáo sư về Cựu Ước và các ngôn ngữ Kinh Thánh tại "Institut de Theologie de la Compagnie de Jesus, Universite Catholique dell'Afrique de l'Ouest", Abidjan, Bờ Biển Ngà và tại Hekima College Jesuit School of Theology, Nairobi, Kenya.
- Cha Bénezet Bujo, giáo sư thần học luân lý và đạo đức xã hội tại "Universite de Fribourg" ở Thụy Sĩ.
- Cha Belmiro Chissengueti C.S.Sp, thư ký của "Commissao Episcopal Justica e Paz", Luanda, Angola.
- Cha Gianfrancesco Colzani, giáo sư thần học truyền giáo tại khoa truyền giáo của Đại học Giáo Hoàng Urban, Rôma.
- Cha Michael F. Czerny S.J., Giám đốcMạng Lưới AIDS Phi Châu của dòng Tên (AJAN), Nairobi, Kenya.
- Filomena Jose Elias, thành viên của hội đồng mục vụ và phụng vụ của các nhà thờ của Maputo, Mozambique.
- Martin Esso Essis, giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Abidjan, Bờ Biển Ngà.
- Nữ Tu Anne Beatrice Faye C.I.C., Tổng cố vấn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Senegal.
- Deogratias Kasujja, Cố Vấn của Trung tâm được điều hành bởi Phong trào Movement, phụ trách huấn luyện tinh thần của các thành viên, Uganda.
- Mariam Paul Kessy, Điều hợp viên quốc gia các Chuyên gia Kitô hữu của Tanzania, (CPT), Trợ lý Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Tanzania.
- Nữ Tu Elisa Kidane S.M.C., Tổng Cố Vấn của Các Hội Truyền Giáo Combonia, Eritrea.
- Đức Ông Matthew Hassan Kukah, Tổng Đại Diện của Kaduna, Nigeria.
- Sư Huynh Jose Manuel Sebastião O.P., Giám đốc và đồng sáng lập "Trung tâm Văn hóa Mosaiko ", Luanda, Angola.
- Cha Aimable Musoni S.D.B., giáo sư Giáo Hội Học tại Đại Học Giáo Hoàng Salesia, Rôma
- Nữ Tu Immaculate Nakato S.M.R., Tổng Cố Vấn của Tu Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Uganda.
- Yvonne Ndayikeza, Điều hợp viên quốc gia của phong trào Công Giáo Tiến Hành ở Burundi và Thư ký điều hành thường trực của Ủy Ban Tông Đồ Giáo Dân, Bujumbura, Burundi.
- Cha Joseph-Marie NDI-Okalla, Giáo sư thần học tại Khoa Thần Học của Đại học Công Giáo Trung Phi (UCAC) tại Yaounde, Cameroon, chủ tịch của "Hiệp hội Internationale de Missionologie Catholiques" (AIMC / IACM) cho Phi Châu.
- Cha Paulinus Ikechukwu Odozor C.S.Sp, Phó Giáo sư Luân Lý Kitô giáo và thần học về giáo hội trần thế, Đại học Notre Dame, Notre Dame - Indiana, Hoa Kỳ.
- Nữ Tu Teresa Okure S.H.C.J., Trưởng Khoa Thần Học tại Học Viện Công Giáo Tây Phi (CIWA), Port Harcourt, Nigeria.
- Florence Oloo, Phó Tổng Cố Vấn về các vấn đề hàn lâm, Đại học Strathmore, Nairobi, Kenya.
- Cha Godfrey Igwebuike Onah, Hiệu Phó Đại học Giáo Hoàng Urban, Rôma.
- Felicia Onyeabo, Chủ tịch Quốc gia Tổ chức Phụ nữ Công Giáo, Nigeria.
- Cha Angelo Paleri O.F.M.Conv., Tổng Cáo Thỉnh Viên Dòng Các Thầy Tiểu Đệ Phanxicô, Giám đốc tuyên truyền về "Giáo Hội ở Phi Châu" ở những vùng truyền giáo, Zambia..
- Cha Samir Khalil Samir S.J., giáo sư về lịch sử của nền văn hóa Ả Rập và nghiên cứu Hồi giáo tại Đại Học Thánh Giuse, Beirut, Libăng.
- Maurice Sandouno, người đứng đầu của chương trình DREAM chống lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con, Conakry, Guinea.
- Cha Kinkupu Leonard Santedi, Tổng Thư ký của Hội Đồng Giám Mục Cộng hoà Dân chủ Congo (CENCO), Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Liliane Sweko Mankiela S.N.D. de N., Tổng Cố Vấn của Dòng Đức Bà của Namur, Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Anselm Umoren M.S.P., Bề trên Tổng quyền của Hội Truyền giáo Thánh Phaolô, Abuja, Nigeria.
DỰ THÍNH VIÊN
- Nữ tu Marie-Bernard Alima Mbalula, Tthư ký Ủy Ban Công Lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Congo (CENCO) và là thư ký "Association des Conferences Episcopales de l'Afrique Centrale" (ACEAC), Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Joaquin Alliende, Chủ tịch quốc tế của Hiệp hội Trợ Giúp các Giáo Hội Khó Khăn.
- Elard Alumando, Giám đốc quốc gia của chương trình DREAM, Malawi.
- Marguerite Barankitse, Nhà sáng lập của "Maison Shalom", Ruyigi, Burundi.
- Paolo Beccegato, Giám đốc khu vực của Caritas Quốc tế Italia, Rôma.
-Emmanuel Habuka Bombande, Giám đốc điều hành của Mạng Lưới Tây Phi về Xây Dựng Hòa Bình (WANEP), Ghana.
- Rose Busingye, Nhà sáng lập và là Chủ tịch của Meeting Point International, Kampala, Uganda.
- Munshya Chibilo, người đứng đầu dự án nhận con nuôi từ xa của Liên Cộng Đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII, Zambia.
- Thomas Diarra, giáo lý viên tại trung tâm huấn luyện giáo lý, Kati, Mali.
- Assande Martial Eba, thành viên của "Fondation Internationale Notre Dame de la Paix", Yamoussoukro, Bờ Biển Ngà.
- Kpakile Felemou, Giám đốc Trung tâm DREAM, Conakry, Guinea.
- Axelle Fischer, Tổng Thư ký của Ủy ban Công Lý và Hòa Bình cho người Bỉ nói tiếng Pháp, Brussels, Bỉ.
- Inmaculada Myriam Garcia Abrisqueta, Chủ tịch của "Hiệp Hội Manos " Unidas, Tây Ban Nha.
- Sư Huynh Armand Garin, Giám tỉnh vùng Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu Bắc Phi, (Algérie và Maroc), Annaba, Algérie.
- Elena Giacchi, Bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm học tập và nghiên cứu khả năng sinh sản theo quy luật tự nhiên tại Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma, và là Chủ tịch của WOOMB-Ý, (Điều hợp quốc gia của phương pháp rụng trứng Billings - Ý).
- Nữ tu Bernadette Guissou S.I.C.O., Bề tên Tổng quyền Dòng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ouagadougou, Burkina Faso.
- Christophe Habiyambere, Chủ tịch của Fidesco, Kigali, Rwanda.
- Nữ tu Felicia Harry, N.S.A. (OLA), Bề Trên Tổng Quyền Dòng Truyền Giáo Đức Bà của Các Tông Đồ, Ghana.
- Jules Adachédé Hounkponou, Tổng Thư ký của Tổ chức Điều Hợp Quốc Tế Giới Trẻ Công Nhân Kitô giáo (CIGiOC)
- Marie-Madeleine Kalala Ngoy Mongi, Bộ trưởng danh dự về nhân quyền, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Speratus Kamanzi A.J., Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Tông Đồ của Chúa Giêsu, Nairobi, Kenya.
- Josaphat Laurean Kanywanyi, Phó giáo sư về Luật tại Đại học Dar-es-Salaam, Tanzania.
- Nữ Tu Mary Anne Felicitas Katiti LMSI, Mẹ Bề trên của Tu Hội của Dòng Tôi Tớ Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Zambia.
- Edem Kodjo, Tổng Thư Ký danh dự của Tổ chức Liên Minh Phi Châu (OUA), thủ tướng danh dự, giáo sư thạch học tại "Học Viện Thánh Phaolô" của Lome, Togo.
- Gustave Lunjiwire-Ntako-Nnanvume, Thư ký quốc tế của "Mouvement d'Action Catholique Xaveri" (MAC Xaveri), Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Ngon-Ka-Ningueyo François Madjadoum, Giám đốc "Secours Catholique et Développement" (SE.CA.DEV), Chad.
- Nữ tu Jacqueline Manyi Atabong, Trợ lý Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở giáo phận của Buea; Điều hợp viên của Ủy ban Công Giáo Quốc Tế Chăm sóc Mục Vụ Nhà Tù Phi Châu (ICCPPC), Douala, Cameroon.
- Nữ Tu Bernadette Masekamela C.S., Bề Trên Tổng Quyền Dòng Calvary, Botswana.
- Cha Richard Menatsi, Giám đốc hành động, điều hợp viên phối của Hội nghị Công Lý và Hòa bình / Liên khu vực các Giám mục của Nam Phi (IMBISA), Harare, Zimbabwe.
- Nữ tu Cecilia Mkhonto S.S.B., Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thánh Bridget, Nam Phi.
- Ermelindo Rosario Monteiro, Tổng Thư Ký Ủy Ban Giám Mục về Công Lý và Hòa Bình, Maputo, Mozambique.
- Maged Moussa Yanny, Giám đốc điều hành của Hiệp Hội Thượng Cấp Ai Cập về Giáo Dục và Phát Triển, Ai Cập.
- Aloyse Raymond Ndiaye, chủ tịch của "Comite National des Chevaliers de l'Ordre de Malte au Senegal", Dakar, Senegal.
- Laurien Ntezimana, Thần học sau đại học của giáo phận Butare, Rwanda.
- Cha Sean O'Leary M. Afr, Giám đốc Học Viện Hòa Bình Hurley Denis, Nam Phi.
- Nự tu Pauline Odia Bukasa F.M.S., Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Ba-Maria, Buta Uele, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Augustine Okafor, Chuyên gia về Hành Chính Chính Phủ, Nigeria.
- Orochi Samuel Orach, Ttrợ lý Thư ký điều hành của Cục Y tế Công giáo Uganda, Kampala, Uganda.
- Barbara Pandolfi, Chủ tịch Viện Thế tục của Dòng Nữ Truyền Giáo Vương Quyền Chúa Kitô, Ý.
- Alberto Piatti, Tổng Thư Ký của Tổ Chức AVSI, Milan, Ý.
- Raymond Ranjeva,Cựu Phó Chủ Tịch của Toà án Quốc tế ở Hà Lan, và là thành viên của Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
- Genevieve Amalia Mathilde Sanze, người đứng đầu Phong trào Focolari, Abidjan, Bờ Biển Ngà.
- Victor M. Scheffers, Tổng Thư Ký "Justitia et Pax Hà Lan", The Hague, Hà Lan.
- Sư Huynh André Sene O.H., Trưởng ban Chăm Sóc Mục Vụ Y Tế giáo phận Thies, Senegal.
- Nữ Tu Bedour Antoun Irini Shenouda N.D.A, Mẹ Bề trên Tỉnh Dòng "Missionaires de Notre Dame des Apotres", Cairo, Ai Cập.
- Pierre Titi Nwel, Hoà giải viên xã hội, cựu điều hợp viên Ủy Ban Quốc Gia về Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Cameroon (CENC), Yaounde, Cameroon.
- Elisabeth Twissa, Phó Chủ Tịch của Tổ chức Thế giới về các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo (UMOFC), Tanzania.
- Nữ tu Maria Ifechukwu Udorah DDL, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Các Nữ Tu Tình Yêu Thiên Chúa, Enugu, Nigeria.
- Nữ tu Geneviève Uwamariya của Viện Santa Maria của Namur, Rwanda.
Vatican (VIS) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm các tham dự viên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Đặc Biệt về Phi Châu sẽ được tổ chức tại Vatican từ ngày 4 đến 25 tháng Mười với chủ đề: "Giáo Hội ở Phi Châu, Phục Vụ cho Hòa Giải, Công Lý và Hòa Bình. 'Anh em là muối cho trần gian,. .. anh em là ánh sáng của thế giới'". Dưới đây là danh sách tham dự viên:
THÀNH VIÊN
- Đức Hồng Y Angelo Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn
- Đức Hồng y Peter Erdo, Tổng Giám Mục của Esztergom-Budapest, Hungary, và là Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE).
- Đức Hồng y Andre vingt-Trois, Tổng Giám Mục của Paris, Pháp.
- Đức Tổng Giám Mục Robert Sarah, Thư ký Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng cho Các Dân Tộc.
- Đức Tổng Giám Mục Henri Teissier, TGM Danh Dự của Alger, Algérie.
- Đức Tổng Giám Mục Jaime Pedro Goncalves của Beira, Mozambique.
- Đức Tổng giám mục Orlando B. Quevedo O.M.I. của Cotabato, Philippine, Tổng Thư ký Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC).
- Đức Tổng Giám Mục Luigi Bressan của Trento, Ý, Chủ Tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng cho các Dân Tộc và Cộng Tác Giữa Các Giáo Hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý.
- Đức Tổng Giám Mục Jorge Ferreira da Costa Ortiga của Braga, Bồ Đào Nha, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha.
- Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg, Đức, Chủ tịch Ủy ban "Giáo Hội Hoàn Vũ" của "Hội Đồng Giám Mục Đức".
- Đức Tổng Giám Mục Raymundo Damasceno Assis của Aparecida, Brazil, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh (CELAM).
- Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jimenez Carvajal, C.I.M., của Cartagena en Colombia, Colombia.
- Đức Tổng Giám Mục Telesphore George Mpundu của Lusaka, Zambia.
- Đức Tổng Giám Mục Cornelius Fontem Esua, của Bamenda, Cameroon.
- Đức Tổng Giám Mục Wilton Daniel Gregory của Atlanta, Hoa Kỳ
- Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser S.A.C. của Warszawa-Praga, Ba Lan.
- Đức Tổng Giám Mục Charles Gabriel Palmer-buckle của Accra, Ghana.
- Đức Tổng Giám Mục Odon Marie Arsene Razanakolona của Antananarivo, Madagascar.
- Đức Tổng Giám Mục Michel Christian Cartateguy S.M.A. của Niamey, Niger.
- Đức Tổng Giám Mục Edward Tamba Charles của Freetown và Bo, Sierra Leone.
- Đức Giám Mục John Anthony Rawsthorne của Hallam, Anh, Chủ tịch Cơ quan Công giáo về Phát Triển Hải Ngoại (CAFOD) của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales.
- Đức Giám Mục Maurice Piat C.S.Sp. của Port-Louis, Mauritius.
- Đức Giám Mục Edmond Djitangar của Sarh, Chad.
- Đức Giám Mục Peter Ingham William của Wollongong, Úc, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Đại Dương (FCBCO).
- Đức Giám Mục Louis Nzala Kianza của Popokabaka, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Đức Giám Mục Jean-Pierre Bassene của Kolda, Senegal, Chủ Tịch Tổ Chức Gioan Phaolô II về Sahel.
- Đức Giám Mục Giorgio Bertin, O.F.M. của Djibouti, Giám quản Tông Tòa "ad nutum Sanctae sedis" của Mogadishu, Somalia.
- Giám mục Menghisteab Tesfamariam MCCJ, eparch của Asmara, Eritrea.
- Đức Giám Mục Benedito Beni dos Santos của Lorena, Brazil.
- Đức Giám Mục Maroun Elias Lahham của Tunis, Tunisia.
- Đức Ông Obiora Francis Ike, Giám đốc Học Viện Công Giáo về Phát Triển, Công Lý và Hòa Bình (CIDJAP), Enugu, Nigeria.
- Cha Raymond Bernard Goudjo, Thư ký Ủy Ban "Justitia et Pax" của Hội Đồng Giám Mục Tây Phi (CERAO), Cotonou, Benin.
- Cha Juvenalis Baitu Rwelamira, Giám đốc Trung tâm Công Bằng Xã Hội và Luân Lý; Giáo sư và Giám đốc của Trung tâm về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội tại Đại học Công Giáo Đông Phi (CUEA), Nairobi, Kenya.
- Cha Guillermo Luis Basanes, S.D.B., Tổng Cố Vấn của Tu Hội Salesian khu vực Phi Châu - Madagascar.
- Cha Emmanuel Typam C.M., Tổng Thư Ký của Liên Minh các Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Phi Châu và Madagascar.
- Cha Zeferino Zeca Martins S.V.D, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Angola.
CHUYÊN VIÊN
- Cha Barthélémy Adoukonou, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục vùng Pháp ngữ Tây Phi (CERAO), Bờ Biển Ngà.
- Cha Paul Bere S.J., Giáo sư về Cựu Ước và các ngôn ngữ Kinh Thánh tại "Institut de Theologie de la Compagnie de Jesus, Universite Catholique dell'Afrique de l'Ouest", Abidjan, Bờ Biển Ngà và tại Hekima College Jesuit School of Theology, Nairobi, Kenya.
- Cha Bénezet Bujo, giáo sư thần học luân lý và đạo đức xã hội tại "Universite de Fribourg" ở Thụy Sĩ.
- Cha Belmiro Chissengueti C.S.Sp, thư ký của "Commissao Episcopal Justica e Paz", Luanda, Angola.
- Cha Gianfrancesco Colzani, giáo sư thần học truyền giáo tại khoa truyền giáo của Đại học Giáo Hoàng Urban, Rôma.
- Cha Michael F. Czerny S.J., Giám đốcMạng Lưới AIDS Phi Châu của dòng Tên (AJAN), Nairobi, Kenya.
- Filomena Jose Elias, thành viên của hội đồng mục vụ và phụng vụ của các nhà thờ của Maputo, Mozambique.
- Martin Esso Essis, giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Abidjan, Bờ Biển Ngà.
- Nữ Tu Anne Beatrice Faye C.I.C., Tổng cố vấn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Senegal.
- Deogratias Kasujja, Cố Vấn của Trung tâm được điều hành bởi Phong trào Movement, phụ trách huấn luyện tinh thần của các thành viên, Uganda.
- Mariam Paul Kessy, Điều hợp viên quốc gia các Chuyên gia Kitô hữu của Tanzania, (CPT), Trợ lý Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Tanzania.
- Nữ Tu Elisa Kidane S.M.C., Tổng Cố Vấn của Các Hội Truyền Giáo Combonia, Eritrea.
- Đức Ông Matthew Hassan Kukah, Tổng Đại Diện của Kaduna, Nigeria.
- Sư Huynh Jose Manuel Sebastião O.P., Giám đốc và đồng sáng lập "Trung tâm Văn hóa Mosaiko ", Luanda, Angola.
- Cha Aimable Musoni S.D.B., giáo sư Giáo Hội Học tại Đại Học Giáo Hoàng Salesia, Rôma
- Nữ Tu Immaculate Nakato S.M.R., Tổng Cố Vấn của Tu Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Uganda.
- Yvonne Ndayikeza, Điều hợp viên quốc gia của phong trào Công Giáo Tiến Hành ở Burundi và Thư ký điều hành thường trực của Ủy Ban Tông Đồ Giáo Dân, Bujumbura, Burundi.
- Cha Joseph-Marie NDI-Okalla, Giáo sư thần học tại Khoa Thần Học của Đại học Công Giáo Trung Phi (UCAC) tại Yaounde, Cameroon, chủ tịch của "Hiệp hội Internationale de Missionologie Catholiques" (AIMC / IACM) cho Phi Châu.
- Cha Paulinus Ikechukwu Odozor C.S.Sp, Phó Giáo sư Luân Lý Kitô giáo và thần học về giáo hội trần thế, Đại học Notre Dame, Notre Dame - Indiana, Hoa Kỳ.
- Nữ Tu Teresa Okure S.H.C.J., Trưởng Khoa Thần Học tại Học Viện Công Giáo Tây Phi (CIWA), Port Harcourt, Nigeria.
- Florence Oloo, Phó Tổng Cố Vấn về các vấn đề hàn lâm, Đại học Strathmore, Nairobi, Kenya.
- Cha Godfrey Igwebuike Onah, Hiệu Phó Đại học Giáo Hoàng Urban, Rôma.
- Felicia Onyeabo, Chủ tịch Quốc gia Tổ chức Phụ nữ Công Giáo, Nigeria.
- Cha Angelo Paleri O.F.M.Conv., Tổng Cáo Thỉnh Viên Dòng Các Thầy Tiểu Đệ Phanxicô, Giám đốc tuyên truyền về "Giáo Hội ở Phi Châu" ở những vùng truyền giáo, Zambia..
- Cha Samir Khalil Samir S.J., giáo sư về lịch sử của nền văn hóa Ả Rập và nghiên cứu Hồi giáo tại Đại Học Thánh Giuse, Beirut, Libăng.
- Maurice Sandouno, người đứng đầu của chương trình DREAM chống lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con, Conakry, Guinea.
- Cha Kinkupu Leonard Santedi, Tổng Thư ký của Hội Đồng Giám Mục Cộng hoà Dân chủ Congo (CENCO), Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Liliane Sweko Mankiela S.N.D. de N., Tổng Cố Vấn của Dòng Đức Bà của Namur, Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Anselm Umoren M.S.P., Bề trên Tổng quyền của Hội Truyền giáo Thánh Phaolô, Abuja, Nigeria.
DỰ THÍNH VIÊN
- Nữ tu Marie-Bernard Alima Mbalula, Tthư ký Ủy Ban Công Lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Congo (CENCO) và là thư ký "Association des Conferences Episcopales de l'Afrique Centrale" (ACEAC), Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Joaquin Alliende, Chủ tịch quốc tế của Hiệp hội Trợ Giúp các Giáo Hội Khó Khăn.
- Elard Alumando, Giám đốc quốc gia của chương trình DREAM, Malawi.
- Marguerite Barankitse, Nhà sáng lập của "Maison Shalom", Ruyigi, Burundi.
- Paolo Beccegato, Giám đốc khu vực của Caritas Quốc tế Italia, Rôma.
-Emmanuel Habuka Bombande, Giám đốc điều hành của Mạng Lưới Tây Phi về Xây Dựng Hòa Bình (WANEP), Ghana.
- Rose Busingye, Nhà sáng lập và là Chủ tịch của Meeting Point International, Kampala, Uganda.
- Munshya Chibilo, người đứng đầu dự án nhận con nuôi từ xa của Liên Cộng Đoàn Giáo Hoàng Gioan XXIII, Zambia.
- Thomas Diarra, giáo lý viên tại trung tâm huấn luyện giáo lý, Kati, Mali.
- Assande Martial Eba, thành viên của "Fondation Internationale Notre Dame de la Paix", Yamoussoukro, Bờ Biển Ngà.
- Kpakile Felemou, Giám đốc Trung tâm DREAM, Conakry, Guinea.
- Axelle Fischer, Tổng Thư ký của Ủy ban Công Lý và Hòa Bình cho người Bỉ nói tiếng Pháp, Brussels, Bỉ.
- Inmaculada Myriam Garcia Abrisqueta, Chủ tịch của "Hiệp Hội Manos " Unidas, Tây Ban Nha.
- Sư Huynh Armand Garin, Giám tỉnh vùng Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu Bắc Phi, (Algérie và Maroc), Annaba, Algérie.
- Elena Giacchi, Bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm học tập và nghiên cứu khả năng sinh sản theo quy luật tự nhiên tại Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma, và là Chủ tịch của WOOMB-Ý, (Điều hợp quốc gia của phương pháp rụng trứng Billings - Ý).
- Nữ tu Bernadette Guissou S.I.C.O., Bề tên Tổng quyền Dòng Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ouagadougou, Burkina Faso.
- Christophe Habiyambere, Chủ tịch của Fidesco, Kigali, Rwanda.
- Nữ tu Felicia Harry, N.S.A. (OLA), Bề Trên Tổng Quyền Dòng Truyền Giáo Đức Bà của Các Tông Đồ, Ghana.
- Jules Adachédé Hounkponou, Tổng Thư ký của Tổ chức Điều Hợp Quốc Tế Giới Trẻ Công Nhân Kitô giáo (CIGiOC)
- Marie-Madeleine Kalala Ngoy Mongi, Bộ trưởng danh dự về nhân quyền, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Cha Speratus Kamanzi A.J., Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Tông Đồ của Chúa Giêsu, Nairobi, Kenya.
- Josaphat Laurean Kanywanyi, Phó giáo sư về Luật tại Đại học Dar-es-Salaam, Tanzania.
- Nữ Tu Mary Anne Felicitas Katiti LMSI, Mẹ Bề trên của Tu Hội của Dòng Tôi Tớ Vô Nhiễm của Mẹ Maria, Zambia.
- Edem Kodjo, Tổng Thư Ký danh dự của Tổ chức Liên Minh Phi Châu (OUA), thủ tướng danh dự, giáo sư thạch học tại "Học Viện Thánh Phaolô" của Lome, Togo.
- Gustave Lunjiwire-Ntako-Nnanvume, Thư ký quốc tế của "Mouvement d'Action Catholique Xaveri" (MAC Xaveri), Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Ngon-Ka-Ningueyo François Madjadoum, Giám đốc "Secours Catholique et Développement" (SE.CA.DEV), Chad.
- Nữ tu Jacqueline Manyi Atabong, Trợ lý Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ở giáo phận của Buea; Điều hợp viên của Ủy ban Công Giáo Quốc Tế Chăm sóc Mục Vụ Nhà Tù Phi Châu (ICCPPC), Douala, Cameroon.
- Nữ Tu Bernadette Masekamela C.S., Bề Trên Tổng Quyền Dòng Calvary, Botswana.
- Cha Richard Menatsi, Giám đốc hành động, điều hợp viên phối của Hội nghị Công Lý và Hòa bình / Liên khu vực các Giám mục của Nam Phi (IMBISA), Harare, Zimbabwe.
- Nữ tu Cecilia Mkhonto S.S.B., Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thánh Bridget, Nam Phi.
- Ermelindo Rosario Monteiro, Tổng Thư Ký Ủy Ban Giám Mục về Công Lý và Hòa Bình, Maputo, Mozambique.
- Maged Moussa Yanny, Giám đốc điều hành của Hiệp Hội Thượng Cấp Ai Cập về Giáo Dục và Phát Triển, Ai Cập.
- Aloyse Raymond Ndiaye, chủ tịch của "Comite National des Chevaliers de l'Ordre de Malte au Senegal", Dakar, Senegal.
- Laurien Ntezimana, Thần học sau đại học của giáo phận Butare, Rwanda.
- Cha Sean O'Leary M. Afr, Giám đốc Học Viện Hòa Bình Hurley Denis, Nam Phi.
- Nự tu Pauline Odia Bukasa F.M.S., Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Ba-Maria, Buta Uele, Cộng hòa Dân chủ Congo.
- Augustine Okafor, Chuyên gia về Hành Chính Chính Phủ, Nigeria.
- Orochi Samuel Orach, Ttrợ lý Thư ký điều hành của Cục Y tế Công giáo Uganda, Kampala, Uganda.
- Barbara Pandolfi, Chủ tịch Viện Thế tục của Dòng Nữ Truyền Giáo Vương Quyền Chúa Kitô, Ý.
- Alberto Piatti, Tổng Thư Ký của Tổ Chức AVSI, Milan, Ý.
- Raymond Ranjeva,Cựu Phó Chủ Tịch của Toà án Quốc tế ở Hà Lan, và là thành viên của Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
- Genevieve Amalia Mathilde Sanze, người đứng đầu Phong trào Focolari, Abidjan, Bờ Biển Ngà.
- Victor M. Scheffers, Tổng Thư Ký "Justitia et Pax Hà Lan", The Hague, Hà Lan.
- Sư Huynh André Sene O.H., Trưởng ban Chăm Sóc Mục Vụ Y Tế giáo phận Thies, Senegal.
- Nữ Tu Bedour Antoun Irini Shenouda N.D.A, Mẹ Bề trên Tỉnh Dòng "Missionaires de Notre Dame des Apotres", Cairo, Ai Cập.
- Pierre Titi Nwel, Hoà giải viên xã hội, cựu điều hợp viên Ủy Ban Quốc Gia về Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Cameroon (CENC), Yaounde, Cameroon.
- Elisabeth Twissa, Phó Chủ Tịch của Tổ chức Thế giới về các Tổ Chức Phụ Nữ Công Giáo (UMOFC), Tanzania.
- Nữ tu Maria Ifechukwu Udorah DDL, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Các Nữ Tu Tình Yêu Thiên Chúa, Enugu, Nigeria.
- Nữ tu Geneviève Uwamariya của Viện Santa Maria của Namur, Rwanda.
ĐTC Bênêđictô XVI sẽ tông du Bồ Đào Nha vào năm tới
Nguyễn Long Thao
07:18 24/09/2009
LISBON, Bồ Đào Nha 24/09/09. - Trích nguồn tin từ văn phòng phủ Tổng Thống Bồ Đào Nha, thông tấn xã AP cho biết Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ viếng thăm Fatima vào tháng 5 năm 2010.
Bản thông cáo báo chí của phủ Tổng Thống nói ĐTC sẽ chủ tọa các nghi lễ tại đền Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 2010
Fatima là địa danh nơi Đức Mẹ đã hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ em chăn chiên vào ngày 13 tháng 5 năm 1917. Hiện nay đền Đức Mẹ Fatima là nơi hành hương của hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm
Vào năm 2000, ĐTC Gioan Phaolô II đã thực hiện chuyến tông du đến Fatima. Theo dự trù, ngoài Bồ Đào Nha, trong năm tới ĐTC Bênêđictô còn tông du Malta và Anh Quốc.
Bản thông cáo báo chí của phủ Tổng Thống nói ĐTC sẽ chủ tọa các nghi lễ tại đền Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5 năm 2010
Fatima là địa danh nơi Đức Mẹ đã hiện ra lần đầu tiên với 3 trẻ em chăn chiên vào ngày 13 tháng 5 năm 1917. Hiện nay đền Đức Mẹ Fatima là nơi hành hương của hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm
Vào năm 2000, ĐTC Gioan Phaolô II đã thực hiện chuyến tông du đến Fatima. Theo dự trù, ngoài Bồ Đào Nha, trong năm tới ĐTC Bênêđictô còn tông du Malta và Anh Quốc.
Giáo Hội Nhật Bản có Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo.
Nguyễn Long Thao
08:27 24/09/2009
Giáo Hội Nhật Bản có Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo.
VATICAN CITY - Hôm nay 23/09/09, ĐTC Bênêđictô XVI được trao tặng món qùa qúy giá. Đó là tập sách cuối cùng của bộ Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo bằng tiếng Nhật.
Theo đài phát thanh Vatican, Đức TGM Giuseppe Pittau, Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Viện Đại Học Sofia ở Tokyo trao tặng đức Thánh Cha.
Bộ Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo bằng tiếng Nhật gồm 4 tập và quyển cuối cùng được phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm nay. Đây là công trình đồ sộ gồm 6000 trang sách được các vị có thẩm quyền của đại học Sofia cẩn thận viết trong 30 năm
Viện đại học Sofia yểm trợ dự án này để kỷ niệm 100 năm Dòng Tên thành lập viện đại học và lễ kỷ niệm đệ bách chu niên của viện đại học sẽ được cử hành vào năm 2013.
Bộ Tân Bách Khoa Tu Điển Công Giáo bằng tiếng Nhật ấn bản năm 2009 là nội dung của ấn bản năm 1960 được cập nhật nội dung mới, nhất là những kiến thức sau Công Đồng Vatican II.
VATICAN CITY - Hôm nay 23/09/09, ĐTC Bênêđictô XVI được trao tặng món qùa qúy giá. Đó là tập sách cuối cùng của bộ Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo bằng tiếng Nhật.
Theo đài phát thanh Vatican, Đức TGM Giuseppe Pittau, Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Viện Đại Học Sofia ở Tokyo trao tặng đức Thánh Cha.
Bộ Tân Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo bằng tiếng Nhật gồm 4 tập và quyển cuối cùng được phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm nay. Đây là công trình đồ sộ gồm 6000 trang sách được các vị có thẩm quyền của đại học Sofia cẩn thận viết trong 30 năm
Viện đại học Sofia yểm trợ dự án này để kỷ niệm 100 năm Dòng Tên thành lập viện đại học và lễ kỷ niệm đệ bách chu niên của viện đại học sẽ được cử hành vào năm 2013.
Bộ Tân Bách Khoa Tu Điển Công Giáo bằng tiếng Nhật ấn bản năm 2009 là nội dung của ấn bản năm 1960 được cập nhật nội dung mới, nhất là những kiến thức sau Công Đồng Vatican II.
Tình dục, Dối trá và nạn Phá thai
Phụng Nghi
09:04 24/09/2009
Kể từ phán quyết Roe v. Wade năm 1973 của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ, phong trào phò sinh (pro-life) đã hoạt động tích cực để bác bỏ tệ nạn phá thai theo yêu cầu. Phong trào này đã đạt được một số thắng lợi như: hạn chế các vụ phá thai đã sinh một phần, các luật lệ về việc phải thông báo cho cha mẹ những em vị thành niên muốn phá thai, và một số những vụ bổ nhiệm quan trọng tại tòa án.
Tuy thế, Hoa kỳ vẫn còn có những luật lệ về phá thai dễ dãi nhất thế giới. Phong trào phò sinh đã đạt được một số tiến bộ trong các luận cứ, nhưng đã thất bại chẳng gây được chút gì sứt mẻ cho phán quyết Roe v. Wade và các luật lệ kế tiếp. Ba thập niên rưỡi sau phán quyết Roe, những thương vong vì phá thai gần đạt tới con số gây sửng sốt là 50 triệu.
Có ý kiến đồng thuận của nhiều người cho rằng phong trào phò sinh cần giáo dục cho người Mỹ về thực tế ác nghiệt của hành động phá thai. Một vị đã phát biểu: “Hầu hết những phụ nữ đi phá thai chỉ đơn thuần không nhận thức được rằng những đứa bé chưa sinh cũng là những con người có các quyền lợi.” Tôi không đồng ý như thế. Tôi tin là hầu hết các phụ nữ đó, theo bản năng, đều biết điều ấy. Nhưng cho dù không biết điều đó đi chăng nữa, hoặc còn e dè không chắc chắn, thì họ vẫn còn phải cân nhắc đến chuyện rủi ro của thủ tục phá thai. Và trong một tình huống có tính cách quan trọng như vậy, tình huống liên quan đến sự sống và cái chết, người ta phải cho đưa trẻ chưa ra đời được hưởng chút quyền chưa bị kết tội khi còn hoài nghi. Nếu người đi săn thấy có gì động đậy sau một lùm cây và không biết chắc đó là một con vật hay một con người, mà anh ta cứ bắn đại đi thì chuyện đó có hợp lý hay không?
Nhìn vào yếu tố nơi trường chính trị, càng thấy có nhiều điều bí hiểm hơn. Thật là điều kỳ quặc khi nhiều người cho mình có đức tính nhân hậu trong địa hạt chính trị lại là những kẻ quán quân hô hào bênh vực quyền phá thai. Những người này có thể khóc lóc đến rơi lệ cho mọi nhóm bị thương tổn trên thế giới. Họ cảm thấy nỗi đau của những con hải cẩu, họ thương cảm vì nạn buôn bán tình dục ở châu Á, và họ lo lắng về tình cảnh của trẻ con tại Darfur. Họ phản ứng bằng nỗi bất bình đích thực và vận động để có những những hành động được thực thi. Thế thì tại sao những đứa trẻ chưa sinh ngay trong cộng đồng của họ lại thường không gây ra được một đáp ứng xót thương tương tự?
Khẩu hiệu của người phò chọn lựa (pro-choice) không đưa ra lời giải thích nào, nhưng tính cách chính đáng của “sự chọn lựa” tùy thuộc vào cái được chọn. Một thế kỷ rưỡi trước đây, Abraham Lincoln đã trình bầy luận cứ sau đây. Ông lý luận rằng nếu những người da đen là heo, thì việc người ta có sự lựa chọn được bán hay mua chúng là chuyện không cần bàn cãi. Mặt khác, ông nói, nếu dân da đen là con người, thì làm sao những người chủ nô lệ có thể viện dẫn chuyện “chọn lựa” – như vậy có nghĩa là chối bỏ, ngăn chặn những con người khác không được chọn lựa? Tóm lại, chuyện chọn lựa không thể bào chữa được nếu không liên quan đến nội dung của cái được chọn.
Thế thì tại sao, trước các luận cứ tồi tệ như thế, phong trào phò chọn lựa tiếp tục thắng thế cả về luật pháp lẫn chính trị?
Tôi thiết nghĩ bởi vì nạn phá thai là những mảnh vụn vỡ của cuộc cách mạng tình dục. Chúng ta đã thấy một sự đổi thay lớn nơi tập quán về tình dục của người Mỹ trong nửa thế kỷ vừa qua. Ngày nay vẫn còn tồn tại một sự hiểu biết xã hội phổ biến cho rằng nếu còn tình dục bên ngoài hôn nhân sẽ còn có một số đáng kể những vụ thụ thai ngoài ý muốn. Phá thai được coi như là một giải pháp thu dọn sạch sẽ cần thiết cho thực tại xã hội này.
Để có được một cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ phải có cùng một sự độc lập về tình dục như nam giới. Nhưng những định luật về sinh học mâu thuẫn với hệ tư tưởng đó, cho nên các nhà hoạt động nữ quyền đề cao cuộc cách mạng tình dục – như Simone de Beauvoir, Gloria Steinem, Shulamith Firestone, và những người khác - đã cảm thấy cần thiết phải tố cáo việc thụ thai là một sự xâm lăng vào cơ thể phụ nữ. Do đó bào thai trở thành, theo thuật ngữ của Firestone, một “người khách không mời mà đến”. Các nhà hoạt động nữ quyền này lý luận: Khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, người mẹ phải có thể giữ bào thai đó hay trừ khử đi tùy theo ý muốn của mình.
Nếu bạn muốn làm món trứng chiên, những nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mac thường có thói quen nói thế này, bạn phải đập vỡ mấy cái trứng ra. Và nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tình dục, bạn phải sẵn sàng dọn dẹp sạch sẽ những mảnh vụn vỡ. Sau 35 năm, đống vụn vỡ đã cao thành núi, và cả xã hội chúng ta còn đang chất thêm những thân xác vào đống rác đó. Dĩ nhiên không ai trong giới phò chọn lựa muốn chấp nhận bất cứ chuyện nào như thế cả. Đó không phải chỉ là một điều gây bối rối về mặt chính trị, mà còn làm đau đớn cho chân dung bản thân của con người khi chấp nhận sẵn sàng bênh vực các giá trị tình dục dễ dãi bằng hành động giết đi những trẻ chưa sinh.
Sự phân tích như thế có thể giải thích lý do tại sao về mặt khác những người từ tâm đã kiên trì chiến đấu chống lại những sinh vật dễ tổn thương và vô vọng nhất, đó là những con người chưa ra đời.
Nếu tôi không đi trật đường, thì những luận cứ của người phò sinh sẽ không thành công nếu chỉ tiếp tục nhấn mạnh đến nhân tính của thai nhi. Nhóm chống đối đã biết rõ điều đó, và có lẽ hầu hết những người phụ nữ đi phá thai cũng biết. Trái lại, phong trào phò sinh phải lưu tâm đến bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn của cuộc cách mạng tình dục tuy không nhìn thấy rõ rệt nhưng chắc chắn chống đỡ cho những chủ trương thắng thế của việc phá thai.
Chắc sẽ không dễ dàng, nhưng một cách nào đó, luận cứ chống phá thai phải bao gồm cả luận cứ chống chủ nghĩa tự do phóng đãng về tình dục. Và đã đến lúc phải chuẩn bị một kế hoạch mới.
Nguồn: DINESH D'SOUZA/Catholic Education Resource Center
Tuy thế, Hoa kỳ vẫn còn có những luật lệ về phá thai dễ dãi nhất thế giới. Phong trào phò sinh đã đạt được một số tiến bộ trong các luận cứ, nhưng đã thất bại chẳng gây được chút gì sứt mẻ cho phán quyết Roe v. Wade và các luật lệ kế tiếp. Ba thập niên rưỡi sau phán quyết Roe, những thương vong vì phá thai gần đạt tới con số gây sửng sốt là 50 triệu.
Có ý kiến đồng thuận của nhiều người cho rằng phong trào phò sinh cần giáo dục cho người Mỹ về thực tế ác nghiệt của hành động phá thai. Một vị đã phát biểu: “Hầu hết những phụ nữ đi phá thai chỉ đơn thuần không nhận thức được rằng những đứa bé chưa sinh cũng là những con người có các quyền lợi.” Tôi không đồng ý như thế. Tôi tin là hầu hết các phụ nữ đó, theo bản năng, đều biết điều ấy. Nhưng cho dù không biết điều đó đi chăng nữa, hoặc còn e dè không chắc chắn, thì họ vẫn còn phải cân nhắc đến chuyện rủi ro của thủ tục phá thai. Và trong một tình huống có tính cách quan trọng như vậy, tình huống liên quan đến sự sống và cái chết, người ta phải cho đưa trẻ chưa ra đời được hưởng chút quyền chưa bị kết tội khi còn hoài nghi. Nếu người đi săn thấy có gì động đậy sau một lùm cây và không biết chắc đó là một con vật hay một con người, mà anh ta cứ bắn đại đi thì chuyện đó có hợp lý hay không?
Nhìn vào yếu tố nơi trường chính trị, càng thấy có nhiều điều bí hiểm hơn. Thật là điều kỳ quặc khi nhiều người cho mình có đức tính nhân hậu trong địa hạt chính trị lại là những kẻ quán quân hô hào bênh vực quyền phá thai. Những người này có thể khóc lóc đến rơi lệ cho mọi nhóm bị thương tổn trên thế giới. Họ cảm thấy nỗi đau của những con hải cẩu, họ thương cảm vì nạn buôn bán tình dục ở châu Á, và họ lo lắng về tình cảnh của trẻ con tại Darfur. Họ phản ứng bằng nỗi bất bình đích thực và vận động để có những những hành động được thực thi. Thế thì tại sao những đứa trẻ chưa sinh ngay trong cộng đồng của họ lại thường không gây ra được một đáp ứng xót thương tương tự?
Khẩu hiệu của người phò chọn lựa (pro-choice) không đưa ra lời giải thích nào, nhưng tính cách chính đáng của “sự chọn lựa” tùy thuộc vào cái được chọn. Một thế kỷ rưỡi trước đây, Abraham Lincoln đã trình bầy luận cứ sau đây. Ông lý luận rằng nếu những người da đen là heo, thì việc người ta có sự lựa chọn được bán hay mua chúng là chuyện không cần bàn cãi. Mặt khác, ông nói, nếu dân da đen là con người, thì làm sao những người chủ nô lệ có thể viện dẫn chuyện “chọn lựa” – như vậy có nghĩa là chối bỏ, ngăn chặn những con người khác không được chọn lựa? Tóm lại, chuyện chọn lựa không thể bào chữa được nếu không liên quan đến nội dung của cái được chọn.
Thế thì tại sao, trước các luận cứ tồi tệ như thế, phong trào phò chọn lựa tiếp tục thắng thế cả về luật pháp lẫn chính trị?
Tôi thiết nghĩ bởi vì nạn phá thai là những mảnh vụn vỡ của cuộc cách mạng tình dục. Chúng ta đã thấy một sự đổi thay lớn nơi tập quán về tình dục của người Mỹ trong nửa thế kỷ vừa qua. Ngày nay vẫn còn tồn tại một sự hiểu biết xã hội phổ biến cho rằng nếu còn tình dục bên ngoài hôn nhân sẽ còn có một số đáng kể những vụ thụ thai ngoài ý muốn. Phá thai được coi như là một giải pháp thu dọn sạch sẽ cần thiết cho thực tại xã hội này.
Để có được một cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ phải có cùng một sự độc lập về tình dục như nam giới. Nhưng những định luật về sinh học mâu thuẫn với hệ tư tưởng đó, cho nên các nhà hoạt động nữ quyền đề cao cuộc cách mạng tình dục – như Simone de Beauvoir, Gloria Steinem, Shulamith Firestone, và những người khác - đã cảm thấy cần thiết phải tố cáo việc thụ thai là một sự xâm lăng vào cơ thể phụ nữ. Do đó bào thai trở thành, theo thuật ngữ của Firestone, một “người khách không mời mà đến”. Các nhà hoạt động nữ quyền này lý luận: Khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, người mẹ phải có thể giữ bào thai đó hay trừ khử đi tùy theo ý muốn của mình.
Nếu bạn muốn làm món trứng chiên, những nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mac thường có thói quen nói thế này, bạn phải đập vỡ mấy cái trứng ra. Và nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tình dục, bạn phải sẵn sàng dọn dẹp sạch sẽ những mảnh vụn vỡ. Sau 35 năm, đống vụn vỡ đã cao thành núi, và cả xã hội chúng ta còn đang chất thêm những thân xác vào đống rác đó. Dĩ nhiên không ai trong giới phò chọn lựa muốn chấp nhận bất cứ chuyện nào như thế cả. Đó không phải chỉ là một điều gây bối rối về mặt chính trị, mà còn làm đau đớn cho chân dung bản thân của con người khi chấp nhận sẵn sàng bênh vực các giá trị tình dục dễ dãi bằng hành động giết đi những trẻ chưa sinh.
Sự phân tích như thế có thể giải thích lý do tại sao về mặt khác những người từ tâm đã kiên trì chiến đấu chống lại những sinh vật dễ tổn thương và vô vọng nhất, đó là những con người chưa ra đời.
Nếu tôi không đi trật đường, thì những luận cứ của người phò sinh sẽ không thành công nếu chỉ tiếp tục nhấn mạnh đến nhân tính của thai nhi. Nhóm chống đối đã biết rõ điều đó, và có lẽ hầu hết những người phụ nữ đi phá thai cũng biết. Trái lại, phong trào phò sinh phải lưu tâm đến bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn của cuộc cách mạng tình dục tuy không nhìn thấy rõ rệt nhưng chắc chắn chống đỡ cho những chủ trương thắng thế của việc phá thai.
Chắc sẽ không dễ dàng, nhưng một cách nào đó, luận cứ chống phá thai phải bao gồm cả luận cứ chống chủ nghĩa tự do phóng đãng về tình dục. Và đã đến lúc phải chuẩn bị một kế hoạch mới.
Nguồn: DINESH D'SOUZA/Catholic Education Resource Center
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ gợi nhớ lại "bức màn sắt“ tại thủ đô Prag
Hà Long
10:25 24/09/2009
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ đến thăm mục vụ tại Tiệp Khắc vào ngày 26/9/2009. Đây là chuyến xuất ngoại thứ 13 của Ngài và là cuộc tông du lần thứ 7 trong khối Châu Âu.
Theo cha Lombardi, dòng Tên cho giới truyền thông biết rằng ĐTC sẽ nói về các vấn đề nền tảng của Liên Minh Âu Châu và sự liên quan về địa lý tại Âu Châu mở rộng từ khi bức màn sắt sụp đổ cách đây 20 năm.
Tại thủ đô Prag, thủ phủ của cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 Đẫm Máu, ĐTC Bênêđictô XVI sẽ gợi nhớ lại hậu quả của "bức màn sắt“ tại nơi đây.
Theo cha Lombardi, dòng Tên cho giới truyền thông biết rằng ĐTC sẽ nói về các vấn đề nền tảng của Liên Minh Âu Châu và sự liên quan về địa lý tại Âu Châu mở rộng từ khi bức màn sắt sụp đổ cách đây 20 năm.
Tại thủ đô Prag, thủ phủ của cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 Đẫm Máu, ĐTC Bênêđictô XVI sẽ gợi nhớ lại hậu quả của "bức màn sắt“ tại nơi đây.
Đức Thánh Cha mời gọi mọi tín hữu yêu thương, cầu nguyện, hoạt động cho Giáo Hội, đừng bao giờ bỏ rơi và phản bội Giáo Hội
Linh Tiến Khải
11:38 24/09/2009
VATICAN - Các chủ chăn cũng như những người sống đời thánh hiến và mọi giáo dân đều được khích lệ yêu thương Giáo Hội của Chúa Kitô, cầu nguyện, làm việc và đau khổ vì Giáo Hội, mà không bao giờ bỏ rơi và phản bội Giáo Hội.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 23-9-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Anselmo thành Aosta bên Italia cũng còn gọi là Anselmo thành Bec bên Pháp và Anselmo thành Canterbury bên Anh quốc, mà năm nay là mừng kỷ niệm 900 năm thánh nhân qua đời. Người là một đan sĩ có cuộc sống tinh thần sâu xa, một nhà giáo dục lỗi lạc, một thần học gia có khả năng suy tư ngoại thường, một người cai quản khôn ngoan và là người cương quyết bảo vệ sự tự do của Giáo Hội. Thánh nhân là một trong những nhân vật lỗi lạc của thời trung cổ biết hòa hợp các đức tính trên đây nhờ kinh nghiệm thần bí hướng dẫn tư tưởng và hoạt động của người.
Đề cập tới tiểu sử thánh Anselmo Đức Thánh Cha nói:
Thánh Anselmo sinh năm 1033 tại Aosta và là con trưởng của một gia đình quyền qúy, có thân phụ là người cộc cằn, chơi bời phung phí của cải, nhưng thân mẫu là người rất đạo đức biết lo lắng dậy con từ tấm bé và giao con cho các tu sĩ Biển Đức giáo dục. Ngay từ ngay còn bé Anselmo đã tưởng tượng nhà của Chúa nằm trên các đỉnh núi cao của dẫy Alpe và một đêm nằm mơ thấy mình được Chúa mời lên đó nói chuyện và sau cùng nhận được một ”bánh rất tinh tuyền” (Eadmero, Vita si S. Anselmo, PL 159, col. 49).
Năm lên 15 tuổi Anselmo xin phép nhập dòng Biển Đức, nhưng thân phụ nhất quyết cự tuyệt, ngay cả khi Anselmo bị bệnh sắp chết chỉ muốn mặc áo dòng trước khi qua đời. Sau khi khỏi bệnh và mồ côi mẹ, Anselmo trải qua một thời gian sống buông thả luân lý, bỏ học chạy theo các đam mê trần tục và giả điếc đối với lời mời gọi của Thiên Chúa. Chàng bỏ nhà lang thang bên Pháp kiếm tìm các kinh nghiệm mới. Sau ba năm Anselmo tới Normandia tìm đến đan viện Bec, vì bị thu hút bởi tiếng tăm của bề trên đan viện là Cha Langfranco thành Pavia. Đây đã là cuộc gặp gỡ đổi đời. Được hướng dẫn trong việc học hành chỉ trong vòng một thời gian ngắn Anselmo không chỉ trở thành môn sinh giỏi nhất mà còn là người tâm phúc của bề trên. Ơn gọi Biển Đức bùng cháy trở lại và năm 27 tuổi Anselmo gia nhập đan viện và được thụ phong linh mục.
Năm 1063 cha Langfranco trở thành viện phụ đan viên tại Caen, Anselmo được chỉ định làm bề trên đan viện Bec và làm giáo sư trường học của tu viện, mặc dù cha mới nhập dòng được ba năm. Cha tỏ ra là một nhà giáo dục tài ba, luôn coi người trẻ như các cây non phát triển mạnh mẽ khi ở ngoài trời tự do hơn là trong lồng kính. Ngài rất đòi hỏi đối với việc tuân giữ luật lệ, nhưng chỉ bằng cách thuyết phục chứ không cưỡng bách các môn sinh. Khi cha Erluino, viện phụ và là người sáng lập tu viện Bec qua đời, cha Anselmo được các tu sĩ đồng thanh bầu làm viện phụ năm 1079.
Trong thời gian này có nhiều tu sĩ Biển Đức được gửi sang Canterbury để huấn luyện các tu sĩ theo tinh thần cuộc canh tân các đan viện bên đất liền. Công việc này được các tu sĩ chấp nhận tốt đến độ khi viện phụ Langfarnco thành Pavia được chỉ định làm Tổng Giám Mục Canterbury, Đức Cha đã mời Anselmo qua đó phụ giúp dậy dỗ các tu sĩ. Thánh Anselmo được qúy trọng tới độ khi Đức Tổng Giám Mục Langfranco qua đời, ngài được chọn làm Tổng Giám Mục kế vị Canterbury và được tấn phong năm 1093.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đề cao nỗ lực của Đức Cha Anselmo trong việc bảo vệ sự tự do của Giáo Hội như sau:
Thánh Anselmo lập tức dấn thân cương quyết tranh đấu bảo vệ sự tự do của Giáo Hội, bằng cách can đảm bênh vực sự độc lập của quyền bính tinh thần khỏi quyền bính trần thế. Người bảo vệ Giáo Hội chống lại các xen mình vào chuyện tôn giáo của quyền bính chính trị, nhất là của vua Guglielmo Đỏ và Enrico I, và được sự khích lệ và ủng hộ của Đức Giáo Hoàng, mà người luôn tỏ ra gắn bó mật thiết. Chính sự trung thành đó đã khiến cho thánh nhân gặp cay đắng và bị đầy khỏi Canterbury. Chỉ vào năm 1103 sau khi vua Enrico I từ bỏ yêu sách chỉ định các chức sắc giáo hội cũng như việc đánh thuế và tịch thu tài sản của Giáo Hội, thánh nhân mới được trở về Anh quốc, và được giáo sĩ và tín hữu vui mừng tiếp đón. Cuộc chiến đấu với vũ khí là lòng kiên trì, sự hãnh diện và lòng tốt đã chiến thắng. Thánh Anselmo dành các năm cuối đời cho việc đào tạo luân lý của hàng giáo sĩ và nghiên cứu các đề tài thần học. Ngài qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1109 với các lời phúc âm của thánh lễ hôm đó ghi lại lời Chúa Giêsu hứa: ”Các con là những người đã kiên trì với Thầy trong các thử thách gian nan, và Thầy chuẩn bị cho các con một vương quốc, như Cha đã chuẩn bị cho Thầy, để các con có thể đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương quốc của Thầy” (Lc 22,28-30).
Thánh Anselmo cũng là người có tâm hồn thần bí. Ngài viết trong một lời nguyện như sau: ”Lậy Thiên Chúa, con cầu xin Chúa, con muốn hiểu biết Chúa, con muốn yêu mến Chúa và hưởng nếm Chúa. Và nếu trong cuộc sống này con không có khả năng làm điều đó một cách tràn đầy, thì ít nhất mỗi ngày có thể tiến tới cho tới khi đạt sự toàn vẹn” (Proslogion, cap. 14).
Thánh Anselmo đã là người thành lập nền thần học kinh viện, nên truyền thống Kitô đã tặng người tước hiệu ”Tiến Sĩ Tuyệt Vời” vì người đã vun trồng ước muốn sâu xa đào sâu các mầu nhiệm của Chúa, nhưng với ý thức là con đường kiếm tìm Thiên Chúa không bao giờ kết thúc, ít nhất là trên trái đất này. Sự rõ ràng và luận lý vững chãi trong tư tưởng của người luôn có mục đích nâng con người lên chỗ chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Người làm thần học không thể chỉ dựa trên trí thông minh của mình, mà đồng thời phải vun trồng một kinh nghiệm lòng tin sâu xa nữa.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Theo thánh Anselmo sinh hoạt thần học, như thế, được khai triển thành ba đợt: đức tin là ơn nhưng không của Thiên Chúa cần được đón nhận với lòng khiêm tốn; kinh nghiệm hệ tại việc nhập thể lời Chúa vào cuộc sống thường ngày; và sự hiểu biết không bao giờ chỉ là hoa trái của các lý luận nhưng là một trực giác chiêm niệm. Ba mức độ đó cũng ích lợi đối với việc tìm hiểu thần học ngày nay và đối với những ai muốn đào sâu các sự thật lòng tin.
Rồi ngài kết thúc bài huấn dụ như sau: Ước chi tình yêu đối với chân lý và sự liên lỉ khát khao Thiên Chúa đã ghi dấu toàn cuộc sống của thánh Anselmo, cũng thúc đẩy mọi Kitô hữu không mệt mỏi kiếm tìm sự hiệp nhất sâu xa hơn với Chúa Kitô, là Đường, Sự Thật và Sự Sống. Ngoài ra, ước chi lòng nhiệt thành tràn đầy can đảm đã ghi dấu hoạt động mục vụ của người khiến cho người gặp các hiểu lầm cay đắng và đầy ải, khích lệ các chủ chăn cũng như những người sống đời thánh hiến và mọi giáo dân yêu thương Giáo Hội của Chúa Kitô, cầu nguyện, làm việc và đau khổ vì Giáo Hội, mà không bao giờ bỏ rơi và phản bội Giáo Hội.
Sau khi chào các nhóm tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 23-9-2009.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Anselmo thành Aosta bên Italia cũng còn gọi là Anselmo thành Bec bên Pháp và Anselmo thành Canterbury bên Anh quốc, mà năm nay là mừng kỷ niệm 900 năm thánh nhân qua đời. Người là một đan sĩ có cuộc sống tinh thần sâu xa, một nhà giáo dục lỗi lạc, một thần học gia có khả năng suy tư ngoại thường, một người cai quản khôn ngoan và là người cương quyết bảo vệ sự tự do của Giáo Hội. Thánh nhân là một trong những nhân vật lỗi lạc của thời trung cổ biết hòa hợp các đức tính trên đây nhờ kinh nghiệm thần bí hướng dẫn tư tưởng và hoạt động của người.
Đề cập tới tiểu sử thánh Anselmo Đức Thánh Cha nói:
Thánh Anselmo sinh năm 1033 tại Aosta và là con trưởng của một gia đình quyền qúy, có thân phụ là người cộc cằn, chơi bời phung phí của cải, nhưng thân mẫu là người rất đạo đức biết lo lắng dậy con từ tấm bé và giao con cho các tu sĩ Biển Đức giáo dục. Ngay từ ngay còn bé Anselmo đã tưởng tượng nhà của Chúa nằm trên các đỉnh núi cao của dẫy Alpe và một đêm nằm mơ thấy mình được Chúa mời lên đó nói chuyện và sau cùng nhận được một ”bánh rất tinh tuyền” (Eadmero, Vita si S. Anselmo, PL 159, col. 49).
Năm lên 15 tuổi Anselmo xin phép nhập dòng Biển Đức, nhưng thân phụ nhất quyết cự tuyệt, ngay cả khi Anselmo bị bệnh sắp chết chỉ muốn mặc áo dòng trước khi qua đời. Sau khi khỏi bệnh và mồ côi mẹ, Anselmo trải qua một thời gian sống buông thả luân lý, bỏ học chạy theo các đam mê trần tục và giả điếc đối với lời mời gọi của Thiên Chúa. Chàng bỏ nhà lang thang bên Pháp kiếm tìm các kinh nghiệm mới. Sau ba năm Anselmo tới Normandia tìm đến đan viện Bec, vì bị thu hút bởi tiếng tăm của bề trên đan viện là Cha Langfranco thành Pavia. Đây đã là cuộc gặp gỡ đổi đời. Được hướng dẫn trong việc học hành chỉ trong vòng một thời gian ngắn Anselmo không chỉ trở thành môn sinh giỏi nhất mà còn là người tâm phúc của bề trên. Ơn gọi Biển Đức bùng cháy trở lại và năm 27 tuổi Anselmo gia nhập đan viện và được thụ phong linh mục.
Năm 1063 cha Langfranco trở thành viện phụ đan viên tại Caen, Anselmo được chỉ định làm bề trên đan viện Bec và làm giáo sư trường học của tu viện, mặc dù cha mới nhập dòng được ba năm. Cha tỏ ra là một nhà giáo dục tài ba, luôn coi người trẻ như các cây non phát triển mạnh mẽ khi ở ngoài trời tự do hơn là trong lồng kính. Ngài rất đòi hỏi đối với việc tuân giữ luật lệ, nhưng chỉ bằng cách thuyết phục chứ không cưỡng bách các môn sinh. Khi cha Erluino, viện phụ và là người sáng lập tu viện Bec qua đời, cha Anselmo được các tu sĩ đồng thanh bầu làm viện phụ năm 1079.
Trong thời gian này có nhiều tu sĩ Biển Đức được gửi sang Canterbury để huấn luyện các tu sĩ theo tinh thần cuộc canh tân các đan viện bên đất liền. Công việc này được các tu sĩ chấp nhận tốt đến độ khi viện phụ Langfarnco thành Pavia được chỉ định làm Tổng Giám Mục Canterbury, Đức Cha đã mời Anselmo qua đó phụ giúp dậy dỗ các tu sĩ. Thánh Anselmo được qúy trọng tới độ khi Đức Tổng Giám Mục Langfranco qua đời, ngài được chọn làm Tổng Giám Mục kế vị Canterbury và được tấn phong năm 1093.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đề cao nỗ lực của Đức Cha Anselmo trong việc bảo vệ sự tự do của Giáo Hội như sau:
Thánh Anselmo lập tức dấn thân cương quyết tranh đấu bảo vệ sự tự do của Giáo Hội, bằng cách can đảm bênh vực sự độc lập của quyền bính tinh thần khỏi quyền bính trần thế. Người bảo vệ Giáo Hội chống lại các xen mình vào chuyện tôn giáo của quyền bính chính trị, nhất là của vua Guglielmo Đỏ và Enrico I, và được sự khích lệ và ủng hộ của Đức Giáo Hoàng, mà người luôn tỏ ra gắn bó mật thiết. Chính sự trung thành đó đã khiến cho thánh nhân gặp cay đắng và bị đầy khỏi Canterbury. Chỉ vào năm 1103 sau khi vua Enrico I từ bỏ yêu sách chỉ định các chức sắc giáo hội cũng như việc đánh thuế và tịch thu tài sản của Giáo Hội, thánh nhân mới được trở về Anh quốc, và được giáo sĩ và tín hữu vui mừng tiếp đón. Cuộc chiến đấu với vũ khí là lòng kiên trì, sự hãnh diện và lòng tốt đã chiến thắng. Thánh Anselmo dành các năm cuối đời cho việc đào tạo luân lý của hàng giáo sĩ và nghiên cứu các đề tài thần học. Ngài qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1109 với các lời phúc âm của thánh lễ hôm đó ghi lại lời Chúa Giêsu hứa: ”Các con là những người đã kiên trì với Thầy trong các thử thách gian nan, và Thầy chuẩn bị cho các con một vương quốc, như Cha đã chuẩn bị cho Thầy, để các con có thể đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương quốc của Thầy” (Lc 22,28-30).
Thánh Anselmo cũng là người có tâm hồn thần bí. Ngài viết trong một lời nguyện như sau: ”Lậy Thiên Chúa, con cầu xin Chúa, con muốn hiểu biết Chúa, con muốn yêu mến Chúa và hưởng nếm Chúa. Và nếu trong cuộc sống này con không có khả năng làm điều đó một cách tràn đầy, thì ít nhất mỗi ngày có thể tiến tới cho tới khi đạt sự toàn vẹn” (Proslogion, cap. 14).
Thánh Anselmo đã là người thành lập nền thần học kinh viện, nên truyền thống Kitô đã tặng người tước hiệu ”Tiến Sĩ Tuyệt Vời” vì người đã vun trồng ước muốn sâu xa đào sâu các mầu nhiệm của Chúa, nhưng với ý thức là con đường kiếm tìm Thiên Chúa không bao giờ kết thúc, ít nhất là trên trái đất này. Sự rõ ràng và luận lý vững chãi trong tư tưởng của người luôn có mục đích nâng con người lên chỗ chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Người làm thần học không thể chỉ dựa trên trí thông minh của mình, mà đồng thời phải vun trồng một kinh nghiệm lòng tin sâu xa nữa.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Theo thánh Anselmo sinh hoạt thần học, như thế, được khai triển thành ba đợt: đức tin là ơn nhưng không của Thiên Chúa cần được đón nhận với lòng khiêm tốn; kinh nghiệm hệ tại việc nhập thể lời Chúa vào cuộc sống thường ngày; và sự hiểu biết không bao giờ chỉ là hoa trái của các lý luận nhưng là một trực giác chiêm niệm. Ba mức độ đó cũng ích lợi đối với việc tìm hiểu thần học ngày nay và đối với những ai muốn đào sâu các sự thật lòng tin.
Rồi ngài kết thúc bài huấn dụ như sau: Ước chi tình yêu đối với chân lý và sự liên lỉ khát khao Thiên Chúa đã ghi dấu toàn cuộc sống của thánh Anselmo, cũng thúc đẩy mọi Kitô hữu không mệt mỏi kiếm tìm sự hiệp nhất sâu xa hơn với Chúa Kitô, là Đường, Sự Thật và Sự Sống. Ngoài ra, ước chi lòng nhiệt thành tràn đầy can đảm đã ghi dấu hoạt động mục vụ của người khiến cho người gặp các hiểu lầm cay đắng và đầy ải, khích lệ các chủ chăn cũng như những người sống đời thánh hiến và mọi giáo dân yêu thương Giáo Hội của Chúa Kitô, cầu nguyện, làm việc và đau khổ vì Giáo Hội, mà không bao giờ bỏ rơi và phản bội Giáo Hội.
Sau khi chào các nhóm tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tình hình Công Giáo tại Tchèque sắp được Đức Thánh Cha viếng thăm
LM Trần Đức Anh, OP
11:40 24/09/2009
VATICAN. Lúc 9 giờ 20 sáng thứ bẩy 26-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 sẽ rời Roma lên đường viếng thăm mục vụ tại Cộng hòa Tchèque trong 3 ngày cho đến chiều thứ hai, 28-9.
Đây là lần thứ 4 trong 19 năm qua, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm nước Tchèque, kể từ cuộc viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong hai ngày 21 và 22-4 năm 1990, tức là chỉ 5 tháng sau khi Liên bang Tiệp Khắc tìm lại được tự do.
Vài nét về Công Giáo tại Tchèque
Cộng hòa Tchèque tách rời khỏi Liên bang Tiệp Khắc và trở thành quốc gia độc lập từ đầu tháng giêng năm 1993. Với gần 79 ngàn cây số vuông (1/4 Việt Nam).
Cũng như nhiều nước khác ở Đông Âu thời cộng sản, Giáo Hội tại Tchèque đã chịu đau khổ rất nhiều dưới thời thống trị của Liên Xô từ sau thế chiến thứ 2. Tài sản và các cơ sở của Giáo Hội bị tịch thu và cho đến nay vấn đề trả lại tài sản hoặc bồi thường cho Giáo Hội vẫn chưa được giải quyết xong. Chẳng hạn, Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở thủ đô Praha, nơi ĐTC sẽ chủ sự kinh chiều ngày 26-9-2009 với các GM, LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, vẫn thuộc về nhà nước, mặc dù trong 14 năm qua, Giáo Hội đã kiện lên nhiều tòa án các cấp để yêu cầu trả lại Thánh Đường quan trọng này.
Trong khi Cộng hòa Slovak có hơn 5 triệu dân cư, trong đó 75% là tín hữu Công Giáo với mức thực hành đạo cao, thì tại Cộng hòa Tchèque, hiện nay chỉ có 3 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là 31,7% của 10 triệu 380 ngàn dân cư, phần lớn sống ở miền Moravia chuyên về nông nghiệp. Tại miền Boemia công nghệ cao, số tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số so với đại đa số dân là người không tín ngưỡng, và mức độ thực hành đạo của các tín hữu tại đây chỉ được 4% so với 8% tại miền Moravia. Những con số trên đây cho thấy sự sa sút và tục hóa mạnh mẽ tại Tchèque. Hồi năm 1946, có tới 80% dân Tchèque tuyên bố mình là tín hữu Công Giáo và 50% tham dự thánh lễ đều đặn, theo thống kê của Giáo Hội địa phương.
Trào lưu bài giáo sĩ đã có từ hàng trăm năm nay tại miền Boemia và 40 năm dưới chế độ cộng sản càng làm cho xu hướng đó mạnh mẽ thêm. Giống như trường hợp ở Đông Đức, rất nhiều tín hữu tin lành đã không rửa tội, để có thể tiến thân dễ dàng trên đường sự nghiệp. Vì thế, ngày nay, số tín hữu tin lành ở Tchèque chỉ còn khoảng 5% dân số, và gần 57% dân chúng ở Tchèque tuyên bố mình là người vô thần hoặc không có tôn giáo.
ĐHY Miroslav Vlk, TGM giáo phận thủ đô Praha, cho biết: một vấn đề lớn của Giáo Hội tại đây là tình trạng thụ động và lãnh đạm của các tín hữu Kitô. Chế độ cộng sản đã cố gắng chia rẽ Giáo Hội và đã tạo nên hậu quả là thiếu sự đối thoại giữa lòng Giáo Hội, giữa hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân. Nhưng ĐHY nhấn mạnh rằng: ”giáo dân không phải là đối tượng truyền giáo mà thôi, nhưng họ phải là những chủ thể tích cực trong việc truyền giáo, nhất là bằng cuộc sống chứng tá.”
Ảnh hưởng của chế độ vô thần trên xã hội Tchèque cũng rất trầm trọng. Người ta thấy rõ điều đó nhất là trong lãnh vực gia đình. Gần một nửa các cặp hôn nhân đi tới ly vị hoặc li thân, nhất là tại miền Boemia. Nạn phá thai, do luật của chế độ cũ cho phép, nay có phần giảm bớt, nhưng vẫn còn ở mức độ cao nhất thế giới. Vì thế, hiện tượng số sinh không đủ bù đắp số tử tại Tchèque ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, 25% số trẻ em sinh ra tại nước này là ở ngoài vòng hôn nhân. Thêm vào đó, là trào lưu duy khoái lạc từ các nước lân bang tràn vào Tchèque góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng các giá trị trong đời sống thường nhất, với những triệu chứng như nạn dâm ô, mãi dâm và lạm dụng trẻ em vào tình dục.
Bỏ lỡ cơ hội
Ngoài nguyên do là sự đàn áp của chế độ cộng sản Tiệp Khắc, theo một số nhà phân tích, sự sa sút của Giáo Hội tại Cộng Hòa Tchèque cũng có thể có một nguyên do khác nữa, đó là vì Giáo Hội không nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mới theo sau làn sóng tự do dân chủ.
Chẳng hạn trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 14-9-2009, Đại sứ Cộng hòa Tchèque tại Tòa Thánh, ông Pavel Vosalik, nhận định rằng ”sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại nước này, đại đa số dân Tchèque đã đồng hóa mình với những giá trị và nguyên tắc Kitô giáo. Nhưng khi đất nước miệt mài theo đuổi việc xây dựng một quốc gia dân chủ và tự do, những lý tưởng chung ấy dần dần bị mất hút và xã hội bị tục hóa mau lẹ. Trong thập niên 1990, Giáo Hội đã đánh mất thời điểm và cơ may quan trọng khi dân nước Tchèque tỏ ra rất cởi mở và muốn cảm thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội đã không tìm đến được với giới trẻ là những người không hề cảm nghiệm sự đàn áp của chế độ cộng sản, Giáo Hội không nói một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, với một sứ điệp mà họ muốn được nghe.”
Dầu vậy, Đại sứ Vosalik tin rằng đất nước Tchèque vẫn còn giữ niềm tin sâu đậm nơi Thiên Chúa và tôn giáo, dù rằng người dân nước này bị mất liên hệ với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết đã nói chuyện với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề trên đây và ông cho rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội cần cố gắng tìm hiểu xem Giáo Hội có thể cải tiến việc đả thông với dân chúng như thế nào, làm sao tìm ra những phương thức mới để thông truyền sứ điệp thích hợp trong thời đại mới. Đại sứ Vosalik xác quyết rằng ”Tôi thấy cuộc viếng thăm này của ĐTC là một bước tiến rất quan trọng để tiến tới việc xây dựng và mở ra những con đường mới để đả thông giữa xã hội và Giáo Hội Công Giáo”.
Viễn tượng hy vọng
Về phần ĐTC Biển Đức 16, ngài cũng tỏ ra lạc quan về viễn tượng Giáo Hội tại Tchèque có thể vượt qua những chướng ngại. Trong diễn văn chào mừng Đại sứ Vosalik khi ông đến trình quốc thư hồi năm 2008, ngài ca ngợi cảm thức mạnh mẽ của nhân dân Cộng hòa Tchèque về tình liên đới, và chính yếu tố này đã giúp họ lật đổ chế độ độc tài và xây dựng một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tiến bộ đích thực chỉ có thể diễn ra với những giá trị và niềm hy vọng mà Giáo Hội mang lại cho mỗi thế hệ, và sứ điệp này, ngài muốn đích thân nhắc lại cho nhân dân Tchèque trong cuộc viếng thăm từ ngày 26-9-2009.
Chính ĐTC loan báo chủ ý chuyến viếng thăm của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Castel Gandolfo trưa chúa nhật 20-9-2009. Ngài nói: ”Cộng hòa Tchèque, xét về phương diện địa lý và lịch sử, ở trung tâm của Âu Châu, và sau khi trải qua những thảm trạng trong thế kỷ vừa qua, nước này, cũng như toàn đại lục Âu Châu, đang cần tìm lại những lý do để tin và hy vọng. Trong vết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi đã viếng thăm nước Tchèque tới 3 lần, tôi cũng sẽ đến chào mừng các chứng nhân anh dũng của Tin Mừng, kỳ cựu cũng như gần đây, và sẽ khích lệ tất cả mọi người hãy tiến bước trong bác ái và chân lý. Ngay từ bây giờ, tôi cám ơn tất cả những người sẽ tháp tùng tôi bằng kinh nguyện trong cuộc viếng thăm này, để xin Chúa chúc lành và làm cho cuộc viếng thăm mang lại nhiều thành quả”.
Đây là lần thứ 4 trong 19 năm qua, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm nước Tchèque, kể từ cuộc viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong hai ngày 21 và 22-4 năm 1990, tức là chỉ 5 tháng sau khi Liên bang Tiệp Khắc tìm lại được tự do.
Vài nét về Công Giáo tại Tchèque
Cộng hòa Tchèque tách rời khỏi Liên bang Tiệp Khắc và trở thành quốc gia độc lập từ đầu tháng giêng năm 1993. Với gần 79 ngàn cây số vuông (1/4 Việt Nam).
Cũng như nhiều nước khác ở Đông Âu thời cộng sản, Giáo Hội tại Tchèque đã chịu đau khổ rất nhiều dưới thời thống trị của Liên Xô từ sau thế chiến thứ 2. Tài sản và các cơ sở của Giáo Hội bị tịch thu và cho đến nay vấn đề trả lại tài sản hoặc bồi thường cho Giáo Hội vẫn chưa được giải quyết xong. Chẳng hạn, Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở thủ đô Praha, nơi ĐTC sẽ chủ sự kinh chiều ngày 26-9-2009 với các GM, LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, vẫn thuộc về nhà nước, mặc dù trong 14 năm qua, Giáo Hội đã kiện lên nhiều tòa án các cấp để yêu cầu trả lại Thánh Đường quan trọng này.
Trong khi Cộng hòa Slovak có hơn 5 triệu dân cư, trong đó 75% là tín hữu Công Giáo với mức thực hành đạo cao, thì tại Cộng hòa Tchèque, hiện nay chỉ có 3 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là 31,7% của 10 triệu 380 ngàn dân cư, phần lớn sống ở miền Moravia chuyên về nông nghiệp. Tại miền Boemia công nghệ cao, số tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số so với đại đa số dân là người không tín ngưỡng, và mức độ thực hành đạo của các tín hữu tại đây chỉ được 4% so với 8% tại miền Moravia. Những con số trên đây cho thấy sự sa sút và tục hóa mạnh mẽ tại Tchèque. Hồi năm 1946, có tới 80% dân Tchèque tuyên bố mình là tín hữu Công Giáo và 50% tham dự thánh lễ đều đặn, theo thống kê của Giáo Hội địa phương.
Trào lưu bài giáo sĩ đã có từ hàng trăm năm nay tại miền Boemia và 40 năm dưới chế độ cộng sản càng làm cho xu hướng đó mạnh mẽ thêm. Giống như trường hợp ở Đông Đức, rất nhiều tín hữu tin lành đã không rửa tội, để có thể tiến thân dễ dàng trên đường sự nghiệp. Vì thế, ngày nay, số tín hữu tin lành ở Tchèque chỉ còn khoảng 5% dân số, và gần 57% dân chúng ở Tchèque tuyên bố mình là người vô thần hoặc không có tôn giáo.
ĐHY Miroslav Vlk, TGM giáo phận thủ đô Praha, cho biết: một vấn đề lớn của Giáo Hội tại đây là tình trạng thụ động và lãnh đạm của các tín hữu Kitô. Chế độ cộng sản đã cố gắng chia rẽ Giáo Hội và đã tạo nên hậu quả là thiếu sự đối thoại giữa lòng Giáo Hội, giữa hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân. Nhưng ĐHY nhấn mạnh rằng: ”giáo dân không phải là đối tượng truyền giáo mà thôi, nhưng họ phải là những chủ thể tích cực trong việc truyền giáo, nhất là bằng cuộc sống chứng tá.”
Ảnh hưởng của chế độ vô thần trên xã hội Tchèque cũng rất trầm trọng. Người ta thấy rõ điều đó nhất là trong lãnh vực gia đình. Gần một nửa các cặp hôn nhân đi tới ly vị hoặc li thân, nhất là tại miền Boemia. Nạn phá thai, do luật của chế độ cũ cho phép, nay có phần giảm bớt, nhưng vẫn còn ở mức độ cao nhất thế giới. Vì thế, hiện tượng số sinh không đủ bù đắp số tử tại Tchèque ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, 25% số trẻ em sinh ra tại nước này là ở ngoài vòng hôn nhân. Thêm vào đó, là trào lưu duy khoái lạc từ các nước lân bang tràn vào Tchèque góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng các giá trị trong đời sống thường nhất, với những triệu chứng như nạn dâm ô, mãi dâm và lạm dụng trẻ em vào tình dục.
Bỏ lỡ cơ hội
Ngoài nguyên do là sự đàn áp của chế độ cộng sản Tiệp Khắc, theo một số nhà phân tích, sự sa sút của Giáo Hội tại Cộng Hòa Tchèque cũng có thể có một nguyên do khác nữa, đó là vì Giáo Hội không nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mới theo sau làn sóng tự do dân chủ.
Chẳng hạn trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 14-9-2009, Đại sứ Cộng hòa Tchèque tại Tòa Thánh, ông Pavel Vosalik, nhận định rằng ”sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại nước này, đại đa số dân Tchèque đã đồng hóa mình với những giá trị và nguyên tắc Kitô giáo. Nhưng khi đất nước miệt mài theo đuổi việc xây dựng một quốc gia dân chủ và tự do, những lý tưởng chung ấy dần dần bị mất hút và xã hội bị tục hóa mau lẹ. Trong thập niên 1990, Giáo Hội đã đánh mất thời điểm và cơ may quan trọng khi dân nước Tchèque tỏ ra rất cởi mở và muốn cảm thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội đã không tìm đến được với giới trẻ là những người không hề cảm nghiệm sự đàn áp của chế độ cộng sản, Giáo Hội không nói một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, với một sứ điệp mà họ muốn được nghe.”
Dầu vậy, Đại sứ Vosalik tin rằng đất nước Tchèque vẫn còn giữ niềm tin sâu đậm nơi Thiên Chúa và tôn giáo, dù rằng người dân nước này bị mất liên hệ với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết đã nói chuyện với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề trên đây và ông cho rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội cần cố gắng tìm hiểu xem Giáo Hội có thể cải tiến việc đả thông với dân chúng như thế nào, làm sao tìm ra những phương thức mới để thông truyền sứ điệp thích hợp trong thời đại mới. Đại sứ Vosalik xác quyết rằng ”Tôi thấy cuộc viếng thăm này của ĐTC là một bước tiến rất quan trọng để tiến tới việc xây dựng và mở ra những con đường mới để đả thông giữa xã hội và Giáo Hội Công Giáo”.
Viễn tượng hy vọng
Về phần ĐTC Biển Đức 16, ngài cũng tỏ ra lạc quan về viễn tượng Giáo Hội tại Tchèque có thể vượt qua những chướng ngại. Trong diễn văn chào mừng Đại sứ Vosalik khi ông đến trình quốc thư hồi năm 2008, ngài ca ngợi cảm thức mạnh mẽ của nhân dân Cộng hòa Tchèque về tình liên đới, và chính yếu tố này đã giúp họ lật đổ chế độ độc tài và xây dựng một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tiến bộ đích thực chỉ có thể diễn ra với những giá trị và niềm hy vọng mà Giáo Hội mang lại cho mỗi thế hệ, và sứ điệp này, ngài muốn đích thân nhắc lại cho nhân dân Tchèque trong cuộc viếng thăm từ ngày 26-9-2009.
Chính ĐTC loan báo chủ ý chuyến viếng thăm của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Castel Gandolfo trưa chúa nhật 20-9-2009. Ngài nói: ”Cộng hòa Tchèque, xét về phương diện địa lý và lịch sử, ở trung tâm của Âu Châu, và sau khi trải qua những thảm trạng trong thế kỷ vừa qua, nước này, cũng như toàn đại lục Âu Châu, đang cần tìm lại những lý do để tin và hy vọng. Trong vết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi đã viếng thăm nước Tchèque tới 3 lần, tôi cũng sẽ đến chào mừng các chứng nhân anh dũng của Tin Mừng, kỳ cựu cũng như gần đây, và sẽ khích lệ tất cả mọi người hãy tiến bước trong bác ái và chân lý. Ngay từ bây giờ, tôi cám ơn tất cả những người sẽ tháp tùng tôi bằng kinh nguyện trong cuộc viếng thăm này, để xin Chúa chúc lành và làm cho cuộc viếng thăm mang lại nhiều thành quả”.
Đức Thánh Cha tái kêu gọi bảo vệ thiên nhiên
LM Trần Đức Anh, OP
11:40 24/09/2009
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các vị lãnh đạo các quốc gia can đảm hành động để bảo vệ thiên nhiên như món quà quí giá của Đấng Tạo Hóa.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video gửi Hội nghị Thượng Đỉnh của LHQ về sự thay đổi khí hậu, đang tiến hành tại New York, Hoa Kỳ trong những ngày này.
Trong sứ điệp ĐTC tuyên bố ủng hộ Hội nghị và cho biết Giáo Hội coi các vấn đề liên quan tới môi sinh là điều gắn liền với sự phát triển toàn diện con người, đồng thời ngài khẳng định rằng:
”Điều quan trọng là Cộng đồng quốc tế và mỗi chính phủ đưa ra những tín hiệu đúng đắn cho người dân.. Việc bảo vệ môi sinh và các tài nguyên cũng như khí hậu đòi các vị lãnh đạo phải hoạt động chung với nhau, tôn trọng luật pháp và thăng tiến tình liên đới với những vùng nghèo yếu nhất trên thế giới. Cùng nhau chúng ta có thể xây dựng một sự phát triển toàn diện con người, mưu ích cho mọi dân tộc, trong hiện tại cũng như tương lai, một sự phát triển được sự hướng dẫn của các giá trị bác ái trong chân lý. Để điều đó có thể diễn ra, điều cần thiết là kiểu mẫu phát triển trên thế giới hiện nay phải được biến đổi, nhờ sự chấp nhận trách nhiệm chung đối với thiên nhiên”.
Với tâm tình đó, ĐTC khích lệ các tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về khía hâu thảo luận trong tinh thần xây dựng và quảng đại, can đảm. (SD 24-9-2009)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video gửi Hội nghị Thượng Đỉnh của LHQ về sự thay đổi khí hậu, đang tiến hành tại New York, Hoa Kỳ trong những ngày này.
Trong sứ điệp ĐTC tuyên bố ủng hộ Hội nghị và cho biết Giáo Hội coi các vấn đề liên quan tới môi sinh là điều gắn liền với sự phát triển toàn diện con người, đồng thời ngài khẳng định rằng:
”Điều quan trọng là Cộng đồng quốc tế và mỗi chính phủ đưa ra những tín hiệu đúng đắn cho người dân.. Việc bảo vệ môi sinh và các tài nguyên cũng như khí hậu đòi các vị lãnh đạo phải hoạt động chung với nhau, tôn trọng luật pháp và thăng tiến tình liên đới với những vùng nghèo yếu nhất trên thế giới. Cùng nhau chúng ta có thể xây dựng một sự phát triển toàn diện con người, mưu ích cho mọi dân tộc, trong hiện tại cũng như tương lai, một sự phát triển được sự hướng dẫn của các giá trị bác ái trong chân lý. Để điều đó có thể diễn ra, điều cần thiết là kiểu mẫu phát triển trên thế giới hiện nay phải được biến đổi, nhờ sự chấp nhận trách nhiệm chung đối với thiên nhiên”.
Với tâm tình đó, ĐTC khích lệ các tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về khía hâu thảo luận trong tinh thần xây dựng và quảng đại, can đảm. (SD 24-9-2009)
Hai vị Hồng y, hai khuôn mặt lãnh đạo nổi bật của châu Á
UCAN
12:06 24/09/2009
WHĐ (24.09.2009) / UCAN – Trong hai ngày 17 và 18 tháng 9 vừa qua, Trường Thần học thuộc đại học dòng Tên Sogang tại Seoul đã tổ chức cuộc hội thảo mang tựa đề “Lãnh đạo Giáo Hội tại Á châu: Tưởng nhớ Đức Cố Hồng y Stephen Kim Sou-hwan”. Trong bài thuyết trình của mình, cha Jose Mario Francisco đã so sánh Đức Hồng y Kim Sou-hwan (Hàn quốc) với Đức Hồng y Jaime Sin ( Philippines). Đức Hồng y Kim mới qua đời vào tháng 2 năm nay, hưởng thọ 86
tuổi; còn Đức Hồng y Sin đã qua đời vào tháng 6, 2005, hưởng thọ 76 tuổi. Theo thuyết trình viên, hai vị hồng y, một từ Seoul, một từ Manila, đã lãnh đạo Giáo Hội trong giai đoạn đất nước chuyển mình sang thể chế dân chủ, và hai vị đã thể hiện năng lực và cung cách lãnh đạo của các ngài.
Đức Hồng y Kim được coi như người bảo vệ nhân quyền chống lại những thể chế độc tài trong thập niên 1970 và 1980. Năm 1987, khi Chính quyền đe doạ sử dụng sức mạnh để đè bẹp những người tranh đấu cho dân chủ, lúc ấy đang trú tại Nhà thờ chính toà Myeongdong, Đức Hồng y đã tuyên bố, “Các ông phải bước qua xác tôi trước hết, rồi đến các linh mục tu sĩ, trước khi các ông bắt giam các sinh viên và công dân”. Cha Francisco đã so sánh biến cố này với lời kêu gọi của Đức Hồng y Sin trên sóng truyền thanh năm 1986, lời kêu gọi đã phát động cuộc nổi dậy của nhân dân, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ferdinand Marcos sau 21 năm cầm quyền, đồng thời dọn đường cho việc tái lập thể chế dân chủ trên đất nước Philippines.
Việc Đức Hồng y Kim đón tiếp những người đau khổ vào trong cung thánh của Nhà thờ chính toà là hình ảnh biểu tượng cung cách lãnh đạo của ngài, lãnh đạo một Giáo Hội chỉ chiếm chưa đầy 10% dân số Hàn quốc. Còn việc Đức Hồng y Sin kêu gọi dân chúng xuống đường lại là hình ảnh biểu tượng cung cách lãnh đạo một Giáo Hội vốn chiếm đa số dân trong cả nước. Hai vị lãnh đạo không đối nghịch nhau nhưng mỗi vị trong từng hoàn cảnh riêng biệt đã có những đáp ứng mục vụ thích hợp.
Đức Cha Peter Kang Woo-il của giáo phận Cheju, trước đây là giám mục phụ tá tổng giáo phận Seoul dưới thời Đức Hồng y Kim, đã nhấn mạnh: Đức Hồng y Kim không phải là một chiến binh hay nhà hoạt động chính trị. Nhưng “dòng chảy của thời đại đã đẩy ngài về phía trước, và ngài sáng suốt hướng dẫn đoàn chiên của mình”. Ngoài ra, Đức Hồng y Kim cũng được nhắc đến như người có công trong việc thiết lập Liên Hội ñồng Giám mục Á Châu (FABC). Trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phaolô VI tại Manila năm 1970, chính Đức Hồng y Kim đã đưa ra đề nghị này. Vào lúc đó, Rôma sợ rằng các giám mục Á châu sẽ đi theo Thần học giải phóng của Châu Mỹ La tinh, nhưng Đức Hồng y Kim đã thuyết phục Đức Phaolô VI và cuối cùng, quy chế thành lập FABC đã được phê chuẩn. (Theo UCAN)
Đức cố Hồng Y Kim sou-Hwan |
Đức Hồng y Kim được coi như người bảo vệ nhân quyền chống lại những thể chế độc tài trong thập niên 1970 và 1980. Năm 1987, khi Chính quyền đe doạ sử dụng sức mạnh để đè bẹp những người tranh đấu cho dân chủ, lúc ấy đang trú tại Nhà thờ chính toà Myeongdong, Đức Hồng y đã tuyên bố, “Các ông phải bước qua xác tôi trước hết, rồi đến các linh mục tu sĩ, trước khi các ông bắt giam các sinh viên và công dân”. Cha Francisco đã so sánh biến cố này với lời kêu gọi của Đức Hồng y Sin trên sóng truyền thanh năm 1986, lời kêu gọi đã phát động cuộc nổi dậy của nhân dân, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ferdinand Marcos sau 21 năm cầm quyền, đồng thời dọn đường cho việc tái lập thể chế dân chủ trên đất nước Philippines.
Đức cố Hồng Y Jaime Sin |
Đức Cha Peter Kang Woo-il của giáo phận Cheju, trước đây là giám mục phụ tá tổng giáo phận Seoul dưới thời Đức Hồng y Kim, đã nhấn mạnh: Đức Hồng y Kim không phải là một chiến binh hay nhà hoạt động chính trị. Nhưng “dòng chảy của thời đại đã đẩy ngài về phía trước, và ngài sáng suốt hướng dẫn đoàn chiên của mình”. Ngoài ra, Đức Hồng y Kim cũng được nhắc đến như người có công trong việc thiết lập Liên Hội ñồng Giám mục Á Châu (FABC). Trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phaolô VI tại Manila năm 1970, chính Đức Hồng y Kim đã đưa ra đề nghị này. Vào lúc đó, Rôma sợ rằng các giám mục Á châu sẽ đi theo Thần học giải phóng của Châu Mỹ La tinh, nhưng Đức Hồng y Kim đã thuyết phục Đức Phaolô VI và cuối cùng, quy chế thành lập FABC đã được phê chuẩn. (Theo UCAN)
Nghiên cứu mới về 34 triệu người Mỹ không tôn giáo
Trần Mạnh Trác
15:04 24/09/2009
Hartford, Conn, Ngày 22 tháng 9 2009 / 02:57 (CNA). - Một nghiên cứu mới về 34 triệu người Mỹ không thuộc bất kỳ tôn giáo nào cho thấy trong nhiều khía cạnh, họ vẫn là phản ảnh cuả một dân số rộng hơn. Tuy nhiên, nhóm này thường là trẻ, phái nam, chính trị độc lập và có nguồn gốc Aí Nhĩ Lan.
Số lượng những người không tôn giáo (gọi là "Nones") đã tăng đáng kể từ năm 1990. Năm 1990 họ là 8.2% dân số, năm 2001 tăng lên 14.2%. Trong năm 2008 họ đã tăng tới 15%.
Nones là nhóm duy nhất có sự tăng trưởng đều khắp các tiểu bang và khu vực trong suốt 18 năm qua, theo một nghiên cứu phát hành từ Trinity College Hartford.
Xếp loại Nones bao gồm những người không tin tín ngưỡng nào (irreligious), không theo tín ngưỡng nào (unreligious), chống tôn giáo (anti-religious), hoặc chống giáo phẩm (anti-clerical). Khoảng 59% là người cho rằng thần thánh là bất khả tri (agnostic ) hoặc tin theo thuyết tạo hoá là ở thiên nhiên (deist), trong khi một thiểu số là người vô thần. Khoảng 27% tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa cá nhân. Một số đôi khi tham gia các nghi lễ tôn giáo, trong khi nhiều người khác nói rằng họ sẽ không bao giờ dự lễ.
Đơn vị dân số Nones ngày càng phản ánh tỷ số của dân số rộng rãi về sắc tộc, thu nhập, và trình độ giáo dục. Khoảng 19% là đàn ông, so với chỉ 12% là phụ nữ. Phụ nữ ít khi là người vô thần hay đặt nghi vấn. Khoảng 33% nhận là gốc Ái Nhĩ Lan, trong khi 28% sống ở các tiểu bang miền Nam.
Khoảng một nửa đến từ một gia đình mà cả cha lẫn mẹ có cùng một tôn giáo, trong khi 17% đến từ một gia đình mà một người cha hay mẹ không có tôn giáo. Chỉ có 32% Nones hiện nay nói rằng họ không có tôn giáo ở tuổi 12, nghĩa là khoảng hai phần ba đã lớn lên trong một tôn giáo nào đó.
Khoảng 24% Nones xác định đã là Công Giáo ở tuổi 12, so với 26% dân số nói chung. Tuy nhiên, người cựu Công giáo chiếm tới 35% những người Nones mới, là nhóm lớn nhất.
Khoảng 22% người lớn dưới 30 tuổi tự nhận là Nones. Giáo sư Ryan Cragun cho rằng, nếu tiếp tục xu hướng hiện nay, trong hai thập kỷ nữa, Nones có thể chiếm khoảng 25% dân số Hoa Kỳ.
Bản nghiên cứu, có tiêu đề " American Nones: sơ lược về dân số không tôn giáo" được thực hiện bởi giáo sư Barry Kosmin và Ariela Keysar, Trinity College. Họ được sự hổ trợ của những giáo sư Ryan Cragun của Đại học Tampa và Juhem Navarro-Rivera của Đại học Connecticut.
Các giáo sư đã nghiên cứu kết quả của American Religious Identification Survey (Aris) năm 2008, thăm dò 54.461 người lớn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha giữa tháng hai và tháng 11 năm 2008. Sai xuất là cộng hoặc trừ 0.3 phần trăm.
"Tính Thế Tục của công chúng Mỹ là chắc chắn ngày càng tăng, nhưng tốc độ thay đổi giữa các cá nhân tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thuộc về đâu, tin tưởng thế nào và hành xử ra sao (belong, believe and behave )", GS Kosmin cho biết. "Xu hướng chung là tăng vì nam giới và người trẻ, nhưng chậm lại vì lý do có lòng mộ đạo lớn từ giới nữ."
GS Navarro-Rivera cũng thảo luận về khuynh hướng chính trị của họ, và nói rằng "về chính trị, những người Nones lớn tuổi thường theo chủ nghĩa Cộng Hòa Tự Do (libertarian Republicans), nhưng thế hệ trẻ, sinh sau năm 1973, cho rằng Đảng Cộng Hòa có liên quan với các phái Tôn Giáo Hữu Khuynh (Religious Right), và kết quả là, họ theo Đảng Dân Chủ hoặc là độc lập. "
Số lượng những người không tôn giáo (gọi là "Nones") đã tăng đáng kể từ năm 1990. Năm 1990 họ là 8.2% dân số, năm 2001 tăng lên 14.2%. Trong năm 2008 họ đã tăng tới 15%.
Nones là nhóm duy nhất có sự tăng trưởng đều khắp các tiểu bang và khu vực trong suốt 18 năm qua, theo một nghiên cứu phát hành từ Trinity College Hartford.
Xếp loại Nones bao gồm những người không tin tín ngưỡng nào (irreligious), không theo tín ngưỡng nào (unreligious), chống tôn giáo (anti-religious), hoặc chống giáo phẩm (anti-clerical). Khoảng 59% là người cho rằng thần thánh là bất khả tri (agnostic ) hoặc tin theo thuyết tạo hoá là ở thiên nhiên (deist), trong khi một thiểu số là người vô thần. Khoảng 27% tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa cá nhân. Một số đôi khi tham gia các nghi lễ tôn giáo, trong khi nhiều người khác nói rằng họ sẽ không bao giờ dự lễ.
Đơn vị dân số Nones ngày càng phản ánh tỷ số của dân số rộng rãi về sắc tộc, thu nhập, và trình độ giáo dục. Khoảng 19% là đàn ông, so với chỉ 12% là phụ nữ. Phụ nữ ít khi là người vô thần hay đặt nghi vấn. Khoảng 33% nhận là gốc Ái Nhĩ Lan, trong khi 28% sống ở các tiểu bang miền Nam.
Khoảng một nửa đến từ một gia đình mà cả cha lẫn mẹ có cùng một tôn giáo, trong khi 17% đến từ một gia đình mà một người cha hay mẹ không có tôn giáo. Chỉ có 32% Nones hiện nay nói rằng họ không có tôn giáo ở tuổi 12, nghĩa là khoảng hai phần ba đã lớn lên trong một tôn giáo nào đó.
Khoảng 24% Nones xác định đã là Công Giáo ở tuổi 12, so với 26% dân số nói chung. Tuy nhiên, người cựu Công giáo chiếm tới 35% những người Nones mới, là nhóm lớn nhất.
Khoảng 22% người lớn dưới 30 tuổi tự nhận là Nones. Giáo sư Ryan Cragun cho rằng, nếu tiếp tục xu hướng hiện nay, trong hai thập kỷ nữa, Nones có thể chiếm khoảng 25% dân số Hoa Kỳ.
Bản nghiên cứu, có tiêu đề " American Nones: sơ lược về dân số không tôn giáo" được thực hiện bởi giáo sư Barry Kosmin và Ariela Keysar, Trinity College. Họ được sự hổ trợ của những giáo sư Ryan Cragun của Đại học Tampa và Juhem Navarro-Rivera của Đại học Connecticut.
Các giáo sư đã nghiên cứu kết quả của American Religious Identification Survey (Aris) năm 2008, thăm dò 54.461 người lớn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha giữa tháng hai và tháng 11 năm 2008. Sai xuất là cộng hoặc trừ 0.3 phần trăm.
"Tính Thế Tục của công chúng Mỹ là chắc chắn ngày càng tăng, nhưng tốc độ thay đổi giữa các cá nhân tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thuộc về đâu, tin tưởng thế nào và hành xử ra sao (belong, believe and behave )", GS Kosmin cho biết. "Xu hướng chung là tăng vì nam giới và người trẻ, nhưng chậm lại vì lý do có lòng mộ đạo lớn từ giới nữ."
GS Navarro-Rivera cũng thảo luận về khuynh hướng chính trị của họ, và nói rằng "về chính trị, những người Nones lớn tuổi thường theo chủ nghĩa Cộng Hòa Tự Do (libertarian Republicans), nhưng thế hệ trẻ, sinh sau năm 1973, cho rằng Đảng Cộng Hòa có liên quan với các phái Tôn Giáo Hữu Khuynh (Religious Right), và kết quả là, họ theo Đảng Dân Chủ hoặc là độc lập. "
ĐGH Bênêđictô XVI sẽ thăm Vương Quốc Anh năm tới
Đức Long
16:19 24/09/2009
LONDON - Lần đầu tiên từ 28 năm nay và là lần thứ hai kể từ cuộc chia ly anh giáo năm 1534, ĐGH viếng thăm Anh Quốc.
Trong chuyến thăm Roma tháng hai vừa rồi, thủ tướng Anh, Gordon Brown lấy làm vui mừng thông báo chuyến thăm của Đức Thánh cha, và đã mời ngài thăm nước ông. Viễn cảnh này được cha Federio Lombardi, giám độc văn phòng bào chí Tòa Thánh xác nhận trên báo La Croix, ngày 24 thánh 09, theo ngài « Mùa thu sẽ thích hợp cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha ».
Thông tin sự kiện trên, ngay lập tức được Giám mục Vincent Nichols, tổng giám mục Westmester và là chủ tịch Hội đồng giám mục Anh Quốc chào đón: « Viễn cảnh này làm chúng tôi tràn niềm vui ». Rowan Wiliams, tổng giám mục Cantorbéry nói « nhân danh toàn thể tín đồ Anh giáo » xin xác nhận thông tin này: « đích thân tôi đã năn nì Đức Thánh Cha để ngài chấp nhận lời mời này ».
Thánh lễ tại sân vận động Wembley: Theo giả thiết ban đầu, Đức Thánh Cha Bênêđictô, có thể giống như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ tế thánh lễ trước 90.000 người tại sân vận động Wembley, và sẽ thăm hoàng hậu Elisabeth, thủ lình tối cao của Giáo hội Anh Quốc: « đó sẽ là sự kiện gây cảm xúc và rất quan trong cho cả đất nước, và chắc chắn nước Anh sẽ tiếp đón ngài nồng nhiệt nhất » Downing Street bày tỏ.
Tuy nhiên nơi tham quan trong 6 ngày thăm viếng của Đức Thánh Cha chưa được xác định chắc chắn. Dự tính ngài sẽ thăm thành phố Lonđôn Birmingham, Oxford, Edimbourg, nhưng cũng có thể cả Dublin, nhất là Armagh, ở Bắc Ai Len. Trạm dừng chân cuối cùng này mang nét tượng trương và rất ý nghĩa. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ diễn ra một thời gian sau khi phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman ( 1801-1890, dự tính vào mùa xuân năm 2010. Đầu tháng 07, Đức Thánh Cha dành sự ngưỡng mộ lớn lao đối với thần học gia chuyển từ anh giáo sang Roma này. Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ khỏi bệnh để mở đường phong chân phước cho ngài.
Trong chuyến thăm Roma tháng hai vừa rồi, thủ tướng Anh, Gordon Brown lấy làm vui mừng thông báo chuyến thăm của Đức Thánh cha, và đã mời ngài thăm nước ông. Viễn cảnh này được cha Federio Lombardi, giám độc văn phòng bào chí Tòa Thánh xác nhận trên báo La Croix, ngày 24 thánh 09, theo ngài « Mùa thu sẽ thích hợp cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha ».
Thông tin sự kiện trên, ngay lập tức được Giám mục Vincent Nichols, tổng giám mục Westmester và là chủ tịch Hội đồng giám mục Anh Quốc chào đón: « Viễn cảnh này làm chúng tôi tràn niềm vui ». Rowan Wiliams, tổng giám mục Cantorbéry nói « nhân danh toàn thể tín đồ Anh giáo » xin xác nhận thông tin này: « đích thân tôi đã năn nì Đức Thánh Cha để ngài chấp nhận lời mời này ».
Thánh lễ tại sân vận động Wembley: Theo giả thiết ban đầu, Đức Thánh Cha Bênêđictô, có thể giống như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ tế thánh lễ trước 90.000 người tại sân vận động Wembley, và sẽ thăm hoàng hậu Elisabeth, thủ lình tối cao của Giáo hội Anh Quốc: « đó sẽ là sự kiện gây cảm xúc và rất quan trong cho cả đất nước, và chắc chắn nước Anh sẽ tiếp đón ngài nồng nhiệt nhất » Downing Street bày tỏ.
Tuy nhiên nơi tham quan trong 6 ngày thăm viếng của Đức Thánh Cha chưa được xác định chắc chắn. Dự tính ngài sẽ thăm thành phố Lonđôn Birmingham, Oxford, Edimbourg, nhưng cũng có thể cả Dublin, nhất là Armagh, ở Bắc Ai Len. Trạm dừng chân cuối cùng này mang nét tượng trương và rất ý nghĩa. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ diễn ra một thời gian sau khi phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman ( 1801-1890, dự tính vào mùa xuân năm 2010. Đầu tháng 07, Đức Thánh Cha dành sự ngưỡng mộ lớn lao đối với thần học gia chuyển từ anh giáo sang Roma này. Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ khỏi bệnh để mở đường phong chân phước cho ngài.
Đức Thánh Cha có thể viếng thăm Anh Quốc
Bùi Hữu Thư
20:31 24/09/2009
Luân Đôn ngày 25, tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales mong đợi chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Anh Quốc năm tới.
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols ở Westminster tuyên bố trong một thông cáo được đăng trên gia trang của tổng giáo phận ngày Thứ Tư vừa qua, sau khi các giới truyền thông trong nước đăng tải theo nguồn tin của chính phủ là sắp có lời tuyên bố chính thức của Tòa Thánh về chuyến đi này.
Đức Tổng Giám Mục nói "Chúng tôi hân hoan mừng vui khi nghe được tin mới xuất hiện này về sự việc sẽ có thể có một chuyến viếng thăm chính thức của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tới Anh Quốc trong năm tới. Chúng tôi rất mừng khi thấy Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những lời mời ngài nhận được từ chính phủ của Nữ Hoàng Anh, và điều này phù hợp mật thiết với ước muốn và những thỉnh cầu đã được các giám mục Anh và Wales bầy tỏ. Viễn tượng của một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict khiến cho lòng chúng tôi được tràn đầy vui sướng."
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Đức Thánh Cha cuối cùng đã đến thăm nước Anh. Ngài đã đến đây năm 1982.
Đức Tổng Giám Mục Vincent Nichols ở Westminster tuyên bố trong một thông cáo được đăng trên gia trang của tổng giáo phận ngày Thứ Tư vừa qua, sau khi các giới truyền thông trong nước đăng tải theo nguồn tin của chính phủ là sắp có lời tuyên bố chính thức của Tòa Thánh về chuyến đi này.
Đức Tổng Giám Mục nói "Chúng tôi hân hoan mừng vui khi nghe được tin mới xuất hiện này về sự việc sẽ có thể có một chuyến viếng thăm chính thức của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tới Anh Quốc trong năm tới. Chúng tôi rất mừng khi thấy Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những lời mời ngài nhận được từ chính phủ của Nữ Hoàng Anh, và điều này phù hợp mật thiết với ước muốn và những thỉnh cầu đã được các giám mục Anh và Wales bầy tỏ. Viễn tượng của một cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict khiến cho lòng chúng tôi được tràn đầy vui sướng."
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Đức Thánh Cha cuối cùng đã đến thăm nước Anh. Ngài đã đến đây năm 1982.
Top Stories
Amnesty International: Viet Nam should release peaceful critics
Amnesty International
08:52 24/09/2009
AMNESTY INTERNATIONAL PUBLIC STATEMENT 24 September 2009
Viet Nam should release peaceful critics
Today, at least seven peaceful critics of government policies are awaiting trial in Viet Nam. They face charges for posting articles about democracy and human rights on the internet, for writing poetry, distributing leaflets, and unfolding banners. Also today, the Human Rights Council in Geneva will adopt the Outcome Report of the Universal Periodic Review of Viet Nam, a report in which Viet Nam has blatantly rejected a large number of key recommendations pertaining to freedom of expression, assembly and association.
In its report for the Universal Periodic Review Viet Nam made a serious commitment for human rights:
“Respecting the universality of human rights, Viet Nam has become party to almost all core international human rights treaties and other international treaties in this field, and seriously implements its obligations. […] Viet Nam is fully aware that the implementation of international treaties on human rights is, first and foremost, the responsibility of the state party.” [1]
Yet the government did not support over 40 recommendations by other states, including repealing or amending national security provisions of the 1999 Penal Code to ensure compliance with international law; removing other restrictions on dissent, debate, political opposition, freedom of assembly; and the release of prisoners of conscience [2]. Many states also emphasised the need to reform law and practice to protect freedom of expression and assembly more specifically, including on the Internet, through independent media and an independent civil society. Viet Nam rejected also these recommendations.
Moreover, since the UPR review in May 2009, the Vietnamese government has increased its crackdown against peaceful expression. Public security officials and police have arrested at least 11 independent lawyers, bloggers and others who have criticized government policies or come forward as pro-democracy activists.
On 24 May 2009 police arrested Tran Huynh Duy Thuc and on 13 June 2009 the renowned lawyer Le Cong Dinh. These arrests were followed by at least nine others, including a number of bloggers. Three of these were subsequently released after several days of interrogation. The authorities accuse the majority of those in detention of committing crimes under Article 88 of the Penal Code’s national security section. If convicted, they risk prison terms of up to 20 years.
Article 88 - “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” - is vaguely worded and the authorities have a long history of using its sweeping provisions to silence voices they deem unacceptable. The article bans “ppropagating against, distorting and/or defaming the people’s administration”, “propagating psychological warfare and spreading fabricated news in order to foment confusion among people” and “making, storing and/or circulating documents and/or cultural products with contents” against the state. Amnesty International has repeatedly called on the Vietnamese authorities to repeal or reform the article so as to place it in line with Viet Nam’s international legal obligations. At the UPR, several states recommended reform of Article 88 and other equally sweeping national security laws.
Among those arrested are:
Le Cong Dinh, 41, lawyer
Nguyen Tien Trung, 26, IT engineer
Tran Anh Kim, 60, former army officer
Tran Huynh Duy Thuc, 43, businessman and blogger
Le Thang Long, 42, businessman
Bui Thanh Hieu, 37, blogger
Pham Doan Trang, 31, online journalist
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 31, blogger
The first five are reported to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. The Vietnamese authorities do not recognise any political parties or groups that are not authorised by the state and under its control. The last three are bloggers or online journalists, who were arrested and detained for expressing their views online. All these eight individuals have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea. Amnesty International considers them as prisoners of conscience, imprisoned solely for their peaceful expression of their views or beliefs.
Immediately after the arrest of Le Cong Dinh, the most well-known of them, the government launched a propaganda campaign in state controlled media against him. Officials and the media accused him of seeking to “overthrow the Communist regime in Vietnam through setting up the opposing political organisations”, by compiling documents “distorting the policies and laws of the Party and State”, and also stated that “Dinh had capitalized on his role as a lawyer to carry out his reactionary plot”. [3][4], Following mounting domestic and international criticism of the arrest, on 18 June the Ministry of Public Security arranged two press conferences providing details of a “confession” by Le Cong Dinh, in which he reportedly admitted wrongdoing and asked for leniency. As others were arrested in subsequent days, the government issued more public statements and politically motivated news reports. On 19 August 2009, state television interrupted regular broadcasts to air video clips with “confessions” by some of the detainees, including Le Cong Dinh.
These “confessions” and the propaganda campaign refer to activities that do not amount to recognizably criminal offenses under international law, but are merely expressions of alternative views or criticism. Examples include gathering information, communicating with others, and posting articles on the Internet. The confessions are also a cause of concern in themselves. Reports suggest that the detainees have not been allowed any visits since their arrests, including by their lawyers, and that they have been interrogated numerous times. In similar arrests, interrogations have involved intimidation, coercion and threats to obtain confessions, which raise fears for the well-being of the detainees.
The Vietnamese government has stated that these detainees will be tried as a matter of urgency, but it is unclear if any of the trials have yet been scheduled.
Amnesty International also considers the seven individuals, whose trials in Viet Nam were scheduled for today but reportedly postponed, as prisoners of conscience. They have been detained for around one year. This group includes:
Nguyen Xuan Nghia, 60, writer
Nguyen Van Tinh, 67; writer
Nguyen Kim Nhan, 60, electrician
Nguyen Van Tuc, 45; land rights activist
Ngo Quynh, 25, student
Nguyen Manh Son, 66, engineer
Pham Van Troi, 37, poet
Amnesty International calls on the Vietnamese government to live up to its human rights commitments made during the Universal Periodic Review by immediately and unconditionally releasing these and other prisoners of conscience.
[1]National Report – Viet Nam, A/HRC/WG.6/5/VNM/1, 16 February 2009, 63, p. 15
[2] Report of the Working Group on the Universal Periodic review, Viet Nam, A/HRC/12/11, paragraph 102.
[3] Le Cong Dinh arrested, Nhan Dan, 15 June 2009
[4] Lawyer arrested for subversion, police say, Thanh Nien News, 14 June 2009
Viet Nam should release peaceful critics
Today, at least seven peaceful critics of government policies are awaiting trial in Viet Nam. They face charges for posting articles about democracy and human rights on the internet, for writing poetry, distributing leaflets, and unfolding banners. Also today, the Human Rights Council in Geneva will adopt the Outcome Report of the Universal Periodic Review of Viet Nam, a report in which Viet Nam has blatantly rejected a large number of key recommendations pertaining to freedom of expression, assembly and association.
In its report for the Universal Periodic Review Viet Nam made a serious commitment for human rights:
“Respecting the universality of human rights, Viet Nam has become party to almost all core international human rights treaties and other international treaties in this field, and seriously implements its obligations. […] Viet Nam is fully aware that the implementation of international treaties on human rights is, first and foremost, the responsibility of the state party.” [1]
Yet the government did not support over 40 recommendations by other states, including repealing or amending national security provisions of the 1999 Penal Code to ensure compliance with international law; removing other restrictions on dissent, debate, political opposition, freedom of assembly; and the release of prisoners of conscience [2]. Many states also emphasised the need to reform law and practice to protect freedom of expression and assembly more specifically, including on the Internet, through independent media and an independent civil society. Viet Nam rejected also these recommendations.
Moreover, since the UPR review in May 2009, the Vietnamese government has increased its crackdown against peaceful expression. Public security officials and police have arrested at least 11 independent lawyers, bloggers and others who have criticized government policies or come forward as pro-democracy activists.
On 24 May 2009 police arrested Tran Huynh Duy Thuc and on 13 June 2009 the renowned lawyer Le Cong Dinh. These arrests were followed by at least nine others, including a number of bloggers. Three of these were subsequently released after several days of interrogation. The authorities accuse the majority of those in detention of committing crimes under Article 88 of the Penal Code’s national security section. If convicted, they risk prison terms of up to 20 years.
Article 88 - “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” - is vaguely worded and the authorities have a long history of using its sweeping provisions to silence voices they deem unacceptable. The article bans “ppropagating against, distorting and/or defaming the people’s administration”, “propagating psychological warfare and spreading fabricated news in order to foment confusion among people” and “making, storing and/or circulating documents and/or cultural products with contents” against the state. Amnesty International has repeatedly called on the Vietnamese authorities to repeal or reform the article so as to place it in line with Viet Nam’s international legal obligations. At the UPR, several states recommended reform of Article 88 and other equally sweeping national security laws.
Among those arrested are:
Le Cong Dinh, 41, lawyer
Nguyen Tien Trung, 26, IT engineer
Tran Anh Kim, 60, former army officer
Tran Huynh Duy Thuc, 43, businessman and blogger
Le Thang Long, 42, businessman
Bui Thanh Hieu, 37, blogger
Pham Doan Trang, 31, online journalist
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 31, blogger
The first five are reported to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. The Vietnamese authorities do not recognise any political parties or groups that are not authorised by the state and under its control. The last three are bloggers or online journalists, who were arrested and detained for expressing their views online. All these eight individuals have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea. Amnesty International considers them as prisoners of conscience, imprisoned solely for their peaceful expression of their views or beliefs.
Immediately after the arrest of Le Cong Dinh, the most well-known of them, the government launched a propaganda campaign in state controlled media against him. Officials and the media accused him of seeking to “overthrow the Communist regime in Vietnam through setting up the opposing political organisations”, by compiling documents “distorting the policies and laws of the Party and State”, and also stated that “Dinh had capitalized on his role as a lawyer to carry out his reactionary plot”. [3][4], Following mounting domestic and international criticism of the arrest, on 18 June the Ministry of Public Security arranged two press conferences providing details of a “confession” by Le Cong Dinh, in which he reportedly admitted wrongdoing and asked for leniency. As others were arrested in subsequent days, the government issued more public statements and politically motivated news reports. On 19 August 2009, state television interrupted regular broadcasts to air video clips with “confessions” by some of the detainees, including Le Cong Dinh.
These “confessions” and the propaganda campaign refer to activities that do not amount to recognizably criminal offenses under international law, but are merely expressions of alternative views or criticism. Examples include gathering information, communicating with others, and posting articles on the Internet. The confessions are also a cause of concern in themselves. Reports suggest that the detainees have not been allowed any visits since their arrests, including by their lawyers, and that they have been interrogated numerous times. In similar arrests, interrogations have involved intimidation, coercion and threats to obtain confessions, which raise fears for the well-being of the detainees.
The Vietnamese government has stated that these detainees will be tried as a matter of urgency, but it is unclear if any of the trials have yet been scheduled.
Amnesty International also considers the seven individuals, whose trials in Viet Nam were scheduled for today but reportedly postponed, as prisoners of conscience. They have been detained for around one year. This group includes:
Nguyen Xuan Nghia, 60, writer
Nguyen Van Tinh, 67; writer
Nguyen Kim Nhan, 60, electrician
Nguyen Van Tuc, 45; land rights activist
Ngo Quynh, 25, student
Nguyen Manh Son, 66, engineer
Pham Van Troi, 37, poet
Amnesty International calls on the Vietnamese government to live up to its human rights commitments made during the Universal Periodic Review by immediately and unconditionally releasing these and other prisoners of conscience.
[1]National Report – Viet Nam, A/HRC/WG.6/5/VNM/1, 16 February 2009, 63, p. 15
[2] Report of the Working Group on the Universal Periodic review, Viet Nam, A/HRC/12/11, paragraph 102.
[3] Le Cong Dinh arrested, Nhan Dan, 15 June 2009
[4] Lawyer arrested for subversion, police say, Thanh Nien News, 14 June 2009
VIETNAM: Une délégation de prêtres de l’archidiocèse de Huê rend visite au P. Nguyên Van Ly, dans sa prison de Ba Sao au Nord Vietnam
Eglises d'Asie
08:53 24/09/2009
Après avoir rendu visite à son frère, le P. Nguyên Van Ly, au camp de détention de Ba Sao au Nord Vietnam, sa sœur, Mme Nguyên Thi Hiêu, avait fait parvenir à l’archevêché de Huê des nouvelles préoccupantes concernant la santé du prêtre dissident (1). Inquiet, l’archevêque de Huê l’avait recommandé à la prière des prêtres du diocèse et demandé à deux d’entre eux de lui rendre visite dans sa prison. Ceux-ci, les PP. Lê Quang Quy et Lê Quang Viên, ont fait le voyage au Nord Vietnam et rencontré le prêtre prisonnier, le 17 septembre dernier (2).
Avant cette rencontre, ils avaient soumis à la direction du centre de détention et aux représentants du ministère de la Sécurité publique, les requêtes du diocèse concernant le P. Ly. Il leur était demandé de permettre au prêtre prisonnier d’être ausculté et soigné à l’hôpital, de créer pour lui les conditions nécessaires à l’accomplissement des principales obligations liées à son sacerdoce et, enfin, de hâter la date de sa libération. Les autorités pénitentiaires ont répondu favorablement aux deux premières requêtes et n’ont pas fait connaître leur opinion sur la troisième.
Lors de la visite des deux prêtres, le P. Ly s’est montré ému et reconnaissant de l’attention que lui portaient les évêques et les prêtres de son diocèse. Il les a assurés de sa communion avec eux dans l’eucharistie. Il a ensuite décliné la proposition de l’archevêché de le faire soigner à l’hôpital. Auprès de lui, de nombreux prisonniers, plus gravement malades que lui, avaient davantage besoin de soins médicaux. Quant à lui, la visite hebdomadaire du médecin du camp et les médicaments fournis par ses parents et l’administration pénitentiaire lui suffiraient… Le P. Ly a ensuite fait à ses confrères le récit des deux graves incidents de santé qui l’ont affecté il y a cinq mois: une hémorragie, le 13 mai 2009, et une paralysie passagère des membres, à la fin de ce même mois de mai, après avoir lu un article de l’organe du parti communiste vietnamien, rempli d’accusations haineuses contre lui.
Le prêtre a aussi évoqué des détails de sa vie quotidienne, dont il s’est montré satisfait. Il a également affirmé qu’il continuait à se tenir au courant de l’actualité du diocèse et de l’Eglise du Vietnam. Il a fait référence aux dernières affaires, y compris à celle de Loan Ly, dont il connaissait les diverses péripéties. Ces informations, a-t-il dit, lui permettaient de rester en communion avec la vie de l’Eglise du Vietnam.
À l’occasion de la fête nationale du 2 septembre dernier, les autorités avaient officiellement annoncé que le nom du père Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des prisonniers bénéficiant de l’amnistie du chef de l’État. Le prêtre dissident en est à son quatrième séjour en prison. Il totalise, aujourd’hui, 16 années de détention. Au mois de mars 2005, un procès au cours duquel on l’avait empêché de s’exprimer, l’avait condamné à huit ans de prison.
(1) Voir EDA 512
(2) Ces informations ont été mises en ligne sur le site de l’archidiocèse de Huê, le 23 septembre 2009
(Source: Eglises d'Asie, 24 septembre 2009)
Avant cette rencontre, ils avaient soumis à la direction du centre de détention et aux représentants du ministère de la Sécurité publique, les requêtes du diocèse concernant le P. Ly. Il leur était demandé de permettre au prêtre prisonnier d’être ausculté et soigné à l’hôpital, de créer pour lui les conditions nécessaires à l’accomplissement des principales obligations liées à son sacerdoce et, enfin, de hâter la date de sa libération. Les autorités pénitentiaires ont répondu favorablement aux deux premières requêtes et n’ont pas fait connaître leur opinion sur la troisième.
Lors de la visite des deux prêtres, le P. Ly s’est montré ému et reconnaissant de l’attention que lui portaient les évêques et les prêtres de son diocèse. Il les a assurés de sa communion avec eux dans l’eucharistie. Il a ensuite décliné la proposition de l’archevêché de le faire soigner à l’hôpital. Auprès de lui, de nombreux prisonniers, plus gravement malades que lui, avaient davantage besoin de soins médicaux. Quant à lui, la visite hebdomadaire du médecin du camp et les médicaments fournis par ses parents et l’administration pénitentiaire lui suffiraient… Le P. Ly a ensuite fait à ses confrères le récit des deux graves incidents de santé qui l’ont affecté il y a cinq mois: une hémorragie, le 13 mai 2009, et une paralysie passagère des membres, à la fin de ce même mois de mai, après avoir lu un article de l’organe du parti communiste vietnamien, rempli d’accusations haineuses contre lui.
Le prêtre a aussi évoqué des détails de sa vie quotidienne, dont il s’est montré satisfait. Il a également affirmé qu’il continuait à se tenir au courant de l’actualité du diocèse et de l’Eglise du Vietnam. Il a fait référence aux dernières affaires, y compris à celle de Loan Ly, dont il connaissait les diverses péripéties. Ces informations, a-t-il dit, lui permettaient de rester en communion avec la vie de l’Eglise du Vietnam.
À l’occasion de la fête nationale du 2 septembre dernier, les autorités avaient officiellement annoncé que le nom du père Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des prisonniers bénéficiant de l’amnistie du chef de l’État. Le prêtre dissident en est à son quatrième séjour en prison. Il totalise, aujourd’hui, 16 années de détention. Au mois de mars 2005, un procès au cours duquel on l’avait empêché de s’exprimer, l’avait condamné à huit ans de prison.
(1) Voir EDA 512
(2) Ces informations ont été mises en ligne sur le site de l’archidiocèse de Huê, le 23 septembre 2009
(Source: Eglises d'Asie, 24 septembre 2009)
VIETNAM: l'archevêque de Huê proteste officiellement contre la brutalité policière déployée à Loan Ly
Eglises d'Asie
08:56 24/09/2009
L’archevêché de Huê proteste officiellement contre la brutalité policière déployée à Loan Ly et invite le diocèse à la communion avec la paroisse agressée
L’archevêque de Huê, Mgr Étienne Nguyên Nhu Thê et l’évêque auxiliaire, Mgr François-Xavier Lê Van Hông, étaient en déplacement à l’étranger lors des événements survenus dans la paroisse de Loan Ly durant la nuit du 13 au 14 septembre et les deux jours qui avaient suivi. Des forces de la sécurité associées à des hommes de main avaient encerclé la paroisse et, avec violence et brutalité, avaient fait évacuer une école utilisée pour le catéchisme. Ils avaient aussi construit tout autour un mur d’enceinte. Les chrétiens, venus nombreux pour défendre cette propriété de la paroisse confisquée en 1975, ont résisté pendant deux jours à cette brutale intervention policière. A leur retour de voyage, le 22 septembre, les deux responsables du diocèse n’ont pas tardé à manifester leur indignation. L’archevêque de Huê accompagné d’une délégation est allé faire entendre sa protestation auprès du Bureau local des Affaires Religieuses. L’évêque auxiliaire a rendu visite aux fidèles de la paroisse agressée. Enfin, les deux évêques ont envoyé aux fidèles de l’archidiocèse une lettre, intitulée « Communiqué de l’archevêché de Huê N° 65/2009/TTGMH au sujet de l’affaire de Loan Ly » (1). En voici le texte traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie:
« Lorsque l’affaire de Loan Ly a éclaté le 13 septembre 2009, les deux évêques du diocèse étaient en mission d’ordre religieux à l’étranger. Après leur retour à Huê, ils ont pris contact avec le prêtre responsable du doyenné de Hai Van ainsi qu’avec le prêtre chargé de la paroisse de Loan Ly. L’archevêque de Huê a pris la tête d’une délégation qui a rencontré le Bureau des Affaires Religieuses de la province de Thua Thien-Huê, le 22 septembre à 10 h, pour lui faire part de son indignation et de son trouble devant l’arbitraire et la brutalité dont avaient fait preuve les autorités dans le règlement d’une affaire en rapport avec la religion, sans échange, ni discussion, ni dialogue préalables avec les responsables religieux locaux. Le lendemain, l’évêque auxiliaire, à la tête d’une autre délégation, est allé rendre visite aux fidèles de la paroisse de Loan Ly, qu’il a encouragés et invités à la mobilisation.
L’ensemble de l’archidiocèse de Huê partage les souffrances du prêtre responsable et des fidèles de la paroisse de Loan Ly et appelle tous les catholiques du diocèse à communier par la prière avec cette paroisse afin que la justice et la vérité soient respectées au Vietnam, notre patrie bien-aimée.
En n’importe quelle circonstance, nous devons vivre selon l’esprit du Christ, comme l’enseigne la prière de saint François d’Assise: ‘Là où est la haine, que je mette l'amour. Là où est l'offense, que je mette le pardon. Là où est la discorde, que je mette l'union. Là où est l'erreur, que je mette la vérité (...)'
Nous adressons nos salutations affectueuses aux prêtres, religieux, séminaristes et à l’ensemble du peuple de Dieu».
(Suivent les signatures de l’archevêque et de l’évêque auxiliaire)
(1) Le communiqué a été mis en ligne sur le site de l’archidiocèse de Huê, à l’adresse: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=846:thong-bao-s-652009ttgmh-ca-toa-tng-giam-mc-hu-v-v-vic-loan-ly&catid=37:tin-toa-tong-giam-muc-hue&Itemid=61. Il a été ensuite repris par d’autres sites dont celui de la Conférence Episcopale du Vietnam et celui de VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 24 septembre 2009)
L’archevêque de Huê, Mgr Étienne Nguyên Nhu Thê et l’évêque auxiliaire, Mgr François-Xavier Lê Van Hông, étaient en déplacement à l’étranger lors des événements survenus dans la paroisse de Loan Ly durant la nuit du 13 au 14 septembre et les deux jours qui avaient suivi. Des forces de la sécurité associées à des hommes de main avaient encerclé la paroisse et, avec violence et brutalité, avaient fait évacuer une école utilisée pour le catéchisme. Ils avaient aussi construit tout autour un mur d’enceinte. Les chrétiens, venus nombreux pour défendre cette propriété de la paroisse confisquée en 1975, ont résisté pendant deux jours à cette brutale intervention policière. A leur retour de voyage, le 22 septembre, les deux responsables du diocèse n’ont pas tardé à manifester leur indignation. L’archevêque de Huê accompagné d’une délégation est allé faire entendre sa protestation auprès du Bureau local des Affaires Religieuses. L’évêque auxiliaire a rendu visite aux fidèles de la paroisse agressée. Enfin, les deux évêques ont envoyé aux fidèles de l’archidiocèse une lettre, intitulée « Communiqué de l’archevêché de Huê N° 65/2009/TTGMH au sujet de l’affaire de Loan Ly » (1). En voici le texte traduit par la rédaction d’Eglises d’Asie:
« Lorsque l’affaire de Loan Ly a éclaté le 13 septembre 2009, les deux évêques du diocèse étaient en mission d’ordre religieux à l’étranger. Après leur retour à Huê, ils ont pris contact avec le prêtre responsable du doyenné de Hai Van ainsi qu’avec le prêtre chargé de la paroisse de Loan Ly. L’archevêque de Huê a pris la tête d’une délégation qui a rencontré le Bureau des Affaires Religieuses de la province de Thua Thien-Huê, le 22 septembre à 10 h, pour lui faire part de son indignation et de son trouble devant l’arbitraire et la brutalité dont avaient fait preuve les autorités dans le règlement d’une affaire en rapport avec la religion, sans échange, ni discussion, ni dialogue préalables avec les responsables religieux locaux. Le lendemain, l’évêque auxiliaire, à la tête d’une autre délégation, est allé rendre visite aux fidèles de la paroisse de Loan Ly, qu’il a encouragés et invités à la mobilisation.
L’ensemble de l’archidiocèse de Huê partage les souffrances du prêtre responsable et des fidèles de la paroisse de Loan Ly et appelle tous les catholiques du diocèse à communier par la prière avec cette paroisse afin que la justice et la vérité soient respectées au Vietnam, notre patrie bien-aimée.
En n’importe quelle circonstance, nous devons vivre selon l’esprit du Christ, comme l’enseigne la prière de saint François d’Assise: ‘Là où est la haine, que je mette l'amour. Là où est l'offense, que je mette le pardon. Là où est la discorde, que je mette l'union. Là où est l'erreur, que je mette la vérité (...)'
Nous adressons nos salutations affectueuses aux prêtres, religieux, séminaristes et à l’ensemble du peuple de Dieu».
(Suivent les signatures de l’archevêque et de l’évêque auxiliaire)
(1) Le communiqué a été mis en ligne sur le site de l’archidiocèse de Huê, à l’adresse: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=846:thong-bao-s-652009ttgmh-ca-toa-tng-giam-mc-hu-v-v-vic-loan-ly&catid=37:tin-toa-tong-giam-muc-hue&Itemid=61. Il a été ensuite repris par d’autres sites dont celui de la Conférence Episcopale du Vietnam et celui de VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 24 septembre 2009)
Vietnam should release peaceful critics
Amnesty International
09:17 24/09/2009
AMNESTY INTERNATIONAL
PUBLIC STATEMENT
24 September 2009
Viet Nam should release peaceful critics
Today, at least seven peaceful critics of government policies are awaiting trial in Viet Nam. They face charges for posting articles about democracy and human rights on the internet, for writing poetry, distributing leaflets, and unfolding banners. Also today, the Human Rights Council in Geneva will adopt the Outcome Report of the Universal Periodic Review of Viet Nam, a report in which Viet Nam has blatantly rejected a large number of key recommendations pertaining to freedom of expression, assembly and association.
In its report for the Universal Periodic Review Viet Nam made a serious commitment for human rights:
“Respecting the universality of human rights, Viet Nam has become party to almost all core international human rights treaties and other international treaties in this field, and seriously implements its obligations. […] Viet Nam is fully aware that the implementation of international treaties on human rights is, first and foremost, the responsibility of the state party.”(1)
Yet the government did not support over 40 recommendations by other states, including repealing or amending national security provisions of the 1999 Penal Code to ensure compliance with international law; removing other restrictions on dissent, debate, political opposition, freedom of assembly; and the release of prisoners of conscience.(2) Many states also emphasised the need to reform law and practice to protect freedom of expression and assembly more specifically, including on the Internet, through independent media and an independent civil society. Viet Nam rejected also these recommendations.
Moreover, since the UPR review in May 2009, the Vietnamese government has increased its crackdown against peaceful expression. Public security officials and police have arrested at least 11 independent lawyers, bloggers and others who have criticized government policies or come forward as pro-democracy activists.
On 24 May 2009 police arrested Tran Huynh Duy Thuc and on 13 June 2009 the renowned lawyer Le Cong Dinh. These arrests were followed by at least nine others, including a number of bloggers. Three of these were subsequently released after several days of interrogation. The authorities accuse the majority of those in detention of committing crimes under Article 88 of the Penal Code’s national security section. If convicted, they risk prison terms of up to 20 years.
Article 88 - “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” - is vaguely worded and the authorities have a long history of using its sweeping provisions to silence voices they deem unacceptable. The article bans “propagating against, distorting and/or defaming the people’s administration”, “propagating psychological warfare and spreading fabricated news in order to foment confusion among people” and “making, storing and/or circulating documents and/or cultural products with contents” against the state. Amnesty International has repeatedly called on the Vietnamese authorities to repeal or reform the article so as to place it in line with Viet Nam’s international legal obligations. At the UPR, several states recommended reform of Article 88 and other equally sweeping national security laws.
Among those arrested are:
Le Cong Dinh, 41, lawyer
Nguyen Tien Trung, 26, IT engineer
Tran Anh Kim, 60, former army officer
Tran Huynh Duy Thuc, 43, businessman and blogger
Le Thang Long, 42, businessman
Bui Thanh Hieu, 37, blogger
Pham Doan Trang, 31, online journalist
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 31, blogger
The first five are reported to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. The Vietnamese authorities do not recognise any political parties or groups that are not authorised by the state and under its control. The last three are bloggers or online journalists, who were arrested and detained for expressing their views online. All these eight individuals have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea. Amnesty International considers them as prisoners of conscience, imprisoned solely for their peaceful expression of their views or beliefs.
Immediately after the arrest of Le Cong Dinh, the most well-known of them, the government launched a propaganda campaign in state controlled media against him. Officials and the media accused him of seeking to “overthrow the Communist regime in Vietnam through setting up the opposing political organisations”, by compiling documents “distorting the policies and laws of the Party and State”, and also stated that “Dinh had capitalized on his role as a lawyer to carry out his reactionary plot”.(3)(4)Following mounting domestic and international criticism of the arrest, on 18 June the Ministry of Public Security arranged two press conferences providing details of a “confession” by Le Cong Dinh, in which he reportedly admitted wrongdoing and asked for leniency. As others were arrested in subsequent days, the government issued more public statements and politically motivated news reports. On 19 August 2009, state television interrupted regular broadcasts to air video clips with “confessions” by some of the detainees, including Le Cong Dinh.
These “confessions” and the propaganda campaign refer to activities that do not amount to recognizably criminal offenses under international law, but are merely expressions of alternative views or criticism. Examples include gathering information, communicating with others, and posting articles on the Internet. The confessions are also a cause of concern in themselves. Reports suggest that the detainees have not been allowed any visits since their arrests, including by their lawyers, and that they have been interrogated numerous times. In similar arrests, interrogations have involved intimidation, coercion and threats to obtain confessions, which raise fears for the well-being of the detainees.
The Vietnamese government has stated that these detainees will be tried as a matter of urgency, but it is unclear if any of the trials have yet been scheduled.
Amnesty International also considers the seven individuals, whose trials in Viet Nam were scheduled for today but reportedly postponed, as prisoners of conscience. They have been detained for around one year. This group includes:
Nguyen Xuan Nghia, 60, writer
Nguyen Van Tinh, 67; writer
Nguyen Kim Nhan, 60, electrician
Nguyen Van Tuc, 45; land rights activist
Ngo Quynh, 25, student
Nguyen Manh Son, 66, engineer
Pham Van Troi, 37, poet
Amnesty International calls on the Vietnamese government to live up to its human rights commitments made during the Universal Periodic Review by immediately and unconditionally releasing these and other prisoners of conscience.
_________________________________
(1) National Report – Viet Nam, A/HRC/WG.6/5/VNM/1, 16 February 2009, 63, p. 15
(2) Report of the Working Group on the Universal Periodic review, Viet Nam, A/HRC/12/11, paragraph 102.
(3) Le Cong Dinh arrested, Nhan Dan, 15 June 2009
(4) Lawyer arrested for subversion, police say, Thanh Nien News, 14 June 2009
PUBLIC STATEMENT
24 September 2009
Viet Nam should release peaceful critics
Today, at least seven peaceful critics of government policies are awaiting trial in Viet Nam. They face charges for posting articles about democracy and human rights on the internet, for writing poetry, distributing leaflets, and unfolding banners. Also today, the Human Rights Council in Geneva will adopt the Outcome Report of the Universal Periodic Review of Viet Nam, a report in which Viet Nam has blatantly rejected a large number of key recommendations pertaining to freedom of expression, assembly and association.
In its report for the Universal Periodic Review Viet Nam made a serious commitment for human rights:
“Respecting the universality of human rights, Viet Nam has become party to almost all core international human rights treaties and other international treaties in this field, and seriously implements its obligations. […] Viet Nam is fully aware that the implementation of international treaties on human rights is, first and foremost, the responsibility of the state party.”(1)
Yet the government did not support over 40 recommendations by other states, including repealing or amending national security provisions of the 1999 Penal Code to ensure compliance with international law; removing other restrictions on dissent, debate, political opposition, freedom of assembly; and the release of prisoners of conscience.(2) Many states also emphasised the need to reform law and practice to protect freedom of expression and assembly more specifically, including on the Internet, through independent media and an independent civil society. Viet Nam rejected also these recommendations.
Moreover, since the UPR review in May 2009, the Vietnamese government has increased its crackdown against peaceful expression. Public security officials and police have arrested at least 11 independent lawyers, bloggers and others who have criticized government policies or come forward as pro-democracy activists.
On 24 May 2009 police arrested Tran Huynh Duy Thuc and on 13 June 2009 the renowned lawyer Le Cong Dinh. These arrests were followed by at least nine others, including a number of bloggers. Three of these were subsequently released after several days of interrogation. The authorities accuse the majority of those in detention of committing crimes under Article 88 of the Penal Code’s national security section. If convicted, they risk prison terms of up to 20 years.
Article 88 - “Conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” - is vaguely worded and the authorities have a long history of using its sweeping provisions to silence voices they deem unacceptable. The article bans “propagating against, distorting and/or defaming the people’s administration”, “propagating psychological warfare and spreading fabricated news in order to foment confusion among people” and “making, storing and/or circulating documents and/or cultural products with contents” against the state. Amnesty International has repeatedly called on the Vietnamese authorities to repeal or reform the article so as to place it in line with Viet Nam’s international legal obligations. At the UPR, several states recommended reform of Article 88 and other equally sweeping national security laws.
Among those arrested are:
Le Cong Dinh, 41, lawyer
Nguyen Tien Trung, 26, IT engineer
Tran Anh Kim, 60, former army officer
Tran Huynh Duy Thuc, 43, businessman and blogger
Le Thang Long, 42, businessman
Bui Thanh Hieu, 37, blogger
Pham Doan Trang, 31, online journalist
Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 31, blogger
The first five are reported to be affiliated to the Democratic Party of Viet Nam, an exile political group which speaks out for multi-party democracy. The Vietnamese authorities do not recognise any political parties or groups that are not authorised by the state and under its control. The last three are bloggers or online journalists, who were arrested and detained for expressing their views online. All these eight individuals have publicly criticised business deals and border issues relating to China, including a controversial bauxite mining operation in the Central Highlands, and a territorial agreement over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea. Amnesty International considers them as prisoners of conscience, imprisoned solely for their peaceful expression of their views or beliefs.
Immediately after the arrest of Le Cong Dinh, the most well-known of them, the government launched a propaganda campaign in state controlled media against him. Officials and the media accused him of seeking to “overthrow the Communist regime in Vietnam through setting up the opposing political organisations”, by compiling documents “distorting the policies and laws of the Party and State”, and also stated that “Dinh had capitalized on his role as a lawyer to carry out his reactionary plot”.(3)(4)Following mounting domestic and international criticism of the arrest, on 18 June the Ministry of Public Security arranged two press conferences providing details of a “confession” by Le Cong Dinh, in which he reportedly admitted wrongdoing and asked for leniency. As others were arrested in subsequent days, the government issued more public statements and politically motivated news reports. On 19 August 2009, state television interrupted regular broadcasts to air video clips with “confessions” by some of the detainees, including Le Cong Dinh.
These “confessions” and the propaganda campaign refer to activities that do not amount to recognizably criminal offenses under international law, but are merely expressions of alternative views or criticism. Examples include gathering information, communicating with others, and posting articles on the Internet. The confessions are also a cause of concern in themselves. Reports suggest that the detainees have not been allowed any visits since their arrests, including by their lawyers, and that they have been interrogated numerous times. In similar arrests, interrogations have involved intimidation, coercion and threats to obtain confessions, which raise fears for the well-being of the detainees.
The Vietnamese government has stated that these detainees will be tried as a matter of urgency, but it is unclear if any of the trials have yet been scheduled.
Amnesty International also considers the seven individuals, whose trials in Viet Nam were scheduled for today but reportedly postponed, as prisoners of conscience. They have been detained for around one year. This group includes:
Nguyen Xuan Nghia, 60, writer
Nguyen Van Tinh, 67; writer
Nguyen Kim Nhan, 60, electrician
Nguyen Van Tuc, 45; land rights activist
Ngo Quynh, 25, student
Nguyen Manh Son, 66, engineer
Pham Van Troi, 37, poet
Amnesty International calls on the Vietnamese government to live up to its human rights commitments made during the Universal Periodic Review by immediately and unconditionally releasing these and other prisoners of conscience.
_________________________________
(1) National Report – Viet Nam, A/HRC/WG.6/5/VNM/1, 16 February 2009, 63, p. 15
(2) Report of the Working Group on the Universal Periodic review, Viet Nam, A/HRC/12/11, paragraph 102.
(3) Le Cong Dinh arrested, Nhan Dan, 15 June 2009
(4) Lawyer arrested for subversion, police say, Thanh Nien News, 14 June 2009
Vietnam's War on Religion
Michael Benge
10:35 24/09/2009
The United States’ decision not to put Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion flies in the face of absurdity given that repressive country’s ongoing war on religion. Religious repression appears to have actually increased since Vietnam was taken off the CPC list.
The Washington Times' August 7 article “Zen master at center of row” exposes but one more example of Vietnam’s war on religion, this time against the disciples of famous Zen master Thich Nhat Hanh: “The monks and nuns at Bat Nha monastery in Vietnam’s Central Highlands have been quietly meditating and studying the teachings of the 82-year-old Vietnamese sage who is perhaps the world's best-known living Buddhist after Tibet's Dalai Lama.”
Rather than roll out mainline military units as in the past, the Vietnamese communists changed tactics and used gangs of plain clothes police and hired thugs - a parastatal army - armed with sledgehammers, axes, iron bars and other weapons to attack the monastery. They smashed windows, damaged buildings and threatened the monks and nuns. By using this mix of plain clothes police and hired thugs, Hanoi feels it has plausible deniability by claiming that the attack was caused by inter-factional fighting within the Buddhist Church, and in other cases “citizen anger toward inhabitants.”
Many believe that the real reason for the attack was because of Nhat Hanh's call on President Nguyen Minh Triet for Vietnam to abolish government control of religion. Others say that the attack may have been predicated on pressure from China on Hanoi for Nhat Hanh's praise for the Dalai Lama.
This kind of an attack is not an isolated incident and is being indiscriminately used against Protestants, Catholics and other Buddhist sects as well. A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men while 30 uniformed police officers stood idly by and watched. Fr Peter Nguyen The Binh was beaten by a similar gang of armed men and thrown from a second story window while visiting Fr Nguyen in the hospital.
Similar attacks against Montagnard Protestants have been reported in the Central Highlands. For example, on August 21, 2009, Vietnamese communist security police went to the homes of Protestant Christian pastors Phan Nay (DOB 1977), Vong Kpa (DOB 1969) and Hnoi Ksor (DOB 1982) of Ploi Ksing A village, Xa ia Piar commune, Huyen ayun Pa district, Gia Lai province and severely kicked and beat them with batons in front of their families and villagers. Afterwards, their relatives tried taking them to the hospital but were prevented from doing so by the police. According to more recent reports, they are still in severe pain and have difficult eating and keeping food down. The police accused them of conducting illegal House Church services not authorized by the “Potempkin” Hoi Thanh Tin Lanh Vietnam communist government controlled church for Montagnards in Plieku city.
In Vietnam, communism is a political religion and the communist party views any organized religion as a direct threat to national security and their authoritarian control of the Vietnamese people. In Vietnam’s 2008 Internal ‘Training Manual for the Task Concerning the Protestant Religion,’ designed for the Central Bureau of Religious Affairs’ (CBRA) special police, whose responsibilities include the monitoring and control of religion and churches, it states “official thinking still connects religion with schemes of “enemy forces which hope to destroy the precious revolution of our people.”
By 2007, the communist government held over 3,000 training courses and 10,000 workshops throughout the country for the political management of religion. US Ambassador Michael Michalak and the State Department commended the Vietnamese government for doing so. In the 2007-2008 training cycle, 21,811 more of CBRA’s religious police were trained to “manage religion.”
On August 11, Compass Direct News reported that four police officers and two officials from the CBRA interrupted a Sunday House Church worship service in Tran Phu Commune, Hanoi, and one officer told the members that if he found them meeting next Sunday, "I will kill you like I'd kill a dog." Ironically, the pastor had twice tried to register the House Church with the government.
Over 150 Montagnard House Church Pastors are languishing in prisons in Vietnam. In April 2008, Pastor H’Bat Puih, mother of four, was sent to Pleiku’s T-20 prison and hasn't been heard of since.
The price of registering churches means surrendering religious freedom to the communist party. The church must submit to the CBRA a list of the names and addresses of members, and only those approved by the CBRA can attend services. All sermons must be approved in advance by the CBRA, and all sermons, including those of minorities, must be given in Vietnamese. Pastors and priests can neither deviate from the approved sermon nor proselytize, and the CBRA religious police “manage” all church activities.
This wrath of the communist regime also includes the destruction of church property. For example, not only is the Unified Buddhist Church of Vietnam outlawed but its property was seized and buildings destroyed; the first Montagnard Christian Church, considered as a sacred historical site in Buonmathuot city, was recently demolished; the Catholic nunciature in Hanoi was destroyed as was the Redemptorist Monastery in Nha Trang. The nuns of the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city - were removed from their 170 year old convent and the buildings destroyed. The monastery of the order of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) in Long Xuyen were demolished, as was the monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long province.
Ambassador to Vietnam Michael Michalak recently stated, “The US has no interest in putting Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion.” He has often praised Vietnam regarding their supposed record of improving religious freedom, and also said, “…the US Department of State stated that there was not enough evidence to put Vietnam back on the list.” US policy toward Vietnam seems to have reverted to “see no evil, speak no evil, and hear no evil” when it comes to religious persecution. This is the same communist regime that murdered over a million of their own people after its takeover of South Viet Nam in 1975.
This carryover Bush policy of engagement with Vietnam regarding religious freedom has been a dismal failure, and in fact, the U.S. inaction is seen by the communists as tacit approval of their policies. President Obama has promised change, now the question is, does he have the courage to change President Bush’s failed policy of worshiping at the alter of trade by holding Vietnam’s feet to the fire and placing that repressive regime back on the CPC list?
Michael Benge spent 11 years in Vietnam as a Foreign Service Officer, including five years as a Prisoner of war-- 1968-73 and is a student of South East Asian Politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.
(Source: FrontPageMagazine.com | Wednesday, September 16, 2009)
The Washington Times' August 7 article “Zen master at center of row” exposes but one more example of Vietnam’s war on religion, this time against the disciples of famous Zen master Thich Nhat Hanh: “The monks and nuns at Bat Nha monastery in Vietnam’s Central Highlands have been quietly meditating and studying the teachings of the 82-year-old Vietnamese sage who is perhaps the world's best-known living Buddhist after Tibet's Dalai Lama.”
Rather than roll out mainline military units as in the past, the Vietnamese communists changed tactics and used gangs of plain clothes police and hired thugs - a parastatal army - armed with sledgehammers, axes, iron bars and other weapons to attack the monastery. They smashed windows, damaged buildings and threatened the monks and nuns. By using this mix of plain clothes police and hired thugs, Hanoi feels it has plausible deniability by claiming that the attack was caused by inter-factional fighting within the Buddhist Church, and in other cases “citizen anger toward inhabitants.”
Many believe that the real reason for the attack was because of Nhat Hanh's call on President Nguyen Minh Triet for Vietnam to abolish government control of religion. Others say that the attack may have been predicated on pressure from China on Hanoi for Nhat Hanh's praise for the Dalai Lama.
This kind of an attack is not an isolated incident and is being indiscriminately used against Protestants, Catholics and other Buddhist sects as well. A week later, the diocese of Vinh reported the brutal beating of two Catholic priests by plain clothed police and thugs. Fr Paul Nguyen was beaten by a group of men when he tried to save three women who were being attacked by the same men while 30 uniformed police officers stood idly by and watched. Fr Peter Nguyen The Binh was beaten by a similar gang of armed men and thrown from a second story window while visiting Fr Nguyen in the hospital.
Similar attacks against Montagnard Protestants have been reported in the Central Highlands. For example, on August 21, 2009, Vietnamese communist security police went to the homes of Protestant Christian pastors Phan Nay (DOB 1977), Vong Kpa (DOB 1969) and Hnoi Ksor (DOB 1982) of Ploi Ksing A village, Xa ia Piar commune, Huyen ayun Pa district, Gia Lai province and severely kicked and beat them with batons in front of their families and villagers. Afterwards, their relatives tried taking them to the hospital but were prevented from doing so by the police. According to more recent reports, they are still in severe pain and have difficult eating and keeping food down. The police accused them of conducting illegal House Church services not authorized by the “Potempkin” Hoi Thanh Tin Lanh Vietnam communist government controlled church for Montagnards in Plieku city.
In Vietnam, communism is a political religion and the communist party views any organized religion as a direct threat to national security and their authoritarian control of the Vietnamese people. In Vietnam’s 2008 Internal ‘Training Manual for the Task Concerning the Protestant Religion,’ designed for the Central Bureau of Religious Affairs’ (CBRA) special police, whose responsibilities include the monitoring and control of religion and churches, it states “official thinking still connects religion with schemes of “enemy forces which hope to destroy the precious revolution of our people.”
By 2007, the communist government held over 3,000 training courses and 10,000 workshops throughout the country for the political management of religion. US Ambassador Michael Michalak and the State Department commended the Vietnamese government for doing so. In the 2007-2008 training cycle, 21,811 more of CBRA’s religious police were trained to “manage religion.”
On August 11, Compass Direct News reported that four police officers and two officials from the CBRA interrupted a Sunday House Church worship service in Tran Phu Commune, Hanoi, and one officer told the members that if he found them meeting next Sunday, "I will kill you like I'd kill a dog." Ironically, the pastor had twice tried to register the House Church with the government.
Over 150 Montagnard House Church Pastors are languishing in prisons in Vietnam. In April 2008, Pastor H’Bat Puih, mother of four, was sent to Pleiku’s T-20 prison and hasn't been heard of since.
The price of registering churches means surrendering religious freedom to the communist party. The church must submit to the CBRA a list of the names and addresses of members, and only those approved by the CBRA can attend services. All sermons must be approved in advance by the CBRA, and all sermons, including those of minorities, must be given in Vietnamese. Pastors and priests can neither deviate from the approved sermon nor proselytize, and the CBRA religious police “manage” all church activities.
This wrath of the communist regime also includes the destruction of church property. For example, not only is the Unified Buddhist Church of Vietnam outlawed but its property was seized and buildings destroyed; the first Montagnard Christian Church, considered as a sacred historical site in Buonmathuot city, was recently demolished; the Catholic nunciature in Hanoi was destroyed as was the Redemptorist Monastery in Nha Trang. The nuns of the Order of Cross Lovers in Thu Thiem - a suburb of Ho Chi Minh city - were removed from their 170 year old convent and the buildings destroyed. The monastery of the order of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) in Long Xuyen were demolished, as was the monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long province.
Ambassador to Vietnam Michael Michalak recently stated, “The US has no interest in putting Vietnam back onto the list of Countries of Particular Concern (CPC) regarding religion.” He has often praised Vietnam regarding their supposed record of improving religious freedom, and also said, “…the US Department of State stated that there was not enough evidence to put Vietnam back on the list.” US policy toward Vietnam seems to have reverted to “see no evil, speak no evil, and hear no evil” when it comes to religious persecution. This is the same communist regime that murdered over a million of their own people after its takeover of South Viet Nam in 1975.
This carryover Bush policy of engagement with Vietnam regarding religious freedom has been a dismal failure, and in fact, the U.S. inaction is seen by the communists as tacit approval of their policies. President Obama has promised change, now the question is, does he have the courage to change President Bush’s failed policy of worshiping at the alter of trade by holding Vietnam’s feet to the fire and placing that repressive regime back on the CPC list?
Michael Benge spent 11 years in Vietnam as a Foreign Service Officer, including five years as a Prisoner of war-- 1968-73 and is a student of South East Asian Politics. He is very active in advocating for human rights and religious freedom and has written extensively on these subjects.
(Source: FrontPageMagazine.com | Wednesday, September 16, 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tiễn đưa cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức về nơi an nghỉ cuối cùng
GP Vinh
10:16 24/09/2009
GPVINH - Sáng 21/9/2009, khoảng 3000 giáo dân tập trung tại khuôn viên thánh đường giáo xứ Vĩnh Hoà để tiễn đưa cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức trong thánh lễ an táng do Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự.
Trước giờ khai lễ, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vĩnh Hoà đã xúc động ôn lại những năm tháng sinh sống và hoạt động của cha cố Phêrô. Từ trong những dòng tiểu sử, hình ảnh người mục tử với lối sống hiền hoà, giản dị, chất phác, hết mình với đoàn chiên được tái hiện sống động trong ký ức của những người tham dự. 85 tuổi đời, 49 năm làm linh mục là một hành trình dài của những thao thức, trăn trở với lẽ sống nhân sinh; sự tận tuỵ quên mình với trách vụ được giao phó.
Giáo xứ Vĩnh Hoà nhiều duyên nợ được chọn như điểm dừng chân sau chót của cha già Phêrô, nhưng ngần ấy khoảng thời gian, ngài đã là một phần không thể thiếu của rất nhiều những mảnh đất và con người trên khắp giáo phận này.
Tưởng nhớ và ghi ơn người anh em, người cha đáng kính, những ngày qua, đoàn đại biểu Hội đồng Linh mục giáo phận; đoàn con cái giáo xứ quê hương và các giáo xứ, giáo hạt mà linh mục Phêrô đã từng phục vụ; đại diện các cấp chính quyền… đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Giảng trong thánh lễ trước sự hiện diện của hơn 50 linh mục, nhiều chủng sinh, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, Đức Giám mục Phaolô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của cha già Phêrô. Vị chủ chăn nói đến ý niệm sâu xa về cái chết; thái độ và sự tưởng niệm của người ở lại. Đau buồn, khóc thương là những cảm xúc rất đỗi bình thường của con người trước cái chết. Vậy nhưng, khi đối diện với nỗi mất mát to lớn ấy, con người cũng cần phải biết chấp nhận đau khổ và sẻ chia thực sự: “Trong mọi cái chết đều có một phần cái chết của chúng ta”.
Dưới nhãn quan Kitô giáo, nhân loại là một thân mình duy nhất; khi một phần thân thể bị tách rời thì cả thân thể đều có chung một nỗi đau. Thánh hoá bản thân thực chất là tìm về sự thánh hoá các giá trị nhân bản. Chữ hiếu trong nền văn hoá Việt không hề bị huỷ hoại nhưng lại trở nên trọn vẹn, máu thịt khi đặt cạnh các giá trị của Tin Mừng. Người Kitô hữu trong suốt dòng đời phải luôn tâm niệm rằng “Ta đã làm được gì cho Đức Kitô?”. Bởi thế, cử hành nghi thức tiễn biệt cha Phêrô là dịp để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến ngài, cầu nguyện cho ngài và cho chính bản thân mỏng giòn của chúng ta nữa.
Linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hoàng - Quản hạt Can Lộc, đại diện gia đình linh tông huyết tộc đã đã ngỏ lời cảm ơn chân thành Đức Cha giáo phận, quý cha đồng tế, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các cấp chính quyền và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến phúng viếng, chia sẻ nỗi buồn và hiệp dâng lời cầu nguyện cho cha cố Phêrô trong thánh lễ an táng. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới tất cả những ai đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình chăm sóc cha cố trong thời gian lâm bệnh, đau yếu cũng như lo lắng tổ chức tang lễ trong những ngày vừa qua.
Sau nghi thức đọc điếu văn, phó dâng và tiễn biệt là lễ di quan ra khu vực huyệt mộ. Lúc 10h30, di hài cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức được hạ huyệt trong dòng nước mắt tiếc thương vô hạn của bà con giáo dân.
Trước giờ khai lễ, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vĩnh Hoà đã xúc động ôn lại những năm tháng sinh sống và hoạt động của cha cố Phêrô. Từ trong những dòng tiểu sử, hình ảnh người mục tử với lối sống hiền hoà, giản dị, chất phác, hết mình với đoàn chiên được tái hiện sống động trong ký ức của những người tham dự. 85 tuổi đời, 49 năm làm linh mục là một hành trình dài của những thao thức, trăn trở với lẽ sống nhân sinh; sự tận tuỵ quên mình với trách vụ được giao phó.
Giáo xứ Vĩnh Hoà nhiều duyên nợ được chọn như điểm dừng chân sau chót của cha già Phêrô, nhưng ngần ấy khoảng thời gian, ngài đã là một phần không thể thiếu của rất nhiều những mảnh đất và con người trên khắp giáo phận này.
Tưởng nhớ và ghi ơn người anh em, người cha đáng kính, những ngày qua, đoàn đại biểu Hội đồng Linh mục giáo phận; đoàn con cái giáo xứ quê hương và các giáo xứ, giáo hạt mà linh mục Phêrô đã từng phục vụ; đại diện các cấp chính quyền… đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Giảng trong thánh lễ trước sự hiện diện của hơn 50 linh mục, nhiều chủng sinh, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, Đức Giám mục Phaolô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của cha già Phêrô. Vị chủ chăn nói đến ý niệm sâu xa về cái chết; thái độ và sự tưởng niệm của người ở lại. Đau buồn, khóc thương là những cảm xúc rất đỗi bình thường của con người trước cái chết. Vậy nhưng, khi đối diện với nỗi mất mát to lớn ấy, con người cũng cần phải biết chấp nhận đau khổ và sẻ chia thực sự: “Trong mọi cái chết đều có một phần cái chết của chúng ta”.
Dưới nhãn quan Kitô giáo, nhân loại là một thân mình duy nhất; khi một phần thân thể bị tách rời thì cả thân thể đều có chung một nỗi đau. Thánh hoá bản thân thực chất là tìm về sự thánh hoá các giá trị nhân bản. Chữ hiếu trong nền văn hoá Việt không hề bị huỷ hoại nhưng lại trở nên trọn vẹn, máu thịt khi đặt cạnh các giá trị của Tin Mừng. Người Kitô hữu trong suốt dòng đời phải luôn tâm niệm rằng “Ta đã làm được gì cho Đức Kitô?”. Bởi thế, cử hành nghi thức tiễn biệt cha Phêrô là dịp để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến ngài, cầu nguyện cho ngài và cho chính bản thân mỏng giòn của chúng ta nữa.
Linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hoàng - Quản hạt Can Lộc, đại diện gia đình linh tông huyết tộc đã đã ngỏ lời cảm ơn chân thành Đức Cha giáo phận, quý cha đồng tế, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các cấp chính quyền và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến phúng viếng, chia sẻ nỗi buồn và hiệp dâng lời cầu nguyện cho cha cố Phêrô trong thánh lễ an táng. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới tất cả những ai đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình chăm sóc cha cố trong thời gian lâm bệnh, đau yếu cũng như lo lắng tổ chức tang lễ trong những ngày vừa qua.
Sau nghi thức đọc điếu văn, phó dâng và tiễn biệt là lễ di quan ra khu vực huyệt mộ. Lúc 10h30, di hài cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức được hạ huyệt trong dòng nước mắt tiếc thương vô hạn của bà con giáo dân.
Chủng viện Thánh Tâm Thái Bình khai giảng niên khóa mới
Trường Giang
10:33 24/09/2009
THÁI BÌNH - Sáng thứ Tư (23/9/2009) Chủng viện Thánh Tâm giáo phận Thái Bình chính thức khai giảng năm học mới 2009-2010.
Xem hình ảnh
Được biết, Chủng viện Mỹ Đức sau thời gian dài bị đóng cửa. Năm 2008 Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang khởi xướng, chiêu sinh trở lại, đổi tên thành “Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giê-su” giáo phận Thái Bình. Niên khóa 2008-2009 khai giảng hồi đầu tháng 9 năm ngoái, với số chủng sinh 29 thày chia thành 2 lớp: lớp đào tạo ngắn hạn 3 năm và lớp đào tạo dài 5 năm. Sau hơn ba tháng nghỉ hè và thực tập mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận, ngày 19/9/2009 các thày tựu trường. Năm nay số chủng sinh tăng thêm hai thày nữa, đó là thày Vinh-sơn Thượng (Thái Bình), và thày Gioan.B. Bùi Văn Thịnh, 37 tuổi (giáo phận Hải Phòng). Từ chiều ngày 20/9 đến sáng 23/9 các thày tĩnh tâm đầu niên học, dưới sự hướng dẫn của cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư (dòng Thừa sai đức tin), với chủ đề xuyên suốt “học với Chúa Giê-su”.
Trong niềm vui của ngày khai giảng, Chủng viện được đón Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình; Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang (nguyên Giám mục Thái Bình); quý cha Ban Giám đốc; Ban giảng huấn, quý cha trong Ban tư vấn giáo phận Thái Bình và 31 anh em chủng sinh.
Chương trình khai giảng năm học 2009-2010
8h45: Chương trình khai giảng tại phòng hội Chủng viện, cha Tổng đại diện Đaminh Đặng Văn Cầu – đặc trách Chủng viện khai mạc buổi lễ. Cha Giám học Giuse Trần Xuân Chiêu thuyết trình với đề tài “Giáo Hội mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ”. Đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh đại diện quý cha giáo, Đức ông Thomas Trần Trung Hà đại diện Ban tư vấn phát biểu cảm tưởng. Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang ngỏ lời, động viên tinh thần anh em chủng sinh, và ngài cầu xin Chúa Thánh Thần tưới gội ơn thánh trên mảnh đất Thái Bình, nhất là Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Đức cha Phê-rô – người đang lèo lái con thuyền giáo phận ngỏ lời với anh em chủng sinh, và tuyên bố khai giảng năm học mới 2009-2010. Trước hết Đức cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Thái Bình có nơi đào tạo, vun trồng để có nhiều tông đồ phục vụ Nước Chúa, phục vụ giáo phận. Ngài cám ơn Đức cha Phanxico, quý cha Ban Giám đốc, các cha giáo và tất cả những ai đã và đang góp công, góp sức, tinh thần cũng như vật chất để giáo phận có được những thành quả như ngày hôm nay, cách riêng đối với Chủng viện Thánh Tâm. Đức cha cầu mong sao cho Chủng viện sớm đạt được mục đích: các giáo sư truyền đạt làm sao cho các học viên đón nhận cách hiệu quả về chất lượng được đào tạo; về phía học viên cũng phải cố gắng, cộng tác nhiệt tình sao cho đạt được mục đích của mình, đó là sự thăng tiến và trưởng thành về mọi mặt, trở nên những “tâm sỹ như lòng Chúa mong ước” mà phương châm Chủng viện đã đề ra trong niên học mới này.
Thật cảm động khi một thày đại diện 31 anh em chủng sinh cám ơn hai Đức cha, quý cha Ban Giám đốc, quý cha giáo giọng đầy nghẹn ngào “…Chúng con tuy tuổi đời đã cao, tóc đã bạc, nhưng lý tưởng và lòng nhiệt huyết theo Chúa vẫn không tàn phai theo năm tháng. Chúng con thật hạnh phúc khi được cùng nhau học tập, tu luyện, cùng nhau chung sống trong lò lửa Chúa Thánh Thần, đúng như lời Thánh vịnh: ‘Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau’. Tuy nhiên, có mấy ai biết rằng đằng sau dáng vẻ vui tươi yêu đời ấy, chúng con đã trải qua những tháng ngày dài phải sống trong thử thách và đau thương, chỉ vì dám can đảm sống trung thành với lý tưởng đời tận hiến. Quá khứ đã qua đi không trở lại, tương lai là một mầu nhiệm mà không ai biết trước được, ngoại trừ Thiên Chúa. Chúng con xin phó thác đời mình cho Thiên Chúa. Xin quý Đức cha, quý cha tiếp tục đồng hành và ân cần nâng đỡ chúng con trên bước đường dâng hiến”.
Thánh lễ cầu cho niên học mới
10h30: Đức cha Phê-rô chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho năm học mới tại nguyện đường Chủng viện. Sau bài giảng của Đức cha Phê-rô là nghi thức tuyên thệ truyền đạt đức tin tinh tuyền của Hội Thánh cách trung thành của ban giảng huấn Chủng viện.
Kết thúc thánh lễ cha Đaminh Đặng Văn Cầu, đại diện ban giảng huấn và 31 anh em chủng sinh cám ơn quý Đức cha và quý cha giáo đã đến dự khai giảng, chia sẻ, động viên và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho gia đình Chủng viện Thánh Tâm giáo phận Thái Bình hôm nay.
Xem hình ảnh
Được biết, Chủng viện Mỹ Đức sau thời gian dài bị đóng cửa. Năm 2008 Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang khởi xướng, chiêu sinh trở lại, đổi tên thành “Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giê-su” giáo phận Thái Bình. Niên khóa 2008-2009 khai giảng hồi đầu tháng 9 năm ngoái, với số chủng sinh 29 thày chia thành 2 lớp: lớp đào tạo ngắn hạn 3 năm và lớp đào tạo dài 5 năm. Sau hơn ba tháng nghỉ hè và thực tập mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận, ngày 19/9/2009 các thày tựu trường. Năm nay số chủng sinh tăng thêm hai thày nữa, đó là thày Vinh-sơn Thượng (Thái Bình), và thày Gioan.B. Bùi Văn Thịnh, 37 tuổi (giáo phận Hải Phòng). Từ chiều ngày 20/9 đến sáng 23/9 các thày tĩnh tâm đầu niên học, dưới sự hướng dẫn của cha Giuse Nguyễn Thanh Ngư (dòng Thừa sai đức tin), với chủ đề xuyên suốt “học với Chúa Giê-su”.
Trong niềm vui của ngày khai giảng, Chủng viện được đón Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình; Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang (nguyên Giám mục Thái Bình); quý cha Ban Giám đốc; Ban giảng huấn, quý cha trong Ban tư vấn giáo phận Thái Bình và 31 anh em chủng sinh.
Chương trình khai giảng năm học 2009-2010
8h45: Chương trình khai giảng tại phòng hội Chủng viện, cha Tổng đại diện Đaminh Đặng Văn Cầu – đặc trách Chủng viện khai mạc buổi lễ. Cha Giám học Giuse Trần Xuân Chiêu thuyết trình với đề tài “Giáo Hội mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ”. Đức ông Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh đại diện quý cha giáo, Đức ông Thomas Trần Trung Hà đại diện Ban tư vấn phát biểu cảm tưởng. Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang ngỏ lời, động viên tinh thần anh em chủng sinh, và ngài cầu xin Chúa Thánh Thần tưới gội ơn thánh trên mảnh đất Thái Bình, nhất là Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Đức cha Phê-rô – người đang lèo lái con thuyền giáo phận ngỏ lời với anh em chủng sinh, và tuyên bố khai giảng năm học mới 2009-2010. Trước hết Đức cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Thái Bình có nơi đào tạo, vun trồng để có nhiều tông đồ phục vụ Nước Chúa, phục vụ giáo phận. Ngài cám ơn Đức cha Phanxico, quý cha Ban Giám đốc, các cha giáo và tất cả những ai đã và đang góp công, góp sức, tinh thần cũng như vật chất để giáo phận có được những thành quả như ngày hôm nay, cách riêng đối với Chủng viện Thánh Tâm. Đức cha cầu mong sao cho Chủng viện sớm đạt được mục đích: các giáo sư truyền đạt làm sao cho các học viên đón nhận cách hiệu quả về chất lượng được đào tạo; về phía học viên cũng phải cố gắng, cộng tác nhiệt tình sao cho đạt được mục đích của mình, đó là sự thăng tiến và trưởng thành về mọi mặt, trở nên những “tâm sỹ như lòng Chúa mong ước” mà phương châm Chủng viện đã đề ra trong niên học mới này.
Thật cảm động khi một thày đại diện 31 anh em chủng sinh cám ơn hai Đức cha, quý cha Ban Giám đốc, quý cha giáo giọng đầy nghẹn ngào “…Chúng con tuy tuổi đời đã cao, tóc đã bạc, nhưng lý tưởng và lòng nhiệt huyết theo Chúa vẫn không tàn phai theo năm tháng. Chúng con thật hạnh phúc khi được cùng nhau học tập, tu luyện, cùng nhau chung sống trong lò lửa Chúa Thánh Thần, đúng như lời Thánh vịnh: ‘Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau’. Tuy nhiên, có mấy ai biết rằng đằng sau dáng vẻ vui tươi yêu đời ấy, chúng con đã trải qua những tháng ngày dài phải sống trong thử thách và đau thương, chỉ vì dám can đảm sống trung thành với lý tưởng đời tận hiến. Quá khứ đã qua đi không trở lại, tương lai là một mầu nhiệm mà không ai biết trước được, ngoại trừ Thiên Chúa. Chúng con xin phó thác đời mình cho Thiên Chúa. Xin quý Đức cha, quý cha tiếp tục đồng hành và ân cần nâng đỡ chúng con trên bước đường dâng hiến”.
Thánh lễ cầu cho niên học mới
10h30: Đức cha Phê-rô chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho năm học mới tại nguyện đường Chủng viện. Sau bài giảng của Đức cha Phê-rô là nghi thức tuyên thệ truyền đạt đức tin tinh tuyền của Hội Thánh cách trung thành của ban giảng huấn Chủng viện.
Kết thúc thánh lễ cha Đaminh Đặng Văn Cầu, đại diện ban giảng huấn và 31 anh em chủng sinh cám ơn quý Đức cha và quý cha giáo đã đến dự khai giảng, chia sẻ, động viên và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho gia đình Chủng viện Thánh Tâm giáo phận Thái Bình hôm nay.
Giáo xứ Tây Lộc - Huế - tổ chức thánh lễ Tạ ơn cho Tân Linh mục
Trương Trí
10:46 24/09/2009
HUẾ - Tân linh mục Đa Minh Lê Văn Đức, sinh năm 1968, thân phụ là ông Đa Minh Lê Văn Sang và thân mẫu là bà Anna Nguyễn Thị Huyền, là người con của giáo xứ Tây Lộc, sinh ra và lớn lên tại Tây Lộc trong thời kỳ phát triển và có các hội đoàn hoạt động nhiệt tình và năng nổ cùng với Tổng Giáo phận Huế.Gia đình Ngài có truyền thống đạo đức và có nhiều đóng góp cho giáo xứ trong thời kỳ khai sinh. Năm 1998, ngài nhập hội dòng Ngôi Lời Giuse, tuyên khấn trọn đời ngày 20.08.2008 và thụ phong phó tế ngày 21.08.2008. Ngài cùng với 6 thầy phó tế thuộc tỉnh dòng Ngôi Lời Giuse Việt Nam được Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Giáo phận Nha Trang, truyền chức linh mục và vinh dự bước lên bàn thánh ngày 17.09.2009 tại nhà thờ giáo xứ Thánh Gia,giáo phận Nha Trang.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Sáng ngày 24.09.2009, linh mục Anrê Ngô Văn Nhơn, quản xứ giáo xứ Tây Lộc, và linh mục nghĩa phụ Gioan Baotixita Lê Thanh Hoàng, quản xứ Phanxicô, tổ chức thánh lễ tạ ơn mừng tân linh mục.
Mặc dù trời mưa tầm tả,cộng đoàn giáo xứ Tây Lộc vẫn hân hoan chào đón các linh mục,tu sĩ nam nữ, các vị ân nhân, thân nhân,mọi thành phần dân Chúa cũng như bạn bè thân hữu về tham dự thánh lễ.
Đúng 9h30, đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong bầu khí trang trọng và sốt sắng do tân linh mục chủ tế,cùng đồng tế có linh mục quản xứ Anrê Ngô Văn Nhơn, linh mục nghĩa phụ Gioan Baotixita Lê Thanh Hoàng, Đức Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh và gần 40 linh mục trong giáo phận.
Mở đầu thánh lễ, tân linh mục Đa Minh Lê Văn Đức xúc động tạ ơn Thiên Chúa đã ân ban sứ vụ linh mục, một hồng ân quá lớn lao và cũng là trách nhiệm nặng nề trong công cuộc truyền giáo. Trong thánh lễ này, ngài dâng lời cầu nguyện cho tất cả các vị ân nhân, thân nhân, bạn bè thân hữu đã luôn quan tâm cầu nguyện cho ngài được bền đổ trong ơn gọi và cũng cầu xin Chúa gìn giữ cho ngài luôn trung thành với thiên chức linh mục Chúa đã giao phó. Ngài cũng xin các linh mục đồng tế cầu nguyện cho giáo xứ và cho cộng đoàn giáo xứ Tây Lộc.
Trong bài giảng lễ, linh mục quản xứ Anrê Ngô Văn Nhơn đã nói: Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con ca tụng Chúa là một hồng ân Chúa ban vì những lời chúng con ca tụng không đem gì cho Chúa nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ. Hôm nay, chúng ta nhờ hồng ân của tân linh mục dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phaolô đệ lục đã nói: “không có linh mục thì không có thánh lễ, không có thánh lễ thì không có linh mục” và Cha Thánh Vianey cũng đã nói: “Nếu không có bí tích truyền chức thánh thì không có Chúa trên bàn thờ này”. Chức thánh linh mục là tham dự vào hôn ước của Chúa Giêsu: Kitô hữu là người sống mầu nhiệm hôn ước của Giáo hội và Đức Kitô. Ngày khấn dòng của tân linh mục là ngày trọng đại, ngày chịu chức linh mục là ngày trọng đại. Nhưng Đức Giáo hoàng Piô XI nói rằng: ngày trọng đại nhất của giáo hoàng không phải là ngày đăng quang mà là ngày chịu bí tích rửa tội. Vì Đức Giáo hoàng cũng là người chịu bí tích rửa tội, linh mục cũng là người đã nhận bí tích rửa tội.
Cuối thánh lễ, linh mục nghĩa phụ Gioan Baotixita Lê Thanh Hoàng công bố sắc lệnh của tòa Ân Giải tối cao cho phép các tân linh mục được ban phép lành Tòa Thánh trong ngày lễ tạ ơn, và cộng đoàn dân Chúa đã hân hoan đón nhận từ tân linh mục phép lành Tòa Thánh với lòng sốt mến.
QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY
Mặc dù trời mưa tầm tả,cộng đoàn giáo xứ Tây Lộc vẫn hân hoan chào đón các linh mục,tu sĩ nam nữ, các vị ân nhân, thân nhân,mọi thành phần dân Chúa cũng như bạn bè thân hữu về tham dự thánh lễ.
Đúng 9h30, đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong bầu khí trang trọng và sốt sắng do tân linh mục chủ tế,cùng đồng tế có linh mục quản xứ Anrê Ngô Văn Nhơn, linh mục nghĩa phụ Gioan Baotixita Lê Thanh Hoàng, Đức Đan viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh và gần 40 linh mục trong giáo phận.
Mở đầu thánh lễ, tân linh mục Đa Minh Lê Văn Đức xúc động tạ ơn Thiên Chúa đã ân ban sứ vụ linh mục, một hồng ân quá lớn lao và cũng là trách nhiệm nặng nề trong công cuộc truyền giáo. Trong thánh lễ này, ngài dâng lời cầu nguyện cho tất cả các vị ân nhân, thân nhân, bạn bè thân hữu đã luôn quan tâm cầu nguyện cho ngài được bền đổ trong ơn gọi và cũng cầu xin Chúa gìn giữ cho ngài luôn trung thành với thiên chức linh mục Chúa đã giao phó. Ngài cũng xin các linh mục đồng tế cầu nguyện cho giáo xứ và cho cộng đoàn giáo xứ Tây Lộc.
Trong bài giảng lễ, linh mục quản xứ Anrê Ngô Văn Nhơn đã nói: Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con ca tụng Chúa là một hồng ân Chúa ban vì những lời chúng con ca tụng không đem gì cho Chúa nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ. Hôm nay, chúng ta nhờ hồng ân của tân linh mục dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phaolô đệ lục đã nói: “không có linh mục thì không có thánh lễ, không có thánh lễ thì không có linh mục” và Cha Thánh Vianey cũng đã nói: “Nếu không có bí tích truyền chức thánh thì không có Chúa trên bàn thờ này”. Chức thánh linh mục là tham dự vào hôn ước của Chúa Giêsu: Kitô hữu là người sống mầu nhiệm hôn ước của Giáo hội và Đức Kitô. Ngày khấn dòng của tân linh mục là ngày trọng đại, ngày chịu chức linh mục là ngày trọng đại. Nhưng Đức Giáo hoàng Piô XI nói rằng: ngày trọng đại nhất của giáo hoàng không phải là ngày đăng quang mà là ngày chịu bí tích rửa tội. Vì Đức Giáo hoàng cũng là người chịu bí tích rửa tội, linh mục cũng là người đã nhận bí tích rửa tội.
Cuối thánh lễ, linh mục nghĩa phụ Gioan Baotixita Lê Thanh Hoàng công bố sắc lệnh của tòa Ân Giải tối cao cho phép các tân linh mục được ban phép lành Tòa Thánh trong ngày lễ tạ ơn, và cộng đoàn dân Chúa đã hân hoan đón nhận từ tân linh mục phép lành Tòa Thánh với lòng sốt mến.
Lễ giỗ mãn tang đức cố giám mục Bắc Ninh Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến
Nguyễn Xuân Trường
11:02 24/09/2009
BẮC NINH - Ngày 24.9.2009. Đúng ngày này 3 năm về trước, đức cha cố Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đã giã từ trần thế về Nhà Cha trên trời. Trong tình yêu thì “gần là thương, xa là nhớ”. Thế nên, thời gian xa cách đã hơn 1000 ngày trôi qua, nhưng hình ảnh và tình cảm của đức cố Giám mục trong tâm trí bao người vẫn còn tươi mới như ngày hôm qua.
Hình ảnh lễ giỗ ĐC Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến
Trong tâm tình hiếu kính và biết ơn, tòa giám mục Bắc Ninh đã tổ chức Nghi thức tưởng niệm đức cố Giám mục và Thánh lễ cầu nguyện cho đức cố Giám mục nhân dịp lễ giỗ mãn tang của Ngài tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Đã có hàng ngàn người thuộc mọi thành phần dân Chúa tham dự.
Trong nghi thức tưởng niệm vào tối ngày 23.9, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quý cha và toàn thể cộng đoàn cùng nhau xem lại thoáng qua những nét đẹp của những vị chủ chăn Bắc Ninh, đặc biệt là của đức cố giám mục Giuse Maria - vị cha hiền của gia đình giáo phận Bắc Ninh. Những kỉ niệm thân thương qua những hình ảnh, giọng nói của đức cố Giám mục hiện lên làm xúc động đến nao lòng, nhiều người đã không cầm được dòng nước mắt. Sau đó, đức cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn lần lượt lên thắp những nén nhang tưởng nhớ trước trước mộ đức cố Giám mục.
Thánh lễ giỗ mãn tang đức cố Giám mục diễn ra vào sáng ngày 24.9.2009. Đúng 9 giờ, trong tiếng kèn đồng trầm hùng, đoàn đồng tế từ tòa giám mục tiến ra nhà thờ chính tòa. Tất cả quý cha tiến lên dâng những đóa hồng đỏ thắm như tấm lòng con thảo trước di ảnh đức cố Giám mục nơi cung thánh; quý đức cha thì tiến đến xá nhang trước mộ đức cố Giám mục ngay trong lòng nhà thờ chính tòa.
Trước khi bắt đầu thánh lễ, đức cha chủ nhà Cosma Hoàng Văn Đạt đã giới thiệu đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, chủ tế thánh lễ, và quý đức cha đồng tế: đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Hưng Hóa, đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục giáo phận Thái Bình, đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, và quý cha Tổng đại diện, quý cha Bề trên dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Có hơn 60 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng đồng tế. Cộng đoàn tham dự ước tính gần 2000 người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa. Mọi người đều được tặng cuốn sách “Yêu Thương Hiến Mình” gồm nhiều lời chứng về đời sống của đức cố giám mục Giuse Maria do linh mục Phêrô Chu Quang Minh, S.J. thâu thập.
Trong bài giảng, đức cha Antôn Vũ Huy Chương nhấn mạnh lễ giỗ là một nét văn hóa tâm linh thật đẹp trong thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ngài đã chia sẻ như sau:
"1. Ngày “chết” là ngày “sinh”: Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm viếng phần mộ, còn cúng giỗ, ăn giỗ. Đây cũng là dịp những người thân trong gia đình, dòng họ họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Trong một bài viết về phong tục tập quán Việt Nam, Ông Đặng Văn Phùng đại ý bàn luận rằng: lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ý nghĩa hay. Ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Ý tưởng này làm tôi suy nghĩ thêm về quan niệm của người Công giáo khi gọi “chết” là “sinh thì” (lúc sinh), “sắp chết” là “rình sinh thì”, ví dụ Đàng Thánh giá, nơi thứ 12: “Đức Chúa Giêsu sinh thì trên thánh giá”. Như thế, đối với người công giáo, khi làm lễ giỗ, (lễ kỷ niệm “ngày chết”) lại mang ý nghĩa kỷ niệm “ngày sinh” vào cõi vĩnh hằng, nên vẫn gọi là ngày “về nhà Cha”, ngày “được Chúa gọi về” để sống hạnh phúc với Chúa sau khi đã hoàn tất tốt đẹp cuộc sống ở trần gian này.
2. Ngày giỗ là dịp họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong: Chúng ta họp mặt nhau đây để tưởng nhớ người đã khuất là Đức Cha Giuse. Tuy không cần nhắc lại công ơn của Người kể từ thập niên 80 trong sứ vụ mục tử với bao gian khó, khi mà có lúc giáo phận Bắc Ninh chỉ có một linh mục rưỡi, nhưng cũng nên bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
Thiết tưởng, gia phong mà Đức Cha Giuse mong muốn cũng chính là gia phong mà Đức Giêsu đã mong muốn: “Xin cho chúng hiệp nhất” (Ga 12, 21). Tâm nguyện của Đức Cha Giuse từ đầu đời giám mục cũng là điều mà Đức Cha đã nhắc đi nhắc lại cho mọi thành phần dân Chúa trong bản văn tâm sự như lời “di chúc” của Người:
Với giáo dân, Người ngỏ ý: “Anh chị em đừng để cho những tham vọng hay những tính toán trần gian làm cho đoàn chiên bị chia năm xẻ bảy”;
Với Ban Hành giáo, Người lưu ý: “Xin cố gắng gìn giữ tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để tinh thần thế gian, óc bè phái, tính ham danh làm cho đoàn chiên Chúa phải thiệt thòi”;
Với các chủng sinh và dự tu, Người nhắc lại những điều Người “vẫn canh cánh bên lòng”: “Chính lòng yêu mến Chúa giúp chúng ta yêu mến nhau như anh chị em một nhà, biết hiệp nhất với nhau chung quanh người thay mặt Chúa, như một cây có nhiều cành”;
Với những người sống đời thánh hiến, cách riêng với Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất, Người viết: “Cha xin chúng con đã dâng mình cho Chúa thì dâng cho trót. Chúa rất cần và rất quý những hy sinh âm thầm của chúng con. Chúng con phải lấy hiệp nhất làm phương châm sống. Muốn tu được, chúng con phải bỏ mình, ai có cái tôi to quá thì không tu được đâu. Có thể chúng con không nổi nang về học vấn, về công to việc lớn, nhưng chúng con phải nổi nang về tình thương yêu, về đức bác ái”;
Với các linh mục, Người tâm sự rằng: “Điều tôi tha thiết nhất là xin anh em đoàn kết với nhau. Giáo phận chúng ta trải rộng trên nhiều tỉnh, anh em đến từ nhiều nơi rồi lại đi phục vụ ở nhiều nơi, nhưng chỉ có một Chúa Kitô, một Hội thánh, và chúng ta có chung một người mẹ là giáo phận… Anh em cần giữ vững tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để những chia rẽ làm đoàn chiên suy yếu hay tan rã. Muốn được vậy, anh em hãy siêng năng cầu nguyện và hãy sống nghèo khó, khiêm nhường”.
Đúc kết những lời tâm sự như lời di chúc, Đức Cha Giuse đã viết những vần thơ như sau:
“Tôi nguyện làm viên gạch duới tầng sâu,
Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa,
Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa,
Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau”.
Cuối thánh lễ, cha Giuse Trần Quang Vinh, linh mục Tổng đại diện Bắc Ninh, thay lời cho giáo phận bày tỏ lòng tiếc thương đức cố giám mục Giuse Maria. Đồng thời, cảm ơn tình hiệp thông nâng đỡ của các Đấng bậc và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kì.
Sau thánh lễ, nhiều người đã đến quây quần xung quanh mộ đức cố Giám mục để cầu nguyện cho Ngài, và cũng là để có ít phút cảm nghiệm những liên hệ tình cảm của từng người với đức cố Giám mục khả kính.
Đức cố giám mục Giuse Maria ra đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng mọi thành phần dân Chúa thuộc giáo phận Bắc Ninh. Trong tâm tình thảo hiếu mến yêu, có lẽ ai cũng muốn thưa với Ngài bằng tâm tình của lời ca Quan họ: “Người ơi, Người ở đừng về!” Đức cố giám mục đã mang lấy thân phận của giáo phận Bắc Ninh. Giáo phận là gia đình của ngài. Mọi giáo dân là người nhà của ngài. Vui buồn của giáo phận là vui buồn của Ngài. Sức sống của giáo phận là sức sống của ngài. Ngài đã hi sinh cuộc đời vì giáo phận.
Tưởng nhớ Đức cha cố Giuse Maria kính yêu, xin hãy noi gương Ngài, luôn trung thành yêu mến Chúa dù gặp nhiều gian nan khốn khó; xin hãy cùng nhau thực thi ước nguyện của Ngài mong cho mọi người hiệp nhất nên một; xin hãy cùng cầu nguyện cho Ngài để Ngài luôn ở với giáo phận và tiếp tục bầu cử cho giáo phận Bắc Ninh thân yêu.
Đức cố giám mục Giuse Maria như hạt giống gieo vào lòng đất, dần mục nát đi để sinh nhiều hoa trái. Chúng ta tin rằng: nhờ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của đức cố Giám mục, sự hướng dẫn của đức Giám mục đương nhiệm và sự chung sức chung lòng của toàn thể những người con giáo phận Bắc Ninh, những hạt giống tin tưởng, yêu thương, dựng xây, hiệp nhất sẽ nảy mầm lớn lên, làm cho khu vườn giáo phận Bắc Ninh trổ sinh nhiều hoa trái đức tin, ngát thơm hương nhân đức và rực rỡ sắc màu của những hi sinh chan chứa yêu thương.
Hình ảnh lễ giỗ ĐC Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến
Trong tâm tình hiếu kính và biết ơn, tòa giám mục Bắc Ninh đã tổ chức Nghi thức tưởng niệm đức cố Giám mục và Thánh lễ cầu nguyện cho đức cố Giám mục nhân dịp lễ giỗ mãn tang của Ngài tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Đã có hàng ngàn người thuộc mọi thành phần dân Chúa tham dự.
Trong nghi thức tưởng niệm vào tối ngày 23.9, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, quý cha và toàn thể cộng đoàn cùng nhau xem lại thoáng qua những nét đẹp của những vị chủ chăn Bắc Ninh, đặc biệt là của đức cố giám mục Giuse Maria - vị cha hiền của gia đình giáo phận Bắc Ninh. Những kỉ niệm thân thương qua những hình ảnh, giọng nói của đức cố Giám mục hiện lên làm xúc động đến nao lòng, nhiều người đã không cầm được dòng nước mắt. Sau đó, đức cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn lần lượt lên thắp những nén nhang tưởng nhớ trước trước mộ đức cố Giám mục.
Thánh lễ giỗ mãn tang đức cố Giám mục diễn ra vào sáng ngày 24.9.2009. Đúng 9 giờ, trong tiếng kèn đồng trầm hùng, đoàn đồng tế từ tòa giám mục tiến ra nhà thờ chính tòa. Tất cả quý cha tiến lên dâng những đóa hồng đỏ thắm như tấm lòng con thảo trước di ảnh đức cố Giám mục nơi cung thánh; quý đức cha thì tiến đến xá nhang trước mộ đức cố Giám mục ngay trong lòng nhà thờ chính tòa.
Trước khi bắt đầu thánh lễ, đức cha chủ nhà Cosma Hoàng Văn Đạt đã giới thiệu đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, chủ tế thánh lễ, và quý đức cha đồng tế: đức cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục giáo phận Hưng Hóa, đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục giáo phận Thái Bình, đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, và quý cha Tổng đại diện, quý cha Bề trên dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. Có hơn 60 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng đồng tế. Cộng đoàn tham dự ước tính gần 2000 người thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa. Mọi người đều được tặng cuốn sách “Yêu Thương Hiến Mình” gồm nhiều lời chứng về đời sống của đức cố giám mục Giuse Maria do linh mục Phêrô Chu Quang Minh, S.J. thâu thập.
Trong bài giảng, đức cha Antôn Vũ Huy Chương nhấn mạnh lễ giỗ là một nét văn hóa tâm linh thật đẹp trong thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ngài đã chia sẻ như sau:
"1. Ngày “chết” là ngày “sinh”: Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm viếng phần mộ, còn cúng giỗ, ăn giỗ. Đây cũng là dịp những người thân trong gia đình, dòng họ họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Trong một bài viết về phong tục tập quán Việt Nam, Ông Đặng Văn Phùng đại ý bàn luận rằng: lễ giỗ được xếp vào loại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Mừng ngày sinh là phong tục Âu Tây có ý nghĩa hay. Ở nước ta, nhà nào tổ chức kỷ niệm ngày sinh càng hay, nhưng chưa có nhà nào bỏ được lễ giỗ.
Ý tưởng này làm tôi suy nghĩ thêm về quan niệm của người Công giáo khi gọi “chết” là “sinh thì” (lúc sinh), “sắp chết” là “rình sinh thì”, ví dụ Đàng Thánh giá, nơi thứ 12: “Đức Chúa Giêsu sinh thì trên thánh giá”. Như thế, đối với người công giáo, khi làm lễ giỗ, (lễ kỷ niệm “ngày chết”) lại mang ý nghĩa kỷ niệm “ngày sinh” vào cõi vĩnh hằng, nên vẫn gọi là ngày “về nhà Cha”, ngày “được Chúa gọi về” để sống hạnh phúc với Chúa sau khi đã hoàn tất tốt đẹp cuộc sống ở trần gian này.
2. Ngày giỗ là dịp họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong: Chúng ta họp mặt nhau đây để tưởng nhớ người đã khuất là Đức Cha Giuse. Tuy không cần nhắc lại công ơn của Người kể từ thập niên 80 trong sứ vụ mục tử với bao gian khó, khi mà có lúc giáo phận Bắc Ninh chỉ có một linh mục rưỡi, nhưng cũng nên bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
Thiết tưởng, gia phong mà Đức Cha Giuse mong muốn cũng chính là gia phong mà Đức Giêsu đã mong muốn: “Xin cho chúng hiệp nhất” (Ga 12, 21). Tâm nguyện của Đức Cha Giuse từ đầu đời giám mục cũng là điều mà Đức Cha đã nhắc đi nhắc lại cho mọi thành phần dân Chúa trong bản văn tâm sự như lời “di chúc” của Người:
Với giáo dân, Người ngỏ ý: “Anh chị em đừng để cho những tham vọng hay những tính toán trần gian làm cho đoàn chiên bị chia năm xẻ bảy”;
Với Ban Hành giáo, Người lưu ý: “Xin cố gắng gìn giữ tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để tinh thần thế gian, óc bè phái, tính ham danh làm cho đoàn chiên Chúa phải thiệt thòi”;
Với các chủng sinh và dự tu, Người nhắc lại những điều Người “vẫn canh cánh bên lòng”: “Chính lòng yêu mến Chúa giúp chúng ta yêu mến nhau như anh chị em một nhà, biết hiệp nhất với nhau chung quanh người thay mặt Chúa, như một cây có nhiều cành”;
Với những người sống đời thánh hiến, cách riêng với Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất, Người viết: “Cha xin chúng con đã dâng mình cho Chúa thì dâng cho trót. Chúa rất cần và rất quý những hy sinh âm thầm của chúng con. Chúng con phải lấy hiệp nhất làm phương châm sống. Muốn tu được, chúng con phải bỏ mình, ai có cái tôi to quá thì không tu được đâu. Có thể chúng con không nổi nang về học vấn, về công to việc lớn, nhưng chúng con phải nổi nang về tình thương yêu, về đức bác ái”;
Với các linh mục, Người tâm sự rằng: “Điều tôi tha thiết nhất là xin anh em đoàn kết với nhau. Giáo phận chúng ta trải rộng trên nhiều tỉnh, anh em đến từ nhiều nơi rồi lại đi phục vụ ở nhiều nơi, nhưng chỉ có một Chúa Kitô, một Hội thánh, và chúng ta có chung một người mẹ là giáo phận… Anh em cần giữ vững tinh thần hiệp nhất trong các xứ họ, đừng để những chia rẽ làm đoàn chiên suy yếu hay tan rã. Muốn được vậy, anh em hãy siêng năng cầu nguyện và hãy sống nghèo khó, khiêm nhường”.
Đúc kết những lời tâm sự như lời di chúc, Đức Cha Giuse đã viết những vần thơ như sau:
“Tôi nguyện làm viên gạch duới tầng sâu,
Làm chất đốt cho cuộc đời ấm lửa,
Làm phân bón cho cây đời tươi nhựa,
Trĩu quả vàng bát ngát những mùa sau”.
Cuối thánh lễ, cha Giuse Trần Quang Vinh, linh mục Tổng đại diện Bắc Ninh, thay lời cho giáo phận bày tỏ lòng tiếc thương đức cố giám mục Giuse Maria. Đồng thời, cảm ơn tình hiệp thông nâng đỡ của các Đấng bậc và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kì.
Sau thánh lễ, nhiều người đã đến quây quần xung quanh mộ đức cố Giám mục để cầu nguyện cho Ngài, và cũng là để có ít phút cảm nghiệm những liên hệ tình cảm của từng người với đức cố Giám mục khả kính.
Đức cố giám mục Giuse Maria ra đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng mọi thành phần dân Chúa thuộc giáo phận Bắc Ninh. Trong tâm tình thảo hiếu mến yêu, có lẽ ai cũng muốn thưa với Ngài bằng tâm tình của lời ca Quan họ: “Người ơi, Người ở đừng về!” Đức cố giám mục đã mang lấy thân phận của giáo phận Bắc Ninh. Giáo phận là gia đình của ngài. Mọi giáo dân là người nhà của ngài. Vui buồn của giáo phận là vui buồn của Ngài. Sức sống của giáo phận là sức sống của ngài. Ngài đã hi sinh cuộc đời vì giáo phận.
Tưởng nhớ Đức cha cố Giuse Maria kính yêu, xin hãy noi gương Ngài, luôn trung thành yêu mến Chúa dù gặp nhiều gian nan khốn khó; xin hãy cùng nhau thực thi ước nguyện của Ngài mong cho mọi người hiệp nhất nên một; xin hãy cùng cầu nguyện cho Ngài để Ngài luôn ở với giáo phận và tiếp tục bầu cử cho giáo phận Bắc Ninh thân yêu.
Đức cố giám mục Giuse Maria như hạt giống gieo vào lòng đất, dần mục nát đi để sinh nhiều hoa trái. Chúng ta tin rằng: nhờ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của đức cố Giám mục, sự hướng dẫn của đức Giám mục đương nhiệm và sự chung sức chung lòng của toàn thể những người con giáo phận Bắc Ninh, những hạt giống tin tưởng, yêu thương, dựng xây, hiệp nhất sẽ nảy mầm lớn lên, làm cho khu vườn giáo phận Bắc Ninh trổ sinh nhiều hoa trái đức tin, ngát thơm hương nhân đức và rực rỡ sắc màu của những hi sinh chan chứa yêu thương.
Chân dung Linh mục Việt Nam: LM Giuse Nguyễn Thanh Vân
Lm Giacôbê Tạ Chúc
11:12 24/09/2009
PHAN THIẾT - Khi đến nhận Giáo xứ, điều đầu tiên tôi để ý, là ngôi mộ của Ngài, nằm dưới chân đài Đức Mẹ. Qua những giáo dân kể lại, tôi cũng muốn viết đôi điều về vị mục tử trẻ trung, thánh thiện và đã hiến mạng sống mình vì đàn chiên.
Cha Giuse Nguyễn Thanh Vân sinh năm 1933, tại Lưu Thạnh-Bắc Việt. Ngài thụ phong linh mục vào ngày 24 tháng 03 năm 1963. Về nhận quản xứ Gia-an, thuộc Giáo phận Phan thiết. Lúc đó là Giáo xứ Duy Cần đang còn thuộc địa phận Nha Trang( khỏang năm 1967-1968). Trong thời binh lửa, đàn chiên tan tác, nhà thờ, nhà xứ là chỗ dựa tinh thần cho con chiên bổn đạo. Giữa thời cuộc dầu sôi lửa bỏng, cha Vân luôn tìm mọi cách để quy tụ giáo dân, sớm hôm kinh lễ, cầu nguyện cho cuộc chiến mau chấm dứt. Xã Duy cần lúc đó là điểm nóng trong những trận chiến giáp la cà, oanh tạc của không quân, bộ binh… Sống trong cảnh trên bom, dưới đạn, Ngài vẫn luôn chăm nom đời sống tâm linh cho bà con giáo dân. Người ta kể lại rằng: Cha Nguyễn thanh Vân luôn gắn bó với giáo xứ, nhất là trong những lúc thập tử nhất sinh. Cuộc chiến kéo dài, sinh mạng của mỗi người rất mong manh, sống nay, chết mai là chuyện bình thường. Dù trong hòan cảnh éo le như vậy, luôn luôn người ta tìm thấy nơi Ngài một sự tín thác tuyệt đối vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.
Cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt, nhà thờ, nhà xứ trở nên cứ điểm chiếm đóng của quân đội. Nhận thấy tình thế mỗi lúc một trở nên khó khăn, nhiều giáo dân xin cha chuyển đi nơi khác, vì sợ nguy hiểm cho tính mạng của Ngài, nhưng Ngài một mực từ chối, và nhất quyết sống chết với đàn chiên của mình. Điều dự đóan của mọi người rồi cũng đến, bởi chiến tranh không phải là trò đùa. Ngày 28 tháng 11 năm 1973, một ngày đầy oan nghiệt, bom napan đã thiêu hủy nhà thờ và nhà xứ Duy Cần. Người mục tử Giuse Nguyễn Thanh Vân cũng đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất Giáo xứ thân yêu của mình. Ngài ra đi để lại biết bao là nỗi niềm thương tiếc và kính yêu trong lòng cộng đòan người dân Duy Cần.
Chiến tranh đã khép lại. Quá khứ cũng đã khép lại. Thế nhưng mãi mãi người dân của Giáo xứ Gia an vẫn không quên được hình ảnh của một vị mục tử đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên thân yêu.
Mộ LM Giuse Nguyễn thanh Vân |
Cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt, nhà thờ, nhà xứ trở nên cứ điểm chiếm đóng của quân đội. Nhận thấy tình thế mỗi lúc một trở nên khó khăn, nhiều giáo dân xin cha chuyển đi nơi khác, vì sợ nguy hiểm cho tính mạng của Ngài, nhưng Ngài một mực từ chối, và nhất quyết sống chết với đàn chiên của mình. Điều dự đóan của mọi người rồi cũng đến, bởi chiến tranh không phải là trò đùa. Ngày 28 tháng 11 năm 1973, một ngày đầy oan nghiệt, bom napan đã thiêu hủy nhà thờ và nhà xứ Duy Cần. Người mục tử Giuse Nguyễn Thanh Vân cũng đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất Giáo xứ thân yêu của mình. Ngài ra đi để lại biết bao là nỗi niềm thương tiếc và kính yêu trong lòng cộng đòan người dân Duy Cần.
Chiến tranh đã khép lại. Quá khứ cũng đã khép lại. Thế nhưng mãi mãi người dân của Giáo xứ Gia an vẫn không quên được hình ảnh của một vị mục tử đã hiến mạng sống mình cho đàn chiên thân yêu.
Hành Hương Theo Bước Chân Thầy (9)
Vũ Văn An
18:54 24/09/2009
Mộ Thánh
Phần “ngoài đường” của Via Dolorosa kết thúc tại chặng thứ 9, nơi tưởng niệm Chúa ngã lần thứ 3. Trên đây có chỗ chúng tôi nói: chặng thứ nhất của Via Dolorosa là trường tiểu học Al Omariya, nằm về phía tay trái nếu ta vào Cổ Thành từ Cổng Sư Tử. Đây chính là dinh tổng trấn bên trong Pháo Đài Antonia, nơi Philatô xử và kết án Chúa Giêsu. Có chỗ chúng tôi lại bảo: chặng thứ nhất và chặng thứ hai cùng ở một địa điểm với ba nhà thờ: Kết Án và Bắt Vác Thánh Giá, Đánh Đòn và Này Là Người nằm về phía tay phải tính từ Cổng Sư Tử. Điều ấy không có chi mâu thuẫn. Vì thường không phải lúc nào, công chúng cũng vào được chặng thứ nhất vốn là trụ sở của một trường Hồi Giáo. Sở dĩ cuộc đi đường Thánh Giá long trọng của các Cha Dòng Phanxicô vào mỗi thứ Sáu bao giờ cũng bắt đầu từ địa điểm này là vì diễn ra vào lúc 3 giờ chiều, là giờ trường tiểu học Al Omariya không sinh hoạt. Bởi thế, phần lớn các đường Thánh Giá đều bắt đầu tại ba nhà thờ nói trên.
Năm chặng còn lại được đặt bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Cây Thánh Giá gỗ đã được để lại tại chặng thứ 9. Từ đó, chúng tôi băng qua một nhà nguyện Chính Thống Giáo, lúc đó đang cử hành phụng vụ, để lọt vào sân trước Nhà Thờ Mộ Chúa. Thánh Giá không còn, nên chúng tôi cũng phần nào thấy mình không còn đi đường Thánh Giá nữa. Đến nỗi, cử hành chặng thứ 10, tức chặng mô tả việc Chúa Giêsu bị lột trần, ở chỗ nào, tôi cũng không còn nhớ nữa. Theo sách vở, việc cử hành đó phải diễn ra tại nhà nguyện người Franks, phía trái, bên ngoài cửa chính, chỗ dẫn vào Canvariô của Công Giáo, từng được Thập Tự Quân xây dựng vào thế kỷ thứ 12. Nhưng hình như chúng tôi không cử hành tại đó, mà cử hành ở một địa điểm khác bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa, trước cầu thang lên đỉnh Canvariô.
Hành vi đầu tiên của chúng tôi khi bước vào bên trong nhà thờ này, là vội qùy xuống xung quanh một bệ cao có chứa một phiến đá đủ cho một người lớn nằm.
Đó chính là phiến đá đặt xác Chúa Giêsu mới lấy từ Thánh Giá xuống, để lau lọt trước khi tẩm liệm và chôn cất. Phiến đá này có từ năm 1808, sau khi phiến có từ thế kỷ 12 bị hủy hoại. Quyền sở hữu địa điểm này thay đổi trong nhiều thế kỷ, nhưng nay thuộc bốn giáo phái chính là Ácmêni, Ai Cập, Hy Lạp cà La Tinh. Dĩ nhiên, nó thánh thiêng với mọi tín đồ Kitô giáo, không phân biệt ai. Người nào cũng phải quỳ sụp bên cạnh nó. Đồ đạc mang theo được chúng tôi và các Kitô hữu khác đặt ngay trên phiến đá, miệng lâm râm cầu nguyện và kính cẩn nghiêng mình hôn phiến đá ấy nhiều lần. Nếu không thấy các Kitô hữu khác đang nóng lòng chờ đến lượt, thì chắc chắn không một ai trong chúng tôi muốn đứng lên.
Từ phiến đá tẩm liệm ấy, chúng tôi theo lối đi vòng phía sau Nhà Nguyện Mộ Chúa để vào Nhà Nguyện Thánh Maria Mađalêna của Công Giáo do các cha Dòng Phanxicô trông coi, nằm ở phía tay phải. Đây là nhà nguyện được Morton coi là đơn giản nhất về trang trí giống một trinh nữ (a chastity of decoration), một nét được coi là đặc trưng Tây Phương. Từ nhà nguyện này, chúng tôi được thấy người từ muôn nước đang xếp hàng rất đông chờ đến lượt vào thăm nơi Chúa Giêsu được chôn cất. Có nóng lòng muốn vào nơi đó ngay lúc này, cũng không có cách chi được toại nguyện. Chúng tôi đành ngồi chờ tại đây vậy. Ngoài nhà nguyện vuông vức có tính công cộng này, các cha Dòng Phanxicô còn một nhà nguyện và nhiều cơ sở khác nằm phía sau Nhà Nguyện Thánh Maria Mađalêna, nơi được coi là địa điểm Chúa hiện ra với thánh nữ sau khi Người sống lại. Trong khi chờ cho hàng nối đuôi trước Nhà Nguyện Mộ Chúa ngắn đi, chúng tôi được các cha Dòng Phanxicô hướng dẫn vào nhà nguyện ở phía trong để cử hành Thánh Lễ trong ngày. Chính tại nhà nguyện này, chúng tôi được gặp Sơ Quy, vị nữ tu người Việt từng phục vụ tại Đất Thánh này từ lâu (có người cho là 50 năm).
Sau Thánh Lễ, chúng tôi xếp hàng vào viếng Mộ Chúa. Hàng tuy dài, nhưng đây là đỉnh cao chuyến đi Đất Thánh của chúng tôi, nên dù phải chờ hàng giờ, chúng tôi vẫn phải chờ để vào cho bằng được. Rất may, không biết có nhờ một sắp xếp đặc biệt gì không, mà các tín hữu khác đã nhường cho đoàn chúng tôi đứng ở đầu hàng. Khu vực chờ đợi, thường được gọi là Viên Đình (Rotunda) hay Nhà Thờ Phục Sinh (Anastasis), đã giữ nguyên địa điểm và hình dáng của Nhà Thờ Phục Sinh do Constantinô xây trên Mộ Chúa vào thế kỷ thứ 4. Trên đỉnh khu này là một mái vòm lớn được hoàn thành trong thập niên 1960, được trang trí vào năm 1997 với ngôi sao 12 cánh để chỉ 12 Tông Đồ. Mái vòm có đường kính 20.5 mét và cao 34 mét. Bên dưới mái vòm, chính là Mộ Chúa được đặt trong một lăng lớn trông giống như một chiếc hộp. Người ta thường gọi lăng này là một tiểu kiến trúc (edicule). Nó được chống đỡ bằng một hệ thống sàn ở bên ngoài để chống động đất và do đó trông không hấp dẫn bao nhiêu. Cấu trúc hiện nay được thực hiện trong các năm 1809-1810 sau trận hỏa hoạn năm 1808. Nó thay thế cấu trúc có từ năm 1555, do các cha Dòng Phanxicô đặt làm. Bên trong lăng, có hai phòng nhỏ. Phòng thứ nhất chính là Nhà Nguyện Thiên Thần của Chính Thống Giáo Hy Lạp, nơi có một bàn thờ trên đó có phiến đá được thiên thần lăn qua một bên vào ngày Chúa Phục Sinh. Một cửa thấp phía đối diện dẫn tới Nhà Nguyện Mộ Chúa nhỏ xíu trong đó có Mộ Chúa. Đây chính là chặng thứ 14 của Via Dolorosa và là địa điểm thánh thiêng nhất của thế giới Kitô Giáo. Tại đây có phiến đá trên đó đặt xác Chúa Giêsu và cũng từ phiến đá này, Người đã trỗi dậy Phục Sinh vinh hiển. Phiến đá này được đặt tại đây lúc tái thiết lăng vào năm 1555 và được cố ý làm nứt để làm nản lòng những tên trộm đồ thời Đế Quốc Thổ.
Lối vào và lối ra Mộ Chúa chỉ là một, và Nhà Nguyện Mộ Chúa quá nhỏ, nên chỉ 2 hay 3 người được vào một lúc, như chính Morton đã mô tả vào đầu thế kỷ
20. Một vị giáo sĩ Chính Thống Giáo luôn có mặt ở đấy để kiểm soát sự ra vào này, một sự kiểm soát, tuy cần thiết, nhưng đã gây nhiều căng thẳng cho khách hành hương, khiến họ bớt đi phần nào sự chú tâm thiêng liêng. Từ ngoài nhìn vào, người ta không thấy gì bên trong Mộ Chúa, chỉ thấy được hình dáng tín hữu lom khom cúi xuống hôn phiến đá đặt xác Chúa, khi có máy ảnh của ai đó lóe đèn lên chụp hình. Âm thanh duy nhất được nghe rõ lúc ấy chỉ là “quick, please, quick!” của vị giáo sĩ Chính Thống, mặc đồ đen từ đầu tới chân với bộ râu dài cùng mầu với y phục, làm cho ngôi nhà nguyện đã tối càng tối thêm. Chỉ nhờ cụm nến cháy đánh dấu nơi đặt đầu Chúa, tôi mới nhận ra phiến đá để hôn kính và vội vàng rời khỏi nhà nguyện để các tín hữu khác được dịp tiến vào tỏ lòng tôn kính phiến đá, nơi đặt xác Chúa và cũng là nơi Chúa sống lại. Ngoài ra, không được chiêm ngưỡng bất cứ chi tiết nào khác bên trong nhà nguyện này, một nhà nguyện được coi là nơi cực thánh của thế giới Kitô Giáo.
Dù, theo lời một linh mục Dòng Phanxicô người Ý nói tiếng Pháp mà tôi được hầu truyện, cả ba Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Ácmêni và Giáo Hội Công Giáo đều thay phiên nhau cử hành phụng vụ trong nhà nguyện này, nhưng cách trang trí trong nhà nguyện rõ ràng mang nặng ảnh hưởng của Chính Thống Giáo, luôn nhấn mạnh tới khía cạnh kín nhiệm, sao cho con mắt trần thế không nhìn thấy rõ. Ánh sáng tối tăm của Nhà Nguyện Mộ Chúa đủ chứng minh điều ấy. Theo thiển ý, nơi cực thánh cần được chiếu sáng rực rỡ, nhất là khi Giáo Hội Chính Thống vẫn gọi Nhà Thờ Mộ Thánh là Nhà Thờ Phục Sinh (Anastasis). Đã gọi là nơi kỷ niệm biến cố có một không hai trong lịch sử là biến cố Phục Sinh, thì ánh sáng phải là nét chính yếu.
Chính vì thế, đối với tôi, việc hôn kính phiến đá Mộ Chúa không gây được nhiều xúc động như lúc được hôn nơi dựng Thánh Giá của Người trên đỉnh Golgotha hay đỉnh Canvariô, là nơi đặt hai chặng thứ 11 và 12 của Via Dolorosa. Muốn lên hai chặng này, người ta dùng một cầu thang khá dốc đặt gần lối ra vào chính. Chặng thứ 11 đặt tại phần Đồi Canvariô Công Giáo hay La Tinh, như người ta vốn gọi tại Đất Thánh. Bàn thờ tại đây do gia đình Medici từ Florence dâng kính, trên trần vòng cung phía trên bàn thờ là tranh ghép thế kỷ 12, mô tả cảnh Chúa bị đóng đinh vào thập giá trước sự chứng kiến của Mẹ Người. Vì khách hành hương rất đông, nên đoàn chúng tôi phải đứng tại chỗ và suy niệm tiếp chặng thứ 12 để tưởng niệm biến cố Chúa tắt thở trên Thánh Giá, đặt tại phần Đồi Canvariô Chính Thống hay Hy Lạp như người ta vốn gọi tại Đất Thánh. Đó chính là địa điểm của Đồi Canvariô mà quanh đó, Nhà Thờ Mộ Chúa đã được xây dựng. Qua một lớp kính, khách hành hương có thể nhìn thấy một tảng đá nằm dưới hai bên bàn thờ, và dưới bàn thờ, có một chiếc lỗ giúp khách hành hương có thể đụng tới tảng đá ấy. Tại chặng 12 này, có tượng Chúa chịu nạn lớn bằng người thật được đặt cao phía sau một bàn thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp. Dưới bàn thờ này có một chiếc dĩa bạc đánh dấu nơi dựng Thánh Giá Chúa, nơi những giọt máu cuối cùng của Người đổ xuống. Nếu có lòng biết ơn nào thì đây là nơi để bày tỏ. Kitô hữu nào cũng cung kính, nghiêm chỉnh, lặng lẽ chờ đến phiên mình được tiến tới hôn lên dĩa bạc kia. Người phụ nữ Đông Phương xếp hàng trước tôi, liên tiếp làm dấu thánh giá ngược, không đợi gặp dĩa bạc. Bà bắt đầu hôn từ ngoài vào trong, từ cạnh bàn thờ, tới chân bàn thờ, trước khi qùy xuống hôn dĩa bạc. Bà không hề lưu tâm đến việc chụp hình lưu niệm, như chúng tôi hay như phần đông các tín hữu đến từ Hồng Kông, khiến vị tu sĩ Chính Thống Giáo luôn miệng “Quick, please; one line, please; move, please”. Trong ánh sáng chan hòa của Đỉnh Canvariô, những tiếng ấy nguyên tuyền chỉ có nghĩa như một yêu cầu, không mang bất cứ âm sắc tiêu cực nào. Nên cảm xúc thiêng liêng còn nguyên vẹn khi rời nơi ấy.
Điều đặc biệt là tại khu vực Chính Thống Giáo này, giữa hai bàn thờ Hy Lạp và La Tinh, còn có một bàn thờ Công Giáo khác của các cha Dòng Phanxicô để dâng kính Đức Mẹ, trên đó có bức tượng gỗ Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi) với lưỡi gươm đâm qua trái tim, do Nữ Hoàng Tây Ban Nha dâng tặng năm 1778, để tưởng nhớ sự thống khổ của Đức Mẹ trước cái chết của Con Trai duy nhất của mình. Có tài liệu cho rằng đây chính là chặng thứ 13 của Via Dolorosa, điều mà đoàn chúng tôi không nhận ra.
Rời đỉnh Golgotha, chúng tôi theo một bậc thang tiến về phía bờ tường nằm song song với Phiến Đá Tẩm Liệm, và ngăn cách nó với Nhà Thờ Chính Tòa
Giêrusalem và Antiốc của Chính Thống Giáo Hy Lạp (Catholicon) để suy niệm việc tháo xác Chúa Giêsu từ Thánh Giá xuống mà đoàn chúng tôi coi là chặng thứ 13. Trên bức tường này có một tranh ghép mô tả việc tẩm liệm Xác Chúa Giêsu trước khi chôn cất. Việc tẩm liệm với nhũ hương, lôi hộ và dầu thơm này dĩ nhiên được thực hiện trên Phiến Đá Tẩm Liệm. Chặng 14 tưởng niệm việc táng xác Chúa đáng lý phải diễn ra bên trong chính Mộ Thánh, một việc chắc chắn không bao giờ có thể xẩy ra cho một đoàn hành hương, nên chúng tôi đã dừng lại bên ngoài Mộ Thánh để hoàn tất Via Dolorosa, giữa ánh sáng mờ ảo của đèn điện và ánh mặt trời chiếu qua mái vòm trên đầu.
Thánh điểm xác thực nhất
Lúc ấy, tuy người hành hương vẫn tiếp tục kéo tới để xếp hàng vào viếng Mộ Chúa cũng như hoàn tất các chặng quan trọng nhất của Via Dolorosa, nhưng Phiến Đá Tẩm Liệm có thưa người nhiều hơn, nhờ thế anh chị em trong đoàn chúng tôi được dịp qùy lâu giờ hơn bên cạnh Phiến Đá để cầu nguyện và suy niệm. Sau đó, chúng tôi còn được dịp kính viếng nhiều nhà nguyện và nhà thờ khác bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Đầu tiên là Nhà Thờ Chánh Tòa Giêrusalem và Antiốc của Giáo Hội Chính Thống, tục gọi là Catholicon, nằm đối diện với Nhà Nguyện Một Thánh, nối tiếp với khu viên đình. Nhà thờ này bao gồm một phông ảnh thánh (iconostasis), hai bên là hai tòa của các thượng phụ Giêrusalem và Antiốc. Trên đó là một mái vòm nhiều màu sắc, xây sau vụ động đất năm 1927, được trang trí với ảnh Chúa Kitô và nhiều ảnh thánh khác. Điều đặc biệt là truyền thống từ nghìn xưa vẫn coi nơi Chúa chịu đóng đinh và sống lại là trung tâm trái đất, cho nên từ thế kỷ thứ 10, nó đã được đánh dấu bằng một phiến đá omphalos (tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái rốn, cái rốn trái đất). Ngày nay, nó được đánh dấu bằng một chiếc bình bằng đá hoa cương đặt tại cuối phía tây nhà thờ này. Sau đó là Nhà Nguyện Adong, nằm ngay bên dưới Đỉnh Canvariô, nơi có phiến đá nứt phía sau một lớp kính.Theo Origen, một giáo phụ thuộc thế kỷ thứ 2, truyền thống vẫn tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh ngay tại chỗ Adong được chôn cất. Người ta cũng tin rằng vết nứt trên phiến đá là do một trận động đất xẩy ra lúc Chúa chịu đóng đinh. Tiến thêm chút nữa, còn có ba nhà nguyện khác do Thập Tự Quân xây dựng. Đó là nhà nguyện Thánh Longinus (người lính đâm đòng vào cạnh sườn Chúa, sau đó được ơn trở lại), nhà nguyện Chia Áo của người Ácmêni và nhà nguyện Chế Riễu hay nhà nguyện Đội Mão Gai có chứa Cột Đá Chế Riễu. Giữa hai nhà nguyện vừa nói là một lối cầu thang dẫn xuống Nhà Thờ Thánh Helena, vị thánh đã tìm ra Thánh Giá thật của Chúa… Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở khác, mà vì thời gian eo hẹp, đoàn chúng tôi không thể kính viếng hết, mặc dù rất muốn.
Chúng tôi nghĩ khách hành hương nào tới đây cũng có cùng một ước nguyện được kính viếng càng nhiều thánh tích càng hay. Ở đâu, chúng tôi cũng gặp được những người giống các Kitô hữu đầu thế kỷ 20 qua mô tả của Morton: “Họ là đám đông luôn khơi dậy sự trìu mến nơi tâm hồn ta. Họ là đám đông được linh hứng bởi một Đức Tin trần truồng như trẻ sơ sinh… Họ là biểu tượng không những của nỗi đau tra vấn trong trái tim con người mà còn của cả câu trả lời nữa”.
Điều hết sức nổi bật là họ không hề lưu ý chi tới sự kiện Nhà Thờ Mộ Thánh thực ra là một quần thể của rất nhiều cơ sở tôn giáo thuộc nhiều tuyên tín khác nhau. Nó thuộc quyền sở hữu của ít nhất 6 hay 7 hệ phái Kitô Giáo. Và một điều dị thường là có lúc 6 hay 7 hệ phái Kitô Giáo đó đã cần tới sự hiện diện của một người Hồi Giáo để điều hợp sự hài hòa chung sống. Thực vậy, ở tay trái lối vào Nhà Thờ Mộ Chúa, trước đây có một chiếc ghế cao dành cho người giữ cửa Hồi Giáo ngồi: chính anh ta kiểm soát chìa khóa của nhà thờ để tránh các tranh chấp thường diễn ra giữa các hệ phái Kitô Giáo. Việc ấy ngày nay không còn nữa, nhưng địa điểm thánh thiêng nhất của thế giới Kitô Giáo vẫn bị chia cắt một cách cẩn thận giữa các hệ phái trên và các hệ phái này canh giữ phần thuộc về mình một cách hết sức cẩn mật.
Tưởng cũng nên nhắc lại, việc phân chia quyền sở hữu này bắt đầu thành hình sau khi Saladin bẻ gẫy Vương Quốc Kitô Giáo tại Giêrusalem vào năm 1187, một vương quốc vốn dành quyền kiểm soát Nhà Thờ Mộ Thánh cho Giáo Hội Phương Tây. Nhưng khi Vương Quốc này không còn, thì quyền kiểm soát ấy được phân chia như ta đã thấy. Ta biết rằng sau khi tin nhận Chúa Kitô, Constantinô cho xây nhiều nhà thờ tại Đất Thánh, mà nhà thờ quan trọng nhất chính là Nhà Thờ Mộ Thánh, khởi sự xây từ năm 326, tại địa điểm chung quanh Mộ Chúa Giêsu. Trong thời gian đào xới làm nền, người ta đã khám phá ra Đồi Golgotha cũng như Cây Thánh Giá thật. Nhà Thờ Mộ Thánh được cung hiến vào năm 335, gồm một phòng lộ thiên (atrium), một nhà thờ có mái, một sân rộng với Đồi Golgotha nằm về phía đông nam và mộ Chúa Giêsu đặt trong một toà kiến trúc nhỏ vòng cung (edicule). Khi cung hiến, Mộ Chúa chưa hoàn tất vì việc đục sườn đá để lộ mộ Chúa đòi nhiều thời gian hơn. Mãi tới năm 384, Mộ Chúa mới hoàn thành. Nhà thờ này sau đó bị người Hồi Giáo phá hủy vào năm 1009. Với sự đồng ý của người Hồi Giáo, năm 1048, hoàng đế Constantine Monomachos đã cung cấp ngân khoản cho cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem trùng tu lại nhà thờ nhưng vớ iqui mô nhỏ hơn. Chính tại nhà thờ trùng tu này, Thập Tự Quân đã hát Kinh Te Deum vào năm 1099 và họ bắt đầu thực hiện nhiều công trình tái và kiến thiết trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Điều đáng buồn là vì là người Tây Phương, họ đã dành quyền kiểm soát nhà thờ này cho Giáo Hội Latinh (Công Giáo). Nhưng Thập Tự Quân cai trị Giêrusalem không lâu, khi người Hồi Giáo trở lại nắm quyền, việc kiểm soát Nhà Thờ Mộ Thánh rơi vào tay các Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Hy Lạp). Tuy nhiên, sau đó, quyền kiểm soát nhà thờ (custodians) đã được chia sẻ giữa 3 Giáo Hội: Chính Thống Hy Lạp, Tông Truyền Ácmêni và Công Giáo La Mã. Qua thế kỷ 19, Giáo Hội Chính Thống Ai Cập (Coptic), Giáo Hội Chính Thống Êthiôpi và Giáo Hội Syri cũng thủ đắc được quyền kiểm soát có giới hạn hơn qua một số bàn thờ và công trình khác bên trong và chung quanh nhà thờ. Riêng Mộ Chúa và viên đình (rotunda) chung quanh là tài sản chung của mọi hệ phái.
Nhà thờ chịu nhiều hư hại trong các thế kỷ tiếp theo, phần lớn do không được bảo trì đúng mức (cha chung không ai khóc). Cố gắng của Cha Dòng Phanxicô
năm 1555 đem lại nhiều thiệt hại hơn là ích lợi. Năm 1808, nó bị hỏa hoạn và cuộc động đất năm 1927 đã làm nó thiệt hại nặng. Mãi năm 1959, ba cộng đồng chính là Công Giáo La Mã, Chính Thống Hy Lạp và Tông Truyền Ácmêni mới đạt được thỏa thuận cho một kế hoạch trùng tu lớn. Nguyên tắc hướng dẫn là: chỉ phần nào không còn chức năng cấu trúc mới bị thay thế, và phải sử dụng loại đá giống loại đá của thế kỷ 11 và 12.
Người ta đọc rõ tính phức tạp trong lịch sử kiểm soát hay sở hữu của nhà thờ qua phong thái trang trí hỗn tạp của mỗi hệ phái và thời kỳ từ Byzantine, tới Trung Cổ, Thập Tự Chinh, và các yếu tố tân thời. Giáo phái nào cũng muốn nói lên phong thái riêng. Người ta khó có thể tưởng tượng đây là ngôi thánh đường thánh thiêng nhất của Kitô Giáo. Nhưng đồng thời vì bề dày lịch sử và tầm quan trọng tôn giáo của nó, nên nó vẫn có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với tin hữu Kitô. Nhất là vì nó là thánh điểm Kitô Giáo duy nhất tại Đất Thánh có được tính xác thực lịch sử.
Quả thế, phần lớn các sử gia và khảo cổ gia đều cho rằng Nhà Thờ Mộ Chúa chắc chắn đã được xây trên chính phần mộ của Chúa Giêsu. Cách bằng chứng sau đây đã được liệt kê. Thứ nhất, đầu thế kỷ thứ 1 công nguyên, thánh điểm này vốn là hầm đá bỏ hoang bên ngoài tường thành. Những ngôi mộ thuộc hai thế kỷ thứ 1 trước và sau công nguyên đã được các thợ đục đá khoét dọc vào tường phía tây. Thứ hai, các yếu tố trắc đồ (topographical) của địa điểm nhà thờ rất tương ứng với mô tả của Phúc Âm, là các mô tả cho rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên một ngọn đồi đá trông giống như một sọ người, nằm ở bên ngoài thành phố (Ga 19:17) và gần đấy có một ngôi mộ (Ga 19:41-42). Đất bồi do gió mang tới cũng như các hạt giống được mưa tưới tắm có thể đã tạo một bề mặt xanh tươi cho ngọn đồi khiến Phúc Âm Gioan gọi nó là một thửa vườn. Thứ ba, Hai sử gia Eusebius và Socrates Scholasticus xác nhận rằng Cộng Đồng Kitô Giáo tại Giêrusalem vốn tổ chức các buổi thờ phượng tại địa điểm này cho tới năm 66. Thứ bốn, Ngay sau khi khu vực này được đem vào nội thành trong các năm 41-43, địa điểm này đã không bị cư dân xây dựng lên trên. Thứ năm, Hoàng Đế Hadrian của La Mã đã xây một đền thờ kính thần Venus (Aphrodite) trên địa điểm này vào năm 135; điều này có thể cho thấy địa điểm này được Kitô hữu coi là thánh thiêng và Hadrian muốn dành địa điểm này cho tôn giáo truyền thống của La Mã. Thứ sáu, truyền thống địa phương của cộng đoàn chắc chắn đã được xem sét kỹ lưỡng khi Constantinô khởi sự xây nhà thờ này năm 326, vì địa điểm này khá bất tiện và gây tốn kém. Nhiều toà nhà quan trọng hiện có phải phá sập, nhất là ngôi đền do Hadrian xây trên đó. Chỉ xếch về phía nam đôi chút, người ta thấy một miếng đất còn hoàn hảo hơn nhiều, đó là sân trống của nghị trường Hadrian. Thứ bảy, sử gia tận mắt là Eusebius quả quyết rằng trong lúc đang đào xới, người ta đã tìm lại được nơi tưởng niệm nguyên thủy (Life of Constantine 3:28).
Dựa trên các điểm ấy, cuốn Oxford Archaeological Guide to the Holy Land đã viết như sau: "Đây có phải là nơi Chúa Kitô qua đời và được chôn cất không? Đúng, rất có thể như thế”. Còn Dan Bahat, một học giả Do Thái, trước đây vốn là khảo cổ gia của Thành Phố Giêrusalem nói như sau về ngôi nhà thờ này: “Chúng ta không tuyệt đối chắc chắn địa điểm Nhà Thờ Mộ Chúa chính là địa điểm chôn xác Chúa Giêsu, nhưng ta không còn một địa điểm nào khác gần có giá trị như địa điểm này, và ta thực sự không có lý do gì để bác bỏ tính xác thực của địa điểm này”.
Phần “ngoài đường” của Via Dolorosa kết thúc tại chặng thứ 9, nơi tưởng niệm Chúa ngã lần thứ 3. Trên đây có chỗ chúng tôi nói: chặng thứ nhất của Via Dolorosa là trường tiểu học Al Omariya, nằm về phía tay trái nếu ta vào Cổ Thành từ Cổng Sư Tử. Đây chính là dinh tổng trấn bên trong Pháo Đài Antonia, nơi Philatô xử và kết án Chúa Giêsu. Có chỗ chúng tôi lại bảo: chặng thứ nhất và chặng thứ hai cùng ở một địa điểm với ba nhà thờ: Kết Án và Bắt Vác Thánh Giá, Đánh Đòn và Này Là Người nằm về phía tay phải tính từ Cổng Sư Tử. Điều ấy không có chi mâu thuẫn. Vì thường không phải lúc nào, công chúng cũng vào được chặng thứ nhất vốn là trụ sở của một trường Hồi Giáo. Sở dĩ cuộc đi đường Thánh Giá long trọng của các Cha Dòng Phanxicô vào mỗi thứ Sáu bao giờ cũng bắt đầu từ địa điểm này là vì diễn ra vào lúc 3 giờ chiều, là giờ trường tiểu học Al Omariya không sinh hoạt. Bởi thế, phần lớn các đường Thánh Giá đều bắt đầu tại ba nhà thờ nói trên.
Mặt tiền Nhà Thờ Mộ Chúa |
Hành vi đầu tiên của chúng tôi khi bước vào bên trong nhà thờ này, là vội qùy xuống xung quanh một bệ cao có chứa một phiến đá đủ cho một người lớn nằm.
Đá Tẩm Liệm |
Từ phiến đá tẩm liệm ấy, chúng tôi theo lối đi vòng phía sau Nhà Nguyện Mộ Chúa để vào Nhà Nguyện Thánh Maria Mađalêna của Công Giáo do các cha Dòng Phanxicô trông coi, nằm ở phía tay phải. Đây là nhà nguyện được Morton coi là đơn giản nhất về trang trí giống một trinh nữ (a chastity of decoration), một nét được coi là đặc trưng Tây Phương. Từ nhà nguyện này, chúng tôi được thấy người từ muôn nước đang xếp hàng rất đông chờ đến lượt vào thăm nơi Chúa Giêsu được chôn cất. Có nóng lòng muốn vào nơi đó ngay lúc này, cũng không có cách chi được toại nguyện. Chúng tôi đành ngồi chờ tại đây vậy. Ngoài nhà nguyện vuông vức có tính công cộng này, các cha Dòng Phanxicô còn một nhà nguyện và nhiều cơ sở khác nằm phía sau Nhà Nguyện Thánh Maria Mađalêna, nơi được coi là địa điểm Chúa hiện ra với thánh nữ sau khi Người sống lại. Trong khi chờ cho hàng nối đuôi trước Nhà Nguyện Mộ Chúa ngắn đi, chúng tôi được các cha Dòng Phanxicô hướng dẫn vào nhà nguyện ở phía trong để cử hành Thánh Lễ trong ngày. Chính tại nhà nguyện này, chúng tôi được gặp Sơ Quy, vị nữ tu người Việt từng phục vụ tại Đất Thánh này từ lâu (có người cho là 50 năm).
Trước Mộ Chúa |
Lối vào và lối ra Mộ Chúa chỉ là một, và Nhà Nguyện Mộ Chúa quá nhỏ, nên chỉ 2 hay 3 người được vào một lúc, như chính Morton đã mô tả vào đầu thế kỷ
Hôn Đá Mộ Chúa |
Dù, theo lời một linh mục Dòng Phanxicô người Ý nói tiếng Pháp mà tôi được hầu truyện, cả ba Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Ácmêni và Giáo Hội Công Giáo đều thay phiên nhau cử hành phụng vụ trong nhà nguyện này, nhưng cách trang trí trong nhà nguyện rõ ràng mang nặng ảnh hưởng của Chính Thống Giáo, luôn nhấn mạnh tới khía cạnh kín nhiệm, sao cho con mắt trần thế không nhìn thấy rõ. Ánh sáng tối tăm của Nhà Nguyện Mộ Chúa đủ chứng minh điều ấy. Theo thiển ý, nơi cực thánh cần được chiếu sáng rực rỡ, nhất là khi Giáo Hội Chính Thống vẫn gọi Nhà Thờ Mộ Thánh là Nhà Thờ Phục Sinh (Anastasis). Đã gọi là nơi kỷ niệm biến cố có một không hai trong lịch sử là biến cố Phục Sinh, thì ánh sáng phải là nét chính yếu.
Hôn Đĩa Thánh Golgotha |
Điều đặc biệt là tại khu vực Chính Thống Giáo này, giữa hai bàn thờ Hy Lạp và La Tinh, còn có một bàn thờ Công Giáo khác của các cha Dòng Phanxicô để dâng kính Đức Mẹ, trên đó có bức tượng gỗ Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi) với lưỡi gươm đâm qua trái tim, do Nữ Hoàng Tây Ban Nha dâng tặng năm 1778, để tưởng nhớ sự thống khổ của Đức Mẹ trước cái chết của Con Trai duy nhất của mình. Có tài liệu cho rằng đây chính là chặng thứ 13 của Via Dolorosa, điều mà đoàn chúng tôi không nhận ra.
Rời đỉnh Golgotha, chúng tôi theo một bậc thang tiến về phía bờ tường nằm song song với Phiến Đá Tẩm Liệm, và ngăn cách nó với Nhà Thờ Chính Tòa
Chặng Mười Ba |
Thánh điểm xác thực nhất
Lúc ấy, tuy người hành hương vẫn tiếp tục kéo tới để xếp hàng vào viếng Mộ Chúa cũng như hoàn tất các chặng quan trọng nhất của Via Dolorosa, nhưng Phiến Đá Tẩm Liệm có thưa người nhiều hơn, nhờ thế anh chị em trong đoàn chúng tôi được dịp qùy lâu giờ hơn bên cạnh Phiến Đá để cầu nguyện và suy niệm. Sau đó, chúng tôi còn được dịp kính viếng nhiều nhà nguyện và nhà thờ khác bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Đầu tiên là Nhà Thờ Chánh Tòa Giêrusalem và Antiốc của Giáo Hội Chính Thống, tục gọi là Catholicon, nằm đối diện với Nhà Nguyện Một Thánh, nối tiếp với khu viên đình. Nhà thờ này bao gồm một phông ảnh thánh (iconostasis), hai bên là hai tòa của các thượng phụ Giêrusalem và Antiốc. Trên đó là một mái vòm nhiều màu sắc, xây sau vụ động đất năm 1927, được trang trí với ảnh Chúa Kitô và nhiều ảnh thánh khác. Điều đặc biệt là truyền thống từ nghìn xưa vẫn coi nơi Chúa chịu đóng đinh và sống lại là trung tâm trái đất, cho nên từ thế kỷ thứ 10, nó đã được đánh dấu bằng một phiến đá omphalos (tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái rốn, cái rốn trái đất). Ngày nay, nó được đánh dấu bằng một chiếc bình bằng đá hoa cương đặt tại cuối phía tây nhà thờ này. Sau đó là Nhà Nguyện Adong, nằm ngay bên dưới Đỉnh Canvariô, nơi có phiến đá nứt phía sau một lớp kính.Theo Origen, một giáo phụ thuộc thế kỷ thứ 2, truyền thống vẫn tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh ngay tại chỗ Adong được chôn cất. Người ta cũng tin rằng vết nứt trên phiến đá là do một trận động đất xẩy ra lúc Chúa chịu đóng đinh. Tiến thêm chút nữa, còn có ba nhà nguyện khác do Thập Tự Quân xây dựng. Đó là nhà nguyện Thánh Longinus (người lính đâm đòng vào cạnh sườn Chúa, sau đó được ơn trở lại), nhà nguyện Chia Áo của người Ácmêni và nhà nguyện Chế Riễu hay nhà nguyện Đội Mão Gai có chứa Cột Đá Chế Riễu. Giữa hai nhà nguyện vừa nói là một lối cầu thang dẫn xuống Nhà Thờ Thánh Helena, vị thánh đã tìm ra Thánh Giá thật của Chúa… Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở khác, mà vì thời gian eo hẹp, đoàn chúng tôi không thể kính viếng hết, mặc dù rất muốn.
Nhà Thờ Mộ Chúa |
Điều hết sức nổi bật là họ không hề lưu ý chi tới sự kiện Nhà Thờ Mộ Thánh thực ra là một quần thể của rất nhiều cơ sở tôn giáo thuộc nhiều tuyên tín khác nhau. Nó thuộc quyền sở hữu của ít nhất 6 hay 7 hệ phái Kitô Giáo. Và một điều dị thường là có lúc 6 hay 7 hệ phái Kitô Giáo đó đã cần tới sự hiện diện của một người Hồi Giáo để điều hợp sự hài hòa chung sống. Thực vậy, ở tay trái lối vào Nhà Thờ Mộ Chúa, trước đây có một chiếc ghế cao dành cho người giữ cửa Hồi Giáo ngồi: chính anh ta kiểm soát chìa khóa của nhà thờ để tránh các tranh chấp thường diễn ra giữa các hệ phái Kitô Giáo. Việc ấy ngày nay không còn nữa, nhưng địa điểm thánh thiêng nhất của thế giới Kitô Giáo vẫn bị chia cắt một cách cẩn thận giữa các hệ phái trên và các hệ phái này canh giữ phần thuộc về mình một cách hết sức cẩn mật.
Tưởng cũng nên nhắc lại, việc phân chia quyền sở hữu này bắt đầu thành hình sau khi Saladin bẻ gẫy Vương Quốc Kitô Giáo tại Giêrusalem vào năm 1187, một vương quốc vốn dành quyền kiểm soát Nhà Thờ Mộ Thánh cho Giáo Hội Phương Tây. Nhưng khi Vương Quốc này không còn, thì quyền kiểm soát ấy được phân chia như ta đã thấy. Ta biết rằng sau khi tin nhận Chúa Kitô, Constantinô cho xây nhiều nhà thờ tại Đất Thánh, mà nhà thờ quan trọng nhất chính là Nhà Thờ Mộ Thánh, khởi sự xây từ năm 326, tại địa điểm chung quanh Mộ Chúa Giêsu. Trong thời gian đào xới làm nền, người ta đã khám phá ra Đồi Golgotha cũng như Cây Thánh Giá thật. Nhà Thờ Mộ Thánh được cung hiến vào năm 335, gồm một phòng lộ thiên (atrium), một nhà thờ có mái, một sân rộng với Đồi Golgotha nằm về phía đông nam và mộ Chúa Giêsu đặt trong một toà kiến trúc nhỏ vòng cung (edicule). Khi cung hiến, Mộ Chúa chưa hoàn tất vì việc đục sườn đá để lộ mộ Chúa đòi nhiều thời gian hơn. Mãi tới năm 384, Mộ Chúa mới hoàn thành. Nhà thờ này sau đó bị người Hồi Giáo phá hủy vào năm 1009. Với sự đồng ý của người Hồi Giáo, năm 1048, hoàng đế Constantine Monomachos đã cung cấp ngân khoản cho cộng đồng Kitô hữu tại Giêrusalem trùng tu lại nhà thờ nhưng vớ iqui mô nhỏ hơn. Chính tại nhà thờ trùng tu này, Thập Tự Quân đã hát Kinh Te Deum vào năm 1099 và họ bắt đầu thực hiện nhiều công trình tái và kiến thiết trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Điều đáng buồn là vì là người Tây Phương, họ đã dành quyền kiểm soát nhà thờ này cho Giáo Hội Latinh (Công Giáo). Nhưng Thập Tự Quân cai trị Giêrusalem không lâu, khi người Hồi Giáo trở lại nắm quyền, việc kiểm soát Nhà Thờ Mộ Thánh rơi vào tay các Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Hy Lạp). Tuy nhiên, sau đó, quyền kiểm soát nhà thờ (custodians) đã được chia sẻ giữa 3 Giáo Hội: Chính Thống Hy Lạp, Tông Truyền Ácmêni và Công Giáo La Mã. Qua thế kỷ 19, Giáo Hội Chính Thống Ai Cập (Coptic), Giáo Hội Chính Thống Êthiôpi và Giáo Hội Syri cũng thủ đắc được quyền kiểm soát có giới hạn hơn qua một số bàn thờ và công trình khác bên trong và chung quanh nhà thờ. Riêng Mộ Chúa và viên đình (rotunda) chung quanh là tài sản chung của mọi hệ phái.
Nhà thờ chịu nhiều hư hại trong các thế kỷ tiếp theo, phần lớn do không được bảo trì đúng mức (cha chung không ai khóc). Cố gắng của Cha Dòng Phanxicô
Khu Viên Đình Nhà Thờ Mộ Chúa |
Người ta đọc rõ tính phức tạp trong lịch sử kiểm soát hay sở hữu của nhà thờ qua phong thái trang trí hỗn tạp của mỗi hệ phái và thời kỳ từ Byzantine, tới Trung Cổ, Thập Tự Chinh, và các yếu tố tân thời. Giáo phái nào cũng muốn nói lên phong thái riêng. Người ta khó có thể tưởng tượng đây là ngôi thánh đường thánh thiêng nhất của Kitô Giáo. Nhưng đồng thời vì bề dày lịch sử và tầm quan trọng tôn giáo của nó, nên nó vẫn có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với tin hữu Kitô. Nhất là vì nó là thánh điểm Kitô Giáo duy nhất tại Đất Thánh có được tính xác thực lịch sử.
Bình Đá Đánh Dấu Trung Tâm Thế Giới (Omphalos) |
Dựa trên các điểm ấy, cuốn Oxford Archaeological Guide to the Holy Land đã viết như sau: "Đây có phải là nơi Chúa Kitô qua đời và được chôn cất không? Đúng, rất có thể như thế”. Còn Dan Bahat, một học giả Do Thái, trước đây vốn là khảo cổ gia của Thành Phố Giêrusalem nói như sau về ngôi nhà thờ này: “Chúng ta không tuyệt đối chắc chắn địa điểm Nhà Thờ Mộ Chúa chính là địa điểm chôn xác Chúa Giêsu, nhưng ta không còn một địa điểm nào khác gần có giá trị như địa điểm này, và ta thực sự không có lý do gì để bác bỏ tính xác thực của địa điểm này”.
Lể Khấn Trọn Đời, Nữ Tu người Úc gốc Việt thuộc Tỉnh Dòng Sister of Mercy Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
20:56 24/09/2009
Nam Úc - Lễ Tuyên Khấn Trọn Đời của Soeur Anna Nguyễn Thị Mỹ Duyên RSM
Lúc 6 giờ 30 tối, thứ Năm ngày 24 thánh 9 năm 2009, tỉnh Dòng Đức Mẹ Từ Bi (Religious Sister Of Mercy) Adelaide, Nam Úc đã long trọng cử hành Thánh Lễ tuyên khấn trọn đời cho một nữ tu gốc Việt, Anna Nguyễn Thị Mỹ Duyên RSM tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Việt Nam - Nam Úc.
Xem hình ảnh
Chủ tế Thánh Lễ, Đức Cha Greg. O’Kelly Sj. giám mục chính tòa giáo phận Port Pirie, cùng đồng tế có Đ/ô. Phaolô Nguyễn Minh Tâm Quản nhiệm, Lm. GB. Nguyễn Viết Huy Sj Phó quản nhiệm CĐCGVN-NamÚc, Lm. Aug. Nguyễn Đức Thụ Sj cựu quản nhiệm CĐCGNU từ Melbourne về, Lm. Phêrô Nguyễn Văn Kiệt từ VN qua, Lm. Paul Bourke chánh xứ Port Augusta nơi Sr. Duyên đang phục vụ.
Trước khi cử hành Thánh Lễ, Soeur Meredith Evans RSM bề trên tỉnh Dòng Sisters of Mercy, Adelaide, lên trước cộng đoàn ngỏ lời chào mừng Đức Cha, đoàn đồng tế cùng hết mọi người trong Cộng Đồng đến tham dự Thánh Lễ. Sau đó Sr. Mỹ Duyên bưng bình nước Thánh cùng với ĐGM G. O’Kelly đi xuống vòng quanh hội trường, vẩy nước Thánh trên các giáo dân tham dự.
Bài giảng trong Thánh Lễ ĐGM đã chia sẻ về ơn gọi tận hiến và đời sống tu trì. Sau bài giảng là nghi thức tuyên khấn trọn đời và trao nhẫn vĩnh thệ cho Sr. Mỹ Duyên.
Soeur Mỹ Duyên đã tiến lên quỳ trước bàn thờ và trước mặt Soeur Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Mercy, đọc 3 lời khấn: Vâng Phục, Khó Nghèo và Khiết Tịnh, trước sự chứng giám của Đức Cha G. O’Kelly Sj giám mục chính toà giáo phận Port Pirie nơi Sr. Duyên đang phục vụ và Sơ Giám Tỉnh.
Trong nghi thức tuyên khấn Đứxc Cha đã mời gọi Cộng Đoàn hiệp ý, hát kinh cầu Các Thánh, xin Các Thánh cầu bầu cùng Chúa đổ tràn hồng ân xuống cho Soeur và dẫn dắt Sơ trong suốt hành trình đời sống tận hiến, phục vụ tha nhân.
Tỉnh Dòng Sister of Mercy, Adelaide hiện có 4 nữ tu gốc Việt Nam, đang phục vụ dưới nhiều công tác khác nhau như: Giáo dục, xã hội, y tế và giúp giáo xứ..Soeur Anna Mỹ Duyên là một trong 2 nữ tu trẻ nhất của tỉnh Dòng. Người trẻ nhất của tỉnh Dòng là Soeur Elizabeth người Úc, 23 tuổi. Soeur Duyên là người trẻ thứ 2, Sơ đang công tác xã hội tại thành phố Port Augusta, trong tiểu bang Nam Úc, cách thành phố Adelaide khoảng 300 cây số về phía đông bắc.
Dòng Sister of Mercy đang hoạt động rất mạnh tại Úc Châu, mỗi tiểu bang có một tỉnh Dòng. Nhà Dòng có rất nhiều cơ sở, trường học, nhà thương tọa lạc rải rác khắp nơi trong nước Úc. Dòng cũng có nhiều trường học và cơ sở xã hội trong thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc. Đa số các nữ tu người Úc của Dòng hiện có số tuổi khá cao. Từ vài năm nay, hầu như không có trinh nữ nào gia nhập Dòng, hiến thân, hy sinh phục vụ cho Chúa và tha nhân nữa.
Nhiều người nói đùa với Soeur Mỹ Duyên: Có lẽ Soeur là người trẻ nhất, nhì của tỉnh Dòng, như vậy Sơ sẽ là một trong các nữ tu giầu nhất của giáo phận.
Chừng vài năm nữa, các nữ tu lớn tuổi từ từ được Chúa gọi về, thì 2 Sr. Mỹ Duyên và Elizabeth sẽ quản lý toàn bộ các tài sản của nhà Dòng. Soeur Mỹ Duyên chỉ mỉm cười: Của Dòng là của Chúa, của chung, chứ đâu có thuộc về cá nhân nào..
Sr. Mỹ Duyên tướng người nhỏ nhắn xinh xắn, dễ thương và rất hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ...Sơ sang Úc từ lúc còn nhỏ tuổi..Đến nay đã trên 30 tuổi..Gia đình ông bà Cố, song thân của Sơ Duyên đã may mắn tậu được một căn nhà ngay trước cổng trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân của Cộng Đồng. Ông Cố đã tình nguyện giúp việc hành chánh, trực văn phòng cho Cộng Đồng đã nhiều năm qua..Ông bà Cố hàng ngày chỉ băng qua đường đi nhà thờ hay đi giúp việc Cộng Đồng, không cần nhờ đến con cháu đưa đón..
Sau Thánh Lễ gia đình và thân nhân của Sr. Mỹ Duyên đã mở tiệc mừng khoản đãi tất cả mọi người.
Có khoảng trên 500 tín hữu và khách mời đến tham dự. Hầu hết các Nữ Tu của tỉnh Dòng Sister of Mercy, Adelaide đều hiện diện..
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế gặp gỡ Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế về “vụ việc Loan Lý”
LM Nguyễn Vinh Gioang
08:37 24/09/2009
HUẾ - mọi người đã biết, “Vụ việc Loan Lý” đã xảy ra trong những ngày 11,12,13,14 tháng 9 năm 2009. Trong thời gian nầy, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đang đi công tác tôn giáo tại Đài Loan và Phi Luật Tân.
Khi trở về Tổng Giáo Phận ngày 20-09-2009, Đức Tổng Giám Mục Huế đã nhanh chóng gặp gỡ Ban Tôn Giáo của Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên- Huế. Buổi gặp gỡ giữa Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế và Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế về "Vụ việc Loan Lý" đã diễn ra vào lúc 10 giờ, ngày 22-9-2009 tại trụ sở Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phái đoàn cùng đi với Đức Tổng Giám Mục Huế đến gặp Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế, gồm có các linh mục sau đây:
- linh mục Nguyễn Đức Tuân, quản xứ giáo xứ Lăng Cô, kiêm Hạt trưởng Hạt Hải Vân, nơi có giáo xứ Loan Lý,
- linh mục Lê Quang Quý, quản xứ giáo xứ Trí Bưu, kiêm Hạt trưởng Hạt Quảng Trị,
- linh mục Lê Thanh Hoàng, quản xứ giáo xứ Phanxicô,
- linh mục Phan Xuân Thanh, quản xứ giáo xứ Gia Hội
- linh mục Ngô Thanh Sơn, quản xứ giáo xứ Loan Lý, nơi vụ việc đã xãy ra.
Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm có các vị sau đây:
- ông Dương Viết Hồng, Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- ông An, Trưởng phòng Hành Chánh Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- cô thư ký của Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong buổi gặp gỡ nầy, Đức Tổng Giám Mục Huế đã thẳng thắn nói lên nổi bức xúc của ngài, cũng như của Tổng Giáo Phận Huế, về cách thức Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế giải quyết “vụ việc Loan Lý” vừa qua.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng từ trước tới nay, mọi việc liên quan đến tôn giáo tại tỉnh nhà, Toà Tổng Giám Mục đã nổ lực tìm con đường đối thoại để mọi việc được diễn tiến tốt đẹp, nhưng lần nầy, Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã không đối thoại, mà đơn phương hành động, lại còn dùng bạo lực quá đáng đối với một giáo xứ nhỏ bé, làm tổn thương nặng nề tình cảm tôn giáo và làm mất lòng tin trong dân công giáo, vì thế, nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra.
Đức Tổng Giám Mục còn đưa ra nhận xét rằng khi chứng kiến cách hành động của Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế trong “vụ việc Loan Lý” nầy, người ta có cảm tưởng như Chính Quyền đang thay đổi chính sách tự do tôn giáo, cách riêng đối với người công giáo.
Ông Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế lắng nghe những ý kiến của phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế. Ông cũng tỏ ra rất tiếc vì sự việc xảy ra quá nhanh chóng, và hứa sẻ trình các vấn đề lên cấp trên. Ông cũng đưa ra những báo cáo của Chính Quyền Thị Trấn Lăng Cô, nhưng không được kiểm chứng về phía dân Loan Lý.
Buổi gặp gỡ trao đổi kéo dài một tiếng đồng hồ.
Song song với việc làm nầy, Đức Tổng Giám Mục Huế đã gửi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý, để chia sẻ những nổi lo âu của bà con giáo dân Loan Lý và để lắng nghe những nổi bức xúc của họ trong vụ việc đau buồn nầy.
Hình ảnh Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế đến thăm giáo xứ Loan Lý lúc 09 giờ 30 ngày 23-09-2009 để hiệp thông với linh mục quản xứ và bà con giáo dân trong những nỗi bức xúc và đau buồn của họ.
Phái đoàn gồm có:
- Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng,
- linh mục Dương Quỳnh, quản xứ giáo xứ Chánh Toà Phủ Cam, kiêm Hạt trưởng Hạt Thành Phố Huế,
- linh mục Lê Quang Viên, Quản Lý Toà Tổng Giám Mục Huế,
- linh mục Nguyễn Vinh Gioang, Trưởng ban Truyền Thông Tổng Giáo Phận Huế.
Việc Đức Tổng Giám Mục Huế gặp Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế và gửi một phái đoàn đến tận nơi thăm hỏi bà con giáo dân Loan Lý, là một hành động tỏ mối quan tâm sâu xa của toàn Tổng Giáo Phận nhà đối với vụ việc xảy ra tại đây.
Ước mong bà con tín hữu sống Phúc Âm trong hoàn cảnh đau thương và hiệp thông trọn vẹn trong mầu nhiệm Hội Thánh.
Tường thuật từ Toà Tổng Giám Mục Huế, ngày 24-09-2009
Phái đoàn Tòa TGM Huế gặp Ban Tôn giáo Tỉnh |
Phái đoàn cùng đi với Đức Tổng Giám Mục Huế đến gặp Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế, gồm có các linh mục sau đây:
- linh mục Nguyễn Đức Tuân, quản xứ giáo xứ Lăng Cô, kiêm Hạt trưởng Hạt Hải Vân, nơi có giáo xứ Loan Lý,
- linh mục Lê Quang Quý, quản xứ giáo xứ Trí Bưu, kiêm Hạt trưởng Hạt Quảng Trị,
- linh mục Lê Thanh Hoàng, quản xứ giáo xứ Phanxicô,
- linh mục Phan Xuân Thanh, quản xứ giáo xứ Gia Hội
- linh mục Ngô Thanh Sơn, quản xứ giáo xứ Loan Lý, nơi vụ việc đã xãy ra.
Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm có các vị sau đây:
- ông Dương Viết Hồng, Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- ông Nguyễn Tài Tuệ, Phó Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- ông An, Trưởng phòng Hành Chánh Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế,
- cô thư ký của Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong buổi gặp gỡ nầy, Đức Tổng Giám Mục Huế đã thẳng thắn nói lên nổi bức xúc của ngài, cũng như của Tổng Giáo Phận Huế, về cách thức Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế giải quyết “vụ việc Loan Lý” vừa qua.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng từ trước tới nay, mọi việc liên quan đến tôn giáo tại tỉnh nhà, Toà Tổng Giám Mục đã nổ lực tìm con đường đối thoại để mọi việc được diễn tiến tốt đẹp, nhưng lần nầy, Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã không đối thoại, mà đơn phương hành động, lại còn dùng bạo lực quá đáng đối với một giáo xứ nhỏ bé, làm tổn thương nặng nề tình cảm tôn giáo và làm mất lòng tin trong dân công giáo, vì thế, nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra.
Đức Tổng Giám Mục còn đưa ra nhận xét rằng khi chứng kiến cách hành động của Chính Quyền Tỉnh Thừa Thiên - Huế trong “vụ việc Loan Lý” nầy, người ta có cảm tưởng như Chính Quyền đang thay đổi chính sách tự do tôn giáo, cách riêng đối với người công giáo.
Ông Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế lắng nghe những ý kiến của phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế. Ông cũng tỏ ra rất tiếc vì sự việc xảy ra quá nhanh chóng, và hứa sẻ trình các vấn đề lên cấp trên. Ông cũng đưa ra những báo cáo của Chính Quyền Thị Trấn Lăng Cô, nhưng không được kiểm chứng về phía dân Loan Lý.
Buổi gặp gỡ trao đổi kéo dài một tiếng đồng hồ.
Song song với việc làm nầy, Đức Tổng Giám Mục Huế đã gửi một phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý, để chia sẻ những nổi lo âu của bà con giáo dân Loan Lý và để lắng nghe những nổi bức xúc của họ trong vụ việc đau buồn nầy.
Hình ảnh Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế đến thăm giáo xứ Loan Lý lúc 09 giờ 30 ngày 23-09-2009 để hiệp thông với linh mục quản xứ và bà con giáo dân trong những nỗi bức xúc và đau buồn của họ.
Phái đoàn gồm có:
- Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng,
- linh mục Dương Quỳnh, quản xứ giáo xứ Chánh Toà Phủ Cam, kiêm Hạt trưởng Hạt Thành Phố Huế,
- linh mục Lê Quang Viên, Quản Lý Toà Tổng Giám Mục Huế,
- linh mục Nguyễn Vinh Gioang, Trưởng ban Truyền Thông Tổng Giáo Phận Huế.
Việc Đức Tổng Giám Mục Huế gặp Ban Tôn Giáo Tỉnh Thừa Thiên - Huế và gửi một phái đoàn đến tận nơi thăm hỏi bà con giáo dân Loan Lý, là một hành động tỏ mối quan tâm sâu xa của toàn Tổng Giáo Phận nhà đối với vụ việc xảy ra tại đây.
Ước mong bà con tín hữu sống Phúc Âm trong hoàn cảnh đau thương và hiệp thông trọn vẹn trong mầu nhiệm Hội Thánh.
Tường thuật từ Toà Tổng Giám Mục Huế, ngày 24-09-2009
Tội phản bội tổ quốc được mua bằng một giá rẻ mạc: 30 triệu đồng VN (US$1,700)
Hà Long
10:24 24/09/2009
Chờ cho đến ngày 23/9/2009 thế giới toàn cầu mới biết về bản ản của kẻ mang tội phản bội tổ quốc được quy ra thành tiền với một giá rẻ mạc: 30 triệu đồng, khoảng 1,700 đô la Mỹ, thông tấn xã Associated Press đã cho biết giá tiền phạt này cho tổng biên tập Đào Duy Quát (http://www.etaiwannews.com/etn/news_content.php?id=1064169&lang=eng_news)
Ngày 04/9/2009 trên Website chính thức của đảng cộng sản VN đã đưa tin “rất có lợi” cho cộng sản Tàu qua bài dịch thẳng từ thông tin chính thống của Tàu với tựa đề "Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông'. Bài báo (theo chủ chương lớn của Đại Hán) khẳng định chủ quyền của Tàu được kéo dài đến vùng đảo Hoàng Sa như Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: "Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo, đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển (Hoàng Sa) phiá nam Tổ quốc”.
Bản tin công khai nằm trên trang Web ròng rã 5 ngày cho đến khi các dân cư mạng khám phá ra hành động bán nước trắng trợn của csVN thì ban biên tập âm thầm xóa bỏ đường link ngay liền lập tức. Câu hỏi của 80 triệu dân VN là csVN vì vô tình hoặc hữu ý loan tin rất "phản động" này? CsVN đã chấp nhận Hoàng Sa là biển của giặc phương Bắc chăng?
Tất cả mọi tầng lớp trong dân chúng tức giận về hành vi nối giáo cho giặc này của csVN.
csVN vẫn ém hơi thinh lặng trong nhiều ngày, cho đến khi bị sức ép quá mạnh từ mọi phía thì họ rất chậm trễ, đến 2 tuần sau ban biên tập trang Website của đảng cộng sản VN mới viết vài hàng chữ xin lỗi vào ngày 19/09/2009 với nội dung: “Ngày 4 tháng 9 năm 2009, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đăng lại tin của báo nước ngoài (không dám can đảm nói tin chính thống từ báo của cs Tàu): “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông”. Mặc dù tin này sau đó đã được gỡ bỏ, nhưng việc đăng tin này là một sai lầm, đã gây hậu quả đáng tiếc, tạo bức xúc với nhiều bạn đọc. Thực hiện sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, Ban Biên tập Báo đã và đang nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể sai phạm. Chúng tôi xin chân thành cáo lỗi và cảm ơn bạn đọc đã góp ý phê bình Báo.”
Thế đấy trước đó một tuần, một giọng dối trá qua điện thoại đã giải thích rất đơn sơ, như kẻ vô tội từ một nhân viên của tờ báo đảng csVN như sau: “Lỗi này là do lý do kỹ thuật, có thế thôi!”
Đây là một chiến thắng lớn nhất và vẻ vang của giới Blogger ở quốc nội cũng như tại hải ngoại chống lại bọn Việt gian bán nước và hải đảo. Xa lộ thông tin toàn cầu và giới Blogger đang trở thành một vũ khí bén nhọn và cực kỳ nhanh chóng chống lại bọn chạy theo đuôi Đại Hán. Chưa bao giờ đảng csVN cúi đầu nhìn nhận “sai lầm công khai” như “sự cố” (ý) này. Nếu trông chờ vào 700 tờ báo theo “lề phải” để phảng bác lại việc bán nước thì đất nước VN chúng ta đã chẳng còn chủ quyền nữa rồi.
Nơi đây chúng ta nên công tâm nhìn vào mức độ phạm tội để trừng phạt. Nên nhớ theo loa tuyền truyền của đồng chí Đào Duy Quát hôm 20/6/2009 dịp kỷ niệm một năm khai sinh Website đảng csVN cho biết con số “ma” đã vào thăm trang Web khoảng 45 triệu lần sau hơn một năm hoạt động. Kinh khủng về con số! Kỷ lục ở VN?
Nếu đúng con số 45 triệu/Năm thì mức độ phản động này của Đào Duy Quát đáng thật lo ngại vì đã vượt qua biên giới vùng “nhạy cảm” tuyên truyền cho giặc. Đào Duy Quát còn được mặc cho một chiếc áo giáp mạnh mẽ bên ngoài là “chuyên gia cao cấp Ban Tuyên giáo trung ương”, tự mình ông ta biết tội trạng phản bội tổ quốc to lớn như thế nào.
Nếu csVN bắt tù, kết án, bắt viết bản tự thú, như đã xảy ra chớp nhoáng trong thời gian ngắn cho nhà dân chủ và các Blogger như Ls Lê Công Định, ông Lê Thăng Long, ông Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim, Blogger „Người Buôn Gió“ và “Mẹ Nấm, v.v… thì luận theo tội này cho thấy tờ báo của đảng csVN có “tội đồ” nguy hiểm hơn rất nhiều, trước là đảng csVN và sau đó đến những người trực tiếp nhúng tay vào việc “nối giáo cho giặc”. Đúng là tội đồ phản quốc!
Phóng viên của AP theo sát cũng như hiểu rõ sự việc nghiêm trọng về “nội gian” trong việc thông tin và đã trích lời của blogger Nguyễn Quang Lập viết: “Chỉ có người mù mới không nhìn thấy sự nguy hiểm của việc cho đăng bài báo như thế trên tờ báo điện tử của đảng.” ("Only blind people did not see how dangerous it was to publish such an article on the online newspaper of the Party," blogger and writer Nguyen Quang Lap wrote).
Chúng ta thử so sánh với bản Công Hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng ấn ký vào ngày 14/9/1958. Dựa vào bản văn này bọn cs Tàu ngang nhiên phán rằng: “Hoàng Sa và Trường Sa do csVN tình nguyện dâng hiến cho Tàu.” Hơn 1 tỷ người Tàu tin vào Công Hàm của Phạm Văn Đồng. Bây giờ thêm một tin động trời từ tờ báo của csVN, vài năm sau cs Tàu sẽ có thể dùng bản tin từ trang Website của đảng csVN để chứng minh cho chủ quyền của họ trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Thế mà “tội đồ phản quốc” này chỉ đáng giá có 30.000.000 đồng VN.
Nói thật ra, ai là người Việt Nam cũng đang mang nỗi nhục mất biển đảo: có chứng minh hay không chứng minh về chủ quyền thì cộng sản Tàu đã ôm trọn vùng Biển Đông vào đôi tay vững chắc của họ rồi.
“Tội đồ” này có phải do đôi tay bẩn thỉu của csVN tạo ra không?
Ngày 04/9/2009 trên Website chính thức của đảng cộng sản VN đã đưa tin “rất có lợi” cho cộng sản Tàu qua bài dịch thẳng từ thông tin chính thống của Tàu với tựa đề "Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông'. Bài báo (theo chủ chương lớn của Đại Hán) khẳng định chủ quyền của Tàu được kéo dài đến vùng đảo Hoàng Sa như Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhấn mạnh: "Bất kể là binh sĩ hộ tống hàng hay binh sĩ bảo vệ đảo, đều có chung một sứ mệnh đó là bảo vệ lợi ích quốc gia, hy vọng các binh sĩ tập luyện để bảo vệ tốt biên cương trên biển (Hoàng Sa) phiá nam Tổ quốc”.
Bản tin công khai nằm trên trang Web ròng rã 5 ngày cho đến khi các dân cư mạng khám phá ra hành động bán nước trắng trợn của csVN thì ban biên tập âm thầm xóa bỏ đường link ngay liền lập tức. Câu hỏi của 80 triệu dân VN là csVN vì vô tình hoặc hữu ý loan tin rất "phản động" này? CsVN đã chấp nhận Hoàng Sa là biển của giặc phương Bắc chăng?
Tất cả mọi tầng lớp trong dân chúng tức giận về hành vi nối giáo cho giặc này của csVN.
csVN vẫn ém hơi thinh lặng trong nhiều ngày, cho đến khi bị sức ép quá mạnh từ mọi phía thì họ rất chậm trễ, đến 2 tuần sau ban biên tập trang Website của đảng cộng sản VN mới viết vài hàng chữ xin lỗi vào ngày 19/09/2009 với nội dung: “Ngày 4 tháng 9 năm 2009, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đăng lại tin của báo nước ngoài (không dám can đảm nói tin chính thống từ báo của cs Tàu): “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông”. Mặc dù tin này sau đó đã được gỡ bỏ, nhưng việc đăng tin này là một sai lầm, đã gây hậu quả đáng tiếc, tạo bức xúc với nhiều bạn đọc. Thực hiện sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, Ban Biên tập Báo đã và đang nghiêm khắc kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể sai phạm. Chúng tôi xin chân thành cáo lỗi và cảm ơn bạn đọc đã góp ý phê bình Báo.”
Thế đấy trước đó một tuần, một giọng dối trá qua điện thoại đã giải thích rất đơn sơ, như kẻ vô tội từ một nhân viên của tờ báo đảng csVN như sau: “Lỗi này là do lý do kỹ thuật, có thế thôi!”
Đây là một chiến thắng lớn nhất và vẻ vang của giới Blogger ở quốc nội cũng như tại hải ngoại chống lại bọn Việt gian bán nước và hải đảo. Xa lộ thông tin toàn cầu và giới Blogger đang trở thành một vũ khí bén nhọn và cực kỳ nhanh chóng chống lại bọn chạy theo đuôi Đại Hán. Chưa bao giờ đảng csVN cúi đầu nhìn nhận “sai lầm công khai” như “sự cố” (ý) này. Nếu trông chờ vào 700 tờ báo theo “lề phải” để phảng bác lại việc bán nước thì đất nước VN chúng ta đã chẳng còn chủ quyền nữa rồi.
Nơi đây chúng ta nên công tâm nhìn vào mức độ phạm tội để trừng phạt. Nên nhớ theo loa tuyền truyền của đồng chí Đào Duy Quát hôm 20/6/2009 dịp kỷ niệm một năm khai sinh Website đảng csVN cho biết con số “ma” đã vào thăm trang Web khoảng 45 triệu lần sau hơn một năm hoạt động. Kinh khủng về con số! Kỷ lục ở VN?
Nếu đúng con số 45 triệu/Năm thì mức độ phản động này của Đào Duy Quát đáng thật lo ngại vì đã vượt qua biên giới vùng “nhạy cảm” tuyên truyền cho giặc. Đào Duy Quát còn được mặc cho một chiếc áo giáp mạnh mẽ bên ngoài là “chuyên gia cao cấp Ban Tuyên giáo trung ương”, tự mình ông ta biết tội trạng phản bội tổ quốc to lớn như thế nào.
Nếu csVN bắt tù, kết án, bắt viết bản tự thú, như đã xảy ra chớp nhoáng trong thời gian ngắn cho nhà dân chủ và các Blogger như Ls Lê Công Định, ông Lê Thăng Long, ông Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim, Blogger „Người Buôn Gió“ và “Mẹ Nấm, v.v… thì luận theo tội này cho thấy tờ báo của đảng csVN có “tội đồ” nguy hiểm hơn rất nhiều, trước là đảng csVN và sau đó đến những người trực tiếp nhúng tay vào việc “nối giáo cho giặc”. Đúng là tội đồ phản quốc!
Phóng viên của AP theo sát cũng như hiểu rõ sự việc nghiêm trọng về “nội gian” trong việc thông tin và đã trích lời của blogger Nguyễn Quang Lập viết: “Chỉ có người mù mới không nhìn thấy sự nguy hiểm của việc cho đăng bài báo như thế trên tờ báo điện tử của đảng.” ("Only blind people did not see how dangerous it was to publish such an article on the online newspaper of the Party," blogger and writer Nguyen Quang Lap wrote).
Chúng ta thử so sánh với bản Công Hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng ấn ký vào ngày 14/9/1958. Dựa vào bản văn này bọn cs Tàu ngang nhiên phán rằng: “Hoàng Sa và Trường Sa do csVN tình nguyện dâng hiến cho Tàu.” Hơn 1 tỷ người Tàu tin vào Công Hàm của Phạm Văn Đồng. Bây giờ thêm một tin động trời từ tờ báo của csVN, vài năm sau cs Tàu sẽ có thể dùng bản tin từ trang Website của đảng csVN để chứng minh cho chủ quyền của họ trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Thế mà “tội đồ phản quốc” này chỉ đáng giá có 30.000.000 đồng VN.
Nói thật ra, ai là người Việt Nam cũng đang mang nỗi nhục mất biển đảo: có chứng minh hay không chứng minh về chủ quyền thì cộng sản Tàu đã ôm trọn vùng Biển Đông vào đôi tay vững chắc của họ rồi.
“Tội đồ” này có phải do đôi tay bẩn thỉu của csVN tạo ra không?
Nhà Nước đưa xe ủi phá tượng Đức Mẹ La Vang ở nghĩa trang họ Bàu Sen, Xứ Chầy, Quảng Bình
LM Gioan Nguyễn Văn Hữu
12:45 24/09/2009
Tôi, linh mục Gioan Nguyễn Văn Hữu, linh mục quản xứ Chày, giáo phận Vinh (giáo xứ Chày, Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, Việt Na, thiết tha kêu gọi anh chị em tín hữu và những người thiện tâm, thiện chí cầu nguyện cho giáo dân xứ Chày.
Sau những ngày giáo dân Quảng Bình phải chứng kiến thảm cảnh đau lòng hai linh mục và giáo dân Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình, bị công an chính quyền Quảng Bình đánh đập, thì hôm nay giáo dân xứ Chày chúng tôi phải chứng kiến cảnh chính quyền Quảng Bình đưa công an, xe ủi, xe húc đến để làm công tác chuẩn bị cho việc hạ tượng Đức Mẹ trên đỉnh núi.
Ngày 04 tháng 03 năm 2008 giáo dân giáo họ Bàu sen, xứ Chày dựng Tượng Đức Mẹ Lavang trên đỉnh lèn thuộc đất Nghĩa Trang của giáo họ Bàu sen, sau khi đặt tượng xong chính quyền huyện Bố Trạch, Quảng Bình đến yêu cầu giáo dân hạ tuợng Đức Mẹ xuống vì đặt ngoài cơ sở thờ tự. Sau nhiều lần họp dân Chính quyền yêu cầu hạ xuống nhưng giáo dân một mực bảo vệ Tượng Đức Mẹ.
Ngày 21 tháng 09 năm 2008 UBND huyện Bố Trạch, ra quyết định cưỡng chế để hạ tượng Đức Mẹ xuống (sau 5 ngày kể từ ngày ra quyết định) thế mà hôm nay mới 2 ngày chính quyền đã nôn nóng đưa máy đến để quyết tâm hạ tượng Đức Mẹ.
Chúng tôi linh mục quản xứ và toàn thể giáo dân xứ Chày kêu gọi anh chị em tín hữu hiệp thông cầu nguyện cho chính quyền Quảng Bình biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và cho giáo dân chúng tôi đủ sức chịu đựng cảnh đau thương này.
Xin Thiên Chúa và Mẹ La vang trả công cho mọi người.
Kính báo,
Linh mục quản xứ Chày
Sau những ngày giáo dân Quảng Bình phải chứng kiến thảm cảnh đau lòng hai linh mục và giáo dân Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình, bị công an chính quyền Quảng Bình đánh đập, thì hôm nay giáo dân xứ Chày chúng tôi phải chứng kiến cảnh chính quyền Quảng Bình đưa công an, xe ủi, xe húc đến để làm công tác chuẩn bị cho việc hạ tượng Đức Mẹ trên đỉnh núi.
Ngày 04 tháng 03 năm 2008 giáo dân giáo họ Bàu sen, xứ Chày dựng Tượng Đức Mẹ Lavang trên đỉnh lèn thuộc đất Nghĩa Trang của giáo họ Bàu sen, sau khi đặt tượng xong chính quyền huyện Bố Trạch, Quảng Bình đến yêu cầu giáo dân hạ tuợng Đức Mẹ xuống vì đặt ngoài cơ sở thờ tự. Sau nhiều lần họp dân Chính quyền yêu cầu hạ xuống nhưng giáo dân một mực bảo vệ Tượng Đức Mẹ.
Ngày 21 tháng 09 năm 2008 UBND huyện Bố Trạch, ra quyết định cưỡng chế để hạ tượng Đức Mẹ xuống (sau 5 ngày kể từ ngày ra quyết định) thế mà hôm nay mới 2 ngày chính quyền đã nôn nóng đưa máy đến để quyết tâm hạ tượng Đức Mẹ.
Chúng tôi linh mục quản xứ và toàn thể giáo dân xứ Chày kêu gọi anh chị em tín hữu hiệp thông cầu nguyện cho chính quyền Quảng Bình biết tôn trọng tự do tín ngưỡng và cho giáo dân chúng tôi đủ sức chịu đựng cảnh đau thương này.
Xin Thiên Chúa và Mẹ La vang trả công cho mọi người.
Kính báo,
Linh mục quản xứ Chày
Giáo xứ Tam Tòa: Những vị mục tử trong thời gió yên biển lặng
Nguyễn Đức Cung
15:36 24/09/2009
Nếu trong thời gian đạo Công Giáo bị bách hại tại Việt Nam, giáo xứ Sáo Bùn, tiền thân cùa Tam Tòa, đã có những vị mục tử và giáo dân lấy máu đào minh chứng Đức Tin hoặc chịu biết bao nhiêu lao đao, thống khổ với đoàn chiên của mình thì trong giai đoạn bình an, tức từ năm 1886 sau biến cố Cần Vương trở đi, giáo xứ Tam Tòa may mắn được lãnh đạo bởi hầu hết các vị mục tử đạo đức và tài năng, đầy kiến thức và trí tuệ, nhất là biết hy sinh phục vụ vì sự an nguy của đoàn chiên. Họ đã trở thành những chứng nhân của Đức Kitô cụ thể hóa qua quan điểm sau đây được ghi lại trong thư của Đức Thánh Cha Benêđíctô XVI nhằm thiết lập Năm Linh Mục: “Trong thế giới hôm nay, cũng như vào thời của Cha Sở họ đạo Ars, trong cuộc sống và trong hành động của mình, các linh mục cần phải nổi bật bởi sức mạnh chứng tá tông đồ của mình. Đức Phaolô VI đã nhận xét cách thích đáng: ‘Con người hiện đại muốn nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, hay nếu họ nghe các thầy dạy, đó là vì các thầy dạy đã là những chứng nhân.” [1] Các vị mục tử ngoài việc lo cho phần hồn còn phải lo cho cuộc sống phần xác của giáo dân. Tại giáo xứ Tam Tòa cũng như ở hầu hết các giáo xứ khác ở Đàng Ngoài hay Đàng Trong, hoặc khắp nơi trên đất nước Việt Nam, các vị mục tử là chứng nhân của Đức Kitô.
1.- Xây dựng lại giữa đống tro tàn.
Hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) còn gọi là hiệp ước Sài Gòn ký kết giữa phái đoàn triều đình Huế gồm Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp và linh mục Đặng Đức Tuấn (thông ngôn) với đại diện của Pháp và Tây Ban Nha gồm 12 khoản trong đó có một khoản nói về việc tự do tôn giáo dù sao cũng là một giải pháp đem lại an toàn phần nào cho người Công Giáo Việt Nam. Lệnh tha đạo và tha “phân sáp”của vua Tự Đức cho phép các thừa sai ngoại quốc ra công khai hoạt động, giã từ những ngày sống lén lút, ẩn núp cơ cực và giáo dân khắp nơi được tự do đi lại trong hoạt động tôn giáo mục vụ của mình.
Sau những cuộc cấm đạo của chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn rồi đến các cuộc bách hại đẫm máu của nhóm Cần Vương – Văn Thân, ước tính có khoảng 130.000 giáo dân Việt Nam tử vì đạo. Trong số 1285 hồ sơ các vị được đề cử đã có 117 vị được phong hiển thánh ngày 19.6.1988, nhiều vị ở hàng chân phúc và các vị còn trong vòng điều tra của Tòa Thánh Rôma. Tiến trình điều tra này không phải một vài năm mà có đến cả trăm năm hay hơn nữa. Vào một thời rất xa xưa cách nay gần 18 thế kỷ giáo phụ Tertullien (155-222) đã có một câu nói bất hủ mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày Chúa nhật 6 tháng 5 năm 1984 đã nhắc lại trong một buổi lễ long trọng kính mừng các thánh tử đạo tổ chức tại Séoul, Hàn Quốc: “Máu của các thánh tử đạo là hạt giống các người Ki-Tô hữu.” [2] Vùng đất tử đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) sở dĩ được thăng hoa theo con số phát triển giáo dân về sau không chỉ nhờ vào tinh thần thánh thiện và khả năng uyên bác của một số các vị mục tử mà còn nhờ phúc ấm của các vị thánh tử đạo Việt Nam qua các triều đại được ghi nhận tổng quát và cụ thể theo tư liệu của Linh mục Trần Điển như sau:
“30.000 Anh Hùng Việt Nam tử đạo dưới đời Chúa Trịnh tại Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn tại Đàng Trong; 40.000 Chiến Sĩ Đức Tin đã anh dũng tuyên xưng niềm tin bất diệt vào Đức Kitô dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức; 60.000 Tín Hữu Kiêu Hùng đã chết vì tin vào Đức Kitô do việc bắt bớ, thảm sát của Phong Trào Văn Thân (1885-1886).
Trong tổng số 130.000 tiền nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ Đức Tin nguyên tuyền vào Chúa Kitô:
64 Vị đã được tuyên phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Lêô XIII ngày 27.5.1900.
8 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô X ngày 20.5.1906.
20 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô X ngày 2.5.1909.
25 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô XII ngày 29.4.1951.
Ngày 19.6.1988, tất cả 117 Vị đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm có 96 Vị Việt Nam, 10 Vị Thừa Sai Pháp, và 11 Vị Dòng Đa Minh Tây Ban Nha. 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam bao gồm mọi thành phần Dân Chúa:
8 Giám Mục (6 Dòng Đa-Minh; 2 Hội Thừa Sai Pháp).
50 Linh mục (37 Linh mục Việt Nam; 5 Linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và 8 Linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê).
16 Thầy giảng và 1 Chủng sinh.
42 Giáo dân (Gồm một phụ nữ).
Theo giòng thời gian, giữa 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam có:
• 2 Vị tử đạo đời chúa Trịnh Doanh (1740-1767).
• 2 Vị tử đạo đời chúa Trịnh Sâm (1767-1782).
• 2 Vị tử đạo đời vua Cảnh Thịnh (1782-1802).
• 57 Vị tử đạo dời vua Minh Mạng (1820-1840).
• 3 Vị tử đạo đời vua Thiệu Trị (1840-1847).
• 51 Vị tử đạo đời vua Tự Đức (1847-1883). [3]
Năm 1864, sau thời phân sáp, giáo xứ Sáo Bùn bắt đầu có linh mục quản nhiệm với cha Martin Jean Pontvianne (cố Phong) sau này lên Giám mục Giáo phận Huế. Năm 1866, Cha Pontvianne ngoài việc lo các công tác mục vụ cho giáo dân đã cho xây Viện Dục Anh ở Sáo Bùn để lo nuôi các trẻ em mồ côi, tật nguyền. Công tác này được tiếp tục do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Sáo Bùn từ đó cho đến năm 1954 khi giáo xứ Tam Tòa di cư vào Nam.
Năm 1886, sau biến cố bắt đạo của phong trào Cần Vương – Văn Thân, giáo xứ Sáo Bùn dời về lập cư tại phía bắc cổ thành Đồng Hới, trên bờ sông Nhật Lệ, dưới chân Lũy Thầy và có tên mới là Tam Tòa. Một ngôi nhà thờ bằng tranh, gỗ được dựng lên làm chốn thờ phượng (năm 1887) cho giáo dân. Giáo xứ được tái lập với nhà cửa bằng tranh tre của giáo dân gồm người các xứ đạo Mỹ Hương, Đại Phong, Mỹ Phước, Sáo Bùn, Sáo Cát, Trung Quán, Mỹ Duyệt v.v... tụ hội về làm thành giáo xứ mới. Theo dự án xây lăng tử đạo của Đức Cha Marie Antoine Louis Caspar (tên Việt là Lộc), các lăng tử đạo được xây cất tại Quảng Trị (Nhan Biều), Thừa Thiên như Châu Mới, Buồng Tằm. Riêng tại giáo xứ Sáo Bùn cũ, giáo dân đã xây một tháp tử đạo trên nền nhà thờ cũ và hằng năm cứ ngày mồng bốn Tết nguyên đán, giáo dân Tam Tòa kéo nhau vào đó làm cuộc hành hương minh niên để cầu nguyện và việc đó trở thành một truyền thống thiêng liêng của giáo dân Tam Tòa qua nhiều thế hệ. Khoảng thập niên 1940, một ngôi đền kính Chân Phước Matthêo Nguyễn Văn Phượng được xây cất trong khuôn viên gia tộc của vị tử đạo này và thường được mọi người trong giáo xứ Tam Tòa đến đọc kinh cầu nguyện. Một trường trung học mang tên Chân Phước Phượng do các sư huynh Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng được xây cất khá khang trang ở đầu làng (gần Cầu Mụ Kề) ở chỗ bây giờ có cây cầu Nhật-Lệ, thu hút nhiều học sinh khắp tỉnh Quảng Bình trước năm 1954.
Giáo xứ Tam Tòa, sau những đau khổ qua nhiều giai đoạn lịch sử đã phấn khởi vươn lên trong đức tin qua các nỗ lực xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần nhờ có được những vị mục tử sáng giá, những ngôi sao lãnh đạo mà tài năng của họ đã có khi vượt ra khỏi biên giới giáo xứ được biết tiếng trên phạm vi cả nước trong nhiều lãnh vực.
Với một chiều dài lịch sử trên 360 năm, giáo xứ Tam Tòa đã được sự chăm sóc dìu dắc của nhiều vị linh mục mà có vị về sau đã trở thành Giám Mục, Hồng Y. Tập Kỷ Yếu Nhà Thờ Tam Tòa Đà-Nẵng nhân dịp kỷ niệm 50 năm (1954-2004) ghi lại đầy đủ danh tính các vị linh mục giáo xứ Sáo Bùn, Tam Tòa giai đoạn 1864 đến 1954 qua đó chúng tôi sẽ trình bày về tiểu sử, sự nghiệp văn hóa và đức tin của một số các vị mục tử xuất sắc còn ghi lại dấu ấn trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung và lịch sử giáo xứ Tam Tòa nói riêng.
1) Cha Martinô Pontviane (Cố Phong): 1864-1877
2) Cha Paul Mathey (Cố Thiện): 1877-1880
3) Cha Gioan Héry (Cố Y): 1880-1886
4) Cha Claude Bonin (Cố Ninh) 1886-1895
Các cha phụ tá: Cha Bonnard (Cố Bổn)
Cha Edouard Virseq (Cố Vị)
Cha Gioan Lafitte (Cố Phi)
Cha Maximilien de Perey (Cố Đề)
Cha Phanxicô Salêsiô Lê Cung.
5) Cha Léopold Cadière (Cố Cả): 1895- 1896
6) Cha Âucutinh Payraudeau (Cố Phê): 1896...
7) Cha Gioan Bonnard (Cố Bổn): 1896-1905)
8) Cha Alexandre Chabanon (Cố Giáo): 1905-1908
Cha phó: Cha Phạm Ngọc Chiếu
9) Cha Gabriel Bouhours (Cố Bửu): 1908-1908
10) Cha Louis Darbon (Cố Triết): 1909-1917
Các cha phó: Cha Giuse Desportes (Cố Xuân)
Cha Tađêô Võ Văn Tuệ
Cha Giuse Trần Phan
11) Cha Henri de Pirey (Cố Huề): 1918-1934
Các cha phó: Cha Dom. Trần Văn Phát
Cha Tađêô Nguyễn Văn Tin
Cha Phaolô Phan Đình Bố
Cha Phaolô Dancette (Cố Bình)
Cha Phaolô Trần Văn Khánh
Cha Inhaxiô Võ Văn Bảo
12) Cha René Morineau (Cố Trung): 1934-1946
Các cha phụ tá: Cha Phaolô Trần Văn Khánh
Cha Giuse Lê Hữu Huệ
Cha Giuse Lê Văn Hộ
Cha Guy Audigou (Cố Hậu)
Cha Phêrô Huỳnh Đình Kinh
Cha Giuse Trần Thế Hưng
Cha Gorges Nayroud (Cố Sáng)
Cha Antôn Nguyễn Văn Sản
Cha Micae Nguyễn Văn Cẩm
Cha Giuse Trần Thắng Trung
Cha Tađêô Trần Văn Tri
Cha J.B. Lê Xuân Mừng
13) Cha Matthêô Lê Văn Thành: 1946-1948
Cha phụ tá: Cha Tađêô Nguyễn Tuệ
14) Cha Simon Hoàng Văn Tâm: 1948-1954
Các cha phó: Cha P.X. Trần Văn Cần;
Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận (sau làm Giám Mục ở Nha Trang năm 1967, Tổng Giám Mục Sàigòn năm 1975, Hồng Y tại Rôma năm 2001;
Cha Giuse Đỗ Bá Ái;
Cha P.X Nguyễn Phương (giáo phận Vinh). [4]
Theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc giáo xứ Sáo Bùn với số giáo dân 1200 vào thời điểm tháng 9 năm 1885, thời cha Jean Héry (Cố Y) làm quản xứ [5]. Trước đó, có lẽ từ năm 1877 Sáo Bùn đã trở thành Giáo hạt của tỉnh Quảng Bình với linh mục Pontvianne (về sau, năm 1878 lên làm Giám Mục Giáo phận Huế) làm Quản hạt kiêm Quản xứ do vị trí địa dư quan trọng của nó và tinh thần xây dựng Giáo hội của người giáo dân tại đây.
2.- Linh mục Léopold-Michel Cadière (cố Cả), chánh xứ Tam Tòa cuối thế kỷ XIX, một nhà Việt Nam Học uyên bác.
Trong bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi các linh mục nhân Năm Thánh Linh Mục, có viết: “Cha Sở Thánh họ đạo Ars đã từng có thói quen nói: “Thiên chức linh mục, đó là tình yêu của thánh tâm Chúa Giêsu”. Kiểu nói cảm động này trước tiên cho phép chúng ta gợi lên với lòng trìu mến và biết ơn hồng ân bao la là các linh mục không chỉ cho Giáo Hội, nhưng còn cho chính nhân loại.” [6] Trường hợp linh mục Alexandre de Rhodes trong thế kỷ XVII đến với giáo dân Đàng Ngoài rồi Đàng Trong cũng như linh mục Cadière (cố Cả) ở giáo phận Huế trong thế kỷ XX là hai trong nhiều bằng chứng Thiên Chúa sai các vị đại diện đến không chỉ với giáo xứ Tam Tòa mà còn đến với dân tộc Việt Nam vì những đóng góp quý giá của họ vào nền văn hóa chung của dân tộc.
Khi nhận định về giá trị các công trình nghiên cứu sử học, dân tộc học và ngữ học của linh mục Léopold-Michel Cadière, Georges Coedès, một nhà nhân chủng học danh tiếng của thế giới, đã viết rằng: “Công trình khoa học của cha Cadière không những có giá trị vì chứa đựng một kho tàng gồm có các sự kiện xã hội quan sát chính xác để cống hiến cho các nhà khảo cứu. Công trình ấy có giá trị như một gương mẫu khách quan hoàn toàn mà một nhà quan sát vô tư và bất vụ lợi có thể đạt tới được trong khi nghiên cứu một nhóm người thuộc một thế giới khác, bẩm sinh một tinh thần khác, theo một tôn giáo khác.” [7]
Linh mục Léopold-Michel Cadière sinh ngày 14.2.1869 tại Sainte-Anne-des-Pinchinats, gần Aix-en-Provence vùng cửa sông Rhône đông nam nước Pháp. Thuở nhỏ cậu bé Cadière học trường làng rồi sau chuyển lên Aix học trường trung học Bourbon, vào chủng viện Aix do các giáo sư Hội Xuân Bích (St. Sulpice) dạy. Trong hồi ký Souvenirs d’un vieil annamitisant, linh mục rất cảm phục các công trình nghiên cứu của các linh mục tu hội Saint Sulpice và cho biết “dưới sự hướng dẫn của các bậc thầy thông minh, tôi đã đọc ngấu nghiến tác phẩm của các ngài và một ngày kia muốn trở nên như các ngài vậy.” [8] Ngài thọ phong linh mục ngày 4.9.1892, lúc 23 tuổi, và lên đường saang Việt Nam ngày 26.10.1892.
Được Đức cha Caspar bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện An Ninh ở Đất Đỏ, Cửa Tùng, Quảng Trị tháng 1.1893, linh mục Cadière phụ trách môn Tu từ học và Triết học rồi sau đó ngài được giao cho dạy Thần học ở Đại chủng viện Huế.
Năm 1895, linh mục Cadière nhận bài sai đi làm chánh xứ giáo xứ Tam Tòa, một họ đạo nằm giữa tỉnh lỵ và năm xóm (hameaux) với hơn một nghìn giáo hữu lập cư bên bờ sông Nhật Lệ, trên một phần đất của Lũy Thầy, nơi có rất nhiều di tích lịch sử để lại cũng là yếu tố khiến linh mục phải chú tâm. Theo Louis Malleret, nguyên Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ, cách giáo xứ Tam Tòa vài cây số (ở khu vực Cầu Dài) có một tấm bia ghi lại các biến cố chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đã cung cấp cho cha Cadière một đề tài để nghiên cứu, và công trình đó đã được Viện Khoa Học Pháp (L’Institut de France) khen thưởng năm 1903 và ấn hành trên Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1906. Đây là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tay của Cadière đã được đánh giá cao. [9] Trong tác phẩm Le mur de Đồng-Hới, Étude sur l’établissement des Nguyễn en Cochinchine, linh mục Cadière cho biết tấm bia đó là bia của triều đình dựng lên do lệnh của vua Thiệu Trị vào năm 1842, dựng ở bến đò Cầu Dài, cách phía nam tỉnh thành Đồng Hới khoảng một cây số, cách giáo xứ Tam Tòa khoảng 2 cây số.
Sau khi ở xứ đạo Tam Tòa được một năm, tháng 10 năm 1896 linh mục Cadière được thuyên chuyển đến Cù Lạc là một vùng thuộc tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm trên hữu ngạn nguồn Son (sông Gianh). Cù Lạc là một xứ đạo ở phía bắc Giáo phận Huế, là một vùng gồm toàn rừng rậm và núi đá vôi, cả một vùng rộng lớn hầu như chưa có dấu tích khai phá. Chính nơi đây linh mục Cadière đã có dịp phát hiện được những liên hệ rất chặt chẽ giữa tiếng Mường với một thứ tiếng mà linh mục Alexandre de Rhodes đã biết đến ở Bắc Kỳ trong thế kỷ XVII. Linh mục Cadière cũng còn nhận thấy các phong tục và truyền thống ở Cù Lạc cũng là những chất liệu để giúp cho ngài thực hiện các công trình biên khảo về ngữ học và dân tộc học. Ngoài ra thứ tiếng Việt mà linh mục đã học để nói và viết trước đó đều là thứ tiếng Việt trong những cuốn kinh sách có ngữ pháp mô phỏng theo tiếng Pháp hay tiếng La-tinh [10] hoàn toàn khác với thứ tiếng ngoài dân gian. Do đó linh mục đã tìm mọi cơ hội đi ra ngoài dân chúng để học thứ tiếng Việt đó từ những người bán hàng rong, người tiều phu, dân làm ruộng v.v... và quyết công tìm ra những bí mật của thứ ngôn ngữ dân gian đó.
Trong bài báo Đọc cuốn “Syntaxe de la langue Vietnamienne” đăng trên Tạp chí Đại Học của Viện Đại Học Huế, Giáo sư Trương Văn Chình, một nhà ngữ học Việt Nam, đã viết rằng: “Linh mục Cadière cũng như nhiều nhà nghiên-cứu ngữ-pháp Việt-Nam, chẳng hạn như ông Trần Trọng Kim, hay gần đây như giáo sư Honey, nhận định rằng không thể rập theo ngữ-pháp Pháp mà viết ngữ-pháp Việt-Nam... Nghiên cứu ngữ-pháp Việt-Nam, linh mục Cadière lay tài liệu ở ngôn ngữ hàng ngày hoặc của người có học (gens lettrés) hoặc của người thất học (gens sans culture), chứ không căn cứ vào văn chương cổ vì văn chương cổ có nhiều từ ngữ Hán-Việt. Tuy thế, linh mục nhận định rất đúng dù rằng văn-chương hay ngôn-ngữ thông thường, thì tiếng Việt cũng theo cùng một ngữ pháp.” [11] Nhờ sống ở giáo xứ Cù Lạc đất rộng mà thâm u, cha Cadière phải đi lại thường xuyên trong các cuộc viếng thăm giáo dân ở những vùng chưa có ai bước chân tới và điều đó đã kích thích tính hiếu kỳ nơi ngài. Qua nhiều cuộc hành trình vất vả, linh mục Cadière đã khám phá ra động Phong Nha nổi tiếng, ghi chú lại các dấu tích kỷ niệm về văn minh Chàm, tìm ra các giống thực vật lạ hiếm, thích tìm hiểu dân Tắc-củi vốn là một tộc người còn rất mọi rợ với cuộc sống thật bí hiểm mà nhiều người cho là như giống dân Pygmées. Chính tại Cù Lạc mà linh mục đã quen biết với Louis Finot, vị giám độc đầu tiên của Trường Viễn Đông Bác Cổ.
Năm 1901, vì lý do sức khỏe, sau 6 năm sống tại Cù Lạc, linh mục đã đi tĩnh dưỡng ở Hồng Kông. Xứ đạo Cù Lạc được cắt ra làm hai gồm xứ Bồ-Khê và Cù Lạc. Khi đi Hồng Kong về, linh mục Cadière được bổ làm cha xứ Bồ Khê tức xã Thanh Trạch trên hữu ngạn sông Gianh sát bờ biển. Ngài ở đó hai năm và sau đó được bổ nhiệm làm cha xứ Cổ-Vưu (Quảng Trị) kiêm Hạt trưởng hạt Dinh Cát.
Một điều cần chú ý là những nơi linh mục Cadière được bổ nhiệm đến thì hầu hết là những nơi có ít nhiều dấu tích lịch sử, chẳng hạn như ở Dinh Cát vốn là nơi khởi đầu in dấu chân Nguyễn Hoàng khi ông được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa năm 1558 theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân...” , nơi đạo Công Giáo đã đi vào xứ An Nam với những người Công Giáo thuần thành tiên khởi đã có tiếng trong lịch sử như Minh Đức Vương Thái Phi, vợ của Nguyễn Hoàng, và nơi còn để lại nhiều dấu tích của người Chăm-pa như ở Trung Đơn (Hải Lăng), Dương Lệ (Triệu Phong)...
Cuối năm 1910, sau gần 7 năm làm công tác mục vụ ở Cổ-Vưu, xây nhà thờ, mở trường học, chăm sóc giáo dân, dạy dỗ trẻ em, linh mục Cadière cảm thấy sức khỏe suy sụp nên đã xin phép bề trên và được về nghỉ sức tại Pháp. Nhân chuyến đi này, ngài tìm được các tài liệu bản thảo gốc cuốn từ điển của thừa sai Alexandre de Rhodes, thư từ trao đổi giữa Chúa Nguyễn Ánh với các sĩ quan Pháp qua giúp ông ở Gia-định vào cuối thế kỷ XVIII. Từ năm 1913 đến 1918, sau khi rẻo về Huế, cha Cadière được Đức Cha Allys (tên Việt là Lý) cử làm tuyên úy trường Pellerin và chính trong thời gian này ngài đã cộng tác với mợt số các nhà trí thức Pháp ở Huế thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ, ấn hành Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Hué) .
Tháng 9 năm 1918 cha Cadière được bổ làm cha sở giáo xứ Di Loan và cũng trong thời gian này ngài được cử làm Hội viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Di Loan là nơi, năm 1849, Giám Mục Pellerin đã lập một chủng viện tọa lạc ở trung tâm làng Di Loan, tứ phía có rừng tre bao bọc để bảo đảm an toàn cho chủng viện. Hệ thống báo động được tổ chức chặt chẽ dựa vào sự che chở của giáo dân. Ở Di Loan, linh mục Cadière đã để công sưu tầm được rất nhiều loại thực vật và chính ngài đã gửi các loại cây mẫu về cho Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên ở Paris. Năm 1928 cha về Pháp chữa bệnh tim và năm 1930 trở lại tiếp tục công tác mục vụ ở Di Loan.
Chính linh mục Cadière là người phụ trách Tạp chí Sacerdos Indosinensis (Linh Mục Đông Dương) là cơ quan ngôn luận của giáo sĩ Việt Nam. Sự thông minh uyên bác và tinh thần tích cực hoạt động của linh mục đã biến ngài trở nên hội viên nòng cốt của một số hiệp hội khoa học lúc bấy giờ như Hội Viễn Đông Bác Cổ, Hội Ngôn Ngữ Á Châu, Hội Địa Lý Học Hà Nội, Hội Báchg Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lý Việt Nam, Hội Thuần Dưỡng Paris, Hội Đông Dương Hộc Sài Gòn, Hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương v.v... Chính Louis Malleret khẳng định rằng linh mục Cadière là người sáng lập thực sự ngành thiểu số học ở Việt Nam và trong lãnh vực này ngài không bao giờ trở thành lỗi thời. [12] Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945, cha Cadière bị Nhật quản thúc ở Huế và sau ngày 19.12.1946 ngài bị chính quyền Việt Minh bắt cùng 6 linh mục Pháp khác ra giam giữ tại Cầu Rầm (Vinh). Trước khi bị bắt ngài đã viết giấy để lại tất cả sách vở cho Dòng Thiên An. Ngày 13.6.1953 cha được Việt Minh trả tự do và ngài tình nguyện trở về giáo phận Huế. Trong thời gian bị Việt Minh giam giữ ở Vinh, linh mục Cadière đã viết như sau: “Tôi đã hiểu người Việt vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu (...) Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi (...) Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ.” [13] Trong Hồi ký, linh mục Cadière đã viết những câu rất cảm động: “Tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi những năm tháng thoát khỏi mọi công việc để chuyên tâm cầu nguyện.” [14] Đó là cô đọng những lời tâm huyết mà linh mục Cadière sau thời gian 63 năm chung sống với người Việt đã quyết định gửi nắm xương tàn của ngài ở lại Việt Nam cùng với tất cả cốt lõi tinh hoa trong tinh thần của mình trải rộng qua biết bao tác phẩm và công trình nghiên cứu về Việt Nam, đặc biệt về ba tỉnh Bình Trị Thiên và miền Trung mà ngài đã bỏ công sức nghiên cứu và viết ra trên giấy trắng mực đen.
Có lẽ giáo xứ Tam Tòa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã cho linh mục Cadière nhiều dữ kiện tiên khởi để ngài lưu tâm nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam. Nhờ nhận thấy trong tiếng Việt có những phương ngữ khác với thứ ngôn ngữ trong sách vở mình đã học trước kia nên linh mục đã viết nên tác phẩm Ngữ âm học Việt Nam gồm hai cuốn: “Phương ngữ thượng du Trung Kỳ” xuất bản năm 1902, dày 113 trang, và “Phương ngữ trung du Trung Kỳ” xuất bản năm 1911, dày 44 trang. Chính Cadière cũng quna tâm đến ngôn ngữ Mường vùng thượng nguồn sông Gianh và là người đầu tiên nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Mường và tiếng Việt vùng bắc Trung Kỳ. [15] Theo Giáo sư Trương Văn Chình, “Linh mục Cadière phân biệt tiếng Bắc, tiếng Trung và tiếng Nam, và những tỉ dụ trong sách phần nhiều là tiếng Quảng Bình, nên ông đã định đặt tên sách là Syntaxe de la langue annamite suivant le dialecte du Haut-Annam (ngữ pháp Việt Nam theo thổ ngữ miền Bắc Trung-Việt). Nhưng linh mục nhận ra rằng tiếng nói ba miền chỉ có rất ít từ ngữ thông thường khác nhau, nên không hại gì đến nền duy nhất của tiếng Việt, mà ngữ-pháp từ Bắc chí Nam, đâu cũng như nhau. Vậy người soạn ngữ-pháp Việt Nam, có thể lay tài liệu ở bất cứ một nơi nào trên đất Việt. Điều này, linh mục nhận định cũng rất đúng. Người Việt-Nam dù có tiếng phát âm khác nhau, dù có nơi dùng một số thổ ngữ, nhưng hễ cấu tạo tiếng nói thành câu, thì đâu đâu cũng phải theo cùng một ngữ-pháp.” [16] Tính từ năm 1898 khi linh mục Cadière đặt bút viết lá thư đề ngày 13.01.1898 nói về trận đói ở Quảng Bình gửi cho Tạp san Missions Catholiques, tại Lyon 1898 cho đến năm 1955, trong vòng 57 năm có tất cả 245 tác phẩm của linh mục được viết ra và ấn hành gồm rất nhiều sách, tập tham luận, bài nghiên cứu, sưu khảo từ lịch sử đến địa lý, địa lý học lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, văn học và kiến thức tổng quát.
Đọc những tác phẩm viết về tỉnh Quảng Bình của linh mục Cadière như Le Mur de Đồng-Hới, Les lieux historiques du Quảng Bình, hay Géographie historique du Quảng-bình, chúng ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân thương chốn làng quê, thí dụ cây đa đầu làng là nét điển hình, ngài đã gọi các làng như làng Trung-Bính nay thuộc xã Bảo-Ninh, Đồng Hới là “làng của những cây đa” (village des banians). [17] Linh mục Cadière có công đưa ra ánh sáng một số tên làng vốn có liên hệ với lực lượng trú đóng quân sự từ thời Gia Long hay Minh Mạng, thí dụ làng Hữu Cung xưa có tên Hữu Cai (gần giáo xứ Sáo Bùn) hay thổ ngữ gọi là Hồ Cai hay một chiến lũy chạy dọc theo bờ biển từ phía nam đồn Sa Phụ vào đến Cửa Tùng gọi là lũy Trường Sa. Linh mục đã lưu ý đến các hình thức tín ngưỡng dân gian, sưu tập lại các ca dao tục ngữ Quảng Bình.
Tại giáo xứ Tam Tòa, khi linh mục Cadière làm chính xứ năm 1895, ngài đã giúp cho giáo dân cải tiến nghề khắc chạm đồ gỗ, một ngành nghề sẽ phát triển mạnh và giúp nhiều công ăn việc làm cho người dân ở đây. Một tác giả trong nước đã ghi nhận như sau: “Đầu năm 1895, khi linh mục Léopold Cadière (cố Cả) là một nhà văn hóa lỗi lạc đến làm cha sở Tam Tòa. Ngài đã đem mẫu mã cũng như kiến thức về nghệ thuật cổ điển châu Âu truyền đạt lại. Từ đây những chùm nho, lá vạn tuế, những cửa vòm theo nghệ thuật Gothique, những cột theo kiểu La Hy, cùng với những hoa văn, họa tiết như mai, lan, cúc, trúc, quả đào, quả lựu của nghệ thuật khắc chạm cổ truyền Việt Nam đã được ông Tư (tức Nguyễn Văn Tư cũng gọi là Huyện Tư, một bậc tổ sư trong nghề khắc chạm đồ gỗ ở giáo xứ Tam Tòa lừng danh trong nước, đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI ban tặng huy chương Tòa Thánh. NĐC ghi chú) cùng học trò phối hợp, đan xen vào nhau để tạo nên những tác phẩm chậm khắc vô cùng sinh động như bàn thờ, tủ thờ, tượng Thánh...” [18] Trên tạp chí Xưa và Nay số 6 năm 1995, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, dưới bài viết nhan đề “Linh mục Cadière, một trong những người mở đầu môn Việt Nam học” , Đào Hùng đã tổng kết rằng: “Có thể nói tư tưởng của linh mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm. Ông đã đem lại những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ rằng đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính...” [19] Trong tập san Pháp Á (France-Asie) số 112 tháng 5 năm 1955, Maurice Durand viết về linh mục Cadière rằng: “Những công cuộc khảo cứu của ngài chỉ là một phương tiện để tìm hiểu và yêu mến những linh hồn mà ngài có bổn phận chăn dắt.” [20] Dĩ nhiên “những linh hồn” ấy cũng gồm có giáo dân giáo xứ Tam Tòa đã sống dưới sự dìu dắt, chăm sóc của linh mục Cadière những năm cuối thế kỷ XIX.
Suy nghĩ về những đóng góp rất giá trị và tấm lòng nhiệt thành của linh mục Cadière đối với nền văn hóa Việt Nam, giáo sư Trương Văn Chình đã viết: “Dẫu sao chăng nữa, chúng ta cũng phải cảm ơn linh mục mục Cadière đã góp công vào môn ngữ học Việt Nam, không phải là nhỏ. Cuốn Syntaxe de la langue vietnamienne sẽ giúp ích rất nhiều cho người ngoại quốc nào biết tiếng Pháp, để học tiếng Việt, vì có nhiều tiết như tiết dạy về “thuộc tính của thể từ” (genre dans les substantives, trang 12/14; dạy về cách dùng tiếng xưng hô, trang 47/51; dạy về cách dùng số đếm, trang 23/27; v.v..., tuy không ích gì cho chúng ta, nhưng rất quý cho những người ấy. Chúng ta còn phải cảm ơn linh mục, vì linh mục hiểu chân giá trị của tiếng Việt và đã nói ra cái giá trị ấy thế nào.” [21]
3.- Linh mục René Toussaint Morineau (cố Trung), vị chủ chăn của giáo xứ Tam Tòa, với những công trình kiến trúc và cải tiến dân sinh đã đi vào lịch sử.
Hai công trình xây cất mặc dù ngày nay đã đổ nát nhưng vẫn còn đứng đó để chứng kiến dòng chảy của lịch sử, đó là mặt tiền thánh đường La-Vang ở Quảng Trị và mặt tiền ngôi nhà thờ giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, hình ảnh đã thênh thang đi vào lịch sử với biến cố ngày 20.7.2009. Cả hai đều là công trình kiến trúc của một vị linh mục người Pháp có tên René Toussaint Morineau (tên Việt là Trung) thuộc giáo phận Huế trước đây có thời là chính xứ Tam Tòa.
Linh mục Morineau sinh ngày 1.11.1873 tại La Salle-de-Vihiers, thuộc giáo phận Angers, miền trung lưu vực sông Loire, vùng Bretagne mạn Tây bắc nước Pháp, thành viên của Hội Truyền Giáo Paris, thụ phong linh mục ngày 26.6.1898 tại Đại Chủng Viện Thừa sai Paris.
Dường như linh mục Morineau có một thiên khiếu về kiến trúc xây dựng nên đi tới đâu, sống bất cứ tại giáo xứ nào, ngài cũng tìm cách áp dụng những hiểu biết của mình để cải tiến đời sống của người dân, khắc phục những chướng ngại về địa dư, phong thổ, phát triển về các mặt dân sinh, xã hội.
Ngày 27.7.1898, linh mục Morineau tới Huế được Giám Mục Caspar bổ làm phó xứ Diêm Tụ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên dưới quyền của cha chánh xứ Stoeffler. Cuối năm sau, ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Thừa Lưu, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên. Sau đó ngài về Pháp chữa bệnh một thời gian khá dài đến tháng 3.1910 trở lại giáo phận Huế để từ đây đảm nhiệm nhiều giáo xứ khác nhau.
Từ tháng 3.1910, ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Lại-Ân, tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang. Để giúp cho dân chúng các địa phương quanh vùng đi lại thuận tiện, ngài đã vận động chính quyền đắp con đường từ Chợ Nọ qua các làng Mậu Tài – Lại Ân – Vĩnh Lại – Quy Lai tới quan lộ đi xuống cửa Thuận An.
Tại xứ đạo Tân Mỹ, nơi đây thường bị lũ lụt tàn phá, như trận bão năm Giáp Thìn (tháng 9.1904) đã cuốn trôi theo dòng lũ 40 người dân (chỉ có gia đình còn sống sót một người đó là linh mục Trần Văn Sanh nhờ đang học Đại chủng viện Phú Xuân) nên cha sở Morineau đã hô hào bà con trong giáo xứ đứng ra đắp một con đập cao chạy bao quanh làng. Nhờ công trình đó, người dân xứ Tân Mỹ khỏi phải lo sợ cơn bão hàng năm.
Tháng 6.1922, linh mục Morineau được bề trên cử làm cha sở giáo xứ Trí Bưu (Quảng Trị) kiêm Hạt trưởng Dinh Cát. Trong thời gian làm việc ở đây, cha Morineau đã để lại hai công trình đó là mở đường lớn từ tỉnh lỵ Quảng Trị nối liền thánh địa La Vang nằm về phía bắc con đường hiện nay và công trình thứ hai đó là xây cất thánh đường La Vang.
Khởi công từ năm 1924 theo đồ án của kiến trúc sư danh tiếng Parmentier, ngôi thánh đường được xây dựng trong bốn năm liền dưới sự điều động của linh mục Morineau lúc đó đang làm chánh xứ Trí Bưu cách đó trên 10 cây số. Hàng ngày người ta thấy linh mục sáng đi chiều về đều đặn trên chiếc xe đạp, có mặt ở công trường để điều động, trông coi nhiều tốp thợ xây cất. Ngôi thánh đường rộng lớn, có hai tầng mái ngói và hai cánh thánh giá, tháp chuông hai tầng cao ngất nổi bật lên trời cao. Ngày 20, 21 và 22 tháng 8 năm 1928, nhà thờ La Vang được khánh thành. [22]. Mùa hè năm 1972, trong trận chiến Quảng Trị, thánh đường La Vang đã bị thiệt hại nặng còn trơ lại tháp chuông như còn thấy hiện nay.
Năm 1934, linh mục Morineau được cử làm chánh xứ Tam Tòa và tại đây ngài đã khởi công xây dựng lại giáo xứ. Trước hết ngài xây lại ngôi thánh đường rộng rãi mà kiến trúc bên trong mang những đường nét tựa như thánh đường La Vang với các hàng cột vòm cung. Hai tượng chân phước Đoạn Trinh Hoan và Nguyễn Văn Phượng được đặt trên hai hàng cột trước cung thánh. Mặt tiền nhà thờ trông về hướng tây với một con đường chạy thẳng ra đụng vào quốc lộ I. Tại ngã ba đó, chính quyền Pháp ở Đồng Hới xây một đài kỷ niệm tử sĩ (Monument Aux Morts). Con đường Truyền Giáo (Rue de la Mission) được chỉnh trang lại, mở rộng ra chạy theo hướng bắc nam dọc theo giáo xứ từ cổ thành Đồng Hới đến Động Cát (cuối giáo xứ tức Côte vint-six). Bên cạnh trái ngôi thánh đường mới là nhà cha sở với ngôi nhà hai tầng khang trang và một khu vườn rộng đầy cây cao nom như cả một khu rừng. Bên cánh phải nhà thờ là một sân rộng và một dãy nhà gồm nhiều phòng làm nơi sinh hoạt của các đoàn thể, hiệp hội trong giáo xứ. Đối diện với nhà xứ là cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Tam Tòa, cũng có tên là Nhà Phước Tam Tòa, do các nữ tu coi sóc việc dạy cho các trẻ em trong giáo xứ học chương trình bậc tiểu học. Cha Morineau còn vận động với Sở công chánh xây một bờ kè kiên cố bằng đá ong dọc theo bờ sông Nhật Lệ suốt theo chiều dài giáo xứ từ Cầu Mụ Kề đến Viện Dục Anh ở cuối làng. Một trường trung học có tên Saint Marie về sau được đổi tên Trung Học Chân Phước Phượng cũng đã được xây dựng làm cơ sở giáo dục cho con em trong giáo xứ và tỉnh lỵ Quảng Bình.
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, linh mục Morineau bị quản chế tại Đồng Hới. Tháng 8 năm 1945, cha bị tập trung về Nhà Chung Huế. Ngày 2.11.1946, chính quyền Việt Minh đã cho lệnh tập trung tất cả các linh mục người Pháp thuộc giáo phận Huế trong đó có linh mục Morineau và 6 linh mục khác và đưa ra an trí tại giáo xứ Cầu Rầm thuộc giáo phân Vinh. Lúc đó cha Morineau đã 73 tuổi, già yếu, bệnh hoạn. Ngày 20.4.1948 linh mục Morineau mất tại Cầu Rầm, thọ 75 tuổi và được an táng tại đây.
Năm 1968, ngôi thánh đường giáo xứ Tam Tòa cũng chịu hoàn cảnh đau thương của chiến tranh như nhà thờ La Vang năm 1972 nhưng có lẽ đó cũng là cái may mắn của lịch sử dành cho Tam Tòa – bởi lẽ qua các sự kiện ngày 20 và 26.7.2009 – Tam Tòa đã trở nên một trong những biểu tượng của người giáo dân Việt Nam đứng lên tranh đấu đòi cho được Công Lý và Sự Thật. Nhờ vậy tên tuổi của vị linh mục đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ xây dựng nên ngôi thánh đường này được nhắc tới cùng với những công tác cải tiến dân sinh của ngài chứng minh như lời Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI nói “các linh mục không chỉ cho giáo hội, nhưng còn cho chính nhân loại” . Một Alexandre de Rhodes (Đắc-Lộ) với các công trình đóng góp hình thành nên chữ quốc ngữ, một Léopold Cadière (cố Cả) với những cống hiến vô giá về mặt sử học, ngôn ngữ, dân tộc học Việt Nam, một René Toussaint Morineau (cố Trung) với biết bao tâm huyết để vào cuộc đổi mới đời sống người dân, cùng những công trình kiến trúc một thời lưu dấu. Tất cả những việc làm đó không chỉ đem lại ích lợi cho giáo dân mà còn cho cả người dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giới tính hay trình độ. Tinh thần phục vụ đó không chỉ có nơi các vị mục tử ngoại quốc mà còn có nơi các vị linh mục bản xứ tại giáo xứ Tam Tòa hay bất cứ giáo xứ nào khác qua trường kỳ lịch sử trên đất nước Việt Nam mà chúng tôi sẽ có dịp nhắc tới.
New Jersey September 23, 2009
CHÚ THÍCH:
1.- VietCatholic News, June 21, 2009.
2.- Carl Bernstein and Marco Politi, His Holiness, John Paul II and the hidden history of our time, Doubleday, 1996, tr. 395.
3.- Linh mục Trần Điển, 12 Vị Thánh Tử Đạo của Địa Phận Huế, Dòng Đồng Công Carthage, MO xuất bản, 1989, tr. 6-7.
4.- Kỷ yếu Nhà Thờ Tam Tòa Đà Nẵng, sau 50 năm qua ba thời kỳ xây dựng, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2004, tr. 5-7.
5.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Tam Tòa, ông Dương Văn Khâm ghi lại, thủ bản Ronéo, tr. 23.
6.- “Le Sacerdoce, c’est l’amour du Coeur de Jésus” (in Le Curé d’Ars, Sa pensée, Son Coeur. Orésentés par l’Abbé Nodet, éd. Xavier Mappus, Foi Vivante, 1966, p. 98. (Vietcatholic.net ngày 21.6.2009).
7.- Tạp chí MEP, số 92, tr. 497; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập hai, 2000, tr. 49.
8.- Léopold Cadière, Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens, Tome III, Nxb. École francaise d’Extrême-Orient, tr. 6.
9.- Louis Malleret, Notice sur la vie et les travaux du R. P. Léopold Cadière (1869-1955), in trong bộ Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens (gồm 3 quyển), Sđd, tr. 8.
10.- Louis Malleret, Sđd, tr. 8.
11.- Trương Văn Chình, Đọc cuốn “Syntaxe de la langue Vietnamienne”, Đại Học, tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế, số 12, tháng 11 năm 1959, tr. 15; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, tập I, trang 90.
12.- Louis Malleret, Sđd, tr. 14.
13.- Ngọc Quỳnh, Hoài niệm Cố Cả, nguyệt san Nguồn Sống, Địa phận Huế, số 1 ngày 15.7.1958, tr. 45.
14.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44.
15.- Louis, Malleret, Sđd, tr. 9. (Phonétique annamite: dialecte du Haut-Annam, trong những tác phẩm đã xuất bản của Trường Viễn Đông Bác Cổ Vol.III. Paris Imprimerie Nationale, Ernest Leroux, rue Bonaparte, 28, 1902).
16.- Trương Văn Chình, Tư liệu đã dẫn, tr. 16; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 94.
17.- L. Cadière, Les lieux historiques du Quảng-Bình, Bulletin de l’École francaise d’Extrême Orient. 1903.
18.- Dương Kim Sinh, Cụ Huyện Tư, Nghệ nhân được Tòa Thánh ban tặng huy chương, Công Giáo & Dân Tộc, tuần lễ từ 08.7 đến 14.7.2005.
19.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 52.
20.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 51.
21.-Trương Văn Chình, Bài đã dẫn, tr. 46; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 101.
22.- Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập II, 2000, tr. 55.
1.- Xây dựng lại giữa đống tro tàn.
Hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) còn gọi là hiệp ước Sài Gòn ký kết giữa phái đoàn triều đình Huế gồm Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp và linh mục Đặng Đức Tuấn (thông ngôn) với đại diện của Pháp và Tây Ban Nha gồm 12 khoản trong đó có một khoản nói về việc tự do tôn giáo dù sao cũng là một giải pháp đem lại an toàn phần nào cho người Công Giáo Việt Nam. Lệnh tha đạo và tha “phân sáp”của vua Tự Đức cho phép các thừa sai ngoại quốc ra công khai hoạt động, giã từ những ngày sống lén lút, ẩn núp cơ cực và giáo dân khắp nơi được tự do đi lại trong hoạt động tôn giáo mục vụ của mình.
Sau những cuộc cấm đạo của chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Tây Sơn và các vua nhà Nguyễn rồi đến các cuộc bách hại đẫm máu của nhóm Cần Vương – Văn Thân, ước tính có khoảng 130.000 giáo dân Việt Nam tử vì đạo. Trong số 1285 hồ sơ các vị được đề cử đã có 117 vị được phong hiển thánh ngày 19.6.1988, nhiều vị ở hàng chân phúc và các vị còn trong vòng điều tra của Tòa Thánh Rôma. Tiến trình điều tra này không phải một vài năm mà có đến cả trăm năm hay hơn nữa. Vào một thời rất xa xưa cách nay gần 18 thế kỷ giáo phụ Tertullien (155-222) đã có một câu nói bất hủ mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày Chúa nhật 6 tháng 5 năm 1984 đã nhắc lại trong một buổi lễ long trọng kính mừng các thánh tử đạo tổ chức tại Séoul, Hàn Quốc: “Máu của các thánh tử đạo là hạt giống các người Ki-Tô hữu.” [2] Vùng đất tử đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) sở dĩ được thăng hoa theo con số phát triển giáo dân về sau không chỉ nhờ vào tinh thần thánh thiện và khả năng uyên bác của một số các vị mục tử mà còn nhờ phúc ấm của các vị thánh tử đạo Việt Nam qua các triều đại được ghi nhận tổng quát và cụ thể theo tư liệu của Linh mục Trần Điển như sau:
“30.000 Anh Hùng Việt Nam tử đạo dưới đời Chúa Trịnh tại Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn tại Đàng Trong; 40.000 Chiến Sĩ Đức Tin đã anh dũng tuyên xưng niềm tin bất diệt vào Đức Kitô dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức; 60.000 Tín Hữu Kiêu Hùng đã chết vì tin vào Đức Kitô do việc bắt bớ, thảm sát của Phong Trào Văn Thân (1885-1886).
Trong tổng số 130.000 tiền nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ Đức Tin nguyên tuyền vào Chúa Kitô:
64 Vị đã được tuyên phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Lêô XIII ngày 27.5.1900.
8 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô X ngày 20.5.1906.
20 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô X ngày 2.5.1909.
25 Vị đã được tôn phong Chân Phước do Đức Thánh Cha Piô XII ngày 29.4.1951.
Ngày 19.6.1988, tất cả 117 Vị đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh.
117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam gồm có 96 Vị Việt Nam, 10 Vị Thừa Sai Pháp, và 11 Vị Dòng Đa Minh Tây Ban Nha. 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam bao gồm mọi thành phần Dân Chúa:
8 Giám Mục (6 Dòng Đa-Minh; 2 Hội Thừa Sai Pháp).
50 Linh mục (37 Linh mục Việt Nam; 5 Linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và 8 Linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê).
16 Thầy giảng và 1 Chủng sinh.
42 Giáo dân (Gồm một phụ nữ).
Theo giòng thời gian, giữa 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam có:
• 2 Vị tử đạo đời chúa Trịnh Doanh (1740-1767).
• 2 Vị tử đạo đời chúa Trịnh Sâm (1767-1782).
• 2 Vị tử đạo đời vua Cảnh Thịnh (1782-1802).
• 57 Vị tử đạo dời vua Minh Mạng (1820-1840).
• 3 Vị tử đạo đời vua Thiệu Trị (1840-1847).
• 51 Vị tử đạo đời vua Tự Đức (1847-1883). [3]
Năm 1864, sau thời phân sáp, giáo xứ Sáo Bùn bắt đầu có linh mục quản nhiệm với cha Martin Jean Pontvianne (cố Phong) sau này lên Giám mục Giáo phận Huế. Năm 1866, Cha Pontvianne ngoài việc lo các công tác mục vụ cho giáo dân đã cho xây Viện Dục Anh ở Sáo Bùn để lo nuôi các trẻ em mồ côi, tật nguyền. Công tác này được tiếp tục do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Sáo Bùn từ đó cho đến năm 1954 khi giáo xứ Tam Tòa di cư vào Nam.
Năm 1886, sau biến cố bắt đạo của phong trào Cần Vương – Văn Thân, giáo xứ Sáo Bùn dời về lập cư tại phía bắc cổ thành Đồng Hới, trên bờ sông Nhật Lệ, dưới chân Lũy Thầy và có tên mới là Tam Tòa. Một ngôi nhà thờ bằng tranh, gỗ được dựng lên làm chốn thờ phượng (năm 1887) cho giáo dân. Giáo xứ được tái lập với nhà cửa bằng tranh tre của giáo dân gồm người các xứ đạo Mỹ Hương, Đại Phong, Mỹ Phước, Sáo Bùn, Sáo Cát, Trung Quán, Mỹ Duyệt v.v... tụ hội về làm thành giáo xứ mới. Theo dự án xây lăng tử đạo của Đức Cha Marie Antoine Louis Caspar (tên Việt là Lộc), các lăng tử đạo được xây cất tại Quảng Trị (Nhan Biều), Thừa Thiên như Châu Mới, Buồng Tằm. Riêng tại giáo xứ Sáo Bùn cũ, giáo dân đã xây một tháp tử đạo trên nền nhà thờ cũ và hằng năm cứ ngày mồng bốn Tết nguyên đán, giáo dân Tam Tòa kéo nhau vào đó làm cuộc hành hương minh niên để cầu nguyện và việc đó trở thành một truyền thống thiêng liêng của giáo dân Tam Tòa qua nhiều thế hệ. Khoảng thập niên 1940, một ngôi đền kính Chân Phước Matthêo Nguyễn Văn Phượng được xây cất trong khuôn viên gia tộc của vị tử đạo này và thường được mọi người trong giáo xứ Tam Tòa đến đọc kinh cầu nguyện. Một trường trung học mang tên Chân Phước Phượng do các sư huynh Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu cũng được xây cất khá khang trang ở đầu làng (gần Cầu Mụ Kề) ở chỗ bây giờ có cây cầu Nhật-Lệ, thu hút nhiều học sinh khắp tỉnh Quảng Bình trước năm 1954.
Giáo xứ Tam Tòa, sau những đau khổ qua nhiều giai đoạn lịch sử đã phấn khởi vươn lên trong đức tin qua các nỗ lực xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần nhờ có được những vị mục tử sáng giá, những ngôi sao lãnh đạo mà tài năng của họ đã có khi vượt ra khỏi biên giới giáo xứ được biết tiếng trên phạm vi cả nước trong nhiều lãnh vực.
Với một chiều dài lịch sử trên 360 năm, giáo xứ Tam Tòa đã được sự chăm sóc dìu dắc của nhiều vị linh mục mà có vị về sau đã trở thành Giám Mục, Hồng Y. Tập Kỷ Yếu Nhà Thờ Tam Tòa Đà-Nẵng nhân dịp kỷ niệm 50 năm (1954-2004) ghi lại đầy đủ danh tính các vị linh mục giáo xứ Sáo Bùn, Tam Tòa giai đoạn 1864 đến 1954 qua đó chúng tôi sẽ trình bày về tiểu sử, sự nghiệp văn hóa và đức tin của một số các vị mục tử xuất sắc còn ghi lại dấu ấn trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung và lịch sử giáo xứ Tam Tòa nói riêng.
1) Cha Martinô Pontviane (Cố Phong): 1864-1877
2) Cha Paul Mathey (Cố Thiện): 1877-1880
3) Cha Gioan Héry (Cố Y): 1880-1886
4) Cha Claude Bonin (Cố Ninh) 1886-1895
Các cha phụ tá: Cha Bonnard (Cố Bổn)
Cha Edouard Virseq (Cố Vị)
Cha Gioan Lafitte (Cố Phi)
Cha Maximilien de Perey (Cố Đề)
Cha Phanxicô Salêsiô Lê Cung.
5) Cha Léopold Cadière (Cố Cả): 1895- 1896
6) Cha Âucutinh Payraudeau (Cố Phê): 1896...
7) Cha Gioan Bonnard (Cố Bổn): 1896-1905)
8) Cha Alexandre Chabanon (Cố Giáo): 1905-1908
Cha phó: Cha Phạm Ngọc Chiếu
9) Cha Gabriel Bouhours (Cố Bửu): 1908-1908
10) Cha Louis Darbon (Cố Triết): 1909-1917
Các cha phó: Cha Giuse Desportes (Cố Xuân)
Cha Tađêô Võ Văn Tuệ
Cha Giuse Trần Phan
11) Cha Henri de Pirey (Cố Huề): 1918-1934
Các cha phó: Cha Dom. Trần Văn Phát
Cha Tađêô Nguyễn Văn Tin
Cha Phaolô Phan Đình Bố
Cha Phaolô Dancette (Cố Bình)
Cha Phaolô Trần Văn Khánh
Cha Inhaxiô Võ Văn Bảo
12) Cha René Morineau (Cố Trung): 1934-1946
Các cha phụ tá: Cha Phaolô Trần Văn Khánh
Cha Giuse Lê Hữu Huệ
Cha Giuse Lê Văn Hộ
Cha Guy Audigou (Cố Hậu)
Cha Phêrô Huỳnh Đình Kinh
Cha Giuse Trần Thế Hưng
Cha Gorges Nayroud (Cố Sáng)
Cha Antôn Nguyễn Văn Sản
Cha Micae Nguyễn Văn Cẩm
Cha Giuse Trần Thắng Trung
Cha Tađêô Trần Văn Tri
Cha J.B. Lê Xuân Mừng
13) Cha Matthêô Lê Văn Thành: 1946-1948
Cha phụ tá: Cha Tađêô Nguyễn Tuệ
14) Cha Simon Hoàng Văn Tâm: 1948-1954
Các cha phó: Cha P.X. Trần Văn Cần;
Cha P.X. Nguyễn Văn Thuận (sau làm Giám Mục ở Nha Trang năm 1967, Tổng Giám Mục Sàigòn năm 1975, Hồng Y tại Rôma năm 2001;
Cha Giuse Đỗ Bá Ái;
Cha P.X Nguyễn Phương (giáo phận Vinh). [4]
Theo linh mục Nguyễn Văn Ngọc giáo xứ Sáo Bùn với số giáo dân 1200 vào thời điểm tháng 9 năm 1885, thời cha Jean Héry (Cố Y) làm quản xứ [5]. Trước đó, có lẽ từ năm 1877 Sáo Bùn đã trở thành Giáo hạt của tỉnh Quảng Bình với linh mục Pontvianne (về sau, năm 1878 lên làm Giám Mục Giáo phận Huế) làm Quản hạt kiêm Quản xứ do vị trí địa dư quan trọng của nó và tinh thần xây dựng Giáo hội của người giáo dân tại đây.
2.- Linh mục Léopold-Michel Cadière (cố Cả), chánh xứ Tam Tòa cuối thế kỷ XIX, một nhà Việt Nam Học uyên bác.
Trong bức thư của Đức Giáo Hoàng gửi các linh mục nhân Năm Thánh Linh Mục, có viết: “Cha Sở Thánh họ đạo Ars đã từng có thói quen nói: “Thiên chức linh mục, đó là tình yêu của thánh tâm Chúa Giêsu”. Kiểu nói cảm động này trước tiên cho phép chúng ta gợi lên với lòng trìu mến và biết ơn hồng ân bao la là các linh mục không chỉ cho Giáo Hội, nhưng còn cho chính nhân loại.” [6] Trường hợp linh mục Alexandre de Rhodes trong thế kỷ XVII đến với giáo dân Đàng Ngoài rồi Đàng Trong cũng như linh mục Cadière (cố Cả) ở giáo phận Huế trong thế kỷ XX là hai trong nhiều bằng chứng Thiên Chúa sai các vị đại diện đến không chỉ với giáo xứ Tam Tòa mà còn đến với dân tộc Việt Nam vì những đóng góp quý giá của họ vào nền văn hóa chung của dân tộc.
Khi nhận định về giá trị các công trình nghiên cứu sử học, dân tộc học và ngữ học của linh mục Léopold-Michel Cadière, Georges Coedès, một nhà nhân chủng học danh tiếng của thế giới, đã viết rằng: “Công trình khoa học của cha Cadière không những có giá trị vì chứa đựng một kho tàng gồm có các sự kiện xã hội quan sát chính xác để cống hiến cho các nhà khảo cứu. Công trình ấy có giá trị như một gương mẫu khách quan hoàn toàn mà một nhà quan sát vô tư và bất vụ lợi có thể đạt tới được trong khi nghiên cứu một nhóm người thuộc một thế giới khác, bẩm sinh một tinh thần khác, theo một tôn giáo khác.” [7]
Linh mục Léopold-Michel Cadière sinh ngày 14.2.1869 tại Sainte-Anne-des-Pinchinats, gần Aix-en-Provence vùng cửa sông Rhône đông nam nước Pháp. Thuở nhỏ cậu bé Cadière học trường làng rồi sau chuyển lên Aix học trường trung học Bourbon, vào chủng viện Aix do các giáo sư Hội Xuân Bích (St. Sulpice) dạy. Trong hồi ký Souvenirs d’un vieil annamitisant, linh mục rất cảm phục các công trình nghiên cứu của các linh mục tu hội Saint Sulpice và cho biết “dưới sự hướng dẫn của các bậc thầy thông minh, tôi đã đọc ngấu nghiến tác phẩm của các ngài và một ngày kia muốn trở nên như các ngài vậy.” [8] Ngài thọ phong linh mục ngày 4.9.1892, lúc 23 tuổi, và lên đường saang Việt Nam ngày 26.10.1892.
Được Đức cha Caspar bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện An Ninh ở Đất Đỏ, Cửa Tùng, Quảng Trị tháng 1.1893, linh mục Cadière phụ trách môn Tu từ học và Triết học rồi sau đó ngài được giao cho dạy Thần học ở Đại chủng viện Huế.
Năm 1895, linh mục Cadière nhận bài sai đi làm chánh xứ giáo xứ Tam Tòa, một họ đạo nằm giữa tỉnh lỵ và năm xóm (hameaux) với hơn một nghìn giáo hữu lập cư bên bờ sông Nhật Lệ, trên một phần đất của Lũy Thầy, nơi có rất nhiều di tích lịch sử để lại cũng là yếu tố khiến linh mục phải chú tâm. Theo Louis Malleret, nguyên Giám Đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ, cách giáo xứ Tam Tòa vài cây số (ở khu vực Cầu Dài) có một tấm bia ghi lại các biến cố chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đã cung cấp cho cha Cadière một đề tài để nghiên cứu, và công trình đó đã được Viện Khoa Học Pháp (L’Institut de France) khen thưởng năm 1903 và ấn hành trên Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1906. Đây là công trình nghiên cứu lịch sử đầu tay của Cadière đã được đánh giá cao. [9] Trong tác phẩm Le mur de Đồng-Hới, Étude sur l’établissement des Nguyễn en Cochinchine, linh mục Cadière cho biết tấm bia đó là bia của triều đình dựng lên do lệnh của vua Thiệu Trị vào năm 1842, dựng ở bến đò Cầu Dài, cách phía nam tỉnh thành Đồng Hới khoảng một cây số, cách giáo xứ Tam Tòa khoảng 2 cây số.
Sau khi ở xứ đạo Tam Tòa được một năm, tháng 10 năm 1896 linh mục Cadière được thuyên chuyển đến Cù Lạc là một vùng thuộc tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm trên hữu ngạn nguồn Son (sông Gianh). Cù Lạc là một xứ đạo ở phía bắc Giáo phận Huế, là một vùng gồm toàn rừng rậm và núi đá vôi, cả một vùng rộng lớn hầu như chưa có dấu tích khai phá. Chính nơi đây linh mục Cadière đã có dịp phát hiện được những liên hệ rất chặt chẽ giữa tiếng Mường với một thứ tiếng mà linh mục Alexandre de Rhodes đã biết đến ở Bắc Kỳ trong thế kỷ XVII. Linh mục Cadière cũng còn nhận thấy các phong tục và truyền thống ở Cù Lạc cũng là những chất liệu để giúp cho ngài thực hiện các công trình biên khảo về ngữ học và dân tộc học. Ngoài ra thứ tiếng Việt mà linh mục đã học để nói và viết trước đó đều là thứ tiếng Việt trong những cuốn kinh sách có ngữ pháp mô phỏng theo tiếng Pháp hay tiếng La-tinh [10] hoàn toàn khác với thứ tiếng ngoài dân gian. Do đó linh mục đã tìm mọi cơ hội đi ra ngoài dân chúng để học thứ tiếng Việt đó từ những người bán hàng rong, người tiều phu, dân làm ruộng v.v... và quyết công tìm ra những bí mật của thứ ngôn ngữ dân gian đó.
Trong bài báo Đọc cuốn “Syntaxe de la langue Vietnamienne” đăng trên Tạp chí Đại Học của Viện Đại Học Huế, Giáo sư Trương Văn Chình, một nhà ngữ học Việt Nam, đã viết rằng: “Linh mục Cadière cũng như nhiều nhà nghiên-cứu ngữ-pháp Việt-Nam, chẳng hạn như ông Trần Trọng Kim, hay gần đây như giáo sư Honey, nhận định rằng không thể rập theo ngữ-pháp Pháp mà viết ngữ-pháp Việt-Nam... Nghiên cứu ngữ-pháp Việt-Nam, linh mục Cadière lay tài liệu ở ngôn ngữ hàng ngày hoặc của người có học (gens lettrés) hoặc của người thất học (gens sans culture), chứ không căn cứ vào văn chương cổ vì văn chương cổ có nhiều từ ngữ Hán-Việt. Tuy thế, linh mục nhận định rất đúng dù rằng văn-chương hay ngôn-ngữ thông thường, thì tiếng Việt cũng theo cùng một ngữ pháp.” [11] Nhờ sống ở giáo xứ Cù Lạc đất rộng mà thâm u, cha Cadière phải đi lại thường xuyên trong các cuộc viếng thăm giáo dân ở những vùng chưa có ai bước chân tới và điều đó đã kích thích tính hiếu kỳ nơi ngài. Qua nhiều cuộc hành trình vất vả, linh mục Cadière đã khám phá ra động Phong Nha nổi tiếng, ghi chú lại các dấu tích kỷ niệm về văn minh Chàm, tìm ra các giống thực vật lạ hiếm, thích tìm hiểu dân Tắc-củi vốn là một tộc người còn rất mọi rợ với cuộc sống thật bí hiểm mà nhiều người cho là như giống dân Pygmées. Chính tại Cù Lạc mà linh mục đã quen biết với Louis Finot, vị giám độc đầu tiên của Trường Viễn Đông Bác Cổ.
Năm 1901, vì lý do sức khỏe, sau 6 năm sống tại Cù Lạc, linh mục đã đi tĩnh dưỡng ở Hồng Kông. Xứ đạo Cù Lạc được cắt ra làm hai gồm xứ Bồ-Khê và Cù Lạc. Khi đi Hồng Kong về, linh mục Cadière được bổ làm cha xứ Bồ Khê tức xã Thanh Trạch trên hữu ngạn sông Gianh sát bờ biển. Ngài ở đó hai năm và sau đó được bổ nhiệm làm cha xứ Cổ-Vưu (Quảng Trị) kiêm Hạt trưởng hạt Dinh Cát.
Một điều cần chú ý là những nơi linh mục Cadière được bổ nhiệm đến thì hầu hết là những nơi có ít nhiều dấu tích lịch sử, chẳng hạn như ở Dinh Cát vốn là nơi khởi đầu in dấu chân Nguyễn Hoàng khi ông được Trịnh Kiểm cho vào trấn đất Thuận Hóa năm 1558 theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân...” , nơi đạo Công Giáo đã đi vào xứ An Nam với những người Công Giáo thuần thành tiên khởi đã có tiếng trong lịch sử như Minh Đức Vương Thái Phi, vợ của Nguyễn Hoàng, và nơi còn để lại nhiều dấu tích của người Chăm-pa như ở Trung Đơn (Hải Lăng), Dương Lệ (Triệu Phong)...
Cuối năm 1910, sau gần 7 năm làm công tác mục vụ ở Cổ-Vưu, xây nhà thờ, mở trường học, chăm sóc giáo dân, dạy dỗ trẻ em, linh mục Cadière cảm thấy sức khỏe suy sụp nên đã xin phép bề trên và được về nghỉ sức tại Pháp. Nhân chuyến đi này, ngài tìm được các tài liệu bản thảo gốc cuốn từ điển của thừa sai Alexandre de Rhodes, thư từ trao đổi giữa Chúa Nguyễn Ánh với các sĩ quan Pháp qua giúp ông ở Gia-định vào cuối thế kỷ XVIII. Từ năm 1913 đến 1918, sau khi rẻo về Huế, cha Cadière được Đức Cha Allys (tên Việt là Lý) cử làm tuyên úy trường Pellerin và chính trong thời gian này ngài đã cộng tác với mợt số các nhà trí thức Pháp ở Huế thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ, ấn hành Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Hué) .
Tháng 9 năm 1918 cha Cadière được bổ làm cha sở giáo xứ Di Loan và cũng trong thời gian này ngài được cử làm Hội viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp. Di Loan là nơi, năm 1849, Giám Mục Pellerin đã lập một chủng viện tọa lạc ở trung tâm làng Di Loan, tứ phía có rừng tre bao bọc để bảo đảm an toàn cho chủng viện. Hệ thống báo động được tổ chức chặt chẽ dựa vào sự che chở của giáo dân. Ở Di Loan, linh mục Cadière đã để công sưu tầm được rất nhiều loại thực vật và chính ngài đã gửi các loại cây mẫu về cho Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên ở Paris. Năm 1928 cha về Pháp chữa bệnh tim và năm 1930 trở lại tiếp tục công tác mục vụ ở Di Loan.
Chính linh mục Cadière là người phụ trách Tạp chí Sacerdos Indosinensis (Linh Mục Đông Dương) là cơ quan ngôn luận của giáo sĩ Việt Nam. Sự thông minh uyên bác và tinh thần tích cực hoạt động của linh mục đã biến ngài trở nên hội viên nòng cốt của một số hiệp hội khoa học lúc bấy giờ như Hội Viễn Đông Bác Cổ, Hội Ngôn Ngữ Á Châu, Hội Địa Lý Học Hà Nội, Hội Báchg Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lý Việt Nam, Hội Thuần Dưỡng Paris, Hội Đông Dương Hộc Sài Gòn, Hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương v.v... Chính Louis Malleret khẳng định rằng linh mục Cadière là người sáng lập thực sự ngành thiểu số học ở Việt Nam và trong lãnh vực này ngài không bao giờ trở thành lỗi thời. [12] Sau biến cố Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945, cha Cadière bị Nhật quản thúc ở Huế và sau ngày 19.12.1946 ngài bị chính quyền Việt Minh bắt cùng 6 linh mục Pháp khác ra giam giữ tại Cầu Rầm (Vinh). Trước khi bị bắt ngài đã viết giấy để lại tất cả sách vở cho Dòng Thiên An. Ngày 13.6.1953 cha được Việt Minh trả tự do và ngài tình nguyện trở về giáo phận Huế. Trong thời gian bị Việt Minh giam giữ ở Vinh, linh mục Cadière đã viết như sau: “Tôi đã hiểu người Việt vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu (...) Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi (...) Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ.” [13] Trong Hồi ký, linh mục Cadière đã viết những câu rất cảm động: “Tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi những năm tháng thoát khỏi mọi công việc để chuyên tâm cầu nguyện.” [14] Đó là cô đọng những lời tâm huyết mà linh mục Cadière sau thời gian 63 năm chung sống với người Việt đã quyết định gửi nắm xương tàn của ngài ở lại Việt Nam cùng với tất cả cốt lõi tinh hoa trong tinh thần của mình trải rộng qua biết bao tác phẩm và công trình nghiên cứu về Việt Nam, đặc biệt về ba tỉnh Bình Trị Thiên và miền Trung mà ngài đã bỏ công sức nghiên cứu và viết ra trên giấy trắng mực đen.
Có lẽ giáo xứ Tam Tòa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã cho linh mục Cadière nhiều dữ kiện tiên khởi để ngài lưu tâm nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam. Nhờ nhận thấy trong tiếng Việt có những phương ngữ khác với thứ ngôn ngữ trong sách vở mình đã học trước kia nên linh mục đã viết nên tác phẩm Ngữ âm học Việt Nam gồm hai cuốn: “Phương ngữ thượng du Trung Kỳ” xuất bản năm 1902, dày 113 trang, và “Phương ngữ trung du Trung Kỳ” xuất bản năm 1911, dày 44 trang. Chính Cadière cũng quna tâm đến ngôn ngữ Mường vùng thượng nguồn sông Gianh và là người đầu tiên nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Mường và tiếng Việt vùng bắc Trung Kỳ. [15] Theo Giáo sư Trương Văn Chình, “Linh mục Cadière phân biệt tiếng Bắc, tiếng Trung và tiếng Nam, và những tỉ dụ trong sách phần nhiều là tiếng Quảng Bình, nên ông đã định đặt tên sách là Syntaxe de la langue annamite suivant le dialecte du Haut-Annam (ngữ pháp Việt Nam theo thổ ngữ miền Bắc Trung-Việt). Nhưng linh mục nhận ra rằng tiếng nói ba miền chỉ có rất ít từ ngữ thông thường khác nhau, nên không hại gì đến nền duy nhất của tiếng Việt, mà ngữ-pháp từ Bắc chí Nam, đâu cũng như nhau. Vậy người soạn ngữ-pháp Việt Nam, có thể lay tài liệu ở bất cứ một nơi nào trên đất Việt. Điều này, linh mục nhận định cũng rất đúng. Người Việt-Nam dù có tiếng phát âm khác nhau, dù có nơi dùng một số thổ ngữ, nhưng hễ cấu tạo tiếng nói thành câu, thì đâu đâu cũng phải theo cùng một ngữ-pháp.” [16] Tính từ năm 1898 khi linh mục Cadière đặt bút viết lá thư đề ngày 13.01.1898 nói về trận đói ở Quảng Bình gửi cho Tạp san Missions Catholiques, tại Lyon 1898 cho đến năm 1955, trong vòng 57 năm có tất cả 245 tác phẩm của linh mục được viết ra và ấn hành gồm rất nhiều sách, tập tham luận, bài nghiên cứu, sưu khảo từ lịch sử đến địa lý, địa lý học lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, văn học và kiến thức tổng quát.
Đọc những tác phẩm viết về tỉnh Quảng Bình của linh mục Cadière như Le Mur de Đồng-Hới, Les lieux historiques du Quảng Bình, hay Géographie historique du Quảng-bình, chúng ta bắt gặp nhiều hình ảnh thân thương chốn làng quê, thí dụ cây đa đầu làng là nét điển hình, ngài đã gọi các làng như làng Trung-Bính nay thuộc xã Bảo-Ninh, Đồng Hới là “làng của những cây đa” (village des banians). [17] Linh mục Cadière có công đưa ra ánh sáng một số tên làng vốn có liên hệ với lực lượng trú đóng quân sự từ thời Gia Long hay Minh Mạng, thí dụ làng Hữu Cung xưa có tên Hữu Cai (gần giáo xứ Sáo Bùn) hay thổ ngữ gọi là Hồ Cai hay một chiến lũy chạy dọc theo bờ biển từ phía nam đồn Sa Phụ vào đến Cửa Tùng gọi là lũy Trường Sa. Linh mục đã lưu ý đến các hình thức tín ngưỡng dân gian, sưu tập lại các ca dao tục ngữ Quảng Bình.
Tại giáo xứ Tam Tòa, khi linh mục Cadière làm chính xứ năm 1895, ngài đã giúp cho giáo dân cải tiến nghề khắc chạm đồ gỗ, một ngành nghề sẽ phát triển mạnh và giúp nhiều công ăn việc làm cho người dân ở đây. Một tác giả trong nước đã ghi nhận như sau: “Đầu năm 1895, khi linh mục Léopold Cadière (cố Cả) là một nhà văn hóa lỗi lạc đến làm cha sở Tam Tòa. Ngài đã đem mẫu mã cũng như kiến thức về nghệ thuật cổ điển châu Âu truyền đạt lại. Từ đây những chùm nho, lá vạn tuế, những cửa vòm theo nghệ thuật Gothique, những cột theo kiểu La Hy, cùng với những hoa văn, họa tiết như mai, lan, cúc, trúc, quả đào, quả lựu của nghệ thuật khắc chạm cổ truyền Việt Nam đã được ông Tư (tức Nguyễn Văn Tư cũng gọi là Huyện Tư, một bậc tổ sư trong nghề khắc chạm đồ gỗ ở giáo xứ Tam Tòa lừng danh trong nước, đã được Đức Giáo Hoàng Piô XI ban tặng huy chương Tòa Thánh. NĐC ghi chú) cùng học trò phối hợp, đan xen vào nhau để tạo nên những tác phẩm chậm khắc vô cùng sinh động như bàn thờ, tủ thờ, tượng Thánh...” [18] Trên tạp chí Xưa và Nay số 6 năm 1995, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, dưới bài viết nhan đề “Linh mục Cadière, một trong những người mở đầu môn Việt Nam học” , Đào Hùng đã tổng kết rằng: “Có thể nói tư tưởng của linh mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm. Ông đã đem lại những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ rằng đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính...” [19] Trong tập san Pháp Á (France-Asie) số 112 tháng 5 năm 1955, Maurice Durand viết về linh mục Cadière rằng: “Những công cuộc khảo cứu của ngài chỉ là một phương tiện để tìm hiểu và yêu mến những linh hồn mà ngài có bổn phận chăn dắt.” [20] Dĩ nhiên “những linh hồn” ấy cũng gồm có giáo dân giáo xứ Tam Tòa đã sống dưới sự dìu dắt, chăm sóc của linh mục Cadière những năm cuối thế kỷ XIX.
Suy nghĩ về những đóng góp rất giá trị và tấm lòng nhiệt thành của linh mục Cadière đối với nền văn hóa Việt Nam, giáo sư Trương Văn Chình đã viết: “Dẫu sao chăng nữa, chúng ta cũng phải cảm ơn linh mục mục Cadière đã góp công vào môn ngữ học Việt Nam, không phải là nhỏ. Cuốn Syntaxe de la langue vietnamienne sẽ giúp ích rất nhiều cho người ngoại quốc nào biết tiếng Pháp, để học tiếng Việt, vì có nhiều tiết như tiết dạy về “thuộc tính của thể từ” (genre dans les substantives, trang 12/14; dạy về cách dùng tiếng xưng hô, trang 47/51; dạy về cách dùng số đếm, trang 23/27; v.v..., tuy không ích gì cho chúng ta, nhưng rất quý cho những người ấy. Chúng ta còn phải cảm ơn linh mục, vì linh mục hiểu chân giá trị của tiếng Việt và đã nói ra cái giá trị ấy thế nào.” [21]
3.- Linh mục René Toussaint Morineau (cố Trung), vị chủ chăn của giáo xứ Tam Tòa, với những công trình kiến trúc và cải tiến dân sinh đã đi vào lịch sử.
Hai công trình xây cất mặc dù ngày nay đã đổ nát nhưng vẫn còn đứng đó để chứng kiến dòng chảy của lịch sử, đó là mặt tiền thánh đường La-Vang ở Quảng Trị và mặt tiền ngôi nhà thờ giáo xứ Tam Tòa ở Quảng Bình, hình ảnh đã thênh thang đi vào lịch sử với biến cố ngày 20.7.2009. Cả hai đều là công trình kiến trúc của một vị linh mục người Pháp có tên René Toussaint Morineau (tên Việt là Trung) thuộc giáo phận Huế trước đây có thời là chính xứ Tam Tòa.
Linh mục Morineau sinh ngày 1.11.1873 tại La Salle-de-Vihiers, thuộc giáo phận Angers, miền trung lưu vực sông Loire, vùng Bretagne mạn Tây bắc nước Pháp, thành viên của Hội Truyền Giáo Paris, thụ phong linh mục ngày 26.6.1898 tại Đại Chủng Viện Thừa sai Paris.
Dường như linh mục Morineau có một thiên khiếu về kiến trúc xây dựng nên đi tới đâu, sống bất cứ tại giáo xứ nào, ngài cũng tìm cách áp dụng những hiểu biết của mình để cải tiến đời sống của người dân, khắc phục những chướng ngại về địa dư, phong thổ, phát triển về các mặt dân sinh, xã hội.
Ngày 27.7.1898, linh mục Morineau tới Huế được Giám Mục Caspar bổ làm phó xứ Diêm Tụ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên dưới quyền của cha chánh xứ Stoeffler. Cuối năm sau, ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Thừa Lưu, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên. Sau đó ngài về Pháp chữa bệnh một thời gian khá dài đến tháng 3.1910 trở lại giáo phận Huế để từ đây đảm nhiệm nhiều giáo xứ khác nhau.
Từ tháng 3.1910, ngài được bổ nhiệm làm chánh xứ Lại-Ân, tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang. Để giúp cho dân chúng các địa phương quanh vùng đi lại thuận tiện, ngài đã vận động chính quyền đắp con đường từ Chợ Nọ qua các làng Mậu Tài – Lại Ân – Vĩnh Lại – Quy Lai tới quan lộ đi xuống cửa Thuận An.
Tại xứ đạo Tân Mỹ, nơi đây thường bị lũ lụt tàn phá, như trận bão năm Giáp Thìn (tháng 9.1904) đã cuốn trôi theo dòng lũ 40 người dân (chỉ có gia đình còn sống sót một người đó là linh mục Trần Văn Sanh nhờ đang học Đại chủng viện Phú Xuân) nên cha sở Morineau đã hô hào bà con trong giáo xứ đứng ra đắp một con đập cao chạy bao quanh làng. Nhờ công trình đó, người dân xứ Tân Mỹ khỏi phải lo sợ cơn bão hàng năm.
Tháng 6.1922, linh mục Morineau được bề trên cử làm cha sở giáo xứ Trí Bưu (Quảng Trị) kiêm Hạt trưởng Dinh Cát. Trong thời gian làm việc ở đây, cha Morineau đã để lại hai công trình đó là mở đường lớn từ tỉnh lỵ Quảng Trị nối liền thánh địa La Vang nằm về phía bắc con đường hiện nay và công trình thứ hai đó là xây cất thánh đường La Vang.
Khởi công từ năm 1924 theo đồ án của kiến trúc sư danh tiếng Parmentier, ngôi thánh đường được xây dựng trong bốn năm liền dưới sự điều động của linh mục Morineau lúc đó đang làm chánh xứ Trí Bưu cách đó trên 10 cây số. Hàng ngày người ta thấy linh mục sáng đi chiều về đều đặn trên chiếc xe đạp, có mặt ở công trường để điều động, trông coi nhiều tốp thợ xây cất. Ngôi thánh đường rộng lớn, có hai tầng mái ngói và hai cánh thánh giá, tháp chuông hai tầng cao ngất nổi bật lên trời cao. Ngày 20, 21 và 22 tháng 8 năm 1928, nhà thờ La Vang được khánh thành. [22]. Mùa hè năm 1972, trong trận chiến Quảng Trị, thánh đường La Vang đã bị thiệt hại nặng còn trơ lại tháp chuông như còn thấy hiện nay.
Năm 1934, linh mục Morineau được cử làm chánh xứ Tam Tòa và tại đây ngài đã khởi công xây dựng lại giáo xứ. Trước hết ngài xây lại ngôi thánh đường rộng rãi mà kiến trúc bên trong mang những đường nét tựa như thánh đường La Vang với các hàng cột vòm cung. Hai tượng chân phước Đoạn Trinh Hoan và Nguyễn Văn Phượng được đặt trên hai hàng cột trước cung thánh. Mặt tiền nhà thờ trông về hướng tây với một con đường chạy thẳng ra đụng vào quốc lộ I. Tại ngã ba đó, chính quyền Pháp ở Đồng Hới xây một đài kỷ niệm tử sĩ (Monument Aux Morts). Con đường Truyền Giáo (Rue de la Mission) được chỉnh trang lại, mở rộng ra chạy theo hướng bắc nam dọc theo giáo xứ từ cổ thành Đồng Hới đến Động Cát (cuối giáo xứ tức Côte vint-six). Bên cạnh trái ngôi thánh đường mới là nhà cha sở với ngôi nhà hai tầng khang trang và một khu vườn rộng đầy cây cao nom như cả một khu rừng. Bên cánh phải nhà thờ là một sân rộng và một dãy nhà gồm nhiều phòng làm nơi sinh hoạt của các đoàn thể, hiệp hội trong giáo xứ. Đối diện với nhà xứ là cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Tam Tòa, cũng có tên là Nhà Phước Tam Tòa, do các nữ tu coi sóc việc dạy cho các trẻ em trong giáo xứ học chương trình bậc tiểu học. Cha Morineau còn vận động với Sở công chánh xây một bờ kè kiên cố bằng đá ong dọc theo bờ sông Nhật Lệ suốt theo chiều dài giáo xứ từ Cầu Mụ Kề đến Viện Dục Anh ở cuối làng. Một trường trung học có tên Saint Marie về sau được đổi tên Trung Học Chân Phước Phượng cũng đã được xây dựng làm cơ sở giáo dục cho con em trong giáo xứ và tỉnh lỵ Quảng Bình.
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, linh mục Morineau bị quản chế tại Đồng Hới. Tháng 8 năm 1945, cha bị tập trung về Nhà Chung Huế. Ngày 2.11.1946, chính quyền Việt Minh đã cho lệnh tập trung tất cả các linh mục người Pháp thuộc giáo phận Huế trong đó có linh mục Morineau và 6 linh mục khác và đưa ra an trí tại giáo xứ Cầu Rầm thuộc giáo phân Vinh. Lúc đó cha Morineau đã 73 tuổi, già yếu, bệnh hoạn. Ngày 20.4.1948 linh mục Morineau mất tại Cầu Rầm, thọ 75 tuổi và được an táng tại đây.
Năm 1968, ngôi thánh đường giáo xứ Tam Tòa cũng chịu hoàn cảnh đau thương của chiến tranh như nhà thờ La Vang năm 1972 nhưng có lẽ đó cũng là cái may mắn của lịch sử dành cho Tam Tòa – bởi lẽ qua các sự kiện ngày 20 và 26.7.2009 – Tam Tòa đã trở nên một trong những biểu tượng của người giáo dân Việt Nam đứng lên tranh đấu đòi cho được Công Lý và Sự Thật. Nhờ vậy tên tuổi của vị linh mục đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ xây dựng nên ngôi thánh đường này được nhắc tới cùng với những công tác cải tiến dân sinh của ngài chứng minh như lời Đức Giáo Hoàng Biển-Đức XVI nói “các linh mục không chỉ cho giáo hội, nhưng còn cho chính nhân loại” . Một Alexandre de Rhodes (Đắc-Lộ) với các công trình đóng góp hình thành nên chữ quốc ngữ, một Léopold Cadière (cố Cả) với những cống hiến vô giá về mặt sử học, ngôn ngữ, dân tộc học Việt Nam, một René Toussaint Morineau (cố Trung) với biết bao tâm huyết để vào cuộc đổi mới đời sống người dân, cùng những công trình kiến trúc một thời lưu dấu. Tất cả những việc làm đó không chỉ đem lại ích lợi cho giáo dân mà còn cho cả người dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giới tính hay trình độ. Tinh thần phục vụ đó không chỉ có nơi các vị mục tử ngoại quốc mà còn có nơi các vị linh mục bản xứ tại giáo xứ Tam Tòa hay bất cứ giáo xứ nào khác qua trường kỳ lịch sử trên đất nước Việt Nam mà chúng tôi sẽ có dịp nhắc tới.
New Jersey September 23, 2009
CHÚ THÍCH:
1.- VietCatholic News, June 21, 2009.
2.- Carl Bernstein and Marco Politi, His Holiness, John Paul II and the hidden history of our time, Doubleday, 1996, tr. 395.
3.- Linh mục Trần Điển, 12 Vị Thánh Tử Đạo của Địa Phận Huế, Dòng Đồng Công Carthage, MO xuất bản, 1989, tr. 6-7.
4.- Kỷ yếu Nhà Thờ Tam Tòa Đà Nẵng, sau 50 năm qua ba thời kỳ xây dựng, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2004, tr. 5-7.
5.- Lm Nguyễn Văn Ngọc, Trang sử giáo xứ Tam Tòa, ông Dương Văn Khâm ghi lại, thủ bản Ronéo, tr. 23.
6.- “Le Sacerdoce, c’est l’amour du Coeur de Jésus” (in Le Curé d’Ars, Sa pensée, Son Coeur. Orésentés par l’Abbé Nodet, éd. Xavier Mappus, Foi Vivante, 1966, p. 98. (Vietcatholic.net ngày 21.6.2009).
7.- Tạp chí MEP, số 92, tr. 497; dẫn theo Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập hai, 2000, tr. 49.
8.- Léopold Cadière, Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens, Tome III, Nxb. École francaise d’Extrême-Orient, tr. 6.
9.- Louis Malleret, Notice sur la vie et les travaux du R. P. Léopold Cadière (1869-1955), in trong bộ Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens (gồm 3 quyển), Sđd, tr. 8.
10.- Louis Malleret, Sđd, tr. 8.
11.- Trương Văn Chình, Đọc cuốn “Syntaxe de la langue Vietnamienne”, Đại Học, tạp chí nghiên cứu của Viện Đại Học Huế, số 12, tháng 11 năm 1959, tr. 15; Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nhà xuất bản Nhật-Lệ, 2006, tập I, trang 90.
12.- Louis Malleret, Sđd, tr. 14.
13.- Ngọc Quỳnh, Hoài niệm Cố Cả, nguyệt san Nguồn Sống, Địa phận Huế, số 1 ngày 15.7.1958, tr. 45.
14.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 44.
15.- Louis, Malleret, Sđd, tr. 9. (Phonétique annamite: dialecte du Haut-Annam, trong những tác phẩm đã xuất bản của Trường Viễn Đông Bác Cổ Vol.III. Paris Imprimerie Nationale, Ernest Leroux, rue Bonaparte, 28, 1902).
16.- Trương Văn Chình, Tư liệu đã dẫn, tr. 16; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 94.
17.- L. Cadière, Les lieux historiques du Quảng-Bình, Bulletin de l’École francaise d’Extrême Orient. 1903.
18.- Dương Kim Sinh, Cụ Huyện Tư, Nghệ nhân được Tòa Thánh ban tặng huy chương, Công Giáo & Dân Tộc, tuần lễ từ 08.7 đến 14.7.2005.
19.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 52.
20.- Lê Ngọc Bích, Sđd, tr. 51.
21.-Trương Văn Chình, Bài đã dẫn, tr. 46; Nguyễn Đức Cung, Sđd, trang 101.
22.- Lê Ngọc Bích, Nhân vật giáo phận Huế, Tập II, 2000, tr. 55.
Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế thăm Giáo xứ Loan Lý
LM Emmanuen Nguyễn vinh Gioang
20:15 24/09/2009
LĂNG CÔ - Hôm nay, ngày 24 tháng 9 năm 2009, thời tiết không được tốt, mưa nặng hạt khi xe chúng tôi lên đường. Trên xe, có Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Cha Antôn Dương Quỳnh, Hạt trưởng Hạt Thành Phố Huế, Cha Bênêdictô Lê Quang Viên, Quản lý Toà Tổng Giám Mục, vừa là tài xế, và tôi, linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, đặc trách Truyền Thông của Tổng Giáo Phận Huế.
Xe phải vượt qua hơn 60 km, băng ngang hai con đèo Phước Tượng và Phú Gia, không chạy nhanh được vì trời xấu. Sau gần 1 giờ 30 phút, chúng tôi mới đến Giáo xứ Loan Lý.
Trước sân nhà thờ, đã có một số khá đông giáo dân chực sẵn. Chúng tôi được Linh mục Quản xứ, Cha Phaolô Ngô Thanh Sơn, và đại diện Hội Đồng giáo xứ đón tiếp ngay khi xuống xe. Không có những tràng vổ tay. Nét mặt mọi người xem ra đầy ưu tư và lo lắng. Chuông nhà thờ đổ hồi...
Một số giáo dân khác tiếp tục tiến về thánh đường.
Sau khoảng năm phút dừng lại trong phòng khách của nhà cha Quản xứ, Đức Cha Phụ Tá được mời vào Nhà Thờ, nơi giáo dân đã chờ sẳn, chiếm gần hết các dãy ghế. Đức Giám Mục Phụ Tá thinh lặng quỳ gối trước Mình Thánh Chúa, cầu nguyện chốc lát.
Cha quản xứ giới thiệu Phái đoàn của Toà Tổng Giám Mục Huế với anh chị em giáo dân và nói lên niềm vui và an ủi khi được Đức Tổng Giám Mục Giáo phận gởi phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý, sau những ngày đầy lo âu và buồn thảm nầy.
Đức Giám Mục Phụ Tá bắt đầu lên tiếng chào hỏi Cha quản xứ, quí chức, và toàn thể anh chị em giáo dân. Ngài ân cần hỏi xem có ai bị "mất tích" hay bị "liệt gường" sau sự cố đêm 13 và ngày 14 vừa qua không. Cám ơn Chúa, không có một ai, chỉ một số bị xây xát nhẹ!
Đức Cha thông tin cho bà con biết là ngày hôm qua, Đức Tổng Giầm mục đã hướng dẫn một phái đoàn đến gặp Ban Tôn Giáo và thẳng thắn nói lên "nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của Chính Quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không có trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với Giáo Quyền địa phương".
Đức Cha Phụ Tá tiếp tục ca ngợi lòng dũng cảm của giáo dânLoan Lý dám nói lên sự thực trước bạo lực và tinh thần kỷ luật để không rơi vào tình trạng bạo động. Ngài cũng mời gọi anh chị em giáo dân nên có một niềm tin sắt đá vào quyền năng của Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài, luôn xác tín rằng tất cả mọi hoàn cảnh xảy đến với chúng ta: vui hay buồn, may mắn hay rủi ro, đều ở trong bàn tay của Cha trên trời.
Là một người công dân, chúng ta có quyền đấu tranh cho chân lý và công bằng xã hội. Nhưng cũng đùng quên chúng ta còn là "công dân nước trời", là con của Thiên Chúa, nên chúng ta không có quyền giữ trong tâm hồn chúng ta sự hận thù. Thiên Chúa còn đòi chúng ta một hành động anh hùng, là sẵn sàng tha thứ cho mọi người, kể cả kẻ thù của chúng ta.
Trong tâm tình siêu nhiên đó, Đức Cha Phụ Tá mời gọi mọi người đứng lên hát Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi: "Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm..."
Bà con giáo dân Loan Lý hát Kinh Hoà Bình trong cao thượng và phó thác vào Chúa, mặc dầu trong lòng, vẫn còn quá đau khổ... như chúng ta thấy trên các gương mặt của các giáo dân... Tiếng hát ròn rả và sốt sắng của cộng đoàn đã trả lại cho mọi tâm hồn sự thanh thản, an bình, hạ nhiệt.
Lúc ở bên ngoài nhà thờ, Đức Cha Phụ Tá tiếp tục lắng nghe những thao thức, trăn trở cho những ngày sắp tới của nhiều nhóm khác nhau.
Nụ cười đã bắt đầu nở trên những khuôn mặt, như chúng ta thấy trong tấm ảnh quá sống động – không ai mà không cười, chỉ có em nhỏ được mẹ bồng trên tay, thì xem ra vẫn đăm chiêu, không hiểu được vì sao mà ông bà, cha mẹ, anh chị cười... - được chụp chung trước tiền đường của Nhà Thờ Loan Lý.
Sau những ngày quá đau buồn và tê tái vì thô bạo, vì bất công,... nụ cười “trong Chúa, với Chúa và vì Chúa” đã xuất hiện lại nơi “Giáo Xứ Loan Lý Anh Hùng” nầy, khi bà con tín hữu được Đức Tổng Giám Mục Huế gởi Phái đoàn đến thăm viếng, hiệp thông và ca ngợi niềm tin sắt đá, tinh thần kỷ luật và lòng yêu mến siêu nhiên của họ.
Khoảng 10 giờ, đoàn chúng tôi rời Loan Lý trở lại Huế, cũng trong những giọt mưa rơi bên ngoài như khi ra đi lúc 07 giờ, nhưng giờ đây, khi từ giả Giáo xứ Loan Lý Anh Hùng ra về, chúng tôi như cảm được có những giọt mưa đang rơi trong hồn mình.
(Tường thuật và ghi các hình ảnh ngay tại chỗ, ngày 24-09-2009)
Xe phải vượt qua hơn 60 km, băng ngang hai con đèo Phước Tượng và Phú Gia, không chạy nhanh được vì trời xấu. Sau gần 1 giờ 30 phút, chúng tôi mới đến Giáo xứ Loan Lý.
Trước sân nhà thờ, đã có một số khá đông giáo dân chực sẵn. Chúng tôi được Linh mục Quản xứ, Cha Phaolô Ngô Thanh Sơn, và đại diện Hội Đồng giáo xứ đón tiếp ngay khi xuống xe. Không có những tràng vổ tay. Nét mặt mọi người xem ra đầy ưu tư và lo lắng. Chuông nhà thờ đổ hồi...
Một số giáo dân khác tiếp tục tiến về thánh đường.
Sau khoảng năm phút dừng lại trong phòng khách của nhà cha Quản xứ, Đức Cha Phụ Tá được mời vào Nhà Thờ, nơi giáo dân đã chờ sẳn, chiếm gần hết các dãy ghế. Đức Giám Mục Phụ Tá thinh lặng quỳ gối trước Mình Thánh Chúa, cầu nguyện chốc lát.
Cha quản xứ giới thiệu Phái đoàn của Toà Tổng Giám Mục Huế với anh chị em giáo dân và nói lên niềm vui và an ủi khi được Đức Tổng Giám Mục Giáo phận gởi phái đoàn đến thăm giáo xứ Loan Lý, sau những ngày đầy lo âu và buồn thảm nầy.
Đức Giám Mục Phụ Tá bắt đầu lên tiếng chào hỏi Cha quản xứ, quí chức, và toàn thể anh chị em giáo dân. Ngài ân cần hỏi xem có ai bị "mất tích" hay bị "liệt gường" sau sự cố đêm 13 và ngày 14 vừa qua không. Cám ơn Chúa, không có một ai, chỉ một số bị xây xát nhẹ!
Đức Cha thông tin cho bà con biết là ngày hôm qua, Đức Tổng Giầm mục đã hướng dẫn một phái đoàn đến gặp Ban Tôn Giáo và thẳng thắn nói lên "nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của Chính Quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không có trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với Giáo Quyền địa phương".
Đức Cha Phụ Tá tiếp tục ca ngợi lòng dũng cảm của giáo dânLoan Lý dám nói lên sự thực trước bạo lực và tinh thần kỷ luật để không rơi vào tình trạng bạo động. Ngài cũng mời gọi anh chị em giáo dân nên có một niềm tin sắt đá vào quyền năng của Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài, luôn xác tín rằng tất cả mọi hoàn cảnh xảy đến với chúng ta: vui hay buồn, may mắn hay rủi ro, đều ở trong bàn tay của Cha trên trời.
Là một người công dân, chúng ta có quyền đấu tranh cho chân lý và công bằng xã hội. Nhưng cũng đùng quên chúng ta còn là "công dân nước trời", là con của Thiên Chúa, nên chúng ta không có quyền giữ trong tâm hồn chúng ta sự hận thù. Thiên Chúa còn đòi chúng ta một hành động anh hùng, là sẵn sàng tha thứ cho mọi người, kể cả kẻ thù của chúng ta.
Trong tâm tình siêu nhiên đó, Đức Cha Phụ Tá mời gọi mọi người đứng lên hát Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi: "Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm..."
Bà con giáo dân Loan Lý hát Kinh Hoà Bình trong cao thượng và phó thác vào Chúa, mặc dầu trong lòng, vẫn còn quá đau khổ... như chúng ta thấy trên các gương mặt của các giáo dân... Tiếng hát ròn rả và sốt sắng của cộng đoàn đã trả lại cho mọi tâm hồn sự thanh thản, an bình, hạ nhiệt.
Lúc ở bên ngoài nhà thờ, Đức Cha Phụ Tá tiếp tục lắng nghe những thao thức, trăn trở cho những ngày sắp tới của nhiều nhóm khác nhau.
Nụ cười đã bắt đầu nở trên những khuôn mặt, như chúng ta thấy trong tấm ảnh quá sống động – không ai mà không cười, chỉ có em nhỏ được mẹ bồng trên tay, thì xem ra vẫn đăm chiêu, không hiểu được vì sao mà ông bà, cha mẹ, anh chị cười... - được chụp chung trước tiền đường của Nhà Thờ Loan Lý.
Sau những ngày quá đau buồn và tê tái vì thô bạo, vì bất công,... nụ cười “trong Chúa, với Chúa và vì Chúa” đã xuất hiện lại nơi “Giáo Xứ Loan Lý Anh Hùng” nầy, khi bà con tín hữu được Đức Tổng Giám Mục Huế gởi Phái đoàn đến thăm viếng, hiệp thông và ca ngợi niềm tin sắt đá, tinh thần kỷ luật và lòng yêu mến siêu nhiên của họ.
Khoảng 10 giờ, đoàn chúng tôi rời Loan Lý trở lại Huế, cũng trong những giọt mưa rơi bên ngoài như khi ra đi lúc 07 giờ, nhưng giờ đây, khi từ giả Giáo xứ Loan Lý Anh Hùng ra về, chúng tôi như cảm được có những giọt mưa đang rơi trong hồn mình.
(Tường thuật và ghi các hình ảnh ngay tại chỗ, ngày 24-09-2009)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Thu
Nguyễn Ngọc Danh
16:14 24/09/2009
SUỐI THU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Ngày mới lên đồi – Nắng mới sang
Đường nai phủ kín cỏ Thu vàng
Hàng tùng soi bóng chìm trong mộng
Thoang thoảng hương rừng gió mơn man
Suối nước như từ núi Ly Băng
Chở Thu đi mãi tới vĩnh hằng
Ta ngồi vọng tưởng trong nỗi nhớ
Mơ suối chở về một vầng trăng
(Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Quê
Lm. Tâm Duy
22:11 24/09/2009
AO QUÊ
Ảnh của Lm. Tâm Duy.
Chiều chiều vịt lội bờ ao
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền